Ngày 06-02-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sứ vụ rao giảng Tin Mừng
Lm Jude Siciliano OP
18:25 06/02/2015
Chúa Nhật V THƯỜNG NIÊN (B)
Gióp 7: 1-4;6-7; Tvịnh 146; 1Côrintô 9: 16-19; 22-23; Máccô 1: 29-39


RAO GIẢNG TIN MỪNG ĐÓ LÀ SỨ VỤ

Phải chăng nhiều người sẽ cảm thấy lạ và bối rối khi nghe đọc viên kết thúc bài trích sách Gióp: “Đó là lời Chúa”, và chúng ta đáp lại “Tạ ơn Chúa”? Quả vậy, cuối đoạn trích, Gióp ca thán tình cảnh bi đát của mình, “mắt con sẽ chẳng thấy hạnh phúc bao giờ.” Gióp thật đáng thương! – ông đã có nhiều thứ và rồi mất mọi thứ - nào là con cái, của cải, đất đai, và đầy tớ. Ông lại mang căn bệnh khủng khiếp và ngồi trên đống phân. Liệu chúng ta có muốn đáp trả bẳng lời “Tạ ơn Chúa” không? Có lẽ chúng ta cũng than vãn như ông Gióp, “Sao tôi khổ thế này!”

Những kẻ được gọi là bạn bè chẳng giúp được gì. Họ đến để “an ủi” ông và vô tình làm cho ông bị tổn thương thêm khi hối thúc ông xin Chúa tha tội. Trong cách nghĩ của họ, người tốt được Chúa “chúc lành” ở đời này với nhiều của cải, sức khỏe và con đàn cháu đống; còn tội nhân bị chúc dữ với nghèo khổ và bệnh tật. Thảm cảnh của ông Gióp gợi lên trong trí họ rằng ông bị Chúa phạt vì đã phạm tội. Ban đầu, những người bạn của ông ngồi thinh lặng bên ông suốt một tuần. “Họ ngồi xuống đất bên cạnh ông, suốt bảy ngày đêm, chẳng nói với ông một lời, vì họ thấy rằng nỗi đau khổ của ông quá lớn” (G 2,13). Đôi khi đối diện với nỗi khổ quá lớn của ai đó, tất cả những gì chúng ta có thể làm là ở bên họ trong thinh lặng. Sự thinh lặng ban đầu của những người bạn ông Gióp là một chọn lựa tốt hơn những gì họ làm sau đó.

Những người bạn của Gióp đã phạm sai lầm khi cố khuyên nhủ ông. Họ gắng thuyết phục ông rằng chắc hẳn ông đã làm điều gì đó không tốt nên mới đến nông nỗi này. Gióp nổi giận vì “liều an thần” của họ. Ngay cả vợ ông cũng hùa theo luận điệu nhạo báng của đám người khuyên nhủ ông, “Hãy nguyền rủa Thiên Chúa và chết đi cho rồi” (2,9).

Ông Gióp là hình ảnh người tốt vô tội phải chịu đau khổ. Khi kẻ xấu chịu khổ chúng ta có thể lý giải rằng họ nhận được những gì họ đã gieo; nhưng khi người vô tội phải chịu đau khổ chúng ta không thể viện ra lý do nào để lý giải cho nỗi đau của họ. Ông Gióp không thể hiểu nổi tại làm sao những chuyện ấy lại xảy đến với mình. Ông bị hoảng loạn vì những mất mát, nỗi đau thể lý lẫn tinh thần. Điều tệ hại hơn là ông không thể hiểu tại sao Thiên Chúa lại đối xử với mình như vậy. Ông trách cứ Chúa, nhưng ông không bỏ Chúa. Ông không đánh mất mối tương quan với Chúa. Quả vậy, vào đoạn cuối sách Gióp, mối tương quan của ông với Chúa trở nên sâu sắc và mạnh mẽ hơn. Giống như ông Gióp, đức tin của chúng ta cũng bị thử thách bởi những đau khổ không lý giải được. Làm sao chúng ta có thể giải thích được? Chúa ở đâu khi chúng ta đang ở tận cùng của đau khổ? Ngài bênh vực ta hay chống lại ta? Phải chăng sự đau khổ là dấu chỉ chúng ta đã làm phật lòng Chúa và vì thế bị Người phạt? Giờ đây chúng ta sẵn sàng lắng nghe bài Tin Mừng.

Đức Giêsu không chấp nhận lối nghĩ thông thường lúc bấy giờ, rằng đau khổ là hệ quả của tội lỗi hay vi phạm một điều luật tôn giáo nào đó. Sứ điệp của Đức Giêsu ngược lại hoàn toàn. Tin Mừng Máccô mô tả Đức Giêsu không ngừng loan báo triều đại Thiên Chúa qua lời nói và việc làm. Máccô thường bắt đầu trình thuật với “Ngay tức khắc…” “Ngay khi…,” “Khi ấy…” để nói lên sự liên tục trong các hoạt động của Đức Giêsu. Như thể muốn nói, Người nóng lòng loan báo Tin Mừng của nước Thiên Chúa.

Sứ vụ của Đức Giêsu sẽ dẫn Người đến cây thập giá, nhưng như ông Gióp, Người không bỏ Thiên Chúa, ngay cả khi Người bị cám dỗ và lúc đau đớn tột độ. Người sẽ tiếp tục giảng dạy nhân danh Thiên Chúa bởi vì, như Người đã nói, “Vì điều này mà Tôi đã đến thế gian”.

Đức Giêsu đến nhà ông Simon và được nghe nói người mẹ vợ của ông bị ốm. Người không nói gì, nhưng chỉ “cầm lấy tay và đỡ bà dậy”. Động từ Máccô sử dụng là “egeiren”, cũng chính là động từ dùng để mô tả sự phục sinh của Người (16, 6). Như vậy đã có một manh mối trong trình thuật này về sự sống mới Đức Giêsu ban tặng cho chúng ta. Máccô nói với chúng ta rằng người đàn bà đứng dậy và “phục vụ các ông.” Không ai yêu cầu bà phải phục vụ, ngược lại, chính bà đã có sáng kiến ấy. Đấy chính là điều mà tất cả các môn đệ cần phải làm sau khi nhận được đời sống mới trong Đức Kitô. Chúng ta hãy nhìn quanh ta để tìm cách nào có thể để phục vụ cộng đoàn – làm mục vụ. Bà mẹ vợ ông Simon là “trợ tá” (người phục việc) đầu tiên.

Khi ông Simon và những môn đệ khác được bảo rằng nếu họ muốn theo Đức Giêsu, họ phải phục vụ người khác “Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em.” (10:43-44), thì họ cưỡng lại. Mẹ vợ ông Simon dường như đã hiểu được điều này. Thế nhưng các môn đệ thì không, mãi cho đến khi Đức Giêsu sống lại và sai các ông đi vào thế giới để công bố Tin Mừng (16, 15). Trong khi đó, mẹ vợ ông Simon đã thực hiện những gì bà có thể trong khung cảnh đơn sơ ở nhà mình: bà phục vụ người khác sau khi được Đức Giêsu cho “trỗi dậy”.

Quả là một ngày bận rộn đối với Đức Giêsu: Người chữa lành mẹ vợ ông Simon, chữa nhiều kẻ bệnh tật và trừ quỷ. Người đi khỏi đấy để cầu nguyện, nhưng ông Simon và những người khác “đi theo,” hoặc “lần theo” Đức Giêsu. Động từ dùng để diễn tả hành động của họ là động từ dùng trong việc săn lùng động vật. Như vậy có một nét nghĩa mạnh mẽ và hung hăng trong động từ này. Một lối tiếp cận trình thuật Tin Mừng ngày hôm nay có lẽ là sự tương phản giữa việc làm môn đệ Chúa theo cách mẹ vợ ông Simon, đối lại với sự mãnh liệt của các môn đệ của Đức Giêsu “lần theo” Người và muốn Người quay về với đám đông náo nhiệt. Liệu các ông có hưởng được sự nổi danh và thán phục của dân chúng dành cho các ông vì các ông thuộc về nhóm người đi theo Đức Giêsu? Các ông có muốn trở lại với những đám đông tôn sùng các ông không? Đức Giêsu đã kéo các ông ra khỏi những ước mơ vinh quang của các ông, vì Người phải tiếp tục đi đến những nơi khác “để Người còn rao giảng ở đó nữa.”

Đức Giêsu phải đi ra khi trời còn tối, “trước hừng đông”, để cầu nguyện. Trong Tin Mừng Máccô, bóng tối không phải là một nơi dễ chịu hay là nơi dành cho việc chiêm niệm cầu nguyện. Phải chăng trời còn tối khi Đức Giêsu cố phân định đâu là sứ mạng thực sự của Người? Trong các trình thuật phục sinh, các người phụ nữ ra mộ Đức Giêsu “ngay sau khi mặt trời ló dạng” (16, 2). Bóng tối hiện hữu trong trần gian và nơi các môn đệ sẽ bị xua tan bởi ánh sáng phục sinh của Đức Giêsu.

Chúng ta vẫn đang ở phần đầu của Tin Mừng Máccô, nhưng chúng ta cũng thoáng thấy được những gì sắp diễn ra; triều đại Thiên Chúa sẽ nhập thể như thế nào. Chúng ta đã thấy các tầng trời mở ra (1:10); cuộc chiến đấu với Satan nơi hoang địa (1:12-13), giáo huấn về triều đại Thiên Chúa sắp đến; Chúa gọi các môn đệ đâu tiên (1, 16-20). Và chúng ta vẫn còn trong chương một! Đó là “ngày thứ nhất” của Tin Mừng.

Tại thời điểm này trong câu chuyện, “ngày thứ nhất” chúng ta đã nếm được hương vị và nắm bắt được mẫu thức của toàn bộ Tin Mừng Máccô. Trong các Chúa Nhật tới chúng ta sẽ được nghe Đức Giêsu bắt đầu dạy dỗ các môn đệ, tiếp tục giảng dạy và chữa lành trên hành trình về Giêrusalem. Câu chuyện chỉ mới bắt đầu và mỗi tuần chúng ta lại được nghe nhiều cách Đức Giêsu mang lại cho thế giới triều đại ân sủng của Thiên Chúa.

Chúng ta sẽ làm gì khi phải nếm trải sự đời, khi mà đau khổ và nghi nan ghi dấu ngày sống của mình? Liệu chúng ta có giữ vững được sự tín thác nơi Thiên Chúa như ông Gióp không? Chúng ta có nhận được niềm hy vọng và sự can đảm mà Tin Mừng mang lại không? Chúng ta đến với Thiên Chúa và đặt mình trong tay Người, luôn đứng vững nhờ niềm hy vọng ta có trong Đức Giêsu.

Chuyển ngữ: Anh Em Học Viện Đa Minh Gò Vấp


5th Sunday In Ordinary Time (B)
Job 7: 1-4;6-7; Psalm 147; I Cor. 9: 16-19; 22-23;Mark 1: 29-39

Won’t people feel strange or confused at the end of the Job reading today when the lector says, "The Word of the Lord," and we respond, "Thanks be to God?" After all, Job just bemoaned his miserable state, ending with, "I shall not see happiness again." Poor Job – he had a lot and then lost everything – his children, possessions, lands, and servants. Plus, he had a terrible disease and was sitting on a dung heap. Are we sure we want to say, "Thanks be to God?" Maybe we should join Job and lament, "Woe is me!"

His so-called friends were no help. They came to "comfort" him and wound up encouraging him to ask God’s forgiveness. In their way of thinking, good people were "blessed" in this life with wealth, health and family; sinners were punished with poverty and pain. Job’s misery suggested to them that he was being punished by God for some sin he committed. At first his companions sit in silence with him for a week, "They sat down upon the ground with him seven days and seven nights, but none of them spoke a word to him; for they saw how great was his suffering" (2:13). Sometimes, when a person’s suffering is intense, all we can do is be with them in silence. Their initial silence was a better choice than what they did next.

Job’s friends make the mistake of trying to counsel him. They attempt to convince him that he must have done something wrong to deserve such suffering. Job is infuriated by their bromides. His wife even joins the chorus of advisers with the cynical suggestion, "Curse God and die" (2:9).

Job is a figure for the good and innocent sufferer. When evil people suffer we can reason they are getting their just desserts; but when the innocent suffer we can’t come up with a reason to justify their pain. Job can find no rationale for what happened to him. He is overwhelmed by his loss, physical pain and mental anguish. What was worse was his confusion about how God seemed to be treating him. He voices his complaints to God, but he doesn’t give up on God. He won’t break his relationship with God. In fact, by the end of the book his relationship with God deepens and grows stronger. Like Job our faith is tested by unreasonable suffering. How can we justify it? Where is God when we are at our lowest points? Is God with us or against us? Is our suffering a sign that we have displeased God and are being punished? – We are ready to hear the gospel.

Jesus won’t accept the common belief of his time, that suffering was the result of sin or the infraction of a religious rule. Jesus’ message about God is quite the contrary. Mark’s gospel depicts Jesus in a rush to announce the kingdom of God through his words and actions. Frequently Mark will begin a narrative with, "Immediately...," "As soon as...," "Then..." to indicate the rapid sequence of Jesus’ actions. As if to say, he can’t wait to spread the good news of the kingdom.

Jesus’ ministry will lead him to the cross, but like Job, he will not give up on God, even in his time of temptation and agony. He will continue his preaching in God’s name because, as he says, "For this purpose, I have come."

Jesus goes to Simon’s home and is told of his sick mother-in-law. He doesn’t say anything, but simply "grasped her hand and helped her up." The verb Mark uses in "egeiren," which is a verb used for his resurrection (16:6). There is already a hint in this passage of the new life Jesus offers us. Mark tells us that the woman got up and "waited on them." She was not ordered to serve them, instead, she takes the initiative. Which is what all disciples are supposed to do after we receive new life with Christ. We look around to see how we can serve – do ministry. She is his first deacon.

When Simon and the others are told that if they want to follow Jesus they must serve others, they resist. "Anyone among you who aspires to greatness must serve the needs of all" (10:43-44). Simon’s mother-in-law seems to get it. But the disciples don’t, until after the resurrection when Jesus will send them into the world to proclaim the gospel (16:15). Meanwhile, the mother-in-law does what she can in the simple setting of her home: she is serving others after being "raised up" by Jesus.

It is a busy day for Jesus: he heals Simon’s mother-in-law, cures many sick and drives out demons. He tries to go off to pray, but Simon and the others "pursue," or "track down" Jesus. The verb used to describe their action is the one used for the hunting down of an animal. There is a strong, aggressive sense suggested in the verb. One approach to today’s passage would be the contrast between the discipleship shown by Simon’s mother-in-law, against the density of the male disciples, who "pursue" Jesus and want him to return to the excited crowds. Were they enjoying the fame and admiration they had because they were in Jesus’ band of followers? Do they want to go back to the adoring crowds? Jesus pulls them away from their dreams of glory, for he has to go on to other places, "that I may preach there also."

Jesus has to go out in the dark, "before dawn," to pray. In Mark’s gospel darkness is not a comfortable or contemplative place. Was it dark for Jesus as he continued to discern what the nature of his ministry should be? In the resurrection accounts the women will set out to Jesus’ tomb "just after sunrise" (16:2). The darkness that exists in the world and found in the disciples will be penetrated by the light of Jesus’ resurrection.

We are still in the beginning of Mark’s gospel, but we are getting glimpses into what’s coming; how the kingdom of God will take flesh in the world. Already we have seen the heavens parted (1:10); the battle with Satan in the wilderness (1:12-13); the teaching about the coming reign of God; the calling of the first disciples (1:16-20). And we are still only in chapter one! It’s "day one" of the gospel.

At this point in the story, "day one," we are already getting a glimpse of the flavor and pattern of Mark’s whole gospel. During the next Sundays we will hear how Jesus begins to form his disciples and continue to teach and heal on his way to Jerusalem. The story is just beginning and each week we will return to hear the many ways Jesus brings to the world the gracious reign of God.

What shall we do in life when the world turns on us and suffering, pain and doubt mark our days? Shall we draw on our trust in God, as Job did? Shall we receive the hope and encouragement of the gospel that Jesus brings to us? We come to God with trust and place ourselves in the hands of God, anchored by the hope we have in Jesus Christ.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng tại Santa Marta: Những đầy tớ của Nước Trời
Đặng Tự Do
04:54 06/02/2015
Giáo Hội phải loan báo Tin Mừng "trong khó nghèo" và những người công bố Tin Mừng phải có mục đích duy nhất là làm giảm những khốn khổ của người nghèo, và không bao giờ được quên rằng sứ vụ này là công trình của Chúa Thánh Thần, không phải của bàn tay con người.

Đức Thánh Cha đã nói như trên trong thánh lễ sáng thứ Năm 5 tháng 2 tại nhà nguyện Santa Marta khi ngài trở lại một trong những hình ảnh yêu thích của mình về Giáo Hội - một bệnh viện trên chiến trường - lấy cảm hứng từ Tin Mừng trong ngày, trong đó Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi, từng hai người một, đến các làng để rao giảng, chữa lành bệnh và xua đuổi "tà ma".

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng có rất nhiều “người bị thương” đang chờ đợi trong các hành lang của Giáo Hội để được một thừa tác viên của Chúa Kitô chữa bệnh, nâng dậy và giải phóng họ khỏi ma quỷ đang hoành hành họ như một bệnh dịch. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói thêm rằng các thừa tác viên của Chúa Kitô phải luôn luôn ghi nhớ họ đơn giản chỉ là "những đầy tớ của Nước Trời".

Chữa lành những con tim đầy thương tích

Đức Giáo Hoàng đã suy tư về thái độ mà Chúa Giêsu đòi hỏi các môn đệ của Ngài phải có khi Ngài sai họ đến với dân chúng. Họ phải là những người không vướng bận với những ràng buộc như “lương thực, túi xách, tiền lận lưng quần” vì Tin Mừng “phải được công bố trong sự khó nghèo”, vì “ơn cứu độ không phải là thứ thần học về sự giầu có”. Tin mừng cốt yếu là “tin vui” về sự giải phóng được mang đến cho mọi người bị áp bức:

“Đây là sứ mạng của Giáo Hội: Giáo Hội chữa lành, chăm sóc cho con người. Đôi khi tôi mô tả Giáo Hội như một bệnh viện trên chiến trường. Đúng vậy, nơi đó có bao nhiêu người bị thương! Có bao nhiêu người cần được chữa lành những thương tích của họ! Đây là sứ mệnh của Giáo Hội: chữa lành những tâm hồn bị thương tích, mở tung cửa để giải phóng con người, để nói rằng Thiên Chúa là Đấng nhân lành, Thiên Chúa tha thứ cho tất cả chúng ta, Thiên Chúa là Cha chúng ta, Người luôn dịu dàng và luôn chờ đợi chúng ta …”

Lòng nhiệt thành tông đồ, chứ không phải chủ nghĩa hoạt động Phi Chính Phủ

Đức Thánh Cha cảnh báo rằng khi không đặt trọng tâm vào bản chất thiết yếu của việc công bố Tin Mừng, người ta có nguy cơ tạo ra sự diễn dịch sai lạc về sứ mạng của Giáo Hội và không còn nhìn thấy điều duy nhất đáng kể là: đem Chúa Kitô đến với người nghèo, người mù, và những tù nhân:

“Đúng là chúng ta phải trợ giúp và tạo nên những tổ chức để nâng đỡ sứ vụ này. Vâng, vì Thiên Chúa ban cho chúng ta những ân sủng cho sứ vụ đó. Nhưng khi chúng ta quên mất sứ vụ, quên đi tinh thần khó nghèo, quên đi lòng nhiệt thành tông đồ và thay vào đó đặt niềm hy vọng của chúng ta nơi những phương tiện của nhân loại, thì Giáo Hội trượt dài thành một cơ cấu Phi Chính Phủ, Giáo Hội trở thành một tổ chức rất đẹp: đầy quyền thế, nhưng không phải là một Giáo Hội truyền giáo, bởi vì Giáo Hội đã đánh mất đi tinh thần này, mất đi tinh thần khó nghèo và không còn quyền năng chữa lành”.

Các môn đệ là những “đầy tớ Nước Trời”

Đức Thánh Cha kết luận bài giảng rằng sau đó các môn đệ kết thúc sứ vụ mình và trở về rất “hạnh phúc” và Chúa Giêsu đưa họ đi “nghỉ ngơi” với Ngài một thời gian. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nhấn mạnh …

“… Chúa Giêsu không nói với các môn đệ: “Các con thật tuyệt vời, bây giờ nhiệm vụ tiếp theo của các con phải là làm sao tổ chức sao cho tốt hơn nữa… Nhưng Chúa Giêsu chỉ nói, khi các con đã làm xong tất cả những điều đó hãy nói với chính mình: “Chúng tôi chỉ là những đầy tớ vô dụng”. Đây chính là người môn đệ. Và lời khen tặng đẹp nhất dành cho một môn đệ là gì? Thưa: Anh là đầy tớ của Nước Trời. Đó là lời khen tặng tuyệt vời nhất, vì nó có nghĩa là người đó đã chọn con đường của Chúa Giêsu là công bố Tin Mừng. Người đó chữa lành, bảo vệ, công bố tin mừng và năm hồng ân của Chúa. Nhờ đó mọi người tái khám phá về Chúa Cha, và dưỡng nuôi hoà bình an trong tâm hồn mình”.
 
Bài giảng tại Santa Marta: Cách thức Suy gẫm Tin Mừng hàng ngày
Đặng Tự Do
04:53 06/02/2015
Suy gẫm Tin Mừng hàng ngày giúp chúng ta có niềm hy vọng thực sự. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng Thứ Ba ngày 03 tháng 02 tại nhà nguyện Santa Marta.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã tái kêu gọi các tín hữu hãy dành 10 phút mỗi ngày để suy gẫm Tin Mừng và thân thưa với Chúa, chứ đừng quá lãng phí thời giờ vào những phim truyện truyền hình hay ngồi lê đôi mách.

Đặt trọng tâm vào đoạn trích Thư gửi tín hữu Do Thái nói về niềm hy vọng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “hãy dán mắt vào Chúa Giêsu” là cốt lõi của niềm hy vọng. Ngài nhấn mạnh rằng, nếu chúng ta không biết lắng nghe Lời Chúa, chúng ta có thể là những người “lạc quan yêu đời” nhưng không có được niềm hy vọng mà chúng ta chỉ có được từ việc “chiêm ngắm Đức Kitô”.

Điều này đưa Đức Thánh Cha đến đề tài “chiêm ngắm cầu nguyện”. Đức Thánh Cha nói rằng “thật tốt nếu chúng ta biết cầu nguyện hàng ngày bằng kinh Mân Côi để thân thưa với Chúa, với Đức Trinh Nữ Maria hay với các Thánh, khi chúng ta gặp vấn đề nào đó”. Nhưng “chiêm ngắm cầu nguyện” là quan trọng và điều này chỉ có thể thực hiện được “với sách Phúc Âm trong tay”.

Ngài nói rằng: “Tôi suy gẫm như thế nào về đoạn Tin Mừng hôm nay? Tôi thấy Chúa Giêsu đang ở giữa mọi người, Ngài bị đám đông vây quanh. Năm lần đoạn Tin Mừng này sử dụng từ ‘đám đông’. Chúa Giêsu có nghỉ ngơi không? Điều này đưa tôi đến suy nghĩ về chuyện “luôn luôn ở giữa đám đông …” Hầu hết cuộc đời của Chúa Giêsu là trên các đường phố, với những đám đông. Vậy Chúa Giêsu có nghỉ ngơi không? Có chứ, Tin Mừng có lần nói là Ngài ngủ trên thuyền nhưng cơn bão đến và các môn đệ đánh thức Ngài dậy. Chúa Giêsu thường xuyên ở giữa mọi người. Và đây là cách chúng ta hướng nhìn Chúa Giêsu, suy gẫm về Chúa Giêsu, tưởng tượng về Chúa Giêsu. Nhờ đó, tôi thưa với Chúa Giêsu về những gì ập đến với tâm trí tôi”.

Tiếp tục suy tư về Tin Mừng trong ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về cách thức Chúa Giêsu nhận ra có một người phụ nữ bị bệnh trong đám đông chạm vào Ngài. Đức Thánh Cha nhận xét là Chúa Giêsu, “không chỉ hiểu về đám đông, Ngài còn cảm nhận được đám đông”, “Ngài cảm nhận được nhịp tim của mỗi người trong chúng ta, từng người một. Ngài chăm sóc cho mỗi một người trong chúng ta, luôn luôn là thế!”

Trường hợp của ông trưởng hội đường, là người đã đến gặp Chúa Giêsu “để thưa với Ngài về trường hợp con gái ông đang mang trọng bệnh” cũng tương tự như thế: Chúa bỏ lại mọi thứ để lo chuyện này. Đức Thánh Cha đã mô tả lại quang cảnh đó như sau: Đức Giêsu vào nhà ông, những người phụ nữ đang than khóc vì cô bé đã chết, nhưng Chúa nói với họ hãy bình tĩnh và họ dè bĩu Ngài. Đức Thánh Cha nói: ở đây chúng ta thấy “sự kiên nhẫn của Chúa Giêsu.”

Và khi đã làm con gái của ông trưởng hội đường sống lại, thay vì nói “Ngợi khen Chúa!”, Chúa Giêsu nói với họ: “Hãy cho cô ấy chút gì để ăn”. Đức Thánh Cha Phanxicô ghi nhận “Chúa Giêsu luôn nghĩ đến cả những điều nhỏ nhặt.”

Đức Thánh Cha chỉ ra rằng “Điều tôi mới vừa thực hiện với đoạn Tin Mừng này là một lời cầu nguyện trong chiêm ngắm: cầm lấy sách Phúc Âm, đọc và hình dung ra bối cảnh, tưởng tượng những gì xảy ra và thân thưa với Chúa Giêsu từ đáy lòng mình”:

“Bằng cách này chúng ta làm cho niềm hy vọng lớn dần lên, vì chúng ta dán mắt vào Chúa Giêsu. Tất cả chúng ta nên thực hành lối cầu nguyện chiêm ngắm này. Nhưng có người lại nói “Thưa cha, con còn bao nhiêu việc phải làm!” Lúc ở nhà, hãy dành 15 phút cầm lấy sách Phúc Âm, đọc và hình dung ra bối cảnh, tưởng tượng những gì xảy ra và thân thưa với Chúa Giêsu về đoạn sách ấy. Như thế, ánh mắt của anh chị em sẽ dán chặt vào Chúa Giêsu chứ không phải vào những phim truyện truyền hình. Đôi tai của anh chị em sẽ hướng về những lời của Chúa Giêsu chứ không còn lắng nghe quá nhiều tin nhảm nhí của chòm xóm nữa”.

“Đây là cách thế mà việc chiêm ngắm Lời Chúa sẽ giúp chúng ta lớn lên trong niềm hy vọng khi chúng ta sống bằng chất Tin Mừng! Hãy luôn luôn cầu nguyện”.

Đức Thánh Cha Phanxicô mời mọi người hãy “cầu nguyện, cầu nguyện với kinh Mân Côi, nói chuyện với Chúa, nhưng cũng thực hành việc suy gẫm Lời Chúa để dán ánh mắt chúng ta vào Chúa Giêsu”. Hy vọng sẽ đến từ cách cầu nguyện này, “đời sống Kitô hữu của chúng ta nở rộ trong bối cảnh đó, giữa ký ức và niềm hy vọng”.

“Ký ức về hành trình trong quá khứ, ký ức về những ân sủng nhận được từ Thiên Chúa. Và hy vọng, trong khi hướng về Chúa, là Đấng duy nhất có thể mang lại cho tôi niềm hy vọng. Và để có thể dán mắt vào Chúa, để biết Chúa, chúng ta hãy cầm lấy sách Phúc Âm hàng ngày và suy gẫm cầu nguyện. Ngày hôm nay, chẳng hạn, tôi dành ra 10-15 phút, không hơn, để đọc Tin Mừng, hình dung ra và thưa với Chúa đôi điều. Và không cần gì hơn. Như thế những hiểu biết của anh chị em về Chúa sẽ lớn lên và niềm hy vọng của anh chị em sẽ tăng trưởng. Đừng quên, dán ánh mắt của chúng ta vào Chúa Giêsu. Và để làm được điều này hãy suy gẫm cầu nguyện”.
 
Chúa Nhật Hôn Nhân và Tuần Lễ Hôn Nhân Toàn Quốc
Vũ Van An
16:45 06/02/2015
Theo tin Catholic World News, Đức Cha Richard Malone của giáo phận Buffalo, chủ tịch Ủy Ban Giáo Dân, Hôn Nhân, Đời Sống Gia Đình và Tuổi Trẻ của HĐGM Hoa Kỳ vừa yêu cầu các hiền huynh giám mục của ngài sử dụng Tuần Lễ Hôn Nhân Toàn Quốc, từ 7 tới 14 tháng Hai này, như cơ hội làm nổi bật bản chất của hôn nhân.

Ngài cho hay: “con số hôn nhân sút giảm trong Giáo Hội là mối quan tâm của Ủy Ban, cũng như các hậu quả của việc sử dụng khiêu dâm gây ra cho hôn nhân và gia đình. Trong lãnh vực chính trị và luật pháp, quả là một quan tâm trầm trọng khi phải chứng kiến các mưu toan nhằm tái định nghĩa hôn nhân thành một điều gì đó khác với việc kết hợp suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà”.

Trang mạng của HĐGM Hoa Kỳ cho biết thêm: trong một lá thư gửi các vị giám mục Hoa Kỳ ngày 16 tháng Giêng, Đức Cha Malone cho rằng Tuần Lễ Hôn Nhân Toàn Quốc Hoa Kỳ từ 7 tới 14 tháng Hai và Ngày Hôn Nhân Thế Giới, Chúa Nhật 8 tháng Hai là cơ hội “để cử hành hồng ân và hồng phúc của hôn nhân và củng cố cũng như hỗ trợ các cặp đính hôn và kết hôn”.

Trong lá thư của ngài, Đức Cha Malone giới thiệu nhiều tài nguyên khác nhau có thể giúp ích cho các vị giám mục, các linh mục và các nhà lãnh đạo giáo dân trong việc cổ vũ, củng cố và bênh vực hồng ân hôn nhân như sự kết hợp suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà, trong đó có các trang mạng For Your Marriage, Por Tu Matrimonio, và Marriage: Unique for a Reason. Ngài cũng khuyến khích việc tham dự chiến dịch Call to Prayer for Life, Marriage, and Religious Liberty, và chia sẻ các tài liệu giảng dạy về Ngày Hôn Nhân Thế giới. Một bản tin cũng đã được bao gồm nói về Ngày Hôn Nhân Thế Giới hay các Chúa Nhật sau đó, tập chú vào các lợi ích xã hội của hôn nhân. Tài liệu giảng dạy và bản tin đính kèm cùng với lá thư của Đức Cha Malone có thể tìm thấy tại địa chỉ www.usccb.org/issues-and-action/marriage-and-family/national-marriage-week-2015.cfm.

Đức Cha Malone cũng nói lên lòng mong mỏi đối với Cuộc Họp Các Gia Đình Thế Giới tại Philadelphia trong các ngày 22-27 tháng Chín tới. Các bài giáo lý chuẩn bị cũng như các thông tin khác có thể tìm thấy tại www.worldmeeting2015.org. . . .

