Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật 3 Năm A: Chia Rẽ Đông Tây Nam Bắc
Nguyễn Trung Tây, SVD
01:41 19/01/2011
Chúa Nhật thứ 3 Năm A: Chia rẽ Đông Tây Nam Bắc
Cộng đoàn Kitô Côrintô là một cộng đoàn khá nổi tiếng trong Tân Ước, bởi thánh Phaolô đã đích thân ngồi viết hai lá thư gửi tới cộng đoàn, Côrintô 1, Côrintô 2.
Một trong những lý do đã khiến cộng đoàn Côrintô trở thành nổi tiếng liên quan tới những tranh chấp giữa những tín hữu thời tiên khởi của giáo xứ Côrintô. Theo như Tông Đồ Công Vụ 18, sau một thời gian chia sẻ ngọt bùi với những tân tòng mới được nhận ánh sáng Tin Mừng, Phaolô cất bước rời khỏi thành phố, tiếp tục những bước chân truyền giáo tới những thị trấn và thôn làng của đế quốc La Mã. Nhưng không ai ngờ, sau khi nhà truyền giáo rời bước khỏi tân giáo xứ do chính tay ông vừa thành lập tại phố cảng Côrintô của Hy Lạp, những người tân tòng bắt đầu tranh chấp và chia rẽ ra làm bốn nhóm của bốn phương bốn hướng. Nói theo một cách khác, đang cơm lành canh ngọt, xưng huynh huynh đệ đệ, tỷ tỷ muội muội trong Đức Kitô, bỗng dưng vào một giây phút không ai ngờ, tín hữu Côrintô trừng mắt nhìn nhau, chia rẽ đông tây nam bắc. Nhóm đứng ở hướng đông tự xưng mình thuộc Đức Kitô. Nhóm đặt mình ở hướng tây tự xưng mình thuộc về cựu ngư phủ Biển Hồ Phêrô. Nhóm của hướng nam xếp mình vào nhóm thuộc về Apôlô—một Kitô hữu nổi tiếng về tài hùng biện xuất thân từ phố cảng Alexander của Ai Cập (Tông Đồ Công Vụ 18). Nhóm cuối cùng của hướng bắc thẳng thắn tuyên bố chúng ta thuộc về Phaolô (1Cor 1:11 -12). Nhận được những bản báo cáo về hiện tình chia rẽ đông tây nam bắc của giáo xứ, Phaolô quyết định viết lá thư thứ nhất gửi tới Cộng Đoàn Côrintô. Không kìm chế được cơn giận, Phaolô buông bút đặt xuống giấy trắng mực đen hàng chữ, “Uả, vậy là Đức Kitô đã bị chia năm xẻ bẩy rồi sao?” (1Cor 1:13 ).
Có lẽ hiện tượng chia rẽ đông tây nam bắc đã ăn sâu vào trong máu của con người, cho nên không lạ chi những chương đầu tiên của dòng lịch sử ơn cứu độ cũng đã bắt đầu bằng những câu chuyện chia rẽ của cá nhân và của tập thể. Theo như Sáng Thế Ký 4, sau khi được Giavê Thiên Chúa mời ra khỏi Vườn Địa Đàng, vợ chồng anh chàng Đất sinh ra hai người con trai. Anh làm nghề nông, tên Cain. Em làm nghề chăn nuôi, tên Abel. Mùa gặt tới, hai anh em cùng dâng lên Giavê Thiên Chúa của lễ đầu mùa. Không hiểu sao Thiên Chúa chỉ nhận lễ vật của người em. Thấy vậy, người anh không hài lòng; không hài lòng nẩy sinh dòng máu chia rẽ đông tây nam bắc; dòng máu chia rẽ phun lửa đỏ đốt cháy tình nghĩa anh em. Thế là người nhà nông quyết định đoạn tuyệt tình nghĩa, chia đôi bắc nam bằng cách rủ người chăn nuôi ra ngoài cánh đồng. Giữa đồng không mông quạnh, người anh giơ cao bàn tay. Người em ngã xuống, máu đỏ nhuộm hồng đất đen.
Câu chuyện của chia rẽ trong Sáng Thế Ký chưa chấm dứt ở đây, nhưng được tiếp nối với câu chuyện của tháp Babel, câu chuyện của một ngọn tháp dở dang đã giải thích lý do tại sao nhân gian phân tán ra khắp bốn hướng đông tây nam bắc trên mặt quả địa cầu. Theo như Sáng Thế Ký 11, hiện tượng phân chia bốn phương đông tây nam bắc đã bắt nguồn từ thái độ thách thức của người trần thấp bé đối với trời cao vời vợi. Thế là người ta tay búa tay kềm, dự tính dựng cao ngọn tháp chọc thủng trời xanh. Từ trời cao Giavê Thiên Chúa nhìn xuống, Ngài khiến những người thợ xây ngọn tháp nói tiếng khác nhau! Thế là con người của một khối, thôi không còn là một khối, nhưng chia năm xẻ bẩy, phân tán ra khắp bốn phương trời đông tây nam bắc. Theo vết chân của những người thợ xây ngọn tháp Babel, dòng máu chia rẽ đông tây nam bắc tiếp tục nhân lên, lan tràn khắp nơi trên mặt quả địa cầu.
□ Suy Niệm
Có lẽ bởi dòng máu chia rẽ của tổ tiên dựng xây ngọn tháp dở dang Babel luân lưu trong người, người tân tòng Kitô Côrintô cuối cùng quyết định chia năm xẻ bẩy hóa ra bốn nhóm Kitô, Phêrô, Apôlô, và Phaolô.
Có lẽ bởi dòng máu chia rẽ bắt nguồn từ thời ông tổ Cain, hiện tượng chia rẽ đông tây nam bắc không chỉ xẩy ra trong những cộng đồng và đoàn thể, nhưng ngay cả trong từng cá nhân. Câu danh ngôn nổi tiếng, “Chuyện gì bạn làm được hôm nay, đừng để ngày mai hãy làm” đề nghị một phương cách sống. Nhưng câu danh ngôn này cũng đã phản ảnh tình trạng thường xuyên tự động chia rẽ trong tâm trí của con người trần. Đã bao nhiêu lần, tương tự như Phaolô, chúng ta đã than phiền, oán trách, hờn giận chính mình, bởi có những chuyện chúng ta phải làm, nên làm, nhưng mình lại không làm. Đã bao nhiêu lần rồi, chính chúng ta đã tự thúc đẩy, tự phân chia tâm trí mình ra bốn hướng đông tây nam bắc. Bởi tự phân chia ra làm bốn phương, mình trở thành những người bại liệt, không phải về thể xác, nhưng về phần tinh thần.
Có người không còn tự chủ được mình nữa khi đứng trước một lon bia, một ly rượu.
Có người không kìm chế được chính mình, hóa thành thiêu thân lao vào ánh sáng của đèn xanh đèn đỏ chớp sáng từ những sòng bài Casinô.
Có người lao đao vật vờ với mầu trắng ngọt ngào của khói thuốc, của thuốc E (Ecstasy), và của thuốc lắc.
Có người bị bóng sắc của người đối diện giết chết hạnh phúc, phá hoại gia cang.
Và gần đây nhất, ngũ đổ tường của internet và chatroom đã khiến cho bao nhiêu người, thân bại danh liệt.
Đứng trước hiện tượng chia rẽ đông tây nam bắc, có người vầng trán hằn sâu, có người quỳ xuống cầu nguyện xin trời cao soi sáng dẫn đường tìm kiếm cho một giải pháp.
Đâu là giải pháp?
Thái Dương hệ của trái đất gồm có chín hành tinh liên tục quay chung quanh tâm điểm là mặt trời. Thật vậy, trong Thái Dương hệ, mặt trời là nguồn sáng và sức hút duy nhất lôi cuốn mời gọi chín hành tinh lơ lửng quay tròn chung quanh. Đặc biệt hơn nữa, nếu không có ánh sáng mặt trời, đời sống trên Trái Đất biến tan. Mặt trời tắt sáng đồng nghĩa với ngày cuối cùng của nhân loại.
Ngôn sứ Isaiah trong bài đọc thứ nhất, Isaiah 8:23b-9:3, và thánh sử Mátthêu trong bài Phúc Âm, Matt 4:12-23, đã minh họa và diễn tả Đức Kitô như một luồng sáng mới chiếu rọi mặt quả địa cầu. Luồng sáng mới này, dưới lăng kiếng thần học, đã chiếu rọi và xóa tan đêm đen bóng tối của nhân loại và của những mảnh tâm hồn vỡ vụn vì hiện tượng chia rẽ đông tây nam bắc. Theo như ngôn sứ Isaiah, năng lượng của Ánh Sáng Kitô mạnh mẽ đến nỗi Ngài sẽ bẻ gẫy, đập tan tất cả những gông cùm xiềng xích của ngũ đổ tường và của thói hư tật xấu đã khiến tâm hồn và thể xác chúng ta trở thành tê liệt bại xụi (Isa 9:3). Đặc biệt hơn nữa, theo như thánh sử Mátthêu, bởi Đức Kitô là Mặt Trời, bốn hành tinh Phêrô, Anrê, Giacôbê, và Gioan của bốn thiên thể cá biệt, khác tính tình, khác vóc dáng, đã đồng lòng đứng lên, bỏ lại đằng sau lưng những đường bay cũ (Matt 4:18-22). Và bắt đầu từ đó, đông tây nam bắc Phêrô Anrê Giacôbê Gioan không còn là những riêng biệt lẻ loi, nhưng hợp quần của bốn hành tinh đầu tiên quay tròn vòng quay vũ trụ chung quanh Mặt Trời Giêsu của Thái Dương Hệ Kitô giáo. Mặc dầu Phêrô vẫn là Phêrô, Anrê vẫn là Anrê, Giacôbê vẫn là Giacôbê, Gioan vẫn là Gioan, cả bốn người đã thôi không còn phân chia bốn phương bốn hướng. Nhưng họ tụ lại với nhau thành một trong nhóm Mười Hai Tông Đồ của Đức Giêsu.
Chỉ với niềm tin chân thành vào Đức Kitô, trong Đức Kitô, và cho Đức Kitô, người ta sẽ thôi không chia rẽ đông tây nam bắc. Bởi ánh sáng của Mặt Trời Kitô chiếu rọi, hiện tượng chia rẽ, một loại băng giá của tâm hồn, sẽ từ từ tan biến, tương tự như ánh sáng mặt trời bừng sáng đốt tan băng tuyết của giá lạnh mùa đông.
□ Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin hãy tiếp tục chiếu sáng những khoảng tối đen trong tâm hồn của con. Xin dạy chúng con hướng về Chúa như những hành tinh của Thái Dương hệ tiếp tục xoay tròn chung quanh Mặt Trời Giêsu.
www.nguyentrungtay.com
Cộng đoàn Kitô Côrintô là một cộng đoàn khá nổi tiếng trong Tân Ước, bởi thánh Phaolô đã đích thân ngồi viết hai lá thư gửi tới cộng đoàn, Côrintô 1, Côrintô 2.
Một trong những lý do đã khiến cộng đoàn Côrintô trở thành nổi tiếng liên quan tới những tranh chấp giữa những tín hữu thời tiên khởi của giáo xứ Côrintô. Theo như Tông Đồ Công Vụ 18, sau một thời gian chia sẻ ngọt bùi với những tân tòng mới được nhận ánh sáng Tin Mừng, Phaolô cất bước rời khỏi thành phố, tiếp tục những bước chân truyền giáo tới những thị trấn và thôn làng của đế quốc La Mã. Nhưng không ai ngờ, sau khi nhà truyền giáo rời bước khỏi tân giáo xứ do chính tay ông vừa thành lập tại phố cảng Côrintô của Hy Lạp, những người tân tòng bắt đầu tranh chấp và chia rẽ ra làm bốn nhóm của bốn phương bốn hướng. Nói theo một cách khác, đang cơm lành canh ngọt, xưng huynh huynh đệ đệ, tỷ tỷ muội muội trong Đức Kitô, bỗng dưng vào một giây phút không ai ngờ, tín hữu Côrintô trừng mắt nhìn nhau, chia rẽ đông tây nam bắc. Nhóm đứng ở hướng đông tự xưng mình thuộc Đức Kitô. Nhóm đặt mình ở hướng tây tự xưng mình thuộc về cựu ngư phủ Biển Hồ Phêrô. Nhóm của hướng nam xếp mình vào nhóm thuộc về Apôlô—một Kitô hữu nổi tiếng về tài hùng biện xuất thân từ phố cảng Alexander của Ai Cập (Tông Đồ Công Vụ 18). Nhóm cuối cùng của hướng bắc thẳng thắn tuyên bố chúng ta thuộc về Phaolô (1Cor 1:11 -12). Nhận được những bản báo cáo về hiện tình chia rẽ đông tây nam bắc của giáo xứ, Phaolô quyết định viết lá thư thứ nhất gửi tới Cộng Đoàn Côrintô. Không kìm chế được cơn giận, Phaolô buông bút đặt xuống giấy trắng mực đen hàng chữ, “Uả, vậy là Đức Kitô đã bị chia năm xẻ bẩy rồi sao?” (1Cor 1:13 ).
Có lẽ hiện tượng chia rẽ đông tây nam bắc đã ăn sâu vào trong máu của con người, cho nên không lạ chi những chương đầu tiên của dòng lịch sử ơn cứu độ cũng đã bắt đầu bằng những câu chuyện chia rẽ của cá nhân và của tập thể. Theo như Sáng Thế Ký 4, sau khi được Giavê Thiên Chúa mời ra khỏi Vườn Địa Đàng, vợ chồng anh chàng Đất sinh ra hai người con trai. Anh làm nghề nông, tên Cain. Em làm nghề chăn nuôi, tên Abel. Mùa gặt tới, hai anh em cùng dâng lên Giavê Thiên Chúa của lễ đầu mùa. Không hiểu sao Thiên Chúa chỉ nhận lễ vật của người em. Thấy vậy, người anh không hài lòng; không hài lòng nẩy sinh dòng máu chia rẽ đông tây nam bắc; dòng máu chia rẽ phun lửa đỏ đốt cháy tình nghĩa anh em. Thế là người nhà nông quyết định đoạn tuyệt tình nghĩa, chia đôi bắc nam bằng cách rủ người chăn nuôi ra ngoài cánh đồng. Giữa đồng không mông quạnh, người anh giơ cao bàn tay. Người em ngã xuống, máu đỏ nhuộm hồng đất đen.
Câu chuyện của chia rẽ trong Sáng Thế Ký chưa chấm dứt ở đây, nhưng được tiếp nối với câu chuyện của tháp Babel, câu chuyện của một ngọn tháp dở dang đã giải thích lý do tại sao nhân gian phân tán ra khắp bốn hướng đông tây nam bắc trên mặt quả địa cầu. Theo như Sáng Thế Ký 11, hiện tượng phân chia bốn phương đông tây nam bắc đã bắt nguồn từ thái độ thách thức của người trần thấp bé đối với trời cao vời vợi. Thế là người ta tay búa tay kềm, dự tính dựng cao ngọn tháp chọc thủng trời xanh. Từ trời cao Giavê Thiên Chúa nhìn xuống, Ngài khiến những người thợ xây ngọn tháp nói tiếng khác nhau! Thế là con người của một khối, thôi không còn là một khối, nhưng chia năm xẻ bẩy, phân tán ra khắp bốn phương trời đông tây nam bắc. Theo vết chân của những người thợ xây ngọn tháp Babel, dòng máu chia rẽ đông tây nam bắc tiếp tục nhân lên, lan tràn khắp nơi trên mặt quả địa cầu.
□ Suy Niệm
Có lẽ bởi dòng máu chia rẽ của tổ tiên dựng xây ngọn tháp dở dang Babel luân lưu trong người, người tân tòng Kitô Côrintô cuối cùng quyết định chia năm xẻ bẩy hóa ra bốn nhóm Kitô, Phêrô, Apôlô, và Phaolô.
Có lẽ bởi dòng máu chia rẽ bắt nguồn từ thời ông tổ Cain, hiện tượng chia rẽ đông tây nam bắc không chỉ xẩy ra trong những cộng đồng và đoàn thể, nhưng ngay cả trong từng cá nhân. Câu danh ngôn nổi tiếng, “Chuyện gì bạn làm được hôm nay, đừng để ngày mai hãy làm” đề nghị một phương cách sống. Nhưng câu danh ngôn này cũng đã phản ảnh tình trạng thường xuyên tự động chia rẽ trong tâm trí của con người trần. Đã bao nhiêu lần, tương tự như Phaolô, chúng ta đã than phiền, oán trách, hờn giận chính mình, bởi có những chuyện chúng ta phải làm, nên làm, nhưng mình lại không làm. Đã bao nhiêu lần rồi, chính chúng ta đã tự thúc đẩy, tự phân chia tâm trí mình ra bốn hướng đông tây nam bắc. Bởi tự phân chia ra làm bốn phương, mình trở thành những người bại liệt, không phải về thể xác, nhưng về phần tinh thần.
Có người không còn tự chủ được mình nữa khi đứng trước một lon bia, một ly rượu.
Có người không kìm chế được chính mình, hóa thành thiêu thân lao vào ánh sáng của đèn xanh đèn đỏ chớp sáng từ những sòng bài Casinô.
Có người lao đao vật vờ với mầu trắng ngọt ngào của khói thuốc, của thuốc E (Ecstasy), và của thuốc lắc.
Có người bị bóng sắc của người đối diện giết chết hạnh phúc, phá hoại gia cang.
Và gần đây nhất, ngũ đổ tường của internet và chatroom đã khiến cho bao nhiêu người, thân bại danh liệt.
Đứng trước hiện tượng chia rẽ đông tây nam bắc, có người vầng trán hằn sâu, có người quỳ xuống cầu nguyện xin trời cao soi sáng dẫn đường tìm kiếm cho một giải pháp.
Đâu là giải pháp?
Thái Dương hệ của trái đất gồm có chín hành tinh liên tục quay chung quanh tâm điểm là mặt trời. Thật vậy, trong Thái Dương hệ, mặt trời là nguồn sáng và sức hút duy nhất lôi cuốn mời gọi chín hành tinh lơ lửng quay tròn chung quanh. Đặc biệt hơn nữa, nếu không có ánh sáng mặt trời, đời sống trên Trái Đất biến tan. Mặt trời tắt sáng đồng nghĩa với ngày cuối cùng của nhân loại.
Ngôn sứ Isaiah trong bài đọc thứ nhất, Isaiah 8:23b-9:3, và thánh sử Mátthêu trong bài Phúc Âm, Matt 4:12-23, đã minh họa và diễn tả Đức Kitô như một luồng sáng mới chiếu rọi mặt quả địa cầu. Luồng sáng mới này, dưới lăng kiếng thần học, đã chiếu rọi và xóa tan đêm đen bóng tối của nhân loại và của những mảnh tâm hồn vỡ vụn vì hiện tượng chia rẽ đông tây nam bắc. Theo như ngôn sứ Isaiah, năng lượng của Ánh Sáng Kitô mạnh mẽ đến nỗi Ngài sẽ bẻ gẫy, đập tan tất cả những gông cùm xiềng xích của ngũ đổ tường và của thói hư tật xấu đã khiến tâm hồn và thể xác chúng ta trở thành tê liệt bại xụi (Isa 9:3). Đặc biệt hơn nữa, theo như thánh sử Mátthêu, bởi Đức Kitô là Mặt Trời, bốn hành tinh Phêrô, Anrê, Giacôbê, và Gioan của bốn thiên thể cá biệt, khác tính tình, khác vóc dáng, đã đồng lòng đứng lên, bỏ lại đằng sau lưng những đường bay cũ (Matt 4:18-22). Và bắt đầu từ đó, đông tây nam bắc Phêrô Anrê Giacôbê Gioan không còn là những riêng biệt lẻ loi, nhưng hợp quần của bốn hành tinh đầu tiên quay tròn vòng quay vũ trụ chung quanh Mặt Trời Giêsu của Thái Dương Hệ Kitô giáo. Mặc dầu Phêrô vẫn là Phêrô, Anrê vẫn là Anrê, Giacôbê vẫn là Giacôbê, Gioan vẫn là Gioan, cả bốn người đã thôi không còn phân chia bốn phương bốn hướng. Nhưng họ tụ lại với nhau thành một trong nhóm Mười Hai Tông Đồ của Đức Giêsu.
Chỉ với niềm tin chân thành vào Đức Kitô, trong Đức Kitô, và cho Đức Kitô, người ta sẽ thôi không chia rẽ đông tây nam bắc. Bởi ánh sáng của Mặt Trời Kitô chiếu rọi, hiện tượng chia rẽ, một loại băng giá của tâm hồn, sẽ từ từ tan biến, tương tự như ánh sáng mặt trời bừng sáng đốt tan băng tuyết của giá lạnh mùa đông.
□ Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin hãy tiếp tục chiếu sáng những khoảng tối đen trong tâm hồn của con. Xin dạy chúng con hướng về Chúa như những hành tinh của Thái Dương hệ tiếp tục xoay tròn chung quanh Mặt Trời Giêsu.
www.nguyentrungtay.com
''Miền Galilê ngoại giáo''
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:39 19/01/2011
Chúa Nhật 3 A
Địa dư Palestine có ranh giới:
- Đông giáp sa mạc Syria và Ả rập.
- Tây giáp Địa Trung Hải.
- Bắc giới hạn từ thung lũng núi Liban chạy đến núi Hermon.
- Nam giáp ranh Iđumê, miền đất hoang vu Bersabê và Biển Chết.
Cựu ước thường dùng kiểu nói “từ Đan đến Bersabê” để chỉ miền đất Do thái cư ngụ. Chiều dài từ chân núi Liban tới Bersabê là 230 km; chiều rộng từ Địa Trung Hải đến sông Giođan là 37-150 km. Diện tích phía tây Giođan là 15.643 km2, phía Đông (Transjordanie) là 9482 km2. Tổng cộng là 25.124km2.
Palestina thời Chúa Giêsu chia làm bốn miền:
- Galilêa có thành Capharnaum, Nazareth.
- Samaria nằm giữa xứ Palestina với những con đường nối liền Nam-Bắc.
- Giuđêa là miền núi có thủ đô Giêrusalem và Pêrêa bên kia sông Giođan.
- Phía Bắc là miền Decapolis nơi dân cư phần nhiều thuộc văn hoá Hylạp.
Palestina có địa lý đặc biệt: Thung lũng Giođan chia Palestina làm hai miền: Palestina và Transjordanie. Thung lũng này là hiện tượng địa lý duy nhất trên địa cầu: bắt đầu từ núi Taurus, ngang qua Celesyria, đến Palestina, rồi tiếp tục theo phía Đông bán đảo Sinai tới Biển Đỏ. Phía Bắc (thành Đan) cao hơn Địa trung hải 550m; càng về phía Nam càng thấp xuống. Tibêriade thấp hơn Địa trung hải 208m; tới Biển Chết mực nước thấp hơn 392m. Sông Giođan phát nguồn từ núi Hermôn, chạy qua hồ El-Hule (dài 6000m, sâu từ 3-5 m), rồi qua hồ Tibêriade, đổ vào Biển chết. Hồ Tibêriađê (gọi là Giênêzarét) dài 21km, rộng 12 km, sâu 45m, nước trong xanh và nhiều cá. Biển chết dài 85 km, rộng 16km, nước biển nhiều độ mặn nên không vật nào có thể sống được. Miền Duyên hải từ núi Libanô đến núi Camêlô, rộng từ 2-6km. Từ núi Camêlô đến Gaza phía Nam, bờ biển rộng đều và thẳng với các hải cảng Akko, Haifa và Jaffa (Joppé). Giữa Haifa và Jaffa, vua Hêrôđê xây thêm hải cảng Cêsarêa. Từ núi Camêlô đến Jaffa là bình nguyên Sharon phì nhiêu. Từ Jaffa xuống phía nam là bình nguyên Sêphêla thuộc xứ Pelistin (danh xưng Palestina xuất phát từ chữ này). Bình nguyên Esdrelon từ phía Bắc núi Camêlô chạy theo hướng Đông Nam, chia phần đất phía Tây sông Giođan làm hai phần: Galilê phía Bắc, Samaria và Giuđêa phía Nam. Miền Galilê: phía bắc nhiều núi, nam là bình nguyên Esdrelon, miền duyên hải là đồng bằng, giữa là đối núi thấp dần về phía sông Giođan.
Bên kia sông Giođan(Transjordanie)là miền đồi núi, chia làm 3 phần:
- Trachonitide thuộc Đông-Bắc hồ Tiberiade.
- Miền Thập tỉnh phía đông-nam hồ.
- Pêrêa thuộc phía đông sông Giođan và Biển chết, đối diện với Samaria và Giuđêa.
Người Do thái không chiếm cứ hoàn toàn miền bên kia sông Giođan. Trước thời kỳ Hy hóa, đã xuất hiện tại mạn Bắc nhiều bộ lạc Aram. Thời Hy hóa, từ sau cuộc chinh phục của Alexandre đại đế, nhiều người Hy lạp đến đây cư ngụ. Thời Đức Giêsu, họ lập thành miền Thập tỉnh, có khoảng 10 thành liên minh với nhau. Các thành nổi tiếng hơn cả là Damascô, Hippos, Gadara, Gerasa, Pella, Philadelphia.
Thủ đô Giêrusalem là trung tâm chính trị và tôn giáo. Vua Hêrôđê đóng đô ở Giêrusalem. Đền thờ Giêrusalem là trái tim của Dân tộc Do thái. Hàng năm, khắp mọi miền đất nước người ta đổ về Giêrusalem để dự lễ. Đây cũng là nơi quy tụ quyền lực tôn giáo, có dinh của Thầy Cả Thượng phẩm, có các luật sĩ, biệt phái, văn nhân. Dân chúng ở Giuđê coi Giêrusalem là đền thờ duy nhất, đạo ở Giuđêa là chính thống. Họ tẩy chay người Samari là dân ngoại vì dân Samari xây cất đền thờ trên núi Garizim. Dân Giuđê không bao giờ đi lại tiếp xúc với dân Samari. Họ cũng khinh miệt dân Galiê vì đó là nơi pha tạp mọi sắc dân là đất của dân ngoại. Giuđê là vùng có đạo toàn tòng, là trung tâm của đạo Do Thái, còn Galilê là miền giáp ranh giữa ranh vùng có đạo và vùng ngoại đạo. Quả thực đây là vùng xôi đậu. Về mặt chính trị, vùng này chịu ảnh hưởng ngoại bang thật sâu đậm. Về mặt chủng tộc, ở đây người Do Thái sống lẫn lộn giữa dân ngoại. Về mặt tôn giáo, Galilê thua xa Giuđê, bị coi là ở bên lề của cộng đồng dân Chúa. Đối với dân thủ đô, Galilê chỉ là tỉnh lẻ, nhà quê. Đối với người mộ đạo sùng tín, miền Bắc thật đáng ngờ vực. Đó là miền hầu như thuộc ngoại bang, nơi hội tụ dân ngoại. Một dân cư pha tạp, nông dân và ngư dân có giọng nói nặng chịch vốn là đề tài phong phú cho các câu chuyện diễu cợt hằng ngày…
Khởi đầu sứ vụ công khai, Chúa Giêsu không chọn rao giảng ở Giêrusalem mà chọn Galilê.
Galilê không rộng lắm, từ bắc chí nam dài khoảng 60 cây số, dân cư sống đông đúc. Đất hẹp người đông. Thời Josephus làm tổng trấn, ông đếm được 294 làng, mỗi làng không dưới 15.000 dân. Galilê không những là khu đông dân cư nhưng dân ở đó cũng có một cá tính đặc biệt. Galilê sẵn sàng mở cửa đón những ý niệm mới. Josephus nói về dân Galilê như sau: ”Bao giờ họ cũng thích cải cách, bản tính họ thích thay đổi và thích bạo động. Họ luôn sẵn sàng theo một thủ lãnh và phát khởi một cuộc nổi dậy. Họ nổi tiếng là người nóng tính và thích cãi vã. Tuy nhiên, họ cũng là những người hào hùng nhất”.
Đặc tính bẩm sinh của người Galilê giúp việc truyền giáo cho họ rất thuận lợi. Thái độ cởi mở đón nhận những tư tưởng mới cũng góp phần cho việc truyền giáo trở nên dễ dàng. Có lẽ vì những yếu tố này mà Chúa Giêsu chọn Galilê làm trung tâm truyền giáo. Những tín đồ chính thống ở kinh đô chiêm ngưỡng sự siêu việt của mình, chế diễu và tránh xa những người bị loại trừ ở phía Bắc. Chúa Giêsu rao giảng tại Galilê, xa thói ngạo mạn, tính tự tôn và sự mù quáng của dân thành đô. Chúa chọn Galilê vì ở đây mọi người biết chấp nhận nhau chung sống hoà bình.
Galilê là khởi điểm Kitô giáo. Chính tại đây, Chúa Giêsu bắt đầu cuộc rao giảng Tin mừng, chọn gọi các Tông đồ, tuyên bố Luật mới. Các Tin mừng Nhất Lãm đã kết thúc thời kỳ đầu rao giảng tại Galilê của Chúa Giêsu bằng lời tuyên xưng của Phêrô “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16). Sự chọn lựa miền đất Galilê có một ý nghĩa quan trọng theo Tin mừng Matthêu. Để ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia nói: "Này đất Dơvulun, và đất Náptali, hỡi con đường ven biển, và vùng tả ngạn sông Giođan, hỡi Galilê, miền đất của dân ngoại! Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tốt tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng. Những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi". Matthêu khi trích dẫn Isaia, có ý nói rằng Chúa Giêsu vâng phục theo ý muốn của Chúa Cha; Người làm điều mà Thiên Chúa đã nói. Đây là sự vâng phục cao cả, to lớn và kỳ diệu được đảm nhận với tự do và tình yêu. Thánh sử cũng nhấn mạnh đến sự liên tục của Chúa Giêsu với toàn bộ lịch sử của dân Người. Cuộc phiêu lưu vĩ đại đã khởi đi từ một miền đất bị nguyền rủa. Thế giới mới đã ăn rễ sâu vào vùng đất nhơ uế nhưng cởi mở đón tiếp mọi bất ngờ của Thánh Thần. Chúa Giêsu là ánh sáng bừng lên giữa thế gian. Ngài muốn soi sáng tất cả mọi người, kể cả các anh em ly khai, những người lạc giáo, những lương dân và những người vô thần.
Bài Phúc âm Chúa nhật hôm nay kể lại cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và bốn môn đệ đầu tiên ở biển hồ Galilê.
Chúa Giêsu đã gọi và chọn các tông đồ là những người chài lưới tầm thường. Đáng lý Chúa phải chọn những người ưu tú trong đám trí thức và được coi là đàng hoàng ở Giuđê mới phải. Tại sao Chúa lại chọn những người làm nghề chài lưới? Phải chăng Người ngụ ý dạy các môn đệ phải luôn luôn sẵn sàng rời bỏ đất liền và thế giới riêng của mình, nghĩa là rời bỏ cái khung cảnh an toàn và đóng kín của mình để ra khơi, giữa đại dương mênh mông vô bờ bến và đầy gian nguy, tức là đến với thế giới rộng lớn và xa lạ để cứu vớt thế giới?
Chúa Giêsu kêu gọi các tông đồ không phải trong khuôn khổ một lễ hội tôn giáo hoặc một hoạt động tâm linh... nhưng ở giữa đời sống thường ngày của họ, trong lúc họ đang làm công việc nghề nghiệp. Các môn đệ ngư phủ tuy là những người ít học, không giàu có, không địa vị, nhưng đối với Chúa, họ có đủ tố chất cần thiết để trở nên những người cộng sự của Người. Chẳng hạn, sự kiên trì khi thả lưới giúp họ biết nhẫn nại chờ đợi; sự hòa đồng giúp họ chấp nhận nhau và làm việc chung; sự can đảm trước sóng gió giúp họ đối diện với nghịch cảnh; khả năng nhận ra khi nào và chỗ nào nên thả lưới sẽ giúp họ khám phá những vùng truyền giáo màu mỡ. Cuộc gặp gỡ này đã làm thay đổi số phận của những con người lênh đênh trên biển hồ ngày trước. Cuộc gặp gỡ này là khởi đầu cho công cuộc thay đổi thế giới. Cuộc gặp gỡ làm nên những huyền diệu trong lịch sử nhân loại.
Các ngài gặp gỡ và bước theo Chúa để học nơi Chúa. Họ nhận ra rằng: Chúa Giêsu, Thầy Dạy của các bậc thầy, không những chỉ dạy Lời Chúa nhưng chính Người là Lời Chúa. Người không những chỉ dạy cho cách sống mới mà chính Người là Sự Sống. Người không những chỉ cho biết ý nghĩa của “Đường sự Sống", mà chính Người là Đường Sự Sống, là Ánh Sáng.
Chúa Giêsu đã kêu gọi các môn đệ. Các ngài đáp trả chân tình. Các ngài được sống thân mật với Chúa. Các ngài ra đi làm chứng cho tình yêu Chúa. Đó là hành trình ơn gọi của các Tông Đồ. Đó cũng là hành trình ơn gọi của mỗi Kitô hữu.
Truyền giáo ngày nay trong thế giới nói chung và trong xã hội Việt Nam nói riêng không nhắm trước tiên hay chủ yếu vào việc "chinh phục các linh hồn" cho Chúa càng nhiều càng tốt, (chúng ta không chạy theo số lượng) nhưng đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần vào con người và vào mọi thực tại nhân sinh. Vì thế, để thi hành sứ mạng cao cả đó, chúng ta không nhất thiết phải đi tới một vùng địa lý nào khác, mà lấy chính môi trường sống của mình làm "vùng đất ngoại bang", và noi gương của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, chúng ta hãy coi các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội là những vùng giáp ranh, những vùng biên giới, những "vùng Galilê, miền đất của dân ngoại" mà Chúa sai chúng ta đến. Và hơn nữa "miền Galilê ngoại giáo" của ta là chính bản thân ta vì vẫn còn những vùng tăm tối ngay trong tâm hồn và cuộc sống của ta chưa được ánh sáng Chúa Kitô soi chiếu và biến đổi. Chính Người vẫn còn nói với ta hôm nay, những kẻ đã tin theo Người: "Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng." (Mc 1, 15).
Địa dư Palestine có ranh giới:
- Đông giáp sa mạc Syria và Ả rập.
- Tây giáp Địa Trung Hải.
- Bắc giới hạn từ thung lũng núi Liban chạy đến núi Hermon.
- Nam giáp ranh Iđumê, miền đất hoang vu Bersabê và Biển Chết.
Cựu ước thường dùng kiểu nói “từ Đan đến Bersabê” để chỉ miền đất Do thái cư ngụ. Chiều dài từ chân núi Liban tới Bersabê là 230 km; chiều rộng từ Địa Trung Hải đến sông Giođan là 37-150 km. Diện tích phía tây Giođan là 15.643 km2, phía Đông (Transjordanie) là 9482 km2. Tổng cộng là 25.124km2.
Palestina thời Chúa Giêsu chia làm bốn miền:
- Galilêa có thành Capharnaum, Nazareth.
- Samaria nằm giữa xứ Palestina với những con đường nối liền Nam-Bắc.
- Giuđêa là miền núi có thủ đô Giêrusalem và Pêrêa bên kia sông Giođan.
- Phía Bắc là miền Decapolis nơi dân cư phần nhiều thuộc văn hoá Hylạp.
Palestina có địa lý đặc biệt: Thung lũng Giođan chia Palestina làm hai miền: Palestina và Transjordanie. Thung lũng này là hiện tượng địa lý duy nhất trên địa cầu: bắt đầu từ núi Taurus, ngang qua Celesyria, đến Palestina, rồi tiếp tục theo phía Đông bán đảo Sinai tới Biển Đỏ. Phía Bắc (thành Đan) cao hơn Địa trung hải 550m; càng về phía Nam càng thấp xuống. Tibêriade thấp hơn Địa trung hải 208m; tới Biển Chết mực nước thấp hơn 392m. Sông Giođan phát nguồn từ núi Hermôn, chạy qua hồ El-Hule (dài 6000m, sâu từ 3-5 m), rồi qua hồ Tibêriade, đổ vào Biển chết. Hồ Tibêriađê (gọi là Giênêzarét) dài 21km, rộng 12 km, sâu 45m, nước trong xanh và nhiều cá. Biển chết dài 85 km, rộng 16km, nước biển nhiều độ mặn nên không vật nào có thể sống được. Miền Duyên hải từ núi Libanô đến núi Camêlô, rộng từ 2-6km. Từ núi Camêlô đến Gaza phía Nam, bờ biển rộng đều và thẳng với các hải cảng Akko, Haifa và Jaffa (Joppé). Giữa Haifa và Jaffa, vua Hêrôđê xây thêm hải cảng Cêsarêa. Từ núi Camêlô đến Jaffa là bình nguyên Sharon phì nhiêu. Từ Jaffa xuống phía nam là bình nguyên Sêphêla thuộc xứ Pelistin (danh xưng Palestina xuất phát từ chữ này). Bình nguyên Esdrelon từ phía Bắc núi Camêlô chạy theo hướng Đông Nam, chia phần đất phía Tây sông Giođan làm hai phần: Galilê phía Bắc, Samaria và Giuđêa phía Nam. Miền Galilê: phía bắc nhiều núi, nam là bình nguyên Esdrelon, miền duyên hải là đồng bằng, giữa là đối núi thấp dần về phía sông Giođan.
Bên kia sông Giođan(Transjordanie)là miền đồi núi, chia làm 3 phần:
- Trachonitide thuộc Đông-Bắc hồ Tiberiade.
- Miền Thập tỉnh phía đông-nam hồ.
- Pêrêa thuộc phía đông sông Giođan và Biển chết, đối diện với Samaria và Giuđêa.
Người Do thái không chiếm cứ hoàn toàn miền bên kia sông Giođan. Trước thời kỳ Hy hóa, đã xuất hiện tại mạn Bắc nhiều bộ lạc Aram. Thời Hy hóa, từ sau cuộc chinh phục của Alexandre đại đế, nhiều người Hy lạp đến đây cư ngụ. Thời Đức Giêsu, họ lập thành miền Thập tỉnh, có khoảng 10 thành liên minh với nhau. Các thành nổi tiếng hơn cả là Damascô, Hippos, Gadara, Gerasa, Pella, Philadelphia.
Thủ đô Giêrusalem là trung tâm chính trị và tôn giáo. Vua Hêrôđê đóng đô ở Giêrusalem. Đền thờ Giêrusalem là trái tim của Dân tộc Do thái. Hàng năm, khắp mọi miền đất nước người ta đổ về Giêrusalem để dự lễ. Đây cũng là nơi quy tụ quyền lực tôn giáo, có dinh của Thầy Cả Thượng phẩm, có các luật sĩ, biệt phái, văn nhân. Dân chúng ở Giuđê coi Giêrusalem là đền thờ duy nhất, đạo ở Giuđêa là chính thống. Họ tẩy chay người Samari là dân ngoại vì dân Samari xây cất đền thờ trên núi Garizim. Dân Giuđê không bao giờ đi lại tiếp xúc với dân Samari. Họ cũng khinh miệt dân Galiê vì đó là nơi pha tạp mọi sắc dân là đất của dân ngoại. Giuđê là vùng có đạo toàn tòng, là trung tâm của đạo Do Thái, còn Galilê là miền giáp ranh giữa ranh vùng có đạo và vùng ngoại đạo. Quả thực đây là vùng xôi đậu. Về mặt chính trị, vùng này chịu ảnh hưởng ngoại bang thật sâu đậm. Về mặt chủng tộc, ở đây người Do Thái sống lẫn lộn giữa dân ngoại. Về mặt tôn giáo, Galilê thua xa Giuđê, bị coi là ở bên lề của cộng đồng dân Chúa. Đối với dân thủ đô, Galilê chỉ là tỉnh lẻ, nhà quê. Đối với người mộ đạo sùng tín, miền Bắc thật đáng ngờ vực. Đó là miền hầu như thuộc ngoại bang, nơi hội tụ dân ngoại. Một dân cư pha tạp, nông dân và ngư dân có giọng nói nặng chịch vốn là đề tài phong phú cho các câu chuyện diễu cợt hằng ngày…
Khởi đầu sứ vụ công khai, Chúa Giêsu không chọn rao giảng ở Giêrusalem mà chọn Galilê.
Galilê không rộng lắm, từ bắc chí nam dài khoảng 60 cây số, dân cư sống đông đúc. Đất hẹp người đông. Thời Josephus làm tổng trấn, ông đếm được 294 làng, mỗi làng không dưới 15.000 dân. Galilê không những là khu đông dân cư nhưng dân ở đó cũng có một cá tính đặc biệt. Galilê sẵn sàng mở cửa đón những ý niệm mới. Josephus nói về dân Galilê như sau: ”Bao giờ họ cũng thích cải cách, bản tính họ thích thay đổi và thích bạo động. Họ luôn sẵn sàng theo một thủ lãnh và phát khởi một cuộc nổi dậy. Họ nổi tiếng là người nóng tính và thích cãi vã. Tuy nhiên, họ cũng là những người hào hùng nhất”.
Đặc tính bẩm sinh của người Galilê giúp việc truyền giáo cho họ rất thuận lợi. Thái độ cởi mở đón nhận những tư tưởng mới cũng góp phần cho việc truyền giáo trở nên dễ dàng. Có lẽ vì những yếu tố này mà Chúa Giêsu chọn Galilê làm trung tâm truyền giáo. Những tín đồ chính thống ở kinh đô chiêm ngưỡng sự siêu việt của mình, chế diễu và tránh xa những người bị loại trừ ở phía Bắc. Chúa Giêsu rao giảng tại Galilê, xa thói ngạo mạn, tính tự tôn và sự mù quáng của dân thành đô. Chúa chọn Galilê vì ở đây mọi người biết chấp nhận nhau chung sống hoà bình.
Galilê là khởi điểm Kitô giáo. Chính tại đây, Chúa Giêsu bắt đầu cuộc rao giảng Tin mừng, chọn gọi các Tông đồ, tuyên bố Luật mới. Các Tin mừng Nhất Lãm đã kết thúc thời kỳ đầu rao giảng tại Galilê của Chúa Giêsu bằng lời tuyên xưng của Phêrô “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16). Sự chọn lựa miền đất Galilê có một ý nghĩa quan trọng theo Tin mừng Matthêu. Để ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia nói: "Này đất Dơvulun, và đất Náptali, hỡi con đường ven biển, và vùng tả ngạn sông Giođan, hỡi Galilê, miền đất của dân ngoại! Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tốt tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng. Những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi". Matthêu khi trích dẫn Isaia, có ý nói rằng Chúa Giêsu vâng phục theo ý muốn của Chúa Cha; Người làm điều mà Thiên Chúa đã nói. Đây là sự vâng phục cao cả, to lớn và kỳ diệu được đảm nhận với tự do và tình yêu. Thánh sử cũng nhấn mạnh đến sự liên tục của Chúa Giêsu với toàn bộ lịch sử của dân Người. Cuộc phiêu lưu vĩ đại đã khởi đi từ một miền đất bị nguyền rủa. Thế giới mới đã ăn rễ sâu vào vùng đất nhơ uế nhưng cởi mở đón tiếp mọi bất ngờ của Thánh Thần. Chúa Giêsu là ánh sáng bừng lên giữa thế gian. Ngài muốn soi sáng tất cả mọi người, kể cả các anh em ly khai, những người lạc giáo, những lương dân và những người vô thần.
Bài Phúc âm Chúa nhật hôm nay kể lại cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và bốn môn đệ đầu tiên ở biển hồ Galilê.
Chúa Giêsu đã gọi và chọn các tông đồ là những người chài lưới tầm thường. Đáng lý Chúa phải chọn những người ưu tú trong đám trí thức và được coi là đàng hoàng ở Giuđê mới phải. Tại sao Chúa lại chọn những người làm nghề chài lưới? Phải chăng Người ngụ ý dạy các môn đệ phải luôn luôn sẵn sàng rời bỏ đất liền và thế giới riêng của mình, nghĩa là rời bỏ cái khung cảnh an toàn và đóng kín của mình để ra khơi, giữa đại dương mênh mông vô bờ bến và đầy gian nguy, tức là đến với thế giới rộng lớn và xa lạ để cứu vớt thế giới?
Chúa Giêsu kêu gọi các tông đồ không phải trong khuôn khổ một lễ hội tôn giáo hoặc một hoạt động tâm linh... nhưng ở giữa đời sống thường ngày của họ, trong lúc họ đang làm công việc nghề nghiệp. Các môn đệ ngư phủ tuy là những người ít học, không giàu có, không địa vị, nhưng đối với Chúa, họ có đủ tố chất cần thiết để trở nên những người cộng sự của Người. Chẳng hạn, sự kiên trì khi thả lưới giúp họ biết nhẫn nại chờ đợi; sự hòa đồng giúp họ chấp nhận nhau và làm việc chung; sự can đảm trước sóng gió giúp họ đối diện với nghịch cảnh; khả năng nhận ra khi nào và chỗ nào nên thả lưới sẽ giúp họ khám phá những vùng truyền giáo màu mỡ. Cuộc gặp gỡ này đã làm thay đổi số phận của những con người lênh đênh trên biển hồ ngày trước. Cuộc gặp gỡ này là khởi đầu cho công cuộc thay đổi thế giới. Cuộc gặp gỡ làm nên những huyền diệu trong lịch sử nhân loại.
Các ngài gặp gỡ và bước theo Chúa để học nơi Chúa. Họ nhận ra rằng: Chúa Giêsu, Thầy Dạy của các bậc thầy, không những chỉ dạy Lời Chúa nhưng chính Người là Lời Chúa. Người không những chỉ dạy cho cách sống mới mà chính Người là Sự Sống. Người không những chỉ cho biết ý nghĩa của “Đường sự Sống", mà chính Người là Đường Sự Sống, là Ánh Sáng.
Chúa Giêsu đã kêu gọi các môn đệ. Các ngài đáp trả chân tình. Các ngài được sống thân mật với Chúa. Các ngài ra đi làm chứng cho tình yêu Chúa. Đó là hành trình ơn gọi của các Tông Đồ. Đó cũng là hành trình ơn gọi của mỗi Kitô hữu.
Truyền giáo ngày nay trong thế giới nói chung và trong xã hội Việt Nam nói riêng không nhắm trước tiên hay chủ yếu vào việc "chinh phục các linh hồn" cho Chúa càng nhiều càng tốt, (chúng ta không chạy theo số lượng) nhưng đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần vào con người và vào mọi thực tại nhân sinh. Vì thế, để thi hành sứ mạng cao cả đó, chúng ta không nhất thiết phải đi tới một vùng địa lý nào khác, mà lấy chính môi trường sống của mình làm "vùng đất ngoại bang", và noi gương của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, chúng ta hãy coi các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội là những vùng giáp ranh, những vùng biên giới, những "vùng Galilê, miền đất của dân ngoại" mà Chúa sai chúng ta đến. Và hơn nữa "miền Galilê ngoại giáo" của ta là chính bản thân ta vì vẫn còn những vùng tăm tối ngay trong tâm hồn và cuộc sống của ta chưa được ánh sáng Chúa Kitô soi chiếu và biến đổi. Chính Người vẫn còn nói với ta hôm nay, những kẻ đã tin theo Người: "Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng." (Mc 1, 15).
Sai đi
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
11:53 19/01/2011
Rồi Đức Giêsu nói với mọi người: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo (Lc 9,23).
1. Bước Theo Chúa
Trong lịch sử ơn cứu độ, Thiên Chúa đã ghé mắt thương xem đến nhân loại. Thiên Chúa đã đích thân chọn lựa và kêu gọi một số người ra đi thi hành sứ mệnh để chuẩn bị cho con đường cứu độ. Từng bước từng bước, Thiên Chúa đã can thiệp vào lịch sử của con người. Ngài chọn những người Ngài yêu thương và trao trách nhiệm cộng tác với Ngài qua từng giai đoạn của lịch sử Cứu Độ. Thiên Chúa mời gọi và con người đáp trả qua lời xin vâng. Thiên Chúa gọi và sai họ ra đi trong niềm tin tưởng và phó thác. Các Ngài đã chu toàn sứ mệnh được trao gởi. Đây hoàn toàn là hồng ân của Chúa trao ban một cách nhưng không.
Đầu hết, Thiên Chúa gọi ông Nôê theo Chúa để chuẩn bị sứ mệnh: Đây là gia đình ông Nôê: Ông Nôê là người công chính, hoàn hảo giữa những người đồng thời, và ông đi với Thiên Chúa (Stk. 6,9). Tiếp đến, Chúa gọi Abram rời bỏ quê hương xứ sở để gầy dựng một dân tộc: Chúa phán với ông Ápram: "Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi. Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn, sẽ chúc phúc cho ngươi. Ta sẽ cho tên tuổi ngươi được lẫy lừng, và ngươi sẽ là một mối phúc lành (Stk. 12,1-2). Rồi Thiên Chúa lại goi ông Môsê để đưa dẫn dân ra khỏi đất Ai Cập vào miền Đất Hứa, ông đã xin vâng: Chúa thấy ông lại xem, thì từ giữa bụi cây Thiên Chúa gọi ông: "Môsê! Môsê!” Ông thưa: "Dạ, tôi đây! "(Xh. 3,4). Thiên Chúa cũng gọi Samuel là ngôn sứ cho Chúa, ông sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa mời gọi: Chúa gọi Samuel. Samuel đã thưa: Lạy Chúa, này con đây (1Sam. 3,4).
2. Dân Chúa Chọn
Thiên Chúa đã chọn cả một dân tộc để làm dân riêng thờ phượng Thiên Chúa. Sách Đệ Nhị Luật ghi rõ: Thật vậy, anh em là một dân thánh hiến cho Chúa, Thiên Chúa của anh em. Thiên Chúa của anh em đã chọn anh em từ giữa muôn dân trên mặt đất, làm một dân thuộc quyền sở hữu của Người (Đnl. 7,6). Thiên Chúa đã yêu thương họ và đã giơ cánh tay thần lực cứu thoát họ khỏi làm nô lệ cho người Ai Cập. Chúa đưa dẫn họ qua hoang địa vào vùng Đất Hứa nơi chảy sữa và mật. Trong suốt thời gian lưu lạc cũng như khi đã an cư lạc nghiệp, Thiên Chúa luôn ghé mắt đoái nhìn và răn dạy. Nhiều khi Chúa đã để Dân Được Chọn phải đối diện với những khổ đau, lưu đầy ly tán để thanh luyện lòng trung tín của họ. Chúa rất kiên nhẫn đợi chờ, biết bao phen Dân Chúa Chọn đã từ bỏ Ngài, chạy theo bụt thần và cuộc sống thế tục ngoại bang. Chúa phạt đó rồi Chúa lại dắt về. Đã bao lần Chúa gởi đến các ngôn sứ, tiên tri để loan báo niềm hy vọng cứu độ, chuẩn bị họ đón nhận Đấng Cứu Thế.
Chúng ta biết Tin Mừng Cứu Độ không chỉ dành riêng cho người Do Thái, là Dân được chọn. Mọi dân tộc đều là thụ tạo của Chúa. Mọi người đáng thừa hưởng những hồng ân Chúa ban như mưa gió thuận hòa, đất đai phì nhiêu, hoa trái phát sinh, và nguồn phú túc thiên nhiên. Mọi người cùng được chia sẻ hồng ân làm con cái của Chúa. Câu truyện tự thuật của Mahatma Gandhi giúp chúng ta hiểu rõ về cách sống đạo: Gandhi là cha đẻ của chủ trương bất bạo động và là người giải thoát Ấn Độ khỏi ách thống trị của Đế Quốc Anh. Ông kể rằng khi còn làm sinh viên, ông đã say mê đọc Kinh Thánh và vô cùng cảm kích về bài giảng trên núi của Chúa Giêsu. Chính Tám Mối Phúc Thật đã gợi hứng cho chủ trương tranh đấu bất bạo động. Ông Gandhi xác tín rằng Kitô Giáo là giải pháp tốt cho xã hội giai cấp của Ấn từ bao thế kỷ nay. Ông nghĩ đến truyện gia nhập vào Giáo Hội. Thế nhưng, ngày nọ khi ông đến nhà thờ dự lễ và để lắng nghe lời Chúa. Ông đã bị thất vọng, khi ông vừa vào đến cửa nhà thờ, thì những người da trắng chặn ông lại và nói với ông rằng nếu ông muốn dự thánh lễ, thì hãy tìm đến nhà thờ dành cho người da màu. Ông đã ra khỏi nhà thờ và không bao giờ trở lại bất cứ nhà thờ nào nữa.
3. Lời Xin Vâng
Khi thời gian chuẩn bị đã mãn, Thiên Chúa một lần nữa đã sai sứ thần thân hành đến với con người để mời gọi cộng tác vào công cuộc cứu độ. Thiên Thần Gabriel được sai đến với Đức Maria để truyền tin, Maria đã nói lời xin vâng: Bấy giờ bà Maria nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ biệt ra đi (Lc.1,38). Tiếp theo, sứ thần lại báo mộng cho Giuse về chương trình kỳ diệu của Chúa, Giuse đã chấp thuận theo thánh ý Chúa: Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: "Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1,20).
Giuse và Maria là những người rất đơn sơ, chân thành và thánh thiện. Chúa đã chọn các Ngài để thực hiện chương trình của Chúa. Chúng ta biết trong cuộc sống cũng có rất nhiều tâm hồn sống rất chân thành và khiêm nhượng. Họ không tự khoe khoang hay muốn được nổi bật nơi giữa dân chúng. Họ sống âm thầm phục vụ mặc cho thiên hạ nghĩ gì và nói gì. Truyện kể có một gia đình 5 người đang nghỉ ngơi và vui đùa ngoài một bãi biển. Các em nhỏ chạy nhảy vui đùa thỏa thích. Tự nhiên xuất hiện một bà già gầy còm, đầu tóc rối tung trong gió và quần áo lem luốc bẩn thỉu. Bà vừa đi vừa lảm nhảm và cúi xuống nhặt các vật trên bãi cát và bỏ vào một cái bị. Thấy thế, bố mẹ vội kêu các con lại bên họ và bảo chúng đứng tránh xa bà già kia. Khi đi ngang qua họ, bà cúi xuống nhặt cái gì đó trên cát, rồi bà nhìn mọi người và mỉm cười. Song thái độ của bà ta không được ai đáp trả. Nhiều tuần sau, họ biết được rằng người đàn bà già rách rưới đó đã bỏ những ngày tháng ròng rã để nhặt những mảnh vụn chai, sắt, thiếc, vỏ ốc trên bãi biển, hầu các em nhỏ chạy nhảy nô đùa mà không bị thương tổn. Có rất nhiều các chứng nhân âm thầm sống chung quanh chúng ta. Chỉ cần quan tâm và độ lượng, chúng ta sẽ nhận ra họ.
4. Đi Theo Ngài
Khi Chúa ra rao giảng Tin Mừng, Chúa bắt đầu gọi và chọn một số người cộng tác trong công trình cứu độ. Chúa chọn các tông đồ: Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy hai anh em kia, là ông Simôn, cũng gọi là Phêrô, và người anh là ông Anrê, đang quăng chài xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá. Người bảo các ông: "Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá." Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người (Mt 4,18-20). Rồi Chúa gọi Lêvi, người thu thuế: Đi ngang qua trạm thu thuế, Người thấy ông Lêvi là con ông Anphê, đang ngồi ở đó. Người bảo ông: "Anh hãy theo tôi!" Ông đứng dậy đi theo Người (Mc 2,14).
Truyện kể về bản dịch Kinh Thánh, trong lớp đang thảo luận về các bản dịch Kinh Thánh. Người thì thích bản dịch này, người thích bản dịch khác, mỗi người có lý do riêng của mình. Lúc ấy có một anh sinh viên đứng lên nói: Tôi thích bản dịch của mẹ tôi nhất. Mọi người ngạc nhiên hỏi: Mẹ của anh có dịch Kinh Thánh bao giờ đâu? Anh trả lời: Mẹ tôi vẫn dịch Kinh Thánh qua lời nói hàng ngày với tôi. Trước khi tôi biết đọc biết viết, mẹ tôi đã dịch Kinh Thánh cho tôi nghe rồi. Mẹ tôi sống những gì mẹ tôi nói và dạy tôi làm như vậy. Đó là bản dịch hay nhất mà tôi ưa thích.
5. Con Đường Tận Hiến
Trên đường đi giảng đạo, có một số người muốn theo Chúa nhưng họ còn nhiều uẩn khúc trong đời sống, nên họ muốn mà không thực hành được. Không phải ai cũng có thể bỏ mọi sự mà đi theo Chúa. Chúng ta nghiệm ra rằng Chúa gọi những người Chúa muốn và Chúa thấu rõ lòng họ. Có một người chạy đến, qùy xuống, thưa cùng Chúa, lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì?: Đức Giê-su đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta: "Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi." (Mc 10,21). Anh đã buồn rầu bỏ đi. Nhưng Chúa vẫn để cho chúng ta có tự do chọn lựa theo Chúa hay không. Chúa không ép bất cứ một ai: Đức Giê-su nói với một người khác: "Anh hãy theo tôi! " Người ấy thưa: "Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã."Đức Giêsu bảo: "Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa."(Lc 9,59-60).
Truyện kể một anh thanh niên trẻ tuổi đi lính thời Đệ Nhất thế chiến, mỗi tối anh đều qùy gối làm dấu thánh giá và đọc kinh. Bạn đồng nghiệp thấy tức cười và nhạo báng. Một tối nọ, họ bắt một con rắn đặt dưới gối trên giường của anh. Khi anh làm dấu thánh giá, con rắn phóng ra và trườn đi làm anh hoảng sợ và nhảy bổ lên. Ít lâu sau, anh bạn tìm thấy cỗ tràng hạt, hắn giơ lên và hăm đấm vào mặt đứa nào nhận cỗ tràng hạt. Chàng trẻ tuổi mạnh bạo đứng lên: Cỗ tràng hạt đó của tôi. Tên kia sừng sộ nhào tới đấm nhưng có một người cản lại. Ít lâu sau, mấy anh kia đều theo đạo vì gương lành của anh lính trẻ.
6. Làm Nhân Chứng
Có nhiều vấn vương cuộc đời làm cho chúng ta bị chi phối. Mỗi người đều có ơn gọi riêng trong bậc sống mình. Có người được ơn gọi dâng hiến đời mình phục vụ anh chị em, có người sống trong bậc gia đình. Ơn gọi nào cũng tốt, miễn sao chúng ta chu toàn bổn phận của mình trước mặt Chúa và tha nhân. Khi đã chọn lựa ơn gọi theo Chúa, Chúa muốn rằng chúng ta phải dứt khoát, không nên bắt cá hai tay. Xem ra Chúa đòi hỏi những người theo Chúa phải có một chọn lựa rõ ràng: Một người khác nữa lại nói: "Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã." Đức Giêsu bảo: "Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa." (Lc 9,61-62). Và Chúa còn đòi hỏi hơn nữa: "Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được (Lc 14,26-27).
Chọn lựa làm con dân Chúa và trung thành với Chúa. Chúa sẽ ở cùng và ban niềm vui và sự bình an. Câu truyện thương tâm: Một người thợ máy có vợ và ba con. Chiều kia, ông vào quán rượu khoe với bạn: Tao đã thành công trong việc bắt vợ bỏ đạo. Khi trở về nhà ông thấy người ta bu quanh nhà rất đông. Ông vội vào nhà xem có sự cố gì xảy ra. Thì kìa một cảnh tượng thương tâm trước mắt ông: Vợ và ba đứa con đã nằm chết. Người ta trao cho ông thơ tuyệt mạng của vợ với những dòng sau đây: Bao lâu tôi còn tin vào Chúa, tôi có đủ sức mạnh chịu đựng mọi sự khổ cực trong đời. Hiện giờ sau khi chồng tôi bắt tôi bỏ đạo, tôi không thể chịu nổi chàng nữa. Tôi rơi vào tuyệt vọng và không muốn con cái bị vô phúc như tôi. Tôi đành đi với chúng.
