Ngày 02-01-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Các nhà chiêm tinh dõi theo ánh sao
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
17:12 02/01/2015
LỄ CHÚA HIỂN LINH, năm B
Mt 2, 1-12

CÁC NHÀ CHIÊM TINH DÕI THEO ÁNH SAO

Cứ mỗi lần mừng lễ Hiển Linh, tôi lại mường tượng một ánh sao hiện ra trên bầu trời và như ba nhà đạo sĩ dõi theo ánh sao đó dẫn họ tới hang đá Bêlem tìm gặp Hài Đồng Giêsu. Rồi có một dạo khi ánh hỏa châu còn lóe trên nhiều nơi, tôi lại nghĩ đường đi tới Chúa có muôn vạn nẻo, nhưng chỉ có một con đường duy nhất để thấy và gặp được Chúa là con đường hẹp, con đường thập giá. Như Claude Ducarroz viết :” …Họ đi tìm một Hoàng tử, con Vua, nhưng họ thấy một đứa trẻ, con của một bác thợ mộc; họ đi tìm một siêu phù thủy, nhưng họ thấy một em bé nằm trong tay mẹ của nó.Tất cả những giấc mơ của họ tan biến mất”.

Năm xưa ấy, cách đây hơn 2.014 năm, có một ánh sao lung linh thắp sáng dẫn đường, chỉ lối cho ba nhà đạo sĩ đi tìm Con-Thiên-Chúa-Làm-Người. Ánh sao ấy theo như Tin Mừng Mt 2,1-12 viết cứ ẩn hiện và rồi dừng ngay nơi hang đá Bêlem để ba nhà đạo sĩ tới cung chiêm Vua Giêsu.Thoạt đầu, họ đến Giêrusalem và hỏi :” Đức Vua dân Do Thái mới sinh hiện ở đâu ? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi bái lạy Người “ ( Mt 2, 2 ). Hêrôđê bối rối trước tin báo của ba nhà đạo sĩ. Ông lo âu và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao, náo động.Sở dĩ Hêrôđê sợ sệt, bối rối, âu lo vì Ông là con cáo già e sợ uy quyền, ngai vàng của mình sẽ bị lung lay. Ông rất sợ bị lật đổ khi nghe tin Chúa Giêsu sinh ra. Giêrusalem không đón nhận Chúa dù rằng :” Ngôi Lời đã làm người và cư ngụ giữa mọi người” ( Ga 1, 14 ). Vâng, cả Hêrôđê và cả dân kinh thành Giêrusalem đều không được Thiên Chúa soi sáng, đều không được Chúa Thánh Thần tác động. Họ không thể nhận ra Hài Đồng Giêsu là Vua nhưng là Vua Hòa Bình:” Nước của Ngài không thuộc thế gian này “. Do đó, họ xao xuyến, hoang mang đến cùng tột. Hêrôđê và triều thần của Ông, cùng bàn dân thiên hạ vẫn không hiểu Hài Đồng Giêsu với hình hài một trẻ thơ, khiêm hạ, khó nghèo, Hài nhi ấy chỉ là Vua theo nghĩa thiêng liêng: Ngài là Chúa muôn loài, muôn vật, Ngài là Vua vũ trụ và vua con người.Do đó, Hêrôđê sợ hãi mất ngôi vì Ông nghĩ nông cạn, hời hợt theo cái nhìn trần gian. Thay vì đón chờ, đi tìm để cung chiêm, thờ lạy Vua Giêsu.Hêrôđê lại cho triệu hồi tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Kitô sinh ra ở đâu ( Mt 2, 4 ). Hêrôđê hỏi kỹ càng không phải để đến tìm gặp Chúa để thờ lạy Chúa nhưng để mưu đồ tiêu diệt một vị Vua thiêng liêng mà Ông lầm tưởng là sẽ đứng lên để chiếm đoạt ngôi báu của Ông. Chính vì thế, khi Ông bị các nhà đạo sĩ không trở lại nữa, Ông đã nổi cơn thịnh nộ ra lệnh cho tru diệt hết những trẻ em từ hai tuổi trở xuống.Ông tưởng làm thế là thoát được món nợ và ngai báu của Ông sẽ vững bền thiên thu…Ông đã lầm và Ông đã quá ác độc.Ông đã là con người thật tầm thường. Ba nhà đạo sĩ lại theo ánh sao và gặp được Hài Đồng Giêsu.

Chúa đã dùng ánh sao lạ để dẫn đưa ba nhà đạo sĩ phương Đông tới hang đá Bêlem để gặp Hài Đồng Giêsu, Mẹ Maria và thánh cả Giuse. Với ơn soi sáng của Thiên Chúa, với sự tác động của Chúa Thánh Thần, tất cả như bừng sáng vì họ vào nhà, thấy Hài Nhi và thân mẫu của Người là bà Maria, họ liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến ( Mt 2, 11 ). Thiên Chúa đã dùng một ánh sao để dẫn đường cho ba nhà đạo sĩ tìm gặp Người. Thiên Chúa cũng dùng các thiên thần để báo tin cho các mục đồng tới Bêlem để gặp Con-Thiên-Chúa-Làm-Người. Ba nhà đạo sĩ phương Đông đã thực sự gặp được Chúa bởi vì họ có lòng thành, tâm hồn trong sạch, đôi bàn tay tinh khiết. Họ đã thương Chúa, kính Chúa thực tình và họ đã cung tiến, dâng cho Chúa những báu vật của quê hương họ. Họ đã được Chúa đoái thương và chấp nhận.

Xưa chúa tỏ mình ra bằng ngôi sao lạ để các nhà đạo sĩ tìm được nơi Chúa sinh ra. Ngày nay, Chúa vẫn tiếp tục tỏ mình ra cho nhân loại bằng nhiều kiểu, nhiều cách. Chúa đã nói với con người, với loài người, với thế giới qua vẻ đẹp của vũ trụ, qua những khám phá, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những cử chỉ, những thái độ thành tâm thiện chí của con người. Chúa vẫn đi tìm con người hơn là con người đi tìm Chúa. Bao kỳ công của thế giới, bao vẻ đẹp của vũ trụ là bấy nhiêu ánh sao dẫn đường chỉ lối để con người tìm gặp được Chúa. Bao nhiêu cử chỉ tế nhị, thân thiện, bao nhiêu việc bác ái là bấy nhiêu ngôi sao lạ đưa đường dẫn lối để con người đi tìm gặp Chúa

Hãy bừng sáng Giêrusalem…Hãy bừng sáng, đây là lời khuyên người môn đệ Chúa hãy làm lan tỏa niềm vui được thấy Chúa cho những người chung quanh. Hãy trở nên men, nên muối cho đời, hãy trở nên men đạo đức cho thế giới, cho mọi người. Người môn đệ Chúa phải chiếu sáng cuộc hành trình đức tin của người khác như ngôi sao lạ Bêlem, ngôi sao mà ba nhà đạo sĩ thấy thì hết sức vui mừng vì họ tìm được Chúa.

Vâng, như Claude Ducarrroz viết :” …Họ đã tưởng tượng một uy quyền, một sự giầu sang, cái chói sáng của một vinh quang trần thế.Giờ đây, họ quỳ sụp trước một sinh linh không quyền thế, không giầu có, không chói lòa.Một em bé nhỏ xíu, hoàn toàn yếu ớt, nghèo nàn “.

Lạy Chúa Giêsu, xin tỏ cho chúng con nhận ra Chúa nơi những người khó nghèo, tật nguyền, bệnh hoan, đau khổ và nơi mọi người chúng con gặp gỡ.Xin hãy tỏ ra cho chúng con thấy được Chúa như xưa Chúa đã dùng ánh sao Bêlem để dẫn đường chỉ lối cho ba nhà đạo sĩ gặp được Chúa Cứu Thế. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Lễ Hiển Linh xưa người ta thường quen gọi là lễ gì ?
2.Ba nhà đạo sị ở đâu tới ?
3.Họ manhg theo những gì ?
4.Ba Vua, Ba Nhà Chiêm Tinh, Ba Nhà Đạo Sĩ, từ nào ngày nay thích hợp hơn ?
5.Sao lạ là gì ?
 
Hãy hoán cải đời sống
Lm Jude Siciliano OP
17:22 02/01/2015
LỄ CHÚA HIỄN LINH
Isaia 60: 1-6; T,vịnh 71; Êphêsô 3: 2-3a, 5-6; Mátthêu 2: 1-12

HÃY HOÁN CẢI ĐỜI SỐNG

Nếu tôi hỏi ai đã sống ở số 22 B đường Baker, quý vị sẽ trả lời được chứ? Các độc giả của Sir Arthur Conan Doyle hẳn sẽ trả lời được bởi đó là một địa chỉ tưởng tượng của nhân vật Sherlock Holmes nổi tiếng. Thám tử Sherlock Holmes xuất hiện lần đầu tiên ở ấn bản năm 1887. Nhân vật Sherlock Holmes được biết đến với khả năng cải trang và các phương pháp nghiệp vụ điều tra chuyên nghiệp. Trong khi trợ tá của ông, bác sĩ Watson, lấy làm lạ về thiên tài phá án của ông đối với những vụ án mà người khác không thể làm được, Sherlock Holmes chỉ trả lời “đó chỉ là điều bình thường thôi ông Watson à.” Dường như ông ta muốn nói rằng bất cứ ai cũng có thể giải mã điều huyền bí bằng cách lập luận đúng đắn và những phương pháp loại suy thích hợp.

Các câu chuyện Sherlock Holmes phù hợp cho những ai ham thích huyền bí. Thế nhưng, chúng ta lại cần phải quên đi lý lẽ theo kiểu con người và lập luận của Sherlock Holmes khi đối diện với mầu nhiệm Thiên Chúa – cách thức Người đối xử với con người. Mầu nhiệm chúng ta nói đến là gì? Đó chính là mầu nhiệm thánh Phaolô đã loan báo hôm nay, “mầu nhiệm được mạc khải cho tôi”. Thánh Phaolô đề cập đến đường lối nhiệm mầu của Thiên Chúa – chủ đề được trình bày qua các lá thư của tác giả. Tựa như đối diện với các mầu nhiệm vĩ đại khác, khám phá mầu nhiệm này mang đến một sự ngạc nhiên.

Đây là mầu nhiệm được mạc khải cho thánh Phaolô: Các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do Thái, cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa. Thiên Chúa đã xoay chuyển cuộc đời thánh Phaolô qua việc mặc khải Chúa Kitô cho ngài. Hơn thế nữa, việc rao giảng mầu nhiệm Thiên Chúa đã mạc khải là công việc suốt đời của ngài. Chính ngài đã kể mình là người được trao phó làm “tôi tớ cho ân sủng Thiên Chúa”. Trên hết, ngài được giao cho trọng trách mở rộng sứ vụ truyền giáo của Hội Thánh đến tất cả các dân tộc. Nói cách khác, sứ vụ của thánh Phaolô là trình bày mầu nhiệm Thiên Chúa – những hành động cao siêu của Người dành cho họ.

Đâu là “mầu nhiệm” trong hành động trước đây của Thiên Chúa? Thiên Chúa đã hứa với ông Abraham rằng nhờ ông mà “mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc” (St 12,3). Các ngôn sứ đã từng công bố ý định của Thiên Chúa là tập hợp muôn người vào trong một vương quốc của bình an (Is 2,2-4; 60,1-7). Vậy đâu là mầu nhiệm, điều còn giữ kín? Điều trước đây đã không được tỏ bày rõ ràng đó là: người Do Thái và các dân ngoại bình đẳng với nhau – “cùng kế thừa gia nghiệp, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa trong Đức Kitô Giêsu qua Tin Mừng.”

Các dân ngoại không cần phải gia nhập Do Thái giáo và đón nhận Lề Luật. Thay vào đó, họ có thể gia nhập Nước Thiên Chúa nhờ tin vào Đức Kitô. Chính Đức tin chứ không phải sự tuân giữ Lề Luật làm cho họ trở nên công chính trước mặt Thiên Chúa. Nhờ ân sủng, Thiên Chúa đã đưa người Do Thái và các dân ngoại vào trong công trình sáng tạo mới. Hội Thánh sơ khai khó khăn để chấp nhận “mầu nhiệm” này, mầu nhiệm đang được tông đồ Phaolô – một Pharisêu nhiệt thành trước đây, rao giảng.

Tin Mừng hôm nay thuật lại rằng các nhà chiêm tinh bước vào nhà và giới thiệu “mầu nhiệm” được tỏ bày nơi một con người cụ thể. Họ là những bậc thông thái hoặc thậm chí là những nhà nghiên cứu thiên văn. Vì thế do bản chất, các nhà chiêm tinh là những người tìm tòi, họ đến tìm kiếm “vị vua dân Do Thái”. Họ có thể tìm thấy đứa trẻ thân thế hoàng tộc này ở đâu? Không phải ở nơi cung điện quyền lực của Hêrôđê; ông vốn là điển hình cho cách thế của người có quyền lực đối xử với một đấng có thể quy tụ muôn dân vào vương quốc của người.

Đức Giêsu không sinh ra tại một châu thành quan trọng. Người cũng không phải là kẻ thừa kế của một nhà cai trị quyền uy. Người đã sinh ra tại Bêlem, là “ao tù” dưới con mắt của triều đình vua Hêrôđê và giới lãnh đạo tôn giáo ở Giêrusalem. Thánh Mátthêu nhắc chúng ta nhớ đến lời tiên báo của ngôn sứ Mikha rằng Bêlem “dù sao cũng là kẻ bé mọn nhất trong các thủ lãnh Giuđa.” Bêlem là thành nhỏ bé, nghèo khổ và tầm thường, nhưng lại trở nên quan trọng nhờ cuộc giáng lâm của Chúa. Độc giả của Tin Mừng nhớ rằng thánh Mátthêu cũng đã diễn tả ở chương 25 (câu 40, 45): chỗ hèn kém nhất chính là nơi ta gặp Đức Kitô. Qua những bé mọn, Bêlem và những kẻ khó nghèo, Đức Kitô đến với chúng ta. Đó là một bài học mà Hội Thánh cần loan báo không ngừng. Cũng như các nhà chiêm tinh, chúng ta tìm Đức Kitô giữ những “bé mọn.”

Các nhà chiêm tinh tìm thấy Đức Kitô nhờ sự trợ giúp của một ngôi sao, ánh sáng dẫn đường. Thánh Mátthêu sẽ cho thấy cách mà qua Đức Kitô, quyền năng tình yêu của Thiên Chúa trong thân phận thấp hèn, phục vụ và yếu đuối sẽ đương đầu với các thế lực trần gian. Nhờ Đức Kitô, ánh sáng đã chiếu dọi vào thế gian tăm tối đầy tội lỗi và vào các thể chế băng hoại mà Hêrôđê là đại diện. Ánh sáng này đã bắt đầu biến đổi con người – trước tiên là các nhà chiêm tinh.

Các nhà chiêm tinh đến bái lạy Đức Kitô đã kết thúc cuộc thăm viếng của mình bằng việc lên đường trở về quê hương “theo một con đường khác.” Trong ngôn ngữ Thánh Kinh, thay đổi đường lối có nghĩa là một sự thay đổi đời sống, một cuộc hoán cải. Khi gặp gỡ Đức Kitô, chúng ta được biến đổi và không trở lại con đường cũ nhưng phải tìm “một con đường khác” để sống cuộc đời mình. Qua câu chuyện về các nhà chiêm tinh, tìm kiếm “một con đường khác” có thể hiểu là tìm Đức Kitô ở những nơi thấp hèn và trong “những kẻ bé mọn.”

Các nhà chiêm tinh không phải là dân Israel, và đây chính là điểm mấu chốt của câu chuyện. Họ là những người thiện tâm đáp lại ánh sáng mạc khải của Thiên Chúa. Họ đại diện cho tất cả những ai tìm kiếm chân lý. Họ không phải chối bỏ văn hóa của chính mình để theo đuổi chân lý đó. Câu chuyện nối kết tất cả chúng ta lại với nhau. Bất kể chúng ta xuất thân từ đâu, chỉ cần chúng ta nhận ra ân sủng Thiên Chúa tặng ban trong Đức Kitô. Câu chuyện về các nhà chiêm tinh là câu chuyện của Tin Mừng. Nó khởi đi với ân sủng Thiên Chúa tặng ban cho những ai đang “ở bên ngoài”. Họ đón nhận mạc khải và đáp lại bằng cách rời bỏ con đường trước đây để bước theo ánh sáng. Một khi những kẻ kiếm tìm gặp được Đức Kitô, họ sẽ rập khuôn cuộc đời mình theo khám phá đó.

Các nhà chiêm tinh nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quá ù lì trong cuộc sống. Công cuộc tìm kiếm vị Thiên Chúa hằng sống của chúng ta không bao giờ kết thúc. Chúng ta không nên tự hài lòng về nơi ta đang ở, và cũng không nên thỏa mãn với tình trạng đời sống tâm linh hiện nay của mình. Lối sống thỏa mãn, an phận này có thể mang hình hài của bóng đêm. Luôn luôn có nhiều con đường mầu nhiệm của Thiên Chúa cần được khám phá nếu như chúng ta, tựa như các nhà chiêm tinh, đang sẵn sàng cho cuộc hành trình được chính ánh sáng của nội tâm thúc đẩy.

Lễ Hiển Linh cũng nhắc nhớ chúng ta phải tôn trọng cuộc tìm kiếm và hành trình mà những người khác đang thực hiện. Mạc khải của Thiên Chúa mang nhiều hình thái khác nhau và con người có thể tìm thấy Thiên Chúa bằng nhiều con đường mà chính tôi cũng không thể hiểu rõ. Có lẽ, tôi cần ca ngợi Thiên Chúa vì sự đa dạng, phong phú nơi ân sủng Thiên Chúa ban cho mỗi người. Hôm nay là ngày tán dương những đường lối mầu nhiệm của Thiên Chúa.

Chuyển ngữ: Anh Em Học Viện Đa Minh Gò Vấp



EPIPHANY OF THE LORD

Isaiah 60: 1-6; Psalm 72; Ephesians 3: 2-3a, 5-6; Matthew 2: 1-12


If I asked you who lived at 22 B Baker Street would you know the answer? Readers of Sir Arthur Conan Doyle would because it’s the fictional address of his famous detective Sherlock Holmes. Holmes first appeared in print in 1887 and was known for his ability to disguise himself and for his brilliant detective methods. When his assistant, Dr. Watson, would marvel at Sherlock’s genius to solve cases others couldn’t, Sherlock would respond, "Elementary my dear Watson." He seemed to suggest that anyone could have solved the mystery using logic and his methods of elimination.

The stories of Sherlock Holmes make good reading for mystery fans. But forget about human logic and Holmes’ deductive reasoning when it comes to the mystery of God’s behavior towards us humans. What kind of mystery are we talking about? It’s the mystery Paul proclaims today, "the mystery was made known to me by revelation." He is speaking of the mysterious ways of God, a topic he addresses throughout his letters. Like all great mysteries its discovery is a surprise.

Here is the mystery revealed to Paul: that believing Gentiles are now "coheirs" with the believing Jews to God’s promise. God had turned Paul’s life around by revealing Christ to him. Still more, Paul’s life would be completely occupied by preaching the mystery God had revealed to him. He has been, he says, entrusted with "the stewardship of God’s grace." Still further, he has been graced with a special task: to expand the church’s mission to all peoples. In other words, to reveal the mystery of God’s wonderful actions to them.

What was so "mysterious" about God’s previous behavior? After all, God promised to Abraham that in him "all the families of the earth shall be blessed" (Genesis 12:3). The prophets had also spoken about God’s intention to gather all people into one kingdom of peace (Isaiah 2:2-4; 60:1-7). So, where is the mystery? But what was not so clearly revealed in the past was that both Jews and Gentiles would be co-equals – "coheirs, members of the same body and copartners in the promise in Christ Jesus through the gospel."

The Gentiles did not have to come over to Judaism and accept the Law. Instead, Gentiles could enter into God’s kingdom through faith in Christ. Faith and not the observance of the Law, would make them righteous before God. Through grace God made both Jews and Gentiles into a new creation. The early church had difficulties accepting this "mystery" which Paul, the former diligent Pharisee, had been preaching.

Enter the Magi. In today’s gospel they represent the "mystery" made manifest in concrete human beings. Magi probably were wise men, or even astrologers. By their very nature they are seekers, people who came looking for the "king of the Jews." Where would they find this royal child? Not in the courts of the powerful, like Herod. He was an example of how those in power would react to the one who would draw all people into his realm.

Jesus was not born in a mighty city, nor was he an heir to a powerful ruler. Instead, his birth is in Bethlehem, a backwater in the eyes of those of Herod’s court and the religious leaders in Jerusalem. Matthew reminds us of the prophet Micah’s prediction that Bethlehem, despite appearances, is "by no means least among the rulers of Judah." Bethlehem was a frail, poor and insignificant city, but was made important by the Lord’s coming. The gospel reader will recall that Matthew also describes, in chapter 25 (vs 40, 45) the "least" as the place we will meet Christ. Through the "least," Bethlehem and the poor, Christ comes to us. That’s a lesson the church needs to continually proclaim. We, like the Magi, will find Christ among the "least."

The Magi find Christ with the help of a star, a guiding light. Matthew will show how in Christ God’s powers of love in the form of lowliness, service and weakness, will confront the powers of the world. Through Christ, light has begun to enter the dark world of sin and the institutions of corruption which Herod represents. And this light has already begun to transform people – starting with the Magi.

The Magi’s visit to pay homage to Christ concludes with their return to their country "by another way." In biblical language to change one’s path suggests a change of life, a conversion. When we have an encounter with Christ we are changed and can’t return to old ways, but must find "another way" to live our lives. In light of the story of the Magi, finding "another way" might mean to find Christ in insignificant places and among "the least."

The Magi were not Israelites and this is the key to the story. They are people of good will who respond to God’s revealing light. They represent all people who search for truth. They did not have to renounce their own cultures to find that truth. The story unites all of us, regardless of our background, who recognize the gift God has given us in Christ. The story of the Magi is the story of the gospel. It starts with God’s gift to people who are on the "outside." They accept the revelation and respond to it by leaving their former ways to follow the light. Once seekers discover Christ, they adapt their lives to their discovery.

The Magi remind us we must never become stagnant in our life. Our quest for the living God must never end. We can never be complacent with where we are, nor satisfied with our current spiritual life. Such satisfaction can be a form of darkness. There is always more about the mysterious ways of God to be discovered if only, like the Magi, we are willing to make the journey our inner light prompts us to begin.

The feast of the Epiphany also reminds us to respect the search and journey other people are on. God’s revelation takes different forms and people can discover God in many ways which I might not understand. Perhaps today I need to praise God for the variety and richness of God’s gifts given to so many people. Today is the day to praise the mysterious ways of God.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
5 tin Công Giáo được báo chí Mỹ chú ý đến nhất trong năm 2014.
Trần Mạnh Trác
21:26 02/01/2015
Tổng hợp tin tức liên quan đến Giáo Hội Công Giáo, có 5 tin đã được giới báo chí Mỹ chý ý nhiều nhất trong năm 2014 như sau:



Tin quan trọng nhất: Thượng Hội Đồng về gia đình

Hệ thống truyền thông Mỹ đã theo dõi và bình luận sôi nổi về những cuộc họp sơ bộ của Thượng Hội Đồng về gia đình, diễn ra tại Roma hồi tháng Mười vừa qua. Những cuộc họp này có mục đích để thiết lập một chương trình nghị sự cho Thượng Hội Đồng chính thức về gia đình sẽ diễn ra vào tháng Mười sắp tới (2015).

Nhiều hàng tít lớn đã được báo chí thổi phồng và đưa lên trang nhất như các vấn đề liên quan đến những người đồng tính và những người Công Giáo ly dị nhưng tái hôn.

Người ta đã căn cứ vào những từ ngữ mới được sử dụng trong các cuộc thảo luận và đã suy diễn ra là có những suy tư mới trong Giáo Hội Công Giáo về vấn đề đồng tính và ly dị tái hôn.

Nhưng một báo cáo cuối cùng cuả phiên họp đã phần nào làm xoa dịu những quan tâm của nhiều người cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đang đưa Giáo Hội đi vào một vùng đất nguy hiểm.

Một điểm nổi bật đã được ghi nhận là thông qua những cuộc tranh luận này, Đức Giáo Hoàng có vẻ như không do dự cho phép những cuộc thảo luận thẳng thắn về những vấn đề phức tạp đang thách thức Giáo Hội ngày nay.

Nhưng báo chí Hoa Kỳ đã không quan tâm đủ đến nhiều vấn đề khác đã được đưa ra thảo luận. Những vấn đề này không kém tầm quan trọng, và rất đặc trưng cho hoàn cảnh cuả các xã hội Á Châu, Nam Mỹ và Phi Châu, đó là nạn bất bình đẳng về kinh tế và xã hội đã và đang gây ra những khó khăn cực kỳ nghiêm trọng cho các gia đình trên toàn Thế Giới.



Tin quan trọng thứ 2: Thảm hoạ Isis và sự bức hại các Kitô hữu

Những đau buồn nhất đã xảy ra tại Trung đông, vùng Iraq và Syria, và đã gây ra nhiều thảm cảnh tàn bạo và tang tóc chưa từng thấy.

Từ một nhóm nhỏ cuồng tín, nhóm ISIS đã nhanh chóng chiếm đóng được nhiều vùng có đa số là người Hồi Giáo theo phái Sunni, nằm ở giữa Iraq và Syria, và lập nên một nước Hồi Giáo trong muà hè 2014.

Các chiến binh Hồi giáo này sau đó đã nhanh chóng trở thành những đám sát nhân khát máu, săn đuổi và tàn sát tất cả các nhóm thiểu số tôn giáo khác, kể cả những nhóm Hồi Giáo không cùng chia sẻ chung một quan điểm với họ. ảnh hưởng nặng nề nhất là trên các cộng đồng Kitô giáo và Yazidi. (Nhóm Yazidi là một dân tộc thiểu số, vẫn giữ việc tôn thờ một vị Thiên Thần mà ISIS cho rằng đó chính là Satan. Tôn giáo này là một một tôn giáo rất cổ, đã có từ trước khi có Thiên Chuá Giáo.)

ISIS sát hại tập thể hàng trăm người một lúc, và khoe khoang thành tích đó trên Internet. Họ công khai bán phụ nữ và trẻ em làm nô lệ, cho đó là chiến lợi phẩm, là một quyền cuả chiến binh Hồi Giáo.

Hàng trăm ngàn người đã phải bỏ trốn qua Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và vùng Kurdistan. Tất cả các giáo phận Công Giáo trong vùng ISIS chiếm đóng, kể cả những làng mạc đã từng tồn tại hàng 2000 năm qua, dù cho đã phải trải qua hàng trăm biến cố kể từ thời sơ khai, đã hoàn toàn bị xoá sổ.

Lực lượng Mỹ và đồng minh đã can thiệp bằng cách hổ trợ không lực cho quân Iraq và quân peshmerga để ngăn chặn thảm họa ISIS này.



Tin quan trọng thứ 3: Vai trò cuả Đức Giáo Hoàng trong việc cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Cuba

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đóng một vai trò quyết định trong việc phá vỡ 50 thù nghịch giữa Mỹ và đảo quốc Cuba. Đức Thánh Cha đã địch thân gửi thư cho Tổng Thống Barack Obama và Raul Castor để khuyến khích họ đối thoại với nhau. Và những quan chức Vatican đã hỗ trợ nhựng đàm phán bí mật trong suốt 18 tháng trời. Kết quả là việc phóng thích ông Alan Gross của Mỹ và trở thành một bước đột phá ngoại giao chưa từng tưởng tượng nổi.

Cả hai vị tổng thống đã lên tiếng tri ân và ca ngợi Đức Thánh Cha. Trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 17 tháng 12, Tổng thống Obama nói: "Tôi muốn cảm ơn ngài, Đức Giáo Hoàng Francis, mà tấm gương đạo đức đã chỉ đường cho chúng ta thấy rằng sự quan trọng là phải theo đuổi những việc đáng lý phải làm cho thế giới, chứ không phải chỉ đơn giản giải quyết thế giới theo tình trạng đang có. "



Tin quan trọng thứ 4: Tường trình kết quả cuộc thanh tra các Dòng Nữ Hoa Kỳ

Ngày 16 Tháng 12, Vatican công bố kết quả chung cuộc cuả cuộc thanh tra các Dòng Nữ tại Hoa Kỳ. Cuộc thanh tra từng là một quá trình gây nhiều tranh cãi, nhưng bản báo cáo cuối cùng đã không thiếu những lời khen ngợi tràn đầy. Bản báo cáo dài 5.000 chữ được mô tả là một sự "phê chuẩn và rất thực tế" (“affirmative and realistic.” )

Tuy bản báo cáo sử dụng một giọng điệu ôn hòa, nhưng trong đó cũng đã nêu lên nhiều vấn đề và thách thức cuả các dòng tu mà chính những nữ tu trong cuộc đã đưa ra nhận xét về cộng đồng của họ.

Cuộc thanh tra được tiến hành trong những năm từ 2009 cho tới 2012 với nhiều câu hỏi chi tiết và nhiều cuộc thanh tra tại chỗ, do các nữ tu thực hiện. Mặc dù đã có một số phản kháng lúc ban đầu, quá trình này đã thúc đẩy một ý thức nhiều hơn về sự hiệp nhất trong Giáo Hội và đã giúp các nữ tu có ý thức hơn về sự tác động cuả Thiên Chúa trong cuộc sống tu trì của họ.



Tin quan trọng thứ 5: Bổ nhiệm ĐGM Cupich làm TGM Chicago

Việc Đức Giáo Hoàng bất ngờ bổ nhiệm vị Giám Mục cuả Địa phận Spokane làm Tổng Giám Mục Chicago đã được diễn giải như là một dấu hiệu cho thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang tìm cách nâng cao vai trò cuả các nhà lãnh đạo có một thái độ ôn hoà trong cuộc chiến văn hóa tại Hoa Kỳ.

Riêng đức tổng giám mục Cupich thì không nghĩ như vậy, Ngài giải thích một cách khiêm nhượng hơn:

"Tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha có một cái nhìn mục vụ," Ngài nói như vậy khi hạ cánh xuống Chicago. "Tôi nghĩ rằng ưu tiên của Ngài không phải là để gửi một tin nhắn, nhưng là một vị giám mục. .. một người nào đó để phục vụ nhu cầu của người dân. .."

Ngài kế vị Đức Hồng Y Francis George, đang bị ung thư, và cũng là nhà lãnh đạo đầu tiên của tổng giáo phận Chicago về hưu. Các vị tiền nhiệm trước, hoặc đã qua đời khi đang tại chức, hoặc thuyên chuyển qua những chức vụ khác.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày Truyền Thống Dòng Đaminh Rosa Lima
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
09:54 02/01/2015
Ngày Truyền Thống Dòng Đaminh Rosa Lima

Trong buổi sáng se se lạnh của ngày đầu năm mới, chị em Dòng Đaminh Rosa quy tụ về Tu viện trung ương Dòng mừng ngày kỷ niệm thành lập Dòng và đây cũng là ngày truyền thống Dòng hàng năm.

Hình ảnh

Các Chị Em ở các tu viện, tu xá, phụ xá của Dòng đang phục vụ tại các giáo phận Saigon, Xuân Lộc, Bà Rịa, Đalat, Kontum và Hải Phòng lần lượt rủ nhau về nhà Mẹ...tay xách nách mang hoa quả, rau tươi từ Đalat về... “tiếp tế” và sẻ chia cho chị em.

8g00 sáng thánh lễ do Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, GM. Gp. Kontum chủ tế diễn ra trang trọng sốt sáng. Trong lời đầu lễ, Đức Cha mời gọi Chị Em cầu nguyện cho hòa bình và nhắc nhở Chị Em thuộc về Thiên Chúa, thuộc về Giáo Hội, đặc biệt ngài mời gọi cầu nguyện cho những Chị Em và người thân trong gia đình ruột thịt cũng như thiêng liêng đã qua đời.

Trong bài giảng, Đức Cha chia sẻ rất ngắn gọn về đoạn Tin mừng các mục đồng đến hang đá, thấy Chúa Hài Đồng, rồi các ngài ra về kể lại những điều đã thấy. Người thánh hiến thì thuộc về Chúa, dù ở giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian, được gửi đến trần gian để nói cho mọi người biết về Nước Thiên Chúa. Người tận hiến thuộc về Thiên Chúa, biết Thiên Chúa, gắn bó với Thiên Chúa chí thân chí thiết do tạo ra mối quan hệ thường xuyên với Ngài, và từ đây người tu sĩ cũng tạo ra mối tương quan thường xuyên với tha nhân. Tận hiến không phải là làm được điều này điều nọ mà phải làm cho người khác nhận biết được Nước Trời qua đời sống hàng ngày, đời sống cầu nguyện, đời sống khó nghèo...Sự hiện diện là cần thiết, Đức Maria chỉ đến nhà Bà Elizabeth, chưa kịp làm gì mà đã có sự biến đổi. Noi gương Mẹ, chúng ta phải đon đả đến với người khác.

Sau thánh lễ Chị Em chụp hình lưu niệm cùng Đức Cha Micae, tiếng cười gòn tan giữa bầu trời xanh trong, niềm vui gặp gỡ, sẻ chia lan tỏa trong ngày đầu xuân. Và niềm vui trọn vẹn hơn khi mọi người cùng nắm tay nhau ra đọc kinh và thăm viếng Nhà Chờ Phục Sinh, nơi các Chị Em đã hoàn tất cuộc sống lữ hành. Những thế hệ cũ- mới nối tiếp nhau đi trên hành trình xây dựng Dòng, các Chị đi trước đã viết nên cái khung, các chị em đi sau tiếp bước và cùng vun đắp cho Dòng, cho tinh thần Đaminh ngày một thấm đẫm trên từng buớc truyền giáo và trong đời sống của Chị Em.

Những tiết mục văn nghệ của các khối Đệ Tử, Thỉnh Sinh, Tiền tập, Tập Viện, Học Viện và Khấn Trọn đã làm tưng bừng ngày truyền thống. Cảm ơn những khổ luyện của các chị em cho mọi người một bữa ăn tinh thần thịnh soạn. Cảm ơn những giọt mồ hôi của Chị Em đổ ra trên sàn diễn để chỉ biểu diễn vài phút đồng hồ, và những tràng pháo tay lâu giờ phần nào đã nói lên được những tâm tư cảm ơn gửi tới các diễn viên nghiệp dư này.

Gặp gỡ đầu năm, chị Bề trên Tổng quyền Agnès Nguyễn Thị Thịnh mượn 15 căn bệnh mà ĐGH Phanxicô “ bắt bệnh” cho giáo triều để chia sẻ với Chị Em, nhưng ở đây Chị chỉ chỉ tóm gọn trong 11 bệnh mà thôi... những căn bệnh dễ nhớ mà khó sửa, thì đây năm Đời Sống Thánh Hiến là dịp cho mỗi người nhìn lại chính mình, sửa lại và đứng lên hiên ngang bước đi trong ơn gọi của mình với niềm xác tín Giê-su luôn đồng hành.

Để niềm vui trọn vẹn hơn trong ngày Xuân Dâng hiến, cuộc thi Rung Chuông Vàng về Tông thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi gửi tất cả Các người Tận hiến nhân dịp Năm Đời sống thánh hiến. Cuộc thi được chia thành các nhóm và không khí diễn ra náo nhiệt, kịch tính và hăng say. Cuối cùng chuông vàng, chuông bạc và chuông đồng cũng tìm được chủ nhân... còn các nhóm khác hẹn lần sau.

Lời chúc mừng đầu năm được gửi đến từng chị em trong Dòng và đặc biệt mừng thọ quý Dì từ 70 trở lên. Chị Em tay trong tay cùng hát bài ca Mẹ Thiên Chúa kết thúc ngày truyền thống trong sự luyến lưu và hẹn lần sau với những cái bắt tay hẹn hò giao ước cầu nguyện nhớ đến nhau.

Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
 
Thánh ca tại giáo hạt Cam Ranh và Cam Lâm
Thới Hoa
07:46 02/01/2015
THÁNH CA GIÁO HẠT CAM RANH & CAM LÂM

Giáo Phận Nha Trang (01.01.2015): Theo thông lệ cứ 4 năm hai giáo hạt Cam Ranh & Cam Lâm lại tổ chức đại hội thánh ca một lần.

Cam Ranh vào những ngày cuối Đông, tiết trời trở nên se lạnh hơn, Từ 12giờ trưa trong sân nhà thờ Phú Nhơn trở nên đông đảo, các ca viên của 17 ca đoàn trong hai giáo hạt về tham dự, nhiều màu áo rực rỡ của ca viên các ca đoàn, làm cho quang cảnh thêm đẹp và nhộn nhip.

Xem Hình

“Loài người ơi tới Belem kính thờ Ngôi Hai Chúa cao sang, Người sinh xuống cứu muôn dân đang lầm than...”

Đúng vậy Ngôi Hai Thiên Chúa đã hạ sinh cách đây hơn 2000 năm, nhưng để kỷ niệm biến cố trọng đại này, Giáng Sinh năm nay, năm 2014, chung niềm vui với Giáo Hội trên toàn thế giới, hai giáo hạt Cam Ranh & Cam Lâm, Giáo Phận Nha Trang tổ Đại Hội Thánh ca Hợp Xướng, để ca mừng Tình Yêu đã giáng thế.Và cũng là dịp để giao lưu Thánh Ca nhằm nâng cao tiếng hát của các ca đoàn trong việc hát thánh ca.

Đại hội Thánh Ca diễn ra vào lúc 14h00 ngày 01. 01. 2015 Tết dương lịch, tại Nhà Thờ Giáo xứ Phú Nhơn, Giáo hạt Cam Ranh. Trong buổi nhạc, có 21 tiết mục biểu diễn, với sự tham dự của 17 ca đoàn của 17 giáo xứ trong tổng số 18 giáo xứ trong hai giáo hạt, cùng với một số diễn viên vũ là các con em trong các giáo xứ.

Tham dự đại hội hôm nay có sự hiện diện của Cha nhạc sĩ Mi Trầm Trưởng Ban Thánh Nhạc Giáo Phận Nha Trang,Quý Cha hạt trưởng, cùng tất cả quí Cha trong hai Giáo hạt, Quý Tu sĩ nam nữ, Nhạc sĩ Hồ Ngọc Linh, nhạc sĩ Bạch Quỳnh, quý nhạc sĩ, quý khách mời và đông đảo anh chị em giáo hữu trong hai Giáo hạt.

Sau bài phát biểu khai mạc của cha hạt trưởng cam Ranh JB. Ngô Đình San đại diện cho Đức Cha Giuse vì công việc không đến được, là màn trình diển của đội trống Giáo Xứ Ba Ngòi, tiếp đến lần lượt các ca đoàn trình diễn xen lẫn là các tiết muc vũ của các em thiếu niên nhi đồng.

Sau khi kết thúc các tiết mục trình diển, đại diện ban giám khảo Cha nhạc sĩ Mi Trầm trưởng ban thánh nhạc lên nhận xét đánh giá cụ thể từng ca đoàn, cha vạch ra những ưu khuyết điểm để từng ca đoàn rút kinh nghiệm. Điều đáng khen ngợi Năm nay các ca đoàn tham dự Đại Hội Thánh ca đều hát hay, mang đồ đồng phục rất đẹp….Các tiết mục vũ của các em trong hai giáo hạt xen lẫn các tiết mục trình diễn hợp xướng làm cho buổi Thánh ca thêm long trọng và sinh động.

Lời nhận xét của cha Mi Trầm vừa dứt tiếng vỗ tay của mọi người vang lên trong niềm vui phấn khởi.

Trước khi khép lại buổi trình diễn, cha FX.Trần Quang Láng trưởng ban Tổ chức đã có lời chúc Giáng sinh và ngỏ lời cám ơn đến Quý Đức Cha và quý cha, quý tu sĩ nam nữ và mọi người đã cộng tác vào việc tổ chức để buổi diễn được thành công tốt đẹp.

Buổi đại hội Thánh ca khép lại với bài hát Hang Belem vào lúc 18giờ mọi người ra về rất vui vẻ.

Tạ ơn Thiên Chúa Giáng sinh đã cho hai Giáo hạt Cam Ranh & Cam Lâm có một buôi nhạc thật nhẹ nhàng và ấm cúng; Đoàn kết và yêu thương. Xin Cám ơn tất cả những ai đã góp phần để buổi nhạc được thành công tốt đẹp. Xin Chúa Giáng sinh ban tràn đầy ơn thánh xuống trên quý vị và gia đình.Nhân dịp năm mới 2015 kính chúc quý vị năm mới vạn sự như ý.

Thới Hoa
 
Chuẩn bị Đại hội Thế giới về Gia Đình - Giáo lý bài 1: Được dựng nên để chung hưởng niềm vui
Liên Đoàn CGVNHK
10:17 02/01/2015
ĐẠI HỘI THẾ GIỚI VỀ GIA ĐÌNH LẦN THỨ VIII
TỪ NGÀY 22-27, 2015 TẠI PHILADELPHIA, HOA KỲ


Dưới đây là Phần Mở Đầu và B ài Một của GIÁO LÝ VỀ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH do Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình và Tổng Giáo Phận Philadelphia, Hoa Kỳ soạn thảo đã được dịch sang tiếng Việt. Giáo Lý gồm có 10 Bài, mỗi 3 tuần sẽ gửi ra 1 Bài.

Lm Peter Võ Sơn
Tổng Thư Ký, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ


TÌNH YÊU LÀ SỨ MỆNH CỦA CHÚNG TA
ĐỂ GIA ĐÌNH SỐNG DỒI DÀO

Giáo lý chuẩn bị Đại Hội các Gia Đình Thế Giới tại Philadelphia 2015

LỜI MỞ ĐẦU

Chúng tôi hân hoan giới thiệu tập sách các bài giáo lý về đời sống gia đình này, do Tổng giáo phận Philadelphia và Hội đồng Tòa thánh về Gia đình soạn thảo, để chuẩn bị cho Đại hội Gia đình Thế giới lần thứ VIII sẽ diễn ra từ ngày 22- 27.09.2015 tại thành phố Philadelphia, Hoa kỳ.

Tập giáo lý này giải thích giáo huấn Công Giáo về tính dục, hôn nhân và gia đình vốn phát xuất từ niềm tin cơ bản, tin vào Chúa Giêsu. Tập giáo lý này bắt đầu với trình thuật tạo dựng, trình bày tóm tắt về sự sa ngã và những thách đố chúng ta đang đối diện, nhưng nhấn mạnh kế hoạch của Thiên Chúa để cứu độ chúng ta. Tình yêu là sứ mệnh của chúng ta. Chính tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân đem đến cho chúng ta sự sống dồi dào.

Công đồng Vaticanô II dạy rằng mỗi gia đình đều là một “hội thánh tại gia,” một tế bào nhỏ của Hội thánh lớn phổ quát. Tập giáo lý này giúp tìm hiểu ý nghĩa của điều đó. Chúng tôi mời gọi hết mọi người học hỏi các bài giáo lý này, cùng thảo luận với nhau, nhất là trong các giáo xứ, và cùng nhau cầu nguyện để Hội thánh biết có thể phục vụ cho các gia đình như thế nào, và để các gia đình biết có thể phục vụ Hội thánh như thế nào. Gia đình và Hội thánh hằng tùy thuộc lẫn nhau.

Trong tập giáo lý này, chúng tôi cố gắng trình bày giáo huấn Công Giáo theo cách mới mẻ, rõ ràng, dễ hiểu đối với người Công Giáo hôm nay và tất cả những ai thành tâm thiện chí. Có thể nói tương tự theo cách diễn tả của thánh Augustinô trong quyển Tự Thuật (Confessions), Thiên Chúa vẫn là hôm qua, nhưng luôn luôn mới. Chúng tôi hy vọng bài giáo lý mới này trình bày cho anh chị em vẻ đẹp và tính xuyên suốt của giáo huấn Công Giáo, vốn là sự khôn ngoan cao cả tuyệt vời, và nguồn mạch dồi dào để canh tân trong mọi thời đại, kể cả thời đại chúng ta.

Chúng tôi mong đợi cuộc quy tụ các gia đình từ khắp nơi trên thế giới tại Philadelphia. Để chuẩn bị cho sự kiện trọng đại này, chúng ta đặc biệt cầu xin Đức Maria và Thánh Giuse, phụ mẫu của Thánh Gia Thất, bổn mạng của các gia đình, chuyển cầu cho chúng ta.

Tổng Giám Mục Charles J. Chaput, O.F.M. Cap.
Tổng Giáo Phận Philadelphia
Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia
Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về Gia đình


TÌNH YÊU LÀ SỨ MỆNH CỦA CHÚNG TA GIA ĐÌNH SỐNG DỒI DÀO

Toát yếu

Hội thánh tin rằng Thiên Chúa hiện hữu và Ngài yêu thương chúng ta. Chúng ta xác tín như thế bởi vì chúng ta đã gặp gỡ và tin vào Đức Giêsu Kitô. Niềm tin này từ đó mới có thể tạo ra mối tương quan trong đó kế hoạch của Thiên Chúa đối với tất cả mọi tạo vật được mạc khải và tỏ lộ cho chúng ta. Tin tưởng vào kế hoạch này, chúng ta có thể loan báo rằng mỗi người và mọi người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Chúng ta tin rằng Thiên Chúa tạo dựng chúng ta với một mục đích và cho một sứ mệnh.

Chúng ta tin rằng trong Đức Giêsu, Thiên Chúa đã làm người. Chúng ta tin rằng trong Đức Giêsu, Thiên Chúa mời gọi và quy tụ toàn thế giới nhận biết Ngài và sống như dân giao ước của Ngài trong Hội thánh. Chúng ta tin tình yêu Thiên Chúa là hữu hình và tỏ lộ trong giao ước này, qua đó mạc khải Thiên Chúa là Đấng luôn trung thành đến mức chấp nhận ngay cả cái chết, mặc dù chúng ta bất trung và tội lỗi. Chúng ta tin Đức Giêsu đã chịu đau khổ, chết và sống lại từ cõi chết, trong khi xác nhận quyền năng và sự trung thành của Thiên Chúa, và xác tín con đường của Ngài là con đường đích thật. Chúng ta tin rằng, như là dân của giao ước Ngài, Đức Giêsu vẫn đang hiện diện với chúng ta dưới hình thái bí tích, và cuối cùng chúng ta sẽ chia sẻ vinh quang và sự hiệp thông trên trời với Người.

Được nâng đỡ bởi Chúa Thánh Thần và các bí tích của Hội thánh, chúng ta tìm kiếm sự hiệp thông này, sự hiệp thông mà Đức Giêsu hứa ban là định mệnh của chúng ta. Chúng ta tin mọi khía cạnh của đời sống chúng ta (bao gồm tính dục, tính phong nhiêu và đời sống gia đình) là một phần sứ mệnh này để sống và yêu thương như Đức Giêsu đã dạy.

Chúng ta tin rằng trong Bí tích Hôn phối, Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta ơn huệ sống kinh nghiệm giao ước của Ngài. Trong giao ước hôn nhân, chồng và vợ chung sống với nhau trong ánh sáng của giao ước đã được thiết lập giữa Thiên Chúa và dân Israel, giữa Chúa Kitô và Hội thánh. Chúng ta tin hôn nhân là mảnh đất phát triển đời sống gia đình, hạt nhân của Hội thánh tại gia, chính gia đình là thành phần thiết yếu của Hội thánh phổ quát rộng lớn hơn.

Chúng ta cũng nhìn nhận rằng con người đã sa ngã, mọi hình thức đau khổ, cám dỗ và tội lỗi đè nặng trên chúng ta và ngăn cản chúng ta trở thành những tạo vật như Thiên Chúa mong muốn. Nhưng chúng ta tin rằng bất chấp những thử thách mà chúng ta đối diện, những thương tích mà chúng ta gây ra cho chính mình và cho người khác, Thiên Chúa luôn trung thành. Cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô là bằng chứng quyết liệt Thiên Chúa luôn trung thành với giao ước của Ngài. Đức Chúa đã cho chúng ta biết Ngài mạnh hơn mọi tội lỗi của chúng ta và Ngài đã chiến thắng tội lỗi. Khi gia đình cùng nhau chung sống, qua sự hiện diện của Chúa Giêsu và Thánh Thần ở giữa chúng ta, chúng ta tin Thiên Chúa sẽ làm trổ sinh hoa trái công việc mà Ngài đã khởi sự trong chúng ta. Hướng về ngày Chúa Giêsu đến lần thứ hai để thiết lập cách viên mãn vương quốc của Ngài trên trần gian, chúng ta tin sứ mệnh của chúng ta là làm chứng tá cho những gì Thiên Chúa đã làm và đang làm. Chúng ta tin sứ mệnh của chúng ta là yêu mến Thiên Chúa và người lân cận như Ngài đã dạy chúng ta.

Chúng ta tin tình yêu là sứ mệnh của chúng ta, sứ mệnh này là con đường duy nhất chúng ta có thể sống dồi dào và trở thành những con người mang hình ảnh Thiên Chúa như đã được tạo dựng. Chúng ta tin tình yêu này cần phải được giáo dục, chia sẻ và chuyển giao trong và qua gia đình, hội thánh tại gia. Chúng ta tin gia đình chia sẻ sứ mệnh của toàn thể Hội thánh, và chúng tôi xin trao gửi việc diễn giải viễn cảnh tình yêu này cách chi tiết hơn cho tập sách giáo lý này.

Thánh Giáo phụ Irênê có câu nói lừng danh “Vinh quang Thiên Chúa là con người sống dồi dào”. Cũng có thể nói tương tự, vinh quang của người nam và người nữ là khả năng của họ để yêu thương như Thiên Chúa yêu thương. Cuộc sống trong một gia đình là lời mời gọi thể hiện tình yêu thương này trong đời sống hằng ngày.

Điều mà người Công Giáo tin tưởng về cùng đích, hôn nhân và gia đình của con người – chính là nền tảng của tập giáo lý này để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ các gia đình trên thế giới tại Philadelphia năm 2015. Tập giáo lý này bao gồm 10 bước hoặc 10 chương:

I. Được Dựng Nên Để Chung Hưởng Niềm Vui

Con người chúng ta không chỉ là một tồn tại ngẫu nhiên của cuộc tiến hóa. Chúng ta có phẩm giá cao trọng còn hơn một xác thể tổng hợp về sinh học. Thiên Chúa hiện hữu. Ngài nhân lành. Ngài yêu thương chúng ta. Ngài tạo dựng chúng ta giống hình ảnh Ngài để chia sẻ niềm vui với Ngài. Ngài tích cực can dự vào cuộc sống chúng ta. Ngài đã sai Con Một của Ngài đến thế gian để khôi phục lại phẩm giá và dẫn đưa chúng ta về Nhà với Ngài.

II. Sứ Mệnh Yêu Thương

Thiên Chúa thực hiện công trình của Ngài qua chúng ta. Chúng ta có một sứ mệnh. Chúng ta đang sống trong một thế giới với một cùng đích, đó là đón nhận tình yêu của Thiên Chúa, và tỏ lộ tình yêu ấy cho những người khác. Thiên Chúa tìm cách cứu chữa một thế giới đã đổ vỡ. Ngài mời gọi chúng ta làm chứng và giúp thực hiện công trình ấy.

III. Ý Nghĩa Tính Dục Con Người

Thế giới vật chất hữu hình trần thế này không chỉ là một chất liệu bất động hay một thứ vật liệu đất sét làm nên ý chí con người. Tạo thành này là thánh thiêng và mang ý nghĩa bí tích. Tạo thành phản ánh vinh quang Thiên Chúa. Nó bao gồm cả thân xác chúng ta. Tính dục của chúng ta có năng lực truyền sinh, và thông phần phẩm giá của hiện hữu được tạo thành theo hình ảnh Thiên Chúa. Chúng ta cần phải sống cho phù hợp với phẩm giá đó.

IV. Hai Nên Một

Chúng ta đâu phải sinh ra để sống cô đơn. Chúng ta cần có nhau và bổ túc cho nhau. Tình bằng hữu và cộng đồng thỏa mãn niềm khát mong ấy bằng những mối dây liên kết cùng chung lợi ích và tình yêu. Hôn nhân là một thứ tình bằng hữu thân mật duy nhất thúc đẩy một người nam và một người nữ yêu nhau theo cách thức của "giao ước Thiên Chúa". Hôn nhân là một Bí tích. Tình yêu vợ chồng phong nhiêu và được trao tặng cho nhau một cách trọn vẹn. Tình yêu này diễn tả sự thủy chung của Chúa Giêsu đối với Hội Thánh.

V. Tạo Dựng Tương Lai

Mục đích của hôn nhân là sự sống phong nhiêu và đón nhận sự sống mới. Con cái định hình nên tương lai y như chính chúng được định hình trong gia đình của chúng. Không có con cái, không thể nào có tương lai được. Trẻ được nuôi nấng trong tình yêu thương và sự dìu dắt là nền tảng cho một tương lai đượm thắm tình người. Trẻ bị tổn thương báo hiệu một tương lai bị thương tổn. Gia đình là nền tảng cho mọi cộng đồng lớn hơn. Các gia đình là những Hội thánh tại gia, là nơi cha mẹ giúp cho con cái khám phá được rằng Thiên Chúa yêu thương chúng và Ngài có một kế hoạch cho cuộc đời của từng đứa trẻ.

VI. Mọi Tình Yêu Đều Mang Lại Hoa Trái

Không phải mọi người đều được ơn gọi tiến đến hôn nhân. Nhưng đời sống nào cũng đều nhắm tới sinh bông kết trái. Đời sống nào cũng đều có năng lực và nhu cầu nuôi dưỡng sự sống mới – nếu không qua sinh sản và nuôi dạy con cái, thì cũng qua các hình thức sinh yếu khác nhằm dâng hiến bản thân, kiến tạo và phục vụ. Hội Thánh là một đại gia đình bao gồm những ơn gọi khác nhau, nhưng tuy khác biệt nhau, các ơn gọi này đều cần đến nhau và cũng đều nâng đỡ nhau. Đời linh mục, đời tu trì, và cuộc sống độc thân giữa đời đều làm phong phú, và được trở nên phong phú, nhờ chứng tá của đời sống hôn nhân. Những cung cách khác nhau để giữ đức khiết tịnh và đời sống độc thân bên ngoài đời sống hôn nhân đều là những lối tận hiến đời mình cho công cuộc phụng sự Chúa và cho cộng đồng nhân loại.

VII. Ánh Sáng Trong Một Thế Giới Tăm Tối

Ở tình trạng tốt nhất của hôn nhân, gia đình chính là trường học dạy yêu thương, công bằng, lòng trắc ẩn, sự thứ tha, sự tương kính, đức kiên nhẫn và đức khiêm tốn giữa lòng một thế giới tăm tối bởi thói ích kỷ và những xung đột. Theo những đường hướng này, gia đình dạy chúng ta biết cách sống làm người. Tuy nhiên, nhiều cám dỗ cứ xuất hiện cố gắng dụ dỗ chúng ta quên đi rằng người nam và người nữ được tạo dựng nên để sống giao ước và hiệp thông với nhau. Sự nghèo đói, sự giàu có, văn hóa phẩm khiêu dâm, việc ngừa thai, những thứ triết lý và văn hóa lầm lạc, tất cả đều có thể tạo nên những bối cảnh thách đố hoặc đe dọa đời sống gia đình lành mạnh. Hội Thánh chống lại những thứ này để bảo vệ gia đình.

