Phụng Vụ - Mục Vụ
Giáo hội bị bách hại
Lm. Anphong Trần Đức Phương
09:53 08/02/2010
GIÁO HỘI BỊ BÁCH HẠI
(CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN, NĂM C)
(Bài Đọc I: Gêrêmia 17: 5-8; Bài Đọc II: 1 Côrintô 15: 12. 16-20; Phúc Âm: Luca 6: 17, 20-26)
Ai trong chúng ta cũng muốn sống sung sướng, hạnh phúc, và thông thường sự giầu có, tiền bạc đầy đủ bảo đảm hạnh phúc cho chúng ta. “Tiền bạc là chìa khóa mở cửa vào cuộc sống hạnh phúc.” “Có tiền mua tiên cũng được!” Số người mua xổ số càng ngày càng đông, vì muốn giàu có mau chóng và được sống hạnh phúc.
Tuy nhiên, trong thực tế, sự giầu có tiền bạc không hẳn bảo đảm hạnh phúc cho chúng ta. Theo các thống kê của xã hội học về vấn đề tự tử thì tỷ lệ người giầu tự tử nhiều hơn người nghèo; tỷ lệ người tự tử ở các nước tiên tiến, giàu có như Hoa Kỳ và các nước Âu Châu dẫn đầu các nước khác (xin vào website Suicide để tham khảo). Theo cuộc điều tra mới đây về những người trúng xổ số và trở nên triệu phú trong giây lát, hầu như không người nào nhờ đó mà sống hạnh phúc hơn. Vào khoảng đầu năm 2009, thần tài đã đến viếng thăm một ông, và ông đã trúng số 30 triệu; nhưng chỉ vài tháng sau, ông bị mất tích. Bà mẹ ông thì cho rằng ông sống ẩn dật ở đâu đó, còn cảnh sát thì suy đoán ông đã bị giết, đã phải đổi mạng sống của ông vì tấm vé số trúng. Trong thực tế có nhiều người trúng số lớn, đã mất hẳn cuộc sống tự do lúc bình thường, vì cứ lo bị ‘bắt cóc’, nên đi đâu, ở đâu cũng lo sợ; ngoài ra, còn bị rầy rà vì bao nhiêu bạn bè, bà con thăm hỏi và xin giúp đỡ, nên phải rút vào cuộc sống “ẩn dật” cho yên thân. Chắc chúng ta còn nhớ câu chuyện ngụ ngôn của La Fontaine về “Ông Phú Hộ” đêm đêm mất ngủ vì cứ phải lo tính tiền bạc và sự làm ăn sao cho khỏi thua lỗ và được giầu có thêm mãi. Trái lại, người thợ đóng giầy ngủ nhờ dưới chân cầu thang của nhà ông thì đêm nào, khi đi làm về cũng húyt sáo vui vẻ, rồi đi ngủ ngon một giấc đến sáng để lại bắt đầu một ngày mới. Ông phú hộ liền đem tặng cho ông ta một túi tiền. Thế là từ ngày đó, ông ta không còn ngủ yên như trước, vì đêm nằm cũng lo sợ bị mất trộm túi tiền, và khi đi làm cũng vẫn phải lo giữ túi tiền. Ông ta cảm thấy cuộc sống không còn bình an, thanh thản như trước. Và ông ta đã quyết định trả lại ông phú hộ túi tiền để được trở lại cuộc sống nghèo khó nhưng bình yên hạnh phúc hơn.
Trong Bài Phúc Âm Chúa Nhật này, thường được gọi “Tám Mối Phúc Thật”, Chúa Giêsu có vẻ như đã đi ngược đời, nói đến hạnh phúc không phải cho người giầu có, quyền thế, ăn no mặc ấm… nhưng là cho những người nghèo khó, đói khát, đau khổ, bệnh tật, bị bách hại, phỉ báng, đánh đập tàn nhẫn (như những Giáo sĩ, Giáo dân đang bị bách hại tại Việt Nam, Mã Lai, Trung Quốc, Bắc Hàn, ở Trung Đông và Phi Châu… chẳng hạn). Quả thật là ngược đời hết sức! Nhưng trong Bài Đọc I hôm nay, Thiên Chúa đã soi sáng cho chúng ta biết, qua tiên tri Giêrêmia: con đường hạnh phúc thật là “biết đặt mọi niềm tin tưởng nơi Chúa, lấy Chúa làm tất cả, lấy Chúa làm nơi tựa nương tuyệt đối. Những người đó được sống hạnh phúc thật. Họ giống như cây được trồng bên bờ suối, đâm rể sâu vào đất ẩm ướt; không sợ gì, khi mùa hè đến, lá vẫn xanh tươi; không sợ gì, khi nắng hạn, vẫn sinh hoa kết trái!”
Chúa Giêsu Kitô, Thày Chí Thánh của chúng ta, đã không mở đường hạnh phúc cho chúng ta bằng sự giàu sang, quyền qúy; nhưng bằng cuộc sống nghèo khó của chính Ngài, và trong thời gian đi rao giảng Phúc Âm Tình thương, lo cho những người nghèo khổ, bệnh tật, tội lỗi, lại thường xuyên bị chống đối, ghét bỏ, thù hận. Cuối cùng lại chấp nhận bị bắt, bị hành hạ, sỉ nhục và chết trên Thập Giá, táng xuống mồ, rồi mới sống lại và về Trời để mở đường hạnh phúc Nước Trời cho chúng ta. Nếu chúng ta không tuyệt đối tin tưởng như vậy; nếu chúng ta chỉ hy vọng vào Chúa Giêsu Kitô trong cuộc đời này mà thôi; nếu chúng ta chỉ đặt hạnh phúc vào sự giàu sang, quyền quý và tự do mọi sự ở đời này, thì chúng ta sẽ là những kẻ vô phúc nhất thiên hạ! (Như Thánh Phaolô nói với chúng ta trong Bài Đọc II hôm nay).
Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác,
Không theo đường lối những tội nhân,
Không ngồi chung với những kẻ khinh bỉ người khác;
Nhưng vui thỏa trong lề luật Chúa,
Và suy ngẫm luật Chúa đêm ngày.
Họ như cây trồng bên bờ suối nước,
Trổ sinh hoa trai đúng mùa,
Lá cây không bao giờ tàn úa,
Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt.
Kẻ gian ác không được như vậy,
Họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi!
Phúc thay người đặt niềm tin cậy nơi Chúa;
Vì Chúa canh giữ đường người công chính,
Con đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong.
(Bài Đáp Ca theo Thánh Vịnh 1)
Theo đường lối của Chúa, Giáo Hội cũng chỉ lo rao giảng Tin Mừng hạnh phúc thật cho mọi người, giúp đỡ người bệnh hoạn, người đang ở các trại phong cùi (như ở Việt Nam hiện nay), mở mang văn hóa cho các dân tộc, loan truyền ơn cứu độ, con đường đưa đến hạnh phúc thật đời đời. Nhưng như Chúa Giêsu Kitô, trong mọi nơi, mọi thời, Giáo Hội cũng luôn bị bách hại, phỉ báng, lăng nhục. Tuy nhiên, từ những Hoàng Đế Rôma tàn bạo như Neron đến các bạo chúa thời nay như Hitler, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông v.v… tất cả đều đã trở về với cát bụi, nhưng Giáo Hội Chúa vẫn trường tồn và phát triển.
Theo mệnh lệnh của Chúa, chúng ta hãy: “Yêu thương mọi người, làm ơn cho những ai ghét bỏ chúng ta, chúc lành cho những người nguyền rủa chúng ta, và cầu nguyện cho những người vu khống cho chúng ta những điều gian ác.” (Luca 6: 27…). Đó là con đường yêu thương, con đường đưa đến hạnh phúc thật trong cuôc sống đời đời.
(CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN, NĂM C)
(Bài Đọc I: Gêrêmia 17: 5-8; Bài Đọc II: 1 Côrintô 15: 12. 16-20; Phúc Âm: Luca 6: 17, 20-26)
Ai trong chúng ta cũng muốn sống sung sướng, hạnh phúc, và thông thường sự giầu có, tiền bạc đầy đủ bảo đảm hạnh phúc cho chúng ta. “Tiền bạc là chìa khóa mở cửa vào cuộc sống hạnh phúc.” “Có tiền mua tiên cũng được!” Số người mua xổ số càng ngày càng đông, vì muốn giàu có mau chóng và được sống hạnh phúc.
Trong Bài Phúc Âm Chúa Nhật này, thường được gọi “Tám Mối Phúc Thật”, Chúa Giêsu có vẻ như đã đi ngược đời, nói đến hạnh phúc không phải cho người giầu có, quyền thế, ăn no mặc ấm… nhưng là cho những người nghèo khó, đói khát, đau khổ, bệnh tật, bị bách hại, phỉ báng, đánh đập tàn nhẫn (như những Giáo sĩ, Giáo dân đang bị bách hại tại Việt Nam, Mã Lai, Trung Quốc, Bắc Hàn, ở Trung Đông và Phi Châu… chẳng hạn). Quả thật là ngược đời hết sức! Nhưng trong Bài Đọc I hôm nay, Thiên Chúa đã soi sáng cho chúng ta biết, qua tiên tri Giêrêmia: con đường hạnh phúc thật là “biết đặt mọi niềm tin tưởng nơi Chúa, lấy Chúa làm tất cả, lấy Chúa làm nơi tựa nương tuyệt đối. Những người đó được sống hạnh phúc thật. Họ giống như cây được trồng bên bờ suối, đâm rể sâu vào đất ẩm ướt; không sợ gì, khi mùa hè đến, lá vẫn xanh tươi; không sợ gì, khi nắng hạn, vẫn sinh hoa kết trái!”
Chúa Giêsu Kitô, Thày Chí Thánh của chúng ta, đã không mở đường hạnh phúc cho chúng ta bằng sự giàu sang, quyền qúy; nhưng bằng cuộc sống nghèo khó của chính Ngài, và trong thời gian đi rao giảng Phúc Âm Tình thương, lo cho những người nghèo khổ, bệnh tật, tội lỗi, lại thường xuyên bị chống đối, ghét bỏ, thù hận. Cuối cùng lại chấp nhận bị bắt, bị hành hạ, sỉ nhục và chết trên Thập Giá, táng xuống mồ, rồi mới sống lại và về Trời để mở đường hạnh phúc Nước Trời cho chúng ta. Nếu chúng ta không tuyệt đối tin tưởng như vậy; nếu chúng ta chỉ hy vọng vào Chúa Giêsu Kitô trong cuộc đời này mà thôi; nếu chúng ta chỉ đặt hạnh phúc vào sự giàu sang, quyền quý và tự do mọi sự ở đời này, thì chúng ta sẽ là những kẻ vô phúc nhất thiên hạ! (Như Thánh Phaolô nói với chúng ta trong Bài Đọc II hôm nay).
Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác,
Không theo đường lối những tội nhân,
Không ngồi chung với những kẻ khinh bỉ người khác;
Nhưng vui thỏa trong lề luật Chúa,
Và suy ngẫm luật Chúa đêm ngày.
Họ như cây trồng bên bờ suối nước,
Trổ sinh hoa trai đúng mùa,
Lá cây không bao giờ tàn úa,
Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt.
Kẻ gian ác không được như vậy,
Họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi!
Phúc thay người đặt niềm tin cậy nơi Chúa;
Vì Chúa canh giữ đường người công chính,
Con đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong.
(Bài Đáp Ca theo Thánh Vịnh 1)
Theo đường lối của Chúa, Giáo Hội cũng chỉ lo rao giảng Tin Mừng hạnh phúc thật cho mọi người, giúp đỡ người bệnh hoạn, người đang ở các trại phong cùi (như ở Việt Nam hiện nay), mở mang văn hóa cho các dân tộc, loan truyền ơn cứu độ, con đường đưa đến hạnh phúc thật đời đời. Nhưng như Chúa Giêsu Kitô, trong mọi nơi, mọi thời, Giáo Hội cũng luôn bị bách hại, phỉ báng, lăng nhục. Tuy nhiên, từ những Hoàng Đế Rôma tàn bạo như Neron đến các bạo chúa thời nay như Hitler, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông v.v… tất cả đều đã trở về với cát bụi, nhưng Giáo Hội Chúa vẫn trường tồn và phát triển.
Theo mệnh lệnh của Chúa, chúng ta hãy: “Yêu thương mọi người, làm ơn cho những ai ghét bỏ chúng ta, chúc lành cho những người nguyền rủa chúng ta, và cầu nguyện cho những người vu khống cho chúng ta những điều gian ác.” (Luca 6: 27…). Đó là con đường yêu thương, con đường đưa đến hạnh phúc thật trong cuôc sống đời đời.
Ra khơi thả lưới
Lm Phêrô Hồng Phúc
10:26 08/02/2010
RA KHƠI THẢ LƯỚI
Hãy đưa thuyền ra chỗ nước sâu và thả lưới (Lc 5, 4).
Đó là lệnh truyền của Chúa Giêsu. Giáo Hội vẫn coi lệnh truyền này là của mình, là lệnh truyền về truyền giáo. Lệnh truyền ấy được Chúa Giêsu bắt đầu từ trên bãi biển. Trước lệnh truyền ấy, Chúa Giêsu đứng giảng trên mũi thuyền để giảng cho dân chúng nghe.
Bờ biển yên tĩnh và con thuyền được đẩy ra xa một chút. Từ đó Đức Giêsu đã biến con thuyền thành một giảng đài để loan báo Tin Mừng cho cộng đoàn dân Chúa đang đứng trên bãi biển. Lời loan báo Tin Mừng này là Lời Hằng Sống. Đức Giêsu gieo cho mỗi người để họ đạt tới ơn cứu độ và sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ cao cả ấy. Ngài truyền cho Phêrô đưa thuyền ra chỗ nước sâu để thả lưới. Chúa biết lệnh truyền của Chúa có ý nghĩa gì với Phêrô. Nhưng Phêrô thì chỉ biết thực tế lúc đó: “Thưa Thầy, chúng con đã cực nhọc suốt đêm mà chẳng được con cá nào. Nhưng vì lời Thầy, con sẽ thả lưới” (Lc 5, 5).
Mẻ lưới này là mẻ lưới vì đức vâng lời, không hy vọng và cũng không có kỹ thuật nào hơn. Lưới mà suốt đêm, một mình Phêrô loay hoay cực nhọc mà chẳng được con cá nào thì bây giờ nhiều đến nỗi phải làm hiệu cho thuyền bên. Và người ta đã kéo cá lên nặng đến nỗi làm hai chiếc thuyền gần chìm. Không phải là giá trị về kinh tế, nhưng trước hết nó giá trị về tâm linh. Phêrô lập tức nhận ra quyền năng của Thầy mình. Việc đầu tiên là ông quỳ gối và thưa: “Lạy Thầy, xin hãy tránh xa con ra vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5, 8). Ông càng nhận thấy Thầy mình là Thiên Chúa quyền năng bao nhiêu, thì ông lại thấy ân hận bấy nhiêu. Vì mình đã ứng xử bán tín bán nghi vì nhiều lúc không xứng đáng với Thầy biểu hiện ở hành vi của ông khi quỳ gối và khẩn nài xin “tránh xa con vì con là kẻ có tội”. Đức Giêsu cũng không mong gì hơn là muốn cho Phêrô nhận ra sứ mệnh của mình. Một sứ mệnh được sai đi và tiếp tục được sai đi. Phêrô đã vâng lời Thầy thả lưới thì bây giờ nhận một lệnh truyền tiếp nữa, đó là “Đừng sợ hãi, từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta” (Lc 5, 10). Từ mẻ cá lạ đến mẻ lưới của Nước Trời để chinh phục con người. Đức Giêsu đã biết lệnh truyền của Ngài quan trọng như thế nào và đã đến lúc Phêrô nhận ra sứ mệnh đó. Vì vậy, “ra chỗ nước sâu để thả lưới” là lệnh truyền mà Giáo Hội ngày nay đang tiếp nối để thi hành:
Ra khơi với sóng gió;
Ra khơi với chỗ nước sâu nguy hiểm;
Ra khơi bằng ý chí, bằng đức vâng lời;
Giáo Hội coi đó là sứ mệnh truyền giáo. Trần gian được hiểu như biển cả, trần gian có sóng to gió lớn. Nhưng có lệnh truyền của Chúa sai đi, con thuyền của Chúa vững vàng vượt sóng gió để cập bến bình an, cập bến Thiên Đàng. Vì vậy ngày hôm nay, Giáo Hội cũng đang tiếp nối sứ vụ mà Phêrô đã vâng lời Thầy để thả lưới năm xưa.
Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam, năm Hiệp Thông và Sứ Vụ chính là cùng với Phêrô vâng lời thả lưới, vâng lời ra khơi, vâng lời để đi chinh phục người ta. Những lệnh truyền liên tiếp ấy tạo nên những sứ vụ của Hội Thánh. Người Kitô hữu ngày hôm nay luôn luôn ý thức sứ vụ vâng lời ra khơi. Chúng ta không phàn nàn khi gặp những gian nan trong môi trường trần thế chúng ta đang sống. Chúng ta không phàn nàn đổ tại kêu trách người này, người kia. Ra chỗ nước sâu thả lưới, đó là ý chí, đó là sứ vụ;
Người Kitô hữu ngày hôm nay luôn luôn ý thức chấp nhận những đau khổ, gian nan, thử thách giữa gia đình, ngoài xã hội;
Người Kitô hữu ngày hôm nay luôn luôn ý thức thánh hóa những hy sinh, những rủi ro, những bệnh tật để dâng cho Chúa như một mẻ lưới lạ khi kéo lên đầy toàn cá. Những con cá nếu không có đức vâng lời sẽ không bắt được. Những mẻ lưới mà nếu không ra chỗ nước sâu vì lệnh truyền của Thầy cũng không bao giờ kéo lên được. Như vậy chúng ta đang thánh hóa những gì mà người Kitô hữu được sai đi vào trong thế gian.
Công đồng Vaticanô II nói: “Như linh hồn ở trong thân xác thế nào thì người Kitô hữu ở trong môi trường trần thế cũng phải như vậy”. Còn Đức Giêsu nhấn mạnh hơn: “Các con là muối ướp”, “Các con là đèn sáng thế gian”. Muối luôn mặn không được ra nhạt. Đèn để trên giá cao, không được để đèn dưới đáy thùng
Một năm mới đang hiện ra trước mắt chúng ta, với bao nhiêu sứ vụ đòi hỏi, với bao nhiêu thử thách cam go, với bao nhiêu những mịt mù mà chúng ta không thể biết hết, nhưng hãy tin tưởng tiếp tục ra khơi thả lưới.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Xin Chúa cho chúng con một năm mới
đầy tràn hồng ân và đầy lòng cậy tin phó thác
tiến lên như con thuyền tiến giữa biển khơi,
sóng gió ba đào nhưng vững tin vì có Chúa đồng hành
và ra đi vì lệnh truyền của Chúa.
Vượt qua thời gian và không gian,
lệnh truyền của Chúa hôm nay
tạo nên sức mạnh cho chúng con,
tạo nên điểm nhấn cho chúng con
để chúng con thi hành sứ vụ giữa môi trường trần thế
trong thời đại mà chúng con đang sống.
Xin Chúa cho chúng con biết tiếp nhận
những khó khăn thử thách như thuyền ra chỗ nước sâu thả lưới.
Xin cho chúng con biết nhìn xuyên qua những sự kiện,
kinh tế, xã hội xung quanh
để nhận ra một đức tin tiềm ẩn
và biến đức tin tiềm ẩn ấy thành sống động
trong chính cuộc đời chứng nhân Kitô hữu của chúng con
và đến lượt chúng con hôm nay tiếp nối sứ vụ của thánh Phêrô.
Xin cho chúng con trở thành những tông đồ
tiếp tục đi chinh phục người ta từ chính gia đình của chúng con
người thân của chúng con,
những người trong môi trường sống xã hội gần gũi với chúng con
cho đến khung cảnh một thế giới đại gia đình mà chúng con
được sai đi làm tông đồ cho Chúa bằng hiệp thông và sứ vụ. Amen.
Hãy đưa thuyền ra chỗ nước sâu và thả lưới (Lc 5, 4).
Đó là lệnh truyền của Chúa Giêsu. Giáo Hội vẫn coi lệnh truyền này là của mình, là lệnh truyền về truyền giáo. Lệnh truyền ấy được Chúa Giêsu bắt đầu từ trên bãi biển. Trước lệnh truyền ấy, Chúa Giêsu đứng giảng trên mũi thuyền để giảng cho dân chúng nghe.
Bờ biển yên tĩnh và con thuyền được đẩy ra xa một chút. Từ đó Đức Giêsu đã biến con thuyền thành một giảng đài để loan báo Tin Mừng cho cộng đoàn dân Chúa đang đứng trên bãi biển. Lời loan báo Tin Mừng này là Lời Hằng Sống. Đức Giêsu gieo cho mỗi người để họ đạt tới ơn cứu độ và sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ cao cả ấy. Ngài truyền cho Phêrô đưa thuyền ra chỗ nước sâu để thả lưới. Chúa biết lệnh truyền của Chúa có ý nghĩa gì với Phêrô. Nhưng Phêrô thì chỉ biết thực tế lúc đó: “Thưa Thầy, chúng con đã cực nhọc suốt đêm mà chẳng được con cá nào. Nhưng vì lời Thầy, con sẽ thả lưới” (Lc 5, 5).
Mẻ lưới này là mẻ lưới vì đức vâng lời, không hy vọng và cũng không có kỹ thuật nào hơn. Lưới mà suốt đêm, một mình Phêrô loay hoay cực nhọc mà chẳng được con cá nào thì bây giờ nhiều đến nỗi phải làm hiệu cho thuyền bên. Và người ta đã kéo cá lên nặng đến nỗi làm hai chiếc thuyền gần chìm. Không phải là giá trị về kinh tế, nhưng trước hết nó giá trị về tâm linh. Phêrô lập tức nhận ra quyền năng của Thầy mình. Việc đầu tiên là ông quỳ gối và thưa: “Lạy Thầy, xin hãy tránh xa con ra vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5, 8). Ông càng nhận thấy Thầy mình là Thiên Chúa quyền năng bao nhiêu, thì ông lại thấy ân hận bấy nhiêu. Vì mình đã ứng xử bán tín bán nghi vì nhiều lúc không xứng đáng với Thầy biểu hiện ở hành vi của ông khi quỳ gối và khẩn nài xin “tránh xa con vì con là kẻ có tội”. Đức Giêsu cũng không mong gì hơn là muốn cho Phêrô nhận ra sứ mệnh của mình. Một sứ mệnh được sai đi và tiếp tục được sai đi. Phêrô đã vâng lời Thầy thả lưới thì bây giờ nhận một lệnh truyền tiếp nữa, đó là “Đừng sợ hãi, từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta” (Lc 5, 10). Từ mẻ cá lạ đến mẻ lưới của Nước Trời để chinh phục con người. Đức Giêsu đã biết lệnh truyền của Ngài quan trọng như thế nào và đã đến lúc Phêrô nhận ra sứ mệnh đó. Vì vậy, “ra chỗ nước sâu để thả lưới” là lệnh truyền mà Giáo Hội ngày nay đang tiếp nối để thi hành:
Ra khơi với sóng gió;
Ra khơi với chỗ nước sâu nguy hiểm;
Ra khơi bằng ý chí, bằng đức vâng lời;
Giáo Hội coi đó là sứ mệnh truyền giáo. Trần gian được hiểu như biển cả, trần gian có sóng to gió lớn. Nhưng có lệnh truyền của Chúa sai đi, con thuyền của Chúa vững vàng vượt sóng gió để cập bến bình an, cập bến Thiên Đàng. Vì vậy ngày hôm nay, Giáo Hội cũng đang tiếp nối sứ vụ mà Phêrô đã vâng lời Thầy để thả lưới năm xưa.
Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam, năm Hiệp Thông và Sứ Vụ chính là cùng với Phêrô vâng lời thả lưới, vâng lời ra khơi, vâng lời để đi chinh phục người ta. Những lệnh truyền liên tiếp ấy tạo nên những sứ vụ của Hội Thánh. Người Kitô hữu ngày hôm nay luôn luôn ý thức sứ vụ vâng lời ra khơi. Chúng ta không phàn nàn khi gặp những gian nan trong môi trường trần thế chúng ta đang sống. Chúng ta không phàn nàn đổ tại kêu trách người này, người kia. Ra chỗ nước sâu thả lưới, đó là ý chí, đó là sứ vụ;
Người Kitô hữu ngày hôm nay luôn luôn ý thức chấp nhận những đau khổ, gian nan, thử thách giữa gia đình, ngoài xã hội;
Người Kitô hữu ngày hôm nay luôn luôn ý thức thánh hóa những hy sinh, những rủi ro, những bệnh tật để dâng cho Chúa như một mẻ lưới lạ khi kéo lên đầy toàn cá. Những con cá nếu không có đức vâng lời sẽ không bắt được. Những mẻ lưới mà nếu không ra chỗ nước sâu vì lệnh truyền của Thầy cũng không bao giờ kéo lên được. Như vậy chúng ta đang thánh hóa những gì mà người Kitô hữu được sai đi vào trong thế gian.
Công đồng Vaticanô II nói: “Như linh hồn ở trong thân xác thế nào thì người Kitô hữu ở trong môi trường trần thế cũng phải như vậy”. Còn Đức Giêsu nhấn mạnh hơn: “Các con là muối ướp”, “Các con là đèn sáng thế gian”. Muối luôn mặn không được ra nhạt. Đèn để trên giá cao, không được để đèn dưới đáy thùng
Một năm mới đang hiện ra trước mắt chúng ta, với bao nhiêu sứ vụ đòi hỏi, với bao nhiêu thử thách cam go, với bao nhiêu những mịt mù mà chúng ta không thể biết hết, nhưng hãy tin tưởng tiếp tục ra khơi thả lưới.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Xin Chúa cho chúng con một năm mới
đầy tràn hồng ân và đầy lòng cậy tin phó thác
tiến lên như con thuyền tiến giữa biển khơi,
sóng gió ba đào nhưng vững tin vì có Chúa đồng hành
và ra đi vì lệnh truyền của Chúa.
Vượt qua thời gian và không gian,
lệnh truyền của Chúa hôm nay
tạo nên sức mạnh cho chúng con,
tạo nên điểm nhấn cho chúng con
để chúng con thi hành sứ vụ giữa môi trường trần thế
trong thời đại mà chúng con đang sống.
Xin Chúa cho chúng con biết tiếp nhận
những khó khăn thử thách như thuyền ra chỗ nước sâu thả lưới.
Xin cho chúng con biết nhìn xuyên qua những sự kiện,
kinh tế, xã hội xung quanh
để nhận ra một đức tin tiềm ẩn
và biến đức tin tiềm ẩn ấy thành sống động
trong chính cuộc đời chứng nhân Kitô hữu của chúng con
và đến lượt chúng con hôm nay tiếp nối sứ vụ của thánh Phêrô.
Xin cho chúng con trở thành những tông đồ
tiếp tục đi chinh phục người ta từ chính gia đình của chúng con
người thân của chúng con,
những người trong môi trường sống xã hội gần gũi với chúng con
cho đến khung cảnh một thế giới đại gia đình mà chúng con
được sai đi làm tông đồ cho Chúa bằng hiệp thông và sứ vụ. Amen.
Giáo Hội bị bách hại
LM Anphong Trần Đức Phương
15:17 08/02/2010
Ai trong chúng ta cũng muốn sống sung sướng, hạnh phúc, và thông thường sự giầu có, tiền bạc đầy đủ bảo đảm hạnh phúc cho chúng ta. “Tiền bạc là chìa khóa mở cửa vào cuộc sống hạnh phúc.” “Có tiền mua tiên cũng được!” Số người mua xổ số càng ngày càng đông, vì muốn giàu có mau chóng và được sống hạnh phúc.
Tuy nhiên, trong thực tế, sự giầu có tiền bạc không hẳn bảo đảm hạnh phúc cho chúng ta. Theo các thống kê của xã hội học về vấn đề tự tử thì tỷ lệ người giầu tự tử nhiều hơn người nghèo; tỷ lệ người tự tử ở các nước tiên tiến, giàu có như Hoa Kỳ và các nước Âu Châu dẫn đầu các nước khác (xin vào website Suicide để tham khảo). Theo cuộc điều tra mới đây về những người trúng xổ số và trở nên triệu phú trong giây lát, hầu như không người nào nhờ đó mà sống hạnh phúc hơn. Vào khoảng đầu năm 2009, thần tài đã đến viếng thăm một ông, và ông đã trúng số 30 triệu; nhưng chỉ vài tháng sau, ông bị mất tích. Bà mẹ ông thì cho rằng ông sống ẩn dật ở đâu đó, còn cảnh sát thì suy đoán ông đã bị giết, đã phải đổi mạng sống của ông vì tấm vé số trúng. Trong thực tế có nhiều người trúng số lớn, đã mất hẳn cuộc sống tự do lúc bình thường, vì cứ lo bị ‘bắt cóc’, nên đi đâu, ở đâu cũng lo sợ; ngoài ra, còn bị rầy rà vì bao nhiêu bạn bè, bà con thăm hỏi và xin giúp đỡ, nên phải rút vào cuộc sống “ẩn dật” cho yên thân. Chắc chúng ta còn nhớ câu chuyện ngụ ngôn của La Fontaine về “Ông Phú Hộ” đêm đêm mất ngủ vì cứ phải lo tính tiền bạc và sự làm ăn sao cho khỏi thua lỗ và được giầu có thêm mãi. Trái lại, người thợ đóng giầy ngủ nhờ dưới chân cầu thang của nhà ông thì đêm nào, khi đi làm về cũng húyt sáo vui vẻ, rồi đi ngủ ngon một giấc đến sáng để lại bắt đầu một ngày mới. Ông phú hộ liền đem tặng cho ông ta một túi tiền. Thế là từ ngày đó, ông ta không còn ngủ yên như trước, vì đêm nằm cũng lo sợ bị mất trộm túi tiền, và khi đi làm cũng vẫn phải lo giữ túi tiền. Ông ta cảm thấy cuộc sống không còn bình an, thanh thản như trước. Và ông ta đã quyết định trả lại ông phú hộ túi tiền để được trở lại cuộc sống nghèo khó nhưng bình yên hạnh phúc hơn.
Trong Bài Phúc Âm Chúa Nhật này, thường được gọi “Tám Mối Phúc Thật”, Chúa Giêsu có vẻ như đã đi ngược đời, nói đến hạnh phúc không phải cho người giầu có, quyền thế, ăn no mặc ấm… nhưng là cho những người nghèo khó, đói khát, đau khổ, bệnh tật, bị bách hại, phỉ báng, đánh đập tàn nhẫn (như những Giáo sĩ, Giáo dân đang bị bách hại tại Việt Nam, Mã Lai, Trung Quốc, Bắc Hàn, ở Trung Đông và Phi Châu… chẳng hạn). Quả thật là ngược đời hết sức! Nhưng trong Bài Đọc I hôm nay, Thiên Chúa đã soi sáng cho chúng ta biết, qua tiên tri Giêrêmia: con đường hạnh phúc thật là “biết đặt mọi niềm tin tưởng nơi Chúa, lấy Chúa làm tất cả, lấy Chúa làm nơi tựa nương tuyệt đối. Những người đó được sống hạnh phúc thật. Họ giống như cây được trồng bên bờ suối, đâm rể sâu vào đất ẩm ướt; không sợ gì, khi mùa hè đến, lá vẫn xanh tươi; không sợ gì, khi nắng hạn, vẫn sinh hoa kết trái!”
Chúa Giêsu Kitô, Thày Chí Thánh của chúng ta, đã không mở đường hạnh phúc cho chúng ta bằng sự giàu sang, quyền qúy; nhưng bằng cuộc sống nghèo khó của chính Ngài, và trong thời gian đi rao giảng Phúc Âm Tình thương, lo cho những người nghèo khổ, bệnh tật, tội lỗi, lại thường xuyên bị chống đối, ghét bỏ, thù hận. Cuối cùng lại chấp nhận bị bắt, bị hành hạ, sỉ nhục và chết trên Thập Giá, táng xuống mồ, rồi mới sống lại và về Trời để mở đường hạnh phúc Nước Trời cho chúng ta. Nếu chúng ta không tuyệt đối tin tưởng như vậy; nếu chúng ta chỉ hy vọng vào Chúa Giêsu Kitô trong cuộc đời này mà thôi; nếu chúng ta chỉ đặt hạnh phúc vào sự giàu sang, quyền quý và tự do mọi sự ở đời này, thì chúng ta sẽ là những kẻ vô phúc nhất thiên hạ! (Như Thánh Phaolô nói với chúng ta trong Bài Đọc II hôm nay).
Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác,
Không theo đường lối những tội nhân,
Không ngồi chung với những kẻ khinh bỉ người khác;
Nhưng vui thỏa trong lề luật Chúa,
Và suy ngẫm luật Chúa đêm ngày.
Họ như cây trồng bên bờ suối nước,
Trổ sinh hoa trai đúng mùa,
Lá cây không bao giờ tàn úa,
Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt.
Kẻ gian ác không được như vậy,
Họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi!
Phúc thay người đặt niềm tin cậy nơi Chúa;
Vì Chúa canh giữ đường người công chính,
Con đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong.
(Bài Đáp Ca theo Thánh Vịnh 1)
Theo đường lối của Chúa, Giáo Hội cũng chỉ lo rao giảng Tin Mừng hạnh phúc thật cho mọi người, giúp đỡ người bệnh hoạn, người đang ở các trại phong cùi (như ở Việt Nam hiện nay), mở mang văn hóa cho các dân tộc, loan truyền ơn cứu độ, con đường đưa đến hạnh phúc thật đời đời. Nhưng như Chúa Giêsu Kitô, trong mọi nơi, mọi thời, Giáo Hội cũng luôn bị bách hại, phỉ báng, lăng nhục. Tuy nhiên, từ những Hoàng Đế Rôma tàn bạo như Neron đến các bạo chúa thời nay như Hitler, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông v.v… tất cả đều đã trở về với cát bụi, nhưng Giáo Hội Chúa vẫn trường tồn và phát triển.
Theo mệnh lệnh của Chúa, chúng ta hãy: “Yêu thương mọi người, làm ơn cho những ai ghét bỏ chúng ta, chúc lành cho những người nguyền rủa chúng ta, và cầu nguyện cho những người vu khống cho chúng ta những điều gian ác.” (Luca 6: 27…). Đó là con đường yêu thương, con đường đưa đến hạnh phúc thật trong cuôc sống đời đời.
Tuy nhiên, trong thực tế, sự giầu có tiền bạc không hẳn bảo đảm hạnh phúc cho chúng ta. Theo các thống kê của xã hội học về vấn đề tự tử thì tỷ lệ người giầu tự tử nhiều hơn người nghèo; tỷ lệ người tự tử ở các nước tiên tiến, giàu có như Hoa Kỳ và các nước Âu Châu dẫn đầu các nước khác (xin vào website Suicide để tham khảo). Theo cuộc điều tra mới đây về những người trúng xổ số và trở nên triệu phú trong giây lát, hầu như không người nào nhờ đó mà sống hạnh phúc hơn. Vào khoảng đầu năm 2009, thần tài đã đến viếng thăm một ông, và ông đã trúng số 30 triệu; nhưng chỉ vài tháng sau, ông bị mất tích. Bà mẹ ông thì cho rằng ông sống ẩn dật ở đâu đó, còn cảnh sát thì suy đoán ông đã bị giết, đã phải đổi mạng sống của ông vì tấm vé số trúng. Trong thực tế có nhiều người trúng số lớn, đã mất hẳn cuộc sống tự do lúc bình thường, vì cứ lo bị ‘bắt cóc’, nên đi đâu, ở đâu cũng lo sợ; ngoài ra, còn bị rầy rà vì bao nhiêu bạn bè, bà con thăm hỏi và xin giúp đỡ, nên phải rút vào cuộc sống “ẩn dật” cho yên thân. Chắc chúng ta còn nhớ câu chuyện ngụ ngôn của La Fontaine về “Ông Phú Hộ” đêm đêm mất ngủ vì cứ phải lo tính tiền bạc và sự làm ăn sao cho khỏi thua lỗ và được giầu có thêm mãi. Trái lại, người thợ đóng giầy ngủ nhờ dưới chân cầu thang của nhà ông thì đêm nào, khi đi làm về cũng húyt sáo vui vẻ, rồi đi ngủ ngon một giấc đến sáng để lại bắt đầu một ngày mới. Ông phú hộ liền đem tặng cho ông ta một túi tiền. Thế là từ ngày đó, ông ta không còn ngủ yên như trước, vì đêm nằm cũng lo sợ bị mất trộm túi tiền, và khi đi làm cũng vẫn phải lo giữ túi tiền. Ông ta cảm thấy cuộc sống không còn bình an, thanh thản như trước. Và ông ta đã quyết định trả lại ông phú hộ túi tiền để được trở lại cuộc sống nghèo khó nhưng bình yên hạnh phúc hơn.
Trong Bài Phúc Âm Chúa Nhật này, thường được gọi “Tám Mối Phúc Thật”, Chúa Giêsu có vẻ như đã đi ngược đời, nói đến hạnh phúc không phải cho người giầu có, quyền thế, ăn no mặc ấm… nhưng là cho những người nghèo khó, đói khát, đau khổ, bệnh tật, bị bách hại, phỉ báng, đánh đập tàn nhẫn (như những Giáo sĩ, Giáo dân đang bị bách hại tại Việt Nam, Mã Lai, Trung Quốc, Bắc Hàn, ở Trung Đông và Phi Châu… chẳng hạn). Quả thật là ngược đời hết sức! Nhưng trong Bài Đọc I hôm nay, Thiên Chúa đã soi sáng cho chúng ta biết, qua tiên tri Giêrêmia: con đường hạnh phúc thật là “biết đặt mọi niềm tin tưởng nơi Chúa, lấy Chúa làm tất cả, lấy Chúa làm nơi tựa nương tuyệt đối. Những người đó được sống hạnh phúc thật. Họ giống như cây được trồng bên bờ suối, đâm rể sâu vào đất ẩm ướt; không sợ gì, khi mùa hè đến, lá vẫn xanh tươi; không sợ gì, khi nắng hạn, vẫn sinh hoa kết trái!”
Chúa Giêsu Kitô, Thày Chí Thánh của chúng ta, đã không mở đường hạnh phúc cho chúng ta bằng sự giàu sang, quyền qúy; nhưng bằng cuộc sống nghèo khó của chính Ngài, và trong thời gian đi rao giảng Phúc Âm Tình thương, lo cho những người nghèo khổ, bệnh tật, tội lỗi, lại thường xuyên bị chống đối, ghét bỏ, thù hận. Cuối cùng lại chấp nhận bị bắt, bị hành hạ, sỉ nhục và chết trên Thập Giá, táng xuống mồ, rồi mới sống lại và về Trời để mở đường hạnh phúc Nước Trời cho chúng ta. Nếu chúng ta không tuyệt đối tin tưởng như vậy; nếu chúng ta chỉ hy vọng vào Chúa Giêsu Kitô trong cuộc đời này mà thôi; nếu chúng ta chỉ đặt hạnh phúc vào sự giàu sang, quyền quý và tự do mọi sự ở đời này, thì chúng ta sẽ là những kẻ vô phúc nhất thiên hạ! (Như Thánh Phaolô nói với chúng ta trong Bài Đọc II hôm nay).
Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác,
Không theo đường lối những tội nhân,
Không ngồi chung với những kẻ khinh bỉ người khác;
Nhưng vui thỏa trong lề luật Chúa,
Và suy ngẫm luật Chúa đêm ngày.
Họ như cây trồng bên bờ suối nước,
Trổ sinh hoa trai đúng mùa,
Lá cây không bao giờ tàn úa,
Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt.
Kẻ gian ác không được như vậy,
Họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi!
Phúc thay người đặt niềm tin cậy nơi Chúa;
Vì Chúa canh giữ đường người công chính,
Con đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong.
(Bài Đáp Ca theo Thánh Vịnh 1)
Theo đường lối của Chúa, Giáo Hội cũng chỉ lo rao giảng Tin Mừng hạnh phúc thật cho mọi người, giúp đỡ người bệnh hoạn, người đang ở các trại phong cùi (như ở Việt Nam hiện nay), mở mang văn hóa cho các dân tộc, loan truyền ơn cứu độ, con đường đưa đến hạnh phúc thật đời đời. Nhưng như Chúa Giêsu Kitô, trong mọi nơi, mọi thời, Giáo Hội cũng luôn bị bách hại, phỉ báng, lăng nhục. Tuy nhiên, từ những Hoàng Đế Rôma tàn bạo như Neron đến các bạo chúa thời nay như Hitler, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông v.v… tất cả đều đã trở về với cát bụi, nhưng Giáo Hội Chúa vẫn trường tồn và phát triển.
Theo mệnh lệnh của Chúa, chúng ta hãy: “Yêu thương mọi người, làm ơn cho những ai ghét bỏ chúng ta, chúc lành cho những người nguyền rủa chúng ta, và cầu nguyện cho những người vu khống cho chúng ta những điều gian ác.” (Luca 6: 27…). Đó là con đường yêu thương, con đường đưa đến hạnh phúc thật trong cuôc sống đời đời.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Quan điểm về bình đẳng của Đức Thánh Cha bị hiểu nhầm
Bùi Hữu Thư
08:32 08/02/2010
Cha Lombardi phân tích lời phê bình về đạo luật Anh Quốc
VATICAN, ngày 7 tháng 2, 2010 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI đã bị chỉ trích tuần qua vì người ta cho là ngài phê phán đạo luật bình đẳng của Anh Quốc là tìm cách bảo vệ những người nam và nữ đồng tính luyến ái tại sở làm của họ. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Vatican cho hay lời bàn của ngài đã bị hiểu nhầm.
Linh mục Dòng Tên Father Federico Lombardi, giám đốc văn phòng truyền thông Vatican, ghi nhận trong buổi phát hình mới đây của chương trình truyền hình Vatican "Octava Dies" là "bảo đảm cho có sự bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi thành phần xã hội là một mục tiêu cao qúy.”
Ngài tiếp, “Tuy nhiên, trong vài trường hợp, người ta cố gắng đạt được điều này bằng những đạo luật ấn định những giới hạn bất công đối với sự tự do của các cộng đồng tôn giáo khiến cho không có thể hành động theo đúng đức tin của họ.”
Cha giải thích, "Nếu đạo luật mâu thuẫn với luật thiên nhiên, thì người ta làm nguy hại cho nền tảng bảo đảm cho có sự bình đẳng, và vì thế có hại cho quyền tận hưởng bình đẳng về cơ hội.”
Thứ hai vừa qua, Đức Thánh Cha nói với các giám mục Anh và Wales về phó hội “ad limina” mỗi năm năm tại Rôma. Trong bải diễn từ, ngài ghi nhận: “Quốc gia của quý vị nổi tiếng là cam kết vững vàng về bình đẳng cơ hội cho tất cả mọi thành phần trong xã hội.
"Vậy mà, như quý vị đã nêu ra rất đúng, ảnh hưởng của một vài đạo luật được soạn thảo để đạt được mục tiêu này, thực ra lại ấn định các giới hạn bất công đối với sự tự do của các cộng đồng tôn giáo khiến cho họ không thể hành động theo đúng những tín điều của họ.
"Trong một vài khía cạnh, điều này vi phạm đến luật thiên nhiên trên đó sự bình đẳng của mọi người được đặt nền tảng, và theo đó được bảo đảm.”
Lời Đức Thánh Cha, theo linh mục Lombardi, "chạm đến một điểm trọng yếu trong cuộc tranh luận về bình đẳng và quyền lợi mà nhiều quốc gia trên thế giới đang chú ý đến; các cuộc tranh luận liên quan đến các sắc thái căn bản của việc hiểu biết con người trên các phương diện: quyền sống, tính dục, và gia đình.."
Ngài nói: "Đây không phải là vấn đề Giáo Hội can thiệp vào lãnh vực xã hội và chính trị, mà là vấn đề quyền lợi và sự bầy tỏ các quan điểm một cách can đảm để phụng sự cho ích lợi chung.”
Sau đó Cha Lombardi dẫn chứng Sir Jonathan Sacks, thầy cả thượng thẩm rabbi của Giáo Đoàn Do Thái Hiệp Nhất của nước Anh, là người đã lưu ý chống lại cách sử dụng có tính chất ý thức hệ về chủ đề bình quyền tại Anh Quốc trong nhật báo Anh “The Times.”
Ông viết: "Thay vì coi lời phê bình của Đức Thánh Cha là một sự can thiệp không thích nghi, chúng ta phải dùng lời này để khởi sự một cuộc tranh luận là làm sao có thể phân biệt giữa quyền tự do của chúng ta như các cá nhân và tự do của chúng ta như thành viên của một cộng đồng đức tin. Không thể nào ngả về một bên mà lại phải trả một giá rất đắt vì việc này.”
Phát ngôn viên Tòa Thánh kết luận: "Như thế không phải chỉ có người Công Giáo mới thấy có vấn đề, đây là một vấn đề tất cả mọi người phải đối phó một cách trung thực nếu họ thực lòng muốn cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.”
VATICAN, ngày 7 tháng 2, 2010 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI đã bị chỉ trích tuần qua vì người ta cho là ngài phê phán đạo luật bình đẳng của Anh Quốc là tìm cách bảo vệ những người nam và nữ đồng tính luyến ái tại sở làm của họ. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Vatican cho hay lời bàn của ngài đã bị hiểu nhầm.
Linh mục Dòng Tên Father Federico Lombardi, giám đốc văn phòng truyền thông Vatican, ghi nhận trong buổi phát hình mới đây của chương trình truyền hình Vatican "Octava Dies" là "bảo đảm cho có sự bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi thành phần xã hội là một mục tiêu cao qúy.”
Ngài tiếp, “Tuy nhiên, trong vài trường hợp, người ta cố gắng đạt được điều này bằng những đạo luật ấn định những giới hạn bất công đối với sự tự do của các cộng đồng tôn giáo khiến cho không có thể hành động theo đúng đức tin của họ.”
Cha giải thích, "Nếu đạo luật mâu thuẫn với luật thiên nhiên, thì người ta làm nguy hại cho nền tảng bảo đảm cho có sự bình đẳng, và vì thế có hại cho quyền tận hưởng bình đẳng về cơ hội.”
Thứ hai vừa qua, Đức Thánh Cha nói với các giám mục Anh và Wales về phó hội “ad limina” mỗi năm năm tại Rôma. Trong bải diễn từ, ngài ghi nhận: “Quốc gia của quý vị nổi tiếng là cam kết vững vàng về bình đẳng cơ hội cho tất cả mọi thành phần trong xã hội.
"Vậy mà, như quý vị đã nêu ra rất đúng, ảnh hưởng của một vài đạo luật được soạn thảo để đạt được mục tiêu này, thực ra lại ấn định các giới hạn bất công đối với sự tự do của các cộng đồng tôn giáo khiến cho họ không thể hành động theo đúng những tín điều của họ.
"Trong một vài khía cạnh, điều này vi phạm đến luật thiên nhiên trên đó sự bình đẳng của mọi người được đặt nền tảng, và theo đó được bảo đảm.”
Lời Đức Thánh Cha, theo linh mục Lombardi, "chạm đến một điểm trọng yếu trong cuộc tranh luận về bình đẳng và quyền lợi mà nhiều quốc gia trên thế giới đang chú ý đến; các cuộc tranh luận liên quan đến các sắc thái căn bản của việc hiểu biết con người trên các phương diện: quyền sống, tính dục, và gia đình.."
Ngài nói: "Đây không phải là vấn đề Giáo Hội can thiệp vào lãnh vực xã hội và chính trị, mà là vấn đề quyền lợi và sự bầy tỏ các quan điểm một cách can đảm để phụng sự cho ích lợi chung.”
Sau đó Cha Lombardi dẫn chứng Sir Jonathan Sacks, thầy cả thượng thẩm rabbi của Giáo Đoàn Do Thái Hiệp Nhất của nước Anh, là người đã lưu ý chống lại cách sử dụng có tính chất ý thức hệ về chủ đề bình quyền tại Anh Quốc trong nhật báo Anh “The Times.”
Ông viết: "Thay vì coi lời phê bình của Đức Thánh Cha là một sự can thiệp không thích nghi, chúng ta phải dùng lời này để khởi sự một cuộc tranh luận là làm sao có thể phân biệt giữa quyền tự do của chúng ta như các cá nhân và tự do của chúng ta như thành viên của một cộng đồng đức tin. Không thể nào ngả về một bên mà lại phải trả một giá rất đắt vì việc này.”
Phát ngôn viên Tòa Thánh kết luận: "Như thế không phải chỉ có người Công Giáo mới thấy có vấn đề, đây là một vấn đề tất cả mọi người phải đối phó một cách trung thực nếu họ thực lòng muốn cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.”
Giáo Hội không thể chấp nhận sự thỏa hiệp nào về an tử
Nguyễn Hoàng Thương
09:48 08/02/2010
Giáo Hội không thể chấp nhận sự thỏa hiệp nào về an tử
Vatican (AsiaNews) - Thật là “không thể chấp nhập được” khi mà Giáo Hội Công Giáo bị tổn thương “thậm chí ở mức độ nhỏ” về vấn đề an tử. Quan niệm “cái chết êm diệu” thực tế là “tấn công vào ngay cốt lõi sự hiểu biết Kitô giáo về phẩm giá của sự sống con người và nếu giáo huấn của Giáo Hội bị tổn thương, thậm chí ở mức độ nhỏ, trong lĩnh vực như thế, thì khó mà bảo vệ sự tràn đầy của giáo lý Công Giáo một cách toàn vẹn”. Vì thế Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI kêu gọi các giám mục “không ngừng kêu gọi tín hữu hoàn toàn trung thành với Huấn Quyền của Giáo Hội”.
Trách nhiệm của các vị mục tử là nhấn mạnh đến giáo huấn Công Giáo về tôn trọng sự sống được Đức Thánh Cha nói đến trong huấn từ tiếp kiến các giám mục Scoltland nhân kết thúc chuyến viếng thăm ad Limina của họ hôm 05/02. Đức Thánh Cha giải thích: “Những tiến triển mới đây về đạo đức y khoa và một số thực hành đã biện hộ cho lĩnh vực nghiên cứu phôi thai gây ra quan ngại to lớn. Nếu giáo huấn của Giáo Hội bị tổn thương, thậm chí ở mức độ nhỏ, trong lĩnh vực quan trọng như thế, thì khó mà bảo vệ sự tràn đầy của giáo lý Công Giáo một cách toàn vẹn”.
Đức Thánh Cha Bênêđcitô XVI cũng đề nghị các giám mục “ủng hộ và bảo vệ quyền của Giáo Hội được sống tự do theo niềm tin của mình trong xã hội”. Mặc dù vậy, ngài nói thêm: “Tất cả mọi người quá thường nhận thức giáo lý của Giáo Hội là một loạt các điều cấm và những quan điểm thụt lùi, trong khi trên thực tế, như chúng ta biết, đó chính là sự sáng tạo và truyền sức sống, và nó hướng về phía khả năng nhận thức đầy đủ nhất về tiềm lực to lớn của sự tốt đẹp và hạnh phúc mà Thiên Chúa đã khắc ghi vào trong mỗi con người chúng ta”.
Trong bối cảnh này, một lời khuyên nhủ tối hậu đã được dành cho các nhà giáo dục Công giáo, bằng cách "khuyến khích", với "sự nhấn mạnh đặc biệt về chất lượng và chiều sâu của giáo dục tôn giáo, để chuẩn bị khả năng lưu loát và thông thạo cho giáo dân Công Giáo, có khả năng và sẵn sàng thực hiện sứ vụ của mình".
Vatican (AsiaNews) - Thật là “không thể chấp nhập được” khi mà Giáo Hội Công Giáo bị tổn thương “thậm chí ở mức độ nhỏ” về vấn đề an tử. Quan niệm “cái chết êm diệu” thực tế là “tấn công vào ngay cốt lõi sự hiểu biết Kitô giáo về phẩm giá của sự sống con người và nếu giáo huấn của Giáo Hội bị tổn thương, thậm chí ở mức độ nhỏ, trong lĩnh vực như thế, thì khó mà bảo vệ sự tràn đầy của giáo lý Công Giáo một cách toàn vẹn”. Vì thế Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI kêu gọi các giám mục “không ngừng kêu gọi tín hữu hoàn toàn trung thành với Huấn Quyền của Giáo Hội”.
Trách nhiệm của các vị mục tử là nhấn mạnh đến giáo huấn Công Giáo về tôn trọng sự sống được Đức Thánh Cha nói đến trong huấn từ tiếp kiến các giám mục Scoltland nhân kết thúc chuyến viếng thăm ad Limina của họ hôm 05/02. Đức Thánh Cha giải thích: “Những tiến triển mới đây về đạo đức y khoa và một số thực hành đã biện hộ cho lĩnh vực nghiên cứu phôi thai gây ra quan ngại to lớn. Nếu giáo huấn của Giáo Hội bị tổn thương, thậm chí ở mức độ nhỏ, trong lĩnh vực quan trọng như thế, thì khó mà bảo vệ sự tràn đầy của giáo lý Công Giáo một cách toàn vẹn”.
Đức Thánh Cha Bênêđcitô XVI cũng đề nghị các giám mục “ủng hộ và bảo vệ quyền của Giáo Hội được sống tự do theo niềm tin của mình trong xã hội”. Mặc dù vậy, ngài nói thêm: “Tất cả mọi người quá thường nhận thức giáo lý của Giáo Hội là một loạt các điều cấm và những quan điểm thụt lùi, trong khi trên thực tế, như chúng ta biết, đó chính là sự sáng tạo và truyền sức sống, và nó hướng về phía khả năng nhận thức đầy đủ nhất về tiềm lực to lớn của sự tốt đẹp và hạnh phúc mà Thiên Chúa đã khắc ghi vào trong mỗi con người chúng ta”.
Trong bối cảnh này, một lời khuyên nhủ tối hậu đã được dành cho các nhà giáo dục Công giáo, bằng cách "khuyến khích", với "sự nhấn mạnh đặc biệt về chất lượng và chiều sâu của giáo dục tôn giáo, để chuẩn bị khả năng lưu loát và thông thạo cho giáo dân Công Giáo, có khả năng và sẵn sàng thực hiện sứ vụ của mình".
ĐTC Benêdictô XVI: “Người đời thấy vẻ bề ngoài, nhưng Chúa nhìn tấm lòng”
Bình Hòa
22:46 08/02/2010
Kinh Truyền tin chúa nhật 7-2-10
Chủ đề của bài huấn dụ trưa chúa nhựt dựa trên tất cả ba bài đọc Sách Thánh của thánh lễ, nói đến việc Chúa kêu gọi ông Isaia, ông Phêrô và ông Phaolô. Cả ba đều thú nhận mình bất xứng, nhưng họ đã tin tưởng vào quyền năng của ơn thánh Chúa và đã đáp trả cách quảng đại. Đây là một bài học cho tất cả những ai đã được Chúa kêu gọi đi theo Người để phục vụ Tin mừng, đặc biệt là các linh mục trong năm thánh này. Ngoài tư tưởng suy niệm dành cho cộng đoàn Dân Chúa khắp nơi, sau khi ban phép lành Toà thánh, đức thánh cha đã dành đôi lời cho Giáo hội Italia dành chúa nhật đầu tháng 2 hằng năm cho ngày bảo vệ sự sống: sự sống của các thai nhi cũng như sự sống của những người già cả yếu liệt, đang gặp thêm nguy cơ trước cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Sau cùng ngài cũng loan báo sẽ cử hành Thánh lễ tại đền thánh Phêrô vào sáng thứ 5 tuần này, dành cho các bệnh nhân, nhân ngày lễ kính Đức Mẹ Lộ-đức. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Phụng vụ chúa nhựt thứ V mùa Thường niên trình bày cho chúng ta đề tài ơn gọi. Trong một thị kiến uy nghi, ngôn sứ Isaia cảm thấy mình hiện diện trước tôn nhan Thiên Chúa ba lần Thánh, khiến ông đâm ra hoảng sợ và nhận ra sự bất xứng của mình. Nhưng một thiên sứ Sêraphim đã thanh tẩy môi miệng của ông với cục than đỏ cháy và xóa bỏ tội lỗi của ông. Thế rồi ông cảm thấy sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa gọi, và thưa: “Lạy Chúa, này con đây, xin sai con đi” (x. Is 6,1-2-3-8). Những tâm trạng vừa nói cũng xảy ra trong câu chuyện mẻ cá lạ lùng được thuật lại trong đoạn Tin mừng. Chúa Giêsu mời ông Simon Phêrô và các bạn hãy thả lưới; các ông tin vào lời Chúa và đã đánh được một mẻ cá đầy. Đứng trước việc lạ lùng ấy, ông Simon Phêrô đã không ôm choàng đức Giêsu để tỏ bày niềm hoan hỉ vì thu lượm được nhiều cá quá mức trông mong, nhưng, theo như thánh sử Luca ghi lại, ông đã quỳ xuống trước mặt Người và thưa: “Lạy Chúa, xin tránh xa con đi, bởi vì con là một kẻ tội lỗi”. Chúa Giêsu trấn an ông và nói: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ đi quăng lưới chài người” (x. Lc 5,10); và rồi ông đã từ bỏ tất cả để đi theo Người.
Cả ông Phaolô nữa, khi nhớ lại rằng mình đã từng là một kẻ bách hại Giáo hội, ông thú nhận mình không xứng đáng được gọi làm tông đồ, nhưng ông nhìn nhận rằng ơn Chúa đã thực hiện nơi mình nhiều điều kỳ diệu, và bất chấp những giới hạn của mình, Chúa đã trao cho ông nhiệm vụ và vinh dự được loan truyền Tin Mừng (x. 1Cr 15,8-10). Trong cả ba kinh nghiệm vừa kể, chúng ta thấy rằng cuộc tiếp xúc với Thiên Chúa đưa con người đến chỗ nhìn nhận sự nghèo nàn và bất xứng của mình, giới hạn và tội lỗi của mình. Tuy nhiên, bất chấp sự mỏng dòn ấy, Thiên Chúa là Đấng giàu lòng xót thương và tha thứ, đã biến đổi cuộc đời của con người và kêu gọi nó hãy đi theo Người. Lòng khiêm tốn, được bày tỏ nơi ông Isaia, ông Phêrô, ông Phaolô, mời tất cả những ai đã nhận được ơn Chúa gọi thì đừng chú trọng đến những giới hạn của mình, nhưng hãy nhìn cắm mắt vào Chúa và lòng khoan nhân của Người, để thay lòng đổi dạ và hân hoan từ bỏ tất cả mọi sự vì Người. Thực thế, Chúa không nhìn điều mà người ta cho là quan trọng: “Người đời thấy vẻ bề ngoài, nhưng Chúa nhìn tấm lòng” (1Sm 16,7), và làm cho những kẻ nghèo nàn yếu ớt nhưng đặt niềm tin nơi Người, trở nên những tông đồ và những kẻ loan truyền ơn cứu độ kiên cường.
Trong Năm dành cho các linh mục, chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa ruộng hãy gửi thợ đến vụ gặt, và xin cho những kẻ nghe thấy tiếng Chúa kêu mời đi theo Người, sau khi đã phân định chín chắn, được biết đáp trả với lòng quảng đại, không dựa trên sức lực của mình, nhưng mở rộng tấm lòng để cho ơn Chúa tác động. Cách riêng, tôi mời gọi tất cả các linh mục hãy làm sống lại tâm tình sẵn sàng hăng say để mỗi ngày đáp lại tiếng Chúa gọi với tấm lòng khiêm tốn và tin tưởng giống như ông Isaia, ông Phêrô và ông Phaolô.
Chúng ta hãy ký thác cho Mẹ Maria tất cả các ơn gọi, đặc biệt là ơn gọi vào đời sống thánh hiến và linh mục. Xin Mẹ hãy gợi lên trong lòng mỗi người lòng ước muốn đáp lại “Xin Vâng” với Chúa với niềm hân hoan và sẵn sàng.
Chủ đề của bài huấn dụ trưa chúa nhựt dựa trên tất cả ba bài đọc Sách Thánh của thánh lễ, nói đến việc Chúa kêu gọi ông Isaia, ông Phêrô và ông Phaolô. Cả ba đều thú nhận mình bất xứng, nhưng họ đã tin tưởng vào quyền năng của ơn thánh Chúa và đã đáp trả cách quảng đại. Đây là một bài học cho tất cả những ai đã được Chúa kêu gọi đi theo Người để phục vụ Tin mừng, đặc biệt là các linh mục trong năm thánh này. Ngoài tư tưởng suy niệm dành cho cộng đoàn Dân Chúa khắp nơi, sau khi ban phép lành Toà thánh, đức thánh cha đã dành đôi lời cho Giáo hội Italia dành chúa nhật đầu tháng 2 hằng năm cho ngày bảo vệ sự sống: sự sống của các thai nhi cũng như sự sống của những người già cả yếu liệt, đang gặp thêm nguy cơ trước cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Sau cùng ngài cũng loan báo sẽ cử hành Thánh lễ tại đền thánh Phêrô vào sáng thứ 5 tuần này, dành cho các bệnh nhân, nhân ngày lễ kính Đức Mẹ Lộ-đức. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Phụng vụ chúa nhựt thứ V mùa Thường niên trình bày cho chúng ta đề tài ơn gọi. Trong một thị kiến uy nghi, ngôn sứ Isaia cảm thấy mình hiện diện trước tôn nhan Thiên Chúa ba lần Thánh, khiến ông đâm ra hoảng sợ và nhận ra sự bất xứng của mình. Nhưng một thiên sứ Sêraphim đã thanh tẩy môi miệng của ông với cục than đỏ cháy và xóa bỏ tội lỗi của ông. Thế rồi ông cảm thấy sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa gọi, và thưa: “Lạy Chúa, này con đây, xin sai con đi” (x. Is 6,1-2-3-8). Những tâm trạng vừa nói cũng xảy ra trong câu chuyện mẻ cá lạ lùng được thuật lại trong đoạn Tin mừng. Chúa Giêsu mời ông Simon Phêrô và các bạn hãy thả lưới; các ông tin vào lời Chúa và đã đánh được một mẻ cá đầy. Đứng trước việc lạ lùng ấy, ông Simon Phêrô đã không ôm choàng đức Giêsu để tỏ bày niềm hoan hỉ vì thu lượm được nhiều cá quá mức trông mong, nhưng, theo như thánh sử Luca ghi lại, ông đã quỳ xuống trước mặt Người và thưa: “Lạy Chúa, xin tránh xa con đi, bởi vì con là một kẻ tội lỗi”. Chúa Giêsu trấn an ông và nói: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ đi quăng lưới chài người” (x. Lc 5,10); và rồi ông đã từ bỏ tất cả để đi theo Người.
Cả ông Phaolô nữa, khi nhớ lại rằng mình đã từng là một kẻ bách hại Giáo hội, ông thú nhận mình không xứng đáng được gọi làm tông đồ, nhưng ông nhìn nhận rằng ơn Chúa đã thực hiện nơi mình nhiều điều kỳ diệu, và bất chấp những giới hạn của mình, Chúa đã trao cho ông nhiệm vụ và vinh dự được loan truyền Tin Mừng (x. 1Cr 15,8-10). Trong cả ba kinh nghiệm vừa kể, chúng ta thấy rằng cuộc tiếp xúc với Thiên Chúa đưa con người đến chỗ nhìn nhận sự nghèo nàn và bất xứng của mình, giới hạn và tội lỗi của mình. Tuy nhiên, bất chấp sự mỏng dòn ấy, Thiên Chúa là Đấng giàu lòng xót thương và tha thứ, đã biến đổi cuộc đời của con người và kêu gọi nó hãy đi theo Người. Lòng khiêm tốn, được bày tỏ nơi ông Isaia, ông Phêrô, ông Phaolô, mời tất cả những ai đã nhận được ơn Chúa gọi thì đừng chú trọng đến những giới hạn của mình, nhưng hãy nhìn cắm mắt vào Chúa và lòng khoan nhân của Người, để thay lòng đổi dạ và hân hoan từ bỏ tất cả mọi sự vì Người. Thực thế, Chúa không nhìn điều mà người ta cho là quan trọng: “Người đời thấy vẻ bề ngoài, nhưng Chúa nhìn tấm lòng” (1Sm 16,7), và làm cho những kẻ nghèo nàn yếu ớt nhưng đặt niềm tin nơi Người, trở nên những tông đồ và những kẻ loan truyền ơn cứu độ kiên cường.
Trong Năm dành cho các linh mục, chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa ruộng hãy gửi thợ đến vụ gặt, và xin cho những kẻ nghe thấy tiếng Chúa kêu mời đi theo Người, sau khi đã phân định chín chắn, được biết đáp trả với lòng quảng đại, không dựa trên sức lực của mình, nhưng mở rộng tấm lòng để cho ơn Chúa tác động. Cách riêng, tôi mời gọi tất cả các linh mục hãy làm sống lại tâm tình sẵn sàng hăng say để mỗi ngày đáp lại tiếng Chúa gọi với tấm lòng khiêm tốn và tin tưởng giống như ông Isaia, ông Phêrô và ông Phaolô.
Chúng ta hãy ký thác cho Mẹ Maria tất cả các ơn gọi, đặc biệt là ơn gọi vào đời sống thánh hiến và linh mục. Xin Mẹ hãy gợi lên trong lòng mỗi người lòng ước muốn đáp lại “Xin Vâng” với Chúa với niềm hân hoan và sẵn sàng.
Đức Thánh Cha kêu gọi bảo vệ quyền của các trẻ em
LM Trần Đức Anh OP
22:47 08/02/2010
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi tăng cường gia đình trong ý hướng bênh vực quyền của các trẻ em.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 8-2-2010, dành cho 150 tham dự viên Đại hội lần thứ 19 của Hội đồng Tòa Thánh về gia đình tiến hành từ ngày 8 đến 10-2-2010 về đề tài ”các quyền của trẻ em, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Hiệp Ước quốc tế về các biện pháp bảo vệ trẻ em”, do LHQ chấp nhận ngày 20-11 năm 1989.
Đề cập đến chủ đề này, ĐTC khẳng định rằng qua dòng thời gian, noi gương Chúa Kitô, Giáo Hội đã thăng tiến việc bảo vệ phẩm giá và các quyền của trẻ vị thành niên và chăm sóc các em. Rất tiếc là trong một số trường hợp, các thành phần của Giáo Hội đã hành động trái ngược với nghĩa vụ ấy, và vi phạm các quyền của trẻ em, đó là một thái độ mà Giáo Hội đã và sẽ còn lên án.
ĐTC nói thêm rằng ”Trong Lời Tựa của Hiệp ước LHQ về các quyền của trẻ em, có nêu rõ gia đình là môi trường tự nhiên để mọi phần tử, đặc biệt là các trẻ em, được tăng trưởng và được an sinh. Thực vậy, chính gia đình dựa trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, là trợ giúp lớn nhất dànhc ho trẻ em. Các em muốn được một người cha và một người mẹ yêu thương, cần được cư ngụ, tăng trưởng và sống với cả hai cha mẹ, vì vai trò người ta và người mẹ bổ túc cho nhau trong việc giáo dục con cái và xây dựng nhân cách cũng như căn tính của trẻ em”.
ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Cần nhắn nhủ các đôi vợ chồng không bao giờ quên những lý do sâu xa và đặc tính bí tích hôn ước của họ, tăng cường hôn nhân bằng việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện, luôn đối thoại, chấp nhận và tha thứ cho nhau. Một môi trường gia đình không thanhthản, sự chia rẽ giữa cha mẹ, đặc biệt là sự ly dị chắc chắn có hậu quả đối với các trẻ em”.
Trước đó, trong phần đầu của bài huấn dụ, ĐTC khích lệ Hội đồng Tòa Thánh về gia đình trong việc soạn cuốn cẩm nang chuẩn bị hôn nhân, từ việc chuẩn bị xa từ trong gia đình cho đến chuẩn bị gần cho các cặp sắp kết hôn, theo một hành trình đức tin và cuộc sống Kitô giáo. Ngài nói: ”Điều đáng mong ước là có một hành trình huấn giáo và trình bày kinh nghiệm sống trong cộng động Kitô, với sự trợ giúp của linh mục và các chuyên gia, cũng như sự hiện diện của những người linh hoạt, sự tháp tùng của vài đôi vợ chồng gương mẫu..”
Trong diễn văn khai mạc Đại hội, ĐHY Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, đã tường trình về hoạt động của hội đồng từ sau Đại hội kỳ 6 các gia đình Công Giáo thế giới hồi tháng giêng năm 2009 tại Thành Phố Mêhicô và việc chuẩn bị cho Đại hội kỳ 7 sẽ tiến hành tại Tổng giáo phận Milano, bắc Italia, vào năm 2012.
Các phiên họp ban chiều bàn về những ưu tiên mục vụ gia đình và sự sống tại các miền khác nhau trên thế giới và dự thảo một cuốn cẩm nang về việc chuẩn bị Hôn nhân.
Cao điểm của Đại hội là ngày 9-2-2010, với các bài tường trình về những điểm mới mẻ trong Hiệp Ước về các quyền của trẻ em. Trong số các thuyết trình viên có Đức TGM Silvano Tomasi, Quát sát viên thường trình của Tòa Thánh cạnh các tổ chức LHQ ở Genève, Thụy Sĩ. (SD 8-2-2010)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 8-2-2010, dành cho 150 tham dự viên Đại hội lần thứ 19 của Hội đồng Tòa Thánh về gia đình tiến hành từ ngày 8 đến 10-2-2010 về đề tài ”các quyền của trẻ em, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Hiệp Ước quốc tế về các biện pháp bảo vệ trẻ em”, do LHQ chấp nhận ngày 20-11 năm 1989.
Đề cập đến chủ đề này, ĐTC khẳng định rằng qua dòng thời gian, noi gương Chúa Kitô, Giáo Hội đã thăng tiến việc bảo vệ phẩm giá và các quyền của trẻ vị thành niên và chăm sóc các em. Rất tiếc là trong một số trường hợp, các thành phần của Giáo Hội đã hành động trái ngược với nghĩa vụ ấy, và vi phạm các quyền của trẻ em, đó là một thái độ mà Giáo Hội đã và sẽ còn lên án.
ĐTC nói thêm rằng ”Trong Lời Tựa của Hiệp ước LHQ về các quyền của trẻ em, có nêu rõ gia đình là môi trường tự nhiên để mọi phần tử, đặc biệt là các trẻ em, được tăng trưởng và được an sinh. Thực vậy, chính gia đình dựa trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, là trợ giúp lớn nhất dànhc ho trẻ em. Các em muốn được một người cha và một người mẹ yêu thương, cần được cư ngụ, tăng trưởng và sống với cả hai cha mẹ, vì vai trò người ta và người mẹ bổ túc cho nhau trong việc giáo dục con cái và xây dựng nhân cách cũng như căn tính của trẻ em”.
ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Cần nhắn nhủ các đôi vợ chồng không bao giờ quên những lý do sâu xa và đặc tính bí tích hôn ước của họ, tăng cường hôn nhân bằng việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện, luôn đối thoại, chấp nhận và tha thứ cho nhau. Một môi trường gia đình không thanhthản, sự chia rẽ giữa cha mẹ, đặc biệt là sự ly dị chắc chắn có hậu quả đối với các trẻ em”.
Trước đó, trong phần đầu của bài huấn dụ, ĐTC khích lệ Hội đồng Tòa Thánh về gia đình trong việc soạn cuốn cẩm nang chuẩn bị hôn nhân, từ việc chuẩn bị xa từ trong gia đình cho đến chuẩn bị gần cho các cặp sắp kết hôn, theo một hành trình đức tin và cuộc sống Kitô giáo. Ngài nói: ”Điều đáng mong ước là có một hành trình huấn giáo và trình bày kinh nghiệm sống trong cộng động Kitô, với sự trợ giúp của linh mục và các chuyên gia, cũng như sự hiện diện của những người linh hoạt, sự tháp tùng của vài đôi vợ chồng gương mẫu..”
Trong diễn văn khai mạc Đại hội, ĐHY Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, đã tường trình về hoạt động của hội đồng từ sau Đại hội kỳ 6 các gia đình Công Giáo thế giới hồi tháng giêng năm 2009 tại Thành Phố Mêhicô và việc chuẩn bị cho Đại hội kỳ 7 sẽ tiến hành tại Tổng giáo phận Milano, bắc Italia, vào năm 2012.
Các phiên họp ban chiều bàn về những ưu tiên mục vụ gia đình và sự sống tại các miền khác nhau trên thế giới và dự thảo một cuốn cẩm nang về việc chuẩn bị Hôn nhân.
Cao điểm của Đại hội là ngày 9-2-2010, với các bài tường trình về những điểm mới mẻ trong Hiệp Ước về các quyền của trẻ em. Trong số các thuyết trình viên có Đức TGM Silvano Tomasi, Quát sát viên thường trình của Tòa Thánh cạnh các tổ chức LHQ ở Genève, Thụy Sĩ. (SD 8-2-2010)
Cứ được trưng thu là lo cho công ích?
Gioan Lê Quang Vinh
22:54 08/02/2010
Trong mấy năm qua, nhiều biến cố đau buồn xảy đến cho Hội Thánh Việt Nam dồn dập hơn. Từ vị chủ chăn nhân hậu can trường cho đến người giáo dân hiền lành chất phác đã phải vác lấy thập giá đau thương trong cuộc đời để bảo vệ niềm tin của họ. Trước những bất công tràn lan, có người cho rằng cần phải hy sinh quyền tư hữu vì công ích. Nhưng như thế có đúng với lương tri phổ quát và phù hợp với giáo huấn của Hội Thánh không? Chúng tôi thiết nghĩ cần điểm lại vài nét về công ích – một cách thật ngắn gọn - theo của Học thuyết Xã Hội Công Giáo, xem Hội Thánh minh định thế nào về công ích.
Nếu đếm số mục trong bản Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội Công Giáo thì người đọc sẽ nhận thấy thế này: bản tóm lược có 12 chương với 583 khoản, thì trong đó có 103 khoản nhắc đến công ích, và từ công ích được dùng 139 lần. Điều này có ý nghĩa gì? Trong khi Học Thuyết Xã Hội bàn về mọi vấn đề liên quan đến xã hội loài người, thì đã có một phần năm nói đến công ích, nghĩa là công ích được Hội Thánh coi là một trong những vấn đề cốt lõi của các mối quan hệ xã hội.
Vậy công ích là gì?
Hiến chế Mục Vụ về Hội Thánh trong Thế Giới Ngày Nay (Gaudium et Spes) của Công Đồng Vatican II định nghĩa: “Công ích - là toàn bộ những điều kiện của đời sống xã hội cho phép những tập thể hay những phần tử riêng rẽ có thể đạt tới sự hoàn hảo riêng một cách đầy đủ và dễ dàng hơn - ngày nay mỗi lúc một nới rộng tầm phổ quát hơn và do đó bao hàm những quyền lợi và nghĩa vụ của toàn thể nhân loại” (1).
Công ích là một nguyên tắc trong bốn nguyên tắc làm nền tảng xây dựng ngôi nhà sự sống của loài người, công trình kỳ diệu nhất do bàn tay Chúa tạo thành. Hội Thánh dạy: “Mọi khía cạnh trong đời sống xã hội đều phải liên hệ đến công ích, nếu muốn đạt được ý nghĩa trọn vẹn nhất, công ích xuất phát từ chính phẩm giá, sự thống nhất và bình đẳng của hết mọi người”.(2)
Nền tảng Kinh Thánh của công ích cũng có thể nhận thấy rõ ràng ngay từ trình thuật về ngày sáng thế cho đến mãi về sau này. Thiên Chúa trao thế giới Ngài tạo dựng không cho một người hay một giai cấp nào riêng lẻ, mà cho toàn thể xã hội loài người từ ngày sáng tạo đến ngày thế mạt để họ có quyền sử dụng và cộng tác vào công trình sáng tạo nhiệm mầu của Thiên Chúa Tạo Hoá.
Hội Thánh dạy: “Tự bản chất, con người là một hữu thể xã hội vì Thiên Chúa – Đấng tạo dựng con người – muốn như thế” (3). Và vì là hữu thể xã hội, con người không những sống chung với mà còn sống vì người khác. Do đó, trong Thông Điệp Sollicitudo Rei Socialis, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhấn mạnh: “Chính vì yêu quý điều có ích cho mình và cho người khác mà người ta quy tụ thành những tập thể bền vững nhằm tìm kiếm ích lợi chung. Các xã hội loài người khác nhau cũng phải tạo ra nơi mình những quan hệ liên đới, liên lạc và cộng tác với nhau để phục vụ con người và công ích” (4)
Cộng đồng chính trị và công ích
Hội Thánh dạy rằng: “Cộng đồng chính trị chủ yếu là để phục vụ xã hội dân sự và nếu phân tích tới cùng, là phục vụ những con người và những tập thể làm nên xã hội dân sự”(5).
Là công cụ của Nhà Nước, các cơ quan hành chính ở bất cứ cấp nào – quốc gia, khu vực hay địa phương – đều phải nhắm phục vụ các công dân: “Đã đặt mình phục vụ các công dân, nhà nước phải trở thành người quản lý các nguồn lợi của nhân dân và vì thế họ phải quản lý các nguồn lợi ấy với ý định hướng tới công ích” (6)
Nhìn thấy trước những viễn cảnh không phù hợp với việc phục vụ con người và công ích trong một số thể chế xã hội, Hội Thánh muốn lên tiếng nhắc nhở và cảnh báo những cách làm việc không phù hợp với tinh thần Tin Mừng và đối nghịch với ích lợi của cá nhân cũng như xã hội.
Trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội đồng Christifideles Laici, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô nhận định: “Đi ngược với cái nhìn này là thái độ quan liêu quá mức; thái độ này xuất hiện khi “các cơ quan trở nên quá phức tạp trong cách tổ chức và đòi xử lý hết mọi vấn đề. Rốt cuộc, chúng không còn hiệu năng nữa do chủ nghĩa công chức vô cảm, do hệ thống hành chính quan liêu thái quá, do việc lo tìm tư lợi không chính đáng và do đánh mất ý thức bổn phận một cách quá dễ dàng và quá phổ biến”(7). Vì thế, không được quan niệm vai trò của những người làm việc trong các cơ quan hành chính là vô cảm hay quan liêu, mà đúng ra phải coi đó như hành động rộng lượng giúp đỡ các công dân với tinh thần phục vụ.”(8)
Như vậy, việc tìm công ích trước hết là do cung cách phục vụ của cộng đồng chính trị đối với xã hội dân sự, chứ không phải là sử dụng của cải của tư nhân để dồn hết cho công ích.
Công ích phải bảo đảm ích lợi cho cá nhân
Trước khi nói đến nguyên tắc công ích, Hội Thánh đưa ra nguyên tắc nhân vị, là bởi vì “Hội Thánh nhìn thấy nơi mỗi người, nam cũng như nữ, hình ảnh sống động của chính Thiên Chúa. Hình ảnh này mỗi ngày được triển khai thêm một cách trọn vẹn và sâu sắc hơn nơi mầu nhiệm Đức Kitô, hình ảnh tuyệt hảo của Thiên Chúa, Đấng duy nhất đã mạc khải Thiên Chúa cho con người và mạc khải con người cho chính con người”.(9)
Vậy khi nói về công ích, Hội Thánh dạy rằng: “Mỗi người cũng có quyền hưởng những điều kiện của đời sống xã hội do việc tìm kiếm công ích đem lại.” (10) Không thể nhân danh công ích để bỏ qua những đòi hỏi chính đáng về quyền lợi và phúc lợi của những con người riêng lẻ, là hình ảnh Thiên Chúa.
Hội Thánh còn chỉ ra cụ thể: công ích chính là phục vụ con người, và “thông tin do các phương tiện truyền thông cung cấp phải nhằm phục vụ công ích. Xã hội có quyền nhận được những thông tin căn cứ trên sự thật, tự do, công lý và liên đới” (11).
Do đó, mỗi người trong phận vụ của mình phải góp phần phát triển thông tin để các giá trị của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (sự thật, tự do, công lý và liên đới) được phổ biến nhanh chóng và rộng rãi nhất.
Chiều kích siêu việt của công ích
Nhưng điều quan trọng hơn hết cần phải lưu ý là “Công ích của xã hội không phải là một mục tiêu tự thân: nó chỉ có giá trị khi có liên quan với việc thực hiện các mục tiêu tối hậu của con người và ích lợi chung của toàn thể thụ tạo”(12). Vậy mục tiêu tối hậu của con người là gì? Trong Thông Điệp Centessimus Annus, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô nhắc nhở: “Thiên Chúa là mục tiêu tối hậu của các thụ tạo do Ngài dựng nên, và vì thế, không thể vì bất cứ lý do gì mà công ích mất đi chiều hướng siêu việt, tức là chiều hướng vừa vượt lên trên lịch sử vừa hoàn thành lịch sử”.
Nói một cách đơn giản, công ích chỉ có ý nghĩa thật sự khi giúp con người hướng về Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá và là mục tiêu con người hướng đến. Khi người ta nhân danh công ích để phá bỏ nhà thờ, đập tan Thánh Giá Chúa hay phân rẽ dân Chúa, thì chắc chắn là người ta lợi dụng công ích vì tư lợi.
Khi Hội Thánh địa phương gìn giữ một mảnh đất hay một căn nhà để làm nơi thờ phượng Chúa và phục vụ anh chị em mình, rõ ràng công ích được đề cao vì mục tiêu tối hậu được nhắm đến và những con người nhỏ bé được chăm sóc như hình ảnh đích thực của Đức Giêsu.
Còn khi người ta biến một mảnh đất thành công viên hay khu thương mại giải trí (chưa nói đến chuyện chia năm xẻ bảy để giành tư lợi), thì họ đã nhạo báng công ích. Học Thuyết Xã Hội Công Giáo nhấn mạnh: “Một nhãn quan thuần tuý lịch sử và vật chất sẽ kết thúc bằng cách biến công ích thành một sự an vui đơn thuần về mặt kinh tế và xã hội mà không hướng tới một mục tiêu siêu việt nào, tức là không có lý do hiện hữu sâu xa nào của chính công ích”(13). Nói khác đi, lúc đó công ích đã bị gạt sang bên lề rồi.
Thay lời kết luận
Vài phân tích ngắn ngủi trên đây chỉ vẽ ra vài nét chính yếu trong giáo huấn của Hội Thánh về công ích nên chưa đầy đủ và còn cần được phát triển thêm. Thay cho lời kết luận, chúng tôi xin được trích lời Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh Công Lý và Hoà Bình: “Nếu chúng ta muốn cổ võ sự phát triển toàn diện và đích thực của con người trong hoàn cảnh thực tế của các dân tộc trên thế giới, chúng ta phải có "lòng can đảm của một tình liên đới mới có khả năng tiến hành những bước đi sáng tạo và hữu hiệu để khắc phục tình trạng kém phát triển phi nhân cũng như tình trạng phát triển quá độ có khuynh hướng biến con người thành một đơn vị kinh tế" (Ecclesia in Asia 32). (…) Trên bình diện cộng đồng, chúng ta cần sự cống hiến của nhiều nhóm khác nhau, tất cả hoạt động trong tình hiệp nhất với nhau. Một số người sẽ đào sâu khả năng phân tích xã hội học hay sẽ dấn thân vào các vấn đề chính trị thực tế. Một số khác sẽ dấn thân trực tiếp vào việc phục vụ người nghèo. Dù chúng ta ở đâu những nỗ lực mang tính giáo dục của chúng ta sẽ góp phần vào việc xây dựng công ích và nâng cao các chuẩn mực đạo đức.”(14)
Chú thích;
(1) CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 26: AAS 58 (1966), 1046; x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1905-1912; Gioan XXIII, Thông điệp Mater et Magistra: AAS 53 (1961), 417-421; Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in Terris: AAS 55 (1963), 272-273; Phaolô VI, Tông thư Octogesima Adveniens, 46: AAS 63 (1971), 433-435.
(2) HTXHCG, khoản 164
(3) x. CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 12: AAS 58 (1996), 1034; Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1879; x. Piô XII, Thông điệp Truyền thanh ngày 24-12-1942, 6: AAS 35 (1943), 11-12; Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in Terris: AAS 55 (1963), 264-265.
(4) x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis, 26: AAS 80 (1988), 544-547; CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 76: AAS 58 (1966), 1099- 1100.
(5) x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1910.
(6) Gioan Phaolô II, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 1998, 5: AAS 90 (1998), 152.
(7) Gioan Phaolô II, Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Christifideles Laici, 41: AAS 81 (1989), 471-472.
(8) HTXHCG, khoản 402.
(9) HTXHCG, khoản 105, CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 22: AAS 58 (1966), 1042.
(10) HTXHCG, khoản 167
(11) Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2494; x. CĐ. Vatican II, Sắc lệnh Inter Mirifica, 11: AAS 56 (1964), 148-149.
(12) (13) HTXHCG, khoản 170
(14) Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Thư gửi Hội Nghị Giáo Dân Á Châu lần thứ hai, 2001
Vậy công ích là gì?
Hiến chế Mục Vụ về Hội Thánh trong Thế Giới Ngày Nay (Gaudium et Spes) của Công Đồng Vatican II định nghĩa: “Công ích - là toàn bộ những điều kiện của đời sống xã hội cho phép những tập thể hay những phần tử riêng rẽ có thể đạt tới sự hoàn hảo riêng một cách đầy đủ và dễ dàng hơn - ngày nay mỗi lúc một nới rộng tầm phổ quát hơn và do đó bao hàm những quyền lợi và nghĩa vụ của toàn thể nhân loại” (1).
Công ích là một nguyên tắc trong bốn nguyên tắc làm nền tảng xây dựng ngôi nhà sự sống của loài người, công trình kỳ diệu nhất do bàn tay Chúa tạo thành. Hội Thánh dạy: “Mọi khía cạnh trong đời sống xã hội đều phải liên hệ đến công ích, nếu muốn đạt được ý nghĩa trọn vẹn nhất, công ích xuất phát từ chính phẩm giá, sự thống nhất và bình đẳng của hết mọi người”.(2)
Nền tảng Kinh Thánh của công ích cũng có thể nhận thấy rõ ràng ngay từ trình thuật về ngày sáng thế cho đến mãi về sau này. Thiên Chúa trao thế giới Ngài tạo dựng không cho một người hay một giai cấp nào riêng lẻ, mà cho toàn thể xã hội loài người từ ngày sáng tạo đến ngày thế mạt để họ có quyền sử dụng và cộng tác vào công trình sáng tạo nhiệm mầu của Thiên Chúa Tạo Hoá.
Hội Thánh dạy: “Tự bản chất, con người là một hữu thể xã hội vì Thiên Chúa – Đấng tạo dựng con người – muốn như thế” (3). Và vì là hữu thể xã hội, con người không những sống chung với mà còn sống vì người khác. Do đó, trong Thông Điệp Sollicitudo Rei Socialis, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhấn mạnh: “Chính vì yêu quý điều có ích cho mình và cho người khác mà người ta quy tụ thành những tập thể bền vững nhằm tìm kiếm ích lợi chung. Các xã hội loài người khác nhau cũng phải tạo ra nơi mình những quan hệ liên đới, liên lạc và cộng tác với nhau để phục vụ con người và công ích” (4)
Cộng đồng chính trị và công ích
Hội Thánh dạy rằng: “Cộng đồng chính trị chủ yếu là để phục vụ xã hội dân sự và nếu phân tích tới cùng, là phục vụ những con người và những tập thể làm nên xã hội dân sự”(5).
Là công cụ của Nhà Nước, các cơ quan hành chính ở bất cứ cấp nào – quốc gia, khu vực hay địa phương – đều phải nhắm phục vụ các công dân: “Đã đặt mình phục vụ các công dân, nhà nước phải trở thành người quản lý các nguồn lợi của nhân dân và vì thế họ phải quản lý các nguồn lợi ấy với ý định hướng tới công ích” (6)
Nhìn thấy trước những viễn cảnh không phù hợp với việc phục vụ con người và công ích trong một số thể chế xã hội, Hội Thánh muốn lên tiếng nhắc nhở và cảnh báo những cách làm việc không phù hợp với tinh thần Tin Mừng và đối nghịch với ích lợi của cá nhân cũng như xã hội.
Trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội đồng Christifideles Laici, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô nhận định: “Đi ngược với cái nhìn này là thái độ quan liêu quá mức; thái độ này xuất hiện khi “các cơ quan trở nên quá phức tạp trong cách tổ chức và đòi xử lý hết mọi vấn đề. Rốt cuộc, chúng không còn hiệu năng nữa do chủ nghĩa công chức vô cảm, do hệ thống hành chính quan liêu thái quá, do việc lo tìm tư lợi không chính đáng và do đánh mất ý thức bổn phận một cách quá dễ dàng và quá phổ biến”(7). Vì thế, không được quan niệm vai trò của những người làm việc trong các cơ quan hành chính là vô cảm hay quan liêu, mà đúng ra phải coi đó như hành động rộng lượng giúp đỡ các công dân với tinh thần phục vụ.”(8)
Như vậy, việc tìm công ích trước hết là do cung cách phục vụ của cộng đồng chính trị đối với xã hội dân sự, chứ không phải là sử dụng của cải của tư nhân để dồn hết cho công ích.
Công ích phải bảo đảm ích lợi cho cá nhân
Trước khi nói đến nguyên tắc công ích, Hội Thánh đưa ra nguyên tắc nhân vị, là bởi vì “Hội Thánh nhìn thấy nơi mỗi người, nam cũng như nữ, hình ảnh sống động của chính Thiên Chúa. Hình ảnh này mỗi ngày được triển khai thêm một cách trọn vẹn và sâu sắc hơn nơi mầu nhiệm Đức Kitô, hình ảnh tuyệt hảo của Thiên Chúa, Đấng duy nhất đã mạc khải Thiên Chúa cho con người và mạc khải con người cho chính con người”.(9)
Vậy khi nói về công ích, Hội Thánh dạy rằng: “Mỗi người cũng có quyền hưởng những điều kiện của đời sống xã hội do việc tìm kiếm công ích đem lại.” (10) Không thể nhân danh công ích để bỏ qua những đòi hỏi chính đáng về quyền lợi và phúc lợi của những con người riêng lẻ, là hình ảnh Thiên Chúa.
Hội Thánh còn chỉ ra cụ thể: công ích chính là phục vụ con người, và “thông tin do các phương tiện truyền thông cung cấp phải nhằm phục vụ công ích. Xã hội có quyền nhận được những thông tin căn cứ trên sự thật, tự do, công lý và liên đới” (11).
Do đó, mỗi người trong phận vụ của mình phải góp phần phát triển thông tin để các giá trị của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (sự thật, tự do, công lý và liên đới) được phổ biến nhanh chóng và rộng rãi nhất.
Chiều kích siêu việt của công ích
Nhưng điều quan trọng hơn hết cần phải lưu ý là “Công ích của xã hội không phải là một mục tiêu tự thân: nó chỉ có giá trị khi có liên quan với việc thực hiện các mục tiêu tối hậu của con người và ích lợi chung của toàn thể thụ tạo”(12). Vậy mục tiêu tối hậu của con người là gì? Trong Thông Điệp Centessimus Annus, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô nhắc nhở: “Thiên Chúa là mục tiêu tối hậu của các thụ tạo do Ngài dựng nên, và vì thế, không thể vì bất cứ lý do gì mà công ích mất đi chiều hướng siêu việt, tức là chiều hướng vừa vượt lên trên lịch sử vừa hoàn thành lịch sử”.
Nói một cách đơn giản, công ích chỉ có ý nghĩa thật sự khi giúp con người hướng về Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá và là mục tiêu con người hướng đến. Khi người ta nhân danh công ích để phá bỏ nhà thờ, đập tan Thánh Giá Chúa hay phân rẽ dân Chúa, thì chắc chắn là người ta lợi dụng công ích vì tư lợi.
Khi Hội Thánh địa phương gìn giữ một mảnh đất hay một căn nhà để làm nơi thờ phượng Chúa và phục vụ anh chị em mình, rõ ràng công ích được đề cao vì mục tiêu tối hậu được nhắm đến và những con người nhỏ bé được chăm sóc như hình ảnh đích thực của Đức Giêsu.
Còn khi người ta biến một mảnh đất thành công viên hay khu thương mại giải trí (chưa nói đến chuyện chia năm xẻ bảy để giành tư lợi), thì họ đã nhạo báng công ích. Học Thuyết Xã Hội Công Giáo nhấn mạnh: “Một nhãn quan thuần tuý lịch sử và vật chất sẽ kết thúc bằng cách biến công ích thành một sự an vui đơn thuần về mặt kinh tế và xã hội mà không hướng tới một mục tiêu siêu việt nào, tức là không có lý do hiện hữu sâu xa nào của chính công ích”(13). Nói khác đi, lúc đó công ích đã bị gạt sang bên lề rồi.
Thay lời kết luận
Vài phân tích ngắn ngủi trên đây chỉ vẽ ra vài nét chính yếu trong giáo huấn của Hội Thánh về công ích nên chưa đầy đủ và còn cần được phát triển thêm. Thay cho lời kết luận, chúng tôi xin được trích lời Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh Công Lý và Hoà Bình: “Nếu chúng ta muốn cổ võ sự phát triển toàn diện và đích thực của con người trong hoàn cảnh thực tế của các dân tộc trên thế giới, chúng ta phải có "lòng can đảm của một tình liên đới mới có khả năng tiến hành những bước đi sáng tạo và hữu hiệu để khắc phục tình trạng kém phát triển phi nhân cũng như tình trạng phát triển quá độ có khuynh hướng biến con người thành một đơn vị kinh tế" (Ecclesia in Asia 32). (…) Trên bình diện cộng đồng, chúng ta cần sự cống hiến của nhiều nhóm khác nhau, tất cả hoạt động trong tình hiệp nhất với nhau. Một số người sẽ đào sâu khả năng phân tích xã hội học hay sẽ dấn thân vào các vấn đề chính trị thực tế. Một số khác sẽ dấn thân trực tiếp vào việc phục vụ người nghèo. Dù chúng ta ở đâu những nỗ lực mang tính giáo dục của chúng ta sẽ góp phần vào việc xây dựng công ích và nâng cao các chuẩn mực đạo đức.”(14)
Chú thích;
(1) CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 26: AAS 58 (1966), 1046; x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1905-1912; Gioan XXIII, Thông điệp Mater et Magistra: AAS 53 (1961), 417-421; Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in Terris: AAS 55 (1963), 272-273; Phaolô VI, Tông thư Octogesima Adveniens, 46: AAS 63 (1971), 433-435.
(2) HTXHCG, khoản 164
(3) x. CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 12: AAS 58 (1996), 1034; Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1879; x. Piô XII, Thông điệp Truyền thanh ngày 24-12-1942, 6: AAS 35 (1943), 11-12; Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in Terris: AAS 55 (1963), 264-265.
(4) x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis, 26: AAS 80 (1988), 544-547; CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 76: AAS 58 (1966), 1099- 1100.
(5) x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1910.
(6) Gioan Phaolô II, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 1998, 5: AAS 90 (1998), 152.
(7) Gioan Phaolô II, Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Christifideles Laici, 41: AAS 81 (1989), 471-472.
(8) HTXHCG, khoản 402.
(9) HTXHCG, khoản 105, CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 22: AAS 58 (1966), 1042.
(10) HTXHCG, khoản 167
(11) Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2494; x. CĐ. Vatican II, Sắc lệnh Inter Mirifica, 11: AAS 56 (1964), 148-149.
(12) (13) HTXHCG, khoản 170
(14) Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Thư gửi Hội Nghị Giáo Dân Á Châu lần thứ hai, 2001
Top Stories
Letter of Murray Thompson M.P. to Vietnamese Ambassador to Australia
Murray Thompson M.P.
08:21 08/02/2010
W obronie wietnamskich katolików (Bênh vực Giáo hội Việt Nam)
Małgorzata Pabis
08:34 08/02/2010
Tak jak niedawno Polacy wysyłali protesty w obronie chrześcijan w Indiach, tak dziś stają w obronie Wietnamczyków. Do naszej redakcji nadsyłane są kopie listów, e-maili, które zostały przesłane do ambasady wietnamskiej w Polsce. Protestujący domagają się, żeby komunistyczne władze Wietnamu natychmiast zaprzestały łamania praw człowieka i prześladowania katolików. Tymczasem sytuacja w Wietnamie jest wciąż napięta. Generał redemptorystów wezwał władze, by zakończyły akty prześladowań, aresztowań i osądziły tych, którzy atakują katolików.
Jedną z organizacji, która wysłała protest do Ambasady Wietnamskiej w Warszawie, jest Stowarzyszenie "Rodzina Polska". - Wystosowaliśmy nasz protest, gdyż chcemy w ten sposób pokazać solidarność z prześladowanymi chrześcijanami w Wietnamie - wyjaśnia prof. Piotr Jaroszyński, prezes stowarzyszenia. - Nie możemy milczeć, gdy inni cierpią. W liście został także wyrażony sprzeciw wobec łamania praw człowieka w tym kraju. "Metody stosowane wobec katolików przez władze Wietnamu nie mieszczą się w standardach cywilizowanego świata" - czytamy.
Autorzy protestu podkreślają, że działania władz Wietnamu wobec katolików są szokujące i w najwyższym stopniu niepokojące. Wskazują także na konkretne przypadki łamania praw człowieka, m.in. wysadzenie ładunkami wybuchowymi krzyża w Dong Chiem, użycie wobec broniących krzyża parafian gazów łzawiących i elektrycznych pałek czy wreszcie pobicie redemptorysty br. Antoniego Nguyena Van Tanga.
List protestacyjny do ambasady wietnamskiej wysłał także w imieniu Akcji Katolickiej miasta Kalisza prezes Romuald Zaręba: "Wyrażamy ostry i stanowczy PROTEST przeciw takiemu postępowaniu i apelujemy do Rządu SRV o położenie kresu aktom przemocy i zastraszania w stosunku do wiernych Kościoła Katolickiego w Wietnamie" - piszą sygnatariusze listu, wyrażając także nadzieję, że władze centralne zareagują stanowczo na bezprawie. Również Akcja Katolicka ze Szczecina (oddział przy parafii pw. Świętego Krzyża) wysłała list protestacyjny. "Apelujemy do władz Socjalistycznej Republiki Wietnamu o wyjaśnienie zaistniałej sytuacji, ukaranie winnych, odbudowę zburzonego krzyża i zaprzestanie dalszych represji i aresztowań katolików" - czytamy w liście.
Swój sprzeciw wobec prześladowań chrześcijan w tym państwie wyrażają też osoby prywatne. Grzegorz Orlikowski napisał do władz Wietnamu: "Tylko słaba władza może używać przemocy wobec swoich obywateli! Jako chrześcijanin z Polski w poczuciu solidarności z moimi braćmi w Wietnamie wzywam władze państwowe Wietnamu do powstrzymania się od represji wobec chrześcijan" - czytamy w liście, którego kopia została przesłana do "Naszego Dziennika".
W podobnym tonie napisał Józef Baran z Krakowa: "Jako chrześcijanin i katolik nie mogę stać obojętnie wobec represji, aresztowań i przetrzymywania w izolacji ludzi wierzących, szczególnie w parafii Dong Chiem, gdzie wierni protestowali przeciwko wysadzeniu w powietrze monumentalnego krzyża. Dlatego też domagam się natychmiastowego położenia kresu tym zbrodniczym działaniom!".
Wdzięczność wietnamskich katolików
Mimo komunistycznej cenzury te głosy obrony docierają do katolików w Wietnamie. Okazuje się, że najlepszym sprzymierzeńcem prześladowanych za wiarę katolików w Wietnamie jest internet. Tego środka przekazu najbardziej obawiają się komunistyczni dygnitarze. Wieść o prześladowaniu i niesprawiedliwości społecznej czy łamaniu praw człowieka rozchodzi się w sieci najszybciej i niewygodne informacje wymykają się cenzurze. Drugim sprzymierzeńcem katolików w Wietnamie jest wsparcie międzynarodowej opinii publicznej.
Na polski dzień solidarności z prześladowanymi katolikami w Wietnamie wierni w tym kraju odpowiedzieli modlitwą. W stołecznym Hanoi, w parafii Thai Ha, kilkuset wiernych uczestniczyło we Mszy solidarności z Polską. Wierni przynieśli na Eucharystię zapalone świece, a po Liturgii uczestniczyli w adoracji krzyża. W sposób szczególny pamiętano o prześladowanych parafianach z Dong Chiem, gdzie komuniści wysadzili w powietrze cmentarny krzyż, a teraz izolują mieszkańców od świata, oraz o katolikach z Con Dau, gdzie władze chcą eksmitować ponad 2 tys. wiernych. Wietnamscy katolicy podziękowali za znak solidarności Kościoła w Polsce.
Ambasada Socjalistycznej Republiki Wietnamu mieści się przy ul. Resorowej 36 w Warszawie, kod 02-956. Tel. (22) 651 60 98, (22) 651 60 98, fax (22) 651 60 95, e-mail: office@ambasadawietnamu.org.
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100208&typ=wi&id=wi11.txt)
Jedną z organizacji, która wysłała protest do Ambasady Wietnamskiej w Warszawie, jest Stowarzyszenie "Rodzina Polska". - Wystosowaliśmy nasz protest, gdyż chcemy w ten sposób pokazać solidarność z prześladowanymi chrześcijanami w Wietnamie - wyjaśnia prof. Piotr Jaroszyński, prezes stowarzyszenia. - Nie możemy milczeć, gdy inni cierpią. W liście został także wyrażony sprzeciw wobec łamania praw człowieka w tym kraju. "Metody stosowane wobec katolików przez władze Wietnamu nie mieszczą się w standardach cywilizowanego świata" - czytamy.
Autorzy protestu podkreślają, że działania władz Wietnamu wobec katolików są szokujące i w najwyższym stopniu niepokojące. Wskazują także na konkretne przypadki łamania praw człowieka, m.in. wysadzenie ładunkami wybuchowymi krzyża w Dong Chiem, użycie wobec broniących krzyża parafian gazów łzawiących i elektrycznych pałek czy wreszcie pobicie redemptorysty br. Antoniego Nguyena Van Tanga.
List protestacyjny do ambasady wietnamskiej wysłał także w imieniu Akcji Katolickiej miasta Kalisza prezes Romuald Zaręba: "Wyrażamy ostry i stanowczy PROTEST przeciw takiemu postępowaniu i apelujemy do Rządu SRV o położenie kresu aktom przemocy i zastraszania w stosunku do wiernych Kościoła Katolickiego w Wietnamie" - piszą sygnatariusze listu, wyrażając także nadzieję, że władze centralne zareagują stanowczo na bezprawie. Również Akcja Katolicka ze Szczecina (oddział przy parafii pw. Świętego Krzyża) wysłała list protestacyjny. "Apelujemy do władz Socjalistycznej Republiki Wietnamu o wyjaśnienie zaistniałej sytuacji, ukaranie winnych, odbudowę zburzonego krzyża i zaprzestanie dalszych represji i aresztowań katolików" - czytamy w liście.
Swój sprzeciw wobec prześladowań chrześcijan w tym państwie wyrażają też osoby prywatne. Grzegorz Orlikowski napisał do władz Wietnamu: "Tylko słaba władza może używać przemocy wobec swoich obywateli! Jako chrześcijanin z Polski w poczuciu solidarności z moimi braćmi w Wietnamie wzywam władze państwowe Wietnamu do powstrzymania się od represji wobec chrześcijan" - czytamy w liście, którego kopia została przesłana do "Naszego Dziennika".
W podobnym tonie napisał Józef Baran z Krakowa: "Jako chrześcijanin i katolik nie mogę stać obojętnie wobec represji, aresztowań i przetrzymywania w izolacji ludzi wierzących, szczególnie w parafii Dong Chiem, gdzie wierni protestowali przeciwko wysadzeniu w powietrze monumentalnego krzyża. Dlatego też domagam się natychmiastowego położenia kresu tym zbrodniczym działaniom!".
Wdzięczność wietnamskich katolików
Mimo komunistycznej cenzury te głosy obrony docierają do katolików w Wietnamie. Okazuje się, że najlepszym sprzymierzeńcem prześladowanych za wiarę katolików w Wietnamie jest internet. Tego środka przekazu najbardziej obawiają się komunistyczni dygnitarze. Wieść o prześladowaniu i niesprawiedliwości społecznej czy łamaniu praw człowieka rozchodzi się w sieci najszybciej i niewygodne informacje wymykają się cenzurze. Drugim sprzymierzeńcem katolików w Wietnamie jest wsparcie międzynarodowej opinii publicznej.
Na polski dzień solidarności z prześladowanymi katolikami w Wietnamie wierni w tym kraju odpowiedzieli modlitwą. W stołecznym Hanoi, w parafii Thai Ha, kilkuset wiernych uczestniczyło we Mszy solidarności z Polską. Wierni przynieśli na Eucharystię zapalone świece, a po Liturgii uczestniczyli w adoracji krzyża. W sposób szczególny pamiętano o prześladowanych parafianach z Dong Chiem, gdzie komuniści wysadzili w powietrze cmentarny krzyż, a teraz izolują mieszkańców od świata, oraz o katolikach z Con Dau, gdzie władze chcą eksmitować ponad 2 tys. wiernych. Wietnamscy katolicy podziękowali za znak solidarności Kościoła w Polsce.
Ambasada Socjalistycznej Republiki Wietnamu mieści się przy ul. Resorowej 36 w Warszawie, kod 02-956. Tel. (22) 651 60 98, (22) 651 60 98, fax (22) 651 60 95, e-mail: office@ambasadawietnamu.org.
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100208&typ=wi&id=wi11.txt)
De vivers horizons: Robert Park, missionnaire évangélique emprisonné depuis le 25 décembre dernier pour entrée illégale sur le territoire nord-coréen, a été libéré
Eglises d'Asie
08:35 08/02/2010
8 février 2010 (Eglises d’Asie) – Robert Park, le missionnaire évangélique américain d’origine coréenne emprisonné par Pyongyang après son entrée illégale sur le territoire nord-coréen, a été libéré le 5 février dernier. Transitant par la Chine, il a été remis aux représentants de l’ambassade américaine, avant de s’envoler, le lendemain 6 février, pour les Etats-Unis.
La nuit de Noël 2009, le jeune missionnaire de 28 ans avait traversé le Tumen gelé, fleuve-frontière qui sépare une partie de la Corée du Nord et de la Chine, dans l’intention de se constituer prisonnier volontaire afin que le dirigeant nord-coréen Kim Jong-il cesse de bafouer les droits de l’homme et que « tous les camps de travail [soient] fermés ». Il avait également affirmé, lors des conférences de presse données avant son action, vouloir rester emprisonné en Corée du Nord aussi longtemps qu’il le faudrait pour obtenir gain de cause et ne pas souhaiter l’intervention des Etats-Unis pour sa libération (1).
Le 5 février dernier, les autorités nord-coréennes ont fait savoir par leur agence d’information officielle qu’elles acceptaient de « pardonner et de relâcher » Robert Park. Selon la Corée du Nord, le missionnaire aurait reconnu « son erreur » et avoué avoir traversé la frontière sous l’emprise d’une « propagande occidentale basée sur des faits erronés ». L’agence officielle nord-coréenne rapporte également que Robert Park avait désormais réalisé que la liberté religieuse n’était absolument pas en danger en Corée du Nord, qu’il avait exprimé son « sincère repentir » ainsi que son désir de « donner une idée juste de [ce qui se passe en] République populaire démocratique de Corée ».
Les membres du groupe évangélique de Robert Park dénoncent, pour leur part, une confession soustraite par la contrainte et les menaces. Sa famille, venue le chercher à l’aéroport de Los Angeles, a avoué ne pas avoir réussi à faire parler le jeune missionnaire qui paraissait très affecté mais « en bonne santé » et qui a refusé également de s’adresser aux journalistes.
Du côté de la Corée du Sud, les réactions à la libération de Robert Park sont mitigées. Selon l’agence Ucanews (2), à la nouvelle de la décision de Pyongyang de relâcher le missionnaire vendredi 5 février, de nombreux responsables des Eglises chrétiennes ont déclaré espérer que de telles « idioties » ne se répéteraient plus. « Pour que les relations avec la Corée du Nord s’améliorent, des actions de provocations comme celle de Robert Park ne doivent plus jamais se produire », a notamment jugé James Byun Jin-heung, membre du Comité de réconciliation de la Corée de l’archidiocèse de Séoul.
Alors que les Etats-Unis et la Corée du Nord négocient au sujet du programme nucléaire de la dictature militaire, le cas du militant chrétien semble, selon les analystes, avoir permis au régime communiste de faire « un geste de bonne volonté ». Ce même samedi 6 février, Lynn Pascoe, conseiller de Ban Ki-moon, secrétaire général de l’ONU, arrivait à Séoul, d’où il était prévu qu’il se rende en Corée du Nord pour y discuter du programme nucléaire de Pyongyang.
Cependant, si Robert Park est le troisième ressortissant américain à avoir été relâché ces derniers mois, un autre citoyen des Etats-Unis, dont le nom n’a pas été révélé par les autorités, serait depuis le 25 janvier 2010 toujours retenu par la Corée du Nord (3).
(1) Voir EDA 522
(2) Ucanews, 5 février 2010.
(3) Reuters, 6 février 2010; Xinhua, 8 février 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 8 février 2010)
La nuit de Noël 2009, le jeune missionnaire de 28 ans avait traversé le Tumen gelé, fleuve-frontière qui sépare une partie de la Corée du Nord et de la Chine, dans l’intention de se constituer prisonnier volontaire afin que le dirigeant nord-coréen Kim Jong-il cesse de bafouer les droits de l’homme et que « tous les camps de travail [soient] fermés ». Il avait également affirmé, lors des conférences de presse données avant son action, vouloir rester emprisonné en Corée du Nord aussi longtemps qu’il le faudrait pour obtenir gain de cause et ne pas souhaiter l’intervention des Etats-Unis pour sa libération (1).
Le 5 février dernier, les autorités nord-coréennes ont fait savoir par leur agence d’information officielle qu’elles acceptaient de « pardonner et de relâcher » Robert Park. Selon la Corée du Nord, le missionnaire aurait reconnu « son erreur » et avoué avoir traversé la frontière sous l’emprise d’une « propagande occidentale basée sur des faits erronés ». L’agence officielle nord-coréenne rapporte également que Robert Park avait désormais réalisé que la liberté religieuse n’était absolument pas en danger en Corée du Nord, qu’il avait exprimé son « sincère repentir » ainsi que son désir de « donner une idée juste de [ce qui se passe en] République populaire démocratique de Corée ».
Les membres du groupe évangélique de Robert Park dénoncent, pour leur part, une confession soustraite par la contrainte et les menaces. Sa famille, venue le chercher à l’aéroport de Los Angeles, a avoué ne pas avoir réussi à faire parler le jeune missionnaire qui paraissait très affecté mais « en bonne santé » et qui a refusé également de s’adresser aux journalistes.
Du côté de la Corée du Sud, les réactions à la libération de Robert Park sont mitigées. Selon l’agence Ucanews (2), à la nouvelle de la décision de Pyongyang de relâcher le missionnaire vendredi 5 février, de nombreux responsables des Eglises chrétiennes ont déclaré espérer que de telles « idioties » ne se répéteraient plus. « Pour que les relations avec la Corée du Nord s’améliorent, des actions de provocations comme celle de Robert Park ne doivent plus jamais se produire », a notamment jugé James Byun Jin-heung, membre du Comité de réconciliation de la Corée de l’archidiocèse de Séoul.
Alors que les Etats-Unis et la Corée du Nord négocient au sujet du programme nucléaire de la dictature militaire, le cas du militant chrétien semble, selon les analystes, avoir permis au régime communiste de faire « un geste de bonne volonté ». Ce même samedi 6 février, Lynn Pascoe, conseiller de Ban Ki-moon, secrétaire général de l’ONU, arrivait à Séoul, d’où il était prévu qu’il se rende en Corée du Nord pour y discuter du programme nucléaire de Pyongyang.
Cependant, si Robert Park est le troisième ressortissant américain à avoir été relâché ces derniers mois, un autre citoyen des Etats-Unis, dont le nom n’a pas été révélé par les autorités, serait depuis le 25 janvier 2010 toujours retenu par la Corée du Nord (3).
(1) Voir EDA 522
(2) Ucanews, 5 février 2010.
(3) Reuters, 6 février 2010; Xinhua, 8 février 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 8 février 2010)
Oni są przyszłością całego Kościoła (Họ là tương lai của Giáo hội)
Ks. Edward Osiecki SVD
08:38 08/02/2010
Kościół w Wietnamie od swoich początków jest naznaczony cierpieniem i skąpany we krwi męczenników. A mimo to rozwija się i nabiera mocy. W czasie wielkiego prześladowania w pierwszej połowie XIX wieku, trwającego ponad 50 lat (1798-1850), spośród 300 tys. katolików śmiercią męczeńską zginęło ich 100 tysięcy. Najbardziej zadziwiającą rzeczą jest fakt, że z ocalałej liczby katolików w ciągu 150 lat społeczność Kościoła wzrosła do ok. 8 milionów. Takiego wzrostu nie tłumaczy w żaden sposób przyrost naturalny. Jest to znak, że Kościół wietnamski cieszy się specjalnym błogosławieństwem.
Współczesne wiadomości o szykanach, prześladowaniach i represjach trwających pod komunistycznym reżimem napełniają nas bólem, chęcią pomocy i okazania wszelkiej solidarności. Listy i inne apele polskich katolików oraz kościelnych instytucji napełniają otuchą katolików wietnamskich. Nie wiemy, jaki będzie ich wpływ na komunistyczne władze, może niewielki, ale jedno jest pewne, że w ostatecznym rozrachunku Kościół w Wietnamie jest przyszłością całego Kościoła. Tam rodzą się obficie nowe powołania, tam dojrzewa wytrwałość wiary, tam rozwija się ścisła wspólnota między laikatem a duchowieństwem. Katolicy wietnamscy z ogromną wdzięcznością i entuzjazmem przyjmują wiadomość o polskiej solidarności w modlitwie. Powinniśmy dalej tę łączność manifestować, ale też powinniśmy czuć się uprzywilejowani, że możemy modlitwą wspierać katolików wietnamskich, gdyż w ten sposób współpracujemy z ludźmi wybranymi przez Boga. Nasza historia zaś pokazuje, że komunizm chodzi na krótkich nogach i daleko nie zajdzie.
They are the future for the Church
The Church in Vietnam since the beginnings is marked by sufferings and is bathed in the martyrs’ blood. Despite of it She is growing and getting spiritual power. During the great persecution in the first half of the XIX century, lasting about 50 years (1798-1850), out of 300 thousand of Vietnamese Catholics 100 thousand martyrs shed their blood witnessing to Christ. The most amazing ist the fact, that out of 200 thousand Catholic survivors during 150 years the Catholic community has grown up to 8 millions now. Such a growth can not be explained simple by the natural causes. It is the sign that the Church in Vietnam enjoys special God’s blessing.
Current reports of chicannery, persecutions and repressions suffered from the communist regime fill Polish Catholic with pain and evoke desire to help and show our solidarity. The letters and any other appeals of individuals and of catholic institutions give courage and hope to the Vietnamese Catholics. We don’t know, what impact theese actions will have on communist authorities, maybe not too big, but one thing is sure, that in the final effect the Catholic Church in Vietnam is the future for the whole Body of Christ. It ist there, where are the abundancy of priestly and religious vocations, where the faith is getting stronger, where there is a closer unity between laity and clergy. Yes, it is true, that Vietnamese Catholics with great gratitude receive any outside news of Polish solidarity in prayer. We should continue to keep in touch, but at the same time we need to acknowledge how privileged we are to be able to support the Vietnamese Catholics, because then we are cooperating with the people chosen by God. Our history demonstrates, that the communism walks on the short legs, and it can’t walk too far.
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100208&typ=wi&id=wi12.txt)
Współczesne wiadomości o szykanach, prześladowaniach i represjach trwających pod komunistycznym reżimem napełniają nas bólem, chęcią pomocy i okazania wszelkiej solidarności. Listy i inne apele polskich katolików oraz kościelnych instytucji napełniają otuchą katolików wietnamskich. Nie wiemy, jaki będzie ich wpływ na komunistyczne władze, może niewielki, ale jedno jest pewne, że w ostatecznym rozrachunku Kościół w Wietnamie jest przyszłością całego Kościoła. Tam rodzą się obficie nowe powołania, tam dojrzewa wytrwałość wiary, tam rozwija się ścisła wspólnota między laikatem a duchowieństwem. Katolicy wietnamscy z ogromną wdzięcznością i entuzjazmem przyjmują wiadomość o polskiej solidarności w modlitwie. Powinniśmy dalej tę łączność manifestować, ale też powinniśmy czuć się uprzywilejowani, że możemy modlitwą wspierać katolików wietnamskich, gdyż w ten sposób współpracujemy z ludźmi wybranymi przez Boga. Nasza historia zaś pokazuje, że komunizm chodzi na krótkich nogach i daleko nie zajdzie.
They are the future for the Church
The Church in Vietnam since the beginnings is marked by sufferings and is bathed in the martyrs’ blood. Despite of it She is growing and getting spiritual power. During the great persecution in the first half of the XIX century, lasting about 50 years (1798-1850), out of 300 thousand of Vietnamese Catholics 100 thousand martyrs shed their blood witnessing to Christ. The most amazing ist the fact, that out of 200 thousand Catholic survivors during 150 years the Catholic community has grown up to 8 millions now. Such a growth can not be explained simple by the natural causes. It is the sign that the Church in Vietnam enjoys special God’s blessing.
Current reports of chicannery, persecutions and repressions suffered from the communist regime fill Polish Catholic with pain and evoke desire to help and show our solidarity. The letters and any other appeals of individuals and of catholic institutions give courage and hope to the Vietnamese Catholics. We don’t know, what impact theese actions will have on communist authorities, maybe not too big, but one thing is sure, that in the final effect the Catholic Church in Vietnam is the future for the whole Body of Christ. It ist there, where are the abundancy of priestly and religious vocations, where the faith is getting stronger, where there is a closer unity between laity and clergy. Yes, it is true, that Vietnamese Catholics with great gratitude receive any outside news of Polish solidarity in prayer. We should continue to keep in touch, but at the same time we need to acknowledge how privileged we are to be able to support the Vietnamese Catholics, because then we are cooperating with the people chosen by God. Our history demonstrates, that the communism walks on the short legs, and it can’t walk too far.
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100208&typ=wi&id=wi12.txt)
Vietnam: Dégradation inquiétante de l’état de santé du P. Thaddée Nguyên Van Ly, toujours emprisonné à Ba Sao, dans le nord du Vietnam
Eglises d'Asie
08:39 08/02/2010
8 février 2010 (Eglises d'Asie) – Des nouvelles alarmantes concernant la santé du P. Thaddée Nguyên Van Ly viennent d’être diffusées par sa famille. Celle-ci a rendu visite, le 1er février dernier, au célèbre prêtre prisonnier politique incarcéré au centre d’internement de Ba Sao, dans le nord du Vietnam. Au dire des visiteurs, jamais jusqu’à présent, au cours des quelque quinze ans passées en prison à diverses époques par le prêtre catholique, son état de santé et son moral n’avaient été aussi bas.
Les trois membres de sa parenté qui sont allés le voir en prison ont constaté que son état de santé s’était dégradé depuis son dernier séjour à l’hôpital de Hanoi. Le P. Ly déplace difficilement sa jambe droite et son bras droit est paralysé. Durant la visite, il a fait preuve d’une fragilité psychologique inaccoutumée et, contrairement à son habitude, il a laissé transparaître des émotions particulièrement intenses. Il faut dire que, quelques jours auparavant; le prêtre avait mené une grève de la faim de deux jours en communion avec la paroisse de Dông Chiêm.
Les parents ont rapporté que, depuis son retour de l’hôpital de Hanoi, il refuse tous les soins des médecins du centre d’internement et ne prend que les médicaments qui lui sont apportés par sa famille. Il a aussi demandé aux autorités de la prison qu’en cas de nouvelle attaque ou d’autres maladies, il ne soit pas envoyé à l’hôpital.
Pour le moment, le P. Ly est toujours maintenu en isolement dans une cellule. Cependant, l’administration de la prison a placé auprès de lui, dans des cellules voisines, trois autres prisonniers pour qu’ils parlent de temps en temps avec lui et l’aident aussi bien pour sa toilette que pour l’absorption de la nourriture. Le prêtre reste cependant informé de la situation générale de son pays et de l’Eglise. Il a en particulier demandé à ses visiteurs de prier et de faire prier pour la paroisse de Dong Chiêm, particulièrement éprouvée ces temps-ci.
Le 14 novembre dernier, le P. Thaddée Nguyên Van Ly avait été frappé d’une embolie cérébrale qui lui avait paralysé le côté droit (1). Du quartier n° 11 de la prison Ba Sao, il avait été transporté d’urgence à l’hôpital de la Sécurité, à Hanoi. Selon des informations fournies par sa famille, même si les progrès étaient encore peu visibles, son entourage nourrissait un certain optimisme à son égard. Cependant, son état de santé était encore défaillant lorsqu’il a été renvoyé, le 11 décembre 2009, de l’Hôpital-du-19-août où il était soigné, au centre d’internement de Ba Sao.
Il y purge, depuis le mois de mars 2007, date de son procès, une peine de huit ans de prison (2). Lors des dernières fêtes nationales, les autorités gouvernementales avaient déclaré publiquement qu’il ne faisait pas partie de la liste des personnes amnistiées, car sa rééducation n’était pas encore achevée.
(1) Voir EDA 519
(2) Voir EDA 460
(Source: Eglises d'Asie, 8 février 2010)
Les trois membres de sa parenté qui sont allés le voir en prison ont constaté que son état de santé s’était dégradé depuis son dernier séjour à l’hôpital de Hanoi. Le P. Ly déplace difficilement sa jambe droite et son bras droit est paralysé. Durant la visite, il a fait preuve d’une fragilité psychologique inaccoutumée et, contrairement à son habitude, il a laissé transparaître des émotions particulièrement intenses. Il faut dire que, quelques jours auparavant; le prêtre avait mené une grève de la faim de deux jours en communion avec la paroisse de Dông Chiêm.
Les parents ont rapporté que, depuis son retour de l’hôpital de Hanoi, il refuse tous les soins des médecins du centre d’internement et ne prend que les médicaments qui lui sont apportés par sa famille. Il a aussi demandé aux autorités de la prison qu’en cas de nouvelle attaque ou d’autres maladies, il ne soit pas envoyé à l’hôpital.
Pour le moment, le P. Ly est toujours maintenu en isolement dans une cellule. Cependant, l’administration de la prison a placé auprès de lui, dans des cellules voisines, trois autres prisonniers pour qu’ils parlent de temps en temps avec lui et l’aident aussi bien pour sa toilette que pour l’absorption de la nourriture. Le prêtre reste cependant informé de la situation générale de son pays et de l’Eglise. Il a en particulier demandé à ses visiteurs de prier et de faire prier pour la paroisse de Dong Chiêm, particulièrement éprouvée ces temps-ci.
Le 14 novembre dernier, le P. Thaddée Nguyên Van Ly avait été frappé d’une embolie cérébrale qui lui avait paralysé le côté droit (1). Du quartier n° 11 de la prison Ba Sao, il avait été transporté d’urgence à l’hôpital de la Sécurité, à Hanoi. Selon des informations fournies par sa famille, même si les progrès étaient encore peu visibles, son entourage nourrissait un certain optimisme à son égard. Cependant, son état de santé était encore défaillant lorsqu’il a été renvoyé, le 11 décembre 2009, de l’Hôpital-du-19-août où il était soigné, au centre d’internement de Ba Sao.
Il y purge, depuis le mois de mars 2007, date de son procès, une peine de huit ans de prison (2). Lors des dernières fêtes nationales, les autorités gouvernementales avaient déclaré publiquement qu’il ne faisait pas partie de la liste des personnes amnistiées, car sa rééducation n’était pas encore achevée.
(1) Voir EDA 519
(2) Voir EDA 460
(Source: Eglises d'Asie, 8 février 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Giáo Lý Kỳ IX TGP Sydney 2010
Diệp Hải Dung
08:29 08/02/2010
SYDNEY - Sáng Chúa Nhật 07/02/2010 các anh chị em Giảng Viên Giáo Lý Tân Tòng, Thiếu Nhi Thánh Thể, và các Huynh Trưởng thuộc Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney đã đến hội trường nhà thờ St. Therese Lakemba Sydney tham dự ngày Đại Hội Huấn Luyện Giảng Viên Giáo Lý Kỳ IX năm 2010.
(Xem Hình Đại Hội Giáo Lý)
Mọi người ghi danh và nhận bảng tên xong tập trung trong hội trường cùng hát bài Thắp Sáng Lên Trong Con Tình Yêu Chúa để chào mừng gặp gỡ nhau trong ngày Đại Hội. Cha Paul Văn Chi Tuyên úy Đặc trách Ban Truyền Giáo thắp lên ngọn Nến trước Phúc Âm để khai mạc Đại Hội Giáo Lý. Tất cả mọi người cùng hướng về Phúc Âm và dâng kinh nguyện, xin Thiên Chúa chúc lành và thánh hóa ngày Đại Hội Giáo Lý được gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp. Chấm dứt giờ kinh nguyện, Cha chào mừng quý Sơ Trợ úy Dòng Trinh Vương, ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN Sydney, ông Vũ Văn An Trưởng Ban Truyền Giáo, quý anh chị em Giảng Viên Giáo Lý thuộc 8 Giáo Đoàn và quý Huynh Trưởng đã đến tham dự Đại Hội đồng thời Cha long trọng tuyên bố khai mạc Đại Hội Giáo Lý kỳ IX tại Sydney.
Ông Vũ Văn An Trưởng Ban Truyền Giáo ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người và ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN Sydney cũng lên ngỏ lời chào mừng Cha Đặc trách, quý Sơ, ông Trưởng Ban Truyền Giáo và tất cả mọi người tham dự Đại Hội. Sau đó bắt đầu sinh hoạt và các vị Giảng Viên Giáo Lý và các Huynh Trưởng tường trình của 8 Trường Giáo Lý: Bankstown, Cabramatta, Granville, Lakemba, Marrickville, Mt. Pritchard, và Plumpton sinh hoạt trong năm 2009 vừa qua.
Sau đó Sơ Bernadete Đoàn Thị Phục thuyết trình về “ Phương pháp chuẩn bị Giáo Án cho lớp Giáo Lý” Kế tiếp Ông Vũ Văn An Trưởng Ban Truyền Giáo thuyết giảng về: “Phương pháp xử dụng Internet cho công việc giảng dạy Giáo Lý và tìm tài liệu. Ông cũng giới thiệu những Website Công Giáo rất hữu ích: VietCatholic, Thánh Linh, Dòng Đồng Công, Giáo Phận Nha Trang v..v.. để giúp mọi người dễ dàng kiếm tài liệu về Kinh Thánh và Giáo Lý.
Sau giờ dùng cơm trưa tại hội trường, các lớp Giáo Lý chia thành từng nhóm để thảo luận góp ý về sự giảng dạy thực hành tại các lớp Giáo Lý và sau cùng đúc kết ghi nhận những ưu khuyết điểm trong việc giảng dạy Giáo Lý năm vừa qua 2009.
Sau đó mọi người di chuyển qua nhà thờ tham dự Thánh lễ với chủ đề “Sai Đi Loan Báo Tin Mừng” do Cha Paul Văn Chi chủ tế dâng Thánh lễ. Trong bài giảng Cha nói về Ơn Gọi và các Tông Đồ đã vâng lời Thầy ra khơi thả lưới để Rao Giảng Tin Mừng. Cha khuyến khích các Giảng Viên Giáo Lý cũng hãy ra khơi để làm tròn sứ mạng mà Thiên Chúa đã giao phó là loan báo Tin Mừng. Sau khi chấm dứt bài giảng, nghi thức tuyên hứa và Sai Đi, quý Sơ, các Giảng Viên Giáo Lý và các Huynh Trưởng lên quỳ trước bàn thờ tuyên xưng Đức Tin và giơ cao ngọn Nến tuyên thệ để đón nhận xứ mạng trọng trách của người Giảng Viên Giáo Lý.
Ca đoàn Kitô Vua Giáo Đoàn Lakemba hát tặng các Giảng Viên Giáo Lý nhạc phẩm Đường Con Đi: Ngài sai con đi vào đời đem tin yêu…... để cảm tạ và khuyến khích các Giảng Viên Giáo Lý trên bước đước rao truyền Lời Chúa.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Ông Vũ Văn An Trưởng Ban Truyền Giáo TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn Cha Đặc trách, quý Sơ, quý Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Lakemba, Ca đoàn và tất cả mọi người đã tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho các Giảng Viên Giáo Lý ngày hôm nay và Thánh lễ bế mạc vào lúc 7pm.
(Xem Hình Đại Hội Giáo Lý)
Mọi người ghi danh và nhận bảng tên xong tập trung trong hội trường cùng hát bài Thắp Sáng Lên Trong Con Tình Yêu Chúa để chào mừng gặp gỡ nhau trong ngày Đại Hội. Cha Paul Văn Chi Tuyên úy Đặc trách Ban Truyền Giáo thắp lên ngọn Nến trước Phúc Âm để khai mạc Đại Hội Giáo Lý. Tất cả mọi người cùng hướng về Phúc Âm và dâng kinh nguyện, xin Thiên Chúa chúc lành và thánh hóa ngày Đại Hội Giáo Lý được gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp. Chấm dứt giờ kinh nguyện, Cha chào mừng quý Sơ Trợ úy Dòng Trinh Vương, ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN Sydney, ông Vũ Văn An Trưởng Ban Truyền Giáo, quý anh chị em Giảng Viên Giáo Lý thuộc 8 Giáo Đoàn và quý Huynh Trưởng đã đến tham dự Đại Hội đồng thời Cha long trọng tuyên bố khai mạc Đại Hội Giáo Lý kỳ IX tại Sydney.
Ông Vũ Văn An Trưởng Ban Truyền Giáo ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người và ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN Sydney cũng lên ngỏ lời chào mừng Cha Đặc trách, quý Sơ, ông Trưởng Ban Truyền Giáo và tất cả mọi người tham dự Đại Hội. Sau đó bắt đầu sinh hoạt và các vị Giảng Viên Giáo Lý và các Huynh Trưởng tường trình của 8 Trường Giáo Lý: Bankstown, Cabramatta, Granville, Lakemba, Marrickville, Mt. Pritchard, và Plumpton sinh hoạt trong năm 2009 vừa qua.
Sau đó Sơ Bernadete Đoàn Thị Phục thuyết trình về “ Phương pháp chuẩn bị Giáo Án cho lớp Giáo Lý” Kế tiếp Ông Vũ Văn An Trưởng Ban Truyền Giáo thuyết giảng về: “Phương pháp xử dụng Internet cho công việc giảng dạy Giáo Lý và tìm tài liệu. Ông cũng giới thiệu những Website Công Giáo rất hữu ích: VietCatholic, Thánh Linh, Dòng Đồng Công, Giáo Phận Nha Trang v..v.. để giúp mọi người dễ dàng kiếm tài liệu về Kinh Thánh và Giáo Lý.
Sau giờ dùng cơm trưa tại hội trường, các lớp Giáo Lý chia thành từng nhóm để thảo luận góp ý về sự giảng dạy thực hành tại các lớp Giáo Lý và sau cùng đúc kết ghi nhận những ưu khuyết điểm trong việc giảng dạy Giáo Lý năm vừa qua 2009.
Sau đó mọi người di chuyển qua nhà thờ tham dự Thánh lễ với chủ đề “Sai Đi Loan Báo Tin Mừng” do Cha Paul Văn Chi chủ tế dâng Thánh lễ. Trong bài giảng Cha nói về Ơn Gọi và các Tông Đồ đã vâng lời Thầy ra khơi thả lưới để Rao Giảng Tin Mừng. Cha khuyến khích các Giảng Viên Giáo Lý cũng hãy ra khơi để làm tròn sứ mạng mà Thiên Chúa đã giao phó là loan báo Tin Mừng. Sau khi chấm dứt bài giảng, nghi thức tuyên hứa và Sai Đi, quý Sơ, các Giảng Viên Giáo Lý và các Huynh Trưởng lên quỳ trước bàn thờ tuyên xưng Đức Tin và giơ cao ngọn Nến tuyên thệ để đón nhận xứ mạng trọng trách của người Giảng Viên Giáo Lý.
Ca đoàn Kitô Vua Giáo Đoàn Lakemba hát tặng các Giảng Viên Giáo Lý nhạc phẩm Đường Con Đi: Ngài sai con đi vào đời đem tin yêu…... để cảm tạ và khuyến khích các Giảng Viên Giáo Lý trên bước đước rao truyền Lời Chúa.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Ông Vũ Văn An Trưởng Ban Truyền Giáo TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn Cha Đặc trách, quý Sơ, quý Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Lakemba, Ca đoàn và tất cả mọi người đã tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho các Giảng Viên Giáo Lý ngày hôm nay và Thánh lễ bế mạc vào lúc 7pm.
Tưởng niệm Đức Ông Philipphê Trần Văn Hoài
Nguyễn Đăng Trúc
11:41 08/02/2010
Tưởng niệm Đức Ông Philipphê Trần Văn Hoài
(1929- 2010)
Đôi dòng về cuộc đời Đức Ông Philipphê Trần Văn Hoài
- Sinh năm 1929 tại làng Di-Loan, giáo xứ An-Ninh, phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, giáo phận Huế.
- Năm 1943, nhập tiểu chủng viện An Ninh, Cửa Tùng, giáo phận Huế.
- Năm 1951, chuyển lên đại chủng viện Phú Xuân, Kim-Long, Huế. Vì hoàn cảnh đất nước chia đôi, lại chuyển vào đại chủng viện Thánh Giuse, đường Cường Để, Sài gòn. Trước ngày thụ phong linh mục, bị bịnh phải tĩnh dưỡng tại thánh địa Thánh Mẫu La-Vang tại Quảng Trị.
- Năm 1959, thụ phong linh mục. Tiếp đó được trao phó phận vụ làm cha phó tại giáo xứ Bác Vọng, Thừa Thiên.
- Năm 1961, giáo sư tại tiểu chủng viện Phú Xuân, Huế
- Năm 1962 -1968: giáo sư tại tiểu chủng viện Hoan-Thiện, Huế. Tốt ngiệp bằng cử nhân văn chương Pháp tại Đại Học Huế. Cùng với linh mục Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, tiên phong đưa Phong Trào Hướng Đạo vào sinh hoạt trong chủng viện.
- Năm 1968, du học tại Rôma, Ý.
- Sau thời gian tu học, được cử làm Phó Viện Trưởng Viện Đại Học Urbaniana của Vatican.
- Sau năm 1975, tiên phong tổ chức công cuộc cứu trợ người Việt tị nạn, đặc biệt những người tị nạn bằng thuyền trên vùng Nam Thái Bình Dương.
- Tiên phong trong nỗ lực thành lập hiệp hội USU và tờ Nguyệt San Dân Chúa Âu Châu, liên kết các linh mục tu sĩ Việt-Nam tị nạn tại Âu Châu để phối trí các sinh hoạt tông đồ phục vụ cộng đồng VN tị nạn.
- Năm 1987, được Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II bổ nhiệm làm Giám Đốc Văn Phòng Phối Kết Tông Đồ Mục Vụ Việt Nam Hải Ngoại.
- Năm 1988, được Toà Thánh cử làm Trưởng Ban Tổ Chức Lễ Phong Hiển Thánh (19/6/1988) cho 117 vị tử đạo trên đất Việt-Nam.
- Năm 1988, thành lập Văn phòng tông đồ giáo dân VNHN.
- Năm 1992, chủ trì việc thành lập Phong trào giáo dân Việt Nam hải ngoại.
- Tổ chức Cuộc Gặp Gỡ qui tụ các vị lãnh đạo các tôn giáo, lần đầu tiên trong lịch sử Việt-Nam, nhân Ngày Cầu Nguyện Hòa Bình cho Việt-Nam tại Vatican, với sự hiện diện của các vị lãnh đạo của năm tôn giáo lớn của VN (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa hảo, Cao đài) và các chức sắc cao cấp (các hồng y) của nhiều Thánh Bộ của Vatican.
- Được các vị lãnh đạo các tôn giáo trong công đồng VNHN ủy thác phận vụ làm Trưởng ban vận động công cuộc gặp gỡ và đối thoại tôn giáo.
- Năm 1995, chủ trì việc thành lập Trung tâm văn hóa Nguyễn-Trường-Tộ và tập san Định Hướng.
- Tháng 8 năm 1996, chủ trì ngày gặp gỡ và thảo luận (lần đầu tiên trong lịch sử) về thần học Việt nam tại Đan viện Xitô VN, Orsonnens, Thụy Sĩ.
- Năm 1996, trong khuôn khổ sinh hoạt của Trung tâm văn hóa Nguyễn-Trường-Tộ, chủ trì Tuần Lễ Đại Học Hè, nơi gặp gỡ của các giáo sư, các chuyên gia và sinh viên, lần đầu tiên tổ chức trong công đồng VNHN.
- Năm 1997, Chủ trì Tuần Lễ Xã Hội, lần đầu tiên được tổ chức trong cộng đồng VNHN với chủ đề: Đạo Lý, nền tảng canh tân và phục hoạt đất nước.
- Khai sinh Tờ liên lạc HIỆP THÔNG, phương tiện truyền thông chính thức của Văn Phòng Phối Kết Tông Đồ Mục Vụ Việt Nam Hải Ngoại
- Năm 2000, hưu dưỡng tại Rôma, Ý
- Tạ thế vào ngày 02 tháng 02 năm 2010.
Lội dòng ngược dòng để canh tân
"Đáng lý trong giây phút nầy, con phải ở bên cạnh cha để nói với cha lời vĩnh biệt. Nhưng cũng như những ngày tháng khó khăn cha đã sống qua sau cơn bị trụy tim năm 1991 trong dịp công tác tại Đan viện Xitô VN, Orsonnens, Thụy Sĩ, tình trạng sức khỏe của con hôm nay đã cầm chân không con đến Rôma tiển đưa cha được. Kính xin dâng những lời nói chân tình nầy đến cha thay lời từ tạ." (Nguyễn Đăng Trúc, Strasbourg, Pháp, ngày 05 tháng 02 năm 2010)
Những ngày tháng được ở gần cha, lúc cha còn là một thầy phó tế đang dưỡng bịnh tại Thánh Địa La-Vang, trong những năm tháng cha làm giáo sư tại tiểu chủng viện Phú Xuân, rồi Hoan Thiện, Huế, đặc biệt suốt thời gian từ ngày cha nhận công tác tông đồ mục vụ cho cộng đồng người Việt hải ngoại, cha thường tâm sự với con:
"Cuộc đới của cha là những chuổi bất ngờ đầy may mắn, nhưng cũng là chuổi những thách đố quá khó khăn phải đương đầu trước những hoàn cảnh như chưa bao giờ xảy đến trong lịch sử".
Phải, Đức Ông Philipphê Trần-Văn-Hoài, tên gọi ấy gợi lên trong tâm tưởng của con hình ảnh một con người mà lắm vị đồng liêu của cha, - không biết là để tán dương hay vì e ngại -, nói đùa rằng: ngài là kẻ bên lề.
Nhưng riêng đối với chúng con, những người đã đồng hành với cha để sống đạo giữ đời, thì đúng cha là người bên lề khi cha vượt ra bên ngoài lối suy nghĩ cố hữu và cung cách sống “bầy đàn, khép kín” của “thiên hạ”, để can đảm chấp nhận những nguy cơ của thất bại, những thách đố của những ngày tháng bị hiểu lầm và cô đơn mà bất cứ ai dấn thấn cho canh tân đều gặp phải:
- Canh tân vì đó là sinh lực của Phúc Âm mà cha là kẻ làm chứng,
- Canh tân do đòi hỏi của giáo huấn Giáo hội mà cha là một tín hữu,
- Canh tân một cộng đoàn tôn giáo mà cha là một trong những chủ chăn, một cộng đoàn khẩn thiết phải đổi thay để có thể tiếp nhận sứ điệp của Đấng Cứu Chuộc và đủ sức chuyển sứ điệp của Ngài cho người chung quanh,
- Canh tân xã hội, đất nước mà cha là một người công dân: một xã hội khẩn thiết phải đổi thay khi phẩm giá con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa mà cha tôn thờ, đang bị chà đạp.
Là một linh mục trẻ trong những năm Giáo hội hoàn vũ đang chuẩn bị và đang tiến hành Công Đồng Vaticanô II, cha là một trong những chủ chăn đã canh tân cung cách giao tiếp với người tín hữu anh em ở giáo xứ Bác Vọng, cũng như đối với những người em chủng sinh mà Giáo phận Huế giao phó cho cha dẫn dắt và đào tạo. Cha là một người anh em trong gia đình Dân Chúa, chứ không phải là một ông quan địa phương thời phong kiến, không phải một chủ chăn đã quên sứ điệp rửa chân cho anh em mình để đồng hóa một cách sai lạc quyền phát xuất từ sinh lực Yêu Thương trong Phúc Âm với quyền uy trần thế.
Hình ảnh cha Hoài gần gũi, thân thuộc với anh chị em tín hữu ở giáo xứ Bác Vọng; hình ảnh cha Hoài đá banh, chơi domino, chia sẽ những tin tức thời sự sau bửa cơm chiều, đi du ngoạn, ca hát sinh hoạt với anh em chủng sinh; hình ảnh cha Hoài trong bộ đồng phục hướng đạo, một huynh trưởng, một tuyên úy giữa những ‘chủng sinh-hướng đạo’…, những hình ảnh ấy vừa nói lên mối liên hệ thân tình phát xuất từ xác tín sâu xa của nguồn sinh lực Yêu Thương đến từ Thiên Chúa là cha chung của mọi người, vừa phản ảnh ý chí can cường của một cha Hoài dám tiên phong canh tân nếp sinh hoạt cố hữu.
Cha không những tiên phong trong nếp sinh hoạt liên quan trực tiếp đến phận vụ mục tử giới hạn của mình, nhưng cha còn tiên phong trong nỗ lực xóa bỏ hình ảnh một lối giữ đạo chỉ lo cho phần rỗi cá nhân mình, chỉ biết đến người cùng tôn giáo với mình, chỉ bảo vệ cho một giáo hội tưởng chừng như giới hạn vào một cộng đoàn dành cho người cùng phe với mình …, để vượt qua biên giới của ngã-chấp và cổ súy lối sống đạo loan truyền Tin Mừng Yêu Thương mà Thiên Chúa hứa ban cho mọi người. Ngoài việc đưa Phong Trào Hướng Đạo vào chủng viện để giúp chủng sinh có môi trường tiếp cận với người ngoài nhà tu, kể cả người không công giáo, cha đã ghi danh học ở Đại Học Huế, không phải chỉ để có thêm những kiến thức thuộc lãnh vực trần tục, hoặc để có một cấp bằng đại học mà thôi, nhưng mục đích chính là tiếp cận với những con người đa biệt, hiện diện ở giữa những sinh hoạt xã hội khác lạ so với nếp sống của một giáo xứ. Cha không những không xa lạ với các sinh hoạt đoàn thể xã hội, tham gia các sinh hoạt sinh viên, nhưng rất nhạy bén với những lãnh vực mà Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng của Công Đồng Vaticanô II đề cập khi nói đến những vui mừng và hy vọng, những khổ đau và khắc khoải của xã hội con người.
Phải chăng chính vì muốn vượt ra ranh giới những người của mình, những cái của mình để gặp gỡ kẻ khác, phải chăng vì ngoài việc lo mục vụ giới hạn trong nhà xứ của mình, cha lại còn nhạy cảm về tình cảnh xã hội quá đau thương mà anh chị em đồng bào lúc bấy giờ đang gánh chịu, mà thiên hạ e ngại gọi cha là kẻ bên lề?
Nhưng, chính vì nhu cầu canh tân Giáo Hội và thăng tiến con người, những người cùng đồng hành với cha lại gọi kẻ bên lề ấy là vị tiên phong cổ suý đưa đạo vào đời.
Tiên phong cổ suý đưa đạo vào đời
Sau năm 1975, tình hình nghiệt ngã của dân tộc Việt-nam đã buộc lịch sử khai sinh ra một cộng đồng của những người tha phương tị nạn. Vào những ngày tháng đầu tiên của biến cố đau thương nầy, cha đã ra khỏi Rôma để hiện diện tại các địa điểm tiếp cư người Việt tị nạn tại một số nước Đông Nam Á, lưu lại từng tháng trên những chiếc tàu tìm vớt những thuyền nhân ‘liều mạng tìm tự do’. Chia sẻ cảnh bơ vơ của kẻ ly hương, cha tìm mọi cách để liên lạc gặp gỡ đồng bào tị nạn đây đó tại khắp các nước, các châu trên thế giới. Cùng với các linh mục tu sĩ Việt Nam sống tại Âu Châu, cha tham gia công việc thành hình USU, một hiệp hội nối kết các linh mục tu sĩ để phối trí nỗ lực tông đồ mục vụ cho các cộng đồng người Việt tị nạn. Và cùng với sự xuất hiện của hội USU nầy, tập san Dân Chúa Âu Châu, cơ quan truyền thông của người tị nạn công giáo Việt-nam tại Âu Châu được khai sinh.
Năm 1987, trong lúc đang giữ chức vụ phó viện trưởng Viện Đại Học Urbaniana của Vatican, Toà thánh đã trao phó cho cha hai trách vụ tưởng chừng như quá sức con người: Giám Đốc Văn Phòng Phối Kết Tông Đồ Mục Vụ Việt Nam Hải Ngoại và Trưởng Ban Tổ Chức Lễ Phong Hiển Thánh cho 117 vị tử đạo trên đất Việt-Nam.
Phối kết tông đồ mục vụ cho một cộng đồng người tị nạn hơn 300.000 kitô hữu sống rải rác trên gần một trăm quốc gia trên thế giới ! Một trách vụ bao la với đầy gian nguy vì Giáo luật tưởng chừng như chưa minh định một qui chế gì rõ ràng cho người chủ chăn cũng như cộng đoàn liên hệ. Một chức vụ có một không hai, một cộng đoàn tị nạn “không đất, không nhà” của những kitô hữu tha hương!
Thay mặt cho hàng giáo phẩm và nhân danh giáo hội công giáo Việt-nam, tổ chức một Lễ phong hiển thánh cho 117 vị tử đạo! - Bên trong, cộng đồng kitô hữu Việt nam hải ngoại với từng trăm ý kiến về phương cách tổ chức được đề xuất, tình thế đòi hỏi phải phối hợp để đi đến một quyết định chung. - Bên ngoài những chống phá từ phía nhà nước cộng sản, những hiểu lầm đây đó trong cộng đồng người Việt khi nhìn những vị tử đạo, chứng nhân cho Tình Yêu đến từ Trời Cao, như là những con rối trong mưu đồ của những chế độ chính trị thực dân ngoại bang …
Không phải không ý thức về sức lực và tài năng rất giới hạn của mình, nhưng cha đã không ngại nói tiếng xin vâng với Tòa Thánh.
Hẳn nhiên tiếng xin vâng ấy dám nói lên, vì hẳn cha xác tín có một Đức Kitô hiện diện ở giữa dân tộc và Giáo hội Việt-nam trong những lúc giông tố. Nhưng qua những ngày tháng đồng hành với cha, con thoáng nhận ra lý do tại sao cha can đảm đến như thế. Năm 1993, năm năm sau ngày Lễ Phong Thánh cho 117 vị tử đạo trên đất Việt-Nam, cha từng cô động tâm tư của mình như thế nầy trong trang đầu tập san Định Hướng số ra mắt do chính cha chủ trương và cố vấn:
“Cho đến ngày hôm nay, cộng sản và tư bản đã định hướng cho cộng đồng nhân loại. Nhưng trước ngưỡng cửa của năm 2000, tư bản khủng hoảng, cộng sản sụp đổ. Các vị lãnh đạo cộng đồng nhân loại đang loay hoay tìm một trật tự thế giới mới, nghĩa là đang tìm một định hướng mới cho nhân loại. Trong bối cảnh nầy, quốc gia dân tộc chúng ta cũng đang hốt hoảng, mất cả hướng đi, như con thuyền gãy lái trên biển cả một giông tố.
Trong thời điểm nguy ngập nầy, chúng ta bàng hoàng ngồi nhìn vô tư hay sao? (…)
Không bao giờ nữa.
Chúng ta đừng để chúng ta một lần nữa hỗ thẹn với người thiếu phụ Miền Bắc! Trong một đêm mưa gió bão táp tơi bời, ngọn hải đăng là hy vọng sống còn độc nhất của chồng bà bị gió đánh gãy tắt. Người thiếu phụ ở nhà ẳm con mong đợi. Ngọn hải đang tắt. Bà thất vọng ?
Không. Bà đã không thất vọng. Bà cam đảm. Một tia sáng loé lên (…): Bà châm lửa đốt cháy căn nhà là tài sản độc nhất của bà! Bà thắp lên một ánh sáng định hướng cho chồng bà thấy đường về! (…).”
Lạ thay, phép lạ đã đến cho cha, cho cộng đồng người Việt công giáo tị nạn và cho giáo hội Việt nam: Lễ tổ chức phong thánh năm 1988 thành công.
Vấn đề còn lại là làm sao chứng tá Yêu thương của 117 vị tử đạo phải được thắp sáng lên để định hướng cho tương lai, một sứ vụ mà, với tư cách lãnh đạo cộng đồng kitô hữu Việt-nam hải ngoại, cha không thể không ý thức và tránh né không dám thực hiện.
Thật thế. Cha đã múc lấy hứng khởi cho tác vụ của mình nơi nguồn Tình Yêu của Đức Kitô mà các vị tử đạo Việt-nam là chứng nhân.
- Ngọn đuốc Tình Yêu đó giải thích tại sao cha đã cam đảm ưu tiên canh tân nếp sống đạo của kitô hữu Việt-nam khi đưa giáo huấn của công đồng Vaticanô II về tông đồ giáo dân áp dụng ngay trong bước đầu của mục vụ của mình. Một Văn Phòng Tông Đồ Giáo Dân được thành lập, chỉ một vài tháng sau ngày Phong Thánh. Đức Kitô, Đấng Yêu Thương đã chết mình đi để cứu độ. Kitô hữu Việt nam không chỉ lo phần rỗi cá nhân mình trong khuôn viên nhà xứ của mình, nhưng mọi thành phần dân Chúa, giáo dân, giáo sĩ phải làm chứng Tình Yêu của Đức Kitô khi dám bước ra cửa, ngoài khu đất quá an toàn cố hữu, để nhập cuộc vào khổ đau và hy vọng của nhân thế. Giáo dân cần được trang bị kiến thức đạo đời, có cơ hội học hỏi trao đổi, có cơ hội cùng chung nhau bước ra tuyến đầu, nơi môi trường trần thế, làm chứng cho Tình Yêu của Đức Kitô, như giáo huấn Giáo hội truyền dạy. Thao thức mục vụ căn cơ đó đã thúc đẩy cha kêu gọi các nhóm tông đồ giáo dân trong các nước nên cùng nhau gặp gỡ và cùng nhau thành lập Phong TràoGiáo Dân VNHN (tháng 10 năm 1992).
- Ngọn đuốc Tình Yêu đó giải thích tại sao cha đã cam đảm kêu gọi các vị lãnh đạo của năm tôn giáo lớn của Việt-Nam gặp gỡ nhau ngay tại Vatican để cùng với Tòa Thánh Vatican (qua các vị hồng y bộ trưởng các thánh bộ) ‘cầu nguyện hoà bình’. Ngày gặp gỡ ấy phải xóa tan những vướng mắc nghi kỵ dấy lên thù hận qua lịch sử khi những vị tử đạo bị hiểu lầm là con rối các thế lực ma quái của đế quốc. Ngày gặp gỡ ấy phải tôn vinh Thần Lực yêu thương và hòa bình đang tác động trong các tôn giáo và trong tâm hồn các tín đồ. Ngày gặp gỡ ấy phải khẳng định với đồng bào Việt-Nam rằng chủ trương chính trị sắt máu, nghi khị, thù hận là đi ngược với đạo lý làm người. Ngày gặp gỡ năm ấy, đầu tiên diễn ra trong lịch sử dân tộc, đề nghị một cung cách sống đạo mới của kitô hữu Việt-nam trong cộng đồng dân tộc. Cũng trong ngày gặp gỡ năm ấy, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã có dịp gặp gỡ trực diện các vị lãnh đạo tôn giáo của Việt-nam, vui cười nắm tay trò chuyện với đồng bào Việt-nam, lương giáo, nam nữ, điều kiện xã hội cũng như chính kiến đa biệt.
- Ngọn đuốc Tình Yêu đó giải thích tại sao năm 1993 cha khai sinh Tập San Định Hướng, một dụng cụ truyền thông mà bất cứ người thiện chí nào muốn quảng bá những nghiên cứu, những đề xuất thăng tiến phẩm giá con người, lợi ích cộng đồng xã hội, đều có thể xem đó là vùng đất của mình, bên trên những khác biệt về tư tưởng, tôn giáo, chính kiến…
- Ngọn đuốc Tình Yêu đó giải thích tại sao cha đã tổ chức cuộc ‘Gặp Gỡ và Thảo Luận về Thần Học Việt nam vào tháng 08 năm 1996 tại Đan viện Xitô, Orsonnens, Thụy Sĩ. Trong bài thuyết trình với đề tài Tìm một hướng đi cho nền thần học Việt Nam, cha nói rõ rằng: “Lý do thúc đẩy chúng ta bất chấp mọi hy sinh, chính là lợi ích của Giáo hội và dân tộc thân yêu Việt nam của chúng ta”. Đạo công giáo không còn có thể được xem là dụng cụ truyền bá một hệ thống tư tưởng, một đường lối chính trị, một tập tục xã hội nào đó bất kỳ, dù nỗ lực liên đới văn hóa rất cao cả, nhưng trước hết và trên hết là chứng nhân của Tình Yêu từ Trời Cao đến cho từng người, từng dân tộc để mỗi người mỗi dân tộc phát huy và thăng tiến phẩm giá của mình, hoàn thành nhân tính “linh ưu vạn vật” trong hoàn cảnh lịch sử cá biệt và ngôn ngữ riêng của mình.
- Ngọn đuốc Tình Yêu đó giải thích tại sao cha kêu gọi các cộng đồng tôn giáo, các hội đoàn văn hóa trong cộng đồng VNHN cùng nhau tìm một phương thức phối trí khả dĩ giúp thực hiện những sinh hoạt có tầm vóc qui mô: một mặt nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa Việt nam trong cộng đồng, đưa giới trẻ tiếp cận được với lớp người đi trước, mặt khác cùng nhau đề xuất những phương cách hội nhập văn hóa lành mạnh dựa trên những căn bản đạo lý làm người. Lời kêu gọi của cha được nhiều người đáp ứng; và tháng 10 năm 1995, Trung tâm văn hóa Nguyễn-Trường-Tộ ra đời. Một năm sau, Đại Học Hè đầu tiên của Cộng Đồng VNHN được Trung tâm văn hóa Nguyễn-Trường-Tộ tổ chức do viên trưởng, Đức Ông Trần Văn Hoài khai mạc. Tiêu biểu cho sinh lực văn hóa của cộng đồng VNHN, Đại Học Hè nầy tiếp tục sinh hoạt hàng năm ở những địa điểm khác nhau tại Âu Châu, qui tụ các sinh viên, chuyên viên trẻ đồng hành với các vị giáo sư đại học, các vị lãnh đạo cộng đồng, các nhân sĩ…
- Ngọn đuốc Tình Yêu đó giải thích tại sao tháng 8 năm 1997 cha chủ trì Tuần Lễ Xã Hội, lần đầu tiên được tổ chức trong cộng đồng VNHN với chủ đề: Đạo Lý, nền tảng canh tân và phục hoạt đất nước. Cuộc gặp gỡ qui tụ những vị lãnh đạo các tôn giáo, các cộng đồng, các đảng phái chính trị, các hội đoàn, các nhà thần hoc, các giáo sư các đại học, các nhân sĩ … đến từ nhiều quốc gia. Múc lấy hứng khởi nơi giáo huấn của thông điệp Hào quang Chân Lý của Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, cha đã tìm ra được ánh sáng mà đồng bào chúng ta, dù là kitô hữu hay tín đồ của bất cứ tôn giáo nào, dù thuộc phe phái chính trị nào, cũng một lòng muốn thắp lên để canh tân đất nước và mang lại phúc lợi cho dân tộc. Ánh sáng đó là ánh sáng của chân lý, ánh sáng của đạo lý làm người đúng với phẩm giá tự do và cao cả mà Trời Cao phú ban cho mỗi người.
Vì là sứ giả của Tình Yêu Thương luôn đổi mới khuôn mặt buồn thảm của thực tại trấn thế, cha nóng lòng muốn là người tiên phong của canh tân để kết dệt những mối gặp gỡ làm nên hòa bình và an lạc.
Nhưng có một điểm không hề đổi mà cha là một biểu tượng sáng chói, đó là lập trường trung kiên với chủ trương cổ võ cho tự do để thăng tiến phẩm gía con người, lập trương từ chối thỏa hiệp với tác nhân gây thù hận và áp bức làm khổ đồng bào. Lập trường ấy trong sáng phản ảnh khát khao của những con người đã từng dám liều cả mạng sống mình đi tìm tự do; lập trường ấy trung thành với tâm tư của những con người kết dệt nên ý nghĩa của chữ hải ngoại trong thành ngữ Cộng Đồng Người Công Giáo Việt Hải Ngoại mà linh mục Trần Văn Hoài được chỉ định làm người lãnh đạo.
Những người Việt khao khát tự do không thể không ghi công và hãnh diện về Đức Ông Trần Văn Hoài, một vị lãnh đạo tinh thần biểu hiện được tâm tư và nguyện vọng sâu xa của chính họ.
Một kitô hữu luôn phó thác cuộc đời mình cho Thánh Mẫu Maria, Mẹ Đức Giêsu
Một cuộc chiến lội dòng nước ngược cho tự do của một con người không ngại những rủi ro bất ngờ, những giới hạn rất ‘con người’ mà cá nhân mình khó tránh khỏi, những e dè hay hiểu lầm của “thiên hạ”…, một cuộc chiến như thế hẳn khó có thể thực hiện nếu cha đã không đồng hành với người Mẹ đầy quyền năng mà cha hằng nương tựa.
Thật thế, điểm sánh chói của người kitô hữu nơi cha mà con cảm phục lúc cùng cha sinh hoạt, đó chính là sự phó thác không ddiều kiện của cha vào sự nâng đỡ của Mẹ Maria, Đấng đã đứng vững dưới chân Thánh Giá để cùng Chúa Kitô thể hiện Tình Yêu Thiên Chúa đới với con người, đề nối kết con người lại trong Tình Yêu Thiên Chúa.
Người tín hữu Philipphê, người đã níu lấy Mẹ trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống của mình, hôm nay đã tạ thế. Xin Mẹ đưa người thân yêu nầy của Mẹ đến với vinh quang Thiên Đàng nơi con Mẹ đang hiển trị.
Vĩnh biệt và cám ơn Cha, Đức Ông Philipphê Trần-Văn Hoài.
(1929- 2010)
Đôi dòng về cuộc đời Đức Ông Philipphê Trần Văn Hoài
- Sinh năm 1929 tại làng Di-Loan, giáo xứ An-Ninh, phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, giáo phận Huế.
- Năm 1943, nhập tiểu chủng viện An Ninh, Cửa Tùng, giáo phận Huế.
- Năm 1959, thụ phong linh mục. Tiếp đó được trao phó phận vụ làm cha phó tại giáo xứ Bác Vọng, Thừa Thiên.
- Năm 1961, giáo sư tại tiểu chủng viện Phú Xuân, Huế
- Năm 1962 -1968: giáo sư tại tiểu chủng viện Hoan-Thiện, Huế. Tốt ngiệp bằng cử nhân văn chương Pháp tại Đại Học Huế. Cùng với linh mục Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, tiên phong đưa Phong Trào Hướng Đạo vào sinh hoạt trong chủng viện.
- Năm 1968, du học tại Rôma, Ý.
- Sau thời gian tu học, được cử làm Phó Viện Trưởng Viện Đại Học Urbaniana của Vatican.
- Sau năm 1975, tiên phong tổ chức công cuộc cứu trợ người Việt tị nạn, đặc biệt những người tị nạn bằng thuyền trên vùng Nam Thái Bình Dương.
- Tiên phong trong nỗ lực thành lập hiệp hội USU và tờ Nguyệt San Dân Chúa Âu Châu, liên kết các linh mục tu sĩ Việt-Nam tị nạn tại Âu Châu để phối trí các sinh hoạt tông đồ phục vụ cộng đồng VN tị nạn.
- Năm 1987, được Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II bổ nhiệm làm Giám Đốc Văn Phòng Phối Kết Tông Đồ Mục Vụ Việt Nam Hải Ngoại.
- Năm 1988, được Toà Thánh cử làm Trưởng Ban Tổ Chức Lễ Phong Hiển Thánh (19/6/1988) cho 117 vị tử đạo trên đất Việt-Nam.
- Năm 1988, thành lập Văn phòng tông đồ giáo dân VNHN.
- Năm 1992, chủ trì việc thành lập Phong trào giáo dân Việt Nam hải ngoại.
- Tổ chức Cuộc Gặp Gỡ qui tụ các vị lãnh đạo các tôn giáo, lần đầu tiên trong lịch sử Việt-Nam, nhân Ngày Cầu Nguyện Hòa Bình cho Việt-Nam tại Vatican, với sự hiện diện của các vị lãnh đạo của năm tôn giáo lớn của VN (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa hảo, Cao đài) và các chức sắc cao cấp (các hồng y) của nhiều Thánh Bộ của Vatican.
- Được các vị lãnh đạo các tôn giáo trong công đồng VNHN ủy thác phận vụ làm Trưởng ban vận động công cuộc gặp gỡ và đối thoại tôn giáo.
- Năm 1995, chủ trì việc thành lập Trung tâm văn hóa Nguyễn-Trường-Tộ và tập san Định Hướng.
- Tháng 8 năm 1996, chủ trì ngày gặp gỡ và thảo luận (lần đầu tiên trong lịch sử) về thần học Việt nam tại Đan viện Xitô VN, Orsonnens, Thụy Sĩ.
- Năm 1996, trong khuôn khổ sinh hoạt của Trung tâm văn hóa Nguyễn-Trường-Tộ, chủ trì Tuần Lễ Đại Học Hè, nơi gặp gỡ của các giáo sư, các chuyên gia và sinh viên, lần đầu tiên tổ chức trong công đồng VNHN.
- Năm 1997, Chủ trì Tuần Lễ Xã Hội, lần đầu tiên được tổ chức trong cộng đồng VNHN với chủ đề: Đạo Lý, nền tảng canh tân và phục hoạt đất nước.
- Khai sinh Tờ liên lạc HIỆP THÔNG, phương tiện truyền thông chính thức của Văn Phòng Phối Kết Tông Đồ Mục Vụ Việt Nam Hải Ngoại
- Năm 2000, hưu dưỡng tại Rôma, Ý
- Tạ thế vào ngày 02 tháng 02 năm 2010.
Lội dòng ngược dòng để canh tân
"Đáng lý trong giây phút nầy, con phải ở bên cạnh cha để nói với cha lời vĩnh biệt. Nhưng cũng như những ngày tháng khó khăn cha đã sống qua sau cơn bị trụy tim năm 1991 trong dịp công tác tại Đan viện Xitô VN, Orsonnens, Thụy Sĩ, tình trạng sức khỏe của con hôm nay đã cầm chân không con đến Rôma tiển đưa cha được. Kính xin dâng những lời nói chân tình nầy đến cha thay lời từ tạ." (Nguyễn Đăng Trúc, Strasbourg, Pháp, ngày 05 tháng 02 năm 2010)
Những ngày tháng được ở gần cha, lúc cha còn là một thầy phó tế đang dưỡng bịnh tại Thánh Địa La-Vang, trong những năm tháng cha làm giáo sư tại tiểu chủng viện Phú Xuân, rồi Hoan Thiện, Huế, đặc biệt suốt thời gian từ ngày cha nhận công tác tông đồ mục vụ cho cộng đồng người Việt hải ngoại, cha thường tâm sự với con:
"Cuộc đới của cha là những chuổi bất ngờ đầy may mắn, nhưng cũng là chuổi những thách đố quá khó khăn phải đương đầu trước những hoàn cảnh như chưa bao giờ xảy đến trong lịch sử".
Phải, Đức Ông Philipphê Trần-Văn-Hoài, tên gọi ấy gợi lên trong tâm tưởng của con hình ảnh một con người mà lắm vị đồng liêu của cha, - không biết là để tán dương hay vì e ngại -, nói đùa rằng: ngài là kẻ bên lề.
Nhưng riêng đối với chúng con, những người đã đồng hành với cha để sống đạo giữ đời, thì đúng cha là người bên lề khi cha vượt ra bên ngoài lối suy nghĩ cố hữu và cung cách sống “bầy đàn, khép kín” của “thiên hạ”, để can đảm chấp nhận những nguy cơ của thất bại, những thách đố của những ngày tháng bị hiểu lầm và cô đơn mà bất cứ ai dấn thấn cho canh tân đều gặp phải:
- Canh tân vì đó là sinh lực của Phúc Âm mà cha là kẻ làm chứng,
- Canh tân do đòi hỏi của giáo huấn Giáo hội mà cha là một tín hữu,
- Canh tân một cộng đoàn tôn giáo mà cha là một trong những chủ chăn, một cộng đoàn khẩn thiết phải đổi thay để có thể tiếp nhận sứ điệp của Đấng Cứu Chuộc và đủ sức chuyển sứ điệp của Ngài cho người chung quanh,
- Canh tân xã hội, đất nước mà cha là một người công dân: một xã hội khẩn thiết phải đổi thay khi phẩm giá con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa mà cha tôn thờ, đang bị chà đạp.
Là một linh mục trẻ trong những năm Giáo hội hoàn vũ đang chuẩn bị và đang tiến hành Công Đồng Vaticanô II, cha là một trong những chủ chăn đã canh tân cung cách giao tiếp với người tín hữu anh em ở giáo xứ Bác Vọng, cũng như đối với những người em chủng sinh mà Giáo phận Huế giao phó cho cha dẫn dắt và đào tạo. Cha là một người anh em trong gia đình Dân Chúa, chứ không phải là một ông quan địa phương thời phong kiến, không phải một chủ chăn đã quên sứ điệp rửa chân cho anh em mình để đồng hóa một cách sai lạc quyền phát xuất từ sinh lực Yêu Thương trong Phúc Âm với quyền uy trần thế.
Hình ảnh cha Hoài gần gũi, thân thuộc với anh chị em tín hữu ở giáo xứ Bác Vọng; hình ảnh cha Hoài đá banh, chơi domino, chia sẽ những tin tức thời sự sau bửa cơm chiều, đi du ngoạn, ca hát sinh hoạt với anh em chủng sinh; hình ảnh cha Hoài trong bộ đồng phục hướng đạo, một huynh trưởng, một tuyên úy giữa những ‘chủng sinh-hướng đạo’…, những hình ảnh ấy vừa nói lên mối liên hệ thân tình phát xuất từ xác tín sâu xa của nguồn sinh lực Yêu Thương đến từ Thiên Chúa là cha chung của mọi người, vừa phản ảnh ý chí can cường của một cha Hoài dám tiên phong canh tân nếp sinh hoạt cố hữu.
Cha không những tiên phong trong nếp sinh hoạt liên quan trực tiếp đến phận vụ mục tử giới hạn của mình, nhưng cha còn tiên phong trong nỗ lực xóa bỏ hình ảnh một lối giữ đạo chỉ lo cho phần rỗi cá nhân mình, chỉ biết đến người cùng tôn giáo với mình, chỉ bảo vệ cho một giáo hội tưởng chừng như giới hạn vào một cộng đoàn dành cho người cùng phe với mình …, để vượt qua biên giới của ngã-chấp và cổ súy lối sống đạo loan truyền Tin Mừng Yêu Thương mà Thiên Chúa hứa ban cho mọi người. Ngoài việc đưa Phong Trào Hướng Đạo vào chủng viện để giúp chủng sinh có môi trường tiếp cận với người ngoài nhà tu, kể cả người không công giáo, cha đã ghi danh học ở Đại Học Huế, không phải chỉ để có thêm những kiến thức thuộc lãnh vực trần tục, hoặc để có một cấp bằng đại học mà thôi, nhưng mục đích chính là tiếp cận với những con người đa biệt, hiện diện ở giữa những sinh hoạt xã hội khác lạ so với nếp sống của một giáo xứ. Cha không những không xa lạ với các sinh hoạt đoàn thể xã hội, tham gia các sinh hoạt sinh viên, nhưng rất nhạy bén với những lãnh vực mà Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng của Công Đồng Vaticanô II đề cập khi nói đến những vui mừng và hy vọng, những khổ đau và khắc khoải của xã hội con người.
Phải chăng chính vì muốn vượt ra ranh giới những người của mình, những cái của mình để gặp gỡ kẻ khác, phải chăng vì ngoài việc lo mục vụ giới hạn trong nhà xứ của mình, cha lại còn nhạy cảm về tình cảnh xã hội quá đau thương mà anh chị em đồng bào lúc bấy giờ đang gánh chịu, mà thiên hạ e ngại gọi cha là kẻ bên lề?
Nhưng, chính vì nhu cầu canh tân Giáo Hội và thăng tiến con người, những người cùng đồng hành với cha lại gọi kẻ bên lề ấy là vị tiên phong cổ suý đưa đạo vào đời.
Tiên phong cổ suý đưa đạo vào đời
Sau năm 1975, tình hình nghiệt ngã của dân tộc Việt-nam đã buộc lịch sử khai sinh ra một cộng đồng của những người tha phương tị nạn. Vào những ngày tháng đầu tiên của biến cố đau thương nầy, cha đã ra khỏi Rôma để hiện diện tại các địa điểm tiếp cư người Việt tị nạn tại một số nước Đông Nam Á, lưu lại từng tháng trên những chiếc tàu tìm vớt những thuyền nhân ‘liều mạng tìm tự do’. Chia sẻ cảnh bơ vơ của kẻ ly hương, cha tìm mọi cách để liên lạc gặp gỡ đồng bào tị nạn đây đó tại khắp các nước, các châu trên thế giới. Cùng với các linh mục tu sĩ Việt Nam sống tại Âu Châu, cha tham gia công việc thành hình USU, một hiệp hội nối kết các linh mục tu sĩ để phối trí nỗ lực tông đồ mục vụ cho các cộng đồng người Việt tị nạn. Và cùng với sự xuất hiện của hội USU nầy, tập san Dân Chúa Âu Châu, cơ quan truyền thông của người tị nạn công giáo Việt-nam tại Âu Châu được khai sinh.
Năm 1987, trong lúc đang giữ chức vụ phó viện trưởng Viện Đại Học Urbaniana của Vatican, Toà thánh đã trao phó cho cha hai trách vụ tưởng chừng như quá sức con người: Giám Đốc Văn Phòng Phối Kết Tông Đồ Mục Vụ Việt Nam Hải Ngoại và Trưởng Ban Tổ Chức Lễ Phong Hiển Thánh cho 117 vị tử đạo trên đất Việt-Nam.
Phối kết tông đồ mục vụ cho một cộng đồng người tị nạn hơn 300.000 kitô hữu sống rải rác trên gần một trăm quốc gia trên thế giới ! Một trách vụ bao la với đầy gian nguy vì Giáo luật tưởng chừng như chưa minh định một qui chế gì rõ ràng cho người chủ chăn cũng như cộng đoàn liên hệ. Một chức vụ có một không hai, một cộng đoàn tị nạn “không đất, không nhà” của những kitô hữu tha hương!
Thay mặt cho hàng giáo phẩm và nhân danh giáo hội công giáo Việt-nam, tổ chức một Lễ phong hiển thánh cho 117 vị tử đạo! - Bên trong, cộng đồng kitô hữu Việt nam hải ngoại với từng trăm ý kiến về phương cách tổ chức được đề xuất, tình thế đòi hỏi phải phối hợp để đi đến một quyết định chung. - Bên ngoài những chống phá từ phía nhà nước cộng sản, những hiểu lầm đây đó trong cộng đồng người Việt khi nhìn những vị tử đạo, chứng nhân cho Tình Yêu đến từ Trời Cao, như là những con rối trong mưu đồ của những chế độ chính trị thực dân ngoại bang …
Không phải không ý thức về sức lực và tài năng rất giới hạn của mình, nhưng cha đã không ngại nói tiếng xin vâng với Tòa Thánh.
Hẳn nhiên tiếng xin vâng ấy dám nói lên, vì hẳn cha xác tín có một Đức Kitô hiện diện ở giữa dân tộc và Giáo hội Việt-nam trong những lúc giông tố. Nhưng qua những ngày tháng đồng hành với cha, con thoáng nhận ra lý do tại sao cha can đảm đến như thế. Năm 1993, năm năm sau ngày Lễ Phong Thánh cho 117 vị tử đạo trên đất Việt-Nam, cha từng cô động tâm tư của mình như thế nầy trong trang đầu tập san Định Hướng số ra mắt do chính cha chủ trương và cố vấn:
“Cho đến ngày hôm nay, cộng sản và tư bản đã định hướng cho cộng đồng nhân loại. Nhưng trước ngưỡng cửa của năm 2000, tư bản khủng hoảng, cộng sản sụp đổ. Các vị lãnh đạo cộng đồng nhân loại đang loay hoay tìm một trật tự thế giới mới, nghĩa là đang tìm một định hướng mới cho nhân loại. Trong bối cảnh nầy, quốc gia dân tộc chúng ta cũng đang hốt hoảng, mất cả hướng đi, như con thuyền gãy lái trên biển cả một giông tố.
Trong thời điểm nguy ngập nầy, chúng ta bàng hoàng ngồi nhìn vô tư hay sao? (…)
Không bao giờ nữa.
Chúng ta đừng để chúng ta một lần nữa hỗ thẹn với người thiếu phụ Miền Bắc! Trong một đêm mưa gió bão táp tơi bời, ngọn hải đăng là hy vọng sống còn độc nhất của chồng bà bị gió đánh gãy tắt. Người thiếu phụ ở nhà ẳm con mong đợi. Ngọn hải đang tắt. Bà thất vọng ?
Không. Bà đã không thất vọng. Bà cam đảm. Một tia sáng loé lên (…): Bà châm lửa đốt cháy căn nhà là tài sản độc nhất của bà! Bà thắp lên một ánh sáng định hướng cho chồng bà thấy đường về! (…).”
Lạ thay, phép lạ đã đến cho cha, cho cộng đồng người Việt công giáo tị nạn và cho giáo hội Việt nam: Lễ tổ chức phong thánh năm 1988 thành công.
Vấn đề còn lại là làm sao chứng tá Yêu thương của 117 vị tử đạo phải được thắp sáng lên để định hướng cho tương lai, một sứ vụ mà, với tư cách lãnh đạo cộng đồng kitô hữu Việt-nam hải ngoại, cha không thể không ý thức và tránh né không dám thực hiện.
Thật thế. Cha đã múc lấy hứng khởi cho tác vụ của mình nơi nguồn Tình Yêu của Đức Kitô mà các vị tử đạo Việt-nam là chứng nhân.
- Ngọn đuốc Tình Yêu đó giải thích tại sao cha đã cam đảm ưu tiên canh tân nếp sống đạo của kitô hữu Việt-nam khi đưa giáo huấn của công đồng Vaticanô II về tông đồ giáo dân áp dụng ngay trong bước đầu của mục vụ của mình. Một Văn Phòng Tông Đồ Giáo Dân được thành lập, chỉ một vài tháng sau ngày Phong Thánh. Đức Kitô, Đấng Yêu Thương đã chết mình đi để cứu độ. Kitô hữu Việt nam không chỉ lo phần rỗi cá nhân mình trong khuôn viên nhà xứ của mình, nhưng mọi thành phần dân Chúa, giáo dân, giáo sĩ phải làm chứng Tình Yêu của Đức Kitô khi dám bước ra cửa, ngoài khu đất quá an toàn cố hữu, để nhập cuộc vào khổ đau và hy vọng của nhân thế. Giáo dân cần được trang bị kiến thức đạo đời, có cơ hội học hỏi trao đổi, có cơ hội cùng chung nhau bước ra tuyến đầu, nơi môi trường trần thế, làm chứng cho Tình Yêu của Đức Kitô, như giáo huấn Giáo hội truyền dạy. Thao thức mục vụ căn cơ đó đã thúc đẩy cha kêu gọi các nhóm tông đồ giáo dân trong các nước nên cùng nhau gặp gỡ và cùng nhau thành lập Phong TràoGiáo Dân VNHN (tháng 10 năm 1992).
- Ngọn đuốc Tình Yêu đó giải thích tại sao cha đã cam đảm kêu gọi các vị lãnh đạo của năm tôn giáo lớn của Việt-Nam gặp gỡ nhau ngay tại Vatican để cùng với Tòa Thánh Vatican (qua các vị hồng y bộ trưởng các thánh bộ) ‘cầu nguyện hoà bình’. Ngày gặp gỡ ấy phải xóa tan những vướng mắc nghi kỵ dấy lên thù hận qua lịch sử khi những vị tử đạo bị hiểu lầm là con rối các thế lực ma quái của đế quốc. Ngày gặp gỡ ấy phải tôn vinh Thần Lực yêu thương và hòa bình đang tác động trong các tôn giáo và trong tâm hồn các tín đồ. Ngày gặp gỡ ấy phải khẳng định với đồng bào Việt-Nam rằng chủ trương chính trị sắt máu, nghi khị, thù hận là đi ngược với đạo lý làm người. Ngày gặp gỡ năm ấy, đầu tiên diễn ra trong lịch sử dân tộc, đề nghị một cung cách sống đạo mới của kitô hữu Việt-nam trong cộng đồng dân tộc. Cũng trong ngày gặp gỡ năm ấy, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã có dịp gặp gỡ trực diện các vị lãnh đạo tôn giáo của Việt-nam, vui cười nắm tay trò chuyện với đồng bào Việt-nam, lương giáo, nam nữ, điều kiện xã hội cũng như chính kiến đa biệt.
- Ngọn đuốc Tình Yêu đó giải thích tại sao năm 1993 cha khai sinh Tập San Định Hướng, một dụng cụ truyền thông mà bất cứ người thiện chí nào muốn quảng bá những nghiên cứu, những đề xuất thăng tiến phẩm giá con người, lợi ích cộng đồng xã hội, đều có thể xem đó là vùng đất của mình, bên trên những khác biệt về tư tưởng, tôn giáo, chính kiến…
- Ngọn đuốc Tình Yêu đó giải thích tại sao cha đã tổ chức cuộc ‘Gặp Gỡ và Thảo Luận về Thần Học Việt nam vào tháng 08 năm 1996 tại Đan viện Xitô, Orsonnens, Thụy Sĩ. Trong bài thuyết trình với đề tài Tìm một hướng đi cho nền thần học Việt Nam, cha nói rõ rằng: “Lý do thúc đẩy chúng ta bất chấp mọi hy sinh, chính là lợi ích của Giáo hội và dân tộc thân yêu Việt nam của chúng ta”. Đạo công giáo không còn có thể được xem là dụng cụ truyền bá một hệ thống tư tưởng, một đường lối chính trị, một tập tục xã hội nào đó bất kỳ, dù nỗ lực liên đới văn hóa rất cao cả, nhưng trước hết và trên hết là chứng nhân của Tình Yêu từ Trời Cao đến cho từng người, từng dân tộc để mỗi người mỗi dân tộc phát huy và thăng tiến phẩm giá của mình, hoàn thành nhân tính “linh ưu vạn vật” trong hoàn cảnh lịch sử cá biệt và ngôn ngữ riêng của mình.
- Ngọn đuốc Tình Yêu đó giải thích tại sao cha kêu gọi các cộng đồng tôn giáo, các hội đoàn văn hóa trong cộng đồng VNHN cùng nhau tìm một phương thức phối trí khả dĩ giúp thực hiện những sinh hoạt có tầm vóc qui mô: một mặt nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa Việt nam trong cộng đồng, đưa giới trẻ tiếp cận được với lớp người đi trước, mặt khác cùng nhau đề xuất những phương cách hội nhập văn hóa lành mạnh dựa trên những căn bản đạo lý làm người. Lời kêu gọi của cha được nhiều người đáp ứng; và tháng 10 năm 1995, Trung tâm văn hóa Nguyễn-Trường-Tộ ra đời. Một năm sau, Đại Học Hè đầu tiên của Cộng Đồng VNHN được Trung tâm văn hóa Nguyễn-Trường-Tộ tổ chức do viên trưởng, Đức Ông Trần Văn Hoài khai mạc. Tiêu biểu cho sinh lực văn hóa của cộng đồng VNHN, Đại Học Hè nầy tiếp tục sinh hoạt hàng năm ở những địa điểm khác nhau tại Âu Châu, qui tụ các sinh viên, chuyên viên trẻ đồng hành với các vị giáo sư đại học, các vị lãnh đạo cộng đồng, các nhân sĩ…
- Ngọn đuốc Tình Yêu đó giải thích tại sao tháng 8 năm 1997 cha chủ trì Tuần Lễ Xã Hội, lần đầu tiên được tổ chức trong cộng đồng VNHN với chủ đề: Đạo Lý, nền tảng canh tân và phục hoạt đất nước. Cuộc gặp gỡ qui tụ những vị lãnh đạo các tôn giáo, các cộng đồng, các đảng phái chính trị, các hội đoàn, các nhà thần hoc, các giáo sư các đại học, các nhân sĩ … đến từ nhiều quốc gia. Múc lấy hứng khởi nơi giáo huấn của thông điệp Hào quang Chân Lý của Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, cha đã tìm ra được ánh sáng mà đồng bào chúng ta, dù là kitô hữu hay tín đồ của bất cứ tôn giáo nào, dù thuộc phe phái chính trị nào, cũng một lòng muốn thắp lên để canh tân đất nước và mang lại phúc lợi cho dân tộc. Ánh sáng đó là ánh sáng của chân lý, ánh sáng của đạo lý làm người đúng với phẩm giá tự do và cao cả mà Trời Cao phú ban cho mỗi người.
Vì là sứ giả của Tình Yêu Thương luôn đổi mới khuôn mặt buồn thảm của thực tại trấn thế, cha nóng lòng muốn là người tiên phong của canh tân để kết dệt những mối gặp gỡ làm nên hòa bình và an lạc.
Nhưng có một điểm không hề đổi mà cha là một biểu tượng sáng chói, đó là lập trường trung kiên với chủ trương cổ võ cho tự do để thăng tiến phẩm gía con người, lập trương từ chối thỏa hiệp với tác nhân gây thù hận và áp bức làm khổ đồng bào. Lập trường ấy trong sáng phản ảnh khát khao của những con người đã từng dám liều cả mạng sống mình đi tìm tự do; lập trường ấy trung thành với tâm tư của những con người kết dệt nên ý nghĩa của chữ hải ngoại trong thành ngữ Cộng Đồng Người Công Giáo Việt Hải Ngoại mà linh mục Trần Văn Hoài được chỉ định làm người lãnh đạo.
Những người Việt khao khát tự do không thể không ghi công và hãnh diện về Đức Ông Trần Văn Hoài, một vị lãnh đạo tinh thần biểu hiện được tâm tư và nguyện vọng sâu xa của chính họ.
Một kitô hữu luôn phó thác cuộc đời mình cho Thánh Mẫu Maria, Mẹ Đức Giêsu
Một cuộc chiến lội dòng nước ngược cho tự do của một con người không ngại những rủi ro bất ngờ, những giới hạn rất ‘con người’ mà cá nhân mình khó tránh khỏi, những e dè hay hiểu lầm của “thiên hạ”…, một cuộc chiến như thế hẳn khó có thể thực hiện nếu cha đã không đồng hành với người Mẹ đầy quyền năng mà cha hằng nương tựa.
Thật thế, điểm sánh chói của người kitô hữu nơi cha mà con cảm phục lúc cùng cha sinh hoạt, đó chính là sự phó thác không ddiều kiện của cha vào sự nâng đỡ của Mẹ Maria, Đấng đã đứng vững dưới chân Thánh Giá để cùng Chúa Kitô thể hiện Tình Yêu Thiên Chúa đới với con người, đề nối kết con người lại trong Tình Yêu Thiên Chúa.
Người tín hữu Philipphê, người đã níu lấy Mẹ trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống của mình, hôm nay đã tạ thế. Xin Mẹ đưa người thân yêu nầy của Mẹ đến với vinh quang Thiên Đàng nơi con Mẹ đang hiển trị.
Vĩnh biệt và cám ơn Cha, Đức Ông Philipphê Trần-Văn Hoài.
Mái ấm Rosa Nam Hưng, Tân Thới Nhì, Hốc Môn - Vui tất niên
A.P Mặc Trầm Cung
15:03 08/02/2010
Buối tối hôm nay 6/2/2010 lúc 18 giờ, một không khí thật vui nhộn tại Mái Ấm Rosa – Nam Hưng, 53/ 8 Ấp Thống nhất 2, Xã Tân Thới Nhì, Hóc môn, do các nữ tu Đaminh Rosa Lima Miền Mân Côi phụ trách, đã tổ chức bữa tiệc liên hoan tất niên cho các em Cô Nhi được nuôi dưỡng ở đây. Đến dự buổi liên hoan tất niên có sự hiện diện của Linh mục Stephen Lê Thành Tựu, dòng Camêlô, Ngài là Linh hướng của Mái Ấm Rosa và Linh mục Đaminh Nguyễn Trung Kiên – chánh xứ Châu Nam, cùng tất cả quí ân nhân xa gần cũng dành chút thời gian quí báu đến chung vui và chia sẻ cho các em những tình cảm thật thân thương ấm áp thắm đượm tình người.
Mái âm Rosa hiện đang nuôi dưỡng 30 em có độ tuổi từ 2 đến 20 tuổi, các em đang được học từ Mẫu giáo đến Cao đẳng. Ở đây, em nào cũng có những hòan cảnh thật đáng thương. Có những em không còn cả cha mẹ lẫn người thân, nhưng cũng có những em còn cha mẹ, nhưng hoàn cảnh quá éo le cha mẹ đều mắc bệnh tâm thần, không còn biết con mình là ai…, lại có những em vừa chào đời đã bị bỏ chơ vơ và được những người tốt bụng bế đến giao cho các Soeurs…... Các em được gởi gấm vào Mái Ấm Rosa để được sự chăm sóc, dạy bảo của các Soeurs và được ăn học đến nơi đến chốn.
Các Soeurs tổ chức liên hoan đêm nay để các em vui chơi, trò chuyện cởi mở với nhau. Và các Soeurs cũng giáo dục cho các em biết những nét văn hóa Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam, qua đó giúp cho các em biết mang trong mình tâm tình Tạ ơn Thiên Chúa trong những ngày tháng qua, biết cám ơn nhưng người đã có công nuôi dưỡng và dạy dỗ mình, đồng thời cho các em có những niềm vui xuân với ước mong góp phần xoa dịu sự mất mát tinh thần thiêng liêng gia đình đáng lẽ ra các em phải có.
Một bầu khí thật vui tươi rộn rã qua 2 tiết mục múa của các em trình diễn. Các em thật hồn nhiên, như những chú chim non vô tư ca hát giữa bầu trời, các em cần được sống trong một bầu khí của tình thương, các em cần được chăm sóc và bảo vệ đúng mức, các em cần được ăn học đàng hoàng để có một tương lai ổn định. Điều này thật ra rất cần tình thương và sự hỗ trợ của nhiều người.
Nhìn các em vui chơi, ca hát, đùa giỡn những người có mặt cũng cảm thấy niềm vui hòa cùng với các em và cũng cảm thấy mình phải có một trách nhiệm nào đó với các em. Vì chăm lo cho các em mồ côi, các em có hoàn cảnh nghèo, thiếu thốn đáng thương không chỉ là trách nhiệm của các Soeurs mà là trách nhiệm của cả cộng đồng. Ước gì trong mỗi người chúng ta cùng nhau chia sẻ những gánh nặng của xã hội trong điều kiện có thể, để giúp cho các trẻ em mồ côi, các em có hoàn cảnh khó khăn được nuôi dưỡng trong các Mái Ấm được sống vui và được ăn học xứng đáng với phẩm giá làm người của mình, hầu xoa dịu những mặc cảm, những thiếu thốn vật chất và nỗi bất hạnh về tinh thần mà các em đang cam chịu.
Cha Stephen Lê Thành Tựu và cha Đaminh Nguyễn Trung Kiên đại diện lì xì cho các em, thật vô tư, các em bóc bao lì xì ra ngay tại chỗ và hỏi nhau xem được bao nhiêu, khi biết tất cả đều bằng nhau các em lại cười khì một cách vui vẻ. Tâm hồn của các em thật trong sáng và hồn nhiên.
Gió xuân đã về mơn man trên các cánh hoa. Trên các nẻo đường những khu chợ hoa đang bày bán đủ mọi loài hoa muôn màu sắc. Người người đang hân hoan trẩy hội hoa xuân, đang chọn lựa cho mình những cành hoa đẹp nhất. Trên bầu trời có những chú chim non đang gọi nhau ríu rít bay tổ ấm. Hy vọng trong năm mới này những chú chim non của Mái Ấm Rosa đón nhận được nhiều niềm vui ấm áp của Chúa Xuân muôn loài và của cộng đồng xã hội. Để lời ca tiếng hát, điệu múa của các em luôn mãi rộn vang trong cuộc sống của các em.
Mái âm Rosa hiện đang nuôi dưỡng 30 em có độ tuổi từ 2 đến 20 tuổi, các em đang được học từ Mẫu giáo đến Cao đẳng. Ở đây, em nào cũng có những hòan cảnh thật đáng thương. Có những em không còn cả cha mẹ lẫn người thân, nhưng cũng có những em còn cha mẹ, nhưng hoàn cảnh quá éo le cha mẹ đều mắc bệnh tâm thần, không còn biết con mình là ai…, lại có những em vừa chào đời đã bị bỏ chơ vơ và được những người tốt bụng bế đến giao cho các Soeurs…... Các em được gởi gấm vào Mái Ấm Rosa để được sự chăm sóc, dạy bảo của các Soeurs và được ăn học đến nơi đến chốn.
Các Soeurs tổ chức liên hoan đêm nay để các em vui chơi, trò chuyện cởi mở với nhau. Và các Soeurs cũng giáo dục cho các em biết những nét văn hóa Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam, qua đó giúp cho các em biết mang trong mình tâm tình Tạ ơn Thiên Chúa trong những ngày tháng qua, biết cám ơn nhưng người đã có công nuôi dưỡng và dạy dỗ mình, đồng thời cho các em có những niềm vui xuân với ước mong góp phần xoa dịu sự mất mát tinh thần thiêng liêng gia đình đáng lẽ ra các em phải có.
Một bầu khí thật vui tươi rộn rã qua 2 tiết mục múa của các em trình diễn. Các em thật hồn nhiên, như những chú chim non vô tư ca hát giữa bầu trời, các em cần được sống trong một bầu khí của tình thương, các em cần được chăm sóc và bảo vệ đúng mức, các em cần được ăn học đàng hoàng để có một tương lai ổn định. Điều này thật ra rất cần tình thương và sự hỗ trợ của nhiều người.
Nhìn các em vui chơi, ca hát, đùa giỡn những người có mặt cũng cảm thấy niềm vui hòa cùng với các em và cũng cảm thấy mình phải có một trách nhiệm nào đó với các em. Vì chăm lo cho các em mồ côi, các em có hoàn cảnh nghèo, thiếu thốn đáng thương không chỉ là trách nhiệm của các Soeurs mà là trách nhiệm của cả cộng đồng. Ước gì trong mỗi người chúng ta cùng nhau chia sẻ những gánh nặng của xã hội trong điều kiện có thể, để giúp cho các trẻ em mồ côi, các em có hoàn cảnh khó khăn được nuôi dưỡng trong các Mái Ấm được sống vui và được ăn học xứng đáng với phẩm giá làm người của mình, hầu xoa dịu những mặc cảm, những thiếu thốn vật chất và nỗi bất hạnh về tinh thần mà các em đang cam chịu.
Cha Stephen Lê Thành Tựu và cha Đaminh Nguyễn Trung Kiên đại diện lì xì cho các em, thật vô tư, các em bóc bao lì xì ra ngay tại chỗ và hỏi nhau xem được bao nhiêu, khi biết tất cả đều bằng nhau các em lại cười khì một cách vui vẻ. Tâm hồn của các em thật trong sáng và hồn nhiên.
Gió xuân đã về mơn man trên các cánh hoa. Trên các nẻo đường những khu chợ hoa đang bày bán đủ mọi loài hoa muôn màu sắc. Người người đang hân hoan trẩy hội hoa xuân, đang chọn lựa cho mình những cành hoa đẹp nhất. Trên bầu trời có những chú chim non đang gọi nhau ríu rít bay tổ ấm. Hy vọng trong năm mới này những chú chim non của Mái Ấm Rosa đón nhận được nhiều niềm vui ấm áp của Chúa Xuân muôn loài và của cộng đồng xã hội. Để lời ca tiếng hát, điệu múa của các em luôn mãi rộn vang trong cuộc sống của các em.
Ngày Quốc Tế Đời Sống Thánh Hiến, Tại Giáo Hạt Đàlạt
Tứ Linh
15:31 08/02/2010
15 giờ 00 thứ ba, 02.02.2010, nhân ngày Lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh, Ngày Quốc tế Đời sống Thánh hiến lần thứ 14, gần 300 tu sĩ nam nữ thuộc các Hội Dòng đang hoạt động tại Giáo Hạt Đàlạt đã quy tụ về Nhà thờ Chánh Tòa để hành hương Năm Thánh.
Các tu sĩ cùng tham dự Giờ Thánh và đặt mình trước Chúa Giêsu Thánh Thể, được cha Anphongsô Nguyễn Công Minh (ofm), cũng là đại diện Tu sĩ của Giáo Hạt Đàlạt, hướng dẫn suy niệm về bản chất của Người Tu sĩ theo Chủ đề Năm Thánh của Giáo hội Việt nam. Qua đó để hiểu rằng mỗi tu sĩ đều gắn chặt vào đời sống và sự thánh thiện của Giáo hội; đều được kêu gọi và quy tụ bởi Lời Chúa và bởi Đức Kitô Phục sinh, sống phục vụ và yêu thương trong sự đồng tâm nhất trí. Nhất là “nếu người tín hữu bình thường đã phải loan báo Tin Mừng, thì người tu sĩ càng phải loan báo, và nhất là với ba lời khấn, làm chứng cho thực tại Tin Mừng là Nước Trời đang hoàn thành tại trần gian này”. Sau đó, mỗi người đã có những giây phút hồi tâm, xét mình và lãnh nhận Bí tích Hòa giải.
Đúng 17 giờ 15, Đức Cha Phêrô và 12 Linh mục trong Giáo Hạt Đàlạt dâng Thánh lễ cầu nguyện cho những người sống đời thánh hiến.
Thánh lễ được bắt đầu với Nghi thức làm phép nến, trước các tu sĩ mà mỗi tu sĩ một ngọn nến sáng trong tay, Đức Cha mời gọi mọi người hiệp ý cầu nguyện cho các tu sĩ trong ngày lễ đặc biệt này, để như những ánh nến, cuộc đời mỗi tu sĩ cũng phải được cháy sáng và mang ánh sáng của Đức Kitô đến cho tha nhân.
Với những ý nghĩa về ngày lễ “Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh” và dưới ánh sáng của các bài Đọc Lời Chúa (Ml 3,1-4; Dt 2,14-18; Lc 2,22-32), Đức Cha Phêrô nhắc lại biến cố Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh năm xưa và cho thấy việc này không chỉ là một nghi lễ, mà còn cho thấy Đức Giêsu luôn biết mình thuộc về Chúa Cha trong sự hiện hữu và sự sống của Ngài, Đức Giêsu luôn trung thành với ý muốn của Chúa Cha là xuống thế gian mang lấy thân phận con người để cứu chuộc loài người. Đức Cha cũng nhắc lại: mọi Kitô hữu cũng đã được thánh hiến qua Bí tích Rửa Tội, cũng được mời gọi để bước theo Đức Kitô và loan báo Tin mừng cứu độ của Ngài.
Với việc Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II thiết lập “Ngày Quốc Tế Đời sống Thánh hiến” vào năm 1997, Đức cha Phêrô chia sẻ cùng các tu sĩ nam nữ hiện diện:
“Nhân ngày Quốc tế cầu nguyện cho đời sống thánh hiến, xin chia sẻ với anh chị em về những điểm căn bản của đời sống đời thánh hiến.
Như vừa nói, các Kitô hữu đều được thánh hiến để thuộc về Thiên Chúa, được mời gọi để “nên thánh như Cha là Đấng Thánh” (Mt 5,48). Ngoài ơn gọi cơ bản ấy, Thiên Chúa còn có nhiều con đường, nhiều cách thức để thánh hóa và làm cho con người có thể tham dự trọn vẹn vào đời sống của Thiên Chúa.
Đời sống thánh hiến phải nhìn vào gương mẫu là chính Chúa Giêsu: Ngài được Chúa Cha thánh hiến và từ sự hiến thánh này Ngài đã thánh hóa thế gian. Người tu sĩ cũng phải sống đúng bản chất ơn gọi của mình, để mọi hệ quả từ đời sống thánh hiến sẽ giúp những việc làm của chúng ta thánh thiện và có thể thánh hiến người khác.
Đời sống thánh hiến là phải bước theo Chúa Giêsu: Mọi Kitô hữu đều được mời gọi đi theo Đức Kitô, nhưng nơi người sống đời thánh hiến, bước theo Chúa Giêsu cách cụ thể là sống ba lời khuyên Phúc Âm.
* Một Chúa Giêsu khiết tịnh: Vì Ngài hoàn toàn thuộc về Chúa Cha trong một Tình Yêu duy nhất mà không thuộc về bất cứ ai khác.
* Một Chúa Giêsu nghèo khó: “chim trời có tổ, con cáo có hang, còn Con Người không chỗ dựa đầu”. Một hình ảnh đơn sơ nhưng diễn tả cách cụ thể Ngài đã khước từ tất cả để hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa.
* Một Chúa Giêsu vâng phục: Chúa Giêsu vâng phục Thánh ý Chúa Cha cách trọn vẹn và hoàn hảo, Ngài lấy Thánh ý Chúa Cha làm lẽ sống, làm lương thực của mình.
Khi đã được mời gọi, chúng ta đáp trả và đi theo Đức Kitô, thì phải hiểu chúng ta hoàn toàn tận hiến và sống cho Thiên Chúa, biết tìm và thực thi Thánh ý Thiên Chúa chứ không làm theo ý riêng mình. Điều này rất khó, nhưng sức mạnh tiếng gọi của Thiên Chúa sẽ lôi kéo chúng ta biết từ bỏ mình và làm theo Thánh ý Chúa. Khi biến những lời khuyên thành lời khấn cũng không làm cho việc chúng ta theo Đức Kitô khác đi, nhưng chỉ muốn nói lên sự quyết tâm được diễn tả bằng một nghi lễ.
Để có thể bước theo Chúa, người sống đời thánh hiến phải dấn thân nhiều hơn, bước theo Chúa cách sát sao, gần gũi, quả cảm hơn. Chỉ như vậy, chúng ta mới thật sự tham gia vào trong con người và sứ vụ của Đức Kitô.
Chúa Giêsu liên lỉ cầu nguyện, lúc nơi thanh vắng, khi lên núi cao, đặc biệt khi đứng trước những chọn lựa hay những quyết định quan trọng. Một người được gọi theo Đức Kitô cách triệt để cũng phải nhìn lại đời sống cầu nguyện của mình theo gương mẫu và cách thức của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu dành phần lớn cuộc đời công khai của Ngài để đi rao giảng, Ngài là một con người luôn di chuyển, không bao giờ dừng lại. Nếu theo Ngài, chúng ta cũng phải ra đi chia sẻ Tin mừng và hồng ân Chúa đã ban, để mọi người cùng được tham dự và được đón nhận.
Chúa Giêsu không bao giờ khước từ những ai đến với Ngài, nhất là những người tội lỗi, bệnh tật, nghèo khó. Chẳng những không khước từ, mà thậm chí Ngài như vượt quá sức mình, khiến người ta có cảm giác Ngài không còn bình thường ! Chúng ta phải có một con tim biết rung động, một cái nhìn cảm thông yêu thương với những người bệnh tật, nghèo khó, tội lỗi. Nếu không, có lẽ giữa chúng ta và Đức Kitô không có sự liên hệ mật thiết.
Còn rất nhiều điều để chúng ta chiêm ngưỡng và bắt chước khi đi theo Đức Kitô, nhưng có thể nhìn cách tổng quát: Đức Kitô luôn nói, rao giảng, làm phép lạ dưới quyền năng Chúa Thánh Thần. Đức Kitô có thể làm tất cả vì Ngài luôn có tâm hồn rộng mở để Chúa Thánh Thần hoạt động nơi Ngài. Ngài rao giảng về Chúa Thánh Thần, và qua quyền năng của Chúa Cha, Ngài ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta. Là tu sĩ, là người làm việc cho Chúa, nếu không để Thánh Thần hoạt động trong mình mà chỉ dựa vào sức riêng, thì việc thánh hiến chỉ là tên gọi nhưng thật sự không có sự sống bên trong.
Nếu anh chị em còn muốn thêm một điều gì đó trong những điều chúng ta cần phải thêm, tôi nghĩ rằng cần thấy Đức Kitô không hoạt động đơn độc mà Ngài đã thiết lập Hội Thánh. Một mình Ngài đủ sức cứu rỗi toàn thể nhân loại, nhưng trong ý muốn của Chúa Cha, sứ mạng của Đức Kitô phải được tiếp nối trong Hội thánh. Một tu sĩ không thể sống ơn gọi, không thể thực hiện đặc sủng của mình nếu không thực hiện ngay trong lòng Hội Thánh, kết hợp với Hội Thánh và cho Hội Thánh. Có rất nhiều dòng, nhiều linh đạo, nhưng cuối cùng chúng ta cũng vẫn là một Hội Thánh duy nhất. Đó chắc chắn là một trong những điều chúng ta được mời gọi để sống ơn gọi của mình trong lòng Hội Thánh, với Hội Thánh và cho Hội Thánh.
Chúng ta có thể gặp được những ý tưởng đó cách sâu sắc trong ý nghĩa của Thánh lễ này, được thể hiện nơi Đức Giêsu là Con Chí ái của Chúa Cha, người Con làm đẹp lòng Cha mọi đàng, người Con kêu gọi chúng ta hãy theo Ngài, bắt chước Ngài và hoạt động trong Ngài”.
Sau Thánh lễ, các tu sĩ nam nữ cùng quây quần để chúc tết Đức Cha và Quý Cha. Thật đầm ấm và trìu mến qua lời của một đại diện: “chúng con, những người con của Giáo phận, mượn giây phút này để xum họp bên Đức Cha - người cha, người bố, người ba thân thương…”; một tình liên đới sâu sắc: “là người con, hơn ai hết, chúng con thấu cảm với những trách nhiệm bộn bề, những ưu tư thao thức của Đức cha đối với từng người con… Chúng con xin mượn lời Thánh vịnh 115 để cầu chúc: Chính Chúa độ trì, làm thuẫn đỡ khiên che cho Đức Cha - Chính Chúa nhớ đến và ban phúc cho Đức Cha, cho Giáo phận, cho Giáo hội Việt Nam”…
Trong lời đáp từ, Đức Cha Phêrô cám ơn về sự hiện diện của các Hội Dòng trên phần đất của Giáo phận, cùng chung tay góp sức, yêu thương và hiệp nhất để xây dựng Hội Thánh địa phương. Ngài cũng bày tỏ lòng tôn trọng và quý mến của hàng Linh mục và giáo dân dành cho các tu sĩ. Đức Cha cầu chúc các tu sĩ nam nữ luôn có được sự bình an và hạnh phúc trong đời tu để tiếp tục hợp tác, yêu thương phục vụ để loan báo Tin mừng.
Ban Tổ chức cũng không quên gởi đến mỗi tu sĩ một “lộc xuân Lời Chúa” và những món quà cho từng cộng đoàn.
Các tu sĩ cùng tham dự Giờ Thánh và đặt mình trước Chúa Giêsu Thánh Thể, được cha Anphongsô Nguyễn Công Minh (ofm), cũng là đại diện Tu sĩ của Giáo Hạt Đàlạt, hướng dẫn suy niệm về bản chất của Người Tu sĩ theo Chủ đề Năm Thánh của Giáo hội Việt nam. Qua đó để hiểu rằng mỗi tu sĩ đều gắn chặt vào đời sống và sự thánh thiện của Giáo hội; đều được kêu gọi và quy tụ bởi Lời Chúa và bởi Đức Kitô Phục sinh, sống phục vụ và yêu thương trong sự đồng tâm nhất trí. Nhất là “nếu người tín hữu bình thường đã phải loan báo Tin Mừng, thì người tu sĩ càng phải loan báo, và nhất là với ba lời khấn, làm chứng cho thực tại Tin Mừng là Nước Trời đang hoàn thành tại trần gian này”. Sau đó, mỗi người đã có những giây phút hồi tâm, xét mình và lãnh nhận Bí tích Hòa giải.
Đúng 17 giờ 15, Đức Cha Phêrô và 12 Linh mục trong Giáo Hạt Đàlạt dâng Thánh lễ cầu nguyện cho những người sống đời thánh hiến.
Thánh lễ được bắt đầu với Nghi thức làm phép nến, trước các tu sĩ mà mỗi tu sĩ một ngọn nến sáng trong tay, Đức Cha mời gọi mọi người hiệp ý cầu nguyện cho các tu sĩ trong ngày lễ đặc biệt này, để như những ánh nến, cuộc đời mỗi tu sĩ cũng phải được cháy sáng và mang ánh sáng của Đức Kitô đến cho tha nhân.
Với những ý nghĩa về ngày lễ “Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh” và dưới ánh sáng của các bài Đọc Lời Chúa (Ml 3,1-4; Dt 2,14-18; Lc 2,22-32), Đức Cha Phêrô nhắc lại biến cố Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh năm xưa và cho thấy việc này không chỉ là một nghi lễ, mà còn cho thấy Đức Giêsu luôn biết mình thuộc về Chúa Cha trong sự hiện hữu và sự sống của Ngài, Đức Giêsu luôn trung thành với ý muốn của Chúa Cha là xuống thế gian mang lấy thân phận con người để cứu chuộc loài người. Đức Cha cũng nhắc lại: mọi Kitô hữu cũng đã được thánh hiến qua Bí tích Rửa Tội, cũng được mời gọi để bước theo Đức Kitô và loan báo Tin mừng cứu độ của Ngài.
Với việc Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II thiết lập “Ngày Quốc Tế Đời sống Thánh hiến” vào năm 1997, Đức cha Phêrô chia sẻ cùng các tu sĩ nam nữ hiện diện:
“Nhân ngày Quốc tế cầu nguyện cho đời sống thánh hiến, xin chia sẻ với anh chị em về những điểm căn bản của đời sống đời thánh hiến.
Như vừa nói, các Kitô hữu đều được thánh hiến để thuộc về Thiên Chúa, được mời gọi để “nên thánh như Cha là Đấng Thánh” (Mt 5,48). Ngoài ơn gọi cơ bản ấy, Thiên Chúa còn có nhiều con đường, nhiều cách thức để thánh hóa và làm cho con người có thể tham dự trọn vẹn vào đời sống của Thiên Chúa.
Đời sống thánh hiến phải nhìn vào gương mẫu là chính Chúa Giêsu: Ngài được Chúa Cha thánh hiến và từ sự hiến thánh này Ngài đã thánh hóa thế gian. Người tu sĩ cũng phải sống đúng bản chất ơn gọi của mình, để mọi hệ quả từ đời sống thánh hiến sẽ giúp những việc làm của chúng ta thánh thiện và có thể thánh hiến người khác.
Đời sống thánh hiến là phải bước theo Chúa Giêsu: Mọi Kitô hữu đều được mời gọi đi theo Đức Kitô, nhưng nơi người sống đời thánh hiến, bước theo Chúa Giêsu cách cụ thể là sống ba lời khuyên Phúc Âm.
* Một Chúa Giêsu khiết tịnh: Vì Ngài hoàn toàn thuộc về Chúa Cha trong một Tình Yêu duy nhất mà không thuộc về bất cứ ai khác.
* Một Chúa Giêsu nghèo khó: “chim trời có tổ, con cáo có hang, còn Con Người không chỗ dựa đầu”. Một hình ảnh đơn sơ nhưng diễn tả cách cụ thể Ngài đã khước từ tất cả để hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa.
* Một Chúa Giêsu vâng phục: Chúa Giêsu vâng phục Thánh ý Chúa Cha cách trọn vẹn và hoàn hảo, Ngài lấy Thánh ý Chúa Cha làm lẽ sống, làm lương thực của mình.
Khi đã được mời gọi, chúng ta đáp trả và đi theo Đức Kitô, thì phải hiểu chúng ta hoàn toàn tận hiến và sống cho Thiên Chúa, biết tìm và thực thi Thánh ý Thiên Chúa chứ không làm theo ý riêng mình. Điều này rất khó, nhưng sức mạnh tiếng gọi của Thiên Chúa sẽ lôi kéo chúng ta biết từ bỏ mình và làm theo Thánh ý Chúa. Khi biến những lời khuyên thành lời khấn cũng không làm cho việc chúng ta theo Đức Kitô khác đi, nhưng chỉ muốn nói lên sự quyết tâm được diễn tả bằng một nghi lễ.
Để có thể bước theo Chúa, người sống đời thánh hiến phải dấn thân nhiều hơn, bước theo Chúa cách sát sao, gần gũi, quả cảm hơn. Chỉ như vậy, chúng ta mới thật sự tham gia vào trong con người và sứ vụ của Đức Kitô.
Chúa Giêsu liên lỉ cầu nguyện, lúc nơi thanh vắng, khi lên núi cao, đặc biệt khi đứng trước những chọn lựa hay những quyết định quan trọng. Một người được gọi theo Đức Kitô cách triệt để cũng phải nhìn lại đời sống cầu nguyện của mình theo gương mẫu và cách thức của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu dành phần lớn cuộc đời công khai của Ngài để đi rao giảng, Ngài là một con người luôn di chuyển, không bao giờ dừng lại. Nếu theo Ngài, chúng ta cũng phải ra đi chia sẻ Tin mừng và hồng ân Chúa đã ban, để mọi người cùng được tham dự và được đón nhận.
Chúa Giêsu không bao giờ khước từ những ai đến với Ngài, nhất là những người tội lỗi, bệnh tật, nghèo khó. Chẳng những không khước từ, mà thậm chí Ngài như vượt quá sức mình, khiến người ta có cảm giác Ngài không còn bình thường ! Chúng ta phải có một con tim biết rung động, một cái nhìn cảm thông yêu thương với những người bệnh tật, nghèo khó, tội lỗi. Nếu không, có lẽ giữa chúng ta và Đức Kitô không có sự liên hệ mật thiết.
Còn rất nhiều điều để chúng ta chiêm ngưỡng và bắt chước khi đi theo Đức Kitô, nhưng có thể nhìn cách tổng quát: Đức Kitô luôn nói, rao giảng, làm phép lạ dưới quyền năng Chúa Thánh Thần. Đức Kitô có thể làm tất cả vì Ngài luôn có tâm hồn rộng mở để Chúa Thánh Thần hoạt động nơi Ngài. Ngài rao giảng về Chúa Thánh Thần, và qua quyền năng của Chúa Cha, Ngài ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta. Là tu sĩ, là người làm việc cho Chúa, nếu không để Thánh Thần hoạt động trong mình mà chỉ dựa vào sức riêng, thì việc thánh hiến chỉ là tên gọi nhưng thật sự không có sự sống bên trong.
Nếu anh chị em còn muốn thêm một điều gì đó trong những điều chúng ta cần phải thêm, tôi nghĩ rằng cần thấy Đức Kitô không hoạt động đơn độc mà Ngài đã thiết lập Hội Thánh. Một mình Ngài đủ sức cứu rỗi toàn thể nhân loại, nhưng trong ý muốn của Chúa Cha, sứ mạng của Đức Kitô phải được tiếp nối trong Hội thánh. Một tu sĩ không thể sống ơn gọi, không thể thực hiện đặc sủng của mình nếu không thực hiện ngay trong lòng Hội Thánh, kết hợp với Hội Thánh và cho Hội Thánh. Có rất nhiều dòng, nhiều linh đạo, nhưng cuối cùng chúng ta cũng vẫn là một Hội Thánh duy nhất. Đó chắc chắn là một trong những điều chúng ta được mời gọi để sống ơn gọi của mình trong lòng Hội Thánh, với Hội Thánh và cho Hội Thánh.
Chúng ta có thể gặp được những ý tưởng đó cách sâu sắc trong ý nghĩa của Thánh lễ này, được thể hiện nơi Đức Giêsu là Con Chí ái của Chúa Cha, người Con làm đẹp lòng Cha mọi đàng, người Con kêu gọi chúng ta hãy theo Ngài, bắt chước Ngài và hoạt động trong Ngài”.
Sau Thánh lễ, các tu sĩ nam nữ cùng quây quần để chúc tết Đức Cha và Quý Cha. Thật đầm ấm và trìu mến qua lời của một đại diện: “chúng con, những người con của Giáo phận, mượn giây phút này để xum họp bên Đức Cha - người cha, người bố, người ba thân thương…”; một tình liên đới sâu sắc: “là người con, hơn ai hết, chúng con thấu cảm với những trách nhiệm bộn bề, những ưu tư thao thức của Đức cha đối với từng người con… Chúng con xin mượn lời Thánh vịnh 115 để cầu chúc: Chính Chúa độ trì, làm thuẫn đỡ khiên che cho Đức Cha - Chính Chúa nhớ đến và ban phúc cho Đức Cha, cho Giáo phận, cho Giáo hội Việt Nam”…
Trong lời đáp từ, Đức Cha Phêrô cám ơn về sự hiện diện của các Hội Dòng trên phần đất của Giáo phận, cùng chung tay góp sức, yêu thương và hiệp nhất để xây dựng Hội Thánh địa phương. Ngài cũng bày tỏ lòng tôn trọng và quý mến của hàng Linh mục và giáo dân dành cho các tu sĩ. Đức Cha cầu chúc các tu sĩ nam nữ luôn có được sự bình an và hạnh phúc trong đời tu để tiếp tục hợp tác, yêu thương phục vụ để loan báo Tin mừng.
Ban Tổ chức cũng không quên gởi đến mỗi tu sĩ một “lộc xuân Lời Chúa” và những món quà cho từng cộng đoàn.
Chút niềm vui của những mảnh đời mong manh
LM. Anmai, CSsR
15:43 08/02/2010
Sống trên đời ai cũng mong cho mình có được niềm vui dù niềm vui ấy lớn hay niềm vui nhỏ. Người nào có niềm vui và khi niềm vui mà mình có thì niềm vui ấy sẽ nhân đôi, nhân ba và nhân nhiều nhiều thêm nữa.
Niềm vui, ít nhiều gì ai cũng có cả nhưng chuyện quan trọng là có sẻ chia, có phân phát hay không mới là điều quan trọng. Có những người có niềm vui to, niềm vui lớn ấy nhưng lại cứ khư khư giữ cho riêng mình. Và ngược lại, có những người nghèo, có những người nhỏ bé nhưng lại biết cho đi, biết chia sẻ.
Sáng hôm nay, ngày giáp Tết, một chút niềm vui được chia sẻ từ nhiều tấm lòng bé nhỏ. Những tấm lòng ấy là tấm lòng của Hội Compassion - Vietnam, trong đó có bác sĩ Phan Minh Hiển (Paris) - người “khuấy động” chương trình, là tấm lòng của vị sư trụ trì ngôi chùa nhỏ bé Liên Trì nằm ở góc đường Lương Định Của, là tấm lòng của những phật tử quen biết với vị sư trụ trì Chùa … Khuôn viên, diện tích của nhà Chùa nhỏ thật nhưng lòng của nhà Chùa cũng như những vị sư ở đây thật lớn. Dẫu nhỏ bé, dẫu còn nghèo nhưng cảm được niềm vui mà mình có nên hôm nay Thầy trụ trì cùng các thầy trong Chùa và những tấm lòng nhỏ bé, thiện nguyện đã chung chia niềm vui ấy.
Niềm vui của nhà Chùa vẫn thường chia sẻ với những người nghèo, bất hạnh. Hôm nay niềm vui ấy cách riêng được gửi đến những bệnh nhi ung bướu và thương phế binh.
Với những người lành lặn, với những người khá giả thì một con gấu bông, một hộp mứt và một phong thư lì xì chẳng là gì cả nhưng với những mảnh đời mong manh như các em bệnh ung bướu hay của các thương phế binh thì thật là lớn.
Từ sáng sớm, các em nhỏ được cha mẹ dắt díu nhau tự mãi trung tâm Ung Bướu ngược về ngôi chùa nhỏ ở quận 2. Không phải “hành” những mảnh đời tất tưởi nhưng vì hoàn cảnh éo le. Nhà Chùa đã nhiều lần vào tận trung tâm ung bướu chia sẻ niềm vui nhưng rồi phát trong “ấy” nó làm sao ấy để rồi còn giải pháp duy nhất là về Chùa. Giá như mà “người ta” tạo điều kiện thuận lợi cho người chia sẻ thì cả bệnh nhân và người sẻ chia ấy vơi đi phần mệt nhọc. “Người ta” đâu có ở trong nỗi đau, trong sự thiếu thốn nên đâu hiểu sự chia sẻ, sự cho đi là gì.
Nghĩ đến chuyện này cũng buồn cười ! Đi cho mà cũng phải vất vả ! Người ta đa phần muốn đứng ra lãnh lại cái phần cho nhưng thường thì người cho không chịu vì kinh nghiệm cho thấy khi đến tay người nhận còn chẳng được là bao. Thôi thì vất vả một chút nhưng phần quà, phần tiền đến tận tay các cháu là được rồi.
Đồng hồ chỉ con số 9 giờ, như đã “hò hẹn”, hoà thượng Thích Không Tánh bắt đầu chương trình vui Xuân cho các em bệnh nhi. Trẻ con vốn dĩ nhỏ bé nay mang trong mình chứng bệnh ung thư trông tiều tuỵ hơn nữa. Hầu như các em hình như chưa sống ở nhà chùa ngày nào nhưng đầu chẳng còn chút tóc do ảnh hưởng của những đợt thuốc hoá trị trong cơ thể các em. Tội nghiệp nhất là có những em đã bị biến chứng mắt bị kéo lệch một bên. Cũng thương lắm khi chìa tay ra nhận quà mà trên tay của bé còn cả miếng băng keo kẹp ống dẫn để cho y bác sĩ dễ tiêm thuốc !!!
Về phần quà thì những ai đi làm từ thiện chắc cũng chẳng thấy làm lạ. Chuyện xảy ra “thường ngày ở huyện” đó là phần quà chuẩn bị được gói ghém ở mức chưa đến 200 ấy vậy mà khi “xuất đầu lộ diện” chẳng hiểu sao nó lại lên đến 350. Chẳng lẽ để kẻ có người không ra về trong buồn bã, Thầy Không Tánh đã phải “bỏ tiền túi” cũng như tấm lòng đại từ bi hỉ xả của Thầy để chia vui cho các em.
Một cụ già ở cái độ tuổi “thất thập cổ lai hy” như thầy Thích Không Tánh đóng vai trò MC thì đủ hiểu cái mệt, cái nhọc nó lên đến mức nào. Chánh điện thật nhỏ bé nhưng lại “ôm trọn” mấy trăm con người đã tăng thêm phần mệt mỏi. Ai cũng thương cho thầy già nhưng ngược lại, thầy già lại lo cho các em. Hình như hôm nay thầy không biết mệt thì phải. Thầy đã quên đi cái mệt khi nhìn thấy các em được vui.
Quà hết mà tiền cũng chẳng còn. Sau khi nhận lời chúc Xuân của Thầy trụ trì chùa, cha mẹ và các em lại lục tục kéo nhau về “tổ ấm” nơi góc phòng chật hẹp ở trung tâm Ung Bướu. Niềm vui của phần quà nho nhỏ nhưng cũng một chút gì đó mang lại niềm vui cho những mảnh đời bất hạnh. Chỉ có ai ở trong hoàn cảnh bệnh tật của các em thì mới hiểu nỗi đau do chứng bệnh ung thư hành hạ là dường nào.
Những ai có người thân, người quen mắc phải chứng bệnh ung thư thì mới hiểu nỗi đau là gì. Với chứng bệnh quái ác này có chăng kéo dài được đôi ba tháng hoặc dăm ba năm chứ không được hơn nữa. Và, trong đôi ba tháng dăm ba năm ấy bệnh nhân phải gánh chịu biết bao nhiêu đau đớn hành hạ do chứng bệnh cay nghiệt này. Vì vậy, với những bệnh nhân ung thư thôi thì ngày nào vui được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu thôi.
Cuộc vui nào rồi cũng phải đến lúc chia tay. Sau những giờ phút vất vả để chia sẻ thì hầu như kẻ nhận cũng như người phát cũng mệt nhưng hình như cái mệt ấy được bù đắp bằng nụ cười sẻ chia. Nụ cười ấy hôm nay nở rạng hơn vì ít là Tết năm nay vui với con gấu bông trên tay với hộp mức và một khoảng tiền nho nhỏ để bù lại những gì là thiệt thòi, là mất mát nơi những phận đời nghiệt ngã.
Ước gì có nhiều và nhiều tấm lòng của Hội Compassion - Vietnam cứ tiếp tục, cứ tiếp tục góp một chút gì đó để làm vơi đi nỗi đau của chứng bệnh ung thư nơi trẻ thơ. Ước gì, ước gì có nhiều và nhiều tấm lòng nữa góp phần nhỏ để lan toả tình Chúa – tình Phật – tình người nơi những mảnh đời nhỏ bé mong manh.
Niềm vui, ít nhiều gì ai cũng có cả nhưng chuyện quan trọng là có sẻ chia, có phân phát hay không mới là điều quan trọng. Có những người có niềm vui to, niềm vui lớn ấy nhưng lại cứ khư khư giữ cho riêng mình. Và ngược lại, có những người nghèo, có những người nhỏ bé nhưng lại biết cho đi, biết chia sẻ.
Sáng hôm nay, ngày giáp Tết, một chút niềm vui được chia sẻ từ nhiều tấm lòng bé nhỏ. Những tấm lòng ấy là tấm lòng của Hội Compassion - Vietnam, trong đó có bác sĩ Phan Minh Hiển (Paris) - người “khuấy động” chương trình, là tấm lòng của vị sư trụ trì ngôi chùa nhỏ bé Liên Trì nằm ở góc đường Lương Định Của, là tấm lòng của những phật tử quen biết với vị sư trụ trì Chùa … Khuôn viên, diện tích của nhà Chùa nhỏ thật nhưng lòng của nhà Chùa cũng như những vị sư ở đây thật lớn. Dẫu nhỏ bé, dẫu còn nghèo nhưng cảm được niềm vui mà mình có nên hôm nay Thầy trụ trì cùng các thầy trong Chùa và những tấm lòng nhỏ bé, thiện nguyện đã chung chia niềm vui ấy.
Niềm vui của nhà Chùa vẫn thường chia sẻ với những người nghèo, bất hạnh. Hôm nay niềm vui ấy cách riêng được gửi đến những bệnh nhi ung bướu và thương phế binh.
Với những người lành lặn, với những người khá giả thì một con gấu bông, một hộp mứt và một phong thư lì xì chẳng là gì cả nhưng với những mảnh đời mong manh như các em bệnh ung bướu hay của các thương phế binh thì thật là lớn.
Từ sáng sớm, các em nhỏ được cha mẹ dắt díu nhau tự mãi trung tâm Ung Bướu ngược về ngôi chùa nhỏ ở quận 2. Không phải “hành” những mảnh đời tất tưởi nhưng vì hoàn cảnh éo le. Nhà Chùa đã nhiều lần vào tận trung tâm ung bướu chia sẻ niềm vui nhưng rồi phát trong “ấy” nó làm sao ấy để rồi còn giải pháp duy nhất là về Chùa. Giá như mà “người ta” tạo điều kiện thuận lợi cho người chia sẻ thì cả bệnh nhân và người sẻ chia ấy vơi đi phần mệt nhọc. “Người ta” đâu có ở trong nỗi đau, trong sự thiếu thốn nên đâu hiểu sự chia sẻ, sự cho đi là gì.
Nghĩ đến chuyện này cũng buồn cười ! Đi cho mà cũng phải vất vả ! Người ta đa phần muốn đứng ra lãnh lại cái phần cho nhưng thường thì người cho không chịu vì kinh nghiệm cho thấy khi đến tay người nhận còn chẳng được là bao. Thôi thì vất vả một chút nhưng phần quà, phần tiền đến tận tay các cháu là được rồi.
Đồng hồ chỉ con số 9 giờ, như đã “hò hẹn”, hoà thượng Thích Không Tánh bắt đầu chương trình vui Xuân cho các em bệnh nhi. Trẻ con vốn dĩ nhỏ bé nay mang trong mình chứng bệnh ung thư trông tiều tuỵ hơn nữa. Hầu như các em hình như chưa sống ở nhà chùa ngày nào nhưng đầu chẳng còn chút tóc do ảnh hưởng của những đợt thuốc hoá trị trong cơ thể các em. Tội nghiệp nhất là có những em đã bị biến chứng mắt bị kéo lệch một bên. Cũng thương lắm khi chìa tay ra nhận quà mà trên tay của bé còn cả miếng băng keo kẹp ống dẫn để cho y bác sĩ dễ tiêm thuốc !!!
Về phần quà thì những ai đi làm từ thiện chắc cũng chẳng thấy làm lạ. Chuyện xảy ra “thường ngày ở huyện” đó là phần quà chuẩn bị được gói ghém ở mức chưa đến 200 ấy vậy mà khi “xuất đầu lộ diện” chẳng hiểu sao nó lại lên đến 350. Chẳng lẽ để kẻ có người không ra về trong buồn bã, Thầy Không Tánh đã phải “bỏ tiền túi” cũng như tấm lòng đại từ bi hỉ xả của Thầy để chia vui cho các em.
Một cụ già ở cái độ tuổi “thất thập cổ lai hy” như thầy Thích Không Tánh đóng vai trò MC thì đủ hiểu cái mệt, cái nhọc nó lên đến mức nào. Chánh điện thật nhỏ bé nhưng lại “ôm trọn” mấy trăm con người đã tăng thêm phần mệt mỏi. Ai cũng thương cho thầy già nhưng ngược lại, thầy già lại lo cho các em. Hình như hôm nay thầy không biết mệt thì phải. Thầy đã quên đi cái mệt khi nhìn thấy các em được vui.
Quà hết mà tiền cũng chẳng còn. Sau khi nhận lời chúc Xuân của Thầy trụ trì chùa, cha mẹ và các em lại lục tục kéo nhau về “tổ ấm” nơi góc phòng chật hẹp ở trung tâm Ung Bướu. Niềm vui của phần quà nho nhỏ nhưng cũng một chút gì đó mang lại niềm vui cho những mảnh đời bất hạnh. Chỉ có ai ở trong hoàn cảnh bệnh tật của các em thì mới hiểu nỗi đau do chứng bệnh ung thư hành hạ là dường nào.
Những ai có người thân, người quen mắc phải chứng bệnh ung thư thì mới hiểu nỗi đau là gì. Với chứng bệnh quái ác này có chăng kéo dài được đôi ba tháng hoặc dăm ba năm chứ không được hơn nữa. Và, trong đôi ba tháng dăm ba năm ấy bệnh nhân phải gánh chịu biết bao nhiêu đau đớn hành hạ do chứng bệnh cay nghiệt này. Vì vậy, với những bệnh nhân ung thư thôi thì ngày nào vui được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu thôi.
Cuộc vui nào rồi cũng phải đến lúc chia tay. Sau những giờ phút vất vả để chia sẻ thì hầu như kẻ nhận cũng như người phát cũng mệt nhưng hình như cái mệt ấy được bù đắp bằng nụ cười sẻ chia. Nụ cười ấy hôm nay nở rạng hơn vì ít là Tết năm nay vui với con gấu bông trên tay với hộp mức và một khoảng tiền nho nhỏ để bù lại những gì là thiệt thòi, là mất mát nơi những phận đời nghiệt ngã.
Ước gì có nhiều và nhiều tấm lòng của Hội Compassion - Vietnam cứ tiếp tục, cứ tiếp tục góp một chút gì đó để làm vơi đi nỗi đau của chứng bệnh ung thư nơi trẻ thơ. Ước gì, ước gì có nhiều và nhiều tấm lòng nữa góp phần nhỏ để lan toả tình Chúa – tình Phật – tình người nơi những mảnh đời nhỏ bé mong manh.
Công Đoàn CGVN Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne chuẩn bị gói bánh ăn Tết.
Trần Văn Minh
18:39 08/02/2010
MELBOURNE - Sáng nay Ngày 8 Tháng 2 Năm 2010. Nghe tin Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm chuẩn bị tết cho cộng đoàn, qua một sinh hoạt gói bánh chưng, tôi cũng muốn đến xem qua để giới thiệu với bạn đọc. Bánh chưng là một loại bánh không thể thiếu trong mỗi nhà, nhân ngày tết cổ truyền dân tộc.
Hình ảnh gói bánh chưng
Trời bưã nay nóng, thời tiết vào khoảng 34 độ C. Buổi sáng còn tương đối mát mẻ, nhưng khu nấu bánh mà gặp thời tiết này thì hẳn là rất nóng. Tôi lái xe vào carpark trung tâm, có dăm xe đậu, chắc các xe này cuả các thiện nguyện viên gói bánh đến làm.
Tôi đeo máy đến núi Đức Mẹ ở khu góc sân để viếng thì nghe có tiếng gọi. Anh chị Lê Văn Miện (Thuỵ Miên) thấy tôi đến nên ra mời vào, anh chị đang chuẩn bị vớt mẻ bánh mới nấu chín sau một đêm khói lưả. Anh đang dùng dây dẫn nước hút cạn nước trong cái thùng phuy 200 lít nước cho dễ dàng vớt bánh, trên bàn đã sẵn sàng ba thau nước lớn để làm nguội bánh và lau rưả vỏ bánh cho sạch đẹp.
Trong hội trường Trung Tâm Vinh Sơn Liêm. Linh mục quản nhiệm Raphael Võ Đức Thiện đang cùng với các vị thiện nguyện viên lo phần vụ gói bánh, mọi người chuyện trò vui vẻ, đâu đây diễn lại cảnh sinh hoạt gói bánh chưng ngày tết ở quê nhà. Ai có phần việc nấy, mỗi người có một việc riêng.
Bàn kế bên, một cụ bà đang chia gạo ra từng phần, rồi nhân đậu xanh, nhân thịt được cân đong đo đếm cẩn thận, để mỗi chiếc bánh đều có một chất lượng như nhau. Mỗi phần được đựng trong một cái hộp plastic sạch sẽ, để người gói bánh dễ dàng lấy từng phần khi gói.
Đầu khu chế biến, hai người ngồi rưả những cái lá tre to thay lá dong cho sạch sẽ, xong chuyển lên cho những vị ngồi gấp lá theo góc cạnh để cho vào khuân gỗ, tiếp đến người gói đổ gạo san sẻ cho đều trong khuân rồi cho nhân đậu xanh và thịt đã tẩm hành tiêu và gia vị thấm đều, cũng xếp sao cho nhân đều trong giưã bánh, cuối cùng đổ một lần gạo nếp nưã rồi nhấn nèn cho chặt và gấp lá phủ kín và đều cùng đẹp, sau đó dùng giây nylon cột chặt. Nhờ những bàn tay khéo léo, khi chiếc bánh lấy ra khỏi khuân thì nó rất vuông vức, góc cạnh đẹp đẽ, người ta lại cột thêm giây để cho chiếc bánh được chắc chắn, không bị bể khi mang luộc chín. Khi bánh thành phẩm, mỗi chiếc bánh nặng chừng 2 ký.
Được biết, đây là năm Thứ Tư, Cộng đoàn Công Giáo Việt nam Thánh Vinh Sơn Liêm tổ chức gói bánh chưng để cộng đoàn ăn tết với hương vị bánh đặc biệt theo truyền thống tết cổ truyền cuả dân tộc Việt Nam. Mà theo truyền thuyết từ đời vua Hùng, mỗi năm mọi gia đình đều có loại bánh chưng, bánh dầy để nhớ ơn tổ tiên và cảm tạ Thiên Chuá.
Tuy mới có bốn năm, nhưng nhờ sự nhiệt thành cuả nhiều người thiên nguyện, trung tâm đã mau chóng được sự yêu mến, tín nhiệm những chiếc bánh với hương vị và chất lượng đạt mọi tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Tuy cũng chỉ lấy tiêu chí phục vụ là chính, mỗi năm trung tâm cũng chỉ cung ứng được một phần nhỏ nhu cầu tiêu thụ cuả tiểu bang Victoria, nhưng mối tiêu thụ chính là nằm trong toàn thể cộng đoàn cuả Trung tâm Công giáo Thánh Vinh Sơn Liêm mà thôi.
Cũng được biết thêm, từ 4 năm qua, mỗi năm cộng đoàn gói 2 đợt gói bánh, một là vào dịp mừng Chuá Giáng sinh và đợt chính là vào dịp tết nguyên đán. Nhờ những dịp này đã có nhiều thành viên thiện nguyện đã cảm thấy vui mừng khi được phục vụ và khi gần đến kỳ gói bánh, đã tự hỏi và xin ghi danh để được phục vụ. Thậm chí, có những vị đã đi sang tiểu bang khác, nhưng mỗi dịp Xuân sắp về là lại xin lấy những ngày nghỉ trong năm để bay về trung tâm gặp lại bằng hữu thân quen cùng được phục vụ trong toán thiện nguyện viên gói bánh chưng phục vụ cộng đoàn ăn tết.
Những chiếc bánh với nhiều công sức đóng góp cuả rất nhiều người, đã mang lại cho trung tâm nhiều không khí Xuân, và Tết thêm nhiều hương vị hơn.
Hình ảnh gói bánh chưng
Trời bưã nay nóng, thời tiết vào khoảng 34 độ C. Buổi sáng còn tương đối mát mẻ, nhưng khu nấu bánh mà gặp thời tiết này thì hẳn là rất nóng. Tôi lái xe vào carpark trung tâm, có dăm xe đậu, chắc các xe này cuả các thiện nguyện viên gói bánh đến làm.
Tôi đeo máy đến núi Đức Mẹ ở khu góc sân để viếng thì nghe có tiếng gọi. Anh chị Lê Văn Miện (Thuỵ Miên) thấy tôi đến nên ra mời vào, anh chị đang chuẩn bị vớt mẻ bánh mới nấu chín sau một đêm khói lưả. Anh đang dùng dây dẫn nước hút cạn nước trong cái thùng phuy 200 lít nước cho dễ dàng vớt bánh, trên bàn đã sẵn sàng ba thau nước lớn để làm nguội bánh và lau rưả vỏ bánh cho sạch đẹp.
Trong hội trường Trung Tâm Vinh Sơn Liêm. Linh mục quản nhiệm Raphael Võ Đức Thiện đang cùng với các vị thiện nguyện viên lo phần vụ gói bánh, mọi người chuyện trò vui vẻ, đâu đây diễn lại cảnh sinh hoạt gói bánh chưng ngày tết ở quê nhà. Ai có phần việc nấy, mỗi người có một việc riêng.
Bàn kế bên, một cụ bà đang chia gạo ra từng phần, rồi nhân đậu xanh, nhân thịt được cân đong đo đếm cẩn thận, để mỗi chiếc bánh đều có một chất lượng như nhau. Mỗi phần được đựng trong một cái hộp plastic sạch sẽ, để người gói bánh dễ dàng lấy từng phần khi gói.
Đầu khu chế biến, hai người ngồi rưả những cái lá tre to thay lá dong cho sạch sẽ, xong chuyển lên cho những vị ngồi gấp lá theo góc cạnh để cho vào khuân gỗ, tiếp đến người gói đổ gạo san sẻ cho đều trong khuân rồi cho nhân đậu xanh và thịt đã tẩm hành tiêu và gia vị thấm đều, cũng xếp sao cho nhân đều trong giưã bánh, cuối cùng đổ một lần gạo nếp nưã rồi nhấn nèn cho chặt và gấp lá phủ kín và đều cùng đẹp, sau đó dùng giây nylon cột chặt. Nhờ những bàn tay khéo léo, khi chiếc bánh lấy ra khỏi khuân thì nó rất vuông vức, góc cạnh đẹp đẽ, người ta lại cột thêm giây để cho chiếc bánh được chắc chắn, không bị bể khi mang luộc chín. Khi bánh thành phẩm, mỗi chiếc bánh nặng chừng 2 ký.
Được biết, đây là năm Thứ Tư, Cộng đoàn Công Giáo Việt nam Thánh Vinh Sơn Liêm tổ chức gói bánh chưng để cộng đoàn ăn tết với hương vị bánh đặc biệt theo truyền thống tết cổ truyền cuả dân tộc Việt Nam. Mà theo truyền thuyết từ đời vua Hùng, mỗi năm mọi gia đình đều có loại bánh chưng, bánh dầy để nhớ ơn tổ tiên và cảm tạ Thiên Chuá.
Tuy mới có bốn năm, nhưng nhờ sự nhiệt thành cuả nhiều người thiên nguyện, trung tâm đã mau chóng được sự yêu mến, tín nhiệm những chiếc bánh với hương vị và chất lượng đạt mọi tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Tuy cũng chỉ lấy tiêu chí phục vụ là chính, mỗi năm trung tâm cũng chỉ cung ứng được một phần nhỏ nhu cầu tiêu thụ cuả tiểu bang Victoria, nhưng mối tiêu thụ chính là nằm trong toàn thể cộng đoàn cuả Trung tâm Công giáo Thánh Vinh Sơn Liêm mà thôi.
Cũng được biết thêm, từ 4 năm qua, mỗi năm cộng đoàn gói 2 đợt gói bánh, một là vào dịp mừng Chuá Giáng sinh và đợt chính là vào dịp tết nguyên đán. Nhờ những dịp này đã có nhiều thành viên thiện nguyện đã cảm thấy vui mừng khi được phục vụ và khi gần đến kỳ gói bánh, đã tự hỏi và xin ghi danh để được phục vụ. Thậm chí, có những vị đã đi sang tiểu bang khác, nhưng mỗi dịp Xuân sắp về là lại xin lấy những ngày nghỉ trong năm để bay về trung tâm gặp lại bằng hữu thân quen cùng được phục vụ trong toán thiện nguyện viên gói bánh chưng phục vụ cộng đoàn ăn tết.
Những chiếc bánh với nhiều công sức đóng góp cuả rất nhiều người, đã mang lại cho trung tâm nhiều không khí Xuân, và Tết thêm nhiều hương vị hơn.
Vui Tết Nguyên Đán và Năm Mới Canh Dần 2010
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
18:44 08/02/2010
Trong những ngày này, người dân Việt chúng mình đang tất bật chuẩn bị đón mừng Năm Mới Canh Dần 2010 để bước vào thập niên thứ hai của ngàn năm thứ ba. Mọi người cố gắng thu xếp công ăn việc làm của mình sao cho phù hợp để có được những giây phút thảnh thơi ăn Tết. Những người thợ xây dựng cũng đang gấp rút hoàn thành những công trình nhà cửa để gia đình chủ nhân có thể đón năm mới tại nơi ở mới khang trang và đường hoàng hơn. Những người lao động chân tay mải miết chạy đua với thời gian để chắt chiu đôi chút cho việc chi tiêu ngày Tết trong gia đình. Không ai bảo ai, tất cả đều nhịp nhàng « người nào việc ấy ».
Tại các gia đình, nhà cửa và các tiện nghi nội thất được sơn phết lau chùi và sửa sang lại để sang năm mới cái gì cũng mới. Cách bày bố trang trí cho thêm phần long trọng đúng với ngày lễ hội cổ truyền của dân tộc. Các thứ đặc trưng không thể thiếu của ngày tết như bánh chưng, dưa hành, cành mai cành đào…cũng được các gia đình chu đáo chuẩn bị. Sự cộng tác của con người kết hợp với vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên đã thêu dệt nên một nét truyền thống văn hóa độc đáo chỉ có ở Việt Nam và được tồn tại theo năm tháng.
Các mặt hàng ngày Tết là đối tượng ưu tiên hàng đầu trong dịp này. Người mua kẻ bán làm cho bầu không khí thêm phần rộn ràng. Quà Tết và các loại thực phẩm cho những ngày này cũng được mỗi gia đình chuẩn bị chu đáo. Đặc biệt, những bậc làm con cháu biết phải sắm sửa những món quà nào sao cho thích hợp với các bậc cha bác để giữ cho tròn chữ hiếu nghĩa. Cách cụ thể, mỗi người, mỗi gia đình đều có chương trình ưu tiên cho việc tới lui trước sau để chúc tuổi các bậc ông bà, bố mẹ, cha chú, thầy cô trong những ngày đầu xuân hầu chu toàn bổn phận làm con và làm trò. Hẳn là ai cũng khắc ghi trong tâm khảm câu tục ngữ: « Mồng một tết cha, mồng hai tết chú, mồng ba tết thầy ».
Ngày đầu xuân cũng là ngày họp mặt gia đình. Vốn đã vất vả quanh năm tại phương xa, lại phải trải qua những ngày rộng tháng dài chờ đợi, vì điều kiện đi lại không cho phép, giờ đây các thành viên xa quê hương gia đình lại có dịp trở về sum họp bên những người thân thuộc, để tăng thêm độ nồng của tình yêu thương, tô đắp hạnh phúc cho mái ấm gia đình, và duy trì sự bền chặt của tình làng nghĩa xóm.
Đầu xuân mọi người muốn trao cho nhau những lời cầu chúc chân thành và tốt đẹp nhất. Tất cả đều mong ước có được một năm mới nhiều may mắn, thành đạt, bình an, niềm vui và hạnh phúc. Đặc biệt, những em nhỏ cố gắng nhẩm đi nhắc lại lời chúc dành cho người trên, để sau đó được nhận tiền lì xì. Có một bé gái hồn nhiên chúc bà cố ngoại góa bụa trên 90 tuổi với mái đầu bạc phơ « trăm năm hạnh phúc » trước những nụ cười vỡ bụng của người lớn. Theo thói quen lời chúc ấy chỉ dành cho những đôi tân hôn. Xét cho cùng, mục đích của cuộc đời là đi tìm kiếm hạnh phúc. Hóa ra lời chúc thơ ngây ấy của bé gái lại chứa đầy ý nghĩa. Em có lý khi cầu mong bà cố ngoại của mình không chỉ hạnh phúc trong những năm tháng còn lại của cuộc đời, mà còn kéo dài thêm cả một 100 năm hạnh phúc nữa kia.
Giá mà đồng bào chúng mình trong những ngày khác còn lại trong năm cũng được sống tươi tỉnh về vật chất và dạt dào về tinh thần như những ngày đầu xuân này thì quả là sung sướng và phấn khởi biết bao.
Phụng vụ trong dịp « năm hết Tết đến » cũng giúp các Kitô hữu tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc đời và biết hướng về Đấng là Chủ Tể của thời gian và vũ trụ. Tâm tình của thánh lễ tất niên mời gọi mọi người tạ ơn Thiên Chúa về những hồng ân trong năm qua, và thành tâm xin Chúa tha thứ những lỗi lầm để được thư thái bình an trước thềm năm mới. Ngày đầu tiên của Năm Mới, chúng ta hướng lòng về Chúa Cha để cùng họp nhau chúc tụng ngợi khen Vị Chúa Xuân Vĩnh Cửu và cúi xin Người mở lượng hải hà cho hết mọi người được bình an khỏe mạnh, càng thêm tuổi thêm nhân đức. Ngày mồng hai Tết mời gọi mọi người hướng về cội nguồn để sống đạo làm con cái. Đồng thời xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn ơn xuống cho các bậc sinh thành dưỡng dục còn sống và đón nhận những vị đã qua đời vào Thiên Quốc. Và ngày mồng ba tết là xin thánh hóa công ăn việc làm. Đây là cách thức để cộng tác sức mình vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Chúng ta xin Thiên Chúa chúc lành cho công việc, một mặt giúp nuôi thân xác cũng như chu toàn bổn phận với những người mà mình có trách nhiệm nuôi dưỡng và chăm sóc, mặt khác mở ra đối với anh em đồng loại trong tình tương thân tương ái.
Tất cả tương lai, sức khỏe, sự sống, thời gian là của Chúa. Cúi xin Ngài cho chúng ta biết cách sử dụng để thăng hoa cuộc sống của mình, để mưu ích cho anh em đồng loại và nhất là để làm vinh danh Chúa hơn. Nguyện xin ân sủng và bình an của Đức Kitô cư ngụ dồi dào trong mỗi người mỗi gia đình, cộng đoàn giáo xứ, giáo phận và quê hương đất nước Việt Nam thân yêu.
Tại các gia đình, nhà cửa và các tiện nghi nội thất được sơn phết lau chùi và sửa sang lại để sang năm mới cái gì cũng mới. Cách bày bố trang trí cho thêm phần long trọng đúng với ngày lễ hội cổ truyền của dân tộc. Các thứ đặc trưng không thể thiếu của ngày tết như bánh chưng, dưa hành, cành mai cành đào…cũng được các gia đình chu đáo chuẩn bị. Sự cộng tác của con người kết hợp với vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên đã thêu dệt nên một nét truyền thống văn hóa độc đáo chỉ có ở Việt Nam và được tồn tại theo năm tháng.
Các mặt hàng ngày Tết là đối tượng ưu tiên hàng đầu trong dịp này. Người mua kẻ bán làm cho bầu không khí thêm phần rộn ràng. Quà Tết và các loại thực phẩm cho những ngày này cũng được mỗi gia đình chuẩn bị chu đáo. Đặc biệt, những bậc làm con cháu biết phải sắm sửa những món quà nào sao cho thích hợp với các bậc cha bác để giữ cho tròn chữ hiếu nghĩa. Cách cụ thể, mỗi người, mỗi gia đình đều có chương trình ưu tiên cho việc tới lui trước sau để chúc tuổi các bậc ông bà, bố mẹ, cha chú, thầy cô trong những ngày đầu xuân hầu chu toàn bổn phận làm con và làm trò. Hẳn là ai cũng khắc ghi trong tâm khảm câu tục ngữ: « Mồng một tết cha, mồng hai tết chú, mồng ba tết thầy ».
Ngày đầu xuân cũng là ngày họp mặt gia đình. Vốn đã vất vả quanh năm tại phương xa, lại phải trải qua những ngày rộng tháng dài chờ đợi, vì điều kiện đi lại không cho phép, giờ đây các thành viên xa quê hương gia đình lại có dịp trở về sum họp bên những người thân thuộc, để tăng thêm độ nồng của tình yêu thương, tô đắp hạnh phúc cho mái ấm gia đình, và duy trì sự bền chặt của tình làng nghĩa xóm.
Đầu xuân mọi người muốn trao cho nhau những lời cầu chúc chân thành và tốt đẹp nhất. Tất cả đều mong ước có được một năm mới nhiều may mắn, thành đạt, bình an, niềm vui và hạnh phúc. Đặc biệt, những em nhỏ cố gắng nhẩm đi nhắc lại lời chúc dành cho người trên, để sau đó được nhận tiền lì xì. Có một bé gái hồn nhiên chúc bà cố ngoại góa bụa trên 90 tuổi với mái đầu bạc phơ « trăm năm hạnh phúc » trước những nụ cười vỡ bụng của người lớn. Theo thói quen lời chúc ấy chỉ dành cho những đôi tân hôn. Xét cho cùng, mục đích của cuộc đời là đi tìm kiếm hạnh phúc. Hóa ra lời chúc thơ ngây ấy của bé gái lại chứa đầy ý nghĩa. Em có lý khi cầu mong bà cố ngoại của mình không chỉ hạnh phúc trong những năm tháng còn lại của cuộc đời, mà còn kéo dài thêm cả một 100 năm hạnh phúc nữa kia.
Giá mà đồng bào chúng mình trong những ngày khác còn lại trong năm cũng được sống tươi tỉnh về vật chất và dạt dào về tinh thần như những ngày đầu xuân này thì quả là sung sướng và phấn khởi biết bao.
Phụng vụ trong dịp « năm hết Tết đến » cũng giúp các Kitô hữu tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc đời và biết hướng về Đấng là Chủ Tể của thời gian và vũ trụ. Tâm tình của thánh lễ tất niên mời gọi mọi người tạ ơn Thiên Chúa về những hồng ân trong năm qua, và thành tâm xin Chúa tha thứ những lỗi lầm để được thư thái bình an trước thềm năm mới. Ngày đầu tiên của Năm Mới, chúng ta hướng lòng về Chúa Cha để cùng họp nhau chúc tụng ngợi khen Vị Chúa Xuân Vĩnh Cửu và cúi xin Người mở lượng hải hà cho hết mọi người được bình an khỏe mạnh, càng thêm tuổi thêm nhân đức. Ngày mồng hai Tết mời gọi mọi người hướng về cội nguồn để sống đạo làm con cái. Đồng thời xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn ơn xuống cho các bậc sinh thành dưỡng dục còn sống và đón nhận những vị đã qua đời vào Thiên Quốc. Và ngày mồng ba tết là xin thánh hóa công ăn việc làm. Đây là cách thức để cộng tác sức mình vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Chúng ta xin Thiên Chúa chúc lành cho công việc, một mặt giúp nuôi thân xác cũng như chu toàn bổn phận với những người mà mình có trách nhiệm nuôi dưỡng và chăm sóc, mặt khác mở ra đối với anh em đồng loại trong tình tương thân tương ái.
Tất cả tương lai, sức khỏe, sự sống, thời gian là của Chúa. Cúi xin Ngài cho chúng ta biết cách sử dụng để thăng hoa cuộc sống của mình, để mưu ích cho anh em đồng loại và nhất là để làm vinh danh Chúa hơn. Nguyện xin ân sủng và bình an của Đức Kitô cư ngụ dồi dào trong mỗi người mỗi gia đình, cộng đoàn giáo xứ, giáo phận và quê hương đất nước Việt Nam thân yêu.
Giáo dân Thái Bình học hỏi Kim Chỉ Nam Giáo Phận
Trường Giang
18:48 08/02/2010
THÁI BÌNH - Sáng nay 08/02/2010 (25 tháng Chạp), Ban hội đồng mục vụ các giáo họ, giáo xứ trong toàn giáo phận quy tụ tại nhà thờ Chính Tòa Thái Bình, nghe Đức cha giáo phận chia sẻ và hướng dẫn “Kim Chỉ Nam Giáo Phận” và tham dự thánh lễ tạ ơn.
Tất cả gần năm trăm đại biểu về tham dự, ngôi nhà thờ Chính Tòa sáng nay trở nên đông vui và nhộn nhịp trong tiết trời ấm áp của mùa xuân. Từ sáng sớm các vị đã có mặt tại Tòa giám mục, mọi người đều vui vẻ hỏi thăm nhau về tình hình hoạt động của các giáo xứ, ban hội đồng mục vụ của các xứ mới thì học hỏi kinh nghiệm những xứ đàn anh kỳ cựu.
Ngay từ ngày đầu về coi sóc giáo phận Thái Bình, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ đã thao thức và bắt tay vào việc soạn thảo cuốn “Kim chỉ nam giáo phận Thái Bình”, và được hoàn chỉnh trong kỳ tĩnh tâm năm các linh mục Thái Bình hồi trung tuần tháng 11 năm 2009. Hôm nay trong những ngày cuối cùng của năm cũ và trước thềm năm mới 2010, Đức cha giáo phận quy tụ các vị trong ban hội đồng mục vụ toàn giáo phận tại nhà thờ Chính Tòa, để thảo luận và học hỏi, đồng thời cũng là dịp mỗi người thợ làm trong vườn nho của Chúa duyệt xét lại lời ăn tiếng nói, cách làm việc, nhìn lại mình, nhìn lại những thành quả đã đạt được để cảm tạ Thiên Chúa, những gì còn khiếm khuyết thì cố gắng bổ sung them (Đức cha giảng trong thánh lễ).
8 giờ 15, các đại biểu được nghe bề trên giáo phận hướng dẫn, áp dụng thực hành cuốn “Chỉ nam giáo phận” dành cho Ban hội đồng mục vụ. Sau phần hướng dẫn, Đức cha nhấn mạnh và kêu gọi các vị trong ban hội đồng mục vụ nhiệt thành cộng tác với Giáo Hội là yêu mến Giáo Hội, là yêu mến Đức Thánh Cha… 30 phút còn lại, các đại biểu hăng hái đặt các câu hỏi xin Đức cha giải đáp, vì thời lượng có hạn nên Đức cha đề xuất các vị ghi câu hỏi gởi về cho Đức cha, để cuộc gặp mặt tới đây Đức cha sẽ trả lời những câu hỏi đó.
10 giờ 15, thánh lễ đồng tế cầu nguyện cách riêng cho quý vị ban hội đồng mục vụ, những người đang nhiệt thành cộng tác với giáo phận, giáo xứ và cả những người đã ly trần trong ân nghĩa Chúa. Trong phần chia sẻ Lời Chúa, lại một lần nữa Đức cha kêu gọi cách riêng các vị ban hội đồng mục vụ và toàn giáo phận Thái Bình “hãy ra khơi”, ngài nhắc đi nhắc lại rằng Chúa nói chúng ta hãy ra chỗ nước sâu, hãy ra xa để thả lưới. Tức là người môn đệ chấp nhận những thử thách, những nguy hiểm, nhưng có Chúa luôn đồng hành chúng ta không lo sợ gì. Kết thúc bài giảng Đức cha kêu gọi những người lãnh đạo tiên vàn hãy sống và làm gương sáng, luôn luôn đi đầu trong mọi công việc.
Thánh lê kết thúc, các đại biểu chụp hình lưu niệm với Đức cha và quý cha tại quảng trường nhà thờ Chính Tòa, sau đó dùng bữa cơm trưa thân mật tại khuôn viên Tòa giám mục Thái Bình.
Ngay từ ngày đầu về coi sóc giáo phận Thái Bình, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ đã thao thức và bắt tay vào việc soạn thảo cuốn “Kim chỉ nam giáo phận Thái Bình”, và được hoàn chỉnh trong kỳ tĩnh tâm năm các linh mục Thái Bình hồi trung tuần tháng 11 năm 2009. Hôm nay trong những ngày cuối cùng của năm cũ và trước thềm năm mới 2010, Đức cha giáo phận quy tụ các vị trong ban hội đồng mục vụ toàn giáo phận tại nhà thờ Chính Tòa, để thảo luận và học hỏi, đồng thời cũng là dịp mỗi người thợ làm trong vườn nho của Chúa duyệt xét lại lời ăn tiếng nói, cách làm việc, nhìn lại mình, nhìn lại những thành quả đã đạt được để cảm tạ Thiên Chúa, những gì còn khiếm khuyết thì cố gắng bổ sung them (Đức cha giảng trong thánh lễ).
8 giờ 15, các đại biểu được nghe bề trên giáo phận hướng dẫn, áp dụng thực hành cuốn “Chỉ nam giáo phận” dành cho Ban hội đồng mục vụ. Sau phần hướng dẫn, Đức cha nhấn mạnh và kêu gọi các vị trong ban hội đồng mục vụ nhiệt thành cộng tác với Giáo Hội là yêu mến Giáo Hội, là yêu mến Đức Thánh Cha… 30 phút còn lại, các đại biểu hăng hái đặt các câu hỏi xin Đức cha giải đáp, vì thời lượng có hạn nên Đức cha đề xuất các vị ghi câu hỏi gởi về cho Đức cha, để cuộc gặp mặt tới đây Đức cha sẽ trả lời những câu hỏi đó.
10 giờ 15, thánh lễ đồng tế cầu nguyện cách riêng cho quý vị ban hội đồng mục vụ, những người đang nhiệt thành cộng tác với giáo phận, giáo xứ và cả những người đã ly trần trong ân nghĩa Chúa. Trong phần chia sẻ Lời Chúa, lại một lần nữa Đức cha kêu gọi cách riêng các vị ban hội đồng mục vụ và toàn giáo phận Thái Bình “hãy ra khơi”, ngài nhắc đi nhắc lại rằng Chúa nói chúng ta hãy ra chỗ nước sâu, hãy ra xa để thả lưới. Tức là người môn đệ chấp nhận những thử thách, những nguy hiểm, nhưng có Chúa luôn đồng hành chúng ta không lo sợ gì. Kết thúc bài giảng Đức cha kêu gọi những người lãnh đạo tiên vàn hãy sống và làm gương sáng, luôn luôn đi đầu trong mọi công việc.
Thánh lê kết thúc, các đại biểu chụp hình lưu niệm với Đức cha và quý cha tại quảng trường nhà thờ Chính Tòa, sau đó dùng bữa cơm trưa thân mật tại khuôn viên Tòa giám mục Thái Bình.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giới luật sư quốc tế họp báo để tố cáo tình trạng các luật sư bị cầm tù ở Việt Nam
Thanh Phương / RFI
10:20 08/02/2010
Giới luật sư quốc tế họp báo để tố cáo tình trạng các luật sư bị cầm tù ở Việt Nam
Ngày 8/2 tại một phòng họp của Quốc hội Pháp, tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư (OIA) và Liên hiệp quốc tế các luật sư (UIA) tổ chức một cuộc họp báo để đánh động dư luận về tình trạng của giới luật sư ở Việt Nam.
Giới luật gia quốc tế đặc biệt quan tâm đến trường hợp của các luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài và Lê Công Định hiện đang ngồi tù vì đã hành xử quyền tự do ngôn luận theo đúng các công ước quốc tế về nhân quyền.
Tham gia họp báo còn có ông Noel Mamère dân biểu Quốc hội Pháp, thuộc đảng Xanh, và ông Võ Văn Ái, chủ tịch Uỷ ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam.
Trong cuộc họp báo, bà Nathalie Muller, thành viên của tổ chức OIA cho biết đã theo dõi tình trạng của hai luật sư Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài ngay từ khi hai luật sư Việt Nam này bị bắt giữ vào năm 2007.
Tháng 11 năm ngoái, OIA đã điều một phái đoàn đến Việt Nam để tìm cách tiếp xúc với gia đình của các luật sư bị cầm tù, cũng như tìm hiểu về những điều kiện hành nghề ngày càng khó khăn của các luật sư ở Việt Nam. Nhưng tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư đã gặp rất nhiều khó khăn do bị chính quyền cản trở.
Cho nên, các tổ chức luật sư quốc tế muốn có sự hỗ trợ của Quốc hội và chính phủ Pháp và rộng ra hơn là của chính giới các nước châu Âu, để bảo vệ hiệu quả hơn các đồng nghiệp ở Việt Nam.
Về phần dân biểu Noel Mamère, cũng là một luật sư, ông đặc biệt nhấn mạnh là Việt Nam vừa kết thúc nhiệm kỳ 2 năm làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an và nay lại là chủ tịch ASEAN, cho nên nước này lại cần phải tôn trọng nghiêm chỉnh hơn các cam kết quốc tế về nhân quyền.
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, ông Noel Mamère cho biết:
'' Những luật sư nào đòi tự do ngôn luận, đòi dân chủ hoặc bảo vệ những người đấu tranh cho dân chủ đều không thể hành nghề được ở Việt Nam. Những luật sư này bị xét xử chóng vánh trong các phiên tòa, mà thật sự là một sự nhạo báng công lý, rồi sao đó bị giam giữ nhiều năm.
Mục đích cuộc họp báo hôm nay (8/2) chính là nhằm đánh động báo chí, để họ giúp chuyển tải một thực tế trái ngược với điều mà nhiều người vẫn nghĩ đó là Việt Nam là một nước đang tăng trưởng mạnh và cùng với đà phát triển kinh tế, nước này sẽ có dân chủ.
Theo tôi, đối với một số người, Việt Nam có thể là một nơi làm ăn lý tưởng, nhưng đa số thì vẫn sống trong cảnh nghèo khó, mà lại là sống dưới chế độ Cộng sản, giống như ở Trung Quốc, những chế độ độc đoán chuyên đàn áp, tra tấn, vi phạm nhân quyền. Trong những quốc gia như vậy, các luật sư không thể hành nghề bình thường, có thể bị mất tự do và thậm chí bị đe doạ tính mạng như tại Trung Quốc.
Tôi đã mở cửa tòa nhà Quốc hội để hai tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư và Liên hiệp quốc tế các luật sư mở cuộc họp báo hôm nay chính là nhằm đánh động chính giới Pháp, mà trước hết là các đồng nghiệp của tôi ở Quốc hội, mà rất nhiều người cũng là luật sư, kế đến là chính phủ Pháp, để họ không vì vấn đề quan hệ thương mại mà bỏ quên vấn đề nhân quyền.
Tôi sẽ đề cập vấn đề này với ông Axel Poniatowski, chủ tịch Uỷ ban Ngoại giao của Quốc hội Pháp, với các đồng nghiệp của tôi trong Nhóm Hữu nghị Pháp Việt, để đề nghị họ cùng với tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư, với Luật sư đoàn Paris, lập một phái đoàn đi Việt Nam thăm các luật sư bị cầm tù và đề cập với chính phủ Việt Nam về những vụ vi phạm nhân quyền''
Ngày 8/2 tại một phòng họp của Quốc hội Pháp, tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư (OIA) và Liên hiệp quốc tế các luật sư (UIA) tổ chức một cuộc họp báo để đánh động dư luận về tình trạng của giới luật sư ở Việt Nam.
Giới luật gia quốc tế đặc biệt quan tâm đến trường hợp của các luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài và Lê Công Định hiện đang ngồi tù vì đã hành xử quyền tự do ngôn luận theo đúng các công ước quốc tế về nhân quyền.
Tham gia họp báo còn có ông Noel Mamère dân biểu Quốc hội Pháp, thuộc đảng Xanh, và ông Võ Văn Ái, chủ tịch Uỷ ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam.
Trong cuộc họp báo, bà Nathalie Muller, thành viên của tổ chức OIA cho biết đã theo dõi tình trạng của hai luật sư Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài ngay từ khi hai luật sư Việt Nam này bị bắt giữ vào năm 2007.
Tháng 11 năm ngoái, OIA đã điều một phái đoàn đến Việt Nam để tìm cách tiếp xúc với gia đình của các luật sư bị cầm tù, cũng như tìm hiểu về những điều kiện hành nghề ngày càng khó khăn của các luật sư ở Việt Nam. Nhưng tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư đã gặp rất nhiều khó khăn do bị chính quyền cản trở.
Cho nên, các tổ chức luật sư quốc tế muốn có sự hỗ trợ của Quốc hội và chính phủ Pháp và rộng ra hơn là của chính giới các nước châu Âu, để bảo vệ hiệu quả hơn các đồng nghiệp ở Việt Nam.
Về phần dân biểu Noel Mamère, cũng là một luật sư, ông đặc biệt nhấn mạnh là Việt Nam vừa kết thúc nhiệm kỳ 2 năm làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an và nay lại là chủ tịch ASEAN, cho nên nước này lại cần phải tôn trọng nghiêm chỉnh hơn các cam kết quốc tế về nhân quyền.
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, ông Noel Mamère cho biết:
'' Những luật sư nào đòi tự do ngôn luận, đòi dân chủ hoặc bảo vệ những người đấu tranh cho dân chủ đều không thể hành nghề được ở Việt Nam. Những luật sư này bị xét xử chóng vánh trong các phiên tòa, mà thật sự là một sự nhạo báng công lý, rồi sao đó bị giam giữ nhiều năm.
Mục đích cuộc họp báo hôm nay (8/2) chính là nhằm đánh động báo chí, để họ giúp chuyển tải một thực tế trái ngược với điều mà nhiều người vẫn nghĩ đó là Việt Nam là một nước đang tăng trưởng mạnh và cùng với đà phát triển kinh tế, nước này sẽ có dân chủ.
Theo tôi, đối với một số người, Việt Nam có thể là một nơi làm ăn lý tưởng, nhưng đa số thì vẫn sống trong cảnh nghèo khó, mà lại là sống dưới chế độ Cộng sản, giống như ở Trung Quốc, những chế độ độc đoán chuyên đàn áp, tra tấn, vi phạm nhân quyền. Trong những quốc gia như vậy, các luật sư không thể hành nghề bình thường, có thể bị mất tự do và thậm chí bị đe doạ tính mạng như tại Trung Quốc.
Tôi đã mở cửa tòa nhà Quốc hội để hai tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư và Liên hiệp quốc tế các luật sư mở cuộc họp báo hôm nay chính là nhằm đánh động chính giới Pháp, mà trước hết là các đồng nghiệp của tôi ở Quốc hội, mà rất nhiều người cũng là luật sư, kế đến là chính phủ Pháp, để họ không vì vấn đề quan hệ thương mại mà bỏ quên vấn đề nhân quyền.
Tôi sẽ đề cập vấn đề này với ông Axel Poniatowski, chủ tịch Uỷ ban Ngoại giao của Quốc hội Pháp, với các đồng nghiệp của tôi trong Nhóm Hữu nghị Pháp Việt, để đề nghị họ cùng với tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư, với Luật sư đoàn Paris, lập một phái đoàn đi Việt Nam thăm các luật sư bị cầm tù và đề cập với chính phủ Việt Nam về những vụ vi phạm nhân quyền''
Chỉnh hướng
Cymbidium, X-cafe /Newsweek
10:53 08/02/2010
Trung Cộng vẫn chưa thắng được lòng trung thành của dân Tây Tạng dù đã bỏ ra hàng tỷ tiền viện trợ, và rốt cuộc Bắc Kinh nhận ra là họ đã quản trị mọi sự một cách vụng về.
Sau những bạo động lan rộng vào tháng 3 năm 2008, một lần nữa, Tây Tạng lại đắm chìm vào bóng tối tương đối của miền đất dành cho những chuyên gia ngoại giao, du khách thích thám hiểm, và một số tổ chức chặt chẽ chống đối Trung Cộng cai trị. Nhưng trong lúc đó, Bắc Kinh từ từ nhận ra hai điều đau đớn. Điều thứ nhất, cái cao nguyên êm ả mà họ đối xử như thuộc địa trong bao thập niên trở nên quan trọng cho hoạch định quốc gia của Trung Cộng. Theo như Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào tuyên bố với Trung Ương Đảng, sự phát triển và ổn định của miền này là “điều tối cần cho đoàn kết dân tộc, ổn định xã hội, và an ninh quốc gia.” Kết quả của nhận xét này đưa đến nhận thức thứ nhì: nhà cầm quyền Trung Cộng sai lầm về quản trị vấn đề Tây Tạng từ bấy lâu nay.
Quả thật là nhà cầm quyền ở Bắc Kinh tỏ ra khó chịu, bực bội đối với bất cứ gì có dính đến chủ nghĩa ly khai. Trong tuần lễ thứ nhì của tháng trước, Chủ Tịch Hồ tiếp tục tấn công một cách công khai “những thế lực muốn tách rời được điều khiển bởi nhóm Đạt lai.” Giới lãnh đạo Trung Cộng chống mọi “quyền tự chủ đúng nghĩa” đòi hỏi bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma, người không ngớt bị miêu tả là “nhà ly khai” chuyên môn khuấy động đòi tách Tây Tạng khỏi Trung Cộng.
Mặc dù nghe thì tệ khi được đăng trên mặt báo chí, nhưng những cuộc nổi loạn địa phương thật sự ra chưa bao giờ đe dọa sự kiểm soát của Trung Cộng trên Tây Tạng và Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn luôn giữ lập trường là Ngài không muốn tách Tây Tạng ra khỏi Trung Cộng. Những nguyên thủ trên thế giới từng gặp Ngài đều tin vào sự thành thật và cách tiếp xúc bất bạo động của Ngài để tìm giải pháp cho Tây Tạng.
Rồi khi những quan tâm và lo ngại về thật sự chia cắt thuyên giảm, giới lãnh đạo Trung Cộng nhận thức rằng họ cần phải có một chương trình cai trị miền đất này. Số tiền họ bỏ ra (45.6 tỷ đô la từ năm 2001 để xây đường sá, xe lửa, và chung cư tập thể) để mua chuộc lòng trung thành của dân Tây Tạng hầu như không có kết quả gì. Một chuyên gia về Tây Tạng, ông Parvez Dewan nói “Ngay cả những món kích cầu vĩ đại nhất cũng đã không thể mua được tình cảm của dân chúng. Họ không thể dùng phát triển để loại trừ lòng căm thù của một dân tộc.” Ông Dewan vừa hoàn tất quyển Tây Tạng Sau 50 Năm cùng với tác giả Siddharth Srivastava. Ngay cả ở những tỉnh Trung Cộng lân cận ít độc tài hơn như Tứ Xuyên, Cam Túc, Vân Nam, và Thanh Hải, nơi đa số trong 6.5 triệu dân Tây Tạng sinh sống, sự bất mãn của dân chúng gốc Tây Tạng rất phổ thông. Gần 1,500 sư từ tu viện nổi tiếng Labrang ở tỉnh Gansu xuống đường trong vụ nổi loạn năm 2008 sau đó lây sang Thanh Hải và Tứ Xuyên.
Đó chính là lý do tại sao, sau gần 15 tháng trao đổi tiếng chì tiếng bấc và cắt đứt mọi quan hệ sau khi đuốc Thế Vận Hội tắt ngúm, nhà cầm quyền Trung Cộng mời chính phủ lưu vong của Đức Đạt Lai Lạt Ma (đóng đô tại thành phố Dharamsala ở phía bắc Ấn Độ) trở lại bàn hội nghị để bàn về tương lai của Tây Tạng. Chẳng mấy chốc sau đó, hai ông Lodi Gyari và Kelsang Gyaltsen đại diện Ngài cùng với ba người phụ tá đến Trung Cộng.
Các buổi đàm phán sẽ không giải quyết vấn đề 50 năm tuổi mà nó bắt đầu bằng cuộc tị nạn của Đức Đạt Lai Lạt Ma sau một nổi loạn thất bại chống quân Trung Cộng xâm lược vào năm 1959. Nhưng nhà cầm quyền của Chủ Tịch Hồ, chính là người từng chịu trách nhiệm về Tây Tạng trong cuối thập niên 1980, tỏ vẻ tha thiết muốn giúp phát triển miền này.
Quyển Tây Tạng Sau 50 Năm chứa đầy những ngạc nhiên về Lhasa, một thành phố trở nên sang trọng, được thiết kế một cách ngoạn mục với những con đường sáu lanes xe chạy và các cửa hàng bán sản phẩm có nhãn hiệu quốc tế. Nhưng ông Dewan viết “Chúng tôi không thấy một ai tỏ vẻ trung thành với người Trung Cộng.” Hai tác giả cũng nhận xét rằng người Tây Tạng vẫn còn bị loại ra ngoài những chức vụ quan trọng. Thí dụ, trong chín người giữ vị trí hàng đầu của Công Ty Phát Triển Khoáng Sản Tây Tạng, bảy người thuộc về Hán tộc, nhóm chủng tộc đông người nhất trong Trung Cộng. Trên giấy tờ, đứng đầu tỉnh Tây Tạng là một thống đốc gốc người Tây Tạng, ông Pema Thinley, nhưng quyền thế thật sự nằm trong tay Bí Thư Trương Thanh Lý, gốc Hán tộc. Hai tác giả cũng cho biết rằng nội trong gần 13 ngàn cửa tiệm, hàng quán ở Lhasa, chưa đến 300 thuộc về người Tây Tạng. Ông Dewan nói “Dù cho bị đe dọa hình phạt, người Tây Tạng tỏ lòng tôn kính và ngưỡng mộ Đức Đạt Lai Lạt Ma.” Mặc dù dữ kiện về dân số của nhà cầm quyền Trung Cộng chối bỏ, những người lưu vong Tây Tạng cho biết gần 60 phần trăm của trên nửa triệu cư dân ở Lhasa là di dân Trung Cộng gốc Hán. Nhưng hai ông Dewan và Srivastava cho thấy đa số các quân nhân và công chức, và dân buôn bán người Trung Cộng không được tính trong kiểm tra dân số của Tây Tạng. Ông Dewan nói “Ai cũng thấy tài tử giai nhân Trung Cộng với quần là áo lượt ở khắp Lhasa.”
Rồi bỗng nhiên Đức Đạt Lai Lạt Ma không còn là vấn đề nhưng lại là một phần then chốt của giải pháp. Như chuyên gia về Tây Tạng và nhà văn Robert Thurman viết, Đức Đạt Lai Lạt Ma là chìa khóa cho chủ quyền hợp pháp của Trung Cộng trên Tây Tạng như là một vùng tự trị của Trung Cộng bởi vì Ngài sẽ khuyến khích dân Tây Tạng ở lại trong trường hợp có trưng cầu ý kiến về độc lập. Sự lôi cuốn gia tăng của Ngài trong Trung Cộng cũng có thể giúp làm dịu cái bất mãn âm ỉ trong lòng dân Trung Cộng, những người chưa được diễm phúc đụng tay đến những phúc lợi đem đến bởi tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, và chính nó cũng tạo ra sự khao khát về tăng trưởng tinh thần.
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ bước vào tuổi 75 vào tháng 7. Ngài được dân Tây Tạng tôn thờ và khắp thế giới ngưỡng mộ. Bất cứ một thỏa thuận nào với Ngài cũng sẽ đem đến sự hợp pháp và ủng hộ chắc chắn và tối cần cho sự mong muốn của Trung Cộng. Và sự vắng mặt của Ngài sẽ báo hiệu cho cái thẩm quyền bất trắc và thiếu đạo đức đặt để trên dân Tây Tạng - điều này có thể ngăn trở mục tiêu của Trung Cộng để trở thành một siêu cường quốc tế.
Thật là ngây thơ nếu mong mỏi Chủ Tịch Hồ một sớm một chiều thu hồi chính sách Tây Tạng mà chính ông là cha đẻ và người thi hành trong bao nhiêu năm. Nhưng cũng không đến nỗi hoang tưởng cho lắm nếu thấy ông ta nhích từng tí một về hướng đó trong những năm sau cùng với cương vị lãnh đạo tối cao của Trung Cộng, hoặc ngay cả xem ông tổ chức một buổi họp giáp mặt với Đức Đạt Lai Lạt Ma trước khi mãn nhiệm. Điều đó không những làm ông trở nên một ứng viên nặng ký cho giải Nobel Hoà bình mà còn đem đến cho Trung Cộng sự tôn trọng và thán phục mà họ vô cùng thiếu thốn.
(Source: Sudip Mazumdar, Newsweek, http://www.newsweek.com/id/232606, Cymbidium, X-cafe lược dịch)
Quả thật là nhà cầm quyền ở Bắc Kinh tỏ ra khó chịu, bực bội đối với bất cứ gì có dính đến chủ nghĩa ly khai. Trong tuần lễ thứ nhì của tháng trước, Chủ Tịch Hồ tiếp tục tấn công một cách công khai “những thế lực muốn tách rời được điều khiển bởi nhóm Đạt lai.” Giới lãnh đạo Trung Cộng chống mọi “quyền tự chủ đúng nghĩa” đòi hỏi bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma, người không ngớt bị miêu tả là “nhà ly khai” chuyên môn khuấy động đòi tách Tây Tạng khỏi Trung Cộng.
Mặc dù nghe thì tệ khi được đăng trên mặt báo chí, nhưng những cuộc nổi loạn địa phương thật sự ra chưa bao giờ đe dọa sự kiểm soát của Trung Cộng trên Tây Tạng và Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn luôn giữ lập trường là Ngài không muốn tách Tây Tạng ra khỏi Trung Cộng. Những nguyên thủ trên thế giới từng gặp Ngài đều tin vào sự thành thật và cách tiếp xúc bất bạo động của Ngài để tìm giải pháp cho Tây Tạng.
Rồi khi những quan tâm và lo ngại về thật sự chia cắt thuyên giảm, giới lãnh đạo Trung Cộng nhận thức rằng họ cần phải có một chương trình cai trị miền đất này. Số tiền họ bỏ ra (45.6 tỷ đô la từ năm 2001 để xây đường sá, xe lửa, và chung cư tập thể) để mua chuộc lòng trung thành của dân Tây Tạng hầu như không có kết quả gì. Một chuyên gia về Tây Tạng, ông Parvez Dewan nói “Ngay cả những món kích cầu vĩ đại nhất cũng đã không thể mua được tình cảm của dân chúng. Họ không thể dùng phát triển để loại trừ lòng căm thù của một dân tộc.” Ông Dewan vừa hoàn tất quyển Tây Tạng Sau 50 Năm cùng với tác giả Siddharth Srivastava. Ngay cả ở những tỉnh Trung Cộng lân cận ít độc tài hơn như Tứ Xuyên, Cam Túc, Vân Nam, và Thanh Hải, nơi đa số trong 6.5 triệu dân Tây Tạng sinh sống, sự bất mãn của dân chúng gốc Tây Tạng rất phổ thông. Gần 1,500 sư từ tu viện nổi tiếng Labrang ở tỉnh Gansu xuống đường trong vụ nổi loạn năm 2008 sau đó lây sang Thanh Hải và Tứ Xuyên.
Đó chính là lý do tại sao, sau gần 15 tháng trao đổi tiếng chì tiếng bấc và cắt đứt mọi quan hệ sau khi đuốc Thế Vận Hội tắt ngúm, nhà cầm quyền Trung Cộng mời chính phủ lưu vong của Đức Đạt Lai Lạt Ma (đóng đô tại thành phố Dharamsala ở phía bắc Ấn Độ) trở lại bàn hội nghị để bàn về tương lai của Tây Tạng. Chẳng mấy chốc sau đó, hai ông Lodi Gyari và Kelsang Gyaltsen đại diện Ngài cùng với ba người phụ tá đến Trung Cộng.
Các buổi đàm phán sẽ không giải quyết vấn đề 50 năm tuổi mà nó bắt đầu bằng cuộc tị nạn của Đức Đạt Lai Lạt Ma sau một nổi loạn thất bại chống quân Trung Cộng xâm lược vào năm 1959. Nhưng nhà cầm quyền của Chủ Tịch Hồ, chính là người từng chịu trách nhiệm về Tây Tạng trong cuối thập niên 1980, tỏ vẻ tha thiết muốn giúp phát triển miền này.
Quyển Tây Tạng Sau 50 Năm chứa đầy những ngạc nhiên về Lhasa, một thành phố trở nên sang trọng, được thiết kế một cách ngoạn mục với những con đường sáu lanes xe chạy và các cửa hàng bán sản phẩm có nhãn hiệu quốc tế. Nhưng ông Dewan viết “Chúng tôi không thấy một ai tỏ vẻ trung thành với người Trung Cộng.” Hai tác giả cũng nhận xét rằng người Tây Tạng vẫn còn bị loại ra ngoài những chức vụ quan trọng. Thí dụ, trong chín người giữ vị trí hàng đầu của Công Ty Phát Triển Khoáng Sản Tây Tạng, bảy người thuộc về Hán tộc, nhóm chủng tộc đông người nhất trong Trung Cộng. Trên giấy tờ, đứng đầu tỉnh Tây Tạng là một thống đốc gốc người Tây Tạng, ông Pema Thinley, nhưng quyền thế thật sự nằm trong tay Bí Thư Trương Thanh Lý, gốc Hán tộc. Hai tác giả cũng cho biết rằng nội trong gần 13 ngàn cửa tiệm, hàng quán ở Lhasa, chưa đến 300 thuộc về người Tây Tạng. Ông Dewan nói “Dù cho bị đe dọa hình phạt, người Tây Tạng tỏ lòng tôn kính và ngưỡng mộ Đức Đạt Lai Lạt Ma.” Mặc dù dữ kiện về dân số của nhà cầm quyền Trung Cộng chối bỏ, những người lưu vong Tây Tạng cho biết gần 60 phần trăm của trên nửa triệu cư dân ở Lhasa là di dân Trung Cộng gốc Hán. Nhưng hai ông Dewan và Srivastava cho thấy đa số các quân nhân và công chức, và dân buôn bán người Trung Cộng không được tính trong kiểm tra dân số của Tây Tạng. Ông Dewan nói “Ai cũng thấy tài tử giai nhân Trung Cộng với quần là áo lượt ở khắp Lhasa.”
Rồi bỗng nhiên Đức Đạt Lai Lạt Ma không còn là vấn đề nhưng lại là một phần then chốt của giải pháp. Như chuyên gia về Tây Tạng và nhà văn Robert Thurman viết, Đức Đạt Lai Lạt Ma là chìa khóa cho chủ quyền hợp pháp của Trung Cộng trên Tây Tạng như là một vùng tự trị của Trung Cộng bởi vì Ngài sẽ khuyến khích dân Tây Tạng ở lại trong trường hợp có trưng cầu ý kiến về độc lập. Sự lôi cuốn gia tăng của Ngài trong Trung Cộng cũng có thể giúp làm dịu cái bất mãn âm ỉ trong lòng dân Trung Cộng, những người chưa được diễm phúc đụng tay đến những phúc lợi đem đến bởi tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, và chính nó cũng tạo ra sự khao khát về tăng trưởng tinh thần.
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ bước vào tuổi 75 vào tháng 7. Ngài được dân Tây Tạng tôn thờ và khắp thế giới ngưỡng mộ. Bất cứ một thỏa thuận nào với Ngài cũng sẽ đem đến sự hợp pháp và ủng hộ chắc chắn và tối cần cho sự mong muốn của Trung Cộng. Và sự vắng mặt của Ngài sẽ báo hiệu cho cái thẩm quyền bất trắc và thiếu đạo đức đặt để trên dân Tây Tạng - điều này có thể ngăn trở mục tiêu của Trung Cộng để trở thành một siêu cường quốc tế.
Thật là ngây thơ nếu mong mỏi Chủ Tịch Hồ một sớm một chiều thu hồi chính sách Tây Tạng mà chính ông là cha đẻ và người thi hành trong bao nhiêu năm. Nhưng cũng không đến nỗi hoang tưởng cho lắm nếu thấy ông ta nhích từng tí một về hướng đó trong những năm sau cùng với cương vị lãnh đạo tối cao của Trung Cộng, hoặc ngay cả xem ông tổ chức một buổi họp giáp mặt với Đức Đạt Lai Lạt Ma trước khi mãn nhiệm. Điều đó không những làm ông trở nên một ứng viên nặng ký cho giải Nobel Hoà bình mà còn đem đến cho Trung Cộng sự tôn trọng và thán phục mà họ vô cùng thiếu thốn.
(Source: Sudip Mazumdar, Newsweek, http://www.newsweek.com/id/232606, Cymbidium, X-cafe lược dịch)
Giáo hội Ba lan bênh vực Giáo hội Việt Nam
Małgorzata Pabis/ Emily Nguyen
20:34 08/02/2010
Cũng như trước đây Ba Lan đã từng gởi kháng thơ bênh vực cho các Kitô hữu tại Ấn Độ như thế nào thì Ba Lan ngày nay lại cũng làm việc này để bênh vực người Việt Nam. Ban biên tập của chúng tôi đã gởi đi những bản sao của thơ từ, e-mail mang nội dung này đến Sứ quán Việt Nam tại Ba Lan. Tác giả những kháng thơ này yêu cầu chính phủ cộng sản Việt Nam phải chấm dứt ngay những hành động vi phạm nhân quyền và đàn áp người Công giáo. Trong lúc này, tình hình ở Việt Nam vẫn còn căng thẳng. Vị bề trên giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế đã kêu gọi chính quyền chấm dứt các hành vi quấy nhiễu, bắt giữ và truy tố những kẻ tấn công người Công giáo.
Một trong những tổ chức đã gởi kháng thơ tới Đại sứ quán Việt Nam tại Warsaw là Hiệp hội " Những gia đình Ba Lan". Giáo sư Piotr Jaroszynski chủ tịch hiệp hội đã giải thích như sau về việc này: "Chúng tôi đã tiến hành việc phản đối, bởi vì chúng tôi muốn làm thế để biểu lộ tình đoàn kết với các Kitô hữu bị đàn áp tại Việt Nam. Chúng tôi không thể giữ im lặng khi những người khác đang đau khổ. Những Kháng thơ trên cũng để phản đối những vi phạm nhân quyền ở nước này. Các phương pháp được chính quyền ở Việt Nam sử dụng chống lại người Công giáo được không nằm trong tiêu chuẩn của thế giới văn minh".
Tác giả các Kháng thơ đã nhấn mạnh rằng những biện pháp chính quyền VN sử dụng để chống lại người Công giáo ở Việt Nam đang gây sốc và rất đáng lo ngại. Kháng thơ cũng nhắc đến những hành vi vi phạm nhân quyền cụ thể, bao gồm cả việc cho nổ tung Thánh giá tại Đồng Chiêm, sử dụng hơi cay và dùi cui điện để trấn áp giáo dân và cuối cùng là việc đánh đập tu sinh dòng Chúa Cứu Thế Antôn Nguyễn Văn Tặng.
Kháng thơ gởi sứ quán Việt Nam cũng nhân danh khối Công giáo Tiến Hành tại thành phố Kalisz. Chủ tịch Romuald Zareba nói: "Chúng tôi chống đối lại thủ tục tố tụng như vậy một cách sâu sắc và mạnh mẽ, và chúng tôi mong Chính phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải chấm dứt nạn bạo lực và đe dọa các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam" - Kháng thơ cũng bày tỏ hy vọng rằng chính quyền trung ương sẽ phản ứng mạnh mẽ đến hành động vô luật pháp này. Công Giáo Tiến hành cũng là Szczecin (một bộ phận của giáo xứ Holy Cross.) nơi đã gởi một kháng thơ với nội dung "Chúng tôi yêu cầu các cơ quan của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam làm rõ tình hình, trừng phạt kẻ phạm tội, tái thiết những gì bị phá hủy và ngừng hẳn việc đàn áp và bắt bớ các tín hữu Công giáo" -
Kháng thơ nhằm phản đối sự bắt bớ người Ky Tô hữu hữu VN đã bày tỏ ý kiến của nhiều cá nhân. Giáo hữu Grzegorz Orlikowski viết cho nhà cầm quyền Việt Nam như sau: "Chỉ có nhà cầm quyền yếu hèn mới sử dụng bạo lực đối với công dân của mình! Là một Kitô hữu Ba Lan, trong tình đoàn kết với các anh chị em (giáo dân) của tôi tại Việt Nam, tôi kêu gọi Việt Nam hãy đốc thúc việc kiềm chế không trả thù đối với Kitô hữu". Một bản sao của lá thơ này đã được gửi đến nhật báo "Nasz Dziennik".
Trong một mạch văn tương tự, Joseph Baran của Krakow đã viết: "Là một Ky Tô hữu và một người Công giáo thì không thể vô tâm trước những đàn áp, bắt bớ và giam giữ các tín hữu, đặc biệt là trong giáo xứ Đồng Chiêm, nơi các tín đồ đã phản đối việc cho nổ tung một thập tự biểu tượng (của tôn giáo). Do đó, tôi yêu cầu hành động tội phạm này phải được chấm dứt tức khắc".
Lòng biết ơn của người Công giáo Việt Nam
Bất chấp những sự kiểm duyệt của cộng sản nhằm ngăn cản tiếng nói bênh vực người Công giáo Việt Nam, thực tế cho thấy những đồng minh đắc lực nhất của những nạn nhân bị khủng bố vì đức tin Công giáo ở Việt Nam chính là hệ thống Internet, phương tiện truyền thông mà các giới chức cộng sản sợ nhất. Tin tức về cuộc đàn áp, những bất công xã hội và vi phạm nhân quyền hễ đưa lên mạng là lan ra nhanh chóng và những thông tin bất lợi (cho nhà cầm quyền) như thế đã tránh né được kiểm duyệt. Một đồng minh khác của người Công giáo Việt Nam chính là những hỗ trợ đến từ dư luận quốc tế.
Ngày Ba Lan biểu lộ tình đoàn kết với những tín đồ Công giáo bị ngược đãi tại Việt Nam đã được đáp ứng cũng bằng lời cầu nguyện. Tại giáo xứ Thái Hà ở thủ đô Hà Nội, hàng trăm giáo dân đã tham dự thánh lễ đoàn kết với giáo dân Ba Lan. Giáo dân đã đến tôn kính Thánh Thể, họ đốt nến và tham gia vào nghi thức cung nghinh thánh giá. Đặc biệt tôi nhớ những nạn nhân của sự ngược đãi ở Đồng Chiêm, nơi những người cộng sản đã cho nổ tung cây thập tự ở nghĩa trang, và bây giờ lại cô lập những cư dân với thế giới bên ngoài. Rồi đến tình trạng các giáo dân xứ Cồn Dầu, nơi nhà cầm quyền muốn xua đuổi trên 2 ngàn giáo dân ra khỏi nhà của họ. Người Công giáo Việt vì thế rất biết ơn Giáo Hội tại Ba Lan về tình đoàn kết dành cho họ.
Nếu ai cần liên lạc với Sứ quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì xin vào đây:
Spring 36 Warsaw, mã số 02-956.
Điện thoại. (22) 651 60 98, (22) 651 60 98, fax (22) 651 60 95
E-mail: office@ambasadawietnamu.org
(Nguồn:Małgorzata Pabis, http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100208&typ=wi&id=wi11.txt)
Một trong những tổ chức đã gởi kháng thơ tới Đại sứ quán Việt Nam tại Warsaw là Hiệp hội " Những gia đình Ba Lan". Giáo sư Piotr Jaroszynski chủ tịch hiệp hội đã giải thích như sau về việc này: "Chúng tôi đã tiến hành việc phản đối, bởi vì chúng tôi muốn làm thế để biểu lộ tình đoàn kết với các Kitô hữu bị đàn áp tại Việt Nam. Chúng tôi không thể giữ im lặng khi những người khác đang đau khổ. Những Kháng thơ trên cũng để phản đối những vi phạm nhân quyền ở nước này. Các phương pháp được chính quyền ở Việt Nam sử dụng chống lại người Công giáo được không nằm trong tiêu chuẩn của thế giới văn minh".
Tác giả các Kháng thơ đã nhấn mạnh rằng những biện pháp chính quyền VN sử dụng để chống lại người Công giáo ở Việt Nam đang gây sốc và rất đáng lo ngại. Kháng thơ cũng nhắc đến những hành vi vi phạm nhân quyền cụ thể, bao gồm cả việc cho nổ tung Thánh giá tại Đồng Chiêm, sử dụng hơi cay và dùi cui điện để trấn áp giáo dân và cuối cùng là việc đánh đập tu sinh dòng Chúa Cứu Thế Antôn Nguyễn Văn Tặng.
Kháng thơ gởi sứ quán Việt Nam cũng nhân danh khối Công giáo Tiến Hành tại thành phố Kalisz. Chủ tịch Romuald Zareba nói: "Chúng tôi chống đối lại thủ tục tố tụng như vậy một cách sâu sắc và mạnh mẽ, và chúng tôi mong Chính phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải chấm dứt nạn bạo lực và đe dọa các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam" - Kháng thơ cũng bày tỏ hy vọng rằng chính quyền trung ương sẽ phản ứng mạnh mẽ đến hành động vô luật pháp này. Công Giáo Tiến hành cũng là Szczecin (một bộ phận của giáo xứ Holy Cross.) nơi đã gởi một kháng thơ với nội dung "Chúng tôi yêu cầu các cơ quan của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam làm rõ tình hình, trừng phạt kẻ phạm tội, tái thiết những gì bị phá hủy và ngừng hẳn việc đàn áp và bắt bớ các tín hữu Công giáo" -
Kháng thơ nhằm phản đối sự bắt bớ người Ky Tô hữu hữu VN đã bày tỏ ý kiến của nhiều cá nhân. Giáo hữu Grzegorz Orlikowski viết cho nhà cầm quyền Việt Nam như sau: "Chỉ có nhà cầm quyền yếu hèn mới sử dụng bạo lực đối với công dân của mình! Là một Kitô hữu Ba Lan, trong tình đoàn kết với các anh chị em (giáo dân) của tôi tại Việt Nam, tôi kêu gọi Việt Nam hãy đốc thúc việc kiềm chế không trả thù đối với Kitô hữu". Một bản sao của lá thơ này đã được gửi đến nhật báo "Nasz Dziennik".
Trong một mạch văn tương tự, Joseph Baran của Krakow đã viết: "Là một Ky Tô hữu và một người Công giáo thì không thể vô tâm trước những đàn áp, bắt bớ và giam giữ các tín hữu, đặc biệt là trong giáo xứ Đồng Chiêm, nơi các tín đồ đã phản đối việc cho nổ tung một thập tự biểu tượng (của tôn giáo). Do đó, tôi yêu cầu hành động tội phạm này phải được chấm dứt tức khắc".
Lòng biết ơn của người Công giáo Việt Nam
Bất chấp những sự kiểm duyệt của cộng sản nhằm ngăn cản tiếng nói bênh vực người Công giáo Việt Nam, thực tế cho thấy những đồng minh đắc lực nhất của những nạn nhân bị khủng bố vì đức tin Công giáo ở Việt Nam chính là hệ thống Internet, phương tiện truyền thông mà các giới chức cộng sản sợ nhất. Tin tức về cuộc đàn áp, những bất công xã hội và vi phạm nhân quyền hễ đưa lên mạng là lan ra nhanh chóng và những thông tin bất lợi (cho nhà cầm quyền) như thế đã tránh né được kiểm duyệt. Một đồng minh khác của người Công giáo Việt Nam chính là những hỗ trợ đến từ dư luận quốc tế.
Ngày Ba Lan biểu lộ tình đoàn kết với những tín đồ Công giáo bị ngược đãi tại Việt Nam đã được đáp ứng cũng bằng lời cầu nguyện. Tại giáo xứ Thái Hà ở thủ đô Hà Nội, hàng trăm giáo dân đã tham dự thánh lễ đoàn kết với giáo dân Ba Lan. Giáo dân đã đến tôn kính Thánh Thể, họ đốt nến và tham gia vào nghi thức cung nghinh thánh giá. Đặc biệt tôi nhớ những nạn nhân của sự ngược đãi ở Đồng Chiêm, nơi những người cộng sản đã cho nổ tung cây thập tự ở nghĩa trang, và bây giờ lại cô lập những cư dân với thế giới bên ngoài. Rồi đến tình trạng các giáo dân xứ Cồn Dầu, nơi nhà cầm quyền muốn xua đuổi trên 2 ngàn giáo dân ra khỏi nhà của họ. Người Công giáo Việt vì thế rất biết ơn Giáo Hội tại Ba Lan về tình đoàn kết dành cho họ.
Nếu ai cần liên lạc với Sứ quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì xin vào đây:
Spring 36 Warsaw, mã số 02-956.
Điện thoại. (22) 651 60 98, (22) 651 60 98, fax (22) 651 60 95
E-mail: office@ambasadawietnamu.org
(Nguồn:Małgorzata Pabis, http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100208&typ=wi&id=wi11.txt)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chặng Đàng Thánh Giá 2010: Chặng Thứ Bẩy
Lm. Francis Lý Văn Ca
00:01 08/02/2010
Chặng Thứ Bẩy
Chúa Giêsu vác thánh giá
Chế giễu chán, chúng lột áo điều ra, và cho Người mặc áo lại như trước. Sau đó, chúng dẫn Người đi để đóng đinh vào thập giá.
(Mc 15:20)
Suy Niệm:
Trong sân của quan tổng trấn, trò chế giễu tàn bạo đã chấm dứt, chiếc áo điều giễu cợt được lấy đi, các cánh cửa được mở ra. Và Chúa Giêsu tiến ra, mặc y phục của Người, áo dài “không có đường chỉ khâu, được dệt liền từ trên xuống dưới” [19]. Hai vai Người cong oằn dưới đòn ngang của thập giá nơi sẽ đón nhận tay Người và ghim lại bằng đinh sắt. Ngài chỉ còn là một sự hiện diện câm nín, dấu chân Ngài đầy máu và đau đớn đến nỗi ngày nay nẻo đường Ngài vác thập giá đi qua còn mang tên “Via Dolorosa” (Con đường Đau Đớn).
Giờ đây khi khởi hành Đường Thánh Giá, con đường chúng ta lặp lại hôm nay, con đường dẫn tới pháp trường, bên ngoài các bức tường của thành thánh, Chúa Giêsu lê bước chậm chạp tới trước, thân thể tan nát, yếu đuối của Ngài oằn đi dưới sức nặng của thập giá. Truyền thống đã đánh dấu một cách biểu tượng con đường này với ba cái té ngã. Ba cái ngã quỵ này phản ánh câu chuyện không bao giờ dứt của tất cả những người nam nữ đang oằn xuống dưới sức nặng của nghèo đói: những trẻ em yếu ớt, những người già yếu, những người nghèo và yếu thế, những người đang bị hút hết sức lực.
Ba cái té ngã này cũng nói lên câu chuyện của tất cả những ai cô đơn và bất hạnh, bị bỏ quên bởi đám đông bận rộn và thờ ơ đang hối hả ngược xuôi trên dòng đời. Trong Chúa Kitô, Đấng đang oằn lưng dưới sức nặng của thập giá, chúng ta thấy cái nhân loại yếu ớt và bệnh hoạn mà tiên tri Isaia đã nói [20] “từ lòng đất, ngươi sẽ cất tiếng lên; từ cát bụi, lời ngươi sẽ thều thào yếu ớt; từ lòng đất, tiếng ngươi sẽ vọng lên tựa như tiếng vong hồn: lời ngươi sẽ thì thào từ cát bụi”.
Ngày nay cũng như vào thời đó, chung quanh Chúa Giêsu khi Ngài gắng gượng đứng lên và lê bước về phía trước dưới cây thập giá, là cuộc sống hàng ngày của phố phường, tấp nập với những giao dịch ngược xuôi, những hàng quán sáng trưng, và những truy hoan thâu đêm suốt sáng. Chung quanh Ngài, tuy vậy, không chỉ có thù địch và dửng dưng. Ngày nay cũng vẫn còn có những con người chọn lựa theo Ngài, dấn bước theo bước chân Ngài. Họ đã nghe những lời hiệu triệu Ngài đã đưa ra ngày nào khi rảo bước qua những cánh đồng miền Galilê: “Ai muốn theo ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” [21]. “Vậy ta hãy ra khỏi trại mà đến với Người, cam lòng gánh vác nỗi khổ nhục Người đã chịu.”[22] Cuối con đường Via Dolorosa không chỉ có Đồi Sọ hay tăm tối của nấm mồ, nhưng cũng có đồi Thăng Thiên, đồi của ánh sáng.
[19] Ga 19:23.
[20] Is 29:4.
[21] Lc 9:23
[22] Dt 13:13
Chúa Giêsu vác thánh giá
Chế giễu chán, chúng lột áo điều ra, và cho Người mặc áo lại như trước. Sau đó, chúng dẫn Người đi để đóng đinh vào thập giá.
(Mc 15:20)
Suy Niệm:
Trong sân của quan tổng trấn, trò chế giễu tàn bạo đã chấm dứt, chiếc áo điều giễu cợt được lấy đi, các cánh cửa được mở ra. Và Chúa Giêsu tiến ra, mặc y phục của Người, áo dài “không có đường chỉ khâu, được dệt liền từ trên xuống dưới” [19]. Hai vai Người cong oằn dưới đòn ngang của thập giá nơi sẽ đón nhận tay Người và ghim lại bằng đinh sắt. Ngài chỉ còn là một sự hiện diện câm nín, dấu chân Ngài đầy máu và đau đớn đến nỗi ngày nay nẻo đường Ngài vác thập giá đi qua còn mang tên “Via Dolorosa” (Con đường Đau Đớn).
Giờ đây khi khởi hành Đường Thánh Giá, con đường chúng ta lặp lại hôm nay, con đường dẫn tới pháp trường, bên ngoài các bức tường của thành thánh, Chúa Giêsu lê bước chậm chạp tới trước, thân thể tan nát, yếu đuối của Ngài oằn đi dưới sức nặng của thập giá. Truyền thống đã đánh dấu một cách biểu tượng con đường này với ba cái té ngã. Ba cái ngã quỵ này phản ánh câu chuyện không bao giờ dứt của tất cả những người nam nữ đang oằn xuống dưới sức nặng của nghèo đói: những trẻ em yếu ớt, những người già yếu, những người nghèo và yếu thế, những người đang bị hút hết sức lực.
Ba cái té ngã này cũng nói lên câu chuyện của tất cả những ai cô đơn và bất hạnh, bị bỏ quên bởi đám đông bận rộn và thờ ơ đang hối hả ngược xuôi trên dòng đời. Trong Chúa Kitô, Đấng đang oằn lưng dưới sức nặng của thập giá, chúng ta thấy cái nhân loại yếu ớt và bệnh hoạn mà tiên tri Isaia đã nói [20] “từ lòng đất, ngươi sẽ cất tiếng lên; từ cát bụi, lời ngươi sẽ thều thào yếu ớt; từ lòng đất, tiếng ngươi sẽ vọng lên tựa như tiếng vong hồn: lời ngươi sẽ thì thào từ cát bụi”.
Ngày nay cũng như vào thời đó, chung quanh Chúa Giêsu khi Ngài gắng gượng đứng lên và lê bước về phía trước dưới cây thập giá, là cuộc sống hàng ngày của phố phường, tấp nập với những giao dịch ngược xuôi, những hàng quán sáng trưng, và những truy hoan thâu đêm suốt sáng. Chung quanh Ngài, tuy vậy, không chỉ có thù địch và dửng dưng. Ngày nay cũng vẫn còn có những con người chọn lựa theo Ngài, dấn bước theo bước chân Ngài. Họ đã nghe những lời hiệu triệu Ngài đã đưa ra ngày nào khi rảo bước qua những cánh đồng miền Galilê: “Ai muốn theo ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” [21]. “Vậy ta hãy ra khỏi trại mà đến với Người, cam lòng gánh vác nỗi khổ nhục Người đã chịu.”[22] Cuối con đường Via Dolorosa không chỉ có Đồi Sọ hay tăm tối của nấm mồ, nhưng cũng có đồi Thăng Thiên, đồi của ánh sáng.
[19] Ga 19:23.
[20] Is 29:4.
[21] Lc 9:23
[22] Dt 13:13
Chặng Đàng Thánh Giá 2010: Chặng Thứ Tám
LM. Phêrô Nguyễn Văn Toàn
01:08 08/02/2010
Chặng Thứ Tám
Ông Simon xứ Kyrênê vác đỡ thánh giá Chúa Giêsu
Khi điệu Đức Giêsu đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Simon, gốc Kyrênê, đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Đức Giêsu.
(Lc 23:26)
Suy Niệm:
Ông ta từ ngoài đồng trở về có lẽ sau một vài giờ làm việc đồng áng. Đợi chờ ông ở nhà là những công việc chuẩn bị cho ngày đại lễ: thật vậy, chiều xuống sẽ đánh dấu sự khởi đầu của ngày Sabbath khi những ánh sao đầu tiên lấp lánh trên bầu trời hoàng hôn. Ông ta tên là Simon; một người Do Thái; gốc Kyrênê, một thành phố nằm trên bờ biển Libya nơi có một cộng đoàn đông đảo những người Do Thái Hải Ngoại [23]. Đội lính Rôma áp giải Chúa Giêsu chặn ông lại và một lệnh cộc lốc được ban ra buộc ông đổi lộ trình để vác đỡ thánh giá cho người tử tội dở sống dở chết.
Ông Simon là người bộ hành tình cờ; ông không hề biết cuộc gặp gỡ ngoại thường ấy là thế nào. Như một người đã từng viết [24], “có biết bao nhiêu người dọc dài các thế kỷ đã muốn có mặt tại đó, vào chỗ của ông, để tình cờ đi ngang qua đúng vào thời điểm ấy. Nhưng đã quá trễ, chính ông đã có mặt vào lúc đó và qua dòng thời gian đã không nhường chỗ cho ai khác”. Ở đây chúng ta thấy mầu nhiệm gặp gỡ tình cờ với Thiên Chúa đã xảy ra cho biết bao cuộc đời. Thánh Tông Đồ Phaolô, đã bị Chúa Kitô chặn lại, nắm bắt và “chinh phục” [25] trên con đường Đamátcô. Và điều này dẫn đưa ngài đến một suy tư mới mẻ về những lời đầy kinh ngạc này của Thiên Chúa: “Những kẻ không tìm Ta, lại được gặp Ta; những kẻ không hỏi Ta, Ta đã xuất hiện cho chúng thấy”[26]
Thiên Chúa rình chờ chúng ta trên các nẻo đường đời. Đôi khi Ngài gõ cửa nhà và đòi ngồi cùng bàn ăn với chúng ta[27]. Ngay cả một cuộc gặp gỡ tình cờ như cuộc gặp gỡ với ông Simon xứ Kyrênê cũng có thể dẫn đến hồng ân hoán cải. Quả thật, Thánh Sử Máccô đã nêu danh tính hai người con ông Simon là Alexander và Rufus, đã trở thành những Kitô hữu [28]. Như thế, ông Simon trở thành biểu tượng cho mầu nhiệm gặp gỡ giữa ơn thánh Chúa và nỗ lực của con người. Thật thế, cuối cùng Thánh Sử đã mô tả ông như người môn đệ “vác đỡ thánh giá theo sau Chúa Giêsu” và tiến bước theo chân Chúa [29].
Từ việc bị cưỡng bách, cử chỉ của ông Simon đã biến thành biểu tượng của mọi hành vi liên đới với những người đau khổ, những người bị áp bức, những người mệt nhọc. Như thế con người xứ Kyrênê này tiêu biểu cho đoàn lũ đông đảo những người quảng đại, những thừa sai, những người Samaritanô nhân lành “không tránh qua lối khác mà đi” [30] nhưng cúi mình xuống giúp những người đau khổ, vác họ lên, và nâng đỡ họ. Trên đầu và trên vai ông Simon, đang oằn xuống dưới sức nặng của thánh giá, vang vọng lời Thánh Phaolô: “Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Kitô” [31].
[23] x, Cv 2:10; 6:9; 13:1.
[24] CHARLES PÉGUY, Mầu Nhiệm Lòng Bác Ái Thánh Joan thành Arc (1910).
[25] Philip 3:12.
[26] Rm 10:20.
[27] x. Kh 3:20.
[28] x. Mc 15:21.
[29] x. Lc 9:23.
[30] x. Lc 10:30-37.
[31] Gl 6:2.
Ông Simon xứ Kyrênê vác đỡ thánh giá Chúa Giêsu
Khi điệu Đức Giêsu đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Simon, gốc Kyrênê, đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Đức Giêsu.
(Lc 23:26)
Suy Niệm:
Ông ta từ ngoài đồng trở về có lẽ sau một vài giờ làm việc đồng áng. Đợi chờ ông ở nhà là những công việc chuẩn bị cho ngày đại lễ: thật vậy, chiều xuống sẽ đánh dấu sự khởi đầu của ngày Sabbath khi những ánh sao đầu tiên lấp lánh trên bầu trời hoàng hôn. Ông ta tên là Simon; một người Do Thái; gốc Kyrênê, một thành phố nằm trên bờ biển Libya nơi có một cộng đoàn đông đảo những người Do Thái Hải Ngoại [23]. Đội lính Rôma áp giải Chúa Giêsu chặn ông lại và một lệnh cộc lốc được ban ra buộc ông đổi lộ trình để vác đỡ thánh giá cho người tử tội dở sống dở chết.
Ông Simon là người bộ hành tình cờ; ông không hề biết cuộc gặp gỡ ngoại thường ấy là thế nào. Như một người đã từng viết [24], “có biết bao nhiêu người dọc dài các thế kỷ đã muốn có mặt tại đó, vào chỗ của ông, để tình cờ đi ngang qua đúng vào thời điểm ấy. Nhưng đã quá trễ, chính ông đã có mặt vào lúc đó và qua dòng thời gian đã không nhường chỗ cho ai khác”. Ở đây chúng ta thấy mầu nhiệm gặp gỡ tình cờ với Thiên Chúa đã xảy ra cho biết bao cuộc đời. Thánh Tông Đồ Phaolô, đã bị Chúa Kitô chặn lại, nắm bắt và “chinh phục” [25] trên con đường Đamátcô. Và điều này dẫn đưa ngài đến một suy tư mới mẻ về những lời đầy kinh ngạc này của Thiên Chúa: “Những kẻ không tìm Ta, lại được gặp Ta; những kẻ không hỏi Ta, Ta đã xuất hiện cho chúng thấy”[26]
Thiên Chúa rình chờ chúng ta trên các nẻo đường đời. Đôi khi Ngài gõ cửa nhà và đòi ngồi cùng bàn ăn với chúng ta[27]. Ngay cả một cuộc gặp gỡ tình cờ như cuộc gặp gỡ với ông Simon xứ Kyrênê cũng có thể dẫn đến hồng ân hoán cải. Quả thật, Thánh Sử Máccô đã nêu danh tính hai người con ông Simon là Alexander và Rufus, đã trở thành những Kitô hữu [28]. Như thế, ông Simon trở thành biểu tượng cho mầu nhiệm gặp gỡ giữa ơn thánh Chúa và nỗ lực của con người. Thật thế, cuối cùng Thánh Sử đã mô tả ông như người môn đệ “vác đỡ thánh giá theo sau Chúa Giêsu” và tiến bước theo chân Chúa [29].
Từ việc bị cưỡng bách, cử chỉ của ông Simon đã biến thành biểu tượng của mọi hành vi liên đới với những người đau khổ, những người bị áp bức, những người mệt nhọc. Như thế con người xứ Kyrênê này tiêu biểu cho đoàn lũ đông đảo những người quảng đại, những thừa sai, những người Samaritanô nhân lành “không tránh qua lối khác mà đi” [30] nhưng cúi mình xuống giúp những người đau khổ, vác họ lên, và nâng đỡ họ. Trên đầu và trên vai ông Simon, đang oằn xuống dưới sức nặng của thánh giá, vang vọng lời Thánh Phaolô: “Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Kitô” [31].
[23] x, Cv 2:10; 6:9; 13:1.
[24] CHARLES PÉGUY, Mầu Nhiệm Lòng Bác Ái Thánh Joan thành Arc (1910).
[25] Philip 3:12.
[26] Rm 10:20.
[27] x. Kh 3:20.
[28] x. Mc 15:21.
[29] x. Lc 9:23.
[30] x. Lc 10:30-37.
[31] Gl 6:2.
Chặng Đàng Thánh Giá 2010: Chặng Thứ Mười
Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm
02:11 08/02/2010
Chặng Thứ Mười
Chúa Giêsu chịu đóng đinh
Khi đến nơi gọi là "Đồi Sọ", họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. Bấy giờ Đức Giêsu cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm." Rồi họ lấy áo của Người chia ra mà bắt thăm.
Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: "Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn! "
Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống và nói: "Nếu ngươi là vua dân Do Thái thì cứu lấy mình đi! "
Phía trên đầu Người, có bản án viết: "Đây là vua dân Do Thái."
(Lc 23:33-38)
Suy Niệm:
Đó chỉ là một tảng núi đá tiếng Aramaic gọi là Gôngôtha và tiếng La Tinh gọi là Canvê, “đồi Sọ”, có lẽ vì hình thù của nó giống một cái sọ người. Trên đỉnh đồi có ba cây thập giá của những người bị kết án tử hình, hai tên “tội phạm”, có lẽ đã làm cách mạng chống lại người Rôma, và Chúa Giêsu. Những giờ sau cùng của cuộc đời trần thế của Chúa Kitô bắt đầu, các giờ khắc được đánh dấu bởi xương thịt Ngài bị xé nát, xương bị dời chỗ, ngộp thở dần, và nỗi cô đơn trong lòng. Đây là những giờ phút minh chứng sự liên đới hoàn toàn của Con Thiên Chúa với con người đau khổ và hấp hối.
Một thi nhân [33] có lần ngâm rằng: “Người trộm bên phải và người trộm bên trái / chỉ cảm thấy dấu đinh ghim trong lòng bàn tay / Nhưng Chúa Kitô cảm thấy đau đớn vì ơn cứu chuộc / cạnh sườn xé ra, con tim bị đâm thâu / Chính con tim bừng cháy / Con tim bị thiêu đốt vì tình yêu”. Thật vậy, tất cả chung quanh thập giá dường như vang vọng tiếng của tiên tri Isaia: “Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; Người đã chịu đánh phạt để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành. Người đã hiến thân làm lễ vật đền tội” [34] Đôi tay giang rộng của thân mình bầm dập ấy muốn ôm vào lòng toàn thể chân trời nhân loại, “như gà mẹ ấp ủ con dưới cánh” [35]. Vì đó chính là sứ mệnh của Người “Khi ta được treo lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta” [36].
Bên dưới thân thể đang hấp hối ấy là đám đông háo hức “nhìn xem” một cảnh tượng kinh hoàng. Đó là bức tranh của sự hời hợt, của tính tò mò tầm thường, của sự săn lùng cảm giác mạnh. Một bức tranh nơi đó chúng ta có thể thấy hình bóng của xã hội chúng ta ngày nay, một xã hội lựa chọn sự kích thích và quá đáng như thể chúng là liều thuốc có thể vực dậy một tâm hồn lờ đờ, một con tim chai cứng, và một trí tuệ tăm tối.
Bên dưới thập giá ấy cũng có sự tàn ác lạnh lùng và cứng nhắc của những nhà lãnh đạo và quân lính, những kẻ mà sự thô bạo của chúng có khả năng buông ra những lời chế nhạo người đang đau khổ và hấp hối bởi lời nhạo cười: “Nếu ngươi là Vua Dân Do Thái thì hãy cứu lấy mình đi!” Họ không ý thức được những lời cười nhạo cay cú của họ và tấm bảng chính thức trên thánh giá “Đây là Vua Dân Do Thái” – hoàn toàn là sự thật. Dĩ nhiên Chúa Giêsu không xuống khỏi thập giá với một thay đổi thình lình: Ngài không muốn sự vâng phục nô lệ dựa trên phép lạ, nhưng muốn một đức tin tự do, một tình yêu đích thật. Chính qua sự khổ nhục và cái chết hoàn toàn bất lực ấy, Ngài mở ra cánh cửa quang vinh và sự sống, và mạc khải chính Ngài là Chúa thật và là Vua của lịch sử và thế giới.
[33] Charles Péguy, Mầu Nhiệm Lòng Bác Ái Thánh Joan thành Arc (1910).
[34] Is 53:5, 10.
[35] Lc 13:34.
[36] Ga 12:32.
Chúa Giêsu chịu đóng đinh
Khi đến nơi gọi là "Đồi Sọ", họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. Bấy giờ Đức Giêsu cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm." Rồi họ lấy áo của Người chia ra mà bắt thăm.
Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: "Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn! "
Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống và nói: "Nếu ngươi là vua dân Do Thái thì cứu lấy mình đi! "
Phía trên đầu Người, có bản án viết: "Đây là vua dân Do Thái."
(Lc 23:33-38)
Suy Niệm:
Đó chỉ là một tảng núi đá tiếng Aramaic gọi là Gôngôtha và tiếng La Tinh gọi là Canvê, “đồi Sọ”, có lẽ vì hình thù của nó giống một cái sọ người. Trên đỉnh đồi có ba cây thập giá của những người bị kết án tử hình, hai tên “tội phạm”, có lẽ đã làm cách mạng chống lại người Rôma, và Chúa Giêsu. Những giờ sau cùng của cuộc đời trần thế của Chúa Kitô bắt đầu, các giờ khắc được đánh dấu bởi xương thịt Ngài bị xé nát, xương bị dời chỗ, ngộp thở dần, và nỗi cô đơn trong lòng. Đây là những giờ phút minh chứng sự liên đới hoàn toàn của Con Thiên Chúa với con người đau khổ và hấp hối.
Một thi nhân [33] có lần ngâm rằng: “Người trộm bên phải và người trộm bên trái / chỉ cảm thấy dấu đinh ghim trong lòng bàn tay / Nhưng Chúa Kitô cảm thấy đau đớn vì ơn cứu chuộc / cạnh sườn xé ra, con tim bị đâm thâu / Chính con tim bừng cháy / Con tim bị thiêu đốt vì tình yêu”. Thật vậy, tất cả chung quanh thập giá dường như vang vọng tiếng của tiên tri Isaia: “Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; Người đã chịu đánh phạt để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành. Người đã hiến thân làm lễ vật đền tội” [34] Đôi tay giang rộng của thân mình bầm dập ấy muốn ôm vào lòng toàn thể chân trời nhân loại, “như gà mẹ ấp ủ con dưới cánh” [35]. Vì đó chính là sứ mệnh của Người “Khi ta được treo lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta” [36].
Bên dưới thân thể đang hấp hối ấy là đám đông háo hức “nhìn xem” một cảnh tượng kinh hoàng. Đó là bức tranh của sự hời hợt, của tính tò mò tầm thường, của sự săn lùng cảm giác mạnh. Một bức tranh nơi đó chúng ta có thể thấy hình bóng của xã hội chúng ta ngày nay, một xã hội lựa chọn sự kích thích và quá đáng như thể chúng là liều thuốc có thể vực dậy một tâm hồn lờ đờ, một con tim chai cứng, và một trí tuệ tăm tối.
Bên dưới thập giá ấy cũng có sự tàn ác lạnh lùng và cứng nhắc của những nhà lãnh đạo và quân lính, những kẻ mà sự thô bạo của chúng có khả năng buông ra những lời chế nhạo người đang đau khổ và hấp hối bởi lời nhạo cười: “Nếu ngươi là Vua Dân Do Thái thì hãy cứu lấy mình đi!” Họ không ý thức được những lời cười nhạo cay cú của họ và tấm bảng chính thức trên thánh giá “Đây là Vua Dân Do Thái” – hoàn toàn là sự thật. Dĩ nhiên Chúa Giêsu không xuống khỏi thập giá với một thay đổi thình lình: Ngài không muốn sự vâng phục nô lệ dựa trên phép lạ, nhưng muốn một đức tin tự do, một tình yêu đích thật. Chính qua sự khổ nhục và cái chết hoàn toàn bất lực ấy, Ngài mở ra cánh cửa quang vinh và sự sống, và mạc khải chính Ngài là Chúa thật và là Vua của lịch sử và thế giới.
[33] Charles Péguy, Mầu Nhiệm Lòng Bác Ái Thánh Joan thành Arc (1910).
[34] Is 53:5, 10.
[35] Lc 13:34.
[36] Ga 12:32.
Chặng Đàng Thánh Giá 2010: Chặng Thứ Mười Một
Lm. Giuse Đồng Văn Vinh
06:38 08/02/2010
Chặng thứ Mười Một
Chúa Giêsu hứa thiên đàng cho người trộm lành
Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với! " Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái! "
Rồi anh ta thưa với Đức Giêsu: "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!”
"Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng."
(Lc 23:39-43)
Suy Niệm:
Những giây phút còn lại đang dần qua khi Chúa Giêsu tiến gần đến cái chết; sức sống và sức mạnh của Ngài đang kiệt dần. Tuy thế, Ngài vẫn còn chút sức lực để thực hiện cử chỉ yêu thương cuối cùng cho một trong hai người bị kết án tử hình là những người đang bên cạnh Ngài trong giờ phút bi thảm này, khi mặt trời công chính còn cao vời vợi trên thiên quốc. Giữa Chúa Kitô và con người đó, một cuộc đàm thoại ngắn ngủi đã diễn ra, với hai câu thiết yếu.
Đầu tiên là lời thỉnh cầu của người tội phạm mà truyền thống thường gọi là người “trộm lành”, người đã hoán cải trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời. “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Hầu như anh ta đang xướng lên một phiên bản “Kinh Lạy Cha” của cá nhân anh với lời cầu “Nước Chúa trị đến!”. Nhưng anh ta đọc kinh ấy trực tiếp với Chúa Giêsu, kêu tên Người, một danh xưng có ý nghĩa ngoại thường trong giờ phút đó: “Thiên Chúa cứu chuộc”. Sau đó là một lời thỉnh cầu “Xin nhớ đến tôi!”. Trong ngôn ngữ của Thánh Kinh động từ này có một lực đặc biệt chuyển tải nhiều hơn từ “nhớ” không có chút sắc mầu nào của chúng ta. Đó là từ thở ra sự xác tín như thể nói: “Xin giữ gìn tôi, xin đừng bỏ tôi, như bằng hữu nâng đỡ và bảo vệ tôi!”.
Rồi có tiếng đáp lại của Chúa Giêsu, nhanh chóng và như một lời thì thầm: “Hôm nay anh sẽ ở với tôi trên nước Thiên Đàng”. Từ “Thiên Đàng” này rất hiếm thấy trong Thánh Kinh. Thật vậy, từ này chỉ xuất hiện hai lần nữa trong Tân Ước [37]. Trong nghĩa nguyên thủy từ này gợi ra một khu vườn huy hoàng và đầy hoa trái. Đó là hình ảnh đẹp của Vương Quốc ánh sáng và hòa bình mà Chúa Giêsu đã công bố trong những lời rao giảng, và đã hé mở với những phép lạ của Ngài, cũng như sẽ nhanh chóng xuất hiện trong vinh quang Phục Sinh. Đó là mục tiêu của cuộc hành trình khó nhọc của chúng ta xuyên suốt lịch sử, đó là sự viên mãn của cuộc sống, đó là sự thân mật trong vòng tay Thiên Chúa. Đó là hồng ân chung cuộc Chúa Kitô trao cho chúng ta, trong sự hy sinh đến chết trên thập giá của Ngài để mở ra vinh quang phục sinh.
Trong ngày đau khổ và đớn đau này, hai người bị đóng đinh ấy không nói gì khác, nhưng vài lời thốt lên từ trong cổ họng khô kiệt của họ vang dội đến ngày nay. Những lời này còn tiếp tục vang dội như một dấu chỉ của hy vọng và ơn cứu độ cho những ai đã phạm tội nhưng cũng đã tin và tín thác ngay cả trước đường biên cuối cùng của cuộc đời.
[37] x. 2 Cr 12:4; Kh 2:7.
Chúa Giêsu hứa thiên đàng cho người trộm lành
Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với! " Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái! "
Rồi anh ta thưa với Đức Giêsu: "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!”
"Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng."
(Lc 23:39-43)
Suy Niệm:
Những giây phút còn lại đang dần qua khi Chúa Giêsu tiến gần đến cái chết; sức sống và sức mạnh của Ngài đang kiệt dần. Tuy thế, Ngài vẫn còn chút sức lực để thực hiện cử chỉ yêu thương cuối cùng cho một trong hai người bị kết án tử hình là những người đang bên cạnh Ngài trong giờ phút bi thảm này, khi mặt trời công chính còn cao vời vợi trên thiên quốc. Giữa Chúa Kitô và con người đó, một cuộc đàm thoại ngắn ngủi đã diễn ra, với hai câu thiết yếu.
Đầu tiên là lời thỉnh cầu của người tội phạm mà truyền thống thường gọi là người “trộm lành”, người đã hoán cải trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời. “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Hầu như anh ta đang xướng lên một phiên bản “Kinh Lạy Cha” của cá nhân anh với lời cầu “Nước Chúa trị đến!”. Nhưng anh ta đọc kinh ấy trực tiếp với Chúa Giêsu, kêu tên Người, một danh xưng có ý nghĩa ngoại thường trong giờ phút đó: “Thiên Chúa cứu chuộc”. Sau đó là một lời thỉnh cầu “Xin nhớ đến tôi!”. Trong ngôn ngữ của Thánh Kinh động từ này có một lực đặc biệt chuyển tải nhiều hơn từ “nhớ” không có chút sắc mầu nào của chúng ta. Đó là từ thở ra sự xác tín như thể nói: “Xin giữ gìn tôi, xin đừng bỏ tôi, như bằng hữu nâng đỡ và bảo vệ tôi!”.
Rồi có tiếng đáp lại của Chúa Giêsu, nhanh chóng và như một lời thì thầm: “Hôm nay anh sẽ ở với tôi trên nước Thiên Đàng”. Từ “Thiên Đàng” này rất hiếm thấy trong Thánh Kinh. Thật vậy, từ này chỉ xuất hiện hai lần nữa trong Tân Ước [37]. Trong nghĩa nguyên thủy từ này gợi ra một khu vườn huy hoàng và đầy hoa trái. Đó là hình ảnh đẹp của Vương Quốc ánh sáng và hòa bình mà Chúa Giêsu đã công bố trong những lời rao giảng, và đã hé mở với những phép lạ của Ngài, cũng như sẽ nhanh chóng xuất hiện trong vinh quang Phục Sinh. Đó là mục tiêu của cuộc hành trình khó nhọc của chúng ta xuyên suốt lịch sử, đó là sự viên mãn của cuộc sống, đó là sự thân mật trong vòng tay Thiên Chúa. Đó là hồng ân chung cuộc Chúa Kitô trao cho chúng ta, trong sự hy sinh đến chết trên thập giá của Ngài để mở ra vinh quang phục sinh.
Trong ngày đau khổ và đớn đau này, hai người bị đóng đinh ấy không nói gì khác, nhưng vài lời thốt lên từ trong cổ họng khô kiệt của họ vang dội đến ngày nay. Những lời này còn tiếp tục vang dội như một dấu chỉ của hy vọng và ơn cứu độ cho những ai đã phạm tội nhưng cũng đã tin và tín thác ngay cả trước đường biên cuối cùng của cuộc đời.
[37] x. 2 Cr 12:4; Kh 2:7.
Chặng Đàng Thánh Giá 2010: Chặng Thứ Mười Hai
Lm. Phêrô Nguyễn Minh Thúy
08:12 08/02/2010
Chặng thứ Mười Hai
Chúa Giêsu trên thập giá, Mẹ và người môn đệ
Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với bà Maria Mácđala. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: "Thưa Bà, đây là con của Bà."
Rồi Người nói với môn đệ: "Đây là mẹ của anh."
Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.
(Ga 19:25-27)
Suy Niệm:
Mẹ đã bắt đầu phải đứng cách xa Con từ lúc Chúa Giêsu lên Mười Hai khi Ngài nói rằng Ngài có một nhà khác và một sứ vụ khác phải chu toàn, nhân danh Thiên Chúa Cha trên trời. Nhưng giờ đây Mẹ Maria đứng trước khoảng khắc phải xa con hoàn toàn. Vào giờ phút đó, có nỗi đau xé lòng của những bà mẹ phải chứng kiến điều trái với tự nhiên là người tóc bạc đưa người tóc xanh. Nhưng Thánh Sử Gioan xóa bỏ mọi giọt lệ trên khuôn mặt khổ đau, làm câm nín mọi tiếng kêu bi thương từ môi Mẹ, và cũng không để Mẹ buông mình ngã nhào xuống đất trong tuyệt vọng.
Trái lại, sự im lặng thình lình bị đánh tan bởi một tiếng nói từ trên thánh giá và từ đôi môi Con Mẹ đang hấp hối. Hơn là một di chúc thông thường: đây là một mạc khải đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời Mẹ Ngài. Sự phân ly tột cùng do cái chết đó không phải là một chung cuộc cằn cỗi nhưng đem lại hoa trái không ngờ như việc sinh con của một bà mẹ. Như chính Chúa Giêsu đã nói vài giờ trước đó, trong buổi chiều cuối cùng của cuộc đời tại thế của Ngài: “Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian”[38].
Mẹ Maria trở lại làm một bà mẹ: không phải tình cờ mà trong một vài hàng của trình thuật Phúc Âm từ “mẹ” này đã xuất hiện đúng năm lần. Mẹ Maria trở lại làm một người mẹ và con Mẹ sẽ là tất cả những ai giống như “người môn đệ được yêu”, nghĩa là, tất cả những ai đặt mình dưới áo choàng ơn cứu độ của Chúa và theo Chúa Giêsu trong lòng tin và tình yêu mến.
Từ khoảng khắc đó, Mẹ Maria không còn đơn côi nữa. Mẹ trở thành hiền mẫu của Giáo Hội, một cộng đoàn đông đúc thuộc mọi ngôn ngữ, dân tộc và quốc gia, những người theo dòng thời gian sẽ cùng với mẹ quây quần bên thánh giá Chúa Kitô, người Con đầu lòng của Mẹ. Từ khoảng khắc đó, chúng ta bước cùng Mẹ trên những nẽo đường của hành trình đức tin, chúng ta ngụ cùng với Mẹ trong ngôi nhà Thánh Thần đã thổi trong ngày lễ Ngũ Tuần, chúng ta ngồi vào bàn nơi bẻ bánh Thánh Thể, và chúng ta trông đợi ngày Con Mẹ lại đến đưa chúng ta vào vinh quang muôn đời.
[38] Ga 16:21.
Chúa Giêsu trên thập giá, Mẹ và người môn đệ
Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với bà Maria Mácđala. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: "Thưa Bà, đây là con của Bà."
Rồi Người nói với môn đệ: "Đây là mẹ của anh."
Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.
(Ga 19:25-27)
Suy Niệm:
Mẹ đã bắt đầu phải đứng cách xa Con từ lúc Chúa Giêsu lên Mười Hai khi Ngài nói rằng Ngài có một nhà khác và một sứ vụ khác phải chu toàn, nhân danh Thiên Chúa Cha trên trời. Nhưng giờ đây Mẹ Maria đứng trước khoảng khắc phải xa con hoàn toàn. Vào giờ phút đó, có nỗi đau xé lòng của những bà mẹ phải chứng kiến điều trái với tự nhiên là người tóc bạc đưa người tóc xanh. Nhưng Thánh Sử Gioan xóa bỏ mọi giọt lệ trên khuôn mặt khổ đau, làm câm nín mọi tiếng kêu bi thương từ môi Mẹ, và cũng không để Mẹ buông mình ngã nhào xuống đất trong tuyệt vọng.
Trái lại, sự im lặng thình lình bị đánh tan bởi một tiếng nói từ trên thánh giá và từ đôi môi Con Mẹ đang hấp hối. Hơn là một di chúc thông thường: đây là một mạc khải đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời Mẹ Ngài. Sự phân ly tột cùng do cái chết đó không phải là một chung cuộc cằn cỗi nhưng đem lại hoa trái không ngờ như việc sinh con của một bà mẹ. Như chính Chúa Giêsu đã nói vài giờ trước đó, trong buổi chiều cuối cùng của cuộc đời tại thế của Ngài: “Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian”[38].
Mẹ Maria trở lại làm một bà mẹ: không phải tình cờ mà trong một vài hàng của trình thuật Phúc Âm từ “mẹ” này đã xuất hiện đúng năm lần. Mẹ Maria trở lại làm một người mẹ và con Mẹ sẽ là tất cả những ai giống như “người môn đệ được yêu”, nghĩa là, tất cả những ai đặt mình dưới áo choàng ơn cứu độ của Chúa và theo Chúa Giêsu trong lòng tin và tình yêu mến.
Từ khoảng khắc đó, Mẹ Maria không còn đơn côi nữa. Mẹ trở thành hiền mẫu của Giáo Hội, một cộng đoàn đông đúc thuộc mọi ngôn ngữ, dân tộc và quốc gia, những người theo dòng thời gian sẽ cùng với mẹ quây quần bên thánh giá Chúa Kitô, người Con đầu lòng của Mẹ. Từ khoảng khắc đó, chúng ta bước cùng Mẹ trên những nẽo đường của hành trình đức tin, chúng ta ngụ cùng với Mẹ trong ngôi nhà Thánh Thần đã thổi trong ngày lễ Ngũ Tuần, chúng ta ngồi vào bàn nơi bẻ bánh Thánh Thể, và chúng ta trông đợi ngày Con Mẹ lại đến đưa chúng ta vào vinh quang muôn đời.
[38] Ga 16:21.
Văn Hóa
Chuyện phiếm ngày tết: Mừng Tết Con Cọp
Trà Lũ
21:07 08/02/2010
Chuyện phiếm ngày tết: MỪNG TẾT CON CỌP
Làng An Lạc chúng tôi có một hội viên viễn cư, mỗi năm ông mỗi về thăm làng một lần. Đó là Ông Từ Hoè. Đó là dịp tết. Các cụ còn nhớ ông Từ Hoè thân yêu của chúng tôi chứ. Ông và chúng tôi có duyên từ kiếp trước, gặp nhau là mê nhau liền. Chúng tôi đã lập ra làng, bầu Cụ Chánh trọng tuổi nhất làm tiên chỉ. Ông ở làng được mấy năm thì người em kết nghĩa của ông từ trại tỵ nạn sang. Vì người em được chính phủ Canada bảo trợ và được đưa tới định cư ở miền tây nên ông Từ Hoè bỏ làng đi sang sống với chú em theo đúng lời kết nghĩa. Ông ra đi nhưng hứa mỗi tết mỗi về làng. Ông vẫn giữ chức trưởng ban tổ chức.
Ông Từ Hoè về làng từ ngày 23 tháng Chạp, tức là ngày cúng Ông Táo về trời. Mỗi lần làm cơm cúng ông Táo là ông cười hà hà: Chỉ có dân VN mình là hiếu thảo với Trời vì mỗi năm mỗi gửi đại sứ lên tết Trời và tường trình mọi việc trần gian, còn các dân khác thì chả có tục lệ tốt đẹp ấy. Họ đã không tết Trời thì chớ, họ lại còn xin qùa và bắt trời sai ông Santa Claus đem xuống trần gian.
Thấy chúng tôi gọi ngày cúng ông Táo là ngày 23 tháng Chạp, ông Từ Hoè bảo gọi như vậy là sai, không đúng truyền thống. Khi xưa cha ông chúng ta không nói ngày 23 tháng Chạp mà nói ngày 23 Tết, vì là ngày cả nước bước vào mùa tết. Ngày này từ vua tới quan đều niêm phong ấn tín rồi cất vào kho. Ăn tết xong, tới ngày mồng Bảy tết, ngày hạ cây nêu, bấy giờ vua quan mới làm lễ khai ấn để mở đầu một năm làm việc mới. Tổng cộng vua quan cho tới thứ dân đều ăn tết đúng 2 tuần lễ. Tết dân gian còn kéo dài hơn nữa vì sau ngày Mồng Bảy thì mới bắt đầu các lễ Hội Chùa Hương, lễ Hội Quan Họ Bắc Ninh. Tháng Giêng là tháng ăn chơi mà.
Hai Cô Huế Cao Xuân và Tôn Nữ thì mê ông Từ Hoè như điếu đổ, coi ông như thánh sống. Ông Từ Hoè nhiều máu tếu, thấy hai cô thèm nghe chuyện nên ông hỏi: Hai cô có biết chuyện thằng bé viết thư xin em nơi ông già Santa Claus không ? Chả riêng gì hai cô mà cả làng ngớ ra, ông bèn thủng thẳng kể: Cứ cuối năm là trẻ con ở đây gửi thư cho ông già Santa Claus xin quà. Bữa đó ông nhận được thư của một thằng bé. Nó viết rằng nó là đứa con độc nhất trong nhà nên nó buồn lắm, nó xin ông già Santa Claus cho nó một đứa em. Ông liền trả lời: Ta rất sẵn lòng cho con một đứa em miễn là con gửi mẹ con lên đây với ta một đêm. Nghe đến đây thì cả làng cười bò ra. Cô Cao Xuân thì kêu lên: Gớm cái Bác này !
À, mà tôi chưa kể chuyện qùa tết của ông Từ Hoè. Ông mang từ miền trung Canada về đất Toronto này một thùng quà, nào bánh chưng của chú em Paul, nào cá chép đông lạnh của chính ông. Các cụ còn nhờ chuyện chú Paul này chứ. Vợ chồng chú đã nhập đạo Công Giáo, không những nhập đạo mà còn sống đạo rất dấn thân. Vợ chồng chú phụ trách trông coi những người vô gia cư đến ngủ nhờ qua đêm ở nhà thờ, sáng sớm vợ chồng chú đến thu dọn rồi cho họ ăn sáng. Ban đầu vợ chồng chú cho họ cà phê bánh mì, về sau thì cà phê bánh mì kẹp chả, rồi xôi đậu, rồi cơm chiên. Thét một hồi bây giờ không những người vô gia cư mà cả ông cha xứ cứ sáng sáng là đến xin vợ chồng chú cho ăn điểm tâm. Từ tết năm ngoái, vợ chồng chú gói bánh chưng. Bây giờ nhà thờ mê bánh chưng VN mới ghê chứ. Món ăn VN có bùa, các cụ thấy chưa. Năm nay Chú Paul gửi sang tết làng một cặp bánh chưng. Cặp bánh này đã được Ông Từ Hoè để trên bàn thờ.
Vì ông giữ chức trưởng ban tổ chức tết trong làng nên ông vừa lo bữa cúng ông Táo, vừa lo gói bánh chưng, vừa lo lập bàn thờ tổ.
Trong năm, cái thú tiêu khiển của ông là thú đi câu. Nghe ông tả đi câu thì ai cũng mê. Ông bảo ngày xưa đi câu ngồi trên bờ đã thấy sướng lắm. Này nha, khi bạn đã chọn được địa điểm thì bạn đặt ghế ngồi, lấy cần câu ra, móc mồi và ném dây. Dây có cột cục chì nên mồi câu đứng yên một chỗ chờ cá đến, cái phao nổi bập bềnh. Bây giờ là lúc chờ cácắn, là lúc sung sướng cực kỳ của bạn. Bạn ngắm nhìn cảnh vật xung quanh, bạn lấy bình thủy rót cà phê nóng ra nhâm nhi, bạn phì phà điếu thuốc, bạn bắt đầu chuyện trò với mấy người ngồi câu chung quanh, ôi sao mà sướng thế. Rồi cá cắn câu, bạn giằng co với cá, rồi bắt con cá bỏ vào giỏ. Ôi sung sướng cách gì. Cuối ngày thế nào trong giỏ cũng có vài con lóc, con rô. Đấy là câu ngồi bờ kiểu ngày xưa. Bây giờ dân câu không ngồi bờ mà lội dưới nước. Còn sướng hơn trước. Ai cũng mặc thêm một cái quần cao su cao tới nách. Không phải tìm địa điểm gì cả. Cứ thấy chỗ nào đông dân câu là biết chỗ đó nhiều cá. Ngày xưa thì cá rô cá trê cá lóc, bây giờ thì cá bass, cá pike, cá chép. Con nào con nấy to tổ chảng. Hằng năm cứ mùa lễ Tạ Ơn của Canada là mùa câu cá bơn, tên tiếng Anh là cá flounder. Ngày nào đọc báo thấy tin ‘ Flounder Run’ thì ngày đó dân câu rủ nhau đi đông như hội. Flounder Run là ngày cá bơn từ xa chạy vào bờ để sinh đẻ.
Ông ODP nghe chuyện câu cá thì thích lắm. Ông cũng mê đi câu cuối tuần. Ông nhìn ông Từ Hoè rồi hỏi: Bạn có biết một câu danh ngôn về câu cá không ? Câu hỏi này tổng quát qúa làm sao mà ai biết được. Thấy cả làng ngớ ra hết thì ông ODP trả lời: Đó là câu: Cho người nào con cá là cho người đó một bữa ăn. Còn day người nào câu cá là cho người đó thức ăn cả đời. Ông Từ Hoè đáp ngay: Tôi có biết câu này, nhưng dân câu đã nói khác đi: “ Cho người đàn ông con cá là bắt người vợ mất công nấu một bữa ăn, còn dạy một người đàn ông câu cá là cho ông này cái cớ chính đáng để trốn vợ đi chơi trọn cuối tuần ”. Phe các bà có vẻ thích câu này quá, bà nào cũng gật gù khen là câu nói chí lý.
Ông Từ Hoè đã mang ba con cá chép về làng. Con cá to như cái rổ. Ông phải để chúng trong dạng đông lạnh. Một con ăn ngày cúng ông Táo để ông có cá cỡi về trời. Còn 2 con nữa thì ăn vào ngày Mồng Một Tết. Sở dĩ ăn cá chép ngày đầu năm vì tiếng Hán gọi cá là Ngư, đọc lên nghe như ‘dư’, tức là dư giả, ăn cá thì được dư giả cả năm, cũng như đĩa trái cây trên bàn thờ gồm trái mảng cầu, trái dưa và trái xoài, ngụ ý xin tổ tiên cho ‘ dư xài’. Cô Cao Xuân bèn lên tiếng: Em thấy trên đĩa trái cây ở bàn thờ thường bày 4 thứ lận: Mảng cầu, trái dừa, trái đu đủ, trái xoài, ngụ ý xin ‘ cầu vừa đủ xài’, sao Bác lại chỉ cúng tổ tiên có ba trái ? Ông Từ Hoè nói ngay: Cầu vừa đủ xài, tức là cầu chỉ vừa đủ ăn, thì cầu làm gì ! Phải cầu dư xài mới bõ công cầu chứ. Phải dư mới sướng chứ. Cô Cao Xuân liền chắp tay vái ông Từ Hòe: Cao kiến, cao kiến ! Em xin bái lậy sư phụ !
Sau bữa cúng Ông Táo thì ông Từ Hoè hoạch định việc nấu bánh chưng. Năm nào làng tôi cũng gói bánh và nấu chung một nồi. Ôi nồi bánh to qúa chừng. Ông Từ Hoè và ông ODP là tay vua, gói bánh không cần dùng khuôn, còn chúng tôi là tay mơ, dùng khuôn mà lúc lấy bánh ra, nhiều đồng vẫn méo xẹo. Chúng tôi bắt đầu gói bánh từ sáng sớm 30 Tết, qúa trưa thì nồi bánh đã đầy và bếp lửa được đốt lên. Ở xứ văn minh này, ta không nấu bánh chưng bằng rơm, bằng củi như bên nhà, mà dùng bếp ga. Ngọn lửa lúc nào cũng to và sức nóng lúc nào cũng lớn. Nồi bánh được dự tính sẽ chín xong trước giao thừa. Cụ Từ Hoè chỉ huy cơ mà. Cả làng vây quanh nồi bánh. Bao nhiêu thức ăn được bày ra. Ăn uống tự động. Nói cười râm ran. Đúng là vui như tết.
Cụ B.95 là người sung sướng nhất. Cụ bảo bầu không khí nấu bánh chưng này nó khơi dậytrong cụ bao nhiêu chuyện vui. Rồi cụ bảo thời gian đi nhanh quá. Mới ngày nào sang Canada mà nay đã 15 năm rồi. Mới ngày nào lão còn chưa biết gọi tên Canada của các cháu. Chị Ba Biên Hoà biết chuyện này nên kể thay cho cụ. Rằng khi cụ mới sang Canada năm 1995, cụ có 2 cháu. Bạn bè các cháu đến nhà chơi toàn bạn da trắng. Cụ không gọi được chúng bằng tên Canada nên cu đặt tên VN cho từng đứa. Con Elizabeth thì cụ gọi là con Bét, Con Evelyn là Lyn, thằng David là Vít, thằng Bernard là thằng Be. Nghe buồn cười qúa.
Chị Ba Biên Hoà kể chuyện gọi tên của Cụ B.95 xong thì quay vào Ông Từ Hoè xin ông bắt đầu chương trình giúp vui, kể chuyện Cọp chẳng hạn. Năm nay là năm con cọp thì phải nói chuyện cọp chứ. Ông Từ Hoè liền chỉ vào ông ODP: Xin bồ chữ ODP lên tiếng trước. Như có sẵn trong bụng, ông Từ Hoè kể ngay. Rằng nói về cọp thì nhiều chuyện lắm, nhưng có một chuyện mà ít người chú ý: Cọp là một đông y sĩ giỏi vô cùng. Chắc các bạn ngạc nhiên phải không ? Trong chuyện cổ tích về Chú Cuội nói rõ việc này mà. Rằng thuở đó chú vào rừng kiếm củi, một bữa chú gặp một ổ cọp con. Chú nghĩ nếu để những con cọp này lớn lên thì chúng sẽ sát hại dân lành nên cách hay nhất là phải trừ hậu họa, chú liền giết chết mấy con cọp con. Vừa khi đó chú nghe tiếng cọp mẹ đang về tới. Chú sợ qúa nên vội trốn lên cây. Cọp mẹ về thấy con bị chết hết liền thương khóc và gầm thép một hồi, rồi cọp mẹ ra bờ suối gặm một nắm lá cây đem về đắp cho con. Cọp con tự nhiện sống lại, rồi mấy mẹ con dắt nhau đi chỗ khác. Chú Cuội nhớ mặt cây thuốc nên đã bứng cây này về nhà trồng. Từ đó dân làng có ai chết đều đến xin chú cứu. Chỉ một nắm lá mà chú cứu sống được bao nhiêu người. Rõ ràng Cọp là một danh y, phải không nào ?
Ông H.O. bèn hỏi: Thế cái cây thưốc thần diệu đó tên là gì và bây giờ còn không. Ông ODP liền cười: Đáng lẽ thì cây thuốc này còn ở trần gian nhưng tại lỗi vợ chú cuội mà cây đó bây giờ đang mọc trên măt trăng. Thấy nhiều dân làng tỏ vẻ ngạc nhiên không hiểu gì cả, ông kể tiếp: Rằng ngày xưa không ai có nhà vệ sinh trong nhà. Có nhu cầu thì cả nhà ra vườn, chỗ nào thoải mái thì cho xả bầu tâm sự ở chỗ đó. Vợ chồng chú Cuội cũng vậy. Chú chỉ dặn vợ là phải kiêng cái gốc cây thuốc thần. Một bữa vợ chú quên lời dặn mà ngồi tè ngay vào gốc cây thuốc. Cây thần lần đầu tiên nhìn thấy sự lạ và lần đầu tiên bị ngạt vì hơi lạ nên nó sợ qúa, nó liền bay lên trời.
Cả làng phá ra cười. Ông Từ Hoè nói thêm: Rõ ràng tại phái nữ mà trần gian mất cây thuốc thần nha. Ông còn làm cho cả làng cười lớn hơn nữa khi ông luận về con cọp. Ông bảo tiếng VN khi tả bà vợ dữ thì có câu ‘dữ như cọp’, tả bà vợ la hét chồng thì có câu ‘cọp gầm, cọp rống’. Bà Hồ Xuân Hương gọi cửa khẩu của phái nữ là ‘hang hùm’, sách ghi rằng khi thấy ông Chiêu Hổ nổi máu dê định xàm xỡ thì bà đã cảnh cáo ngay: Này này chị bảo cho mà biết, chốn ấy hang hùm chớ mó tay. Bà Hồ Xuân Hương dùng chữ ‘hang hùm’ vừa lạ vừa bạo, phải không các cụ. Xưa nay tiếng văn chương gọi chốn đó là động thiên thai cơ mà.
À, nói tới bà Hồ Xuân Hương là nói tới văn chương. Xin cho tôi được lan sang chuyện văn chương một chút nha. Nhân năm Cọp, tôi xin nói về bài thơ Nhớ Rừng của Thế Lữ. Bài thơ này tôi cho là hay tuyệt vì là lời của dũng sĩ một thuở dọc ngang nay thấy mình như con cọp trong cũi sắt sở thú. Tôi mê những câu này qúa:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày xưa chuyển động bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
... Hỡi oai linh cảnh nước non hùng vĩ
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngàn xưa...
Các bạn có thấy giọng thơ hùng tráng không ? Cọp xưng mình là ‘hùm thiêng’ nha. Bài này Thế Lữ đề tặng nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam. Nếu bây giờ mà tôi làm được một bài thơ như thế này thì tôi sẽ đề tặng Nhà Thơ Vũ Hoàng Chương. Các bạn có biết tại sao không ? Vì Vũ Hoàng Chương là một hổ tướng trong làng văn Miền Nam. Vũ Hoàng Chương dám chê thơ Tố Hữu trước mặt Tố Hữu. Các bạn biết Tố Hữu là ai rồi. Đây là một hung thần chỉ đạo văn thơ VC. Tôi nghe mấy bạn thân kể lại chuyện nhà thơ họ Vũ mó dế như thế này: Sau 1975, ông nhà văn Thanh Nghị từ bưng về Saigon và ngồi ghế chỉ đạo văn nghệ ở Miền Nam. Để lấy lòng lãnh tụ Tố Hữu, Thanh Nhị tổ chức một buổi tọa đàm tại nhà riêng, khách mời là những khuôn mặt lớn trong thi đàn. Khách danh dự là quan Tố Hữu từ Hà Nội vào. Chủ nhà mở đầu chương trình bằng mục bình bài thơ ‘Đời Đời Nhớ Ông’ của Tố Hữu viết năm 1953 khi nghe tin Xít Ta Lin chết. Trong bài thơ này có 2 câu mà ông cho là xuất thần:
Thương cha, thương mẹ, thương chồng,
Thương mình thương một, thương ông thương mười.
Thanh Nghi luận rằng: hai câu 14 chữ thì đã có 7 chữ thương, còn 7 chữ kia: cha, mẹ, chồng, mình, ông, một, mười, tất cả đều là những chữ tầm thướng. Ấy thế mà thi thần Tố Hữu đã ghép chúng lại và biến chúng thành hai câu xuất thần, tuyệt bút. Mấy nhà thơ nổi tiếng Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận có mặt trong buổi tiệc cũng đều lên tiếng tán tụng 2 câu thơ, cho là hai câu tuyệt bút. Và nhà thơ Miền Nam Vũ Hoàng Chương được mời góp ý. Nhà thơ họ Vũ của chúng ta vốn người mảnh khảnh ăn nói nhỏ nhẹ. Ông chỉ xin góp đôi điều nhỏ mọn. Rằng thơ thì phải có hồn, thơ phải bắt nguồn từ sự thực. Hai câu thơ mà qúy vị tán tụng là hai câu tiếp nối những câu ở trên:
Yêu biết mấy nghe con tập nói,
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin
Vũ Hoàng Chương bảo rằng câu này không là sự thật, vì không có đứa bé nào mà câu nói đầu đời lại là Stalin cả. Từ chỗ không phải là sự thật này thì làm sao đẻ ra sự thật tiếp theo là thương ông những mười lần hơn. Bởi vậy hai câu thơ trên chỉ là hai câu thơ khéo chứ không phải là hai câu thơ thần. Lời phát biểu này là gáo nước lạnh tạt vào mặt mấy quan văn nghệ VC. Không thấy ai kể thêm bữa tiệc tung hô Tố Hữu đã kết thúc như thế nào. Chỉ biết rằng sau đó ít lâu thì nhà thơ miền Nam Vũ Hoàng Chương bị bắt đi tù cải tạo, giữa năm1976 thì được thả, ít lâu sau thì thi bá họ Vũ qua đời.
Thấy mọi người say mê nghe ông nói về cái khí phách của Vũ Hoàng Chương, ông Từ Hoè bàn tiếp: Tôi nghĩ ta phải gọi Vũ Hoàng Chương oai hùng như chính con cọp trong bài Nhớ Rùng của Thế Lữ. Ông là một mãnh hổ không hề biết sợ.Vũ Hoàng Chương có cái dũng của Phùng Quán:
“ Yêu ai cứ bảo là yêu, Ghét ai cứ bảo là ghét. Dù ai ngon ngọt nuông chiều, Cũng không bảo yêu thành ghét Dù ai cầm dao dọa giết,Cũng không bảo ghét thành yêu...”
Biết mình nói đã dài, ông Từ Hoè xin chấm dứt bài diễn văn. Ai cũng hít hà khen ông nói chuyện hấp dẫn qúa. Ông H.O. lên tiếng: Nhân chuyện văn chương chữ nghĩa, xin cho phép tôi ngưng chuyện con cọp để bàn sang chuyện ngôn ngữ mới ở VN. Rằng bản chất ngôn ngữ là biến đổi với thời gian. Tiếng Việt cách đây 100 năm khác với tiếng Việt bây giờ, nhất là tiếng Việt nói ở trong nước hiện nay. Tôi thấy việc này rất rõ khi đọc bài báo ở Saigon kể chuyện ngôn ngữ trao đổi ở cửa tiệm bán và sửa computer. Nếu không biết trước đây là ngôn nghữ nói về máy điện tóan thì nhiều người sẽ nghĩ rằng đây là chuyện tục tĩu. Này nha, đây là lời ông khách nói với cô bán hàng:
- Cô ạ, tôi thấy cái phần mềm của cô không ăn khớp với cái phần cứng của tôi vì khi vừa đặt phần mềm của cô vào cái phần cứng của tôi thì sự cố đã xảy ra. Cái trung ương của tôi đột nhiên yếu hẳn đi và xìu xuống.
-Ấy chết, anh đừng nói vậy, phần mềm của em rất tốt, nhiều khách hàng đã khen mà. Em bảo đảm anh sẽ hài lòng
-Không đâu, thực sự có sự cố
-Thế em xin hỏi anh, anh có cài đặt và kích hoạt đúng mức không ?
-Có chứ, tôi làm đủ mọi thao tác mà
-Vậy xin anh cho em coi cái phần cứng của anh nào
Cụ B.95 nghe đến đây thì lên tiếng: Các bác ơi, các bác đang nói thứ tiếng gì vậy? Tôi nghe Bắc không ra Bắc, Nam không ra Nam, tôi chả hiểu gì cả. Chị Ba Biên Hòa đáp ngay: Dứt khoát không phải tiếng Nam, cũng không phải tiếng Bắc, đây là ngôn ngữ thương mại mà con cháu chúng ta đang nói hàng ngày, dưới sự chỉ đạo của Đảng. Xưa thì khẩn trương, đăng ký, nhất trí, tham quan, nay thì cài đặt, xử lý, phần cứng, phần mềm. Cứ đà này mai mốt cụ về lại Hà Nội thì cụ cần người thông ngôn.
Rồi như chợt nhớ ra điều gì quan trọng, cụ B.95 cười hi hi: Mà sao bữa nay có ông Từ Hoè về, các bác không nói chuyện sợ vợ nữa à ?
Anh John lên tiếng ngay: Có chứ bác, bữa nay vui qúa, thay vì chuyện thời sự, cháu xin đọc mừng tuổi cả làng một bài thơ mới sưu tầm được. Chắc bài này sẽ là kim chỉ nam cho hội sợ vợ trong năm con cọp này. Tôi chỉ xin đọc một đọan ngắn:
Là đàn ông tức là mê rửa chén
Mơ lau nhà và háo hức lau xe
Là đàn ông là tựa cửa đợi vợ về
Nhanh nhảu chạy ra đỡ làn đỡ nón
Dìu nàng ngồi bằng bàn tay năm ngón
Hỏi nàng xem có dùng nước cam không
Rồi trong khi nàng chân co chân duỗi
Ta tung tăng vào bếp mở làn
Lấy các thứ bày ra bàn
Nước tương này xếp vào ngăn gia vị
Hành tím này xếp vào giỏ đồ khô
Đậu hủ này thì bỏ vào tô
Còn rau sống bỏ vào thau rửa sạch
. . .
Anh John còn đang định đọc tiếp thì Chi Ba Biên Hòa nói to: Nồi bánh chưng đã chín, xin dân làng chuẩn bỉ rỡ bánh. Không khí làng bỗng chốc sôi động hẳn lên. Thế mà đã gần giao thừa rồi. Ông Từ Hoè chỉ huy việc lấy bánh từ trong nồi ra, rồi vội vã quay vào chuẩn bị bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ được ông thiết lập giữa phòng khách. Ông thật chu đáo, bài vị giữa bàn thờ nền đỏ chữ vàng màu kim nhũ. Nét bút của ông thật chân phương. Ông ghi tên tổ tiên của mọi dân làng. Hai bên là hai cây nến hồng thật lớn. Trước mặt bài vị là lư hương, đĩa trái cây‘ cầu dư xài’, rồi hai cặp bánh chưng, một cặp của Chú Paul do ông Từ Hoè mang từ miền tây sang, một cặp vừa nấu trong nồi vớt ra.
Đúng giờ giao thừa, cụ Chánh tiên chỉ đứng giữa, dân làng vây chung quanh. Cụ trịnh trọng thắp hương vái tổ rồi lớn tiếng cầu xin cho quê hương Việt Nam hoà bình thịnh vượng, chóng hết nạn CS, toàn vẹn lãnh thổ, cho dân làng được an lạc và thương yêu nhau trọn đời. Sau đó cụ trao cho mỗi người 3 que hương. Ai cũng lâm râm khấn vái với lời tâm nguyện riêng.
Lễ nghi cúng tổ đã xong, bây giờ đến phần chúc tết. Cụ Chánh tiên chỉ được mời ngồi xuống để dân làng chúc tho, Cụ Chánh gạt đi. Thế là phần nghi lễ đã xong, Dân làng quay vào chúc tết lẫn nhau. Phần này thực là cảm động. Cụ B.95 nói không ra lời. Đến phần lì xì, Cụ Chánh mừng tuổi mỗi người một bao thư màu đỏ. Bao thư này là do ông ODP làm sẵn cho cụ. Trong bao thư mầu đỏ này không có tiền nhưng có một tấm giấy cũng màu đỏ, trên đó in 100 chữ PHƯỚC. Các cụ biết tấm thiệp 100 chữ này chứ. Cụ Chánh bảo: Có PHƯỚC là có tất cả. Giàu sang phú quý mà không có phước thì kể như không, quyền cao chức trọng mà không có phước thì kể như không, sống thọ 100 tuổi mà không có phước thì kể cũng như không.
Anh John lần đầu tiên có tấm thiệp in 100 chữ Phước thì thích lắm. Anh bảo chữ Phước thường dịch ra Anh văn là Happiness, nhưng có lẽ nên dịch là Blessing thì hay hơn. Người Bắc Mỹ ưa chúc nhau: God bless you. Được Thượng Đế chúc phước lành tức là được hết mọi sự. Lời chúc ấy gần đây được viết khác đi, như sau: Be blessed and be a blessing to others. Xin Ơn Trên chúc lành cho bạn,và bạn hãy là phước lành cho người khác nữa. Ơn Trên này có thể là Thiên Chúa, là Đức Phật, là Tổ Tiên.
Ông Từ Hoè thêm câu chót: Trong tiếng Phước có tiếng cười đấy nha.
Kính chúc độc giả năm mới đầy phước lành và đầy tiếng cười.
Trà Lũ
------------------------
Món quà đầu năm:
ĐẦY TIẾNG CƯỜI ĐẦY KIẾN THỨC
Nhà Xuất Bản HOA LƯ hân hạnh giới thiệu
2 sách mới của Nhà Văn TRÀ LŨ, tác phẩm thứ 11 và 12 vừa phát hành:
MIỀN ĐẤT AN LẠC
Những chuyện vui tươi dí dỏm nhất trong mấy năm qua
và
500 CHUYỆN CƯỜI
những chuyện tiếu lâm đông tây kim cổ chọn lọc,
khác với 300 Chuyện Cười đã xuất bản năm 2001
Giá sách và bưu phí mỗi cuốn:
-gửi trong Canada: 25 Gia kim ( hay 23 Mỹ kim)
- gửi từ Canada sang Hoa Kỳ: 28 Gia kim ( hay 26 Mỹ kim)
- gửi từ Canada đi các nước khác: 33 Gia kim ( hay 30 Mỹ kim)
Ngân phiếu xin đề: TRÀ LŨ, 113 Kennedy Ave, Toronto, Ontario M6S 2X8 Canada
Đây là hai viên thuốc tiên làm thư giãn cả tâm thần cả thể chất
Đây cũng là món quà trang nhã và đẹp nhất
để tặng thân nhân và bằng hữu nhân dịp Giáng Sinh và Năm mới.
Xin cho chúng tôi tên và địa chỉ.
Làng An Lạc chúng tôi có một hội viên viễn cư, mỗi năm ông mỗi về thăm làng một lần. Đó là Ông Từ Hoè. Đó là dịp tết. Các cụ còn nhớ ông Từ Hoè thân yêu của chúng tôi chứ. Ông và chúng tôi có duyên từ kiếp trước, gặp nhau là mê nhau liền. Chúng tôi đã lập ra làng, bầu Cụ Chánh trọng tuổi nhất làm tiên chỉ. Ông ở làng được mấy năm thì người em kết nghĩa của ông từ trại tỵ nạn sang. Vì người em được chính phủ Canada bảo trợ và được đưa tới định cư ở miền tây nên ông Từ Hoè bỏ làng đi sang sống với chú em theo đúng lời kết nghĩa. Ông ra đi nhưng hứa mỗi tết mỗi về làng. Ông vẫn giữ chức trưởng ban tổ chức.
Ông Từ Hoè về làng từ ngày 23 tháng Chạp, tức là ngày cúng Ông Táo về trời. Mỗi lần làm cơm cúng ông Táo là ông cười hà hà: Chỉ có dân VN mình là hiếu thảo với Trời vì mỗi năm mỗi gửi đại sứ lên tết Trời và tường trình mọi việc trần gian, còn các dân khác thì chả có tục lệ tốt đẹp ấy. Họ đã không tết Trời thì chớ, họ lại còn xin qùa và bắt trời sai ông Santa Claus đem xuống trần gian.
Thấy chúng tôi gọi ngày cúng ông Táo là ngày 23 tháng Chạp, ông Từ Hoè bảo gọi như vậy là sai, không đúng truyền thống. Khi xưa cha ông chúng ta không nói ngày 23 tháng Chạp mà nói ngày 23 Tết, vì là ngày cả nước bước vào mùa tết. Ngày này từ vua tới quan đều niêm phong ấn tín rồi cất vào kho. Ăn tết xong, tới ngày mồng Bảy tết, ngày hạ cây nêu, bấy giờ vua quan mới làm lễ khai ấn để mở đầu một năm làm việc mới. Tổng cộng vua quan cho tới thứ dân đều ăn tết đúng 2 tuần lễ. Tết dân gian còn kéo dài hơn nữa vì sau ngày Mồng Bảy thì mới bắt đầu các lễ Hội Chùa Hương, lễ Hội Quan Họ Bắc Ninh. Tháng Giêng là tháng ăn chơi mà.
Hai Cô Huế Cao Xuân và Tôn Nữ thì mê ông Từ Hoè như điếu đổ, coi ông như thánh sống. Ông Từ Hoè nhiều máu tếu, thấy hai cô thèm nghe chuyện nên ông hỏi: Hai cô có biết chuyện thằng bé viết thư xin em nơi ông già Santa Claus không ? Chả riêng gì hai cô mà cả làng ngớ ra, ông bèn thủng thẳng kể: Cứ cuối năm là trẻ con ở đây gửi thư cho ông già Santa Claus xin quà. Bữa đó ông nhận được thư của một thằng bé. Nó viết rằng nó là đứa con độc nhất trong nhà nên nó buồn lắm, nó xin ông già Santa Claus cho nó một đứa em. Ông liền trả lời: Ta rất sẵn lòng cho con một đứa em miễn là con gửi mẹ con lên đây với ta một đêm. Nghe đến đây thì cả làng cười bò ra. Cô Cao Xuân thì kêu lên: Gớm cái Bác này !
À, mà tôi chưa kể chuyện qùa tết của ông Từ Hoè. Ông mang từ miền trung Canada về đất Toronto này một thùng quà, nào bánh chưng của chú em Paul, nào cá chép đông lạnh của chính ông. Các cụ còn nhờ chuyện chú Paul này chứ. Vợ chồng chú đã nhập đạo Công Giáo, không những nhập đạo mà còn sống đạo rất dấn thân. Vợ chồng chú phụ trách trông coi những người vô gia cư đến ngủ nhờ qua đêm ở nhà thờ, sáng sớm vợ chồng chú đến thu dọn rồi cho họ ăn sáng. Ban đầu vợ chồng chú cho họ cà phê bánh mì, về sau thì cà phê bánh mì kẹp chả, rồi xôi đậu, rồi cơm chiên. Thét một hồi bây giờ không những người vô gia cư mà cả ông cha xứ cứ sáng sáng là đến xin vợ chồng chú cho ăn điểm tâm. Từ tết năm ngoái, vợ chồng chú gói bánh chưng. Bây giờ nhà thờ mê bánh chưng VN mới ghê chứ. Món ăn VN có bùa, các cụ thấy chưa. Năm nay Chú Paul gửi sang tết làng một cặp bánh chưng. Cặp bánh này đã được Ông Từ Hoè để trên bàn thờ.
Vì ông giữ chức trưởng ban tổ chức tết trong làng nên ông vừa lo bữa cúng ông Táo, vừa lo gói bánh chưng, vừa lo lập bàn thờ tổ.
Trong năm, cái thú tiêu khiển của ông là thú đi câu. Nghe ông tả đi câu thì ai cũng mê. Ông bảo ngày xưa đi câu ngồi trên bờ đã thấy sướng lắm. Này nha, khi bạn đã chọn được địa điểm thì bạn đặt ghế ngồi, lấy cần câu ra, móc mồi và ném dây. Dây có cột cục chì nên mồi câu đứng yên một chỗ chờ cá đến, cái phao nổi bập bềnh. Bây giờ là lúc chờ cácắn, là lúc sung sướng cực kỳ của bạn. Bạn ngắm nhìn cảnh vật xung quanh, bạn lấy bình thủy rót cà phê nóng ra nhâm nhi, bạn phì phà điếu thuốc, bạn bắt đầu chuyện trò với mấy người ngồi câu chung quanh, ôi sao mà sướng thế. Rồi cá cắn câu, bạn giằng co với cá, rồi bắt con cá bỏ vào giỏ. Ôi sung sướng cách gì. Cuối ngày thế nào trong giỏ cũng có vài con lóc, con rô. Đấy là câu ngồi bờ kiểu ngày xưa. Bây giờ dân câu không ngồi bờ mà lội dưới nước. Còn sướng hơn trước. Ai cũng mặc thêm một cái quần cao su cao tới nách. Không phải tìm địa điểm gì cả. Cứ thấy chỗ nào đông dân câu là biết chỗ đó nhiều cá. Ngày xưa thì cá rô cá trê cá lóc, bây giờ thì cá bass, cá pike, cá chép. Con nào con nấy to tổ chảng. Hằng năm cứ mùa lễ Tạ Ơn của Canada là mùa câu cá bơn, tên tiếng Anh là cá flounder. Ngày nào đọc báo thấy tin ‘ Flounder Run’ thì ngày đó dân câu rủ nhau đi đông như hội. Flounder Run là ngày cá bơn từ xa chạy vào bờ để sinh đẻ.
Ông ODP nghe chuyện câu cá thì thích lắm. Ông cũng mê đi câu cuối tuần. Ông nhìn ông Từ Hoè rồi hỏi: Bạn có biết một câu danh ngôn về câu cá không ? Câu hỏi này tổng quát qúa làm sao mà ai biết được. Thấy cả làng ngớ ra hết thì ông ODP trả lời: Đó là câu: Cho người nào con cá là cho người đó một bữa ăn. Còn day người nào câu cá là cho người đó thức ăn cả đời. Ông Từ Hoè đáp ngay: Tôi có biết câu này, nhưng dân câu đã nói khác đi: “ Cho người đàn ông con cá là bắt người vợ mất công nấu một bữa ăn, còn dạy một người đàn ông câu cá là cho ông này cái cớ chính đáng để trốn vợ đi chơi trọn cuối tuần ”. Phe các bà có vẻ thích câu này quá, bà nào cũng gật gù khen là câu nói chí lý.
Ông Từ Hoè đã mang ba con cá chép về làng. Con cá to như cái rổ. Ông phải để chúng trong dạng đông lạnh. Một con ăn ngày cúng ông Táo để ông có cá cỡi về trời. Còn 2 con nữa thì ăn vào ngày Mồng Một Tết. Sở dĩ ăn cá chép ngày đầu năm vì tiếng Hán gọi cá là Ngư, đọc lên nghe như ‘dư’, tức là dư giả, ăn cá thì được dư giả cả năm, cũng như đĩa trái cây trên bàn thờ gồm trái mảng cầu, trái dưa và trái xoài, ngụ ý xin tổ tiên cho ‘ dư xài’. Cô Cao Xuân bèn lên tiếng: Em thấy trên đĩa trái cây ở bàn thờ thường bày 4 thứ lận: Mảng cầu, trái dừa, trái đu đủ, trái xoài, ngụ ý xin ‘ cầu vừa đủ xài’, sao Bác lại chỉ cúng tổ tiên có ba trái ? Ông Từ Hoè nói ngay: Cầu vừa đủ xài, tức là cầu chỉ vừa đủ ăn, thì cầu làm gì ! Phải cầu dư xài mới bõ công cầu chứ. Phải dư mới sướng chứ. Cô Cao Xuân liền chắp tay vái ông Từ Hòe: Cao kiến, cao kiến ! Em xin bái lậy sư phụ !
Sau bữa cúng Ông Táo thì ông Từ Hoè hoạch định việc nấu bánh chưng. Năm nào làng tôi cũng gói bánh và nấu chung một nồi. Ôi nồi bánh to qúa chừng. Ông Từ Hoè và ông ODP là tay vua, gói bánh không cần dùng khuôn, còn chúng tôi là tay mơ, dùng khuôn mà lúc lấy bánh ra, nhiều đồng vẫn méo xẹo. Chúng tôi bắt đầu gói bánh từ sáng sớm 30 Tết, qúa trưa thì nồi bánh đã đầy và bếp lửa được đốt lên. Ở xứ văn minh này, ta không nấu bánh chưng bằng rơm, bằng củi như bên nhà, mà dùng bếp ga. Ngọn lửa lúc nào cũng to và sức nóng lúc nào cũng lớn. Nồi bánh được dự tính sẽ chín xong trước giao thừa. Cụ Từ Hoè chỉ huy cơ mà. Cả làng vây quanh nồi bánh. Bao nhiêu thức ăn được bày ra. Ăn uống tự động. Nói cười râm ran. Đúng là vui như tết.
Cụ B.95 là người sung sướng nhất. Cụ bảo bầu không khí nấu bánh chưng này nó khơi dậytrong cụ bao nhiêu chuyện vui. Rồi cụ bảo thời gian đi nhanh quá. Mới ngày nào sang Canada mà nay đã 15 năm rồi. Mới ngày nào lão còn chưa biết gọi tên Canada của các cháu. Chị Ba Biên Hoà biết chuyện này nên kể thay cho cụ. Rằng khi cụ mới sang Canada năm 1995, cụ có 2 cháu. Bạn bè các cháu đến nhà chơi toàn bạn da trắng. Cụ không gọi được chúng bằng tên Canada nên cu đặt tên VN cho từng đứa. Con Elizabeth thì cụ gọi là con Bét, Con Evelyn là Lyn, thằng David là Vít, thằng Bernard là thằng Be. Nghe buồn cười qúa.
Chị Ba Biên Hoà kể chuyện gọi tên của Cụ B.95 xong thì quay vào Ông Từ Hoè xin ông bắt đầu chương trình giúp vui, kể chuyện Cọp chẳng hạn. Năm nay là năm con cọp thì phải nói chuyện cọp chứ. Ông Từ Hoè liền chỉ vào ông ODP: Xin bồ chữ ODP lên tiếng trước. Như có sẵn trong bụng, ông Từ Hoè kể ngay. Rằng nói về cọp thì nhiều chuyện lắm, nhưng có một chuyện mà ít người chú ý: Cọp là một đông y sĩ giỏi vô cùng. Chắc các bạn ngạc nhiên phải không ? Trong chuyện cổ tích về Chú Cuội nói rõ việc này mà. Rằng thuở đó chú vào rừng kiếm củi, một bữa chú gặp một ổ cọp con. Chú nghĩ nếu để những con cọp này lớn lên thì chúng sẽ sát hại dân lành nên cách hay nhất là phải trừ hậu họa, chú liền giết chết mấy con cọp con. Vừa khi đó chú nghe tiếng cọp mẹ đang về tới. Chú sợ qúa nên vội trốn lên cây. Cọp mẹ về thấy con bị chết hết liền thương khóc và gầm thép một hồi, rồi cọp mẹ ra bờ suối gặm một nắm lá cây đem về đắp cho con. Cọp con tự nhiện sống lại, rồi mấy mẹ con dắt nhau đi chỗ khác. Chú Cuội nhớ mặt cây thuốc nên đã bứng cây này về nhà trồng. Từ đó dân làng có ai chết đều đến xin chú cứu. Chỉ một nắm lá mà chú cứu sống được bao nhiêu người. Rõ ràng Cọp là một danh y, phải không nào ?
Ông H.O. bèn hỏi: Thế cái cây thưốc thần diệu đó tên là gì và bây giờ còn không. Ông ODP liền cười: Đáng lẽ thì cây thuốc này còn ở trần gian nhưng tại lỗi vợ chú cuội mà cây đó bây giờ đang mọc trên măt trăng. Thấy nhiều dân làng tỏ vẻ ngạc nhiên không hiểu gì cả, ông kể tiếp: Rằng ngày xưa không ai có nhà vệ sinh trong nhà. Có nhu cầu thì cả nhà ra vườn, chỗ nào thoải mái thì cho xả bầu tâm sự ở chỗ đó. Vợ chồng chú Cuội cũng vậy. Chú chỉ dặn vợ là phải kiêng cái gốc cây thuốc thần. Một bữa vợ chú quên lời dặn mà ngồi tè ngay vào gốc cây thuốc. Cây thần lần đầu tiên nhìn thấy sự lạ và lần đầu tiên bị ngạt vì hơi lạ nên nó sợ qúa, nó liền bay lên trời.
Cả làng phá ra cười. Ông Từ Hoè nói thêm: Rõ ràng tại phái nữ mà trần gian mất cây thuốc thần nha. Ông còn làm cho cả làng cười lớn hơn nữa khi ông luận về con cọp. Ông bảo tiếng VN khi tả bà vợ dữ thì có câu ‘dữ như cọp’, tả bà vợ la hét chồng thì có câu ‘cọp gầm, cọp rống’. Bà Hồ Xuân Hương gọi cửa khẩu của phái nữ là ‘hang hùm’, sách ghi rằng khi thấy ông Chiêu Hổ nổi máu dê định xàm xỡ thì bà đã cảnh cáo ngay: Này này chị bảo cho mà biết, chốn ấy hang hùm chớ mó tay. Bà Hồ Xuân Hương dùng chữ ‘hang hùm’ vừa lạ vừa bạo, phải không các cụ. Xưa nay tiếng văn chương gọi chốn đó là động thiên thai cơ mà.
À, nói tới bà Hồ Xuân Hương là nói tới văn chương. Xin cho tôi được lan sang chuyện văn chương một chút nha. Nhân năm Cọp, tôi xin nói về bài thơ Nhớ Rừng của Thế Lữ. Bài thơ này tôi cho là hay tuyệt vì là lời của dũng sĩ một thuở dọc ngang nay thấy mình như con cọp trong cũi sắt sở thú. Tôi mê những câu này qúa:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày xưa chuyển động bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
... Hỡi oai linh cảnh nước non hùng vĩ
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngàn xưa...
Các bạn có thấy giọng thơ hùng tráng không ? Cọp xưng mình là ‘hùm thiêng’ nha. Bài này Thế Lữ đề tặng nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam. Nếu bây giờ mà tôi làm được một bài thơ như thế này thì tôi sẽ đề tặng Nhà Thơ Vũ Hoàng Chương. Các bạn có biết tại sao không ? Vì Vũ Hoàng Chương là một hổ tướng trong làng văn Miền Nam. Vũ Hoàng Chương dám chê thơ Tố Hữu trước mặt Tố Hữu. Các bạn biết Tố Hữu là ai rồi. Đây là một hung thần chỉ đạo văn thơ VC. Tôi nghe mấy bạn thân kể lại chuyện nhà thơ họ Vũ mó dế như thế này: Sau 1975, ông nhà văn Thanh Nghị từ bưng về Saigon và ngồi ghế chỉ đạo văn nghệ ở Miền Nam. Để lấy lòng lãnh tụ Tố Hữu, Thanh Nhị tổ chức một buổi tọa đàm tại nhà riêng, khách mời là những khuôn mặt lớn trong thi đàn. Khách danh dự là quan Tố Hữu từ Hà Nội vào. Chủ nhà mở đầu chương trình bằng mục bình bài thơ ‘Đời Đời Nhớ Ông’ của Tố Hữu viết năm 1953 khi nghe tin Xít Ta Lin chết. Trong bài thơ này có 2 câu mà ông cho là xuất thần:
Thương cha, thương mẹ, thương chồng,
Thương mình thương một, thương ông thương mười.
Thanh Nghi luận rằng: hai câu 14 chữ thì đã có 7 chữ thương, còn 7 chữ kia: cha, mẹ, chồng, mình, ông, một, mười, tất cả đều là những chữ tầm thướng. Ấy thế mà thi thần Tố Hữu đã ghép chúng lại và biến chúng thành hai câu xuất thần, tuyệt bút. Mấy nhà thơ nổi tiếng Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận có mặt trong buổi tiệc cũng đều lên tiếng tán tụng 2 câu thơ, cho là hai câu tuyệt bút. Và nhà thơ Miền Nam Vũ Hoàng Chương được mời góp ý. Nhà thơ họ Vũ của chúng ta vốn người mảnh khảnh ăn nói nhỏ nhẹ. Ông chỉ xin góp đôi điều nhỏ mọn. Rằng thơ thì phải có hồn, thơ phải bắt nguồn từ sự thực. Hai câu thơ mà qúy vị tán tụng là hai câu tiếp nối những câu ở trên:
Yêu biết mấy nghe con tập nói,
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin
Vũ Hoàng Chương bảo rằng câu này không là sự thật, vì không có đứa bé nào mà câu nói đầu đời lại là Stalin cả. Từ chỗ không phải là sự thật này thì làm sao đẻ ra sự thật tiếp theo là thương ông những mười lần hơn. Bởi vậy hai câu thơ trên chỉ là hai câu thơ khéo chứ không phải là hai câu thơ thần. Lời phát biểu này là gáo nước lạnh tạt vào mặt mấy quan văn nghệ VC. Không thấy ai kể thêm bữa tiệc tung hô Tố Hữu đã kết thúc như thế nào. Chỉ biết rằng sau đó ít lâu thì nhà thơ miền Nam Vũ Hoàng Chương bị bắt đi tù cải tạo, giữa năm1976 thì được thả, ít lâu sau thì thi bá họ Vũ qua đời.
Thấy mọi người say mê nghe ông nói về cái khí phách của Vũ Hoàng Chương, ông Từ Hoè bàn tiếp: Tôi nghĩ ta phải gọi Vũ Hoàng Chương oai hùng như chính con cọp trong bài Nhớ Rùng của Thế Lữ. Ông là một mãnh hổ không hề biết sợ.Vũ Hoàng Chương có cái dũng của Phùng Quán:
“ Yêu ai cứ bảo là yêu, Ghét ai cứ bảo là ghét. Dù ai ngon ngọt nuông chiều, Cũng không bảo yêu thành ghét Dù ai cầm dao dọa giết,Cũng không bảo ghét thành yêu...”
Biết mình nói đã dài, ông Từ Hoè xin chấm dứt bài diễn văn. Ai cũng hít hà khen ông nói chuyện hấp dẫn qúa. Ông H.O. lên tiếng: Nhân chuyện văn chương chữ nghĩa, xin cho phép tôi ngưng chuyện con cọp để bàn sang chuyện ngôn ngữ mới ở VN. Rằng bản chất ngôn ngữ là biến đổi với thời gian. Tiếng Việt cách đây 100 năm khác với tiếng Việt bây giờ, nhất là tiếng Việt nói ở trong nước hiện nay. Tôi thấy việc này rất rõ khi đọc bài báo ở Saigon kể chuyện ngôn ngữ trao đổi ở cửa tiệm bán và sửa computer. Nếu không biết trước đây là ngôn nghữ nói về máy điện tóan thì nhiều người sẽ nghĩ rằng đây là chuyện tục tĩu. Này nha, đây là lời ông khách nói với cô bán hàng:
- Cô ạ, tôi thấy cái phần mềm của cô không ăn khớp với cái phần cứng của tôi vì khi vừa đặt phần mềm của cô vào cái phần cứng của tôi thì sự cố đã xảy ra. Cái trung ương của tôi đột nhiên yếu hẳn đi và xìu xuống.
-Ấy chết, anh đừng nói vậy, phần mềm của em rất tốt, nhiều khách hàng đã khen mà. Em bảo đảm anh sẽ hài lòng
-Không đâu, thực sự có sự cố
-Thế em xin hỏi anh, anh có cài đặt và kích hoạt đúng mức không ?
-Có chứ, tôi làm đủ mọi thao tác mà
-Vậy xin anh cho em coi cái phần cứng của anh nào
Cụ B.95 nghe đến đây thì lên tiếng: Các bác ơi, các bác đang nói thứ tiếng gì vậy? Tôi nghe Bắc không ra Bắc, Nam không ra Nam, tôi chả hiểu gì cả. Chị Ba Biên Hòa đáp ngay: Dứt khoát không phải tiếng Nam, cũng không phải tiếng Bắc, đây là ngôn ngữ thương mại mà con cháu chúng ta đang nói hàng ngày, dưới sự chỉ đạo của Đảng. Xưa thì khẩn trương, đăng ký, nhất trí, tham quan, nay thì cài đặt, xử lý, phần cứng, phần mềm. Cứ đà này mai mốt cụ về lại Hà Nội thì cụ cần người thông ngôn.
Rồi như chợt nhớ ra điều gì quan trọng, cụ B.95 cười hi hi: Mà sao bữa nay có ông Từ Hoè về, các bác không nói chuyện sợ vợ nữa à ?
Anh John lên tiếng ngay: Có chứ bác, bữa nay vui qúa, thay vì chuyện thời sự, cháu xin đọc mừng tuổi cả làng một bài thơ mới sưu tầm được. Chắc bài này sẽ là kim chỉ nam cho hội sợ vợ trong năm con cọp này. Tôi chỉ xin đọc một đọan ngắn:
Là đàn ông tức là mê rửa chén
Mơ lau nhà và háo hức lau xe
Là đàn ông là tựa cửa đợi vợ về
Nhanh nhảu chạy ra đỡ làn đỡ nón
Dìu nàng ngồi bằng bàn tay năm ngón
Hỏi nàng xem có dùng nước cam không
Rồi trong khi nàng chân co chân duỗi
Ta tung tăng vào bếp mở làn
Lấy các thứ bày ra bàn
Nước tương này xếp vào ngăn gia vị
Hành tím này xếp vào giỏ đồ khô
Đậu hủ này thì bỏ vào tô
Còn rau sống bỏ vào thau rửa sạch
. . .
Anh John còn đang định đọc tiếp thì Chi Ba Biên Hòa nói to: Nồi bánh chưng đã chín, xin dân làng chuẩn bỉ rỡ bánh. Không khí làng bỗng chốc sôi động hẳn lên. Thế mà đã gần giao thừa rồi. Ông Từ Hoè chỉ huy việc lấy bánh từ trong nồi ra, rồi vội vã quay vào chuẩn bị bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ được ông thiết lập giữa phòng khách. Ông thật chu đáo, bài vị giữa bàn thờ nền đỏ chữ vàng màu kim nhũ. Nét bút của ông thật chân phương. Ông ghi tên tổ tiên của mọi dân làng. Hai bên là hai cây nến hồng thật lớn. Trước mặt bài vị là lư hương, đĩa trái cây‘ cầu dư xài’, rồi hai cặp bánh chưng, một cặp của Chú Paul do ông Từ Hoè mang từ miền tây sang, một cặp vừa nấu trong nồi vớt ra.
Đúng giờ giao thừa, cụ Chánh tiên chỉ đứng giữa, dân làng vây chung quanh. Cụ trịnh trọng thắp hương vái tổ rồi lớn tiếng cầu xin cho quê hương Việt Nam hoà bình thịnh vượng, chóng hết nạn CS, toàn vẹn lãnh thổ, cho dân làng được an lạc và thương yêu nhau trọn đời. Sau đó cụ trao cho mỗi người 3 que hương. Ai cũng lâm râm khấn vái với lời tâm nguyện riêng.
Lễ nghi cúng tổ đã xong, bây giờ đến phần chúc tết. Cụ Chánh tiên chỉ được mời ngồi xuống để dân làng chúc tho, Cụ Chánh gạt đi. Thế là phần nghi lễ đã xong, Dân làng quay vào chúc tết lẫn nhau. Phần này thực là cảm động. Cụ B.95 nói không ra lời. Đến phần lì xì, Cụ Chánh mừng tuổi mỗi người một bao thư màu đỏ. Bao thư này là do ông ODP làm sẵn cho cụ. Trong bao thư mầu đỏ này không có tiền nhưng có một tấm giấy cũng màu đỏ, trên đó in 100 chữ PHƯỚC. Các cụ biết tấm thiệp 100 chữ này chứ. Cụ Chánh bảo: Có PHƯỚC là có tất cả. Giàu sang phú quý mà không có phước thì kể như không, quyền cao chức trọng mà không có phước thì kể như không, sống thọ 100 tuổi mà không có phước thì kể cũng như không.
Anh John lần đầu tiên có tấm thiệp in 100 chữ Phước thì thích lắm. Anh bảo chữ Phước thường dịch ra Anh văn là Happiness, nhưng có lẽ nên dịch là Blessing thì hay hơn. Người Bắc Mỹ ưa chúc nhau: God bless you. Được Thượng Đế chúc phước lành tức là được hết mọi sự. Lời chúc ấy gần đây được viết khác đi, như sau: Be blessed and be a blessing to others. Xin Ơn Trên chúc lành cho bạn,và bạn hãy là phước lành cho người khác nữa. Ơn Trên này có thể là Thiên Chúa, là Đức Phật, là Tổ Tiên.
Ông Từ Hoè thêm câu chót: Trong tiếng Phước có tiếng cười đấy nha.
Kính chúc độc giả năm mới đầy phước lành và đầy tiếng cười.
Trà Lũ
------------------------
Món quà đầu năm:
ĐẦY TIẾNG CƯỜI ĐẦY KIẾN THỨC
Nhà Xuất Bản HOA LƯ hân hạnh giới thiệu
2 sách mới của Nhà Văn TRÀ LŨ, tác phẩm thứ 11 và 12 vừa phát hành:
MIỀN ĐẤT AN LẠC
Những chuyện vui tươi dí dỏm nhất trong mấy năm qua
và
500 CHUYỆN CƯỜI
những chuyện tiếu lâm đông tây kim cổ chọn lọc,
khác với 300 Chuyện Cười đã xuất bản năm 2001
Giá sách và bưu phí mỗi cuốn:
-gửi trong Canada: 25 Gia kim ( hay 23 Mỹ kim)
- gửi từ Canada sang Hoa Kỳ: 28 Gia kim ( hay 26 Mỹ kim)
- gửi từ Canada đi các nước khác: 33 Gia kim ( hay 30 Mỹ kim)
Ngân phiếu xin đề: TRÀ LŨ, 113 Kennedy Ave, Toronto, Ontario M6S 2X8 Canada
Đây là hai viên thuốc tiên làm thư giãn cả tâm thần cả thể chất
Đây cũng là món quà trang nhã và đẹp nhất
để tặng thân nhân và bằng hữu nhân dịp Giáng Sinh và Năm mới.
Xin cho chúng tôi tên và địa chỉ.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Dư Âm Bút Nghiên Xưa
Nguyễn Đạo Huân
23:13 08/02/2010
DƯ ÂM BÚT NGHIÊN XƯA
Ảnh của Nguyễn Đạo Huân, Australia.
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ.
(Trích thơ của Vũ Đình Liên)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền