Phụng Vụ - Mục Vụ
Thi ca suy niệm Chúa Nhật tuần 6 thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
11:22 06/02/2018
(Mc 1, 40-45)
PHONG CÙI
Phong cùi lở loét rời xa,
Mọi người lẩn tránh như tà hay lây.
Gia đình lối xóm sa lầy,
Bệnh tình cắt đứt mối giây thân tình.
Thân cùi đành phải hy sinh,
Vào nơi hoang vắng, một mình sống riêng.
Tình thân kết nối thiêng liêng,
Phong cùi giết chết, nên kiêng đến gần.
Khổ đau chồng chất gian trần,
Chúa thương cứu chữa, những lần van xin.
Người cùi mở miệng cầu xin,
Chữa con lành bệnh, xin tin nơi Ngài.
Thấu lòng cầu khẩn van nài,
Tà phong lành sạch, mở khai lối về.
Sướng vui xum họp mọi bề,
Hợp đoàn dân Chúa, con thề tín trung.
Người phong cùi tìm đến Chúa Giêsu xin chữa lành. Ông van xin: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa tôi lành bệnh.” Chúng ta biết rằng không ai chạy đến với Chúa mà bị từ chối sự giúp đỡ. Chúa đã chữa ông ta lành bệnh.
Theo luật Do Thái, những người bị bệnh phong cùi phải sống tách biệt, không ai được đến gần hay động chạm đến họ. Họ là những người đau khổ nhất. Họ bị bỏ rơi và bị khinh miệt, ngay cả với những người thân trong gia đình. Họ đang sống nhưng như người đã chết. Căn bệnh kinh khủng rỉa mòn thân xác mỗi ngày. Họ từ từ bị rụng các ngón tay, ngón chân, tai, mũi…
Họ bị xua đuổi và tự sinh sống nơi hoang địa. Phải tự lo cho cuộc sống riêng của mình. Số phận của họ thật là nghiệt ngã. Họ có thể bị ném đá, nếu mon men đến gần các thầy tư tế hoặc nhà chức trách để xin ân huệ.
Hôm nay, người phong cùi tiến gần tới Chúa Giêsu với tấm lòng khiêm cung. Họ nhận biết quyền năng của Chúa. Chúa Giêsu đã trìu mến thương cảm đón tiếp họ. Chúa chữa lành bệnh hoạn cả thể xác lẫn tinh thần. Chúa tỏ lòng thương xót và yêu mến. Chúa đã chạm đến thân xác cùi hủi của họ.
Ngày nay, trong xã hội vẫn còn nhiều người mắc chứng bệnh phong cùi. Họ cũng phải tách lìa cộng đoàn và sống riêng rẽ nơi trại phong. Họ cùng tụ họp để tự lo lắng, bảo vệ và nâng đỡ nhau trong cuộc sống. Họ ít đi lang thang để xin ăn. Họ chỉ chờ đợi lòng thương xót đến từ những nhà hảo tâm. Có nhiều trại phong được các tâm hồn quảng đại giúp đỡ. Có những người đã hy sinh cuộc đời đến ở bên họ để chăm sóc, nâng đỡ và ủi an.
Đôi khi chúng ta cũng mang những loại bệnh cùi hủi trong tâm hồn. Chúng ta cũng cần nài xin Chúa: Nếu Chúa muốn, xin Chúa chữa lành cho chúng con khỏi mọi bệnh hoạn tật nguyền. Chúng ta là con Chúa. Được mang hình ảnh của Chúa. Hãy mở rộng tay chia xẻ cho những anh em cùng khổ và kém may mắn. Chúa yêu thương và đón tiếp họ.
Xin Chúa cho chúng ta tâm hồn quảng đại để cùng cảm thông và giúp đỡ những người kém may mắn với lòng yêu thương và tôn trọng.
THỨ HAI, TUẦN 6 THƯỜNG NIÊN
(Stk 4, 1-15.25; Mc 8, 11-13).
ĐIỀM LẠ
Ân thiêng hiện hữu trên đời,
Con người hồn xác, tuyệt vời thế nhân.
Càn khôn Tạo Hóa ban ân,
Xác thân giới hạn, cõi trần không gian.
Khả năng phú bẩm thương ban,
Người nhiều kẻ ít, sẻ san giúp đời.
Tự nhiên luật sống cao vời,
Không ai vượt khỏi, cõi trời riêng tư.
Hóa Công cao cả nhân từ,
Giê-su Cứu Thế, ngụ cư thế trần
Quyền năng phép tắc vô ngần,
Nhóm người Biệt Phái, đòi cần chứng minh.
Xin vài điềm lạ hữu hình,
Mọi người chứng kiến, hết tình tin theo.
Chúa rằng thế hệ làm reo,
Không ban dấu lạ, thể theo lòng người.
THỨ BA, TUẦN 6 THƯỜNG NIÊN
(Stk 6, 5-8. 7, 1-5.10; Mc 8, 14-21).
MEN
Muối men ướp mặn trần đời,
Tránh men Biệt Phái, gạn khơi mối thù.
Giữ mình xa tránh gương mù,
Coi chừng vấp phải, phạm trù thế gian.
Tông đồ quên bánh bỏ làn,
Chúa thương nhắc nhở, đừng than thiếu gì.
Nhớ rằng năm bánh là chi,
Năm ngàn thết đãi, đôi khi còn thừa.
Mười hai thúng vụn nhớ chưa,
Có lần bảy chiếc, cũng vừa đủ căn.
Bốn ngàn con số người ăn,
Còn dư bảy thúng, Chúa chăn từng người.
Lo gì cơm bánh trong đời,
Quan phòng cuộc sống, mọi thời trông mong.
Chúa rằng sự thật trong lòng,
Tình yêu men dậy, tinh trong rạng ngời.
THỨ TƯ, TUẦN 6 THƯỜNG NIÊN
(Stk 8, 6-13. 20-22; Mc 8, 22-26).
CHỮA MÙ
Bét-sai-đa cạnh bờ hồ,
Thầy cùng môn đệ, ra vô rao truyền.
Tin mừng giảng dạy răn khuyên,
Nhiều người nhóm tụ, bên thuyền lắng nghe.
Người mù dẫn bước đâu dè,
Đặt tay Chúa chữa, chở che tháng ngày.
Ngắm nhìn thấy rõ mảy may,
Tạ ơn Chúa cứu, con nay tin Ngài.
Ra về đừng nói với ai,
Chúa đã căn dặn, đừng khai báo gì.
Việc lành cố gắng thực thi,
Hồn trong mắt sáng, từ bi sống đời.
Âm thầm Chúa giảng không ngơi,
Dục lòng sám hối, gọi mời ăn năn.
Bỏ đàng ghen ghét thù hằn,
Trở về bên Chúa, đường lành bước theo.
THỨ NĂM, TUẦN 6 THƯỜNG NIÊN
(Stk 9, 6-13; Mc 8, 27-33).
ĐẤNG KITÔ
Xê-sa-rê mạn Bắc xa,
Dọc theo làng nhỏ, khắp nhà loan tin.
Hôm nay thử thách lòng tin,
Tông đồ môn đệ, cùng xin đáp rằng.
Người đời suy nghĩ rõ ràng,
Thầy là ngôn sứ, vào làng truyền rao.
Gio-an Tẩy Giả tự hào,
Ê-li-a đến, biết bao mong chờ.
Tiên tri xứ lạ đâu ngờ,
Không ai biết rõ, lờ mờ đoán sai.
Các con chứng thực là ai?
Phê-rô xưng tụng, thiên sai bởi trời.
Ki-tô Con Chúa xuống đời,
Hy sinh chuộc tội, loài người trần gian.
Chúa liền nghiên cấm truyền lan,
Thực thi thánh ý, ơn ban cứu đời.
THỨ SÁU, TUẦN 6 THƯỜNG NIÊN
(Stk 11, 1-9; Mc 8, 34-39).
THEO THẦY
Trở thành môn đệ của Thầy,
Vai mang thánh giá, theo Thầy bước đi.
Vào đời từ bỏ tình si,
Hy sinh mạng sống, thực thi giới điều.
Chứng nhân chân lý cao siêu,
Truyền rao sứ vụ, dám liều tấm thân.
Muối men ướp mặn gian trần,
Trở nên ánh sáng, góp phần tỏa lan.
Được lời lãi cả thế gian,
Linh hồn lạc mất, gian nan được gì.
Sống đời vô nghĩa ích chi,
Hướng về cùng đích, cuộc thi cuối đời.
Triều thiên vinh sáng cao vời,
Đi vào ngõ hẹp, rạng ngời biết bao.
Tuyên xưng danh Chúa thiên cao,
Theo Thầy tới bến, dạt dào niềm vui.
THỨ BẢY, TUẦN 6 THƯỜNG NIÊN
(Dt 11, 1-7; Mc 9, 1-12).
BIẾN HÌNH
Biến hình sáng láng núi cao,
Áo Người chói lọi, như sao trên trời.
Môi-sen hiện đến cùng Người,
Ê-li-a sáng rạng ngời biết bao.
Giê-su Chúa cả trời cao,
Hiện thân giáng thế, gian lao khổ hình.
Ba Ngài đàm đạo cung đình,
Chứng từ lề luật, chương trình cứu nhân.
Phê-rô sung sướng xuất thần,
Ba lều cư ngụ, thiên nhân rạng ngời.
Con Ta yêu dấu xuống đời,
Ban ơn cứu độ, cho người trần gian.
Chứng nhân Cựu Ước thông ban,
Tông đồ hiện hữu, sẻ san Tin Mừng.
Chúa Con chịu khổ vô chừng,
Hy sinh thập giá, chúc mừng vinh quang.
Mẹ nâng đỡ các bệnh nhân
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
22:32 06/02/2018
Chúa Nhật 6 Thường Niên B
Mở đầu Sứ điệp ngày Thế Giới các bệnh nhân 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ngỏ lời với các bệnh nhân và với những người phục vụ: “Anh chị em thân mến, việc phục vụ của Giáo hội cho các bệnh nhân và cho những ai chăm sóc họ phải luôn được tiếp tục canh tân mạnh mẽ, trong sự trung thành với sứ mệnh của Thiên Chúa (x. Lc 9: 2-6; Mt 10: 1-8; Mc 6: 7-13) và noi theo mẫu gương rất hùng hồn của Đấng sáng lập và là Tôn sư. Năm nay chủ đề của Ngày Thế Giới Bệnh Nhân được giới thiệu cho chúng ta lấy từ lời của Chúa Giêsu, khi bị treo trên thập giá, Người đã nói với Mẹ của mình là Đức Maria và thánh Gioan: “Này là con bà…. Này là Mẹ con”. Và từ giờ đó môn đệ đón Mẹ về nhà mình” (Ga 19,26-27).
Trên thập giá, Chúa Giêsu đã lo lắng cho Giáo hội và toàn thể nhân loại, và Đức Maria được mời gọi chia sẻ chính sự lo lắng ấy… (số 1). Mẹ là người mẹ yêu thương và sinh ra những đứa con có khả năng yêu thương theo lệnh truyền của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, ơn gọi làm mẹ của Đức Maria là chăm sóc cho các con cái của Mẹ, qua thánh Gioan và toàn thể Giáo hội. Toàn thể cộng đoàn các môn đệ được mời gọi tham dự vào ơn gọi làm mẹ của Đức Maria (số 2).
Ơn gọi hiền mẫu này của Giáo hội hướng đến những người túng thiếu và bệnh tật được cụ thể hóa, qua 2000 năm lịch sử, qua hàng loạt những sáng kiến phong phú hữu ích cho các bệnh nhân. Không bao giờ được quên lịch sử về sự cống hiến này. Lịch sử ấy vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trên toàn thế giới (số 4).
Ngày thế giới các bệnh nhân sẽ được cử hành vào ngày 11.2.2018, lễ nhớ Đức Trinh Nữ Maria Lộ Đức. Những ai phục vụ bệnh nhân, hãy noi gương Đức Giêsu, luôn gần gũi, thăm viếng và chữa lành các bệnh nhân và hãy cầu nguyện : “Xin Mẹ giúp các bệnh nhân biết sống kết hiệp sự đau khổ của mình với Đức Giêsu, và xin Mẹ nâng đỡ những ai đang chăm sóc họ”.
Đọc Phúc Âm, chúng ta thấy Chúa Giêsu luôn tỏ ra đặc biệt quan tâm tới những người yếu đau. Nhiều câu chuyện chữa lành tuyệt vời được kể lại: “Thiên hạ đem đến cho người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền, những kẻ bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt và Người đã chữa họ.” (Mt 4, 24); “Chúa Giêsu trên núi đi xuống, đám đông lũ lượt đi theo Người. Và kìa, một người phong hũi tiến lại…Người giơ tay đụng vào anh và bảo, tôi muốn, anh sạch đi. Lập tức, anh được sạch bệnh phong hủi.” (Mt 8, 1-3); “Chúa Giêsu đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường của họ, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa các bệnh hoạn tật nguyền.” (Mt 9, 35)…
Quan niệm của Cựu Ước cho rằng bệnh gắn liền với tội. Bệnh tật như là một sự trừng phạt bởi tội lỗi gây ra. Vì thế, người ta xa lánh bệnh nhân, nhất là bệnh phong cùi. Đó là một bệnh nan y bị mọi người kinh tởm, không chỉ vì sự dơ bẩn “ô uế theo luật Do thái”, hay lây nhiễm, mà còn bị xa lánh như xa lánh kẻ tội lỗi.
Trong Đạo Do Thái, người mắc bệnh phong bị gạt ra ngoài lề xã hội. Họ không được sống chung với thân nhân trong xóm làng. Họ bị xua đuổi vào trong rừng núi hay trong sa mạc. Họ phải ăn mặc rách rưới. Đi đến đâu phải kêu lên: “Ô uế, ô uế”, cho mọi người biết mà tránh xa. Ai tiếp xúc với người bệnh phong đều bị coi là ô uế. Ai đụng chạm vào người bệnh phong bị coi như người mắc tội rất nặng. Chẳng ai dám đến gần người bệnh phong.
Người bệnh như thế, không những bị những vết thương trên thân xác hành hạ đau đớn mà còn bị những nỗi đau, nỗi nhục trong tâm hồn dằn vặt khổ sở. Họ bị xã hội khinh khi loại trừ. Họ bị một mặc cảm chua chát dày vò. Nhân phẩm không được tôn trọng, họ sống mà coi như đã chết.
Tin Mừng Chúa Nhật VI kể câu chuyện: Chúa Giêsu đã vượt qua những biên giới cấm kỵ khi đến gần người bệnh phong. Người còn đưa tay chạm vào thân mình lỡ loét ấy. Lòng thương yêu đã khiến Chúa Giêsu làm tất cả. Vì thương người bệnh, Chúa Giêsu đã bất chấp những điều được coi là cấm kỵ của Đạo Do Thái.
Khi chữa khỏi bệnh phong, Chúa Giêsu giải thoát người bệnh khỏi những đau đớn phần xác. Từ nay, anh không còn bị những vết thương hành hạ. Thân thể anh trở nên lành lặn. Da dẻ anh trở lại hồng hào tươi tắn. Khuôn mặt anh rạng rỡ.
Khi chữa khỏi bệnh phong, đồng thời Chúa Giêsu cũng giải phóng anh khỏi những mặc cảm đè nặng tâm hồn bao năm tháng qua. Khi chạm đến thân thể anh thì Người cũng chạm đến tâm hồn anh. Trước kia anh cảm thấy bị mọi người xa lánh, nay qua Chúa Giêsu anh cảm thấy mọi người gần gũi thân thương. Trước kia anh cảm thấy bị khinh miệt, nay anh cảm thấy được trân trọng. Trước kia anh cảm thấy bị bỏ rơi, nay anh cảm thấy đựoc yêu thương vỗ về.
Muốn cho mọi người chấp nhận anh tái hội nhập vào đời sống xã hội, Chúa Giêsu bảo anh đi trình diện với Thầy Cả theo luật định. Trước kia anh bị loại trừ, bị gạt ra bên lề xã hội, nay anh được đón nhận anh trở lại với xã hội loài người. Nhân phẩm được phục hồi, danh dự được tôn trọng. Giờ đây anh có thể tự tin, vui sống giữa mọi người như mọi người.
Chúa Giêsu đã chữa lành thể xác và tâm hồn của người bệnh phong. Chính thái độ tin tưởng, đơn sơ của anh đã chạm đến lòng thương xót của Chúa. Phép lạ phát sinh từ lòng tin của bệnh nhân và từ ý muốn đầy quyền năng của Chúa Giêsu.
Có một môn đệ theo gương Thầy Chí Thánh đã đến ở giữa người cùi, cùng sống và đã chết giữa họ. Đó là Cha Đamiên “Tông Đồ người hủi”. Ngài đã được Giáo Hội phong Thánh. Trong cuốn sách “Những người lữ hành trên đường hy vọng”, Đức Hồng Y FX.Nguyễn Văn Thuận đã kể chuyện cuộc đời Cha Đamien.
Molokai, quần đảo xa xăm ấy nằm cô đơn giữa lòng Thái Bình Dương mênh mông. Trên đảo toàn là người hủi: cụt tay, đứt chân, mắt đui, môi lở, răng rụng... Một hôm, Đức Giám Mục đặc trách quần đảo này gióng tiếng kêu gọi các Linh Mục ở Âu Châu tình nguyện hy sinh sang đó phục vụ. Một Linh Mục trẻ, đẹp trai, thông minh, khoẻ mạnh hăng hái đáp lời. Đó là Cha Đamien, người về sau được thêm biệt danh: “Tông Đồ người hủi”.
Chiều hôm đó, trong Nhà Thờ ở đảo Molokai đông nghẹt những người hủi da ngăm đen với mùi hôi tanh nồng nặc, Đức Giám Mục đứng trên Bàn Thờ quay xuống giới thiệu với Giáo Dân: “Các con thân mến, các con hằng mong ước có một Linh Mục đến cùng các con, thì đây, cha Đamien, một Linh Mục người Bỉ sẽ sống chung với các con từ nay cho đến chết. Các con có sung sướng không ?”
Cả Nhà Thờ xôn xao, thì thầm to nhỏ. Cha Đamien đứng cạnh Đức Giám Mục chẳng hiểu tý nào. Rồi họ từ từ tiến lên Cung Thánh, dáng điệu chất phác đơn sơ. Cha Damien càng nhìn thấy họ đến gần mình thì càng sởn tóc gáy. Họ trông như những thây ma còn sống, như những quái thai mất hẳn dáng người. Họ làm gì đây ? Họ tiến đến bên cha sờ vào mặt, vào tay, vào áo cha...
Cha hỏi Đức Giám Mục: “Thưa Đức Cha, họ làm gì thế ? Họ nói gì thế ?” Đức Cha trả lời: “Họ nói, họ không thể tưởng tượng được một người ở phương xa, chẳng bà con huyết thống gì với họ, còn trẻ, đẹp trai, không bệnh tật như cha, tự nhiên lại đến phục vụ họ trên mảnh đất khốn cùng này. Họ không tin mắt mình nên mới đến sờ mó vào người cha, xem thử cha có thực sự bị phung hủi như họ không. Rồi họ nói với nhau: “Không, Cha đẹp quá !”.
Dần dần, cha Đamien hoà đồng được với họ. Ngài không còn cảm thấy tởm gớm họ như ngày đầu. Nói đúng hơn, ngài quá yêu Chúa Giêsu bị bỏ rơi trong họ nên chẳng còn thấy e sợ, gớm ghiếc chi. Một ngày kia, đến lượt cha cũng bị mắc bệnh phong hủi. Thân hình cha lở loét, nhức nhối. Mặt mày cha sù sì, đen đủi, u nần trông rất dễ sợ.
Một số báo ở Bỉ đăng hình cha Đamien để mô tả sự hy sinh vĩ đại của cha. Bà cụ thân sinh của cha mắt mờ không đọc được, nhìn vào bức hình cũng chẳng nhận ra nổi người con yêu. Bà hỏi các con trong gia đình: “Hình ai đây mà trông mà trông ghê sợ vậy ?” Các con đều trả lời mẹ: “Thưa mẹ, đó là một trong những người hủi trên đảo Molokai của anh Đamien đấy”. Qua mặt được bà cố, nhưng họ lại nhìn nhau và không ai bảo ai, tất cả đều xót xa rơi lệ... Cha Đamien đã sống với người hủi cho đến chết. Tình yêu Chúa đã giúp cha hy sinh suốt đời vì họ.
Ở Việt Nam có hai trại cùi lớn: trại Di Linh trên đường lên Đà Lạt và trại Quy Hoà ở ngoại ô thị xã Quy Nhơn. Đức Cha Jean Cassaigne đã gắn bó với anh em dân tộc K’Hor ở Di Linh bị phong cùi một thời gian dài, rồi sau 15 năm làm Giám Mục Sài gòn, đã lại xin tình nguyện quay trở về sống giữa những người bệnh cùi ở Di Linh. Ngài sống với họ thêm 18 năm rồi lây bệnh và qua đời năm 1973. Trái tim của người Việt Nam và cả thế giới đều rung cảm, ai cũng cảm phục tấm gương chứng nhân của ngài.
Cha Paul Mahu, một Linh Mục người Pháp đã từ giã quê hương với cuộc sống tiện nghi đến sống giữa những người cùi ở Quy Hoà cho đến chết. Xác ngài được chôn cất ngay giữa làng cùi bên cạnh những người ngài thương yêu nhất.
Ngày nay các Giáo Xứ khắp nơi gần xa thường tổ chức hành hương đến Di Linh, Quy Hoà để viếng mộ Đức Cha Cassaigne và Cha Mahu, thăm viếng và tặng quà cho các bệnh nhân.
Các Nữ Tu của các Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn và Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ đã đến sống phục vụ giữa những người bị xã hội xa lánh loại trừ. Chính tình yêu Chúa Kitô đã thúc đẩy các môn đệ đến sống với họ, yêu mến họ, chăm sóc phục vụ họ.
Chúa Giêsu đã cúi xuống, sờ đến người cùi và họ liền được lành sạch. Các môn đệ của Chúa cũng sờ vào người cùi, sống với người cùi đem lại cho họ tình thương, bình an và niềm vui.
Tinh thần dấn thân phục những người cùng khổ mang một ý nghĩa Tin Mừng sâu xa như lời Đức Thánh Cha Bênêđictô trong Sứ điệp ngày Thế giới các bệnh nhân 2012: “Sự quan tâm và chăm sóc mục vụ cho các bệnh nhân, một đàng là dấu chỉ sự dịu hiền của Thiên Chúa đối với người đang đau khổ, và đàng khác mang lại lợi điểm tinh thần cho cả các Linh mục và toàn thể cộng đoàn Kitô, với ý thức rằng những gì được làm cho người bé nhỏ nhất, chính là làm cho Chúa Giêsu” (số 3).
Để phục vụ bệnh nhân theo đức ái Kitô giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi hãy sống niềm tín thác: “Chúa Giêsu đã để lại nơi món quà dành cho Giáo hội quyền năng chữa lành của Người: “Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin… nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ (Mc 16,17-18). Chúng ta đọc thấy trong sách Tông đồ Công vụ diễn tả những hoạt động chữa lành của thánh Phêrô (Cv 3,4-8) và của thánh Phaolô (Cv 14,8-11). Món quà của Chúa Giêsu thích hợp với nhiệm vụ của Giáo hội. Giáo hội biết rằng phải mang vác trên mình các bệnh nhân với cái nhìn đầy âu yếm và từ bi của chính Chúa. Mục vụ chăm sóc sức khỏe vẫn còn và luôn là nhiệm vụ thiết yếu và cần thiết, sống động với một đà tiến được đổi mới khởi đi từ các giáo xứ cho đến những trung tâm chăm sóc sức khỏe tốt nhất”. (số 6)
“Lạy Đức Maria, Mẹ hiền diệu, chúng con muốn phó dâng tất cả các bệnh nhân trong thể xác và tinh thần, để Mẹ nâng đỡ họ trong niềm hy vọng. Chúng con cũng xin Mẹ giúp chúng con biết đón nhận các anh chị em bệnh nhân”. (Số 7).
Mở đầu Sứ điệp ngày Thế Giới các bệnh nhân 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ngỏ lời với các bệnh nhân và với những người phục vụ: “Anh chị em thân mến, việc phục vụ của Giáo hội cho các bệnh nhân và cho những ai chăm sóc họ phải luôn được tiếp tục canh tân mạnh mẽ, trong sự trung thành với sứ mệnh của Thiên Chúa (x. Lc 9: 2-6; Mt 10: 1-8; Mc 6: 7-13) và noi theo mẫu gương rất hùng hồn của Đấng sáng lập và là Tôn sư. Năm nay chủ đề của Ngày Thế Giới Bệnh Nhân được giới thiệu cho chúng ta lấy từ lời của Chúa Giêsu, khi bị treo trên thập giá, Người đã nói với Mẹ của mình là Đức Maria và thánh Gioan: “Này là con bà…. Này là Mẹ con”. Và từ giờ đó môn đệ đón Mẹ về nhà mình” (Ga 19,26-27).
Trên thập giá, Chúa Giêsu đã lo lắng cho Giáo hội và toàn thể nhân loại, và Đức Maria được mời gọi chia sẻ chính sự lo lắng ấy… (số 1). Mẹ là người mẹ yêu thương và sinh ra những đứa con có khả năng yêu thương theo lệnh truyền của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, ơn gọi làm mẹ của Đức Maria là chăm sóc cho các con cái của Mẹ, qua thánh Gioan và toàn thể Giáo hội. Toàn thể cộng đoàn các môn đệ được mời gọi tham dự vào ơn gọi làm mẹ của Đức Maria (số 2).
Ơn gọi hiền mẫu này của Giáo hội hướng đến những người túng thiếu và bệnh tật được cụ thể hóa, qua 2000 năm lịch sử, qua hàng loạt những sáng kiến phong phú hữu ích cho các bệnh nhân. Không bao giờ được quên lịch sử về sự cống hiến này. Lịch sử ấy vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trên toàn thế giới (số 4).
Ngày thế giới các bệnh nhân sẽ được cử hành vào ngày 11.2.2018, lễ nhớ Đức Trinh Nữ Maria Lộ Đức. Những ai phục vụ bệnh nhân, hãy noi gương Đức Giêsu, luôn gần gũi, thăm viếng và chữa lành các bệnh nhân và hãy cầu nguyện : “Xin Mẹ giúp các bệnh nhân biết sống kết hiệp sự đau khổ của mình với Đức Giêsu, và xin Mẹ nâng đỡ những ai đang chăm sóc họ”.
Đọc Phúc Âm, chúng ta thấy Chúa Giêsu luôn tỏ ra đặc biệt quan tâm tới những người yếu đau. Nhiều câu chuyện chữa lành tuyệt vời được kể lại: “Thiên hạ đem đến cho người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền, những kẻ bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt và Người đã chữa họ.” (Mt 4, 24); “Chúa Giêsu trên núi đi xuống, đám đông lũ lượt đi theo Người. Và kìa, một người phong hũi tiến lại…Người giơ tay đụng vào anh và bảo, tôi muốn, anh sạch đi. Lập tức, anh được sạch bệnh phong hủi.” (Mt 8, 1-3); “Chúa Giêsu đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường của họ, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa các bệnh hoạn tật nguyền.” (Mt 9, 35)…
Quan niệm của Cựu Ước cho rằng bệnh gắn liền với tội. Bệnh tật như là một sự trừng phạt bởi tội lỗi gây ra. Vì thế, người ta xa lánh bệnh nhân, nhất là bệnh phong cùi. Đó là một bệnh nan y bị mọi người kinh tởm, không chỉ vì sự dơ bẩn “ô uế theo luật Do thái”, hay lây nhiễm, mà còn bị xa lánh như xa lánh kẻ tội lỗi.
Trong Đạo Do Thái, người mắc bệnh phong bị gạt ra ngoài lề xã hội. Họ không được sống chung với thân nhân trong xóm làng. Họ bị xua đuổi vào trong rừng núi hay trong sa mạc. Họ phải ăn mặc rách rưới. Đi đến đâu phải kêu lên: “Ô uế, ô uế”, cho mọi người biết mà tránh xa. Ai tiếp xúc với người bệnh phong đều bị coi là ô uế. Ai đụng chạm vào người bệnh phong bị coi như người mắc tội rất nặng. Chẳng ai dám đến gần người bệnh phong.
Người bệnh như thế, không những bị những vết thương trên thân xác hành hạ đau đớn mà còn bị những nỗi đau, nỗi nhục trong tâm hồn dằn vặt khổ sở. Họ bị xã hội khinh khi loại trừ. Họ bị một mặc cảm chua chát dày vò. Nhân phẩm không được tôn trọng, họ sống mà coi như đã chết.
Tin Mừng Chúa Nhật VI kể câu chuyện: Chúa Giêsu đã vượt qua những biên giới cấm kỵ khi đến gần người bệnh phong. Người còn đưa tay chạm vào thân mình lỡ loét ấy. Lòng thương yêu đã khiến Chúa Giêsu làm tất cả. Vì thương người bệnh, Chúa Giêsu đã bất chấp những điều được coi là cấm kỵ của Đạo Do Thái.
Khi chữa khỏi bệnh phong, Chúa Giêsu giải thoát người bệnh khỏi những đau đớn phần xác. Từ nay, anh không còn bị những vết thương hành hạ. Thân thể anh trở nên lành lặn. Da dẻ anh trở lại hồng hào tươi tắn. Khuôn mặt anh rạng rỡ.
Khi chữa khỏi bệnh phong, đồng thời Chúa Giêsu cũng giải phóng anh khỏi những mặc cảm đè nặng tâm hồn bao năm tháng qua. Khi chạm đến thân thể anh thì Người cũng chạm đến tâm hồn anh. Trước kia anh cảm thấy bị mọi người xa lánh, nay qua Chúa Giêsu anh cảm thấy mọi người gần gũi thân thương. Trước kia anh cảm thấy bị khinh miệt, nay anh cảm thấy được trân trọng. Trước kia anh cảm thấy bị bỏ rơi, nay anh cảm thấy đựoc yêu thương vỗ về.
Muốn cho mọi người chấp nhận anh tái hội nhập vào đời sống xã hội, Chúa Giêsu bảo anh đi trình diện với Thầy Cả theo luật định. Trước kia anh bị loại trừ, bị gạt ra bên lề xã hội, nay anh được đón nhận anh trở lại với xã hội loài người. Nhân phẩm được phục hồi, danh dự được tôn trọng. Giờ đây anh có thể tự tin, vui sống giữa mọi người như mọi người.
Chúa Giêsu đã chữa lành thể xác và tâm hồn của người bệnh phong. Chính thái độ tin tưởng, đơn sơ của anh đã chạm đến lòng thương xót của Chúa. Phép lạ phát sinh từ lòng tin của bệnh nhân và từ ý muốn đầy quyền năng của Chúa Giêsu.
Có một môn đệ theo gương Thầy Chí Thánh đã đến ở giữa người cùi, cùng sống và đã chết giữa họ. Đó là Cha Đamiên “Tông Đồ người hủi”. Ngài đã được Giáo Hội phong Thánh. Trong cuốn sách “Những người lữ hành trên đường hy vọng”, Đức Hồng Y FX.Nguyễn Văn Thuận đã kể chuyện cuộc đời Cha Đamien.
Molokai, quần đảo xa xăm ấy nằm cô đơn giữa lòng Thái Bình Dương mênh mông. Trên đảo toàn là người hủi: cụt tay, đứt chân, mắt đui, môi lở, răng rụng... Một hôm, Đức Giám Mục đặc trách quần đảo này gióng tiếng kêu gọi các Linh Mục ở Âu Châu tình nguyện hy sinh sang đó phục vụ. Một Linh Mục trẻ, đẹp trai, thông minh, khoẻ mạnh hăng hái đáp lời. Đó là Cha Đamien, người về sau được thêm biệt danh: “Tông Đồ người hủi”.
Chiều hôm đó, trong Nhà Thờ ở đảo Molokai đông nghẹt những người hủi da ngăm đen với mùi hôi tanh nồng nặc, Đức Giám Mục đứng trên Bàn Thờ quay xuống giới thiệu với Giáo Dân: “Các con thân mến, các con hằng mong ước có một Linh Mục đến cùng các con, thì đây, cha Đamien, một Linh Mục người Bỉ sẽ sống chung với các con từ nay cho đến chết. Các con có sung sướng không ?”
Cả Nhà Thờ xôn xao, thì thầm to nhỏ. Cha Đamien đứng cạnh Đức Giám Mục chẳng hiểu tý nào. Rồi họ từ từ tiến lên Cung Thánh, dáng điệu chất phác đơn sơ. Cha Damien càng nhìn thấy họ đến gần mình thì càng sởn tóc gáy. Họ trông như những thây ma còn sống, như những quái thai mất hẳn dáng người. Họ làm gì đây ? Họ tiến đến bên cha sờ vào mặt, vào tay, vào áo cha...
Cha hỏi Đức Giám Mục: “Thưa Đức Cha, họ làm gì thế ? Họ nói gì thế ?” Đức Cha trả lời: “Họ nói, họ không thể tưởng tượng được một người ở phương xa, chẳng bà con huyết thống gì với họ, còn trẻ, đẹp trai, không bệnh tật như cha, tự nhiên lại đến phục vụ họ trên mảnh đất khốn cùng này. Họ không tin mắt mình nên mới đến sờ mó vào người cha, xem thử cha có thực sự bị phung hủi như họ không. Rồi họ nói với nhau: “Không, Cha đẹp quá !”.
Dần dần, cha Đamien hoà đồng được với họ. Ngài không còn cảm thấy tởm gớm họ như ngày đầu. Nói đúng hơn, ngài quá yêu Chúa Giêsu bị bỏ rơi trong họ nên chẳng còn thấy e sợ, gớm ghiếc chi. Một ngày kia, đến lượt cha cũng bị mắc bệnh phong hủi. Thân hình cha lở loét, nhức nhối. Mặt mày cha sù sì, đen đủi, u nần trông rất dễ sợ.
Một số báo ở Bỉ đăng hình cha Đamien để mô tả sự hy sinh vĩ đại của cha. Bà cụ thân sinh của cha mắt mờ không đọc được, nhìn vào bức hình cũng chẳng nhận ra nổi người con yêu. Bà hỏi các con trong gia đình: “Hình ai đây mà trông mà trông ghê sợ vậy ?” Các con đều trả lời mẹ: “Thưa mẹ, đó là một trong những người hủi trên đảo Molokai của anh Đamien đấy”. Qua mặt được bà cố, nhưng họ lại nhìn nhau và không ai bảo ai, tất cả đều xót xa rơi lệ... Cha Đamien đã sống với người hủi cho đến chết. Tình yêu Chúa đã giúp cha hy sinh suốt đời vì họ.
Ở Việt Nam có hai trại cùi lớn: trại Di Linh trên đường lên Đà Lạt và trại Quy Hoà ở ngoại ô thị xã Quy Nhơn. Đức Cha Jean Cassaigne đã gắn bó với anh em dân tộc K’Hor ở Di Linh bị phong cùi một thời gian dài, rồi sau 15 năm làm Giám Mục Sài gòn, đã lại xin tình nguyện quay trở về sống giữa những người bệnh cùi ở Di Linh. Ngài sống với họ thêm 18 năm rồi lây bệnh và qua đời năm 1973. Trái tim của người Việt Nam và cả thế giới đều rung cảm, ai cũng cảm phục tấm gương chứng nhân của ngài.
Cha Paul Mahu, một Linh Mục người Pháp đã từ giã quê hương với cuộc sống tiện nghi đến sống giữa những người cùi ở Quy Hoà cho đến chết. Xác ngài được chôn cất ngay giữa làng cùi bên cạnh những người ngài thương yêu nhất.
Ngày nay các Giáo Xứ khắp nơi gần xa thường tổ chức hành hương đến Di Linh, Quy Hoà để viếng mộ Đức Cha Cassaigne và Cha Mahu, thăm viếng và tặng quà cho các bệnh nhân.
Các Nữ Tu của các Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn và Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ đã đến sống phục vụ giữa những người bị xã hội xa lánh loại trừ. Chính tình yêu Chúa Kitô đã thúc đẩy các môn đệ đến sống với họ, yêu mến họ, chăm sóc phục vụ họ.
Chúa Giêsu đã cúi xuống, sờ đến người cùi và họ liền được lành sạch. Các môn đệ của Chúa cũng sờ vào người cùi, sống với người cùi đem lại cho họ tình thương, bình an và niềm vui.
Tinh thần dấn thân phục những người cùng khổ mang một ý nghĩa Tin Mừng sâu xa như lời Đức Thánh Cha Bênêđictô trong Sứ điệp ngày Thế giới các bệnh nhân 2012: “Sự quan tâm và chăm sóc mục vụ cho các bệnh nhân, một đàng là dấu chỉ sự dịu hiền của Thiên Chúa đối với người đang đau khổ, và đàng khác mang lại lợi điểm tinh thần cho cả các Linh mục và toàn thể cộng đoàn Kitô, với ý thức rằng những gì được làm cho người bé nhỏ nhất, chính là làm cho Chúa Giêsu” (số 3).
Để phục vụ bệnh nhân theo đức ái Kitô giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi hãy sống niềm tín thác: “Chúa Giêsu đã để lại nơi món quà dành cho Giáo hội quyền năng chữa lành của Người: “Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin… nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ (Mc 16,17-18). Chúng ta đọc thấy trong sách Tông đồ Công vụ diễn tả những hoạt động chữa lành của thánh Phêrô (Cv 3,4-8) và của thánh Phaolô (Cv 14,8-11). Món quà của Chúa Giêsu thích hợp với nhiệm vụ của Giáo hội. Giáo hội biết rằng phải mang vác trên mình các bệnh nhân với cái nhìn đầy âu yếm và từ bi của chính Chúa. Mục vụ chăm sóc sức khỏe vẫn còn và luôn là nhiệm vụ thiết yếu và cần thiết, sống động với một đà tiến được đổi mới khởi đi từ các giáo xứ cho đến những trung tâm chăm sóc sức khỏe tốt nhất”. (số 6)
“Lạy Đức Maria, Mẹ hiền diệu, chúng con muốn phó dâng tất cả các bệnh nhân trong thể xác và tinh thần, để Mẹ nâng đỡ họ trong niềm hy vọng. Chúng con cũng xin Mẹ giúp chúng con biết đón nhận các anh chị em bệnh nhân”. (Số 7).
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người Công Giáo phải giữ chay và kiêng thịt trong ngày Valentine năm nay vì trùng vào ngày Thứ Tư Lễ Tro
Đặng Tự Do
01:00 06/02/2018
Ngày Thứ Tư Lễ Tro năm nay rơi vào ngày 14 tháng 2, là Ngày Valentine, hay còn gọi là lễ tình nhân.
Hai ngày lễ này đều có truyền thống Kitô Giáo sâu xa, nhưng bầu khí cử hành hoàn toàn khác biệt. Ngày Lễ Tình Nhân, được đặt theo tên của Thánh Valentine, một vị tử đạo ở thế kỷ thứ ba, liên quan đến sự lãng mạn với thiệp, kẹo, hoa và các bữa ăn tối ngon miệng. Trong khi đó, ngày Thứ Tư Lễ Tro có giai điệu trầm buồn hơn khi bắt đầu 40 ngày Mùa Chay trong sám hối, và cầu nguyện.
Ngày thứ Tư Lễ Tro, cùng với Thứ Sáu Tuần Thánh, là những ngày bắt buộc giữ chay và kiêng thịt, nghĩa là không ăn thịt và chỉ ăn một bữa chính thức và hai bữa ăn nhỏ. Nói cách khác, không phải là một ngày để tiêu thụ kẹo, bánh sô cô la hay một bữa tối với những món thịt nướng ưa thích.
Nhiều người tự hỏi liệu các giám mục Công Giáo có thể chuẩn chước cho việc giữ chay và kiêng thịt trong ngày thứ Tư Lễ Tro này và dời vào một ngày khác, như đôi khi các ngài vẫn chuẩn chước cho việc kiêng thịt khi lễ Thánh Patrick rơi vào một ngày Thứ Sáu nào đó trong Mùa Chay.
Đức Giám Mục Robert Baker của giáo phận Birmingham, Alabama, cho biết câu trả lời là KHÔNG. Trong thư mục vụ đầu tháng Hai, 2018, Đức Cha Robert Baker viết:
“Một số người đã hỏi liệu tôi chuẩn chước cho việc giữ chay và kiêng thịt trong ngày 14 tháng Hai này không?”
“Câu trả lời của tôi là không, vì sự tôn trọng tầm quan trọng của Ngày Thứ Tư Lễ Tro trong cuộc đời của rất nhiều người, kể cả những anh em không phải Công Giáo của chúng ta - và qua việc này tôi muốn nhấn mạnh rằng mùa Mùa Chay đã bắt đầu.”
Ngài đề nghị người Công Giáo mừng ngày Valentine vào một ngày khác, có thể là ngày 13 tháng 2, chẳng hạn.
“Thiên Chúa tốt lành, Đấng đã chịu khổ nhiều vì tình yêu dành chúng ta, chắc chắn sẽ ban thưởng cho lòng trung thành và hy sinh của chúng ta”, ngài nói thêm.
Tổng Giáo phận Chicago đề nghị những ai muốn mừng ngày Valentine nên mừng vào một ngày trước đó, ngày Mardi Gras vì đó là “một thời gian lễ hội theo truyền thống trước khi bắt đầu Mùa Chay.”
Đức Hồng Y Blase J. Cupich, Tổng Giám Mục Chicago, nói, “Người Công Giáo trên khắp thế giới công nhận ngày Thứ Tư Lễ Tro là sự bắt đầu trang trọng của một khoảng thời gian suy tư và sám hối, như được thấy rõ nơi số lượng lớn những người đi nhà thờ trong ngày này. Điều đó nhấn mạnh rằng nghĩa vụ giữ chay và kiêng thịt phải là ưu tiên trong cộng đồng Công Giáo.”
Tổng Giáo phận New York và Tổng Giáo Phận Detroit cũng minh nhiên khẳng định không chuẩn chước cho việc giữ chay và kiêng thịt trong ngày thứ Tư Lễ Tro này.
Lần cuối cùng ngày thứ Tư Lễ Tro và Ngày Valentine trùng vào một ngày là ngày 14 tháng 2 năm 1945.
Các nhà nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu ứng dụng trong các hoạt động tông đồ tại Đại học Georgetown, gọi tắt là CARA, chỉ ra rằng hai ngày này sẽ trùng lại vào những năm 2024, và 2029. Đặc biệt, vào năm 2096, ngày thứ Tư Lễ Tro sẽ xảy ra vào ngày 29 tháng 2 lần đầu tiên trong lịch sử của Giáo Hội.
Source: Catholic Herald Soup dinner and no dessert? Valentine’s Day Ash Wednesday-style
Hai ngày lễ này đều có truyền thống Kitô Giáo sâu xa, nhưng bầu khí cử hành hoàn toàn khác biệt. Ngày Lễ Tình Nhân, được đặt theo tên của Thánh Valentine, một vị tử đạo ở thế kỷ thứ ba, liên quan đến sự lãng mạn với thiệp, kẹo, hoa và các bữa ăn tối ngon miệng. Trong khi đó, ngày Thứ Tư Lễ Tro có giai điệu trầm buồn hơn khi bắt đầu 40 ngày Mùa Chay trong sám hối, và cầu nguyện.
Ngày thứ Tư Lễ Tro, cùng với Thứ Sáu Tuần Thánh, là những ngày bắt buộc giữ chay và kiêng thịt, nghĩa là không ăn thịt và chỉ ăn một bữa chính thức và hai bữa ăn nhỏ. Nói cách khác, không phải là một ngày để tiêu thụ kẹo, bánh sô cô la hay một bữa tối với những món thịt nướng ưa thích.
Nhiều người tự hỏi liệu các giám mục Công Giáo có thể chuẩn chước cho việc giữ chay và kiêng thịt trong ngày thứ Tư Lễ Tro này và dời vào một ngày khác, như đôi khi các ngài vẫn chuẩn chước cho việc kiêng thịt khi lễ Thánh Patrick rơi vào một ngày Thứ Sáu nào đó trong Mùa Chay.
Đức Giám Mục Robert Baker của giáo phận Birmingham, Alabama, cho biết câu trả lời là KHÔNG. Trong thư mục vụ đầu tháng Hai, 2018, Đức Cha Robert Baker viết:
“Một số người đã hỏi liệu tôi chuẩn chước cho việc giữ chay và kiêng thịt trong ngày 14 tháng Hai này không?”
“Câu trả lời của tôi là không, vì sự tôn trọng tầm quan trọng của Ngày Thứ Tư Lễ Tro trong cuộc đời của rất nhiều người, kể cả những anh em không phải Công Giáo của chúng ta - và qua việc này tôi muốn nhấn mạnh rằng mùa Mùa Chay đã bắt đầu.”
Ngài đề nghị người Công Giáo mừng ngày Valentine vào một ngày khác, có thể là ngày 13 tháng 2, chẳng hạn.
“Thiên Chúa tốt lành, Đấng đã chịu khổ nhiều vì tình yêu dành chúng ta, chắc chắn sẽ ban thưởng cho lòng trung thành và hy sinh của chúng ta”, ngài nói thêm.
Tổng Giáo phận Chicago đề nghị những ai muốn mừng ngày Valentine nên mừng vào một ngày trước đó, ngày Mardi Gras vì đó là “một thời gian lễ hội theo truyền thống trước khi bắt đầu Mùa Chay.”
Đức Hồng Y Blase J. Cupich, Tổng Giám Mục Chicago, nói, “Người Công Giáo trên khắp thế giới công nhận ngày Thứ Tư Lễ Tro là sự bắt đầu trang trọng của một khoảng thời gian suy tư và sám hối, như được thấy rõ nơi số lượng lớn những người đi nhà thờ trong ngày này. Điều đó nhấn mạnh rằng nghĩa vụ giữ chay và kiêng thịt phải là ưu tiên trong cộng đồng Công Giáo.”
Tổng Giáo phận New York và Tổng Giáo Phận Detroit cũng minh nhiên khẳng định không chuẩn chước cho việc giữ chay và kiêng thịt trong ngày thứ Tư Lễ Tro này.
Lần cuối cùng ngày thứ Tư Lễ Tro và Ngày Valentine trùng vào một ngày là ngày 14 tháng 2 năm 1945.
Các nhà nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu ứng dụng trong các hoạt động tông đồ tại Đại học Georgetown, gọi tắt là CARA, chỉ ra rằng hai ngày này sẽ trùng lại vào những năm 2024, và 2029. Đặc biệt, vào năm 2096, ngày thứ Tư Lễ Tro sẽ xảy ra vào ngày 29 tháng 2 lần đầu tiên trong lịch sử của Giáo Hội.
Source: Catholic Herald Soup dinner and no dessert? Valentine’s Day Ash Wednesday-style
Sứ điệp Mùa Chay 2018 của Đức Thánh Cha Phanxicô
J.B. Đặng Minh An dịch
10:52 06/02/2018
Lúc 11h sáng thứ Ba 6 tháng 2, Đức Hồng Y Peter Turkson, Tổng trưởng Bộ Phát triển nhân bản toàn diện, đã công bố sứ điệp Mùa Chay 2018 của Đức Thánh Cha Phanxicô. Sứ điệp được Đức Thánh Cha ký vào ngày lễ Các Thánh Nam Nữ 1 tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, đến ngày 6 tháng 2 năm nay mới được chính thức công bố.
Sứ điệp Mùa Chay năm nay có chủ đề là một câu trích từ Tin Mừng theo thánh Mathêu: “Vì sự ác lan tràn, nên lòng mến của nhiều người sẽ ra nguội lạnh” (Mt 24,12).
Chúa Giêsu nói điều này khi trả lời các câu hỏi của các môn đệ. Ngài cảnh báo rằng đứng trước những thử thách đau thương, các tiên tri giả sẽ dẫn dắt nhiều người lầm đường lạc lối; và lòng mến, là cốt lõi của Tin Mừng, sẽ trở nên giá băng trong tâm hồn của nhiều người.
Dưới đây là bản dịch Việt Ngữ toàn văn Sứ điệp Mùa Chay 2018 của Đức Thánh Cha Phanxicô
“Vì sự ác lan tràn, nên lòng mến của nhiều người sẽ ra nguội lạnh.” (Mt 24:12)
Anh chị em thân mến,
Một lần nữa, lễ Vượt Qua của Chúa đang đến gần! Trong hành trình chuẩn bị cho Lễ Phục Sinh, Thiên Chúa, với sự quan phòng của Ngài, ban cho chúng ta mỗi năm một mùa Mùa Chay như một “dấu chỉ bí tích sự hoán cải của chúng ta”. [1] Mùa Chay thôi thúc chúng ta, và cho chúng ta cơ hội trở về với Chúa hết lòng và trong mọi khía cạnh của cuộc đời chúng ta.
Với sứ điệp này, năm nay tôi muốn một lần nữa giúp toàn thể Giáo Hội trải nghiệm thời gian ân sủng này một cách mới mẻ, với niềm vui và trong chân lý. Tôi sẽ lấy ý từ những lời của Chúa Giêsu trong Phúc Âm Matthêu: “Vì sự ác lan tràn, nên lòng mến của nhiều người sẽ ra nguội lạnh” Mt (24:12).
Những lời này xuất hiện trong lời giảng của Đức Kitô về ngày thế mạt. Ngài đã nói những lời này tại Giêrusalem, trên Núi Ô-liu, nơi cuộc thương khó của Chúa sẽ bắt đầu. Đáp lại câu hỏi của các môn đệ, Chúa Giêsu đã tiên báo một đại nạn và mô tả về một tình huống trong đó cộng đồng các tín hữu có thể thấy rõ: đó là đứng trước những thử thách đau thương, các tiên tri giả sẽ dẫn dắt nhiều người lầm đường lạc lối; và lòng mến, là cốt lõi của Tin Mừng, trở nên giá băng trong tâm hồn của nhiều người.
Các tiên tri giả
Chúng ta hãy lắng nghe đoạn Phúc Âm này và cố gắng hiểu chiêu thức mà các tiên tri giả này có thể tung ra.
Họ có thể xuất hiện như “những kẻ thổi kèn dụ rắn”, những người thao túng cảm xúc con người để bắt những người khác làm nô lệ và dẫn dắt người ta đến những nơi mình muốn. Có bao nhiêu con cái của Thiên Chúa bị mê hoặc bởi những thú vui tạm thời, nhầm tưởng những thứ ấy là hạnh phúc thật sự! Có bao nhiêu cuộc đời của những người nam nữ bị hớp hồn bởi ước mơ giàu có, mà chung cuộc chỉ là làm nô lệ cho những lợi nhuận và những ham muốn nhỏ nhen! Có bao nhiêu người trong cuộc đời tin rằng mình có đủ mọi thứ, nhưng cuối cùng chỉ chìm đắm trong cô đơn!
Các tiên tri giả cũng có thể là “những lang băm”, những người đưa ra các giải pháp dễ dàng và tức khắc cho những đau khổ, nhưng những thứ giải pháp ấy chỉ sớm cho thấy chúng cực kỳ vô ích. Có bao nhiêu người trẻ bị mê hoặc bởi những thứ thuốc chữa bách bệnh, bởi các mối quan hệ qua đường, và những lợi ích dễ dàng nhưng không trung thực! Có bao nhiêu người chìm đắm trong một cuộc sống hoàn toàn là “ảo”, với những mối quan hệ xem ra chóng vánh và đơn giản, nhưng chung cuộc chỉ là vô nghĩa! Những kẻ lừa đảo này, khi bán rong những thứ không có giá trị thực sự, đang cướp đi tất cả những gì quý giá nhất như phẩm giá, tự do và khả năng yêu thương. Họ thu hút thói phù hoa của chúng ta, lòng tin tưởng của chúng ta vào vẻ bề ngoài, nhưng cuối cùng họ chỉ lừa đảo chúng ta. Chúng ta cũng không nên ngạc nhiên. Để làm ngỡ ngàng tâm hồn con người, ma quỷ là “đứa quỷ quyệt và là cha của những lời dối trá” (Ga 8:44), đã luôn luôn ngụy trang điều ác như là sự thiện, và điều giả dối như là chân lý. Đó là lý do tại sao mỗi người trong chúng ta đều được kêu gọi để nhìn vào con tim của mình để xem liệu chúng ta có phải đang là con mồi của những lời giả trá của các nhà tiên tri giả này hay không. Chúng ta phải học cách nhìn cho kỹ, bên dưới bề mặt, và học cách nhận ra những gì để lại một dấu vết tốt đẹp và lâu dài trong trái tim chúng ta, bởi vì nó đến từ Thiên Chúa và thực sự vì lợi ích của chúng ta.
Một trái tim lạnh lùng
Trong mô tả về địa ngục của mình, Dante Alighieri hình dung ma quỷ ngồi trên một chiếc ngai làm bằng băng đá, [2] trong sự cô lập lạnh lùng và không có tình yêu. Chúng ta cũng có thể tự hỏi chính mình lòng mến có thể băng giá trong tâm hồn chúng ta như thế nào. Những dấu hiệu nào cho thấy rằng lòng mến của chúng ta đang bắt đầu nguội lạnh?
Hơn bất cứ điều nào khác, lòng tham lam tiền của, là “cội rễ của mọi điều ác” (1 Tim 6:10), giết chết lòng mến trong ta. Sự chối bỏ Thiên Chúa và sự bình an của Người là nguyên nhân thứ hai; chúng ta thích sự cô đơn của chúng ta hơn là niềm ủi an được tìm thấy trong lời Ngài và các bí tích. [3] Tất cả những điều này dẫn đến bạo lực chống lại bất cứ ai chúng ta nghĩ là mối đe dọa cho “sự chắc chắn” của chúng ta chẳng hạn như các thai nhi chưa chào đời, những người cao niên và những người đau ốm, những người di cư, những ngoại kiều sống giữa chúng ta, và cả những người hàng xóm của chúng ta nhưng không sống theo những mong đợi của chúng ta.
Chính thiên nhiên cũng trở thành một chứng tá im lặng cho sự băng giá lòng mến này. Trái đất bị đầu độc bởi rác rưởi người ta loại ra vì xem thường hoặc vì tư lợi cá nhân. Các vùng biển, chính chúng cũng bị ô nhiễm, vùi chôn thi hài của cơ man các nạn nhân bị đắm tàu do nạn di cư cưỡng bách. Thiên đàng trần thế, theo kế hoạch của Thiên Chúa, được tạo ra để hát vang những lời tán tụng Ngài, lại bị gầm rú bởi các động cơ đang đổ xuống như mưa các khí cụ của sự chết.
Lòng mến cũng có thể trở nên băng giá trong cộng đồng của chúng ta. Trong Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, tôi đã tìm cách mô tả những dấu chỉ hiển nhiên nhất về tình trạng thiếu lòng mến này: đó là thói ích kỷ và sự lười biếng tinh thần, chủ nghĩa bi quan vô sinh, cám dỗ tự quy chiếu, chiến tranh không dứt giữa chúng ta và cái não trạng trần tục khiến chúng ta chỉ quan tâm đến vẻ bề ngoài, và do đó giảm bớt nhiệt tình truyền giáo của chúng ta. [4]
Chúng ta phải làm gì?
Có lẽ chúng ta nhìn thấy, thẳm sâu trong chính chúng ta và toàn bộ chúng ta, những dấu chỉ tôi vừa mô tả. Nhưng Giáo Hội, là Mẹ và là Thầy của chúng ta, cùng với phương dược thường khi rất là cay đắng của sự thật, đem đến cho chúng ta trong Mùa Chay này những phương thuốc chữa lành trong lời cầu nguyện, bố thí và chay tịnh.
Bằng cách dành nhiều thời gian hơn để cầu nguyện, chúng ta có thể nhổ tận gốc khỏi con tim mình những lời dối trá bí ẩn và những hình thức tự lừa dối, [5] và rồi tìm thấy niềm an ủi mà Chúa mang đến cho chúng ta. Ngài là Cha của chúng ta và Ngài muốn chúng ta sống tốt đẹp.
Sự bố thí giải thoát chúng ta khỏi lòng tham và giúp chúng ta xem người hàng xóm là anh chị em với mình. Những gì tôi sở hữu không bao giờ là của tôi mà thôi. Tôi muốn bố thí trở thành một phong cách sống chân thực của mỗi người chúng ta biết là ngần nào! Tôi mơ ước biết bao là chúng ta, trong tư cách là các Kitô hữu, noi theo gương của các Tông Đồ và coi việc chia sẻ của cải như một chứng tá hữu hình về sự hiệp thông trong Giáo Hội! Vì lý do này, tôi nhắc lại lời mời gọi của Thánh Phaolô gởi đến dân thành Côrintô để quyên góp cho cộng đồng Giêrusalem như một điều gì đó mà họ sẽ được hưởng lợi (xem 2Cor 8:10). Điều này phù hợp hơn trong Mùa Chay, khi có nhiều nhóm quyên góp để trợ giúp các Giáo Hội và những người có nhu cầu. Tuy nhiên, tôi cũng hy vọng rằng, ngay cả trong những cuộc gặp gỡ hàng ngày của chúng ta với những người cầu xin sự trợ giúp của chúng ta, chúng ta sẽ xem những thỉnh cầu như thế đến từ chính Thiên Chúa. Khi chúng ta bố thí, chúng ta chia sẻ sự quan tâm chăm sóc của Chúa cho mỗi con cái của Ngài. Nếu thông qua tôi, Chúa giúp ai đó ngày hôm nay, chẳng lẽ mai kia Ngài lại không ban cho tôi những thứ tôi cần sao? Vì không ai rộng lượng hơn Thiên Chúa. [6]
Chay tịnh làm yếu đi xu hướng bạo lực của chúng ta; nó giải giới chúng ta và trở thành một cơ hội quan trọng cho sự tăng trưởng. Một mặt, chay tịnh cho phép chúng ta trải nghiệm những gì mà người nghèo khó và đói khát phải chịu đựng. Mặt khác, chay tịnh thể hiện sự đói khát thiêng liêng của chúng ta và lòng khao khát cuộc sống trong Chúa. Chay tịnh thức tỉnh chúng ta. Nó làm cho chúng ta chú ý hơn đến Thiên Chúa và người láng giềng của mình. Chay tịnh làm sống lại trong ta mong muốn vâng lời Thiên Chúa, là Đấng duy nhất có thể thỏa mãn cơn đói của chúng ta.
Tôi cũng muốn đưa ra lời mời gọi của mình vượt ra ngoài giới hạn của Giáo Hội Công Giáo, để đến với tất cả các bạn, những người nam nữ thiện chí, những người sẵn lòng lắng nghe tiếng Chúa. Có lẽ, như chúng tôi, bạn cũng đang hoang mang trước sự lây lan của sự ác trên thế giới, bạn quan tâm đến sự băng giá đang làm tê liệt những con trái tim và các hành động, và bạn cảm thấy ý thức của chúng ta như là thành viên của cùng một gia đình nhân loại đang yếu dần đi. Vậy, hãy hiệp cùng với chúng tôi dâng lời cầu khẩn lên cùng Thiên Chúa, chay tịnh, và trao ban bất cứ điều gì bạn có thể cho những anh chị em chúng ta đang cần đến!
Lửa Phục Sinh
Trên hết, tôi thúc giục các thành viên của Giáo Hội hãy thực hiện hành trình Mùa Chay với nhiệt tình, được duy trì bởi bố thí, chay tịnh và cầu nguyện. Nếu, đôi khi, lửa mến dường như tắt lịm trong trái tim chúng ta, anh chị em hãy biết rằng điều đó không bao giờ xảy ra trong thánh tâm Thiên Chúa! Ngài liên tục ban cho chúng ta một cơ hội để tái yêu thương lại một cách mới mẻ.
Một trong những khoảnh khắc của ân sủng đó lại một lần nữa xảy đến trong năm nay là sáng kiến “24 Giờ cho Chúa”, trong đó mời gọi toàn thể cộng đồng Hội Thánh hãy cử hành bí tích Hòa Giải trong bối cảnh tôn thờ Thánh Thể. Trong năm 2018 này, lấy cảm hứng từ những lời của Thánh Vịnh 130 câu 4, “Nơi Chúa có ơn tha thứ”, biến cố này sẽ diễn ra từ Thứ Sáu, 9 Tháng 3 đến Thứ Bẩy, 10 Tháng 3. Trong mỗi giáo phận, ít nhất có một nhà thờ mở cửa liên tục trong hai mươi bốn tiếng, để tạo cơ hội cho cả việc tôn thờ Thánh Thể lẫn bí tích Hoà Giải.
Trong Đêm Vọng Phục Sinh, chúng ta sẽ kỷ niệm một lần nữa nghi thức cảm động rước ánh sáng cây nến Phục Sinh. Được lấy từ “ngọn lửa mới”, ánh sáng này sẽ dần dần xua tan bóng tối và chiếu sáng huy hoàng cộng đoàn phụng vụ. “Nguyện xin ánh sáng Chúa Kitô phục sinh trong vinh quang xua tan bóng tối trong con tim và tâm trí chúng ta”, [7] và cho phép tất cả chúng ta hồi tưởng lại kinh nghiệm của các môn đệ trên đường Emmaus. Bằng cách lắng nghe Lời Chúa và kín múc lương thực từ bàn tiệc Thánh Thể, xin cho lòng chúng ta ngày càng hăng hái trong đức tin, đức cậy và đức mến.
Với lòng ưu ái và lời hứa cầu nguyện cho tất cả anh chị em, tôi ban phép lành cho anh chị em. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi.
Từ Vatican, ngày 1 tháng 11 năm 2017
Lễ các thánh nam nữ
+ Đức Thánh Cha Phanxicô
[1] Sách Lễ Rôma, Lời nguyện đầu lễ Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Chay (tiếng Ý).
[2] Tác phẩm Inferno của Dante Alighieri XXXIV, 28-29.
[3] “Thật đáng ngạc nhiên, nhưng nhiều lần chúng ta sợ sự an ủi, sợ được ủi an. Hay đúng hơn, chúng ta cảm thấy an toàn hơn trong nỗi buồn và sự cô đơn của mình. Anh chị em có biết tại sao không? Bởi vì trong nỗi buồn chúng ta cảm thấy mình gần như là nhân vật chính. Tuy nhiên, trong sự ủi an, Chúa Thánh Thần là nhân vật chính! “(Huấn từ trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, 7 tháng 12 năm 2014).
[4] Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, 76-109.
[5] Xc. BENEDICT XVI, Thông điệp Spe Salvi (Được cứu rỗi trong Hy vọng), 33.
[6] Xc. PIUS XII, Thông Điệp Fidei Donum (Hồng ân Đức tin), III.
[7] Sách Lễ Rôma (Third Edition), Lễ Phục Sinh, Lucernarium.
Sứ điệp Mùa Chay năm nay có chủ đề là một câu trích từ Tin Mừng theo thánh Mathêu: “Vì sự ác lan tràn, nên lòng mến của nhiều người sẽ ra nguội lạnh” (Mt 24,12).
Chúa Giêsu nói điều này khi trả lời các câu hỏi của các môn đệ. Ngài cảnh báo rằng đứng trước những thử thách đau thương, các tiên tri giả sẽ dẫn dắt nhiều người lầm đường lạc lối; và lòng mến, là cốt lõi của Tin Mừng, sẽ trở nên giá băng trong tâm hồn của nhiều người.
Dưới đây là bản dịch Việt Ngữ toàn văn Sứ điệp Mùa Chay 2018 của Đức Thánh Cha Phanxicô
“Vì sự ác lan tràn, nên lòng mến của nhiều người sẽ ra nguội lạnh.” (Mt 24:12)
Anh chị em thân mến,
Một lần nữa, lễ Vượt Qua của Chúa đang đến gần! Trong hành trình chuẩn bị cho Lễ Phục Sinh, Thiên Chúa, với sự quan phòng của Ngài, ban cho chúng ta mỗi năm một mùa Mùa Chay như một “dấu chỉ bí tích sự hoán cải của chúng ta”. [1] Mùa Chay thôi thúc chúng ta, và cho chúng ta cơ hội trở về với Chúa hết lòng và trong mọi khía cạnh của cuộc đời chúng ta.
Với sứ điệp này, năm nay tôi muốn một lần nữa giúp toàn thể Giáo Hội trải nghiệm thời gian ân sủng này một cách mới mẻ, với niềm vui và trong chân lý. Tôi sẽ lấy ý từ những lời của Chúa Giêsu trong Phúc Âm Matthêu: “Vì sự ác lan tràn, nên lòng mến của nhiều người sẽ ra nguội lạnh” Mt (24:12).
Những lời này xuất hiện trong lời giảng của Đức Kitô về ngày thế mạt. Ngài đã nói những lời này tại Giêrusalem, trên Núi Ô-liu, nơi cuộc thương khó của Chúa sẽ bắt đầu. Đáp lại câu hỏi của các môn đệ, Chúa Giêsu đã tiên báo một đại nạn và mô tả về một tình huống trong đó cộng đồng các tín hữu có thể thấy rõ: đó là đứng trước những thử thách đau thương, các tiên tri giả sẽ dẫn dắt nhiều người lầm đường lạc lối; và lòng mến, là cốt lõi của Tin Mừng, trở nên giá băng trong tâm hồn của nhiều người.
Các tiên tri giả
Chúng ta hãy lắng nghe đoạn Phúc Âm này và cố gắng hiểu chiêu thức mà các tiên tri giả này có thể tung ra.
Họ có thể xuất hiện như “những kẻ thổi kèn dụ rắn”, những người thao túng cảm xúc con người để bắt những người khác làm nô lệ và dẫn dắt người ta đến những nơi mình muốn. Có bao nhiêu con cái của Thiên Chúa bị mê hoặc bởi những thú vui tạm thời, nhầm tưởng những thứ ấy là hạnh phúc thật sự! Có bao nhiêu cuộc đời của những người nam nữ bị hớp hồn bởi ước mơ giàu có, mà chung cuộc chỉ là làm nô lệ cho những lợi nhuận và những ham muốn nhỏ nhen! Có bao nhiêu người trong cuộc đời tin rằng mình có đủ mọi thứ, nhưng cuối cùng chỉ chìm đắm trong cô đơn!
Các tiên tri giả cũng có thể là “những lang băm”, những người đưa ra các giải pháp dễ dàng và tức khắc cho những đau khổ, nhưng những thứ giải pháp ấy chỉ sớm cho thấy chúng cực kỳ vô ích. Có bao nhiêu người trẻ bị mê hoặc bởi những thứ thuốc chữa bách bệnh, bởi các mối quan hệ qua đường, và những lợi ích dễ dàng nhưng không trung thực! Có bao nhiêu người chìm đắm trong một cuộc sống hoàn toàn là “ảo”, với những mối quan hệ xem ra chóng vánh và đơn giản, nhưng chung cuộc chỉ là vô nghĩa! Những kẻ lừa đảo này, khi bán rong những thứ không có giá trị thực sự, đang cướp đi tất cả những gì quý giá nhất như phẩm giá, tự do và khả năng yêu thương. Họ thu hút thói phù hoa của chúng ta, lòng tin tưởng của chúng ta vào vẻ bề ngoài, nhưng cuối cùng họ chỉ lừa đảo chúng ta. Chúng ta cũng không nên ngạc nhiên. Để làm ngỡ ngàng tâm hồn con người, ma quỷ là “đứa quỷ quyệt và là cha của những lời dối trá” (Ga 8:44), đã luôn luôn ngụy trang điều ác như là sự thiện, và điều giả dối như là chân lý. Đó là lý do tại sao mỗi người trong chúng ta đều được kêu gọi để nhìn vào con tim của mình để xem liệu chúng ta có phải đang là con mồi của những lời giả trá của các nhà tiên tri giả này hay không. Chúng ta phải học cách nhìn cho kỹ, bên dưới bề mặt, và học cách nhận ra những gì để lại một dấu vết tốt đẹp và lâu dài trong trái tim chúng ta, bởi vì nó đến từ Thiên Chúa và thực sự vì lợi ích của chúng ta.
Một trái tim lạnh lùng
Trong mô tả về địa ngục của mình, Dante Alighieri hình dung ma quỷ ngồi trên một chiếc ngai làm bằng băng đá, [2] trong sự cô lập lạnh lùng và không có tình yêu. Chúng ta cũng có thể tự hỏi chính mình lòng mến có thể băng giá trong tâm hồn chúng ta như thế nào. Những dấu hiệu nào cho thấy rằng lòng mến của chúng ta đang bắt đầu nguội lạnh?
Hơn bất cứ điều nào khác, lòng tham lam tiền của, là “cội rễ của mọi điều ác” (1 Tim 6:10), giết chết lòng mến trong ta. Sự chối bỏ Thiên Chúa và sự bình an của Người là nguyên nhân thứ hai; chúng ta thích sự cô đơn của chúng ta hơn là niềm ủi an được tìm thấy trong lời Ngài và các bí tích. [3] Tất cả những điều này dẫn đến bạo lực chống lại bất cứ ai chúng ta nghĩ là mối đe dọa cho “sự chắc chắn” của chúng ta chẳng hạn như các thai nhi chưa chào đời, những người cao niên và những người đau ốm, những người di cư, những ngoại kiều sống giữa chúng ta, và cả những người hàng xóm của chúng ta nhưng không sống theo những mong đợi của chúng ta.
Chính thiên nhiên cũng trở thành một chứng tá im lặng cho sự băng giá lòng mến này. Trái đất bị đầu độc bởi rác rưởi người ta loại ra vì xem thường hoặc vì tư lợi cá nhân. Các vùng biển, chính chúng cũng bị ô nhiễm, vùi chôn thi hài của cơ man các nạn nhân bị đắm tàu do nạn di cư cưỡng bách. Thiên đàng trần thế, theo kế hoạch của Thiên Chúa, được tạo ra để hát vang những lời tán tụng Ngài, lại bị gầm rú bởi các động cơ đang đổ xuống như mưa các khí cụ của sự chết.
Lòng mến cũng có thể trở nên băng giá trong cộng đồng của chúng ta. Trong Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, tôi đã tìm cách mô tả những dấu chỉ hiển nhiên nhất về tình trạng thiếu lòng mến này: đó là thói ích kỷ và sự lười biếng tinh thần, chủ nghĩa bi quan vô sinh, cám dỗ tự quy chiếu, chiến tranh không dứt giữa chúng ta và cái não trạng trần tục khiến chúng ta chỉ quan tâm đến vẻ bề ngoài, và do đó giảm bớt nhiệt tình truyền giáo của chúng ta. [4]
Chúng ta phải làm gì?
Có lẽ chúng ta nhìn thấy, thẳm sâu trong chính chúng ta và toàn bộ chúng ta, những dấu chỉ tôi vừa mô tả. Nhưng Giáo Hội, là Mẹ và là Thầy của chúng ta, cùng với phương dược thường khi rất là cay đắng của sự thật, đem đến cho chúng ta trong Mùa Chay này những phương thuốc chữa lành trong lời cầu nguyện, bố thí và chay tịnh.
Bằng cách dành nhiều thời gian hơn để cầu nguyện, chúng ta có thể nhổ tận gốc khỏi con tim mình những lời dối trá bí ẩn và những hình thức tự lừa dối, [5] và rồi tìm thấy niềm an ủi mà Chúa mang đến cho chúng ta. Ngài là Cha của chúng ta và Ngài muốn chúng ta sống tốt đẹp.
Sự bố thí giải thoát chúng ta khỏi lòng tham và giúp chúng ta xem người hàng xóm là anh chị em với mình. Những gì tôi sở hữu không bao giờ là của tôi mà thôi. Tôi muốn bố thí trở thành một phong cách sống chân thực của mỗi người chúng ta biết là ngần nào! Tôi mơ ước biết bao là chúng ta, trong tư cách là các Kitô hữu, noi theo gương của các Tông Đồ và coi việc chia sẻ của cải như một chứng tá hữu hình về sự hiệp thông trong Giáo Hội! Vì lý do này, tôi nhắc lại lời mời gọi của Thánh Phaolô gởi đến dân thành Côrintô để quyên góp cho cộng đồng Giêrusalem như một điều gì đó mà họ sẽ được hưởng lợi (xem 2Cor 8:10). Điều này phù hợp hơn trong Mùa Chay, khi có nhiều nhóm quyên góp để trợ giúp các Giáo Hội và những người có nhu cầu. Tuy nhiên, tôi cũng hy vọng rằng, ngay cả trong những cuộc gặp gỡ hàng ngày của chúng ta với những người cầu xin sự trợ giúp của chúng ta, chúng ta sẽ xem những thỉnh cầu như thế đến từ chính Thiên Chúa. Khi chúng ta bố thí, chúng ta chia sẻ sự quan tâm chăm sóc của Chúa cho mỗi con cái của Ngài. Nếu thông qua tôi, Chúa giúp ai đó ngày hôm nay, chẳng lẽ mai kia Ngài lại không ban cho tôi những thứ tôi cần sao? Vì không ai rộng lượng hơn Thiên Chúa. [6]
Chay tịnh làm yếu đi xu hướng bạo lực của chúng ta; nó giải giới chúng ta và trở thành một cơ hội quan trọng cho sự tăng trưởng. Một mặt, chay tịnh cho phép chúng ta trải nghiệm những gì mà người nghèo khó và đói khát phải chịu đựng. Mặt khác, chay tịnh thể hiện sự đói khát thiêng liêng của chúng ta và lòng khao khát cuộc sống trong Chúa. Chay tịnh thức tỉnh chúng ta. Nó làm cho chúng ta chú ý hơn đến Thiên Chúa và người láng giềng của mình. Chay tịnh làm sống lại trong ta mong muốn vâng lời Thiên Chúa, là Đấng duy nhất có thể thỏa mãn cơn đói của chúng ta.
Tôi cũng muốn đưa ra lời mời gọi của mình vượt ra ngoài giới hạn của Giáo Hội Công Giáo, để đến với tất cả các bạn, những người nam nữ thiện chí, những người sẵn lòng lắng nghe tiếng Chúa. Có lẽ, như chúng tôi, bạn cũng đang hoang mang trước sự lây lan của sự ác trên thế giới, bạn quan tâm đến sự băng giá đang làm tê liệt những con trái tim và các hành động, và bạn cảm thấy ý thức của chúng ta như là thành viên của cùng một gia đình nhân loại đang yếu dần đi. Vậy, hãy hiệp cùng với chúng tôi dâng lời cầu khẩn lên cùng Thiên Chúa, chay tịnh, và trao ban bất cứ điều gì bạn có thể cho những anh chị em chúng ta đang cần đến!
Lửa Phục Sinh
Trên hết, tôi thúc giục các thành viên của Giáo Hội hãy thực hiện hành trình Mùa Chay với nhiệt tình, được duy trì bởi bố thí, chay tịnh và cầu nguyện. Nếu, đôi khi, lửa mến dường như tắt lịm trong trái tim chúng ta, anh chị em hãy biết rằng điều đó không bao giờ xảy ra trong thánh tâm Thiên Chúa! Ngài liên tục ban cho chúng ta một cơ hội để tái yêu thương lại một cách mới mẻ.
Một trong những khoảnh khắc của ân sủng đó lại một lần nữa xảy đến trong năm nay là sáng kiến “24 Giờ cho Chúa”, trong đó mời gọi toàn thể cộng đồng Hội Thánh hãy cử hành bí tích Hòa Giải trong bối cảnh tôn thờ Thánh Thể. Trong năm 2018 này, lấy cảm hứng từ những lời của Thánh Vịnh 130 câu 4, “Nơi Chúa có ơn tha thứ”, biến cố này sẽ diễn ra từ Thứ Sáu, 9 Tháng 3 đến Thứ Bẩy, 10 Tháng 3. Trong mỗi giáo phận, ít nhất có một nhà thờ mở cửa liên tục trong hai mươi bốn tiếng, để tạo cơ hội cho cả việc tôn thờ Thánh Thể lẫn bí tích Hoà Giải.
Trong Đêm Vọng Phục Sinh, chúng ta sẽ kỷ niệm một lần nữa nghi thức cảm động rước ánh sáng cây nến Phục Sinh. Được lấy từ “ngọn lửa mới”, ánh sáng này sẽ dần dần xua tan bóng tối và chiếu sáng huy hoàng cộng đoàn phụng vụ. “Nguyện xin ánh sáng Chúa Kitô phục sinh trong vinh quang xua tan bóng tối trong con tim và tâm trí chúng ta”, [7] và cho phép tất cả chúng ta hồi tưởng lại kinh nghiệm của các môn đệ trên đường Emmaus. Bằng cách lắng nghe Lời Chúa và kín múc lương thực từ bàn tiệc Thánh Thể, xin cho lòng chúng ta ngày càng hăng hái trong đức tin, đức cậy và đức mến.
Với lòng ưu ái và lời hứa cầu nguyện cho tất cả anh chị em, tôi ban phép lành cho anh chị em. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi.
Từ Vatican, ngày 1 tháng 11 năm 2017
Lễ các thánh nam nữ
+ Đức Thánh Cha Phanxicô
[1] Sách Lễ Rôma, Lời nguyện đầu lễ Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Chay (tiếng Ý).
[2] Tác phẩm Inferno của Dante Alighieri XXXIV, 28-29.
[3] “Thật đáng ngạc nhiên, nhưng nhiều lần chúng ta sợ sự an ủi, sợ được ủi an. Hay đúng hơn, chúng ta cảm thấy an toàn hơn trong nỗi buồn và sự cô đơn của mình. Anh chị em có biết tại sao không? Bởi vì trong nỗi buồn chúng ta cảm thấy mình gần như là nhân vật chính. Tuy nhiên, trong sự ủi an, Chúa Thánh Thần là nhân vật chính! “(Huấn từ trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, 7 tháng 12 năm 2014).
[4] Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, 76-109.
[5] Xc. BENEDICT XVI, Thông điệp Spe Salvi (Được cứu rỗi trong Hy vọng), 33.
[6] Xc. PIUS XII, Thông Điệp Fidei Donum (Hồng ân Đức tin), III.
[7] Sách Lễ Rôma (Third Edition), Lễ Phục Sinh, Lucernarium.
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi: 'Hãy hết lòng trở về với Chúa trong mùa Chay Thánh'
Thanh Quảng sdb
17:27 06/02/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi: 'Hãy hết lòng trở về với Chúa trong mùa Chay Thánh'
Thông điệp Mùa Chay năm 2018 của Đức Thánh Cha được cảm hứng từ những lời của Đức Giêsu đã nói trong những giờ phút cuối cuộc đời của Ngài trên núi Ô-liu: " Vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ ra lạnh nhạt đi!" (Ma-thêu 24:12 ).
Những tiên tri giả mà Đức Thánh Cha Phanxicô gọi là "những con rắn quỉ quyệt" và "những kẻ lang bạt" đang dẫn chúng ta đi vào những con đường lầm lạc. Họ mê hoặc những người con đơn thành của Chúa qua những hứa hẹn hạnh phúc trong những niềm vui tạm bợ nô lệ trước nỗi cô đơn. Nhiều thanh thiếu niên bị lôi kéo bởi những "kẻ lừa đảo" này đưa vào mê hồn trận bởi những thứ "thuốc chữa bách bệnh", qua "các mối quan hệ chóng qua", và trước cái "lợi gian trá" hoặc sự trường tồn "ảo". Vì vậy, ĐTC cảnh báo con người đang bị cướp đi những "cái quý giá nhất của chính mình là: nhân phẩm, tự do và khả năng yêu thương".
Một trái tim lạnh lùng
Sau khi nhận diện những tiên tri giả mà mỗi người chúng ta đang bị cuốn hút vào những miếng mồi hào nhoáng, Đức Thánh Cha Phanxicô đặt ra câu hỏi mà Ngài muốn chúng ta suy ngẫm trong Mùa Chay này là "Đâu là những dấu hiệu cho thấy tình yêu của chúng ta đang bắt đầu bị nguội lạnh đi?" Trên hết, điều đang hủy diệt lòng bác ái của chúng ta là lòng tham lam tiền tài ". Tiếp liền theo sau đó là sự từ chối Thiên Chúa, và chúng ta thỏa thích trong hoang tưởng của chính mình hơn là đi tìm sự an ủi trong lời Chúa và trong các Bí tích. "Kết quả là chúng ta trở thành những chứng nhân thầm lặng của "cõi lòng có trái tim băng giá. Chối từ sự bảo quản trái đất, làm cho biển khơi bị ô nhiễm trước những xác chết của "vô số nạn nhân bị cưỡng bức di tản!” thay vì những lời ca, ngợi khen Thiên Chúa vũ hoàn bằng chính những cảnh tang thương chết chóc của tử thần!
"Chúng ta phải làm gì?"
Giáo Hội mời gọi chúng ta qua những hành động trong Mùa Chay là việc cầu nguyện, bố thí, và chay tịnh mà Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi là những vị "thuốc chữa nhẹ nhàng". Lời cầu nguyện cho phép chúng ta tiêu trừ "những lời nói dối trá" và "sự tự lừa dối" hầu chúng ta tìm được "niềm an ủi mà Thiên Chúa trao ban". Sự chay tịnh làm cho chúng ta thoát ra khỏi lòng tham lam; giúp chúng ta coi người khác như anh chị em mình. "Làm thế nào tôi có thể trao ban, chia sẻ theo đúng phong cách của một con người tốt lành?". ĐTC chia sẻ qua việc ăn chay sẽ làm "làm suy yếu khuynh hướng bạo lực trong ta", làm hồi sinh "ước muốn tùng phục Lời Chúa", vì chỉ mình Chúa mới có thể khỏa lấp những cơn đói khát của chúng ta.
24 Giờ bên Chúa
Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng mặc dù ngọn lửa bác ái có thể lịm tắt trong lòng chúng ta, nhưng nó không bao giờ tắt trong tâm lòng Thiên Chúa. ĐTC mời gọi chúng ta tham gia "24 giờ bên Thầy Chí Thánh" vào Thứ Sáu và Thứ 7 ngày 9-10 tháng Ba tới này. Sau khi "lãnh nhận Thánh Thể Chúa và làm hòa với Chúa qua bí tích Giải tội", ĐTC cho rằng "ngọn lửa mới" của buổi cầu nguyện Phục Sinh, ánh sáng của Chúa Kitô sẽ cho phép chúng ta lắng nghe Lời Chúa và được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể Người, chắc chắn lòng chúng ta sẽ được "sốt mến hơn trong đức tin yêu hy vọng."
Thông điệp Mùa Chay năm 2018 của Đức Thánh Cha được cảm hứng từ những lời của Đức Giêsu đã nói trong những giờ phút cuối cuộc đời của Ngài trên núi Ô-liu: " Vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ ra lạnh nhạt đi!" (Ma-thêu 24:12 ).
Những tiên tri giả mà Đức Thánh Cha Phanxicô gọi là "những con rắn quỉ quyệt" và "những kẻ lang bạt" đang dẫn chúng ta đi vào những con đường lầm lạc. Họ mê hoặc những người con đơn thành của Chúa qua những hứa hẹn hạnh phúc trong những niềm vui tạm bợ nô lệ trước nỗi cô đơn. Nhiều thanh thiếu niên bị lôi kéo bởi những "kẻ lừa đảo" này đưa vào mê hồn trận bởi những thứ "thuốc chữa bách bệnh", qua "các mối quan hệ chóng qua", và trước cái "lợi gian trá" hoặc sự trường tồn "ảo". Vì vậy, ĐTC cảnh báo con người đang bị cướp đi những "cái quý giá nhất của chính mình là: nhân phẩm, tự do và khả năng yêu thương".
Một trái tim lạnh lùng
Sau khi nhận diện những tiên tri giả mà mỗi người chúng ta đang bị cuốn hút vào những miếng mồi hào nhoáng, Đức Thánh Cha Phanxicô đặt ra câu hỏi mà Ngài muốn chúng ta suy ngẫm trong Mùa Chay này là "Đâu là những dấu hiệu cho thấy tình yêu của chúng ta đang bắt đầu bị nguội lạnh đi?" Trên hết, điều đang hủy diệt lòng bác ái của chúng ta là lòng tham lam tiền tài ". Tiếp liền theo sau đó là sự từ chối Thiên Chúa, và chúng ta thỏa thích trong hoang tưởng của chính mình hơn là đi tìm sự an ủi trong lời Chúa và trong các Bí tích. "Kết quả là chúng ta trở thành những chứng nhân thầm lặng của "cõi lòng có trái tim băng giá. Chối từ sự bảo quản trái đất, làm cho biển khơi bị ô nhiễm trước những xác chết của "vô số nạn nhân bị cưỡng bức di tản!” thay vì những lời ca, ngợi khen Thiên Chúa vũ hoàn bằng chính những cảnh tang thương chết chóc của tử thần!
"Chúng ta phải làm gì?"
Giáo Hội mời gọi chúng ta qua những hành động trong Mùa Chay là việc cầu nguyện, bố thí, và chay tịnh mà Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi là những vị "thuốc chữa nhẹ nhàng". Lời cầu nguyện cho phép chúng ta tiêu trừ "những lời nói dối trá" và "sự tự lừa dối" hầu chúng ta tìm được "niềm an ủi mà Thiên Chúa trao ban". Sự chay tịnh làm cho chúng ta thoát ra khỏi lòng tham lam; giúp chúng ta coi người khác như anh chị em mình. "Làm thế nào tôi có thể trao ban, chia sẻ theo đúng phong cách của một con người tốt lành?". ĐTC chia sẻ qua việc ăn chay sẽ làm "làm suy yếu khuynh hướng bạo lực trong ta", làm hồi sinh "ước muốn tùng phục Lời Chúa", vì chỉ mình Chúa mới có thể khỏa lấp những cơn đói khát của chúng ta.
24 Giờ bên Chúa
Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng mặc dù ngọn lửa bác ái có thể lịm tắt trong lòng chúng ta, nhưng nó không bao giờ tắt trong tâm lòng Thiên Chúa. ĐTC mời gọi chúng ta tham gia "24 giờ bên Thầy Chí Thánh" vào Thứ Sáu và Thứ 7 ngày 9-10 tháng Ba tới này. Sau khi "lãnh nhận Thánh Thể Chúa và làm hòa với Chúa qua bí tích Giải tội", ĐTC cho rằng "ngọn lửa mới" của buổi cầu nguyện Phục Sinh, ánh sáng của Chúa Kitô sẽ cho phép chúng ta lắng nghe Lời Chúa và được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể Người, chắc chắn lòng chúng ta sẽ được "sốt mến hơn trong đức tin yêu hy vọng."
ĐGH Phanxicô kêu gọi chúng ta ngay từ bây giờ hãy học để làm gì trên thiên đàng: Thờ Lạy!
Giuse Thẩm Nguyễn
18:19 06/02/2018
ĐGH Phanxicô kêu gọi chúng ta ngay từ bây giờ hãy học để làm gì trên thiên đàng: Thờ Lạy!
(Radio Vatican) Trong thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta, ĐGH đã giảng về cách thức mà dân Do Thái tiến lên Đền Thờ với Hòm Bia Giao Ước và thờ lạy Thiên Chúa trong thinh lặng.
Trong bài giảng hằng ngày của ngài tại nhà nguyện Casa Santa Marta, ĐGH đã chia sẻ về bài đọc thứ nhất trong ngày, trích từ sách các Vua quyển thứ Nhất. Bản văn kể lại việc các chi tộc Do Thái đến với Vua Solomon tại Giê-ru-sa-lem, và mang Hòm Bia Giao Ước của Thiên Chúa tới đền thờ. ĐGH nhấn mạnh đến việc họ đã cố gắng thế nào trong một hành trình khó khăn, mang theo hai bia đá mà Thiên Chúa đã giao cho ông Mô-se trên núi Khô-rếp .
Rồi ĐGH đề cập đến hành trình của người tín hữu chúng ta là một cuộc trèo lên cao, không phải lúc nào cũng dễ dàng. Dân Do Thái, đã thực hiện hành trình gian khó này, mang theo Hòm Bia Giao Ước tới nơi cực thánh và họ mang một ký ức “ ký ức được tuyển chọn”. Thêm vào đó, Hòm Bia Giao Ước đã không có sự trang hoàng bên ngoài. Bị lột bỏ tất cả chỉ còn những bia đá ghi giới luật: “Trong Hòm Bia, thực ra không có gì ngoài hai tấm bia đá ấy.”
Dạy con người biết thờ lạy.
Ngay khi những tư tế ra khỏi cung thánh thì vinh quang Thiên Chúa đã tràn ngập đền thờ trong một đám mây. ĐGH nói rằng “Từ những hy sinh của họ trong cuộc hành trình khó khăn lên đền thờ dẫn tới sự thinh lặng, đến sự khiêm hạ và thờ lạy.” Ngài cũng kêu gọi các linh mục hãy giảng dạy việc cầu nguyện qua việc thờ lạy, mà điều này “rất nhiều lần” tôi nghĩ là chúng ta đã không dạy bảo người tín hữu của mình.”
“Chúng ta biết cách dạy họ cầu nguyện, ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa, nhưng không dạy họ thờ lạy?” ĐGH định nghĩa việc thờ lạy là lời cầu nguyện “làm chúng ta tan đi nhưng không hủy diệt chúng ta.” Nhân cơ hội này, ĐGH cũng kêu gọi các linh mục mới đang hiện diện trong nhà nguyện Casa Santa Marta “hãy dạy tín hữu thờ lạy trong thinh lặng “.
Lắng nghe và tha thứ
ĐGH đưa ra những yếu tố căn bản có thể dùng để dạy việc thờ lạy. “Đây là một cuộc hành trình gian nan với nhiều ký ức được tuyển chọn. Chúng ta chỉ có thể đạt tới đích với ký ức là mình đã được tuyển chọn, mang trong tim lời hứa để thúc đẩy chúng ta trung thành với giao ước bằng việc làm và bằng con tim của chúng ta. “Trong sự hiện diện vinh quang của Thiên Chúa, thì những lời nói không là gì nữa vì chúng ta không biết phải nói gì. Đề cập đến bài đọc trong thánh lễ ngày mai, ĐGH khuyên chúng ta cũng sẽ chỉ dùng hai từ mà vua Solomon có thể thốt ra “xin lắng nghe và tha thứ”
Chớ gì mỗi người chúng ta trong ngày hôm nay hãy nhớ đến cuộc hành trình của mình “Nhớ lại những ân sủng đã nhận được, nhớ lại việc tuyển chọn, những lời hứa, nhưng giao ước. “và để hướng tới sự thờ lạy.
Giuse Thẩm Nguyễn
(Radio Vatican) Trong thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta, ĐGH đã giảng về cách thức mà dân Do Thái tiến lên Đền Thờ với Hòm Bia Giao Ước và thờ lạy Thiên Chúa trong thinh lặng.
Trong bài giảng hằng ngày của ngài tại nhà nguyện Casa Santa Marta, ĐGH đã chia sẻ về bài đọc thứ nhất trong ngày, trích từ sách các Vua quyển thứ Nhất. Bản văn kể lại việc các chi tộc Do Thái đến với Vua Solomon tại Giê-ru-sa-lem, và mang Hòm Bia Giao Ước của Thiên Chúa tới đền thờ. ĐGH nhấn mạnh đến việc họ đã cố gắng thế nào trong một hành trình khó khăn, mang theo hai bia đá mà Thiên Chúa đã giao cho ông Mô-se trên núi Khô-rếp .
Rồi ĐGH đề cập đến hành trình của người tín hữu chúng ta là một cuộc trèo lên cao, không phải lúc nào cũng dễ dàng. Dân Do Thái, đã thực hiện hành trình gian khó này, mang theo Hòm Bia Giao Ước tới nơi cực thánh và họ mang một ký ức “ ký ức được tuyển chọn”. Thêm vào đó, Hòm Bia Giao Ước đã không có sự trang hoàng bên ngoài. Bị lột bỏ tất cả chỉ còn những bia đá ghi giới luật: “Trong Hòm Bia, thực ra không có gì ngoài hai tấm bia đá ấy.”
Dạy con người biết thờ lạy.
Ngay khi những tư tế ra khỏi cung thánh thì vinh quang Thiên Chúa đã tràn ngập đền thờ trong một đám mây. ĐGH nói rằng “Từ những hy sinh của họ trong cuộc hành trình khó khăn lên đền thờ dẫn tới sự thinh lặng, đến sự khiêm hạ và thờ lạy.” Ngài cũng kêu gọi các linh mục hãy giảng dạy việc cầu nguyện qua việc thờ lạy, mà điều này “rất nhiều lần” tôi nghĩ là chúng ta đã không dạy bảo người tín hữu của mình.”
“Chúng ta biết cách dạy họ cầu nguyện, ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa, nhưng không dạy họ thờ lạy?” ĐGH định nghĩa việc thờ lạy là lời cầu nguyện “làm chúng ta tan đi nhưng không hủy diệt chúng ta.” Nhân cơ hội này, ĐGH cũng kêu gọi các linh mục mới đang hiện diện trong nhà nguyện Casa Santa Marta “hãy dạy tín hữu thờ lạy trong thinh lặng “.
Lắng nghe và tha thứ
ĐGH đưa ra những yếu tố căn bản có thể dùng để dạy việc thờ lạy. “Đây là một cuộc hành trình gian nan với nhiều ký ức được tuyển chọn. Chúng ta chỉ có thể đạt tới đích với ký ức là mình đã được tuyển chọn, mang trong tim lời hứa để thúc đẩy chúng ta trung thành với giao ước bằng việc làm và bằng con tim của chúng ta. “Trong sự hiện diện vinh quang của Thiên Chúa, thì những lời nói không là gì nữa vì chúng ta không biết phải nói gì. Đề cập đến bài đọc trong thánh lễ ngày mai, ĐGH khuyên chúng ta cũng sẽ chỉ dùng hai từ mà vua Solomon có thể thốt ra “xin lắng nghe và tha thứ”
Chớ gì mỗi người chúng ta trong ngày hôm nay hãy nhớ đến cuộc hành trình của mình “Nhớ lại những ân sủng đã nhận được, nhớ lại việc tuyển chọn, những lời hứa, nhưng giao ước. “và để hướng tới sự thờ lạy.
Giuse Thẩm Nguyễn
Hoạt động ngoại giao của Tòa Thánh với Trung Hoa
Vũ Văn An
22:16 06/02/2018
Các biến cố hiện đang diễn ra quanh việc Tòa Thánh yêu cầu 2 vị giám mục “hầm trú” của Trung Hoa nhường chỗ cho hai giám mục “quốc doanh” của nước này đang gây nhiều ngỡ ngàng và tranh luận.
Theo ký giả John Allen Jr., Vatican có một lịch sử lâu dài muốn thỏa hiệp với Bắc Kinh, trong một cố gắng dọn đường cho việc thiết lập các liên hệ ngoại giao và tạo ra một cái khung luật pháp vững ổn hơn cho sinh hoạt của Giáo Hội tại Trung Hoa.
Nhưng cái lịch sử ấy không hề thẳng thừng mà hết sức quanh co, nhiều bất ngờ. Vì trong 1 phần 4 thế kỷ qua, có lúc, rõ ràng có “tan đá”: nói tốt cho Đức Giáo Hoàng trên báo chí Trung Hoa hay 1 vị giám mục được trả tự do, khiến nhiều người, kể cả những tờ báo như The Economist, cho rằng sắp sửa có đột phá! Nhưng rồi sau đó, lại thụt lùi: 1 nhà thờ bị san bằng, 1 linh mục bị bắt, người Trung Hoa khó chịu vì 1 lời nói nào đó của 1 viên chức Tòa Thánh... Sáu tháng sau, ta lại trở lại như lúc ban đầu!
Allen cho rằng lần này cũng sẽ thế thôi! Lý do: cản trở chính không phải ở phía Tòa Thánh, người luôn mong tiến lên phía trước. Cản trở chính nằm ở phía kia: có những người Trung Hoa vẫn sợ Tây Phương.
Nhưng tại sao Tòa Thánh lại muốn tiến lên phía trước? Allen cho rằng có thể có 4 lý do sau đây:
Lý do thứ nhất, sự kiện căn cốt là có những người Công Giáo tại Trung Hoa, khoảng từ 10 tới 15 triệu người. Dù những người này không chịu bách hại thể lý, nhưng rõ ràng họ chịu nhiều xách nhiễu và hạn chế về sinh hoạt tôn giáo và 1 tư thế công dân hạng nhì.
Cũng rõ ràng là Tòa Thánh muốn cải thiện tình thế trên.
Lý do thứ hai, cũng có một thúc đẩy ngoại giao song song với thúc đẩy mục vụ. Tòa Thánh có đội ngũ ngoại giao của mình, khát vọng trở thành tiếng nói của lương tâm trên diễn đàn hoàn cầu, chưa bao giờ như thế bằng dưới thời Đức Phanxicô, lúc, từ di dân và thay đổi khí hậu tới giải giới hạch nhân và các nguy cơ “thực dân ý thức hệ”, Tòa Thánh rất tích sực trên nhiều mặt trận đa dạng.
Hiển nhiên, Trung Hoa hiện đã ở trong một nhóm nhỏ các đại cường đang nắm giữ vận mệnh thế giới và càng ngày càng như thế hơn nữa khi họ dần dà mở rộng các khả năng chính trị, kinh tế và quân sự của họ. Thành thử, Tòa Thánh hiểu rằng nếu không trực tiếp nói chuyện với Bắc Kinh, hình như mình đang lỡ bước!
Thứ ba, có một thứ mơ mộng sâu xa nào đó về Trung Hoa trong tâm thức Công Giáo từ nhiều thế kỷ qua, liên hệ tới các nhân vật đã thành huyền sử như Matteo Ricci và Thánh Phanxicô Xaviê. Đồng thời cũng có một hối tiếc khôn nguôi nào đó vì đã bỏ lỡ cơ hội nhân vụ tranh luận về việc thờ cúng tổ tiên trong thế kỷ 17 và 18, khiến cản ngăn việc khai phá 1 Giáo Hội “thực sự Công Giáo và thực sự Trung Hoa”.
Từ đó, vẫn có hoài mong được cắn một cắn nữa vào trái táo và Tòa Thánh tin rằng một thỏa hiệp chính thức với Trung Hoa sẽ làm cho việc này thành khả hữu.
Thứ tư, Tòa Thánh cũng hiểu Trung Hoa có tiềm năng truyền giáo mênh mông, dù đôi khi lao đao không biết phải làm gì trong vấn đề này.
Nhiều nhà chuyên môn coi Trung Hoa như “thị trường thiêng liêng” thực sự có tính cạnh tranh nhất hoàn cầu hiện nay. Dù bất cứ điều gì xẩy ra, Kitô Giáo vẫn sẽ là tôn giáo đa số tại Âu Châu và Bắc Mỹ, Ấn Độ Giáo sẽ chiếm đa số tại Ấn Độ, Hồi Giáo chiếm đa số tại Trung Đông còn Phi Châu thì được phân chia giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo.
Tuy nhiên, ở Trung Hoa, sự việc hình như đang sẵn đó để ta nắm lấy. Khổng giáo là một triết lý đạo đức học, hơn là một tôn giáo và 70 năm chủ nghĩa vô thần chính thức ít nhiều đang nằm xoài bên vệ đường nhường chỗ cho một khao khát tâm linh có thể rờ mó được.
Thế nhưng, trong khi Đạo Công Giáo cùng lắm chỉ duy trì được cùng một nhịp gia tăng như việc gia tăng dân số thông thường của cả nước trong 70 năm qua, thì người Thệ Phản, nhất là Tin Lành và Ngũ Tuần, đang bùng nổ ở đấy. Từ non một triệu tín đồ vào lần thống kê cuối cùng năm 1949, con số tín đồ Thệ Phản hiện nay là từ 60 tới 100 triệu người, đặt Trung Hoa trên đường trở thành “quốc gia Kitô Giáo lớn nhất trên thế giới” vào giữa thế kỷ 21.
Tòa Thánh hình như tin rằng cách khôn ngoan là tạo được 1 cái khung luật pháp vững ổn trước khi khuyến khích việc phát triển công cuộc truyền giáo, nhưng Tòa này cũng nên hiểu phải hành động nhanh kẻo sẽ quá trễ.
Các yếu tố trên giúp ta hiểu tại sao Tòa Thánh muốn nói chuyện và tỏ ra nhân nhượng đối với Trung Hoa.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại, không biết chiến lược lâu dài nhằm cùng một lúc công khai hóa Giáo Hội hầm trú và thúc đẩy để có nhiều tự do hơn cho giáo hội “thống nhất” này có thành công hay không.
Phil Lawler, một ký giả bảo thủ, thì nghĩ rằng muốn gì thì muốn, cần có sự nhìn nhận nhau: Tòa Thánh nhìn nhận các giám mục “quốc doanh”, ngược lại, chính phủ Trung Hoa phải thừa nhận các giám mục “hầm trú”. Hiện nay, hình như chỉ có Tòa Thánh nhúc nhích trong khía cạnh này: các giám mục “hầm trú” ngày một mất đi nhường chỗ cho các giám mục “quốc doanh”.
Trong khi ấy, Tuần Báo America, dựa vào 1 nguồn tin dấu tên của Vatican, cho hay: một thỏa hiệp do các cuộc thương thuyết giữa Tòa Thánh và Trung Hoa hồi tháng 12 năm 2017 sắp sửa được chính thức ký kết. Có lẽ vào kỳ họp tới tại Vatican giữa đại diện Tòa Thánh và đại diện chính phủ Trung Hoa dịp Tết Âm Lịch. Dịp này, theo Tuần Báo America, phái đoàn Tòa Thánh sẽ trao cho phái đoàn Trung Hoa sắc lệnh ân xá và thừa nhận 7 giám mục “quốc doanh”, mở đường cho việc ký kết thỏa hiệp.
Tin trên được hãng tin Reuters xác nhận, dù Tòa Thánh chưa chính thức bình luận gì. Hãng Reuters gọi thỏa hiệp này là thỏa hiệp khung, chủ yếu nói đến vấn đề bổ nhiệm giám mục, nhằm thống nhất hai thực thể “hầm trú” và “quốc doanh” hiện nay của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa.
Thương thảo với Qủy Dữ
George Weigel, tác giả cuốn tiểu sử nổi danh về Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, thì cho rằng “thương thảo với Qủy Dữ chưa bao giờ là việc làm tốt (long suit) của ngành ngoại giao Vatican”.
Tác giả trên đưa ra các điển hình: Năm 1929, Vatican ký Thỏa Ước Lateran với Mussolini nhằm bảo đảm tự do hành động của Giáo Hội Công Giáo. Hai năm sau, trước các hành động bách hại các nhóm thanh niên Công Giáo và nhất là chiến dịch truyền thông phản giáo sĩ, Đức Piô XI phải ra thông điệp nẩy lửa Non abbiamo bisogno lên án “việc tôn thờ Nhà Nước” của chủ nghĩa phátxít.
Năm 1933, ngành ngoại giao Tòa Thánh thương thảo với chế độ Hitler nhằm bảo vệ Giáo Hội Công Giáo khỏi nhà nước toàn trị qua một mạng lưới các bảo đảm luật pháp. Chiến lược này ít thành công đến độ năm 1937, sau nhiều vụ tấn công các giáo phẩm và các tổ chức Công Giáo của Quốc Xã, Đức Piô XI đã kết án ý thức hệ giống nòi của Hitler bằng thông điệp nẩy lửa không kém, tức thông điệp Mit brennender Sorge.
Rồi đến chính sách bình thường hóa (Ostpolitik) cuối thập niên 1960 và thập niên 1970, trước điều gọi là “vũng lầy đông đá” (frozen swamp) áp chế Cộng Sản sau bức màn sắt, ngành ngoại giao của Tòa Thánh với Đức Tổng Giám Mục Agostino Casaroli, bắt đầu thương thảo một loạt thỏa hiệp với các chính phủ Cộng Sản, nhằm duy trì sinh hoạt bí tích cho các giáo hội tại các nơi ấy. Kết quả: hàng giáo phẩm Hung trở thành chi nhánh của Đảng Cộng Sản Hung. Tại Tiệp Khắc, những người Công Giáo thân thiện với chế độ nổi bật trong Giáo Hội, còn những người Công Giáo “hầm trú” phải lao đao mới sống còn được.
Theo Weigel, đáng lẽ các nhà ngoại giao của Tòa Thánh nên dựa vào đó để “xét mình”, thì, trong cuộc thuơng thảo với nhà cầm quyền Trung Hoa hiện nay, người ta chưa thấy dấu hiệu nào rõ ràng là họ đã làm thế ở cấp cao nhất của ngành ngoại giao Tòa Thánh. Trong khi ấy, thì một thỏa hiệp sắp sửa được ký kết giữa đôi bên.
Nói về thỏa hiệp trên, cũng theo Weigel, một viên chức ngoại giao dấu tên của Tòa Thánh cho hay, đây là thoả hiệp “tốt nhất trong lúc này” mà mình phải nắm lấy, “vì không ai biết chuyện gì sẽ xẩy ra trong 20 năm tới”.
Theo Weigel, nhận định trên chứng tỏ viên chức này không hề “xét mình” dựa vào những thỏa hiệp đã ký trước đây rồi bị làm ngơ. Người Cộng Sản 20 năm sau vẫn là người Cộng Sản bây giờ, có khi còn tệ hơn, nếu Tập Cẩn Bình thành công trong việc “Trung Hoa hóa” mọi sự, lúc ấy, hắn còn coi cái thỏa hiệp này ra cái thá gì nữa không?
Mặt khác, theo Weigel, điển hình ngay trước mắt dường như cũng không được các nhà ngoại giao Tòa Thánh lưu ý: Các người Thệ Phản Tin Lành nhờ bất chấp chế độ, bằng lòng với hình thức “phong trào giáo hội tại gia đầy tính anh hùng” nên đã lôi cuốn được nhiều tín hữu hơn Công Giáo.
Lý do có thể, như Weigel nói, “các nhà ngoại giao Vatican, phần lớn người Ý, lâu nay vốn bị ám ảnh bởi việc phải đạt cho bằng được việc trao đổi ngoại giao đầy đủ với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trong nhiều thập niên qua.” Họ lý luận rằng Trung Hoa là đại cường đang lên của thế giới và để Giáo Hội đóng 1 vai trò trên diễn đàn thế giới, cần phải có việc tiếp xúc ngoại giao với Bắc Kinh.
Weigel coi đó là một ảo tưởng dựa trên giấc mộng của các nhà ngoại giao người Ý của Tòa Thánh. Những người này coi Tòa Thánh là 1 Nước Giáo Hoàng, một đại cường Âu Châu, muốn được các siêu cường thừa nhận. Nhưng thật ra, uy thế duy nhất Tòa Thánh có được là uy thế tinh thần, nhờ việc bảo vệ nhân quyền đầy tính hy sinh. Thành thử làm thế nào một thỏa hiệp với chế độ toàn trị Trung Hoa, một chế độ đang cầm tù và tra tấn Kitô hữu, lại có thể làm tăng uy thế tinh thần kia? Vả lại làm sao giải thích được sự phản bội đối với các giám mục cả đời chịu trăm cay nghìn đắng chỉ để trung thành với Tòa Thánh?
Weigel chua cay cho rằng thay vì thực tiễn, ngành ngoại giao của Tòa Thánh có thái độ khuyển nho (cynicism) không thích hợp chút nào với một ngành ngoại giao lấy phương châm là “sự thật sẽ giải phóng các con” (Ga 8:32).
Nhà khoa bảng xã hội nói chuyện ngoại giao
Không riêng gì ngành ngoại giao của Tòa Thánh, tin báo chí ngày 6 tháng 2, 2018, còn cho biết một vị khoa bảng trong giáo triều Rôma vừa lên tiếng, sau chuyến viếng thăm Trung Hoa lần đầu tiên, rằng “Hiện nay, những người thi hành tốt nhất học thuyết xã hội của Giáo Hội là người Trung Hoa”. Đó là lời tuyên bố của Đức Cha Marcelo Sanchez Sorondo, chưởng ấn Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Học Xã Hội.
Vị này giải thích: “bạn không thấy những khu ổ chuột, bạn không thấy ma túy, thanh thiếu niên không dùng ma túy”. Thay vào đó, có “một ý thức quốc gia tích cực”.
Ngài còn cho tờ Vatican Insider (ấn bản Tây Ban Nha) hay: ở Trung Hoa “kinh tế không thống trị chính trị, như diễn ra ở Hoa Kỳ, một số người Hoa Kỳ có lẽ sẽ nói thế”.
Về môi trường, Đức Cha Sánchez Sorondo nói rằng Trung Hoa thi hành thông điệp Laudato Si’ tốt hơn mọi quốc gia khác. Ngài tố cáo Tổng Thống Trump bị các công ty dầu quốc tế “thao túng”, chống lại “tư duy cấp tiến”, trong khi người Trung Hoa làm việc vì lợi ích to lớn hơn của hành tinh.
Không lạ gì, Steven Mosher, một nhà tranh đấu chống Trung Quốc lâu nay đến nỗi bị trục xuất khỏi Đại Học Standford, người có tên Trung Hoa là Maosidi (nhại tên Mao Trạch Đông) và cưới vợ người Trung Hoa, mỉa mai nhận định: ngồi xe bóng loáng có tài xế và ở khách sạn 5 sao làm sao thấy nhà ổ chuột!
Mosher trích dẫn phúc trình của Ủy Ban Kiểm Soát Ma Túy Toàn quốc mới đây, cho hay: “vấn đề ma túy ở Trung Hoa trầm trọng và đang gia tăng”. Trung Hoa là nước sản xuất các chất nha phiến chính như fentanyl và xuất khẩu đi khắp nơi.
Theo ký giả John Allen Jr., Vatican có một lịch sử lâu dài muốn thỏa hiệp với Bắc Kinh, trong một cố gắng dọn đường cho việc thiết lập các liên hệ ngoại giao và tạo ra một cái khung luật pháp vững ổn hơn cho sinh hoạt của Giáo Hội tại Trung Hoa.
Nhưng cái lịch sử ấy không hề thẳng thừng mà hết sức quanh co, nhiều bất ngờ. Vì trong 1 phần 4 thế kỷ qua, có lúc, rõ ràng có “tan đá”: nói tốt cho Đức Giáo Hoàng trên báo chí Trung Hoa hay 1 vị giám mục được trả tự do, khiến nhiều người, kể cả những tờ báo như The Economist, cho rằng sắp sửa có đột phá! Nhưng rồi sau đó, lại thụt lùi: 1 nhà thờ bị san bằng, 1 linh mục bị bắt, người Trung Hoa khó chịu vì 1 lời nói nào đó của 1 viên chức Tòa Thánh... Sáu tháng sau, ta lại trở lại như lúc ban đầu!
Allen cho rằng lần này cũng sẽ thế thôi! Lý do: cản trở chính không phải ở phía Tòa Thánh, người luôn mong tiến lên phía trước. Cản trở chính nằm ở phía kia: có những người Trung Hoa vẫn sợ Tây Phương.
Nhưng tại sao Tòa Thánh lại muốn tiến lên phía trước? Allen cho rằng có thể có 4 lý do sau đây:
Lý do thứ nhất, sự kiện căn cốt là có những người Công Giáo tại Trung Hoa, khoảng từ 10 tới 15 triệu người. Dù những người này không chịu bách hại thể lý, nhưng rõ ràng họ chịu nhiều xách nhiễu và hạn chế về sinh hoạt tôn giáo và 1 tư thế công dân hạng nhì.
Cũng rõ ràng là Tòa Thánh muốn cải thiện tình thế trên.
Lý do thứ hai, cũng có một thúc đẩy ngoại giao song song với thúc đẩy mục vụ. Tòa Thánh có đội ngũ ngoại giao của mình, khát vọng trở thành tiếng nói của lương tâm trên diễn đàn hoàn cầu, chưa bao giờ như thế bằng dưới thời Đức Phanxicô, lúc, từ di dân và thay đổi khí hậu tới giải giới hạch nhân và các nguy cơ “thực dân ý thức hệ”, Tòa Thánh rất tích sực trên nhiều mặt trận đa dạng.
Hiển nhiên, Trung Hoa hiện đã ở trong một nhóm nhỏ các đại cường đang nắm giữ vận mệnh thế giới và càng ngày càng như thế hơn nữa khi họ dần dà mở rộng các khả năng chính trị, kinh tế và quân sự của họ. Thành thử, Tòa Thánh hiểu rằng nếu không trực tiếp nói chuyện với Bắc Kinh, hình như mình đang lỡ bước!
Thứ ba, có một thứ mơ mộng sâu xa nào đó về Trung Hoa trong tâm thức Công Giáo từ nhiều thế kỷ qua, liên hệ tới các nhân vật đã thành huyền sử như Matteo Ricci và Thánh Phanxicô Xaviê. Đồng thời cũng có một hối tiếc khôn nguôi nào đó vì đã bỏ lỡ cơ hội nhân vụ tranh luận về việc thờ cúng tổ tiên trong thế kỷ 17 và 18, khiến cản ngăn việc khai phá 1 Giáo Hội “thực sự Công Giáo và thực sự Trung Hoa”.
Từ đó, vẫn có hoài mong được cắn một cắn nữa vào trái táo và Tòa Thánh tin rằng một thỏa hiệp chính thức với Trung Hoa sẽ làm cho việc này thành khả hữu.
Thứ tư, Tòa Thánh cũng hiểu Trung Hoa có tiềm năng truyền giáo mênh mông, dù đôi khi lao đao không biết phải làm gì trong vấn đề này.
Nhiều nhà chuyên môn coi Trung Hoa như “thị trường thiêng liêng” thực sự có tính cạnh tranh nhất hoàn cầu hiện nay. Dù bất cứ điều gì xẩy ra, Kitô Giáo vẫn sẽ là tôn giáo đa số tại Âu Châu và Bắc Mỹ, Ấn Độ Giáo sẽ chiếm đa số tại Ấn Độ, Hồi Giáo chiếm đa số tại Trung Đông còn Phi Châu thì được phân chia giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo.
Tuy nhiên, ở Trung Hoa, sự việc hình như đang sẵn đó để ta nắm lấy. Khổng giáo là một triết lý đạo đức học, hơn là một tôn giáo và 70 năm chủ nghĩa vô thần chính thức ít nhiều đang nằm xoài bên vệ đường nhường chỗ cho một khao khát tâm linh có thể rờ mó được.
Thế nhưng, trong khi Đạo Công Giáo cùng lắm chỉ duy trì được cùng một nhịp gia tăng như việc gia tăng dân số thông thường của cả nước trong 70 năm qua, thì người Thệ Phản, nhất là Tin Lành và Ngũ Tuần, đang bùng nổ ở đấy. Từ non một triệu tín đồ vào lần thống kê cuối cùng năm 1949, con số tín đồ Thệ Phản hiện nay là từ 60 tới 100 triệu người, đặt Trung Hoa trên đường trở thành “quốc gia Kitô Giáo lớn nhất trên thế giới” vào giữa thế kỷ 21.
Tòa Thánh hình như tin rằng cách khôn ngoan là tạo được 1 cái khung luật pháp vững ổn trước khi khuyến khích việc phát triển công cuộc truyền giáo, nhưng Tòa này cũng nên hiểu phải hành động nhanh kẻo sẽ quá trễ.
Các yếu tố trên giúp ta hiểu tại sao Tòa Thánh muốn nói chuyện và tỏ ra nhân nhượng đối với Trung Hoa.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại, không biết chiến lược lâu dài nhằm cùng một lúc công khai hóa Giáo Hội hầm trú và thúc đẩy để có nhiều tự do hơn cho giáo hội “thống nhất” này có thành công hay không.
Phil Lawler, một ký giả bảo thủ, thì nghĩ rằng muốn gì thì muốn, cần có sự nhìn nhận nhau: Tòa Thánh nhìn nhận các giám mục “quốc doanh”, ngược lại, chính phủ Trung Hoa phải thừa nhận các giám mục “hầm trú”. Hiện nay, hình như chỉ có Tòa Thánh nhúc nhích trong khía cạnh này: các giám mục “hầm trú” ngày một mất đi nhường chỗ cho các giám mục “quốc doanh”.
Trong khi ấy, Tuần Báo America, dựa vào 1 nguồn tin dấu tên của Vatican, cho hay: một thỏa hiệp do các cuộc thương thuyết giữa Tòa Thánh và Trung Hoa hồi tháng 12 năm 2017 sắp sửa được chính thức ký kết. Có lẽ vào kỳ họp tới tại Vatican giữa đại diện Tòa Thánh và đại diện chính phủ Trung Hoa dịp Tết Âm Lịch. Dịp này, theo Tuần Báo America, phái đoàn Tòa Thánh sẽ trao cho phái đoàn Trung Hoa sắc lệnh ân xá và thừa nhận 7 giám mục “quốc doanh”, mở đường cho việc ký kết thỏa hiệp.
Tin trên được hãng tin Reuters xác nhận, dù Tòa Thánh chưa chính thức bình luận gì. Hãng Reuters gọi thỏa hiệp này là thỏa hiệp khung, chủ yếu nói đến vấn đề bổ nhiệm giám mục, nhằm thống nhất hai thực thể “hầm trú” và “quốc doanh” hiện nay của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa.
Thương thảo với Qủy Dữ
George Weigel, tác giả cuốn tiểu sử nổi danh về Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, thì cho rằng “thương thảo với Qủy Dữ chưa bao giờ là việc làm tốt (long suit) của ngành ngoại giao Vatican”.
Tác giả trên đưa ra các điển hình: Năm 1929, Vatican ký Thỏa Ước Lateran với Mussolini nhằm bảo đảm tự do hành động của Giáo Hội Công Giáo. Hai năm sau, trước các hành động bách hại các nhóm thanh niên Công Giáo và nhất là chiến dịch truyền thông phản giáo sĩ, Đức Piô XI phải ra thông điệp nẩy lửa Non abbiamo bisogno lên án “việc tôn thờ Nhà Nước” của chủ nghĩa phátxít.
Năm 1933, ngành ngoại giao Tòa Thánh thương thảo với chế độ Hitler nhằm bảo vệ Giáo Hội Công Giáo khỏi nhà nước toàn trị qua một mạng lưới các bảo đảm luật pháp. Chiến lược này ít thành công đến độ năm 1937, sau nhiều vụ tấn công các giáo phẩm và các tổ chức Công Giáo của Quốc Xã, Đức Piô XI đã kết án ý thức hệ giống nòi của Hitler bằng thông điệp nẩy lửa không kém, tức thông điệp Mit brennender Sorge.
Rồi đến chính sách bình thường hóa (Ostpolitik) cuối thập niên 1960 và thập niên 1970, trước điều gọi là “vũng lầy đông đá” (frozen swamp) áp chế Cộng Sản sau bức màn sắt, ngành ngoại giao của Tòa Thánh với Đức Tổng Giám Mục Agostino Casaroli, bắt đầu thương thảo một loạt thỏa hiệp với các chính phủ Cộng Sản, nhằm duy trì sinh hoạt bí tích cho các giáo hội tại các nơi ấy. Kết quả: hàng giáo phẩm Hung trở thành chi nhánh của Đảng Cộng Sản Hung. Tại Tiệp Khắc, những người Công Giáo thân thiện với chế độ nổi bật trong Giáo Hội, còn những người Công Giáo “hầm trú” phải lao đao mới sống còn được.
Theo Weigel, đáng lẽ các nhà ngoại giao của Tòa Thánh nên dựa vào đó để “xét mình”, thì, trong cuộc thuơng thảo với nhà cầm quyền Trung Hoa hiện nay, người ta chưa thấy dấu hiệu nào rõ ràng là họ đã làm thế ở cấp cao nhất của ngành ngoại giao Tòa Thánh. Trong khi ấy, thì một thỏa hiệp sắp sửa được ký kết giữa đôi bên.
Nói về thỏa hiệp trên, cũng theo Weigel, một viên chức ngoại giao dấu tên của Tòa Thánh cho hay, đây là thoả hiệp “tốt nhất trong lúc này” mà mình phải nắm lấy, “vì không ai biết chuyện gì sẽ xẩy ra trong 20 năm tới”.
Theo Weigel, nhận định trên chứng tỏ viên chức này không hề “xét mình” dựa vào những thỏa hiệp đã ký trước đây rồi bị làm ngơ. Người Cộng Sản 20 năm sau vẫn là người Cộng Sản bây giờ, có khi còn tệ hơn, nếu Tập Cẩn Bình thành công trong việc “Trung Hoa hóa” mọi sự, lúc ấy, hắn còn coi cái thỏa hiệp này ra cái thá gì nữa không?
Mặt khác, theo Weigel, điển hình ngay trước mắt dường như cũng không được các nhà ngoại giao Tòa Thánh lưu ý: Các người Thệ Phản Tin Lành nhờ bất chấp chế độ, bằng lòng với hình thức “phong trào giáo hội tại gia đầy tính anh hùng” nên đã lôi cuốn được nhiều tín hữu hơn Công Giáo.
Lý do có thể, như Weigel nói, “các nhà ngoại giao Vatican, phần lớn người Ý, lâu nay vốn bị ám ảnh bởi việc phải đạt cho bằng được việc trao đổi ngoại giao đầy đủ với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trong nhiều thập niên qua.” Họ lý luận rằng Trung Hoa là đại cường đang lên của thế giới và để Giáo Hội đóng 1 vai trò trên diễn đàn thế giới, cần phải có việc tiếp xúc ngoại giao với Bắc Kinh.
Weigel coi đó là một ảo tưởng dựa trên giấc mộng của các nhà ngoại giao người Ý của Tòa Thánh. Những người này coi Tòa Thánh là 1 Nước Giáo Hoàng, một đại cường Âu Châu, muốn được các siêu cường thừa nhận. Nhưng thật ra, uy thế duy nhất Tòa Thánh có được là uy thế tinh thần, nhờ việc bảo vệ nhân quyền đầy tính hy sinh. Thành thử làm thế nào một thỏa hiệp với chế độ toàn trị Trung Hoa, một chế độ đang cầm tù và tra tấn Kitô hữu, lại có thể làm tăng uy thế tinh thần kia? Vả lại làm sao giải thích được sự phản bội đối với các giám mục cả đời chịu trăm cay nghìn đắng chỉ để trung thành với Tòa Thánh?
Weigel chua cay cho rằng thay vì thực tiễn, ngành ngoại giao của Tòa Thánh có thái độ khuyển nho (cynicism) không thích hợp chút nào với một ngành ngoại giao lấy phương châm là “sự thật sẽ giải phóng các con” (Ga 8:32).
Nhà khoa bảng xã hội nói chuyện ngoại giao
Không riêng gì ngành ngoại giao của Tòa Thánh, tin báo chí ngày 6 tháng 2, 2018, còn cho biết một vị khoa bảng trong giáo triều Rôma vừa lên tiếng, sau chuyến viếng thăm Trung Hoa lần đầu tiên, rằng “Hiện nay, những người thi hành tốt nhất học thuyết xã hội của Giáo Hội là người Trung Hoa”. Đó là lời tuyên bố của Đức Cha Marcelo Sanchez Sorondo, chưởng ấn Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Học Xã Hội.
Vị này giải thích: “bạn không thấy những khu ổ chuột, bạn không thấy ma túy, thanh thiếu niên không dùng ma túy”. Thay vào đó, có “một ý thức quốc gia tích cực”.
Ngài còn cho tờ Vatican Insider (ấn bản Tây Ban Nha) hay: ở Trung Hoa “kinh tế không thống trị chính trị, như diễn ra ở Hoa Kỳ, một số người Hoa Kỳ có lẽ sẽ nói thế”.
Về môi trường, Đức Cha Sánchez Sorondo nói rằng Trung Hoa thi hành thông điệp Laudato Si’ tốt hơn mọi quốc gia khác. Ngài tố cáo Tổng Thống Trump bị các công ty dầu quốc tế “thao túng”, chống lại “tư duy cấp tiến”, trong khi người Trung Hoa làm việc vì lợi ích to lớn hơn của hành tinh.
Không lạ gì, Steven Mosher, một nhà tranh đấu chống Trung Quốc lâu nay đến nỗi bị trục xuất khỏi Đại Học Standford, người có tên Trung Hoa là Maosidi (nhại tên Mao Trạch Đông) và cưới vợ người Trung Hoa, mỉa mai nhận định: ngồi xe bóng loáng có tài xế và ở khách sạn 5 sao làm sao thấy nhà ổ chuột!
Mosher trích dẫn phúc trình của Ủy Ban Kiểm Soát Ma Túy Toàn quốc mới đây, cho hay: “vấn đề ma túy ở Trung Hoa trầm trọng và đang gia tăng”. Trung Hoa là nước sản xuất các chất nha phiến chính như fentanyl và xuất khẩu đi khắp nơi.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gia Đình Tu Sĩ Xuân Lộc Họp Mặt Chúc Tết Qúy Đức Cha
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ
11:35 06/02/2018
7g45: Chương trình Viếng mộ quý Đức Cha của quý tu sĩ nhằm để bày tỏ lòng tri ân đến quý Đức Cha trong Giáo Phận đã qua đời vì những công lao của các ngài đã đóng góp cho Giáo Phận và chăm sóc đoàn con tu sĩ Giáo Phận khi các ngài còn sống.
8g00: Chương trình được khởi động với sự vui tươi, đóng góp của mọi tham dự viên, bất kể tuổi tác, làm cho bầu khí ngày họp mặt thêm phần linh hoạt và sống động. Trong ngày họp mặt này, các tu sĩ được đón tiếp và chào mừng ba Đức Cha Giáo Phận Đức Cha Chánh Giuse Đinh Đức Đạo, Đức Cha Phụ Tá Gioan Đỗ Văn Ngân và Đức Cha Cố Đa Minh Nguyễn Chu Trinh. Đây quả là một điều hết sức đặc biệt đối với Gia đình Tu sĩ Giáo Phận Xuân Lộc vì sự hiện diện của các Ngài như là những điều chúc lành của Thiên Chúa đang tuôn tràn xuống trên Giáo Phận Xuân Lộc nói chung và Gia đình Tu Sĩ Giáo Phận nói riêng.
Ngỏ lời đầu tiên với các tu sĩ, Đức Cha Chánh Giuse đã có những lời nhắn gửi và chúc Tết luôn đến toàn tu sĩ trong Giáo Phận, có mặt hay không tham dự chương trình họp mặt hôm nay. Đức Cha Giuse đã bày tỏ niềm vui khi nhìn thấy hội trường không còn ghế trống, vì sự hiện diện quá đông đảo của các tu sĩ nam nữ. Sự hiện diện này quả là niềm vui đặc biệt, nếu được so với sức quy tụ ở nhiều nước khác trên thế giới, đặc biệt tại Châu Phi. Ngài cho biết, ở nhiều nước khác, để có thể quy tụ đông đảo tu sĩ như thế này, chỉ có sự hiện diện của Đức Thánh Cha mới có thể quy tụ được con số đông như thế. Tuy nhiên Đức Cha muốn rằng, sự quan trọng là phẩm, là chất lượng. Vì thế, mọi tu sĩ trong Giáo Phận hãy luôn biểu tỏ niềm vui của đời thánh hiến ra bên ngoài, đến với những ai họ tiếp xúc, gặp gỡ và làm việc. Niềm vui đó phát xuất từ bên trong đời nội tậm, của việc gặp gỡ Chúa, sau đó đưa Chúa đến cho mọi người. Tiếp theo là những lời chúc Tết thật hay, dí dỏm và ý nghĩa trong năm Mậu Tuất này. Đức Cha Giuse đã chúc mọi tu sĩ Giáo phận Xuân Lộc sẽ trung thành "ngậm đuốc sáng" (con chó của Thánh Đa Minh) để tỏa sáng khuôn mặt và biểu lộ nét tươi vui trên khuôn mặt chính mình, sau đó, tỏa sáng đến mọi người và làm cho môi trường mình đang sống được sáng tỏa thêm lên. Đồng thời, "Được ơn hoán cải" và "có khả năng hoán cải người khác" (con chó với Thánh Phanxicô Assisi) là hai lời chúc khác mà Đức Cha Giuse đã chúc và mong muốn tu sĩ trong giáo phận đạt được.
Với Đức Cha Cố Đa Minh, nối tiếp ý tưởng "niềm vui đời thánh hiến", Đức Cha Đa Minh cũng chúc các tu sĩ nam nữ sẽ luôn có được đời sống cầu nguyện thật liên lỉ, để nhờ đời cầu nguyện, các tu sĩ sẽ có được niềm vui đời thánh hiến mà Đức Cha Giuse đã cầu chúc.
Cũng vẫn đi từ những gì liên quan đến Con giáp Năm Mới, Đức Cha Phụ Tá Gioan liên hệ với những điểm nổi bật của con chó như sự tài giỏi, lòng trung thành và sẵn sàng xả thân cứu giúp con người, ngài chúc các tu sĩ nam nữ sẽ có được sự khéo léo, tài giỏi và lòng trung thành trong đời dâng hiến, cũng như một sự sẵn sàng hy sinh vì người khác mà không tính toán thiệt hơn trong tình yêu Chúa và mọi người.
Sau đó, cha Đa Minh Đinh Viết Tiên, đại diện Liên Tu Sĩ Nam Nữ Giáo Phận Xuân Lộc đã kính dâng lên quý Đức Cha những lời chúc Tết Năm Mới và những món quà nhỏ gói trọn tất cả tình thương của đoàn con tu sĩ trong Giáo phận.
Vì Ban Điều hành Liên Dòng Nữ Giáo phận Xuân Lộc nhiệm khóa 2015-2018 đã kết thúc, vì thế, Soeur Têrêsa Đinh Thị Bích Đào, Dòng Nữ Tỳ Thánh Thể, trong vai trò Chủ Tịch Liên Dòng Nữ Giáo phận Xuân Lộc sắp mãn nhiệm đã giới thiệu lên quý Đức Cha Ban Điều Hành mới của Liên Dòng Nữ Giáo phận Xuân Lộc nhiệm khóa 2018-2021.
"Chương trình Mục vụ Giáo Phận Năm 2018" là đề tài mà Đức Cha Phụ Tá Gioan đã trình bày với các tu sĩ nam nữ trong ngày họp mặt này. Mục đích của bài nói chuyện của Đức Cha Gioan, chính là giúp cho mọi người nhìn thấy một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, từ lý do thiết lập chương trình và những hoạt động cụ thể cho chương trình Mục vụ của Giáo phận nói chung và của từng Hội Dòng, và mỗi người nói riêng. Với thời gian ba năm (2017-2018 và 2019), Giáo phận Xuân Lộc đã, đang và sẽ thực hiện chương trình Mục vụ xoáy vào Lòng Thương Xót. Chương trình Mục vụ này khởi đi từ ý muốn của Đức Cha Chánh Giuse, khi Ngài mong muốn thể hiện tình hiệp thông trong Giáo Hội hoàn vũ, đáp lại lời kêu mời của Đức Thánh Cha Phanxicô mong muốn tiếp tục duy trì Lòng Thương Xót sau khi Cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót khép lại (2016). Sự duy trì lòng thương xót của mỗi Kitô hữu chỉ là chuyển trao Lòng Thương xót của Thiên Chúa đến cho người khác. Với hai Tông huấn Niềm vui Tin Mừng (Evangelii Gaudium) và Niềm vui Tình yêu ( Amoris Laetitia), Đức Cha nhấn mạnh, chúng ta sẽ tìm thấy trong hai Tông Huấn đó lòng thương xót là cốt yếu. Do đó, chương trình Mục vụ 2018 của Giáo phận Xuân Lộc sẽ cần ngập tràn việc diễn tả lòng thương xót đó với điểm nhấn "Canh tân đời sống Đức Tin và Hiệp Nhất, theo định hướng Lòng Thương Xót để đi ra vùng ngoại biên, tìm kiếm và gặp gỡ Anh Chị Em Đau Khổ, Lương Dân và Di Dân nhằm thông truyền cho họ Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Đặc biệt quan tâm đến gia đình theo chủ đề “Gia Đình hãy là dấu chỉ Lòng Thương Xót của Chúa - Đồng hành với các gia đình trẻ”.
Sau giờ giải lao là phần trình bày về "Linh đạo của Thừa Tác Viên Ngoại Thường trao Mình Thánh Chúa", và giải đáp một số thắc mắc về Phụng Vụ do cha Giuse Đinh Văn Huấn, Trưởng Ban Phụng Tự của Giáo Phận đảm nhận.
10g30, Thánh Lễ Tạ Ơn do Đức Cha Chánh Giuse làm chủ tế. Cùng đồng tế với Ngài có Đức Cha Phụ Tá Gioan, quý cha Bề trên, cùng quý Cha và sự hiện diện thật sốt sắng của các tu sĩ nam nữ.
Trong phần đầu lễ, Đức Cha Giuse đã hướng ý "Chúng ta là đoàn dân của Chúa, và vì thế, chúng ta có trách nhiệm chung với nhau mà Chúa trao cho chúng ta: mỗi người mỗi việc, mỗi người mỗi góc, nhưng tất cả chúng ta cùng nhau cùng cộng tác vào để lo cho đoàn dân Chúa tại Giáo phận Xuân Lộc này. Và chúng ta cảm tạ Chúa vì cảm thấy tình nghĩa huynh đệ, không phải chỉ là tình cảm loài người, cho dù là có truyền thống văn hóa đi chăng nữa, nhưng chúng ta quy tụ với nhau XUẤT PHÁT CHÍNH CHÚA, CÙNG THUỘC VỀ CHÚA. Xin Đức Mẹ đồng hành với chúng ta trong Thánh Lễ này, Đấng đã sống trọn vẹn đời thánh hiến và cộng tác trong công trình cứu độ của Chúa Giêsu, Con của Mẹ."
Dựa vào Lời Chúa ngày Lễ Đức Mẹ Dâng Con trong Đền Thánh, Đức Cha Gioan đã chia sẻ nhiều ý tưởng, cho thấy dung mạo của Đức Giêsu qua hình ảnh: Đức Giêsu Kitô là ánh sáng của nhân loại, là ánh sáng của Chúa Cha, là Đấng mặc khải về Chúa Cha, về tình yêu và lòng thương xót của Chúa Cha trên nhân loại. Sự mặc khải này được chính Đức Giê su thực hiện khi Ngài nhập thể, chấp nhận sống âm thầm 30 năm tại Nazaret, chấp nhận thân phận con người, để cùng đi vào cảnh đời của con người nhân loại khi dìm mình xuống giòng sông Giođan. Những hình ảnh đó biểu lộ một tình yêu rất lớn của Thiên Chúa với con người, đặc biệt lòng thương xót của Thiên Chúa ban cho nhân loại. Từ việc chiêm ngắm này, Đưc Cha Gioan mời gọi mọi người tiếp tục hành trình lòng thương xót, để như Đức Giêsu, đặt mình vào những cảnh khốn cùng của con người, để hiểu, để cảm thông và sống cùng với anh chị em mình bằng lòng thương xót mà chúng ta đã lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa.
Sau Thánh Lễ là tiệc mừng ngày họp mặt trong bầu khí gia đình vui tươi và thân tình giữa quý Đức Cha và các tu sĩ, bữa tiệc được chuẩn bị, phục vụ từ Cha Quản lý, quý Thầy Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc, quý Bà mẹ Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp- Gia Kiệm.
Niềm vui lại còn được tăng lên nữa kh, mỗi thành viên tham dự còn nhận được phần quà từ quý Đức Cha và Giáo phận gồm: một cuốn sách với tựa đề Chứng nhân tình yêu - do chính Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo viết, và một quyển lịch của Giáo phận. Cuốn sách của Đức Cha Giuse gồm 15 bài suy niệm đã được xuất bản bằng tiếng Ý năm 1986 với tựa đề " Profeta d' Amore"- Ngôn sứ Tình yêu, và được phát thanh trên Chương trình tiếng Việt của đài Veritas. Bên cạnh đó, mỗi Dòng tu, hay cộng đoàn có nhà Hưu dưỡng và Nhà Tập trên địa bàn Giáo phận Xuân Lộc đều được Đức Cha Giuse gửi đến quà lì xì cho quý Cha, Thầy, Dì đang hưu dưỡng và các Tập sinh năm Tập Ngặt.
Xin tạ ơn Chúa về một ngày họp mặt thật ý nghĩa của Đại Gia Đình Liên Tu Sĩ Giáo Phận Xuân Lộc bên các Vị Cha Chung của Giáo Phận và bên nhau.
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ- Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm.
Luật ăn chay va kiêng thịt trong Mùa Chay và Tết Việt Nam tại 2 giáo phận Los Angeles và Orange
Lm. John Trần Công Nghị
14:16 06/02/2018
Tòa Giám mục Organe và Tòa TGM Los Angeles qua Trung tâm Mục Vụ và Đại Diện liên lạc Việt Nam đã ra thông báo cho biết: Về vấn đề ăn chay và kiêng thịt trong Mùa Chay khi trùng với những ngày có các lễ quan trọng của gia đình, của sắc dân hay Tết Nguyên Đán (special family celebration, an ethnic festival, Lunar New Year, etc.): 2 Tòa Giám Mục cho biết, đã được sự chấp thuận của Đức TGM José Gomez và Đức Cha Kevin Vann, để từ đây trở đi, chúng ta sẽ không phải xin phép miễn ăn chay và kiêng thịt vào ngày Tết Nguyên Đán nữa.
Người giáo dân Việt Nam sẽ được phép không phải ăn chay và kiêng thịt, hoặc không phải kiêng thịt vào ngày đó, nếu trùng vào ngày Tết. Nhưng họ có bổn phận chọn một ngày khác trong tuần để thay thế cho việc ăn chay kiêng thịt, hoặc việc kiêng thịt này. Vì thế, từ đây sẽ không cần phải xin phép chuẩn trong trong việc này nữa. Họ có thể chọn một ngày trong tuần để bù lại việc ăn chay và kiêng thịt này, hoặc các cha trong giáo xứ có thể đề nghị một ngày chung cho mọi người giáo dân để làm việc đền bù này.
Người giáo dân Việt Nam sẽ được phép không phải ăn chay và kiêng thịt, hoặc không phải kiêng thịt vào ngày đó, nếu trùng vào ngày Tết. Nhưng họ có bổn phận chọn một ngày khác trong tuần để thay thế cho việc ăn chay kiêng thịt, hoặc việc kiêng thịt này. Vì thế, từ đây sẽ không cần phải xin phép chuẩn trong trong việc này nữa. Họ có thể chọn một ngày trong tuần để bù lại việc ăn chay và kiêng thịt này, hoặc các cha trong giáo xứ có thể đề nghị một ngày chung cho mọi người giáo dân để làm việc đền bù này.
Văn Hóa
Chúc Xuân
Lm. Giuse Trịnh Văn Viễn
11:44 06/02/2018
Tết đến sai thơ chúc mọi nhà
Bình an hạnh phúc kẻ gần xa
Tin yêu trọn nghĩa cùng Thiên Chúa
Hiếu kính vẹn tình với mẹ cha
Nghĩa tín chợ đời hương tôn quí
Chân tâm xã tắc nét tinh hoa
Vui xuân hãy dưỡng cho xuân thắm
Xây đắp cho đời rộn tiếng ca.
XUÂN 2018
Cúc Trúc Mai Lan đã rộn ràng
Phố phường nhộn nhịp đón xuân sang
Đầu xanh đón tết duyên hoa thắm
Tóc bạc nghinh xuân phận lá vàng
Bái kính tổ tiên câu đối đỏ
Xum vầy con cháu bánh chưng xanh
Xuân sang mãi lúc xuân còn trẻ
Xuân tới vạn lần vẫn cứ xuân.
XUÂN NGUYỆN
Khen ai đã bảo tết là xuân
Nhẩm tính đời tôi đã mấy lần
Có tết nhưng không mùi đất mẹ
Cũng xuân mà chẳng bóng người thân
Xuân sang thơ chúc người xa cách
Tết đến thân thăm kẻ gũi gần
Gối bái giang tay vọng cửu trùng
Nguyện xin tình Chúa chữ bình an.
Linh mục Giuse Trịnh Văn Viễn