Phụng Vụ - Mục Vụ
Ra đi và chiến thắng
Lm Jos. Trương Đình Hiền
09:41 31/01/2014
(Thánh lễ mồng một Tết bình an năm mới - Giáp Ngọ 2014)
Kính thưa cộng đoàn Phụng Vụ,
Không biết cái truyền thống mừng Tết Nguyên Đán có tự bao giờ, chắc là xưa lắm. Tuy nhiên, đối với người Á Đông, và đặc biệt với người VN chúng ta, xem ra truyền thống tốt đẹp nầy chưa bao giờ cũ, và chắc sẽ mới mãi không ngừng. Bởi vì, khi nào quả đất còn quay, mùa Xuân còn trở lại thì chúng ta luôn có một Năm Mới để mừng. Phải chăng cũng vì ý nghĩa nầy, mà cứ mỗi độ Năm Mới về, giai điệu của bài hát Happy New year của ban nhạc Abba luôn cuốn hút và lay động muôn triệu trái tim con người, cho dù nó đã được sáng tác cách đây hơn 3 thập ký rồi. Và điểm nhấn đặc biệt của ca khúc bất hủ nầy lại được thể hiện nơi điệp khúc với nội dung : Ước mơ cho một thế giới thắm tình huynh đệ và cho mọi người luôn hy vọng và cố gắng để vươn lên.
Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I
Lời Việt :
Chúc mừng năm mới
Chúc mừng năm mới
Chúc cho chúng ta có một giấc mơ
Về một thế giới mà hàng xóm là thân hữu
Chúc mừng năm mới
Chúc mừng năm mới
Chúc cho chúng ta có nhiều hi vọng, sẵn lòng cố gắng
Nếu chúng ta không thế thì sẽ gục ngã và diệt vong
Anh và em.
Và ý nghĩa nầy thật là trùng hợp với định hướng mục vụ của Giáo Hội Việt Nam và giáo phận Qui Nhơn trong năm 2014 nầy, là năm Phúc Âm Hóa các gia đình và gia tăng Đức Ái mà mục tiêu đó là nhằm xây dựng mái ấm gia đình của các Kitô hữu thấm nhuần tình thần của Phúc Âm, thấm nhuần tình yêu Thiên Chúa.
Kính thưa cộng đoàn,
Năm nay năm Giáp Ngọ - Con ngựa. Cách đây mấy chục năm, thành phố Quảng Ngãi nầy hàng ngày đều có bóng xe ngựa lách cách trên các con đường, đặc biệt là con đường từ ga ông Bố phía tây đến bến xe ngựa phía đông. Và hình bóng con ngựa, cho dù là ngựa chiến hay ngựa kéo xe, cũng đều diễn tả sự cần cù, sức mạnh, trung thành, chiến đấu và chiến thắng. Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm trong tác phẩm Chinh Phụ ngâm đã miêu tả hình ảnh oai hùng của người chiến binh trên lưng chiến mã
“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao,
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu.” ( Chinh Phụ ngâm/ Đoàn thị Điểm )
Riêng vua Trần Nhân Tông đã để lại hai câu thơ ca tụng những con ngựa đá, là biểu tượng của những chiến mã đã giúp cho nhà Trần hai lần đại thắng quân Nguyên Mông và giữ yên bờ cõi nước nhà :
“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cổ điện kim âu”
( Dịch : Xã tắc hai lần nhọc ngựa đá,
Non sông ngàn thuở vững âu vàng )
Và cũng từ những ý nghĩa đó, năm Giáp Ngọ, đối với người Kitô hữu chúng ta phải là một năm để lên đường chiến đấu và chiến thắng. Một đức tin trưởng thành và đúng đắn không cho phép chúng ta ù lì, lười biếng và ích kỷ hưởng thụ. Hình ảnh của người chiến sĩ sẵn sàng gác lại mọi cuộc vui để “lên ngựa” xông ra chiến trường đã trở thành biểu tượng đẹp của thi ca qua 4 câu thơ cổ bất hủ gọi là Lương Châu Từ của Vương Hàn :
“Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Giục ẩm tì bà mã thượng thôi,
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.”
Dịch:
“Bồ đào rót chén dạ quang,
Muốn say trên ngựa tiếng đàn giục đi.
Xưa nay chinh chiến ai về,
Nằm say bãi cát ai chê mặc người’ (Trần Mộng Tú)
Người Kitô hữu lên đường hành động đó chính là cọng tác với Thiên Chúa trong công trình sáng tạo (Bđ 1), là cùng với Chúa Kitô xây dựng Nước Thiên Chúa, lưu tâm và thực thi những giá trị Tin Mừng như lời của Thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Philipphê mà chúng ta vừa nghe : “những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tót, những gì là đức hạnh đáng khen, thì xin anh em hãy để ý”(Bđ 2).
Để có thể lên đường và thực thi những giá trị phúc âm đó, Tin mừng Matthêô hôm nay đề nghị chúng ta cần có một tâm hồn tin yêu phó thác nơi bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. Đây cũng là kim chỉ nam cho ngày Đầu Năm để chúng ta biết đặt toàn bộ cuộc sống trong bàn tay và kế hoạch yêu thương của Cha chúng ta, Đấng không ngừng chăm sóc từng con chim sẻ nhỏ bé trên cây, từng bông hoa huệ vô danh tầm thường ngoài đồng nội.
Những người ngoại không biết và không có được niềm tin vào Thiên Chúa nên thường ngày đầu năm họ thực hành đủ thứ mê tín dị đoan : coi bói, xin xăm, chọn hướng xuất hành, chọn người đạp đất…Chúng ta, những người con cái của sự sáng, chúng ta thanh thản bước đi trong cuộc đời với con tim đầy tràn niềm vui và hy vọng, như lời thúc nhắc hôm nay của Thánh Phaolô :
“Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại : vui lên anh em ! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hòa rộng rãi…”
Và như thế, ước gì Năm Con Ngựa nầy, mỗi người Kitô hữu chúng ta, không ai để cuộc đời mình, cuộc sống mình bầm dập thê thảm và đầy thù oán ghét ghen như “vết thù trên lưng ngựa hoang” ; nhưng mạnh mẽ chiến đấu và chiến thắng như chàng chiến mã trong sách khải huyền :
“Tôi thấy : kìa một con ngựa trắng và người cỡi ngựa mang cung.; Người ấy được tặng một triều thiên và ra đi như người thắng trận, để chiến thắng.” (Kh 6,2).
Xin kính chúc tất cả anh chị em và mọi gia đình một Năm Mới Giáp Ngọ đầy tràn niềm vui trong chiến đấu và chiến thắng. Amen.
Sống siêu thoát khiêm hạ trong tình thương - Điều kiện để được vào nước trời
Lm. Đan Vinh
17:51 31/01/2014
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN A
Xp 2,3.3,12-13; 1 Cr 1,26-31; Mt 5,1-12a
SỐNG SIÊU THOÁT KHIÊM HẠ TRONG TÌNH THƯƠNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC VÀO NƯỚC TRỜI
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 5,1-12a
(1) Thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. (2) Người mở miệng dạy họ rằng: (3) “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”. (4) “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp”. (5) “Phúc thay ai sầu khổ, vì họ được Thiên Chúa ủi an”. (6) “Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng”. (7) “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”. (8) “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa”. (9) “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. (10) “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ”. (11) “Phúc cho anh em, khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại, và vu khống đủ điều xấu xa. (12) Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao”.
2. Ý CHÍNH: TÁM MỐI PHÚC THẬT.
Mát-thêu đã tóm lược giáo lý của Đức Giê-su làm thành “Bài Giảng Trên Núi” hay cũng gọi là bản “Hiến Chương Nước Trời”. Đây là Tám Mối Phúc mà chính Đức Giê-su đã nêu gương và đòi hỏi các tin hữu phải thực hành trong cuộc sống, như tiêu chuẩn để được gia nhập vào Nước Trời do Người thiết lập. Chẳng hạn: Phải có tâm hồn nghèo khó nghĩa là sống siêu thoát đối với của cải vật chất, rồi phải ăn ở hiền hòa, có lòng sám hối, giữ đức công chính, có lòng thương xót, có tâm hồn trong sạch, ăn ở hòa thuận, sẵn sàng chịu bách hại vì đức Tin. Chỉ những ai sống theo các tiêu chuẩn nói trên mới đủ điều kiện để được hưởng hạnh phúc Nước Trời là thiên đàng đời sau.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-3: + Đoàn lũ đông đảo: Gồm các Tông đồ, các môn đệ và dân chúng đến từ Ga-li-lê, miền Thập Tỉnh, miền Giu-đê và thủ đô Giê-ru-sa-lem. Lại có cả dân ngoại từ các thành Ty-rô và Si-đon (x. Lc 6,17; Mt 4,25). Như vậy đoàn lũ đông đảo nói lên tính phổ quát của sứ điệp Đức Giê-su. + Người đi lên núi: Núi ở đây thực ra chỉ là một quả đồi ở gần thành Ca-phác-na-um. Nhưng Tin Mừng Mát-thêu dùng tiếng “núi” để gợi lại việc Thiên Chúa ký kết Giao Ước và ban Lề Luật cho Ít-ra-en trên núi Si-nai. + Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên: Ngồi là tư thế của vị tôn sư khi giáo huấn môn đồ (x. Mt 13,1). + Phúc thay: Đây là kiểu nói thường được sử dụng trong Cựu Ước (x. Tv 1,1-2; Cn 3,3). Ở đây Đức Giê-su dùng lối nói này để khai mạc Nước Trời, trong đó những người nghèo đói, hèn mọn, sầu khổ… sẽ được hạnh phúc thật, miễn là họ tiếp nhận sứ điệp của Người. Mát-thêu dùng kiểu nói: Phúc thay ai…, đang khi Lu-ca thì viết: Phúc cho anh em... (6,20-26).+ Tinh thần nghèo khó, vì Nước trời là của họ: Nghèo khó là tinh thần khiêm tốn với lối sống đơn giản, không tham lam tiền bạc; giống như trẻ em không tranh giành địa vị quyền hành. Đây là điều kiện để được gia nhập vào Nước Trời (x. Mt 18,1-11). Nghèo khó cũng đồng nghĩa với sự siêu thoát, sẵn sàng chia sẻ của cải vật chất cho người nghèo như điều kiện để đi theo làm môn đệ Đức Giê-su và đáng được Nước Trời làm phần gia nghiệp (x. Mt 19,16-22).
+So sánh sự khác nhau giữa hai câu: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3), và câu: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em” (Lc 6,20) giống và khác nhau thế nào ?
Hai câu trên trong Tin Mừng Mát-thêu và Lu-ca đều đề cập đến điều kiện phải có để được gia nhập vào Nước Trời hay Nước Thiên Chúa. Tuy nhiên Tin Mừng Lu-ca nhấn mạnh những người nghèo khó không cơm ăn áo mặc sẽ được Chúa bù đắp cho ưu tiên gia nhập Nước Thiên Chúa, khác với Tin Mừng Mát-thêu cho biết để được gia nhập vào Nước Trời đòi người ta phải có tâm hồn nghèo khó, nghĩa là phải hóa nên như trẻ thơ không ham mê địa vị quyền hành (x. Mt 19,13-14), sẵn sàng chấp nhận ngồi chỗ thấp trong bàn tiệc (x. Lc 14,10-11). Họ sẽ được Thiên Chúa nâng lên và cho ưu tiên hưởng hạnh phúc là ơn cứu độ muôn đời (x. Lc 1,53; 16,25).
- C 4-5: + Hiền lành: Trong Kinh Thánh, sự hiền lành luôn đi đôi với nghèo khó, khiêm nhường, nhỏ bé, yếu đuối, bị oan ức và thiếu thốn. + Đất Hứa làm gia nghiệp: Đất Hứa là một kiểu nói ám chỉ Nước Trời (x. Tv 37,11). + sầu khổ: là than khóc, buồn sầu vì đã phạm tội mất lòng Chúa và phải xa lìa Thiên Chúa. Buồn sầu thường do tội lỗi gây ra (x. 1 Cr 5,2). Đây cũng là tâm tình của người đang mong chờ ơn cứu độ của dân Ít-ra-en như ông Si-mê-on đã ca tụng Thiên Chúa (x. Lc 2,25). + Được Thiên Chúa ủi an: Sự đau buồn này sẽ được Thiên Chúa bù đắp bằng niềm an ủi và còn được Chúa xét xử khoan dung trong ngày tận thế.
- C 6-8: + Khát khao nên người công chính: Công chính là cách ăn ở hợp với thánh ý Thiên Chúa (x. Mt 3,15). Khát khao nên người công chính nghĩa là ước mong sống công bình ngay chính, tuân giữ Luật Chúa truyền dạy như ông Giu-se (x. Mt 1,19) và tránh thói giả hình của người pha-ri-sêu (x. Mt 5,20). + Nước Trời là của họ: Hạnh phúc Nước trời sẽ được dành để ban thưởng cho những ai muốn sống cuộc đời hoàn thiện. + Xót thương người: nghĩa là tỏ lòng nhân hậu đối với các tội nhân noi gương Thiên Chúa: “Ta muốn lòng nhân từ chứ đâu cần lễ tế” (Hs 6,6) và như người Sa-ma-ri-a nhân hậu đã sẵn lòng giúp đỡ người gặp nạn (x. Lc 10,33-37). + Sẽ được Thiên Chúa xót thương: Có lòng thương xót và biết tha thứ cho kẻ xúc phạm đến mình thì sẽ được Thiên Chúa xót thương và được tha tội nợ (x. Mt 6,14-15). Ông chủ trong dụ ngôn “hai con nợ” đã mắng kẻ không biết thương xót: “Ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi vì ngươi đã van xin Ta. Thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính Ta đã thương xót ngươi sao ?” (Mt 18,32-33). + Lòng trong sạch: Trong sạch ở đây không những là đức khiết tịnh, mà còn ám chỉ một lương tâm ngay thẳng, hết lòng phụng sự Chúa và tha nhân, không màng danh lợi... + Được nhìn thấy Thiên Chúa: Là được tiếp xúc thân mật với Chúa như ông Mô-sê xưa đã được gặp gỡ đàm đạo với Đức Chúa “diện đối diện” (x. Xh 33,11).
- C 9-10: + Phúc thay ai xây dựng hòa bình: Sứ mạng của các môn đệ là phải làm cho mọi dân nước trên thế giới trở thành đại gia đình có Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh em của nhau. Người tín hữu cần sẵn sàng làm hòa với những ai đang bất bình với mình, để lễ dâng lên Chúa xứng đáng được chấp nhận (x. Mt 5,23-24). + Được gọi là con Thiên Chúa: Vì Thiên Chúa là Tình Yêu. Ai sống yêu thương thì mới ở trong Thiên Chúa và trở nên con cái Thiên Chúa. Họ sẽ được Chúa yêu thương và tâm hồn được bình an (x. 2 Cr 13,11). + Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính: Có phúc vì nên giống Đức Giê-su, Đấng đã bị các đầu mục Do thái hãm hại. Người đã phải trải qua cuộc khổ nạn như vậy rồi mới được vào trong vinh quang phục sinh. Đây là một sự điên rồ đối với người Do thái và là điều không dễ chấp nhận, ngay cả các môn đệ Đức Giê-su cũng vậy (x. Mt 16,22). Tuy vô tội, nhưng Đức Giê-su săn sàng bị người Do thái bắt bớ giết hại trên cây thập giá để đền tội thay cho nhân loại chúng ta (x. Mt 10,24-25). Thánh Phê-rô cũng nói thêm như sau: “Nếu anh em chịu khổ vì sống công chính, thì anh em thật có phúc !” (1 Pr 3,14).
- C 11-12a: + Vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa: Lời Chúa giải thích mối phúc thứ tám để động viên các tín hữu thời Giáo Hội sơ khai đang bị bách hại. + Anh em hãy vui mừng hớn hở: Thánh Phê-rô cũng dạy: “Được chia sẻ những đau khổ của Đức Ki-tô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng hoan hỉ. Nếu bị xỉ nhục vì danh Đức Ki-tô, anh em thật có phúc, bởi lẽ Thần Khí vinh hiển và uy quyền, là Thần Khí của Thiên Chúa, ngự trên anh em” (1 Pr 4,13-14). + Vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao: Chính khi chịu đau khổ bách hại và liên kết với cuộc tử nạn của Chúa Giê-su, các tín hữu sẽ được nên giống Người và sau này còn được Người đón nhận vào Thiên Đàng hưởng hạnh phúc viên mãn với Người.
4. CÂU HỎI:
1) Tám Mối Phúc Thật là bản tóm lược những điều kiện phải có để được vào Nước Trời do Chúa Giê-su thiết lập. Trong Tám Mối Phúc này, mối phúc nào quan trọng nhất và là nền tảng của các mối phúc khác ? 2) So sánh ý nghĩa câu: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó” trong Tin Mừng Mát-thêu với câu “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó” trong Tin Mừng Lu-ca giống và khác nhau thế nào ? 3) Tại sao Chúa Giê-su lại chúc phúc và đề cao người nghèo, đang khi chỉ người giàu có mới có điều kiện giúp xóa đói giảm nghèo ? 4) Ý nghĩa của các mối phúc còn lại như thế nào: Phúc cho ai hiền lành, sầu khổ, khát khao nên người công chính, biết xót thương người, có tâm hồn trong sạch, xây dựng hòa bình, bị bách hại vì danh Chúa ?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,2).
2. CÂU CHUYỆN:
1) NGHỊCH LÝ CỦA KI-TÔ GIÁO: Tonner, một nhân vật nổi tiếng hiện nay của Mỹ, là một tỉ phú giàu có, một trong các sáng lập viên của hệ thống truyền hình CNN. Gần đây trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí The New York, Tonner cho biết không phải lúc nào cũng thành công. Ông đã từng bị thất bại và đi đến thất vọng đến nỗi đã nghĩ tới việc tự tử. Một người là một trong những nhân vật quyền thế nhất nước Mỹ, nhất là sau khi đã tặng hàng tỉ Mỹ kim cho Liên Hiệp Quốc, giờ đây phải thú nhận mình đang là nạn nhân của một cuộc chiến về mọi mặt, từ việc kinh doanh đến cuộc sống gia đình và ngay cả niềm tin tôn giáo. Thất bại trong đời sống hôn nhân là điều tệ hại nhất đối với Tonner. Ông và nữ tài tử Folda đã ly hôn sau tám năm chung sống. Lý do chính khiến cho hai người chia tay là vì Folda đã theo đạo để trở thành một tín hữu Ki-tô. Tonner tỏ ra không mấy thiện cảm với đức tin tôn giáo. Ông cho rằng Ki-tô giáo là một tôn giáo chỉ dành cho những kẻ thua cuộc thất bại. Ông đã gọi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một tên ngu ngốc. Với tất cả những gì đang chiếm hữu, Tonner thật có lý khi coi các tín hữu Kitô là những kẻ thất bại nghèo đói. Nhưng điều nghịch lý nhất của Ki-tô giáo mà Tonner không sao hiểu được là người tín hữu Ki-tô chọn đi con đường: “thua để thắng”, “mất để được” như Đức Giê-su đã chọn và Tông đồ Si-mon Phê-rô đã phản kháng. Đó là con đuờng “Qua đau khổ của sự chết để vào trong vinh quang phục sinh” (x. Mt 16,21-23), Nghịch lý này về sau đã được thánh Phan-xi-cô Át-si diễn tả trong lời cầu của kinh Hòa Bình. (nguồn: radio veritas Asia).
2) SỐNG SIÊU THOÁT HIỀN HÒA NHƯ PHAN-XI-CÔ ÁT-SI
Phan-xi-cô thành Át-si (Phanxicô Assise) là con một nhà quý tộc giàu có danh giá ở thành Át-si. Một hôm đi nhà thờ dự lễ và tình cờ nghe một vị linh mục giảng về Tám mối Phúc Thật, Phan-xi-cô rất tâm đắc với câu nói của Chúa Giê-su: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,2). Từ hôm ấy, anh luôn suy nghĩ xem mình phải sống thế nào để trở thành một người nghèo thực sự theo lời dạy của Chúa? Rồi một ngày nọ, anh đi đến quyết định sống cuộc đời siêu thoát, từ bỏ mọi sự để hoàn toàn phó thác cuộc đời cho Chúa quan phòng. Anh đã bán gia sản của cha mình và đem phân phát cho những người nghèo khổ bệnh tật. Hành động của Phan-xi-cô đã đến tai người cha khiến ông này nổi cơn thịnh nộ. Ông đã đến tịch thu tất cả những gì còn sót lại của Phan-xi-cô và tuyên bố từ không nhận Phan-xi-cô làm con nữa. Ngày hôm ấy Phan-xi-cô đã bỏ lại tất cả quần áo, giầy dép sang trọng đang mặc để ra kihỏi nhà với hai bàn tay trắng. Anh đã viết nhật ký như sau: “Bây giờ tuy không còn có cha ở trần gian, nhưng tôi vẫn luôn có Cha Trên Trời hằng thương yêu tôi”. Từ ngày đó anh được hoàn toàn tự do đi theo lý tưởng đã chọn lựa là “từ bỏ tất cả mọi sự, trở nên nghèo khó vì Nước Trời”. Ban ngày, trong bộ quần áo vải thô, chân không giày dép, Phan-xi-cô đã đi bộ ngang qua các đường phố làng mạc để khất thực. Tối đến, anh thức khuya đọc Thánh Kinh, cầu nguyện và dùng giây da để hành xác. Anh đã được Chúa in năm dấu thánh trên hai bàn tay, hai bàn chân và cạnh sườn để nên giống Chúa Giê-su bị đóng đinh chân tay và chịu lưỡi đòng đâm thâu trên cây thập giá. Anh đã thực hành đúng theo Lời Chúa dạy: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3). Lối tu luyện khổ hạnh của Phan-xi-cô đã được Hội Thánh đánh giá cao và dòng “Anh em hèn mọn” do Phan-xi-cô sáng lập đã trở thành một dòng tu lớn bậc nhất trong Hội Thánh. Sau khi qua đời, anh đã được Hội Thánh phong lên bậc hiển thánh là thánh Phan-xi-cô Át-si hay Phan-xi-cô Năm Dấu, kính nhớ vào ngày 04 tháng 10 hằng năm.
3. SUY NIỆM:
1)Thế nào là hạnh phúc ? Làm sao để có hạnh phúc thực sự ?
Hạnh phúc là một khát vọng tự nhiên của con người muốn được thỏa mãn các nhu cầu cả về thể xác cũng như tâm hồn, mà sau khi đã được thỏa mãn người ta sẽ cảm thấy vui vẻ sung sướng không còn bị khát khao nữa. Có hai thứ hạnh phúc : Một là hạnh phúc tự nhiên khả giác và hai là hạnh phúc siêu nhiên tinh thần như sau :
-Về hạnh phúc tự nhiên: Người ta sẽ cảm thấy hạnh phúc khi được thỏa mãn điều mình khát vọng như: Được có nhiều tiền của vật chất, được sống chung với người mình yêu, được khen ngợi thành tích đã đạt được, được thi đậu vào trường học hay được cấp visa nhập cảnh ra nước ngoài, được thăng quan tiến chức theo ý muốn… Tuy nhiên, thứ hạnh phúc này thường không bền lâu và nhiều khi hạnh phúc hôm nay lại trở thành nguyên nhân gây ra bất hạnh sau đó.
-Về hạnh phúc siêu nhiên: Tin Mừng hôm nay đề cầp đến thứ hạnh phúc tinh thần của các tín hữu Ki-tô là « Tám Mối Phúc ». Đây là bản Hiến Chương Nước Trời do Đức Giê-su- Mô-sê Mới của thời Tân Ước đã công bố cho dân Ít-ra-en Mới là Hội Thánh, để kiện toàn Thập Giới do Mô-sê của thời Cựu Ước đã công bố cho dân Ít-ra-en trên hai bia đá trong cuộc Xuất Hành.
2)Về tám mối phúc của Đức Giê-su:
Đây là những tiêu chuẩn mà những ai muốn được ơn cứu độ của Đức Giê-su phải thực hành trong cuộc sống như sau:
+ Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó: Người có tâm hồn nghèo khó là người không tham lam tiền của, không tranh giành địa vị chức quyền, nhưng luôn sống đơn giản siêu thoát và khiêm nhường phục vụ noi gương Đức Giê-su, nên họ sẽ được ban thưởng Nước Trời đời sau.
+ Phúc thay ai hiền lành: Người hiền lành là người có lòng từ bi nhân ái, không cố tình làm hại ai, nhưng luôn biết nhẫn nhịn chịu đựng những xúc phạm của tha nhân vì lòng mến Chúa, nên họ sẽ được Chúa bù đắp các thiệt thòi bằng hạnh phúc là đất hứa Thiên Đàng.
+ Phúc thay ai sầu khổ: Người sầu khổ là người ý thức giá trị thanh luyện của đau khổ nên sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày, nên họ sẽ được Chúa đoái thương “lau khô giọt lệ” và được Người động viên an ủi bằng hạnh phúc Thiên Đàng sau này.
+ Phúc thay ai khao khát nên người công chính: Người công chính là người luôn hướng thượng, muốn nên hoàn thiện noi gương Chúa Cha trên Trời, nên họ sẽ được thỏa lòng mong ước nhờ tin vào Chúa Giê-su và ăn ở công minh chính trực giống như Người.
+ Phúc thay ai xót thương người: Người biết xót thương là người luôn cảm thông chia sẻ niềm vui nỗi buồn với tha nhân như thánh Phao-lô dạy: “Vui với người vui, khóc với người khóc” (Rm 12,15), nên họ sẽ được Chúa xót thương và ban ơn tha thứ trước tòa phán xét sau này.
+ Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch: Người có tâm hồn trong sạch là người có nếp sống lành thánh trong tư tưởng lời nói và hành động, nên cặp mắt tâm hồn của họ sẽ nên trong sáng để có thể nhìn thấy Chúa nơi đang hiện thân nơi những người đói khổ bất hạnh (x. Mt 25,40), và sau này họ còn được “mặt giáp mặt” Chúa trên nước thiên đàng (1 Cr 13,12).
+ Phúc thay ai xây dựng hòa bình: Người xây dựng hòa bình là người luôn nhẫn nhịn chịu đựng, biết ứng xử theo nguyên tắc “dĩ hòa vi quý” để sống hòa thuận với tha nhân, nên họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa (x. Mt 5,45) và trở nên môn đệ thực sự của Đức Giê-su (x. Ga 13,35).
+ Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính: Người bị bách hại vì sống công chính là người do tin theo Chúa Giê-su nên đã bị bọn người gian ác thù ghét bách hại, nên họ sẽ được hưởng ơn cứu độ là hạnh phúc nước thiên đàng đời đời do Thiên Chúa thưởng ban.
Đối với những người không có đức tin thì bản Hiến Chương Nước Trời của Đức Giê-su là những điều nghịch lý khó lòng chấp nhận. Vì làm sao một người có thể được hạnh phúc khi đang trong tình trạng đói nghèo, buồn sầu, bách hại…? Nhưng đối với các tín hữu thì những điều nghịch lý nói trên lại trở thành hữu lý nhờ tin vào Chúa Giê-su và đi theo con đường “Qua đau khổ vào vinh quang” như Người đã ba lần tiên báo với các môn đệ: “Con Người sắp bị nộp vào tay người đời. Họ sẽ giết chết Người, và ngày thứ ba người sẽ trỗi dậy” (Mt 16,21; 17,22-23; 20,17-19).
3) Mối phúc căn bản: Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó:
Người có tâm hồn nghèo khó được Chúa chúc phúc phải sống nghèo khó vì người khác và cho người khác. Nếu một người sống nghèo khó vì mình, hà tiện không dám tiêu xài để mình ngày càng giàu thêm thì đó là thói hư hà tiện chứ không phải nhân đức khó nghèo của Tin Mừng. Rất nhiều người đã tưởng lầm mình có đức khó nghèo khi họ hà tiện không dám ăn uống, may mặc, hay chữa bệnh… vì sợ bị tốn tiền. Số tiền dư ra thay vì để chia sẻ giúp đỡ cho người nghèo thì họ lại gửi vào nhà băng hay mua vàng cất giữ. Khó nghèo như thế không mang lại ích lợi cho tha nhân và cũng sẽ không được hưởng lời Chúa chúc phúc.
Tâm hồn nghèo khó không những là sự quảng đại chia sẻ cơm áo tiền bạc vật chất, mà còn gồm cả sự quảng đại chia sẻ cho tha nhân về tinh thần. Chẳng hạn: Dành thời gian nghỉ ngơi để dấn thân làm công tác xã hội như: giúp chống dột, vệ sinh khu vực nhà thờ hay khu phố nên sạch đẹp… Một người dù có nhiều tiền bạc và phương tiện sống vẫn có thể được Chúa chúc phúc nếu biết chia sẻ vật chất tinh thần cho tha nhân, đang khi những kẻ nghèo khó do lười biếng ỷ nại vào người khác giúp đỡ, hoặc tham lam tiền bạc của cải cách bất công… thì cũng không thực sự có đức khó nghèo đáng được Chúa chúc phúc.
4)Các mối phúc đều là kết quả của việc thực hành giới răn “Mến Chúa Yêu Người”:
Mối phúc căn bản của tám mối phúc nói trên chính là lòng vị tha bác ái. Chính tình mến Chúa yêu người sẽ trở thành động lực khiến các tín hữu chúng ta sẵn sàng chịu đựng các sự thiệt thòi và đau khổ do kẻ gian ác gây ra cho mình. Điều quan trọng là chúng ta cần quyết tâm thực hành giới răn mến Chúa yêu người. Nhờ lòng mến mà mọi việc chúng ta làm sẽ được Chúa chúc phúc.
Mỗi mối phúc đều có hai vế: từ nguyên nhân đến hậu quả, từ việc gieo hạt giống đến mùa lúa bội thu; Từ “mình vì mọi người” đến chỗ “mọi người vì mình”; Từ “đi gieo trong nước mắt” đến “sẽ gặt trong vui mừng”… Sự nghèo khó, hiền lành, sầu khổ sẽ trở nên nguồn hạnh phúc nếu chúng ta biết chịu đựng vì lòng mến Chúa yêu người. Nếu không có tình thương làm nền tảng thì các sự nghèo khó, hiền lành, sầu khổ nói trên sẽ là tai họa và hình phạt mà thôi.
4. THẢO LUẬN:
1) Hiện nay điều gì đang làm bạn vui vẻ hạnh phúc hay bị đau khổ bất hạnh ? 2) Khi gặp một sự rủi ro trái ý, một thất bại ê chề, một điều không vui do người khác gây ra, bạn thường phản ứng thế nào ? 3) Để có được hạnh phúc thật của Chúa, bạn nên làm gì để biến sự rủi ro trở thành may lành, biến đau khổ thành niềm vui trong Chúa ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Trong tám mối phúc thật Chúa dạy hôm nay, con thấy mối phúc quan trọng nhất và bao gồm mọi mối phúc khác là “Phúc thay những ai có tâm hồn nghèo khó”. Người có tâm hồn nghèo khó là người luôn tin cậy phó thác cuộc đời cho Chúa, nên sẽ cầu nguyện không ngừng; Là người ý thức về sự bất lực của mình, nên không bao giờ khinh dể tha nhân nhưng luôn phó thác cậy trông vào tình thương quan phòng của Chúa; Là người luôn ăn ở hiền lành và khiêm nhường noi gương Chúa khi xưa.
- LẠY CHÚA. Người Mã Lai đã có câu châm ngôn so sánh các bậc vĩ nhân với những kẻ tiểu nhân như sau: “Cây lúa nào càng nặng trĩu hạt thì càng rạp sâu xuống sát mặt đất. Ngược lại: cây lúa nào càng nghểnh đầu lên cao thì lại càng có ít hạt”. Xin Chúa giúp chúng con luôn sống khiêm hạ và nghèo khó. Cho chúng con biết “Nói ít làm nhiều”, luôn từ tốn, khiêm nhu và hòa nhã với mọi người. Nhờ đó, chúng con sẽ nên giống Chúa hơn, sẽ có Nước Trời làm phần gia nghiệp đời này và đời sau.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
Xp 2,3.3,12-13; 1 Cr 1,26-31; Mt 5,1-12a
SỐNG SIÊU THOÁT KHIÊM HẠ TRONG TÌNH THƯƠNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC VÀO NƯỚC TRỜI
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 5,1-12a
(1) Thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. (2) Người mở miệng dạy họ rằng: (3) “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”. (4) “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp”. (5) “Phúc thay ai sầu khổ, vì họ được Thiên Chúa ủi an”. (6) “Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng”. (7) “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”. (8) “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa”. (9) “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. (10) “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ”. (11) “Phúc cho anh em, khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại, và vu khống đủ điều xấu xa. (12) Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao”.
2. Ý CHÍNH: TÁM MỐI PHÚC THẬT.
Mát-thêu đã tóm lược giáo lý của Đức Giê-su làm thành “Bài Giảng Trên Núi” hay cũng gọi là bản “Hiến Chương Nước Trời”. Đây là Tám Mối Phúc mà chính Đức Giê-su đã nêu gương và đòi hỏi các tin hữu phải thực hành trong cuộc sống, như tiêu chuẩn để được gia nhập vào Nước Trời do Người thiết lập. Chẳng hạn: Phải có tâm hồn nghèo khó nghĩa là sống siêu thoát đối với của cải vật chất, rồi phải ăn ở hiền hòa, có lòng sám hối, giữ đức công chính, có lòng thương xót, có tâm hồn trong sạch, ăn ở hòa thuận, sẵn sàng chịu bách hại vì đức Tin. Chỉ những ai sống theo các tiêu chuẩn nói trên mới đủ điều kiện để được hưởng hạnh phúc Nước Trời là thiên đàng đời sau.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-3: + Đoàn lũ đông đảo: Gồm các Tông đồ, các môn đệ và dân chúng đến từ Ga-li-lê, miền Thập Tỉnh, miền Giu-đê và thủ đô Giê-ru-sa-lem. Lại có cả dân ngoại từ các thành Ty-rô và Si-đon (x. Lc 6,17; Mt 4,25). Như vậy đoàn lũ đông đảo nói lên tính phổ quát của sứ điệp Đức Giê-su. + Người đi lên núi: Núi ở đây thực ra chỉ là một quả đồi ở gần thành Ca-phác-na-um. Nhưng Tin Mừng Mát-thêu dùng tiếng “núi” để gợi lại việc Thiên Chúa ký kết Giao Ước và ban Lề Luật cho Ít-ra-en trên núi Si-nai. + Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên: Ngồi là tư thế của vị tôn sư khi giáo huấn môn đồ (x. Mt 13,1). + Phúc thay: Đây là kiểu nói thường được sử dụng trong Cựu Ước (x. Tv 1,1-2; Cn 3,3). Ở đây Đức Giê-su dùng lối nói này để khai mạc Nước Trời, trong đó những người nghèo đói, hèn mọn, sầu khổ… sẽ được hạnh phúc thật, miễn là họ tiếp nhận sứ điệp của Người. Mát-thêu dùng kiểu nói: Phúc thay ai…, đang khi Lu-ca thì viết: Phúc cho anh em... (6,20-26).+ Tinh thần nghèo khó, vì Nước trời là của họ: Nghèo khó là tinh thần khiêm tốn với lối sống đơn giản, không tham lam tiền bạc; giống như trẻ em không tranh giành địa vị quyền hành. Đây là điều kiện để được gia nhập vào Nước Trời (x. Mt 18,1-11). Nghèo khó cũng đồng nghĩa với sự siêu thoát, sẵn sàng chia sẻ của cải vật chất cho người nghèo như điều kiện để đi theo làm môn đệ Đức Giê-su và đáng được Nước Trời làm phần gia nghiệp (x. Mt 19,16-22).
+So sánh sự khác nhau giữa hai câu: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3), và câu: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em” (Lc 6,20) giống và khác nhau thế nào ?
Hai câu trên trong Tin Mừng Mát-thêu và Lu-ca đều đề cập đến điều kiện phải có để được gia nhập vào Nước Trời hay Nước Thiên Chúa. Tuy nhiên Tin Mừng Lu-ca nhấn mạnh những người nghèo khó không cơm ăn áo mặc sẽ được Chúa bù đắp cho ưu tiên gia nhập Nước Thiên Chúa, khác với Tin Mừng Mát-thêu cho biết để được gia nhập vào Nước Trời đòi người ta phải có tâm hồn nghèo khó, nghĩa là phải hóa nên như trẻ thơ không ham mê địa vị quyền hành (x. Mt 19,13-14), sẵn sàng chấp nhận ngồi chỗ thấp trong bàn tiệc (x. Lc 14,10-11). Họ sẽ được Thiên Chúa nâng lên và cho ưu tiên hưởng hạnh phúc là ơn cứu độ muôn đời (x. Lc 1,53; 16,25).
- C 4-5: + Hiền lành: Trong Kinh Thánh, sự hiền lành luôn đi đôi với nghèo khó, khiêm nhường, nhỏ bé, yếu đuối, bị oan ức và thiếu thốn. + Đất Hứa làm gia nghiệp: Đất Hứa là một kiểu nói ám chỉ Nước Trời (x. Tv 37,11). + sầu khổ: là than khóc, buồn sầu vì đã phạm tội mất lòng Chúa và phải xa lìa Thiên Chúa. Buồn sầu thường do tội lỗi gây ra (x. 1 Cr 5,2). Đây cũng là tâm tình của người đang mong chờ ơn cứu độ của dân Ít-ra-en như ông Si-mê-on đã ca tụng Thiên Chúa (x. Lc 2,25). + Được Thiên Chúa ủi an: Sự đau buồn này sẽ được Thiên Chúa bù đắp bằng niềm an ủi và còn được Chúa xét xử khoan dung trong ngày tận thế.
- C 6-8: + Khát khao nên người công chính: Công chính là cách ăn ở hợp với thánh ý Thiên Chúa (x. Mt 3,15). Khát khao nên người công chính nghĩa là ước mong sống công bình ngay chính, tuân giữ Luật Chúa truyền dạy như ông Giu-se (x. Mt 1,19) và tránh thói giả hình của người pha-ri-sêu (x. Mt 5,20). + Nước Trời là của họ: Hạnh phúc Nước trời sẽ được dành để ban thưởng cho những ai muốn sống cuộc đời hoàn thiện. + Xót thương người: nghĩa là tỏ lòng nhân hậu đối với các tội nhân noi gương Thiên Chúa: “Ta muốn lòng nhân từ chứ đâu cần lễ tế” (Hs 6,6) và như người Sa-ma-ri-a nhân hậu đã sẵn lòng giúp đỡ người gặp nạn (x. Lc 10,33-37). + Sẽ được Thiên Chúa xót thương: Có lòng thương xót và biết tha thứ cho kẻ xúc phạm đến mình thì sẽ được Thiên Chúa xót thương và được tha tội nợ (x. Mt 6,14-15). Ông chủ trong dụ ngôn “hai con nợ” đã mắng kẻ không biết thương xót: “Ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi vì ngươi đã van xin Ta. Thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính Ta đã thương xót ngươi sao ?” (Mt 18,32-33). + Lòng trong sạch: Trong sạch ở đây không những là đức khiết tịnh, mà còn ám chỉ một lương tâm ngay thẳng, hết lòng phụng sự Chúa và tha nhân, không màng danh lợi... + Được nhìn thấy Thiên Chúa: Là được tiếp xúc thân mật với Chúa như ông Mô-sê xưa đã được gặp gỡ đàm đạo với Đức Chúa “diện đối diện” (x. Xh 33,11).
- C 9-10: + Phúc thay ai xây dựng hòa bình: Sứ mạng của các môn đệ là phải làm cho mọi dân nước trên thế giới trở thành đại gia đình có Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh em của nhau. Người tín hữu cần sẵn sàng làm hòa với những ai đang bất bình với mình, để lễ dâng lên Chúa xứng đáng được chấp nhận (x. Mt 5,23-24). + Được gọi là con Thiên Chúa: Vì Thiên Chúa là Tình Yêu. Ai sống yêu thương thì mới ở trong Thiên Chúa và trở nên con cái Thiên Chúa. Họ sẽ được Chúa yêu thương và tâm hồn được bình an (x. 2 Cr 13,11). + Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính: Có phúc vì nên giống Đức Giê-su, Đấng đã bị các đầu mục Do thái hãm hại. Người đã phải trải qua cuộc khổ nạn như vậy rồi mới được vào trong vinh quang phục sinh. Đây là một sự điên rồ đối với người Do thái và là điều không dễ chấp nhận, ngay cả các môn đệ Đức Giê-su cũng vậy (x. Mt 16,22). Tuy vô tội, nhưng Đức Giê-su săn sàng bị người Do thái bắt bớ giết hại trên cây thập giá để đền tội thay cho nhân loại chúng ta (x. Mt 10,24-25). Thánh Phê-rô cũng nói thêm như sau: “Nếu anh em chịu khổ vì sống công chính, thì anh em thật có phúc !” (1 Pr 3,14).
- C 11-12a: + Vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa: Lời Chúa giải thích mối phúc thứ tám để động viên các tín hữu thời Giáo Hội sơ khai đang bị bách hại. + Anh em hãy vui mừng hớn hở: Thánh Phê-rô cũng dạy: “Được chia sẻ những đau khổ của Đức Ki-tô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng hoan hỉ. Nếu bị xỉ nhục vì danh Đức Ki-tô, anh em thật có phúc, bởi lẽ Thần Khí vinh hiển và uy quyền, là Thần Khí của Thiên Chúa, ngự trên anh em” (1 Pr 4,13-14). + Vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao: Chính khi chịu đau khổ bách hại và liên kết với cuộc tử nạn của Chúa Giê-su, các tín hữu sẽ được nên giống Người và sau này còn được Người đón nhận vào Thiên Đàng hưởng hạnh phúc viên mãn với Người.
4. CÂU HỎI:
1) Tám Mối Phúc Thật là bản tóm lược những điều kiện phải có để được vào Nước Trời do Chúa Giê-su thiết lập. Trong Tám Mối Phúc này, mối phúc nào quan trọng nhất và là nền tảng của các mối phúc khác ? 2) So sánh ý nghĩa câu: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó” trong Tin Mừng Mát-thêu với câu “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó” trong Tin Mừng Lu-ca giống và khác nhau thế nào ? 3) Tại sao Chúa Giê-su lại chúc phúc và đề cao người nghèo, đang khi chỉ người giàu có mới có điều kiện giúp xóa đói giảm nghèo ? 4) Ý nghĩa của các mối phúc còn lại như thế nào: Phúc cho ai hiền lành, sầu khổ, khát khao nên người công chính, biết xót thương người, có tâm hồn trong sạch, xây dựng hòa bình, bị bách hại vì danh Chúa ?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,2).
2. CÂU CHUYỆN:
1) NGHỊCH LÝ CỦA KI-TÔ GIÁO: Tonner, một nhân vật nổi tiếng hiện nay của Mỹ, là một tỉ phú giàu có, một trong các sáng lập viên của hệ thống truyền hình CNN. Gần đây trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí The New York, Tonner cho biết không phải lúc nào cũng thành công. Ông đã từng bị thất bại và đi đến thất vọng đến nỗi đã nghĩ tới việc tự tử. Một người là một trong những nhân vật quyền thế nhất nước Mỹ, nhất là sau khi đã tặng hàng tỉ Mỹ kim cho Liên Hiệp Quốc, giờ đây phải thú nhận mình đang là nạn nhân của một cuộc chiến về mọi mặt, từ việc kinh doanh đến cuộc sống gia đình và ngay cả niềm tin tôn giáo. Thất bại trong đời sống hôn nhân là điều tệ hại nhất đối với Tonner. Ông và nữ tài tử Folda đã ly hôn sau tám năm chung sống. Lý do chính khiến cho hai người chia tay là vì Folda đã theo đạo để trở thành một tín hữu Ki-tô. Tonner tỏ ra không mấy thiện cảm với đức tin tôn giáo. Ông cho rằng Ki-tô giáo là một tôn giáo chỉ dành cho những kẻ thua cuộc thất bại. Ông đã gọi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một tên ngu ngốc. Với tất cả những gì đang chiếm hữu, Tonner thật có lý khi coi các tín hữu Kitô là những kẻ thất bại nghèo đói. Nhưng điều nghịch lý nhất của Ki-tô giáo mà Tonner không sao hiểu được là người tín hữu Ki-tô chọn đi con đường: “thua để thắng”, “mất để được” như Đức Giê-su đã chọn và Tông đồ Si-mon Phê-rô đã phản kháng. Đó là con đuờng “Qua đau khổ của sự chết để vào trong vinh quang phục sinh” (x. Mt 16,21-23), Nghịch lý này về sau đã được thánh Phan-xi-cô Át-si diễn tả trong lời cầu của kinh Hòa Bình. (nguồn: radio veritas Asia).
2) SỐNG SIÊU THOÁT HIỀN HÒA NHƯ PHAN-XI-CÔ ÁT-SI
Phan-xi-cô thành Át-si (Phanxicô Assise) là con một nhà quý tộc giàu có danh giá ở thành Át-si. Một hôm đi nhà thờ dự lễ và tình cờ nghe một vị linh mục giảng về Tám mối Phúc Thật, Phan-xi-cô rất tâm đắc với câu nói của Chúa Giê-su: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,2). Từ hôm ấy, anh luôn suy nghĩ xem mình phải sống thế nào để trở thành một người nghèo thực sự theo lời dạy của Chúa? Rồi một ngày nọ, anh đi đến quyết định sống cuộc đời siêu thoát, từ bỏ mọi sự để hoàn toàn phó thác cuộc đời cho Chúa quan phòng. Anh đã bán gia sản của cha mình và đem phân phát cho những người nghèo khổ bệnh tật. Hành động của Phan-xi-cô đã đến tai người cha khiến ông này nổi cơn thịnh nộ. Ông đã đến tịch thu tất cả những gì còn sót lại của Phan-xi-cô và tuyên bố từ không nhận Phan-xi-cô làm con nữa. Ngày hôm ấy Phan-xi-cô đã bỏ lại tất cả quần áo, giầy dép sang trọng đang mặc để ra kihỏi nhà với hai bàn tay trắng. Anh đã viết nhật ký như sau: “Bây giờ tuy không còn có cha ở trần gian, nhưng tôi vẫn luôn có Cha Trên Trời hằng thương yêu tôi”. Từ ngày đó anh được hoàn toàn tự do đi theo lý tưởng đã chọn lựa là “từ bỏ tất cả mọi sự, trở nên nghèo khó vì Nước Trời”. Ban ngày, trong bộ quần áo vải thô, chân không giày dép, Phan-xi-cô đã đi bộ ngang qua các đường phố làng mạc để khất thực. Tối đến, anh thức khuya đọc Thánh Kinh, cầu nguyện và dùng giây da để hành xác. Anh đã được Chúa in năm dấu thánh trên hai bàn tay, hai bàn chân và cạnh sườn để nên giống Chúa Giê-su bị đóng đinh chân tay và chịu lưỡi đòng đâm thâu trên cây thập giá. Anh đã thực hành đúng theo Lời Chúa dạy: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3). Lối tu luyện khổ hạnh của Phan-xi-cô đã được Hội Thánh đánh giá cao và dòng “Anh em hèn mọn” do Phan-xi-cô sáng lập đã trở thành một dòng tu lớn bậc nhất trong Hội Thánh. Sau khi qua đời, anh đã được Hội Thánh phong lên bậc hiển thánh là thánh Phan-xi-cô Át-si hay Phan-xi-cô Năm Dấu, kính nhớ vào ngày 04 tháng 10 hằng năm.
3. SUY NIỆM:
1)Thế nào là hạnh phúc ? Làm sao để có hạnh phúc thực sự ?
Hạnh phúc là một khát vọng tự nhiên của con người muốn được thỏa mãn các nhu cầu cả về thể xác cũng như tâm hồn, mà sau khi đã được thỏa mãn người ta sẽ cảm thấy vui vẻ sung sướng không còn bị khát khao nữa. Có hai thứ hạnh phúc : Một là hạnh phúc tự nhiên khả giác và hai là hạnh phúc siêu nhiên tinh thần như sau :
-Về hạnh phúc tự nhiên: Người ta sẽ cảm thấy hạnh phúc khi được thỏa mãn điều mình khát vọng như: Được có nhiều tiền của vật chất, được sống chung với người mình yêu, được khen ngợi thành tích đã đạt được, được thi đậu vào trường học hay được cấp visa nhập cảnh ra nước ngoài, được thăng quan tiến chức theo ý muốn… Tuy nhiên, thứ hạnh phúc này thường không bền lâu và nhiều khi hạnh phúc hôm nay lại trở thành nguyên nhân gây ra bất hạnh sau đó.
-Về hạnh phúc siêu nhiên: Tin Mừng hôm nay đề cầp đến thứ hạnh phúc tinh thần của các tín hữu Ki-tô là « Tám Mối Phúc ». Đây là bản Hiến Chương Nước Trời do Đức Giê-su- Mô-sê Mới của thời Tân Ước đã công bố cho dân Ít-ra-en Mới là Hội Thánh, để kiện toàn Thập Giới do Mô-sê của thời Cựu Ước đã công bố cho dân Ít-ra-en trên hai bia đá trong cuộc Xuất Hành.
2)Về tám mối phúc của Đức Giê-su:
Đây là những tiêu chuẩn mà những ai muốn được ơn cứu độ của Đức Giê-su phải thực hành trong cuộc sống như sau:
+ Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó: Người có tâm hồn nghèo khó là người không tham lam tiền của, không tranh giành địa vị chức quyền, nhưng luôn sống đơn giản siêu thoát và khiêm nhường phục vụ noi gương Đức Giê-su, nên họ sẽ được ban thưởng Nước Trời đời sau.
+ Phúc thay ai hiền lành: Người hiền lành là người có lòng từ bi nhân ái, không cố tình làm hại ai, nhưng luôn biết nhẫn nhịn chịu đựng những xúc phạm của tha nhân vì lòng mến Chúa, nên họ sẽ được Chúa bù đắp các thiệt thòi bằng hạnh phúc là đất hứa Thiên Đàng.
+ Phúc thay ai sầu khổ: Người sầu khổ là người ý thức giá trị thanh luyện của đau khổ nên sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày, nên họ sẽ được Chúa đoái thương “lau khô giọt lệ” và được Người động viên an ủi bằng hạnh phúc Thiên Đàng sau này.
+ Phúc thay ai khao khát nên người công chính: Người công chính là người luôn hướng thượng, muốn nên hoàn thiện noi gương Chúa Cha trên Trời, nên họ sẽ được thỏa lòng mong ước nhờ tin vào Chúa Giê-su và ăn ở công minh chính trực giống như Người.
+ Phúc thay ai xót thương người: Người biết xót thương là người luôn cảm thông chia sẻ niềm vui nỗi buồn với tha nhân như thánh Phao-lô dạy: “Vui với người vui, khóc với người khóc” (Rm 12,15), nên họ sẽ được Chúa xót thương và ban ơn tha thứ trước tòa phán xét sau này.
+ Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch: Người có tâm hồn trong sạch là người có nếp sống lành thánh trong tư tưởng lời nói và hành động, nên cặp mắt tâm hồn của họ sẽ nên trong sáng để có thể nhìn thấy Chúa nơi đang hiện thân nơi những người đói khổ bất hạnh (x. Mt 25,40), và sau này họ còn được “mặt giáp mặt” Chúa trên nước thiên đàng (1 Cr 13,12).
+ Phúc thay ai xây dựng hòa bình: Người xây dựng hòa bình là người luôn nhẫn nhịn chịu đựng, biết ứng xử theo nguyên tắc “dĩ hòa vi quý” để sống hòa thuận với tha nhân, nên họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa (x. Mt 5,45) và trở nên môn đệ thực sự của Đức Giê-su (x. Ga 13,35).
+ Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính: Người bị bách hại vì sống công chính là người do tin theo Chúa Giê-su nên đã bị bọn người gian ác thù ghét bách hại, nên họ sẽ được hưởng ơn cứu độ là hạnh phúc nước thiên đàng đời đời do Thiên Chúa thưởng ban.
Đối với những người không có đức tin thì bản Hiến Chương Nước Trời của Đức Giê-su là những điều nghịch lý khó lòng chấp nhận. Vì làm sao một người có thể được hạnh phúc khi đang trong tình trạng đói nghèo, buồn sầu, bách hại…? Nhưng đối với các tín hữu thì những điều nghịch lý nói trên lại trở thành hữu lý nhờ tin vào Chúa Giê-su và đi theo con đường “Qua đau khổ vào vinh quang” như Người đã ba lần tiên báo với các môn đệ: “Con Người sắp bị nộp vào tay người đời. Họ sẽ giết chết Người, và ngày thứ ba người sẽ trỗi dậy” (Mt 16,21; 17,22-23; 20,17-19).
3) Mối phúc căn bản: Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó:
Người có tâm hồn nghèo khó được Chúa chúc phúc phải sống nghèo khó vì người khác và cho người khác. Nếu một người sống nghèo khó vì mình, hà tiện không dám tiêu xài để mình ngày càng giàu thêm thì đó là thói hư hà tiện chứ không phải nhân đức khó nghèo của Tin Mừng. Rất nhiều người đã tưởng lầm mình có đức khó nghèo khi họ hà tiện không dám ăn uống, may mặc, hay chữa bệnh… vì sợ bị tốn tiền. Số tiền dư ra thay vì để chia sẻ giúp đỡ cho người nghèo thì họ lại gửi vào nhà băng hay mua vàng cất giữ. Khó nghèo như thế không mang lại ích lợi cho tha nhân và cũng sẽ không được hưởng lời Chúa chúc phúc.
Tâm hồn nghèo khó không những là sự quảng đại chia sẻ cơm áo tiền bạc vật chất, mà còn gồm cả sự quảng đại chia sẻ cho tha nhân về tinh thần. Chẳng hạn: Dành thời gian nghỉ ngơi để dấn thân làm công tác xã hội như: giúp chống dột, vệ sinh khu vực nhà thờ hay khu phố nên sạch đẹp… Một người dù có nhiều tiền bạc và phương tiện sống vẫn có thể được Chúa chúc phúc nếu biết chia sẻ vật chất tinh thần cho tha nhân, đang khi những kẻ nghèo khó do lười biếng ỷ nại vào người khác giúp đỡ, hoặc tham lam tiền bạc của cải cách bất công… thì cũng không thực sự có đức khó nghèo đáng được Chúa chúc phúc.
4)Các mối phúc đều là kết quả của việc thực hành giới răn “Mến Chúa Yêu Người”:
Mối phúc căn bản của tám mối phúc nói trên chính là lòng vị tha bác ái. Chính tình mến Chúa yêu người sẽ trở thành động lực khiến các tín hữu chúng ta sẵn sàng chịu đựng các sự thiệt thòi và đau khổ do kẻ gian ác gây ra cho mình. Điều quan trọng là chúng ta cần quyết tâm thực hành giới răn mến Chúa yêu người. Nhờ lòng mến mà mọi việc chúng ta làm sẽ được Chúa chúc phúc.
Mỗi mối phúc đều có hai vế: từ nguyên nhân đến hậu quả, từ việc gieo hạt giống đến mùa lúa bội thu; Từ “mình vì mọi người” đến chỗ “mọi người vì mình”; Từ “đi gieo trong nước mắt” đến “sẽ gặt trong vui mừng”… Sự nghèo khó, hiền lành, sầu khổ sẽ trở nên nguồn hạnh phúc nếu chúng ta biết chịu đựng vì lòng mến Chúa yêu người. Nếu không có tình thương làm nền tảng thì các sự nghèo khó, hiền lành, sầu khổ nói trên sẽ là tai họa và hình phạt mà thôi.
4. THẢO LUẬN:
1) Hiện nay điều gì đang làm bạn vui vẻ hạnh phúc hay bị đau khổ bất hạnh ? 2) Khi gặp một sự rủi ro trái ý, một thất bại ê chề, một điều không vui do người khác gây ra, bạn thường phản ứng thế nào ? 3) Để có được hạnh phúc thật của Chúa, bạn nên làm gì để biến sự rủi ro trở thành may lành, biến đau khổ thành niềm vui trong Chúa ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Trong tám mối phúc thật Chúa dạy hôm nay, con thấy mối phúc quan trọng nhất và bao gồm mọi mối phúc khác là “Phúc thay những ai có tâm hồn nghèo khó”. Người có tâm hồn nghèo khó là người luôn tin cậy phó thác cuộc đời cho Chúa, nên sẽ cầu nguyện không ngừng; Là người ý thức về sự bất lực của mình, nên không bao giờ khinh dể tha nhân nhưng luôn phó thác cậy trông vào tình thương quan phòng của Chúa; Là người luôn ăn ở hiền lành và khiêm nhường noi gương Chúa khi xưa.
- LẠY CHÚA. Người Mã Lai đã có câu châm ngôn so sánh các bậc vĩ nhân với những kẻ tiểu nhân như sau: “Cây lúa nào càng nặng trĩu hạt thì càng rạp sâu xuống sát mặt đất. Ngược lại: cây lúa nào càng nghểnh đầu lên cao thì lại càng có ít hạt”. Xin Chúa giúp chúng con luôn sống khiêm hạ và nghèo khó. Cho chúng con biết “Nói ít làm nhiều”, luôn từ tốn, khiêm nhu và hòa nhã với mọi người. Nhờ đó, chúng con sẽ nên giống Chúa hơn, sẽ có Nước Trời làm phần gia nghiệp đời này và đời sau.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mục tiêu và chương trình cử hành Năm về Đời Sống thánh hiến
Lm. Trần Đức Anh OP
12:31 31/01/2014
VATICAN. Năm về Đời sống thánh hiến, do ĐTC Phanxicô đề xướng, sẽ bắt đầu từ tháng 10 năm nay, 2014, và kết thúc vào tháng 11 năm tới, 2015.
Thông báo này được phổ biến trong cuộc họp báo sáng ngày 31-1-2014, tại Phòng báo chí Tòa Thánh, do ĐHY Tổng trưởng Bộ các dòng tu, João Braz de Aviz, và vị Tổng thư ký là Đức TGM José Rodriguez Carballo, dòng Phanxicô, chủ tọa.
ĐHY Braz de Aviz, người Brazil, cho biết Năm Đời sống Thánh Hiển tiến hành trong bối cảnh 50 năm sau Công đồng chung Vatican 2, đặc biệt là kỷ niệm 50 năm công bố sắc lệnh ”Đức mến trọn lành” (Perfectae caritatis) của Công đồng về việc canh tân đời sống thánh hiến.
Năm này nhắm 3 mục tiêu là:
- thứ I, nhìn lại quá khứ gần đây trong tâm tình biết ơn và đồng thời thống hối vì những yếu đuối và thiếu sót;
- thứ II là hướng nhìn về tương lai trong hy vọng. ĐHY nói: ”Tuy đời sống thánh hiến đang trải qua khủng hoảng và hành trình khó khăn, nhưng chúng ta không muốn coi cuộc khủng hoảng này như phòng chờ chết, trái lại như một thời điểm thuận tiện để tăng trưởng trong chiều sâu và hy vọng, với xác tín rằng đời sống thánh hiến không bao giờ có thể biến mất khỏi Giáo Hội, vì được chính Chúa Giêsu mong muốn như thành phần không thể bị loại bỏ khỏi Giáo Hội” (Biển Đức 16, Diễn văn dành cho các GM Brazil viếng thăm Tòa Thánh ngày 5-11-2010).
- Mục tiêu thứ III là sống hiện tại trong sự hăng say. Năm đời sống thánh hiến là thời điểm quan trọng để tu sĩ ”phúc âm hóa” ơn gọi của mình và làm chứng về vẻ đẹp của việc bước theo Chúa Kitô trong nhiều hình thức khác nhau của đời tu trì.
Trong cuộc họp báo, Đức TGM Carballo, người Tây Ban Nha, nguyên là Bề trên tổng quyền dòng Phanxicô, đã trình bày những điểm nổi bật trong lịch trình cử hành Năm đời sống thánh hiến:
- Năm này sẽ được ĐTC Phanxicô chính thức khai mạc với thánh lễ đồng tế trọng thể tại Quảng trường thánh Phêrô. Có thể là ngày 21-11 năm nay, cũng là ngày thế giới cầu nguyện cho các ”đan sĩ chiêm niệm”. - Tiếp đến có Đại hội của Bộ các dòng tu vào tháng 11 năm nay về đề tài ”Điều mới mẻ trong đời thánh hiến từ Công đồng chung Vatican 2”.
- Sẽ có nhiều cuộc gặp gỡ quốc tế được tổ chức tại Roma: chẳng hạn cuộc gặp gỡ các tu sĩ nam nữ trẻ, các tập sinh, người khấn tạm và khấn trọn đời từ 10 năm trở xuống; cuộc gặp gỡ các nhà đào tạo, nam và nữ.
- Hội nghị quốc tề về thần học đời sống thánh hiến do Bộ các dòng tu, cùng với Hiệp hội các Bề trên Tổng quyền các dòng nam và nữ, cũng như các Đại học Giáo Hoàng tổ chức, về đề tài: ”Canh tân đời sống thánh hiến dưới ánh sáng Công đồng và những viễn tượng tương lai”.
- Một cuộc triển lãm quốc tế về ”Đời sống thánh hiến Tin Mừng trong lịch sử con người”, với nhiều quầy triển lãm theo các đoàn sủng khác nhau.
- Năm đời sống thánh hiến sẽ kết thúc với thánh lễ đồng tế trọng thể do ĐTC cử hành, có thể là vào ngày 21-11 năm 2015, kỷ niệm 50 năm Sắc lệnh ”Đức Mến trọn lành”.
Để chuẩn bị, Bộ các dòng tu sẽ xuất bản 4 tháng 1 lần thư luân lưu về các đề tài liên quan đến đời sống thánh hiến. Thư đầu tiên sẽ được ấn hành ngày 2 tháng 2 tới đây, nhân dịp Ngày Thế giới về đời sống thánh hiến, với tựa đề ”Anh chị em hãy vui lên!”, bàn về Giáo huấn của ĐGH Phanxicô về đời sống thánh hiến.
Ngoài ra, Bộ các dòng tu sẽ tổ chức một hội nghị về việc quản lý tài sản từ phía các tu sĩ dành cho các Bề trên Tổng quyền và tổng quản lý dòng, quản lý tỉnh dòng từ 8 đến 9-3 năm nay. Bộ sẽ tu chính và cập nhật Văn kiện ”Mutuae relationes” (Những quan hệ hỗ tương) về tương quan giữa các GM và các tu sĩ trong Giáo Hội, cập nhật hóa Huấn thị ”Verbi Sponsa” (Hôn thê của Ngôi Lời), về quyền tự trị và khu nội vi của các nữ tu hoàn toàn chiêm niệm, hoàn thành văn kiện về đời sống và sứ mạng của các tu huynh (SD 31-1-2014)
Thông báo này được phổ biến trong cuộc họp báo sáng ngày 31-1-2014, tại Phòng báo chí Tòa Thánh, do ĐHY Tổng trưởng Bộ các dòng tu, João Braz de Aviz, và vị Tổng thư ký là Đức TGM José Rodriguez Carballo, dòng Phanxicô, chủ tọa.
ĐHY Braz de Aviz, người Brazil, cho biết Năm Đời sống Thánh Hiển tiến hành trong bối cảnh 50 năm sau Công đồng chung Vatican 2, đặc biệt là kỷ niệm 50 năm công bố sắc lệnh ”Đức mến trọn lành” (Perfectae caritatis) của Công đồng về việc canh tân đời sống thánh hiến.
Năm này nhắm 3 mục tiêu là:
- thứ I, nhìn lại quá khứ gần đây trong tâm tình biết ơn và đồng thời thống hối vì những yếu đuối và thiếu sót;
- thứ II là hướng nhìn về tương lai trong hy vọng. ĐHY nói: ”Tuy đời sống thánh hiến đang trải qua khủng hoảng và hành trình khó khăn, nhưng chúng ta không muốn coi cuộc khủng hoảng này như phòng chờ chết, trái lại như một thời điểm thuận tiện để tăng trưởng trong chiều sâu và hy vọng, với xác tín rằng đời sống thánh hiến không bao giờ có thể biến mất khỏi Giáo Hội, vì được chính Chúa Giêsu mong muốn như thành phần không thể bị loại bỏ khỏi Giáo Hội” (Biển Đức 16, Diễn văn dành cho các GM Brazil viếng thăm Tòa Thánh ngày 5-11-2010).
- Mục tiêu thứ III là sống hiện tại trong sự hăng say. Năm đời sống thánh hiến là thời điểm quan trọng để tu sĩ ”phúc âm hóa” ơn gọi của mình và làm chứng về vẻ đẹp của việc bước theo Chúa Kitô trong nhiều hình thức khác nhau của đời tu trì.
Trong cuộc họp báo, Đức TGM Carballo, người Tây Ban Nha, nguyên là Bề trên tổng quyền dòng Phanxicô, đã trình bày những điểm nổi bật trong lịch trình cử hành Năm đời sống thánh hiến:
- Năm này sẽ được ĐTC Phanxicô chính thức khai mạc với thánh lễ đồng tế trọng thể tại Quảng trường thánh Phêrô. Có thể là ngày 21-11 năm nay, cũng là ngày thế giới cầu nguyện cho các ”đan sĩ chiêm niệm”. - Tiếp đến có Đại hội của Bộ các dòng tu vào tháng 11 năm nay về đề tài ”Điều mới mẻ trong đời thánh hiến từ Công đồng chung Vatican 2”.
- Sẽ có nhiều cuộc gặp gỡ quốc tế được tổ chức tại Roma: chẳng hạn cuộc gặp gỡ các tu sĩ nam nữ trẻ, các tập sinh, người khấn tạm và khấn trọn đời từ 10 năm trở xuống; cuộc gặp gỡ các nhà đào tạo, nam và nữ.
- Hội nghị quốc tề về thần học đời sống thánh hiến do Bộ các dòng tu, cùng với Hiệp hội các Bề trên Tổng quyền các dòng nam và nữ, cũng như các Đại học Giáo Hoàng tổ chức, về đề tài: ”Canh tân đời sống thánh hiến dưới ánh sáng Công đồng và những viễn tượng tương lai”.
- Một cuộc triển lãm quốc tế về ”Đời sống thánh hiến Tin Mừng trong lịch sử con người”, với nhiều quầy triển lãm theo các đoàn sủng khác nhau.
- Năm đời sống thánh hiến sẽ kết thúc với thánh lễ đồng tế trọng thể do ĐTC cử hành, có thể là vào ngày 21-11 năm 2015, kỷ niệm 50 năm Sắc lệnh ”Đức Mến trọn lành”.
Để chuẩn bị, Bộ các dòng tu sẽ xuất bản 4 tháng 1 lần thư luân lưu về các đề tài liên quan đến đời sống thánh hiến. Thư đầu tiên sẽ được ấn hành ngày 2 tháng 2 tới đây, nhân dịp Ngày Thế giới về đời sống thánh hiến, với tựa đề ”Anh chị em hãy vui lên!”, bàn về Giáo huấn của ĐGH Phanxicô về đời sống thánh hiến.
Ngoài ra, Bộ các dòng tu sẽ tổ chức một hội nghị về việc quản lý tài sản từ phía các tu sĩ dành cho các Bề trên Tổng quyền và tổng quản lý dòng, quản lý tỉnh dòng từ 8 đến 9-3 năm nay. Bộ sẽ tu chính và cập nhật Văn kiện ”Mutuae relationes” (Những quan hệ hỗ tương) về tương quan giữa các GM và các tu sĩ trong Giáo Hội, cập nhật hóa Huấn thị ”Verbi Sponsa” (Hôn thê của Ngôi Lời), về quyền tự trị và khu nội vi của các nữ tu hoàn toàn chiêm niệm, hoàn thành văn kiện về đời sống và sứ mạng của các tu huynh (SD 31-1-2014)
Đức Thánh Cha tiếp kiến Bộ Giáo lý đức tin
Lm. Trần Đức Anh OP
12:32 31/01/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô cảnh giác chống lại cám dỗ lợi dụng đạo lý của Giáo Hội và ngài khích lệ giải quyết những vấn đề giáo lý đức tin trong tinh thần đoàn thể của hàng GM.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 31-1-2014, dành cho 24 HY, GM thành viên, cùng nhiều chuyên gia cố vấn, vừa kết thúc khóa họp toàn thể của Bộ giáo lý đức tin, dưới quyền chủ tọa của Đức TGM Tổng trưởng Gerhard Mueller. Khóa họp bàn về tương quan giữa đức tin và bí tích hôn phối.
ĐTC nhắc đến vai trò của Bộ Giáo lý đức tin là ”thăng tiến và bảo vệ đạo lý đức tin và phong hóa trên toàn thế giới Công Giáo” (Pastor bonus, 48). Đó là một việc phục vụ dành cho Huấn quyền của ĐGH và toàn thể Giáo Hội. Vì thế Bộ dấn thân để các tiêu chuẩn đức tin luôn được trổi vượt trong lời nói và hành động của Giáo Hội.
ĐTC cũng cảnh giác rằng: ”Ngay từ thời kỳ đầu của Giáo Hội đã có cám dỗ muốn hiểu đạo lý theo nghĩa ý thức hệ hoặc thu hẹp đạo lý vào những lý thuyết trừu tượng và khô cằn (Tông huấn Evangelii gaudium, 39-42). Trong thực tế, đạo lý có mục đích duy nhất là để phục vụ đời sống của Dân Chúa và nhắm bảo đảm cho đức tin chúng ta một nền tảng chắc chắn. Thực tế có một cám dỗ lớn muốn chiếm hữu các hồng ân cứu độ đến từ Thiên Chúa, để thuần hóa các hồng ân ấy theo quan điểm và tinh thần thế tục, kể cả với một thiện ý”.
ĐTC nhìn nhận rằng ”việc quan tâm bảo vệ đức tin toàn vẹn là một nghĩa vụ rất khó khăn, được ủy thác cho Bộ giáo lý đức tin, luôn luôn cộng tác với các vị Chủ Chăn địa phương và với các Ủy ban giáo lý đức tin của các HĐGM.
Ngài nói: ”Tôi biết rằng Bộ giáo lý đức tin nổi bật về việc thực hành tinh thần đoàn thể của hàng GM và đối thoại. Thực vậy, Giáo Hội là nơi hiệp thông, và ở mọi cấp độ, tất cả chúng ta được mời gọi vun trồng và thăng tiến tình hiệp thông, mỗi người trong trách nhiệm mà Chúa đã ủy thác. Tôi chắc chắn rằng hễ đoàn thể tính càng là một đặc điểm đích thực trong hoạt động của chúng ta, thì ánh sáng đức tin của chúng ta càng rạng người trước mặt thế giới”.
Sau cùng, ĐTC cám ơn Bộ giáo lý đức tin vì đã dấn thân xử lý những vấn đề tế nhị liên quan đến những tội ác nặng nhất, đặc biệt là tệ nạn giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Ngài nói: ”Anh em hãy nghĩ đến thiện ích của trẻ em và người trẻ, các em luôn luôn phải được bảo vệ và nâng đỡ trong cộng đồng Kitô trong tiến trình trạng trưởng của các em về mặt nhân bản và tinh thần. Theo chiều hướng ấy, hiện có nghiên cứu xem có thể liên kết với Bộ giáo lý đức tin Ủy ban đặc biệt bảo vệ trẻ em mà tôi đã thành lập và muốn Ủy ban này là gương mẫu cho tất cả những người muốn thăng tiến thiện ích của trẻ em” (SD 31-1-2014)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 31-1-2014, dành cho 24 HY, GM thành viên, cùng nhiều chuyên gia cố vấn, vừa kết thúc khóa họp toàn thể của Bộ giáo lý đức tin, dưới quyền chủ tọa của Đức TGM Tổng trưởng Gerhard Mueller. Khóa họp bàn về tương quan giữa đức tin và bí tích hôn phối.
ĐTC nhắc đến vai trò của Bộ Giáo lý đức tin là ”thăng tiến và bảo vệ đạo lý đức tin và phong hóa trên toàn thế giới Công Giáo” (Pastor bonus, 48). Đó là một việc phục vụ dành cho Huấn quyền của ĐGH và toàn thể Giáo Hội. Vì thế Bộ dấn thân để các tiêu chuẩn đức tin luôn được trổi vượt trong lời nói và hành động của Giáo Hội.
ĐTC cũng cảnh giác rằng: ”Ngay từ thời kỳ đầu của Giáo Hội đã có cám dỗ muốn hiểu đạo lý theo nghĩa ý thức hệ hoặc thu hẹp đạo lý vào những lý thuyết trừu tượng và khô cằn (Tông huấn Evangelii gaudium, 39-42). Trong thực tế, đạo lý có mục đích duy nhất là để phục vụ đời sống của Dân Chúa và nhắm bảo đảm cho đức tin chúng ta một nền tảng chắc chắn. Thực tế có một cám dỗ lớn muốn chiếm hữu các hồng ân cứu độ đến từ Thiên Chúa, để thuần hóa các hồng ân ấy theo quan điểm và tinh thần thế tục, kể cả với một thiện ý”.
ĐTC nhìn nhận rằng ”việc quan tâm bảo vệ đức tin toàn vẹn là một nghĩa vụ rất khó khăn, được ủy thác cho Bộ giáo lý đức tin, luôn luôn cộng tác với các vị Chủ Chăn địa phương và với các Ủy ban giáo lý đức tin của các HĐGM.
Ngài nói: ”Tôi biết rằng Bộ giáo lý đức tin nổi bật về việc thực hành tinh thần đoàn thể của hàng GM và đối thoại. Thực vậy, Giáo Hội là nơi hiệp thông, và ở mọi cấp độ, tất cả chúng ta được mời gọi vun trồng và thăng tiến tình hiệp thông, mỗi người trong trách nhiệm mà Chúa đã ủy thác. Tôi chắc chắn rằng hễ đoàn thể tính càng là một đặc điểm đích thực trong hoạt động của chúng ta, thì ánh sáng đức tin của chúng ta càng rạng người trước mặt thế giới”.
Sau cùng, ĐTC cám ơn Bộ giáo lý đức tin vì đã dấn thân xử lý những vấn đề tế nhị liên quan đến những tội ác nặng nhất, đặc biệt là tệ nạn giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Ngài nói: ”Anh em hãy nghĩ đến thiện ích của trẻ em và người trẻ, các em luôn luôn phải được bảo vệ và nâng đỡ trong cộng đồng Kitô trong tiến trình trạng trưởng của các em về mặt nhân bản và tinh thần. Theo chiều hướng ấy, hiện có nghiên cứu xem có thể liên kết với Bộ giáo lý đức tin Ủy ban đặc biệt bảo vệ trẻ em mà tôi đã thành lập và muốn Ủy ban này là gương mẫu cho tất cả những người muốn thăng tiến thiện ích của trẻ em” (SD 31-1-2014)
Top Stories
Singapour: Appel du Premier ministre à « prendre l’Année du Cheval au galop » pour relancer la natalité
Eglises d'Asie
10:35 31/01/2014
Face à une natalité décidément déprimée, le Premier ministre appelle les jeunes couples à prendre « un départ au galop » en ce début d’année du Cheval. Le 30 janvier dernier, le Premier ministre de Singapour, Lee Hsien Loong, a attiré l’attention des Singapouriens sur le caractère durablement bas de la natalité dans la cité-Etat. « En dépit de nos efforts pour promouvoir les mariages et les naissances, le taux de natalité [à Singapour] reste malheureusement trop faible. Nous devons essayer de faire mieux et j’espère que l’année du Cheval verra une amélioration de ce point de vue », a déclaré le Premier ministre, ajoutant entrevoir « un départ au galop » au seuil de l’entrée dans la nouvelle année chinoise, qui débute aujourd’hui 31 janvier.
S’adressant aux Singapouriens pour le traditionnel message du Nouvel An lunaire, Lee Hsien Loong a en effet souligné que la Saint-Valentin, fêtée tous les 14 février, coïncidait cette année avec le 15ème jour des festivités du Nouvel An lunaire. Célébrée sous le nom, en dialecte hokkien, de Chap Goh Mei, la fête des lanternes clôt traditionnellement la période des célébrations du Nouvel An liées à la Fête du printemps, et est considérée comme un jour particulièrement faste. « Près de 300 couples ont déposé une demande pour que leur mariage soit enregistré lors de ce jour auspicieux. Nous pouvons donc penser que cette année démarrera au galop ! », a déclaré le Premier ministre, non sans ajouter « espérer entendre tout au long de l’année le son des cloches annonciateur de nouveaux mariages et les cris de nombreux nouveau-nés ».
Dans l’immédiat, Lee Hsien Loong, lui-même père de quatre enfants, a rappelé à ses concitoyens que l’indice de fécondité pour l’année 2013 était tombé à 1,19 enfant par femme en âge de procréer. Un chiffre très éloigné des 2,1 enfants par femme, nécessaire au renouvellement des générations (un seuil qui n’a plus été atteint à Singapour depuis 1975), et un chiffre dont le déclin ne ralentit pas (il était encore à 1,29 enfant par femme en âge de procréer en 2012).
Les statistiques gouvernementales indiquent aussi que la fécondité des Singapouriennes d’origine chinoise (la population de la cité-Etat étant à 74 % d’origine chinoise) est la plus déprimée, avec 1,06 enfant par femme, en comparaison des Singapouriennes d’origine indienne et surtout d’origine malaise (le taux de fécondité de ces dernières étant proche de 1,7 enfant par femme).
A l’évidence, la politique de relance de la natalité menée par le gouvernement ne fonctionne pas et les appels à procréer lancés avec une régularité de métronome par le Premier ministre à l’occasion des messages du Nouvel An lunaire ne sont pas entendus. Voté en 2012, le Marriage and Parenthood Package 2013 se montre pourtant plutôt généreux. Il a accru la portée des mesures fiscales dont les effets sont comparables au système français du quotient familial et le niveau des allocations familiales a été augmenté à un niveau assez conséquent (1).
Des voix à Singapour n’hésitent cependant pas à dénoncer l’arrière-plan idéologique qui continue de présider à la politique familiale et de promotion des naissances mise en place par les autorités. Si ces dernières ont renoncé à promouvoir uniquement les naissances « de qualité » – ainsi qu’elles l’avaient fait dans les années 1980 lorsqu’elles incitaient les seules femmes diplômées à procréer –, les fondements socialement eugénistes de la politique nataliste du gouvernement n’ont pas totalement disparu, rappellent certains médecins singapouriens.
Face à la raréfaction des naissances chez les citoyens singapouriens, les autorités ont donc progressivement augmenté le recours à la main-d’œuvre étrangère, que celle-ci soit hautement qualifiée ou faiblement qualifiée. Au point qu’aujourd’hui, sur une population totale de 5,3 millions de personnes, la cité-Etat compte 65 % de citoyens singapouriens, 10 % de « résidents permanents » – des étrangers qui jouissent par exemple du droit de faire venir leur famille auprès d’eux –, et de 25 % de « travailleurs étrangers » – qui ne jouissent pas de ce droit.
La publication par le gouvernement en février dernier d’un Livre blanc sur les perspectives de la cité-Etat à moyen terme avait soulevé à cet égard de vifs débats. Les autorités y prévoyaient en effet que la population de Singapour passerait à 6,9 millions d’habitants en 2030, les vingt années à venir s’accompagnant de l’octroi annuel de 30 000 cartes de résidents permanents et de 25 000 naturalisations. Les citoyens actuels, qu’ils appartiennent à la majorité chinoise ou aux minorités indienne et malaise, avaient fortement réagi à cette perspective, bon nombre d’entre eux estimant que Singapour n’était pas en mesure d’absorber un tel flux d’étrangers. La nuit d’émeutes qui avait agité un quartier de ‘Little India’ le 8 décembre dernier – une première depuis les émeutes raciales de 1964 – était venue rappeler que l’intégration d’une main-d’œuvre cantonnée dans un statut précaire de « travailleurs étrangers » n’allait pas de soi. (eda/ra)
(1) Les allocations familiales sont constituées d’un système double : des cash gifts accordés lors de la première année de la naissance de l’enfant (au 26 août 2012, le montant de ces allocations a été porté à 6 000 dollars de Singapour (3 500 euros) pour les premier et deuxième enfant, et à 8 000 dollars pour les troisième et quatrième enfant), et un système d’épargne abondée par l’Etat. Ce dernier fonctionne jusqu’à un plafond de 6 000 dollars pour les premier et deuxième enfant, 12 000 dollars pour les troisième et quatrième enfant et 18 000 dollars pour le cinquième enfant et au-delà ; l’Etat abonde d’un dollar chaque dollar épargné par les parents pour leurs enfants. Ce dispositif est annuel et renouvelé jusqu’au 12 ans de chaque enfant ; le capital ainsi accumulé doit être utilisé pour financer l’éducation et l’établissement des enfants du foyer.
(Source: Eglises d'Asie, le 31 janvier 2014)
S’adressant aux Singapouriens pour le traditionnel message du Nouvel An lunaire, Lee Hsien Loong a en effet souligné que la Saint-Valentin, fêtée tous les 14 février, coïncidait cette année avec le 15ème jour des festivités du Nouvel An lunaire. Célébrée sous le nom, en dialecte hokkien, de Chap Goh Mei, la fête des lanternes clôt traditionnellement la période des célébrations du Nouvel An liées à la Fête du printemps, et est considérée comme un jour particulièrement faste. « Près de 300 couples ont déposé une demande pour que leur mariage soit enregistré lors de ce jour auspicieux. Nous pouvons donc penser que cette année démarrera au galop ! », a déclaré le Premier ministre, non sans ajouter « espérer entendre tout au long de l’année le son des cloches annonciateur de nouveaux mariages et les cris de nombreux nouveau-nés ».
Dans l’immédiat, Lee Hsien Loong, lui-même père de quatre enfants, a rappelé à ses concitoyens que l’indice de fécondité pour l’année 2013 était tombé à 1,19 enfant par femme en âge de procréer. Un chiffre très éloigné des 2,1 enfants par femme, nécessaire au renouvellement des générations (un seuil qui n’a plus été atteint à Singapour depuis 1975), et un chiffre dont le déclin ne ralentit pas (il était encore à 1,29 enfant par femme en âge de procréer en 2012).
Les statistiques gouvernementales indiquent aussi que la fécondité des Singapouriennes d’origine chinoise (la population de la cité-Etat étant à 74 % d’origine chinoise) est la plus déprimée, avec 1,06 enfant par femme, en comparaison des Singapouriennes d’origine indienne et surtout d’origine malaise (le taux de fécondité de ces dernières étant proche de 1,7 enfant par femme).
A l’évidence, la politique de relance de la natalité menée par le gouvernement ne fonctionne pas et les appels à procréer lancés avec une régularité de métronome par le Premier ministre à l’occasion des messages du Nouvel An lunaire ne sont pas entendus. Voté en 2012, le Marriage and Parenthood Package 2013 se montre pourtant plutôt généreux. Il a accru la portée des mesures fiscales dont les effets sont comparables au système français du quotient familial et le niveau des allocations familiales a été augmenté à un niveau assez conséquent (1).
Des voix à Singapour n’hésitent cependant pas à dénoncer l’arrière-plan idéologique qui continue de présider à la politique familiale et de promotion des naissances mise en place par les autorités. Si ces dernières ont renoncé à promouvoir uniquement les naissances « de qualité » – ainsi qu’elles l’avaient fait dans les années 1980 lorsqu’elles incitaient les seules femmes diplômées à procréer –, les fondements socialement eugénistes de la politique nataliste du gouvernement n’ont pas totalement disparu, rappellent certains médecins singapouriens.
Face à la raréfaction des naissances chez les citoyens singapouriens, les autorités ont donc progressivement augmenté le recours à la main-d’œuvre étrangère, que celle-ci soit hautement qualifiée ou faiblement qualifiée. Au point qu’aujourd’hui, sur une population totale de 5,3 millions de personnes, la cité-Etat compte 65 % de citoyens singapouriens, 10 % de « résidents permanents » – des étrangers qui jouissent par exemple du droit de faire venir leur famille auprès d’eux –, et de 25 % de « travailleurs étrangers » – qui ne jouissent pas de ce droit.
La publication par le gouvernement en février dernier d’un Livre blanc sur les perspectives de la cité-Etat à moyen terme avait soulevé à cet égard de vifs débats. Les autorités y prévoyaient en effet que la population de Singapour passerait à 6,9 millions d’habitants en 2030, les vingt années à venir s’accompagnant de l’octroi annuel de 30 000 cartes de résidents permanents et de 25 000 naturalisations. Les citoyens actuels, qu’ils appartiennent à la majorité chinoise ou aux minorités indienne et malaise, avaient fortement réagi à cette perspective, bon nombre d’entre eux estimant que Singapour n’était pas en mesure d’absorber un tel flux d’étrangers. La nuit d’émeutes qui avait agité un quartier de ‘Little India’ le 8 décembre dernier – une première depuis les émeutes raciales de 1964 – était venue rappeler que l’intégration d’une main-d’œuvre cantonnée dans un statut précaire de « travailleurs étrangers » n’allait pas de soi. (eda/ra)
(1) Les allocations familiales sont constituées d’un système double : des cash gifts accordés lors de la première année de la naissance de l’enfant (au 26 août 2012, le montant de ces allocations a été porté à 6 000 dollars de Singapour (3 500 euros) pour les premier et deuxième enfant, et à 8 000 dollars pour les troisième et quatrième enfant), et un système d’épargne abondée par l’Etat. Ce dernier fonctionne jusqu’à un plafond de 6 000 dollars pour les premier et deuxième enfant, 12 000 dollars pour les troisième et quatrième enfant et 18 000 dollars pour le cinquième enfant et au-delà ; l’Etat abonde d’un dollar chaque dollar épargné par les parents pour leurs enfants. Ce dispositif est annuel et renouvelé jusqu’au 12 ans de chaque enfant ; le capital ainsi accumulé doit être utilisé pour financer l’éducation et l’établissement des enfants du foyer.
(Source: Eglises d'Asie, le 31 janvier 2014)
Sri Lanka: Les chrétiens dénoncent les attaques d'églises par des bouddhistes extrémistes
Eglises d'Asie
10:47 31/01/2014
Plus de 2 000 chrétiens du Sri Lanka de toutes confessions ont défilé dans les rues de la capitale, Colombo, dimanche dernier, 26 janvier, afin de protester contre l’augmentation des attaques antichrétiennes et réclamer le droit à la liberté de religion.
Brandissant banderoles, pancartes et photographies attestant des dernières et violentes attaques des bouddhistes extrémistes, toutes menées par des bonzes, dont celle du 12 janvier dernier contre trois lieux de culte chrétiens, les manifestant ont scandé des slogans rappelant à l’Etat de respecter sa Constitution, dans laquelle est inscrite la liberté religieuse.
Dimanche 12 janvier, un groupe de moines bouddhistes, à la tête d’une foule surexcitée, a attaqué les églises protestantes de la Calvary Free Church et de l’Assembly of God Church à Hikkaduwa, une ville de la côte méridionale de l’île, près de Galle. Au même moment, dans les environs de Colombo, le centre de prière de la Church of the Foursquare Gospel, à Pitipana, était incendié par des émeutiers, parmi lesquels se trouvaient de nombreux bonzes.
Selon l’organisation Release International dont des membres se trouvaient sur place, si le feu a pu être étouffé avant que tout le centre chrétien de Pitipana soit consumé, les deux églises d’Hikkaduwa ont subi de plus importantes dégradations ; le mobilier liturgique et tous les vitraux ont été entièrement cassés, avant d’être brûlés par les assaillants avec les bibles ainsi que tous les écrits trouvés dans le lieu de culte.
L’attaque des deux églises d’Hikkaduwa a été filmée, puis postée sur Youtube par la chaîne Derana TV : on y voit tout d’abord une foule de plusieurs centaines de personnes de l’organisation bouddhiste nationaliste Hela Podhu Powra, hommes, enfants et bonzes, arriver devant l’église (Assembly of God), défendue par trois policiers. L’attaque, lancée peu après, est d’une grande violence, et les manifestants, moines en tête, enfoncent rapidement les portes, malgré les policiers dont l’effectif a été renforcé entre temps, mais qui se replient prudemment. Comme cela a souvent été rapporté lors d’attaques similaires à l’encontre de minorités religieuses, les représentants des forces de l’ordre sont filmés regardant sans bouger les émeutiers frapper les fidèles et saccager les lieux avant de jeter au feu des débris de l’édifice et les objets du culte.
L’église de l’Assemblée de Dieu bénéficiait d’une « protection » policière lors de l’attaque du 12 janvier, à la suite de menaces qui avaient été proférées à l’encontre de son pasteur la veille. Le lieu de culte protestant avait déjà subit une attaque le 24 décembre dernier, en même temps que deux autres églises, situées elle aussi dans le sud de l’île, l’un des bastiosn du bouddhisme nationaliste.
Selon la National Christian Evangelical Alliance of Sri Lanka (NCEASL), le plus important regroupement protestant du pays, des centaines de villageois des environs d’Hikkaduwa et d’Angunukolapalassa, encadrés par des bonzes « tenant des discours haineux envers les chrétiens » s’étaient rassemblés devant les trois églises protestantes dans la journée du 24 décembre, exigeant l’arrêt du culte. Après avoir proféré des menaces, ils étaient revenus le soir même, lors de la veillée de Noël et avaient lancé des pierres et des cocktails Molotov sur de deux des lieux de culte ainsi que sur les maisons d’habitation des pasteurs. A Hikkaduwa, la Light House Church avait été attaquée peu avant minuit à coups de pierres, lesquelles avaient fait des dégâts matériels mais pas de blessés.
La NCEASL fait état en cette fin de janvier de nombreux incidents de même nature survenus ces six dernières semaines, sans compter les menaces, intimidations, agressions physiques contre des pasteurs ou des fidèles, et autres actes de vandalisme, qui sont « en progression constante», tout en bénéficiant d’une totale impunité.
Ainsi, rapporte encore l’organisation protestante, le 8 janvier, un groupe d’une cinquantaine de bouddhistes extrémistes menés par des bonzes a attaqué l’église de Dewuldeniya, à Mirigama (Mireegam), à quelques kilomètres de Colombo, faisant des blessés parmi les fidèles. Malgré la plainte déposée par le pasteur, l’incident n’a été suivi d’aucune enquête de police et aucun des agresseurs n’a été inquiété.
Alors que le gouvernement prévoit à nouveau d’introduire des lois anti-conversions et de sanctionner les publications qui « porteraient atteinte aux enseignements et aux traditions de la religion dominante [le bouddhisme, religion d’Etat. NDLR] », l’ambassade américaine au Sri Lanka a averti Colombo le 20 janvier dernier de « la grande préoccupation des Etats-Unis concernant la liberté religieuse » dans le pays et de « la nécessité de mettre fin aux attaques des lieux de culte».
Dimanche 26 janvier, l’évêque anglican Dhiloraj Canagasabey, parlant aux fidèles dans sa cathédrale du Christ Sauveur, à Colombo, a réaffirmé qu’il était du devoir du gouvernement d’assurer aux chrétiens, comme à toutes les communautés religieuses, « la liberté de pensée, de conscience, de religion et d’association comme le garantit la Constitution ».
« Dans un Etat de droit, il ne peut y avoir de tels discours de haine tenus à l’encontre des minorités religieuses, a-t-il ajouté. Les chrétiens affrontent de grandes difficultés pour éduquer leurs enfants en accord avec les principes de leur foi ; beaucoup d’entre eux sont contrains d’étudier le bouddhisme, ce qui représente une totale violation de leurs droits religieux. »
Dans un contexte où le puissant parti des bonzes, allié du parti au pouvoir, s’attaque depuis des mois à toutes les minorités religieuses (la campagne anti-musulmane de 2013 a précédé de peu la reprise des agressions contre les chrétiens) sans que les agressions ne soient jamais sanctionnés, le fait que 18 personnes aient été inculpées dans le cadre des attaques du 12 janvier est une grande première. Peu de temps après la mise en ligne de la vidéo diffusée sur Youtube par Derana TV, la police a en effet annoncé avoir identifié puis arrêté 24 suspects sur ordre d'un tribunal de Galle. Parmi ces derniers, 18 ont été inculpés, dont cinq bonzes : ils ont comparu devant la Cour le 27 janvier dernier.
Par ailleurs, pour la première fois, le Sri Lanka apparaît dans la liste noire de l’ONG Open Doors International pour l’année 2014, où sont désgnés les 50 pays où les chrétiens sont les plus persécutés. Selon les responsables de l’organisation, cette introduction du pays à la 29e place est due à l’émergence brutale depuis juillet 2012 d’un nationalisme bouddhiste d’une grande intolérance et particulièrement agressif envers les Eglises chrétiennes, qui ont subi cette année des centaines d’attaques. (eda/msb)
(Source: Eglises d'Asie, le 30 janvier 2014)
Brandissant banderoles, pancartes et photographies attestant des dernières et violentes attaques des bouddhistes extrémistes, toutes menées par des bonzes, dont celle du 12 janvier dernier contre trois lieux de culte chrétiens, les manifestant ont scandé des slogans rappelant à l’Etat de respecter sa Constitution, dans laquelle est inscrite la liberté religieuse.
Dimanche 12 janvier, un groupe de moines bouddhistes, à la tête d’une foule surexcitée, a attaqué les églises protestantes de la Calvary Free Church et de l’Assembly of God Church à Hikkaduwa, une ville de la côte méridionale de l’île, près de Galle. Au même moment, dans les environs de Colombo, le centre de prière de la Church of the Foursquare Gospel, à Pitipana, était incendié par des émeutiers, parmi lesquels se trouvaient de nombreux bonzes.
Selon l’organisation Release International dont des membres se trouvaient sur place, si le feu a pu être étouffé avant que tout le centre chrétien de Pitipana soit consumé, les deux églises d’Hikkaduwa ont subi de plus importantes dégradations ; le mobilier liturgique et tous les vitraux ont été entièrement cassés, avant d’être brûlés par les assaillants avec les bibles ainsi que tous les écrits trouvés dans le lieu de culte.
L’attaque des deux églises d’Hikkaduwa a été filmée, puis postée sur Youtube par la chaîne Derana TV : on y voit tout d’abord une foule de plusieurs centaines de personnes de l’organisation bouddhiste nationaliste Hela Podhu Powra, hommes, enfants et bonzes, arriver devant l’église (Assembly of God), défendue par trois policiers. L’attaque, lancée peu après, est d’une grande violence, et les manifestants, moines en tête, enfoncent rapidement les portes, malgré les policiers dont l’effectif a été renforcé entre temps, mais qui se replient prudemment. Comme cela a souvent été rapporté lors d’attaques similaires à l’encontre de minorités religieuses, les représentants des forces de l’ordre sont filmés regardant sans bouger les émeutiers frapper les fidèles et saccager les lieux avant de jeter au feu des débris de l’édifice et les objets du culte.
L’église de l’Assemblée de Dieu bénéficiait d’une « protection » policière lors de l’attaque du 12 janvier, à la suite de menaces qui avaient été proférées à l’encontre de son pasteur la veille. Le lieu de culte protestant avait déjà subit une attaque le 24 décembre dernier, en même temps que deux autres églises, situées elle aussi dans le sud de l’île, l’un des bastiosn du bouddhisme nationaliste.
Selon la National Christian Evangelical Alliance of Sri Lanka (NCEASL), le plus important regroupement protestant du pays, des centaines de villageois des environs d’Hikkaduwa et d’Angunukolapalassa, encadrés par des bonzes « tenant des discours haineux envers les chrétiens » s’étaient rassemblés devant les trois églises protestantes dans la journée du 24 décembre, exigeant l’arrêt du culte. Après avoir proféré des menaces, ils étaient revenus le soir même, lors de la veillée de Noël et avaient lancé des pierres et des cocktails Molotov sur de deux des lieux de culte ainsi que sur les maisons d’habitation des pasteurs. A Hikkaduwa, la Light House Church avait été attaquée peu avant minuit à coups de pierres, lesquelles avaient fait des dégâts matériels mais pas de blessés.
La NCEASL fait état en cette fin de janvier de nombreux incidents de même nature survenus ces six dernières semaines, sans compter les menaces, intimidations, agressions physiques contre des pasteurs ou des fidèles, et autres actes de vandalisme, qui sont « en progression constante», tout en bénéficiant d’une totale impunité.
Ainsi, rapporte encore l’organisation protestante, le 8 janvier, un groupe d’une cinquantaine de bouddhistes extrémistes menés par des bonzes a attaqué l’église de Dewuldeniya, à Mirigama (Mireegam), à quelques kilomètres de Colombo, faisant des blessés parmi les fidèles. Malgré la plainte déposée par le pasteur, l’incident n’a été suivi d’aucune enquête de police et aucun des agresseurs n’a été inquiété.
Alors que le gouvernement prévoit à nouveau d’introduire des lois anti-conversions et de sanctionner les publications qui « porteraient atteinte aux enseignements et aux traditions de la religion dominante [le bouddhisme, religion d’Etat. NDLR] », l’ambassade américaine au Sri Lanka a averti Colombo le 20 janvier dernier de « la grande préoccupation des Etats-Unis concernant la liberté religieuse » dans le pays et de « la nécessité de mettre fin aux attaques des lieux de culte».
Dimanche 26 janvier, l’évêque anglican Dhiloraj Canagasabey, parlant aux fidèles dans sa cathédrale du Christ Sauveur, à Colombo, a réaffirmé qu’il était du devoir du gouvernement d’assurer aux chrétiens, comme à toutes les communautés religieuses, « la liberté de pensée, de conscience, de religion et d’association comme le garantit la Constitution ».
« Dans un Etat de droit, il ne peut y avoir de tels discours de haine tenus à l’encontre des minorités religieuses, a-t-il ajouté. Les chrétiens affrontent de grandes difficultés pour éduquer leurs enfants en accord avec les principes de leur foi ; beaucoup d’entre eux sont contrains d’étudier le bouddhisme, ce qui représente une totale violation de leurs droits religieux. »
Dans un contexte où le puissant parti des bonzes, allié du parti au pouvoir, s’attaque depuis des mois à toutes les minorités religieuses (la campagne anti-musulmane de 2013 a précédé de peu la reprise des agressions contre les chrétiens) sans que les agressions ne soient jamais sanctionnés, le fait que 18 personnes aient été inculpées dans le cadre des attaques du 12 janvier est une grande première. Peu de temps après la mise en ligne de la vidéo diffusée sur Youtube par Derana TV, la police a en effet annoncé avoir identifié puis arrêté 24 suspects sur ordre d'un tribunal de Galle. Parmi ces derniers, 18 ont été inculpés, dont cinq bonzes : ils ont comparu devant la Cour le 27 janvier dernier.
Par ailleurs, pour la première fois, le Sri Lanka apparaît dans la liste noire de l’ONG Open Doors International pour l’année 2014, où sont désgnés les 50 pays où les chrétiens sont les plus persécutés. Selon les responsables de l’organisation, cette introduction du pays à la 29e place est due à l’émergence brutale depuis juillet 2012 d’un nationalisme bouddhiste d’une grande intolérance et particulièrement agressif envers les Eglises chrétiennes, qui ont subi cette année des centaines d’attaques. (eda/msb)
(Source: Eglises d'Asie, le 30 janvier 2014)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo dân Melbourne nô nức tham dự các Thánh Lễ đón giao thừa Năm Giáp Ngọ.
FX. Trần Văn Minh.
05:37 31/01/2014
Melbourne, Vào lúc 21 giờ Ngày 30 Tháng 1 Năm 2014, nhằm Ngày 30 Tháng Chạp Năm Quý Tỵ.
Tại hầu hết các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại TGP. Melbourne đều có tổ chức Thánh lễ đón Giao thừa mừng năm mới Năm Giáp Ngọ, vào lúc 21 giờ Ngày 30 Tháng 1 Năm 2014.
Riêng tại nhà thờ Saint Martino, hai Cộng đoàn Công Giáo Giáo xứ Our Lady và Martino đã được sự ưu ái của cha chánh xứ Tony, tạo điều kiện để cho cộng đoàn cùng nhau tổ chức Thánh lễ đón giao thừa cổ truyền chung của hai cộng đoàn tại nhà thờ Saint Martino.
Chiều 30 tết trời mát nhè nhẹ, sau những làn gió Bắc nóng từ sa mạc thổi về. Trong giây phút thiêng liêng giao hòa giữa đất trời chuyển từ mùa Đông qua mùa Xuân, khởi đầu cho một năm mới ở quê nhà. Với tất cả tâm tình biết ơn và cảm tạ, rất đông giáo dân hai cộng đoàn đã hân hoan về tham dự Thánh lễ đón giao thừa từ rất sớm. Những tà áo dài lại được dịp khoe sắc thắm cùng muôn hoa chào đón Xuân quê hương trong chiều Hè xứ Úc. Từ các cụ ông, cụ bà cho đến các em nhỏ, với trang phục đẹp đẽ và ưng ý nhất. Ai cũng mừng vui cùng nhau đến để dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban muôn ơn lành đến cộng đoàn trong những tháng ngày trong năm đã qua.
Buổi lễ đón giao thừa năm nay được Linh mục Tony Chánh xứ Saint Martino mời Linh mục Vincent Lê Thành Nhân về dâng lễ đồng tế cho Cộng đoàn Công Giáo khu vực miền Tây thuộc Tổng Giáo Phận Melbourne. Thánh lễ được đặc biệt tổ chức cho giáo dân trong khu vực cùng tham dự đón tết cổ truyền dân tộc. Linh mục Vincent dâng Thánh lễ đón giao thừa, tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria rất thánh đã gìn giữ công đoàn trong năm qua, và cầu xin ơn bình an cho mọi người trong năm mới Nhâm Thìn.
Thánh lễ đón giao thừa Nhâm Thìn năm nay. Trên cung thánh, Một cây mai vàng rực rỡ, được trang hoàng những phong bao nhỏ màu đỏ cùng với những bóng đèn màu nổi bật như báo hiệu mùa Xuân dân tộc đã tới.
Buổi lễ đã được liên ca đoàn Nữ Vương và Martino với đông đảo ca viên đã làm cho buổi lễ giao thừa năm nay thật long trọng, với những bài ca xuân ngợi khen Thiên Chúa, Chúa của mùa Xuân.
Trong phần chia sẻ lời Chúa, LM Lê Thành Nhân qua bài phúc âm Thánh Mathêu nói về Tám mối phúc thật. Qua đó con người được Thiên Chúa ban cho những con người biết sống khôn ngoan theo lời Chúa, biết tìm kiếm hạnh phúc ngay trong những điều đơn giản mà Thiên Chúa ban cho chúng ta mỗi ngày.
Sau thánh lễ, là lời cám ơn tặng qùa và chúc Xuân đến các cha và cộng đoàn của ông đại diện hai cộng đoàn, sau đó, cộng đoàn đã lên nhận lộc Xuân bằng lời Chúa qua kinh thánh do các linh mục đồng tế ban phát. Đặc biệt linh mục Lê Thành Nhân đã mang mùa Xuân là những lộc hoa từ Giáo xứ ngài đang phục vụ về để làm qùa Xuân cho giáo dân hai cộng đoàn.
Sau khi kết thúc Thánh Lễ đón giao thừa. Ca đoàn đã vui hát bản “Xuân nguyện”. Trong niềm hân hoan cùng nắm tay nhau, để cùng chung tay chúc mừng năm mới, và cùng nhau tiến lên nhận hoa, món qùa mừng Xuân của Linh mục Lê Thành Nhân tặng qua tiếng pháo dòn dã của mùa Xuân.
Ra khỏi giáo đường, ban tổ chức mời mọi người qua bên hội trường để dự tiệc và văn nghệ mừng Xuân. Những lời chúc Xuân cùng những tiếng cười vui, và không quên trao tặng nhau những lời chúc thật vui tươi đón mừng năm mới. Xuân dân tộc, Xuân của mọi người và ai ai cũng đều cảm thấy cái không khí đón giao thừa ngày nào trên quê hương yêu dấu, với tết yêu thương, phúc lộc.
Buổi văn nghệ mừng Xuân, tiệc mừng tuy đơn sơ nhưng thật đặc sắc, với phần hợp ca bài “Ly rượu mừng,” đơn ca, thêm phần sổ xố may mắn làm cho bầu không khí mừng Xuân thêm phần vui nhộn.
Buổi tiệc kéo dài tới hơn 12 giờ đêm trong niềm vui chào mừng Xuân mới, Xuân Giáp Ngọ.
Xuân Giáp Ngọ 2014.
FX. Trần Văn Minh.
Thánh lễ Minh niên Giáp Ngọ tại giáo xứ Phước Bình, GP Xuân lộc
JB Hữu Quang
11:13 31/01/2014
Xuân lộc. 30/1/2014. Sáng mồng một Tết, Giáo xứ Phước Bình, GP Xuân lộc đón Tết Giáp Ngọ với thánh lễ minh niên do Đức Ông Jerome Hàm đồng tế với cha chánh xứ Phước Binh và cha khách Antôn Dũng. Kêt thúc thánh lễ, Ban hành giáo giáo xứ chúc tết quí cha và cộng đoàn giáo dân, trước khi mọi người cùng lên hái lộc “Lời Chúa”.
Hình ảnh
Toàn thể giáo dân tham dự đã sắp hàng đón đoàn đồng tế từ nhà xứ vào nhà thờ: Ban hành giáo và đoàn múa thiếu nhi nổi bật trong doàn rước. Vì số lượng giáo dân tham dự thánh lễ đông dảo nên nhiều người không vào được nhà thờ mà hiệp dâng thánh lễ từ ngoài sân.
Sau lời chào mừng Đức ông Jerome từ giáo phận Chicago về thăm ông bà cố an nghĩ tại Đất thánh giáo xứ gân bên và cha Anton Dũng, vị thừa sai trẻ đang truyền giáo tại đảo quốc Philippin về thăm gia đình. Giáo xứ Phước bình một điểm truyền giáo sau năm 1975 vừa mới nâng lên thành giáo xứ được 3 năm rất hân hoan đón tiếp quí đức ông ờ Hoa kỳ và vị thừa sai trẻ đang sinh hoạt mục vụ tại nước ngoài. Trong bài giảng lễ Đức ông chủ tế đã hòa nhập tâm tình giáo dân trong niềm vui dón tết với phong tục thăm viếng người thân trong ngày đầu năm, bằng cáchi so sánh việc chúc tết ông bà cha mẹ với việc tham dự thánh lễ “chúc mừng năm mới Chúa” qua Lời Chúa va kết hợp “lì xì” trong hiệp lễ Mình Máu Thánh. Bằng hình ảnh Chúa lo cho chim muông và hoa cỏ ngoài đồng, đức ông chủ tế nhắc nhở mọi người tin tưởng vào lòng thương xót Chúa và sống yêu thương nhau cho ngày hôm nay, chớ quá lo lắng cho cuộc sống vật chất mà quên kết hợp vối Chúa, yêu thuông với tha nhân.
Đoàn dâng lễ vật gồm quí chức việc và giáo dân đại diên dâng lên quí cha đồng tế bằng những lễ vật của ngày tết…Phần hiệp lễ, hầu như toàn bộ giáo dân cùng lên để rước Chúa vào nhà mình trong ngày đầu năm. Đại diện Ban Hành Giáo giáo xứ đã tặng hoa chúc mừng các chủ chăn, đoàn thiếu nhi cũng chúc mừng quí cha và toàn thể giáo dân qua diệu múa quạt sắc sảo trong tiếng nhạc dặt dìu của bài Happy newyear.
Kết thúc thánh lễ quí cha, quí tu sĩ và giáo dân cùng lần lượt lên hái lộc Lời Chúa đầu năm, trong tiếng hát thánh ca của ca đoàn giáo xứ. Giáo xứ Phước Bình ra về đón Têt bằng niềm vui chào thăm nhau ngay tại sân nhà thờ giáo xứ.
Hình ảnh
Toàn thể giáo dân tham dự đã sắp hàng đón đoàn đồng tế từ nhà xứ vào nhà thờ: Ban hành giáo và đoàn múa thiếu nhi nổi bật trong doàn rước. Vì số lượng giáo dân tham dự thánh lễ đông dảo nên nhiều người không vào được nhà thờ mà hiệp dâng thánh lễ từ ngoài sân.
Sau lời chào mừng Đức ông Jerome từ giáo phận Chicago về thăm ông bà cố an nghĩ tại Đất thánh giáo xứ gân bên và cha Anton Dũng, vị thừa sai trẻ đang truyền giáo tại đảo quốc Philippin về thăm gia đình. Giáo xứ Phước bình một điểm truyền giáo sau năm 1975 vừa mới nâng lên thành giáo xứ được 3 năm rất hân hoan đón tiếp quí đức ông ờ Hoa kỳ và vị thừa sai trẻ đang sinh hoạt mục vụ tại nước ngoài. Trong bài giảng lễ Đức ông chủ tế đã hòa nhập tâm tình giáo dân trong niềm vui dón tết với phong tục thăm viếng người thân trong ngày đầu năm, bằng cáchi so sánh việc chúc tết ông bà cha mẹ với việc tham dự thánh lễ “chúc mừng năm mới Chúa” qua Lời Chúa va kết hợp “lì xì” trong hiệp lễ Mình Máu Thánh. Bằng hình ảnh Chúa lo cho chim muông và hoa cỏ ngoài đồng, đức ông chủ tế nhắc nhở mọi người tin tưởng vào lòng thương xót Chúa và sống yêu thương nhau cho ngày hôm nay, chớ quá lo lắng cho cuộc sống vật chất mà quên kết hợp vối Chúa, yêu thuông với tha nhân.
Đoàn dâng lễ vật gồm quí chức việc và giáo dân đại diên dâng lên quí cha đồng tế bằng những lễ vật của ngày tết…Phần hiệp lễ, hầu như toàn bộ giáo dân cùng lên để rước Chúa vào nhà mình trong ngày đầu năm. Đại diện Ban Hành Giáo giáo xứ đã tặng hoa chúc mừng các chủ chăn, đoàn thiếu nhi cũng chúc mừng quí cha và toàn thể giáo dân qua diệu múa quạt sắc sảo trong tiếng nhạc dặt dìu của bài Happy newyear.
Kết thúc thánh lễ quí cha, quí tu sĩ và giáo dân cùng lần lượt lên hái lộc Lời Chúa đầu năm, trong tiếng hát thánh ca của ca đoàn giáo xứ. Giáo xứ Phước Bình ra về đón Têt bằng niềm vui chào thăm nhau ngay tại sân nhà thờ giáo xứ.
Thánh lễ mừng Năm Mới tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam
Trương Trí
11:29 31/01/2014
HUẾ - Sáng hôm nay mùng Một tết Giáp Ngọ, Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế Phanxicô Xaviê Lê văn Hồng dâng Thánh lễ Minh niên tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam Huế.
Hình ảnh
Mở đầu Thánh lễ, Ngài dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì bao hồng ân Chúa đã ban cho mỗi một người chúng ta trong một năm qua: “Trước thềm năm mới, giữa bầu khí linh thiêng khó tả, bao nỗi buồn vui lẫn lộn của một quá khứ đã trôi qua. Là một người con của Thiên Chúa, chúng ta dâng lời cảm tạ Chúa đã ban nhiều ơn lành cho chúng ta.”
Trong bài giảng lễ, Ngài chia sẻ: Giàu sang phú quí ở cõi đời tạm này không thể theo chúng ta về bên kia thế giới. Mỗi một người chúng ta sinh ra vốn trần truồng, khi trở về lòng đất cũng trần trụi. Phúc lộc Chúa ban cho chúng ta chính 8 mối phúc thật, 8 mối phúc này sẽ dẫn đưa chúng ta về quê trời vĩnh cửu chứ không phải hạnh phúc tạm bợ của trần gian này. Mỗi một năm qua đi, cuộc đời của chúng ta ngắn lại mỗi ngày, mỗi năm qua đi là chúng ta mất dần thọ và lộc.
Tết đến, chúng ta tỏ lòng biết ơn đối với ông bà cha mẹ còn sống hay đã qua đời. Đối với người Công Giáo, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với Thiên Chúa. Tết là đoàn tụ gia đình, trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, Chúa dạy chúng ta phải thảo hiếu với cha mẹ.
Ngày đầu xuân là cơ hội để mỗi một người chúng ta canh tân đời sống gia đình, canh tân con người chúng ta như lòng Chúa mong ước.
Cuối cùng Ngài chúc cộng đoàn: “Gặp gỡ anh chị em trong ngày đầu năm mới, xin Chúa cho anh chị em đổi mới tâm hồn, thánh thiện hơn trong năm mới này.”
Sau Thánh lễ, ông Matthêô Nguyễn Đình Lục đại diện cộng đoàn mừng tuổi Đức Tổng Giám mục Giáo phận, Cha Tổng Đại diện và quí Cha đồng tế, đồng thời cũng xin chúc mừng năm mới toàn thể tu sĩ nam nữ và cộng đoàn giáo xứ. Ông Chủ tịch chúc Đức Tổng dồi dào sức khỏe và được Chúa ban nhiều ơn lành để dẫn dắt Giáo phận cũng như Giáo Hội Việt Nam trong cương vị Phó Chủ tịch HĐGMVN, đồng thời thúc đẩy việc xây dựng Vương cung Thánh đường La vang. Ông nhắc lại ngày khởi công xây dựng Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang 13.4.2013 cũng là ngày Đức Thánh Cha Phanxicô được chọn làm Giáo hoàng thứ 266 của Giáo Hội, mong rằng khi Vương cung Thánh đường hoàn thành sẽ được Đức Thánh Cha cung hiến.
Các em thiếu nhi dâng lên Đức Tổng giám mục, Cha Tổng Đại diện và quí Cha đồng tế những bó hoa tươi thắm nhân ngày đầu năm mới.
Cha Tổng Đại diện thay mặt Đức Tổng Giám mục đọc thư chúc Tết của Đức Tổng gởi đến cộng đoàn Dân chúa trong giáo phận nhân ngày đầu năm mới.
Tại sân Tiền đường Nhà thờ, Đức Tổng Giám mục và Cha Tổng Đại diện đã thả chùm bong bóng mừng Xuân, thưởng thức những vũ điệu mừng năm mới do các em thiếu nhi trình bày. Ngài cũng đã nâng ly rượu mừng năm mới với quí Cha và Giáo xứ, đồng thời tham gia với cộng đoàn bốc thăm “Lời Chúa”, thật ngỡ ngàng khi tình cờ Ngài mở ra lời chúc: “Bình an cho các con”.
Đội Lân của Ban Lễ sinh giáo xứ múa mừng Xuân trong niềm hân hoan chúc mừng Xuân mới của mọi người.
Hình ảnh
Mở đầu Thánh lễ, Ngài dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì bao hồng ân Chúa đã ban cho mỗi một người chúng ta trong một năm qua: “Trước thềm năm mới, giữa bầu khí linh thiêng khó tả, bao nỗi buồn vui lẫn lộn của một quá khứ đã trôi qua. Là một người con của Thiên Chúa, chúng ta dâng lời cảm tạ Chúa đã ban nhiều ơn lành cho chúng ta.”
Trong bài giảng lễ, Ngài chia sẻ: Giàu sang phú quí ở cõi đời tạm này không thể theo chúng ta về bên kia thế giới. Mỗi một người chúng ta sinh ra vốn trần truồng, khi trở về lòng đất cũng trần trụi. Phúc lộc Chúa ban cho chúng ta chính 8 mối phúc thật, 8 mối phúc này sẽ dẫn đưa chúng ta về quê trời vĩnh cửu chứ không phải hạnh phúc tạm bợ của trần gian này. Mỗi một năm qua đi, cuộc đời của chúng ta ngắn lại mỗi ngày, mỗi năm qua đi là chúng ta mất dần thọ và lộc.
Tết đến, chúng ta tỏ lòng biết ơn đối với ông bà cha mẹ còn sống hay đã qua đời. Đối với người Công Giáo, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với Thiên Chúa. Tết là đoàn tụ gia đình, trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, Chúa dạy chúng ta phải thảo hiếu với cha mẹ.
Ngày đầu xuân là cơ hội để mỗi một người chúng ta canh tân đời sống gia đình, canh tân con người chúng ta như lòng Chúa mong ước.
Cuối cùng Ngài chúc cộng đoàn: “Gặp gỡ anh chị em trong ngày đầu năm mới, xin Chúa cho anh chị em đổi mới tâm hồn, thánh thiện hơn trong năm mới này.”
Sau Thánh lễ, ông Matthêô Nguyễn Đình Lục đại diện cộng đoàn mừng tuổi Đức Tổng Giám mục Giáo phận, Cha Tổng Đại diện và quí Cha đồng tế, đồng thời cũng xin chúc mừng năm mới toàn thể tu sĩ nam nữ và cộng đoàn giáo xứ. Ông Chủ tịch chúc Đức Tổng dồi dào sức khỏe và được Chúa ban nhiều ơn lành để dẫn dắt Giáo phận cũng như Giáo Hội Việt Nam trong cương vị Phó Chủ tịch HĐGMVN, đồng thời thúc đẩy việc xây dựng Vương cung Thánh đường La vang. Ông nhắc lại ngày khởi công xây dựng Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang 13.4.2013 cũng là ngày Đức Thánh Cha Phanxicô được chọn làm Giáo hoàng thứ 266 của Giáo Hội, mong rằng khi Vương cung Thánh đường hoàn thành sẽ được Đức Thánh Cha cung hiến.
Các em thiếu nhi dâng lên Đức Tổng giám mục, Cha Tổng Đại diện và quí Cha đồng tế những bó hoa tươi thắm nhân ngày đầu năm mới.
Cha Tổng Đại diện thay mặt Đức Tổng Giám mục đọc thư chúc Tết của Đức Tổng gởi đến cộng đoàn Dân chúa trong giáo phận nhân ngày đầu năm mới.
Tại sân Tiền đường Nhà thờ, Đức Tổng Giám mục và Cha Tổng Đại diện đã thả chùm bong bóng mừng Xuân, thưởng thức những vũ điệu mừng năm mới do các em thiếu nhi trình bày. Ngài cũng đã nâng ly rượu mừng năm mới với quí Cha và Giáo xứ, đồng thời tham gia với cộng đoàn bốc thăm “Lời Chúa”, thật ngỡ ngàng khi tình cờ Ngài mở ra lời chúc: “Bình an cho các con”.
Đội Lân của Ban Lễ sinh giáo xứ múa mừng Xuân trong niềm hân hoan chúc mừng Xuân mới của mọi người.
Thánh Lễ Giao Thừa Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014 tại Sydney
Diệp Hải Dung
11:16 31/01/2014
Tối thứ Năm 30/01/2014 (30 Tết Âm Lịch) khoảng 3000 người (kể cả những người không Công Giáo) đã đến công viên Paul Keating Park Bankstown Sydney tham dự Thánh lễ mừng Giao Thừa Xuân Giáp Ngọ 2014.
Hình ảnh
Sau 3 hồi chiêng trống cổ truyền, đoàn Phụng vụ và quý Cha từ phía dưới công viên tiến lên bàn thờ Lễ đài. Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn thay mặt Ban Tuyên Úy và Cộng Đồng dâng lời nguyện chúc Xuân lên Thiên Chúa Ba Ngôi, nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho Cộng Đồng trong Năm Mới và quý Cha tiến về bàn thờ Tổ Quốc thắp nén hương kính nhớ Tổ Tiên, các bậc tiền nhân và các bậc anh hùng Tử Đạo Việt Nam. Đồng thời một tràng Pháo nổ dòn mừng đón Xuân Mới, mọi người cùng vỗ tay chúc mừng vang vọng cả công viên.
Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời chúc mừng Năm Mới đến quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ và tất cả mọi người và trong niếm hân hoan cảm tạ Thiên Chúa, Chúa của mùa Xuân, Chúa của vạn vật và cùng với Ca đoàn Alleluia Marrickville hát Kinh Vinh Danh, quý Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Dương Thanh Liêm, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Bùi Sơn Lâm Chính xứ Liverpool, Cha Nguyễn Văn Vượng, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Mai Đào Hiền và Cha Khách từ Việt Nam cùng hiệp dâng Thánh lễ
Trong bài giảng, Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn đã nói về con Ngựa trong năm Giáp Ngọ 2014 này. Đặc biệt là sự ngã ngựa của Thánh Phaolô. Thiên Chúa đã biến đổi con người của Ngài từ một kẻ chuyên bách hại Giáo Hội đã trở thành một Tông Đồ nhiệt ái xây dựng Giáo Hội, và Cha cũng nhắc đến tinh thần của Đức Thánh Cha Phanxicô đã khởi xướng ngay từ khi Ngài mới đăng quang, Ngài không lên xe xuống ngựa, Ngài từ chối những gì có tính cách phô trương. Ngài cũng đã kêu gọi tất cả những Giám Mục các Linh mục các Tu sĩ và mọi người KiTô hữa trên toàn thế giới hãy mang lấy tinh thần tương thân tương ái “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ…” Ngày đầu năm mới chúng ta hãy có tinh thần tương thân tương ái, có tinh thần đoàn kết và quan trọng hơn chúng ta luôn luôn trông cậy vào lòng từ bi vô bến bờ của Thiên Chúa…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Paul Văn Chi tuyên đọc Văn Thư Bổ Nhiệm của Đức Hồng Y Georges Pell Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Sydney bổ nhiệm Cha Phêrô Dương Thanh Liêm làm Tân Tuyên Úy Trưởng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney kể từ ngày 01/02/2014 với nhiệm kỳ 3 năm và Cha Cựu Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn bàn giao trao Dấu Ấn của Cộng Đồng cho Cha Tân Tuyên Úy Trưởng Phêrô Dương Thanh Liêm trước bàn thờ. Đồng thời Cha Cựu Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời đến với Ban Tuyên Úy, Hội Đồng Mục Vụ và toàn thể quý ông bà và anh chị em cầu nguyện và luôn nâng đỡ Cha Tân Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm trong sứ vụ quan trọng này.
Cha Tân Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm dâng lời cảm tạ Thiên Chúa và cám ơn Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Tòan quý Cha trong Ban Tuyên Úy, quý Cha Việt Nam tại TGP Sydney, quý Tu Sĩ Nam Nữ và toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa tại Sydney. Trong tâm tình phục vụ với tất cả niềm tin yêu của một trái tim người Việt Nam nơi đất nước này, Cha nguyện xin Thiên Chúa ban nhiều ơn lành cho Cộng Đồng trong những năm tháng sắp tới..Nhân dịp Năm Mới Giáp Ngọ, ngài kính chúc quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ và tất cả mọi người trong Cộng Đồng một năm mới được thánh ân tràn đầy sức khỏe trong tình yêu của Thiên Chúa.
Anh Trần Anh Vũ Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chúc Tết đến quý Cha, quý Tu Sĩ và mọi người trong Cộng Đồng, đặc biệt cám ơn Cha Cựu Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Tòan đã tận tâm cống hiến đồng hành với Cộng Đồng trong suốt 10 năm qua và kính chúc Cha dồi dào sức khỏe, nhiều hông ân Chúa trong Năm Mới Giáp Ngọ để Cha tiếp tục phục vụ Cộng Đồng Dân Chúa trong môi trường mới. Kế tiếp anh Trần Anh Vũ chào mừng Cha Tân Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm mà Cộng Đồng hôm nay đã vinh dự đón tiếp Cha trong Thánh lễ Giao Thừa và cũng là Thánh lễ Bàn Giao chức vụ mới. Thay mặt cho Hội Đồng Mục Vụ chúc mừng Cha Tân Tuyên Úy Trưởng và chúc mừng Năm Mới đến toàn thể Cộng Đồng…
Thánh lễ kết thúc quý Cha phát Lộc Thánh đầu năm cho cho mọi và thưởng lãm Pháo Bông mừng Xuân Giáp Ngọ 2014. Cộng Đồng cũng chân thành cám ơn quý ân nhân Giáo Đoàn Plumpton Sydney đã bảo trợ Tràng Pháo và Pháo Bông để mừng Xuân Giáp Ngọ.
Hình ảnh
Sau 3 hồi chiêng trống cổ truyền, đoàn Phụng vụ và quý Cha từ phía dưới công viên tiến lên bàn thờ Lễ đài. Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn thay mặt Ban Tuyên Úy và Cộng Đồng dâng lời nguyện chúc Xuân lên Thiên Chúa Ba Ngôi, nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho Cộng Đồng trong Năm Mới và quý Cha tiến về bàn thờ Tổ Quốc thắp nén hương kính nhớ Tổ Tiên, các bậc tiền nhân và các bậc anh hùng Tử Đạo Việt Nam. Đồng thời một tràng Pháo nổ dòn mừng đón Xuân Mới, mọi người cùng vỗ tay chúc mừng vang vọng cả công viên.
Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời chúc mừng Năm Mới đến quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ và tất cả mọi người và trong niếm hân hoan cảm tạ Thiên Chúa, Chúa của mùa Xuân, Chúa của vạn vật và cùng với Ca đoàn Alleluia Marrickville hát Kinh Vinh Danh, quý Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Dương Thanh Liêm, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Bùi Sơn Lâm Chính xứ Liverpool, Cha Nguyễn Văn Vượng, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Mai Đào Hiền và Cha Khách từ Việt Nam cùng hiệp dâng Thánh lễ
Trong bài giảng, Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn đã nói về con Ngựa trong năm Giáp Ngọ 2014 này. Đặc biệt là sự ngã ngựa của Thánh Phaolô. Thiên Chúa đã biến đổi con người của Ngài từ một kẻ chuyên bách hại Giáo Hội đã trở thành một Tông Đồ nhiệt ái xây dựng Giáo Hội, và Cha cũng nhắc đến tinh thần của Đức Thánh Cha Phanxicô đã khởi xướng ngay từ khi Ngài mới đăng quang, Ngài không lên xe xuống ngựa, Ngài từ chối những gì có tính cách phô trương. Ngài cũng đã kêu gọi tất cả những Giám Mục các Linh mục các Tu sĩ và mọi người KiTô hữa trên toàn thế giới hãy mang lấy tinh thần tương thân tương ái “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ…” Ngày đầu năm mới chúng ta hãy có tinh thần tương thân tương ái, có tinh thần đoàn kết và quan trọng hơn chúng ta luôn luôn trông cậy vào lòng từ bi vô bến bờ của Thiên Chúa…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Paul Văn Chi tuyên đọc Văn Thư Bổ Nhiệm của Đức Hồng Y Georges Pell Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Sydney bổ nhiệm Cha Phêrô Dương Thanh Liêm làm Tân Tuyên Úy Trưởng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney kể từ ngày 01/02/2014 với nhiệm kỳ 3 năm và Cha Cựu Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn bàn giao trao Dấu Ấn của Cộng Đồng cho Cha Tân Tuyên Úy Trưởng Phêrô Dương Thanh Liêm trước bàn thờ. Đồng thời Cha Cựu Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời đến với Ban Tuyên Úy, Hội Đồng Mục Vụ và toàn thể quý ông bà và anh chị em cầu nguyện và luôn nâng đỡ Cha Tân Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm trong sứ vụ quan trọng này.
Cha Tân Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm dâng lời cảm tạ Thiên Chúa và cám ơn Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Tòan quý Cha trong Ban Tuyên Úy, quý Cha Việt Nam tại TGP Sydney, quý Tu Sĩ Nam Nữ và toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa tại Sydney. Trong tâm tình phục vụ với tất cả niềm tin yêu của một trái tim người Việt Nam nơi đất nước này, Cha nguyện xin Thiên Chúa ban nhiều ơn lành cho Cộng Đồng trong những năm tháng sắp tới..Nhân dịp Năm Mới Giáp Ngọ, ngài kính chúc quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ và tất cả mọi người trong Cộng Đồng một năm mới được thánh ân tràn đầy sức khỏe trong tình yêu của Thiên Chúa.
Anh Trần Anh Vũ Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chúc Tết đến quý Cha, quý Tu Sĩ và mọi người trong Cộng Đồng, đặc biệt cám ơn Cha Cựu Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Tòan đã tận tâm cống hiến đồng hành với Cộng Đồng trong suốt 10 năm qua và kính chúc Cha dồi dào sức khỏe, nhiều hông ân Chúa trong Năm Mới Giáp Ngọ để Cha tiếp tục phục vụ Cộng Đồng Dân Chúa trong môi trường mới. Kế tiếp anh Trần Anh Vũ chào mừng Cha Tân Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm mà Cộng Đồng hôm nay đã vinh dự đón tiếp Cha trong Thánh lễ Giao Thừa và cũng là Thánh lễ Bàn Giao chức vụ mới. Thay mặt cho Hội Đồng Mục Vụ chúc mừng Cha Tân Tuyên Úy Trưởng và chúc mừng Năm Mới đến toàn thể Cộng Đồng…
Thánh lễ kết thúc quý Cha phát Lộc Thánh đầu năm cho cho mọi và thưởng lãm Pháo Bông mừng Xuân Giáp Ngọ 2014. Cộng Đồng cũng chân thành cám ơn quý ân nhân Giáo Đoàn Plumpton Sydney đã bảo trợ Tràng Pháo và Pháo Bông để mừng Xuân Giáp Ngọ.
CGVN tại giáo xứ Saint Anthony mừng Năm Mới
Nguyễn Linh
12:21 31/01/2014
LOS ANGELES - Giáo dân Công Giáo Việt Nam trong giáo xứ St. Anthony ở San Gabriel thuộc TGP Los Angeles đã long trọng cử hành Lễ Giao Thừa mừng Tết Giáp Ngọ trong thánh lễ do cha quản nhiệm Thaddeus Bui Hiển Linh chủ tế, đồng tế có cha chánh xứ Austin Doran và Cha Trần Công Nghị cựu quản nhiệm, có thầy Sáu Manuel Chavez và thầy giúp xứ Gregorio Hidalgo phụ lễ.
Hình ảnh
Khi đoàn rước các linh mục đồng tế lên cung thánh và an vị, các vị niên trưởng trong Cộng đoàn với khăn đóng áo gấm đại diện cho Cộng đoàn đã làm lễ Tạ Ơn Chúa Ba Ngôi và lễ Gia Tiên trước bàn thờ tổ quốc và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Ông Nguyễn bảo Hoàn đã đọc bài văn tế “Tân Niên Giáp Ngọ 2014” rất ý nghĩa như sau:
Âm lịch Tân Xuân
Giáo Ngọ niên hiệu
Kitô đạo hữu
Tha hương ngị trú
Thung lũng sứ thần
Giáo xứ An-tôn
Đồng tâm dâng kính
Chúa Cả càn khôn
Lòng thành tri ân
Phúc lộc Người ban
Suốt trong năm cũ
Muôn đời ghi nhớ.
Nay sang Năm Mới
Nguyện Chúa chí nhân
Thương xót vô biên
Người ban luôn mãi
Ân phúc dư tràn
Vững chí bền gan
Thờ Chúa vẹn toàn.
Nguyện cầu phụ tổ
Phù hộ chậu con
Quốc Nội tha phương
Luôn giữ tình thương
Đồng hương tương trợ
Giúp nhau sống đạo
Noi gương anh hào
Tử đạo liệt oanh
Cha ông tiền bối.
Nguyện cẩu quê mẹ
Sớm được ấm no
Tín ngưỡng tự do
Nhân quyền phát triển
Người người vui hưởng
An bình khắp chốn.
Thỉnh nguyện ơn trên
Ba Ngôi Thiên Chúa
Cùng Mẹ từ nhân
Đoái nhận tấm lòng
Con Việt lưu vong
Lễ vặt đầu năm
Thành tâm kính tiến
Kính tiến… Kính tiến!
Sau đó cả Cộng đoàn hát bài: Mẹ rất nhân từ” trước khi thánh lễ Giao Thừa bắt đầu.
Trong bài giảng Cha quản nhiệm Hiển Linh nhắc lại những hồng ân Thiên Chúa ban cho cộng đoàn Việt Nam từ khi được chính thức thành lập đến nay và kêu gọi mọi người tiép tục cộng tác và duy trì tinh thần hiệp nhất và phục vụ trong yêu thương, nhất là biết gìn giữ và phát huy những văn hóa tốt đẹp của Cha Ông Tiền Nhân để lại. Sau đó Cha quản nhiệm mời Cha Gioan Nghị chỉa sẻ ít lời.
Trước tiên Cha Gioan nói rằng chắc có số người lấy làm lạ sao các Cha hôm nay đeo giây các phép nhiều mầu khác nhau vậy? Và Cha giải thích rằng Cha Quảng Nhiệm nói: Cha muốn diễn tả những ý nghĩa ý nhị trong thánh lễ hôm nay: Mầu vàng là huy hoàng dâng lòng thành tâm lên Thiên Chúa, mầu đỏ là mầu tử đạo kính tiền nhân anh hùng và là mầu vui tươi ngày Tết, còn mầu trang mầu của nghi lễ hôm nay, mầu của hy vọng.
Tiếp đến Cha Gioan đã nói lên tâm tình của biết ơn của giáo dân có được các mục tử như Cha Austin và Hiển Linh là những người tận tụy hy sinh và thương mến đoàn chiên, đúng như mẫu gương mà ĐGH Phanxicô đã đề cao là Giáo Hội cần những linh mục thánh thiện và hy sinh hơn là những linh mục lo "ap-phe" và những điều thế tục. Ngài cũng nhấn mạnh việc Đức Thánh Cha mới nhắc nhở đúng ngày hôm nay là "”Kitô hữu không phải là người đã chịu phép rửa tội rồi đi theo con đường riêng của mình. Thành quả đầu tiên của bí tích rửa tội là làm cho chúng ta thuộc về Giáo Hội, thuộc về Dân Chúa. Không thể hiểu được một Kitô hữu mà không thuộc về Giáo Hội.".
Ca đoàn hát những bài thánh ca ý nghĩa Mùa Xuân ca tụng Chúa Mùa Xuân làm rung động những trái tim đang khẩn nguyện cùng Thiên Chúa ban muôn ơn thiệng cho chính bản thân mình, cho gia đình, cho cộng đoàn, cho tổ quốc và Giáo Hội Việt nam thân thương.
Sau thánh lễ Ban Đại Diện Cộng Đoàn đã phát những chiếc bánh thơm ngon cho các gia đình, các linh mục mừng tuổi lì xì bao đỏ cho các em thiếu nhi và cho cả người lớn nữa... Sau đó mọi người lên hái Lộc Xuân là những bao đỏ treo trên cây lộc, trong đó có những câu Kinh Thánh đam về nhà suy niệm và cầu nguyện...
Ai cũng hân hoan được tham dự thánh lễ Giao thừa sốt sắng và trong tình yêu thương thắm thiết của đại gia đình Cộng đoàn người Công Giáo Việt Nam trong giáo xứ Saint Anthony.
Hình ảnh
Khi đoàn rước các linh mục đồng tế lên cung thánh và an vị, các vị niên trưởng trong Cộng đoàn với khăn đóng áo gấm đại diện cho Cộng đoàn đã làm lễ Tạ Ơn Chúa Ba Ngôi và lễ Gia Tiên trước bàn thờ tổ quốc và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Ông Nguyễn bảo Hoàn đã đọc bài văn tế “Tân Niên Giáp Ngọ 2014” rất ý nghĩa như sau:
Âm lịch Tân Xuân
Giáo Ngọ niên hiệu
Kitô đạo hữu
Tha hương ngị trú
Thung lũng sứ thần
Giáo xứ An-tôn
Đồng tâm dâng kính
Chúa Cả càn khôn
Lòng thành tri ân
Phúc lộc Người ban
Suốt trong năm cũ
Muôn đời ghi nhớ.
Nay sang Năm Mới
Nguyện Chúa chí nhân
Thương xót vô biên
Người ban luôn mãi
Ân phúc dư tràn
Vững chí bền gan
Thờ Chúa vẹn toàn.
Nguyện cầu phụ tổ
Phù hộ chậu con
Quốc Nội tha phương
Luôn giữ tình thương
Đồng hương tương trợ
Giúp nhau sống đạo
Noi gương anh hào
Tử đạo liệt oanh
Cha ông tiền bối.
Nguyện cẩu quê mẹ
Sớm được ấm no
Tín ngưỡng tự do
Nhân quyền phát triển
Người người vui hưởng
An bình khắp chốn.
Thỉnh nguyện ơn trên
Ba Ngôi Thiên Chúa
Cùng Mẹ từ nhân
Đoái nhận tấm lòng
Con Việt lưu vong
Lễ vặt đầu năm
Thành tâm kính tiến
Kính tiến… Kính tiến!
Sau đó cả Cộng đoàn hát bài: Mẹ rất nhân từ” trước khi thánh lễ Giao Thừa bắt đầu.
Trong bài giảng Cha quản nhiệm Hiển Linh nhắc lại những hồng ân Thiên Chúa ban cho cộng đoàn Việt Nam từ khi được chính thức thành lập đến nay và kêu gọi mọi người tiép tục cộng tác và duy trì tinh thần hiệp nhất và phục vụ trong yêu thương, nhất là biết gìn giữ và phát huy những văn hóa tốt đẹp của Cha Ông Tiền Nhân để lại. Sau đó Cha quản nhiệm mời Cha Gioan Nghị chỉa sẻ ít lời.
Trước tiên Cha Gioan nói rằng chắc có số người lấy làm lạ sao các Cha hôm nay đeo giây các phép nhiều mầu khác nhau vậy? Và Cha giải thích rằng Cha Quảng Nhiệm nói: Cha muốn diễn tả những ý nghĩa ý nhị trong thánh lễ hôm nay: Mầu vàng là huy hoàng dâng lòng thành tâm lên Thiên Chúa, mầu đỏ là mầu tử đạo kính tiền nhân anh hùng và là mầu vui tươi ngày Tết, còn mầu trang mầu của nghi lễ hôm nay, mầu của hy vọng.
Tiếp đến Cha Gioan đã nói lên tâm tình của biết ơn của giáo dân có được các mục tử như Cha Austin và Hiển Linh là những người tận tụy hy sinh và thương mến đoàn chiên, đúng như mẫu gương mà ĐGH Phanxicô đã đề cao là Giáo Hội cần những linh mục thánh thiện và hy sinh hơn là những linh mục lo "ap-phe" và những điều thế tục. Ngài cũng nhấn mạnh việc Đức Thánh Cha mới nhắc nhở đúng ngày hôm nay là "”Kitô hữu không phải là người đã chịu phép rửa tội rồi đi theo con đường riêng của mình. Thành quả đầu tiên của bí tích rửa tội là làm cho chúng ta thuộc về Giáo Hội, thuộc về Dân Chúa. Không thể hiểu được một Kitô hữu mà không thuộc về Giáo Hội.".
Ca đoàn hát những bài thánh ca ý nghĩa Mùa Xuân ca tụng Chúa Mùa Xuân làm rung động những trái tim đang khẩn nguyện cùng Thiên Chúa ban muôn ơn thiệng cho chính bản thân mình, cho gia đình, cho cộng đoàn, cho tổ quốc và Giáo Hội Việt nam thân thương.
Sau thánh lễ Ban Đại Diện Cộng Đoàn đã phát những chiếc bánh thơm ngon cho các gia đình, các linh mục mừng tuổi lì xì bao đỏ cho các em thiếu nhi và cho cả người lớn nữa... Sau đó mọi người lên hái Lộc Xuân là những bao đỏ treo trên cây lộc, trong đó có những câu Kinh Thánh đam về nhà suy niệm và cầu nguyện...
Ai cũng hân hoan được tham dự thánh lễ Giao thừa sốt sắng và trong tình yêu thương thắm thiết của đại gia đình Cộng đoàn người Công Giáo Việt Nam trong giáo xứ Saint Anthony.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sự thật đã rõ ở Việt Nam (tiếp theo)
Hà Minh Thảo
16:36 31/01/2014
SỰ THẬT ĐÃ RÕ Ở VIỆT NAM
Năm mới 2014 vừa bắt đầu tại Việt Nam xã hội chủ nghĩa với hai sự kiện đáng chú ý: đảng viên cộng sản tố cáo nhau bán tin ‘mật’ và biển đảo để lấy tiền đế quốc, rồi đàn áp đồng bào yêu nước. Chúng ta nghĩ thế nào ?
I.- NGƯỜI Công Giáo TỐT LÀ CÔNG DÂN TỐT.
A.- Công dân tốt là người thực hiện, trong cuộc sống hàng ngày, những điều gì mình, nhờ lý trí, nhận thức đó là điều tốt cho Đất Nước và Đồng Bào. Nhờ tự do Chúa ban, trong mọi tình cảnh cuộc sống, tình bác ái, sự chân thật và tình tinh phục vụ cho thiện ích chung của xã hội bằng cách tích cực học tập, hoạt động cho một xã hội văn minh, một xã hội biết tôn trọng phẩm giá và can đảm bênh vực sự sống con người từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên.
Trong những ngày đầu Năm Mới 2014, đảng viên cộng sản Dương Chí Dũng vừa bị tuyên án tử hình, tố cáo một đồng chí khác, tướng công an Phạm Quý Ngọ, bán mật tin là ông bị truy tố và đang sắp bị bắt giam để ông kịp thời trốn đi Mỹ với sự trợ giúp của những đồng chí công an khác. Giá phải trả 1,5 triệu mỹ kim trong một nước mà cả triệu người dân không có một mỹ kim để sống qua ngày.
Kế đến, ngày 19.01.2014, nhân kỷ niệm 40 năm ngày Hoàng Sa bị Trung cộng cưởng đoạt, với sự im lặng của Hà nội. Đêm thắp nến tri ân tử sĩ Hoàng Sa vào tối 18.01.2014 ở Công viên Biển Đông Đà nẵng bị hủy bỏ bởi Ban Tuyên giáo Trung ương. Thế mà, thông báo của Ủy ban nhân dân huyện Hoàng Sa do chủ tịch Đặng Công Ngữ ký nại lý do là do công tác chuẩn bị chưa được chu đáo. Nếu là người công dân tốt, suy nghĩ một tí, chúng ta thấy chế độ này vâng lệnh ai và phục vụ giới nào. Do lời kêu gọi của nhóm No-U (‘No’ tiếng Anh là ‘không’, U có hình lưỡi bò, biểu hiệu tham vọng Trung cộng muốn chiếm Biển Đông), ngày 19.01.2014, lúc 8 giờ 30, đông đảo người dân, tay cầm những bông hồng trắng, những bông cúc vàng, tập trung trước tượng đài Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà nội, để dâng hương tưởng niệm những tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa và các liệt sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam hy sinh trong các cuộc chiến chống Trung cộng xâm lược, với quyết tâm ‘Xóa đường lưỡi bò – Bảo vệ Tổ quốc’. Trước giờ tưởng niệm, được vô số an ninh mặc thường phục bảo vệ, ban quản lý khu vực tượng đài đã cho một số thợ xẻ đá ra cắt đá khiến bụi đá mù mịt một góc tượng đài. Vài người tham dự đã nói chuyện ôn hòa, chỉ cần khoảng 30 phút để dâng hương tưởng niệm cho các tử sĩ, nhưng chúng không đồng tình và chĩa loa vào đoàn yêu cầu rời khu vực tượng đài vì đang tu sửa. Rất căm phẫn trước hành động đó một cựu chiến binh quân đội nhân dân đã đã khóc và nói: “Những người này xứng đáng được tôn vinh dù dưới chế độ nào, họ đều xứng đáng được nhắc nhớ, bởi họ là những người hi sinh vì chủ quyền đất nước”. Một thành viên nhóm No-U cho biết: chị cảm thấy nhục nhã thay cho chính quyền, chỉ là một buổi tưởng niệm đơn giản mà họ không dám để tổ chức, quá hèn hạ cho cả một hệ thống.
Cũng dịp này, các cơ quan truyền thông đề cao 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa tử trận trong nỗ lực bảo vệ đất nước chống quân xâm lược. Nhờ đó, nhiều đồng bào sống ở Miền Bắc, điển hình là nghệ sĩ ưu tú Kim Chi, cho biết đã từng dùng từ ‘ngụy’ mà không rõ ý nghĩa, nay mới hiểu nên cảm thấy xấu hổ về sự kém hiểu biết của mình và từ đó, bà không bao giờ dám dùng nữa. Có người khác còn cho rằng, qua cuộc hải chiến Hoàng Sa, mới biết ai là ‘ngụy’ (bán nước cho Trung cộng) và ai là ‘thật’.
Bộ ngoại giao Trung cộâng năm 1980 cho biết vào ngày 15.06.1956, ‘tên’ Ung Văn Khiêm, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tuyên bố với họ: « theo tư liệu Việt Nam, hai quần đảo Tây sa và Nam sa về mặt lịch sử thuộc về lãnh thổ Trung quốc ». Thông tin này bị đảng cộng sản Việt Nam ém nhẹm để che dấu tội ác bán nước. Nhưng, trong quyển ‘Cuộc tranh chấp Việt–Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa’ do Nhà Xuất bản Công An Nhân Dân Hà Nội ấn hành năm 1995, Lưu Văn Lợi, một nhà ngoại giao đảng cộng sản, tại trang 51 có ghi: «. ..Việc nói Tây sa là của Trung quốc trong bản tuyên bố của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1965 về việc Mỹ quy định khu vực chiến đấu của quân Mỹ hay câu nói của thứ trưởng ngoại giao Ung Văn Khiêm về Tây sa là có thật, nhưng đó không phải là lời tuyên bố từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, càng không phải là từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Trường sa... ».
Người cộng sản lợi dụng châm ngôn này để giải thích sai là công dân tốt phải tuân theo những áp đặt của nhà nước độc tài và còn lưu manh hơn khi tuyên truyền với đồng bào không Công Giáo là ‘người Công Giáo không tuân lời Đức Thánh Cha’. Chúng ta cần biết cách trả lời theo Giáo lý xã hội Công Giáo dạy.
a. Nền tảng của quyền hành chính trị. Thiên Chúa tạo dựng con người có tính xã hội và một xã hội chỉ có thể đứng vững khi có ai ở trên hướng dẫn mọi người xây dựng công ích, tức một quyền hành lãnh đạo, không thua kém gì chính xã hội, và do Chúa là tác giả. Quyền hành chính trị rất cần thiết bởi những trọng trách được giao và là một nhân tố tích cực không thể thay thế vì làm nên đời sống dân sự (số 393). Nó phải bảo đảm để có một đời sống cộng đồng trật tự và ngay thẳng, không tước bỏ sự hoạt động tự do của các cá nhân và tập thể, nhưng điều tiết và định hướng sự tự do ấy bằng tôn trọng và bảo vệ sự độc lập của các cá nhân và chủ thể xã hội hầu đạt được công ích. Đó là một công cụ để điều phối và điều khiển, nhờ đó nhiều cá nhân và đoàn thể trung gian sẽ tiến tới một trật tự, trong đó mọi mối quan hệ, mọi định chế và mọi tiến trình làm việc đều nhằm giúp con người phát triển toàn diện. Thật vậy, quyền hành chính trị, ‘bất kể trong cộng đồng hay trong các cơ quan đại diện Nhà Nước, đều phải được thi hành trong khuôn khổ luân lý và nhân danh công ích, theo đúng trật tự pháp lý được luật pháp công nhận. Khi thực hiện được như thế, các công dân bị buộc tự trong lương tâm phải tuân hành’ (số 394). Chủ thể quyền hành chính trị là nhân dân, những người nắm chủ quyền. Nhân dân trao việc thi hành chủ quyền này cho những người được họ tự do bầu chọn làm đại biểu, nhưng vẫn giữ đặc quyền bày tỏ chủ quyền mỗi khi đánh giá trách nhiệm cai trị của họ và, nếu cần, thay thế khi họ không thi hành thoả đáng vai trò. Đây là quyền đang được thi hành trong mọi quốc gia dưới mọi chế độ chính trị, nhưng quyền ấy sẽ được thi hành một cách bảo đảm và đầy đủ nhất bởi một chính phủ theo một hình thức dân chủù, nhờ vào các thủ tục kiểm tra của thể chế dân chủ này. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên sự ưng thuận nhân dân mà thôi thì chưa đủ để đánh giá các phương cách thực thi quyền hành chính trị là ‘công bằng’ (số 395).
b. Quyền hành xét như một sức mạnh luân lý. Quyền hành phải được hướng dẫn bởi luật luân lý, chỉ có giá trị khi được thi hành trong khuôn khổ trật tự luân lý, ‘trật tự này chọn Thiên Chúa làm nguồn gốc đầu tiên và làm mục tiêu cuối cùng’. Trật tự luân lý ‘không thể có ngoài Thiên Chúa; cắt đứt khỏi Thiên Chúa, trật tự này chắc chắn sẽ tan rã. Khi dựa vào trật tự này, nhà cầm quyền mới có uy lực để ấn định các bổn phận có tính hợp luân lý, chứ không nhờ vào một ý muốn tùy tiện của ai hay từ lòng khao khát quyền lực, và bổn phận nhà cầm quyền là diễn dịch trật tự luân lý ấy thành những hành vi cụ thể để đem lại công ích. Mục tiêu của quyền hành là vì nhân dân mà nó hướng tới, nên không thể hiểu là một sức mạnh được đánh giá theo những tiêu chuẩn mang tính xã hội hay lịch sử (số 396). Chính quyền phải nhìn nhận, tôn trọng và phát huy các giá trị nhân bản và luân lý thiết yếu. Những giá trị bẩm sinh, phát xuất từ chính sự thật con người, phản ánh và bảo vệ phẩm giá con người, là những giá trị mà không cá nhân, tập thể hay Nhà Nước nào có thể tạo ra, sửa đổi hay hủy bỏ. Các giá trị này làm nên luật tự nhiên được khắc ghi trong tâm hồn con người (x. Rm 2,15) và được coi là điểm tham chiếu chuẩn mực cho các luật lệ dân sự (số 397).
Chính quyền phải ban hành các luật công bằng, tức phù hợp với phẩm giá con người và với những gì lý trí đúng đắn đòi hỏi. Do đó, luật ấy được tạo ra từ luật vĩnh cửu. Nhưng đi ngược lại lý trí, luật được xem là bất công; nó không còn là luật mà thay vào đó, nó trở thành một hành vi bạo lực. Nhà cầm quyền cai trị theo lý trí sẽ đặt công dân vào một mối quan hệ giữa mọi người tùng phục trật tự luân lý, tức tùng phục Thiên Chúa. Ai không vâng phục những nhà cầm quyền biết cư xử phù hợp với trật tự luân lý là ‘chống lại những gì Thiên Chúa đã đặt định’ (Rm 13,2). Tương tự, khi chính quyền, có nền tảng nơi bản tính con người và thuộc về một trật tự do Thiên Chúa quy định trước, không theo đuổi công ích, đã bỏ qua mục tiêu riêng mình, và vô tình biến mình thành bất hợp pháp (số 398).
c. Quyền phản đối theo lương tâm. Công dân không bị buộc phải tuân theo những chỉ thị chính quyền dân sự nếu chúng trái với những đòi hỏi của trật tự luân lý, ngược với những quyền căn bản con người hay với giáo huấn Tin Mừng. Các luật bất công đặt ra những vấn đề lương tâm rất bi đát cho những người ngay thẳng về luân lý: khi được kêu gọi cộng tác vào những hành vi xấu về mặt luân lý, họ buộc phải từ chối. Sự từ chối này là một nghĩa vụ luân lý, vừa là một quyền căn bản, và vì thế, luật dân sự có bổn phận phải nhìn nhận và bảo vệ quyền ấy. Không được cộng tác, dù chỉ là hình thức, vào những việc ngược với luật Chúa, dù đã được luật pháp dân sự cho phép, đó là một nghĩa vụ quan trọng của lương tâm. Chúng ta không thể biện minh về những sự cộng tác này, dù điều ấy đã được luật dân sự dự kiến và yêu cầu. Thiên Chúa sẽ xét xử mọi người dựa trên trách nhiệm luân lý ấy (x. Rm 2,6; 14,12) (số 399).
d. Quyền phản kháng. Luật tự nhiên là nền tảng và giới hạn cho luật thiết định, có nghĩa là chấp nhận: thật là chính đáng khi phản kháng những nhà cầm quyền vi phạm các nguyên tắc thiết yếu luật tự nhiên một cách nghiêm trọng hay liên tục. Thánh Tôma Aquinô viết ‘người ta có bổn phận phải tùng phục quyền hành… bao lâu trật tự công lý đòi hỏi điều ấy’. Do đó, luật tự nhiên là nền tảng cho phép con người có quyền phản kháng. Quyền này có thể được thi hành bằng nhiều cách cụ thể khác nhau; theo nhiều mục tiêu khác nhau. Phản kháng nhà cầm quyền tức là chứng nhận mình được phép có một cách nhìn khác về sự việc, bất kể nhằm chủ đích thay đổi phần nào, sửa chữa một vài luật hay tranh đấu để có sự thay đổi triệt để trong một tình huống nào đó (số 400).
Những tiêu chuẩn được đưa ra để thi hành quyền phản kháng: Phản kháng bằng vũ khí trước sự đàn áp của chính quyền là điều không chính đáng, trừ khi hội đủ các điều kiện sau:
1. có sự xâm phạm các quyền căn bản con người cách chắc chắn, nghiêm trọng và kéo dài;
2. đã sử dụng hết mọi phương thế khác để sửa đổi mà không kết quả;
3. phản kháng như thế sẽ không gây ra những bất ổn tệ hại hơn;
4. có hy vọng thành công với những lý do vững chắc;
5. theo lý trí, không thể dự kiến một giải pháp nào hay hơn.
Sử dụng vũ khí là biện pháp sau cùng để chấm dứt ‘một chế độ độc tài công khai và kéo dài, gây thiệt hại lớn cho các quyền căn bản con người và làm tổn thất nghiêm trọng cho ích chung đất nước’. Ngày nay người ta thích áp dụng biện pháp kháng cự thụ động hơn, vì đây là ‘phương cách phù hợp hơn với các nguyên tắc luân lý và cũng có nhiều cơ may thành công’ (số 401).
e. Chế tài. Để bảo vệ công ích, chính quyền hợp pháp thi hành quyền và nghĩa vụ chế tài theo mức nghiêm trọng của tội ác gây ra. Nhà Nước có hai trách nhiệm, một là làm thoái chí những người có hành vi gây hại cho quyền con người và các chuẩn mực căn bản của đời sống dân sự, hai là trừng trị thiệt hại do hành vi tội phạm gây ra, bằng hình phạt. Tại quốc gia pháp trị, quyền tuyên các biện pháp chế tài được trao cho toà án trong chế độ tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hiến pháp các quốc gia dân chủ bảo đảm cho quyền tư pháp được độc lập trong lĩnh vực xét xử (số 402).
Chế tài không chỉ để bảo vệ trật tự chung và bảo đảm an toàn cho con người mà còn là một công cụ dùng để sửa trị người phạm lỗi mang giá trị luân lý là đền tội nếu tự nguyện chấp nhận hình phạt ấy. Do đó, việc chế tài nhằm hai mục đích: khuyến khích việc đưa người bị kết án tái hội nhập xã hội và cổ vũ một nền công lý mang tính hoà giải, có khả năng khôi phục sự hoà hợp trong các quan hệ xã hội đã bị hành vi tội ác phá vỡ. Về điểm này, hoạt động của các vị tuyên uý trại giam thật là quan trọng, trong khía cạnh tôn giáo mà còn để bảo vệ phẩm giá người bị giam. Đáng tiếc hiện nay điều kiện sống của các tù nhân thụ án không phải lúc nào cũng giúp tôn trọng phẩm giá; và nhiều khi, nhà tù trở thành nơi các tội ác mới diễn ra. Tuy nhiên, môi trường các định chế trừng phạt phạm nhân tạo nên một diễn đàn đặc biệt cho người Kitô hữu một lần nữa minh chứng sự quan tâm của mình tới các vấn đề xã hội: ‘Ta… bị bắt ngồi tù, các ngươi đã đến thăm Ta’ (Mt 25,35-36) (số 403).
Các cơ quan có nhiệm vụ xác định trách nhiệm tội phạm, mang tính riêng tư, cần cố gắng tìm kiếm sự thật một cách kỹ lưỡng và tiến hành công việc với sự tôn trọng tối đa phẩm giá và quyền lợi người bị điều tra, phải bảo đảm các quyền lợi họ như người vô tội. Phải luôn nhớ nguyên tắc pháp lý: không bắt chịu hình phạt khi tội ác chưa được chứng minh. Khi điều tra, phải tuân thủ thật nghiêm ngặt quy luật: cấm sử dụng việc tra tấn dưới mọi hình thức, kể cả trong trường hợp phạm tội trọng, không thể biện minh được và, qua đó, cho thấy nhân phẩm người tra tấn lẫn kẻ bị tra tấn đều bị hạ thấp. Các cơ quan tư pháp quốc tế bảo vệ nhân quyền đã đúng đắn khi đưa ra lệnh cấm tra tấn, coi đó như một nguyên tắc không được vi phạm trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cũng không được ‘giam giữ chỉ vì mục đích muốn tìm ra thông tin có giá trị cho việc xét xử’. Cần bảo đảm ‘tiến hành xét xử nhanh chóng; kéo dài thời gian xét xử thái quá sẽ làm cho người dân không thể chịu đựng nổi và kết cục trở thành một bất công thực sự’. Nhân viên toà án phải giữ bí mật của bị cáo khi điều tra, để không làm phương hại tới nguyên tắc phải luôn giả định là vô tội cho đến khi bị kết án. Vì thẩm phán cũng có thể lầm lẫn, nên luật trù liệu những sự bồi thường phù hợp cho các nạn nhân do những sai lầm của toà án gây ra (số 404).
{Các số ghi trên đây theo sách ‘Tóm lược Học thuyết xã hội Giáo Hội Công Giáo, Hội đồng Giáo Hoàng Công lý và Hòa bình}
Khi giảng trong Thánh Lễ ngày 16.09.2013, tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Giáo Hoàng Phanxicô bác bỏ ý kiến cho rằng: « Một người Công Giáo tốt không can thiệp vào các vấn đề chính trị. Đó không phải là con đường tốt. Một người Công Giáo tốt cần tham dự vào các vấn đề chính trị, cống hiến tất cả những gì tốt nhất có thể, nhờ đó những ai đang cai trị biết cách cai trị. Không ai trong chúng ta có thể nói ‘Tôi không có gì để làm với chuyện này, để họ cai trị’. Thay vào đó, các công dân có trách nhiệm tham gia vào chính trị theo khả năng mình. Chính trị, theo Học thuyết xã hội Giáo Hội, là một trong những hình thức đức ái cao nhất, bởi nó phục vụ lợi ích chung. Tôi không thể phủi tay, tất cả chúng ta cần phải cho đi một điều gì đó! Thay vì chỉ than phiền ‘những điều không đúng’, chúng ta cần phải cống hiến ý tưởng, đề nghị và nhất là lời cầu nguyện của mình. Cầu nguyện là ‘phương thế tốt nhất chúng ta có thể làm cho các nhà lãnh đạo’ như lời thánh Phaolô gởi Timôthê mời gọi cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo biết thay đổi và lãnh đạo vững vàng ».
B.- Người Công Giáo tốt là người được nhận Bí tích Thánh tẩy, biết vác Thánh giá theo chân Chúa, biết kính Chúa và yêu Tha nhân.
II.- KÍNH CHÚA VÀ THƯƠNG NGƯỜI.
Để trung thành với Thiên Chúa, Hội thánh, Tổ tiên và Tổ quốc, Tôi tớ Chúa Hồng Y P.X. Nguyễn Văn Thuận dạy chúng ta:
« Nhìn lên, tôi sống mối tương quan với cha mẹ, ông bà, tổ tiên, và cao hơn cả là Đấng Tối cao - Thiên Chúa, Tổ của tổ tiên, người Cha chung của nhân loại.
Với Thiên Chúa tôi trung thành:
‘Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa là Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi’ (Mc 12, 30).
Tôi tôn vinh những người được Thiên Chúa gửi đến để chuyển nguồn sống của Ngài đến cho tôi, cho tôi được làm người Việt Nam Công Giáo hôm nay: họ là cha mẹ, ông bà, tổ tiên, và Giáo Hội tôi. »
Thánh Phaolô khuyên giáo dân đừng sống như những người không hy vọng. Ngài phân tích cho thấy những hạng người Công Giáo khác nhau, và chọn cho mình hướng đi đúng:
Có hạng ‘Công Giáo đợi chờ’, khoanh tay mong đợi niềm hy vọng đến.
Có hạng người ‘Công Giáo thụ động’, ‘trốn tránh, vô trách nhiệm’.
Họ chỉ biết ‘nhìn lên’ đi kêu cứu, mà không biết ‘nhìn tới’ để tiến, ‘nhìn quanh’ để chia sẽ, gánh vác.
Niềm hy vọng đang ở giữa họ, mà họ không hay! (Đường Hy Vọng (ĐHY). 966)
Làm một cuộc cách mạng: Đừng đem đời người Công Giáo xa lìa môi trường, để quây quần quanh cái việc thiêng liêng. Đẩy người Công Giáo mang niềm hy vọng của mình xâm nhập môi trường (ĐHV. 966).
- Không thể quan niệm được một Kitô hữu không mê say đem hy vọng ngập tràn thế giới (ĐHV. 972).
Ánh sáng ấy sẽ chiếu soi giúp ta vượt những thử thách,
- Con hy vọng luôn luôn, đừng chán nản vì những sự khó khăn nôi bộ, ngay trong việc tông đồ.
Thánh Gandhi đã phát biểu thành thật rằng: « Tôi yêu Đức Kitô, nhưng không thích Kitô hữu ». Thật vậy, Kitô hữu chân thực phải biết Đức Kitô là ai bằng học hỏi Phúc âm, sống hăng say với Giáo Hội là thân thể sống động của Ngài, bằng lời nói, việc làm để rao truyền Nước Thiên Chúa ở giữa mọi người.
(Trích ‘Niềm vui sống đạo).
Khi khởi đầu Sứ vụ Giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc chúng ta: ‘Giáo Hội nghèo của người nghèo’. Thật vậy, Thầy Chí Thánh, Chúa Giêsu sinh trong máng cỏ hang bò lừa và chết trần trụi trên thập giá.
THƯƠNG NGƯỜI có 14 mối:
- Thương xác 7 mối: Cho kẻ đói ăn, Cho kẻ khát uống, Cho kẻ rách rưới ăn mặc, Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, Cho khách đỗ nhà, Chuộc kẻ làm tôi,
Chôn xác kẻ chết;
- Thương linh hồn 7 mối: Lấy lời lành mà khuyên người; Mở dậy kẻ mê muội, Yên ủi kẻ âu lo, Răn bảo kẻ có tội, Tha kẻ dể ta, Nhịn kẻ mất lòng ta, Cầu cho kẻ sống và kẻ chết.
Chúng ta đã làm được những gì cho những hướng dẫn thương người đó, nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam dưới chế độ cộng sản dã man? Chúng ta có hiệp thông với những đồng bào can đảm sử dụng Quyền phản đối theo lương tâm hay phản kháng nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm các nguyên tắc thiết yếu luật tự nhiên một cách nghiêm trọng hay liên tục. Những người này chỉ hành động theo lòng yêu nước và thương tha nhân, trong khi đó chính là giáo huấn xã hội Giáo Hội Công Giáo mà chúng ta không biết mà thôi. Họ phải trả giá rất đắt trải qua nhiều năm tù ‘vô’ tội. Tôi tớ Chúa Hồng Y Nguyễn Văn Thuận cũng đã bị 13 năm tù ‘vô’ tội, không bản án, mà chỉ vì ‘âm mưu giữa Vatican và các Đế Quốc’ hay ‘cháu ông Ngô Đình Diệm’. Luật sư Lê Quốc Quân, ngày 27.05.2011, tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài gòn, Ủy ban Công lý và Hòa bình Hội đồng Giám mục Việt Nam ra mắt Ban Điều hành, đã thuyết trình về ‘Công lý Và Hòa bình trong bối cảnh xã hội Việt Nam’.
Chị Đỗ Thị Minh Hạnh, lúc bị bắt, mẹ đã dựa vào lý do gia đình có công với cách mạng để xin giảm án, chị khẳng khái từ chối: “ Má lấy thành tích cách mạng gia đình để hưởng quyền lợi, để được giảm án, là điều làm sỉ nhục đối với con, vô tình làm nhục con”. Năm 20 tuổi, chị bị bắt giam ở Hà nội vì giúp đỡ dân oan kêu cứu. Năm 22 tuổi, chị tham gia giúp đỡ và hướng dẫn phong trào công nhân đình công tranh đấu với giới chủ ở nhiều xí nghiệp. Cùng hai anh Đoàn huy Chương và Nguyễn Hoàng quốc Hùng, chị nhận được lời kêu cứu của công nhân, vào công ty giày Mỹ Phong (Trà vinh) để trợ lực họ đình công phản đối chủ ăn chận tiền lương và tiền thưởng tết vào tháng 1/2010. Cuộc đình công kéo dài một tuần và kết thúc thành công đạt điều quan trọng: ‘Công đoàn công ty phải do công nhân bầu ra và được trả lương bằng công đoàn phí đóng hằng tháng. Công đoàn phí phải do công nhân quản ly'ù. Ngày 18.03.2011, Toà án Nhân dân Trà vinh xử án phúc thẩm: Quốc Hùng 9, Minh Hạnh và Huy Chương 7 năm tù với tội danh ‘Phá rối an ninh trật tự nhằm chống chính quyền nhân dân’, y án sơ thẩm dù luật sư chứng minh cả 3 đã không hề phạm tội như trong bản cáo trạng cáo buộc. Minh Hạnh, 25 tuổi, đã thanh thản chấp nhận vì thể hiện lòng yêu nước, thương đồng bào, nói với mẹ: « Má hãy nhìn thân thể con nè. Má ơi, con rất đau buồn, con không buồn thân thể con, ở tù bao nhiêu năm cũng được… Họ bảo con hãy nhận tội đi rồi sẽ được giảm xuống 4 năm, nhưng không, ở đời thì chết chỉ có một lần mà thôi… để cho họ thấy rằng, họ không được phép coi thường tinh thần bất khuất của dân tộc. Mỗi dân tộc, mỗi một con người, nhất là người lãnh đạo đất nước phải biết rằng ‘Đặt quyền lợi và danh dự của tổ quốc lên trên quyền lợi cá nhân của mình chứ…’. (thân thể Hạnh mang đầy xẹo do bị đánh đập để tra khảo… Ngày 23.01.2009, Hạnh cùng mẹ và chị gái đến trụ sở công an để làm lại giấy chứng minh nhân dân. Khi vừa bước vào trụ sở, Hạnh bị nhiều công an bắt lên lầu đánh đập. Nghe tiếng hét, chị gái Hạnh chạy lên thì thấy khuôn mặt em mình đầy máu. Khi cơ quan công an áp giải Hạnh về nhà lục soát, dù đã bị còng tay, nhưng vẫn tiếp tục bị hành hung với những cú đấm vào đầu và mặt….). Lần khác, cô nói: « Làm sao để cho mọi người hiểu rằng, trước hết là phải bảo vệ danh dự dân tộc… họ đánh đập công nhân, lấy giầy ném vào mặt công nhân, làm sao con có thể chịu đựng được,… mà tại sao Nhà nước không bảo vệ công nhân mà lại đi bảo vệ chủ??? để cho họ có quyền đi chà đạp, bắt giam cầm những người công nhân đó… Không thể chấp nhận để người Trung quốc xúc phạm đến danh dự của mình ».
Trên đây chỉ là vài trường hợp trong cả ngàn thảm cảnh khác. Những cuộc đàn áp dân tại Miến điện, thế giới biết vì người Miến ‘biết’ Liên đới và Bổ trợ với nhau (hai nguyên tắc đề nghị bởi ‘Toát yếu về Học thuyết Xã hội Giáo Hội’ các số 192… 194 và 185… 187), các vụ sát sinh đồng bào chúng ta bởi nhà cầm quyền cộng sản, người Việt ‘vô cảm’, không lên tiếng thì làm sao thế giới biết tới để bênh vực, đòi Công lý cho mình? « Công dân có nhiệm vụ cùng với các nhà cầm quyền dân sự góp phần vào thiện ích của xã hội, bằng một tinh thần chân thật, công bằng, đoàn kết và tự do… » (số 2239 Giáo lý Hội thánh Công Giáo). Đồng thời cũng minh định rõ bổn phận người dân: «. .. Việc trung thành hợp tác bao gồm quyền lợi, đôi khi cả bổn phận, phải lên tiếng phản đối một cách chính đáng những gì có vẻ làm tổn hại đến phẩm vị của con người cũng như đến thiện ích của cộng đồng ». (số 2238 GLHTCG).
Ngày 16.01.2014, Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ chị Đỗ Thị Minh Hạnh, đã đến điều trần trước Quốc hội Hoa kỳ về người con gái Út của bà, một tù nhân lương tâm 28 tuổi tại Việt Nam, chỉ vì giúp đỡ những công nhân khốn khổ, những nông dân bị cộng sản Việt Nam cướp đất, cướp nhà mà nhà nước cộng sản bắt con bà giam vào lao tù, làm mủi lòng và khâm phục toàn thể cử tọa: « Con tôi bị bắt vào ngày 23/02/2010 tại Di linh-Lâm đồng, Tại đây, tôi đã chứng kiến công an bắt và đánh con tôi bể miệng, chảy máu đầy mặt. Sau đó đưa đi biệt giam 8 tháng tại bộ công an rồi mới đem ra xét xử. Phiên tòa ngày 26.10.2010 tại Trà Vinh, con tôi cùng hai bạn không có luật sư bào chữa và công an đánh đập tàn nhẫn con tôi trước sân tòa. Tháng 3/2011, công an trại giam Trà Vinh đã cho tù nhân hình sự đánh đập con tôi tại phòng giam. Tháng 4/2011, khi chuyển trại giam về Long An, con tôi đã bị còng tay, xích chân, bịt miệng và bị đánh đập trong thùng xe chở tù. Ngày 06.05.2011, con tôi bị chuyển về Bình Thuận. Tháng 4/2013, chuyển đến trại giam Đồng Nai, … con tôi bị công an cho nhiều tù nhân hình sự đánh con tôi cùng một lúc, trong đó một lần bị đánh khi đang tắm không mảnh vải che thân. Hậu quả là con tôi đã bị đau thần kinh đầu. Con tôi bị teo và đau nhức và có khối u ở trong một ngực trái nhưng nhà tù không cho đến bệnh viện để điều trị chuyên khoa ». Bà nói một Sự Thật: « Tôi rất ngạc nhiên và cảm thấy chua chát khi nghe các phát biểu của nhiều chính khách, các bản điều trần của một số chính phủ, một số tổ chức ca ngợi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang có tiến bộ về nhân quyền, về chính sách tôn giáo, về chế độ lao động ». (Xem Bài điều trần tại http://caodailhbts.org/?p=1469).
Ngày 05.02.2014, chính phủ Việt Nam phải trả lời tại buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR, Universal Periodic Review, tiếng Anh và Examen Périodique Universel, tiếng Pháp) về hoạt động nhân quyền trong nước ở trụ sở Liên hiệp quốc (LHQ), Genève (Thụy sĩ). Phái đoàn Việt Nam sẽ có khoảng 30 người, nhưng vai trò có khác hơn lần đầu năm 2009 vì Việt Nam hiện là thành viên Hội đồng Nhân quyền và đó có thể là một yếu tố thuận lợi cho đồng bào sang vận động nhân quyền. Đây là thủ tục áp dụng với tất cả các quốc gia thành viên LHQ, được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 15.03.2006. Hiện nay, hoạt động UPR đã được thực hiện sang vòng thứ hai từ năm 2012 đến 2016. Một quốc gia, khi tới phiên mình, phải báo cáo trước LHQ về tình hình nhân quyền nước mình, những gì chính phủ đã làm để cải thiện nhân quyền cho người dân và đã tuân thủ các nghĩa vụ của mình về nhân quyền như thế nào, trong ba tiếng đồng hồ.
Nhóm Làm Việc UPR LHQ có quyền kiểm điểm, đánh giá tình hình nhân quyền ở Việt Nam, căn cứ từ ba nguồn tài liệu sau:
1. Báo cáo quốc gia của Chính phủ Việt Nam;
2. Báo cáo của LHQ gồm:
- Thông tin từ các chuyên gia và nhóm nghiên cứu độc lập về nhân quyền (‘Báo cáo viên Đặc biệt LHQ’ (UN Special Rapporteur), hiện có 37 chuyên gia trong những lĩnh vực liên quan. Ví dụ, ông Frank William La Rue - Báo cáo viên Đặc biệt LHQ về tự do ngôn luận và phát biểu là một luật sư và nhà báo nổi tiếng người Guatemala. Chính phủ Việt Nam đã từ chối nhiều Báo cáo viên Đặc biệt này đến ‘kiểm tra’ tình hình nhân quyền trong lĩnh vực chuyên môn liên quan,
- Thông tin từ 10 định chế nhân quyền LHQ khác (như Ủy ban Nhân quyền, Ủy ban Các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, v.v...),
3. Báo cáo của các bên liên quan (stakeholders), trong đó có cả xã hội dân sự, tức các tổ chức phi chính phủ.
Dựa vào ba nguồn thông tin trên, Nhóm Làm Việc UPR sẽ tiến hành đánh giá, xét duyệt, kiểm điểm (review) tình hình nhân quyền quốc gia chịu sự kiểm điểm định kỳ.
Nhân dịp này, ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự tại Genève và Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã rời đảng cộng sản và xin tị nạn, cho ông Mặc Lâm (Đài Á chân Tự do) biết những điểm chính sau:
a- Việt Nam bốc thăm ba nước Keyna, Kazakhstan và Costa Rica (Troika) làm như trọng tài và dùng đại sứ để o bế, mặc cả các nước này bằng cách mời cơm rồi trao đổi rằng các ông dễ dãi cho Việt Nam thì về sau này, tới phiên nước các ông kiểm điểm nhân quyền thì Việt Nam sẽ làm tương tự trở lại, tức có sự mặc cả. Đó là việc chúng ta cần tác động bằng gặp các phái đoàn này để nói họ đừng chấp nhận những gợi ý nhỏ nhen của đoàn Việt Nam. Với vai trò trọng tài, họ cần hết sức vô tư vì thời gian rất hạn chế nếu họ dành sự trình bày của phái đoàn nhà nước thì thời gian dành cho phái đoàn bên ngoài không đủ thời gian để lên tiếng trình bày sự đàn áp nhân quyền của Việt Nam.
b- Nhân tố các nước có thể làm thay đổi được tình hình nhân quyền và dân chủ Việt Nam là nhân tố nước lớn. Bản tin Âu châu nói chung rất ít nói tình hình Việt Nam như việc thông qua hiến pháp và những gì xảy ra tại đó. Tất nhiên không phải ta là người Việt mà lại tô vẽ Việt Nam không có nhân quyền nhưng đó là do sự thiếu thông tin về Việt Nam và hiện họ còn rất nhiều những quan tâm nào là căng thẳng Trung Nhật, rồi Bắc Triều tiên, Syria hay Iran, Ukraine…
- Trong đoàn có rất nhiều người tôi kính trọng và khâm phục. Tôi phân tích cho họ thay đổi thái độ vì rất quan trọng cho họ hiểu rằng tại sao Quốc tế bắt các nước phải kiểm điểm nhân quyền trong những kỳ như hiện nay đối với Việt Nam. Bởi vì con người và quyền của con người là quan trọng nhất đối với thế giới văn minh. Họ không chỉ đưa Việt Nam ra để kiểm điểm và tạo sức ép để Việt Nam thay đổi mà đây là cái chung. Nếu họ cứ tiếp tục theo lối cũ là soạn ra một bài đọc và cố chống đỡ để giảm nhẹ những việc đàn áp nhân quyền là không thể được. Về nước, họ luôn báo cáo là thành công, các nước phương Tây không thể áp đặt giá trị nhân quyền phương Tây cho Việt Nam bởi vì dân trí Việt Nam vẫn còn thấp. Rồi làm bản báo cáo lên trên thì trên lại tiếp tục đàn áp.
Trong những giờ thiêng liêng ngày Đầu Xuân, viết những dòng chữ này, chúng tôi không khỏi buồn chán giới lãnh đạo nhà nước. Quốc hội của dân hay của đảng mà thông qua Hiến pháp theo đảng chỉ thị ? Người dân oan và đau khổ chỉ có thể kêu cầu giới lập pháp Hoa kỳ hay cơ quan nhân quyền Liên hiệp quốc. Ước gì đảng và nhà nước sớm nhận thức và thực thi ‘Dân chủ và nhà nước pháp quyền là cặp song sinh trong một thể chế chính trị hiện đại’ hay ‘Việt Nam dân chủ gấp vạn lần các nước tư bản’ như lời phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói.
Năm mới 2014 vừa bắt đầu tại Việt Nam xã hội chủ nghĩa với hai sự kiện đáng chú ý: đảng viên cộng sản tố cáo nhau bán tin ‘mật’ và biển đảo để lấy tiền đế quốc, rồi đàn áp đồng bào yêu nước. Chúng ta nghĩ thế nào ?
I.- NGƯỜI Công Giáo TỐT LÀ CÔNG DÂN TỐT.
A.- Công dân tốt là người thực hiện, trong cuộc sống hàng ngày, những điều gì mình, nhờ lý trí, nhận thức đó là điều tốt cho Đất Nước và Đồng Bào. Nhờ tự do Chúa ban, trong mọi tình cảnh cuộc sống, tình bác ái, sự chân thật và tình tinh phục vụ cho thiện ích chung của xã hội bằng cách tích cực học tập, hoạt động cho một xã hội văn minh, một xã hội biết tôn trọng phẩm giá và can đảm bênh vực sự sống con người từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên.
Trong những ngày đầu Năm Mới 2014, đảng viên cộng sản Dương Chí Dũng vừa bị tuyên án tử hình, tố cáo một đồng chí khác, tướng công an Phạm Quý Ngọ, bán mật tin là ông bị truy tố và đang sắp bị bắt giam để ông kịp thời trốn đi Mỹ với sự trợ giúp của những đồng chí công an khác. Giá phải trả 1,5 triệu mỹ kim trong một nước mà cả triệu người dân không có một mỹ kim để sống qua ngày.
Kế đến, ngày 19.01.2014, nhân kỷ niệm 40 năm ngày Hoàng Sa bị Trung cộng cưởng đoạt, với sự im lặng của Hà nội. Đêm thắp nến tri ân tử sĩ Hoàng Sa vào tối 18.01.2014 ở Công viên Biển Đông Đà nẵng bị hủy bỏ bởi Ban Tuyên giáo Trung ương. Thế mà, thông báo của Ủy ban nhân dân huyện Hoàng Sa do chủ tịch Đặng Công Ngữ ký nại lý do là do công tác chuẩn bị chưa được chu đáo. Nếu là người công dân tốt, suy nghĩ một tí, chúng ta thấy chế độ này vâng lệnh ai và phục vụ giới nào. Do lời kêu gọi của nhóm No-U (‘No’ tiếng Anh là ‘không’, U có hình lưỡi bò, biểu hiệu tham vọng Trung cộng muốn chiếm Biển Đông), ngày 19.01.2014, lúc 8 giờ 30, đông đảo người dân, tay cầm những bông hồng trắng, những bông cúc vàng, tập trung trước tượng đài Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà nội, để dâng hương tưởng niệm những tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa và các liệt sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam hy sinh trong các cuộc chiến chống Trung cộng xâm lược, với quyết tâm ‘Xóa đường lưỡi bò – Bảo vệ Tổ quốc’. Trước giờ tưởng niệm, được vô số an ninh mặc thường phục bảo vệ, ban quản lý khu vực tượng đài đã cho một số thợ xẻ đá ra cắt đá khiến bụi đá mù mịt một góc tượng đài. Vài người tham dự đã nói chuyện ôn hòa, chỉ cần khoảng 30 phút để dâng hương tưởng niệm cho các tử sĩ, nhưng chúng không đồng tình và chĩa loa vào đoàn yêu cầu rời khu vực tượng đài vì đang tu sửa. Rất căm phẫn trước hành động đó một cựu chiến binh quân đội nhân dân đã đã khóc và nói: “Những người này xứng đáng được tôn vinh dù dưới chế độ nào, họ đều xứng đáng được nhắc nhớ, bởi họ là những người hi sinh vì chủ quyền đất nước”. Một thành viên nhóm No-U cho biết: chị cảm thấy nhục nhã thay cho chính quyền, chỉ là một buổi tưởng niệm đơn giản mà họ không dám để tổ chức, quá hèn hạ cho cả một hệ thống.
Cũng dịp này, các cơ quan truyền thông đề cao 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa tử trận trong nỗ lực bảo vệ đất nước chống quân xâm lược. Nhờ đó, nhiều đồng bào sống ở Miền Bắc, điển hình là nghệ sĩ ưu tú Kim Chi, cho biết đã từng dùng từ ‘ngụy’ mà không rõ ý nghĩa, nay mới hiểu nên cảm thấy xấu hổ về sự kém hiểu biết của mình và từ đó, bà không bao giờ dám dùng nữa. Có người khác còn cho rằng, qua cuộc hải chiến Hoàng Sa, mới biết ai là ‘ngụy’ (bán nước cho Trung cộng) và ai là ‘thật’.
Bộ ngoại giao Trung cộâng năm 1980 cho biết vào ngày 15.06.1956, ‘tên’ Ung Văn Khiêm, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tuyên bố với họ: « theo tư liệu Việt Nam, hai quần đảo Tây sa và Nam sa về mặt lịch sử thuộc về lãnh thổ Trung quốc ». Thông tin này bị đảng cộng sản Việt Nam ém nhẹm để che dấu tội ác bán nước. Nhưng, trong quyển ‘Cuộc tranh chấp Việt–Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa’ do Nhà Xuất bản Công An Nhân Dân Hà Nội ấn hành năm 1995, Lưu Văn Lợi, một nhà ngoại giao đảng cộng sản, tại trang 51 có ghi: «. ..Việc nói Tây sa là của Trung quốc trong bản tuyên bố của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1965 về việc Mỹ quy định khu vực chiến đấu của quân Mỹ hay câu nói của thứ trưởng ngoại giao Ung Văn Khiêm về Tây sa là có thật, nhưng đó không phải là lời tuyên bố từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, càng không phải là từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Trường sa... ».
Người cộng sản lợi dụng châm ngôn này để giải thích sai là công dân tốt phải tuân theo những áp đặt của nhà nước độc tài và còn lưu manh hơn khi tuyên truyền với đồng bào không Công Giáo là ‘người Công Giáo không tuân lời Đức Thánh Cha’. Chúng ta cần biết cách trả lời theo Giáo lý xã hội Công Giáo dạy.
a. Nền tảng của quyền hành chính trị. Thiên Chúa tạo dựng con người có tính xã hội và một xã hội chỉ có thể đứng vững khi có ai ở trên hướng dẫn mọi người xây dựng công ích, tức một quyền hành lãnh đạo, không thua kém gì chính xã hội, và do Chúa là tác giả. Quyền hành chính trị rất cần thiết bởi những trọng trách được giao và là một nhân tố tích cực không thể thay thế vì làm nên đời sống dân sự (số 393). Nó phải bảo đảm để có một đời sống cộng đồng trật tự và ngay thẳng, không tước bỏ sự hoạt động tự do của các cá nhân và tập thể, nhưng điều tiết và định hướng sự tự do ấy bằng tôn trọng và bảo vệ sự độc lập của các cá nhân và chủ thể xã hội hầu đạt được công ích. Đó là một công cụ để điều phối và điều khiển, nhờ đó nhiều cá nhân và đoàn thể trung gian sẽ tiến tới một trật tự, trong đó mọi mối quan hệ, mọi định chế và mọi tiến trình làm việc đều nhằm giúp con người phát triển toàn diện. Thật vậy, quyền hành chính trị, ‘bất kể trong cộng đồng hay trong các cơ quan đại diện Nhà Nước, đều phải được thi hành trong khuôn khổ luân lý và nhân danh công ích, theo đúng trật tự pháp lý được luật pháp công nhận. Khi thực hiện được như thế, các công dân bị buộc tự trong lương tâm phải tuân hành’ (số 394). Chủ thể quyền hành chính trị là nhân dân, những người nắm chủ quyền. Nhân dân trao việc thi hành chủ quyền này cho những người được họ tự do bầu chọn làm đại biểu, nhưng vẫn giữ đặc quyền bày tỏ chủ quyền mỗi khi đánh giá trách nhiệm cai trị của họ và, nếu cần, thay thế khi họ không thi hành thoả đáng vai trò. Đây là quyền đang được thi hành trong mọi quốc gia dưới mọi chế độ chính trị, nhưng quyền ấy sẽ được thi hành một cách bảo đảm và đầy đủ nhất bởi một chính phủ theo một hình thức dân chủù, nhờ vào các thủ tục kiểm tra của thể chế dân chủ này. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên sự ưng thuận nhân dân mà thôi thì chưa đủ để đánh giá các phương cách thực thi quyền hành chính trị là ‘công bằng’ (số 395).
b. Quyền hành xét như một sức mạnh luân lý. Quyền hành phải được hướng dẫn bởi luật luân lý, chỉ có giá trị khi được thi hành trong khuôn khổ trật tự luân lý, ‘trật tự này chọn Thiên Chúa làm nguồn gốc đầu tiên và làm mục tiêu cuối cùng’. Trật tự luân lý ‘không thể có ngoài Thiên Chúa; cắt đứt khỏi Thiên Chúa, trật tự này chắc chắn sẽ tan rã. Khi dựa vào trật tự này, nhà cầm quyền mới có uy lực để ấn định các bổn phận có tính hợp luân lý, chứ không nhờ vào một ý muốn tùy tiện của ai hay từ lòng khao khát quyền lực, và bổn phận nhà cầm quyền là diễn dịch trật tự luân lý ấy thành những hành vi cụ thể để đem lại công ích. Mục tiêu của quyền hành là vì nhân dân mà nó hướng tới, nên không thể hiểu là một sức mạnh được đánh giá theo những tiêu chuẩn mang tính xã hội hay lịch sử (số 396). Chính quyền phải nhìn nhận, tôn trọng và phát huy các giá trị nhân bản và luân lý thiết yếu. Những giá trị bẩm sinh, phát xuất từ chính sự thật con người, phản ánh và bảo vệ phẩm giá con người, là những giá trị mà không cá nhân, tập thể hay Nhà Nước nào có thể tạo ra, sửa đổi hay hủy bỏ. Các giá trị này làm nên luật tự nhiên được khắc ghi trong tâm hồn con người (x. Rm 2,15) và được coi là điểm tham chiếu chuẩn mực cho các luật lệ dân sự (số 397).
Chính quyền phải ban hành các luật công bằng, tức phù hợp với phẩm giá con người và với những gì lý trí đúng đắn đòi hỏi. Do đó, luật ấy được tạo ra từ luật vĩnh cửu. Nhưng đi ngược lại lý trí, luật được xem là bất công; nó không còn là luật mà thay vào đó, nó trở thành một hành vi bạo lực. Nhà cầm quyền cai trị theo lý trí sẽ đặt công dân vào một mối quan hệ giữa mọi người tùng phục trật tự luân lý, tức tùng phục Thiên Chúa. Ai không vâng phục những nhà cầm quyền biết cư xử phù hợp với trật tự luân lý là ‘chống lại những gì Thiên Chúa đã đặt định’ (Rm 13,2). Tương tự, khi chính quyền, có nền tảng nơi bản tính con người và thuộc về một trật tự do Thiên Chúa quy định trước, không theo đuổi công ích, đã bỏ qua mục tiêu riêng mình, và vô tình biến mình thành bất hợp pháp (số 398).
c. Quyền phản đối theo lương tâm. Công dân không bị buộc phải tuân theo những chỉ thị chính quyền dân sự nếu chúng trái với những đòi hỏi của trật tự luân lý, ngược với những quyền căn bản con người hay với giáo huấn Tin Mừng. Các luật bất công đặt ra những vấn đề lương tâm rất bi đát cho những người ngay thẳng về luân lý: khi được kêu gọi cộng tác vào những hành vi xấu về mặt luân lý, họ buộc phải từ chối. Sự từ chối này là một nghĩa vụ luân lý, vừa là một quyền căn bản, và vì thế, luật dân sự có bổn phận phải nhìn nhận và bảo vệ quyền ấy. Không được cộng tác, dù chỉ là hình thức, vào những việc ngược với luật Chúa, dù đã được luật pháp dân sự cho phép, đó là một nghĩa vụ quan trọng của lương tâm. Chúng ta không thể biện minh về những sự cộng tác này, dù điều ấy đã được luật dân sự dự kiến và yêu cầu. Thiên Chúa sẽ xét xử mọi người dựa trên trách nhiệm luân lý ấy (x. Rm 2,6; 14,12) (số 399).
d. Quyền phản kháng. Luật tự nhiên là nền tảng và giới hạn cho luật thiết định, có nghĩa là chấp nhận: thật là chính đáng khi phản kháng những nhà cầm quyền vi phạm các nguyên tắc thiết yếu luật tự nhiên một cách nghiêm trọng hay liên tục. Thánh Tôma Aquinô viết ‘người ta có bổn phận phải tùng phục quyền hành… bao lâu trật tự công lý đòi hỏi điều ấy’. Do đó, luật tự nhiên là nền tảng cho phép con người có quyền phản kháng. Quyền này có thể được thi hành bằng nhiều cách cụ thể khác nhau; theo nhiều mục tiêu khác nhau. Phản kháng nhà cầm quyền tức là chứng nhận mình được phép có một cách nhìn khác về sự việc, bất kể nhằm chủ đích thay đổi phần nào, sửa chữa một vài luật hay tranh đấu để có sự thay đổi triệt để trong một tình huống nào đó (số 400).
Những tiêu chuẩn được đưa ra để thi hành quyền phản kháng: Phản kháng bằng vũ khí trước sự đàn áp của chính quyền là điều không chính đáng, trừ khi hội đủ các điều kiện sau:
1. có sự xâm phạm các quyền căn bản con người cách chắc chắn, nghiêm trọng và kéo dài;
2. đã sử dụng hết mọi phương thế khác để sửa đổi mà không kết quả;
3. phản kháng như thế sẽ không gây ra những bất ổn tệ hại hơn;
4. có hy vọng thành công với những lý do vững chắc;
5. theo lý trí, không thể dự kiến một giải pháp nào hay hơn.
Sử dụng vũ khí là biện pháp sau cùng để chấm dứt ‘một chế độ độc tài công khai và kéo dài, gây thiệt hại lớn cho các quyền căn bản con người và làm tổn thất nghiêm trọng cho ích chung đất nước’. Ngày nay người ta thích áp dụng biện pháp kháng cự thụ động hơn, vì đây là ‘phương cách phù hợp hơn với các nguyên tắc luân lý và cũng có nhiều cơ may thành công’ (số 401).
e. Chế tài. Để bảo vệ công ích, chính quyền hợp pháp thi hành quyền và nghĩa vụ chế tài theo mức nghiêm trọng của tội ác gây ra. Nhà Nước có hai trách nhiệm, một là làm thoái chí những người có hành vi gây hại cho quyền con người và các chuẩn mực căn bản của đời sống dân sự, hai là trừng trị thiệt hại do hành vi tội phạm gây ra, bằng hình phạt. Tại quốc gia pháp trị, quyền tuyên các biện pháp chế tài được trao cho toà án trong chế độ tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hiến pháp các quốc gia dân chủ bảo đảm cho quyền tư pháp được độc lập trong lĩnh vực xét xử (số 402).
Chế tài không chỉ để bảo vệ trật tự chung và bảo đảm an toàn cho con người mà còn là một công cụ dùng để sửa trị người phạm lỗi mang giá trị luân lý là đền tội nếu tự nguyện chấp nhận hình phạt ấy. Do đó, việc chế tài nhằm hai mục đích: khuyến khích việc đưa người bị kết án tái hội nhập xã hội và cổ vũ một nền công lý mang tính hoà giải, có khả năng khôi phục sự hoà hợp trong các quan hệ xã hội đã bị hành vi tội ác phá vỡ. Về điểm này, hoạt động của các vị tuyên uý trại giam thật là quan trọng, trong khía cạnh tôn giáo mà còn để bảo vệ phẩm giá người bị giam. Đáng tiếc hiện nay điều kiện sống của các tù nhân thụ án không phải lúc nào cũng giúp tôn trọng phẩm giá; và nhiều khi, nhà tù trở thành nơi các tội ác mới diễn ra. Tuy nhiên, môi trường các định chế trừng phạt phạm nhân tạo nên một diễn đàn đặc biệt cho người Kitô hữu một lần nữa minh chứng sự quan tâm của mình tới các vấn đề xã hội: ‘Ta… bị bắt ngồi tù, các ngươi đã đến thăm Ta’ (Mt 25,35-36) (số 403).
Các cơ quan có nhiệm vụ xác định trách nhiệm tội phạm, mang tính riêng tư, cần cố gắng tìm kiếm sự thật một cách kỹ lưỡng và tiến hành công việc với sự tôn trọng tối đa phẩm giá và quyền lợi người bị điều tra, phải bảo đảm các quyền lợi họ như người vô tội. Phải luôn nhớ nguyên tắc pháp lý: không bắt chịu hình phạt khi tội ác chưa được chứng minh. Khi điều tra, phải tuân thủ thật nghiêm ngặt quy luật: cấm sử dụng việc tra tấn dưới mọi hình thức, kể cả trong trường hợp phạm tội trọng, không thể biện minh được và, qua đó, cho thấy nhân phẩm người tra tấn lẫn kẻ bị tra tấn đều bị hạ thấp. Các cơ quan tư pháp quốc tế bảo vệ nhân quyền đã đúng đắn khi đưa ra lệnh cấm tra tấn, coi đó như một nguyên tắc không được vi phạm trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cũng không được ‘giam giữ chỉ vì mục đích muốn tìm ra thông tin có giá trị cho việc xét xử’. Cần bảo đảm ‘tiến hành xét xử nhanh chóng; kéo dài thời gian xét xử thái quá sẽ làm cho người dân không thể chịu đựng nổi và kết cục trở thành một bất công thực sự’. Nhân viên toà án phải giữ bí mật của bị cáo khi điều tra, để không làm phương hại tới nguyên tắc phải luôn giả định là vô tội cho đến khi bị kết án. Vì thẩm phán cũng có thể lầm lẫn, nên luật trù liệu những sự bồi thường phù hợp cho các nạn nhân do những sai lầm của toà án gây ra (số 404).
{Các số ghi trên đây theo sách ‘Tóm lược Học thuyết xã hội Giáo Hội Công Giáo, Hội đồng Giáo Hoàng Công lý và Hòa bình}
Khi giảng trong Thánh Lễ ngày 16.09.2013, tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Giáo Hoàng Phanxicô bác bỏ ý kiến cho rằng: « Một người Công Giáo tốt không can thiệp vào các vấn đề chính trị. Đó không phải là con đường tốt. Một người Công Giáo tốt cần tham dự vào các vấn đề chính trị, cống hiến tất cả những gì tốt nhất có thể, nhờ đó những ai đang cai trị biết cách cai trị. Không ai trong chúng ta có thể nói ‘Tôi không có gì để làm với chuyện này, để họ cai trị’. Thay vào đó, các công dân có trách nhiệm tham gia vào chính trị theo khả năng mình. Chính trị, theo Học thuyết xã hội Giáo Hội, là một trong những hình thức đức ái cao nhất, bởi nó phục vụ lợi ích chung. Tôi không thể phủi tay, tất cả chúng ta cần phải cho đi một điều gì đó! Thay vì chỉ than phiền ‘những điều không đúng’, chúng ta cần phải cống hiến ý tưởng, đề nghị và nhất là lời cầu nguyện của mình. Cầu nguyện là ‘phương thế tốt nhất chúng ta có thể làm cho các nhà lãnh đạo’ như lời thánh Phaolô gởi Timôthê mời gọi cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo biết thay đổi và lãnh đạo vững vàng ».
B.- Người Công Giáo tốt là người được nhận Bí tích Thánh tẩy, biết vác Thánh giá theo chân Chúa, biết kính Chúa và yêu Tha nhân.
II.- KÍNH CHÚA VÀ THƯƠNG NGƯỜI.
Để trung thành với Thiên Chúa, Hội thánh, Tổ tiên và Tổ quốc, Tôi tớ Chúa Hồng Y P.X. Nguyễn Văn Thuận dạy chúng ta:
« Nhìn lên, tôi sống mối tương quan với cha mẹ, ông bà, tổ tiên, và cao hơn cả là Đấng Tối cao - Thiên Chúa, Tổ của tổ tiên, người Cha chung của nhân loại.
Với Thiên Chúa tôi trung thành:
‘Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa là Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi’ (Mc 12, 30).
Tôi tôn vinh những người được Thiên Chúa gửi đến để chuyển nguồn sống của Ngài đến cho tôi, cho tôi được làm người Việt Nam Công Giáo hôm nay: họ là cha mẹ, ông bà, tổ tiên, và Giáo Hội tôi. »
Thánh Phaolô khuyên giáo dân đừng sống như những người không hy vọng. Ngài phân tích cho thấy những hạng người Công Giáo khác nhau, và chọn cho mình hướng đi đúng:
Có hạng ‘Công Giáo đợi chờ’, khoanh tay mong đợi niềm hy vọng đến.
Có hạng người ‘Công Giáo thụ động’, ‘trốn tránh, vô trách nhiệm’.
Họ chỉ biết ‘nhìn lên’ đi kêu cứu, mà không biết ‘nhìn tới’ để tiến, ‘nhìn quanh’ để chia sẽ, gánh vác.
Niềm hy vọng đang ở giữa họ, mà họ không hay! (Đường Hy Vọng (ĐHY). 966)
Làm một cuộc cách mạng: Đừng đem đời người Công Giáo xa lìa môi trường, để quây quần quanh cái việc thiêng liêng. Đẩy người Công Giáo mang niềm hy vọng của mình xâm nhập môi trường (ĐHV. 966).
- Không thể quan niệm được một Kitô hữu không mê say đem hy vọng ngập tràn thế giới (ĐHV. 972).
Ánh sáng ấy sẽ chiếu soi giúp ta vượt những thử thách,
- Con hy vọng luôn luôn, đừng chán nản vì những sự khó khăn nôi bộ, ngay trong việc tông đồ.
Thánh Gandhi đã phát biểu thành thật rằng: « Tôi yêu Đức Kitô, nhưng không thích Kitô hữu ». Thật vậy, Kitô hữu chân thực phải biết Đức Kitô là ai bằng học hỏi Phúc âm, sống hăng say với Giáo Hội là thân thể sống động của Ngài, bằng lời nói, việc làm để rao truyền Nước Thiên Chúa ở giữa mọi người.
(Trích ‘Niềm vui sống đạo).
Khi khởi đầu Sứ vụ Giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc chúng ta: ‘Giáo Hội nghèo của người nghèo’. Thật vậy, Thầy Chí Thánh, Chúa Giêsu sinh trong máng cỏ hang bò lừa và chết trần trụi trên thập giá.
THƯƠNG NGƯỜI có 14 mối:
- Thương xác 7 mối: Cho kẻ đói ăn, Cho kẻ khát uống, Cho kẻ rách rưới ăn mặc, Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, Cho khách đỗ nhà, Chuộc kẻ làm tôi,
Chôn xác kẻ chết;
- Thương linh hồn 7 mối: Lấy lời lành mà khuyên người; Mở dậy kẻ mê muội, Yên ủi kẻ âu lo, Răn bảo kẻ có tội, Tha kẻ dể ta, Nhịn kẻ mất lòng ta, Cầu cho kẻ sống và kẻ chết.
Chúng ta đã làm được những gì cho những hướng dẫn thương người đó, nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam dưới chế độ cộng sản dã man? Chúng ta có hiệp thông với những đồng bào can đảm sử dụng Quyền phản đối theo lương tâm hay phản kháng nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm các nguyên tắc thiết yếu luật tự nhiên một cách nghiêm trọng hay liên tục. Những người này chỉ hành động theo lòng yêu nước và thương tha nhân, trong khi đó chính là giáo huấn xã hội Giáo Hội Công Giáo mà chúng ta không biết mà thôi. Họ phải trả giá rất đắt trải qua nhiều năm tù ‘vô’ tội. Tôi tớ Chúa Hồng Y Nguyễn Văn Thuận cũng đã bị 13 năm tù ‘vô’ tội, không bản án, mà chỉ vì ‘âm mưu giữa Vatican và các Đế Quốc’ hay ‘cháu ông Ngô Đình Diệm’. Luật sư Lê Quốc Quân, ngày 27.05.2011, tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài gòn, Ủy ban Công lý và Hòa bình Hội đồng Giám mục Việt Nam ra mắt Ban Điều hành, đã thuyết trình về ‘Công lý Và Hòa bình trong bối cảnh xã hội Việt Nam’.
Chị Đỗ Thị Minh Hạnh, lúc bị bắt, mẹ đã dựa vào lý do gia đình có công với cách mạng để xin giảm án, chị khẳng khái từ chối: “ Má lấy thành tích cách mạng gia đình để hưởng quyền lợi, để được giảm án, là điều làm sỉ nhục đối với con, vô tình làm nhục con”. Năm 20 tuổi, chị bị bắt giam ở Hà nội vì giúp đỡ dân oan kêu cứu. Năm 22 tuổi, chị tham gia giúp đỡ và hướng dẫn phong trào công nhân đình công tranh đấu với giới chủ ở nhiều xí nghiệp. Cùng hai anh Đoàn huy Chương và Nguyễn Hoàng quốc Hùng, chị nhận được lời kêu cứu của công nhân, vào công ty giày Mỹ Phong (Trà vinh) để trợ lực họ đình công phản đối chủ ăn chận tiền lương và tiền thưởng tết vào tháng 1/2010. Cuộc đình công kéo dài một tuần và kết thúc thành công đạt điều quan trọng: ‘Công đoàn công ty phải do công nhân bầu ra và được trả lương bằng công đoàn phí đóng hằng tháng. Công đoàn phí phải do công nhân quản ly'ù. Ngày 18.03.2011, Toà án Nhân dân Trà vinh xử án phúc thẩm: Quốc Hùng 9, Minh Hạnh và Huy Chương 7 năm tù với tội danh ‘Phá rối an ninh trật tự nhằm chống chính quyền nhân dân’, y án sơ thẩm dù luật sư chứng minh cả 3 đã không hề phạm tội như trong bản cáo trạng cáo buộc. Minh Hạnh, 25 tuổi, đã thanh thản chấp nhận vì thể hiện lòng yêu nước, thương đồng bào, nói với mẹ: « Má hãy nhìn thân thể con nè. Má ơi, con rất đau buồn, con không buồn thân thể con, ở tù bao nhiêu năm cũng được… Họ bảo con hãy nhận tội đi rồi sẽ được giảm xuống 4 năm, nhưng không, ở đời thì chết chỉ có một lần mà thôi… để cho họ thấy rằng, họ không được phép coi thường tinh thần bất khuất của dân tộc. Mỗi dân tộc, mỗi một con người, nhất là người lãnh đạo đất nước phải biết rằng ‘Đặt quyền lợi và danh dự của tổ quốc lên trên quyền lợi cá nhân của mình chứ…’. (thân thể Hạnh mang đầy xẹo do bị đánh đập để tra khảo… Ngày 23.01.2009, Hạnh cùng mẹ và chị gái đến trụ sở công an để làm lại giấy chứng minh nhân dân. Khi vừa bước vào trụ sở, Hạnh bị nhiều công an bắt lên lầu đánh đập. Nghe tiếng hét, chị gái Hạnh chạy lên thì thấy khuôn mặt em mình đầy máu. Khi cơ quan công an áp giải Hạnh về nhà lục soát, dù đã bị còng tay, nhưng vẫn tiếp tục bị hành hung với những cú đấm vào đầu và mặt….). Lần khác, cô nói: « Làm sao để cho mọi người hiểu rằng, trước hết là phải bảo vệ danh dự dân tộc… họ đánh đập công nhân, lấy giầy ném vào mặt công nhân, làm sao con có thể chịu đựng được,… mà tại sao Nhà nước không bảo vệ công nhân mà lại đi bảo vệ chủ??? để cho họ có quyền đi chà đạp, bắt giam cầm những người công nhân đó… Không thể chấp nhận để người Trung quốc xúc phạm đến danh dự của mình ».
Trên đây chỉ là vài trường hợp trong cả ngàn thảm cảnh khác. Những cuộc đàn áp dân tại Miến điện, thế giới biết vì người Miến ‘biết’ Liên đới và Bổ trợ với nhau (hai nguyên tắc đề nghị bởi ‘Toát yếu về Học thuyết Xã hội Giáo Hội’ các số 192… 194 và 185… 187), các vụ sát sinh đồng bào chúng ta bởi nhà cầm quyền cộng sản, người Việt ‘vô cảm’, không lên tiếng thì làm sao thế giới biết tới để bênh vực, đòi Công lý cho mình? « Công dân có nhiệm vụ cùng với các nhà cầm quyền dân sự góp phần vào thiện ích của xã hội, bằng một tinh thần chân thật, công bằng, đoàn kết và tự do… » (số 2239 Giáo lý Hội thánh Công Giáo). Đồng thời cũng minh định rõ bổn phận người dân: «. .. Việc trung thành hợp tác bao gồm quyền lợi, đôi khi cả bổn phận, phải lên tiếng phản đối một cách chính đáng những gì có vẻ làm tổn hại đến phẩm vị của con người cũng như đến thiện ích của cộng đồng ». (số 2238 GLHTCG).
Ngày 16.01.2014, Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ chị Đỗ Thị Minh Hạnh, đã đến điều trần trước Quốc hội Hoa kỳ về người con gái Út của bà, một tù nhân lương tâm 28 tuổi tại Việt Nam, chỉ vì giúp đỡ những công nhân khốn khổ, những nông dân bị cộng sản Việt Nam cướp đất, cướp nhà mà nhà nước cộng sản bắt con bà giam vào lao tù, làm mủi lòng và khâm phục toàn thể cử tọa: « Con tôi bị bắt vào ngày 23/02/2010 tại Di linh-Lâm đồng, Tại đây, tôi đã chứng kiến công an bắt và đánh con tôi bể miệng, chảy máu đầy mặt. Sau đó đưa đi biệt giam 8 tháng tại bộ công an rồi mới đem ra xét xử. Phiên tòa ngày 26.10.2010 tại Trà Vinh, con tôi cùng hai bạn không có luật sư bào chữa và công an đánh đập tàn nhẫn con tôi trước sân tòa. Tháng 3/2011, công an trại giam Trà Vinh đã cho tù nhân hình sự đánh đập con tôi tại phòng giam. Tháng 4/2011, khi chuyển trại giam về Long An, con tôi đã bị còng tay, xích chân, bịt miệng và bị đánh đập trong thùng xe chở tù. Ngày 06.05.2011, con tôi bị chuyển về Bình Thuận. Tháng 4/2013, chuyển đến trại giam Đồng Nai, … con tôi bị công an cho nhiều tù nhân hình sự đánh con tôi cùng một lúc, trong đó một lần bị đánh khi đang tắm không mảnh vải che thân. Hậu quả là con tôi đã bị đau thần kinh đầu. Con tôi bị teo và đau nhức và có khối u ở trong một ngực trái nhưng nhà tù không cho đến bệnh viện để điều trị chuyên khoa ». Bà nói một Sự Thật: « Tôi rất ngạc nhiên và cảm thấy chua chát khi nghe các phát biểu của nhiều chính khách, các bản điều trần của một số chính phủ, một số tổ chức ca ngợi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang có tiến bộ về nhân quyền, về chính sách tôn giáo, về chế độ lao động ». (Xem Bài điều trần tại http://caodailhbts.org/?p=1469).
Ngày 05.02.2014, chính phủ Việt Nam phải trả lời tại buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR, Universal Periodic Review, tiếng Anh và Examen Périodique Universel, tiếng Pháp) về hoạt động nhân quyền trong nước ở trụ sở Liên hiệp quốc (LHQ), Genève (Thụy sĩ). Phái đoàn Việt Nam sẽ có khoảng 30 người, nhưng vai trò có khác hơn lần đầu năm 2009 vì Việt Nam hiện là thành viên Hội đồng Nhân quyền và đó có thể là một yếu tố thuận lợi cho đồng bào sang vận động nhân quyền. Đây là thủ tục áp dụng với tất cả các quốc gia thành viên LHQ, được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 15.03.2006. Hiện nay, hoạt động UPR đã được thực hiện sang vòng thứ hai từ năm 2012 đến 2016. Một quốc gia, khi tới phiên mình, phải báo cáo trước LHQ về tình hình nhân quyền nước mình, những gì chính phủ đã làm để cải thiện nhân quyền cho người dân và đã tuân thủ các nghĩa vụ của mình về nhân quyền như thế nào, trong ba tiếng đồng hồ.
Nhóm Làm Việc UPR LHQ có quyền kiểm điểm, đánh giá tình hình nhân quyền ở Việt Nam, căn cứ từ ba nguồn tài liệu sau:
1. Báo cáo quốc gia của Chính phủ Việt Nam;
2. Báo cáo của LHQ gồm:
- Thông tin từ các chuyên gia và nhóm nghiên cứu độc lập về nhân quyền (‘Báo cáo viên Đặc biệt LHQ’ (UN Special Rapporteur), hiện có 37 chuyên gia trong những lĩnh vực liên quan. Ví dụ, ông Frank William La Rue - Báo cáo viên Đặc biệt LHQ về tự do ngôn luận và phát biểu là một luật sư và nhà báo nổi tiếng người Guatemala. Chính phủ Việt Nam đã từ chối nhiều Báo cáo viên Đặc biệt này đến ‘kiểm tra’ tình hình nhân quyền trong lĩnh vực chuyên môn liên quan,
- Thông tin từ 10 định chế nhân quyền LHQ khác (như Ủy ban Nhân quyền, Ủy ban Các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, v.v...),
3. Báo cáo của các bên liên quan (stakeholders), trong đó có cả xã hội dân sự, tức các tổ chức phi chính phủ.
Dựa vào ba nguồn thông tin trên, Nhóm Làm Việc UPR sẽ tiến hành đánh giá, xét duyệt, kiểm điểm (review) tình hình nhân quyền quốc gia chịu sự kiểm điểm định kỳ.
Nhân dịp này, ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự tại Genève và Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã rời đảng cộng sản và xin tị nạn, cho ông Mặc Lâm (Đài Á chân Tự do) biết những điểm chính sau:
a- Việt Nam bốc thăm ba nước Keyna, Kazakhstan và Costa Rica (Troika) làm như trọng tài và dùng đại sứ để o bế, mặc cả các nước này bằng cách mời cơm rồi trao đổi rằng các ông dễ dãi cho Việt Nam thì về sau này, tới phiên nước các ông kiểm điểm nhân quyền thì Việt Nam sẽ làm tương tự trở lại, tức có sự mặc cả. Đó là việc chúng ta cần tác động bằng gặp các phái đoàn này để nói họ đừng chấp nhận những gợi ý nhỏ nhen của đoàn Việt Nam. Với vai trò trọng tài, họ cần hết sức vô tư vì thời gian rất hạn chế nếu họ dành sự trình bày của phái đoàn nhà nước thì thời gian dành cho phái đoàn bên ngoài không đủ thời gian để lên tiếng trình bày sự đàn áp nhân quyền của Việt Nam.
b- Nhân tố các nước có thể làm thay đổi được tình hình nhân quyền và dân chủ Việt Nam là nhân tố nước lớn. Bản tin Âu châu nói chung rất ít nói tình hình Việt Nam như việc thông qua hiến pháp và những gì xảy ra tại đó. Tất nhiên không phải ta là người Việt mà lại tô vẽ Việt Nam không có nhân quyền nhưng đó là do sự thiếu thông tin về Việt Nam và hiện họ còn rất nhiều những quan tâm nào là căng thẳng Trung Nhật, rồi Bắc Triều tiên, Syria hay Iran, Ukraine…
- Trong đoàn có rất nhiều người tôi kính trọng và khâm phục. Tôi phân tích cho họ thay đổi thái độ vì rất quan trọng cho họ hiểu rằng tại sao Quốc tế bắt các nước phải kiểm điểm nhân quyền trong những kỳ như hiện nay đối với Việt Nam. Bởi vì con người và quyền của con người là quan trọng nhất đối với thế giới văn minh. Họ không chỉ đưa Việt Nam ra để kiểm điểm và tạo sức ép để Việt Nam thay đổi mà đây là cái chung. Nếu họ cứ tiếp tục theo lối cũ là soạn ra một bài đọc và cố chống đỡ để giảm nhẹ những việc đàn áp nhân quyền là không thể được. Về nước, họ luôn báo cáo là thành công, các nước phương Tây không thể áp đặt giá trị nhân quyền phương Tây cho Việt Nam bởi vì dân trí Việt Nam vẫn còn thấp. Rồi làm bản báo cáo lên trên thì trên lại tiếp tục đàn áp.
Trong những giờ thiêng liêng ngày Đầu Xuân, viết những dòng chữ này, chúng tôi không khỏi buồn chán giới lãnh đạo nhà nước. Quốc hội của dân hay của đảng mà thông qua Hiến pháp theo đảng chỉ thị ? Người dân oan và đau khổ chỉ có thể kêu cầu giới lập pháp Hoa kỳ hay cơ quan nhân quyền Liên hiệp quốc. Ước gì đảng và nhà nước sớm nhận thức và thực thi ‘Dân chủ và nhà nước pháp quyền là cặp song sinh trong một thể chế chính trị hiện đại’ hay ‘Việt Nam dân chủ gấp vạn lần các nước tư bản’ như lời phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói.
CSVN: Đầu năm nói dối-cuối năm múa rối
Phạm Trần
09:51 31/01/2014
Theo tục cổ truyền Việt Nam thì không ai dám “nói dối” đầu năm hay “múa rối” cuối năm để tránh mang họa vào thân. Người Cộng sản Việt Nam thì khác. Họ vô thần nên cứ nói và làm những điều ngược với lương tâm và đổi trắng thay đen để che mắt Thế giới và đánh lừa dân.
Bắt đầu từ chuyện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói về việc “kỷ niệm” hai sự kiện lịch sử mà Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử gọi là “tế nhị”, đó là : 35 năm sự kiện tháng 2 năm 1979 - chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, 40 năm sự kiện (1974) Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ông Dũng nói với mọi người tại cuộc họp đó: “Phải kỷ niệm. Nhưng kỷ niệm thế nào để ổn định. Rồi còn biên giới Tây Nam thế nào. Chứ không phải Bộ Chính trị không quan tâm”.
Báo Thanh Niên online viết ngày 30/12/2013: “Thủ tướng cũng cho biết hiện Bộ Ngoại giao đang soạn thảo đề án kỷ niệm sự kiện: biên giới phía Bắc, Hoàng Sa. “Kỷ niệm thế nào cho vừa đạt yêu cầu đối nội, vừa đạt yêu cầu đối ngoại. Đó cũng là lợi ích của nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này”.
Tuy nhiên sau đó, Bộ Chính trị đã ra lệnh cho Huyện Hòang Sa, thành phồ Đà Nẵng phải hủy bỏ “Chương trình ca nhạc hát về biển đảo quê hương và Lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa”, dự trù diễn ra vào lúc 19h00 ngày 18/01/2014 tại Công viên Biển Đông.
Một ngày sau, 19/01/2014, Công an Hà Nội lại phá Chương trình tưởng nhớ ngày Hòang Sa bị quân Trung Cộng cưỡng chiếm 40 năm trước, dự trù diễn ra tại Tượng đài Lý Thái Tổ, cạnh Hồ Gươm (Hà Nội). Lễ truy điệu bất thành có hàng trăm đồng bào và dân oan mang theo nhiều biểu ngữ tri ân các Chiến sỹ đã hy sinh trong 3 cuộc chiến chống Trung Cộng: Hòang Sa với 74 chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ mình, Chiến tranh Biên giới phía bắc chống quân Trung Cộng xâm lăng tháng 2/1979 gây thương vong cho khỏang 40,000 quân dân và 64 Chiến sỹ Quân đội Nhân dân đã hy sinh trong trận chiến Trường Sa ngày 14/03/1988.
Nhiều lời hô của dân chống Trung Cộng xâm lược cũng đã vang lên mộg góc trời.
Như vậy tại sao Bộ Chính trị đã nuốt lời không còn “quan tâm” nữa, hay chỉ có Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Tấn Dũng đã “nói trước quên sau” bằng chính câu nói của mình rằng “Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này” ?
Ông Dũng còn cho mọi người “uống nước đường” qua môi “trơn mỡ” của ông khi ông nói với các Nhà viết sử rằng “Bộ Ngoại giao đang soạn thảo đề án kỷ niệm sự kiện: biên giới phía Bắc, Hoàng Sa.”
Vậy ai là thủ phạm đã phá các buổi lễ tưởng niệm những người con dân nước Việt đã đổ máu hy sinh trong 3 cuộc chiến chống quân Trung Cộng xâm lược ?
Chẳng lẽ ở cương vị Thủ tướng mà ông Dũng lại “bốc đồng” bịa ra chuyện “Bộ Ngọai giao đang soạn thảo…” để vạch áo “nói dối” của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh, sau hai sự kiện bị phá ở Đà Nẵng và tại Đền Lý Thái Tổ ?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải trả lời trước lịch sử,với nhân dân và vong linh của những Quân nhân VNCH và QĐND đã bị quân Trung Cộng hạ sát trong các cuộc chiến ấy.
Nhưng không phải đây là lần đầu tiên ông Dũng đã biết “bắt mạch” lòng dân để tuyên bố những lời dễ nghe, thuận lòng người để uy tín ông lên cao.
Chỉ vài ngày sau cuộc họp nói về “phải kỷ niệm” Hòang Sa với các Nhà sử học hàng đầu của Việt Nam ở trong nước, ông Nguyễn Tấn Dũng đã viết trong Thông điệp đầu năm Tây (01/01/2014) rằng : “Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch.”
Ít ai trong số Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã biết nói những lời “bùi tai dân” như thế.
Vậy Nhà nước đã có Nghị định hay Luật nào cấm dân tri ân các liệt sỹ đã bỏ mình vì Tổ quốc trong các cuộc chiến chống quân Trung Cộng xâm lược chưa ?
Nếu chưa thì dân phải có quyền “làm tất cả những gì pháp luật không cấm” , phải không ?
Như vậy, qua hai sự kiện “cấm tri ân Hòang Sa” và Bản Thông điệp đầu năm Tây cho thấy ông Dũng đã “nói dối” không biết ngượng.
NGUYỄN PHÚ TRỌNG -CUỐI NĂM TA
Đến cuối năm Ta (Qúy Tỵ), Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng lại nói những điều không chính xác, đúng hơn là ông đã “thổi phồng” sự thật.
Ông Trọng nói với Lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũ và đương nhiệm tại cuộc Chúc Tết hôm 27/01/2014 (27 tháng Chạp) rằng : “Đất nước ta vừa đi qua năm 2013 - năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng với đầy ắp các sự kiện rất sôi động và phong phú. Trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn, thách thức, với sự nỗ lực, phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.”
Ông kể ra:
“Kinh tế tiếp tục phát triển, thực hiện được mục tiêu tổng quát đề ra. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm. Đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Lĩnh vực văn hoá - xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ có bước tiến bộ. Quốc phòng được củng cố và tăng cường; chủ quyền quốc gia được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Hoạt động đối ngoại khá nhộn nhịp và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị mà trọng tâm là việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục được đẩy mạnh và có bước tiến bộ.
Quốc hội khoá XIII đã thông qua Hiến pháp mới, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Không khí dân chủ trong Đảng và trong xã hội ngày càng được phát huy.”
Nghe ông Trọng nói đến qúa nhiều “thành công” mà ngộp thở. Lĩnh vực nào cũng tốt, cũng có tiến bộ, nhưng nếu bảo “ An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm. Đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện” thì ông nên nói cho dân biết “an sinh xã hội và phúc lợi xã hội” là cái chi chi mà “ được bảo đảm” rồi ?
Chẳng nhẽ xã hội Việt Nam dưới thời Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã tốt đẹp đến thế hay sao mà tội ác, cướp giật, giết người, lừa đảo, băng đảng, các nhóm xã hội đen chỗ nào cũng có. Hoạt động của các nhóm “đánh thuê, chém muớn” mỗi ngày một tinh vi, theo báo cáo của Bộ Công an.
Không tin, ông Trọng thử hỏi Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang thì biết.
Nhưng khi nghe ông bảo “chủ quyền quốc gia được giữ vững” thì “rất khó ngửi”. Nếu đã giữ vững thì ông có biết ai đang ngồi ăn mì vịt quay ở Hòang Sa, và quân của nước nào đang đóng trên 8 đảo đá ngầm ở Trường Sa của Việt Nam từ 26 năm qua ?
Và hẳn nhiên ông phải nhận được báo cáo ngư dân Việt Nam đang phải khốn khổ với quân Trung Cộng ở Biển Đông như thế nào từ mấy năm qua phải không ?
Mời ông đọc một bản tin của báo Tuổi Trẻ ngày 09/01/2014 có tựa đế “Tàu cá Trung Quốc liên tục ép tàu cá Việt Nam”
Bài báo bắt đầu : “ Ngày 8-1, tại hội nghị tổng kết công tác biên phòng và xây dựng lực lượng năm 2013, Bộ đội biên phòng Đà Nẵng cho biết Trung Quốc thời gian qua đã tăng cường xua đuổi tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Năm 2013, Biên phòng Đà Nẵng đã phát hiện 516 lượt tàu cá vi phạm lãnh hải Việt Nam ở khu vực đông bắc Đà Nẵng, tăng 223 lượt so với năm 2012. Đáng chú ý, từ ngày 22 đến 28-5-2013, các tàu quân sự của Trung Quốc liên tục xua ép tàu cá ngư dân Việt Nam.
Theo đại tá Dương Đề Dũng - chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy biên phòng Đà Nẵng, hoạt động xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam của tàu thuyền Trung Quốc đánh bắt trộm hải sản ngày càng tăng với mật độ dày hơn. Đồng thời các tàu này đi thành từng tốp đông 25-32 chiếc, có sự hỗ trợ của tàu vũ trang giả dạng, tàu vận tải, tàu cung ứng cho hoạt động đánh bắt khi vào sâu trong vùng biển của nước ta.
Trung tá Hoàng Ngọc Quỳnh, chánh văn phòng Bộ chỉ huy biên phòng Đà Nẵng, cho biết biện pháp chủ yếu của lực lượng biên phòng khi phát hiện tàu cá Trung Quốc xâm nhập vi phạm chủ quyền là đưa lực lượng ra xua đuổi. “Chúng ta thực hiện chủ trương đối sách của Nhà nước là thân thiện, hữu nghị. Chúng ta cũng không nên gây căng thẳng, không phải chúng ta sợ hay mềm yếu nhưng phải tránh mắc mưu để họ tạo cớ gây hấn” - ông Quỳnh nói.
Ông Quỳnh cũng cho biết khi phát hiện tàu cá Trung Quốc, lực lượng biên phòng có mặt yêu cầu họ thu gom ngư cụ và rời ngay vị trí trên. “Đa số mình lập biên bản và phóng thích ngay trên biển nên cũng không thấy họ có sự chống cự gì nhiều” - ông Quỳnh cho biết….
“…Ngoài ra, ông Dũng cho biết đáng chú ý, các hoạt động của người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích du lịch nhưng có hành vi mua bán hải sản trái phép, núp bóng người Việt để đầu tư bất động sản. Mặt khác, qua công tác xuất nhập cảnh phát hiện 6.410 lượt công dân Trung Quốc nhập cảnh qua cảng Đà Nẵng sử dụng hộ chiếu điện tử có in hình “đường lưỡi bò”, cơ quan chức năng đã xử lý theo đúng quy định của Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng.”
Ông Tổng Bí thư đảng CSVN nghĩ sao ? Lực lượng cảnh sát biển và biên phòng Việt Nam đâu mà để cho “quân Tầu” lộng hành đến thế ?
Trong khi lính Trung Cộng gỉa dạng đi trên các tầu Hải giám và Kiểm ngư đã hành hung dã man và cướp trang bị đánh cá của ngư dân Việt Nam như thế nào ở vùng biền Hòang Sa và Truuờng Sa của Việt Nam thì tạo sao ông Trọng không biết, hay ông coi đó là “chuyện nhỏ nhằm nhò gì” ?
Người dân muốn biết tại sao các tóan cảnh sát biển Việt Nam ở Đà Nẵng có lòng nhân đạo với ngư dân Trung Cộng đến thế ?
Ngư dân Trung Cộng xâm nhập, đánh bắt hải sản của ngư dân Việt mà “Đa số mình lập biên bản và phóng thích ngay trên biển” , không phạt, không tịch thu ngư cụ như lính Tầu đã đối xử ác độc với ngư dân Việt Nam thì qủa là “thân thiện, hữu nghị” đã đến mức hèn rồi.
Ngay đến ông Thượng tướng Phó Bộ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cũng đã “nói dối” khi bảo rằng : “Chúng ta duy trì được các hoạt động bình thường trên biển như hoạt động nghề cá của ngư dân, thăm dò và khai thác dầu khí, nghiên cứu biển, hoạt động của hải quân, cảnh sát biển... Biển Đông ổn định, hòa bình, không có vướng mắc gì lớn trước những khác biệt về chủ quyền của VN với nước ngoài.
Nói như vậy để hiểu rằng biển Đông lặng sóng không phải là chúng ta ngồi yên, không làm gì cả, mà chúng ta phải đem rất nhiều sức lực ra để đảm bảo cho mọi hoạt động lao động sản xuất, đi lại trên biển diễn ra một cách bình thường, hòa bình.
Vừa qua tôi có đi đến một số địa phương thì thấy ngư dân của chúng ta có thể yên tâm đi lại, làm ăn trên các ngư trường truyền thống của mình. Đây là điều rất đáng mừng và chính nó là một nhân tố tạo ra không khí bình yên, sự yên tâm đối với tình hình chung của đất nước.” (Phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ 01/01/2014)
Rõ ràng đầu óc ông Vịnh “có vấn đề” trong hệ thống thần kinh. Nếu ông giỏi, hãy bỏ bộ áo quân phục để đi theo ngư dân đảo Lý Sơn ra đánh bắt ở Hòang Sa vài chuyến xem lính Trung Cộng có cho ông ăn vài chục báng súng hay vài chục cái tạt tai không ?
Như vậy rõ ràng Lãnh đạo Việt Nam đã không nói thật với dân mà còn che đây tội ác cho lính Trung Cộng và không dám lên án dã tâm của Nhà nước Trung Hoa thì không phải đã “nói dối” và “múa rối” hay sao ?
Phạm Trần
(01/014)
Bắt đầu từ chuyện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói về việc “kỷ niệm” hai sự kiện lịch sử mà Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử gọi là “tế nhị”, đó là : 35 năm sự kiện tháng 2 năm 1979 - chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, 40 năm sự kiện (1974) Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ông Dũng nói với mọi người tại cuộc họp đó: “Phải kỷ niệm. Nhưng kỷ niệm thế nào để ổn định. Rồi còn biên giới Tây Nam thế nào. Chứ không phải Bộ Chính trị không quan tâm”.
Báo Thanh Niên online viết ngày 30/12/2013: “Thủ tướng cũng cho biết hiện Bộ Ngoại giao đang soạn thảo đề án kỷ niệm sự kiện: biên giới phía Bắc, Hoàng Sa. “Kỷ niệm thế nào cho vừa đạt yêu cầu đối nội, vừa đạt yêu cầu đối ngoại. Đó cũng là lợi ích của nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này”.
Tuy nhiên sau đó, Bộ Chính trị đã ra lệnh cho Huyện Hòang Sa, thành phồ Đà Nẵng phải hủy bỏ “Chương trình ca nhạc hát về biển đảo quê hương và Lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa”, dự trù diễn ra vào lúc 19h00 ngày 18/01/2014 tại Công viên Biển Đông.
Một ngày sau, 19/01/2014, Công an Hà Nội lại phá Chương trình tưởng nhớ ngày Hòang Sa bị quân Trung Cộng cưỡng chiếm 40 năm trước, dự trù diễn ra tại Tượng đài Lý Thái Tổ, cạnh Hồ Gươm (Hà Nội). Lễ truy điệu bất thành có hàng trăm đồng bào và dân oan mang theo nhiều biểu ngữ tri ân các Chiến sỹ đã hy sinh trong 3 cuộc chiến chống Trung Cộng: Hòang Sa với 74 chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ mình, Chiến tranh Biên giới phía bắc chống quân Trung Cộng xâm lăng tháng 2/1979 gây thương vong cho khỏang 40,000 quân dân và 64 Chiến sỹ Quân đội Nhân dân đã hy sinh trong trận chiến Trường Sa ngày 14/03/1988.
Nhiều lời hô của dân chống Trung Cộng xâm lược cũng đã vang lên mộg góc trời.
Như vậy tại sao Bộ Chính trị đã nuốt lời không còn “quan tâm” nữa, hay chỉ có Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Tấn Dũng đã “nói trước quên sau” bằng chính câu nói của mình rằng “Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này” ?
Ông Dũng còn cho mọi người “uống nước đường” qua môi “trơn mỡ” của ông khi ông nói với các Nhà viết sử rằng “Bộ Ngoại giao đang soạn thảo đề án kỷ niệm sự kiện: biên giới phía Bắc, Hoàng Sa.”
Vậy ai là thủ phạm đã phá các buổi lễ tưởng niệm những người con dân nước Việt đã đổ máu hy sinh trong 3 cuộc chiến chống quân Trung Cộng xâm lược ?
Chẳng lẽ ở cương vị Thủ tướng mà ông Dũng lại “bốc đồng” bịa ra chuyện “Bộ Ngọai giao đang soạn thảo…” để vạch áo “nói dối” của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh, sau hai sự kiện bị phá ở Đà Nẵng và tại Đền Lý Thái Tổ ?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải trả lời trước lịch sử,với nhân dân và vong linh của những Quân nhân VNCH và QĐND đã bị quân Trung Cộng hạ sát trong các cuộc chiến ấy.
Nhưng không phải đây là lần đầu tiên ông Dũng đã biết “bắt mạch” lòng dân để tuyên bố những lời dễ nghe, thuận lòng người để uy tín ông lên cao.
Chỉ vài ngày sau cuộc họp nói về “phải kỷ niệm” Hòang Sa với các Nhà sử học hàng đầu của Việt Nam ở trong nước, ông Nguyễn Tấn Dũng đã viết trong Thông điệp đầu năm Tây (01/01/2014) rằng : “Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch.”
Ít ai trong số Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã biết nói những lời “bùi tai dân” như thế.
Vậy Nhà nước đã có Nghị định hay Luật nào cấm dân tri ân các liệt sỹ đã bỏ mình vì Tổ quốc trong các cuộc chiến chống quân Trung Cộng xâm lược chưa ?
Nếu chưa thì dân phải có quyền “làm tất cả những gì pháp luật không cấm” , phải không ?
Như vậy, qua hai sự kiện “cấm tri ân Hòang Sa” và Bản Thông điệp đầu năm Tây cho thấy ông Dũng đã “nói dối” không biết ngượng.
NGUYỄN PHÚ TRỌNG -CUỐI NĂM TA
Đến cuối năm Ta (Qúy Tỵ), Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng lại nói những điều không chính xác, đúng hơn là ông đã “thổi phồng” sự thật.
Ông Trọng nói với Lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũ và đương nhiệm tại cuộc Chúc Tết hôm 27/01/2014 (27 tháng Chạp) rằng : “Đất nước ta vừa đi qua năm 2013 - năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng với đầy ắp các sự kiện rất sôi động và phong phú. Trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn, thách thức, với sự nỗ lực, phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.”
Ông kể ra:
“Kinh tế tiếp tục phát triển, thực hiện được mục tiêu tổng quát đề ra. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm. Đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Lĩnh vực văn hoá - xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ có bước tiến bộ. Quốc phòng được củng cố và tăng cường; chủ quyền quốc gia được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Hoạt động đối ngoại khá nhộn nhịp và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị mà trọng tâm là việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục được đẩy mạnh và có bước tiến bộ.
Quốc hội khoá XIII đã thông qua Hiến pháp mới, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Không khí dân chủ trong Đảng và trong xã hội ngày càng được phát huy.”
Nghe ông Trọng nói đến qúa nhiều “thành công” mà ngộp thở. Lĩnh vực nào cũng tốt, cũng có tiến bộ, nhưng nếu bảo “ An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm. Đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện” thì ông nên nói cho dân biết “an sinh xã hội và phúc lợi xã hội” là cái chi chi mà “ được bảo đảm” rồi ?
Chẳng nhẽ xã hội Việt Nam dưới thời Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã tốt đẹp đến thế hay sao mà tội ác, cướp giật, giết người, lừa đảo, băng đảng, các nhóm xã hội đen chỗ nào cũng có. Hoạt động của các nhóm “đánh thuê, chém muớn” mỗi ngày một tinh vi, theo báo cáo của Bộ Công an.
Không tin, ông Trọng thử hỏi Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang thì biết.
Nhưng khi nghe ông bảo “chủ quyền quốc gia được giữ vững” thì “rất khó ngửi”. Nếu đã giữ vững thì ông có biết ai đang ngồi ăn mì vịt quay ở Hòang Sa, và quân của nước nào đang đóng trên 8 đảo đá ngầm ở Trường Sa của Việt Nam từ 26 năm qua ?
Và hẳn nhiên ông phải nhận được báo cáo ngư dân Việt Nam đang phải khốn khổ với quân Trung Cộng ở Biển Đông như thế nào từ mấy năm qua phải không ?
Mời ông đọc một bản tin của báo Tuổi Trẻ ngày 09/01/2014 có tựa đế “Tàu cá Trung Quốc liên tục ép tàu cá Việt Nam”
Bài báo bắt đầu : “ Ngày 8-1, tại hội nghị tổng kết công tác biên phòng và xây dựng lực lượng năm 2013, Bộ đội biên phòng Đà Nẵng cho biết Trung Quốc thời gian qua đã tăng cường xua đuổi tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Năm 2013, Biên phòng Đà Nẵng đã phát hiện 516 lượt tàu cá vi phạm lãnh hải Việt Nam ở khu vực đông bắc Đà Nẵng, tăng 223 lượt so với năm 2012. Đáng chú ý, từ ngày 22 đến 28-5-2013, các tàu quân sự của Trung Quốc liên tục xua ép tàu cá ngư dân Việt Nam.
Theo đại tá Dương Đề Dũng - chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy biên phòng Đà Nẵng, hoạt động xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam của tàu thuyền Trung Quốc đánh bắt trộm hải sản ngày càng tăng với mật độ dày hơn. Đồng thời các tàu này đi thành từng tốp đông 25-32 chiếc, có sự hỗ trợ của tàu vũ trang giả dạng, tàu vận tải, tàu cung ứng cho hoạt động đánh bắt khi vào sâu trong vùng biển của nước ta.
Trung tá Hoàng Ngọc Quỳnh, chánh văn phòng Bộ chỉ huy biên phòng Đà Nẵng, cho biết biện pháp chủ yếu của lực lượng biên phòng khi phát hiện tàu cá Trung Quốc xâm nhập vi phạm chủ quyền là đưa lực lượng ra xua đuổi. “Chúng ta thực hiện chủ trương đối sách của Nhà nước là thân thiện, hữu nghị. Chúng ta cũng không nên gây căng thẳng, không phải chúng ta sợ hay mềm yếu nhưng phải tránh mắc mưu để họ tạo cớ gây hấn” - ông Quỳnh nói.
Ông Quỳnh cũng cho biết khi phát hiện tàu cá Trung Quốc, lực lượng biên phòng có mặt yêu cầu họ thu gom ngư cụ và rời ngay vị trí trên. “Đa số mình lập biên bản và phóng thích ngay trên biển nên cũng không thấy họ có sự chống cự gì nhiều” - ông Quỳnh cho biết….
“…Ngoài ra, ông Dũng cho biết đáng chú ý, các hoạt động của người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích du lịch nhưng có hành vi mua bán hải sản trái phép, núp bóng người Việt để đầu tư bất động sản. Mặt khác, qua công tác xuất nhập cảnh phát hiện 6.410 lượt công dân Trung Quốc nhập cảnh qua cảng Đà Nẵng sử dụng hộ chiếu điện tử có in hình “đường lưỡi bò”, cơ quan chức năng đã xử lý theo đúng quy định của Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng.”
Ông Tổng Bí thư đảng CSVN nghĩ sao ? Lực lượng cảnh sát biển và biên phòng Việt Nam đâu mà để cho “quân Tầu” lộng hành đến thế ?
Trong khi lính Trung Cộng gỉa dạng đi trên các tầu Hải giám và Kiểm ngư đã hành hung dã man và cướp trang bị đánh cá của ngư dân Việt Nam như thế nào ở vùng biền Hòang Sa và Truuờng Sa của Việt Nam thì tạo sao ông Trọng không biết, hay ông coi đó là “chuyện nhỏ nhằm nhò gì” ?
Người dân muốn biết tại sao các tóan cảnh sát biển Việt Nam ở Đà Nẵng có lòng nhân đạo với ngư dân Trung Cộng đến thế ?
Ngư dân Trung Cộng xâm nhập, đánh bắt hải sản của ngư dân Việt mà “Đa số mình lập biên bản và phóng thích ngay trên biển” , không phạt, không tịch thu ngư cụ như lính Tầu đã đối xử ác độc với ngư dân Việt Nam thì qủa là “thân thiện, hữu nghị” đã đến mức hèn rồi.
Ngay đến ông Thượng tướng Phó Bộ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cũng đã “nói dối” khi bảo rằng : “Chúng ta duy trì được các hoạt động bình thường trên biển như hoạt động nghề cá của ngư dân, thăm dò và khai thác dầu khí, nghiên cứu biển, hoạt động của hải quân, cảnh sát biển... Biển Đông ổn định, hòa bình, không có vướng mắc gì lớn trước những khác biệt về chủ quyền của VN với nước ngoài.
Nói như vậy để hiểu rằng biển Đông lặng sóng không phải là chúng ta ngồi yên, không làm gì cả, mà chúng ta phải đem rất nhiều sức lực ra để đảm bảo cho mọi hoạt động lao động sản xuất, đi lại trên biển diễn ra một cách bình thường, hòa bình.
Vừa qua tôi có đi đến một số địa phương thì thấy ngư dân của chúng ta có thể yên tâm đi lại, làm ăn trên các ngư trường truyền thống của mình. Đây là điều rất đáng mừng và chính nó là một nhân tố tạo ra không khí bình yên, sự yên tâm đối với tình hình chung của đất nước.” (Phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ 01/01/2014)
Rõ ràng đầu óc ông Vịnh “có vấn đề” trong hệ thống thần kinh. Nếu ông giỏi, hãy bỏ bộ áo quân phục để đi theo ngư dân đảo Lý Sơn ra đánh bắt ở Hòang Sa vài chuyến xem lính Trung Cộng có cho ông ăn vài chục báng súng hay vài chục cái tạt tai không ?
Như vậy rõ ràng Lãnh đạo Việt Nam đã không nói thật với dân mà còn che đây tội ác cho lính Trung Cộng và không dám lên án dã tâm của Nhà nước Trung Hoa thì không phải đã “nói dối” và “múa rối” hay sao ?
Phạm Trần
(01/014)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Vị trí nào dành cho Giám mục khi ngài không đồng tế trong Thánh Lễ?
Nguyễn Trọng Đa
09:47 31/01/2014
Giải đáp phụng vụ: Vị trí nào dành cho Giám mục khi ngài không đồng tế trong Thánh Lễ?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi : Thưa cha, liệu một Giám mục giáo phận có ngồi ở ngai tòa của ngài không, khi ngài tham dự một thánh lễ mà ngài không đồng tế? Ngài mang lễ phục nào trong trường hợp này? - W. B., Musoma, Tanzania.
Đáp: Câu hỏi này đã được dự kiến trong nhiều tài liệu, nhất là trong sách Lễ Nghi Giám Mục (CB).
Có nhiều trường hợp Giám mục giáo phận có thể tham dự thánh lễ mà không đồng tế. Ví dụ, nếu một Giám mục tham dự một Thánh Lễ mừng Ngân khánh hoặc Kim khánh của một linh mục, hay lễ an táng của cha hay mẹ của một linh mục, ngài thường không đồng tế bởi vì khi ngài đồng tế thì ngài có nghĩa vụ chủ sự Thánh lễ.
Câu hỏi này được đặt ra cách đây vài năm cho Thánh Bộ Phụng Tự, và được trả lời trong tờ báo chính thức của Thánh Bộ là tờ Notitiae (số 46 [2009] trang 170). Xin mời đọc:
"Liệu một Giám mục được phép đồng tế trong Thánh lễ mừng Ngân khánh hoặc Kim khánh của một linh mục, nhưng ngài chỉ đứng chung với các linh mục, và dành vị thế chủ tế Thánh lễ cho vị linh mục mừng lễ đặc biệt của mình không?". Trả lời: Không.
"Qui chế phụng vụ về việc này, vốn mang theo với nó một nguyên tắc thần học bắt nguồn từ sự khôn ngoan của các Giáo Phụ, khẳng định cách minh nhiên rằng Giám mục phải chủ sự trong buổi lễ, cho dù Giám mục cử hành Thánh lễ hay không.
"Sách Lễ Nghi Giám Mục trong số 18 nói: "Trong mỗi cộng đồng của bàn thờ tụ tập chung quanh vị Giám mục, như là thừa tác viên thánh, biểu tượng của đức ái và sự hiệp nhất này của Nhiệm Thể, mà nếu không có Nhiệm thể thì không thể có sự cứu rỗi, được tỏ hiện rõ ràng. Do đó, điều thích hợp nhất là khi Giám mục có mặt tại một buổi cử hành phụng vụ đặc biệt, nơi có các tín hữu quy tụ, thì ngài với tư cách là người mang sự viên mãn của Bí tích Truyền chức thánh, sẽ chủ sự tại buổi lễ. Điều này là không nhằm tăng thêm sự long trọng bề ngoài của nghi lễ, nhưng để diễn tả mầu nhiệm Giáo Hội trong một ánh sáng sống động hơn. Cũng là phù hợp khi Giám Mục cùng liên kết với các linh mục trong buổi lễ. Tuy nhiên, nếu Giám mục là chủ sự mà không cử hành Thánh Thể, ngài vẫn phụ trách phần phụng vụ Lời Chúa và kết thúc Thánh lễ với phần ban phép lành và nghi thức giải tán”.
"Tuy nhiên, ‘vì một lý do chính đáng, Giám mục có thể có mặt trong Thánh lễ nhưng ngài không cử hành Thánh lễ, thì tốt hơn ngài cần chủ sự buổi lễ, trừ phi một Giám mục khác cử hành Thánh lễ ấy, bằng việc ít nhất ngài cử hành phần phụng vụ lời Chúa và ban phép lành cuối lễ. Điều này là đặc biệt cần thiết trong các Thánh lễ, mà trong đó vài nghi thức bí tích hoặc nghi thức truyền phép hoặc việc ban phép lành sẽ diễn ra' (số 175). Trong trường hợp này, Đức Giám Mục tham dự thánh lễ ‘với áo khoác ngắn (mozzetta) và áo ren ngắn (rochet), không đứng và ngồi ở ngai tòa, nhưng ở một nơi phù hợp hơn được chuẩn bị sẵn cho ngài' (số 186)".
Tôi phải nói rằng phần thứ hai của câu trả lời này, hợp nhất các số 175 và 186 của Sách Lễ Nghi Giám Mục, là hơi khó hiểu, và ít nhất là khi đề cập đến lễ phục của Giám mục, phần thứ hai này dường như cung cấp thông tin không chính xác.
Sách Lễ Nghi Giám Mục phân biệt hai trường hợp khác nhau. Trường hợp thứ nhất là khi vị Giám mục chủ sự phần Phụng Vụ Lời Chúa và bàn phép lành cuối lễ, nhưng không đồng tế. Lễ phục thích hợp cho trường hợp này được mô tả trong số 176 của Sách Lễ Nghi Giám Mục. Đó là áo chùng trắng (alba), thánh giá ngực, dây các phép và áo choàng không tay (cope) cùng màu với màu sắc của phụng vụ ngày lễ ấy, mũ mitra và gậy mục tử. Sách Lễ Nghi Giám Mục, trong các số 177-185, mô tả các hành động lễ nghi được thực hiện trong trường hợp này. Và trong trường hợp này, Giám mục ngồi ở ngai tòa của ngài (Sách Lễ Nghi Giám Mục, 178).
Trường hợp thứ hai, trong đó Giám mục hiện diện nhưng không làm chủ sự, được mô tả trong Sách Lễ Nghi Giám Mục số 186. Trong trường hợp này, Giám mục mặc lễ phục được gọi là lễ phục kinh sĩ.
Lễ phục này gồm có áo dòng (cassock) màu tím, cùng với áo khoác ngắn, mũ sọ cùng màu. Áo khoác ngắn là áo dài cho đến khuỷu tay và cài nút ở phía trước.
Mũ cạnh vuông (biretta) lá cái mũ cứng hình vuông, không có vành với ba hoặc bốn sống nhô trên bề mặt và đội lên trên mũ sọ, hiện không còn là bắt buộc và ít được sử dụng .
Áo ren ngắn được mặc dưới áo khoác ngắn và bên ngoài áo dòng. Nó là áo vải len trắng, trông giống như áo các phép (surplice), ngoại trừ nó có tay áo khít nhỏ hơn so với các tay áo các phép.
Bên ngoài áo khoác ngắn, Giám mục mang một thánh giá ngực, vốn thường được treo trên một sợi dây vàng và màu xanh lá cây, mặc dù một số Giám mục sử dụng sợi dây bạc hoặc mạ vàng cho tất cả các trường hợp.
Trong trường hợp này Giám mục không ngồi tại ngai tòa, nhưng tại một nơi thích hợp khác trong cung thánh.
Trong một số trường hợp, có thể có một sự kết hợp của cả hai kiểu lễ y phục, ví dụ, nếu Giám mục mặc lễ phục kinh sĩ, nhưng thực hiện phần cuối tại một lễ an táng. Trong trường hợp này, sau phần hiệp lễ, ngài cởi áo khoác ngắn và mặc áo choàng không tay, dây các phép và đội mũ mitra để hướng dẫn việc cầu nguyện. (Zenit.org 28-1-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi : Thưa cha, liệu một Giám mục giáo phận có ngồi ở ngai tòa của ngài không, khi ngài tham dự một thánh lễ mà ngài không đồng tế? Ngài mang lễ phục nào trong trường hợp này? - W. B., Musoma, Tanzania.
Đáp: Câu hỏi này đã được dự kiến trong nhiều tài liệu, nhất là trong sách Lễ Nghi Giám Mục (CB).
Có nhiều trường hợp Giám mục giáo phận có thể tham dự thánh lễ mà không đồng tế. Ví dụ, nếu một Giám mục tham dự một Thánh Lễ mừng Ngân khánh hoặc Kim khánh của một linh mục, hay lễ an táng của cha hay mẹ của một linh mục, ngài thường không đồng tế bởi vì khi ngài đồng tế thì ngài có nghĩa vụ chủ sự Thánh lễ.
Câu hỏi này được đặt ra cách đây vài năm cho Thánh Bộ Phụng Tự, và được trả lời trong tờ báo chính thức của Thánh Bộ là tờ Notitiae (số 46 [2009] trang 170). Xin mời đọc:
"Liệu một Giám mục được phép đồng tế trong Thánh lễ mừng Ngân khánh hoặc Kim khánh của một linh mục, nhưng ngài chỉ đứng chung với các linh mục, và dành vị thế chủ tế Thánh lễ cho vị linh mục mừng lễ đặc biệt của mình không?". Trả lời: Không.
"Qui chế phụng vụ về việc này, vốn mang theo với nó một nguyên tắc thần học bắt nguồn từ sự khôn ngoan của các Giáo Phụ, khẳng định cách minh nhiên rằng Giám mục phải chủ sự trong buổi lễ, cho dù Giám mục cử hành Thánh lễ hay không.
"Sách Lễ Nghi Giám Mục trong số 18 nói: "Trong mỗi cộng đồng của bàn thờ tụ tập chung quanh vị Giám mục, như là thừa tác viên thánh, biểu tượng của đức ái và sự hiệp nhất này của Nhiệm Thể, mà nếu không có Nhiệm thể thì không thể có sự cứu rỗi, được tỏ hiện rõ ràng. Do đó, điều thích hợp nhất là khi Giám mục có mặt tại một buổi cử hành phụng vụ đặc biệt, nơi có các tín hữu quy tụ, thì ngài với tư cách là người mang sự viên mãn của Bí tích Truyền chức thánh, sẽ chủ sự tại buổi lễ. Điều này là không nhằm tăng thêm sự long trọng bề ngoài của nghi lễ, nhưng để diễn tả mầu nhiệm Giáo Hội trong một ánh sáng sống động hơn. Cũng là phù hợp khi Giám Mục cùng liên kết với các linh mục trong buổi lễ. Tuy nhiên, nếu Giám mục là chủ sự mà không cử hành Thánh Thể, ngài vẫn phụ trách phần phụng vụ Lời Chúa và kết thúc Thánh lễ với phần ban phép lành và nghi thức giải tán”.
"Tuy nhiên, ‘vì một lý do chính đáng, Giám mục có thể có mặt trong Thánh lễ nhưng ngài không cử hành Thánh lễ, thì tốt hơn ngài cần chủ sự buổi lễ, trừ phi một Giám mục khác cử hành Thánh lễ ấy, bằng việc ít nhất ngài cử hành phần phụng vụ lời Chúa và ban phép lành cuối lễ. Điều này là đặc biệt cần thiết trong các Thánh lễ, mà trong đó vài nghi thức bí tích hoặc nghi thức truyền phép hoặc việc ban phép lành sẽ diễn ra' (số 175). Trong trường hợp này, Đức Giám Mục tham dự thánh lễ ‘với áo khoác ngắn (mozzetta) và áo ren ngắn (rochet), không đứng và ngồi ở ngai tòa, nhưng ở một nơi phù hợp hơn được chuẩn bị sẵn cho ngài' (số 186)".
Tôi phải nói rằng phần thứ hai của câu trả lời này, hợp nhất các số 175 và 186 của Sách Lễ Nghi Giám Mục, là hơi khó hiểu, và ít nhất là khi đề cập đến lễ phục của Giám mục, phần thứ hai này dường như cung cấp thông tin không chính xác.
Sách Lễ Nghi Giám Mục phân biệt hai trường hợp khác nhau. Trường hợp thứ nhất là khi vị Giám mục chủ sự phần Phụng Vụ Lời Chúa và bàn phép lành cuối lễ, nhưng không đồng tế. Lễ phục thích hợp cho trường hợp này được mô tả trong số 176 của Sách Lễ Nghi Giám Mục. Đó là áo chùng trắng (alba), thánh giá ngực, dây các phép và áo choàng không tay (cope) cùng màu với màu sắc của phụng vụ ngày lễ ấy, mũ mitra và gậy mục tử. Sách Lễ Nghi Giám Mục, trong các số 177-185, mô tả các hành động lễ nghi được thực hiện trong trường hợp này. Và trong trường hợp này, Giám mục ngồi ở ngai tòa của ngài (Sách Lễ Nghi Giám Mục, 178).
Trường hợp thứ hai, trong đó Giám mục hiện diện nhưng không làm chủ sự, được mô tả trong Sách Lễ Nghi Giám Mục số 186. Trong trường hợp này, Giám mục mặc lễ phục được gọi là lễ phục kinh sĩ.
Lễ phục này gồm có áo dòng (cassock) màu tím, cùng với áo khoác ngắn, mũ sọ cùng màu. Áo khoác ngắn là áo dài cho đến khuỷu tay và cài nút ở phía trước.
Mũ cạnh vuông (biretta) lá cái mũ cứng hình vuông, không có vành với ba hoặc bốn sống nhô trên bề mặt và đội lên trên mũ sọ, hiện không còn là bắt buộc và ít được sử dụng .
Áo ren ngắn được mặc dưới áo khoác ngắn và bên ngoài áo dòng. Nó là áo vải len trắng, trông giống như áo các phép (surplice), ngoại trừ nó có tay áo khít nhỏ hơn so với các tay áo các phép.
Bên ngoài áo khoác ngắn, Giám mục mang một thánh giá ngực, vốn thường được treo trên một sợi dây vàng và màu xanh lá cây, mặc dù một số Giám mục sử dụng sợi dây bạc hoặc mạ vàng cho tất cả các trường hợp.
Trong trường hợp này Giám mục không ngồi tại ngai tòa, nhưng tại một nơi thích hợp khác trong cung thánh.
Trong một số trường hợp, có thể có một sự kết hợp của cả hai kiểu lễ y phục, ví dụ, nếu Giám mục mặc lễ phục kinh sĩ, nhưng thực hiện phần cuối tại một lễ an táng. Trong trường hợp này, sau phần hiệp lễ, ngài cởi áo khoác ngắn và mặc áo choàng không tay, dây các phép và đội mũ mitra để hướng dẫn việc cầu nguyện. (Zenit.org 28-1-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Văn Hóa
Giáp Ngọ Tân Xuân : Biết ơn và hy vọng
Bùi Nghiệp
21:10 31/01/2014
Theo trời đất chu kỳ biến đổi,
Bởi bốn mùa tiếp nối thời gian.
Khởi đầu khai tiết Xuân sang,
Sau cùng kết thúc năm tàn mùa Đông.
Này truyền thống cha ông tỏ rạng,
Mừng đầu năm Nguyên đán minh niên.
Chúc mừng ngày mới trước tiên,
An khang phúc lộc khắp miền ấm no.
Người Công Giáo đón chờ năm mới,
Bằng tâm tình trông đợi Chúa trên.
BIẾT ƠN – HY VỌNG đôi niềm,
Là điều chính yếu đừng quên chớ rời.
Ơn cao cả Chúa Trời giáng phúc,
Chủ tầng không chinh phục vũ hoàn.
Duy trì trật tự thời gian,
Vận hành luân chuyển nhịp nhàng công năng.
Cảm tạ Chúa qua năm Quý Tỵ,
Đã êm xuôi hoàn mỹ hân hoan.
Và nay Giáp Ngọ vừa sang,
Ngàn hoa đua nở rộn ràng chào Xuân.
Kìa tháng tháng chuyển vần phong phú,
Những ngày đêm tuần tự thay phiên .
Nắng mưa sớm tối an nhiên,
Muôn loài sự sống bình yên hiền hòa.
Mắt ngưỡng vọng Thiên tòa cao thẳm,
Kinh Tạ ơn dâng đấng Chí tôn.
Ban cho tạo vật sinh tồn,
An cư vui sống tâm hồn thảnh thơi.
Tâm xin hướng về nơi đất tổ,
Là cội nguồn quê ở Việt Nam.
Địa hình dẫu có xa xăm,
Nhưng cùng tập tục nhân luân nhiều đời.
Kìa ngôn ngữ ngọn lời cao thấp,
Nọ gia phong thứ bậc trước sau.
Kính trên nhường dưới kết giao,
Nhiều điều tinh túy kể sao cho vừa.
Này y phục thêu thùa may vá,
Đây cơm ăn rau cá hằng ngày.
Nỗi niềm sẻ ngọt chia cay,
Bao là tâm sự vơi đầy nguồn cơn.
Nhớ đất nước biết ơn trang trọng,
Dẫu ly hương cũng vọng về nhà.
Mong quê phát lộc đơm hoa,
Sánh cùng thế giới sống hòa hiệp vui.
Trước linh vị hướng ngôi tiên tổ,
Đã một đời cam khổ hy sinh.
Giống dòng tiếp nối ân tình,
Lập bàn hương án lời kinh nguyện cầu.
Nói sao xiết ân sâu nghĩa nặng,
Của mẹ cha lận đận vì con.
Quạt nồng ấp lạnh hao mòn,
Chăm lo giáo dưỡng vo tròn nắn vuông.
Này máu thịt từ khuôn cha mẹ,
Đây tinh hoa cốt vẻ dung hài.
Từ trong phôi thể bào thai,
Chính là huyết nhục đến nay lưu hình.
Chữ lễ nghĩa tận tình ghi khắc,
Chớ vô ơn sống bạc tình quên.
Ân cần thảo hiếu ngày đêm,
Chúa Trời ban phúc tăng thêm dư đầy.
Thật trân trọng lòng đây hướng tới,
Với tha nhân liên đới cuộc đời.
Chung lưng chia sẻ đầy vơi,
Ủi an dắt díu nơi nơi từng ngày.
Họ là những cô thầy mẫn cán,
Đã khai tâm bao tháng ngày qua.
Mở kho kiến thức bao la,
Tiền phong hướng dẫn vào nhà thức tri.
Thêm bằng hữu chung thì trang lứa,
Với người quen một thuở đồng hành.
Cùng nhiều ẩn sĩ mai danh…
Hằn son in dấu chung quanh vòng đời.
Đây ngọn lửa từ nơi Hội Thánh,
Thắp niềm tin tỏa ánh hải đăng.
Trùng dương lướt sóng buồm căng.
Quê hương Thiên quốc kìa giang tay chờ,
Lòng tin tưởng huyền cơ Đức Chúa,
Mai cho về dất Hứa quang vinh.
Bởi Ngài nguồn mạch trường sinh,
Ban cho tín hữu ai tin chính đường.
Lại nhớ đến quê hương nước Đức,
Đất thứ hai hạnh phúc nơi đây.
Cháu con sinh trưởng vui vầy,
Hưởng nhiều hoa lợi dựng xây cuộc đời.
Người Công Giáo dù nơi đất khách,
Thành cộng đoàn tạo mạch yêu thương.
Xum vầy tình nghĩa đồng hương,
Hàn huyên đoàn kết kính nhường bên nhau.
Mừng vui đón ngày đầu năm mới,
Là khởi hành tiến tới tương lai.
Chứa chan tin tưởng ngày mai,
Lộ trình hy vọng đong đầy hành trang.
Rất hy vọng bình an Đức Chúa,
Giáng ơn lành phúc ứa tràn lan.
Chính Ngài làm chủ thời gian,
Là nguồn sự sồng muôn vàn thụ sinh.
Rất hy vọng an bình tất cả,
Người với người lòng dạ thương nhau.
Đan tay ý hợp tâm đầu,
Quê hương đất nước hát câu thanh bình.
Rất hy vọng gia đình Giáo Hội,
Luôn quây quần hướng tới tin yêu.
Mừng vui đón tết nguyên tiêu,
Chúa xuân đã đến ban nhiều ơn thiêng.
Amen
Bản bạch văn của Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long (Đức quốc)
Chuyển thành thơ: Bùi Nghiệp
Thoáng nghĩ ngày đầu năm
Gioan Lê Quang Vinh
21:14 31/01/2014
Thành phố Sàigòn ngày 30 và mùng 1 Tết vắng vẻ hẳn. Xe cộ ít hơn, người đi lại cũng ít và dĩ nhiên hàng quán cũng chẳng có mấy ai vào. Những chiếc xe chạy trên đường toàn là bảng số thành phố, vì dân nhập cư đã về quê ăn Tết.
Trong cái vắng lặng của ngày Tết, người ta lại thấy cái gì trầm hơn, lắng sâu hơn và buồn hơn, ấy là cái nghèo đeo bám dai dẳng nơi dân tộc này. Nghèo lắm chứ không chỉ là thiếu tiền. Nghèo đói chứ không chỉ là vất vả quanh năm. Nghèo xác xơ chứ không chỉ là thiếu những tiện nghi trong đời sống.
Chúng tôi ghé thăm một Cha xứ ở trung tâm thành phố. Xứ Cha nhỏ, chưa đến 1500 giáo dân mà đã có 150 người cần cứu trợ ngày Tết. Đi một vòng những con đường quanh giáo xứ, thấy cảnh người ăn xin, bán vé số, đánh giày đang hớt hải cuối năm. Nghe có vài thành phố ở Việt nam đã “xoá cảnh ăn xin”, tưởng là làm cho dân giàu lên, không cần đi ăn xin nữa, hoá ra là đuổi họ đi… xin chỗ khác!
Buổi tối đi về khu ông Tạ, những tưởng kẹt xe vì lâu nay ở đó bán đủ loại hàng hoá cần cho ngày Tết, thiên hạ vẫn chen chúc đi mua. Năm nay thì không, xe chạy y như đường khuya, khách mua hàng chẳng còn như trước.
Lịch sử dân tộc này chứng minh chưa bao giờ dân chúng thật sự được hưởng thái bình, trừ vài thời đại thời quân chủ và sau này thời đệ nhất Cộng Hoà. Nhưng những thời ấy lại qua nhanh. Mấy chục năm gần đây thì đói, đói đủ kiểu, từ kiểu bò lê lết, đến nặng nhọc tìm cơm ăn, và có cả kiểu đói mà vẫn huênh hoang ta thừa cơm dư rượu, chỉ là chưa muốn thết đãi nhân gian!
Nhưng ai chứng kiến cảnh dân mình nghèo đêm 30 Tết, lặng lẽ đi về không biết đến ngày mai mới cảm được thế nào là cái nghèo dai dẳng và tàn nhẫn.
“Bốn mùa Chúa đổ hồng ân. Ngài gieo màu mỡ ngập tràn lối đi”. Chúa vẫn luôn tuôn đổ hồng ân, gieo màu mỡ, mà sao các dân tộc khác hưởng nhiều hơn dân tộc con. Con chợt nghĩ, Chúa đã nói rồi, Cha trên Trời cho mưa xuống trên mọi người, bằng nhau. Chỉ có cách hứng nước mưa là khác nhau. Có người trân trọng đón lấy nước từ trời rơi xuống, có người phung phí, và cũng có những nơi chỉ một nhóm người giành giật hết hoa lợi, để cho muôn dân phải túng thiếu.
Ngày 30 Tết chúng tôi ghé thăm và chúc Tết hai Bà Cố thân mẫu cha Giám Tỉnh DCCT VN và thân mẫu cha Đinh Hữu Thoại, chánh văn phòng tỉnh. Các cụ là những người phụ nữ bình thường, chẳng phải anh hùng hay “kiên cường bất khuất” như kiểu thế gian này ca tụng. Các cụ sống nghèo, bình dị. Nhưng điều làm tôi suy nghĩ suốt đường về là tại sao sự dịu dàng khiêm tốn của các cụ lại có thể hun đúc nên những người con mạnh mẽ, hăng say cho Tin Mừng và hết mình vì những giá trị căn bản của con người?
Tối giao thừa, sau khi đi Lễ tạ ơn, tôi lên Internet quan sát. Bên cạnh những bạn trẻ khoe những món ăn sang trọng, những đồ dùng đắt tiền, thì cũng có nhiều bạn trẻ đồng cảm với người nghèo, người cơ cực, người bị giam cầm và những người đang thất thế sa cơ.
Ngày đầu năm lẽ ra nghĩ chuyện vui, nghĩ đến cảnh thịnh vượng an nhàn, thì tôi lại nhìn cái nghèo đói cơ cực, sự âm thầm tự hạ và sự khiêm nhu dịu dàng. Trong cảnh bình minh ơn Cứu độ, người ta cũng nhìn thấy cảnh cơ hàn của hang đá Bêlem mà. Thiên Chúa cúi xuống nhân loại khời từ cảnh nghèo túng khiêm hạ nhất.
Tôi luôn nhớ lời Cha Giám Tỉnh DCCT: “Chúa có cách của Chúa”. Và như thế, nhìn thấy cái cơ hàn túng quẫn của anh em mình ngày Tết không làm cho chúng ta thất vọng, nhưng là dịp cho chúng ta thêm xác tín quyền năng cứu độ của Chúa chúng ta.
Cầu xin cho những bất công mau bị đẩy lùi, cái tàn ác mau bị loại bỏ, cái vô tâm mau bị tránh xa, để mùa Xuân thật sự là xuân an khang, thái bình và đầy ơn lộc.
Trong cái vắng lặng của ngày Tết, người ta lại thấy cái gì trầm hơn, lắng sâu hơn và buồn hơn, ấy là cái nghèo đeo bám dai dẳng nơi dân tộc này. Nghèo lắm chứ không chỉ là thiếu tiền. Nghèo đói chứ không chỉ là vất vả quanh năm. Nghèo xác xơ chứ không chỉ là thiếu những tiện nghi trong đời sống.
Chúng tôi ghé thăm một Cha xứ ở trung tâm thành phố. Xứ Cha nhỏ, chưa đến 1500 giáo dân mà đã có 150 người cần cứu trợ ngày Tết. Đi một vòng những con đường quanh giáo xứ, thấy cảnh người ăn xin, bán vé số, đánh giày đang hớt hải cuối năm. Nghe có vài thành phố ở Việt nam đã “xoá cảnh ăn xin”, tưởng là làm cho dân giàu lên, không cần đi ăn xin nữa, hoá ra là đuổi họ đi… xin chỗ khác!
Buổi tối đi về khu ông Tạ, những tưởng kẹt xe vì lâu nay ở đó bán đủ loại hàng hoá cần cho ngày Tết, thiên hạ vẫn chen chúc đi mua. Năm nay thì không, xe chạy y như đường khuya, khách mua hàng chẳng còn như trước.
Lịch sử dân tộc này chứng minh chưa bao giờ dân chúng thật sự được hưởng thái bình, trừ vài thời đại thời quân chủ và sau này thời đệ nhất Cộng Hoà. Nhưng những thời ấy lại qua nhanh. Mấy chục năm gần đây thì đói, đói đủ kiểu, từ kiểu bò lê lết, đến nặng nhọc tìm cơm ăn, và có cả kiểu đói mà vẫn huênh hoang ta thừa cơm dư rượu, chỉ là chưa muốn thết đãi nhân gian!
Nhưng ai chứng kiến cảnh dân mình nghèo đêm 30 Tết, lặng lẽ đi về không biết đến ngày mai mới cảm được thế nào là cái nghèo dai dẳng và tàn nhẫn.
“Bốn mùa Chúa đổ hồng ân. Ngài gieo màu mỡ ngập tràn lối đi”. Chúa vẫn luôn tuôn đổ hồng ân, gieo màu mỡ, mà sao các dân tộc khác hưởng nhiều hơn dân tộc con. Con chợt nghĩ, Chúa đã nói rồi, Cha trên Trời cho mưa xuống trên mọi người, bằng nhau. Chỉ có cách hứng nước mưa là khác nhau. Có người trân trọng đón lấy nước từ trời rơi xuống, có người phung phí, và cũng có những nơi chỉ một nhóm người giành giật hết hoa lợi, để cho muôn dân phải túng thiếu.
Ngày 30 Tết chúng tôi ghé thăm và chúc Tết hai Bà Cố thân mẫu cha Giám Tỉnh DCCT VN và thân mẫu cha Đinh Hữu Thoại, chánh văn phòng tỉnh. Các cụ là những người phụ nữ bình thường, chẳng phải anh hùng hay “kiên cường bất khuất” như kiểu thế gian này ca tụng. Các cụ sống nghèo, bình dị. Nhưng điều làm tôi suy nghĩ suốt đường về là tại sao sự dịu dàng khiêm tốn của các cụ lại có thể hun đúc nên những người con mạnh mẽ, hăng say cho Tin Mừng và hết mình vì những giá trị căn bản của con người?
Tối giao thừa, sau khi đi Lễ tạ ơn, tôi lên Internet quan sát. Bên cạnh những bạn trẻ khoe những món ăn sang trọng, những đồ dùng đắt tiền, thì cũng có nhiều bạn trẻ đồng cảm với người nghèo, người cơ cực, người bị giam cầm và những người đang thất thế sa cơ.
Ngày đầu năm lẽ ra nghĩ chuyện vui, nghĩ đến cảnh thịnh vượng an nhàn, thì tôi lại nhìn cái nghèo đói cơ cực, sự âm thầm tự hạ và sự khiêm nhu dịu dàng. Trong cảnh bình minh ơn Cứu độ, người ta cũng nhìn thấy cảnh cơ hàn của hang đá Bêlem mà. Thiên Chúa cúi xuống nhân loại khời từ cảnh nghèo túng khiêm hạ nhất.
Tôi luôn nhớ lời Cha Giám Tỉnh DCCT: “Chúa có cách của Chúa”. Và như thế, nhìn thấy cái cơ hàn túng quẫn của anh em mình ngày Tết không làm cho chúng ta thất vọng, nhưng là dịp cho chúng ta thêm xác tín quyền năng cứu độ của Chúa chúng ta.
Cầu xin cho những bất công mau bị đẩy lùi, cái tàn ác mau bị loại bỏ, cái vô tâm mau bị tránh xa, để mùa Xuân thật sự là xuân an khang, thái bình và đầy ơn lộc.
Mồng 2 Tết: Về với Gia Đình
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
21:17 31/01/2014
Tết là dịp mọi người về sum họp mái ấm tình thương. Con cháu sum vầy bên cha mẹ và anh chị em hòa hợp bên nhau. Anh chị em công nhân đi chuyến xe cuối năm chấp nhận bị nhồi nhét miễn là về đến nhà.
“Ngày đầu xuân bao người đi xa, cũng về với gia đình”. Về với mẹ cha nguồn cội gia đình hay về nhà tự thắp nén hương bày tỏ tấm lòng thành của con cháu với ông bà tổ tiên.
Tết là lễ hội của gia đình. Nhà cha mẹ trở nên ấm cúng thân thương. Con cháu quy tụ về vui mừng nói cười rộn rã. Con cháu thắp nén hương trước bàn thờ tiên tổ với tâm tình thành kính tri ân rồi thì thầm với các ngài những điều nguyện ước. Quây quần quanh ông bà cha mẹ để chúc thọ tỏ lòng thảo kính và đón nhận lời giáo huấn đầu năm.Tết còn liên kết người sống với người chết, hiệp thông con cháu với tổ tiên ông bà cha mẹ đã qua đời. Nhiều người có thói quen đi tảo mộ những ngày trước Tết. Nhiều giáo xứ tổ chức Thánh lễ tại nghĩa trang để cầu nguyện cho những người thân yêu đã an nghĩ. Người ta tin rằng dịp đầu năm ông bà tổ tiên về sum họp với con cháu. Niềm tin đó có tác dụng tích cực giúp người sống luôn nhớ tới cội nguồn, sống hiếu thảo, ăn ở xứng đáng với dòng tộc của mình. Đạo lý ngày Tết tuyệt đẹp: “Uống nước nhớ nguồn”, con cháu tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
Người Việt rất trọng lễ giáo, coi trọng sự bền vững gia đình với những tôn ti trật tự.Trong lễ giáo thì ân nghĩa là đầu tiên.Tôn kính tổ tiên là cách tỏ ân nghĩa đối với các vị tiên nhân,ông bà cha mẹ.Lúc các ngài còn sống,con cháu phải kính mến phụng dưỡng,vâng lời chiều ăn ở sao cho các ngài hài lòng. Khi các ngài qua đời, lo an táng tử tế, con cháu thờ kính, giỗ chạp hàng năm.Việc thờ cúng tổ tiên là mạch nước ngầm trong mát vẫn mãi nuôi sống và nối kết những tâm hồn Việt giàu tình trọng nghĩa.
Mỗi người Việt đều có một đạo rất gần gũi. Đó là Đạo Ông Bà hay Đạo Hiếu.
Đạo Hiếu là cốt tuỷ của nền văn hoá Việt Nam. Hiếu là gốc của Đức. Người ta có một trăm nết nhưng hàng đầu vẫn là Hiếu.Chưa từng có người nào hiếu thảo lại bất trung,cũng như chưa từng có người hiếu thảo nào lại bất nhân.
Cốt lõi của Hiếu bắt đầu bằng: tôn kính cha mẹ lúc còn sống, thờ phượng cha mẹ lúc qua đời. Biết ơn cha mẹ phải được nói lên bằng đạo hạnh, bằng thờ cúng giỗ chạp.Đó là nhiệm vụ thiêng liêng, là phẩm chất tối cao của con người.
Việc hiếu lễ từ ngàn xưa đã in sâu vào tâm linh mỗi người. Dân tộc Việt từ Nam chí Bắc, dù ai theo tín ngưỡng nào, dù có bài bác thần linh nhưng với ý niệm “Cây có cội,nước có nguồn”, đều coi trọng gia lễ.
Ca dao đã đúc kết lòng hiếu nghĩa ấy:
Cây có gốc mới nở ngành sanh ngọn.
Nước có nguốn mới bể rộng sông sâu.
Người ta có gốc từ đâu.
Có cha có mẹ rồi sau có mình.
Biết ơn là sống tâm tình tri ân tình cha nghĩa mẹ. Cha mẹ đã hy sinh cả đời mưa nắng cho con. Cha mẹ đã sống vì hạnh phúc của con. Lòng hiếu thảo hơn mọi lễ vật mà con cái dâng cho các ngài.
Đạo Hiếu chính là đạo của lòng biết ơn.Biết ơn trời đất,biết ơn tổ tiên ông bà cha mẹ.Ơn cha nghĩa mẹ sinh thành, ơn chín chữ, đức cù lao, ơn võng cực biển trời “Ai ai phụ, mẫu sinh ngã cù lao,dục báo chi đức,hạo thiên võng cực”. Cha mẹ sinh ra ta, nâng đỡ ta từ cung lòng,vỗ về âu yếm, nuôi dưỡng bú mớm, bồi bổ cho lớn khôn, dạy ta điều hay lẽ phải, dõi theo mỗi bước đường đời của ta, tuỳ tính tình mỗi đứa con mà khuyên dạy, che chở bảo vệ con. Ơn Đức Cha mẹ như trời biển : “Công cha như núi thái sơn,nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Đạo Hiếu là nền tảng văn hoá gia đình. Người Việt yêu chuộng những gì là tình, là nghĩa, coi tình nghĩa hơn lý sự “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”; chấp nhận “bán anh em xa mua láng giềng gần”; thích “dĩ hoà vi quý”, độ lượng “chín bỏ làm mười”; quý trọng con người, không tôn thờ của cải “người là vàng, của là ngãi; người làm ra của chứ của không làm ra người”; mong muốn anh em bốn biển một nhà “tứ hải giai huynh đệ”; đề cao tinh thần khoan dung “đánh kẻ chạy đi, ai đánh người chạy lại”. Đỉnh cao của lòng nhân ái là “thương người như thể thương thân”.
Gia đình Việt Nam có nhiều thế hệ sống với nhau “tứ đại đồng đường”. Cha mẹ già không còn lo việc đồng áng, ở nhà chăm nom giữ cháu. Bầu khí gia đình luôn ấm cúng.Tuổi thơ con trẻ được ươm đầy tiếng ầu ơ của bà, câu chuyện cổ tích của ông.Từ lúc chưa rời vành nôi, trẻ thơ đã được trau dồi cái nhân cái nghĩa. Khi lớn lên, con cái lập gia thất, cha mẹ cho miếng đất dựng căn nhà, con cháu sum vầy bên ông bà cha mẹ, tối lửa tắt đèn có nhau. Chính gia sản tinh thần gia đình là chất keo nối kết tầm hồn con người lại để rồi ai ai cũng cảm thấy “quê hương mỗi người chỉ một ….đi đâu cũng phải nhớ về” (Quê hương, Đỗ Trung Quân). Dù đi học xa, đi làm xa, đi đâu xa cũng phải về với gia đình sum họp những ngày cuối năm, ngày đầu năm.Tết là những ngày thiêng liêng ấm áp tình gia đình.
Gia đình là môi trường đào tạo con người toàn diện, tỉ mỉ và hiệu lực nhất. Dưới mái trường này, con người được đào tạo cả về kiến thức, tâm hồn, tư duy, nhân cách, lối sống để rồi có đủ bản lãnh và khả năng bước vào đời sống xã hội.Gia đình là nơi đào tạo căn bản nhất lòng đạo đức, giúp phát triển cái tài, nhân rộng cái đức cho con cái vào đời.
Đạo Hiếu chính là sợi chỉ vàng nối kết mọi người, mọi sinh hoạt gia đình. Đạo Hiếu làm nên bản sắc văn hoá người Việt. Như thế, tâm thức dân Việt rất gần với Tin mừng Đạo Chúa.
Điều răn thứ bốn dạy thảo kính cha mẹ được đặt ngay sau ba điều răn về Thiên Chúa đủ nói lên tính cách quan trọng của lòng hiếu thảo.
Sách Giảng Viên dạy: “Thảo kính cha mẹ là thảo kính Chúa,tôn kính cha mẹ là tôn kính Chúa”.
Sách Huấn ca dạy : “Hỡi các con hãy nghe cha đây.Hãy xử sự sao để được độ sinh.Vì Chúa đặt vinh quang cha trên con cái,quyền lợi mẹ, Ngài củng cố nơi đàn con.
Kẻ tôn kính cha thì bù đắp lỗi lầm và trọng kính mẹ khác gì tích trữ kho tàng.Kẻ tôn kính cha sẽ hoan lạc nơi con cái, khi khẩn nguyện, sẽ được nhậm lời.Kẻ tôn vinh cha sẽ được trường thọ, người an ủi mẹ sẽ được công nơi Chúa.Kẻ kính sợ Chúa sẽ tôn kính cha,nó sẽ phục vụ các bậc sinh thành như chủ của mình.
Hãy thảo kính cha con bằng lời nói việc làm, ngõ hầu mọi phúc lành đổ xuống trên con, vì chúc lành của cha làm cho rễ chắc, còn chúc dữ của mẹ thì nhổ cả cây.
Con đừng vênh vang về việc cha con bị nhục,vì vẻ vang gì cho con, cái nhục của cha con!
Quả thế, người ta chỉ được vẻ vang lúc cha mình được tôn kính, và con cái phải ô nhục khi mẹ mình bị khinh bỉ.
Con ơi! Hãy săn sóc cha con lúc tuổi già. Sinh thời người, chớ làm người sầu tủi. Trí khôn người có suy giảm, con cũng phải cảm thông, chớ cậy mình sung sức mà khinh dể người.Vì lòng hiếu thảo đối với cha sẽ không bị quên lãng, nó sẽ đền bù tội lỗi cho con.
Thiên Chúa sẽ nhớ đến con, ngày con gặp khốn khó, và các tội con sẽ biến tan, như sương muối biến ta lúc đẹp trời.Ai bỏ rơi cha mình thì khác nào kẻ lộng ngôn, Kẻ khinh rể mẹ, chọc giận Đấng tạo thành ra nó” (Hc 3,1-16).
Thiên Chúa muốn con cái phải hết lòng tôn kính và thảo hiếu, đặc biệt nhấn mạnh đến công ơn sinh thành của người mẹ: “Hết lòng tôn trọng cha con và đừng quên những cơn đau đớn của mẹ. Hãy nhớ rằng nhờ họ, con đã sinh ra. Làm sao con báo đền được điều họ cho con?” (Hc 7,27-28).
Sách Tôbia cũng dạy rằng :“Hãy thảo kính mẹ con. Đừng bỏ người ngày nào trong suốt đời người. Con hãy ăn ở đẹp lòng người và đừng làm điều chi phiền lòng người cả. Hỡi con, con hãy nhớ là người đã phải trải qua bao nỗi gian lao hiểm nguy vì con khi con còn trong lòng dạ người” (Tob 4,3-4).
Thánh Phaolô khẳng định, hiếu thảo là việc làm đẹp lòng Thiên Chúa: “Con cái hãy vâng phục cha mẹ trong mọi sự, vì là điều đẹp lòng Thiên Chúa” (Col 3,20).
Chính Chúa Giêsu là mẫu mực hiếu thảo với Cha, yêu mến Cha, vâng ý Cha, luôn làm đẹp lòng Cha. Là Ngôi Hai Thiên Chúa và với thân phận con người, trong vai trò làm con, Ngài đã thực hành đạo hiếu qua đời sống vâng phục cha mẹ của mình. Thánh Kinh ghi lại rằng sau khi hoàn tất công việc của Thiên Chúa tại đền thờ Giêrusalem: “Ngài theo ông bà trở về Nazareth, và vâng phục các ngài” (Lc 2,51).
Đạo Chúa cũng là Đạo Hiếu. Hiếu với cha mẹ, đấng bậc sinh thành dưỡng dục. Hiếu với Thiên Chúa và thờ phượng Ngài, Đấng sáng tạo muôn loài, dựng nên con người giống hình ảnh Ngài. Như vậy Đạo Chúa cũng chỉ gồm chữ Hiếu.Thờ lạy Thiên Chúa là chân nhận Ngài chủ tể muôn loài, con người có bổn phận tôn vinh thờ phượng tỏ bày lòng hiếu thảo. Đối với tha nhân, Đạo Chúa dạy phải sống hiếu, phải thể hiện hiếu. Điều răn trọng nhất “kính Chúa,yêu người” là điều răn của Đạo Hiếu. Không một tôn giáo nào khai triển Đạo Hiếu cho bằng Đạo Chúa. Hiếu với Chúa, hiếu với tha nhân, đặc biệt hiếu với tổ tiên ông bà cha mẹ.Vì hiếu với Chúa nên phải tu thân tích đức để làm vui lòng Chúa, xứng đáng làm con cái của Ngài.Vì hiếu với ông bà cha mẹ nên phải sống đạo làm con, giữ nề nếp gia phong lễ nghĩa, làm vinh dự cho gia đình, gia tộc. Nếu một người con không thảo kính cha mẹ, người đó không phải là một Kitô hữu đúng nghĩa. Bởi lẽ, người ấy đã không giữ luật Thiên Chúa. Giới luật Thứ Tư còn được gọi là giới răn hiếu thảo: “Thứ bốn thảo kính cha mẹ.”. Mỗi Kitô hữu đều biết hiểu và thực hành giới răn này.
Chính từ tổ tiên ông bà cha mẹ mà người Việt có thể tìm đến với Đấng là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất. Đạo Hiếu là một điểm tựa, một bước đi khởi đầu thuận lợi, một lối đi dễ dàng, gần gũi, một mãnh đất phì nhiêu để đưa con người vào Đạo Chúa. Loan báo Tin mừng của Đạo Chúa chính là làm sáng lên những nét tinh tuý tiềm tàng trong mỗi nền văn hoá. Đối với môi trường gia đình Việt Nam, đó chính là “minh minh đức”, làm sáng cái đức sáng trong môi trường gia đình. Tin Mừng chính là nguồn nước thẩm thấu qua mọi lớp ngăn văn hóa và tôn giáo. Tin Mừng là ánh sáng cho các dân tộc (LG). Tin Mừng là ánh sáng trần gian (Ga 8,12). Tin Mừng và văn hóa giao thoa và hoà điệu với nhau.
Phụng vụ Giáo Hội dành ngày Mồng Hai Tết để cầu cho tổ tiên. Hằng ngày trong mọi thánh lễ, Giáo Hội đều có lời cầu nguyện cho ông bà tổ tiên.
Đạo Chúa dạy, có một Cha trên trời mà con người phải tôn kính hiếu thảo; dạy yêu thương nhau : “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”; dạy sống chan hoà, bình dị : “anh em hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng”, dạy yêu quý sự sống : “Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào”.Tin Mừng làm sáng lên những giá trị sáng ngời có sẵn trong môi trường văn hoá Việt Nam, mang đến cho các giá trị văn hoá ấy chiều kích siêu việt, chiều kích cứu độ.
Tinh thần hiếu hoà, lòng thảo hiếu của người Việt là điểm son đậm đà bản sắc dân tộc.Tin Mừng bén rễ sâu vào nền văn hoá ấy làm xanh lên chồi lộc sự sống tình yêu rồi kết thành hoa trái tốt lành cho con người và cuộc đời.
Dưới ánh sáng đức tin, Đạo Hiếu không chỉ là một hành động luân lý, đạo đức xã hội mà còn là một giới luật được Thiên Chúa truyền dạy, một giới răn chỉ đứng sau ba giới răn dành riêng cho Thiên Chúa. Người Công Giáo thảo hiếu, kính trọng cha mẹ không chỉ theo ảnh hưởng của văn hóa, xã hội, tâm lý, mà còn đặt trên niềm tin tôn giáo. Thảo kính cha mẹ là điều làm đẹp lòng Thiên Chúa.
Lạy Chúa là Cha rất nhân từ,Chúa dạy chúng con phải giữ lòng hiếu thảo.
Hôm nay nhân dịp đầu năm mới Nhâm Thìn.
Chúng con họp nhau để kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ.
Xin Chúa trả công bội hậu cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con,và giúp chúng con luôn sống cho phải đạo đối với các ngài. Amen (Lời nguyện nhập lễ, Mồng Hai Tết).
Mùng 3 Tết: Thánh hóa công việc
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
21:18 31/01/2014
Ngày mùng 3 Tết, theo truyền thống tốt lành của Giáo Hội, vẫn là ngày xin ơn thánh hoá công việc làm ăn. Cha ông ta đã dạy:“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Tác giả Thánh Vịnh cũng đã nói tương tự: “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công”. Càng sống thêm ở đời, chúng ta càng thấy thấm thía thế nào là sự hư vô của cuộc đời, thế nào là sự hư không của những kế hoạch do con người đặt ra, và càng thấy được sự lệ thuộc hoàn toàn của con người vào Thiên Chúa. Thế nên, Thánh lễ ngày hôm nay được kể là Thánh lễ đặc biệt, Thánh lễ xin ơn thánh hoá cho công ăn việc làm của chúng ta trong suốt một năm. Vậy ơn thánh hoá công việc, cụ thể ở đây là những ơn nào? Câu trả lời không khó. Ơn thánh hoá cụ thể tuỳ theo ngành nghề của mình.
Đối với những người làm nghề nhà giáo, xin ơn thánh hoá công việc của mình để biết nêu cao cái tâm trong sáng của mình.Cho dẫu đồng lương khiêm tốn, cuộc sống khó khăn, họ vẫn không để cho cái tâm của mình bị hoen ố trong mắt các em học trò chỉ vì tiền bạc.
Đối với những người làm nghề bác sĩ, thầy thuốc, xin ơn thánh hoá công việc của mình để biết tận tâm hành nghề cứu người giúp đời. Cho dẫu cuộc sống khó khăn vì đồng lương không tương xứng, áp lực công việc lại nặng nề, họ vẫn luôn nêu cao y đức, và không đánh mất cái mỹ danh của mình: “Lương y như từ mẫu - Thầy thuốc như mẹ hiền”.
Đối với những người thuộc giới chủ nhân, xin ơn thánh hoá công việc để biết vượt qua những giai đoạn khó khăn do nền kinh tế suy thoái, nhất là luôn biết yêu thương nhân công và những cộng sự viên của mình và biết nghĩ đến quyền lợi của họ, thay vì chỉ nghĩ đến quyền lợi của chính mình. Vì nhờ có họ mà công ty, xí nghiệp của mình làm ra được sản phẩm hàng hoá và thu được lợi nhuận.
Đối với những người làm công ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, xin ơn thánh hoá công việc để có thể chấp nhận được những khó nhọc của nghề nghiệp, và tồn tại được trong điều kiện sống vốn thiếu thốn chật vật tư bề.
Đối với những người làm nghề kinh doanh buôn bán, xin ơn thánh hoá công việc của mình để biết nêu cao đạo đức kinh doanh buôn bán. Không vì lợi nhuận mà bán rẻ lương tâm như sản xuất buôn bán hàng nhái hàng giả, hàng độc hại. Không vì đồng tiền mà bất chấp đạo lý: buôn gian bán dối, kinh doanh chụp giật, ăn lời cắt cổ...
Đối với những người làm nhân viên dịch vụ ở các shop, các nhà hàng, resort, xin ơn thánh hoá công việc của mình là để biết sống tinh thần phục vụ, coi khách hàng là thượng đế đúng nghĩa, tức là hiện thân của Chúa. Cho dẫu rằng đồng lương nhận được còn bèo bọt, nhưng mình vẫn làm việc vui vẻ vì được làm việc, được phục vụ Chúa qua các khách hàng của mình.
Đối với những người làm nhân viên công chức nhà nước, xin ơn thánh hoá công việc của mình để biết nỗ lực phục vụ công ích, vì dân vì nước, vì sự an sinh của xã hội. Không vì chức quyền mà bán rẻ lương tâm, không vì lợi lộc thấp hèn mà tiêu cực tham ô nhũng lạm.
Đối với những người làm thợ, xin ơn thánh hoá công việc của mình để luôn biết ý thức rằng, cho dẫu phải vất vả vì công việc nặng nhọc, nhưng vẫn vui tươi nhiệt thành vì được góp phần làm đẹp cho đời.
Đối với các em sinh viên học sinh, xin ơn thánh hoá công việc học hành của mình để biết chuyên chăm học tập, học tập vì tương lai của mình chứ không phải vì ai khác. Xin ơn thánh hoá công việc học hành của mình còn là để biết tránh xa những tiêu cực gian dối bất công trong học hành, thi cử…
Đối với những người làm nông, một nắng hai sương, xin ơn thánh hoá công việc của mình để biết tạ ơn Chúa vì dẫu phải vất vả nhọc nhằn, phải “bán lưng cho trời, bán mặt cho đất", nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc vì được góp phần làm nên của cải vật chất cho xã hội.
Và đặc biệt đối với những người làm nghề biển, nghề đánh bắt hải sản, trong đó có một số anh chị giáo dân trong giáo xứ chúng ta đây, xin ơn thánh hoá công việc của mình để biết ý thức việc khai thác đánh bắt nguồn hải sản sao cho phù hợp với thánh ý Chúa.
Có người bảo rằng không đánh bắt những loài tôm cá nhỏ thì lấy gì mà ăn, lấy gì mà bán, rồi đói thì sao… Lập luận như thế xem ra có vẻ hợp lý, nhưng xét cho cùng thì lại không có lý tí nào.
Đánh bắt kiểu tận diệt là đi ngược lại với quy luật của thiên nhiên, tức là nghịch với thánh ý Chúa đồng thời cũng thể hiện sự vô tâm của mình đối với con cháu chúng ta. Nhiều loài hải sản bị tuyệt chủng, vì sao? Vì sao tháng này tôi cứ đi không về rồi, lỗ dầu, lỗ phí tổn? Đơn giản vì tháng trước bao nhiêu cá tôm, cua ghẹ nhỏ…, tôi cào, tôi bắt hết rồi. Làm sao chúng sinh sản cho kịp? Năm sau biển giả làm ăn bết bát hơn năm trước là vì vậy!
Ngược lại, tháng này tôi quyết chí không nhẫn tâm đánh bắt những loài tôm cua cá ghẹ vì chúng con quá nhỏ, có thể tôi sẽ thu nhập ít hơn một tí, đói hơn một tí; nhưng những tháng sau tôi sẽ no, tôi sẽ có thu nhập cao hơn.
Không cần phải nói đâu xa, hãy học theo cách đánh bắt của người dân Âu Mỹ. Họ rất có ý thức về việc bảo vệ môi trường sống. Họ thể hiện nét văn minh vượt trội trong cách đối xử với thiên nhiên và vạn vật. Con cá nào nhỏ, họ không đánh bắt, và nếu lỡ bắt được, họ thả ngay. Mùa tôm cá sinh sản, tuyệt đối họ không đánh bắt. Đây có thể coi như là một thứ “mùa sabát” mà họ triệt để tuân thủ trong việc khai thác nguồn thuỷ hải sản. Còn người Việt Nam mình thì khỏi nói! Đánh bắt không kể loài nào, to hay nhỏ bắt hết; khai thác bất kể mùa nào, mùa tôm cá sinh sản càng đánh bắt bạo. “Người ta đánh bắt, dại gì mình không đánh bắt, uổng”… Cứ với lối lý luận như thế, thành ra cả một đất nước khai thác ẩu, đánh bắt bừa, tận thu vô tội vạ, vô trách nhiêm đối với thiên nhiên và với hậu thế. Nguồn hải sản không cạn kiệt mới lạ! Con cháu làm ăn không ra mới lạ!
Tin tưởng vào Chúa quan phòng thì cũng phải biết khai thác nguồn tài nguyên Chúa ban cho phù hợp với thánh ý Chúa nữa, tức là ý thức sứ mạng làm chủ mà Chúa trao cho mình.
Xin cho chúng ta biết thấm nhuần tinh thần Kitô giáo trong việc làm chủ trái đất. Xin Chúa cũng ban ơn thánh hoá, để công ăn việc làm của chúng ta trong năm mới này nêu cao ý thức trách nhiệm với bản thân, với tha nhân và với vạn vật; đồng thời biết thể hiện tình tương thân tương ái, hầu góp phần vào sự nghiệp chung là hoàn thành chương trình sáng tạo và cứu độ của Chúa, như lời nguyện đầu lễ hôm nay mà chúng ta vừa dâng lên Người. Amen.
Đối với những người làm nghề nhà giáo, xin ơn thánh hoá công việc của mình để biết nêu cao cái tâm trong sáng của mình.Cho dẫu đồng lương khiêm tốn, cuộc sống khó khăn, họ vẫn không để cho cái tâm của mình bị hoen ố trong mắt các em học trò chỉ vì tiền bạc.
Đối với những người làm nghề bác sĩ, thầy thuốc, xin ơn thánh hoá công việc của mình để biết tận tâm hành nghề cứu người giúp đời. Cho dẫu cuộc sống khó khăn vì đồng lương không tương xứng, áp lực công việc lại nặng nề, họ vẫn luôn nêu cao y đức, và không đánh mất cái mỹ danh của mình: “Lương y như từ mẫu - Thầy thuốc như mẹ hiền”.
Đối với những người thuộc giới chủ nhân, xin ơn thánh hoá công việc để biết vượt qua những giai đoạn khó khăn do nền kinh tế suy thoái, nhất là luôn biết yêu thương nhân công và những cộng sự viên của mình và biết nghĩ đến quyền lợi của họ, thay vì chỉ nghĩ đến quyền lợi của chính mình. Vì nhờ có họ mà công ty, xí nghiệp của mình làm ra được sản phẩm hàng hoá và thu được lợi nhuận.
Đối với những người làm công ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, xin ơn thánh hoá công việc để có thể chấp nhận được những khó nhọc của nghề nghiệp, và tồn tại được trong điều kiện sống vốn thiếu thốn chật vật tư bề.
Đối với những người làm nghề kinh doanh buôn bán, xin ơn thánh hoá công việc của mình để biết nêu cao đạo đức kinh doanh buôn bán. Không vì lợi nhuận mà bán rẻ lương tâm như sản xuất buôn bán hàng nhái hàng giả, hàng độc hại. Không vì đồng tiền mà bất chấp đạo lý: buôn gian bán dối, kinh doanh chụp giật, ăn lời cắt cổ...
Đối với những người làm nhân viên dịch vụ ở các shop, các nhà hàng, resort, xin ơn thánh hoá công việc của mình là để biết sống tinh thần phục vụ, coi khách hàng là thượng đế đúng nghĩa, tức là hiện thân của Chúa. Cho dẫu rằng đồng lương nhận được còn bèo bọt, nhưng mình vẫn làm việc vui vẻ vì được làm việc, được phục vụ Chúa qua các khách hàng của mình.
Đối với những người làm nhân viên công chức nhà nước, xin ơn thánh hoá công việc của mình để biết nỗ lực phục vụ công ích, vì dân vì nước, vì sự an sinh của xã hội. Không vì chức quyền mà bán rẻ lương tâm, không vì lợi lộc thấp hèn mà tiêu cực tham ô nhũng lạm.
Đối với những người làm thợ, xin ơn thánh hoá công việc của mình để luôn biết ý thức rằng, cho dẫu phải vất vả vì công việc nặng nhọc, nhưng vẫn vui tươi nhiệt thành vì được góp phần làm đẹp cho đời.
Đối với các em sinh viên học sinh, xin ơn thánh hoá công việc học hành của mình để biết chuyên chăm học tập, học tập vì tương lai của mình chứ không phải vì ai khác. Xin ơn thánh hoá công việc học hành của mình còn là để biết tránh xa những tiêu cực gian dối bất công trong học hành, thi cử…
Đối với những người làm nông, một nắng hai sương, xin ơn thánh hoá công việc của mình để biết tạ ơn Chúa vì dẫu phải vất vả nhọc nhằn, phải “bán lưng cho trời, bán mặt cho đất", nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc vì được góp phần làm nên của cải vật chất cho xã hội.
Và đặc biệt đối với những người làm nghề biển, nghề đánh bắt hải sản, trong đó có một số anh chị giáo dân trong giáo xứ chúng ta đây, xin ơn thánh hoá công việc của mình để biết ý thức việc khai thác đánh bắt nguồn hải sản sao cho phù hợp với thánh ý Chúa.
Có người bảo rằng không đánh bắt những loài tôm cá nhỏ thì lấy gì mà ăn, lấy gì mà bán, rồi đói thì sao… Lập luận như thế xem ra có vẻ hợp lý, nhưng xét cho cùng thì lại không có lý tí nào.
Đánh bắt kiểu tận diệt là đi ngược lại với quy luật của thiên nhiên, tức là nghịch với thánh ý Chúa đồng thời cũng thể hiện sự vô tâm của mình đối với con cháu chúng ta. Nhiều loài hải sản bị tuyệt chủng, vì sao? Vì sao tháng này tôi cứ đi không về rồi, lỗ dầu, lỗ phí tổn? Đơn giản vì tháng trước bao nhiêu cá tôm, cua ghẹ nhỏ…, tôi cào, tôi bắt hết rồi. Làm sao chúng sinh sản cho kịp? Năm sau biển giả làm ăn bết bát hơn năm trước là vì vậy!
Ngược lại, tháng này tôi quyết chí không nhẫn tâm đánh bắt những loài tôm cua cá ghẹ vì chúng con quá nhỏ, có thể tôi sẽ thu nhập ít hơn một tí, đói hơn một tí; nhưng những tháng sau tôi sẽ no, tôi sẽ có thu nhập cao hơn.
Không cần phải nói đâu xa, hãy học theo cách đánh bắt của người dân Âu Mỹ. Họ rất có ý thức về việc bảo vệ môi trường sống. Họ thể hiện nét văn minh vượt trội trong cách đối xử với thiên nhiên và vạn vật. Con cá nào nhỏ, họ không đánh bắt, và nếu lỡ bắt được, họ thả ngay. Mùa tôm cá sinh sản, tuyệt đối họ không đánh bắt. Đây có thể coi như là một thứ “mùa sabát” mà họ triệt để tuân thủ trong việc khai thác nguồn thuỷ hải sản. Còn người Việt Nam mình thì khỏi nói! Đánh bắt không kể loài nào, to hay nhỏ bắt hết; khai thác bất kể mùa nào, mùa tôm cá sinh sản càng đánh bắt bạo. “Người ta đánh bắt, dại gì mình không đánh bắt, uổng”… Cứ với lối lý luận như thế, thành ra cả một đất nước khai thác ẩu, đánh bắt bừa, tận thu vô tội vạ, vô trách nhiêm đối với thiên nhiên và với hậu thế. Nguồn hải sản không cạn kiệt mới lạ! Con cháu làm ăn không ra mới lạ!
Tin tưởng vào Chúa quan phòng thì cũng phải biết khai thác nguồn tài nguyên Chúa ban cho phù hợp với thánh ý Chúa nữa, tức là ý thức sứ mạng làm chủ mà Chúa trao cho mình.
Xin cho chúng ta biết thấm nhuần tinh thần Kitô giáo trong việc làm chủ trái đất. Xin Chúa cũng ban ơn thánh hoá, để công ăn việc làm của chúng ta trong năm mới này nêu cao ý thức trách nhiệm với bản thân, với tha nhân và với vạn vật; đồng thời biết thể hiện tình tương thân tương ái, hầu góp phần vào sự nghiệp chung là hoàn thành chương trình sáng tạo và cứu độ của Chúa, như lời nguyện đầu lễ hôm nay mà chúng ta vừa dâng lên Người. Amen.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngựa Hiền Trên Đồng Cỏ Hoa
Joseph Nguyễn Tro Bụi
22:20 31/01/2014
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
THÂN gửi bạn thơ chú ngựa hồng
CHÚC mừng tài lộc mãi hanh thông
TÂN niên sức khỏe bền dai dẻo
XUÂN tiết tâm hồn đẹp sáng trong
VẠN nẻo bề trên đà dẫn dắt
SỰ đời cõi tục chẳng long đong
AN nhàn hưởng tết cùng thân quyến
LẠC hỷ quanh năm thoải mái lòng.
(Phan Quốc Tri)