Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mầu gương đời Linh mục John Lee Tae-Seak, SDB
Thanh Quảng sdb
08:50 18/01/2017
MẪU GƯƠNG ĐỜI LINH MỤC JOHN LEE TAE-SEAK SDB
Kwangju, Hàn Quốc, hàng năm vào ngày 15 tháng Giêng, Dòng Salesian và nhiều người Hàn quốc tưởng nhớ tới linh mục John Lee, một mẫu gương nhiệt thành về đời truyền giáo.
Dù bảy năm đã trôi qua sau ngày cha John Lee (1962-2010) ra đi về cõi vĩnh hằng, người ta vẫn chứng kiến một sự tác động liên lỉ của bộ phim nổi tiếng 'Do not Cry for Me Tonj!' (Hỡi người dân Tonj đừng khóc thương tôi!) do cơ sở Truyền giáo của Dòng Salesian Don Bosco tại Torino Ý Đại lợi phát hành đã được hàng triệu người theo dõi qua bảy ngôn ngữ.
Năm 2009 tại Hàn Quốc đã xuất bản một cuốn sách nhan đề “Bạn có phải là bạn của Cha không? “Will Be My Friend?" được tái bản hay in lại hơn 30 lần. Nhà xuất bản Kinh Thánh & Cuộc sống của các sơ Nữ Tử Bác ái (Sisters Caritas) phát hành nó. Đây là cuốn sách bán chạy nhất.
Hiệp hội mang tên “Cha John Lee Memorial Foundation" tại Hán thành, Hàn Quốc là nhịp cầu nối kết tuyệt vời giữa các nhà hảo tâm Hàn Quốc dành cho người dân Nam Sudan qua việc cung cấp ngân quỹ, vật chất và cả các tình nguyện viên trong các dịch vụ giáo dục, chăm sóc xã hội và y tế cho vùng đất đầy chiến tranh đói khổ tại miền Nam Sudan này. Cũng có nhiều ấn phẩm, nhiều bài viết về câu chuyện cuộc đời dấn thân của cha John Lee cho các học sinh trường tiểu học của Chính phủ, trong các sách giáo khoa nói về lòng hy sinh, cuộc sống hào hùng dấn thân cho người khác theo gương cha John Lee.
Ngay cả ngày nay, nhiều thanh niên không phải là Công Giáo sau khi xem bộ phim tài liệu 'về cha John Lee’ họ đều xúc động đến rơi nước mắt và được thúc đẩy để tìm học giáo lý Công Giáo mà trở thành người tín hữu và nhiều người trẻ xin vào dòng để trở thành tu sĩ Salêdiêng (không chỉ ở Hàn Quốc) mà nhiều quốc gia khác trong miền Á châu này. Một số các Salêdiêng trẻ cũng được cảm hứng từ cha John Lee để viết thư xin Bề trên cả cho đi truyền giáo!
Muốn coi cuốn video về cuộc đời truyền giáo của cha John Lee xin vào link sau: 'Don't Cry For Me, Tonj'
Xin bấm vào đây
Muốn tìm hiều về Hiệp hội Tương trở của cha John Le xin vào link sau: www.frjohnlee.org
Tiểu sử cuộc đời của cha John Lee vị truyền giáo xả thân cho người dân tại vùng Tonj Nam Sudan
Linh mục John Lee là một linh mục tu sĩ Salesian gốc Hàn Quốc. Ngài sinh ngày 17 tháng 10 năm 1962, tại Busan, Hàn Quốc. Ngài là một bác sĩ y khoa đang thành công vời vợi thì Ngài quyết định rời bỏ sự nghiệp dâng mình cho Chúa làm linh mục thuộc Tu hội Salesian Don Bosco. Vào năm cuối thần học trước khi chịu chức linh mục, Ngài đã xin đi truyền giáo và được gửi đến Nam Sudan. Ngài đã dành trọn vẹn cuộc sống còn lại của mình cho vùng đất nghèo khổ này! Ngài được thụ phong linh mục năm 2000, và hoạt động như là một linh mục trong một thời gian rất ngắn nhưng đầy nhiệt huyết dành cho người dân Tonj, ở Nam Sudan.
Năm 2008, Ngài rời Tonj về thăm gia đình và quyên góp cho công cuộc ở Sudan thì không may lúc Ngài đi khám bệnh thì Ngài được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại tràng ở giai đoạn cuối nên Ngài không thể về lại Tonj.
Chúa đã ban và Chúa cất đi…
Dù biết mình mắc phải chứng bệnh hiểm nghèo không thể về lại Sudan và thời gian sống còn chẳng còn bao lâu, Ngài đã can đảm tổ chức những đại hội trình tấu Pianô do Ngài biểu diễn cũng như vận động đưa cả ban Kèn Đồng của Ngài qua Hàn Quốc lưu diễn… Có thể nói Ngài làm việc cho tới ngày qua đời, ngày 14/1/2010, tại Hàn Quốc để lại những người thân yêu của cha tại Nam Sudan nơi mà cha đã chia sẻ tình yêu thương của mình cho người dân túng nghèo của vùng đất chiến tranh tại Tonj qua các tài năng Chúa ban như một bác sĩ, một thày, một nhạc sĩ và một linh mục. Ngài đã làm thay đổi bộ mặt của vùng Tonj với niềm vui tin yêu hy vọng và lạc quan của người Kitô hữu. Đây chính là di sản của Ngài và sẽ được mọi người nhớ tới.
Ngày 14/1/2017 tại Tonj, dân chúng đã tụ họp kỷ niệm về Cha John Lee một cách khác thường. Giáo dân của giáo xứ bao gồm thanh thiếu niên, các bà mẹ, bện nhân tại bệnh viện Don Bosco, Ban kèn đồng và trẻ em hè phố đều tựu về để tưởng niệm cha John Lee.
Dân chúng rước kiệu chân dung cha John Lee từ bệnh viện Don Bosco đến nhà thờ giáo xứ, nơi cử hành Thánh lễ lúc 8 sáng sau một cuộc diễn hành dài bao gồm giới trẻ và nam phụ lão ấu và ban kèn đồng trên các đường phố của vùng Tonj.
Tinh thần của Cha John Lee đã đem đến cho giới trẻ niềm vui dạt dào
Như cha Thánh Don Bosco (người cha và người bạn của thanh niên) các Sa-Lê-Diêng đã qui tụ giới trẻ khắp nơi ở Tonj về khuôn viên nhà Dòng tổ chức các trò chơi thi đua cả ngày... Sau khi các em được ăn uống thì các cuộc đấu bóng tranh tài giữa các em cho đến chiếu tối là buổi văn nghệ...
Cũng có những giây phút chia sẻ tâm tình của giới trẻ chia sẻ về những cảm nghiệm các em từ một cuộc sống bụi đời, xì ke ma túy đã được cha John Lee cảm hóa thế nào? Cha đã dậy cho các em sống lương thiện, dạy học chữ và kèn trống, hát cho các em v.v… Mọi người dân Sudan đều khâm phục tinh thần dấn của cha John đã từ bỏ nếp sống tiện nghi tại Hàn quốc để sống nghèo khổ và dùng tài năng ngành nghề bác sĩ của mình mở bệnh viện cứu chữa bệnh tật thể xác lẫn tinh thần cho dân chúng trong sứ vụ linh mục nữa!
Cha John Lee và những người trẻ ờ Tonj Nam Sudan |
Dù bảy năm đã trôi qua sau ngày cha John Lee (1962-2010) ra đi về cõi vĩnh hằng, người ta vẫn chứng kiến một sự tác động liên lỉ của bộ phim nổi tiếng 'Do not Cry for Me Tonj!' (Hỡi người dân Tonj đừng khóc thương tôi!) do cơ sở Truyền giáo của Dòng Salesian Don Bosco tại Torino Ý Đại lợi phát hành đã được hàng triệu người theo dõi qua bảy ngôn ngữ.
Năm 2009 tại Hàn Quốc đã xuất bản một cuốn sách nhan đề “Bạn có phải là bạn của Cha không? “Will Be My Friend?" được tái bản hay in lại hơn 30 lần. Nhà xuất bản Kinh Thánh & Cuộc sống của các sơ Nữ Tử Bác ái (Sisters Caritas) phát hành nó. Đây là cuốn sách bán chạy nhất.
Hiệp hội mang tên “Cha John Lee Memorial Foundation" tại Hán thành, Hàn Quốc là nhịp cầu nối kết tuyệt vời giữa các nhà hảo tâm Hàn Quốc dành cho người dân Nam Sudan qua việc cung cấp ngân quỹ, vật chất và cả các tình nguyện viên trong các dịch vụ giáo dục, chăm sóc xã hội và y tế cho vùng đất đầy chiến tranh đói khổ tại miền Nam Sudan này. Cũng có nhiều ấn phẩm, nhiều bài viết về câu chuyện cuộc đời dấn thân của cha John Lee cho các học sinh trường tiểu học của Chính phủ, trong các sách giáo khoa nói về lòng hy sinh, cuộc sống hào hùng dấn thân cho người khác theo gương cha John Lee.
Ngay cả ngày nay, nhiều thanh niên không phải là Công Giáo sau khi xem bộ phim tài liệu 'về cha John Lee’ họ đều xúc động đến rơi nước mắt và được thúc đẩy để tìm học giáo lý Công Giáo mà trở thành người tín hữu và nhiều người trẻ xin vào dòng để trở thành tu sĩ Salêdiêng (không chỉ ở Hàn Quốc) mà nhiều quốc gia khác trong miền Á châu này. Một số các Salêdiêng trẻ cũng được cảm hứng từ cha John Lee để viết thư xin Bề trên cả cho đi truyền giáo!
Muốn coi cuốn video về cuộc đời truyền giáo của cha John Lee xin vào link sau: 'Don't Cry For Me, Tonj'
Xin bấm vào đây
Muốn tìm hiều về Hiệp hội Tương trở của cha John Le xin vào link sau: www.frjohnlee.org
Tiểu sử cuộc đời của cha John Lee vị truyền giáo xả thân cho người dân tại vùng Tonj Nam Sudan
Linh mục John Lee là một linh mục tu sĩ Salesian gốc Hàn Quốc. Ngài sinh ngày 17 tháng 10 năm 1962, tại Busan, Hàn Quốc. Ngài là một bác sĩ y khoa đang thành công vời vợi thì Ngài quyết định rời bỏ sự nghiệp dâng mình cho Chúa làm linh mục thuộc Tu hội Salesian Don Bosco. Vào năm cuối thần học trước khi chịu chức linh mục, Ngài đã xin đi truyền giáo và được gửi đến Nam Sudan. Ngài đã dành trọn vẹn cuộc sống còn lại của mình cho vùng đất nghèo khổ này! Ngài được thụ phong linh mục năm 2000, và hoạt động như là một linh mục trong một thời gian rất ngắn nhưng đầy nhiệt huyết dành cho người dân Tonj, ở Nam Sudan.
Năm 2008, Ngài rời Tonj về thăm gia đình và quyên góp cho công cuộc ở Sudan thì không may lúc Ngài đi khám bệnh thì Ngài được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại tràng ở giai đoạn cuối nên Ngài không thể về lại Tonj.
Chúa đã ban và Chúa cất đi…
Ban Kèn Đồng do Cha John Lee thành lập |
Ngày 14/1/2017 tại Tonj, dân chúng đã tụ họp kỷ niệm về Cha John Lee một cách khác thường. Giáo dân của giáo xứ bao gồm thanh thiếu niên, các bà mẹ, bện nhân tại bệnh viện Don Bosco, Ban kèn đồng và trẻ em hè phố đều tựu về để tưởng niệm cha John Lee.
Dân chúng rước kiệu chân dung cha John Lee từ bệnh viện Don Bosco đến nhà thờ giáo xứ, nơi cử hành Thánh lễ lúc 8 sáng sau một cuộc diễn hành dài bao gồm giới trẻ và nam phụ lão ấu và ban kèn đồng trên các đường phố của vùng Tonj.
Tinh thần của Cha John Lee đã đem đến cho giới trẻ niềm vui dạt dào
Như cha Thánh Don Bosco (người cha và người bạn của thanh niên) các Sa-Lê-Diêng đã qui tụ giới trẻ khắp nơi ở Tonj về khuôn viên nhà Dòng tổ chức các trò chơi thi đua cả ngày... Sau khi các em được ăn uống thì các cuộc đấu bóng tranh tài giữa các em cho đến chiếu tối là buổi văn nghệ...
Cũng có những giây phút chia sẻ tâm tình của giới trẻ chia sẻ về những cảm nghiệm các em từ một cuộc sống bụi đời, xì ke ma túy đã được cha John Lee cảm hóa thế nào? Cha đã dậy cho các em sống lương thiện, dạy học chữ và kèn trống, hát cho các em v.v… Mọi người dân Sudan đều khâm phục tinh thần dấn của cha John đã từ bỏ nếp sống tiện nghi tại Hàn quốc để sống nghèo khổ và dùng tài năng ngành nghề bác sĩ của mình mở bệnh viện cứu chữa bệnh tật thể xác lẫn tinh thần cho dân chúng trong sứ vụ linh mục nữa!
Sri Lanka : Một vị sư dẫn đầu phật tử đến phá nhà thờ Thiên Chúa Giáo
Nguyễn Long Thao
12:34 18/01/2017
Một nhóm người Phật Giáo do một vị sư dẫn đầu đã đến phá huỷ một nhà thờ cuả người Tin Lành ở Paharaiya, Sri Lanka.
Theo ông Kamal Wasantha, trước đây là một tín đồ Phật Giáo, nay là người theo đạo Tin Lành đang phụ trách một cộng đoàn, nói " Trước hết họ đe dọa chúng tôi bằng lời nói, rồi họ đến với gậy gộc giáo mác phá huỷ tất cả mọi sự, họ phá sập ngôi nhà thờ ngay trước mắt chúng tôi và chúng tôi chỉ biết xin Chúa tha thứ cho họ."
Sri Lanka nằm về phía Nam Châu Á với dân số 22.2 triệu dân trong đó 70% là người Phật Giáo, 13% Ấn Độ Giáo, 10% Hồi Giáo, 6% Công Giáo. Phật Giáo là quốc giáo của Sri Lanka.
Nguyễn Long Thao
Theo ông Kamal Wasantha, trước đây là một tín đồ Phật Giáo, nay là người theo đạo Tin Lành đang phụ trách một cộng đoàn, nói " Trước hết họ đe dọa chúng tôi bằng lời nói, rồi họ đến với gậy gộc giáo mác phá huỷ tất cả mọi sự, họ phá sập ngôi nhà thờ ngay trước mắt chúng tôi và chúng tôi chỉ biết xin Chúa tha thứ cho họ."
Sri Lanka nằm về phía Nam Châu Á với dân số 22.2 triệu dân trong đó 70% là người Phật Giáo, 13% Ấn Độ Giáo, 10% Hồi Giáo, 6% Công Giáo. Phật Giáo là quốc giáo của Sri Lanka.
Nguyễn Long Thao
Cử tri Công Giáo Pháp sẽ quyết định ai là Tổng Thống
Nguyễn Long Thao
13:09 18/01/2017
Một cuộc khảo sát mới cho thấy, trong cuộc bầu cử Tổng Thống Pháp năm nay,ứng cử viên Francois Fillon được một số đông người Công Giáo ủng hộ.
Cuộc thăm dò hàng tuần do tổ chức Gia Đình Thiên Chúa Giáo thực hiện cho thấy 49% những người tự nhận là thường xuyên giữ đạo sẽ bầu cho ông Fillon trong cuộc bầu cử sơ kết vào tháng Tư. Nếu kết quả đúng như vậy thì trong cuộc bầu cử chung kết, ông Fillon sẽ là đối thủ của ứng cử viên Marine Le Pen
Cuộc thăm dò cũng cho thấy, những người tự nhận không thường xuyên giữ đạo thì 30% ủng hộ ông Fillon trong cuộc bầu cử sơ kết, nhưng trong cuộc bầu cử chung kết, 63% trong số này sẽ ửng hộ ông Fillon
Trong cuộc bầu cử chung kết, theo kết quả thăm dò, thì 71% cử tri nhận mình là Công Giáo sẽ ủng hộ ứng cử viên Marine Le Pen
Cuộc thăm dò hàng tuần do tổ chức Gia Đình Thiên Chúa Giáo thực hiện cho thấy 49% những người tự nhận là thường xuyên giữ đạo sẽ bầu cho ông Fillon trong cuộc bầu cử sơ kết vào tháng Tư. Nếu kết quả đúng như vậy thì trong cuộc bầu cử chung kết, ông Fillon sẽ là đối thủ của ứng cử viên Marine Le Pen
Cuộc thăm dò cũng cho thấy, những người tự nhận không thường xuyên giữ đạo thì 30% ủng hộ ông Fillon trong cuộc bầu cử sơ kết, nhưng trong cuộc bầu cử chung kết, 63% trong số này sẽ ửng hộ ông Fillon
Trong cuộc bầu cử chung kết, theo kết quả thăm dò, thì 71% cử tri nhận mình là Công Giáo sẽ ủng hộ ứng cử viên Marine Le Pen
Dòng Đa Minh triệu tập tổng hội để kỷ niệm 800 năm thành lập.
Biển Đức Phan Anh
13:38 18/01/2017
Rome, Italy (CNA 17/01/2017) Tổng hội Dòng Đa Minh, đánh dấu 800 năm ngày thành lập Dòng, đang diễn ra từ ngày 17/01 và kết thúc vào dịp bế mạc Năm Thánh Đa Minh, ngày 21 tháng 01 sắp tới.
Mục đích của Tổng Hội là "để cảm ơn Chúa vì những ơn lành của những năm qua, nhưng đồng thời cũng là để 'lấy lại' (re-own) sứ vụ truyền giáo của nhà dòng trong Giáo Hội và để phát huy một năng lực mới, một thúc đẩy tươi mát mới... ", theo lời Thầy Vivian Boland.
Đôi khi người ta không nhận ra các đặc sủng của Dòng Đa Minh, Thầy Boland nói, bởi vì đó cũng là những đặc sủng "ở trung tâm của Giáo Hội và Thiên Chúa giáo, là rao giảng Tin Mừng."
"Chúng tôi không phải là những người duy nhất rao giảng Tin Mừng", Thày giải thích. "Nhưng tôi nghĩ rằng năm kỷ niệm là cơ hội để chúng tôi suy nghĩ về ý nghĩa thế nào là 'Dòng Thầy Giảng', thay mặt cho Giáo Hội, và nhiệm vụ nào là tiên quyết trong việc trợ giúp Giáo Hội rao giảng Tin Mừng."
Sứ vụ đó nghe qua thì có vẻ đơn giản, Thày thừa nhận, nhưng trong thực tế có rất nhiều thách thức, và các sĩ tử Đa Minh phải trở thành những nhà lãnh đạo "trong việc giúp đỡ Giáo Hội suy nghĩ về những thách thức ấy", là những thách thức bao trùm tất cả mọi thứ từ triết học, khoa học, văn hóa, cho đến những thay đổi trong xã hội.
Là một phần của một dòng tu lâu đời, Thầy Boland nói, có một chút giống như "sở hữu tất cả cuộc sống cuả con người ở trong đó."
"Bạn biết không, sống thọ 800 tuổi, thì bản thân đã là đáng chú ý rồi, còn 800 năm tới, có vẻ chẳng có bao nhiêu việc mới lạ nữa", Thày nói.
Đề cập tới lời cuả một video quảng bá cho nhà dòng trong Năm Thánh, "chúng tôi có 130 vị thánh, và vô số những kẻ tội lỗi," Thầy Boland nói. "Chúng tôi phải thừa nhận nhà Dòng là rất 'con người', với những sai lầm đây đó."
"Nhưng cũng là một niềm tự hào nào đó khi nhớ lại rằng các anh chị em cuả chúng tôi là ai?" - Thánh Thomas Aquinas, Thánh Catarina Siena và nhiều nữa. "Những con người nổi bật, những người mà chúng tôi gọi là anh chị em của chúng tôi."
Tổng hội diễn ra 5 ngày bao gồm nhiều buổi cầu nguyện, đàm luận, và hội thảo. Thành phần tham dự gồm đủ hai thành phần giáo dân và tu sĩ nam nữ. Lễ Bế Mạc sẽ do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành tại Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô vào thứ bảy.
Tống hội cuả dòng Đa Minh thường được triếu tập khoảng mỗi 12 hoặc 13 năm, cung cấp một cơ hội để giúp nhau tìm những 'đầu mối tiếp xúc,' Thày Boland nói. Ví dụ, "giữa những người đang làm việc với người 'dân tộc' ở Đài Loan với những người đang làm việc với dân bản địa Guatemala, mà lẽ ra họ không có dịp biết về nhau."
Nhìn chung, Tống hội là một cách, Thầy nói, "để qui tụ các sĩ tử Ða Minh từ các nơi trên thế giới, đang làm việc trong các việc mục vụ đặc biệt hoặc các dự án đặc biệt, để được ở bên nhau và trau dồi những kinh nghiệm cuả nhà Dòng từ các nơi khác nhau trên thế giới. "
18 tháng Giêng: Tất cả các giáo xứ Công Giáo trong thành phố Mosul được hoàn toàn giải phóng
Đặng Tự Do
21:04 18/01/2017
Ngày 18 tháng Giêng 2017 sẽ đi vào lịch sử của Giáo Hội Công Giáo Chanđê Iraq: Tất cả các giáo xứ Công Giáo trong thành phố Mosul được hoàn toàn giải phóng. Trong cuộc họp báo ngay tại mặt trận Trung tướng Talib Shaghati, tư lệnh lực lượng đặc biệt chống khủng bố, nói:
“Các anh hùng của lực lượng chống khủng bố đã nỗ lực trong ba tháng qua và với các hoạt động anh hùng và dũng cảm đã giải phóng toàn bộ miền đông với sự phối hợp và hợp tác với các lực lượng an ninh khác.”
Ông bày tỏ niềm tin rằng bọn khủng bố Hồi Giáo IS đang suy sụp tinh thần một cách nhanh chóng nên việc giải phóng phần phía tây của thành phố, hiện vẫn hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của bọn khủng bố Hồi Giáo IS, sẽ là một nhiệm vụ dễ dàng hơn.
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi cũng chia sẻ cùng suy nghĩ trên và nói rằng chiến thắng đang đến gần.
Quân Iraq đã phải mất ba tháng mới đến được bờ phía đông của sông Tigris, và quan chức trước đây đã cho biết phần phía tây đông dân cư của Mosul có thể là một chiến trường phức tạp.
Các lực lượng phản ứng nhanh của Iraq đang bắn vào phía tây của thành phố. Trong các ngày qua, các cuộc không kích của Hoa Kỳ đã tấn công vào các cây cầu bắc qua sông, chia đôi Mosul dọc theo trục bắc nam, để ngăn chặn quân tiếp viện của bọn khủng bố Hồi Giáo IS tham gia chiến đấu ở chiến trường phía đông. Đối với dân thường, việc di tản đến vùng an toàn trở nên khó khăn hơn. Bọn khủng bố Hồi Giáo IS cũng đang cố gắng để ngăn chặn quân đội Iraq tiến qua bờ tây trong khi chúng cố gắng bảo vệ thành trì cuối cùng của chúng tại Iraq.
Theo thông tin của Giáo Hội địa phương, tất cả các giáo xứ Công Giáo trong thành Mosul đều nằm ở phần phía Đông của thành phố. Ở khu vực phía Tây, nơi đa số dân theo Hồi Giáo Sunni, có một vài nhà thờ Kitô Giáo thuộc Giáo Hội Assyrô, nghi lễ Đông Phương, không hiệp thông với Tòa Thánh.
“Các anh hùng của lực lượng chống khủng bố đã nỗ lực trong ba tháng qua và với các hoạt động anh hùng và dũng cảm đã giải phóng toàn bộ miền đông với sự phối hợp và hợp tác với các lực lượng an ninh khác.”
Ông bày tỏ niềm tin rằng bọn khủng bố Hồi Giáo IS đang suy sụp tinh thần một cách nhanh chóng nên việc giải phóng phần phía tây của thành phố, hiện vẫn hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của bọn khủng bố Hồi Giáo IS, sẽ là một nhiệm vụ dễ dàng hơn.
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi cũng chia sẻ cùng suy nghĩ trên và nói rằng chiến thắng đang đến gần.
Quân Iraq đã phải mất ba tháng mới đến được bờ phía đông của sông Tigris, và quan chức trước đây đã cho biết phần phía tây đông dân cư của Mosul có thể là một chiến trường phức tạp.
Các lực lượng phản ứng nhanh của Iraq đang bắn vào phía tây của thành phố. Trong các ngày qua, các cuộc không kích của Hoa Kỳ đã tấn công vào các cây cầu bắc qua sông, chia đôi Mosul dọc theo trục bắc nam, để ngăn chặn quân tiếp viện của bọn khủng bố Hồi Giáo IS tham gia chiến đấu ở chiến trường phía đông. Đối với dân thường, việc di tản đến vùng an toàn trở nên khó khăn hơn. Bọn khủng bố Hồi Giáo IS cũng đang cố gắng để ngăn chặn quân đội Iraq tiến qua bờ tây trong khi chúng cố gắng bảo vệ thành trì cuối cùng của chúng tại Iraq.
Theo thông tin của Giáo Hội địa phương, tất cả các giáo xứ Công Giáo trong thành Mosul đều nằm ở phần phía Đông của thành phố. Ở khu vực phía Tây, nơi đa số dân theo Hồi Giáo Sunni, có một vài nhà thờ Kitô Giáo thuộc Giáo Hội Assyrô, nghi lễ Đông Phương, không hiệp thông với Tòa Thánh.
Rôma đóng cửa hệ thống tàu điện ngầm vì động đất
Đặng Tự Do
17:30 18/01/2017
Rôma đã đóng cửa tàu điện ngầm, các trường học và văn phòng được di tản sau một trận động đất ở miền trung Italia.
Buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô lúc 10h sáng thứ Tư 18 tháng Giêng đã không bị ảnh hưởng bởi 4 trận động đất liên tiếp kéo dài trong suốt 4 tiếng. Tuy nhiên, sau đó, nhiều khách hành hương đã phải lang thang trong nhiều giờ vì họ không thể đón được xe điện về lại nơi cư trú.
Bốn trận động đất, cường độ dao động từ 5.3 đến 5.7 độ Richter, đã bắt đầu lúc 10h25 giờ địa phương. Nhiều tòa nhà bị sụp đổ nhưng kỳ diệu là không có trường hợp tử vong hoặc thương tích nào được ghi nhận.
Các vùng Abruzzo, Lazio và Marche, nơi khoảng 300 người đã thiệt mạng tháng Tám năm ngoái, là các vùng bị nặng nhất.
Các trận động đất này có thể cảm nhận được rất rõ rệt tại Rôma nên nhà chức trách đã ra lệnh di tản các hệ thống tàu điện ngầm của thành phố. Nhiều trường học, và văn phòng ở thủ đô của Ý cũng được yêu cầu di tản.
Buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô lúc 10h sáng thứ Tư 18 tháng Giêng đã không bị ảnh hưởng bởi 4 trận động đất liên tiếp kéo dài trong suốt 4 tiếng. Tuy nhiên, sau đó, nhiều khách hành hương đã phải lang thang trong nhiều giờ vì họ không thể đón được xe điện về lại nơi cư trú.
Bốn trận động đất, cường độ dao động từ 5.3 đến 5.7 độ Richter, đã bắt đầu lúc 10h25 giờ địa phương. Nhiều tòa nhà bị sụp đổ nhưng kỳ diệu là không có trường hợp tử vong hoặc thương tích nào được ghi nhận.
Các vùng Abruzzo, Lazio và Marche, nơi khoảng 300 người đã thiệt mạng tháng Tám năm ngoái, là các vùng bị nặng nhất.
Các trận động đất này có thể cảm nhận được rất rõ rệt tại Rôma nên nhà chức trách đã ra lệnh di tản các hệ thống tàu điện ngầm của thành phố. Nhiều trường học, và văn phòng ở thủ đô của Ý cũng được yêu cầu di tản.
Cảm tình người Mỹ dành cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày càng cao
Nguyễn Long Thao
19:47 18/01/2017
Một cuộc thăm dò mới đây do cơ quan nghiên cứu Pew Research thực hiện, thì cảm tình người Mỹ dành cho Đức Thánh Cha Phanxicô ở mức độ cao.
Theo cuộc thăm dò nói trên, 70% người được hỏi đã đánh giá thuận lợi cho Đức Giáo Hoàng, trong khi 19% cho là không thuận lợi
So với kết quả cuộc khảo sát năm 2013, tức năm được bầu làm Giáo Hoàng, chỉ có 57 % phê điểm thuận lợi cho ĐGH.
Năm nay, nếu cuộc thăm dò chỉ hỏi người Công Giáo thì 87% số người được hỏi đánh giá thuận lợi cho Đức Giáo Hoàng.
Theo cuộc thăm dò nói trên, 70% người được hỏi đã đánh giá thuận lợi cho Đức Giáo Hoàng, trong khi 19% cho là không thuận lợi
So với kết quả cuộc khảo sát năm 2013, tức năm được bầu làm Giáo Hoàng, chỉ có 57 % phê điểm thuận lợi cho ĐGH.
Năm nay, nếu cuộc thăm dò chỉ hỏi người Công Giáo thì 87% số người được hỏi đánh giá thuận lợi cho Đức Giáo Hoàng.
Top Stories
Vietnam: Les religieuses Amantes de La Croix de Thu Tiêm reçoivent le soutien public du consulat du Canada à Saigon
Eglises d'Asie
19:18 18/01/2017
Le Canada vient d’apporter une aide inattendue à la communauté des religieuses Amantes de La croix, menacée d’être expulsée d’un couvent de l’arrondissement de Thu Tiêm (2ème arrondissement de Saigon), où elles sont installées depuis 177 ans. Le consul général du Canada à Saigon vient d’élever la voix auprès des autorités municipales pour s’opposer à la décision de destruction du couvent des religieuses et de l’église du quartier. Il leur a fait remarquer qu’il s’agissait là de bâtiments historiques, construits en 1840 et donc plus anciens que le Canada qui a 150 années d’existence.
Ces informations répercutées par les réseaux sociaux ont fait l’objet d’un mini référendum qui est venu renforcer l’esprit de résistance de la communauté religieuse. Plus de 12 600 internautes ont approuvé la décision des religieuses de ne pas céder à la menace gouvernementale. Les réactions ont été très nombreuses. Certains ont blâmé les autorités actuelles d’être aussi peu respectueuses des œuvres culturelles que les talibans ou encore que les partisans de l’État islamique.
L’arrivée des religieuses dans la région date du XIXème siècle. À l’époque de l’empereur Minh Mang (1820–1840), la persécution s’était abattue contre les catholiques avec une particulière férocité. Les couvents, les églises étaient particulièrement visés et les religieuses s’étaient dispersées aux quatre coins du pays. Aux alentours de 1840, un certain nombre d’Amantes de la croix se retrouvèrent dans la région de Thu Tiêm, une contrée encore non défrichée. Une église s’était élevée quelques années plus tard en 1859. Elle accueillait de nombreux fidèles, venus de la région de Gia Dinh – Biên Hoa, pour vivre dans ces nouveaux lieux où les nouveaux habitants y avaient construit leur habitation, après avoir bénéficié de terrains attribués par le pouvoir en place.
Cette histoire explique pourquoi la maison des sœurs et l’église ne représentent pas seulement un simple couvent et lieu de culte. Ils font partie du patrimoine culturel, construit depuis plus de 150 ans et témoignent d’une étape historique dans l’évolution du deuxième arrondissement de Thu Tiêm. Les autorités du second arrondissement, dans le cadre d’un projet de création de zone urbaine, ont décidé de créer sur ces lieux un centre commercial. Elles ont proposé à l’archidiocèse de Saigon de remplacer l’église de Thu Tiêm par une construction élevée sur un terrain de 1000 m². Un autre terrain et une subvention de 52 milliards de dongs (2,13 millions d’euros) sont prévus, afin de remplacer le couvent des Amantes de la croix.
Cependant dès l’année 2009, époque où les autorités firent connaître leur projet, l’archevêché de Saigon a décidé de ne pas se séparer de l’église et du couvent de Thu Tiêm. Pour l’instant, c’est la seule réponse officielle de l’Église aux exigences du pouvoir local de déplacer l’église et le couvent, afin de pouvoir aménager un centre commercial à l’emplacement des anciens édifices religieux (1). (eda/jm)
(1) Voir VietCatholicNews : http://www.vietcatholic.net/News/Html/212842.htm
(Source: Eglises d'Asie, le 18 janvier 2017)
L’arrivée des religieuses dans la région date du XIXème siècle. À l’époque de l’empereur Minh Mang (1820–1840), la persécution s’était abattue contre les catholiques avec une particulière férocité. Les couvents, les églises étaient particulièrement visés et les religieuses s’étaient dispersées aux quatre coins du pays. Aux alentours de 1840, un certain nombre d’Amantes de la croix se retrouvèrent dans la région de Thu Tiêm, une contrée encore non défrichée. Une église s’était élevée quelques années plus tard en 1859. Elle accueillait de nombreux fidèles, venus de la région de Gia Dinh – Biên Hoa, pour vivre dans ces nouveaux lieux où les nouveaux habitants y avaient construit leur habitation, après avoir bénéficié de terrains attribués par le pouvoir en place.
Cette histoire explique pourquoi la maison des sœurs et l’église ne représentent pas seulement un simple couvent et lieu de culte. Ils font partie du patrimoine culturel, construit depuis plus de 150 ans et témoignent d’une étape historique dans l’évolution du deuxième arrondissement de Thu Tiêm. Les autorités du second arrondissement, dans le cadre d’un projet de création de zone urbaine, ont décidé de créer sur ces lieux un centre commercial. Elles ont proposé à l’archidiocèse de Saigon de remplacer l’église de Thu Tiêm par une construction élevée sur un terrain de 1000 m². Un autre terrain et une subvention de 52 milliards de dongs (2,13 millions d’euros) sont prévus, afin de remplacer le couvent des Amantes de la croix.
Cependant dès l’année 2009, époque où les autorités firent connaître leur projet, l’archevêché de Saigon a décidé de ne pas se séparer de l’église et du couvent de Thu Tiêm. Pour l’instant, c’est la seule réponse officielle de l’Église aux exigences du pouvoir local de déplacer l’église et le couvent, afin de pouvoir aménager un centre commercial à l’emplacement des anciens édifices religieux (1). (eda/jm)
(1) Voir VietCatholicNews : http://www.vietcatholic.net/News/Html/212842.htm
(Source: Eglises d'Asie, le 18 janvier 2017)
Tin Giáo Hội Việt Nam
CĐCGVN tại Melbourne cứu trợ đồng bào Miền Trung Việt Nam
Br. Đạt Phùng
08:50 18/01/2017
Gia đình Giáo phận Vinh: Hội ngộ Tất niên 2016 và đón Xuân mới 2017
PV GPVO
10:48 18/01/2017
Gia đình Giáo phận Vinh: Yêu thương, hiệp nhất trong ngày Hội ngộ Tất niên 2016 và đón Xuân mới 2017
Theo truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, mỗi độ Tết đến Xuân về là thời khắc thiêng liêng để mỗi người tìm về và hội ngộ với những người thân của mình trong tình gia đình đầm ấm yêu thương. Hơn thế, thời khắc cuối năm cũng đặc biệt mời gọi mọi thành viên trong đại gia đình giáo phận cùng chung lời tạ ơn Thiên Chúa vì bao phúc lành mà mỗi người cũng như cả giáo phận đã được lãnh nhận trong suốt năm qua.
Xem Hình
Với ý nghĩa đó, sáng nay 16/01/2016 (nhằm ngày 19 tháng Chạp năm Bính Thân), toàn thể linh mục trong giáo phận cùng với các tu sỹ đại diện các dòng tu, các vị đại diện Hội đồng Mục vụ các giáo xứ, đại diện các giới, ban ngành, tổ chức, hội đoàn trong toàn giáo phận đã tề tựu về tại nhà thờ Chính tòa Xã Đoài tham dự ngày Hội ngộ Tất niên 2016 và đón Xuân 2017. Hiện diện cùng với mọi thành phần của đại gia đình giáo phận trong ngày hội ngộ có vị Cha chung của Giáo phận - ĐGM Phaolô và Đức Cha Phụ tá Phêrô.
Dù tiết trời của ngày Hội ngộ Tất niên không được thuận lợi, nhưng từ sáng sớm, mọi thành phần được mời tham dự đã tề tựu đông đủ về dưới mái nhà chung của giáo phận để cùng gặp gỡ nhau, san chia và đón nhận niềm vui trong tình thân thiện huynh đệ.
Sau nghi thức đón tiếp và chào thăm đầy thân thiện và vui tươi, đúng 9h00’, tại Nhà thờ Chính tòa, ĐGM Phaolô cùng với mọi thành phần tham dự đã lắng đọng trong nghi thức thánh hóa và khai mạc ngày hội ngộ.
Sau khi cha Chưởng ấn Phaolô Nguyễn Văn Hiểu giới thiệu các thành phần trong đại gia đình giáo phận về tham dự ngày hội ngộ, ĐGM Phaolô đã ân cần gửi đến mọi người tham dự lời chào chúc thân mật và lời cảm ơn chân thành. Tiếp đó, Đức Cha Phaolô đã điểm lại một số sự kiện nổi bật (cả tích cực và tiêu cực) đã diễn ra trong Giáo phận năm 2016 vừa qua, như: Đại lễ Truyền chức Linh mục cho 38 Phó tế khóa XI (14/11/2016); Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XIV tại Gp. Vinh (16-17/11/2016); Lễ Giáng Sinh đầu tiên được cử hành tại hai giáo điểm Hòa Bình và Quế Phong (Nghệ An); Đại thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung và các trận lũ lụt lịch sử xảy ra tại hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình...
Với tất cả những thuận lợi cũng như những bất trắc xảy đến với gia đình giáo phận trong năm qua, vị Cha chung của Giáo phận đã mời gọi mọi người can đảm đón nhận trong niềm tin tưởng, phó thác, tạ ơn Chúa vì những ơn lành, tri ân các ân nhân xa gần vì những liên đới chia sẻ và quyết tâm khắc phục, loại trừ những yếu đuối, sai lỗi, thiệt hại do mình hay do người khác gây ra. Đối với hai biến cố bi thương xảy ra gây ảnh hưởng trực tiếp đến hàng chục ngàn anh chị em và đồng bào trên địa bàn giáo phận, đó là đại thảm họa ô nhiễm biển miền Trung xảy ra vào tháng 04/2016 và trận lũ lịch sử tại hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình xảy ra vào trung tuần tháng 10/2016, ĐGM Phaolô mời gọi mỗi người tham dự cũng như mỗi tín hữu trong đại gia đình Giáo phận phát huy hơn nữa tinh thần sống tình huynh đệ hiệp nhất, cùng nhau chia san những khó khăn và giúp đỡ những thiếu thốn, cùng cực mà anh chị em vùng thảm họa đang phải gánh chịu.
Cao điểm của ngày hội ngộ là Thánh lễ Tất niên tạ ơn Thiên Chúa do ĐGM Phaolô chủ sự. Chia sẻ với cộng đoàn tham dự, ĐGM Phaolô nhấn mạnh đến tinh thần hiệp nhất yêu thương của gia đình giáo phận và mời gọi mọi người hăng say dấn thân loan báo Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh. Cuối bài huấn dụ, mượn lời thơ của tác giả Nguyễn Văn Thành, như một lời chúc Xuân mừng Tết chân thành, ĐGM Phaolô gửi đến cộng đoàn tham dự:
Chúc cho thế giới anh lành
Chúc ta giữ mãi tuổi xanh đời người
Mỗi nụ cười nụ hoa tươi
Hoan ca dưới ánh mặt trời tỏa lan.
Chúc đời mãi mãi bình an
Chúc người được sống đàng hoàng bên nhau
Chúc xuân sẽ mãi tươi màu
Chứa chan hạnh phúc ngàn sau vẫn còn.
Chúc người muôn vạn lần hơn
Giữ thanh cao giữ tâm hồn sạch trong
Chúc đời trọn vẹn ước mong
Vàng son giữ trọn ánh hồng trong tim.
Chúc nhau trọn nẻo kiếm tìm
Đoàn viên mỹ mãn trái tim con người...!
Ngay sau kết thúc thánh lễ, cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh, Phó chủ tịch Hội đồng Linh mục, đại diện Linh mục đoàn Giáo phận cũng như quý cộng đoàn hiện diện nói lời chúc Xuân và mừng tuổi mới tới ĐGM Phaolô và Đức Cha Phụ tá Phêrô. Ngày hội ngộ Tất niên 2016 và mừng Xuân 2017 của đại gia đình giáo phận kết thúc sau buổi tiệc mừng tất niên trong tình thân ái, huynh đệ và đầm ấm tại nhà ăn TGM.
Hành trình năm cũ 2016 đang dần khép lại để nhường chỗ cho một năm mới sắp đến, mỗi người con của Giáo phận Vinh dù ở nơi đâu cũng vẫn sẽ cảm nhận được biết bao ân phúc mà Thiên Chúa đã thương ban xuống trên mỗi người và trên giáo phận trong suốt năm qua. Trong ngày Hội ngộ Tất niên đặc biệt ý nghĩa này, khi cùng nhau dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, mọi thành phần trong đại gia đình giáo phận như được tiếp thêm sức mạnh và nghị lực để bước sang năm mới trong niềm phấn khởi và tin yêu, can đảm dấn thân hơn nữa trong việc xây dựng gia đình giáo phận và làm chứng cho Niềm Vui Tin Mừng giữa lòng Quê hương.
PV.GPVO
Theo truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, mỗi độ Tết đến Xuân về là thời khắc thiêng liêng để mỗi người tìm về và hội ngộ với những người thân của mình trong tình gia đình đầm ấm yêu thương. Hơn thế, thời khắc cuối năm cũng đặc biệt mời gọi mọi thành viên trong đại gia đình giáo phận cùng chung lời tạ ơn Thiên Chúa vì bao phúc lành mà mỗi người cũng như cả giáo phận đã được lãnh nhận trong suốt năm qua.
Xem Hình
Với ý nghĩa đó, sáng nay 16/01/2016 (nhằm ngày 19 tháng Chạp năm Bính Thân), toàn thể linh mục trong giáo phận cùng với các tu sỹ đại diện các dòng tu, các vị đại diện Hội đồng Mục vụ các giáo xứ, đại diện các giới, ban ngành, tổ chức, hội đoàn trong toàn giáo phận đã tề tựu về tại nhà thờ Chính tòa Xã Đoài tham dự ngày Hội ngộ Tất niên 2016 và đón Xuân 2017. Hiện diện cùng với mọi thành phần của đại gia đình giáo phận trong ngày hội ngộ có vị Cha chung của Giáo phận - ĐGM Phaolô và Đức Cha Phụ tá Phêrô.
Dù tiết trời của ngày Hội ngộ Tất niên không được thuận lợi, nhưng từ sáng sớm, mọi thành phần được mời tham dự đã tề tựu đông đủ về dưới mái nhà chung của giáo phận để cùng gặp gỡ nhau, san chia và đón nhận niềm vui trong tình thân thiện huynh đệ.
Sau nghi thức đón tiếp và chào thăm đầy thân thiện và vui tươi, đúng 9h00’, tại Nhà thờ Chính tòa, ĐGM Phaolô cùng với mọi thành phần tham dự đã lắng đọng trong nghi thức thánh hóa và khai mạc ngày hội ngộ.
Sau khi cha Chưởng ấn Phaolô Nguyễn Văn Hiểu giới thiệu các thành phần trong đại gia đình giáo phận về tham dự ngày hội ngộ, ĐGM Phaolô đã ân cần gửi đến mọi người tham dự lời chào chúc thân mật và lời cảm ơn chân thành. Tiếp đó, Đức Cha Phaolô đã điểm lại một số sự kiện nổi bật (cả tích cực và tiêu cực) đã diễn ra trong Giáo phận năm 2016 vừa qua, như: Đại lễ Truyền chức Linh mục cho 38 Phó tế khóa XI (14/11/2016); Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XIV tại Gp. Vinh (16-17/11/2016); Lễ Giáng Sinh đầu tiên được cử hành tại hai giáo điểm Hòa Bình và Quế Phong (Nghệ An); Đại thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung và các trận lũ lụt lịch sử xảy ra tại hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình...
Với tất cả những thuận lợi cũng như những bất trắc xảy đến với gia đình giáo phận trong năm qua, vị Cha chung của Giáo phận đã mời gọi mọi người can đảm đón nhận trong niềm tin tưởng, phó thác, tạ ơn Chúa vì những ơn lành, tri ân các ân nhân xa gần vì những liên đới chia sẻ và quyết tâm khắc phục, loại trừ những yếu đuối, sai lỗi, thiệt hại do mình hay do người khác gây ra. Đối với hai biến cố bi thương xảy ra gây ảnh hưởng trực tiếp đến hàng chục ngàn anh chị em và đồng bào trên địa bàn giáo phận, đó là đại thảm họa ô nhiễm biển miền Trung xảy ra vào tháng 04/2016 và trận lũ lịch sử tại hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình xảy ra vào trung tuần tháng 10/2016, ĐGM Phaolô mời gọi mỗi người tham dự cũng như mỗi tín hữu trong đại gia đình Giáo phận phát huy hơn nữa tinh thần sống tình huynh đệ hiệp nhất, cùng nhau chia san những khó khăn và giúp đỡ những thiếu thốn, cùng cực mà anh chị em vùng thảm họa đang phải gánh chịu.
Cao điểm của ngày hội ngộ là Thánh lễ Tất niên tạ ơn Thiên Chúa do ĐGM Phaolô chủ sự. Chia sẻ với cộng đoàn tham dự, ĐGM Phaolô nhấn mạnh đến tinh thần hiệp nhất yêu thương của gia đình giáo phận và mời gọi mọi người hăng say dấn thân loan báo Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh. Cuối bài huấn dụ, mượn lời thơ của tác giả Nguyễn Văn Thành, như một lời chúc Xuân mừng Tết chân thành, ĐGM Phaolô gửi đến cộng đoàn tham dự:
Chúc cho thế giới anh lành
Chúc ta giữ mãi tuổi xanh đời người
Mỗi nụ cười nụ hoa tươi
Hoan ca dưới ánh mặt trời tỏa lan.
Chúc đời mãi mãi bình an
Chúc người được sống đàng hoàng bên nhau
Chúc xuân sẽ mãi tươi màu
Chứa chan hạnh phúc ngàn sau vẫn còn.
Chúc người muôn vạn lần hơn
Giữ thanh cao giữ tâm hồn sạch trong
Chúc đời trọn vẹn ước mong
Vàng son giữ trọn ánh hồng trong tim.
Chúc nhau trọn nẻo kiếm tìm
Đoàn viên mỹ mãn trái tim con người...!
Ngay sau kết thúc thánh lễ, cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh, Phó chủ tịch Hội đồng Linh mục, đại diện Linh mục đoàn Giáo phận cũng như quý cộng đoàn hiện diện nói lời chúc Xuân và mừng tuổi mới tới ĐGM Phaolô và Đức Cha Phụ tá Phêrô. Ngày hội ngộ Tất niên 2016 và mừng Xuân 2017 của đại gia đình giáo phận kết thúc sau buổi tiệc mừng tất niên trong tình thân ái, huynh đệ và đầm ấm tại nhà ăn TGM.
Hành trình năm cũ 2016 đang dần khép lại để nhường chỗ cho một năm mới sắp đến, mỗi người con của Giáo phận Vinh dù ở nơi đâu cũng vẫn sẽ cảm nhận được biết bao ân phúc mà Thiên Chúa đã thương ban xuống trên mỗi người và trên giáo phận trong suốt năm qua. Trong ngày Hội ngộ Tất niên đặc biệt ý nghĩa này, khi cùng nhau dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, mọi thành phần trong đại gia đình giáo phận như được tiếp thêm sức mạnh và nghị lực để bước sang năm mới trong niềm phấn khởi và tin yêu, can đảm dấn thân hơn nữa trong việc xây dựng gia đình giáo phận và làm chứng cho Niềm Vui Tin Mừng giữa lòng Quê hương.
PV.GPVO
Giáo xứ CTT ĐVN Seattle gói bánh chuẩn bị đón Xuân Đinh Dậu 2017.
Nguyễn An Quý
10:56 18/01/2017
Giáo xứ CTT ĐVN Seattle gói bánh chuẩn bị đón Xuân Đinh Dậu 2017.
Tukwila. Hòa chung niềm vui với dân tộc Việt cũng như mọi người Việt Nam trên khắp thế giới khi mỗi độ Xuân về, những người Công Giáo Việt Nam miền Tây Bắc Tiểu bang Washington lại bắt tay vào việc chuẩn bị đón mừng Xuân mới. Bầu khí Tết lại hiện về trong khung cảnh nhộn nhịp tại hội trường giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc TGP Seattle khi giáo xứ bắt đầu chương trình gói bánh từ ngày 10 tháng giêng năm 2017. Seattle năm nay trời khá lạnh, nhiệt độ có ngày dưới 30 độ F, tuy vậy các cụ già từ sáng sớm đã có mặt tham dự thánh lễ buổi sáng từ lúc 8 giờ để sau đó là bắt tay vaò công việc gói bánh.
Xem Hình
Bước vào khu vực gói bánh, tôi thấy rất đông đảo giáo dân tham gia gói bánh đủ mọi thành phần trai gái già trẻ, có người ở tận Everett, mỗi ngày gần cả trăm người tham gia. Khu vực gói bánh khá rộng rải, thoải mái, kể từ khi giáo xứ có một nơi rộng rải khang trang rộng rãi. Nhớ lại những năm về trước khi còn sinh họat ở nhà thờ cũ, chỗ gói bánh được thực hiện trong phòng dưới tầng hầm quá nhỏ bé, nên mọi người đều vui mừng khi có được nơi rộng rãi này và càng cảm thấy sự cần thiết phải chung sức nổ lực hơn để đạt được ước mơ chung là xây dựng được một ngôi thành đường hoàn chỉnh, đẹp đẻ hơn.
Việc tổ chức gói bánh cũng khá qui mô và được phân chia rất khoa học, người nào việc nấy theo sở thích và tuỳ khả năng của từng người. Phương thức tổ chức được tiến hành từng công đoạn qua các nhóm như tổ rọc lá, tổ rửa lá, tổ lau khô lá, tổ xếp lá để sẵn sàng cho người gói bánh chưng hoặc bánh tét. Khu vực gói bánh chưng cũng được tổ chức qui mô, người xếp lá vào khuôn, người phụ trách tạo thành chiếc bánh bằng cách đổ nếp đậu thịt vào khuôn, nguời lo buột dây làm đẹp chiếc bánh. Khu vực gói bánh tét cũng đưọc tổ chức theo dây chuyền, người đong luờng nếp đậu thịt tạo thành chiếc bánh sơ khởi, người kế tiếp làm thành chiếc bánh bằng cách xếp góc hai đầu bánh cho đều đặn và vuông góc, người này đòi hỏi phải khéo tay thì chiếc bánh mới đẹp, cuối cùng là những vị lo chuyện buột dây làm đẹp chiếc bánh và đưa vào khu vực nấu bánh. Đi vòng vào nhà bếp, nhìn thấy các ông, các bà hăng say làm việc nào: người phụ trách vo nếp, người lo lột hành, người phụ trách xay hành, kẻ lo cắt thịt. Ở một nơi khác, tôi lại nhìn thấy chiếc máy trộn thịt chạy liên tục cho đến khi nào thịt được trộn đều với các gia vị tiêu hành thấm vào từng miếng thịt thì mới đưa vào làm nhân gói bánh.
Chuẩn bị đón Xuân năm nay, ngoài chương trình gói bánh chưng bánh tét, giáo xứ còn có truyền thống tổ chức Hội Chợ Tết để phát huy truyền thống văn hóa Việt về những ngày Tết cổ truyền. Năm nay Hội Chợ Tết có chủ đề "Chắp Cánh Hoa Xuân" với hình ảnh "Chợ Quê" gợi lại khung cảnh ngày Tết nơi quê nhà của từng miền Bắc Trung Nam. Đến với Chợ Quê quý vị sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản của từng miền và cùng với chương trình văn nghệ nói lên từng nét văn hoá đa dạng của mỗi miền Bắc Trung Nam.
Nhiều bạn trẻ lo trang hoàng, lo gói từng gói hàng để bán: nào mức, nào bánh, nào rượu, nào hoa, nhiều ngành mai vàng thật đẹp được bày bán trong những ngày cuối tuần.
Trong những ngày đầu gói bánh, một hình ảnh khá cảm động là có sự hiện diện của bà Scotti, bà là khách người Mỹ đến từ Redmond, bà nói bà tìm thấy hình ảnh gói bánh khá tuyệt vời được đưa lên google nên bà đã tìm ra được nơi này và bà đã đến thăm để tường tận nhìn thấy việc sinh hoạt này.
Cuối tuần vừa qua, nhìn cảnh nhộn nhịp trong khu vực hội trường nhà thờ, ai cũng co cảm tưởng như đang đi vào khu chợ Tết nơi quê hương Việt Nam, nhiều giáo dân sau các thánh lễ, đổ dồn về các quầy hàng trưng bày hoa bánh để mua những món hàng ưa thích, nào hoa mai, hoa đào, nhất là các quầy hàng bánh chưng bánh tét do các em Thiếu Nhi Thánh Thể đoàn Chúa Hài Đồng tươi cười chào mời, ai cũng hớn hở vui mừng mua hàng Tết tại giáo xứ trước nữa ủng hộ giáo xứ và cũng đỡ mất công đi chợ xa mất thì giờ.
Tạm ngưng chuyện gói bánh chuẩn bị đón Xuân và xin mời quý vị đến với Hội Chợ Tết: Chắp Cánh Hoa Xuân với Chợ Quê được tổ chức trong khu vưc ấm cúng của các Hội trường tại nhà thờ giáo xứ CTTĐVN trong ba ngày thứ Sáu, Thứ Bảy và Chúa Nhật ngày 27, 28 và 29 tháng giêng năm 2017.
Nguyễn An Quý
Tukwila. Hòa chung niềm vui với dân tộc Việt cũng như mọi người Việt Nam trên khắp thế giới khi mỗi độ Xuân về, những người Công Giáo Việt Nam miền Tây Bắc Tiểu bang Washington lại bắt tay vào việc chuẩn bị đón mừng Xuân mới. Bầu khí Tết lại hiện về trong khung cảnh nhộn nhịp tại hội trường giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc TGP Seattle khi giáo xứ bắt đầu chương trình gói bánh từ ngày 10 tháng giêng năm 2017. Seattle năm nay trời khá lạnh, nhiệt độ có ngày dưới 30 độ F, tuy vậy các cụ già từ sáng sớm đã có mặt tham dự thánh lễ buổi sáng từ lúc 8 giờ để sau đó là bắt tay vaò công việc gói bánh.
Xem Hình
Bước vào khu vực gói bánh, tôi thấy rất đông đảo giáo dân tham gia gói bánh đủ mọi thành phần trai gái già trẻ, có người ở tận Everett, mỗi ngày gần cả trăm người tham gia. Khu vực gói bánh khá rộng rải, thoải mái, kể từ khi giáo xứ có một nơi rộng rải khang trang rộng rãi. Nhớ lại những năm về trước khi còn sinh họat ở nhà thờ cũ, chỗ gói bánh được thực hiện trong phòng dưới tầng hầm quá nhỏ bé, nên mọi người đều vui mừng khi có được nơi rộng rãi này và càng cảm thấy sự cần thiết phải chung sức nổ lực hơn để đạt được ước mơ chung là xây dựng được một ngôi thành đường hoàn chỉnh, đẹp đẻ hơn.
Việc tổ chức gói bánh cũng khá qui mô và được phân chia rất khoa học, người nào việc nấy theo sở thích và tuỳ khả năng của từng người. Phương thức tổ chức được tiến hành từng công đoạn qua các nhóm như tổ rọc lá, tổ rửa lá, tổ lau khô lá, tổ xếp lá để sẵn sàng cho người gói bánh chưng hoặc bánh tét. Khu vực gói bánh chưng cũng được tổ chức qui mô, người xếp lá vào khuôn, người phụ trách tạo thành chiếc bánh bằng cách đổ nếp đậu thịt vào khuôn, nguời lo buột dây làm đẹp chiếc bánh. Khu vực gói bánh tét cũng đưọc tổ chức theo dây chuyền, người đong luờng nếp đậu thịt tạo thành chiếc bánh sơ khởi, người kế tiếp làm thành chiếc bánh bằng cách xếp góc hai đầu bánh cho đều đặn và vuông góc, người này đòi hỏi phải khéo tay thì chiếc bánh mới đẹp, cuối cùng là những vị lo chuyện buột dây làm đẹp chiếc bánh và đưa vào khu vực nấu bánh. Đi vòng vào nhà bếp, nhìn thấy các ông, các bà hăng say làm việc nào: người phụ trách vo nếp, người lo lột hành, người phụ trách xay hành, kẻ lo cắt thịt. Ở một nơi khác, tôi lại nhìn thấy chiếc máy trộn thịt chạy liên tục cho đến khi nào thịt được trộn đều với các gia vị tiêu hành thấm vào từng miếng thịt thì mới đưa vào làm nhân gói bánh.
Chuẩn bị đón Xuân năm nay, ngoài chương trình gói bánh chưng bánh tét, giáo xứ còn có truyền thống tổ chức Hội Chợ Tết để phát huy truyền thống văn hóa Việt về những ngày Tết cổ truyền. Năm nay Hội Chợ Tết có chủ đề "Chắp Cánh Hoa Xuân" với hình ảnh "Chợ Quê" gợi lại khung cảnh ngày Tết nơi quê nhà của từng miền Bắc Trung Nam. Đến với Chợ Quê quý vị sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản của từng miền và cùng với chương trình văn nghệ nói lên từng nét văn hoá đa dạng của mỗi miền Bắc Trung Nam.
Nhiều bạn trẻ lo trang hoàng, lo gói từng gói hàng để bán: nào mức, nào bánh, nào rượu, nào hoa, nhiều ngành mai vàng thật đẹp được bày bán trong những ngày cuối tuần.
Trong những ngày đầu gói bánh, một hình ảnh khá cảm động là có sự hiện diện của bà Scotti, bà là khách người Mỹ đến từ Redmond, bà nói bà tìm thấy hình ảnh gói bánh khá tuyệt vời được đưa lên google nên bà đã tìm ra được nơi này và bà đã đến thăm để tường tận nhìn thấy việc sinh hoạt này.
Cuối tuần vừa qua, nhìn cảnh nhộn nhịp trong khu vực hội trường nhà thờ, ai cũng co cảm tưởng như đang đi vào khu chợ Tết nơi quê hương Việt Nam, nhiều giáo dân sau các thánh lễ, đổ dồn về các quầy hàng trưng bày hoa bánh để mua những món hàng ưa thích, nào hoa mai, hoa đào, nhất là các quầy hàng bánh chưng bánh tét do các em Thiếu Nhi Thánh Thể đoàn Chúa Hài Đồng tươi cười chào mời, ai cũng hớn hở vui mừng mua hàng Tết tại giáo xứ trước nữa ủng hộ giáo xứ và cũng đỡ mất công đi chợ xa mất thì giờ.
Tạm ngưng chuyện gói bánh chuẩn bị đón Xuân và xin mời quý vị đến với Hội Chợ Tết: Chắp Cánh Hoa Xuân với Chợ Quê được tổ chức trong khu vưc ấm cúng của các Hội trường tại nhà thờ giáo xứ CTTĐVN trong ba ngày thứ Sáu, Thứ Bảy và Chúa Nhật ngày 27, 28 và 29 tháng giêng năm 2017.
Nguyễn An Quý
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đi quang gánh - Về thúng không.
Phạm trần
21:36 18/01/2017
ĐI QUANG GÁNH VỀ THÚNG KHÔNG
Chuyến đi Trung Hoa “không lý do chính đáng” trong 3 ngày (12-15/01/2017) của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã gây thắc mắc nhiều hơn trả lời.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nói với báo, đài nhà nước hôm 5/1/2017 rằng:”Mục đích chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Trung Quốc, khẳng định đường lối đối ngoại của Việt Nam muốn tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước, trong đó có Trung Quốc-một đối tác chiến lược toàn diện quan trọng của Việt Nam.”
Lời nói của ông Minh xưa như trái đất vì nó đã được phía Việt Nam lập đi lập lại không biết chán mỗi khi có chuyến đi nước ngoài của Lãnh đạo. Lần này ông Bộ trưởng Ngọai giao còn tô vẽ thêm:”Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngay thời điểm đầu năm mới khẳng định rõ mong muốn của Việt Nam đưa quan hệ với Trung Quốc đi vào chiều sâu, hiệu quả, tạo môi trường hòa bình, ổn định, mở ra một năm sẽ có nhiều chuyến viếng thăm lẫn nhau giữa lãnh đạo hai bên.”
Nhưng ước mơ chuyến thăm của ông Trọng sẽ “đi vào chiều sâu” và có “ hiệu quả” để “tạo môi trường hòa bình, ổn định” giữa hai nước Việt-Trung đã chứng minh là thứ lạc quan bốc đồng.
Bởi vì trong 15 Thỏa hiệp hợp tác được hai bên ký tại Bắc Kinh chiều 12/01/2017,có những văn kiện không trong sáng và có hại cho Việt Nam.
ĐÀO TẠO AI-AI ĐÀO TẠO ?
Tỷ du như hai bên đã :” Thoả thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2017-2020.”
Nhưng ai học ai, học cái gì và “cao” đến cấp nào ? Và tại sao lại kéo dài cho đến hết thời gian trách nhiệm khoá đảng XII (2016-2020) của ông Nguyễn Phú Trọng, nếu ông đi hết nhiệm kỳ ? Sau đó thì hai bên không cần phải đào tạo thêm nữa, hay đến đó thì kế họach Hán hoá hay Việt hóa đã hòan tất ? Rất mơ hồ.
Nên nhớ mỗi quốc gia là một thực thể độc lập, có chủ quyền và sự tòan vẹn lãnh thổ của riêng mình. Chính sách và đường lối lãnh đạo cầm quyền của nước này không phải là bản sao của nước kia, dù có là đồng chí.
Việc trao đổi văn hóa và kinh nghiệm việc làm cho nhau giữa các dân tộc là bình thường, nhưng khi hai đảng duy nhất cầm quyền Việt-Trung đồng ý “đào tạo cán bộ cấp cao” cho nhau thì ai cũng biết Bắc Kinh khó mà chấp nhận làm vai “học trò” của Việt Nam.
Bởi vì từ lâu Bắc Kinh đã chủ động giúp Việt Nam huấn luyện cán bộ các ngành, đặc biệt cán bộ làm công tác tư tưởng, tuyên truyền (Tuyên giáo), dân vận, chống nổi dậy, chống tội phạm, diệt ma túy và chống tham nhũng nên bây giờ leo qua công tác cán bộ cao cấp đảng là việc không lạ.
Có điều là khi hai đảng cầm quyền Việt-Trung đồng lòng dậy dỗ cán bộ lãnh đạo cho nhau thì hai nhà nước đã xóa đi tính “độc lập” để “hòa hợp” vào chung một chính sách. Nước nào đưa ra chủ trương thi hành cũng thế thôi.
Nhưng nếu sáng kiến tự đánh mất bản chất độc lập và chủ quyền Quốc gia là của Việt Nam thì đảng cầm quyền Cộng sản mắc nợ một lời giải thích trước nhân dân. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng đã nhắm mắt đầu hàng trước áp lực của Tập Cận Bình để được an thân thì lịch sử sẽ khó khoan dung cho ông.
Do đó không lạ khi thấy Tuyên bố chung Nguyễn Phú Trọng-Tập Cận Bình lần này đã không quên nhắc lại lập trường cố hữu của Trung Hoa rằng: ” Hai bên khẳng định Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan) và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Phương châm được gọi là 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt là đòi hỏi của Trung Quốc đặt ra cho phía Việt Nam phải tuân thủ, bắt đầu từ khi hai nước nối lại bang giao năm 1991, tiếp theo sau Hội nghị bí mật Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên,Trung Quốc) năm 1990.
Hội nghị này do phiá Việt Nam yêu cầu nhằm bình thường quan hệ ngọai giao với Trung Hoa để tồn tại khi Thế giới Cộng sản do Nga lãnh đạo, vào thời gian này, sắp cáo chung. Phái đòan Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (khóa VI) cầm đầu còn có Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng. Phía Trung Hoa có Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc.
Những thỏa thuận tại Hội nghị này, bị coi là rất bất lợi cho Việt Nam, cho đến nay (2017) vẫn còn giữ kín. Duy nhất có một điều được nguyên Đại sứ Hà Nội tại Bắc Kinh, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh tiết lộ rằng tại Thành Đô, phiá Việt Nam đã phải chấp nhận đòi hỏi của Giang Trạch Dân lọai bỏ Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Ngọai giao Nguyễn Cơ Thạch (tên thật là Phạm Văn Cương) vì ông Thạch có lập trường chống Tầu.
Nhu nhược thay, phía Việt Nam đã nhượng bộ ngay từ khoá đảng VII thời Đỗ Mười nên có tin nói ông Nguyễn Cơ Thạch đã phải thốt ra câu:” Thế là một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã bắt đầu.”
Câu nói này có hay không đến nay chưa ai dám xác nhận. Con trai ông Thạch, Phạm Bình Minh hiện nay là Bộ trưởng Ngọai giao. Ông Minh từng bị Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, một thân tín của Trung Hoa dìm không dám cất nhắc trong 10 năm, vì sợ làm Bắc Kinh phật lòng.
Ngoài ra tại Thành Đô, Việt Nam còn phải đồng ý không được nhắc đến cuộc chiến Hòang Sa năm 1974 khi quân Trung Hoa chiếm quần đảo này của Việt Nam từ tay Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Càng về sau, trong mọi cuộc nói chuyện về tranh chấp chủ quyền biển đảo, phía Trung Quốc đều từ chối nghe nhắc đến tên Hòang Sa.
Tướng Vĩnh không cho biết liệu Hội nghị Thành Đô có ra điều kiện nào đối với 2 cuộc chiến tranh biên giới Trung-Việt (1979-1990) hay không, nhưng phiá đảng và nhà nước Việt Nam đã nghiêm cấm các buổi tổ chức tưởng niệm trên 40 ngàn người Việt Nam đã hy sinh trong 2 cuộc chiến thảm khốc này. Việt Nam cũng không dám tổ chức tường niệm 64 chiến sỹ đã hy sinh chống quân Tầu ở Trường Sa năm 1988, và từ chối tuyên dương 74 chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ mình vì tổ quốc chống quân Tầu xâm lược Hòang Sa tháng 1/1974.
Phiá Việt Nam luôn luôn coi những việc dính đến “tình hữu nghị Việt-Trung” là “nhạy cảm” nên không dám đụng đến.
Nhưng việc tuân thủ đơn phương của Việt Nam về phương châm 16 vàng và 4 tốt đã liên tiếp được thi hành qua các đời Tổng Bí thư Đỗ Mười (khóa VII), Lê Khả Phiêu (khoá VIII), Nông Đức Mạnh (khoá IX và X) và Nguyễn Phú Trọng (khoá XI và XII).
Từ đó đến nay, Trung Quốc đã không ngừng rêu rao và được phía Việt Nam hớn hở cổ võ theo nói rằng:”Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị lâu đời, đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có chế độ chính trị tương đồng, con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ tương quan, chia sẻ vận mệnh chung.”
TẬP-TRỌNG NÓI GÌ ?
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phản ảnh nội dung này khi tiếp ông Trọng tại Bắc Kinh hôm 12/01/2017. Họ Tập nói:”Chính phủ và nhân dân Trung Quốc coi trọng cao độ quan hệ với Việt Nam; mong muốn và sẵn sàng nỗ lực cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tiếp tục không ngừng tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung phát triển lành mạnh, ổn định theo phương châm "16 chữ" và tinh thần "4 tốt".”
Về phần mình, ông Trọng đã hạ mình trước Tập Cận Bình để :”Khẳng định Việt Nam luôn hết sức coi trọng quan hệ với Trung Quốc và chân thành mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị bền vững và hợp tác toàn diện cùng có lợi với Trung Quốc vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hoà bình và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới”. (theo VOV, Voice of Viet Nam/Đài Tiếng Nói Việt Nam 12/01/2017)
Khơi rộng ra, vẫn theo VOV, hai bên đã đồng ý:” Đẩy mạnh giao lưu, hợp tác kênh Đảng, giữa các cơ quan của hai Đảng, giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính hiệp Trung Quốc; làm sâu sắc thêm hợp tác trên các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh, tăng cường hợp tác giữa các lực lượng biên phòng và thực thi pháp luật hai nước.”
Những quan hệ song phương này cũng không có gì mới mà chỉ lập lại những cam kết đã có trong các chuyến thăm Trung Hoa năm 2011 của ông Nguyễn Phú Trọng, sau khi ông được bầu làm Tổng Bí thư khoá đảng XI; của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013; của ông Trọng đi Bắc Kinh năm 2015; của ông Tập Cận Bình đến Việt Nam từ 05 đến 06/2015.
HỢP TÁC QUỐC PHÒNG
Thứ đến cũng rất nghi ngờ là :” Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đến năm 2025.”
Tuyên bố chung giữa hai nước đưa ra khi ông Trọng kết thúc chuyến thăm không cho biết hai bên đã “nhìn chung về hợp tác quốc phòng” như thế nào. Liệu “hợp tác” giữa hai nước cựu thù và còn đang gờm nhau trong tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên ở Biển Đông có bảo đảm sẽ không có chiến tranh thêm lần nữa ?
Hay là phiá Việt Nam đã cam kết không dám đụng tới lỗ chân lông lính Tầu đang chiếm đóng trên 7 bãi Đá, nay được tân tạo thành đảo cho quân đóng, tại Subi, Gaven, Tư Nghĩa, Vành Khăn, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên ?
Chỉ biết rằng Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Ngô Xuân Lịch và Thượng tướng Bộ trưởng Quốc phòng Trung Hoa, Thường Vạn Toàn đã ký bản Tuyến bố ngày 13/01/2017, dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản hai bên.
Theo các báo Việt Nam, ông Lịch đã “đánh giá cao việc ký kết văn bản này do có ý nghĩa quan trọng trong thời điểm hiện nay, thể hiện bước phát triển chủ động, tích cực trong quan hệ quốc phòng, góp phần củng cố và phát triển đại cục quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa hai nước, hai quân đội, đồng thời làm thất bại mọi âm mưu, luận điệu xuyên tạc, chia rẽ quan hệ hai nước, hai quân đội.”
Tướng Lịch nói thế nhưng không ai biết thực chất của nội dung hợp tác quốc phòng Việt-Trung lần này như thế nào. Chỉ thấy rõ trong câu nói là thỏa hiệp sẽ “góp phần củng cố và phát triển đại cục quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa hai nước, hai quân đội.”
Làm sao mà Tướng Lịch có thể tin chắc như “bắp rang” thế với một đội quân đã từng xâm lăng Việt Nam và vẫn còn chiếm đóng một phần lãnh thổ rộng lớn của Việt Nam ở dọc biên giới, quan trọng nhất là núi Lão Sơn (điểm cao 1509) ở Vị Xuyên (Hà Tuyên), sau 2 cuộc chiến tranh biên giới 1979-1990 ?
Chỉ có điều rõ nhất trong quan hệ giữa hai quân đội là khi Đại tướng Phùng Quang Thanh còn giữ Bộ Quốc phòng thì ông đã đồng ý với Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Hoa Thường Vạn Tòan sẽ tuyệt đối trung thành và bảo vệ đảng cầm quyền tại mỗi nước.
Thỏa hiệp lạ thường này của phía Việt Nam đã bị lên án là ngay những việc của quân đội Việt Nam cũng bị ràng buộc vào quyết định của Trung Hoa.
Vì vậy không ai lạ khi thây ông Lịch còn hội kiến với Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long trong thời gian tháp tùng ông Nguyễn Phú Trọng.
Theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) từ Bắc Kinh ngày 13/01/2017 thì trong cuộc họp này, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch:”Đã đi sâu trao đổi với đồng chí Phạm Trường Long những biện pháp hợp tác nhằm xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, xứng đáng là lực lượng trung thành và tin cậy của Đảng, nhân dân và Tổ quốc, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản đối với quân đội, “phi chính trị hóa” quân đội.”
Như thế rõ ràng tướng Lịch đã phải sang tận Bắc Kinh để được nghe chỉ bảo của Trung Hoa về cách “xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, xứng đáng là lực lượng trung thành và tin cậy của Đảng, nhân dân và Tổ quốc.”
Nếu “tầm nhìn quốc phòng chung” mới của Việt-Trung lấy đó làm mục tiêu hàng đầu thì “anh Bộ đội cụ Hồ” có còn là người lính Việt Nam nữa không hay là lính Trung Hoa ?
Lập trường được gọi là “nhất quán của Việt Nam” hiện nay là theo đường lối “3 không” gồm à (1) không liên minh quân sự; (2) “không liên minh với nước nào để chống lại nước thứ ba” và cũng (3) “không cho nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam…”
Nhưng cũng thật cắc cớ không thấy phiá Quốc phòng Việt Nam nói gì đến hành động bành trướng lãnh thổ và phòng thủ mỗi ngày mỗi rộng và nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt quanh vùng Trường Sa mà Việt Nam vẫn coi là thuộc chủ quyền của mình.
ĐƯỢC GÌ KHÔNG ?
Ngoài hai lĩnh vực quan trọng nêu trên, chuyến đi Tầu lần này của ông Nguyễn Phú Trọng còn gây cho nhiều người thắc mắc tại sao Việt Nam phải hợp tác với Trung Quốc để:
- Làm phim truyền hình chuyên đề giữa Đài truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình trung ương Trung Quốc”.
- Thoả thuận hợp tác giữa Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc.
- Thoả thuận hợp tác giữa Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Sự thật Việt Nam và Nhà xuất bản Nhân dân Trung Quốc giai đoạn 2017 - 2021
Nguyên nhân tạo nghi ngờ vì trước đây phiá tuyên truyền của Trung Hoa đã phổ biến qua Việt Nam nhiều phim truyền hình ca tụng “chiến thắng vẻ vang” của quân Tầu chống quân Việt Nam trong chiến tranh biên giới Việt-Trung. Bắc Kinh cũng dùng Đài Phát thanh Quốc tế Trung quốc (CRI, China Radio International) tuyên truyền chống Việt Nam về cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Nhiều loại sách báo xuyên tạc và làm ô nhục Việt Nam của Nhà xuất bản Nhân dân Trung Quốc cũng được tự do lan tràn ở Việt Nam, trước mắt Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin và Truyển Thông.
Ngoài ra phiá Việt Nam và Trung Hoa còn ký “Bản ghi nhớ về triển khai hợp tác thả giống nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong Vịnh Bắc Bộ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Nông nghiệp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.”
Nhượng bộ của Việt Nam dành cho Trung Hoa ở vùng biển vịnh Bắc Bộ đã nhiều, kể từ khi có Hiệp định Phân định Vịnh Bắc bộ năm 2000.
Theo Bách khoa tòan thư mở thì Hiệp định này:” Nhằm xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong Vịnh Bắc Bộ. Đây là kết quả sau nhiều đợt đàm phán kể từ năm 1973. Hiệp định này thay thế Công ước Pháp-Thanh 1887.”
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia hải dương cho rằng Việt Nam đã để cho Trung Quốc lấn chiếm tại 21 vị trí, trung bình từ 3 đến 27 hải lý (mỗi hải lý dái 1,825 mét).
Mặc dù cuộc đám phán phân định vào chi tiết vẫn chưa hòan tất, nhưng phiá Trung Hoa đã tự đào kiếm dầu và khí đốt trong khu vực mà cảnh sát biển và hải quân Việt Nam không dám ra tay.
Tuy vậy, Tuyên bố chung Trọng-Tập lần này lại ép Việt Nam phải đồng ý:”Hai bên nhất trí làm tốt các công việc tiếp theo sau khi hoàn thành khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy vững chắc đàm phán phân định khu vực vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này; tiếp tục thúc đẩy công việc của Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển; triển khai hiệu quả các dự án hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm đã thoả thuận.”
Như vậy không những phiá Việt Nam phài hợp tác, hay bằng lòng để cho Trung Hoa đóng bè hay khoanh vùng để nuôi trồng hải sản “bên trong” vịnh Bắc Bộ mà còn phải đồng ý phân định vùng biển “bên ngoài vịnh Bắc Bộ” để “hợp tác cùng phát triển”.
Vậy vùng biển “bên ngòai vịnh Bắc Bộ” không phải là Biển Đông thì là biển gì ?
Nên biết năm 2014, Trung Quốc đã tự ý đem gìàn khoan Hải Dương 981 đặt vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam để tìm kiếm dầu từ 2/5 đến 15/7/2014. Vị trí này chỉ cách đảo Tri Tôn thuộc Hòang Sa 17 hải lý (hay khỏang 30 cây số) về phía Nam và cách đảo Lý Sơn, tỉnh Qủang Ngãi của Việt Nam có 120 hải lý về phiá Đông.
Cũng nên nhớ là lập trường “hợp tác cùng phát triển” là cụm từ của phiá Trung Quốc, bắt nguồn từ lập trường của Lãnh đạo Đặng Tiểu Bình “gác tranh chấp để cùng khai thác”, đưa ra từ năm 1979.
Từ đó đến nay, các thế hệ cầm quyền Trung Hoa đã lấy đó làm kim chỉ nam đế lấn chiếm tài nguyên và lãnh thổ của các nước trong khu vực, thiệt thòi nhất là phiá Việt Nam vì có đường biển dài 3,260 cây số, không kể các đảo.
Nhưng đảng Cộng sản Việt Nam, từ lâu đã phải ngậm đắng nuốt cay để sử dụng nhóm chữ “hợp tác cùng phát triển” với Trung Hoa mỗi khi phải nói chuyện biển đảo với Lãnh đạo Tầu.
KHÔNG MỚI NHƯNG NẶNG HƠN
Ngoài chuyện lình xình ở Vịnh Bắc Bộ, thêm lần nữa phiá Trung Hoa cũng lưu ý ông Nguyễn Phú Trọng phải giải quyết tranh chấp Biển Đông dựa trên 6 Điều ghi trong “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc” được chính ông Trọng ký tại Bắc Kinh với lãnh tụ Hồ Cẩm Đào năm 2011.
Có 3 Điều quan trọng như sau:
- (Điều 3). Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC).
Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.
Điều này có nghĩa Trung Hoa bác yêu sách của một số nước trong khối 10 nước trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á muốn “quốc tế hoá” chuyện tranh chấp. Mục đích là ép Bắc Kinh đồng ý phải để cho Liên Hiệp Quốc, Liên hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ và Nga cùng tham gia qiải quyết vì Biển Đông là đường giao thống quốc tế có liên quan đến nhiều quốc gia.
-(Điều 4). Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.
(Điều 2). Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.)
(Điều 5). “Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.”
Ngoài những bất lợi cho Việt Nam kể trên, chuyến sang Tầu lần này của ông Nguyễn Phú Trọng còn có hững thoả thuận về hợp tác văn hoá, giáo dục, kinh tế, phát triển cơ sở, an ninh biên giới, chống tội phạm, hợp tác cảnh sát biển, cửa khẩu v.v…
Tuy nhiên tất cả như thứ này và những hứa hẹn như “sẽ thúc đầy” hay “khuyến khích” của phiá Trung Hoa dành cho Việt Nam ghi trong các văn kiện phải cần thời gian mới thấy có đem lại kết qủa cho Việt Nam hay chỉ có lợi cho Trung Hoa.
Như vậy, phái đòan Nguyễn Phú Trọng khi đi đã quang gánh nặng nề với 4 Ủy viên Bộ Chính trị gồm Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an.
Cộng vào đó là Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Nhưng căn cứ vào những gì họ thu họach được thì khi về chỉ thấy họ thua thiệt và vác những chiếc thúng không. -/-
Phạm Trần
(01/017)
Chuyến đi Trung Hoa “không lý do chính đáng” trong 3 ngày (12-15/01/2017) của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã gây thắc mắc nhiều hơn trả lời.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nói với báo, đài nhà nước hôm 5/1/2017 rằng:”Mục đích chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Trung Quốc, khẳng định đường lối đối ngoại của Việt Nam muốn tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước, trong đó có Trung Quốc-một đối tác chiến lược toàn diện quan trọng của Việt Nam.”
Lời nói của ông Minh xưa như trái đất vì nó đã được phía Việt Nam lập đi lập lại không biết chán mỗi khi có chuyến đi nước ngoài của Lãnh đạo. Lần này ông Bộ trưởng Ngọai giao còn tô vẽ thêm:”Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngay thời điểm đầu năm mới khẳng định rõ mong muốn của Việt Nam đưa quan hệ với Trung Quốc đi vào chiều sâu, hiệu quả, tạo môi trường hòa bình, ổn định, mở ra một năm sẽ có nhiều chuyến viếng thăm lẫn nhau giữa lãnh đạo hai bên.”
Nhưng ước mơ chuyến thăm của ông Trọng sẽ “đi vào chiều sâu” và có “ hiệu quả” để “tạo môi trường hòa bình, ổn định” giữa hai nước Việt-Trung đã chứng minh là thứ lạc quan bốc đồng.
Bởi vì trong 15 Thỏa hiệp hợp tác được hai bên ký tại Bắc Kinh chiều 12/01/2017,có những văn kiện không trong sáng và có hại cho Việt Nam.
ĐÀO TẠO AI-AI ĐÀO TẠO ?
Tỷ du như hai bên đã :” Thoả thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2017-2020.”
Nhưng ai học ai, học cái gì và “cao” đến cấp nào ? Và tại sao lại kéo dài cho đến hết thời gian trách nhiệm khoá đảng XII (2016-2020) của ông Nguyễn Phú Trọng, nếu ông đi hết nhiệm kỳ ? Sau đó thì hai bên không cần phải đào tạo thêm nữa, hay đến đó thì kế họach Hán hoá hay Việt hóa đã hòan tất ? Rất mơ hồ.
Nên nhớ mỗi quốc gia là một thực thể độc lập, có chủ quyền và sự tòan vẹn lãnh thổ của riêng mình. Chính sách và đường lối lãnh đạo cầm quyền của nước này không phải là bản sao của nước kia, dù có là đồng chí.
Việc trao đổi văn hóa và kinh nghiệm việc làm cho nhau giữa các dân tộc là bình thường, nhưng khi hai đảng duy nhất cầm quyền Việt-Trung đồng ý “đào tạo cán bộ cấp cao” cho nhau thì ai cũng biết Bắc Kinh khó mà chấp nhận làm vai “học trò” của Việt Nam.
Bởi vì từ lâu Bắc Kinh đã chủ động giúp Việt Nam huấn luyện cán bộ các ngành, đặc biệt cán bộ làm công tác tư tưởng, tuyên truyền (Tuyên giáo), dân vận, chống nổi dậy, chống tội phạm, diệt ma túy và chống tham nhũng nên bây giờ leo qua công tác cán bộ cao cấp đảng là việc không lạ.
Có điều là khi hai đảng cầm quyền Việt-Trung đồng lòng dậy dỗ cán bộ lãnh đạo cho nhau thì hai nhà nước đã xóa đi tính “độc lập” để “hòa hợp” vào chung một chính sách. Nước nào đưa ra chủ trương thi hành cũng thế thôi.
Nhưng nếu sáng kiến tự đánh mất bản chất độc lập và chủ quyền Quốc gia là của Việt Nam thì đảng cầm quyền Cộng sản mắc nợ một lời giải thích trước nhân dân. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng đã nhắm mắt đầu hàng trước áp lực của Tập Cận Bình để được an thân thì lịch sử sẽ khó khoan dung cho ông.
Do đó không lạ khi thấy Tuyên bố chung Nguyễn Phú Trọng-Tập Cận Bình lần này đã không quên nhắc lại lập trường cố hữu của Trung Hoa rằng: ” Hai bên khẳng định Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan) và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Phương châm được gọi là 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt là đòi hỏi của Trung Quốc đặt ra cho phía Việt Nam phải tuân thủ, bắt đầu từ khi hai nước nối lại bang giao năm 1991, tiếp theo sau Hội nghị bí mật Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên,Trung Quốc) năm 1990.
Hội nghị này do phiá Việt Nam yêu cầu nhằm bình thường quan hệ ngọai giao với Trung Hoa để tồn tại khi Thế giới Cộng sản do Nga lãnh đạo, vào thời gian này, sắp cáo chung. Phái đòan Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (khóa VI) cầm đầu còn có Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng. Phía Trung Hoa có Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc.
Những thỏa thuận tại Hội nghị này, bị coi là rất bất lợi cho Việt Nam, cho đến nay (2017) vẫn còn giữ kín. Duy nhất có một điều được nguyên Đại sứ Hà Nội tại Bắc Kinh, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh tiết lộ rằng tại Thành Đô, phiá Việt Nam đã phải chấp nhận đòi hỏi của Giang Trạch Dân lọai bỏ Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Ngọai giao Nguyễn Cơ Thạch (tên thật là Phạm Văn Cương) vì ông Thạch có lập trường chống Tầu.
Nhu nhược thay, phía Việt Nam đã nhượng bộ ngay từ khoá đảng VII thời Đỗ Mười nên có tin nói ông Nguyễn Cơ Thạch đã phải thốt ra câu:” Thế là một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã bắt đầu.”
Câu nói này có hay không đến nay chưa ai dám xác nhận. Con trai ông Thạch, Phạm Bình Minh hiện nay là Bộ trưởng Ngọai giao. Ông Minh từng bị Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, một thân tín của Trung Hoa dìm không dám cất nhắc trong 10 năm, vì sợ làm Bắc Kinh phật lòng.
Ngoài ra tại Thành Đô, Việt Nam còn phải đồng ý không được nhắc đến cuộc chiến Hòang Sa năm 1974 khi quân Trung Hoa chiếm quần đảo này của Việt Nam từ tay Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Càng về sau, trong mọi cuộc nói chuyện về tranh chấp chủ quyền biển đảo, phía Trung Quốc đều từ chối nghe nhắc đến tên Hòang Sa.
Tướng Vĩnh không cho biết liệu Hội nghị Thành Đô có ra điều kiện nào đối với 2 cuộc chiến tranh biên giới Trung-Việt (1979-1990) hay không, nhưng phiá đảng và nhà nước Việt Nam đã nghiêm cấm các buổi tổ chức tưởng niệm trên 40 ngàn người Việt Nam đã hy sinh trong 2 cuộc chiến thảm khốc này. Việt Nam cũng không dám tổ chức tường niệm 64 chiến sỹ đã hy sinh chống quân Tầu ở Trường Sa năm 1988, và từ chối tuyên dương 74 chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ mình vì tổ quốc chống quân Tầu xâm lược Hòang Sa tháng 1/1974.
Phiá Việt Nam luôn luôn coi những việc dính đến “tình hữu nghị Việt-Trung” là “nhạy cảm” nên không dám đụng đến.
Nhưng việc tuân thủ đơn phương của Việt Nam về phương châm 16 vàng và 4 tốt đã liên tiếp được thi hành qua các đời Tổng Bí thư Đỗ Mười (khóa VII), Lê Khả Phiêu (khoá VIII), Nông Đức Mạnh (khoá IX và X) và Nguyễn Phú Trọng (khoá XI và XII).
Từ đó đến nay, Trung Quốc đã không ngừng rêu rao và được phía Việt Nam hớn hở cổ võ theo nói rằng:”Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị lâu đời, đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có chế độ chính trị tương đồng, con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ tương quan, chia sẻ vận mệnh chung.”
TẬP-TRỌNG NÓI GÌ ?
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phản ảnh nội dung này khi tiếp ông Trọng tại Bắc Kinh hôm 12/01/2017. Họ Tập nói:”Chính phủ và nhân dân Trung Quốc coi trọng cao độ quan hệ với Việt Nam; mong muốn và sẵn sàng nỗ lực cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tiếp tục không ngừng tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung phát triển lành mạnh, ổn định theo phương châm "16 chữ" và tinh thần "4 tốt".”
Về phần mình, ông Trọng đã hạ mình trước Tập Cận Bình để :”Khẳng định Việt Nam luôn hết sức coi trọng quan hệ với Trung Quốc và chân thành mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị bền vững và hợp tác toàn diện cùng có lợi với Trung Quốc vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hoà bình và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới”. (theo VOV, Voice of Viet Nam/Đài Tiếng Nói Việt Nam 12/01/2017)
Khơi rộng ra, vẫn theo VOV, hai bên đã đồng ý:” Đẩy mạnh giao lưu, hợp tác kênh Đảng, giữa các cơ quan của hai Đảng, giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính hiệp Trung Quốc; làm sâu sắc thêm hợp tác trên các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh, tăng cường hợp tác giữa các lực lượng biên phòng và thực thi pháp luật hai nước.”
Những quan hệ song phương này cũng không có gì mới mà chỉ lập lại những cam kết đã có trong các chuyến thăm Trung Hoa năm 2011 của ông Nguyễn Phú Trọng, sau khi ông được bầu làm Tổng Bí thư khoá đảng XI; của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013; của ông Trọng đi Bắc Kinh năm 2015; của ông Tập Cận Bình đến Việt Nam từ 05 đến 06/2015.
HỢP TÁC QUỐC PHÒNG
Thứ đến cũng rất nghi ngờ là :” Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đến năm 2025.”
Tuyên bố chung giữa hai nước đưa ra khi ông Trọng kết thúc chuyến thăm không cho biết hai bên đã “nhìn chung về hợp tác quốc phòng” như thế nào. Liệu “hợp tác” giữa hai nước cựu thù và còn đang gờm nhau trong tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên ở Biển Đông có bảo đảm sẽ không có chiến tranh thêm lần nữa ?
Hay là phiá Việt Nam đã cam kết không dám đụng tới lỗ chân lông lính Tầu đang chiếm đóng trên 7 bãi Đá, nay được tân tạo thành đảo cho quân đóng, tại Subi, Gaven, Tư Nghĩa, Vành Khăn, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên ?
Chỉ biết rằng Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Ngô Xuân Lịch và Thượng tướng Bộ trưởng Quốc phòng Trung Hoa, Thường Vạn Toàn đã ký bản Tuyến bố ngày 13/01/2017, dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản hai bên.
Theo các báo Việt Nam, ông Lịch đã “đánh giá cao việc ký kết văn bản này do có ý nghĩa quan trọng trong thời điểm hiện nay, thể hiện bước phát triển chủ động, tích cực trong quan hệ quốc phòng, góp phần củng cố và phát triển đại cục quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa hai nước, hai quân đội, đồng thời làm thất bại mọi âm mưu, luận điệu xuyên tạc, chia rẽ quan hệ hai nước, hai quân đội.”
Tướng Lịch nói thế nhưng không ai biết thực chất của nội dung hợp tác quốc phòng Việt-Trung lần này như thế nào. Chỉ thấy rõ trong câu nói là thỏa hiệp sẽ “góp phần củng cố và phát triển đại cục quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa hai nước, hai quân đội.”
Làm sao mà Tướng Lịch có thể tin chắc như “bắp rang” thế với một đội quân đã từng xâm lăng Việt Nam và vẫn còn chiếm đóng một phần lãnh thổ rộng lớn của Việt Nam ở dọc biên giới, quan trọng nhất là núi Lão Sơn (điểm cao 1509) ở Vị Xuyên (Hà Tuyên), sau 2 cuộc chiến tranh biên giới 1979-1990 ?
Chỉ có điều rõ nhất trong quan hệ giữa hai quân đội là khi Đại tướng Phùng Quang Thanh còn giữ Bộ Quốc phòng thì ông đã đồng ý với Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Hoa Thường Vạn Tòan sẽ tuyệt đối trung thành và bảo vệ đảng cầm quyền tại mỗi nước.
Thỏa hiệp lạ thường này của phía Việt Nam đã bị lên án là ngay những việc của quân đội Việt Nam cũng bị ràng buộc vào quyết định của Trung Hoa.
Vì vậy không ai lạ khi thây ông Lịch còn hội kiến với Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long trong thời gian tháp tùng ông Nguyễn Phú Trọng.
Theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) từ Bắc Kinh ngày 13/01/2017 thì trong cuộc họp này, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch:”Đã đi sâu trao đổi với đồng chí Phạm Trường Long những biện pháp hợp tác nhằm xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, xứng đáng là lực lượng trung thành và tin cậy của Đảng, nhân dân và Tổ quốc, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản đối với quân đội, “phi chính trị hóa” quân đội.”
Như thế rõ ràng tướng Lịch đã phải sang tận Bắc Kinh để được nghe chỉ bảo của Trung Hoa về cách “xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, xứng đáng là lực lượng trung thành và tin cậy của Đảng, nhân dân và Tổ quốc.”
Nếu “tầm nhìn quốc phòng chung” mới của Việt-Trung lấy đó làm mục tiêu hàng đầu thì “anh Bộ đội cụ Hồ” có còn là người lính Việt Nam nữa không hay là lính Trung Hoa ?
Lập trường được gọi là “nhất quán của Việt Nam” hiện nay là theo đường lối “3 không” gồm à (1) không liên minh quân sự; (2) “không liên minh với nước nào để chống lại nước thứ ba” và cũng (3) “không cho nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam…”
Nhưng cũng thật cắc cớ không thấy phiá Quốc phòng Việt Nam nói gì đến hành động bành trướng lãnh thổ và phòng thủ mỗi ngày mỗi rộng và nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt quanh vùng Trường Sa mà Việt Nam vẫn coi là thuộc chủ quyền của mình.
ĐƯỢC GÌ KHÔNG ?
Ngoài hai lĩnh vực quan trọng nêu trên, chuyến đi Tầu lần này của ông Nguyễn Phú Trọng còn gây cho nhiều người thắc mắc tại sao Việt Nam phải hợp tác với Trung Quốc để:
- Làm phim truyền hình chuyên đề giữa Đài truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình trung ương Trung Quốc”.
- Thoả thuận hợp tác giữa Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc.
- Thoả thuận hợp tác giữa Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Sự thật Việt Nam và Nhà xuất bản Nhân dân Trung Quốc giai đoạn 2017 - 2021
Nguyên nhân tạo nghi ngờ vì trước đây phiá tuyên truyền của Trung Hoa đã phổ biến qua Việt Nam nhiều phim truyền hình ca tụng “chiến thắng vẻ vang” của quân Tầu chống quân Việt Nam trong chiến tranh biên giới Việt-Trung. Bắc Kinh cũng dùng Đài Phát thanh Quốc tế Trung quốc (CRI, China Radio International) tuyên truyền chống Việt Nam về cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Nhiều loại sách báo xuyên tạc và làm ô nhục Việt Nam của Nhà xuất bản Nhân dân Trung Quốc cũng được tự do lan tràn ở Việt Nam, trước mắt Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin và Truyển Thông.
Ngoài ra phiá Việt Nam và Trung Hoa còn ký “Bản ghi nhớ về triển khai hợp tác thả giống nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong Vịnh Bắc Bộ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Nông nghiệp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.”
Nhượng bộ của Việt Nam dành cho Trung Hoa ở vùng biển vịnh Bắc Bộ đã nhiều, kể từ khi có Hiệp định Phân định Vịnh Bắc bộ năm 2000.
Theo Bách khoa tòan thư mở thì Hiệp định này:” Nhằm xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong Vịnh Bắc Bộ. Đây là kết quả sau nhiều đợt đàm phán kể từ năm 1973. Hiệp định này thay thế Công ước Pháp-Thanh 1887.”
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia hải dương cho rằng Việt Nam đã để cho Trung Quốc lấn chiếm tại 21 vị trí, trung bình từ 3 đến 27 hải lý (mỗi hải lý dái 1,825 mét).
Mặc dù cuộc đám phán phân định vào chi tiết vẫn chưa hòan tất, nhưng phiá Trung Hoa đã tự đào kiếm dầu và khí đốt trong khu vực mà cảnh sát biển và hải quân Việt Nam không dám ra tay.
Tuy vậy, Tuyên bố chung Trọng-Tập lần này lại ép Việt Nam phải đồng ý:”Hai bên nhất trí làm tốt các công việc tiếp theo sau khi hoàn thành khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy vững chắc đàm phán phân định khu vực vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này; tiếp tục thúc đẩy công việc của Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển; triển khai hiệu quả các dự án hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm đã thoả thuận.”
Như vậy không những phiá Việt Nam phài hợp tác, hay bằng lòng để cho Trung Hoa đóng bè hay khoanh vùng để nuôi trồng hải sản “bên trong” vịnh Bắc Bộ mà còn phải đồng ý phân định vùng biển “bên ngoài vịnh Bắc Bộ” để “hợp tác cùng phát triển”.
Vậy vùng biển “bên ngòai vịnh Bắc Bộ” không phải là Biển Đông thì là biển gì ?
Nên biết năm 2014, Trung Quốc đã tự ý đem gìàn khoan Hải Dương 981 đặt vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam để tìm kiếm dầu từ 2/5 đến 15/7/2014. Vị trí này chỉ cách đảo Tri Tôn thuộc Hòang Sa 17 hải lý (hay khỏang 30 cây số) về phía Nam và cách đảo Lý Sơn, tỉnh Qủang Ngãi của Việt Nam có 120 hải lý về phiá Đông.
Cũng nên nhớ là lập trường “hợp tác cùng phát triển” là cụm từ của phiá Trung Quốc, bắt nguồn từ lập trường của Lãnh đạo Đặng Tiểu Bình “gác tranh chấp để cùng khai thác”, đưa ra từ năm 1979.
Từ đó đến nay, các thế hệ cầm quyền Trung Hoa đã lấy đó làm kim chỉ nam đế lấn chiếm tài nguyên và lãnh thổ của các nước trong khu vực, thiệt thòi nhất là phiá Việt Nam vì có đường biển dài 3,260 cây số, không kể các đảo.
Nhưng đảng Cộng sản Việt Nam, từ lâu đã phải ngậm đắng nuốt cay để sử dụng nhóm chữ “hợp tác cùng phát triển” với Trung Hoa mỗi khi phải nói chuyện biển đảo với Lãnh đạo Tầu.
KHÔNG MỚI NHƯNG NẶNG HƠN
Ngoài chuyện lình xình ở Vịnh Bắc Bộ, thêm lần nữa phiá Trung Hoa cũng lưu ý ông Nguyễn Phú Trọng phải giải quyết tranh chấp Biển Đông dựa trên 6 Điều ghi trong “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc” được chính ông Trọng ký tại Bắc Kinh với lãnh tụ Hồ Cẩm Đào năm 2011.
Có 3 Điều quan trọng như sau:
- (Điều 3). Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC).
Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.
Điều này có nghĩa Trung Hoa bác yêu sách của một số nước trong khối 10 nước trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á muốn “quốc tế hoá” chuyện tranh chấp. Mục đích là ép Bắc Kinh đồng ý phải để cho Liên Hiệp Quốc, Liên hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ và Nga cùng tham gia qiải quyết vì Biển Đông là đường giao thống quốc tế có liên quan đến nhiều quốc gia.
-(Điều 4). Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.
(Điều 2). Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.)
(Điều 5). “Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.”
Ngoài những bất lợi cho Việt Nam kể trên, chuyến sang Tầu lần này của ông Nguyễn Phú Trọng còn có hững thoả thuận về hợp tác văn hoá, giáo dục, kinh tế, phát triển cơ sở, an ninh biên giới, chống tội phạm, hợp tác cảnh sát biển, cửa khẩu v.v…
Tuy nhiên tất cả như thứ này và những hứa hẹn như “sẽ thúc đầy” hay “khuyến khích” của phiá Trung Hoa dành cho Việt Nam ghi trong các văn kiện phải cần thời gian mới thấy có đem lại kết qủa cho Việt Nam hay chỉ có lợi cho Trung Hoa.
Như vậy, phái đòan Nguyễn Phú Trọng khi đi đã quang gánh nặng nề với 4 Ủy viên Bộ Chính trị gồm Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an.
Cộng vào đó là Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Nhưng căn cứ vào những gì họ thu họach được thì khi về chỉ thấy họ thua thiệt và vác những chiếc thúng không. -/-
Phạm Trần
(01/017)
Văn Hóa
Gà gáy ngày Xuân
Lm Hồng Phúc
09:38 18/01/2017
Năm canh sáu khắc êm trôi,
Người xưa đã biết phân hồi thời gian.
Canh Ba gà gáy mơ màng,
Canh Năm gà gáy rộn ràng hừng đông.
Tiếng gà đánh thức nhà nông
Tiếng gà giục bước Tây Đông lên đường.
Tiếng gà gieo bước mờ sương,
Tiếng gà gợi nhớ quê hương yên bình.
“Thuở xưa gà gáy trong dinh
Phêrô chối Chúa giật mình ăn năn”(Kinh PV)
Tiếng gà đánh thức tận căn
Lắng nghe Lời Chúa, thực hành yêu thương.
Nghe gà gáy sớm lên đường
Ngày dài thêm sức khang cường vui tươi.
Tiếng gà gáy sáng khung trời.
Tiếng gà thổn thức cuộc đời Phêrô.
Tiếng gà ngày mới đã dư,
Tiếng gà năm mới từ từ cất lên.
Bạn nghe Chúa cõi lòng riêng
Bạn nhìn Chúa qua thiên nhiên đất trời.
Năm canh sáu khắc êm trôi,
Người xưa đã biết phân hồi thời gian.
Canh Năm gà gáy rộn ràng,
Dậy đi, Đinh Dậu xuân sang sáng ngời./.
LM Phêrô Hồng Phúc
Lá thư Canada : Mừng Tết Con Gà
Trà Lũ
10:23 18/01/2017
Lá thư Canada: MỪNG TẾT CON GÀ
Ở Canada nhóm già chúng tôi tạo ra được một cái làng, dân số những 10 vĩ nhân, có xã trưởng hẳn hoi, các cụ phương xa có phục chúng tôi không ?
Làng tôi có truyền thống về cỗ tết : tết con nào thì ăn con ấy, như năm con dê thì trên bàn tiệc phải có đĩa thịt dê, năm con ngựa thì có đĩa thịt ngựa, trừ có 2 con là không ăn, đó là năm con rồng và năm con khỉ vừa qua.
Năm nay, bàn tiệc của chúng tôi đầy món gà. Nào gà luộc, gà kho gừng, gà quay, gà nấu đu đủ, miến gà… Món miến gà này do chính tay cụ B.95 nấu, đúng hương vị Bắc Kỳ Hà Nội năm xưa : Trên bát miến nào tiết gà, nào tim gan gà, nào gà xé phay, nào trứng non, nào mộc nhĩ, thật là ngon quá sức.
Trong cuốn Bản Sắc Ẩm Thực của nhóm Nghiên Cứu Ẩm Thực VN xuất bản năm 2009 ở Hà Nội có nói về mâm cỗ tết 3 miền, và liệt kê các món tiêu biểu. Cỗ Bắc có 12 món : dưa hành, giò nạc, giò thủ, hành cuốn, nem, chả trứng, nộm rau cần, cá mè nướng, măng lưỡi lợn, bát mọc và bánh chưng. Cỗ Trung cũng có 12 món : dưa món củ kiệu tai heo, giò lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, nem, chả Huế và tré, heo luộc giá chua, măng khô ninh, miến Huế, ram, bánh chưng. Cỗ Nam 10 món : dưa chua củ kiệu, thịt heo luộc, thịt kho tàu, gỏi cuốn, nem, chả giò, gỏi tôm thịt, măng tươi, khổ qua nhồi thịt, bánh tét.
Trong 3 mâm cỗ ngày tết này, tôi chỉ thấy mâm cỗ miền Trung là có gà, món gà bóp rau răm. Tôi không thấy món gà trong mâm cỗ Tết miền Bắc và miền Nam. Tôi hỏi Chị Ba Biên Hòa mà chị cũng không biết tại sao. Nhưng chị hóm hỉnh chỉ vào các món ăn đang bày trên bàn rồi nói : Em dọn cỗ tết này với Bác Từ Hòe, em là người Nam và em dọn các món gà này đây, anh nghĩ sao ?
Ông ODP, bồ chữ của làng, không để cho tôi trả lời Chị Ba, đã giơ tay phát biểu :
Xin cho tôi nói ngay chuyện này kẻo quên thì rất uổng : Nhờ cuốn sách Bản Sắc Ẩm Thực mà bác vừa nhắc tới, tôi mới biết cái gốc của món ‘ Cơm Tám Giò Chả’. Ai cũng nghĩ là cơm tám và giò chả xuất hiện cùng một lúc, nhưng không phải thế. Giò chả xuất hiện trước, mãi sau thì mới có cơm tám đi theo. Theo TS Nguyễn Nhã tác giả thì ông bà Nguyễn Văn Sự quen gọi là Cụ Phó Lụa, ở Hà Tây, có nghề làm giò chả rất ngon. Khoảng năm 1910, đầu thế kỷ 20, hai ông bà dọn về Hà Nội mở hàng bán giò chả ở cuối phố Hàng Buồm, rất đông khách. Khách đến chỉ ăn giò và chả mà thôi. Về sau có người góp ý rằng nếu chỉ ăn giò chả mà thôi thì xót ruột, cụ nên bán thêm cơm. Cụ Phó Lụa cho là ý kiến hay nên cụ đã tìm mua gạo tám xoan ở Bắc Ninh ngon có tiếng, cụ đem nấu gạo này bằng nồi đồng điếu vì nồi vừa to vừa dễ ủ nóng. Thế là từ đó khách hàng được ăn giò và chả với cơm tám nóng, ai cũng thấy ngon và khen hết lời. Khách hàng càng ngày càng đông, cụ càng cải tiến. Cụ làm thêm món dưa cải chua nữa. Ba món này đi với nhau ngon hết sức. Đó là cái gốc của cơm tám giò chả đầu tiên ở Hà Nội.
Các cụ nhớ nha : ông tổ Cơm Tám Giò Chả là Cụ Phó Lụa Nguyễn Văn Sự ở Hà Nội. Bây giờ xin mời các cụ về với bữa cơm gà tết của làng.
Ông ODP vừa ăn xong miếng gà thứ nhất thì nói ngay : Món gà này làm tôi nhớ cơm gà Hải Nam Siu Siu ở Chợ An Đông Saigon ngày xưa qúa. Ai cũng gật gù đồng ý. Mới đây nhà văn Đoàn Xuân Thu ở Melbourne đã viết một bài về nhà hàng này rất hay. Cứ nghe ông tả chủ nhân chặt thịt gà thì ta thấy như việc chặt đang xảy ra trước mắt :
…Con gà bóng mỡ nằm ngửa trên thớt. Một nhát giao chặt cái bụp trên bụng, phân hai. Rồi phập phập, hai cái đùi gà văng ra. Bốn đầu ngón tay trái chặn cái đùi gà. Rồi phập phập ! Bốn ngón tay lùi tới đâu, con dao phập sát tới đó. Phập ! Phập ! Phập ! Xong !
… Rồi xúc bằng yếm dao những miếng gà đều dặn, sắp hàng gọn ghẽ lên một chiếc đĩa trắng, rắc một chút hành lá lên trên, cùng với những chén cơm gà nóng vàng ngậy, bốc khói. Thêm 2 thứ nước chấm : một chén xì dầu có những lát ớt đỏ, và một chén gừng băm trộn dấm…
Chén cơm gà này nấu cũng công phu lắm : Gạo tám vo sạch, sau đó cho thêm một ít mỡ gà và tỏi phi thơm, rồi đổ nước luộc gà vào nấu cho tới khi hạt cơm chín săn chắc, bóng dầu, thơm phức…
Nhà văn Đoàn Xuân Thu cho biết, trước 1975, tuy chiến tranh lan tràn nhưng chủ nhân quán cơm gà Hải Nam Siu Siu này phất lên thấy rõ. Từ một cái quán nhỏ tí teo, nhờ đông khách, ông ta giầu bốc lên. Ông mua một hơi 3 căn nhà sát nhau, ông biến chúng thành một nhà hàng to lớn, gạt ra không hết khách.
Thế nhưng số ông không được hưởng. Sau 1975, con cháu Bác Hồ đã tìm cách tịch thu hết. Ông và vợ con vượt biên, tàu chưa ra tới hải phận quốc tế đã chìm, vợ con chết, chỉ mình ông sống sót. Về tới Saigon, hai tay trắng, ông như người mất trí, phải đi ăn xin, đứng ngay trước cửa nhà hàng của mình ngày xưa…
Ông ODP kể đến đây thì thấy cả làng im lặng, hình như ai cũng thương chủ nhân nhà hàng cơm gà Siu Siu, nên ông không dám kể nữa.
Ông Từ Hòe xin tiếp lời. Rằng chuyện bi thảm quá, xin bỏ chuyện ông Siu Siu. Vì vừa nghe bạn nhắc tới Bác Hồ, tôi xin kể mấy chuyện có dính tới Bác Hồ. Thứ nhất là chuyện công ty ca nhạc Asia. Những đĩa nhạc của Asia lọt về VN, CSVN giận lắm vì nội dung bao giờ cũng chống Cộng. Mấy nhạc sĩ chủ chốt như Anh Bằng. Nam Lộc, Việt Dũng thì VC ghét lắm, bao giờ chúng cũng gọi mấy vị này là ‘thằng’, như thằng Bằng, thằng Lộc, thằng Dũng. Riêng chỉ có nhạc sĩ gạo cội Trúc Hồ thì bọn chúng không bao giờ dám gọi là ‘ thằng Hồ’ vì nếu gọi là thằng Hồ thì xúc phạm tới Bác Hồ vô vàn mến yêu của chúng…
Đó là chuyện tôi nghe từ VN, còn chuyện này là chuyện trực tiếp, người cháu tôi kể. Rằng trong trại cải tạo, bao giờ VC cũng bắt lập ra một ban văn nghệ. Bữa dó quản giáo ra lệnh cho ban văn nghệ tập dượt một bài hát để đón tiếp phái đoàn trung ương sắp tới thăm trại. Thằng cháu tôi được gia nhập ban hợp ca. Bài ca sẽ hát tên là ‘Bác Hồ Thiên Thu’có 3 bè . Cháu tôi thuộc nhóm hát bè trầm. Trước ngày phái đoàn tới thì quản giáo đi kiểm tra. Khi hắn tới nghe nhóm bè trầm của cháu tôi đang tập, hắn nghe một lúc rồi nói lớn tiếng :
- Các anh nếu náo, các anh dám xỉ vả bác Hồ hả ? Sao các anh dám hát : Hồ ơ, ơ hồ,ô hô ô hô, ô hồ… Các anh bảo bác Hồ tô hô hả ?
Và hắn ra lệnh dẹp ban hát.
Nghe đến đây thì Cụ Chánh tiên chỉ lên tiếng : Bữa nay là cơm tết mở đầu năm mới, nói về VC như vậy đủ rồi, xin chuyển sang đề tài khác. Xin dân làng kể chuyện cười.
Thấy không ai nói gì cả, Chị Ba Biên Hòa liền xin kể 3 chuyện vui mà chị vừa đọc thấy trên báo tết.
Chuyện 1 : Cô vợ đi chợ tết về , nàng hớn hở khoe với chồng : Hôm nay ông nào gặp em cũng đều khen em đẹp hết. Ông chồng trả lời ngay : Ngày tết, anh nào mà chẳng say !
Chuyện 2 : Có một phóng viên hỏi một bà nhân dịp mừng lễ cưới ngân khánh : Trong 25 năm sống chung với ông, xin bà cho biết có điều gì bà cho là chung nhất. Bà vợ suy nghĩ một lúc rồi trả lời : Điểm chung duy nhất của chúng tôi là chung ngày cưới !
Chuyện 3 : Hai cô bạn gặp nhau trong hội chợ tết, một cô kể : Tối qua tao mới đi ăn tại nhà ông anh họ, mừng anh sắp có đứa con đầu lòng. Tiệc vui lắm. Anh ấy tuổi con gà, anh lấy vợ cũng tuổi con gà, và sẽ đẻ con vào đúng năm con gà này, mày nghĩ như vậy có kỳ lạ không? Cô kia đáp lại ngay : Cha gà mẹ gà thì con đẻ ra cũng phải là gà chứ. Đó là lẽ đương nhiên, nếu bây giờ con đẻ ra không phải là gà, thế mới là kỳ lạ.
Cả làng đều vỗ tay khen hay. Năm con gà mà luận về gia đình họ gà như vậy quả là chí lý.
Chị Ba kể xong 3 chuyện này rồi quay vào Cụ B.95 xin cụ cho nghe những chuyện gà ở Hà Nội năm xưa. Cụ bảo cụ chả có chuyện gì hay cả, chỉ nhớ rằng trước 1975 ở ngoài Bắc món gà là món quý lắm. Người dân nhòm ngó cái bếp của nhau. Bởi thế nếu nhà nào kiếm được một con gà để nhậu thì phải giấu hàng xóm. Luộc gà xong thì không dám dùng con dao mà chặt vì sợ tiếng dao sẽ làm hàng xóm chú ý, phải dùng kéo mà cắt… Không ai dám chặt gà phầm phập như ông Siu Siu ở Saigon cả. Nghe chuyện ông Siu Siu mà lão thương con cháu của lão và dân nghèo Hà Nội năm xưa quá.
Nói đến đây xong thì Cụ nhìn anh John rồi nói : Thôi, không nói về những chuyện bi thảm thời xưa nũa, ngày tết ta hãy nói các chuyện vui. Bây giờ xin cho lão hỏi anh John về chuyện ăn thịt gà :
- Này anh John, theo người da trắng như anh thì trong con gà, chỗ nào ngon nhất ?
Anh John nghe câu hỏi xong thì cười hí hí một lúc rồi chỉ vào vợ là Chị Ba Biên Hòa. Anh bảo : Nhà cháu sẽ trả lời Bác chính xác nhất vì nhà cháu cũng gặp câu hỏi như thế này khi mới lấy cháu.
Số là khi từ VN trở về Canada, cháu đưa vợ mới cưới trình diện ba má và họ hàng. Ba má cháu mở tiệc. Trong các món trên bàn ăn có món con gà quay. Vì vợ cháu là nhân vật số một trong bữa tiệc nên vợ cháu được mời cắt ăn miếng gà thứ nhất. Vợ cháu liền cắt miếng thịt trắng ở ức con gà. Mọi người vỗ tay và sau đó là đến lượt ba má cháu rồi đến cháu, rồi bạn bè.
Chị Ba kể tiếp : Mọi người ăn món gà một cách vui vẻ. Ăn xong, cháu mới hỏi mẹ anh John tức mẹ chồng cháu là theo khẩu vị của người Canada da trắng thì miếng nào trong con gà là ngon nhất. Bà cụ cười rồi trả lời : Đó là miếng ức gà mà con cắt đầu tiên. Nghe xong, tôi muốn xỉu. Tôi không tin vào cái tai mình. Tôi hỏi lại và được lặp lại : cái ức gà là chỗ ngon nhất. Tôi vừa mắc cở vừa e thẹn thưa với mẹ chồng rằng : ở VN, theo khẩu vị của người VN thì món ngon nhất nơi con gà là hai cái đùi gà, món kém ngon nhất là món ức gà vì thịt ức gà bở, tuy nạc nhưng không có hương vị gì cả . Vừa rồi con đã cắt ăn miếng ức gà là có ý nhường 2 cái đùi gà ngon cho mọi người.
Nghe đến đây thì cả nhà anh John phá ra cười. Hóa ra cái miệng Canada và cái miệng VN khác nhau, phải không cơ, thưa các cụ ?
Chuyện này làm tôi nhớ chuyện ăn cá của tôi năm xưa. Hồi đó là cuối năm 1976, tôi mới sống ở Canada hơn một năm và đang đi rửa chén cho một nhà hàng tây. Một buổi chiều Chúa Nhật được nghỉ, tôi đang xem TV thì có tiếng chuông điện thoại. Người ở đầu giây xưng mình là một linh mục VN đang tu ở bên Đài Loan, ông hiện đang tham dự một khóa hội thảo ở Toronto. Ông cho biết ông ăn cơm tây ngán quá , ông nhớ cơm Đài Loan. Ông được chủ nhà hàng tây cho số điện thoại của tôi. Ông nhờ tôi dẫn đi ăn cơm tàu. Liền có ngay. Tôi đưa ông tới một nhà hàng Tàu có tiếng ở đây. Và ông đã kêu món cá hấp.
Khi đĩa cá nóng hổi bưng lên thì chúng tôi bắt đầu ăn. Ông ăn một cách say sưa. Ông ăn đầu cá rồi bụng cá rồi đuôi cá một cách ngon lành, và gạt 2 cái lườn cá cho tôi. Tôi thấy bối rối quá vì tôi được ăn phần ngon nhất. Ông biết tôi bối rối nên nói ngay : Xin mời anh ăn tự nhiên, tôi đang ăn phần ngon nhất của con cá chứ không có ý nhường cái lườn cá cho anh đâu. Tôi chưa hiểu gì cả thì ông cắt nghĩa : Theo người Tàu rành ăn thì phần ngon nhất của một con cá là cái đầu, bụng và đuôi cá. Thế là chúng tôi phá ra cười. Quả là khẩu vị khác nhau. Quả là hai văn hóa khác nhau.
Tôi đem chuyện này kể lại cho cả làng, ai cũng gật gù. Nghe xong chuyện ăn ức gà và đầu cá, cụ B.95 đòi nghe chuyện vui nữa. Ông ODP liền chỉ vào 3 bức tranh tết, tranh con gà với một bày con, tranh con heo với một bày con, tranh cô gái hứng dừa với hai đứa bé. Mấy bức này ông Từ Hòe treo ở phòng ăn cho thêm không khí tết. Ông nói : Tôi đố các bạn bức tranh nào có ý nghĩa nhất về tết. Phe các bà tranh nhau trả lời, và ý thì khác nhau. Một số thì bảo năm tết con gà nên bức tranh gà mẹ với đàn con là ý nghĩa nhất, một số thì bảo tranh con heo với bày con là ý nghĩa nhất vì nó chỉ một gia đình hạnh phúc. Chả có ai bảo tranh cô gái hứng dừa có ý nghĩa tết cả. Phe liền ông thì không ai lên tiếng, nhà quân tử nào cũng chỉ cười tủm tỉm. Sau cùng thì ông Từ Hòe giơ tay xin nói : Tôi nghĩ rằng bức tranh cô gái hứng dừa là có ý nghĩa nhất, vì nó nói rõ cái nghĩa sung sướng. Rồi ông giải thích : Cô gái thấy anh con trai ở trên cây đã hái được mấy trái dừa thì vội vén váy lên hứng trái dừa mà anh ta sẻ thả xuống. Mặt cô gái tươi rói. Mặt anh con trai cũng tươi rói nhưng tay anh ta ra chiều bủn rủn chưa muốn thả trái dừa xuống. Tại sao ư ? Vì ngày xưa phụ nữ VN mặc váy nhưng không mặc quần lót. Cô gái vén váy lên thì lộ hết rừng núi. Anh con trai bủn rủn chân tay là thế và anh muốn giây phút bủn rủn này kéo dài thêm nữa. Cô gái hứng dừa thì còn ngây thơ chưa biết gì sự đời. Cái đẹp của việc hái dừa ngày tết là thế !
Chị Ba Biên Hòa với dân làng vỗ tay cười ngất, mấy bà mấy cô thì đấm nhau thùm thụp. À ra thế.
Cụ Chánh tiên chỉ để cho dân làng cười thỏa thích rồi mới lên tiếng : Lão không thêm ý gì nữa về cô gái hứng dừa, lão xin nói sang lời chúc tết. Sáng nay lúc chuẩn bị bàn thờ tổ tiên, lão thấy có người mang tới góp lễ một trái dưa hấu và trên trái dưa chỉ viết một chữ Thọ. Lão đã vội xin bác Từ Hòe đi mua thêm 2 trái dưa nữa và viết thêm 2 chữ Phúc và Lộc. Chắc có dân làng muốn chúc cho làng ai cũng sống Thọ cả. Lão thấy chỉ chúc Thọ mà thôi thì không đủ, thọ là sống lâu, nhưng nếu sống lâu mà nghèo khổ thì sống thọ làm gì ! Bạn sống thọ và có tiền bạc, nhưng nếu cái tâm không hạnh phúc thì sống thọ mà làm gì. Ý lão là chúc Thọ nhưng phải có Phúc có Lộc nữa thì chữ Thọ của tuổi già mới dầy đủ hạnh phúc.
Cụ Bà B.95 liền cất tiếng : À, ra thế, xưa nay lão già này vẫn nghe người ta chúc nhau bộ ba Phúc Lộc Thọ mà không hiểu tại sao, nay mới hiểu. Xin tạ ơn Cụ Chánh tiên chỉ.
Rồi cô Tôn Nữ lên tiếng : Em đại diện phe nữ trong làng xin hỏi bác Từ Hoè một câu thôi : Trên thế giới hiện nay bác thích ai nhất ?
Ông Từ Hòe trả lời ngay : Vấn đề thích là vấn đề rất cá nhân và rất chủ quan. Cô hỏi thì tôi xin thành thực trả lời như sau : Tôi thích có 2 người. Phía VN thì người mà tôi mê nhất là Luật Sư Nguyễn Văn Chức. LS Chức đã quy tiên năm vừa qua. Ông này thông thái và có tư cách. Trước 1975 ông Kỳ Ông Thiệu mời ông tham gia nội các nhiều lần mà ông đều từ chối. Ông này có nhiều tước vị lắm : luật sư, thượng ngị sĩ, quân nhân. nhà văn, mặt nào cũng nổi bật. Về mặt nhà văn ông nổi tiếng về viết phiếm. Ông lấy bút hiệu là VIP KK. Ông có viết một chuyện phiếm nói về giấc mơ mà tôi rất thích. Ông mơ thấy mình chết và được đưa tới tòa phán xét của Chúa. Bữa đó đông người chết lắm. Mở đầu phiên xử Chúa phán : Những ai đã có vợ và đã sống với vợ từ 30 năm trở lên thì hãy đứng về phía bên tay phải của ta. Nhiều người chạy sang bên phải. Chúa nhìn những người này một cách âu yếm rồi nói : Các con sống được với vợ 10 năm đã là giỏi rồi vì đã phải chịu bao nhiêu tủi nhục, thế mà các con đã sống được với vợ những 30 năm, tức là các con giỏi chịu đựng lắm, đó là một công đức lớn, vì thế các con được tha hết mọi tội khác và các con được vào thiên đàng ngay bây giờ. Mọi người thét lên sung sướng. Ông cũng hét lên một tiếng lớn. Vợ ông nằm bên cạnh nghe tiếng ông hét liền tỉnh dậy và hỏi : Tại sao anh hét ? Xưa nay có thấy anh hét lớn tiếng và sung sướng như vậy bao giờ đâu !
Xin hết chuyện Cụ VIP KK nằm mơ.
Về ngoại nhân mà tôi thích thì có nhiều, nhưng hiện nay người mà tôi thích nhất là ông Anthony Bourdain. Các cụ có biết ông này là ai không cơ ? Thưa là cái ông Mỹ ngồi chung bàn ăn bún chả ở Hà Nội với Tổng Thống Obama tháng 9 năm qua đó. Nhiều người cho đây là việc tình cờ. Không phải đâu, có kén chọn và sắp xếp rõ ràng đấy. Ông Bourdain này hồi còn bé là một người nghiện ngập đủ thứ, nhưng đến năm 20 tuổi vào thập niên 1980, do nghị lực, Dourdain đã chỗi dậy và quyết tâm làm lại cuộc đời. Ông đã say mê nghề nấu bếp, đã trở thành một đầu bếp, rồi bếp trưởng trứ danh, rồi viết sách nói về nấu bếp và ẩm thực, rồi trở thành người dẫn chương trình truyền hình . Cuốn sách ông viết về nấu ăn mang tên ‘ Kitchen Confidential’ (Bí mật nhà bếp), đã thành best seller. Bây giờ ông là người dẫn chương trình ‘Parts Unknown’ (Những nơi chưa biết tới), trên đài CNN, hết sức hấp dẫn. Từ việc dạy nấu ăn ông bàn sang văn hóa, con người, đất nước… Điều làm tôi ái mộ ông không phải vì ông là một đầu bếp giỏi, một tác giả nổi tiếng, một người ăn khách của CNN, mà ở chỗ ông có một cuộc đời rất trí thức nhưng bình dân, khiêm tốn, chân thực, thân ái. Ông cho biết ông có xăm trên cánh tay một hàng chữ cổ Hy lạp có nghĩa là ‘ Tôi chẳng là gì cả !’. Chắc đó là tâm niệm cuộc đời của ông. Gíấc mơ của người Mỹ nói chung thường là giàu có và danh vọng. Năm nay ông mới 60 mà đã đạt được giấc mơ đó, nhưng ông vẫn dửng dưng, vẫn tôi chẳng là gì cả. Phục ông quá ! Ngài Obama thật có mắt và có phước khi mời được ông đi VN và cùng ăn bún chả.
Năm mới kính chúc các cụ có tấm lòng như LS Nguyễn Văn Chức và ông đầu bếp Anthony Bourdain.
TRÀ LŨ
LTS : Mua quà Tết ? Nhà văn Trà Lũ vừa hoàn thành bộ ‘ Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’, gồm 4 cuốn , 1800 chuyện cười đông tây kim cổ. Cha ông ta đã nói : Một tiếng cười bằng 10 thang thuốc bổ. Nguyệt san Reader’s Digest nổi tiếng quốc tế đã viết : Laughter is the best medicine. Giá 1 bộ là 85 mỹ kim gồm tiền sách và bưu phí. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả : petertralu@gmail.com
Ở Canada nhóm già chúng tôi tạo ra được một cái làng, dân số những 10 vĩ nhân, có xã trưởng hẳn hoi, các cụ phương xa có phục chúng tôi không ?
Làng tôi có truyền thống về cỗ tết : tết con nào thì ăn con ấy, như năm con dê thì trên bàn tiệc phải có đĩa thịt dê, năm con ngựa thì có đĩa thịt ngựa, trừ có 2 con là không ăn, đó là năm con rồng và năm con khỉ vừa qua.
Năm nay, bàn tiệc của chúng tôi đầy món gà. Nào gà luộc, gà kho gừng, gà quay, gà nấu đu đủ, miến gà… Món miến gà này do chính tay cụ B.95 nấu, đúng hương vị Bắc Kỳ Hà Nội năm xưa : Trên bát miến nào tiết gà, nào tim gan gà, nào gà xé phay, nào trứng non, nào mộc nhĩ, thật là ngon quá sức.
Trong cuốn Bản Sắc Ẩm Thực của nhóm Nghiên Cứu Ẩm Thực VN xuất bản năm 2009 ở Hà Nội có nói về mâm cỗ tết 3 miền, và liệt kê các món tiêu biểu. Cỗ Bắc có 12 món : dưa hành, giò nạc, giò thủ, hành cuốn, nem, chả trứng, nộm rau cần, cá mè nướng, măng lưỡi lợn, bát mọc và bánh chưng. Cỗ Trung cũng có 12 món : dưa món củ kiệu tai heo, giò lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, nem, chả Huế và tré, heo luộc giá chua, măng khô ninh, miến Huế, ram, bánh chưng. Cỗ Nam 10 món : dưa chua củ kiệu, thịt heo luộc, thịt kho tàu, gỏi cuốn, nem, chả giò, gỏi tôm thịt, măng tươi, khổ qua nhồi thịt, bánh tét.
Trong 3 mâm cỗ ngày tết này, tôi chỉ thấy mâm cỗ miền Trung là có gà, món gà bóp rau răm. Tôi không thấy món gà trong mâm cỗ Tết miền Bắc và miền Nam. Tôi hỏi Chị Ba Biên Hòa mà chị cũng không biết tại sao. Nhưng chị hóm hỉnh chỉ vào các món ăn đang bày trên bàn rồi nói : Em dọn cỗ tết này với Bác Từ Hòe, em là người Nam và em dọn các món gà này đây, anh nghĩ sao ?
Ông ODP, bồ chữ của làng, không để cho tôi trả lời Chị Ba, đã giơ tay phát biểu :
Xin cho tôi nói ngay chuyện này kẻo quên thì rất uổng : Nhờ cuốn sách Bản Sắc Ẩm Thực mà bác vừa nhắc tới, tôi mới biết cái gốc của món ‘ Cơm Tám Giò Chả’. Ai cũng nghĩ là cơm tám và giò chả xuất hiện cùng một lúc, nhưng không phải thế. Giò chả xuất hiện trước, mãi sau thì mới có cơm tám đi theo. Theo TS Nguyễn Nhã tác giả thì ông bà Nguyễn Văn Sự quen gọi là Cụ Phó Lụa, ở Hà Tây, có nghề làm giò chả rất ngon. Khoảng năm 1910, đầu thế kỷ 20, hai ông bà dọn về Hà Nội mở hàng bán giò chả ở cuối phố Hàng Buồm, rất đông khách. Khách đến chỉ ăn giò và chả mà thôi. Về sau có người góp ý rằng nếu chỉ ăn giò chả mà thôi thì xót ruột, cụ nên bán thêm cơm. Cụ Phó Lụa cho là ý kiến hay nên cụ đã tìm mua gạo tám xoan ở Bắc Ninh ngon có tiếng, cụ đem nấu gạo này bằng nồi đồng điếu vì nồi vừa to vừa dễ ủ nóng. Thế là từ đó khách hàng được ăn giò và chả với cơm tám nóng, ai cũng thấy ngon và khen hết lời. Khách hàng càng ngày càng đông, cụ càng cải tiến. Cụ làm thêm món dưa cải chua nữa. Ba món này đi với nhau ngon hết sức. Đó là cái gốc của cơm tám giò chả đầu tiên ở Hà Nội.
Các cụ nhớ nha : ông tổ Cơm Tám Giò Chả là Cụ Phó Lụa Nguyễn Văn Sự ở Hà Nội. Bây giờ xin mời các cụ về với bữa cơm gà tết của làng.
Ông ODP vừa ăn xong miếng gà thứ nhất thì nói ngay : Món gà này làm tôi nhớ cơm gà Hải Nam Siu Siu ở Chợ An Đông Saigon ngày xưa qúa. Ai cũng gật gù đồng ý. Mới đây nhà văn Đoàn Xuân Thu ở Melbourne đã viết một bài về nhà hàng này rất hay. Cứ nghe ông tả chủ nhân chặt thịt gà thì ta thấy như việc chặt đang xảy ra trước mắt :
…Con gà bóng mỡ nằm ngửa trên thớt. Một nhát giao chặt cái bụp trên bụng, phân hai. Rồi phập phập, hai cái đùi gà văng ra. Bốn đầu ngón tay trái chặn cái đùi gà. Rồi phập phập ! Bốn ngón tay lùi tới đâu, con dao phập sát tới đó. Phập ! Phập ! Phập ! Xong !
… Rồi xúc bằng yếm dao những miếng gà đều dặn, sắp hàng gọn ghẽ lên một chiếc đĩa trắng, rắc một chút hành lá lên trên, cùng với những chén cơm gà nóng vàng ngậy, bốc khói. Thêm 2 thứ nước chấm : một chén xì dầu có những lát ớt đỏ, và một chén gừng băm trộn dấm…
Chén cơm gà này nấu cũng công phu lắm : Gạo tám vo sạch, sau đó cho thêm một ít mỡ gà và tỏi phi thơm, rồi đổ nước luộc gà vào nấu cho tới khi hạt cơm chín săn chắc, bóng dầu, thơm phức…
Nhà văn Đoàn Xuân Thu cho biết, trước 1975, tuy chiến tranh lan tràn nhưng chủ nhân quán cơm gà Hải Nam Siu Siu này phất lên thấy rõ. Từ một cái quán nhỏ tí teo, nhờ đông khách, ông ta giầu bốc lên. Ông mua một hơi 3 căn nhà sát nhau, ông biến chúng thành một nhà hàng to lớn, gạt ra không hết khách.
Thế nhưng số ông không được hưởng. Sau 1975, con cháu Bác Hồ đã tìm cách tịch thu hết. Ông và vợ con vượt biên, tàu chưa ra tới hải phận quốc tế đã chìm, vợ con chết, chỉ mình ông sống sót. Về tới Saigon, hai tay trắng, ông như người mất trí, phải đi ăn xin, đứng ngay trước cửa nhà hàng của mình ngày xưa…
Ông ODP kể đến đây thì thấy cả làng im lặng, hình như ai cũng thương chủ nhân nhà hàng cơm gà Siu Siu, nên ông không dám kể nữa.
Ông Từ Hòe xin tiếp lời. Rằng chuyện bi thảm quá, xin bỏ chuyện ông Siu Siu. Vì vừa nghe bạn nhắc tới Bác Hồ, tôi xin kể mấy chuyện có dính tới Bác Hồ. Thứ nhất là chuyện công ty ca nhạc Asia. Những đĩa nhạc của Asia lọt về VN, CSVN giận lắm vì nội dung bao giờ cũng chống Cộng. Mấy nhạc sĩ chủ chốt như Anh Bằng. Nam Lộc, Việt Dũng thì VC ghét lắm, bao giờ chúng cũng gọi mấy vị này là ‘thằng’, như thằng Bằng, thằng Lộc, thằng Dũng. Riêng chỉ có nhạc sĩ gạo cội Trúc Hồ thì bọn chúng không bao giờ dám gọi là ‘ thằng Hồ’ vì nếu gọi là thằng Hồ thì xúc phạm tới Bác Hồ vô vàn mến yêu của chúng…
Đó là chuyện tôi nghe từ VN, còn chuyện này là chuyện trực tiếp, người cháu tôi kể. Rằng trong trại cải tạo, bao giờ VC cũng bắt lập ra một ban văn nghệ. Bữa dó quản giáo ra lệnh cho ban văn nghệ tập dượt một bài hát để đón tiếp phái đoàn trung ương sắp tới thăm trại. Thằng cháu tôi được gia nhập ban hợp ca. Bài ca sẽ hát tên là ‘Bác Hồ Thiên Thu’có 3 bè . Cháu tôi thuộc nhóm hát bè trầm. Trước ngày phái đoàn tới thì quản giáo đi kiểm tra. Khi hắn tới nghe nhóm bè trầm của cháu tôi đang tập, hắn nghe một lúc rồi nói lớn tiếng :
- Các anh nếu náo, các anh dám xỉ vả bác Hồ hả ? Sao các anh dám hát : Hồ ơ, ơ hồ,ô hô ô hô, ô hồ… Các anh bảo bác Hồ tô hô hả ?
Và hắn ra lệnh dẹp ban hát.
Nghe đến đây thì Cụ Chánh tiên chỉ lên tiếng : Bữa nay là cơm tết mở đầu năm mới, nói về VC như vậy đủ rồi, xin chuyển sang đề tài khác. Xin dân làng kể chuyện cười.
Thấy không ai nói gì cả, Chị Ba Biên Hòa liền xin kể 3 chuyện vui mà chị vừa đọc thấy trên báo tết.
Chuyện 1 : Cô vợ đi chợ tết về , nàng hớn hở khoe với chồng : Hôm nay ông nào gặp em cũng đều khen em đẹp hết. Ông chồng trả lời ngay : Ngày tết, anh nào mà chẳng say !
Chuyện 2 : Có một phóng viên hỏi một bà nhân dịp mừng lễ cưới ngân khánh : Trong 25 năm sống chung với ông, xin bà cho biết có điều gì bà cho là chung nhất. Bà vợ suy nghĩ một lúc rồi trả lời : Điểm chung duy nhất của chúng tôi là chung ngày cưới !
Chuyện 3 : Hai cô bạn gặp nhau trong hội chợ tết, một cô kể : Tối qua tao mới đi ăn tại nhà ông anh họ, mừng anh sắp có đứa con đầu lòng. Tiệc vui lắm. Anh ấy tuổi con gà, anh lấy vợ cũng tuổi con gà, và sẽ đẻ con vào đúng năm con gà này, mày nghĩ như vậy có kỳ lạ không? Cô kia đáp lại ngay : Cha gà mẹ gà thì con đẻ ra cũng phải là gà chứ. Đó là lẽ đương nhiên, nếu bây giờ con đẻ ra không phải là gà, thế mới là kỳ lạ.
Cả làng đều vỗ tay khen hay. Năm con gà mà luận về gia đình họ gà như vậy quả là chí lý.
Chị Ba kể xong 3 chuyện này rồi quay vào Cụ B.95 xin cụ cho nghe những chuyện gà ở Hà Nội năm xưa. Cụ bảo cụ chả có chuyện gì hay cả, chỉ nhớ rằng trước 1975 ở ngoài Bắc món gà là món quý lắm. Người dân nhòm ngó cái bếp của nhau. Bởi thế nếu nhà nào kiếm được một con gà để nhậu thì phải giấu hàng xóm. Luộc gà xong thì không dám dùng con dao mà chặt vì sợ tiếng dao sẽ làm hàng xóm chú ý, phải dùng kéo mà cắt… Không ai dám chặt gà phầm phập như ông Siu Siu ở Saigon cả. Nghe chuyện ông Siu Siu mà lão thương con cháu của lão và dân nghèo Hà Nội năm xưa quá.
Nói đến đây xong thì Cụ nhìn anh John rồi nói : Thôi, không nói về những chuyện bi thảm thời xưa nũa, ngày tết ta hãy nói các chuyện vui. Bây giờ xin cho lão hỏi anh John về chuyện ăn thịt gà :
- Này anh John, theo người da trắng như anh thì trong con gà, chỗ nào ngon nhất ?
Anh John nghe câu hỏi xong thì cười hí hí một lúc rồi chỉ vào vợ là Chị Ba Biên Hòa. Anh bảo : Nhà cháu sẽ trả lời Bác chính xác nhất vì nhà cháu cũng gặp câu hỏi như thế này khi mới lấy cháu.
Số là khi từ VN trở về Canada, cháu đưa vợ mới cưới trình diện ba má và họ hàng. Ba má cháu mở tiệc. Trong các món trên bàn ăn có món con gà quay. Vì vợ cháu là nhân vật số một trong bữa tiệc nên vợ cháu được mời cắt ăn miếng gà thứ nhất. Vợ cháu liền cắt miếng thịt trắng ở ức con gà. Mọi người vỗ tay và sau đó là đến lượt ba má cháu rồi đến cháu, rồi bạn bè.
Chị Ba kể tiếp : Mọi người ăn món gà một cách vui vẻ. Ăn xong, cháu mới hỏi mẹ anh John tức mẹ chồng cháu là theo khẩu vị của người Canada da trắng thì miếng nào trong con gà là ngon nhất. Bà cụ cười rồi trả lời : Đó là miếng ức gà mà con cắt đầu tiên. Nghe xong, tôi muốn xỉu. Tôi không tin vào cái tai mình. Tôi hỏi lại và được lặp lại : cái ức gà là chỗ ngon nhất. Tôi vừa mắc cở vừa e thẹn thưa với mẹ chồng rằng : ở VN, theo khẩu vị của người VN thì món ngon nhất nơi con gà là hai cái đùi gà, món kém ngon nhất là món ức gà vì thịt ức gà bở, tuy nạc nhưng không có hương vị gì cả . Vừa rồi con đã cắt ăn miếng ức gà là có ý nhường 2 cái đùi gà ngon cho mọi người.
Nghe đến đây thì cả nhà anh John phá ra cười. Hóa ra cái miệng Canada và cái miệng VN khác nhau, phải không cơ, thưa các cụ ?
Chuyện này làm tôi nhớ chuyện ăn cá của tôi năm xưa. Hồi đó là cuối năm 1976, tôi mới sống ở Canada hơn một năm và đang đi rửa chén cho một nhà hàng tây. Một buổi chiều Chúa Nhật được nghỉ, tôi đang xem TV thì có tiếng chuông điện thoại. Người ở đầu giây xưng mình là một linh mục VN đang tu ở bên Đài Loan, ông hiện đang tham dự một khóa hội thảo ở Toronto. Ông cho biết ông ăn cơm tây ngán quá , ông nhớ cơm Đài Loan. Ông được chủ nhà hàng tây cho số điện thoại của tôi. Ông nhờ tôi dẫn đi ăn cơm tàu. Liền có ngay. Tôi đưa ông tới một nhà hàng Tàu có tiếng ở đây. Và ông đã kêu món cá hấp.
Khi đĩa cá nóng hổi bưng lên thì chúng tôi bắt đầu ăn. Ông ăn một cách say sưa. Ông ăn đầu cá rồi bụng cá rồi đuôi cá một cách ngon lành, và gạt 2 cái lườn cá cho tôi. Tôi thấy bối rối quá vì tôi được ăn phần ngon nhất. Ông biết tôi bối rối nên nói ngay : Xin mời anh ăn tự nhiên, tôi đang ăn phần ngon nhất của con cá chứ không có ý nhường cái lườn cá cho anh đâu. Tôi chưa hiểu gì cả thì ông cắt nghĩa : Theo người Tàu rành ăn thì phần ngon nhất của một con cá là cái đầu, bụng và đuôi cá. Thế là chúng tôi phá ra cười. Quả là khẩu vị khác nhau. Quả là hai văn hóa khác nhau.
Tôi đem chuyện này kể lại cho cả làng, ai cũng gật gù. Nghe xong chuyện ăn ức gà và đầu cá, cụ B.95 đòi nghe chuyện vui nữa. Ông ODP liền chỉ vào 3 bức tranh tết, tranh con gà với một bày con, tranh con heo với một bày con, tranh cô gái hứng dừa với hai đứa bé. Mấy bức này ông Từ Hòe treo ở phòng ăn cho thêm không khí tết. Ông nói : Tôi đố các bạn bức tranh nào có ý nghĩa nhất về tết. Phe các bà tranh nhau trả lời, và ý thì khác nhau. Một số thì bảo năm tết con gà nên bức tranh gà mẹ với đàn con là ý nghĩa nhất, một số thì bảo tranh con heo với bày con là ý nghĩa nhất vì nó chỉ một gia đình hạnh phúc. Chả có ai bảo tranh cô gái hứng dừa có ý nghĩa tết cả. Phe liền ông thì không ai lên tiếng, nhà quân tử nào cũng chỉ cười tủm tỉm. Sau cùng thì ông Từ Hòe giơ tay xin nói : Tôi nghĩ rằng bức tranh cô gái hứng dừa là có ý nghĩa nhất, vì nó nói rõ cái nghĩa sung sướng. Rồi ông giải thích : Cô gái thấy anh con trai ở trên cây đã hái được mấy trái dừa thì vội vén váy lên hứng trái dừa mà anh ta sẻ thả xuống. Mặt cô gái tươi rói. Mặt anh con trai cũng tươi rói nhưng tay anh ta ra chiều bủn rủn chưa muốn thả trái dừa xuống. Tại sao ư ? Vì ngày xưa phụ nữ VN mặc váy nhưng không mặc quần lót. Cô gái vén váy lên thì lộ hết rừng núi. Anh con trai bủn rủn chân tay là thế và anh muốn giây phút bủn rủn này kéo dài thêm nữa. Cô gái hứng dừa thì còn ngây thơ chưa biết gì sự đời. Cái đẹp của việc hái dừa ngày tết là thế !
Chị Ba Biên Hòa với dân làng vỗ tay cười ngất, mấy bà mấy cô thì đấm nhau thùm thụp. À ra thế.
Cụ Chánh tiên chỉ để cho dân làng cười thỏa thích rồi mới lên tiếng : Lão không thêm ý gì nữa về cô gái hứng dừa, lão xin nói sang lời chúc tết. Sáng nay lúc chuẩn bị bàn thờ tổ tiên, lão thấy có người mang tới góp lễ một trái dưa hấu và trên trái dưa chỉ viết một chữ Thọ. Lão đã vội xin bác Từ Hòe đi mua thêm 2 trái dưa nữa và viết thêm 2 chữ Phúc và Lộc. Chắc có dân làng muốn chúc cho làng ai cũng sống Thọ cả. Lão thấy chỉ chúc Thọ mà thôi thì không đủ, thọ là sống lâu, nhưng nếu sống lâu mà nghèo khổ thì sống thọ làm gì ! Bạn sống thọ và có tiền bạc, nhưng nếu cái tâm không hạnh phúc thì sống thọ mà làm gì. Ý lão là chúc Thọ nhưng phải có Phúc có Lộc nữa thì chữ Thọ của tuổi già mới dầy đủ hạnh phúc.
Cụ Bà B.95 liền cất tiếng : À, ra thế, xưa nay lão già này vẫn nghe người ta chúc nhau bộ ba Phúc Lộc Thọ mà không hiểu tại sao, nay mới hiểu. Xin tạ ơn Cụ Chánh tiên chỉ.
Rồi cô Tôn Nữ lên tiếng : Em đại diện phe nữ trong làng xin hỏi bác Từ Hoè một câu thôi : Trên thế giới hiện nay bác thích ai nhất ?
Ông Từ Hòe trả lời ngay : Vấn đề thích là vấn đề rất cá nhân và rất chủ quan. Cô hỏi thì tôi xin thành thực trả lời như sau : Tôi thích có 2 người. Phía VN thì người mà tôi mê nhất là Luật Sư Nguyễn Văn Chức. LS Chức đã quy tiên năm vừa qua. Ông này thông thái và có tư cách. Trước 1975 ông Kỳ Ông Thiệu mời ông tham gia nội các nhiều lần mà ông đều từ chối. Ông này có nhiều tước vị lắm : luật sư, thượng ngị sĩ, quân nhân. nhà văn, mặt nào cũng nổi bật. Về mặt nhà văn ông nổi tiếng về viết phiếm. Ông lấy bút hiệu là VIP KK. Ông có viết một chuyện phiếm nói về giấc mơ mà tôi rất thích. Ông mơ thấy mình chết và được đưa tới tòa phán xét của Chúa. Bữa đó đông người chết lắm. Mở đầu phiên xử Chúa phán : Những ai đã có vợ và đã sống với vợ từ 30 năm trở lên thì hãy đứng về phía bên tay phải của ta. Nhiều người chạy sang bên phải. Chúa nhìn những người này một cách âu yếm rồi nói : Các con sống được với vợ 10 năm đã là giỏi rồi vì đã phải chịu bao nhiêu tủi nhục, thế mà các con đã sống được với vợ những 30 năm, tức là các con giỏi chịu đựng lắm, đó là một công đức lớn, vì thế các con được tha hết mọi tội khác và các con được vào thiên đàng ngay bây giờ. Mọi người thét lên sung sướng. Ông cũng hét lên một tiếng lớn. Vợ ông nằm bên cạnh nghe tiếng ông hét liền tỉnh dậy và hỏi : Tại sao anh hét ? Xưa nay có thấy anh hét lớn tiếng và sung sướng như vậy bao giờ đâu !
Xin hết chuyện Cụ VIP KK nằm mơ.
Về ngoại nhân mà tôi thích thì có nhiều, nhưng hiện nay người mà tôi thích nhất là ông Anthony Bourdain. Các cụ có biết ông này là ai không cơ ? Thưa là cái ông Mỹ ngồi chung bàn ăn bún chả ở Hà Nội với Tổng Thống Obama tháng 9 năm qua đó. Nhiều người cho đây là việc tình cờ. Không phải đâu, có kén chọn và sắp xếp rõ ràng đấy. Ông Bourdain này hồi còn bé là một người nghiện ngập đủ thứ, nhưng đến năm 20 tuổi vào thập niên 1980, do nghị lực, Dourdain đã chỗi dậy và quyết tâm làm lại cuộc đời. Ông đã say mê nghề nấu bếp, đã trở thành một đầu bếp, rồi bếp trưởng trứ danh, rồi viết sách nói về nấu bếp và ẩm thực, rồi trở thành người dẫn chương trình truyền hình . Cuốn sách ông viết về nấu ăn mang tên ‘ Kitchen Confidential’ (Bí mật nhà bếp), đã thành best seller. Bây giờ ông là người dẫn chương trình ‘Parts Unknown’ (Những nơi chưa biết tới), trên đài CNN, hết sức hấp dẫn. Từ việc dạy nấu ăn ông bàn sang văn hóa, con người, đất nước… Điều làm tôi ái mộ ông không phải vì ông là một đầu bếp giỏi, một tác giả nổi tiếng, một người ăn khách của CNN, mà ở chỗ ông có một cuộc đời rất trí thức nhưng bình dân, khiêm tốn, chân thực, thân ái. Ông cho biết ông có xăm trên cánh tay một hàng chữ cổ Hy lạp có nghĩa là ‘ Tôi chẳng là gì cả !’. Chắc đó là tâm niệm cuộc đời của ông. Gíấc mơ của người Mỹ nói chung thường là giàu có và danh vọng. Năm nay ông mới 60 mà đã đạt được giấc mơ đó, nhưng ông vẫn dửng dưng, vẫn tôi chẳng là gì cả. Phục ông quá ! Ngài Obama thật có mắt và có phước khi mời được ông đi VN và cùng ăn bún chả.
Năm mới kính chúc các cụ có tấm lòng như LS Nguyễn Văn Chức và ông đầu bếp Anthony Bourdain.
TRÀ LŨ
LTS : Mua quà Tết ? Nhà văn Trà Lũ vừa hoàn thành bộ ‘ Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’, gồm 4 cuốn , 1800 chuyện cười đông tây kim cổ. Cha ông ta đã nói : Một tiếng cười bằng 10 thang thuốc bổ. Nguyệt san Reader’s Digest nổi tiếng quốc tế đã viết : Laughter is the best medicine. Giá 1 bộ là 85 mỹ kim gồm tiền sách và bưu phí. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả : petertralu@gmail.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sơn Nữ Miền Cao
Dominic Đức Nguyễn
19:05 18/01/2017
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Em là cô gái miền sơn cước
Chỉ biết yêu trăng với núi rừng…
(Trích thơ của Nguyễn Khánh Chân)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 12 – 18/01/2017: Tam Điểm mướn tin tặc lấy cắp tài liệu của Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
13:12 18/01/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Cảnh sát Ý đã phát hiện ra một chiến dịch xâm nhập trái phép có quy mô quốc tế vào hệ thống máy tính của Tòa Thánh.
Cảnh sát tại Rôma đã công bố việc bắt giữ hai kỹ sư bị nghi ngờ lấy cắp trái phép các “thông tin liên quan đến an ninh quốc gia.” Các tin tặc, không được nêu danh tính, chỉ được mô tả một cách tổng quát là các cư dân của thành phố London, và ở độ tuổi 40, đã bị bắt giữ tại Rôma. Cảnh sát cáo buộc hai người này đã truy cập trái phép vào các servers của các nhà lãnh đạo chính phủ Ý và các viên chức ngân hàng châu Âu.
Các hoạt động thâm nhập trái phép cũng tấn công vào Vatican. Hai tin tặc này đã truy cập được vào các máy tính của Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi , và Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa. Họ cũng tấn công vào các máy tính đặt tại nhà trọ Santa Marta , là nhà khách của Vatican. Đó là nơi cư ngụ của Đức Thánh Cha Phanxicô và các Hồng Y, Giám Mục khi đến thăm Rôma. Hàng ngàn emails đã bị lấy cắp và được tìm thấy trong máy tính của các nghi can.
Đây được kể là vụ tấn công nghiêm trọng nhất vào hệ thống máy tính của Vatican từ trước đến nay. Các vụ tấn công trước không lấy được tài liệu nào, và chỉ đơn giản là các vụ “DdoS attack” , nghĩa là “tấn công biển người” nhằm làm sập hệ thống máy tính trong vài giờ.
Các viên chức tại Vatican chưa đưa ra những lời bình luận nào về vụ tấn công này, và cảnh sát Ý cũng không nêu cụ thể có bao nhiêu tài liệu với những thông tin nhạy cảm đã bị lấy cắp.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Hôm thứ Hai 16 tháng Giêng, cảnh sát Italia đã tổ chức họp báo công bố việc bắt giữ Giulio Occhionero, 45 tuổi, và chị ruột của ông này là Francesca Maria Occhionero, 49 tuổi, về tội xâm nhập trái phép vào hệ thống máy tính của Vatican, cũng như các cơ quan của chính quyền Ý và của các ngân hàng Âu Châu. Hai chị em này cũng bị truy tố về tội đánh cắp các tài liệu; và ngăn chặn các hệ thống công nghệ thông tin truyền dữ liệu.
Quy mô của các cuộc tấn công lên đến 18,000 tài khoản máy tính, bao gồm cả những máy tính được sử dụng bởi Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, và Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, cũng như các máy tính đặt tại nhà khách Santa Marta của Vatican là những máy thường xuyên được sử dụng bởi các Hồng Y và Giám Mục khi các ngài đến thăm Rôma.
Hàng chục ngàn điện thư đánh cắp, được lưu trữ trên một computer đặt tại Hoa Kỳ, đã lôi kéo sự chú ý của FBI; và dẫn đến một cuộc điều tra trên quy mô quốc tế từ Hoa Kỳ sang Anh và Italia.
Nhà chức trách Italia nghi ngờ chị em nhà Occhioneros có thể có quan hệ với nhóm Tam Điểm, bởi vì các phần mềm độc hại được sử dụng trong các cuộc tấn công được gọi là “Eye Pyramid,” hay “Mắt Kim tự tháp”, một biểu tượng tiêu biểu của Tam Điểm.
Dù có hay không có quan hệ với Tam Điểm, các chuyên gia an ninh mạng tin rằng hai chị em này không thể hành động đơn độc một mình.
Các thông tin bí mật mà họ lấy cắp được từ Vatican và các cơ quan của chính phủ Ý có thể có giá trị rất lớn đối với các chính phủ khác, các tập đoàn, hoặc các tổ chức có liên quan đến các vấn đề quốc tế.
2. Đức Thánh Cha cám ơn các viên chức an ninh Vatican
Hôm thứ Sáu 13 tháng Giêng Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp các viên chức bảo vệ an ninh tại Vatican, và cảm ơn họ vì sự tận tụy trong công việc của mình.
Đức Thánh Cha nói với các thành viên của ban an ninh:
“Tôi biết rằng anh chị em phải đương đầu với nhiều rủi ro. Theo một nghĩa nào đó, anh chị em là các thiên thần hộ thủ cho Quảng trường Thánh Phêrô.”
Đức Thánh Cha cảm ơn họ vì “năng lực và lòng can đảm” của họ trong việc bảo đảm an toàn cho khách hành hương, đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Thương Xót vừa qua.
Trong một diễn biến có liên quan, một viên chức cao cấp của Bộ Nội Vụ Ý cảnh báo là khả năng xảy ra một cuộc tấn công khủng bố ở Rôma là “rất cao”.
Franco Gabrielli , người đứng đầu Protezione Civile - là văn phòng đáp ứng tình trạng khẩn trương của đất nước, nói với tờ Il Giornale rằng sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu chúng ta đánh giá thấp khả năng của một vụ đánh bom khủng bố.
“Tôi nói điều này rất thẳng thắn: chúng ta cũng sẽ phải trả giá như các nước khác. Chúng tôi chỉ có thể hy vọng giá này thấp chừng nào hay chừng nấy.”
Gabrielli cho biết các nhóm cực đoan Hồi giáo đang ráo riết “xác định các mục tiêu có thể tấn công” bao gồm Rôma, Vatican, và Đức Giáo Hoàng. Ông nhận xét rằng một trong những ấn phẩm thường kỳ của bọn khủng bố IS có tựa đề bằng tiếng Ả Rập là Rumiyah , nghĩa là Rôma.
3. Áp lực bài Kitô Giáo ở Nam và Đông Nam Châu Á đang gia tăng
Một phúc trình có tựa đề “World Watch List” của tổ chức Open Doors, vừa được công bố hôm 12 tháng Giêng năm nay, cho thấy áp lực bài Kitô Giáo đang gia tăng rất nhanh ở Nam và Đông Nam Á Châu.
Bản phúc trình này cho thấy có 50 quốc gia, nơi khoảng 250 triệu Kitô hữu đang trải qua nhiều mức độ bách hại tàn khốc vì đức tin nơi Chúa Kitô. Trong 50 quốc gia này, có 6 quốc gia dẫn đầu trong việc gia tăng các hình thức bài Kitô Giáo trong năm 2016 vừa qua là Ấn Độ, Bangladesh, Lào, Bhutan, Việt Nam, và Nepal. Tất cả các quốc gia kể trên đều nằm trong vùng Nam và Đông Nam Á Châu.
Tiến Sĩ Ron Boyd-MacMillan, Giám Đốc Nghiên Cứu Chiến Lược của Open Doors International, nói rằng “khuynh hướng nổi bật là: chủ nghĩa duy quốc giáo, tức là chủ nghĩa lấy một tôn giáo làm quốc giáo và tận diệt các tôn giáo khác, đang đẩy các quốc gia Á Châu lên cao trên danh sách này. Đây là một khuynh hướng dài hạn, hiện đã và đang gia tăng nhịp độ kể từ thập niên 1990 khi không ai buồn lưu ý tới nó. Nhưng năm nay, tôi nghĩ nó thực sự đã tự làm cho mình được lưu ý. Nó hiển hiện rõ nhất tại Ấn Độ. Nước này hiện có vị thế cao nhất trên Danh Sách World Watch. Những người cực đoan Ấn Giáo thực sự đang cầm quyền, và đám đông muốn làm gì thì làm tại Ấn Độ, và Giáo Hội ở đây khá lớn nên có rất nhiều biến cố xẩy ra”.
Theo bản phúc trình trên, Đảng Bharatiya Janata ở Ấn Độ đang làm bùng nổ cơn sốt duy Ấn Giáo. Từ lúc đảng Ấn Giáo cực đoan này của thủ tướng Modi lên nắm quyền vào năm 2014, nhịp độ bài Kitô Giáo qua các hình thái bạo động đã gia tăng rất mạnh ở phía Bắc, nơi Open Doors ước lượng có chừng 40 triệu Kitô hữu đang phải gánh chịu những kỳ thị chèn ép, kể cả bị đánh đập.
4. Nguy cơ Hồi Giáo hóa tăng cao sau khi quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ trao nhiều quyền cho tổng thống
Hôm thứ Sáu, 13 tháng Giêng, Quốc Hội Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến một bước gần đến điều mà Tổng thống Tayyip Erdoğan gọi là một quyền lãnh đạo mạnh mẽ. Quốc hội đã phê duyệt những biện pháp tập trung nhiều quyền lực hơn trong tay của Tayyip Erdoğan, cho phép tổng thống ban hành nghị định, mà không cần thông qua Quốc Hội, và được là thành viên của một đảng chính trị. Cho đến nay, hiến pháp hiện hành của Thổ Nhĩ Kỳ, cấm tổng thống không được là đảng viên của một đảng phái nào.
Đảng AK – do chính Tayyip Erdoğan thành lập – đã thúc đẩy việc thông qua luật này. Các đảng đối lập lo ngại những thay đổi này sẽ dẫn đến một chính quyền độc đoán.
Các nhà lập pháp đã đi đến tình trạng bế tắc vào tối thứ Tư trong cuộc tranh luận về dự luật này. Tuy nhiên, đảng AK đe dọa giải tán Quốc Hội và tổ chức một cuộc bầu cử mới nếu dự luật không được thông qua.
Những thay đổi vẫn cần phải được thông qua tại hai vòng hơn bỏ phiếu, sau đó việc tu chính hiến pháp sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý.
Đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm mạnh kể từ sau vụ đảo chính bất thành hồi cuối tháng bảy năm ngoái. Nhiều người tin rằng vụ đảo chính này là do chính Tổng thống Tayyip Erdoğan đạo diễn ra để tạo ra một tình trạng khẩn trương giả tạo nhằm đòi hỏi một quyền lãnh đạo thao túng hơn.
Tình trạng tập trung quyền hành vào một đảng, nhất là một đảng có khuynh hướng Hồi Giáo, đe dọa tính chất thế tục của Thổ Nhĩ Kỳ.
5. Linh mục bị mất tích tại Mễ Tây Cơ được tìm thấy đã bị giết chết
Trong buổi họp báo chiều 13 tháng Giêng, cảnh sát tại bang Coalhuila, Mễ Tây Cơ, cho biết linh mục Công Giáo người Mễ Tây Cơ mất tích kể từ hôm mùng 3 tháng Giêng được tìm thấy đã chết. Việc khám nghiệm tử thi cho thấy ngài đã bị giết một ngày trước đó, tức là hôm 12 tháng Giêng.
Cảnh sát nói họ đã phát hiện ra thi thể của cha Joaquin Hernandez Sifuentes , 43 tuổi. Cha đã biến mất đúng ngày ngài dự kiến bắt đầu kỳ nghỉ của mình. Cảnh sát đã bắt giam hai người bị nghi ngờ có dính líu đến cái chết của cha.
Nguồn tin mới nhất của cảnh sát cho biết, cha đã bị 2 thanh niên 20 và 25 tuổi tấn công ngay tại nhà xứ của ngài tại Saltillo vào khoảng từ 4h30 đến 5h sáng mùng 3 tháng Giêng. Ngài bị kẹp cổ chết. Hai tên hung thủ đã lấy xe của ngài và chở thi thể đến Parras de la Fuente, cách Saltillo khoảng 150 km. Chúng bỏ xe và thi thể ngài ở đó rồi đón một xe tải về lại Saltillo.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang thấy là buổi lễ cầu nguyện cho linh hồn của ngài vào chiều ngày 15 tháng Giêng, tại nhà nguyện của Đại Chủng Viện giáo phận Coalhuila. Thánh lễ an táng được diễn ra tại nhà thờ chánh tòa của giáo phận vào sáng thứ Hai 16 tháng Giêng.
Tổng số các linh mục Mễ Tây Cơ bị sát hại từ năm 2012 đã lên đến 16 vị. Nếu tính từ năm 2005, đến nay đã có 35 linh mục bị giết tại Mễ Tây Cơ.
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc xếp loại Mễ Tây Cơ là quốc gia nguy hiểm nhất đối với các linh mục.
Một số linh mục Mễ Tây Cơ đã bị giết trong các vụ cướp, và trong một số trường hợp các vị bị giết rất dã man. Đó là dấu chỉ của sự suy đồi đạo đức, sự gia tăng nghèo đói cả về kinh tế lẫn văn hóa, dẫn đến các hình thái bạo lực coi thường tính mạng con người. Tuy nhiên, đa số các linh mục Mễ Tây Cơ bị giết là vì các ngài lớn tiếng lên án bất công, tham nhũng, nghèo đói, nhân danh Tin Mừng.
6. Đức Hồng Y André Vingt-Trois nói về cuộc gặp gỡ với tổng thống Pháp
Trong một buổi phỏng vấn dành cho tờ La Croix , nghĩa là Thánh Giá, Đức Hồng Y André Vingt-Trois, của tổng giáo phận Paris, đã nói về cuộc gặp gỡ với tổng thống Pháp Francois Hollande chiều mùng 5 tháng Giêng với các nhà lãnh đạo Công Giáo, Tin Lành, Do Thái, và Hồi giáo để thảo luận về chủ nghĩa khủng bố nói chung và đặc biệt là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Dịp này, Tổng thống đã hoan nghênh “cách thức mà các tôn giáo đã góp phần vào cuộc sống hài hòa trong xã hội Pháp sau các cuộc tấn công khủng bố hồi năm ngoái”.
Tờ La Croix cho biết thêm là Joël Mergui , một nhà lãnh đạo trong cộng đồng Do Thái tại Paris cho biết Tổng thống đã có một “cung giọng nghiêm trọng”. Trong khi đó, lãnh đạo Hồi giáo ở Pháp là Anwar Kbibech phàn nàn rằng tổng thống đang “cố gắng sử dụng chủ nghĩa thế tục của Pháp để gây thiệt hại của Hồi giáo.”
Đức Hồng Y André Vingt-Trois cũng cho biết thêm là nhân kỷ niệm 500 năm phong trào Tin Lành Cải Cách, ông François Clavairoly , chủ tịch Liên đoàn Tin Lành Lutheran của Pháp, đã tặng cho tổng thống “một tượng nhỏ của Luther”.
7. Các giám mục Ái Nhĩ Lan dự định thảo luận về đề nghị cho các linh mục kết hôn được hoạt động mục vụ trở lại
Các giám mục Công Giáo Ái Nhĩ Lan, đang đi ad-limina tại Rôma vào tháng Giêng này để viếng mộ hai thánh Phêrô và Phaolô cũng như thăm các cơ quan trung ương Tòa Thánh, sẽ nói chuyện với các viên chức Vatican trong Bộ giáo sĩ, về một đề xuất cho phép các linh mục đã hồi tục để kết hôn được quay trở lại với việc mục vụ. Tuy nhiên, các giám mục Ái Nhĩ Lan sẽ không thảo luận về đề nghị này với Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Giám Mục Leo O'Reilly của giáo phận Kilmore , là người đầu tiên đề nghị chào đón trở lại các linh mục đã kết hôn, nói với tờ Irish Catholic rằng chủ đề này đã được đưa ra tại một cuộc họp của hàng lãnh đạo Giáo Hội tại Ái Nhĩ Lan, nhưng các cuộc thảo luận chỉ mới “sơ khởi”, và do đó, các giám mục Ái Nhĩ Lan sẽ không trình bày ý tưởng này với Đức Thánh Cha Phanxicô.
Tuy nhiên, Đức Cha O'Reilly cho biết chủ đề này có thể được thăm dò khi các giám mục nói chuyện với các quan chức trong giáo triều Rôma.
Những người ủng hộ đề nghị này cho rằng chức linh mục là “đời đời”, trong khi đa số những người được thăm dò bày tỏ sự nghi ngại chuyện này sẽ đem lại nhiều khủng hoảng hơn là hoa trái.
Tưởng cũng nên nhắc lại là hôm thứ Sáu 11 tháng 11 năm ngoái 2016, Đức Thánh Cha đã đến viếng thăm một số các linh mục đã hồi tục tại Ponte di Nona , một khu vực ở miền cực đông của thành Roma. Trong một căn hộ, ngài đã gặp chung 7 gia đình, tất cả gồm những người đã rời bỏ sứ vụ linh mục trong những năm gần đây.
Cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha diễn ra trong khuôn khổ “Thứ sáu lòng thương xót”, mỗi tháng 1 lần trong Năm Thánh ngoại thường Lòng Thương Xót.
Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết qua cuộc viếng thăm ở Ponte di Nona, Đức Thánh Cha muốn có một dấu hiệu nói lên sự gần gũi và quí mến của ngài đối với người trẻ đã rời bỏ sứ vụ linh mục, một quyết định thường không được sự chia sẻ của các anh em linh mục khác và những người thân trong gia đình họ. Sau những năm hoạt động mục vụ trong các xứ đạo, sự cô đơn, thiếu cảm thông và mệt mỏi vì quá nhiều trách nhiệm mục vụ đã khiến cho các linh mục ấy làm cho sự chọn lựa ban đầu đối với chức linh mục bị khủng hoảng. Vì thế sau những năm tháng sống trong bất định và nghi ngờ, họ thường đi tới xác quyết sự chọn lựa làm linh mục của họ là một chọn lựa sai lầm, vì thế họ rời bỏ chức linh mục và lập gia đình.
8. Tòa Thánh công bố tài liệu chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục tiếp theo
Sáng thứ Sáu 13 tháng Giêng, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố tài liệu chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa thường lệ kỳ thứ 15, diễn ra vào tháng 10 năm 2018.
Chủ đề của Thượng Hội Đồng là “Thanh Niên, Đức Tin, và Việc Phân Định Ơn Gọi.”
Tài liệu chuẩn bị gồm ba chương:
Chương một: Những người trẻ trong thế giới ngày nay
Chương hai: Đức tin, sự phân định, và ơn gọi
Chương ba: Hoạt động mục vụ
Tài liệu này được gởi đến “các công nghị và hội đồng các thượng phụ trực thuộc các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, các hội đồng giám mục, các bộ của Giáo Triều Rôma và Liên hiệp các Bề Trên Tổng Quyền.”
Tài liệu chuẩn bị được kết thúc với một bảng câu hỏi. Các câu trả lời cho bảng câu hỏi này sẽ hình thành cơ sở cho “Laboris Instrumentum” , nghĩa là tài liệu làm việc của thượng hội đồng.
Trong lời giới thiệu, tài liệu chuẩn bị cho biết văn bản này “tuy chưa đầy đủ, nhưng có thể dùng như là một loại hướng dẫn để khuyến khích việc thảo luận thêm ngõ hầu phong phú hóa kết luận của Thượng Hội Đồng.”
9. Đức Thánh Cha khuyên các di dân tại Hoa Kỳ hướng đến Đức Mẹ
Hôm thứ Năm 12 tháng Giêng, tại nhà thờ Dolores ở California, Đức Tổng Giám Mục José Gomez của tổng giáo phận Los Angeles đã cử hành thánh lễ cầu cho các di dân trong khuôn khổ Tuần lễ Di cư quốc gia.
Vào cuối Thánh lễ, cộng đoàn đã theo dõi một video từ Đức Thánh Cha Phanxicô gởi người nhập cư tại Hoa Kỳ.
Đức Thánh Cha nói:
“Chúng ta là một cộng đồng lúc nào cũng có một người mẹ mà Chúa Giêsu đã ban người mẹ ấy cho chúng ta – đó là mẹ Ngài và cũng là mẹ của chúng ta. Một cộng đồng có mẹ nên cảm thấy an toàn”.
Đức Thánh Cha nói thêm:
“Một tu sĩ người Nga sống vào thời trung cổ hoặc trước đó, có một câu nói đáng yêu ‘Khi lòng mình bồn chồn xao xuyến, hãy nương náu dưới áo Mẹ Thánh của Thiên Chúa’ Và đây cũng là những gì tôi muốn nói với anh chị em, chính Mẹ đã từng nói với Thánh Juan Diego ‘Đừng sợ. Mẹ không ở đây với con sao mà sợ hãi? Mẹ không phải là mẹ của con sao?'“
Bình luận về thông điệp của Đức Thánh Cha, Đức Tổng Giám Mục Gomez nói:
“Thông điệp thật đẹp và đầy hy vọng của Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta là một gia đình của Thiên Chúa, rằng chúng ta, tất cả là con cái của Thiên Chúa dưới sự bảo vệ yêu thương của Đức Mẹ. Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ cho chúng ta những lời của Đức Mẹ Guadalupe nói với Thánh Juan Diego trong một thời điểm đầy những lo âu về một tương lai bất định. Những lời này trấn an những anh chị em nhập cư của chúng ta. Anh chị em không phải sợ vì anh chị em không cô đơn.”
Ngài nói thêm:
“Giống như Mẹ Chúa Kitô đầy ơn phúc, Giáo Hội sẽ luôn luôn đồng hành với anh chị em. Hội Thánh liên đới với anh chị em nhập cư của chúng ta bởi vì đối với chúng ta, điều này không phải là một vấn đề chính trị, đó là một vấn đề của con người.”
10. Chiến dịch truyền thông của Bộ Dịch vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện về hiện trạng trẻ em di cư
Thánh Bộ mới được thành lập của Vatican cho sự phát triển toàn diện con người đã khởi động một chiến dịch truyền thông vào ngày 15 tháng Giêng, nhằm mục đích nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề và những nguy hiểm mà các trẻ em di cư phải đối mặt.
Ngày Chúa Nhật 15 tháng Giêng được chọn để khai mạc chiến dịch này vì đó là ngày Thế giới Di dân và tị nạn. Chủ đề của ngày Thế giới Di dân và tị nạn trong năm nay, được Đức Thánh Cha Phanxicô lựa chọn, tập trung vào những người di cư trẻ. Chiến dịch truyền thông sẽ tập trung vào các vấn đề bao gồm tình trạng nghèo đói trên thế giới, những trở ngại trong việc tiếp cận với giáo dục, các mối nguy hiểm liên quan đến việc nhập cư bất hợp pháp, và nạn buôn người.
Chiến dịch truyền thông được tổ chức bởi ủy ban di dân trong Bộ Dịch vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện. Khi thiết lập bộ này và giao cho Đức Hồng Y Peter Turkson lãnh đạo, Đức Thánh Cha Phanxicô công bố rằng chính ngài sẽ đích thân giám sát các hoạt động của ủy ban di dân.
11. Nhà nguyện tại đảo Sicilia biến thành hội đường Do Thái nhân kỷ niệm biến cố trục xuất người Do Thái khỏi Palermo
Hơn 500 năm sau khi bị trục xuất khỏi Palermo , thủ phủ của đảo Sicilia , các tín hữu Do Thái vui mừng có được một hội đường tại đây.
Hội đường này nằm sát bên một hội đường cũ có tên là Đại Giáo đường Do Thái của Palermo, và đã hoạt động cho đến năm 1492.
Đức Tổng Giám Mục Palermo, là Đức Cha Corrado Lorefice , đã đồng ý chuyển nhà nguyện nhỏ Santa Maria del Sabato , được xây từ thế kỷ 15 trong khu Do Thái cũ của thành phố, cho cộng đồng Do Thái. Cộng đồng này tuy nhỏ nhưng đang tăng trưởng nhanh tại Palermo. Nhà nguyện đã được sửa sang thành hội đường, một khu vực nghiên cứu và một trung tâm di sản văn hóa của người Do Thái.
Buổi lễ hôm thứ Năm 12 tháng Giêng đã đánh dấu sự chuyển giao chính thức này. Ngày này đã được chọn vì theo lịch sử ngày 12 Tháng Giêng năm 1493, người Do Thái đã bị trục xuất khỏi Sicilia khi hòn đảo này nằm dưới sự kiểm soát của người Tây Ban Nha.
Quyết định của Đức Tổng Giám Mục Corrado Lorefice là nhằm đáp ứng yêu cầu của Viện Nghiên cứu Do Thái ở Sicilia và tổ chức phi lợi nhuận Shavei Israel có trụ sở ở Giêrusalem.
Báo chí Do Thái tại Giêrusalem hoan nghênh cử chỉ này và tường thuật rằng Đức Cha Lorefice nói ngài đáp lại các yêu cầu này “với niềm vui lớn lao”.
Cố nhiên, việc biến một nhà nguyện Công Giáo thành một hội đường Do Thái gây xôn xao rất nhiều trong các tín hữu Công Giáo trên đảo Sicilia. Tuy nhiên, Đức Cha Lorefice giải thích quyết định của ngài như sau:
“Danh thánh của Thiên Chúa không nên làm cớ cho chia rẽ nhưng nên tạo ra những nhịp cầu. Đây là một cử chỉ của hy vọng và hòa bình.”
Noemi di Segni , chủ tịch Cộng Đồng Do Thái Ý, cho biết việc chuyển nhượng này “khôi phục lại hằng bao nhiêu thế kỷ của lịch sử.”
12. Phục hồi một nhà thờ chính tòa ở St Petersburg
Một nhà thờ chính tòa của Giáo Hội Chính thống Nga đã bị chiếm và biến thành thành một viện “Bảo tàng chủ nghĩa vô thần” dưới chế độ Cộng sản sẽ được phục hồi để sử dụng như một nhà thờ.
Nhà thờ Thánh Isaac ở St Petersburg, được xây dựng vào năm 1818, đã là một địa điểm thu hút du lịch lớn, với gần 4 triệu lượt khách trong năm ngoái. Vì thế, trong nhiều năm qua, chính quyền Nga đã cố ý duy trì tình trạng bất hợp lý này để thu hút khách du lịch.
Nhưng các cuộc biểu tình và một thỉnh nguyện thư với hơn 100,000 chữ ký, theo luật định, yêu cầu trao trả toà nhà cho các mục đích tôn giáo đã đi đến thành công.
Kiến nghị này đã được chuẩn y và Giáo Hội Chính Thống Nga giờ đây là chủ nhân hợp pháp của ngôi thánh đường này.
13. Thời tiết lạnh bất thường giết chết nhiều trẻ em tại Sudan
Thời tiết giá rét tiếp tục gây ra cái chết của nhiều trẻ em trong khu vực phía tây Sudan. Từ một vài tuần trước, những trẻ em bị suy dinh dưỡng đã bị thiệt mạng trước cái lạnh kinh hoàng này.
Theo các nhân chứng tại Dola , ngoài việc thiếu lương thực, chăn, các gia cư ấm cúng, sự vắng mặt của các trung tâm y tế và thuốc men trong khu vực miền núi này đã khiến cho tình trạng giá rét bất thường hiện nay trở nên nghiêm trọng tại phía nam Deribat .
Các vụ thả bom vào các ngôi làng và các khu đất nông nghiệp đã khiến người dân phải chạy trốn, tìm nơi ẩn náu trong vùng núi.
Trong khi đó, tại các khu vực an ninh hơn như ở Đông Jebel Marra , hầu hết các trường tiểu học phải dời lại một giờ vào buổi sáng để tránh cái lạnh dữ dội.
14. Tổng Thống Mahmoud Abbas khánh thành tòa đại sứ Palestine cạnh Tòa Thánh
Hôm thứ Bảy 14 tháng Giêng, Tổng Thống Palestine, ông Mahmoud Abbas, đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp kiến trước khi khánh thành tòa Đại Sứ Palestine cạnh Tòa Thánh. Tòa Đại Sứ toạ lạc trên đường Porta Angelica ngay bên ngoài Vaticaan.
Buổi lễ khánh thành được diễn ra một ngày trước cuộc Hội Thảo Quốc Tế Về Hòa Bình Cho Trung Đông được triệu tập tại Paris ngày 15 tháng Giêng 2017. Cuộc hội thảo sẽ có đại diện của 70 quốc gia tham dự, nhưng không có đại biểu của Do Thái và Palestine.
Thoả hiệp ngoại giao song phương giữa Tòa Thánh và Quốc Gia Palestine có hiệu lực từ tháng Giêng năm 2016. Trong một điệp văn đưọc viết vào dịp Giáng Sinh vừa qua, Tổng Thống Palestine viết “ Tôi sẽ hội kiến với Đức Giáo Hoàng và trong buổi hội kiến, chúng tôi sẽ cứu xét một số vấn đề hai bên cùng quan tâm, bao gồm đẩy mạnh công lý và hoà bình trong khu vực, cũng như khuyến khích đối thoại tôn giáo trong chiều hướng hiểu biết và kính trọng lẫn nhau”
Tổng Thống viết thêm “ Chúng tôi sẽ khẳng định lập trường vững chắc của chúng tôi là không để người ta nhân danh bất cứ “Sách Thánh” nào để biện minh cho việc vi phạm các loại tội ác”. Chúng tôi cũng sẽ bàn thảo về thoả hiệp lịch sử giữa Tòa Thánh và Quốc Gia Palestine. Đó là một mẫu mực củng cố sự hiện diện của người Kitô giáo và các thể chế của họ trong khu vực”
15. Đức Thánh Cha thăm một giáo xứ tại Rôma
Đức Thánh Cha kêu gọi các tín hữu làm chứng cho Chúa Giêsu bằng gương sáng trong cuộc sống, và đừng nói hành nói xấu người khác nếu muốn có một giáo xứ hoàn hảo.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây qua bài giảng ứng khẩu trong thánh lễ chiều Chúa Nhật 15-tháng Giêng tại giáo xứ Santa Maria, ở khu Setteville di Guidonia, thuộc giáo phận Roma. Đức Thánh Cha đã đến thăm giáo xứ này với tư cách là Giám Mục Rôma.
Đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Giám quản Vallini, Đức Giám Mục Phụ tá khu vực, các linh mục thuộc giáo xứ liên hệ và các xứ lân cận.
Đức Thánh Cha khẳng định rằng: “Là Kitô hữu trước tiên là làm chứng về Chúa Giêsu. Một giáo xứ không có khả năng làm chứng nếu trong giáo xứ có những vụ nói hành nói xấu nhau”.
Ngài hỏi mọi người: “Anh chị em có muốn một giáo xứ hoàn hảo hay không? Nếu muốn thì đừng nói hành nói xấu người khác. Nếu anh chị em có điều gì bất đồng với ai, thì hãy nói trực diện với họ hoặc với cha sở, chứ đừng nói với những người khác. Đó là một dấu chỉ Chúa Thánh Linh hiện diện trong giáo xứ. Các tội lỗi khác chúng ta đều có, nhưng tội nói hành nói xấu nhau chính là tội phá hoại cộng đoàn”.
16. Tiệm ăn McDonald gần Vatican cung cấp thức ăn miễn phí cho người nghèo
Khi mới khai trương, tiệm McDonald gần Vatican, đã được chào đón rất lạnh nhạt, thậm chí là gây nhiều tranh cãi. Tiệm bán thức ăn nhanh này gần Vatican đến mức từ đó có thể thấy được rõ ràng cửa sổ phòng làm việc của Đức Thánh Cha Phanxicô. Sau những phẫn nộ của nhiều người, công ty đã được chào đón ấm cúng hơn khi thực hiện một công việc bác ái là cho kẻ đói ăn.
Nhà hàng McDonald gần Vatican đã bắt đầu phân phát những bữa ăn miễn phí cho những người vô gia cư của Rôma – trong cố gắng đồng hành cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô trong nỗ lực giúp đỡ những người kém may mắn.
Công ty bán thức ăn nhanh khổng lồ đa quốc gia đã mở cửa gần Vatican vào cuối năm ngoái và nhiều người đã bày tỏ sự phẫn nộ của họ.
Chính trị gia Alfredo Iorio là một trong những người chống đối. Ông nói: “Chúng tôi sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh chưa từng thấy. Đức Giáo Hoàng nói về chủ nghĩa tư bản, đưa ra bao nhiêu các bài diễn văn đẹp đẽ, rồi lại cho phép mở McDonald trong tòa nhà của mình để lấy 26,000 euro một tháng, đó là một sự sỉ nhục.”
Nhưng giờ đây McDonald đang theo đuổi một trong những nguyên tắc được Đức Thánh Cha trân quý là cho kẻ đói ăn.
Một người vô gia cư nói: “Thật là tốt nếu các công ty đa quốc gia như thế này cuối cùng cho những người nghèo thức ăn thay vì quăng đi”
Những miếng bánh cheeseburgers này được tặng cho những người vô gia cư với sự trợ giúp của một tổ chức bác ái đang mong mỏi việc này có thể trở thành một dự án tuần nào cũng có chứ không chỉ diễn ra một vài lần.