7. Sống Ơn Gọi
Chúng ta không thể hiểu thấu được việc Chúa làm. Chúa muốn gọi hay chọn ai làm việc cho Chúa hoàn toàn do ý định của Chúa. Trong lịch sử cứu độ, đã có biết bao nhiêu câu truyện của những người đã đáp lại tiếng Chúa mời gọi. Chúa đã biến đổi tâm hồn những kẻ thù bách hại thành người rao giảng tin mừng. Chúa thay đổi lòng dạ những tâm hồn tội lỗi trở về rao tin vui cho mọi người. Trong khi Saulô tìm bách hại những tín hữu của Chúa, Chúa đã chọn ông và biến đổi đời ông: Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với ông: "Saul, Saul, tại sao ngươi bắt bớ Ta?" Ông nói: "Thưa Ngài, Ngài là ai? "Người đáp: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ (TĐCV. 9,4-5)
Mỗi người có bổn phận làm chứng nhân cho Chúa trong môi trường sống và làm việc của mình. Không phải cứ đi truyền giáo nơi miền xa mới là đi truyền đạo. Chúng ta có thể rao giảng Tin Mừng của Chúa bằng rất nhiều cách khác nhau tùy theo hoàn cảnh sống. Truyện kể rằng Tôma là một tài xế chạy Taxi, suốt ngày bận bịu với việc đưa khách trên các nẻo đường thành phố. Thực ra, anh rất muốn tham gia các sinh hoạt của giáo xứ. Thế nhưng công ăn việc làm qúa bề bộn, anh không thể. Anh tự nhủ: Khi nào cuộc sống khắm khá hơn, anh sẽ dành bớt chút thời giờ cho Chúa. Thế rồi một hôm thật bất ngờ, có một hành khách đi Taxi trên một đoạn đường dài, ông đã tò mò hỏi mượn anh cuốn Kinh Thánh mà anh để trong ngăn, cạnh bên tay lái. Ông khách đã mở ra và đọc say sưa. Thế là sau đó, ông khách và anh có cuộc truyện trò trao đổi rất lý thú. Từ ngày đó, trên xe của anh lúc nào cũng có quyển Kinh Thánh. Quả nhiên, anh càng ngày càng có nhiều cơ hội chia sẻ với các hành khách về những gì Thiên Chúa đã thực hiện trong đời mình. Anh thấy lòng trào dâng niềm vui khiêm tốn mỗi khi anh làm được một việc như thế. Anh biết anh đang âm thầm tham gia vào công việc truyền giáo.
8. Sai đi
Trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo từ suốt hai mươi thế kỷ qua, có biết bao nhiêu người đã hân hoan đáp lại tiếng Chúa kêu gọi phục vụ trong cánh đồng truyền giáo. Chúng ta biết rằng mỗi người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, đều được mời gọi vào sứ mệnh làm chứng nhân cho Chúa Kitô Phục Sinh. Giáo Hội đã có những chứng nhân nhiệt thành dám rời bỏ quê hương để đi tới những vùng xa xăm, đem tin mừng cứu độ cho mọi dân, mọi nước. Có những vị hy sinh cuộc đời phục vụ kẻ bệnh hoạn tật nguyền, những kẻ mồ côi góa bụa, những người phong cùi bị bỏ rơi họăc những nhóm trẻ đầu đường xó chợ. Có những vị hy sinh cả cuộc đời phục vụ bên những người nghèo đói, cô đơn và bị xã hội lọai trừ. Có những người chôn mình trong Nhà Kín để chuyên tâm hy sinh cầu nguyện cho việc truyền giáo. Có những linh mục tu sĩ sống đời độc thân phục vụ trong mọi ngành nghề và mọi môi trường sống của xã hội. Ngoài ra còn biết bao anh chị em giáo dân trong vai trò là cha là mẹ, họ đã góp phần rất lớn vào công việc truyền giáo. Kẻ góp công, người góp của, kẻ tiền tuyến, người hậu phương luôn cộng tác với nhau để đem niềm vui Cứu Độ đến cho mọi người.
Truyện kể nhà truyền giáo sống với bộ lạc giữa rừng già Phi Châu, dưới ánh trăng đêm và trong khung cảnh thanh tịnh của núi rừng. Ngài kể về đời sống và các phép lạ của Chúa Giêsu và cuối cùng là cái chết của Ngài trên Thánh Giá. Ngồi gần bục giảng là viên tù trưởng, ông chăm chú nghe lời nhà truyền giáo giảng. Khi ngài tả về việc Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá, viên tù trưởng bỗng đứng phắt dậy nói: Ngừng lại. Hãy đem Ngài xuống khỏi thánh giá! Tôi mới là người đáng phải đóng đinh trên đó, chứ không phải Ngài. Vị tù trưởng nghĩ rằng mình mới là tội nhân. Chúa Giêsu vô tội.
Tâm Niệm
Cánh đồng truyền giáo còn rộng mênh mông, mỗi người có bổn phận đóng góp phần của mình. Chúng ta không chối từ trách nhiệm và bổn phận làm nhân chứng cho Chúa. Chúng ta không thể bán cái cho một số người lo việc truyền giáo. Ai trong chúng ta cũng mong được chia sẻ niềm hạnh phúc ngày sau bên Chúa. Mỗi người hãy tự vấn lương tâm của mình. Tôi đã làm được gì cho sinh họat của Giáo Hội. Thật vậy, chúng ta đã được lãnh nhận vô vàn hồng ân qua Giáo Hội. Chúng ta tiếp tục chuyển đổi hồng ân của chúng ta tới những người anh chị em chung quanh. Ơn sủng của Chúa sẽ phát sinh dồi dào và mùa gặt bội thu đang chờ đón chúng ta.
Bronx, New York
1. Bước Theo Chúa
Trong lịch sử ơn cứu độ, Thiên Chúa đã ghé mắt thương xem đến nhân loại. Thiên Chúa đã đích thân chọn lựa và kêu gọi một số người ra đi thi hành sứ mệnh để chuẩn bị cho con đường cứu độ. Từng bước từng bước, Thiên Chúa đã can thiệp vào lịch sử của con người. Ngài chọn những người Ngài yêu thương và trao trách nhiệm cộng tác với Ngài qua từng giai đoạn của lịch sử Cứu Độ. Thiên Chúa mời gọi và con người đáp trả qua lời xin vâng. Thiên Chúa gọi và sai họ ra đi trong niềm tin tưởng và phó thác. Các Ngài đã chu toàn sứ mệnh được trao gởi. Đây hoàn toàn là hồng ân của Chúa trao ban một cách nhưng không.
Đầu hết, Thiên Chúa gọi ông Nôê theo Chúa để chuẩn bị sứ mệnh: Đây là gia đình ông Nôê: Ông Nôê là người công chính, hoàn hảo giữa những người đồng thời, và ông đi với Thiên Chúa (Stk. 6,9). Tiếp đến, Chúa gọi Abram rời bỏ quê hương xứ sở để gầy dựng một dân tộc: Chúa phán với ông Ápram: "Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi. Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn, sẽ chúc phúc cho ngươi. Ta sẽ cho tên tuổi ngươi được lẫy lừng, và ngươi sẽ là một mối phúc lành (Stk. 12,1-2). Rồi Thiên Chúa lại goi ông Môsê để đưa dẫn dân ra khỏi đất Ai Cập vào miền Đất Hứa, ông đã xin vâng: Chúa thấy ông lại xem, thì từ giữa bụi cây Thiên Chúa gọi ông: "Môsê! Môsê!” Ông thưa: "Dạ, tôi đây! "(Xh. 3,4). Thiên Chúa cũng gọi Samuel là ngôn sứ cho Chúa, ông sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa mời gọi: Chúa gọi Samuel. Samuel đã thưa: Lạy Chúa, này con đây (1Sam. 3,4).
2. Dân Chúa Chọn
Thiên Chúa đã chọn cả một dân tộc để làm dân riêng thờ phượng Thiên Chúa. Sách Đệ Nhị Luật ghi rõ: Thật vậy, anh em là một dân thánh hiến cho Chúa, Thiên Chúa của anh em. Thiên Chúa của anh em đã chọn anh em từ giữa muôn dân trên mặt đất, làm một dân thuộc quyền sở hữu của Người (Đnl. 7,6). Thiên Chúa đã yêu thương họ và đã giơ cánh tay thần lực cứu thoát họ khỏi làm nô lệ cho người Ai Cập. Chúa đưa dẫn họ qua hoang địa vào vùng Đất Hứa nơi chảy sữa và mật. Trong suốt thời gian lưu lạc cũng như khi đã an cư lạc nghiệp, Thiên Chúa luôn ghé mắt đoái nhìn và răn dạy. Nhiều khi Chúa đã để Dân Được Chọn phải đối diện với những khổ đau, lưu đầy ly tán để thanh luyện lòng trung tín của họ. Chúa rất kiên nhẫn đợi chờ, biết bao phen Dân Chúa Chọn đã từ bỏ Ngài, chạy theo bụt thần và cuộc sống thế tục ngoại bang. Chúa phạt đó rồi Chúa lại dắt về. Đã bao lần Chúa gởi đến các ngôn sứ, tiên tri để loan báo niềm hy vọng cứu độ, chuẩn bị họ đón nhận Đấng Cứu Thế.
Chúng ta biết Tin Mừng Cứu Độ không chỉ dành riêng cho người Do Thái, là Dân được chọn. Mọi dân tộc đều là thụ tạo của Chúa. Mọi người đáng thừa hưởng những hồng ân Chúa ban như mưa gió thuận hòa, đất đai phì nhiêu, hoa trái phát sinh, và nguồn phú túc thiên nhiên. Mọi người cùng được chia sẻ hồng ân làm con cái của Chúa. Câu truyện tự thuật của Mahatma Gandhi giúp chúng ta hiểu rõ về cách sống đạo: Gandhi là cha đẻ của chủ trương bất bạo động và là người giải thoát Ấn Độ khỏi ách thống trị của Đế Quốc Anh. Ông kể rằng khi còn làm sinh viên, ông đã say mê đọc Kinh Thánh và vô cùng cảm kích về bài giảng trên núi của Chúa Giêsu. Chính Tám Mối Phúc Thật đã gợi hứng cho chủ trương tranh đấu bất bạo động. Ông Gandhi xác tín rằng Kitô Giáo là giải pháp tốt cho xã hội giai cấp của Ấn từ bao thế kỷ nay. Ông nghĩ đến truyện gia nhập vào Giáo Hội. Thế nhưng, ngày nọ khi ông đến nhà thờ dự lễ và để lắng nghe lời Chúa. Ông đã bị thất vọng, khi ông vừa vào đến cửa nhà thờ, thì những người da trắng chặn ông lại và nói với ông rằng nếu ông muốn dự thánh lễ, thì hãy tìm đến nhà thờ dành cho người da màu. Ông đã ra khỏi nhà thờ và không bao giờ trở lại bất cứ nhà thờ nào nữa.
3. Lời Xin Vâng
Khi thời gian chuẩn bị đã mãn, Thiên Chúa một lần nữa đã sai sứ thần thân hành đến với con người để mời gọi cộng tác vào công cuộc cứu độ. Thiên Thần Gabriel được sai đến với Đức Maria để truyền tin, Maria đã nói lời xin vâng: Bấy giờ bà Maria nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ biệt ra đi (Lc.1,38). Tiếp theo, sứ thần lại báo mộng cho Giuse về chương trình kỳ diệu của Chúa, Giuse đã chấp thuận theo thánh ý Chúa: Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: "Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1,20).
Giuse và Maria là những người rất đơn sơ, chân thành và thánh thiện. Chúa đã chọn các Ngài để thực hiện chương trình của Chúa. Chúng ta biết trong cuộc sống cũng có rất nhiều tâm hồn sống rất chân thành và khiêm nhượng. Họ không tự khoe khoang hay muốn được nổi bật nơi giữa dân chúng. Họ sống âm thầm phục vụ mặc cho thiên hạ nghĩ gì và nói gì. Truyện kể có một gia đình 5 người đang nghỉ ngơi và vui đùa ngoài một bãi biển. Các em nhỏ chạy nhảy vui đùa thỏa thích. Tự nhiên xuất hiện một bà già gầy còm, đầu tóc rối tung trong gió và quần áo lem luốc bẩn thỉu. Bà vừa đi vừa lảm nhảm và cúi xuống nhặt các vật trên bãi cát và bỏ vào một cái bị. Thấy thế, bố mẹ vội kêu các con lại bên họ và bảo chúng đứng tránh xa bà già kia. Khi đi ngang qua họ, bà cúi xuống nhặt cái gì đó trên cát, rồi bà nhìn mọi người và mỉm cười. Song thái độ của bà ta không được ai đáp trả. Nhiều tuần sau, họ biết được rằng người đàn bà già rách rưới đó đã bỏ những ngày tháng ròng rã để nhặt những mảnh vụn chai, sắt, thiếc, vỏ ốc trên bãi biển, hầu các em nhỏ chạy nhảy nô đùa mà không bị thương tổn. Có rất nhiều các chứng nhân âm thầm sống chung quanh chúng ta. Chỉ cần quan tâm và độ lượng, chúng ta sẽ nhận ra họ.
4. Đi Theo Ngài
Khi Chúa ra rao giảng Tin Mừng, Chúa bắt đầu gọi và chọn một số người cộng tác trong công trình cứu độ. Chúa chọn các tông đồ: Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy hai anh em kia, là ông Simôn, cũng gọi là Phêrô, và người anh là ông Anrê, đang quăng chài xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá. Người bảo các ông: "Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá." Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người (Mt 4,18-20). Rồi Chúa gọi Lêvi, người thu thuế: Đi ngang qua trạm thu thuế, Người thấy ông Lêvi là con ông Anphê, đang ngồi ở đó. Người bảo ông: "Anh hãy theo tôi!" Ông đứng dậy đi theo Người (Mc 2,14).
Truyện kể về bản dịch Kinh Thánh, trong lớp đang thảo luận về các bản dịch Kinh Thánh. Người thì thích bản dịch này, người thích bản dịch khác, mỗi người có lý do riêng của mình. Lúc ấy có một anh sinh viên đứng lên nói: Tôi thích bản dịch của mẹ tôi nhất. Mọi người ngạc nhiên hỏi: Mẹ của anh có dịch Kinh Thánh bao giờ đâu? Anh trả lời: Mẹ tôi vẫn dịch Kinh Thánh qua lời nói hàng ngày với tôi. Trước khi tôi biết đọc biết viết, mẹ tôi đã dịch Kinh Thánh cho tôi nghe rồi. Mẹ tôi sống những gì mẹ tôi nói và dạy tôi làm như vậy. Đó là bản dịch hay nhất mà tôi ưa thích.
5. Con Đường Tận Hiến
Trên đường đi giảng đạo, có một số người muốn theo Chúa nhưng họ còn nhiều uẩn khúc trong đời sống, nên họ muốn mà không thực hành được. Không phải ai cũng có thể bỏ mọi sự mà đi theo Chúa. Chúng ta nghiệm ra rằng Chúa gọi những người Chúa muốn và Chúa thấu rõ lòng họ. Có một người chạy đến, qùy xuống, thưa cùng Chúa, lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì?: Đức Giê-su đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta: "Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi." (Mc 10,21). Anh đã buồn rầu bỏ đi. Nhưng Chúa vẫn để cho chúng ta có tự do chọn lựa theo Chúa hay không. Chúa không ép bất cứ một ai: Đức Giê-su nói với một người khác: "Anh hãy theo tôi! " Người ấy thưa: "Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã."Đức Giêsu bảo: "Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa."(Lc 9,59-60).
Truyện kể một anh thanh niên trẻ tuổi đi lính thời Đệ Nhất thế chiến, mỗi tối anh đều qùy gối làm dấu thánh giá và đọc kinh. Bạn đồng nghiệp thấy tức cười và nhạo báng. Một tối nọ, họ bắt một con rắn đặt dưới gối trên giường của anh. Khi anh làm dấu thánh giá, con rắn phóng ra và trườn đi làm anh hoảng sợ và nhảy bổ lên. Ít lâu sau, anh bạn tìm thấy cỗ tràng hạt, hắn giơ lên và hăm đấm vào mặt đứa nào nhận cỗ tràng hạt. Chàng trẻ tuổi mạnh bạo đứng lên: Cỗ tràng hạt đó của tôi. Tên kia sừng sộ nhào tới đấm nhưng có một người cản lại. Ít lâu sau, mấy anh kia đều theo đạo vì gương lành của anh lính trẻ.
6. Làm Nhân Chứng
Có nhiều vấn vương cuộc đời làm cho chúng ta bị chi phối. Mỗi người đều có ơn gọi riêng trong bậc sống mình. Có người được ơn gọi dâng hiến đời mình phục vụ anh chị em, có người sống trong bậc gia đình. Ơn gọi nào cũng tốt, miễn sao chúng ta chu toàn bổn phận của mình trước mặt Chúa và tha nhân. Khi đã chọn lựa ơn gọi theo Chúa, Chúa muốn rằng chúng ta phải dứt khoát, không nên bắt cá hai tay. Xem ra Chúa đòi hỏi những người theo Chúa phải có một chọn lựa rõ ràng: Một người khác nữa lại nói: "Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã." Đức Giêsu bảo: "Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa." (Lc 9,61-62). Và Chúa còn đòi hỏi hơn nữa: "Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được (Lc 14,26-27).
Chọn lựa làm con dân Chúa và trung thành với Chúa. Chúa sẽ ở cùng và ban niềm vui và sự bình an. Câu truyện thương tâm: Một người thợ máy có vợ và ba con. Chiều kia, ông vào quán rượu khoe với bạn: Tao đã thành công trong việc bắt vợ bỏ đạo. Khi trở về nhà ông thấy người ta bu quanh nhà rất đông. Ông vội vào nhà xem có sự cố gì xảy ra. Thì kìa một cảnh tượng thương tâm trước mắt ông: Vợ và ba đứa con đã nằm chết. Người ta trao cho ông thơ tuyệt mạng của vợ với những dòng sau đây: Bao lâu tôi còn tin vào Chúa, tôi có đủ sức mạnh chịu đựng mọi sự khổ cực trong đời. Hiện giờ sau khi chồng tôi bắt tôi bỏ đạo, tôi không thể chịu nổi chàng nữa. Tôi rơi vào tuyệt vọng và không muốn con cái bị vô phúc như tôi. Tôi đành đi với chúng.
7. Sống Ơn Gọi
Chúng ta không thể hiểu thấu được việc Chúa làm. Chúa muốn gọi hay chọn ai làm việc cho Chúa hoàn toàn do ý định của Chúa. Trong lịch sử cứu độ, đã có biết bao nhiêu câu truyện của những người đã đáp lại tiếng Chúa mời gọi. Chúa đã biến đổi tâm hồn những kẻ thù bách hại thành người rao giảng tin mừng. Chúa thay đổi lòng dạ những tâm hồn tội lỗi trở về rao tin vui cho mọi người. Trong khi Saulô tìm bách hại những tín hữu của Chúa, Chúa đã chọn ông và biến đổi đời ông: Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với ông: "Saul, Saul, tại sao ngươi bắt bớ Ta?" Ông nói: "Thưa Ngài, Ngài là ai? "Người đáp: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ (TĐCV. 9,4-5)
Mỗi người có bổn phận làm chứng nhân cho Chúa trong môi trường sống và làm việc của mình. Không phải cứ đi truyền giáo nơi miền xa mới là đi truyền đạo. Chúng ta có thể rao giảng Tin Mừng của Chúa bằng rất nhiều cách khác nhau tùy theo hoàn cảnh sống. Truyện kể rằng Tôma là một tài xế chạy Taxi, suốt ngày bận bịu với việc đưa khách trên các nẻo đường thành phố. Thực ra, anh rất muốn tham gia các sinh hoạt của giáo xứ. Thế nhưng công ăn việc làm qúa bề bộn, anh không thể. Anh tự nhủ: Khi nào cuộc sống khắm khá hơn, anh sẽ dành bớt chút thời giờ cho Chúa. Thế rồi một hôm thật bất ngờ, có một hành khách đi Taxi trên một đoạn đường dài, ông đã tò mò hỏi mượn anh cuốn Kinh Thánh mà anh để trong ngăn, cạnh bên tay lái. Ông khách đã mở ra và đọc say sưa. Thế là sau đó, ông khách và anh có cuộc truyện trò trao đổi rất lý thú. Từ ngày đó, trên xe của anh lúc nào cũng có quyển Kinh Thánh. Quả nhiên, anh càng ngày càng có nhiều cơ hội chia sẻ với các hành khách về những gì Thiên Chúa đã thực hiện trong đời mình. Anh thấy lòng trào dâng niềm vui khiêm tốn mỗi khi anh làm được một việc như thế. Anh biết anh đang âm thầm tham gia vào công việc truyền giáo.
8. Sai đi
Trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo từ suốt hai mươi thế kỷ qua, có biết bao nhiêu người đã hân hoan đáp lại tiếng Chúa kêu gọi phục vụ trong cánh đồng truyền giáo. Chúng ta biết rằng mỗi người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, đều được mời gọi vào sứ mệnh làm chứng nhân cho Chúa Kitô Phục Sinh. Giáo Hội đã có những chứng nhân nhiệt thành dám rời bỏ quê hương để đi tới những vùng xa xăm, đem tin mừng cứu độ cho mọi dân, mọi nước. Có những vị hy sinh cuộc đời phục vụ kẻ bệnh hoạn tật nguyền, những kẻ mồ côi góa bụa, những người phong cùi bị bỏ rơi họăc những nhóm trẻ đầu đường xó chợ. Có những vị hy sinh cả cuộc đời phục vụ bên những người nghèo đói, cô đơn và bị xã hội lọai trừ. Có những người chôn mình trong Nhà Kín để chuyên tâm hy sinh cầu nguyện cho việc truyền giáo. Có những linh mục tu sĩ sống đời độc thân phục vụ trong mọi ngành nghề và mọi môi trường sống của xã hội. Ngoài ra còn biết bao anh chị em giáo dân trong vai trò là cha là mẹ, họ đã góp phần rất lớn vào công việc truyền giáo. Kẻ góp công, người góp của, kẻ tiền tuyến, người hậu phương luôn cộng tác với nhau để đem niềm vui Cứu Độ đến cho mọi người.
Truyện kể nhà truyền giáo sống với bộ lạc giữa rừng già Phi Châu, dưới ánh trăng đêm và trong khung cảnh thanh tịnh của núi rừng. Ngài kể về đời sống và các phép lạ của Chúa Giêsu và cuối cùng là cái chết của Ngài trên Thánh Giá. Ngồi gần bục giảng là viên tù trưởng, ông chăm chú nghe lời nhà truyền giáo giảng. Khi ngài tả về việc Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá, viên tù trưởng bỗng đứng phắt dậy nói: Ngừng lại. Hãy đem Ngài xuống khỏi thánh giá! Tôi mới là người đáng phải đóng đinh trên đó, chứ không phải Ngài. Vị tù trưởng nghĩ rằng mình mới là tội nhân. Chúa Giêsu vô tội.
Tâm Niệm
Cánh đồng truyền giáo còn rộng mênh mông, mỗi người có bổn phận đóng góp phần của mình. Chúng ta không chối từ trách nhiệm và bổn phận làm nhân chứng cho Chúa. Chúng ta không thể bán cái cho một số người lo việc truyền giáo. Ai trong chúng ta cũng mong được chia sẻ niềm hạnh phúc ngày sau bên Chúa. Mỗi người hãy tự vấn lương tâm của mình. Tôi đã làm được gì cho sinh họat của Giáo Hội. Thật vậy, chúng ta đã được lãnh nhận vô vàn hồng ân qua Giáo Hội. Chúng ta tiếp tục chuyển đổi hồng ân của chúng ta tới những người anh chị em chung quanh. Ơn sủng của Chúa sẽ phát sinh dồi dào và mùa gặt bội thu đang chờ đón chúng ta.
Bronx, New York
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày Quốc Tế Di Dân, ĐTC nói: ''Chúa Giêsu là một người tị nạn''
Paul Bùi Nguyên Tâm
09:37 19/01/2011
VATICAN - (catholicreview.org) - Chúa Giêsu là một người tị nạn – đó là một thực tế cần được nhớ đến khi các xã hội hiện đại đối phó với các vấn đề di cư và nhập cư, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI nói.
"Di cư ngày nay đôi khi là tự nguyện và vào các thời điểm khác nhau, nhưng thật không may, thường bị bắt buộc bởi các cuộc chiến tranh hay khủng bố, hay trong điều kiện kịch tính. Từ khởi đầu của nó, các nhà thờ đã có một quan tâm đặc biệt đến những tình huống này”
"Cha mẹ của Chúa Giêsu đã phải chạy trốn khỏi đất của họ và lánh sang Ai Cập, để cứu con mình: Đấng Mê-si- a, con trai của Thiên Chúa, là một người tị nạn,"
Trong suốt nhiều thế kỷ, ĐTC nói, dân số Kitô hữu có ít lần tổn thất khi họ phải rời khỏi quê hương, đất nước mà họ và tổ tiên họ đã sống. Mặt khác, ĐTC cho biết, sự di cư tự nguyện của các Kitô hữu qua các thời đại đã gia tăng tính năng động truyền giáo của Giáo Hội và đảm bảo rằng các nhân chứng của đức tin đến được các vùng miền mới.
Đức Giáo Hoàng đã phát biểu tại Vatican vào ngày Quốc Tế Di Dân và Tị Nạn hôm Chúa Nhật ngày 16/01/2011. Cuối năm ngoái, Ngài đã đưa ra một thông báo về chủ đề của lễ kỷ niệm năm nay, đó là: "Chỉ có duy nhất một gia đình nhân loại." ĐTC nói rằng qua thông điệp này Ngài muốn nhấn mạnh rằng GH có một sự quan tâm đặc biệt đến công tác mục vụ di dân để tạo thành một gia đình nhân loại duy nhất đa dạng và phong phú nhưng không có một rào cản nào cả.
"Di cư ngày nay đôi khi là tự nguyện và vào các thời điểm khác nhau, nhưng thật không may, thường bị bắt buộc bởi các cuộc chiến tranh hay khủng bố, hay trong điều kiện kịch tính. Từ khởi đầu của nó, các nhà thờ đã có một quan tâm đặc biệt đến những tình huống này”
"Cha mẹ của Chúa Giêsu đã phải chạy trốn khỏi đất của họ và lánh sang Ai Cập, để cứu con mình: Đấng Mê-si- a, con trai của Thiên Chúa, là một người tị nạn,"
Trong suốt nhiều thế kỷ, ĐTC nói, dân số Kitô hữu có ít lần tổn thất khi họ phải rời khỏi quê hương, đất nước mà họ và tổ tiên họ đã sống. Mặt khác, ĐTC cho biết, sự di cư tự nguyện của các Kitô hữu qua các thời đại đã gia tăng tính năng động truyền giáo của Giáo Hội và đảm bảo rằng các nhân chứng của đức tin đến được các vùng miền mới.
Đức Giáo Hoàng đã phát biểu tại Vatican vào ngày Quốc Tế Di Dân và Tị Nạn hôm Chúa Nhật ngày 16/01/2011. Cuối năm ngoái, Ngài đã đưa ra một thông báo về chủ đề của lễ kỷ niệm năm nay, đó là: "Chỉ có duy nhất một gia đình nhân loại." ĐTC nói rằng qua thông điệp này Ngài muốn nhấn mạnh rằng GH có một sự quan tâm đặc biệt đến công tác mục vụ di dân để tạo thành một gia đình nhân loại duy nhất đa dạng và phong phú nhưng không có một rào cản nào cả.
Bửu huyết Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ được trưng bầy như một thánh tích trong một nhà thờ Ba Lan
Bùi Hữu Thư
13:01 19/01/2011
Krakow, Ba Lan, Ngày 19 tháng 1, 2011 (CNA). Một chiếc bình thủy tinh đựng máu của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ được trưng bầy như một thánh tích trong một thánh đường Ba Lan ngay sau khi ngài được phong chân phước.
Piotr Sionko, phát ngôn viên của Trung Tâm Gioan Phaolô II nói bình thuỷ tinh sẽ được bao bọc trong pha lê và được gắn vào bàn thờ của một thánh đường tại Krakow, theo bản tin của hãng thông tấn Associated Press.
Thánh đường này vẫn còn đang được xây cất và sẽ được khánh thành vài ngày sau khi phong chân phước Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ngày 1 tháng 5.
Máu ngài được rút ra để thử nghiệm ngay trước khi Đức Giáo Hoàng qua đời ngày 2 tháng 4, 2005. Hiện nay bình máu đang được Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Krakow và nguyên là thư ký của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lưu giữ.
Ông Sionko nói Đức Hồng Y đã đưa ra đề nghị dùng máu này làm thánh tích: “Ngài cho rằng đây là thánh tích quý báu nhất của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và phải là điều giáo hội chú tâm đặc biệt.”
Thánh đường này nằm trong khu vực Lagiewniki của thành phố Krakow, và là một phần của một trung tâm dành cho việc duy trì sự tưởng niệm Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và giáo huấn của ngài, vì ngài cũng là một cựu tổng giám mục tổng giáo phận Krakow.
Theo truyền thống Công Giáo, việc tôn kính các thánh tích là một thủ tục để công nhận sự lành thánh Chúa ban cho một vị thánh hay á thánh và để trông đợi việc phục sinh của các ngài.
Máu Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II không phải là một thánh tích đầu tiên thuộc loại này. Máu của Thánh Januarius được gìn giữ trong Nhà Thờ Chánh Tòa Napôli ở Ý và được làm cho hóa lỏng hàng năm vào ngày lễ kính ngài.
Piotr Sionko, phát ngôn viên của Trung Tâm Gioan Phaolô II nói bình thuỷ tinh sẽ được bao bọc trong pha lê và được gắn vào bàn thờ của một thánh đường tại Krakow, theo bản tin của hãng thông tấn Associated Press.
Thánh đường này vẫn còn đang được xây cất và sẽ được khánh thành vài ngày sau khi phong chân phước Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ngày 1 tháng 5.
Máu ngài được rút ra để thử nghiệm ngay trước khi Đức Giáo Hoàng qua đời ngày 2 tháng 4, 2005. Hiện nay bình máu đang được Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Krakow và nguyên là thư ký của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lưu giữ.
Ông Sionko nói Đức Hồng Y đã đưa ra đề nghị dùng máu này làm thánh tích: “Ngài cho rằng đây là thánh tích quý báu nhất của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và phải là điều giáo hội chú tâm đặc biệt.”
Thánh đường này nằm trong khu vực Lagiewniki của thành phố Krakow, và là một phần của một trung tâm dành cho việc duy trì sự tưởng niệm Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và giáo huấn của ngài, vì ngài cũng là một cựu tổng giám mục tổng giáo phận Krakow.
Theo truyền thống Công Giáo, việc tôn kính các thánh tích là một thủ tục để công nhận sự lành thánh Chúa ban cho một vị thánh hay á thánh và để trông đợi việc phục sinh của các ngài.
Máu Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II không phải là một thánh tích đầu tiên thuộc loại này. Máu của Thánh Januarius được gìn giữ trong Nhà Thờ Chánh Tòa Napôli ở Ý và được làm cho hóa lỏng hàng năm vào ngày lễ kính ngài.
ĐTC nói: Cộng đoàn kitô tiên khởi: mẫu gương sống hiệp nhất cho cho các kitô hữu bị chia rẽ ngày nay
Linh Tiến Khải
13:08 19/01/2011
Kiểu sống của cộng đoàn kitô tiên khởi ở Giêrusalem là mẫu gương sự hiệp nhất cho các tín hữu kitô bị chia rẽ ngày nay. Tuy bị ghi dấu bởi các khó khăn và các bấp bênh, nhưng lịch sử phong trào đại kết cũng là lịch sử của tình huynh đệ.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước 7.000 tín hữu và du khách hành hương trong buổi tiếp kiến tại đại thính đường Phaolo VI sáng thứ tư 19-1-2011.
Vì đang trong tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô nên Đức Thánh Cha đã nói về bổn phận này của mọi kitô hữu. Ngài nêu bật tầm quan trọng của việc cầu nguyện cho sự hiệp nhất như sau:
Thật là quan phòng sự kiện trên con đường xậy dựng sự hiệp nhất, lời cầu nguyện được đặt ở trung tâm: điều này một lần nữa nhắc nhớ chúng ta rằng sự hiệp nhất không phải là sản phẩm hoạt động của con người; nhưng trước hết nó là một ơn của Thiên Chúa, bao gồm việc lớn lên trong sự hiệp thông với Thiên Chúa Cha, Con và Thánh Thần. Công Đồng Chung Vaticăng II nói rằng: ”Các lời cầu nguyện chung này chắc chắn là một phương thế rất hữu hiệu để nài xin ơn hiệp nhất, và chúng là một biểu lộ đích thực của các mối dây qua đó các tin hữu công giáo hiệp nhất với các anh em đã tách rời: ”Bởi vì ở đâu có hai hay ba người tụ họp nhau nhân danh Thầy - Chúa nói - thì Thầy ở đó giữa họ” (Mt 18,20) (Sắc lệnh Unitatis Redintegratio, 8).
Đề tài chọn cho tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô năm nay là kinh nghiệm của cộng đoàn kitô tiên khởi Giêrusalem như miêu tả trong sách Công Vụ các Tông Đồ, chúng ta vừa nghe đọc: ”Họ kiên trì trong việc lắng nghe giáo huấn của các Tông Đồ và trong sự hiệp nhất huynh đệ, trong việc bẻ bánh và trong các lời cầu nguyện” (Cv 2,42).
Chúng ta phải chú ý rằng ngay từ lúc lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các người có ngôn ngữ và văn hóa khác nhau: điều đó có nghĩa là ngay từ đầu Giáo Hội ôm vào lòng các người thuộc nguồn gốc khác nhau, và chính từ các sự khác biệt đó Thần Khi tạo ra một thân thể duy nhất. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống ghi dấu việc rộng mở của Giao Ước của Thiên Chúa cho tất cả mọi thụ tạo, cho tất cả mọi dân tộc thuộc mọi thời đại, để toàn thụ tạo tiến bước về mục đích thật của mình là nơi ở của sự hiệp nhất và tình yêu thương.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: văn bản sách Công Vụ các Tông Đồ nói trên có 4 đặc tính định nghĩa cộng đoàn Giêrusalem tiên khởi, qua đó thánh Luca cống hiến cho chúng ta mẫu gương nền tảng cuộc sống của Giáo Hội thuộc mọi thời đại. Và Đức Thánh Cha đã nêu bật 4 đặc điểm đó như sau:
Đặc điểm thứ nhất, hiệp nhất và kiên trì trong việc lắng nghe giáo huấn của các Tông Đồ, rồi trong sự hiệp thông huynh đệ, trong việc bẻ bánh và trong các lời cầu nguyện. Bốn yếu tố này, cả ngày nay nữa, là các cột trụ cuộc sống của mọi cộng đoàn kitô, và chúng cũng tạo thành nền tảng vững chắc duy nhất giúp tiến tới trong việc kiếm tìm sự hiệp nhất hữu hình của Giáo Hội.
Trước hết là việc lắng nghe giáo huấn của các Tông Đồ, hay lắng nghe chứng tá của các vị đối với sứ mệnh, cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô. Đó là điều mà thánh Phaolô gọi là ”Tin Mừng”. Các kitô hữu tiên khởi đã nhận Tin Mừng từ miệng của các Tông Đồ, họ được hiệp nhất bởi việc lắng nghe và công bố Tin Mừng ấy; bởi vì Tin Mừng ”là quyền năng của Thiên Chúa cho sự cứu rỗi của bất cứ ai tin” (Rm 1,16). Cả ngày nay nữa, mọi cố gắng xây dựng sự hiệp nhất giữa tất cả mọi kitô hữu đều đi qua việc đào sâu sự trung thành với gia tài đức tin do các Tông Đồ truyền lại. Vững vàng trong đức tin là nền tảng sự hiệp thông của chúng ta, là nền tảng sự hiệp nhất kitô.
Đặc điểm thứ hai là sự hiệp thông huynh đệ. Vào thời cộng đoàn kitô tiên khởi cũng như ngày nay, đây là việc diễn tả dễ nhận ra nhất của sự hiệp nhất giữa các môn đệ Chúa, đặc biệt đối với thế giới bên ngoài. Sách Công Vụ cho biết các kitô hữu để mọi sự làm của chung, và ai có đất đai của cải thì đem bán đi để cho các người túng thiếu cũng được chia sẻ (x. Cv 2,44-45). Trong lịch sử Giáo Hội, việc chia sẻ của cải đó đã tìm ra các mô thức diễn tả luôn luôn mới mẻ. Một trong các cách thức đó là tương quan huynh đệ và bằng hữu được xây dựng giữa các kitô hữu thuộc các Giáo Hội Kitô khác nhau. Lịch sử của phong trào đại kết đã được ghi dấu bởi các khó khăn và các bấp bênh, nhưng cũng là một lịch sử của tình huynh đệ, sự cộng tác và chia sẻ nhân bản và tinh thần, Nó đã khiến cho các tương quan giữa các người tin nơi Chúa Giêsu thay đổi một cách ý nghĩa: tất cả chúng ta đều dấn thân trên con đường này.
Như vây yếu tố thứ hai là sự hiệp thông, trước hết là sự hiệp thông với Thiên Chúa qua đức tin; nhưng sự hiệp thông với Thiên Chúa tạo ra sự hiệp thông giữa chúng ta và cần được diễn tả ra một cách cụ thể như miêu tả trong sách Công Vụ, nghĩa là bằng việc chia sẻ. Không ai trong cộng đoàn kitô phải đói, phải sống nghèo: đó là một đòi buộc nền tảng. Sự hiệp thông với Thiên Chúa được thể hiện như sự hiệp thông huynh đệ, được diễn tả ra một cách cụ thể, trong dấn thân xã hội, trong tình bác ái kitô, trong công bằng.
Đặc điểm nòng cốt thứ ba trong cuộc sống cộng đoàn kitô Giêrusalem là việc bẻ bánh, trong đó chính Chúa hiện diện với hiến tế duy nhất của Thập Giá, trong việc hoàn toàn tự hiến chính mình cho sự sống của các bạn hữu Người: ”Đây là mình Thầy được hiến dâng làm của lễ vì các con... đây là chén máu Thầy... đổ ra cho các con”. ”Giáo Hội sống Thánh Thể. Sự thật này không chỉ diễn tả một kinh nghiệm thường ngày của đức tin, nhưng chứa đựng trong tổng hợp nhân tố của mầu nhiệm Giáo Hội” (Giovanni Paolo II, Enc. Ecclesia in Eucharistia, 1).
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Sự hiệp thông với hy tế của Chúa Kitô là tuyệt đỉnh sự kết hiệp của chúng ta với Thiên Chúa, và vì thế cũng diễn tả sự hiệp nhất tràn đầy, sự hiệp thông trọn vẹn của các môn đệ Chúa Kitô.
Trong tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa các tín hữu kitô này, thật đáng tiếc vì không thể cùng chia sẻ bàn tiệc thánh thể. Nó là dấu chỉ cho thấy chúng ta chưa thực hiện được sự hiệp nhất mà Chúa Kitô đã cầu nguyện cho. Kinh nghiệm đớn đau đó cũng trao ban một chiều kích sám hối cho lời cầu nguyện của chúng ta. Nó phải trở thành lý do của một dấn thân quảng đại hơn nữa từ tất cả mọi người, để cho các chướng ngại cản ngăn sự hiệp thông trọn vẹn được tháo gỡ, và đạt đến ngày, trong đó mọi kitô hữu có thể hiệp nhất chung quanh bàn tiệc của Chúa, và cùng nhau bẻ bánh thánh thể và uống cùng một chén.
Đặc điểm sau cùng là các lời cầu nguyện. Cầu nguyện đã luôn luôn là thái độ liên lỉ của các môn đệ Chúa Kitô, nó đồng hành với cuộc sống thường ngày của họ trong thái độ vâng theo ý của Thiên Chúa. Trong thư gửi tín hữu Thêxalônica thánh Phaolô khuyên họ như sau: ”Anh em hãy vui mừng luôn mãi, và hãy cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, vì đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu” (1 Tx 5, 16-18; x, Ep 6,18). Lời cầu nguyện kitô tham dự vào lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, là kinh nghiệm tuyệt diệu của tình con thảo, như lời Kinh Lậy Cha là lời cầu nguyện của gia đình... nói về Cha Chung. Vì vậy ở trong tư thế cầu nguyện cũng có nghĩa là rộng mở cho tình huynh đệ...
Rồi Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau:
Anh chị em thân mến, như là môn đệ của Chúa, chúng ta có một trách nhệm chung đối với thế giới, chúng ta phải cùng nhau phục vụ: như cộng đoàn kitô Giêrusalem tiên khởi, khởi hành từ những gì chúng ta đã cùng chia sẻ với nhau, chúng ta phải cống hiến một chứng tá mạnh mẽ, được xây dựng một cách thiêng liêng và được lý trí nâng đỡ, chứng tá về Thiên Chúa duy nhất, Đấng đã tự mặc khải và nói với chúng ta nơi Đức Kitô, để trở thành những người đem một sứ điệp hướng dẫn và soi sáng con đường của con người thời đại, thường không có các điểm quy chiếu rõ ràng và có giá trị. Vì thế, thật là điều quan trọng phải lớn lên trong tình yêu thương nhau mỗi ngày và dấn thân thắng vượt các hàng rào còn hiện hữu giữa các kitô hữu...
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài đặc biệt chào các thành viên hiệp hội ”Con cái trên thiên đàng: các cánh giữa trời và đất”, quy tụ các cha mẹ đã mất con cái, thường là trong các hoàn cảnh thê thảm. Ngài khích lệ họ đừng thất vọng và ngã qụy, nhưng biến khổ đau thành hy vọng như ”Mẹ Maria đứng dưới chân Thánh Giá”. Sau cùng Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước 7.000 tín hữu và du khách hành hương trong buổi tiếp kiến tại đại thính đường Phaolo VI sáng thứ tư 19-1-2011.
Vì đang trong tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô nên Đức Thánh Cha đã nói về bổn phận này của mọi kitô hữu. Ngài nêu bật tầm quan trọng của việc cầu nguyện cho sự hiệp nhất như sau:
Thật là quan phòng sự kiện trên con đường xậy dựng sự hiệp nhất, lời cầu nguyện được đặt ở trung tâm: điều này một lần nữa nhắc nhớ chúng ta rằng sự hiệp nhất không phải là sản phẩm hoạt động của con người; nhưng trước hết nó là một ơn của Thiên Chúa, bao gồm việc lớn lên trong sự hiệp thông với Thiên Chúa Cha, Con và Thánh Thần. Công Đồng Chung Vaticăng II nói rằng: ”Các lời cầu nguyện chung này chắc chắn là một phương thế rất hữu hiệu để nài xin ơn hiệp nhất, và chúng là một biểu lộ đích thực của các mối dây qua đó các tin hữu công giáo hiệp nhất với các anh em đã tách rời: ”Bởi vì ở đâu có hai hay ba người tụ họp nhau nhân danh Thầy - Chúa nói - thì Thầy ở đó giữa họ” (Mt 18,20) (Sắc lệnh Unitatis Redintegratio, 8).
Đề tài chọn cho tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô năm nay là kinh nghiệm của cộng đoàn kitô tiên khởi Giêrusalem như miêu tả trong sách Công Vụ các Tông Đồ, chúng ta vừa nghe đọc: ”Họ kiên trì trong việc lắng nghe giáo huấn của các Tông Đồ và trong sự hiệp nhất huynh đệ, trong việc bẻ bánh và trong các lời cầu nguyện” (Cv 2,42).
Chúng ta phải chú ý rằng ngay từ lúc lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các người có ngôn ngữ và văn hóa khác nhau: điều đó có nghĩa là ngay từ đầu Giáo Hội ôm vào lòng các người thuộc nguồn gốc khác nhau, và chính từ các sự khác biệt đó Thần Khi tạo ra một thân thể duy nhất. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống ghi dấu việc rộng mở của Giao Ước của Thiên Chúa cho tất cả mọi thụ tạo, cho tất cả mọi dân tộc thuộc mọi thời đại, để toàn thụ tạo tiến bước về mục đích thật của mình là nơi ở của sự hiệp nhất và tình yêu thương.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: văn bản sách Công Vụ các Tông Đồ nói trên có 4 đặc tính định nghĩa cộng đoàn Giêrusalem tiên khởi, qua đó thánh Luca cống hiến cho chúng ta mẫu gương nền tảng cuộc sống của Giáo Hội thuộc mọi thời đại. Và Đức Thánh Cha đã nêu bật 4 đặc điểm đó như sau:
Đặc điểm thứ nhất, hiệp nhất và kiên trì trong việc lắng nghe giáo huấn của các Tông Đồ, rồi trong sự hiệp thông huynh đệ, trong việc bẻ bánh và trong các lời cầu nguyện. Bốn yếu tố này, cả ngày nay nữa, là các cột trụ cuộc sống của mọi cộng đoàn kitô, và chúng cũng tạo thành nền tảng vững chắc duy nhất giúp tiến tới trong việc kiếm tìm sự hiệp nhất hữu hình của Giáo Hội.
Trước hết là việc lắng nghe giáo huấn của các Tông Đồ, hay lắng nghe chứng tá của các vị đối với sứ mệnh, cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô. Đó là điều mà thánh Phaolô gọi là ”Tin Mừng”. Các kitô hữu tiên khởi đã nhận Tin Mừng từ miệng của các Tông Đồ, họ được hiệp nhất bởi việc lắng nghe và công bố Tin Mừng ấy; bởi vì Tin Mừng ”là quyền năng của Thiên Chúa cho sự cứu rỗi của bất cứ ai tin” (Rm 1,16). Cả ngày nay nữa, mọi cố gắng xây dựng sự hiệp nhất giữa tất cả mọi kitô hữu đều đi qua việc đào sâu sự trung thành với gia tài đức tin do các Tông Đồ truyền lại. Vững vàng trong đức tin là nền tảng sự hiệp thông của chúng ta, là nền tảng sự hiệp nhất kitô.
Đặc điểm thứ hai là sự hiệp thông huynh đệ. Vào thời cộng đoàn kitô tiên khởi cũng như ngày nay, đây là việc diễn tả dễ nhận ra nhất của sự hiệp nhất giữa các môn đệ Chúa, đặc biệt đối với thế giới bên ngoài. Sách Công Vụ cho biết các kitô hữu để mọi sự làm của chung, và ai có đất đai của cải thì đem bán đi để cho các người túng thiếu cũng được chia sẻ (x. Cv 2,44-45). Trong lịch sử Giáo Hội, việc chia sẻ của cải đó đã tìm ra các mô thức diễn tả luôn luôn mới mẻ. Một trong các cách thức đó là tương quan huynh đệ và bằng hữu được xây dựng giữa các kitô hữu thuộc các Giáo Hội Kitô khác nhau. Lịch sử của phong trào đại kết đã được ghi dấu bởi các khó khăn và các bấp bênh, nhưng cũng là một lịch sử của tình huynh đệ, sự cộng tác và chia sẻ nhân bản và tinh thần, Nó đã khiến cho các tương quan giữa các người tin nơi Chúa Giêsu thay đổi một cách ý nghĩa: tất cả chúng ta đều dấn thân trên con đường này.
Như vây yếu tố thứ hai là sự hiệp thông, trước hết là sự hiệp thông với Thiên Chúa qua đức tin; nhưng sự hiệp thông với Thiên Chúa tạo ra sự hiệp thông giữa chúng ta và cần được diễn tả ra một cách cụ thể như miêu tả trong sách Công Vụ, nghĩa là bằng việc chia sẻ. Không ai trong cộng đoàn kitô phải đói, phải sống nghèo: đó là một đòi buộc nền tảng. Sự hiệp thông với Thiên Chúa được thể hiện như sự hiệp thông huynh đệ, được diễn tả ra một cách cụ thể, trong dấn thân xã hội, trong tình bác ái kitô, trong công bằng.
Đặc điểm nòng cốt thứ ba trong cuộc sống cộng đoàn kitô Giêrusalem là việc bẻ bánh, trong đó chính Chúa hiện diện với hiến tế duy nhất của Thập Giá, trong việc hoàn toàn tự hiến chính mình cho sự sống của các bạn hữu Người: ”Đây là mình Thầy được hiến dâng làm của lễ vì các con... đây là chén máu Thầy... đổ ra cho các con”. ”Giáo Hội sống Thánh Thể. Sự thật này không chỉ diễn tả một kinh nghiệm thường ngày của đức tin, nhưng chứa đựng trong tổng hợp nhân tố của mầu nhiệm Giáo Hội” (Giovanni Paolo II, Enc. Ecclesia in Eucharistia, 1).
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Sự hiệp thông với hy tế của Chúa Kitô là tuyệt đỉnh sự kết hiệp của chúng ta với Thiên Chúa, và vì thế cũng diễn tả sự hiệp nhất tràn đầy, sự hiệp thông trọn vẹn của các môn đệ Chúa Kitô.
Trong tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa các tín hữu kitô này, thật đáng tiếc vì không thể cùng chia sẻ bàn tiệc thánh thể. Nó là dấu chỉ cho thấy chúng ta chưa thực hiện được sự hiệp nhất mà Chúa Kitô đã cầu nguyện cho. Kinh nghiệm đớn đau đó cũng trao ban một chiều kích sám hối cho lời cầu nguyện của chúng ta. Nó phải trở thành lý do của một dấn thân quảng đại hơn nữa từ tất cả mọi người, để cho các chướng ngại cản ngăn sự hiệp thông trọn vẹn được tháo gỡ, và đạt đến ngày, trong đó mọi kitô hữu có thể hiệp nhất chung quanh bàn tiệc của Chúa, và cùng nhau bẻ bánh thánh thể và uống cùng một chén.
Đặc điểm sau cùng là các lời cầu nguyện. Cầu nguyện đã luôn luôn là thái độ liên lỉ của các môn đệ Chúa Kitô, nó đồng hành với cuộc sống thường ngày của họ trong thái độ vâng theo ý của Thiên Chúa. Trong thư gửi tín hữu Thêxalônica thánh Phaolô khuyên họ như sau: ”Anh em hãy vui mừng luôn mãi, và hãy cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, vì đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu” (1 Tx 5, 16-18; x, Ep 6,18). Lời cầu nguyện kitô tham dự vào lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, là kinh nghiệm tuyệt diệu của tình con thảo, như lời Kinh Lậy Cha là lời cầu nguyện của gia đình... nói về Cha Chung. Vì vậy ở trong tư thế cầu nguyện cũng có nghĩa là rộng mở cho tình huynh đệ...
Rồi Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau:
Anh chị em thân mến, như là môn đệ của Chúa, chúng ta có một trách nhệm chung đối với thế giới, chúng ta phải cùng nhau phục vụ: như cộng đoàn kitô Giêrusalem tiên khởi, khởi hành từ những gì chúng ta đã cùng chia sẻ với nhau, chúng ta phải cống hiến một chứng tá mạnh mẽ, được xây dựng một cách thiêng liêng và được lý trí nâng đỡ, chứng tá về Thiên Chúa duy nhất, Đấng đã tự mặc khải và nói với chúng ta nơi Đức Kitô, để trở thành những người đem một sứ điệp hướng dẫn và soi sáng con đường của con người thời đại, thường không có các điểm quy chiếu rõ ràng và có giá trị. Vì thế, thật là điều quan trọng phải lớn lên trong tình yêu thương nhau mỗi ngày và dấn thân thắng vượt các hàng rào còn hiện hữu giữa các kitô hữu...
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài đặc biệt chào các thành viên hiệp hội ”Con cái trên thiên đàng: các cánh giữa trời và đất”, quy tụ các cha mẹ đã mất con cái, thường là trong các hoàn cảnh thê thảm. Ngài khích lệ họ đừng thất vọng và ngã qụy, nhưng biến khổ đau thành hy vọng như ”Mẹ Maria đứng dưới chân Thánh Giá”. Sau cùng Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
HĐGM Hoa Kỳ hoan nghênh chính sách mới của TT Obama về Cuba
Paul Bùi Nguyên Tâm
23:39 19/01/2011
WASHINGTON (usccb.org), HĐGM Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) hoan nghênh chỉ thị mới của TT Obama mở rộng phạm vi cho phép đi du lịch tại Cuba và cho phép các gia đình gửi tiền vào Cuba.
"GM Mỹ chào đón chỉ thị của TT Obama cho phép và mở rộng mục đích và người dân đi du lịch đến Cuba và cho phép tất cả người Mỹ gửi hỗ trợ tài chính cho người dân Cuba", GM Howard J. Hubbard, New York, Chủ tịch Ủy ban USCCB Quốc tế về Công Lý và Hòa bình nói. "Những chính sách mới cần thiết là những bước khiêm tốn nhưng quan trọng đối với sự hy vọng của chúng tôi cho một mối quan hệ tốt hơn giữa nhân dân ta và nhân dân Cuba”.
Nhận xét của GM Hubbard đưa ra sau khi chính sách mới được công bố bởi một cấp cao của Nhà Trắng chính thức giải thích sự thay đổi. Nhà Trắng tạo ra những thay đổi này để ủng hộ một xã hội dân sự và năng động hơn để giúp nhân dân Cuba phụ thuộc ít hơn vào Nhà nước Cuba vào thời điểm nền kinh tế Cuba đang thay đổi.
Giáo hội Công giáo, cả ở Cuba và tại Hoa Kỳ, đã nhiều lần kêu gọi chấm dứt lệnh cấm vận hơn 50 năm qua mà đã ngăn chặn các cam kết giữa các dân tộc Cuba và Mỹ.
"Giáo hội nhìn thấy những thay đổi như là bước hữu ích, tích cực và quan trọng phía trước với mục tiêu lớn," Giám Mục Hubbard nói. "Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện rằng những biện pháp cần thiết để loại bỏ các hạn chế không cần thiết trên sẽ là một bước tiến tới việc hỗ trợ người dân Cuba đạt được tự do hơn, nhân quyền, và tự do tôn giáo. "
"GM Mỹ chào đón chỉ thị của TT Obama cho phép và mở rộng mục đích và người dân đi du lịch đến Cuba và cho phép tất cả người Mỹ gửi hỗ trợ tài chính cho người dân Cuba", GM Howard J. Hubbard, New York, Chủ tịch Ủy ban USCCB Quốc tế về Công Lý và Hòa bình nói. "Những chính sách mới cần thiết là những bước khiêm tốn nhưng quan trọng đối với sự hy vọng của chúng tôi cho một mối quan hệ tốt hơn giữa nhân dân ta và nhân dân Cuba”.
Nhận xét của GM Hubbard đưa ra sau khi chính sách mới được công bố bởi một cấp cao của Nhà Trắng chính thức giải thích sự thay đổi. Nhà Trắng tạo ra những thay đổi này để ủng hộ một xã hội dân sự và năng động hơn để giúp nhân dân Cuba phụ thuộc ít hơn vào Nhà nước Cuba vào thời điểm nền kinh tế Cuba đang thay đổi.
Giáo hội Công giáo, cả ở Cuba và tại Hoa Kỳ, đã nhiều lần kêu gọi chấm dứt lệnh cấm vận hơn 50 năm qua mà đã ngăn chặn các cam kết giữa các dân tộc Cuba và Mỹ.
"Giáo hội nhìn thấy những thay đổi như là bước hữu ích, tích cực và quan trọng phía trước với mục tiêu lớn," Giám Mục Hubbard nói. "Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện rằng những biện pháp cần thiết để loại bỏ các hạn chế không cần thiết trên sẽ là một bước tiến tới việc hỗ trợ người dân Cuba đạt được tự do hơn, nhân quyền, và tự do tôn giáo. "
Tòa thánh bổ nhiệm người Tin lành làm viện trưởng Viện khoa học
Kha Đông Anh
23:42 19/01/2011
Lần đầu tiên Tòa thánh bổ nhiệm một người Tin lành làm viện trưởng viện khoa học.
ĐGH Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm ông Werner Arber, một người Tin lành đoạt giải Nobel, làm viện trưởng Viện khoa học của Vatican, đây là lần đầu tiên một người ngoài Công giáo làm trưởng một cơ quan lâu đời nhiều thế kỷ.
Tòa thánh cho biết ông Werner Arber 81 tuổi, nhà vi sinh học người Thụy sĩ, kế vị ông Nicola Cabibbo, người Ý, đã qua đời hồi tháng 8/2010, đứng đầu Viện khoa học Giáo hoàng.
Theo I.Media, hãng thông tấn chuyên về thông tin tôn giáo, cho biết việc bổ nhiệm một người ngoài Công giáo làm viện trưởng là lần đầu tiên kể từ khi Viện được thành lập năm 1603.
Giáo sư Arber, dạy tại ĐH Basel, cùng lãnh giải Nobel về Sinh học hoặc Y học năm 1978 với Hamilton Smith và Daniel Nathans, đều là người Mỹ, vì đã phát hiện và ứng dụng việc hạn chế các enzyme. Ứng dụng việc hạn chế các enzyme là cơ chế chống nhiễm trùng, dẫn đến thay đổi phân tử gen.
GS Arber đã là thành viên Viện khoa học Vatican từ tháng 5/1981 và lo liệu ban giám đốc.
(Chuyển ngữ từ Patheos.com)
ĐGH Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm ông Werner Arber, một người Tin lành đoạt giải Nobel, làm viện trưởng Viện khoa học của Vatican, đây là lần đầu tiên một người ngoài Công giáo làm trưởng một cơ quan lâu đời nhiều thế kỷ.
Tòa thánh cho biết ông Werner Arber 81 tuổi, nhà vi sinh học người Thụy sĩ, kế vị ông Nicola Cabibbo, người Ý, đã qua đời hồi tháng 8/2010, đứng đầu Viện khoa học Giáo hoàng.
Theo I.Media, hãng thông tấn chuyên về thông tin tôn giáo, cho biết việc bổ nhiệm một người ngoài Công giáo làm viện trưởng là lần đầu tiên kể từ khi Viện được thành lập năm 1603.
Giáo sư Arber, dạy tại ĐH Basel, cùng lãnh giải Nobel về Sinh học hoặc Y học năm 1978 với Hamilton Smith và Daniel Nathans, đều là người Mỹ, vì đã phát hiện và ứng dụng việc hạn chế các enzyme. Ứng dụng việc hạn chế các enzyme là cơ chế chống nhiễm trùng, dẫn đến thay đổi phân tử gen.
GS Arber đã là thành viên Viện khoa học Vatican từ tháng 5/1981 và lo liệu ban giám đốc.
(Chuyển ngữ từ Patheos.com)
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II quan thầy của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2011
Bùi Hữu Thư
08:14 19/01/2011
ROME, Thứ Ba 18 tháng 1, 2011 (Le Monde vu Rome) - Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong giáo triều của ngài đã khởi sự các ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, đã được lựa chọn là quan thầy của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2011 tại Madrid sau khi việc phong chân phước của ngài được dự trù vào ngày 1 tháng 5 sắp tới.
Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về giáo dân tại Vatican, đặc trách tổ chức các Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, đã tuyên bố nguồn tin này vào ngày 14 tháng 1, trong nghị hội gồm trên 200 đaị biểu từ khắp nơi trên thế giới tụ tập tại Madrid để chuẩn bị cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sắp tới.
Đức Hồng Y người Ba Lan đã nhắc rằng Karol Wojtyla tự cho mình là “người bạn của giới trẻ,” và ngài đã bầy tỏ lòng hân hoan lớn lao “vì đã được công bố tin này trong nghị hội các đại biểu.”
Tất cả cử tọa hiện diện đã tiếp nhận lời tuyên bố này một lòng cảm xúc sâu xa và một tràng pháo tay thật lâu dài.
Đức Cha César Franco, phối trí viên tổng quát Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Madrid năm 2011 và là giám mục phụ tá của Tổng Giáo Phận thủ đô nước Tây Ban Nha, đã giải thích là Đức Gioan Phaolô II đã gia nhập danh sách các vị đại thánh Tây Ban Nha quan thầy của các Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới: Thánh Isidore Thợ Cầy, Thánh María de la Cabeza, Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Thánh I Nhã thành Loyola, Thánh Phanxicô Saverio, Thánh Gioan Thánh Giá, Thánh Gioan Avila, Thánh Rosa de Lima và Thánh Rafael Arnáiz.
Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về giáo dân tại Vatican, đặc trách tổ chức các Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, đã tuyên bố nguồn tin này vào ngày 14 tháng 1, trong nghị hội gồm trên 200 đaị biểu từ khắp nơi trên thế giới tụ tập tại Madrid để chuẩn bị cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sắp tới.
Đức Hồng Y người Ba Lan đã nhắc rằng Karol Wojtyla tự cho mình là “người bạn của giới trẻ,” và ngài đã bầy tỏ lòng hân hoan lớn lao “vì đã được công bố tin này trong nghị hội các đại biểu.”
Tất cả cử tọa hiện diện đã tiếp nhận lời tuyên bố này một lòng cảm xúc sâu xa và một tràng pháo tay thật lâu dài.
Đức Cha César Franco, phối trí viên tổng quát Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Madrid năm 2011 và là giám mục phụ tá của Tổng Giáo Phận thủ đô nước Tây Ban Nha, đã giải thích là Đức Gioan Phaolô II đã gia nhập danh sách các vị đại thánh Tây Ban Nha quan thầy của các Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới: Thánh Isidore Thợ Cầy, Thánh María de la Cabeza, Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Thánh I Nhã thành Loyola, Thánh Phanxicô Saverio, Thánh Gioan Thánh Giá, Thánh Gioan Avila, Thánh Rosa de Lima và Thánh Rafael Arnáiz.
Top Stories
Chine, Shaanxi: les autorités d’un district encouragent l’action de religieuses catholiques engagées dans la scolarisation d’enfants handicapés
Eglises d'Asie
09:28 19/01/2011
Tandis qu’à Wu Qiu, dans le Hebei, les autorités tentent de fermer l’orphelinat pour enfants handicapés fondé par l’évêque « clandestin » de Zhengding, Mgr Jia Zhiguo (1), un autre centre d’accueil pour enfants handicapés, situé celui-là à Fufeng, dans la province du Shaanxi, reçoit les encouragements des autorités locales, qui soulignent l’action bienfaisante des religieuses catholiques responsables de cet établissement.
Il y a quelques jours, dans le cadre de visites menées peu avant le Nouvel An lunaire, une délégation de responsables du district de Fufeng a rendu visite au « Centre Xinyue pour l’éducation spécialisée ». Fondé en 2005 dans la localité de Yingxi, le Centre Xinyue accueille aujourd’hui 130 enfants, âgés de 3 à 18 ans atteints de handicap mental. L’initiative en revient aux Sœurs franciscaines missionnaires du Sacré-Cœur, une congrégation religieuse fortement implantée dans le Shaanxi, ainsi qu’au Centre d’action sociale catholique du diocèse de Xi’an, capitale du Shaanxi.
A l’issue de sa visite, Gao Jun, chef de la délégation du district de Fufeng, s’est déclaré très positivement surpris de la qualité du travail réalisé auprès des enfants par les religieuses. Il a chaleureusement remercié les sœurs et le personnel soignant, louant leur dévouement désintéressé au service des enfants handicapés. Les autorités locales veilleront à apporter un plus large soutien à cette institution au cours de l’année à venir et le Centre Xinyue peut être pris pour modèle par les autres institutions sociales, a notamment déclaré le responsable politique.
Pour les Sœurs franciscaines missionnaires, cette reconnaissance des autorités locales est bienvenue. En effet, si l’Etat ne cache plus qu’il compte sur le secteur privé pour répondre aux besoins sociaux et éducatifs du pays, il prend soin de maintenir son monopole sur l’enseignement et toute initiative en ce domaine qui ne serait pas associée à un but lucratif est soigneusement encadrée, a fortiori lorsque cette initiative vient d’une structure religieuse. Les religieuses tiennent donc à rester discrètes, tout en se félicitant des bonnes relations qu’elles peuvent nouer avec l’administration locale.
L’engagement des franciscaines missionnaires du Shaanxi dans l’éducation des handicapés mentaux remonte à plus d’une vingtaine d’années (2). Au départ, des jardins d’enfants ont été ouverts puis des centres ont été développés pour accompagner ces enfants au fil des années. Les religieuses ont œuvré à ce que les enfants atteints de handicap, qui faisaient souvent l’objet d’ostracisme social et étaient gardés cachés à la maison par leurs parents, puissent être pris en charge par un personnel formé et compétent. Au Centre Xinyue, les enfants accueillis souffrent d’autisme, de trisomie 21, de paralysie cérébrale et d’autres handicaps mentaux. Par leur travail, les sœurs et le personnel soignant veillent à accompagner chacun au gré de son potentiel. A l’agence Ucanews (3), Sœur Tong Xiaoya explique que certains enfants, après plusieurs années passées au jardin d’enfants puis à l’école primaire où ils ont bénéficié d’une éducation spécialisée, ont pu rejoindre le système scolaire classique; d’autres ont pu acquérir une réelle autonomie et, pour certains, accéder à une activité rémunératrice. Le parent d’un garçon handicapé précise que, si son enfant a pu gagner confiance en lui, c’est grâce au travail effectué au centre; certaines de ses peintures ont été récemment exposées dans une exposition d’art. Pour ce parent, il est plutôt rassurant de voir que les autorités locales se félicitent de ce qui est réalisé au Centre Xinyue et déclarent vouloir contribuer au bien-être des handicapés.
La reconnaissance par les autorités de Fufeng du travail des religieuses est d’autant plus remarquable que le Centre Xinyue est situé sur le territoire du diocèse de Zhouzhi, ville située à 70 km au sud-ouest de Xi’an. Important diocèse du Shaanxi par le nombre de ses fidèles (60 000) et de ses prêtres (une cinquantaine), Zhouzhi a à sa tête un évêque reconnu par Rome mais non accepté par Pékin. Mgr Joseph Wu Qinjing a en effet été ordonné évêque en 2005 par Mgr Li Du’an, évêque de Xi’an (1987-2006), mais le Bureau des Affaires religieuses, qui avait un autre candidat pour le siège de Zhouzhi, n’a jamais accepté de reconnaître cette ordination épiscopale et, depuis, les autorités mènent la vie dure au jeune évêque, âgé de 42 ans. Les arrestations succèdent aux mises en résidence surveillée, sans oublier les violences physiques exercées sur la personne de l’évêque (4).
(1) Voir la dépêche diffusée le 14 janvier 2011 par Eglises d’Asie.
(2) Au sujet du travail des franciscaines missionnaires du Shaanxi auprès des enfants handicapés, voir EDA 402, 403
(3) Ucanews, 19 janvier 2011.
(4) A propos de Mgr Joseph Wu Qinjing, voir EDA 447, 448, 462, 503
(Source: Eglises d'Asie, 19 janvier 2011)
Il y a quelques jours, dans le cadre de visites menées peu avant le Nouvel An lunaire, une délégation de responsables du district de Fufeng a rendu visite au « Centre Xinyue pour l’éducation spécialisée ». Fondé en 2005 dans la localité de Yingxi, le Centre Xinyue accueille aujourd’hui 130 enfants, âgés de 3 à 18 ans atteints de handicap mental. L’initiative en revient aux Sœurs franciscaines missionnaires du Sacré-Cœur, une congrégation religieuse fortement implantée dans le Shaanxi, ainsi qu’au Centre d’action sociale catholique du diocèse de Xi’an, capitale du Shaanxi.
A l’issue de sa visite, Gao Jun, chef de la délégation du district de Fufeng, s’est déclaré très positivement surpris de la qualité du travail réalisé auprès des enfants par les religieuses. Il a chaleureusement remercié les sœurs et le personnel soignant, louant leur dévouement désintéressé au service des enfants handicapés. Les autorités locales veilleront à apporter un plus large soutien à cette institution au cours de l’année à venir et le Centre Xinyue peut être pris pour modèle par les autres institutions sociales, a notamment déclaré le responsable politique.
Pour les Sœurs franciscaines missionnaires, cette reconnaissance des autorités locales est bienvenue. En effet, si l’Etat ne cache plus qu’il compte sur le secteur privé pour répondre aux besoins sociaux et éducatifs du pays, il prend soin de maintenir son monopole sur l’enseignement et toute initiative en ce domaine qui ne serait pas associée à un but lucratif est soigneusement encadrée, a fortiori lorsque cette initiative vient d’une structure religieuse. Les religieuses tiennent donc à rester discrètes, tout en se félicitant des bonnes relations qu’elles peuvent nouer avec l’administration locale.
L’engagement des franciscaines missionnaires du Shaanxi dans l’éducation des handicapés mentaux remonte à plus d’une vingtaine d’années (2). Au départ, des jardins d’enfants ont été ouverts puis des centres ont été développés pour accompagner ces enfants au fil des années. Les religieuses ont œuvré à ce que les enfants atteints de handicap, qui faisaient souvent l’objet d’ostracisme social et étaient gardés cachés à la maison par leurs parents, puissent être pris en charge par un personnel formé et compétent. Au Centre Xinyue, les enfants accueillis souffrent d’autisme, de trisomie 21, de paralysie cérébrale et d’autres handicaps mentaux. Par leur travail, les sœurs et le personnel soignant veillent à accompagner chacun au gré de son potentiel. A l’agence Ucanews (3), Sœur Tong Xiaoya explique que certains enfants, après plusieurs années passées au jardin d’enfants puis à l’école primaire où ils ont bénéficié d’une éducation spécialisée, ont pu rejoindre le système scolaire classique; d’autres ont pu acquérir une réelle autonomie et, pour certains, accéder à une activité rémunératrice. Le parent d’un garçon handicapé précise que, si son enfant a pu gagner confiance en lui, c’est grâce au travail effectué au centre; certaines de ses peintures ont été récemment exposées dans une exposition d’art. Pour ce parent, il est plutôt rassurant de voir que les autorités locales se félicitent de ce qui est réalisé au Centre Xinyue et déclarent vouloir contribuer au bien-être des handicapés.
La reconnaissance par les autorités de Fufeng du travail des religieuses est d’autant plus remarquable que le Centre Xinyue est situé sur le territoire du diocèse de Zhouzhi, ville située à 70 km au sud-ouest de Xi’an. Important diocèse du Shaanxi par le nombre de ses fidèles (60 000) et de ses prêtres (une cinquantaine), Zhouzhi a à sa tête un évêque reconnu par Rome mais non accepté par Pékin. Mgr Joseph Wu Qinjing a en effet été ordonné évêque en 2005 par Mgr Li Du’an, évêque de Xi’an (1987-2006), mais le Bureau des Affaires religieuses, qui avait un autre candidat pour le siège de Zhouzhi, n’a jamais accepté de reconnaître cette ordination épiscopale et, depuis, les autorités mènent la vie dure au jeune évêque, âgé de 42 ans. Les arrestations succèdent aux mises en résidence surveillée, sans oublier les violences physiques exercées sur la personne de l’évêque (4).
(1) Voir la dépêche diffusée le 14 janvier 2011 par Eglises d’Asie.
(2) Au sujet du travail des franciscaines missionnaires du Shaanxi auprès des enfants handicapés, voir EDA 402, 403
(3) Ucanews, 19 janvier 2011.
(4) A propos de Mgr Joseph Wu Qinjing, voir EDA 447, 448, 462, 503
(Source: Eglises d'Asie, 19 janvier 2011)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh quan Don Bosco đến Việt Nam
Paul Bùi
09:36 19/01/2011
Vào lúc, 14g15 ngày 16/01/2011, chuyến bay chở Thánh quan Don Bosco từ Manila (Philippin) đã đáp xuống cảng hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sài Gòn). Sau đó, Thánh quan được di chuyển đến trụ sở Tỉnh dòng tại Xuân Hiệp (quận Thủ Đức, Sài Gòn) để bắt đầu chương trình Thánh du đến các cơ sở của Tỉnh dòng tại Việt Nam trong vòng từ ngày 16/01 đến ngày 01/02/2011.
Thánh quan Don Bosco là một hòm kính bên trong có chứa “Tượng thi thể” Don Bosco được làm bằng sợi thủy tinh trong tư thế nằm an nghỉ đúng với kích thước tượng thi thể Don Bosco hiện đang đặt tại Đền Thờ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu ở Torinto – Italia. Bên trong tượng thi thể có hộp đựng xương Thánh Don Bosco, đây là xương bàn tay phải của Thánh Gioan Bosco, bàn tay mà chính Don Bosco đã từng làm nhiều phép lạ. Thánh quan nặng 820kg. Lồng kính dài 2m53, rộng 1m08 và cao 1m32.
Ngoài ra, thánh quan còn có lồng kiếng để bảo vệ tượng Don Bosco để dân chúng có thể dễ dàng nhìn thấy khi kính viếng ngài. Hai bên hông thánh quan có dòng chữ: DA MIHI ANIMAS, CETERA TOLLE (Xin cho con các Linh hồn, còn những sự khác, xin Chúa cứ lấy đi). Còn ở đầu và cuối thánh quan, có hình các bạn trẻ và bản đồ thế giới Salêdiêng. Ở hai trụ Thánh Quan có số 1815 (năm sinh của Don Bosco) và 2015 (năm kỷ niệm 200 năm Sinh nhật Don Bosco). Ở giữa có vòng cung, như chiếc cầu nối hai thời điểm với nhau.
Ngày 01/02/2011, Thánh quan sẽ chuyển về Roma để bảo trì, chấm dứt thời gian thăm viếng vùng Đông Á.
Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng thiết lập tân giáo xứ Ngạn Sơn
Giuse Trần ngọc Huấn
09:41 19/01/2011
LẠNG SƠN - Vào hồi 17h00 chiều ngày thứ Tư, 19 tháng 01 năm 2011, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân đã chủ sự thánh lễ tạ ơn tại nhà thờ Ngạn Sơn, đặc biệt, hôm nay, ngài đã chính thức công bố việc thiết lập một giáo xứ mới của giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng – Giáo xứ Ngạn Sơn.
Xem hình ảnh
Ngạn Sơn từ trước đến nay được biết đến là một giáo họ trực thuộc giáo xứ Mỹ Sơn, nằm trong nội vi thành phố Lạng Sơn, cách Tòa Giám mục giáo phận khoảng 2km. So với các giáo xứ lớn trong giáo phận, Ngạn Sơn có số giáo dân khá khiêm tốn, chỉ khoảng 250 nhân danh, đa số sống quy tụ chung quanh ngôi nhà thờ nhỏ được có lịch sử từ năm 1920. Giáo họ nhận Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel làm bổn mạng.
Khi giáo họ Thánh Tâm tại thành phố Hà Giang chưa được thiết lập, Ngạn Sơn chính là giáo họ chính thức duy nhất của giáo phận truyền giáo Lạng Sơn Cao Bằng. Dù vậy, trong các sinh hoạt của giáo phận, cùng với các giáo xứ khác, giáo họ Ngạn Sơn luôn đồng hành và nhiệt tình tham gia.
Theo ông Giuse Phạm Văn Từ, là một vị trong Ban hành giáo cho biết: “Trong thời gian gần đây, được sự quan tâm của Bề trên giáo phận, của cha xứ và mọi thành phần Dân Chúa, giáo họ Ngạn Sơn đã có những bước phát triển mới, về niềm tin và đời sống đạo. Tại nhà thờ của giáo họ, các thánh lễ hay giờ kinh nguyện mỗi ngày luôn có khá đông người tham dự. Vào cuối năm ngoái (2010), giáo dân trong họ đã cùng nhau viết thỉnh nguyện thư, bày tỏ ước nguyện xin Bề trên giáo phận nâng lên thành một giáo xứ mới, đây là niềm mong đợi từ lâu của mọi người”.
Sau một thời gian suy xét và bàn hỏi, trong văn thư ký ngày 18 tháng 01 vừa qua, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, đã quyết định chuẩn nhận đơn của giáo dân giáo họ Ngạn Sơn, và chính thức công bố thiết lập tân giáo xứ Ngạn Sơn, được tách ra từ giáo xứ Mỹ Sơn và trực thuộc giáo hạt Lạng Sơn. Đây quả là một tin vui, không chỉ cách riêng cho mọi thành phần Dân Chúa trong giáo họ nhưng còn là niềm vui cho giáo phận truyền giáo miền biên giới này, nói lên một bước phát triển mới, một sự thăng tiến thật ý nghĩa.
Hôm nay, ngày 19 tháng 01 quả thực đã trở nên một ngày đáng nhớ, với giáo dân Ngạn Sơn và mọi người. Thánh lễ tạ ơn trọng thể đã được cử hành vào lúc 17h00 chiều do Đức cha Giuse chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có cha Tổng đại diện, cha Đại diện, quý cha quản hạt và hầu hết quý linh mục triều và dòng đang làm mục vụ tại giáo phận. Đông đảo quý nam nữ tu sỹ, chủng sinh, dự tu và bà con giáo dân đã tham dự thánh lễ. Ngoài ra còn có sự hiện diện để chia sẻ niềm vui của đại diện chính quyền các cấp từ tỉnh, thành phố, phường và khối.
Trước khi bước vào Thánh lễ, ông chủ tịch Hội đồng giáo xứ mới đã đọc lược sử về sự hình thành và phát triển của giáo xứ mới Ngạn Sơn. Từ những năm tháng sơ khai của lịch sử truyền giáo nơi miền đất Lạng Sơn – Cao Bằng này, người dân Ngạn Sơn cũng đã mau mắn đón nhận hạt giống Tin Mừng, để rồi ươm trồng và làm cho sinh hoa kết quả thật tốt đẹp như ngày hôm nay. Tuy chỉ là một giáo họ nhỏ bé, nhưng Ngạn Sơn cũng đồng hành và hòa mình vào dòng lịch sử vốn có thăng trầm của giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng. Nhờ ơn lành và sự quan phòng hồng phúc của Thiên Chúa, qua sự bầu cử của Tổng lãnh thiên thần Gabriel bổn mạng, giáo họ Ngạn Sơn ngày hôm nay đã bước sang một trang sử mới, một bước tiến mới để hòa nhập sâu rộng hơn vào mọi sinh hoạt của Giáo phận, cùng với những giáo xứ anh em khác.
Cha đại diện giám mục Giuse Nguyễn ngọc Thể đã long trọng tuyên đọc văn thư của Đức Giám mục Giáo phận quyết định thiết lập tân giáo xứ Ngạn Sơn. Cộng đồng dân Chúa vui mừng cảm tạ Chúa và tri ân Bề trên giáo phận.
Thánh lễ được cử hành trong ngôi nhà thờ nhỏ bé nhưng xinh xắn của giáo xứ mới hôm nay, chan chứa một bầu khí ấm cúng, thiêng thánh, chan chứa tình Chúa – tình người, với sự hiện diện đầy đủ của mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận, làm nên một hình ảnh Giáo hội địa phương thật sống động và đầy sức sống.
Khởi đi từ bài Tin Mừng trình thuật về biến cố Truyền Tin cho Đức Maria và khi Mẹ đi thăm bà Isave, Đức cha Giuse đã chia sẻ với cộng đoàn Phụng vụ về những ý nghĩa cao đẹp của sự gặp gỡ, của lời kinh Ngợi Khen và qua đó, quảng diễn về những ơn của Chúa, những dấu của Chúa in đậm trên miền đất truyền giáo Lạng Sơn Cao Bằng, cách riêng nơi giáo xứ mới Ngạn Sơn hôm nay.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Tổng đại diện Giuse Trần Đức Hạnh, cũng là cha quản nhiệm giáo xứ mới, đã bày tỏ tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, cám ơn Đức cha Giuse, quý Cha và mọi thành phần Dân Chúa về sự quan tâm, nâng đỡ, yêu thương và chia sẻ luôn dành cho giáo họ Ngạn Sơn.
Đại diện các khách mời, các giáo xứ, các đoàn thể và chính quyền đã lên tặng hoa chúc mừng tân giáo xứ Ngạn Sơn.
Đức cha Giuse trong bài huấn từ ngắn đã chúc mừng giáo xứ mới Ngạn Sơn, ngài cầu mong mọi thành phần Dân Chúa trong giáo xứ, giáo phận luôn gìn giữ và phát triển những giá trị Đức Tin, tình yêu thương và kiến tạo sự hiệp thông và mối dây liên đới.
Thánh lễ kết thúc với phép lành của Đức cha chủ sự. Sau đó, mọi người cùng quy tụ trong sân, vườn nhà xứ để chia sẻ niềm vui và chào thăm, chúc mừng giáo xứ mới.
Với việc thiết lập thêm giáo xứ mới Ngạn Sơn, giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng hiện nay có trên 6.500 với khoảng 12 giáo xứ chính và hai giáo họ là Thánh Tâm (Hà Giang) và Hạ Lũng (Đồng Đăng).
Xem hình ảnh
Ngạn Sơn từ trước đến nay được biết đến là một giáo họ trực thuộc giáo xứ Mỹ Sơn, nằm trong nội vi thành phố Lạng Sơn, cách Tòa Giám mục giáo phận khoảng 2km. So với các giáo xứ lớn trong giáo phận, Ngạn Sơn có số giáo dân khá khiêm tốn, chỉ khoảng 250 nhân danh, đa số sống quy tụ chung quanh ngôi nhà thờ nhỏ được có lịch sử từ năm 1920. Giáo họ nhận Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel làm bổn mạng.
Khi giáo họ Thánh Tâm tại thành phố Hà Giang chưa được thiết lập, Ngạn Sơn chính là giáo họ chính thức duy nhất của giáo phận truyền giáo Lạng Sơn Cao Bằng. Dù vậy, trong các sinh hoạt của giáo phận, cùng với các giáo xứ khác, giáo họ Ngạn Sơn luôn đồng hành và nhiệt tình tham gia.
Theo ông Giuse Phạm Văn Từ, là một vị trong Ban hành giáo cho biết: “Trong thời gian gần đây, được sự quan tâm của Bề trên giáo phận, của cha xứ và mọi thành phần Dân Chúa, giáo họ Ngạn Sơn đã có những bước phát triển mới, về niềm tin và đời sống đạo. Tại nhà thờ của giáo họ, các thánh lễ hay giờ kinh nguyện mỗi ngày luôn có khá đông người tham dự. Vào cuối năm ngoái (2010), giáo dân trong họ đã cùng nhau viết thỉnh nguyện thư, bày tỏ ước nguyện xin Bề trên giáo phận nâng lên thành một giáo xứ mới, đây là niềm mong đợi từ lâu của mọi người”.
Sau một thời gian suy xét và bàn hỏi, trong văn thư ký ngày 18 tháng 01 vừa qua, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, đã quyết định chuẩn nhận đơn của giáo dân giáo họ Ngạn Sơn, và chính thức công bố thiết lập tân giáo xứ Ngạn Sơn, được tách ra từ giáo xứ Mỹ Sơn và trực thuộc giáo hạt Lạng Sơn. Đây quả là một tin vui, không chỉ cách riêng cho mọi thành phần Dân Chúa trong giáo họ nhưng còn là niềm vui cho giáo phận truyền giáo miền biên giới này, nói lên một bước phát triển mới, một sự thăng tiến thật ý nghĩa.
Hôm nay, ngày 19 tháng 01 quả thực đã trở nên một ngày đáng nhớ, với giáo dân Ngạn Sơn và mọi người. Thánh lễ tạ ơn trọng thể đã được cử hành vào lúc 17h00 chiều do Đức cha Giuse chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có cha Tổng đại diện, cha Đại diện, quý cha quản hạt và hầu hết quý linh mục triều và dòng đang làm mục vụ tại giáo phận. Đông đảo quý nam nữ tu sỹ, chủng sinh, dự tu và bà con giáo dân đã tham dự thánh lễ. Ngoài ra còn có sự hiện diện để chia sẻ niềm vui của đại diện chính quyền các cấp từ tỉnh, thành phố, phường và khối.
Trước khi bước vào Thánh lễ, ông chủ tịch Hội đồng giáo xứ mới đã đọc lược sử về sự hình thành và phát triển của giáo xứ mới Ngạn Sơn. Từ những năm tháng sơ khai của lịch sử truyền giáo nơi miền đất Lạng Sơn – Cao Bằng này, người dân Ngạn Sơn cũng đã mau mắn đón nhận hạt giống Tin Mừng, để rồi ươm trồng và làm cho sinh hoa kết quả thật tốt đẹp như ngày hôm nay. Tuy chỉ là một giáo họ nhỏ bé, nhưng Ngạn Sơn cũng đồng hành và hòa mình vào dòng lịch sử vốn có thăng trầm của giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng. Nhờ ơn lành và sự quan phòng hồng phúc của Thiên Chúa, qua sự bầu cử của Tổng lãnh thiên thần Gabriel bổn mạng, giáo họ Ngạn Sơn ngày hôm nay đã bước sang một trang sử mới, một bước tiến mới để hòa nhập sâu rộng hơn vào mọi sinh hoạt của Giáo phận, cùng với những giáo xứ anh em khác.
Cha đại diện giám mục Giuse Nguyễn ngọc Thể đã long trọng tuyên đọc văn thư của Đức Giám mục Giáo phận quyết định thiết lập tân giáo xứ Ngạn Sơn. Cộng đồng dân Chúa vui mừng cảm tạ Chúa và tri ân Bề trên giáo phận.
Thánh lễ được cử hành trong ngôi nhà thờ nhỏ bé nhưng xinh xắn của giáo xứ mới hôm nay, chan chứa một bầu khí ấm cúng, thiêng thánh, chan chứa tình Chúa – tình người, với sự hiện diện đầy đủ của mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận, làm nên một hình ảnh Giáo hội địa phương thật sống động và đầy sức sống.
Khởi đi từ bài Tin Mừng trình thuật về biến cố Truyền Tin cho Đức Maria và khi Mẹ đi thăm bà Isave, Đức cha Giuse đã chia sẻ với cộng đoàn Phụng vụ về những ý nghĩa cao đẹp của sự gặp gỡ, của lời kinh Ngợi Khen và qua đó, quảng diễn về những ơn của Chúa, những dấu của Chúa in đậm trên miền đất truyền giáo Lạng Sơn Cao Bằng, cách riêng nơi giáo xứ mới Ngạn Sơn hôm nay.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Tổng đại diện Giuse Trần Đức Hạnh, cũng là cha quản nhiệm giáo xứ mới, đã bày tỏ tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, cám ơn Đức cha Giuse, quý Cha và mọi thành phần Dân Chúa về sự quan tâm, nâng đỡ, yêu thương và chia sẻ luôn dành cho giáo họ Ngạn Sơn.
Đại diện các khách mời, các giáo xứ, các đoàn thể và chính quyền đã lên tặng hoa chúc mừng tân giáo xứ Ngạn Sơn.
Đức cha Giuse trong bài huấn từ ngắn đã chúc mừng giáo xứ mới Ngạn Sơn, ngài cầu mong mọi thành phần Dân Chúa trong giáo xứ, giáo phận luôn gìn giữ và phát triển những giá trị Đức Tin, tình yêu thương và kiến tạo sự hiệp thông và mối dây liên đới.
Thánh lễ kết thúc với phép lành của Đức cha chủ sự. Sau đó, mọi người cùng quy tụ trong sân, vườn nhà xứ để chia sẻ niềm vui và chào thăm, chúc mừng giáo xứ mới.
Với việc thiết lập thêm giáo xứ mới Ngạn Sơn, giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng hiện nay có trên 6.500 với khoảng 12 giáo xứ chính và hai giáo họ là Thánh Tâm (Hà Giang) và Hạ Lũng (Đồng Đăng).
Chương trình họp mặt cuối năm 2010 Sinh Viên - Học Sinh Công Giáo Thanh Hoá
Phêrô Nguyễn Cao Vinh
12:04 19/01/2011
BAN MỤC VỤ GIỚI TRẺ - SINH VIÊN
.
Chủ đề: "HÃY YÊU NHƯ GIÊSU"
.
I. Thời gian và địa điểm:
1.Thời gian: Ngày 28/01/2011 (tức ngày 25/12/2010 âm lịch)
2. Địa điểm: Nhà thờ Giáo xứ Chính Tòa - Thanh Hóa.
3-.Thành phần tham dự:
Đức Cha giáo phận, Cha Tổng đại diện, quý Cha, quý Thầy, quý Sơ và các bạn Sinh viên - Học sinh cấp III trong giáo phận.
II.Mục đích:
Quy tụ Sinh viên - Học sinh cấp III Giáo phận Thanh Hóa đang học tập trên mọi miền đất nước để tổng kết một năm học tập - sống đạo và chúc tết Đức Cha giáo phận.
III. Diễn tiến: Từ 7h00’ – 17h00’.
SÁNG:
- 7h00 - 8h15: Đón tiếp và ghi danh.
- 8h15 - 8h45: Ổn định và khởi động tại lễ đài.
- 8h45 - Chào đón Đức Cha, quí Cha và quí khách.
- Giới thiệu thành phần tham dự.
- Diễu hành Sinh viên - Học sinh cấp III của 6 giáo hạt qua lễ đài.
- Vũ khúc “Mùa xuân ơi” (nhóm SVCG Thanh Hóa tại Sài Gòn).
- Chào mừng và chúc tết (đại diện nhóm SVCG Thanh Hóa tại Sài Gòn).
- Tâm tình của Đức Cha giáo phận.
- Vũ khúc: “Chúc mừng năm mới” (học sinh cấp III giáo xứ Vân Lung).
- Báo cáo tổng của Sinh viên - Học sinh cấp III (nhóm Sinh viên Thanh Hoá).
- Tiểu phẩm: “Táo quân” (nhóm SVCG Thanh Hóa tại Hà Nội).
- Múa: “Cây đa quán dốc” (nhóm SVCG Thanh Hóa tại Thanh Hoá).
- Phát biểu của Cha trưởng ban văn hoá.
- Tiết mục: “Nắng có còn xuân” (nhóm SVCG Thanh Hóa tại Thanh Hoá).
- Vũ điệu: “Hiphop” (học sinh cấp III giáo xứ Sầm Sơn).
- Lời phát biểu của vị đại diện phụ huynh.
- Tiết mục: “Mẹ ơi con đã vê” (nhóm Sinh viên Vinh).
- Vũ khúc: “Mời bạn cùng vô đây” (học sinh cấp III giáo xứ Ba Làng).
- “Liên khúc xuân” (nhóm SVCG Thanh Hóa tại Đà Nẵng).
- Kết thúc buổi sáng (MC: Cám ơn và hướng dẫn dùng cơm - nghỉ trưa).
CHIỀU:
- 13h00: Ổn định trong Nhà thờ.
- 13h15: Sám hối cộng đồng (Các Cha ngồi tòa, các bạn được hướng dẫn xưng tội....).
- 15h00: Tập hát cộng đồng.
- 15h30: Thánh lễ tạ ơn.
+ Bài cám ơn và chúc tết (nhóm SVCG Thanh Hóa tại Hà Nội).
+ Tặng hoa Đức Cha và quý Cha đồng tế.
- Ca khúc chia tay: “Hãy yêu như Giêsu”.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Mười cách đấu tranh chống lại tội ác căm thù
Jos. Tú Nạc, NMS
09:31 19/01/2011
VẬN ĐỘNG NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO
Vào tháng Một năm 2006 một thành phố ở Nam Phi đang chuẩn bị bầu một viên chức chính quyền địa Phương. Mỗi ứng cử viên đã đưa ra những bài quảng cáo trên những nhật báo và tạp chí, trên truyền thanh và truyền hình. Những bài quảng cáo nói về những ý kiến của các ứng cử viên. Một bài quảng cáo đã tạo ra một sự phản kháng mạnh mẽ từ cộng đồng.
Lời quảng cáo này đã xuất hiện trong một tờ báo địa phương. Nó thể hiện dưới hình thức của một lá thư viết cho những chủ gia đình trong một cộng đồng người Ấn Độ. Bức thư đó nói rằng những người Phi da đen không dược phép xây dựng nhà mới ở khu vực này. Bức thư này tuyên bố rằng giết người và cưỡng hiếp sẽ gia tăng trong cộng đồng nếu nếu người Phi da đen cũng sinh sống ở đó. Amichand Rajbansi là một trong những ứng cử viên của cuộc bầu cử này. Tên ông đã được ghi dưới bức thư này.
Ứng cử viên đối lập, Obed Mlaba, đã bị sốc bởi lá thư này. Ông đã công khai phát biểu chống đối lá thư này. Ông Mlaba đã nói những quan tâm của ông trước Ủy ban South African Human Rights Commission. Họ đã phổ biến lá thư này. Ông Rajbansi đã từ chối việc viết lá thư này. Ông đã tuyên bố một thành viên trong đảng chính trị của ông về những ý tưởng phân biệt chủng tộc này. Nhưng South African Human Rights Commission đã đề nghị ông Rajbansi chịu trách nhiệm về lá thư đó. Họ đề nghị ông phải xin lỗi tất cả - và ở những nơi công cộng.
Ông Mlaba và South African Human Rights Commission biết rằng những nhà lãnh đạo có phần quan trọng trong việc đấu tranh chống sự căm thù trong một cộng đồng. Họ có sức mạnh và ảnh hưởng đối với nhiều thành phần. Những nhà lãnh đạo phải nói trung thực và cởi mở về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Họ cũng phải có HÀNH ĐỘNG chống lại cự căm thù.
Lần này chúng ta đề cập tới cách thứ bẩy trong loạt mười cách chống lại tội ác căm thù: vận động những nhà lãnh đạo (lobby leaders)
Sự căm thù có đủ sức mạnh để hủy diệt con người và cộng đồng. Nên Tolerance. org đã đưa ra bản liệt kê mười cách chống lại tội ác căm thù.
Những nhà lãnh đạo tâm huyết và nhiệt thành thì họ có thể thực hiện tích cực để để chiến đấu chống lại tội ác căm thù. Trong thực tế, Tolerance nói rằng “việc chiến đấu chống lại sự căm thù cần những nhà lãnh đạo cộng đồng sẵn sàng giữ một vai trò hoạt động.” Những nhà lãnh đạo cộng đồng phải hành động. Họ phải dùng quyền lực của mình để chiến đấu chống lại sự căm thù. Họ phải là những tấm gương cho dân chúng noi theo.
Đôi khi hành động chống lại sự căm thù đối với các nhà lãnh đạo quả là khó. Một nhà lãnh đạo e sợ mất sự ủng hộ. Một nhà lãnh đạo có thể sợ bị mất việc. Hoặc, một nhà lãnh đạo không có mối quan hệ mật thiết với dân chúng mà mình lãnh đạo. Đó là lý do tại sao Tolerance. org cổ vũ người dân vận động những nhà lãnh đạo. Đó là, người dân có thể đến với nhau. Họ có thể chi phối và bày tỏ với những nhà lãnh đạo của mình. Sau đó những nhà lãnh đạo có thể dẫn dắt cộng đồng đi đến sự thay đổi hữu ích.
Vậy, làm thế nào để chi phối các nhà lãnh đạo của mình hướng tới sự thay đổi? Bạn có thể cổ vũ họ như thế nào đễ dẫn dắt đấu tranh chống lại sự căm thù? Bạn có thể làm thế nào để vận động những nhà lãnh đạo của mình?
Thứ nhất, Tolerance. org nói hãy hình thành những mối quan hệ với những nhà lãnh đạo cộng đồng của bạn. Những nhà lãnh đạo và cộng đồng gần gũi có thể trao đổi thông tin nhu cầu của mình hữu hiệu hơn.
Thứ hai, Bạn có thể hướng dẫn những nhà lãnh đạo cộng đồng của bạn về sự căm thù. Giúp họ hiểu được những nguyên nhân và hậu quả của sự căm thù. Những nhà lãnh đạo có thể không hiểu rằng sự căm thừ sẽ gây hậu quả đến mọi thành viên của một cộng đồng. Sự căm thù là một vấn đề phức tạp mang tính cộng đồng nghiêm trọng. Khi những nhà lãnh đạo biết những sự việc về lòng căm thù, tức khắc họ sẽ ngăn chặn nó.
Thứ ba, Tolerance. org nói hãy yêu cầu cảnh sát phản ứng trước những biến cố trên dựa vào sự căm thù hoặc tội ác căm thù một cách nhanh chóng và quyết liệt. Đó là việc làm quan trọng mà cảnh sát phải triệt để đầu tư cho những tội ác dựa vào sự căm thù. Phương tiện thông tin đại chúng địa phương như báo chí, truyền thanh và truyền hình thường xuyên đưa tin về những tội ác trong khu vực. Phương tiện truyền thông có thể trình bày cho dân chúng biết về những hậu quả của sự căm thù. Phương tiện truyền thông có thể cổ vũ những cộng đồng thừa nhận những người khác vô điều kiện, những người mà họ là ai hoặc những gì mà họ tin tưởng.
Thứ tư, mong những nhà lãnh đạo lên tiếng phản đối những biến cố dựa vào sự căm thù một cách mạnh mẽ và đại chúng khi chúng thực sự xảy ra. Những nhà lãnh đạo đại diện những nhóm đa số. Khi một nhà lãnh đạo lên tiếng phản đối chống lại sự căm thù, sẽ có tác dụng đến những người nghe. Và nó cũng chi phối đến người nghe khi lên tiếng cho sự nhượng bộ và chấp nhận. Sự nhượng bộ có nghĩa là thừa nhận những người mà không có vấn đề gì, những người mà họ là ai hoặc họ tin tưởng vào điều gì. Nó có nghĩa là tôn trọng sự bình đẳng của mọi người. Nếu một nhà lãnh đạo không lên tiếng phản đối chống lại sự căm thù. Điều đó đồng nghĩa đang gửi một thông điệp. Một thông điệp mà cộng đồng ấy chấp nhận sự căm thù.
Thứ năm, những nhà lãnh đạo phải nêu đích danh những vấn đề. Đôi khi điều nay cũng khó khăn để lên tiếng thẳng thắn và công khai về sự thù ghét. Những nhà lãnh đạo có thể cố gắng tránh sử dụng từ “căm thù.” Hoặc, họ có thể cố gắng để lẩn tránh những vấn đề phức tạp này. Nhưng sự trốn tranh về những vấn đề thuộc sự căm thù sẽ tạo cho những nạn nhân của tội ác căm thù cảm thấy không được sự ủng hộ. Một cộng đồng mà không có tính lương thiện sẽ trở nên chia rẽ. Nó trở nên đau khồ. Và nó cứ để cho sự căm thù tiếp diễn.
Cuối cùng, yêu cầu, hoặc vận động những nhà lãnh đạo của bạn hành động. Những nhà lãnh đạo trong một cộng đồng phải đăc biệt quan tâm tranh đấu chống lại sự căm thù. Yêu cầu những nhà lãnh đạo quan tâm bằng cách phát biểu về những sự kiện hào hợp và hòa giải. Yêu cầu họ tham dự những cuộc họp cộng đồng. Yêu cầu họ phải theo dõi bằng những phương thức lâu dài để giải quyết những vấn đề căm thù đó. Những nhà lãnh đạo tranh đấu chống lai sự căm thù sẽ có những cộng đồng mạnh hơn. Những nạn nhân trong cộng đồng của họ cảm thấy mình được ủng hộ. Toàn bộ cộng đồng sẽ cảm thấy an toàn hơn. Và họ biết cách để phản ứng trước nhưng biến cố dựa vào sự căm thù trong trong tương lai.
Đây là những phương cách hữu hiệu tác động đến những nhà lãnh đạo của bạn để cổ vũ sự nhượng bộ. Nhưng điều gì xảy đến khi một người lãnh đạo đưa ra ý kiến phân biệt chủng tộc? Điều gì xảy đến khi những ứng viên, cảnh sát, hoặc những nhà lãnh đạo cộng đồng cổ vũ sự căm thù thay vì nhượng bộ?
Tolerance. org tin tưởng rằng những thành viên cộng đồng cũng có sức mạnh để cổ vũ hoặc vận động những nhà lãnh đạo ở đây. Tolerance. org động viên những thành viên cộng đồng gây sức ép đối với những nhà lãnh đạo chất chứa sự căm thù. Họ nói bạn có thể tổ chức một nhóm người tin vào sự nhượng bộ. Cổ vũ họ viết thư tới những nhà lãnh đạo. Động viên nhóm của bạn tổ chức những sự kiện tập thể. Những người lãnh đạo cổ vũ sự căm thù hủy diệt cộng đồng. Hãy làm việc để giáo dục và truyền đạt thông tin đến những loại người lãnh đạo này trong cộng đồng của bạn. Giúp họ hiểu rằng người lãnh đạo cần phải quan tâm triệt để trong việc tranh đấu chống lại sự căm thù.
Vào tháng Một năm 2006 một thành phố ở Nam Phi đang chuẩn bị bầu một viên chức chính quyền địa Phương. Mỗi ứng cử viên đã đưa ra những bài quảng cáo trên những nhật báo và tạp chí, trên truyền thanh và truyền hình. Những bài quảng cáo nói về những ý kiến của các ứng cử viên. Một bài quảng cáo đã tạo ra một sự phản kháng mạnh mẽ từ cộng đồng.
Lời quảng cáo này đã xuất hiện trong một tờ báo địa phương. Nó thể hiện dưới hình thức của một lá thư viết cho những chủ gia đình trong một cộng đồng người Ấn Độ. Bức thư đó nói rằng những người Phi da đen không dược phép xây dựng nhà mới ở khu vực này. Bức thư này tuyên bố rằng giết người và cưỡng hiếp sẽ gia tăng trong cộng đồng nếu nếu người Phi da đen cũng sinh sống ở đó. Amichand Rajbansi là một trong những ứng cử viên của cuộc bầu cử này. Tên ông đã được ghi dưới bức thư này.
Ứng cử viên đối lập, Obed Mlaba, đã bị sốc bởi lá thư này. Ông đã công khai phát biểu chống đối lá thư này. Ông Mlaba đã nói những quan tâm của ông trước Ủy ban South African Human Rights Commission. Họ đã phổ biến lá thư này. Ông Rajbansi đã từ chối việc viết lá thư này. Ông đã tuyên bố một thành viên trong đảng chính trị của ông về những ý tưởng phân biệt chủng tộc này. Nhưng South African Human Rights Commission đã đề nghị ông Rajbansi chịu trách nhiệm về lá thư đó. Họ đề nghị ông phải xin lỗi tất cả - và ở những nơi công cộng.
Ông Mlaba và South African Human Rights Commission biết rằng những nhà lãnh đạo có phần quan trọng trong việc đấu tranh chống sự căm thù trong một cộng đồng. Họ có sức mạnh và ảnh hưởng đối với nhiều thành phần. Những nhà lãnh đạo phải nói trung thực và cởi mở về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Họ cũng phải có HÀNH ĐỘNG chống lại cự căm thù.
Lần này chúng ta đề cập tới cách thứ bẩy trong loạt mười cách chống lại tội ác căm thù: vận động những nhà lãnh đạo (lobby leaders)
Sự căm thù có đủ sức mạnh để hủy diệt con người và cộng đồng. Nên Tolerance. org đã đưa ra bản liệt kê mười cách chống lại tội ác căm thù.
Những nhà lãnh đạo tâm huyết và nhiệt thành thì họ có thể thực hiện tích cực để để chiến đấu chống lại tội ác căm thù. Trong thực tế, Tolerance nói rằng “việc chiến đấu chống lại sự căm thù cần những nhà lãnh đạo cộng đồng sẵn sàng giữ một vai trò hoạt động.” Những nhà lãnh đạo cộng đồng phải hành động. Họ phải dùng quyền lực của mình để chiến đấu chống lại sự căm thù. Họ phải là những tấm gương cho dân chúng noi theo.
Đôi khi hành động chống lại sự căm thù đối với các nhà lãnh đạo quả là khó. Một nhà lãnh đạo e sợ mất sự ủng hộ. Một nhà lãnh đạo có thể sợ bị mất việc. Hoặc, một nhà lãnh đạo không có mối quan hệ mật thiết với dân chúng mà mình lãnh đạo. Đó là lý do tại sao Tolerance. org cổ vũ người dân vận động những nhà lãnh đạo. Đó là, người dân có thể đến với nhau. Họ có thể chi phối và bày tỏ với những nhà lãnh đạo của mình. Sau đó những nhà lãnh đạo có thể dẫn dắt cộng đồng đi đến sự thay đổi hữu ích.
Vậy, làm thế nào để chi phối các nhà lãnh đạo của mình hướng tới sự thay đổi? Bạn có thể cổ vũ họ như thế nào đễ dẫn dắt đấu tranh chống lại sự căm thù? Bạn có thể làm thế nào để vận động những nhà lãnh đạo của mình?
Thứ nhất, Tolerance. org nói hãy hình thành những mối quan hệ với những nhà lãnh đạo cộng đồng của bạn. Những nhà lãnh đạo và cộng đồng gần gũi có thể trao đổi thông tin nhu cầu của mình hữu hiệu hơn.
Thứ hai, Bạn có thể hướng dẫn những nhà lãnh đạo cộng đồng của bạn về sự căm thù. Giúp họ hiểu được những nguyên nhân và hậu quả của sự căm thù. Những nhà lãnh đạo có thể không hiểu rằng sự căm thừ sẽ gây hậu quả đến mọi thành viên của một cộng đồng. Sự căm thù là một vấn đề phức tạp mang tính cộng đồng nghiêm trọng. Khi những nhà lãnh đạo biết những sự việc về lòng căm thù, tức khắc họ sẽ ngăn chặn nó.
Thứ ba, Tolerance. org nói hãy yêu cầu cảnh sát phản ứng trước những biến cố trên dựa vào sự căm thù hoặc tội ác căm thù một cách nhanh chóng và quyết liệt. Đó là việc làm quan trọng mà cảnh sát phải triệt để đầu tư cho những tội ác dựa vào sự căm thù. Phương tiện thông tin đại chúng địa phương như báo chí, truyền thanh và truyền hình thường xuyên đưa tin về những tội ác trong khu vực. Phương tiện truyền thông có thể trình bày cho dân chúng biết về những hậu quả của sự căm thù. Phương tiện truyền thông có thể cổ vũ những cộng đồng thừa nhận những người khác vô điều kiện, những người mà họ là ai hoặc những gì mà họ tin tưởng.
Thứ tư, mong những nhà lãnh đạo lên tiếng phản đối những biến cố dựa vào sự căm thù một cách mạnh mẽ và đại chúng khi chúng thực sự xảy ra. Những nhà lãnh đạo đại diện những nhóm đa số. Khi một nhà lãnh đạo lên tiếng phản đối chống lại sự căm thù, sẽ có tác dụng đến những người nghe. Và nó cũng chi phối đến người nghe khi lên tiếng cho sự nhượng bộ và chấp nhận. Sự nhượng bộ có nghĩa là thừa nhận những người mà không có vấn đề gì, những người mà họ là ai hoặc họ tin tưởng vào điều gì. Nó có nghĩa là tôn trọng sự bình đẳng của mọi người. Nếu một nhà lãnh đạo không lên tiếng phản đối chống lại sự căm thù. Điều đó đồng nghĩa đang gửi một thông điệp. Một thông điệp mà cộng đồng ấy chấp nhận sự căm thù.
Thứ năm, những nhà lãnh đạo phải nêu đích danh những vấn đề. Đôi khi điều nay cũng khó khăn để lên tiếng thẳng thắn và công khai về sự thù ghét. Những nhà lãnh đạo có thể cố gắng tránh sử dụng từ “căm thù.” Hoặc, họ có thể cố gắng để lẩn tránh những vấn đề phức tạp này. Nhưng sự trốn tranh về những vấn đề thuộc sự căm thù sẽ tạo cho những nạn nhân của tội ác căm thù cảm thấy không được sự ủng hộ. Một cộng đồng mà không có tính lương thiện sẽ trở nên chia rẽ. Nó trở nên đau khồ. Và nó cứ để cho sự căm thù tiếp diễn.
Cuối cùng, yêu cầu, hoặc vận động những nhà lãnh đạo của bạn hành động. Những nhà lãnh đạo trong một cộng đồng phải đăc biệt quan tâm tranh đấu chống lại sự căm thù. Yêu cầu những nhà lãnh đạo quan tâm bằng cách phát biểu về những sự kiện hào hợp và hòa giải. Yêu cầu họ tham dự những cuộc họp cộng đồng. Yêu cầu họ phải theo dõi bằng những phương thức lâu dài để giải quyết những vấn đề căm thù đó. Những nhà lãnh đạo tranh đấu chống lai sự căm thù sẽ có những cộng đồng mạnh hơn. Những nạn nhân trong cộng đồng của họ cảm thấy mình được ủng hộ. Toàn bộ cộng đồng sẽ cảm thấy an toàn hơn. Và họ biết cách để phản ứng trước nhưng biến cố dựa vào sự căm thù trong trong tương lai.
Đây là những phương cách hữu hiệu tác động đến những nhà lãnh đạo của bạn để cổ vũ sự nhượng bộ. Nhưng điều gì xảy đến khi một người lãnh đạo đưa ra ý kiến phân biệt chủng tộc? Điều gì xảy đến khi những ứng viên, cảnh sát, hoặc những nhà lãnh đạo cộng đồng cổ vũ sự căm thù thay vì nhượng bộ?
Tolerance. org tin tưởng rằng những thành viên cộng đồng cũng có sức mạnh để cổ vũ hoặc vận động những nhà lãnh đạo ở đây. Tolerance. org động viên những thành viên cộng đồng gây sức ép đối với những nhà lãnh đạo chất chứa sự căm thù. Họ nói bạn có thể tổ chức một nhóm người tin vào sự nhượng bộ. Cổ vũ họ viết thư tới những nhà lãnh đạo. Động viên nhóm của bạn tổ chức những sự kiện tập thể. Những người lãnh đạo cổ vũ sự căm thù hủy diệt cộng đồng. Hãy làm việc để giáo dục và truyền đạt thông tin đến những loại người lãnh đạo này trong cộng đồng của bạn. Giúp họ hiểu rằng người lãnh đạo cần phải quan tâm triệt để trong việc tranh đấu chống lại sự căm thù.
Tin Đáng Chú Ý
Kết quả thăm dò dư luận: 98% dân chúng chê tân Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng
Nhiều tác giả
10:18 19/01/2011
|LTS: Ngay sau khi đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng được bầu vào chức vụ Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Việt Nam, đài phát thanh BBC đã để cho độc giả phát biểu ý kiến về việc bầu cử vừa qua của đảng Cộng Sản và về con người tân Tổng Bí Thư. Trong suốt 69 ý kiến được độc giả phát biểu vào ngày đầu tiên, chỉ có 2 ý kiến là ca ngợi ông Nguyễn Phú Trọng, còn tất cả 67 ý kiến khác đều nghiêm khắc lên án đảng Cộng Sản Việt Nam và chê tư cách cá nhân ông Tổng Bí Thư. Xin công hiến bạn đọc kết quả cuộc trưng cầu dân ý của BBC được phát biểu qua các ý kiến dưới đây.
Thien quang, dong nai việt nam
Thực ra Tôi rất tin tưởng những ý kiến mà BBC đã đăng và mọi chuyện gần như trong dự đoán, rất cảm kích các bạn đã làm cho đất nước chúng tôi.Ở trong nước chẳng có 1 ý kiến báo đài nào dám bình luận, dự đoán những lảnh đạo mà đại hội sắp trúng cử như BBC đã làm.
Nhân vật TBT khóa XI này tôi thấy chẳng có gì tin tưởng về tài năng cho lắm, để lái đất nước đi lên.
-Văn bằng tiến sỉ có giá trị tới đâu?
-Suốt nhiệm kỳ chủ tịch QH chẳng làm trò trống vì cho dân nhờ so với Ông An
| Danh, Huế
Xin chúc mừng ô Nguyễn Phú Trọng tân tổng bí thư, mong ông sức khoe tốt để lãnh đạo đất nước VN trong giai đoạn hiện nay đồng thời mong ông luôn luôn sáng suốt nhìn xa trông rộng, luôn luôn có tư tưởng đổi mới, bỏ tính bảo thủ lâu nay có vậy mới lãnh đạo đất nước thành công trong công cuộc XD kinh tế và bảo vệ đất nước trước âm mưu rình rập thôn tính nước ta của các nước láng giềng
| Nguyễn Khánh Dư, Hà Nội
Chúc mừng TBT... đã có nhiều sự thay đổi cơ bản trong đại hôi đảng lần này... mong tổng Bí Thư hãy dồn toàn lực phát triển miền Bắc... hơn các TBT trước, vì đã để thủ tướng và chủ ticjg nước lấn át quá nhiều, tạo ra sự phát triển lệch lạc giữa 2 miền
HungAnh, Nga
Chúc mừng tân tổng bí thư và thành công của đại hội. Trước khi nhận xét về ai đó, mong mọi người hãy nhìn nhận một cách toàn diện và khách quan. Như thế mới phù hợp với khẩu hiệu "Dân chủ" mà suốt ngày các vị giao giảng, nếu không suốt đời các vị sẽ sống và suy nghĩ lệch lạc.
Nghe An, Nghe An
Tôi không tin lắm về Đảng Cộng Sản. Có thể đây chỉ là bước đệm để tiến lên TBCN thôi. Tôi hy vọng Việt Nam sẽ đi đúng con đường như các nước phát triển đi. Nếu không người dân sẽ phải khổ lâu dài.
Bút Tre trẻ
Đổi mới tư duy gọi khuy thành cúc.
trinhsam, haiphong
Xin chào quí vị
Mấy hôm nay nghe nói có ĐH Đảng và hôm nay có tân Tổng Bí thư.thế thì sao?có gì quan trọng đâu?mọi thứ vẫn vậy.vẫn kẹt xe,vẫn đánh vật với đời sống hàng ngày,vẫn ô nhiễm trầm trong..
Mọi thứ phục vụ đời sống hàng ngày cứ tăng giá vùn vụt,chẳng hiểu phát triển thế nào mà mỗi khi báo đài nói GDP tăng 6 - 7% thì lập tức giá cả tăng cả chuc%.,tôi chả biết gì nhưng phát triển thế này thì nguy cho dân nghèo chúng tôi quá xá,giá nhà đất đắt đến vô lí, kiểu này chết chẳng có chỗ chôn.
minh khoi, vinh phúc
Cá nhân tôi rất yên tâm khi ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư. Tôi thấy ông ấy là người yêu nước thương dân, xứng đáng là tấm gương cho mọi người noi theo.
Han hao Thanh, Hà Tĩnh
Tân Tổng BT, một con người già nua, lý thuyết giáo điều và bảo thủ chẳng có hy vọng gì cho tương lai. Buồn quá VN ơi!
Thăm nước nào trong cương vị mới? Sẽ là Lào và Trung Quốc.
Thăm TQ trước sẽ bị thiên hạ chê cười nên sẽ đệm một bước (vượt tường lửa) thăm Lào trước.
Ronny, Pistburgh
Nguyễn Phú Trọng là Tổng bí thư CSVN – Rồi, xong. Việt Nam sẽ trở thành 1 tỉnh tự trị thuộc Trung cộng không sớm thì chầy. Vua Hùng Vuơng sẽ gục mặt than khóc cho tổ quốc.
Không có nhiều bất ngờ. Tất nhiên không hy vọng có nhiều sự đổi mới. Người thuyền trưởng cần có một cái tâm sáng, một ý chí và bản lĩnh thép và có một tầm nhìn bao quát được các quy luật khách quan của thực tiễn để đưa ra những quyết định lớn làm thay đổi đất nước theo xu hướng tiến bộ phù hợp với quy luật khách quan của thực tế.
Dù sao vẫn mong ở ông Trọng lắng nghe được tiếng nói và suy nghĩ từ thực tiễn để có những quyết sách phù hợp với thực tế
Son Tung, Quang Ninh
Hy vọng ông Trọng là một người biết tự trọng, để không làm hổ thẹn đất nước Việt Nam đối với thế giới.
Để mỗi người dân Việt, khi được hỏi từ đâu đến, không phải nói dối quanh co, là người Trung Quốc.
Ngu Dan, HCM
Luật bất thành văn là Tổng bí thư phải là người từ vĩ tuyến 17 lại một lần nữa được áp dụng.
Tôi hi vọng TBT Nguyễn Phú Trọng có tầm nhìn sáng suốt khi vừa đưa đất nước tiến lên CNXH, vừa phải đương đầu với nước Trung Quốc đang hung hăng trên biển Đông.
Dân tộc sẽ không bao giờ tha thứ cho những kẻ bán nước và thần phục Trung Quốc.
Nguyễn Văn, Hồ Chí Minh
Bước đi trước tiên của TBT Nguyễn Phú Trọng là phải giả dạng thường dân để gặp các nhà đấu tranh cho dân chủ như vị vua trong truyện 'ngàn lẻ một đêm', để biết rõ ý dân như thế nào mà điều chỉnh quốc sách. Bước đi thứ hai là gặp các nhà lãnh đạo đảng CS LX Liên Xô để hỏi họ xem sự phán xét của Go ba chop về vị trí của đảng CS Liên Xô như vậy có oan không về năng lực chính trị của họ và bước đị thứ ba để nhìn kỹ chữ Cộng Hòa hay Dân Chủ để dùng hay cặp từ này đứng trước từ Xã Hội Chủ Nghĩa VN. OK
Nguyen Hien, VN
Khó khăn của Quê Hương thì phải sẻ chia. Thế mới là người biết Tổ Tiên. Đừng vì xúi dục mà mất đạo đức. Đảng CSVN thật tuyệt vời đối với dân tộc. Còn cá nhân vài người cầu toàn tìm sự tuyệt đối thì ngay trong gia đình họ cũng không có đâu.
Kim Anh, Dong nai
Nhìn qua 14 gương mặt BCT tôi thấy ông nào lên làm TBT cũng vậy. Nói chung đường lối chung mấy ổng đã thống nhất từ trước rồi (vẫn kiên định cách cai trị dân như hiện nay). ĐCS chỉ thay đổi khi hoàng cảnh, điều kiện khách quang bắt buộc và mục đích thay đổi của họ là để tiếp tục duy trì sự lãnh đạo chứ không phải thay đổi để vì dân vì nước (giống như ông ĐB nào đưa ra công thức đảng trường tồn). Những người thật sự yêu nước, trăn trở vì nước thì vô tù hoặc bị đẩy ra khỏi hệ thống đcs lâu rồi.
Đồng Tháp, VN
Cuối cùng mọi đồn đoán cũng thành hiện thực.Các "Ông vua tập thể" cũng sẽ chẳng có thay đổi cơ bản nào.".Lỗi hệ thống" sẽ kéo lê đất nước thêm 5 năm dài khốn nạn nữa.Các đóng góp ý kiến cho văn kiện đại hội 11 của 21 vị trí thức hàng đầu đã bị vứt sọt rác lại bị cho là đóng góp với "động cơ xấu,phản động".Đồng bào của tôi ơi! Hãy nói lên:CHANGE WE NEED!
MANSAIGON, SAIGON
Mình biết đảng cộng sản gồm những người thâm lam và lừa dối.
Là một công dân Việt nam. mình muốn có một sự đào thải họ đi. Mình sẳn sàng tham gia nếu có người khởi xướng. Hơn 40 năm sống tại Hà nội, mình quá hiểu toàn là tuyên truyền và lừa phỉnh dân Mình quý và tôn trọng luật sư Hà Vũ hơn. Ông ta trung thực và yêu nước hơn nhiều. Mình ghét các quan chức cộng sản.
Hà Sơn Bình, Hà nội
Mình vẫn còn nhớ một đống câu nói của tân Tổng bí thư ngày còn đóng vai CT QH do đảng chỉ định. Mong sao chúng còn được lưu giữ kỹ để sau này thầy cô cho học trò mổ xẽ. Có thể thế hệ sau mới khỏi theo vết xe đỗ của các trí tuệ lủng lổ.
Nói thật
Không tin ông này mà tin ông Sang thì cũng như xong. Nhân tài nước Nam đâu hết rồi?
Ông này là tiến sĩ của học thuyết Mac-Lênin nên vấn đề đổi mới là không xảy ra.Ông này cũng thuộc phe bảo thủ nên trong nhiệm kỳ này cũng không có gì thay đổi.Như vậy có nghĩa là nhân dân Việt Nam còn phải chờ đợi.
nguyễn Lan, quảng nam
Họp chưa xong, dân người ta đã biết trước kết quả rồi. "Ngượng với ngùng" mà chi nữa thưa TBT? Chức này chỉ để chưng làm kiểng trong đảng nhưng oái oăm là xã hội phải trả lương và những chuyến công du yết kiến đồng chí.
Móc
Một mặt là phát triễn kinh tế theo chiều hướng hiện đại tức là tư hữu và một mặt là quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong thực tế không có chuyện quá độ lên CNXH gì hết vì nếu như thế mọi người dân sẽ bị san bằng cùng làm cùng hưởng nhưng trong nhà bank của các cán bộ thì lại đầy ắp tiền đô. Cho nên mọi người sẽ phớt lờ cái vụ quá độ lên CNXH. Tiền đô sẽ nằm phía trên hết mọi phương diện từ xã hội, đạo đức, giáo dục, chính trị. Ai gom được nhiều thì thắng, không gom được thì thua. Đó là tương lai.
Minh Tran, Dallas, US
Bất cứ một ai trong 3600000 đảng viên CS được bầu làm tổng bí thư, thì nhân dân VN cũng lấy làm vui và "tự sướng".
chính thuận, hà tĩnh
Cuối cùng thì VŨ NHƯ CẪN thôi....kakaka tớ chuẩn bị đang ký quốc tịch của Tàu nhá....hahahahh Tiến sỹ...lý luận đảng thì làm gì được nhỉ....dân đen tớ cần cơm,rau,thịt cá chứ có cần đảng đâu.... ???
Nguyên, Việt nam
Chúc Tân Tổng Bí Thư sớm giác ngộ để ủng hộ phe diễn tiến hòa bình cho bàn dân thiên hạ nhìn đảng cs bằng con mắt đầy cảm tình.
Mẫn
Chuyến này mình thử bon chen ghi danh học CT trường đảng, khoa xây dựng đảng để trèo cao với thiên hạ xem sao. Bà xã nhắc. Chưa vô đảng thì có học TS chỉ trèo cao té đau. Thằng bạn chì chiết. Phải thâm niên đảng, công tác đảng nữa nghe cha.
Đùa chút chơi
Buồn thay cho công quỹ dân. Lại trả lương bí thở cho tân Tổng Bí Thư đảng bầu. Dân ta lại trớt quớt ngồi chơi xơi nước coi phường tuồng 5 năm tự biên tự diễn một lần.
Thằng Mõ
Có một chi tiết đáng chú ý. Khi ông Trương Tấn Sang thông báo danh sách BCT mới do BCH khóa XI bầu ra thì đứng đầu là TT S, NTD đứng thứ 4, NPT ứng thứ 9. Danh sách nầy rõ ràng là theo số phiếu đắc cử giảm dần. TBT cũng do BCH khóa mới bầu ra. Vậy tại sao có sự thay đổi nầy? Điều nầy khiến người ta nghĩ rằng rõ ràng có sự can thiệp từ TQ. Nếu không phải xin BCH khóa XI công khai giải thích.
Dũng Tiến, Chi Lăng Tịnh Biên An giang
Buồn. Một ông già hơi lẫn hoặc một siêu đóng kịch.
Mình là đảng viên và đã bỏ đảng 3 năm nay vì toàn là giả dối cả.
Việt nam chưa có quyền làm người cho công dân. Vẫn còn đảng chủ như Nguyễn Văn An nói.
Nguyễn Tấn Dũng thì khá hơn. Dân tộc này sẻ thụt lùi chừng nào có được dân chủ. Chỉ có người giàu ở Việt nam là sướng thôi, không phải đóng thuế thu nhập. Mình khi còn là đảng viên, kiếm 2 tỷ một năm mà đâu có ai biết. Chỉ có dân nghèo khổ thôi.
Nhật Hồng, Hòa Vang Đà nẵng
Cái nghề tiến sĩ trường đảng, chuyên ngành Xây dựng đảng đem qua TQ, Bắc Hàn, Cuba, Lào cho không thì được. Còn đem bán ở những nước khác mà có người mua hay thuê thì ở Campuchia đã khó bán rồi.
Cái gì "tinh hoa" XHCN thì đều đáng giá Xạo Hết Chỗ Nói.
Sự thật phủ phàng
Đại hội lần thứ 11 lại có thêm một cụ già mới, học vị và hàm vị thuộc tốp đầu. Tướng mạo người như ông làm sao đưa con tàu cập bến an toàn được? Cầm chịch quốc hội chưa mạnh dạn, còn duy ý chí,thử hỏi cương vị mới làm sao ông đảm đương được. Thuộc mẫu người tham lam thôi. Chúc ông vào hùa để tăng thêm tham nhũng.
lê
Xin chúc mừng gia đình họ hàng ông Nguyễn Phú Trọng. Xin chia buồn cùng nhân dân Việt Nam vẫn còn phải chịu "kiếp cộng sản độc tài toàn trị" dài dài.
Gorbachev
Ông TS chuyên ngành chính trị, môn xây dựng đảng! Nay tôi mới có hân hạnh biết rõ tiểu sử. Thảo nào mỗi lần ông ta phát biểu ở QH, cương vị CT tôi lại tự hỏi nhân tài VN đi đâu hết rồi. Bây giờ ông CT QH còn leo lên ghế cao hơn nữa. Xin chia buồn cho nhân tài yêu nước không yêu cnxh bị đảng tiếp tục cấm cửa.
[Good morning], Australia
Thì cũng y chang như những tiên đoán của cả thế giới này trước đây mấy tháng trước khi Đại Hội Đảng! Cái tin ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí Thư là do trong Đảng xì ra mà?
Tôi cam đoan 100% là ông ta sẽ đi Trung quốc trước! Tôi dám đánh cược cùng các bạn!
Hồ kiến Minh, HCMcity
Coi qua danh sách uv bộ chính trị thì thấy rồi đây quyền lực ở nước VN sẽ tập trung tới 99 % vào tay ông Dũng. một khi ông Hùng sẽ là chủ tịch QH. Vấn đề bây giờ là ông Trọng có đủ bản lĩnh để kiềm chế những thứ kiểu như đường sắt cao tốc hay bô xít hoặc như vina shin hay không.
nguyễn văn út, bình thạnh - tp hồ chí minh
Lãnh tụ mà ông Trọng ăn nói như "nhà quê" vậy! Sỡ dĩ ông chưa biết đi nước nào trước là ví ông biết chắc ông Hồ Cẩm Đào đang thăm Mỹ,có mặt ở Trung quốc đâu mà yết kiến?
Đỗ Hạ, Hà nội
Các chóp bu cuồng tín cs có vẻ rất hám cái liên từ " quá độ lên XHCN ", không đại hội nào không nhắc đến nó. Một kiểu thiên đường rao giảng như tôn giáo, vậy mà cũng lắm kẻ ngoái sái cả cổ trông theo. Lạ thật !
conhi, Sài Gòn - Việt Nam
Việc ông Phú Trọng làm Tổng hay không, không quan trọng,quan trọng là những người chịu trách nhiệm chính để thất thoát tài sản quốc gia đến 4 ngàn triệu US (4 tỉ), vẫn tiếp tục cầm lái cho thấy, 4 tỉ chỉ là con số lẻ, nếu người ta đang cố gắng thực hiện dự án tàu cao tốc có giá từ 50 tới 100 tỉ US.
Alibaba, Đức
Nhìn những nhà lãnh đạo Nam Hàn và Singapore. Ngẫm nghĩ lại cảm thấy buồn thê thảm cho đất nước mình. Ông Tổng bí Thư mới với học vị.... chẳng giống ai. Ông nắm trong tay vận mệnh của cả đất nước và 80 triệu dân. Vậy mà ông ăn nói cứ ngây ngô như một cậu bé tiểu học.
Nguyễn Việt Hùng, Fairfax
Vò mới rượu cũ chắc gì được thơm ngon, cũng rứa thôi!
yeu nuoc, hn
Lại thêm 5 năm nữa, tôi phải nhìn thấy ông Nguyễn Phú Trọng trên TV thật sao?
Cứu tôi với, HN
Nguyễn Phú Trọng ủng hộ chế độ công hữu, nhưng ông ta đã không đạt được mục đích vì đại hội đã bác bỏ. Điều này chứng tỏ ông ta là người giáo điều, bảo thủ. Tôi không tin tưởng ông ta. Không tin đảng cộng sản.
Quân, Hà Nội
Thật ra chúng ta không thể đánh giá 1 lãnh đạo bằng lời nói của người khác, mà phải đánh giá bằng cảm nhận của chính mình thông qua các hành động của người đó. Chúng ta hãy chờ xem những gì TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ làm được cho đất nước khi ông tại vị rồi hãy đánh giá.
NGƯỜI VIỆT NAM, ÚC
Kính thưa các đồng chí!
Đại hội lần này đã bầu được các Ủy viên BCT và Tổng bí thư như dự kiến.
Phương Khánh, Đà Nẵng
1-Cũng như ông Nguyễn Văn An, tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng xuất thân từ Quốc hội, nơi mà các vị Chủ tịch nhận ra tiếng nói NGƯỜI ĐẠI BIỂU CỦA LƯƠNG TRI bên trong người đại biểu của đảng. Đây là vị trí rất tốt để nhận ra các sai lầm của đảng.
Tiếng nói của ông Nguyễn Văn An sẽ ám ảnh ông Nguyễn Phú Trọng trong suốt nhiệm kỳ TBT của ông. Hảy cho rằng đó chỉ là một con én không làm nên mùa xuân nhưng nó có thể báo hiệu xuân đến.
Vân Nga, Việt Nam
2-Tôi chiêm nghiệm điều này dựa trên phương cách tổ chức phản biện tại Quốc hội của ông. Mặc dầu vào lúc cuối nhóm của ông Nguyễn Tấn Dũng tấn công ông ra mặt, thậm chí gay gắt một mất một còn.
Có người nói ông Nguyễn Tấn Dũng thực dụng. Phần tôi nghĩ khác, biết khác: Ông Dũng được “nhóm Lê Đức Thọ” chuẩn bị trước để tiếp tục vai trò một Lê Duẫn. Việc Đại hội chọn ông Trọng đồng nghĩa với đoạn tuyệt thế hệ Lê Đức Thọ.
Nếu ai biết chuyện hẳn biết Bác Hồ đau khổ thế nào với cặp đôi Thọ-Duẫn.
Vân Nga, Việt Nam
3-Tham vọng tối cao của ông Dũng sẽ không còn, càng cay đắng hơn khi đại hội xác định vai trò lãnh đạo Quân đội và Công an về tay Tổng bí thư chứ không phải Thủ tướng như ông Dũng lợi dụng đế bắt bớ những ai chống đối mình trong thời gian vừa qua.
Mất đi ý chí chiến đầu, người ta nghĩ đến một nhiệm kỳ thủ tướng tồi của ông Dũng nếu ông còn đảm nhiệm. Nhưng dầu sao Quân đội và Công an có được nhân tố mới để suy nghĩ, thay vì theo lệnh như những con thiêu thân.
Vân Nga, Việt Nam
4-Trước một nhiệm kỳ dài và có thể là chuyển biến cuối cùng để nước ta có một “diễn biến hòa bình” tiến tới dân chủ. Tôi cầu chúc cho ông Nguyễn Phú Trọng có đủ nghị lực để chống lại các xu hướng phản dân chủ, phản nhân dân.
Là người dân, chúng tôi sẽ không căn cứ vào lời ông đã nói, đang nói và sẽ nói. Bởi đó là sự khôn ngoan ông cần có giữa bầy lang sói. Chúng tôi nhìn vào việc làm sắp tới của ông, và bao giờ việc làm của ông không phản lại Tổ quốc, phản lại Nhân dân thì chúng tôi ủng hộ.
Vân Nga, Việt Nam
Tôi không hề và chưa bao giờ tin vào ông Nguyễn Phú Trọng cũng như ĐCS VN.
khai ngo, hanoi
Tiến sĩ: có tiến đến chữ sĩ hay không thì chưa biết nhưng chắc chắn dân tộc đã tụt hậu so với quốc gia khác rồi.
van tung, thi xã buôn hồ
Một trò hề tinh tế hơn!
Lê Văn Nin, Đà nẵng
Mình không hiểu Ông Nguyễn Phú Trọng là Giáo sư Tiến sỹ Chính trị học, chuyên ngành Xây dựng Đảng đang giảng dạy tại trường Đại học nào ? Trước khi được phong Giáo sư Tiến sỹ Chính trị học, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Ông học ở trường Đại học nào ? Nhờ BBC trả lời giúp !Tuy nhiên cũng xin chúc mừng Ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư vì Ông không phải là Giáo sư Tiến sỹ kinh tế !
ngokhenh
Tân Tổng NPT vẫn kiên trì đưa VN quá độ lên CSCN, nằm trong Liên bang Trung Hoa.
Thái An Huy, Long Xuyên
Mong rằng tân TBT sẽ có những biện pháp hữu hiệu để chỉnh đốn Đảng thực sự trong sạch vững mạnh!
Đỗ Hữu Tân, Hải Phòng
Chúc mừng 85 triệu dân việt ta có nhà lãnh đạo mới! Với học vị tiến sĩ tư tưởng Marx, Lê, Mao, Hồ.. Không bao lâu nữa cả thế giới đến Việt Nam học tập để tiến lên xã hội cộng sản khoa học. Chúc mừng !!!!
Anh Hai.
Thái Bình
Anh Hai, Thai Binh
Thế là kết thúc một kỳ đại hội.
Hơn 3 triệu 6 đảng viên cộng sản tiên phong có thể yên tâm hát ca khúc "đường vinh quang xây xác quân thù" (!!!)
Ngọn cờ cái búa cây liềm vẫn ngang nhiên đứng ngang cờ tổ quốc.
Và những bức tượng chim cánh cụt vẫn là nơi để chiêm ngưỡng.
Còn người dân trong nước vẫn phải nai lưng làm lụng để kiếm miếng ăn. Khẩu phần của họ hàng ngày bị cắt xén bởi những Vinashin, những tập đoàn lãnh đạo tham nhũng, và tiền lương vô tích sự cho các đảng viên cộng sản.
Vân Nga, Việt Nam
Xem ra được đấy:Thấy rõ xu thế đổi mới.Chậm mà rất chắc chắn.Tránh được thảm họa đổ vỡ gây ra bi kịch cho dân tộc.Các người ở bên ngoài cũng không nên la hét làm gì cho mệt.Thiên hạ đã định rồi.Hãy để cho nhân dân yên.
Xương, Hà Nam
Thực ra, ông nào cũng không quan trọng vì tất cả chỉ là bọn cơ hội thôi chứ chẳng vì dân vì nước đâu. Khi nào VN hết CS cầm quyền như Nga và Đông Âu thì ta mới đươc nhờ. Trước mắt tôi mong ông Trọng thăm Nga và ông Gorbachov trước thì hay.
Vũ Nguyên, Bình thuận
Ai lên thì dân tộc ta vẫn mất!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
HT, HN
Từ trước tới giờ chưa có Tổng bí thư đã trải qua công tác lập pháp như ông NP Trọng bởi thế có thể hy vọng Ban lãnh đạo mới sẽ ý tưởng cải cách hệ thống, dù chỉ là không nhiều nhưng sẽ là yếu tố kích thích cho đổi mới tư duy trong toàn Đảng. Họ lớn lên trong một xã hội hoàn toàn khác, và tư duy của họ là sản phẩm của xã hội đó (theo Biện chứng luận K.Marx). Xã hội đã đỏi thay, lịch sử đã sang trang cho nên đổi mới tư duy là nhu cầu, là đòi hỏi của thời đại để chính sách tương thích với cuộc sống
Hoàng Xuân Kiểm, Nghệ An, và Nga, Mát-xcow-va
Vừa đọc thấy học vị tiến sĩ, giáo sư tôi thấy mừng cho tương lai đất nước; đọc tiếp thấy chuyên ngành "xây dựng đảng" thấy chán nản hẳn. VN càng lúc càng đi ngược lại xu thế của loài người văn minh thôi...
Nguyễn Đức, Ho Chi Minh
Thực ra thì ông nào cũng như ông nào. Người có tâm có tầm khó mà xuất hiện trong thời điểm này. Chúc ông Trọng vững tay lái cho đất nước nhờ.
son, da nang
Tôi chỉ quan tâm ai là Thủ tướng, còn Tổng bí thư đâu có nhiều ảnh hưởng lắm đâu.
Ai đó trên diễn đàn này làm ơn giải thích sao người ta không bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) mà lại là ông Nguyễn Xuân Phúc (Quảng Nam) vào Bộ chính trị ? Ông Thanh là 1 người dám nghĩ, dám làm, rất cần trong thời buổi làm ăn kinh tế hiện nay.
Hung, Ha Noi
Mình cảm thấy không tin tưởng ông này lắm. Nếu ông Trương Tấn Sang lên thì có vẻ sẽ có những đột phá hơn.
Hieu Nguyen Chi, Saigon, Tan Binh
Bây giờ tinh hoa của dân tộc là tiến sỹ hẳn hoi nhé, chứ ko phải nông dân hay y tá nữa. Thế nên hi vọng Việt Nam có thay đổi theo chiều hướng tiến lên: -)
Phúc, Đan Mạch
Tôi rất vui và ngưỡng mộ vị Tân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trước kỳ Đại hội XI tôi đã thử tìm một nhân vật mà mình đặt niềm tin, tôi đã nghĩ tới ông. Với tôi: Ông là người đức độ, được đào tạo cơ bản và đủ độ chín để đảm nhiệm trọng trách của đất nước Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Xin được chúc mừng Tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng!
Nguyễn Hữu Mạnh, An Hải Bắc- Sơn Trà- Đà Nẵng
Chẳng có gì là mới lạ cả! TBT đương nhiên phải qua TQ để báo cáo đại hội vừa qua.
Hải hùng, VN
Cuối cùng thì mọi dự báo đã trở thành hiện thực. Tôi không kỳ vọng nhiều vào ông ta.
Nghệ An
Thien quang, dong nai việt nam
Thực ra Tôi rất tin tưởng những ý kiến mà BBC đã đăng và mọi chuyện gần như trong dự đoán, rất cảm kích các bạn đã làm cho đất nước chúng tôi.Ở trong nước chẳng có 1 ý kiến báo đài nào dám bình luận, dự đoán những lảnh đạo mà đại hội sắp trúng cử như BBC đã làm.
Nhân vật TBT khóa XI này tôi thấy chẳng có gì tin tưởng về tài năng cho lắm, để lái đất nước đi lên.
-Văn bằng tiến sỉ có giá trị tới đâu?
-Suốt nhiệm kỳ chủ tịch QH chẳng làm trò trống vì cho dân nhờ so với Ông An
| Danh, Huế
Xin chúc mừng ô Nguyễn Phú Trọng tân tổng bí thư, mong ông sức khoe tốt để lãnh đạo đất nước VN trong giai đoạn hiện nay đồng thời mong ông luôn luôn sáng suốt nhìn xa trông rộng, luôn luôn có tư tưởng đổi mới, bỏ tính bảo thủ lâu nay có vậy mới lãnh đạo đất nước thành công trong công cuộc XD kinh tế và bảo vệ đất nước trước âm mưu rình rập thôn tính nước ta của các nước láng giềng
| Nguyễn Khánh Dư, Hà Nội
Chúc mừng TBT... đã có nhiều sự thay đổi cơ bản trong đại hôi đảng lần này... mong tổng Bí Thư hãy dồn toàn lực phát triển miền Bắc... hơn các TBT trước, vì đã để thủ tướng và chủ ticjg nước lấn át quá nhiều, tạo ra sự phát triển lệch lạc giữa 2 miền
HungAnh, Nga
Chúc mừng tân tổng bí thư và thành công của đại hội. Trước khi nhận xét về ai đó, mong mọi người hãy nhìn nhận một cách toàn diện và khách quan. Như thế mới phù hợp với khẩu hiệu "Dân chủ" mà suốt ngày các vị giao giảng, nếu không suốt đời các vị sẽ sống và suy nghĩ lệch lạc.
Nghe An, Nghe An
Tôi không tin lắm về Đảng Cộng Sản. Có thể đây chỉ là bước đệm để tiến lên TBCN thôi. Tôi hy vọng Việt Nam sẽ đi đúng con đường như các nước phát triển đi. Nếu không người dân sẽ phải khổ lâu dài.
Bút Tre trẻ
Đổi mới tư duy gọi khuy thành cúc.
trinhsam, haiphong
Xin chào quí vị
Mấy hôm nay nghe nói có ĐH Đảng và hôm nay có tân Tổng Bí thư.thế thì sao?có gì quan trọng đâu?mọi thứ vẫn vậy.vẫn kẹt xe,vẫn đánh vật với đời sống hàng ngày,vẫn ô nhiễm trầm trong..
Mọi thứ phục vụ đời sống hàng ngày cứ tăng giá vùn vụt,chẳng hiểu phát triển thế nào mà mỗi khi báo đài nói GDP tăng 6 - 7% thì lập tức giá cả tăng cả chuc%.,tôi chả biết gì nhưng phát triển thế này thì nguy cho dân nghèo chúng tôi quá xá,giá nhà đất đắt đến vô lí, kiểu này chết chẳng có chỗ chôn.
minh khoi, vinh phúc
Cá nhân tôi rất yên tâm khi ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư. Tôi thấy ông ấy là người yêu nước thương dân, xứng đáng là tấm gương cho mọi người noi theo.
Han hao Thanh, Hà Tĩnh
Tân Tổng BT, một con người già nua, lý thuyết giáo điều và bảo thủ chẳng có hy vọng gì cho tương lai. Buồn quá VN ơi!
Thăm nước nào trong cương vị mới? Sẽ là Lào và Trung Quốc.
Thăm TQ trước sẽ bị thiên hạ chê cười nên sẽ đệm một bước (vượt tường lửa) thăm Lào trước.
Ronny, Pistburgh
Nguyễn Phú Trọng là Tổng bí thư CSVN – Rồi, xong. Việt Nam sẽ trở thành 1 tỉnh tự trị thuộc Trung cộng không sớm thì chầy. Vua Hùng Vuơng sẽ gục mặt than khóc cho tổ quốc.
Không có nhiều bất ngờ. Tất nhiên không hy vọng có nhiều sự đổi mới. Người thuyền trưởng cần có một cái tâm sáng, một ý chí và bản lĩnh thép và có một tầm nhìn bao quát được các quy luật khách quan của thực tiễn để đưa ra những quyết định lớn làm thay đổi đất nước theo xu hướng tiến bộ phù hợp với quy luật khách quan của thực tế.
Dù sao vẫn mong ở ông Trọng lắng nghe được tiếng nói và suy nghĩ từ thực tiễn để có những quyết sách phù hợp với thực tế
Son Tung, Quang Ninh
Hy vọng ông Trọng là một người biết tự trọng, để không làm hổ thẹn đất nước Việt Nam đối với thế giới.
Để mỗi người dân Việt, khi được hỏi từ đâu đến, không phải nói dối quanh co, là người Trung Quốc.
Ngu Dan, HCM
Luật bất thành văn là Tổng bí thư phải là người từ vĩ tuyến 17 lại một lần nữa được áp dụng.
Tôi hi vọng TBT Nguyễn Phú Trọng có tầm nhìn sáng suốt khi vừa đưa đất nước tiến lên CNXH, vừa phải đương đầu với nước Trung Quốc đang hung hăng trên biển Đông.
Dân tộc sẽ không bao giờ tha thứ cho những kẻ bán nước và thần phục Trung Quốc.
Nguyễn Văn, Hồ Chí Minh
Bước đi trước tiên của TBT Nguyễn Phú Trọng là phải giả dạng thường dân để gặp các nhà đấu tranh cho dân chủ như vị vua trong truyện 'ngàn lẻ một đêm', để biết rõ ý dân như thế nào mà điều chỉnh quốc sách. Bước đi thứ hai là gặp các nhà lãnh đạo đảng CS LX Liên Xô để hỏi họ xem sự phán xét của Go ba chop về vị trí của đảng CS Liên Xô như vậy có oan không về năng lực chính trị của họ và bước đị thứ ba để nhìn kỹ chữ Cộng Hòa hay Dân Chủ để dùng hay cặp từ này đứng trước từ Xã Hội Chủ Nghĩa VN. OK
Nguyen Hien, VN
Khó khăn của Quê Hương thì phải sẻ chia. Thế mới là người biết Tổ Tiên. Đừng vì xúi dục mà mất đạo đức. Đảng CSVN thật tuyệt vời đối với dân tộc. Còn cá nhân vài người cầu toàn tìm sự tuyệt đối thì ngay trong gia đình họ cũng không có đâu.
Kim Anh, Dong nai
Nhìn qua 14 gương mặt BCT tôi thấy ông nào lên làm TBT cũng vậy. Nói chung đường lối chung mấy ổng đã thống nhất từ trước rồi (vẫn kiên định cách cai trị dân như hiện nay). ĐCS chỉ thay đổi khi hoàng cảnh, điều kiện khách quang bắt buộc và mục đích thay đổi của họ là để tiếp tục duy trì sự lãnh đạo chứ không phải thay đổi để vì dân vì nước (giống như ông ĐB nào đưa ra công thức đảng trường tồn). Những người thật sự yêu nước, trăn trở vì nước thì vô tù hoặc bị đẩy ra khỏi hệ thống đcs lâu rồi.
Đồng Tháp, VN
Cuối cùng mọi đồn đoán cũng thành hiện thực.Các "Ông vua tập thể" cũng sẽ chẳng có thay đổi cơ bản nào.".Lỗi hệ thống" sẽ kéo lê đất nước thêm 5 năm dài khốn nạn nữa.Các đóng góp ý kiến cho văn kiện đại hội 11 của 21 vị trí thức hàng đầu đã bị vứt sọt rác lại bị cho là đóng góp với "động cơ xấu,phản động".Đồng bào của tôi ơi! Hãy nói lên:CHANGE WE NEED!
MANSAIGON, SAIGON
Mình biết đảng cộng sản gồm những người thâm lam và lừa dối.
Là một công dân Việt nam. mình muốn có một sự đào thải họ đi. Mình sẳn sàng tham gia nếu có người khởi xướng. Hơn 40 năm sống tại Hà nội, mình quá hiểu toàn là tuyên truyền và lừa phỉnh dân Mình quý và tôn trọng luật sư Hà Vũ hơn. Ông ta trung thực và yêu nước hơn nhiều. Mình ghét các quan chức cộng sản.
Hà Sơn Bình, Hà nội
Mình vẫn còn nhớ một đống câu nói của tân Tổng bí thư ngày còn đóng vai CT QH do đảng chỉ định. Mong sao chúng còn được lưu giữ kỹ để sau này thầy cô cho học trò mổ xẽ. Có thể thế hệ sau mới khỏi theo vết xe đỗ của các trí tuệ lủng lổ.
Nói thật
Không tin ông này mà tin ông Sang thì cũng như xong. Nhân tài nước Nam đâu hết rồi?
Ông này là tiến sĩ của học thuyết Mac-Lênin nên vấn đề đổi mới là không xảy ra.Ông này cũng thuộc phe bảo thủ nên trong nhiệm kỳ này cũng không có gì thay đổi.Như vậy có nghĩa là nhân dân Việt Nam còn phải chờ đợi.
nguyễn Lan, quảng nam
Họp chưa xong, dân người ta đã biết trước kết quả rồi. "Ngượng với ngùng" mà chi nữa thưa TBT? Chức này chỉ để chưng làm kiểng trong đảng nhưng oái oăm là xã hội phải trả lương và những chuyến công du yết kiến đồng chí.
Móc
Một mặt là phát triễn kinh tế theo chiều hướng hiện đại tức là tư hữu và một mặt là quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong thực tế không có chuyện quá độ lên CNXH gì hết vì nếu như thế mọi người dân sẽ bị san bằng cùng làm cùng hưởng nhưng trong nhà bank của các cán bộ thì lại đầy ắp tiền đô. Cho nên mọi người sẽ phớt lờ cái vụ quá độ lên CNXH. Tiền đô sẽ nằm phía trên hết mọi phương diện từ xã hội, đạo đức, giáo dục, chính trị. Ai gom được nhiều thì thắng, không gom được thì thua. Đó là tương lai.
Minh Tran, Dallas, US
Bất cứ một ai trong 3600000 đảng viên CS được bầu làm tổng bí thư, thì nhân dân VN cũng lấy làm vui và "tự sướng".
chính thuận, hà tĩnh
Cuối cùng thì VŨ NHƯ CẪN thôi....kakaka tớ chuẩn bị đang ký quốc tịch của Tàu nhá....hahahahh Tiến sỹ...lý luận đảng thì làm gì được nhỉ....dân đen tớ cần cơm,rau,thịt cá chứ có cần đảng đâu.... ???
Nguyên, Việt nam
Chúc Tân Tổng Bí Thư sớm giác ngộ để ủng hộ phe diễn tiến hòa bình cho bàn dân thiên hạ nhìn đảng cs bằng con mắt đầy cảm tình.
Mẫn
Chuyến này mình thử bon chen ghi danh học CT trường đảng, khoa xây dựng đảng để trèo cao với thiên hạ xem sao. Bà xã nhắc. Chưa vô đảng thì có học TS chỉ trèo cao té đau. Thằng bạn chì chiết. Phải thâm niên đảng, công tác đảng nữa nghe cha.
Đùa chút chơi
Buồn thay cho công quỹ dân. Lại trả lương bí thở cho tân Tổng Bí Thư đảng bầu. Dân ta lại trớt quớt ngồi chơi xơi nước coi phường tuồng 5 năm tự biên tự diễn một lần.
Thằng Mõ
Có một chi tiết đáng chú ý. Khi ông Trương Tấn Sang thông báo danh sách BCT mới do BCH khóa XI bầu ra thì đứng đầu là TT S, NTD đứng thứ 4, NPT ứng thứ 9. Danh sách nầy rõ ràng là theo số phiếu đắc cử giảm dần. TBT cũng do BCH khóa mới bầu ra. Vậy tại sao có sự thay đổi nầy? Điều nầy khiến người ta nghĩ rằng rõ ràng có sự can thiệp từ TQ. Nếu không phải xin BCH khóa XI công khai giải thích.
Dũng Tiến, Chi Lăng Tịnh Biên An giang
Buồn. Một ông già hơi lẫn hoặc một siêu đóng kịch.
Mình là đảng viên và đã bỏ đảng 3 năm nay vì toàn là giả dối cả.
Việt nam chưa có quyền làm người cho công dân. Vẫn còn đảng chủ như Nguyễn Văn An nói.
Nguyễn Tấn Dũng thì khá hơn. Dân tộc này sẻ thụt lùi chừng nào có được dân chủ. Chỉ có người giàu ở Việt nam là sướng thôi, không phải đóng thuế thu nhập. Mình khi còn là đảng viên, kiếm 2 tỷ một năm mà đâu có ai biết. Chỉ có dân nghèo khổ thôi.
Nhật Hồng, Hòa Vang Đà nẵng
Cái nghề tiến sĩ trường đảng, chuyên ngành Xây dựng đảng đem qua TQ, Bắc Hàn, Cuba, Lào cho không thì được. Còn đem bán ở những nước khác mà có người mua hay thuê thì ở Campuchia đã khó bán rồi.
Cái gì "tinh hoa" XHCN thì đều đáng giá Xạo Hết Chỗ Nói.
Sự thật phủ phàng
Đại hội lần thứ 11 lại có thêm một cụ già mới, học vị và hàm vị thuộc tốp đầu. Tướng mạo người như ông làm sao đưa con tàu cập bến an toàn được? Cầm chịch quốc hội chưa mạnh dạn, còn duy ý chí,thử hỏi cương vị mới làm sao ông đảm đương được. Thuộc mẫu người tham lam thôi. Chúc ông vào hùa để tăng thêm tham nhũng.
lê
Xin chúc mừng gia đình họ hàng ông Nguyễn Phú Trọng. Xin chia buồn cùng nhân dân Việt Nam vẫn còn phải chịu "kiếp cộng sản độc tài toàn trị" dài dài.
Gorbachev
Ông TS chuyên ngành chính trị, môn xây dựng đảng! Nay tôi mới có hân hạnh biết rõ tiểu sử. Thảo nào mỗi lần ông ta phát biểu ở QH, cương vị CT tôi lại tự hỏi nhân tài VN đi đâu hết rồi. Bây giờ ông CT QH còn leo lên ghế cao hơn nữa. Xin chia buồn cho nhân tài yêu nước không yêu cnxh bị đảng tiếp tục cấm cửa.
[Good morning], Australia
Thì cũng y chang như những tiên đoán của cả thế giới này trước đây mấy tháng trước khi Đại Hội Đảng! Cái tin ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí Thư là do trong Đảng xì ra mà?
Tôi cam đoan 100% là ông ta sẽ đi Trung quốc trước! Tôi dám đánh cược cùng các bạn!
Hồ kiến Minh, HCMcity
Coi qua danh sách uv bộ chính trị thì thấy rồi đây quyền lực ở nước VN sẽ tập trung tới 99 % vào tay ông Dũng. một khi ông Hùng sẽ là chủ tịch QH. Vấn đề bây giờ là ông Trọng có đủ bản lĩnh để kiềm chế những thứ kiểu như đường sắt cao tốc hay bô xít hoặc như vina shin hay không.
nguyễn văn út, bình thạnh - tp hồ chí minh
Lãnh tụ mà ông Trọng ăn nói như "nhà quê" vậy! Sỡ dĩ ông chưa biết đi nước nào trước là ví ông biết chắc ông Hồ Cẩm Đào đang thăm Mỹ,có mặt ở Trung quốc đâu mà yết kiến?
Đỗ Hạ, Hà nội
Các chóp bu cuồng tín cs có vẻ rất hám cái liên từ " quá độ lên XHCN ", không đại hội nào không nhắc đến nó. Một kiểu thiên đường rao giảng như tôn giáo, vậy mà cũng lắm kẻ ngoái sái cả cổ trông theo. Lạ thật !
conhi, Sài Gòn - Việt Nam
Việc ông Phú Trọng làm Tổng hay không, không quan trọng,quan trọng là những người chịu trách nhiệm chính để thất thoát tài sản quốc gia đến 4 ngàn triệu US (4 tỉ), vẫn tiếp tục cầm lái cho thấy, 4 tỉ chỉ là con số lẻ, nếu người ta đang cố gắng thực hiện dự án tàu cao tốc có giá từ 50 tới 100 tỉ US.
Alibaba, Đức
Nhìn những nhà lãnh đạo Nam Hàn và Singapore. Ngẫm nghĩ lại cảm thấy buồn thê thảm cho đất nước mình. Ông Tổng bí Thư mới với học vị.... chẳng giống ai. Ông nắm trong tay vận mệnh của cả đất nước và 80 triệu dân. Vậy mà ông ăn nói cứ ngây ngô như một cậu bé tiểu học.
Nguyễn Việt Hùng, Fairfax
Vò mới rượu cũ chắc gì được thơm ngon, cũng rứa thôi!
yeu nuoc, hn
Lại thêm 5 năm nữa, tôi phải nhìn thấy ông Nguyễn Phú Trọng trên TV thật sao?
Cứu tôi với, HN
Nguyễn Phú Trọng ủng hộ chế độ công hữu, nhưng ông ta đã không đạt được mục đích vì đại hội đã bác bỏ. Điều này chứng tỏ ông ta là người giáo điều, bảo thủ. Tôi không tin tưởng ông ta. Không tin đảng cộng sản.
Quân, Hà Nội
Thật ra chúng ta không thể đánh giá 1 lãnh đạo bằng lời nói của người khác, mà phải đánh giá bằng cảm nhận của chính mình thông qua các hành động của người đó. Chúng ta hãy chờ xem những gì TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ làm được cho đất nước khi ông tại vị rồi hãy đánh giá.
NGƯỜI VIỆT NAM, ÚC
Kính thưa các đồng chí!
Đại hội lần này đã bầu được các Ủy viên BCT và Tổng bí thư như dự kiến.
Phương Khánh, Đà Nẵng
1-Cũng như ông Nguyễn Văn An, tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng xuất thân từ Quốc hội, nơi mà các vị Chủ tịch nhận ra tiếng nói NGƯỜI ĐẠI BIỂU CỦA LƯƠNG TRI bên trong người đại biểu của đảng. Đây là vị trí rất tốt để nhận ra các sai lầm của đảng.
Tiếng nói của ông Nguyễn Văn An sẽ ám ảnh ông Nguyễn Phú Trọng trong suốt nhiệm kỳ TBT của ông. Hảy cho rằng đó chỉ là một con én không làm nên mùa xuân nhưng nó có thể báo hiệu xuân đến.
Vân Nga, Việt Nam
2-Tôi chiêm nghiệm điều này dựa trên phương cách tổ chức phản biện tại Quốc hội của ông. Mặc dầu vào lúc cuối nhóm của ông Nguyễn Tấn Dũng tấn công ông ra mặt, thậm chí gay gắt một mất một còn.
Có người nói ông Nguyễn Tấn Dũng thực dụng. Phần tôi nghĩ khác, biết khác: Ông Dũng được “nhóm Lê Đức Thọ” chuẩn bị trước để tiếp tục vai trò một Lê Duẫn. Việc Đại hội chọn ông Trọng đồng nghĩa với đoạn tuyệt thế hệ Lê Đức Thọ.
Nếu ai biết chuyện hẳn biết Bác Hồ đau khổ thế nào với cặp đôi Thọ-Duẫn.
Vân Nga, Việt Nam
3-Tham vọng tối cao của ông Dũng sẽ không còn, càng cay đắng hơn khi đại hội xác định vai trò lãnh đạo Quân đội và Công an về tay Tổng bí thư chứ không phải Thủ tướng như ông Dũng lợi dụng đế bắt bớ những ai chống đối mình trong thời gian vừa qua.
Mất đi ý chí chiến đầu, người ta nghĩ đến một nhiệm kỳ thủ tướng tồi của ông Dũng nếu ông còn đảm nhiệm. Nhưng dầu sao Quân đội và Công an có được nhân tố mới để suy nghĩ, thay vì theo lệnh như những con thiêu thân.
Vân Nga, Việt Nam
4-Trước một nhiệm kỳ dài và có thể là chuyển biến cuối cùng để nước ta có một “diễn biến hòa bình” tiến tới dân chủ. Tôi cầu chúc cho ông Nguyễn Phú Trọng có đủ nghị lực để chống lại các xu hướng phản dân chủ, phản nhân dân.
Là người dân, chúng tôi sẽ không căn cứ vào lời ông đã nói, đang nói và sẽ nói. Bởi đó là sự khôn ngoan ông cần có giữa bầy lang sói. Chúng tôi nhìn vào việc làm sắp tới của ông, và bao giờ việc làm của ông không phản lại Tổ quốc, phản lại Nhân dân thì chúng tôi ủng hộ.
Vân Nga, Việt Nam
Tôi không hề và chưa bao giờ tin vào ông Nguyễn Phú Trọng cũng như ĐCS VN.
khai ngo, hanoi
Tiến sĩ: có tiến đến chữ sĩ hay không thì chưa biết nhưng chắc chắn dân tộc đã tụt hậu so với quốc gia khác rồi.
van tung, thi xã buôn hồ
Một trò hề tinh tế hơn!
Lê Văn Nin, Đà nẵng
Mình không hiểu Ông Nguyễn Phú Trọng là Giáo sư Tiến sỹ Chính trị học, chuyên ngành Xây dựng Đảng đang giảng dạy tại trường Đại học nào ? Trước khi được phong Giáo sư Tiến sỹ Chính trị học, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Ông học ở trường Đại học nào ? Nhờ BBC trả lời giúp !Tuy nhiên cũng xin chúc mừng Ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư vì Ông không phải là Giáo sư Tiến sỹ kinh tế !
ngokhenh
Tân Tổng NPT vẫn kiên trì đưa VN quá độ lên CSCN, nằm trong Liên bang Trung Hoa.
Thái An Huy, Long Xuyên
Mong rằng tân TBT sẽ có những biện pháp hữu hiệu để chỉnh đốn Đảng thực sự trong sạch vững mạnh!
Đỗ Hữu Tân, Hải Phòng
Chúc mừng 85 triệu dân việt ta có nhà lãnh đạo mới! Với học vị tiến sĩ tư tưởng Marx, Lê, Mao, Hồ.. Không bao lâu nữa cả thế giới đến Việt Nam học tập để tiến lên xã hội cộng sản khoa học. Chúc mừng !!!!
Anh Hai.
Thái Bình
Anh Hai, Thai Binh
Thế là kết thúc một kỳ đại hội.
Hơn 3 triệu 6 đảng viên cộng sản tiên phong có thể yên tâm hát ca khúc "đường vinh quang xây xác quân thù" (!!!)
Ngọn cờ cái búa cây liềm vẫn ngang nhiên đứng ngang cờ tổ quốc.
Và những bức tượng chim cánh cụt vẫn là nơi để chiêm ngưỡng.
Còn người dân trong nước vẫn phải nai lưng làm lụng để kiếm miếng ăn. Khẩu phần của họ hàng ngày bị cắt xén bởi những Vinashin, những tập đoàn lãnh đạo tham nhũng, và tiền lương vô tích sự cho các đảng viên cộng sản.
Vân Nga, Việt Nam
Xem ra được đấy:Thấy rõ xu thế đổi mới.Chậm mà rất chắc chắn.Tránh được thảm họa đổ vỡ gây ra bi kịch cho dân tộc.Các người ở bên ngoài cũng không nên la hét làm gì cho mệt.Thiên hạ đã định rồi.Hãy để cho nhân dân yên.
Xương, Hà Nam
Thực ra, ông nào cũng không quan trọng vì tất cả chỉ là bọn cơ hội thôi chứ chẳng vì dân vì nước đâu. Khi nào VN hết CS cầm quyền như Nga và Đông Âu thì ta mới đươc nhờ. Trước mắt tôi mong ông Trọng thăm Nga và ông Gorbachov trước thì hay.
Vũ Nguyên, Bình thuận
Ai lên thì dân tộc ta vẫn mất!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
HT, HN
Từ trước tới giờ chưa có Tổng bí thư đã trải qua công tác lập pháp như ông NP Trọng bởi thế có thể hy vọng Ban lãnh đạo mới sẽ ý tưởng cải cách hệ thống, dù chỉ là không nhiều nhưng sẽ là yếu tố kích thích cho đổi mới tư duy trong toàn Đảng. Họ lớn lên trong một xã hội hoàn toàn khác, và tư duy của họ là sản phẩm của xã hội đó (theo Biện chứng luận K.Marx). Xã hội đã đỏi thay, lịch sử đã sang trang cho nên đổi mới tư duy là nhu cầu, là đòi hỏi của thời đại để chính sách tương thích với cuộc sống
Hoàng Xuân Kiểm, Nghệ An, và Nga, Mát-xcow-va
Vừa đọc thấy học vị tiến sĩ, giáo sư tôi thấy mừng cho tương lai đất nước; đọc tiếp thấy chuyên ngành "xây dựng đảng" thấy chán nản hẳn. VN càng lúc càng đi ngược lại xu thế của loài người văn minh thôi...
Nguyễn Đức, Ho Chi Minh
Thực ra thì ông nào cũng như ông nào. Người có tâm có tầm khó mà xuất hiện trong thời điểm này. Chúc ông Trọng vững tay lái cho đất nước nhờ.
son, da nang
Tôi chỉ quan tâm ai là Thủ tướng, còn Tổng bí thư đâu có nhiều ảnh hưởng lắm đâu.
Ai đó trên diễn đàn này làm ơn giải thích sao người ta không bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) mà lại là ông Nguyễn Xuân Phúc (Quảng Nam) vào Bộ chính trị ? Ông Thanh là 1 người dám nghĩ, dám làm, rất cần trong thời buổi làm ăn kinh tế hiện nay.
Hung, Ha Noi
Mình cảm thấy không tin tưởng ông này lắm. Nếu ông Trương Tấn Sang lên thì có vẻ sẽ có những đột phá hơn.
Hieu Nguyen Chi, Saigon, Tan Binh
Bây giờ tinh hoa của dân tộc là tiến sỹ hẳn hoi nhé, chứ ko phải nông dân hay y tá nữa. Thế nên hi vọng Việt Nam có thay đổi theo chiều hướng tiến lên: -)
Phúc, Đan Mạch
Tôi rất vui và ngưỡng mộ vị Tân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trước kỳ Đại hội XI tôi đã thử tìm một nhân vật mà mình đặt niềm tin, tôi đã nghĩ tới ông. Với tôi: Ông là người đức độ, được đào tạo cơ bản và đủ độ chín để đảm nhiệm trọng trách của đất nước Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Xin được chúc mừng Tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng!
Nguyễn Hữu Mạnh, An Hải Bắc- Sơn Trà- Đà Nẵng
Chẳng có gì là mới lạ cả! TBT đương nhiên phải qua TQ để báo cáo đại hội vừa qua.
Hải hùng, VN
Cuối cùng thì mọi dự báo đã trở thành hiện thực. Tôi không kỳ vọng nhiều vào ông ta.
Nghệ An
Văn Hóa
Ơn gọi đời con
Mic. Cao Danh Viện
10:33 19/01/2011
Từ thưở nào Chúa ơi!
Gọi con vào cuộc đời
Ân trao nguồn Ánh Sáng
Gieo con giữa trùng khơi
Từ thưở nào Chúa thương
Nắm tay con lên đường
Đặt con vào Thập Giá
Chung cuộc đời hành hương
Chúa biết con đơn hèn
Giữa cuộc trần chông chiêng
Ân ban Thần Chân Lý
Để thắng mọi oan khiên
Chúa chỉ muốn cho con
Việc bổn phận chu toàn
Lặng thầm trong Thánh Ý
Với ơn gọi làm con
Với ơn gọi làm con
Xin cho con vẹn tròn
Trong Cha tình Phụ Tử
Tình yêu con sắt son.
Gọi con vào cuộc đời
Ân trao nguồn Ánh Sáng
Gieo con giữa trùng khơi
Từ thưở nào Chúa thương
Nắm tay con lên đường
Đặt con vào Thập Giá
Chung cuộc đời hành hương
Chúa biết con đơn hèn
Giữa cuộc trần chông chiêng
Ân ban Thần Chân Lý
Để thắng mọi oan khiên
Chúa chỉ muốn cho con
Việc bổn phận chu toàn
Lặng thầm trong Thánh Ý
Với ơn gọi làm con
Với ơn gọi làm con
Xin cho con vẹn tròn
Trong Cha tình Phụ Tử
Tình yêu con sắt son.
Giờ cầu nguyện
Ngô xuân Tịnh, CVK
23:37 19/01/2011
Em dâng toàn bộ con tim
Để mời Chúa đến viếng thăm trong đời
Một mình Chúa thôi em ơi
Đừng làm như thể những người ghép tim (1)
Tim dâng cho Chuá lại thêm
Người và việc khác cũng nêm cứng vào
Hãy cho khoảng trống ngọt ngào
Linh hồn cầu nguyện đi vào với em
Trong làn gió nhẹ dịu êm
Không gian tĩnh lặng là em gặp Người
Lời Người sóng biển trùng khơi
Miên man tâm sự những lời ru êm
Suối ngàn nhẹ hát êm đềm
Trong rừng thông lặng màn đêm trăng mờ
Hồn em say đắm huyền mơ
Tình yêu mật ngọt những giờ ái ân
Lời Người nhắc bảo ân cần
Ủi an em nhẹ bước chân dòng đời
U buồn thổn thức đôi môi
Em tâm sự với những lời thở than
Lời yêu Người sẽ nồng nàn
Lau khô giọt lệ chứa chan tuôn trào
Muôn lời cảm tạ dâng cao
Hồng ân Người đổ dạt dào mưa sa
Thánh thi thánh vịnh thánh ca
Em luôn dùng để ngợi ca ơn Người
Phút giây cầu nguyện tuyệt vời
Siêng năng thực hiện cho đời ngát hương
Cuộc đời vốn dĩ vô thường
Hạnh phúc chen lẫn tai ương tháng ngày
Vững tin đừng để lung lay
Quan phòng Thiên Chúa tràn đầy trong em
Để cho mọi nẻo đường trân
Em luôn có Chúa bình an tâm hồn
Thi hành thánh ý vẹn toàn
Trong tay Thần Khí trao ban tràn đầy
Và tình yêu Mẹ ướp đầy
tình yêu mẫu tử ngất ngây dạt dào
Thiên đường trầ thế rì rào
Vọng vang vĩnh phúc trời cao thiên đàng
Cho niềm hy vọng thênh thang
Tin mừng cứu độ dễ dàng truyền rao
(1) Mượn ý của DHY FX Nguyễn văn Thuận
Để mời Chúa đến viếng thăm trong đời
Một mình Chúa thôi em ơi
Đừng làm như thể những người ghép tim (1)
Tim dâng cho Chuá lại thêm
Người và việc khác cũng nêm cứng vào
Hãy cho khoảng trống ngọt ngào
Linh hồn cầu nguyện đi vào với em
Trong làn gió nhẹ dịu êm
Không gian tĩnh lặng là em gặp Người
Lời Người sóng biển trùng khơi
Miên man tâm sự những lời ru êm
Suối ngàn nhẹ hát êm đềm
Trong rừng thông lặng màn đêm trăng mờ
Hồn em say đắm huyền mơ
Tình yêu mật ngọt những giờ ái ân
Lời Người nhắc bảo ân cần
Ủi an em nhẹ bước chân dòng đời
U buồn thổn thức đôi môi
Em tâm sự với những lời thở than
Lời yêu Người sẽ nồng nàn
Lau khô giọt lệ chứa chan tuôn trào
Muôn lời cảm tạ dâng cao
Hồng ân Người đổ dạt dào mưa sa
Thánh thi thánh vịnh thánh ca
Em luôn dùng để ngợi ca ơn Người
Phút giây cầu nguyện tuyệt vời
Siêng năng thực hiện cho đời ngát hương
Cuộc đời vốn dĩ vô thường
Hạnh phúc chen lẫn tai ương tháng ngày
Vững tin đừng để lung lay
Quan phòng Thiên Chúa tràn đầy trong em
Để cho mọi nẻo đường trân
Em luôn có Chúa bình an tâm hồn
Thi hành thánh ý vẹn toàn
Trong tay Thần Khí trao ban tràn đầy
Và tình yêu Mẹ ướp đầy
tình yêu mẫu tử ngất ngây dạt dào
Thiên đường trầ thế rì rào
Vọng vang vĩnh phúc trời cao thiên đàng
Cho niềm hy vọng thênh thang
Tin mừng cứu độ dễ dàng truyền rao
(1) Mượn ý của DHY FX Nguyễn văn Thuận
Thơ Mùa Xuân
Trâm Thiên Thu
23:58 19/01/2011
LẠNH XUÂN
Đất trời đang vào xuân
Nhưng khí lạnh giá buốt
Làm chết người và vật
Làm sao tết mừng vui?
Dân đã nghèo khổ rồi
Sao vẫn gặp đại hạn?
Đời dầm mưa giãi nắng
Xin thương xót, Chúa ơi!
Bao người buồn chơi vơi
Mất người và mất của
Âm thầm chịu nỗi khổ
Xin Chúa ban Hồng ân
Tết về mà lạnh xuân
Lạnh tinh thần, thể lý
Xin Chúa thương gìn giữ
Cho họ chút vui xuân
Chuẩn bị Xuân Tân Mão – 2011
TẾT NGUYỆN XUÂN CẦU
Mồng Một con cầu xin Chúa
Ban cho thế giới bình an
Thể lý cũng như tâm hồn
Kiên vững niềm Tin Cậy Mến
Mồng Hai thành tâm khấn nguyện
Xin cho mùa màng bội thu
Công ăn việc làm thuận hòa
An tâm không phải thao thức
Mồng Ba xin Chúa chúc phúc
Ban cho cha mẹ, ông bà
Luôn sống thánh thiện, an hòa
Vui cùng đàn con, lũ cháu
Nguyện xin Thiên Chúa nhân hậu
Thương cho các bậc tiền nhân
Đã khuất bóng nơi dương trần
Được về hưởng Tôn Nhan Chúa
Xuân Tân Mão – 2011
XUÂN VIỆT NAM
Đất nước vào Xuân, đất nước tôi
Quê hương rạo rực, Việt Nam ơi!
Canh Dần từ giã, Cọp lui bước
Tân Mão trở về, Mèo đến nơi
Mai, cúc đua nhau khoe sắc thắm
Trẻ, già nô nức đón Xuân vui
Gia đình sum họp mừng ngày Tết
Hạnh phúc giao thoa khắp đất trời
BÉ ĐẾM LỊCH
Bé đếm từng tờ lịch
Một, hai, ba, bốn, năm,…
Chữ số cứ lớn thêm
Nhưng lịch dần dần hết
Mong cho mau tới tết
Bé thấy lòng nôn nao
Mong mặc quần áo đẹp
Ăn bánh, mứt ngọt ngào
Bé quyết tâm học tập
Cố gắng ngoan hơn nè!
Để mừng tuổi ông, bà
Và chúc xuân cha, mẹ
Bé đếm từng tờ lịch
Hăm chín, rồi ba mươi
Bé lớn thêm một tuổi
Đẹp lắm, tuổi xuân ơi!
BÉ CHƠI LÒ CÒ
Chân cao, chân thấp
Bé chơi lò cò
Nhảy ngang, nhảy dọc
Nhảy vượt từng ô
Bé cười khoái chí
Tung hòn được nhà
Bây giờ được nghỉ
Không phải nhảy xa
Chân cao, chân thấp
Tiếp tục lò cò
Trò chơi vui thật
Hồn nhiên vô tư
NÊN MỘT
Chỉ có một Thiên Chúa
Chỉ có một Đức Tin
Chỉ có một Phép Rửa
Một Tấm Bánh cùng ăn
Đó là tình hiệp nhất
Như Cha, Con, Thánh Thần
Tình yêu không phân biệt
Cao, thấp hay sang, hèn
Nếu Thiên Chúa chấp tội
Ai được cứu độ đâu
Con người ai cũng xấu
Sao hoài chấp lách nhau?
Giáo hội là duy nhất
Mẹ thánh thiện, nhân hiền
Tình mệnh danh công giáo
Trước sau vẫn tông truyền
Xin Chúa giúp nên một
Hết tất cả chúng nhân
Dạy chúng con tha thứ
Như Lời Chúa dạy khuyên
Đất trời đang vào xuân
Nhưng khí lạnh giá buốt
Làm chết người và vật
Làm sao tết mừng vui?
Dân đã nghèo khổ rồi
Sao vẫn gặp đại hạn?
Đời dầm mưa giãi nắng
Xin thương xót, Chúa ơi!
Bao người buồn chơi vơi
Mất người và mất của
Âm thầm chịu nỗi khổ
Xin Chúa ban Hồng ân
Tết về mà lạnh xuân
Lạnh tinh thần, thể lý
Xin Chúa thương gìn giữ
Cho họ chút vui xuân
Chuẩn bị Xuân Tân Mão – 2011
TẾT NGUYỆN XUÂN CẦU
Mồng Một con cầu xin Chúa
Ban cho thế giới bình an
Thể lý cũng như tâm hồn
Kiên vững niềm Tin Cậy Mến
Mồng Hai thành tâm khấn nguyện
Xin cho mùa màng bội thu
Công ăn việc làm thuận hòa
An tâm không phải thao thức
Mồng Ba xin Chúa chúc phúc
Ban cho cha mẹ, ông bà
Luôn sống thánh thiện, an hòa
Vui cùng đàn con, lũ cháu
Nguyện xin Thiên Chúa nhân hậu
Thương cho các bậc tiền nhân
Đã khuất bóng nơi dương trần
Được về hưởng Tôn Nhan Chúa
Xuân Tân Mão – 2011
XUÂN VIỆT NAM
Đất nước vào Xuân, đất nước tôi
Quê hương rạo rực, Việt Nam ơi!
Canh Dần từ giã, Cọp lui bước
Tân Mão trở về, Mèo đến nơi
Mai, cúc đua nhau khoe sắc thắm
Trẻ, già nô nức đón Xuân vui
Gia đình sum họp mừng ngày Tết
Hạnh phúc giao thoa khắp đất trời
BÉ ĐẾM LỊCH
Bé đếm từng tờ lịch
Một, hai, ba, bốn, năm,…
Chữ số cứ lớn thêm
Nhưng lịch dần dần hết
Mong cho mau tới tết
Bé thấy lòng nôn nao
Mong mặc quần áo đẹp
Ăn bánh, mứt ngọt ngào
Bé quyết tâm học tập
Cố gắng ngoan hơn nè!
Để mừng tuổi ông, bà
Và chúc xuân cha, mẹ
Bé đếm từng tờ lịch
Hăm chín, rồi ba mươi
Bé lớn thêm một tuổi
Đẹp lắm, tuổi xuân ơi!
BÉ CHƠI LÒ CÒ
Chân cao, chân thấp
Bé chơi lò cò
Nhảy ngang, nhảy dọc
Nhảy vượt từng ô
Bé cười khoái chí
Tung hòn được nhà
Bây giờ được nghỉ
Không phải nhảy xa
Chân cao, chân thấp
Tiếp tục lò cò
Trò chơi vui thật
Hồn nhiên vô tư
NÊN MỘT
Chỉ có một Thiên Chúa
Chỉ có một Đức Tin
Chỉ có một Phép Rửa
Một Tấm Bánh cùng ăn
Đó là tình hiệp nhất
Như Cha, Con, Thánh Thần
Tình yêu không phân biệt
Cao, thấp hay sang, hèn
Nếu Thiên Chúa chấp tội
Ai được cứu độ đâu
Con người ai cũng xấu
Sao hoài chấp lách nhau?
Giáo hội là duy nhất
Mẹ thánh thiện, nhân hiền
Tình mệnh danh công giáo
Trước sau vẫn tông truyền
Xin Chúa giúp nên một
Hết tất cả chúng nhân
Dạy chúng con tha thứ
Như Lời Chúa dạy khuyên
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mưa Đêm Cuối Năm
Nguyễn Bá Khanh
22:28 19/01/2011
MƯA ĐÊM CUỐI NĂM
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Mưa đêm cuối năm đường nhoè ướt sẫm
Mong đón giao thừa năm mới lại sang.
(NBK)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Mưa đêm cuối năm đường nhoè ướt sẫm
Mong đón giao thừa năm mới lại sang.
(NBK)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền