Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật IV Thường Niên -C-
Lm. Jude Siciliano, OP
06:06 31/01/2019
Giêrêmia 1: 4-5, 17-19; Psalm 70; 1 Cor 12: 31-3:13; Luca 4: 21-30
Chúa Nhật hôm nay và tuần tới chúng ta sẽ nghe về ơn gọi của hai ngôn sứ: hôm nay, nghe về ngôn sứ Giêrêmia, và tuần sau sẽ nghe về ngôn sứ Isaia. Bài phúc âm hôm nay cùng đồng hành với sứ vụ Chúa Giêsu và ơn gọi của các ngôn sứ đi trước Ngài như Ngài nói với dân chúng trong đền thờ khi họ nghe và từ chối Ngài: "Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình".
Trong Kinh Thánh Do thái có nhiều câu chuyện về ơn gọi: như ơn gọi ông Môsê (Xh 3: 1-4); ơn gọi ông Isaia (Is 6: 1- 13); ơn gọi ông Ezekiel (Ez 1-3) và những người khác Thiên Chúa gọi và tấn phong, sai đi thi hành sứ vụ đặc biệt. Các ơn gọi của riêng từng người nói về việc gặp Thiên Chúa. Những ai được gọi thì được sai đi nói với số dân chúng cứng đầu cứng cổ với Thiên Chúa. Phần đông những người được gọi, lúc đầu họ chống lại ơn gọi và tự cho họ là không xứng đáng. Thiên Chúa phải trấn an họ về trách nhiệm khó khăn đó và hứa là Ngài sẽ ở với họ.
Tôi ước gì trong bài đọc hôm nay có phần ông Giêrêmia lúc đầu chống đối với Thiên Chúa. Ông ta nói; "Ôi! lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói" (Gr 1: 6). Có thể không phải chỉ vì Giêrêmia còn trẻ và không có kinh nghiệm làm ông ta do dự khi Thiên Chúa gọi. Nhưng, sự hiểu biết của ông ta về các ngôn sứ trước kia đã bị từ chối và ngay cả bị giết bởi những người mà Thiên Chúa sai các ngôn sứ đến nói với họ.
Thiên Chúa gọi ông Giêrêmia để làm ngôn sứ ngay từ khi ông ta còn trong bụng mẹ. Vậy ai là người điều khiển đây? Chính là Thiên Chúa! như trong tất cả các ơn gọi ngôn sứ của Thiên Chúa. Thật đúng bài đọc chọn hôm nay. Nó phù hợp với điều Chúa Giêsu diễn tả ơn gọi của Ngài là phần thứ hai của bài Ngài giảng trong đền thờ ở Nadarét, Ơn gọi của ông Giêrêmia là làm "ngôn sứ cho chư dân". Chúa Giêsu làm cho những người nghe Ngài phản đối vì Ngài mô tả ơn gọi của Ngài là đi rao giảng cho cả những người ngoài cộng đoàn Do thái được gọi là "chư dân".
Ông Giêrêmia có thể dễ dàng suy ra rằng nhiệm vụ của ông ta sẽ rất khó khăn, và ông ta sẽ gặp phải sự phản đối. Vì sao mà Thiên Chúa hứa với ông ta là Thiên Chúa sẽ làm cho ông ta "nên thành trì kiên cố", "nên cột sắt, tường đồng"?. Điều đặc biệt duy nhất trong ơn gọi ông Giêrêmia là lời Chúa gọi không qua thị kiến, nhưng là qua sự gặp gỡ với Đưc Chúa và nghe chính lời của Đức Chúa "Có Lời Đức Chúa phán với tôi rằng".
Chúng ta không nên quá tôn đặt các ngôn sứ ở vị thế cao, và công bố rằng họ là những người đặc biệt hiếm có. Khi chúng ta chịu phép rửa, chúng ta được xức dầu bởi Chúa Thánh Thần để nên "linh mục, ngôn sứ, và vương đế". Ngôn sứ nói lên quyền lực của sự thật, là tiếng nói của những người không quyền thế để phát ngôn, và phải đứng lên chống sự bất công, không chỉ trong xã hội mà ngay cả trong giáo hội nữa.
Ông Giêrêmia nghe thấy tiếng gọi qua lời Thiên Chúa, và ông ta còn nghe nhiều hơn nữa. Vì ông ta sẽ phải đối mặt với sự chống đối, Thiên Chúa hứa với ông ta Ngài sẽ làm cho ông ta nên "cột sắt, tường đồng". Nhiêm vụ của một ngôn sứ không phải là việc dễ dàng. Như hôm nay Chúa Giêsu nói với chúng ta "không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình". Mỗi người trong chúng ta nên biết Thiên Chúa có thể mời gọi chúng ta trở nên như tiếng nói của Ngài trong thế giới chúng ta.
Ông Giêrêmia hướng dẫn và khuyến khích chúng ta. Cũng như ông ta, ơn gọi của chúng ta trước tiên là lắng nghe lời Chúa. Đó là Lời Chúa được đọc cho chúng ta nghe mỗi khi chúng ta họp nhau tham dự phụng vụ. Lời Chúa đó cũng nói với chúng ta trong những lúc chúng ta suy ngẫm riêng biệt, hay cả những lúc chúng ta nghe lời Kinh Thánh như nghe lời Chúa nói với chúng ta trong thế giới này và trong cảnh vật thiên nhiên. Thiên Chúa nói gì với bạn trong những lúc lắng nghe nầy? Bạn có nghe lời mời gọi hay không? Bạn sẽ trả lời như thế nào? Hãy can đảm như lời ông Giêrêmia nói với chúng ta hôm nay: Thiên Chúa sẽ ở với chúng ta như một người bạn và là một đồng minh của chúng ta.
Các bài đọc hôm nay nói rõ là, trong khi chúng ta là bạn của Thiên Chúa, không phải điều đó cũng làm cho chúng ta trở nên là bạn của những người sống cùng thời với chúng ta. Dường như những người có liên lạc mật thiết với Thiên Chúa sẽ làm cho người khác ganh tị và thù nghịch. Chúa Giêsu là một ví dụ điển hình về một ngôn sứ chính danh đã gây phản đối giữa những người đồng hương và gia đình Ngài.
Hôm nay, bài phúc âm là phần thứ hai của bài giảng của Chúa Giêsu trong hội trường. Phần thứ nhất được nghe trong Chúa Nhật tuần trước. Theo bài phúc âm hôm nay Chúa Giêsu nghĩ là các người đồng hương của Ngài sẽ chống đối Ngài vì danh tiếng về những việc Ngài đã làm ở Caphanaum và các thành phố Do thái khác. Người đồng hương, vì biết Ngài quá nhiều, nên có thề làm cho họ không trông thấy quyền lực thật sự của Ngài và sự hiện diện của Ngài ở giữa họ. Chúa Giêsu thách thức họ hãy nhìn xa hơn ngoài ranh giới của Israel, về phía người ngoại, và Ngài nhắc họ nhớ là người ngoại cũng đón chào các ngôn sứ: Như các người lân cận ông Giô-na không chấp nhận ông ta, nhưng những người lạ ở Ninivê và Hoàng Hậu phía Nam chấp nhận ông ta; người góa phụ ở Zarepta đón chào ngôn sứ Elijah, nhưng những người lân cận ông ta không chấp nhận ông ta. Đó là sự thật cho các ngôn sứ: người quen thuộc phản đối họ.
Dân chúng ở Nadarét muốn được sự ưu ái do bởi Ngài là người cùng làng với họ. Vậy những người năng đi nhà thờ có muôn được ưu tiên được Thiên Chúa chăm sóc hay không? Chúng ta có nghĩ là chúng ta được quyền ưu tiên trước mặt Thiên Chúa hay không? Hôm nay lời ngôn sứ của Chúa Giêsu và ông Giêrêmia nhắc chúng ta nhớ không nên nghĩ là Thiên Chúa phải làm những việc mà chúng ta mong đợi. Trái lại, như lời thánh Phêrô nói với ông Cornêliô là một người dân ngoại: "quả thật, tôi biết rõ là Thiên Chúa không thiên vị người nào. Nhưng, hễ ai kính sợ Thiên Thúa và ăn ngay ở lành, thì bất cứ họ thuộc dân tộc nào cũng đều được Người tiếp nhận" (Cv 10: 34-35).
Không một người dân, một tôn giáo, hay một dân tộc nào có thể có quyền hành trên Thiên Chúa. Chúng ta nên suy ngẫm và thay đổi thói quen và thái độ của chúng ta đối với Thiên Chúa. Đó là điều mà các ngôn sứ làm, mặc dù việc đó không được phổ biến.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
4th SUNDAY -C-
Jeremiah 1:4-5, 17-19; Ps 71; 1 Corinthians 12: 31- 3:13; Luke 4: 21-30
This Sunday and next we will be hearing about the vocational calling of two prophets – Jeremiah today and Isaiah next Sunday. The gospel today shows the parallel between Jesus’ mission and that of his prophetic predecessors, as he tells the synagogue congregation who heard and rejected him, "Amen, I say to you, no prophet is accepted in their own native place."
In the Hebrew Scriptures there are accounts of the calls of Moses (Ex 3:1-4), Isaiah (6:1-13), Ezekiel (1-3), and others ordained by God for special missions. The calls are personal and involve encounters with God. Those who receive the call are commissioned to speak for God to the recalcitrant people. Most of those called initially resist their vocation, often with a protest of unworthiness. God has to reassure them that for their difficult task, God will be with them.
I would have preferred today’s reading include Jeremiah’s initial resistance: "‘Ah, Lord God,’ I said, ‘I know not how to speak; I am too young.’" Perhaps it wasn’t just his youth and inexperience that gave Jeremiah hesitation when God called him, but his knowledge of what happens to God’s prophets – they are rejected and even killed by the very people to whom they are sent.
God chose Jeremiah to be a prophet while he was still in the womb. Who’s in charge here? God is! As God is in all prophetic calls. It is clear why this passage was chosen today. It matches Jesus’ description of his prophetic mission, which is the second half of his sermon in the synagogue at Nazareth. Jeremiah’s mission was to be a "prophet to the nations." Jesus outraged his listeners because he described his mission as reaching out beyond his Jewish community to non-Jews as well – "the nations."
Jeremiah could easily have deduced his task was going to be difficult and that he would meet opposition. Why else would God have to promise to make him, "a fortified city," "a pillar of iron," "a wall of brass"? What’s unique in Jeremiah’s call was it came, not through a heavenly vision, but through an encounter with God’s word. "The word of the Lord came to me saying…."
Let’s not put the biblical prophets aside, or on a pedestal, claiming that they were unique, or rare cases. At our baptism we were all anointed by the Spirit to be "priest, prophet, and royalty." The prophet speaks the truth to power; is the voice of the voiceless and stands up against injustice – not only in society, but in the church as well.
Jeremiah heard his call through God’s word. And he heard more. Since he would face opposition, God promised to be with him and make him, "a pillar of iron, a wall of brass." The prophetic task is not an easy one, as Jesus reminds us today, "No prophet is accepted in their own native place." Each of us is to discern how God might be calling us to be a voice for God in our world.
Jeremiah offers us guidance and encouragement. Like him our vocation is first to listen to God’s word. It’s the word proclaimed to us each time we gather in worship. That same word also speaks to us during times of personal reflection, as well as periods of listening – not only to the Scriptures, but to God speaking to us in our world and the world of nature. What is God saying to you during these listening times? Do you hear a call? How shall you respond? Draw courage from what Jeremiah says to us today: God will be with us as our strength and ally.
It’s clear from today’s readings that, while we might be friends of God, that won’t automatically make us friends of our contemporaries. It seems those whose lives show an intimate relationship with God also stir up envy and hostility from others. Jesus is a good example of the ire a prophet can cause among their relatives and neighbors.
Today’s gospel is the second part of the sermon in the synagogue – we heard the first part last Sunday. As today’s passage suggests Jesus thinks his neighbors expect a demonstration of the famed works he performed in Capernaum and other Jewish cities. Their familiarity can blind them to Jesus’ true powers and presence among them. Jesus challenges them to look beyond the limits of Israel to the wider world of the Gentiles and reminds them that pagans were open to the prophets: Jonah’s neighbors did not accept him, but the foreigners of Nineveh and the Queen of the South did. The pagan widow of Zarephath welcomed Elijah, but not his own people. So it goes for prophets: familiarity seems to breed resistance.
The people of Nazareth wanted special favors and attention from their native son. Do the people who attend church regularly also expect special consideration from God? Do we think our good status deserves priority before God? Our prophetic voices, Jeremiah and Jesus, remind us today not to box God into any expected ways of acting. Rather, as Peter said to the Gentile Cornelius, "In truth, I see that God shows no partiality rather, in every nation whoever fears God and acts uprightly is acceptable to God." (Feast of the Baptism of the Lord: Acts 10:34-38).
No one people, religion, or nation, possesses God. We need to reflect on and challenge our own tradition and exclusive attitudes towards God. That’s one of the things that prophets do, as unpopular as that can be.
Chúa Nhật hôm nay và tuần tới chúng ta sẽ nghe về ơn gọi của hai ngôn sứ: hôm nay, nghe về ngôn sứ Giêrêmia, và tuần sau sẽ nghe về ngôn sứ Isaia. Bài phúc âm hôm nay cùng đồng hành với sứ vụ Chúa Giêsu và ơn gọi của các ngôn sứ đi trước Ngài như Ngài nói với dân chúng trong đền thờ khi họ nghe và từ chối Ngài: "Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình".
Trong Kinh Thánh Do thái có nhiều câu chuyện về ơn gọi: như ơn gọi ông Môsê (Xh 3: 1-4); ơn gọi ông Isaia (Is 6: 1- 13); ơn gọi ông Ezekiel (Ez 1-3) và những người khác Thiên Chúa gọi và tấn phong, sai đi thi hành sứ vụ đặc biệt. Các ơn gọi của riêng từng người nói về việc gặp Thiên Chúa. Những ai được gọi thì được sai đi nói với số dân chúng cứng đầu cứng cổ với Thiên Chúa. Phần đông những người được gọi, lúc đầu họ chống lại ơn gọi và tự cho họ là không xứng đáng. Thiên Chúa phải trấn an họ về trách nhiệm khó khăn đó và hứa là Ngài sẽ ở với họ.
Tôi ước gì trong bài đọc hôm nay có phần ông Giêrêmia lúc đầu chống đối với Thiên Chúa. Ông ta nói; "Ôi! lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói" (Gr 1: 6). Có thể không phải chỉ vì Giêrêmia còn trẻ và không có kinh nghiệm làm ông ta do dự khi Thiên Chúa gọi. Nhưng, sự hiểu biết của ông ta về các ngôn sứ trước kia đã bị từ chối và ngay cả bị giết bởi những người mà Thiên Chúa sai các ngôn sứ đến nói với họ.
Thiên Chúa gọi ông Giêrêmia để làm ngôn sứ ngay từ khi ông ta còn trong bụng mẹ. Vậy ai là người điều khiển đây? Chính là Thiên Chúa! như trong tất cả các ơn gọi ngôn sứ của Thiên Chúa. Thật đúng bài đọc chọn hôm nay. Nó phù hợp với điều Chúa Giêsu diễn tả ơn gọi của Ngài là phần thứ hai của bài Ngài giảng trong đền thờ ở Nadarét, Ơn gọi của ông Giêrêmia là làm "ngôn sứ cho chư dân". Chúa Giêsu làm cho những người nghe Ngài phản đối vì Ngài mô tả ơn gọi của Ngài là đi rao giảng cho cả những người ngoài cộng đoàn Do thái được gọi là "chư dân".
Ông Giêrêmia có thể dễ dàng suy ra rằng nhiệm vụ của ông ta sẽ rất khó khăn, và ông ta sẽ gặp phải sự phản đối. Vì sao mà Thiên Chúa hứa với ông ta là Thiên Chúa sẽ làm cho ông ta "nên thành trì kiên cố", "nên cột sắt, tường đồng"?. Điều đặc biệt duy nhất trong ơn gọi ông Giêrêmia là lời Chúa gọi không qua thị kiến, nhưng là qua sự gặp gỡ với Đưc Chúa và nghe chính lời của Đức Chúa "Có Lời Đức Chúa phán với tôi rằng".
Chúng ta không nên quá tôn đặt các ngôn sứ ở vị thế cao, và công bố rằng họ là những người đặc biệt hiếm có. Khi chúng ta chịu phép rửa, chúng ta được xức dầu bởi Chúa Thánh Thần để nên "linh mục, ngôn sứ, và vương đế". Ngôn sứ nói lên quyền lực của sự thật, là tiếng nói của những người không quyền thế để phát ngôn, và phải đứng lên chống sự bất công, không chỉ trong xã hội mà ngay cả trong giáo hội nữa.
Ông Giêrêmia nghe thấy tiếng gọi qua lời Thiên Chúa, và ông ta còn nghe nhiều hơn nữa. Vì ông ta sẽ phải đối mặt với sự chống đối, Thiên Chúa hứa với ông ta Ngài sẽ làm cho ông ta nên "cột sắt, tường đồng". Nhiêm vụ của một ngôn sứ không phải là việc dễ dàng. Như hôm nay Chúa Giêsu nói với chúng ta "không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình". Mỗi người trong chúng ta nên biết Thiên Chúa có thể mời gọi chúng ta trở nên như tiếng nói của Ngài trong thế giới chúng ta.
Ông Giêrêmia hướng dẫn và khuyến khích chúng ta. Cũng như ông ta, ơn gọi của chúng ta trước tiên là lắng nghe lời Chúa. Đó là Lời Chúa được đọc cho chúng ta nghe mỗi khi chúng ta họp nhau tham dự phụng vụ. Lời Chúa đó cũng nói với chúng ta trong những lúc chúng ta suy ngẫm riêng biệt, hay cả những lúc chúng ta nghe lời Kinh Thánh như nghe lời Chúa nói với chúng ta trong thế giới này và trong cảnh vật thiên nhiên. Thiên Chúa nói gì với bạn trong những lúc lắng nghe nầy? Bạn có nghe lời mời gọi hay không? Bạn sẽ trả lời như thế nào? Hãy can đảm như lời ông Giêrêmia nói với chúng ta hôm nay: Thiên Chúa sẽ ở với chúng ta như một người bạn và là một đồng minh của chúng ta.
Các bài đọc hôm nay nói rõ là, trong khi chúng ta là bạn của Thiên Chúa, không phải điều đó cũng làm cho chúng ta trở nên là bạn của những người sống cùng thời với chúng ta. Dường như những người có liên lạc mật thiết với Thiên Chúa sẽ làm cho người khác ganh tị và thù nghịch. Chúa Giêsu là một ví dụ điển hình về một ngôn sứ chính danh đã gây phản đối giữa những người đồng hương và gia đình Ngài.
Hôm nay, bài phúc âm là phần thứ hai của bài giảng của Chúa Giêsu trong hội trường. Phần thứ nhất được nghe trong Chúa Nhật tuần trước. Theo bài phúc âm hôm nay Chúa Giêsu nghĩ là các người đồng hương của Ngài sẽ chống đối Ngài vì danh tiếng về những việc Ngài đã làm ở Caphanaum và các thành phố Do thái khác. Người đồng hương, vì biết Ngài quá nhiều, nên có thề làm cho họ không trông thấy quyền lực thật sự của Ngài và sự hiện diện của Ngài ở giữa họ. Chúa Giêsu thách thức họ hãy nhìn xa hơn ngoài ranh giới của Israel, về phía người ngoại, và Ngài nhắc họ nhớ là người ngoại cũng đón chào các ngôn sứ: Như các người lân cận ông Giô-na không chấp nhận ông ta, nhưng những người lạ ở Ninivê và Hoàng Hậu phía Nam chấp nhận ông ta; người góa phụ ở Zarepta đón chào ngôn sứ Elijah, nhưng những người lân cận ông ta không chấp nhận ông ta. Đó là sự thật cho các ngôn sứ: người quen thuộc phản đối họ.
Dân chúng ở Nadarét muốn được sự ưu ái do bởi Ngài là người cùng làng với họ. Vậy những người năng đi nhà thờ có muôn được ưu tiên được Thiên Chúa chăm sóc hay không? Chúng ta có nghĩ là chúng ta được quyền ưu tiên trước mặt Thiên Chúa hay không? Hôm nay lời ngôn sứ của Chúa Giêsu và ông Giêrêmia nhắc chúng ta nhớ không nên nghĩ là Thiên Chúa phải làm những việc mà chúng ta mong đợi. Trái lại, như lời thánh Phêrô nói với ông Cornêliô là một người dân ngoại: "quả thật, tôi biết rõ là Thiên Chúa không thiên vị người nào. Nhưng, hễ ai kính sợ Thiên Thúa và ăn ngay ở lành, thì bất cứ họ thuộc dân tộc nào cũng đều được Người tiếp nhận" (Cv 10: 34-35).
Không một người dân, một tôn giáo, hay một dân tộc nào có thể có quyền hành trên Thiên Chúa. Chúng ta nên suy ngẫm và thay đổi thói quen và thái độ của chúng ta đối với Thiên Chúa. Đó là điều mà các ngôn sứ làm, mặc dù việc đó không được phổ biến.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
4th SUNDAY -C-
Jeremiah 1:4-5, 17-19; Ps 71; 1 Corinthians 12: 31- 3:13; Luke 4: 21-30
This Sunday and next we will be hearing about the vocational calling of two prophets – Jeremiah today and Isaiah next Sunday. The gospel today shows the parallel between Jesus’ mission and that of his prophetic predecessors, as he tells the synagogue congregation who heard and rejected him, "Amen, I say to you, no prophet is accepted in their own native place."
In the Hebrew Scriptures there are accounts of the calls of Moses (Ex 3:1-4), Isaiah (6:1-13), Ezekiel (1-3), and others ordained by God for special missions. The calls are personal and involve encounters with God. Those who receive the call are commissioned to speak for God to the recalcitrant people. Most of those called initially resist their vocation, often with a protest of unworthiness. God has to reassure them that for their difficult task, God will be with them.
I would have preferred today’s reading include Jeremiah’s initial resistance: "‘Ah, Lord God,’ I said, ‘I know not how to speak; I am too young.’" Perhaps it wasn’t just his youth and inexperience that gave Jeremiah hesitation when God called him, but his knowledge of what happens to God’s prophets – they are rejected and even killed by the very people to whom they are sent.
God chose Jeremiah to be a prophet while he was still in the womb. Who’s in charge here? God is! As God is in all prophetic calls. It is clear why this passage was chosen today. It matches Jesus’ description of his prophetic mission, which is the second half of his sermon in the synagogue at Nazareth. Jeremiah’s mission was to be a "prophet to the nations." Jesus outraged his listeners because he described his mission as reaching out beyond his Jewish community to non-Jews as well – "the nations."
Jeremiah could easily have deduced his task was going to be difficult and that he would meet opposition. Why else would God have to promise to make him, "a fortified city," "a pillar of iron," "a wall of brass"? What’s unique in Jeremiah’s call was it came, not through a heavenly vision, but through an encounter with God’s word. "The word of the Lord came to me saying…."
Let’s not put the biblical prophets aside, or on a pedestal, claiming that they were unique, or rare cases. At our baptism we were all anointed by the Spirit to be "priest, prophet, and royalty." The prophet speaks the truth to power; is the voice of the voiceless and stands up against injustice – not only in society, but in the church as well.
Jeremiah heard his call through God’s word. And he heard more. Since he would face opposition, God promised to be with him and make him, "a pillar of iron, a wall of brass." The prophetic task is not an easy one, as Jesus reminds us today, "No prophet is accepted in their own native place." Each of us is to discern how God might be calling us to be a voice for God in our world.
Jeremiah offers us guidance and encouragement. Like him our vocation is first to listen to God’s word. It’s the word proclaimed to us each time we gather in worship. That same word also speaks to us during times of personal reflection, as well as periods of listening – not only to the Scriptures, but to God speaking to us in our world and the world of nature. What is God saying to you during these listening times? Do you hear a call? How shall you respond? Draw courage from what Jeremiah says to us today: God will be with us as our strength and ally.
It’s clear from today’s readings that, while we might be friends of God, that won’t automatically make us friends of our contemporaries. It seems those whose lives show an intimate relationship with God also stir up envy and hostility from others. Jesus is a good example of the ire a prophet can cause among their relatives and neighbors.
Today’s gospel is the second part of the sermon in the synagogue – we heard the first part last Sunday. As today’s passage suggests Jesus thinks his neighbors expect a demonstration of the famed works he performed in Capernaum and other Jewish cities. Their familiarity can blind them to Jesus’ true powers and presence among them. Jesus challenges them to look beyond the limits of Israel to the wider world of the Gentiles and reminds them that pagans were open to the prophets: Jonah’s neighbors did not accept him, but the foreigners of Nineveh and the Queen of the South did. The pagan widow of Zarephath welcomed Elijah, but not his own people. So it goes for prophets: familiarity seems to breed resistance.
The people of Nazareth wanted special favors and attention from their native son. Do the people who attend church regularly also expect special consideration from God? Do we think our good status deserves priority before God? Our prophetic voices, Jeremiah and Jesus, remind us today not to box God into any expected ways of acting. Rather, as Peter said to the Gentile Cornelius, "In truth, I see that God shows no partiality rather, in every nation whoever fears God and acts uprightly is acceptable to God." (Feast of the Baptism of the Lord: Acts 10:34-38).
No one people, religion, or nation, possesses God. We need to reflect on and challenge our own tradition and exclusive attitudes towards God. That’s one of the things that prophets do, as unpopular as that can be.
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 4 Mùa Thường Niên C 3.2.2019
Lm Francis Lý văn Ca
20:36 31/01/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến
Trong cuộc sống hằng ngày thỉnh thoảng chúng ta nghe trong cộng đoàn xứ đạo có những người phận nàn trách móc… vì những công việc dâng cúng, đóng góp của họ vào những nhu cầu cho giáo xứ-cộng đoàn mà không được tán dương khen thưởng công khai hay nhắc đến…
Giáo Hội mời gọi chúng ta loan báo Tin Mừng cho thế giới chung quanh trong phạm vi cá nhân, cộng đoàn với khả năng và tài sức không đặt điều kiện đền đáp hay khen tặng.
Qua bí tích rửa tội, mọi người tín hữu được mời gọi loan báo Tin Mừng bất chấp mọi nghịch cảnh của cuộc đời, những dèm pha chỉ trích của người đời. chúng ta cầu xin Chúa trong thánh lễ hôm nay, ban ơn cho chúng ta biết trung thành trong sứ vụ làm Ngôn Sứ trong thế giới đa diện hôm nay.
Với những tư tưởng chuẩn bị, chúng ta cùng chung tiếng với ca đoàn trong bài ca đầu lễ hôm nay.
Trước Bài Đọc I:
Thiên Chúa đã tuyển chọn ông Giêrêmia làm ngôn sứ cho Ngài. Chúa hứa sẽ cùng đồng hành với ông và ban ơn để ông chu toàn sứ vụ. Đó là tư tưởng chính của bài đọc I sau đây.
Trước Bài Đọc II:
Trong thư gửi tín hữu Côrintô mà chúng ta sắp nghe, Thánh Phaolô khuyên các tín hữu trong ba nhân đức: Tin-Cậy-Mến. cần thực thi đức mến cao trọng hơn và hoàn hảo nhất.
Trước Bài Tin Mừng:
Tư tưởng của bài Tin Mừng hôm nay, tiếp nối Chúa Nhật tuần vừa qua, Chúa Giêsu loan báo Tin Mừng tại hội đường Nagiaret, quê hương của Ngài, các đồng hương người thán phục kẻ khinh chê… Ngài buồn bả từ giã quê hương và đem Tin Vui đến với những ai sẵn sàng lắng nghe lời Ngài.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Chủ tế: Anh chị em thân mến,
Chuá Giêsu là Đấng được Chúa Cha sai đến trần gian để làm sứ giả của Thiền Chúa. Chính Người đã đem Tin Mừng và chúng ta là những sứ giả tiếp nối sứ mạng cao cả ấy. Chúng ta cùng cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn khôn ngoan để làm ngôn sứ của Chúa.
1. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Hàng Giáo Phẩm, các Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ luôn ý thức sống ơn gọi hiến thân và sứ mệnh Ngôn Sứ cao cả Thiên Chúa ủy thác cho các Ngài coi sóc mà hết lòng phụng sự trong chức vụ và sứ vụ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúa Giêsu không chỉ được sai đến với dân Do thái mà thôi nhưng cho thế giới. Chúng ta cầu xin Chúa cho mọi Kitô hữu biết mở lòng đón nhận những anh em không cùng tôn giáo với chúng ta, để hình ảnh Thiên Chúa đầy lòng yêu thương được nhận biết và tôn thờ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu xin Chúa cho các Kitô hữu đang bị bách hại, đau khổ để minh chứng cho niềm tin vào Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế luôn cảm nghiệm được Chúa đang cùng đồng hành và nâng đỡ họ trên mọi nẻo đường làm ngôn sứ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Trong ba nhân đức Đối Thần: Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến, cả ba đều cao trọng nhưng cao trọng hơn cả là đức mến. Chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta biết dùng Đức Mến và Lòng Nhân Hậu đón nhận người khác như một quà tặng đến từ Thiên Chúa trong Mùa Xuân Kỷ Hợi đang đến, để mọi người cảm thấy mình được yêu thương và tôn trọng trong tiết Xuân đang xuống trên Quê Hương-Đất Mẹ Vệt Nam. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Trong Mùa Xuân đang đến, chúng ta nhớ đến Ông Bà Tổ Tiên, trong Gia Tộc-Họ Hàng, Giáo Xứ Cộng Đoàn đã yên nghỉ, xin cho các Ngài đuợc hưởng Một Mùa Xuân vĩnh cữu trên quê trời. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Chủ tế:
Lạy Chúa, Chúa đang Chúa cần những ngôn sứ khôn ngoan và nhiệt thành để đem Tin Mừng trong thời đại chúng con hiện nay. Xin đốt lên trong chúng con đầy tràn lửa mến yêu để làm ngôn sứ của Chúa để chúng con thực sự trở nên ngôn sứ như lòng Chúa mong muốn trong thời hôm nay và ngày mai. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Trong cuộc sống hằng ngày thỉnh thoảng chúng ta nghe trong cộng đoàn xứ đạo có những người phận nàn trách móc… vì những công việc dâng cúng, đóng góp của họ vào những nhu cầu cho giáo xứ-cộng đoàn mà không được tán dương khen thưởng công khai hay nhắc đến…
Giáo Hội mời gọi chúng ta loan báo Tin Mừng cho thế giới chung quanh trong phạm vi cá nhân, cộng đoàn với khả năng và tài sức không đặt điều kiện đền đáp hay khen tặng.
Qua bí tích rửa tội, mọi người tín hữu được mời gọi loan báo Tin Mừng bất chấp mọi nghịch cảnh của cuộc đời, những dèm pha chỉ trích của người đời. chúng ta cầu xin Chúa trong thánh lễ hôm nay, ban ơn cho chúng ta biết trung thành trong sứ vụ làm Ngôn Sứ trong thế giới đa diện hôm nay.
Với những tư tưởng chuẩn bị, chúng ta cùng chung tiếng với ca đoàn trong bài ca đầu lễ hôm nay.
Trước Bài Đọc I:
Thiên Chúa đã tuyển chọn ông Giêrêmia làm ngôn sứ cho Ngài. Chúa hứa sẽ cùng đồng hành với ông và ban ơn để ông chu toàn sứ vụ. Đó là tư tưởng chính của bài đọc I sau đây.
Trước Bài Đọc II:
Trong thư gửi tín hữu Côrintô mà chúng ta sắp nghe, Thánh Phaolô khuyên các tín hữu trong ba nhân đức: Tin-Cậy-Mến. cần thực thi đức mến cao trọng hơn và hoàn hảo nhất.
Trước Bài Tin Mừng:
Tư tưởng của bài Tin Mừng hôm nay, tiếp nối Chúa Nhật tuần vừa qua, Chúa Giêsu loan báo Tin Mừng tại hội đường Nagiaret, quê hương của Ngài, các đồng hương người thán phục kẻ khinh chê… Ngài buồn bả từ giã quê hương và đem Tin Vui đến với những ai sẵn sàng lắng nghe lời Ngài.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Chủ tế: Anh chị em thân mến,
Chuá Giêsu là Đấng được Chúa Cha sai đến trần gian để làm sứ giả của Thiền Chúa. Chính Người đã đem Tin Mừng và chúng ta là những sứ giả tiếp nối sứ mạng cao cả ấy. Chúng ta cùng cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn khôn ngoan để làm ngôn sứ của Chúa.
1. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Hàng Giáo Phẩm, các Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ luôn ý thức sống ơn gọi hiến thân và sứ mệnh Ngôn Sứ cao cả Thiên Chúa ủy thác cho các Ngài coi sóc mà hết lòng phụng sự trong chức vụ và sứ vụ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúa Giêsu không chỉ được sai đến với dân Do thái mà thôi nhưng cho thế giới. Chúng ta cầu xin Chúa cho mọi Kitô hữu biết mở lòng đón nhận những anh em không cùng tôn giáo với chúng ta, để hình ảnh Thiên Chúa đầy lòng yêu thương được nhận biết và tôn thờ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu xin Chúa cho các Kitô hữu đang bị bách hại, đau khổ để minh chứng cho niềm tin vào Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế luôn cảm nghiệm được Chúa đang cùng đồng hành và nâng đỡ họ trên mọi nẻo đường làm ngôn sứ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Trong ba nhân đức Đối Thần: Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến, cả ba đều cao trọng nhưng cao trọng hơn cả là đức mến. Chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta biết dùng Đức Mến và Lòng Nhân Hậu đón nhận người khác như một quà tặng đến từ Thiên Chúa trong Mùa Xuân Kỷ Hợi đang đến, để mọi người cảm thấy mình được yêu thương và tôn trọng trong tiết Xuân đang xuống trên Quê Hương-Đất Mẹ Vệt Nam. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Trong Mùa Xuân đang đến, chúng ta nhớ đến Ông Bà Tổ Tiên, trong Gia Tộc-Họ Hàng, Giáo Xứ Cộng Đoàn đã yên nghỉ, xin cho các Ngài đuợc hưởng Một Mùa Xuân vĩnh cữu trên quê trời. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Chủ tế:
Lạy Chúa, Chúa đang Chúa cần những ngôn sứ khôn ngoan và nhiệt thành để đem Tin Mừng trong thời đại chúng con hiện nay. Xin đốt lên trong chúng con đầy tràn lửa mến yêu để làm ngôn sứ của Chúa để chúng con thực sự trở nên ngôn sứ như lòng Chúa mong muốn trong thời hôm nay và ngày mai. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phong cách lãnh đạo của Juan Guaidó đoàn kết người Venezuela
Đồng Nhân
15:37 31/01/2019
Chưa đầy một tháng trước, chưa tới 3% (3 phần tram) số người Venezuela biết tên Juan Guaidó. Tuy nhiên, trong vài tuần, nghị sĩ nhiệm kỳ đầu tiên và cựu kỹ sư công nghiệp đã thống nhất các phe đối lập rạn nứt, và được bầu làm người lãnh đạo Quốc hội và trở thành Tổng thống theo hiến pháp của Venezuela.
Trên 20 quốc gia hiện đã công nhận ông là tổng thống thay vì Nicolás Maduro, người vẫn còn nắm quyền lực nhờ vào sự ủng hộ của phía tướng lãnh và quân đội tham nhũng. Tuy nhiên Maduro không còn được coi là Tổng thống hợp pháp sau một cuộc bỏ phiếu lừa đảo, gian lận, và giam cầm phe đối lập năm ngoái. Maduro đã hủy hoại sự ổn định quốc gia và làm của nền kinh tế trước đây giàu có một thời, nhưng nay tan hoang. Dân chúng đói nghèo, không đủ ăn, 3 triệu người đã phải trốn thoát sang Colombia tìm đó ăn.
Hôm 9 tháng Giêng, các giám mục của Venezuela, khi kết thúc phiên khoáng đại, đã ra một tuyên bố khẳng định nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Maduro là bất hợp pháp. Đồng thời, các ngài lên tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình ôn hòa, gọi họ là một dấu hiệu của Hy vọng cho sự thay đổi dân chủ cần thiết. Một số giám mục đã tham gia tuần hành. Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội Đồng Giám Mục cũng kêu gọi “cầu nguyện để trật tự xã hội theo đúng hiến pháp được khôi phục và chúng ta có thể trở lại một quốc gia thịnh vượng về tinh thần và vật chất.”
Ông Guaidó đã đạt được sự tín nhiệm và sự công nhận của dân chúng Venezuela và của thế giới, vì ông là một người khiêm tốn, biết lắng nghe, và không tham vọng như bạn bè và cộng sự của ông mô tả đức tính của ông. Ông xuất thân là con trai của tài xế taxi, học thành tài là kỷ sư công nghệ. Ông là một người tìm kiếm sự hòa giải bằng các biện pháp hòa bình, dân chủ.
Hầu hết mọi người đặt câu hỏi: Làm sao anh ta làm được điều đó?
Ông Guaidó được trao phó thành người lãnh đạo bởi chính người cố vấn của ông là chính trị gia Leopoldo Lopez của đảng Phổ Biến, người đang bị giam giữ như một tù nhân chính trị. Tuy nhiên, chính sự khiêm tốn của Guaidó đã cho tạo cơ hội và khả năng hợp nhất phe đối lập từng chia rẽ nhau vì đường lối chiến thuật và những “cái tôi” kếch xù của họ.
Với cuộc khủng hoảng căng thẳng ở Venezuela và khả năng dẫn tới bạo lực bất cứ lúc nào, sự khiêm tốn có thể là phẩm chất mà phe đối lập đang cần đến. Là một gương mặt trẻ, tươi tắn và ít tham vọng cá nhân, Guaidó đã chiếm được lòng tin tưởng của hầu hết người Venezuela. Gần 90 phần trăm người Venezuela không còn muốn ông Maduro nữa.
Guaidó đã đưa ra những đường lối căn bản và yêu sách của mình đối với chính quyền bằng cách tổ chức các cuộc họp tại tòa thị chính trên khắp Venezuela, lắng nghe mọi người và khuyến khích họ tham gia vào cuộc đối thoại tôn trọng và lý luận công khai. Ông ta tập hợp họ bằng cách thách thức tâm trạng bi quan của họ đối với đất nước. Ông nói: “Sự tự do của đất nước chúng ta chỉ có thể đạt được nếu chúng ta vượt qua sự tuyệt vọng”.
Ông đã thuyết phục nhiều chính phủ ở Mỹ Latinh và phương Tây rằng Hiến pháp cho phép ông trở thành tổng thống hợp pháp. Và ông cũng mở rộng bàn tay tha thứ, dưới hình thức đề nghị ân xá, cho bất kỳ sĩ quan quân đội nào đổi phe đứng về phía ủng hộ ông.
Guaidó mô tả sự thành công nhanh chóng của mình bằng cách trích dẫn lời ông Rómulo Betancourt, cha đẻ Dân Chủ tại của đất nước ông rằng: “Khi Venezuela cần những người giải phóng, đất nước này không cần nhập khẩu họ, nhưng là tự sinh ra những người giải phóng ấy!.”
Sự nghiệp chính trị của ông bắt đầu khi còn là sinh viên, ông đã lãnh đạo cuộc chống lại tổng thống độc tài quá cố là Hugo Chávez. Rồi khi trở thành một nhà lập pháp, ông tập trung năng lượng vào việc điều tra tham nhũng. Và bây giờ trở thành nhà lãnh đạo quốc gia tại trung tâm cơn lốc đấu tranh được xem rộng rãi như một cuộc đấu tranh toàn cầu giữa mô hình quản trị độc tài và mô hình dân chủ.
Tương lai của ông Gusidó vẫn chưa chắc chắn nhưng ít nhất ông có thể đã thiết lập một phong cách lãnh đạo mới ở Mỹ châu Latinh. Đó là phong cách lãnh đạo bằng cách làm theo nguyện vọng dân chủ của dân chúng. Và nếu nói đức tính nào là yếu tố quan trọng nhất trong bối cảnh đó, thì đó là sự khiêm tốn, đó là điều mà những người bạn của Guaidó đã nhận định về người lãnh đạo trẻ trung hiện nay.
(viết theo báo Christian Science Monitor 31/1/2019)
Trên 20 quốc gia hiện đã công nhận ông là tổng thống thay vì Nicolás Maduro, người vẫn còn nắm quyền lực nhờ vào sự ủng hộ của phía tướng lãnh và quân đội tham nhũng. Tuy nhiên Maduro không còn được coi là Tổng thống hợp pháp sau một cuộc bỏ phiếu lừa đảo, gian lận, và giam cầm phe đối lập năm ngoái. Maduro đã hủy hoại sự ổn định quốc gia và làm của nền kinh tế trước đây giàu có một thời, nhưng nay tan hoang. Dân chúng đói nghèo, không đủ ăn, 3 triệu người đã phải trốn thoát sang Colombia tìm đó ăn.
Hôm 9 tháng Giêng, các giám mục của Venezuela, khi kết thúc phiên khoáng đại, đã ra một tuyên bố khẳng định nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Maduro là bất hợp pháp. Đồng thời, các ngài lên tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình ôn hòa, gọi họ là một dấu hiệu của Hy vọng cho sự thay đổi dân chủ cần thiết. Một số giám mục đã tham gia tuần hành. Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội Đồng Giám Mục cũng kêu gọi “cầu nguyện để trật tự xã hội theo đúng hiến pháp được khôi phục và chúng ta có thể trở lại một quốc gia thịnh vượng về tinh thần và vật chất.”
Ông Guaidó đã đạt được sự tín nhiệm và sự công nhận của dân chúng Venezuela và của thế giới, vì ông là một người khiêm tốn, biết lắng nghe, và không tham vọng như bạn bè và cộng sự của ông mô tả đức tính của ông. Ông xuất thân là con trai của tài xế taxi, học thành tài là kỷ sư công nghệ. Ông là một người tìm kiếm sự hòa giải bằng các biện pháp hòa bình, dân chủ.
Hầu hết mọi người đặt câu hỏi: Làm sao anh ta làm được điều đó?
Ông Guaidó được trao phó thành người lãnh đạo bởi chính người cố vấn của ông là chính trị gia Leopoldo Lopez của đảng Phổ Biến, người đang bị giam giữ như một tù nhân chính trị. Tuy nhiên, chính sự khiêm tốn của Guaidó đã cho tạo cơ hội và khả năng hợp nhất phe đối lập từng chia rẽ nhau vì đường lối chiến thuật và những “cái tôi” kếch xù của họ.
Với cuộc khủng hoảng căng thẳng ở Venezuela và khả năng dẫn tới bạo lực bất cứ lúc nào, sự khiêm tốn có thể là phẩm chất mà phe đối lập đang cần đến. Là một gương mặt trẻ, tươi tắn và ít tham vọng cá nhân, Guaidó đã chiếm được lòng tin tưởng của hầu hết người Venezuela. Gần 90 phần trăm người Venezuela không còn muốn ông Maduro nữa.
Guaidó đã đưa ra những đường lối căn bản và yêu sách của mình đối với chính quyền bằng cách tổ chức các cuộc họp tại tòa thị chính trên khắp Venezuela, lắng nghe mọi người và khuyến khích họ tham gia vào cuộc đối thoại tôn trọng và lý luận công khai. Ông ta tập hợp họ bằng cách thách thức tâm trạng bi quan của họ đối với đất nước. Ông nói: “Sự tự do của đất nước chúng ta chỉ có thể đạt được nếu chúng ta vượt qua sự tuyệt vọng”.
Ông đã thuyết phục nhiều chính phủ ở Mỹ Latinh và phương Tây rằng Hiến pháp cho phép ông trở thành tổng thống hợp pháp. Và ông cũng mở rộng bàn tay tha thứ, dưới hình thức đề nghị ân xá, cho bất kỳ sĩ quan quân đội nào đổi phe đứng về phía ủng hộ ông.
Guaidó mô tả sự thành công nhanh chóng của mình bằng cách trích dẫn lời ông Rómulo Betancourt, cha đẻ Dân Chủ tại của đất nước ông rằng: “Khi Venezuela cần những người giải phóng, đất nước này không cần nhập khẩu họ, nhưng là tự sinh ra những người giải phóng ấy!.”
Sự nghiệp chính trị của ông bắt đầu khi còn là sinh viên, ông đã lãnh đạo cuộc chống lại tổng thống độc tài quá cố là Hugo Chávez. Rồi khi trở thành một nhà lập pháp, ông tập trung năng lượng vào việc điều tra tham nhũng. Và bây giờ trở thành nhà lãnh đạo quốc gia tại trung tâm cơn lốc đấu tranh được xem rộng rãi như một cuộc đấu tranh toàn cầu giữa mô hình quản trị độc tài và mô hình dân chủ.
Tương lai của ông Gusidó vẫn chưa chắc chắn nhưng ít nhất ông có thể đã thiết lập một phong cách lãnh đạo mới ở Mỹ châu Latinh. Đó là phong cách lãnh đạo bằng cách làm theo nguyện vọng dân chủ của dân chúng. Và nếu nói đức tính nào là yếu tố quan trọng nhất trong bối cảnh đó, thì đó là sự khiêm tốn, đó là điều mà những người bạn của Guaidó đã nhận định về người lãnh đạo trẻ trung hiện nay.
(viết theo báo Christian Science Monitor 31/1/2019)
Giám đốc biên tập của Bộ Truyền thông Tòa Thánh chỉ trích một số cơ quan truyền thông Công Giáo chỉ biết kết án
Vũ Văn An
16:59 31/01/2019
Andrea Tornielli, Giám đốc Biên tập của Bộ Truyền Thông Vatican, nhân bài nói chuyện của Đức Phanxicô với các giám mục Trung Mỹ dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2019 tại Panama rằng việc truyền giảng Tin Mừng dựa vào tính trung tâm của lòng cảm thương, đã chỉ trích một số cơ quan truyền thông Công Giáo hàng ngày chỉ biết tập chú vào việc kết án người khác.
Theo Tornielli, Đức Giáo Hoàng đưa ra quan điểm trên hôm thứ Năm tuần rồi, tức ngày lễ thánh quan thầy các nhà báo, là thánh Phanxicô đệ Sales. Trong nhận định ấy, ngài nhắc đến một số cơ sở truyền thông Công Giáo trong khi nói chuyện với các giám mục Trung Mỹ.
Ngài nói rằng kết quả của việc truyền giảng Tin Mừng không dựa vào các phương tiện vật chất ta hiện có cũng không dựa vào con số các biến cố ta tổ chức, nhưng dựa vào “tính trung tâm của lòng cảm thương”.
Ngài giải thích: “tôi lo lắng về việc lòng cảm thương của Chúa Kitô đã mất đi vị trí trung tâm của nó trong Giáo Hội, ngay trong các nhóm Công Giáo, hay đang mất đi, nếu không quá bi quan. Ngay trong các phương tiện truyền thông Công Giáo, cũng có việc thiếu lòng cảm thương. Ở đấy, có đủ ly giáo, kết án, tàn bạo, tự khen mình quá lố, kết án lạc giáo...”
Tornielli cho rằng các lời lẽ của Đức Phanxicô giống như “ảnh chụp” một thực tại, bất hạnh thay, quá hiển nhiên ai cũng thấy: ngay trong các phương tiện truyền thông tự coi mình là Công Giáo, cũng có việc lan tràn thói quen muốn phán xử mọi điều và mọi người bằng cách đưa mình lên bệ cao và điên cuồng chống lại anh chị em mình trong đức tin chỉ vì có những ý kiến khác.
Theo Tornielli, ta không nên tin rằng thái độ phản Kitô Giáo sâu xa ấy chỉ là một hiện tượng chóng qua, chỉ liên hệ đến việc hàng ngày chỉ trích triều giáo hoàng hiện nay. Thực vậy, ở gốc rễ thái độ này là một điều sâu xa hơn và không hẳn tình cờ: đó là niềm tin cho rằng để hiện hữu và củng cố căn tính của tôi, tôi phải luôn tìm được một kẻ thù để trút cơn thịnh nộ lên. Một ai đó để tấn công, một ai đó để kết án, một ai đó để phán xử là lạc giáo.
Gương sáng của Chúa Giêsu
Về điểm này, việc làm chứng của Chúa Giêsu cho ta thấy một thay đổi hoàn toàn, một thay đổi tháo tung các truyền thống đã thủ đắc và các tác phong đã thành pháo đài, thách thức “các tư tưởng gia cao xa” mọi thời mọi nơi.
Tornielli cho rằng ta mục kích điều trên một lần nữa trong cuộc gặp gỡ của Đức Phanxicô ngày 25 tháng 1 tại Trung Tâm Giam Giữ Thiếu Niên Las Garzas de Pacora. Đức Giáo Hoàng đã ở lại Trung Tâm này mấy tiếng đồng hồ để tiếp cận một số bạn trẻ không thể tham dự các biến cố của Ngày Giới Trẻ Thế Giới đang diễn ra tại Panama. Chứng từ của ngài là một chứng từ cảm thương và thương xót gây xúc động, một chứng từ không học được trong sách giáo khoa, mà phát sinh từ lòng cảm thương và thương xót được chính bản thân trải nghiệm trước đó, để có thể tôn trọng người khác, tôn trọng người có tội, tôn trọng những người mắc lầm lỗi.
Đức Phanxicô giải thích cho các tù nhân trẻ rằng Chúa Giêsu không sợ tiếp cận với những người, vì nhiều lý do, bị trĩu nặng bởi sự kỳ thị của xã hội. Ngài nói rằng Chúa Giêsu ăn uống tại nhà những người thu thuế và tội lỗi, gây khó chịu cho mọi người. “Chúa Giêsu tiếp cận người khác, thỏa hiệp, đặt tiếng tăm của Người lên nguy cơ có thể bị tấn công, và luôn mời gọi ta hướng về một chân trời có khả năng đổi mới cuộc sống và lịch sử”.
Tuy nhiên, nhiều người không thể chịu đựng được cách chọn lựa này của Con Thiên Chúa; họ thích làm tê liệt và bêu xấu tác phong của những người mắc lầm lỗi bằng cách dán nhãn hiệu không những quá khứ mà cả hiện tại nữa. Đức Phanxicô giải thích: làm thế, chúng ta chỉ gieo rắc chia rẽ và phân cách người tốt khỏi người xấu, người công chính khỏi người có tội. Chúng ta dựng lên các bức tường vô hình, tin rằng vấn đề đã được giải quyết qua việc đẩy qua bên lề và cô lập hóa.
Thay vào đó, gần như trang Tin Mừng nào cũng cho ta thấy một thái độ khác, một cuộc cách mạng kiểu Coperních, diễn qua đôi mắt Chúa Giêsu, Đấng có thể nhìn người ta không phải để tìm ra lầm lẫn, tội lỗi hay tội ác họ đã phạm, nhưng để tìm ra điều đời sống họ có thể trở nên nếu được đánh động bởi lòng thương xót, lòng cảm thương và tình yêu vô hạn của Thiên Chúa, Đấng luôn ôm ấp bạn trước khi phán xử bạn.
Đức Giáo Hoàng cho hay: cái nhìn trên phát sinh từ trái tim Thiên Chúa. Ngài nói: “Ăn uống với các người thu thuế và tội lỗi, Chúa Giêsu đã phá bỏ thứ luận lý học phân rẽ, loại bỏ, cô lập, và thực sự phân chia người ta thành ‘người tốt’ và ‘người xấu’.
Chúa Giêsu không làm thế bằng sắc lệnh hay chỉ với ý hướng tốt mà thôi, cũng không bằng tác phong duy ý chí hay duy xúc cảm. Người làm thế bằng cách tạo ra các mối dây nối kết có khả năng cho phép các diễn trình mới mẻ, đánh cuộc trên một tương lai tươi đẹp hơn và ăn mừng mỗi bước tiến có thể làm được. Được như thế, vì ánh mắt Chúa, Đấng chúng ta có thể cảm nghiệm trong Bí Tích Thống Hối, “không nhìn thấy nhãn hiệu hay kết án: Người nhìn thấy con cái của Người”.
Theo Tornielli, Đức Giáo Hoàng đưa ra quan điểm trên hôm thứ Năm tuần rồi, tức ngày lễ thánh quan thầy các nhà báo, là thánh Phanxicô đệ Sales. Trong nhận định ấy, ngài nhắc đến một số cơ sở truyền thông Công Giáo trong khi nói chuyện với các giám mục Trung Mỹ.
Ngài nói rằng kết quả của việc truyền giảng Tin Mừng không dựa vào các phương tiện vật chất ta hiện có cũng không dựa vào con số các biến cố ta tổ chức, nhưng dựa vào “tính trung tâm của lòng cảm thương”.
Ngài giải thích: “tôi lo lắng về việc lòng cảm thương của Chúa Kitô đã mất đi vị trí trung tâm của nó trong Giáo Hội, ngay trong các nhóm Công Giáo, hay đang mất đi, nếu không quá bi quan. Ngay trong các phương tiện truyền thông Công Giáo, cũng có việc thiếu lòng cảm thương. Ở đấy, có đủ ly giáo, kết án, tàn bạo, tự khen mình quá lố, kết án lạc giáo...”
Tornielli cho rằng các lời lẽ của Đức Phanxicô giống như “ảnh chụp” một thực tại, bất hạnh thay, quá hiển nhiên ai cũng thấy: ngay trong các phương tiện truyền thông tự coi mình là Công Giáo, cũng có việc lan tràn thói quen muốn phán xử mọi điều và mọi người bằng cách đưa mình lên bệ cao và điên cuồng chống lại anh chị em mình trong đức tin chỉ vì có những ý kiến khác.
Theo Tornielli, ta không nên tin rằng thái độ phản Kitô Giáo sâu xa ấy chỉ là một hiện tượng chóng qua, chỉ liên hệ đến việc hàng ngày chỉ trích triều giáo hoàng hiện nay. Thực vậy, ở gốc rễ thái độ này là một điều sâu xa hơn và không hẳn tình cờ: đó là niềm tin cho rằng để hiện hữu và củng cố căn tính của tôi, tôi phải luôn tìm được một kẻ thù để trút cơn thịnh nộ lên. Một ai đó để tấn công, một ai đó để kết án, một ai đó để phán xử là lạc giáo.
Gương sáng của Chúa Giêsu
Về điểm này, việc làm chứng của Chúa Giêsu cho ta thấy một thay đổi hoàn toàn, một thay đổi tháo tung các truyền thống đã thủ đắc và các tác phong đã thành pháo đài, thách thức “các tư tưởng gia cao xa” mọi thời mọi nơi.
Tornielli cho rằng ta mục kích điều trên một lần nữa trong cuộc gặp gỡ của Đức Phanxicô ngày 25 tháng 1 tại Trung Tâm Giam Giữ Thiếu Niên Las Garzas de Pacora. Đức Giáo Hoàng đã ở lại Trung Tâm này mấy tiếng đồng hồ để tiếp cận một số bạn trẻ không thể tham dự các biến cố của Ngày Giới Trẻ Thế Giới đang diễn ra tại Panama. Chứng từ của ngài là một chứng từ cảm thương và thương xót gây xúc động, một chứng từ không học được trong sách giáo khoa, mà phát sinh từ lòng cảm thương và thương xót được chính bản thân trải nghiệm trước đó, để có thể tôn trọng người khác, tôn trọng người có tội, tôn trọng những người mắc lầm lỗi.
Đức Phanxicô giải thích cho các tù nhân trẻ rằng Chúa Giêsu không sợ tiếp cận với những người, vì nhiều lý do, bị trĩu nặng bởi sự kỳ thị của xã hội. Ngài nói rằng Chúa Giêsu ăn uống tại nhà những người thu thuế và tội lỗi, gây khó chịu cho mọi người. “Chúa Giêsu tiếp cận người khác, thỏa hiệp, đặt tiếng tăm của Người lên nguy cơ có thể bị tấn công, và luôn mời gọi ta hướng về một chân trời có khả năng đổi mới cuộc sống và lịch sử”.
Tuy nhiên, nhiều người không thể chịu đựng được cách chọn lựa này của Con Thiên Chúa; họ thích làm tê liệt và bêu xấu tác phong của những người mắc lầm lỗi bằng cách dán nhãn hiệu không những quá khứ mà cả hiện tại nữa. Đức Phanxicô giải thích: làm thế, chúng ta chỉ gieo rắc chia rẽ và phân cách người tốt khỏi người xấu, người công chính khỏi người có tội. Chúng ta dựng lên các bức tường vô hình, tin rằng vấn đề đã được giải quyết qua việc đẩy qua bên lề và cô lập hóa.
Thay vào đó, gần như trang Tin Mừng nào cũng cho ta thấy một thái độ khác, một cuộc cách mạng kiểu Coperních, diễn qua đôi mắt Chúa Giêsu, Đấng có thể nhìn người ta không phải để tìm ra lầm lẫn, tội lỗi hay tội ác họ đã phạm, nhưng để tìm ra điều đời sống họ có thể trở nên nếu được đánh động bởi lòng thương xót, lòng cảm thương và tình yêu vô hạn của Thiên Chúa, Đấng luôn ôm ấp bạn trước khi phán xử bạn.
Đức Giáo Hoàng cho hay: cái nhìn trên phát sinh từ trái tim Thiên Chúa. Ngài nói: “Ăn uống với các người thu thuế và tội lỗi, Chúa Giêsu đã phá bỏ thứ luận lý học phân rẽ, loại bỏ, cô lập, và thực sự phân chia người ta thành ‘người tốt’ và ‘người xấu’.
Chúa Giêsu không làm thế bằng sắc lệnh hay chỉ với ý hướng tốt mà thôi, cũng không bằng tác phong duy ý chí hay duy xúc cảm. Người làm thế bằng cách tạo ra các mối dây nối kết có khả năng cho phép các diễn trình mới mẻ, đánh cuộc trên một tương lai tươi đẹp hơn và ăn mừng mỗi bước tiến có thể làm được. Được như thế, vì ánh mắt Chúa, Đấng chúng ta có thể cảm nghiệm trong Bí Tích Thống Hối, “không nhìn thấy nhãn hiệu hay kết án: Người nhìn thấy con cái của Người”.
Đức Phanxicô gửi thông điệp cho Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất: “đức tin vào Thiên Chúa hợp nhất chứ không chia rẽ”
Vũ Văn An
18:28 31/01/2019
Theo tin Zenit, ngày 31 tháng 1, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ngỏ một sứ điệp video với Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, trong đó, ngài nhấn mạnh “Tôi sung sướng vì đây là cơ hội Chúa ban cho tôi để, trên lãnh thổ thân yêu của các bạn, tôi viết một trang sử mới trong các mối liên hệ giữa các tôn giáo, xác nhận rằng chúng ta là anh chị em dù có khác nhau”.
Ngài ca ngợi đất nước của họ như “một lãnh thổ tìm cách trở thành mẫu mực của việc sống chung, tình huynh đệ và gặp gỡ nhân bản giữa các nền văn minh và văn hóa khác nhau, nơi nhiều người tìm được nơi an toàn để làm việc và sống tự do, với lòng tôn trọng sự đa dạng”.
Sau đây là nguyên văn thông điệp của Đức Phanxicô dựa vào bản tiếng Anh của Tòa Thánh:
Nhân dân Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất thân mến,
Al Salamu Alaikum / Chúc bình an ở với các bạn!
Tôi rất vui khi, trong một vài ngày tới, tôi được đến thăm đất nước của các bạn, một vùng đất đang tìm cách trở thành một mô hình của chung sống, của tình huynh đệ nhân bản và của cuộc gặp gỡ giữa các nền văn minh và văn hóa đa dạng, nơi nhiều người tìm thấy nơi an toàn để làm việc và sống tự do, với lòng tôn trọng sự đa dạng.
Tôi hân hoan được gặp một dân tộc biết sống hiện tại nhưng hướng về tương lai. Sheikh Zayed, người sáng lập Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, người được tưởng nhớ cách danh dự, đã rất đúng khi tuyên bố: Sự giàu có thực sự không chỉ hệ ở tài nguyên vật chất; sự giàu có thực sự của quốc gia hệ ở những con người biết xây dựng tương lai của quốc gia họ... Những con người mới là sự giàu có thực sự”.
Tôi nhiệt liệt cảm ơn Hoàng thân Sheikh Mohammed bin Zayed bin Sultan Al Nahyan, người đã mời tôi tham dự cuộc gặp gỡ tôn giáo với chủ đề “tình anh em nhân bản”. Và tôi biết ơn các nhà chức trách khác của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vì sự hợp tác tuyệt vời của họ, lòng hiếu khách quảng đại của họ và sự chào đón huynh đệ cao quý đã đuợc cung hiến cách cao thượng làm cho chuyến thăm này trở nên khả hữu.
Tôi cảm ơn người bạn và là người anh em thân yêu của tôi, Đại Giáo Sĩ của Al-Azhar, Tiến sĩ Ahmed Al-Tayeb và những người đã hợp tác trong việc chuẩn bị cuộc gặp gỡ này, vì sự can đảm và ý chí của họ để khẳng định rằng đức tin vào Thiên Chúa hợp nhất thay vì chia rẽ, nó mang chúng ta lại gần nhau hơn ngay trong sự khác biệt, khiến chúng ta tránh xa sự thù địch và ác cảm.
Tôi rất vui vì cơ hội này được Chúa ban cho tôi để, trên mảnh đất thân yêu của các bạn, tôi viết một trang sử mới trong mối liên hệ giữa các tôn giáo, xác nhận rằng chúng ta là anh chị em dù chúng ta khác nhau.
Tôi hân hoan chuẩn bị để được gặp và chào đón “eyal Zayid fi dar Zayid / con trai của Zayid tại nhà của Zayid”, một lãnh thổ thịnh vượng và hòa bình, một lãnh thổ của mặt trời và hòa hợp, một lãnh thổ chung sống và gặp gỡ!
Cảm ơn các bạn rất nhiều, và hẹn gặp lại! Hãy cầu nguyện cho tôi!
Bài giảng của ĐTC trong thánh lễ 31/1/2019: Các linh mục cần vui tươi như Cha thánh Gioan Bosco
Thanh Quảng sdb
18:30 31/01/2019
Bài giảng của ĐTC trong thánh lễ 31/1/2019: Các linh mục cần vui tươi như Cha thánh Gioan Bosco
Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ những suy tư của ngài về Cha thánh Gioan Bosco nhân ngày lễ kính Thánh nhân. Theo ĐTC thì các linh mục cần có can đảm nhìn nhận mọi người bằng con mắt nhân loại và bằng ánh nhìn của Thiên Chúa.
Các linh mục hãy vui tươi nhìn mọi sự dưới hai lăng kiếng con người vật chất và thiêng liêng, như cha thánh Gioan Bosco đã sống. Đó là thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ trong Thánh Lễ vào thứ Năm tại Nhà nguyện thánh Marta. Ngài khuyến khích các linh mục hãy bắt chước Thánh Don Bosco, người nhìn mọi sự với trái tim của một người cha và một vị thầy như chúng ta tìm thấy trong lời cầu nguyện mở đầu của thánh lễ. Đó là một viễn cảnh cho cha thánh thấy con đường phía trước làm cha rung cảm trước cảnh sống của những người trẻ nghèo khổ trên đường phố, mà tìm mọi cách để giúp họ thăng tiến. Cha đã hành trình cùng chúng và cam khổ với chúng.
Nhìn bằng ánh mắt con người và bằng cái nhìn của Thiên Chúa
Đức Thánh Cha Phanxicô kể lại vào ngày truyền chức, mẹ của Don Bosco - một người phụ nữ khiêm nhường của vùng đất hẻo lánh, ít học, chưa bao giờ được học thần học, đã nói với cha: Hôm nay con sẽ bắt đầu đau khổ, bà nhấn mạnh một cách thực tế, hầu cho người con thân yêu của bà ý thức; bởi vì nếu con bà không cảm nhận được đau khổ, thì mọi sự đã không diễn ra tốt đẹp như ngày hôm nay. ĐTC nói: “Đây là lời tiên tri của một người mẹ”. Đối với một linh mục, đau khổ là một dấu hiệu cho thấy mọi sự đang diễn ra một cách tốt đẹp - không phải vì các ngài đang đóng vai trò của một ‘thầy cả’, mà vì các ngài có can đảm như Thánh Gioan Bosco, biết nhìn vào thực tại bằng con mắt nhân loại và bằng ánh nhìn của Thiên Chúa. Trong một thời đại của một thế giới vô thần vật chất, người ta nhìn thấy nơi tầng lớp những nhà quý tộc, sống khép kín xa rời những người nghèo và ruồng rẫy họ! Ngay lúc còn là một em bé, cha thánh đã nhìn thấy thực trạng này và cha thánh nói “sau này nếu con trở thành một linh mục con sẽ không sống như vậy!”
Cha thánh đã nhìn đời bằng con mắt của một con người, như một người anh em, cũng như một người cha và cha thánh nói: “Không, cuộc sống không thể diễn ra như thế này! May mắn thay cha thánh được Cha thánh Cafasso hướng dẫn và với lòng can trường vững dạ, cha bắt đầu suy nghĩ cách giúp đỡ các bạn trẻ, giúp chúng có cuộc sống tốt đẹp và thăng tiến. Với nỗ lực con người và tín thác vào Thiên chúa Cha thánh đã sống với một ý lực “Xin Cha con các linh hồn còn mọi sự khác xin Chúa hãy cất đi!” Mặc dù khó khăn thiếu thốn trăm bề, cha thánh luôn tín thác trọn vẹn nơi Thiên Chúa Quan phòng. Cha đã trở nên người cha và người thầy của thanh thiếu niên! Cha đã tín thác và tiến tới…
Dưới sự linh hướng của cha thánh Giuseppe Cafasso khích lệ cha thánh đã an ủi cứu giúp các thanh thiếu niên trong các trại tù ở Torino vào đầu thế kỷ 19; còn Cha thánh Cafasso thường giúp đỡ và đồng hành với những tử tội bị kết án tử hình treo cổ.
Một linh mục gần gũi giới trẻ
Thời đó các linh mục thường rơi vào hai nếp sống hai thái cực: Hoặc sống chiêm niệm hoặc hoạt động! sống chuyên chăm cầu nguyện hoặc lao đầu vào công việc!
Cha thánh khởi đầu công việc tông đồ cho giới trẻ bằng những giờ giáo lý đơn sơ kèm theo nhưng trò chơi vui nhộn… rồi chào giã từ chúng và hẹn gặp lại các em vào các buổi sinh hoạt kế tiếp! Điều quan trọng là cha thánh coi giới trẻ như là những người con và những người bạn của Ngài!
Không phải là nhân viên cơ quan
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh cho các linh mục không nên sống như các nhân viên của các cơ quan với giờ giấc hành chính. Chúng ta đã có nhiều quan chức giỏi, nhiều nhân viên công quyền! Nhưng linh mục không phải là một nhân viên, một quan chức mà các ngài phải là một người bạn đồng hành cùng anh chị em của mình, sống và làm việc cho Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha thừa nhận, luôn có nguy cơ sống không quân bình giữa đời sống chiêm niệm và hoạt động! Tuy nhiên, ĐTC cảnh giác nếu chúng ta không có can đảm mạo hiểm thì chúng ta sẽ chẳng đạt được chiến công! Điều này đòi hỏi chúng ta nhiều khi phải chịu đau khổ; bắt bớ và thua thiệt: Từ đó chúng ta thấy linh mục phải dấn thân trên các đường phố, kiếm tìm những người trẻ nghiện ngập đáng thương mà cứu vớt chúng!
Don Bosco, một vị thầy của niềm vui
Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn Chúa đã cho nhân loại một quà tặng là cha thánh Gioan Bosco, biết tín thác vào sự quan phòng của Thiên chúa, ban cho lương thực hàng ngày, sống tín thác vào Thiên Chúa và vươn lên trong bầu trời linh thánh... Thiên Chúa đã ban cho Don Bosco một trái tim vĩ đại, một trái tim của một người cha và một vị thầy.
ĐTC tự đặt câu hỏi: dấu hiệu nào cho thấy một linh mục đang thi hành việc mục vụ tốt, biết nhìn mọi sự với con mắt nhân loại và bằng ánh nhìn của Thiên Chúa?
Đó là niềm vui! Khi một linh mục không tìm thấy niềm vui nội tâm, ngài nên dừng lại và tự hỏi tại sao. Niềm vui của Don Bosco được biết đến như thế nào nhỉ? Khi cha thánh làm cho người khác vui, và chính cha cũng tràn niềm vui ngay cả những lúc ngài phải gánh chịu những đau khổ.
Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa, nhờ lời cầu thay nguyện giúp của cha thánh Gioan Bosco, xin hãy ban cho các linh mục của chúng ta được niềm vui: niềm vui khi họ thực thi các công việc mục vụ cho đoàn dân của Chúa với con mắt nhân loại nhưng cũng bằng ánh nhìn của Thiên Chúa chúng ta.
Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ những suy tư của ngài về Cha thánh Gioan Bosco nhân ngày lễ kính Thánh nhân. Theo ĐTC thì các linh mục cần có can đảm nhìn nhận mọi người bằng con mắt nhân loại và bằng ánh nhìn của Thiên Chúa.
Các linh mục hãy vui tươi nhìn mọi sự dưới hai lăng kiếng con người vật chất và thiêng liêng, như cha thánh Gioan Bosco đã sống. Đó là thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ trong Thánh Lễ vào thứ Năm tại Nhà nguyện thánh Marta. Ngài khuyến khích các linh mục hãy bắt chước Thánh Don Bosco, người nhìn mọi sự với trái tim của một người cha và một vị thầy như chúng ta tìm thấy trong lời cầu nguyện mở đầu của thánh lễ. Đó là một viễn cảnh cho cha thánh thấy con đường phía trước làm cha rung cảm trước cảnh sống của những người trẻ nghèo khổ trên đường phố, mà tìm mọi cách để giúp họ thăng tiến. Cha đã hành trình cùng chúng và cam khổ với chúng.
Nhìn bằng ánh mắt con người và bằng cái nhìn của Thiên Chúa
Đức Thánh Cha Phanxicô kể lại vào ngày truyền chức, mẹ của Don Bosco - một người phụ nữ khiêm nhường của vùng đất hẻo lánh, ít học, chưa bao giờ được học thần học, đã nói với cha: Hôm nay con sẽ bắt đầu đau khổ, bà nhấn mạnh một cách thực tế, hầu cho người con thân yêu của bà ý thức; bởi vì nếu con bà không cảm nhận được đau khổ, thì mọi sự đã không diễn ra tốt đẹp như ngày hôm nay. ĐTC nói: “Đây là lời tiên tri của một người mẹ”. Đối với một linh mục, đau khổ là một dấu hiệu cho thấy mọi sự đang diễn ra một cách tốt đẹp - không phải vì các ngài đang đóng vai trò của một ‘thầy cả’, mà vì các ngài có can đảm như Thánh Gioan Bosco, biết nhìn vào thực tại bằng con mắt nhân loại và bằng ánh nhìn của Thiên Chúa. Trong một thời đại của một thế giới vô thần vật chất, người ta nhìn thấy nơi tầng lớp những nhà quý tộc, sống khép kín xa rời những người nghèo và ruồng rẫy họ! Ngay lúc còn là một em bé, cha thánh đã nhìn thấy thực trạng này và cha thánh nói “sau này nếu con trở thành một linh mục con sẽ không sống như vậy!”
Cha thánh đã nhìn đời bằng con mắt của một con người, như một người anh em, cũng như một người cha và cha thánh nói: “Không, cuộc sống không thể diễn ra như thế này! May mắn thay cha thánh được Cha thánh Cafasso hướng dẫn và với lòng can trường vững dạ, cha bắt đầu suy nghĩ cách giúp đỡ các bạn trẻ, giúp chúng có cuộc sống tốt đẹp và thăng tiến. Với nỗ lực con người và tín thác vào Thiên chúa Cha thánh đã sống với một ý lực “Xin Cha con các linh hồn còn mọi sự khác xin Chúa hãy cất đi!” Mặc dù khó khăn thiếu thốn trăm bề, cha thánh luôn tín thác trọn vẹn nơi Thiên Chúa Quan phòng. Cha đã trở nên người cha và người thầy của thanh thiếu niên! Cha đã tín thác và tiến tới…
Dưới sự linh hướng của cha thánh Giuseppe Cafasso khích lệ cha thánh đã an ủi cứu giúp các thanh thiếu niên trong các trại tù ở Torino vào đầu thế kỷ 19; còn Cha thánh Cafasso thường giúp đỡ và đồng hành với những tử tội bị kết án tử hình treo cổ.
Một linh mục gần gũi giới trẻ
Thời đó các linh mục thường rơi vào hai nếp sống hai thái cực: Hoặc sống chiêm niệm hoặc hoạt động! sống chuyên chăm cầu nguyện hoặc lao đầu vào công việc!
Cha thánh khởi đầu công việc tông đồ cho giới trẻ bằng những giờ giáo lý đơn sơ kèm theo nhưng trò chơi vui nhộn… rồi chào giã từ chúng và hẹn gặp lại các em vào các buổi sinh hoạt kế tiếp! Điều quan trọng là cha thánh coi giới trẻ như là những người con và những người bạn của Ngài!
Không phải là nhân viên cơ quan
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh cho các linh mục không nên sống như các nhân viên của các cơ quan với giờ giấc hành chính. Chúng ta đã có nhiều quan chức giỏi, nhiều nhân viên công quyền! Nhưng linh mục không phải là một nhân viên, một quan chức mà các ngài phải là một người bạn đồng hành cùng anh chị em của mình, sống và làm việc cho Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha thừa nhận, luôn có nguy cơ sống không quân bình giữa đời sống chiêm niệm và hoạt động! Tuy nhiên, ĐTC cảnh giác nếu chúng ta không có can đảm mạo hiểm thì chúng ta sẽ chẳng đạt được chiến công! Điều này đòi hỏi chúng ta nhiều khi phải chịu đau khổ; bắt bớ và thua thiệt: Từ đó chúng ta thấy linh mục phải dấn thân trên các đường phố, kiếm tìm những người trẻ nghiện ngập đáng thương mà cứu vớt chúng!
Don Bosco, một vị thầy của niềm vui
Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn Chúa đã cho nhân loại một quà tặng là cha thánh Gioan Bosco, biết tín thác vào sự quan phòng của Thiên chúa, ban cho lương thực hàng ngày, sống tín thác vào Thiên Chúa và vươn lên trong bầu trời linh thánh... Thiên Chúa đã ban cho Don Bosco một trái tim vĩ đại, một trái tim của một người cha và một vị thầy.
ĐTC tự đặt câu hỏi: dấu hiệu nào cho thấy một linh mục đang thi hành việc mục vụ tốt, biết nhìn mọi sự với con mắt nhân loại và bằng ánh nhìn của Thiên Chúa?
Đó là niềm vui! Khi một linh mục không tìm thấy niềm vui nội tâm, ngài nên dừng lại và tự hỏi tại sao. Niềm vui của Don Bosco được biết đến như thế nào nhỉ? Khi cha thánh làm cho người khác vui, và chính cha cũng tràn niềm vui ngay cả những lúc ngài phải gánh chịu những đau khổ.
Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa, nhờ lời cầu thay nguyện giúp của cha thánh Gioan Bosco, xin hãy ban cho các linh mục của chúng ta được niềm vui: niềm vui khi họ thực thi các công việc mục vụ cho đoàn dân của Chúa với con mắt nhân loại nhưng cũng bằng ánh nhìn của Thiên Chúa chúng ta.
Đức Tổng Giám Mục Alexander K. Sample của Portland gửi thư mục vụ về Thánh nhạc trong Phụng tự“Sing to the Lord a new Song – Hát lên dâng Chúa một bài ca Mới”
Lm. Nguyễn Tất Thắng, OP
20:16 31/01/2019
Những truyền thống âm nhạc của Giáo Hội Công Giáo đi sâu hơn là trong bản thánh ca. Thánh nhạc có nguồn gốc Tây phương được khai triển hơn 1,500 năm là một phần quan trọng trong Thánh Lễ. Không may, các bản thánh ca và xếp đặt về Thánh Lễ không được thực hành. Chúng có thể trở lại sau khi Đức Tổng Giám Mục Alexander của Portland gửi thư mục vụ kêu gọi trở lại thánh nhạc cung điệu Gregorian trong Thánh lễ.
Trong thư mục vụ dài 22 trang, Đức Tổng Giám Mục Alexander đề nghị các giáo xứ chỉ hát một Thánh Lễ Long Trọng (High Mass or Solemn Mass) mỗi tuần một lần, ‘đừng quá trau chuốt nhưng cần được xếp đặt hết sức quan tâm và chú ý’. Những Thánh Lễ khác cử hành trong giáo xứ nên ‘bớt hát để giáo dân đối đáp’
Đức Tổng Giám Mục cũng nhấn mạnh đến vai trò của linh mục là chủ đoàn chiên, yêu cầu các linh mục tập hát những lời nguyện và xướng đáp, để khuyến khích giáo dân hát những phần đối đáp. Ngài ghi nhận rằng‘vài linh mục không có năng khiếu hát hoặc xướng cung điệu. Đối với những linh mục này, ngài đề nghị họ hát thánh ca đơn điệu. Mỗi giáo xứ nên xử dụng Anh ngữ thông thường được xử dụng trong Sách Lễ Roma. Giáo sĩ nên làm gương bằng cách cùng hát với tín hữu trong những thánh lễ thích hợp.’
Trong phần thánh ca Latinh, ngài đề nghị thừa tác viên thánh nhạc bắt đầu với Thánh Lễ số 8 (Bộ lễ Thiên thần - De Angelis) và Thánh Lễ số 16 (Bộ lễ Thiên Chúa Đấng Tạo Dựng Toàn Năng -Deus Genitor Alme) rất phổ biến và dễ tiếp nhận đối với các ca sĩ không quen với phong cách này. Những giáo xứ tìm thấy thánh ca rất dễ dàng tiếp thu, được khuyến khích đi sâu vào truyền thống đẹp đẽvà cổ xưa này.
Đức Tổng Giám Mục Alexandernói rằng Thánh Lễ không đối chiếu với phần không có thánh ca, nhưng trong thời gian đó có thể dành cho nhạc cụ phong cầm hoặc thinh lặng. Ngài cũng cảnh báo về những nội dung thánh ca ‘không phù hợp với giảng dậy và giáo lý của Giáo Hội, đặc biệt là Hy Tế Thánh Thể và Hiện Diện Thực Sự của Chúa Kitô trong Thánh Thể.’ Ngài nói rằng không phải tất cả thánh ca Công Giáo có thể được xử dụng trong Thánh Lễ. Bất cứ nội dung thánh ca nào giảng dậy mơ hồ hoặc trái nghịch với Đức tin cần phải rút khỏi giáo xứ. Đau buồn nhìn nhận rằng có vài bài bản nhạc hoặc sách lễ nhỏ được phê chuẩn không phản ánh thần học Công Giáo và không nên xử dụng. Các nhạc sĩ cần phải chú ý đến điểm này và suy nghĩ cần thận trong việc chọn lựa những bản thánh ca, khi cần thiết nên tìm chỉ đạo của các mục tử của Giáo Hội.
Cũng với mong ước được nghe thánh nhạc cung điệu Gregorian, Đức Tổng Giám Mục Alexander cũng nhấn mạnh đến sự quan trọng của đàn phong cầm ống (pipe organ) như là nhạc cụ nổi bật cho việc phụng tự. Ngài nói rằng không phải mọi giáo xứ có thể nắp ráp hoặc bảo trì nhạc cụ này, tuy nhiên ngài dành sự giúp đỡ của giáo phận cho những giáo xứ nào quan tâm đến vấn đề này.
Ngài kết thúc thư mục vụ với tin tường rằng những cách thức này có thể giúp việc cử hành thêm tôn kính cũng như tăng thêm đức tin.Ngài mong rằng lá thư mục vụ sẽ được đón nhận nồng nhiệt bởi các giáo sĩ và giáo dân trong Tổng Giáo Phận Portland, vì mục tiêu thuần túy canh tân Phụng Vụ Thánh theo tinh thần Công Đồng Vatican 2 và tâm tình của Giáo Hội. Ngài đặc biệt tin tưởng nơi những thừa tác viên thánh nhạc tuyệt vời và tận tụy của Giáo Hội đáp lại lời mời gọi canh tân. Ước mong rằng việc canh tân và cải tổ thánh nhạc trong Tổng Giáo Phận Portland dẫn mọi người đến việc cử hành đẹp đẽ và xứng đáng vềcác mầu nhiệm thánh của Thánh Lễ, để tôn vinh danh Chúa và thánh hóa các tín hữu.
Lm. Nguyễn Tất Thắng, OP
Đức Tổng Giám Mục cũng nhấn mạnh đến vai trò của linh mục là chủ đoàn chiên, yêu cầu các linh mục tập hát những lời nguyện và xướng đáp, để khuyến khích giáo dân hát những phần đối đáp. Ngài ghi nhận rằng‘vài linh mục không có năng khiếu hát hoặc xướng cung điệu. Đối với những linh mục này, ngài đề nghị họ hát thánh ca đơn điệu. Mỗi giáo xứ nên xử dụng Anh ngữ thông thường được xử dụng trong Sách Lễ Roma. Giáo sĩ nên làm gương bằng cách cùng hát với tín hữu trong những thánh lễ thích hợp.’
Trong phần thánh ca Latinh, ngài đề nghị thừa tác viên thánh nhạc bắt đầu với Thánh Lễ số 8 (Bộ lễ Thiên thần - De Angelis) và Thánh Lễ số 16 (Bộ lễ Thiên Chúa Đấng Tạo Dựng Toàn Năng -Deus Genitor Alme) rất phổ biến và dễ tiếp nhận đối với các ca sĩ không quen với phong cách này. Những giáo xứ tìm thấy thánh ca rất dễ dàng tiếp thu, được khuyến khích đi sâu vào truyền thống đẹp đẽvà cổ xưa này.
Đức Tổng Giám Mục Alexandernói rằng Thánh Lễ không đối chiếu với phần không có thánh ca, nhưng trong thời gian đó có thể dành cho nhạc cụ phong cầm hoặc thinh lặng. Ngài cũng cảnh báo về những nội dung thánh ca ‘không phù hợp với giảng dậy và giáo lý của Giáo Hội, đặc biệt là Hy Tế Thánh Thể và Hiện Diện Thực Sự của Chúa Kitô trong Thánh Thể.’ Ngài nói rằng không phải tất cả thánh ca Công Giáo có thể được xử dụng trong Thánh Lễ. Bất cứ nội dung thánh ca nào giảng dậy mơ hồ hoặc trái nghịch với Đức tin cần phải rút khỏi giáo xứ. Đau buồn nhìn nhận rằng có vài bài bản nhạc hoặc sách lễ nhỏ được phê chuẩn không phản ánh thần học Công Giáo và không nên xử dụng. Các nhạc sĩ cần phải chú ý đến điểm này và suy nghĩ cần thận trong việc chọn lựa những bản thánh ca, khi cần thiết nên tìm chỉ đạo của các mục tử của Giáo Hội.
Cũng với mong ước được nghe thánh nhạc cung điệu Gregorian, Đức Tổng Giám Mục Alexander cũng nhấn mạnh đến sự quan trọng của đàn phong cầm ống (pipe organ) như là nhạc cụ nổi bật cho việc phụng tự. Ngài nói rằng không phải mọi giáo xứ có thể nắp ráp hoặc bảo trì nhạc cụ này, tuy nhiên ngài dành sự giúp đỡ của giáo phận cho những giáo xứ nào quan tâm đến vấn đề này.
Ngài kết thúc thư mục vụ với tin tường rằng những cách thức này có thể giúp việc cử hành thêm tôn kính cũng như tăng thêm đức tin.Ngài mong rằng lá thư mục vụ sẽ được đón nhận nồng nhiệt bởi các giáo sĩ và giáo dân trong Tổng Giáo Phận Portland, vì mục tiêu thuần túy canh tân Phụng Vụ Thánh theo tinh thần Công Đồng Vatican 2 và tâm tình của Giáo Hội. Ngài đặc biệt tin tưởng nơi những thừa tác viên thánh nhạc tuyệt vời và tận tụy của Giáo Hội đáp lại lời mời gọi canh tân. Ước mong rằng việc canh tân và cải tổ thánh nhạc trong Tổng Giáo Phận Portland dẫn mọi người đến việc cử hành đẹp đẽ và xứng đáng vềcác mầu nhiệm thánh của Thánh Lễ, để tôn vinh danh Chúa và thánh hóa các tín hữu.
Lm. Nguyễn Tất Thắng, OP
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm hạt Hóc Môn, Sàigòn họp mặt tất niên
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
09:53 31/01/2019
Tạm quên đi công việc tất bật của những ngày cuối năm, lúc 8g30 sáng thứ Tư 30/01/2019 (25 Tết), gần 100 đoàn viên (Đv) Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu (GĐPTTTCG) từ 17 xứ đoàn (Xđ) giáo hạt Hóc Môn đã tề tựu tại Hội trường giáo xứ (Gx) Tân Hưng để tham dự phiên họp sơ kết 06 tháng cuối năm và Thánh Lễ tạ ơn tất niên Mậu Tuất do cha Tổng linh hướng (TLH) Vinh Sơn Nguyễn Văn Hồng chủ sự. Tham dự còn có đại diện BCH GĐPTTTCG TGP Sài Gòn.
Xem Hình
Sau nghi thức đọc kinh khai mạc, cử tọa đã được nghe thư ký hạt báo cáo sơ lược hoạt động của BCH và các Xđ trong tháng qua. Sau đó anh Trưởng BCH giáo hạt đã báo cáo sinh hoạt 6 tháng cuối năm 2018 và hướng hoạt động 6 tháng đầu năm 2019. Tóm lược một vài nét chính trong báo cáo:
GĐPTTTCG giáo hạt Hóc Môn hiện có 17 Xđ trong 20 giáo xứ hạt Hóc Môn. Số lượng Đv tăng trong 6 tháng cuối năm là 35 nâng tổng số Đv hiện nay lên 2099.
BCH giáo hạt và BCH các Xđ đã liên kết chặt chẽ trong các sinh hoạt và tiếp tục duy trì họp Ban Thường vụ và BCH cấp hạt mở rộng hàng tháng. Duy trì tổ chức 06 lượt chầu Thánh Thể cấp hạt trước những phiên họp hàng tháng. Các Xđ đã tố chức cho các Đv học tập thông qua nội san Lửa Mến, bản đúc kết phiên họp các cấp, tài liệu các Thánh Tử đạo VN … kết hợp trước hoặc sau giờ kinh Đền tạ luân phiên. Tham dự các cuộc hội họp, hành hương, bác ái … do BCH TGP tổ chức.
Tổng số các giờ kinh đã thực hiện là 2.749 giờ, trong đó có 1.552 giờ kinh Đền tạ và các giờ kinh LTX, giờ kinh gia đình, giờ kinh bệnh nhân …
Thực thi bác ái tổng cộng 408.490.000đ trong đó bác ái tại các Gx địa phương là 265.311.000đ và các chương trình bác ái ngoài địa phương như quỹ góp gạo cho người nghèo, tô cháo tình thương cho bệnh nhân Bv. Phạm Ngọc Thạch, các mái ấm, các Gx vùng sâu vùng xa ….
Tiếp theo là các tham luận của:
Xđ Bà Điểm với việc hỗ trợ tích cực Gx xây dựng thành Công Giáo điểm truyền giáo. Thực hiện tốt công tác phụng vụ và tuyên huấn.
Xđ Tân Hưng với công tác truyền giáo qua việc tặng tượng Thánh Tâm để thực hiện các giờ kinh luân phiên. Phát triển Đv đều đặn hàng tháng và toán 6 có tinh thần bác ái vượt trội.
Xđ Chợ Cầu với việc huy động tốt việc đóng góp và thực thi bác ái.
Xđ Châu Nam với việc thực hiện giờ kinh Đền tạ đều khắp và thường xuyên trong Gx với số lượng cao hàng tháng.
Cha TLH đã chia sẻ: muốn đạt được kết quả tốt như các Xđ đã báo cáo đòi hỏi mỗi Xđ phải có những sáng kiến trên cơ sở tình cảm. Muốn có sáng kiến phải có hoài bão, lo lắng, xao xuyến, băn khoăn và nhiệt tình áp dụng. Đó chính là hồn tông đồ. Mỗi Xđ đều có đặc thù riêng, phải tận dụng từ việc nhỏ đến việc lớn. Việc làm đó làm cho hồn tông đồ triển nở, làm cho đoàn thể và đoàn viên phát triển. Tôn vương Chúa Giêsu làm chủ gia đình nếu có cha chủ sự thì tốt nhưng nếu không thì BCH vẫn có thể làm theo nghi thức miễn là phải nghiêm túc, sốt sắng.
Cuối buổi họp, anh Trưởng BCH đã thay mặt BCH GĐPTTCG giáo hạt Hóc Môn đã thay mặt các Đv dâng lời chúc và tặng quà tết cha TLH. Ngài đã đáp từ bằng lời chúc Tết Kỷ Hợi toàn thể BCH các cấp, toàn thể Đv và gia đình.
Sau ít phút nghỉ giải lao, các tham dự viên đã cùng các thành viên BCH GĐPTTTCG TGP đương nhiệm, thành viên BCH các nhiệm kỳ trước, và các vị còn nhiệt thành gắn kết với đoàn thể (do TGP kính mời) tham dự Thánh lễ tạ ơn tại Thánh đường Gx Tân Hưng.
Thánh lễ đồng tế do cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Hồng - TLH chủ sự, cùng quý cha Giuse Nguyễn Quốc Thắng - phó TLH, cha Đaminh Trần Đức Công - Đặc trách Phát triển GĐPTTT Việt Nam, cha Gioakim Nguyễn Thành Tựu - Linh hướng Xđ Tân Hưng và cha Phêrô Võ Hải Điền (Phetsavan Singsuvong) thuộc giáo hội Lào.
Trong bài giảng, cha phó TLH đã nhắn nhủ các Đv là những người đi theo Chúa thì cần phải thể hiện lòng yêu Chúa bằng cách thực thi lời Chúa. “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. vì đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Ki-tô Giê-su”. Tất cả mọi sự đều bởi Chúa làm vì ích lợi chúng ta, đều là ơn Chúa ban. Vì thế trong dịp cuối năm, chúng ta hãy tạ ơn Chúa dù thành công thất bại, vui buồn, sướng khổ. Mỗi Xđ, mỗi gia đình, mỗi người chúng ta phải luôn luôn sống trong tâm tình tạ ơn để Chúa thương chúc phúc cho những công việc sắp làm của chúng ta.
Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể và kết thúc lúc 11g30. Cha TLH, quý cha, cùng toàn thể tham dự viên đã dùng bữa tiệc thân mật tại hội trường trong không khí hân hoan của những ngày giáp Tết.
Xem Hình
Sau nghi thức đọc kinh khai mạc, cử tọa đã được nghe thư ký hạt báo cáo sơ lược hoạt động của BCH và các Xđ trong tháng qua. Sau đó anh Trưởng BCH giáo hạt đã báo cáo sinh hoạt 6 tháng cuối năm 2018 và hướng hoạt động 6 tháng đầu năm 2019. Tóm lược một vài nét chính trong báo cáo:
GĐPTTTCG giáo hạt Hóc Môn hiện có 17 Xđ trong 20 giáo xứ hạt Hóc Môn. Số lượng Đv tăng trong 6 tháng cuối năm là 35 nâng tổng số Đv hiện nay lên 2099.
BCH giáo hạt và BCH các Xđ đã liên kết chặt chẽ trong các sinh hoạt và tiếp tục duy trì họp Ban Thường vụ và BCH cấp hạt mở rộng hàng tháng. Duy trì tổ chức 06 lượt chầu Thánh Thể cấp hạt trước những phiên họp hàng tháng. Các Xđ đã tố chức cho các Đv học tập thông qua nội san Lửa Mến, bản đúc kết phiên họp các cấp, tài liệu các Thánh Tử đạo VN … kết hợp trước hoặc sau giờ kinh Đền tạ luân phiên. Tham dự các cuộc hội họp, hành hương, bác ái … do BCH TGP tổ chức.
Tổng số các giờ kinh đã thực hiện là 2.749 giờ, trong đó có 1.552 giờ kinh Đền tạ và các giờ kinh LTX, giờ kinh gia đình, giờ kinh bệnh nhân …
Thực thi bác ái tổng cộng 408.490.000đ trong đó bác ái tại các Gx địa phương là 265.311.000đ và các chương trình bác ái ngoài địa phương như quỹ góp gạo cho người nghèo, tô cháo tình thương cho bệnh nhân Bv. Phạm Ngọc Thạch, các mái ấm, các Gx vùng sâu vùng xa ….
Tiếp theo là các tham luận của:
Xđ Bà Điểm với việc hỗ trợ tích cực Gx xây dựng thành Công Giáo điểm truyền giáo. Thực hiện tốt công tác phụng vụ và tuyên huấn.
Xđ Tân Hưng với công tác truyền giáo qua việc tặng tượng Thánh Tâm để thực hiện các giờ kinh luân phiên. Phát triển Đv đều đặn hàng tháng và toán 6 có tinh thần bác ái vượt trội.
Xđ Chợ Cầu với việc huy động tốt việc đóng góp và thực thi bác ái.
Xđ Châu Nam với việc thực hiện giờ kinh Đền tạ đều khắp và thường xuyên trong Gx với số lượng cao hàng tháng.
Cha TLH đã chia sẻ: muốn đạt được kết quả tốt như các Xđ đã báo cáo đòi hỏi mỗi Xđ phải có những sáng kiến trên cơ sở tình cảm. Muốn có sáng kiến phải có hoài bão, lo lắng, xao xuyến, băn khoăn và nhiệt tình áp dụng. Đó chính là hồn tông đồ. Mỗi Xđ đều có đặc thù riêng, phải tận dụng từ việc nhỏ đến việc lớn. Việc làm đó làm cho hồn tông đồ triển nở, làm cho đoàn thể và đoàn viên phát triển. Tôn vương Chúa Giêsu làm chủ gia đình nếu có cha chủ sự thì tốt nhưng nếu không thì BCH vẫn có thể làm theo nghi thức miễn là phải nghiêm túc, sốt sắng.
Cuối buổi họp, anh Trưởng BCH đã thay mặt BCH GĐPTTCG giáo hạt Hóc Môn đã thay mặt các Đv dâng lời chúc và tặng quà tết cha TLH. Ngài đã đáp từ bằng lời chúc Tết Kỷ Hợi toàn thể BCH các cấp, toàn thể Đv và gia đình.
Sau ít phút nghỉ giải lao, các tham dự viên đã cùng các thành viên BCH GĐPTTTCG TGP đương nhiệm, thành viên BCH các nhiệm kỳ trước, và các vị còn nhiệt thành gắn kết với đoàn thể (do TGP kính mời) tham dự Thánh lễ tạ ơn tại Thánh đường Gx Tân Hưng.
Thánh lễ đồng tế do cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Hồng - TLH chủ sự, cùng quý cha Giuse Nguyễn Quốc Thắng - phó TLH, cha Đaminh Trần Đức Công - Đặc trách Phát triển GĐPTTT Việt Nam, cha Gioakim Nguyễn Thành Tựu - Linh hướng Xđ Tân Hưng và cha Phêrô Võ Hải Điền (Phetsavan Singsuvong) thuộc giáo hội Lào.
Trong bài giảng, cha phó TLH đã nhắn nhủ các Đv là những người đi theo Chúa thì cần phải thể hiện lòng yêu Chúa bằng cách thực thi lời Chúa. “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. vì đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Ki-tô Giê-su”. Tất cả mọi sự đều bởi Chúa làm vì ích lợi chúng ta, đều là ơn Chúa ban. Vì thế trong dịp cuối năm, chúng ta hãy tạ ơn Chúa dù thành công thất bại, vui buồn, sướng khổ. Mỗi Xđ, mỗi gia đình, mỗi người chúng ta phải luôn luôn sống trong tâm tình tạ ơn để Chúa thương chúc phúc cho những công việc sắp làm của chúng ta.
Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể và kết thúc lúc 11g30. Cha TLH, quý cha, cùng toàn thể tham dự viên đã dùng bữa tiệc thân mật tại hội trường trong không khí hân hoan của những ngày giáp Tết.
Hiệp Hội Thánh Phaolô Mừng Bổn Mạng Và Kỷ Niệm 10 Năm Khai Sinh Nhóm Anh Em Phaolô
Ban Truyền Thông Hiệp Hội
11:15 31/01/2019
Hiệp Hội Thánh Phaolô Mừng Bổn Mạng Và Kỷ Niệm 10 Năm Khai Sinh Nhóm Anh Em Phaolô
(TIỀN THÂN CỦA HIỆP HỘI THÁNH PHAOLÔ TÔNG ĐỒ DÂN NGOẠI HIỆN NAY)
Sáng thứ sáu ngày 25/01/2019, Quý Ân Thân Nhân và Quý Khách đã quy tụ tại Nhà Thờ Tân Sa Châu, Hạt Chí Hoà – Tổng Giáo Phận Sài Gòn, nằm toạ lạc tại số 387 Lê Văn Sỹ, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM, để cùng hiệp dâng Thánh Lễ Tạ Ơn với chúng Hiệp Hội Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại nhân dịp Bổn Mạng và kỷ niệm tròn 10 năm khai sinh Hiệp Hội.
Xem Hình
Đúng 9 giờ 30 phút, Thánh lễ diễn ra. Sau lời dẫn lễ của một thầy phụ trách, bài ca nhập lễ đã vang lên: “Trên đường Đamát xưa, Phaolô ngã ngựa…”. Chắc có lẽ vì tình thương mến Hiệp Hội cách đặc biệt, mà nhạc sĩ Thế Thông đã sáng tác bài hát này gửi tặng, để anh em trong Hiệp Hội càng ý thức hơn sự trở lại của mình như Thánh Tổ Phụ năm xưa: trở lại để khiêm nhường, trở lại để dấn thân, trở lại để kiên trì trong đời sống sứ vụ.
Trước khi cử hành thánh lễ, Thầy Tổng Thư Ký giới thiệu Cha chủ tế, Cha Chánh xứ Giáo Xứ Tân Sa Châu, Quý Cha đồng tế và mọi thành phần tham dự trong thánh lễ. Vì lý do sức khoẻ nên Cha Tổng Phụ Trách đã uỷ quyền cho Cha Gioan B. Nguyễn Quốc Thư, CM – Giám Tập khoá III chủ tế và Cha Giuse Trần Thanh Công – Chánh xứ Vườn Xoài giảng lễ.
Khởi đi từ Tin Mừng hôm nay, Cha Giuse đã nhấn mạnh: “Những người bước theo Đức Giêsu phải có một cái đầu rất to để hiểu và phán đoán, phải có một trái tim rất đỏ để có thể yêu, phải có tính mạo hiểm và liều lĩnh vì không phải tất cả giá trị Tin Mừng được rao giảng mà mọi người có thể đón nhận cách dễ dàng”. Vì vậy, cách riêng với anh em Hiệp Hội Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại cũng cần phải có khả năng biện phân để đặt mọi sinh hoạt cuộc đời mình dưới ánh sáng của Lời Chúa, đàng khác, cũng cần có một trái tim yêu, một chút liều lĩnh để có thể dấn thân cho Giáo Hội, cho xã hội và cho con người thời đại hôm nay.
Sau bài giảng là phần phụng vụ Thánh Thể. Trước khi đón nhận phép lành cuối lễ, Hiệp Sĩ Đại Thánh Giá Gioan B. Lê Đức Thịnh đã chia sẻ một chút tâm tình về những kỷ niệm của 10 năm đã gắn bó với Cha Sáng Lập và anh em Hiệp Hội. Ngài luyến tiếc về sự ra đi của Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, cũng như nhắn nhủ anh em: “Hãy cố gắng và đừng sợ hãi, dù Đức Tổng có mất đi nhưng vẫn còn có quý cha bên cạnh giúp đỡ anh em”. Đồng thời, Hiệp Sĩ chia sẻ với anh em: “Của lễ góp về dâng Chúa là bao sướng vui đau buồn, vì vậy, anh em phải chịu đựng thử thách và kiên trì trong ơn gọi. Hãy dâng tất cả những đau buồn ấy cho Chúa để Người lo cho anh em”.
Kết đến, Cha Tổng Phụ Trách đã thay mặt Hiệp Hội cảm ơn đến Cha chủ tế, Cha Chánh xứ Tân Sa Châu, quý Cha đồng tế, quý Tu sĩ nam nữ, Hiệp Sĩ Đại Thánh Giá, quý khách, quý ân nhân, thân nhân và bà con bạn hữu gần xa. Kết thúc thánh lễ, cha chủ tế và quý Cha đồng tế cùng anh em trong Hiệp Hội đã chụp chung bức hình lưu niệm để ghi đậm dấu ấn cho ngày vui. Sau Thánh Lễ, Hiệp Hội gửi đến mọi thành phần tham dự Thánh Lễ một món quà lưu niệm là bức tượng Mẹ Maria Đồng Hành – Đấng Bảo Trợ Hiệp Hội.
Mọi người tiến ra trước tiền đường nhà thờ để tham dự tiệc mừng, thưởng thức các tiết mục văn nghệ do anh em và một số ân nhân trong Hiệp Hội biểu diễn nhân ngày mừng Bổn Mạng và 10 năm Hồng Ân Khai Sinh.
Ban Truyền Thông Hiệp Hội
Bài viết: Thầy Jos Đình Khánh, S.S.P.
Ảnh: Quang Tám và Tiến Phát
(TIỀN THÂN CỦA HIỆP HỘI THÁNH PHAOLÔ TÔNG ĐỒ DÂN NGOẠI HIỆN NAY)
Sáng thứ sáu ngày 25/01/2019, Quý Ân Thân Nhân và Quý Khách đã quy tụ tại Nhà Thờ Tân Sa Châu, Hạt Chí Hoà – Tổng Giáo Phận Sài Gòn, nằm toạ lạc tại số 387 Lê Văn Sỹ, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM, để cùng hiệp dâng Thánh Lễ Tạ Ơn với chúng Hiệp Hội Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại nhân dịp Bổn Mạng và kỷ niệm tròn 10 năm khai sinh Hiệp Hội.
Xem Hình
Đúng 9 giờ 30 phút, Thánh lễ diễn ra. Sau lời dẫn lễ của một thầy phụ trách, bài ca nhập lễ đã vang lên: “Trên đường Đamát xưa, Phaolô ngã ngựa…”. Chắc có lẽ vì tình thương mến Hiệp Hội cách đặc biệt, mà nhạc sĩ Thế Thông đã sáng tác bài hát này gửi tặng, để anh em trong Hiệp Hội càng ý thức hơn sự trở lại của mình như Thánh Tổ Phụ năm xưa: trở lại để khiêm nhường, trở lại để dấn thân, trở lại để kiên trì trong đời sống sứ vụ.
Trước khi cử hành thánh lễ, Thầy Tổng Thư Ký giới thiệu Cha chủ tế, Cha Chánh xứ Giáo Xứ Tân Sa Châu, Quý Cha đồng tế và mọi thành phần tham dự trong thánh lễ. Vì lý do sức khoẻ nên Cha Tổng Phụ Trách đã uỷ quyền cho Cha Gioan B. Nguyễn Quốc Thư, CM – Giám Tập khoá III chủ tế và Cha Giuse Trần Thanh Công – Chánh xứ Vườn Xoài giảng lễ.
Khởi đi từ Tin Mừng hôm nay, Cha Giuse đã nhấn mạnh: “Những người bước theo Đức Giêsu phải có một cái đầu rất to để hiểu và phán đoán, phải có một trái tim rất đỏ để có thể yêu, phải có tính mạo hiểm và liều lĩnh vì không phải tất cả giá trị Tin Mừng được rao giảng mà mọi người có thể đón nhận cách dễ dàng”. Vì vậy, cách riêng với anh em Hiệp Hội Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại cũng cần phải có khả năng biện phân để đặt mọi sinh hoạt cuộc đời mình dưới ánh sáng của Lời Chúa, đàng khác, cũng cần có một trái tim yêu, một chút liều lĩnh để có thể dấn thân cho Giáo Hội, cho xã hội và cho con người thời đại hôm nay.
Sau bài giảng là phần phụng vụ Thánh Thể. Trước khi đón nhận phép lành cuối lễ, Hiệp Sĩ Đại Thánh Giá Gioan B. Lê Đức Thịnh đã chia sẻ một chút tâm tình về những kỷ niệm của 10 năm đã gắn bó với Cha Sáng Lập và anh em Hiệp Hội. Ngài luyến tiếc về sự ra đi của Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, cũng như nhắn nhủ anh em: “Hãy cố gắng và đừng sợ hãi, dù Đức Tổng có mất đi nhưng vẫn còn có quý cha bên cạnh giúp đỡ anh em”. Đồng thời, Hiệp Sĩ chia sẻ với anh em: “Của lễ góp về dâng Chúa là bao sướng vui đau buồn, vì vậy, anh em phải chịu đựng thử thách và kiên trì trong ơn gọi. Hãy dâng tất cả những đau buồn ấy cho Chúa để Người lo cho anh em”.
Kết đến, Cha Tổng Phụ Trách đã thay mặt Hiệp Hội cảm ơn đến Cha chủ tế, Cha Chánh xứ Tân Sa Châu, quý Cha đồng tế, quý Tu sĩ nam nữ, Hiệp Sĩ Đại Thánh Giá, quý khách, quý ân nhân, thân nhân và bà con bạn hữu gần xa. Kết thúc thánh lễ, cha chủ tế và quý Cha đồng tế cùng anh em trong Hiệp Hội đã chụp chung bức hình lưu niệm để ghi đậm dấu ấn cho ngày vui. Sau Thánh Lễ, Hiệp Hội gửi đến mọi thành phần tham dự Thánh Lễ một món quà lưu niệm là bức tượng Mẹ Maria Đồng Hành – Đấng Bảo Trợ Hiệp Hội.
Mọi người tiến ra trước tiền đường nhà thờ để tham dự tiệc mừng, thưởng thức các tiết mục văn nghệ do anh em và một số ân nhân trong Hiệp Hội biểu diễn nhân ngày mừng Bổn Mạng và 10 năm Hồng Ân Khai Sinh.
Ban Truyền Thông Hiệp Hội
Bài viết: Thầy Jos Đình Khánh, S.S.P.
Ảnh: Quang Tám và Tiến Phát
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tư Tưởng Đảng Viên Ở Đâu ?
Phạm Trần
10:51 31/01/2019
Chưa bao giờ mà cả Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và một số lãnh đạo chủ chốt Bộ Chính trị đã phải cùng lượt lên tiếngbáo độngvề nguy cơ suy thoái trong nội bộ , đồng thời khuyến cáophải phòng ngừa “bị tác động, hướng lái chính sách theo giá trị "tự do, dân chủ" của các thế lực thù địch.”
Hiện tượng này xuất phát từ các diễn văn, phát biểu và bài viết cuối năm 2018về công tác xây dựng đảng và Tuyên giáo-báo chí.
Nội dung bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn tồn tại đứng đầu là tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị trong cán bộ, đảng viên, kể cả những người đã nghỉ hưu và cựu chiến binh. Do đó cách dùng chữ trong diễn văn hay cách trình bày lần này gay gắt hơn.
Những câu chữ thường được sử dụng gồm:“không cho phép ai làm trái quan điểm, Cương lĩnh, đường lối của Đảng”; “cần kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; không để suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; tuyệt đối không được chủ quan và để bị động bất ngờ, đặc biệt đối với các địa bàn chiến lược, trọng điểm cũng như trong lĩnh vực diễn biến hòa bình…”
NỘI CHÍNH-NGOẠI NHẬP
Đứng đầu và nói nhiều vẫn chỉ một mình ông Trọng. Ông khuyến cáo cán bộ ngành Nội chính phải :”Tham mưu kiểm tra, giám sát việc xây dựng, ban hành, thực thi pháp luật có đúng đường lối, quan điểm của Đảng không? Có bị tác động, hướng lái chính sách theo giá trị "tự do, dân chủ" của các thế lực thù địch, chống đối không?… Các đồng chí phải "gác gôn" cho Đảng trên lĩnh vực này, không cho phép ai làm trái Cương lĩnh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng.”(Diễn văn tại Hội nghị ngành Nội chính Đảng, ngày 22/01/2019, tại Hà Nội)
Theo phân công thì Ban Nội Chínhlà cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng.
Do đó, nếu Nội chính mà để cho đảng viên bị nhiễm trùng phản đảng từ bên ngoài, nhất là của “các thế lực thù địch” mà chính đảng cũng không biết từ đâu tới, hay do ai chủ động thì nguy to.
Do đó, ông Trọng đã yêu cầu Nội chính phải:”Nắm chắc tình hình, phối hợp tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời các vấn đề nổi lên về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, nhất là về an ninh biên giới, an ninh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn; hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; hoạt động của các loại tội phạm nguy hiểm; những bức xúc, khiếu kiện đông người kéo dài, phức tạp.... không để phát sinh "điểm nóng", bị động, bất ngờ.”
Nhưng khi nói đến an ninh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là ông Trọng muốn ám chỉ đến những liên hệ không tốt với đảng của một số sắc tộc trên Tây Nguyên có gốc Lực lượng Fulro và vùng Tây bắc lãnh thổ Việt-Lào. Tại hai vùng lãnh thổ nhạy cảm này, người dân tộc Tây Nguyên vẫn thường là nạn nhân của kế hoạch chiếm đất có hệ thống của cán bộ, đảng viên người Kinh (thuần Việt). Trong khi người Dân tộc sống giáp ranh với Lào, đặc biệt Dân tộc H’Mông lại là nạn nhân của kỳ thị tôn giáo và tập quán nên hay xẩy ra những xung đột với chính quyền.
Về điều được gọi là “an ninh tôn giáo” và “điểm nóng” thì, tuy ông Trọng không nói ra nhưng ai cũng biết đảng luôn luôn muốn coi chừng để biết những người có đạo, hay công nhân lao động có trung thành với đảng không ?
Do đó, công tác gọi là “tôn giáo vận” và “công tác công đoàn” đã được giao cho Bộ Công an quản lý theo dõi chặt chẽ. Những người theo đạo Công Giáo, đặc biệt tại hai Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh(mới thành lập ngày 22/12/2018) ở miền Trung đã bị đặt vào khung “an ninh tôn giáo” để theo dõi, sau khi các tín đồ và một số Linh mục lãnh đạođã xuống đường chống Formosa trong vụ Công ty này xả thải làm chết cá và hủy hoại môi trường biển trong khu vục 4 Tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế hồi tháng 04 năm 2016.
Ngoài ra quan hệ giữa chính quyền Cộng sản với Giáo Hội Công Giáo không tốt đẹp trong các vụ nhà nước chiếm đất Nhà Thờ đã xẩy ra tại Hà Nội (điển hình làvụ Thái Hà-đất Tòa Khâm Sứ), Sài Gòn (vụ Thủ Thiêm, Nhà dòng Chúa Cứu Thế) Vĩnh Long (dòng Thánh Phao Lô), Tu viện Thiên An (Huế) vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa.
Đã có nhiều vụ Tu sỹ Công Giáo và Phật giáo ngoài quốc doanh xuống đường đòi đất, chống thu hồi bất hợp pháp nhưng nhà nước vẫn chiếm và coi hành động hợp pháp của Tu sỹ có động lức liên quan đến “an ninh tôn giáo” cần phải theo dõi.
QUÂN ĐỘI-CÔNG AN
Đó là lý do tại sao trong vài năm vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã bám sát Quân đội và Công an để bảo vệ chế độ.
Phát biểu tại Hội nghị Quân chính toàn quân ngày 10/1/2019, ông Trọng hô hào :”Tập trung xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân. Chủ động, nhạy bén, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; các biểu hiện cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, giảm sút niềm tin, mơ hồ, mất cảnh giác; không để suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tiếp tục đổi mới, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dân vận, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thắt chặt mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Quân đội với Nhân dân, củng cố vững chắc thế trận lòng dân, tăng thêm niềm tin yêu của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và Quân đội.”
Ông Trọng nói đến “quan hệ máu thịt” giữa dân, quân và đảng, nhưng ông là người phải biết rõ dân đã chán đảng đến tận mang tai sau 44 năm thống nhất đất nước. Câu tuyên truyền ngày xưa “cán bộ đi trước, làng nước theo sau” đã bị nhân gian đổi thành “cán bộ ăn trước, làng nước trơ ra.”
Trước đó, ngày 07/01/2019, ông Nguyễn Phú Trọng, trong tư cách Bí thư Quân ủy Trung ương đã nói với Lãnh đạo Quân đội:”Trên nền tảng tư tưởng chiến lược, quân đội tiếp tục tập trung nghiên cứu, nắm chắc, đánh giá chính xác, dự báo đúng và sớm tình hình để chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ quân sự quốc phòng, tuyệt đối không được chủ quan và để bị động bất ngờ, đặc biệt đối với các địa bàn chiến lược, trọng điểm cũng như trong lĩnh vực diễn biến hòa bình.”
Nhưng “cácđịa bàn chiến lược, trọng điểm” là ở đâu ? Tại sao đã từ lâu không thấy ông Trọng nói gì đến tình hình Biển Đông, nơi Trung Cộng đang củng cố các vị trí quân sự tại 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa mà trước đây là các bãi và đá của Việt Nam bị Trung Cộng đánh chiếm từ ngày 14/03/1988. Đó là : Vành Khăn, Tư Nghĩa, Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên.
Về lĩnh vực được gọi rất mơ hồ là “diễn biến hòa bình”, ông Trọng vẫn lửng lơ không minh bạch định hình như bấy lâu nay, nhưng Hội đồng lý luận Trung ương và Ban Tuyên giáo đảng đã nhiều lần lấy bài học khối Liên Xô tan rã năm 1991 là hệ qủa của “ chiến lược chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa xã hội” . Chiến lược này, theo phía Việt Nam, không bằng tiếng súng mà qua đấu tranh không đổ máu của quần chúng, hay còn gọi là “cuộc cách mạng nhung” do khối các nước Tư bản, đứng đầu là Hoa Kỳ, bảo trợ.
Đó là lý do tại sao Hội đồng Lý luận Trung ương, Ban Tuyên giáo của đảng CSVN và Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng đã từ lâu đề cao chủ trương của Bộ Chính trị, cơ quan kiểm soát và lãnh đạo toàn diện đảng và nhà nước, buộc cán bộ, đảng viên phải kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh, và phải tuyệt đối trung thành với Đảng để chống lại “diễn biến hòa bình”.
Theo quan điểm của lãnh đạo đảng CSVN, thì “diễn biến hòa bình” có mục đích tối hậu là loại đảng ra khỏi vai trò lãnh đạo với những kế hoạch :
-Đòi đa nguyên, đa đảng chính trị.
-Đòi phi chính trị hóa Quân đội.
-Phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin ngoại lai.
-Xét lại con người và tư tưởng của Hồ Chí Minh.
-Duyệt xét vai trò lịch sử đích thực của đảng CSVN.
-Đòi cho tư nhân ra báo để cạnh tranh, thao túng dư luận.
-Đòi lập hội, công khai hoạt động của các Tổ chức xã hội dân sự.
-Đòi quyền tự do biểu tình để gây bất ổn xã hội
Vì vậy , dù 2 quyền “lập hội” và “biểu tình” có ghi trong Điều 25 Hiến pháp năm 2013 (Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.) nhưng, Chính phủ và Quốc hội đã cố tình trì hoãn không đem ra thảo luận từ nhiều năm qua.
Cả hai dự Luật này đều có bàn tay soạn chung của các Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội Vụ, Bộ Lao Động, Liên đoàn Lao động Việt Nam v.v…
Nên biết, Hội đồng Lý luận Trung ương, theo Bách khoa toàn thư mở là “cơ quan tham mưu cho Đảng CSVN về các vấn đề lý luận chính trị, chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Xã hội, định hướng và hoạch định các chính sách, chuẩn bị văn kiện cho Đại hội Đảng Toàn quốc”.
Trong khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người có bằng Tiến sỹ Xây dựng đảng đã từng giữ chức Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung Ương (Tuyên giáo sau này) và Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương nên ông được coi là người cực kỳ bảo thủ và là đệ tử trung thành của Chú nghĩa Cộng sản.
Đó là lý do tại sao ông đã nói với các Tướng lãnh tại Hội nghị Quân ủy Trung ương ngày 07/01/2019 rằng:” Lực lượng quân đội phải đi đầu trong công tác đấu tranh, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, kiên quyết đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch và các phần tử xấu.”
Sau Quân đội, ông Trọngcòn nằm chức quantrọng khác là Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương. Tại Hội nghị của Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương ngày 28/11/2018 tại Hà Nội, ông Trọng đã ra lệnh Công an phải :” Triển khai quyết liệt, giữ vững an ninh chính trị, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nội địa.”
Ông cảnh giác mọi người rằng:”Vẫn còn tiềm ẩn không ít nguy cơ, tuyệt nhiên không được chủ quan, không được ngủ quên trên vòng nguyệt quế, âm mưu chống phá của các thế lực thù địch còn lâu dài, suy thoái trong nội bộ còn âm ỉ, rồi tình trạng khiếu kiện đông người, vấn đề an ninh mạng… Cho nên, phải khẳng định rõ thành tựu to lớn, sự vững vàng, kiên định của lực lượng công an, vị trí, vai trò quan trọng của lực lượng công an; đồng thời đấu tranh phản bác lại những tư tưởng, luận điệu xuyên tạc, hạ thấp uy tín của lực lượng công an.”
TUYÊN TRUYỀN AI NGHE ?
Bằng chứng khác của tình trạng rối ren tư tưởng loạn cào cào đang làm đảng hoang mang tột độ đến từ Hội nghị Tuyên giáo toàn quốc ngày 29/12/2018.
Chỉ đạo Hội nghị là ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư. Nhưng ông Vượng cũng chỉ biết kêu gọi “đấu tranh chống "diễn biến hòa bình", ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ...”
Đến phiên người đứng đầu ngành Tuyên giáo, Ủy viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng lại hát theo để yêu cầu cán bộ Tuyên giáo phải: " Tuyên truyền, kịp thời định hướng tư tưởng chính trị, dư luận xã hội, mở đường cho chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Thông tin kịp thời, có định hướng là điều kiện quan trọng để định hướng tư tưởng và dư luận, chủ động ngăn chặn và đấu tranh với những luồng thông tin, quan điểm sai trái, các luận điệu xuyên tạc, phản động; thống nhất quan điểm về tầm quan trọng của cuộc đấu tranh trên không gian mạng hiện nay, từ đó xây dựng và phát triển mạnh mẽ lực lượng đấu tranh trên mặt trận này, ngăn chặn và triệt phá kịp thời mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch; chủ động, kịp thời định hướng thông tin chính thống đến người dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị.”
Trước đó, chiều ngày 28/12/2018, báo chí Việt Nam cho biết :”Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019.”
Tại đây, ông Thưởng nói:”Thách thức từ mạng xã hội đối với báo chí là rất lớn, nhưng thách thức lớn hơn chính là tư tưởng, tâm thế thất bại, thua cuộc của người làm báo... Bên cạnh đó, thách thức lớn nhất đối với hoạt động báo chí hiện nay là có nguy cơ bị truyền thông xã hội “vượt mặt”, mất vị trí độc quyền cũng như qua mặt về tốc độ trong việc cung cấp thông tin đến độc giả.”
Cuối cùng, người cầm đầu ngành tuyên truyền lại vẫn như con gà chạy quẩn cối xay khi kêu gọi :”Ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, góp phần tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.”
Ông Thưởng còn khuyến cáo cần:” Nắm chắc tư tưởng, tình trạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trước những biến động khó lường của xã hội.”
Cuối cùng, hãy nghe Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương (QUTƯ), Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (TCCT) nói trước Hội nghị cán bộ chính trị toàn quân ngày 11/01/2019 về nhiệm vụ :”Xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, kịp thời quán triệt quan điểm, tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc; chủ động thông tin, tuyên truyền, định hướng tư tưởng, dư luận cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trước những vấn đề mới, phức tạp, nhạy cảm; tích cực đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa và uy tín của Quân đội.”
Tướng Cường yêu cầu các Chính ủy phải:“Chủ động thông tin, tuyên truyền nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, đối ngoại quốc phòng, kịp thời định hướng tư tưởng, dư luận trong cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trước những sự kiện chính trị quan trọng; tích cực đổi mới nội dung, hình thức đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.”
Như vậy, từ Đảng đến Quân đội, Công an và hai ngành tuyên truyền hàng đầu của đảng là Ban Tuyên giáo và Tổng cục Chính trị đều kêu gọi cán bộ đảng viên phải kiên định tư tưởng để giữ cho đảng không tan. Trong khi lãnh đạo Đảng lại nhìn đâu cũng chỉ thấy “các thế lực thù địch” thì tư tưởng đảng viên đang đi về đâu ? -/-
Phạm Trần
(01/30/019)
Hiện tượng này xuất phát từ các diễn văn, phát biểu và bài viết cuối năm 2018về công tác xây dựng đảng và Tuyên giáo-báo chí.
Nội dung bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn tồn tại đứng đầu là tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị trong cán bộ, đảng viên, kể cả những người đã nghỉ hưu và cựu chiến binh. Do đó cách dùng chữ trong diễn văn hay cách trình bày lần này gay gắt hơn.
Những câu chữ thường được sử dụng gồm:“không cho phép ai làm trái quan điểm, Cương lĩnh, đường lối của Đảng”; “cần kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; không để suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; tuyệt đối không được chủ quan và để bị động bất ngờ, đặc biệt đối với các địa bàn chiến lược, trọng điểm cũng như trong lĩnh vực diễn biến hòa bình…”
NỘI CHÍNH-NGOẠI NHẬP
Đứng đầu và nói nhiều vẫn chỉ một mình ông Trọng. Ông khuyến cáo cán bộ ngành Nội chính phải :”Tham mưu kiểm tra, giám sát việc xây dựng, ban hành, thực thi pháp luật có đúng đường lối, quan điểm của Đảng không? Có bị tác động, hướng lái chính sách theo giá trị "tự do, dân chủ" của các thế lực thù địch, chống đối không?… Các đồng chí phải "gác gôn" cho Đảng trên lĩnh vực này, không cho phép ai làm trái Cương lĩnh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng.”(Diễn văn tại Hội nghị ngành Nội chính Đảng, ngày 22/01/2019, tại Hà Nội)
Theo phân công thì Ban Nội Chínhlà cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng.
Do đó, nếu Nội chính mà để cho đảng viên bị nhiễm trùng phản đảng từ bên ngoài, nhất là của “các thế lực thù địch” mà chính đảng cũng không biết từ đâu tới, hay do ai chủ động thì nguy to.
Do đó, ông Trọng đã yêu cầu Nội chính phải:”Nắm chắc tình hình, phối hợp tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời các vấn đề nổi lên về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, nhất là về an ninh biên giới, an ninh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn; hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; hoạt động của các loại tội phạm nguy hiểm; những bức xúc, khiếu kiện đông người kéo dài, phức tạp.... không để phát sinh "điểm nóng", bị động, bất ngờ.”
Nhưng khi nói đến an ninh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là ông Trọng muốn ám chỉ đến những liên hệ không tốt với đảng của một số sắc tộc trên Tây Nguyên có gốc Lực lượng Fulro và vùng Tây bắc lãnh thổ Việt-Lào. Tại hai vùng lãnh thổ nhạy cảm này, người dân tộc Tây Nguyên vẫn thường là nạn nhân của kế hoạch chiếm đất có hệ thống của cán bộ, đảng viên người Kinh (thuần Việt). Trong khi người Dân tộc sống giáp ranh với Lào, đặc biệt Dân tộc H’Mông lại là nạn nhân của kỳ thị tôn giáo và tập quán nên hay xẩy ra những xung đột với chính quyền.
Về điều được gọi là “an ninh tôn giáo” và “điểm nóng” thì, tuy ông Trọng không nói ra nhưng ai cũng biết đảng luôn luôn muốn coi chừng để biết những người có đạo, hay công nhân lao động có trung thành với đảng không ?
Do đó, công tác gọi là “tôn giáo vận” và “công tác công đoàn” đã được giao cho Bộ Công an quản lý theo dõi chặt chẽ. Những người theo đạo Công Giáo, đặc biệt tại hai Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh(mới thành lập ngày 22/12/2018) ở miền Trung đã bị đặt vào khung “an ninh tôn giáo” để theo dõi, sau khi các tín đồ và một số Linh mục lãnh đạođã xuống đường chống Formosa trong vụ Công ty này xả thải làm chết cá và hủy hoại môi trường biển trong khu vục 4 Tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế hồi tháng 04 năm 2016.
Ngoài ra quan hệ giữa chính quyền Cộng sản với Giáo Hội Công Giáo không tốt đẹp trong các vụ nhà nước chiếm đất Nhà Thờ đã xẩy ra tại Hà Nội (điển hình làvụ Thái Hà-đất Tòa Khâm Sứ), Sài Gòn (vụ Thủ Thiêm, Nhà dòng Chúa Cứu Thế) Vĩnh Long (dòng Thánh Phao Lô), Tu viện Thiên An (Huế) vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa.
Đã có nhiều vụ Tu sỹ Công Giáo và Phật giáo ngoài quốc doanh xuống đường đòi đất, chống thu hồi bất hợp pháp nhưng nhà nước vẫn chiếm và coi hành động hợp pháp của Tu sỹ có động lức liên quan đến “an ninh tôn giáo” cần phải theo dõi.
QUÂN ĐỘI-CÔNG AN
Đó là lý do tại sao trong vài năm vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã bám sát Quân đội và Công an để bảo vệ chế độ.
Phát biểu tại Hội nghị Quân chính toàn quân ngày 10/1/2019, ông Trọng hô hào :”Tập trung xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân. Chủ động, nhạy bén, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; các biểu hiện cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, giảm sút niềm tin, mơ hồ, mất cảnh giác; không để suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tiếp tục đổi mới, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dân vận, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thắt chặt mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Quân đội với Nhân dân, củng cố vững chắc thế trận lòng dân, tăng thêm niềm tin yêu của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và Quân đội.”
Ông Trọng nói đến “quan hệ máu thịt” giữa dân, quân và đảng, nhưng ông là người phải biết rõ dân đã chán đảng đến tận mang tai sau 44 năm thống nhất đất nước. Câu tuyên truyền ngày xưa “cán bộ đi trước, làng nước theo sau” đã bị nhân gian đổi thành “cán bộ ăn trước, làng nước trơ ra.”
Trước đó, ngày 07/01/2019, ông Nguyễn Phú Trọng, trong tư cách Bí thư Quân ủy Trung ương đã nói với Lãnh đạo Quân đội:”Trên nền tảng tư tưởng chiến lược, quân đội tiếp tục tập trung nghiên cứu, nắm chắc, đánh giá chính xác, dự báo đúng và sớm tình hình để chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ quân sự quốc phòng, tuyệt đối không được chủ quan và để bị động bất ngờ, đặc biệt đối với các địa bàn chiến lược, trọng điểm cũng như trong lĩnh vực diễn biến hòa bình.”
Nhưng “cácđịa bàn chiến lược, trọng điểm” là ở đâu ? Tại sao đã từ lâu không thấy ông Trọng nói gì đến tình hình Biển Đông, nơi Trung Cộng đang củng cố các vị trí quân sự tại 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa mà trước đây là các bãi và đá của Việt Nam bị Trung Cộng đánh chiếm từ ngày 14/03/1988. Đó là : Vành Khăn, Tư Nghĩa, Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên.
Về lĩnh vực được gọi rất mơ hồ là “diễn biến hòa bình”, ông Trọng vẫn lửng lơ không minh bạch định hình như bấy lâu nay, nhưng Hội đồng lý luận Trung ương và Ban Tuyên giáo đảng đã nhiều lần lấy bài học khối Liên Xô tan rã năm 1991 là hệ qủa của “ chiến lược chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa xã hội” . Chiến lược này, theo phía Việt Nam, không bằng tiếng súng mà qua đấu tranh không đổ máu của quần chúng, hay còn gọi là “cuộc cách mạng nhung” do khối các nước Tư bản, đứng đầu là Hoa Kỳ, bảo trợ.
Đó là lý do tại sao Hội đồng Lý luận Trung ương, Ban Tuyên giáo của đảng CSVN và Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng đã từ lâu đề cao chủ trương của Bộ Chính trị, cơ quan kiểm soát và lãnh đạo toàn diện đảng và nhà nước, buộc cán bộ, đảng viên phải kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh, và phải tuyệt đối trung thành với Đảng để chống lại “diễn biến hòa bình”.
Theo quan điểm của lãnh đạo đảng CSVN, thì “diễn biến hòa bình” có mục đích tối hậu là loại đảng ra khỏi vai trò lãnh đạo với những kế hoạch :
-Đòi đa nguyên, đa đảng chính trị.
-Đòi phi chính trị hóa Quân đội.
-Phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin ngoại lai.
-Xét lại con người và tư tưởng của Hồ Chí Minh.
-Duyệt xét vai trò lịch sử đích thực của đảng CSVN.
-Đòi cho tư nhân ra báo để cạnh tranh, thao túng dư luận.
-Đòi lập hội, công khai hoạt động của các Tổ chức xã hội dân sự.
-Đòi quyền tự do biểu tình để gây bất ổn xã hội
Vì vậy , dù 2 quyền “lập hội” và “biểu tình” có ghi trong Điều 25 Hiến pháp năm 2013 (Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.) nhưng, Chính phủ và Quốc hội đã cố tình trì hoãn không đem ra thảo luận từ nhiều năm qua.
Cả hai dự Luật này đều có bàn tay soạn chung của các Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội Vụ, Bộ Lao Động, Liên đoàn Lao động Việt Nam v.v…
Nên biết, Hội đồng Lý luận Trung ương, theo Bách khoa toàn thư mở là “cơ quan tham mưu cho Đảng CSVN về các vấn đề lý luận chính trị, chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Xã hội, định hướng và hoạch định các chính sách, chuẩn bị văn kiện cho Đại hội Đảng Toàn quốc”.
Trong khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người có bằng Tiến sỹ Xây dựng đảng đã từng giữ chức Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung Ương (Tuyên giáo sau này) và Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương nên ông được coi là người cực kỳ bảo thủ và là đệ tử trung thành của Chú nghĩa Cộng sản.
Đó là lý do tại sao ông đã nói với các Tướng lãnh tại Hội nghị Quân ủy Trung ương ngày 07/01/2019 rằng:” Lực lượng quân đội phải đi đầu trong công tác đấu tranh, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, kiên quyết đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch và các phần tử xấu.”
Sau Quân đội, ông Trọngcòn nằm chức quantrọng khác là Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương. Tại Hội nghị của Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương ngày 28/11/2018 tại Hà Nội, ông Trọng đã ra lệnh Công an phải :” Triển khai quyết liệt, giữ vững an ninh chính trị, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nội địa.”
Ông cảnh giác mọi người rằng:”Vẫn còn tiềm ẩn không ít nguy cơ, tuyệt nhiên không được chủ quan, không được ngủ quên trên vòng nguyệt quế, âm mưu chống phá của các thế lực thù địch còn lâu dài, suy thoái trong nội bộ còn âm ỉ, rồi tình trạng khiếu kiện đông người, vấn đề an ninh mạng… Cho nên, phải khẳng định rõ thành tựu to lớn, sự vững vàng, kiên định của lực lượng công an, vị trí, vai trò quan trọng của lực lượng công an; đồng thời đấu tranh phản bác lại những tư tưởng, luận điệu xuyên tạc, hạ thấp uy tín của lực lượng công an.”
TUYÊN TRUYỀN AI NGHE ?
Bằng chứng khác của tình trạng rối ren tư tưởng loạn cào cào đang làm đảng hoang mang tột độ đến từ Hội nghị Tuyên giáo toàn quốc ngày 29/12/2018.
Chỉ đạo Hội nghị là ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư. Nhưng ông Vượng cũng chỉ biết kêu gọi “đấu tranh chống "diễn biến hòa bình", ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ...”
Đến phiên người đứng đầu ngành Tuyên giáo, Ủy viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng lại hát theo để yêu cầu cán bộ Tuyên giáo phải: " Tuyên truyền, kịp thời định hướng tư tưởng chính trị, dư luận xã hội, mở đường cho chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Thông tin kịp thời, có định hướng là điều kiện quan trọng để định hướng tư tưởng và dư luận, chủ động ngăn chặn và đấu tranh với những luồng thông tin, quan điểm sai trái, các luận điệu xuyên tạc, phản động; thống nhất quan điểm về tầm quan trọng của cuộc đấu tranh trên không gian mạng hiện nay, từ đó xây dựng và phát triển mạnh mẽ lực lượng đấu tranh trên mặt trận này, ngăn chặn và triệt phá kịp thời mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch; chủ động, kịp thời định hướng thông tin chính thống đến người dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị.”
Trước đó, chiều ngày 28/12/2018, báo chí Việt Nam cho biết :”Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019.”
Tại đây, ông Thưởng nói:”Thách thức từ mạng xã hội đối với báo chí là rất lớn, nhưng thách thức lớn hơn chính là tư tưởng, tâm thế thất bại, thua cuộc của người làm báo... Bên cạnh đó, thách thức lớn nhất đối với hoạt động báo chí hiện nay là có nguy cơ bị truyền thông xã hội “vượt mặt”, mất vị trí độc quyền cũng như qua mặt về tốc độ trong việc cung cấp thông tin đến độc giả.”
Cuối cùng, người cầm đầu ngành tuyên truyền lại vẫn như con gà chạy quẩn cối xay khi kêu gọi :”Ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, góp phần tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.”
Ông Thưởng còn khuyến cáo cần:” Nắm chắc tư tưởng, tình trạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trước những biến động khó lường của xã hội.”
Cuối cùng, hãy nghe Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương (QUTƯ), Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (TCCT) nói trước Hội nghị cán bộ chính trị toàn quân ngày 11/01/2019 về nhiệm vụ :”Xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, kịp thời quán triệt quan điểm, tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc; chủ động thông tin, tuyên truyền, định hướng tư tưởng, dư luận cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trước những vấn đề mới, phức tạp, nhạy cảm; tích cực đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa và uy tín của Quân đội.”
Tướng Cường yêu cầu các Chính ủy phải:“Chủ động thông tin, tuyên truyền nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, đối ngoại quốc phòng, kịp thời định hướng tư tưởng, dư luận trong cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trước những sự kiện chính trị quan trọng; tích cực đổi mới nội dung, hình thức đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.”
Như vậy, từ Đảng đến Quân đội, Công an và hai ngành tuyên truyền hàng đầu của đảng là Ban Tuyên giáo và Tổng cục Chính trị đều kêu gọi cán bộ đảng viên phải kiên định tư tưởng để giữ cho đảng không tan. Trong khi lãnh đạo Đảng lại nhìn đâu cũng chỉ thấy “các thế lực thù địch” thì tư tưởng đảng viên đang đi về đâu ? -/-
Phạm Trần
(01/30/019)
Văn Hóa
Tết Nguyên Đán Việt Nam
Hà Minh Thảo
20:12 31/01/2019
I.- SỰ HÌNH THÀNH ÂM LỊCH.
Âm lịch xuất hiện từ năm 2637 trước Ðức Kitô, được xây dựng theo đường đi của Mặt trăng quanh Trái đất, đúng vào ngày 15 mỗi tháng, hay chính xác hơn lúc đêm 15 âm lịch, phải trùng với Trăng tròn, trong sự lộng lẫy và sự sung mãn của nó. Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái đất và phản chiếu như một tấm gương của ánh sáng từ Mặt trời khi đêm đến, và hợp thành 24 giờ (ngày và đêm), trong một động tác xoay liên tục đồng thời quanh Mặt trời, trong một khoảng thời gian dài 365,25 ngày và, cuối cùng, chính Mặt trời xác định bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu và Ðông với những đặc điểm riêng từng mùa.
Cần phải có sự hài hòa trong chuyển động đồng thời của Mặt trăng, Trái đất và Mặt trời, trong một hệ thống sức thu hút và sự hấp dẫn, được gọi là hệ Mặt trời. Do Mặt trăng không quay quanh bởi Trái đất và xét thấy chu kỳ hàng tháng của Mặt trăng (chỉ dưới 29 ngày rưỡi) không đồng nhất với thời gian 28, 29 và 30 ngày. Năm được chia thành các giai đoạn 12 tháng, tạo thành một năm có 355 ngày. Do đó, sau một vài năm, Mặt trăng bị trễ một tháng và sẽ được tính thêm tháng nhuận thứ 13 vào năm thâm hụt, để biến nó thành một năm nhuận. Ví dụ: năm Đinh Dậu (2017) bao gồm 13 tháng (với 2 tháng Sáu) là Năm Nhuận.
Năm 2019 thuộc chu kỳ (thế kỷ âm lịch, 60 năm) thứ 78 từ năm 1984 đến 2044. Trong chu kỳ này, có 5 loạt :
- 10 Thiên thể : Giáp (nước thiên nhiên) , Ất (nước đang sử dụng), Bính (lửa thắp), Đinh (lửa tiềm ẩn), Mậu (gỗ), Kỷ (gỗ cháy), Canh (kim loại nói chung), Tân (kim loại), Nhâm (đất chưa khai thác) và Quý (đất canh tác) ;
- 12 nhánh trên đất với 12 con vật (Giáp) : Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (hổ) , Mẹo hoặc Mão (mèo), Thìn (rồng), Tỵ (rắn), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), ớ (gà), Tuất (chó), Hợi (lợn hay heo).
Để chỉ định một năm bằng tên đầy đủ phải gồm hai từ : tên Thiên thể đi trước và tên Giáp đi sau. Thí dụ : 2016 (Bính Thân), 2017 (Đinh Dậu), 2018 (Mậu Tuất), 2019 (Kỷ Hợi), 2020 (Canh Tý). Sự kết hợp lần lượt này theo thứ tự liên tiếp của hai chuỗi song song tượng trưng cho Trời và Ðất sẽ cho phép hình thành một Thế kỷ âm lịch với 60 năm.
Ba ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của năm mới được gọi là TẾT, hay ' ‘TẾT nguyên đàn'. Tết KỶ HỢI năm nay rơi vào ngày 05.02.2019.
Người Công Giáo, vào ngày đầu tiên (mùng 1) Năm Mới, cám ơn Thiên Chúa những Ơn Lành được hưởng trong Năm qua và cầu nguyện Người ban Bình An cho Năm mới; Ngày thứ 2 tưởng nhớ Tổ tiên và Phụ huynh; Ngày thứ 3 cầu nguyện cho Mùa màng và Việc làm.
II.- TIỂN ÔNG TÁO VỀ TRỜI.
Sự Tích Táo Quân được lưu truyền như sau:
Trọng Cao và vợ là Thị Nhi cưới nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra hay cãi cọ nhau. Một hôm, anh Cao giận và đánh vợ. Chị Nhi bỏ nhà ra đi, gặp và nhận Phạm Lang làm chồng. Sau khi Cao hết giận, anh hối hận và đi tìm vợ. Khi tiêu hết tiền bạc đem theo, anh đành phải đi ăn xin. Khi Cao đến xin ăn tại nhà chị Nhi, hai người nhận ra nhau. Chị rước anh vào nhà, đôi bên kể chuyện cho nhau và Nhi ân hận đã sống với Lang.
Khi Lang về nhà, sợ chồng bắt gặp anh Cao ở đây, khó giải thích, nên Nhi bảo Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Sau khi về, Lang vô tình đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Nhi trong nhà đi ra thấy Cao đã chết do sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đỏ lửa để chết theo. Lang gặp tình cảnh éo le, thấy vợ chết nên rối trí, nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Ngọc Hoàng trên Thiên đình cảm động về mối chân tình của cả ba (2 ông, 1 bà) chết trong lửa nóng, Ngài cho phép họ được ở bên nhau và hóa thành ‘chiếc kiềng 3 chân’ ở nhà bếp ngày xưa và được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho gia đình đó. Ngoài ra, họ có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ và phẩm hạnh những người trong nhà đó. Do thường được thờ ở nhà bếp, nên còn được gọi là Vua Bếp.
Người Việt ngưỡng mộ sự chung thủy của Ông Táo nên thờ cúng Ông với hy vọng Táo sẽ giữ ‘bếp lửa’ trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.
Theo tục lệ cổ truyền, họ tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch (Năm nay, rơi vào ngày 28.01.2019), Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về Thiên đình để dâng Sớ báo cáo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Ðến lúc Giao thừa, Táo Quân mới trở lại nhiệm sở trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa.
Lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng được tổ chức rất trọng thể. Gia chủ mua hai mũ Ông Táo với hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy và một con cá chép vàng mã để làm phương tiện cho Vua Bếp về chầu Ngọc Hoàng.
III.- CHUẨN BỊ NGÀY TẾT.
Thời gian này có thể coi như bắt đầu từ sau ngày Tiển đưa Ông Táo về Trời. Tại Miền Nam Việt Nam, vào cuối thập niên 1940, khi Quê hương còn sung túc như bài thơ sau đây mà cá nhân tôi có dịp học biết ở Tiểu học :
Tháng Giêng là tháng ăn chơi
Tháng Hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà
Tháng Ba thì đậu đã già
Ta đi ta hái về nhà phơi khô
Tháng Tư đi tậu trâu bò
Để ta sắm sửa làm mùa tháng Năm
Sáng ngày đêm lúa ra ngâm
Bao giờ mọc mầm ta sẽ vớt ra
Gánh đi ta ném ruộng ta,
Đến khi lên mạ thì ta nhổ về
Sắp tiền mượn kẻ cấy thuê,
Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi
Cỏ lúa dọn đã sạch rồi
Nước ruộng vơi mười còn độ một, hai
Ruộng thấp đóng một gàu giai,
Ruộng cao thì phải đóng hai gàu sòng
Chờ cho lúa có đòng đòng
Bây giờ ta sẽ trả công cho người
Bao giờ cho đến tháng mười
Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta
Gặt hái ta đem về nhà
Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.
Ngoài ra, cũng trong thời gian này, ngoài các chợ ban ngày tràn đầy các thực phẩm đặc biệt cho những ngày Tết, còn có những chợ Tết về đêm cung cấp các loại bánh, mứt… cùng các nơi bán bông hoa.
Một vài đặc điểm ngày Tết :
A./ Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ Tổ tiên vào những ngày Ðầu Xuân mang năm màu sắc màu tượng trưng niềm mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Theo thuyết ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường theo 5 sắc màu đó để phối trí.
Người Miền Bắc bày năm loại quả với ngũ sắc như: chuối hay táo màu xanh; bưởi, cam hay quýt màu vàng; hồng, táo tây hoặc ớt màu đỏ; roi, mận, đào hay lê màu trắng; hồng xiêm (sapôchê), nho đen, măng cụt hoặc mận màu đen.
Tại Miền Nam, mâm ngũ quả thường gồm các loại trái mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, đọc chệch nghe như ‘cầu vừa đủ xài’ hoặc dưa hấu, thơm…
B./ Bánh chưng, bánh tét : món ăn truyền thống dân tộc.
Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi dẹp xong giặc Ân, muốn truyền ngôi cho con, nên mở cuộc thi tài để chọn người lên làm vua bằng làm món ăn. Nhân dịp đầu Xuân, vua mở hội các con mà tuyên bố: « Con nào tìm được thức ăn ngon lành để bày cỗ và có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho ». Các Lang (danh xưng các Thái tử, con vua Hùng) đã đua nhau làm ra những món lạ từ những vật liệu sơn hào hải vị quý hiếm tìm từ khắp nơi.
Người con trai thứ 18 là Lang Liêu tính tình thuần hậu, chí hiếu, làm ra bánh chưng, bánh dầy. Kết quả được vua cha chọn nhường ngôi. Tài giỏi và tấm lòng của Lang Liêu là biết sử dụng những vật liệu thông thường có sẵn nơi quê nhà như: lá, gạo nếp, đậu xanh, thịt heo… để làm thành món ăn, bao gồm cả một nền văn minh nông nghiệp đất nước, thật ý nghĩa sâu xa để làm vật phẩm cúng tế Tổ Tiên, đất trời.
Vào các dịp Lễ Tết, ở Miền Bắc Quê hương, thịnh hành nhất là bánh chưng và bánh dầy. Người ta cho rằng bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, là âm, dành cho mẹ. Bánh dầy hình tròn tượng trưng cho trời, là dương, dành cho cha.
Ở Miền Nam, bánh tét được chọn thay thế bánh chưng. Ðó là do sự kết hợp nhiều nền văn hoá khác nhau, như là văn hoá Chăm với tín ngưỡng ‘Phồn Thực’, khiến bánh tét có hình tượng Linga biểu tượng sức sống, sự trường tồn, hùng mạnh… Nhưng có quan niệm khác cho rằng bánh tét thực ra là cái bánh chưng nguyên thủy của người Việt xưa, được bảo lưu tại miền này. Nó không chỉ là món ăn ngày Tết mà còn chứa đựng cả thuyết âm dương, tam tài, ngũ hành với năm màu sắc: màu xanh lá gói bánh (lá dứa, lá dong hoặc lá chuối), của nếp được bỏ màu khi gói, màu vàng đậu xanh nhân bánh, hai màu đỏ, trắng của thịt ba chỉ làm nhân và màu đen của tiêu trộn vào nhân đậu xanh hoặc ướp thịt nhân bánh. Đó là năm màu của ngũ hành trong triết học phương Đông: hỏa (màu đỏ), thủy (màu đen), mộc (màu xanh), kim (màu trắng), thổ (màu vàng).
Ngoài những trái cây và những thức ăn đặc biệt đó, các gia đình còn phải nấu những món khác để cúng tiền nhân đã qua đời được đón về vào ngày áp Tết và tiển đưa ngày mùng bốn. Những bửa ăn cao lương mỹ vị cũng được làm để đãi khách và thưởng thức trong đại gia đình với con cháu. Những món như thịt kho, dưa giá, thịt đông, củ kiệu, củ hành ngâm, v.v. đều không thiếu.
IV.- GIAO THỪA.
Ðó là thời khắc đúng không giờ lúc chuyển giao năm cũ sang năm mới. Một thời điểm quan trọng, trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Ðây là lúc hai con vật cầm tinh hai năm, cũ và mới, bàn giao thời gian cho nhau.
Theo phong tục dân tộc Việt Nam, giao thừa là lúc cúng gia tiên và chuẩn bị chu đáo để đón người đến xông đất, mang tài thần vào nhà. Ðối với nhiều người Việt, người đầu tiên đặt gót vào nhà mình sau khi giao thừa được gọi là người xông đất, vô cùng quan trọng. Người này sẽ ảnh hưởng đến vận may rủi cho gia đình hay nơi kinh doanh của người chủ suốt cả năm âm lịch.
V.- BA NGÀY TẾT.
A. Ngày Mùng Một.
Trong những năm từ 1954 đến 1967, ngày này thật linh thiêng. Ngay từ sáng sớm, khi còn là con trong gia đình. Sáng sớm, phụ huynh cúng bánh mứt và nước trà cho ông bà. Trong khi đó, các con quần áo mới chỉnh tề, chờ khi cha mẹ cúng xong, mừng tuổi, lạy song thân và nhận bao đỏ lì xì. Sau đó, cả gia đình đến chúc Tết ông bà nội ngoại. Buổi chiều, ở nhà đón bà con, thân nhân đến thăm viếng gia đình.
B. Các Ngày Mùng Hai và Ba.
Chương trình rỗi rãnh hơn để có thể đi thăm bè bạn, chơi bài xì hay đánh bầu cua cá cọp… và thưởng thức bánh chưng, bánh tét, mứt và hột dưa.
Trong ba ngày Tết, người ta tránh quét rác ra khỏi nhà vì, làm như thế, tiền bạc cũng ra khỏi nhà.
VI.- NĂM HỢI NÓI CHUYỆN HEO.
Không còn mấy ngày nữa, người dân Việt sẽ tiển đưa con Chó và đón tiếp con Heo ngự trị toàn quốc, với nhiệm kỳ một năm. Lang thang trên Xa lộ Thông tin tìm đọc một vài câu chuyện về Heo để trình lại cho quý bạn đọc.
Heo là một loài vật có thân hình tròn trịa mũm mỉm, béo mập và hiền từ, không dữ như các loài thú khác rắn, cọp, chuột… hại người, giết thú vật khác. Bởi thế, khi Ngọc Hoàng triệu tập 12 con giáp đến để xếp hạng theo thứ tự, Heo cứ từ từ để Chuột phóng về hạng nhất và 10 con khác xếp lần lượt sau đó, để nhường chổ chót cho Heo.
Heo là con vật mà chỉ nói đến tên, ai cũng có thể cảm thấy gần gũi. Tên nó đã đi vào thơ ca, hội họa dân gian và là một biểu tượng văn hóa. Trong tiếng Việt thường nhật, heo cũng luôn được nhắc đến, nào là ‘mập như heo’, ‘ngu như heo’, ‘lười như heo’, ‘ăn như heo’, ‘sướng như heo’, và ‘dơ như heo’... Về phương diện sinh học, heo không ngu, nhưng khá thông minh, dễ dạy, ngoan hiền và thân thiện.
Người ta còn so sánh miệng lưỡi ‘trơn như mỡ heo’, ‘đẻ như heo’, ‘mập như heo’, ‘nói toạc móng heo’ hay chê trách người gian dối ‘mượn đầu heo nấu cháo’. Để cảnh cáo các ông muốn nhiều vợ, người ta nhắc ‘Hai vợ nằm chèo queo, ba vợ ra chuồng heo mà nằm!’ khá đúng với thực tế. Thời xưa, heo được vẽ trên các bức tranh dân gian Đông Hồ, trên tấm lịch treo tường của gia đình là để thể hiện sự sung mãn, hạnh phúc.
Ca dao Việt Nam từ ngàn xưa đã có những câu rất dí dỏm, rất tình tứ, đầy nhân bản về việc cưới gả. Trong đó, Heo giữ vai trò quan trọng. Thí dụ, một chàng trai đã ‘phải lòng’ một thiếu nữ, nhưng lại vờ vĩnh hứa giúp ‘đằng ấy’ khi ‘đằng ấy’ lấy chồng:
Giúp em một thúng xôi vò,
Một con lợn béo một vò rượu tăm.
Nghe vậy, nàng cũng bắt thóp được ý chàng, tuy tim nàng nhảy tưng tưng muốn rời khỏi lồng ngực, nhưng đã trấn tĩnh, ỏn ẻn, khẽ trả lời:
Anh về thưa với mẹ cha,
Bắt lợn đi cưới, bắt gà đi cheo.
Nói bắt gà đi cheo, chứ thật ra chàng trai phải nộp cheo cho làng bằng thủ lợn đấy. Bởi vì:
Sỏ lợn lớn hơn đầu mèo,
Làng ăn không hết làng treo cột đình.
Tục lệ ở Việt Nam xưa là như thế. Nạp cheo để chứng minh cho cả làng biết là chúng tôi thành vợ thành chồng đàng hoàng. Biên nhận nạp cheo là một thứ giấy giá thú. Nếu không có nó thì:
Có cưới mà chẳng có cheo,
Dẫu rằng có giết mười heo cũng hoài.
Hà Minh Thảo
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Soi Ngọc Ngà
Diệp Hải Dung
22:09 31/01/2019
Ảnh của Diệp Hải Dung
Dưới ánh trăng đêm với cơn mơ
Hồn kiếm tìm em trôi lững lờ
Thổn thức trong lòng đêm ngồi ngó
Nơi có bóng em cuối trời mờ
(KD)