Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:32 16/02/2020
25. Ôn hòa lương thiện là đá tảng của nhẫn nại, là cánh cửa yêu mến, cũng là mẹ của đức ái xúc tiến các nhân đức đẹp đẽ của khôn ngoan.
(Thánh John Climacus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:47 16/02/2020
47. THÁI THÚ ĐÁNH NHẦM
Lúc Hứa Giới Ngôn làm thái thú ở Lang Da, một hôm, có người báo cáo: “Tù nhân thắt cổ chết trong tù”. Thái thú nổi giận lập tức triệu tên quan coi ngục năm ngoái sửa chữa nhà lao đến đánh cho một trận.
Tên quan coi ngục một mực kêu oan, nói:
- “Tiểu nhân nắm chức sửa chữa nhà tù, nếu nhà tù chưa sửa tốt thì đương nhiên nhận hình phạt đánh bằng trượng, nhưng nếu như hôm nay tù phạm treo cổ chết trong tù đối với tôi thì có quan hệ gì chứ?”
Hứa Giới Ngôn giống như lửa đổ thêm dầu, giận dữ chửi:
- “Súc sinh, mày đã làm thư lại rồi lại còn làm cai ngục mà tội phạm treo cổ chết trong tù, không đánh mày thì đánh ai hử?”
Cai ngục chợt hiểu, té ra là tên thái thú “cao minh” này đem “coi ngục” là một chức danh giải thích thành hai chữ “thư lại” và “cai ngục” để hại mình, lại còn bị đánh một trận nữa chứ.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 47:
Đổ lỗi cho người khác thường là những người có địa vị chức tước trong xã hội, khi thành công thì họ hớn hở vui mừng cười toe toét kể công kể trạng, nhưng khi thất bại thì hết chửi người này ngu, người kia làm ăn tắc trách, chứ không bao giờ nhận lỗi về mình, đó là những con người chỉ biết đến người khác khi thành công và quên mất người khác khi thất bại.
Ki-tô hữu là người thấm nhuần tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su, cho nên họ không đổ lỗi cho ai khi làm sai, nhưng trái lại họ sẽ thành thật nhận lỗi về mình, vì họ biết rằng thành thật thú nhận tội mình hôm nay, thì ngay sau sẽ không phải xấu hổ khi tội của mình bị phơi bày ra trước mặt thiên hạ.
Tên thái thú tự cho mình là người cao minh đã đánh người vô tội chỉ vì thích đổ lỗi cho người khác, người Ki-tô hữu không đem Lời Chúa giải thích theo ý mình, rồi đổ lỗi cho người khác để che giấu tội của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lúc Hứa Giới Ngôn làm thái thú ở Lang Da, một hôm, có người báo cáo: “Tù nhân thắt cổ chết trong tù”. Thái thú nổi giận lập tức triệu tên quan coi ngục năm ngoái sửa chữa nhà lao đến đánh cho một trận.
Tên quan coi ngục một mực kêu oan, nói:
- “Tiểu nhân nắm chức sửa chữa nhà tù, nếu nhà tù chưa sửa tốt thì đương nhiên nhận hình phạt đánh bằng trượng, nhưng nếu như hôm nay tù phạm treo cổ chết trong tù đối với tôi thì có quan hệ gì chứ?”
Hứa Giới Ngôn giống như lửa đổ thêm dầu, giận dữ chửi:
- “Súc sinh, mày đã làm thư lại rồi lại còn làm cai ngục mà tội phạm treo cổ chết trong tù, không đánh mày thì đánh ai hử?”
Cai ngục chợt hiểu, té ra là tên thái thú “cao minh” này đem “coi ngục” là một chức danh giải thích thành hai chữ “thư lại” và “cai ngục” để hại mình, lại còn bị đánh một trận nữa chứ.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 47:
Đổ lỗi cho người khác thường là những người có địa vị chức tước trong xã hội, khi thành công thì họ hớn hở vui mừng cười toe toét kể công kể trạng, nhưng khi thất bại thì hết chửi người này ngu, người kia làm ăn tắc trách, chứ không bao giờ nhận lỗi về mình, đó là những con người chỉ biết đến người khác khi thành công và quên mất người khác khi thất bại.
Ki-tô hữu là người thấm nhuần tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su, cho nên họ không đổ lỗi cho ai khi làm sai, nhưng trái lại họ sẽ thành thật nhận lỗi về mình, vì họ biết rằng thành thật thú nhận tội mình hôm nay, thì ngay sau sẽ không phải xấu hổ khi tội của mình bị phơi bày ra trước mặt thiên hạ.
Tên thái thú tự cho mình là người cao minh đã đánh người vô tội chỉ vì thích đổ lỗi cho người khác, người Ki-tô hữu không đem Lời Chúa giải thích theo ý mình, rồi đổ lỗi cho người khác để che giấu tội của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nguyên Văn Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Querida Amazonia: Chương ba
Vũ Văn An
16:42 16/02/2020
CHƯƠNG BA: GIẤC MƠ SINH THÁI
41. Trong một thực tại văn hóa như khu vực Amazon, nơi có mối liên hệ hết sức chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, sự sinh tồn hàng ngày luôn có tính vũ trụ. Giải thoát người khác khỏi hình thức nô lệ của họ chắc chắn bao gồm việc chăm sóc môi trường và bảo vệ nó [46], nhưng, quan trọng hơn, còn là giúp trái tim con người cởi mở đối với niềm tín thác vào Thiên Chúa, Đấng không những chỉ tạo ra mọi sự đang hiện hữu, mà còn tự hiến cho chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô. Chúa, Đấng là người đầu tiên chăm sóc chúng ta, dạy chúng ta chăm sóc anh chị em chúng ta và môi trường mà Người ban cho chúng ta hàng ngày. Đây là hệ sinh thái đầu tiên mà chúng ta cần.
Trong khu vực Amazon, người ta hiểu rõ hơn lời lẽ của Đức Bênêđíctô XVI khi ngài nói rằng, “bên cạnh hệ sinh thái tự nhiên, hiện có điều có thể gọi là hệ sinh thái ‘nhân bản’, một hệ sinh thái, ngược lại, đòi phải có một hệ sinh thái ‘xã hội’. Tất cả điều này có nghĩa nhân loại... phải ngày càng ý thức được các mối liên kết giữa sinh thái tự nhiên, hay việc tôn trọng đối với thiên nhiên và sinh thái nhân bản” [47]. Điều nhấn mạnh cho rằng “mọi sự được nối kết qua lại với nhau” [48] đặc biệt đúng đối với một lãnh thổ như khu vực Amazon.
42. Nếu việc chăm sóc người ta và sự chăm sóc các hệ sinh thái là điều không thể tách biệt nhau, thì điều này trở nên đặc biệt quan trọng ở những nơi “rừng không phải là tài nguyên để khai thác; nó là một hữu thể, hoặc nhiều hữu thể khác nhau, mà chúng ta phải liên hệ với” [49]. Sự khôn ngoan của các dân tộc nguyên thủy trong khu vực Amazon đã “gợi hứng việc chăm sóc và tôn trọng đối với sáng thế, trong khi ý thức rõ các giới hạn của nó và ngăn cấm việc lạm dụng nó. Lạm dụng thiên nhiên là lạm dụng các tổ tiên, anh chị em của chúng ta, là lạm dụng sáng thế và Đấng Tạo hóa, và thế chấp tương lai” [50]. Khi các dân tộc bản địa “ở lại trên đất đai của họ, họ chăm sóc nó tốt nhất” [51], miễn là họ không để mình bị phỉnh lừa bởi các bài ca mỹ nhân ngư và những đề xuất tự phục vụ của các nhóm quyền lực. Tác hại đối với thiên nhiên ảnh hưởng đến các dân tộc đó một cách rất trực tiếp và có thể kiểm chứng được, vì, theo lời họ, “chúng tôi là nước, không khí, trái đất và sự sống của môi trường do Thiên Chúa tạo dựng. Vì lý do này, chúng tôi yêu cầu chấm dứt việc ngược đãi và hủy diệt Mẹ Đất. Đất có máu, và bà đang chảy máu; các công ty đa quốc đã cắt đứt mạch máu của Mẹ Đất chúng tôi” [52].
Giấc mơ này làm bằng nước
43. Ở vùng Amazon, nước là nữ hoàng; sông và suối giống như các tĩnh mạch và nước quyết định mọi hình thức sống:
“Ở đó, giữa mùa hè, khi những cơn gió cuối cùng từ phương Đông dịu dần trong không khí tĩnh lặng, thuỷ kế thay thế cho nhiệt kế trong việc xác định thời tiết. Các sự sống phụ thuộc vào sự thay đổi đau đớn của mức lên và mức xuống nơi những con sông lớn. Những con sông này luôn luôn dâng lên một cách đầy ấn tượng. Sông Amazon ứa tràn đáy của nó và chỉ trong vài ngày đã làm mực nước của nó dâng cao... Lũ lụt khiến mọi sự dừng lại. Mắc kẹt trong tán lá rậm rạp của các igarapies, con người đành phải hết sức bình thản ngồi chờ cái mùa đông nghịch lý làm nhiệt độ lên cao đó kết thúc. Mùa nước rút là mùa hè. Lúc đó là lúc hồi sinh các hoạt động nguyên thủy của những người tiếp tục hoạt động với hình thức sống duy nhất tương ứng với các thái cực bất bình đẳng của thiên nhiên khiến cho việc tiếp tục bất cứ nỗ lực nào cũng là điều bất khả” [53].
44. Luồng nước lung linh của dòng sông Amazon vĩ đại thu thập và làm sinh động mọi môi trường xung quanh:
“Dòng Amazon,
vốn liếng các âm tiết nước,
cha già và tổ phụ, ngươi là
sự vĩnh cửu ẩn giấu
của mọi diễn trình thụ tinh;
mọi dòng suối suôi về ngươi như chim chóc” [54].
45. Sông Amazon cũng là cột sống tạo ra sự hài hòa và thống nhất: “sông không chia rẽ chúng tôi. Nó đoàn kết chúng tôi và giúp chúng tôi sống với nhau giữa các nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau” [55]. Mặc dù đúng là ở những vùng đất này có nhiều “vùng Amazon”, nhưng trục chính vẫn là dòng sông vĩ đại, con đẻ của nhiều dòng sông:
“Từ dãy núi cao, nơi có tuyết muôn đời, nước chảy xuống và vạch ra một đường lung linh dọc theo lớp da xưa của tảng đá: Amazon được sinh hạ. Nó được sinh hạ từng giây. Nó từ từ chẩy xuống, như một tia sáng ngoằn ngoèo, rồi phình ra ở phía bình nguyên. Chẩy mạnh trên những khoảng xanh um, nó phát minh ra đường đi riêng của mình và rồi tìm cách mở rộng. Nước dưới đất dâng lên ôm lấy dòng nước chẩy xuống từ dãy Andes. Từ lòng những đám mây trắng tinh khiết, bị gió cuốn đi, nước từ trời rơi xuống. Nó thu thập và tiến bước, nhân thừa trên những con đường vô tận, tắm những đồng bằng vo tận... Đây là Dòng Amazon Vĩ Đại, bao trùm vùng nhiệt đới oi bức với những khu rừng rậm một cách đáng kinh ngạc, những khúc bao la chưa có tay người đụng tới, sinh động với sự sống xuyên suốt dòng nước sâu thẳm của nó... Từ lúc con người sống ở đó, đã phát sinh từ thẳm sâu vùng nước của nó, và xuyên qua trái tim khu rừng của nó, một nỗi sợ hãi khủng khiếp: cuộc sống của nó từ từ nhưng chắc chắn sẽ đến hồi kết thúc” [56].
46. Các nhà thơ bình dân, say mê vẻ đẹp mênh mông của nó, đã cố gắng bày tỏ cảm xúc mà dòng sông này gợi lên và sự sống được nó ban tặng khi nó băng qua giữa một điệu múa của cá heo, con trăn, cây và ca nô. Tuy nhiên, họ cũng than vãn về các nguy hiểm đang đe dọa nó. Những nhà thơ, vốn là những nhà chiêm niệm và tiên tri, giúp giải thoát chúng ta khỏi mô hình kỹ trị và duy tiêu thụ vốn phá hủy thiên nhiên và cướp đi của chúng ta một cuộc sống đáng sống:
“Thế giới đang đau khổ vì bàn chân nó bị biến thành cao su, chân nó biến thành da, cơ thể thành vải và đầu thành thép...Thế giới đang đau khổ vì cây cối bị biến thành súng trường, lưỡi cày thành xe tăng, như hình ảnh người gieo đang gieo hạt phải nhường chỗ cho xe tăng với súng phun lửa, chỉ những gieo sa mạc. Chỉ có thi ca, với giọng nói khiêm nhường, mới có thể cứu thế giới này” [57].
Tiếng khóc của vùng Amazon
47. Thi ca giúp cảm giác đau đớn được nhiều người trong chúng ta ngày nay chia sẻ có tiếng nói. Sự thật không thể chối cãi là, như sự việc vốn như thế, cách đối xử với lãnh thổ Amazon nói lên sự kết liễu cho rất nhiều sự sống, rất nhiều vẻ đẹp, mặc dù người ta muốn tiếp tục nghĩ rằng không có gì xảy ra cả:
“Những người nghĩ rằng sông ngòi chỉ là một sợi dây thừng,
một thứ đồ chơi, đã lầm lẫn.
Sông ngòi là một mạch máu mỏng trên mặt trái đất... Sông ngòi là cột sống bao gồm động vật và cây cối.
Nếu kéo quá chặt, sông ngòi sẽ vỡ.
Khi vỡ nó sẽ toé lên mặt mũi ta nước và máu” [58].
48. Trạng thái quân bằng của hành tinh ta cũng phụ thuộc vào sự lành mạnh của khu vực Amazon. Cùng với sinh quần của Congo và Borneo, nó chứa đựng sự đa dạng rực rỡ của vùng rừng, mà chu kỳ mưa, sự cân bằng khí hậu và sự đa dạng lớn lao của nhiều sinh vật phải phụ thuộc vào. Nó như một bộ lọc vĩ đại chất carbon dioxide, giúp tránh việc trái đất nóng lên. Phần lớn, bề mặt của nó rất kém lớp đất cay (topsoil), kết quả là “rừng thực sự phát triển trên đất chứ không phải từ đất” [59]. Khi rừng bị loại bỏ, nó không được thay thế, vì tất cả những gì còn lại chỉ là một địa hình có ít chất dinh dưỡng sau đó biến thành một vùng đất khô hoặc nghèo nàn về thảm thực vật. Điều này khá nghiêm trọng, vì bên trong rừng Amazon chứa bất tận tài nguyên có thể chứng minh là cần để chữa bệnh. Cá, trái cây và những hồng phúc phong phú khác cung cấp dinh dưỡng dư dật cho nhân loại. Hơn nữa, trong một hệ sinh thái như hệ sinh thái của khu vực Amazon, mỗi phần đều cần thiết cho việc bảo tồn toàn bộ. Các vùng bình nguyên và thảm thực vật biển cũng cần được làm cho mầu mỡ nhờ phù sa của Amazon. Tiếng kêu của khu vực Amazon thấu đến tai mọi người vì, “cuộc chinh phục và khai thác các tài nguyên... ngày nay đã đạt đến mức đe dọa khía cạnh hiếu khách của môi trường: môi trường hiểu như ‘tài nguyên’ có nguy cơ đe dọa môi trường hiểu như ‘ngôi nhà’” [60]. Quyền lợi của một vài ngành công nghiệp quyền thế không nên được coi là quan trọng hơn quyền lợi của khu vực Amazon và toàn thể nhân loại.
49. Sẽ không đủ nếu chỉ quan tâm đến việc bảo tồn các loài dễ thấy nhất có nguy cơ tuyệt chủng. Việc hết sức quan trọng là nhận ra rằng, “sự vận hành tốt của các hệ sinh thái cũng cần có nấm, tảo, giun, côn trùng, loài bò sát và vô số vi sinh vật. Một số ít loài hơn, mặc dù nói chung không được nhìn thấy, vẫn đóng một vai trò chủ chốt trong việc duy trì trạng thái quân bằng của một nơi chốn đặc thù” (61). Điều này dễ dàng bị làm ngơ khi đánh giá tác động môi sinh của các dự án kinh tế về khai khoáng, năng lượng, gỗ và các kỹ nghệ khác đang phá hủy và gây ô nhiễm. Ngoài ra, nước, có rất nhiều trong khu vực Amazon, cũng là một lợi ích cho sự sống còn của con người, nhưng các nguồn gây ô nhiễm (cho nó) cũng đang gia tăng [62].
50. Thật vậy, ngoài các quyền lợi kinh tế của các doanh nhân và chính trị gia địa phương, còn có “các quyền lợi kinh tế hoàn cầu rất lớn nữa” [63]. Do đó, không được tìm giải pháp trong việc “quốc tế hóa” khu vực Amazon [64], mà đúng hơn phải có cảm thức trách nhiệm lớn hơn về phía các chính phủ quốc gia. Về phương diện này, “chúng ta không thể không ca ngợi sự cam kết của các cơ quan quốc tế và các tổ chức xã hội dân sự đang thu hút sự chú ý của công chúng đối với các vấn đề này và đề nghị một sự hợp tác quan yếu, sử dụng các biện pháp gây áp lực hợp pháp, để đảm bảo điều này: mỗi chính phủ thực thi trách nhiệm đúng đắn và bất khả nhượng của mình trong việc bảo tồn môi trường và tài nguyên thiên nhiên của đất nước mình, mà không đầu hàng các quyền lợi giả mạo địa phương hoặc quốc tế” [65].
51. Để bảo vệ khu vực Amazon, điều tốt là kết hợp túi khôn của tổ tiên với kiến thức kỹ thuật đương thời, luôn cố gắng có được việc quản lý đất đai bền vững trong khi duy trì được lối sống và hệ giá trị của những người sống ở đó [66]. Họ, nhất là các dân tộc nguyên thủy, có quyền nhận - ngoài nền giáo dục căn bản – các thông tri thấu đáo và thẳng thắn về các dự án, mức độ và hậu quả cùng rủi ro của chúng, để có thể liên kết thông tin đó vào quyền lợi của chính họ và vào kiến thức của họ về nơi này, và do đó cung cấp hoặc từ chối sự đồng ý của họ, hoặc đề xuất các phương thức thay thế [67].
52. Kẻ có quyền không bao giờ hài lòng với những lợi nhuận họ kiếm được, và các tài nguyên của quyền lực kinh tế tăng lên rất nhiều nhờ những tiến bộ khoa học và kỹ thuật. Vì lý do này, tất cả chúng ta nên nhấn mạnh tới nhu cầu cấp thiết phải thiết lập “một khung pháp lý có thể định ranh giới rõ ràng và bảo đảm việc bảo vệ hệ sinh thái... nếu không, các cơ cấu quyền lực mới dựa trên mô hình kinh tế kỹ thuật có thể trấn áp không những nền chính trị của chúng ta, mà cả tự do và công lý nữa” [68]. Nếu Thiên Chúa kêu gọi chúng ta lắng nghe cả tiếng khóc của người nghèo lẫn tiếng khóc của trái đất [69], thì đối với chúng ta, “tiếng khóc của vùng Amazon với Đấng Tạo Hóa giống như tiếng khóc của dân Chúa ở Ai Cập (x. Xh 3: 7). Đó là tiếng khóc của cảnh nô lệ và bị bỏ rơi nài nỉ xin được tự do” [70].
Lời tiên tri chiêm niệm
53. Chúng ta thường để lương tâm mình ra u mê, vì “các xao lãng liên tục làm mờ đi nhận thức của chúng ta về việc thế giới của chúng ta thực sự giới hạn và hữu hạn ra sao" [71]. Từ một quan điểm hời hợt, chúng ta có thể nghĩ rằng “các sự vật trông không nghiêm trọng như thế đâu và hành tinh ta có thể tiếp tục như vậy trong một thời gian dài. Sự lảng tránh như vậy đóng vai trò như một giấy phép để tiếp tục lối sống và mô hình sản xuất và tiêu dùng hiện tại của chúng ta. Đây là cách con người cố gắng nuôi dưỡng những tật xấu tự hủy hoại chính mình: cố gắng không nhìn thấy chúng, cố gắng không thừa nhận chúng, trì hoãn các quyết định quan trọng và giả vờ cho rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra” [72].
54. Ngoài ra, tôi cũng nhận thấy rằng mỗi loài khác biệt đều có một giá trị ngay trong nó, nhưng “mỗi năm, người ta đều thấy sự biến dạng của hàng ngàn loài thực vật và động vật mà chúng ta sẽ không bao giờ biết, mà con cháu chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy, vì chúng đã bị mất vĩnh viễn. Đại đa số trở nên tuyệt chủng vì những lý do liên quan đến hoạt động của con người. Vì chúng ta, hàng ngàn loài sẽ không còn dành vinh quang cho Thiên Chúa bằng chính sự hiện hữu của chúng, cũng như không truyền đạt thông điệp của chúng cho chúng ta. Chúng ta không có quyền như vậy” [73].
55. Từ các dân tộc nguyên thủy, chúng ta có thể học cách chiêm ngưỡng khu vực Amazon chứ không phải chỉ phân tích nó, và do đó đánh giá cao mầu nhiệm quý giá vốn vượt quá chúng ta này. Chúng ta có thể yêu thương nó, chứ không phải chỉ sử dụng nó, với kết quả là tình yêu có thể đánh thức một sự quan tâm sâu sắc và chân thành. Thậm chí hơn nữa, chúng ta có thể cảm thấy một cách thân thiết là một phần của nó chứ không phải chỉ bảo vệ nó; như thế, khu vực Amazon sẽ một lần nữa trở thành một người mẹ đối với chúng ta. Vì “chúng ta không nhìn vào thế giới từ bên ngoài mà từ bên trong, ý thức được mối liên kết mà Chúa Cha đã liên kết chúng ta với mọi hữu thể” [74].
56. Chúng ta hãy đánh thức cảm thức thẩm mỹ và chiêm niệm Thiên Chúa ban cho chúng ta, cảm thức mà chúng ta thường để phai nhạt. Chúng ta hãy nhớ rằng, “nếu ai đó không học cách dừng lại và chiêm ngưỡng một điều gì đó đẹp đẽ, chúng ta không nên ngạc nhiên nếu người đó coi mọi sự như một đồ vật để sử dụng và lạm dụng vô tư” [75]. Mặt khác, nếu chúng ta bước vào hiệp thông với rừng, tiếng nói của chúng ta sẽ dễ dàng hòa quyện với tiếng nói của nó và trở thành một lời cầu nguyện: “khi chúng ta nghỉ ngơi dưới bóng cây bạch đàn cổ xưa, lời cầu xin ánh sáng của chúng ta hòa vào lời ca của tán lá muôn thuở” [76]. Việc hoán cải bên trong này sẽ cho phép chúng ta khóc cho khu vực Amazon và tham gia tiếng khóc của nó thấu tới Chúa.
57. Chúa Giêsu nói: "Há năm con chim sẻ không bán với giá hai đồng xu ư? Tuy nhiên, không ai trong số chúng bị lãng quên dưới ánh mắt Thiên Chúa” (Lc 12: 6). Thiên Chúa Cha của chúng ta, Đấng đã tạo ra mỗi hữu thể trong vũ trụ bằng tình yêu vô hạn, mời gọi chúng ta trở thành phương thế của Người để nghe tiếng khóc của khu vực Amazon. Nếu chúng ta đáp lại lời cầu xin xé lòng này, điều trở nên rõ ràng là các tạo vật của khu vực Amazon không bị Cha Thiên đàng của chúng ta lãng quên. Đối với các Kitô hữu, chính Chúa Giêsu đã lớn tiếng nói với chúng ta từ giữa chúng rằng, “vì Đấng sống lại đang mầu nhiệm ôm chúng vào chính Người và hướng chúng tới sự viên mãn như cùng đích của chúng. Những bông hoa ngoài đồng và chim chóc mà đôi mắt nhân bản của Người chiêm ngưỡng và khen ngợi giờ đây đã thấm đẫm sự hiện diện rạng rỡ của Người” [77]. Vì tất cả những lý do này, các tín hữu chúng ta gặp được ở vùng Amazon một nguồn cứ liệu thần học, một không gian nơi chính Thiên Chúa tự mặc khai Người và triệu tập các con trai và con gái của Người.
Giáo dục và các thói quen sinh thái
58. Về phương diện này, chúng ta có thể tiến thêm một bước và ghi nhận rằng một hệ sinh thái toàn diện không thể chỉ hài lòng với các vấn đề kỹ thuật tinh chỉnh hoặc các quyết định chính trị, pháp lý và xã hội. Hệ sinh thái tốt nhất luôn có chiều kích giáo dục có khả năng khuyến khích việc phát triển các thói quen mới nơi các cá nhân và các nhóm. Đáng buồn thay, nhiều cá nhân và nhóm sống ở khu vực Amazon đã thủ đắc nhiều thói quen điển hình của các thành phố lớn, nơi chủ nghĩa tiêu thụ và văn hóa lãng phí đã ăn sâu. Một hệ sinh thái lành mạnh và bền vững, tức hệ sinh thái có khả năng tạo ra sự thay đổi, sẽ không phát triển trừ khi người ta chịu thay đổi, trừ khi họ được khuyến khích chọn một phong cách sống khác, một một cách sống ít tham lam và thanh thản hơn, biết tôn trọng và ít lo lắng hơn, huynh đệ hơn.
59. Thật vậy, “trái tim một người càng trống rỗng, họ càng cần nhiều thứ để mua, để sở hữu và tiêu thụ. Gần như không thể chấp nhận được các giới hạn do thực tại áp đặt... Mối quan tâm của chúng ta không thể chỉ giới hạn vào mối đe dọa của các biến cố thời tiết khắc nghiệt, nhưng còn phải mở rộng đến cả các hậu quả thảm khốc của bất ổn xã hội. Nỗi ám ảnh về lối sống tiêu thụ, nhất là khi số ít người có khả năng duy trì nó, chỉ có thể dẫn đến bạo lực và hủy diệt lẫn nhau” [78].
60. Giáo hội, với kinh nghiệm tâm linh rộng lớn, việc đánh giá mới của Giáo Hội về giá trị của Sáng thế, mối quan tâm của Giáo Hội đối với công lý, lựa chọn người nghèo, truyền thống giáo dục và lịch sử của Giáo Hội đã nhập thân vào nhiều nền văn hóa khác nhau trên khắp thế giới, cả mong muốn đóng góp vào việc bảo vệ và tăng trưởng của khu vực Amazon nữa.
Điều này dẫn đến giấc mơ tiếp theo, mà tôi muốn chia sẻ trực tiếp hơn với các mục tử và tín hữu Công Giáo.
Kỳ sau: Chương Bốn: Giấc Mơ Kinh Tế
41. Trong một thực tại văn hóa như khu vực Amazon, nơi có mối liên hệ hết sức chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, sự sinh tồn hàng ngày luôn có tính vũ trụ. Giải thoát người khác khỏi hình thức nô lệ của họ chắc chắn bao gồm việc chăm sóc môi trường và bảo vệ nó [46], nhưng, quan trọng hơn, còn là giúp trái tim con người cởi mở đối với niềm tín thác vào Thiên Chúa, Đấng không những chỉ tạo ra mọi sự đang hiện hữu, mà còn tự hiến cho chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô. Chúa, Đấng là người đầu tiên chăm sóc chúng ta, dạy chúng ta chăm sóc anh chị em chúng ta và môi trường mà Người ban cho chúng ta hàng ngày. Đây là hệ sinh thái đầu tiên mà chúng ta cần.
Trong khu vực Amazon, người ta hiểu rõ hơn lời lẽ của Đức Bênêđíctô XVI khi ngài nói rằng, “bên cạnh hệ sinh thái tự nhiên, hiện có điều có thể gọi là hệ sinh thái ‘nhân bản’, một hệ sinh thái, ngược lại, đòi phải có một hệ sinh thái ‘xã hội’. Tất cả điều này có nghĩa nhân loại... phải ngày càng ý thức được các mối liên kết giữa sinh thái tự nhiên, hay việc tôn trọng đối với thiên nhiên và sinh thái nhân bản” [47]. Điều nhấn mạnh cho rằng “mọi sự được nối kết qua lại với nhau” [48] đặc biệt đúng đối với một lãnh thổ như khu vực Amazon.
42. Nếu việc chăm sóc người ta và sự chăm sóc các hệ sinh thái là điều không thể tách biệt nhau, thì điều này trở nên đặc biệt quan trọng ở những nơi “rừng không phải là tài nguyên để khai thác; nó là một hữu thể, hoặc nhiều hữu thể khác nhau, mà chúng ta phải liên hệ với” [49]. Sự khôn ngoan của các dân tộc nguyên thủy trong khu vực Amazon đã “gợi hứng việc chăm sóc và tôn trọng đối với sáng thế, trong khi ý thức rõ các giới hạn của nó và ngăn cấm việc lạm dụng nó. Lạm dụng thiên nhiên là lạm dụng các tổ tiên, anh chị em của chúng ta, là lạm dụng sáng thế và Đấng Tạo hóa, và thế chấp tương lai” [50]. Khi các dân tộc bản địa “ở lại trên đất đai của họ, họ chăm sóc nó tốt nhất” [51], miễn là họ không để mình bị phỉnh lừa bởi các bài ca mỹ nhân ngư và những đề xuất tự phục vụ của các nhóm quyền lực. Tác hại đối với thiên nhiên ảnh hưởng đến các dân tộc đó một cách rất trực tiếp và có thể kiểm chứng được, vì, theo lời họ, “chúng tôi là nước, không khí, trái đất và sự sống của môi trường do Thiên Chúa tạo dựng. Vì lý do này, chúng tôi yêu cầu chấm dứt việc ngược đãi và hủy diệt Mẹ Đất. Đất có máu, và bà đang chảy máu; các công ty đa quốc đã cắt đứt mạch máu của Mẹ Đất chúng tôi” [52].
Giấc mơ này làm bằng nước
43. Ở vùng Amazon, nước là nữ hoàng; sông và suối giống như các tĩnh mạch và nước quyết định mọi hình thức sống:
“Ở đó, giữa mùa hè, khi những cơn gió cuối cùng từ phương Đông dịu dần trong không khí tĩnh lặng, thuỷ kế thay thế cho nhiệt kế trong việc xác định thời tiết. Các sự sống phụ thuộc vào sự thay đổi đau đớn của mức lên và mức xuống nơi những con sông lớn. Những con sông này luôn luôn dâng lên một cách đầy ấn tượng. Sông Amazon ứa tràn đáy của nó và chỉ trong vài ngày đã làm mực nước của nó dâng cao... Lũ lụt khiến mọi sự dừng lại. Mắc kẹt trong tán lá rậm rạp của các igarapies, con người đành phải hết sức bình thản ngồi chờ cái mùa đông nghịch lý làm nhiệt độ lên cao đó kết thúc. Mùa nước rút là mùa hè. Lúc đó là lúc hồi sinh các hoạt động nguyên thủy của những người tiếp tục hoạt động với hình thức sống duy nhất tương ứng với các thái cực bất bình đẳng của thiên nhiên khiến cho việc tiếp tục bất cứ nỗ lực nào cũng là điều bất khả” [53].
44. Luồng nước lung linh của dòng sông Amazon vĩ đại thu thập và làm sinh động mọi môi trường xung quanh:
“Dòng Amazon,
vốn liếng các âm tiết nước,
cha già và tổ phụ, ngươi là
sự vĩnh cửu ẩn giấu
của mọi diễn trình thụ tinh;
mọi dòng suối suôi về ngươi như chim chóc” [54].
45. Sông Amazon cũng là cột sống tạo ra sự hài hòa và thống nhất: “sông không chia rẽ chúng tôi. Nó đoàn kết chúng tôi và giúp chúng tôi sống với nhau giữa các nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau” [55]. Mặc dù đúng là ở những vùng đất này có nhiều “vùng Amazon”, nhưng trục chính vẫn là dòng sông vĩ đại, con đẻ của nhiều dòng sông:
“Từ dãy núi cao, nơi có tuyết muôn đời, nước chảy xuống và vạch ra một đường lung linh dọc theo lớp da xưa của tảng đá: Amazon được sinh hạ. Nó được sinh hạ từng giây. Nó từ từ chẩy xuống, như một tia sáng ngoằn ngoèo, rồi phình ra ở phía bình nguyên. Chẩy mạnh trên những khoảng xanh um, nó phát minh ra đường đi riêng của mình và rồi tìm cách mở rộng. Nước dưới đất dâng lên ôm lấy dòng nước chẩy xuống từ dãy Andes. Từ lòng những đám mây trắng tinh khiết, bị gió cuốn đi, nước từ trời rơi xuống. Nó thu thập và tiến bước, nhân thừa trên những con đường vô tận, tắm những đồng bằng vo tận... Đây là Dòng Amazon Vĩ Đại, bao trùm vùng nhiệt đới oi bức với những khu rừng rậm một cách đáng kinh ngạc, những khúc bao la chưa có tay người đụng tới, sinh động với sự sống xuyên suốt dòng nước sâu thẳm của nó... Từ lúc con người sống ở đó, đã phát sinh từ thẳm sâu vùng nước của nó, và xuyên qua trái tim khu rừng của nó, một nỗi sợ hãi khủng khiếp: cuộc sống của nó từ từ nhưng chắc chắn sẽ đến hồi kết thúc” [56].
46. Các nhà thơ bình dân, say mê vẻ đẹp mênh mông của nó, đã cố gắng bày tỏ cảm xúc mà dòng sông này gợi lên và sự sống được nó ban tặng khi nó băng qua giữa một điệu múa của cá heo, con trăn, cây và ca nô. Tuy nhiên, họ cũng than vãn về các nguy hiểm đang đe dọa nó. Những nhà thơ, vốn là những nhà chiêm niệm và tiên tri, giúp giải thoát chúng ta khỏi mô hình kỹ trị và duy tiêu thụ vốn phá hủy thiên nhiên và cướp đi của chúng ta một cuộc sống đáng sống:
“Thế giới đang đau khổ vì bàn chân nó bị biến thành cao su, chân nó biến thành da, cơ thể thành vải và đầu thành thép...Thế giới đang đau khổ vì cây cối bị biến thành súng trường, lưỡi cày thành xe tăng, như hình ảnh người gieo đang gieo hạt phải nhường chỗ cho xe tăng với súng phun lửa, chỉ những gieo sa mạc. Chỉ có thi ca, với giọng nói khiêm nhường, mới có thể cứu thế giới này” [57].
Tiếng khóc của vùng Amazon
47. Thi ca giúp cảm giác đau đớn được nhiều người trong chúng ta ngày nay chia sẻ có tiếng nói. Sự thật không thể chối cãi là, như sự việc vốn như thế, cách đối xử với lãnh thổ Amazon nói lên sự kết liễu cho rất nhiều sự sống, rất nhiều vẻ đẹp, mặc dù người ta muốn tiếp tục nghĩ rằng không có gì xảy ra cả:
“Những người nghĩ rằng sông ngòi chỉ là một sợi dây thừng,
một thứ đồ chơi, đã lầm lẫn.
Sông ngòi là một mạch máu mỏng trên mặt trái đất... Sông ngòi là cột sống bao gồm động vật và cây cối.
Nếu kéo quá chặt, sông ngòi sẽ vỡ.
Khi vỡ nó sẽ toé lên mặt mũi ta nước và máu” [58].
48. Trạng thái quân bằng của hành tinh ta cũng phụ thuộc vào sự lành mạnh của khu vực Amazon. Cùng với sinh quần của Congo và Borneo, nó chứa đựng sự đa dạng rực rỡ của vùng rừng, mà chu kỳ mưa, sự cân bằng khí hậu và sự đa dạng lớn lao của nhiều sinh vật phải phụ thuộc vào. Nó như một bộ lọc vĩ đại chất carbon dioxide, giúp tránh việc trái đất nóng lên. Phần lớn, bề mặt của nó rất kém lớp đất cay (topsoil), kết quả là “rừng thực sự phát triển trên đất chứ không phải từ đất” [59]. Khi rừng bị loại bỏ, nó không được thay thế, vì tất cả những gì còn lại chỉ là một địa hình có ít chất dinh dưỡng sau đó biến thành một vùng đất khô hoặc nghèo nàn về thảm thực vật. Điều này khá nghiêm trọng, vì bên trong rừng Amazon chứa bất tận tài nguyên có thể chứng minh là cần để chữa bệnh. Cá, trái cây và những hồng phúc phong phú khác cung cấp dinh dưỡng dư dật cho nhân loại. Hơn nữa, trong một hệ sinh thái như hệ sinh thái của khu vực Amazon, mỗi phần đều cần thiết cho việc bảo tồn toàn bộ. Các vùng bình nguyên và thảm thực vật biển cũng cần được làm cho mầu mỡ nhờ phù sa của Amazon. Tiếng kêu của khu vực Amazon thấu đến tai mọi người vì, “cuộc chinh phục và khai thác các tài nguyên... ngày nay đã đạt đến mức đe dọa khía cạnh hiếu khách của môi trường: môi trường hiểu như ‘tài nguyên’ có nguy cơ đe dọa môi trường hiểu như ‘ngôi nhà’” [60]. Quyền lợi của một vài ngành công nghiệp quyền thế không nên được coi là quan trọng hơn quyền lợi của khu vực Amazon và toàn thể nhân loại.
49. Sẽ không đủ nếu chỉ quan tâm đến việc bảo tồn các loài dễ thấy nhất có nguy cơ tuyệt chủng. Việc hết sức quan trọng là nhận ra rằng, “sự vận hành tốt của các hệ sinh thái cũng cần có nấm, tảo, giun, côn trùng, loài bò sát và vô số vi sinh vật. Một số ít loài hơn, mặc dù nói chung không được nhìn thấy, vẫn đóng một vai trò chủ chốt trong việc duy trì trạng thái quân bằng của một nơi chốn đặc thù” (61). Điều này dễ dàng bị làm ngơ khi đánh giá tác động môi sinh của các dự án kinh tế về khai khoáng, năng lượng, gỗ và các kỹ nghệ khác đang phá hủy và gây ô nhiễm. Ngoài ra, nước, có rất nhiều trong khu vực Amazon, cũng là một lợi ích cho sự sống còn của con người, nhưng các nguồn gây ô nhiễm (cho nó) cũng đang gia tăng [62].
50. Thật vậy, ngoài các quyền lợi kinh tế của các doanh nhân và chính trị gia địa phương, còn có “các quyền lợi kinh tế hoàn cầu rất lớn nữa” [63]. Do đó, không được tìm giải pháp trong việc “quốc tế hóa” khu vực Amazon [64], mà đúng hơn phải có cảm thức trách nhiệm lớn hơn về phía các chính phủ quốc gia. Về phương diện này, “chúng ta không thể không ca ngợi sự cam kết của các cơ quan quốc tế và các tổ chức xã hội dân sự đang thu hút sự chú ý của công chúng đối với các vấn đề này và đề nghị một sự hợp tác quan yếu, sử dụng các biện pháp gây áp lực hợp pháp, để đảm bảo điều này: mỗi chính phủ thực thi trách nhiệm đúng đắn và bất khả nhượng của mình trong việc bảo tồn môi trường và tài nguyên thiên nhiên của đất nước mình, mà không đầu hàng các quyền lợi giả mạo địa phương hoặc quốc tế” [65].
51. Để bảo vệ khu vực Amazon, điều tốt là kết hợp túi khôn của tổ tiên với kiến thức kỹ thuật đương thời, luôn cố gắng có được việc quản lý đất đai bền vững trong khi duy trì được lối sống và hệ giá trị của những người sống ở đó [66]. Họ, nhất là các dân tộc nguyên thủy, có quyền nhận - ngoài nền giáo dục căn bản – các thông tri thấu đáo và thẳng thắn về các dự án, mức độ và hậu quả cùng rủi ro của chúng, để có thể liên kết thông tin đó vào quyền lợi của chính họ và vào kiến thức của họ về nơi này, và do đó cung cấp hoặc từ chối sự đồng ý của họ, hoặc đề xuất các phương thức thay thế [67].
52. Kẻ có quyền không bao giờ hài lòng với những lợi nhuận họ kiếm được, và các tài nguyên của quyền lực kinh tế tăng lên rất nhiều nhờ những tiến bộ khoa học và kỹ thuật. Vì lý do này, tất cả chúng ta nên nhấn mạnh tới nhu cầu cấp thiết phải thiết lập “một khung pháp lý có thể định ranh giới rõ ràng và bảo đảm việc bảo vệ hệ sinh thái... nếu không, các cơ cấu quyền lực mới dựa trên mô hình kinh tế kỹ thuật có thể trấn áp không những nền chính trị của chúng ta, mà cả tự do và công lý nữa” [68]. Nếu Thiên Chúa kêu gọi chúng ta lắng nghe cả tiếng khóc của người nghèo lẫn tiếng khóc của trái đất [69], thì đối với chúng ta, “tiếng khóc của vùng Amazon với Đấng Tạo Hóa giống như tiếng khóc của dân Chúa ở Ai Cập (x. Xh 3: 7). Đó là tiếng khóc của cảnh nô lệ và bị bỏ rơi nài nỉ xin được tự do” [70].
Lời tiên tri chiêm niệm
53. Chúng ta thường để lương tâm mình ra u mê, vì “các xao lãng liên tục làm mờ đi nhận thức của chúng ta về việc thế giới của chúng ta thực sự giới hạn và hữu hạn ra sao" [71]. Từ một quan điểm hời hợt, chúng ta có thể nghĩ rằng “các sự vật trông không nghiêm trọng như thế đâu và hành tinh ta có thể tiếp tục như vậy trong một thời gian dài. Sự lảng tránh như vậy đóng vai trò như một giấy phép để tiếp tục lối sống và mô hình sản xuất và tiêu dùng hiện tại của chúng ta. Đây là cách con người cố gắng nuôi dưỡng những tật xấu tự hủy hoại chính mình: cố gắng không nhìn thấy chúng, cố gắng không thừa nhận chúng, trì hoãn các quyết định quan trọng và giả vờ cho rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra” [72].
54. Ngoài ra, tôi cũng nhận thấy rằng mỗi loài khác biệt đều có một giá trị ngay trong nó, nhưng “mỗi năm, người ta đều thấy sự biến dạng của hàng ngàn loài thực vật và động vật mà chúng ta sẽ không bao giờ biết, mà con cháu chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy, vì chúng đã bị mất vĩnh viễn. Đại đa số trở nên tuyệt chủng vì những lý do liên quan đến hoạt động của con người. Vì chúng ta, hàng ngàn loài sẽ không còn dành vinh quang cho Thiên Chúa bằng chính sự hiện hữu của chúng, cũng như không truyền đạt thông điệp của chúng cho chúng ta. Chúng ta không có quyền như vậy” [73].
55. Từ các dân tộc nguyên thủy, chúng ta có thể học cách chiêm ngưỡng khu vực Amazon chứ không phải chỉ phân tích nó, và do đó đánh giá cao mầu nhiệm quý giá vốn vượt quá chúng ta này. Chúng ta có thể yêu thương nó, chứ không phải chỉ sử dụng nó, với kết quả là tình yêu có thể đánh thức một sự quan tâm sâu sắc và chân thành. Thậm chí hơn nữa, chúng ta có thể cảm thấy một cách thân thiết là một phần của nó chứ không phải chỉ bảo vệ nó; như thế, khu vực Amazon sẽ một lần nữa trở thành một người mẹ đối với chúng ta. Vì “chúng ta không nhìn vào thế giới từ bên ngoài mà từ bên trong, ý thức được mối liên kết mà Chúa Cha đã liên kết chúng ta với mọi hữu thể” [74].
56. Chúng ta hãy đánh thức cảm thức thẩm mỹ và chiêm niệm Thiên Chúa ban cho chúng ta, cảm thức mà chúng ta thường để phai nhạt. Chúng ta hãy nhớ rằng, “nếu ai đó không học cách dừng lại và chiêm ngưỡng một điều gì đó đẹp đẽ, chúng ta không nên ngạc nhiên nếu người đó coi mọi sự như một đồ vật để sử dụng và lạm dụng vô tư” [75]. Mặt khác, nếu chúng ta bước vào hiệp thông với rừng, tiếng nói của chúng ta sẽ dễ dàng hòa quyện với tiếng nói của nó và trở thành một lời cầu nguyện: “khi chúng ta nghỉ ngơi dưới bóng cây bạch đàn cổ xưa, lời cầu xin ánh sáng của chúng ta hòa vào lời ca của tán lá muôn thuở” [76]. Việc hoán cải bên trong này sẽ cho phép chúng ta khóc cho khu vực Amazon và tham gia tiếng khóc của nó thấu tới Chúa.
57. Chúa Giêsu nói: "Há năm con chim sẻ không bán với giá hai đồng xu ư? Tuy nhiên, không ai trong số chúng bị lãng quên dưới ánh mắt Thiên Chúa” (Lc 12: 6). Thiên Chúa Cha của chúng ta, Đấng đã tạo ra mỗi hữu thể trong vũ trụ bằng tình yêu vô hạn, mời gọi chúng ta trở thành phương thế của Người để nghe tiếng khóc của khu vực Amazon. Nếu chúng ta đáp lại lời cầu xin xé lòng này, điều trở nên rõ ràng là các tạo vật của khu vực Amazon không bị Cha Thiên đàng của chúng ta lãng quên. Đối với các Kitô hữu, chính Chúa Giêsu đã lớn tiếng nói với chúng ta từ giữa chúng rằng, “vì Đấng sống lại đang mầu nhiệm ôm chúng vào chính Người và hướng chúng tới sự viên mãn như cùng đích của chúng. Những bông hoa ngoài đồng và chim chóc mà đôi mắt nhân bản của Người chiêm ngưỡng và khen ngợi giờ đây đã thấm đẫm sự hiện diện rạng rỡ của Người” [77]. Vì tất cả những lý do này, các tín hữu chúng ta gặp được ở vùng Amazon một nguồn cứ liệu thần học, một không gian nơi chính Thiên Chúa tự mặc khai Người và triệu tập các con trai và con gái của Người.
Giáo dục và các thói quen sinh thái
58. Về phương diện này, chúng ta có thể tiến thêm một bước và ghi nhận rằng một hệ sinh thái toàn diện không thể chỉ hài lòng với các vấn đề kỹ thuật tinh chỉnh hoặc các quyết định chính trị, pháp lý và xã hội. Hệ sinh thái tốt nhất luôn có chiều kích giáo dục có khả năng khuyến khích việc phát triển các thói quen mới nơi các cá nhân và các nhóm. Đáng buồn thay, nhiều cá nhân và nhóm sống ở khu vực Amazon đã thủ đắc nhiều thói quen điển hình của các thành phố lớn, nơi chủ nghĩa tiêu thụ và văn hóa lãng phí đã ăn sâu. Một hệ sinh thái lành mạnh và bền vững, tức hệ sinh thái có khả năng tạo ra sự thay đổi, sẽ không phát triển trừ khi người ta chịu thay đổi, trừ khi họ được khuyến khích chọn một phong cách sống khác, một một cách sống ít tham lam và thanh thản hơn, biết tôn trọng và ít lo lắng hơn, huynh đệ hơn.
59. Thật vậy, “trái tim một người càng trống rỗng, họ càng cần nhiều thứ để mua, để sở hữu và tiêu thụ. Gần như không thể chấp nhận được các giới hạn do thực tại áp đặt... Mối quan tâm của chúng ta không thể chỉ giới hạn vào mối đe dọa của các biến cố thời tiết khắc nghiệt, nhưng còn phải mở rộng đến cả các hậu quả thảm khốc của bất ổn xã hội. Nỗi ám ảnh về lối sống tiêu thụ, nhất là khi số ít người có khả năng duy trì nó, chỉ có thể dẫn đến bạo lực và hủy diệt lẫn nhau” [78].
60. Giáo hội, với kinh nghiệm tâm linh rộng lớn, việc đánh giá mới của Giáo Hội về giá trị của Sáng thế, mối quan tâm của Giáo Hội đối với công lý, lựa chọn người nghèo, truyền thống giáo dục và lịch sử của Giáo Hội đã nhập thân vào nhiều nền văn hóa khác nhau trên khắp thế giới, cả mong muốn đóng góp vào việc bảo vệ và tăng trưởng của khu vực Amazon nữa.
Điều này dẫn đến giấc mơ tiếp theo, mà tôi muốn chia sẻ trực tiếp hơn với các mục tử và tín hữu Công Giáo.
Kỳ sau: Chương Bốn: Giấc Mơ Kinh Tế
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ủy Ban Mục Mục Giới Trẻ Và Thiếu Nhi Họp Mặt 2020
Gioan Lê Quang Vinh
10:59 16/02/2020
Sáng ngày 13/02/2020 vừa qua, Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ và Thiếu Nhi đã tổ chức buổi họp mặt tại Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục VN với chủ đề Đồng Hành Với Người Trẻ.
Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Chủ tịch UBMVGT&TN chủ tọa cuộc họp. Tham dự cuộc họp có Cha Gioan Lê Quang Việt, Thư ký UBMVGT&TN, Cha Giuse Phạm Đức Tuấn, Tổng Tuyên úy Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam, Cha Xuân Đường DCCT, Thư ký Đức Cha, các Cha Trưởng Ban Giới Trẻ các giáo phận và một số khách mời.
Xem Hình
Sau khi Đức Cha cầu nguyện khai mạc, Cha Thư ký Gioan Lê Quang Việt đã trình bày dẫn nhập nội dung buổi họp và định hướng của ba năm Mục Vụ Giới Trẻ. Ngài mời gọi các tham dự viên góp ý kiến, đặc biệt góp ý về Đại Hội Giới Trẻ Toàn Quốc tại La Vang, và các hoạt động mục vụ hướng đến giới trẻ.
Dự kiến chương trình Mục Vụ Giới Trẻ trong ba năm tới như sau:
Năm 2020: Chủ đề: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện. Giáo hội đồng hành với người trẻ trong việc lắng nghe, phân định, và chọn lựa thực hành hướng tới sự trưởng thành toàn diện. Tài liệu học hỏi trong năm nay là sách Giáo Lý cho người trẻ (Youcat), sách Giáo huấn xã hội cho người trẻ (Docat), tông huấn Chúa Kitô đang sống (Christus Vivit) và các tài liệu khác liên quan đến chủ đề.
Năm 2021: Chủ đề: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Đồng hành với người trẻ trong việc lắng nghe, phân định, và chọn lựa / thực hành trong đời sống gia đình. Tài liệu học hỏi trong năm nay là tiếp tục sách Giáo Lý cho người trẻ (Youcat), sách Giáo huấn xã hội cho người trẻ (Docat), đồng thời học hỏi tông huấn Hãy vui mừng hoan hỷ (Gaudete et Exultate) và các tài liệu khác.
Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo Hội và xã hội. Tài liệu học hỏi trong năm nay là tiếp tục sách Giáo Lý cho người trẻ (Youcat), sách Giáo huấn xã hội cho người trẻ (Docat). Ngoài ra còn học hỏi tông huấn Niềm vui Tin Mừng (Evangeli Gaudium) và các tài liệu liên quan.
Đức Cha Chủ tịch và các tham dự viên cũng dành thời gian bàn thảo về website Giới Trẻ Công Giáo Việt Nam với các thư mục bài viết, hỏi đáp, diễn đàn… Song song với website là các game học hỏi, bản tin online mục vụ giới trẻ toàn quốc. Bên cạnh đó, việc dịch sách, sáng tác, linh đạo cho giới trẻ là những vấn đề được quan tâm. Các khó khăn phổ biến trong tương quan giữa Giáo Hội và giới trẻ cũng là những bận tâm của các vị mục tử. Một trong những câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để Giáo Hội có thể đồng hành với giới trẻ một cách hữu hiệu hơn.
Ngoài ra, các vị mục tử còn quan tâm thực hiện các dự án cho thời gian tới, mục tiêu là “xây dựng đội ngũ lãnh đạo giới trẻ kế thừa để phục vụ các chương trình mục vụ cộng đồng tại các giáo xứ.
Được biết, trước đó Đức Cha Chủ tịch Phêrô Nguyễn Văn Viên, đã đưa ra "Chương trình mục vụ giới trẻ 2020-2022: Mỗi tháng một hình ảnh hay tước hiệu Đức Giêsu" do ngài phụ trách. Trong lời giới thiệu của ngài có đoạn:
“Những hình ảnh và tước hiệu Đức Giêsu rất dồi dào, từ những hình ảnh hay tước hiệu trừu tượng (chẳng hạn: Đường, Sự Thật, Sự Sống), tới những hình ảnh hay tước hiệu cao trọng (chẳng hạn: Con Thiên Chúa, Vua, Hoàng Tử), tới những hình ảnh hay tước hiệu bình dị (chẳng hạn: Mục Tử Nhân Lành, Người Thầy, Người Bạn). Mỗi hình ảnh hay tước hiệu cho phép con người hiểu biết phần nào đó về căn tính, đời sống và sứ mệnh của Người. Có những hình ảnh và tước hiệu giúp con người hiểu biết hơn về thiên tính của Đức Giêsu, trong khi có những hình ảnh hay tước hiệu giúp con người hiểu biết hơn về nhân tính của Người. Những hình ảnh và tước hiệu này đóng vai trò trung gian, giúp con người liên kết mật thiết hơn với Đức Giêsu và nhờ Người để đến với Thiên Chúa Cha”.
Ngoài ra, có hai điểm nổi bật đáng chú ý trong Dự Thảo Kế hoạch MVGT giai đoạn 2020-2022. Một là tinh thần của chương trình đào tạo đội ngũ nòng cốt. Nhóm nòng cốt này cần được đào tạo các đức tính: kiên định, tận tụy, can đảm, sáng tạo, kết nối, toàn diện và có tình thương, lòng trắc ẩn. Thứ hai, UBMVGT&TN tổ chức Giải đấu Game quy mô toàn quốc nhằm tạo sân chơi cho giới trẻ tham gia vào sinh hoạt của Giáo Hội đồng thời quảng bá Đại Hội Giới Trẻ toàn quốc.
Để đúc kết, Đức Cha Chủ tịch trình bày kế hoạch chung và đường hướng thực hiện các kế hoạch. Buổi họp mặt kết thúc buổi trưa cùng ngày.
Gioan Lê Quang Vinh
Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Chủ tịch UBMVGT&TN chủ tọa cuộc họp. Tham dự cuộc họp có Cha Gioan Lê Quang Việt, Thư ký UBMVGT&TN, Cha Giuse Phạm Đức Tuấn, Tổng Tuyên úy Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam, Cha Xuân Đường DCCT, Thư ký Đức Cha, các Cha Trưởng Ban Giới Trẻ các giáo phận và một số khách mời.
Xem Hình
Sau khi Đức Cha cầu nguyện khai mạc, Cha Thư ký Gioan Lê Quang Việt đã trình bày dẫn nhập nội dung buổi họp và định hướng của ba năm Mục Vụ Giới Trẻ. Ngài mời gọi các tham dự viên góp ý kiến, đặc biệt góp ý về Đại Hội Giới Trẻ Toàn Quốc tại La Vang, và các hoạt động mục vụ hướng đến giới trẻ.
Năm 2020: Chủ đề: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện. Giáo hội đồng hành với người trẻ trong việc lắng nghe, phân định, và chọn lựa thực hành hướng tới sự trưởng thành toàn diện. Tài liệu học hỏi trong năm nay là sách Giáo Lý cho người trẻ (Youcat), sách Giáo huấn xã hội cho người trẻ (Docat), tông huấn Chúa Kitô đang sống (Christus Vivit) và các tài liệu khác liên quan đến chủ đề.
Năm 2021: Chủ đề: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Đồng hành với người trẻ trong việc lắng nghe, phân định, và chọn lựa / thực hành trong đời sống gia đình. Tài liệu học hỏi trong năm nay là tiếp tục sách Giáo Lý cho người trẻ (Youcat), sách Giáo huấn xã hội cho người trẻ (Docat), đồng thời học hỏi tông huấn Hãy vui mừng hoan hỷ (Gaudete et Exultate) và các tài liệu khác.
Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo Hội và xã hội. Tài liệu học hỏi trong năm nay là tiếp tục sách Giáo Lý cho người trẻ (Youcat), sách Giáo huấn xã hội cho người trẻ (Docat). Ngoài ra còn học hỏi tông huấn Niềm vui Tin Mừng (Evangeli Gaudium) và các tài liệu liên quan.
Đức Cha Chủ tịch và các tham dự viên cũng dành thời gian bàn thảo về website Giới Trẻ Công Giáo Việt Nam với các thư mục bài viết, hỏi đáp, diễn đàn… Song song với website là các game học hỏi, bản tin online mục vụ giới trẻ toàn quốc. Bên cạnh đó, việc dịch sách, sáng tác, linh đạo cho giới trẻ là những vấn đề được quan tâm. Các khó khăn phổ biến trong tương quan giữa Giáo Hội và giới trẻ cũng là những bận tâm của các vị mục tử. Một trong những câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để Giáo Hội có thể đồng hành với giới trẻ một cách hữu hiệu hơn.
Ngoài ra, các vị mục tử còn quan tâm thực hiện các dự án cho thời gian tới, mục tiêu là “xây dựng đội ngũ lãnh đạo giới trẻ kế thừa để phục vụ các chương trình mục vụ cộng đồng tại các giáo xứ.
Được biết, trước đó Đức Cha Chủ tịch Phêrô Nguyễn Văn Viên, đã đưa ra "Chương trình mục vụ giới trẻ 2020-2022: Mỗi tháng một hình ảnh hay tước hiệu Đức Giêsu" do ngài phụ trách. Trong lời giới thiệu của ngài có đoạn:
“Những hình ảnh và tước hiệu Đức Giêsu rất dồi dào, từ những hình ảnh hay tước hiệu trừu tượng (chẳng hạn: Đường, Sự Thật, Sự Sống), tới những hình ảnh hay tước hiệu cao trọng (chẳng hạn: Con Thiên Chúa, Vua, Hoàng Tử), tới những hình ảnh hay tước hiệu bình dị (chẳng hạn: Mục Tử Nhân Lành, Người Thầy, Người Bạn). Mỗi hình ảnh hay tước hiệu cho phép con người hiểu biết phần nào đó về căn tính, đời sống và sứ mệnh của Người. Có những hình ảnh và tước hiệu giúp con người hiểu biết hơn về thiên tính của Đức Giêsu, trong khi có những hình ảnh hay tước hiệu giúp con người hiểu biết hơn về nhân tính của Người. Những hình ảnh và tước hiệu này đóng vai trò trung gian, giúp con người liên kết mật thiết hơn với Đức Giêsu và nhờ Người để đến với Thiên Chúa Cha”.
Ngoài ra, có hai điểm nổi bật đáng chú ý trong Dự Thảo Kế hoạch MVGT giai đoạn 2020-2022. Một là tinh thần của chương trình đào tạo đội ngũ nòng cốt. Nhóm nòng cốt này cần được đào tạo các đức tính: kiên định, tận tụy, can đảm, sáng tạo, kết nối, toàn diện và có tình thương, lòng trắc ẩn. Thứ hai, UBMVGT&TN tổ chức Giải đấu Game quy mô toàn quốc nhằm tạo sân chơi cho giới trẻ tham gia vào sinh hoạt của Giáo Hội đồng thời quảng bá Đại Hội Giới Trẻ toàn quốc.
Để đúc kết, Đức Cha Chủ tịch trình bày kế hoạch chung và đường hướng thực hiện các kế hoạch. Buổi họp mặt kết thúc buổi trưa cùng ngày.
Gioan Lê Quang Vinh
10 mùa Xuân vui sống đạo tại Cộng đoàn CGVN thánh Giuse, Scarborough TGP Toronto.
Dominic David Trần
17:26 16/02/2020
Riêng tại nội địa Canada đã có 8 trường hợp nhiễm bệnh trong giai đoạn cách ly điều trị chưa kể 67 người Canada đang nhiễm bệnh trên du thuyền Diamond Princess hiện đang bị cách ly bên Biển Nhật Bản.
Riêng hình ảnh bé gái Canada theo người mẹ gốc Hoa về ăn tết đeo khẩu trang, bị kẹt trong
vòng cách ly tại Vũ Hán (hình kèm) đã được người cha Canada kêu cứu trên báo và bé gái này đã được Chính Phủ Canada đem máy bay chuyên dụng sang đón về trung tâm cách ly CFB Trenton ON. Ngày hôm nay Ngày của Tình nhân Valentine's Day 2020 thì quà tặng có ý nghĩa nhất dành cho những người yêu nhau chính là bông hoa kết bằng các khẩu trang cắm trên đế là các chai dung dịch sát trùng rửa tay (hình kèm).
Khi nghĩ nhớ về mọi khốn khó của kiếp phàm nhân ngắn ngủi này theo khía cạnh cá nhân Me First hay các chữ nghĩa tương tự như thế chúng ta có thể đã quên rằng … Niềm vui bên Chúa và niềm vui trong Chúa (The Joy in Christ, the Christian Joy;.. Ở bên Ngài hoan lạc chẳng hề vơi..) chính niềm vui thực sự.
trên truyền hình, máy tính và điện thoại cầm tay, các chương trình trực tuyến, Youtube hay các Chương trình Truyền Thanh Truyền Hình Công Giáo kể từ 15/2 đến 28/2/2020 cho đến khi có thông báo mới. Với những nhu cầu về khẩu trang, hóa chất rửa tay sát trùng, thực phẩm, thuốc uống, dụng cụ trang phục thiết bị y khoa cho Bác sĩ cũng không sợ thiếu hụt và nhất là chế độ chăm sóc y tế miễn phí tại đây đã được diễn tả trong lời quốc ca Canada
" God keep our land-glorious and free " cũng như lời cầu nguyện trong lễ nhậm chức của các tân Tổng Thống Mỹ và trong các Thông điệp Liên Bang sau này đều kết thúc bởi câu " God bless America" là thực sự có ý nghĩa tuyên xưng Đức Tin vào Thiên Chúa.
Đội Ơn Thiên Chúa quan phòng phù trợ cho Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ và cách riêng cho Mạng lưới Truyền Thống Công Giáo Vietcatholic.net. Trân trọng cảm ơn công khó của Linh Mục Gioan Trần Công Nghị cùng các Đấng bậc và các vị cộng tác viên nên hôm nay người Công Giáo Việt Nam có thể tạm an tâm với Thánh Lễ và Chương trình Phụng Vụ
trên mạng lưới này.
Trên đường đi vào một sáng mùa xuân người viết chợt nhìn thấy bảng chữ điện tử của một Hội đường tôn giáo trích dẫn Lời Chúa bằng tiếng Anh, " Thiên Chúa vẫn là một, hôm qua hôm nay và ngày mai " dù chúng ta chưa bước vào mùa Chay của năm 2020.
Vì thế Lời Thiên Chúa phán truyền với ông Mosê nơi bụi gai không cháy trên Núi Thánh, " Ta là Đấng Hằng Hữu, là Đấng Hằng có đời đời! " thật mang ý nghĩa cao cả và sâu sắc, Thiên Chúa sáng tạo ra không gian và thời gian. Thiên Chúa là Chúa Tể của mùa Xuân.
Vì vậy có thể hiểu được vì sao Giáo Hội của Chúa vẫn tiếp tục con đường lữ hành trần thế trong hai ngàn năm qua bởi vì Giáo Hội luôn đổi mới canh tân đời sống mới theo Tin Mừng Phúc Âm, nơi Chúa có Lời ban sự sống đời đời.
Tâm tình Thống hối Tạ Ơn Thiên Chúa và Quyết Tâm Canh Tân Đời Sống chắc chắn đã là một trong những điều nói lên sự hiện hữu của Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ được Đức Chúa Con đã vâng lệnh Đức Chúa Cha gần 2000 năm qua khi Đức Chúa Giê su Kitô chọn 12 Tông Đồ đầu tiên vào năm 33AD và sai họ đi giảng đạo khắp thế gian; trong Phúc Âm; Chúa phán với ông Phê rô, này Phê rô, con là đá, trên đá này ta sẽ xây dựng Hội Thánh. … và anh em hãy đi rao giảng cho muôn dân và này Thầy ở cùng anh em (Ego Vobiscum Sum, Mt 28:20) hàng ngày cho đến tận thế. (Đây cũng chính là khẩu hiệu Giám Mục của Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu.)
Bài hát của nhạc sĩ Phanxicô (Phê rô Nguyễ̃n Đình Diễn) đã nói lên suy niệm, " còn sống ngày nào con sẽ đàn ca hát kính Đức Chúa Trời ngày ấy",
muôn lời qua muôn đời.
Để mà tạ ơn,
Ơn Trời rất bao la.
Con muốn dâng lời ca
ươm ngát hương ngàn hoa.
Dâng ý thơ vui
Ngợi ca ân tình Cha.
Xin nương thân trong Chúa,
Ngày tháng mãi là mùa xuân.
Xin dâng trong suốt cuộc đời,
Những lời cảm mến tri ân.
Và như vậy … " tính tuổi thọ tròn ngoài bảy chục, mạnh giỏi chăng là được tám mươi, mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ… Ngàn năm Chúa kể là gì, tựa hôm qua đã đi mất rồi, khác nào một trống canh thôi. (TV 89).
Vâng, 10 năm thành lập của Cộng Đoàn Thánh Giuse, Scarborough do vậy chỉ là phần nhỏ của một trống canh thôi nhưng ấy chính là phần nhỏ của một trống canh mà các Đấng bậc và giáo sĩ tu sĩ giáo dân Công Giáo Viẹt Nam tại đây được hưởng 10 mùa xuân vui sống đạo yên hàn.
Không phải ngẫu nhiên mà Linh Mục Giuse Phạm Hồng Chương đã được Đức Cha Thomas Collins, Tổng Giám Mục TGP Toronto bổ nhiệm làm Cha Sở đầu tiên người Canada gốc thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam tại Giáo Xứ Tòng Thổ St. Rose of Lima OP (Territorial Parish). LM Giuse Phạm Hồng Chương đã kính xin Đấng Bản quyền của Tổng Giáo Phận chấp thuận cho phép Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Scarborough và thêm các giáo dân tòng thổ của Giáo khu Đông Toronto như Whitby, Durham, Pickering, Ajax, Oshawa, cùng với các giáo hữu Việt Nam lẻ loi ở tại khu vực khác như Richmond Hills, Stouffville, Markham, Uxbridge, Cobourg, Georgina được
được tham dự Thánh Lễ bằng tiếng Việt trong cộng đoàn nhỏ bé mang danh hiệu Thánh Giuse tại Scarborough thay vì danh hiệu dễ nhớ hơn là " Cộng Đoàn Công Giáo Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Scarborough."
Bài Thánh ca " Cầu xin Thánh Gia" của Cha cố Gioan Phạm Đình Nhu (1928-2017) vị Linh Mục gốc Giáo Phận Phát Diệm cùng nhạc sĩ Giuse Nguyễn Khắc Thuần (1930-2009) vốn được các tác giả sáng tác nên với thành ý và nội dung rõ ràng đầy đủ về Lời Cầu Nguyện với Đức Chúa Con, với thánh cả Giuse lao công và Đức Mẹ Maria trong tình yêu mến hợp nhất với Gia Đình Thánh Gia Thất (The Holy Family).
Thế nhưng thói quen tính nhớ vắn tắt nói tắt đã làm cho một số bà con chỉ biết đấy là bài ca, " Giuse xóm nhỏ" thế thôi!
Tuy thói quen nhớ vắn tắt rất … Việt Nam ấy lại thể hiện suy nghĩ chân thành thực tế của bà con Công Giáo Việt Nam tại nơi đây. Gia phả trần thế của thánh Giuse, Chúa Thánh Thần truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria, và tỏ bày ý định của Thiên Chúa cho ông thánh Giuse, Đức Chúa Giêsu Giáng Sinh nơi chuồng bò dê trên Đồng Bê lem, và cả gia đình Thánh Gia, the Holy Family, đã nửa đêm được Thánh Thần báo mộng phải chạy trốn sự truy sát và bách hại bởi quân đội của bạo chúa Herode, tỵ nạn bên Ai Cập, cho đến khi Herode chết thì lại phải tránh ông vua con nối nghiệp hung ác này thì gia đình Thánh Gia đã phải chuyển đến Nazareth để sống chứ không thể trở về quê cũ tại miền đất Judea. Trong mái nhà nghèo mới của bác thợ mộc Giuse cùng Đức Mẹ Maria và Đức Chúa Con vui sống yên hàn khiêm nhường cho đến ngày Đức Chúa Giêsu vâng phục và hoàn thành sứ mệnh cứu độ thế gian theo thánh ý của Đức Chúa Cha trên đường rao giảng Ơn Cứu độ và chịu đóng đinh trên Thánh giá ở đồi Can vê vào năm 33 AD.
Sự Vâng phục Thiên Chúa, Sự Khiêm nhường và lao động-phục vụ trong thinh lặng của Thánh cả Giuse là bài học cần thiết cho con người hôm nay hơn bao giờ hết.)
Nơi bài suy tư cá nhân này hướng về 10 Mùa Xuân vui sống đạo yên hàn của Cộng Đoàn thánh Giuse Scarborough có kèm những tấm hình ghi lại những Thánh Lễ Phụng Vụ đặc biệt đã qua.
Khởi đầu là Năm 2010 được Giáo Hội đặc biệt dành cho phụng vụ " Mừng Năm Các Linh Mục - Celebrating the Year of the Priests" và cũng là tin vui tăng thêm nhiệt thành sống đạo cho Người Công Giáo Việt Nam tại Canada. Ngày 06/11/2009 Đức Thánh Cha Benedictus XVI đã chọn Linh Mục Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu nguyên là Cha Sở Giáo Xứ tòng thổ St Cecilia's Church of Toronto kiêm Quản Nhiệm Giáo Xứ Tòng Nhân Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto nay là Chưởng Ấn kiêm Chưởng Giáo Phủ Tổng Giáo Phận Toronto làm Giám Mục Phụ Tá Toronto Hiệu Tòa Ammaedara. Đại Lễ tấn phong Giám Mục cho Đức Giám Mục tân cử Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu được Đức Cha Thomas Collins, Tổng Giám Mục TGP Toronto chủ phong tại Nhà Thờ Chánh Tòa St. Michael vào ngày 13/01/2010.
Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu đã được bổ nhiệm Đặc trách Giáo Khu Đông Toronto và kiêm nhiệm Giám Mục Đặc Trách Tổng Linh hướng Phó Tế của cả Tổng Giáo Phận.
Đại Chủng Viện St Augustine Seminary của toàn TGP Toronto nằm trong Thành phố Scarborough.
Từ Oshawa là nơi người Việt ở cực đông đi về Nhà Thờ GXCTTĐVN Toronto gần 70km highway 401 cần 60 phút lái xe theo lý thuyết và điều kiện lý tưởng nhưng thực tế ít nhất sẽ mất gấp rưỡi thời gian nói trên vì mùa đông thì bão tuyết và những người xem trận đấu băng cầu - còn mua hè thì kẹt bởi người hâm mộ bóng chày, bóng rổ, và bao thứ hội hè khác. Trong khi đó nếu chỉ đi xe Go Bus liên tỉnh từ Oshawa về Scarborough là 60phút còn lái xe là 30 phút.
Bên cạnh các bổn phận mục vụ Giám Mục là một cơ hội để thực hiện phụng vụ bằng tiếng mẹ đẻ Việt Nam và cái cộng đoàn … xóm nhỏ khó nghèo này trong những dịp phụng vụ đặc biệt lại được vị Giám Mục Công Giáo Canada gốc Việt trẻ nhất đến chủ tế và tham gia mọi sinh hoạt (trẻ cả tuổi đời và tuổi được tấn phong Giám Mục lúc 39 tuổi vào năm 2009 Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu sinh 08/05/1970. Kèm hình chụp Đức Cha Vincent Nguyễn và bé Joseph JC Trần vào tháng 3/2010. Nay 10 năm sau Đại Lễ tấn phong Đức Cha Vincent Nguyễn vẫn còn là 1 trong 3 vị Giám Mục Canada có tuổi Đời trẻ nhất. Hai vị kia là Đức Cha Mariam Andrej Pacak, CssR, sanh 24/4/1973, Giám Mục Tông Tòa St Cyril and Methodius Eparchy of Slovakian Greek nghi lễ Byzantine Rite Công Giáo Đông Phương tấn phong lúc 45 tuổi đời vào ngày 15/07/2018, và Đức Cha Thomas Dowd (sanh 11/08/1970, là Giám Mục Phụ Tá TGP Montreal, tấn phong Giám Mục lúc 41 tuổi đời vào ngày 10/09/2011).
Ngày 19 và 20/03/2010 Linh Mục Francis Vũ Thế Toàn SJ đã giảng Tĩnh Tâm cho Cộng Đoàn cùng với bà Elizabeth Nguyễn Thị Thu Hồng thuyết trình về cuộc đời tu đức và phụng vụ và trưng bày một số kỷ vật lưu niệm của Đấng Đáng Kính Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. (Bà Elizabeth Nguyễn là em gái út của Đức cố Hồng Y) Ngày 21/03/2010 có hơn 1300 giáo dân đã đến tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật thứ 5 Mùa Chay và kính Thánh Giuse chính thức mở đầu phụng vụ bằng tiếng Việt. Lòng đạo nhiệt thành và sự tham dự đông đảo của các cộng đoàn Việt Nam khác đã khích lệ Cộng đoàn giáo xứ tòng thổ. Và giờ đây những kỷ vật nổi tiếng khác của Tôi Tớ Chúa Đức cố Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận chỉ được trưng bày tại Tu Viện Nữ Celitinnen zur hl., ở Thành phố Cologne Tây Đức.
Từ ngày chính thức được thành lập các hội đoàn đạo đức và Công Giáo tiến hành được xây dựng như các Ca đoàn, Ban Hướng Dẫn, Ban Phụng Vụ, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình, Lớp Việt Ngữ và Giáo Lý. Cộng Đoàn tích vực tham dự mọi lịch phụng vụ cuả TGP Toronto, và với Liên Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Toronto như tổ chức Hành Hương Thánh Mẫu Việt Nam tại Đền Thánh Tử Đạo Midland và các sinh hoạt chung khác.
Một số lớn giáo dân đến từ TGP Sàigòn và các giáo sĩ tu sĩ Việt Nam tại Toronto cũng đã từng sống đạo ở miền Nam Việt Năm trước đây. Nhà Thờ Đức Bà Sàigòn là hình ảnh trong trí nhớ về quê hương nhất là vào những đêm đông Toronto Canada. Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình được tấn phong Giám Mục vào tháng 11/ 1955 tại Nhà Thờ Đức Bà và ngài trở thành Giám Mục Đại diện Tông Tòa Cần Thơ. Tháng 11 năm 1960 Đức Thánh Cha Gioan XXIII ban Sắc chỉ chính thức thành lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt Nam và Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình trở thành vị Tổng Giám Mục tiên khởi của TGP Sàigòn từ năm 1960 đến năm 1995. Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu cùng với người viết và các vị khác đã sanh ra được chịu phép Rửa Tội, Thêm Sức và các Bí tích cần kíp khác. Vì vậy sau một thời gian ngắn chuẩn bị - ngày 15/08/2011 nhân dịp Lễ Đức Mẹ Lên Trời- Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu đã chủ tế và chủ sự nghi thức thánh hiến tượng Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình theo mẫu của Nhà Thờ Đức Bà Sàigòn vào khuôn viên bên phải Nhà Thờ St Rose of Lima với tất cả chi phí và công sức của Cộng Đoàn và ủng hộ của Liên Cộng Đoàn.
Đoàn chiên Công Giáo gốc Việt Nam sống rải rác tại Canada với số nhân danh nhỏ bé so với các Giáo đoàn di dân tỵ nạn nhập cư khác như Ý, Ba lan, Phi, Ấn Độ, Trung Hoa. Nhưng ngày 01/6/2016 Linh Mục Giuse Nguyễn Thế Phương, vị Tổng Đại Diện từ năm 2013 của TGP Vancouver, Tỉnh Bang British Columbia Viễn Tây Canada được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn làm Giám Mục Chính Tòa đời thứ 6 của Giáo Phận Kamloops trực thuộc TGP Vancouver. Ngày 25/8/2016 các Đức Cha Việt Nam tiên khởi tại Bắc Mỹ - Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Quận Cam California Mỹ, Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu cùng với các giáo sĩ tu sĩ giáo dân Việt Nam đã hân hoan thông công đồng tế trong Đại Lễ Tấn Phong và một lần nữa Đại Lễ Tấn Phong vị Giám Mục. Canada thứ hai gốc thuyền nhân tỵ nạn từ Việt Nam đã nâng cao lòng nhiệt thành Đức Tin của người Công Giáo Việt Nam tại Canada. Ngày 02/10/2016 Đức Cha Giuse Nguyễn Thế Phương đã đến thăm bà con linh tông huyết tộc thân hữu Toronto và dâng Thánh Lễ Tạ Ơn tại Nhà Thờ Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Giuse Thành phố Scarborough.
Sáng ngày 15/06/2019 các cư dân Đô thị Toronto say ngủ sau chiến thắng tối hôm qua trận thắng cúp Vô địch NBA Bóng rổ lần đầu tiên sau 25 năm tham dự giải của đội Raptors of Toronto Canada đương kim vô địch Eastern Conference trước đội Golden Warriors State of California USA đương kim vô địch Western Conference. Cộng Đoàn thánh Giuse Scarborough và Giáo Xứ St Rose of Lima cùng các giáo hữu đến tham dự và thông công Thánh Lễ truyền chức thánh đặc biệt.
Theo như lệ thường Đức Giám Mục đặc trách Tổng Linh Hướng Phó Tế Tổng Giáo Phận Toronto sẽ truyền chức cho các tân Phó Tế tại St Michael Cathedral, là Nhà Thờ Chính Tòa của TGP Toronto. Hôm nay Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa tại Hải Ngoại và tân chức Gioan Baotixita Trần Quốc Khánh S.D.D, một thời tham gia sinh hoạt trong Ca đoàn thánh Giuse Scarborough tha thiết xin Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu chấp thuận cho cử hành Thánh Lễ Truyền Chức Phó Tế tại Nhà Thờ St Rose of Lima của Cộng Đoàn Thánh Giuse Scarborough.
Đức Ông Linh Mục Edgardo Pan PH, Cha Sở và các giáo sĩ tu sĩ giáo dân GX St Rose of Lima và Linh Mục Giuse Phạm Quốc Thông OP. Cha Sở Sacred Heart of Jesus Christ Toronto kiêm Quản Nhiệm Cộng Đoàn thánh Giuse Scarborough và các Linh Mục giáo sĩ tu sĩ Giáo dân Việt Nam cùng đồng tế thông công với Đức Cha chủ tế chủ phong Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu. Tại Thánh Lễ đặc biệt này, lần đầu tiên kể từ khi người Việt Nam tỵ nạn đầu tiên đặt chân đến Toronto Canada trong tháng 5 năn 1975 những người thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam được chứng kiến những "đầu tiên" - Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, vị Giám Mục Canada truyền chức Phó Tế lần đầu tiên cho người Công Giáo thuyền nhân Việt Nam; thầy GB Trần Quốc Khánh S D.D tham gia Ca đoàn CĐCGVN thánh Giuse, Scarborough; với Đức Ông Linh Mục Peter Maria Phạm Hoàng Bá CHH vị giáo sĩ thuyền nhân Việt Nam đầu tiên được tặng tước vị Đức Ông; và thầy Anthony Trần Vĩnh, thuyền nhân Việt Nam đầu tiên được Đấng Bản quyền TGP Toronto truyền chức Phó Tế Vĩnh viễn vào năm 2000, đã có được niềm vui
choàng phẩm phục Phó Tế cho tân chức GB Trần Quốc Khánh S.D.D.
Thánh Lễ Giao Thừa Mừng Xuân của người Công Giáo Việt Nam trong và ngoài nước cũng cùng chung một ý nguyện phụng vụ.
Các Phật Tử thường suy nghĩ về ' Đời là Bể Khổ qua Tứ Diệu Đế, Sinh Lão Bệnh Tử.' Thánh Vịnh 89 nêu trên, " … tính tuổi thọ tròn ngoài bảy chục, có họa chăng là được tám mươi, mà phần lớn cuộc đời chỉ là gian lao KHỐN KHỔ.'
Với người giáo hữu Công Giáo Việt Nam luôn tuyên tín vào Công trình Khổ Nạn Cứu Độ của Đức Chúa Giêsu vì qua Thập Giá đến vinh quang. Chúng ta suy tôn Thánh Giá Chúa Giêsu Kitô qua tâm trí và con mắt Đức Tin.
Đối với một số người nào đó họ chỉ nhìn lên Thánh Giá bằng con mắt có tròng thịt nên không thể thấy được ý nghĩa vinh quang của Thập Giá Chúa Giêsu (they look but not SEE).
Giả sử như khái niệm ' sát na' của Phật Giáo có thể đơn giản hóa tạm bằng một thực tế đơn vị ngắn nhất về thời gian mà mắt thường và ý niệm cảm được thí dụ như là nhanh hơn một cái búng ngón tay. Vì vậy con người hãy an tâm an trú trong hiện tại trong lúc này.
Cũng Thánh Vịnh 89 nói trên, … ngàn năm Chúa kể là gì… khác nào một trống canh thôi.." Trong Phúc Âm Đức Chúa Giêsu đã dạy; … Đừng lo lắng gì cả về việc sẽ ăn mặc trong ngày hôm nay ra sao… Ngày nào có nỗi khổ của ngày ấy. Nói ngắn hơn con chim sẻ nhỏ bé ngoài kia, những đóa hoa huệ thật xinh đẹp rực rỡ hơn mọi áo quần của vua Salomon, vậy mà sớm nở tối tàn mai quăng vào lò lửa. Đấy không phải là Lời Chúa dạy về sự phù du. hào nhoáng chóng qua (vanity and ephemeral) của thế giới vô thường đó sao (Anitya)!
Người tín hữu Công Giáo cảm nghiệm và suy tư về thế giới con người và chung quanh bằng Con Mắt Đức Tin được Chúa soi sáng. Vì vậy họ ngước nhìn lên Thập Giá thấy Con đường Khổ Nạn của Chúa là Vinh quang. Là lạc quan là hoan lạc trong ơn cứu độ của Chúa, không phải là thứ lạc quan tếu hoặc gắng gượng làm vui.
Bởi vì… xin nương thân trong Chúa ngày tháng mãi là mùa xuân. Thiên Chúa là Chúa Tể của mùa Xuân nên ở bên Chúa hoan lạc vui mừng sẽ không bao giờ vơi.
Cũng như những Thánh Lễ Mừng Xuân các năm trước ở Cộng Đoàn thánh Giuse Scarborough, Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu và Cha Quản nhiệm Giuse Phạm Quốc Thông OP sẽ mặc áo dài Việt Nam cách tân của phái Nam, trong Thánh Lễ phát lộc Lời Chúa cho mọi người, và ở tiệc mừng dưới basement Đức Cha cũng lì xì phong bao đỏ có một loonie Canada cho các cháu và mọi người.
Đức Cha cũng không quên tự tay làm muối dưa cải chua theo cách của cố hương và đem đến đãi toàn thể Cộng Đoàn. Lúc nào Đức Cha cũng ân cần với mọi người bằng nụ cười tự nhiên.
Khi ngắm áo dài nam của Đức Cha Vincent Nguyễn, của Cha Giuse Phạm Quốc Thông OP và của các vị nam nữ khác bên cạnh bàn các cháu bé Thiếu Nhi Thánh Thể viết Thư Pháp và các bé trai trong đội múa Lân cùng các món ăn ngày tết âm lịch như bánh chưng chè khoai, bánh cuốn bánh ít bánh bèo bánh bò, dưa muối cải chua của Đức Cha Vincent tự làm bên cạnh dưa kiệu và các món khác theo truyền thống làm cho người viết chợt nhớ lại bài thơ của nhà thơ A Khuê đã được nhạc sĩ Trần Quang Lộc phổ nhạc năm 1973 theo nguyên tác, " Về đây nghe em";
Về đây nghe em, mặc áo the đi guốc mộc,
Kể chuyện tình bằng lời ca dao bằng hạt lúa mới bằng nồi ngô khoai…
Cần phải nói thêm là nhà thơ A Khuê là tín hữu Công Giáo tên thật là Hoàng Văn Phú (1948-2009) quê vùng con rươi huyện Tứ Kỳ Hải Dương di cư vào Quảng Ngãi.
Cũng trong hình chụp kèm món quà Ngày Tình Nhân Valentine Day 2020 là đóa hoa kết bằng khẩu trang.
Ấy cũng chỉ là sức người phàm nhân. Chỉ một con siêu vi khuẩn coronavirus tí tí tẹo thôi mà đã khiến cho cả thế giới con người hôm nay lao đao rối trí.
Hãy nhìn vào đôi mắt đẹp và thơ ngây của cháu bé kẹt giữa trung tâm dịch siêu vi cúm cấp tính Covid 2019 này để nhớ lại Lời Chúa, " Nước Trời chỉ dành cho các em thơ bé như vậy."
Bởi vì với con người phàm nhân thì mọi sự là không thể. Với Thiên Chúa mọi sự đều có thể. (Luke 1:37; For nothing is impossible with God)
10 Mùa Xuân và Mùa Chay trước đây từ vị Giáo sĩ Công Giáo Việt Nam cao tuổi đời và số năm phục vụ dài nhất từ 1974 là Cha cố Giuse Trần Xuân Lãm (sanh 1943) cho đến vị trẻ tuổi nhất được truyền chức 2005 tại Toronto là Linh Mục Giuse Nguyễn Ngọc Duy đều đến phục vụ đồng tế và thông công ở Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam thánh Giuse Scarborough này với cùng một cảm nghiệm và cầu nguyện như vị Quản nhiệm đầu tiên của Cộng Đoàn là Linh Mục Giuse Phạm Hồng Chương; … Giuse trong xóm nhỏ không điêu tàn nhưng phó thác mọi sự vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, và an vui sống đạo yên hàn khiêm nhường hiền hòa. Xin Thiên Chúa thương ban cho Cộng Đoàn này những 10 Xuân mới kính Chúa yêu người an vui yên hàn sống đạo.
Biên tập và hình ảnh: Dominic David Trần
VietCatholic TV
Đức Hồng Y Reinhard Marx bất ngờ tuyên bố không tiếp tục giữ chức chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:02 16/02/2020
Trong một diễn biến gây ngạc nhiên cho nhiều người, hôm thứ Ba 11 tháng Hai, Đức Hồng Y Reinhard Marx tuyên bố rằng ngài sẽ không tìm kiếm một nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là người đứng đầu Hội Đồng Giám Mục quốc gia. Ngài đã viện dẫn tuổi tác và mong muốn dành nhiều thời gian hơn cho tổng giáo phận của mình như là lý do chính cho quyết định này.
Đức Hồng Y Marx, được bổ nhiệm là Tổng Giám Mục của Munich và Freising vào năm 2008, và đã được bầu làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức năm 2014. Trong một thông cáo được công bố hôm thứ Ba 11 tháng Hai trên trang web của Hội Đồng Giám Mục Đức, ngài cho biết trong khoá họp khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục Đức từ 2 đến 5 tháng Ba tới đây, ngài sẽ không ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai.
Theo Đức Hồng Y, ngài sẽ đạt đến tuổi 72 khi nhiệm kỳ thứ hai kết thúc, tức là chỉ còn ba năm trước tuổi 75, là tuổi mà các giám mục và Hồng Y được yêu cầu nộp đơn từ chức lên Đức Giáo Hoàng.
“Tôi nghĩ rằng bây giờ đến phiên thế hệ trẻ,” và nói thêm rằng ngài tin rằng việc chuyển đổi thường xuyên hơn vị trí này có thể là một điều tích cực cho Hội Đồng Giám Mục.
Đức Hồng Y Marx cho biết ngài sẽ tiếp tục tích cực tham gia Hội Đồng Giám Mục, cũng như tham gia vào tiến trình công nghị hai năm của Đức, mà các giám mục Đức hiện đang trải qua.
Kể từ khi Đức Thánh Cha Phanxicô nhậm chức vào năm 2013, Đức Hồng Y Marx đã trở thành nhân vật chủ chốt trong triều đại giáo hoàng của ngài. Ngay sau cuộc bầu cử của mình, Đức Phanxicô đã mời Đức Hồng Y Marx tham gia hội đồng Hồng Y cố vấn, bao gồm các vị Hồng Y từ các khu vực khác nhau trên thế giới.
Đức Hồng Y Marx cũng đã chứng tỏ là một người chủ trương cải cách rất cấp tiến. Ngài hiện đóng vai trò lãnh đạo trong việc cải cách tài chính của Vatican với tư cách là chủ tịch Hội đồng Kinh tế. Ngài cũng từng hô hào một sự giải thích cấp tiến đối với Tông huấn Amoris Laetitia năm 2016 về gia đình của Đức Phanxicô; ủng hộ việc cho những người phối ngẫu Tin Lành của người Công Giáo được rước lễ, và cũng kêu gọi cởi mở hơn đối với các mối quan hệ đồng giới.
Tháng Hai năm 2018, Đức Hồng Y Marx đã công bố kế hoạch xuất bản một hướng dẫn mục vụ cho phép người phối ngẫu Tin Lành của người Công Giáo được rước lễ. Mặc dù dự thảo của Đức Hồng Y Marx đã được khoảng hai phần ba giám mục Đức thông qua, nhiều người đã phản đối và kêu gọi Vatican can thiệp. Cuối cùng, Vatican đã tổ chức một cuộc họp để thảo luận về vấn đề này và yêu cầu các giám mục Đức thảo luận thêm cho đến khi các vị có thể đưa ra một giải pháp khiến mọi người đều có thể hài lòng.
Gần đây nhất, vào tháng Ba, 2019, Đức Hồng Y Marx đã gây ra tranh cãi về việc tiến hành một tiến trình công nghị ở Đức. Tiến trình công nghị này đề xuất các tranh luận và những cải cách liên quan đến giáo huấn và kỷ luật phổ quát của Giáo hội, bao gồm việc bãi bỏ luật độc thân linh mục, công nhận và chúc lành cho các cặp đồng giới và phong chức cho phụ nữ.
Trong hai tài liệu được công bố vào tháng Chín năm ngoái, Đức Hồng Y Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám Mục và Đức Tổng Giám Mục Filippo Iannone, người đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản luật, đều cho tiến trình công nghị tại Đức là “vô giá trị về mặt giáo hội học”. Vatican đặc biệt chỉ trích sự tham gia vào các cuộc thảo luận của Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức, gọi tắt là ZdK, một nhóm giáo dân có lập trường công khai chống lại một loạt các giáo huấn của Giáo Hội và đang hô hào việc phong chức cho phụ nữ, và đòi thay đổi các giáo huấn về đạo đức tình dục.
“Làm thế nào một Giáo Hội địa phương có thể thảo luận với hiệu quả ràng buộc khi các chủ đề thảo luận có liên quan đến toàn thể Giáo Hội?”, Đức Cha Iannone viết.
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Hội Đồng Giám Mục không thể mang lại hiệu lực pháp lý cho các nghị quyết về các vấn đề này, điều đó vượt quá khả năng của nó”.
“Tính đồng nghị trong Giáo Hội, mà Đức Thánh Cha Phanxicô thường nhắc đến, không đồng nghĩa với dân chủ hay những quyết định biểu quyết bởi đa số,” Đức Tổng Giám Mục Iannone viết, và lưu ý rằng ngay cả khi một Thượng Hội Đồng Giám Mục gặp gỡ tại Rôma, thì quyết định chung cuộc có công bố hay không, có hiệu lực thi hành hay không vẫn nằm trong thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng.
Trong tuyên bố hôm thứ Ba 11 tháng Hai, Đức Hồng Y Marx cho biết ngài rất hài lòng với tiến trình công nghị tại Đức, nói rằng tiến trình đã có một khởi đầu tốt, và ngài dự định sẽ tiếp tục tham gia ngay cả khi nhiệm kỳ chủ tịch Hội Đồng Giám Mục đã kết thúc.
Đức Hồng Y Marx, được bổ nhiệm là Tổng Giám Mục của Munich và Freising vào năm 2008, và đã được bầu làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức năm 2014. Trong một thông cáo được công bố hôm thứ Ba 11 tháng Hai trên trang web của Hội Đồng Giám Mục Đức, ngài cho biết trong khoá họp khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục Đức từ 2 đến 5 tháng Ba tới đây, ngài sẽ không ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai.
Theo Đức Hồng Y, ngài sẽ đạt đến tuổi 72 khi nhiệm kỳ thứ hai kết thúc, tức là chỉ còn ba năm trước tuổi 75, là tuổi mà các giám mục và Hồng Y được yêu cầu nộp đơn từ chức lên Đức Giáo Hoàng.
“Tôi nghĩ rằng bây giờ đến phiên thế hệ trẻ,” và nói thêm rằng ngài tin rằng việc chuyển đổi thường xuyên hơn vị trí này có thể là một điều tích cực cho Hội Đồng Giám Mục.
Đức Hồng Y Marx cho biết ngài sẽ tiếp tục tích cực tham gia Hội Đồng Giám Mục, cũng như tham gia vào tiến trình công nghị hai năm của Đức, mà các giám mục Đức hiện đang trải qua.
Kể từ khi Đức Thánh Cha Phanxicô nhậm chức vào năm 2013, Đức Hồng Y Marx đã trở thành nhân vật chủ chốt trong triều đại giáo hoàng của ngài. Ngay sau cuộc bầu cử của mình, Đức Phanxicô đã mời Đức Hồng Y Marx tham gia hội đồng Hồng Y cố vấn, bao gồm các vị Hồng Y từ các khu vực khác nhau trên thế giới.
Đức Hồng Y Marx cũng đã chứng tỏ là một người chủ trương cải cách rất cấp tiến. Ngài hiện đóng vai trò lãnh đạo trong việc cải cách tài chính của Vatican với tư cách là chủ tịch Hội đồng Kinh tế. Ngài cũng từng hô hào một sự giải thích cấp tiến đối với Tông huấn Amoris Laetitia năm 2016 về gia đình của Đức Phanxicô; ủng hộ việc cho những người phối ngẫu Tin Lành của người Công Giáo được rước lễ, và cũng kêu gọi cởi mở hơn đối với các mối quan hệ đồng giới.
Tháng Hai năm 2018, Đức Hồng Y Marx đã công bố kế hoạch xuất bản một hướng dẫn mục vụ cho phép người phối ngẫu Tin Lành của người Công Giáo được rước lễ. Mặc dù dự thảo của Đức Hồng Y Marx đã được khoảng hai phần ba giám mục Đức thông qua, nhiều người đã phản đối và kêu gọi Vatican can thiệp. Cuối cùng, Vatican đã tổ chức một cuộc họp để thảo luận về vấn đề này và yêu cầu các giám mục Đức thảo luận thêm cho đến khi các vị có thể đưa ra một giải pháp khiến mọi người đều có thể hài lòng.
Gần đây nhất, vào tháng Ba, 2019, Đức Hồng Y Marx đã gây ra tranh cãi về việc tiến hành một tiến trình công nghị ở Đức. Tiến trình công nghị này đề xuất các tranh luận và những cải cách liên quan đến giáo huấn và kỷ luật phổ quát của Giáo hội, bao gồm việc bãi bỏ luật độc thân linh mục, công nhận và chúc lành cho các cặp đồng giới và phong chức cho phụ nữ.
Trong hai tài liệu được công bố vào tháng Chín năm ngoái, Đức Hồng Y Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám Mục và Đức Tổng Giám Mục Filippo Iannone, người đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản luật, đều cho tiến trình công nghị tại Đức là “vô giá trị về mặt giáo hội học”. Vatican đặc biệt chỉ trích sự tham gia vào các cuộc thảo luận của Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức, gọi tắt là ZdK, một nhóm giáo dân có lập trường công khai chống lại một loạt các giáo huấn của Giáo Hội và đang hô hào việc phong chức cho phụ nữ, và đòi thay đổi các giáo huấn về đạo đức tình dục.
“Làm thế nào một Giáo Hội địa phương có thể thảo luận với hiệu quả ràng buộc khi các chủ đề thảo luận có liên quan đến toàn thể Giáo Hội?”, Đức Cha Iannone viết.
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Hội Đồng Giám Mục không thể mang lại hiệu lực pháp lý cho các nghị quyết về các vấn đề này, điều đó vượt quá khả năng của nó”.
“Tính đồng nghị trong Giáo Hội, mà Đức Thánh Cha Phanxicô thường nhắc đến, không đồng nghĩa với dân chủ hay những quyết định biểu quyết bởi đa số,” Đức Tổng Giám Mục Iannone viết, và lưu ý rằng ngay cả khi một Thượng Hội Đồng Giám Mục gặp gỡ tại Rôma, thì quyết định chung cuộc có công bố hay không, có hiệu lực thi hành hay không vẫn nằm trong thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng.
Trong tuyên bố hôm thứ Ba 11 tháng Hai, Đức Hồng Y Marx cho biết ngài rất hài lòng với tiến trình công nghị tại Đức, nói rằng tiến trình đã có một khởi đầu tốt, và ngài dự định sẽ tiếp tục tham gia ngay cả khi nhiệm kỳ chủ tịch Hội Đồng Giám Mục đã kết thúc.
Trung Quốc ráo riết in giấy bạc mới. Cầm tiền cũng có thể bị lây nhiễm virus.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:15 16/02/2020
Một giáo dân tại Vũ Hán cho tổ chức Đức Hồng Y Cung Phần Mai biết Trung Quốc đang ráo riết đổi tiền tại thành phố Vũ Hán. Tiền mới xuất hiện khắp nơi trong khi những tờ nhân dân tệ cũ đang biến mất dần.
Như thế, có khả năng là coronavirus mới này, hiện được chính thức gọi là COVID-19, có thể lây nhiễm cả qua các tờ giấy bạc của Trung Quốc. Vị này đưa ra lời khuyên rằng trong tình hình dịch bệnh hiện nay muốn sống lâu hơn, đừng cầm tiền giấy nhân dân tệ mà không có găng tay.
Trong đoạn video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây cô gái bán bánh bao này rất cẩn thận. Cô đứng cách xa khách hàng ở một khoảng cách an toàn, đeo găng tay để đếm tiền và thực hiện mọi giao dịch qua một cái gáo có cái cần dài cả thước.
Tờ The Guardian của Anh cho biết chính các quan chức Trung Quốc đã xác nhận khả năng lây lan qua giấy bạc trong cuộc họp báo sáng ngày thứ Bẩy 15 tháng Hai. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch sang Việt Ngữ của Thúy Nga.
Trung Quốc đang khử trùng và cách ly tiền giấy đã sử dụng như một phần trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của coronavirus mà đến nay đã giết chết hơn 1,500 người, các quan chức Trung Quốc cho biết như trên.
Các ngân hàng sử dụng tia cực tím hoặc các phương pháp hấp dưới nhiệt độ cao để khử trùng các tờ giấy bạc nhân dân tệ, sau đó niêm phong và lưu trữ số tiền mặt này trong vòng từ 7 đến 14 ngày - tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh trong các khu vực cụ thể - trước khi tái luân chuyển chúng. Ngân hàng trung ương Trung Quốc tuyên bố như trên trong một cuộc họp báo hôm thứ Bẩy 15 tháng Hai.
Virus đã lây nhiễm hơn 66,000 người ở Trung Quốc và lây lan sang hơn hai chục quốc gia khác, và đã tạo ra một cuộc chạy đua ráo riết nhằm khử trùng các nơi công cộng và giảm thiểu tiếp xúc giữa mọi người.
Các nhà thuốc trên toàn Hoa Lục đã bán hết thuốc khử trùng và mặt nạ phẫu thuật trong vài ngày sau khi lệnh phong tỏa được công bố vào cuối tháng Giêng tại Vũ Hán, nơi bệnh Covid-19 được báo cáo đã bùng phát.
Các tòa nhà văn phòng đã gắn các gói khăn giấy trong thang máy và người ra vào thang máy được khuyến khích sử dụng khi nhấn vào các nút điều khiển, trong khi công ty thuê xe Didi yêu cầu các tài xế khử trùng xe hàng ngày.
Phạm Nhất Phi (Fan Yifei - 范一飞), phó thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc, cho biết hôm thứ Bảy rằng các ngân hàng đã được khuyến khích cung cấp tiền giấy mới cho khách hàng bất cứ khi nào có thể.
Ông Phi cho biết ngân hàng trung ương đã thực hiện “một đợt phát hành khẩn cấp” 4 tỉ nhân dân tệ bằng tiền giấy mới tinh cho tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của vụ dịch, trước kỳ nghỉ Tết âm lịch gần đây.
Ông Phi nói thêm rằng “Các biện pháp này nhằm mục đích bảo vệ sự an toàn và sức khỏe của cộng đồng khi sử dụng tiền mặt.”
Nhưng đến nay vẫn chưa rõ tầm ảnh hưởng của công việc khử trùng tại ngân hàng trung ương sẽ như thế nào. Trong thực tế, nhiều người Trung Quốc ngày càng thích thanh toán qua điện thoại di động hơn là bằng tiền mặt trong những năm gần đây.
Trong năm 2017, gần ba phần tư số người được hỏi ở Trung Quốc đã nói trong một cuộc khảo sát của Ipsos rằng họ có thể sống sót cả tháng mà không cần sử dụng hơn 100 nhân dân tệ tiền mặt.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Covid-19 có thể lây lan qua các vật thể bị ô nhiễm, các giọt nước tiết ra từ người bệnh và các tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bị nhiễm bệnh.
Source:The Guardian
Chỉ một tuần, số người nhiễm virus tại Singapore tăng gấp đôi, tổng giáo phận hủy bỏ các thánh lễ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:42 16/02/2020
Tất cả các Thánh lễ có dân chúng tham dự ở Hương Cảng đều bị hủy bỏ cho đến ngày 28 tháng Hai trong bối cảnh mối đe dọa lây lan của coronavirus, tên mới là COVID-19.
Đức Hồng Y Gioan Thang Hán, Giám Quản Tông Tòa của Hương Cảng, tuyên bố hôm thứ Năm 13 tháng Hai rằng tất cả các Thánh lễ có dân chúng tham dự sẽ bị đình chỉ từ ngày 15 đến 28 tháng Hai.
Tổng giáo phận Singapore đã thực hiện một bước tương tự, đình chỉ tất cả các Thánh lễ có dân chúng tham dự từ ngày 15 tháng 2 cho đến khi có thông báo mới.
Hương Cảng là nơi sinh sống của khoảng 500,000 người Công Giáo trong tổng số hơn 7 triệu người, trong khi ở Singapore, người Công Giáo chiếm 300,000 người trong số 5.6 triệu dân.
“Giáo hội, là một thành viên của xã hội, có nhiệm vụ duy trì vệ sinh công cộng và thúc đẩy thiện ích chung. Do đó, cha sở các giáo xứ, các linh mục giáo xứ khác và các tín hữu phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về y tế của nhà chức trách,” Đức Hồng Y Thang Hán nói và cho biết các biện pháp tiếp theo sẽ được công bố trước ngày 28 tháng Hai.
Ngài khuyên anh chị em tín hữu nên theo dõi các thánh lễ trực tuyến, rước lễ thiêng liêng, “dành thời gian đọc Kinh Thánh, lần chuỗi Mân côi, và suy niệm các bài đọc của Thánh lễ.”
Ngài cũng gợi ý các tín hữu xem các chương trình suy niệm trực tuyến, chuẩn bị tích cực cho Mùa Chay Thánh.
Đức Hồng Y cho biết thêm “Các nhà thờ giáo xứ và các nhà nguyện vẫn mở cửa cho các tín hữu cầu nguyện riêng và tôn kính Thánh Thể.”
“Các nhà thờ giáo xứ cũng có thể thu xếp để tôn kính Thánh Thể hàng ngày hoặc vào những ngày cụ thể, để các thành viên tín hữu có thể tham gia và cầu nguyện xin cho dịch bệnh coronavirus được ngăn chặn càng sớm càng tốt.”
Đức Hồng Y nói thêm rằng tất cả các hoạt động khác liên quan đến Giáo hội, ngoại trừ đám cưới và đám tang, cũng sẽ bị đình chỉ.
Tại Singapore, Đức Tổng Giám Mục William Goh Seng Chye đã viết trong một lá thư mục vụ ngày 14 tháng Hai rằng việc hủy bỏ các Thánh lễ không có nghĩa là người Công Giáo được miễn trừ khỏi việc thực hiện nghĩa vụ giữ Ngày Chúa Nhật.
“Anh chị em nên cố gắng theo dõi việc phát sóng Thánh lễ trên YouTube hoặc trên Đài phát thanh Công Giáo Singapore”. Ngài yêu cầu mọi người vui lòng vào xem trang web của tổng giáo phận để biết thời gian phát sóng.
“Theo dõi việc phát sóng các Thánh Lễ sẽ giúp anh chị em tiếp nhận Chúa một cách thiêng liêng. Anh chị em cũng có thể tập hợp như một gia đình cho Phụng vụ Lời Chúa bằng cách dành thời gian cầu nguyện, đọc Lời Chúa của Phụng vụ Chúa Nhật và cầu nguyện cho thế giới xin cho virus Covid-19 này sớm được ngăn chặn và diệt trừ. Ngay cả khi anh chị em không thể tụ tập cùng nhau như một gia đình để thờ phượng, anh chị em nên dành riêng ít nhất nửa giờ trong thời gian yên tĩnh để cầu nguyện và đặc biệt là đọc Lời Chúa.”
Có nguồn gốc từ Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, coronavirus mới có thể gây sốt, ho và khó thở. Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến viêm phổi, suy thận và hội chứng hô hấp cấp tính nặng.
Tính đến 10 giờ sáng ngày thứ Bẩy 15 tháng Hai, con số tử vong tại Hoa Lục tiếp tục ở mức đáng kinh hoàng, đã có thêm 143 người chết trong trận dịch phát sinh từ thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, nâng tổng số người chết cho đến nay là 1,523 người. Bên cạnh đó, có 2,641 trường hợp nhiễm bệnh mới đã được xác nhận. Như thế, theo các con số của Bắc Kinh, số người nhiễm bệnh đã lên đến 66,492 người. Con số thực sự là bao nhiêu không ai biết được.
Tại Hương Cảng, có ít nhất 50 trường hợp mắc bệnh và một trường hợp tử vong được báo cáo. Tính đến ngày thứ Bẩy 15 tháng Hai, Singapore đã ghi nhận 72 trường hợp được xác nhận COVID-19, trong đó có 16 trường hợp liên quan đến nhóm Tin Lành Assembly Of God, tiếng Việt thường gọi là Công Hội Chúa. Nhóm Tin Lành này đã đưa ra những lời phản kháng vì trong các cuộc họp báo liên quan đến tình trạng lây lan của dịch bệnh, phát ngôn viên Bộ Y Tế Singapore thường nêu đích danh họ.
Trong cuộc họp báo chiều thứ Tư 12 tháng Hai, Giám đốc dịch vụ y tế Singapore, Keneth Mak cho biết “tính đến ngày thứ Tư, Singapore có 47 trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus. Ba trường hợp mới là những người không hề đi thăm Trung Quốc gần đây nhưng lây từ người khác, trong đó, hai trường hợp là hai tín hữu của nhóm Tin Lành Công Hội Chúa và trường hợp thứ ba là nhân viên ngân hàng DBS.”
Nhóm Công Hội Chúa phản kháng cho là giọng điệu này có tính chất kỳ thị tôn giáo. Theo phát ngôn nhân của nhóm này, chỉ nên nói chung có bao nhiêu trường hợp mới là được rồi. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu, ông Keneth Mak nói “có 9 trường hợp mới được xác nhận nhiễm coronavirus, trong đó 6 trường hợp liên quan đến Tin Lành Công Hội Chúa.” Trong cuộc họp báo vào hôm thứ Bẩy 15 tháng Hai, ông Keneth Mak cũng lặp lại điệp khúc này “có 5 trường hợp mới được xác nhận nhiễm coronavirus, trong đó 3 trường hợp liên quan đến Tin Lành Công Hội Chúa.”
Có lẽ Bộ Y Tế Singapore không hài lòng vì nhóm Công Hội Chúa không tuân thủ các chỉ thị liên quan đến phòng ngừa dịch bệnh của chính phủ. Có lẽ cũng vì thế Đức Tổng Giám Mục William Goh cảm thấy chịu áp lực phải hủy bỏ các thánh lễ có dân chúng tham dự.
Một số quốc gia, bao gồm cả Ý, đã đình chỉ các chuyến bay từ Hương Cảng, nơi biên giới vẫn tiếp tục mở với Trung Quốc đại lục.
Tuần trước Hương Cảng đã ban hành lệnh cách ly 14 ngày bắt buộc đối với bất kỳ ai nhập cảnh từ Trung Quốc đại lục. Thành phố đã thiết lập một số lớn các trại kiểm dịch hàng loạt để cô lập các bệnh nhân, dẫn đến các cuộc biểu tình.
Thời báo New York cho biết khoảng 7,000 nhân viên y tế ở Hương Cảng đã đình công, yêu cầu nhà cầm quyền đóng cửa biên giới tức khắc và hoàn toàn với đại lục.
Các trường học ở Hương Cảng vẫn đóng cửa cho đến ngày 16 tháng Ba và chính phủ đã cho 176,000 nhân viên chính phủ của mình được làm việc tại nhà cho đến ngày 23 tháng Hai.
Source:Catholic News AgencyHong Kong, Singapore cancel public Masses amid coronavirus
Đức Hồng Y Gioan Thang Hán, Giám Quản Tông Tòa của Hương Cảng, tuyên bố hôm thứ Năm 13 tháng Hai rằng tất cả các Thánh lễ có dân chúng tham dự sẽ bị đình chỉ từ ngày 15 đến 28 tháng Hai.
Tổng giáo phận Singapore đã thực hiện một bước tương tự, đình chỉ tất cả các Thánh lễ có dân chúng tham dự từ ngày 15 tháng 2 cho đến khi có thông báo mới.
Hương Cảng là nơi sinh sống của khoảng 500,000 người Công Giáo trong tổng số hơn 7 triệu người, trong khi ở Singapore, người Công Giáo chiếm 300,000 người trong số 5.6 triệu dân.
“Giáo hội, là một thành viên của xã hội, có nhiệm vụ duy trì vệ sinh công cộng và thúc đẩy thiện ích chung. Do đó, cha sở các giáo xứ, các linh mục giáo xứ khác và các tín hữu phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về y tế của nhà chức trách,” Đức Hồng Y Thang Hán nói và cho biết các biện pháp tiếp theo sẽ được công bố trước ngày 28 tháng Hai.
Ngài khuyên anh chị em tín hữu nên theo dõi các thánh lễ trực tuyến, rước lễ thiêng liêng, “dành thời gian đọc Kinh Thánh, lần chuỗi Mân côi, và suy niệm các bài đọc của Thánh lễ.”
Ngài cũng gợi ý các tín hữu xem các chương trình suy niệm trực tuyến, chuẩn bị tích cực cho Mùa Chay Thánh.
Đức Hồng Y cho biết thêm “Các nhà thờ giáo xứ và các nhà nguyện vẫn mở cửa cho các tín hữu cầu nguyện riêng và tôn kính Thánh Thể.”
“Các nhà thờ giáo xứ cũng có thể thu xếp để tôn kính Thánh Thể hàng ngày hoặc vào những ngày cụ thể, để các thành viên tín hữu có thể tham gia và cầu nguyện xin cho dịch bệnh coronavirus được ngăn chặn càng sớm càng tốt.”
Đức Hồng Y nói thêm rằng tất cả các hoạt động khác liên quan đến Giáo hội, ngoại trừ đám cưới và đám tang, cũng sẽ bị đình chỉ.
Tại Singapore, Đức Tổng Giám Mục William Goh Seng Chye đã viết trong một lá thư mục vụ ngày 14 tháng Hai rằng việc hủy bỏ các Thánh lễ không có nghĩa là người Công Giáo được miễn trừ khỏi việc thực hiện nghĩa vụ giữ Ngày Chúa Nhật.
“Anh chị em nên cố gắng theo dõi việc phát sóng Thánh lễ trên YouTube hoặc trên Đài phát thanh Công Giáo Singapore”. Ngài yêu cầu mọi người vui lòng vào xem trang web của tổng giáo phận để biết thời gian phát sóng.
“Theo dõi việc phát sóng các Thánh Lễ sẽ giúp anh chị em tiếp nhận Chúa một cách thiêng liêng. Anh chị em cũng có thể tập hợp như một gia đình cho Phụng vụ Lời Chúa bằng cách dành thời gian cầu nguyện, đọc Lời Chúa của Phụng vụ Chúa Nhật và cầu nguyện cho thế giới xin cho virus Covid-19 này sớm được ngăn chặn và diệt trừ. Ngay cả khi anh chị em không thể tụ tập cùng nhau như một gia đình để thờ phượng, anh chị em nên dành riêng ít nhất nửa giờ trong thời gian yên tĩnh để cầu nguyện và đặc biệt là đọc Lời Chúa.”
Có nguồn gốc từ Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, coronavirus mới có thể gây sốt, ho và khó thở. Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến viêm phổi, suy thận và hội chứng hô hấp cấp tính nặng.
Tính đến 10 giờ sáng ngày thứ Bẩy 15 tháng Hai, con số tử vong tại Hoa Lục tiếp tục ở mức đáng kinh hoàng, đã có thêm 143 người chết trong trận dịch phát sinh từ thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, nâng tổng số người chết cho đến nay là 1,523 người. Bên cạnh đó, có 2,641 trường hợp nhiễm bệnh mới đã được xác nhận. Như thế, theo các con số của Bắc Kinh, số người nhiễm bệnh đã lên đến 66,492 người. Con số thực sự là bao nhiêu không ai biết được.
Tại Hương Cảng, có ít nhất 50 trường hợp mắc bệnh và một trường hợp tử vong được báo cáo. Tính đến ngày thứ Bẩy 15 tháng Hai, Singapore đã ghi nhận 72 trường hợp được xác nhận COVID-19, trong đó có 16 trường hợp liên quan đến nhóm Tin Lành Assembly Of God, tiếng Việt thường gọi là Công Hội Chúa. Nhóm Tin Lành này đã đưa ra những lời phản kháng vì trong các cuộc họp báo liên quan đến tình trạng lây lan của dịch bệnh, phát ngôn viên Bộ Y Tế Singapore thường nêu đích danh họ.
Trong cuộc họp báo chiều thứ Tư 12 tháng Hai, Giám đốc dịch vụ y tế Singapore, Keneth Mak cho biết “tính đến ngày thứ Tư, Singapore có 47 trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus. Ba trường hợp mới là những người không hề đi thăm Trung Quốc gần đây nhưng lây từ người khác, trong đó, hai trường hợp là hai tín hữu của nhóm Tin Lành Công Hội Chúa và trường hợp thứ ba là nhân viên ngân hàng DBS.”
Nhóm Công Hội Chúa phản kháng cho là giọng điệu này có tính chất kỳ thị tôn giáo. Theo phát ngôn nhân của nhóm này, chỉ nên nói chung có bao nhiêu trường hợp mới là được rồi. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu, ông Keneth Mak nói “có 9 trường hợp mới được xác nhận nhiễm coronavirus, trong đó 6 trường hợp liên quan đến Tin Lành Công Hội Chúa.” Trong cuộc họp báo vào hôm thứ Bẩy 15 tháng Hai, ông Keneth Mak cũng lặp lại điệp khúc này “có 5 trường hợp mới được xác nhận nhiễm coronavirus, trong đó 3 trường hợp liên quan đến Tin Lành Công Hội Chúa.”
Có lẽ Bộ Y Tế Singapore không hài lòng vì nhóm Công Hội Chúa không tuân thủ các chỉ thị liên quan đến phòng ngừa dịch bệnh của chính phủ. Có lẽ cũng vì thế Đức Tổng Giám Mục William Goh cảm thấy chịu áp lực phải hủy bỏ các thánh lễ có dân chúng tham dự.
Một số quốc gia, bao gồm cả Ý, đã đình chỉ các chuyến bay từ Hương Cảng, nơi biên giới vẫn tiếp tục mở với Trung Quốc đại lục.
Tuần trước Hương Cảng đã ban hành lệnh cách ly 14 ngày bắt buộc đối với bất kỳ ai nhập cảnh từ Trung Quốc đại lục. Thành phố đã thiết lập một số lớn các trại kiểm dịch hàng loạt để cô lập các bệnh nhân, dẫn đến các cuộc biểu tình.
Thời báo New York cho biết khoảng 7,000 nhân viên y tế ở Hương Cảng đã đình công, yêu cầu nhà cầm quyền đóng cửa biên giới tức khắc và hoàn toàn với đại lục.
Các trường học ở Hương Cảng vẫn đóng cửa cho đến ngày 16 tháng Ba và chính phủ đã cho 176,000 nhân viên chính phủ của mình được làm việc tại nhà cho đến ngày 23 tháng Hai.
Source:Catholic News Agency
Thánh Ca
Thánh Ca: Xin Chúa Chữa Lành Con – Trình bày: Đình Trinh
VietCatholic
20:45 16/02/2020