Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 4 tháng 2: Kính Thánh Veronica
PhóTế Huỳnh Mai Trác
18:20 04/02/2008
Theo như lời truyền tụng rất đáng yêu, thì bà Veronica là người đàn bà thành Jerusalem đi theo than khóc khi Chúa Kitô đang vác cây Thánh giá nặng nề trên đường đi đến đồi Golgotha. Thấy Chúa mồ hôi nhể nhải, bước đi không nỗi, bà quá sức xúc động không hề sợ hãi quân dữ, bà chạy đến lấy chiếc khăn choàng lau mặt cho Chúa, sau đó Chúa đã làm phép lạ in mặt Chúa vào chiếc khăn choàng của bà.
Trong sách Tin Mừng không hề ghi chép sự việc này chỉ có sách của Nicodemus có ghi lại phép lạ này và được phổ biến vào thế kỷ thứ 4. Nhiều thần học gia đã xác định bà là một trong những người đàn bà vô danh được nhắc đến trong các sách Tin Mừng. Tên bà có nghĩa tượng trưng là “vera icon” (hình ảnh chân thật).
Với thời gian, các tín hữu chú trọng đến phép lạ về chiếc khăn choàng có in mặt Chúa hơn là cử chỉ đầy lòng yêu thương và bác ái. Vào thời Trung cổ việc đi tìm kiếm các di tích về Chúa Giêsu trở thành một ám ảnh. Cây Thánh giá gổ, chiếc vòng gai, chiếc áo choàng của Chúa v.v được nhắc nhở như một di tích thánh.
Trong Thánh đường thánh Phêrô ở Roma đã giữ một chiếc khăn choàng được ghi lại là của bà thánh Veronica trong nhiều thế kỷ và chỉ có tích cách tượng trưng. Giáo Hội cũng không ghi tên Veronica vào danh sách các thánh trong niên lịch phụng vụ.
Tuy vậy câu chuyện về thánh Veronica vẫn được đọc trong đoạn đường Thánh giá để nói lên lòng tin tưởng và sùng kính đặc biệt cuộc Thương khó của Chúa Giêsu Kitô. Nếu Veronica là một môn đồ trung kiên thì chắc chắn phải được kể lại trong sách Tin Mừng, vì đây là một cử chỉ đầy can đảm và đầy lòng yêu thương, còn chúng ta đứng trước cảnh huống đó thì chúng ta sẽ hành động như thế nào?
Lẽ dỉ nhiên câu chuyện về bà Veronica chứng tỏ Bà không phải là một môn đồ của Chúa Giêsu. Bà chỉ là người đàn bà mủi lòng trước cảnh thương tâm vì lòng bác ái, bà đã lấy khăn lau mặt cho Chúa, nhưng chính Chúa đã tỏ cho bà biết Chúa chính thật là Ðấng Kitô.
Câu chuyện truyền tụng vế bà Veronica dù chỉ là tượng trưng, chúng ta cũng không cần phải lui lại hai ngàn năm để làm cử chỉ bác ái đầy can đảm đó. Chúng hãy khám phá và thực hành Lời Chúa sau đây: “Ta bảo thật các ngươi; mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mat 25:35).
Trong sách Tin Mừng không hề ghi chép sự việc này chỉ có sách của Nicodemus có ghi lại phép lạ này và được phổ biến vào thế kỷ thứ 4. Nhiều thần học gia đã xác định bà là một trong những người đàn bà vô danh được nhắc đến trong các sách Tin Mừng. Tên bà có nghĩa tượng trưng là “vera icon” (hình ảnh chân thật).
Với thời gian, các tín hữu chú trọng đến phép lạ về chiếc khăn choàng có in mặt Chúa hơn là cử chỉ đầy lòng yêu thương và bác ái. Vào thời Trung cổ việc đi tìm kiếm các di tích về Chúa Giêsu trở thành một ám ảnh. Cây Thánh giá gổ, chiếc vòng gai, chiếc áo choàng của Chúa v.v được nhắc nhở như một di tích thánh.
Trong Thánh đường thánh Phêrô ở Roma đã giữ một chiếc khăn choàng được ghi lại là của bà thánh Veronica trong nhiều thế kỷ và chỉ có tích cách tượng trưng. Giáo Hội cũng không ghi tên Veronica vào danh sách các thánh trong niên lịch phụng vụ.
Tuy vậy câu chuyện về thánh Veronica vẫn được đọc trong đoạn đường Thánh giá để nói lên lòng tin tưởng và sùng kính đặc biệt cuộc Thương khó của Chúa Giêsu Kitô. Nếu Veronica là một môn đồ trung kiên thì chắc chắn phải được kể lại trong sách Tin Mừng, vì đây là một cử chỉ đầy can đảm và đầy lòng yêu thương, còn chúng ta đứng trước cảnh huống đó thì chúng ta sẽ hành động như thế nào?
Lẽ dỉ nhiên câu chuyện về bà Veronica chứng tỏ Bà không phải là một môn đồ của Chúa Giêsu. Bà chỉ là người đàn bà mủi lòng trước cảnh thương tâm vì lòng bác ái, bà đã lấy khăn lau mặt cho Chúa, nhưng chính Chúa đã tỏ cho bà biết Chúa chính thật là Ðấng Kitô.
Câu chuyện truyền tụng vế bà Veronica dù chỉ là tượng trưng, chúng ta cũng không cần phải lui lại hai ngàn năm để làm cử chỉ bác ái đầy can đảm đó. Chúng hãy khám phá và thực hành Lời Chúa sau đây: “Ta bảo thật các ngươi; mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mat 25:35).
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:20 04/02/2008
N2T |
25. Nên nhớ, công việc mà lấy phục tùng để hoàn thành thì phát ra tia sáng chói lọi, có thể đi thẳng tới thiên đàng.
(Thánh Ignatius de Loyola)Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:24 04/02/2008
TRỜI MƯA TƯỜNG ĐỔ
Nước Tống liên tục mấy ngày liền trời mưa xối xả, nhưng ngày hôm nay trời hừng nắng, có một chủ nhà phát hiện bức tường trong nhà ngập nước bị sập. Bởi vì nhà ông ta rất giàu có, nên con trai của ông ta nói: “Mau kêu thợ đến sữa lại bức tường, bằng không thì nhất định kẻ trộm sẽ đến lấy sạch đồ trong nhà đấy.”
Hàng xóm có một ông già vừa đi tản bộ qua đó, thấy bức tường của ông ta bị sập nên cũng nói như thế.
Quả nhiên, ngay tối hôm đó kẻ trộm mở cửa vào, tất cả của cải trong nhà đều bị cướp rất nhiều, ông chủ ấy cảm thấy con mình rất thông minh, dự liệu như thần, nhưng lại hoài nghi mãnh liệt ông già hàng xóm bên cạnh giở trò ăn trộm !
(Hàn Phi tử: Thuyết nan)
Suy tư:
Bức tường bị sập đương nhiên là phải xây lại bằng không thì sẽ bị trộm đến trộm đồ, nhất là gia đình lại giàu có, đó là chuyện bình thường đứa con nít cũng hiểu, có gì mà khen con mình thông minh dự liệu như thần ! Khen con mình thông minh nhưng lại hoài nghi hàng xóm lấy trộm đồ, chuyện này thì con nít không nghĩ đến, nhưng người vùa có lòng tham vừa có bụng dạ hoài nghi thì luôn nghĩ đến, bởi vì của cải của họ ở đâu thì lòng dạ họ ở đó.
Có một vài người Ki-tô hữu cũng có lòng hoài nghi như thế, họ hoài nghi lòng dạ con người đã đành, mà còn hoài nghi cả lòng nhân từ yêu thương của Thiên Chúa:
- Họ hoài nghi Thiên Chúa không hiện hữu, bởi vì cuộc sống của họ sao mà khổ quá vậy: họ quên mất mình là con Thiên Chúa, Đấng tạo dựng đất trời.
- Họ hoài nghi Thiên Chúa chỉ là sản phẩm do con người làm nên, vì họ cầu xin hoài mà không được như ý: họ đã đánh mất đức tin của mình để theo chủ nghĩa vật chất, mà vật chất thì chỉ là nay còn mai mất, nhưng Thiên Chúa thì tồn tại muôn đời.
- Họ hoài nghi Giáo Hội Chúa chỉ là một tập đoàn tôn giáo không hơn không kém, bởi vì họ thấy có những người Ki-tô hữu sống bê bối, thấy có những linh mục và tu sĩ sống không xứng đáng với chức vụ: họ quên mất Giáo Hội Chúa vừa là thần thiêng vừa là con người, bởi vì họ không bao giờ cầu nguyện cho Giáo Hội và cho các mục tử của họ.
Hoài nghi là bày tỏ một tâm hồn bất an và đôi khi kiêu ngạo, bởi vì họ đem suy tư của con người để hiểu biết chuyện trên trời mà không có sự tin tưởng vào lời dạy của Chúa Giê-su qua Giáo Hội của Ngài.
Những Ki-tô hữu như thế thì cũng sẽ có ngày sụp đổ trong chua chát muộn màng...
N2T |
Nước Tống liên tục mấy ngày liền trời mưa xối xả, nhưng ngày hôm nay trời hừng nắng, có một chủ nhà phát hiện bức tường trong nhà ngập nước bị sập. Bởi vì nhà ông ta rất giàu có, nên con trai của ông ta nói: “Mau kêu thợ đến sữa lại bức tường, bằng không thì nhất định kẻ trộm sẽ đến lấy sạch đồ trong nhà đấy.”
Hàng xóm có một ông già vừa đi tản bộ qua đó, thấy bức tường của ông ta bị sập nên cũng nói như thế.
Quả nhiên, ngay tối hôm đó kẻ trộm mở cửa vào, tất cả của cải trong nhà đều bị cướp rất nhiều, ông chủ ấy cảm thấy con mình rất thông minh, dự liệu như thần, nhưng lại hoài nghi mãnh liệt ông già hàng xóm bên cạnh giở trò ăn trộm !
(Hàn Phi tử: Thuyết nan)
Suy tư:
Bức tường bị sập đương nhiên là phải xây lại bằng không thì sẽ bị trộm đến trộm đồ, nhất là gia đình lại giàu có, đó là chuyện bình thường đứa con nít cũng hiểu, có gì mà khen con mình thông minh dự liệu như thần ! Khen con mình thông minh nhưng lại hoài nghi hàng xóm lấy trộm đồ, chuyện này thì con nít không nghĩ đến, nhưng người vùa có lòng tham vừa có bụng dạ hoài nghi thì luôn nghĩ đến, bởi vì của cải của họ ở đâu thì lòng dạ họ ở đó.
Có một vài người Ki-tô hữu cũng có lòng hoài nghi như thế, họ hoài nghi lòng dạ con người đã đành, mà còn hoài nghi cả lòng nhân từ yêu thương của Thiên Chúa:
- Họ hoài nghi Thiên Chúa không hiện hữu, bởi vì cuộc sống của họ sao mà khổ quá vậy: họ quên mất mình là con Thiên Chúa, Đấng tạo dựng đất trời.
- Họ hoài nghi Thiên Chúa chỉ là sản phẩm do con người làm nên, vì họ cầu xin hoài mà không được như ý: họ đã đánh mất đức tin của mình để theo chủ nghĩa vật chất, mà vật chất thì chỉ là nay còn mai mất, nhưng Thiên Chúa thì tồn tại muôn đời.
- Họ hoài nghi Giáo Hội Chúa chỉ là một tập đoàn tôn giáo không hơn không kém, bởi vì họ thấy có những người Ki-tô hữu sống bê bối, thấy có những linh mục và tu sĩ sống không xứng đáng với chức vụ: họ quên mất Giáo Hội Chúa vừa là thần thiêng vừa là con người, bởi vì họ không bao giờ cầu nguyện cho Giáo Hội và cho các mục tử của họ.
Hoài nghi là bày tỏ một tâm hồn bất an và đôi khi kiêu ngạo, bởi vì họ đem suy tư của con người để hiểu biết chuyện trên trời mà không có sự tin tưởng vào lời dạy của Chúa Giê-su qua Giáo Hội của Ngài.
Những Ki-tô hữu như thế thì cũng sẽ có ngày sụp đổ trong chua chát muộn màng...
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tình hình Giáo Hội và xã hội Italia
Linh Tiến Khải
15:34 04/02/2008
Phỏng vấn Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia về tình hình Giáo Hội và xã hội Italia
Trong các tuần qua dư luận Italia đã phẫn nộ vì sự kiện một nhóm nhỏ giáo sư và sinh viên tả phái duy đời cực đoan của đại học La Sapienza phản đối biểu tình gây căng thẳng, khiến cho Tòa Thánh đã quyết định hủy bỏ chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại đại học này nhân lễ khai giảng niên khóa 2008, thể theo lời mời của giáo sư viện trưởng Renato Guarini. Cùng với cuộc khủng hoảng chính trị khiến cho chính phủ của thủ tướng Romano Prodi bị đổ, và tình hình xã hội tồi tệ, đặc biệt tại Napoli với hơn một triệu tấn rác ngập các đường phố từ hơn 3 tháng nay mà vẫn chưa giải quyết nổi... tất cả đã khiến cho Italia mất uy tín trong Liên Hiệp Âu châu và trên thế giới.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bải phỏng vấn Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia về tình hình xã hội và Giáo Hội Italia.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, vụ Đức Thánh Cha đã không thể viếng thăm đại học La Sapienza đã lại một lần nữa cho thấy rõ vấn đề tương quan giữa các người không tin và tín hữu Công Giáo. Có thể nói tới một bầu khí đã thay đổi tại Italia trong tương quan giữa Giáo Hội và xã hội hay không?
Đáp: Tương quan giữa Giáo Hội và xã hội tại Italia là một tương quan qúy trọng lớn và Giáo Hội rất gần gũi với dân chúng. Những chuyện như chuyến viếng thăm hụt của Đức Thánh Cha tại đại học La Sapienza không thể làm sai lạc sự đồng ý và cộng tác tích cực giữa Giáo Hội và xã hội, được chứng minh bằng các sự kiện cụ thể.
Hỏi: Làm sao sự kiện một nhóm nhỏ tại đại học biểu tình phản đối mà lại có thể khiến hủy bỏ chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha như vậy, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Cần phải tái chiếm trở lại nền văn hóa của tinh thần luật pháp và ý nghĩa đích thực của đối thoại và nền dân chủ, trong đó mỗi người có thể diễn tả các tư tưởng của mình trong sự tôn trọng người khác.
Hỏi: Trong diễn văn khai mạc phiên họp Ủy Ban Thường Vụ của Hội Đồng Giám Mục Italia, Đức Hồng Y đã nói tới sự mất khả năng cùng nhau xây dựng sự phát triển của đất nước. Có thể xin tín hữu Công Giáo làm gì để cho Italia tái phục hồi khả năng này?
Đáp: Thật là điều quan trọng khi tín hữu Công Giáo đóng góp các giá trị tinh thần và luân lý đạo đức trong các cuộc thảo luận công cộng. Nhiệm vụ này cần được chu toàn với xác tín lớn lao hơn và khả năng lý luận vững chãi, vì biết rằng chúng phát xuất từ Tin Mừng cũng như từ lý trí lành mạnh của con người. Chính vì thế tín hữu Công Giáo không muốn áp đặt một quan điểm tôn giáo, nhưng đề nghị các giá trị đại đồng. Dĩ nhiên cách lý luận đáng tin cậy nhất vẫn là chứng tá cuộc sống.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y cuộc khủng hoảng chính trị Italia đang được nói tới nhiều hiện nay thường được coi như là cuộc khủng hoảng các giá trị. Các lý tưởng có vai trò nào trong trong lãnh vực chính trị?
Đáp: Không có chính trị mà không có các lý tưởng tinh thần và luân lý cao. Thật ra chính trị có mục đích là phục vụ công lý, và công lý trước hết là một nhân đức luân lý. Vì thế nó đòi buộc từ phiá tất cả các người làm chính trị một ý thức cao độ về bản vị con người, về cuộc sống và gia đình.
Hỏi: Phát triển và liên đới thường bị coi như hai yếu tố trái nghịch nhau. Đây chỉ là dáng vẻ bề ngoài thôi, hay thực sự có thể hy vọng nơi một con đường khác với con đường của sự phát triển, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Thật là điều tốt khi biết làm cho tương quan sinh động và không thể tách rời giữa kinh tế và tình liên đới luôn luôn cùng nhau tiến triển. Điều này trước hết bao gồm ý nghĩa: công ích thắng các lợi nhuận cá nhân.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, trong thời gian qua có nhiều công nhân bị thiệt mạng trong khi làm việc, tình trạng lương bổng qúa thấp, tại Italia này có sự khẩn cấp trong lãnh vực lao động kêu gọi sự can thiệp của Giáo Hội hay không?
Đáp: Tất cả mọi vấn đề của con người đều kêu mời Giáo Hội, bởi vì lòng tin cứu rỗi, soi sáng, và linh hứng cho toàn cuộc sống. Nhờ sự gần gũi với người dân trong các giáo xứ, trong các hội đoàn và các mhóm, Giáo Hội chia sẻ các vấn đề của con người, kể cả các vấn đề kinh tế khiến cho người dân, các cá nhân cũng như các gia đình, phải âu lo. Tôi đặc biệt lưu ý đến hai sự chia sẻ cấp thiết: đó là các gia đình đông con không đủ phương tiện tài chánh, chưa hết tháng đã hết tiền; và những người cô đơn sống thảm cảnh bị cô lập hóa và bị bỏ rơi. Giáo Hội đặc biệt gần gũi và trợ giúp họ cách riêng.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Giáo Hội hay mời gọi các tín hữu chính trị gia nêu cao các giá trị Kitô. Có sự cấp thiết liên quan tới các cung cách hành xử dân sự của dân thường hay không?
Đáp: Trách nhiệm đối với quốc gia không chỉ liên quan tới các cơ cấu hay giới chức chính trị, mà liên quan tới tất cả mọi công dân. Kitô hữu tìm thấy trong lòng tin của mình lý do cuối cùng để tham gia tích cực vào đời sống chung, trong mọi lãnh vực chiều kích của nó.
Hỏi: Sau khi yểm trợ cho cuộc đấu tranh hủy bỏ án tử hình cũng như chống phá thai, trong tương lai Giáo Hội có lập trường và sáng kiến nào đối với vấn đề thứ hai này?
Đáp: Giáo Hội luôn luôn nêu bật rằng phá thai là một tội giết người, như Công Đồng Chung Vaticăng II đã dậy. Trong thời điểm lịch sử này thì Giáo Hội cầu mong người ta áp dụng một cách nghiêm chỉnh ít nhất là các phần luật bảo vệ chức làm mẹ của nữ giới, và nghiêm chỉnh duyệt xét các kết qủa của nghiên cứu khoa học.
Hỏi: Liên quan tới thông điệp ”Spe Salvi” Đức Hồng Y đã nói tới việc tái lập thiên đường đã mất, không phải qua lòng tin, nhưng qua sự phát triển khoa học. Nghĩa là con người tân tiến ngày nay tin rằng nó có thể đạt sự bất tử mà không cần tới Thiên Chúa, hay một cách đơn sơ chỉ vì nó đã đánh mất đi niềm hy vọng vào sự bất tử của mình?
Đáp: Tôi thấy điều quan trọng là loan báo số phận đích thực của con người một cách rõ ràng và có hệ thống, như Đức Thánh Cha đã dậy trong thông điệp ”Spe salvi”. Số phận đó là cuộc sống vĩnh cửu, là sự hạnh phúc tràn đầy, vô tận, mà con tim của từng người mọi thời đại đều vun trồng. Sự tràn đầy tuyệt đối ấy - cần phải lập lại - không nằm trong tay con người, tuyệt đối không có và sẽ không bao giờ có trong tay con người.
Hỏi: Đề cập tới các đề tài luân lý đạo đức nghiêm trọng hơn, Đức Hồng Y đã nói rằng cần phải nại vào lý do lương tâm, sự tự do không bị điều kiện hóa bởi thời hạn bầu cử. Đâu là cung cách hành xử mà một chính trị gia Công Giáo phải có, trước khả thể lựa chọn có thể mở cửa cho các quang cảnh và kéo theo các hậu qủa khác tiêu cực hơn?
Đáp: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI thường hay nhắc lại rằng có những giá trị không thể thương lượng được, và chúng cấu tạo thành con người, và vì thế chúng không chấp nhận các giàn xếp hay trung gian. Trong trường hợp này không phải chỉ có chuyện khước từ các giàn xếp, mà chính nền tảng phẩm giá của con người cũng giảm thiểu nữa. Vì nó bị giao cho dư luận đang ngự trị sử dụng lèo lái tùy theo các lợi nhuận và sự hữu dụng của thời điểm đó.
(Osservatore Romano 23-1-2008)
Trong các tuần qua dư luận Italia đã phẫn nộ vì sự kiện một nhóm nhỏ giáo sư và sinh viên tả phái duy đời cực đoan của đại học La Sapienza phản đối biểu tình gây căng thẳng, khiến cho Tòa Thánh đã quyết định hủy bỏ chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại đại học này nhân lễ khai giảng niên khóa 2008, thể theo lời mời của giáo sư viện trưởng Renato Guarini. Cùng với cuộc khủng hoảng chính trị khiến cho chính phủ của thủ tướng Romano Prodi bị đổ, và tình hình xã hội tồi tệ, đặc biệt tại Napoli với hơn một triệu tấn rác ngập các đường phố từ hơn 3 tháng nay mà vẫn chưa giải quyết nổi... tất cả đã khiến cho Italia mất uy tín trong Liên Hiệp Âu châu và trên thế giới.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bải phỏng vấn Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia về tình hình xã hội và Giáo Hội Italia.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, vụ Đức Thánh Cha đã không thể viếng thăm đại học La Sapienza đã lại một lần nữa cho thấy rõ vấn đề tương quan giữa các người không tin và tín hữu Công Giáo. Có thể nói tới một bầu khí đã thay đổi tại Italia trong tương quan giữa Giáo Hội và xã hội hay không?
Đáp: Tương quan giữa Giáo Hội và xã hội tại Italia là một tương quan qúy trọng lớn và Giáo Hội rất gần gũi với dân chúng. Những chuyện như chuyến viếng thăm hụt của Đức Thánh Cha tại đại học La Sapienza không thể làm sai lạc sự đồng ý và cộng tác tích cực giữa Giáo Hội và xã hội, được chứng minh bằng các sự kiện cụ thể.
Hỏi: Làm sao sự kiện một nhóm nhỏ tại đại học biểu tình phản đối mà lại có thể khiến hủy bỏ chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha như vậy, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Cần phải tái chiếm trở lại nền văn hóa của tinh thần luật pháp và ý nghĩa đích thực của đối thoại và nền dân chủ, trong đó mỗi người có thể diễn tả các tư tưởng của mình trong sự tôn trọng người khác.
Hỏi: Trong diễn văn khai mạc phiên họp Ủy Ban Thường Vụ của Hội Đồng Giám Mục Italia, Đức Hồng Y đã nói tới sự mất khả năng cùng nhau xây dựng sự phát triển của đất nước. Có thể xin tín hữu Công Giáo làm gì để cho Italia tái phục hồi khả năng này?
Đáp: Thật là điều quan trọng khi tín hữu Công Giáo đóng góp các giá trị tinh thần và luân lý đạo đức trong các cuộc thảo luận công cộng. Nhiệm vụ này cần được chu toàn với xác tín lớn lao hơn và khả năng lý luận vững chãi, vì biết rằng chúng phát xuất từ Tin Mừng cũng như từ lý trí lành mạnh của con người. Chính vì thế tín hữu Công Giáo không muốn áp đặt một quan điểm tôn giáo, nhưng đề nghị các giá trị đại đồng. Dĩ nhiên cách lý luận đáng tin cậy nhất vẫn là chứng tá cuộc sống.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y cuộc khủng hoảng chính trị Italia đang được nói tới nhiều hiện nay thường được coi như là cuộc khủng hoảng các giá trị. Các lý tưởng có vai trò nào trong trong lãnh vực chính trị?
Đáp: Không có chính trị mà không có các lý tưởng tinh thần và luân lý cao. Thật ra chính trị có mục đích là phục vụ công lý, và công lý trước hết là một nhân đức luân lý. Vì thế nó đòi buộc từ phiá tất cả các người làm chính trị một ý thức cao độ về bản vị con người, về cuộc sống và gia đình.
Hỏi: Phát triển và liên đới thường bị coi như hai yếu tố trái nghịch nhau. Đây chỉ là dáng vẻ bề ngoài thôi, hay thực sự có thể hy vọng nơi một con đường khác với con đường của sự phát triển, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Thật là điều tốt khi biết làm cho tương quan sinh động và không thể tách rời giữa kinh tế và tình liên đới luôn luôn cùng nhau tiến triển. Điều này trước hết bao gồm ý nghĩa: công ích thắng các lợi nhuận cá nhân.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, trong thời gian qua có nhiều công nhân bị thiệt mạng trong khi làm việc, tình trạng lương bổng qúa thấp, tại Italia này có sự khẩn cấp trong lãnh vực lao động kêu gọi sự can thiệp của Giáo Hội hay không?
Đáp: Tất cả mọi vấn đề của con người đều kêu mời Giáo Hội, bởi vì lòng tin cứu rỗi, soi sáng, và linh hứng cho toàn cuộc sống. Nhờ sự gần gũi với người dân trong các giáo xứ, trong các hội đoàn và các mhóm, Giáo Hội chia sẻ các vấn đề của con người, kể cả các vấn đề kinh tế khiến cho người dân, các cá nhân cũng như các gia đình, phải âu lo. Tôi đặc biệt lưu ý đến hai sự chia sẻ cấp thiết: đó là các gia đình đông con không đủ phương tiện tài chánh, chưa hết tháng đã hết tiền; và những người cô đơn sống thảm cảnh bị cô lập hóa và bị bỏ rơi. Giáo Hội đặc biệt gần gũi và trợ giúp họ cách riêng.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Giáo Hội hay mời gọi các tín hữu chính trị gia nêu cao các giá trị Kitô. Có sự cấp thiết liên quan tới các cung cách hành xử dân sự của dân thường hay không?
Đáp: Trách nhiệm đối với quốc gia không chỉ liên quan tới các cơ cấu hay giới chức chính trị, mà liên quan tới tất cả mọi công dân. Kitô hữu tìm thấy trong lòng tin của mình lý do cuối cùng để tham gia tích cực vào đời sống chung, trong mọi lãnh vực chiều kích của nó.
Hỏi: Sau khi yểm trợ cho cuộc đấu tranh hủy bỏ án tử hình cũng như chống phá thai, trong tương lai Giáo Hội có lập trường và sáng kiến nào đối với vấn đề thứ hai này?
Đáp: Giáo Hội luôn luôn nêu bật rằng phá thai là một tội giết người, như Công Đồng Chung Vaticăng II đã dậy. Trong thời điểm lịch sử này thì Giáo Hội cầu mong người ta áp dụng một cách nghiêm chỉnh ít nhất là các phần luật bảo vệ chức làm mẹ của nữ giới, và nghiêm chỉnh duyệt xét các kết qủa của nghiên cứu khoa học.
Hỏi: Liên quan tới thông điệp ”Spe Salvi” Đức Hồng Y đã nói tới việc tái lập thiên đường đã mất, không phải qua lòng tin, nhưng qua sự phát triển khoa học. Nghĩa là con người tân tiến ngày nay tin rằng nó có thể đạt sự bất tử mà không cần tới Thiên Chúa, hay một cách đơn sơ chỉ vì nó đã đánh mất đi niềm hy vọng vào sự bất tử của mình?
Đáp: Tôi thấy điều quan trọng là loan báo số phận đích thực của con người một cách rõ ràng và có hệ thống, như Đức Thánh Cha đã dậy trong thông điệp ”Spe salvi”. Số phận đó là cuộc sống vĩnh cửu, là sự hạnh phúc tràn đầy, vô tận, mà con tim của từng người mọi thời đại đều vun trồng. Sự tràn đầy tuyệt đối ấy - cần phải lập lại - không nằm trong tay con người, tuyệt đối không có và sẽ không bao giờ có trong tay con người.
Hỏi: Đề cập tới các đề tài luân lý đạo đức nghiêm trọng hơn, Đức Hồng Y đã nói rằng cần phải nại vào lý do lương tâm, sự tự do không bị điều kiện hóa bởi thời hạn bầu cử. Đâu là cung cách hành xử mà một chính trị gia Công Giáo phải có, trước khả thể lựa chọn có thể mở cửa cho các quang cảnh và kéo theo các hậu qủa khác tiêu cực hơn?
Đáp: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI thường hay nhắc lại rằng có những giá trị không thể thương lượng được, và chúng cấu tạo thành con người, và vì thế chúng không chấp nhận các giàn xếp hay trung gian. Trong trường hợp này không phải chỉ có chuyện khước từ các giàn xếp, mà chính nền tảng phẩm giá của con người cũng giảm thiểu nữa. Vì nó bị giao cho dư luận đang ngự trị sử dụng lèo lái tùy theo các lợi nhuận và sự hữu dụng của thời điểm đó.
(Osservatore Romano 23-1-2008)
Lời cầu ngày Thứ Sáu Tuần Thánh trong thánh lễ tiếng La Tinh
Đặng Tự Do
16:07 04/02/2008
Tờ Jerusalem Post tường thuật là Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI được tin là sẽ sửa đổi lời cầu ngày thứ Sáu Tuần Thánh được dùng trong thánh lễ tiếng La Tinh.
Tháng 7 vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã công bố một Tự Sắc cho phép sử dụng rộng rãi nghi thức thánh lễ có trước thời Công Đồng Vaticanô II theo sách lễ La Tinh 1962. Trong sách lễ này có những lời cầu cho người Do Thái trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh trong đó người Công Giáo xin “Chúa là Thiên Chúa chúng ta vén mở tâm hồn họ để họ cũng nhìn nhận Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta”, đồng thời xin Thiên Chúa “đừng từ chối lòng thương xót trên người Do Thái, xin nghe những lời cầu nguyện của chúng con dâng lên cho sự mù quáng của dân tộc này để họ nhận ra ánh sáng của chân lý, là Chúa Kitô, và đưa họ ra khỏi chốn tối tăm”.
Sau khi Đức Thánh Cha công bố Tự Sắc thánh lễ tiếng La Tinh, Abraham H. Foxman, chủ tịch Liên Đoàn Chống Mạ Lỵ Do Thái tại Hoa Kỳ đã lên tiếng chỉ trích lời cầu này. Tháng 7 vừa qua, ông Abraham đã bày tỏ “sự vô cùng thất vọng và cảm thấy bị xúc phạm” vì điều mà ông ta gọi là “thứ ngôn ngữ xúc phạm người Do Thái”.
Theo tờ Jerusalem Post, việc cho sử dụng trở lại thánh lễ tiếng La Tinh “là một bước lùi thần học trong đời sống tôn giáo người Công Giáo và trong quan hệ Công Giáo-Do Thái Giáo”.
Thượng Tế Do Thái Giáo tại Israel cũng đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng nêu vấn đề.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho tờ Avvenire của Italia, Đức Tổng Giám Mục Angelo Amato đã phủ nhận cáo buộc cho rằng lời cầu ngày Thứ Sáu Tuần Thánh là chống lại người Do Thái. Theo Đức Tổng Giám Mục, cần phải đặt lời cầu ấy trong bối cảnh của nó, trong nghi thức Tưởng Niệm Chúa chịu chết, người Công Giáo cầu nguyện trước hết cho sự hoán cải của chính mình “Và sau đó chúng tôi cầu nguyện cho sự hoán cải của tất cả những Kitô hữu và những người không phải Kitô hữu. Tin Mừng là dành cho mọi người”.
Ngày 18/1, tờ Il Giornale ở Milan nói rằng Đức Thánh Cha đang có ý định tu chính lại lời cầu ngày Thứ Sáu Tuần Thánh bỏ đi những liên hệ đến “sự mù quáng” và “tối tăm”.
Thầy cả David Rosen, chủ tịch Ủy Ban Do Thái Giáo Thế Giới nói với tờ Jerusalem Post rằng việc bỏ đi “sự mù quáng” và “tối tăm” của người Do Thái khi không nhìn nhận Chúa Giêsu là đấng messiah là dấu chỉ cho thấy Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI “dấn thân xâu sa để tăng cường quan hệ với cộng đồng Do Thái Giáo”.
Ông David cho rằng việc Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI công bố Tự Sắc cho phép sử dụng rộng rãi nghi thức thánh lễ có trước thời Công Đồng Vaticanô II không có liên quan gì tới người Do Thái trong khi tranh luận rằng có những mơ hồ trong khái niệm về hoán cải như Đức Tổng Giám Mục Amato đã đề cập. Theo ông, lời cầu từ năm 1970 trở đi chỉ cầu “cho sự thịnh vượng thể lý và tinh thần của người Do Thái” chứ không nói đến việc người Do Thái chấp nhận đức tin Công Giáo.
Tòa Thánh không đưa ra lời bình luận nào về báo cáo của tờ Il Giornale.
Tháng 7 vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã công bố một Tự Sắc cho phép sử dụng rộng rãi nghi thức thánh lễ có trước thời Công Đồng Vaticanô II theo sách lễ La Tinh 1962. Trong sách lễ này có những lời cầu cho người Do Thái trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh trong đó người Công Giáo xin “Chúa là Thiên Chúa chúng ta vén mở tâm hồn họ để họ cũng nhìn nhận Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta”, đồng thời xin Thiên Chúa “đừng từ chối lòng thương xót trên người Do Thái, xin nghe những lời cầu nguyện của chúng con dâng lên cho sự mù quáng của dân tộc này để họ nhận ra ánh sáng của chân lý, là Chúa Kitô, và đưa họ ra khỏi chốn tối tăm”.
Sau khi Đức Thánh Cha công bố Tự Sắc thánh lễ tiếng La Tinh, Abraham H. Foxman, chủ tịch Liên Đoàn Chống Mạ Lỵ Do Thái tại Hoa Kỳ đã lên tiếng chỉ trích lời cầu này. Tháng 7 vừa qua, ông Abraham đã bày tỏ “sự vô cùng thất vọng và cảm thấy bị xúc phạm” vì điều mà ông ta gọi là “thứ ngôn ngữ xúc phạm người Do Thái”.
Theo tờ Jerusalem Post, việc cho sử dụng trở lại thánh lễ tiếng La Tinh “là một bước lùi thần học trong đời sống tôn giáo người Công Giáo và trong quan hệ Công Giáo-Do Thái Giáo”.
Thượng Tế Do Thái Giáo tại Israel cũng đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng nêu vấn đề.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho tờ Avvenire của Italia, Đức Tổng Giám Mục Angelo Amato đã phủ nhận cáo buộc cho rằng lời cầu ngày Thứ Sáu Tuần Thánh là chống lại người Do Thái. Theo Đức Tổng Giám Mục, cần phải đặt lời cầu ấy trong bối cảnh của nó, trong nghi thức Tưởng Niệm Chúa chịu chết, người Công Giáo cầu nguyện trước hết cho sự hoán cải của chính mình “Và sau đó chúng tôi cầu nguyện cho sự hoán cải của tất cả những Kitô hữu và những người không phải Kitô hữu. Tin Mừng là dành cho mọi người”.
Ngày 18/1, tờ Il Giornale ở Milan nói rằng Đức Thánh Cha đang có ý định tu chính lại lời cầu ngày Thứ Sáu Tuần Thánh bỏ đi những liên hệ đến “sự mù quáng” và “tối tăm”.
Thầy cả David Rosen, chủ tịch Ủy Ban Do Thái Giáo Thế Giới nói với tờ Jerusalem Post rằng việc bỏ đi “sự mù quáng” và “tối tăm” của người Do Thái khi không nhìn nhận Chúa Giêsu là đấng messiah là dấu chỉ cho thấy Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI “dấn thân xâu sa để tăng cường quan hệ với cộng đồng Do Thái Giáo”.
Ông David cho rằng việc Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI công bố Tự Sắc cho phép sử dụng rộng rãi nghi thức thánh lễ có trước thời Công Đồng Vaticanô II không có liên quan gì tới người Do Thái trong khi tranh luận rằng có những mơ hồ trong khái niệm về hoán cải như Đức Tổng Giám Mục Amato đã đề cập. Theo ông, lời cầu từ năm 1970 trở đi chỉ cầu “cho sự thịnh vượng thể lý và tinh thần của người Do Thái” chứ không nói đến việc người Do Thái chấp nhận đức tin Công Giáo.
Tòa Thánh không đưa ra lời bình luận nào về báo cáo của tờ Il Giornale.
Đức Thượng phụ nghi lễ Syria từ chức
Nguyễn Việt Nam
16:20 04/02/2008
Hôm thứ Hai 4/2, Đức Thánh Cha đã chấp nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của Đức Thượng phụ nghi lễ Syria Ignace Pierre VIII Abdel-Ahad, thượng phụ thành Antiôkia. Năm nay, Đức Thượng Phụ Ignace Pierre VIII đã 77 tuổi.
Từ năm 2001, Đức Thượng Phụ Ignace Pierre VIII đã lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syria là Giáo Hội đã tái hiệp thông với Giáo Hội Hoàn Vũ vào năm 1662. Hiện nay, Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syria có 100,000 tín hữu, tập trung tại Syria, Iraq, và Li Băng.
Khi nhận đơn từ chức của Đức Thượng Phụ, Đức Thánh Cha cám ơn ngài “vì sự phục vụ cho Giáo Hội mà hiền huynh đã thể hiện với sự quên mình và lòng quảng đại suốt đời”. Đức Thánh Cha xin Đức Thượng Phụ “tiếp tục dâng những lời cầu nguyện quý giá, những lời cố vấn khuyên bảo vàng ngọc, và sự hy sinh trong tâm hồn” trong khi nghỉ hưu.
Đức Thánh Cha đã thành lập một ủy ban đặc biệt bao gồm các Đức Giám Mục Công Giáo nghi lễ Syria để cai quản Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syria trong khi chờ đợi bầu ra tân Thượng Phụ mới. Các vị Giám Mục đang cai quản Giáo Hội này là: Đức Cha Theophile Georges Kassab của giáo phận Homs, Syria; Đức Cha Gregorios Elias Tabe của giáo phận Damascus, Syria; và Đức Cha Athanase Matti Shaba Matoka của giáo phận Baghdad, Iraq.
ĐTP Ignace Pierre VIII |
Khi nhận đơn từ chức của Đức Thượng Phụ, Đức Thánh Cha cám ơn ngài “vì sự phục vụ cho Giáo Hội mà hiền huynh đã thể hiện với sự quên mình và lòng quảng đại suốt đời”. Đức Thánh Cha xin Đức Thượng Phụ “tiếp tục dâng những lời cầu nguyện quý giá, những lời cố vấn khuyên bảo vàng ngọc, và sự hy sinh trong tâm hồn” trong khi nghỉ hưu.
Đức Thánh Cha đã thành lập một ủy ban đặc biệt bao gồm các Đức Giám Mục Công Giáo nghi lễ Syria để cai quản Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syria trong khi chờ đợi bầu ra tân Thượng Phụ mới. Các vị Giám Mục đang cai quản Giáo Hội này là: Đức Cha Theophile Georges Kassab của giáo phận Homs, Syria; Đức Cha Gregorios Elias Tabe của giáo phận Damascus, Syria; và Đức Cha Athanase Matti Shaba Matoka của giáo phận Baghdad, Iraq.
Chính phủ xã hội của Tây Ban Nha lúng túng trước những tấn công dữ dội của Giáo Hội Công Giáo
Thúy Dung
16:38 04/02/2008
Madrid - Hôm thứ Hai 4/2, chính phủ xã hội của thủ tướng José Luis Zapatero đưa ra lời phản đối về điều mà họ gọi là sự can dự chính trị của Giáo Hội Công Giáo tại Tây Ban Nha.
Bộ trưởng ngoại giao Miguel Angel Moratinos nói với các phóng viên tại Madrid rằng vào thời điểm ông ta đang nói chuyện với họ thì tại Vatican, đại sứ Francisco Vazquez của Tây Ban Nha đang trình bày với Tòa Thánh về “sự hoang mang và kinh ngạc” của chính phủ nước này sau khi các Giám Mục Tây Ban Nha ban hành cẩm nang dành cho các cử tri nước này.
Cẩm nang dành cho các cử tri, được đưa ra hồi tuần qua, đã khuyến cáo các tín hữu Công Giáo nước này đừng bầu cho những ai phò phá thai và hôn nhân đồng tính. Các Đức Giám Mục cũng lên tiếng chê trách chính phủ xã hội về việc thương lượng với quân khủng bố Basque.
Mặc dù các Đức Giám Mục nói rằng người Công Giáo có quyền tự do lương tâm để ủng hộ một đảng nào đó, những chỉ dẫn của các ngài liên hệ đến phá thai và hôn nhân đồng tính được xem là một đòn tấn công rất mạnh vào đảng xã hội của Zapatero là đảng thường xuyên xung đột với Giáo Hội Công Giáo.
Trong một cử chỉ đầy ngạo mạn, Đảng Xã Hội Tây Ban Nha đã đòi hàng giáo phẩm nước này phải lên tiếng xin lỗi họ về cuộc biểu tình hôm Chúa Nhật 30/12 vừa qua với sự tham dự của gần 2 triệu người. Đài phát thanh Vatican đã cho biết như trên hôm 4/1.
Lý do Đảng Xã Hội Tây Ban Nha đưa ra là có hơn 40 Đức Giám Mục Tây Ban Nha đã tham dự vào cuộc biểu tình diễn ra trong thời điểm tranh cử gay gắt tại nước này. Đảng Xã Hội cho rằng các nhà lãnh đạo Công Giáo tại nước này đang dự vào chính trị đảng phái khi hô hào gần 2 triệu người Công Giáo xuống đường trong cuộc biểu tình khổng lồ hôm 30/12 vừa qua tại thủ đô Madrid.
Các Đức Giám Mục Tây Ban Nha đã giải thích rằng cuộc biểu tình hôm 30/12 - được tổ chức bởi các hội đoàn giáo dân Công Giáo và các tổ chức phò gia đình trong đó có cả những tổ chức không phải Công Giáo, nhằm thể hiện sự ủng hộ của họ đối với lập trường của hàng giáo phẩm Tây Ban Nha về các vấn đề liên quan đến gia đình và hôn nhân truyền thống. Mục tiêu của cuộc biểu tình khổng lồ này chỉ là khẳng định quan điểm của người Công Giáo và được thực hiện trong khuôn khổ luật pháp.
Đảng Xã Hội Tây Ban Nha đã phản ứng hoảng hốt trước khí thế người Công Giáo vì quy mô của cuộc biểu tình và thời điểm xảy ra của cuộc biểu tình này. Đài truyền hình do nhà nước quản lý cho rằng chỉ có 165,000 người tham gia trong cuộc biểu tình. Con số này nhỏ hơn 1/10 con số do cảnh sát đưa ra. Điều này cho thấy đảng cầm quyền muốn lèo lái dư luận trong nước theo hướng có lợi cho mình trong cuộc tổng tuyển cử sắp xảy ra vào tháng Ba tới đây.
Trong một diễn biến khác, hôm 23/1, Đức Hồng Y Agustin Garcia-Gasco, Tổng Giám Mục Valencia, Tây Ban Nha đã lên tiếng kêu gọi các tín hữu nước này hãy kiên định trước những tấn kích của chủ nghĩa thế tục, noi theo gương thánh Vicentê tử đạo, người mà chứng tá của ngài “là dấu chỉ hùng hồn cho việc từ khước việc thờ lạy nhà nước”.
Trong thánh lễ đại trào kính thánh Vicentê tử đạo, bổn mạng thành Valencia, Đức Hồng Y nói:
“Người Công Giáo ngày nay, trong một xã hội sản sinh những hệ quả đầy chao đảo vì thái độ quyết liệt chống lại Thiên Chúa và văn hóa Công Giáo, cần phải có một thái độ tương tự (như của thánh Vicentê tử đạo), ngay cả khi người ta vu cáo chúng ta với đủ mọi hình thức xỉ nhục, bần tiện và xảo trá”.
Theo thông tấn xã AVAN của Tây Ban Nha, Đức Hồng Y Garcia-Gasco lên án sự trống rỗng đạo đức trong xã hội đang được lèo lái để hướng tới việc hợp pháp hóa những thứ chống lại con người như “phá thai, hôn nhân đồng tính, an tử”…
Dịp này, Đức Hồng Y đã mạnh mẽ lên án những cố gắng “hình thành một xã hội phi Kitô Giáo” và đậm màu sắc cá nhân chủ nghĩa. Hình thái này của chủ nghĩa thế tục mù quáng “chẳng đưa ra điều gì mới: nó chỉ mang đến những phức tạp và thù hận mà các vị tử đạo của mọi thời đã là những nạn nhân của nó”.
Đức Hồng Y đả kích những cố gắng của đảng xã hội nước này nhằm tuyên truyền rằng đức tin Công Giáo không phù hợp với dân chủ “và do đó thù hận mọi thứ mà người Công Giáo tin tưởng”.
Bộ trưởng ngoại giao Miguel Angel Moratinos nói với các phóng viên tại Madrid rằng vào thời điểm ông ta đang nói chuyện với họ thì tại Vatican, đại sứ Francisco Vazquez của Tây Ban Nha đang trình bày với Tòa Thánh về “sự hoang mang và kinh ngạc” của chính phủ nước này sau khi các Giám Mục Tây Ban Nha ban hành cẩm nang dành cho các cử tri nước này.
Cẩm nang dành cho các cử tri, được đưa ra hồi tuần qua, đã khuyến cáo các tín hữu Công Giáo nước này đừng bầu cho những ai phò phá thai và hôn nhân đồng tính. Các Đức Giám Mục cũng lên tiếng chê trách chính phủ xã hội về việc thương lượng với quân khủng bố Basque.
Băng rôn: Giáo xứ Ave Maria ủng hộ các gia đình Công Giáo |
Khí thế người Công Giáo |
Trong một cử chỉ đầy ngạo mạn, Đảng Xã Hội Tây Ban Nha đã đòi hàng giáo phẩm nước này phải lên tiếng xin lỗi họ về cuộc biểu tình hôm Chúa Nhật 30/12 vừa qua với sự tham dự của gần 2 triệu người. Đài phát thanh Vatican đã cho biết như trên hôm 4/1.
Lý do Đảng Xã Hội Tây Ban Nha đưa ra là có hơn 40 Đức Giám Mục Tây Ban Nha đã tham dự vào cuộc biểu tình diễn ra trong thời điểm tranh cử gay gắt tại nước này. Đảng Xã Hội cho rằng các nhà lãnh đạo Công Giáo tại nước này đang dự vào chính trị đảng phái khi hô hào gần 2 triệu người Công Giáo xuống đường trong cuộc biểu tình khổng lồ hôm 30/12 vừa qua tại thủ đô Madrid.
Các Đức Giám Mục Tây Ban Nha đã giải thích rằng cuộc biểu tình hôm 30/12 - được tổ chức bởi các hội đoàn giáo dân Công Giáo và các tổ chức phò gia đình trong đó có cả những tổ chức không phải Công Giáo, nhằm thể hiện sự ủng hộ của họ đối với lập trường của hàng giáo phẩm Tây Ban Nha về các vấn đề liên quan đến gia đình và hôn nhân truyền thống. Mục tiêu của cuộc biểu tình khổng lồ này chỉ là khẳng định quan điểm của người Công Giáo và được thực hiện trong khuôn khổ luật pháp.
Đảng Xã Hội Tây Ban Nha đã phản ứng hoảng hốt trước khí thế người Công Giáo vì quy mô của cuộc biểu tình và thời điểm xảy ra của cuộc biểu tình này. Đài truyền hình do nhà nước quản lý cho rằng chỉ có 165,000 người tham gia trong cuộc biểu tình. Con số này nhỏ hơn 1/10 con số do cảnh sát đưa ra. Điều này cho thấy đảng cầm quyền muốn lèo lái dư luận trong nước theo hướng có lợi cho mình trong cuộc tổng tuyển cử sắp xảy ra vào tháng Ba tới đây.
Trong một diễn biến khác, hôm 23/1, Đức Hồng Y Agustin Garcia-Gasco, Tổng Giám Mục Valencia, Tây Ban Nha đã lên tiếng kêu gọi các tín hữu nước này hãy kiên định trước những tấn kích của chủ nghĩa thế tục, noi theo gương thánh Vicentê tử đạo, người mà chứng tá của ngài “là dấu chỉ hùng hồn cho việc từ khước việc thờ lạy nhà nước”.
Trong thánh lễ đại trào kính thánh Vicentê tử đạo, bổn mạng thành Valencia, Đức Hồng Y nói:
“Người Công Giáo ngày nay, trong một xã hội sản sinh những hệ quả đầy chao đảo vì thái độ quyết liệt chống lại Thiên Chúa và văn hóa Công Giáo, cần phải có một thái độ tương tự (như của thánh Vicentê tử đạo), ngay cả khi người ta vu cáo chúng ta với đủ mọi hình thức xỉ nhục, bần tiện và xảo trá”.
Theo thông tấn xã AVAN của Tây Ban Nha, Đức Hồng Y Garcia-Gasco lên án sự trống rỗng đạo đức trong xã hội đang được lèo lái để hướng tới việc hợp pháp hóa những thứ chống lại con người như “phá thai, hôn nhân đồng tính, an tử”…
Dịp này, Đức Hồng Y đã mạnh mẽ lên án những cố gắng “hình thành một xã hội phi Kitô Giáo” và đậm màu sắc cá nhân chủ nghĩa. Hình thái này của chủ nghĩa thế tục mù quáng “chẳng đưa ra điều gì mới: nó chỉ mang đến những phức tạp và thù hận mà các vị tử đạo của mọi thời đã là những nạn nhân của nó”.
Đức Hồng Y đả kích những cố gắng của đảng xã hội nước này nhằm tuyên truyền rằng đức tin Công Giáo không phù hợp với dân chủ “và do đó thù hận mọi thứ mà người Công Giáo tin tưởng”.
Một linh mục Phi Luật Tân có tài chữa bệnh lạ lùng
Đặng Tự Do
16:57 04/02/2008
Cha Fernando Suarez trong một nghi thức chữa lành ở Manila |
Đức Tổng Giám Mục Oscar Cruz của tổng giáo phận Ligayen-Dagupan, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Phi đã yêu cầu cha Fernando Suarez ngưng những cuộc chữa bệnh khổng lồ trong tổng giáo phận của ngài sau những cáo buộc của báo chí cho rằng những cuộc chữa bệnh này có thể mở ra những lạm dụng như “mê tín dị đoan, hoảng loạn, và cuồng tín”. Ngài cũng bày tỏ lo âu về việc bày bán các đồ vật đã được làm phép và vấn đề sử dụng qũy thu được từ việc bán những vật này.
Cha Suarez là một người gốc Phi nhưng hiện nay định cư tại Canada. Ngài nổi tiếng về tài chữa bệnh và đã lôi cuốn được đông đảo người Công Giáo Phi.
Đức Tổng Giám Mục Cruz là vị Giám Mục thứ hai tại Phi lên tiếng yêu cầu cha Suarez chấm dứt những cuộc chữa bệnh. Trước đó, Đức Cha Jose Oliveras của giáo phận Bulacan cũng đã đưa ra lệnh cấm. Tuy nhiên, các Giám Mục khác vẫn để cho cha Suarez cử hành các nghi thức chữa lành.
Top Stories
Thousands of Catholic Faithful Gathering at Thai Binh Cathedral for Celebration of the Holy Year
Hoa Trắng
05:22 04/02/2008
Thai Binh Province: Thousands of Thai Binh’s Catholics on Feb 2 had flooded the diocese’s Cathedral in celebrating The Cherry Blossom Holy Year. Miraculously, the weather had warmed up considerably after days of heavy rains and wind-chills.
Earlier in the afternoon, people started to arrive, cherry blossom branches in hands. The Cathedral’s courtyard instantly became animated with all the commotion from scores of vehicles and people coming from suburban parishes throughout the diocese. Coming to this holy event besides the religious groups from the Cathedral, also were the presence of brass bands from parishes around the area, making the event even more festive and meaningful.
It was understood that this day was also for the gathering of everyone in the diocese, from the priests, monks and nuns, seminarians, to the parish’s councils of as many as 90 parishes in the diocese, in order to come offer their well wishes to His Excellency Bishop Francisco Xavier Nguyen Van Sang, the beloved shepherd of the diocese.
Following the reading of good wishes to the Bishop from Monsignor Nguyen Phuc Hanh and the representative from all parishes’ councils, the whole family of the diocese had joined one another in a feast marking the end of the lunar year at the bishop’s residence.
As planned by the organizing committee, the congregation would gather at the Cathedral’s square at 6:45 pm for the cherry blossoms to be blessed by the Bishop. The morale was high when the Bishop solemnly announced the beginning of the Cherry Blossom Holy Year, highlighted by the thunderous clapping from a joyous congregation.
After the Bishop’s remark, a procession was to follow in a sea of cherry blossoms and candle light. This large body was formed by all walks of life, from the priests to the monks or nuns; from the seminarians to the parishioners. All had gathered around their shepherd at the holiest moment of the year. As sincere as it can be for the people from the farmland of Thai Binh, the faithful had poured out their hearts and souls in a Holy Year’s thanksgiving prayer to God which read as follows:
“Our father in heaven,
The source of all our blessings
You loved us so much
That you had sent your only son to be among us, and to save us.
Your love for Thai Binh diocese is so unique
That you would shower us with your grace during the 3 holy years
Let each one of us be the recipient of your kindness
Your love is upon us
When you bless us with 3 Cherry Blossom Holy Years
So that each one among us
Will become more Christian like Jesus
The older we get
The more faithful and blessed we’ll become!”
Present in the procession were 4 vehicles which according to the letter of diocese’s superiors to the whole Christian community symbolized the 4 Great Carriages each member of the diocese has to cling to in their road to heaven. Each of these vehicles was a symbol of resolutions in which Thai Binh’s diocesans would carry out in the up-coming Cherry Blossom Holy Year:
-The diocese would encourage veneration of the Sacred Heart, the source of God’s blessing upon us, which strengthened us spiritually and materially.
-Encourage veneration of Holy Mother of Lavang through celebrating mass on first Saturdays of the months at shrine of Holy Mother of Lavang at the Cathedral. Besides, Thai Binh’s diocesans can show their respect for the Holy Mother of Lavang right at home when attending mass is impossible, by gathering for prayers at home with family members or with other families.
-Promote social and charitable works. Every parish would participate in this project by observing and making a list of families in need. Subsequently a visit to these families will be made in order to provide them with material and or spiritual assistance they truly need. Also being highly encouraged is participation in movements beneficial to social welfare such as building houses for the needy, aiding the flood victims, visiting patients with HIV or Agent Orange.
-Promote the popularity of catechism or bible study. Also build or expand buildings to accommodate bible study as part of the greater plan in training catechists or bible instructors of all ages. Encourage everyone to participate in training courses offered by the diocese or local parish appropriate to their age and or level of education.
As the procession continued in the misty air of a springtime evening in Northern Vietnam, accented by the beauty of flowers and the sound of music, the crowd started to sing “Welcome the Cherry Blossom Holy Year” written by Nam Phuong instead of the psalm “Go to the Temple” as the Jews used to sing. Their joyfulness was openly expressed on their faces, as they were marching with enthusiasm toward a new year full of blessings God has just bestowed upon them
In his homily, the Bishop had offered words of thanksgiving to God. He also reminded his flocks to keep trying to achieve the goals during the Holy Year which include venerating the Sacred Heart of Jesus as well as of Holy Mother of Lavang, studying the words of God, and doing more for social justice.
At the end of his homily, the Bishop had wished everyone in the congregation would become just like the Cherry Blossom Jesus: the older they get, the wiser they will become with the grace of God.
The celebration had ended with everyone leaving with branches of cherry blossoms in their hands as proof of their determination in carrying out the bishop’s instruction:
“Jump higher, run faster and advance further on your way home to heaven”
Earlier in the afternoon, people started to arrive, cherry blossom branches in hands. The Cathedral’s courtyard instantly became animated with all the commotion from scores of vehicles and people coming from suburban parishes throughout the diocese. Coming to this holy event besides the religious groups from the Cathedral, also were the presence of brass bands from parishes around the area, making the event even more festive and meaningful.
It was understood that this day was also for the gathering of everyone in the diocese, from the priests, monks and nuns, seminarians, to the parish’s councils of as many as 90 parishes in the diocese, in order to come offer their well wishes to His Excellency Bishop Francisco Xavier Nguyen Van Sang, the beloved shepherd of the diocese.
Following the reading of good wishes to the Bishop from Monsignor Nguyen Phuc Hanh and the representative from all parishes’ councils, the whole family of the diocese had joined one another in a feast marking the end of the lunar year at the bishop’s residence.
As planned by the organizing committee, the congregation would gather at the Cathedral’s square at 6:45 pm for the cherry blossoms to be blessed by the Bishop. The morale was high when the Bishop solemnly announced the beginning of the Cherry Blossom Holy Year, highlighted by the thunderous clapping from a joyous congregation.
After the Bishop’s remark, a procession was to follow in a sea of cherry blossoms and candle light. This large body was formed by all walks of life, from the priests to the monks or nuns; from the seminarians to the parishioners. All had gathered around their shepherd at the holiest moment of the year. As sincere as it can be for the people from the farmland of Thai Binh, the faithful had poured out their hearts and souls in a Holy Year’s thanksgiving prayer to God which read as follows:
“Our father in heaven,
The source of all our blessings
You loved us so much
That you had sent your only son to be among us, and to save us.
Your love for Thai Binh diocese is so unique
That you would shower us with your grace during the 3 holy years
Let each one of us be the recipient of your kindness
Your love is upon us
When you bless us with 3 Cherry Blossom Holy Years
So that each one among us
Will become more Christian like Jesus
The older we get
The more faithful and blessed we’ll become!”
