Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:09 22/02/2022
23. Thánh Kinh khiến cho người thường xuyên dùng nó không chán ngán, hơn nữa người càng suy tư rộng rãi về Thánh Kinh thì họ càng cảm thấy Thánh Kinh rất đáng yêu.
(Thánh Gregory pope)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:12 22/02/2022
4. CẤP TÍNH MÃN TÍNH
Trên đường đi, anh Giáp chậm chạp gặp anh Ất hấp tấp, hai bên gật đầu chào nhau và bắt tay đáp lễ.
Anh Giáp cúi đầu chào xong vừa ngẫng đầu lên nhìn thì không thấy anh Ất đâu cả.
Tình cờ quay đầu lại, thì nghe tiếng của anh Ất đang gọi mình phía sau lưng:
- “Lão huynh vẫn còn ở đây à, tôi vừa mới đến đình Thập Lý tiễn khách xong, bây giờ mới quay trở lại !”
(Nhất Tiếu)
Suy tư 4
Cấp tính là tính nhanh nhẹn, mãn tính là tính chậm chạp; quá nhanh quá chậm đều là bất cập, thường đem lại sự buồn phiền cho mình hoặc người khác và có khi làm hỏng đại sự của mình hoặc của người khác.
Có người khi nghe chuyện ăn uống thì nhanh nhẹn đến sớm không cần ai nhắc, nhưng mỗi lần đi lễ nhà thờ là phải đợi vợ con thúc giục mới rề rề đi; có người nghe làm thủ tục để lãnh tiền trợ cấp tuổi già thì mau mắn đọc báo này báo nọ để biết tin tức, nhưng quyển sách Thánh Kinh to chình ình ngay giữa nơi dễ thấy dễ cầm nhất trong nhà, thì chẳng bao giờ rờ đến mở ra mà đọc, cứ hẹn với bản thân từ từ rồi đọc lo gì; lại có những người khi nghe đóng góp làm việc thiện thì từ từ viện hết lý do này đến lý do khác, nhưng nghe thông báo đi lãnh trợ cấp thì phóng đi như bay...
Có những việc nên cấp tính như làm việc thiện, đi đến với Đức Chúa Giê-su trong nhà thờ, phục vụ tha nhân; có những việc nên mãn tính như chậm nóng giận, chậm phê bình, chậm nói xấu nhau...
Đức Chúa Giê-su sẽ rất vui khi chúng ta mau mắn đến với Ngài, và sẽ rất buồn khi chúng ta chậm chạp phục vụ tha nhân.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trên đường đi, anh Giáp chậm chạp gặp anh Ất hấp tấp, hai bên gật đầu chào nhau và bắt tay đáp lễ.
Anh Giáp cúi đầu chào xong vừa ngẫng đầu lên nhìn thì không thấy anh Ất đâu cả.
Tình cờ quay đầu lại, thì nghe tiếng của anh Ất đang gọi mình phía sau lưng:
- “Lão huynh vẫn còn ở đây à, tôi vừa mới đến đình Thập Lý tiễn khách xong, bây giờ mới quay trở lại !”
(Nhất Tiếu)
Suy tư 4
Cấp tính là tính nhanh nhẹn, mãn tính là tính chậm chạp; quá nhanh quá chậm đều là bất cập, thường đem lại sự buồn phiền cho mình hoặc người khác và có khi làm hỏng đại sự của mình hoặc của người khác.
Có người khi nghe chuyện ăn uống thì nhanh nhẹn đến sớm không cần ai nhắc, nhưng mỗi lần đi lễ nhà thờ là phải đợi vợ con thúc giục mới rề rề đi; có người nghe làm thủ tục để lãnh tiền trợ cấp tuổi già thì mau mắn đọc báo này báo nọ để biết tin tức, nhưng quyển sách Thánh Kinh to chình ình ngay giữa nơi dễ thấy dễ cầm nhất trong nhà, thì chẳng bao giờ rờ đến mở ra mà đọc, cứ hẹn với bản thân từ từ rồi đọc lo gì; lại có những người khi nghe đóng góp làm việc thiện thì từ từ viện hết lý do này đến lý do khác, nhưng nghe thông báo đi lãnh trợ cấp thì phóng đi như bay...
Có những việc nên cấp tính như làm việc thiện, đi đến với Đức Chúa Giê-su trong nhà thờ, phục vụ tha nhân; có những việc nên mãn tính như chậm nóng giận, chậm phê bình, chậm nói xấu nhau...
Đức Chúa Giê-su sẽ rất vui khi chúng ta mau mắn đến với Ngài, và sẽ rất buồn khi chúng ta chậm chạp phục vụ tha nhân.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chớ Đồng Hóa !
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:13 22/02/2022
Chớ Đồng Hóa !
(Thứ Tư sau Chúa Nhật VII TN – Mc 9,38-40)
Câu chuyện ngài Gioan, “ông thiên lôi con” cố ngăn cản một người (hay vài người?) ngoài nhóm tông đồ và có thể không thuộc nhóm 72 môn đệ đã nhân danh Chúa Giêsu mà trừ quỷ được cả hai thánh sử Maccô và Luca tường thuật (x.Mc 9,38-40; Lc 9,49-50). Ngài Gioan đưa ra lý do ngăn cản: “vì người ấy không theo chúng ta”. Có bản dịch là “vì người ấy không thuộc nhóm chúng ta”.
Xin mạn bàn đôi điều về hai từ “chúng ta” mà ngài “thiên lôi con” sử dụng. Trong hai từ “chúng ta” này có phần Chúa Giêsu không hay chỉ là nhóm mười hai tông đồ hay có luôn cả nhóm 72 môn đệ? “Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy”. Câu trả lời của Chúa Giêsu với Gioan cho chúng ta hiểu rằng nội hàm hạn từ “chúng ta” mà Gioan dùng rất có thể muốn kéo cả Thầy vào đó, nhưng với Chúa Giêsu thì hạn từ ấy là chỉ riêng nhóm tông đồ hoặc có thể thêm nhóm môn đệ. Vì Chúa Giêsu khi trừ quỷ thì không nhân danh ai, còn các tông đồ, các môn đệ mới là những người cần nhân danh Chúa mà trừ quỷ.
Phải chăng Chúa Giêsu sẵn sàng nhìn nhận và đón nhận nhiều người tuy không thuộc nhóm Mười Hai hay thuộc nhóm Bảy Mươi Hai vẫn có thể là “tông đồ” hay là “môn đệ” của Người? Khi khẳng định bằng từ “Quả thật” Chúa Giêsu cho chúng ta xác nhận hiện thực này. “Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” (Mc 9,40; Lc 9,50).
Chước cám dỗ độc tôn, độc quyền thường ẩn núp dưới việc đồng hóa Thiên Chúa với “chúng mình”, đồng hóa bản thân mình với tập thể này tập thể kia. Cách đây 45 năm một bạn học sinh cùng lớp 12 mạnh dạn góp ý với thầy chủ nhiệm, một giáo viên dạy môn văn về cách giảng dạy thì thầy đã phủ đầu: “Em chống đối thầy là chống đối hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa. Chống đối hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa là chống đối chủ nghĩa xã hội. Chống chủ nghĩa xã hội là chống phá cách mạng. Chống phá cách mạng là phản quốc”.
“Chống cha là chống Chúa”. “Ở đâu có giám mục là ở đó có Giáo hội”. Những kiểu nói đồng hóa thật đáng cẩn trọng và đề phòng. Khi được đằng sân thì sẽ lấn sâu vào tận bếp. Thần dữ vốn không biết dừng các chước cám dỗ của nó giăng ra. Khi tránh được sự nhập nhằng “đánh lận con đen”, tự đồng hóa cách chủ quan “có chủ ý” hay vô tình thì chúng ta sẽ có tầm nhìn xa, rộng và tấm lòng khoáng đạt hơn và nhờ đó tránh được sự tự tôn, sự độc quyền. Thánh tông đồ dân ngoại trong chốn lao tù vốn ghi nhớ lời của Thầy chí thánh: “Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” nên ngài mạnh mẽ khẳng định: “Miễn sao Chúa Kitô được rao giảng là tôi vui mừng” (x. Pl 1,18).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Tư sau Chúa Nhật VII TN – Mc 9,38-40)
Câu chuyện ngài Gioan, “ông thiên lôi con” cố ngăn cản một người (hay vài người?) ngoài nhóm tông đồ và có thể không thuộc nhóm 72 môn đệ đã nhân danh Chúa Giêsu mà trừ quỷ được cả hai thánh sử Maccô và Luca tường thuật (x.Mc 9,38-40; Lc 9,49-50). Ngài Gioan đưa ra lý do ngăn cản: “vì người ấy không theo chúng ta”. Có bản dịch là “vì người ấy không thuộc nhóm chúng ta”.
Xin mạn bàn đôi điều về hai từ “chúng ta” mà ngài “thiên lôi con” sử dụng. Trong hai từ “chúng ta” này có phần Chúa Giêsu không hay chỉ là nhóm mười hai tông đồ hay có luôn cả nhóm 72 môn đệ? “Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy”. Câu trả lời của Chúa Giêsu với Gioan cho chúng ta hiểu rằng nội hàm hạn từ “chúng ta” mà Gioan dùng rất có thể muốn kéo cả Thầy vào đó, nhưng với Chúa Giêsu thì hạn từ ấy là chỉ riêng nhóm tông đồ hoặc có thể thêm nhóm môn đệ. Vì Chúa Giêsu khi trừ quỷ thì không nhân danh ai, còn các tông đồ, các môn đệ mới là những người cần nhân danh Chúa mà trừ quỷ.
Phải chăng Chúa Giêsu sẵn sàng nhìn nhận và đón nhận nhiều người tuy không thuộc nhóm Mười Hai hay thuộc nhóm Bảy Mươi Hai vẫn có thể là “tông đồ” hay là “môn đệ” của Người? Khi khẳng định bằng từ “Quả thật” Chúa Giêsu cho chúng ta xác nhận hiện thực này. “Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” (Mc 9,40; Lc 9,50).
Chước cám dỗ độc tôn, độc quyền thường ẩn núp dưới việc đồng hóa Thiên Chúa với “chúng mình”, đồng hóa bản thân mình với tập thể này tập thể kia. Cách đây 45 năm một bạn học sinh cùng lớp 12 mạnh dạn góp ý với thầy chủ nhiệm, một giáo viên dạy môn văn về cách giảng dạy thì thầy đã phủ đầu: “Em chống đối thầy là chống đối hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa. Chống đối hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa là chống đối chủ nghĩa xã hội. Chống chủ nghĩa xã hội là chống phá cách mạng. Chống phá cách mạng là phản quốc”.
“Chống cha là chống Chúa”. “Ở đâu có giám mục là ở đó có Giáo hội”. Những kiểu nói đồng hóa thật đáng cẩn trọng và đề phòng. Khi được đằng sân thì sẽ lấn sâu vào tận bếp. Thần dữ vốn không biết dừng các chước cám dỗ của nó giăng ra. Khi tránh được sự nhập nhằng “đánh lận con đen”, tự đồng hóa cách chủ quan “có chủ ý” hay vô tình thì chúng ta sẽ có tầm nhìn xa, rộng và tấm lòng khoáng đạt hơn và nhờ đó tránh được sự tự tôn, sự độc quyền. Thánh tông đồ dân ngoại trong chốn lao tù vốn ghi nhớ lời của Thầy chí thánh: “Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” nên ngài mạnh mẽ khẳng định: “Miễn sao Chúa Kitô được rao giảng là tôi vui mừng” (x. Pl 1,18).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Hơn Cả Chặt Tay, Chặt Chân, Móc Mắt
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
16:50 22/02/2022
Hơn Cả Chặt Tay, Chặt Chân, Móc Mắt
(Thứ Năm sau Chúa Nhật VI TN – Gc 5,1-6; Mc 9,41-50)
Chúa Giêsu đã dùng thể văn “ngoa ngữ” khi nói: “thà buộc cối đá lớn vào cổ mà ném xuống biển còn hơn” để dạy chúng ta phải cẩn trọng với việc gây cớ vấp ngã hay làm dịp tội cho tha nhân. Và với thể văn ấy khi dạy chúng ta phải dứt khoát với những dịp tội khiến bản thân sa ngã Người nói: “thà chặt chân, chặt tay, móc mắt” đi còn hơn để chúng gây cớ khiến chúng ta phạm tội (x.Mc 9,42-47).
Xin được bỏ qua các cớ vấp ngã chúng ta có thể gây ra cho tha nhân đã bàn đến trong phần chia sẻ Lời Chúa ngày thứ Hai sau Chúa Nhật XXXII TN (https://gpbanmethuot.net/van-hoc-nghe-thuat/co-vap-nga-7573.html). Chúng ta cùng xét xem đôi điều về các dịp tội khiến bản thân mình sa ngã, cách riêng qua trường hợp nhiều người thuộc nhóm biệt phái và nhóm Xađốc mà Chúa Giêsu đã từng nghiêm khắc phê phán, sửa dạy.
1.Khúc ruột: Cha ông chúng ta nói: “đồng tiền dính liền khúc ruột”. Cái khúc ruột này đã là nguyên nhân khiến nhiều người trong nhóm Xađốc vốn thân chính quyền và tham lam lợi lộc nên không tin có sự sống đời sau. Tiền bạc, của cải đời này đã trở thành cớ vấp ngã khó vượt qua đối với họ. Chúa Giêsu khẳng định rằng người giàu có vào Nước Trời khó hơn cả con lạc đà chui qua lỗ kim (x.Lc 18,24-25). Khi cậy dựa vào tiền bạc, xem tiền của là hạnh phúc thật thì người giàu không cần đến hạnh phúc Nước Trời. Chặt chân, chặt tay khi chúng là cớ vấp phạm tuy là khó nhưng nhiều khi cũng có thể làm. Thế nhưng để cắt bỏ cái “khúc ruột” là tiền của khi nó là cớ vấp ngã thì không mấy dễ. Một hiện thực ở Việt Nam đó là khi giá đất đai tăng cao vùn vụt thì nó đã trở thành cớ làm cho rất, rất nhiều người vấp ngã.
2.Cái tôi: Đây là trường hợp nhiều người thuộc nhóm Biệt phái. Vì tự hào về công lao đạo đức của mình, dù cho có nhiều trường hợp chỉ là đạo đức hình thức bên ngoài, nhiều người biệt phái đã làm cho cái tôi của mình phình to ra. Họ đã khép lòng trước lời chân lý của Chúa Giêsu và trước cả những sự thật hiển nhiên trước mắt. Họ còn cố chấp trong sự cao ngạo của mình khiến nhiều lần Chúa Giêsu phải thở dài ngao ngán (x.Mc 8,12). Khi cái tôi là cái chức vị của hàng lãnh đạo tôn giáo lên cao thì nó sẽ trở thành cớ vấp ngã thật đáng sợ. Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận nói rằng nếu từ bỏ mọi sự mà không từ bỏ “cái tôi” thì với “cái tôi” phình to trong sự tự cao tự mãn thì người ta sẽ dần dần vơ vét, thu lại tất cả những gì đã từ bỏ mà có khi lại thu nhiều hơn.
Nhiều trường hợp vì dứt khoát với cớ vấp phạm người ta có thể “chặt chân, chặt tay”, nhưng từ bỏ “cái tôi” thì xem ra thật là quá khó. Cái tôi của chúng ta được ví như cái đầu của thân thể. Làm sao có thể “chặt cái đầu” của mình? Thế nhưng Chúa Giêsu đã từng minh nhiên đưa ra điều kiện để theo làm môn đệ của Người đó là từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo (x.Mt 8,34).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Năm sau Chúa Nhật VI TN – Gc 5,1-6; Mc 9,41-50)
Chúa Giêsu đã dùng thể văn “ngoa ngữ” khi nói: “thà buộc cối đá lớn vào cổ mà ném xuống biển còn hơn” để dạy chúng ta phải cẩn trọng với việc gây cớ vấp ngã hay làm dịp tội cho tha nhân. Và với thể văn ấy khi dạy chúng ta phải dứt khoát với những dịp tội khiến bản thân sa ngã Người nói: “thà chặt chân, chặt tay, móc mắt” đi còn hơn để chúng gây cớ khiến chúng ta phạm tội (x.Mc 9,42-47).
Xin được bỏ qua các cớ vấp ngã chúng ta có thể gây ra cho tha nhân đã bàn đến trong phần chia sẻ Lời Chúa ngày thứ Hai sau Chúa Nhật XXXII TN (https://gpbanmethuot.net/van-hoc-nghe-thuat/co-vap-nga-7573.html). Chúng ta cùng xét xem đôi điều về các dịp tội khiến bản thân mình sa ngã, cách riêng qua trường hợp nhiều người thuộc nhóm biệt phái và nhóm Xađốc mà Chúa Giêsu đã từng nghiêm khắc phê phán, sửa dạy.
1.Khúc ruột: Cha ông chúng ta nói: “đồng tiền dính liền khúc ruột”. Cái khúc ruột này đã là nguyên nhân khiến nhiều người trong nhóm Xađốc vốn thân chính quyền và tham lam lợi lộc nên không tin có sự sống đời sau. Tiền bạc, của cải đời này đã trở thành cớ vấp ngã khó vượt qua đối với họ. Chúa Giêsu khẳng định rằng người giàu có vào Nước Trời khó hơn cả con lạc đà chui qua lỗ kim (x.Lc 18,24-25). Khi cậy dựa vào tiền bạc, xem tiền của là hạnh phúc thật thì người giàu không cần đến hạnh phúc Nước Trời. Chặt chân, chặt tay khi chúng là cớ vấp phạm tuy là khó nhưng nhiều khi cũng có thể làm. Thế nhưng để cắt bỏ cái “khúc ruột” là tiền của khi nó là cớ vấp ngã thì không mấy dễ. Một hiện thực ở Việt Nam đó là khi giá đất đai tăng cao vùn vụt thì nó đã trở thành cớ làm cho rất, rất nhiều người vấp ngã.
2.Cái tôi: Đây là trường hợp nhiều người thuộc nhóm Biệt phái. Vì tự hào về công lao đạo đức của mình, dù cho có nhiều trường hợp chỉ là đạo đức hình thức bên ngoài, nhiều người biệt phái đã làm cho cái tôi của mình phình to ra. Họ đã khép lòng trước lời chân lý của Chúa Giêsu và trước cả những sự thật hiển nhiên trước mắt. Họ còn cố chấp trong sự cao ngạo của mình khiến nhiều lần Chúa Giêsu phải thở dài ngao ngán (x.Mc 8,12). Khi cái tôi là cái chức vị của hàng lãnh đạo tôn giáo lên cao thì nó sẽ trở thành cớ vấp ngã thật đáng sợ. Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận nói rằng nếu từ bỏ mọi sự mà không từ bỏ “cái tôi” thì với “cái tôi” phình to trong sự tự cao tự mãn thì người ta sẽ dần dần vơ vét, thu lại tất cả những gì đã từ bỏ mà có khi lại thu nhiều hơn.
Nhiều trường hợp vì dứt khoát với cớ vấp phạm người ta có thể “chặt chân, chặt tay”, nhưng từ bỏ “cái tôi” thì xem ra thật là quá khó. Cái tôi của chúng ta được ví như cái đầu của thân thể. Làm sao có thể “chặt cái đầu” của mình? Thế nhưng Chúa Giêsu đã từng minh nhiên đưa ra điều kiện để theo làm môn đệ của Người đó là từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo (x.Mt 8,34).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Ngày 23/02: Đừng đạp đổ người khác - Suy Niệm: Lm. Giuse Vũ Hải Đăng, SDD
Giáo Hội Năm Châu
04:15 22/02/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Khi ấy, Gioan thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con thấy có kẻ nhân danh Thầy mà trừ quỷ, kẻ đó không theo ta, và chúng con đã ngăn cấm y". Nhưng Chúa Giêsu phán: "Đừng ngăn cấm y, vì chẳng ai có thể nhân danh Thầy mà làm phép lạ, rồi liền đó lại nói xấu Thầy. Ai chẳng chống đối các con, là ủng hộ các con".
Đó là lời Chúa
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Paris đe dọa Nhà thờ Đức Bà với 19 triệu Mỹ Kim tiền thuế
Đặng Tự Do
05:56 22/02/2022
Quảng trường phía trước Nhà thờ Đức Bà Paris hiện đã bị chiếm dụng hoàn toàn bởi công việc trùng tu đang diễn ra rầm rộ. Điều này cấu thành một sự chiếm giữ phạm vi công cộng và do đó, theo luật của Pháp, Thành phố Paris có quyền tính thuế.
“Quy tắc luật tổng quát này áp dụng cho tất cả các công trường xây dựng, công cộng hay tư nhân, sử dụng không gian công cộng,” Emmanuel Grégoire, phó Đô trưởng thứ nhất của thành phố Paris, đề cập đến điều này trong cuộc họp báo hàng tuần của ông ta, vào hôm thứ Tư. Hiện tại, phí chiếm dụng đất công cộng xung quanh nhà thờ trong thời gian cần thiết cho công việc xây dựng sẽ là 3.4 triệu euro mỗi năm. Con số đó chiếm tổng số tiền gần 17 triệu euro, tức là hơn 19 triệu đô la, nếu nhà thờ được trùng tu trong vòng 5 năm theo lịch trình tu bổ đã được công bố.
Ủy ban quốc hội về việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà, dưới sự chủ trì của Brigitte Kuster, đại diện dân cử của Paris, đã nêu rõ sự bất công trong yêu cầu thu phí này, trong một cuộc điều trần vào ngày 2 tháng 2 với Tướng Jean-Louis Georgelin, người chịu trách nhiệm về địa điểm này và đại diện của Tổng thống Cộng hòa. Georgelin chỉ ra với các đại biểu rằng ông đã đưa ra yêu cầu chính thức về việc miễn khoản phí này vào tháng 10 năm 2021 và ông đã “không nhận được phản hồi chính thức nào ở giai đoạn này”. Điều này không mang lại điềm báo tốt cho tương lai.
Chủ tịch của phái đoàn quốc hội, Brigitte Kuster, đã chia sẻ sự khó hiểu của mình với báo chí. “Loại thuế này thực sự tồn tại trên các công trường xây dựng. Nhưng tòa thị chính đòi số tiền này từ một địa điểm hoạt động trên cơ sở các đóng góp của người dân. Chẳng lẽ người dân đóng góp để nhằm trả thuế cho Thành phố Paris à? Điều này chỉ đơn giản là không thể chấp nhận được. Anne Hidalgo có thể tăng thuế này như bà ta đã làm vào mùa hè này đối với các quán cà phê được miễn thuế. Đây đã là một cách để tham gia vào việc cấp vốn cho địa điểm xây dựng”.
Sau phản ứng đầy xúc động vì trận hỏa hoạn, các khoản đóng góp đã đổ về từ khắp nơi trên thế giới. Cùng với nhiều thành phố ở Pháp, về phần mình, Hội đồng thành phố Paris thông báo sẽ đóng góp số tiền 50 triệu euro. Nhưng kể từ đó, số tiền hứa hẹn này đã được “chuyển hướng” cho sự phát triển của môi trường xung quanh địa điểm, với việc khởi động một cuộc thi quốc tế lớn mà người chiến thắng sẽ được chọn vào mùa hè năm sau. “Đây là những công việc làm đường. Thành phố bị lèo lái để từ chối tham gia vào việc trùng tu. Thành phố đã không tham gia vào dự án này thì chớ mà bây giờ còn đòi moi tiền thì thật quá đáng,” Brigitte Kuster nói trên tờ Le Parisien.
Sau khi Notre Dame de Paris được trùng tu xong, người có lợi nhất là thành phố Paris chứ không phải Giáo Hội Công Giáo. Mỗi năm có ít nhất 13 triệu người trên thế giới viếng thăm ngôi thánh đường này.
Xin nhắc lại, đến cuối năm 2021, tổng số tiền quyên góp thu được để trùng tu Nhà thờ Đức Bà đạt 850 triệu euro, bao gồm cả số tiền cam kết, nhưng chưa đóng. Các đại biểu của nhóm quốc hội đang xem xét dự án trùng tu vẫn đang băn khoăn về việc Paris đóng thuế đối với các khoản đóng góp của các nhà tài trợ tư nhân. Họ viết: “Thật không thể tưởng tượng được khi lòng hảo tâm chi trả các khoản phí lên tới vài triệu euro, vì lợi ích của Tòa thị chính Paris. Nhưng phản hồi chính thức từ Tòa thị chính Paris liên quan đến việc thanh toán hoặc miễn thuế này vẫn đang được chờ đợi.”
Source:Aleteia
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki trở lại tổng giáo phận Köln giữa các chống đối của phe cấp tiến Đức
Đặng Tự Do
05:57 22/02/2022
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, tổng giám mục Köln, sau khi “tĩnh tâm một thời gian” trong năm tháng, theo mong muốn của bản thân, sẽ trở lại Tòa Giám Mục của mình vào ngày 2 tháng Ba.
Tuần trước, Đức Hồng Y Woelki đã có chuyến viếng thăm Bộ Giám Mục của Tòa Thánh, trước khi trở lại Köln. Nội dung của cuộc họp tại Bộ Giám Mục không được loan báo. Tuy nhiên, tờ Kölner Stadt-Anzeiger có khuynh hướng cấp tiến, không dấu được khát vọng mong mỏi Đức Hồng Y Woelki biến mất nên viết rằng “chuyến thăm này của Hồng Y có liên hệ trực tiếp với thời hạn 2 tháng Ba này và do đó với tương lai cuối cùng của Đức Hồng Y Woelki. Tổng giáo phận hiện đang được lãnh đạo bởi hai vị phụ tá.” Trong khi đó, tờ Die Tagespost của Đức thì đoán rằng Bộ Giám Mục muốn nghe ý kiến của Đức Hồng Y Woelki về những gì đang diễn ra tại Đức sau khi Tiến Trình Công Nghị tuyên bố ủng hộ việc soạn thảo các nghi thức chúc lành cho các kết hiệp đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ; và Hồng Y Reinhard Marx của Munich hô hào bãi bỏ luật độc thân linh mục. Đức Hồng Y Woelki là một trong 8 vị Giám Mục ở Đức kiên quyết chống lại Tiến Trình Công Nghị ở quốc gia này.
Ngày 17 tháng Hai, Web site của tổng giáo phận Köln cho biết Đức Hồng Y Woelki sẽ cử hành thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro tại nhà thờ chính tòa thành phố Köln. Trước tin tức này, tờ Kölner Stadt-Anzeiger gượng gạo tung thêm một tin giả nữa là 70% đến 80% các linh mục tại Tòa Giám Mục Köln không muốn thấy ngài quay trở lại nhiệm sở.
Đức Hồng Y Woelki là một mục tử can đảm. Thật thế, dưới các áp lực của các thành phần cấp tiến, ngài đã phải đồng ý ủy quyền cho công ty luật Westpfahl Spilker Wastl mở cuộc điều tra về tình trạng lạm dụng tính dục của tổng giáo phận Köln, sau khi Hồng Y Marx yêu cầu chính công ty luật này mở cuộc điều tra tương tự tại tổng giáo phận Munich – Freising. Đó chính là công ty luật đã tìm mọi cách bôi nhọ Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16.
Đến khi công ty luật này hoàn tất và chuẩn bị công bố kết quả cuộc điều tra thì ngài chận lại. Không phải vì công ty luật ấy cáo buộc ngài bất cứ điều gì. Đời nào luật sư lại cáo buộc thân chủ của mình. Ngài chận lại vì thấy công ty luật ấy có những sai sót về phương pháp luận và nhìn ra manh tâm của họ. Cuộc điều tra không nhằm hướng đến sự thật nhưng nhằm một mục đích rõ rệt là cường điệu hóa tội lỗi lạm dụng tính dục để phe cấp tiến Đức dùng làm chiêu bài cho những đòi hỏi trong Tiến Trình Công Nghị. Ngài đã ủy quyền cho một nhóm luật sư khác mở cuộc điều tra và đã công bố kết quả vài tháng sau đó.
Vì chận lại kết quả ban đầu, Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki đã phải hứng chịu những cuộc tấn công dữ dội từ người đứng đầu Hội Đồng Giám Mục Đức, là Giám Mục Georg Bätzing của Limburg.
Các phương tiện truyền thông Đức bắt đầu cáo buộc ngài có lỗi vì không điều tra các cáo buộc nghiêm trọng chống lại một linh mục ở Düsseldorf bị cho là đã lạm dụng một cậu bé ở độ tuổi mẫu giáo vào cuối những năm 1970. Sau khi Đức Hồng Y Woelki được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của Köln vào năm 2014, ngài đã quyết định không thực hiện thêm những hành động hoặc thông báo cho Rôma, vì linh mục này “không thể bị thẩm vấn” do chứng mất trí nhớ nghiêm trọng. Linh mục ấy đã chết vì nguyên nhân tự nhiên. Nạn nhân cũng được cho là từ chối không ra làm chứng.
Vào tháng 12, 2020, Đức Hồng Y Woelki đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô xem xét những cáo buộc chống lại ngài. Vào ngày 7 tháng 2, 2021, Welt am Sonntag báo cáo rằng trường hợp của linh mục Düsseldorf đã được chuyển đến Bộ Giáo Lý Đức Tin, gọi tắt là CDF. CDF đã giải tỏa mọi vấn đề liên quan đến Đức Hồng Y, và kết luận rằng ngài đã “hành động đúng theo giáo luật”.
Dù vậy, để cho mọi việc được rõ ràng, Đức Hồng Y đã yêu cầu Đức Thánh Cha mở một cuộc thanh tra tông tòa. Sau cuộc thanh tra tông tòa, do Đức Hồng Y Anders Arborelius người Thụy Điển và Đức Cha Hans van den Hende người Hà Lan dẫn đầu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ra phán quyết rằng Đức Hồng Y Woelki nên tiếp tục phụ trách tổng giáo phận Köln của Đức sau cuộc điều tra của Vatican về việc xử lý các trường hợp lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ.
Hôm 24 tháng 9 năm ngoái, Tòa Thánh cho biết Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu vị Hồng Y 65 tuổi tiếp tục lãnh đạo tổng giáo phận ở miền tây nước Đức sau một thời gian nghỉ phép.
Tuyên bố giải thích rằng cuộc điều tra không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy Đức Hồng Y Woelki đã hành động không hợp luật liên quan đến các vụ lạm dụng.
Tuyên bố cho biết thêm: “Đức Thánh Cha trông cậy vào Đức Hồng Y Woelki, thừa nhận lòng trung thành của ngài đối với Tòa Thánh và mối quan tâm của ngài đối với sự hiệp nhất của Giáo hội”.
Trong một tuyên bố cùng ngày 24 tháng 9, Đức Hồng Y Woelki nói: “Tôi đi theo hướng này với thông điệp rõ ràng của Đức Thánh Cha rằng chúng ta đã làm rõ một cách nghiêm túc và toàn diện và không che đậy bất cứ điều gì. Tôi xin anh chị em cầu nguyện cho tổng giáo phận và cho tôi trong những tuần tới. Tôi cũng hứa với anh chị em lời cầu nguyện nhiệt thành của tôi.”
Cải tổ Giáo Hội là điều quan trọng. Tuy nhiên, cần phải tiến hành trong thanh thản, và phân định. Đáng tiếc, phe cấp tiến tung ra nhiều thủ đoạn chính trị bôi nhọ những ai không đồng ý với mình, kể cả Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16.
Source:ilsismografo
Đức Thánh Cha công bố chủ đề cho Ngày Di cư và Tị nạn Thế giới lần thứ 108
Thanh Quảng sdb
17:29 22/02/2022
Đức Thánh Cha công bố chủ đề cho Ngày Di cư và Tị nạn Thế giới lần thứ 108
Thánh bộ Thúc đẩy Phát triển Con người Toàn diện đã công bố chủ đề Ngày Thế giới về Người Di cư và Tị nạn cho năm nay
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn chủ đề “Xây dựng tương lai với người di cư và tị nạn” làm chủ đề cho Ngày Thế giới về Người Di cư và Tị nạn lần thứ 108, sẽ được cử hành vào Chúa nhật 25 tháng 9.
Ngày này được tổ chức hàng năm vào Chủ nhật cuối cùng của tháng 9 như một dịp để bày tỏ sự ủng hộ và quan tâm đến những người buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ, để khuyến khích những người Công Giáo trên toàn thế giới tưởng nhớ và cầu nguyện cho những người bị di tản bởi xung đột và đàn áp cũng như nâng cao nhận thức về thực trạng di dân và di cư. Ngày này đã được quyết định từ năm 1914.
Xây dựng tương lai với người di cư và người tị nạn
Theo Thánh Bộ Phát triển Con người Toàn diện lo về tị nạn và di cư của Vatican, chủ đề năm nay nêu bật cam kết mà tất cả chúng ta được kêu gọi chia sẻ trong việc xây dựng một tương lai bao trùm kế hoạch của Thiên Chúa, không loại bỏ bất cứ ai cả.
Thông điệp giải thích: “Xây dựng cùng với “có nghĩa là công nhận và thúc đẩy vai trò của người di cư và người tị nạn trong công cuộc xây dựng cuộc sống, vì chỉ bằng cách này, mới có thể xây dựng một thế giới có đầy đủ các điều kiện cho sự phát triển toàn diện con người”.
Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô, bao gồm sáu chủ đề phụ, giúp khám phá ra những phương cách mà người di cư và tị nạn có thể đóng góp – ngay bây giờ và trong tương lai - cho sự phát triển xã hội, kinh tế, văn hóa và tinh thần của các xã hội và cộng đồng Giáo hội.
Tài nguyên
Như mọi năm, Thánh Bộ lo về Người Di cư và Tị nạn sẽ thực hiện một chiến dịch truyền thông bắt đầu từ cuối tháng Ba, nhằm mục đích thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn về chủ đề và các chủ đề phụ thông qua các hỗ trợ đa phương, qua các tài liệu thông tin và suy tư thần học.
Thánh bộ Thúc đẩy Phát triển Con người Toàn diện đã công bố chủ đề Ngày Thế giới về Người Di cư và Tị nạn cho năm nay
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn chủ đề “Xây dựng tương lai với người di cư và tị nạn” làm chủ đề cho Ngày Thế giới về Người Di cư và Tị nạn lần thứ 108, sẽ được cử hành vào Chúa nhật 25 tháng 9.
Ngày này được tổ chức hàng năm vào Chủ nhật cuối cùng của tháng 9 như một dịp để bày tỏ sự ủng hộ và quan tâm đến những người buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ, để khuyến khích những người Công Giáo trên toàn thế giới tưởng nhớ và cầu nguyện cho những người bị di tản bởi xung đột và đàn áp cũng như nâng cao nhận thức về thực trạng di dân và di cư. Ngày này đã được quyết định từ năm 1914.
Xây dựng tương lai với người di cư và người tị nạn
Theo Thánh Bộ Phát triển Con người Toàn diện lo về tị nạn và di cư của Vatican, chủ đề năm nay nêu bật cam kết mà tất cả chúng ta được kêu gọi chia sẻ trong việc xây dựng một tương lai bao trùm kế hoạch của Thiên Chúa, không loại bỏ bất cứ ai cả.
Thông điệp giải thích: “Xây dựng cùng với “có nghĩa là công nhận và thúc đẩy vai trò của người di cư và người tị nạn trong công cuộc xây dựng cuộc sống, vì chỉ bằng cách này, mới có thể xây dựng một thế giới có đầy đủ các điều kiện cho sự phát triển toàn diện con người”.
Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô, bao gồm sáu chủ đề phụ, giúp khám phá ra những phương cách mà người di cư và tị nạn có thể đóng góp – ngay bây giờ và trong tương lai - cho sự phát triển xã hội, kinh tế, văn hóa và tinh thần của các xã hội và cộng đồng Giáo hội.
Tài nguyên
Như mọi năm, Thánh Bộ lo về Người Di cư và Tị nạn sẽ thực hiện một chiến dịch truyền thông bắt đầu từ cuối tháng Ba, nhằm mục đích thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn về chủ đề và các chủ đề phụ thông qua các hỗ trợ đa phương, qua các tài liệu thông tin và suy tư thần học.
Nữ tu Đại Tá Quân Đội Mỹ cứu một bác sĩ thoát khỏi Afghanistan
Đặng Tự Do
18:05 22/02/2022
Nữ tu Deirde Byrne, nguyên là Đại Tá Quân Y trong quân đội Hoa Kỳ trước khi bước vào đời sống tu trì. Sơ Deirdre đã có một diễn từ xúc động vào ngày 26 tháng 8, 2020 tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Cộng hòa.
Theo tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, những chi tiết về sơ Deirdre Byrne trong tư cách một nữ tu, một người lính, một bác sĩ phẫu thuật gợi nhớ đến cuốn tiểu thuyết Tinker Tailor Soldier Spy của John LeCarré.
Sẽ không quá xa vời nếu so sánh cuộc đời của Sơ Deirdre với cuộc đời của nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết gián điệp này. Đọc tiểu sử của sơ, người ta phải tự hỏi còn quốc gia nào trên thế giới mà sơ chưa đến thăm, và trong hơn 3 thập niên qua, còn sứ mệnh mạo hiểm nào của người Mỹ mà sơ chưa tham gia.
Tờ National Catholic Register, số ra ngày 17 tháng Hai, cho biết khi sơ Byrne nhấc điện thoại vào tháng 12 năm 2021, một người đàn ông trẻ ở đầu dây bên kia nói với sơ điều gì đó đáng lo ngại - và khó tin.
Anh ta nói: “Mẹ tôi là một bác sĩ. Sơ đã làm việc với bà ấy hơn một thập kỷ trước ở Afghanistan, tại một trại của Hoa Kỳ gần Pakistan. Và bây giờ cuộc sống của mẹ tôi đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng.”
Một số người có thể cho rằng cuộc gọi này là một trò lừa bịp phức tạp, nhưng các chi tiết đã thu hút sự chú ý của Sơ Byrne. Là một cựu quân nhân, Sơ Byrne thực sự đã đóng quân tại Trại Salerno, cách biên giới Pakistan khoảng sáu dặm, vào khoảng năm 2008. Chính tại đó, sơ đã gặp gỡ bác sĩ M. Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, giữ lại tên đầy đủ của bác sĩ ấy để bảo đảm an toàn cho những ai có liên quan đến bà.
Taliban đã giành quyền kiểm soát Afghanistan sau cuộc tấn công vào ngày 31 tháng 8 năm 2021 và đã áp đặt chế độ độc tài Hồi Giáo kể từ đó.
New York Times gần đây đưa tin rằng có tới 60,000 người Afghanistan từng làm việc với lực lượng Mỹ và đã xin được thị thực nhưng vẫn ở lại Afghanistan. Bác sĩ M và cả gia đình cô đều theo đạo Hồi, nhưng đã trở thành mục tiêu của Taliban sau cuộc tiếp quản năm 2021 vì mối quan hệ của họ với Hoa Kỳ.
Sơ Byrne đã ra tay hành động, cứu giúp người bác sĩ không cùng tôn giáo, đã từng làm việc chung với Sơ.
Vào đầu tháng Hai, Bác sĩ M và toàn bộ gia đình của bà đã được giúp đỡ trốn thoát khỏi bọn Taliban. Sau một cuộc trốn chạy căng thẳng, giờ đây họ đang ở một ngôi nhà an toàn ở một quốc gia không được tiết lộ.
Sơ Byrne nói với CNA: “Đó là một câu chuyện kỳ diệu, thật sự”, và tạ ơn Chúa Thánh Thần vì đã sử dụng sơ để cuộc giải cứu diễn ra.
“Tôi giống như trung vệ đi bóng, và tôi chỉ chuyền nó cho tiền vệ, sau đó để họ chạy theo quả bóng,” sơ nói.
Sơ Deirde Byrne là một thành viên của Cộng Đồng Những Tôi Tớ Khiêm Hạ Của Thánh Tâm Chúa Giêsu Và Mẹ Maria, một tổ chức được thành lập ở Ý và đã có mặt ở Mỹ gần 70 năm. Ngày nay, sơ dành phần lớn thời gian của mình để khám bệnh cho các bệnh nhân tại phòng khám của Tổ chức Từ thiện Công Giáo ở Washington DC hoặc Phòng khám Vật lý trị liệu và Mắt chuyên nghiệp tại tu viện của các nữ tu. Sơ cũng là bề trên của cộng đồng các nữ tu ở đó.
Sơ Deirde Byrne nói rằng cuộc đời phục vụ của mình bắt đầu từ khi còn trong bụng mẹ, noi theo tấm gương của cha mẹ. Cha của sơ là một bác sĩ phẫu thuật lồng ngực, và sơ có hai anh trai trong ngành y và một anh trai là linh mục của Tổng giáo phận Washington. Giống như cha và các anh trai của mình, Sơ Deirde học y khoa tại Georgetown. Sơ gia nhập quân đội vào năm 1978 để giúp trang trải tiền học Đại Học. Trong ba thập kỷ tiếp theo, sơ Deirde phục vụ ở Bán đảo Sinai, ở Hàn Quốc và ở Afghanistan.
Năm 1989, sơ dành thời gian nghỉ phép để truyền giáo bằng nghề y. Tại Ấn Độ, sơ hợp tác với một bác sĩ phẫu thuật là sơ Frederick, người cũng đã được giáo dục ở Georgetown. Trong thời gian này, Sơ Deirde đã nghĩ đến đời sống tu trì một thời gian, nhưng thời điểm đó không hoàn toàn phù hợp.
Tuy nhiên, khi trở lại Washington, để được đào tạo thành một bác sĩ phẫu thuật, một trong những bệnh nhân của sơ là Đức Hồng Y James Hickey, tổng giám mục lúc đó của Washington. Vị Hồng Y đã đưa ra các hướng dẫn tinh thần cho sơ. Sơ cũng được Cha John Hardon, một nhà văn và nhà thần học của Dòng Tên, giúp đỡ phân định ơn gọi của mình. Ngài đã khuyến khích sơ tìm một cộng đồng tôn giáo, nơi sơ có thể tiếp tục hành nghề y. Ngài nói, thế giới “cần các bác sĩ Công Giáo”.
Cộng Đồng Những Tôi Tớ Khiêm Hạ Của Thánh Tâm Chúa Giêsu Và Mẹ Maria, hoạt động trong cả lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe, dường như rất phù hợp.
Một năm sau khi giúp đỡ cho các nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố tại Ground Zero ở New York vào ngày 11/9, sơ đã quyết định gia nhập cộng đồng này.
Nhưng lúc ấy sơ vẫn ở trong lực lượng Dự bị của Quân đội Hoa Kỳ, và sơ đã được gọi trở lại quân ngũ ba lần nữa - ở cả Afghanistan và Hoa Kỳ - trước khi sơ có thể giải ngũ và hoàn toàn hòa nhập với cộng đồng các nữ tu.
Source:National Catholic Register
Người đàn ông Tennessee bị kết án 7 năm vì hàng loạt vụ đốt phá nhà thờ
Đặng Tự Do
18:06 22/02/2022
Một người đàn ông ở Tennessee đã bị kết án hôm 16 tháng Hai vì tội đốt phá bốn nhà thờ ở khu vực Nashville.
Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cho biết Alan Douglas Fox, 29 tuổi, ở Nashville, đã bị kết án bảy năm tù liên bang và ba năm quản chế. Anh ta trước đó đã bị buộc tội vào ngày 25 tháng 8 năm 2021 và đã thành khẩn nhận tất cả các tội danh vào ngày 20 tháng 10 năm 2021.
Theo các tài liệu của tòa án và các tuyên bố được đưa ra trong phiên xét xử nhận tội và tuyên án, Fox đã cố ý phóng hỏa Nhà thờ Giám lý Thống nhất Crievewood vào ngày 17 tháng 6 năm 2019; Nhà thờ Baptist Crievewood vào ngày 25 tháng 6 năm 2019; Nhà thờ Thánh Ignatiô thành Antiôkia của Công Giáo vào ngày 25 tháng 6 năm 2019; và Nhà thờ Baptist Cộng đồng Priest Lake vào ngày 26 tháng 6 năm 2019, tất cả vì niềm tin tôn giáo của họ. Fox cũng mang theo và sử dụng một khẩu súng ngắn để đột nhập vào nhà thờ Crievewood Baptist, tạo điều kiện cho việc đốt phá. Các vụ cháy đã dẫn đến thiệt hại đáng kể cho cả bốn nhà thờ.
“Bị cáo này hiện đã phải chịu trách nhiệm về vụ đốt phá nguy hiểm của mình gây ra thiệt hại cho một nhà thờ Công Giáo, một nhà thờ Giám lý và hai nhà thờ Baptist, tất cả là các trụ cột của cộng đồng Nashville,” Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Kristen Clarke của Bộ phận Dân quyền Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết. “Các cuộc tấn công vào các ngôi thánh đường là các cuộc tấn công vào những người có đức tin làm suy yếu quyền cơ bản là quyền được thực hành niềm tin tôn giáo mà không phải sợ hãi hoặc gánh chịu bạo lực. Bộ phận Dân quyền sẽ tiếp tục thực thi mạnh mẽ các luật liên bang nhằm bảo vệ tất cả các ngôi thánh đường, bất kể thuộc giáo phái nào”.
Vụ việc này đã được điều tra bởi FBI, Cục Điều tra Tennessee, Sở Cảnh sát thành phố Nashville và Sở Cứu hỏa Nashville. Can phạm đã bị Luật sư Kyle Boynton thuộc Bộ phận Dân quyền của Bộ Tư pháp và Trợ lý Luật sư Hoa Kỳ Brooke Schiferle truy tố.
Source:U.S. Justice Department
Nhà thờ Chính Tòa Salt Lake bị hư hại trong một vụ trộm được tính toán trước
Đặng Tự Do
18:08 22/02/2022
Cha Martin Diaz của nhà thờ chính tòa Thánh Nữ Mađalêna cho biết vụ trộm xảy ra vào khoảng 9:15 tối thứ Ba 15 tháng Hai.
Ngài công bố các hộp quyên tiền đã bị hư hại, nhưng các két sắt gần đó không bị xâm phạm. Các thiệt hại được báo cáo khác bao gồm nhiều thứ bị xáo trộn và lật tung.
Không có số tiền nào bị đánh cắp, nhưng Cha Diaz tin rằng nghi phạm đã quen thuộc với nhà thờ vì có vẻ như anh ta biết phải tìm những gì ở đâu.
Hiện nhà thờ đang làm việc với cảnh sát địa phương về vụ việc. Âu lo lớn nhất là ngôi thánh đường bị phóng hỏa, vì đây là ngôi nhà thờ được kể là đẹp nhất và tốn nhiều tiền nhất trong việc xây dựng tại một khu vực mà đời sống người Công Giáo khó khăn hơn những nơi khác.
Dưới sự lãnh đạo của Đức Cha Lawrence Scanlan sinh năm 1843 và qua đời năm 1915, là giám mục đầu tiên của Salt Lake, việc xây dựng nhà thờ chính Thánh Nữ Mađalêna đã được bắt đầu vào năm 1900 và hoàn thành vào năm 1909. Vào ngày 15 tháng 8 năm đó, nhà thờ chính tòa được thánh hiến bởi Đức Hồng Y James Gibbons của Baltimore.[1]
Công việc tân trang lại bên ngoài diễn ra từ năm 1975 đến năm 1980 dưới sự lãnh đạo của Đức Cha Joseph Lennox Federal, giám mục thứ sáu của Thành phố Salt Lake. Tuy nhiên, ngày nay, bề ngoài của Nhà thờ về cơ bản vẫn giữ nguyên so với năm 1909.
Nội thất của Nhà thờ phần lớn được tạo ra dưới sự lãnh đạo của Đức Cha Joseph S. Glass, người trở thành Giám mục của Salt Lake vào năm 1915. Là một người có óc thẩm mỹ tinh tế và khả năng cảm thụ nghệ thuật mạnh mẽ, Đức Cha Glass đã được sự trợ giúp của John Theodore Comes, một trong các kiến trúc sư hàng đầu của Mỹ vào thời điểm đó. Nội thất của nhà thờ chính tòa một phần lớn được lấy cảm hứng từ kiến trúc Gothic của Tây Ban Nha vào cuối thời Trung Cổ với những bức tranh tường đầy màu sắc đã được thêm vào vào thời điểm đó.
Dưới sự lãnh đạo của Đức Cha William K. Weigand, người được bổ nhiệm làm giám mục của Thành phố Salt Lake vào năm 1980, việc trùng tu nội thất đã được thực hiện một lần nữa từ năm 1991 đến năm 1993 với chi phí 9.7 triệu đô la và liên quan đến mọi khía cạnh của nội thất.
Điều này bao gồm việc cải tạo các yếu tố phụng vụ của Nhà thờ để phù hợp với các cải cách phụng vụ theo sau Công đồng Vatican II, chủ yếu là xây dựng một bàn thờ mới ở một vị trí nổi bật hơn ở giữa nhà thờ; trao một vị trí trung tâm mới cho ghế giám mục; cung cấp một nhà nguyện Mình Thánh Chúa riêng biệt; và thêm một giếng rửa tội rất đẹp.
Tòa nhà mới được chính thức hoàn thành vào ngày 21 tháng 2 năm 1993. Nhà thờ được liệt kê trong danh mục các Địa điểm Lịch sử của Utah và các Địa điểm Lịch sử của cả Hoa Kỳ.
Source:ABC News
[1] https://utcotm.org/about/history
Đức Giáo Hoàng và Đức Thượng Phụ Kirill có thể gặp nhau vào tháng 6 hoặc tháng 7
Đặng Tự Do
05:55 22/02/2022
Đại sứ Nga cạnh Tòa Thánh Alexander Avdeyev nói với thông tấn xã TASS của Nga vào ngày 18 tháng 2 rằng Đức Thượng phụ Kirill và Đức Thánh Cha Phanxicô có thể gặp nhau vào tháng 6 hoặc tháng 7.
“Các công việc chuẩn bị cho cuộc gặp thứ hai giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đức Thượng phụ Kirill trong khoảng tháng 6 hay tháng 7 hiện đang được chuẩn bị, nhưng chúng tôi vẫn chưa xác định được địa điểm gặp gỡ,” nhà ngoại giao Nga, đang tham dự cuộc họp Ý-Nga ở Genoa cho biết như trên.
Tuyên bố của ông được đưa ra bất chấp bối cảnh địa chính trị được đánh dấu bởi căng thẳng quốc tế mạnh mẽ ở Ukraine, nơi Nga là một trong những nhân vật chính. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần bày tỏ quan ngại của mình trong những tuần gần đây, thúc giục đối thoại và khuyến khích ngoại giao.
Về phần mình, Đức Thượng Phụ Kirill đang có xung đột công khai với nhiều bộ phận của thế giới Chính Thống Giáo. Từ khi bắt đầu đại dịch coronavirus đến nay, một số giáo sĩ Chính Thống Giáo ở Phi Châu phục vụ với mức lương thấp, thậm chí trong nhiều miền, các ngài không có lương bổng gì cả trong suốt 2 năm qua. Lợi dụng tình hình này, ngày 29 tháng 12 Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã thành lập một Tòa Thượng Phụ Phi Châu với hai giáo phận và đón nhận 102 linh mục của Tòa Thượng Phụ Alexandria. Tòa Thượng Phụ Alexandria đã bị tấn công vì ủng hộ cho Giáo Hội Chính Thống Giáo độc lập Ukraine.
Tháng Giêng năm ngoái, Thượng Phụ Kirill cho biết ngài “đánh giá cao” mối quan hệ của mình với Đức Thánh Cha Phanxicô và hy vọng nó sẽ sớm dẫn đến “các hành động chung” vì hòa bình.
Nếu hai người gặp nhau, đây sẽ là cuộc gặp thứ hai trong lịch sử giữa các nhà lãnh đạo của Giáo hội Chính thống giáo Nga và Công Giáo, sau cuộc gặp ở Cuba vào năm 2016. Đức Thánh Cha Phanxicô lần đầu tiên đề cập đến việc chuẩn bị cho cuộc gặp với Thượng phụ Kirill trong một họp báo sau khi trở về từ chuyến đi đến Hy Lạp và Síp vào tháng 12 vừa qua.
Nhà văn Xuân Vũ trong cuốn “Đường Đi Không Đến” kể rằng có một lão đánh xe ngựa láu cá. Lão ta buộc một bó cỏ vào một cần câu rồi treo nó lủng lẳng trước mắt con ngựa. Con ngựa thấy bó cỏ thì hăm hở phóng tới phía trước, không hề biết rằng nó sẽ chẳng bao giờ táp được bó cỏ cho đến khi lão già láu cá đã đi đến nơi muốn đến. Phải chăng Putin và Thượng Phụ Kirill cũng đang chơi trò đó với Tòa Thánh trong cố gắng ngăn Vatican lên án cuộc tấn công của Nga tại Ukraine và các nỗ lực thao túng Chính Thống Giáo tại Alexandria và mới đây nhất là ngay cả tại Constantinople?
Source:Aleteia
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Tân Niên Nhâm Dần tại cộng đồng CTTĐVN xứ St Bartholomew St Mateo, California
Thái Phạm
16:46 22/02/2022
VietCatholic TV
Outrage after Vietnamese officials disrupted Mass celebrated by Archbishop Joseph Vũ Văn Thiên of Hanoi
VietCatholic Media
04:20 22/02/2022
1. Outrage after Vietnamese officials disrupted Mass celebrated by Hanoi Archbishop
Outraged parishioners watched in horror as officials stormed a church in Hoa Binh Province and disrupted Mass. The worshippers were pretty taken aback by the incident on Sunday Feb 20 when Vietnamese officials wearing their helmets disrupted the 10 AM Mass celebrated by Hanoi Archbishop. The incident, reported by Hanoi Archdiocese, accompanying with a short video, has prompted concerns. “It was pretty confronting and really troubling to see the liturgy being stopped by several officials,” wrote a Facebooker.
Local officials in plain clothes interrupted the Sunday morning service at Vu Ban parish. Led by the head of the local Communist Party chapter, they jumped to the altar, yelling at the Archbishop Joseph Vũ Văn Thiên of Hanoi and other priests to request that the Mass to be stopped immediately, and the congregation to be dispersed. Archbishop Joseph was concelebrating the seventh Sunday of Ordinary Time with some other diocesan priests at Vu Ban parish to mark the “Missionary Day of the Archdiocese.”
Built decades ago, the church is the largest one in Vu Ban town and can house hundreds of people.
The concelebrants and parishioners tried their best to protect Archbishop Joseph Thiên and removed the communist harassers out of the church. Though order was restored, and the Mass resumed after that, the surprise ambush left the congregation dumbfounded and shaken.
Moreover, the incident happened when the dust of the horrific murder of Fr. Joseph Tran Ngoc Thanh, a Dominican missionary in Kon Tum province has not even settled. It has stunned both Catholics and believers of other religions in Vietnam for its audacity and blatancy in terms of violation of religious and human rights.
“When have we seen this behaviour before in history? This is the first time I have ever seen local government officials approaching the altar to disrupt the Holy Mass without waiting for it to end before harassing the priests as they used to do in the past. This is such uncultured, lawless action. It is a blatant blasphemy or sacrilege,” said Fr. Peter Nguyen Van Khai. He had been the former spokeperson of Vietnamese Redemptorists before travelling to Rome for further study.
2. Mass to Commemorate and Celebrate the Life of Dominican Father Joseph Tran Ngoc Thanh in Orange County, California
Dear brothers and sisters in Christ,
Bishop Thomas Nguyen Thai Thanh of Orange Diocese and diocesan priests will concelebrate a memorial mass on Friday, February 25, 5pm, at Christ Cathedral, 13280 Chapman Ave, Garden Grove to Commemorate and Celebrate the Life of Dominican Father Joseph Tran Ngoc Thanh, who was murdered on January 29 in Kontum, Vietnam.
The solemn Mass will be followed by a Candlelight vigil to raise the awareness of the continual persecution against Catholic in Vietnam.
You are invited to come together to renew our trust in Christ who, by dying on the cross, has freed us from eternal death and, by rising, has opened for us the gates of heaven. Let us pray for our beloved Father Joseph Tran Ngoc Thanh that he may share in Christ's victory and let us pray that the Lord may grant the gift of loving consolation to those who are mourning the heroic missionary.
Vietnamese government officials have said that the man who brutally murdered Father Joseph Tran Ngoc Thanh on January 29 was “mentally unstable.” But most Vietnamese Catholics fear that the killing may have been intended as a warning, to deter Catholic missionaries from working in the country’s Central Highlands region.
The murder has received little coverage in the government-controlled media, and the Church has been under heavy political pressure in Vietnam. According to local Catholic sources, Nguyen Van Kien, the man who was detained at the scene and charged with the killing, had warned his mother that if she went to Mass, “someone will have to die,” that is the murder had been plotted and prepared.
The conscience of the faithful is asking and demanding that voices be raised, that the truth be told so that people understand the seriousness of the matter and that justice be done in this case.
Please come together to pray for Father Thanh and to renew our appeal for freedom and human rights for Vietnam.
3. Did the Apostles establish Lent?
Historians disagree about the claim that the Apostles' established Lent, pointing to a variety of observances in early Christianity.
While it may seem as though Lent has been around since the earliest days of Christianity, historians continue to debate whether the Apostles themselves established the season of Lent.
For example, an early 20th-century book, A Pulpit Commentary on Catholic Teaching, argues that the Apostles established Lent.
Many of the great Fathers and Doctors of the Church say that the Apostles decreed that the great solemnity of Easter should be preceded by a universal fast and that in remembrance of Christ’s forty days fast in the desert, they instituted Lent.
However, at the same time, the authors of the book grant that there was no uniform way of observing Lent in the early Church.
To begin with there was no uniform way of observing it. But the faithful for forty days gave themselves to fasting and prayer in imitation of their Master. In the beginning the Christians adopted the same customs of fasting as were prescribed in the Old Law by which one meal only was allowed on fasting days and that after sunset.
This observation is further confirmed by Nicholas V. Russo in an article written for Baylor University.
Closer examination of the ancient sources, however, reveals a more gradual historical development. While fasting before Easter seems to have been ancient and widespread, the length of that fast varied significantly from place to place and across generations. In the latter half of the second century, for instance, Irenaeus of Lyons (in Gaul) and Tertullian (in North Africa) tell us that the preparatory fast lasted one or two days, or forty hours—commemorating what was believed to be the exact duration of Christ’s time in the tomb.
It wasn’t until the “Council of Nicea in 325 did the length of Lent become fixed at forty days.”
Part of the reason behind a varied observance of Lent in the first three centuries of the Church is that Christians were often simply trying to survive and not get killed. Widespread persecution in the Roman Empire did not allow for universal liturgical seasons.
While the Apostles may not have established Lent as we know it, they likely did observe a period of intense preparation before Easter, following Jesus’ example of fasting and prayer.
4. Exorcist Diary #178: Demons of Lust
Father Stephen Joseph Rossetti is an American Catholic priest, author, educator, licensed psychologist and expert on psychological and spiritual wellness issues for Catholic priests. He is a professor at The Catholic University of America, teaching in the School of Theology and Religious Studies. For the last 13 years, he has also been an exorcist of Syracuse diocese.
Here is his latest article: Exorcist Diary #178: Demons of Lust
“A” had a troubled, sexually traumatic upbringing. The child of a prostitute, she was sexually abused as a child. She became a stripper at a local club. She was raped many times. An attempt was made to sex-traffic her, but she managed to escape.
Despite her life in the dark world of sexual perversion, there was, in her, a great potentiality for goodness, even heroism. She had an inner strength which enabled her to keep bounding back, despite being repeatedly threatened, beaten, and raped.
Through the good offices of a deacon, she ended up in our exorcism sessions. She was fully possessed. She exhibited all the major signs, including many instances of occult knowledge, violent reactions to the sacred, and speaking/writing in a foreign tongue unknown to her.
When the exorcisms sessions began, she manifested quickly and exhibited gross lewd and suggestive behaviors. Commanding her in Jesus' name to stop did no good. We had to wrap her in a blanket lest she begin to dance and strip.
At night, the possessing demons repeatedly sent lewd pictures of her past at the strip club. Text messages were sexually taunting and made gross attempts at seduction. In each case, I responded with a prayer and a picture of the Blessed Virgin. I finally turned my phone off at night so that the beeping of incoming texts wouldn't keep me awake.
More subtly, before, during, and after sessions, demons of lust would sexually assault the team and me. In the exorcisms, we were careful who was present in the room. Others, who were apparently not in a state of grace, attempted to befriend her and they went morally “off the rails.”
The antidote to such gross impurity was, of course, the Blessed Virgin. She was repeatedly invoked. We had “A” consecrate herself to her. In each session, “A” prayed aloud to the Virgin for the virtue of chastity and purity. The deacon poured gallons of holy water over her head. This spiritual cleansing evoked screams from the demons: “Stop. Stop. You're killing me!”
Perhaps this is what our most unchaste world needs today as well: consecration to the BVM, fervent prayer for the virtue of chastity, and a spiritual cleansing through the sacraments and sacramentals of the Church.
Không tin cũng xảy ra: Tòa đô chính Paris quá tham. Sau Đức Bênêđíctô, nạn nhân mới là ĐHY Woelki
VietCatholic Media
05:52 22/02/2022
1. Đức Giáo Hoàng và Đức Thượng Phụ Kirill có thể gặp nhau vào tháng 6 hoặc tháng 7
Đại sứ Nga cạnh Tòa Thánh Alexander Avdeyev nói với thông tấn xã TASS của Nga vào ngày 18 tháng 2 rằng Đức Thượng phụ Kirill và Đức Thánh Cha Phanxicô có thể gặp nhau vào tháng 6 hoặc tháng 7.
“Các công việc chuẩn bị cho cuộc gặp thứ hai giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đức Thượng phụ Kirill trong khoảng tháng 6 hay tháng 7 hiện đang được chuẩn bị, nhưng chúng tôi vẫn chưa xác định được địa điểm gặp gỡ,” nhà ngoại giao Nga, đang tham dự cuộc họp Ý-Nga ở Genoa cho biết như trên.
Tuyên bố của ông được đưa ra bất chấp bối cảnh địa chính trị được đánh dấu bởi căng thẳng quốc tế mạnh mẽ ở Ukraine, nơi Nga là một trong những nhân vật chính. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần bày tỏ quan ngại của mình trong những tuần gần đây, thúc giục đối thoại và khuyến khích ngoại giao.
Về phần mình, Đức Thượng Phụ Kirill đang có xung đột công khai với nhiều bộ phận của thế giới Chính Thống Giáo. Từ khi bắt đầu đại dịch coronavirus đến nay, một số giáo sĩ Chính Thống Giáo ở Phi Châu phục vụ với mức lương thấp, thậm chí trong nhiều miền, các ngài không có lương bổng gì cả trong suốt 2 năm qua. Lợi dụng tình hình này, ngày 29 tháng 12 Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã thành lập một Tòa Thượng Phụ Phi Châu với hai giáo phận và đón nhận 102 linh mục của Tòa Thượng Phụ Alexandria. Tòa Thượng Phụ Alexandria đã bị tấn công vì ủng hộ cho Giáo Hội Chính Thống Giáo độc lập Ukraine.
Tháng Giêng năm ngoái, Thượng Phụ Kirill cho biết ngài “đánh giá cao” mối quan hệ của mình với Đức Thánh Cha Phanxicô và hy vọng nó sẽ sớm dẫn đến “các hành động chung” vì hòa bình.
Nếu hai người gặp nhau, đây sẽ là cuộc gặp thứ hai trong lịch sử giữa các nhà lãnh đạo của Giáo hội Chính thống giáo Nga và Công Giáo, sau cuộc gặp ở Cuba vào năm 2016. Đức Thánh Cha Phanxicô lần đầu tiên đề cập đến việc chuẩn bị cho cuộc gặp với Thượng phụ Kirill trong một họp báo sau khi trở về từ chuyến đi đến Hy Lạp và Síp vào tháng 12 vừa qua.
Nhà văn Xuân Vũ trong cuốn “Đường Đi Không Đến” kể rằng có một lão đánh xe ngựa láu cá. Lão ta buộc một bó cỏ vào một cần câu rồi treo nó lủng lẳng trước mắt con ngựa. Con ngựa thấy bó cỏ thì hăm hở phóng tới phía trước, không hề biết rằng nó sẽ chẳng bao giờ táp được bó cỏ cho đến khi lão già láu cá đã đi đến nơi muốn đến. Phải chăng Putin và Thượng Phụ Kirill cũng đang chơi trò đó với Tòa Thánh trong cố gắng ngăn Vatican lên án cuộc tấn công của Nga tại Ukraine và các nỗ lực thao túng Chính Thống Giáo tại Alexandria và mới đây nhất là ngay cả tại Constantinople?
Source:Aleteia
2. Paris đe dọa Nhà thờ Đức Bà với 19 triệu Mỹ Kim tiền thuế
Quảng trường phía trước Nhà thờ Đức Bà Paris hiện đã bị chiếm dụng hoàn toàn bởi công việc trùng tu đang diễn ra rầm rộ. Điều này cấu thành một sự chiếm giữ phạm vi công cộng và do đó, theo luật của Pháp, Thành phố Paris có quyền tính thuế.
“Quy tắc luật tổng quát này áp dụng cho tất cả các công trường xây dựng, công cộng hay tư nhân, sử dụng không gian công cộng,” Emmanuel Grégoire, phó Đô trưởng thứ nhất của thành phố Paris, đề cập đến điều này trong cuộc họp báo hàng tuần của ông ta, vào hôm thứ Tư. Hiện tại, phí chiếm dụng đất công cộng xung quanh nhà thờ trong thời gian cần thiết cho công việc xây dựng sẽ là 3.4 triệu euro mỗi năm. Con số đó chiếm tổng số tiền gần 17 triệu euro, tức là hơn 19 triệu đô la, nếu nhà thờ được trùng tu trong vòng 5 năm theo lịch trình tu bổ đã được công bố.
Ủy ban quốc hội về việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà, dưới sự chủ trì của Brigitte Kuster, đại diện dân cử của Paris, đã nêu rõ sự bất công trong yêu cầu thu phí này, trong một cuộc điều trần vào ngày 2 tháng 2 với Tướng Jean-Louis Georgelin, người chịu trách nhiệm về địa điểm này và đại diện của Tổng thống Cộng hòa. Georgelin chỉ ra với các đại biểu rằng ông đã đưa ra yêu cầu chính thức về việc miễn khoản phí này vào tháng 10 năm 2021 và ông đã “không nhận được phản hồi chính thức nào ở giai đoạn này”. Điều này không mang lại điềm báo tốt cho tương lai.
Chủ tịch của phái đoàn quốc hội, Brigitte Kuster, đã chia sẻ sự khó hiểu của mình với báo chí. “Loại thuế này thực sự tồn tại trên các công trường xây dựng. Nhưng tòa thị chính đòi số tiền này từ một địa điểm hoạt động trên cơ sở các đóng góp của người dân. Chẳng lẽ người dân đóng góp để nhằm trả thuế cho Thành phố Paris à? Điều này chỉ đơn giản là không thể chấp nhận được. Anne Hidalgo có thể tăng thuế này như bà ta đã làm vào mùa hè này đối với các quán cà phê được miễn thuế. Đây đã là một cách để tham gia vào việc cấp vốn cho địa điểm xây dựng”.
Sau phản ứng đầy xúc động vì trận hỏa hoạn, các khoản đóng góp đã đổ về từ khắp nơi trên thế giới. Cùng với nhiều thành phố ở Pháp, về phần mình, Hội đồng thành phố Paris thông báo sẽ đóng góp số tiền 50 triệu euro. Nhưng kể từ đó, số tiền hứa hẹn này đã được “chuyển hướng” cho sự phát triển của môi trường xung quanh địa điểm, với việc khởi động một cuộc thi quốc tế lớn mà người chiến thắng sẽ được chọn vào mùa hè năm sau. “Đây là những công việc làm đường. Thành phố bị lèo lái để từ chối tham gia vào việc trùng tu. Thành phố đã không tham gia vào dự án này thì chớ mà bây giờ còn đòi moi tiền thì thật quá đáng,” Brigitte Kuster nói trên tờ Le Parisien.
Sau khi Notre Dame de Paris được trùng tu xong, người có lợi nhất là thành phố Paris chứ không phải Giáo Hội Công Giáo. Mỗi năm có ít nhất 13 triệu người trên thế giới viếng thăm ngôi thánh đường này.
Xin nhắc lại, đến cuối năm 2021, tổng số tiền quyên góp thu được để trùng tu Nhà thờ Đức Bà đạt 850 triệu euro, bao gồm cả số tiền cam kết, nhưng chưa đóng. Các đại biểu của nhóm quốc hội đang xem xét dự án trùng tu vẫn đang băn khoăn về việc Paris đóng thuế đối với các khoản đóng góp của các nhà tài trợ tư nhân. Họ viết: “Thật không thể tưởng tượng được khi lòng hảo tâm chi trả các khoản phí lên tới vài triệu euro, vì lợi ích của Tòa thị chính Paris. Nhưng phản hồi chính thức từ Tòa thị chính Paris liên quan đến việc thanh toán hoặc miễn thuế này vẫn đang được chờ đợi.”
Source:Aleteia
3. Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki trở lại tổng giáo phận Köln giữa các chống đối của phe cấp tiến Đức
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, tổng giám mục Köln, sau khi “tĩnh tâm một thời gian” trong năm tháng, theo mong muốn của bản thân, sẽ trở lại Tòa Giám Mục của mình vào ngày 2 tháng Ba.
Tuần trước, Đức Hồng Y Woelki đã có chuyến viếng thăm Bộ Giám Mục của Tòa Thánh, trước khi trở lại Köln. Nội dung của cuộc họp tại Bộ Giám Mục không được loan báo. Tuy nhiên, tờ Kölner Stadt-Anzeiger có khuynh hướng cấp tiến, không dấu được khát vọng mong mỏi Đức Hồng Y Woelki biến mất nên viết rằng “chuyến thăm này của Hồng Y có liên hệ trực tiếp với thời hạn 2 tháng Ba này và do đó với tương lai cuối cùng của Đức Hồng Y Woelki. Tổng giáo phận hiện đang được lãnh đạo bởi hai vị phụ tá.” Trong khi đó, tờ Die Tagespost của Đức thì đoán rằng Bộ Giám Mục muốn nghe ý kiến của Đức Hồng Y Woelki về những gì đang diễn ra tại Đức sau khi Tiến Trình Công Nghị tuyên bố ủng hộ việc soạn thảo các nghi thức chúc lành cho các kết hiệp đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ; và Hồng Y Reinhard Marx của Munich hô hào bãi bỏ luật độc thân linh mục. Đức Hồng Y Woelki là một trong 8 vị Giám Mục ở Đức kiên quyết chống lại Tiến Trình Công Nghị ở quốc gia này.
Ngày 17 tháng Hai, Web site của tổng giáo phận Köln cho biết Đức Hồng Y Woelki sẽ cử hành thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro tại nhà thờ chính tòa thành phố Köln. Trước tin tức này, tờ Kölner Stadt-Anzeiger gượng gạo tung thêm một tin giả nữa là 70% đến 80% các linh mục tại Tòa Giám Mục Köln không muốn thấy ngài quay trở lại nhiệm sở.
Đức Hồng Y Woelki là một mục tử can đảm. Thật thế, dưới các áp lực của các thành phần cấp tiến, ngài đã phải đồng ý ủy quyền cho công ty luật Westpfahl Spilker Wastl mở cuộc điều tra về tình trạng lạm dụng tính dục của tổng giáo phận Köln, sau khi Hồng Y Marx yêu cầu chính công ty luật này mở cuộc điều tra tương tự tại tổng giáo phận Munich – Freising. Đó chính là công ty luật đã tìm mọi cách bôi nhọ Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16.
Đến khi công ty luật này hoàn tất và chuẩn bị công bố kết quả cuộc điều tra thì ngài chận lại. Không phải vì công ty luật ấy cáo buộc ngài bất cứ điều gì. Đời nào luật sư lại cáo buộc thân chủ của mình. Ngài chận lại vì thấy công ty luật ấy có những sai sót về phương pháp luận và nhìn ra manh tâm của họ. Cuộc điều tra không nhằm hướng đến sự thật nhưng nhằm một mục đích rõ rệt là cường điệu hóa tội lỗi lạm dụng tính dục để phe cấp tiến Đức dùng làm chiêu bài cho những đòi hỏi trong Tiến Trình Công Nghị. Ngài đã ủy quyền cho một nhóm luật sư khác mở cuộc điều tra và đã công bố kết quả vài tháng sau đó.
Vì chận lại kết quả ban đầu, Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki đã phải hứng chịu những cuộc tấn công dữ dội từ người đứng đầu Hội Đồng Giám Mục Đức, là Giám Mục Georg Bätzing của Limburg.
Các phương tiện truyền thông Đức bắt đầu cáo buộc ngài có lỗi vì không điều tra các cáo buộc nghiêm trọng chống lại một linh mục ở Düsseldorf bị cho là đã lạm dụng một cậu bé ở độ tuổi mẫu giáo vào cuối những năm 1970. Sau khi Đức Hồng Y Woelki được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của Köln vào năm 2014, ngài đã quyết định không thực hiện thêm những hành động hoặc thông báo cho Rôma, vì linh mục này “không thể bị thẩm vấn” do chứng mất trí nhớ nghiêm trọng. Linh mục ấy đã chết vì nguyên nhân tự nhiên. Nạn nhân cũng được cho là từ chối không ra làm chứng.
Vào tháng 12, 2020, Đức Hồng Y Woelki đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô xem xét những cáo buộc chống lại ngài. Vào ngày 7 tháng 2, 2021, Welt am Sonntag báo cáo rằng trường hợp của linh mục Düsseldorf đã được chuyển đến Bộ Giáo Lý Đức Tin, gọi tắt là CDF. CDF đã giải tỏa mọi vấn đề liên quan đến Đức Hồng Y, và kết luận rằng ngài đã “hành động đúng theo giáo luật”.
Dù vậy, để cho mọi việc được rõ ràng, Đức Hồng Y đã yêu cầu Đức Thánh Cha mở một cuộc thanh tra tông tòa. Sau cuộc thanh tra tông tòa, do Đức Hồng Y Anders Arborelius người Thụy Điển và Đức Cha Hans van den Hende người Hà Lan dẫn đầu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ra phán quyết rằng Đức Hồng Y Woelki nên tiếp tục phụ trách tổng giáo phận Köln của Đức sau cuộc điều tra của Vatican về việc xử lý các trường hợp lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ.
Hôm 24 tháng 9 năm ngoái, Tòa Thánh cho biết Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu vị Hồng Y 65 tuổi tiếp tục lãnh đạo tổng giáo phận ở miền tây nước Đức sau một thời gian nghỉ phép.
Tuyên bố giải thích rằng cuộc điều tra không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy Đức Hồng Y Woelki đã hành động không hợp luật liên quan đến các vụ lạm dụng.
Tuyên bố cho biết thêm: “Đức Thánh Cha trông cậy vào Đức Hồng Y Woelki, thừa nhận lòng trung thành của ngài đối với Tòa Thánh và mối quan tâm của ngài đối với sự hiệp nhất của Giáo hội”.
Trong một tuyên bố cùng ngày 24 tháng 9, Đức Hồng Y Woelki nói: “Tôi đi theo hướng này với thông điệp rõ ràng của Đức Thánh Cha rằng chúng ta đã làm rõ một cách nghiêm túc và toàn diện và không che đậy bất cứ điều gì. Tôi xin anh chị em cầu nguyện cho tổng giáo phận và cho tôi trong những tuần tới. Tôi cũng hứa với anh chị em lời cầu nguyện nhiệt thành của tôi.”
Cải tổ Giáo Hội là điều quan trọng. Tuy nhiên, cần phải tiến hành trong thanh thản, và phân định. Đáng tiếc, phe cấp tiến tung ra nhiều thủ đoạn chính trị bôi nhọ những ai không đồng ý với mình, kể cả Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16.
Source:ilsismografo
Thế giới trầm trồ: Nữ tu Đại Tá Quân Đội Mỹ giải cứu một gia đình thoát khỏi tay bọn Taliban
VietCatholic Media
18:04 22/02/2022
1. Nữ tu Đại Tá Quân Đội Mỹ cứu một bác sĩ thoát khỏi Afghanistan
Nữ tu Deirde Byrne, nguyên là Đại Tá Quân Y trong quân đội Hoa Kỳ trước khi bước vào đời sống tu trì. Sơ Deirdre đã có một diễn từ xúc động vào ngày 26 tháng 8, 2020 tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Cộng hòa.
Theo tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, những chi tiết về sơ Deirdre Byrne trong tư cách một nữ tu, một người lính, một bác sĩ phẫu thuật gợi nhớ đến cuốn tiểu thuyết Tinker Tailor Soldier Spy của John LeCarré.
Sẽ không quá xa vời nếu so sánh cuộc đời của Sơ Deirdre với cuộc đời của nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết gián điệp này. Đọc tiểu sử của sơ, người ta phải tự hỏi còn quốc gia nào trên thế giới mà sơ chưa đến thăm, và trong hơn 3 thập niên qua, còn sứ mệnh mạo hiểm nào của người Mỹ mà sơ chưa tham gia.
Tờ National Catholic Register, số ra ngày 17 tháng Hai, cho biết khi sơ Byrne nhấc điện thoại vào tháng 12 năm 2021, một người đàn ông trẻ ở đầu dây bên kia nói với sơ điều gì đó đáng lo ngại - và khó tin.
Anh ta nói: “Mẹ tôi là một bác sĩ. Sơ đã làm việc với bà ấy hơn một thập kỷ trước ở Afghanistan, tại một trại của Hoa Kỳ gần Pakistan. Và bây giờ cuộc sống của mẹ tôi đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng.”
Một số người có thể cho rằng cuộc gọi này là một trò lừa bịp phức tạp, nhưng các chi tiết đã thu hút sự chú ý của Sơ Byrne. Là một cựu quân nhân, Sơ Byrne thực sự đã đóng quân tại Trại Salerno, cách biên giới Pakistan khoảng sáu dặm, vào khoảng năm 2008. Chính tại đó, sơ đã gặp gỡ bác sĩ M. Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, giữ lại tên đầy đủ của bác sĩ ấy để bảo đảm an toàn cho những ai có liên quan đến bà.
Taliban đã giành quyền kiểm soát Afghanistan sau cuộc tấn công vào ngày 31 tháng 8 năm 2021 và đã áp đặt chế độ độc tài Hồi Giáo kể từ đó.
New York Times gần đây đưa tin rằng có tới 60,000 người Afghanistan từng làm việc với lực lượng Mỹ và đã xin được thị thực nhưng vẫn ở lại Afghanistan. Bác sĩ M và cả gia đình cô đều theo đạo Hồi, nhưng đã trở thành mục tiêu của Taliban sau cuộc tiếp quản năm 2021 vì mối quan hệ của họ với Hoa Kỳ.
Sơ Byrne đã ra tay hành động, cứu giúp người bác sĩ không cùng tôn giáo, đã từng làm việc chung với Sơ.
Vào đầu tháng Hai, Bác sĩ M và toàn bộ gia đình của bà đã được giúp đỡ trốn thoát khỏi bọn Taliban. Sau một cuộc trốn chạy căng thẳng, giờ đây họ đang ở một ngôi nhà an toàn ở một quốc gia không được tiết lộ.
Sơ Byrne nói với CNA: “Đó là một câu chuyện kỳ diệu, thật sự”, và tạ ơn Chúa Thánh Thần vì đã sử dụng sơ để cuộc giải cứu diễn ra.
“Tôi giống như trung vệ đi bóng, và tôi chỉ chuyền nó cho tiền vệ, sau đó để họ chạy theo quả bóng,” sơ nói.
Sơ Deirde Byrne là một thành viên của Cộng Đồng Những Tôi Tớ Khiêm Hạ Của Thánh Tâm Chúa Giêsu Và Mẹ Maria, một tổ chức được thành lập ở Ý và đã có mặt ở Mỹ gần 70 năm. Ngày nay, sơ dành phần lớn thời gian của mình để khám bệnh cho các bệnh nhân tại phòng khám của Tổ chức Từ thiện Công Giáo ở Washington DC hoặc Phòng khám Vật lý trị liệu và Mắt chuyên nghiệp tại tu viện của các nữ tu. Sơ cũng là bề trên của cộng đồng các nữ tu ở đó.
Sơ Deirde Byrne nói rằng cuộc đời phục vụ của mình bắt đầu từ khi còn trong bụng mẹ, noi theo tấm gương của cha mẹ. Cha của sơ là một bác sĩ phẫu thuật lồng ngực, và sơ có hai anh trai trong ngành y và một anh trai là linh mục của Tổng giáo phận Washington. Giống như cha và các anh trai của mình, Sơ Deirde học y khoa tại Georgetown. Sơ gia nhập quân đội vào năm 1978 để giúp trang trải tiền học Đại Học. Trong ba thập kỷ tiếp theo, sơ Deirde phục vụ ở Bán đảo Sinai, ở Hàn Quốc và ở Afghanistan.
Năm 1989, sơ dành thời gian nghỉ phép để truyền giáo bằng nghề y. Tại Ấn Độ, sơ hợp tác với một bác sĩ phẫu thuật là sơ Frederick, người cũng đã được giáo dục ở Georgetown. Trong thời gian này, Sơ Deirde đã nghĩ đến đời sống tu trì một thời gian, nhưng thời điểm đó không hoàn toàn phù hợp.
Tuy nhiên, khi trở lại Washington, để được đào tạo thành một bác sĩ phẫu thuật, một trong những bệnh nhân của sơ là Đức Hồng Y James Hickey, tổng giám mục lúc đó của Washington. Vị Hồng Y đã đưa ra các hướng dẫn tinh thần cho sơ. Sơ cũng được Cha John Hardon, một nhà văn và nhà thần học của Dòng Tên, giúp đỡ phân định ơn gọi của mình. Ngài đã khuyến khích sơ tìm một cộng đồng tôn giáo, nơi sơ có thể tiếp tục hành nghề y. Ngài nói, thế giới “cần các bác sĩ Công Giáo”.
Cộng Đồng Những Tôi Tớ Khiêm Hạ Của Thánh Tâm Chúa Giêsu Và Mẹ Maria, hoạt động trong cả lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe, dường như rất phù hợp.
Một năm sau khi giúp đỡ cho các nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố tại Ground Zero ở New York vào ngày 11/9, sơ đã quyết định gia nhập cộng đồng này.
Nhưng lúc ấy sơ vẫn ở trong lực lượng Dự bị của Quân đội Hoa Kỳ, và sơ đã được gọi trở lại quân ngũ ba lần nữa - ở cả Afghanistan và Hoa Kỳ - trước khi sơ có thể giải ngũ và hoàn toàn hòa nhập với cộng đồng các nữ tu.
Source:National Catholic Register
2. Người đàn ông Tennessee bị kết án 7 năm vì hàng loạt vụ đốt phá nhà thờ
Một người đàn ông ở Tennessee đã bị kết án hôm 16 tháng Hai vì tội đốt phá bốn nhà thờ ở khu vực Nashville.
Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cho biết Alan Douglas Fox, 29 tuổi, ở Nashville, đã bị kết án bảy năm tù liên bang và ba năm quản chế. Anh ta trước đó đã bị buộc tội vào ngày 25 tháng 8 năm 2021 và đã thành khẩn nhận tất cả các tội danh vào ngày 20 tháng 10 năm 2021.
Theo các tài liệu của tòa án và các tuyên bố được đưa ra trong phiên xét xử nhận tội và tuyên án, Fox đã cố ý phóng hỏa Nhà thờ Giám lý Thống nhất Crievewood vào ngày 17 tháng 6 năm 2019; Nhà thờ Baptist Crievewood vào ngày 25 tháng 6 năm 2019; Nhà thờ Thánh Ignatiô thành Antiôkia của Công Giáo vào ngày 25 tháng 6 năm 2019; và Nhà thờ Baptist Cộng đồng Priest Lake vào ngày 26 tháng 6 năm 2019, tất cả vì niềm tin tôn giáo của họ. Fox cũng mang theo và sử dụng một khẩu súng ngắn để đột nhập vào nhà thờ Crievewood Baptist, tạo điều kiện cho việc đốt phá. Các vụ cháy đã dẫn đến thiệt hại đáng kể cho cả bốn nhà thờ.
“Bị cáo này hiện đã phải chịu trách nhiệm về vụ đốt phá nguy hiểm của mình gây ra thiệt hại cho một nhà thờ Công Giáo, một nhà thờ Giám lý và hai nhà thờ Baptist, tất cả là các trụ cột của cộng đồng Nashville,” Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Kristen Clarke của Bộ phận Dân quyền Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết. “Các cuộc tấn công vào các ngôi thánh đường là các cuộc tấn công vào những người có đức tin làm suy yếu quyền cơ bản là quyền được thực hành niềm tin tôn giáo mà không phải sợ hãi hoặc gánh chịu bạo lực. Bộ phận Dân quyền sẽ tiếp tục thực thi mạnh mẽ các luật liên bang nhằm bảo vệ tất cả các ngôi thánh đường, bất kể thuộc giáo phái nào”.
Vụ việc này đã được điều tra bởi FBI, Cục Điều tra Tennessee, Sở Cảnh sát thành phố Nashville và Sở Cứu hỏa Nashville. Can phạm đã bị Luật sư Kyle Boynton thuộc Bộ phận Dân quyền của Bộ Tư pháp và Trợ lý Luật sư Hoa Kỳ Brooke Schiferle truy tố.
Source:U.S. Justice Department
3. Nhà thờ Công Giáo ở Salt Lake bị hư hại trong một vụ trộm được tính toán trước
Cha Martin Diaz của nhà thờ chính tòa Thánh Nữ Mađalêna cho biết vụ trộm xảy ra vào khoảng 9:15 tối thứ Ba 15 tháng Hai.
Ngài công bố các hộp quyên tiền đã bị hư hại, nhưng các két sắt gần đó không bị xâm phạm. Các thiệt hại được báo cáo khác bao gồm nhiều thứ bị xáo trộn và lật tung.
Không có số tiền nào bị đánh cắp, nhưng Cha Diaz tin rằng nghi phạm đã quen thuộc với nhà thờ vì có vẻ như anh ta biết phải tìm những gì ở đâu.
Hiện nhà thờ đang làm việc với cảnh sát địa phương về vụ việc. Âu lo lớn nhất là ngôi thánh đường bị phóng hỏa, vì đây là ngôi nhà thờ được kể là đẹp nhất và tốn nhiều tiền nhất trong việc xây dựng tại một khu vực mà đời sống người Công Giáo khó khăn hơn những nơi khác.
Dưới sự lãnh đạo của Đức Cha Lawrence Scanlan sinh năm 1843 và qua đời năm 1915, là giám mục đầu tiên của Salt Lake, việc xây dựng nhà thờ chính Thánh Nữ Mađalêna đã được bắt đầu vào năm 1900 và hoàn thành vào năm 1909. Vào ngày 15 tháng 8 năm đó, nhà thờ chính tòa được thánh hiến bởi Đức Hồng Y James Gibbons của Baltimore.[1]
Công việc tân trang lại bên ngoài diễn ra từ năm 1975 đến năm 1980 dưới sự lãnh đạo của Đức Cha Joseph Lennox Federal, giám mục thứ sáu của Thành phố Salt Lake. Tuy nhiên, ngày nay, bề ngoài của Nhà thờ về cơ bản vẫn giữ nguyên so với năm 1909.
Nội thất của Nhà thờ phần lớn được tạo ra dưới sự lãnh đạo của Đức Cha Joseph S. Glass, người trở thành Giám mục của Salt Lake vào năm 1915. Là một người có óc thẩm mỹ tinh tế và khả năng cảm thụ nghệ thuật mạnh mẽ, Đức Cha Glass đã được sự trợ giúp của John Theodore Comes, một trong các kiến trúc sư hàng đầu của Mỹ vào thời điểm đó. Nội thất của nhà thờ chính tòa một phần lớn được lấy cảm hứng từ kiến trúc Gothic của Tây Ban Nha vào cuối thời Trung Cổ với những bức tranh tường đầy màu sắc đã được thêm vào vào thời điểm đó.
Dưới sự lãnh đạo của Đức Cha William K. Weigand, người được bổ nhiệm làm giám mục của Thành phố Salt Lake vào năm 1980, việc trùng tu nội thất đã được thực hiện một lần nữa từ năm 1991 đến năm 1993 với chi phí 9.7 triệu đô la và liên quan đến mọi khía cạnh của nội thất.
Điều này bao gồm việc cải tạo các yếu tố phụng vụ của Nhà thờ để phù hợp với các cải cách phụng vụ theo sau Công đồng Vatican II, chủ yếu là xây dựng một bàn thờ mới ở một vị trí nổi bật hơn ở giữa nhà thờ; trao một vị trí trung tâm mới cho ghế giám mục; cung cấp một nhà nguyện Mình Thánh Chúa riêng biệt; và thêm một giếng rửa tội rất đẹp.
Tòa nhà mới được chính thức hoàn thành vào ngày 21 tháng 2 năm 1993. Nhà thờ được liệt kê trong danh mục các Địa điểm Lịch sử của Utah và các Địa điểm Lịch sử của cả Hoa Kỳ.
Source:ABC News
[1] https://utcotm.org/about/history