VIII. Một Mái Ấm Cho Những Trái Tim Mang Thương Tích

Nhiều người, đặc biệt ngày nay, phải đối diện với những hoàn cảnh đau khổ, do đói nghèo, tàn tật, bệnh hoạn, nghiện ngập, thất nghiệp, sự cô đơn của tuổi già. Nhưng nạn ly dị và đồng tính luyến ái đã tác hại đến đời sống gia đình một cách sâu xa đặc biệt. Các gia đình Kitô hữu và toàn thể các gia đình phải là nguồn mạch của lòng nhân hậu, an toàn, thân thiện và nâng đỡ cho những ai đang phải chống chọi với những vấn đề này.

IX. Bản Chất và Vai Trò của Hội Thánh: Là Người Mẹ, Người Thầy, Gia Đình

Hội Thánh có những hình thức cơ chế, vì Hội Thánh phải hoạt động trong trần thế. Nhưng điều này không làm mất đi yếu tính của Hội Thánh. Hội Thánh là Tân Nương của Đức Kitô, một “ngôi vị” chứ không phải một “cái gì đó”. Theo ngôn từ của Thánh Gioan XXIII, Hội Thánh là mẹ chúng ta, là thầy chúng ta, là đấng an ủi và hướng dẫn chúng ta, là gia đình đức tin của chúng ta. Ngay cả khi giáo dân và người lãnh đạo trong Hội Thánh phạm tội, chúng ta vẫn cần đến sự khôn ngoan, các bí tích, sự nâng đỡ và rao giảng chân lý của Hội Thánh, vì Hội Thánh là chính thân mình Chúa Giêsu tại trần thế - là gia đình của dân Thiên Chúa.

X. Chọn Sự Sống

Thiên Chúa có lý do để dựng nên ta.Tình yêu của Ngài là sứ mệnh của đời ta. Sứ mệnh này giúp ta tìm thấy căn tính chân thực của ta. Nếu ta chọn đi theo sứ mệnh này, ta sẽ có được một viễn tượng mới về nhiều vấn đề, chứ không phải chỉ duy vấn đề gia đình mà thôi. Sống sứ mệnh của Hội Thánh tại gia có nghĩa là các gia đình Công Giáo đôi khi sẽ phải sống như những nhóm thiểu số, với những giá trị khác hẳn nền văn hóa chung quanh họ. Sứ mệnh tình yêu của ta sẽ đòi hỏi lòng can đảm và sự ngoan cường. Chúa Giêsu đang mời gọi, và ta có thể đáp lại bằng cách chọn lấy đời sống của đức tin, đức cậy và đức mến, của niềm vui, phục vụ và sứ mệnh.

“Con người không thể sống mà không có tình yêu. Con người sẽ là kẻ không thể hiểu được đối với chính bản thân mình, cuộc sống con người sẽ vô nghĩa, nếu không được mạc khải về tình yêu, nếu không gặp tình yêu, nếu không trải nghiệm tình yêu và không làm cho tình yêu đó thành của mình, nếu không dự phần một cách thâm sâu vào tình yêu đó. Đây chính là lý do tại sao Đức Kitô Cứu Chuộc “mạc khải đầy đủ về con người cho chính con người,” Có thể nói rằng đây là chiều kích con người của mầu nhiệm Cứu Chuộc. Trong chiều kích này, con người tìm lại được sự cao cả, phẩm giá, và giá trị của nhân tính.”
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Redemptor Hominis, 10
04.03.1979


“Chúng ta sẽ suy tư đặc biệt về gia đình, vốn là tế bào căn bản của xã hội. Ngay từ ban đầu Thiên Chúa đã chúc lành cho người nam và nữ để họ sinh sôi nảy nở thật nhiều, do đó gia đình là hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi nơi trần thế.

Những suy tư của chúng ta phải gìn giữ được trước mắt chúng ta vẻ đẹp của hôn nhân và gia đình, sự cao cả của thực tại nhân sinh này vốn thật đơn giản nhưng hết sức phong phú, bao gồm những niềm vui và hy vọng, những tranh đấu và đau khổ, giống như toàn bộ cuộc sống. Chúng ta cần phải đào sâu thần học về gia đình và phân định những thực hành mục vụ mà hoàn cảnh hiện nay của chúng ta đòi hỏi. Ước chi chúng ta suy tư một cách thấu đáo để không rơi vào “sự ngụy biện,” bởi vì sự thiếu nghiêm túc tất yếu sẽ làm suy giảm phẩm chất công việc của chúng ta. Ngày nay, gia đình đang bị xem thường và đối xử tồi tệ. Chúng ta được mời gọi để nhận biết vẻ đẹp, sự thật, và sự thiện hảo tuyệt vời biết bao khi bắt đầu một gia đình, khi thể hiện đời sống gia đình đích thực ngày hôm nay; và chúng ta cũng được mời gọi để nhận biết gia đình thiết yếu thế nào cho sự sống của thế giới, cho tương lai của nhân loại. Chúng ta được mời gọi để làm cho mọi người nhận biết kế hoạch tuyệt hảo của Thiên Chúa đối với gia đình và giúp các đôi vợ chồng trải nghiệm một cách hân hoan kế hoạch này trong đời sống của họ, trong khi chúng ta đồng hành với họ giữa rất nhiều những khó khăn.”


+ Đức Thánh Cha Phanxicô
Những nhận xét cho Công nghị ngoại thường các Hồng Y
20.02.2014


BÀI MỘT
ĐƯỢC DỰNG NÊN ĐỂ CHUNG HƯỞNG NIỀM VUI


Con người chúng ta không chỉ là một tồn tại ngẫu nhiên của cuộc tiến hóa. Chúng ta có phẩm giá cao trọng còn hơn một xác thể tổng hợp về sinh học. Thiên Chúa hiện hữu. Ngài nhân lành. Ngài yêu thương chúng ta. Ngài tạo dựng chúng ta giống hình ảnh Ngài để chia sẻ niềm vui với Ngài. Ngài tích cực can dự vào cuộc sống chúng ta. Ngài đã sai Con Một của Ngài đến thế gian để khôi phục lại phẩm giá và dẫn đưa chúng ta về Nhà với Ngài.

Một hoạch định Sống và Tình Yêu hằng nâng đỡ chúng ta

1. Giáo huấn Công Giáo về hôn nhân và gia đình bắt nguồn từ tâm điểm của đức tin chúng ta. Do vậy, chúng ta có thể bắt đầu bằng cách nhìn lại tiến trình lịch sử của Hội thánh. Thiên Chúa của chúng ta không phải là Đấng ở quá xa vời không chạm tới được. Chúng ta tin rằng Thiên Chúa đã tỏ mình ra trong Đức Giêsu Kitô. Đức Giêsu chính là nguồn mạch của đức cậy trông, đức tin, đức mến và là nguồn vui làm sinh động đời sống gia đình Công Giáo. Đức Giêsu chính là nền tảng, dựa vào đó chúng ta có thể tin tưởng vào sự khôn ngoan của đức tin Công Giáo. Mọi điều được trình bày trong các bài giáo lý này đều xuất phát từ chính Đức Giêsu[1].

2. Như gần đây Đức Thánh Cha Phanxicô nói về đời sống hôn nhân: “Triển vọng về một tình yêu vĩnh cửu có thể thành hiện thực khi chúng ta đón nhận một kế hoạch vĩ đại hơn những gì bản thân ta tưởng nghĩ và đảm nhận, một kế hoạch hằng nâng đỡ và giúp chúng ta can đảm phó thác trọn vẹn tương lai của chúng ta cho Đấng chúng ta yêu mến”[2]. Nhưng chúng ta lại đang sống trong một thời đại mà con người thế gian thường hay hoài nghi về bất cứ kế hoạch vĩ đại nào hay ý nghĩa cao cả vượt trên những kinh nghiệm của con người. Đối với nhiều người, thì con người chẳng qua chỉ là một tồn tại ngẫu nhiên của tiến hóa, là một tập hợp các nguyên tử carbon với một thái độ nào đó. Nói cách khác, nhiều người cho rằng, chúng ta không có một cùng đích nào cao trọng hơn những ý nghĩa do chính chúng ta tự tạo ra cho mình.

3. Trong một kỉ nguyên của công nghệ cao cấp và vật chất dồi dào như hiện nay, lối lí luận vô thần như thế có thể được tán dương. Nhưng chung cuộc, đó là một tầm nhìn quá hạn hẹp về con người của chúng ta, nam cũng như nữ. Lối tư duy ấy làm tổn hại nhân phẩm. Nó làm cho những linh hồn vốn đang đói còn phải chết đói. Lý luận như thế là không đúng.

4. Thực vậy, chúng ta luôn khao khát ý nghĩa cuộc sống. Khao khát về cùng đích cuộc đời là một kinh nghiệm nhân bản phổ quát. Con người luôn trăn trở với những vấn đề cơ bản như: “Tôi là ai?”, “Tại sao tôi có mặt ở đây?”, “Tôi phải sống như thế nào?”. Đức tin Kitô giáo xuất hiện ở vùng Địa Trung Hải cổ xưa nơi pha trộn các nền văn hóa Hi lạp, La mã, Do Thái và các nền văn hóa khác nữa. Đó là một thế giới mà những giải đáp khác nhau cho vấn đề cơ bản của cuộc sống đang đấu tranh để chiếm ưu thế.

5. Hoàn cảnh của chúng ta ngày nay cũng giống như thế. Giống như trong thế giới xưa kia, các nền văn hóa ngày nay chồng lấp và thấm nhập lẫn vào nhau. Hiện nay, nhiều triết thuyết về cuộc sống đang đua nhau cống hiến những cách nhìn khác nhau về câu hỏi này: Điều gì làm cho cuộc sống con người được hạnh phúc? Trong lúc đó, đau khổ và nghèo đói thì đầy dẫy, và trong một số nền văn hóa cũng lan tràn thái độ hoài nghi yếm thế đối với bất cứ một tôn giáo hoặc một triết thuyết nào muốn cống hiến chân lý toàn diện và trói buộc người ta.

6. Thời đại của chúng ta là một thời đại rối rắm với nhiều giải đáp dị biệt như thế. Ngày nay, có nhiều người thành tâm tìm kiếm ý nghĩa cho cuộc sống, nhưng chẳng biết phải đặt niềm tin vào ai và giao phó phận đời mình ở đâu.

7. Giữa tình trạng đầy những ngổn ngang ngờ vực như vậy, các Kitô hữu là những người tin vào Đức Giêsu Kitô[3]. Dẫu cho lịch sử nhân loại còn mập mờ, nhưng con đường vui mừng và hi vọng, yêu thương và phục vụ của đạo Công Giáo lại cắm rễ sâu trong cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu. Như thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố trong Thông điệp đầu tiên của ngài: “Trong lịch sử nhân loại, mạc khải về tình yêu và lòng thương xót đã được mang một hình hài và một danh tánh, đó là Đức Giêsu Kitô”.
 
Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long dâng lễ kỷ niệm Ngân khánh 25 năm hồng ân linh mục.
Trần Văn Minh
20:11 02/01/2015
Melbourne, vào lúc 17 giờ Ngày Thứ Sáu 2/1/2015. Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long đã chủ tế dâng Thánh lễ cảm tạ kỷ niệm ngân khánh 25 năm hồng ân linh mục thật trọng thể, tại Nhà thờ Saint Monica vùng Moonee Poonds, thuộc Tổng Giáo phận Melbourne, Tiểu bang Victoria.

Mời coi hình

Cùng đồng tế với Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long có quý Đức Cha, đông đảo quý linh mục Việt Nam và Úc trong tổng giáo phận đồng tế. Cùng với quý tu sĩ nam nữ, thân nhân và giáo dân trong Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Tổng giáo phận Melbourne về dự trong ngôi Thánh đường cổ kính.

Trong phần chia sẻ, xin ghi lại đại ý mà Đức cha Vincent Long đã kể lại đời sống linh mục của Ngài trong 25 năm qua. Trước tiên, muốn trở thành linh mục, như mọi anh em linh mục khác, Ngài cũng được huấn luyện nhiều năm mới trở thành đệ tử của thầy chí Thánh Giêsu. Ngài nói, đời sống ơn gọi của ngài mới đi qua 25 năm, cũng có những thăng trầm, những khó khăn, nhưng chưa thể so sánh với đời sống gia đình mà nhiều người đi qua 50, 60 năm. Những khó khăn mà nơi đời sống con người đang dần tục hóa để ơn gọi mỗi ngày một ít. Trong khi đó, đời sống tu trì nơi xứ Úc, người linh mục như Ngài dù đã ở cương vị một Giám mục, nhưng cũng phải tự lo cuộc sống từ A tới Z như một người bình thường, nào là tự đi chợ, tự nấu ăn, tự dọn dẹp, tự cắt cỏ vườn, nghĩa là ngoài những công việc của một Giám mục, Ngài cũng phải lo mọi việc của một người bình thường trong cuộc sống.

Tuy nhiên, đời sống tu trì cũng có niềm vui là nhờ vào cộng đoàn, như những tảng đá vững chắc để cho quý cha có chỗ dựa, có những lời cầu nguyện để quý cha giữ được cuộc sống khiêm nhường, không trở nên kiêu ngạo để tưởng rằng: linh mục là các đấng không ai có thể thay thế, như lời Đức Thánh Cha Phanxicô đã có lời nhắc nhở Giáo triều Rôma. Để các linh mục biết noi gương Thầy Chí Thánh Giêsu đến để phục vụ mọi người, chứ không đến để đòi mọi người phục vụ.

Sau Thánh Lễ tạ ơn. Linh Mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng đại diện quý cha hiện diện lên chúc mừng Đức cha Vincent. Cha Anthony đã nói lên những ký úc, sự cảm nghiệm về đời sống linh mục của Đức Cha Vincent qua bao nhiêu chặng đường tu đức, và Ngày 20/05/2011 được thụ phong Giám mục, từ đó, Đức cha đã làm một cầu nối kết các linh mục Việt Nam, các cộng đoàn làm cho sinh hoạt đời sống của người Ki Tô hữu Việt Nam trong tổng giáo phận thêm sống động hơn. Cha Anthony đã thay mặt quý cha và cộng đồng Dân Chúa kính chúc Đức Cha luôn được hưởng ân phúc lộc Chúa để trở thành ngọn hải đăng soi sáng hướng dẫn đoàn chiên Chúa.

Đức cha đáp từ, xin cám ơn quý Đức Giám mục, quý Linh mục, tu sĩ nam nữ và cộng đoàn đã cùng đến hiệp dâng Thánh lễ cảm tạ Thiên Chúa qua những hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho Ngài qua 25 năm linh mục. Đức cha cũng đặc biệt cám ơn đến Liên Ca đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Melbourne, đã chọn những bài ca ý nghĩa để hát trong Thánh lễ đặc biệt mừng ngân khánh linh mục của Đức cha Vincent.

Sau Thánh lễ là một tiệc mừng được Cộng đồng Công giáo Việt Nam Melbourne tổ chức tại Happy Receptions. Với đông đủ mọi người, Đức cha Long lại có dịp ngỏ lời rằng: Ngài rất ngại ngùng trong việc mở tiệc mừng trong lễ ngân khánh linh mục, nhưng các anh em trong Ban mục vụ Cộng Đồng đã đề nghị để tổ chức buổi tiệc mừng này, để đánh dấu ngày lãnh nhận thiên chức linh mục của Chúa, và cũng là để có dịp mọi người chia sẻ niềm vui chung.

Đức cha một lần nữa cám ơn đến quý Đức cha, quý cha và mọi người hiện diện, dịp này, Ngài cũng tỏ lòng hiếu thảo cảm tạ đến hai người Mẹ, một là thân mẫu và một là mẹ thiêng liêng đã nâng đỡ Ngài trên con đường tu trì. Và không quên cám ơn đến mọi người đã luôn nhớ cầu nguyện cho Đức cha.

Một buổi văn nghệ thật đặc biệt vui do các liên ca đoàn, ca đoàn, ca viên và cả những ca sĩ nổi danh trình diễn, như: đơn ca, song ca, tam ca, tứ ca và tốp ca, nhưng xuất sắc nhất là tốp ca của quý tu sĩ nam nữ thật vui có sự góp mặt của Đức cha Vincent Long làm cho buổi tiệc mừng vui hơn. Kết thúc chương trình là tốp ca của quý giám mục, linh mục Úc lên hát mừng. Thật là một ngày hồng ân, mọi người ra về trong niềm vui.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tìm hiểu Tin Mừng Thứ ba: Soạn giả và soạn phẩm
Vũ Van An
23:28 02/01/2015
Cũng như Tông Đồ Công Vụ, Tin Mừng thứ ba thường được qui cho Thánh Luca. Theo Bách Khoa Từ Điển Công Giáo, ấn bản 1914, thì Luca (Lucas) có lẽ là tên viết tắt của Lucanus, giống như Annas viết tắt của Ananus, Apollos viết tắt của Apollonius hay Demas viết tắt của Demetrius. Tên Luca xem ra không được ai biết đến trước thời đại Kitô Giáo, nhưng tên Lucanus thì khá quen thuộc trên các bản khắc. Tên này cũng thấy ở đầu và cuối Tin Mừng trong một số bản chép tay bằng tiếng Latinh Cổ.

Soạn giả

Phần đông cho rằng Thánh Luca quê ở Antiôkia. Eusebius, trong cuốn Lịch Sử Giáo Hội, từng viết rằng “Luca, người có cha mẹ quê ở Antiôkia, và theo nghề y sĩ, vốn là người rất thân thiết với Phaolô - và rất quen thuộc đối với các tông đồ khác” (Cuốn III, chương 4, câu 7 theo bản tiếng Anh). Có người, như Harnack, cho rằng Eusebius trích dẫn tài liệu của Julius Africanus, thuộc tiền bán thế kỷ thứ ba. Dù sao, Thánh Luca rất lưu tâm và rất quen thuộc đối với Antiôkia (xem Cv 11:19-27; 13:1; 14:18-21; 14:25; 15:22, 23, 30, 35; 18:22).

Một số tác giả cho rằng Thánh Luca là người Do Thái. E.C. Selwyn (1) nghĩ rằng “không một người Dân Ngoại nào lại có được sự hiểu biết thâm hậu như Luca về cách đặt câu của Cựu Ước”. B.S. Easton (2) thì coi ngài là một Kitô hữu gốc Do Thái. A.H. McNeile (3) gọi ngài là người theo văn hóa Hy Lạp (Hellenist) theo nghĩa là người Do Thái nhưng theo phong tục Hy Lạp. Nói chung, hiện có hai khuynh hướng đáng chú ý về căn tính soạn giả Tin Mừng thứ ba.

1. Thánh Luca là Kitô hữu gốc dân ngoại: Phần đông coi Thánh Luca không phải là người Do Thái mà là một người gốc dân ngoại, chứng cớ mạnh nhất là đoạn Cl 4:10-14. Vì trong đó, rõ ràng Thánh Phaolô tách biệt ngài khỏi những người chịu cắt bì (Cl 4:14) và văn phong của ngài chứng tỏ ngài là một người Hy Lạp. Ngài có khuynh hướng tránh dùng các từ ngữ gốc Sêmít (ngoại trừ chữ Amen), tránh cả các tranh luận của Chúa Giêsu với Biệt Phái về ý nghĩa của Lề Luật, về sạch và bẩn. Bởi thế, ngài không thể là tiên tri Lukiô trong Cv 13:1, cũng như Lukiô trong Rm 16:21, là người bà con của Thánh Phaolô. Căn cứ vào đó và vào cả Lời Nói Đầu của Tin Mừng, ngài không phải là một trong Bẩy Mươi Môn Đệ, hay là người đồng hành của Cơlêôpát trên đường Emmau, như một số tác giả chủ trương.

2. Thánh Luca là Kitô hữu gốc Do Thái: Quan điểm này dựa nhiều vào quan tâm của Tin Mừng Luca và của Công Vụ đối với Cựu Ước và cách đặt câu của nó, vào ngôn từ của ngài mà nhiều người cho là có đặc điểm Palestine, và vào truyền thống Hiển Linh. Thánh Luca quả rất thông thạo Bản Bẩy Mươi và những gì thuộc Do Thái Giáo. Điều này có thể vì ngài là người cải đạo theo Do Thái Giáo, như Thánh Giêrôm vốn nghĩ, mà cũng có thể vì ngài giao dịch nhiều với các tông đồ và môn đệ khác.

Chính vì thế, linh mục Jos.A. Fitzmyer S.J. cho rằng Thánh Luca là một Kitô hữu gốc dân ngoại, không phải người Hy Lạp mà là một người Sêmít không phải Do Thái, quê ở Antiôkia, nơi văn hóa Hy Lạp rất phồn thịnh. Về điểm Thánh Luca không phải là người Hy Lạp, mặc dù Tin Mừng của ngài nhắm vào họ, người ta dựa vào Lời Mở Đầu bằng tiếng Hy Lạp cho Tin Mừng này, trong đó Thánh Luca được mô tả là người Syria thuộc thành phố Antiôkia (Loukas Antiocheus Syros) (4). Chính tại Antiôkia, Thánh Luca được giáo dục trong bầu không khí Hy Lạp, nhờ thế, thành thạo ngôn ngữ Hy Lạp. Ngoài tiếng Hy Lạp ra, ngài có nhiều cơ hội học được tiếng Aram tại quê hương Antôkia, vốn là thủ đô của Syria. Ngài theo nghề y sĩ. Chính Thánh Phaolô gọi ngài là “y sĩ rất thân thiết của chúng ta” (Cl 4:14). Kiểu gọi này hàm nghĩa một nền y học phóng khoáng, được phản ảnh trong lối sử dụng ngôn ngữ y học của ngài. Vì các hiểu biết thâm hậu về vùng Địa Trung Hải, nên ngài được một số tác giả cho rằng ngài từng là y sĩ trên những con tầu hải hành trong vùng. Thực tế, ngài du hành rất nhiều, và từng gửi lời chào các tín hữu Côlôxê, chứng tỏ rất có thể ngài đã từng viếng thành phố ấy.

Lần đầu tiên Thánh Luca xuất hiện trong Công Vụ Tông Đồ là tại Tơroa (16:8 tt), nơi ngài gặp Thánh Phaolô, và sau một thị kiến, đã cùng Thánh Phaolô qua Âu Châu như một người rao giảng tin mừng, lên bờ tại Nêapôli và tới Philípphê. Ta nên để ý: đến câu 10, Thánh Luca sử dụng ngôi thứ nhất số nhiều để xác nhận ngài cũng là một trong các người rao giảng: “lập tức chúng tôi tìm cách đi Makêđônia, vì hiểu ra rằng Thiên Chúa kêu gọi chúng tôi loan báo Tin Mừng cho họ”. Ngài hiện diện lúc Lyđia và bằng hữu của bà trở lại, và ngụ tại nhà bà. Cùng với Thánh Phaolô và các bạn đồng hành khác, ngài được thần Py-tho nhận diện “các ông này là tôi tớ Thiên Chúa Tối Cao; họ loan báo cho các người con đường cứu độ (16:18). Ngài chứng kiến cảnh Thánh Phaolô và Xila bị bắt, bị lôi ra trước quan tòa Rôma và bị cáo tội gây rối thành phố và là “người Do Thái”, bị đánh đòn và tống giam. Luca và Timôtê thoát được, có lẽ vì cả hai đều trông không giống người Do Thái (cha của Timôtê vốn người Hy Lạp). Khi Thánh Phaolô đi khỏi Philípphê, Thánh Luca ở lại đó và chắc chắn tiếp nối công việc rao giảng tin mừng. Tại Thêxalônica, Thánh Phaolô nhận được nhiều giúp đỡ tài chánh đáng kể từ Philípphê (Pl 4:15, 16), chắc chắn là do công vận động của Thánh Luca. Suốt thời gian Thánh Phaolô rao giảng tại Athen và Côrintô, và cả khi ngài du hành qua Giêrusalem và trở lại Êphêsô và ở đó trong 3 năm, có thể Thánh Luca vẫn tiếp tục ở lại Philípphê. Khi trở lại thăm Makêđônia, Thánh Phaolô lại gặp Thánh Luca tại Philípphê, và tại đó, viết thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô.

Theo Thánh Giêrôm, Thánh Luca là một trong những người mang lá thư trên tới Côrintô. Sau đó không lâu, khi Thánh Phaolô từ Hy Lạp trở về, Thánh Luca tháp tùng ngài từ Philípphê đi Tơroa và cùng ngài thực hiện chuyến hải hành dài dọc theo duyên hải được mô tả trong Cv 20. Thánh Luca lên tận Giêrusalem, có mặt lúc cuộc phản đối và tấn công Thánh Phaolô diễn ra, được nghe ngài dùng “tiếng Hípri” từ bậc thềm bên ngoài pháo đài Antônia làm đám đông im lặng… Ta cũng có thể chắc chắn rằng Thánh Luca thường xuyên thăm viếng Thánh Phaolô trong hai năm ngồi tù tại Xêdarê. Trong thời gian này, rất có thể ngài biết cả hoàn cảnh chung quanh cái chết của Hêrốt Apríppa I, người chết vì bị sâu bọ đục, dù sao cũng có nhiều dữ kiện hơn Josephus. Ngài có nhiều cơ hội để “sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự” liên quan tới Tin Mừng và Công Vụ các Tông Đồ, đã thứ tự viết xuống những điều đã được truyền lại từ những người “đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa” (Lc 1:2,3).

Nhiều tác giả vẫn cho rằng Tin Mừng mang tên ngài đã được soạn trong thời gian vừa kể. Có tác giả nghĩ rằng Thư Do Thái cũng đã được soạn thảo vào lúc này, với sự đóng góp đáng kể của Thánh Luca. Khi Thánh Phaolô thượng tố lên Xêda, Thánh Luca và Aríttakhô tháp tùng ngài từ Xêdarê, và ở với ngài trong cuộc hải hành đầy sóng bão từ Cơrêta qua Manta. Từ đó, các ngài tới Rôma, nơi trong suốt hai năm Thánh Phaolô bị giam tù, Thánh Luca thường ở bên ngài, tuy không liên tục, vì trong lời chào của thư gửi tín hữu Philípphê, tên Thánh Luca không được nhắc đến. Tên ấy được nhắc đến trong lời chào của các thư Côlôxê, Êphêsô và Philêmôn. Thánh Giêrôm cho rằng chính trong hai năm này, Sách Công Vụ đã được soạn thảo.

Ta không có tín liệu nào về Thánh Luca trong khoảng thời gian giữa hai lần Thánh Phaolô bị giam tại Rôma, nhưng chắc ngài gặp nhiều Tông Đồ và môn đệ trong các cuộc du hành đó đây. Ngài ở bên cạnh Thánh Phaolô lúc thánh nhân bị giam lần cuối cùng; vì khi viết cho Timôtê lần cuối cùng, Thánh Phaolô cho hay: “Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường… Anh hãy mau đến với tôi, vì anh Đêma đã bỏ tôi, bởi yêu mến thế gian này… chỉ còn một mình anh Luca ở với tôi (2Tm 4:7-11). Điều đáng lưu ý là tại 3 nơi tên Thánh Luca được nhắc tới (Cl 4:14; Plm 24; 2Tm 4:11), thì tên Máccô (xem Cl 4:10) cũng được nhắc tới (xem Cl 4:10). Thánh Máccô, như ta biết, cũng là một soạn giả Tin Mừng và không phải là tông đồ. Điều rõ ràng nữa là Thánh Luca rất thông thạo về Tin Mừng theo Thánh Máccô; và trong Công Vụ Tông Đồ, ngài biết rõ nhiều chi tiết về người thư ký của Thánh Phêrô này: điều gì xẩy ra tại nhà thân mẫu Thánh Máccô và tên người tớ gái ra mở cửa cho Thánh Phêrô. Hẳn ngài cũng gặp Thánh Phêrô nhiều lần và rất có thể đã giúp Thánh Phêrô soạn bức thư thứ nhất bằng tiếng Hy Lạp, mà văn phong có nhiều điểm rất giống với văn phong của Tin Mừng Luca.

Sau khi Thánh Phaolô chịu tử đạo, những gì ta biết về Thánh Luca, thực tế, đều căn cứ vào tài liệu “Praefatio vel Argumentum Lucae” có từ thời Julius Africanus, là người sinh khoảng năm 165 sau CN. Tài liệu này cho hay: ngài không lập gia đình, soạn Tin Mừng tại Achaia, và qua đời tại Bithynia (có lẽ đúng hơn tại Boetia), hưởng thọ 74 tuổi, đầy ơn Chúa Thánh Thần.

Trong tư cách một người rao giảng Tin Mừng, chắc chắn ngài chịu nhiều đau khổ vì đức tin, nhưng không có tài liệu nào chính xác cho thấy ngài được diễm phúc tử đạo. Thánh Giêrôm, trong De Viris Illustribus (Về Những Người Nổi Danh) cho hay: “ngài được chôn cất tại Côngtăngtinôpôli. Năm thứ 20 triều Constantius, hài cốt của ngài cùng với hài cốt của Thánh Anrê đã được chuyển về thành phố này (từ Achaia?) (chương 7).

Thánh Luca luôn được biểu tượng bằng con bò, con vật hiến sinh, vì Tin Mừng của ngài bắt đầu với trình thuật về Giacaria, tư tế và là thân phụ của Gioan Tẩy Giả. Ngài cũng được Nicephorus Callistus (thế kỷ thứ 4) coi là họa sĩ. Một bức tranh vẽ Đức Mẹ tại Nhà Thờ Đức Bà Cả tại Rôma thường được qui cho ngài; bức tranh này đã có từ năm 847 và, theo Theodore Lector, có lẽ là bản sao một bức tranh khác thuộc thế kỷ thứ 6. Tác giả này cho hay Hoàng Hậu Eudoxia thấy một bức tranh vẽ Mẹ Thiên Chúa tại Giêrusalem và đã đem về Côngtăngtinôpôli. Dù sao, Thánh Luca cũng có óc nghệ thuật, vì lối mô tả đầy hình ảnh sống động của ngài trong các trình thuật Truyền Tin, Thăm Viếng, Giáng Sinh, các Mục Đồng, Dâng Con Vào Đền Thờ, Người Chăn Và Con Chiên Lạc… từng gợi hứng cho rất nhiều họa sĩ Kitô Giáo thời sau.

Ngài được coi là một trong các soạn giả Tân Ước trước tác nhiều nhất. Tin Mừng của ngài dài hơn Tin Mừng của Thánh Mátthêu nhiều. Hai tác phẩm của ngài dài gần bằng 14 thư của Thánh Phaolô. Một mình Công Vụ Tông Đồ đã dài hơn cả 7 Thư Công Giáo và Khải Huyền gộp lại. Văn phong của ngài hơn hẳn mọi soạn giả khác của Tân Ước ngoại trừ Thư Do Thái. Renan (Les Évangiles, xiii) cho rằng Tin Mừng này là tin mừng chữ nghĩa nhất trong các tin mừng. Thánh Luca quả là họa sĩ bằng lời: “tác giả của Tin Mừng thứ ba và của Công Vụ Tông Đồ có nhiều tài hơn mọi soạn giả Tân Ước khác. Ngài có thể thạo Hípri như Bản Bẩy Mươi, và siêu thoát lối văn Hípri như Plutarch… Ngài là văn sĩ Hípri khi mô tả xã hội Hípri và là nhà văn Hy Lạp khi mô tả xã hội Hy Lạp” (5).

Soạn phẩm

Như trên đã nói, phần đông học giả cho rằng soạn giả của cả Tin Mừng Theo Thánh Luca lẫn Công Vụ Tông Đồ là thánh Luca. Lý chứng thì có hai: lý chứng ngoại bản và lý chứng nội bản. Bách Khoa Từ Điển Công Giáo, ấn bản 1914, đã dựa vào hai lý chứng đó, để xác quyết Thánh Luca là soạn giả của cả Tin Mừng lẫn Công Vụ. Linh Mục Robert J. Karris, O.F.M. (6), và linh mục J.A. Fitzmyer S.J. (7) trình bày hai loại lý chứng này cách hơi khác. Các ngài cho rằng có 7 chứng cớ chứng tỏ Thánh Luca là tác giả Tin Mừng thứ ba: Qui Điển Muratori, Thánh Irenê, Lời Mở Đầu Cho Tin Mừng (thế kỷ thứ hai), Tertulianô, Origen, Eusebius và Thánh Giêrôm. Trong các chứng cớ này, ta cần phân biệt các chứng cớ không tìm thấy nơi Tân Ước (tác giả là Thánh Luca, người Syria quê ở Antiôkia, viết tin mừng dưới sự hướng dẫn của Thánh Phaolô, viết tại Achaia) và các chứng cớ có trong Tân Ước (là y sĩ, là bạn đồng hành hay cộng tác viên của Thánh Phaolô). Nói tóm lại, cũng vẫn là hai lý chứng ngoại và nội bản, hay nói theo linh mục X. Léon-Dufour (8) là lối phê bình ngoại bản và lối phê bình nội bản (external and internal criticism).

1. Lý chứng ngoại bản

Lý chứng ngoại bản dĩ nhiên dựa vào truyền thống Giáo Hội, qua tuyên bố của các giáo phụ. Về lý chứng này, Thánh Giêrôm (347-420, De viris illustribus 7), sử gia Eusebius (263-339, Historia ecclesiastica III, 4, 6) và Origen (184-253, In Matth. I) đều quả quyết Thánh Luca là soạn giả Tin Mừng thứ ba. Các đóng góp của các giáo phụ này đáng lưu ý vì Thánh Giêrôm và Origen đều là những người du hành nhiều; cả ba vị đều là những người đọc “ngấu nghiến”, hầu như không một trước tác Kitô giáo nào thuộc các thế kỷ trước mà không qua con mắt các vị. Có người cho rằng chỉ cần căn cứ vào chứng cớ của các vị cũng đã đủ. Tuy nhiên, trước các vị, đã có nhiều tuyên bố về soạn giả Tin Mừng thứ ba.

Giáo Phụ Tông Đồ kỳ lão nhất phải kể Thánh Justinô tử đạo (100-165). Trong cuốn “Hộ Giáo”, ngài nhắc tới các hồi ký về Chúa Kitô mà sau này gọi là Tin Mừng được viết bởi các tông đồ Mátthêu, Gioan, và các môn đệ của tông đồ là Máccô và Luca. Liên quan tới Tin Mừng Luca, ngài trích các câu nói về việc chẩy mồ hôi máu. Tuy ít khi kể đến lai lịch của câu trích, nhưng trong cuốn “Đối Thoại” (chương 105), ngài trích nguyên văn một câu của Tin Mừng Luca: “Chúa Giêsu khi phó linh hồn trên Thánh Giá đã nói rằng: ‘Lạy Cha, con phó linh hồn Con trong tay Cha’ (Lc 23:46), như tôi đã học được từ các sách Hồi Ký”.

Tuy không một mảnh văn nào trong bộ Logio Kyriakon (các sấm ngôn của Chúa) của Papias, một Giáo Phụ Tông Đồ (9), còn được lưu giữ đến nay liên quan tới Tin Mừng Luca. Nhưng tên ngài được nhắc đến từ hậu bán thế kỷ thứ hai trong Qui Điển Muratori (10). Qui điển này ghi: “Cuốn Tin Mừng thứ ba là cuốn Tin Mừng theo Luca. Luca, một y sĩ nổi tiếng, sau khi Chúa Kitô lên trời, khi Phaolô đã công nhận ông như một người thành thạo lề luật, đã lấy tên mình soạn thảo, phù hợp với đức tin chung. Thế nhưng chính ông thì không được thấy Chúa bằng xương bằng thịt; và do đó, để có thể xác quyết các biến cố, ông đã bắt đầu kể truyện từ lúc Gioan sinh ra”.

Thánh Clêmentê Thành Alexandria (150-215), người cũng từng du hành nhiều và từng được thụ huấn với các bậc thầy dạy đức tin người Ionium, Ý, Syria, Ai Cập, Assyria và Do Thái, “những người duy trì được truyền thống giảng dạy chân thật diễm phúc trực tiếp từ Phêrô và Giacôbê, từ Gioan và Phaolô” (Strom., I, 1, 11), quả quyết: Tin Mừng Luca được viết trước cả Tin Mừng Máccô và việc Chúa Kitô sinh ra thời Augustô đã được “ghi trong Tin Mừng theo Luca” (ibid. 21, 145) .

Tertullianô (160-225), người mà các trích dẫn Tin Mừng dầy đến hai trăm trang, cho rằng việc đọc Tin Mừng Luca đã trở thành một thực hành thông thường trong các Giáo Hội thời Tông Đồ (Adv. Marc, IV, 5). Ông tố cáo Marcion đã cắt xén Tin Mừng này.

Tuy nhiên, lời xác nhận rõ ràng đầu tiên về soạn giả của Luca và Công Vụ đã xuất hiện khoảng năm 180 với Thánh Irênê (130-202): “Cũng thế, Luca, bạn đồng hành của Phaolô, đã ghi chép thành sách Tin Mừng mà Phaolô đã truyền giảng” (Adv. Haer. III, 1,1). Xa hơn chút nữa, ở chương 14, Thánh Irênê viết thêm: Luca “được ủy nhiệm chuyển giao cho ta một cuốn Tin Mừng” (ibid. III, 14, 1). Người ta vẫn cho lý chứng của Thánh Irênê có tầm quan trọng cao, vì ngài vốn được nghe giáo huấn của Thánh Polycarp, môn đệ của Thánh Gioan thánh sử; giám mục của ngài, Pothinus, người mà ngài sẽ nối nghiệp, chịu tử đạo năm 177, lúc 90 tuổi, tức sinh vào năm 87, là năm một số tông đồ và rất nhiều người được nghe các ngài vẫn còn sống.

Nhưng, đoạn văn đầy đủ nhất giới thiệu soạn giả Tin Mừng Luca là Lời Mở Đầu (Chống Marcion) có từ cuối thế kỷ thứ hai: “Có người tên Luca, gốc người Syria ở Antiôkia, là y sĩ và là môn đệ các tông đồ. Sau này, ông theo Phaolô cho tới lúc vị này tử vì đạo. Phụng sự Chúa một cách không chê trách, ông không lấy vợ, và không sinh con cái. Ông qua đời tại Boeotia lúc 80 tuổi, lòng đầy Chúa Thánh Thần. Vậy xẩy ra lúc ấy, là các tin mừng đã được soạn bởi Mátthêu tại Giuđêa và Máccô tại Ý Đại Lợi, nên dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần, ông đã soạn Tin Mừng tại vùng Achaia. Ngay ở đầu, ông giải thích rằng nhiều tin mừng khác đã được soạn trước tin mừng của ông, nhưng đối với ông, chủ yếu vì lợi ích của các tín hữu gốc Hy Lạp, ông tuyệt đối cần phải soạn một trình thuật các biến cố một cách đầy đủ và có thứ tự…”

Như thế, truyền thống Giáo Hội nhất tề coi Thánh Luca là soạn giả của Tin Mừng Theo Luca. Truyền thống này xuất phát từ các Giáo Hội Syria, Rôma, Gaul, Châu Phi, và Alexandria. Tất cả các Giáo Hội ấy đều coi Thánh Luca, bạn đồng hành của Thánh Phaolô là soạn giả của Tin Mừng thứ ba. Truyền thống này có từ rất sớm, càng làm ta tin tưởng hơn. Vì truyền thống ấy gần như khởi đầu từ lúc Thánh Luca còn tại thế: đa số học giả cho rằng ngài sống tới tận cuối thế kỷ thứ nhất. Vả lại, Thánh Luca vốn không phải là một nhân vật nổi bật thời tông đồ. Nên nếu Tin Mừng Luca và Công Vụ không có chứng cớ do ngài soạn thảo thì không có lý do gì truyền thống lại liên kết chúng với ngài (11)

2. Lý chứng nội bản

Như trên đã nói, lý chứng nội bản dựa vào Tân Ước, đúng hơn dựa vào chính Tin Mừng thứ ba và Công Vụ Tông Đồ, tức hai yếu tố: bạn đồng hành của Thánh Phaolô và là y sĩ. Ta hãy xét lý chứng này dưới hai đề mục: soạn giả Công Vụ là bạn đồng hành của Thánh Phaolô, tức Thánh Luca; và soạn giả Công Vụ là soạn giả của Tin Mừng thứ ba (12).

(1) Soạn giả Công Vụ là bạn đồng hành của Thánh Phaolô, tức Thánh Luca

Trong thư Philêmôn 24 và thư Côlôxê 4:14, Thánh Phaolô gọi Thánh Luca là bạn đồng hành hay người cùng làm việc với ngài. Liên hệ này tìm được sự hỗ trợ trong các phần gọi là “chúng tôi” của Công Vụ. Soạn giả phần “chúng tôi” này rõ ràng muốn cho thấy ông là bạn đồng hành của Thánh Phaolô. Thuật ngữ “chúng tôi” bắt đầu xuất hiện ở Cv 16: 10 và tiếp diễn tới 16: 17 (hành động xẩy ra tại Philípphê). Nó xuất hiện trở lại tại Cv 20:5 (Philípphê), và tiếp diễn tới 21:18 (Giêrusalem) và một lần nữa khi khởi hành đi Rôma (Cv 27:1) và tiếp diễn tới cuối sách (28:16). Thánh Irênê (Adv. Haer. III, 14,1) đã dựa vào các phần “chúng tôi” này để quả quyết Thánh Luca là bạn đồng hành của Thánh Phaolô.

Sự chuyển dịch từ ngôi thứ nhất số ít, tôi, (Cv 1:1) qua ngôi thứ nhất số nhiều, chúng tôi, rất tự nhiên và nhất quán với toàn bộ trình thuật. Vả lại không có phần nào khác trong Công Vụ có được sự tập trung nhiều đặc trưng về ngữ vựng và văn phong của soạn giả như các phần “chúng tôi” này. Điều ấy khiến E. Earle Ellis (13) nhận định rằng soạn giả không muốn chỉ đóng vai “chứng nhân tận mắt” mà thôi. Mặt khác, “chúng tôi” đây chỉ những người quan trọng đối với soạn giả Công Vụ, vừa hiện diện trong các thư của Thánh Phaolô có nhắc đến Thánh Luca vừa hiện diện trong các phần “chúng tôi” của Công Vụ. Họ là Philíphê (Cv 8:4tt; 21:8), Máccô (Cv 15:36tt; Cl 4:10,14; 2Tm 4:11; Phl 24), Pờrítkia, Aquila, Tơrôphimô, Tykhicô, Aríttakhô (Cv 18:18; 20:4; Cl 4:7, 10tt; 2Tm 4:12, 19tt).

Có người cho rằng những phần “chúng tôi” này lấy từ nhật ký của một ai đó rồi được soạn giả Công Vụ sử dụng mà “quên” không sửa lại chủ từ. Điều này thật khó có thể tưởng tượng được khi soạn giả muốn duyệt lại công trình đã được nhiều người trước đó sưu tập như đã xác quyết trong Tin Mừng thứ ba. Sự quên sót này khó lòng xẩy ra được. Nhưng có chắc gì soạn giả của các phần “chúng tôi” cũng là soạn giả của toàn bộ Công Vụ! Về điểm này, Plummer (14) cho rằng soạn giả của các phần này cũng là soạn giả của cả cuốn Công Vụ Tông Đồ. Trước nhất, với sự chuyển ngôi ấy, ngôn từ vẫn không có gì thay đổi, các phát biểu đặc trưng của soạn giả vẫn suôi chẩy trọn cuốn sách, cả trong các phần “chúng tôi” lẫn các phần khác. Không hề có sự thay đổi về văn phong, ngữ vựng và cú pháp. Ngoài ra, Harnack, trong cuốn The Acts of the Apostles của ông, dựa vào cung cách sử dụng các dữ kiện theo thời gian, các hạn từ chỉ đất đai, quốc gia, thành phố… cũng như cách đề cập tới con người và các phép lạ trong suốt sách Công Vụ, đã cho rằng người ta không thể chối cãi tính đơn nhất về soạn giả.

Theo E.E. Ellis, trường phái Tubingen trước đây với F.C. Baur (15) và trường phái R. Bultmann (16) sau này không đồng ý như vậy, họ cho rằng không thể đồng nhất Luca của Thánh Phaolô với soạn giả của Công Vụ vì một lẽ đơn giản là Thánh Phaolô trong Công Vụ rất khác với Thánh Phaolô qua các thư của ngài và nền thần học của Luca không phải là nền thần học Phaolô. Hai điểm này được hầu hết các soạn giả công nhận.

Nhưng theo linh mục Karris (đã dẫn), các dị biệt ấy không hẳn đánh đổ tư cách soạn giả Công Vụ của Thánh Luca, mà chỉ cho thấy việc ngài cộng tác với Thánh Phaolô xẩy ra khá sớm, trước khi nền thần học của Thánh Phaolô phát triển đầy đủ và trước khi Thánh Phaolô viết những lá thư quan trọng cho các cộng đoàn của ngài. Thiển nghĩ nhận định của cha Karris không mấy vững, vì mối liên hệ của Thánh Luca với Thánh Phaolô kéo dài mãi tận lần Thánh Phaolô bị giam tù cuối cùng. Có thể nói theo linh mục J.A. Fitzmyer, thời gian làm việc chung hay ở bên cạnh Thánh Phaolô của Thánh Luca không nhiều, và hay bị ngắt quãng lâu. Liên hệ ấy dường như bắt đầu với hành trình truyền giáo II của Thánh Phaolô từ Tơrôa đi Philípphê (khoảng năm 49-52), sau Công Đồng Giêrusalem (khoảng năm 49). Thánh Luca ở lại Philípphê cho tới khi Thánh Phaolô trở lại đó vào cuối hành trình truyền giáo III (khoảng năm 54-57). Như thế, Thánh Luca không ở bên Thánh Phaolô trong các hoạt động truyền giáo chính cũng như lúc Thánh Phaolô soạn các thư quan trọng, hay những lúc ngài gặp các vấn đề khó khăn trong việc rao giảng tin mừng: vấn đề do thái hóa, tranh chấp phe phái trong Giáo Hội Côrintô, các vấn đề tại Thexalônica…

Phản biện của A. Harnack (17) và của B.H. Streeter (18) có lý hơn. Họ cho rằng cần phải phân biệt giữa đồ đệ (mà Thánh Luca không là) với bạn đồng hành hay người cộng tác (mà Thánh Luca là). Đồ đệ thì thường trung thành với nhận định và giáo thuyết của thầy, chứ bạn đồng hành hay người cộng tác không bắt buộc phải phản ảnh quan điểm, nhận định và giáo thuyết của bạn mình. Khuynh hướng muốn liên kết học lý của Thánh Luca với học lý của Thánh Phaolô xẩy ra vào thời điểm các giáo phụ thế kỷ thứ hai phản công phái ngộ đạo. Trong cố gắng này, các ngài luôn cột chặt thẩm quyền vào các tông đồ, và do đó, thế giá của Tin Mừng Luca lẫn Công Vụ vào Thánh Phaolô, đến độ cường điệu hóa mối liên hệ giữa hai vị. Thánh Irênê, trong tác phẩm chống ngộ đạo đã dẫn trên đây, từng cho rằng: muốn ‘hiểu trọn vẹn’ tin mừng, người ta phải chạy đến với trước tác của các tông đồ. Và ngài không ngần ngại quả quyết Thánh Luca “vốn là môn đệ của Thánh Phaolô, đã viết thành sách tin mừng do Thánh Phaolô rao giảng” (III, 1, 1; III, 14,1). Dường như Thánh Irênê chỉ viết theo gợi hứng của Thánh Justinô Tử Đạo (Dial. 103, 19), người cho rằng: các Hồi Ký về thừa tác vụ của Chúa Giêsu đã được soạn thảo bởi “các tông đồ và các môn đệ của các ngài” tức Mátthêu, Gioan, Máccô và Luca, là các môn đệ của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô. Hai thế kỷ sau đó, khuynh hướng này lên tới tuyệt đỉnh khi thuật ngữ “tin mừng của tôi” của Thánh Phaolô được người ta cho là ám chỉ Tin Mừng theo Luca (Eusebius, III, 4, 7; Rm 16:25; 2Tm 2:8). Chứ thực ra, soạn giả Tin Mừng thứ ba chỉ nhắc chung rằng Lời Thiên Chúa được trao tới ngài qua các chứng nhân tận mắt (1:2,4) mà không nhắc chi tới Thánh Phaolô. Hơn nữa, kiểu sử dụng ngôi thứ nhất số nhiều trong Công Vụ cho thấy tư cách người cộng tác ngang hàng, chứ không hẳn liên hệ thầy trò.

Đấy là một khía cạnh. Khía cạnh thứ hai: Thánh Luca chính là “y sĩ thân mến của chúng ta” như Cl 4:14 nhắc đến. Ta biết ngôn ngữ y khoa đã được sử dụng khá nhiều trong Công Vụ. Việc lựa chọn ngôn ngữ này chứng tỏ soạn giả là một y sĩ. Westein (19) cho rằng có dấu chỉ rõ ràng cho thấy soạn giả Công Vụ theo nghề y sĩ. Ông trích dẫn nhiều thuật ngữ chung giữa soạn giả Công Vụ và các trước tác y khoa của Galen (131-201), viên y sĩ của Hoàng Đế Marcus Aurelius. Tuy nhiên, trong The Medical Language of St Luke (20), W.K. Hobart đã đưa ra nhiều hạn từ và câu chữ y hệt nhau giữa Công Vụ và các trước tác y khoa của Hippocrates, Arctaeus, Galen và Dioscorides.

Dù thận trọng, linh mục X. Léon-Dufour cũng phải nhận Thánh Luca khá thành thạo từ vựng y khoa trong các đoạn Lc 4:38; 5:12, 18, 31; 7:10; 8:43; 21:34; Cv 5:5,10; 9:40. Cách mô tả bệnh tật của ngài cũng khả tín xét theo cái nhìn y khoa (xem Lc 4:35; 13:11; Cv 3:7; 9:18).

Nếu chỉ một vài câu chữ thì còn có thể coi là chuyện tình cờ, nhưng với một số lượng tương tự như thế thì không thể còn là chuyện tình cờ được nữa. Nên khó có thể đánh đổ được kết luận này: bạn đồng hành làm nghề y sĩ của Thánh Phaolô là soạn giả của sách Công Vụ Tông Đồ. Như trên đã nói: chính Thánh Phaolô cho ta biết: Thánh Luca là “y sĩ thân mến của chúng ta, gửi lời chào anh em”. Kiểu nói này cho thấy hai vị đã cùng sinh hoạt với nhau như thế nào.

(2) Soạn giả Công Vụ là soạn giả Tin Mừng thứ ba

Thứ nhất vì cả Tin Mừng lẫn Công Vụ đều được đề tặng Thêôphilô và soạn giả Công Vụ tuyên bố mình là soạn giả của Tin Mừng (Cv 1:1). Thứ hai, cả hai soạn phẩm đều có lời mở đầu. Thứ ba, văn phong và lối xếp đặt của cả hai soạn phẩm giống nhau. Nhưng nếu bảo rằng văn phong và lối xếp đặt ấy được một người giả mạo mô phỏng, thì không hẳn đúng. Vì khả năng phân tích văn chương hồi ấy chưa đạt được trình độ mô phỏng như vậy. Mà nếu có đi chăng nữa, thì một người tài giỏi như thế đâu chịu phí sức để tạo ra một soạn phẩm mô phỏng. Linh mục X. Léon-Dufour cũng cho rằng cùng một kế hoạch đã được cả hai soạn phẩm này nhấn mạnh như thể chúng đóng vai trò hai phần của cùng một soạn phẩm vậy, kế hoạch đó là việc loan truyền Lời Chúa cho tới tận cùng thế giới.

Nếu sử dụng một số chương của Tin Mừng thứ ba và ghi chú các chữ, các câu và các kết cấu đặc biệt, có tính đặc trưng, rồi tình cờ mở Công Vụ ra, ta sẽ thấy cùng những đặc trưng liên tục xuất hiện đi xuất hiện lại. Ngược lại, nếu mở Công Vụ trước, Tin Mừng sau, ta cũng sẽ thấy cùng một kết quả.

Ngoài sự tương đồng trên, còn phải kể đến những song hành trong mô tả, sắp xếp, và quan điểm nữa, chưa kể đến sự tương đồng trong ngôn ngữ y khoa như trên đã nhắc tới. Vả lại, còn có sự tương đồng giữa ngôn từ của Tin Mừng Luca và của các thư Phaolô. Có tác giả cho rằng trong khi giữa Thánh Mátthêu và Thánh Phaolô có chung 32 chữ, giữa Thánh Máccô và Thánh Phaolô có chung 22 chữ, giữa Thánh Gioan và Thánh Phaolô có chung 21 chữ, thì giữa Thánh Luca và Thánh Phaolô, có chung tới 101 chữ. Điều ấy làm nổi hơn nữa tư cách bạn đồng hành Thánh Phaolô của Thánh Luca, “người y sĩ thân mến của chúng ta”.
______________________________________________________________________________________________________
Ghi Chú
(1) Expositor 7, London, 1909
(2) Early Christianity, Greenwich [Conn.] 1954
(3) New Testament Teaching in the Light of St Paul’s, Cambridge, 1923
(4) The Gospel According To Luke I-IX, The Anchor Bible, Doubleday, 1981
(5)A. Plummer, A Critical and Exegetical Commentary on the Gospel according to St Luke, ICC, In lần 5, NY 1922, Dẫn Nhập
(6) The Gospel According to Luke trong Bộ The New Jerome Biblical Commentary, do R.E. Brown, J.A. Fitzmyer và R.E. Murphy chủ biên, Student Edition, Geoffrey Chapman, 1993
(7) J.A. Fitzmyer, đã dẫn
(8) The Synoptic Gospel, trong Introduction to the New Testament, A.Robert – A.Feuillet chủ biên, Desclee Company, 1965
(9)Sinh khoảng từ năm 115 tới năm 140
(10) Bản La Tinh thuộc thế kỷ thứ bẩy, nhưng dịch từ bản Hy Lạp viết khoảng năm 170.
(11) Xem Jos. A. Fitzmyer SJ, đã dẫn, tr.41.
(12)Xem “Gospel of St Luke” trong Bách Khoa Từ Điển Công Giáo, ấn bản 1914.
(13) St Luke, trong Bộ International Critical Commentary, in lần 4, Edinburgh, 1901)
(14) The Gospel Of Luke, London, 1966
(15) Paul, 2 vols, London, 1876
(16) Theology of the New Testament, 2 vols, London, 1952
(17) Luke the Physician, London, 1907)
(18)The Four Gospels, London, 1924)
(19) Novum Testamentum Graecum, Amsterdam, 1741)
(20) Tựa đầy đủ: The Medical Language of St Luke: A Proof from Internal Evidence that “The Gospel according to St Luke” and “The Acts of the Apostles” Were Written by the Same Person, and that the Writer Was a Medical Man, Dublin: Hodges, Figgis, 1882; Grand Rapids: Baker in lại năm1954.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thoải mái
Nguyễn Đức Cung
22:21 02/01/2015
THOẢI MÁI
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Hôm nay trời đẹp như mơ
Vươn vai hớp nắng sưởi đời phù du.
(nđc)
 
News Links
Preview Giáo Hội Năm Châu: 31/12/2014 – 05/01/2015