Ngày 22-02-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngộ ra
Lm Vũdình Tường
01:27 22/02/2018
Ngộ ra là nhận thức bất ngờ biết được của sự vật đã từng coi qua, nhìnlại, xem đi, xem lại rất cẩn trọng hay của đoạn văn từng nghiền ngẫm nhiều lần, rồi bất thần nhận biết điều hay, í tốt, hiện ra trong tâm trí làm cho tâm hồn hứng khởi, tâm trí vui, rạo rực điều vừa cảm nhận được. Ngộ ra là nguồn hứng khởi cho tâm trí, giúp tâm trí giầu mạnh, mở ra một chân trời mới, cánh cửa mới cho tâm hồn.

Đối với Kitô hữu ngộ ra điều mới mẻ về đức tin là một bước tiến nhảy vọt trong linh đạo, dẫn đến yêu mến Chúa nhiều hơn và phục vụ tha nhân tích cực và hăng say hơn. Ngộ ra thoả mãn điều con tim khao khát, mong đợi. Ngộ ra gây hứng khởi cho tâm hồn, làm cho tinh thần sảng khoái, sức mạnh nội tâm nhảy vọt. Ngộ ra điều mới mẻ về tình yêu Chúa, điều này không chỉ có lợi cho đức tin mà còn làm cho ta nhận ra giá trị thực và rõ hơn mục đích của cuộc lữ hành trần thế. Ngộ ra còn xác tín điều quan trọng khác là Thiên Chúa hiện thực và hiện diện trong cuộc lữ hành của ta. Ngộ ra còn thay đổi nhận thức về Thiên Chúa. Hình ảnh Thiên Chúa yêu thương, giầu bác ái, chậm phê bình và hay tha thứ là hình ảnh Thiên Chúa ta tôn thờ. Ngộ ra còn giúp nhận biết đau khổ trần thế, bệnh tật, già nua không phải do Chúa dựng nên nhưng đó là một phần của tiến trình sống. Cây cối, thú vật và mọi sinh vật khác đều trải qua chương trình lột xác để trưởng thành hơn. Riêng con người thì đó là tiến hoá để trở nên tốt hơn trước khi tiến vào cuộc sống vĩnh cửu.

Ba tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan đi theo Đức Kitô đã lâu. Các ngài chưa bao giờ nhận biết vinh quang thực của Đức Kitô mãi cho đến khi được chính mắt nhìn thấy trên núi thánh. Chính kinh nghiệm trên tỏ cho các ông biết rõ hơn về Đức Kitô, Đấng các ông đang tin theo. Con mắt đức tin mở ra, tâm trí các ông rộng mở, tinh thần cao vút và con tim nhảy mừng vì được diện kiến vinh quang Thiên Chúa. Trong giây phút mừng vui tột cùng các ông không biết nói gì. Phúc âm thuật lại lưỡi các ông hầu như co cứng, không phát lên lời.

Các ông không biết phải nói gì vì các ông kinh hoàng Mk 9,6

Đứng trước cảnh huy hoàng, rực rỡ của Thiên Chúa, ngôn ngữ loài người bế tắc, ngôn ngữ trần gian chỉ đủ để diễn tả niềm vui trần thế mà không thể diễn ta nổi niềm vui đến từ trời cao. Nhớ lại ngày Chúa Giáng Sinh các thiên thần cũng không diễn tả niềm vui bừng lên như ánh sáng ban mai bằng lời nói nhưng cất tiếng hát vang vọng không trung để diễn tả niềm vui. Các tông đồ dù cảm thấy vui mừng nhưng không biết làm cách nào diễn tả nguồn vui trào dâng trong tâm hồn. Các ông không hát nhưng cúi gục mặt thầm thán phục và kinh hãi trước hào quang vượt quá sức nhìn của mắt thường. Tai các ông còn nghe được tiếng đối đáp của các tổ phụ và rồi Đức Kitô đã khuyến khích các ông. Khi tỉnh lại các ông nhận ra Đức Kitô còn các vị khác đã biến khỏi mắt các ông. Kinh nghiệm trên núi thánh bồi bổ đức tin các ông tin tưởng bước theo Đức Kitô. Đức tin trở nên vững vàng hơn, dấn thân tích cực hơn và hy sinh trọn vẹn hơn. Kinh nghiệm trên núi thánh ban cho các ông con mắt mới, quả tim mới, tâm hồn mới và cuộc sống mới. Cuộc sống đơn sơ nhưng đầy bình an, hy vọng. Điều các ông nghe được trên núi thánh

Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Ngài Mk 9,7

Đây chính là điều Chúa Cha mời gọi Kitô hữu trung thành đi theo Đức Kitô, theo Con yêu dấu Thiên Chúa để nhận tình yêu Chúa Cha dành cho. Trên đường xuống núi Đức Kitô dặn các tông đồ dấu kín những gì đã chứng kiến. Các ông ấp ủ điều đó trong lòng. Miệng không nói ra nhưng tâm hồn khắc ghi những gì đã chứng kiến và trong cuộc sống rao giảng Tin Mừng tâm trí các ông luôn quay lại khúc phim núi thánh. Dù đã nhìn thấy, nghe được nhưng các ông vẫn chưa hiểu rõ í nghĩa câu

Sống lại từ cõi chết có nghĩa gì Mk 9,11

Mãi cho đến khi Đức Kitô sống lại từ cõi chết hai tông đồ trên đường Emaus đã chẳng xác nhận điều đó là gì khi các ông miệng nói ra:

Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao? Luca 24,32

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
Chúa Nhật II Mùa Chay
Lm Jude Siciliano OP
06:51 22/02/2018
Sáng Thế 22: 1-2, 9a, 10-13, 15-18; Tv 115; Rom. 8: 31b-34; Máccô 9; 2-10

Bài đọc thứ nhất ngày hôm nay cho biết Thiên Chúa thử thách ông Abraham bằng cách bảo ông ta dâng Isaac là con một của ông ta để tế lễ. Thật đây là một bài rất khó hiểu, không những cho các bậc phụ huynh mà thôi mà cả cho chúng ta nữa. Bài này cho biết rõ vì sao người ta sợ Thiên Chúa, và nghĩ Người là Đấng rất khó khăn từ trên trời thử thách suốt đời chúng ta phải không? Và ai lại muốn có một Thiên Chúa như thế?

Người Do thái gọi câu chuyện đó là "chuyện buộc tội Isaac". Đối với cộng đoàn Do thái, câu chuyện đó là hình ảnh của sự đau khổ và cả sự lưu đày của họ suốt bao thế kỷ. Họ đã đặt niềm hy vọng vào Thiên Chúa mặc dù Thiên Chúa hình như không hiện diện trong những lúc họ bị thử thách.

Đối với Kitô hữu, câu chuyện ông Abraham và Isaac là như là hiện tượng của sự vâng phục thánh ý Chúa của Chúa Giêsu, ngay cả dến sự chết của Ngài. Trong bài đọc thứ 2, thánh Phaolô suy gẫm đến sự chết của Chúa Giêsu là dấu chỉ về lòng rộng lượng của Thiên Chúa. "Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta".

Câu chuyện Chúa Giêsu tỏ mình sáng láng nhấn mạnh Chúa Giêsu là "Con yêu dấu" của Thiên Chúa. Suốt câu chuyện trên núi các môn đệ được khuyến khích nhìn nhận Chúa Giêsu không phải chỉ là Vị hay làm phép lạ và như là một ngôn sứ. Trái lại, Thiên Chúa hiện diện nơi Chúa Giêsu là tỏ uy quyền của Ngài để chữa lành và cứu rỗi chúng ta.

Trong khi từ trên núi xuống. Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ đừng nói những việc họ đã nghe và thấy cho bất cứ ai "cho tới khi Con Người đã từ cõi chết sống lại". Đến đây, trong phúc âm thánh Máccô hình bóng cây thập giá bắt đầu ló dạng. Ngay trước lúc Chúa Giêsu tỏ mình sáng láng Ngài giáo huấn lần đầu tiên về sự thương khó và sự chết sắp đến của Ngài. Rồi Ngài nói cho các người đi theo Ngài rằng: "ai muốn theo ta phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo" (8:31-38).

Ngay từ đầu, tất cả câu chuyện trong Kinh Thánh nói về lòng yêu thương của Thiên Chúa luôn tha thứ tội lỗi cho loài người. Vậy chúng ta có phải tin rằng Thiên Chúa đã làm điều ông Abraham không phải làm đó là hy sinh tế lễ con một của Người vì chúng ta hay không?

Chúa Giêsu chết trên cây thánh giá vì Ngài vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn Chúa Giêsu loan báo một triều đại mới về sự thông cảm và lòng hòa giải với Thiên Chúa và với tất cả mọi người trong chúng ta với nhau, một triều đại bình an cho tất cả: cho những người bé mọn nhất, những người tội lỗi, và cả những người sống bên lề. Chúa Giêsu thi hành thánh ý Thiên Chúa và chứng tỏ Ngài trung thành với những điều Ngài dạy dỗ và sứ vụ chửa lành của Ngài. Ngài trung thành với sứ vụ Thiên Chúa giao cho Ngài, ngay cả khi Ngài khuấy động những quyền uy tôn giáo trên trần gian. Và vì thế các uy quyền chống đối này giết chết Ngài.

Quả thật tội lỗi có uy quyền trong thế gian phải không? Tội lỗi có uy quyền đến nỗi chống đối lại việc Thiên Chúa đưa tay cứu vớt chúng ta qua Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là Đấng vô tội, và là hình ảnh tuyệt vời về một người Con của Thiên Chúa, dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa. Ngài đã đau đớn chịu hiểu lầm, bị nghi ngờ, và bị chống đối vì lòng ganh tị, sự thù hận và nghi kỵ bởi tội lỗi chúng ta.

Trong bài phúc âm hôm nay Chúa Giêsu nói đến lòng Thiên Chúa đáp lại sự chống đối của loài người và của tội lỗi như thế nào. Thiên Chúa sẽ cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, để chứng tỏ là tình Thiên Chúa thương yêu chúng ta vô biên, có thể vượt bao nhiêu chống đối và thử thách. Tình thương yêu của Thiên Chúa sẽ chiếu tỏa qua sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Tiếng nói trên núi chứng tỏ Chúa Giêsu là Con yêu dấu của Thiên Chúa. Dù vậy Thiên Chúa vẫn không ngăn chận quyền uy giết Chúa Giêsu và để dập tắt tin mừng Ngài loan báo. Nhưng, những quyền uy đó không thể nào chận đường Thiên Chúa trong việc Chúa Kitô sống lại và ban sự sống mới của Ngài cho tất cả những ai tin vào Ngài. Tội lỗi loài người gây nên sự chết của Chúa Giêsu, nhưng qua Chúa Kitô chúng ta được ơn hoàn toàn hòa giải.

Làm sao chúng ta biết điều này? Vì Chúa Kitô luôn tiếp tục chết lại để giúp những người rời xa Thiên Chúa. Sự chết để đền tội của Chúa Giêsu không phải do Chúa Cha gây nên, nhưng là do hậu quả của sự vâng lời của Chúa Giêsu qua sự loan báo Triều Đại Thiên Chúa và tình thương yêu của Thiên Chúa cho chúng ta. Khi Thiên Chúa cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, đó là dấu hiệu Thiên Chúa "chấp nhận" đời sống và tin mừng của Chúa Giêsu.

Trong một thế giới bạo lực, Chúa Giêsu từ chối không muốn có một đạo binh xung quanh Ngài để lật đổ quyền uy đàn áp dân Ngài. Trái lại, Ngài chọn thái độ vô bạo lực, thái độ tha thứ và bình an. Điều đó luôn luôn là sự đe dọa cho các uy quyền đàn áp và để đáp với Chúa Giêsu họ quyết định đẩy Ngài vào cõi chết. Nhưng việc Thiên Chúa làm đã thắng.

Chúng ta sẽ dâng gì lên Thiên Chúa để tạ ơn Ngài? Chắc là trong bí tích Thánh Thể này, chúng ta sẽ dâng đời sống chúng ta cùng với bánh và rượu là của lễ của chúng ta dâng lên Thiên Chúa theo Thánh ý của Ngài. Chúng ta cầu xin ơn Chúa Thánh Thần xuống trên của lễ của chúng ta để thay đổi thành Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Chúng ta cũng cầu xin Chúa Thánh Thần xuống trên mỗi người chúng ta để thay đổi chúng ta nên chứng nhân của sự hiện diện của Chúa Kitô trong thế gian. Chúng ta xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta có thể làm điều Chúa Giêsu muốn là vác thập giá của chúng ta theo Ngài như sứ giả của hòa bình và hòa giải. Chúng ta cũng có thể dâng con cái chúng ta cho Thiên Chúa bằng cách dạy dỗ và nêu gương mẫu đức tin, đức cậy và đức mến cho chúng.

Đây là Mùa Chay, chúng ta cầu xin cho được biến đổi trong tình thương của Thiên Chúa. Ước gì chúng ta được trưởng thành trong sự chấp nhận lời giáo huấn của Chúa Giêsu về sự hiện diện Triều Đại Thiên Chúa trong đời sống chúng ta. Chúng ta xin trong đời sống chúng ta biết vâng lời Thiên Chúa và phản chiếu sự vâng lời của Chúa Giêsu là Đấng luôn luôn diễn tả tình yêu thương của Thiên Chúa cho tất cả, qua lời nói, việc làm và qua sự chết của Ngài.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


2nd SUNDAY OF LENT (B)
Gen. 22: 1-2, 9a, 10-13, 15-18; Psalm 116; Rom. 8: 31b-34; Mark 9: 2-10

Today’s first reading about God putting Abraham to the test by asking him to sacrifice his only son Isaac, is a very difficult one to hear – not just for parents. Does it confirm what some people fear about God; that God is a harsh and aloof deity testing us throughout our lives? Is that the way God is? And who wants a God like that anyway?

Jews call the story the "binding of Isaac." For the Jewish community, the story is a metaphor for all their suffering and persecution throughout the centuries. They have placed their hopes in God’s hands, despite the seeming absence of God during their times of trial.

Christians have received the Abraham and Isaac story as a reflection of Jesus’ obedience to God’s will – even to his death. Paul, in our second reading, reflects on the death of Jesus as a sign of God’s generosity, "God who did not spare his own Son, but handed him over for us all…."

The Transfiguration story underlines that Jesus is God’s "beloved Son." Through the apparition on the mountain the disciples are encouraged to see Jesus as more than a miracle worker and prophet. Instead, in Jesus, God is present and powerfully at work for our well-being and salvation.

As they returned down from the mountain Jesus asks the disciples not to tell what they had seen and heard to anyone, "except when the Son of Man has risen from the dead." At this point in the narrative, the shadow of the cross begins to loom over Mark’s gospel. Just prior to the Transfiguration Jesus gives his first teaching about his upcoming suffering and death. He then tells those who would follow him, that if they wish to be his disciples, they must deny themselves, take up their cross and follow him (8:31-38).

The whole biblical story, from its very beginning, is about God’s forgiveness for human sin. We believe that Jesus died because of our sins and for our salvation. Do we have to believe that God was fulfilling what Abraham didn’t have to do – sacrificing God’s only Son for our sake?

Jesus died on the cross because he was obedient to God’s will. God wanted Jesus to proclaim a new reign of compassion and reconciliation with God and with one another – a reign of peace for all – for the least, and for sinners and outcasts as well. Jesus fulfilled God’s will and stayed faithful to his preaching and healing mission. He was steadfast in the mission God gave him, even though he stirred the wrath of the earthly and religious powers. Eventually these resisting forces killed him.

How powerful is sin in our world? Powerful enough to resist God’s loving outreach to us through Jesus. Jesus is the innocent and perfect model of what it means to be a child of God, made in the image and likeness of God. He was tragically misunderstood, suspected and resisted because of human jealousy, hatred and suspicion – because of our sin.

In today’s gospel Jesus hints what God’s response to human obstinacy and sin will be. God will raise Jesus from the dead, proving that God’s love for us can overcome all obstacles and resistance. God’s love will shine forth in the death and resurrection of Jesus. The voice on the mountain reveals that Jesus is God’s beloved child, still God did not stop the powers from killing him and attempting to silence his message. But those powers could not prevent God from raising Christ and offering his new life to all who profess faith in him. Human sin caused the death of Jesus, but in Christ we have an offer of full reconciliation.

How do we know this? Because Christ went to his death constantly reaching out to those who felt cut off from God. Jesus’ atoning death was not sought by the Father or Jesus, but was a consequence of Jesus’ fidelity to his message of the reign of God and of God’s love for us. When God raised Jesus from the dead it was a divine "stamp of approval" on his life and message.

In a violent world Jesus refused to gather an army around him to overthrow the powers that so oppressed his people. Instead, he chose the way of nonviolence forgiveness and peace. That’s always a threat to the dominant powers and so to deal with Jesus they decided to eliminate him. But God’s way in Jesus prevailed.

What offering shall we make to God in thanksgiving? Certainly at this Eucharist we offer our lives with the bread and the wine, as a offering of ourselves to God and God’s purposes. We pray for the coming of the Holy Spirit upon our gifts to transform them into the body and blood of Christ. We also pray that Spirit will come upon us to transform us, as well, into Christ’s presence in the world. We ask the Spirit to enable us to do what Jesus asks: that we take up our cross and follow him as agents of his peace and reconciliation. We can also offer our children to God by teaching and modeling for them ways of faith, hope and love.

It is Lent and we are praying for our spiritual transfiguration in God’s love. May we grow in our acceptance of Jesus’ message about the presence of God’s reign in our lives. In obedience to God may our lives reflect more deeply that of Jesus, who consistently showed, through his words and actions and finally through his death, God’s love for all.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Müller bác bỏ ý tưởng về “sự thay đổi chuẩn mực” trong tín lý Công Giáo
Đặng Tự Do
01:50 22/02/2018
Đức Hồng Y Gerhard Müller đã mạnh mẽ bác bỏ quan niệm về một “sự thay đổi chuẩn mực” trong giáo huấn của Giáo Hội trong một luận văn được đăng trên tờ First Things.

Trong một sự bất đồng ý kiến công khai rất bất thường giữa các Hồng Y, nổi lên trong các ngày qua, Đức Hồng Y Müller, nguyên Tổng Trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã chỉ trích việc sử dụng thuật ngữ ‘paradigm shift’ – ‘sự thay đổi chuẩn mực’ - được sử dụng bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, khi đề cập đến Tông Huấn Amoris Laetitia.

Đức Hồng Y Müller nói rằng thuật ngữ này “dường như là một sự hoành hành trở lại của lối diễn giải đức tin Công Giáo theo chủ nghĩa hiện đại và chủ quan.”

Trong luận văn có tựa đề “Development, or Corruption?” (Tiến bộ, hay Băng hoại), Đức Hồng Y người Đức đã trình bày các suy tư của ngài theo những lời dạy của Đức Hồng Y Newman về sự phát triển tín lý Công Giáo.

Ngài giải thích rằng sự phát triển hữu cơ của giáo huấn Giáo Hội bác bỏ bất cứ sự thay đổi nào có tính chất một sớm một chiều phủ nhận những điều đã được Giáo Hội tin tưởng và dạy bảo. Một “sự thay đổi chuẩn mực” trong giáo huấn của Giáo Hội cho thấy một sự phân ly khỏi sự trung thành với các nguồn mạch giáo huấn tông truyền, như đã từng xảy ra trong cuộc Cải cách Tin Lành. Vì thế, ngài chống lại những người giải thích Tông Huấn Amoris Laetitia để “đưa ra các quan điểm nghịch lại với giáo huấn liên tục của Giáo Hội Công Giáo, nhằm chung cuộc bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội rằng ngoại tình, khách quan mà nói, luôn luôn là một tội lỗi nghiêm trọng.”

Đức Hồng Y Müller giải thích sự quyết liệt bảo vệ tính liên tục của giáo huấn của Giáo Hội như sau:

“Khi ‘thay đổi mục vụ’ trở thành một thuật ngữ được người ta dùng như một chiêu bài nhằm gạt sang một bên các giáo huấn của Giáo hội như thể giáo lý là một trở ngại cho việc chăm sóc mục vụ, thì nói lên sự chống đối là một bổn phận của lương tâm.”
Source: - Catholic World News - Cardinal Müller rejects idea of ‘paradigm shift’ in Catholic doctrine
 
Những vị nào sẽ được tấn phong Hồng Y trong công nghị sắp tới? Việt Nam không còn Hồng Y cử tri vào tháng Tư tới.
Đặng Tự Do
16:43 22/02/2018
Theo thông lệ trong quá khứ, năm nào Đức Thánh Cha Phanxicô cũng tổ chức một công nghị tấn phong (22/2/2014, 14/2/2015, 19/11/2016, 28/6/2017).

Ngày 6 tháng Ba tới đây, Đức Hồng Y Paolo Romeo, Tổng giám mục hiệu tòa của Palermo, Sicily, đã 80 tuổi, nghĩa là ngài không còn là một “Hồng Y cử tri” nữa, không thể tham gia bỏ phiếu bầu một vị tân giáo hoàng.

Cho đến tháng Sáu tới đây nhiều vị Hồng Y khác cũng lần lượt quá tuổi bầu Giáo Hoàng. Đó là Đức Hồng Y Francesco Coccopalmerio, Ý (ngày 6/2), Đức Hồng Y Keith O'Brien của Scotland (ngày 17/3), Đức Hồng Y Manuel Monteiro de Castro, Bồ Đào Nha (ngày 29/3), Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Việt Nam (ngày 1/4), Đức Hồng Y Angelo Amato, Ý (ngày 8/6).

Như thế, một cách hợp lý, người ta có thể trông đợi Đức Thánh Cha Phanxicô triệu tập một công nghị tấn phong Hồng Y cho ít nhất là 6 vị vào ngày 29 tháng Sáu, lễ Hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ.

Cũng có khả năng là ngài sẽ tổ chức một công nghị tấn phong Hồng Y vào tháng Mười khi một số Hồng Y trên thế giới tập trung về Rôma để tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về thanh thiếu niên.

Nếu Đức Thánh Cha Phanxicô bỏ không tổ chức công nghị tấn phong Hồng Y trong năm 2018, thì lần lượt sẽ có thêm 9 Hồng Y nữa sẽ quá tuổi bầu Giáo Hoàng là các Đức Hồng Y Orlando Beltran Quevedo, Phi Luật Tân; Edwin O'Brien, Hoa Kỳ; Stanislaw DZiwisz, Ba Lan; Gioan Thang Hán, Hương Cảng; Sean Baptist Brady, Ái Nhĩ Lan; Laurent Monsengwo Pasiyna, Cộng hòa Dân chủ Congo; Zenon Grocholewski, Ba Lan; Edoardo Manichelli, Ý; và Telephore Placidus Toppo, Ấn Độ.

Trong Hồng Y đoàn hiện nay, 49 vị Hồng Y (41%) được Đức Phanxicô tấn phong; 52 vị (43%) được Đức Bênêđictô XVI tấn phong; và 19 vị (16%) được Đức Gioan Phaolô II nâng lên hàng Hồng Y.

Việc đoán xem những vị nào có khả năng được tấn phong Hồng Y đã trở nên phức tạp hơn nhiều so với trong quá khứ, khi người ta chỉ đơn giản là lập một danh sách các vị trí chính trong giáo triều Rôma và các tổng giáo phận có tòa Hồng Y trên khắp thế giới nhưng hiện đang được cai quản bởi những vị không phải là Hồng Y.

Với Đức Phanxicô, điều đó không dễ dàng chút nào, bởi vì ngài có khuynh hướng gây ngạc nhiên - bỏ qua các trung tâm quyền lực Giáo hội và vươn tới các vùng “ngoại vi.” Cho đến nay, ngài đã tấn phong Hồng Y cho 15 quốc gia chưa bao giờ có Hồng Y như Miến Điện, Cộng hòa Trung Phi, Bangladesh và Tonga.

Tuy nhiên, cũng có một vài vị xem ra có nhiều triển vọng. Người được xem là ứng cử viên sáng giá nhất là Đức Tổng Giám Mục Luis Ladaria của Tây Ban Nha được bổ nhiệm Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin vào năm 2017. Ngài cũng là một tu sĩ dòng Tên, như Đức Giáo Hoàng.

Người thứ hai là Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris, được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào cuối năm 2017. Paris là một trong những giáo phận lớn trên thế giới và vị Tổng Giám Mục thủ đô nước Pháp có vai trò lãnh đạo trong toàn thể Giáo hội nói tiếng Pháp.

Người thứ ba là Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine. Việc bổ nhiệm này có vẻ gần như hiển nhiên, vì Đức Hồng Y Lubomyr Husar, người giữ chức vụ này, đã qua đời vào năm 2017. Hơn nữa, việc lựa chọn Đức Tổng Giám Mục Shevchuck xem ra có thể giúp xoa dịu những chỉ trích về thái độ của Vatican đối với quốc gia này. Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ Kirill của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa đến nay vẫn còn là một nghi ngại đối với người Ukraine là quốc gia đang bị Nga xâm lược.


Source: Crux - As cardinals age, looking ahead to Pope Francis’s next consistory
 
Phản ứng của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trước cái chết của Mục Sư Billy Graham
Đặng Tự Do
17:21 22/02/2018
Mục sư William Franklin Graham Jr. KBE sinh ngày 7 Tháng Mười Một, 1918 đã qua đời vào ngày 21 Tháng Hai, 2018, thọ 99 tuổi. Ông là một nhà truyền giảng Tin Mừng người Hoa Kỳ nổi tiếng trên thế giới từ năm 1949. Ông được xem là một trong những nhà thuyết giáo có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20. Ông đã tổ chức các cuộc thuyết giảng khổng lồ trong nhà và ngoài trời với các bài giảng được phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình, một số vẫn đang được phát sóng lại trong thế kỷ thứ 21 này.

Tất cả các tổng thống Hoa Kỳ vẫn còn sống cho đến nay đều gởi những lời chia buồn trước cái chết của ông đến Giáo Hội Southern Baptist.

Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Tổng Giám Mục Galveston-Houston và là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã ra tuyên bố sau đây khi nhận được tin về cái chết của Mục Sư Billy Graham:

“Hôm nay, chúng ta cầu nguyện cho linh hồn của Mục Sư Billy Graham với Chúa, là Đấng mà ông rất yêu quý; và bày tỏ lời chia buồn với gia đình của Mục Sư Billy Graham là một nhà truyền giảng Lời Chúa không chỉ qua các bài giảng của mình mà còn bằng chính đời sống đức tin và sự liêm chính của ông khiến cho cơ man những ngàn người trên thế giới bước vào mối quan hệ gần gũi hơn với Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu Độ của chúng ta. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì sứ vụ của Mục Sư Billy Graham.”
Source: United States Conference of Catholic Bishops - USCCB President Offers Condolences on the Death of the Rev. Billy Graham
 
Các nhà lãnh đạo các tôn giáo ở Nga lên án vụ thảm sát tại nhà thờ Thánh George ở Kizlyar
Đặng Tự Do
17:46 22/02/2018
Hội đồng liên tôn ở Nga bao gồm các nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo, Công Giáo và các hệ phái Kitô khác; cũng như các đại diện của Hồi Giáo đã đưa ra một tuyên bố về cuộc tấn công được thực hiện vào ngày 18 tháng 2 năm 2018, nhắm vào các tín hữu Chính Thống Giáo vừa ra khỏi nhà thờ Thánh George ở Kizlyar. Ít nhất năm phụ nữ đã thiệt mạng và một số người đã bị thương.

Toàn văn tuyên bố của các vị như sau:

“Chúng tôi, những người đứng đầu và các đại diện của các tôn giáo truyền thống ở Nga, đau đớn trước những tin tức liên quan đến một cuộc tấn công chống lại các tín hữu Chính thống giáo tại thị trấn Kizlyar khiến năm người bị thiệt mạng. Hung thủ đã cố tình bắn vào những tín hữu Chính thống giáo vào thời điểm khi họ vừa ra khỏi nhà thờ sau một nghi lễ thiêng liêng.

Hung thủ đã tiến hành cuộc tấn công vào ngày Chúa Nhật Tha Thứ - ngày mà các Kitô hữu Chính Thống theo truyền thống tìm cách hòa giải với tất cả mọi người trước khi bắt đầu Mùa Chay Thánh. Nó biểu lộ một hệ tư tưởng bất bao dung của chủ nghĩa cực đoan, biểu lộ khuôn mặt thật của những kẻ hầu hạ Satan nhưng che dấu mặt thật của mình bằng cách nại đến danh Thiên Chúa. Mục đích của tên khủng bố và những kẻ chỉ đạo cho hắn là gây kinh hoàng, khuấy động bất đồng giữa các tôn giáo, phá hủy truyền thống sống chung hòa bình đã có từ lâu giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo ở Nga. Các nhà lãnh đạo tôn giáo của Nga, do đó, kêu gọi chính phủ làm mọi thứ có thể để ngăn chặn điều này.

Trong những ngày đau buồn này, chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người hãy tránh các hành động khiêu khích. Hành động khủng bố ở Kizlyar khiến chúng tôi âu lo về những nguy cơ lan rộng chủ nghĩa cực đoan và bất khoan dung, đặc biệt là trong giới trẻ. Về điểm này, chúng tôi kêu gọi chính phủ Nga và các tổ chức tôn giáo và nhà nước chú ý đến việc giáo dục đạo đức cho giới trẻ, để bảo vệ họ chống lại những mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan.

Một lần nữa, chúng ta thấy rõ ràng ngày nay trẻ em và thanh thiếu niên cần được tiếp nhận những quan niệm đúng đắn về tôn giáo, học cách phân biệt giữa các truyền thống tôn giáo lâu đời với các giáo phái giả danh tôn giáo và các hệ phái cực đoan.

Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo và nhân viên các dịch vụ đặc biệt cần làm tất cả những gì có thể để phát hiện và vô hiệu hoá những người đã tham gia vào tổ chức khủng bố và những ai đang đắm chìm trong các ý thức hệ sai lầm trước khi họ phạm tội.

Chúng tôi kêu gọi toàn thể xã hội của chúng ta sống trong hòa bình, hòa hợp và đoàn kết. Hãy để nỗi đau chung đã xảy ra cho chúng ta làm cho chúng ta tập trung vào ý chí này thậm chí còn mạnh mẽ hơn trước.”
Source: The Russian Orthodox Church - Statement of Interreligious Council in Russia on attack against believers in Kizlyar
 
Hội Đồng Giám Mục Đức thảo luận về bản dịch Kinh Lạy Cha
Đặng Tự Do
18:17 22/02/2018
Trong số các bản dịch Kinh Lạy Cha, bản dịch tiếng Việt “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” là một trong những bản dịch trung thành một cách xuất sắc với bản gốc. Bản dịch tiếng Đức “führe uns nicht in Versuchung, sondern erlöse uns von dem Bösen” có thể gây hiểu lầm là Chúa “dẫn đưa” chúng ta vào chước cám dỗ để thử thách chúng ta.

“Bất kể các vấn đề về dịch thuật, các cơn cám dỗ tồn tại và chúng ta trải nghiệm điều này trong cuộc sống của chúng ta và chính Chúa Giêsu cũng đã từng trải qua.”

Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng Giám Mục Cologne đã nói như trên khi ngài cử hành Thánh Lễ tại Ingolstadt sáng 20 tháng Hai cùng với 60 Giám Mục anh em của ngài trong Hội đồng Giám mục Đức, khi các vị tụ tập để tham dự phiên họp khoáng đại bắt đầu từ ngày 19 tháng Hai.

Trong vài tuần gần đây, một cuộc tranh luận sôi nổi tại Đức đã xảy ra giữa các nhà thần học, các giám mục, và cả các tờ báo như Bild và Frankfurter Allgemeine, về việc liệu bản dịch Kinh Lạy Cha đang lưu hành tại Đức có thể truyền tải một hình ảnh sai lạc về Thiên Chúa hay không.

Bất kể kết quả của phiên họp khoáng đại này ra sao, Đức Hồng Y Woelki kêu gọi mọi người hãy “biết ơn lời cầu trong Kinh Lạy Cha, nhờ đó chúng ta có thể cầu xin Thiên Chúa, trước những cơn cám dỗ, xin Ngài cho chúng ta đừng sa ngã như Ngài đã thực hiện với Chúa Giêsu, và xin Ngài có thể cho chúng ta sức mạnh để đứng lên”.

Sự cám dỗ có thể bị đánh bại “nếu chúng ta biết hoán cải”. Ngài cảnh cáo rằng nếu như Chúa không ở trung tâm cuộc sống của chúng ta, chúng ta sẽ trượt dài vào tính ích kỷ của mình, cả một Giáo Hội cũng có thể rơi vào tình trạng đó.

Sau khi trích dẫn nhà thần học Pháp Henri de Lubac, Đức Hồng Y Woelki kêu gọi các Kitô hữu “đừng bị quyến rũ bởi lòng khao khát quyền lực, bởi những cuộc đấu tranh giành quyền lực; và đừng bị cám dỗ bởi ý muốn được tỏa sáng trong thế giới này”.

Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng trong những ngày Mùa Chay này, chúng ta hãy “quay về với Thiên Chúa để neo cuộc sống cá nhân và Giáo Hội của chúng ta nơi Ngài và chỉ một mình Ngài mà thôi”.
Source: SIR - Germany: Bishops’ Plenary meeting, discussion on the translation of the “Lord’s Prayer”. Card. Woelki, “in Lent, going back to God”
 
Một Imam Hồi Giáo lên tiếng kêu gọi đốt hết các sách Hồi Giáo chứa đựng các tư tưởng cực đoan
Đặng Tự Do
18:57 22/02/2018
Nạn nô lệ tình dục do Nhà nước Hồi giáo thực hiện được khuyến khích trong vô số các sách Hồi Giáo tại các cơ sở của Hồi giáo và chúng phải bị đốt đi. Một imam hàng đầu ở Pháp đã nói như trên.

Tiến sĩ Hocine Drouiche, phó chủ tịch của Hội nghị Imam toàn nước Pháp và là một imam ở thành phố Nimes, nói rằng hệ tư tưởng đằng sau thị trường nô lệ tình dục được thành lập ở Mosul, Iraq, trong thời gian quân khủng bố Hồi Giáo IS chiếm đóng thành phố này có thể được tìm thấy trong vô số các sách được xuất bản hoặc lưu trữ bởi Hồi giáo trong các trường đại học. Những tài liệu này biện minh cho việc hãm hiếp phụ nữ và trẻ em gái đơn giản chỉ “vì họ không phải là người Hồi giáo”.

Trong ba bài báo đầu tiên được xuất bản bởi AsiaNews, là thông tấn xã của Liên Hiệp Các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, ông nói thêm: “Những quyển sách này là một phần của chương trình chính thức trong các trường đại học và các trung tâm đào tạo imam tại hầu hết các quốc gia Hồi giáo, mặc dù tất cả các nước này đều đã ký kết Hiệp Ước Geneva về các xung đột và các công ước của Liên Hiệp Quốc liên quan đến các tình huống xung đột.”

Imam Hocine Drouiche, là người Algeri, cũng là một học giả về đối thoại liên tôn, cho biết thêm rằng hiếm có ai trong thế giới Hồi Giáo dám đưa ra những lời chỉ trích về nạn nô lệ tình dục những cô gái không phải là người Hồi giáo từ mười tuổi trở lên - đã được quân khủng bố Hồi Giáo IS thực hiện ngay giữa thế kỷ 21. Những lời chỉ trích tệ nạn này vấp phải ngay các chống đối và trừng phạt, thậm chí là có nguy cơ mất mạng vì những lời dạy như vậy được coi là “thánh thiêng” đến nỗi ai dám đặt vấn đề đối với những giáo huấn này “sẽ ngay lập tức bị cô lập trong thế giới Hồi giáo và thậm chí bị trả thù”.

“Tại sao những tội ác dã man chống lại con người lại có thể biện minh một cách đơn giản là vì những nạn nhân không phải là người Hồi giáo?”, Ông nêu câu hỏi, và kêu gọi các luật gia Hồi giáo phải xem xét lại bối cảnh những điều này được viết ra, và hoàn cảnh của thế giới ngày nay.

Tiến sĩ Drouiche cũng kêu gọi người Hồi giáo hãy “can đảm” đoạn tuyệt khỏi các tư tưởng quá khích và tàn bạo của Hồi giáo. Ông thẳng thừng chỉ ra rằng chính Đại học Al-Azhar ở Cairo, trung tâm học thuật lớn nhất của người Hồi Giáo Sunni, vẫn tiếp tục tung ra các tư tưởng quá khích trong khi một mặt vẫn “đối thoại” với các tôn giáo khác với một khuôn mặt “yêu chuộng hòa bình và khoan dung tôn giáo”.

Tiến sĩ Drouiche đã phải đối mặt với những lời chỉ trích từ một số người Hồi giáo ở Pháp khi ông khẳng định rằng tư tưởng Hồi giáo trái ngược với “chủ nghĩa nhân bản, cởi mở và khoan dung”.

Ông lập luận rằng sự im lặng của đa số người Hồi giáo - ở các nước Hồi giáo và cả ở phương Tây - liên quan đến “nạn diệt chủng” các tín hữu Kitô và người Yazidi, “ngăn cản việc bình thường hoá quan hệ giữa người Hồi giáo và các nhóm tôn giáo thiểu số cũng như các dân tộc ít người trong những nước có đa số dân theo Hồi Giáo” và cảnh cáo rằng “cho đến khi nào tình hình này chưa thay đổi, các Kitô hữu Trung Đông, những người Yazidis và các dân tộc thiểu số khác sẽ tiếp tục phải sống trong sợ hãi khủng bố và chế độ nô lệ”.
Source: World Watch Monitor - Imam calls for radical reforms to end extremism and safeguard Eastern Christians
 
Lòng Thương Xót Chúa là chủ đề trong cuốn phim mới “Paul, Apostle of Christ” sắp ra mắt
Đặng Tự Do
19:30 22/02/2018
Mỗi câu chuyện đều có một thông điệp bên trong. Tất cả các bộ phim cũng vậy, đặc biệt là những bộ phim dựa trên Kinh Thánh.

Eric Groth, một trong những nhà điều hành việc sản xuất bộ phim mới “Paul, Apostle of Christ” – “Thánh Phaolô Tông Đồ của Chúa Kitô”, đã nói như trên trong buổi chiếu thử bộ phim này tại Đền Thánh Quốc Gia Gioan Phaolô II tại thủ đô Washington.

Ông nói thêm: “điều quan trọng là chúng ta phải kể lại câu chuyện về lòng thương xót Chúa.”

Groth là người đứng đầu ODB Productions. Theo ước tính của ông, công ty đã sản xuất khoảng 250 bộ phim ngắn cho các chương trình giáo dục Công Giáo và một loạt 15 chương trình truyền hình cho 15 phần trong sách Giáo lý Công Giáo.

Nhiều người tin rằng vai chính “Thánh Phaolô” sẽ được trao cho Jim Caviezel, người đóng vai Chúa Giêsu trong phim “The Passion of the Christ” của Mel Gibson vào năm 2004. Tuy nhiên, cuối cùng anh đóng vai thánh Luca.

Vai chính “Thánh Phaolô” do James Faulkner thủ diễn. Anh là người đã đóng vai Randyll Tarly trong phim “Game of Thrones”; Lord Sinderby trong phim “Downton Abbey”; và Đức Giáo Hoàng Xitô Thứ Tư trong bộ phim truyền hình “Da Vinci's Demons”. Faulkner cũng là người được giao đọc tất cả các thư của Thánh Phaolô trong Tân Ước trong một chương trình truyền hình nhiều tập được phát hành bởi Hiệp hội Kinh Thánh Hoa Kỳ.

“Phaolô, Tông Đồ của Chúa Kitô” do đạo diễn Andrew Hyatt chỉ đạo, được hệ thống phân loại điện ảnh Hoa Kỳ xếp vào loại PG-13, là loại có những hình ảnh và nội dung bạo lực mô tả cuộc bách hại các tín hữu Kitô dưới thời đế quốc La Mã.

Phim “Thánh Phaolô, Tông đồ của Chúa Kitô” sẽ được công chiếu vào ngày 23 tháng 3 tại hơn 2,000 rạp chiếu bóng tại Hoa Kỳ và đồng thời ở ít nhất là 15 quốc gia khác, với những giao kèo vẫn đang trong tiến trình thương thảo nhằm tăng gấp đôi số quốc gia có thể chiếu phim này..
Source: Catholic Herald - It’s important to tell the story of God’s mercy, says producer of ‘Paul, Apostle of Christ’
 
Những phép lạ có thể dọn đường cho án phong Chân Phước của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I
Đặng Tự Do
20:38 22/02/2018
Tờ La Tribuna di Treviso trong số ra ngày thứ Hai 19 tháng Hai đã tường thuật rằng một cô gái 15 tuổi tại thành phố Parè, Italia đã được khỏi bệnh bạch cầu nhờ lời cầu bầu của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I tên khai sinh là Albino Luciani sinh ngày 17 tháng 10 năm 1912 và qua đời ngày 28 tháng 9 năm 1978. Triều đại Giáo Hoàng của ngài bắt đầu từ ngày 26 tháng 8 năm 1978 và chỉ kéo dài 33 ngày vì cái chết đột ngột của ngài. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên ra đời vào thế kỷ thứ 20. Triều đại Giáo Hoàng của ngài là một trong những triều đại ngắn nhất trong lịch sử các vị Giáo Hoàng, dẫn đến việc trong năm 1978, Giáo Hội có đến ba vị Giáo Hoàng. Lần đầu tiên xảy ra trường hợp như thế là vào năm 1605.

Ngài được người kế nhiệm của mình là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong lên bậc Tôi Tớ Chúa vào ngày 23 tháng 11 năm 2003. Đó là bước đầu tiên trên con đường dẫn tới việc tuyên thánh. Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên phong ngài lên hàng các bậc Đáng Kính vào ngày 8 tháng 11 năm ngoái 2017.

Ngày 11 tháng Hai vừa qua, Đức Cha Corrado Pizziolo, Giám Mục giáo phận Vittorio Veneto tuyên bố rằng ngài tin rằng cô gái đã được chữa khỏi nhờ lời cầu bầu của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I trong buổi lễ ban phép Thêm Sức cho cô và một số bạn khác.

Câu chuyện của cô đã là đầu đề của báo chí tại Italia hồi tháng 10 năm ngoái khi cô viết thư cho Đức Giáo Hoàng xin ngài cầu nguyện cho cô. Đức Ông Fausto Scapin, nguyên là linh mục chánh xứ giáo xứ Parè của cô và cha Michele Maiolo là linh mục chánh xứ hiện nay đã lên đường đến Rôma và trao thư này tận tay Đức Giáo Hoàng. Ngài đã hứa cầu nguyện cho cô gái.

Hai vị linh mục sau đó đã đến thăm và quỳ cầu nguyện cho cô gái và hai trường hợp nữa tại ngôi mộ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I, người trước đây đã từng làm Giám Mục của Đức Ông Fausto Scapin trong thập niên 60 khi vị Giáo Hoàng còn là Giám Mục giáo phận Vittorio Veneto trong thời gian từ năm 1958 đến năm 1969. Đức Gioan Phaolô I thậm chí còn là “cha bố” của Đức Ông Fausto.

Bên cạnh trường hợp của cô gái trên, ông Floriano Zambon, nguyên thị trưởng của thành phố Parè cũng xác nhận với các phương tiện truyền thông Italia rằng ông đã được chữa khỏi sau khi cầu nguyện nhiệt thành với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I. Ông đã bị các bác sĩ chê và tiên đoán ông không còn sống được bao lâu nữa.

Án phong Chân Phước cho Đức Gioan Phaolô I xem ra rất thuận lợi. Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng nói với các linh mục giáo phận Rôma như sau “Tôi đã cầu nguyện với ngài như là với một vị thánh.”
Source: - La Tribuna di Treviso La storia a Conegliano: «Ragazzina guarita, ho pregato Luciani»
 
Cơn cuồng nộ của người Hồi Giáo sau khi một thiếu niên Công Giáo bị cáo buộc báng bổ đạo Hồi trên Facebook
Đặng Tự Do
21:38 22/02/2018
Patras Masih, một tín hữu Công Giáo 17 tuổi, đã là nạn nhân tiếp theo của Luật Chống Báng Bổ Hồi Giáo rất tàn bạo của Pakistan. Trong bản tin đánh đi hôm 20 tháng Hai, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết một ngày trước đó Patras Masih đã bị giam giữ tại đồn cảnh sát Shahdara, thuộc một vùng ngoại ô ở phía bắc Lahore.

Patras Masih bị cáo buộc về tội báng bổ Hồi Giáo trên các phương tiện truyền thông xã hội. Anh là một cư dân Shahdara và là một nhân viên ngân hàng địa phương. Anh có một trang trên mạng xã hội Facebook và bị người ta cáo buộc đã đăng tải những nội dung báng bổ, làm tổn thương đến tình cảm tôn giáo của người Hồi giáo. Patras Masih tự bảo vệ mình bằng cách nói rằng một vài ngày trước đó anh làm mất điện thoại di động của mình và một người nào đó, chứ không phải là anh, đã tung những nội dung báng bổ đó lên Facebook.

Khi vụ việc nổ ra, khoảng ba ngàn người Hồi Giáo cuồng nộ và các dân quân Hồi Giáo vũ trang gậy gộc và mã tấu đã chặn các con đường, đòi hỏi nhà chính quyền bắt giữ và treo cổ bị cáo.

Theo nguồn tin của tổng giáo phận Lahore, Patras Masih may mắn tẩu thoát được trước khi những người Hồi Giáo cuồng nộ xông vào nhà anh để lôi anh ra đánh chết.

Những người biểu tình sau đó di chuyển đến trung tâm của khu phố, nơi họ tổ chức một cuộc biểu tình ngồi trong vài giờ để phản đối, dưới sự lãnh đạo của nhóm “Tehreek-e-Labaik Pakistan”. Nhóm này dọa đốt các nhà cửa và hàng quán của các Kitô hữu trong khu vực; và chặn tất cả các con đường thoát ra khỏi thành phố.

Biết không thể trốn thoát được, anh ra đầu thú với cảnh sát.

Sardar Mushtaq Gill, một luật sư người Kitô giáo và là người bảo vệ nhân quyền quen thuộc với thông tấn xã Fides nói: “Việc tố cáo báng bổ Hồi Giáo luôn là một vấn đề rất nhạy cảm ở Pakistan và bị cáo dễ dàng trở thành mục tiêu cho những kẻ cực đoan, những người kích động đám đông, đặc biệt nếu các bị cáo không phải là người Hồi giáo, một đám đông giận dữ có thể đánh chết bất cứ ai bị cáo buộc trước khi những trách nhiệm của họ được xác định rõ ràng.”

Tình hình của anh Patras Masih rất nguy hiểm. Nhiều người bị cáo buộc báng bổ Hồi Giáo chỉ bằng những lời nói gió thoảng mây bay, không bằng không cớ, vẫn bị những án tù dài hạn, bị đánh chết trong tù hay bị chính thức tuyên án tử hình. Số mạng của anh Patras Masih, do đó, giống như chỉ mành treo chuông.
Source: Fides - ASIA/PAKISTAN - Blasphemy on social media: a Christian arrested
 
Cử chỉ ngoạn mục: Đức Cha Paprocki ra tuyên bố Thượng Nghị Sĩ Durbin không thể rước lễ
Đặng Tự Do
22:17 22/02/2018
Trong một cử chỉ được xem là rất ngoạn mục, Đức Cha Thomas John Paprocki, Giám Mục giáo phận Springfields thuộc bang Illinois Hoa Kỳ đã ra tuyên bố sau:

Tuyên bố của Đức Giám Mục Thomas John Paprocki về một Thượng Nghị Sĩ bác bỏ Dự luật “Thai Nhi Biết Đau” (Pain-Capable Unborn Children’s Act)

Springfields – Tôi hoàn toàn đồng ý với Đức Hồng Y Timothy Dolan, Chủ tịch Ủy Ban Các Hoạt Động Phò Sinh của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ (USCCB), là người đã gọi việc bác bỏ Đạo luật bảo vệ các trẻ em có tên là Thai Nhi Biết Đau tại Thượng Viện Hoa Kỳ là một hành động quá “kinh khủng”.

14 Thượng nghị sĩ Công Giáo đã bỏ phiếu chống lại dự luật cấm nạo phá thai bắt đầu từ tuần thứ 20 sau khi thụ tinh, trong đó có Thượng nghị sĩ Richard Durbin, cư trú tại giáo phận Springfield ở Illinois.

Tháng 4 năm 2004, linh mục chánh xứ của Thượng nghị sĩ Durbin, lúc đó là Đức ông Kevin Vann (nay là Giám mục Kevin Vann của giáo phận Orange, California), nói rằng ngài sẽ không trao ban Mình Thánh Chúa cho Thượng nghị sĩ Durbin vì quan điểm phá thai của ông này đã đặt ông ta ra khỏi sự hiệp thông hoặc hiệp nhất với giáo huấn về sự sống của Giáo Hội. Người tiền nhiệm của tôi, giờ đây là Đức Tổng Giám Mục George Lucas của Omaha, lúc đó, cũng nói rằng ngài ủng hộ quyết định đó của Đức ông Kevin Vann. Giờ đây, tôi cũng tiếp tục giữ quan điểm này của ngài.

Điều 915 trong Bộ Luật Giáo luật Công Giáo quy định rằng “những người ngoan cố sống trong tội trọng tỏ tường, không được rước lễ.” Trong Tuyên bố năm 2004 về người Công Giáo trong cuộc sống chính trị, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ đã nói rằng “Không bảo vệ cuộc sống của các thành viên vô tội và vô phương tự vệ của nhân loại là một tội lỗi chống lại công lý. Vì vậy, những người xây dựng luật lệ có trách nhiệm lương tâm phải hoạt động để sửa chữa các đạo luật có lỗi về mặt đạo đức, nếu không họ sẽ có lỗi trong việc hợp tác với điều ác và phạm tội chống lại công ích.”

Hồ sơ bỏ phiếu ủng hộ phá thai của ông ta trong nhiều năm qua cấu thành một “sự kiên trì ương ngạnh trong tội lỗi tỏ tường và nghiêm trọng,” quyết tâm tiếp tục như thế của Thượng nghị sĩ Durbin khiến cho ông không thể được cho Rước Lễ cho đến khi ông tỏ lòng ăn năn vì tội lỗi của mình.

Quy định này không nhằm trừng phạt, nhưng muốn mang lại sự hoán cải tâm hồn. Thượng nghị sĩ Durbin đã từng là một người bảo vệ sự sống. Tôi chân thành cầu nguyện để ông ta có thể ăn năn trở lại làm một người phò sinh như trước đây.

+ Đức Giám Mục Thomas John Paprocki
Source: Office for Communications Diocese Of Springfields in Illinois - Statement from Bishop Thomas John Paprocki on Senate Failure to Pass Pain-Capable Unborn Children’s Act
 
Công bố sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 33 - 2018
Đặng Tự Do
22:52 22/02/2018
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 33, được tổ chức ở cấp giáo phận vào Chúa Nhật Lễ Lá, 25 tháng 3, tập trung vào việc giúp những người trẻ vượt qua nỗi sợ hãi và nhận ra ơn gọi chân thực của họ.

Trong sứ điệp do Tòa Thánh công bố hôm Thứ Năm 22 tháng Hai, Đức Thánh Cha ghi nhận rằng lễ kỷ niệm sắp tới đánh dấu một bước chuẩn bị cho Ngày Giới trẻ Thế giới sẽ diễn ra tại Panama vào tháng Giêng năm 2019. Đại Hội Giới Trẻ cấp giáo phận này cũng diễn ra trước Thượng Hội Đồng Giám Mục về chủ đề thanh niên được dự trù vào tháng Mười năm nay, để làm nổi bật tầm quan trọng của những người trẻ trong cuộc sống của toàn thể Giáo Hội.

Trình bày suy tư của ngài đối với những lời của Thiên Thần Gabriel, “Đừng sợ!”, khi truyền tin cho Đức Maria như được thuật lại trong Tin Mừng của Thánh Luca, Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu những người trẻ hãy nêu đích danh những nỗi sợ hãi của họ. Hôm nay, ngài nói, có rất nhiều thanh thiếu niên liên tục “photoshop” những hình ảnh của họ hoặc ẩn giấu đàng sau những bản sắc giả tạo, nhằm cố gắng thích nghi với các tiêu chuẩn nhân tạo và không thể đạt được. Sự bấp bênh của thị trường việc làm, một cảm giác không phù hợp với thế giới chung quanh và sự thiếu vắng việc bảo vệ tình cảm của mình là những nỗi sợ hãi khác đang làm tổn thương những người trẻ.

Trong khoảnh khắc khi những nghi ngờ và nỗi sợ hãi tràn ngập trái tim chúng ta, sự phân định là điều quan trọng để chúng ta không lãng phí năng lượng bị thu hút bởi những bóng ma trống rỗng và vô hình. Kinh Thánh không bỏ qua kinh nghiệm của con người về sự sợ hãi. Đức Thánh Cha lưu ý rằng Ápraham, Giacóp, Môise, Thánh Phêrô, các Tông Đồ khác và cả chính Chúa Giêsu đã từng trải qua những nỗi sợ hãi và đau đớn.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng cụm từ “Đừng sợ” được lặp lại đến 365 lần trong Kinh Thánh, “như thể nói với chúng ta rằng Chúa muốn chúng ta thoát khỏi sợ hãi, mỗi ngày trong năm”.

Đừng trốn tránh

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng sự phân định không chỉ là một nỗ lực cá nhân mà thôi, nhưng cũng có nghĩa là mở lòng mình lên cùng Thiên Chúa với những người khác là những người có thể hướng dẫn chúng ta qua các kinh nghiệm của họ. Ngài khẳng định những Kitô hữu chân chính không sợ mở lòng mình ra với người khác và ngài thúc giục người trẻ đừng đóng mình trong những căn phòng tăm tối, trong đó cửa sổ duy nhất nhìn ra thế giới bên ngoài là máy tính và điện thoại thông minh.

Bạn có chấp nhận thử thách không?

Cũng giống như sứ thần đã gọi đích danh Mẹ Maria, Chúa cũng quan tâm và gọi đích danh mỗi người trong chúng ta. Điều này chứng tỏ phẩm giá cao trọng của chúng ta trước mặt Thiên Chúa. Cũng như Mẹ Maria không sợ hãi vì Mẹ đã được ơn phúc nơi Thiên Chúa, chúng ta cũng đừng sợ vì cả chúng ta cũng được ơn thánh của Thiên Chúa nâng đỡ. Sự hiện diện liên tục của ơn Thánh Chúa khích lệ chúng ta tín thác, đón nhận ơn gọi Chúa dành cho chúng ta, ơn gọi đòi chúng ta phải dấn thân trung thành và canh tân lòng trung thành ấy mọi ngày.

Đức Thánh Cha kết luận rằng “khi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Panama đến gần hơn, tôi mời các bạn chuẩn bị cho mình với niềm vui và sự nhiệt tình. Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là Đại Hội của những người can đảm! Bạn có dám chấp nhận thử thách này không?”
Source: Vatican News Pope's message for WYD: Do not be afraid!
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng Đoàn Thánh Linh, Giáo Xứ Holy Spirit, Fountain Valley, CA mừng Xuân Mậu Tuất 2018
Lê Sự
18:18 22/02/2018




Cộng Đoàn Thánh Linh, Giáo Xứ Holy Spirit, Fountain Valley, CA mừng Xuân Mậu Tuất 2018
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Thánh lễ Đức Mẹ trong Mùa Chay và Mùa Vọng được quy định như thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
09:25 22/02/2018
Giải đáp phụng vụ: Thánh lễ Đức Mẹ trong Mùa Chay và Mùa Vọng được quy định như thế nào?

Nơi cử hành Tam Nhật Vượt Qua.

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Các Thánh Lễ cho các ngày trong tuần (kể cả thứ Bảy) của Mùa Chay và Mùa Vọng là các Thánh lễ được chỉ định sẵn. Tuy nhiên, có các Thánh Lễ trong Bộ sưu tập các Thánh Lễ của Đức Trinh Nữ Maria dành cho Mùa Chay và Mùa Vọng. Vậy khi nào được phép sử dụng các phụng vụ từ Bộ sưu tập Thánh lễ này trong Mùa Chay và Mùa Vọng? - J. M., Washington, D.C., Hoa Kỳ.


Đáp: Như số 21 của Phần Giới thiệu Bộ sưu tập Thánh Lễ của Đức Trinh Nữ Maria cho biết, bộ sưu tập này được dành trước hết cho các Đền thánh Đức Mẹ.

Các Đền thánh này thường có sự cho phép của Tòa Thánh để cử hành các Thánh Lễ của Đức Bà vào các ngày, vốn thường không được phép theo các quy chế của Lịch Rôma Tổng quát, chẳng hạn trong Mùa Vọng và Mùa Chay.

Sự nhượng bộ này thường được áp dụng cho tất cả các ngày, trừ những gì được nêu ra trong các số 1-6 của danh sách các ngày phụng vụ, được tìm thấy trong hầu hết các phiên bản của Sách Lễ Rôma.

Quyền dâng lễ này thường dành riêng cho các linh mục trong cuộc hành hương, hoặc cho các buổi lễ cho các nhóm người hành hương, và với yêu cầu là sử dụng bình thường các bài đọc theo mùa, chứ không phải các bài đọc của Sách bài đọc lễ Đức Mẹ (Phần Giới thiệu, số 31).

Vì lý do này, các Thánh Lễ được chỉ định cho Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh thường không được phép trong các cơ sở như giáo xứ, vốn không được hưởng bất kỳ sự miễn trừ nào từ các quy tắc của Lịch Tổng Quát. Lịch cấm hầu hết các Thánh lễ ngoại lịch trong các mùa này.

Tuy nhiên, Quy chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM), số 376, nói: "Trong các ngày có lễ nhớ bắt buộc hay các ngày Mùa Vọng cho đến 16 tháng 12, Mùa Giáng Sinh từ 2 tháng giêng, và Mùa Phục Sinh sau Bát Nhật Phục Sinh, thì cấm các lễ cho các nhu cầu khác nhau và lễ ngoại lịch. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu thực sự và lợi ích mục vụ đòi hỏi, thì trong cử hành với giáo dân có thể dùng lễ đáp ứng với nhu cầu hay lợi ích ấy, tuỳ theo sự phán đoán của vị giám quản thánh đường hay của chính vị chủ tế" (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).

Do đó, khi có một nhu cầu thực sự cho việc cử hành Thánh lễ Đức Mẹ trong các thời kỳ kể trên, cha xứ có thể chọn một trong các Thánh Lễ thích hợp từ Sách Lễ Rôma hoặc bộ sưu tập Thánh Lễ của Đức Trinh Nữ Maria.

Ngoài ra, còn có các trường hợp ngoại lệ vốn cho phép sử dụng hai trong số các công thức này, ngoài mùa được chỉ định, trong mùa thường niên. Số 28 của Phần Giới Thiệu nói rằng công thức Giáng sinh "Đức Bà Maria thành Nazareth (số 8)" có thể được sử dụng, nếu một nhóm tín hữu mong muốn tưởng nhớ lối sống gương mẫu của Đức Mẹ tại Nazareth. Tương tự như thế, công thức Mùa Chay "Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hòa Giải (số 14)" có thể được sử dụng khi Thánh Lễ được cử hành trong bối cảnh tìm kiếm sự hòa giải và hòa hợp.

Sau khi tôi trả lời như trên, một bạn đọc đã yêu cầu làm rõ về địa điểm thực sự cho việc cử hành Tam Nhật Vượt Qua.

Hỏi: Con nhớ rằng con đã đọc, hoặc trong Bộ giáo luật hoặc trong Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, rằng các buổi cử hành Tam nhật Tuần Thánh chỉ có thể được cử hành trong các giáo xứ được thừa nhận, chứ không trong các nhà nguyện (chapel) và/hoặc nhà nguyện nhỏ (oratory), nơi mà không có giáo xứ. Xin cha cung cấp cho con lời hướng dẫn của Hội Thánh về chủ đề này: nơi nào có thể cử hành Tam Nhật Vượt Qua?.

Đáp: Có lẽ bạn đọc này đã nhắc đến Thư Luân Lưu liên quan đến việc Chuẩn bị và Cử hành Tam Nhật Vượt Qua, do Tòa Thánh công bố năm 1988. Số 43 của tài liệu này nêu rõ:

"Thật là thích hợp khi các cộng đoàn tu sĩ nhỏ, cả giáo sĩ và giáo dân, và các nhóm giáo dân khác nên tham dự vào việc cử hành Tam Nhật Vượt Qua ở các nhà thờ chính lân cận.

"Tương tự như vậy, khi số lượng người tham dự và các thừa tác viên là quá ít, đến nỗi không thể cử hành Tam Nhật Vượt Qua với nghi lễ trang trọng, các nhóm tín hữu này nên tập hợp trong một nhà thờ lớn hơn.

"Ngoài ra, nơi nào có các giáo xứ nhỏ với chỉ một linh mục, các giáo xứ này nên được khuyên tập hợp nhau lại, càng nhiều càng tốt, vào một nhà thờ chính và tham dự buổi cử hành ở đó.

"Theo nhu cầu của tín hữu, nơi nào một linh mục chịu trách nhiệm cho hai hoặc nhiều giáo xứ, mà ở đó các tín hữu tập hợp thành nhóm đông hơn nhiều, và ở đó việc cử hành có thể diễn ra trong trang trọng và chu đáo cần thiết, các buổi cử hành Tam Nhật Vượt Qua có thể được lặp lại theo các quy định đã có".

Một chú thích cho đoạn đầu tiên nêu rõ trường hợp của các cộng đoàn dòng kín: "Trong đan viện của các nữ đan tu, cần phải cố gắng hết sức để cử hành Tam Nhật Vượt Qua với nghi thức trang trọng lớn nhất có thể, nhưng trong nhà thờ của đan viện".

Do đó, không phải là quá nhiều khi nói rằng Tam Nhật bị cấm bên ngoài các nhà thờ giáo xứ, nhưng đúng hơn Hội Thánh khuyến nghị rằng, trong chừng mực có thể, Tam Nhật Vượt Qua không được cử hành trong các nhóm nhỏ, nhưng trong các cuộc tụ họp đông đảo của các tín hữu.

Các cộng đoàn tu sĩ đông người có thể cử hành Tam Nhật Vượt Qua trong cộng đoàn của họ, đặc biệt trong các cộng đoàn mà theo truyền thống họ đi cùng với Chúa Kitô suốt cả đêm giữa Thứ Năm Tuần Thánh và Thứ Sáu Tuần Thánh.

Sự tôn trọng tập tục lâu đời này sẽ là không thể có trong thực tế, nếu không cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly và rước Thánh Thể sang nhà tạm trước đó. Điều này cho phép tôn thờ công khai Chúa Kitô trong nhà tạm cho đến nửa đêm, và cầu nguyện riêng sau đó. (Zenit.org 26-2 và 11-3-2008)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nước Đổ Trên Ngàn
Dominic Đức Nguyễn
21:37 22/02/2018
NƯỚC ĐỔ TRÊN NGÀN
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Thác tuôn chảy nước trong lành
Lung linh như ước vọng xanh tháng ngày
Nước yêu thương cứ chảy hoài
Xác thân thoải mái, ngất ngây tâm hồn
Nước là nguồn sống bình an
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội Và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 22/2/2018
VietCatholic Network
01:17 22/02/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Tuần tĩnh tâm Mùa Chay của Đức Thánh Cha Phanxicô và giáo triều Rôma.

2- Đức Thánh Cha bổ nhiệm thành viên Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em.

3- Đức Thánh Cha chấp nhận đơn từ chức của vị Giám Mục Nigeria bị các Linh mục chống đối.

4- Tổng Giám Mục Iraq: Đã đến lúc phải ‘thẳng thắn’ trong cuộc đối thoại với Hồi Giáo.

5- Khủng bố tấn công Đại Hội Thánh Mẫu dưới chân tượng Đức Mẹ cao nhất thế giới ở Bolivia.

6- Khủng bố Hồi Giáo thảm sát các tín hữu Nga tham dự nghi thức chuẩn bị Mùa Chay.

7- Về thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc: một chuyên gia Á Châu bầy tỏ sự lạc quan hạn chế.

8- Năm 2017, tại Trung quốc có gần 49,000 người được rửa tội.

9- Nữ Trung Sĩ Cảnh Sát Kitô đầu tiên của Bangladesh.

10- Giới thiệu Thánh Ca: Xin Lỗi Chúa.

Xin mời qúi vị theo dõi phần tin chi tiết