Present in the procession were 4 vehicles which according to the letter of diocese’s superiors to the whole Christian community symbolized the 4 Great Carriages each member of the diocese has to cling to in their road to heaven. Each of these vehicles was a symbol of resolutions in which Thai Binh’s diocesans would carry out in the up-coming Cherry Blossom Holy Year:
-The diocese would encourage veneration of the Sacred Heart, the source of God’s blessing upon us, which strengthened us spiritually and materially.
-Encourage veneration of Holy Mother of Lavang through celebrating mass on first Saturdays of the months at shrine of Holy Mother of Lavang at the Cathedral. Besides, Thai Binh’s diocesans can show their respect for the Holy Mother of Lavang right at home when attending mass is impossible, by gathering for prayers at home with family members or with other families.
-Promote social and charitable works. Every parish would participate in this project by observing and making a list of families in need. Subsequently a visit to these families will be made in order to provide them with material and or spiritual assistance they truly need. Also being highly encouraged is participation in movements beneficial to social welfare such as building houses for the needy, aiding the flood victims, visiting patients with HIV or Agent Orange.
-Promote the popularity of catechism or bible study. Also build or expand buildings to accommodate bible study as part of the greater plan in training catechists or bible instructors of all ages. Encourage everyone to participate in training courses offered by the diocese or local parish appropriate to their age and or level of education.
As the procession continued in the misty air of a springtime evening in Northern Vietnam, accented by the beauty of flowers and the sound of music, the crowd started to sing “Welcome the Cherry Blossom Holy Year” written by Nam Phuong instead of the psalm “Go to the Temple” as the Jews used to sing. Their joyfulness was openly expressed on their faces, as they were marching with enthusiasm toward a new year full of blessings God has just bestowed upon them
In his homily, the Bishop had offered words of thanksgiving to God. He also reminded his flocks to keep trying to achieve the goals during the Holy Year which include venerating the Sacred Heart of Jesus as well as of Holy Mother of Lavang, studying the words of God, and doing more for social justice.
At the end of his homily, the Bishop had wished everyone in the congregation would become just like the Cherry Blossom Jesus: the older they get, the wiser they will become with the grace of God.
The celebration had ended with everyone leaving with branches of cherry blossoms in their hands as proof of their determination in carrying out the bishop’s instruction:
“Jump higher, run faster and advance further on your way home to heaven”
L'Église du Vietnam obtient la restitution de bâtiments confisqués
La Croix
06:21 04/02/2008
La pression du Saint-Siège a sans doute permis à l'Église locale d'obtenir du gouvernement la restitution d'anciens bâtiments de la Délégation apostolique à Hanoï
L’archevêque de Hanoï l’a confirmé samedi 2 février au soir, dans une lettre ouverte aux prêtres, religieux et fidèles de son diocèse, et rendue publique dimanche 3 février par l’agence Asianews. Le gouvernement vietnamien a accepté de rendre à l’Église catholique l’usage du bâtiment qui accueillait autrefois la Délégation apostolique et devant lequel, depuis le 18 décembre, des catholiques se relayaient en veillée de prière en signe de protestation. Dans sa lettre, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt remercie en particulier pour leur soutien Benoît XVI et son secrétaire d’État, le cardinal Tarcisio Bertone.
Cette victoire de l’Église vietnamienne doit sans doute beaucoup à l’intervention du Saint-Siège. Dans une lettre en français envoyée la semaine dernière à l’archevêque de Hanoï, le cardinal Bertone avait dit suivre « avec une grande sollicitude et attention » les événements, tout en s’inquiétant: « Il existe un danger réel que la situation échappe au contrôle, et qu’elle puisse dégénérer en manifestation de violences verbales ou même physiques ».
Le secrétaire d’État demandait donc à l’archevêque de tout faire pour revenir à une situation de normalité, assurant qu’il serait ainsi « possible, dans un climat plus serein, de reprendre le dialogue avec les autorités, en vue de trouver une solution à ce délicat problème ».
Série de signes positifs de Hanoï
La situation de l’Église catholique du Vietnam est suivie avec beaucoup d’attention par le Saint-Siège, qui espère normaliser ses rapports avec le régime communiste de ce pays et obtenir des garanties pour la communauté catholique en matière de liberté religieuse.
La visite du premier ministre vietnamien au Vatican, en janvier 2007, venant après une série de signes positifs de Hanoï, avait nourri de sérieux espoirs en ce sens. C’était la première rencontre d’un chef de gouvernement de ce pays avec un pape.
Dans un communiqué publié ensuite, le Saint-Siège s’était félicité des progrès concrets enregistrés ces dernières années pour la liberté religieuse et « avait souhaité que les rapports entre l’Église et l’État rendent possible la collaboration pour promouvoir des valeurs morales, défendre une culture de la solidarité et permettre l’assistance caritative ».
L’influence de la Chine reste importante
L’Église catholique de ce pays peut en effet faire valoir auprès du gouvernement son action auprès des plus démunis, des malades, et aussi des enfants, par le biais des écoles maternelles. Après cette visite, Rome avait pu croire, à la faveur des efforts du gouvernement vietnamien pour être accepté par la communauté internationale, à un proche établissement de relations diplomatiques avec le Saint-Siège, et un accord pour les nominations d’évêques. En mars 2007, une délégation vaticane était rentrée du Vietnam très confiante.
L’optimisme est cependant retombé d’un cran, et récemment, un des responsables du dossier au Saint-Siège ne cachait pas sa déception devant la lenteur du processus. « Le gouvernement vietnamien reste très marqué par cette tradition communiste de contrôle des activités religieuses », confiait-il à La Croix.
D’autre part, il semble que l’influence de la Chine reste importante: le « grand frère » chinois ne souhaite pas voir trop vite son voisin opérer une libéralisation que lui-même persiste à refuser pour son propre pays.
Isabelle de GAULMYN, à Rome
L’archevêque de Hanoï l’a confirmé samedi 2 février au soir, dans une lettre ouverte aux prêtres, religieux et fidèles de son diocèse, et rendue publique dimanche 3 février par l’agence Asianews. Le gouvernement vietnamien a accepté de rendre à l’Église catholique l’usage du bâtiment qui accueillait autrefois la Délégation apostolique et devant lequel, depuis le 18 décembre, des catholiques se relayaient en veillée de prière en signe de protestation. Dans sa lettre, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt remercie en particulier pour leur soutien Benoît XVI et son secrétaire d’État, le cardinal Tarcisio Bertone.
Cette victoire de l’Église vietnamienne doit sans doute beaucoup à l’intervention du Saint-Siège. Dans une lettre en français envoyée la semaine dernière à l’archevêque de Hanoï, le cardinal Bertone avait dit suivre « avec une grande sollicitude et attention » les événements, tout en s’inquiétant: « Il existe un danger réel que la situation échappe au contrôle, et qu’elle puisse dégénérer en manifestation de violences verbales ou même physiques ».
Le secrétaire d’État demandait donc à l’archevêque de tout faire pour revenir à une situation de normalité, assurant qu’il serait ainsi « possible, dans un climat plus serein, de reprendre le dialogue avec les autorités, en vue de trouver une solution à ce délicat problème ».
Série de signes positifs de Hanoï
La situation de l’Église catholique du Vietnam est suivie avec beaucoup d’attention par le Saint-Siège, qui espère normaliser ses rapports avec le régime communiste de ce pays et obtenir des garanties pour la communauté catholique en matière de liberté religieuse.
La visite du premier ministre vietnamien au Vatican, en janvier 2007, venant après une série de signes positifs de Hanoï, avait nourri de sérieux espoirs en ce sens. C’était la première rencontre d’un chef de gouvernement de ce pays avec un pape.
Dans un communiqué publié ensuite, le Saint-Siège s’était félicité des progrès concrets enregistrés ces dernières années pour la liberté religieuse et « avait souhaité que les rapports entre l’Église et l’État rendent possible la collaboration pour promouvoir des valeurs morales, défendre une culture de la solidarité et permettre l’assistance caritative ».
L’influence de la Chine reste importante
L’Église catholique de ce pays peut en effet faire valoir auprès du gouvernement son action auprès des plus démunis, des malades, et aussi des enfants, par le biais des écoles maternelles. Après cette visite, Rome avait pu croire, à la faveur des efforts du gouvernement vietnamien pour être accepté par la communauté internationale, à un proche établissement de relations diplomatiques avec le Saint-Siège, et un accord pour les nominations d’évêques. En mars 2007, une délégation vaticane était rentrée du Vietnam très confiante.
L’optimisme est cependant retombé d’un cran, et récemment, un des responsables du dossier au Saint-Siège ne cachait pas sa déception devant la lenteur du processus. « Le gouvernement vietnamien reste très marqué par cette tradition communiste de contrôle des activités religieuses », confiait-il à La Croix.
D’autre part, il semble que l’influence de la Chine reste importante: le « grand frère » chinois ne souhaite pas voir trop vite son voisin opérer une libéralisation que lui-même persiste à refuser pour son propre pays.
Isabelle de GAULMYN, à Rome
Hanoi: Regierung gibt Katholiken ehemaliges Nuntiaturgebäude zurück
Kath.net
10:28 04/02/2008
Hanoi: Regierung gibt Katholiken ehemaliges Nuntiaturgebäude zurück
In einem offenen Brief an die Gläubigen dankte Erzbischof Joseph Ngô Quang Kiệt allen, die in Wind, Regen und Kälte wochenlang ausgeharrt und gebetet hatten.
Hanoi (www.kath.net) Der Erzbischof von Hanoi hat am Freitagabend bestätigt, dass die vietnamesische Regierung der Kirche das frühere Nuntiaturgebäude zurückgibt. Das meldete AsiaNews am Samstag.
In einem offenen Brief an die Gläubigen des Erzbistums dankte Joseph Ngô Quang Kiệt allen Gläubigen für ihre Solidarität – jenen, die wochenlang ausgeharrt hatten und jenen, die weltweit das Anliegen unterstützt hatten.
Während dieser 40-tägigen Demonstration hätten die Gläubigen „ein neues Pfingsten“ erlebt, schreibt der Erzbischof. Ungeachtet der widrigen Bedingungen – Kälte, Wind und Regen – hätten die Menschen eine „tiefe Verbundenheit“ mit der Kirche bezeugt, „ein Band zwischen Hirt und Herde“.
Die Kommunisten hatten das Nuntiaturgebäude 1959 beschlagnahmt. Bitten um eine Rückgabe waren bislang stets abgewiesen worden.
In einem offenen Brief an die Gläubigen dankte Erzbischof Joseph Ngô Quang Kiệt allen, die in Wind, Regen und Kälte wochenlang ausgeharrt und gebetet hatten.
Hanoi (www.kath.net) Der Erzbischof von Hanoi hat am Freitagabend bestätigt, dass die vietnamesische Regierung der Kirche das frühere Nuntiaturgebäude zurückgibt. Das meldete AsiaNews am Samstag.
In einem offenen Brief an die Gläubigen des Erzbistums dankte Joseph Ngô Quang Kiệt allen Gläubigen für ihre Solidarität – jenen, die wochenlang ausgeharrt hatten und jenen, die weltweit das Anliegen unterstützt hatten.
Während dieser 40-tägigen Demonstration hätten die Gläubigen „ein neues Pfingsten“ erlebt, schreibt der Erzbischof. Ungeachtet der widrigen Bedingungen – Kälte, Wind und Regen – hätten die Menschen eine „tiefe Verbundenheit“ mit der Kirche bezeugt, „ein Band zwischen Hirt und Herde“.
Die Kommunisten hatten das Nuntiaturgebäude 1959 beschlagnahmt. Bitten um eine Rückgabe waren bislang stets abgewiesen worden.
The education and formation of young people are the primary objective of the Vietnamese Church
Asia-News
15:17 04/02/2008
A pastoral letter from Cardinal Pham Minh Man in view of the lunar new year emphasises the importance of the Christian spiritual orientation.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - The lunar new year, which begins next February 6th, is dedicated in the first place to the education and formation of young people. In a letter to the diocese, Cardinal Pham Minh Man writes, in fact, that "the Viet Nam Bishops Conference chose Christian education as the objective of the year 2008. This is to remind the authorities as well as Christian families, and especially Catholic young people, that they have the responsibility to work together in the area of education, to help one another with personal training, to have a part in building family happiness, peace, and prosperity in the context of the country today".
In the festive atmosphere of waiting for the new year (the Year of the Rat), the Vietnamese people hope for good things in their future, and in particular are looking for justice and freedom of religion in a socialist country.
The cardinal stresses that "our fidelity to God 'tren troi' (in heaven) helps Christians to always open our hearts to receive his words and ideas".
In the cardinal's simple words, Tai, an elementary schoolteacher who was baptised last year, sees "Christian mercy and generosity". " I believe in Jesus and in his love for me, my family and my friends. I believe that everyone should look to have hope, peace, and happiness in the new year". "As Christians, we are called to communion. The local community is fundamental in every parish, and the components of each group are aware that they have the task of following the message of the Gospel. Christian education thus helps us to become aware of our responsibilities. The new year is coming, and we hope to live the Christian spirit completely, we want to engage in social and pastoral activities, to help the poor and children who are in need".
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - The lunar new year, which begins next February 6th, is dedicated in the first place to the education and formation of young people. In a letter to the diocese, Cardinal Pham Minh Man writes, in fact, that "the Viet Nam Bishops Conference chose Christian education as the objective of the year 2008. This is to remind the authorities as well as Christian families, and especially Catholic young people, that they have the responsibility to work together in the area of education, to help one another with personal training, to have a part in building family happiness, peace, and prosperity in the context of the country today".
In the festive atmosphere of waiting for the new year (the Year of the Rat), the Vietnamese people hope for good things in their future, and in particular are looking for justice and freedom of religion in a socialist country.
The cardinal stresses that "our fidelity to God 'tren troi' (in heaven) helps Christians to always open our hearts to receive his words and ideas".
In the cardinal's simple words, Tai, an elementary schoolteacher who was baptised last year, sees "Christian mercy and generosity". " I believe in Jesus and in his love for me, my family and my friends. I believe that everyone should look to have hope, peace, and happiness in the new year". "As Christians, we are called to communion. The local community is fundamental in every parish, and the components of each group are aware that they have the task of following the message of the Gospel. Christian education thus helps us to become aware of our responsibilities. The new year is coming, and we hope to live the Christian spirit completely, we want to engage in social and pastoral activities, to help the poor and children who are in need".
Viet archbishop confirms government concession
Catholic World News
16:08 04/02/2008
Hanoi, Feb. 4, 2008 (CWNews.com) - Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi has confirmed reports that the government of Vietnam has agreed to restore the offices of the apostolic nuncio in Hanoi after more than a month of public protests by lay Catholics.
In a February 1 statement, the archbishop welcomed the government's action and said that it was due in large part to the solidarity among Catholics in Vietnam, the support of Catholic news media outlets elsewhere, and the diplomatic intercession of the Vatican.
Since December 18, thousands of Catholics in Hanoi had been organizing daily prayer vigils outside the former nunciature in Hanoi, pleading for return of the building that had been confiscated by the Communist leadership in 1959. On February 1, CWN and other media outlets learned that the protests had brought a stunning victory, with the agreement from the government to turn the building over to Church leaders.
The government's surprising concession-- after years of ignoring pleas from Catholic leaders-- came at the end of a quick sequence of events. As the protests outside the nuncio's office drew larger crowds and more public attention, Vietnamese authorities threatened to take legal action against the archbishop and other clerics involved in the prayer vigils. Catholic activists defied a government order to vacate the premises. The Vatican Secretary of State, Cardinal Tarcisio Bertone (bio - news), wrote to Archbishop Ngo, urging him to avoid confrontations and promising to press the Vietnamese government for return of the building. Then, just hours after the letter from Cardinal Bertone was made public, the government agreed to return the building, in exchange for an agreement that the public demonstrations would come to an end.
During 40 days of protest, “We have lived a new Pentecost.” the archbishop wrote in his February 1 statement. He praised the Vietnamese Catholics who "have been united and devoted ourselves to the prayers…despite challenges and hardship." Archbishop Ngo noted that the solidarity among Catholics was "not limited within the Archdiocese of Hanoi but extended worldwide."
"Your earnest prayers have brought about a great result," the archbishop said. He reported that the agreement struck with government officials would be implemented in stages, beginning with the immediate closing of a restaurant that had been located in the building once occupied by the nuncio.
In a February 1 statement, the archbishop welcomed the government's action and said that it was due in large part to the solidarity among Catholics in Vietnam, the support of Catholic news media outlets elsewhere, and the diplomatic intercession of the Vatican.
Since December 18, thousands of Catholics in Hanoi had been organizing daily prayer vigils outside the former nunciature in Hanoi, pleading for return of the building that had been confiscated by the Communist leadership in 1959. On February 1, CWN and other media outlets learned that the protests had brought a stunning victory, with the agreement from the government to turn the building over to Church leaders.
The government's surprising concession-- after years of ignoring pleas from Catholic leaders-- came at the end of a quick sequence of events. As the protests outside the nuncio's office drew larger crowds and more public attention, Vietnamese authorities threatened to take legal action against the archbishop and other clerics involved in the prayer vigils. Catholic activists defied a government order to vacate the premises. The Vatican Secretary of State, Cardinal Tarcisio Bertone (bio - news), wrote to Archbishop Ngo, urging him to avoid confrontations and promising to press the Vietnamese government for return of the building. Then, just hours after the letter from Cardinal Bertone was made public, the government agreed to return the building, in exchange for an agreement that the public demonstrations would come to an end.
During 40 days of protest, “We have lived a new Pentecost.” the archbishop wrote in his February 1 statement. He praised the Vietnamese Catholics who "have been united and devoted ourselves to the prayers…despite challenges and hardship." Archbishop Ngo noted that the solidarity among Catholics was "not limited within the Archdiocese of Hanoi but extended worldwide."
"Your earnest prayers have brought about a great result," the archbishop said. He reported that the agreement struck with government officials would be implemented in stages, beginning with the immediate closing of a restaurant that had been located in the building once occupied by the nuncio.
青年教育培养为越南天主教会的首要任务
Asia-News
16:45 04/02/2008
范明敏枢机发表新春牧函,强调基督信仰灵修指导的重要性
河内(亚洲新闻)—二月六日传统春节即将开启的新的一年里,越南天主教会将高度重视青年的教育培养工作。日前,范明敏枢机致函全国各教区指出,“越南天主教主教团的全体主教将基督信仰教育视为二OO八年的目标。此举,旨在强调基督信徒家庭,特别是公教青年,肩负着展开人性教育的重任,应努力完成这一使命,在个人培养方面彼此相互扶植,从而积极投身幸福家庭的建设、为今天国家的和平与繁荣作出贡献”。
值此新春佳节即将来临之际,越南人民期待着一个美好的未来,并特别期盼社会主义国家中的正义与宗教自由。
枢机在牧函中叮嘱教友们,“我们对在天大父的忠诚,将帮助基督信徒开启心灵,接纳天主圣言和天主的意愿”。
范枢机淳朴的话语,令去年领洗进教的一位小学教师深受感到,他表示,“看到了基督信仰的仁慈与慷慨无私”。“我相信耶稣;相信他对我、我的家庭和友人们的爱。我相信每个人都希望能够拥有充满希望、和平与幸福的一年”。“作为一名基督信徒,我们蒙召共融。我们的地方团体是每个堂区的根基;每个小组的成员都知道自己肩负着恪守福音的使命。基督信仰教育帮助我们树立起意识。新年之际,我们希望能够完全本着基督信仰精神善度佳节;希望积极活跃在社会和牧灵活动中,帮助穷人和陷入困境的孩子们”。
河内(亚洲新闻)—二月六日传统春节即将开启的新的一年里,越南天主教会将高度重视青年的教育培养工作。日前,范明敏枢机致函全国各教区指出,“越南天主教主教团的全体主教将基督信仰教育视为二OO八年的目标。此举,旨在强调基督信徒家庭,特别是公教青年,肩负着展开人性教育的重任,应努力完成这一使命,在个人培养方面彼此相互扶植,从而积极投身幸福家庭的建设、为今天国家的和平与繁荣作出贡献”。
值此新春佳节即将来临之际,越南人民期待着一个美好的未来,并特别期盼社会主义国家中的正义与宗教自由。
枢机在牧函中叮嘱教友们,“我们对在天大父的忠诚,将帮助基督信徒开启心灵,接纳天主圣言和天主的意愿”。
范枢机淳朴的话语,令去年领洗进教的一位小学教师深受感到,他表示,“看到了基督信仰的仁慈与慷慨无私”。“我相信耶稣;相信他对我、我的家庭和友人们的爱。我相信每个人都希望能够拥有充满希望、和平与幸福的一年”。“作为一名基督信徒,我们蒙召共融。我们的地方团体是每个堂区的根基;每个小组的成员都知道自己肩负着恪守福音的使命。基督信仰教育帮助我们树立起意识。新年之际,我们希望能够完全本着基督信仰精神善度佳节;希望积极活跃在社会和牧灵活动中,帮助穷人和陷入困境的孩子们”。
Vietnam: Catholic community celebrate New Year with leprosy patients
Independent Catholic News
17:25 04/02/2008
Seventy priests, nuns, novices and university students in Thanh Hoa diocese came to work in a state-run leprosarium to help patients prepare the lunar new year on January 31. Their intention was to bring joy to the patients, help relieve the pain and struggle to dispel prejudices in society. Bishop Joseph Nguyen Chi Linh and other Church leaders of Thanh Hoa have led Catholic community to visit the leprosarium many times.
Most visitors to the leprosarium, even the patients' relatives, keep a distance with the patients. However, members of Thanh Hoa Catholic community hug, and shake hands with them. They come to each patient room to clean up and decorate it with symbols of Tet.
Like other state-run leprosy hospitals, the Cam Thuy leprosarium is located in a rural area, two hours driving time from Thanh Hoa city. There hundreds of adult and children are treated.
Church Social workers state that the possibility to cure the disease is sharply increased with timely clinical diagnosis that identifies the bacteria at the beginning of its presence in a body, and the willingness to seek treatment as soon as possible. However, they are afraid that the isolation of leprosy hospitals along with numerous prejudices in the society would prevent patients to do so.
In particular, there is a common misperception that leprosy is a hereditary disease. This leads to a high number of forced abortions and sterilizations among leprosy patients.
Fr Joseph Nguyen Duc Thanh, who led the delegation of Thanh Hoa Catholic community, expressed to the patients a hope that "the visit will remain in your heart as a symbol of love". While a university student said he saw in the patients' body disfigured by Hansen's disease the suffering Christ himself is present.
© Independent Catholic News 2008
Most visitors to the leprosarium, even the patients' relatives, keep a distance with the patients. However, members of Thanh Hoa Catholic community hug, and shake hands with them. They come to each patient room to clean up and decorate it with symbols of Tet.
Like other state-run leprosy hospitals, the Cam Thuy leprosarium is located in a rural area, two hours driving time from Thanh Hoa city. There hundreds of adult and children are treated.
Church Social workers state that the possibility to cure the disease is sharply increased with timely clinical diagnosis that identifies the bacteria at the beginning of its presence in a body, and the willingness to seek treatment as soon as possible. However, they are afraid that the isolation of leprosy hospitals along with numerous prejudices in the society would prevent patients to do so.
In particular, there is a common misperception that leprosy is a hereditary disease. This leads to a high number of forced abortions and sterilizations among leprosy patients.
Fr Joseph Nguyen Duc Thanh, who led the delegation of Thanh Hoa Catholic community, expressed to the patients a hope that "the visit will remain in your heart as a symbol of love". While a university student said he saw in the patients' body disfigured by Hansen's disease the suffering Christ himself is present.
© Independent Catholic News 2008
Hanoi : affaire de la Délégation apostolique : l’archevêque annonce à ses fidèles qu’une solution est en vue
Églises d'Asie
17:57 04/02/2008
Hanoi: affaire de la Délégation apostolique: l’archevêque annonce à ses fidèles qu’une solution est en vue
Dans une lettre à l’ensemble de l’archidiocèse, diffusée au milieu de l’après-midi du 1er février, l’archevêque de Hanoi a annoncé que l’action menée par ses fidèles depuis 40 jours avait abouti à un premier résultat. Il a précisé: « Il y a eu un dialogue entre l’archevêché, la Conférence épiscopale du Vietnam, d’une part, et les hauts dirigeants de l’Etat, d’autre part, pour parvenir à une solution satisfaisante » (1). L’archevêque explique ensuite que cette solution sera mise en œuvre par étapes.
Une première étape avait déjà été accomplie dans la matinée. Le dernier rassemblement de prière avait eu lieu dans la nuit du 31 au 1er février, nuit où les fidèles venus de différentes paroisses de Hanoi avaient été particulièrement nombreux. Au petit matin, on apprenait que des négociations entre les autorités civiles et les responsables religieux avaient débouché sur un premier engagement commun, qui fut immédiatement réalisé: les catholiques ont démonté les tentes plantées ces derniers jours, et transporté solennellement en procession, la croix vers l’archevêché. Celle-ci avait été érigée dans la cour de l’ancienne Délégation apostolique, le 25 janvier dernier. De leur côté, les autorités de la capitale faisaient démolir la boutique de soupe tonkinoise installée dans un coin du domaine. Elles s’étaient aussi engagées à restaurer le toit du bâtiment principal, ainsi que son plancher.
Dans le premier paragraphe de sa lettre, l’archevêque s’est montré plein d’admiration pour les 40 jours de l’action menée par ses fidèles, une action qualifiée par lui de « nouvelle Pentecôte »: « Nous nous sommes appliqués à prier et à annoncer, dans l’enthousiasme, la bonne nouvelle de la paix, en bravant difficultés et épreuves ».
La lettre ne donne aucune information supplémentaire sur les engagements pris par l’Etat et sur la nature des étapes à venir. L’archevêque se contente de déclarer à ses fidèles: « Le résultat sera aussi satisfaisant que votre cœur le souhaite ». Cependant, il souligne à deux reprises que cette solution est conforme aux suggestions faites, au nom du Saint-Père, par le secrétaire d’Etat du Vatican, le cardinal Tarcisio Bertone, dans une lettre envoyée à l’archevêque de Hanoi, le 30 janvier.
Cette lettre a été rapidement connue de l’ensemble des fidèles par la voie d’Internet (2). Comme l’archevêque de Hanoi, le secrétaire d’Etat du Saint-Siège commence par un éloge du courage et de la ferveur des catholiques de Hanoi. Puis il exprime sa crainte de voir ces manifestations pacifiques déboucher sur des violences verbales ou physiques. Il demande alors à l’archevêque d’intervenir « afin que soient évités des gestes qui pourraient troubler l’ordre public et que l’on revienne à la normalité ». Ainsi un dialogue avec le gouvernement pourra se poursuivre dans un climat plus apaisé.
On sait de sources vaticanes, recueillies par Vietcatholic News, qu’une autre lettre du cardinal Bertone a été envoyée au Premier ministre vietnamien Nguyên Tân Dung. Mais, jusqu’à présent, la presse officielle n’en a fait aucune mention. Les mêmes sources font aussi état de contacts et de négociations entre le Vatican et l’Etat vietnamien, par l’intermédiaire de son ambassade à Rome. Ces contacts sont aussi suggérés par le cardinal Bertone, lorsque, dans sa lettre, il affirme qu’il se fera le représentant des catholiques vietnamiens auprès de leur gouvernement.
Après ce début de solution, comme ils l’ont fait pendant toute la durée des manifestations de prière, les médias nationaux ont gardé le silence. Seul, le journal local, Ha Nôi moi, dans son édition du 2 février, évoque le sujet sous le titre de « Domaine du 42 Nha Chung (adresse ce l’ancienne Délégation apostolique), le calme est revenu ». Le journal se réjouit de voir les catholiques démonter les tentes, ramener la croix à l’archevêché et dégager l’entrée du bâtiment du « bureau de la culture et des communications », nouvelle appellation de l’ancienne Délégation apostolique. Aucune allusion n’est faite quant à une éventuelle restitution, pas plus qu’aux négociations entre les autorités civiles et religieuses, à l’intervention du Saint-Siège et à la démolition de la boutique de soupe tonkinoise.
(1) La lettre de l’archevêque de Hanoi été diffusée sur le site de l’archevêché de Hanoi. On en trouvera une traduction française en annexe de cette dépêche.
(2) Le fac-similé de la lettre du cardinal Bertone à l’archevêque de Hanoi a, elle aussi, été diffusée sur le site de l’archidiocèse de Hanoi. On en trouvera le texte en annexe de cette dépêche.
Dans une lettre à l’ensemble de l’archidiocèse, diffusée au milieu de l’après-midi du 1er février, l’archevêque de Hanoi a annoncé que l’action menée par ses fidèles depuis 40 jours avait abouti à un premier résultat. Il a précisé: « Il y a eu un dialogue entre l’archevêché, la Conférence épiscopale du Vietnam, d’une part, et les hauts dirigeants de l’Etat, d’autre part, pour parvenir à une solution satisfaisante » (1). L’archevêque explique ensuite que cette solution sera mise en œuvre par étapes.
Une première étape avait déjà été accomplie dans la matinée. Le dernier rassemblement de prière avait eu lieu dans la nuit du 31 au 1er février, nuit où les fidèles venus de différentes paroisses de Hanoi avaient été particulièrement nombreux. Au petit matin, on apprenait que des négociations entre les autorités civiles et les responsables religieux avaient débouché sur un premier engagement commun, qui fut immédiatement réalisé: les catholiques ont démonté les tentes plantées ces derniers jours, et transporté solennellement en procession, la croix vers l’archevêché. Celle-ci avait été érigée dans la cour de l’ancienne Délégation apostolique, le 25 janvier dernier. De leur côté, les autorités de la capitale faisaient démolir la boutique de soupe tonkinoise installée dans un coin du domaine. Elles s’étaient aussi engagées à restaurer le toit du bâtiment principal, ainsi que son plancher.
Dans le premier paragraphe de sa lettre, l’archevêque s’est montré plein d’admiration pour les 40 jours de l’action menée par ses fidèles, une action qualifiée par lui de « nouvelle Pentecôte »: « Nous nous sommes appliqués à prier et à annoncer, dans l’enthousiasme, la bonne nouvelle de la paix, en bravant difficultés et épreuves ».
La lettre ne donne aucune information supplémentaire sur les engagements pris par l’Etat et sur la nature des étapes à venir. L’archevêque se contente de déclarer à ses fidèles: « Le résultat sera aussi satisfaisant que votre cœur le souhaite ». Cependant, il souligne à deux reprises que cette solution est conforme aux suggestions faites, au nom du Saint-Père, par le secrétaire d’Etat du Vatican, le cardinal Tarcisio Bertone, dans une lettre envoyée à l’archevêque de Hanoi, le 30 janvier.
Cette lettre a été rapidement connue de l’ensemble des fidèles par la voie d’Internet (2). Comme l’archevêque de Hanoi, le secrétaire d’Etat du Saint-Siège commence par un éloge du courage et de la ferveur des catholiques de Hanoi. Puis il exprime sa crainte de voir ces manifestations pacifiques déboucher sur des violences verbales ou physiques. Il demande alors à l’archevêque d’intervenir « afin que soient évités des gestes qui pourraient troubler l’ordre public et que l’on revienne à la normalité ». Ainsi un dialogue avec le gouvernement pourra se poursuivre dans un climat plus apaisé.
On sait de sources vaticanes, recueillies par Vietcatholic News, qu’une autre lettre du cardinal Bertone a été envoyée au Premier ministre vietnamien Nguyên Tân Dung. Mais, jusqu’à présent, la presse officielle n’en a fait aucune mention. Les mêmes sources font aussi état de contacts et de négociations entre le Vatican et l’Etat vietnamien, par l’intermédiaire de son ambassade à Rome. Ces contacts sont aussi suggérés par le cardinal Bertone, lorsque, dans sa lettre, il affirme qu’il se fera le représentant des catholiques vietnamiens auprès de leur gouvernement.
Après ce début de solution, comme ils l’ont fait pendant toute la durée des manifestations de prière, les médias nationaux ont gardé le silence. Seul, le journal local, Ha Nôi moi, dans son édition du 2 février, évoque le sujet sous le titre de « Domaine du 42 Nha Chung (adresse ce l’ancienne Délégation apostolique), le calme est revenu ». Le journal se réjouit de voir les catholiques démonter les tentes, ramener la croix à l’archevêché et dégager l’entrée du bâtiment du « bureau de la culture et des communications », nouvelle appellation de l’ancienne Délégation apostolique. Aucune allusion n’est faite quant à une éventuelle restitution, pas plus qu’aux négociations entre les autorités civiles et religieuses, à l’intervention du Saint-Siège et à la démolition de la boutique de soupe tonkinoise.
(1) La lettre de l’archevêque de Hanoi été diffusée sur le site de l’archevêché de Hanoi. On en trouvera une traduction française en annexe de cette dépêche.
(2) Le fac-similé de la lettre du cardinal Bertone à l’archevêque de Hanoi a, elle aussi, été diffusée sur le site de l’archidiocèse de Hanoi. On en trouvera le texte en annexe de cette dépêche.
Lettre de l’archevêque de Hanoi
Églises d'Asie (Traduit)
18:00 04/02/2008
Lettre de l’archevêque de Hanoi
[NDLR – La lettre de l’archevêque de Hanoi a été publiée le 1er février 2008, en milieu d’après-midi (heure du Vietnam) et diffusée sur le site de l’archidiocèse de Hanoi (http://giaophanhanoi.vn). Le texte vietnamien de la lettre a été traduit par la rédaction d’Eglises d’Asie.]
Aux prêtres, religieux, séminaristes et laïcs de l’archidiocèse de Hanoi
Hanoi, le 1er février 2008
Chers frères et sœurs,
Pendant plus de 40 jours, nous avons vécu une nouvelle Pentecôte. Tous ensemble, d’un seul cœur et avec le même esprit, nous nous sommes appliqués à prier et à annoncer, dans l’enthousiasme, la bonne nouvelle de la paix, en bravant difficultés et épreuves et en créant un vaste mouvement d’union non seulement dans l’archidiocèse mais aussi partout dans le monde. Jamais jusque-là, l’amour de Dieu et l’amour de l’Eglise n’avaient été porté si haut ! Jamais le sentiment qui existe entre le pasteur et ses brebis n’avait été un lien si resserré ! Jamais la charité fraternelle ne s’était exprimée avec autant d’intensité ! Jamais la prière aux intentions de l’Eglise n’avait eu autant d’ardeur ! Oui, c’est une immense grâce que le seigneur nous a accordée. Je ne cesserai pas de rendre grâce à Dieu et de vous remercier, frères et sœurs, pour un don aussi précieux.
Grâce à votre prière fervente, notre entreprise a eu un résultat. Après les tensions, il y a eu un dialogue entre l’archevêché, la Conférence épiscopale du Vietnam, d’une part, et les hauts dirigeants de l’Etat, d’autre art, pour parvenir à une solution satisfaisante. Celle-ci sera mise en œuvre à travers des étapes concrètes dans le respect mutuel et conformément à l’avis du secrétaire d’Etat du Saint-Siège. La première étape vient d’être achevée. Les services de l’entreprise ont fermé leur boutique de soupe tonkinoise; les fidèles ont défait les tentes et ramener la croix. Cette première étape était opportune car, actuellement il fait très froid et vous devez vous préparer pour le Nouvel An. Je n’aurais pas supporté de vous voir transis de froid dans l’humidité de l’hiver.
Bien que vous ne serez plus en permanence auprès de la Vierge, je vous demande, frères et sœurs, de maintenir fermement votre esprit de prière. Priez sans discontinuer. Priez avec ardeur. Soyez assurés que je serai toujours à vos côtés et que, tous, partout, ne cesseront de vous soutenir. Par la lettre de communion envoyée par le secrétaire d’Etat du Saint-Siège, vous avez appris que le Saint-Père Benoît XVI et le Saint-Siège sont toujours avec nous. Le résultat final sera aussi satisfaisant que notre cœur le souhaite.
Avec chaleur, je salue votre courage devant les épreuves, votre profond esprit de prière, votre charité pacifique et votre intense vie de foi. A l’occasion de cette nouvelle année du rat, je vous souhaite de bénéficier d’un printemps tout imprégné du don de Dieu, de sa paix et de la confiance en Dieu et qu’il vous accorde ce que vous lui avez demandé dans une prière ardente.
Je vous salue affectueusement.
Joseph Ngô Quang Kiêt,
archevêque de Hanoi
[NDLR – La lettre de l’archevêque de Hanoi a été publiée le 1er février 2008, en milieu d’après-midi (heure du Vietnam) et diffusée sur le site de l’archidiocèse de Hanoi (http://giaophanhanoi.vn). Le texte vietnamien de la lettre a été traduit par la rédaction d’Eglises d’Asie.]
Aux prêtres, religieux, séminaristes et laïcs de l’archidiocèse de Hanoi
Hanoi, le 1er février 2008
Chers frères et sœurs,
Pendant plus de 40 jours, nous avons vécu une nouvelle Pentecôte. Tous ensemble, d’un seul cœur et avec le même esprit, nous nous sommes appliqués à prier et à annoncer, dans l’enthousiasme, la bonne nouvelle de la paix, en bravant difficultés et épreuves et en créant un vaste mouvement d’union non seulement dans l’archidiocèse mais aussi partout dans le monde. Jamais jusque-là, l’amour de Dieu et l’amour de l’Eglise n’avaient été porté si haut ! Jamais le sentiment qui existe entre le pasteur et ses brebis n’avait été un lien si resserré ! Jamais la charité fraternelle ne s’était exprimée avec autant d’intensité ! Jamais la prière aux intentions de l’Eglise n’avait eu autant d’ardeur ! Oui, c’est une immense grâce que le seigneur nous a accordée. Je ne cesserai pas de rendre grâce à Dieu et de vous remercier, frères et sœurs, pour un don aussi précieux.
Grâce à votre prière fervente, notre entreprise a eu un résultat. Après les tensions, il y a eu un dialogue entre l’archevêché, la Conférence épiscopale du Vietnam, d’une part, et les hauts dirigeants de l’Etat, d’autre art, pour parvenir à une solution satisfaisante. Celle-ci sera mise en œuvre à travers des étapes concrètes dans le respect mutuel et conformément à l’avis du secrétaire d’Etat du Saint-Siège. La première étape vient d’être achevée. Les services de l’entreprise ont fermé leur boutique de soupe tonkinoise; les fidèles ont défait les tentes et ramener la croix. Cette première étape était opportune car, actuellement il fait très froid et vous devez vous préparer pour le Nouvel An. Je n’aurais pas supporté de vous voir transis de froid dans l’humidité de l’hiver.
Bien que vous ne serez plus en permanence auprès de la Vierge, je vous demande, frères et sœurs, de maintenir fermement votre esprit de prière. Priez sans discontinuer. Priez avec ardeur. Soyez assurés que je serai toujours à vos côtés et que, tous, partout, ne cesseront de vous soutenir. Par la lettre de communion envoyée par le secrétaire d’Etat du Saint-Siège, vous avez appris que le Saint-Père Benoît XVI et le Saint-Siège sont toujours avec nous. Le résultat final sera aussi satisfaisant que notre cœur le souhaite.
Avec chaleur, je salue votre courage devant les épreuves, votre profond esprit de prière, votre charité pacifique et votre intense vie de foi. A l’occasion de cette nouvelle année du rat, je vous souhaite de bénéficier d’un printemps tout imprégné du don de Dieu, de sa paix et de la confiance en Dieu et qu’il vous accorde ce que vous lui avez demandé dans une prière ardente.
Je vous salue affectueusement.
Joseph Ngô Quang Kiêt,
archevêque de Hanoi
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video Mừng Xuân: Vũ khúc tuyệt vời Tờ Hồng Lý Ngựa Ô
Vũ Đoàn VietCatholic
21:18 04/02/2008
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Câu nói của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt vượt đại lục xuyên thế giới
Lm. Phaolô Phạm Văn Tuấn
12:22 04/02/2008
Câu nói của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt vượt đại lục xuyên thế giới
Ai đọc thư của vị chủ chăn, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt viết ngắn gọn vào ngày 01-2-2008 thì không thể không nhận ra nỗi quan tâm tế nhị của Ngài đối với đoàn con. Ngài đề nghị giáo dân đưa lề bạt khỏi khu đất vì thời khí khắc nghiệt với cái lạnh thấu xương, đồng thời cũng mong muốn cho giáo dân có cơ hội được ăn Tết với gia đình trong cảnh đoàn tụ gia đình theo truyền thống văn hóa Việt Nam. Một sự kiện khác trong thư của Ngài cho thấy từ Tòa Thánh Rôma Đức Thánh Cha luôn theo dõi sự kiện và hiệp thông với Giáo Đoàn Hà Nội trong lời nguyện cầu. Một đại lễ HIỆN XUỐNG MỚI đang đến với Giáo Hội Việt Nam lại rơi ngay trong những giờ phút linh thiêng nhất của dân tộc: dịp chuẩn bị đón mừng Xuân Mới Mậu Tý 2008.
Tôi ngưỡng mộ giáo dân và hàng giáo phẩm Hà Nội đã vững vàng trải qua bao nhiêu khó khăn: rét mướt, lo sợ bị trả thù cá nhân, bỏ cả chén cơm manh áo hằng ngày lo cho việc chung của Giáo Hội, can đảm đứng trước áp lực to lớn, liên lỉ cầu nguyện cậy trông ngày đêm, v.v…
Tôi càng kính phục hơn Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, không ai trong chúng ta có thể gánh thay gánh nặng của Ngài trong quá trình 40 ngày đêm này. Không tìm được lời nào mạnh hơn để diễn tả và bênh vực con chiên của mình: „Nếu vì càu nguyện mà có ai phải đi tù, tôi sẽ đi thay.“ Câu nói này đang đi vào lịch sử và được giới báo chí quốc tế dịch ra làm tiêu đề cho những ngày vừa qua.
- Tiếng Anh: “The Archbishop of Hanoi, Msgr. Joseph Ngô Quang Kiêt is ready to even go to jail for his flock, if the government makes a show of force.”
- Tiếng Pháp: L'Archevêché de Hanoi, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt: “Si quelqu’un doit être mis en prison pour avoir prié, c’est moi qui devrais être emprisonné.”
- Tiếng Đức: Erzbischof von Hanoi, Msgr. Joseph Ngô Quang Kiêt: „Ich bin bereit ins Gefängnis zugehen für meine Herde, sollte die Regierung sie einsperren.“
- Tiếng Ý: “Arcivescovo di Hanoi, Mons. Joseph Ngô Quang Kiêt è pronto ad andare anche in prigione per il suo gregge, se il governo fa una prova di forza.”
- Tiếng Tây Ban Nha: “Arzobispo vietnamita, Mons. Joseph Ngô Quang Kiêt asegura estar dispuesto a ir a prisión por su feligresía.”
- Tiếng Bồ Đào Nha: “Arcebispo vietnamita, Dom Joseph Ngo Quang Kiet assegura estar disposto a ir a prisão pelos seus fiéis.”
Với sự cản đảm dám sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình cộng với tâm trí sáng suốt vị chủ chăn TGP Hà Nội đã hướng dẫn Giáo Đoàn Hà Nội trong 40 ngày qua trở nên hiệp nhất hơn bao giờ hết trong cộng đoàn Dân Chúa và sự hiệp thống với Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16.
Lời nói và hành động gương mẫu của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt luôn đi sát với Phúc Âm:
“Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Ðúng hơn, anh em hãy sợ Ðấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục.“(Mt 10:28)
Xin Thiên Chúa ban cho Giáo Hội Việt Nam chúng con nhiều chủ chăn nhiệt thành, can đảm để hướng dẫn đoàn chiên chúng con.
Ai đọc thư của vị chủ chăn, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt viết ngắn gọn vào ngày 01-2-2008 thì không thể không nhận ra nỗi quan tâm tế nhị của Ngài đối với đoàn con. Ngài đề nghị giáo dân đưa lề bạt khỏi khu đất vì thời khí khắc nghiệt với cái lạnh thấu xương, đồng thời cũng mong muốn cho giáo dân có cơ hội được ăn Tết với gia đình trong cảnh đoàn tụ gia đình theo truyền thống văn hóa Việt Nam. Một sự kiện khác trong thư của Ngài cho thấy từ Tòa Thánh Rôma Đức Thánh Cha luôn theo dõi sự kiện và hiệp thông với Giáo Đoàn Hà Nội trong lời nguyện cầu. Một đại lễ HIỆN XUỐNG MỚI đang đến với Giáo Hội Việt Nam lại rơi ngay trong những giờ phút linh thiêng nhất của dân tộc: dịp chuẩn bị đón mừng Xuân Mới Mậu Tý 2008.
Tôi ngưỡng mộ giáo dân và hàng giáo phẩm Hà Nội đã vững vàng trải qua bao nhiêu khó khăn: rét mướt, lo sợ bị trả thù cá nhân, bỏ cả chén cơm manh áo hằng ngày lo cho việc chung của Giáo Hội, can đảm đứng trước áp lực to lớn, liên lỉ cầu nguyện cậy trông ngày đêm, v.v…
Tôi càng kính phục hơn Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, không ai trong chúng ta có thể gánh thay gánh nặng của Ngài trong quá trình 40 ngày đêm này. Không tìm được lời nào mạnh hơn để diễn tả và bênh vực con chiên của mình: „Nếu vì càu nguyện mà có ai phải đi tù, tôi sẽ đi thay.“ Câu nói này đang đi vào lịch sử và được giới báo chí quốc tế dịch ra làm tiêu đề cho những ngày vừa qua.
- Tiếng Anh: “The Archbishop of Hanoi, Msgr. Joseph Ngô Quang Kiêt is ready to even go to jail for his flock, if the government makes a show of force.”
- Tiếng Pháp: L'Archevêché de Hanoi, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt: “Si quelqu’un doit être mis en prison pour avoir prié, c’est moi qui devrais être emprisonné.”
- Tiếng Đức: Erzbischof von Hanoi, Msgr. Joseph Ngô Quang Kiêt: „Ich bin bereit ins Gefängnis zugehen für meine Herde, sollte die Regierung sie einsperren.“
- Tiếng Ý: “Arcivescovo di Hanoi, Mons. Joseph Ngô Quang Kiêt è pronto ad andare anche in prigione per il suo gregge, se il governo fa una prova di forza.”
- Tiếng Tây Ban Nha: “Arzobispo vietnamita, Mons. Joseph Ngô Quang Kiêt asegura estar dispuesto a ir a prisión por su feligresía.”
- Tiếng Bồ Đào Nha: “Arcebispo vietnamita, Dom Joseph Ngo Quang Kiet assegura estar disposto a ir a prisão pelos seus fiéis.”
Với sự cản đảm dám sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình cộng với tâm trí sáng suốt vị chủ chăn TGP Hà Nội đã hướng dẫn Giáo Đoàn Hà Nội trong 40 ngày qua trở nên hiệp nhất hơn bao giờ hết trong cộng đoàn Dân Chúa và sự hiệp thống với Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16.
Lời nói và hành động gương mẫu của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt luôn đi sát với Phúc Âm:
“Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Ðúng hơn, anh em hãy sợ Ðấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục.“(Mt 10:28)
Xin Thiên Chúa ban cho Giáo Hội Việt Nam chúng con nhiều chủ chăn nhiệt thành, can đảm để hướng dẫn đoàn chiên chúng con.
Sơn La chưa có người theo Đạo Công giáo?
Một giáo dân ở Sơn La
17:50 04/02/2008
Sơn La chưa có người theo Đạo Công giáo?
Phải chăng chính sách Nhà nước về tôn giáo ở Tây Bắc đã có thay đổi?
Năm 2005, khi một số anh chị em đại diện một số cộng đoàn ở Sơn La về gặp ông Phạm Thế Duyệt, nguyên chủ tịch UBMTTQ Việt Nam, thì được ông cho biết là “Sơn La chưa có người theo Đạo”. Vì lý do đó, các cộng đoàn công giáo người kinh ở Sơn La tiến hành làm đơn, gửi kèm cả danh sách giáo dân để xin được tổ chức Thánh Lễ. Thực chất của những lá đơn này là báo với chính quyền về sự tồn tại của các cộng đoàn công giáo ở Sơn La, cũng chính từ đó, các cộng đoàn Công giáo người Kinh này gặp một chiến dịch ngăn cản Thánh Lễ của chính quyền đến tận hôm nay.
Văn thư trả lời khẳng định: ”Chính quyền các cấp luôn chăm lo tạo điều kiện giúp đỡ nhân dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân”. Nhưng cho đến những ngày này, các cấp lãnh đạo của tỉnh Sơn La vẫn nói rằng: ”Nhà Nước chưa cho, yêu cầu bà con chỉ sinh hoạt tôn giáo tại gia”.
Đối với các Kitô hữu người H’Mông thì chính quyền tuyệt nhiên chưa bao giờ công nhận sự tồn tại của họ.
• Về mặt pháp lý, chính quyền đặt họ vào diện “hoạt động tôn giáo trái pháp luật” ,
• Về mặt tuyên truyền họ nói với nhân dân là “bản đó theo đạo Vàng Chứ“ hay …
Từ đó chính quyền có thể sử dụng các biện pháp:
• ”Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo trái phép, gồm các cán bộ biết tiếng dân tộc trong các ban ngành, đoàn thể, các thành viên khối dân vận cơ sở, giáo viên, y tế, công an, bộ đội, biên phòng, các đội công tác của Bộ chỉ huy quan sự tỉnh, …”.
• “Đối với những xã, bản có người theo Đạo ít, có khả năng vận động được triển khai thực hiện vận động để từng bước cô lập những bản còn hoạt động tôn giáo trái phép”.
Cách vận động của họ đã dẫn tới rất nhiều các bản có Đạo phải giữ Đạo âm thầm, có bản phải vượt sông trong đêm giá rét sang tỉnh bạn, có bản được yêu cầu tái định cư tại khu vực có đông đồng bào Kinh, Thái với rất nhiều hứa hẹn về đầu tư hấp dẫn nhưng họ nhất loạt ở lại.
Về công tác tuyên truyền thì ngay cả các tín hữu Ki tô thuận thành cũng vô tình ủng hộ hay tiếp tay cho họ. Có khi chính quyền mở cả một cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn ở khu vực có Đạo cứ như là loạn đến nơi rồi ý. Ai mà chẳng tin.
(Muốn tìm hiểu thêm về tình hình tôn giáo ở Vùng Tây Bắc Việt Nam Xin đọc bài "Tình hình tôn giáo ở vùng Tây Bắc và giải pháp" của tác giả Lê Vui )
Năm nay, ngay cả ở Mộc Châu, trong khi đồng bào Kinh được dự Thánh Lễ Giáng Sinh An Bình thì đồng bào Công giáo H’Mông ở Phù Yên, lân cận Mộc Châu phải dành dụm tiền để về tận Sơn Tây dự Lễ, có tin công an chặn các ngả có người H’Mông theo Đạo không cho lên thị trấn huyện.
Phải chăng chính sách Nhà nước về tôn giáo ở Tây Bắc đã có thay đổi?
Năm 2005, khi một số anh chị em đại diện một số cộng đoàn ở Sơn La về gặp ông Phạm Thế Duyệt, nguyên chủ tịch UBMTTQ Việt Nam, thì được ông cho biết là “Sơn La chưa có người theo Đạo”. Vì lý do đó, các cộng đoàn công giáo người kinh ở Sơn La tiến hành làm đơn, gửi kèm cả danh sách giáo dân để xin được tổ chức Thánh Lễ. Thực chất của những lá đơn này là báo với chính quyền về sự tồn tại của các cộng đoàn công giáo ở Sơn La, cũng chính từ đó, các cộng đoàn Công giáo người Kinh này gặp một chiến dịch ngăn cản Thánh Lễ của chính quyền đến tận hôm nay.
Văn thư trả lời khẳng định: ”Chính quyền các cấp luôn chăm lo tạo điều kiện giúp đỡ nhân dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân”. Nhưng cho đến những ngày này, các cấp lãnh đạo của tỉnh Sơn La vẫn nói rằng: ”Nhà Nước chưa cho, yêu cầu bà con chỉ sinh hoạt tôn giáo tại gia”.
Đối với các Kitô hữu người H’Mông thì chính quyền tuyệt nhiên chưa bao giờ công nhận sự tồn tại của họ.
• Về mặt pháp lý, chính quyền đặt họ vào diện “hoạt động tôn giáo trái pháp luật” ,
• Về mặt tuyên truyền họ nói với nhân dân là “bản đó theo đạo Vàng Chứ“ hay …
Từ đó chính quyền có thể sử dụng các biện pháp:
• ”Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo trái phép, gồm các cán bộ biết tiếng dân tộc trong các ban ngành, đoàn thể, các thành viên khối dân vận cơ sở, giáo viên, y tế, công an, bộ đội, biên phòng, các đội công tác của Bộ chỉ huy quan sự tỉnh, …”.
• “Đối với những xã, bản có người theo Đạo ít, có khả năng vận động được triển khai thực hiện vận động để từng bước cô lập những bản còn hoạt động tôn giáo trái phép”.
Cách vận động của họ đã dẫn tới rất nhiều các bản có Đạo phải giữ Đạo âm thầm, có bản phải vượt sông trong đêm giá rét sang tỉnh bạn, có bản được yêu cầu tái định cư tại khu vực có đông đồng bào Kinh, Thái với rất nhiều hứa hẹn về đầu tư hấp dẫn nhưng họ nhất loạt ở lại.
Về công tác tuyên truyền thì ngay cả các tín hữu Ki tô thuận thành cũng vô tình ủng hộ hay tiếp tay cho họ. Có khi chính quyền mở cả một cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn ở khu vực có Đạo cứ như là loạn đến nơi rồi ý. Ai mà chẳng tin.
(Muốn tìm hiểu thêm về tình hình tôn giáo ở Vùng Tây Bắc Việt Nam Xin đọc bài "Tình hình tôn giáo ở vùng Tây Bắc và giải pháp" của tác giả Lê Vui )
Năm nay, ngay cả ở Mộc Châu, trong khi đồng bào Kinh được dự Thánh Lễ Giáng Sinh An Bình thì đồng bào Công giáo H’Mông ở Phù Yên, lân cận Mộc Châu phải dành dụm tiền để về tận Sơn Tây dự Lễ, có tin công an chặn các ngả có người H’Mông theo Đạo không cho lên thị trấn huyện.
Tình hình tôn giáo ở Tây Bắc thực trạng và giải pháp
Lê Vui
18:04 04/02/2008
Tình hình tôn giáo ở Tây Bắc thực trạng và giải pháp
LTS: Xin giới thiệu bài viết sau đây của tác giả Lê Vui đăng trên Trang điện tử của Uỷ ban Dân tộc nói về sự phát triển của đạo Tin Lành và Công Giáo trên vùng Tây Bắc Việt Nam, trong đó có nói rằng "từ năm 1990 trở lại đây, tình hình tôn giáo có nhiều diễn biến phức tạp". Câu hỏi đặt ra là đây có phải là một tín hiệu hy vọng hay là những biện pháp của chính quyền nhàm hạn chế sinh hoạt tôn giáo của người M'Hong nói riêng và của người Công giáo và tin Lành? Chúng tôi xin đăng nguyên văn để rộng đường dư luận.
Tình hình tôn giáo ở Tây Bắc thực trạng và giải pháp
Vùng Tây Bắc nước ta bao gồm các tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hoà Bình và miền Tây tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, đây là vùng “phên dậu” của Tổ quốc, tiếp giáp với hai nước bạn Lào và Trung Quốc. Cộng đồng các dân tộc chung sống trong vùng có gần 40 dân tộc anh em với hơn 6 triệu người, trong đó có một số dân tộc có số dân đông như: Thái, Mường, Tày, Mông, Dao… Các dân tộc sinh sống xen ghép với nhau, cùng nhau đoàn kết xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trong suốt quá trình lịch sử, trải qua biết bao thăng trầm nhưng chưa xảy ra bất kỳ một cuộc xung đột dân tộc nào. Đó là một truyền thống tốt đẹp tạo nên sự ổn định bền vững và phát triển cho vùng Tây Bắc nước ta. Tuy nhiên những năm gần đây do đạo Tin Lành phát triển với tốc độ nhanh đã gây ra nhiều phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, an ninh trật tự và văn hoá - xã hội của vùng này.
Trước tình hình trên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 25-NQ/TƯ về công tác tôn giáo; Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 01-CT/TTg về một số công tác đối với đạo Tin Lành. Như vậy Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, tự do theo đạo và không theo đạo của mọi công dân, nghiêm cấm việc ép buộc đồng bào theo đạo hoặc bỏ đạo; đồng thời kiên quyết đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo hoặc đội lốt tôn giáo để kích động, lôi kéo đồng bào gây chia rẽ dân tộc, chống phá đất nước.
Qua nghiên cứu khảo sát về đời sống văn hoá tâm linh của cộng đồng các dân tộc ở Tây Bắc, chúng ta thấy đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc phần lớn theo tín ngưỡng dân gian thờ cúng tổ tiên, tôn thờ thần sông, thần núi, thần mưa, thần gió… mang đậm sắc thái văn hoá của cư dân nông nghiệp, cầu mong cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu. Nhưng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và những cuộc di dân (có tổ chức và tự do) của cư dân vùng đồng bằng lên xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc đã mang đạo công giáo đến vùng này. Năm 1905, thực dân Pháp đã xây dựng nhà thờ bằng gỗ ở Sa Pa (Lào Cai) và Trạm Tấu (Yên Bái). Đến năm 1945, chỉ có vài trăm hộ theo đạo (240 hộ) và đến năm 1975 khi đất nước thống nhất, ở vùng Tây Bắc số hộ theo đạo Công giáo chỉ tăng tự nhiên theo phát triển dân số.
Nhưng từ năm 1990 trở lại đây, tình hình tôn giáo có nhiều diễn biến phức tạp do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân các tôn giáo tranh giành đức tin từ công chúng, gây ra sự xáo trộn về tư tưởng, tâm lý của một bộ phận đồng bào các dân tộc, xâm hại đến giá trị văn hoá truyền thống, trong đó đồng bào dân tộc Mông chịu ảnh hưởng nặng nề của đạo “Vàng Chứ”, nhiều gia đình đã bỏ cả sản xuất, mổ lợn, mổ bò để đón “Vàng Chứ” về cứu thế thoát khỏi nghèo đói. Niềm tin mù quáng của một số người đã khiến họ trở thành nạn nhân của cái gọi là “đạo Vàng Chứ”.
Cùng thời điểm này đạo Tin Lành xuất hiện ở Tây Bắc thông qua hệ thống tuyên truyền từ bên ngoài bằng tiếng Mông của đài Manila (Philippin), đài VOA và các vị chức sắc tôn giáo từ miền xuôi lên trực tiếp truyền đạo. Do hình thức truyền đạo của họ giản đơn, thiết thực, kết hợp với làm từ thiện và tận dụng những nội dung của giáo luật gần gũi với tâm lý của đồng bào nên số tín đồ theo đạo này ngày càng đông. Theo Ban Chỉ đạo Tây Bắc cho biết hiện nay có 805 thôn bản, 242 xã, 42 huyện có đồng bào theo đạo Tin Lành, trong số tín đồ đạo Tin Lành, người Mông chiếm 96%.
Qua khảo sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội (Khoá XI) tại 6 tỉnh Tây Bắc có tổng cộng 52.970 người theo đạo Tin Lành và 35.181 người theo Công giáo trong đó Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La là những tỉnh có đông đồng bào theo đạo Tin Lành. Các diễn biến tôn giáo (chủ yếu là Công giáo và Tin Lành) ở các tỉnh Tây Bắc có những đặc điểm riêng biệt về phạm vi và tính chất. Ví như ở Lào Cai, người Pháp truyền đạo Công giáo vào Sa Pa từ năm 1905, nhưng số người theo đạo Công giáo chủ yếu là người Kinh, chỉ có số ít người Mông ở hai xã Hầu Thào và Lao Chải theo Công giáo.
Từ năm 1990 trở lại đây cả Công giáo và Tin Lành đều phát triển nhanh. Đạo Công giáo đã thành lập được 8 ban hành giáo, với 5.700 tín đồ. Đạo Tin Lành phát triển tại 136 thôn bản, 45 xã, 7 huyện với 11.002 tín đồ. ở Sơn La, việc truyền đạo lại do người địa phương thực hiện. Năm 1986 bà Thào Bả Hụ cùng với Sùng Bá Rế, Thào Bá Cho, Thào Bả Sáng ở xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã đã đến Trạm Tấu (Yên Bái) để học đạo và vận động 16 hộ ở bản ít Lót theo đạo.
Năm 1992, nhiều hộ Công giáo ở đây chuyển sang theo đạo Tin Lành. Năm 1993 cả Công giáo và Tin Lành đã xuất hiện ở 26 bản, 12 xã, 5 huyện với 379 hộ/2.055 người (trong đó Tin Lành 178 hộ/987 người). Đến năm 2000 đã có 64 bản, 29 xã, 7 huyện với 726 hộ theo đạo (trong đó có 496 hộ/3.301 người theo đạo Tin Lành).
Trong đạo Tin Lành có hai hệ phái thuộc Hội thánh Tin Lành Việt Nam và Hội thánh Liên hữu Cơ đốc. Còn ở tỉnh Điện Biên, việc truyền đạo lại có nhiều hội thánh, đến nay có 3 hội thánh đang hoạt động đó là:
1. Hội thánh Tin Lành Việt Nam, hoạt động ở 109 bản, 24 xã, 5 huyện với 3.749 hộ/22.022 người;
2. Hội thánh Liên hữu Cơ đốc miền Nam hoạt động ở huyện Điện Biên Đông với 99 hộ/837 người;
3. Hội thánh Liên đoàn truyền giáo Phúc âm Ngũ tuần có 157 hộ/1.179 người ở 10 bản, 2 xã của huyện Mường Chà.
Qua một số dẫn liệu về tình hình phát triển của đạo Công giáo và Tin Lành để thấy rằng: các tôn giáo, trong đó có các giáo phái đang có xu thế gia tăng, tranh giành ảnh hưởng và tín đồ của nhau. Có Hội thánh đầu tư xe máy, máy ảnh, viđiô… để làm phương tiện truyền đạo; Hội trưởng được trả lương và phụ cấp hàng tháng (600.000đ); người có công vận động tín đồ theo đạo được khen thưởng. ặc biệt ở một số nơi, các chức sắc tôn giáo đã phối hợp với chính quyền trong việc thực hiện xây dựng nếp sống mới, làm từ thiện, giúp đỡ những gia đình khó khăn. Những việc làm này phù hợp với giáo luật nên đồng bào cảm thấy “đạo gần với đời”. Trước các diễn biến về tôn giáo ở vùng Tây Bắc, đòi hỏi chúng ta cần nhìn nhận khách quan đối với một bộ phận đồng bào các dân tộc có đạo. Theo điều tra đánh giá của các ngành chức năng, đa số đồng bào chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Song bên cạnh đó vẫn còn những người nghe theo kẻ xấu cố tình lôi kéo, kích động, chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trước tình hình trên, các tỉnh Điện Biên, Yên Bái, Sơn La… đã ban hành chỉ thị, kế hoạch, chương trình hành động thực hiện công tác tôn giáo theo quan điểm đổi mới, xoá bỏ mặc cảm đố kỵ giữa người có đạo và không có đạo, tạo ra mối quan hệ đoàn kết “lương giáo” theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên công tác quản lí Nhà nước về tôn giáo ở các tỉnh vùng Tây Bắc còn hạn chế, để xảy ra tình trạng truyền đạo trái pháp luật, lợi dụng tôn giáo để xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta làm ảnh hưởng đến truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc. Tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan là các cấp, các ngành, cán bộ và đồng bào các dân tộc chưa nhận thức đầy đủ quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo. Bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác tôn giáo được kiện toàn, song chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới về công tác tôn giáo trong bối cảnh hội nhập quốc tế; do vậy việc tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập. Để đưa sinh hoạt tôn giáo của một bộ phận đồng bào các dân tộc có nhu cầu vào nề nếp, có tổ chức, đảm bảo cho các tín đồ tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”, “phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc”, cần thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp sau đây:
Thứ nhất, cần đẩy mạnh công tác chỉ đạo thực hiện tốt chính sách đối với tôn giáo đã được thể hiện trong Nghị quyết số 25/NQ-TƯ về công tác tôn giáo; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành. Các cấp uỷ Đảng và chính quyền chủ động đưa sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận đồng bào có nhu cầu tuân thủ sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng theo đúng quy định của pháp luật. Tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ, nhà tu hành thực hiện tốt nghĩa vụ và quyền lợi hợp pháp của người công dân, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư; các cấp chính quyền và cơ quan làm công tác tôn giáo cần hướng dẫn để các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động đúng pháp luật, khuyến khích các tôn giáo phát huy nội dung tích cực của tôn giáo trên các lĩnh vực văn hoá, đạo đức, hướng thiện; thực hiện phương châm tôn giáo gắn bó với dân tộc, đoàn kết hoà hợp đồng bào có đạo và không có đạo cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ hai, kiên quyết đấu tranh chống lại âm mưu, hành động của các thế lực thù địch và các phần tử xấu lợi dụng tôn giáo để lừa bịp, lôi kéo đồng bào các dân tộc gây rối trật tự ở khu dân cư; kiên quyết vạch trần âm mưu, thủ đoạn của những kẻ lợi dụng tôn giáo để hoạt động chính trị, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách tôn giáo, đi ngược lại chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Thứ ba, kiện toàn bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác tôn giáo từ tỉnh đến huyện và xã, sắp xếp lựa chọn những người có năng lực, có trách nhiệm để tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền về nhiệm vụ công tác tôn giáo trong thời kỳ mới. Cần nhận thức đầy đủ nhiệm vụ của công tác tôn giáo không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn liên quan đến quốc tế. Đối với bộ phận đồng bào bị lôi kéo, kích động, cần cẩn trọng trong việc giải quyết các vướng mắc, lấy tuyên truyền, thuyết phục là chính, dựa vào vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng để cảm hoá đồng bào, tránh chủ quan, áp đặt khi chưa có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Thứ tư, tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc ở vùng Tây Bắc. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng, bởi thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc sẽ tạo bước phát triển ổn định, bền vững về kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế cho vùng dân tộc và miền núi, giúp cho đồng bào “về thể xác được ấm no; về tình thần được thong dong”.
Do vậy, phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Tây Bắc, sớm đưa vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Trước mắt cần thực hiện tốt các chính sách 134, 135 và các chính sách khác, tạo điều kiện để đồng bào hoà nhập vào sự phát triển chung của đất nước.
(Nguồn: Lê Vui, Dân Tộc)
LTS: Xin giới thiệu bài viết sau đây của tác giả Lê Vui đăng trên Trang điện tử của Uỷ ban Dân tộc nói về sự phát triển của đạo Tin Lành và Công Giáo trên vùng Tây Bắc Việt Nam, trong đó có nói rằng "từ năm 1990 trở lại đây, tình hình tôn giáo có nhiều diễn biến phức tạp". Câu hỏi đặt ra là đây có phải là một tín hiệu hy vọng hay là những biện pháp của chính quyền nhàm hạn chế sinh hoạt tôn giáo của người M'Hong nói riêng và của người Công giáo và tin Lành? Chúng tôi xin đăng nguyên văn để rộng đường dư luận.
Tình hình tôn giáo ở Tây Bắc thực trạng và giải pháp
Vùng Tây Bắc nước ta bao gồm các tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hoà Bình và miền Tây tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, đây là vùng “phên dậu” của Tổ quốc, tiếp giáp với hai nước bạn Lào và Trung Quốc. Cộng đồng các dân tộc chung sống trong vùng có gần 40 dân tộc anh em với hơn 6 triệu người, trong đó có một số dân tộc có số dân đông như: Thái, Mường, Tày, Mông, Dao… Các dân tộc sinh sống xen ghép với nhau, cùng nhau đoàn kết xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trong suốt quá trình lịch sử, trải qua biết bao thăng trầm nhưng chưa xảy ra bất kỳ một cuộc xung đột dân tộc nào. Đó là một truyền thống tốt đẹp tạo nên sự ổn định bền vững và phát triển cho vùng Tây Bắc nước ta. Tuy nhiên những năm gần đây do đạo Tin Lành phát triển với tốc độ nhanh đã gây ra nhiều phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, an ninh trật tự và văn hoá - xã hội của vùng này.
Trước tình hình trên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 25-NQ/TƯ về công tác tôn giáo; Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 01-CT/TTg về một số công tác đối với đạo Tin Lành. Như vậy Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, tự do theo đạo và không theo đạo của mọi công dân, nghiêm cấm việc ép buộc đồng bào theo đạo hoặc bỏ đạo; đồng thời kiên quyết đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo hoặc đội lốt tôn giáo để kích động, lôi kéo đồng bào gây chia rẽ dân tộc, chống phá đất nước.
Qua nghiên cứu khảo sát về đời sống văn hoá tâm linh của cộng đồng các dân tộc ở Tây Bắc, chúng ta thấy đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc phần lớn theo tín ngưỡng dân gian thờ cúng tổ tiên, tôn thờ thần sông, thần núi, thần mưa, thần gió… mang đậm sắc thái văn hoá của cư dân nông nghiệp, cầu mong cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu. Nhưng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và những cuộc di dân (có tổ chức và tự do) của cư dân vùng đồng bằng lên xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc đã mang đạo công giáo đến vùng này. Năm 1905, thực dân Pháp đã xây dựng nhà thờ bằng gỗ ở Sa Pa (Lào Cai) và Trạm Tấu (Yên Bái). Đến năm 1945, chỉ có vài trăm hộ theo đạo (240 hộ) và đến năm 1975 khi đất nước thống nhất, ở vùng Tây Bắc số hộ theo đạo Công giáo chỉ tăng tự nhiên theo phát triển dân số.
Nhưng từ năm 1990 trở lại đây, tình hình tôn giáo có nhiều diễn biến phức tạp do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân các tôn giáo tranh giành đức tin từ công chúng, gây ra sự xáo trộn về tư tưởng, tâm lý của một bộ phận đồng bào các dân tộc, xâm hại đến giá trị văn hoá truyền thống, trong đó đồng bào dân tộc Mông chịu ảnh hưởng nặng nề của đạo “Vàng Chứ”, nhiều gia đình đã bỏ cả sản xuất, mổ lợn, mổ bò để đón “Vàng Chứ” về cứu thế thoát khỏi nghèo đói. Niềm tin mù quáng của một số người đã khiến họ trở thành nạn nhân của cái gọi là “đạo Vàng Chứ”.
Cùng thời điểm này đạo Tin Lành xuất hiện ở Tây Bắc thông qua hệ thống tuyên truyền từ bên ngoài bằng tiếng Mông của đài Manila (Philippin), đài VOA và các vị chức sắc tôn giáo từ miền xuôi lên trực tiếp truyền đạo. Do hình thức truyền đạo của họ giản đơn, thiết thực, kết hợp với làm từ thiện và tận dụng những nội dung của giáo luật gần gũi với tâm lý của đồng bào nên số tín đồ theo đạo này ngày càng đông. Theo Ban Chỉ đạo Tây Bắc cho biết hiện nay có 805 thôn bản, 242 xã, 42 huyện có đồng bào theo đạo Tin Lành, trong số tín đồ đạo Tin Lành, người Mông chiếm 96%.
Qua khảo sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội (Khoá XI) tại 6 tỉnh Tây Bắc có tổng cộng 52.970 người theo đạo Tin Lành và 35.181 người theo Công giáo trong đó Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La là những tỉnh có đông đồng bào theo đạo Tin Lành. Các diễn biến tôn giáo (chủ yếu là Công giáo và Tin Lành) ở các tỉnh Tây Bắc có những đặc điểm riêng biệt về phạm vi và tính chất. Ví như ở Lào Cai, người Pháp truyền đạo Công giáo vào Sa Pa từ năm 1905, nhưng số người theo đạo Công giáo chủ yếu là người Kinh, chỉ có số ít người Mông ở hai xã Hầu Thào và Lao Chải theo Công giáo.
Từ năm 1990 trở lại đây cả Công giáo và Tin Lành đều phát triển nhanh. Đạo Công giáo đã thành lập được 8 ban hành giáo, với 5.700 tín đồ. Đạo Tin Lành phát triển tại 136 thôn bản, 45 xã, 7 huyện với 11.002 tín đồ. ở Sơn La, việc truyền đạo lại do người địa phương thực hiện. Năm 1986 bà Thào Bả Hụ cùng với Sùng Bá Rế, Thào Bá Cho, Thào Bả Sáng ở xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã đã đến Trạm Tấu (Yên Bái) để học đạo và vận động 16 hộ ở bản ít Lót theo đạo.
Năm 1992, nhiều hộ Công giáo ở đây chuyển sang theo đạo Tin Lành. Năm 1993 cả Công giáo và Tin Lành đã xuất hiện ở 26 bản, 12 xã, 5 huyện với 379 hộ/2.055 người (trong đó Tin Lành 178 hộ/987 người). Đến năm 2000 đã có 64 bản, 29 xã, 7 huyện với 726 hộ theo đạo (trong đó có 496 hộ/3.301 người theo đạo Tin Lành).
Trong đạo Tin Lành có hai hệ phái thuộc Hội thánh Tin Lành Việt Nam và Hội thánh Liên hữu Cơ đốc. Còn ở tỉnh Điện Biên, việc truyền đạo lại có nhiều hội thánh, đến nay có 3 hội thánh đang hoạt động đó là:
1. Hội thánh Tin Lành Việt Nam, hoạt động ở 109 bản, 24 xã, 5 huyện với 3.749 hộ/22.022 người;
2. Hội thánh Liên hữu Cơ đốc miền Nam hoạt động ở huyện Điện Biên Đông với 99 hộ/837 người;
3. Hội thánh Liên đoàn truyền giáo Phúc âm Ngũ tuần có 157 hộ/1.179 người ở 10 bản, 2 xã của huyện Mường Chà.
Qua một số dẫn liệu về tình hình phát triển của đạo Công giáo và Tin Lành để thấy rằng: các tôn giáo, trong đó có các giáo phái đang có xu thế gia tăng, tranh giành ảnh hưởng và tín đồ của nhau. Có Hội thánh đầu tư xe máy, máy ảnh, viđiô… để làm phương tiện truyền đạo; Hội trưởng được trả lương và phụ cấp hàng tháng (600.000đ); người có công vận động tín đồ theo đạo được khen thưởng. ặc biệt ở một số nơi, các chức sắc tôn giáo đã phối hợp với chính quyền trong việc thực hiện xây dựng nếp sống mới, làm từ thiện, giúp đỡ những gia đình khó khăn. Những việc làm này phù hợp với giáo luật nên đồng bào cảm thấy “đạo gần với đời”. Trước các diễn biến về tôn giáo ở vùng Tây Bắc, đòi hỏi chúng ta cần nhìn nhận khách quan đối với một bộ phận đồng bào các dân tộc có đạo. Theo điều tra đánh giá của các ngành chức năng, đa số đồng bào chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Song bên cạnh đó vẫn còn những người nghe theo kẻ xấu cố tình lôi kéo, kích động, chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trước tình hình trên, các tỉnh Điện Biên, Yên Bái, Sơn La… đã ban hành chỉ thị, kế hoạch, chương trình hành động thực hiện công tác tôn giáo theo quan điểm đổi mới, xoá bỏ mặc cảm đố kỵ giữa người có đạo và không có đạo, tạo ra mối quan hệ đoàn kết “lương giáo” theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên công tác quản lí Nhà nước về tôn giáo ở các tỉnh vùng Tây Bắc còn hạn chế, để xảy ra tình trạng truyền đạo trái pháp luật, lợi dụng tôn giáo để xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta làm ảnh hưởng đến truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc. Tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan là các cấp, các ngành, cán bộ và đồng bào các dân tộc chưa nhận thức đầy đủ quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo. Bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác tôn giáo được kiện toàn, song chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới về công tác tôn giáo trong bối cảnh hội nhập quốc tế; do vậy việc tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập. Để đưa sinh hoạt tôn giáo của một bộ phận đồng bào các dân tộc có nhu cầu vào nề nếp, có tổ chức, đảm bảo cho các tín đồ tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”, “phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc”, cần thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp sau đây:
Thứ nhất, cần đẩy mạnh công tác chỉ đạo thực hiện tốt chính sách đối với tôn giáo đã được thể hiện trong Nghị quyết số 25/NQ-TƯ về công tác tôn giáo; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành. Các cấp uỷ Đảng và chính quyền chủ động đưa sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận đồng bào có nhu cầu tuân thủ sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng theo đúng quy định của pháp luật. Tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ, nhà tu hành thực hiện tốt nghĩa vụ và quyền lợi hợp pháp của người công dân, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư; các cấp chính quyền và cơ quan làm công tác tôn giáo cần hướng dẫn để các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động đúng pháp luật, khuyến khích các tôn giáo phát huy nội dung tích cực của tôn giáo trên các lĩnh vực văn hoá, đạo đức, hướng thiện; thực hiện phương châm tôn giáo gắn bó với dân tộc, đoàn kết hoà hợp đồng bào có đạo và không có đạo cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ hai, kiên quyết đấu tranh chống lại âm mưu, hành động của các thế lực thù địch và các phần tử xấu lợi dụng tôn giáo để lừa bịp, lôi kéo đồng bào các dân tộc gây rối trật tự ở khu dân cư; kiên quyết vạch trần âm mưu, thủ đoạn của những kẻ lợi dụng tôn giáo để hoạt động chính trị, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách tôn giáo, đi ngược lại chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Thứ ba, kiện toàn bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác tôn giáo từ tỉnh đến huyện và xã, sắp xếp lựa chọn những người có năng lực, có trách nhiệm để tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền về nhiệm vụ công tác tôn giáo trong thời kỳ mới. Cần nhận thức đầy đủ nhiệm vụ của công tác tôn giáo không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn liên quan đến quốc tế. Đối với bộ phận đồng bào bị lôi kéo, kích động, cần cẩn trọng trong việc giải quyết các vướng mắc, lấy tuyên truyền, thuyết phục là chính, dựa vào vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng để cảm hoá đồng bào, tránh chủ quan, áp đặt khi chưa có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Thứ tư, tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc ở vùng Tây Bắc. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng, bởi thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc sẽ tạo bước phát triển ổn định, bền vững về kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế cho vùng dân tộc và miền núi, giúp cho đồng bào “về thể xác được ấm no; về tình thần được thong dong”.
Do vậy, phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Tây Bắc, sớm đưa vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Trước mắt cần thực hiện tốt các chính sách 134, 135 và các chính sách khác, tạo điều kiện để đồng bào hoà nhập vào sự phát triển chung của đất nước.
(Nguồn: Lê Vui, Dân Tộc)
Giáo dân Hà nội tiếp tục theo dõi tin và tiếp tục cầu nguyện trước Tòa Khâm Sứ
PV VietCatholic
18:52 04/02/2008
HÀ NỘI -- Tuy dù giáo dân Hà nội vì vâng lời Đức TGM Hà nội đã rước thánh giá về bên Tòa Tổng giám mục mấy hôm trước, nhưng hiện nay các nhóm giáo dân vẫn đến khu Tòa Khâm Sứ để đọc kinh cầu nguyện, nghe ngóng tin tức và quan sát tình hình tiến triển tới đâu.
Các bản tin về Tòa Khâm Sứ được cập nhập và dán lên các bức tường bên ngoài Tòa Giám Mục để cho dân chúng xem thoải mái. Tuy đây không phải là Bức Tường Bắc Kinh với những tin tức xao động thời kì chính biến, nhưng có thể nói là Bức Tường Thông Tin Tự Do, vì chưa thấy có ai dám đến để ngăn chận những thông tin này cả. Những tin tức ở đây đáp ứng được nhu cầu muốn biết tin trung thực thay vì phải nghe báo đài chính quyền đưa những tin có tính cách hướng dẫn dư luận cách lệnh lạc về mục tiêu cầu nguyện của giáo dân Hà Nội trong hơn 40 ngày qua.
Sáng thứ sáu 01.02 2008 thánh giá được rước về Toà Giám Mục và lều bạt được dọn đi. Suốt ngày giáo dân vẫn tấp nập đến cầu nguyện trong sân Toà Khâm Sứ.
Buổi tối theo thói quen giáo dân vẫn kéo đến sân Toà Khâm Sứ rất đông. Họ cầu nguyện đến nửa đêm. Một nhóm các bà mua bán phế liệu và một nhóm giáo dân Giáo xứ Đại Ơn, Hà Tây có ý cầu nguyện thâu đêm nhưng vì không có lều bạt nên họ ngậm ngùi ra về.
Thứ bẩy, 02.02.2008 lúc khoảng 2 h sáng cán bộ cho thợ đến lắp đặt các cổng. Sau đó họ xây sửa lối vào và sơn lại hàng rào sắt mãi đến gần 16 h 30 mới xong.
Chủ nhật 03.02.2008 người ta làm hai tấm panô đặt trên hàng rào hai bên cổng chính Toà Khâm Sứ, nội dung nói: Mừng đất nước - Mừng Đảng - Mừng Xuân. Hai tấm panô lớn bất thường khiến cho giáo dân đừng ngoài nhìn vào không còn thấy Đức Mẹ. Muốn thấy chỉ còn đứng ở chính hai cổng hoặc ngồi.
Chủ nhật 03.02.2008 giáo dân đến Toà Khâm Sứ cầu nguyện vẫn đông. Tâm trạng không được vui một phần vì thánh giá không còn ở Sân Toà Khâm Sứ và một phần khác thấy cổng đã bị khoá kỹ khiến người ta không vào được. Hơn nữa, mấy nhân viên làm nhiệm vụ ở đấy đôi khi còn có thái độ khiêu khích, nói mỉa với giáo dân rằng: “tưởng cứ ngồi được mãi sao!”.
Một số giáo dân đến từ Bắc Giang không vào được họ phàn nàn là không vào cầu nguyện tự do được. Sau đó họ sang gặp Đức TGM hồi lâu rồi ra về vui vẻ.
Một ông trung niên không theo Công giáo đi sắm đồ tết về cũng ghé qua cổng Nhà Chung. Ông hỏi: “Sao hôm nay không ai chắp tay khấn Phật nữa? Chính quyền trả đất cho nhà thờ rồi à?”.
Một chi trả lời “Chưa trả! Chúng tôi không vào được! Nhưng trái tim của chúng tôi vẫn luôn cầu nguyện và hướng về Mẹ”.
Ông này tiếp: “Mặc dù tôi không phải là người Công giáo, nhưng tôi nghĩ đất nhà thờ thì phải trả nhà thờ. Sao nhà nước lại lấy như thế được nhỉ!”.
Một ông khác tuổi khoảng 70, vốn là cán bộ ở TTXVN, ông nói: “Sau khi đọc báo, xem TV và nghe các bản tin trên đài, thật sự tôi cũng không tin tưởng nên tôi muốn đến đây để kiểm chứng và biết sự thật:”. Rồi ông xin các bản tin trực tiếp của nhà thờ và địa chỉ các website đưa tin về vụ Toà Khâm Sứ.
Chiều chủ nhật có nhiều người qua phố Nhà Chung để cầu nguyện trước khi về quê ăn tết. Có một nhóm người đến từ Sài Gòn và một nhóm Việt kiều về từ Hoa Kỳ. Họ đều ưu tư tại sao thánh giá không còn ở sân Toà Khâm Sứ.
Một người nói: “Rước thánh giá về, thế mà hôm thứ bẩy vừa qua được ngủ trong chăn ấm mà vẫn không ngủ được, vẫn muốn đến đây cầu nguyện. Ông có biết không? Hôm qua báo đài lại nói xấu Giáo Hội nữa đó!”.
Lúc 20h tối, chúng tôi ghé qua phố Nhà Chung thấy các nam nữ tu sĩ vẫn tay cầm nến sáng ngồi đội mưa rét cầu nguyện bên lề đường. Đây có thể nói là những giờ phút cảm động và đẹp nhất trong ngày trên con phố này.
Hà Nội, ngày 4/01/2008
Giáo dân để ý theo dõi diễn tiến về Tòa Khâm Sứ... |
Sáng thứ sáu 01.02 2008 thánh giá được rước về Toà Giám Mục và lều bạt được dọn đi. Suốt ngày giáo dân vẫn tấp nập đến cầu nguyện trong sân Toà Khâm Sứ.
Buổi tối theo thói quen giáo dân vẫn kéo đến sân Toà Khâm Sứ rất đông. Họ cầu nguyện đến nửa đêm. Một nhóm các bà mua bán phế liệu và một nhóm giáo dân Giáo xứ Đại Ơn, Hà Tây có ý cầu nguyện thâu đêm nhưng vì không có lều bạt nên họ ngậm ngùi ra về.
Thứ bẩy, 02.02.2008 lúc khoảng 2 h sáng cán bộ cho thợ đến lắp đặt các cổng. Sau đó họ xây sửa lối vào và sơn lại hàng rào sắt mãi đến gần 16 h 30 mới xong.
Chủ nhật 03.02.2008 người ta làm hai tấm panô đặt trên hàng rào hai bên cổng chính Toà Khâm Sứ, nội dung nói: Mừng đất nước - Mừng Đảng - Mừng Xuân. Hai tấm panô lớn bất thường khiến cho giáo dân đừng ngoài nhìn vào không còn thấy Đức Mẹ. Muốn thấy chỉ còn đứng ở chính hai cổng hoặc ngồi.
Chủ nhật 03.02.2008 giáo dân đến Toà Khâm Sứ cầu nguyện vẫn đông. Tâm trạng không được vui một phần vì thánh giá không còn ở Sân Toà Khâm Sứ và một phần khác thấy cổng đã bị khoá kỹ khiến người ta không vào được. Hơn nữa, mấy nhân viên làm nhiệm vụ ở đấy đôi khi còn có thái độ khiêu khích, nói mỉa với giáo dân rằng: “tưởng cứ ngồi được mãi sao!”.
Một trong 2 pano lớn chính quyền chủ ý chắn nhìn vào Tòa Khâm Sứ |
Một ông trung niên không theo Công giáo đi sắm đồ tết về cũng ghé qua cổng Nhà Chung. Ông hỏi: “Sao hôm nay không ai chắp tay khấn Phật nữa? Chính quyền trả đất cho nhà thờ rồi à?”.
Một chi trả lời “Chưa trả! Chúng tôi không vào được! Nhưng trái tim của chúng tôi vẫn luôn cầu nguyện và hướng về Mẹ”.
Ông này tiếp: “Mặc dù tôi không phải là người Công giáo, nhưng tôi nghĩ đất nhà thờ thì phải trả nhà thờ. Sao nhà nước lại lấy như thế được nhỉ!”.
Một ông khác tuổi khoảng 70, vốn là cán bộ ở TTXVN, ông nói: “Sau khi đọc báo, xem TV và nghe các bản tin trên đài, thật sự tôi cũng không tin tưởng nên tôi muốn đến đây để kiểm chứng và biết sự thật:”. Rồi ông xin các bản tin trực tiếp của nhà thờ và địa chỉ các website đưa tin về vụ Toà Khâm Sứ.
Và các Nhóm giáo dân tiếp tục cầu nguyện... |
Một người nói: “Rước thánh giá về, thế mà hôm thứ bẩy vừa qua được ngủ trong chăn ấm mà vẫn không ngủ được, vẫn muốn đến đây cầu nguyện. Ông có biết không? Hôm qua báo đài lại nói xấu Giáo Hội nữa đó!”.
Lúc 20h tối, chúng tôi ghé qua phố Nhà Chung thấy các nam nữ tu sĩ vẫn tay cầm nến sáng ngồi đội mưa rét cầu nguyện bên lề đường. Đây có thể nói là những giờ phút cảm động và đẹp nhất trong ngày trên con phố này.
Hà Nội, ngày 4/01/2008
coi lại đoạn phim dân chúng giải cứu cô gái Mường và anh thanh niên tại Tỏa Khâm Sứ ngày 25.1.2008
VietCatholic - Nghiêm Văn Sơn
20:58 04/02/2008
Văn Hóa
Vì sao chuột đứng đầu 12 con giáp
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
21:26 04/02/2008
VÌ SAO CHUỘT ĐỨNG ĐẦU 12 CON GIÁP ?
Ngày xửa ngày xưa, sau nhiều vòng tuyển chọn gắt gao, Trời đã tìm được 12 con vật sẽ đại diện 12 địa chi. Tuy nhiên, Trời con băn khoan chưa biết xếp ai đầu bảng. Thế nên một cuộc họp đã được triệu tập để tìm ra loài xứng đáng nhất.
Anh Trâu to lớn hăng hái phát pháo đầu tiên: - Loài Trâu chúng tôi có công lao động giúp người no ấm. Con người bao giờ cũng coi trọng trâu, “con trâu là đầu cơ nghiệp”, “con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Việc lớn phải làm trong đời là “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”. Trâu vừa là “đầu”, vừa là “trước”, lại còn hơn cả… vợ nữa nhé. Tôi đứng đầu là phải rồi.
Bác Hổ nghe nói thế cười khì bảo: - Anh trâu ơi, để anh đứng đầu rồi người ta suốt ngày làm quần quật như… trâu à? Anh quan trọng với người thật, nhưng họ chỉ xem anh như cái cày cái cuốc thôi. Còn tôi đây đường đường xưng hiệu “chúa sơn lâm”, ai nhắc đến cũng phải kính nể gọi một tiếng “ông ba mươi”. “Chúa” tất phải đứng đầu rồi, lãnh đạo phải có uy như tôi đây mới được.
Cô Mèo liền lên tiếng: - Bác hổ nói có lý đấy, nhưng thời nay làm sếp mà không có… ngoại hình cũng không được đâu. Hình dáng bác khiếp thế kia, làm sao đi… giao dịch chứ? Phải như em đây, mình nhỏ, eo thon, dễ luồn dễ lách, lại giỏi lấy lòng, ăn vụng còn biết… chùi mép, có lở “ị” ra cũng biết cách giấu diếm… thế mới làm lãnh đạo được chứ? Bác không biết phụ nữ rất yêu loại mèo bọn em à? Mà phụ nữ là ưu tiên một đấy nhé.
Cậu Chó nhảy quay vào: - À không, không thể được, người đứng đầu mà lại lươn lẹo như cô em à? Phải là người trung thành, đáng tin cậy như anh đây. Người ta bảo chó là người bạn tốt nhất của con người, ai mà cầm tinh tuổi anh đều dễ… thương cả đấy.
Nghe thấy thế, bác Rồng vừa e hèm vừa vuốt râu; - Cậu em chó có thể làm bạn với người, nhưng ta cần… sếp, chứ có cần bạn đâu? Như ta đây, linh thiêng, cao quý mạnh mẽ nhất, luôn ở trên trời, sai gió gọi mưa… thế mới xứng là người đứng đầu chư! Cô Rắn liền xì một tiếng rõ to, vừa uốn éo mình xà, vừa phát biểu: - Bác rồng ơi, bác nhìn quanh xem, có ai là con vật tưởng tượng như bác không, bác mà đứng đầu, thiên hạ lại chẳng bao giờ biết mặt mũi bác là ai, nhưng như mấy ông quan… liêu ấy à? Cử bác làm sếp, em chỉ e việc gì rồi cũng ảo như cái quĩ đầu tư colony thì chúng em… chếếếttt. Chi bằng cứ chọn em đây, trông cũng giống bác, nhưng được cái sờ tận tay, day tận mặt được. Bác cứ hỏi quý ông xem có ủng hộ rượu tam xà, ngũ xà không nào ?
Anh Ngựa gõ móng ra chiều không thuận:
- Hình dáng cô rắn mà làm sếp khó coi lắm, làm …. Thư ký thì được. Cô cứ uốn éo thế kia, lại mang nọc độc, ai mà dám ngoại giao với cô ? Phải chọn tôi, nhanh nhẹn, dáng đẹp này, biết đoàn kết này: ”Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đấy, làm kinh tế giỏi này ( không tin các bác cứ đến trường đua… ngựa mà xem nhé).
Bác Dê be he lên một tràng:
- Chọn anh để cái thói … ngựa nó xuất hiện ngày càng nhiều à? Lý do chọn tôi không thể đơn giản hơn các bác ạ. Thử hỏi không bắt chước loài… dê chúng tôi thì có duy trì nòi giống con người không? Khối ông quan to vẫn học theo sư phụ này đấy nhá.
Cậu Khỉ liền góp tiếng:
- Này, xét ra thì tôi mới chính là tổ tiên loài người, trông … người hơn guý vị nhiều đấy. Lại nhớ xưa kia Tề Thiên Địa Thánh oai hùng đại náo thiên cung, danh vang khắp chốn. Tôi đứng đầu mới hợp lẽ.
Anh Gà vỗ cánh phành phạch:
- Cậu cứ hay làm trò khỉ, sao đủ nghiêm túc đứng đầu ? Phải như tôi đây, gồm đủ Văn – Võ –Nghĩa –Tín –Dũng, lại mỗi sáng đều dậy sớm gọi mặt trời. Có tôi đứng đầu thì đời mới tươi sáng chứ.
Chú Heo đứng mãi cuối hàng, bây giờ mới lên tiếng:
- Các bác ạ, em thì chẳng có công trạng to lớn gì, nhưng giúp người no ấm cũng chả kém anh Trâu là mấy,chỉ cần bán cái. .. thân em cũng đủ. Con người cũng tôn kính em chả kém bác Hổ, chẵng thế mà người ta luôn đặt đầu em lên bàn thờ những dịp lễ trọng. Còn cái trò của bác Dê bọn em cũng làm rất tốt. Em chỉ biết, nhìn em là thấy sung túc, no đủ, với lại an nhàn rồi. Con người ai chẳng thích thế hả các bác, dân dĩ thực vi tiên mà. Chọn em đứng đầu mới phải.
Các con vật đều đã phát biểu, Trời nhìn đi nhìn lại mới thấy chú chuột từ đầu cứ tủm tỉm cười mà chẳng nói gì. Trời liền phán hỏi:
- Tại sao Chuột không nói gì ?Hay ngươi không muốn đứng đầu ?
Chuột liền cung kính đáp:
- Bẩm Trời, con nghe các bác này nói mà thấy họ đều lầm cả. Ví như bác Hổ, có sức mạnh đấy nhưng chỉ doạ được vài người là cùng. Anh Trâu, anh Ngựa,anh Chó, cô Mèo … đều chỉ quanh quẩn xó nhà, tác động không thể to lớn. Anh Gà, bác Rồng chỉ có giá trị tinh thần, khó….thuyết phục quần chúng lắm ạ. Còn họ nhà Chuột chúng con,tuy nhỏ bé nhưng cắn phá hết mùa màng làm hư hao kho to đụn lớn đều là chuyện nhỏ. Nhiều ông quan hạ giới đục khoét kho tàng rỗng ruột rồi đều đổ cho Chuột làm, xem thế đủ biết sức mạnh loài Chuột. Lại có câu “ cháy nhà mới ra mặt Chuột”, chui sâu, leo cao, ẩn mình kĩ lưỡng… như thế, nên loài chuột chúng con hay được ví với những ông quan to, hay nắm giữ chức cao quyền lớn, mà sức ăn thật vô cùng, chẳng từ thứ gì. Những kẻ ấy thật ra là những con chuột lớn đi hai chân mà thôi. Vì thế mà con thiết nghĩ chỉ có chúng con mới xứng đáng, thưa Trời!
Nghe lập luận đanh thép này của chuột, chẳng loài vật nào nói được gì nữa. Thế là từ đó, Trời chọn Chuột đứng đầu 12 con giáp, khiến cho mãi đến nay, rất nhiều chuột hai chân vẫn còn nhan nhản trên đời.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An, từ báo tuổi trẻ cười.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Dâng Lời Nguyện Đầu Xuân
Lm. Vũ Đình Huyến
00:56 04/02/2008
HOA DÂNG LỜI NGUYỆN ĐẦU XUÂN
Ảnh của Lm. Vũ Đình Huyến
Hoa khoe sắc hợp ý vẹn toàn
Cộng đoàn môi miệng ca vang
Lời kinh tha thiết vượt ngàn trùng dương..
(Trích thơ của Vũ Trân)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền