Ngày 26-01-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật III Thường Niên: Chia rẽ
LM Nguyễn Trung Tây, SVD
07:46 26/01/2008

Chúa Nhật III Thường niên: Chia rẽ



Cộng đoàn Kitô Côrintô là một cộng đoàn khá nổi tiếng trong Tân Ước. Một trong những lý do đã khiến cộng đoàn Côrintô trở thành bất tử liên quan tới những tranh chấp giữa những tín hữu thời tiên khởi của giáo xứ Côrintô. Theo như Tông Đồ Công Vụ 18, sau một thời gian chia sẻ ngọt bùi với những tân tòng mới được nhận ánh sáng Tin Mừng, Phaolô cất bước rời khỏi thành phố, tiếp tục những bước chân truyền giáo tới những thị trấn và thôn làng của đế quốc La Mã. Nhưng không ai ngờ, sau khi nhà truyền giáo rời bước khỏi tân giáo xứ do chính tay ông vừa thành lập tại phố cảng Côrintô của Hy Lạp, những người tân tòng bắt đầu tranh chấp và chia rẽ ra làm bốn nhóm của bốn phương bốn hướng. Nói theo một cách khác, đang cơm lành canh ngọt, xưng huynh huynh đệ đệ, tỷ tỷ muội muội trong Đức Kitô, bỗng dưng vào một giây phút không ai ngờ, tín hữu Côrintô trừng mắt nhìn nhau, chia rẽ đông tây nam bắc. Nhóm đứng ở hướng đông tự xưng mình thuộc Đức Kitô. Nhóm đặt mình ở hướng tây tự xưng mình thuộc về cựu ngư phủ Biển Hồ Phêrô. Nhóm của hướng nam xếp mình vào nhóm thuộc về Apôlô—một Kitô hữu nổi tiếng về tài hùng biện xuất thân từ phố cảng Alexander của Ai Cập (Tông Đồ Công Vụ 18). Nhóm cuối cùng của hướng bắc thẳng thắn tuyên bố chúng ta thuộc về Phaolô (1Cor 1:11 -12). Nhận được những bản báo cáo về hiện tình chia rẽ đông tây nam bắc của giáo xứ, Phaolô quyết định viết lá thư thứ nhất gửi tới Cộng Đoàn Côrintô. Không kìm chế được cơn giận, Phaolô buông bút đặt xuống giấy trắng mực đen hàng chữ, “Uả, vậy là Đức Kitô đã bị chia năm xẻ bẩy rồi sao?” (1Cor 1:13 ).

Có lẽ hiện tượng chia rẽ đông tây nam bắc đã ăn sâu vào trong máu của con người, cho nên không lạ chi những chương đầu tiên của dòng lịch sử ơn cứu độ cũng đã bắt đầu bằng những câu chuyện chia rẽ của cá nhân và của tập thể. Theo như Sáng Thế Ký 4, sau khi được Giavê Thiên Chúa mời ra khỏi Vườn Địa Đàng, vợ chồng anh chàng Đất sinh ra hai người con trai. Anh làm nghề nông, tên Cain. Em làm nghề chăn nuôi, tên Abel. Mùa gặt tới, hai anh em cùng dâng lên Giavê Thiên Chúa của lễ đầu mùa. Không hiểu sao Thiên Chúa chỉ nhận lễ vật của người em. Thấy vậy, người anh không hài lòng; không hài lòng nẩy sinh dòng máu chia rẽ đông tây nam bắc; dòng máu chia rẽ phun lửa đỏ đốt cháy tình nghĩa anh em. Thế là người nhà nông quyết định đoạn tuyệt tình nghĩa, chia đôi bắc nam bằng cách rủ người chăn nuôi ra ngoài cánh đồng. Giữa đồng không mông quạnh, người anh giơ cao bàn tay. Người em ngã xuống, máu đỏ nhuộm hồng đất đen.

Câu chuyện của chia rẽ trong Sáng Thế Ký chưa chấm dứt ở đây, nhưng được tiếp nối với câu chuyện của tháp Babel, câu chuyện của một ngọn tháp dở dang đã giải thích lý do tại sao nhân gian phân tán ra khắp bốn hướng đông tây nam bắc trên mặt quả địa cầu. Theo như Sáng Thế Ký 11, hiện tượng phân chia bốn phương đông tây nam bắc đã bắt nguồn từ thái độ thách thức của người trần thấp bé đối với trời cao vời vợi. Thế là người ta tay búa tay kềm, dự tính dựng cao ngọn tháp chọc thủng trời xanh. Từ trời cao Giavê Thiên Chúa nhìn xuống, Ngài khiến những người thợ xây ngọn tháp nói tiếng khác nhau! Thế là con người của một khối, thôi không còn là một khối, nhưng chia năm xẻ bẩy, phân tán ra khắp bốn phương trời đông tây nam bắc. Theo vết chân của những người thợ xây ngọn tháp Babel, dòng máu chia rẽ đông tây nam bắc tiếp tục nhân lên, lan tràn khắp nơi trên mặt quả địa cầu.

Suy Niệm

Có lẽ bởi dòng máu chia rẽ của tổ tiên dựng xây ngọn tháp dở dang Babel luân lưu trong người, người tân tòng Kitô Côrintô cuối cùng quyết định chia năm xẻ bẩy hóa ra bốn nhóm Kitô, Phêrô, Apôlô, và Phaolô.

Có lẽ bởi dòng máu chia rẽ bắt nguồn từ thời ông tổ Cain, hiện tượng chia rẽ đông tây nam bắc không chỉ xẩy ra trong những cộng đồng và đoàn thể, nhưng ngay cả trong từng cá nhân. Câu danh ngôn nổi tiếng, “Chuyện gì bạn làm được hôm nay, đừng để ngày mai hãy làm” đề nghị một phương cách sống. Nhưng câu danh ngôn này cũng đã phản ảnh tình trạng thường xuyên tự động chia rẽ trong tâm trí của con người trần. Đã bao nhiêu lần, tương tự như Phaolô, chúng ta đã than phiền, oán trách, hờn giận chính mình, bởi có những chuyện chúng ta phải làm, nên làm, nhưng mình lại không làm. Đã bao nhiêu lần rồi, chính chúng ta đã tự thúc đẩy, tự phân chia tâm trí mình ra bốn hướng đông tây nam bắc. Bởi tự phân chia ra làm bốn phương, mình trở thành những người bại liệt, không phải về thể xác, nhưng về phần tinh thần. Nhiều người trong chúng ta không còn tự chủ được mình nữa khi đứng trước một lon bia, một ly rượu. Nhiều người không kìm chế được chính mình, hóa thành thiêu thân lao vào ánh sáng của đèn xanh đèn đỏ chớp sáng từ những sòng bài Casinô. Như những chú chuột say với khói thuốc, nhiều người lao đao vật vờ với mầu trắng ngọt ngào của khói thuốc, của thuốc E (Ecstasy), và của thuốc lắc. Cái tài và cái sắc của người đối diện đã giết chết hạnh phúc, phá hoại gia cang của biết bao nhiêu gia đình. Và gần đây nhất, ngũ đổ tường của internet và chatroom đã khiến cho bao nhiêu người, thân bại danh liệt.

Đứng trước hiện tượng chia rẽ đông tây nam bắc, nhiều người vầng trán hằn sâu, có người quỳ xuống cầu nguyện xin trời cao soi sáng dẫn đường tìm kiếm cho một giải pháp.

Thái Dương hệ của trái đất gồm có chín hành tinh liên tục quay chung quanh tâm điểm là mặt trời. Thật vậy, trong Thái Dương hệ, mặt trời là nguồn sáng và sức hút duy nhất lôi cuốn mời gọi chín hành tinh lơ lửng quay tròn chung quanh. Đặc biệt hơn nữa, nếu không có ánh sáng mặt trời, đời sống trên Trái Đất biến tan. Mặt trời tắt sáng đồng nghĩa với ngày cuối cùng của nhân loại.

Ngôn sứ Isaiah trong Isaiah 8:23b-9:3 và thánh sử Mátthêu trong Matt 4:12-23 đã minh họa và diễn tả Đức Kitô như một luồng sáng mới chiếu rọi mặt quả địa cầu. Luồng sáng mới này, dưới lăng kiếng thần học, đã chiếu rọi và xóa tan đêm đen bóng tối của nhân loại và của những mảnh tâm hồn vỡ vụn vì hiện tượng chia rẽ đông tây nam bắc. Theo như ngôn sứ Isaiah, năng lượng của Ánh Sáng Kitô mạnh mẽ đến nỗi Ngài sẽ bẻ gẫy, đập tan tất cả những gông cùm xiềng xích của ngũ đổ tường và của thói hư tật xấu đã khiến tâm hồn và thể xác chúng ta trở thành tê liệt bại xụi (Isa 9:3). Đặc biệt hơn nữa, theo như thánh sử Mátthêu, bởi Đức Kitô là Mặt Trời, bốn hành tinh Phêrô, Anrê, Giacôbê, và Gioan của bốn thiên thể cá biệt, khác tính tình, khác vóc dáng, đã đồng lòng đứng lên, bỏ lại đằng sau lưng những đường bay cũ (Matt 4:18-22). Và bắt đầu từ đó, đông tây nam bắc Phêrô Anrê Giacôbê Gioan không còn là những riêng biệt lẻ loi, nhưng hợp quần của bốn hành tinh đầu tiên quay tròn vòng quay vũ trụ chung quanh Mặt Trời Giêsu của Thái Dương Hệ Kitô giáo. Mặc dầu Phêrô vẫn là Phêrô, Anrê vẫn là Anrê, Giacôbê vẫn là Giacôbê, Gioan vẫn là Gioan, cả bốn người đã thôi không còn phân chia bốn phương bốn hướng. Nhưng họ tụ lại với nhau thành một trong nhóm Mười Hai Tông Đồ của Đức Giêsu.

Thật vậy, chỉ với niềm tin chân thành vào Đức Kitô, trong Đức Kitô, và cho Đức Kitô, người ta sẽ thôi không chia rẽ đông tây nam bắc. Bởi ánh sáng của Mặt Trời Kitô chiếu rọi, hiện tượng chia rẽ, một loại băng giá của tâm hồn, sẽ từ từ tan biến, tương tự như ánh sáng mặt trời bừng sáng đốt tan băng tuyết của giá lạnh mùa đông.

Lời Nguyện

Lạy Chúa, xin hãy tiếp tục chiếu sáng những khoảng tối đen trong tâm hồn của con. Xin dạy chúng con hướng về Chúa như những hành tinh của Thái Dương hệ tiếp tục xoay tròn chung quanh Mặt Trời Giêsu.

www.nguyentrungtay.com
 
Tin Mừng Chúa Nhật 3 Thường Niên: Sự chữa lành thật của Chúa Kitô
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
10:19 26/01/2008
ROME (Zenit.org). Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin, là vị giảng Phủ Giáo Hoàng, đã giải thích những bài đọc Thánh Lễ Đoạn Tin Mừng Chúa Nhật thứ ba mùa Thường Niên kết thúc bằng những lời này: “Đức Giêsu đi khắp miền Galilê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân.”

Gần một phần ba bài Tin Mừng liên quan với những chữa lành do Chúa Giêsu thực hiện trong thời gian ngắn cuộc đời công khai của Người. Không thể loại bỏ những phép lạ này hay là ra sức đưa ra một giải thích tự nhiên cho những phép lạ ấy mà không tách riêng ra toàn thể Tin Mừng và làm cho Tin Mừng nên khó hiểu.

Những phép lạ của Tin Mừng có các đặc tính không thể lầm lẫn. Những phép lạ đó không bao giờ được thực hiện để gây sửng sốt hay là thăng tiến người làm phép lạ. Một số người ngày nay để mình bị say mê bởi những kẻ có phép bay lên, hay là kẻ có phép làm những đồ vật xuất hiện rồi biến mất, hay là kẻ có thể làm những sự khác như thế. Ai hưởng lợi từ những kiểu phép lạ này nếu cho đó là những phép lạ? Chỉ những người làm những sự đó; họ chiêu mộ các môn đệ và làm tiền.

Chúa Giêsu làm phép lạ vì thương xót, bởi Người yêu thương dân chúng. Người cũng làm phép lạ để giúp họ tin. Rút cục, Người chữa lành để công bố Chúa là Thiên Chúa của sự sống và, cuối cùng, với sự chết, bệnh hoạn cũng sẽ bị đánh bại và sẽ không còn than khóc nữa.”

Không những Chúa Giêsu là người chữa bịnh, nhưng Người cũng truyền các môn đệ làm cũng một việc đó sau Người: “Người sai các ông đi rao giảng Nuớc Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân” (Luca 9:2). “Hãy rao giảng rằng Nước Trời đã đến gần. Hãy chữa lành những người đau yếu” (Mt 20: 7ff.) Chúng ta luôn gặp hai sự liên kết; việc rao giảng Tin Mừng và việc chữa lành bệnh nhân.

Con người có hai đàng để cố gắng chiến thắng những bịnh của mình: thiên nhiên và ân sủng. Thiên nhiên chỉ trí khôn, khoa học, thuốc men, kỹ thuật; ân sủng chỉ sự chạy đến Chúa, qua đức tin và sự cầu nguyện và các bí tích. Các bí tích là những phương tiện Giáo Hội có sẵn để “chữa lành bịnh nhân.”

Sự dữ bắt đầu khi chúng ta cố gắng đi con đường thứ ba: con đường ma thuật, tức là con đường cậy nhờ những phép cho là bí ẩn của một người, không dựa trên khoa học cũng không trên đức tin. Trong một trường hợp như thế, hoặc là chúng ta có quan hệ với một thày lang băm và ảo giác hay là, tệ hơn, với kẻ thù của Chúa

Không khó mà xác định khi nào chúng ta xử lý với một ân huệ thực sự chữa lành và khi nào đó là một sự giả mạo ma thuật. Trong trường hợp thứ nhất con người không bao giờ gán những thành quả đạt được cho những quyền phép của mình, nhưng cho Chúa; trong trường hợp thứ hai người ta không làm gì hơn là phô trương những “phép lạ lùng” được bịa ra là của mình.

Khi anh đọc những quảng cáo khẳng định rằng người phù thủy đó “thành công khi mà đối với những kẻ khác thì thất bại,” “giải quyết mọi vấn đề,” “được công nhận là có những phép mầu,” “trừ quỉ, chữa anh khỏi mắt xấu,”. Bạn không cần phải nghi ngờ gì: (hẳn nhiên) bạn đang xử lý một trò giả đối. Chúa Giêsu nói ma quỉ bị khua trừ bằng “ sự ăn chay và cầu nguyện,” không phải bằng sự cho người ta tiền!

Nhưng chúng ta phải tự hỏi mình một câu hỏi khác: Cái gì xảy ra về những người không được chữa lành, dầu đã làm mọi cách? Bạn nghĩ sao? Họ không có đức tin sao? Chúa không thương họ sao?

Nếu sự kéo dài của một cơn bịnh là dấu chỉ một người không có đức tin, hay là Chúa không thương họ, chúng ta phải nói rằng các thánh có lượng đức tin kém nhất và các thánh ít được Chúa thương hơn hết, bởi vì một số các Thánh đã trải qua suốt cuộc đời trên giường. Cho nên câu trả lời phải là khác.

Quyền phép của Chúa không được tỏ hiện chỉ một cách, nghĩa là, trong sự loại trừ sự dữ hay là trong sự chữa lành. Quyền phép Chúa cũng tự tỏ hiện trong sự ban khả năng, và thỉnh thoảng niềm vui, để vác thánh giá chúng ta với Chúa Kitô và trong sự bổ sung điều gì thiếu trong những đau khổ của Người.

Chúa Kitô cũng cứu chuộc sự đau khổ và sự chết. Đó không còn là dấu chỉ sự tội, sư tham gia trong lỗi của Adong nữa, nhưng đúng ra đó là khí cụ của sự cứu rỗi.
 
Ơn gọi làm tông đồ
Lm. Giuse Dương Hữu Tình
12:41 26/01/2008
Chúa nhật III Thường niên

Ơn gọi làm tông đồ

Sau khi cḥu phép rửa tại sông Giodan và sau khi ông Gioan Tẩy giả làm chứng về Người, Chúa Giêsu bắt đầu công khai rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa.

Để thực hiện sứ mạng lớn lao ấy, Chúa Giêsu kêu gọi một số người cộng tác với Ngài. Những người được kêu gọi đó chính là các tông đồ và bài Tin Mừng hôm nay kể lại sự kiện đó. Chúa Giêsu kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên, đó là các ông Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan. Ơn gọi của các tông đồ là cộng tác với Chúa Giêsu, là với Chúa để trở thành “những kẻ lưới người như lưới cá”. Tuy nhiên, nếu đọc một cách chậm rãi, chúng ta sẽ khám phá ra mầu nhiệm của ơn gọi ngay trong những lời đầu tiên của bài Tin Mừng: “Khi Đức Giêsu nghe tin ông Gioan đã bị nộp”.

Tại sao Thánh sử Matthêu lại không nói là: Khi Đức Giêsu nghe tin ông Gioan đã bị bắt? Quả thực là ông Gioan đã bị bắt chứ có một Giuđa khác để nộp ngài đâu? Thế mà thánh Matthêu lại gọi sự kiện ngài bị bắt ấy là bị nộp. Đây chính là chủ ý của Thánh Sử. Khi nói thánh Gioan bị nộp, Thánh Matthêu muốn công khai tuyên bố ơn gọi tông đồ của thánh Gioan Tẩy Giả. Đó là một sứ mạng bởi trời chứ không phải là một công việc trần tục hay một việc làm chính trị. Đó là một sứ mạng bởi Thiên Chúa và giờ đây, chính Thiên Chúa đã phó nộp ngài để ngài làm chứng cho sự thật. Cũng giống như sau này, chính Thiên Chúa lại một lần khác phó nộp Con yêu dấu của mình cho thế gian để Người làm chứng cho chân lý. Cả thánh Gioan và Chúa Giêsu đều là những người thực thi Thánh Ý Thiên Chúa, đều sẵn sàng và can đảm để Thiên Chúa hướng dẫn cuộc đời mình. Chính cuộc đời của các Ngài như một lời mách bảo: làm sự lành mà thiệt thân, bảo vệ sự thật mà bị bắt, đấy mới chỉ là người dám sống theo tiếng gọi của lương tâm. Nhưng làm việc thiện, dám can đảm bênh vực sự thật mà bị nộp, đấy là sống và làm việc theo tiếng gọi của Thiên Chúa, là sống theo sự hướng dẫn của Ngài. Việc Chúa Giêsu công khai rao giảng Tin Mừng đi liền với việc thánh Gioan bị nộp hé mở cho chúng ta thấy: rồi sau này Chúa Giêsu cũng sẽ chung một số phận như vậy. Sẽ có ngày chính Chúa cùng bị nộp. Số phận của Chúa sẽ chung một số phận với thánh Gioan, tức là có trắc trở, có khó khăn, có chống đối, có thù nghịch, có bách hại và có đổ máu. Thiên Chúa đã quá yêu thương thế gian nên sẵn sàng phó nộp những con người đức hạnh, lương thiện và ngay cả Con yêu dấu của Ngài để thế gian nhờ đó mà được sống. Thế giới càng bất công, bạo tàn và tội lỗi, Thiên Chúa càng phó nộp tớ trai tớ gái của Ngài để cải thiện thế giới. Và vì để thế giới này ngày một tốt đẹp hơn, thiên đàng hơn, Thiên Chúa đang phó nộp các tín hữu, đặc biệt là các giáo sĩ, cho thế gian này. Ơn gọi của người tông đồ là thế, tông đồ giáo dân và nhất là tông đồ giáo sĩ, là chấp nhận để mình bị nộp cho thế gian ngõ hầu thánh hóa thế gian.

Lạy Chúa, xin giúp mỗi người chúng con có thể thốt lên: “Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa”.
 
Ngày 26 tháng 1: Kính Thánh Paula
PhóTế Huỳnh Mai Trác
16:45 26/01/2008
Thánh Paula thuộc thành phần quý tộc giàu có trong thành Roma. Chồng bà là một người danh vọng thuộc hoàng tộc. Cuộc hôn nhân thật hạnh phúc, hai ông bà sinh hạ được năm người con. Chồng bà qua đời lúc bà mới 32 tuổi và bà cảm thấy cuộc đời quá ư buồn tẻ và vô vị.

Bà được thánh Marcella một bà góa đạo đức an ủi và hướng dẫn đến với Chúa Kitô. Nhờ đó bà tìm lại được sức mạnh và ý nghĩa của cuộc đời. Bà cũng gặp được thánh Jerome, một linh mục thông thái và thánh thiện đang dịch thuật sách vở cho Ðức Giáo Hoàng Damasus. Thánh Jerome trở thành vị linh hướng và một người bạn trung thành của bà.

Khi người con gái lớn của bà thình lình qua đời, rồi lần lượt những người con khác chỉ còn lại một người con gái là Eustochium. Bà quá đau khổ và thất vọng. Thánh Jerome đã khuyên nhủ, an uỉ và giúp đỡ bà vững tin vào Thiên Chúa.

Vào năm 385, thánh Jerome rời Roma để về ẩn tu ở Ðất Thánh, bà cùng người con gái nhỏ Eustochium đã đi theo. Tại Bethlehem bà dùng tất cả tài sản của mình để xây hai tu viện, một dành cho nam tu sĩ và một dành cho nữ tu sĩ. Bà điều khiển nữ tu viện và dành nhiều thì giờ giúp thánh Jerome trong công việc biên soạn và dịch thuật các tài liệu của Giáo Hội vì từ nhỏ Bà đã học thông thạo tiếng Hy lạp. Bà cũng đã giúp thánh Jerome dịch quyển Kinh Thánh từ tiếng Hy lạp ra tiếng La tinh, đó là bản Vulgate.

Khi thánh Paula qua đời vào năm 404 thánh Jerome đã bày tỏ niềm luyến tiếc sâu xa với Eustochium con gái bà như sau: “Tôi không biết diễn tả bằng cách nào những đức tính tốt và lòng thánh thiện của bà đáng kính Paula. Cao cả danh vọng trong hàng quý tộc, bà còn cao cả hơn nữa trong sự thánh thiện; Bà rất giàu sang với của cải thế gian và bây giờ còn giàu sang hơn nữa khi chịu sống nghèo nàn vì yêu mến Chúa Giêsu Kitô.”
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:06 26/01/2008
LÝ LẼ QUÂN BÌNH

N2T


Thời kỳ Xuân Thu có một ẩn sĩ kỳ nhân tên là Chiêm Hà, ông ta đem một cái kén tằm rút ra dây tơ làm thành sợi dây câu cá, lại hái ngọn lá nhọn của cây cỏ giày làm lưỡi câu, lấy cây trúc nhỏ làm cần câu, lại lấy hạt thóc bẻ đôi để làm mồi, sau đó đi đến bên sông, từ nơi chỗ nước sâu nhất câu lên một con cá lớn hơn cả chiếc xe mà dây thừng không bị đứt, lưỡi câu không bị gãy, cần câu không bị cong.

Sở vương rất kinh ngạc thán phục kỹ thuật của ông ta, cho gọi ông ta đến để hỏi.

Chiêm Hồ giải thích, nói: “Tôi nghe nói, thời xưa có người tên là Bồ Thư Tử, ông ta dùng cái cung mềm và dây cung nhỏ xíu để bắn cung, tên xé gió vút đi, mà lại có thể trúng liên tiếp hai con hạc lớn, đó là vì ông ta dụng tâm chuyên thần, nguyên do là bình quân khi động thủ, còn tôi câu cá là học theo kỷ xảo của ông ta mà luyện tập năm (5) năm mới thành công. Khi tôi tới bên bờ sông thì trong lòng không có tạp niệm, chỉ nghĩ đến cá, mở dây ra, quăng câu xuống, tay hạ xuống trung bình, không phân biệt nặng nhẹ, mồi câu thì những hạt bột giống như bụi trần chìm trong nước, bọt nước tập trung lại, cá cũng không hoài nghi nên đến để ăn, đó chính là lấy nhu thắng cương, là cái lý lấy nhẹ được nặng. Đại vương trị nước, nếu có thể quả thực làm được dụng tâm chuyên thần và quân bình, thì có thể thoải mái tự tại nắm vững sự vận chuyển của thiên hạ vậy.”

(Liệt tử: Thang vấn)

Suy tư:

Dụng tâm để làm việc, dụng tâm để học hành, dụng tâm để lo toan cho người khác, dụng tâm để phục vụ, dụng tâm để lo cho dân cho nước là những dụng tâm của người có lương tâm và đạo đức, dụng tâm này sẽ được Thiên Chúa chúc lành và được mọi người yêu mến khuyến khích, đó cũng là lý lẽ quân bình của người có trọng trách trong xã hội và Giáo Hội.

Chiêm Hồ học dụng tâm chuyên thần trong năm năm trời mới câu được con cá lớn hơn chiếc xe bằng cái cần câu nhỏ, dây câu bằng tơ và lưỡi câu bằng ngọn lá. Người dụng tâm để làm điều lành điều thiện thì không cần phải dùng nhiều lời nói để thuyết phục, không cần dùng vũ lực để áp chế, không cần dùng số nhiều để uy hiếp...

Chúa Giê-su chỉ giảng dạy Tin Mừng Nước Trời ba năm mà thôi, nhưng Ngài đã dụng tâm cầu nguyện ẩn dật trong ba mươi năm ở Na-da-rét, và trên thế giới số người theo Ngài càng lúc càng nhiều, Giáo Hội Công Giáo của Ngài vững bền cho đến tận thế mà cửa hỏa ngục sẽ không thắng được (Mt 16, 17-18). Người Ki-tô hữu học gương của Chúa Giê-su nên họ rất dụng tâm chuyên chăm khi làm việc ở công sở, dụng tâm chuyên chăm khi học hành, dụng tâm chuyên chăm khi phục vụ bệnh nhân, dụng tâm chuyên chăm khi làm việc bác ái, dụng tâm chuyên chăm khi cầu nguyện, khi dâng thánh lễ...

Bởi vì không một ai biết dụng tâm chuyên chăm mà lại lơ đãng bỏ bê bổn phận của mình.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:08 26/01/2008
N2T


16. Phục tùng là được con đường bình an.

(Thánh Dolerthe)
 
Chúa Đang Lắng Nghe
Tuyết Mai
22:19 26/01/2008
Chúa Đang Lắng Nghe

Sinh, bệnh, lão, tử, có ai?
Trên đời có thể sống hòai vạn niên?
Cuộc đời là những oan khiên
Là bao oan trái do Quyền, Lợi, Danh.

Do Thù Ghét, tạo chiến tranh
Gây bao chết chóc tranh dành miếng ăn
Người nghèo luôn gặp khó khăn
Cuộc sống lam lũ tấm thân dãi dầu.

Cũng vì mấy ông nhà giầu
Ngày đêm tích lũy càng giầu càng tham
Càng áp bức công người làm
Ngày ngày khúm núm âm thầm khóc than.

Họ kêu Trời vì gian nan
Sao Chúa lại nỡ để dân khốn cùng?
Cả thế giới bị nạn chung
Mà Chúa ngơ mãi chẳng cùng cảm thông?

Giáo Hội Việt Nam còn không?
Vì đang gặp cảnh đau lòng lệ chan
Tiếng nguyện cầu nghe vọng vang
Là tiếng than vãn con dân thỉnh cầu.

Nguyện Chúa ban Ơn Nhiệm Mầu
Mong cho dân nước cùng nhau một lòng
Giáo Hội Việt Nam lập công
Gieo bao nhiêu hạt, lúa, bông, trổ mầu.

Nguyện xin Dân Chúa cùng nhau
Hợp cùng ý tưởng giúp nhau hướng lòng
Thiên Quốc là nơi ta mong
Tất cả con Chúa tìm trông trở về.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha bế mạc tuần cầu nguyện hiệp nhất Kitô
G. Trần Đức Anh OP
15:31 26/01/2008
ROMA. Lúc 5 giờ rưỡi chiều 25-1-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự buổi hát kinh chiều trọng thể tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành ở Roma, để bế mạc tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô.

Tuần hiệp nhất năm nay có một sắc thái đặc biệt vì cũng là kỷ niệm đúng 100 năm tuần này được đề xướng do sáng kiến của Cha Paul Watson, nguyên là một mục sư Anh giáo Hoa kỳ, sau đó đã trở thành LM Công Giáo và thiết lập dòng Phanxicô Thống Hối.

Hiện diện tại buổi cầu nguyện, ngoài đông đảo các HY, GM, giáo sĩ và giáo dân Roma, còn có nhiều đại diện của các cộng đoàn Kitô khác, đặc biệt là Mục Sư Samuel Kobia người Kenia, Chủ tịch Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô, Ủy ban làm việc chung giữa Công Giáo và Hội đồng đại kết, cũng như Bề trên Tổng quyền và các tu sĩ dòng Phanxicô Thống Hối.

Đầu buổi cầu nguyện, ĐHY Kasper, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, đã giới thiệu các vị lãnh đạo Kitô khác, và Mục Sư Kobia, đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC và nói đến những hoạt động của Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô, một tổ chức qui tụ 340 Giáo Hội Kitô không Công Giáo tại hơn 100 nước trên thế giới.

Trong bài giảng, sau khi quảng diễn ý nghĩa sự hoán cải của Thánh Phaolô tông đồ, nhất là xác tín của thánh nhân về hiệu năng của ơn thánh Chúa, ĐTC đề cao tầm quan trọng của ơn thánh và lời cầu nguyện trong phong trào đại kết. Ngài nói:

”Vào cuối tuần cầu nguyện hiệp nhất này, chúng ta càng ý thức rằng công trình tái tạo sự hiệp nhất các tín hữu Kitô là điều vượt lên mọi khả năng của chúng ta vạn bội, tuy cũng đòi hỏi mọi năng lực và cố gắng của chúng ta. Hiệp nhất cùng Thiên Chúa và anh chị em chúng ta là một hồng ân đến từ Trời Cao, phát sinh từ sự hiệp thông yêu thương giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh.. Chúng ta không có quyền năng quyết định khi nào và theo thể thức nào sự hiệp nhất trọn vẹn được thực thi. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm được điều đó”.

Trong chiều hướng đó, ĐTC quảng diễn chủ đề tuần cầu nguyện hiệp nhất năm nay là câu rút từ thư Thánh Phaolô gửi tín hữu thành Tessalonica: ”Anh chị em hãy cầu nguyện không ngừng” (1 Ts 5,17) và ngài nhận định rằng:

”Lời mời gọi của thánh Phaolô gửi đến các tín hữu thành Tessalonica vẫn luôn luôn là điều thời sự. Đứng trước những yếu đuối và tội lỗi còn cản trở sự hiệp thông trọn vẹn giữa các tín hữu Kitô, mỗi lời nhắn nhủ của thánh Phaolô vẫn giữ nguyên giá trị thích hợp, và điều đặc biệt cấp thiết chính là câu “Anh chị em hãy cầu nguyện không ngừng”. Phong trào đại kết sẽ ra sao nếu không có lời cầu nguyện riêng và chung, để ”tất cả được nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha” (Gv 17,21)?.. Ước muốn hiệp nhất của chúng ta không thể chỉ thu hẹp vào những dịp thất thường, nhưng phải trở nên thành phần trọn vẹn trong trọn đời sống cầu nguyện của chúng ta.. Chính con đường cầu nguyện đã mở ra phong trào đại kết như chúng ta thấy ngày nay”.

Sau cùng, ĐTC loan báo ngày 28-6 tới đây, cũng tại Đền thờ thánh Phaolô ngoại thành, ngài sẽ khai mạc Năm dành riêng về chứng tá và giáo huấn của Thánh Phaolô Tông Đồ: ”Ước gì lòng nhiệt thành không biết mệt mỏi của thánh nhân trong việc xây dựng Thân Mình Chúa Kitô trong hiệp nhất giúp chúng ta không ngừng cầu nguyện cho sự hiệp nhất của tất cả các tín hữu Kitô”. (SD 25-1-2008)
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến đoàn thẩm phán Tòa Thượng Thẩm Rota
G. Trần Đức Anh OP
15:34 26/01/2008
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 đề cao giá trị các án lệ của tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma cho các tòa án hôn phối khác trong toàn thể Giáo Hội.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 26-1-2008, dành cho các thẩm phán, luật sư và nhân viên các cấp của Tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma, nhân dịp khai mạc năm tư pháp mới. Buổi tiếp kiến năm nay cũng có một sắc thái đặc biệt vì là dịp kỷ niệm đúng 100 năm Thánh Giáo Hoàng Piô 10 thiết lập tòa Rota qua Tông hiến Sapienti consilio (1908).

Tòa Thượng Thẩm Rota có nhiệm vụ xét xử các vụ án từ cấp hai trở lên được đệ trình về Tòa Thánh cũng như xử những vụ do giáo luật và ĐTC ủy nhiệm. Hiện nay, đoàn thẩm phán của tòa này gồm 19 vị thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, dưới sự hướng dẫn của vị niên trưởng là Đức Cha Antoni Stankiewicz, người Ba Lan. Các phán quyết của tòa Rota vẫn được công bố hằng năm trong một cuốn sách, được coi là tài liệu tham chiếu cho các án địa phương trong Giáo Hội.

Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC đã giải thích những lý do tại sao các phán quyết của Tòa Thượng Phẩm Rota có tầm quan trọng về pháp lý, vượt lên trên những vụ án mà tòa này xét xử. Các phán quyết này giúp áp dụng một cách đồng đều các nguyên tắc và qui luật tổng quát về công lý. Chỉ như thế người ta mới kiến tạo một bầu không khí tín nhiệm nơi guồng máy của các tòa án và tránh sự độc đoán của các tiêu chuẩn chủ quan. Ngoài ra, trong mỗi hệ thống tư pháp, đều có một phẩm trật giữa giữa tòa án khác nhau, đến độ nguyên sự kiện có thể khiếu nại lên tòa cấp cao hơn cũng là một dụng cụ thống nhất án lệ”... Tất cả những điều này xuất phát từ sự cần thiết phải thi hành công lý theo những mực thước giống nhau trong tất cả những gì tự nó là tương đồng với nhau”.

Trong lời chào mừng ĐTC đầu buổi tiếp kiến, Đức Cha Stankiewicz niên trưởng tòa Thượng Thẩm Rota nhắc lại rằng tòa này đã có nguồn gốc xa xưa từ thời trung cổ với các hoạt động của các vị thẩm phán tại phủ Giáo Hoàng và tại dinh Tông Tòa. Năm 1331, Đức Giáo Hoàng Gioan 22 đã ban hành Tông Hiến Ratio juris thiết lập một cơ chế vững bền cũng như xác định thẩm quyền rộng lớn cho các vị thẩm phán này về giáo luật và dân luật. Sau khi Nước Tòa Thánh chấm dứt năm 1870, tòa án này cũng chấm dứt và chỉ được tái lập năm 1908 do quyết định của Thánh Giáo Hoàng Piô 10.

Đức Cha Niên trưởng Tòa Thượng Thẩm Rota cho biết trong 100 năm qua, tòa này đã ban hành 12.872 phán quyết chung kết.

Theo cuốn ”Các hoạt động của Tòa Thánh trong năm 2006”, trong năm đó, tòa Rota cứu xét 313 vụ xin tuyên bố hôn nhân vô hiệu. (SD 26-1-2008)
 
Top Stories
Vietnam: Mass demonstration of Ha Dong Catholics
J.B. An Dang
05:15 26/01/2008
Inspired by the protest in Hanoi, Catholics in Hà Ðông hold another demonstration of large scale to demand for the return of their parish building.

Fr. Nguyễn led the procession
Praying for the triumph of justice
Catholics in Hà Ðông, a city with about 200,000 residents located some 40 kilometres from the Vietnamese capital, made another mass prayer vigil on Friday night. The protest was the largest to date yet in a confrontation erupted on 6 January. On that day and since then they have demonstrated daily in front of their old parish building which the authorities illegally seized claiming that it had been donated.

Fr Joseph Nguyễn Ngọc Hinh, the parish vicar, and his assistant priest carrying a large cross, led a procession of more than a thousand religious and lay people from the parish church to the building where they prayed for hours in the cold rain.

The faithful were provoked into action by a statement made by government officials rejecting their demand that the building be returned to its owners after it was seized 30 years to house the Hà Ðông People’s Committee. Parishioners have repeatedly forwarded petitions demanding the building’s return but to no avail.

Nevertheless, Hà Ðông was recently elevated to the status of city and so the Committee was moved. This persuaded Fr Nguyễn, to try again to get the building back.

This time, however, he got an astonishing answer. He was told that a “parish leader” had donated the building to the government in 1977.

Father Nguyễn responded saying that no parishioner has the right to do such a thing.

Even more astonishing was the fact that the “parish leader” who made the donation was in fact a member of the Communist Party appointed by the government to the parish council who in turn donated the property to the government.

Through peaceful prayer protests, the Church in Vietnam is challenging the atheist government more boldly than ever since the communists took power over five decades ago.
 
Catholic Bishops in Vietnam show solidarity with those who were beaten and detained in Hanoi Friday’s protest
J.B. An Dang
07:08 26/01/2008
Bishop Francis Nguyễn Văn Sang of Thái Bình diocese released a letter to show his solidarity with those who were wounded and detained in Hanoi Friday’s protest, and appeal to the government to be restrained.

Hanoi Catholics' sit-in protest under cold rain
Hanoi Catholics vow to protect the cross
Hanoi - In a letter dated 26 January, the prelate stated that he was “so sorrowful” for having to witness how Hanoi Catholics were chased and beaten by security officials just because they wanted to place flowers at a statue of the Virgin Mary inside the building.

He argued that the faithful were provoked into action by this brutality. His point of view is contrasted with that of local authorities of Hoàn Kiếm district who persist that the incident was “carefully planned” by Catholic activists. Fr. John Lê Trọng Cung, the chancellor of Hanoi archdiocese, also rejected the claim.

The prelate went on by expressing “his spiritual closeness to the injured”. He invoked “Our Lord to comfort those who were persecuted for God's name”.

Bishop Francis Nguyễn reiterated his solidarity with Joseph Ngô Quang Kiệt, archbishop of Hanoi, as he and other bishops did on the same day when Hanoi city authorities released a statement accusing the prelate of “using freedom of religion to provoke protests against the government” thus “damaging relations between Vietnam and the Vatican.”

He blamed the government “for ignoring his constructive suggestions to resolve the Church disputes”. Amid rumours that security forces are hunting those who were actively involved in the Friday clash, he asked the government to “calm down and be restrained”, especially when the lunar new year celebration (“Tết”) is coming.

Despite cold rain, strong warnings and many other threatening gestures from security forces, Hanoi Catholics have been holding sit-in protests on the garden of the building. Many said that they wanted to protect the cross erected yesterday. Police repeatedly take pictures of all protesters. But, the demonstrators seem to ignore all these gestures.
 
Cattolici manifestano ad Ha Dong per il ritorno di un edificio requisito dal governo
Asia-News
08:05 26/01/2008
Cattolici manifestano ad Ha Dong per il ritorno di un edificio requisito dal governo

di J.B. An Dang

Per ore almeno 1000 cattolici hanno pregato sotto la pioggia. Il governo afferma che l’edificio è stato donato da un parrocchiano, che in realtà era un membro del Partito comunista. Il vescovo di Thai Binh difende i cattolici feriti ieri dalla polizia ad Hanoi.

Il p. Nguyễn ha condotto la processione
Pregare per il trionfo di giustizia
Ha Dong (AsiaNews) – Oltre 1000 cattolici hanno manifestato ieri sera nella città di Ha Dong, per domandare il ritorno di un edificio parrocchiale, sequestrato illegalmente dal governo locale 30 anni fa. Il parroco p. Joseph Nguyễn Ngọc Hinh e il suo vice, portando una lunga croce, hanno condotto una processione fino alle mura dell’antica residenza sequestrate. I sacerdoti, i religiosi e molti fedeli sono stati per ore sotto la pioggia a pregare.

La preghiera di protesta è simile a quella che i cattolici di Hanoi conducono da settimane per chiedere il ritorno dell’antica nunziatura vaticana, che il governo vuole utilizzare per costruire ristoranti e night club.

Ha Dong è una città di 200 mila abitanti, a 40 km da Hanoi. Le manifestazioni sono iniziate il 6 gennaio scorso. L’edificio parrocchiale era stato sequestrato 30 anni fa e utilizzato per ospitare il Comitato del popolo di Ha Dong. I fedeli hanno per molti anni domandato il ritorno della parrocchia ai legittimi proprietari.

Di recente, il Comitato del popolo è stato trasferito, lasciando vuoto l’edificio sequestrato. P. Nguyễn è tornato alla carica, chiedendolo indietro. Per tutta risposta, il governo locale ha dichiarato che l’edificio era stato “regalato” al governo fa da un “leader della parrocchia” nel 1977.

Il p. Nguyễn ha precisato che nessun parrocchiano ha il diritto di “donare” edifici che appartengono alla diocesi. Secondo informazioni raccolte, il “leader della parrocchia” di cui il governo parla era in effetti un membro del Partito comunista che il governo stesso ha eletto a capo del consiglio parrocchiale. Fra le sue prime decisioni, vi è quella di donare la proprietà al governo.

Una protesta simile a quella condotta dai cattolici di Ha Dong avvviene ad Hanoi. Ieri, alcuni cattolici della capitale sono stati picchiati dalla polizia per aver tentato di entrare nel cortile dell'antica nunziatura per innalzare una croce e deporre dei fiori a una statua della Madonna. I fedeli hanno subito ferite e sono stati imprigionati.

Oggi, il vescovo di Thai Binh, mons. Francis Nguyen Van Sang, ha pubbicato una lettera di solidarietà ai fedeli colpiti e al'arcivescovo di Hanoi, mons. Joseph Ngô Quang Kiệt. Egli ha pure chiesto alle autorità di mostrare calma, accettando i consigli della Chiesa per risolvere il problema.

Secondo le autorità, il gesto dei fedeli di Hanoi era una provocazione "premeditata" e il vescovo di Hanoi sta "usando la libertà religiosa per provocare il governo".
 
Catholics demonstrate in Ha Dong for the return of a building commandeered by the government
Asia-News
09:18 26/01/2008
Catholics demonstrate in Ha Dong for the return of a building commandeered by the government

by J.B. An Dang

For hours, at least 1,000 Catholics prayed beneath the rain. The government asserts that the building was donated by a parishioner, who in reality was a member of the communist party. The bishop of Thai Binh defends the Catholics beaten yesterday by the police in Hanoi.

Ha Dong (AsiaNews) - More than 1,000 Catholics demonstrated yesterday evening in the city of Ha Dong, to demand the return of a parish building seized illegally by the local government 30 years ago. The parish pastor, Fr Joseph Nguyễn Ngọc Hinh, and his associate, carrying a large cross, led a procession to the walls of the commandeered residence. The priests, religious, and numerous faithful prayed for hours beneath the rain.

Fr. Nguyễn led the procession
Praying for the triumph of justice
The prayer protest was similar to the one that Catholics in Hanoi have been carrying out for weeks to ask for the return of the old Vatican nunciature, which the government wants to use for restaurants and night clubs.

Ha Dong is a city of 200,000 inhabitants, 40 kilometres from Hanoi. The demonstrations began last January 6. The parish building was commandeered 30 years ago, and was used for the offices of the Ha Dong people's committee. The faithful have for many years demanded that the parish be returned to its rightful owners.

Recently, the people's committee was moved, leaving the building empty. Fr Nguyễn resumed the initiative of requesting its return. The local government's only response has been to declare that the building was "given" to the government by a "parish leader" in 1977.

Fr Nguyễn has clarified that no parishioner has the right to "donate" buildings that belong to the diocese. According to information that he has obtained, the "parish leader" spoken of by the government was in effect a member of the communist party, whom the government itself had appointed as head of the parish council. One of his first decisions was to donate the property to the government.

A protest similar to the one conducted by the Catholics of Ha Dong is taking place in Hanoi. Yesterday, some Catholics of the capital were beaten by the police for trying to enter the courtyard of the old nunciature, to raise a cross and place flowers beneath a statue of the Virgin Mary. The faithful suffered injuries and were jailed.

Today, the bishop of Thai Binh, Francis Nguyen Van Sang, published a letter of solidarity with the faithful who were beaten, and with the archbishop of Hanoi, Joseph Ngô Quang Kiệt. He also asked the authorities to show restraint, and to accept the Church's advice for resolving the problem.

According to the authorities, the action by the faithful in Hanoi was a "premeditated" provocation, and the bishop of Hanoi is "using religious freedom to provoke the government".
 
Christian Unity is a gift of God that must be constantly invoked
Truyền thông Công giáo EWTN
10:46 26/01/2008
CHRISTIAN UNITY IS A GIFT OF GOD THAT MUST BE CONSTANTLY INVOKED

As I write these words, Pope Benedict is at the basilica of St. Paul’s Outside-the-Walls to celebrate vespers with other Christian leaders and to conclude the Week of Prayer for Christian Unity which this year marked the 100th anniversary of its founding in the United States by Rev. Paul Wattson as an Octave of Prayer.

The Pope returned to this theme numerous times this past week, starting Sunday at the Angelus when over 200,000 faithful had come to St. Peter’s Square to show their affection and solidarity for him because earlier in the week, he had been forced to cancel a visit to Rome’s La Sapienza University because of protests by a very small group of students and professors. After speaking of his many years in a university environment and highlighting his “love for the search for truth, for discussion, for frank and respectful dialogue between different points of view,” the Pope reflected on the Week of Prayer for Christian Unity. He said “this is a time when Catholics, Orthodox, and Protestants, aware that their divisions represent an obstacle to their acceptance of the Gospel, together implore the Lord, ever more intensely, for the gift of full communion.”

He spoke again of Christian unity at the Wednesday general audience – digressing from his catechesis on St. Augustine - and twice today: once in the morning when he received members of the Joint Working Group of the Catholic Church and the World Council of Churches, and at 5:30 p.m. vespers in St. Paul’s Basilica where he closed the Week of Prayer for Christian Unity.

In his speech in English this morning, the feast of the conversion of St. Paul, the Pope pointed out how "the World Council of Churches and the Catholic Church have enjoyed a fruitful ecumenical relationship dating back to the time of Vatican Council II. The Joint Working Group, which began in 1965, has worked assiduously to strengthen the 'dialogue of life' which my predecessor, Pope John Paul II, called the 'dialogue of charity'. This co-operation has given vivid expression to the communion already existing between Christians and has advanced the cause of ecumenical dialogue and understanding.”

The WCC is comprised of 347 churches, denominations and church fellowships and is present in more than 110 countries and territories throughout the world. Excluding the Catholic Church which is not a member but does cooperate in many areas, and has members on some of its committees, the WCC represents more than 560 million Christians and includes most of the world's Orthodox, Anglican and Protestant churches. The general secretary is Rev. Samuel Kobia from Kenya.

A short time ago, in St. Paul’s Basilica, Pope Benedict, in his homily in the presence of leaders of other Christian Churches, said “it is not within our power to decide when this unity will be fully realized. Only God can do this!” He said “the work of recomposing unity, which calls for our energy and our efforts, is infinitely superior to all our own possibilities. … Unity with God and with our brothers and sisters is a gift from on high. … As did St. Paul, we put our trust and hope in the grace of God Who is with us” in such a way that He “sustains us in our constant search for unity.”

THE LOVE, FAITH, COURAGE AND SACRIFICES OF A PRIEST FROM VIETNAM

As most of you know, my weekend radio show, “Vatican Insider,” features news, a question and answer segment and an interview. I have a real treat in store for you this weekend and the next. I don’t feature an interview as much as I tell a story – or rather, I listen to a wonderful man as he tells his spellbinding story. Tune in this weekend to hear Fr. Cuong Pham tell the tale of his birth in Saigon, the war years in Vietnam, the persecution of Catholics, his father’s imprisonment, attempts by his brothers to leave with other refugees on boats, his eventual life in America, his time in the seminary – and his life today – where he is and how we met. If I was a movie producer I’d be asking someone to write the script of his life. However, as exceptional and riveting as the story is, Fr. Cuong is not the only one from his country to tell such a tale.

Check our website – www.ewtn.com - for radio stations in your area OR go to the website, click on RADIO, then click LISTEN LIVE – and do this at 9:30 a.m. Saturday morning or 4:30 p.m. Sunday afternoon (all times East Coast). If you have a wonderful weekend planned and can’t tune in at those times, just go to the archives of the show next week – but please don’t miss this story.

And keep tuned to news shows to hear about the plight of Vietnamese Catholics in recent weeks. This is 2008 – for the lunar New Year it will be the Year of the Rat – but it is still a time of strong persecution of Catholics.

AsiaNews reported today that “Scuffles broke out today in Hanoi between Catholic demonstrators and police a day after a Vietnamese government delegation visited the Archbishop of Hanoi, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, in a gesture meant to reduce tensions sparked by peaceful demonstrations by Vietnamese Catholics ongoing since 18 December in favor of the request made by the diocese that the building that once housed the Apostolic Delegation be returned to the Church. Today’s incident came as some 2,000 people—priests, men and women religious and faithful—gathered to protest. Priests and worshippers left St Joseph’s Cathedral in procession and made their way to the nearby building that used to be the home of the Apostolic Delegation.

“The procession blocked traffic. Some women entered the old Apostolic Delegation compound to place some flowers on the statue of Our Lady inside the building. Police tried to stop them with sticks, kicks and shoves but provoked instead a reaction by the men in the procession who entered the gardens where they erected a cross. The protesters were eventually removed by police but some were arrested, including Lê Quốc Quân, a well-known Catholic lawyer.

“Yesterday the group of government officials who visited Monsignor Ngô was led by Ngô Thị Thanh Hằng, deputy chairman of the capital’s People’s Committee, ostensibly to offer the prelate their best wishes for the lunar New Year (Tết). Ms Ngô did not however apologise for or withdraw comments she made on 14 January to the effect that the archbishop was “using religion freedom to provoke anti-government protest” that could “damage relations between Vietnam and the Vatican.”

[By the way: After the Philippines, Vietnam is the country in Asia with the largest Catholic populace, about 12 million out of a total of 84 million people. The church property mentioned in the above article has been turned into a restaurant and parking lot.]

Have a great weekend!

(Đài EWTN, từ Roma, joansrome@ewtn.com)
 
天主教教友在河东发起示威,要求政府退还教产
Asia-News
14:54 26/01/2008
天主教教友在河东发起示威,要求政府退还教产

冒雨祈祷数小时的信友至少有一千人。政府说这些教产是一名教友给予政府的,事实上这名教友是一个共产党员。泰平的主教为昨天在河内被警察打伤的教友打报不平。

河东(亚洲新闻) - 有一千多教友昨天在河东市举行了抗议活动,要求政府退还被当地政府在三十年前所占据的堂区教产。本堂神父若瑟阮光尹与副本堂带着一个很大的十字架,带领教友们举行了游行,游行队伍一直蔓延到旧监狱的墙外。神父,会士河无数的信友们在大雨中做了好几个小时的祈祷。

这次祈祷抗议活动类似在河内教友们连续几周以来所举行的抗议活动,河内的教友们是要求政府退还原宗座大使的住所,因为他们准备将这个地方改为饭店河夜总会。

河东是一个拥有二十万人的城市,距离河内有四十公里。抗议活动是在今年一月六日开始发起的。堂区的这些教产是三十年前被占用的,一直被河东人民委员会作为办公用途。多年来,信友们一直请求政府将他们非法占有的堂区教产归还给教会。

最近,该人民委员会已搬迁到别的地方,空出了这些教会财产。阮神父重新提出这一请求,希望政府那能将之归还给教会。政府所做的回应是,该建筑物已经被一名教友,一名“堂区的领导”在一九七七年就“捐献”给政府了。

阮神父肯定指出,任何一个堂区的教友都没有权利把属于教区的教产“捐献”出去。根据所搜集的资料,政府所谓的“堂区领导”事实上是指一个共产党员,也是政府将他选为堂区牧灵委员会领导的。在他担任了这一职务后,首先所做的就是把堂区的财产捐给了政府。

类似这样的抗议活动在河内也有发起。昨天,一些河内的教友遭到了警察的殴打,因为他们试图进入宗座大使前住所的院内来树立一个十字架,并向一尊圣母雕像献花。信友们有的受了伤,有的被警察所带走。

今天,泰平教区的主教阮文桑蒙席发布了一份表示与受伤教友和河内总主教吴广杰蒙席团结的信函。他还要求当局接受教会的建议,以冷静的态度来解决问题。 据有关当局说,河内信友们的行为是一种“预谋的”挑衅行为,河内的主教是“利用宗教的自由来挑衅越南政府”。
 
Vietnam: Hanoi delivers an ultimatum to Catholic protesters - disperse or face extreme action
Jos. Phuong Nguyen, C.Ss.R
16:47 26/01/2008
Local government delivered an ultimatum for Hanoi Archbishop’s Office ordering that sit-in protesters must leave the ground of the old building of the apostolic delegation, and that the cross erected on Friday and all the statues must be removed. The deadline was set at 5 pm on Sunday 27 January.

During the Friday clash with police, Hanoi Catholics took control the building for a while – long enough to put up a large cross in the garden. That cross “must be removed”, said the ultimatum.

On their first vigil at the site, just before Christmas, Hanoi Catholics wheeled a Pieta Virgin Mary statue from St. Joseph’s Cathedral to the building where it had once been located before the communists illegally seized the building. That statue “must be removed” as well, the ultimatum emphasised.

Despite cold rain, strong warnings and many other threatening gestures from security forces, Hanoi Catholics have been holding sit-in protests on the garden of the building since Friday. These people “must leave the ground of the building”, the ultimatum ordered.

During Saturday, government sent some officials to the site to persuade demonstrators to leave there, but to no avail.

Along with the ultimatum, some army and security units have been deployed hinting a crackdown is likely.

In weekend Masses, the Catholic community has been informed about the ultimatum, and urged to be united in prayer that God may bless, strengthen and guide them in the fight for justice. This indicates that Hanoi Catholics defy the ultimatum and continue protests.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ai đã cướp niềm vui cuối cùng của cha tôi?
Giuse L-H-C
03:09 26/01/2008
Ai đã cướp niềm vui cuối cùng của cha tôi?

Cha tôi, Đức Hồng y Giuse Maria Phạm Đình Tụng - chứng nhân tin mừng qua hai thế kỷ - cả cuộc đời Ngài lúc nào cũng chỉ nghĩ cho quê hương, cho giáo hội và mọi người, mời Ngài ăn gì Ngài cũng hỏi đứa này, đứa kia đã có chưa, khi biết mọi người đầy đủ rồi Ngài mới ăn, quần áo cũng vậy, sắm đồ tốt cho Ngài không những không được khen mà còn bị Ngài la mắng.

Có lần theo Ngài về Bắc Ninh, trên đường chúng tôi ríu rít đừa, Ngài về quê cũ cha Khải khao chúng con đặc sản Bắc Ninh, Ngài không nói gì mà nhìn ra cánh đồng và bảo chúng tôi rằng các con nhìn kìa, mình ngồi trong xe mà còn rét lắm đấy. Chúng tôi hiểu ý chẳng đứa nào dám đòi ăn nữa mà tự chuyển sang đề tài khác. Rồi chúng tôi nghe Ngài nói về trăn trở làm sao để có những bài thánh ca bằng làn quan họ, người ta thì nói đó là hội nhập văn hoá này nọ còn Ngài chỉ bảo để cho chúng con miền quê ít chữ này chúng nó thích học và dễ thuộc.

Ngài sống giản dị lắm, đến nay Chúa sắp mời rồi nhưng Ngài chẳng có gì cho riêng mình cả, ngoài quê hương và gia đình giáo hội. Mấy tháng nay, Ngài rất yếu, chưa biết Chúa sẽ mời Ngài đi lúc nào nên chúng con mừng lắm khi Đức Tổng chuẩn bị Đại lễ cho Ngài. Ngài bảo đừng làm gì cho tốn kém, chúng con động viên, Ngài vì con cháu cũng ráng ăn thêm ít cháo, ráng uống thêm thuốc bổ để bữa đó ra đồng tế được cùng con cháu và cho con cháu bốn phương nhìn lại dung nhan tươi tỉnh của Ngài.

Sau lễ, Ngài như khoẻ lại, nhưng niềm vui chưa trọn, mặc dù mọi người đã giấu nhưng Ngài vẫn biết việc gì xảy ra bên Toà Khâm sứ. Ngài buồn lắm, chưa bao giờ Ngài buồn đến như vậy, hai giọt nước mắt từ từ lăn xuống hai gò má cao của Ngài, chúng con cũng ứa nước mắt theo.

Ai cũng biết qua ngày 25, chính quyền Cộng sản vẫn chưa thể hô “biến” mất Toà Khâm sứ. Ai cũng biết đây là đại lễ cuối cùng của Ngài và đáp hiếu cuối cùng của con chúa cho Ngài.

Vậy mà ai đã nỡ lòng cướp đi niềm vui nhỏ nhoi cuối cùng ấy của Ngài và con chúa Ngài. Ai trả lời cho tôi câu hỏi này? Ai?

Tôi viết những dòng này mà lòng đầy uất nghẹn và nước mắt cứ tuôn dài không sao cầm lại được.

Hà nội, 26/1/2008
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Công an đến hiện trường Tòa Khâm Sứ đo đạc và khám nghiệm gì đây?
PV VietCatholic
01:03 26/01/2008
Không hiểu chính phủ định làm gì khí sáng nay lúc 11h40 ngày 26-01-2008,

Có nhiều công an có mặt ở hiện trường và cả quân đội nữa cũng đã đến Tòa Khâm Sứ.

Có những anh quân đội đến ngồi xen chỗ chung vào với các bà cụ già đang đọc kinh trước tượng Đức Mẹ Sầu Bi.

Ở trên đường Nhà Chung cỗ cổng bị phá, các công an đến khám xét hiện trường, họ đo đạc

những cổng sắt và khung chắn song tường bị phá ngày hôm qua.






 
Cảm phục nữ giáo dân Mường can đảm (thơ)
Bs Vũ Linh Huy
01:43 26/01/2008
Cảm phục nữ giáo dân Mường can đảm.

Hỡi chị người Mường dâng tiến hoa,
Mến Mẹ, rào cao quyết nhảy qua.
Yêu nước, gõ cồng cho Công Lý
Thương dân, cầu khấn Mẹ thiết tha.
Đớn đau, thương tích, chia cùng Mẹ.
Lăng mạ, nhục nhằn, sẻ với Cha.
Xót chị, cổng cao dân xô đổ,
Bạo quyền nhìn đó biết sức ta!

Boston, ngày 25 tháng 1 năm 2008
 
Hằng ngàn giáo dân giáo xứ Hà Đông hôm qua 25.01 cũng tới cầu nguyện trước nhà UBND đòi lại nhà xứ của họ
PV VietCatholic
02:18 26/01/2008
HÀ ĐÔNG -- Trong những ngày qua, giáo dân giáo xứ Hà Đông vẫn còn tiếp tục tổ chức những buổi cầu nguyện trước và trong khuân viên UBND Thành phố Hà Đông, chính trụ sở này trước đây là giáo xứ Hà Đông và là tài sản của Giáo hội đang bị nhà cầm quyền địa phương chiếm dụng.

Tối ngày 25.01.2008 hàng ngàn giáo dân bất chấp trời mưa rả rích và cái lạnh giá của mùa đông miền Bắc đã cùng nhau tới trước trụ sở UBND Hà Đông để cầu nguyện cho công lý sớm được thực hiện nơi giáo xứ của họ. Trụ sơ này trước đây là Nhà xứ Hà Đông mà chính quyền đã chiếm hữu.

Một vài hình ảnh cảm động sau đây nói lên nỗi ước mong và ý chí của Cộng đoàn giáo dân giáo cứ Hà Đông:







 
Ghi nhận về sự kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam
Linh Hà
02:56 26/01/2008
Ghi nhận về sự kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam

Sau khi xem một số thông tin, hình ảnh và video clips về sự kiện đặc biệt diễn ra tại khu đất thuộc Toà Khâm sứ sau Thánh lễ tạ ơn nhân dịp mừng thượng thọ 90 tuổi và mừng Kim khánh 60 năm làm Linh mục, 45 năm Giám mục và 15 năm Hồng y của Đức Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng vào ngày hôm qua (25 tháng 1 năm 2008). Tôi thấy có một số thông tin chưa chính xác trên một số trang web kể cả trang BBC.

Với sự thúc đẩy cần thông tin cho mọi người những gì đã được tận mắt chứng kiến diễn ra tại hiện trường lúc đó vì tôi là một trong hàng nghìn giáo dân có mặt tại buổi cầu nguyện diễn ra từ lúc khoảng 11h45 tới 13h30. Tất cả những ai có mặt lúc đó đều có thể làm chứng cho những gì tôi tường thuật dưới đây. Rất tiếc tôi không có máy ảnh để ghi lại những hình ảnh này. Tuy nhiên những bức ảnh trên mạng đã giúp chứng minh cho những gì đã xảy ra. Tôi hy vọng gửi bài tường thuật này tới ban biên tập VietCatholic để góp phần với các phóng viên khác tại hiện trường cung cấp cho thế giới biết được những sự kiến lớn lao đang xảy ra tại Hà Nội trong những ngày cuối năm đặc biệt này.

Về thánh lễ mừng Thưỡng Thọ ĐHY Phạm Đình Tụng

Như các quí vị đã biết, Thánh lễ được bắt đầu lúc 10h00 dưới sự chủ tế của Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn và có các đức tổng giám mục Hà Nội, đức giám mục Thanh Hóa và một số các đức giám mục khác cùng với đông đảo linh mục đồng tế (trong đó có ít nhất là một linh mục là người nước ngoài), với sự hiện diện của số đông nam nữ tu sĩ và giáo dân đến từ nhiều giáo phận khác nhau, cũng như đại diện từ các giáo xứ thuộc Tổng giáo phận Hà Nội. Thánh lễ rất trang trọng và cảm động vì có sự góp mặt của một dàn kèn đồng hoành tráng trong trang phục màu trắng và một đội trống hội trong trang phục vàng xanh cùng đội cồng chiên của các thiếu nữ trong trang phục dân tộc Mường của miền Hòa Bình.

Tiến sang Tòa Khâm Sứ cầu nguyện

Sau Thánh lễ, Cha Lý mời các linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân sang mảnh đất Tòa khâm sứ để cầu nguyện, vì Ngài nói rằng ước vọng lớn lao của Đức Hồng y là xin lại được mảnh đất thuộc Toà Giám mục Hà Nội. Mặc dù trời mưa rét, một đoàn người đông đảo gồm các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân cùng đội kèn và trống chiêng di chuyển sang khu đất Tòa Khâm sứ, lúc này hàng rào vẫn đóng kín.

Trong khi đoàn người đang tiến ra phía khu đất và khi lời cầu nguyện chuẩn bị được cất lên thì người ta thấy một chị giáo dân trong trang phục dân tộc Mường, tay ôm một bó hoa trèo qua hàng rao cao khoảng 2.5m vào bên trong khu đất. Lúc này bên trong khu đất có khoảng hơn một chục nhân viên bảo vệ cả nam và nữ. Khi đoàn cầu nguyện tiến ra, cửa hông vào tòa Khâm sứ (chỗ quán Phở) nơi là chỗ đi lại của các nhân viên bảo vệ bởi các cổng chính đều đã được khoá từ hơn một tháng nay.

Diễn tiến đuổi bắt nữ giáo dân người Mường

Chị phụ nữ người dân tộc vừa trèo xuống và tiến đến phía cây đa có tượng Đức Mẹ Sầu bi và thánh giá cách hàng rào khoảng 40m, thì có ba phụ nữ và một số bảo vệ tiến đến ngăn chặn không cho chị đi vào phía tượng Đức Mẹ. Chị rất kiên quyết tiến đến với bó hoa trong tay nhưng ba phụ nữ kia đã dùng sức mạnh để lôi kéo chị về khu nhà cấp bốn nghách ra vào của nhân viên từ góc quán Phở dẫn vào khu đất bên tay trái.

Mọi người rất bức xúc khi thấy sự việc này (nhiều hình ảnh và video clips đã lưu lại được sự việc này), nhiều giáo dân hét lên yêu cầu không được cản chị, nhiều người rung hàng rào và có người định giật bay tờ áp phích rách nát quảng cáo cho sân tennis vẫn còn treo ở hàng rào.

Trong sân từ khi có đoàn cầu nguyện đã có một người đàn ông cầm máy quay ghi hình ảnh chị dân tộc cũng như các giáo dân đang rung hàng rào ở bên ngoài. Phía giáo dân cũng có nhiều người có máy quay và máy ảnh chụp những gì đang diễn ra.

Vài phút sau, một thanh niên với một máy quay phim nhỏ (tôi biết đó là luật sư giáo dân Lê Quốc Quân, người đã được nhiểu người quan tâm đến dân chủ biết đến) dũng cảm trèo qua hàng rào vào phía bên trong. Ngay lập tức anh bị một số bảo vệ ở bên trong lao tới và kéo tới chỗ đang có chị dân tộc. Do ở đó là góc khuất nên mọi người bên ngoài không nhìn thấy các bảo vệ đang làm gì với anh Quân và chị dân tộc kia.

Trong đó trên loa truyền thanh phát lên tiếng yêu cầu các nhân viên bảo vệ thả người và không được đánh giáo dân. Sau đó chúng tôi nghe có tiếng loa kêu gọi xe cấp cứu đưa nạn nhân bị đánh đi bệnh viện. (Sau này trên hình ảnh cho thấy anh Quân bị các nhân viên này đánh chảy máu tai).

Như ly nước tràn ly, một số linh mục và giáo dân rời khu cầu nguyện ở giữa di chuyển sang khu quán phở nơi có lối vào đang được các nhân viên bảo vệ khu đất quản lý và yêu cầu được vào bên trong khu đất và đòi thả 2 người đang bị bắt giữ. Lúc đó tôi có nhìn thấy một công an trong quân phục cũng đứng ra cản mọi người và không cho mọi người vào trong cơ quan. Một số công an khác đứng bên kia đường nhìn sang, một số người gọi điện thoại di động.

Trước sức ép của rất đông giáo dân, dần dần các nhân viên bảo vệ không thể chặn được đoàn người tiến vào qua hẻm nhỏ này mặc dù trong đó có một cửa sắt chỉ còn không vẫn khoá khiến mọi người phải chui qua mới vào được bên trong khu đất.

Khi tôi vào đến bên trong, một số giáo dân đang đối chất với các nhân viên nhà nước và yêu cầu thả người, đồng thời chất vấn các nhân viên đó tại sao lại ngăn cản và bắt giữ cũng như đánh đập những người này chỉ vì họ vào dâng hoa kính Đức Mẹ.

Một trong ba phụ nữ đã tham gia kéo chị dân tộc bị mọi người phát hiện và một số phụ nữ đã đuổi cô ta ra khỏi khu đất vì chị nói rằng cô ta ở đó là ô uế khu đất Thánh.

Quả thật tôi nhận thấy sự nhục nhã chua xót cho cô ta khi bị xúi giục làm một công cụ bẩn thỉu cho người khác.

Một lúc sau ở một chỗ khác, cô gái thứ hai (tóc xoăn nhuộm vàng và cũng là một trong ba phụ nữ đã dùng vũ lực với chị dân tộc) đã nằm trong vòng vây và tìm cách lẩn trốn đám đông giáo dân đang bủa vây và phẫn nộ.

Cổng bị phá và thánh giá được rước vào và dựng trước cửa Tòa Khâm Sứ

Sau khi trong sân có khoảng trên một trăm người vào bên trong khu đất thì mọi người ùa ra cổng chính và chiêc cổng sắt có khoá và các cục bê tông chặn ở phía dưới được mở tung cho làn sóng người bên ngoài tràn vào cùng với cồng chiên, kèn đồng và trống đang vang rền hùng tráng.

Thật bất ngời, ngay sau khi cổng chính được mở thì một thánh giá sắt dài khoảng 4m được một số thanh niên khiêng thẳng vào bên trong và dựng ngay trước bậc lên xuống của tòa Khâm sứ.

Các giáo dân khác tập trung ở khu vực cây đa để đọc kinh dưới tượng Đức Mẹ Sầu Bi và thánh giá. Nhiều người cắm hoa, nến và mang những phù hiệu và các lẵng hoa mà chính quyền đã tặng toà Giám mục trong dịp vừa qua tới trang điểm cho Mẹ và Thánh giá. Nhiều người bắt đầu quét dọn và nhặt sạch lá ở dưới gốc đa. Xung quanh tượng Mẹ, nến hoa rực rỡ và ngày càng đông người vây quanh cầu nguyện mặc cho mưa rơi và gió rét.

Tòa nhà Khâm sứ vẫn đóng kín, khi cây thánh giá được dựng lên có nhiều người bước lên bậc trên cùng trước cửa toà nhà để được chụp ảnh. Loa truyền thanh vang lên yêu cầu mọi người kiềm chế và không đập phá tài sản của giáo hội.

Lại một sự bất ngờ xảy ra khi ngay sau khi cây thánh gia sắt được dựng lên, một cây Tượng Chịu Nạn bằng gỗ được mang tới và đóng lên chính giữa cây Thánh giá sắt. Gạch, nước và xi măng ngay lập tức được mang tới để xây chân tượng Thánh giá bằng bay và cả bằng tay nữa, trong khi nhiều người và các sơ dòng Mến Thánh giá nguyện ngắm.

Cảnh tượng thật mãnh liệt và mạnh mẽ khi một số giáo dân tiếp cận các nhân viên bảo vệ yêu cầu trả lại máy quay và điện thoại của người thanh niên bị bắt và bị đánh. Trên loa vang lên tiếng của cha Lý yêu cầu nhân viên trả lại tài sản của giáo dân trong khi bệ thánh giá được xây và thêm một tượng Đức Mẹ được đưa và trong một hốc nhỏ ở gốc cây đa.

Các biển hiệu Phòng VHTTTT mới gắn lên tòa nhà được giáo dân gỡ bỏ.

Các linh mục họp với công an đòi trả người và đòi lại tài sản họ tịch thu của giáo dân

Sau một hồi thương thuyết, vị cán bộ chỉ huy (người mặc áo đỏ đội mũ bảo hiểm xanh) được nói rằng đã chỉ huy các nhân viên ngăn chặn và đánh chị phụ nữ dân tộc Mường và anh thanh niên. Vị chỉ huy này đã được các linh mục bảo vệ để tránh khỏi sự uất ức của giáo dân. Sau khi trao đổi phía bên cạnh Toà Khâm Sứ, mọi người nhất trí để hai linh mục là cha Lý và cha Quế cùng người chỉ huy này bàn bạc để trao trả lại một máy quay và điện thoại di động của anh thanh niên.

Một số người cùng theo hai Cha và đồng chí cán bộ ra phía sau tòa nhà vào một phòng kính để hội đàm với sự chứng kiến của một số giáo dân và rất đông người đứng ở bên ngoài đang bức xúc yêu cầu trả lại tài sản ăn cướp.

Không biết trong đó đang trao đổi gì. Nhưng khoảng 15 phút sau, một cha Dòng Chúa Cứu Thế đi ra và yêu cầu giáo dân kiên trì chờ đợi ở đó, trong khi các Cha và đại diện cán bộ họp để trả lại tài sản đã cướp của giáo dân cũng như giải quyết để đưa anh thanh niên đi cấp cứu.

Khi được thả ra, chị người dân tộc Mường mang hoa vào vẫn rất can đảm không tỏ ra một sự sợ hãi nào. Chị nói có bị mấy tên nữ nhân viên đẩy và đánh vào bạng mỡ. Nhiều giáo dân nói rằng họ sẽ ở lại đó đến khi nào các tài sản của anh thanh niên được trả lại mới đi khỏi.

Vì bận công truyện khác, nên tôi phải rời khỏi hiện trường vào lúc 13h30, trong khi đó cuộc họp giữa hai linh mục và cán bộ vẫn đang tiếp diễn, một số giáo dân đang hoàn tất việc dựng Thánh giá và một số người đang cầu nguyện và dọn dẹp tại khu tượng Đức Mẹ.

Sự việc bắt đầu khoảng 11h45 với sự có mặt của khoảng 2000 người. Cảnh sát mặc đồng phục đứng đằng xa quan sát (chắc chắn nhiều đồng chí an ninh trà trộn vào đám đông để theo dõi). Phía đầu phố Nhà Chung, cảnh sát trật tự và cảnh sát giao thông điều khiển các phương tiện không cho đi vào phố Nhà Chung.

Với đức tin mãnh liệt các ông bà cụ già canh thức trong đêm rét buốt...

Như các trang web đã cập nhật, buổi tối lúc khoảng 20h00 tôi trở lại hiện trường cửa chính vẫn rộng mở, trong khu đất đã có một số bạt che mưa được dựng lên.

Đèn nến cháy sáng cả bên tượng Đức Mẹ và Thánh giá. Rất nhiều ghế nhựa đã được mang ra cho giáo dân cầu nguyện, nến, hoa và hương liên tục được mang tới và thắp lên. Một thảm ni lông dài được trải ra phía trước Thánh giá để mọi người có thể quỳ và cầu nguyện. Người ta đã mang tới hai chậu cảnh để ở hai cột trụ lối lên toà Khâm sứ. Một bình hoa mới được mang ra và những ngọn tầm xuân được cắm vào để dưới chân Thánh giá. Cây Thánh giá cũng được trang điểm bởi nhiều hoa tươi và phù hiệu.

Khu vực dường như hiện nằm dưới sự kiểm soát của giáo dân. Phía bảo vệ vẫn đứng co cụm một chỗ gần dãy nhà cấp bốn nhìn ra, thỉnh thoảng một đồng chí tới và cầm máy quay và máy ảnh chụp cảnh giáo dân đang cầu nguyện. Một số khác đứng im lìm bất động không còn vẻ hung hăng của những công cụ bạo lực.

Lúc 21h00 tôi trở ra và thấy một số chăn bông được mang tới hiện trường để phục vụ cho những người bám trụ.

Tôi cảm thấy một niềm vui trào dâng như vỡ oà. Tôi tự hỏi không hiểu những nhân viên và cán bộ an ninh nhà nước đang theo dõi sự việc này có suy nghĩ gì khi trong mưa phùn gió bấc với bao bận rộn của công việc trong những ngày giáp Tết mà biết bao người kể cả các cụ già đã bỏ đệm ấm giường êm, khoác trên mình giá lạnh mùa đông để canh thức và cầu nguyện cho những tài sản bị tước đoạt không phải cho bản thân mình mà cho giáo hội.

Xin thưa đó là nhờ sức mạnh của niềm tin vào Thiên Chúa và phần thưởng hạnh phúc viên mãn và vĩnh hằng mà những giàu sang phù hoa bất chính trên thế gian này chỉ là bèo bọt mà thôi!

Lạy Chúa Giê-su xin Chúa nhận lời cầu nguyện của con cái Chúa qua sự chuyển cầu của Mẹ Maria để công lý và hoà bình được đâm chồi và triển nở trên quê hương đất nước Việt Nam chúng con. Amen!

Một Giáo dân Hà Nội ghi lại
 
Chúng con tin ở Tình Yêu Thiên Chúa
An Dân
03:02 26/01/2008
CHÚNG CON TIN Ở TÌNH YÊU THIÊN CHÚA...

Thời tiết Hà Thành sáng nay đẹp hơn mấy ngày qua. Cơn “mưa hại” tối qua không kéo dài được tới sáng.

Tối qua, sau khi nhà chức trách yêu cầu kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của một số giáo dân; sau những màn đuổi đánh, tạo cớ gây mất trật tự an ninh của một số người lạ mặt, hiện trường lắng dịu trở lại.

Một số cán bộ an ninh lui về các căn nhà xung quanh để nghe ngóng tình hình.

Ngay khi có tin, công an kiểm tra giấy tờ tuỳ thân, không biết từ đâu giáo dân kéo đến đông hơn. Tối qua, có khoảng 100 anh chị em tín hữu túc trực tại hiện trường. Họ cầu kinh suốt đêm. Lời kinh hoà bình héo hắt trong đêm, quện trong những hạt mưa rơi xuống làm cho bầu khí đêm đông thêm nồng ấm. Chẳng có ai phàn nàn vì phải canh thức để trông chừng đất cát. Chẳng có ai trách cứ vì những sự việc đã xảy ra. Mọi người đều hiểu rằng tất cả là ý Chúa. Vì thế, người ở lại vui mừng. Người trở về an bình trong giấc ngủ.

Ngày hôm qua, ai nào đó, sau khi gỡ bỏ tấm bảng: “Nhà Văn hoá quận Hoàn Kiếm” trên khung cửa Toà Khâm Sứ, đã treo lên đó câu khẩu hiệu Giám mục của Đức Hồng y Phaolô Giuse: “Chúng con tin ở tình yêu Thiên Chúa”.

Không biết vô tình hay cố ý, câu khẩu hiệu quả thật đã nói lên được rất nhiều điều.

Người công giáo trong lúc không còn biết trông cậy vào ai, thì chỉ còn biết ngửa mặt lên trời cầu khẩn Đấng Thượng trí vô song, xin Ngài ban phúc lành cho đất nước, cho dân tộc và cho những người đang lãnh đạo quốc gia, để tất cả mọi người con dân đất Việt biết ngước nhìn trời và cùng thực thi bổn phận của mình hợp ý trời.

Câu khẩu hiệu ấy cũng là một lời nói thay cho tất cả những người công giáo Bắc Việt, bấy lâu nay vì hoàn cảnh xã hội với những nghi kỵ của giới cầm quyền, họ không được quyền công khai nói lên chính kiến và niềm tin của mình, thì hôm nay đó là câu khẳng định lại niềm tin, khẳng định lại một lối sống và đường đi của mình. Chúng tôi tất cả những người công giáo: “Chúng tôi tin vào tình yêu của Thiên Chúa”.

Câu khẩu hiệu ấy cũng là lời khẳng định lại lặp trường và đường lối của Giáo phận Hà Nội, của giáo xứ Thái Hà và của những người công giáo thiện chí đang ngày đêm mong ước cho công lý được tôn trọng. Lập trường đó là: “Chúng tôi tin vào tình yêu Thiên Chúa. Chúng tôi không làm chính trị, không có việc đối đầu. Chúng tôi muốn đối thoại trong Đấng là nguồn mạch tình yêu. Chúng tôi tin vào tình yêu và chỉ có tình yêu mới giải thoát dân tộc khỏi những tham tàn và bạo lực”.

Do đó, đây không phải là một cuộc “tranh chấp về ý thức hệ”, đơn giản chỉ là việc Giáo hội cùng với xã hội chung tay xây dựng một Nhà nước Pháp quyền, tôn trọng sự thật và những giá trị của sự thật như Nhà nước Việt Nam đang cố công xây đắp. Đây đơn giản chỉ là một đòi hỏi công bằng cho Giáo hội - một Giáo hội trong quá khứ, bị tước đoạt quá nhiều tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ, và cho tới giờ này Giáo hội vẫn đang còn bị tước đoạt, như: không được tham gia vào các công việc từ thiện, bác ái xã hội, giáo dục, y tế..., không có được một cơ quan ngôn luận đúng nghĩa...

Suốt một tháng qua, người công giáo Hà Thành cầu nguyện trên chính mảnh đất thánh thiêng của mình, nó gần giống với các cuộc “khiếu kiện đất đai” xảy ra khắp các tỉnh thành trong cả nước, nhưng ôn hoà và trầm tĩnh hơn. Những buổi cầu nguyện ấy được pháp luật bảo hộ, bởi nó diễn ra ngay bên trong khu vực thờ tự của Giáo hội. Những buổi cầu nguyện ấy là những buổi cầu nguyện thuần tuý, không hô hoán, không biểu ngữ, không bạo động, ngay cả khi có những động thái không tốt từ phía chính quyền.

Thực tế, người công giáo Hà Thành trong hơn một tháng qua đã không làm gì để có thể gọi là: “Gây mất trật tự trị an”. Họ đã thực thi lời kinh Hoà bình một cách trọn hảo: không gây hấn, không hận thù, luôn đối xử tử tế, nhã nhặn. Tất cả chỉ chú tâm làm sao để chính phủ sớm đem lại hoà bình và công lý cho dân tộc, cách riêng cho người công giáo yêu chuộng sự thật và lẽ công bình.

Sự việc đáng tiếc xảy ra ngày hôm qua (25/1/2008) là một minh chứng cho điều đó. Ngay khi chứng kiến người chị em Mường bị các nhân viên công lực trấn áp đánh đập, người thanh niên vượt tường rào vào trong cũng chỉ là để can ngăn những người bảo vệ pháp luật đừng hành xử một cách vô tâm, vô phép với một người chị em nghèo khổ, ít học thuộc một bản Mường xa xôi. Ngay cả khi sự việc đạt tới mức cao trào, thì những người công giáo có mặt vẫn ôn hoà. Các linh mục, tu sĩ luôn tìm cách để cứu vãn tình thế, trấn an lòng dân, khiến cho sự việc không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.

Đó là kết quả của tình người, của niềm tin vào một ông Trời chí tôn, chí thánh. Đó là tiếng nói phát đi từ lương tâm của những ai yêu mến công lý và hoà bình. Đó là cách hành xử của người luôn biết hướng về trời, trong ánh sáng chói loà của ngọn nến, họ thổn thức trong tình yêu mến: “Lạy Chúa! Chúng con chỉ tin vào tình yêu Chúa”.

Khoảng 11giờ40 trưa nay – giờ Hà Nội, một số cán bộ an ninh và một số chiến sĩ quân đội tới hiện trường đo đạc các cảnh cổng bị hạ xuống ngày hôm qua. Số khác ngồi chung với bà con giáo dân dưới khu lều bạt. Chúng tôi còn trông thấy cả chị phụ nữ người Mường bị đánh hôm qua. Không biết chị nói gì với các vị lãnh đạo chính quyền mà tất cả mọi người đều vỗ tay ầm ĩ.

Chiều nay, thời tiết tiếp tục xấu, báo hiệu một cơn mưa khác sắp đổ xuống Hà Thành: “Mưa ân huệ, mưa hồng phúc, hay mưa bạo tàn!!!”

Chiều ngày 26/1/2008
 
Nhà nước bắt đầu làm công tác dân vận với giáo dân cầu nguyện ở Tòa Khâm Sứ
PV VietCatholic
08:13 26/01/2008
 
Giáo dân Hà nội cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ chiều ngày 26.1.2008
PV VietCatholic
08:13 26/01/2008
 
Video cuộc biểu tình tại Hà Nội hôm thứ Sáu của CNA Television
CNA Television
08:15 26/01/2008
Hanoi, Jan 25, 2008 / 12:48 pm (CNA).- Thousands of Catholics gathered in the streets of Hanoi to show their opposition to the government’s refusal to hand over buildings that originally belonged to the Catholic Church of Vietnam. In protests today, 2,000 Catholics marched from St. Joseph’s Cathedral to the building that was once the Vatican embassy.

The morning “protest” was followed by a Mass for the birthday of Cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung, the former archbishop of Hanoi. Following the celebration, a second peaceful demonstration began which turned violent when some Catholic women climbed over the gate to bring flowers to a statue of the Virgin Mary. When they were discovered by security personnel, the women were kicked and attacked with batons. When nearby protestors saw this brutality, they broke through the gate and confronted the security officers.

The protest today is the strongest challenge to the communist government not only due to its magnitude but also because it occurred just a few days after local authorities accused the archbishop of "using freedom of religion to provoke protests against the government." The government also claimed that the protests “damaged relations between Vietnam and the Vatican," and threatened that a crackdown was likely.
 
Chị người Mường đối chất với cán bộ dân vận
PV VietCatholic
08:42 26/01/2008
 
Ý kiến của một cụ già cao tuổi phát biểu tại Tòa Khâm Sứ
PV VietCatholic
08:47 26/01/2008
 
Ý kiến của người đến tham dự cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ
PV VietCatholic
08:50 26/01/2008
 
Chia sẻ của một ngưởi tham gia cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ ngày 26.01.2008
Hoàng Hoa Phương
09:23 26/01/2008
Chia sẻ của một ngưởi tham gia cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ ngày 26.01.2008

Thưa các bạn,

Chúng tôi đang hiện diện và cầu nguyện ở Toà Khâm Sứ. Buổi sáng tình hình tương đối yên ả trên sân. Giữa buổi sáng có mấy người đến đo vẽ hai cánh cổng đã bị đổ sập. Sau đó, có một số cán bộ quân báo, người mặc quân phục, người không tới thăm hiện trường. Các cụ hỏi anh hở đâu thì một anh nói rõ là mình ở bên tình báo quân đội. Trong khi mấy anh này vào nghe ngóng xem xét và chụp hình thì nhiều anh khác mang quân phục đứng ở bên ngoài phố. Hai bên nói chuyện vui vẻ và thân tình với nhau.

Sau đó, quãng gần trưa có bà Phó Chủ tịch Phường sở tại cùng đoàn tuỳ tùng gần chục người vào làm công tác dân vận nhóm giáo dân đang cầu nguyện ở hiện trường nhưng có thể chúng tôi đã làm nhóm cán bộ này thất vọng.

Chiều nay chúng tôi nghe nói có ông Giám đốc Công an Thành phố tới thăm hiện trường. Cả ông Chủ tịch Phó Chủ tịch MTTQ Trung ương và ông Chủ tich MTTQ Thành phố Hà Nội cũng đến đáo qua hiện trường từ xe hơi, rồi vào trong căn nhà bên phía kia đường thuộc Trung Tâm Bồi Dưỡng Chính Trị quận Hoàn Kiếm.

Trong khi đó, các đoàn cán bộ thành phố vào Tòa Giám Mục. Có đoàn do ông Chủ tịch Quận Hoàng Công Khôi dẫn đầu khoảng gần một chục người. Có một đoàn cán bộ từ UBND khá đông cũng vào lúc xế chiều. Có đoàn Cán bộ Tôn giáo có hai người vào khi trời gần tối.

Không biết kết quả trao đổi đi đến đâu và về vấn đề gì?

Nhưng chiều tối nay, ở nhà thờ trong thành phố của chúng tôi đã đọc thông báo của Cha Quản Hạt Hà Nội. Thông báo này cho biết rằng: UBND Thành phố Hà Nội đã ra hạn chót 17 giờ chiều mai chủ nhật 27.01.08 phải đưa ảnh tượng ra khỏi Toà Khâm Sứ và phải chấm dứt cầu nguyện tại đây. Thông báo xin anh chị em giáo dân tiếp tục hiệp nhất với nhau và cầu nguyện và hy sinh để nguyện vọng xin lại nhà đất Toà Khâm Sứ của Giáo Hội được đáp ứng.

Trời vẫn còn rét. Khí hậu còn khắc nghiệt. Tình cảnh đối với chúng tôi còn khắc nghiệt hơn thế. Cho nên chúng tôi vẫn càng phải bám vào Chúa và Đức Mẹ hơn nữa.

Giờ này gần 21 h đêm các nữ tu, nam tu và giáo dân vẫn đang cầu nguyện. Giáo dân ở đây còn khá đông. Chúng tôi thấy một số người đang đi bịt lều bạt chắn gió chuẩn bị cho chỗ ngủ buổi tối. Một số rát giường đã được mang ra đặt xuống đất, trải chiếu lên để nằm. Chăn đệm vẫn còn thiếu nhiều. Thức ăn bà con mua bánh mì. Cũng còn một ít cơm đang để đó nhưng đã mau chóng bị lạnh ngắt bởi thời tiết.

Cái cần nhất đối với chúng tôi bây giờ là sự cầu nguyện và chia sẻ. Anh chị em nào có thể xin đến đây với chúng tôi. Chúng tôi thật hạnh phúc vì được hiệp thông với nhữung ngày tháng gian nan của Mẹ Giáo Hội mình. Tuy vất vả và thiếu thốn nhưng chúng tôi an vui chấp nhận trong tin tưởng và hy vọng.

Chúng tôi cám ơn anh chị em các ơi đã hiệp nhất chia sẻ và cảm thông với chúng tôi. Vừa xong có người nói với chúng tôi rằng truyền hình Nhà nước vừa phát bản tin lúc khoảng 18 h, trong đó họ kết án Toà Giám Mục và giáo dân chúng tôi vi phạm này nọ. Ai cũng biết phải hiểu ngược lại mới đúng. Nhưng chúng tôi cũng biết rằng thân phận của những người thấp cổ bé miệng chúng tôi là như vậy và những người có quyền muốn làm gì nói gì mà chẳng được.

Chúng tôi tin rằng chân lý có sức mạnh của nó. Chúng tôi tin rằng những tâm hồn thiện chí, yêu nước, thương nòi trên đất nước Việt Nam thân yêu này sẽ hiểu chúng tôi.

Xin kính chào các bạn và chúc các bạn ngủ ngon. Phần chúng tôi, đêm nay chúng tôi lại có một đêm canh thức cùng Mẹ Sầu Bi vì Mẹ Giáo Phận thân yêu của chúng tôi. Vì công lý và hoà bình mà mọi người mong đợi.

Hoàng Hoa Phương

(Tối ngày 26.01.2008, viết từ hiện trường Tòa Khâm Sứ và nhờ người bạn chuyển tới VietCatholic News)
 
Thế giới quan ngại tình trạng tự do tín ngưỡng tại Việt Nam
Nguyễn Việt Nam
09:29 26/01/2008
Các tin liên quan đến Công Giáo Việt Nam luôn chiếm trang nhất
Catholic World News
Catholic News Agency Television
Asia News
 
Tin khẩn cấp: Chính quyền ra tối hậu thư: 5giờ chiều Chúa Nhật ngày mai phải mang tượng ảnh đi hết, nếu không là biện pháp mạnh!
VietCatholic
09:39 26/01/2008
TIN BÁO KHẨN CẤP LIÊN QUAN TỚI TÒA KHÂM SỨ: NGÀY MAI SẼ CÓ BIỆN PHÁP MẠNH

HÀ NỘI -- Thông báo từ các nhà thờ xứ ở Hà Nội trong thánh lễ chiều thứ Bảy ngày 26.1.2008 (giờ Hà nội) cho biết UBND Hà Nội đã có văn thư cho Tòa Tổng Giám Mục yêu cầu thời hạn cuối cùng là 5giờ chiều ngày Chúa Nhật 27.1.2008 phải di chuyển tất cả ảnh tượng mang về, nếu không sẽ có biện pháp mạnh.

Như vậy là chính quyền đã quyết định sẽ cưỡng chế và đàn áp giáo sĩ và giáo dân Hà nội những người đang cầu nguyện và bảo vệ các tượng ảnh tại Tòa Khâm Sứ.

Trong tinh thần hiệp nhất với Đức Tổng Giám Mục, với các Linh Mục và Nam Nữ Tu Sĩ và với Giáo Dân Hà Nội, xin tất cả Anh Chị Em tín hữu Công giáo hãy đến cầu nguyện với anh chị em giáo dân Hà nội tại Tòa Khâm Sứ và chứng kiến tận mắt cuộc đàn áp chắc chắn sẽ diễn ra.

Máu có thể sẻ chảy, nhưng sẽ là những chứng nhân cho Chúa, cho Sự Thật, cho Công Lý, và bảo vệ quyền Tự Do và Dân Chủ cho Quê Hương Việt Nam.

Quân đội hôm nay đã có mặt để nghe ngóng tình hình ở đây:

 
Cầu nguyện nưã! Cầu nguyện mãi!
Bs Vũ Linh Huy
12:33 26/01/2008

Cầu nguyện nưã! Cầu nguyện mãi!



Dân Thánh Chuá rất cần cầu nguyện,
Như hương thơm toả quyện toà cao.
Chuá ban ơn phước dồi dào,
Giúp ta đủ sức sống theo Tin Mừng.

Dân Chuá ơi! chớ ngưng cầu khấn,
Vì ta đang đánh trận gay go,
Cần ơn thánh Chuá hộ phò,
Mới mong đủ sức đánh cho tới cùng!

Xưa, quân địch binh hùng, tướng mạnh,
Mà Ích-riên, Dân Thánh, yếu thay.
Môi-sen lên núi giang tay,
Sức Trời tuôn đổ xuống ngay, dồi dào! (*)

Vì Môi-sen tuổi cao, sức yếu,
Giang tay hoài chẳng chịu được lâu,
Hạ tay xuống nghỉ xem sao,
Ích-riên yếu hẳn, đi vào thế thua!

Giang tay lại, địch thua lập tức,
Hạ tay xuôi, mất sức Ích-riên.
Cho hai người đứng hai bên,
Nâng tay ông thẳng, ơn trên tuôn tràn.

Ích-riên thắng hoàn toàn trận đó,
Nhờ lời cầu xin cuả Môi-sen.
Ta nay giưã chốn trận tiền,
Cũng cần cầu khấn luân phiên, đêm ngày.

Thắp thêm nến, giang tay cầu nguyện!
Đừng vội vàng tắt nến mà thua!
Bạo quyền thâm độc, mưu mô,
Chờ ta tắt nến là vồ ta thôi!

Ta thắp nến để đòi Công Lý,
Còn bất công, bền bỉ thắp hoài.
Bạo quyền sẽ phải chùn tay,
Tin Yêu toàn thắng một ngày không xa.

Vững tin! Chuá ở phiá ta!

Boston, ngày 26 tháng 1 năm 2008

Chú thích: (*) Kinh Thánh Cựu ước kể rằng dân Ích-riên (Israel, tiếng Việt là dân Do Thái)
cùng quân thù giao chiến. Ông Môi-sen lên núi giang tay cầu nguyện cho dân.
Quân Ích-riên, dù quân số ít hơn và kém tinh nhuệ, vẫn thắng thế, đẩy lui các đợt tấn công cuả địch.
Khi Ông Môi-sen mệt mỏi quá hạ tay xuống, thì quân Ích-riên bị yếu thế ngay.
Hai người phụ tá cuả Môi-sen bèn dìu ông ngồi xuống trên một tảng đá, rồi họ
đứng hai bên nâng tay ông lên cho ông tiếp tục cầu nguyện.
Kết quả là Chúa cho quân Ích-riên toàn thắng.
 
Xuân Công Lý và Hoà Bình
Sa Mạc Hồng
12:37 26/01/2008
Xuân Công Lý và Hoà Bình

Mùa xuân đến bao tâm hồn mơ ước
Đón nắng hồng ấm áp tình người
Trong tin yêu giữa đất trời
Xuân muôn thuở
Của địa cầu đầy ân sủng
Từ trời cao đổ xuống dương gian
Vạn loài hoa nở giữa đồng hoang
Và ngàn cánh chim tung bay trong gió
Xuân của loài người, xuân công lý
Xuân của tình yêu, xuân hoà bình
Những giọt nước mắt nghĩa tình
Trong nụ cười rạng rỡ
Trong lời kinh nguyện nhiệm mầu
Giữa đất trời hoà bình và công lý hôn nhau
Tiếng reo vui của những con tim khao khát
Lòng nhẫn nại cũng mỉm cười
Lòng thứ tha bỗng lên ngôi
Sự đau khổ nhường chỗ cho an bình hạnh phúc
Và mùa xuân mặc áo mặt trời
Trải nắng hồng lên khắp mọi nơi
Trên thế giới loài người
Cùng hướng về một niềm tin thuần nhất
Vẫn nắm tay nhau
Vẫn hát vang bài thánh ca nguyện cầu
Giữa đất trời hoà bình và công lý vẫn hôn nhau!
 
Đứng dậy đi!
Mạc Thúy Hồng
12:44 26/01/2008
ĐỨNG DẬY ĐI !

Kính gửi: Đồng bào tôi.
Đừng khóc nữa! Khóc: Nhục! Than: Hèn nhát!


Đứng dậy đi! Cùng sát cánh bên nhau,
Dân Tộc ta – Tám ba triệu đồng bào,
Đồng nhất loạt! Sức đào sông, xẻ núi!

Bao nhiêu năm, sống vùi trong hờn tủi!
Người thay trâu, cặm cụi mải thiếu ăn,
Từ sinh ra, bé vật vã khóc lăn…
Thân thể Mẹ khô cằn không giọt sữa.

Đứng dậy đi! Không còn gì để lựa!
Đạp xích xiềng! Cho lửa bốc con tim!
Đường Tự Do – Chúng ta phải tự tìm,
Và, Dân Chủ - Nỗi niềm dân mong ước!

Đứng dậy đi! Toàn dân cùng cứu nước!
Đứng dậy đi! Toàn dân cùng cứu nước!
 
Đài RFA phỏng vấn Luật sư Lê Quốc Quân kể lại vụ hành hung ở Tòa Khâm Sứ Hà Nội
Trà Mi
15:07 26/01/2008
Đài RFA phỏng vấn Luật sư Lê Quốc Quân kể lại vụ hành hung ở Tòa Khâm Sứ Hà Nội

Buổi cầu nguyện tập thể với sự tham dự của khoảng 100 linh mục và hàng ngàn tín đồ Thiên Chúa Giáo tại Toà Khâm Sứ ở Hà Nội hôm 25/1 để yêu cầu nhà nứơc trả lại đất đai chiếm dụng của nhà thờ bỗng xảy ra xô xát khi lực lựơng an ninh địa phương tấn công giáo dân.

Trà Mi hỏi chuyện một trong số những nạn nhân bị công an hành hung là luật sư Lê Quốc Quân, người luật sư bênh vực người nghèo và dấn thân vì một xã hội dân sự tại Việt Nam. Ông thuật lại diễn tiến sự việc:

"Buổi lễ mừng thọ 90 năm của Đức Hồng Y và là 60 năm ngài làm linh mục, 40 năm ngài làm giám mục. Trước buổi lễ thì cũng đã có buổi lễ câu nguyện tại Toà Khâm Sứ, rồi sau buổi lễ, tôi thì tôi đi đến buổi lễ thôi, tôi không tham dự phần trước, nhưng sau buổi lễ thì các cha bảo ra đó cầu nguyện. Tôi cũng đi ra tôi cầu nguyện cùng với bà con.

Một điều đặc biệt hôm nay rất là vui, tức là có nhiều các đoàn các giáo hội địa phương lên làm lễ mừng thọ Đức Hồng Y. Khi chúng tôi xong lễ ra cầu nguyện tại Toà Khâm Sứ thì tôi thấy một chị mặc trang phục dân tộc Mường, chị ôm một bó hoa, chị trèo qua ngạch cửa, thì muốn dâng hoa cho Đức Mẹ nhưng mà bị lực lượng an ninh ngăn cản lại. Họ xô (chị) đi, họ đẩy, họ đánh vào trong tóc.

Tôi thấy thế, là luật sư thôi, tôi nghĩ tôi cũng phải vào. Tôi định giải thích cho họ thôi. Tôi vào thì tôi cũng bị (đánh) luôn."


Trà Mi: Họ đánh anh thương tích có có nhiều hay không ạ? Và tình trạng anh hiện giờ ra sao?

Ls Lê Quốc Quân: Thương tích thì không nhiều, nhưng tính chất của vấn đề này rất là nghiêm trọng và nó phức rạp, bởi vì hôm nay có rất nhiều các đại diện, có cả Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn trong Sài Gòn ra, rồi có các đức cha của các giáo phận khác, rồi có đại diện giáo dân của các địa phận khác, và mỗi một xú thế có năm bảy người đi thôi, nhưng mà cái tính loan truyền rất lớn.

Nó có khoảng hai ngàn rưỡi, ba ngàn người đứng cầu nguyện rất trang nghiêm. Nhưng nhìn giữa một bãi đất trống như thế (công an) rượt theo, đuổi và đánh con người dân tộc ấy, sau đánh tôi như thế, hàng ngàn người thấy cảnh ấy.

Trà Mi: Dạ thưa, khi mà anh vào thì anh có kịp giải thích hay là họ có kịp trao đổi với anh?

Ls Lê Quốc Quân: Không kịp trao đổi gì cả, nhưng mà quan trọng ở chỗ là ai trèo vào cổng chính đấy hoặc là đi len qua đường vào cổng chính thì họ sẽ áp giải ra cổng phụ và đẩy ra ngoài, nhưng mà họ lại đẩy tôi đi đến cái khe và lấp tôi đi và họ đánh tôi, và sau đó họ dẩy dồn tôi về cái cửa định mở cho ra thì có một ông bảo: "Không. Thằng này không được. Giữ lại, đánh nó đi".

Thế là họ mới vây lại và họ đánh tôi. Và khi đấy thì chính họ cũng bất ngờ là tự nhiên giao dân họ ào lên ghê gớm lắm. Khi đấy họ phá cửa, một tiếng vang dội lên và công an họ cũng hoang mang. Họ bất ngờ khi đang đánh tôi với 4-5 người như thế này châu lại, nhưng khi nghe tiếng đập cửa, họ (giáo dân) đập cửa ngách, họ không đi cửa chính mà đập cưa ngách (cửa làm bằng tôn), rồi tiếng chiêng trống vang lên, thì chính các anh công an đấy sau cũng phải bỏ chạy đi bởi vì họ hoảng loạn, họ sợ. Rồi sau đó giáo dân họ tràn vào đông lắm.

Trà Mi: Dạ thưa anh, ngoài anh và giáo dân người Mường đó thì có ai khác bị thương tích, cái số người bị thưong bị đánh có đông không? Có nhiều không ạ?

Ls Lê Quốc Quân: Cũng không biết được, chị ạ. Nhưng mà tôi nghĩ rằng ít nhất cũng có những người cảnh sát bị đánh. Sau đó thì tôi không biết vì tôi bị đánh như thế rồi thì tôi loay quay đi vì rớt cái kính cho nên cũng không nhìn thấy đựoc gì. Nhưng mà sau đó thì giáo dân vào đông lắm.

Họ dắt chúng tôi đi đến hai ba người và hỏi: "Có phải anh này đánh anh không?" thì tôi lắc đầu tôi bảo "Không phải người này" thì may họ tha cho, còn nếu tôi chỉ cần nói "Người này đánh" thì giáo dân họ bức xúc lắm khi đó họ vây quanh và họ cứ muốn cái kiểu là đánh được ngay công an. (Trà Mi: Dạ.). Họ bất bình trước việc công an đánh người. Còn lại tôi cũng được nghe kể là có người bị dánh, rồi cũng người dân cũng đánh người mà họ nghi là công an.

Trà Mi: Vâng. Và anh có biết được tình trạng của giáo dân người Mường đó, cô ta có bị gì nặng nề không?

Ls Lê Quốc Quân: Cũng không biết được vì họ đẩy vào trước.

Trà Mi: Dạ thưa anh, vụ xô xát dó diễn ra, nó kéo dài trong bao lâu ạ?

Ls Lê Quốc Quân: Đối với trường hợp của tôi thì nó kéo dài khoảng 20 phút thôi, nhưng mà sau đó là vì do họ (giáo dân) phá được cửa để vào thì công an bỏ chạy đi thì giáo dân họ tràn qua cửa ngách, họ phá vào được. Rồi sau đó họ lại đàng cổng chính, họ lại phá đổ cổng chính và tràn vào rất là lâu.

Và diễn tiến sau đó thì tôi được các cha rồi các bác sĩ riêng họ đưa vào nhà chung và tôi năm gnhỉ trong nhà chung thôi. Mãi đến khoảng 5 giờ chiều tôi mới về nhà. Mà thực ra thì giáo dân cầu nguyện trang nghiêm cực kỳ, nếu như mà cơ quan công quyền mà biết hành sử tốt, thấy tôi vào thấy không đúng, không phù hợp thì giải thích cho tôi rồi mời tôi ra, thế thôi. Sau họ đánh tôi đau quá, tôi bảo "Cho tôi ra" mà họ cũng không cho. Vì họ không cho tôi ra nên giáo dân họ mới ùa lên.

Trà Mi: Thưa anh, như vậy thì anh có biết là sau đó có lực lượng an ninh bố trí thêm tới để mà dàn xếp vụ việc như thế nào không?

Ls Lê Quốc Quân: Câu chuyện đó thì tôi cũng không biết, nhưng mà tôi nghĩ tình tiết thì nó rất đơn giản, nhưng mà nếu mình giải quyết không khéo việc này nó tạo thành một sự âm ỉ của các giáo xứ, cái tính lan truyền của cộng đồng Công Giáo trong các giáo xứ khác nhau, thì nó tạo ra cái sự mất lòng tin, chính quyền hành sử như thế này tôi thấy rằng rất là sai trái.

Trà Mi: Vào lúc 5 giờ chiều khi anh rời khỏi khu vực đó thì xung quanh như thế nào ạ? Bà con còn ở đó không?

Ls Lê Quốc Quân: À, tôi lại đi một con đường khác để đi ra thành ra không nhìn thấy. Từ phía trong nhà chung tôi đi sang hướng nhà thờ, rồi tôi đi theo cái đường một chiều của Ấu Triệu tôi đi về chứ không quay lại chỗ đấy.

Trà Mi: Thưa, chắc các buổi lễ cầu nguyện tập thể của giáo dân đã diễn ra mấy tuần nay rồi và đây là buổi lễ cầu nguyện đầu tiên mà anh tham gia hay là trước đây anh đã từng tham gia rồi?

Ls Lê Quốc Quân: Ồ! tôi có tham gia nhiều hầu hết các buổi cầu nguyện từ trước đến nay một cách yên bình thôi, vì tôi là một người Công Giáo. Nếu như mà không giải quyết êm đẹp thì người dân lại tiếp tục cứ cầu nguyện, mà người ta sẽ còn cầu nguyện. Người ta đã cầu nguyện được một ngàn năm, hai ngàn năm nay rồi cơ mà!

Trà Mi: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư Lê Quốc Quân đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.

(Nguồn: © 2008 Radio Free Asia)
 
Liệu một “Đồng Đinh” thứ Hai sẽ xảy ra ở Hà Nội?
Nguyễn Hà
15:15 26/01/2008
Ý kiến độc giả: Liệu một “Đồng Đinh” thứ Hai sẽ xảy ra ở Hà Nội?

HÀ NỘI -- Hôm nay 26/1/2008 cha quản hạt Hà Nội thông báo, chính quyền gửi tối hậu thư đòi Tòa Tổng Giám Mục gỡ bỏ các ảnh tượng ra khỏi Toà Khâm Sứ và chấm dứt cầu nguyện trước 17h ngày 27/1/2008. Họ đe dọa sẽ dùng biện pháp mạnh. Ai cũng hiểu họ đang đe dọa khủng bố bằng bạo lực. Sẽ rất dễ xảy ra ở một đất nước Cộng Sản.

Chắc chắn về phía Công Giáo sẽ không ai dám dời ảnh tượng. Tòa Khâm Sứ thuộc đất Toà Tổng Giám Mục. Từ trước đến nay không hề có giấy tờ tịch thu chính thức của nhà nước. Chỉ có nhà nước đến cưỡng chiếm bằng vũ lực mà thôi. “Lấy thịt đè người.” Vậy giáo dân chúng tôi có quyền dựng ảnh tượng và đọc kinh trong khuôn viên đất của cơ sở tôn giáo. Giáo dân không bạo lực xô sát chỉ có lực lượng bảo vệ của nhà nước dùng bạo lực đánh đập một người phụ nữ dân tộc Mường mà thôi. Nhà nưóc của một đảng “tiến bộ, văn minh, lịch sự” được thể hiện rõ trước con mắt của hàng ngàn người và hàng triệu ngưòi trên thế giới qua các phương tiện truyền thông. Thật nhục nhã cho đất nước! Người trong cùng một nước, “gà cùng một mẹ” mà không thương nhau, hành hạ người phụ nữ còn hơn kẻ thù chỉ vì người này muốn bày tỏ tình cảm tôn giáo của người ta một cách chân thành.

Giờ đây Đảng và Nhà nước văn minh, thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ lại tiếp tục dùng chính sách “lấy thịt đè người” để định đàn áp những nguời giáo dân gồm nhiều phụ nữ và người già và những con người bình dị, chân thành chịu khó làm ăn, yêu mến Giáo hội và đất nước.

Liệu nhà nước, các chiến sĩ công an gái và công an trai, lần này có giả dạng làm thường dân để đập tượng Đức Mẹ Sầu Bi và lật đổ Thánh Giá ở Tòa Khâm Sứ không? Một vụ Đồng Đinh nữa sẽ xảy ra ngay tại thủ đô Hà Nội chăng? Toà Khâm Sứ sẽ trở thành nơi hành hương của cả nước chăng? Toà Khâm Sứ sẽ thành nơi cho khách nước ngoài đến chứng kiến tự do tôn giáo ở Việt Nam chăng? Chắc chắn chúng tôi sẽ treo cờ tang tại nhà thờ và trước cửa nhà chúng tôi nếu như nhà nước xúc phạm đến ảnh tượng và đàn áp những bà con đồng đạo của chúng tôi. Tết năm nay Tòa Giám mục và các nhà thờ trong Giáo phận sẽ rợp cờ tang chế vì cách cư xử của nhà nước đối với Công giáo nếu sự đó xảy ra.

Liệu Việt Nam lại muốn vào danh sách CPC của Hoa Kỳ không? Năm nay Viêt Nam muốn thu hút 26 triệu khách du lịch. Liệu người nưóc ngoài cớ muốn đến du lịch và làm ăn ở Việt Nam nữa không, khi mà chính quyền đối xử với ngưòi dân trong nưóc còn tệ hơn những kẻ thù trước kia như Mỹ và Trung Quốc?

Xin có hai điều để kết luận:

  • 1) Công giáo Hà Nội dù có bị đàn áp, chúng tôi đang nói cho cả thế giới rằng: Công Giáo Hà Nội Không Chịu Nhục Mãi Đâu!
  • 2) Xin nhà nước suy nghĩ lại trước khi quá muộn.
Xin cầu nguyện cho Công giáo Hà Nội chúng tôi trong lúc cam go này!

Một giáo dân viết từ Hà Nội đêm 26/2/2008
 
Những ngọn lửa và lời cầu vượt trùng dương: từ Berlin tới Hà Nội
Linh Tiến Khải - Radio Vatican
15:29 26/01/2008
Cách đây 19 năm, ngày 6-11-1989, bức tường Berlin bị phá vỡ tạo ra thế dây chuyền khiến cho chế độ cộng sản theo nhau sụp đổ tại các nước Đông Âu và Liên Xô. Toàn dân hai miền nước Đức đã ăn mừng, vì giấc mơ kéo dài nửa thế kỷ đã thành sự thực, mà không cần tốn một viên đạn và một giọt máu nào.

Trong các biến chuyển dồn dập thời ấy có rất ít người chú ý hay biết rằng một trong những yếu tố giúp tạo ra biến cố thống nhất hai miền Đông và Tây Đức đã là chiến dịch đốt nến cầu nguyện cho hòa bình. Nó đã do tín hữu tin lành phát động tại nhà thờ thánh Nikolais trong thành phố Leipzig, bên Đông Đức, hồi năm 1981.

Chiến dịch thắp nền cầu nguyện cho hòa bình đã bị mật vụ Stasi dập tắt trong cùng năm đó, nhưng vào năm 1985 nó lại được khơi dậy, và lần này lan truyền đến cả các tín hữu không Kitô. Các buổi cầu nguyện được tổ chức vào mỗi ngày thứ hai, và do hai mục sư tuyên úy giới trẻ là W. Groeger và C. Fuehrer hướng dẫn. Tín hữu tham dự cứ thế kiên trì, hết năm này sang năm khác, bất chấp các đe dọa, khó dễ và bắt bớ.

Mạnh bạo và can đảm nhất là buổi cầu nguyện ngày mùng 4 tháng 9 năm 1989 với các biểu ngữ đòi hỏi dân chủ, tự do ngôn luận và mở cửa biên giới ngay giữa lòng thành phố Leipzig. Dĩ nhiên là mật vụ Stasi đã đối xử tàn bạo với nhóm biểu tình, nhưng thay vì làm cho người dân sợ hãi, thì sự tàn bạo ấy lại gây lên một làn sóng hưởng ứng và ủng hộ lớn lao tại thành phố Leipzig và khắp mọi nơi.

Và lần này dân chúng không còn sợ hãi nữa, họ nhất quyết đồng loạt vùng lên đòi quyền làm người. Chỉ ba tuần lễ sau (25-9-1989), số người tham gia thắp nến cầu nguyện và biểu tình tăng lên 5000, rồi vọt lên 20.000 (2-10-1989) đã khiến cho công an mật vụ chùn bước. Cuối cùng, ngày 9-10-1989, toàn dân thành phố Leipzig xuống đường thắp nến cầu nguyện và biểu tình với 70.000 người, làm thành một sức mạnh vỡ bờ khiến cho công an mật vụ trốn chạy. Và thế là làn sóng đòi tự do dân chủ lan rộng ra các thành phố khác như Dresden, Rostock, Plauen và Đông Berlin vv....

Vào mỗi thứ hai sau đó, số người tham gia cầu nguyện và biểu tình càng đông hơn, và cao điểm là ngày 6-11-1989, với 300.000 người tham dự. Chỉ ba ngày sau nhà nước cộng sản Đông Đức sợ hãi và phải mở cửa biên giới thông thương giữa Đông và Tây Đức.

Từ Berlin đến Hà Nội.

Từ ngày 18-12-2007 đến nay giáo dân công giáo Hà Nội đã liên tục thắp nến cầu nguyện cho sự thật, công lý, hòa bình và các quyền làm người. Các chủ chăn và giáo dân nhiều giáo phận khác cũng tỏ tình liên đới và hiệp thông với Đức Tổng Giám Mục và giáo dân Hà Nội. Nhưng rất tiếc sáng ngày 25-1-2008, một số tín hữu đã bị công an cảnh sát đuổi bắt và đánh đập dã man trên đất Tòa Khâm Sứ.

Số là sáng ngày 25-1-2008, sau thánh lễ mừng thượng thọ 90 tuổi của Đức Hồng Y Phaolo Giuse Phạm Đình Tụng, với sự tham dự của gần 3000 giáo dân và nhiều khách mời trong đó có Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sài Gòn, chủ tế, 12 Giám Mục và 130 Linh Mục thuộc nhiều giáo phận. Sau thánh lễ 100 Linh Mục đã cùng 2000 giáo dân cùng nhau sang Tòa Khâm Sứ để cầu nguyện.

Lúc 11 giỡ rưỡi trưa, có mấy giáo dân, đặc biệt là một chị người Mường leo cổng nhảy vào bên trong để dâng hoa cho Đức Mẹ, thì bị các nhân viên bảo vệ vây bắt và đánh đập. Một thanh niên nhảy vào quay phim chụp hình cũng bị rượt bắt, bị đem vào ngôi nhà nhỏ phía quán phở và bị hành hung. Một số Linh Mục chạy ngược về phía con ngõ nhỏ và yêu cầu nếu không cho cắm hoa thì phải thả người ta ra, không được giữ và đánh người. Bên ngoài cả cộng đoàn bắt đầu đứng lên và lay hàng rào sắt. Nhiều thanh niên nam nữ bắt đầu vượt hàng rào vào giải cứu hai người bị bắt. Các nhân viên bảo vệ bắt giữ và tấn công một số người khác nữa. Thề rồi hàng trăm người đã tràn vào giải thoát thanh niên bị đánh và mấy chị phụ nữ. Một số người chạy đến cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ, số khác giật các bảng hiệu gắn trên tường Tòa Khâm Sứ. Thấy giáo dân tràn vào qúa đông, các nhân viên bảo vệ tự động giải tán. Cộng đoàn tràn vào sân tiến đến tượng Đức Mẹ cầu nguyện. Đoàn Kèn Trống của Hàm Long và Thượng Thụy cũng vào được bên trong và trổi bài ”Tiếng Nhạc Oai Hùng”. Giáo dân bám sát hàng rào tiếp tục lung lay dữ dội.

Ngay lúc ấy một số giáo dân khiêng vào một cây Thánh Giá bằng sắt cao 4 mét. Khi Thánh Giá đến cổng chính Tòa Khâm Sứ, thì cánh cổng sắt cũng sập đổ. Hàng ngàn giáo dân cùng tiến vào và trong nháy mắt Thánh Giá được dựng lên trước bậc thềm Tòa Khâm Sứ và được xây bệ vững chắc ngay. Khóa và các tảng bê tông chèn cổng chính bị thanh niên phá tan và mở toang cánh cổng chính cho giáo dân tràn vào trong cầu nguyện.

Hàng ngàn giáo dân cùng nhau tháo gỡ tất cả 5 cánh cổng Tòa Khẩm Sứ, xếp vào trong và khóa lại. Công an cảnh sát đứng kín đường, nhưng họ chỉ nhìn mà không dám động mạnh trước hàng ngàn giáo dân đang cầu nguyện. Cho tới nửa đêm vần còn có hàng trăm giáo dân canh thức cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ, trong đó có cả giáo dân Thái Hà và Hà Đông. Hàng chục sinh viên đã cùng với một số giáo dân canh thức cầu nguyện suốt đêm. Thế mới biết những ngọn lửa đức tin và lời cầu có sức mạnh vượt trùng dương nối kết tín hữu khắp năm châu.

Lậy Chúa, hôm nay chúng con cầu xin Chúa cho ngày càng có nhiều ngọn lửa và lời cầu bừng lên và vang dội cho sự thật, hòa bình, công lý và các quyền con người khắp nơi trên thế giới này.
 
Điều gì đã xẩy ra? Lửa đã tràn và Nhà nước truyền thông ngược!
J.B. Nguyễn Hữu Vinh
16:47 26/01/2008
ĐIỀU GÌ ĐÃ XẨY RA? LỬA GIẬN ĐÃ TRÀN VÀ NHÀ NƯỚC TRUYỀN THÔNG NGƯỢC

Buổi cầu nguyện lịch sử

Cuộc cầu nguyện ngày 25 tháng 1 năm 2008, sẽ là một cột mốc trong lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam, sẽ được nhắc tới như một biến cố giữa những dòng thăng trầm của đời sống một Giáo hội dưới thời Cộng sản.

Như bao buổi cầu nguyện khác đã được tiến hành từ hơn một tháng nay, buổi cầu nguyện trưa ngày 25 tháng 1 năm 2008 là buổi cầu nguyện ôn hòa của giáo dân sau buổi lễ mừng Hồng Y Phao lô Phạm Đình Tụng 90 tuổi và các năm chẵn trong các mốc cuộc đời tận hiến của Ngài. Một vị Hồng Y là người đã khôn ngoan dẫn dắt Giáo hội Việt Nam đi qua một giai đoạn khắc nghiệt nhất trong lịch sử cận đại của mình. Và việc “XIN” lại tài sản Tòa Khâm sứ của Tổng Giáo phận Hà Nội, là điều mà Hồng Y đã đeo đuổi suốt cả cuộc đời Ngài từ khi tại vị cho đến nay.

Cuộc cầu nguyện đang diễn ra êm đẹp, không có bất cứ lời nói nào khiếm nhã ngoài tiếng đọc kinh và hát Thánh ca, dù lực lượng công an dày đặc thì bỗng nhiên, một chị người dân tộc Mường với lòng yêu kính Đức Mẹ đang bị cầm tù trong hàng rào sắt, ngăn cách đoàn con, đã leo lên hàng rào ôm bó hoa vào dâng lên Đức Mẹ.

Ngay lập tức, như một đàn hổ đói, một loạt “bảo vệ” nam và nữ đã xông ra bắt chị vào một góc quán phở hết sức hung dữ và bạt tai chị. Cả hàng ngàn người nôn nóng nhìn theo, những tiếng thét từ trong nhà “Văn hóa” hay quán phở gần đó thét lên lanh lảnh “đánh chết nó đi” càng làm cho giáo dân sốt ruột.

Một thanh niên đã vượt hàng rào vào ứng cứu chị, lại một “đàn hổ đói” khác đã bẻ ngược tay anh kéo vào phía quán phở và diễn trò đánh hội đồng vào bụng, ngực… đập đầu vào tường đến chảy máu tai.

Không thể chịu đựng hơn được nữa để nhìn việc đánh người trước mắt. Hàng loạt giáo dân đã phải chạy đến cổng phía sau quán phở nơi anh thanh niên đang bị đánh, chiêng trống gõ liên hồi náo động. Mấy công an đứng canh chừng để một bọn đánh đập dã man người thanh niên sau cánh cổng, chúng còn chửi một cách hỗn láo với những người yêu cầu họ thả người ra. Cơn phẫn uất như không kìm nén thêm, giáo dân đã phải đạp tung cửa bịt tôn để chui vào cứu người.

Đến khi đó, như lũ cắn trộm bị đưa ra trước ánh sáng, chúng mới hè nhau tháo chạy. Phía ngoài, giáo dân như nước vỡ bờ, hè nhau đẩy hai cánh cửa sắt đã bị chặn lại bằng những khối bê tông nặng để vào phía trong.

Trong đám hội đồng có ba đứa con gái đã xông ra bắt chị người Mường. Một đứa khoảng 20-25 tuổi, ngay từ khi anh thanh niên vào đã tát vào mặt anh, nhưng khi giáo dân tràn vào, không chạy kịp đã chui vào căn nhà giường chiếu ngổn ngang như căn nhà thổ để trốn, một tên cao to đứng chặn ngay trước cửa.

Thật không may và khốn nạn cho nó, trong lửa giận bừng bừng vì chị giáo dân chưa được thả, người ta bắt hắn phải mở cửa ra tìm chị giáo dân nọ. Khi cánh cửa bị mở, nó bị đám đông kéo ra, hứa hẹn một trận đòn nhừ tử thì nó hét lên như bị chọc tiết. Thì ra, nó chuyên đi đánh người, nhưng khi bị tóm, hắn sợ hãi những trận đòn như hắn đã bao lần vô tư tặng kẻ khác.

Cũng may có các giáo dân khác đứng đó can ngăn kịp thời và không chấp vặt, nên hắn chỉ bị vài cái tát cảnh cáo cái vô nhân tính của nghiệp chó săn. Dù vậy, thì có lẽ suốt đời nó cũng phải nổi da gà mỗi khi đọc lại câu chuyện “một bữa no… đòn” của Nguyễn Công Hoan. Khi được thả ra, nó ba chân bốn cẳng chạy trốn, thật nghịch cảnh với vẻ hung hăng trước đó mấy phút.

Người thanh niên được đưa ra, máu me đầy tai, mặt và người bầm tím. Dòng người tràn vào ngày càng đông với khí thế bừng bừng, các cụ già râu tóc bạc phơ, các phụ nữ hăng hái dưới mưa lạnh đã đưa vào một cây Thánh Giá bằng sắt dựng ngay trên lối vào cửa chính Tòa nhà Khâm sứ.

Cuộc nói chuyện trong gian nhà kho và những điều hài hước

Trên loa, tiếng của các linh mục luôn yêu cầu giáo dân bình tĩnh, không manh động, yêu cầu xe cứu thương của Tòa Tổng Giám mục đến ngay đưa nạn nhân bị đánh đi cấp cứu. Các linh mục đứng chặn các cửa, không để giáo dân vào bậc thang tòa Nhà Khâm sứ để phòng sự phá phách trong cơn giận giữ của đám đông.

Với khí thế uất hận bừng bừng, hàng ngàn giáo dân đã yêu cầu đưa ngay những đứa đánh người ra để nhận mặt, yêu cầu trả lại tài sản đã bị cướp mất gồm máy quay và chiếc kính. Nhưng khi hỏi đến hai cán bộ cỡ cao cấp, đã có mặt từ đầu khi buổi cầu nguyện chưa tiến hành, trước sắc giận bừng bừng của Giáo dân thì họ chỉ dám xưng danh “tôi là bảo vệ”.

Giáo dân càng phẫn uất hơn, yêu cầu chính quyền đến giải quyết, nhưng tịnh không thấy ai, dù cảnh sát vẫn đứng hàng đàn bên ngoài nhìn vào lúng túng. Cuối cùng, thì hai cán bộ kia cũng nhận là người đứng ra có thể giải quyết việc tìm lại tài sản. Mọi người kéo nhau vào căn nhà dùng chứa bàn ghế hỏng, một chiếc ghế dùng để nằm và bộ bàn ghế mây. Giáo dân kéo vào ầm ầm phía sau, họ hơi hoảng và đề nghị chỉ để các linh mục vào giải quyết.

Cuộc nói chuyện của các linh mục, rất ôn hòa, từ tốn, nhưng kiên quyết và các cán bộ đã phải chấp nhận gọi điện thoại, để tìm cái máy quay phim về. Giáo dân kiên quyết không chịu khi để các cha trong nhà kho, yêu cầu lên mở Tòa Khâm sứ, yêu cầu cán bộ xưng danh, yêu cầu cán bộ tôn trọng người khác phải bỏ mũ bảo hiểm ra khỏi đầu khi làm việc (chắc họ sợ cái đòn cắn trộm gia truyển chăng?). Dùng dằng mãi, với lý do không có chìa khóa, không biết ai cầm… mãi hai cán bộ mới chịu mở Tòa Khâm sứ vào đó.

Vào trong mới thấy cảnh tượng hoành tráng của nội thất Tòa Khâm sứ. Một câu khẩu hiệu lớn băng ngang trên tường đỏ rực với hàng chữ vàng: “Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm” cùng ba bức tường vô vàn cờ thưởng, bằng khen… không đọc rõ về công trạng gì? Vào đó, khi có đầy đủ các đồng chí Công an cấp bộ, cấp quận và các cán bộ khác, hai cán bộ này mới dám xưng danh.

Một cán bộ Công an cao cấp gọi điện cho Cha Quế, để nghị bà con giải tán đi, tôi sẽ đền cái máy tốt hơn, đẹp hơn, nhưng giáo dân kiên quyết không chịu. Cuối cùng, thì cái máy quay phim cũng “tự tìm về” treo lủng lẳng ở hàng rào, để một ông quán phở nhìn thấy chỉ cho công an? Qủa thật là ngoạn mục, giữa chốn xô bồ, khi bị lấy mất, các đồng chí bảo vệ chuyền tay nhau mọi người nhìn thấy, nhưng khi bị truy bức áp lực, nó tự chạy về hàng rào? Chắc nó cũng biết là số phận nó không thể ở cùng chủ mới chăng?

Và trò truyền thông biến nạn nhân thành thủ phạm

Khi vụ việc Tòa Khâm sứ, đất đai Thái Hà, Hà Đông được khởi động, tất cả các báo không một phóng viên nào được tìm hiểu, làm tin bài, cũng giống như vụ dân biểu tình yêu nước chống Trung Quốc cướp nước vậy. Rồi khi vụ việc xẩy ra giữa thanh thiên bạch nhật trước con mắt của hàng ngàn con người giáo dân và lương dân, cũng như dân cư xung quanh và quan khách, các hãng truyền thông quốc tế, thì cơ quan truyền thông ở Việt nam của Nhà nước vốn chẳng đặng đừng đã phải làm những kịch bản “rửa mặt”.

Một ngày sau, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội đã làm được một bản tin với kịch bản của trò chơi 180 độ. Những quy kết, những công văn, những người trả lời phỏng vấn… được đưa lên nói lại những điều ngược với những gì người ta chứng kiến.

Lại còn cả việc “đánh nhân viên nhà nước trọng thương phải nằm bệnh viện”? Thật lạ lùng, khi giáo dân và linh mục hỏi những ai đã đánh người, cần đưa ra để lập biên bản, thì các cán bộ bảo: "Đó không phải là người của chúng tôi, họ ở đâu đến không biết” nên đã bị chất vấn “Trong khu vực các ông quản lý, tại sao người nào đánh người ngang nhiên lại bảo không biết”? thì họ nại ra là “khu vực này tới ba cơ quan và nhà dân đang chiếm giữ” nên đó không phải là người của chúng tôi. Tất nhiên, họ quên là hàng loạt công an nổi chìm đang đứng ngoài, nếu nghe điều đó, sẽ như việc nhục mạ họ về nghiệp vụ.

Vụ việc được yêu cầu lập biên bản, nhưng các cán bộ không chịu.

Vậy mà chỉ một ngày sau, đã có mấy “nhân viên nhà nước bị đánh trọng thương”? Chắc giáo dân phải đến hỏi thăm xem ai đã bị nạn chăng? Nếu có, chắc gì các đồng chí cán bộ đã dám chỉ ra? Vẫn biết cách tuyên truyền xưa nay của Cộng sản, nhưng quả thật không thể tưởng tượng được chiêu này.

Có thể ngay ngày mai, hàng loạt báo chí sẽ được câu gậy thần chỉ huy như một bầy rắn ngóc đầu lên để đồng loạt “nói lên sự thật” vốn đã được chế biến qua bàn tay của hệ thống Tư tưởng và Tuyên huấn. Nhưng những gì xảy ra, đã được người dân, và cả thế giới chiêm ngưỡng qua những hình ảnh sống động đã truyền đi trên khắp mạng lưới toàn cầu, dù họ có cho rằng đó là xuyên tạc sự thật, nhưng họ sẽ không thể có bằng chứng để chứng minh điều mình nói như những hình ảnh sống động kia.

Cái trò bịt miệng thiên hạ lại để chửi càn và phun máu đã lạc hậu từ lâu, may ra chỉ đánh lừa được đám dân đen đã bị chính sách ngu dân hóa mấy chục năm qua. Còn những người có hiểu biết, có lương tri, dù họ không nói ra, nhưng mấy khi lừa gạt được họ. Chỉ tổ làm cho họ thêm khinh bỉ mà thôi.

Với những người tín hữu, thì điều đó như một bằng chưng sống để họ củng cố “niềm tin yêu” vào Đảng và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Xưa nay, danh không chính thì làm sao để ngôn thuận được bao giờ.

Một ngày đã qua trong lịch sử, để đón nhận những ngày mới hứa hẹn đầy cam go và sắt máu với cái công văn của Thành phố Hà Nội buộc “tháo dỡ trước chiều ngày 27 tháng 1 năm 2008 chăng”?

Những người dân và tín hữu đã vượt qua nỗi sợ hãi của chính họ, thì với họ, trò đấy cũng không thể khuất phục được lòng ai. Bởi một điều đơn giản: Sự khuất phục thể xác, không thể đem lại niềm tin yêu từ tâm hồn.

Hãy chờ xem, những màn nào sẽ được công diễn.

Hà Nội, Ngày 26 tháng 1 năm 2008
 
Xin mọi người hợp ý Cầu cho Việt Nam
Hoài Minh, SD
19:27 26/01/2008

Cầu Cho Việt Nam



Nhạc: Từ bài Mẹ ơi Đoái Thương; Lời: Hoài Minh SD

Ghi chú: Để cùng hiệp thông cầu nguyện với cộng đoàn dân Chúa khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt với: Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, các linh mục, tu sĩ và giáo dân Hà nội. Linh mục và tu sĩ DCCT Hà nội, Sài Gòn. Giáo dân Thái Hà, Hà Đông, cùng toàn thể dân Chúa khắp mọi miền đất nước. Nguyện xin Mẹ Maria làm trung gian giữa chúng ta và Thiên Chúa. Ngài sẽ thực hiện những gì tốt đẹp nhất để danh Chúa được cả sáng. Triều đại Ngài mau đến. Chúng con cũng xin đề nghị trong khi cầu nguyện chúng ta đọc thêm kinh: Đền Tạ Trái Tim Chúa Giêsu ở cuối bài hát để xin ơn tha thứ về những lỗi lầm nhân loại đã xúc phạm đến Chúa. Nguyện xin Thiên Chúa đầy lòng từ ái và Đức Giêsu Đấng Cứu chuộc đổ tràn ơn Thánh Thần xuống cho tất cả những ai thành tâm thiện chí. Qua Mẹ Maria, thánh cả Giuse để toàn dân Việt tận hưỡng một mùa xuân an bình vĩnh cửu.



KINH ĐỀN TẠ TRÁI TIM CHÚA GIÊSU

Lạy Ðức Chúa Giêsu rất nhân lành,/ Chúa đã yêu dấu loài người quá bội,/ mà loài người vô tình tệ bạc,/ lại còn khinh mạn dể duôi,/ nay chúng con sấp mình xuống trước bàn thờ Chúa,/ hết lòng thờ phượng cung kính/ cho được đền vì những sự vô nhân bất nghĩa khắp thiên hạ hằng làm sỉ nhục Trái Tim Chúa hay thương dường ấy./

Song le chúng con nhớ lại,/ xưa nay chúng con cũng đã lỗi nghĩa cùng Chúa như vậy,/ thì chúng con hết lòng ăn năn đau đớn,/ xin Chúa thương xót thứ tha;/ chúng con sẵn lòng đền tội chúng con/ cùng xin đền tội những kẻ lạc xa đàng rỗi,/ hoặc bởi cố tình chẳng tin phục nhận biết Chúa là Ðấng chăn chiên dẫn đàng chính thật,/ hoặc khinh dể những điều đã khấn nguyện khi chịu Phép Rửa Tội/ mà dẫy bỏ giới răn Chúa là ách êm ái dịu dàng.

Bấy nhiêu tội đáng khóc lóc đau đớn dường ấy,/ thì chúng con quyết chí đền hết thay thảy;/ lại dốc lòng đền riêng những tội này:/ như cách ăn ở buông tuồng mất nết,/ những thói tục xấu xa làm dịp cho kẻ hãy còn thanh sạch mất lòng khiết tịnh./ Tội bỏ chẳng giữ các ngày lễ,/ sự nói lộng ngôn phạm đến Chúa cùng các Thánh;/ những điều sỉ nhục bỉ báng đấng thay mặt Chúa cùng các đấng làm thầy;/ những điều ơ hờ khinh dể,/ cùng những tội gớm ghê phạm đến chính phép Bí Tích mến yêu;/ Sau hết,/

chúng con xin đền tội chung các nước thiên hạ hằng chống cưỡng chẳng nhận quyền,/ cùng chẳng vâng phục lời Hội Thánh Chúa truyền dạy./ Chớ gì chúng con được đổ máu ra mà rửa sạch bấy nhiêu tội ấy!/ Ít là chúng con xin dâng công đền tội/ xưa Chúa đã dâng cho Ðức Chúa Cha trên cây thánh giá,/ mà rầy còn dâng trên bàn thờ mọi ngày;/ lại xin dâng công nghiệp Ðức Mẹ đồng trinh và các thánh/ cùng các kẻ lành,/ cho được đền vì những sự vô phép mất lòng Chúa./

Chúng con thật lòng hứa cùng Chúa từ rầy về sau,/ nhờ ơn Chúa giúp/ thì chúng con sẽ giữ đức tin vững vàng/ ăn ở thanh sạch/ giữ luật Phúc Âm cho trọn,/ nhất là luật mến Chúa yêu người,/ cho được bù lại những tội ấy;/ lại hết sức ngăn ngừa/ kẻo người ta còn phạm đến Chúa,/ cùng khuyên dạy cho nhiều người trở lại theo chân Chúa./

Lạy Ðức Chúa Giêsu cực khoan cực nhân,/ chúng con cậy vì lời Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria,/ đã đồng công chuộc tội cầu bầu/ Xin Chúa nhận lễ đền tội chúng con/ thật lòng kính dâng mà tạ Chúa,/ cùng xin ban cho chúng con được ơn bền đỗ,/ giữ lòng trung tín/ lo việc bổn phận làm tôi Chúa cho đến trọn đời./ Cho ngàysau chúng con hết thảy được về quê thật/ là nơi Chúa hằng sống hằng trị cùng Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Thánh Thần đời đời chẳng cùng. Amen.
 
Hà nội dọn đường cho cuộc đấu tố và dẹp tan các Tượng Ảnh Thánh tại Tòa Khâm Sứ
ANTĐ
20:09 26/01/2008
Hà nội dọn đường cho cuộc đấu tố và dẹp tan các Tượng Ảnh Thánh tại Tòa Khâm Sứ

LTS: Sau đây là bài báo của "An Ninh Thủ Đô" đăng ngày hôm nay (26.1.2008) đưa ra các lý chứng vu oan giáng họa để có cơ sở cho một cuộc đàn áp và đấu tố trong những ngày tới. Đọc bài báo này, so sánh với các đoạn phim cũng như các tường trình của báo chí ngoại quốc về vụ việc xẩy ra tại Tòa Khâm Sứ trong suốt tháng vừa qua, người ta có thể thấy rằng người Công sản và chính quyền Hà nội đã đổi trắng thành đen: Công án đánh dân lành và đánh giáo dân ngày hôm qua thì nay báo An Ninh nói là "giáo dân có hành vi quá khích, chửi bới, đánh lại nhân viên bảo vệ". Mời độc giả thưởng thức những ngụy biện của sự thực mà An ninh của Nhà nước Xã hội Dân chù Việt nam trình bầy sau đây. Tuy nhiên An ninh CSVN sẽ dùng những ngụy biện này để trừng phạt, đấu tố, đàn áp và bỏ tù những người cầu nguyện.

Bài báo như sau:

Về những lộn xộn mất ANTT tại khu vực 42 phố Nhà Chung: Những hành vi không thể chấp nhận!

(ANTĐ) - Thời gian qua, đặc biệt, trong hai ngày 25 và 26-1, tại khu vực 42 phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội xảy ra hành vi gây mất trật tự của nhiều giáo dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ANTT và sinh hoạt đời sống của người dân cùng các trường học xung quanh. Báo ANTĐ đã nhận được nhiều đơn thư của bạn đọc và các tổ chức đoàn thể quần chúng nhân dân, bày tỏ sự bất bình và yêu cầu những hành vi vi phạm pháp luật tại đây cần chấm dứt ngay.

Điểm sinh hoạt cộng đồng lành mạnh

Cánh cổng sắt đã bị dỡ bỏ, dựng lều, hành lễ trái phép
Theo tìm hiểu của PV Báo ANTĐ, thực hiện chính sách của Nhà nước về cải tạo nhà cửa, ngày 24-11-1961, linh mục Nguyễn Tùng Cương (đại diện quản lý) đã bàn giao cơ sở nhà đất 40a, nay là số nhà 42 phố Nhà Chung để Nhà nước thống nhất quản lý. Căn cứ NQ số 23/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của QH khóa XI về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN về nhà đất trước ngày 1-7-1991 thì cơ sở nhà đất tại số nhà 42 Nhà Chung hiện giao cho UBND quận Hoàn Kiếm quản lý, sử dụng, thuộc sở hữu Nhà nước.

Khu vực 42 Nhà Chung hiện tại là trụ sở làm việc của 3 cơ quan: Phòng VHTT- TDTT, Nhà văn hóa, Trung tâm TDTT và Nhà văn hóa thiếu nhi quận Hoàn Kiếm. Được biết, Tòa Tổng Giám mục Hà Nội có đơn xin giao lại khu nhà đất số 42 Nhà Chung. Về việc này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Xây dựng có Công văn trả lời ngày 6-11-2007, nêu rõ: Đơn của Tòa Giám mục Hà Nội là không đủ cơ sở giải quyết và không phù hợp với NQ 23 của QH.

Trung tâm TDTT và Nhà văn hóa quận Hoàn Kiếm đã hoạt động liên tục trên 40 năm và hiện nay nhu cầu sử dụng nhà đất tại số 42 phố Nhà Chung cho các sinh hoạt văn hóa của công đồng dân cư rất cần thiết, cần được tiếp tục duy trì sử dụng ổn định. Trong trường hợp Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa Tổng Giám mục Hà Nội có nhu cầu thực sự cần thiết về diện tích làm việc thì có văn thư và lập đề án trình cấp có thẩm quyền xem xét để được giải quyết theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thành phố Hà Nội.

Những diễn biến phức tạp

Tuy nhiên, trong những ngày qua, một số giáo dân đã trèo qua hàng rào sắt đặt bức tượng Đức mẹ sầu bi tại sân trước của các cơ quan ở 42 Nhà Chung.

Trước sự việc này, UBND TP Hà Nội đã gửi Công văn đến ông Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam và ông Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà Nội, đề nghị Tòa Tổng Giám mục Hà Nội yêu cầu một số giáo dân chấm dứt ngay những việc vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về hoạt động tôn giáo, đồng thời sớm khôi phục trả lại nguyên hiện trạng, di chuyển tượng Đức mẹ và thánh giá ra khỏi khu vực số nhà 42 phố Nhà Chung. Song, Tòa Tổng Giám mục không những không thực hiện, mà còn để tình hình diễn biến phức tạp thêm.

Đặc biệt, lúc 11h30, ngày 25-1-2007, sau Thánh lễ tạ ơn Đức Hồng y Phạm Đình Tụng 90 năm hồng ân, 60 năm linh mục, 45 năm giám mục tại Tòa Tổng giám mục, các vị linh mục đã kêu gọi hàng trăm linh mục, chúng sinh, giáo dân từ các giáo phận về tham dự tại Nhà thờ Lớn đã kéo sang khu vực trước cổng 42 Nhà Chung làm lễ cầu nguyện.

Điều đáng tiếc là phía Tòa giám mục đã có những lời nói kích động trên loa phát thanh, dẫn đến việc nhiều giáo dân đã có những hành vi kích động, gây rối trật tự, phá tài sản của các cơ quan tại đây. Khi nhân viên bảo vệ cơ quan yêu cầu ra ngoài, nhiều giáo dân không chấp hành và có hành vi quá khích, chửi bới, đánh lại nhân viên bảo vệ.

Phía bên ngoài, các giáo dân xé rách và phá các biển giới thiệu hoạt động của Trung tâm TDTT, đẩy, phá cổng và tràn vào khu vực sân của các cơ quan, tiếp tục đe dọa, đuổi đánh cán bộ, nhân viên của các cơ quan làm việc tại đây. Biển tên của các cơ quan cũng bị họ tháo dỡ.

Nghiêm trọng hơn, Tòa Tổng giám mục đã để các linh mục, giáo dân tự ý và cố tình chiếm dụng diện tích sân của các cơ quan ở 42 Nhà Chung để cắm cây thánh giá cao khoảng 4 mét và cho xây bệ, đặt hoa ngay sân trước cổng chính. Một chiếc lều bạt có mái che cũng được dựng ngay gần bức tượng Đức mẹ sầu bi.

22h30 ngày 25-1, tổ công tác CAQ Hoàn Kiếm và CAP Hàng Trống vào kiểm tra khu vực lều bạt này. Có khoảng 100 người có mặt, nhưng không xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của lực lượng công an. Thậm chí, nhiều người không xưng họ tên và tỏ thái độ cản trở lực lượng làm nhiệm vụ. Tổ công tác CAQ Hoàn Kiếm đã lập biên bản về thái độ của những giáo dân này. Ngay trong ngày 25-1, trên báo mạng điện tử của giáo hội đã đưa nhiều tin, bài, ảnh xuyên tạc sự thật và kích động giáo dân xung quanh sự việc trên.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, Thành ủy, UBND thành phố đã chỉ đạo chính quyền và hệ thống chính trị quận Hoàn Kiếm cùng các cơ quan liên quan của thành phố triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, thuyết phục, vận động bà con giáo dân kiềm chế giữ gìn ANTT trong khu vực, bình tĩnh hành động theo pháp luật, không để phức tạp thêm tình hình. Đồng thời trực tiếp cử đoàn đại biểu do Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm vào Tòa Tổng giám mục Hà Nội đề nghị cộng tác cùng chính quyền vận động giáo dân trở về địa phương. Tuy nhiên, đại diện Tòa Tổng giám mục chưa cộng tác.

Có thể khẳng định, những hành vi của một số giáo sĩ và giáo dân nêu trên đã vi phạm pháp luật. Đó là: Hủy hoại tài sản của Nhà nước; Lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép, treo khẩu hiệu trái quy định; Tập trung đông người và cư trú bất hợp pháp, làm mất trật tự giao thông công cộng và nơi làm việc của cơ quan Nhà nước khu vực số 42 Nhà Chung; Xúc phạm, lăng mạ và gây thương tích cho cán bộ, nhân viên Nhà nước; Tổ chức cầu nguyện trái quy định của pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo.

Việc cần thiết và đúng đắn lúc này là, Tòa Tổng Giám mục Hà Nội cần chủ động hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương để tuyên truyền, vận động và yêu cầu các giáo sĩ, giáo dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, đảm bảo ANTT trên địa bàn.

Nguồn: ANTĐ, Nhóm PV Nội chính

Báo ANTĐ cũng kèm theo những lời trích nói là "Dư luận lên tiếng về những lộn xộn tại 42 phố Nhà Chung" như sau:

Ngày 25-1, nhiều giáo dân đã đến Phòng VHTT quận Hoàn Kiếm ở 42 Nhà Chung để phá khóa, đạp đổ cổng sắt và một số tài sản Nhà nước khác, gây mất trật tự và tấn công thương tích cho nhân viên bảo vệ. Đây là việc làm vi phạm pháp luật. Pháp lệnh về Tôn giáo đã có hiệu lực hơn 1 năm nay. Các chức sắc tôn giáo vào giáo dân đều nhiệt liệt đồng tình với Pháp lệnh này, vì nó thể hiện chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động. Tuy nhiên, các tôn giáo nói chung và giáo dân nói riêng được tự do hoạt động tín ngưỡng thì càng cần phải tôn trọng pháp luật. Chúng tôi yêu cầu các giáo dân quá khích chấm dứt ngay những hành động sai trái. Tòa Tổng giám mục Hà Nội và giáo xứ Hàng Bài cần khuyên răn các giáo dân bình tĩnh, hành động đúng pháp luật...”. (Đại diện nhân dân phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm)

Nhân dân phường Phan Chu Trinh được biết ngày 25-1-2008, có một số giáo dân ở các tỉnh cùng một số linh mục đến Phòng VHTT ở 42 Nhà Chung gây rối trật tự công cộng và gây thương tích cho nhân viên bảo vệ. Đây là việc làm vi phạm pháp luật Nhà nước. Nhân dân phường Phan Chu Trinh rất phẫn nộ và bức xúc trước những hành động sai trái trên của một số giáo dân bị xúi giục. Chúng tôi kiến nghị UBND thành phố và quận Hoàn Kiếm cần nghiêm khắc xử lý những hành động gây rối làm ảnh hưởng ANTT, vi phạm pháp luật nêu trên”. (Đại diện nhân dân phường Phan Chu Trinh)

Gửi ông Ngô Quang Kiệt, Tòa Tổng giám mục Hà Nội! Chúng tôi là bà con nhân dân khu phố Nhà Thờ - Nhà Chung thuộc phường Hàng Trống. Yêu cầu ông Kiệt: tại sao ông chỉ đạo giáo dân gây mất trật tự trị an, ảnh hưởng đến đời sống của dân? Phố Nhà Chung - Nhà Thờ có 6 trường học. Các ông tập trung đông người, thậm chí đập phá cửa, đánh người gây tắc đường, gây mất trật tự, vi phạm pháp luật. Chúng tôi yêu cầu ông không được phát loa đài ầm ĩ; nhanh chóng chuyển tượng Chúa và Thập tự về nơi thờ phụng tôn nghiêm; không cho giáo dân tụ tập đông ngoài đường phố gây mất trật tự”. (Bà con khu phố Nhà Chung - Nhà Thờ)

Gửi ông Ngô Quang Kiệt, Tòa Tổng giám mục Hà Nội! Chúng tôi là tập thể 160 Cựu chiến binh phường Hàng Trống, cực lực phản đối và lên án hành động chỉ đạo, xúi giục giáo dân của ông đã gây ra trên địa bàn phường từ ngày 20-12-2007 đến nay. Chúng tôi yêu cầu ông ngừng ngay những hành động vi phạm pháp luật Nhà nước Việt Nam. Chúng tôi đã đổ máu cùng nhân dân để giành lại chính quyền từ tay thực dân Pháp, đế quốc Mỹ; và sẽ không cho phép các ông gây mất ổn định chính trị ở địa phương. Chúng tôi sẽ yêu cầu chính quyền có biện pháp kiên quyết với các ông nếu các ông không dừng hoạt động vi phạm pháp luật này”. (Hội Cựu chiến binh phường Hoàng Trống, Hoàn Kiếm)
 
Bài của BBC: Vụ Tòa Khâm Sứ ở HN kết thúc ra sao?
BBC
20:22 26/01/2008
Vụ Tòa Khâm Sứ ở HN kết thúc ra sao?

Giáo dân ở lại khuôn viên Tòa Khâm Sứ sau buổi lễ dâng nến cầu nguyện.

Vụ việc xảy ra quanh cuộc tranh chấp nhà đất giữa Giáo hội Công giáo ở Hà Nội và chính quyền đang ngày càng thu hút quan tâm của dư luận trong và ngoài nước.

Mới đây nhất bản tin của VietCatholic News trên mạng nói chính quyền thành phố Hà Nội ra yêu cầu hạn chót là chiều ngày 27.01 phía giáo dân phải "tháo rỡ các ảnh tượng" trong khuôn viên Tòa Khâm Sứ cũ mang về.

Nguồn tin này nói hôm 26, Ủy ban Nhân dân TPHN gửi văn thư cho Tòa Tổng Giám Mục yêu cầu thời hạn cuối cùng là 17 giờ chiều ngày Chủ Nhật nếu không chính quyền sẽ có biện pháp mạnh'.

Còn Asia News bản trên mạng đưa tin hôm thứ Sáu, dù trời mưa, đông đảo giáo dân Hà Đông đã làm lễ rước đòi chính quyền trả lại trụ sở của giáo xứ bị mất năm 1977.

Bài báo bản tiếng Anh đăng hình của đoàn người họ nói là 'khoảng 1000 giáo dân' đấu tranh đòi lại tài sản theo cách thức tương tự như vụ đòi lại Toà Khâm Sứ tại Hà Nội từ tháng 12.2007.

Đài truyền hình STBN tiếng Việt cũng hôm thứ Bảy có tường thuật cho rằng một nguồn tin từ phía chính quyền tiết lộ ra ngoài nói nhà chức trách đã chuẩn bị sẵn quân đội và an ninh để dẹp khu vực Tòa Khâm Sứ cũ.

Theo STBN, cách thức xử lý sẽ giống như việc giải tán nông dân khiếu kiện tại TPHCM hồi tháng Bảy 2007.

Tin của Catholic News Agency có bài tiếng Anh cả trên mạng và trên truyền hình mô tả cuộc xô xát hôm 25.01 và cho rằng sau vụ việc, công an Việt Nam tiếp tục "truy bắt những người liên quan".

Vấn đề ngã ngũ như thế nào, chìa khóa nằm ở trong tay các đấng bậc đang có trách nhiệm với những cuộc cầu nguyện bây giờ.

Giải pháp cứng hay mềm?

Về phía báo chí nhà nước Việt Nam, hôm 26.01 có Thanh Niên trong bản tiếng Anh trích lời quan chức Ban Tôn giáo Chính phủ nói sẽ áp dụng Luật Đất đai để giải quyết "yêu cầu của Giáo hội Công giáo Hà Nội về một bất động sản".

Bài báo trích Thông tấn xã VN cho hay chính phủ sẽ xem xét các quyết định về tài sản theo nhu cầu của tổ chức tôn giáo về đất.

Trước đó, hôm 25, báo Nhân Dân cũng bản tiếng Anh cho biết tân Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Huỳnh Đảm đã tiếp phái đoàn Giáo hội ở Thái Bình do Giám mục Nguyễn Văn Sang dẫn đầu.

Ông Huỳnh Đảm được trích lời đã "khen ngợi các đóng góp của giáo dân Thái Bình" vào công cuộc xây dựng tổ quốc.

Tuy Nhân Dân không nói ra nhưng theo các nguồn tin Công giáo thì Giám mục Sang đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển các ý kiến giữa Giáo hội Công giáo với phía chính quyền, cụ thể là công an và Ban tôn giáo Chính phủ trong những tuần xảy ra vụ toà Khâm Sứ.

Nhưng cũng chính Giám mục Nguyễn Văn Sang đã kêu gọi giáo dân Thái Bình ủng hộ đồng đạo ở Hà Nội trong vụ Toà Khâm Sứ.

Bản trên mạng của đài Á châu Tự do (RFA) hôm 25.01 thì đăng cuộc phỏng vấn với ông Trần Phong Vũ, Chủ Biên Tạp Chí Diễn Ðàn Giáo Dân, xuất bản tại bang California, Hoa Kỳ bình luận về tình hình vụ tranh chấp Toà Khâm Sứ.

Không đồng ý với cách trao đổi của Giám mục Sang với nhà nước mà ông cho là "không cần thiết, có thể gây nhiều ngộ nhận", ông Trần Phong Vũ nói các giám mục ở Việt Nam phải vững vàng tiếp tục cầu nguyện.

Ông cho rằng: "Vấn đề ngã ngũ như thế nào, chìa khóa nằm ở trong tay các đấng bậc đang có trách nhiệm với những cuộc cầu nguyện bây giờ" và ông tin rằng nếu mọi giáo dân VN cùng đồng thanh cầu nguyện, "chắc chắn nhà nước sẽ phải nhượng bộ,"

Vẫn ý kiến này cho rằng một khi nhà nước nhượng bộ, thì sẽ có tác động lan truyền kiểu bài domino, "sẽ lần lượt xảy ra những cuộc cầu nguyện khác nữa của Giáo Hội, và...sẽ dẫn đến một cuộc biến động rất lớn, có thể làm thay đổi cục diện Việt Nam".

Tuy nhiên, ông Trần Phong Vũ nói đó là "cái nhìn rất lạc quan, nhưng lạc quan trên chừng mực vì cần phải có những điều kiện bên cạnh."

Trong khi đó có ý kiến nói giải pháp làm mạnh sẽ không dễ dàng làm phía Công giáo lùi bước vì kể cả khi hàng giáo phẩm đồng ý đàm phán cùng giải quyết với nhà chức trách, họ cũng phải chịu sức ép từ chính các giáo dân muốn thấy nhiều tài sản được hoàn trả.

Trả lời RFA hôm 17.01, Linh mục Trần Công Nghị, Giám Đốc Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam tức VietCatholic News tại Hoa Kỳ nêu ra xu hướng này như sau:

"Ngày 14 tháng 1 vừa qua, ông Thủ Tướng Dũng có mời Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam là Đức Cha Nhơn và Đức Tổng Giám Mục Hà Nội là Đức Cha Kiệt đã vào để gặp, và cũng đưa ra một số đề nghị để giải quyết vấn đề. Nhưng mà kết quả thì chưa được đi tới bởi vì nó cũng phải tuỳ thuộc các giáo phận ở Việt Nam nữa".

Giới quan tâm tình hình ngay tại Việt Nam, chẳng hạn như luật sư Trần Vũ Hải, ngay từ hồi đầu năm đã trả lời báo chí với nhận định rằng chuyện đòi nhà đất của Giáo hội "là bài toán đau đầu cho chính quyền hiện nay".

Hãng AP hôm 24.01 trong bài gửi từ Hà Nội cho rằng "Giáo hội Công giáo tại Việt Nam đang thách thức chính phủ một cách dũng mãnh nhất kể từ khi những người cộng sản nắm quyền lực hơn năm thập niên về trước."
 
Văn hóa đùn đẩy
Radio Veritas
20:27 26/01/2008
Từ 2000 năm qua, Giáo Hội Công Giáo luôn tuyên xưng trong kinh Tin Kính Chúa Giêsu đã chịu khổ hình và mai táng dưới thời quan Phongxiô Philatô. Mãi mãi tên tuổi của vị tổng trấn La Mã này gắn liền với vụ án của Chúa Giêsu. Không những thế, ông phải chịu trách nhiệm về chính cái chết của Ngài. Với quyền lực đang có trong tay, ông đã có thể can thiệp để cứu một người mà ông biết rõ là vô tội. Vậy mà, như Tin Mừng theo Thánh Matthêô đã viết, trước khi giao nộp Chúa Giêsu cho người Do Thái mang đi đánh đập và giết chết, tổng trấn Philatô đã đến giếng nước rửa tay trước mặt đám đông và tuyên bố “Ta vô can trong vụ đổ máu người này”.

Ngày nay, cử chỉ rửa tay của vị tổng trấn này đã là biểu tượng của thái độ phủi tay, vô trách nhiệm của con người với chính tội ác mình đã phạm. Trước tòa án, hầu như tất cả mọi lý hình và đồ tể trong lịch sử nhân loại đều lập lại cử chỉ ấy của Philatô. Từ những cộng sự viên thân tín nhất của Hitler cho đến những tay chân bộ hạ của Polpot, từ những quan tòa của những Tòa án Nhân dân trong vụ cải cách ruộng đất tại Việt Nam cho đến những kẻ đang nắm quyền sinh sát trong tay tại Việt Nam ngày nay, tất cả đều tuyên bố vô can trong cái chết của bao nhiêu người vô tội.

Ngày xưa, trong lễ Xá Tội, người Do Thái có tục lệ bắt một con dê, trút lên nó tất cả mọi tội lỗi của mình và đẩy nó vào trong sa mạc. Rồi người ta ung dung tự tại như thể mình đã tẩy xóa được mọi tội lỗi. Ngày nay, trong một chế độ mà không một người nào đứng ra nhận lấy trách nhiệm về những hành vi sai trái của mình, người ta cũng luôn tìm ra cho được những con dê tế thần như thế.

Điển hình nhất là vụ cải cách ruộng đất được tiến hành tại miền Bắc trong hai năm 1955 và 1956. Trong tập sách Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam từ 1945 đến 2000, tập II, do Viện Kinh Tế Việt Nam tại Hà Nội xuất bản năm 2004, nhà nước cộng sản Việt Nam đã phải nhìn nhận rằng trong cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã được thực hiện tại 3563 xã với tổng số dân là khoảng 10 triệu người. Tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5.68%. Các đội và các đoàn cải cách ruộng đất đã thi đua lập thành tích bằng cách truy bức người dân để đôn con số địa chủ lên cho đúng tỷ lệ đã được cấp trên quy định. Như vậy, tổng số người bị quy là địa chủ và mang ra đấu tố lên tới hơn 500,000 người. Cũng theo tài liệu trên đây, trong tổng số 500,000 người bị quy chụp là địa chủ ấy đã có 172,008 người bị giết chết. Sau khi “sửa sai”, và “kiểm tra lại”, đảng và nhà nước nhận thấy trong số 172,008 người bị giết chết ấy có đến 123,226 người bị coi là oan. Đây quả là một con số khủng khiếp. Có độc ác đến đâu, Hitler cũng đã không đấu tố và sát hại một con số đồng bào người Đức của mình nhiều như thế. Những tội ác tày trời này đã được nhà văn Tô Hoài mô tả một cách sống sượng đến nỗi khiến người đọc không thể không nghĩ rằng tác giả dường như cũng đã can dự tích cực vào máu của những người vô tội ấy. Thật vậy, như ghi nhận của nhà văn nữ Đỗ Hoàng Diệu, trong một bài viết có tựa đề “Con Ngáo Ộp là có thật”, “Tô Hoài mang đến một tấn bi kịch đau lòng mà lịch sử đã gây ra nửa thế kỷ trước. Con Ngáo Ộp là có thật, nó đã sống, đã ăn thịt nhiều trẻ em và hình như vẫn còn đang tồn tại đâu đây trong xã hội chúng ta”. Quyển tiểu thuyết có tựa đề “Ba người khác” tuy được viết vào năm 1992, vẫn được nhà văn Tô Hoài tự nhận là một thư ký trung thành của thời đại để ghi lại. Như nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự đã nhận xét, có vô số chi tiết “đắt giá” được đưa vào truyện, giúp người đọc sống lại một thời kỳ lạ lùng và kinh khủng đã diễn ra trên đất nước. Người đọc cảm nhận một hoàn cảnh với rất nhiều đặc trưng mang tính cực đoan như ngu xuẩn, bỉ ổi, đáng thương, tàn bạo, đểu cáng, điên rồ, vô luân. Khó có thể tưởng tượng được nếu không từng sống trải. “Ba người khác” trong tác phẩm của Tô Hoài là 3 cán bộ nòng cốt đã cùng với các đội cải cách thực hiện một chương trình hành động sít sao, chặt chẽ, họp hành thâu đêm suốt sáng, phát động quần chúng đấu tố, lập tòa án nhân dân, hành hình tại chỗ, chia ruộng đất với sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp trên. Nhưng “Ba người khác” này là ai? Nhà văn Tô Hoài đã cố tình khai thác những mảng tối khủng khiếp nhất trong nhân cách của 3 nhân vật này để khẳng định rằng họ chỉ là “cặn bã” của xã hội. Tác giả đã kết thúc câu chuyện như sau: Đội trưởng Cự, một trong “Ba người khác” ấy sau này vào Nam đầu hàng địch, bị một "chiến sĩ ta" đột nhập vào cơ quan Chiêu Hồi chém đứt cổ. Tác giả viết trong sách rằng “chuyện kỳ lạ này được các xóm kể lại”. Không biết thực hư như thế nào nhưng phát biểu ở ngoài thì tác giả khẳng định rằng đây là “chuyện thực một trăm phần trăm” bởi vì trong thực tế đã có một đại tá Huỳnh Cự chiêu hồi. Ông ta chính là đội trưởng Cự ngày trước. Người đọc được hướng dẫn để hiểu hóa ra những cán bộ các đội bẩn thỉu đê hèn nhất trong truyện chỉ là những tên mang bản chất đê hèn xấu xa, do thực dân đế quốc cài lại. Họ đã chạy theo Mỹ, Ngụy. Họ không phải là những người cộng sản chân chính.

Như vậy, bài toán của vụ án cải cách ruộng đất đã có giải đáp. Những kẻ gây ra tội ác không phải là những cán bộ cộng sản, không phải là Đảng, không phải là Bác là người đã ban hành sắc lệnh số 197-SN để công bố luật cải cách ruộng đất. Bác và Đảng đã có đủ “nước thánh” do nhà văn Tô Hoài mang lại để rửa tay và tuyên bố “Ta vô can trong vụ đổ máu những người vô tội này”. Kể từ đó kịch bản xây dựng trên giáo điều “Bác và Đảng không bao giờ sai lầm” ấy được lặp lại trong suốt 60 năm qua. Đã có sẵn những con “oan dương” có tên là Mỹ, Ngụy, tàn tích của chiến tranh, chất độc màu da cam, các thế lực thù địch ở hải ngoại để trút lên đó mọi tội ác. Người dân cứ phải nghe mãi một điệp khúc “Chủ trương chính sách của Đảng không bao giờ sai”, chỉ có “cấp dưới thi hành không đúng”. Nhưng người dân có khiếu kiện lên trên thì chỉ có trời mới nghe được tiếng kêu than của họ. Lúc nào cái dù cũng che cái cán.

Người ta cũng có thể thấy được thấp thoáng kịch bản ấy trong vụ đất Tòa Khâm Sứ, đất của giáo xứ Thái Hà. Một tác giả nào đó ký tên là “Thợ Gặt” từ Hà Nội, có lẽ là một người trong guồng máy cai trị cho nên mới biết rõ rằng thủ tướng chính phủ đã thân chinh hy sinh bỏ một ngày nghỉ Chúa nhật để thân chinh đi khảo sát thực tế và sau đó đã có ý kiến chỉ đạo. Nhưng đâu vẫn vào đó. Ở trên đưa ý kiến, thì mặc ở trên, địa phương vẫn có lệ làng của địa phương. Bà phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội có giọng điệu đe dọa muốn ăn thua đủ cũng không phải do ở lỗi của bà mà do một đội ngũ đóng vai trò “tham mưu” nào đó. Rốt cục ở trên thì thủ tướng đã làm tròn hết trách nhiệm, ở địa phương Ủy Ban Nhân Dân cũng đã hết mình vì dân, chỉ có “đám tham mưu” mà tác giả “Thợ Gặt” bảo là đông như sao trên trời là làm bậy mà thôi.

Tác giả “Thợ Gặt” có lẽ cũng muốn mang “nước thánh” đến cho thủ tướng rửa tay và tuyên bố rằng ông đã làm hết mình, chính phủ của ông đã làm hết mình, nhà nước của ông đã làm hết mình, đảng của ông đã làm hết mình.

Người Việt Nam đang phải chứng kiến một thứ văn hóa đùn đẩy. Ở trên đùn xuống dưới. Ở dưới đùn lên trên. Trong một thứ văn hóa như thế, hiển nhiên, không một ai chịu trách nhiệm về bất cứ điều gì đang xảy ra trong chế độ. Ngày nào Đảng và nhà nước cũng ra rả về quốc nạn tham nhũng như thể tham nhũng là tội của người dân hay của một “người khác” nào đó, ở một nơi nào đó chứ không phải ngay trên Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Nhưng một câu hỏi đơn giản nhất mà một người dân với một trí tuệ tầm thường nhất cũng có thể đặt ra là: “Ai là người tham nhũng?”
 
Người Việt Nam trong và ngoài nước phải làm gì nếu nhà nước cộng sản dùng vũ lực để đàn áp nhân dân
Đặng Thường Dân - Radio Veritas
20:56 26/01/2008
Hà Nội, Việt Nam (26/01/2008) - Chúng tôi được tin khẩn cấp từ Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội cho biết: Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội đã có văn thư cho Tòa Tổng Giám Mục yêu cầu thời hạn cuối cùng là 5giờ chiều ngày Chúa Nhật 27/01/2008 phải tháo gỡ tất cả ảnh tượng mang về, nếu không sẽ có biện pháp mạnh.

Như vậy là chính quyền đã quyết định sẽ sẵn sàng cưỡng chế và dùng biện pháp mạnh để đàn áp giáo sĩ và giáo dân Hà nội những người đang cầu nguyện và bảo vệ các tượng ảnh tại Tòa Khâm Sứ.

Trong tinh thần hiệp nhất với Ðức Tổng Giám Mục, với các Linh Mục và Nam Nữ Tu Sĩ và với Giáo Dân Hà Nội, xin tất cả Anh Chị Em tín hữu Công giáo hãy đến cầu nguyện với anh chị em giáo dân Hà nội tại Tòa Khâm Sứ và chứng kiến tận mắt cuộc đàn áp chắc chắn sẽ diễn ra.

Máu có thể sẻ chảy, nhưng sẽ là những chứng nhân cho Chúa, cho Sự Thật, cho Công Lý, và bảo vệ quyền Tự Do và Dân Chủ cho Quê Hương Việt Nam.

Quân đội trong ngày thứ Bảy 26/01/2008 đã có mặt để nghe ngóng tình hình ở đây.

Nhớ lại trong lịch sử Việt Nam, vào một mùa hè năm nào, vua Duy Tân ra nghỉ mát ở cửa Tùng, một cửa biển đẹp, yên tĩnh, bãi tắm bằng phẳng, cát trắng mịn màng.

Khi vua từ bãi tắm lên, hai tay còn dính cát, viên thị vệ bưng lại một thau nước ngọt mời vua rửa tay. Nhà vua vừa rửa tay vừa hỏi đùa:

- Tay bẩn lấy thì lấy nước mà rửa, còn 'nước' bẩn lấy gì mà rửa?

Viên thị vệ lúng túng chưa biết trả lời sao thì Vua hỏi tiếp:

- "Nước bẩn thì làm thế nào cho sạch?".

Người thị vệ vẫn không trả lời được. Vua Duy Tân bèn nói:

- Nước bẩn thì lấy máu mà rửa!"

Nhà vua khéo chơi chữ, chuyển từ nước rửa tay sang một thứ nước khác ngàn lần đáng quý trọng là đất nước, là quê hương.

Khi đất nước và dân chúng bị đàn áp, bị làm bẩn bởi những kẻ cầm quyền bất công và độc tài, không còn có thứ nước nào có thể rửa được, mà phải rửa bằng máu. Vào thời đó, vua Duy Tân cũng đã đứng lên hô hào toàn dân khởi nghĩa, lấy máu đào rửa cho sạch cái nhục của đất nước.
 
Văn hóa Việt nam xã hội chủ nghĩa hôm nay: ''Xông vào đánh chết nó đi... đánh chết luôn đi''
Trương Phú Thứ
21:55 26/01/2008
Văn hóa Việt nam xã hội chủ nghĩa hôm nay: "Xông vào đánh chết nó đi... đánh chết luôn đi"

Trên VietCatholic độc giả đã được xem đọan phim dài 41 giây chiếu cảnh một phụ nữ tín hữu công giáo người Mường trèo qua được tường rào tòa Khâm sứ, ôm bó hoa chạy vào dâng lên Đức Mẹ và hình ảnh các chiến sĩ nữ công an vừa đuổi theo người phụ nữ Mường vừa hô hóan “xông vào đánh chết đi”, “đánh chết luôn đi”. Mấy chục giây trên màn hình không cho thấy người phụ nữ Mường bị thương tật ra sao nhưng chắc hẳn khi bị ba, bốn chiến sĩ nữ công an đuổi theo với cái “lệnh xé xác” dữ tợn như vậy thì cũng có những hành động thô bạo đã xẩy ra.

Tiếng một bà giáo hữu rất rõ ràng phản đối chuyện đánh người giữa ban ngày trong lòng thủ đô Hà Nội. Ở một video 14 giây đồng hồ khác, người xem cũng nghe rất rõ một người đàn ông hô to “phản đối”, “phản đối đánh người”.

Khi khóa cổng tòa Khâm sứ, nhà cầm quyền Hà Nội đã làm một công việc hất sức thất nhân tâm và vô chánh trị. Những người đang hả hê với chức quyền có thừa thông minh và kinh nghiệm để biết rằng cái sợi giây xích khóa cổng tòa Khâm Sứ sẽ không bao giờ giải quyết được sự việc mà chỉ làm cho tình trạng trở nên tồi tệ và xấu xa hơn. Bức tường Bá Linh vững chắc đến như thế nhưng khi người dân đã một lòng đứng lên thì chỉ còn là một đống gạch vụn. Thành trì của chủ nghĩa cộng sản sắt máu như vậy mà đế quốc Liên Sô cũng đã tan rã trong một sớm một chiều. Khi nhà cầm quyền dự mưu những thủ đọan với súng đạn trong tay để đối đáp hành xử với nguyện vọng chánh đáng của người dân thì tất nhiên chỉ gây nên những đổ vỡ mà thôi.

Việc gì phải đến đã xẩy ra. Giáo dân Hà Nội đã phá cổng tòa Khâm Sứ, dựng thêm một cây thánh giá và công nhiên đòi quyền sở hữu tòa Khâm Sứ bằng cách vứt bỏ những bảng hiệu của các cơ quan đang chiếm hữu tòa Khâm Sứ. Giáo dân Hà Nội đã không còn kiên nhẫn và nhất là đã hòan tòan mất niềm tin nơi nhà cầm quyền nên những va chạm đáng tiếc đã xẩy ra.

Gần một tháng sau khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm tòa Gíám Mục Hà Nội và thị sát tòa Khâm Sứ với sự có mặt của hàng ngàn giáo dân mà nguyện vọng của người dân vẫn không được giải quyết. Nhà cầm quyền không thể viện cớ vì thủ tục hành chánh hay những trở ngại nào để cố tình coi thường đến độ khinh khi nguyện vọng của người dân. Đến giờ phút này thì công luận có thể xác định rằng những lời hứa hẹn của ông Thủ Tướng và các quan chức chỉ là những thủ đọan để tìm cách khống chế nguyện vọng của người dân và đây cũng chính là đường lối của Nhà Nước đối với giáo hội công giáo Việt Nam. Nếu thật tâm “vì dân và cho dân” thì sự việc tòa Khâm Sứ hay cả những sự việc to lớn hơn gấp bội phần cũng có thể đi đến một giải pháp thỏai mái cho tất cả các thành phần liên hệ trong một thời gian ngắn.

Giáo dân Hà Nội đứng lên đòi lại tài sản cho giáo phận không chỉ đơn thuần là đòi lại một tòa nhà và một miếng đất. Những người bị coi là một thứ “công dân hạng hai”, bị gọi tên là “bọn công giáo”, bị dán lên cái nhãn hiệu “thế lực thù địch” cũng đồng thời tranh đấu cho quyền làm người của những công dân bị áp bức và bách hại dưới nhiều hình thức. Một sinh viên giỏi nhưng chỉ vì cái lý lịch công giáo sẽ không được nhận vào trường lớn và tất nhiên sẽ không bao giờ được học bổng của Nhà Nước hay của các tổ chức cũng như quốc gia khác trên thế giới. Một công chức có khả năng lại chuyên cần trong trách vụ nhưng cũng chỉ vì lý lịch công giáo sẽ không bao giờ được thăng thưởng hay xếp đặt cho những cơ hội tiến thân. Giáo dân công giáo cũng là những công dân mà hiến pháp minh thị xác nhận rằng họ sẽ được đối xử bình đẳng.

Bên cạnh những bổn phận và trách vụ của người dân, công dân công giáo đã và đang đóng góp một cách tích cực vào các công tác xã hội và bác ái nhưng vẫn bị xếp vào lọai cần phải theo dõi và chịu đựng rất nhiều thua thiệt. Người công giáo sống dưới sự cai trị của đảng cộng sản Việt Nam đã phải chiến đấu rất mãnh liệt để sống còn.

Ngày hôm nay, người công giáo Việt Nam đang cầu nguyện cho công lý được thể hiện ở ngay chính phần đất nhỏ bé họ đang sinh sống.

Bao nhiêu câu hỏi đặt ra với ông Thủ Tướng, một người miền Nam bộc trực và đã có nhiều năm giữ các nhiệm vụ cao cấp trước khi làm Thủ Tướng. Ông Dũng được coi là thân Mỹ và có những tư tưởng tiến bộ, chấp nhận sửa sai và không lệ thuộc vào các quy luật quá máy móc của hệ thống cầm quyền. Thế nhưng tại sao ngay cả khi thân hành đến thăm tòa Tổng Giám Mục Hà Nội và chứng kiến cảnh giáo dân bầy tỏ nguyện vọng đòi lại tài sản cho giáo hội mà ông Thủ Tướng vẫn không giải quyết được sự việc để cho tình trạng càng ngày càng trở nên khó khăn hơn. Câu trả lời nghe có vẻ mơ mộng nhưng rất có thể là sự thật:

Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng giờ đây nhìn vào thực trạng của nước Nga và các quốc gia Đông Âu và ông cần phải có những suy tính về trách nhiệm và bổn phận của mình đối với quốc gia Việt Nam mà ông đang mang trọng trách xây dựng và phát triển. Nước Nga và các quốc gia Đông Âu đã có những tiến bộ quá mức mong đợi về mọi lãnh vực sau khi từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. Chính lý thuyết và chủ nghĩa cộng sản là một rào cản ngăn chận sự phát triển và tiến bộ của các quốc gia này. Họ đã tìm thấy nguyên nhân và đã tự đứng lên để dứt khóat quyết liệt thóat ra khỏi cái ngục tù đó. Dân Nga và các quốc gia Đông Âu hiện có một cuộc sống hạnh phúc và sung túc hơn rất nhiều so với những ngày sống dưới chế độ cộng sản. Nước Nga và các quốc gia Đông Âu cũng xây dựng được một hệ thống chánh trị rất ổn định theo khuynh hướng tự do dân chủ.

Có thể ông Thủ Tứơng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có những kế họach và chương trình để xây dựng và phát triển nước Việt Nam, nhưng có phải ông đang bị đảng cộng sản Việt Nam bó tay bịt mắt không? Để đưa nước Việt Nam ra khỏi danh sách của những quốc gia chậm tiến và nghèo khó nhất thế giới nhất định ông Thủ Tướng phải giải tán đảng cộng sản Việt Nam và xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản trên quê hương Việt Nam thì mới mong có tiến bộ.

Cả thế giới đang nín thở chờ đợi giờ G mà nhà cầm quyền Hà Nội ra lệnh cho tòa Tổng Giám Mục Hà Nội phải di chuyển ảnh tượng ra khỏi tòa Khâm Sứ, nếu không thì sẽ có biện pháp mạnh. Một lần nữa, đây cũng chỉ là một thứ văn bản để vớt vát uy quyền cũng như biểu dương quyền lực sau khi đã bị "một vố vỡ mặt" bị thế giới chứng kiến cảnh dã man nhiều nhân viên an ninh chính phủ đuổi bắt và đánh đập một phụ nữ mà không thể ngờ là còn xẩy ra trong một quốc gia như vậy!

Dầu sao ai cũng mong rằng sẽ không có gì đáng tiếc xẩy ra trong ngày Chúa nhật 27.1 và ai cũng cầu nguyện cho được như vậy.
 
Ngọc Hoàng cũng phải khóc về chuyện chị phụ nữ người Mường
Hà Long
22:03 26/01/2008
Ngọc Hoàng cũng phải khóc về chuyện chị phụ nữ người Mường

Trời Hà Nội vào cuối tháng chạp ta trở lạnh hơn mọi khi với những cơn mưa phùn rả rích. Thấy hiện tượng thiên nhiên trái khoáy như thế, bà Lan bán bánh cuốn ở phố Nhà Chung chép miệng bình luận:

“Lạ gì chứ! Sắp đến 23 rồi, chắc Ông Táo Việt Nam chịu không nổi khổ cực ở Việt Nam nên thăng sớm chầu trời. Ổng kể lại dân tình cực quá xá: nào là người dân bị cướp đất, nhà cầm quyền tham nhũng từ trên xuống dưới, cuộc sống dân đen đói khổ, dưới đất Hà thành xuất hiện một đám tham quan loại mới nói dối như cuội, v.v… Ngọc Hoàng cầm lòng không nổi, mới khóc như mưa vậy đó!”

Vụ việc tên cảnh sát giao thông Đỗ Hoài Phương Minh - trở thành “kiếm khách giang hồ” nổi tiếng - dùng kiếm tác oai tác quái tại sân bay Đà Nẵng làm báo chí tốn bao giấy mực và nhân dân vô cùng bất bình, phẫn nộ. Sự phẫn nộ ấy chưa nguôi thì chúng ta nhớ đến hành vi của một người cảnh sát là trung úy Phạm Văn Hùng, thuộc đội cảnh sát kinh tế công an huyện Kỳ Anh, đã có hành vi hung hãn tát người lái xe máy vào lúc 9h sáng ngày 17/9/2007 tại thị trấn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Tại hiện trường có người quay được Video. Qua Video người ta thấy được người cảnh sát hung bạo này đã giật tung chìa khoá xe máy của người đi xe, tiện thể tung luôn một cú bạt tai ngay trước mặt mọi người. Hành vi thô bạo này được cả nước nhắc đến và báo chí lên án. Sau đó, với chứng cớ rành rành người cảnh sát này đã bị kỷ luật. Ít nhất luật pháp nghiêm minh đã trừng phạt hành vi thô bạo của người cầm quyền đối với người dân.

Tại Hà Nội vào trưa ngày 25/1/2008 trước hàng ngàn người dân, một đám công an và đồng bọn rượt đuổi một thiếu nữ người Mường (có vũ khí trong tay chính là những cành bông đẹp muốn dâng Đức Mẹ) và băng đảng công an có những thái độ làm nhục nhân phẩm của người phụ nữ dân tộc thiểu số trước thanh thiên mặt nhật và trước các ống kính quay hình, chụp ảnh. Một người đàn ông thấy bất bình chạy vào hiện trường giải bày cũng bị đám công an và đồng bọn lôi léo vào nhà đánh hội đồng, những vết chứng thương bên tai phải của thanh niên này còn rõ rành rành. Ngoài ra từ đám người, mang tiếng là gìn giữ trật tự và luật pháp lại thốt ra lời: „Đánh chết nó đi!“ thì người dân đen còn trông mong vào nền „công lý“ ở nơi cửa quyền nào nữa? Dù người dân có vi phạm trật tự ở mức nào đi nữa cũng có pháp luật công minh xử lý, cảnh sát công an không thể lộng quyền hành hung công dân một cách thô bạo như thế. Tại hiện trường có mặt lãnh đạo công an địa phương mà người được gọi là “cảnh sát” và trước hàng ngàn người dân chứng kiến còn hung hăng với dân như thế, vậy nếu lúc khác thì sao? Có lẽ họ đang là những „tiểu ngọc hoàng“ của đất Hà thành!

Gần đây báo chí đưa tin rất nhiều về những hành vi xem thường pháp luật của chính lực lượng công an nhà nước thực thi pháp luật. Người dân tộc Mường thiểu số không thực hiện đúng luật có thể do hiểu biết của người dân còn hạn chế, trong khi người công an được đào tạo và có nhiệm vụ hướng dẫn người dân mà lại đánh người như thế thật vô văn hóa. Trong bối cảnh đất nước hiện nay đang hòa nhập với giòng thác văn minh thế giới, mọi người nên chung tay đẩy lùi những phần tử tự cho mình cái quyền như trên để làm đẹp hơn hình ảnh của nước Việt Nam.

Những hành vi thô bạo giữa trời hôm 25/1/2008 tại phố Nhà Chung đã được phô bày trước thế giới qua sự hiện diện của người ngoại quốc, các nhà báo quốc tế.

Nhà nước Việt Nam và luật pháp, kể cả vị thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã một lần hiện diện tại phố nhà Chung và tận mắt chứng kiến người dân Hà Nội cầu nguyện trong sự sốt sắng và kỷ luật - có đủ khách quan, công minh để điều tra và giải thích cho người dân như đã hành xử nghiêm minh đối viên cảnh sát tại huyện Kỳ Anh – Hà Tĩnh không?

Đáng tiếc nhà nước chuyên độc quyền trong nguồn thông tin đã lèo lái sự việc dối trá về vụ đọc kinh ngày 25/1/2008 vào ngày hôm sau qua báo An Ninh Thủ Đô: „Điều đáng tiếc là phiá Tòa giám mục đã có những lời nói kích động trên loa phát thanh, dẫn đến việc nhiều giáo dân đã có những hành vi kích động, gây rối trật tự, phá tài sản của các cơ quan tại đây. Khi nhân viên bảo vệ cơ quan yêu cầu ra ngoài, nhiều giáo dân không chấp hành và có hành vi quá khích, chửi bới, đánh lại nhân viên bảo vệ.“ Ngọc Hoàng khóc là phải vì một bè lũ vừa đánh trống vừa ăn cướp và đầy dối trá.

Đây là lúc thế giới có thể mỡ mắt rõ ràng hướng về Việt Nam và nhận dạng ra con quái thú cộng sản Việt Nam tàn ác, điêu ngoa, lật lọng – như họ đã giã man giết người trong cuộc cải cách ruộng đất tại miền Bắc và tàn ác trong cuộc chiến miền Nam.

Ngày 25/1/2008 tại phố Nhà Chung nhà nước Việt Nam đã không bịt mặt được thế giới qua những phương tiện truyền thông hiện đại. Trên YouTube đã có Video bằng tiếng Anh, Tây Ban Nha và Việt. Đó là những chứng cớ mạnh mẽ nhất chống lại bè lũ cộng sản lật lọng vô luân.

Bà Lê Hiền Đức, một người phụ nữ Việt Nam, 75 tuổi sống tại Hà Nội mới vinh dự được nhận giải „Giải Thưởng Liêm Chính“ của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế, Transparency International, vào thứ hai, 21/1/2008, tại thủ đô Bá Linh của Đức. Trước lễ trao giải thưởng này, ông Pascal Fabie, giám đốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Transparency International đã phát biểu: „Chúng ta cần có cơ chế chống tham nhũng sao để tạo điều kiện đưa ý kiến quần chúng tới chính phủ. Chúng ta cần những người như bà Lê Hiền Đức ở Việt Nam đứng lên và nói rằng Không! Tham nhũng là điều không thể chấp nhận được!“

Hy vọng bà Hiền Đức lưu ý đến sự kiện sai quấy ngày 25/1/2008 tại phố Nhà Chung.

Có lẽ, trong cả năm Mậu Tý 2008 này Ngọc Hoàng còn phải khóc nhiều vì nỗi khổ cực của người dân đen Việt Nam đang hứng chịu tại phố Nhà Chung và Thái Hà!
 
Báo An Ninh Thủ Đô: “Vẹm” Nói, vẫn một luận điệu vu khống
Hà Nguyên
22:11 26/01/2008
Báo An Ninh Thủ Đô: “Vẹm” Nói, vẫn một luận điệu vu khống.

Báo An Ninh Thủ Đô một lần nữa chứng minh một thứ “công lý” tham nhũng của Đảng cộng sản. Một thứ thông tin coi thường sự thật, coi thường 2000 người mắt thấy tai nghe và cả các nhà báo phóng viên nước ngoài có mặt tại hiện trường ngày 25/1/2008 tại trước Toà Khâm Sứ mà nhà nước gọi là “số 42 Phố Nhà Chung.”

Cong an đang tát người mà lại nói ngược công an bị đánh!
Báo của công an, như thói quen đã đổi trắng thay đen, bỏ vạ cho người khác, họ vẫn giữ cách thức như những năm 60, 70, muốn cho ai đi tù thì kết án là phản động gián điệp. Muốn có bằng chứng thì họ lấy một cuốn sách tiếng Pháp hay Anh ngữ từ trong nhà ra làm bằng chứng. Hoặc muốn bằng chứng tỏ tường thì đêm đến họ lẻn vào nhà cho một tập truyền đơn chống nhà nước. Hơn nữa, họ lấy một vài con người làm chứng gian trước tòa vì ép buộc hoặc vì tiền. Với vụ Toà Khâm Sứ, Báo An Ninh cũng làm như vậy, xin trích:

Điều đáng tiếc là phía Tòa giám mục đã có những lời nói kích động trên loa phát thanh, dẫn đến việc nhiều giáo dân đã có những hành vi kích động, gây rối trật tự, phá tài sản của các cơ quan tại đây. Khi nhân viên bảo vệ cơ quan yêu cầu ra ngoài, nhiều giáo dân không chấp hành và có hành vi quá khích, chửi bới, đánh lại nhân viên bảo vệ.”

Họ vu khống Toà giám mục kích động trên loa, và giáo dân quá khích chửi bới đánh nhân viên bảo vệ trước. Theo họ giáo dân xô xát và hành hung bảo vệ. Giáo dân làm mất trật tự. Thì ra những lời trong bức thư ngỏ của Đức Giám Mục Thái Bình ngày hôm qua là lời làm chứng gian. Xin trích: “Trong buổi cầu nguyện đó con cũng hân hạnh trong bộ áo giáo sỹ đứng giữa đám đông nên được tận mắt chứng kiến những gì xảy ra: từ người phụ nữ dân tộc Mường đến dâng hoa cho Đức Mẹ bị xô đẩy, đến các vụ hành hung khác làm duyên cớ cho giáo dân uà vào cầu nguyện dưới trời mưa gió lạnh.”

Như vậy nếu những điều báo của công an nói đúng thì công an phải truy tố ngay Giám mục Nguyễn Văn Sang trước Tết nguyên đán vì đã xuyên tạc tung tin phản động không những lan rộng ở Việt Nam mà cả thế giới.

Oái ăm thay không chỉ có lời chứng của Đức cha Sang, mà còn có hình ảnh, video đã được tung lên trên mạng và các hãng tin quốc tế, không phải chỉ do mấy nghiệp dư làm mà do nhân viên chuyên nghiệp của các hãng. Chắc hẳn cán bộ an ninh Hà Nội đang ngồi nghiên cứu những tư liệu đó cũng phải gật đầu một cách miễn cưỡng.

Báo công an lại bịa đặt: "Theo tìm hiểu của PV Báo ANTĐ, thực hiện chính sách của Nhà nước về cải tạo nhà cửa, ngày 24-11-1961, linh mục Nguyễn Tùng Cương (đại diện quản lý) đã bàn giao cơ sở nhà đất 40a, nay là số nhà 42 phố Nhà Chung để Nhà nước thống nhất quản lý".

Điều này để Đúc Cha Sang, một nhân chứng sống sẽ làm chứng. Thêm nữa, một linh mục một ông chánh chương có quyền bàn giao tài sản của giáo hội cho nhà nước không?

Nực cười nữa, báo công an gọi “42 phố Nhà Chung” là “điạ điểm sinh hoạt cộng đồng lành mạnh.” Họ cho chỗ nhảy nhót đến 2, 3 giờ sáng, đàn đúm, với tệ nạn, và sân bãi cho ngưòi ta mang chó đến để đi i.. là lành mạnh. Thật buồn, họ giữ an ninh trật tự cho thủ đô mà họ không biết được thế nào và chỗ nào để có sinh hoạt lành mạnh. Thế nên, Vũ Trường New Century ở Tràng Thi rất gần Toà Khâm Sứ, nơi nhảy nhót ấm ỹ, nơi tiêm chích, hút xỳ ke được công an cấp ao bảo hộ trong nhiều năm bất chấp phản đối của nhân dân xung quanh. Đơn giản, vì công an cho đó là sinh hoạt lành mạnh! Cũng dễ hiểu công an không thể nào dẹp được nạn nghiện hút đang lan tràn như dịch tả ở Hà Nội.

Chẳng lạ gì, những lời trích dẫn “bất bình của nhân dân xung quanh” về sự phá rối mất trật tự của giáo dân, chính là những lời của nhân viên an ninh hết. Ai sống ở Việt Nam cũng đều biết cả. Chỉ nhục nhã thay cái anh bồi bút ăn lưong công an viết bài báo này “vẹm” quá, dở quá, chỉ gây tác hại cho bộ mặt nhà nước.

Đúng là báo của nhà nước.

Hà Nội 27/1/2008
 
Tối hậu thư không làm tín hữu Hà Thành chùn bước, trái lại...
Hoàng Đức Trinh
23:13 26/01/2008
Cầu nguyện nhiều hơn trong ngày Xuân mới

Phong tục Việt Nam từ ngàn xưa, Tết bao giờ cũng là những ngày linh thiêng của cả dân tộc. Trong những ngày Tết, người người sống rất hòa nhã, rất lịch sự, không nói gắt gỏng to tiếng với nhau, gặp nhau là trao nhau những lời cầu chúc tốt đẹp nhất. Bầu khí thiêng liêng của đêm Giao thừa không chỉ tỏa lan ấm cúng, hiệp nhất trong gia đình, giữa những người đang hiện diện mà còn với những người vì lý do nào đó phải xa vắng, sự gắn bó ấy không chỉ với người còn sống mà còn với các bậc Tổ Tiên, người đã khuất. Tết là dịp để con cháu ôn lại công đức tiền nhân, để mong cho con cháu nối gót cha ông mà sống có luân thường đạo lý. Sự linh thiêng của ngày Tết còn lan rộng đến các Đền, Chùa, Lăng, Miếu, Nhà Thờ, Thánh Thất… thiện nam tín nữ chen chúc nhau đến những nơi linh thiêng ấy để cảm tạ Thượng Đế đã ban bình an trong năm qua và cầu xin những điều may mắn trong năm mới.

Đối với biến cố Toà Khâm sứ tại Hà Nội thì chắc chắn Tết này chưa ai biết “con chuột” nào sẽ “hành khiển” trong những ngày Xuăn tới? “Chuột trắng cành lan” hay “chuột chù xó bếp”? Phái đoàn Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội vừa mới vui vẻ tặng hoa, tươi cười trao thiệp chúc Xuân cho Đức Hồng Y và Đức Tổng Giám Mục. Bó hoa vẫn còn tươi, chữ trên thiệp chưa ráo mực, thì một tối hậu thư cũng từ Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội đe dọa “hạn cuối cùng là 5 giờ chiều Chúa nhật 27-1-2008 phải tháo rỡ tất cả ảnh tượng mang về, nếu không sẽ có biện pháp mạnh”. Chúng tôi chắc chắn rằng tối hậu thư trên không làm tín hữu Hà Thành chùn bước, trái lại càng tăng thêm nhiều số người đến cầu nguyện, cho dù máu có đổ hay bi quan hơn là cảnh Thiên An Môn bên Trung cộng được tái diễn tại Hà Nội đi nữa!

Việc làm của nhà cầm quyền thành phố Hà Nội không những là hành động đi ngược lại nguyện vọng của dân chúng, mà còn chứng tỏ họ muốn lấy “thịt đè người”, phương cách giải quyết bằng luật rừng, muốn chứng tỏ uy quyền của họ bằng một cách ấu trĩ, không xứng với tầm cỡ “ra biển lớn”. Cho dù họ sẽ huy động công an, cảnh sát, quân đội, hay kể cả thành phần băng đảng đi nữa… chúng tôi tin rằng trong số những người ấy cũng có những người còn lương tâm ngay chính, không cho phép họ nổ súng vào người dân hiền lành vô tội. Họ cũng nghĩ ra được là tại sao phải đàn áp tôn giáo mà lại không dùng họ để bảo vệ lãnh thổ, đánh đuổi quân xâm lăng đang cướp nước?

Lịch sử Giáo Hội công giáo Việt Nam sẽ ghi đậm nét những trang oai hùng của tín hữu Hà Nôi dịp Tết Mậu Tý 2008 này. Bởi vì ý chí sắt đá của tín hữu Hà Thành đã được giương cao trong biều ngữ “Chúng con Tin ở Tình yêu Thiên Chúa” ngay trên cửa sổ Toà Khâm sứ cũ, đàng sau cây Thánh Giá mới dựng. Đó là lời tuyên xưng đức tin hùng vĩ của người công giáo giữa Thủ đô một nước cộng sản vô thần. Khẩu hiệu ấy có thể nói là chính Chúa Giêsu đã dạy Thánh nữ Faustina nương cậy vào Lòng Thương Xót của Chúa: “Ôi Máu và Nước từ Thánh Tâm Chúa Giêsu, như suối nguồn thương xót tuôn đồ trên chúng con, CHÚNG CON TÍN THÁC VÀO CHÚA”.

Với niềm tin vững vàng như thế, Cây Thánh Giá mới được dưng lên trước cửa Tòa Khâm sứ cũ, không lẽ vì lời đe dọa của “Trịnh Quang Khanh ngày nay” mà phải bị hạ xuống. Không, ngàn lần không. Tín hữu công giáo Hà Thành bước theo Thánh Anrê Dũng Lạc, quyết không “khoá quá”.

Ai cũng nhận thấy tình hình tại Toà Khâm sứ đang nóng bỏng, có thể nổ lớn. Chúng tôi tha thiết kính xin quý tín hữu Việt Nam từ khắp năm Châu thêm lời cầu nguyện nhiều hơn nữa, để hợp nhất với Tổng Giáo phận Hà Nội, xin Chúa cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ

Trước thềm năm mới Mậu Tý này, xin Chúa mở lòng trí chúng con cho mọi người biết khiêm nhường, để chúng con “biết tìm yêu mến người hơn được người mến yêu”. Vì cả hai phía nếu yêu thương nhau thật sự mới trở thành người lòng đầy thiện chí, do đó mới được hưởng an bình trong Năm Mới.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chênh Vênh Giữa Trời
Lê Trị
00:11 26/01/2008

CHÊNH VÊNH GIỮA TRỜI



Ảnh của Lê Trị

Chênh vênh đứng giữa ghềnh trời

Quen mây, bạn gió một đời thảnh thơi..

(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền