Ngày 07-01-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 7 tháng 1: Kính Thánh Raymond Pennafort
PhóTế Huỳnh Mai Trác
16:53 07/01/2008
Thánh Raymond Pennafort là thánh bổn mạng của các luật sĩ. Ngài sinh trưởng ở Tây Ban nha, dòng dõi vua Aragon. Từ thuở bé ngài đã đặc biệt yêu mến Ðức Mẹ Maria. Ngài đi học rất sớm và trở thành một giáo sư luật danh tiếng, nhưng ngài từ bỏ mọi danh vọng gia nhập Dòng thuyết giáo Ða Minh.

Ngài là người hết sức khiêm nhường và thánh thiện. Ngài thường ăn chay hãm mình nên đã đem nhiều linh hồn trở lại cùng Chúa. Nhờ sự giúp đỡ của Vua James Aragon và Thánh Phêrô Nolasco, ngài thành lập Dòng tu Ðức Bà Cứu Chuộc (Order of Our Lady of Ransom). Những tu sĩ Dòng này can đảm cứu giúp và chuộc lại những Kitô hữu bị nhóm Hồi giáo Moors bắt giam trong chiến trận.

Một lần ngài cùng Vua James đến đảo Majorca rao giảng về Chúa Giêsu. Vua James là một nhà vua nhân ái và có nhiều tánh tốt nhưng một khi ở trên đảo nhà vua đã làm gương xấu. Thánh nhân đã khuyến cáo nhà vua phải từ bỏ người đàn bà ngoại tình và nhà vua ưng thuận nhưng không giữ lời hứa. Nên thánh Raymond quyết định rời đảo. Nhà vua ra lệnh cho các thuyền trưởng nếu người nào đem thánh nhân về Barcelona thì sẽ bị phạt nặng.

Tin tưởng vào Thiên Chúa, thánh Raymond làm một chiếc thuyền nhỏ bằng chiếc áo choàng của mình, dùng gậy và vải làm buồm và vượt biển trong sáu giờ để về Barcelona. Phép lạ này đánh động nhà vua. Nhà vua ăn năn hối cải về việc mình đã làm và tuân theo lời khuyên của thánh Raymond. Thánh Raymond là Bề trên Tổng quyền của Dòng Ða Minh cho đến tuổi già và qua đời khi đến 100 tuổi.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:23 07/01/2008
KHÔNG LẤY THIÊN HẠ ĐỂ HẠI MẠNG SỐNG

N2T


Vua Nghiêu muốn đem thiên hạ nhường lại cho người tài năng đức độ hơn mình cai trị, ông ta muốn nhường cho Hứa Do, nhưng Hứa Do không muốn nhận; ông ta lại muốn nhường cho Tử Châu Chi Phu, Tử Châu Chi Phu nói: “Muốn tôi làm thiên tử cũng được, nhưng hiện tại tôi đang mắc bệnh, vừa mới đi trị bệnh, nên không có thời gian để cai trị thiên hạ.”

Quyền thế ngôi báu thiên hạ thì người người đều muốn chiếm đoạt, nhưng ông ta lại không vì địa vị cao quý mà làm hại đến sức khỏe và cuộc sống của mình, như thế có thể suy ra mà biết, ông ta nhất định cũng không vì lợi ích nhỏ mà làm hại đại sự của thiên hạ. Người như thế sẽ không đem thiên hạ biến thành công cụ quyền lực cho riêng mình, nên an tâm đem thiên hạ trao cho họ vậy.

(Trang tử: Nhường vương)

Suy tư:

Vua Nghiêu là một vị vua đạo đức của thời cổ đại bên Tàu, nhưng lại muốn tìm người đạo đức hơn mình để truyền ngôi báu thiên hạ, đúng là một ông vua đạo đức, thời nay hiếm có mấy ông vua như thế, khi mà danh vọng và tiền bạc át cả lương tâm !

Chức quyền là miếng mồi hấp dẫn nhất mà ma quỷ dùng để phỉnh gạt nhân loại, bởi vì hể có chức là phải có quyền lợi, chức vụ càng to thì quyền lợi càng nhiều, thế gian đảo điên cũng vì chức và quyền.

Chúa Giê-su đã dạy các môn đệ: "Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em.” (Mt 20, 25-26)

Cho nên có thể nói, không một người có chức quyền nào lại trở thành đầy tớ của mọi người, nếu họ không có tâm hồn Ki-tô giáo, tức là có một quả tim yêu thương người thân cận như chính mình.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:24 07/01/2008
N2T


21. Người nghèo khó dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện thuần khiết, mà người tham tiền tài trong khi cầu nguyện thì chỉ biết xin cho được nhiều của cải thế gian.

(Thánh John Climacus)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh Kinh chính là Ngôi Sao Chỉ Đường cho Nhân Loại
Anthony Lê
08:38 07/01/2008
Thánh Kinh chính là Ngôi Sao Chỉ Đường cho Nhân Loại

Đức Thánh Cha Nói: Lời Của Chúa Hướng Dẫn Con Người Đến Với Chúa Kitô

VATICAN CITY (Zenit.org).- Lời của Phúc Âm chính là ánh sáng tâm linh, nhằm đưa ra phương hướng cho những người nam và nữ trong cuộc sống của họ, đó là lời nhận xét của Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16.

Đức Thánh Cha đã nói như vậy trong buổi đọc Kinh Truyền Tin vào trưa Chủ Nhật hôm qua với các khách hành hương tụ tập tại Quảng Trường Thánh Phêrô, nhân ngày Lễ Hiển Linh.

Đức Thánh Cha nói:

"Ngày lễ này, được đại diện bởi ba vị đạo sĩ, những người đến từ Phương Đông để kính bái vị Vua của người Do Thái. Bằng việc quan sát hiện tượng lạ xuất hiện trên bầu trời, những vị bí ẩn này đã nhìn thấy một vì sao mới đang trổi lên, được khuyên bảo kỹ càng bởi các lời tiên tri xưa, họ đã nhận ra đó chính là dấu hiệu của Đấng Messiah được hạ sinh, thuộc dòng dõi David."

Đức Thánh Cha nói tiếp:

"Từ sự xuất hiện ban đầu đó, rồi ánh sáng của Chúa Kitô tự nó bắt đầu lôi kéo con người - tức những người mà Ngài mến yêu - thuộc mọi ngôn ngữ, quốc gia và nền văn hóa. Đó chính là sức mạnh của Chúa Thánh Thần nhằm làm hoán chuyển các con tim và tâm trí, để giúp chúng ta biết kiếm tìm sự thật, công lý, và hòa bình. Những người nam và nữ thuộc mọi thế hệ có nhu cầu cần được một sự hướng dẩn. Vì sao chỉ đường cho các vị đạo sĩ mặc dầu đã hoàn tất xong sứ vụ của nó, thế nhưng ánh sáng thiêng liêng của nó thì vẫn còn tồn tại mãi trong lời của Phúc Âm, mà ngày hôm nay nó cũng có khả năng để hướng dẫn mỗi một người trong chúng ta đến với Chúa Giêsu. Cùng một lời đó, vốn sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu như không được suy niệm và hướng về Chúa Kitô, vì chưng nó chính là lời của một người thật và của một Thiên Chúa thật, vốn được Giáo Hội làm cho âm vang lên để đánh động đến mọi ngõ ngách của tâm hồn."

Đức Thánh Cha giải thích thêm:

"Vì lý do này, mà Giáo Hội vẫn tiếp tục thi hành sứ mạng của mình như là một ngôi sao chỉ đường cho nhân loại. Và đó cũng là sứ vụ của từng người Kitô Giáo trong chúng ta - những người được kêu gọi để dẫn bước cho các anh-chị-em của mình bằng chính lời của Thiên Chúa và đời sống chứng tá của riêng mình cho tất cả mọi người."

Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc trung tín với ơn gọi Kitô Giáo của riêng từng người trong chúng ta, khi ngài nói rằng:

"Mỗi người có đức tin đích thực luôn là người lúc nào cũng trên lộ trình lữ thứ đức tin của riêng mình, và cùng lúc đó, với ánh sáng nho nhỏ mà người đó mang theo mình, để có thể và phải trở thành một sự giúp đỡ đích thực cho những ai bên cạnh mình, và những ai có lẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm ra con đường để dẫn họ tới với Chúa Kitô."
 
Đức Thánh Cha tri ân các em thiếu nhi về công tác truyền giáo
Nguyễn Long Thao
10:14 07/01/2008
VATICAN CITY, 06/01/08- Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bày tỏ lòng tri ân của Ngài đối với công tác truyền giáo của các em thiếu nhi. Ngài cũng khích lệ các em tiếp tục trợ giúp tha nhân bằng tinh thần quảng đại và đức tin

Sau khi đọc kinh truyền tin với công chúng tại quảng trường thánh Phêrô, ĐTC đã nhắc lại ngày hôm nay là ngày lễ Ba Vua, ngày Thế Giới Truyền Giáo Của Thiếu Nhi.

ĐTC tuyên bố:” Nhờ sáng kiến của đức Giám Mục người Pháp Charles de Forbin Janson mà trong 160 năm qua, Chúa Giêsu Hà Đồng đã trở thành biểu tượng cho các thiếu nhi Công Giáo để các em hy sinh cầu nguyện hãm mình trợ giúp Giáo Hội trong công tác rao giảng tin mừng”

ĐTC nói tiếp: “Hàng ngàn thiếu nhi được thấm nhuần tình yêu Chúa Hài Đồng đã trợ giúp các em thiếu nhi khác. Cha muốn nói với các em thiếu nhi này rằng cha cầu nguyện cho các em để các em luôn tiếp tục sứ mạng truyền giáo. Cha cũng cầu nguyện cho những ai đã trợ giúp các em, đồng hành với các em trên con đường bác ái, huynh đệ, có một đức tin lạc quan đưa đến niềm hy vọng.”
 
Một loạt bom nổ nhắm vào người Công Giáo tại Iraq.
Nguyễn Long Thao
10:40 07/01/2008
Baghdad, 07/01/08– Một loạt bom nổ tại các nhà thờ Công Giáo tại hai thành phố Baghdad và Mosul ở Iraq trong ngày lễ Ba Vua 6 tháng Giêng năm 2008.

Các giới chức Công Giáo quản trị các nhà thờ này cho biết không có ai bị thương trong 6 vụ bom nổ nhưng nhà thờ bi thiệt hại về vật chất.

Đức Tổng Giám Mục Louis Sakok ở Kikuk cho cơ quan tin tức Á Châu biết loạt tấn công bằng bom này rõ ràng muốn gửi một sứ điệp cảnh cáo. Ngai cũng cho biết các vụ đánh bom này nằm trong một kế hoạch có phối hợp và rõ ràng muốn đe dọa người Kitô Giáo thiểu số ở Iráq là phải di cư đi nơi khác.

Các xe bom đã phát nổ tại nhà thờ St. George ở Baghdad là nơi Đức Thượng Phụ Patriarch Emmanuel III Delly mới cử hành nghi thức phụng vụ. Bom cũng nổ tại tu viên và nhà thờ Melkite gần thủ đô baghdad, một nhà thờ, một cô nhi viện và một tu viện dòng Đa Minh ở Mosul cũng bị đặt bom
 
ĐTC Biển Đức 16 tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh
G. Trần Đức Anh OP
14:41 07/01/2008
VATICAN.
Niên trưởng ngoại giao đoàn Giovanni Galassi
Đức Thánh Cha đọc diễn văn
ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi cấp thiết hòa giải tại Irak, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân Liban, kêu gọi Âu Châu đừng chối bỏ căn cội Kitô của mình, giải quyết bằng ngoại giao vấn đề chương trình hạt nhân của Iran...

Những điểm trên đây thuộc vào số những vấn đề được ĐTC Biển Đức 16 đề cập đến trong buổi tiến kiến sáng ngày 7-1-2008 dành cho các vị đại diện của 176 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, đến chúc mừng ngài nhân dịp đầu năm mới. Buổi tiếp kiến này, theo thông lệ, là dịp để ĐTC kiểm điểm tình hình thế giới đồng thời bày tỏ lập trường của Tòa Thánh đối với các vấn đề thời sự.

Ngài cho biết đặc biệt ”nghĩ đến và cầu nguyện đặc biệt cho các dân tộc bị những thiên tai kinh khủng”, trong đó có Mêhicô, Bangladesh, Peru. Ngài tái khẳng định sự lo lắng của cộng đồng quốc tế về tình hình tại Trung Đông, và kêu gọi ”nhân dân Israel và Palestine hãy tập trung năng lực của mình vào việc áp dụng những cam kết đã đề ra trong dịp Hội nghị ở Annapolis và đàng chặn lại tiến trình đã khởi sự tốt đẹp.”

Về Irak, ĐTC khẳng định rằng ”sự hòa giải tại nước này là một điều cấp thiết. Hiện nay các vụ tấn công khủng bố, những đe dọa và bạo lực tiếp tục, đặc biệt chống lại cộng đoàn Kitô, và những tin tức gửi về đây hôm qua (6-1-2008) xác nhận sự lo âu của chúng tôi; điều hiển nhiên là mấu chốt một số vấn đề chính trị cần phải được giải quyết. Trong khuôn khổ này một sự cải tổ hiến pháp thích hợp phải bảo tồn quyền lợi của các nhóm dân ít người”.

ĐTC nhắc đến những điểm nóng tại Á châu: Pakistan, Afganistan, Sri Lanka và ngài nói thêm rằng: ”Tà tôi cầu xin Chúa cho Myanmar, với sự nâng đỡ của cộng đồng quốc tế, có một mùa đối thoại được mở ra giữa chính phủ và phe đối lập, đảm bảo một sự tôn trọng thực sự các quyền của mọi người và các tự do cơ bản.”

ĐTC ghi nhận tình hình an ninh và ổn định thế giới vẫn còn mong manh và ngài nhận xét rằng ”Nhưng luật pháp chỉ có thể là một sức mạnh hòa bình hữu hiệu nếu những nền tảng ấy được thả neo vững chắc trong luật tự nhiên do Đấng Tạo Hóa ban. Vì thế, ta không bao giờ có thể loại trừ Thiên Chúa ra khỏi chân trời của con người và lịch sử. Danh Thiên Chúa là một tên hiệu công lý; danh ấy là một tiếng gọi cấp thiết xây dựng hòa bình.”
 
Bảo vệ căn cội kitô và vai trò của tín hữu công giáo Pháp
Linh Tiến Khải
14:47 07/01/2008
Phỏng vấn Đức Hồng Y Jean Louis Tauran về lập trường của tổng thống Pháp Nikolas Sarkozy bảo vệ căn cội Kitô của Pháp và vai trò của tín hữu công giáo trong việc xây dựng quốc gia

Sáng ngày 20-12-2007 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tiếp kiến tổng thống Pháp ông Nicolas Sarkozy. Vào ban chiều tổng thống đã nhận chức kinh sĩ danh dự do Đức Hồng Y Camillo Ruini, Giám Quản Roma, trao trong lễ nghi cử hành tại đền thờ Gioan Laterano. Sau đó ông đã đọc một bài diễn văn mạnh mẽ tái khẳng định căn cội Kitô của nước Pháp và vai trò cùng phần đóng góp của tín hữu Công giáo cho quốc gia. Tổng thống Sarkozy nhắc lại các liên hệ chặt chẽ giữa Pháp và Tòa Thánh, được biểu lộ bằng nhiều dữ kiện lịch sử. Kể từ khi vua Clovis lãnh bí tích rửa tội, nước Pháp đã trở thành trưởng nữ của Giáo Hội và từ đó Kitô giáo lan tràn trên toàn Âu châu. Tước kinh sĩ danh dự đền thờ thánh Gioan Laterano đã được trao cho vua Henri IV lần đầu tiên, và từ đó các vua và quốc trưởng Pháp vẫn tiếp tục nhận tước hiệu truyền thống này.

Ngoài các sự kiện lịch sử, lòng tin Kitô đã đâm rễ sâu trong cuộc sống xã hội Pháp, trong nền văn hóa, trong cảnh trí cũng như cách sống và khoa kiến trúc. Tổng thống Sarkozy khẳng định rằng ”Nước Pháp có các căn cội Kitô sâu đậm, và nước Pháp đã đóng góp một cách ngoại thường cho việc giãi tỏa Kitô giáo trên thế giới, qua các thánh thuộc mọi thời đại: từ thánh Bernard thành Clairveaux cho tới vua thánh Louis, thánh Vincent de Paul, thánh nữ Bernadette của Lộ Đức, thánh nữ Terexa Hài Đồng Giêsu thành Lisieux, thánh Jean Marie Vianney, Frederic Ozanam, và Charles de Foucauld. .. Trong lãnh vực nghệ thuật có các văn sĩ và họa sĩ như Couperin, Péguy, Claudel, Bernanos, Vierne, Poulenc, Duruflé, Mauriac, Messiaen. .. Rồi có các triết gia và học giả và thần học gia nổi tiếng như Blaise Pascal, Jacques Bénigne Bossuet, Jacques Maritain, Emmanuel Mounier, Henri de Lubac, Yves Congar, René Girard... Nước Pháp cũng đóng góp nhiều cho nghành khảo cổ Kinh Thánh và khoa chú giải Kinh Thánh, đặc biệt với trường Kinh Thánh và khảo cổ Pháp tại Giêrusalem.

Sự kiện Kitô giáo ghi đậm dấu vết trong lịch sử và nền văn hóa Pháp cũng dễ nhận ra ngay tại Roma qua sự hiện diện liên tục của các nhân viên trong các cơ quan trung ương của Tòa Thánh. Điển hình như các Đức Hồng Y Roger Etchegaray, Paul Poupard, Jean Louis Tauran, và Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti. Công việc của các vị làm vinh danh nước Pháp. Các căn cội Kitô của Pháp cũng còn được diễn tả ra qua các học viện và dòng tu. Kitô giáo rất quan trong đối với nước Pháp.

Tiếp đến tổng thống Sarkozy thừa nhận việc áp dụng tính cách đời đã gây ra rất nhiều khổ đau cho các tín hữu công giáo và linh mục tu sĩ nam nữ Pháp trước và sau năm 1905. Nhưng nhờ các hy sinh và việc chia sẻ số phận của người dân trong thời thế chiến, chính các linh mục tu sĩ Pháp đã đánh đổ được khuynh hướng bài giáo sĩ và nhờ trí thông minh của các vị mà nước Pháp và Tòa Thánh đã tái lập các liên hệ ngoại giao với nhau.

Ngày nay chế độ chính quyền đời của Pháp là một sự tự do: tự do tin hay không tin, tự do sống một tôn giáo và thay đổi tôn giáo, tự do không bị xúc phạm đến sự nhậy cảm bởi các thói quen phô bầy bên ngoài, tự do của giới phụ huynh trong việc lựa chọn một nền giáo dục cho con cái phù hợp với các xác tín của họ, tự do không bị lãnh vực hành chánh kỳ thị vì niềm tin của mình. Tính cách đời là một sự cần thiết và là một cơ may cũng như điều kiện chung sống hòa bình dân sự. Vì thế nó không thể là việc chối bỏ qúa khứ. Nó không có quyền cắt đứt nước Pháp khỏi các căn cội Kitô của mình. Một quốc gia không biết tới gia tài luân lý đạo đức tinh thần và tôn giáo trong lịch sử của mình, là phạm tội chống lại chính nền văn hóa của mình, chống lại sự trộn lẫn lịch sử, gia tài, nghệ thuật và truyền thống bình dân từng thấm nhuần cung cách sống và suy tư của dân Pháp. Bứt nhổ các gồc rễ của mình có nghĩa là đánh mất đi ý nghĩa, làm suy yếu nền tảng căn tính quốc gia và làm khô cằn các tương quan xã hội cần tới các biểu tượng của ký ức.

Tổng thống Pháp trong buổi lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô
Tổng thống Pháp triều yết Đức Thánh Cha
Vì thế cần phải duy trì hai đầu dây: chấp nhận các căn cội Kitô của nước Pháp, đánh giá cao các căn cội đó, và tiếp tục bảo vệ tính cách đời trưởng thành... Đã tới lúc các tôn giáo, đặc biệt là Công Giáo là tôn giáo của đa số dân và tất cả các lực lượng sinh động của quốc gia phải cùng nhau nhìn về thế đứng trong tương lai và không chỉ nhìn về qúa khứ...

Tổng thống Pháp chia sẻ xác tín của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI coi niềm hy vọng như là một trong những vấn đề quan trọng nhất của thời đại ngày nay. Từ thế kỷ của thuyết thiên quang luận cho tới nay Âu châu đã sống kinh nghiệm của nhiều ý thức hệ. Nó đã đi trệch đường trong chủ thuyết cộng sản và đức quốc xã. Và đã không có viễn tượng ý thức hệ nào đã có thể trả lời cho nhu cầu sâu thẳm của con người kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống và lý giải được vấn nạn nền tảng liên quan tới ý nghĩa cuộc sống và cái chết.

Áp dụng vào trường hợp cụ thể của Pháp tổng thống Sarkozy khẳng định rằng cần phải chấm dứt sự kiện nhà nước duy trì một hình thức bảo hộ trên các dòng tu, không thừa nhận tính cách phụng tự của hoạt động bác ái và các phương tiện truyền thông của các Giáo Hội, không thừa nhận giá trị của các văn bằng của các học viện hay cao học của Giáo Hội Công Giáo. Tất cả những điều này gây thiệt hại cho nước Pháp. Dĩ nhiên những người không tin cần được bảo vệ khỏi thái độ bất khoan nhượng và chiêu dụ tín đồ. Nhưng một người tin là một người hy vọng, và nước Pháp được lợi lớn, nếu có nhiều người hy vọng.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, về lập trường của tổng thống Nikolas Sarkozy đối với căn cội Kitô của Pháp và vai trò của và phần đóng góp của tôn giáo cho nỗ lực xây dựng quốc gia.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, sáng ngày 20-12-2007 tổng thống Pháp Nikolas Sarkozy đã được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tiếp kiến riêng. Vào ban chiều tổng thống đã tham dự lễ nghi tại đền thờ thánh Gioan Laterano và nhận chức kinh sĩ danh dự. Đức Hồng Y cũng đã hiện diện tại buổi lễ, Đức Hồng Y nghĩ gì về diễn văn tổng thống Nikolas Đarkozy đọc trong buổi lễ nhận chức kinh sĩ danh dự này?

Đáp: Diễn văn của tổng thống Sarkozy đã có tầm mức rất cao và nội dung tinh thần sâu xa và súc tích. Trong qúa khứ đã có ít quốc trưởng Pháp thừa nhận gia tài tinh thần của quốc gia một cách rõ ràng và công khai như vậy. Những gì tổng thống nói sau lễ nghi nhận tước hiệu kinh sĩ danh dự đã đánh động tôi rất nhiều.

Diễn văn đã có nhiều điểm và phán đoán rất hay. Trước hết tổng thống Sarkozy đã nhắc lại các khổ đau mà tín hữu công giáo đã phải gánh chịu sau khi nhà nước Pháp ban hành luật tách rời nhà nước Giáo Hội hồi năm 1905. Thừa nhận như thế là một bổn phận, vì đã xảy ra nhiều bạo lực chống lại tín hữu công giáo sau khi luật này được ban hành. Thế rồi tổng thống Pháp cũng đã không sợ hãi đề cập đến căn cội Kitô của nước Pháp, đồng thời cũng nói tới tính chất đời tích cực, không coi tôn giáo như là một nguy hiểm đối với quốc gia, nhưng như là một tài nguyên phong phú giúp xây dựng quốc gia. Xem ra chúng ta đang từ một tính cách đời hiếu chiến sang tính cách đời thảo luận, hay nói như Regis Debray, một tính cách đời thông minh.

Hỏi: Theo Đức Hồng Y diễn văn mà tổng thống Pháp nói chiều ngày 20-12-2007 tại đền thờ thánh Gioan Laterano có giá trị nào?

Đáp: Diễn văn chứng minh cho thấy một cách rõ ràng là trong nước Pháp đa tôn giáo, Công Giáo có một chỗ đứng quan trọng trong lịch sử, nhưng các tôn giáo khác cũng có chỗ đứng của chúng. Và Nhà Nước là cơ quan bảo đảm tự do tôn giáo. Hơn là tách rời, đúng và tốt hơn phải nói là phân biệt Nhà Nước và Giáo Hội.

Hỏi: Diễn văn đã được cử tọa tiếp nhận như thế nào thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Tôi hài lòng ghi nhận rằng diễn văn của tổng thống Sarkozy đã được tiếp nhận một cách tốt đẹp. Cử tọa đã vỗ tay nhiều lần và đã rất chăm chú theo dõi. Các chủng sinh trẻ người Pháp hiện diện xem ra đã rất cảm động, khi tổng thống nói về ơn gọi của họ và khẳng định rằng nước Pháp rất cần đến các tín hữu công giáo xác tín, hay khi ông nói rằng sự kiện thiếu thốn các linh mục đã không khiến cho người Pháp được hạnh phúc hơn.

Hỏi: Đức Hồng Y có nghĩ rằng bài diễn văn của tổng thống Sarkozy sẽ có các ảnh hưởng cụ thể trên nước Pháp hay không?

Đáp: Tôi không biết nó có gây được các ảnh hưởng cụ thể nào không. Nhưng có điều hay là tổng thống đã nhìn nhận rằng còn có những điều chưa ổn như: chính quyền còn duy trì các dòng tu dưới sự bảo hộ của mình và không thừa nhận giá trị các văn bằng thần học của Giáo Hội. Tổng thống cũng nói thêm rằng: ”Tôi nghĩ rằng tình trạng này gây thiệt hai cho đất nước chúng ta”. Hy vọng ông sẽ thành công trong việc thay đổi các tình trạng nói trên.

Hỏi: Trong bài diễn văn của mình tổng thống Sarkozy cũng đã trích dẫn Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, có đúng thế không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Vâng đúng thế, tổng thống đã trích dẫn thông điệp ”Spe salvi” của Đức Thánh Cha, và đã nói rằng niềm hy vọng là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong thời đại chúng ta. Tôi đã bị đánh động rất nhiều vì sự kiện sau khi trích dẫn thông điệp của Đức Thánh Cha, tổng thống Sarkozy đã thừa nhận rằng ”sự kiện tinh thần là khuynh hướng tự nhiên của tất cả mọi người kiếm tìm sự siêu việt”, và ”sự kiện tôn giáo là câu trả lời của các tôn giáo cho khát vọng nền tảng đó”. Sau đó ông còn nói thêm rằng: ”Giờ đây, sau thời gian dài, nền cộng hòa đời đã đánh giá thấp tầm quan trọng của khát vọng tinh thần”. Xem ra đây là một suy tư mới và có ý nghĩa trên miệng của một quốc trưởng Pháp.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, trong diễn văn tổng thống Sarkozy cũng đã nhắc tới một sự tâm đồng nào đó giữa nước Pháp và Tòa Thánh liên quan tới vài đề tài chính trị đối ngoại liên quan tới vùng Địa Trung Hải có đúng thế không?

Đáp: Xem ra thông cáo do Tòa Thánh công bố sau cuộc hội kiến giữa Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và tổng thống Pháp, rồi giữa tổng thống Pháp với các giới chức Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nằm trong chiều hướng ấy.

Hỏi: Đức Hồng Y có địp nói chuyện riêng với tổng thống Pháp hay không?

Đáp: Có. Tôi đã chúc mừng tổng thống sau đó. Và chúng tôi đã nhắc tới cuộc gặp gỡ đầu tiên với nhau, khi cùng nhau giải thích một câu của triết gia Alexis de Tocqueville nằm ở đầu cuốn sách của ông: ”Chủ thuyết độc tài có thể không chú ý tới lòng tin, nhưng nó không thể không chú ý tới sự tự do”. Và chúng tôi thấy điều này cũng thật đối với nước Pháp và thế giới ngày nay.

(Avvenire 21-12-2007)
 
Vatican Đề Nghị Dự Án Đền Bù Sự Lạm Dụng Của Các Linh Mục
Bùi Hữu Thư
16:55 07/01/2008

Vatican Đề Nghị Dự Án Đền Bù Sự Lạm Dụng Của Các Linh Mục



Một giới chức cao cấp của Vatican đã đề nghị một chương trình chầu Thánh Thể để tìm kiếm sự an ủi thiêng liêng cho những tai hại gây nên bởi sự lạm dụng tính dục của các linh mục.

Đức Hồng Y Claudio Hummes, giám quản Thánh Bộ Giáo Sĩ cho hay đề nghị này sẽ có sự hợp tác của các giáo phận, giáo xứ, tu viện và chủng viện trong một phong trào cầu nguyện để hỗ trợ cho sự lành thánh của các linh mục.

Đức Hồng Y Hummes nói với phóng viên của nhật báo Vatican, L'Osservatore Romano trong một cuộc phỏng vấn ngày 4 tháng Giêng, 2008, “Bằng một cách đặc biệt, dự án này sẽ yêu cầu sự đền bù cho những nạn nhân của các trường hợp trầm trọng về hành vi luân lý và tính dục của một số rất nhỏ các linh mục.”

Đức Hồng Y nói, “Chúng tôi xin tất cả mọi người tham dự vào các buổi chầu Thánh Thể để đền bù trước Thiên Chúa những tai hại đã được gây ra và để duy trì một lần nữa phẩm giá của các nạn nhân.”

Ngài nói, “Phải, chúng tôi muốn nghĩ về các nạn nhân để cho họ cảm thấy chúng ta gần gũi với họ. Chúng ta lo lắng cho họ trên hết, và điều quan trọng là phải nói ra như vậy.”

Đức Hồng Y Hummes nhấn mạnh rằng chỉ có một thiểu số các linh mục đã có những trường hợp vi phạm về tính dục.

Ngài nói, “Con số linh mục đã phạm bất cứ hành vi luân lý hay tính dục sai trái nào không đến một phần trăm. Đa số không có liên can gì đến những việc này.”

Nhưng ngài tiếp là tất cả mọi linh mục cần được trợ giúp tinh thần để thi hành sứ vụ, và đó là mục đích tổng quát của dự án cầu nguyện.

Thánh Bộ Giáo Sĩ tuyên bố chương trình phụng vụ này vào tháng Chạp, và được thực hiện một phần để "đền bù các lầm lỗi". Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Hummes là người đầu tiên đã nối kết chương trình này với sự lạm dụng tính dục.

Ngoài các buổi chầu Thánh Thể - chầu suốt, mỗi khi có thể - dự án đang tìm kiếm các “bà mẹ thiêng liêng” để cầu nguyện cho các linh mục và cho ơn gọi làm linh mục. Dự án nhắm vào việc đề cao vai trò đặc biệt của Mẹ Maria là người Mẹ của mỗi linh mục.

Đức Hồng Y Hummes nói, thánh bộ hy vọng các cộng đồng giáo hội địa phương sẽ thành lập những nhóm tu sĩ và giáo dân tận hiến cho việc chầu Thánh Thể liên tục “trong một tinh thần chân chính và thực sự đền bù cho tội lỗi của tất cả mọi người.”

Ngài cũng nói rằng Giáo Hội luôn luôn đề cao việc cầu nguyện để đền bù tội lỗi của nhân loại.
 
Thánh lễ khai mạc năm kỷ niệm 350 năm thành lập Hội Thừa Sai Paris
GS. Trần Văn Cảnh
18:52 07/01/2008
Lễ khai mạc Năm Hồng Phúc, 2008, kỷ niệm 350 năm thành lập THỪA SAI HẢI NGOẠI PARIS, 1658-2008 tại nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê

Chủ nhật BaVua, 06 tháng 01 năm 2008

Ngày 29 tháng 07 năm 1658, Ðức Cha François Pallu và Ðức Cha Pierre Lambert de La Motte đã được Ðức Giáo Hoàng Alexandre VII phong chức Giám Mục và đặt làm Giám Quản Tông Toà Ðàng Ngoài và Ðàng Trong: Thừa Sai Hải Ngoại Paris được thành lập.

Chủ nhật Ba vua, ngày 06 tháng 01 năm 2008, thánh lễ khai mạc năm Hồng Ân, 2008, kỷ niệm 350 năm thành lập Thừa sai Hải Ngoại Paris, 1658-2008, đã được long trọng cử hành tại Nhà thờ Thánh Phanxic ô Xaviê, Paris.

Khai mạc Năm Hồng Ân vào ngày Lễ Ba Vua, lễ bổn mạng của mình, Các Thừa Sai Hải Ngoại Paris cố ý nhắc mình về sứ mệnh rao giảng Tin Mừng mà Chúa đã nhắn khi xưa: Vậy anh em hãy đi giảng dậy cho muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em. và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế". (Math. 28, 16-20).

1. Lời cám ơn Cộng đoàn và Tạ Ơn Chúa của Cha Bề Trên Tổng Quyền

Mở đầu thánh lễ, cha Gioan Baotixita ETCHARREN, Bề trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris đã ngỏ lời cám ơn.

• Cám ơn Ðức Hồng Y André Ving-Trois đã nhân lời đến chủ tế Thánh Lễ Khai Mạc Năm Hồng Ân hôm nay và sẽ chủ tế lễ Tạ Ơn tại Nhà Thờ Ðức Bà Paris, ngày 08 tháng 06 sắp tới.

• Cám ơn các linh mục sinh viên Á châu đã đông đảo đến tham dự thánh lễ,

• Cám ơn các Ðức Giám Mục các địa phận Pháp đã gửi các linh mục đến Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris để tiếp tục công việc truyền giáo,

• Cám ơn Ông Thị Trưởng quận 7 đẵ đến tham dự thánh lễ,

• Cám ơn tất cả những ai, đã cách này cách nọ giúp làm cho đời sống và sinh hoạt của Hội Thừa Sai được tiếp tục và phát triển phong phú;

• Ðặc biệt cám ơn những vị đã góp công vào việc đào tạo linh mục tại Chủng Viện Thừa Sai và tại Ðại Học Công Giáo Paris

• Cám ơn cha sở xứ Thánh Phanxicô Xaviê đã cho phép Hội Thừa Sai dùng nhà thờ để cử hành Thánh Lễ Khai Mạc Năm Hồng Ân.

• Cám ơn toàn thể Cộng Ðoàn đã đến tham dự Thánh Lễ Khai Mạc Năm Hồng Ân hôm nay.

Ðồng thời Ngài cũng dâng Lời Tạ Ơn.

• Tạ Ơn Chúa đã gởi đến Hội Thừa Sai trên 4500 thanh niên, để dâng minh làm thừa sai hải ngọai,

• Tạ Ơn Chúa đã cho Giáo Hội Pháp trung thành với sứ mệnh truyền giáo

• Tạ Ơn Chúa đã cho Các Giáo Hội Á Châu dịp dâng cho Hội Thánh nhiều vị tử đạo.

• Tạ Ơn Chúa đã cho các thanh niên pháp cùng hiệp thông với những thanh niên kitô Á châu.

Và để kết thúc lời cám ơn và lời Tạ Ơn Chúa, Cha Bề Trên Tổng Quyền đã mời Ðức Hồng Y và toàn thể cộng đoàn hiện diện đi vào Thánh Lễ Tạ Ơn khai mạc năm Hồng Ân.

2. Lời chia sẻ Tin Mừng của Ðức Hồng Y Tổng Giám Mục Paris

Chia sẻ Tin Mừng ngày lễ Hiển Linh, Ðức Hồng Y André VINGT-TROIS phân tích hai thái độ tiếp đón Tin Chúa Sinh ra. Thái độ vui mừng, hy vọng của Ba vua và thái độ nghi ngại, sợ sệt của Vua Hêrođê. Ðáp lại dấu chỉ sao sáng của Chúa, Ba vua trả lời bằng sự đi đến, bằng sự hiện diện; Hêrodê đáp lại bằng lời thối thác. Chúng ta có cảm xúc thế nào trước những tiếng gọi, những dấu chỉ mà Chúa gởi đến cho ta ?

Ba vua đã nhận ra nơi vua dân Do thái này là vua của muôn dân. Niềm vui của Elisabét, của Maria khi hay tin Chúa giáng sinh đã biến thành niềm vui của cả địa cầu. Tình yêu Thiên Chúa đã phá bỏ hết các hàng rào biên giới, lãnh thổ. Niềm vui về Ðấng Cứu Thế đã lan tỏa khắp trái đất. Lời Chúa đã vang cùng khắp nhân trần. Cùng với Hài Nhi Cứu Thế, muôn lòng đều mở rộng ra để tiếp đón hết mọi dân tộc.

Từ Biển Ðịa Trung Hải, một chiều hướng mới, một kỷ nguyên công giáo đại đồng mới đã mở ra cho khắp các dân nước. Ðó là chiều hướng kitô, đó là kỷ nguyên Cứu Chúa. Rất nhiều thanh niên đã đáp lại tiếng Chúa gọi, dâng mình làm linh mục, đi khắp các nẻo đường, đến tận cả những nơi xa xăm, bất chấp hiểm nguy rao giảng Tin mừng. Từ 350 năm nay, trong Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris, họ đông trên hơn 4500 người !

Trong xã hội chúng ta hôm nay, như chúng ta sinh sống hôm nay, chúng ta có thể được gọi làm thừa sai bắng cách nào ? Làm sao chúng ta nhận ra tiếng gọi ? Chúng ta sẽ đáp lại tiếng gọi ấy thế nào ? Chúng ta có sẽ dám bỏ các tiện nghi không ? Chúng ta có sẽ dám vượt qua những khoảng cách để đến với người khác không ? Có dám bỏ qua những hố sâu chia cách chúng ta không ? Bây giờ và Ở đây. Hây tiếp đón nhau bây giờ và ở đây. Nếu bây giờ và ở đây, mà ta còn không tiếp đón được, thì làn sao dám cao vọng tiếp đón nơi khác, xa hơn, khi khác, lâu hơn ?

Chúng ta cùng cầu nguyện để có được niềm hy vọng, niềm tin hầu tiếp đón Ðấng Cứu Thế; để lòng chúng ta được mở rộng hầu tiếp nhận mọi anh em bây giờ và ở dây.

3. Tiệc mừng chia sẻ niềm vui chung

Sau thánh lễ, theo lời ca « Hãy đi khắp thế gian, giảng dậy Tin Mừng cho muôn dân, Alleluia. Hãy đi tận cùng trái đất, alleluia » ! Cộng đoàn linh mục thừa sai trên dưới 300 người, cùng với cộng đoàn tín hữu trên dưới 1000 người, cùng quây quần quanh Ðức Hồng Y André Vingt-Trois, Tỗng Giám Mục Paris và Cha Gioan Baotixita Etcharren, Bề Trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris, và cùng chung niềm vui kỷ niệm 350 năm thành lập Hội Thừa Sai, ở cuối Nhà Thờ.

Sau đó mọi người theo nhau kéo về phòng khánh tiết quận 7, tham dự tiệc mừng chung vui, trong đó có khoảng bốn năm chục linh mục sinh viên việt nam, vài chục tu sĩ nam nữ việt nam và vài chục giáo dân việt nam.

Xin cám ơn các cha thừa sai, đã từ 350 năm nay, góp phần xây dựng Giáo Hội Việt Nam ! Xin Chia vui cùng các cha mừng năm Hồng Phúc, kỷ niệm 350 năm thành lập Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris !

Paris, ngày 07 tháng 01 năm 2008
 
Mỗi ngày có từ 15,000 đến 20,000 du khách vào thăm đền thờ thánh Phêrô.
Nguyễn Long Thao
19:21 07/01/2008
Vatican, 7/01/08 - Đức Hồng Y Angelo Comastri quản nhiệm đền thánh Phêrô cho tờ L'Osservatore Romano, cơ quan ngôn luận của Tòa Thánh biết hàng ngày trung bình có từ 15,000 đến 20,000 người vào viếng thăm đền thờ thánh Phêrô ở Roma.

Ngài cũng cho biết trong những năm gần đây số người đến viếng đền thờ thánh Phêrô tăng vọt. Những tháng cao điểm là tháng 5 và tháng 10, du khách phải xếp hàng rất dài bên ngoài công trường thánh Phêrô để chờ đến lượt vào đền thờ. Biện pháp an ninh được áp dụng rất nghiêm nhặt, mọi du khách đều phải qua cửa kiếm soát an ninh.
 
Top Stories
Thai Ha Land Ownership Dispute Facts
J.B. An Dang
02:36 07/01/2008
Redemptorists arrived in Vietnam in 1925. Since then, they had taken the Good News to many provinces in the North of Vietnam. In 1928, they bought a land of more than 6 hectares at Thai Ha, Hanoi to build a convent and a church. Mass for the Inauguration of the convent was held on 7th May 1929. The church was inaugurated 6 years later, in 1935.

In 1941, there were up to 66 members including 17 priests, 12 brothers, 26 seminarians, and 11 novices living in the convent. The number of the congregation's members kept increasing steadily until 1954, when Vietnam was divided into two distinct states.

In 1954, most Redemptorists moved to the South of Vietnam. Fr. Joseph Vu Ngoc Bich, Fr. Denis Paquette, Fr. Thomas Côté, Br. Clement Pham Van Dat and Br. Marcel Nguyen Tan Van remained in Hanoi. They lived under extremely harsh treatment by the atheist regime, and soon faced brutal persecutions.

On 7th May 1955, Br. Marcel Nguyen was arrested. Four year later, on 9th July 1959, he died in the communist jail. Fr. Denis Paquette faced deportation on 23th October 1958. One year later, Fr. Thomas Côté faced the same fate. Less than three years later, on 9th October 1962, Br. Clement Pham was jailed. He died later in the communist jail on 7th October 1970 in a rural area of Yen Bai. Since 1962, Fr. Joseph Vu had run the parish alone.

Police in mass at Thai Ha parish
Police in clash with Thai Ha parishioners
A woman was arrested
Despite Fr. Joseph Vu’s persistent protests, local authorities had managed to nibble bite by bite the parish’s land. The original area of 61,455 square meters was reduced to 2,700 square meters as status quo. The communist government converted the convent into Dong Da hospital, and distributed or sold illegally large part of the land to state-owned companies, and government officials.

Priests, religious and the laity of Thai Ha parish have repeatedly requested for the return of the land seized by the government. The request of the congregation is based on the facts that:

i) The Redemptorists has legal land title of the whole 61,455 square meters.

ii) Fr. Joseph Vu and his successors did not sign any agreements to offer any part of the land to the government even under coercive conditions. The government occupied all the 58,755 square meters of the 61,455 square meters by force.

iii) Article 70, Chapter 5, concerning the Fundamental Rights and Duties of the Citizen, in the 15th April 1992 Vietnam Constitution states that

“The citizen shall enjoy freedom of belief and of religion; he can follow any religion or follow none. All religions are equal before the law. The places of worship of all faiths and religions are protected by the law.”

iv) Directive No. 379/TTg specifies that places of worship borrowed by the authorities must be returned to the churches or their owners when their use is no longer justified. If the use of the land is not for the right purposes, then it must be returned to the churches. If the places of worship are being occupied by people, it is municipal government’s task in asking these habitants to leave the properties within specific time.

v) Decree No. 26/1999/ND-CP provides that church properties must be kept under the management of the state, and the state should not let these places of worships be transgressed.

vi) Ordinance No. 21/2004/PL-UBTVQH11 of June 18, 2004 regarding Religious Belief and Religious Organizations, Article 26 elaborates that the legal property of places of religious belief and of religious organizations is protected by law; any violation of this right is forbidden.

Instead of seriously considering the legitimate aspiration of Thai Ha’s parishioners, and putting their own laws into practice, the local authorities of Dong Da district, Hanoi bid to take some more land of the parish.

Foreseeing the reactions of the parishioners, on 6th January the local authorities immobilized its armed force to back new construction works on the Church land. Since then, ongoing prayer protests have been held by parishioners to request for the suspension of any new construction works on the land in dispute.
 
Catholics in Hanoi continue peaceful protest
Asia-News
06:32 07/01/2008
First public protest by faithful in the Vietnamese Capital asks for the restitution of the Apostolic delegations’ residence to the Church. Taken over by the government during the communist revolution of 1975, the complex was also used as a disco and a car park for state officials.

Hanoi (AsiaNews) – The peaceful protests of Catholics in Hanoi continues. They are asking that a building that was the seat of the Apostolic Delegation, taken by the public authorities and currently used as a night club, as well as its gardens which have been transformed into a private car park for state officials. Gathered around the gates of the compound the faithful pray, lay flowers and hold candle-light vigils.

This protest that has been ongoing for some weeks now, is the first such public demonstration to held by the capitals’ Catholics, who meet in front of the building which is part of St Josephs Cathedral. A petition for its restitution was also presented to the governing authorities and on December 30th there was a meeting between the Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung and the archbishop of Hanoi msgr. Joseph Ngo Quang Kiet.

Hanoi diocese maintains it posses deeds attesting to its ownership of the land and the building complex dating back to 1933.
 
Vietnam: further clashes over confiscated church property
Independent Catholic News
13:29 07/01/2008
Hanoi - While the dispute at the Hanoi Apostolic Delegate's Office (reported earlier today on ICN) has not been settled, we have just learnt that another demonstration over Church properties also took place yesterday at Thai Ha parish.

Thai Ha is a large parish in Hanoi, run by the Redemptorists. Part of its 60,000 square metres has been occupied by various government bodies. Recently, a sewing factory backed by local authorities has built its workshops on the parish's land.

The parishioners held a protest that lasted from early morning till late at night. Police clashed with protesters. This was seen as a message that Vietnam government would not be prepared for any agreements on land disputes that satisfy the legitimate aspiration of Hanoi's Catholics.

Background of Thai Ha Land Ownership Dispute

Redemptorists arrived in Vietnam in 1925. Since then, they had taken the Good News to many provinces in the North of Vietnam. In 1928, they bought a piece of land of more than six hectares at Thai Ha, Hanoi to build a convent and a church. Mass for the Inauguration of the convent was held on 7th May 1929. The church was inaugurated 6 years later, in 1935.

In 1941, there were up to 66 members including 17 priests, 12 brothers, 26 seminarians, and 11 novices living in the convent. The number of the congregation's members kept increasing steadily until 1954, when Vietnam was divided into two distinct states.

In 1954, most Redemptorists moved to the South of Vietnam. Fr Joseph Vu Ngoc Bich, Fr Denis Paquette, Fr Thomas Côté, Br Clement Pham Van Dat and Br Marcel Nguyen Tan Van remained in Hanoi. They lived under extremely harsh treatment by the atheist regime, and soon faced brutal persecutions.

On 7th May 1955, Br Marcel Nguyen was arrested. Four year later, on 9th July 1959, he died in the communist jail. Fr Denis Paquette faced deportation on 23th October 1958. One year later, Fr Thomas Côté faced the same fate. Less than three years later, on 9th October 1962, Br Clement Pham was jailed. He died later in jail on 7th October 1970 in a rural area of Yen Bai. Since 1962, Fr Joseph Vu had run the parish alone.

Despite Fr Joseph Vu's persistent protests, local authorities had managed to nibble bite by bite the parish's land. The original area of 61,455 square meters was reduced to 2,700 square meters as status quo. The communist government converted the convent into Dong Da hospital, and distributed or sold illegally large part of the land to state-owned companies, and government officials.

Priests, religious and the laity of Thai Ha parish have repeatedly requested for the return of the land seized by the government. The request of the congregation is based on the facts that:

i) The Redemptorists has legal land title of the whole 61,455 square meters.

ii) Fr Joseph Vu and his successors did not sign any agreements to offer any part of the land to the government even under coercive conditions. The government occupied all the 58,755 square meters of the 61,455 square meters by force.

iii) Article 70, Chapter 5, concerning the Fundamental Rights and Duties of the Citizen, in the 15th April 1992 Vietnam Constitution states that

"The citizen shall enjoy freedom of belief and of religion; he can follow any religion or follow none. All religions are equal before the law. The places of worship of all faiths and religions are protected by the law."

iv) Directive No. 379/TTg specifies that places of worship borrowed by the authorities must be returned to the churches or their owners when their use is no longer justified. If the use of the land is not for the right purposes, then it must be returned to the churches. If the places of worship are being occupied by people, it is municipal government's task in asking these habitants to leave the properties within specific time.

v) Decree No. 26/1999/ND-CP provides that church properties must be kept under the management of the state, and the state should not let these places of worships be transgressed.

vi) Ordinance No. 21/2004/PL-UBTVQH11 of June 18, 2004 regarding Religious Belief and Religious Organizations, Article 26 elaborates that the legal property of places of religious belief and of religious organizations is protected by law; any violation of this right is forbidden.

Instead of seriously considering the legitimate aspiration of Thai Ha's parishioners, and putting their own laws into practice, the local authorities of Dong Da district, Hanoi bid to take some more land of the parish.

Foreseeing the reactions of the parishioners, on 6th January the local authorities immobilized its armed force to back new construction works on the Church land. Since then, ongoing prayer protests have been held by parishioners to request for the suspension of any new construction works on the land in dispute.

For more information and pictures about the struggle of Catholics in Vietnam see: http://vietcatholic.net

J.B. An Dang

© Independent Catholic News 2007
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Báo cáo của cha Bề Trên nhà Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội
LM Giuse Trịnh Ngọc Hiên
04:55 07/01/2008
Tổng Giáo phận Hà Nội

Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Giáo xứ Thái Hà
Thái Hà, ngày 06 tháng 01 năm 2008


BÁO CÁO TỔNG QUÁT

VỀ SỰ KIỆN DIỄN RA TẠI GIÁO XỨ THÁI HÀ-HÀ NỘI NGÀY 06.01.2008


Kính gửi: - Đức Tổng Giám Mục Hà Nội

- Cha Giám Tỉnh DCCT Việt Nam

- Đức Cha Chủ tịch Uỷ Ban Tu sĩ HĐGMVN


Kính thưa Đức Tổng Giám Mục

Cha Giám Tỉnh DCCT Việt Nam

Đức Cha Chủ tịch Uỷ Ban Tu sĩ HĐGM Việt Nam

Ngày hôm qua, 06.01.2008, tại khu vực giáo xứ chúng con đã xảy ra sự kiện căng thẳng giữa một bên là đại diện chính quyền, công an, cảnh sát, dân phòng và một bên là các linh mục, tu sĩ và giáo dân Giáo xứ Thái Hà, liên quan đến một khu đất hiện là tài sản của Giáo xứ Thái Hà, của Giáo Hội.

Chúng con xin tường trình như sau:


Năm 1928, Đức Giám Mục Francois Chaize, Giám quản Tông toà Giáo phận Hà Nội đứng tên mua giúp cho Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) khu đất khoảng 400 m x 150 m nằm trên quốc lộ 6, nay là phố Nguyễn Lương Bằng, tổng diện tích là 61.455 m2, tức là 6,1455 ha.

DCCT bắt đầu cư trú, tạo lập cơ sở vật chất và phục vụ giáo dân tại khu đất trên đây từ ngày 26.09.1928. Từ năm 1939, Bản Quyền Giáo Phận Hà Nội đã thành lập Giáo xứ Thái Hà và giao cho chúng con phục vụ. Tu viện-Giáo xứ chúng con vẫn sở hữu và sử dụng toàn bộ đất đai và nhà cửa nằm trên khu đất trên đây một cách bình thường.

Từ năm 1959, sau khi Đức Khâm Sứ bị đưa đi khỏi Hà Nội và các cha người Canada trong Tu viện chúng con bị trục xuất, thì nhiều đất đai và nhà cửa của chúng con, bắt đầu bị chiếm dụng bất công và trái phép. Một phần đất khoảng 16.362 m2 thuộc khuôn viên Tu viện và Giáo xứ bao gồm nhà hội quán, nhà chăn nuôi, hồ bơi cùng các công trình phụ trợ khác đã bị Xí nghiệp Dệt Thảm Len chiếm dụng. Ngày 25.03.1994, xí nghiệm này được sáp nhập vào Công ty May Chiến Thắng. Trong khi đó, hiện tượng biến đất nội tự thành đất tư nhân đã nhiều lần diễn ra ở phần đất Công ty May Chiến Thắng chiếm dụng. Hiện nay phần đất này đã có nhiều tư nhân cư trú. Đặc biệt từ giữa năm 2006 Công ty này bắt đầu cho đập phá các công trình vốn có trong khu vực mà trong đó có một số là do Nhà thờ Thái Hà xây dựng trước đây và sau đó chúng con nghe nói là họ đã bán chác cho các cá nhân để hưởng lợi.

Trước thực trạng đó, từ năm 1996, Giáo xứ Thái Hà đã nhiều lần làm đơn thư đề nghị các cấp chính quyền giải quyết, nhưng không thấy trả lời.

Gần đây nhất, ngày 05.01.2007, Nhà thờ Thái Hà đã làm đơn lên Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu xem xét trả lại đất khu vực này cho Nhà thờ Thái Hà.

Ngày 04.04.2007 UNBD có văn thư trả lời rằng đã giao cho UBND quận Đống Đa, Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, Ban Tôn giáo trả lời kiến nghị của Nhà thờ.

Ngày 07.05.2007 Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất có văn thư trả lời rằng: Việc giao lại cho Nhà thờ Thái Hà khu nhà đất do Công ty May Chiến thắng đang quản lý và sử dụng là không có cơ sở pháp lý để giải quyết.

Ngày 16.05.2007, chúng con lại làm đơn kiến nghị lần thứ hai gửi lên Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan hữu quan của Trung ương và địa phương để lập lại yêu cầu của mình. Chưa thấy nơi nào trả lời.

Trong khi đó, vào ngày 08.06.2007 khoảng gần 100 giáo dân đã lên UBND TP. Hà Nội, giăng biểu ngữ đòi Bí thư Thành uỷ để giải quyết chuyện đất đai ở Công ty May Chiến Thắng. Chúng con cương quyết quyết đòi lại khu đất này, vì trước đây chúng con đang dự định xây dựng thánh đường trên mảnh đất này, bản vẽ chi tiết đã thực hiện xong, nhưng vì hoàn cảnh chưa kịp thi công thì người ta đã chiếm dụng mất đất.

Ngày 06.07.2007 khoảng gần 100 giáo dân mang theo biểu ngữ lên UBND TP Hà Nội tiếp tục đòi lại phần đất mà Công ty May Chiến thắng đang chiếm dụng trái phép của nhà thờ.

Cách đây khoảng trên dưới hai tháng, Công ty May Chiến Thắng thi công trái phép và ban đêm, chúng con phát hiện và đã ra phản đối. Họ đã ký biên bản dừng lại trong khi chờ giải quyết. Cũng từ đó, giáo dân đã gần như có mặt ngày đêm tại khu đất để bảo vệ. Chính quyền đã làm việc với giáo xứ và công ty để bảo đảm giữ nguyên trạng khu đất.

Trong khi đó, từ mấy tuần nay, chính quyền dựng thêm chốt bảo vệ tuần tra ở cổng chính vào khu đất, thường xuyên cho xe của cảnh sát cơ động chạy vào đây làm náo loạn khu vực tôn nghiêm của nhà thờ. Đặc biệt ngày 05-06.01.2008 chính quyền sở tại dùng bạo lực để bảo kê cho công ty May Chiến Thắng tiến hành xây dựng trái phép và đe doạ sử dụng bạo lực để ngăn chặn giáo dân phản đối, trong khi anh em linh mục chúng con đang bận đi làm việc mục vụ và bác ái trong ngày chúa nhật.

Diễn tiến của sự kiện này- một phần chúng con chứng kiến và một phần chúng con nghe giáo dân kể lại- như sau:

Từ tối hôm ngày 05.01.2008, một số người đã phát hiện đang có sự thi công trái phép trên khu đất chiếm dụng trong khi phần lớn giáo dân giáo xứ Thái Hà đi cầu nguyện bên Toà Khâm Sứ.

Khoảng 20 h 20 giáo dân bắt đầu kéo ra phản đối. Công an yêu cầu bà con giải tán và sẽ buộc Công ty May Chiến Thắng dừng thi công.

Tin lời công an, giáo dân ra về.

Sáng nay, khoảng 8 h 30 giáo dân thấy xe cảnh sát chạy náo loạn trên con đường trước khu đất, thì phát hiện các cảnh sát đang triển khai đội hình bảo vệ khu đất đã chiếm dụng cho Công ty Chiến Thắng thi công trái phép. Tức tốc bà con giáo dân điện báo cho nhau kéo ra khu đất bị chiếm dụng.

Chúng con nghe giáo dân nói thấy cảnh sát 113 mang roi điện, súng ống cắm lưỡi lê, hàng rào cứng mũi nhọn, thứ chuyên dùng để chặn và quây dân oan trên vỉa hè Bộ Tư pháp và Văn phòng Quốc hội. Cảnh sát đi xe jeep và xe đặc nhiệm dùng để đổ quân trấn áp.

Cảnh sát giăng hàng rào thép gai. Sử dụng roi điện, lưỡi lê để đe doạ bà con giáo dân và bảo vệ cho công nhân thi công trái phép trong khu đất chiếm dụng. Giáo dân cương quyết phản đối việc ăn cướp đất. Nhiều cảnh sát hô bắt hết giáo dân đưa về quận.

Khoảng hơn 12 h trưa, sau khi bị giáo dân phản đối mạnh quá đồng thời thấy bạo lực và đe doa sử dụng bạo lực không làm nhụt ý chí bảo vệ công lý và công bằng một cách hoà bình của bà con giáo dân, thì lực lượng 113 mang vũ khí ra về bớt. Chỉ để lại một xe chỉ huy nhỏ trong khi đó các nhân viên an ninh còn rất nhiều, vừa đứng trong khu đất, vừa đứng ngoài đường.

Khoảng 14 h 20 khoảng 1000 thiếu nhi trong xứ ra tham gia cầu nguyện cùng các bậc phụ huynh đang cầu nguyện thường xuyên ở sẵn đó.

Khoảng 15 h, trong khi chúng con chưa về, thì một anh em linh mục chúng con về tới nhà trước, đã ra hiện trường xem xét tình hình thì bị công an và cán bộ yêu cầu đi về.

Công an có các hành vi phá rối việc cầu nguyện của giáo dân như cho nhạc thật to giữa cộng đồng giáo dân đang cầu nguyện.

Cảnh sát còn để rất nhiều dây thép gai trong khu vực đất chiếm dụng và trên đường đi bên cạnh nhằm ngăn cản giáo dân tiếp cận khu đất.

Cảnh sát mượn một số nhà gần khu đất làm trụ sở tạm thời để canh giáo dân và bảo vệ công ty chiếm đất.

Các giáo dân vẫn ngày đêm thường trực canh giữ và cầu nguyện bên cạnh khu đất. Họ ăn bánh mì thay cơm.

Khoảng 19 h 30, sau khi kết thúc thánh lễ, chúng con đã thông báo với cộng đoàn rằng: Hôm nay là phiên cầu nguyện của giáo xứ Thái Hà tại Toà Khâm Sứ. Nhưng giáo xứ chúng ta cũng đang cần lời cầu nguyện, chúng tôi đã liên lạc với Đức Tổng Giám Mục và ngài cho phép thay vì lên Toà Khâm Sứ, chúng ta sẽ cầu nguyện tại ngay chính mảnh đất của chúng ta đang bị chiếm dụng bất công và thi công trái phép, nơi công ty Chiến Thắng đang có những hành vi vi phạm pháp luật. Đức Tổng Giám Mục chuyển lời thăm tới toàn thể anh chị em và ngài nói rằng ngài hoàn toàn hiệp thông chia sẻ và cầu nguyện với anh chị em giáo dân giáo xứ Thái Hà chúng ta. Ngài cũng đã cho thông báo tới các giáo xứ trong thành phố Hà Nội để các giáo xứ này hiệp thông cầu nguyện với chúng ta.


Năm anh em linh mục trong giáo xứ hiện đã có mặt ở nhà và khoảng 2000 giáo dân vừa tham dự thánh lễ đã xếp hàng theo thánh giá nến cao tiến sang khu đất bị chiếm dụng cách nhà thờ khoảng hơn 200 m để cầu nguyện trong hơn nửa tiếng. Công an thành phố chạy theo chúng con chụp ảnh rất nhiều. Công an đứng bao vây và giám sát toàn thể cộng đoàn cầu nguyện.

Đêm về vẫn còn nhiều giáo dân canh thức tại khu vực đất bị chiếm dụng. Sáng nay vẫn còn có giáo dân và công an trong khu vực.

Chúng con xin kính báo sự kiện lên Đức Tổng Giám Mục, Cha Giám Tỉnh, Đức Cha Chủ tịch Uỷ Ban Tu sĩ. Kính xin các ngài cầu nguyện, hướng dẫn và giúp đỡ chúng con.

Chúng con xin chân thành cảm ơn.

Chúng con cầu xin Chúa ban cho Đức Tổng Giám Mục, Cha Giám Tỉnh, Đức Cha Chủ tịch Uỷ Ban Tu sĩ được bình an, mạnh khoẻ để phục vụ.

LM Giuse Trịnh Ngọc Hiên

Bề trên-Chính xứ
 
Sau 41 năm chờ đợi nay giáo xứ Tam Châu, giáo phận Phát Diệm, mới có Cha chính xứ
LM Phêrô Nguyễn Văn Khải. DCCT.
08:11 07/01/2008
TAM CHÂU, Phát Diệm - Chiều ngày 05.01.2001, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám quản Giáo phận Phát Diệm, đã chủ sự thánh lễ trao ban chức vụ chính xứ cho cha Giacôbê Nguyễn Ngọc Giao. Thánh lễ đã diễn ra cách trọng thể,tưng bừng, phấn khởi vì giáo dân ở đây sau 41 năm chờ đợi bây giờ mới có cha xứ.

Cha tân chính xứ Nguyễn Ngọc Giao
Cha Tân Chính Xứ nam nay 68 tuổi, quê ở Giáo xứ Phát Diệm. Trong bài giảng Cha Tổng Đại Diện Giuse Phạm Ngọc Khuê nói rằng: Cha Tân Chính Xứ đã theo Chúa trong khó khăn, gian khổ, trong đau thương, trong thử thách, trong tù đầy.

Được biết Cha Tân Chính Xứ đã theo đuổi ơn gọi tu trì từ nhỏ và đã học Chủng viện Gioan Hà Nội hồi cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Sau khi Chủng viện này đóng cửa ngài trở về Phát Diệm, khiêm nhường phục vụ ở Tòa Giám Mục và một số giáo xứ như một tu sĩ không chức thánh. Ngài cũng bị bắt đi tù một thời gian.

Năm 2006, lúc 66 tuổi, ngài mới được chính quyền cho phép vào Chủng viện Bổ túc ở TGM Bùi Chu. Năm 2007 ngài được thụ phong linh mục và hôm nay ngày được bổ nhiệm làm Chính Xứ một giáo xứ khiêm tốn của Giáo phận Phát Diệm là Giáo xứ Tam Châu.

Giáo xứ này tọa lạc trên phần đất thôn Đông Châu, làng Phúc Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình- nơi có mật độ người công giáo cao nhất trong làng Phúc Nhạc. Giáo xứ Tam Châu vốn là con của giáo xứ Phúc Nhạc, mới được tách ra làm thành một xứ từ năm 1933. Phần lớn giáo dân trong xứ quê gốc Bùi Chu. Giáo xứ đã đóng góp cho Giáo Hội một số linh mục và tu sĩ, trong đó “có một ngọn đèn lớn là Đức Cố Giám Mục Phaolô Bùi Chu Tạo (1909-2001).”-lời cha Tổng Đại Diện giảng trong thánh lễ. Đức Cố Giám Mục là Cha Chính Xứ Tam Châu trước khi về Phát Diệm làm Giám Quản năm 1957. Sau đó, có Cha Giacôbê Hậu thay ngài làm chính xứ. Vị linh mục này đã bị chính quyền bắt năm 1966 và đã chết rũ tù vài tuần sau đó. Từ đó đến nay Giáo xứ không có linh mục ở tại chỗ mà chỉ có các cha quản nhiệm. Hai đấng quản nhiệm gần nhất là cha Antôn Đoàn Minh Hải ( 1991-1999) và cha Giuse Trần Văn Khoa (1999-2008).

Hiện tại Giáo xứ Tam Châu có khoảng 1400 giáo dân, nhưng phần lớn thanh niên đã đi làm ăn xa, ở nhà phần nhiều chỉ còn là trẻ con, phụ nữ và người già.

Hy vọng từ nay khi có Cha Chính Xứ ở giữa giáo dân, Giáo xứ sẽ bước vào một kỷ nguyên mới, sống đạo tốt hơn và phát triển hơn về mọi phương diện.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Email từ Hà Nội: Chân Dung của những Công An Hà Nội
Nguyễn An Việt
01:04 07/01/2008
HÀ NỘI -- Hình ảnh những công an và cảnh sát quận Đống Đa và Hà Nội đang bảo vệ những kẻ đi cướp đất và trấn áp bà con công giáo Xứ Thái Hà làm tôi thật đau lòng và phẫn uất. Những công an và cảnh sát là những người bảo vệ công lý thì lại đứng ra tiếp tay với những kẻ cướp đất và bán đất của Nhà Dòng và giáo xứ. Tệ hại hơn nữa công an lại là những người có chia phần trong đó.

Cảnh Sát đang đàn áp giáo dân xứ Thái Hà
Ở Hà Nội này chẳng ai lạ gì các đồng chí công an. Nhiều khi công an và kẻ cắp cũng như nhau. Công an phưòng thì ăn đủ các thứ hối lộ. Những gia đình mở hàng quán phải “bồi dưõng” thưòng xuyên cho công an. Nếu không thì các đồng chí hạch hỏi và phạt tiền về nhiều khỏan. Thế nhưng công an lại dung túng những những kẻ làm ăn phi pháp, những tên côn đồ và mafia ở Việt Nam. Vụ sàn nhảy New Century ở Phố Tràng Thi là một điển hình. Trụ sở Công An Quận Hoàn Kiếm cũng nằm trên cùng phố với vũ trường này, chỉ đi bộ khoảng 1 phút đối với người già như tôi. Vũ trường này mở nhạc rock đến 2, 3 giờ sáng rung cả nhà cửa của những hộ chung quanh trong đó có hai dãy nhà của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội. Nhà Chung và các hộ làm đơn khiếu nại những không hề có trả lời và có biến chuyển. Nghe nói chủ vũ trưòng có ô dù ở quận và sở công an.

Gia đình tôi mở cửa hàng tại nhà, hàng tháng phải nộp tiền chính thức cho công an phưòng cho trật tự và an toàn, nhưng ban đêm khi bọn nghiện quậy phá cửa nhà, tôi gọi công an phường, thì không có đồng chí nào đến cả.

Trung tá Dược phòng PA 38
Còn đến các đồng chí công an tôn giáo, như Sơn và Dược của phòng (PA 38 Sở Công An Hà Nội) thì thật sự là những công cụ nhà nước đặt để theo dõi giáo hội nhất là các linh mục để chèn ép và làm suy yếu giáo hội. Trung tá Vũ Thanh Sơn (có một nốt ruồi to gần ria mép) là ngưòi có thái độ hung hăng, ăn nói càn rỡ, kẻ cả. Đồng chí này thưòng làm khó dễ, tra hỏi các cha Dòng Chúa Cứu Thế. Đồng chí thưòng lai vãng rình mò nhiều nhất ở xứ Thái Hà, Toà Tổng Giám Mục và xứ Hàng Bột. Xin phóng viên VietCatholic đưa hình đồng chí Sơn lên mạng để bà con được biết và cầu nguyện cho đồng chí Sơn. Chắc chắn, đồng chí Sơn cũng phải sơ múi trong vụ đất cát ở Thái Hà thì mới gửi con đi học ở Singapore được, chứ lương tháng có hơn 3 triệu DVN (200 đô la) thì chỉ sống sung túc mà thôi. Ngoài Sơn và Dược còn có đồng chí Lâm theo dõi chủng viện, và đồng chí Ngọc theo dõi Nhà Thờ Chính Tòa.

Ông công an trưởng phường tên Minh
Còn nữa, liên quan đến vụ chiếm dụng đất đai tại Thái Hà, ai chẳng biêt cán bộ Minh, Trưởng Công an Phường Quang Trung, nơi có nhà thờ Thái Hà. Ông này nổi tiếng là người tham nhũng và vô lễ với đồng bào trong Phường, đặc biệt là trong thời gian qua với người Công giáo Thái Hà. Ngay sáng nay, 07.01.208, trong khi các công an viên khác chỉ thi hành chức vụ theo lệnh trên vào tỏ ra vui vẻ và thông cảm với những đấu tranh của dân, thì ông Trưởng Công an Minh này có thái độ rất chướng. Công an Minh liên tục chửi bới và có những hành vi bất nhã với giáo dân đang cầu nguyện ở đây nên đã bị mấy bà cụ mắng: "Đúng là một con trâu điên". Bà con trong phường ai mà chả biết ông này có phần ăn lớn trong vụ toa rập với Công ty May Chiến Thắng bán trái phép đất đai là tài sản của nhà thờ Thái Hà. Xin bà con hãy nhìn cho rõ hình ông Minh, Trưởng Công an Phường, một công an đang làm xấu mặt đất nước này.

Những điều tôi nói trên đây là một trong muôn vàn nỗi khổ của dân Hà Nôị với công an, đặc biệt là của những người công giáo. Điều đó nói lên Giáo hội có tự do hay không rồi. Sau đây mời mọi người nghe đoạn Thánh Kinh, đoạn Thánh Vịnh mà các tu sĩ đọc trong Kinh Nhật Tụng, nói về kẻ gian ác như sau:

Công an đang rình mò
Xin đừng bắt con đồng số kiếp với tội nhân,

chung vận mạng với phường khát máu.

Tay chúng gây tội ác tầy trời,

riêng tay mặt đầy quà hối lộ.

Quanh con cả đàn bò bao kín,

thú Ba-san ùa đến bủa vây:

Há mồm đe dọa gớm thay,

khác nào sư tử xé thây vang gầm.


Xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho giáo dân xứ Thái Hà và giáo dân Hà Nội chúng tôi.
 
Bản đồ đất đai nhà Dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà
Dòng Chúa Cứu Thế Nhà Hà Nội
05:06 07/01/2008
 
Ấp chiến lược giữa đô thành
Xuân Thành
07:45 07/01/2008
Nghe tin cấp báo, công an trấn áp giáo dân tại giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, tôi phóng xe về Thái Hà.

Dọc đường tự nhủ, tại sao Chính quyền lại làm như thế, giữa lúc tinh thần cầu nguyện của giáo dân tại Toà Khâm sứ đang cao trào? Có mục đích gì không? Chắc tại mấy ông cha Dòng hôm qua dám lên Toà Khâm sứ cầu nguyện nên phải dằn mặt? Tại sao họ lại cố tình làm vào ngày thứ bảy và Chúa Nhật, ngày tất cả mọi người công giáo đều đến nhà thờ?

Quá nhiều thắc mắc mà không có câu trả lời!!!

Ấp chiến lược giữa đô thành
Tôi tới hiện trường vào lúc mà cuộc trấn áp đang vào giai đoạn cao trào. Từ đằng xa, tôi trông thấy một rừng cán bộ, cảnh sát, đủ các loại sắc phục và rất đông mặc thường phục. Giáo dân thì chỉ có mấy cụ già. Một số cụ hai tay như đang “bơi” giữa các chiến sĩ công an mặt đằng đằng sát khí, với những cái khoát tay mạnh bạo. Trong bầu khí rất hỗn độn, tôi nghe được cả những tiếng đe doạ: “Bắt tất cả về phường, về quận” . Lúc ấy, cảm giác của tôi uất nghẹn, có cái gì đấy như đang vỡ ra.

Tôi tự nhủ chính quyền của dân mà lại đàn áp dân vậy sao? Họ có tội gì: “Tội bảo vệ pháp luật?” hay “tội không cho Chính quyền tham nhũng?”, “Tội dám cản đường cán bộ chia lô bán đất nhà thờ?”.

Sự kiện xảy ra hôm nay tại Thái Hà chắc chắn là như thế. Không thể giải thích cách khác được, bởi theo như một số giáo dân cho biết, ngay từ tối hôm trước, ngày 5/1/2008, khi giáo dân kéo tới hiện trường, thì đã thấy rất nhiều cán bộ đứng trực sẵn với dùi cui trong tay. Sau khi nhận được lời cam kết của các vị đại diện chính quyền sẽ đình chỉ việc xây dựng trái phép, bà con đã ra về. Thế nhưng, sáng hôm nay, 6/1/2008, khi các cha Dòng cùng một số giáo dân đi làm từ thiện tại trại phong Sóc Sơn, thì một số giáo dân ở nhà phát hiện rất nhiều xe cảnh sát đi lại trong khu vực. Cảm thấy có điều gì bất thường, một số giáo dân đã kéo sang khu đất, thì thấy công an đứng đầy đường với dùi cui trong tay, bên cạnh là những cuộn thép gai và những tấm lưới thép B40 khổng lồ, che chắn khu vực đang xây dựng. Phía bên trong bức tường, các công nhân đang vội vã thi công.

Bức tường thật nham nhở!!!

Hàng rào giây thép gai án ngữ dọc theo bờ tường khiến tôi sợ hãi và cảm thấy nhục nhã cho quê hương đất nước này. Nhìn hàng rào giây thép gai, với cảnh sát được trang bị dùi cui, lưỡi lê, tôi nghĩ ngay tới ấp chiến lược ngày xưa. Dù sao, ấp chiến lược là của thời chiến, chứ đâu phải của thời bình. Vậy mà, nó đang tồn tại ngay giữa thủ đô 4000 năm văn hiến.

Thật là oan nghiệt!!!

Tôi đã hỏi một số giáo dân thì được cho biết tối ngày 5/1 khi giáo dân ở đó thì chưa có hàng rào và tấm lưới B40 này. Những cuộn giây thép gai và những tấm lưới sắt chỉ được phát hiện sáng nay. Điều ấy cho thấy rằng, một là chính các cán bộ, công an – những người đã cam kết với các giáo dân đêm hôm trước, là thủ phạm; hai là các chiến sĩ công an này vì mê ngủ nên đã không hoàn thành nhiệm vụ; ba là cán bộ, công an đã cố tình làm ngơ cho Công ty May Chiến Thắng tiếp tục vi phạm pháp luật.

Dù giải thích cách nào, thì sự kiện xảy ra sáng nay, đã nói lên tất cả. Không thể bảo là mê ngủ, càng không thể bảo là do sơ xuất, khi khoảng hơn 40 cán bộ, công an, cảnh sát, 113... đã có mặt trước khi giáo dân tới và nhất là khi giáo dân tới thì đã hành động một cách mạnh tay với cả những cụ già. Hành động ấy chứng tỏ rằng có một sự thông đồng, tiếp tay của Chính quyền trong vụ việc này. Hành động ấy cũng cho thấy có gì khuất tất giữa các cán bộ, công an, an ninh, 113... với Công ty May Chiến Thắng, đơn vị, được sự hỗ trợ của công an, ngang nhiên vi phạm pháp luật.

Nhiều giáo dân có mặt nhận xét rằng, “vì khu đất của giáo xứ Thái Hà đã được bán cho một cán bộ công an cỡ lớn, nên hôm nay, công an các nơi mới kéo về và mạnh tay với giáo dân, như một cách “nâng bi” cán bộ” . Nếu thế thì nhục quá, hổ thẹn quá.

Một số ý kiến khác cho rằng, “sở dĩ công an có mặt đông đảo và đã có những hành động trấn áp mạnh tay như vậy, là bởi những vị ấy đều đã được chia phần ở đây”. Nếu thế thì gian ác và tai hại cho đất nước quá.

Có một sự kiện đặc biệt xảy ra sáng nay giúp làm sáng tỏ vấn đề hơn, đó là: có khoảng hơn hai chục người bức xúc cho biết là họ đã mua một số lô đất tại khu đất này. Họ không biết đó là đất của nhà thờ. Vì thế, họ kéo nhau ra phường để hỏi cho rõ.

Vậy là đã rõ nguyên nhân của sự xuất hiện đông đảo các cán bộ, công an, an ninh mạnh tay trấn áp giáo dân, hỗ trợ để Công ty May Chiến Thắng vi phạm pháp luật và cũng đã rõ tác giả của hàng rào giây thép gai và những bức tường rào B40 kiên cố hiện hữu ngay giữa trung tâm đô thành.

Thủ tướng và các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước có biết không? Chắc không biết đâu, bởi các vị còn đang chờ cấp dưới mình báo cáo!!! Dù các vị có được báo cáo hay không, thì tôi dám cá rằng, các vị không bao giờ biết được ngay giữa đô thành, không xa văn phòng làm việc của các vị, đang có một “ấp chiến lược” được chính quyền dựng lên để đàn áp dân lành, những người vẫn ngày ngày đến thánh đường để cầu xin Chúa “cho các vị lãnh đạo quốc gia.”
 
Thái Hà, thương quá, Thái Hà ơi! (thơ)
Bs Vũ Linh Huy
11:11 07/01/2008
Thái Hà, thương quá, Thái Hà ơi!

Mến yêu, cảm phục gửi Thái Hà,
Tấm gương anh dũng đã vang xa!
Ngây thơ, cương quyết, bày em bé,
Kiên trì. can đảm, các cụ già!
Nguyện lấy Hoà Bình xua bạo lực,
Quyết dùng công lý đuổi gian tà!
Đòi đất là đòi cho cả nước,
Ta, người công giáo, quyết xông pha!

Ta, người công giáo, quyết xông pha,
Vì dân, Vì Chuá, lại vì nhà.
Tiền Nhân Tử Đạo, gương vẫn sáng!
Thày Marcel Văn, đuốc chẳng xa!
Năm mươi năm lẻ cam áp bức,
Hai thế hệ qua chịu đạp chà!
Đi, Thái Hà ơi, đi, đi tới!
Tiến lên! Lẽ Phải ở phiá ta!

Boston, ngày 7 tháng 1 năm 2008

Kính nhớ Thày Marcel Văn, Vị Tu Sĩ Tử Đạo DCCT Thái Hà,
Kính tặng Cha Bề Trên, Quý Cha, Quý Thày DCCT,
Cùng Toàn Thể Cộng Đồng Dân Thánh Chuá Thái Hà.

 
Hình ảnh mến thương của Em bé dâng Hoa cho Mẹ Sầu Bi bất chấp nguy nan
Giuse Trần Ngọc Huấn
11:39 07/01/2008
Hình ảnh mến thương của Em bé dâng Hoa cho Mẹ Sầu Bi bất chấp nguy nan

Chiều nay, khi có việc đi ngang qua khu Toà Khâm Sứ Hà Nội, tôi bất chợt chứng kiến một hành động thật cảm động của một em bé gái chừng ba tuổi.

Em bé được mẹ dẫn đến trước Toà Khâm Sứ, cả hai mẹ con cùng đứng cầu nguyện một hồi lâu, tôi thấy em bé tuy còn nhỏ nhưng cũng đọc kinh thật sốt sắng. Đọc kinh xong, tôi thấy hai mẹ con có một bó hoa muốn dâng Đức Mẹ sầu bi nhưng không có cách nào mang vào bên trong sân được. Em bé đã khiến tôi và những người chứng kiến thật cảm động khi chỉ cho mẹ thấy một khe hở nhỏ ở bên dưới tường rào đã được khoá và chèn cẩn thận bằng những tảng bê tông lớn, em đã mạnh dạn "chui" qua đó vào trong sân. Đang khi mẹ em còn ngần ngại thì em nói "mẹ, đưa hoa cho con mang vào cho Bà Đẹp", lời nói cùng với hành động thật dễ thương nhưng cũng đầy mạnh mẽ.

Em ôm bó hoa vào được đến nửa sân trưcớ Toà Khâm Sứ thì tôi thấy có bốn năm chú công an và bảo vệ từ trong đi ra, họ đi thật nhanh như chuẩn bị để đối phó với một ai... đột nhập. Họ lên tiếng doạ nạt, quát mắng nhưng em bé vẫn đi vào, họ doạ đánh, em vẫn hồn nhiên "vác" hoa vào, đến khi họ đẩy ra thì em mới sợ mà đặt bó hoa xuống và chạy ra với mẹ em đang lo lắng ở ngoài tường rào. Đặc biệt, em không quên ngoái lại nói với "các chú mang hoa vào tặng Bà Đẹp cho cháu nhé".

Thật nực cười và cũng thật xấu hổ khi bốn năm chú công an bảo vệ lực lưỡng lại đe doạ và đẩy ngã một cháu bé lên ba đang mang hoa vào cho Bà Đẹp của nó.

Thật đáng khen và đáng để ta noi gương tấm lòng của em bé lên ba.

Tôi nhanh tay dùng điện thoại và ghi lại được những hành động cảm động này của em bé, xin gửi đến ban biên tập và quý vị.

Xin cầu nguyện cho Công lý và bình an!

(Ảnh chụp lúc 16h18 7-1-2008)
 
Thư của Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế về việc Tu viện Thái Hà bị chính quyền xâm phạm đất đai
LM Giuse Cao Đình Trị
11:42 07/01/2008
TỈNH DÒNG CHÚA CỨU THẾ VIỆT NAM

38 Kỳ Đồng, P.9, Q.3

Tp. Hồ Chí Minh


Kỳ Đồng, ngày 07 tháng 01 năm 2008

THƯ GIÁM TỈNH GỬI ANH EM

THUỘC TỈNH DÒNG CHÚA CỨU THẾ VIỆT NAM

VỀ VIỆC TU VIỆN THÁI HÀ BỊ CHÍNH QUYỀN XÂM PHẠM ĐẤT ĐAI


Thưa anh em,

Như anh em đã được thông tin về vụ việc xảy ra tại Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) Hà Nội hôm qua, ngày 06.01.2008, theo đó chính quyền đã công nhiên đưa một lực lượng gồm hàng trăm công an 113, an ninh, cán bộ, thanh tra xây dựng, lực lượng dân phòng,… để bảo vệ cho Công ty Cổ phần may Chiến Thắng tiến hành xây dựng trái phép trên phần đất đang tranh chấp với Giáo xứ và Tu viện DCCT Thái Hà, mà nguồn gốc là đất của chúng ta.

Tôi viết thư này gửi tới anh em trước hết kêu gọi anh em trong toàn Tỉnh Dòng hãy ra sức cầu nguyện, hành động trong ôn hoà và khôn ngoan trước biến cố khó khăn này của anh em Tu viện Hà Nội.

Thứ hai, tôi thông tin đến anh em nguồn gốc và tình trạng khu đất của Tỉnh Dòng do DCCT Hà Nội quản lý, sử dụng hiện đang bị chiếm đoạt trái phép và trái pháp luật. Năm 1928, Đức Giám Mục Francois Chaize, Giám quản Tông toà Giáo phận Hà Nội đứng tên mua giúp cho DCCT khu đất khoảng 400 m x 150 m nằm trên quốc lộ 6, nay là phố Nguyễn Lương Bằng, tổng diện tích là 61.455 m2, tức là 6,1455 ha.

DCCT bắt đầu cư trú, tạo lập cơ sở vật chất và phục vụ giáo dân tại khu đất trên đây từ ngày 26.09.1928. Từ năm 1939, Bản quyền Giáo phận Hà Nội đã thành lập Giáo xứ Thái Hà và giao cho chúng ta phục vụ. Tu viện - Giáo xứ chúng ta vẫn sở hữu và sử dụng toàn bộ đất đai và nhà cửa nằm trên khu đất trên đây một cách bình thường.

Từ năm 1959, sau khi Đức Khâm Sứ bị đưa đi khỏi Hà Nội và các thừa sai Canada trong Tu viện chúng ta bị trục xuất, thì nhiều đất đai và nhà cửa của chúng ta bắt đầu bị chiếm dụng bất công và trái phép. Một phần đất khoảng 16.362 m2 thuộc khuôn viên Tu viện và Giáo xứ bao gồm nhà hội quán, nhà chăn nuôi, hồ bơi cùng các công trình phụ trợ khác đã bị Xí nghiệp Dệt Thảm Len chiếm dụng. Ngày 25.03.1994, xí nghiệp này được sáp nhập vào Công ty May Chiến Thắng. Trong khi đó, hiện tượng biến đất nội tự thành đất tư nhân đã nhiều lần diễn ra ở phần đất Công ty May Chiến Thắng chiếm dụng. Hiện nay phần đất này đã có nhiều tư nhân cư trú. Đặc biệt từ giữa năm 2006 Công ty này bắt đầu cho đập phá các công trình vốn có trong khu vực mà trong đó có một số là do Nhà thờ Thái Hà xây dựng trước đây và sau đó nghe nói là họ đã bán cho các cá nhân để hưởng lợi.

Trước thực trạng đó, từ năm 1996, Giáo xứ Thái Hà đã nhiều lần làm đơn thư đề nghị các cấp chính quyền giải quyết, nhưng không thấy trả lời.

Gần đây nhất, ngày 05.01.2007, Nhà thờ Thái Hà đã làm đơn lên Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu xem xét trả lại đất khu vực này cho Nhà thờ.

Ngày 04.04.2007 UBND TP. Hà Nội có văn thư trả lời rằng đã giao cho UBND quận Đống Đa, Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, Ban Tôn giáo trả lời kiến nghị của Nhà thờ.

Ngày 07.05.2007 Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất có văn thư trả lời rằng: Việc giao lại cho Nhà thờ Thái Hà khu nhà đất do Công ty May Chiến thắng đang quản lý và sử dụng là không có cơ sở pháp lý để giải quyết!

Ngày 16.05.2007, chúng ta lại làm đơn kiến nghị lần thứ hai gửi lên Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan hữu quan của Trung ương và địa phương để lập lại yêu cầu của mình. Chưa thấy nơi nào trả lời.

Trong khi đó, vào ngày 08.06.2007 khoảng gần 100 giáo dân đã lên UBND TP. Hà Nội, giăng biểu ngữ đòi Bí thư Thành uỷ giải quyết chuyện đất đai ở Công ty May Chiến Thắng. Chúng ta cương quyết đòi lại khu đất này, vì trước đây chúng ta đang dự định xây dựng thánh đường trên mảnh đất này, bản vẽ chi tiết đã thực hiện xong, nhưng vì hoàn cảnh chưa kịp thi công thì người ta đã chiếm dụng mất đất.

Ngày 06.07.2007 khoảng gần 100 giáo dân mang theo biểu ngữ lên UBND TP. Hà Nội tiếp tục đòi lại phần đất mà Công ty May Chiến thắng đang chiếm dụng trái phép của nhà thờ.

Ngày 03.12.2007 Công ty May Chiến Thắng thi công trái phép vào ban đêm, chúng ta phát hiện và đã ra phản đối. Họ đã ký biên bản dừng lại trong khi chờ giải quyết. Cũng từ đó, giáo dân đã gần như có mặt ngày đêm tại khu đất để bảo vệ. Chính quyền đã làm việc với giáo xứ và công ty để bảo đảm giữ nguyên trạng khu đất.

Tuy nhiên, mấy ngày nay chính quyền lại ngang nhiên công khai đem công an đến và bảo vệ cho Công ty May Chiến Thắng xây dựng. Anh em chúng ta tại Hà Nội và cộng đồng dân Chúa đã phản ứng bằng cách tập họp cầu nguyện trước khu đất để đòi nhà nước thực thi công bằng.

Tôi khẩn thiết yêu cầu anh em toàn tỉnh Dòng cùng hiệp thông, liên đới với anh em tại Hà Nội để cầu nguyện cho công việc chung của chúng ta. Xin anh em thông báo tại các Nhà nguyện và các Nhà thờ do anh em đảm trách để kêu gọi cộng đồng dân Chúa khắp nơi hiệp thông cầu nguyện cho chúng ta. Xin anh em mỗi cộng đoàn nếu có thể được gửi thư chia sẻ và hiệp thông với anh em nhà Hà Nội, và làm hết sức những gì có thể để cộng tác với Tỉnh Dòng và nhà Hà Nội.

Chúng ta tin tưởng vào Thiên Chúa luôn là Đấng đứng về phía người bị áp bức và luôn là Đấng đáp lại những lời khẩn cầu của những người bị thua thiệt và oan sai. Chính vì thế, chúng ta kiên vững và hết lòng phó thác cho Đức Kitô Đấng Cứu Thế, Đức Maria Mẹ Người, Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Trong niềm tin tưởng đó và trong tình huynh đệ chúng ta liên đới và hiệp thông với nhau.

Kính chào anh em trong JMJA.

Lm. Giuse Cao Đình Trị

Giám Tỉnh
 
BBC loan tin đang có tranh chấp quanh nhà thờ Thái Hà
BBC
12:30 07/01/2008
Tranh chấp quanh nhà thờ Thái Hà

Giáo dân Thái Hà đổ về cầu nguyện tại khu vực có tranh chấp với công ty may Chiến Thắng

Liên tục nhiều ngày qua có tin hàng ngàn giáo dân dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà, Hà Nội đổ về cầu nguyện ở khu vực có tranh chấp với công ty may Chiến Thắng trên đường Hoàng Cầu phường Quang Trung, quận Đống Đa.

Trang mạng VietCatholic.net đặt trụ sở ở California liên tục đưa tin cập nhật mà họ nói là giáo dân Thái Hà gửi tới, cùng hình ảnh cảnh sát 113 giải tán những người cầu nguyện.

Một bản tin của VietCatholic trích dẫn lời của một cố linh mục từ giáo xứ Thái Hà nói chưa hề ký giấy giao đất Giáo Hội cho chính quyền xã hội chủ nghĩa, nhưng phía chính quyền lại nói khác.

Một cán bộ không nêu tên từ văn phòng công ty may Chiến Thắng, nói rằng đất đai này đã được nhà nước chính thức giao cho công ty may mặc khai thác từ năm 1961.

Linh mục Phero Nguyễn Văn Khải từ tu viện dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà nói đất này được các tu sĩ từ Quebec, Canada sang mua từ đầu thế kỷ, và chính quyền xã hội chủ nghĩa không có giấy tờ hay quyết định gì chính thức trưng dụng khu đất này.

Hiện trường trở nên căng thẳng và tin tức nói nhiều đoàn giáo dân đã tới đây để cầu nguyện trong ba ngày qua.

Các tin tức cập nhật mới nhất nói tình hình tại Thái Hà vẫn tiếp tục căng thẳng, và giáo dân tiếp tục gửi đi các thông điệp kêu gọi các nơi cùng cầu nguyện để giúp đỡ họ.
 
Họ có còn là đồng chí của nhân dân không?
J.B. Nguyễn Hữu Vinh
13:18 07/01/2008
HỌ CÓ CÒN LÀ ĐỒNG CHÍ CỦA NHÂN DÂN KHÔNG?

Vài suy nghĩ đêm đầu năm về ĐỒNG CHÍ - Thân tặng các “đồng chí” cán bộ công an, cán bộ chính quyền đang trấn áp người dân, tặng những người dân vẫn ngọt ngào vô tư hai chữ “đồng chí”.

Trên các báo quốc doanh trong nước, trên báo đảng, trên TV và trong lời nói giao tiếp hàng ngày ở VN, chữ “đồng chí” được dùng như một danh xưng phổ biến cuả một thời.

Thời mà tất cả thông tin về ta là anh hùng, là nhất thế giới, là “đánh thắng hai đế quốc to”, là trí tuệ nhân loại, là đạo đức, là văn minh… và muôn vàn từ ngữ nghe như chuông kêu pháo nổ. Thời mà thế giới bên ngoài chỉ là xấu xa, là bẩn thỉu, bóc lột và “phồn hoa giả tạo”.

Khi cánh cửa ra thế giới không còn cách nào khác là buộc phải mở ra để cứu đói, người dân mới cảm nghiệm với nhau một điều thật chua cay: À, thì ra thế giới nó “phồn vinh giả tạo”, nhưng ta thì nghèo đói thật.

Những năm tháng mở cửa, người dân lại hiểu một điều rất đơn giản nhưng phải mất một quá trình rất dài: Những người mà họ thường gọi là “Đồng chí” đã không còn ĐỒNG CHÍ với họ từ lâu. Cái mà các “đồng chí” phục vụ, các “đồng chí” hành động, không giống như những hoạt cảnh luôn được trình chiếu dưới cái nhãn Xã hội chủ nghĩa “vì nhân dân mà phục vụ” - Một cái nhãn nhiều sắc màu dễ làm nhầm lẫn lòng người cả tin.

Nhân dân lao động vốn dễ tin người, nhưng một quá trình dài trải nghiệm, họ đã hiểu được các “đồng chí” qua những hành động, lời nói và mục đích của việc các “đồng chí” đã thể hiện.

Một thời chiến tranh, một thời bom đạn, máu xương đổ ra cho cuộc chiến vì ý thức hệ cộng sản được gọi là “chống Mỹ cứu nước” lực lượng công an đã được trao phó quá nhiều quyền hành, đến nỗi tất cả những việc làm của họ, nhiều khi bất chấp luật pháp vẫn bình an vô sự.

Với người dân, công an là nỗi khiếp sợ, với nhà nước, công an là lực lượng con cưng, được nuông chiều hết mực, chỉ vì đó là lực lượng bảo vệ vững chắc cái ghế độc tài cho thể chế chính trị chẳng giống ai. Vì vậy, tất cả những hành động của các “đồng chí” công an đã làm là tuyệt đối đúng dù vi phạm luật pháp một cách hiển nhiên.

Qua báo chí trong nước gần đây, cứ tìm hiểu ta sẽ thấy, nào là công an đánh người, công an múa kiếm, công an bao che tội phạm, công an mua bán bảo kê ma túy… có đủ mọi mặt. Nhưng thử hỏi có được mấy vụ xét xử nhanh chóng như những thường dân? Câu nói của một cán bộ công an “miệng tao là pháp luật” có cơ sở của nó trong thời đại ngày nay ở Việt Nam.

Bước ra khỏi nhà, đi xe máy, người dân luôn sợ các “đồng chí” sờ gáy theo kiểu “anh hùng núp” – thay vì hướng dẫn giao thông an toàn, các “đồng chí” núp một chỗ khó nhìn, rình con mồi vào bẫy là chộp. Nhưng điều dễ thấy là không vì các đồng chí “chộp” như thế mà tai nạn giao thông dừng lại, mỗi năm, cả chục ngàn người chết do tai nạn giao thông, hơn cả một cuộc chiến.

Đến cơ quan công quyền, gặp các “đồng chí” đầy tớ của nhân dân, thì ông chủ nhận được những lời quát tháo như một thằng nô lệ. Muốn là bất cứ việc gì thuộc quyền đương nhiên của mình, phải Xin, để các “đồng chí” Cho mới được. Ông chủ phải xin lũ đầy tớ đủ mọi chuyện, từ xin cấp hộ khẩu, từ xin chứng thực lý lịch xin việc làm, từ việc xin khai sinh, xin kết hôn, xin làm nhà, và cả xin đi tù… Nếu cứ cái đà này, chắc còn phải có đơn “Xin chết”.

Đã xin thì có cho mới được, nếu chưa cho, hoặc không cho, có nghĩa là phải chịu, nếu không muốn chịu, phải có “Bác Hồ” dẫn đường.

Về những mục đích các “đồng chí” phấn đấu, đâu còn là “phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân” mà trước hết phải là “Trung với đảng” dù họ đang ăn cơm của dân, mặc áo của dân. Vì có trung với đảng, họ mới có cơ may leo lên những nấc thang danh vọng trong bộ máy công quyền do “đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện” – Nhưng không chịu trách nhiệm toàn diện và tuyệt đối với những yếu kém, sai lầm, tụt hậu - với phương châm “Mất mùa là bởi thiên tai, được mùa là bởi thiên tài đảng ta” như câu ca nhân dân vẫn thuộc nằm lòng và ngâm ngợi.

Nhìn những “đồng chí” công an, cán bộ quận, các ban ngành đằng đằng sát khí, dùi cui súng đạn, lưỡi lên sáng loáng trước những “ông chủ” hiền lãnh nhẫn nhục ở Xứ Thái Hà ngày hôm nay, người dân mới hiểu: Ai là đồng chí của họ, ai là đối tượng họ đang bảo vệ và ai là đối tượng họ đang trấn áp? Họ là kẻ thù của các “đồng chí” chăng?

Lực lượng vũ trang, được quy định nhiệm vụ: giữ gìn an ninh trật tự xã hội, chống lại những tội phạm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, bảo vệ đời sống yên vui cho nhân dân. Đối tượng cần bảo vệ là nhân dân, đối tượng cần trấn áp là những kẻ xâm phạm đến lãnh thổ, an ninh đất nước, đời sống nhân dân.

Thời gian qua, qua các hành động của lực lượng công an trong ngăn chặn, trấn áp người dân tham gia biểu tình chống bọn bành trướng cướp nước phương bắc, người dân thắc mắc: Có phải những người dân này là đối tượng xâm phạm lãnh thổ đất nước? Còn cái Đại sứ quán Trung Quốc được hàng rào dày đặc của công an bảo vệ, họ mới là nhân dân, cần bảo vệ cho đời sống được yên vui?

Trong vụ việc ở Xứ Thái Hà, người dân hoang mang tự hỏi: Có phải họ không còn là nhân dân, có phải họ là đối tượng tội phạm chính trị, kinh tế văn hóa cần trấn áp? Trong khi rõ ràng, những kẻ cướp đoạt đất đai của người khác đang sờ sờ trước mặt, những kẻ ngang nhiên chiếm đoạt lấy của công làm của tư, những kẻ cướp đoạt bán mua đất đai của người khác, họ mới là “nhân dân” theo định nghĩa của các “đồng chí”, họ mới cần bảo vệ?

Viết đến đây, tôi chợt nhớ từ “Ngụy’ mà tôi thường được nghe một quãng đời không ngắn. Tìm hiểu các định nghĩa của nó, tôi mới hiểu rằng: Ngụy, có nghĩa là dối trá, nói một đằng làm một nẻo, nghĩ một đằng nói một nẻo. Vậy ai đang là “ngụy” ở đây?.

Câu Hịch tướng sỹ năm nào trong lịch sử như còn văng vẳng đâu đây: “Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn; Làm tướng triều đình phải đi hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm…”. Thì mới thấy người xưa đã thấu hiểu lòng người sâu sắc.

Nhìn những gương mặt sát khí đằng đằng trước đám dân đen, tôi không khỏi ngỡ ngàng. Nhân dân (trong đó có 1/10 nhân dân là người công giáo) đã bóp hầu bao, thắt lưng buộc bụng nuôi một đội ngũ công an đông đảo phải chăng để dùng bảo vệ cho những lợi ích cướp đoạt của ai đó như vụ việc ở Xứ Thái Hà vài ngày qua nói riêng.

Xa hơn một chút, những người dân biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược kia, chắc họ không thể hiểu nổi, để bảo vệ ai, khi công an trấn áp họ khi họ biểu thị lòng yêu nước?

Vậy thì họ có còn là ĐỒNG CHÍ của nhân dân?

Vậy mà những nạn nhân của họ, vẫn cứ vô tư gọi họ là đồng chí? Những người dân đen hiền lành, vốn ít suy nghĩ chuyện chữ nghĩa đã đành, những người viết trong và ngoài nước vẫn vô tư gọi “đồng chí” như là một chuyện hiển nhiên.

Xin lưu ý rằng: Qua một quá trình, hầu như đã phần nào hiểu được thái độ của nhân dân với các “đồng chí” nên ngay cả đài Truyền hình Việt Nam và báo chí Việt Nam hiện nay, cũng đã rất ít dùng từ “đồng chí”, chắc vì tự họ thấy phản cảm?

Và cũng qua đây, xin có vài điều với các “đồng chí” của nhân dân. Cách đây hơn 650 năm, Nguyễn Trãi từng nói lên cái gốc của sức mạnh dân tộc: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” . Âu đó cũng là kế sâu rễ bền gốc của một thể chế, một chế độ. Những kẻ đứng trên nhân dân, lấy dân làm gốc, lại chặt đúng cái gốc của mình, họ sẽ đứng ở đâu?

“Chèo thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân” , câu nói đó ngàn năm sau vẫn nên ghi nhớ.

Sự dã man, tàn bạo nào cũng có cái giá của nó, sự nô bộc, xu nịnh nào cũng có cái giá của nó, xin hãy là một con người đúng tên gọi xưa nay – CON NGƯỜI – đừng để phần con lấn át phần người như đã thấy vừa qua.

Hà Nội, ngày 7 tháng 1 năm 2008.
 
Thông tấn xã Công Giáo Anh: Việt Nam đàn áp Công Giáo - Vụ này chưa xong lại nổ ra vụ khác
J.B. Đặng Minh An dịch
14:27 07/01/2008
Nguyên bản tiếng Anh: http://www.indcatholicnews.com/vietn321.html

Hanoi (Independent Catholic News - ICN) – Trong khi vụ tranh chấp tại Tòa Khâm Sứ Hà Nội (ICN tường trình vào sáng hôm nay) chưa ngã ngũ, chúng tôi lại nhận được tin là một cuộc biểu tình khác lại nổ ra hôm qua tại giáo xứ Thái Hà.

Thái Hà là một giáo xứ lớn ở Hà Nội do các cha dòng Chúa Cứu Thế điều hành. Một phần trong số 60,000 mét vuông của giáo xứ đã bị nhiều cơ quan chính quyền chiếm đoạt. Gần đây, một xưởng may được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương lại xây xưởng thợ trên phần đất của giáo xứ.

Anh chị em giáo dân đã biểu tình từ sáng sớm đến tối. Cảnh sát đã xung đột với những người biểu tình. Điều này được xem như một dấu chỉ chứng tỏ chính quyền Việt Nam, liên quan đến những cuộc tranh cãi đất đai với Giáo Hội Công Giáo, chưa sẵn sàng cho bất cứ điều gì thỏa mãn khát vọng hợp pháp của người Công Giáo.

Bối cảnh của vụ tranh chấp tại Thái Hà

Police in mass at Thai Ha parish
Police in clash with Thai Ha parishioners
A woman was arrested
Các cha dòng Chúa Cứu Thế đã đến Việt Nam vào năm 1925. Từ đó, các ngài đã mang Tin Mừng đến cho các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Năm 1928, các ngài đã mua mảnh đất 6 hécta tại Thái Hà, Hà nội để xây một tu viện và một nhà thờ. Lễ khánh thành nhà thờ đã diễn ra ngày 7/5/1929. Sáu năm sau, vào năm 1935, nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà được khánh thành.

Năm 1941, đã có tới 66 thành viên trong cộng đoàn gồm 17 linh mục, 12 thầy, 26 chủng sinh, và 11 tập sinh sinh sống tại tu viện. Con số các thành viên trong cộng đoàn gia tăng đều đặn cho tới năm 1954 khi Việt Nam bị chia đôi thành hai quốc gia.

Năm 1954, hầu hết các linh mục, tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế di chuyển vào miền Nam Việt Nam. Cha Giuse Vũ Ngọc Bích, cha Denis Paquette, Cha Thomas Côté, Thầy Clement Phạm Văn Đạt và Thầy Marcel Nguyễn Tấn Văn còn lưu lại tại Hà nội. Họ sống dưới sự đối xử khắc nghiệt của nhà nước vô thần và chẳng mấy chốc đã phải chịu bách hại dã man.

Ngày 7/5/1955, Thầy Marcel Nguyễn Tấn Văn bị bắt. Bốn năm sau, vào ngày 9/7/1959 thầy qua đời trong lao tù cộng sản. Cha Denis Paquette bị trục xuất vào ngày 23/10/1958. Một năm sau, cha Thomas Côté cũng cùng chung số phận. Chưa đầy 3 năm sau, Thầy Clement Phạm Văn Đạt lại bị bắt hôm 9/10/1963 và qua đời trong một trại giam tại Yên Bái ngày 7/10/1970 tại . Cha Giuse Vũ Ngọc Bích đã phải điều hành giáo xứ một mình.

Bất chấp những phản đối đến cùng của cha Giuse Vũ Ngọc Bích, nhà cầm quyền Hà nội đã chiếm đoạt từng bước miếng đất này. Diện tích ban đầu 61,455 mét vuông giờ đây chỉ còn 2,700 mét vuông. Nhà nước cộng sản đã sửa đổi tu viện thành bệnh viện Đống Đa và phân phối cũng như bán chác bất hợp pháp nhiều diện tích khác cho các công ty quốc doanh cũng như các viên chức chính quyền.

Các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân giáo xứ Thái Hà đã liên tục đòi lại những mảnh đất đã bị nhà cầm quyền chiếm đoạt. Cơ sở pháp lý cho những đòi hỏi này dựa trên chính những luật lệ của nhà nước cộng sản.

i) Nhà dòng Chúa Cứu Thế có đủ giấy tờ đăng bạ của toàn bộ 61,455 mét vuông.

ii) Cha Giuse Vũ Ngọc Bích và các vị kế nhiệm ngài chưa bao giờ ký giấy giao cho nhà nước cho dù là bị bắt buộc. Toàn bộ 58,755 mét vuông trong tổng số 61,455 mét vuông đã bị cướp bằng bạo lực.

iii) Điều 70, chương 5, bàn về Những Quyền Căn Bản của Công Dân, trong Hiến Pháp 15/4/1993 ghi rõ:

“Công dân được hưởng tự do tín ngưỡng và tôn giáo; họ có quyền theo hay không theo một tôn giáo nào. Mọi tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Các nơi thờ tự được luật pháp bảo vệ”

iv) Hướng Dẫn số 500 HD/TGCP, ngày 4 tháng 12 năm 1993 của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị 379/TTg của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tôn giáo nêu rõ: “Nơi thờ tự của các tôn giáo cho mượn có thời hạn nay đã hết hạn thì phải trả lại. Nếu còn nhu cầu sử dụng phải thỏa thuận với Giáo hội. Nếu chưa hết hạn mà sử dụng không đúng mục đích thì phải trả lại... Không để dân lấn chiếm nơi thờ tự. Ở những nơi do tồn tại của quá khứ, nơi thờ tự có dân đang ở thì Chính quyền địa phương phải có kế hoạch giải tỏa trong một thời gian nhất định”.

v) Thông tư 01/1999/TT-TGCP ngày 16 tháng 06 năm 1999 của Ban tôn giáo Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều trong Nghị Định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo, nhấn mạnh: “Không để cơ sở thờ tự bị lấn chiếm. Nhà nước bảo hộ cơ sở thờ tự tôn giáo”.

vi) Điều 26 Pháp Lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo, ngày 18 tháng 06 năm 2004, ghi rõ ràng: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó”.

Thay vì nghiêm chỉnh xem xét nguyện vọng hợp pháp của giáo dân giáo xứ Thái Hà và áp dụng những luật lệ do nhà nước đưa ra, chính quyền quận Đống Đa, Hà nội lại cố ý muốn chiếm thêm nhiều đất đai nữa.

Thấy trước sẽ bị phản ứng, ngày 6/1 chính quyền địa phương đã huy động lực lượng vũ trang đến trấn áp giáo dân để bảo đảm cho các công trình mới xây trên đất của nhà thờ được tiến hành. Từ đó, anh chị em giáo dân đã liên tục biểu tình trong cầu nguyện để mong nhà nước ngưng thi công.
 
Email từ Hà Nội - Nhật ký ngày 7.01.2008: Tòa Khâm Sứ đã có hướng giải quyết?
Nhóm PV VietCatholic
15:02 07/01/2008
Email từ Hà Nội - Nhật ký ngày 7.01.2008: Tòa Khâm Sứ đã có hướng giải quyết?

(Nhóm phóng viên VietCatholic)

HÀ NỘI -- Hôm nay chúng tôi có mặt ở khu vực Toà Khâm Sứ, Chúng tôi ghi nhận một số những chuyển biến lạ sau đây:

Đồ đạc đang được chuyển ra ngoài
Giáo dân vẫn cầu nguyện sớm tối như thường. Công an theo dõi rất ít và thái độ cũng rất lịch sự.

Không biết có phải lời cầu nguyện đã cảm hóa được họ hay là họ đã biết cấp trên có hướng giải quyết thế nào cho nên họ thay đổi lối ứng xử? Họ không còn có thái độ hung hăng trong việc giám sát và bảo vệ khu này như mấy hôm trước nữa!

Buổi sáng chúng tôi lại cũng thấy các nhân viên đang chuyển đồ đạc từ khu bể bơi và khu Thể dục Thể thao phía sau Toà Khâm Sứ ra ngoài. Họ chuyển qua cổng sắt nhỏ phía quán phở và ngân hàng. Đây có phải là dấu hiệu sắp có tiến tới việc trả lại Toà Khâm Sứ cho Tổng giáo phận Hà nội?

Lúc chiều chúng tôi cố công đi tìm hiểu và hỏi thăm nơi những nguồn tin đáng tin cậy và có nguồn gốc. Chúng tôi nhận được tin này từ một nguồn tin do cán bộ thành phố cho biết như sau: "Hôm nay chúng tôi -- Chính quyền Thành phố Hà Nội -- đã nhận được văn thư chính thức của ngài Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt xin lại khu nhà đất Toà Khâm Sứ".

Nhiều xe máy và nhân viên đang chuyển đồ
Chúng tôi cũng được biết có giáo xứ còn chưa tổng kết các chữ ký bản kiến nghị làm từ thứ bẩy và chúa nhật trước. Từ đó chúng tôi suy ra rằng Toà Giám Mục chưa tổng kết các chữ ký gửi chính quyền các cấp và cũng chưa gửi đi cho chính quyền. Văn bản của Tòa Tổng Giám Mục gửi tới thành phố hôm nay là một văn thư độc lập với bản kiến nghị của toàn Giáo dân giáo phận đã và còn đang ký tên. Văn thư của Tòa Tổng Giám Mục là chính thức gửi đến cơ quan cụ thể có trách nhiệm giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng sự kiện lấy chữ ký của giáo dân bao gồm 5 tỉnh thành thuộc Giáo Phận Hà Nội đã có tiếng vang lớn và chắc chắn đã tác động lên tiến trình giải quyết vu việc Toà Khâm Sứ.

Chiều tối chúng tôi lại nhận được nguồn tin đáng tin cậy từ giới quan chức Chính phủ thành phố cho biết như sau: Hôm nay Chính phủ có quyết định giải thể các cơ quan đang toạ lạc trong khu vực Toà Khâm Sứ.

Lời nói của quan chức nêu trên nếu nhập chung với sự việc đồ đạc đang được di chuyển đi khỏi Tòa Khâm Sứ vào ngày hôm nay có thể tin trao trả lại Tòa Khâm Sứ là đúng?

Lại từ một nguồn tin khác, chúng tôi được thông báo cho biết như sau: "Chính phủ còn chưa ký quyết định trả lại Toà Khâm Sứ, vì Chính phủ muốn cùng với Toà Giám Mục Hà Nội tìm một hình thức trả nào đấy đẹp mặt nhất cho Chính phủ, cho Thành phố Hà Nội và cho quận Hoà Kiếm"!.

Kiểm chứng lại các nguồn tin đã trích dẫn nêu trên, và liên kết với tin cán bộ Quận Hoàn Kiếm hôm nay cho biết đã đã nhận được đơn thư chính thức của Toà Giám Mục về việc xin trả lại đất, chúng tôi thấy là phù hợp với nhau trong một chiều hướng.

Thắc mắc vẫn là: Như vậy là đã có hướng giải quyết vụ Toà Khâm Sứ rồi sao? Hướng giải quyết ấy cụ thể là như thế nào? Xin mời những người quan tâm xây dựng kịch bản, phân tích và bình luận tiến trình này.
 
Thư gởi cha Bề Trên Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và anh chị em giáo dân Thái Hà
Lm Giuse Cao Đình Trị
16:29 07/01/2008
TỈNH DÒNG CHÚA CỨU THẾ VIỆT NAM

38 Kỳ Đồng, P.9, Q.3

Tp. Hồ Chí Minh


Saigon, ngày 07 tháng 01 năm 2008

Kính gởi Cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên

Bề Trên Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội,

thân gởi các anh em linh mục tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội,

và thân gởi quí ông bà anh chị em, tín hữu Giáo xứ Thái Hà.

Kính thưa Cha Bề Trên, quí Cha, quí Thầy và tất cả anh chị em rất quí mến,

Thay mặt cho 263 linh mục tu sĩ sống trong 20 nhà và cộng đoàn thuộc Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, tôi xin gởi đến Cha Bề Trên, quí Cha, quí Thầy và tất cả anh chị em lời thăm hỏi và lời nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho mọi người.

Cùng với lá thư này, tôi muốn nói với anh chị em rằng: chúng tôi, toàn thể tu sĩ thuộc Tỉnh Dòng đang cùng với anh chị em, bên cạnh anh chị em thắp sáng ngọn nến công lý và hiệp lời nguyện xin sự công bằng trên đất nước thân yêu của chúng ta, cách riêng tại chính mảnh đất mà chúng ta đã và đang vun đắp lời nguyện cầu qua nhiều thế hệ.

Chúng tôi xác tín rằng Thiên Chúa là Đấng nhân từ vô cùng, nhưng Thiên Chúa cũng là Đấng công bằng vô cùng, Người sẽ trả lại sự công bằng cho những ai bị thiệt thòi và bị áp bức. Thiên Chúa luôn đứng về phía người nghèo, người bị bách hại. Chúng tôi cũng tin rằng Thiên Chúa là Đấng quyền năng vô cùng sẽ xót thương và cúi xuống trên thân phận của chúng ta, chính Người sẽ trả lại cho chúng ta những gì chúng ta bị tước đoạt.

Xin Cha Bề Trên, quí Cha, quí Thầy cùng anh chị em vững tin vào Thiên Chúa, kiên trung với Hội Thánh và phó thác trọn vẹn cho Thiên Chúa.

Xin Chúa Kitô Cứu Thế với lời khẩn cầu của Đức Trinh Nữ Maria Hằng Cứu Giúp, luôn phù trợ và nâng đỡ chúng ta.

Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Giuse Cao Đình Trị

Lm. Giám Tỉnh
 
Phố cầu nguyện thứ hai tại Hà Nội
An Dân
16:58 07/01/2008
Tối nay, tại hiện trường, nơi mà mấy ngày qua, Công ty May Chiến Thắng dưới sự điều khiển của cán bộ, an ninh...cố tình xây dựng trái phép trên mảnh đất của Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, thực sự đã trở thành một phố cầu nguyện thứ hai giữa lòng thủ đô Hà Nội. Khoảng ba trăm giáo dân cùng với các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, với đèn nến trong tay, khoan thai, ung dung, tin tưởng, cùng bước chân theo nhịp điệu và những ca từ chứa đầy cảm xúc của lời kinh hoà bình: “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người... Xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa”.

Phố cầu nguyện thứ hai giữa Hà Nội
Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam
Tôi không biết những vị an ninh có mặt tại hiện trường tối nay nghĩ gì và họ đã học được gì từ những con người vốn rất chân thành trong cuộc sống và càng chân thành hơn nữa trong các lời kinh nguyện.

Tôi thấy một em bé nhỏ lắm, khoảng độ bốn tuổi, chấp tay theo đoàn người. Miệng đọc theo những lời kinh bé thuộc. Khuôn mặt rạng ngời lung linh như một vì sao sáng giữa bối cảnh xã hội nhiều tối tăm. Tôi nghĩ chắc các vị cán bộ có mặt cũng thấy cảnh tượng này. Tôi thầm nghĩ, nếu đó là con cái họ thì họ nghĩ sao: “mừng hay giận”, “phản đối hay không phản đối”, “cấm cản hay tiếp tục để cháu ngây thơ với những lời hát câu kinh của mình”? Tôi tự hỏi, các vị ấy có xúc động không nhỉ?

Chắc là không!!!

Nhưng có điều này chắc chắn, đó là một số người dân khu vực, hết lòng ủng hộ nhà thờ.

Một số giáo dân cho biết, chiều nay, khi áp lực của giáo dân quá mạnh, chính quyền bắt đầu phải xuống nước. Sau một cú điện thoại của một cán bộ an ninh, thì ngay lập tức, các công nhân xây dựng mà Công ty May Chiến Thắng đã thuê mướn, nhanh chóng thu dọn vật liệu, đồ nghề đưa sâu vào bên trong công ty. Sau đó, vị này đã cam kết với giáo dân “kể từ giờ phút này không còn chuyện xây dựng gì nữa”. Thực ra, để có được quyết định này, suốt buổi sáng nay và cho đến đầu giờ chiều, rất nhiều cuộc tranh đấu nhiều khi đến gay gắt đã diễn ra giữa giáo dân và cảnh sát. Thấy giáo dân quyết tâm bảo vệ pháp luật đến cùng; thấy không thể bẻ gẫy ý chí của giáo dân, chính quyền đành phải chấp nhận giải pháp lui bước bằng cách điện thoại để Công ty May Chiến Thắng thu dọn hiện trường. Ngay lúc ấy, một vài người dân trong khu vực, không biết họ nghĩ gì mà lại mang ra cho giáo dân mượn một số kìm, như họ nói, là để nhà thờ dẹp hết mớ giây thép gai đi lấy chỗ để cầu nguyện.

Một giáo dân khác cho chúng tôi biết, sáng nay, khi giáo dân đang tụ tập cầu nguyện, có mấy cựu công nhân của Công ty May Chiến Thắng đến tham gia và bày tỏ tình liên đới với Nhà thờ. Họ nói: “Bất công lắm. Chúng nó bán hết nhà xưởng, máy móc, bây giờ là bán đất nhà thờ để chia nhau. Chúng tôi chẳng được gì. Không những thế, chúng còn đẩy chúng tôi ra đường, không lương, không bảo hiểm an sinh xã hội. Nhà thờ làm mạnh lên. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ nhà thờ.”

Tối nay, trong số những người tham gia cầu nguyện, ngoài giáo dân, chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của một số người lương dân trong khu vực, không biết họ tò mò hay bị cuốn hút bởi các lời kinh. Tôi nghĩ cả hai, bởi vì, chương trình cầu nguyện tối nay đã khác tối hôm qua. Ngay trong cách bài trí khung cảnh cũng thấy khác. Ngoài cây thánh giá biểu tượng của sự cứu thoát, không biết ai đó đã có sáng kiến mang theo một bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp khổ lớn. Các bài hát cũng có những đổi khác. Chương trình cũng khác. Mở đầu là cầu xin Chúa Thánh Thần. Sau đó, là Kinh tin kính, kinh hoà bình, tuần cửu nhật kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cầu cho xứ đạo và cuối cùng là bài hát tuyên xưng và cầu xin Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Theo cảm nhận riêng của chúng tôi, bài hát gây nhiều xúc động nhất chính là bài hát về Mẹ Hàng Cứu Giúp, với những lời ca chuyển tải một lời cầu nguyện da diết, đau đáu tận trong lòng:

Lúc cuộc sống thay đổi lên xuống. Mẹ Hằng Cứu Giúp. Lúc gặp bước gian nan cùng đường. Mẹ Hằng Cứu Giúp. Lúc tâm trí ê chề ngao ngán. Mẹ Hằng Cứu Giúp. Lúc thân xác, rã rời mỏi mòn. Mẹ Hàng Cứu Giúp...

Lúc thù oán ngăn đường chia lối... Lúc hạnh phúc trôi xa vời vợi...Lúc yếu đuối mê muội, tội lỗi... Lúc thao thức hoán cải cuộc đời..
.”

Cao trào của bài hát chính là những ca từ của phần điệp khúc: “Mẹ ơi, cứu giúp chúng con, cứu giúp chúng con. Ôi Mẹ Hằng Cứu Giúp! Mẹ ơi! Cứu giúp chúng con

Chúng tôi tự nhủ, những ca từ của bài hát này sao lại hợp người, hợp cảnh thế. Nhìn những giáo dân say sưa ca hát, tôi hiểu họ mong và tin tưởng dường nào về một đất nước hoà bình thật sự, không còn cảnh người bóc lột người, không còn cảnh quyền lợi của dân đen bị chà đạp. Họ gửi gắm cho Đức Mẹ mong ước ấy với xác tín rằng chỉ có Mẹ mới “cứu giúp” được mà thôi và tin rằng “có mẹ mọi nhẽ đều xuôi”, có Mẹ không ai phải trở về tay trắng.

Chúng tôi cũng tin như vậy. Hoà bình thực sự chỉ có được khi công lý được mọi người tôn trọng và khi mọi quyền lợi của người dân được đảm bảo. Những sự kiện xảy ra mấy ngày qua cho thấy Nước Nam chưa có hoà bình, bởi chính quyền chưa tôn trọng luật pháp, chưa tôn trọng sự thật và sự công bình. Những ngày qua, những người dân đơn sơ, chất phác, trong lúc bị áp bức chẳng còn biết kêu xin ai, chỉ biết ngửa mặt lên trời và ngước trông lên Mẹ kêu xin “Mẹ ơi! Mẹ thương giúp chúng con. Mẹ ơi! Mẹ thương giúp con cùng.
 
Nhật Ký: Tòa Khâm Sứ Hà Nội ngày 6/01/08
Hồng Phong
17:21 07/01/2008
TOÀ KHÂM SỨ NGÀY 06.01.2008

Hồng Phong đang lang thang dưới đất, than chuyện trên trời thì lại gặp một người trên trời, than phiền chuyện dưới đất. Nàng bảo có nhà cái anh kia cứ đeo bám nàng mãi khiến nàng quay lại nói rằng: “Chỉ là con vật anh mới làm như vậy!”

Ơ hay nhà cái chị này, người ta thấy chị có duyên người ta mới theo, cái đấy phải cám ơn Trời và cám ơn người ta chứ! Không duyên bên ngoài thì duyên tâm hồn. Không duyên tâm hồn thì duyên trí tuệ. Nhà chị có cái gì đó đáng giá người ta mới đi theo chứ!

Hoá ra, theo chị phỏng đoán- người ta là một nhân viên an ninh!

Lại cũng phát hiện ra một chuyện vui vui: Có nhiều người đi trên phố Nhà Chung, thường hay quay đầu nhìn về bên trái, tức là nhìn về khu nhà đất Toà Khâm Sứ. Có người dừng xe cầu nguyện. Có người chỉ trỏ. Có người vừa đi xe taxi, ngồi trong chụp ảnh. Cứ xem thái độ của người đi trên con phố này thì biết họ có đạo hay không có đạo và lòng đạo của họ thế nào.

Buổi sáng, sau thánh lễ, giáo dân vẫn ra cầu nguyện như thường lệ. Hầu như không còn thấy các nhân viên an ninh canh chừng nữa. Có phải chuyện đó là do số người cầu nguyện ban sáng hầu hết là những người lớn tuổi,thuộc giáo dân Nhà Thờ Lớn hay do hôm nay các cán bộ đang bận việc bên Giáo xứ Thái Hà?

Giờ cầu nguyện đông đảo nhất diễn ra lúc 19 h. Thánh lễ 18 h hôm nay do cha Antôn Trần Duy Lương chủ tế, cha Giuse Nguyễn Ngọc Hinh – Chính xứ Phùng Khoang chia sẻ lời Chúa. Cha Phêrô Phạm Xuân Lộc, DCCT Thái Hà cũng có mặt đồng tế trong thánh lễ.

Đức Tổng Giám Mục đã viết giấy gửi ra nhà thờ kêu gọi các giáo xứ trong thành phố cầu nguyện cho Thái Hà hiện đang gặp khó khăn. Thông báo cũng cho biết vì lý do đó, giáo dân Thái Hà hôm nay cầu nguyện ở Thái Hà thay cho việc đi sang cầu nguyện bên Toà Khâm Sứ.

Giáo xứ Thái Hà, dù đang bận rộn với vấn đề của mình, song vẫn có một nhóm giáo dân sang Toà Khâm Sứ góp mặt trong buổi cầu nguyện. Sự chia sẻ ngay trong cơn gian nan khốn khó với các giáo xứ khác và với Giáo Phận làm chúng tôi cảm động.

Buổi cầu nguyện hôm nay chỉ có khoảng 500 người tham dự. Càng ngày việc chuẩn bị và tổ chức cầu nguyện càng chu đáo hơn, tươm tất hơn. Sự phối hợp nhịp nhàng hơn làm cho lời kinh tiếng hát cũng sốt sáng hơn. Nghe nói các giáo xứ phụ trách đã in 1000 tờ chương trình và nội dung cầu nguyện tại Toà Khâm Sứ. Nhưng mới chỉ phát hết có khoảng 500 bản. Rõ ràng thực tế cho thấy chuyện “tăng áp lực trong vụ Toà Khâm Sứ” như BBC nói hôm nay có phần không phải. Vẫn chỉ giữ nhịp điệu như trước mà thôi.

Giờ cầu nguyện kéo dài khoảng 45 phút. Cộng đoàn hát nhiều hơn mọi khi. Công an hôm nay cũng không đến hỏi han. Chúng tôi nghĩ chẳng phải vì không có các các công an đang canh giữ cho chúng tôi cầu nguyện, song phần lớn các cán bộ này hiện đã đang tập trung bên Thái Hà rồi.

Kết thúc giờ cầu nguyện chúng tôi đã thấy các nam nữ tu sĩ có người bắt đầu ra chuẩn bị cho giờ kinh tối của họ ngoài phố. Nến đã được thắp khá lên nhiều trên hàng rào sắt. Ánh nến lung linh bên cạnh những chùm hoa lưa thưa trong ánh đèn đường làm cho con phố Nhà Chung trở nên đẹp lạ lùng trong một cảnh sắc huyền ảo và thanh bình chưa từng có trong các phố phường Hà Nội giữa mùa Giáng Sinh./.
 
Hiện trường đất nhà thờ Thái Hà: bức tường ngăn cách đã đổ tan xuống!
Nhóm PV VietCatholic
20:46 07/01/2008
NHẬT KÝ THÁI HÀ SÁNG VÀ TRƯA NGÀY 7.01.2008

Đêm hôm qua nhiều giáo dân thức đêm canh đất và cầu nguyện tại con đường ven khu đất mà Công ty May Chiến Thắng đang chiếm dụng. May thay con đường này hầu như không có xe qua lại, cho nên các giáo dân không bị cảnh ồn ào náo loạn quấy rầy.

Giáo dân Thái Hà phản đối công ty và công an rào thép gai hôm nay
Khoảng 6 h sáng chúng tôi có mặt tại sân nhà thờ Thái Hà thì cũng là lúc đài phát thanh công cộng của phường Quang Trung đang bắt đầu đọc cho dân trong khu vực nghe ra rả về luật đất đai và các quy định liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đất đai. Rõ là có ý muốn “dạy cho giáo dân Thái Hà và những người trong khu vực ủng hộ cuộc đấu tranh của giáo dân Thái Hà một bài học đây”!

Chúng tôi nghe nói đêm vừa rồi mặc dù trời rét, song một số cụ cao tuổi vẫn ở đây suốt đêm cho đến sáng thì về nhà thờ đọc kinh rồi dự lễ, trong khi đó có một số người nghỉ đêm tại khu vực Đền Thánh Giêrađô.

Trưởng công an gặp giáo dân Thái Hà


Khoảng 7 h sáng, cánh trẻ về đi làm, còn các cụ thì về nhà ăn sáng và nghỉ ngơi. Con đường nhỏ ven khu đất trở lại cảnh trống vắng. Các cảnh sát cũng nghỉ ngơi. Nghĩ cũng tội cho các anh cảnh sát thừa hành này vì giáo dân thì tự ý canh đất và cầu nguyện, trong khi các anh lại phải chấp hành đến canh gác giáo dân cầu nguyện, rồi cùng ở ngoài đường ngoài ngõ với nhau.

Khoảng 8 h sáng các cảnh sát bắt đầu đến đông trong đó lại có xe của cảnh sát 113. Trong khi đó công ty May Chiến Thắng cũng huy động công nhân ra hiện trường. Khoảng 9 h thì tin báo về cho biết Công ty này lại đang tiếp tục thi công trên phần đất chiếm dụng trước sự chứng kiến của cảnh sát và của công nhân. Giáo dân thấy thế lại điện thoại cho nhau kéo đến kiên quyết phản đối. Một số linh mục cũng có mặt cùng giáo dân tại hiện trường.

Lơi là mất cảnh giác một tý là bị lấn ngay!

Truyện trò vui vẻ với giáo dân
Cũng lúc ấy, ông Trưởng Công an Quận Đống Đa tới nơi, đi cùng ông còn có một số cán bộ công an khác. Ông lắng nghe phản ứng của dân. Ông cũng trao đổi với một linh mục, rồi ông ra lệnh cho công an và cảnh sát buộc bên Công ty May Chiến Thắng dỡ phần công trình vừa xây dựng trộm lúc sáng sớm. Ngay lập tức giáo dân và các công nhân đang thi công cùng nhau ẩy đổ phần xây dựng trộm sáng sớm hôm nay. Ông cũng ra lệnh cho cảnh sát đến mang hàng rào kẽm gai đi. Chúng tôi thấy dọn được một ít song rồi phần lớn lại vẫn để tại chỗ. Xem gương mặt ông và cung cách của ông ứng xử với vi linh mục và giáo dân thì thấy ông có thiện chí trong việc giải quyết vấn đề và rất bực mình với những kẻ ăn chia khu đất khiến bây giờ ông và nhiều công an phải liên quan trách nhiệm.

Có "anh ngoại quốc" cũng chứng kiến cảnh này
Chúng tôi cũng thấy một linh mục trẻ dẫn một người ngoại quốc vào thăm khu vực đất đai đang tranh chấp và xem cảnh bà con đứng cầu nguyện trước hàng rào kẽm gai và bảo vệ khu đất. Anh thanh niên ngoại quốc này cũng tỏ vẻ thích thú.

Sau đấy xe cảnh sát 113 lại đi. Chỉ còn các cảnh sát mặc áo xanh đi loại xe càn nhỏ ở lại. Hai xe hai đầu đoạn đường ven khu đất, một xe ở trong khu đất đi vào từ phía cổng chính. Mỗi xe có một nhóm công an. cũng có mặt một số nhân viên an ninh của công an quận và công an thành phố. Giáo dân bức xúc nói nhiều lời gay gắt với công an và cảnh sát.

Khoảng 12h, một vị linh mục khác ra hiện trường. Lúc này chúng tôi thấy có hai linh mục cùng với khoảng 5 chục giáo dân và khoảng 2 chục công an, không kể các nhân viên bảo vệ của công ty. Vị linh mục mới đến đi bắt tay bà con giáo dân và bắt tay các cảnh sát và công an đang có mặt tại hiện trường. Rồi ngài đứng giữa một bên là giáo dân và một bên là công an nói những câu vui vui khiến cả đoạn phố cười ầm lên. Các công nhân của mấy công ty có văn phòng ở đấy cũng ra xem.

Vị linh mục này nói rằng “các cán bộ cảnh sát đây cũng chỉ là cấp thừa hành, các anh chỉ liên quan trách nhiệm chứ có thể không liên quan gì đến quyền lợi ở khu đất này. Bà có giáo dân có bổn phận cầu nguyện thì các anh cũng có bổn phận phải canh giữ cho bà con cầu nguyện. Chuyện ai người ấy làm. Bà con giáo dân phải nhớ lời Đức Tổng Giám Mục là cầu nguyện kiên trì và cầu nguyện ôn hòa. Vì thế không nên nói những lời ‘xóc óc’ các anh". Ngài cũng nói với các anh cảnh sát và công an rằng: "các anh là đại diện chính quyền duy nhất ở đây, vì thế bà con có bức xúc nói lời gì thì các anh cũng thông cảm”.

Mời công an cảnh sát ăn cơm chung với giáo dân

Bà con tiếp bánh mì cho cảnh sát với nụ cười hiền từ
Kết thúc Vị linh mục kêu gọi bà con đang bắt đầu ăn trưa mời các công an và cảnh sát cùng ăn trưa. Chúng tôi thấy khi có linh mục ở đấy giáo dân cũng vui mà vẻ mặt các cảnh sát cùng công an cũng bớt căng thẳng hơn. Điều này cũng dễ hiểu vì ít ra khi có các linh mục thì giáo dân cũng sẽ ứng xử hiền hòa hơn và cảnh sát có thể yên tâm hơn với đám đông, trong khi giáo dân cũng an tâm và mạnh mẽ hơn trong việc cầu nguyện và bảo vệ đất đai của mình.

Chúng tôi chụp được hình giáo dân và linh mục đang chia sẻ hoa quả và bánh mì cho các cảnh sát và công an. Mọi người cùng ăn uống và nói chuyện vui vẻ.

Một số công an hãy còn bị động, không biết ứng xử thế nào trước lòng tốt của người ta!

Tất nhiên có một số công an lạ mặt vẫn đứng đàng xa theo dõi hết mọi người. Số công an và cảnh sát ở bên trong khu đất thì không có giao tiếp trực tiếp với các giáo dân và linh mục như số đứng ngoài đường nên không có sự thông cảm tương tự. Khi vị linh mục vẫy tay mời các công an và cảnh sát cũng như bảo vệ bên trong khu đất tiến ra phía hàng rào để gặp nhau nói chuyện, thì các anh bên trong không dám ra. Các anh sợ bị chụp ảnh.

"Đồng chí công an" Minh thị sát hiện trường
Ở đây chúng tôi cứ nhìn gương mặt của các cán bộ đến đây là chúng tôi biết họ liên quan quyền lợi và trách nhiệm đến đâu! Sáng nay chúng tôi thấy có một anh mặt to mắt hý đi lại lồng lộn bên trong khu đất, anh có những lời nói và cử chỉ hết sức thiếu văn hóa. Chúng tôi có chụp hình được anh ta, chúng tôi hỏi hai vị linh mục các vị này cũng không biết, có lẽ vì là linh mục trẻ mới về đây. Chúng tôi kiên trì tìm hỏi thì buổi chiều chúng tôi được biết anh này tên Minh, Trưởng Công an Phường Quang Trung, quận Đống Đa, nơi khu đất của giáo xứ Thái Hà tọa lạc. Được biết anh này là một tên tham nhũng có hạng và đã “ăn nhiều” trong vụ đất nhà thờ Thái Hà này.

Gần trưa giáo dân bắt đầu lấy các tấm gỗ cốt pha xây dựng kê ở ven hàng rào kẽm gai để ngồi chỗ đoạn tường vừa ẩy đổ lúc nãy. Họ vừa ăn bánh mì vừa nói chuyện vui vẻ. Chúng tôi rất cảm động khi thấy có một nhóm giáo dân đi mua bán phế liệu đã bỏ một ngày đi làm ăn để ngồi tham gia cầu nguyện cùng giáo dân trước hàng rào kẽm gai. Một số chị em còn hài hước rằng chúng em ở đây chầu chực chỉ để dọn cái hàng rào kẽm gai này di bán đồng nát đấy thôi. Thế nhưng các ông bà đây không cho vì các ông bà bảo cái gì cảnh sát đã mang đến đây thì là của giáo xứ chúng ta.

Thế đấy, chúng tôi có mặt ở đây thấy rất nhiều chuyện vui, nhiều cử chỉ đẹp và cũng có những cái nhìn không đẹp, trong khi chứng kiến giáo dân Thái Hà cầu nguyện và bảo vệ khu đất. Dù sao chúng tôi cũng đã thấy một buổi sáng căng thẳng, giáo dân Thái Hà có vẻ bị thách thức, khi công ty kia ngang nhiên xây dựng tiếp trong sự chứng kiến của cảnh sát và công an, nhưng buổi sáng này đã kết thúc trong vui vẻ nhẹ nhàng và dịu ngọt như những quả quýt mà giáo dân và cảnh sát trao cho nhau sau khi một đoạn tường dày 20 cm dài khoảng gần chục mét bị ẩy đổ một phần chiều cao.
 
Hà Nội ơi, Xin cứ cầu nguyện trong tin yêu!
Bs Vũ Linh Huy
20:49 07/01/2008
Hà Nội ơi,
Xin cứ cầu nguyện trong tin yêu!


Thành Giê-ri-khô đang bị vây,
Bởi lời kinh nguyện thấu trời mây,
Bởi những con tim quên sợ hãi,
Bởi những tấm lòng thật thơ ngây!

Thành xưa: luỹ rộng, vững vô song,
Nhưng Dân Thánh Chuá chẳng ngã lòng,
Rước Hòm Bia Thánh quanh bảy lượt,
Thành đổ tan hoang, thế là xong!

Thành nay: cũng vậy, rất tự tin,
Năm mươi năm lẻ đã vững bền,
Nhờ khéo dối gian, dùng bạo lực,
Thẳng tay đàn áp đám dân đen!

Giờ đây dân đã hết sợ rồi,
Đàn áp, lao tù: vô ích thôi!
Một khi sự thật đà phơi tỏ,
Bóng tối gian tà phải rút lui!

Đi, Hà Nội ơi, ta cứ đi,
Hoà Bình, Công Lý quyết thực thi,
Dân xưa theo bước Hòm Bia Thánh,
Ta theo Thập Giá, Mẹ Sầu Bi!

Khí giới cuả ta là nguyện cầu,
Trong Niềm Tin vững, Đức Cậy sâu,
Trong Tình Bác Ái bao la rộng,
Lực nào trần thế đủ đối đầu?

Boston, ngày 7 tháng 1 năm 2007.

Kính tặng Đức Tổng Giám Mục,
Quý Cha, Quý Dì, Quý Thày,
Cùng Toàn Thể Cộng Đồng Dân Thánh Chuá Hà Nội,
cách riêng Cộng Đồng Dân Thánh Chuá Thái Hà.

Thương tặng em gái 3 tuổi dâng hoa cho "Bà Đẹp"
ở Toà Khâm sứ Hà Nội ngày 7 tháng 1 năm 2007,
và các em thiếu nhi Thái Hà anh dũng
.
 
Thắc Mắc Điện Toán
Giới thiệu VietCatholic Rss feed
J.B. Đặng Minh An
19:16 07/01/2008
Trong trang đầu của VietCatholic, quý cha và anh chị em có thể thấy dấu hiệu này. Dấu hiệu đó tiêu biểu cho VietCatholic Rss feed. Quý cha và anh chị em cũng có thể thấy dấu hiệu này trên hầu hết các hãng tin trên thế giới.

Nhờ vào những thông tin chứa đựng trong dấu hiệu đó, các hãng tin trên thế giới có thể thông báo cho nhau tức khắc khi có một bản tin mới được đưa lên Net. Cụ thể, nhờ vào các thông tin trong VietCatholic Rss feed, các hãng tin Công Giáo, các báo chí Công Giáo trên thế giới có thể nhận được tức khắc những bản tin của VietCatholic mà không cần vào thăm Web site VietCatholic thường xuyên trong ngày.

Bài này không bàn chi tiết về lãnh vực này vì nó không liên quan trực tiếp đến quý cha và anh chị em. Trong phạm vi bài này, VietCatholic chỉ xin đề cập đến việc dùng VietCatholic Rss feed đối với những độc giả bình thường.

Như quý cha và anh chị biết, tựa những bài viết trên trang đầu của VietCatholic thông thường chỉ xuất hiện trong 3 ngày, sau đó sẽ được thay bằng những bài mới. Điều này có thể gây trở ngại cho những người không có nhiều giờ để vào xem hàng ngày.

Tuy những tựa bài này không xuất hiện trên trang nhất, nhưng điều đó không có nghĩa là những bài này bị xóa đi. Thật vậy, các bài viết đăng trên VietCatholic được lưu trữ lâu dài trên một database. Quý vị có thể lục lại cả những bài đã đăng từ 6, 7 năm trước đây bằng cách dùng các chương trình Tìm Kiếm của VietCatholic hoặc sử dụng những CD, DVD gọi là VietCatholic CD. Bản mới nhất là DVD VietCatholic 2007 sắp được ra mắt quý cha và anh chị em.

Một cách khác nữa quý cha và anh chị em có thể làm là dùng VietCatholic Rss feed. VietCatholic Rss feed có thể dùng như email. Sau khi cài đặt (rất đơn giản), quý cha và anh chị em sẽ nhận được email ngay khi một bản tin, hay một bài chia sẻ mới được đưa lên. Email đó trong máy quý cha và anh chị em và chỉ mất đi nếu quý cha và anh chị em xóa nó. VietCatholic Rss feed được dùng như email nhưng nó khác với email là nó chỉ download xuống máy của quý cha và anh chị em tựa bài mà thôi, chứ không phải là toàn bộ nội dung. Vì thế, nó chiếm rất ít chỗ trên computer.

Muốn cài đặt, xin làm như sau:

Bước 1: Quý cha và anh chị em khởi động chương trình Outlook.

Bước 2: Trong phần Mail, để con mouse trên Rss feed, rồi nhấn mouse bên phải. Sau đó, chọn menu Add a New Rss feed như trong hình bên.

Bước 3: Trong dialog tiếp theo xin đánh vào http://vietcatholic.net/News/rss.aspx rồi nhấn vào nút Apply. Trong dialog tiếp theo nhấn Yes là xong.

Sau khi đã cài đặt thành công
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Tím Bên Đường
Lm. Tâm Duy
00:37 07/01/2008

HOA TÍM BÊN ĐƯỜNG



Ảnh của Lm. Tâm Duy

Con đường em về năm xưa

Có biết hay chăng bây giờ

Hoa tím thôi không chờ nữa

Chỉ còn ta đứng dưới mưa..

(Trích thơ của Cao Vũ Huy Miên)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền