Ngày 27-01-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Trở nên vĩ đại hơn
Lm. Minh Anh
00:47 27/01/2022

TRỞ NÊN VĨ ĐẠI HƠN
“Ai có, sẽ được cho thêm!”

Tội lỗi, xét cho cùng, là phủ nhận sự hiện diện của Thiên Chúa; và thánh thiện, xét cho cùng, là sống minh bạch trước nhan Ngài! Từ đó, Oswald Chambers đưa ra một nhận định khá sâu sắc, “Nếu vào giây phút thức dậy đầu tiên trong ngày, bạn học cách mở cửa trở lại để Chúa vào, mọi thứ công khai sẽ được đóng dấu sự hiện diện của Ngài!”

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa hôm nay cũng cho biết, Thiên Chúa luôn hiện diện, Ngài luôn nhìn thấy chúng ta! Đây là một sự thật đơn giản nhưng vô cùng mạnh mẽ. Ai nhận biết và sống sự thật này, Thiên Chúa vĩ đại, sẽ làm cho người ấy ‘trở nên vĩ đại hơn!’. Chúa đã làm cho Đavít thật nhiều, “Vậy mà Ngài vẫn cho là ít!”; Chúa Giêsu thì nói, “Ai có, sẽ được cho thêm!”

Bài đọc thứ nhất tường thuật buổi chầu của Đavít trước nhan Thiên Chúa. Cuộc gặp gỡ này biểu lộ sự trong suốt nơi một con người khiêm hạ vốn phải choáng ngợp trước Đấng nhìn thấy mọi sự. Đavít tỏ ra ngạc nhiên khi Thiên Chúa thực hiện lời hứa Ngài dành cho Israel trên ông, một con người hèn yếu, “Con là ai và gia đình con là chi mà Chúa dẫn con đến đây?” Vậy mà, Ngài sẽ tiếp tục gầy dựng công trình của Ngài thông qua sự yếu ớt của Đavít, miễn sao con người này biết mình luôn ở dưới mắt Ngài. Đavít nhận ra rằng, chính trong sự yếu hèn của ông, Thiên Chúa vẫn muốn làm cho triều đại ông nhiều hơn, vì Ngài nghĩ, ngần ấy là quá ít! Bởi lẽ, với Thiên Chúa, ai bước vào kế hoạch ngàn đời của Ngài, đều là vĩ đại, đều thuộc về vĩnh hằng. Đavít phó dâng tất cả cho Ngài, khấn xin Ngài chúc phúc, gìn giữ. Quả vậy, rồi đây, nơi Chúa Giêsu, con Đavít, chính Thiên Chúa sẽ làm cho vương triều ông ‘trở nên vĩ đại hơn’ đúng như Thánh Vịnh đáp ca tiên báo, “Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người!”

Cũng thế, với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói, “Ai có, sẽ được cho thêm!” Có cái gì? “Có” Thiên Chúa, “có” sự hiện diện của Ngài; người ấy nhận biết Thiên Chúa là Đấng nhìn thấy mọi sự. Chỉ cần Ngài nhìn thấy! Ngài nhìn chúng ta với tình yêu, không ai có thể trốn tránh Ngài, trốn tránh chính mình; và càng không thể trốn tránh người khác. Tắt một lời, chúng ta sống minh bạch trong ánh sáng của Chúa; Ngài là ánh sáng chiếu soi cuộc sống chúng ta hầu mỗi người sống trong Ngài và bước đi trong Ngài. Nhờ đó, chúng ta có thể nhìn thấy sự thật của bản thân, mà không cần phải xấu hổ khi người khác nhìn thấy sự thật của nó.

Thế nhưng, cuộc sống của chúng ta không chỉ dành cho bản thân, “Không ai thắp đèn rồi để dưới đáy thùng. Đèn phải đặt trên giá!”. Chúng ta được kêu gọi để trở thành một quà tặng cho người khác, một quà tặng dẫn người khác đến với Chúa. Và đây là điều tuyệt vời nhất của cuộc đời mỗi người; được mời gọi để cho đi sự sống, mà sự sống là chính ánh sáng đã đến thế gian, Chúa Giêsu. Chúng ta cho đi sự sống Giêsu bằng cách soi rọi Giêsu cho người khác, giúp người khác bước ra ánh sáng và bước đi trong Ngài; đó là một điều có thể trở nên hiện thực khi mỗi người biết từ bỏ chính mình, để chân thành đi về phía ánh sáng và không ngần ngại tỏ cho mọi người ánh sáng Giêsu. Ánh sáng Ngài toả ra từ cuộc sống chúng ta sẽ tạo nên một hiệu ứng thực sự trong chúng ta và nơi tâm hồn những ai chúng ta gặp gỡ. Chính Ngài là Đấng làm cho mọi sự và mọi người ‘trở nên vĩ đại hơn’ một khi họ ở trong ánh sáng của Ngài.

Anh Chị em,

“Ai có, sẽ được cho thêm!” Có gì trên trần gian này trường tồn và quý giá cho bằng “Có” Thiên Chúa. Và như vậy, càng “có” Thiên Chúa, chúng ta càng ‘trở nên vĩ đại hơn’. Có ánh sáng của Ngài, mọi sự chúng ta làm đều được đóng dấu sự hiện diện của Ngài; và như thế, ánh sáng của Ngài nơi chúng ta ngày càng thuyết phục. Như vậy, rõ ràng, Thiên Chúa nhìn thấy từng người chúng ta, nhưng Ngài thấy, không phải để trừng phạt, xét xử, nhưng để cho thêm, để thương thêm. Lời Chúa hôm nay thúc giục chúng ta quan tâm đến tha nhân trong ánh sáng của Chúa, dũng cảm chiếu rọi tha nhân bằng chính ánh sáng của Ngài. Có như thế, chúng ta sẽ làm cho những người khác ngày càng ‘trở nên vĩ đại hơn’ trước mặt Chúa.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin giúp con luôn bước đi trong ánh sáng Chúa; với Chúa, con sẽ kiến tạo ánh sáng Giêsu nơi các tâm hồn; và như thế, thế giới sẽ bớt tăm tối hơn và con người ‘trở nên vĩ đại hơn!’” Amen.

(Tgp. Huế)
 
Ngày 28/01: Thánh Tôma Aquinô và mầu nhiệm nước Thiên Chúa - Suy Niệm: Lm. Giuse Vũ Ngọc Tuyển, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
03:14 27/01/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng dụ ngôn này: “Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy ngủ hay thức, hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. Đất tự động sinh hoa kết quả: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. Lúa vừa chín, người ấy đem liềm ra gặt, vì đã đến mùa.”

Rồi Người lại nói : “Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được? Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại nhỏ nhất trong các hạt giống trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng.”

Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe. Người không bao giờ nói với họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết.

Đó là lời Chúa
 
Chúa Nhật IV Thường Niên C
Lm. Jude Siciliano, OP
04:47 27/01/2022

CHÚA NHẬT IV TN -C-
Giêrêmia 1:4-5, 17-19; Tvịnh 70; 1 Côrinthô 12:31-13:13; Luca 4: 21-30

Chúa Nhật này và Chúa Nhật tuần sau, hai ngôn sứ Do thái sẽ nói với chúng ta về ơn gọi của họ. Những bài đọc này này trích từ Thánh thư Do thái sẽ đi song song với việc giới thiệu khởi đầu sứ vụ của Chúa Giêsu được thánh Luca kể lại cho chúng ta. Khi nghe các ngôn sứ này nói về cách bắt đầu sứ vụ của họ sẽ khiến chúng ta suy ngẫm về bản tính của ơn gọi nơi mổi người chúng ta, và cách chúng ta làm sao đáp lại lời Thiên Chúa. Ông Giêrêmia là một ngôn sứ rất tận tâm. Tuy vậy suốt sứ vụ ông ta, ông ta sẽ chia cho chúng ta biết những bất ổn riêng tư về ơn gọi của ông.

Có một phần bị thiếu trong bài đọc trích sách Giêrêmia của chúng ta. Trong đoạn mở đầu nói về việc Đức Chúa kêu gọi Giêrêmia làm ngôn sứ cho Ngài; đó là ý định của Thiên Chúa đã có từ khi Giêrêmia còn trong lòng mẹ. Giêrêmia biết cái giá phải trả của việc trở thành một ngôn sứ. Ông sẽ phải chống lại các vị vua, các thầy tế lễ và thậm chí cả dân chúng Giuđê nữa. Giêrêmia sẽ chống lại toàn cầu.

Điều còn thiếu trong bài đọc hôm nay là cảm giác của ngôn sứ Giêrêmia về việc thiếu khả năng để thực hiện việc Thiên Chúa mời gọi. Ông ta đáp lại lời Thiên Chúa "Ôi! lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói". Đức Chúa trấn an ông ta rằng: "Ta truyền cho ngươi nói gì, thì ngươi cứ nói. Đừng sợ chúng, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi” (Gr1: 6-8). Ngôn sứ Giêrêmia đang phải đối mặt với một công việc rất khó thực hiện. Điều ông ta nghĩ về bản thân không phải là sự khiêm tốn giả tạo. Ông ta biết những yếu đuối của mình và Thiên Chúa cũng biết như thế.

Khi lần đầu tiên tôi đi giảng ở những nơi mới. Tôi thường gặp gỡ những người mà tôi chưa hề biết, và họ cũng không biết tôi, đoạn văn này trích trong sách ngôn sứ Giêrêmia là lời mà tôi rất tâm niệm đã nâng đở tôi "Ôi! Lạy Đức Chúa! Con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói!". Và rồi đã nhiều năm đã qua, nhưng tôi vẫn nhớ về đoạn văn này, mỗi khi tôi cảm thấy không đủ sức làm những việc trước mặt. Tôi tìm được sức mạnh và sự an ủi trong lời Đức Chúa đã hứa với ngôn sứ Giêrêmia "Vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi".

Ngôn sứ Giêrêmia biết ông ta yếu đuối, kém cỏi, ươn hèn. Thật ra ông ta cũng chỉ là một con người phàm tục và Thiên Chúa sắp giao cho ông một việc quá sức lớn lao đối với ông. Chẳng phải chúng ta cũng có ý nghĩ và cảm tưởng như thế khi chúng ta cần phải nói một sự thực quá rõ ràng cho một người nào phải không? Đôi khi chúng ta cần phải đứng lên tranh luận với một nhóm người, ngay cả trong cộng đoàn giáo xứ, vì chúng ta cảm thấy họ đang làm việc chưa đúng. Khi chúng ta chịu phép rửa, chúng ta được gọi là "linh mục, ngôn sứ, và vua chúa". Đó là những phẩm giá và trách nhiệm của chúng ta. Mỗi người trong chúng ta được mời gọi như Giêrêmia để làm ngôn sứ.

Chúng ta có biết Thiên Chúa gọi chúng ta làm việc gì mà chúng ta phải làm, nhưng chúng ta do dự, hay sợ sệt làm việc đó phải không? Thật ra chúng ta có thể thưa với Thiên Chúa điều ngôn sứ Giêrêmia thưa "Ôi! Lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói!" Nhưng, hãy nghe lời Thiên Chúa đáp lại cho ngôn sứ Giêrêmia và cho chúng ta "Vì Ta sẻ ở với ngươi để giải thoát ngươi". Có điều gì khác bỏ qua của bài sách đó không? Thiên Chúa nói với ông Giêrêmia "Ta truyền cho người điều gì, ngươi cứ nói" (Gr 1:7). Ngôn sứ Giêrêmia sẻ phải chống đối những người có quyền thế, và ông ta nói đúng. Ông ta còn trẻ, và không biết ăn nói. Nhưng, không phải tùy ở ông ta. Ông ta có Lời của Thiên Chúa để nâng đở và giải thoát ông ta.

Bài đọc thứ hai trích thư của thánh Phaolô gởi cho giáo hội ở Corintô, là một bài để xét mình. Nhất là khi chúng ta nhận bài sách thứ nhất và cảm thấy lời gọi để làm ngôn sứ. Tôi đã biết gì về việc tôi phải làm và nói? Điều giúp tôi có phải là lòng thương mến, ngay cả đối với những người chống đối tôi phải không? Tôi có thể là người có học thức cao, biết ăn nói khôn ngoan, có năng lực như một người lãnh đạo, nhưng nếu tôi không có tình thương, tôi chẳng làm được gì. Tôi không có gì, vì bởi Thiên Chúa gọi tôi làm.

Có nhiều loại tình yêu khác nhau: Tình yêu đối với gia đình, cho một người yêu quý, cho sắc đẹp, cho thức ăn, cho bạn bè v.v… Nhưng thánh Phaolô đã dùng từ "agape" là đức mến trong thư 1 Côrintô. Đó là hình thái cao cả nhất của tình yêu, tuyệt đối và vô điều kiện cho lợi ích người khác cho dù họ có đáp lại hay không. Đó là đức mến của Thiên Chúa đối với chúng ta.

"Agape" là đức mến mà thánh Phaolô đã nói khiến chúng ta phải tập kiên nhẩn, hiền hòa, không ganh tị, rộng lượng v.v… Nếu chúng ta không có đức mến này thì "chúng ta không là gì cả". Đức mến này không là sản phẩm do chúng ta phát sinh, nhưng xuất phát bởi Thần Khí Thánh Linh mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta. Qua bí tích rửa tội, chúng ta được mời gọi trở nên ngôn sứ. Nhưng các ngôn sứ trong Kinh Thánh thường phải đối mặt với sự bài bác và dè biểu của nhiều người trong cộng đoàn và chúng ta cũng nên sẵn lòng hứng chịu những tình huống nầy nếu chúng ta sống và nói theo tôn chỉ của phúc âm.

Trong bài phúc âm hôm nay, chúng ta hãy lưu ý cách của những người đã nghe Chúa Giêsu rao giảng tin mừng của Ngài. Họ tìm cách xô Ngài xuống vực thẳm, Đó không phải là những người ngoại giáo, họ đang ở trong hội đường. Họ là những người tốt đang sống đức tin của họ. Những người sùng đạo có thể chống lại lời Thiên Chúa một cách rất tế nhị nhưng cương quyết. Chúng ta có thể nghe một bài giảng trong ngày Chúa Nhật mời gọi cộng đoàn dân Chúa ở giáo xứ biết những gì nên làm hay không nên làm trong ban ban giám hiệu của trường học, hay ở một hội đồng công tác xã hội v.v… Chúng ta nghe được gì, ngay cả khi đồng ý với họ, nhưng cũng không thấm vào tâm chúng chúng ta được; tại sao?

Có phải chúng ta sợ thực thi một điều đúng chăng? Có thể chúng ta không tin những gì Thiên Chúa đã nói với ngôn sứ Giêrêmia "Ta sẽ ở với ngươi để giải thoát ngươi". Trong Kinh Thánh; đây không phải là điều khác lạ mà các ngôn sứ ban đầu chống lại ý định của Thiên Chúa (như ông Môsê trong sách Xuất Hành; ông Isaia, ông Êdêkien v.v... Ngoại trừ ông Êdêkien, các người khác bắt đầu chống lại ơn gọi của họ. Sau cùng tất cả đứng trước Đấng Thánh Tôn Quý có thể có tâm lý rất sợ hải và âu lo. Ai có thể khiển trách một người phàm muốn trốn tránh việc trong hoàn cảnh này?

Nhưng, Thiên Chúa là Đấng có lòng yêu thương rất kiên trì. Ngài mời gọi những phàm nhân bất xứng và yếu đuối để họ nói và làm thay nhân danh Ngài. Nếu người được mời gọi tiếp tục lắng nghe Lời của Thiên Chúa, và cố hết sức để nói trung thực lời của Ngài và luôn tin rằng Thiên Chúa sẽ luôn ở bên họ để nâng đỡ, thì họ sẽ là những ngôn sứ trung thành, là ngôn sứ của Thiên Chúa. Chẳng phải đó là ơn mà mổi người chúng ta đã được mời gọi để làm và trở nên hay sao?

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


4th SUNDAY -C-
Jeremiah 1:4-5, 17-19; Ps. 71; 1 Corinthians 12:31-13:13; Luke 4: 21-30

This Sunday and next, two Hebrew prophets will give accounts to us of their calls. These readings, from the Hebrew scriptures, will parallel the beginnings of Jesus' ministry recounted for us by Luke. To hear these prophets tell of how it all started for them should stir up reflection in us about the nature of our own call and how we have responded to God. Jeremiah is an intensely private person, yet throughout his ministry he will share his personal turmoil over his vocation.

There is a section missing from our Jeremiah reading. The passage opens with God calling Jeremiah to be a prophet; which was God’s intention since Jeremiah was in the womb. Jeremiah knows the cost of being a prophet. He will have to go against Judah’s kings, priests and even the people. It will be Jeremiah against the whole land.

What is left out of the reading today is Jeremiah’s sense of inadequacy to fulfill what God asks of him. He responds to God, "Ah Lord! Truly I do not know how to speak, for I am a boy." God reassures Jeremiah, "You shall speak whatever I command you. Do not be afraid of them, for I am with you to deliver you" (1:6-8). Jeremiah is facing, what to him, is an impossible task. His appraisal of himself is not false humility. He knows his limitations and so does God.

When I first began preaching, going to new places, meeting people whom I didn’t know and who didn’t know me, this section in Jeremiah was my refuge and prayer. "Ah, Lord God! I do not know how to speak, I am too young." A lot of years have passed, but I still turn to this passage when I feel inadequate to the task before me. I find strength and consolation in God’s promise to Jeremiah, "For I am with you to deliver you, says the Lord."

Jeremiah knows his limitations, weariness and weakness. After all he is a mere human and God is about to ask a lot of him. Don’t we have similar thoughts and feelings when we have to speak an uncomfortable truth to someone? Sometimes we must stand up to a group, even our church community, which we feel is acting unjustly. When we were baptized we were named "priest, prophet and royalty." Such is our dignity; such is our responsibility. Each of us has been called, in some way, as Jeremiah was, to be a prophet.

Do we have a sense God is calling us to do something we should do, but are hesitant, or afraid to do? In fact, we may be telling God what Jeremiah did, "Ah, Lord God! I do not know how to speak, for I am only a [child]." But listen to God’s response to Jeremiah and so to us, "For I am with you to deliver you." There is something else left out of the reading. God tells Jeremiah, "You shall speak whatever I command you" (1:7). Jeremiah will have to confront powerful people and he is right, he is young and does not have the words. But it is not only up to him; he has God’s Word to support him.

The second reading from I Corinthians is an examination of conscience – especially if we take the first reading seriously and feel a call to some prophetic act. What are my motivations for what I am about to do and say? Is my motive from love, even for my strongest opponents? I may be well educated, articulate, persuasive and a leader, but if I don’t have love, I accomplish nothing – not what God may be calling me to do.

There are different kinds of love. There is love for family, a beloved, beauty, food, friends etc. But Paul uses the word "agape" here in I Corinthians. It is the highest form of love, absolute, unconditional love committed to another’s good – whether they reciprocate, or not. It is God’s love for us in Jesus.

"Agape" is the love Paul says makes us patient, kind, not jealous, generous, etc. If we don’t have this love he says, "I am nothing." This love is not something we can produce on our own, but is possible in the power of the Spirit that Jesus gives us. By our baptism we are called to be prophets. But biblical prophets faced rejection and we should expect the same if we live and speak inspired by the Gospel.

In today’s gospel notice how those who heard Jesus preach his message sought to throw him off the cliff. Those weren’t pagans, they were in the synagogue, good people practicing their faith. Religious people can resist God’s word outrightly or subtly. We can hear and even agreed to what we know we should do – and still do nothing. We listen to a Sunday preaching, invite people to speak at our parish, or before the school board, at a social justice meeting etc. We politely hear what they say, even agree with them, but it doesn’t sink in and bear fruit. Why?

Are we afraid to do the right thing? Maybe we don’t believe what God said to Jeremiah, "I am with you to deliver you." It is not unusual in the Bible for prophets to initially resist God’s will.(Moses, Exodus 3:1-4, 17; Isaiah, 6:1-13; Ezekiel 1-3; Gideon, Judges. 6:11-24). Except for Ezekiel, the others initially resisted their vocation. After all, standing before the Holy One can be terrifying and intimidating. Who can blame a mere human from wanting to escape the scene?

But God is a persistent lover who calls unworthy and frail humans to speak and act in God’s name. If the one called continues to listen to God’s Word, do their best to speak that word faithfully, and trust God’s supporting presence, then they will be faithful mouthpieces, prophets, for God. Isn’t that what we are all called to do and be?
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:07 27/01/2022

5. Thánh thiện của tôi chính là sự khổ nạn của Đức Chúa Giê-su.

(Thánh Francis de Assisi)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:12 27/01/2022
80. VĂN TUYỂN CHIÊU MINH

Một hôm, thái học sinh (1) nọ đi thăm một thầy giáo, nói:

- “Gần đây con cháu Kỳ Nhân (người Mãn Thanh) ồ ạt tranh nhau mua một quyển sách, đến tiệm sách coi giá cả của nó đắt khủng khiếp”.

Thầy giáo hỏi:

- “Sách gì vậy?”

Thái học sinh cúi đầu suy nghĩ rất lâu mới trả lời:

- “Hình như là văn tuyển chiêu minh”.

(Thực ra là “Chiêu Minh tuyển tập”, là tuyển tập do thái tử Lương Chiêu Minh thời nam bắc triều biên soạn. Đường đường là một thái học sinh mà ngay cả tên bộ sách mà nói cũng không chuẩn, thì không đáng nực cười sao?)

(Hương Tổ búy ký)

Suy tư 80:

Có học sinh giỏi và có học sinh dở, có học sinh siêng học và có học sinh lười học, đó là chuyện bình thường trong mọi thời đại, nhưng học sinh của một trường cao nhất nước mà đọc không chuẩn tên một quyển sách nổi tiếng, thì thật đáng buồn và tội nghiệp.

Có những Ki-tô hữu đạo đức thánh thiện, và có những Ki-tô hữu không thánh thiện; có những Ki-tô hữu biết làm tròn bổn phận của mình, và có những Ki-tô hữu sống bê tha như mình không phải là người Công Giáo; có những Ki-tô hữu ý thức được sự cao quý của thánh lễ, và có những Ki-tô hữu coi thánh lễ là một cực hình làm mất thời giờ của mình. Ai cũng có lý do và quan niệm riêng của mình không có gì đáng nói, nhưng có một điều đáng suy nghĩ và đáng buồn, là ngay cả thân phận làm người Ki-tô hữu của mình mà cũng quên mất, thì thử hỏi có đáng tội nghiệp không?

Khi người Ki-tô hữu quên mất mình là ai, thì cũng có nghĩa là họ không màng đến sự sống đời sau trong Nước Trời với Đức Chúa Giê-su.

Hãy cầu nguyện cho mình và cho họ !

(1) Học sinh trường thái học, là trường học cao nhất nước thời xưa của Trung Quốc.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Nhìn lại để tạ ơn - hướng tới để Phó thác
LM. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:48 27/01/2022
Nhìn lại để tạ ơn - hướng tới để Phó thác

Suy Niệm Thánh Lễ Tất Niên 2022

(Is 63 7-9, 1Cr 1, 3-9, Lc 1, 39-55)

Một năm với tháng ngày dần trôi, giờ chúng ta đang sống là thời khắc cuối cùng của năm cũ, giờ phút thật linh thiêng. Chúng ta để lại năm cũ và bước vào năm mới với cả lo âu lẫn lạc quan.

Thế giới vừa trải qua năm 2021, hứng chịu nhiều bất ổn chính trị, xung đột, thiên tai và sự cố, Covid-19 tiếp tục hoành hành với những biến thể lạ không ngừng gây thiệt hại cho con người, hằn nỗi thương đau đối với Việt Nam. Joe Biden trở thành Tống Thống thứ 46 của Hoa Kỳ với lễ nhậm chức thời Covid sau cuộc bầu cử đầy tranh cãi. Lên nắm quyền, Biden quyết định rút toàn bộ lực lượng Mỹ khỏi Afghanistan, Taliban kiểm soát Afghanistan. Rút chân khỏi cuộc chiến dài nhất lịch sử tại Afghanistan, Mỹ dường như dồn nguồn lực tới châu Á trong nỗ lực cạnh tranh siêu cường với Trung Quốc. Mỹ, Anh và Australia ngày 16/9 bất ngờ công bố thỏa thuận liên minh ba bên mang tên AUKUS.

Tình hình tại Đông Nam Á bất ngờ nóng lên từ ngày 1/2, khi quân đội Myanmar tiến hành đảo chính, lật đổ chính phủ dân cử, bắt cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, thành lập chính quyền quân sự. Trung Quốc ra nghị quyết lịch sử thông qua văn kiện 36.000 chữ ngày 11/11, nâng vị thế của Chủ tịch Tập ngang hàng với các lãnh đạo Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Lũ lụt tấn công Sơn Tây ảnh hưởng đến 1,76 triệu người. Trong lúc ông Tập dường như sẽ tiếp tục tại nhiệm sau đại hội toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2022, Bà Angela Merkel một lãnh đạo kỳ cựu của châu Âu, người được xem như một tượng đài đã dẫn dắt Đức và Liên minh châu Âu rời chính trường. Bạo loạn Đồi Capitol tấn công vào biểu tượng của nền dân chủ Mỹ gây sốc cho cả thế giới. Tàu container mắc kẹt ở kênh đào Suez.

Một năm sắp kết thúc, Hội Thánh là Mẹ chúng ta dạy, khi kết thúc một năm và mỗi ngày, chúng ta phải tự vấn lương tâm, và nhìn lại những gì đã xảy ra để tạ ơn Chúa.

Tạ ơn

Lại một năm sắp đến hồi kết thúc, người kitô hữu chúng ta dựa trên Thánh Kinh thấy thời gian không mang tính tuần hoàn mà là một đường thẳng, thời gian là con đường dẫn đến chung cuộc, nên một năm trôi qua là một bước đi hướng đến sự hoàn tất của lịch sử, đến cứu cánh của nhân loại là hy vọng và vui mừng được gặp Chúa, thì việc tạ ơn này thật là ý nghĩa.

Tạ ơn Chúa vì tất cả những dấu chỉ hào phóng Thiên Chúa thể hiện trong lịch sử nhân loại. Tạ ơn Chúa vì tất cả những gì con người có đều là hồng ân của Chúa. Trong cuộc sống, chúng ta thường quên đi những gì là ân huệ của Chúa. Và để sống tâm tình tạ ơn và phó thác vào Thiên Chúa thật không dễ chút nào!

Đi vào tâm tình tạ ơn, chúng ta nhìn nhận rằng, tội lỗi và yếu đuối đã làm ta xa rời Thiên Chúa Tình Yêu. Dù nhận thức được những điều mình phạm mất lòng Chúa, nhưng với sức con người, chúng ta khó thoát ra vòng xoáy tội lỗi. Chỉ có Chúa mới kéo chúng ta về với Chúa.

Trong giờ phút linh thiêng này, thật là đẹp, khi giờ đây chúng ta đồng thanh hiệp ý với Mẹ Maria hát lên bài ca tạ ơn : Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, vì Người đã và còn đang biểu lộ quyền năng của Ngài… đã và còn đang làm tan rã những kẻ kiêu căng… đã và còn đang hạ xuống người quyền thế… đã và còn đang nâng dậy kẻ khiêm cung… đã và còn đang ban tràn đầy ơn lành cho người đói khát… đã và còn đang đuổi người giàu có ra về tay không… đã và còn đang cứu giúp Israel Dân Người. Ðó là bảy hành động của Thiên Chúa là Chúa của lịch sử cứu độ. Thánh Phaolô nhắn nhủ chúng ta rằng: “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu” (1 Tx 5, 16-18). Cảm tạ Chúa và xin Chúa thứ tha, kèm theo lòng phó thác cho Chúa năm mới sắp tới.

Xin ơn tha thứ

Cũng vào dịp cuối năm, cùng với việc tạ ơn, Đức Thánh Cha Phanxicô còn thức tỉnh con cái mình: “Chúng ta được kêu gọi kiểm điểm xem những thế sự có được thực hiện theo ý Thiên Chúa hay là chúng ta chỉ ưu tiên lắng nghe những dự án của con người, nhiều khi đầy những tư lợi, lòng khao khát quyền lực vô độ và bạo lực vô cớ” (Bài giảng Kinh Chiều cuối năm 2015). Nên chúng ta phải tạ lỗi với Chúa và với mọi người. Tạ lỗi để nói lên lòng sám hối, ăn năn. Tạ lỗi về những điều thiếu sót, điều chưa tốt, chưa chu toàn, hoặc lỗi bác ái với tha nhân. Xin Chúa thương tha thứ những lỗi lầm mà chúng ta đã phạm trong năm qua. Tương lai tùy thuộc ở Chúa, chúng ta phải có tinh thần phó thác.

Sống phó thác

Nhìn lại một năm đã qua, chúng ta thấy các biến cố lần lượt diễn ra, đến giờ phút này đây, chúng ta phải khẳng định rằng, Thiên Chúa là chủ lịch sử, Ngài hướng dẫn các biến cố nhân loại, đồng thời phó thác vận mệnh tương lai cho Chúa và thưa rằng : Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con được làm người, được làm con Chúa thêm một năm nữa. Xin cho đời chúng con trở thành bài ca tạ ơn Chúa bằng tâm tình sống biết ơn mọi người đang yêu thương giúp đỡ chúng con để danh Chúa được toả sáng. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Đức Tin
Lm Vũđình Tường
19:52 27/01/2022
Đức Kitô về làng, Ngài vào hội trường, người ta đưa cho Ngài cuộn sách, mở ra Ngài đọc đoạn tiên tri Isaiah 61:1-2. Đọc xong Ngài tuyên bố.

'Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh quí vị vừa nghe Lc 4,22.

Lời tuyên bố trên tạo ra phe nhóm giữa cộng đoàn. Một số rất vui mừng tin Đức Kitô là vị lãnh đạo họ mong chờ, Ngài sẽ giúp họ thoát ách đô hộ ngoại bang. Số khác ngạc nhiên bởi lời Ngài đầy khôn ngoan, thông thái. Số khác không chấp nhận lời nói suông; đòi lời nói và hành động phải chung đôi. Rất có thể họ nói nếu lời Kinh Thánh ứng nghiệm nơi ông, hãy làm phép lạ chứng minh đi.

Một khi người ta từ chối niềm tin thì dù có nói bao nhiêu đi chăng nữa, người ta vẫn không tin. Trong trường hợp này, chính Đức Kitô nói nhưng họ vẫn không tin Ngài. Họ từ chối luôn lời tường thuật của người khác làm chứng về Đức Kitô. Trong đó có thể là thân nhân, thân hữu họ. Họ biết rõ phép lạ Đức Kitô trừ quỉ tại Capernaum. Họ muốn Ngài làm điều tương tự tại làng. Thánh Matthêu cho biết,

Ngài không làm nhiều phép lạ tại đó vì họ thiếu lòng tin Mt 13:58

Không làm nhiều phép lạ có nghĩa Đức Kitô có làm ít phép lạ; dù có phép lạ kẻ hèn tin từ chối cả phép lạ. Điều này cho biết phép lạ không ban phát đức tin. Những ai đòi bằng chứng về tình yêu Thiên Chúa sẽ không bao giờ được toại nguyện với hai lí do. Thứ nhất, Chúa không bao giờ ngừng yêu ta. Thứ Hai, ta sống nhờ tình yêu Chúa. Không có tình yêu Chúa, ta không có sự sống.

Khi ta ngừng yêu ai, người đó mất niềm tin nơi ta, và ta mất niềm tin nơi người đó. Để tái tạo niềm tin, ta cần phải làm gì đó để lập lại niềm tin. Chúng ta tin Đức Kitô, nhưng niềm tin của ta nơi Ngài thường rơi vào tình trạng khi tin mãnh liệt, khi tin hời hợt. Vì thế không phải Thiên Chúa, mà chính chúng ta cần phải xác tín niềm tin nơi Đức Kitô bằng bí tích Hoà Giải, thống hối. Sau những ngày chay tịnh trong samạc, chính Đức Kitô có kinh nghiêm ma quỉ cám dỗ. Cả ba cám dỗ đều nêu nghi vấn tình yêu Chúa. Ma quỉ bắt đầu bằng câu:

'Nếu ông là Con Thiên Chúa... hãy làm điều này, điều nọ. Lc 4.

Lần khác, cám dỗ nêu nghi vấn, ngờ vực, xảy ra cho Đức Kitô trong lúc Ngài đau khổ, mệt mỏi. Nó xảy ra khi Đức Kitô đang bị treo trên thập giá. Thượng tế, quân lính và một tên trộm bị ma quỉ đặt vào môi miệng họ, đặt nghi vấn thách thức, đòi phép lạ nơi Đức Kitô. Chúng nói:

Cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, chúng ta tin hắn liền' Mt 27,42

Chúng ta không ngạc nhiên nhận biết cám dỗ xảy ra cho mọi người, không trừ một ai, kẻ tin vào Đức Kitô cũng như kẻ không có đức tin đều bị cám dỗ. Đòi hỏi phép lạ trước khi tin là một loại cám dỗ rất phổ thông trong đại chúng. Đây là loại cám dỗ ma quỉ dùng, kêu gọi chúng ta nghi ngờ về tình yêu Chúa. Điều này đồng nghĩa với nghi ngờ về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Một lí do khác nữa cũng do ma quỉ xử dụng dưới hình thức tự kiêu. Một số dân làng nhận biết dòng dõi Đức Kitô, cha mẹ, anh em, họ hàng Ngài. Rất có thể họ nghĩ cha mẹ ông hiện thuộc quyền chúng tôi. Ông là con họ, đang ở trong làng cũng thuộc quyền chúng tôi. Sống trong làng, theo luật lệ làng vì thế ông làm điều dân làng mong đợi.

Đức Kitô trả lời dân làng bằng cách thuật lại hai câu truyện xảy ra trong Cựu Ước. Hai câu chuyện, một liên quan đến đức ái, và chuyện thứ hai liên quan đến khiêm nhường, thống hối. Chuyện đầu là bà goá thành Zarepath, bà đi nhặt củi về nấu bữa ăn cuối đời cho hai mẹ con, vì gia đình hết thực phẩm, không tiền mua mà cũng không ai bán. Tiên tri Elia giả dạng làm khách lỡ độ đường nói với bà, hãy làm trước cho ông một cái bánh, số bột còn lại dành cho hai mẹ con. Trong lúc túng quẫn như thế, bà vẫn thực thi đức ái. Vì thế tiên tri làm phép lạ cóng bột và chai dầu không hề cạn trong suốt ba năm rưỡi hạn hán ( Sách Các Vua cuốn Một, 17:7-21). Chuyện thứ hai liên quan đến viên tể tướng Naaman xứ Syria, mắc bệnh phong cùi. Ông đến xin tiên tri Elisha chữa bệnh. Tiên tri từ chối gặp ông, sai gia nhân nói với ông đi tắm ở sông Giođan bảy lần. Nghe thế Naaman rất giận. Ông nghĩ là tiên tri đã không thèm gặp, còn mang bệnh tật của ông ra làm trò đùa. Nhờ đứa đầy tớ khuyên bảo, ông hồi tâm nghĩ lại, nghe lời tiên tri. Dìm mình ở sông Giođan bảy lần. Ngạc nhiên thay ông khỏi bệnh, da ông sạch trong, nhẵn nhụi như chưa hề bệnh (Sách Các Vua cuốn Hai 7:3-10).

Nghe xong hai câu chuyện, tự ái họ nổi lên. Coi là bị xỉ nhục, họ la hét, dậm chân ngay nơi thánh địa, đền thờ của họ. Sự thật mất lòng. Họ trông mong được đối xử cách đặc biệt. Đức Kitô không thoả mãn điều họ yêu cầu. Trái lại Ngài cho biết, chính Ngài đến với họ, chọn họ, về làng nhưng họ từ chối Ngài vì thế Ngài sẽ đến với dân ngoại. Dân ngoại vui mừng, rộng tay đón tiếp Ngài.

Đức Kitô mang Tin Mừng đến cho nhân loại. Tin Mừng Chúa trước sau không hề thay đổi. Niềm tin của ta thay đổi, trái tim ta thay đổi vì thế, không phải Thiên Chúa, mà chính chúng ta cần làm hoà với Thiên Chúa qua bí tích Hoà Giải. Tin Mừng là để tin, không phải để thử, xét nghiệm. Chúng ta cần phải xét nghiệm không phải Tin Mừng, mà xét nghiệm chính con tim mình. Đòi xét nghiệm sự thật về Tin Mừng là một loại cám dỗ ma quỉ dùng. Dân làng Đức Kitô coi thường Tin Mừng, họ còn coi thường chính Đấng mang Tin Mừng. Điều này tồn tại đến tận ngày hôm nay.

Chúng ta xin Đức Kitô ban thêm đức tin cho chúng ta.

TiengChuong.org

Faith In Christ

Jesus returned to His home town. He came to the local synagogue, and read the passage from the prophet Isaiah 61:1-2. Jesus then told them, 'This text is being fulfilled today even as you listen'. His claim put the audience into disarray. Many were happy to hear Him. They believed Jesus came to set them free from the Roman's power. Others were amazed and praised His wisdom. Others again doubted about His claim. They required proof. They would say to Him something like: if the message was being fulfilled, then prove it.

No matter how much information about Jesus was available, the doubters remained to be doubters. They heard Jesus Himself but they refused to believe in Him. They heard others talked about what Jesus did at Capernaum but refused to believe in them either. St. Matthew told us Jesus did make a few miracles there but the doubters refused to believe. This meant miracles would strengthen faith, but created no faith.

'He did not work many miracles there because of their lack of faith' Mt 13:58.

Those who required proof of God's love would never be satisfied, simply because a/ God has never stopped loving us; b/ without God's love we would not survive.

Once a person stops loving someone, that person needs to show his/her love by doing something to gain trust again. We have faith in Jesus, but our faith in Him often falls into the pattern of loving Him, and stop loving Him. Because of this lacked commitment on our part; it is us who need to reconcile to God. Jesus' personal desert experiment showed the devil tempted Him three times. They asked Him to prove that He was God. 'If you are the Son of God..... (do this, do that)' Lk 4. This kind of temptation happened again when Jesus was hung on the cross. We heard the priests, soldiers and even a criminal taunted,

'Let Him come down from the cross now, and we will believe in Him' Mt 27,42

We are not surprise to know that temptation happens daily for all of us. It happens to both Christians and as well as gentiles. Demanding miracles before having faith in Jesus is a temptation. It is the temptation the devil employs. It is the devil's work, telling us to doubt about God's love.

Another reason may come from arrogance or conceit. They knew Jesus' background, His parents, and relatives. They could say His parents were under their jurisdiction. You were their son, at our village, you should obey the village's law, do what we expect of you.

In responding to their lack of Faith, Jesus recalled the two Old Testament stories, reminding them how God blessed the humble, the gentle, while rejecting the elitism. In times of great challenge, some gentiles had shown their kindness. The first story was the widow at Zarephath, in a time of famine, she fed a poor stranger who asked for food. The stranger turned out to be prophet Elijah who was in disguise. Because of her hospitality, for three and a half years of drought, her little jar of flour and oil would never run out (1Kg 17,7-21). The second story was Naaman, a gentile, of high rank in the Syrian military. He had contracted leprosy. He came to see Elisha; the prophet set no sight on him, but sent a simple message telling him to bath seven times in the Jordan. Naaman was very angry and took it as a joke, but came to his senses by his servant's reasoning. He submerged himself in the Jordan seven times. He was cured, his leprosy instantly disappeared. (2Kgs 7:3-10).

Hearing these stories, their pride exploded. Regardless of the holy place, they sprang their feet in the synagogue. Truth was hurting their ego. They expected special treatment, Jesus gave them nothing; He went further, saying something like, I chose you. I first came to you; you refused me. You didn't make me welcome, I turned to the gentiles. Indeed, the gentiles embraced Him.

Jesus came with the Good News message. God's Good News message is always the same. What change is our heart. God's Good News challenges us, it is not us who challenge the Good News. The people at Jesus' hometown challenged not His message, but challenged Jesus Himself. This pattern of behaviour still exists today.

We pray to have firm faith in Jesus.
 
Thuốc đắng dã tật
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
22:15 27/01/2022

Ngày Sa-bát, Chúa Giê-su vào hội đường Na-da-rét, đọc sách ngôn sứ I-sai-a và giải thích vắn tắt cho những người hiện diện. Ban đầu, mọi người cảm phục những lời Ngài nói. Sau đó, khi Chúa Giê-su chuyển sang đề tài khác, họ thay đổi thái độ, xôn xao phản đối, rồi đồng loạt đứng dậy, xông vào túm lấy Chúa Giê-su, lôi ra khỏi hội đường, lại còn xô đẩy Ngài ra khỏi thành…
Thế mà vẫn chưa hả giận, họ còn lôi kéo Ngài lên tận đỉnh núi, để xô Ngài xuống vực, cho Ngài nát thịt tan xương, để vĩnh viễn loại trừ Ngài khỏi cuộc sống! Đúng là một cơn giận điên cuồng!
Vì đâu mà dân thành Na-da-rét lại đối xử với Chúa Giê-su hung hăng và thô bạo như thế?
Vì Chúa Giê-su đề cập đến hai sự kiện sau đây:
Thứ nhất: Vào thời ngôn sứ Ê-li-a, Ít-ra-en bị hạn hán suốt ba năm sáu tháng, toàn dân lâm cảnh đói kém trầm trọng. Thế mà ngôn sứ Ê-li-a không được Thiên Chúa sai đến cứu giúp các bà góa Ít-ra-en mà lại giúp cho một bà góa ở Xa-rép-ta miền Xi-đôn là vùng ngoại bang.
Thứ hai: Vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, thiếu gì người phong hủi trong nước Ít-ra-en, nhưng không người nào được chữa lành, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri là vùng dân ngoại được vị ngôn sứ chữa lành (Lc 25-27).
Chúa Giê-su nêu lên hai sự thật đáng buồn nầy nhằm răn đe họ đừng xử tệ với các ngôn sứ như cha ông họ đã làm xưa kia. Thế nhưng, vừa nghe xong, cơn giận của những người trong hội đường bốc lên ngùn ngụt và họ đã xử sự với Chúa Giê-su cách hung bạo như thế.

Thuốc đắng dã tật
Người xưa thường nói: “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng” để giúp ta hiểu rằng những lời góp ý sửa lỗi chân thật của người khác dành cho ta cũng giống như liều thuốc đắng, tuy khó uống nhưng rất cần thiết vì mang lại sự chữa lành.

Chúa Giê-su nêu lên hai sự thật trên đây như một liều thuốc đắng cần thiết để chữa trị dân Ngài, nhưng họ thà mang bệnh mãn đời chứ không chấp nhận thuốc đắng. Vì thế, họ quay lại tấn công Chúa Giê-su là Người chữa trị cho mình.

Trong thực tế đời thường, chúng ta có sẵn sàng “uống thuốc đắng” do người khác kê toa, tức là đón nhận những lời góp ý sửa sai của người khác dành cho mình, để cải thiện cuộc sống, hay không?
Nếu không đủ khiêm tốn, người ta sẽ căm hờn, giận dỗi… người nào góp ý sửa sai cho mình.
Tại sao?
Tính kiêu căng, tự cao tự đại là nguyên nhân chính khiến người ta nổi giận với những ai chỉ lỗi cho mình. Thế là không ai dám góp ý sửa sai cho những người như thế và như vậy, họ sẽ đeo bám lầm lỗi cho đến lúc xuống mồ.

Nếu ngôi nhà chúng ta đang bị bén lửa từ phía sau, bỗng có người phát hiện và báo cho ta biết để kịp thời chữa cháy, hẳn chúng ta sẽ biết ơn người ấy và cấp tốc chữa cháy cho ngôi nhà.
Còn nếu trong hoàn cảnh đó, thay vì cám ơn và lo chữa cháy, chúng ta quay ra căm giận, hành hung người báo cháy thì thật là điên rồ, dại dột.
Thói hư tật xấu và những đam mê tội lỗi cũng là những ngọn lửa âm thầm đốt cháy đời ta. Vậy nếu có ai đó báo cho chúng ta biết lỗi của mình, tức là báo cho biết có “lửa” đang bén vào “căn-nhà-cuộc-đời”, thì đừng phẫn nộ với người đó nhưng phải biết ơn và cấp tốc cứu đời mình khỏi “cháy”.

Lạy Chúa Giê-su,
Trên đời nầy chẳng có ai vô tội và thấy được tội mình là điều rất khó. Vì thế, xin cho chúng con khiêm tốn lắng nghe người khác chỉ lỗi cho mình và thực tâm hoán cải để cải thiện cuộc đời nên tốt đẹp hơn. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các linh mục Ấn Độ chấm dứt tuyệt thực
Đặng Tự Do
04:13 27/01/2022


Các linh mục và giáo dân Ấn Độ đã ngừng cuộc tuyệt thực vô thời hạn sau khi một vị Tổng Giám Mục đồng ý với yêu cầu của họ là phớt lờ quyết định của Thượng hội đồng giám mục trong việc cử hành thánh lễ thống nhất trong Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar theo nghi thức Đông phương.

Họ phản đối quyết định của Thượng hội đồng về việc cử hành phụng vụ thống nhất trong 35 giáo phận để chấm dứt một tranh chấp đã kéo dài hơn bốn thập kỷ. Trong quá khứ, một số giáo phận trong Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar cử hành thánh lễ quay lên bàn thờ, trong khi một số giáo phận khác thì quay xuống cộng đoàn như trong các thánh lễ Công Giáo nghi lễ La tinh chúng ta thường thấy.

Thượng hội đồng vào tháng 8 năm 2021 đã quyết định thực hiện thánh lễ thống nhất theo đó phần Phụng Vụ Lời Chúa ở đầu lễ, các linh mục quay xuống cộng đoàn. Trong phần Phụng Vụ Thánh Thể, các linh mục sẽ quay lên. Từ kinh Lạy Cha đến hết lễ lại quay xuống. Hầu như tất cả các giáo phận đã đồng ý với quyết định này, ngoại trừ tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly.

Đức Tổng Giám Mục Antony Kariyil của tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly đã ban hành một thông tư vào ngày 20 tháng Giêng, bày tỏ sự bất lực trong việc ủng hộ quyết định của Thượng hội đồng về một hình thức Thánh lễ thống nhất.

Đức Tổng Giám Mục Kariyil cho biết thêm rằng ngài đã đích thân gọi điện cho Đức Hồng Y George Alencherry và thông báo cho ngài về tình hình nguy hiểm trong tổng giáo phận do sự ủng hộ ngày càng tăng của công chúng đối với cuộc tuyệt thực, cảnh báo rằng nó thậm chí có thể dẫn đến thiệt hại về nhân mạng trong bối cảnh biến thể Omicron đang đe dọa.

Quyết định cũng đã được chuyển đến Thượng hội đồng thường trực và Tòa thánh.

Ngay sau khi thông tư này được chia sẻ cho những người biểu tình, Cha Jose Vailikodath, nhân viên quan hệ công chúng của ủy ban bảo vệ tổng giáo phận, thông báo rằng cuộc tuyệt thực đã được đình chỉ.

Trong một tuyên bố Cha Vailikodath nói rằng “vì Đức Tổng Giám Mục Kariyil đã bảo đảm với chúng tôi rằng ngài sẽ không đòi chúng tôi tuân theo Thánh lễ của Thượng hội đồng, nên chúng tôi đã ngừng tuyệt thực”.

Tuy nhiên, vị linh mục này khẳng định rằng các linh mục và giáo dân trong tổng giáo phận sẽ tiếp tục phản đối “dưới hình thức cầu nguyện và nhịn ăn chống lại thánh lễ Thượng hội đồng để bảo đảm rằng điều đó sẽ không được phép làm xáo trộn hòa bình trong tổng giáo phận thêm nữa”
Source:UCANews
 
Tham gia chuyến bay tham quan thành Rome cổ đại, được tái tạo bằng kỹ thuật số với các chi tiết ngoạn mục
Đặng Tự Do
04:14 27/01/2022


Lịch sử ở chế độ 3 chiều mang đến cho chúng ta cái nhìn chính xác nhất về Rôma cổ đại.

Đã có một số bản tái tạo kỹ thuật số tuyệt đẹp về các địa điểm Rôma cổ đại, nhưng công việc do đề án History in 3D, nghĩa là Lịch sử thực hiện ở chế độ 3 chiều còn vượt xa hơn thế nữa. Vào cuối năm 2021, họ đã phát hành chuyến tham quan trên không kéo dài 8 phút về công việc của họ cho đến nay. Dự án còn lâu mới hoàn thành, nhưng nó hứa hẹn một tầm nhìn độc đáo và chính xác về thành Rome cổ đại. Đây là Rome như nó đã từng được trông thấy vào thời Chúa Kitô.

Một dự án đam mê

Phần lớn hoạt động giải trí kỹ thuật số đầy tham vọng này là sản phẩm của hai nhà lập mô hình 3 chiều: Danila Loginov và Sergey Bardyshev. Trên trang web của họ, họ lưu ý rằng Danila đã thành lập dự án vào năm 2011, mà anh ấy giữ vai trò trưởng nhóm và người lập mô hình. Mục tiêu của nhóm là tạo ra bản tái hiện 3 chiều hoàn chỉnh, chính xác và chi tiết nhất về Rôma cổ đại.

Trong một báo cáo giới thiệu video, History in 3D ghi nhận rằng họ đã đạt được những bước tiến lớn trong dự án vào năm 2021. Tính đến thời điểm hiện tại, họ đã hoàn thành khoảng 40% Thành phố Vĩnh cửu, tức là Rôma. Các điểm tham quan bao gồm nhiều địa điểm Rôma nổi tiếng nhất, cũng như các mô tả chính xác về cơ sở hạ tầng và khu dân cư của thành phố.

Chuyến tham quan đưa người xem thăm các thắng cảnh như Đấu trường Rôma, có thể là địa điểm nổi tiếng nhất của Rôma cổ đại, và di chuyển qua cảnh quan khác với những góc nhìn khác nhau về các tòa nhà. Video cũng mang đến cho người xem cái nhìn tổng thể về Đền thờ thần Vệ nữ, đền thờ Maxentius, Forum Romanum, đền thờ Ulpia, cùng nhiều hí trường và phòng tắm, trong số các địa điểm khác.

Một trong những phần hay nhất về Lịch sử ở chế độ 3 chiều là chúng kèm theo mỗi video một bài viết cung cấp bối cảnh lịch sử có giá trị của các địa điểm. Nhìn vào các bài của họ trên Baths of Caracalla là đủ để nhận ra sự cống hiến của họ cho dự án. Tòa nhà không chỉ được tái tạo rực rỡ với đầy đủ màu sắc, mà sự chú ý đến từng chi tiết trên bức tượng cũng rất ngoạn mục. Tuy nhiên, nơi dự án thực sự tỏa sáng là việc sử dụng ánh sáng hoàn hảo để mang lại cảm giác chân thực cho các tòa nhà kỹ thuật số.

Mặt kỹ thuật số

Cùng với cảnh quan và kiến trúc, History in 3D quyết tâm tái tạo cả con người. Nhóm đã sử dụng các tác phẩm điêu khắc và chân dung của các đại đế Rôma đầu tiên. Các khuôn mặt được tái tạo đạt được thành tích đáng kinh ngạc, nhưng họ đã đạt được một bước xa hơn khi làm hoạt hình một số khuôn mặt trong đó.

Đề án này đang cung cấp những cái nhìn chính xác về một trong những nền văn minh có ảnh hưởng nhất mà thế giới từng biết.
Source:Aleteia
 
Nhà thần học Tây Ban Nha cảnh báo Tiến Trình Công Nghị Đức gây nguy hiểm lớn cho Giáo hội
Đặng Tự Do
04:15 27/01/2022


Cha José Antonio Fortea, nhà thần học Tây Ban Nha đã cảnh báo về điều mà ngài gọi là mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với Giáo Hội Công Giáo do đường lối thượng hội đồng ở Đức gây ra.

Trong một bài đăng trên blog có tiêu đề “Giáo hội Đức đang đi về đâu”, vị linh mục nói rằng “nếu chúng ta nhìn vào lịch sử của Giáo hội, chúng ta sẽ thấy rằng con đường đồng nghị là điều mà Thiên Chúa muốn, nhưng kết quả của các công nghị không phải lúc nào cũng là các hoa trái đúng đắn”.

“Ngày nay, chúng ta có từ conciliabules để chỉ các công nghị bất hợp pháp là những nghị hội đã 'đi chệch hướng', nhưng vào thời của họ, những người tham dự những nghị hội này coi đó là những công nghị thực sự như những công nghị đã đưa ra những định nghĩa được đưa vào giáo huấn của Giáo hội.”

Nhà thần học cảnh báo rằng “một thượng hội đồng, một công đồng, hay bất kỳ cuộc họp nào trong giáo hội, đều có thể diễn ra theo chiều hướng quá đáng và bất hợp pháp, và có thể bị thao túng bởi các áp lực.”

“Và chúng ta phải nói thêm rằng công đồng khu vực hoặc công đồng cấp quốc gia không nhất thiết phải là một biểu hiện đức tin của Giáo hội”.

Tiến Trình Công Nghị ở Đức là một quá trình trong đó các giám mục và giáo dân tại quốc gia này tham gia để giải quyết các vấn đề như thực thi quyền lực, luân lý tình dục, chức tư tế và vai trò của phụ nữ trong Giáo hội.

Quá trình này bắt đầu vào ngày 1 tháng 12 năm 2019 và dự kiến kết thúc vào năm 2023.

Vào tháng 10, phiên họp toàn thể của nó đã đột ngột kết thúc sau khi bỏ phiếu ủng hộ một văn bản tán thành việc chúc lành cho các kết hiệp đồng tính và thảo luận về việc liệu chức tư tế có cần thiết hay không. Hơn một nửa các tham dự viên đã bỏ về khi thấy Giám Mục Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức yêu cầu thảo luận xem chức tư tế có cần thiết hay không. Chức tư tế là do chính Chúa Giêsu thiết lập trong bữa Tiệc Ly.

Nhiều người Công Giáo đã bày tỏ quan ngại về hướng đi mà đường lối Thượng hội đồng Đức đã đi theo và đã cảnh báo về nguy cơ ly giáo với Giáo hội Hoàn Vũ.

Cha Fortea đã lưu ý trong bài báo của mình rằng “một thượng hội đồng khu vực được bảo đảm về sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, nhưng không bảo đảm rằng kết quả cuối cùng sẽ là một biểu hiện không thể nghi ngờ về đức tin của Giáo hội.”

“Ví dụ, trong một mật nghị, sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần được bảo đảm, nhưng điều đó không có nghĩa là các Hồng Y sẽ lắng nghe tiếng nói của Chúa. Vì thế, việc bầu một giáo hoàng không nhất thiết là sự thể hiện những gì Chúa muốn”.

Đối với các linh mục, điều này cho thấy rằng “việc lắng nghe Thánh Linh là hoàn toàn cần thiết. Kết quả có phải là biểu hiện của Ý Chúa hay không sẽ phụ thuộc vào sự lắng nghe đó”.

“Tôi rất tiếc vì đã phá vỡ một tầm nhìn nhất định về các thượng hội đồng như một cái gì đó tuyệt đối, nhưng lịch sử của Giáo hội rất rõ ràng: chỉ các hội đồng phổ quát hợp nhất với Đức Giáo Hoàng Rôma mới được bảo đảm là không thể sai lầm. Đó là truyền thống không đổi của Giáo hội.”

Do đó, ngài nhấn mạnh rằng, “những người tham gia Thượng hội đồng Đức phải nhận thức được khả năng sai sót của chính họ, cả cá nhân và tập thể.”

“ Họ không thể tách mình ra khỏi cấu trúc của chân lý mà chúng ta có thể gọi là 'đại hội đồng toàn cầu.'“

Cha Fortea nói rằng “trước nguy cơ chúng ta sẽ không đồng ý về những gì có hoặc không có trong đức tin, ít nhất chúng ta phải chấp nhận cấu trúc giáo hội để bảo vệ đức tin được thiết lập trong Giáo hội là bởi chính Chúa Giêsu Kitô khi Ngài còn ở dương thế.”

“Nếu trật tự giáo hội phổ quát đó không được chấp nhận, thì thượng hội đồng sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận từ một điểm xuất phát sai lầm. Điều sẽ được thảo luận không phải là câu hỏi này hay vấn đề đạo đức kia hay Kinh thánh, mà là chính bản thể của Giáo hội, chính khả năng của Giáo hội trong việc bảo vệ đức tin mà Chúa đã ban cho chúng ta.”

Cha Fortea nói rằng “thần học phải phát triển trong một quá trình tiến hóa đồng nhất của tín lý.”

Ngài cảnh báo rằng chủ nghĩa cấp tiến ở Đức liên quan đến cách mạng, nghĩa là, việc phá bỏ các trụ cột hỗ trợ mối liên hệ của chúng ta với một chân lý không thể thay đổi từ quá khứ.

Vị linh mục chỉ ra rằng “Tôi là người Tây Ban Nha, và chân lý là giống nhau ở Đức và ở Tây Ban Nha. Thượng hội đồng Đức không thể xác định đâu là chân lý đối với người Tây Ban Nha. Và, rõ ràng, chân lý không phải là một chuyện ở Bắc Âu và một điều hoàn toàn khác ở phía Nam. Cũng thế, không thể nào có chuyện chân lý đã được Giáo Hội xác lập là đúng ở thế kỷ thứ bảy lại không còn đúng nữa ở thế kỷ thứ mười tám”.

Cha Fortea chỉ ra rằng “tất cả các thành viên của Thượng hội đồng phải chấp nhận rằng họ là một phần của một gia đình và một số phiếu nhất định không thể buộc Giáo hội trên năm châu lục phải tin vào một điều gì đó hay không; bởi vì những câu hỏi được tranh luận trong cuộc họp ở Đức đó ảnh hưởng trực tiếp đến chân lý trong Giáo hội khi họ nói Giáo hội đã phạm sai lầm trong việc phổ biến giáo huấn về điều này hay điều kia.”
Source:Catholic News Agency
 
ĐGH Phanxicô sẽ tông du Malta vào tháng 4 năm 2022
Nguyễn long Thao
10:35 27/01/2022
Valletta, Malta, 27/1/2022.- Tờ Thời Báo Malta số ra ngày 25/1 đưa tin, Toà Thánh Vatican thông báo với chính phủ và các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ viếng thăm nước này vào hai ngày mồng 2 và 3 tháng 4 năm 2022. Tuy nhiên Tòa Thánh Vatican chưa xác nhận nguồn tin này.

Trước đây Đức Giáo Hoàng dự định đến thăm quần đảo vào ngày 31 tháng 5 năm 2020, đúng ngày Lễ Chúa Hiện xuống. Nhưng tháng 3 năm 2020, Vatican đã thông báo chuyến đi “bị hoãn lại cho đến khi có thông báo mới.”

Tờ Thời Báo Malta cho biết Tổng thống Malta George Vella và Thủ tướng Robert Abela đã chấp nhận ngày viếng thăm của ĐGH vào tháng Tư.

Malta là một quần đảo nằm ở phía nam đảo Sicily của Ý, là nơi Thánh Phaolô bị đắm tàu ​​trên đường đến Rome vào năm 60 sau Công nguyên.

Dân số Malta khoảng nửa triệu người, đa số theoCông Giáo. Công Giáo là quốc giáo theo Hiến pháp Malta.

Đứng đầu hàng giáo phẩm Công Giáo Malta là Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna cai quản Malta từ năm 2015 và là thư ký phụ tá của Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican từ năm 2018.

ĐGH Gioan Phaolô II là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến thăm Malta vào năm 1990. Đến năm 2001,Ngài lại đến thăm Malta một lần nữa.

Chuyến thăm Malta gần đây nhất là của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã diễn ra vào ngày 17 tháng 4 năm 2010

Nguyễn Long Thao
 
Những tên trộm đột nhập vào két sắt của một tu viện Ý, kinh hoàng trước những gì tìm thấy
Đặng Tự Do
16:57 27/01/2022


Thay vì tìm thấy vàng và bạc, những tên trộm này đã tìm thấy một cú sốc thực sự.

Đó là một buổi tối lạnh lẽo và tăm tối ngay trước ngày đông chí khi những tên trộm đột nhập vào tu viện của Dòng Đa Minh ở Codogno, một thị trấn đẹp như tranh vẽ ở miền bắc nước Ý.

Tờ Corriere della Sera, nghĩa là Tin Chiều báo cáo rằng bọn tội phạm đã đột nhập vào một lúc nào đó trong khi các nữ tu đang cầu nguyện và ăn tối. Chúng đột nhập vào két sắt của tu viện, tìm kiếm tiền mặt và có lẽ là những loại bình dùng để cử hành thánh lễ làm bằng bạc và vàng mà các cộng đồng tôn giáo thường dự trữ cho những dịp đặc biệt và giữ kín bên trong két sắt suốt thời gian còn lại của năm.

Thay vào đó, họ tìm thấy một tờ giấy có nội dung “Hãy thay đổi cuộc sống của bạn! Giờ đã điểm…” bên cạnh miếng giấy, có hình ảnh Đức Maria và một bức tượng con cú nhỏ. Người ta có thể tưởng tượng những tên trộm đang nhìn phía sau họ vào thời điểm đó, chờ ai đó nói, “Hãy mỉm cười! Chúng tôi đang chụp hình bạn đây, cười lên nào!”

Các nữ tu có biết trước kế hoạch của những tên trộm này chưa?

Nữ tu Gabriella, một thành viên của cộng đồng, giải thích với tờ Corriere della Sera, “Những tên trộm đã lảng vảng trước cửa tu viện nhiều ngày để thám thính. Vì vậy, chúng tôi quyết định để lại một lời khuyên quý giá cho những kẻ không mời mà đến”.

Thông điệp bằng văn bản và hình ảnh của Đức Maria có thể hiểu được ngay lập tức. Tuy nhiên, những tên tội phạm có lẽ đã phải vò đầu bứt tai khi chạm trán với bức tượng của con cú.

Các nữ tu không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào, nhưng có nhiều ý nghĩa khác nhau được gán cho loài chim này, từ sự khôn ngoan, như trong thần thoại Hy Lạp, đến Satan. Có thể người nữ tu đặt hình ảnh đó vào trong két sắt đang nghĩ đến một trong những ý nghĩa này, hoặc nữ tu ấy đang nghĩ đến mối liên hệ giữa loài cú và sự cảnh giác. Chúng ta có thể tưởng tượng ra toàn bộ thông điệp trong két sắt, kết hợp tất cả các yếu tố sau: “Hãy tỉnh thức! Đừng nhượng bộ Satan! Chúa đang theo dõi bạn!”

Cho dù đó là một ý nghĩa cụ thể đối với con cú, hoặc việc bao gồm nó chỉ là một cử chỉ ngẫu nhiên, những kẻ tội phạm có lẽ không muốn mất nhiều thời gian để cố gắng giải thích câu đố này.

Chúng tôi không biết liệu những tên trộm có nghe theo lời khuyên của các nữ tu hay không – nhưng những lời khuyên ấy quý giá hơn bất kỳ số vàng hoặc bạc nào mà chúng có thể hy vọng tìm thấy trong két sắt. Những gì họ đã ăn trộm là hai chiếc chăn bông trên giường trong phòng của các nữ tu. Sơ Gabriella nói với một phóng viên: “Bạn có thể nghĩ rằng họ cũng rất lạnh”.

Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng những chiếc chăn bị đánh cắp đã mang lại hơi ấm cho ai đó cần nó, và óc hài hước và những lời khuyên hữu ích của các nữ tu có thể đã sưởi ấm một trái tim lạnh giá, mở cửa đón nhận ân sủng của Thiên Chúa.
Source:Aleteia
 
Một Giám Mục Nigeria bị bắt cóc
Nguyễn long Thao
17:29 27/01/2022
Theo hãng thông tấn Fides, các tay súng không rõ danh tính đã bắt cóc vị Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận Công Giáo Owerri ở bang Imo, Moses Chikwe., Nigeria

Đức Giám Mục được cho là đã bị bắt cóc vào tối Chủ nhật cùng với tài xế. Chiếc xe của giám mục sau đó được tìm thấy gần nhà thờ Assumpta ở Owerri, nằm ở đông nam Nigeria. Tổng Giám mục của giáo phận, Exc. Mgr. Victor Obinna đã xác nhận vụ bắt cóc nói trên

Tổng thư ký Ủy Ban Thư ký Công Giáo Nigeria, Cha Zacharia Nyantiso Samjumi, kêu gọi cầu nguyện để vị Giám Mục Phụ Tá chóng được giải thoát.

"Cho đến nay, Giáo phận chưa nhận được những tin tức hay bất kỳ thư từ nào từ những kẻ bắt cóc", Cha Samjumi nói. " Chúng tôi tin tưởng vào Đức Trinh Nữ Maria, chúng tôi cầu nguyện cho Ngài mong Ngài sớm được giải thoát."

Cảnh sát đã triển khai hai đội đặc biệt, đội can thiệp nhanh (QUIT) và đơn vị chống bắt cóc (AKU), để xác định vị trí của ĐGM Chikwe và bắt giữ những kẻ bắt cóc..

Vụ bắt cóc Giám Mục Phụ Tá Owerri diễn ra chỉ một tuần sau vụ bắt cóc một tu sĩ Công Giáo khác, Cha Valentine Oluchukwu Ezeagu, bị các tay súng bắt cóc vào ngày 15 tháng 12, trên đường đến đám tang của cha mình. Linh mục sau đó được thả vào ngày 16 tháng 12.

Nguyễn Long Thao
 
Xã luận của Tòa Thánh lên tiếng bệnh vực Đức Bênêđíctô XVI
Vũ Văn An
17:58 27/01/2022

Andrea Tornielli, giám đốc xã luận của Bộ Truyền thông Vatican, có một bài xã luận đăng tải trên trang mạng chính thức của Tòa Thánh (https://www.vaticannews.va/en/vatican-city/news/2022-01/munich-report-sexual-clerical-abuse-germany-ratzinger.html) nhân việc công bố một bản báo cáo do Tổng giáo phận Munich ủy nhiệm về nạn giáo sĩ ấu dâm, trong đó, có nhắc đến các thiếu sót của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, lúc ấy là Tổng Giám Mục của Munich.

Đại cương, Tornielli viết: “Sau khi công bố cuộc điều tra, các năm làm giám mục Bavaria của Đức Giáo Hoàng hưu trí đang được chú ý. Thật công bằng khi nhớ lại cuộc chiến của Đức Bênêđíctô XVI chống lại nạn ấu dâm của Giáo sĩ trong triều đại giáo hoàng cũng như việc ngài sẵn sàng gặp gỡ và lắng nghe các nạn nhân, xin họ tha thứ”.

Sau đây là nguyên văn bài xã luận:



Những từ ngữ được sử dụng trong cuộc họp báo để trình bày báo cáo về việc lạm dụng trong Tổng giáo phận Munich, cũng như bảy mươi hai trang của tài liệu dành cho nhiệm kỳ giám mục Bavaria vắn vỏi của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, đã tràn ngập các mặt báo trong tuần qua và đã gây ra một số bình luận rất mạnh mẽ. Đức Giáo Hoàng hưu trí, với sự giúp đỡ của các cộng sự viên, đã không tránh né các câu hỏi của công ty luật do Tổng Giáo Phận Munich ủy nhiệm để soạn thảo một báo cáo nhằm xem xét một khoảng thời gian rất dài, từ thời giám mục của Đức Hồng Y Michael von Faulhaber đến thời của Đức Hồng Y Reinhard Marx hiện nay. Đức Bênêđíctô XVI đã đưa ra một phản hồi dài 82 trang, sau khi đã kiểm tra một số tài liệu trong văn khố của giáo phận. Như có thể đự đoán được, chính bốn năm rưỡi Đức Hồng Y Ratzinger lãnh đạo giáo phận Bavaria đã độc quyền thu hút sự chú ý của các nhà bình luận.

Một số cáo buộc đã được biết đến trong hơn mười năm qua và đã được các phương tiện truyền thông quốc tế quan trọng đăng tải. Hôm nay, có bốn trường hợp đang được tranh cãi chống lại Đức Hồng Y Ratzinger, và thư ký riêng của ngài, Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, đã thông báo rằng Đức Giáo Hoàng Hưu trí sẽ đưa ra một tuyên bố chi tiết sau khi ngài xem xét xong bản báo cáo. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi, việc Đức Bênêđíctô XVI nhiều lần lên án những tội ác này có thể được lặp lại một cách mạnh mẽ ở đây, và các biện pháp được Giáo hội thực hiện trong những năm gần đây, bắt đầu từ triều đại giáo hoàng của ngài, có thể được lần giở lại.

Lạm dụng trẻ em là một tội ác khủng khiếp. Việc lạm dụng đối với trẻ vị thành niên của các giáo sĩ thậm chí còn có thể là một tội ác khủng khiếp hơn nữa, và điều này đã được hai vị Giáo hoàng cuối cùng lặp đi lặp lại một cách không mệt mỏi: việc các trẻ nhỏ chịu đựng bạo lực từ phía các linh mục hoặc tu sĩ, những người được cha mẹ của chúng ủy thác cho để được giáo dục trong đức tin, là một tội lỗi đòi được báo thù trước mặt Thiên Chúa. Không thể chấp nhận được việc các em trở thành nạn nhân của những kẻ săn mồi tình dục núp trong trang phục của Giáo hội. Những lời hùng hồn nhất về chủ đề này vẫn là những lời mà Chúa Giêsu đã tuyên bố: những kẻ làm gương mù cho các trẻ nhỏ thà treo cối xay vào cổ và ném chúng xuống biển.

Không thể quên rằng Đức Hồng Y Ratzinger, trong tư cách Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã chiến đấu với hiện tượng này trong giai đoạn cuối triều giáo hoàng của Thánh Gioan Phaolô II, người mà ngài đã từng là cộng tác viên thân cận, và khi đã trở thành Giáo hoàng, đã ban hành các quy tắc rất khắc nghiệt chống lại các giáo sĩ lạm dụng, các luật đặc biệt để chống lại nạn ấu dâm. Hơn thế nữa, bằng gương sáng cụ thể của ngài, Đức Bênêđíctô XVI đã làm chứng cho tính cấp bách của sự thay đổi não trạng vốn rất quan trọng để chống lại hiện tượng lạm dụng: lắng nghe và gần gũi với các nạn nhân, những người mà ta luôn luôn phải cầu xin sự tha thứ. Đối với những trẻ em bị lạm dụng quá lâu và người thân của chúng, thay vì được coi là những người bị thương cần được chào đón và đồng hành trên con đường chữa lành, đã bị giữ ở một khoảng cách. Thật không may, họ thường bị coi thường và thậm chí bị coi là "kẻ thù" của Giáo hội và danh tiếng của Giáo hội.

Chính Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, vị Giáo hoàng đầu tiên đã nhiều lần gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng trong các cuộc tông du của ngài. Chính Đức Bênêđíctô XVI, chống lại cả ý kiến của nhiều người tự phong là "người của Ratzinger", giữa cơn bão táp của những vụ bê bối ở Ái Nhĩ Lan và Đức, đã đề cao bộ mặt của một Giáo hội sám hối, một Giáo Hội vốn tự hạ mình trong việc cầu xin sự tha thứ, vốn cảm thấy ngã lòng, hối hận, đau đớn, cảm thương và gần gũi.

Trung tâm của sứ điệp Bênêđíctô nằm trong chính hình ảnh sám hối ấy. Giáo hội không phải là một cơ sở kinh doanh, Giáo hội không chỉ được cứu vớt bởi các thực hành tốt hoặc bằng việc áp dụng các quy tắc nghiêm ngặt và hiệu quả, ngay cả khi chúng không thể thiếu. Giáo hội cần cầu xin sự tha thứ, giúp đỡ và cứu rỗi từ Đấng duy nhất có thể ban cho họ, từ Đấng bị đóng đinh, Đấng luôn đứng về phía các nạn nhân chứ không phải các lý hình.

Với sự minh mẫn cực kỳ cao độ, trên chuyến bay đưa ngài đến Lisbon vào tháng 5 năm 2010, Đức Bênêđíctô XVI đã nhìn nhận rằng "những đau khổ của Giáo hội đến từ chính bên trong Giáo hội, từ tội lỗi hiện hữu trong Giáo hội. Chúng ta luôn ý thức được điều đó, nhưng bây giờ chúng ta thấy nó một cách thực sự kinh hoàng: sự bách hại lớn nhất đối với Giáo hội không phát xuất từ những kẻ thù bên ngoài, mà là do tội lỗi sinh ra bên trong Giáo hội, và Giáo hội cần phải học cách ăn năn trở lại một cách sâu xa, để chấp nhận việc thanh tẩy, để một đàng học cách tha thứ và đàng khác học hỏi sự cần thiết của công lý. Sự tha thứ không thay thế công lý. "Những từ ngữ này được đi trước và theo sau bởi các sự kiện cụ thể trong cuộc chiến chống lại tai họa ấu dâm trong giới giáo sĩ. Không được quên cũng không xóa nhoà tất cả những điều này.

Các tái tạo trong báo cáo Munich, một điều - cần phải nhớ - không phải là một cuộc điều tra tư pháp cũng không phải là bản án cuối cùng, sẽ giúp chống lại nạn ấu dâm trong Giáo hội nếu chúng không bị giản lược thành một cuộc lùng tìm những vật tế thần dễ dàng và các phán quyết kiểu tiền trảm hậu tấu. Chỉ bằng cách tránh những nguy cơ này, người ta mới có thể góp phần vào việc tìm kiếm công lý trong sự thật và kiểm tra lương tâm tập thể về những lỗi lầm trong quá khứ.
 
Đức Thánh Cha chia sẻ với các Thẩm phán của Tòa Án Hôn phối Roma: Hãy lắng nghe với trái tim mục tử
Thanh Quảng sdb
20:04 27/01/2022
Đức Thánh Cha chia sẻ với các Thẩm phán của Tòa Án Hôn phối Roma: Hãy lắng nghe với trái tim mục tử

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp các thành viên của Tòa án Tông Tòa của Roma vào thứ Năm (27/1/2022) khi họ khai mạc năm làm việc 2022. Trong bài phát biểu ĐTC nhấn mạnh công việc của Tòa án là phải luôn thấu hiểu những đau khổ của tha nhân khi hôn nhân của họ bị gẫy đổ.

(Tin Vatican)

Hôm thứ Sáu 28/1/2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát biểu trước các thẩm phán của Tòa án Hôn phối nhân dịp khai mạc Năm Tư pháp của họ.

Nói chuyện với các vị thẩm phán đang hiện diện, ĐTC suy tư về chủ đề cùng hiệp nhất giải quyết các trường hợp tiêu hôn, ĐTC nhắc nhở cho họ nhiệm vụ của họ là phục vụ các gia đình.

Tiến trình đồng hiệp nhất

Đức Thánh Cha nhấn mạnh công việc của Thượng hội đồng xem việc đối thoại làm trọng tâm của mọi hoạt động tư pháp, để khuyến khích sự suy nghĩ lại một cách tổng quát hơn về tầm quan trọng của quy trình giáo luật “đối với những người đã trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ và đồng thời giải quyết các mối quan hệ trong cộng đồng Giáo hội."

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tính đồng nhất có nghĩa là cùng nhau tiến bước. Chúng ta cần khám phá lại tất cả những người tham gia trong quá trình đều được kêu gọi đóng góp vào cùng một mục tiêu, đó là tỏa sáng sự thật về sự kết hợp cụ thể giữa một người nam và một người nữ, và đi đến một kết luận về việc liệu cuộc hôn nhân của họ có thực sự thành sự hay không.”

Tìm kiếm sự thật

ĐTC nhấn mạnh ngay cả ở giai đoạn sơ khai, khi các tín hữu tìm kiếm sự giúp đỡ mục vụ, “đã có một nỗ lực khám phá ra sự thật về sự kết hợp của họ, một điều kiện tiên quyết không thể thiếu để chữa lành các vết thương”.

Đức Thánh Cha nói thêm, “khi trình bày khả năng tiêu hôn, cần phải giúp các tín hữu suy tư về những lý do dẫn đến việc họ xin hủy hôn cuộc hôn nhân của họ.”

ĐTC lưu ý cùng một mục tiêu của cuộc tìm kiếm sự thật "phải là đặc trưng cho mọi giai đoạn của một tiến trình xét xử."

ĐTC nói: “Bất kỳ sự thay đổi hoặc thao túng có chủ đích nào đối với các sự kiện“ để đạt được một kết quả mong muốn là không thể chấp nhận được”.

ĐTC nói thêm: "Ngay cả các thẩm phán, trong những phát biểu ngoài lề, "có thể gây ra những thiệt hại!" Thực tế là hãy cùng nhau đi đến bản án "có giá trị đối với mọi bên và những người làm chứng cho họ, họ được gọi để chia sẻ sự thật; đối với các thẩm phán, là những người phải dùng kiến thức của mình mà suy xét trong quá trình, để đưa ra một phán quyết chung cục”.

Lắng nghe và phân biệt

Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng tính hợp hiến liên quan đến Giáo luật, ĐTC “ngụ ý rằng việc lắng nghe liên tục,” không chỉ đơn thuần là lắng nghe xuông mà thôi!

Một khía cạnh khác của tính đồng trách nhiệm, Đức Thánh Cha nhận xét, về tầm quan trọng của sự biện phân. ĐTC nói: “Sự phân định này dựa trên việc cùng nhau đồng hành và lắng nghe, cho phép tình huống hôn nhân cụ thể được suy xét dưới ánh sáng của Lời Chúa và Huấn quyền của Giáo hội”.

Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý: “Kết quả của con đường này là sự phê phán, một kết quả của sự phân định cẩn thận dẫn đến một thẩm quyền tuyên bố về sự thật dựa trên kinh nghiệm cá nhân, nhưng được đúc kết bằng cả một quá trình cùng nhau làm việc”.

ĐTC kết luận bằng khuyến khích các thẩm phán và các thành viên của Tòa án Tông tòa hãy làm việc với lòng trung thành và sự siêng năng đổi mới, chức vụ mà Mẹ Hội Thánh trao phó cho họ là phục vụ công lý, sự thật, và đem lại sự cứu rỗi cho các linh hồn (salus animarum).
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phỏng Vấn Đức Tân Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến
Gioan Lê Quang Vinh thực hiện
22:01 27/01/2022
Lúc 12 giờ trưa ngày 18/12/2021 giờ Rôma, Phòng báo chí Toà Thánh thông báo: Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm linh mục Đaminh Hoàng Minh Tiến, thuộc linh mục đoàn giáo phận Hưng Hóa, làm Giám mục Chính tòa giáo phận Hưng Hóa. Thánh Lễ Truyền Chức Giám Mục sẽ được cử hành vào lúc 09g00, thứ Hai, ngày 14/02/2022 tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc, Giáo phận Hưng Hoá.

Cha Đaminh Hoàng Minh Tiến hiện đang đảm trách chức vụ Đại diện Giám quản Tông tòa giáo phận Hưng Hóa kiêm Chính xứ giáo xứ Chính Tòa giáo phận Hưng Hóa.

Thông Tấn Xã Công Giáo Vietcatholic xin chúc mừng Đức Tân Giám mục và xin được phỏng vấn ngài về sứ vụ mới của ngài và về giáo phận.

PV: Trọng kính Đức Cha, xin Đức Cha chia sẻ với chúng con những tâm tình đầu tiên khi Đức Cha được Tòa Thánh trao sứ vụ mới.

Đức Cha Đa Minh: Điều trước tiên đó là tâm tình tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân cao cả Chúa trao ban cho tôi và cho giáo phận Hưng Hóa. Nhưng đối diện với sự thánh thiện của chức vụ và trách nhiệm phải thực thi, tôi cảm thấy sợ và lo lắng. Lúc này, tôi cảm nhận sâu sắc hơn việc thánh Phêrô đối diện với Chúa Giêsu sau mẻ cá lạ lùng. Phêrô đã sợ hãi kêu lên: “Lạy Thầy xin tránh xa con vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5,8). Nhưng sau đó, Chúa Giêsu đã nói lời an ủi để Phêrô có thể vượt qua được nỗi lo lắng sợ hãi ấy: “đừng sợ!”

PV: Thưa Đức Cha, chúng con biết Đức Cha đã từng đi nhiều nơi, phục vụ trong nhiều môi trường trong hành trình ơn gọi. Xin Đức Cha cho chúng con biết đôi nét về ơn gọi của Đức Cha và những sứ vụ mà Đức Cha đã đảm nhận trong Giáo Hội.

Đức Cha Đa Minh: Trong bối cảnh giáo hội Việt Nam đầu thập niên 90 thế kỷ trước, một vài Đại Chủng viện mới được mở cửa trở lại. Bản thân tôi cũng như rất nhiều anh em lúc bấy giờ phải tìm cách học tập tu luyện, miễn là có thể giữ được ơn gọi. Các Đấng Bề Trên cho đi học thì lo học cho tốt. Tương lai thì phó thác trong tay Thiên Chúa. Con đường theo Chúa luôn là con đường Thập giá đầy những khó khăn vất vả mà mình phải cố gắng vượt qua. Khó khăn nhất phải kể đến là khoảng thời gian từ khi hoàn thành chương trình Triết học và Thần Học cho đến khi được chịu chức linh mục (1998 – 2006). Đó là thời gian chờ đợi để có thể hợp thức hóa việc học tập và tu luyện đối với chính sách tôn giáo, thì mới có thể chịu chức linh mục được. Khó khăn rồi cũng qua đi. Chúa luôn có cách của Ngài. Ngài đã thu xếp một cách tốt đẹp. Mỗi khi có dịp ngẫm lại hành trình ơn gọi, tôi lại càng thấy ơn thánh Chúa luôn bao bọc che chở. Đối với Chúa, mọi giây phút đều có giá trị và Ngài sẽ làm cho nên tốt đẹp nhất để biến đổi ta trở nên người môn đệ trung tín của Ngài.

Thật sự, tôi nghĩ rằng, sống ơn gọi tu trì cần phải có lòng yêu mến và nhiệt thành. Tôi luôn cố gắng tận dụng thời gian và cơ hội Chúa ban để phục vụ giáo phận ở nhiều cương vị khác nhau, tùy theo hoàn cảnh và sự dạy bảo của các Đấng Bề Trên. Kể từ khi chịu chức linh mục cách đây 16 năm, tôi chỉ phục vụ ở giáo xứ như một cha phó và cha xứ khoảng 3 năm. Gần 5 năm tu nghiệp ở nước ngoài. Còn lại phần lớn thời gian của sứ vụ là công việc trong Ban Đào Tạo Ơn Gọi của giáo phận. Đặc biệt từ năm 2014 – 2020 tôi đảm nhận thêm chức vụ Quản lý của giáo phận. Sau đó làm Tổng Đại Diện và Đại Diện Giám quản trong khoảng 18 tháng.

PV: Đức Cha đã từng đặc trách Tiền Chủng viện Hưng Hóa và là Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Ơn gọi giáo phận Hưng Hóa, đặc trách Chủng Sinh nhiều năm liền, xin Đức Cha cho chúng con biết về tình hình ơn gọi và nhu cầu mục vụ tại Giáo phận Hưng Hóa.

Đức Cha Đa Minh: Giáo phận Hưng Hóa có địa bàn thuộc 10 tỉnh và thành phố. Trong nhiều thập kỷ trước đây, không có Tiểu Chủng viện và Đại Chủng viện, số linh mục phục vụ trong giáo phận thiếu trầm trọng. Việc đào tạo ơn gọi linh mục luôn bức thiết. Tính từ năm 1990 đến nay, mỗi năm giáo phận có khoảng 20 ứng sinh nhập tu. Tỷ lệ ứng sinh nhập tu cho đến khi làm linh mục đạt khoảng 50%. Hiện nay giáo phận có 178 linh mục đang phục vụ nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu mục vụ trên một địa bàn quá rộng. Có những linh mục phải đi hàng trăm cây số vào mỗi Chủ Nhật để dâng lễ cho giáo dân. Nếu tính trung bình 1 linh mục phục vụ cho 1000 giáo dân, thì giáo phận Hưng Hóa cần thêm ít nhất 80 linh mục nữa tại thời điểm hiện tại.

Hiện tại giáo phận có 120 Đại chủng sinh đang gửi học tại các Đại Chủng viện Hà Nội, Huế, Xuân Lộc và 90 em Tiền Chủng viện và tu sinh sinh viên. Mỗi năm giáo phận có thêm 10-15 tân linh mục. Như vậy, khoảng 6-8 năm nữa, số linh mục mới tạm đủ cho số giáo dân hiện nay. Tuy nhiên, giáo phận Hưng Hóa là vùng truyền giáo. Số giáo dân mỗi năm tăng từ 3000-5000 người. Các giáo xứ chia tách hàng năm vẫn tăng. Với tiến độ đào tạo linh mục như hiện nay, trong vòng 10 năm nữa, thật khó có thể đáp ứng được tất cả nhu cầu mục vụ của giáo phận. Cho nên, các chương trình mục vụ ơn gọi và đào tạo ơn gọi linh mục tương lai cho giáo phận vẫn luôn là việc cần phải quan tâm hơn nữa.

Bên cạnh việc đào tạo ơn gọi linh mục giáo phận, ơn gọi cho các dòng tu cũng luôn cần thiết. Trong những năm gần đây, ơn gọi tu sĩ có phần giảm hơn trước. Đây cũng là một lo ngại đối với ơn gọi tu trì của Giáo hội trong tương lai.

PV: Xin Đức Cha giải thích cho chúng con về huy hiệu và khẩu hiệu Giám mục của Đức Cha.

Đức Cha Đa Minh: Huy Hiệu: Theo cá nhân tôi, huy hiệu Giám mục cần diễn tả được những nét đặc trưng của giáo phận mình phục vụ và qua đó cũng thể hiện được lòng nhiệt thành tín thác vào Thiên Chúa trong sự hướng dẫn của Thánh Thần để bản thân có thể chu toàn được sứ vụ Chúa trao phó.

- Tấm khiên và thanh gươm: biểu tượng của đức tin và Thần Khí (Ep 6,16-17)

- Nền tấm khiên có đường nét ruộng bậc thang: biểu tượng của vùng đất Tây-Bắc Việt Nam, thuộc giáo phận Hưng Hóa.

- Thánh giá: biểu tượng cho sự dấn thân vì Tin Mừng

- Hình ảnh chim bồ câu: biểu tượng cho sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần

- Trái tim: biểu tượng của tình yêu thương

- Ngọn lửa: biểu tượng của lòng nhiệt thành

- Hai cành vạn tuế nối liền với nhau: biểu tượng của sự hiệp nhất nhờ máu của các Thánh Tử đạo Việt Nam. Đất Sơn Tây là vùng đất thấm đẫm máu các thánh Tử Đạo. Đặc biệt, thánh Phêrô Vũ Văn Truật, một giáo lý viên, một vị tử đạo duy nhất là người sinh quán tại Hưng Hóa.

Khẩu Hiệu: Hiệp nhất và Yêu Thương.

Trong Tin mừng Gioan 17,22, Chúa Giêsu đã tha thiết cầu nguyện cho các môn đệ được hiệp nhất. “…để họ được nên một như chúng ta là một”. Ngài cầu xin cho sự hiệp nhất giữa các môn đệ. Lịch sử Giáo hội cũng cho thấy những kinh nghiệm về sự hiệp nhất quan trọng như thế nào. Xây dựng tình hiệp nhất trong giáo hội luôn tạo được sức mạnh của niềm tin để có thể đương đầu với những nghịch cảnh và giúp nhau vượt qua mọi khó khăn, trở nên chứng tá Tin mừng cho mọi người.

Tin mừng Gioan 15,17: “Điều thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau”. Chúa Giêsu đã nêu gương cho các môn đệ trong đời sống yêu thương. Ngài tóm gọn 10 giới răn trong 2 điều: mến Chúa, yêu người (Mc 12,28-31). Đến với anh em lương dân và các tôn giáo khác, ta gặp trở ngại về quan điểm, niềm tin. Đến với người anh em dân tộc, ta gặp trở ngại về ngôn ngữ. Ngôn ngữ của bác ái và yêu thương như Chúa yêu, sẽ vượt qua mọi trở ngại để Tin mừng có thể được gieo vào tâm hồn mỗi người.

Tôi ước mong mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận luôn biết xây dựng tình hiệp nhất trong một đức tin và thực thi bác ái yêu thương đối với mọi người, để Tin mừng được lan tỏa đến mọi người xung quanh.

PV: Thưa Đức Cha, Hưng Hóa là một Giáo phận có một lịch sử phong phú và có những đặc điểm mục vụ nổi bật, xin Đức Cha cho chúng con biết tình cảm cũng như ưu tư của Đức Cha trong sứ vụ Giám mục Chính tòa của Giáo phận.

Đức Cha Đa Minh: 1/ Cá nhân tôi luôn ý thức về sứ vụ mục tử Chúa trao để phục vụ giáo phận Hưng Hóa. Tôi cần phải cố gắng mỗi ngày trong đời sống cầu nguyện, hy sinh và yêu mến. Nhờ đó, tôi mới có thể chu toàn nhiệm vụ Chúa đã thương ban và Giáo hội tin tưởng trao phó.

2/ Giáo phận Hưng Hóa có địa bàn mục vụ quá rộng. Nguồn nhân lực phục vụ rất khiêm tốn đối với nhu cầu quá lớn. Làm thế nào để mọi hoạt động mục vụ có thể thực hiện để đáp ứng được những yêu cầu căn bản của dân Chúa trong giáo phận vẫn là một bài toán khó chưa có lời giải đáp.

3/ Giáo phận Hưng Hóa lúc này như một cánh đồng lúa đang đến ngày mùa. Tìm đâu ra những thợ gặt để có thể sai đi đến với muôn dân. Trong khi các linh mục tu sĩ còn quá thiếu, dân trí thấp, hiểu biết đức tin còn non yếu, điều kiện kinh tế nói chung còn khó khăn, việc giáo dân làm tông đồ cũng không có bao nhiêu. Vì thế, những “người thợ gặt” trong hiện tại phải làm việc vất vả hơn để đáp ứng được phần nào nhu cầu của dân Chúa.

PV: Chúng con xin cám ơn Đức Cha và cầu nguyện cho Đức Cha luôn tràn đầy ơn Chúa trong sứ vụ mới.

Gioan Lê Quang Vinh thực hiện
 
Văn Hóa
Ông Ba Mươi Xưa Và Nay
Lm. Phêrô Hồng Phúc
09:44 27/01/2022
“Ông Ba Mươi” Xưa Và Nay

Nhớ Ba mươi Tết ngày xưa
Thức khuya để đón Giao Thừa Xuân sang.
Bếp lửa hồng, bánh chưng xanh,
Lợn kêu eng éc khắp làng cùng vui.

Nhưng khi gọi “Ông Ba mươi”
Trẻ em hoảng sợ nín hơi rụt đầu!
“Ông Ba mươi” giờ ở đâu?
Trên rừng không ổn - làm dầu để xoa,
Rượu ngâm hổ cốt đậm đà,
Đồ da lông hổ mượt mà dễ thương!

Trời xuân thay sắc, tỏa hương
Lòng người nên cũng sáng đường nội tâm.
Chẳng màng làm “Chúa sơn lâm”
“Đi ra” để sống giãi dầm ngoại biên.
“Hiệp hành” Hội thánh ưu tiên
Tham gia, sứ vụ gắn liền Hiệp thông.

Chúc nhau lắm phúc nhiều công
Vượt qua đại dịch Tây, Đông an toàn.
Chúc nhau năm mới bình an
Người người vui khoẻ, “Hiệp hành” tiến xa!
XUÂN NHÂM DẦN

Nhâm Dần mãnh hổ “Chúa sơn lâm”
Rừng núi âm u tiếng vọng gầm.
Hổ vờn nanh vuốt thành thú dữ,
Hổ cốt xương tan - bổ tuyệt trần!

Ẩn hiện bụi bờ, núi chon von,
Tách đàn, đơn độc, thú còn non,
Lão luyện săn mồi không để sót
Thú dữ, thú lành, miếng mồi ngon!

Đoàn kết, đàn trâu chẳng sợ hùm
Cả bầy chó sói cũng ung dung,
Miễn không bị tách, không đơn độc
Hổ sợ những gì kết đoàn chung!

Võ Tòng đả hổ “Thuỷ hử” xưa
Anh hùng võ nghệ vốn có thừa.
“Dẫm đạp hùm thiêng và rắn độc
Ai trọn niềm tin Chúa dẫn đưa”(*).

Chúc nhau mạnh khỏe, thắm ơn trời,
Vượt qua Covid sắc Xuân tươi.
Hổ dữ không làm, làm hổ phách(**)
Trong suốt niềm tin đẹp cuộc đời!

(*) (x.Tv 91,13-16)
(**) Một loại nhựa cây hóa đá, dễ mài và trong suốt.

Lm Phêrô Hồng Phúc
 
VietCatholic TV
Phiên tòa xử HY Becciu có chuyển biến lớn, khai mạc trễ 2 giờ. Phỏng vấn Đức Giám Mục Giuse Đỗ Quang Khang
VietCatholic Media
04:06 27/01/2022


1. Những chuyển biến xung quanh phiên tòa xử Hồng Y Becciu và 9 người khác

Hôm 14 tháng 12 năm 2021, sau một phiên điều trần ngắn, Chánh án Giuseppe Pignatone bày tỏ hy vọng rằng phiên điều trần ngày 25 tháng Giêng – tức là phiên điều trần thứ sáu kể từ khi phiên tòa bắt đầu vào tháng 7 - sẽ chấm dứt giai đoạn thủ tục mà phiên tòa về tòa nhà ở London dường như bị sa lầy. Điều ước này đã không thành hiện thực: sau 42 phút, thẩm phán một lần nữa buộc phải hoãn kết quả sang phiên họp tiếp theo dự kiến vào ngày 18 tháng 2, lúc 9:30 sáng.

Phiên tòa lịch sử, được biết đến với các cáo buộc liên quan đến tòa nhà sang trọng ở London có liên hệ đến 10 người - bao gồm cả Hồng Y Angelo Becciu - bị buộc các tội tài chính nghiêm trọng. Quá trình tố tụng bắt đầu vào tháng 7 năm ngoái và đã tiếp tục không thường xuyên kể từ đó.

Tuy nhiên, một số tiến bộ đã được thực hiện, đặc biệt là liên quan đến bốn bị cáo “bị loại bỏ” khỏi thủ tục tố tụng kể từ phiên điều trần ngày 17 tháng 11. Chưởng lý Vaticaan Alessandro Diddi đã nộp đơn, ngay trước khi bắt đầu phiên điều trần, yêu cầu triệu tập Raffaele Mincione, Nicola Squillace, Fabrizio Tirabassi và Đức Ông Mauro Carlino. Cần lưu ý rằng Đức Ông Mauro Carlino không xuất hiện cho các cuộc thẩm vấn do Chưởng lý Vaticaan Alessandro Diddi lên lịch.

Bị bất ngờ, Chánh án Pignatone buộc phải bắt đầu phiên điều trần muộn hơn hai giờ và sẽ phải đưa ra phán quyết về việc có đưa 4 người này ra tòa trong phiên tòa vào tháng Hai hay không. Trong số bảy “hồ sơ” mới do Alessandro Diddi đệ trình, cũng có những yếu tố liên quan đến một trong những cáo buộc chống lại Hồng Y Angelo Becciu đã tạm thời được bãi bỏ vào tháng 11, đó là tội thao túng nhân chứng. Do đó, cáo buộc này đã được phục hồi, tội thao túng nhân chứng, subornation, là tội hối lộ hay dùng quyền lực của mình nhằm khống chế nhân chứng buộc họ đưa ra lời khai gian; tội này không giống như tội tham ô, như trong trường hợp của Tommaso Di Ruzza, cựu chủ tịch cơ quan chống rửa tiền của Vatican, gọi tắt là ASIF.

Phần chính của phiên điều trần liên quan đến kháng cáo cuối cùng và yêu cầu hủy bỏ các cáo buộc của các luật sư bào chữa. Chánh án đã cho Chưởng lý Vatican thời hạn đến ngày 31 tháng Giêng để đánh giá các yếu tố còn thiếu.
Source:Aleteia

2. Phỏng vấn Đức Tân Giám Mục Giuse Đỗ Quang Khang

Hôm 30 tháng 10 năm 2021, Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski, Sứ thần Toà Thánh tại Singapore kiêm Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam thông báo: Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm linh mục Giuse Đỗ Quang Khang, Phó Giám đốc kiêm Giám học của Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn, Tổng Giáo phận Sài Gòn, làm Giám mục phó giáo phận Bắc Ninh. Thánh Lễ tấn phong Giám Mục đã được cử hành tại tại Nhà thờ chính tòa Bắc Ninh ngày 14 tháng 12 năm 2021.

Đức Tân Giám mục đã dành cho phóng viên Lê Quang Vinh cuộc phỏng vấn sau.

Trọng kính Đức Cha, khi Đức Cha được tin Tòa Thánh trao sứ vụ mới, Đức Cha có những cảm nghĩ và tâm tình thế nào ạ?

Khi được bổ nhiệm, tâm tình của tôi là tạ ơn Chúa đã, qua Đức Thánh Cha Phanxicô, tuyển chọn tôi trở nên giám mục dù tôi thấy mình luôn bất xứng và cũng lúng túng vì không biết phải làm thế nào.

Thưa Đức Cha, là một giáo sư Kinh Thánh ở các học viện và đại chủng viện, Đức Cha có những thuận lợi nào trong sứ vụ Giám mục?

Nhờ có một chút kinh nghiệm giảng dạy Kinh thánh, tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong việc chu toàn bổn phận giảng dạy Lời Chúa trong tư cách là giám mục.

Đức Cha là giáo sư Đại Chủng Viện và Học Viện Công Giáo. Cha giáo Antôn Nguyễn Cao Siêu linh mục Dòng Tên, Quyền Khoa Trưởng Học Viện Công Giáo đã diễn tả ngắn gọn “Cha là thành viên của Hội Đồng Khoa và là Giáo sư Kinh Thánh và cổ ngữ. Hẳn quý giáo sư và sinh viên ai cũng mến nhớ sự hiện diện của Cha”. Đức Cha có tâm tình nào khi phải tạm rời bỏ công việc giảng dạy của mình?

Tôi cũng hơi tiếc nếu không điều kiện không còn thuận lợi để tiếp tục công việc giảng dạy. Tôi rất yêu thích giảng dạy, đặc biệt là cổ ngữ Hy lạp. Vì Hy lạp sẽ giúp sinh viên có thể đọc và hiểu Lời Chúa một cách thấu đáo hơn và khám phá ra những ý nghĩa của bản văn kinh thánh mà có khi không một bản dịch nào có thể diễn tả hết được.

Đức Cha về phục vụ nơi quê hương của Ông Bà Cố là giáo phận Bắc Ninh, xin Đức Cha cho chúng con biết đôi nét về giáo phận Bắc Ninh và những tâm tình của Đức Cha khi về nơi quê cha đất tổ với tư cách mục tử.

Giáo phận Bắc Ninh trải dài trên diện tích trọn vẹn của 5 tỉnh trọn vẹn: Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc; cùng 6 tỉnh có các xã, huyện liên hệ. Với diện tích khá rộng như thế, nên việc chăm sóc mục vụ cho bà con giáo dân là một vất vả cho các linh mục và cũng gặp không ít khó khăn.

Đối với tôi, xác tín đặc tính của Giáo hội là Công Giáo, nên một khi đã chấp nhận sứ mạng thì quyết tâm lên đường, mau chóng thích nghi, hết lòng chu toàn công việc được trao, rồi rút kinh nghiệm, phân định để tìm ý Chúa, sau đó tiếp tục lên đường…

Xin Đức Cha cho chúng con biết ý nghĩa huy hiệu và khẩu hiệu Giám mục của Đức Cha.

Huy hiệu giám mục có những chi tiết liên quan đến ‘văn’ của bản sắc địa phương và ‘thánh’ rút ra từ những hình tượng của kinh thánh:

+Văn vật:

Như lời Đức Cha Cosma, giám mục giáo phận Bắc Ninh, đã chia sẻ trong bài phỏng vấn sau khi chịu chức giám mục 10/2008: ‘Kinh Bắc là đất văn vật. Nhân vật huyền thoại Thánh Gióng quê ở huyện Gia Lâm, chiến thắng ở thành phố Bắc Ninh, về trời tại huyện Sóc Sơn (Gia lâm và Sóc sơn đều thuộc đất Gp. Bắc Ninh)… Tre vàng là loại tre mọc khá phổ biến trên đất Kinh Bắc, nhưng không có gì đặc biệt lắm, chỉ là loại tre thường thôi. Xưa kia Thánh Gióng đã nhổ những cây tre vàng đánh đuổi quân xâm lược.’ Từ gợi ý này, thân tre vàng đã được chọn làm thanh đứng của thánh giá trong logo.

Ngoài thân tre vàng thẳng đứng, huy hiệu còn có thanh ngang gồm hai chi tiết: cành lá tre và bông lúa vàng. Đây là hình ảnh quen thuộc của làng quê bắc bộ và đây cũng là logo của Gp. Bắc ninh.

+Văn hóa:

Theo Đức Cha Cosma, ‘Dân ca Quan Họ có thể nói là kết tinh truyền thống văn hoá Kinh Bắc’. Ý tưởng này được thể hiện qua chiếc nón quai thao trên nền của tấm khiên logo; Trên mảnh đất văn hóa ấy, sứ vụ Giám mục được thực thi. Điều này được diễn tả qua hai hình tượng của kinh thánh: ngọn lửa - diễn tả việc chăm sóc đức tin cho anh chị em tín hữu và bông lúa - diễn tả việc loan báo tin mừng.

Khẩu hiệu giám mục: Khi ngồi trên máy bay để đi ra Bắc Ninh, tôi tranh thủ đọc tài liệu về Thượng Hội Đồng Giám Mục lần 16 được gởi từ Văn Phòng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trong đó có phần tóm tắt lại bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô tại phiên khai mạc Thượng Hội Đồng tại Rôma. Đức Giáo Hoàng ghi nhận ba động từ như phương thế giúp thực hiện chủ đề của Thượng Hội Đồng. Ba động từ đó là: gặp gỡ, lắng nghe, phân định. Như được Chúa Thánh Thần gợi hứng, tôi chọn ba động từ này cho khẩu hiệu giám mục, không chỉ để cùng với giáo hội địa phương tham dự Thượng Hội Đồng thứ 16, nhưng còn là phương châm sống mỗi ngày trong suốt sứ vụ mục tử của mình.

Chúng con xin cám ơn Đức Cha và cầu nguyện cho Đức Cha luôn bình an trong sứ vụ mới.

3. Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha: Thánh Giuse, ‘người mơ’ có khả năng phân định thánh ý Chúa

Lúc gần 9 giờ sáng, thứ Tư ngày 26 tháng Giêng năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến chung các tín hữu hành hương, tại Đại thính đường Phaolô Đệ Lục ở nội thành Vatican. Đây là buổi tiếp kiến chung thứ tư trong năm nay.

Sau khi Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá khai mạc, đến phần tôn vinh Lời Chúa với đoạn Tin mừng theo thánh Matthêu (Mt 2: 19-23) được công bố bằng tám thứ tiếng:

“Một thiên thần Chúa hiện ra trong giấc mơ với Giuse tại Ai Cập và nói: “Hãy trỗi dậy, mang Hài Nhi và Mẹ Người và trở về đất Israel; vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết”. Thánh Giuse trỗi dậy, mang Hài Nhi và Mẹ Người và vào đất Israel. [...].

“Rồi được báo mộng, Giuse lui về miền Galilea và đến ở một thành gọi là Nazareth”.

Trong bài huấn giáo tiếp đó, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài về thánh Giuse. Bài thứ chín này mang tựa đề: “Thánh Giuse, người ‘mơ’”.

Mở đầu bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!

Hôm nay tôi muốn tập trung vào hình ảnh Thánh Giuse như một người có những giấc mơ. Trong Kinh thánh, cũng như trong nền văn hóa của các dân tộc cổ xưa, giấc mơ được coi như một phương tiện để Thiên Chúa tự mạc khải Người ra. Giấc mơ tượng trưng cho đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, tượng trưng cho không gian nội tâm mà mỗi chúng ta được mời gọi vun sới và canh giữ, nơi Thiên Chúa tự tỏ mình ra và thường nói với chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải nói rằng bên trong mỗi chúng ta không những có tiếng nói của Thiên Chúa: mà còn nhiều tiếng nói khác nữa. Thí dụ, tiếng nói sợ hãi của chúng ta, tiếng nói của những kinh nghiệm quá khứ, tiếng nói của hy vọng; và cũng có tiếng nói của kẻ ác muốn lừa dối và làm cho chúng ta hoang mang. Do đó, điều quan trọng là nhận ra tiếng nói Thiên Chúa ở giữa những tiếng nói khác. Thánh Giuse chứng tỏ rằng ngài biết cách trau dồi sự im lặng cần thiết và, trên hết, biết cách đưa ra quyết định đúng đắn trước Lời Chúa phán với ngài trong nội tâm. Hôm nay, điều hữu ích cho chúng ta là xem xét bốn giấc mơ trong Tin Mừng có ngài là nhân vật chính, để hiểu cách đặt mình trước sự mạc khải của Thiên Chúa. Tin Mừng kể cho chúng ta bốn giấc mơ của thánh Giuse.

Trong giấc mơ thứ nhất (x. Mt 1:18-25), thiên thần giúp thánh Giuse giải quyết màn kịch đang làm ngài âu lo khi biết tin Đức Maria mang thai: “Đừng sợ lấy Maria làm vợ, vì đấng thụ thai ở trong bà là do Chúa Thánh Thần; bà sẽ sinh một con trai, và ông sẽ gọi tên con trẻ là Giêsu, vì Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” (câu 20-21). Và câu trả lời của ngài đến ngay lập tức: “Khi Giuse thức giấc, ông đã làm theo lời sứ thần của Chúa đã truyền cho ông” (câu 24). Cuộc sống thường đặt chúng ta vào những tình huống mà chúng ta không hiểu và dường như không có giải pháp. Cầu nguyện trong những khoảnh khắc này - điều này có nghĩa là để Chúa chỉ cho chúng ta điều đúng đắn phải làm. Thực thế, lời cầu nguyện rất thường đem lại cho chúng ta trực giác để vượt thoát nguy nan. Anh chị em thân mến, Chúa không bao giờ cho phép một vấn đề nảy sinh mà không ban cho chúng ta sự giúp đỡ cần thiết để giải quyết nó. Người không ném chúng ta một mình vào lửa. Ngài không bỏ chúng ta giữa các thú dữ. Không. Khi Chúa chỉ cho chúng ta thấy một vấn đề, hoặc tiết lộ một vấn đề, Người luôn ban cho chúng ta trực giác, sự giúp đỡ, sự hiện diện của Người, để thoát ra khỏi nó, để giải quyết nó.

Và giấc mơ mạc khải thứ hai của Thánh Giuse xẩy ra khi tính mạng của Hài nhi Giêsu gặp nguy hiểm. Thông điệp rất rõ ràng: “Hãy trỗi dậy, mang con trẻ và mẹ em trốn sang Ai Cập, và ở đó cho đến khi tôi nói với ông; vì Hêrôđê đang tìm con trẻ để tiêu diệt em” (Mt 2:13). Tin mừng cho biết, Thánh Giuse vâng lời không chút do dự: “Ngài chỗi dậy, dắt con trẻ và mẹ em vào ban đêm, và khởi hành đi Ai Cập, và ở đó cho đến khi Hêrôđê qua đời” (câu 14-15). Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng trải qua những nguy hiểm đe dọa sự hiện hữu của mình hay sự hiện hữu của những người mình yêu thương. Trong những tình huống này, cầu nguyện có nghĩa là lắng nghe tiếng nói có thể mang lại cho chúng ta lòng can đảm như Thánh Giuse, đối đầu với các khó khăn mà không khuất phục.

Tại Ai Cập, Thánh Giuse chờ đợi một dấu hiệu từ Thiên Chúa cho ngài hay ngài có thể trở về quê hương, và đây là nội dung của giấc mơ thứ ba. Sứ thần tiết lộ cho ngài biết những kẻ muốn giết Hài Nhi đã chết và ra lệnh cho ngài phải lên đường cùng với Đức Maria và Chúa Giêsu trở về quê hương (x. Mt 2:19-20). Tin Mừng cho biết, Thánh Giuse “trỗi dậy, đem con trẻ và mẹ em và lên đường trở về Israel” (c. 21). Nhưng trong cuộc hành trình trở về, “khi nghe tin Ác-khê-lao trị vì xứ Giuđê thay cho cha mình là Hêrôđê, ngài sợ không dám đến đó” (câu 22). Đây là điều mặc khải thứ tư: “Được báo trước trong một giấc mơ, ông lui về Galilê, và đến ở tại một thành kia gọi là Nadarét”(câu 22-23). Sợ hãi cũng là một phần của cuộc sống và nó cũng cần chúng ta cầu nguyện. Thiên Chúa không hứa với chúng ta rằng chúng ta sẽ không bao giờ sợ hãi, nhưng rằng, với sự giúp đỡ của Người, đó sẽ không phải là tiêu chuẩn cho các quyết định của chúng ta. Thánh Giuse trải qua nỗi sợ hãi, nhưng Thiên Chúa cũng hướng dẫn ngài vượt qua điều đó. Sức mạnh của lời cầu nguyện mang lại ánh sáng cho những hoàn cảnh tối tăm.

Vào lúc này, tôi nghĩ tới rất nhiều người đang bị đè bẹp bởi gánh nặng của cuộc sống và không còn có thể hy vọng hay cầu nguyện. Xin Thánh Giuse giúp họ mở lòng ra đối thoại với Thiên Chúa để tìm thấy ánh sáng, sức mạnh và bình an.

Và tôi cũng nghĩ đến các bậc cha mẹ trước các vấn đề của con cái họ: những đứa con mắc nhiều chứng bệnh, những đứa con ốm đau, thậm chí mang các chứng bệnh vĩnh viễn. – Biết bao đau đớn trong đó! - những bậc cha mẹ thấy những khuynh hướng tình dục khác nhau ở con cái của họ; phải giải quyết việc này như thế nào và đồng hành ra sao cùng con cái chứ không ẩn mình trong thái độ lên án. Các bậc cha mẹ nhìn thấy con cái của họ ra đi vì một căn bệnh, và thậm chí còn buồn hơn, chúng ta đọc nó hàng ngày trên báo - những đứa trẻ nghịch ngợm và kết cục là một tai nạn xe hơi. Cha mẹ thấy con mình không tiến bộ ở trường và không biết phải làm thế nào... Rất nhiều vấn đề của cha mẹ. Chúng ta hãy nghĩ về nó: làm thế nào để giúp đỡ họ. Và với những bậc cha mẹ này, tôi xin nói: đừng sợ. Vâng, có đau đớn. Đau đớn rất nhiều. Nhưng anh chị em hãy nghĩ đến Chúa, anh chị em hãy nghĩ đến cách Thánh Giuse giải quyết các vấn đề và xin Thánh Giuse giúp anh chị em. Đừng bao giờ lên án một con trẻ.

Nó khiến tôi đầy lòng cảm thương - điều đó đã xảy ra ở Buenos Aires - khi tôi lên xe buýt và xe búyt chạy qua nhà tù. Có một đoàn người xếp hàng dài để vào thăm các tù nhân. Và có những bà mẹ ở đó. Và tôi rất xúc động bởi bà mẹ này, người đối đầu với vấn đề của đứa con trai mắc sai lầm và đang ở trong tù, đã không để con một mình, đã chường mặt ra và đồng hành cùng con. Dũng khí này; lòng dũng cảm của người cha, người mẹ luôn luôn, luôn luôn đồng hành cùng con cái. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban sự can đảm này cho tất cả những người cha và người mẹ, như Người đã ban cho thánh Giuse. Và cầu nguyện, chứ nhỉ? Anh chị em hãy cầu nguyện xin Chúa giúp chúng ta trong những giây phút này.

Tuy nhiên, cầu nguyện không bao giờ là một cử chỉ trừu tượng hoặc thuần túy bên trong, giống như những phong trào duy linh kia, các phong trào mang tính ngộ đạo hơn là Kitô giáo. Không, không phải thế đâu. Cầu nguyện luôn gắn bó chặt chẽ với lòng bác ái. Chỉ khi chúng ta kết hợp việc cầu nguyện với tình yêu thương, tình yêu đối với trẻ em trong những trường hợp tôi vừa đề cập, hoặc tình yêu đối với người lân cận, thì chúng ta mới có thể hiểu được các sứ điệp của Chúa. Thánh Giuse đã cầu nguyện, làm việc và yêu thương - ba điều tuyệt vời đối với cha mẹ: cầu nguyện, làm việc và yêu thương - và vì điều này mà ngài luôn nhận được những gì ngài cần để đương đầu với những thử thách trong cuộc sống. Chúng ta hãy phó mình cho ngài và sự chuyển cầu của ngài.

Lạy Thánh Giuse, ngài là người có những giấc mơ,

Xin dạy chúng con phục hồi đời sống thiêng liêng

như nơi nội thẳm, nơi Thiên Chúa biểu lộ chính Người và cứu vớt chúng con.

Xin loại bỏ khỏi chúng con ý nghĩ cho rằng cầu nguyện là vô ích;

Xin giúp mỗi người chúng con sống tương ứng với những gì Chúa bày tỏ cho chúng con.

Xin cho lý trí của chúng con được soi sáng bởi ánh sáng của Chúa Thánh thần,

cho lòng chúng con được khích lệ bởi sức mạnh của Người

và nỗi sợ hãi của chúng con được cứu vớt bởi lòng thương xót của Người. Amen.
 
Thần học gia Tây Ban Nha cảnh báo: Các Giám Mục cấp tiến Đức đang đưa Giáo Hội đến chỗ lầm lạc
VietCatholic Media
04:11 27/01/2022


1. Các linh mục Ấn Độ chấm dứt tuyệt thực

Các linh mục và giáo dân Ấn Độ đã ngừng cuộc tuyệt thực vô thời hạn sau khi một vị Tổng Giám Mục đồng ý với yêu cầu của họ là phớt lờ quyết định của Thượng hội đồng giám mục trong việc cử hành thánh lễ thống nhất trong Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar theo nghi thức Đông phương.

Họ phản đối quyết định của Thượng hội đồng về việc cử hành phụng vụ thống nhất trong 35 giáo phận để chấm dứt một tranh chấp đã kéo dài hơn bốn thập kỷ. Trong quá khứ, một số giáo phận trong Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar cử hành thánh lễ quay lên bàn thờ, trong khi một số giáo phận khác thì quay xuống cộng đoàn như trong các thánh lễ Công Giáo nghi lễ La tinh chúng ta thường thấy.

Thượng hội đồng vào tháng 8 năm 2021 đã quyết định thực hiện thánh lễ thống nhất theo đó phần Phụng Vụ Lời Chúa ở đầu lễ, các linh mục quay xuống cộng đoàn. Trong phần Phụng Vụ Thánh Thể, các linh mục sẽ quay lên. Từ kinh Lạy Cha đến hết lễ lại quay xuống. Hầu như tất cả các giáo phận đã đồng ý với quyết định này, ngoại trừ tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly.

Đức Tổng Giám Mục Antony Kariyil của tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly đã ban hành một thông tư vào ngày 20 tháng Giêng, bày tỏ sự bất lực trong việc ủng hộ quyết định của Thượng hội đồng về một hình thức Thánh lễ thống nhất.

Đức Tổng Giám Mục Kariyil cho biết thêm rằng ngài đã đích thân gọi điện cho Đức Hồng Y George Alencherry và thông báo cho ngài về tình hình nguy hiểm trong tổng giáo phận do sự ủng hộ ngày càng tăng của công chúng đối với cuộc tuyệt thực, cảnh báo rằng nó thậm chí có thể dẫn đến thiệt hại về nhân mạng trong bối cảnh biến thể Omicron đang đe dọa.

Quyết định cũng đã được chuyển đến Thượng hội đồng thường trực và Tòa thánh.

Ngay sau khi thông tư này được chia sẻ cho những người biểu tình, Cha Jose Vailikodath, nhân viên quan hệ công chúng của ủy ban bảo vệ tổng giáo phận, thông báo rằng cuộc tuyệt thực đã được đình chỉ.

Trong một tuyên bố Cha Vailikodath nói rằng “vì Đức Tổng Giám Mục Kariyil đã bảo đảm với chúng tôi rằng ngài sẽ không đòi chúng tôi tuân theo Thánh lễ của Thượng hội đồng, nên chúng tôi đã ngừng tuyệt thực”.

Tuy nhiên, vị linh mục này khẳng định rằng các linh mục và giáo dân trong tổng giáo phận sẽ tiếp tục phản đối “dưới hình thức cầu nguyện và nhịn ăn chống lại thánh lễ Thượng hội đồng để bảo đảm rằng điều đó sẽ không được phép làm xáo trộn hòa bình trong tổng giáo phận thêm nữa”
Source:UCANews

2. Tham gia chuyến bay tham quan thành Rome cổ đại, được tái tạo bằng kỹ thuật số với các chi tiết ngoạn mục

Lịch sử ở chế độ 3 chiều mang đến cho chúng ta cái nhìn chính xác nhất về Rôma cổ đại.

Đã có một số bản tái tạo kỹ thuật số tuyệt đẹp về các địa điểm Rôma cổ đại, nhưng công việc do đề án History in 3D, nghĩa là Lịch sử thực hiện ở chế độ 3 chiều còn vượt xa hơn thế nữa. Vào cuối năm 2021, họ đã phát hành chuyến tham quan trên không kéo dài 8 phút về công việc của họ cho đến nay. Dự án còn lâu mới hoàn thành, nhưng nó hứa hẹn một tầm nhìn độc đáo và chính xác về thành Rome cổ đại. Đây là Rome như nó đã từng được trông thấy vào thời Chúa Kitô.

Một dự án đam mê

Phần lớn hoạt động giải trí kỹ thuật số đầy tham vọng này là sản phẩm của hai nhà lập mô hình 3 chiều: Danila Loginov và Sergey Bardyshev. Trên trang web của họ, họ lưu ý rằng Danila đã thành lập dự án vào năm 2011, mà anh ấy giữ vai trò trưởng nhóm và người lập mô hình. Mục tiêu của nhóm là tạo ra bản tái hiện 3 chiều hoàn chỉnh, chính xác và chi tiết nhất về Rôma cổ đại.

Trong một báo cáo giới thiệu video, History in 3D ghi nhận rằng họ đã đạt được những bước tiến lớn trong dự án vào năm 2021. Tính đến thời điểm hiện tại, họ đã hoàn thành khoảng 40% Thành phố Vĩnh cửu, tức là Rôma. Các điểm tham quan bao gồm nhiều địa điểm Rôma nổi tiếng nhất, cũng như các mô tả chính xác về cơ sở hạ tầng và khu dân cư của thành phố.

Chuyến tham quan đưa người xem thăm các thắng cảnh như Đấu trường Rôma, có thể là địa điểm nổi tiếng nhất của Rôma cổ đại, và di chuyển qua cảnh quan khác với những góc nhìn khác nhau về các tòa nhà. Video cũng mang đến cho người xem cái nhìn tổng thể về Đền thờ thần Vệ nữ, đền thờ Maxentius, Forum Romanum, đền thờ Ulpia, cùng nhiều hí trường và phòng tắm, trong số các địa điểm khác.

Một trong những phần hay nhất về Lịch sử ở chế độ 3 chiều là chúng kèm theo mỗi video một bài viết cung cấp bối cảnh lịch sử có giá trị của các địa điểm. Nhìn vào các bài của họ trên Baths of Caracalla là đủ để nhận ra sự cống hiến của họ cho dự án. Tòa nhà không chỉ được tái tạo rực rỡ với đầy đủ màu sắc, mà sự chú ý đến từng chi tiết trên bức tượng cũng rất ngoạn mục. Tuy nhiên, nơi dự án thực sự tỏa sáng là việc sử dụng ánh sáng hoàn hảo để mang lại cảm giác chân thực cho các tòa nhà kỹ thuật số.

Mặt kỹ thuật số

Cùng với cảnh quan và kiến trúc, History in 3D quyết tâm tái tạo cả con người. Nhóm đã sử dụng các tác phẩm điêu khắc và chân dung của các đại đế Rôma đầu tiên. Các khuôn mặt được tái tạo đạt được thành tích đáng kinh ngạc, nhưng họ đã đạt được một bước xa hơn khi làm hoạt hình một số khuôn mặt trong đó.

Đề án này đang cung cấp những cái nhìn chính xác về một trong những nền văn minh có ảnh hưởng nhất mà thế giới từng biết.
Source:Aleteia

3. Nhà thần học Tây Ban Nha cảnh báo Tiến Trình Công Nghị Đức gây nguy hiểm lớn cho Giáo hội

Cha José Antonio Fortea, nhà thần học Tây Ban Nha đã cảnh báo về điều mà ngài gọi là mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với Giáo Hội Công Giáo do đường lối thượng hội đồng ở Đức gây ra.

Trong một bài đăng trên blog có tiêu đề “Giáo hội Đức đang đi về đâu”, vị linh mục nói rằng “nếu chúng ta nhìn vào lịch sử của Giáo hội, chúng ta sẽ thấy rằng con đường đồng nghị là điều mà Thiên Chúa muốn, nhưng kết quả của các công nghị không phải lúc nào cũng là các hoa trái đúng đắn”.

“Ngày nay, chúng ta có từ conciliabules để chỉ các công nghị bất hợp pháp là những nghị hội đã 'đi chệch hướng', nhưng vào thời của họ, những người tham dự những nghị hội này coi đó là những công nghị thực sự như những công nghị đã đưa ra những định nghĩa được đưa vào giáo huấn của Giáo hội.”

Nhà thần học cảnh báo rằng “một thượng hội đồng, một công đồng, hay bất kỳ cuộc họp nào trong giáo hội, đều có thể diễn ra theo chiều hướng quá đáng và bất hợp pháp, và có thể bị thao túng bởi các áp lực.”

“Và chúng ta phải nói thêm rằng công đồng khu vực hoặc công đồng cấp quốc gia không nhất thiết phải là một biểu hiện đức tin của Giáo hội”.

Tiến Trình Công Nghị ở Đức là một quá trình trong đó các giám mục và giáo dân tại quốc gia này tham gia để giải quyết các vấn đề như thực thi quyền lực, luân lý tình dục, chức tư tế và vai trò của phụ nữ trong Giáo hội.

Quá trình này bắt đầu vào ngày 1 tháng 12 năm 2019 và dự kiến kết thúc vào năm 2023.

Vào tháng 10, phiên họp toàn thể của nó đã đột ngột kết thúc sau khi bỏ phiếu ủng hộ một văn bản tán thành việc chúc lành cho các kết hiệp đồng tính và thảo luận về việc liệu chức tư tế có cần thiết hay không. Hơn một nửa các tham dự viên đã bỏ về khi thấy Giám Mục Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức yêu cầu thảo luận xem chức tư tế có cần thiết hay không. Chức tư tế là do chính Chúa Giêsu thiết lập trong bữa Tiệc Ly.

Nhiều người Công Giáo đã bày tỏ quan ngại về hướng đi mà đường lối Thượng hội đồng Đức đã đi theo và đã cảnh báo về nguy cơ ly giáo với Giáo hội Hoàn Vũ.

Cha Fortea đã lưu ý trong bài báo của mình rằng “một thượng hội đồng khu vực được bảo đảm về sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, nhưng không bảo đảm rằng kết quả cuối cùng sẽ là một biểu hiện không thể nghi ngờ về đức tin của Giáo hội.”

“Ví dụ, trong một mật nghị, sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần được bảo đảm, nhưng điều đó không có nghĩa là các Hồng Y sẽ lắng nghe tiếng nói của Chúa. Vì thế, việc bầu một giáo hoàng không nhất thiết là sự thể hiện những gì Chúa muốn”.

Đối với các linh mục, điều này cho thấy rằng “việc lắng nghe Thánh Linh là hoàn toàn cần thiết. Kết quả có phải là biểu hiện của Ý Chúa hay không sẽ phụ thuộc vào sự lắng nghe đó”.

“Tôi rất tiếc vì đã phá vỡ một tầm nhìn nhất định về các thượng hội đồng như một cái gì đó tuyệt đối, nhưng lịch sử của Giáo hội rất rõ ràng: chỉ các hội đồng phổ quát hợp nhất với Đức Giáo Hoàng Rôma mới được bảo đảm là không thể sai lầm. Đó là truyền thống không đổi của Giáo hội.”

Do đó, ngài nhấn mạnh rằng, “những người tham gia Thượng hội đồng Đức phải nhận thức được khả năng sai sót của chính họ, cả cá nhân và tập thể.”

“ Họ không thể tách mình ra khỏi cấu trúc của chân lý mà chúng ta có thể gọi là 'đại hội đồng toàn cầu.'“

Cha Fortea nói rằng “trước nguy cơ chúng ta sẽ không đồng ý về những gì có hoặc không có trong đức tin, ít nhất chúng ta phải chấp nhận cấu trúc giáo hội để bảo vệ đức tin được thiết lập trong Giáo hội là bởi chính Chúa Giêsu Kitô khi Ngài còn ở dương thế.”

“Nếu trật tự giáo hội phổ quát đó không được chấp nhận, thì thượng hội đồng sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận từ một điểm xuất phát sai lầm. Điều sẽ được thảo luận không phải là câu hỏi này hay vấn đề đạo đức kia hay Kinh thánh, mà là chính bản thể của Giáo hội, chính khả năng của Giáo hội trong việc bảo vệ đức tin mà Chúa đã ban cho chúng ta.”

Cha Fortea nói rằng “thần học phải phát triển trong một quá trình tiến hóa đồng nhất của tín lý.”

Ngài cảnh báo rằng chủ nghĩa cấp tiến ở Đức liên quan đến cách mạng, nghĩa là, việc phá bỏ các trụ cột hỗ trợ mối liên hệ của chúng ta với một chân lý không thể thay đổi từ quá khứ.

Vị linh mục chỉ ra rằng “Tôi là người Tây Ban Nha, và chân lý là giống nhau ở Đức và ở Tây Ban Nha. Thượng hội đồng Đức không thể xác định đâu là chân lý đối với người Tây Ban Nha. Và, rõ ràng, chân lý không phải là một chuyện ở Bắc Âu và một điều hoàn toàn khác ở phía Nam. Cũng thế, không thể nào có chuyện chân lý đã được Giáo Hội xác lập là đúng ở thế kỷ thứ bảy lại không còn đúng nữa ở thế kỷ thứ mười tám”.

Cha Fortea chỉ ra rằng “tất cả các thành viên của Thượng hội đồng phải chấp nhận rằng họ là một phần của một gia đình và một số phiếu nhất định không thể buộc Giáo hội trên năm châu lục phải tin vào một điều gì đó hay không; bởi vì những câu hỏi được tranh luận trong cuộc họp ở Đức đó ảnh hưởng trực tiếp đến chân lý trong Giáo hội khi họ nói Giáo hội đã phạm sai lầm trong việc phổ biến giáo huấn về điều này hay điều kia.”
Source:Catholic News Agency
 
Trộm đột nhập tu viện nữ, tá hỏa tam tinh khi mở được két sắt. Giải mã vụ tấn công Đức Bênêđictô
VietCatholic Media
16:55 27/01/2022


1. Những tên trộm đột nhập vào két sắt của một tu viện Ý, kinh hoàng trước những gì tìm thấy

Thay vì tìm thấy vàng và bạc, những tên trộm này đã tìm thấy một cú sốc thực sự.

Đó là một buổi tối lạnh lẽo và tăm tối ngay trước ngày đông chí khi những tên trộm đột nhập vào tu viện của Dòng Đa Minh ở Codogno, một thị trấn đẹp như tranh vẽ ở miền bắc nước Ý.

Tờ Corriere della Sera, nghĩa là Tin Chiều báo cáo rằng bọn tội phạm đã đột nhập vào một lúc nào đó trong khi các nữ tu đang cầu nguyện và ăn tối. Chúng đột nhập vào két sắt của tu viện, tìm kiếm tiền mặt và có lẽ là những loại bình dùng để cử hành thánh lễ làm bằng bạc và vàng mà các cộng đồng tôn giáo thường dự trữ cho những dịp đặc biệt và giữ kín bên trong két sắt suốt thời gian còn lại của năm.

Thay vào đó, họ tìm thấy một tờ giấy có nội dung “Hãy thay đổi cuộc sống của bạn! Giờ đã điểm…” bên cạnh miếng giấy, có hình ảnh Đức Maria và một bức tượng con cú nhỏ. Người ta có thể tưởng tượng những tên trộm đang nhìn phía sau họ vào thời điểm đó, chờ ai đó nói, “Hãy mỉm cười! Chúng tôi đang chụp hình bạn đây, cười lên nào!”

Các nữ tu có biết trước kế hoạch của những tên trộm này chưa?

Nữ tu Gabriella, một thành viên của cộng đồng, giải thích với tờ Corriere della Sera, “Những tên trộm đã lảng vảng trước cửa tu viện nhiều ngày để thám thính. Vì vậy, chúng tôi quyết định để lại một lời khuyên quý giá cho những kẻ không mời mà đến”.

Thông điệp bằng văn bản và hình ảnh của Đức Maria có thể hiểu được ngay lập tức. Tuy nhiên, những tên tội phạm có lẽ đã phải vò đầu bứt tai khi chạm trán với bức tượng của con cú.

Các nữ tu không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào, nhưng có nhiều ý nghĩa khác nhau được gán cho loài chim này, từ sự khôn ngoan, như trong thần thoại Hy Lạp, đến Satan. Có thể người nữ tu đặt hình ảnh đó vào trong két sắt đang nghĩ đến một trong những ý nghĩa này, hoặc nữ tu ấy đang nghĩ đến mối liên hệ giữa loài cú và sự cảnh giác. Chúng ta có thể tưởng tượng ra toàn bộ thông điệp trong két sắt, kết hợp tất cả các yếu tố sau: “Hãy tỉnh thức! Đừng nhượng bộ Satan! Chúa đang theo dõi bạn!”

Cho dù đó là một ý nghĩa cụ thể đối với con cú, hoặc việc bao gồm nó chỉ là một cử chỉ ngẫu nhiên, những kẻ tội phạm có lẽ không muốn mất nhiều thời gian để cố gắng giải thích câu đố này.

Chúng tôi không biết liệu những tên trộm có nghe theo lời khuyên của các nữ tu hay không – nhưng những lời khuyên ấy quý giá hơn bất kỳ số vàng hoặc bạc nào mà chúng có thể hy vọng tìm thấy trong két sắt. Những gì họ đã ăn trộm là hai chiếc chăn bông trên giường trong phòng của các nữ tu. Sơ Gabriella nói với một phóng viên: “Bạn có thể nghĩ rằng họ cũng rất lạnh”.

Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng những chiếc chăn bị đánh cắp đã mang lại hơi ấm cho ai đó cần nó, và óc hài hước và những lời khuyên hữu ích của các nữ tu có thể đã sưởi ấm một trái tim lạnh giá, mở cửa đón nhận ân sủng của Thiên Chúa.
Source:Aleteia

2. Xem xét kỹ hơn các cáo buộc chống lại Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16

Trong khi các phương tiện truyền thông đang ráo riết bôi nhọ Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, Catholic World News có bài nhận định nhan đề “A closer look at Munich charges against former Pope”, nghĩa là “Một xem xét kỹ hơn các cáo buộc chống lại Đức Nguyên Giáo Hoàng.”

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Một cuộc điều tra độc lập về các trường hợp lạm dụng tình dục trong tổng giáo phận Munich đã đưa ra những lời chỉ trích đối với Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 với các cáo buộc cho rằng ngài đã sơ suất trong một số trường hợp. Nhưng việc xem xét kỹ hơn bản báo cáo cho thấy bằng chứng về sự sơ suất của Đức Giáo Hoàng danh dự là rất yếu ớt.

Các tiêu đề liên quan đến báo cáo này, được công bố vào tuần trước bởi một công ty luật của Đức, hầu như luôn cố tình nêu bật những thất bại của Đức Hồng Y Ratzinger lúc bấy giờ. Nhưng rất ít phóng viên viết những câu chuyện đó có thời gian để tìm hiểu toàn bộ nội dung của bản báo cáo, bằng tiếng Đức và không có bản dịch sang tiếng Anh, dài tới hơn 1,000 trang – trong đó có tới 72 trang được dành để đề cập đến sự lãnh đạo của Đức Hồng Y Ratzinger, từ năm 1977 đến năm 1982.

Tất nhiên, từ lâu, Đức Nguyên Giáo Hoàng là mục tiêu nổi bật cho những chỉ trích của các phương tiện truyền thông. Và Đức Tổng Giám Mục đương nhiệm của Munich, Hồng Y Reinhard Marx, được giới truyền thông ưu ái hơn nhiều, và có lẽ do đó ít bị chỉ trích hơn vì những trường hợp được báo cáo là sơ suất của ngài. Đức Hồng Y Friedrich Wetter, người có nhiệm kỳ giữa Đức Bênêđíctô và Hồng Y Marx, gần như hoàn toàn bị phớt lờ trên các phương tiện truyền thông, mặc dù thời gian làm việc của ngài đã bị báo cáo vi phạm nhiều hơn cả hai vị.

Michael Hesemann, một chuyên gia về Giáo hội Đức, đã nghiên cứu chi tiết bản báo cáo - đặc biệt là các báo cáo liên quan đến Đức Ratzinger - và lưu ý rằng trong số bốn trường hợp mà ủy ban điều tra kết luận rằng Đức Giáo Hoàng tương lai đã sơ suất “không hành động”, không ai liên quan đến cáo buộc lạm dụng đã phạm lỗi trong nhiệm kỳ tổng giám mục của Đức Ratzinger, và không ai liên quan đến các cáo buộc lạm dụng trong tương lai. Nói cách khác, trong bốn trường hợp được trích dẫn chống lại Đức Hồng Y Ratzinger, không có trường hợp nào liên quan đến một nạn nhân cụ thể!

Một cách khách quan, báo cáo này nêu ra đến 65 trường hợp, và chỉ có 4 trường hợp báo cáo này cho rằng ngài có sơ suất..

Thứ nhất: Một linh mục đã bị kết tội lạm dụng rất lâu trước khi Đức Hồng Y Ratzinger đến, sau khi mãn hạn tù, đã được phép trở về Munich để sống trong thời kỳ hưu trí. Vị linh mục này không được giao nhiệm vụ mục vụ nào như báo cáo đề cập.

Thứ hai: Một linh mục khác từng bị kết án đã trở lại làm việc mục vụ ở Munich dưới thời Đức Hồng Y Ratzinger. Ông ta lại bị bắt vì thoát y, và bị tước bỏ nhiệm vụ mục vụ. Ông ta vẫn ở lại Munich, để được chữa trị tâm thần. Sau đó, ông được nhận vào làm giáo viên tôn giáo trong một trường tư thục, mà Đức Tổng Giám Mục không hề hay biết.

Thứ ba: Một giám mục ở một quốc gia khác đã yêu cầu Đức Hồng Y Ratzinger tìm chỗ ở cho cháu trai của mình, là một linh mục sẽ học ở Munich. Đức Hồng Y Ratzinger dù muốn dù không cũng phải tìm một ngôi nhà cho vị linh mục, như một cử chỉ lịch sử dành cho một đồng nghiệp. Không có bằng chứng nào cho thấy vị giám mục thông báo với Đức Hồng Y Ratzinger rằng cháu trai của ngài đã bị kết tội lạm dụng tình dục. Khi vị linh mục được tìm thấy tắm ở một hồ bơi mà không mặc quần áo, đầu tiên vị này bị cấm làm việc mục vụ, sau đó được lệnh rời khỏi tổng giáo phận.

Thứ tư: Một linh mục đã bị buộc tội - và sau đó sẽ bị kết tội - chụp ảnh các cô gái trẻ trong tư thế gợi dục. Đức Hồng Y Ratzinger đã loại ông khỏi công việc giáo xứ và chỉ định ông làm tuyên úy trong một viện dưỡng lão.

Trong 4 trường hợp này, báo cáo kết luận rằng Đức Hồng Y Ratzinger đã có sơ suất - đặc biệt là theo tiêu chuẩn ngày nay. Nhưng những hành động hay không hành động của Đức Hồng Y Ratzinger có thể so sánh với cách hành động của vô số giám mục khác, ở nhiều giáo phận khác, trong những năm ngài phục vụ ở Munich. Sự lãnh đạo của ngài ở Munich xảy ra rất lâu trước khi “Hiến chương Dallas” đưa ra một cách tiếp cận mới đối với các vụ lạm dụng tình dục vào năm 2002, mà cuối cùng đã trở thành một gương mẫu cho các chính sách trên toàn thế giới. Trên thực tế, những năm tháng của Đức Hồng Y Ratzinger ở Munich đã diễn ra ngay cả trước khi Bộ Giáo luật 1983 đặt ra các tiêu chuẩn mới để xử lý các tội phạm giáo sĩ nghiêm trọng nhất, bao gồm cả lạm dụng tình dục.
Source:Catholic World News

3. Giám Mục Ý tố cáo các trào lưu cấp tiến Đức tìm cách làm nhục Đức Ratzinger bất chấp thủ đoạn

Đức Cha Massimo Camisasca, Giám Mục nghỉ hưu của Reggio Emilia cho biết Đức Hồng Y Ratzinger là người đầu tiên nêu bật mức độ nghiêm trọng của các vụ lạm dụng. Vị Giám Mục 75 tuổi, tác giả của 70 cuốn sách bao gồm lịch sử của Hiệp thông và Giải phóng đã bày tỏ sự ngỡ ngàng của ngài trước cáo buộc chống lại Đức Giáo Hoàng Danh dự, và tố cáo các trào lưu cấp tiến Đức, bao gồm cả một số Giám Mục Đức, tìm cách làm nhục Đức Ratzinger bất chấp thủ đoạn. Ngài đưa ra lập trường trên trong cuộc phỏng vấn với tờ Corriere della Sera, nghĩa là Tin Chiều của Ý.

Nguyên bản tiếng Ý có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Tại sao Đức Cha lại tin chắc như thế?

“Hãy để tôi đưa ra tiền đề. Tất cả các giám mục Ý chúng tôi, tất nhiên, bao gồm cả tôi, đều tin chắc một cách sâu sắc rằng lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, cũng như các hành vi lạm dụng đạo đức và thẩm quyền, là một tội rất nghiêm trọng. Tất cả càng nghiêm trọng hơn nếu được thực hiện bởi một người thánh hiến, một tu sĩ, hay một nhà giáo dục”.

Nhưng nhiều người không muốn nhắc đến chuyện đó.

“Chắc chắn rồi. Nhưng Giáo hội ngày càng nhận thức được sự gia tăng về số lượng những tội ác này trong những năm cuối của triều đại Thánh Gioan Phaolô II. Chính Đức Hồng Y Ratzinger là người đầu tiên nêu bật mức độ nghiêm trọng của nó - trong số các nhà lãnh đạo thế giới, chính trị và văn hóa - và đưa ra các biện pháp”.

Các biện pháp nào, thưa Đức Cha?

“Bằng cách củng cố bộ phận pháp lý của Bộ Giáo lý Đức tin mà ngài lãnh đạo. Sau khi trở thành Giáo hoàng, ngài đã thực hiện những hành động đầy quyết tâm: bức thư rất nghiêm khắc gửi cho Giáo hội Ái Nhĩ Lan, yêu cầu sám hối và hoán cải, cũng như phải liên đới và cởi mở với các nạn nhân. Ngài gia tăng mức độ nặng nề của các hình phạt, cũng như thêm vào các hình phạt mới, và trao cho Bộ Đức tin những quyền điều tra mới và sâu rộng. Trước ngài chưa ai làm được như thế cả”.

Còn Đức Giáo Hoàng Phanxicô thì sao?

“Ngài tiếp tục đường lối này với nhiều sự can thiệp và thể hiện sự gần gũi của mình với các nạn nhân, yêu cầu các Giáo hội địa phương trang bị một ủy ban giáo phận để lắng nghe các nạn nhân và đào tạo các nhà giáo dục. Không có cơ quan thế giới nào làm được những gì Giáo Hội Công Giáo đang làm. Đó là một ý thức mới đã tồn tại trong nhiều thập kỷ. Không chỉ Giáo hội, xã hội dân sự cũng còn một chặng đường dài phía trước. Các vụ lạm dụng xảy ra chủ yếu trong các gia đình, trong thế giới thể thao và các hiệp hội thanh niên. Tại sao lại nổi cơn thịnh nộ chống lại Đức Hồng Y Ratzinger, về những sự kiện xảy ra gần 40 năm trước?”.

Đúng thế, quá bất công đối với ngài. Nhưng tại sao lại có vụ tấn công này, thưa Đức Cha?

“Lý do duy nhất đối với tôi dường như là sự không khoan dung của các thành phần cấp tiến trong Giáo hội và trong xã hội”.

Các thành phần cấp tiến trong Giáo hội là những ai, thưa Đức Cha?

“Đó là những người đang gây ra sự trôi dạt đức tin bằng Tiến Trình Công Nghị ở Đức. Họ là những người chưa bao giờ chấp nhận triều đại giáo hoàng của Đức Bênêđíctô XVI, sự khiêm tốn của ngài, sự trong sáng của ngài, thần học của ngài rộng mở sâu sắc và đồng thời bắt nguồn từ truyền thống, sự nhạy bén trong cách đọc hiện tại của ngài, cũng như cuộc chiến của ngài chống lại sự giảm thiểu lý trí, sự suy giảm giá trị của niềm tin trong xã hội, sự tháo thứ luân lý và chân lý. Họ không chấp nhận những điều đó.”

Những cáo buộc họ đưa ra rất nghiêm trọng. Đức Cha có chắc chắn rằng những cáo buộc này không được hỗ trợ bởi sự kiện, và bằng chứng?

“Tôi không hiểu tại sao các Giáo hội Pháp và Đức lại chọn con đường hình thành các ‘Ủy ban điều tra độc lập’, mà trên thực tế không phải là độc lập, bởi vì, ít nhất là một số thành viên của họ, đã bị lèo lái bởi thành kiến chống Công Giáo. Đồng thời, chúng ta không bao giờ được đo lường thái độ của nhiều thập kỷ trước với những tiêu chuẩn của ngày hôm nay, khi chúng ta có nhận thức trưởng thành hơn về mức độ nghiêm trọng của các sự kiện, và hệ quả là sự nhạy cảm đã phát triển ở mọi cấp độ xã hội. Chẳng hạn, khi tôi còn nhỏ, các thầy cô giáo đưa ra một số hình phạt thể xác nhất định, điều đó không bị coi là ngược đãi và được coi là hoàn toàn bình thường. May mắn thay, điều này không còn xảy ra ngày nay”.

Vai trò của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tất cả những điều này là gì, thưa Đức Cha?

“Hoàn toàn không. Không có âm mưu nào của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhằm chống lại Đức Bênêđíctô. Đức Thánh Cha Phanxicô có một lòng kính trọng và tình cảm sâu sắc đối với người tiền nhiệm của mình”.

Theo Đức Cha, Đức Hồng Y Ratzinger sẽ được nhớ đến như thế nào?

“Giống như một người cha của Giáo hội. Ngài chắc chắn sẽ được nhớ đến như các Đức Giáo Hoàng Lêô Cả và Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả vì khả năng diễn thuyết sâu sắc và đơn giản của ngài. Những thế kỷ trong tương lai sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng bởi giáo huấn của ngài”.

Còn Đức Bergoglio thì sao, thưa Đức Cha?

“Giống như một vị Giáo hoàng đã kêu gọi toàn thể Giáo hội ý thức mình là một thiểu số, nhưng là một thiểu số tích cực, lắng nghe tiếng kêu cứu tuyệt vọng của những người nghèo, những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, và ý thức rằng trong mọi hoàn cảnh chỉ có Chúa Kitô mới có thể cứu được chúng ta”.

Đức Cha có nghĩ rằng một ngày nào đó Giáo hội sẽ cho các linh mục được kết hôn không?

“Không có mối liên hệ nào giữa luật độc thân linh mục và ấu dâm. Thật không may, nhiều kẻ ấu dâm là những người đã kết hôn, đã có gia đình hẳn hoi. Sự tươi sáng của đời sống độc thân đến với chúng ta từ Tin Mừng, từ cuộc đời của chính Chúa Giêsu. Đó là sự lựa chọn để sống như Ngài. Nó đòi hỏi một sự trưởng thành về tình cảm phải được xác minh trong quá trình phân định. Các bề trên của các chủng viện và các nhà giáo dục là cần thiết, những người đảm nhận nhiệm vụ xác minh này. Chứng sợ tính dục ở thế kỷ 19 đã tạo ra các linh mục chưa trưởng thành và do đó không thể đánh giá sự trưởng thành của các ứng viên”.

Như thế, theo ý Đức Cha loại bỏ luật độc thân linh mục sẽ không giải quyết được gì?

“Cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang trải qua đòi hỏi sự khám phá lại chứ không phải sự phủ nhận giá trị của cuộc sống độc thân. Trái tim của con người là một vực thẳm mà không phải lúc nào cũng có thể soi xét được. Sử dụng ngôn ngữ của Tin Mừng, tôi có thể nói rằng sự trinh tiết vì Nước Trời, ngày nay đang bị hủy hoại mạnh mẽ bởi sự khêu gợi đang xâm chiếm xã hội, bởi sự cô đơn và bởi sự mong manh của chính chúng ta. Nhưng sự sa ngã của một số người không thể phủ nhận sự thật và che khuất ánh sáng rằng luật độc thân linh mục không phải là cho dân Kitô, mà cho toàn thể nhân loại”.
Source:Corriere della Sera