HĐGM Hoa Kỳ cũng cung cấp các buổi tĩnh tâm “ảo” hàng ngày trong Tuần Lễ Hôn Nhân Toàn Quốc, qua Facebook www.facebook.com/foryourmarriage. Chủ đề cho các buổi tĩnh tâm năm nay lấy từ các lời khôn ngoan của Đức GH Phanxicô ngỏ cùng các cặp hôn nhân.

Việc cử hành Tuần Lễ Hôn Nhân Toàn Quốc tại Hoa Kỳ bắt đầu từ năm 2002, phát xuất từ Tuần Lễ Hôn Nhân Quốc Tế. Ngày Hôn Nhân Thế Giới, cử hành hàng năm vào Chúa Nhật Thứ Hai của tháng Hai bắt đầu từ năm 1983 do Worldwide Marriage Encounter khởi xướng.

 
Bài giảng tại Santa Marta: Tử đạo không chỉ là chuyện của quá khứ
Đặng Tự Do
16:54 06/02/2015
Trong thánh lễ hôm thứ Sáu 6 tháng 2 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng kêu gọi mọi người hãy nhớ đến các vị tử đạo của năm 2015, những người nam nữ, và trẻ em bị tàn sát ngay bây giờ vì hận thù đức tin. Ngài nói rằng các cuộc tử đạo của các tín hữu Kitô không phải chỉ là chuyện của quá khứ, nhưng là chuyện của cả hôm nay, với rất nhiều nạn nhân của "những người thù ghét Chúa Giêsu Kitô".

Đức Giáo Hoàng đã trình bày những suy tư của ngài về cuộc đời và cái chết của Thánh Gioan Tiền Hô, theo Tin Mừng Thánh Marcô. Nhắc đến vị "Đại Gioan" này, Đức Giáo Hoàng nói rằng cuộc sống của ngài là một thí dụ cho nhiều người, nhiều Kitô hữu mà máu của họ đang đổ ra ngày hôm nay vì họ tuyên xưng một Thiên Chúa mà nhiều người thù ghét.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã lưu ý rằng Thánh Gioan Tiền Hô "không bao giờ phản bội ơn gọi của mình", thánh nhân "ý thức rằng nhiệm vụ của mình chỉ là để công bố" rằng Đấng Cứu Thế "đã gần đến". Thánh Gioan Tiền Hô đã nhận thức được rằng ngài "chỉ là một tiếng nói," bởi vì "Ngôi Lời là người khác" và ông "kết thúc cuộc sống của mình như Chúa, nghĩa là chết vì đạo".

Thánh Gioan là nạn nhân của một vị vua tham nhũng

Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp rằng khi bị giam giữ trong nhà tù của Herôđê Antipas, thánh Gioan, là "người đàn ông vĩ đại nhất do người phụ nữ sinh ra" đã trở nên "nhỏ bé, rất bé nhỏ". Trước hết, ngài bị chới với bởi một khoảng tối trong tâm hồn khi ngài nghi ngờ không biết Chúa Giêsu có phải chính là Đấng mà ngài đã dọn đường hay không. Thánh nhân lại bị chới với một lần nữa khi ngài đứng trước cái chết của mình theo lệnh của một vị vua vừa ngưỡng mộ, vừa bối rối trước Gioan. Đó là một kết cục đã làm cho Đức Giáo Hoàng phải dừng lại để suy tư:

"Cuối cùng, sau sự thanh tẩy này, sau khi liên tục chìm vào hư không, vào con đường hướng đến cái chung kết của Chúa Giêsu, cuộc sống của ngài đã kết thúc. Vị vua bối rối đã có khả năng đưa ra một quyết định, nhưng không phải vì con tim nhà vua đã thay đổi, nhưng vì rượu cho ông cái can đảm đó. Vì thế, Thánh Gioan đã kết thúc cuộc đời mình dưới thẩm quyền của một vị vua tầm thường, say rượu, băng hoại, chiều theo sở thích của một vũ nữ và sự thù hận thù của một phụ nữ ngoại tình. Đó là cách người đàn ông vĩ đại nhất được sinh ra bởi người phụ nữ kết thúc đời mình".

Kitô hữu bị thù ghét ngày nay

Đức Giáo Hoàng nói: "Khi tôi đọc đoạn này tôi thú nhận tôi rất xúc động" và tôi luôn nghĩ về "hai điều": "Đầu tiên, tôi nghĩ đến các vị tử đạo của chúng ta, các vị tử đạo của thời đại chúng ta, những người nam nữ, và trẻ em đang bị bách hại, thù ghét, bị đuổi ra khỏi nhà của họ, bị tra tấn, tàn sát Và đây không phải là một điều của quá khứ: Chuyện này đang xảy ra ngay bây giờ. Các vị tử đạo của chúng ta, những người đang đối diện với kết cục của họ dưới thẩm quyền của những kẻ băng hoại, những kẻ căm ghét Chúa Giêsu Kitô. Thật tốt cho chúng ta khi nghĩ đến các vị tử đạo. Hôm nay chúng ta nhớ đến thánh Phaolô Miki tử đạo nhưng điều này đã xảy ra vào năm 1600. Hãy suy nghĩ về những vị tử đạo ngày nay của chúng ta! vào năm 2015 này".

Không ai có thể "mua" cuộc sống của mình

Đức Giáo Hoàng nói "sự hạ mình này của Thánh Gioan, sự liên tục chìm vào hư không làm tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đang trên con đường này và chúng tôi đang đi về miền đất, nơi chúng ta tất cả sẽ kết thúc đời mình. Điều này làm cho tôi nghĩ về bản thân mình: Tôi cũng sẽ gặp cái kết thúc của đời mình. Tất cả chúng ta rồi cũng sẽ đến hồi kết thúc. Không ai có thể "mua" cuộc sống của mình. Tất cả chúng ta, dù muốn hay không, đang đi trên con đường hướng đến cái chung kết hiện sinh đời mình, và điều này khiến cho tôi cầu nguyện để xin cái chung kết này tương tự đến mức có thể với chung kết của Chúa Giêsu Kitô".
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Màu Cờ: Biểu Tượng và Niềm Tin.
Bảo Giang
15:58 06/02/2015
Màu Cờ: Biểu Tượng và Niềm Tin.

Với quốc gia: Lá Cờ là nghi biểu linh thiêng, sống động của Tổ Quốc.

Với dân tộc: Lá Cờ là sự kết hợp một truyền thống lâu dài, là văn hóa, là biểu hiệu một ý chí kiên cường bảo vệ cuộc sống Công Lý cho chủng tộc trong Tự Do, Công Bình, Nhân Bản. Diễn đạt một ý chí Độc Lập của đất nước.

Ông Vĩnh, một cưụ chiến binh trong QLVNCH. Từ ngày ra khỏi nước, trong nhà ông, ngoài bàn thờ, bải vị của tổ tiên ra, bao giờ cũng thấy có những biểu tượng mà ông đã “ một đời” hy sinh vì nó như lá Cờ Vàng, tấm huy chương, hay tấm hình ngày ông qùy xuống nhận trách nhiệm với non sông. Tất cả được đặt ở những vị trí trang trọng nhất. Rủi thay, đứa con ông dứt ruột đẻ ra. Khi CS vào, chính ông cõng nó, ông bồng nó trốn chạy cộng sản ra hải ngoại. Niềm vui chưa kịp đến khi nó khôn lớn, là một bác sỹ, kỷ sư, luật sư…. lại đến câu chuyện ông mất con.

Chuyện kể, sau vài chuyến về Việt Nam với cô bạn gái là du học sinh. Chẳng biết nghe ai xúi, Minh ( lại cũng tên Minh!) một bác sỹ mới ra trường, hùng dũng mang về tấm hình Hồ chí Minh và cái lá cờ của cộng sản Phúc Kiến. Nó treo lên bức tường chính của phòng khách. Ông Vĩnh đi làm về nhìn thấy. Máu uất bốc lên. Ông giật ngay cái lá Cờ Đỏ và tấm hình có nắm lông mồm của HCM quẳng ra ngoài sân. Minh bất bình, lớn tiếng kết tội ông bố độc tài, ích kỷ, thiếu ý thức chính trị, không tôn trọng tự do của người khác. Cuộc khẩu chíến bùng lên. Ông Vinh săn tay áo lên ” Nói thế là mày phản bội lại những hy sinh của gia đình này, mày không sứng đáng ở lại đây. Hãy thu đồ ra khỏi nhà ngay. Mày tưởng là bác sỹ, là luật sư là lên bằng giời, là có ý thức chính trị hay sao? Đi, đi ngay! Công lao tao đưa mày đi vượt biển, nuôi mày ăn học, kể bỏ. Đi, đi ngay! Tao thà là không có mày, còn hơn bị nguyền rủa”! Mặc cho bà vợ réo gào. Lệnh vẫn xé màng tang. Minh cũng “hách” không kém, cuốn cờ, nhặt lấy tâm hình, xách va li, lái xe ra khỏi nhà. “ Xem mi đi được bao lâu, Tốt nhất là về bên đó mà sống luôn với nó ( cờ đỏ), đừng ở đây, ăn cơm gạo ở xứ này làm tủi nhục cho bố mẹ mày, tủi nhục lây cho những người đi tỵ nạn! Đi, Đi cho khuất mắt.”!

Trong Đèn Cù của Trần Đĩnh cũng có câu chuyện tương tự: “tình cờ gặp Minh Trường, phóng viên nhiếp ảnh Thông tấn xã năm 1971 đã cùng tôi vào vùng rốn lụt của Hải Dương. Anh thuộc lớp người đầu tiên về Sài Gòn chiến thắng. Nhưng anh đã nếm một chiến bại đớn đau. Hơn một năm sau kể lại với tôi, giọng anh vẫn run run như nghẹn lại. Lẽ tất nhiên anh rất vui khi lần đầu tiên trở lại đứng trước nhà mình bấm chuông. Thì mẹ anh mở cửa. Thì mẹ liền chắp hai tay lạy: - Anh còn sống thì tôi mừng nhưng anh về thì tất cả các đứa con bao lâu nay sống với tôi, chăm sóc phụng dưỡng tôi đều đã bị các anh lôi đi tù hết mất rồi. Anh về thì nhà này tan nát, thì tôi trơ trọi. Thôi, tôi xin anh,anh đi với đồng chí của anh đi cho mẹ con tôi yên” (tr 486)

Hai câu chuyện về Màu Cờ, một xảy ra ở bên Mỹ, một bên ta cách nhau có đến gần ba mươi năm, chẳng hẹn mà cùng gặp một kết quả. Trước mắt, nó làm cho hai gia đình trong cuộc tan nát, ly tan. Thoáng nhìn, có người cho rằng “ xử sự” như thế là khắt khe, là không công bằng, là áp bức không có tự do? Tôi cho luận điệu, phản bác này là ấu trì, như đứa trẻ lên ba chưa biết mặc quần đã biết làm “ cách mạng VC”. Bởi lẽ, nếu lá Cờ Vàng và tấm hình của TT Diệm xuất hiện ở trong một gia đình nào đó trong vùng đất cộng sản chiếm đóng thì gia đình ấy sẽ ra sao? Liệu có phải chỉ là cuộc “khẩu chiến” xuông trong nhà, hay sẽ là cảnh chủ nhân bị cán cộng đến bịt mắt đưa đi vào lúc nửa đêm? Lúc ấy có là tự do, có là thiếu hiểu biết chính trị hay không?

Như thế, ông Vĩnh và bà mẹ Việt Nam trong Đèn Cù có đủ lý do khi có quyết định này. Họ là người tôn trọng lẽ phải. Có trách là trách con ông như kẻ xa đà, lỡ nghiện thuốc phiện. Nó không chỉ phản bội lại chính lòng hy sinh, mổ hôi, nườc mắt và có thể cả máu của ông mà thôi, nhưng còn là sự phản bội với đồng bào, những người chiến binh đã hy sinh xương máu để bảo vệ Màu Cờ Tự Do, Độc lập của dân tộc nữa. Sự phản bội này xem ra rất khó “ hóa giải”. Theo đó, giải pháp tình thế này được coi là khả dĩ hơn là chuyện “ yên lặng”, để cho tình cha con mỗi ngày chồng chất thêm đau thương, lẫn hận thù trong cuộc sống gỉa dối. Hơn thế, là cơ hội để cho con ông tự biết trái, biết phải. Biết suy nghĩ và biết sống cho nên người chân thật. Chuyện bà mẹ của Minh Tường cũng thế. Bà đã không còn chọn lựa nào khác. Thà mất con ( như đã từng mất khi nó thoát ly ra đi) hơn là chấp nhận cho nó mang tội ác và gian trá về nhà! Cuộc chiến trong nhà, nơi chỉ có tình cảm còn gay gắt thế. Nói chi đến cuộc chiến ngoài xã hội, nơi tựa vào lý lẽ nhiều hơn. Nhưng từ đâu, cuộc bể dâu đã đổ xuống thân phận Việt Nam?

I. Đôi dòng Lịch Sử.

1. Cờ Vàng.

Từ rất xa, khoảng năm 40 sau công nguyên, nước ta còn bị Tàu phương bắc đô hộ. Hai bà Trưng, đã dùng Cờ Vàng để khởi nghĩa, đánh đuổi quân xâm lăng. Bà lấy lại 65 thành trì để xưng vương. Từ đó sắc cờ Vàng luôn ẩn hiện trong các triều đại kế tiếp. Đến triều Nguyễn, hai sọc đỏ được thêm vào lá Cờ Vàng, và kích thước cũng khác đi, Đến năm 1945, một sọc đỏ (đứt quãng) được thêm vào giữa hai sọc đỏ có từ trước. Rồi vào năm 1948, cựu hoàng Bảo Đại đã cho nối liền sọc đỏ ở giữa lại. Từ đó trên toàn cõi Việt Nam, từ bắc chí nam, chỉ có một màu Cờ Vàng tung bay theo nước rộng sông dài, là nghi biểu thiêng liêng của đất nước. Màu Cờ Vàng là sự kết hợp một truyền thống, một lịch sử, một văn hóa, biểu hiệu một ý chí kiên cường bảo vệ cuộc sống cho chủng tộc trong Tự Do, Công Bình, Nhân Bản và diễn đạt một ý chí Độc Lập của dân tộc. Đó là màu cờ của sự sống.

2. Cờ Đỏ.

Vào khoảng năm 1940, Hồ Quang, ( trích theo tài liệu trong quân ủy trung ương Trung cộng và tài liệu chính quy của CSVN) là thiếu tá tại chức, tùng sự trong bát lộ quân, ngành điện báo của Trung cộng dưới quyền chỉ huy của tướng Chu Đức, đã được lệnh xâm nhập vào Việt Nam và sau đổi là Hồ chí Minh. Khi vào Việt Nam Y mang theo lá Cờ Đỏ có một sao vàng là cờ khởi nghĩa của đảng cộng sản Phúc Kiến do Li ji Shen lãnh đạo. Sau khi vào Việt Nam, theo Võ Nguyên Giáp, lá Cờ Đỏ ban đầu dùng làm cờ lệnh của đảng. Sau biến cố cướp chính quyền của Việt Minh vào năm 1945, nó trở thành Lá Cờ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Hồ chí Minh lãnh đạo để từ đây thi hành những chỉ thị từ Trung cộng. Sau ngày 30-4- 1975, nó là biểu tượng của nhà nưóc CHXHCNVN trở thành bàn đạp cho bá quyền Trung cộng tràn xuống phương nam. Nó là Màu Cờ chuyên chở số phận con người trở về, lệ thuộc và sống trong nô lệ. Chính nó, từ Liên Sô, Trung cộng đã giết chết cuộc sống của nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam. Nó giết chết hết tất cả mọi niềm tin, mọi hy vọng, mọi yêu thương, mọi nhân ái trong lòng người Việt nam. Nó giết chết cuộc sống yên bình của con người. Nó đẩy dân tộc ta vào cảnh khố đáy điều linh.

Với một nguồn gốc, lịch sử và văn hóa khác biệt và xung khắc như thế, chắn chắn không bao giờ có thể có sự dung hòa giữa hai Màu Cờ này. Trái lại, sẽ là cuộc đồi đầu và loại trừ nhau một cách vĩnh viễn. Sự loại trừ này giống như sự thiện, công lý không thể chấp nhận tội ác và gian trá. Sự Thiện, Ác, Công Lý và gian trá là cuộc chiến không bao giờ chấm hết, Nhưng cuộc chiến giữa hai Màu Cờ sẽ chỉ là một giai đoạn và nó sẽ kết thúc vói một mất một còn. Cờ Đỏ có thể đã thành công trong bốn mươi năm qua, nhưng CỜ Vàng không bao giờ biến mất, Khi cờ Vàng quay về. vĩnh viễn cờ Đỏ sẽ bị chôn vui, không còn một ai nhắc nhở đến nó, ngoài tội ác và gian trá do nó gây ra. Và dĩ nhiên, trong cuộc tanh chấp cũng không thể có sự xuất hiện của một biểu tượng thứ ba. Màu cờ nào sẽ còn, cái nào sẽ bị tiêu diệt?

II. Màu cờ nào là biểu tượng, sống mãi trong lòng ngưòi?

Cờ Vàng, những tưởng là đã tan biến đi từ biến cố 30-4-1975, không còn ai nhắc nhở đến nữa. Kết quả, lại vượt qua sức tưởng tượng của tât cả mọi người. Cờ Vàng không những chỉ tung bay trên bầu trời thế giới, là biểu tượng sống của Việt Nam Tự Do. Hơn thế, còn là niềm tin yêu, là hy vọng, là sức sống tuyệt đối cho mọi ánh mắt của mọi người ở trong nước cũng như trên thế giới cùng hướng về. Tại sao Cờ Vàng, sau bốn mươi năm không còn hiện diện trên bầu trời Việt Nam, lại trở thành một niềm tin tuyệt đối để mọi người cùng dõi mặt về? Người dân dõi mắt về đặt niềm tin hay chỉ là hoài niệm? Tôi cho rằng, sẽ không có câu trả lời nào chính xác hơn là: Chính Cờ Đỏ đã dạy cho người dân Việt Nam biết đặt niềm tin và trông chờ vào sự trường tồn của Cờ Vàng. Chính Cờ Đỏ đã chỉ ra rằng, Chỉ có Cờ Vàng mới khả dĩ đáp ứng được yêu cầu khát vọng Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý và sự Độc Lập của Tổ Quốc cho người dân Việt Nam. Nói cách khác, chính Cờ Đỏ đã lộ nguyên bản chất là một thứ dẻ rách đầy bội phản do CS đi vay mượn để gây ra tội ác cho dân tộc. Nó phải bị loại bỏ khỏi cuộc sống của ngưòi dân Việt Nam, dù hôm nay bó vẫn phe phẩy ở đó. Bởi lẽ:

1. Với người sống tại miền nam.

Có thể nói một cách công bằng là. Cuộc sống của người miền nam, trước 30-4-1975, không phải là cuộc sống ở trên thiên đàng. Trái lại, ở đó là chiến tranh tranh, ở đó có tang thương vì cuộc chiến. Ở đó có những sáo trộn về chính trị qua những cuộc dảo chánh rồi chỉnh lý. Ở đó không ai được hứa hẹn là hết chiến tranh sẽ dược xây dựng lại bằng mười năm xưa. Nhưng trong cuộc sống với đầy những khó khăn ấy, người người đã tích cực vun trồng hai chữ Việt Nam và đưa miền nam vào cuộc sống rất đáng sống và rất đáng hãnh diện trên trrường quốc tế. Bởi lẽ, về kinh tế, miền nam trong chiến tranh, nhưng không nghèo khó. Ngưòi ở miền nam chưa bao giờ phải trắng mắt lo toan ngày mai ăn gì, mặc gì. Lúa gạo, thịt cá ê hề, người dân muốn mua sắm thế nào tùy thích. Chưa có người dân nào phải đi mua hay chầu chực mua lấy nửa ký gạo, nửa ký cá, tôm bao giờ. Ngoài đường thì tràn ngập các loại xe máy, xe hơi. Về công nghệ thì đã sản xuất được xe La Dalat. Thành phố Sài Gòn đã có những thay đổi đáng kể, nó trở thành một thành phố đáng ngưỡng mộ từ các nước Đông Nam Á Châu.

Về văn hóa. Phải nói ngay rằng, nền văn hóa nhân bản dân tộc đã được phát triển một cách toàn diện và rộng rãi tại miền nam Việt Nam. Ở đó tinh thần Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín Trung được đặt lên hàng đầu trong giáo dục công dân. Tạo cho người dân có ý thức trưởng thành về lòng yêu nước, về truyền thống độc lập và thấu hiểu lịch sử của dân tộc một cách rõ ràng, chính xác. Bên cạnh đó là sự tôn trọng nền văn hóa lành thánh của các tôn giáo đã tạo cho xã hội miền nam một bộ mặt hài hòa về nhân nghĩa và đạo đức. Nạn trộm cắp không thường thấy, những tệ nạn xã hội không phải không có nhưng rất ít gặp. Riêng những tội đại nghịch bất đạo như giết cha mẹ, vợ chồng giết nhau thì hàng năm trời cũng không nghe đến một vài. Nói chi đến những trường hợp tình nhân, yêu nhau bỏ nhau là có thể ra bản án tử cho đối tác. Phần đời sống chính trị. Sự tự do, nhân phẩm, nhân quyền của người công dân được luật pháp bảo vệ và tôn trọng. Một người công dân không thể bị coi là có tội cho đến khi bị toà tuyên án. Không ai có thể bị bạo hành từ các cơ quan trách nhiệm. Ở đó là một xã hội nhân bản, nếu không có tiếng súng đùng chát phá làng phá xóm của Cờ Đỏ trong đêm khuya thì quả là một cuộc sống đầy hoan lạc.

Tuy nhiên, sau ngày 30-04-1975 Cờ Đỏ được kéo lên cao như một dấu chỉ khác. Niềm vui chưa kịp đến vì im tiếng súng. Toàn cảnh miền nam đã rơi vào trong hỗn loạn, hoang mang và thực sự là đối diện với lo âu và nỗi chết. Trước tiên, hàng trăm ngàn người thuộc mọi giai tầng trí thức ở miền nam trong hàng ngũ quân, cán, chính đều bi đẩy vào các trại tù. Trong lúc hàng trăm ngàn người bị đẩy vào các trại tù khổ sai, biệt tin, tạo nên những bản tìn đồn làm náo động lòng người thì ngày 12-6-1975, báo Sài Gòn Giải Phóng có bài xã luận với những lời lẽ phải được coi là loại cực kỳ vô văn hóa, nếu như không muốn nói là vô giáo dục, khi nó mô tả về những ngưòi lính miền nam bị lùa vào tù như sau: “Đế quốc Mỹ và tay sai đã biến chúng từ con người thành ra dã thú. Cách mạng phải cải tạo chúng từ thú trở lại thành người. Phải giam chúng lại để chúng không làm hại nhân dân được nữa. Đồng thời phải cải tạo chúng để chúng cải tà quy chính”. Phần Nguyễn Hộ thì huỵch toẹt ra cái chủ trương man rợ của những kẻ còn ăn lông ở lỗ của CS khi vào nam là “Đối với bọn Ngụy quân, Ngụy quyền, nhà của chúng: ta ở; vợ của chúng: ta xài; con của chúng: ta bắt làm nô lệ; còn bọn chúng nó: ta giam cho đến chết!” Quả là kinh hãi thay!

Kế đến là những cuộc đổi tiền. Cuộc đổi tiền mà cán cộng rêu rao là: “ Miền nam đã có một nền tiền tệ mới, khai sinh từ sự độc lập toàn vẹn của sứ sở. Nó đã kết thúc 30 năm sống dơ và chết nhục của đồng bạc Sài Gòn.” Thật gớm giếc thay những cái mồm loa gian trá, điên đảo của những nhà cách mạng chưa biết mặc quần! “ tiền của nưóc độc lập” ư? Độc lập mà phải sống dựa hơi vào đồng tiền ” Mỹ Ngụy” năm xưa để cầu sống qua ngày à? Hãy nhìn lại từng đoàn xe nối đuôi nhau như bất tận, chuyên chở của cài mà cán cộng vơ vét từ miền nam đưa ra bắc sau ngày 30-4-1975 thì có câu trả lời. Đến nay, thử hỏi hàng năm không có hàng tỷ, tỷ đô la của người Việt gởi về giúp thân nhân thì cán cộng sống ra sao rồi? Cái đồng tiền mang hình Hồ chí Phèo ( $20,000 bằng $1 đollar) có chút gía trị nào khi trao đổi trên trường quốc tế chăng? Thật là xấu hổ cho cái đồng tiền “độc lập” của Việt cộng. Sau lần bị cướp cạn này, ngưòi dân đổ tràn ra biển với lời nguyền: Thà chết trên biển khơi còn hơn là phải ở lại sống với cái Cờ Đỏ! Nhà văn Duyên Anh, đã viết. “ cái cột đèn nếu biết đi nó cũng không dám ở lại với Hồ chí Minh!”. Nhưng bấy nhiêu mới chỉ là khởi đầu. Nay thì toàn thể xã hội đã biết đến “đạo đức của cộng sản” là gì khi phó chủ tịch quốc hội của nhà nước Việt cộng đã lên tiếng cách đây gần 10 năm ( 2006) là : “ người ta phải nói dối nhau mà sống vì đó là đạo đức của cách mạng ( Việt cộng)” ( Trần quôc Thuận).

Về giáo dục và văn hóa. Quả thật là ngưòi ta không thể phân định được là nên giáo dục văn hóa của nhà nước CS định vị trên căn bản nào. Chỉ thấy từ tối tới sáng nhà nưóc ra rả bài loa “học tập theo gương vĩ đãi của Hồ chí Minh”, Nhưng họ lại cũng không chỉ dẫn ra những cái vĩ đại của HCM là những cái nào. Thí dụ như gương giết vợ từ con, hay là việc lệnh cho Trường Chinh viết lời kêu gọi đồng bào Việt Nam bỏ chữ Quốc Ngữ học chữ Tàu để được nhận làm chư hầu cho Trung cộng, hay học tập theo gương HCM hoan hô PVD ký công hàm công nhận Trường Sa Hoang Sa là máu thịt của Việt Nam thuộc chủ quyèn của Trung cộng. Kết quả của cái nền giáo dục vô văn hóa, vô tổ quốc, vô gia dình, vô tôn giáo ấy là:

Thứ nhất. Người em cô cậu của ba tôi vào miền nam thăm anh vào tháng 8-1975, khi thấy anh em chúng tôi để giày dép và quần áo phơi ngập trên sân thì cô tự động đi ra và gom nhặt từng cái một đem vào để trong nhà. Thấy lạ các em tôi hỏi. Cô bảo.” Liệu đấy, không còn lấy một cái mà mặc, mà xỏ chân!”. Nghe thế, anh em tôi nhìn nhau cười. Nay thì trộm cướp ở miền nam đã sánh ngang bằng với miền bắc vào năm 1975 rồi! Ở đâu cũng thấy thành phần này. Từ phố xá cho đến các công sở cơ quan, từ trung ương cho đến địa phương, không một nơi nào mà không dầy đặc sâu dân mọt nước. Kế đến, những tội đại nghịch theo gưong HCM “ căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ” thì xã hội ngày nay đã đến mức khủng hoảng vì những loại tội đại ác, con cái giết cha mẹ, cháu giết ông bà. Vợ chồng giết nhau vì cơn ghen. Nhân tình giết nhau vì cái xe, cái điện thoại của đối tác. Hoặc giả, khi chấm dứt quan hệ cho một cuộc tình, đối tác cũng có thể mất mạng! Và kinh hoàng hơn nữa là nạn phá thai ở lớp tuổi thanh thiếu niên đã làm chóng mặt mọi gia đình. Quả thật, nhờ “đạo đức” HCM. nhờ cái Cờ Đỏ mà trong suốt tiến trình lịch sử gần 5000 năm của đất nước, chưa có thời nào mà những loại tội đại ác lại hoành hành và đe doạ xã hội như thời CS. Phục chưa nào?

Kế đến là phần đất đai của tổ quốc thì nào có phải chỉ Hoàng Sa, Trường Sa ở biển đông mất vào tay Tàu Cộng. Ngay đến đất liền, Nam Quan, Bản Dốc, Lão Sơn, Tục Lãm… nay đã mang tên xứ người. Lại còn Tân Rai, Nông Cơ và biết bao nhiêu là đất đai, cửa biển trong nội địa của Việt Nam đã nằm trong vòng tay kiểm soát của Tàu? Về đời sống chính trị. Người dân miền nam việt Nam ngày nay còn lại đôi tay trắng. Tự Do, Nhân Quyền, Công Lý mất sạch sẽ, chỉ còn lại là những hàng chữ vô cảm để nhìn cho đẹp mắt. Đến chữ Độc Lập mới là một nỗi nhục khác. Người dân muốn bảo vệ chủ quyền của đất nước trên Hoàng Sa Trường Sa là vào nhà tù. Thử hỏi xem, liệu còn một nỗi tủi nhục nào lớn hơn khi phải cầm tấm hộ chiếu của CHXHCN Việt Nam do Việt cộng cấp phát, còn nỗi nhực nào lớn hơn cho người dân Việt phải đứng dười lá Cờ Đỏ của CS Phúc Kiến và bảo đó là của mình? Tôi cho rằng, không còn nỗi nhục nào to lớn như thế nữa. Từ đó, chả cần phải nhắc nhở, lá Cờ Vàng tuyệt đối chiếm trọn tim lòng người Việt Nam. Họ mong chờ từng giây, tùng phút cho ngày Cờ Vàng về trên quê hương Việt Nam. Dẫu cuộc chờ đợi ấy là trăm năm!

2. Với những người sống trên đất bắc.

Nếu người ở miền nam có được một chút kinh nghiệm về CS như hôm nay, thì cái kinh nghiệm của họ về cộng sản so với người miền bắc chỉ là con số không, hoặc là con đom đóm lập loè trước ngọn đèn sáng, không đáng để nói đến. Bởi vì, niềm đau của họ không phải chỉ là tiếc nuối vì chậm chân trong cuộc di cư 1954, nhưng là sự kiện, tất cả mọi người ở ngoài bắc đều đã bị dồn vào cõi chết và bị xô đẩy vào cuộc sống đầy gian trá.

Thật vậy, vào mùa đấu tố 1953-56, không một ngưòi nào trên đất bắc không sờ thấy cái chết ngay bên mình. Tất cả đều thoi thóp sống trong lo sợ và chờ cái chết gọi tên. Trong cảnh khốn cùng đó, đã có gần 200 ngàn người Việt Nam tại miền bắc bị HCM gọi tên. Sau những cái chết vì bạo hành và hàng trăm ngàn gia đình bị ly tán là toàn thể nhân dân miền bắc chỉ còn lại đôi mắt trắng. Tất cả mọi thứ tài sản, từ ruộng vườn đất đai đén cơ sở làm ăn đểu thuộc về tay nhà nước quản lý. “Nỗi đau về vật chất ấy, thật chẳng thấm gì”, cô tôi bảo thế. Bởi vì, người ta đã phải đánh đổi phần luân thường đạo lý xã hội, phần lễ nghĩa nhân phẩm của con người bằng những gian trá, vu khống giết người theo bài học “địa chủ ác ghê “ của HCM để tìm sống cho cá nhân mình. Người người, không phân biệt già trẻ, gái trai, đều phải học tập lấy phương cách nói dối nhau, lừa nhau mà sống. Ở đó, Công Lý của chế độ được thực thi bằng lệnh của cái búa, cái liềm trong tay những nhà cách mạng chưa biết mặc quần. Ở đó, Cờ Đỏ đã dạy cho người dân bài học căm thù giữa con người với con người. Ở đó, Cờ Đỏ dạy cho ngưòi dân bội tín bội nghĩa, bằng sự rình rập báo cáo lẫn nhau. Ở đó, CS đã dạy cho những đứa con “ căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ” vì bác đảng. Đến nỗi người cha phải trả lời đứa con do mình đẻ ra:

“ông có biết tôi là ai không? người cha ngậm ngùi trư1ơc nhìn đứa con dứt ruột do mình đẻ ra và nói”: “Thưa bà, con là người đẻ ra bà ạ!” ( chúng từ của một Giám Mục, trang 383). Hỡi ôi, xã hội Cờ Đỏ!

Kết quả của những bài học này dần dần là sự kiện tái quy. Người dân đâm ra căm thù cộng sản, thù ghét Tầu khựa. Nhiều ngưòi dù chưa một lần nhìn thấy là cờ và cuộc sống của người miền nam ra sao, chỉ nghe đồn về nó, nhưng đã hằng đêm khấn nguyện, ước mong một ngày được nhìn thấy đoàn quân cứu nước ở miền nam ra giải phóng cho đồng bào. Khi ấy, chắc hẳn là búa trả búa, liềm trả liềm cho cán bộ đảng viên nhà nước? Lại cũng có ngưòi trong cơn đau cùng quẫn, đứng giữa đường, trước cổng quan cán mà gào trời, van đất xập xuống để cùng chết chung với cái Cờ Đỏ hơn là phải sống trong những ngày tăm tối với nó. Những ước mơ này đến nay vẫn chưa hề thay đổi, dẫu chính phủ ở miền nam không còn! Điều đó cho thấy, chính Cờ Đỏ dạy cho dân chúng mơ ước được nhìn thấy và sống với niềm tin của Cờ Vàng là cờ mang biểu tượng của Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền và Công Lý, là niềm tin, là sự sống của đất nước.

3. Với những người lớn lên sau mùa đấu tố hay sau ngày 30-4-1975.

Một điều không may mắn cho những thế hệ này là đã không được hưởng lấy một giờ, một phút trong cuộc sống của Tự Do Nhân Bản. Một điều tang thương hơn thế là họ đã lớn lên trong cuộc sống mà chế độ đang ra sức tận diệt niềm tin của con người với con ngưòi, của con người với tôn giáo. Và trong tận cùng của sự tệ hại là những thế hệ này đã không được hưởng lấy đôi phần nền giáo dục nhân bản và văn hóa của dân tộc. Thay vào đó là họ phài dùi mài một thứ văn hóa nô lệ, bá đạo, phỉ báng công sức tiền nhân, của tôn giáo và ca tụng kẻ thù của dân tộc. Và có thể, họ đang bị nhồi nhét một thứ văn hóa man rợ là nhận giặc là cha (Hồ chí Minh không chắc là gnười Việt Nam, nhưng là một Cù thị trong kế hoạch Hán hóa của TC?) Với lối giáo dục này, Cs đã làm băng hoại lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam và tệ hơn, nhằm đưa Việt Nam vào vòng nô lệ cho Trung cộng.

Đó là sự thiệt thòi lớn lao cho họ. Tuy nhiên, trí năng của con người không phải như trí năng của loài khỉ đột, bị đóng khung trong những giáo điều gian trá. Trái lại, với những phương tiện truyền tải từ thông tin, dù là thông tin của công sản, đến những câu chuyện trong cuộc sống hằng ngày đã đưa lớp trẻ Việt Nam vào một suy tư, vào một cái nhìn khác với những điều mà cộng sản muốn. Nghĩa là, lớp ngưòi trẻ này đã nhận ra được sự thật. Họ đã bị lừa dối, dân tộc này đã bị cộng sản phản bội. Từ đó, họ tìm ra sự thật.

a. Về con ngưòi.

CS không ngừng truyền dạy lớp trẻ về Hồ chí Minh là “ bác” không có vợ, suốt đời hy sinh vì dân vì nước”. Với họ, đây có thể coi là một chuyện cười thô bỉ nhất thế giới mà CS VN tiếp tục truyền vào học đường hay trong phong cách giáo dục cho học viên CS. Gọi nó là chuyện cười thô bỉ, bời vì Hồ chí Minh, không những chỉ có một, nhưng là có nhiều đời vợ, với đầy đủ giấy tờ cá nhân đã được phơi bày. Tại sao lại phải dối trá như thế? Câu hỏi ngắn, chuey6n chở một ý gnhĩa dài. Riêng trường hợp của Nông thị Xuân, thì không có giấy tờ chứng nhận Xuân là vợ của Hồ chí Minh. Nhưng trong trường hợp này thì Hồ chí Minh ( Hồ Quang) lại phạm vào tội đại ác. Đã hiếp Nông thị Xuân ngay từ khi em 16 tuổi, đến khi em sinh con thì từ con và giết Nông thị Xuân, quẳng xác ra ngoài đường giả làm tai nạn lưu thông để bảo vệ tên tuổi cho Y. Sự kiện tội ác, không phải là việc Y ăn ở với người khác phái, dù không cưới hỏi. Hoặc làm “ vua” thì có năm thê bảy thiếp nhỏ tuổi. Nhưng sự ác là việc giết ngưòi cách man rợ và quăng xác ra ngoài đường để tạo hiện trường gỉa là một tai nạn lưu thông để bảo vệ cho cái sự kiện gian trá là “ bác không có vợ” của HCM. Quả là một chuyện man rợ cổ kim chưa từng có.

b. Về bài học phản luân lý,

” phải căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bồ mẹ”. (Đèn Cù tr 74), được coi là kim chỉ nam trong đào tạo các đoàn đảng viên CS, lớp trẻ ngày nay cho rằng: Bài học này, người trước nhất phải áp dụng là Vũ Trung còn gọi là Nguyển tất Trung, con đẻ của Hồ chí Minh và Nông thị Xuân. Trung phải ngậm đắng một đời thù hận Hồ chí Minh vì cái chết của ngừoi mẹ là Nông thị Xuân, và không thể thanh minh cho mẹ dù là một câu? Và bản thân Hồ chí Minh thì trong suốt một đời cũng đã thực hiện bài kiểm thảo này một cách trọn vẹn. Y không hề đốt cho cha mẹ một nén nhang! Lời thề “căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ” của HCM đúng vào cả hai trường hợp, dù cha mẹ Y là ngưòi ở làng Kim Liên hay là ở bên Tàu! Thử hỏi, với cái thứ “đạo đức” phản luân lý này đuợc cộng sản đem vào học đường, tuổi trẻ và xã hội Việt Nam đi về đâu? May là lớp trẻ ở đây đã được di truyền nền tảng đời sống luân lý từ gia đình, từ tôn giáo, theo đó, hầu như chỉ có một số rất ít, khoảng 5% dân số học theo thứ luân lý không có quần này mà thôi.

c. Về việc gọi là cứu nước:

Nay thì mọi chuyện giối trá của CS đã bị những thế hệ trẻ này phơi bày ra trước bàn dân thiên hạ. Theo họ, tập đoàn CS Minh, Đồng, Chinh, Duẫn, Giáp… luôn cho mình là những kẻ “đánh Mỹ” cứu nước, thật ra, đây chỉ là một tập đoàn đánh thuê, nhân danh Trung cộng giết ngưòi Việt Nam cho Trung cộng mở rộng bờ cõi về phương nam mà thôi. Bằng chứng là, bản thân Hồ chí Minh là thiếu tá Hồ Quang, (ngưòi Tàu?) đảng viên đảng cộng sản Trung cộng, tùng sự tại bát lộ quân của Chu Đức trước khi xâm nhập vào đảng CSVN. Kế đến Trường Chinh thì kêu gọi người Việt Nam học tiếng Tàu, dùng thuốc tàu để được làm chư hầu cho Trung Cộng. Phần Lê Duẫn thì hãnh diện tuyên bố để lập công trước mặt Mao là: “ Cuộc chiến này là ta đánh cho Trung Cộng và Liên Sô”. Và “tất cả mọi viêc của chúng tôi làm là tùy thuộc vào Mao chủ tịch”, Phần PVĐ thì đã sớm ký giao Hoàng Sa, Trường Sa của Vỉệt Nam cho Trung Cộng từ 1958. Đến Tố Hữu thì nổi danh với bài thơ “ bên đây biên giới là Tàu (nhà), bên kia biên giới cũng là Trung hoa ( quê hương)!” nên Biển Đông, Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, Tục Lãm chỉ còn là bóng mờ nhớ thương trong lòng người Việt, phần thực tế là quê hương của Tàu cộng theo đúng chủ trương của HCM.!

Với những bài học từ Cờ Đỏ như thế, dù chưa nói ra, ai cũng biết Cờ Đỏ không có đất sống trong lòng những thế hệ trẻ hôm nay. Nó chết vì sự vay mượn từ bên Tàu. Nó chết vì đã gây ra quá nhiều tội ác. Và nó chết vì sự gian trá, và bội phản của nó. Theo đó, việc giải thế nó, xé bỏ nó chỉ còn là thời gian. Bởi vì, tuổi trẻ Việt Nam hôm nay đã lên đường để tìm đến khát vọng của dân tộc. Ngày nay, không một người Việt Nam nào không khao khát đời sống Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý và sự Độc Lập của tổ quốc. Sự khát vọng này đã xướng khởi, đã là những nguyên do bùng phát những cuộc tránh đấu tại Việt Nam. Những cuộc tranh đấu tuy còn giới hạn trong phạm vi nhỏ, hay nhiều khi mang tình cá nhân, nhưng nó đã có sẵn và đầy đủ những tố chất cần thiết cho một bước đi toàn diện và quyết liệt. Một bước đi quyết liệt sẽ làm thay đổi toàn cảnh Việt Nam trong tương lai. Thử hỏi, khi người Việt Nam cùng đứng lên xé bỏ Cờ Đỏ, màu cờ nào sẽ là Linh Hồn cho một ước nguyện của dân tộc?

Tôi cho rằng đó là Màu Cờ của Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý và Độc Lập Dân Tộc. Đó là Lá Cờ đánh đuổi ngoại xâm đã có từ thời Hai bà Trưng. Đất nước này, dân tộc này còn tồn tại là do màu cờ Chính Nghĩa này đã khởi xướng và lưu truyền lại cho con cháu qua nhiều triều đại. Đó là Lá Cờ truyền thống của dân tộc mà người Miền Nam đã kéo lên lễ đài “ dinh Toàn Quyền” để chấm dứt cuộc đô hộ của thực dân Pháp. Đó là Màu Cờ mà chính phủ miền nam đã kéo lên để mở đường cho hơn một triệu người miền bắc trốn chạy cộng sản, di cư vào nam, xây dựng đời sống vào năm 1954. Đó là Màu Cờ đã phủ lên mình Nguỵ văn Thà và đồng bạn của anh, những người chiến binh đã hy sinh vì tổ quốc trong cuộc chiến Hoàng Sa đánh đuổi quân xâm lăng Trung cộng. Đó là Màu Cờ Vàng mà ngày nay vẫn ngạo nghễ tung bay, khoe sắc trên bầu trời thế giới. Đó là Màu Cờ ở trong tim lòng ngươi dân Việt Nam.

III. Ai và những ai chiến đấu cho Cờ Đỏ, Cờ Vàng? Phần 2.

Bảo Giang

1.2 .15
 
Văn Hóa
Tâm thư một Sinh viên Nhật gởi Thế Hệ Trẻ Việt Nam
Châu Sa /Đất Việt
11:21 06/02/2015
Tâm thư một Sinh viên Nhật gởi Thế Hệ Trẻ Việt Nam

Một bạn trẻ người Nhật từng du học ở Việt Nam vừa có bài viết gửi giới trẻ Việt Nam khiến dư luận xôn xao.

Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan

Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục – ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.

Tôi có một nước Nhật để tự hào.

Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất”. Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.

Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.

Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.

Bạn cũng có một nước Việt để tự hào.

Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.

Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?

Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.

Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mung, lọc lừa.

Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi?

Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?

Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?”

Tulip Châu Sa

(Nguồn: Đất Việt)

___________________________________________________________________________________________________________

Nay có bài Hồi-Âm nầy khá hay của người trẻ đang sống và lớn lên ở Việt Nam. Mời quí vị đọc để thấy...đắng cay thế nào?

Bạn thân mến,

Lâu lắm rồi giới trẻ chúng tôi mới nhận được một bài viết nói lên sự thật ở đất nước tôi, dù sự thật ấy làm chúng tôi hết sức đau buồn.

Xin cám ơn bạn. Ở đất nước tôi có câu “sự thật mất lòng” nhưng cũng có câu “thương cho roi cho vọt”, “thuốc đắng đả tật”.

Bức thư của bạn đã làm thức dậy trong tôi niềm tự ái dân tộc lâu nay được ru ngủ bởi những bài học giáo điều từ nhà trường như “Chúng ta tự hào là một nước nhỏ đã đánh thắng hai cường quốc Pháp và Mỹ”.

Bạn đã nói đúng: “Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt, khó lắm. Thật vậy sao?”

Bạn biết đặt câu hỏi như thế là bạn đã có câu trả lời rồi. Những gì tôi viết sau đây chỉ là những lời tâm tình của một người trẻ thiếu niềm tin, với một người bạn đến từ một đất nước vững tin vào dân tộc mình, vào chính bản thân mình.

Bạn nói đúng. So với nước Nhật, nước Việt chúng tôi đẹp lắm. Đối với tôi không có tấm bản đồ của nước nào đẹp như tấm bản đồ của nước tôi. Tấm bản đồ ấy thon thả đánh một đường cong tuyệt đẹp bên bờ Thái Bình Dương ấm áp. Trên đất nước tôi không thiếu một thứ gì cho sự trù phú của một dân tộc. Nhưng chúng tôi thiếu một thứ: Đó là Tự Do, Dân Chủ.

Lịch sử của chúng tôi là lịch sử của một dân tộc buồn.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Người đã từng nhận được đĩa vàng tại đất nước Nhật của các bạn năm 1970 (bán được trên 2 triệu bản) với bài hát “Ngủ Đi Con” đã từng khóc cho đất nước mình như sau:

“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
Hai mươi Năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn”.


Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong “hai mươi Năm nội chiến từng ngày” ông sống tại miền nam Việt Nam nên nỗi đau của ông còn nhẹ hơn nỗi đau của người miền Bắc chúng tôi. Ông còn có hạnh phúc được tự do sáng tác, tự do gào khóc cho một đất nước bị chiến tranh xâu xé, được “đi trên đồi hoang hát trên những xác người” được mô tả người mẹ điên vì đứa con “chết hai lần thịt xương nát tan”.

Nếu ông sống ở miền Bắc ông đã bị cấm sáng tác những bài hát như thế hoặc nếu âm thầm sáng tác ông sẽ viết như sau:

“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
Bảy mươi năm Cộng Sản đọa đày
Gia tài của mẹ, để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt Buồn”


Bị đô hộ bởi một nước Tàu tự coi mình là bá chủ ở phương Bắc, bị một trăm năm Pháp thuộc. Một ít thời gian không bị ngoại bang đô hộ chúng tôi không có minh quân như Minh Trị Thiên Hoàng ở nước bạn. Huống gì thay vào đó chúng tôi bị cái xui là một trong những nước hiếm họi bị thống trị bởi một chế độ bị coi là quái vật của thế kỷ.

Tại sao người Việt tham vặt.

Vì họ đã từng đói kinh khủng.Trong cuộc chiến tranh gọi là chống Mỹ chống Pháp người dân miền Bắc chúng tôi đã đói đến độ mất cả tình người. Vì một ký đường, một cái lốp xe đạp, vài lạng thịt người ta tố cáo nhau, chơi xấu nhau dù trước đó họ là người trí thức. Cho nên ăn cắp là chuyện bình thường.

Tôi cũng xin nhắc cho bạn, năm 1945 hàng triệu người Việt miền Bắc đã chết đói vì một lý do có liên quan đến người Nhật các bạn đấy. Xin bạn tìm hiểu phần này trong lịch sử quân Phiệt Nhật ở Việt Nam.

Tất nhiên người Việt vẫn nhớ câu “nghèo cho sạch, rách cho thơm” nhưng “thượng bất chính, hạ tắc loạn”.

Khi chấm dứt chiến tranh. Người Việt biết họ phải tự cứu đói mình chứ không ai khác. Kẻ có quyền hành tranh dành nhau rừng vàng biển bac, kẻ nghèo xúm lại hôi của những xe chở hàng bị lật nhào.

Thật là nhục nhã, thật là đau lòng.

Bạn bảo rằng ở nước bạn người dân giữ gìn vệ sinh công cộng rất tốt. Còn ở Việt Nam cái gì dơ bẩn đem đổ ra đường.

Đúng vậy. Nhưng Tự Do, Dân Chủ đã ăn vào máu của các bạn để các bạn ý thức rõ đây là đất nước của mình.

Còn chúng tôi? Chúng tôi chưa thấy nước Việt thực sự là của mình.

Ngày trước Nước Việt là của Vua, Có khi nước Việt thuộc Tàu, rồi nước Việt thuộc Pháp, rồi nước Việt là của Đảng Cộng Sản.

Ruộng của cha ông để lại đã từng trở thành của của hợp tác xã, rồi ruộng là của nhà nước chỉ cho dân mượn trong một thời gian nhất định. Đất là của nhà nước nếu bị quy hoạch người dân phải lìa bỏ ngôi nhà bao năm yêu dấu của mình để ra đi.

Cái gì không phải là của mình thì người dân không cảm thấy cần phải gìn giữ.

Nhưng sự mất mát đau lòng nhất trên đất nước chúng tôi là mất văn hóa và không còn nhuệ khí.

Biết làm sao được khi chúng tôi được dạy để trở thành công cụ chứ không được dạy để làm người.

Tiếc thay bản chất thông minh còn sót lại đã cho chúng tôi nhận ra chúng tôi đang bị dối gạt. Nhất là trong những giờ học về lịch sử, văn chương.

Lớp trẻ chúng tôi đã mất niềm tin và tìm vui trong những trò rẻ tiền trên TV trên đường phố.

Nhớ năm nào nước của bạn cất công đem hoa anh đào qua Hà Nội cho người Hà Nội chúng tôi thưởng ngoạn. Và thanh niên Hà Nội đã nhào vô chụp giựt, bẻ nát cả hoa lẫn cành, chà đạp lên chính một nơi gọi là “ngàn năm Thăng Long văn hiến”.

Nhục thật bạn ạ. Nhưng lớp trẻ chúng tôi hầu như đang lạc lối, thiếu người dẫn đường thật sự chân thành thương yêu chúng tôi, thương yêu đất nước ngàn năm tang thương, đau khổ.

Thật buồn khi hàng ngày đọc trên báo bạn thấy giới trẻ nước tôi hầu như chỉ biết chạy theo một tương lai hạnh phúc dựa trên sắc đẹp và hàng hiệu. Họ không biết rằng nước Hàn có những hot girls, hot boys mà họ say mê còn là một quốc gia cực kỳ kỷ luật trong học hành, lao động.

Bạn nói đúng. Ngay cả bố mẹ chúng tôi thay vì nói với chúng tôi “con hãy chọn nghề nào làm cuộc sống con hạnh phúc nhất” thì họ chỉ muốn chúng tôi làm những công việc, ngồi vào những cái ghế có thể thu lợi tối đa dù là bất chính.

Chính cha mẹ đã chi tiền để con mình được làm tiếp viên hàng không, nhân viên hải quan, công an giao thông… với hy vọng tiền thu được dù bất minh sẽ nhiều hơn bội phần.

Một số người trẻ đã quên rằng bên cạnh các ca sĩ cặp với đại gia có nhà trăm tỉ, đi xe mười tỉ còn có bà mẹ cột hai con cùng nhảy sông tự tử vì nghèo đói. Mới đây mẹ 44 tuổi và con 24 tuổi cùng nhảy cầu tự tử vì không có tiền đóng viện phí cho con. Và ngày càng có nhiều bà mẹ tự sát vì cùng quẩn sau khi đất nước thái bình gần 40 năm.

Bạn ơi. Một ngày nào chúng tôi thực sự có tự do, dân chủ chúng ta sẽ sòng phẳng nói chuyện cùng nhau. Còn bây giờ thì:

Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.


Dù sao cũng biết ơn bạn đã dám nói ra những sự thật dù có mất lòng.

Và chính bạn đã giúp tôi mạnh dạn nói ra những sự thật mà lâu nay tôi không biết tỏ cùng ai.

Thân ái.

Tiểu My