Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:14 23/02/2009
THẤT THƯỜNG KHÔNG QUYẾT
Đại sư rất là không muốn người ta ở lại lâu trong thiền viện. Mỗi một đệ tử sớm muộn gì cũng nghe được câu đuổi khách này: “Ông nên đi khỏi, nếu ông không đi thì Thánh Thần sẽ không giáng xuống (trên ông).”
Vậy thì “thánh thần” đó là gì ? Một vị đệ tử rất muốn biết điều ấy.
Sư phụ nói: “Nước thì nên chảy để mãi mãi bảo vệ sức sống và tự do, con cũng phải tiến lên phía trước để mãi mãi bảo vệ sức sống và tự do. Nếu con không rời khỏi ta thì con sẽ biến thành kẻ ngây dại, yểu mệnh sớm, hơn nữa lại còn nhiễm lây đến ta.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Sư phụ không muốn thiện nam tín nữ ở lâu trong thiền viện, là vì ông ta sợ họ chỉ biết ỷ lại vào Chúa mà không tự mình biết tìm cách cộng tác với Ngài, bởi vì ân sủng của Chúa cần phải liên tục chảy trong tâm hồn của chúng ta, để chúng ta được luôn đổi mới mỗi ngày trong cuộc sống của mình.
Sư phụ không muốn đệ tử lưu lại bên mình học được căn bản của nghề nghiệp, Thiên Chúa cũng không muốn chúng ta ngày ngày ở trong nhà thờ để nguyện ngắm, nhưng Ngài muốn chúng ta rời khỏi nhà thờ, để ân súng của Ngài chảy tràn lan ra khỏi con người của chúng ta, để đi đến với tha nhân mà phục vụ, đến với những người mà chúng ta hằng ngày đều tiếp xúc với họ, nhưng chưa một lần nhìn thấy họ là hình ảnh của Chúa Giê-su đang vui, đang buồn và đang đau khổ nơi họ.
Rời khỏi sư phụ để phát huy tinh hoa những gì mình đã học được nơi sư phụ, rời khỏi nhà thờ để ân sủng của Chúa có cơ hội lưu chảy đến với mọi tâm hồn của tha nhân.
N2T |
Đại sư rất là không muốn người ta ở lại lâu trong thiền viện. Mỗi một đệ tử sớm muộn gì cũng nghe được câu đuổi khách này: “Ông nên đi khỏi, nếu ông không đi thì Thánh Thần sẽ không giáng xuống (trên ông).”
Vậy thì “thánh thần” đó là gì ? Một vị đệ tử rất muốn biết điều ấy.
Sư phụ nói: “Nước thì nên chảy để mãi mãi bảo vệ sức sống và tự do, con cũng phải tiến lên phía trước để mãi mãi bảo vệ sức sống và tự do. Nếu con không rời khỏi ta thì con sẽ biến thành kẻ ngây dại, yểu mệnh sớm, hơn nữa lại còn nhiễm lây đến ta.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Sư phụ không muốn thiện nam tín nữ ở lâu trong thiền viện, là vì ông ta sợ họ chỉ biết ỷ lại vào Chúa mà không tự mình biết tìm cách cộng tác với Ngài, bởi vì ân sủng của Chúa cần phải liên tục chảy trong tâm hồn của chúng ta, để chúng ta được luôn đổi mới mỗi ngày trong cuộc sống của mình.
Sư phụ không muốn đệ tử lưu lại bên mình học được căn bản của nghề nghiệp, Thiên Chúa cũng không muốn chúng ta ngày ngày ở trong nhà thờ để nguyện ngắm, nhưng Ngài muốn chúng ta rời khỏi nhà thờ, để ân súng của Ngài chảy tràn lan ra khỏi con người của chúng ta, để đi đến với tha nhân mà phục vụ, đến với những người mà chúng ta hằng ngày đều tiếp xúc với họ, nhưng chưa một lần nhìn thấy họ là hình ảnh của Chúa Giê-su đang vui, đang buồn và đang đau khổ nơi họ.
Rời khỏi sư phụ để phát huy tinh hoa những gì mình đã học được nơi sư phụ, rời khỏi nhà thờ để ân sủng của Chúa có cơ hội lưu chảy đến với mọi tâm hồn của tha nhân.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:21 23/02/2009
N2T |
89. Ngoài mặt đoan chính thì có thể làm thay đổi lòng người khác, bảo tồn đức hạnh bên trong, giống như mũ và áo giáp bảo vệ than thể vậy.
(Thánh Bonaventura)Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:22 23/02/2009
N2T |
33. Đức tính đẹp của học giả là cẩn thận trong lời nói và hành vi.
Hãy sám hối
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
01:44 23/02/2009
MÙA CHAY
Hãy sám hối (Mc 1,15)
Chúng ta bước vào Mùa Chay thánh. Đây là thời gian mà thánh Phaolô gọi là thời gian thuận tiện, ngày cứu độ (2Cr 6,2b). Mùa chay là thời gian thuận lợi để chúng ta rà xét lại con người của chúng ta để biết chúng ta đang như thế nào, có đi đúng con đường Chúa đã chỉ cho không, mà nếu chúng ta đã đi lệch khỏi con đường Chúa chỉ dạy thì phải ăn năn sám hối trở về con đường lành. Sám hối là trở về với Chúa.
I. SÁM HỐI THEO THÁNH KINH
Ngay từ đầu, con người đã phạm tội, nhưng Thiên Chúa luôn kêu mời họ. Lời đáp trả tiếng mời gọi của Thiên Chúa sẽ đòi họ phải biến cải, rồi trong suốt cuộc sống phải có thái độ sám hối. Do đó, hoán cải và sám hối chiếm một địa vị đáng kể trong mạc khải Thánh kinh.
Từ ngữ thông dụng nhất là động từ sub diễn đạt ý tưởng thay đổi hướng đi, trở về. Trên bình diện tôn giáo, nó biểu thị việc người ta từ bỏ những gì xấu và quay về Thiên Chúa. Ngày nay người ta hay dùng danh từ metanoia chỉ sự thống hối, ăn năn, trở về với Chúa.
1. Trong Cựu ước
a) Thực hành trong cuộc sống
Người dân hiểu rằng mình đã ký giao ước với Thiên Chúa và giao ước đã bị vi phạm do tội lỗi của dân, cần phải nối lại giao ước ấy. Để nối lại giao ước ấy người ta đã khẩn nài Thiên Chúa tha thứ bằng cách thực hành những việc khổ chế và những phụng vụ sám hối: chay tịnh (Tl 20,26; 1V 21,8tt), xé áo mình ra và mặc áo nhặm (1V 20,31t; Is 22,12; x. Ga 3,5-8), nằm trên tro (Is 58,5; Sm 12,16). Trong các buổi cử hành phụng vụ, người ta rên siết và than khóc như trong đám tang (Tl 2,4; Gl 1,13).
b) Sứ điệp hoán cải của các ngôn sứ
Các ngôn sứ đã tuyên sấm lời Chúa cho dân giúp họ nhận ra sự phản bội của mình mà sám hối, quay trở về với Thiên Chúa.
Trước tiên, ngôn sứ Nathan đã được sai đến cùng vua Đavít cảnh cáo về tội ngoại tình. Đavít đã được hướng dẫn thú nhận tội lỗi mình (2Sm 12,13), đoạn đền tội theo qui luật và sau cùng chịu Thiên Chúa sửa phạt (Sm 12,13-23).
Tuy nhiên sứ điệp sám hối của các ngôn sứ, nhất là từ thế kỷ thứ 8 nhắm tới toàn thể dân chúng, Israel đã vi phạm giao ước, “đã bỏ Giavê và khinh rẻ Đấng thánh của Israel” (Is 1,4). Giavê có quyền bỏ họ nếu họ không hoán cải. Thế nên, việc kêu gọi sám hối sẽ là một khía cạnh cốt yếu trong cuộc rao giảng của các ngôn sứ.
Amos, ngôn sứ của sự công chính, không chỉ hài lòng với việc tố cáo tội lỗi của người đương thời mà còn phải sự lành chứ không phải sự dữ, phải “chê ghét sự dữ và yêu mến sự lành” (Am 5,14 t). Điều đó bao hàm việc chỉnh đốn hạnh kiểm và thực thi nghiêm chỉnh sự công chính, chỉ có sự quay đổi như vậy mới có thể được Thiên Chúa dủ lòng thương xót “nhóm còn lại của Giuse” (Am 5,15t)
Cũng thế, Osée đòi buộc phải thực sự dứt bỏ tội lỗi và đặc biệt là dứt bỏ sự sùng bái ngẫu tượng. Ông loan báo: Thiên Chúa sẽ ban lại ân huệ của Ngài và sẽ nguôi giận (Os 14,2-9).
Isaia tố cáo mọi tội lỗi nơi dân Giuđa: vi phạm công bình, làm sai lạc phụng tự, bám víu vào chính trị loài người vv... Chỉ có việc hoán cải chân thực mới mang lại sự cứu rỗi, vì nơi nào không qui phục thánh ý của Thiên Chúa, thì phụng tự chẳng có giá trị gì cả (Is 1,11-15; x. Am 5,21-25). Isaia bị phản đối, nhưng ông cũng có thể xác quyết một điều là: ”Nhóm còn lại sẽ trở về... với Thiên Chúa hùng mạnh” (Is 10,21). Dân tộc sau cũng được hưởng ơn cứu rỗi sẽ toàn những người hối cải mà thôi.
Việc nhấn mạnh đến những tâm tình bên trong phải dâng tiến Thiên Chúa đã chóng trở thành một đề tài thông dụng trong giáo huấn của các ngôn sứ.
Mika rao giảng công chính, hiền từ và khiêm nhường (Mk 6,8).
Xophonia lặp lại khiêm nhường và thành thật (Xp 2,3; 3,12t).
Nhưng Giêrêmia theo đường hướng tư tưởng của Osée, đã quảng diễn rộng rãi chủ đề hoán cải. Sở dĩ ngôn sứ loan báo các tai họa đe dọa Giuđa, chính vì để mỗi người từ bỏ con đường bất chính trở về và để Giavê có thể tha thứ họ (Gr 36,3).
Ezechiel, trung thành với truyền thống ngôn sứ, đặt trọng tâm sứ điệp của ông vào việc cần phải hoán cải trong lúc thực hiện những lời đe dọa của Thiên Chúa, “Hãy vứt xa tội lỗi của các ngươi đã vấp phạm, hãy tạo cho mình một quả tim mới và một tinh thần mới. Hỡi nhà Israel, tại sao các ngươi phải chết ? Ta có muốn cho ai phải chết đâu ! Hãy hoán cải và các ngươi sẽ được sống” (Ed 18, 31t).
Vậy từ Amos đến Ezechiel, giáo thuyết về hoán cải vẫn được nghiên cứu sâu xa, song song với mức độ hiểu biết về tội lỗi. Vào cuối thời lưu đầy, sứ điệp an ủi ghi nhận Israel đã hoán cải hữu hiệu, được cứu độ. Và sau Israel, đến lượt chư dân cũng sẽ hoán cải: từ bỏ các ngẫu tượng, họ đều quay về với Thiên Chúa hằng sống (Ed 45,14t; Gr 16,19tt).
2. Trong Tân ước
a) Gioan Tẩy giả
Đây là ngôn sứ bản lề giữa Cựu ước và Tân ước. Sứ điệp hoán cải của các ngôn sứ hội tụ lại với tất cả vẻ tinh tuyền của nó trong lời giáo huấn ông, vị ngôn sứ cuối cùng. Luca đã tóm lược sứ mệnh người như sau: “Người sẽ dẫn dắt nhiều con cái Israel về với Chúa, Thiên Chúa họ” (Lc 1,16t). Sứ điệp của người được đúc kết trong câu: ”Hãy hoán cải vì Nước Trời đã gần kề” (Mt 3,2).
Gioan khuyên mọi người phải tự nhận là kẻ có tội, phải sinh hoa trái xứng với lòng thống hối (Mt 3,8), chấp nhận một nếp sống mới thích hợp với tình trạng mình (Lc 3,10-14). Để đánh dấu cuộc hoán cải này, Gioan trao ban một phép rửa bằng nước để chuẩn bị các hối nhân nhận lãnh phép rửa bằng lửa và bằng Thánh Thần mà Đấng Messia sẽ ban (Mt 3,11tt).
b) Đức Giêsu
Ngài cũng là một đại ngôn sứ trong Tân ước. Mở đầu việc rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, Ngài cũng dùng lời mời gọi hoán cải mà ông Gioan Tẩy giả đã rao giảng trước: ”Hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc âm” (Mc 1,15; Mt 4,17), Ngài đã đến chính là để kêu gọi tội nhân hoán cải (Lc 5, 32) Đó chính là một khía cạnh cốt yếu của Tin Mừng Nước Trời.
Nhưng sứ điệp hoán cải gặp nhiều chống đối từ việc dính bén của cải (Mc 10,21-25) cho tới tính kiêu căng của Pharisêu (Lc 18,9). Quả thật, tính ngoan cố hiện tại của Israel là dấu chỉ sự cứng lòng (Mt 13,15tt; x. Is 6,10). Nếu không thay đổi nếp sống, thì các kẻ nghe lời Đức Giêsu mà vẫn còn cố chấp trong tội lỗi sẽ bị hủy diệt (Lc 13, 1-5).
Khi đòi hỏi hoán cải, Đức Giêsu không có ý nhằm tới phụng vụ sám hối với hình thức bên ngoài, mà chính là sự thay đổi con tim khiến ta lại trở nên như trẻ nhỏ (Mt 18,3tt), tìm kiếm Nước Thiên Chúa (Mt 6,33) nghĩa là chỉnh đốn lại cuộc sống của mình theo Luật mới.
c) Các Tông đồ
Lúc sinh thời, Đức Giêsu đã sai các sứ đồ đi rao giảng sám hối và loan truyền Tin Mừng Nước Thiên Chúa (Mc 6,12). Sau khi sống lại, Ngài đã nhắc lại cho họ sứ mệnh ấy: Nhân danh Người, các ngài sẽ đi rao giảng sự thống hối cho chư dân để họ được tha tội (Lc 24,47), vì tội lỗi sẽ được tha thứ cho những ai được các ngài tha thứ (Ga 20,23). Sách Công vụ tông đồ và các thư cho ta thấy mệnh lệnh này được chu toàn thế nào. Tuy nhiên, tùy trường hợp là Do thái hay lương dân, mà việc hoán cải này mặc hình thái khác biệt nhau.
d) Hội thánh Công giáo
Hành vi hoán cải mà phép rửa niêm ấn được hoàn tất cách dứt khoát một lần mà thôi. Không thể lặp lại ơn sủng ấy lần nào nữa (Dt 6,6). Thế nhưng những người đã chịu phép rửa vẫn có thể sa ngã phạm tội: cộng đoàn sơ khai ngay từ lúc đầu đã có kinh nghiệm về điều đó. Trong trường hợp này, dù sao chăng nữa sự ăn năn cũng vẫn cần thiết nếu người ta muốn tham dự vào ơn cứu rỗi, ví dụ Phêrô đã kêu gọi nhà ma thuật Simon hoán cải (cvtđ 8,22), Giacôbê hối thúc các Kitô hữu nhiệt thành lo dẫn đưa những người tội lỗi ra khỏi sự lầm lạc của họ (Gc 5,19t). Phaolô vui mừng vì các tín hữu Corintô đã ăn năn (2Cr 7,9t). Sau cùng, trong sứ điệp gửi bảy Giáo hội mà sách Khải huyền nói tới, thấy hiện rõ những lời mời gọi ăn năn, những lời mời gọi cho thấy đã có những người sa ngã không còn sốt mến như xưa (Kh 2,5; 16,21t).
3. Sám hối là điều cần thiết
Trong Cựu ước và Tân ước, chúng ta thấy Thiên Chúa luôn luôn kêu gọi con người hãy bỏ con đường tội lỗi mà trở về với Ngài. Lòng sám hối được biểu lộ ra qua những dòng nước mắt ăn năn. Điếu này rất tốt đẹp, hữu ích và làm đẹp lòng Thiên Chúa.
Truyện: nước mắt sám hối
Người Hồi giáo thường kể rằng: Ngày kia Đức Ala truyền cho một sứ thần xuống thế gian tìm xem có điều gì tốt đẹp nhất để mang về trời.
Sứ thần đáp ngay xuống một chiến trường máu của các vị anh hùng đang chảy lai láng. Sứ thần thu nhặt một ít máu mang về cho Đức Ala. Nhưng xem ra Đức Ala không hài lòng mấy.
Ngài bảo: “Máu đổ ra cho tổ quốc và tôn giáo là một điều qúi giá, nhưng vẫn chưa phải là điều tốt đẹp nhất nơi trần gian”.
Sứ thần đành phải giáng thế một lần nữa. Lần này ngài gặp đám tang của một người giầu có nhưng rất quảng đại. Vô số người nghèo đi theo sau quan tài, vừa đi vừa khóc lóc vừa xông hương để biểu lộ lòng biết ơn của họ đối với vị đại ân nhân. Sứ thần liền thu nhặt hương thơm và mang về trời. Lần này Đức Ala mỉm cười đón lấy hương thơm ngào ngạt. Nhưng xem ra Ngài vẫn chưa hài lòng. Ngài nói: ”Dĩ nhiên lòng biết ơn là một trong những điều tốt đẹp và hiếm có dưới trần gian. Nhưng Ta nghĩ rằng còn có một cái gì tốt đẹp hơn”.
Lại một lần nữa, sứ thần đành phải vâng lệnh. Sau nhiều ngày tìm kiếm khắp bốn phương, một buổi chiều nọ ngồi nghỉ bên vệ đường Ngài bỗng thấy một người đàn ông đang khóc sướt mướt. Trước câu hỏi đầy ngạc nhiên của sứ thần, người đàn ông giải thích: ”Tôi đã chiều theo cơn cám dỗ mà phạm tội. Giờ đây nước mắt là lương thực hằng ngày của tôi”.
Sứ thần giơ tay hứng lấy những giọt nước mắt còn nóng hổi và thẳng cánh bay về trời. Đức Ala chăm chú nhìn những giọt nước mắt rồi mỉm cười nói: ”Thế là ngươi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Quả thật, dưới trần gian không có gì tốt đẹp và hữu ích cho bằng lòng sám hối. Bởi vì nó có sức canh tân cuộc đời. Một lòng sám hối chân thật có sức biến đổi mùa đông giá rét của lòng người thành mùa xuân ấm áp của tình yêu”.
(D. Wahrheit, Món quà Giáng sinh, tr 304)
II. NHU CẦU PHẢI SÁM HỐI
Ta hãy đọc một đoạn Phúc âm theo thánh Luca nói về dụ ngôn con chiên lạc (Lc 15,44-47). Trong bài Phúc âm này, ta thấy Đức Giêsu đã đưa ra một dụ ngôn về con chiên lạc. Con chiên bị thất lạc hoặc tự ý riêng mà bị thất lạc hoặc người khác làm cho bị lạc, cả hai cần được tìm về trong đàn. Nếu con chiên lạc mà được tìm thấy thì chủ vui mừng biết bao ! Người chủ phải tổ chức tiệc ăn mừng. Qua dụ ngôn này, Đức Giêsu cũng kêu gọi những người đã lạc đường hãy ăn năn trở lại; và Thiên Chúa vui mừng biết bao khi có người tội lỗi ăn năn trở lại (Lc 15,4-7).
Trong mùa Chay, ta hay nghe cái từ ngữ Sám hối. Sám hối có nghĩa là trở về, trở về nơi mình đã xuất phát. Nói trở về là nói mình đang ở xa. Xa nhà, nay tôi trở về. Khoảng cách không gian cho ta cảm tưởng rõ ràng một sự cách biệt.
Khi định nghĩa trở về trong ý nghĩa thiêng liêng, ta thấy khó hơn. Thí dụ, nói tôi trở về với Chúa. Cái khoảng cách giữa tôi và Chúa không biết ngắn hay dài. Lấy gì để mà đo. Nếu xét rằng tôi không phạm tội nặng, tôi vẫn đi lễ, thì dường như tôi không xa Chúa. Tôi không cần đặt vấn đề trở về.
Đọc dụ ngôn con chiên lạc, ta thấy ngay là con chiên đó xa đàn. Hình ảnh Chúa đi tìm làm ta thấy con chiên này cần trở về. So sánh mình với người khác, ta thấy có người bỏ nhà thờ, có người có đời sống tội lỗi công khai. Như thế, họ cần trở về hơn mình. Tuy nhiên, đọc kỹ đoạn Phúc âm trên, ta thấy sự trở về có thể là cần thiết cho những con chiên không bỏ đàn đi, không bỏ nhà thờ, vẫn ở trong nhà thờ.
Do đó, chúng ta đừng nghĩ rằng: chỉ những người không tin Chúa hay đã bỏ Chúa mới cần trở về; còn chúng ta là những Kitô hữu đích danh, hằng ngày vẫn đi lễ, xưng tội, rước lễ, làm các việc lành phúc đức thì chẳng cần phải trở về vì chúng ta đang ở trong đạo, trong Giáo hội mà !
Nhưng rất có thể chúng ta đã trở nên vô đạo hoặc tệ hơn nữa là vô thần lúc nào không biết; tuy mang danh là Kitô hữu mà đời sống còn tệ hơn người vô đạo. Người ngoại đạo tuy ở ngoài đạo, ngoài Giáo hội mà lòng họ vẫn liên kết với đạo, vẫn có lòng tin, vẫn muốn sống vươn lên trong tâm tình ước muốn:
Lạy Chúa, con là người ngoại đạo
Nhưng tin có Chúa ngự trên cao.
Cũng như bây giờ, có người ở trong nhà thờ mà lòng trí họ đang ở ngoài nhà thờ, trong khi đó có nhiều người đang ở ngoài nhà thờ mà lòng trí họ đang ở trong nhà thờ.
Vì vậy trong mùa Chay này ta thử xét lại, tuy mình là Kitô hữu đấy mà có thực sự gắn bó và ở trong Giáo hội không. Tuy là con cái Chúa đấy mà có sống trong ân tình của Chúa không hay là ta đã xa Chúa ? Nếu thành thực xét mình thì không ai dám nói mình là người sống thánh thiện, sống khăng khít với Chúa, chỉ có những người Pharisêu và Luật sĩ thì mới dám nói như vậy (x. Lc 16,15). Vì thế, chúng ta phải rà xét lại cuộc sống của chúng ta xem như thế nào, sống xa Chúa bao nhiêu và quyết tâm trở về. Sự trở về đòi ta phải thành thực và can đảm nhìn nhận những lỗi lẫm của mình để xin Chúa ban ơn tha thứ.
Truyện: ông Mahatma Gandhi
Mahatma Gandhi có kể về cuộc đời ông như sau: Hồi tôi 15 tuổi, tôi mắc một tật rất xấu, là tội ăn trộm. Khi đó tôi mắc nợ người bạn một số tiền khá lớn, thế rồi tôi đã về lấy của cha tôi một vòng đeo tay bằng vàng để bán lấy số tiền trả nợ.
Nhưng sau đó, tôi luôn luôn bị lương tâm cắn rứt, không cho tôi được giây phút bình an. Tôi không thể sống trong tình trạng này nữa. Tôi nhất quyết phải đến thú tội với ba tôi càng sớm càng tốt. Nhưng khi đến trước người, vì xấu hổ và sợ hãi nên tôi không thể thốt ra lời. Sau đó tôi liền nghĩ ra một cách thú tội bằng giấy mực. Tôi đã cầm tờ giấy đó đến trước mặt cha tôi, toàn thân tôi run rẩy và trao tờ giấy đó cho cha tôi. Ông đã đọc tờ thú lỗi của tôi, sau đó ông nhắm mắt lại trong giây lát và đã xé tờ giấy thành nhiều mảnh, rồi nói với tôi: ”Biết mình là điều rất tốt”, và đến ôm chầm lấy tôi trong vòng tay tràn đầy yêu thương, tha thứ của người. Từ giây phút đó tôi hiểu và thương mến cha tôi hơn.
Muốn sám hối, điều kiện cần là phải biết mình, có biết mình có tội, có biết mình mắc lỗi lầm thì mới có thể sám hối được; nếu không có tội thì làm gì phải thống hối ? Những người Luật sĩ và Pharisêu là những người không biết mình, họ luôn tự hào là những người đạo đức thánh thiện thì làm gì phải sám hối, làm gì phải quay trở lại ? Những lời kêu mời của Chúa Giêsu chẳng có tác dụng gì đối với họ, trái lại càng làm cho họ thêm thù ghét.
Truyện: thủ tướng Bốphốp nhận lỗi
Theo một bản tin của hãng thông tấn Amsa truyền đi, thì vị thủ tướng của nước Úc là Bốphốp đã bị cảnh sát công lộ phạt 100 Úc kim vì đi xe hơi mà không đeo giây an toàn. Sự kiện xẩy ra sau khi đài truyền hình số 9 của Úc trình chiếu cảnh thủ tướng đang ngồi trong chiếc công xa chở ông đến thành phố Besthen mà không thắt dây an toàn. Theo dõi hình ảnh ấy, nhiều khán thính giả đã gọi dây nói đến sở cảnh sát của tiểu bang Besthen để phản đối việc thủ tướng của họ không giữ luật giao thông. Cũng ngày hôm đó, giám đốc sở cảnh sát bang Uyheslen đã nhận được một cú điện thoại của thủ tướng Hốp, người được xem là có quyền lực cao nhất tại Úc, đã nhìn nhận lỗi lầm vì không giữ đúng luật giao thông, và ông đã xin được xử lý như tất cả mọi người công dân khác. Kết quả là sở cảnh sát của tiểu bang đã phạt ông 100 Úc kim.
(Hạt giống âm thầm (bản ronéo), tr 320)
III. THIÊN CHÚA GIẦU LÒNG THA THỨ
1. Trong Cựu ước
Lịch sử dân Israel xưa là lịch sử của một dân phản bội và của lòng thương yêu tha thứ của Thiên Chúa. Dân Chúa luôn phản bội giao ước nhưng Thiên Chúa không thất vọng, Người luôn kêu mời họ trở lại để sống trong ân tình của Người. Chúng ta hãy nhìn qua cách cư xử của dân.
a) Trong sa mạc
Sau phép lạ lớn lao làm cho dân vượt qua Biển Đỏ khô chân, dân Chúa tiếp tục cuộc hành trình đi về đất hứa. Trong sa mạc, dân Chúa luôn càm ràm và phản đối ông Maisen như trường hợp ở Meriba và ở Massa. Có lần Thiên Chúa đã cho rắn lửa bò ra cắn chết nhieu người. Dân chúng hồi tâm, nhờ ông Maisen can thiệp với Chúa. Chúa nhận lời và bảo ông Maisen đúc con rắn bằng đồng treo trên cây sào để ai bị rắn cắn, nhìn lên con rắn sẽ được khỏi.
b) Nơi đất hứa
Thiên Chúa đã giải phóng dân Ngài khỏi ách nô lệ của Ai cập, đem họ vào đất hứa chảy sữa cùng mật, phân phát cho dân Ngài phần đất của dân ngoại làm cơ nghiệp. Thiên Chúa chỉ đòi buộc dân Ngài phải trung thành, không được thờ các thần của dân ngoại. Nhưng dân Chúa đã bất trung với giao ước mà cha ông họ đã ký kết với Thiên Chúa, nên Ngài để cho dân ngoại đến giầy xéo đất nước và bắt họ đi lưu đầy. Vua Nabuchodonosor bắt họ đi lưu đầy ở Babylon từ năm 721 đến năm 538 họ mới được trở về với chỉ dụ của vua Cyrô (2V 17,6), cuộc lưu đầy kéo dài 83 năm.
c) Cảnh cáo và khuyên răn
Khi dân Chúa đã trở về quê hương sau thời gian lưu đầy, trùng tu lại đền thờ Giêrusalem, dân vui mừng vì được giải phóng, lo việc thờ phượng Chúa. Nhưng chứng nào tật ấy, dân lại bất trung, đi vào vết xe cũ, Thiên Chúa sai nhiều tiên tri đến cảnh cáo và khuyên răn như thời còn bị lưu đầy:
“Hãy trở lại, hãy từ bỏ mọi tội phản nghịch của các ngươi, không còn được chướng ngại nào làm các ngươi phạm tội nữa. Hãy quẳng khỏi các ngươi mọi tội phản nghịch các ngươi đã phạm. Hãy tạo cho mình một trái tim mới và một thần khí mới” (Ed 18, 30b-31).
d) Thiên Chúa tha thứ
Tuy con người phản bội, Thiên Chúa vẫn luôn tha thứ. Câu chuyện sau đây sẽ chứng minh điều đó:
Thiên Chúa xúi ngôn sứ Osée đi kiếm một con điếm về làm vợ. Lẽ thường thì không ai làm như vậy. Thanh niên họ có chơi thì chơi với gái điếm, còn khi lấy vợ thì phải tìm đến con gái nhà lành chứ ! Đàng này ông Osée nghe lời Chúa đi lấy một cô gái điếm về làm vợ. Hai người thương yêu nhau thắm thiết. Bà ta sinh ra cho ông được ba đứa con và đặt cho mỗi đứa một tên kỳ quặc, nếu dịch ra tiếng Việt thì có nghĩa như là “Nguyễn-văn-Chúa-không-thương-mày-nữa”.
Ngày tháng trôi qua, nhớ lại cảnh sống xưa, bà ta bỏ ông để đi theo cái nghề cũ. Chúng ta thử xem ông ta có đủ can đảm mà tha thứ và còn đi rước bà ta về, lại còn yêu thương như trước không ? Khó quá !
Thiên Chúa lại xúi ông Osée đem tiền đem bạc đi để chuộc bà ta về. Ông ta đã làm như vậy. Khi đã trở về, ông ta lại tiếp tục yêu thương vợ như cũ.
Đây là câu chuyện có thật trong Thánh kinh và cũng là hình ảnh nói lên Thiên Chúa yêu thương và tha thứ cho chúng ta mặc dầu chúng ta phản bội Ngài. Xin lỗi ông bà anh chị em, tôi có thể nói rằng: trước mặt Thiên Chúa chúng ta đều là gái điếm cả, vì gái điếm thì theo hết người này tới người khác, còn chúng ta thì theo hết thần này đến thần khác: thần tình ái, thần sắc dục, thần tiền của, thần danh vọng, thần cờ bạc, và không biết bao nhiêu thần khác nữa.
2. Trong Tân ước
Chúng ta là dân Israel mới, tiếp nối dân Israel cũ, chúng ta lại đi vào con đường cũ: bất trung, phản bội. Chúa Giêsu đã chịu chết chuộc tội cho chúng ta và đã lấy máu đổ ra trên thập giá để ký kết giao ước vĩnh cửu với loài người. Chúa luôn trung thành với lời hứa, nhưng con người lại phản bội. Tuy thế, Ngài vẫn thương yêu và tha thứ, kêu gọi con cái hãy trở về trong tình thương của Ngài.
Thánh Luca đã kể ra ba dụ ngôn; con chiên lạc, đồng tiền đánh mất và nhất là câu chuyện đứa con phung phá (Lc 15, 11-32) đã chứng tỏ: tuy người con đã từ bỏ cha mà đi hoang nhưng người cha vẫn nóng lòng chờ đợi con trở về:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Nhớ ai hết đứng lại ngồi không yên.
(ca dao)
Khi người con hối hận trở về, người cha vội sai gia nhân mặc áo mới cho cậu, xỏ giầy vào chân, xỏ nhẫn vào tay, giết con bò đã vỗ béo ăn mừng. Tại sao lại có sẵn áo mới, giầy mới và bê đã vỗ béo ? Điều đó chứng tỏ người cha hy vọng cậu con trai sẽ trở về nên đã chuẩn bị sẵn sàng những thứ đó. Người cha không thất vọng về người con. Cũng thế, Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về chúng ta, Ngài vẫn luôn giang cánh tay ra chờ đón.
3. Chúa Giêsu, nguồn ơn tha thứ
Thiên Chúa là người Cha giầu lòng thương xót sẵn sàng tha thứ cho những sự bội bạc của con cái như trong dụ ngôn đứa con hoang đàng (Lc 15). Ta hãy đặt mình vào tình trạng của đứa con trong bước đường cùng và hãy tự nhủ mình: ”Thôi, ta đứng lên, đi về cùng Cha và thưa với Ngài: Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như người làm công cho cha vậy” (Lc 15, 18-19).
Đức hồng y F.X. Nguyễn văn Thuận trong bài giảng tĩnh tâm cho Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô 2 và giáo triều Roma đã trình bầy đề tài “các khuyết điểm của Chúa Giêsu” để nói lên lòng thương yêu tha thứ của Ngài.
a) Đức Giêsu không có trí nhớ tốt
Trên thập giá, trong lúc hấp hối. Đức Giêsu nghe tên trộm bên phải nói: ”Thưa ông Giêsu, xin nhớ đến tôi, khi ông vào nước của ông” (Lc 23,42). Giả sử đó là tôi, thì có lẽ tôi đã trả lời: ”Tôi sẽ không quên anh nhưng anh phải đền bù các tội ác của mình ít là khoảng 20 năm trong luyện ngục”. Trái lại, Chúa trả lời anh ta: ”Ngày hôm nay, ngươi sẽ được ở cùng Ta trên thiên đàng” (Lc 23,43).
Điều tương tự cũng xẩy ra với người đàn bà tội lỗi đã xức dầu thơm cho chân Chúa: Chúa Giêsu chẳng hỏi gì về quá khứ xấu xa của bà nhưng chỉ nói: ”...tội của con tuy nhiều, nhưng chúng đều được tha hết vì con đã yêu nhiều” (Lc 7,47).
Cũng tương tự như đứa con hoang đàng (Lc 15)
Chúa Giêsu không có một trí nhớ như trí nhớ của tôi, không những Ngài tha thứ, và tha thứ cho mỗi người, nhưng Ngài còn quên là Ngài đã tha thứ.
b) Chúa Giêsu đi thi toán chắc rớt
Giả sử Chúa Giêsu đi thi toán, chắc Ngài bị đánh rớt. Dụ ngôn người mục tử nhân lành chứng tỏ điều đó. Một người mục tử có một trăm con chiên. Một con chiên bị lạc và không chần chờ gì, ông ta đi tìm chiên ấy, bỏ 99 con chiên khác nơi hoang địa. Khi tìm được chiên lạc, ông vác lên vai (x. Lc 15,4-7)
Đối với Chúa Giêsu, 1 có giá trị bằng 99... và có lẽ còn hơn thế nữa ! Có ai chấp nhận được điều đó không ? Nhưng lòng thương xót của Ngài trải rộng từ đới này sang đời khác...
c) Chúa Giêsu chả biết gì về Triết học
Ngài không hiểu gì về Luận lý học khi đưa ra dụ ngôn: một người đàn bà có 10 đồng bạc, rủi rớt mất một đồng, bèn thắp đèn mà tìm. Khi bà tìm được thì hớn hở gọi hàng xóm láng giềng: ”Bà con ơi, hãy chia vui với tôi vì tôi đã tìm thấy đồng bạc bị mất” (Lc 15, 8-10)
Thật chẳng hợp lý tí nào khi mời hàng xóm như vậy vì bà phải chi phí còn hơn đồng bạc tìm được. Nhưng, đó lại là chính cách Chúa đã dùng để chỉ sự vui mừng của Thiên Chúa khi một người ăn năn trở lại.
Ở đây chúng ta có thể nói như Blaise Pascal: ”Con tim có những lý lẽ của nó mà lý trí không biết được”.
d) Chúa Giêsu không biết tài chính và kinh tế
Ngài chả có ý tưởng gì về kinh tế và tài chính. Trong dụ ngôn những kẻ làm vườn nho, ông chủ trả cùng một số tiền cho những kẻ làm đầu tắt mặt tối từ sáng tinh mơ cho đến chiều tối, và những kẻ gần chiều mới bắt tay vào việc. Không biết Ngài có tính toán sai không ? Không ! Ngài chú ý làm như vậy vì Ngài không thương chúng ta vì công trạng của chúng ta. Tình yêu của Ngài là hoàn toàn miễn phí và vượt xa trí hiểu của chúng ta. Ngài đã có những “khuyết điểm” vì Ngài yêu thương chúng ta. Tình yêu thực sự không có tính toán so đo, không biên giới, không điều kiện, không ngăn cách và không nhớ những sai phạm (x. Mt 20, 1-16)
e) Chúa Giêsu là một người phiêu lưu
Chúa Giêsu là người mua lấy rủi ro về phần mình. Người ta muốn chiêu dụ nhiều người theo mình thì hứa cho thật nhiều những điều tốt lành, trong khi Ngài lại hứa những gian lao thử thách, bắt bớ và giam cầm cho những kẻ theo Ngài. Trong 2000 năm qua, chúng ta đã chứng kiến bao rủi ro, thiệt thòi cho những kẻ muốn theo Ngài, nhưng số người theo Ngài càng đông, họ dám hy sinh cả mạng sống cho Ngài (x. Mt 820; Lc 9-23)
Để kết luận chúng ta tự hỏi: tại sao Chúa Giêsu có những khuyết điểm như thế - Vì Ngài là Tình yêu (cf 1Ga 4,16). Tình yêu đích thực không lý luận, không đo lường, không dựng lên những hàng rào, không so đo tính toán, không đặt điều kiện.
(Hồng y F.X. Nguyễn văn Thuận, Chứng nhân hy vọng, tr 39-44)
IV. THỰC HÀNH SÁM HỐI
1. Hãy can đảm trở về
Lời Chúa trong đầu Mùa Chay cũng nhắc nhở cho mọi người chúng ta, là những con cái yêu thương của Ngài: ”Anh em hãy sám hối và tin vào Phúc âm” (Mc 4,15). Sám hối ở đây theo ngôn sứ Giêrêmia là thay đổi hướng đi, thực tình quay về với Thiên Chúa của Giao ước và dấn bước vào một cuộc sống mới.
Trong sứ điệp gửi giới trẻ thế giới mùa Chay năm 2001, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô 2 đã lấy đề tài: ”Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình vác thập gía hằng ngày mà theo” (Lc 9,23). Theo ý ngài, Chúa Giêsu đã chọn con đường thập giá để tới vinh quang. Ngài đã vạch cho chúng ta con đường phải đi theo. Chỉ có một con đường duy nhất do Chúa đã đi, người môn đệ phải theo con đường đó mà không được vạch ra một con đường nào khác. Nếu chẳng may đã đi trệch đường thì phải có can đảm trở lại, không ngại khó khăn.
Nhà chí sĩ Phan bội Châu đã nói: ”Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông”. Đôi khi chúng ta thấy chưa có kết quả sau bao cố gắng, nhưng không sao, hãy bắt đầu lại, Chúa không đòi chúng ta phải thu được kết quả trước mắt, Ngài chỉ đòi chúng ta cố gắng, cố gắng không ngừng. Theo tôi nghĩ: cố gắng là đã thành công rồi, vì không cố gắng là lùi. Bao lâu còn cố gắng là còn tiến.
Chúng ta nghĩ thế nào về câu nói của một danh nhân ? Mới nghe thì có vẻ không đúng, nhưng suy cho kỹ thì nó nói cho chúng ta biết rằng: không một cố gắng nào mà vô ích, mỗi cố gắng tuy ít ỏi nhưng đều góp vào thành công chung:
“Một ngàn việc tiến,
Chín trăm chín mươi chín việc lùi:
Đó là TIẾN BỘ”.
(Henri Frédéric Amiel)
Truyện: phải biết bắt đầu lại
Một thanh niên thấy cuộc sống mình bê bối, muốn sám hối ăn năn, đến gặp một vị Linh mục và nói:
- Thưa cha, hôm nay con đến xin cha giúp con, con bê bối lắm nhưng con không biết bắt đầu từ đâu cả: Mười điều răn Đức Chúa Trời, sáu điều răn Hội thánh, bảy mối tội đầu con đều phạm hết. Con nản quá ! Bạn bè khuyên con, con trả lời rằng: Thôi đã lỡ phạm tội thì phạm cho hết mọi tội, xuống lót đáy hỏa ngục luôn. Nằm dưới đáy có lẽ đỡ nóng, hơn là nằm hơ hơ trên ngọn lửa, nóng lắm ! Nói thì nói thế cho vui, chớ con không yên tâm chút nào.
Vị Linh mục cười và nói:
- Cha lại thích mấy con cá bự, cá nhỏ ăn hoài chán rồi.
Cả hai cha con cười xòa.
Vị Linh mục nói tiếp:
- Cha kể cho con một câu chuyện nhé: Một người con trai kia thất nghiệp, trở về nhà buồn bã. Nguời cha an ủi: Thôi con ạ, nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông thì nhì sĩ; con trở lại với miếng ruộng của gia đình đi. Sáng mai con ra làm cỏ năm sào ruộng để mùa tới chúng ta sẽ xạ lúa. Người con nghe lời, sơm mai vác cuốc ra đồng. Nhưng khi nhìn thấy đám ruộng mênh mông chỉ có cỏ với cỏ, anh ngán ngẩm, tìm một gốc cây nằm ngủ.
Người cha biết sự việc, không la rầy, ôn tồn nói với con:
- Mỗi ngày con làm cho cha 20 mét vuông thôi, con làm được không ?
- Dạ, ít vậy thì được.
Và cứ như thế, chẳng bao lâu đám ruộng đã sạch cỏ.
Tâm hồn con bây giờ cũng như đám ruộng kia, đầy cỏ dại, nhưng con hãy bắt đầu đi rồi con sẽ thấy kết quả. Rồi đây con sẽ còn sa ngã, nhưng cái quan trọng là luôn biết bắt đầu lại. Tội con Chúa đã tha rồi, Chúa chỉ đòi hỏi con cố gắng mà thôi.
Mười năm sau đó, vào một buổi sáng đẹp trời, một tu sĩ bước vào nhà xứ và cúi đầu chào Linh mục, rồi nói:
- Cha còn nhớ con nữa không ? Con là người cha đã chỉ cho cách làm cỏ cách đây khoảng mười năm.
Câu chuyện trên đây nhắc cho chúng ta: biết mình lạc đường cần trờ về, đó là điều tốt nhưng thực hiện cuộc trở về thì khó, vì chúng ta bị cám dỗ tháo lui. Chính Đức Giêsu cũng bị cám dỗ để đi xa con đường sứ mạng cứu thế của Ngài như ta đã suy niệm trong bài Tin mừng Chúa nhật thứ nhất Mùa chay (x. Lc 4,1-13).
Cám dỗ cũng cần thiết vì nó có lợi cho ta, nhờ đó mới biết lòng trung thành của ta đối với Chúa và làm cho chúng ta càng thêm công trạng như lời Sách Thánh nói: ”Lửa thử vàng, gian nan thử người nhân đức” (Hc 2,5).
2. Đừng bao giờ trì hoãn
Có những người chi biết sống với quá khứ để luyến tiếc, có những người chỉ biết hướng về tương lai để hành động, nhưng nhiều người lại quên hiện tại. Hiện tại là hậu quả của quá khứ và nguyên nhân của tương lai. Tương lai nằm trong hiện tại. Muốn có một tương lai sáng sủa thì phải được chuẩn bị trong hiện tại.
Một lỗi lầm thông tường của tuổi trẻ là hay xem thường NGÀY NAY. Người bạn trẻ hay nghĩ rằng những công việc to lớn, những cái gì đáng làm đều thuộc ở NGÀY MAI. Còn NGÀY NAY là tầm thường, là không đáng kể nên họ không muốn bắt tay làm gì cả.
Thực tế hơn, nhà văn hào Anh J. Ruskin cho khắc vào phiến đá hai chữ: ”TO DAY” (Ngày nay) và đặt nó trên bàn viết để mỗi ngày ông ta có việc chiêm nghiệm về bổn phận của mình là làm xong những công việc của NGÀY NAY. Một thi nhân Hy lạp thời xưa cũng đã viết “CARPE DIEM” để khuyên chúng ta hãy biết dùng một cách đầy đủ ngày hôm nay.
(Phạm cao Tùng, Tôi có thể nói thẳng với anh, in lần 3, tr 106)
Kinh nghiệm cho hay: chúng ta có những chương trình qui mô, những dự tính tốt đẹp cần thực hiện, nhưng chúng ta lại rùi rắng, không muốn bắt tay vào việc ngay. Người ta thường nói: những gì có thể làm được hôm nay thì đừng để đến ngày mai theo phương châm “carpe diem”. Muốn sửa đổi con người của mình, muốn làm thánh thì hãy bắt tay vào việc, chớ bao giờ trì hoãn kẻo bỏ lỡ cơ hội.
Truyện: kế hoạch trì hoãn
Ngày kia Satan hỏi các đồ đệ:
- Làm thế nào để chiếm đoạt được các linh hồn ?
Quỉ thứ nhất nói:
- Tôi sẽ rỉ tai: không có Chúa đâu.
Satan bảo:
- Họ đâu có tin, nhìn vào vũ trụ, không thể nào chối là không có Thiên Chúa được.
Qủi nhỏ thứ hai bảo:
- Tôi sẽ rỉ tai: chết là hết, chết là hết.
Sa tan bảo:
- Không được, vì sự sống đời đời đã được khắc ghi vào chính giữa trái tim con người.
Thế là cả bọn cùng trầm ngâm suy nghĩ.
Bỗng một con qủa đen đủi đứng lên nói:
- Tôi có cách: tôi sẽ nhắc đi nhắc lại cho mọi người biết: Chúa có thật và chết chưa phải là hết. Tôi bảo họ phải sám hối ăn năn và trở về với Chúa. Nhưng tôi sẽ rỉ tai họ: gấp gì, còn chán thì giờ ! Để gần chết rồi lại ăn năn, thế là được hưởng cả đời này lẫn đời sau, phải không nào ?
Qủi vương đập bàn cười ha hả:
- Tuyệt, thật tuyệt, theo kế hoạch này, chúng ta sẽ thành công.
KẾT LUẬN
Chúng ta đã bước vào Mùa Chay thánh, thời gian thuận tiện, thời gian cứu độ, Chúa luôn yêu thương chúng ta, luôn kêu gọi chúng ta trở về, sẵn sàng tha thư mọi lỗi lầm. Đừng ai hồ nghi về tình yêu tha thứ của Thiên Chúa, hãy đứng dậy trở về cùng Chúa, đừng sợ quá muộn vì trơ về trong tình yêu thì không bao giờ quá muộn.
Truyện: trở về trong tình yêu
Trong một buổi chia sẻ kinh nghiệm sống, một phụ nữ đã kể lại như sau:
Tôi nhớ ngày tôi còn là một thiếu nữ, một lần kia cha mẹ tôi dắt tôi đi xem cuốn phim tựa đề là “Ảo ảnh cuộc đời”. Phim đó kể lại chuyện một cô gái không những đã bội bạc mà còn khinh khi làm khổ người mẹ đang hết lòng yêu thương và hy sinh cho cô. Qua nhiều biến cố thăng trầm, cuối cùng, người mẹ đau khổ đó chết, cô gái trở về thống hối tiếc thương.
Về nhà, hôm ấy gia đình tôi bàn tán về ý nghĩa của câu chuỵện trong phim. Tôi nhớ rõ là tôi đã bực bội phê bình to tiếng: ”Bấy giờ mới trở về ăn năn thống hối làm gì nữa, vì mẹ đã chết rồi”.
Tôi thấy mẹ tôi định trả lời, nhưng cha tôi dùng ánh mắt ngăn mẹ tôi lại và nói: ”Không có sự trở về nào là trễ trong tình thương con ạ”.
Ngày đó, thú thật tôi không hiểu gì nhiều về câu trả lời của cha tôi. Nhưng bây giờ đã là mẹ, tôi mới thấm ý nghĩa của lời đó. Chính câu nói ấy đã giúp tôi luôn luôn sẵn sàng thương yêu tha thứ cho con cái tôi.
(Thiên Phúc, Tình yêu mạnh hơn sự chết. tr11-12)
Tình yêu thương cao cả vô vị lợi đó, chính là hình ảnh lu mờ của Thiên Chúa dành cho con người. Khi chúng ta sống ngay lành, thánh thiện, chúng ta không giúp ích gì hay tăng thêm một chút gì cho Chúa, nhưng khi chúng ta lầm lỗi, chính lúc chúng ta làm phiền lòng Người chỉ vì Chúa yêu thương chúng ta, những lúc đó Chúa luôn mong mỏi chúng ta trở về.
Vậy trong cuộc đời làm con Chúa, đừng bao giờ ngã lòng thất vọng, vì với tình thương thì không bao giờ quá muộn, chỉ cần chúng ta mở rộng cõi lòng để yêu thương, để hoán cải và ước ao nên trọn lành.
Để kết thúc, chúng ta hãy suy niệm lời ngôn sứ Ezechiel: ”Hãy trở lại, hãy từ bỏ mọi tội phản nghịch của các ngươi, không còn được chướng ngại nào làm các ngươi phạm tội nữa. Hãy quẳng khỏi các ngươi mọi tội phản nghịch các ngươi đã phạm. Hãy tạo cho mình một trái tim mới và một thần khí mới. Hỡi nhà Israel, tại sao các ngươi lại muốn chết ? Quả thật. Ta không thích gì về cái chết của kẻ phải chết – sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa thượng. Vậy, hãy TRỞ LẠI và hãy sống” (Ed 18,30b-32).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Ñaø laït
Hãy sám hối (Mc 1,15)
Chúng ta bước vào Mùa Chay thánh. Đây là thời gian mà thánh Phaolô gọi là thời gian thuận tiện, ngày cứu độ (2Cr 6,2b). Mùa chay là thời gian thuận lợi để chúng ta rà xét lại con người của chúng ta để biết chúng ta đang như thế nào, có đi đúng con đường Chúa đã chỉ cho không, mà nếu chúng ta đã đi lệch khỏi con đường Chúa chỉ dạy thì phải ăn năn sám hối trở về con đường lành. Sám hối là trở về với Chúa.
I. SÁM HỐI THEO THÁNH KINH
Ngay từ đầu, con người đã phạm tội, nhưng Thiên Chúa luôn kêu mời họ. Lời đáp trả tiếng mời gọi của Thiên Chúa sẽ đòi họ phải biến cải, rồi trong suốt cuộc sống phải có thái độ sám hối. Do đó, hoán cải và sám hối chiếm một địa vị đáng kể trong mạc khải Thánh kinh.
Từ ngữ thông dụng nhất là động từ sub diễn đạt ý tưởng thay đổi hướng đi, trở về. Trên bình diện tôn giáo, nó biểu thị việc người ta từ bỏ những gì xấu và quay về Thiên Chúa. Ngày nay người ta hay dùng danh từ metanoia chỉ sự thống hối, ăn năn, trở về với Chúa.
1. Trong Cựu ước
a) Thực hành trong cuộc sống
Người dân hiểu rằng mình đã ký giao ước với Thiên Chúa và giao ước đã bị vi phạm do tội lỗi của dân, cần phải nối lại giao ước ấy. Để nối lại giao ước ấy người ta đã khẩn nài Thiên Chúa tha thứ bằng cách thực hành những việc khổ chế và những phụng vụ sám hối: chay tịnh (Tl 20,26; 1V 21,8tt), xé áo mình ra và mặc áo nhặm (1V 20,31t; Is 22,12; x. Ga 3,5-8), nằm trên tro (Is 58,5; Sm 12,16). Trong các buổi cử hành phụng vụ, người ta rên siết và than khóc như trong đám tang (Tl 2,4; Gl 1,13).
b) Sứ điệp hoán cải của các ngôn sứ
Các ngôn sứ đã tuyên sấm lời Chúa cho dân giúp họ nhận ra sự phản bội của mình mà sám hối, quay trở về với Thiên Chúa.
Trước tiên, ngôn sứ Nathan đã được sai đến cùng vua Đavít cảnh cáo về tội ngoại tình. Đavít đã được hướng dẫn thú nhận tội lỗi mình (2Sm 12,13), đoạn đền tội theo qui luật và sau cùng chịu Thiên Chúa sửa phạt (Sm 12,13-23).
Tuy nhiên sứ điệp sám hối của các ngôn sứ, nhất là từ thế kỷ thứ 8 nhắm tới toàn thể dân chúng, Israel đã vi phạm giao ước, “đã bỏ Giavê và khinh rẻ Đấng thánh của Israel” (Is 1,4). Giavê có quyền bỏ họ nếu họ không hoán cải. Thế nên, việc kêu gọi sám hối sẽ là một khía cạnh cốt yếu trong cuộc rao giảng của các ngôn sứ.
Amos, ngôn sứ của sự công chính, không chỉ hài lòng với việc tố cáo tội lỗi của người đương thời mà còn phải sự lành chứ không phải sự dữ, phải “chê ghét sự dữ và yêu mến sự lành” (Am 5,14 t). Điều đó bao hàm việc chỉnh đốn hạnh kiểm và thực thi nghiêm chỉnh sự công chính, chỉ có sự quay đổi như vậy mới có thể được Thiên Chúa dủ lòng thương xót “nhóm còn lại của Giuse” (Am 5,15t)
Cũng thế, Osée đòi buộc phải thực sự dứt bỏ tội lỗi và đặc biệt là dứt bỏ sự sùng bái ngẫu tượng. Ông loan báo: Thiên Chúa sẽ ban lại ân huệ của Ngài và sẽ nguôi giận (Os 14,2-9).
Isaia tố cáo mọi tội lỗi nơi dân Giuđa: vi phạm công bình, làm sai lạc phụng tự, bám víu vào chính trị loài người vv... Chỉ có việc hoán cải chân thực mới mang lại sự cứu rỗi, vì nơi nào không qui phục thánh ý của Thiên Chúa, thì phụng tự chẳng có giá trị gì cả (Is 1,11-15; x. Am 5,21-25). Isaia bị phản đối, nhưng ông cũng có thể xác quyết một điều là: ”Nhóm còn lại sẽ trở về... với Thiên Chúa hùng mạnh” (Is 10,21). Dân tộc sau cũng được hưởng ơn cứu rỗi sẽ toàn những người hối cải mà thôi.
Việc nhấn mạnh đến những tâm tình bên trong phải dâng tiến Thiên Chúa đã chóng trở thành một đề tài thông dụng trong giáo huấn của các ngôn sứ.
Mika rao giảng công chính, hiền từ và khiêm nhường (Mk 6,8).
Xophonia lặp lại khiêm nhường và thành thật (Xp 2,3; 3,12t).
Nhưng Giêrêmia theo đường hướng tư tưởng của Osée, đã quảng diễn rộng rãi chủ đề hoán cải. Sở dĩ ngôn sứ loan báo các tai họa đe dọa Giuđa, chính vì để mỗi người từ bỏ con đường bất chính trở về và để Giavê có thể tha thứ họ (Gr 36,3).
Ezechiel, trung thành với truyền thống ngôn sứ, đặt trọng tâm sứ điệp của ông vào việc cần phải hoán cải trong lúc thực hiện những lời đe dọa của Thiên Chúa, “Hãy vứt xa tội lỗi của các ngươi đã vấp phạm, hãy tạo cho mình một quả tim mới và một tinh thần mới. Hỡi nhà Israel, tại sao các ngươi phải chết ? Ta có muốn cho ai phải chết đâu ! Hãy hoán cải và các ngươi sẽ được sống” (Ed 18, 31t).
Vậy từ Amos đến Ezechiel, giáo thuyết về hoán cải vẫn được nghiên cứu sâu xa, song song với mức độ hiểu biết về tội lỗi. Vào cuối thời lưu đầy, sứ điệp an ủi ghi nhận Israel đã hoán cải hữu hiệu, được cứu độ. Và sau Israel, đến lượt chư dân cũng sẽ hoán cải: từ bỏ các ngẫu tượng, họ đều quay về với Thiên Chúa hằng sống (Ed 45,14t; Gr 16,19tt).
2. Trong Tân ước
a) Gioan Tẩy giả
Đây là ngôn sứ bản lề giữa Cựu ước và Tân ước. Sứ điệp hoán cải của các ngôn sứ hội tụ lại với tất cả vẻ tinh tuyền của nó trong lời giáo huấn ông, vị ngôn sứ cuối cùng. Luca đã tóm lược sứ mệnh người như sau: “Người sẽ dẫn dắt nhiều con cái Israel về với Chúa, Thiên Chúa họ” (Lc 1,16t). Sứ điệp của người được đúc kết trong câu: ”Hãy hoán cải vì Nước Trời đã gần kề” (Mt 3,2).
Gioan khuyên mọi người phải tự nhận là kẻ có tội, phải sinh hoa trái xứng với lòng thống hối (Mt 3,8), chấp nhận một nếp sống mới thích hợp với tình trạng mình (Lc 3,10-14). Để đánh dấu cuộc hoán cải này, Gioan trao ban một phép rửa bằng nước để chuẩn bị các hối nhân nhận lãnh phép rửa bằng lửa và bằng Thánh Thần mà Đấng Messia sẽ ban (Mt 3,11tt).
b) Đức Giêsu
Ngài cũng là một đại ngôn sứ trong Tân ước. Mở đầu việc rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, Ngài cũng dùng lời mời gọi hoán cải mà ông Gioan Tẩy giả đã rao giảng trước: ”Hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc âm” (Mc 1,15; Mt 4,17), Ngài đã đến chính là để kêu gọi tội nhân hoán cải (Lc 5, 32) Đó chính là một khía cạnh cốt yếu của Tin Mừng Nước Trời.
Nhưng sứ điệp hoán cải gặp nhiều chống đối từ việc dính bén của cải (Mc 10,21-25) cho tới tính kiêu căng của Pharisêu (Lc 18,9). Quả thật, tính ngoan cố hiện tại của Israel là dấu chỉ sự cứng lòng (Mt 13,15tt; x. Is 6,10). Nếu không thay đổi nếp sống, thì các kẻ nghe lời Đức Giêsu mà vẫn còn cố chấp trong tội lỗi sẽ bị hủy diệt (Lc 13, 1-5).
Khi đòi hỏi hoán cải, Đức Giêsu không có ý nhằm tới phụng vụ sám hối với hình thức bên ngoài, mà chính là sự thay đổi con tim khiến ta lại trở nên như trẻ nhỏ (Mt 18,3tt), tìm kiếm Nước Thiên Chúa (Mt 6,33) nghĩa là chỉnh đốn lại cuộc sống của mình theo Luật mới.
c) Các Tông đồ
Lúc sinh thời, Đức Giêsu đã sai các sứ đồ đi rao giảng sám hối và loan truyền Tin Mừng Nước Thiên Chúa (Mc 6,12). Sau khi sống lại, Ngài đã nhắc lại cho họ sứ mệnh ấy: Nhân danh Người, các ngài sẽ đi rao giảng sự thống hối cho chư dân để họ được tha tội (Lc 24,47), vì tội lỗi sẽ được tha thứ cho những ai được các ngài tha thứ (Ga 20,23). Sách Công vụ tông đồ và các thư cho ta thấy mệnh lệnh này được chu toàn thế nào. Tuy nhiên, tùy trường hợp là Do thái hay lương dân, mà việc hoán cải này mặc hình thái khác biệt nhau.
d) Hội thánh Công giáo
Hành vi hoán cải mà phép rửa niêm ấn được hoàn tất cách dứt khoát một lần mà thôi. Không thể lặp lại ơn sủng ấy lần nào nữa (Dt 6,6). Thế nhưng những người đã chịu phép rửa vẫn có thể sa ngã phạm tội: cộng đoàn sơ khai ngay từ lúc đầu đã có kinh nghiệm về điều đó. Trong trường hợp này, dù sao chăng nữa sự ăn năn cũng vẫn cần thiết nếu người ta muốn tham dự vào ơn cứu rỗi, ví dụ Phêrô đã kêu gọi nhà ma thuật Simon hoán cải (cvtđ 8,22), Giacôbê hối thúc các Kitô hữu nhiệt thành lo dẫn đưa những người tội lỗi ra khỏi sự lầm lạc của họ (Gc 5,19t). Phaolô vui mừng vì các tín hữu Corintô đã ăn năn (2Cr 7,9t). Sau cùng, trong sứ điệp gửi bảy Giáo hội mà sách Khải huyền nói tới, thấy hiện rõ những lời mời gọi ăn năn, những lời mời gọi cho thấy đã có những người sa ngã không còn sốt mến như xưa (Kh 2,5; 16,21t).
3. Sám hối là điều cần thiết
Trong Cựu ước và Tân ước, chúng ta thấy Thiên Chúa luôn luôn kêu gọi con người hãy bỏ con đường tội lỗi mà trở về với Ngài. Lòng sám hối được biểu lộ ra qua những dòng nước mắt ăn năn. Điếu này rất tốt đẹp, hữu ích và làm đẹp lòng Thiên Chúa.
Truyện: nước mắt sám hối
Người Hồi giáo thường kể rằng: Ngày kia Đức Ala truyền cho một sứ thần xuống thế gian tìm xem có điều gì tốt đẹp nhất để mang về trời.
Sứ thần đáp ngay xuống một chiến trường máu của các vị anh hùng đang chảy lai láng. Sứ thần thu nhặt một ít máu mang về cho Đức Ala. Nhưng xem ra Đức Ala không hài lòng mấy.
Ngài bảo: “Máu đổ ra cho tổ quốc và tôn giáo là một điều qúi giá, nhưng vẫn chưa phải là điều tốt đẹp nhất nơi trần gian”.
Sứ thần đành phải giáng thế một lần nữa. Lần này ngài gặp đám tang của một người giầu có nhưng rất quảng đại. Vô số người nghèo đi theo sau quan tài, vừa đi vừa khóc lóc vừa xông hương để biểu lộ lòng biết ơn của họ đối với vị đại ân nhân. Sứ thần liền thu nhặt hương thơm và mang về trời. Lần này Đức Ala mỉm cười đón lấy hương thơm ngào ngạt. Nhưng xem ra Ngài vẫn chưa hài lòng. Ngài nói: ”Dĩ nhiên lòng biết ơn là một trong những điều tốt đẹp và hiếm có dưới trần gian. Nhưng Ta nghĩ rằng còn có một cái gì tốt đẹp hơn”.
Lại một lần nữa, sứ thần đành phải vâng lệnh. Sau nhiều ngày tìm kiếm khắp bốn phương, một buổi chiều nọ ngồi nghỉ bên vệ đường Ngài bỗng thấy một người đàn ông đang khóc sướt mướt. Trước câu hỏi đầy ngạc nhiên của sứ thần, người đàn ông giải thích: ”Tôi đã chiều theo cơn cám dỗ mà phạm tội. Giờ đây nước mắt là lương thực hằng ngày của tôi”.
Sứ thần giơ tay hứng lấy những giọt nước mắt còn nóng hổi và thẳng cánh bay về trời. Đức Ala chăm chú nhìn những giọt nước mắt rồi mỉm cười nói: ”Thế là ngươi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Quả thật, dưới trần gian không có gì tốt đẹp và hữu ích cho bằng lòng sám hối. Bởi vì nó có sức canh tân cuộc đời. Một lòng sám hối chân thật có sức biến đổi mùa đông giá rét của lòng người thành mùa xuân ấm áp của tình yêu”.
(D. Wahrheit, Món quà Giáng sinh, tr 304)
II. NHU CẦU PHẢI SÁM HỐI
Ta hãy đọc một đoạn Phúc âm theo thánh Luca nói về dụ ngôn con chiên lạc (Lc 15,44-47). Trong bài Phúc âm này, ta thấy Đức Giêsu đã đưa ra một dụ ngôn về con chiên lạc. Con chiên bị thất lạc hoặc tự ý riêng mà bị thất lạc hoặc người khác làm cho bị lạc, cả hai cần được tìm về trong đàn. Nếu con chiên lạc mà được tìm thấy thì chủ vui mừng biết bao ! Người chủ phải tổ chức tiệc ăn mừng. Qua dụ ngôn này, Đức Giêsu cũng kêu gọi những người đã lạc đường hãy ăn năn trở lại; và Thiên Chúa vui mừng biết bao khi có người tội lỗi ăn năn trở lại (Lc 15,4-7).
Trong mùa Chay, ta hay nghe cái từ ngữ Sám hối. Sám hối có nghĩa là trở về, trở về nơi mình đã xuất phát. Nói trở về là nói mình đang ở xa. Xa nhà, nay tôi trở về. Khoảng cách không gian cho ta cảm tưởng rõ ràng một sự cách biệt.
Khi định nghĩa trở về trong ý nghĩa thiêng liêng, ta thấy khó hơn. Thí dụ, nói tôi trở về với Chúa. Cái khoảng cách giữa tôi và Chúa không biết ngắn hay dài. Lấy gì để mà đo. Nếu xét rằng tôi không phạm tội nặng, tôi vẫn đi lễ, thì dường như tôi không xa Chúa. Tôi không cần đặt vấn đề trở về.
Đọc dụ ngôn con chiên lạc, ta thấy ngay là con chiên đó xa đàn. Hình ảnh Chúa đi tìm làm ta thấy con chiên này cần trở về. So sánh mình với người khác, ta thấy có người bỏ nhà thờ, có người có đời sống tội lỗi công khai. Như thế, họ cần trở về hơn mình. Tuy nhiên, đọc kỹ đoạn Phúc âm trên, ta thấy sự trở về có thể là cần thiết cho những con chiên không bỏ đàn đi, không bỏ nhà thờ, vẫn ở trong nhà thờ.
Do đó, chúng ta đừng nghĩ rằng: chỉ những người không tin Chúa hay đã bỏ Chúa mới cần trở về; còn chúng ta là những Kitô hữu đích danh, hằng ngày vẫn đi lễ, xưng tội, rước lễ, làm các việc lành phúc đức thì chẳng cần phải trở về vì chúng ta đang ở trong đạo, trong Giáo hội mà !
Nhưng rất có thể chúng ta đã trở nên vô đạo hoặc tệ hơn nữa là vô thần lúc nào không biết; tuy mang danh là Kitô hữu mà đời sống còn tệ hơn người vô đạo. Người ngoại đạo tuy ở ngoài đạo, ngoài Giáo hội mà lòng họ vẫn liên kết với đạo, vẫn có lòng tin, vẫn muốn sống vươn lên trong tâm tình ước muốn:
Lạy Chúa, con là người ngoại đạo
Nhưng tin có Chúa ngự trên cao.
Cũng như bây giờ, có người ở trong nhà thờ mà lòng trí họ đang ở ngoài nhà thờ, trong khi đó có nhiều người đang ở ngoài nhà thờ mà lòng trí họ đang ở trong nhà thờ.
Vì vậy trong mùa Chay này ta thử xét lại, tuy mình là Kitô hữu đấy mà có thực sự gắn bó và ở trong Giáo hội không. Tuy là con cái Chúa đấy mà có sống trong ân tình của Chúa không hay là ta đã xa Chúa ? Nếu thành thực xét mình thì không ai dám nói mình là người sống thánh thiện, sống khăng khít với Chúa, chỉ có những người Pharisêu và Luật sĩ thì mới dám nói như vậy (x. Lc 16,15). Vì thế, chúng ta phải rà xét lại cuộc sống của chúng ta xem như thế nào, sống xa Chúa bao nhiêu và quyết tâm trở về. Sự trở về đòi ta phải thành thực và can đảm nhìn nhận những lỗi lẫm của mình để xin Chúa ban ơn tha thứ.
Truyện: ông Mahatma Gandhi
Mahatma Gandhi có kể về cuộc đời ông như sau: Hồi tôi 15 tuổi, tôi mắc một tật rất xấu, là tội ăn trộm. Khi đó tôi mắc nợ người bạn một số tiền khá lớn, thế rồi tôi đã về lấy của cha tôi một vòng đeo tay bằng vàng để bán lấy số tiền trả nợ.
Nhưng sau đó, tôi luôn luôn bị lương tâm cắn rứt, không cho tôi được giây phút bình an. Tôi không thể sống trong tình trạng này nữa. Tôi nhất quyết phải đến thú tội với ba tôi càng sớm càng tốt. Nhưng khi đến trước người, vì xấu hổ và sợ hãi nên tôi không thể thốt ra lời. Sau đó tôi liền nghĩ ra một cách thú tội bằng giấy mực. Tôi đã cầm tờ giấy đó đến trước mặt cha tôi, toàn thân tôi run rẩy và trao tờ giấy đó cho cha tôi. Ông đã đọc tờ thú lỗi của tôi, sau đó ông nhắm mắt lại trong giây lát và đã xé tờ giấy thành nhiều mảnh, rồi nói với tôi: ”Biết mình là điều rất tốt”, và đến ôm chầm lấy tôi trong vòng tay tràn đầy yêu thương, tha thứ của người. Từ giây phút đó tôi hiểu và thương mến cha tôi hơn.
Muốn sám hối, điều kiện cần là phải biết mình, có biết mình có tội, có biết mình mắc lỗi lầm thì mới có thể sám hối được; nếu không có tội thì làm gì phải thống hối ? Những người Luật sĩ và Pharisêu là những người không biết mình, họ luôn tự hào là những người đạo đức thánh thiện thì làm gì phải sám hối, làm gì phải quay trở lại ? Những lời kêu mời của Chúa Giêsu chẳng có tác dụng gì đối với họ, trái lại càng làm cho họ thêm thù ghét.
Truyện: thủ tướng Bốphốp nhận lỗi
Theo một bản tin của hãng thông tấn Amsa truyền đi, thì vị thủ tướng của nước Úc là Bốphốp đã bị cảnh sát công lộ phạt 100 Úc kim vì đi xe hơi mà không đeo giây an toàn. Sự kiện xẩy ra sau khi đài truyền hình số 9 của Úc trình chiếu cảnh thủ tướng đang ngồi trong chiếc công xa chở ông đến thành phố Besthen mà không thắt dây an toàn. Theo dõi hình ảnh ấy, nhiều khán thính giả đã gọi dây nói đến sở cảnh sát của tiểu bang Besthen để phản đối việc thủ tướng của họ không giữ luật giao thông. Cũng ngày hôm đó, giám đốc sở cảnh sát bang Uyheslen đã nhận được một cú điện thoại của thủ tướng Hốp, người được xem là có quyền lực cao nhất tại Úc, đã nhìn nhận lỗi lầm vì không giữ đúng luật giao thông, và ông đã xin được xử lý như tất cả mọi người công dân khác. Kết quả là sở cảnh sát của tiểu bang đã phạt ông 100 Úc kim.
(Hạt giống âm thầm (bản ronéo), tr 320)
III. THIÊN CHÚA GIẦU LÒNG THA THỨ
1. Trong Cựu ước
Lịch sử dân Israel xưa là lịch sử của một dân phản bội và của lòng thương yêu tha thứ của Thiên Chúa. Dân Chúa luôn phản bội giao ước nhưng Thiên Chúa không thất vọng, Người luôn kêu mời họ trở lại để sống trong ân tình của Người. Chúng ta hãy nhìn qua cách cư xử của dân.
a) Trong sa mạc
Sau phép lạ lớn lao làm cho dân vượt qua Biển Đỏ khô chân, dân Chúa tiếp tục cuộc hành trình đi về đất hứa. Trong sa mạc, dân Chúa luôn càm ràm và phản đối ông Maisen như trường hợp ở Meriba và ở Massa. Có lần Thiên Chúa đã cho rắn lửa bò ra cắn chết nhieu người. Dân chúng hồi tâm, nhờ ông Maisen can thiệp với Chúa. Chúa nhận lời và bảo ông Maisen đúc con rắn bằng đồng treo trên cây sào để ai bị rắn cắn, nhìn lên con rắn sẽ được khỏi.
b) Nơi đất hứa
Thiên Chúa đã giải phóng dân Ngài khỏi ách nô lệ của Ai cập, đem họ vào đất hứa chảy sữa cùng mật, phân phát cho dân Ngài phần đất của dân ngoại làm cơ nghiệp. Thiên Chúa chỉ đòi buộc dân Ngài phải trung thành, không được thờ các thần của dân ngoại. Nhưng dân Chúa đã bất trung với giao ước mà cha ông họ đã ký kết với Thiên Chúa, nên Ngài để cho dân ngoại đến giầy xéo đất nước và bắt họ đi lưu đầy. Vua Nabuchodonosor bắt họ đi lưu đầy ở Babylon từ năm 721 đến năm 538 họ mới được trở về với chỉ dụ của vua Cyrô (2V 17,6), cuộc lưu đầy kéo dài 83 năm.
c) Cảnh cáo và khuyên răn
Khi dân Chúa đã trở về quê hương sau thời gian lưu đầy, trùng tu lại đền thờ Giêrusalem, dân vui mừng vì được giải phóng, lo việc thờ phượng Chúa. Nhưng chứng nào tật ấy, dân lại bất trung, đi vào vết xe cũ, Thiên Chúa sai nhiều tiên tri đến cảnh cáo và khuyên răn như thời còn bị lưu đầy:
“Hãy trở lại, hãy từ bỏ mọi tội phản nghịch của các ngươi, không còn được chướng ngại nào làm các ngươi phạm tội nữa. Hãy quẳng khỏi các ngươi mọi tội phản nghịch các ngươi đã phạm. Hãy tạo cho mình một trái tim mới và một thần khí mới” (Ed 18, 30b-31).
d) Thiên Chúa tha thứ
Tuy con người phản bội, Thiên Chúa vẫn luôn tha thứ. Câu chuyện sau đây sẽ chứng minh điều đó:
Thiên Chúa xúi ngôn sứ Osée đi kiếm một con điếm về làm vợ. Lẽ thường thì không ai làm như vậy. Thanh niên họ có chơi thì chơi với gái điếm, còn khi lấy vợ thì phải tìm đến con gái nhà lành chứ ! Đàng này ông Osée nghe lời Chúa đi lấy một cô gái điếm về làm vợ. Hai người thương yêu nhau thắm thiết. Bà ta sinh ra cho ông được ba đứa con và đặt cho mỗi đứa một tên kỳ quặc, nếu dịch ra tiếng Việt thì có nghĩa như là “Nguyễn-văn-Chúa-không-thương-mày-nữa”.
Ngày tháng trôi qua, nhớ lại cảnh sống xưa, bà ta bỏ ông để đi theo cái nghề cũ. Chúng ta thử xem ông ta có đủ can đảm mà tha thứ và còn đi rước bà ta về, lại còn yêu thương như trước không ? Khó quá !
Thiên Chúa lại xúi ông Osée đem tiền đem bạc đi để chuộc bà ta về. Ông ta đã làm như vậy. Khi đã trở về, ông ta lại tiếp tục yêu thương vợ như cũ.
Đây là câu chuyện có thật trong Thánh kinh và cũng là hình ảnh nói lên Thiên Chúa yêu thương và tha thứ cho chúng ta mặc dầu chúng ta phản bội Ngài. Xin lỗi ông bà anh chị em, tôi có thể nói rằng: trước mặt Thiên Chúa chúng ta đều là gái điếm cả, vì gái điếm thì theo hết người này tới người khác, còn chúng ta thì theo hết thần này đến thần khác: thần tình ái, thần sắc dục, thần tiền của, thần danh vọng, thần cờ bạc, và không biết bao nhiêu thần khác nữa.
2. Trong Tân ước
Chúng ta là dân Israel mới, tiếp nối dân Israel cũ, chúng ta lại đi vào con đường cũ: bất trung, phản bội. Chúa Giêsu đã chịu chết chuộc tội cho chúng ta và đã lấy máu đổ ra trên thập giá để ký kết giao ước vĩnh cửu với loài người. Chúa luôn trung thành với lời hứa, nhưng con người lại phản bội. Tuy thế, Ngài vẫn thương yêu và tha thứ, kêu gọi con cái hãy trở về trong tình thương của Ngài.
Thánh Luca đã kể ra ba dụ ngôn; con chiên lạc, đồng tiền đánh mất và nhất là câu chuyện đứa con phung phá (Lc 15, 11-32) đã chứng tỏ: tuy người con đã từ bỏ cha mà đi hoang nhưng người cha vẫn nóng lòng chờ đợi con trở về:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Nhớ ai hết đứng lại ngồi không yên.
(ca dao)
Khi người con hối hận trở về, người cha vội sai gia nhân mặc áo mới cho cậu, xỏ giầy vào chân, xỏ nhẫn vào tay, giết con bò đã vỗ béo ăn mừng. Tại sao lại có sẵn áo mới, giầy mới và bê đã vỗ béo ? Điều đó chứng tỏ người cha hy vọng cậu con trai sẽ trở về nên đã chuẩn bị sẵn sàng những thứ đó. Người cha không thất vọng về người con. Cũng thế, Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về chúng ta, Ngài vẫn luôn giang cánh tay ra chờ đón.
3. Chúa Giêsu, nguồn ơn tha thứ
Thiên Chúa là người Cha giầu lòng thương xót sẵn sàng tha thứ cho những sự bội bạc của con cái như trong dụ ngôn đứa con hoang đàng (Lc 15). Ta hãy đặt mình vào tình trạng của đứa con trong bước đường cùng và hãy tự nhủ mình: ”Thôi, ta đứng lên, đi về cùng Cha và thưa với Ngài: Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như người làm công cho cha vậy” (Lc 15, 18-19).
Đức hồng y F.X. Nguyễn văn Thuận trong bài giảng tĩnh tâm cho Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô 2 và giáo triều Roma đã trình bầy đề tài “các khuyết điểm của Chúa Giêsu” để nói lên lòng thương yêu tha thứ của Ngài.
a) Đức Giêsu không có trí nhớ tốt
Trên thập giá, trong lúc hấp hối. Đức Giêsu nghe tên trộm bên phải nói: ”Thưa ông Giêsu, xin nhớ đến tôi, khi ông vào nước của ông” (Lc 23,42). Giả sử đó là tôi, thì có lẽ tôi đã trả lời: ”Tôi sẽ không quên anh nhưng anh phải đền bù các tội ác của mình ít là khoảng 20 năm trong luyện ngục”. Trái lại, Chúa trả lời anh ta: ”Ngày hôm nay, ngươi sẽ được ở cùng Ta trên thiên đàng” (Lc 23,43).
Điều tương tự cũng xẩy ra với người đàn bà tội lỗi đã xức dầu thơm cho chân Chúa: Chúa Giêsu chẳng hỏi gì về quá khứ xấu xa của bà nhưng chỉ nói: ”...tội của con tuy nhiều, nhưng chúng đều được tha hết vì con đã yêu nhiều” (Lc 7,47).
Cũng tương tự như đứa con hoang đàng (Lc 15)
Chúa Giêsu không có một trí nhớ như trí nhớ của tôi, không những Ngài tha thứ, và tha thứ cho mỗi người, nhưng Ngài còn quên là Ngài đã tha thứ.
b) Chúa Giêsu đi thi toán chắc rớt
Giả sử Chúa Giêsu đi thi toán, chắc Ngài bị đánh rớt. Dụ ngôn người mục tử nhân lành chứng tỏ điều đó. Một người mục tử có một trăm con chiên. Một con chiên bị lạc và không chần chờ gì, ông ta đi tìm chiên ấy, bỏ 99 con chiên khác nơi hoang địa. Khi tìm được chiên lạc, ông vác lên vai (x. Lc 15,4-7)
Đối với Chúa Giêsu, 1 có giá trị bằng 99... và có lẽ còn hơn thế nữa ! Có ai chấp nhận được điều đó không ? Nhưng lòng thương xót của Ngài trải rộng từ đới này sang đời khác...
c) Chúa Giêsu chả biết gì về Triết học
Ngài không hiểu gì về Luận lý học khi đưa ra dụ ngôn: một người đàn bà có 10 đồng bạc, rủi rớt mất một đồng, bèn thắp đèn mà tìm. Khi bà tìm được thì hớn hở gọi hàng xóm láng giềng: ”Bà con ơi, hãy chia vui với tôi vì tôi đã tìm thấy đồng bạc bị mất” (Lc 15, 8-10)
Thật chẳng hợp lý tí nào khi mời hàng xóm như vậy vì bà phải chi phí còn hơn đồng bạc tìm được. Nhưng, đó lại là chính cách Chúa đã dùng để chỉ sự vui mừng của Thiên Chúa khi một người ăn năn trở lại.
Ở đây chúng ta có thể nói như Blaise Pascal: ”Con tim có những lý lẽ của nó mà lý trí không biết được”.
d) Chúa Giêsu không biết tài chính và kinh tế
Ngài chả có ý tưởng gì về kinh tế và tài chính. Trong dụ ngôn những kẻ làm vườn nho, ông chủ trả cùng một số tiền cho những kẻ làm đầu tắt mặt tối từ sáng tinh mơ cho đến chiều tối, và những kẻ gần chiều mới bắt tay vào việc. Không biết Ngài có tính toán sai không ? Không ! Ngài chú ý làm như vậy vì Ngài không thương chúng ta vì công trạng của chúng ta. Tình yêu của Ngài là hoàn toàn miễn phí và vượt xa trí hiểu của chúng ta. Ngài đã có những “khuyết điểm” vì Ngài yêu thương chúng ta. Tình yêu thực sự không có tính toán so đo, không biên giới, không điều kiện, không ngăn cách và không nhớ những sai phạm (x. Mt 20, 1-16)
e) Chúa Giêsu là một người phiêu lưu
Chúa Giêsu là người mua lấy rủi ro về phần mình. Người ta muốn chiêu dụ nhiều người theo mình thì hứa cho thật nhiều những điều tốt lành, trong khi Ngài lại hứa những gian lao thử thách, bắt bớ và giam cầm cho những kẻ theo Ngài. Trong 2000 năm qua, chúng ta đã chứng kiến bao rủi ro, thiệt thòi cho những kẻ muốn theo Ngài, nhưng số người theo Ngài càng đông, họ dám hy sinh cả mạng sống cho Ngài (x. Mt 820; Lc 9-23)
Để kết luận chúng ta tự hỏi: tại sao Chúa Giêsu có những khuyết điểm như thế - Vì Ngài là Tình yêu (cf 1Ga 4,16). Tình yêu đích thực không lý luận, không đo lường, không dựng lên những hàng rào, không so đo tính toán, không đặt điều kiện.
(Hồng y F.X. Nguyễn văn Thuận, Chứng nhân hy vọng, tr 39-44)
IV. THỰC HÀNH SÁM HỐI
1. Hãy can đảm trở về
Lời Chúa trong đầu Mùa Chay cũng nhắc nhở cho mọi người chúng ta, là những con cái yêu thương của Ngài: ”Anh em hãy sám hối và tin vào Phúc âm” (Mc 4,15). Sám hối ở đây theo ngôn sứ Giêrêmia là thay đổi hướng đi, thực tình quay về với Thiên Chúa của Giao ước và dấn bước vào một cuộc sống mới.
Trong sứ điệp gửi giới trẻ thế giới mùa Chay năm 2001, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô 2 đã lấy đề tài: ”Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình vác thập gía hằng ngày mà theo” (Lc 9,23). Theo ý ngài, Chúa Giêsu đã chọn con đường thập giá để tới vinh quang. Ngài đã vạch cho chúng ta con đường phải đi theo. Chỉ có một con đường duy nhất do Chúa đã đi, người môn đệ phải theo con đường đó mà không được vạch ra một con đường nào khác. Nếu chẳng may đã đi trệch đường thì phải có can đảm trở lại, không ngại khó khăn.
Nhà chí sĩ Phan bội Châu đã nói: ”Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông”. Đôi khi chúng ta thấy chưa có kết quả sau bao cố gắng, nhưng không sao, hãy bắt đầu lại, Chúa không đòi chúng ta phải thu được kết quả trước mắt, Ngài chỉ đòi chúng ta cố gắng, cố gắng không ngừng. Theo tôi nghĩ: cố gắng là đã thành công rồi, vì không cố gắng là lùi. Bao lâu còn cố gắng là còn tiến.
Chúng ta nghĩ thế nào về câu nói của một danh nhân ? Mới nghe thì có vẻ không đúng, nhưng suy cho kỹ thì nó nói cho chúng ta biết rằng: không một cố gắng nào mà vô ích, mỗi cố gắng tuy ít ỏi nhưng đều góp vào thành công chung:
“Một ngàn việc tiến,
Chín trăm chín mươi chín việc lùi:
Đó là TIẾN BỘ”.
(Henri Frédéric Amiel)
Truyện: phải biết bắt đầu lại
Một thanh niên thấy cuộc sống mình bê bối, muốn sám hối ăn năn, đến gặp một vị Linh mục và nói:
- Thưa cha, hôm nay con đến xin cha giúp con, con bê bối lắm nhưng con không biết bắt đầu từ đâu cả: Mười điều răn Đức Chúa Trời, sáu điều răn Hội thánh, bảy mối tội đầu con đều phạm hết. Con nản quá ! Bạn bè khuyên con, con trả lời rằng: Thôi đã lỡ phạm tội thì phạm cho hết mọi tội, xuống lót đáy hỏa ngục luôn. Nằm dưới đáy có lẽ đỡ nóng, hơn là nằm hơ hơ trên ngọn lửa, nóng lắm ! Nói thì nói thế cho vui, chớ con không yên tâm chút nào.
Vị Linh mục cười và nói:
- Cha lại thích mấy con cá bự, cá nhỏ ăn hoài chán rồi.
Cả hai cha con cười xòa.
Vị Linh mục nói tiếp:
- Cha kể cho con một câu chuyện nhé: Một người con trai kia thất nghiệp, trở về nhà buồn bã. Nguời cha an ủi: Thôi con ạ, nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông thì nhì sĩ; con trở lại với miếng ruộng của gia đình đi. Sáng mai con ra làm cỏ năm sào ruộng để mùa tới chúng ta sẽ xạ lúa. Người con nghe lời, sơm mai vác cuốc ra đồng. Nhưng khi nhìn thấy đám ruộng mênh mông chỉ có cỏ với cỏ, anh ngán ngẩm, tìm một gốc cây nằm ngủ.
Người cha biết sự việc, không la rầy, ôn tồn nói với con:
- Mỗi ngày con làm cho cha 20 mét vuông thôi, con làm được không ?
- Dạ, ít vậy thì được.
Và cứ như thế, chẳng bao lâu đám ruộng đã sạch cỏ.
Tâm hồn con bây giờ cũng như đám ruộng kia, đầy cỏ dại, nhưng con hãy bắt đầu đi rồi con sẽ thấy kết quả. Rồi đây con sẽ còn sa ngã, nhưng cái quan trọng là luôn biết bắt đầu lại. Tội con Chúa đã tha rồi, Chúa chỉ đòi hỏi con cố gắng mà thôi.
Mười năm sau đó, vào một buổi sáng đẹp trời, một tu sĩ bước vào nhà xứ và cúi đầu chào Linh mục, rồi nói:
- Cha còn nhớ con nữa không ? Con là người cha đã chỉ cho cách làm cỏ cách đây khoảng mười năm.
Câu chuyện trên đây nhắc cho chúng ta: biết mình lạc đường cần trờ về, đó là điều tốt nhưng thực hiện cuộc trở về thì khó, vì chúng ta bị cám dỗ tháo lui. Chính Đức Giêsu cũng bị cám dỗ để đi xa con đường sứ mạng cứu thế của Ngài như ta đã suy niệm trong bài Tin mừng Chúa nhật thứ nhất Mùa chay (x. Lc 4,1-13).
Cám dỗ cũng cần thiết vì nó có lợi cho ta, nhờ đó mới biết lòng trung thành của ta đối với Chúa và làm cho chúng ta càng thêm công trạng như lời Sách Thánh nói: ”Lửa thử vàng, gian nan thử người nhân đức” (Hc 2,5).
2. Đừng bao giờ trì hoãn
Có những người chi biết sống với quá khứ để luyến tiếc, có những người chỉ biết hướng về tương lai để hành động, nhưng nhiều người lại quên hiện tại. Hiện tại là hậu quả của quá khứ và nguyên nhân của tương lai. Tương lai nằm trong hiện tại. Muốn có một tương lai sáng sủa thì phải được chuẩn bị trong hiện tại.
Một lỗi lầm thông tường của tuổi trẻ là hay xem thường NGÀY NAY. Người bạn trẻ hay nghĩ rằng những công việc to lớn, những cái gì đáng làm đều thuộc ở NGÀY MAI. Còn NGÀY NAY là tầm thường, là không đáng kể nên họ không muốn bắt tay làm gì cả.
Thực tế hơn, nhà văn hào Anh J. Ruskin cho khắc vào phiến đá hai chữ: ”TO DAY” (Ngày nay) và đặt nó trên bàn viết để mỗi ngày ông ta có việc chiêm nghiệm về bổn phận của mình là làm xong những công việc của NGÀY NAY. Một thi nhân Hy lạp thời xưa cũng đã viết “CARPE DIEM” để khuyên chúng ta hãy biết dùng một cách đầy đủ ngày hôm nay.
(Phạm cao Tùng, Tôi có thể nói thẳng với anh, in lần 3, tr 106)
Kinh nghiệm cho hay: chúng ta có những chương trình qui mô, những dự tính tốt đẹp cần thực hiện, nhưng chúng ta lại rùi rắng, không muốn bắt tay vào việc ngay. Người ta thường nói: những gì có thể làm được hôm nay thì đừng để đến ngày mai theo phương châm “carpe diem”. Muốn sửa đổi con người của mình, muốn làm thánh thì hãy bắt tay vào việc, chớ bao giờ trì hoãn kẻo bỏ lỡ cơ hội.
Truyện: kế hoạch trì hoãn
Ngày kia Satan hỏi các đồ đệ:
- Làm thế nào để chiếm đoạt được các linh hồn ?
Quỉ thứ nhất nói:
- Tôi sẽ rỉ tai: không có Chúa đâu.
Satan bảo:
- Họ đâu có tin, nhìn vào vũ trụ, không thể nào chối là không có Thiên Chúa được.
Qủi nhỏ thứ hai bảo:
- Tôi sẽ rỉ tai: chết là hết, chết là hết.
Sa tan bảo:
- Không được, vì sự sống đời đời đã được khắc ghi vào chính giữa trái tim con người.
Thế là cả bọn cùng trầm ngâm suy nghĩ.
Bỗng một con qủa đen đủi đứng lên nói:
- Tôi có cách: tôi sẽ nhắc đi nhắc lại cho mọi người biết: Chúa có thật và chết chưa phải là hết. Tôi bảo họ phải sám hối ăn năn và trở về với Chúa. Nhưng tôi sẽ rỉ tai họ: gấp gì, còn chán thì giờ ! Để gần chết rồi lại ăn năn, thế là được hưởng cả đời này lẫn đời sau, phải không nào ?
Qủi vương đập bàn cười ha hả:
- Tuyệt, thật tuyệt, theo kế hoạch này, chúng ta sẽ thành công.
KẾT LUẬN
Chúng ta đã bước vào Mùa Chay thánh, thời gian thuận tiện, thời gian cứu độ, Chúa luôn yêu thương chúng ta, luôn kêu gọi chúng ta trở về, sẵn sàng tha thư mọi lỗi lầm. Đừng ai hồ nghi về tình yêu tha thứ của Thiên Chúa, hãy đứng dậy trở về cùng Chúa, đừng sợ quá muộn vì trơ về trong tình yêu thì không bao giờ quá muộn.
Truyện: trở về trong tình yêu
Trong một buổi chia sẻ kinh nghiệm sống, một phụ nữ đã kể lại như sau:
Tôi nhớ ngày tôi còn là một thiếu nữ, một lần kia cha mẹ tôi dắt tôi đi xem cuốn phim tựa đề là “Ảo ảnh cuộc đời”. Phim đó kể lại chuyện một cô gái không những đã bội bạc mà còn khinh khi làm khổ người mẹ đang hết lòng yêu thương và hy sinh cho cô. Qua nhiều biến cố thăng trầm, cuối cùng, người mẹ đau khổ đó chết, cô gái trở về thống hối tiếc thương.
Về nhà, hôm ấy gia đình tôi bàn tán về ý nghĩa của câu chuỵện trong phim. Tôi nhớ rõ là tôi đã bực bội phê bình to tiếng: ”Bấy giờ mới trở về ăn năn thống hối làm gì nữa, vì mẹ đã chết rồi”.
Tôi thấy mẹ tôi định trả lời, nhưng cha tôi dùng ánh mắt ngăn mẹ tôi lại và nói: ”Không có sự trở về nào là trễ trong tình thương con ạ”.
Ngày đó, thú thật tôi không hiểu gì nhiều về câu trả lời của cha tôi. Nhưng bây giờ đã là mẹ, tôi mới thấm ý nghĩa của lời đó. Chính câu nói ấy đã giúp tôi luôn luôn sẵn sàng thương yêu tha thứ cho con cái tôi.
(Thiên Phúc, Tình yêu mạnh hơn sự chết. tr11-12)
Tình yêu thương cao cả vô vị lợi đó, chính là hình ảnh lu mờ của Thiên Chúa dành cho con người. Khi chúng ta sống ngay lành, thánh thiện, chúng ta không giúp ích gì hay tăng thêm một chút gì cho Chúa, nhưng khi chúng ta lầm lỗi, chính lúc chúng ta làm phiền lòng Người chỉ vì Chúa yêu thương chúng ta, những lúc đó Chúa luôn mong mỏi chúng ta trở về.
Vậy trong cuộc đời làm con Chúa, đừng bao giờ ngã lòng thất vọng, vì với tình thương thì không bao giờ quá muộn, chỉ cần chúng ta mở rộng cõi lòng để yêu thương, để hoán cải và ước ao nên trọn lành.
Để kết thúc, chúng ta hãy suy niệm lời ngôn sứ Ezechiel: ”Hãy trở lại, hãy từ bỏ mọi tội phản nghịch của các ngươi, không còn được chướng ngại nào làm các ngươi phạm tội nữa. Hãy quẳng khỏi các ngươi mọi tội phản nghịch các ngươi đã phạm. Hãy tạo cho mình một trái tim mới và một thần khí mới. Hỡi nhà Israel, tại sao các ngươi lại muốn chết ? Quả thật. Ta không thích gì về cái chết của kẻ phải chết – sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa thượng. Vậy, hãy TRỞ LẠI và hãy sống” (Ed 18,30b-32).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Ñaø laït
Tro bụi vinh quang
LM. Giuse Nguyễn Thành Long
07:39 23/02/2009
Thứ 4 Lễ Tro: TRO BỤI VINH QUANG
Kính thưa Quí Ông BàAnh Chị Em
Lời bài hát “Ôi Thân Phận Con Người” vang lên như làm cho ngày Lễ Tro thêm phần đặc biệt. Đặc biệt hơn nữa, trong Thánh lễ hôm nay, linh mục làm một cử chỉ rất khác thường: Ngài xức tro trên đầu mình, rồi xức trên đầu các tín hữu và đọc: “Ta là thân cát bụi, sẽ trở về cát bụi”. Câu nói này được rút từ sách Sáng Thế, là lời Thiên Chúa phán với Adam: “Bởi ngươi là đất bụi ngươi sẽ trở về đất bụi”. Vậy thì Nghi Thức Xức Tro nói lên những ý nghĩa nào? Trong tâm tình của ngày lễ, xin được chia sẻ với quí ông bà anh chị em 3 ý nghĩa sau đây của Nghi Thức Xức Tro:
Thân phận con ngu?i, thân phận bụi tro:
Hình ảnh tro bụi được Kinh Thánh dùng rất nhiều lần. Trong sách Sáng Thế, chương 18, Abraham đã nhận mình là thân tro bụi, khi ông mạc cả với Yavê Thiên Chúa nhằm cứu thành Xôđôma khỏi bị diệt vong: “Mặc dầu con chỉ là thân tro bụi, con cũng xin mạn phép thưa với Chúa…”. Còn Thánh Vịnh 104 thì nói: “Người quá biết ta được nhồi nắn bằng gì, hẳn người nhớ: ta chỉ là tro bụi”. Sách Giảng Viên chương 12 cũng có cái nhìn như thế: “Đừng chờ đến khi bụi đất lại trở về với đất. Khi phàm nhân trả lại cho Thiên Chúa hơi thở Người đã ban cho mình”.
Không những ám chỉ thân xác con ngu?i, hình ảnh bụi đất còn diễn chỉ toàn thể thân phận con ngu?i. Dĩ nhiên tro bụi ở đây được hiểu theo nghĩa bóng. Ở bên Ấn độ, có tập tục khi chết, người ta đem thiêu, rồi lấy tro rãi xuống dòng sông Hằng. Tập tục đó muốn diễn tả rằng kiếp người là kiếp tro bụi.
Tro bụi còn ám chỉ cho cả Ngôi Hai Thiên Chúa. Thật thế, Con Thiên Chúa đã hạ mình mặc lấy xác đất vật hèn, mặc lấy thân phận tro bụi như chúng ta. Thánh Gioan đã nói lên ý nghĩa đó khi khẳng định: “Ngôi Hai Thiên Chúa đã trở thành nhục thể” (Ga 1,14). Mà theo cái nhìn của Kinh Thánh, nhục thể và tro bụi đều có ý nghĩa giống nhau.
Thân phận tro bụi, tro bụi sự chết:
Mang thân phận tro bụi, con ngu?i yếu hèn và mỏng manh về mọi phương diện: thân xác, tình cảm, ý chí, lý trí… bởi thế dễ dàng sa ngã vào vòng tỗi lỗi, và nhất là phải chết. Là bụi đất, nên mỗi ngày con ngu?i đều phải chết đi một ít. Mỗi năm trôi qua là bước gần hơn tới mộ phần một bước. Trên thế gian này, con ngu?i là thụ tạo duy nhất hiểu rõ rằng một này nào đó mình phải chết. Ắt đó cũng là thân phận của tro bụi, tro bụi sự chết. Đức Kitô mang lấy nhục thể, mang lấy phận thân tro bụi nên Ngài cũng không được miễn trừ khỏi cái chết. Ngài đã thực sự đi vào cõi đất 3 ngày trước khi sống lại hiển vinh.
Tro bụi sự chết, tro bụi vinh quang:
Linh mục thần học gia Karl Rahner đã gọi tro bụi con ngu?i là tro bụi sự chết, nhưng cũng là tro bụi vinh quang. Vì Ngôi Hai Thiên Chúa đã mặc lấy thân phận tro bụi, đã chết trong tro bụi, nhưng Ngài đã từ cõi tro bụi sống lại vinh quang. Ngài sống lại để nâng con ngu?i lên làm bạn nghĩa thiết với Ngài và cho tham dự vào sự sống thần linh của Ngài.
Lời một ca khúc của linh mục nhạc sĩ Kim Long nói lên điều đó: “Bụi tro ôi thân con là bụi tro đâu đáng. Mà Chúa cao siêu ngập tầng trời đã khắc tên con vào lòng Người nên bạn tâm phúc từ đây….”. Hay bài Hạt Bụi Không Tên của F: “Là hạt bui không tên, con vươin lên. Con vươn lên làm vì sao. Đem sánh sáng của trời chiếu soi cuộc đời”.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng có cái nhìn tương tự khi ông gọi thân phận con ngu?i là cát bụi, nhưng lại là cát bụi tuyệt vời: “Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi trở về cát bụi... Ôi, cát bụi tuyệt vời”. Nó vẫn tuyệt vời ngay khi “lá úa trên cao rụng đầy”, chứ không phải chỉ tuyệt vời khi “vươn hình hài đứng dậy” mà thôi. Một cái nhìn rất Kitô giáo. Vậy thử hỏi dựa vào đâu mà ông gọi cát bụi con ngu?i là cát bụi tuyệt vời, nếu ông không đặt cái nhìn của mình trong niềm tin vào Đức Kitô.
Quả vậy, bụi tro không còn là cùng đích đời người. Mặc dù con ngu?i vẫn phải trở về tro bụi, nhưng tro bụi không còn là đích điểm phải tới, mà là khởi điểm đưa con ngu?i vào cuộc sống vinh quang bất diệt. Bí tích Thánh tẩy làm cho chúng ta được dự phần vào cái chết của Đức Kitô, để được phục sinh vinh hiển với Ngài. Đây là niềm lạc quan, hy vọng lớn nhất của chúng ta, những kẻ tin vào Đức Kitô. Mặc dù mang thân tro bụi, nhưng chúng ta không bi quan, không tuyệt vọng vì tro bụi đó đã được máu Chúa Giêsu
cứu độ.
Việc ghi hình Thánh giá nói lên ý nghĩa này: qua cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta ơn cứu độ vinh quang của Người.
Kính thưa quí Ông Bà Anh Chị Em
Khi cử hành Nghi Thức Xức Tro trong tâm tình của những ngày xuân, chúng ta cùng nhau nhìn lại thân phận của con ngu?i như thế, không phải để bi quan, nhưng là để khiêm nhường cậy trông và tín thác vào Thiên Chúa là Chúa Xuân của đời ta. Vì chỉ trong Thiên Chúa cuộc đời con ngu?i mới có ý nghĩa và sự sống con ngu?i mới có giá trị, giá trị vì đã được máu Đức Kitô cứu chuộc. Nhận thức này phải dẫn chúng ta đến tâm tình tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã ban cho chúng ta được làm con của Người, được cứu độ, tức là được tham dự vào sự sống thần linh của Người, qua cái chết và sự phục của Đức Kitô. Amen.
Kính thưa Quí Ông BàAnh Chị Em
Lời bài hát “Ôi Thân Phận Con Người” vang lên như làm cho ngày Lễ Tro thêm phần đặc biệt. Đặc biệt hơn nữa, trong Thánh lễ hôm nay, linh mục làm một cử chỉ rất khác thường: Ngài xức tro trên đầu mình, rồi xức trên đầu các tín hữu và đọc: “Ta là thân cát bụi, sẽ trở về cát bụi”. Câu nói này được rút từ sách Sáng Thế, là lời Thiên Chúa phán với Adam: “Bởi ngươi là đất bụi ngươi sẽ trở về đất bụi”. Vậy thì Nghi Thức Xức Tro nói lên những ý nghĩa nào? Trong tâm tình của ngày lễ, xin được chia sẻ với quí ông bà anh chị em 3 ý nghĩa sau đây của Nghi Thức Xức Tro:
Thân phận con ngu?i, thân phận bụi tro:
Hình ảnh tro bụi được Kinh Thánh dùng rất nhiều lần. Trong sách Sáng Thế, chương 18, Abraham đã nhận mình là thân tro bụi, khi ông mạc cả với Yavê Thiên Chúa nhằm cứu thành Xôđôma khỏi bị diệt vong: “Mặc dầu con chỉ là thân tro bụi, con cũng xin mạn phép thưa với Chúa…”. Còn Thánh Vịnh 104 thì nói: “Người quá biết ta được nhồi nắn bằng gì, hẳn người nhớ: ta chỉ là tro bụi”. Sách Giảng Viên chương 12 cũng có cái nhìn như thế: “Đừng chờ đến khi bụi đất lại trở về với đất. Khi phàm nhân trả lại cho Thiên Chúa hơi thở Người đã ban cho mình”.
Không những ám chỉ thân xác con ngu?i, hình ảnh bụi đất còn diễn chỉ toàn thể thân phận con ngu?i. Dĩ nhiên tro bụi ở đây được hiểu theo nghĩa bóng. Ở bên Ấn độ, có tập tục khi chết, người ta đem thiêu, rồi lấy tro rãi xuống dòng sông Hằng. Tập tục đó muốn diễn tả rằng kiếp người là kiếp tro bụi.
Tro bụi còn ám chỉ cho cả Ngôi Hai Thiên Chúa. Thật thế, Con Thiên Chúa đã hạ mình mặc lấy xác đất vật hèn, mặc lấy thân phận tro bụi như chúng ta. Thánh Gioan đã nói lên ý nghĩa đó khi khẳng định: “Ngôi Hai Thiên Chúa đã trở thành nhục thể” (Ga 1,14). Mà theo cái nhìn của Kinh Thánh, nhục thể và tro bụi đều có ý nghĩa giống nhau.
Thân phận tro bụi, tro bụi sự chết:
Mang thân phận tro bụi, con ngu?i yếu hèn và mỏng manh về mọi phương diện: thân xác, tình cảm, ý chí, lý trí… bởi thế dễ dàng sa ngã vào vòng tỗi lỗi, và nhất là phải chết. Là bụi đất, nên mỗi ngày con ngu?i đều phải chết đi một ít. Mỗi năm trôi qua là bước gần hơn tới mộ phần một bước. Trên thế gian này, con ngu?i là thụ tạo duy nhất hiểu rõ rằng một này nào đó mình phải chết. Ắt đó cũng là thân phận của tro bụi, tro bụi sự chết. Đức Kitô mang lấy nhục thể, mang lấy phận thân tro bụi nên Ngài cũng không được miễn trừ khỏi cái chết. Ngài đã thực sự đi vào cõi đất 3 ngày trước khi sống lại hiển vinh.
Tro bụi sự chết, tro bụi vinh quang:
Linh mục thần học gia Karl Rahner đã gọi tro bụi con ngu?i là tro bụi sự chết, nhưng cũng là tro bụi vinh quang. Vì Ngôi Hai Thiên Chúa đã mặc lấy thân phận tro bụi, đã chết trong tro bụi, nhưng Ngài đã từ cõi tro bụi sống lại vinh quang. Ngài sống lại để nâng con ngu?i lên làm bạn nghĩa thiết với Ngài và cho tham dự vào sự sống thần linh của Ngài.
Lời một ca khúc của linh mục nhạc sĩ Kim Long nói lên điều đó: “Bụi tro ôi thân con là bụi tro đâu đáng. Mà Chúa cao siêu ngập tầng trời đã khắc tên con vào lòng Người nên bạn tâm phúc từ đây….”. Hay bài Hạt Bụi Không Tên của F: “Là hạt bui không tên, con vươin lên. Con vươn lên làm vì sao. Đem sánh sáng của trời chiếu soi cuộc đời”.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng có cái nhìn tương tự khi ông gọi thân phận con ngu?i là cát bụi, nhưng lại là cát bụi tuyệt vời: “Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi trở về cát bụi... Ôi, cát bụi tuyệt vời”. Nó vẫn tuyệt vời ngay khi “lá úa trên cao rụng đầy”, chứ không phải chỉ tuyệt vời khi “vươn hình hài đứng dậy” mà thôi. Một cái nhìn rất Kitô giáo. Vậy thử hỏi dựa vào đâu mà ông gọi cát bụi con ngu?i là cát bụi tuyệt vời, nếu ông không đặt cái nhìn của mình trong niềm tin vào Đức Kitô.
Quả vậy, bụi tro không còn là cùng đích đời người. Mặc dù con ngu?i vẫn phải trở về tro bụi, nhưng tro bụi không còn là đích điểm phải tới, mà là khởi điểm đưa con ngu?i vào cuộc sống vinh quang bất diệt. Bí tích Thánh tẩy làm cho chúng ta được dự phần vào cái chết của Đức Kitô, để được phục sinh vinh hiển với Ngài. Đây là niềm lạc quan, hy vọng lớn nhất của chúng ta, những kẻ tin vào Đức Kitô. Mặc dù mang thân tro bụi, nhưng chúng ta không bi quan, không tuyệt vọng vì tro bụi đó đã được máu Chúa Giêsu
cứu độ.
Việc ghi hình Thánh giá nói lên ý nghĩa này: qua cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta ơn cứu độ vinh quang của Người.
Kính thưa quí Ông Bà Anh Chị Em
Khi cử hành Nghi Thức Xức Tro trong tâm tình của những ngày xuân, chúng ta cùng nhau nhìn lại thân phận của con ngu?i như thế, không phải để bi quan, nhưng là để khiêm nhường cậy trông và tín thác vào Thiên Chúa là Chúa Xuân của đời ta. Vì chỉ trong Thiên Chúa cuộc đời con ngu?i mới có ý nghĩa và sự sống con ngu?i mới có giá trị, giá trị vì đã được máu Đức Kitô cứu chuộc. Nhận thức này phải dẫn chúng ta đến tâm tình tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã ban cho chúng ta được làm con của Người, được cứu độ, tức là được tham dự vào sự sống thần linh của Người, qua cái chết và sự phục của Đức Kitô. Amen.
Biết mình đang đi về đâu
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
07:45 23/02/2009
BIẾT MÌNH ĐANG ĐI VỀ ĐÂU.
THỨ TƯ LỄ TRO
Mùa Chay được khởi đầu bằng nghi thức xức tro trên đầu. Linh mục đọc "Hỡi người hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro” và xức tro trên trán tín hữu. Đây là lời Thiên Chúa báo cho Ađam biết khi ông vừa phạm tội. Giáo Hội cũng sẽ lặp lại những lời ấy trong phần xức tro đễ nhắc nhở về thân phận cát bụi của con người.
Nghi thức xức tro bắt nguồn từ truyền thống xa xưa của dân Do thái. Trong Cựu ước, mỗi khi muốn tỏ lòng ăn năn hối cải, người Do thái thường xức tro trên đầu, ngồi trên đống tro và mặc áo vải thô hoặc xé áo ra.
Việc xức tro và xé áo trước hết nói lên sự buồn phiền đau đớn vì đã phạm nhiều tội lỗi.
Việc xức tro và xé áo cũng làm cho tội nhân ý thức thân phận con người bọt bèo, cuộc đời mau chóng tàn phai như giấc mộng. Đời người như một nắm tro bụi, chỉ một làn gió nhẹ thoảng qua đủ xoá sạch vết tích.
Sách Giảng Viên viết rằng: "Tất cả chỉ là phù vân". Phù là trôi nổi, huyền ảo. Vân là mây. Phù vân là bèo dạt mây trôi, là hay thay đổi, mau qua, tàn phai. Mọi của cải vật chất trên trần gian này, kể cả cuộc sống của mỗi người đều là phù vân.
Văn chương Việt nam khi nói tới cái gì bấp bênh, vô định, chóng tàn, thường dùng hình ảnh bọt bèo:
"Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau" (Nguyễn Du).
Bọt là bong bóng nước mong manh, tan trong chốc lát. Hình ảnh bọt diễn tả cái vắn vỏi của cuộc đời. Bèo gợi lên ý tưởng về sự lênh đênh, trôi nổi, vô định:
”Lênh đênh duyên nổi phận bèo.
Tránh sao cho khỏi nước triều đầy vơi” (Ca dao).
“Bèo dạt, mây trôi đành với phận” (Chu Mạnh Trinh)
Cuộc đời làm sao mà không bi đát khi nó là phù vân, khi nó vừa là bọt chóng tan, vừa là bèo trôi nổi, dật dờ không bến ?
Đời người cũng tựa đời hoa. Khi tươi nở, hoa rực rỡ khoe sắc, hoa ngào ngạt toả hương, ai cũng yêu cũng quý. Khi ủ rũ héo tàn, hương sắc của hoa rụng úa tàn tạ, chỉ mau vứt vào thùng rác. Hôm trước nâng niu, hôm sau vứt bỏ. Một đời hoa chóng tàn phai như lời sách Giảng viên:
“Phù hoa nối tiếp phù hoa,
chi chi chăng nữa cũng là phù hoa” (Gv 1,2).
Có gì bền vững đâu. Thánh Vịnh ví von đời người như hoa cỏ:
“Đời sống con người giống như hoa cỏ.
Như bông hoa nở trên cánh đồng.
Một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi.
Nơi nó mọc không còn mang vết tích” (TV 102).
Cuộc đời tuy có là bèo bọt. Phận người dù phù hoa, mau chóng tàn phai trở về bụi đất. Con người bởi đất nhưng con người không bằng đất, con người có sinh khí, có hơi thở. Con người là hoạ ảnh và hình ảnh của Đấng dựng nên mình. Sự cao cả của con người là bắt nguồn từ chính Đấng là Sự Sống, Đấng Hằng Sống, con người là hình ảnh và hoạ ảnh của Đấng vô thuỷ vô chung, nên sự sống con người mang hình thái bất diệt, vượt xa các loài được tạo dựng. Lòng thương xót của Thiên Chúa không dựng nên con người, theo cái bên ngoài của Thiên Chúa, nhưng cho con người mang hoạ ảnh và hình ảnh của Người. Theo quan niệm của Nho Giáo, con người là sự tích tụ của tinh thần và khí chất nên con người có sự sáng suốt để hiểu các sự vật. Là hoạ ảnh và hình ảnh của Thiên Chúa, con người có một phẩm giá trổi vượt trên các loài được tạo dựng, con người một phần giống Thiên Chúa bởi quyền cai quản trên vạn vật và bởi con người có trí khôn, tự do.
Ba việc đạo đức được nhắc nhở rất nhiều trong mùa chay là: Bố thí, ăn chay và cầu nguyện. Đây là ba vũ khí tuyệt hảo để chống lại sự tấn công của ma quỷ và đền bù tội lỗi mình. Những việc lành phúc đức này, khi được thi hành thì hãy làm với tất cả tấm lòng của mình; không làm để khoe khoang. Chỉ cần Thiên Chúa thấu hiểu và biết cho chúng ta là đã đủ rồi. Đừng làm để được người đời khen và vì thế mà chúng ta mất đi lời khen tặng của Thiên Chúa. (x.Mt 6,1-6).
Ăn chay và kiêng thịt, chịu tro chỉ là hình thức bên ngoài mà thôi. Canh tân nội tâm vẫn là trọng tâm của mùa chay. Kiêng bớt các tội là điều mà Thiên Chúa mong muốn. Sửa đổi tính nết để trở thành người tốt hơn, đạo đức hơn, thánh thiện hơn. Bớt nói hành, nói xấu, lười biếng việc đạo đức là điều phải thực hành.
Nói một cách hình tượng, thì con người của Mùa Vọng là một con người ÐI, con người hành hương, lòng tràn trề hy vọng đang tiến về cùng đích tối hậu của cuộc đời; con người của Mùa Phục Sinh là một con người ÐỨNG, tự do, chủ động và tự tín đối diện với thế giới, còn con người của Mùa Chay thì NGỒI trong thái độ chiêm nghiệm, trầm tư.
Ngay đầu Mùa Chay, Phụng vụ đã nhắc nhở ta cần phải trầm tư để chiêm niệm về thân phận: "Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về tro bụi". Ý nghĩa của lời đó quá rõ ràng: mọi người sẽ phải chết. Vậy anh lao tâm khổ trí, vất vả ngược xuôi, ganh đua tranh dành để tìm kiếm của cải, danh vọng, thú vui..., anh nỗ lực học hỏi, tìm tòi, phát minh, xây dựng v.v. nhưng khi chết đến, anh mang theo được thứ gì, tất cả có nghĩa gì cho anh? Cuối cùng thì cái gì là đáng quan tâm nhất trong đời? Ðâu là bậc thang giá trị đời anh?
Có ba quan niệm sống có thể tạo ra một thái độ tiêu cực trước cuộc đời.
Một là cho rằng chết là hết, không còn gì tồn tại. Nếu quả thực mọi sự sẽ chấm dứt với cái chết, nếu số phận người tốt kẻ xấu đều sẽ như nhau sau khi chết, thì người ta sẽ có lý mà lập luận rằng: Ta hãy ăn uống, vui chơi, hãy hưởng thụ giây phút hiện tại cho thoả thích, vì chết rồi sẽ chẳng còn gì !
Hai là tin vào thuyết định mệnh, nghĩa là tin rằng mọi sự đã được an bài sẵn và số phận của mỗi người đã được thần thánh định đoạt. Nếu thế thì con người chẳng cần và chẳng có thể làm gì nữa, mọi cố gắng đều vô ích.
Ba là tin vào thuyết luân hồi, cuộc sống là một vòng luân chuyển, hết kiếp này qua kiếp khác. Nếu kiếp này chưa đạt cõi phúc thì sẽ chờ kiếp sau, khi được đầu thai lại, luân hồi theo vòng nghiệp chướng. Dĩ nhiên thuyết luân hồi không đương nhiên dẫn tới tiêu cực, nhưng dù sao cũng không dành cho cuộc sống hiện tại một giá trị và tầm quan trọng quyết định đối với số phận mỗi người.
Khác với ba quan niệm trên, Kitô giáo dạy rằng: Thiên Chúa thực sự giao cho ta chịu trách nhiệm về thế giới này và về sự thành công của cuộc đời chúng ta. Thời gian hiện tại là thời gian quyết định đối với số phận đời đời của con người. Mỗi giây phút qua đi là không bao giờ trở lại. Thời giờ Chúa cho ta sống ở trần gian là vô cùng quý báu, đây là lúc gieo mầm cho đời vĩnh cữu.
Chúa Giêsu khuyên chúng ta “phải lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa” bằng cách “ Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá”.
Chúa Giêsu đưa ra hai dụ ngôn minh hoạ bài học tỉnh thức của Mùa Chay.
Dụ ngôn người đầy tớ đợi chủ về: tỉnh thức như người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới không biết về lúc nào. Thái độ tỉnh thức là “thắt lưng cho gọn” và “thắp đèn cho sẵn”. Luôn sẵn sàng để khi chủ về thì mở cửa và ân cần phục vụ. Tỉnh thức để đợi chủ về. Người Kitô hữu chờ đợi Chúa đến trong vinh quang ngày quang lâm, chờ đợi Chúa đến trong giờ sau hết đời mình. Vì thế người Kitô hữu sống cuộc đời hiện tại một cách rất nghiêm chỉnh, họ cố gắng làm phận sự ở đời một cách hết sức tích cực vì biết rằng đó là Thánh ý của Chúa và vì biết rằng hạnh phúc đời đời của mình đang được chuẩn bị ngay bây giờ.
Dụ ngôn người quản gia trung thành. Quản gia chỉ là quản lý mà “ ông chủ đặt lên coi sóc gia nhân, cấp phát thóc gạo đúng giờ đúng lúc”. Mỗi người chúng ta là người quản lý của Thiên Chúa. Sự sống, tài năng, trí thông minh, sức khoẻ, sắc đẹp…tất cả đều là do Chúa ban tặng. Những gì mà ta có đều là của Chúa. Người quản lý khôn ngoan phải biết nhìn xa, làm sao cho sự sống, trí tuệ, tài năng… giúp ta hướng tới những giá trị vĩnh cửu.
Tỉnh thức là thái độ của một gia nhân trung thành. Tỉnh thức và đợi chờ với niềm hy vọng là chủ sẽ trở về.
Kitô giáo là tôn giáo của hy vọng vì dựa trên lời hứa của Thiên Chúa. Thiên Chúa hứa và Ngài sẽ thành tín thực hiện lời hứa.Thiên Chúa thực hiện từng giai đoạn và ngày càng trọn vẹn hơn.Vì thế người Kitô hữu luôn hướng về tương lai chờ đợi lời hứa cứu độ đã được thực hiện trong lịch sử và sẽ hoàn tất sau lịch sử.
Chờ đợi hướng về tương lai tức là hy vọng. Hy vọng luôn gắn liền với lòng tin. Không có đức tin hy vọng chỉ là ảo tưởng. Không có hy vọng đức tin sẽ chết khô. Nhờ đức tin chúng ta chọn đúng hướng. Nhưng chỉ có hy vọng mới làm cho ta đi tới cùng đường.
Biết mình đang đi về đâu, người có lòng tin không vì thế mà đương nhiên hết còn cảm nhận tính bi đát của cuộc đời “ phù vân, bèo bọt” vì họ vẫn là con người như mọi người, nhưng họ có một niềm hy vọng giúp họ giữ được thái độ lạc quan và an bình.
Biết rằng mình được cứu chuộc bằng giá máu Chúa Kitô, người Kitô hữu luôn có đựơc điểm tựa an toàn cho hạnh phúc đích thực.
Với tình yêu Chúa Kitô, ta không còn là bèo bọt, là phù hoa mà là con người của thần khí, trổ sinh những hoa quả của Thánh Linh (Gal 5,22). Làm việc thiện, luôn bình an, thư thái, tự chủ. Nhờ đó, ta sống một Mùa Chay thánh thiện.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
THỨ TƯ LỄ TRO
Mùa Chay được khởi đầu bằng nghi thức xức tro trên đầu. Linh mục đọc "Hỡi người hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro” và xức tro trên trán tín hữu. Đây là lời Thiên Chúa báo cho Ađam biết khi ông vừa phạm tội. Giáo Hội cũng sẽ lặp lại những lời ấy trong phần xức tro đễ nhắc nhở về thân phận cát bụi của con người.
Nghi thức xức tro bắt nguồn từ truyền thống xa xưa của dân Do thái. Trong Cựu ước, mỗi khi muốn tỏ lòng ăn năn hối cải, người Do thái thường xức tro trên đầu, ngồi trên đống tro và mặc áo vải thô hoặc xé áo ra.
Việc xức tro và xé áo trước hết nói lên sự buồn phiền đau đớn vì đã phạm nhiều tội lỗi.
Việc xức tro và xé áo cũng làm cho tội nhân ý thức thân phận con người bọt bèo, cuộc đời mau chóng tàn phai như giấc mộng. Đời người như một nắm tro bụi, chỉ một làn gió nhẹ thoảng qua đủ xoá sạch vết tích.
Sách Giảng Viên viết rằng: "Tất cả chỉ là phù vân". Phù là trôi nổi, huyền ảo. Vân là mây. Phù vân là bèo dạt mây trôi, là hay thay đổi, mau qua, tàn phai. Mọi của cải vật chất trên trần gian này, kể cả cuộc sống của mỗi người đều là phù vân.
Văn chương Việt nam khi nói tới cái gì bấp bênh, vô định, chóng tàn, thường dùng hình ảnh bọt bèo:
"Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau" (Nguyễn Du).
Bọt là bong bóng nước mong manh, tan trong chốc lát. Hình ảnh bọt diễn tả cái vắn vỏi của cuộc đời. Bèo gợi lên ý tưởng về sự lênh đênh, trôi nổi, vô định:
”Lênh đênh duyên nổi phận bèo.
Tránh sao cho khỏi nước triều đầy vơi” (Ca dao).
“Bèo dạt, mây trôi đành với phận” (Chu Mạnh Trinh)
Cuộc đời làm sao mà không bi đát khi nó là phù vân, khi nó vừa là bọt chóng tan, vừa là bèo trôi nổi, dật dờ không bến ?
Đời người cũng tựa đời hoa. Khi tươi nở, hoa rực rỡ khoe sắc, hoa ngào ngạt toả hương, ai cũng yêu cũng quý. Khi ủ rũ héo tàn, hương sắc của hoa rụng úa tàn tạ, chỉ mau vứt vào thùng rác. Hôm trước nâng niu, hôm sau vứt bỏ. Một đời hoa chóng tàn phai như lời sách Giảng viên:
“Phù hoa nối tiếp phù hoa,
chi chi chăng nữa cũng là phù hoa” (Gv 1,2).
Có gì bền vững đâu. Thánh Vịnh ví von đời người như hoa cỏ:
“Đời sống con người giống như hoa cỏ.
Như bông hoa nở trên cánh đồng.
Một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi.
Nơi nó mọc không còn mang vết tích” (TV 102).
Cuộc đời tuy có là bèo bọt. Phận người dù phù hoa, mau chóng tàn phai trở về bụi đất. Con người bởi đất nhưng con người không bằng đất, con người có sinh khí, có hơi thở. Con người là hoạ ảnh và hình ảnh của Đấng dựng nên mình. Sự cao cả của con người là bắt nguồn từ chính Đấng là Sự Sống, Đấng Hằng Sống, con người là hình ảnh và hoạ ảnh của Đấng vô thuỷ vô chung, nên sự sống con người mang hình thái bất diệt, vượt xa các loài được tạo dựng. Lòng thương xót của Thiên Chúa không dựng nên con người, theo cái bên ngoài của Thiên Chúa, nhưng cho con người mang hoạ ảnh và hình ảnh của Người. Theo quan niệm của Nho Giáo, con người là sự tích tụ của tinh thần và khí chất nên con người có sự sáng suốt để hiểu các sự vật. Là hoạ ảnh và hình ảnh của Thiên Chúa, con người có một phẩm giá trổi vượt trên các loài được tạo dựng, con người một phần giống Thiên Chúa bởi quyền cai quản trên vạn vật và bởi con người có trí khôn, tự do.
Ba việc đạo đức được nhắc nhở rất nhiều trong mùa chay là: Bố thí, ăn chay và cầu nguyện. Đây là ba vũ khí tuyệt hảo để chống lại sự tấn công của ma quỷ và đền bù tội lỗi mình. Những việc lành phúc đức này, khi được thi hành thì hãy làm với tất cả tấm lòng của mình; không làm để khoe khoang. Chỉ cần Thiên Chúa thấu hiểu và biết cho chúng ta là đã đủ rồi. Đừng làm để được người đời khen và vì thế mà chúng ta mất đi lời khen tặng của Thiên Chúa. (x.Mt 6,1-6).
Ăn chay và kiêng thịt, chịu tro chỉ là hình thức bên ngoài mà thôi. Canh tân nội tâm vẫn là trọng tâm của mùa chay. Kiêng bớt các tội là điều mà Thiên Chúa mong muốn. Sửa đổi tính nết để trở thành người tốt hơn, đạo đức hơn, thánh thiện hơn. Bớt nói hành, nói xấu, lười biếng việc đạo đức là điều phải thực hành.
Nói một cách hình tượng, thì con người của Mùa Vọng là một con người ÐI, con người hành hương, lòng tràn trề hy vọng đang tiến về cùng đích tối hậu của cuộc đời; con người của Mùa Phục Sinh là một con người ÐỨNG, tự do, chủ động và tự tín đối diện với thế giới, còn con người của Mùa Chay thì NGỒI trong thái độ chiêm nghiệm, trầm tư.
Ngay đầu Mùa Chay, Phụng vụ đã nhắc nhở ta cần phải trầm tư để chiêm niệm về thân phận: "Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về tro bụi". Ý nghĩa của lời đó quá rõ ràng: mọi người sẽ phải chết. Vậy anh lao tâm khổ trí, vất vả ngược xuôi, ganh đua tranh dành để tìm kiếm của cải, danh vọng, thú vui..., anh nỗ lực học hỏi, tìm tòi, phát minh, xây dựng v.v. nhưng khi chết đến, anh mang theo được thứ gì, tất cả có nghĩa gì cho anh? Cuối cùng thì cái gì là đáng quan tâm nhất trong đời? Ðâu là bậc thang giá trị đời anh?
Có ba quan niệm sống có thể tạo ra một thái độ tiêu cực trước cuộc đời.
Một là cho rằng chết là hết, không còn gì tồn tại. Nếu quả thực mọi sự sẽ chấm dứt với cái chết, nếu số phận người tốt kẻ xấu đều sẽ như nhau sau khi chết, thì người ta sẽ có lý mà lập luận rằng: Ta hãy ăn uống, vui chơi, hãy hưởng thụ giây phút hiện tại cho thoả thích, vì chết rồi sẽ chẳng còn gì !
Hai là tin vào thuyết định mệnh, nghĩa là tin rằng mọi sự đã được an bài sẵn và số phận của mỗi người đã được thần thánh định đoạt. Nếu thế thì con người chẳng cần và chẳng có thể làm gì nữa, mọi cố gắng đều vô ích.
Ba là tin vào thuyết luân hồi, cuộc sống là một vòng luân chuyển, hết kiếp này qua kiếp khác. Nếu kiếp này chưa đạt cõi phúc thì sẽ chờ kiếp sau, khi được đầu thai lại, luân hồi theo vòng nghiệp chướng. Dĩ nhiên thuyết luân hồi không đương nhiên dẫn tới tiêu cực, nhưng dù sao cũng không dành cho cuộc sống hiện tại một giá trị và tầm quan trọng quyết định đối với số phận mỗi người.
Khác với ba quan niệm trên, Kitô giáo dạy rằng: Thiên Chúa thực sự giao cho ta chịu trách nhiệm về thế giới này và về sự thành công của cuộc đời chúng ta. Thời gian hiện tại là thời gian quyết định đối với số phận đời đời của con người. Mỗi giây phút qua đi là không bao giờ trở lại. Thời giờ Chúa cho ta sống ở trần gian là vô cùng quý báu, đây là lúc gieo mầm cho đời vĩnh cữu.
Chúa Giêsu khuyên chúng ta “phải lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa” bằng cách “ Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá”.
Chúa Giêsu đưa ra hai dụ ngôn minh hoạ bài học tỉnh thức của Mùa Chay.
Dụ ngôn người đầy tớ đợi chủ về: tỉnh thức như người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới không biết về lúc nào. Thái độ tỉnh thức là “thắt lưng cho gọn” và “thắp đèn cho sẵn”. Luôn sẵn sàng để khi chủ về thì mở cửa và ân cần phục vụ. Tỉnh thức để đợi chủ về. Người Kitô hữu chờ đợi Chúa đến trong vinh quang ngày quang lâm, chờ đợi Chúa đến trong giờ sau hết đời mình. Vì thế người Kitô hữu sống cuộc đời hiện tại một cách rất nghiêm chỉnh, họ cố gắng làm phận sự ở đời một cách hết sức tích cực vì biết rằng đó là Thánh ý của Chúa và vì biết rằng hạnh phúc đời đời của mình đang được chuẩn bị ngay bây giờ.
Dụ ngôn người quản gia trung thành. Quản gia chỉ là quản lý mà “ ông chủ đặt lên coi sóc gia nhân, cấp phát thóc gạo đúng giờ đúng lúc”. Mỗi người chúng ta là người quản lý của Thiên Chúa. Sự sống, tài năng, trí thông minh, sức khoẻ, sắc đẹp…tất cả đều là do Chúa ban tặng. Những gì mà ta có đều là của Chúa. Người quản lý khôn ngoan phải biết nhìn xa, làm sao cho sự sống, trí tuệ, tài năng… giúp ta hướng tới những giá trị vĩnh cửu.
Tỉnh thức là thái độ của một gia nhân trung thành. Tỉnh thức và đợi chờ với niềm hy vọng là chủ sẽ trở về.
Kitô giáo là tôn giáo của hy vọng vì dựa trên lời hứa của Thiên Chúa. Thiên Chúa hứa và Ngài sẽ thành tín thực hiện lời hứa.Thiên Chúa thực hiện từng giai đoạn và ngày càng trọn vẹn hơn.Vì thế người Kitô hữu luôn hướng về tương lai chờ đợi lời hứa cứu độ đã được thực hiện trong lịch sử và sẽ hoàn tất sau lịch sử.
Chờ đợi hướng về tương lai tức là hy vọng. Hy vọng luôn gắn liền với lòng tin. Không có đức tin hy vọng chỉ là ảo tưởng. Không có hy vọng đức tin sẽ chết khô. Nhờ đức tin chúng ta chọn đúng hướng. Nhưng chỉ có hy vọng mới làm cho ta đi tới cùng đường.
Biết mình đang đi về đâu, người có lòng tin không vì thế mà đương nhiên hết còn cảm nhận tính bi đát của cuộc đời “ phù vân, bèo bọt” vì họ vẫn là con người như mọi người, nhưng họ có một niềm hy vọng giúp họ giữ được thái độ lạc quan và an bình.
Biết rằng mình được cứu chuộc bằng giá máu Chúa Kitô, người Kitô hữu luôn có đựơc điểm tựa an toàn cho hạnh phúc đích thực.
Với tình yêu Chúa Kitô, ta không còn là bèo bọt, là phù hoa mà là con người của thần khí, trổ sinh những hoa quả của Thánh Linh (Gal 5,22). Làm việc thiện, luôn bình an, thư thái, tự chủ. Nhờ đó, ta sống một Mùa Chay thánh thiện.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Long lanh tro tàn
Nắng Sài Gòn
13:55 23/02/2009
“Thiên Chúa thấy việc họ làm, thấy họ bỏ đường gian ác mà trở lại,
Người hối tiếc về tai họa Người đã tuyên bố giáng xuống họ,
Người đã không giáng xuống nữa” (Gn 3,10).
Thân con bụi tàn tro,
không biết tự thửa nào,
tung bay giữa trời cao,
vui hát cùng trăng sao.
Lênh đênh bụi tàn tro,
đam mê tình nhân thế,
xót xa từng ngấn lệ,
bước chân buồn lê thê.
Chúa ơi! Xin thương xót, tàn tro nay trở về.
Chúa ơi! Xin thương xót, một đời con u mê.
Sa hoa đầy cám dỗ,
con quyết bơi ngược dòng,
quên đi đời long đong,
tắm mát nguồn suối trong.
Ơn thiêng nguồn hồng ân,
nơi giáo đường thanh vắng,
tàn tro quỳ yên lặng,
sám hối tình long lanh.
Chúa ơi! Xin thương xót, tàn tro nay trở về.
Chúa ơi! Xin nhận lấy, lệ tàn tro long lanh.
Thứ Tư Lễ Tro - 2009
Người hối tiếc về tai họa Người đã tuyên bố giáng xuống họ,
Người đã không giáng xuống nữa” (Gn 3,10).
Thân con bụi tàn tro,
không biết tự thửa nào,
tung bay giữa trời cao,
vui hát cùng trăng sao.
Lênh đênh bụi tàn tro,
đam mê tình nhân thế,
xót xa từng ngấn lệ,
bước chân buồn lê thê.
Chúa ơi! Xin thương xót, tàn tro nay trở về.
Chúa ơi! Xin thương xót, một đời con u mê.
Sa hoa đầy cám dỗ,
con quyết bơi ngược dòng,
quên đi đời long đong,
tắm mát nguồn suối trong.
Ơn thiêng nguồn hồng ân,
nơi giáo đường thanh vắng,
tàn tro quỳ yên lặng,
sám hối tình long lanh.
Chúa ơi! Xin thương xót, tàn tro nay trở về.
Chúa ơi! Xin nhận lấy, lệ tàn tro long lanh.
Thứ Tư Lễ Tro - 2009
Mùa chữ U
Nguyễn Trung Tây, SVD
14:02 23/02/2009
Mùa chữ U
Hồi còn nhỏ, tôi không thích Mùa Chay, có lẽ bởi cái danh từ mùa chay sao quá là xa lạ và khó hiểu với một cậu bé khoảng chín mười tuổi. Tôi nhớ hồi đó tôi cứ hay vớ vẩn thắc mắc, “Giời ạ! Mùa Chay là mùa gì vậy cà? Mà tại sao vào Mùa Chay lại phải ăn chay? Mà ăn chay là ăn cái gì vậy? Là ăn trái chay?” Trái chay, tôi không biết, và cũng chưa bao giờ thấy. Tôi chạy khắp cùng thiên hạ hỏi,
— Ủa, trái chay là cái trái gì vậy?
Không ai biết. Cuối cùng tôi ngớ ngẩn tưởng ăn chay là ăn cháy. Tại sao lại lẫn lộn chữ chay với chữ cháy? Tôi đoán có thể tại hai âm chay và cháy tương tự như sau. Mà cũng có thể tại người chị lớn tuổi của tôi hồi đó tinh nghịch nói ăn chay nghĩa là ăn cháy. Mùa Chay tới, mấy lần mẹ tôi hỏi ăn chay chưa. Tôi nghiêm trang, đạo đức, thánh thiện nói con ăn rồi. Nhưng thật sự ra tôi ăn những miếng cháy của đáy nồi cơm. Và tôi gọi đó là ăn chay.
II. Mùa Chay
A. Ý Nghĩa của Danh Từ Chay
Chữ chay của danh từ Mùa Chay có thể phát nguồn từ chữ trai, có nghĩa là không thịt. Khi người ta nói tín hữu Phật tử dâng đồ trai cho các vị hòa thượng, đồ trai đây là thức ăn không có thịt hay đồ chay. Một cách tương tự, ăn chay có nghĩa là ăn thức ăn không có thịt. Mùa Chay trong tiếng Việt Nam do đó có nghĩa là Mùa Kiêng Thịt..
B. Mùa Chay, Mùa U-Turn, Mùa Làm Đường Vòng U
Mùa Chay trong tiếng Hy Lạp, μετάνοια, métanóia, không có nghĩa là Mùa Kiêng Thịt, nhưng là Mùa Thay Đổi [tâm hồn]. Gioan Tẩy Giả trong hoang địa kêu gọi dân chúng μετάνοια, thay đổi tâm hồn đợi chờ ngày Chúa đến (Máccô 1:1-8). Ngôn sứ Giô-el kêu gọi dân Do Thái hãy μετάνοια, hãy quay về với Chúa; hãy xé lòng đừng xé áo (Giô-el 2:13). Trong phạm trù thần học, Mùa Chay do đó là Mùa U-Turn hay Mùa Làm Một Đường Vòng Chữ U.
Chúng ta có một người bạn thân nhà nằm ở phía Đông. Thứ Bẩy cuối tuần rảnh rỗi, chúng ta muốn ghé nhà người bạn thăm hỏi. Trong khi đang lái xe, có thể tại trời tối, chúng ta lạc đường. Nhà người bạn ở phía Đông, chúng ta lại nhắm hướng Tây lái tới. Trong tình trạng này, nếu không làm một đường vòng chữ U, càng lúc chúng ta càng đi xa nhà của người bạn. Nếu người chúng ta muốn gặp là một người tình thì lại càng rắc rối to. Hẹn nhau sáu giờ chiều, hai đứa đi shopping, đi ăn, rồi đi coi xi-nê. Nhưng vô tình hay bởi một lý do gì đó, chúng ta lạc đường xa ngàn dặm. Nhà người tình nằm ở hướng Đông, nhưng chúng ta tiếp tục lái về hướng Tây. Trời buổi chiều, màn đêm kéo xuống thật nhanh. Sáu giờ rồi, trời tối nhưng chúng ta vẫn còn đang lang thang trên một con đường có cái tên lạ hoắc nằm ở hướng Tây. Ngôi nhà quen thuộc của tình nhân thì vẫn chưa thấy bóng. Trong khi đó tình nhân ở trong nhà đi ra đi vô chờ đợi. Nước mắt của tình nhân long lanh trên gò má. Nhấc điện thoại lên, tình nhân bấm số gọi. Đầu dây bên kia, không ai nhấc điện thoại, bởi tình lang đang lạc đường. Trong tình trạng này, chắc chắn tình lang sẽ mất tình nhân như chơi.
Một cách tương tự, Mùa Chay là mùa Giáo Hội kêu gọi chúng ta, “Lạc đường rồi! Lạc xa lắm rồi! Chúa đang ở hướng Ðông, nhưng chúng ta đang tiếp tục đi về hướng Tây. Lạc đường rồi! Lạc xa lắm rồi! Hãy quay lại hướng của Chúa”.
III. Thần Học Mùa Chay
Ðọc tới những hàng chữ trên đây, có thể bạn sẽ thắc mắc,
— Ủa, lạ kỳ chưa. Tôi đang sống một đời sống tôn giáo tốt đẹp kia mà. Tôi không đi lễ hằng ngày như hồi còn bên Việt Nam nữa, nhưng tôi vẫn đi lễ mỗi ngày Chúa Nhật. Tôi vẫn rước lễ mỗi khi có dịp tham dự thánh lễ, đặc biệt là thánh lễ ngày Chúa Nhật. Đời sống bên này bận rộn với công ăn việc làm. Tôi làm ngày hai jobs; về tới nhà mệt xỉu, thở không ra hơi, nhưng tôi vẫn cố gắng để dành thì giờ cho Chúa bằng cách tham gia vào Thiếu Nhi Thánh Thể, Ca Ðoàn, Ban Giáo Lý, Linh Thao, Dòng Ba Đa Minh, Lêgiô, hoặc Hội Đồng Mục Vụ của giáo xứ.
Đúng, bạn nói rất đúng. Nhưng nếu mang lên bàn mổ phân tích, bạn và tôi sẽ nhận ra rằng trong đời sống riêng tư của mỗi người, chúng ta đang dần dần quên đi thật sự ra Chúa mới là cùng đích, là điểm nhắm của mỗi người trong chúng ta. Có thể đối với một vài người Việt Nam đang sinh sống trên những vùng mới, hình như Thiên Chúa không còn là điểm nhắm để chúng ta đi tới nữa, nhưng là nhà cửa, là tiền, là công ăn việc làm, là con cái.
A. Nhà Cửa, Tiền, và Jobs
Dì Tư qua sau, mãi đến đầu năm 98 mới bước chân được tới vùng đất mới theo diện H.O. của chú Tư. Năm năm sau dì Tư đã mua được một căn nhà 5 phòng nằm trong khu nhà giầu. Chúng ta, tái định cư tại vùng đất mới hơn mười năm về trước, thế mà từ bao lâu nay vẫn cứ loay hoay đi ra đi vô trong khu chung cư rẻ tiền. Để cố gắng vớt vát lại danh dự, chúng ta cố gắng bóp bụng tiết kiệm để dành tiền bạc. Ngày nắng cũng như ngày mưa, chúng ta lái xe đi làm, vợ chồng thay phiên nhau cày hai jobs. Có công mài sắt, có ngày nên kim. Cuối cùng chúng ta cũng mua được căn nhà lý tưởng ngon hơn căn nhà của dì Tư. Căn nhà này có 6 phòng ngủ, 3 phòng tắm, đằng sau có hồ bơi. Cạnh hồ bơi là hồ tắm nước nóng Jacuzzi sủi bọt. Cạnh hồ bơi là hồ cá nhỏ tung tăng những chú cá Koi mập mạp bơi qua lượn lại dưới chiếc cầu sơn mầu đỏ kiểu Đông Phương. Thế là căn nhà mơ ước đã biến thành sự thực.
Nhà có rồi, bây giờ làm sao có tiền để trả tiền nhà, tiền điện thoại, tiền nước, tiền điện, tiền rác, tiền ăn, tiền bảo hiểm, tiền trả góp cho bộ ghế salông bằng da đắt tiền trong căn phòng khách sang trọng, cho bộ TV màn ảnh Plasma kiểu mới rõ từng nét nằm chễm chệ ngay góc nhà bên cạnh lò sưởi tí tách thơm tho mùi gỗ thông, cho chiếc xe Lexus ghế da loại mới đắt tiền đang khoe mình trong nhà để xe? Đủ thứ tiền phải suy nghĩ tới, phải bận tâm vào mỗi buổi chiều khi mở hộp thư ra ôm vào một đống bill. An cư lạc nghiệp với một đời sống cơm ngon áo đẹp vẫn là điều Thiên Chúa muốn mọi người trong chúng ta phải có, nên có. Nhưng chuyện đầu tiên vẫn là chuyện tiền đâu để thanh toán cho một đống bill nợ nần?
Nhà có rồi. Căn nhà sang trọng càng trở nên sang trọng với những tiện nghi tân kỳ. Bây giờ chúng ta cần phải có công ăn việc làm vững chắc; nếu không, những thứ chúng ta đang có sẽ biến mất. Thế là chúng ta dậy sớm, tắm rửa, vừa uống café vừa lái xe tới hãng. Sáng sớm những dòng xe cộ đông đảo đang đợi chờ chúng ta trên những xa lộ chằng chịt dọc ngang. Từng chút rồi từng chút, chiếc xe của chúng ta nhích lên được một khoảng. Từng khoảng rồi từng khoảng, chiếc xe của chúng ta bỏ lại đằng sau một đoạn. Từng đoạn ngắn nối lại hóa thành một đoạn dài. Xe chúng ta cuối cùng dừng lại trước cửa hãng. Một ngày tám tiếng, đôi khi hơn tám tiếng, chúng ta bận rộn trong công sở. Chiều về tới nhà, chúng ta mệt nhoài. Giờ này phải nấu cơm cho con cái. Sau giờ cơm, chúng ta bận rộn với rửa chén, hút bụi, lau nhà, giặt quần áo cho con cái. Điện thoại gọi tới, “Reng! Reng! Hê-lô? Xin lỗi…” Chấm dứt câu chuyện với ông nội, bà ngoại bên Việt Nam, chúng ta ra sau vườn tưới nước, nhặt một vài ngọn cỏ. Vô nhà, chúng ta bật TV coi. Loay hoay một hồi với nhà với cửa, với con, với cái, với họ hàng, và với chính chúng ta. Nhìn lên đồng hồ, mười một giờ khuya. Chúng ta leo lên giường đi ngủ. Một ngày trôi qua.
B. Con Cái
Con Mai, cô con gái rượu ngày càng lớn, chúng ta càng có những mối lo canh cánh bên lòng. Đôi khi nhấc điện thoại, chúng ta nhận ra những giọng thanh niên lạ hoắc xin được gặp con Mai. Con Mai gần đây bắt đầu biết trang điểm. Tóc dài của nó ngày càng óng ả mỡ màng với bộ ngực nở nang, dáng điệu của một người thiếu nữ. Cuối tuần quần là áo lượt con Mai xin phép được tham dự bữa tiệc sinh nhật của những người bạn học trong trường. Và thế chúng ta bắt đầu lo lắng.
Thằng Thanh, đứa con trai đầu lòng râu bắt đầu mọc xanh trên mép. Hỏi chuyện, nhiều khi nó lười biếng không thèm trả lời. Thời gian gần đây thằng Thanh hay về khuya. Nó mở cửa bước vô nhà, chúng ta ngửi được mùi khói thuốc phảng phất bay ra từ người đứa con trai đang lớn. Lúc nãy nó xin phép sang nhà thằng bạn học bài. Sao bây giờ quần áo lại vương mùi thuốc lá khét lẹt? Thế là chúng ta trằn trọc cả đêm bởi mùi thuốc lá trên người của đứa con trai đang lớn.
C. Thanh Niên Thiếu Nữ
Riêng những người thanh niên thiếu nữ, chúng ta chưa có nhiều lo toan tính toán như cha mẹ của mình, nhưng ai cũng ôm ấp cho mình một vài dự án về tương lai. Những người còn đang tuổi đi học, chúng ta ngày đêm miệt mài với sách vở. Những bài homework, bài test là những mối bận tâm hàng đầu của thanh niên thiếu nữ còn đang trong tuổi cắp sách đến trường. Những đêm thức trắng học bài thi là những bận rộn thường xuyên của tuổi sinh viên. Những ngày nghỉ cuối tuần là thời gian quý báu cho những hẹn hò đôi lứa, cho những tiệc tùng sinh nhật, và những ánh đèn xanh đỏ chớp sáng trên sàn nhẩy. Những ngày nghỉ cuối tuần, chúng ta đi shopping malls tìm kiếm mua cho được những bộ quần áo. Tầm thường ra cũng phải là của Gap, của Polo, Tommy Hilfiger. Sang trọng hơn, chúng ta nhất định phải mua quần áo, kiếng mắt của CK, Express, French Connection, Kenneth Cole, Banana Republic, Versace, Gucci.
Chuẩn bị cho ngày ra trường, chúng ta bắt đầu lao vào cuộc đua mới. Lần này, chúng ta tranh đua với các bạn đồng nghiệp đang chuẩn bị đội mũ Cử Nhân. Nếu may mắn, điểm GPA ra trường cao, 4.0 tuyệt vời hoặc 3.7, 3.8 trở lên, với cái mộc vàng chóe dán dính trên mảnh bằng Kỹ Sư Điện của đại học Berkeley hay San Jose State University của Trung Tâm Điện Tử Silicon, chúng ta cầm chắc một mảnh đời tươi sáng trước mặt. Với điểm GPA khá cao, chưa ra trường, qua một vài lần phỏng vấn chơi chơi với những đại công ty điện toán ngay tại trường, nhân viên phỏng vấn đã nhẹ nhàng cười mím chi duyên dáng với chúng ta. Những ánh mắt hứa hẹn, những cú điện thoại liên tục gọi tới, và chúng ta trở thành kỹ sư ngay khi chưa ra trường. Nếu chúng ta ít may mắn hơn, điểm GPA thấp hoặc thấp vô cùng, có thể chúng ta sẽ khá vất vả lùng kiếm công ăn việc làm. Nếu không may mắn có những người bạn đang làm trong hãng dẫn vào giới thiệu, cuộc sống kỹ sư của ta sẽ khá long đong lận đận.
Nhưng rồi cuộc đời vẫn lăn tới. Cuối cùng cuộc sống độc thân cũng chấm dứt khi chúng ta lập gia đình. Đám cưới tưng bừng với cô dâu mặc áo trắng toát, chú rể đẹp trai cười tươi. Tuần trăng mật tới. Nối tiếp là tuần dập mật! Theo sau là tuần nát mật! Đôi vợ chồng mới cưới bắt đầu đi kiếm một căn nhà mới tinh. Câu chuyện đầu tiên lại là câu chuyện tiền đâu. Và cuộc sống lo toan của bố mẹ chúng ta ngày xưa lại bắt đầu.
Cứ vậy, cuộc sống lăn tới. Ngồi xét lại trong một khoảng thời gian, từ khi chúng ta cắp sách đến trường đại học của tuổi mười chín đến khi chúng ta trở về với cát bụi của tuổi một trăm, chúng ta để dành cho Thiên Chúa được bao nhiêu khoảng thời gian ngoại trừ một tiếng đồng hồ của ngày Chúa Nhật. Mà hình như một khoảng thời gian ngắn ngủi này cũng không bao giờ trọn vẹn. Chúng ta đi lễ ngày Chúa Nhật. Thánh lễ dài khoảng một tiếng. Ông cha giảng dài ơi là dài! Thế là chúng ta chìm vào giấc ngủ. Tỉnh dậy, chúng ta mơ màng nghĩ tới những công chuyện phải giải quyết. Ngày mai, thứ Hai, một đống giấy tờ đang đợi chờ chúng ta ở trong hãng. Lát nữa, về tới nhà, lại cả một đống chuyện đang chờ đợi chúng ta. Đời sống hình như quá ngắn, mà sao công việc lại quá nhiều. Tối đến, nhắm mắt lại vẫn còn thấy chuyện. Ngủ cũng không yên. Trong một ngày, hai mươi bốn tiếng đồng hồ, chúng ta nhớ tới Chúa, cùng đích của đời sống trong vòng bao nhiêu phút? Cuối cùng ngày đó rồi cũng tới. Chúng ta mở mắt ra. Gần một trăm năm đã trôi qua.
Nếu chúng ta cứ tiếp tục sống, cách sống vừa được diễn tả ở trên, chúng ta đang lái xe về hướng Tây. Vào mỗi sáng sớm của một khoảng thời gian ngắn ngủi trong đời người, chúng ta mải miết nhấn ga nhắm hướng Tây lái tới. Ngày cuối cùng rồi cũng đã tới. Vào ngày đó, chúng ta mới nhận ra hướng Tây không phải là hướng của Chúa. Ngài nằm ở hướng Đông. Khi đó trễ rồi! Quá trễ! Trước mặt chúng ta không có ai khác ngoài chính mình. Giờ này chỉ còn ta với ta. Chúa ơi, Ngài đang ở đâu?
Bởi vậy, Giáo Hội thiết lập Mùa Chay, Mùa U-Turn, Mùa Làm Đường Vòng Chữ U. Dừng lại! Quay lại! Xa quá rồi! Chúng ta đang lái lạc đường! Quay lại về hướng Đông, hướng của Thiên Chúa.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, trong Mùa Chay thánh này, xin giúp con nhận ra hành trình con đang bước đi không dẫn con tới gần Chúa, nhưng vực sâu núi thẳm, đêm đen tử thần, và bóng tối sự chết. Lạy Chúa, xin ban cho con lòng quyết tâm đứng dậy, làm một đường vòng hình chữ U, quay trở về lại căn nhà xưa, nơi đó Chúa đang đứng, trông chờ ngóng đợi, dõi mắt nhìn bóng dáng của con.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thao Túng Sự Sống
Vũ Văn An
06:11 23/02/2009
Thao túng sự sống
Tin tức gần đây về việc Nadya Suleman sinh tám đứa con một lúc khiến người ta lo âu đối với vấn đề thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tờ Hoa Thịnh Đốn Bưu Báo (Washington Post) ngày 4 tháng Hai vừa qua tường thuật rằng: ngày 26 tháng 1, Suleman, một người đàn bà độc thân, thất nghiệp, và có 6 con, đã sinh thêm 6 con trai và 2 con gái. Tờ báo này cho hay: tin tức trên gây nên nhiều lo ngại rộng lớn đối với tình trạng thiếu qui định đối với các bệnh xá thụ tinh trong ống nghiệm. David C. Magnus, giám đốc Trung Tâm Đạo Đức Sinh Y của Đại Học Stanford (Standford Center for Biomedical Ethics) cho tờ Hoa Thịnh Đốn Bưu Báo hay: Ở Mỹ, hiện đang có một thị trường gần như không bị luật lệ chi phối ngoại trừ luật đòi bồi thường thiệt hại.
Tờ Nữu Ước Thời Báo (New York Time) ngày 12 tháng Hai vừa qua tường thuật rằng gần 1/3 các vụ sinh nở nhờ thụ tinh trong ống nghiệm đã mang lại kết quả sinh đôi hay hơn thế. Thực thế, ngược với nhiều quốc gia khác, ở Mỹ hiện không có hạn chế chi về việc các bệnh xá thụ tinh trong ống nghiệm được phép cấy bao nhiêu phôi thai vào tử cung người đàn bà. Tờ báo này trưng dẫn các dữ kiện của các Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật để cho thấy rằng trong năm 1996, có tất cả 64,681 vụ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện tại 330 bệnh xá. Theo các tin tức hiện có, con số các vụ thụ tinh nhân tạo này đã gia tăng tới 134,260 tại 483 bệnh xá loại này trên toàn quốc Hoa Kỳ. Tóm lại, tại Hoa Kỳ, mỗi năm có chừng hơn 50,000 trẻ em được hạ sinh nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Scott B. Rae, chuyên viên tại Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học và Nhân Phẩm, trong một nhận định đăng ngày 13 tháng Hai trên Trang Mạng của Trung Tâm này nhận định rằng: Vụ sinh tám nói trên là một điển hình của việc sử dụng kỹ thuật sinh sản một cách vô trách nhiệm. Ông cho rằng: những vụ như thế gây nên nhiều đe doạ đối với sức khỏe của người mẹ và mấy đứa con.
Các nguy cơ có tính di truyền
Các vụ sinh nhiều con một lúc không phải là vấn đề duy nhất có liên hệ tới việc thụ tinh trong ống nghiệm. Chẳng bao lâu sau bản tin về vụ sinh tám trên đây, ngày 17 tháng Hai, tờ Nữu Ước Thời Báo có đăng một bài báo khá dài nói về các nguy cơ có tính di truyền liên quan tới việc sử dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Các nhà nghiên cứu ngày càng quan tâm tới các biến đổi có thể xẩy ra nơi phôi thai, vốn phải phát triển bên ngoài tử cung cả mấy ngày trước khi được cấy. Một số cuộc nghiên cứu đã cho thấy do thụ tinh nhân tạo, đã có sự phát triển gien cách bất thường cũng như việc gia tăng các khuyết điểm di truyền. Bài báo trên trưng dẫn một nghiên cứu đã được Trung Tâm Kiểm Sóat và Ngăn Ngừa Bệnh Tật công bố hồi tháng Mười Một năm ngoái. Cuộc nghiên cứu này cho thấy có sự gia tăng một số bệnh nơi các trẻ sơ sinh do thụ tinh trong ống nghiệm.
Tờ Nữu Ước Thời Báo còn thêm rằng các khám phá trên mới chỉ có tính sơ khởi; tuy nhiên, nó cho người ta thấy nhiều lo âu nơi các chuyên viên trong lãnh vực này. Richard M. Schultz, phụ tá khoa trưởng các khoa học tự nhiên của Đại Học Pensylvania, cho tờ báo này hay: Trong cộng đồng lâm sàng, càng ngày càng có nhiều nhất trí hơn đối với các nguy cơ của IVF. Tờ nhật báo Người Úc (the Australian) ngày 21 tháng Mười năm ngoái cho hay: các cuộc nghiên cứu khác cũng cho thấy nhiều lo âu đối với các hậu quả của IVF. Các trẻ em sinh ra do IVF thường dễ có tính gây hấn và gặp nhiều vấn đề về tác phong lúc thiếu niên. Một cuộc nghiên cứu do các chuyên gia của Đại Học Cambridge thực hiện và được trình bày tại một hội nghị về sinh sản tại Brisbane, Úc Châu, so sánh 26 trẻ em sinh ra do IVF với 38 trẻ em được nhận làm con nuôi và 63 trẻ em được thụ thai theo lối tự nhiên. Người ta ghi nhận được một dị biệt nho nhỏ về tác phong nơi các trẻ em được thụ tinh theo lối IVF. Ngày hôm sau, tờ Người Úc lại cho đăng một bài khác về vấn đề này, cho thấy các bà mẹ của các trẻ được thụ tinh theo lối IVF gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đương đầu với các đòi hỏi của chức phận làm mẹ.
Một cuộc nghiên cứu được Hội Đồng Nghiên Cứu Úc (Australian Research Council) bảo trợ cho hay rằng: phụ nữ mang thai theo kiểu IVF thường gặp phải nhiều vấn đề rắc rối sau khi sinh hơn là các phụ nữ khác. Tại Anh, một bài báo của tờ Telegraph ngày 30 tháng Sáu nói rằng các trẻ em IVF thường sinh thiếu tháng và nhẹ ký hơn các trẻ em khác. Một nhóm nghiên cứu do Liv Bente Romundstad, thuộc phân khoa Khoa Học và Kỹ Thuật của Đại Học Na Uy tại Trondheim dẫn đầu, đã khảo sát 2,500 phụ nữ thụ thai theo lối tự nhiên và theo lối IVF và so sánh kết quả ấy với hơn một triệu vụ thụ thai theo lối tự nhiên khác. Kết quả cho thấy tỷ lệ tử vong trước hoặc sau khi sinh nơi các trẻ sinh theo lối IVF là 31%. Tính trung bình, chúng sinh sớm hơn hai ngày và 26% các trẻ này có thân hình nhỏ hơn so với tuổi.
Không giới hạn
Một lãnh vực đáng lo ngại khác là việc các trẻ sơ sinh thụ thai theo lối IVF đã bị sử dụng ra sao như một đối tượng để thoả mãn yêu sách của cha mẹ chúng. Tường trình ngày 30 tháng Mười Hai vừa qua của nhật báo Telegraph, có trụ sở tại Luân Đôn, cho hay: một phụ nữ Ấn Độ 70 tuổi sau khi sinh một bé gái vào hồi tháng Mười Một, đã tuyên bố là “cụ” có dự tính sẽ sinh thêm đứa con thứ hai. Cụ Rajo Devi, 70 tuổi, hình như muốn có thêm một mụn con trai. Cụ Rajo và chồng cụ là Bala Ram tới Bệnh Xá Sinh Nở Quốc Gia tại Hisar để chữa trị bệnh hiếm con sau khi nghe tin một phụ nữ 60 tuổi vừa hạ sinh hai đứa con sinh đôi. Trứng do một phụ nữ khác hiến tặng đã được thụ tinh bằng tinh trùng của cụ Bala và được cấy vào cụ Rajo.
Một chiều hướng đáng lo ngại nữa là phương cách trẻ em bị dính vào các cơ cấu gia đình quá rắc rối. Ở Gia Nã Đại chẳng hạn, Tờ Quốc Gia Bưu Báo (National Post) ngày 29 tháng 1 vừa qua cho hay: tòa án đã phán quyết về một tranh cãi liên quan tới một cặp nữ-nữ đồng tính (lesbian) và một người đàn ông đồng tính, là người hiến tặng tinh trùng cho cặp ấy. Theo bài báo này, tòa phán quyết rằng khế ước hiến tặng giữa người đàn ông và cặp đồng tính kia có tính trói buộc (enforceable), và như thế là mở đường cho khả thể đứa trẻ có thể có nhiều cha mẹ khi người hiến tặng có can dự vào. Cặp đồng tính này và người đàn ông quả có ký một khế ước trước khi đứa trẻ sinh ra. Khế ước này cho người đàn ông một số quyền trong tư cách có thể nói là cùng làm cha mẹ (co-parent). Các tranh cãi xẩy ra sau đó giữa cặp đồng tính và người đàn ông xoay quanh vấn đề ông ta bị hạn chế không được đến thăm đứa con của mình. Tòa đã bãi bỏ các hạn chế này.
Thế rồi Hãng Thông Tấn Associate Press ngày 11 tháng Mười Một vừa qua đưa tin về việc một phụ nữ 56 tuổi hạ sinh 3 đứa cháu gái sinh ba. Jaci Dalenberg, ở Ohio, thỏa thuận làm mẹ thay thế (surrogate mother) cho con gái mình là Kim Coseno, và người chồng của cô ta tên là Joe. Coseno đã có hai con với người chồng trước nhưng sau đó không còn khả năng sinh sản nữa vì đã cắt bỏ dạ con. Cô ta vẫn có khả năng sinh sản trứng. Các trứng này được thụ tinh bằng tinh trùng của người chồng mới rồi cấy vào dạ con của mẹ mình. Đứa con gái được hạ sinh ngày 11 tháng Mười năm rồi, thiếu hơn hai tháng.
Phẩm giá con người
Giáo huấn do Bộ Giáo Lý Đức Tin công bố ngày 8 tháng Mười Hai vừa qua dạy rằng: “Phẩm giá con người phải được thừa nhận nơi mọi hữu thể nhân bản từ lúc tượng thai đến lúc chết đi cách tự nhiên”. Tài liệu này đề cập tới nhiều vấn đề thuộc đạo đức sinh học liên quan tới sự sống con người. Ở số 4, tài liệu này viết rằng: “Hữu thể nhân bản phải được tôn trọng và đối xử như một con người, một bản vị, từ lúc mới tượng thai; và do đó, từ cùng giây phút ấy trở đi, các quyền lợi trong tư cách một con người của nó phải được thừa nhận; trong các quyền lợi ấy, trước nhất phải là quyền được sống, một quyền bất khả xâm phạm của mọi hũu thể nhân bản vô tội”.
Nói về các kỹ thuật trợ giúp việc thai nghén, tài liệu trên minh định rằng: chúng không bị bác bỏ chỉ vì chúng nhân tạo. Việc sử dụng y khoa và khoa học không bị bác bỏ, nhưng điều chính yếu là phải lượng giá chúng theo phẩm giá của con người nhân bản. Bộ Giáo Lý Đức Tin nhận định rằng: thủ tục IVF thường liên hệ tới việc hủy diệt các phôi thai. Mặt khác, việc sinh sản đã bị tách biệt hóa khỏi hành vi phu thê của vợ chồng. Tài liệu nhìn nhận rằng: “Giáo Hội thừa nhận tính hợp pháp trong ý muốn có con và hiểu được nỗi khổ tâm của những cặp vợ chồng đang lao đao vì vấn đề hiếm muộn”. Tuy nhiên “Ý muốn có con không biện minh được việc ‘sản xuất’ ra hậu duệ, cũng như ý muốn không có con không biện minh được việc bỏ đi hay hủy hoại một đứa con khi nó đã được thụ thai”.
Trong tình thế khủng hoảng kinh tế hiện nay, chủ nghĩa tiêu thụ ngày càng bị bác bỏ nhưng khi nói tới sự sống con người, xem ra quá nhiều khi người tiêu thụ lại đang làm vua, đang tác oai tác quái tới nhân phẩm con người.
Theo cha John Flynn, LC, Zenit 22 tháng 2
Tin tức gần đây về việc Nadya Suleman sinh tám đứa con một lúc khiến người ta lo âu đối với vấn đề thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tờ Hoa Thịnh Đốn Bưu Báo (Washington Post) ngày 4 tháng Hai vừa qua tường thuật rằng: ngày 26 tháng 1, Suleman, một người đàn bà độc thân, thất nghiệp, và có 6 con, đã sinh thêm 6 con trai và 2 con gái. Tờ báo này cho hay: tin tức trên gây nên nhiều lo ngại rộng lớn đối với tình trạng thiếu qui định đối với các bệnh xá thụ tinh trong ống nghiệm. David C. Magnus, giám đốc Trung Tâm Đạo Đức Sinh Y của Đại Học Stanford (Standford Center for Biomedical Ethics) cho tờ Hoa Thịnh Đốn Bưu Báo hay: Ở Mỹ, hiện đang có một thị trường gần như không bị luật lệ chi phối ngoại trừ luật đòi bồi thường thiệt hại.
Tờ Nữu Ước Thời Báo (New York Time) ngày 12 tháng Hai vừa qua tường thuật rằng gần 1/3 các vụ sinh nở nhờ thụ tinh trong ống nghiệm đã mang lại kết quả sinh đôi hay hơn thế. Thực thế, ngược với nhiều quốc gia khác, ở Mỹ hiện không có hạn chế chi về việc các bệnh xá thụ tinh trong ống nghiệm được phép cấy bao nhiêu phôi thai vào tử cung người đàn bà. Tờ báo này trưng dẫn các dữ kiện của các Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật để cho thấy rằng trong năm 1996, có tất cả 64,681 vụ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện tại 330 bệnh xá. Theo các tin tức hiện có, con số các vụ thụ tinh nhân tạo này đã gia tăng tới 134,260 tại 483 bệnh xá loại này trên toàn quốc Hoa Kỳ. Tóm lại, tại Hoa Kỳ, mỗi năm có chừng hơn 50,000 trẻ em được hạ sinh nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Scott B. Rae, chuyên viên tại Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học và Nhân Phẩm, trong một nhận định đăng ngày 13 tháng Hai trên Trang Mạng của Trung Tâm này nhận định rằng: Vụ sinh tám nói trên là một điển hình của việc sử dụng kỹ thuật sinh sản một cách vô trách nhiệm. Ông cho rằng: những vụ như thế gây nên nhiều đe doạ đối với sức khỏe của người mẹ và mấy đứa con.
Các nguy cơ có tính di truyền
Các vụ sinh nhiều con một lúc không phải là vấn đề duy nhất có liên hệ tới việc thụ tinh trong ống nghiệm. Chẳng bao lâu sau bản tin về vụ sinh tám trên đây, ngày 17 tháng Hai, tờ Nữu Ước Thời Báo có đăng một bài báo khá dài nói về các nguy cơ có tính di truyền liên quan tới việc sử dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Các nhà nghiên cứu ngày càng quan tâm tới các biến đổi có thể xẩy ra nơi phôi thai, vốn phải phát triển bên ngoài tử cung cả mấy ngày trước khi được cấy. Một số cuộc nghiên cứu đã cho thấy do thụ tinh nhân tạo, đã có sự phát triển gien cách bất thường cũng như việc gia tăng các khuyết điểm di truyền. Bài báo trên trưng dẫn một nghiên cứu đã được Trung Tâm Kiểm Sóat và Ngăn Ngừa Bệnh Tật công bố hồi tháng Mười Một năm ngoái. Cuộc nghiên cứu này cho thấy có sự gia tăng một số bệnh nơi các trẻ sơ sinh do thụ tinh trong ống nghiệm.
Tờ Nữu Ước Thời Báo còn thêm rằng các khám phá trên mới chỉ có tính sơ khởi; tuy nhiên, nó cho người ta thấy nhiều lo âu nơi các chuyên viên trong lãnh vực này. Richard M. Schultz, phụ tá khoa trưởng các khoa học tự nhiên của Đại Học Pensylvania, cho tờ báo này hay: Trong cộng đồng lâm sàng, càng ngày càng có nhiều nhất trí hơn đối với các nguy cơ của IVF. Tờ nhật báo Người Úc (the Australian) ngày 21 tháng Mười năm ngoái cho hay: các cuộc nghiên cứu khác cũng cho thấy nhiều lo âu đối với các hậu quả của IVF. Các trẻ em sinh ra do IVF thường dễ có tính gây hấn và gặp nhiều vấn đề về tác phong lúc thiếu niên. Một cuộc nghiên cứu do các chuyên gia của Đại Học Cambridge thực hiện và được trình bày tại một hội nghị về sinh sản tại Brisbane, Úc Châu, so sánh 26 trẻ em sinh ra do IVF với 38 trẻ em được nhận làm con nuôi và 63 trẻ em được thụ thai theo lối tự nhiên. Người ta ghi nhận được một dị biệt nho nhỏ về tác phong nơi các trẻ em được thụ tinh theo lối IVF. Ngày hôm sau, tờ Người Úc lại cho đăng một bài khác về vấn đề này, cho thấy các bà mẹ của các trẻ được thụ tinh theo lối IVF gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đương đầu với các đòi hỏi của chức phận làm mẹ.
Một cuộc nghiên cứu được Hội Đồng Nghiên Cứu Úc (Australian Research Council) bảo trợ cho hay rằng: phụ nữ mang thai theo kiểu IVF thường gặp phải nhiều vấn đề rắc rối sau khi sinh hơn là các phụ nữ khác. Tại Anh, một bài báo của tờ Telegraph ngày 30 tháng Sáu nói rằng các trẻ em IVF thường sinh thiếu tháng và nhẹ ký hơn các trẻ em khác. Một nhóm nghiên cứu do Liv Bente Romundstad, thuộc phân khoa Khoa Học và Kỹ Thuật của Đại Học Na Uy tại Trondheim dẫn đầu, đã khảo sát 2,500 phụ nữ thụ thai theo lối tự nhiên và theo lối IVF và so sánh kết quả ấy với hơn một triệu vụ thụ thai theo lối tự nhiên khác. Kết quả cho thấy tỷ lệ tử vong trước hoặc sau khi sinh nơi các trẻ sinh theo lối IVF là 31%. Tính trung bình, chúng sinh sớm hơn hai ngày và 26% các trẻ này có thân hình nhỏ hơn so với tuổi.
Không giới hạn
Một lãnh vực đáng lo ngại khác là việc các trẻ sơ sinh thụ thai theo lối IVF đã bị sử dụng ra sao như một đối tượng để thoả mãn yêu sách của cha mẹ chúng. Tường trình ngày 30 tháng Mười Hai vừa qua của nhật báo Telegraph, có trụ sở tại Luân Đôn, cho hay: một phụ nữ Ấn Độ 70 tuổi sau khi sinh một bé gái vào hồi tháng Mười Một, đã tuyên bố là “cụ” có dự tính sẽ sinh thêm đứa con thứ hai. Cụ Rajo Devi, 70 tuổi, hình như muốn có thêm một mụn con trai. Cụ Rajo và chồng cụ là Bala Ram tới Bệnh Xá Sinh Nở Quốc Gia tại Hisar để chữa trị bệnh hiếm con sau khi nghe tin một phụ nữ 60 tuổi vừa hạ sinh hai đứa con sinh đôi. Trứng do một phụ nữ khác hiến tặng đã được thụ tinh bằng tinh trùng của cụ Bala và được cấy vào cụ Rajo.
Một chiều hướng đáng lo ngại nữa là phương cách trẻ em bị dính vào các cơ cấu gia đình quá rắc rối. Ở Gia Nã Đại chẳng hạn, Tờ Quốc Gia Bưu Báo (National Post) ngày 29 tháng 1 vừa qua cho hay: tòa án đã phán quyết về một tranh cãi liên quan tới một cặp nữ-nữ đồng tính (lesbian) và một người đàn ông đồng tính, là người hiến tặng tinh trùng cho cặp ấy. Theo bài báo này, tòa phán quyết rằng khế ước hiến tặng giữa người đàn ông và cặp đồng tính kia có tính trói buộc (enforceable), và như thế là mở đường cho khả thể đứa trẻ có thể có nhiều cha mẹ khi người hiến tặng có can dự vào. Cặp đồng tính này và người đàn ông quả có ký một khế ước trước khi đứa trẻ sinh ra. Khế ước này cho người đàn ông một số quyền trong tư cách có thể nói là cùng làm cha mẹ (co-parent). Các tranh cãi xẩy ra sau đó giữa cặp đồng tính và người đàn ông xoay quanh vấn đề ông ta bị hạn chế không được đến thăm đứa con của mình. Tòa đã bãi bỏ các hạn chế này.
Thế rồi Hãng Thông Tấn Associate Press ngày 11 tháng Mười Một vừa qua đưa tin về việc một phụ nữ 56 tuổi hạ sinh 3 đứa cháu gái sinh ba. Jaci Dalenberg, ở Ohio, thỏa thuận làm mẹ thay thế (surrogate mother) cho con gái mình là Kim Coseno, và người chồng của cô ta tên là Joe. Coseno đã có hai con với người chồng trước nhưng sau đó không còn khả năng sinh sản nữa vì đã cắt bỏ dạ con. Cô ta vẫn có khả năng sinh sản trứng. Các trứng này được thụ tinh bằng tinh trùng của người chồng mới rồi cấy vào dạ con của mẹ mình. Đứa con gái được hạ sinh ngày 11 tháng Mười năm rồi, thiếu hơn hai tháng.
Phẩm giá con người
Giáo huấn do Bộ Giáo Lý Đức Tin công bố ngày 8 tháng Mười Hai vừa qua dạy rằng: “Phẩm giá con người phải được thừa nhận nơi mọi hữu thể nhân bản từ lúc tượng thai đến lúc chết đi cách tự nhiên”. Tài liệu này đề cập tới nhiều vấn đề thuộc đạo đức sinh học liên quan tới sự sống con người. Ở số 4, tài liệu này viết rằng: “Hữu thể nhân bản phải được tôn trọng và đối xử như một con người, một bản vị, từ lúc mới tượng thai; và do đó, từ cùng giây phút ấy trở đi, các quyền lợi trong tư cách một con người của nó phải được thừa nhận; trong các quyền lợi ấy, trước nhất phải là quyền được sống, một quyền bất khả xâm phạm của mọi hũu thể nhân bản vô tội”.
Nói về các kỹ thuật trợ giúp việc thai nghén, tài liệu trên minh định rằng: chúng không bị bác bỏ chỉ vì chúng nhân tạo. Việc sử dụng y khoa và khoa học không bị bác bỏ, nhưng điều chính yếu là phải lượng giá chúng theo phẩm giá của con người nhân bản. Bộ Giáo Lý Đức Tin nhận định rằng: thủ tục IVF thường liên hệ tới việc hủy diệt các phôi thai. Mặt khác, việc sinh sản đã bị tách biệt hóa khỏi hành vi phu thê của vợ chồng. Tài liệu nhìn nhận rằng: “Giáo Hội thừa nhận tính hợp pháp trong ý muốn có con và hiểu được nỗi khổ tâm của những cặp vợ chồng đang lao đao vì vấn đề hiếm muộn”. Tuy nhiên “Ý muốn có con không biện minh được việc ‘sản xuất’ ra hậu duệ, cũng như ý muốn không có con không biện minh được việc bỏ đi hay hủy hoại một đứa con khi nó đã được thụ thai”.
Trong tình thế khủng hoảng kinh tế hiện nay, chủ nghĩa tiêu thụ ngày càng bị bác bỏ nhưng khi nói tới sự sống con người, xem ra quá nhiều khi người tiêu thụ lại đang làm vua, đang tác oai tác quái tới nhân phẩm con người.
Theo cha John Flynn, LC, Zenit 22 tháng 2
Giới truyền thông bị lưu ý là đã gán ép cho Tòa Thánh những lời lẽ của họ
Bùi Hữu Thư
15:05 23/02/2009
Giới truyền thông bị lưu ý là đã gán ép cho Tòa Thánh những lời lẽ của họ
VATICAN ngày 22 tháng 2, 2009 (Zenit.org).- Phát ngôn viên Tòa Thánh yêu cầu giới truyền thông tránh gán cho Tòa Thánh những quan điểm chưa được chấp nhận và công bố.
Một lá thư của Linh Mục Federico Lombardi, giám đốc văn phòng truyền thông Tòa Thánh được ấn hành ngày Thứ Bẩy vừa qua viết rằng "giới truyền thông đã nhiều lần gán cho “Vatican” – họ muốn nói là Tòa Thánh – những nhận xét và quan điểm không thể tự động coi là của Vatican."
Cha giải thích: "Thực vậy, Tòa Thánh, khi có ý định bầy tỏ quan điểm một cách có quyền hạn sẽ sử dụng những phương tiện và cách thức thích nghi – thông cáo, văn thư, hay lời tuyên bố. Tất cả mọi sự loan truyền khác không có cùng một giá trị."
Cha Lombardi kết luận: "Ngay gần đây, đã có những sự gán ép đáng tiếc.
"Tòa Thánh, qua các cơ quan đại biểu, tôn trọng chính phủ dân sự, mà quyền hành theo pháp lý có quyền hạn và bổn phận cung ứng cho ích lợi chung của mọi người."
Đọc Kinh Thánh không được để rơi vào chủ nghĩa chủ quan hay tùy tiện
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:29 23/02/2009
Rôma (CNA) –Tổng thư ký Thượng Hội đồng Giám Mục, Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic mới đây cho hay rằng việc đọc Lời Chúa nên được thực hiện mà không được để rơi vào "chủ nghĩa chủ quan, tùy tiện hoặc chủ nghĩa cực đoan".
Đức Giám Mục đưa ra bình luận của ngài khi giới thiệu quyển sách "Lời trong lời: Từ Duy Kinh Thánh đến Duy Hiện Thực của Đức Tin" của Giám Mục Leuzzi Lorenzo. Cuốn sách phản ánh suy tư về những bài giảng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong suốt Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa diễn ra tại Vatican hồi tháng Muời năm ngoái.
Sau khi lưu ý rằng "những gặp gỡ riêng tư của tín hữu với Lời Chúa phải xảy ra trong phạm vi cộng đoàn Giáo Hội", Đức Tổng Giám Mục nhắc lại rằng Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đề cập đến "sự cần thiết của khoa chú giải Kinh Thánh Công Giáo vốn đưa ra giải thích chiều kích nhân bản và thiêng liêng của lời được mạc khải"
Ngài cho hay thêm rằng những suy tư của Đức Thánh Cha soi dẫn công việc của các nghị phụ, "những người đang tìm kiếm một luận điểm xác thực về vấn đề này, đưa vào tất cả những điều tốt từ chú giải hiện đại, nhưng lồng vào đó Truyền thống của Giáo Hội."
Đối với Đức Cha, vấn đề cốt yếu đối với sự sống và sứ mạng của Giáo Hội "không chỉ được thực hiện nơi các chuyên gia, các nhà chú giải và các nhà thần học, mà còn ở nơi tất cả các Kitô hữu, những người cần phải có một kiến thức đúng đắn về Lời Chúa".
Ngài đi đến kết luận: "Chẳng hạn như, trong việc thực hành lectio divina (ngẫm đọc Lời Chúa), cấp độ đầu tiên đòi hỏi phải đọc (lectio) và sau đó áp dụng các phương pháp phê bình lịch sử, cũng trong một phạm vi tối thiểu, vốn tuyệt đối cần thiết để không rơi vào "chủ nghĩa chủ quan, tùy tiện hoặc chủ nghĩa cực đoan".
Đức Giám Mục đưa ra bình luận của ngài khi giới thiệu quyển sách "Lời trong lời: Từ Duy Kinh Thánh đến Duy Hiện Thực của Đức Tin" của Giám Mục Leuzzi Lorenzo. Cuốn sách phản ánh suy tư về những bài giảng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong suốt Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa diễn ra tại Vatican hồi tháng Muời năm ngoái.
Sau khi lưu ý rằng "những gặp gỡ riêng tư của tín hữu với Lời Chúa phải xảy ra trong phạm vi cộng đoàn Giáo Hội", Đức Tổng Giám Mục nhắc lại rằng Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đề cập đến "sự cần thiết của khoa chú giải Kinh Thánh Công Giáo vốn đưa ra giải thích chiều kích nhân bản và thiêng liêng của lời được mạc khải"
Ngài cho hay thêm rằng những suy tư của Đức Thánh Cha soi dẫn công việc của các nghị phụ, "những người đang tìm kiếm một luận điểm xác thực về vấn đề này, đưa vào tất cả những điều tốt từ chú giải hiện đại, nhưng lồng vào đó Truyền thống của Giáo Hội."
Đối với Đức Cha, vấn đề cốt yếu đối với sự sống và sứ mạng của Giáo Hội "không chỉ được thực hiện nơi các chuyên gia, các nhà chú giải và các nhà thần học, mà còn ở nơi tất cả các Kitô hữu, những người cần phải có một kiến thức đúng đắn về Lời Chúa".
Ngài đi đến kết luận: "Chẳng hạn như, trong việc thực hành lectio divina (ngẫm đọc Lời Chúa), cấp độ đầu tiên đòi hỏi phải đọc (lectio) và sau đó áp dụng các phương pháp phê bình lịch sử, cũng trong một phạm vi tối thiểu, vốn tuyệt đối cần thiết để không rơi vào "chủ nghĩa chủ quan, tùy tiện hoặc chủ nghĩa cực đoan".
Lại một vụ báng bổ Chúa Giêsu và Đức Mẹ trên truyền hình Israel
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:31 23/02/2009
Giêrusalem (AsiaNews, ZENIT) - Thủ tướng Israel, Ehud Olmert, đã rất lấy làm tiếc về những bình luận báng bổ của một người dẫn chương trình truyền hình vốn xúc phạm đến các Kitô hữu Israel và gây ra phản đối của Hội đồng Giám Mục Công Giáo của Thánh Địa, và tuyên bố tương tự của Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh.
Phát biểu tại cuộc họp hàng tuần, hôm Chúa Nhật 22 tháng Hai, vị đứng đầu chính phủ Israel cho rằng người có lương tri phải tránh đưa ra xúc phạm như thế đối với những công dân đồng bào Kitô hữu và những tín hữu đồng đạo của họ trên khắp thế giới, mà không hồ nghi về quyền tự do ngôn luận. Ông cho hay: "Mối quan hệ với Vatican và Kitô giáo trên thế giới là rất tốt" và "không nên làm cho tổn hại bằng cách này".
Hôm 20/02/2009, Hội đồng Giám Mục Công Giáo ở Thánh Địa đã lên tiếng phê bình gay gắt "những tấn công ghê tởm" vào Chúa Giêsu Kitô và Đức Mẹ Maria trên một show truyền hình ở Israel. Theo họ vụ việc là dấu hiệu của sự gia tăng tính bất khoan dung và lòng căm thù đối với các đức tin khác mà minh họa rõ nhất là vụ việc những cuốn Tân Ước bị đốt công khai ở sân một Hội đường Do Thái ở Or Yehuda.
Trong một show truyền hình hồi đầu tuần trước, diễn viên hài người Israel Yair Shlein cho rằng vì các Kitô hữu "phủ nhận Holocaust (nạn Diệt Chủng), thì tôi muốn phủ nhận Kitô giáo" để "dạy một bài học".
Trong show diễn một người dẫn chưong trình đã đưa ra một loạt châm biếm cho rằng chúa Giêsu qua đời ở tuổi 40 "vì ông béo phì", "không thể có chuyện đi trên mặt nước" ở Galilê và Đức Maria "đã có mang bởi một người bạn học".
Trong tuyên bố của mình, các giám mục cho hay trong nhiều năm qua, các Kitô hữu đã làm "rất nhiều để ngăn chặn một số biểu hiện bài Do Thái và giờ đây các Kitô hữu tại Israel đã tìm thấy chính mình làm vật hy sinh bằng một chân dung thấp hèn" hình thức của Christophobia (chính là một sự chối từ của lương tâm về di sản Kitô Giáo này, một nổi sợ hãi về các trách nhiệm luân lý chất chứa nơi đời sống Kitô hữu).
Các giám mục cũng đã cám ơn các cộng đoàn Kitô giáo nơi Thánh Địa cũng như các cộng đồng Hồi giáo vì tình liên đới của họ và thúc giục giới chức trách Israel đưa ra "các biện pháp thích hợp để chống lại những xúc phạm không thể chấp nhận được như thế và những kẻ gây ra nó".
Liên quan đến vấn đề này, trong một thông cáo báo chí của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh hôm thứ Sáu cũng cho hay rằng các nhà lãnh đạo Công Giáo ở Thánh Địa đã "công khai bày tỏ sự thất vọng và phản đối của các Kitô hữu liên quan đến việc truyền bá trênh kênh truyền hình tư nhân Kênh 10, trong đó Chúa Giêsu và Đức Nữ Đồng Trinh Vinh Phúc bị nhạo báng với những ngôn từ và hình ảnh báng bổ".
Thông cáo cho hay thêm "các viên chức chính phủ, những người đã ngay lập tức được khâm sứ Tòa Thánh liên lạc, đã nhanh chóng bảo đảm sự can thiệp của họ với mục đích ngăn chặn các tuyên truyền này và có được xin lỗi công khai từ đài truyền hình".
Tòa Thánh đảm bảo tình liên đới của mình với các Kitô hữu Thánh Địa, khẳng định rằng "hành động thô tục và xúc phạm của sự bất khoan dung nhắm đến tình cảm tôn giáo của các tín hữu trong Chúa Kitô phải bị phàn nàn". Tuyên bố cũng lưu ý đến "sự xúc phạm trầm trọng chống lại trẻ em của Israel, mà Chúa Giêsu và Đức Maria Nazareth ở đó".
Phát biểu tại cuộc họp hàng tuần, hôm Chúa Nhật 22 tháng Hai, vị đứng đầu chính phủ Israel cho rằng người có lương tri phải tránh đưa ra xúc phạm như thế đối với những công dân đồng bào Kitô hữu và những tín hữu đồng đạo của họ trên khắp thế giới, mà không hồ nghi về quyền tự do ngôn luận. Ông cho hay: "Mối quan hệ với Vatican và Kitô giáo trên thế giới là rất tốt" và "không nên làm cho tổn hại bằng cách này".
Hôm 20/02/2009, Hội đồng Giám Mục Công Giáo ở Thánh Địa đã lên tiếng phê bình gay gắt "những tấn công ghê tởm" vào Chúa Giêsu Kitô và Đức Mẹ Maria trên một show truyền hình ở Israel. Theo họ vụ việc là dấu hiệu của sự gia tăng tính bất khoan dung và lòng căm thù đối với các đức tin khác mà minh họa rõ nhất là vụ việc những cuốn Tân Ước bị đốt công khai ở sân một Hội đường Do Thái ở Or Yehuda.
Trong một show truyền hình hồi đầu tuần trước, diễn viên hài người Israel Yair Shlein cho rằng vì các Kitô hữu "phủ nhận Holocaust (nạn Diệt Chủng), thì tôi muốn phủ nhận Kitô giáo" để "dạy một bài học".
Trong show diễn một người dẫn chưong trình đã đưa ra một loạt châm biếm cho rằng chúa Giêsu qua đời ở tuổi 40 "vì ông béo phì", "không thể có chuyện đi trên mặt nước" ở Galilê và Đức Maria "đã có mang bởi một người bạn học".
Trong tuyên bố của mình, các giám mục cho hay trong nhiều năm qua, các Kitô hữu đã làm "rất nhiều để ngăn chặn một số biểu hiện bài Do Thái và giờ đây các Kitô hữu tại Israel đã tìm thấy chính mình làm vật hy sinh bằng một chân dung thấp hèn" hình thức của Christophobia (chính là một sự chối từ của lương tâm về di sản Kitô Giáo này, một nổi sợ hãi về các trách nhiệm luân lý chất chứa nơi đời sống Kitô hữu).
Các giám mục cũng đã cám ơn các cộng đoàn Kitô giáo nơi Thánh Địa cũng như các cộng đồng Hồi giáo vì tình liên đới của họ và thúc giục giới chức trách Israel đưa ra "các biện pháp thích hợp để chống lại những xúc phạm không thể chấp nhận được như thế và những kẻ gây ra nó".
Liên quan đến vấn đề này, trong một thông cáo báo chí của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh hôm thứ Sáu cũng cho hay rằng các nhà lãnh đạo Công Giáo ở Thánh Địa đã "công khai bày tỏ sự thất vọng và phản đối của các Kitô hữu liên quan đến việc truyền bá trênh kênh truyền hình tư nhân Kênh 10, trong đó Chúa Giêsu và Đức Nữ Đồng Trinh Vinh Phúc bị nhạo báng với những ngôn từ và hình ảnh báng bổ".
Thông cáo cho hay thêm "các viên chức chính phủ, những người đã ngay lập tức được khâm sứ Tòa Thánh liên lạc, đã nhanh chóng bảo đảm sự can thiệp của họ với mục đích ngăn chặn các tuyên truyền này và có được xin lỗi công khai từ đài truyền hình".
Tòa Thánh đảm bảo tình liên đới của mình với các Kitô hữu Thánh Địa, khẳng định rằng "hành động thô tục và xúc phạm của sự bất khoan dung nhắm đến tình cảm tôn giáo của các tín hữu trong Chúa Kitô phải bị phàn nàn". Tuyên bố cũng lưu ý đến "sự xúc phạm trầm trọng chống lại trẻ em của Israel, mà Chúa Giêsu và Đức Maria Nazareth ở đó".
Phim Slumdog Millionaire, đoạt 8 giải Oscar, đưa ra cái nhìn về về nạn bạo hành ở Ấn độ
Phụng Nghi
19:46 23/02/2009
Mumbai (AsiaNews) – Cả nước Ấn độ đang ăn mừng thành công áp đảo của phim Slumdog Millionaire tại cuộc lễ trao giải Viện Hàn lâm (Academy Award) đêm hôm qua. Ngoài cuốn phim này do đạo diễn Danny Boyle đoạt được 8 giải Oscar ra, phim Smile Pinki còn được giải Best Documentary Short Subject (Phim Tài liệu Ngắn Xuất sắc nhất) khi thuật lại câu chuyện một bé gái 6 tuổi ở ngôi làng Dabai trong vùng Uttar Pradesh đã trở thành một kẻ bị xã hội ruồng bỏ chỉ vì bị sứt môi.
Mặc dầu có được thành tích như thế, nhưng chỉ có ba người Ấn độ đã nhận được tưởng thưởng do chiến thắng của nhà đạo diễn Danny Boyle người nước Anh và nhà làm phim tài liệu người Mỹ tên Megan Mylan. Đó là nhà soạn nhạc A.R. Rahman, ca sĩ Sampooran Singh Gulzar and kỹ sư âm thanh Resul Pookutty.
Những nhà sản xuất phim Slumdog Millionaire cũng đã bị đeo đuổi từ lâu bởi những điều gây tranh cãi. Họ bị cáo buộc đã trả tiền quá thấp cho hai em bé đóng trong phim là Rubina Ali and Mohammed Azharuddin Ismail. Sau khi phim quay xong, hai em đã trở lại sống trong khu nhà ổ chuột như cũ.
Thế nhưng đối với người thường dân thì sự thành công tại Los Angeles đã trở thành lý do để mừng vui ngoài phố. Ngay cả trường học cũng đóng cửa để ăn mừng.
Điều đáng mừng cho cuốn phim, không phải là vì nền điện ảnh Ấn độ mỗi năm sản xuất hàng trăm cuốn phim, lôi cuốn trung bình 23 triệu người đến các rạp chiếu bóng mỗi ngày, nhưng đó là xứ sở và câu truyện xảy ra, đặt dưới ánh đèn chói lọi của Hollywood.
Câu chuyện về những đứa bé sống trong khu ổ chuột ở Mumbai, của thắng bé Jamal và Pinki theo Hồi giáo ở Dabai, chỉ là hai trong muôn vàn khuôn mặt của nước Ấn ngày nay, những khuôn mặt gần như bị quên lãng không ai để ý tới, cho đến khi cuộc chiến thắng của phim Slumdog Millionaire đem ánh đèn soi rọi vào chúng.
Trong không khí vui vẻ khắp nước lúc này, nhiều người hy vọng rằng sự thành công của Slumdog Millionaiire sẽ làm cho người ta chú ý đến các vấn đề và các sự việc cuốn phim này mô tả. Bởi vì cuốn phim của Danny Boyle đặc biệt nhấn mạnh đến những cuộc bạo hành của người Ấn chống lại Hồi giáo, làm sống lại ký ức về những cuộc tấn công chống Hồi giáo năm 1993 tại Mumbai của những người quốc gia quá khích Ấn độ.
Ram Puniyani, thành viên Ủy ban Cổ vũ tình Bằng hữu Cộng đồng (Committee for Communal Amity) cho thống tấn xã AsiaNews biết rằng “cuốn phim mô tả thực tại rất đúng. Ý niệm thông thường cho rằng những cuộc bạo loạn gây ra là do các khác biệt giữa Ấn giáo-Hồi giáo hoặc Ấn giáo-Kitô giáo, những đó là điều đặt không đúng chỗ. Trong hai thập niên vừa qua các vụ bạo hành đã nổ ra do một số chi phái của Rashtriya Swayamsevak Sangh (một tổ chức quốc gia quá khích Ấn độ) tìm cớ để mở đầu những cuộc tàn sát. Tại Gujarat, đó là việc xe lửa tại bị cháy (tháng 2 năm 2002), và tại Kandhama là vụ những người thân Mao ám sát ông Swami Laxamanand (ngày 23 tháng 8 năm 2008).
Punivan, tác giả cuốn “Chủ nghĩa Phát xít của Sangh Parivar” hy vọng rằng sự thành công của phim Slumdog Millionaire sẽ “khuyến khích các cơ quan quốc tế chú ý nhiều hơn đến vấn nạn này và rọi sáng vào vấn đề bạo lực” cũng như “làm áp lực trên nước Ấn phải bảo vệ các nhóm người thiểu số.”
Mặc dầu có được thành tích như thế, nhưng chỉ có ba người Ấn độ đã nhận được tưởng thưởng do chiến thắng của nhà đạo diễn Danny Boyle người nước Anh và nhà làm phim tài liệu người Mỹ tên Megan Mylan. Đó là nhà soạn nhạc A.R. Rahman, ca sĩ Sampooran Singh Gulzar and kỹ sư âm thanh Resul Pookutty.
Những nhà sản xuất phim Slumdog Millionaire cũng đã bị đeo đuổi từ lâu bởi những điều gây tranh cãi. Họ bị cáo buộc đã trả tiền quá thấp cho hai em bé đóng trong phim là Rubina Ali and Mohammed Azharuddin Ismail. Sau khi phim quay xong, hai em đã trở lại sống trong khu nhà ổ chuột như cũ.
Thế nhưng đối với người thường dân thì sự thành công tại Los Angeles đã trở thành lý do để mừng vui ngoài phố. Ngay cả trường học cũng đóng cửa để ăn mừng.
Điều đáng mừng cho cuốn phim, không phải là vì nền điện ảnh Ấn độ mỗi năm sản xuất hàng trăm cuốn phim, lôi cuốn trung bình 23 triệu người đến các rạp chiếu bóng mỗi ngày, nhưng đó là xứ sở và câu truyện xảy ra, đặt dưới ánh đèn chói lọi của Hollywood.
Diễn viên trong phim Slumdog Millionaire |
Câu chuyện về những đứa bé sống trong khu ổ chuột ở Mumbai, của thắng bé Jamal và Pinki theo Hồi giáo ở Dabai, chỉ là hai trong muôn vàn khuôn mặt của nước Ấn ngày nay, những khuôn mặt gần như bị quên lãng không ai để ý tới, cho đến khi cuộc chiến thắng của phim Slumdog Millionaire đem ánh đèn soi rọi vào chúng.
Trong không khí vui vẻ khắp nước lúc này, nhiều người hy vọng rằng sự thành công của Slumdog Millionaiire sẽ làm cho người ta chú ý đến các vấn đề và các sự việc cuốn phim này mô tả. Bởi vì cuốn phim của Danny Boyle đặc biệt nhấn mạnh đến những cuộc bạo hành của người Ấn chống lại Hồi giáo, làm sống lại ký ức về những cuộc tấn công chống Hồi giáo năm 1993 tại Mumbai của những người quốc gia quá khích Ấn độ.
Ram Puniyani, thành viên Ủy ban Cổ vũ tình Bằng hữu Cộng đồng (Committee for Communal Amity) cho thống tấn xã AsiaNews biết rằng “cuốn phim mô tả thực tại rất đúng. Ý niệm thông thường cho rằng những cuộc bạo loạn gây ra là do các khác biệt giữa Ấn giáo-Hồi giáo hoặc Ấn giáo-Kitô giáo, những đó là điều đặt không đúng chỗ. Trong hai thập niên vừa qua các vụ bạo hành đã nổ ra do một số chi phái của Rashtriya Swayamsevak Sangh (một tổ chức quốc gia quá khích Ấn độ) tìm cớ để mở đầu những cuộc tàn sát. Tại Gujarat, đó là việc xe lửa tại bị cháy (tháng 2 năm 2002), và tại Kandhama là vụ những người thân Mao ám sát ông Swami Laxamanand (ngày 23 tháng 8 năm 2008).
Punivan, tác giả cuốn “Chủ nghĩa Phát xít của Sangh Parivar” hy vọng rằng sự thành công của phim Slumdog Millionaire sẽ “khuyến khích các cơ quan quốc tế chú ý nhiều hơn đến vấn nạn này và rọi sáng vào vấn đề bạo lực” cũng như “làm áp lực trên nước Ấn phải bảo vệ các nhóm người thiểu số.”
Top Stories
Décès du cardinal Paul-Joseph Pham Dinh Tung, grand témoin de l'histoire tourmentée de la communauté catholique du Vietnam du Nord
Eglises d'Asie
13:36 23/02/2009
Un faire-part de l’archevêché de Hanoi, diffusé sur Internet le jour même, a annoncé le décès, dans sa 90e année, du cardinal Paul-Joseph Pham Dinh Phung. L’ancien archevêque de la capitale s’est éteint dans la matinée du 22 février 2009, à 10 h10. Dans l'après-midi, à 17 heures, toutes les cloches des églises de la capitale ont sonné le tocsin. Les funérailles auront lieu à la cathédrale de Hanoi, le jeudi 26 février, à 9 heures.
« Sa vie est représentative de notre histoire », titrait l'an dernier une revue vietnamienne (1). Comme les prêtres et laïcs catholiques du Vietnam du Nord de sa génération, il a vécu la longue passion et la résurrection progressive de la communauté catholique dans la deuxième moitié du XXe siècle. Il était originaire de la paroisse de Quang Nao dans le diocèse de Phat Diêm, province de Ninh Binh. C'est là qu'il était né le 20 mai 1919 d'une famille chrétienne depuis plusieurs générations. Après de premières études à l'école de son village, il est remarqué par un prêtre vietnamien qui le conduit à Hanoi pour y poursuivre sa formation. En 1931, il est au petit séminaire de Hoang Nguyên, Hà Tây. Il rentre en 1940 au grand séminaire Saint Sulpice de Hanoi. Il y poursuit ses études de philosophie et de théologie, entrecoupées d’un stage pastoral dans une paroisse du diocèse.
En 1945, lorsqu' éclatent, au mois d'août, la révolution et les troubles qui s'ensuivent, il n'a pas encore terminé sa formation. Bientôt le grand séminaire est obligé de fermer ses portes. Paul Pham Dinh Phung est alors livré à lui-même jusqu'en 1948, date à laquelle l'ordre social est rétabli. Il réintègre alors le grand séminaire installé dans les lieux où il est aujourd'hui au 40 de la rue Nha Chung. Il y termine ses études. Comme ses confrères, il va chaque jour suivre des cours de théologie au scolasticat des rédemptoristes à Thai Hà, dans la paroisse aujourd'hui connue du monde entier. En 1949, il est ordonné prêtre en la cathédrale de Hanoi et nommé à l'orphelinat de Sainte-Thérèse dirigé alors par le P. Paul Seitz, futur évêque de Kontum. En 1950, il assure les fonctions de vicaire à la paroisse de Hàm Long à Hanoi. Il y fonde le foyer de Bach Mai destiné à accueillir les migrants qui fuient la guerre sévissant aux alentours et viennent se réfugier à la capitale.
Un nouveau bouleversement historique se produit au Vietnam, en 1954 avec la division du pays en deux parties, séparées par le 17e parallèle. Le gouvernement communiste s'apprête à s'installer à Hanoi et un grand exode vide les diocèses du Nord d'une partie de leurs prêtres et de leurs fidèles. Le P.Paul Pham Dinh Tung reste à Hanoi. En 1955, il prend la direction du petit séminaire Saint-Jean qui accueille encore, malgré l'époque, quelque 200 séminaristes provenant de tous les diocèses du Nord. En 1960, il défend l'indépendance et l'autonomie de l'institution qu'il dirige et refuse d'accueillir les instructeurs envoyés par le gouvernement pour dispenser aux séminaristes un enseignement politique orienté. Il est alors obligé de mettre un terme à l'existence de cette maison de formation.
En 1963, le Saint-Siège le nomme évêque de Bac Ninh. Il est consacré à Hanoi le 15 août 1963. Le nouvel évêque a pris comme devise « Je crois à l'amour de Dieu ». Un immense travail l'attend dans son diocèse ravagé par la guerre, démuni de tout et souffrant des contrôles incessants et des persécutions des autorités locales. Mgr Tung prend un certain nombre d'initiatives pastorales originales destinées à préserver la foi, àencourager les chrétiens, à sauvegarder et à édifier l'Eglise. Dans la discrétion et le secret, il forme et ensuite ordonne prêtres, un certain nombre de jeunes gens qu'il estime capables. Il fonde même une congrégation religieuse féminine. En 1990, le siège de l'archidiocèse de Hanoi est vacant et il en est nommé administrateur apostolique. Il sera nommé archevêque en titre quatre ans plus tard, le 13 avril 1994. Le 26 novembre de la même année, le Souverain pontife le fait accéder à la dignité de cardinal, comme deux de ses prédécesseurs.
En plus de ses charges d'archevêque de Hanoi, il assume aussi diverses fonctions au service de son diocèse et de l'Eglise du Vietnam: directeur du grand séminaire (1990-2003), administrateur apostolique du diocèse frontalier de Lang Son (1998-1999), président de la Conférence épiscopale du Vietnam (1995-2001). Il s'est particulièrement investi dans sa tâche de directeur du séminaire, dialoguant avec les autorités pour que l'Eglise puisse garder son indépendance et son autonomie dans le recrutement des candidats au sacerdoce, pour que les prêtres ordonnés clandestinement puissent exercer ouvertement leur ministère. Il a beaucoup œuvré pour faire exister et intensifier les relations entre le gouvernement vietnamien et le Saint-Siège, en vue du bien de l'Eglise qu'il défendait avec ferveur. C'est lui qui, le premier, a fait lire dans les églises de la capitale une protestation contre l'accaparement par l'Etat de l'ancienne Délégation apostolique (2).
Il avait déjà 84 ans en 2003 lorsque le Saint-Siège a accepté sa démission et nommé son successeur, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt. En mars 2006, il tomba gravement malade. Pendant ses dernières années, il a continué de recevoir de nombreux visiteurs et de se préoccuper des problèmes de l'Eglise et de la société vietnamienne.
Le cardinal Pham Dinh Phung qui aura été un des témoins les plus illustres de l'histoire et de la persévérance de la communauté catholique au Nord Vietnam dans des temps tourmentés, était un homme simple cultivant les vertus fondamentales du christianisme. Après 1975, à un prêtre vietnamien vivant à l'étranger qui lui demandait ce que les catholiques vietnamiens de la diaspora pouvaient faire pour aider le Vietnam, il avait répondu simplement: « Soyez de bons chrétiens ! ».
(1) La plupart des informations de cet article proviennent de l’agence VietCatholic News, 24 Janvier 2008.
(2) Le cardinal Paul-Joseph Pham Dingh Tung était également membre honoraire de la Société des Missions Etrangères de Paris (MEP).
(Source: Eglises d'Asie, 23 février 2009)
« Sa vie est représentative de notre histoire », titrait l'an dernier une revue vietnamienne (1). Comme les prêtres et laïcs catholiques du Vietnam du Nord de sa génération, il a vécu la longue passion et la résurrection progressive de la communauté catholique dans la deuxième moitié du XXe siècle. Il était originaire de la paroisse de Quang Nao dans le diocèse de Phat Diêm, province de Ninh Binh. C'est là qu'il était né le 20 mai 1919 d'une famille chrétienne depuis plusieurs générations. Après de premières études à l'école de son village, il est remarqué par un prêtre vietnamien qui le conduit à Hanoi pour y poursuivre sa formation. En 1931, il est au petit séminaire de Hoang Nguyên, Hà Tây. Il rentre en 1940 au grand séminaire Saint Sulpice de Hanoi. Il y poursuit ses études de philosophie et de théologie, entrecoupées d’un stage pastoral dans une paroisse du diocèse.
En 1945, lorsqu' éclatent, au mois d'août, la révolution et les troubles qui s'ensuivent, il n'a pas encore terminé sa formation. Bientôt le grand séminaire est obligé de fermer ses portes. Paul Pham Dinh Phung est alors livré à lui-même jusqu'en 1948, date à laquelle l'ordre social est rétabli. Il réintègre alors le grand séminaire installé dans les lieux où il est aujourd'hui au 40 de la rue Nha Chung. Il y termine ses études. Comme ses confrères, il va chaque jour suivre des cours de théologie au scolasticat des rédemptoristes à Thai Hà, dans la paroisse aujourd'hui connue du monde entier. En 1949, il est ordonné prêtre en la cathédrale de Hanoi et nommé à l'orphelinat de Sainte-Thérèse dirigé alors par le P. Paul Seitz, futur évêque de Kontum. En 1950, il assure les fonctions de vicaire à la paroisse de Hàm Long à Hanoi. Il y fonde le foyer de Bach Mai destiné à accueillir les migrants qui fuient la guerre sévissant aux alentours et viennent se réfugier à la capitale.
Un nouveau bouleversement historique se produit au Vietnam, en 1954 avec la division du pays en deux parties, séparées par le 17e parallèle. Le gouvernement communiste s'apprête à s'installer à Hanoi et un grand exode vide les diocèses du Nord d'une partie de leurs prêtres et de leurs fidèles. Le P.Paul Pham Dinh Tung reste à Hanoi. En 1955, il prend la direction du petit séminaire Saint-Jean qui accueille encore, malgré l'époque, quelque 200 séminaristes provenant de tous les diocèses du Nord. En 1960, il défend l'indépendance et l'autonomie de l'institution qu'il dirige et refuse d'accueillir les instructeurs envoyés par le gouvernement pour dispenser aux séminaristes un enseignement politique orienté. Il est alors obligé de mettre un terme à l'existence de cette maison de formation.
En 1963, le Saint-Siège le nomme évêque de Bac Ninh. Il est consacré à Hanoi le 15 août 1963. Le nouvel évêque a pris comme devise « Je crois à l'amour de Dieu ». Un immense travail l'attend dans son diocèse ravagé par la guerre, démuni de tout et souffrant des contrôles incessants et des persécutions des autorités locales. Mgr Tung prend un certain nombre d'initiatives pastorales originales destinées à préserver la foi, àencourager les chrétiens, à sauvegarder et à édifier l'Eglise. Dans la discrétion et le secret, il forme et ensuite ordonne prêtres, un certain nombre de jeunes gens qu'il estime capables. Il fonde même une congrégation religieuse féminine. En 1990, le siège de l'archidiocèse de Hanoi est vacant et il en est nommé administrateur apostolique. Il sera nommé archevêque en titre quatre ans plus tard, le 13 avril 1994. Le 26 novembre de la même année, le Souverain pontife le fait accéder à la dignité de cardinal, comme deux de ses prédécesseurs.
En plus de ses charges d'archevêque de Hanoi, il assume aussi diverses fonctions au service de son diocèse et de l'Eglise du Vietnam: directeur du grand séminaire (1990-2003), administrateur apostolique du diocèse frontalier de Lang Son (1998-1999), président de la Conférence épiscopale du Vietnam (1995-2001). Il s'est particulièrement investi dans sa tâche de directeur du séminaire, dialoguant avec les autorités pour que l'Eglise puisse garder son indépendance et son autonomie dans le recrutement des candidats au sacerdoce, pour que les prêtres ordonnés clandestinement puissent exercer ouvertement leur ministère. Il a beaucoup œuvré pour faire exister et intensifier les relations entre le gouvernement vietnamien et le Saint-Siège, en vue du bien de l'Eglise qu'il défendait avec ferveur. C'est lui qui, le premier, a fait lire dans les églises de la capitale une protestation contre l'accaparement par l'Etat de l'ancienne Délégation apostolique (2).
Il avait déjà 84 ans en 2003 lorsque le Saint-Siège a accepté sa démission et nommé son successeur, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt. En mars 2006, il tomba gravement malade. Pendant ses dernières années, il a continué de recevoir de nombreux visiteurs et de se préoccuper des problèmes de l'Eglise et de la société vietnamienne.
Le cardinal Pham Dinh Phung qui aura été un des témoins les plus illustres de l'histoire et de la persévérance de la communauté catholique au Nord Vietnam dans des temps tourmentés, était un homme simple cultivant les vertus fondamentales du christianisme. Après 1975, à un prêtre vietnamien vivant à l'étranger qui lui demandait ce que les catholiques vietnamiens de la diaspora pouvaient faire pour aider le Vietnam, il avait répondu simplement: « Soyez de bons chrétiens ! ».
(1) La plupart des informations de cet article proviennent de l’agence VietCatholic News, 24 Janvier 2008.
(2) Le cardinal Paul-Joseph Pham Dingh Tung était également membre honoraire de la Société des Missions Etrangères de Paris (MEP).
(Source: Eglises d'Asie, 23 février 2009)
Un prêtre de Quy Nhon, le P. Vincent Nguyên Van Ban est nommé évêque du diocèse de Ban Mê Thuôt
Eglises d'Asie
20:27 23/02/2009
Un prêtre de Quy Nhon, le P. Vincent Nguyên Van Ban est nommé évêque du diocèse de Ban Mê Thuôt
Dans la matinée du 21 février 2009, le Bureau de presse du Saint-Siège a annoncé la nomination épiscopale par le pape Benoît XVI d’un prêtre du diocèse de Quy Nhon, le P. Vincent Nguyên Van Ban, jusqu’ici professeur d’Ecriture sainte au grand séminaire de Nha Trang et chargé de la formation sacerdotale dans son diocèse. Il devient le nouvel évêque du diocèse de Ban Mê Thuôt, sur les Hauts plateaux du Vietnam du centre. Comme le rappelle l’évêque de Nha Trang, administrateur apostolique du diocèse pendant la vacance du siège, dans une lettre envoyée aux fidèles de Ban Mê Thuôt, le jour de la nomination, voilà près de trois ans que le diocèse attendait cette nomination, depuis la démission, le 17 mai 2006, de l’ancien évêque, Mgr Joseph Nguyên Tích Dúc.
L’évêque nommé est né le 25 novembre 1956 dans la ville côtière de Tuy Hoa, près de Quy Nhon. Il accomplit ses études secondaires au petit séminaire de Quy Nhon de 1968 à 1975. La suite de sa formation se déroula pendant la période troublée qui suivit l’unification du Vietnam de 1975 dans un centre de formation du diocèse servant de grand séminaire. Ses études se prolongèrent jusqu’en 1988 et il lui fallut attendre encore cinq ans avant d’être ordonné prêtre en 1993.
Après trois ans de ministère pastoral dans sa paroisse natale de Tuy Hoa, en 1986, il fut envoyé en France, à l’Institut catholique de Paris, pour poursuivre sa formation. Après un an d’apprentissage de la langue française, il entama des études de théologie biblique. Il obtint son diplôme de maîtrise en 2005, date à laquelle il revenait au Vietnam. Auparavant, il s’était profondément intégré à la vie religieuse de l’Eglise de France, participant même à un pèlerinage de Vézelay à St Jacques de Compostelle. De retour dans son diocèse, il fut chargé de la formation des séminaristes et nommé professeur d’Ecriture sainte au grand séminaire interdiocésain de Nha Trang. Récemment il avait participé, avec deux évêques du Vietnam, au XIIe synode des évêques à Rome.
Le diocèse de Ban Mê Thuôt (ancien nom de la ville aujourd’hui officiellement appelée Buôn Ma Thuôt) compte 339 000 fidèles catholiques pour une population de 2 520 000 habitants, ce qui représente un pourcentage de catholiques plus important que le pourcentage moyen du Vietnam (1). Les 99 paroisses du diocèse sont desservies par un clergé de 106 prêtres dont 93 sont diocésains. On compte 48 religieux dont 13 prêtres, et 350 religieuses. Le diocèse, très vaste, recouvre la province de Dac Lac et de Dac Nông et s’étend sur une partie de la province de Binh Phuoc.
L’évangélisation chrétienne des Hauts plateaux du Centre Vietnam, alors uniquement habités par des ethnies montagnardes, fut entamée en 1844 sous l’impulsion de Mgr Étienne Théodore Cuenot. Le premier diocèse fondé dans la région fut celui de Kontum en 1932, avec Mgr Janin comme premier évêque. C’est lui qui, en 1934, vint visiter la région de Ban Mê Thuôt et y fonda la première communauté catholique avec une cinquantaine de chrétiens et une petite chapelle rudimentaire. La nouvelle chrétienté ne cessa par la suite de se développer et d’essaimer aux alentours. Vers le milieu des années 1950, l’arrivée d’un grand nombre de Vietnamiens, dont de nombreux réfugiés du Nord Vietnam, favorisera grandement le développement de la région et de la communauté catholique. De nombreuses paroisses se créèrent et en 1959, une grande église fut élevée à Ban Mê Thuôt.
Le 22 juin 1967, le pape Paul VI érigeait le nouveau diocèse de Ban Mê Thuôt dont Mgr Pierre Nguyên Huy Mai fut le premier évêque.
(1) Les catholiques représentent environ 7 % de la population du Vietnam
Dans la matinée du 21 février 2009, le Bureau de presse du Saint-Siège a annoncé la nomination épiscopale par le pape Benoît XVI d’un prêtre du diocèse de Quy Nhon, le P. Vincent Nguyên Van Ban, jusqu’ici professeur d’Ecriture sainte au grand séminaire de Nha Trang et chargé de la formation sacerdotale dans son diocèse. Il devient le nouvel évêque du diocèse de Ban Mê Thuôt, sur les Hauts plateaux du Vietnam du centre. Comme le rappelle l’évêque de Nha Trang, administrateur apostolique du diocèse pendant la vacance du siège, dans une lettre envoyée aux fidèles de Ban Mê Thuôt, le jour de la nomination, voilà près de trois ans que le diocèse attendait cette nomination, depuis la démission, le 17 mai 2006, de l’ancien évêque, Mgr Joseph Nguyên Tích Dúc.
L’évêque nommé est né le 25 novembre 1956 dans la ville côtière de Tuy Hoa, près de Quy Nhon. Il accomplit ses études secondaires au petit séminaire de Quy Nhon de 1968 à 1975. La suite de sa formation se déroula pendant la période troublée qui suivit l’unification du Vietnam de 1975 dans un centre de formation du diocèse servant de grand séminaire. Ses études se prolongèrent jusqu’en 1988 et il lui fallut attendre encore cinq ans avant d’être ordonné prêtre en 1993.
Après trois ans de ministère pastoral dans sa paroisse natale de Tuy Hoa, en 1986, il fut envoyé en France, à l’Institut catholique de Paris, pour poursuivre sa formation. Après un an d’apprentissage de la langue française, il entama des études de théologie biblique. Il obtint son diplôme de maîtrise en 2005, date à laquelle il revenait au Vietnam. Auparavant, il s’était profondément intégré à la vie religieuse de l’Eglise de France, participant même à un pèlerinage de Vézelay à St Jacques de Compostelle. De retour dans son diocèse, il fut chargé de la formation des séminaristes et nommé professeur d’Ecriture sainte au grand séminaire interdiocésain de Nha Trang. Récemment il avait participé, avec deux évêques du Vietnam, au XIIe synode des évêques à Rome.
Le diocèse de Ban Mê Thuôt (ancien nom de la ville aujourd’hui officiellement appelée Buôn Ma Thuôt) compte 339 000 fidèles catholiques pour une population de 2 520 000 habitants, ce qui représente un pourcentage de catholiques plus important que le pourcentage moyen du Vietnam (1). Les 99 paroisses du diocèse sont desservies par un clergé de 106 prêtres dont 93 sont diocésains. On compte 48 religieux dont 13 prêtres, et 350 religieuses. Le diocèse, très vaste, recouvre la province de Dac Lac et de Dac Nông et s’étend sur une partie de la province de Binh Phuoc.
L’évangélisation chrétienne des Hauts plateaux du Centre Vietnam, alors uniquement habités par des ethnies montagnardes, fut entamée en 1844 sous l’impulsion de Mgr Étienne Théodore Cuenot. Le premier diocèse fondé dans la région fut celui de Kontum en 1932, avec Mgr Janin comme premier évêque. C’est lui qui, en 1934, vint visiter la région de Ban Mê Thuôt et y fonda la première communauté catholique avec une cinquantaine de chrétiens et une petite chapelle rudimentaire. La nouvelle chrétienté ne cessa par la suite de se développer et d’essaimer aux alentours. Vers le milieu des années 1950, l’arrivée d’un grand nombre de Vietnamiens, dont de nombreux réfugiés du Nord Vietnam, favorisera grandement le développement de la région et de la communauté catholique. De nombreuses paroisses se créèrent et en 1959, une grande église fut élevée à Ban Mê Thuôt.
Le 22 juin 1967, le pape Paul VI érigeait le nouveau diocèse de Ban Mê Thuôt dont Mgr Pierre Nguyên Huy Mai fut le premier évêque.
(1) Les catholiques représentent environ 7 % de la population du Vietnam
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tóm tắt cuộc đời ĐHY Phaolô-Giuse Phạm Đình Tụng
Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
01:48 23/02/2009
Đức Hồng Y Phaolô-Giuse Phạm Đình Tụng, sinh ngày 20.05.1919, trong một gia đình Công giáo đạo đức tại thôn Bình Hoà, xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, thuộc giáo họ Cầu Mễ, giáo xứ Quảng Nạp, giáo phận Phát Diệm.
Thân phụ của ngài cụ cố Phêrô Phạm Văn Hiến, một người đạo đức và có học trong làng, còn thân mẫu của ngài là cụ cố Anna Nguyễn Thị Bống vốn là một người hiền lành, giầu lòng hy sinh và bác ái, có nuôi một người con nuôi về sau cũng đi tu và làm linh mục Giáo phận Phát Diệm là Phêrô Nguyễn Văn Vọng.
Năm 1925 ngài đi học tại trường làng. Năm 1927 ngài được cha nghĩa phụ Phêrô Phạm Bá Trực đưa ra Hà Nội học tại ngôi trường do cha vừa thành lập ở giáo xứ Kẻ Sét.
Thấy ngài ngoan ngoãn, hiền lành, có tư chất thông minh lại ẩn giấu một nghị lực, cha Phêrô Phạm Bá Trực đã xin cho ngài đi tu và ngài đã trúng tuyển vào Tràng Tập Hà Nội năm 1929.
Năm 1931, ngài là học sinh đầu tiên của Trường Tập Hà Nội thi đậu bằng Certificat d’Étude Primaire và ngài được gọi vào Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, toạ lạc ở giáo xứ Hoàng Nguyên, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông.
Năm 1939, tốt nghiệp Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, ngài được cử đi phục vụ tại giáo xứ Xuy Xá, thuộc huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông. Trong thời gian này, ngài đã đông viên một số học trò theo ơn gọi tu trì, trong số đó ngày nay có người đã làm linh mục.
Năm 1940, ngài được gọi vào Đại Chủng viện Liễu Giai, Hà Nội và ngài theo học chương trình triết học tại đây cho đến năm 1942.
Năm 1942 ngài được Bề trên Địa phận cử đi giúp xứ Khoan Vĩ, thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, là nơi cha Phêrô Phạm Bá Trực nghĩa phụ của ngài đang làm Chính xứ.
Năm 1943, ngài được trở về Đại Chủng viện Liễu Giai, tiếp tục học thần học. Giữa năm 1945, vì hoàn cảnh đất nước xáo trộn, Đại Chủng viện Liễu Giai phải ngưng hoạt động, các thầy chủng sinh phải tản mác mỗi người một nơi.
Tháng 9 năm 1946, Đại Chủng viện Liễu Giai tái mở cửa, ngài lại trở về Chủng viện. Ba tháng sau, ngày 19.12.1946 chiến tranh bùng nổ, Đại Chủng viện bị tấn công, bị xâm chiếm, việc học của ngài lại bị gián đoạn.
Năm 1948 ngài được Bề trên Giáo phận gửi đi học tiếp chương trình thần học tại Học viện Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, Hà Nội.
Năm 1949 ngài được Bề trên chuyển về học tại Đại Chủng viện của Giáo phận mới mở ở số 40 Nhà Chung.
Ngày 06/06/1949 ngài được truyền chức linh mục tại nhà thờ Chính Toà Hà Nội.
Năm 1949 ngài được chỉ định làm tuyên úy Cô Nhi viện Têrêxa tại Quần Ngựa do Đức cha Paul Seitz - khi ấy hãy còn là linh mục- sáng lập và đang làm giám đốc.
Năm 1950, ngài được bổ nhiệm làm Phó xứ rồi làm Chính xứ Hàm Long thay thế cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê đi làm giám mục Hà Nội. Tại đây, ngoài các việc mục vụ thông thường, ngài còn giúp đỡ các học sinh nghèo tại trường Trần Văn Thưởng và Nhà Bác ái Thánh Vinh Sơn, là hai cơ sở giáo dục và từ thiện của giáo xứ Hàm Long thời bấy giờ.
Năm 1953, ngài thành lập Trung tâm Bái ái-Xã hội Bạch Mai, trên khu đất khoảng 4000 m2, nhằm trợ giúp những người khốn khổ trôi dạt về từ các vùng nông thôn bị đang bị chiến tranh tàn phá.
Năm 1955, ngài được bổ nhiệm làm Giám đốc Tiểu Chủng viện Thánh Gioan Hà Nội- Một Liên Tiểu Chủng viện bao gồm khoảng 200 tiểu chủng sinh của các giáo phận Hà Nội, Bùi Chu, Hải Phòng, Bắc Ninh, Phát Diệm, Thái Bình, Thanh Hoá. Trong số này về sau có hơn 60 người làm linh mục, trong đó có 3 vị làm giám mục.
Năm 1960, Tiểu Chủng viện buộc phải giải tán, nhằm đảm bảo sự độc lập của Giáo Hội trong lĩnh vực đào tạo linh mục. Trong hoàn cảnh khó khăn ngài được giao trọng trách kín đáo đào tạo quý thầy Đại Chủng sinh của Tổng Giáo phận Hà Nội-những người lúc này, vì hoàn cảnh xã hội, đang phải sống tản mác tại gia đình.
Năm 1963, ngài đựơc Toà Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Bắc Ninh, một địa phận rộng lớn, trống toà từ năm 1954 và có phần lớn diện tích vốn nằm trong vùng kháng chiến của Việt Minh. Giữa những khó khăn trùng trùng điệp điệp, ngài đã chọn cho mình khẩu hiệu: “Chúng con tin ở tình yêu Thiên Chúa” làm hành trang lên đường thi hành sứ vụ.
Năm 1963, ngài đã sáng lập Tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất Bắc Ninh nhằm giúp các chị em tận hiến có điều kiện làm tông đồ tại các xứ đạo và tại các môi trường khác nhau. Ngài cũng kín đáo đào tạo các chủng sinh cho Giáo phận. Năm 1974, ngài đã âm thầm truyền chức linh mục cho 7 thầy bất chấp những nguy hiểm mà chính quyền có thể gây ra cho các tân chức và cho bản thân ngài. Ngài còn trao ban chức thánh cho một số ứng viên của các giáo phận khác ở Miền Bắc, trong đó có cả việc truyền chức giám mục kín đáo cho Đức cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ, Giám mục Lạng Sơn vào năm 1979.
Theo tinh thần của Vatican II, tại giáo phận Bắc Ninh, ngài đã đào tạo tông đồ giáo dân, củng cố các Ban Hành giáo, tổ chức các hội đoàn, quảng bá lòng sùng kính Thánh Tâm và lòng tôn kính Đức Mẹ, canh tân và thích nghi các kinh sách trong Giáo phận. Trong khung cảnh Giáo hội bị cấm cản về phương diện xuất bản và truyền thông, ngài đã soạn thảo Kinh thánh và giáo lý dưới hình thức thơ ca, hò, vè nhằm phổ biến lời Chúa và giáo lý cách dễ dàng, rộng rãi và hiệu quả cho đông đảo giáo dân.
Trong hơn 30 năm làm Giám mục Bắc Ninh, bằng các sáng kiến mục vụ độc đáo, ngài đã biến Toà Giám Mục trở thành một mái ấm gia đình, nơi chủ chăn và đoàn chiên gặp nhau, cùng nhau chia vui sẻ buồn. Toà Giám Mục còn là một trung tâm mục vụ, nơi đoàn chiên liên tục được đào tạo và bồi dưỡng đức tin, bất chấp những cấm cản của nhà cầm quyền đương thời. Nhờ vậy, qua những thập niên chuyên chính vô sản cách cực đoan, dù thiếu thốn linh mục, giáo dân Bắc Ninh ngày nay vẫn là những người có lòng tin kiên vững, sống đạo đức, nhiệt thành và hết lòng yêu mến Giáo Hội.
Ngày 04.07.1990 Toà Thánh đặt ngài làm Giám quản Tổng Giáo phận Hà Nội, kiêm Giám đốc Đại Chủng viện Hà Nội (1990-2003). Ngày 23.04.1994, vào tuổi 75, thay vì được nghỉ hưu theo Giáo luật, thì Toà Thánh lại đã bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục Hà Nội.
Đến ngày 26/11/1994 ngài được ĐGH Gioan Phaolô II phong tước Hồng Y tại Rôma. Ngoài ra, ngài sẽ còn nắm các chức vụ quan trọng khác như Chủ tịch HĐGM Việt Nam (1995-2001), Giám quản Giáo phận Lạng Sơn (1998-1999), thành viên Bộ Truyền giáo và thành viên Hội đồng Đồng Tâm của Toà Thánh (1995-2003).
Cùng với việc liên tục thăm viếng, gặp gỡ các thành phần dân Chúa trong Tổng Giáo Phận Hà Nội, ngay khi về làm chủ chăn ở đây, đứng trước tình trạng thiếu thốn nhân sự nghiêm trọng, ngài đã tìm cách gia tăng con số linh mục tu sĩ bằng nhiều cách khác nhau. Ngài đã thu xếp để quý thầy lớn tuổi ở Hà Nội cũng như các giáo phận khác ở Miền Bắc, được theo học các khóa bổ túc, ngắn hạn tại Đại Chủng viện rồi sớm truyền chức linh mục cho quý thầy có điều kiện phục vụ đoàn chiên đông đảo đang đói khát ơn thánh.
Ngài cũng đã nỗ lực cải cách và tái thiết Đại Chủng viện Hà Nội cả về cơ sở vật chất, lẫn về hình thức, nội dung và quy mô đào tạo. Từ đầu những năm 1990, nhờ sự thu xếp của ngài, một số linh mục có khả năng chuyên môn đã có thể từ Miền Nam ra làm giáo sư thỉnh giảng, hoặc giáo sư thường trực tại Đại Chủng viện Hà Nội. Đi xa hơn, trong tư cách Chủ tịch HĐGM Việt Nam, ngài đã đấu tranh để từ năm 1995, các Đại Chủng viện trên cả nước được tuyển sinh 2 năm/ khóa thay vì 6 năm/khóa như trước đó.
Ngài còn nâng đỡ ơn gọi tu trì để đảm bảo nhân sự phục vụ, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong Tổng Giáo phận Hà Nội. Nhờ sự hướng dẫn của ngài, từ đầu những năm 1990, Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội hằng năm liên tục tuyển sinh, mở tập viện và khấn dòng. Ngài còn lập ra Tu đoàn Nam Truyền Tin (1996) và Tu đoàn Nữ Truyền Tin (2002) nhằm mục đích truyền giáo. Hơn nữa, bất chấp ý muốn của chính quyền, ngài còn duy trì được sự hiện diện của DCCT ở Thái Hà và mở đường cho sự hiện diện của trong Dòng Salesien Don Bosco ở Hà Nội.
Nhằm xây dựng Tổng Giáo Phận Hà Nội lâu dài trong tương lai, từ giữa những năm 1990, ĐHY cũng đã gửi một số linh mục đi du học ngọai quốc. Một số vị đã trở về và đã nắm các trọng trách trong Đại Chủng viện như Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Lạng Sơn, nguyên Tổng Đại diện và nguyên Giám đốc Đại Chủng viện Hà Nội; Đức cha Lorenxô Chu Văn Minh, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo Phận Hà Nội kiêm Giám đốc Đại Chủng viện Hà Nội.
Ngài đặc biệt lưu tâm đến viện trau dồi đời sống đạo đức cho giáo dân, giáo dục thế hệ trẻ và làm việc bác ái xã hội. Trong chiều hướng này, bên cạnh những lời kêu gọi, hướng dẫn giáo dân, ngài còn phục hồi hay thành lập một số đoàn thể trong Tổng Giáo Phận như Thiếu Nhi Thánh Thể, Hội Dòng Ba Phan Sinh, Hội Legio Mariae, Hội Thánh Tâm (1995), Hội Gia đình cùng theo Chúa (2000), Gia đình Thánh Tâm (2003), Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội (1998).
Năm 2003, ở tuổi 84, khi sức khoẻ không còn cho phép ngài phục vụ đắc lực, khi Tổng Giáo phận Hà Nội bắt đầu phục hồi, ngài đã được Tòa Thánh chấp thuận cho nghỉ hưu ngày 26.04.2003, đồng thời với việc bổ nhiệm Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt làm Giám quản Tổng Giáo Phận Hà Nội. Trong 6 năm nghỉ hưu tại Toà Tổng Giám Mục Hà Nội, ngài luôn luôn quan tâm theo dõi hiện tình Giáo Hội Việt Nam và âm thầm cầu nguyện cho mọi người.
Ngày chúa nhật ngày 22.02.2009, lúc 10 h 10’, ngài đã được Chúa gọi về trong tình yêu thương chăm sóc và lời nguyện cầu của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt, của quý cha quý thầy quý soeurs phục vụ tại Toà Tổng Giám Mục, hưởng thọ 90 tuổi, trong đó có 80 năm tu hành, 60 năm linh mục, 46 năm giám mục và 15 năm hồng y.
Trong 90 năm làm con chúa, đặc biệt trong tư cách là mục tử, Đức Hồng Y là một nhà tu hành mẫu mực, là một lãnh tụ tôn giáo khôn ngoan, là một tông đồ nhiệt thành và được đồng nghiệp kính trọng, là một nhà giáo dục đào tạo kiên nhẫn, là một chủ chăn hiền hoà và can đảm luôn tận tâm hy sinh phục vụ đoàn chiên, được đoàn chiên thương mến.
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt viết về ngài nhân dịp mừng thượng thọ cửu tuần của ngài vào năm 2008 rằng: “ …Trong những năm tháng qua, Đức Hồng Y đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho Chúa, cho Hội Thánh và đã để lại biết bao thành quả mà ngày nay chúng ta được hưởng nhờ.
Ngài là tấm gương sáng cho chúng tá về đời sống thánh thiện đạo đức, về sự tận tuỵ phục vụ Chúa và Hội Thánh, về tầm nhìn xa trông rộng trong việc đào tạo nhân sự, về sự vui lòng chấp nhận thánh ý Chúa và về sự khiêm nhường quên mình sâu xa.
Ngài là món quà quý giá Chúa tặng ban cho chúng ta. Qua ngài, biết bao ơn phúc của Chúa đổ tràn trên Tổng Giáo Phận Hà Nội, trên mỗi người chúng ta”.
Đức Hồng Y là cây đại thụ của Giáo hội Miền Bắc và là chứng nhân của Giáo Hội Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XX cho đến nay. Ngài đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển Giáo hội Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực tông đồ, đào tạo, tổ chức nhân sự và liên hệ ngoại giao giữa Giáo Hội và Nhà Nước. Hôm nay ngài đã được Chúa đưa về Trời. Trong tâm tình kính yêu và tri ân ngài sâu xa, chúng ta hiệp lòng hiệp ý dâng lời tạ ơn với ngài và cầu nguyện cho ngài.
Hà Nội, ngày 22.02.2009
Thân phụ của ngài cụ cố Phêrô Phạm Văn Hiến, một người đạo đức và có học trong làng, còn thân mẫu của ngài là cụ cố Anna Nguyễn Thị Bống vốn là một người hiền lành, giầu lòng hy sinh và bác ái, có nuôi một người con nuôi về sau cũng đi tu và làm linh mục Giáo phận Phát Diệm là Phêrô Nguyễn Văn Vọng.
Năm 1925 ngài đi học tại trường làng. Năm 1927 ngài được cha nghĩa phụ Phêrô Phạm Bá Trực đưa ra Hà Nội học tại ngôi trường do cha vừa thành lập ở giáo xứ Kẻ Sét.
Thấy ngài ngoan ngoãn, hiền lành, có tư chất thông minh lại ẩn giấu một nghị lực, cha Phêrô Phạm Bá Trực đã xin cho ngài đi tu và ngài đã trúng tuyển vào Tràng Tập Hà Nội năm 1929.
Năm 1931, ngài là học sinh đầu tiên của Trường Tập Hà Nội thi đậu bằng Certificat d’Étude Primaire và ngài được gọi vào Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, toạ lạc ở giáo xứ Hoàng Nguyên, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông.
Năm 1939, tốt nghiệp Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, ngài được cử đi phục vụ tại giáo xứ Xuy Xá, thuộc huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông. Trong thời gian này, ngài đã đông viên một số học trò theo ơn gọi tu trì, trong số đó ngày nay có người đã làm linh mục.
Năm 1940, ngài được gọi vào Đại Chủng viện Liễu Giai, Hà Nội và ngài theo học chương trình triết học tại đây cho đến năm 1942.
Năm 1942 ngài được Bề trên Địa phận cử đi giúp xứ Khoan Vĩ, thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, là nơi cha Phêrô Phạm Bá Trực nghĩa phụ của ngài đang làm Chính xứ.
Năm 1943, ngài được trở về Đại Chủng viện Liễu Giai, tiếp tục học thần học. Giữa năm 1945, vì hoàn cảnh đất nước xáo trộn, Đại Chủng viện Liễu Giai phải ngưng hoạt động, các thầy chủng sinh phải tản mác mỗi người một nơi.
Tháng 9 năm 1946, Đại Chủng viện Liễu Giai tái mở cửa, ngài lại trở về Chủng viện. Ba tháng sau, ngày 19.12.1946 chiến tranh bùng nổ, Đại Chủng viện bị tấn công, bị xâm chiếm, việc học của ngài lại bị gián đoạn.
Năm 1948 ngài được Bề trên Giáo phận gửi đi học tiếp chương trình thần học tại Học viện Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, Hà Nội.
Năm 1949 ngài được Bề trên chuyển về học tại Đại Chủng viện của Giáo phận mới mở ở số 40 Nhà Chung.
Ngày 06/06/1949 ngài được truyền chức linh mục tại nhà thờ Chính Toà Hà Nội.
Năm 1949 ngài được chỉ định làm tuyên úy Cô Nhi viện Têrêxa tại Quần Ngựa do Đức cha Paul Seitz - khi ấy hãy còn là linh mục- sáng lập và đang làm giám đốc.
Năm 1950, ngài được bổ nhiệm làm Phó xứ rồi làm Chính xứ Hàm Long thay thế cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê đi làm giám mục Hà Nội. Tại đây, ngoài các việc mục vụ thông thường, ngài còn giúp đỡ các học sinh nghèo tại trường Trần Văn Thưởng và Nhà Bác ái Thánh Vinh Sơn, là hai cơ sở giáo dục và từ thiện của giáo xứ Hàm Long thời bấy giờ.
Năm 1953, ngài thành lập Trung tâm Bái ái-Xã hội Bạch Mai, trên khu đất khoảng 4000 m2, nhằm trợ giúp những người khốn khổ trôi dạt về từ các vùng nông thôn bị đang bị chiến tranh tàn phá.
Năm 1955, ngài được bổ nhiệm làm Giám đốc Tiểu Chủng viện Thánh Gioan Hà Nội- Một Liên Tiểu Chủng viện bao gồm khoảng 200 tiểu chủng sinh của các giáo phận Hà Nội, Bùi Chu, Hải Phòng, Bắc Ninh, Phát Diệm, Thái Bình, Thanh Hoá. Trong số này về sau có hơn 60 người làm linh mục, trong đó có 3 vị làm giám mục.
Năm 1960, Tiểu Chủng viện buộc phải giải tán, nhằm đảm bảo sự độc lập của Giáo Hội trong lĩnh vực đào tạo linh mục. Trong hoàn cảnh khó khăn ngài được giao trọng trách kín đáo đào tạo quý thầy Đại Chủng sinh của Tổng Giáo phận Hà Nội-những người lúc này, vì hoàn cảnh xã hội, đang phải sống tản mác tại gia đình.
Năm 1963, ngài đựơc Toà Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Bắc Ninh, một địa phận rộng lớn, trống toà từ năm 1954 và có phần lớn diện tích vốn nằm trong vùng kháng chiến của Việt Minh. Giữa những khó khăn trùng trùng điệp điệp, ngài đã chọn cho mình khẩu hiệu: “Chúng con tin ở tình yêu Thiên Chúa” làm hành trang lên đường thi hành sứ vụ.
Năm 1963, ngài đã sáng lập Tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất Bắc Ninh nhằm giúp các chị em tận hiến có điều kiện làm tông đồ tại các xứ đạo và tại các môi trường khác nhau. Ngài cũng kín đáo đào tạo các chủng sinh cho Giáo phận. Năm 1974, ngài đã âm thầm truyền chức linh mục cho 7 thầy bất chấp những nguy hiểm mà chính quyền có thể gây ra cho các tân chức và cho bản thân ngài. Ngài còn trao ban chức thánh cho một số ứng viên của các giáo phận khác ở Miền Bắc, trong đó có cả việc truyền chức giám mục kín đáo cho Đức cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ, Giám mục Lạng Sơn vào năm 1979.
Theo tinh thần của Vatican II, tại giáo phận Bắc Ninh, ngài đã đào tạo tông đồ giáo dân, củng cố các Ban Hành giáo, tổ chức các hội đoàn, quảng bá lòng sùng kính Thánh Tâm và lòng tôn kính Đức Mẹ, canh tân và thích nghi các kinh sách trong Giáo phận. Trong khung cảnh Giáo hội bị cấm cản về phương diện xuất bản và truyền thông, ngài đã soạn thảo Kinh thánh và giáo lý dưới hình thức thơ ca, hò, vè nhằm phổ biến lời Chúa và giáo lý cách dễ dàng, rộng rãi và hiệu quả cho đông đảo giáo dân.
Trong hơn 30 năm làm Giám mục Bắc Ninh, bằng các sáng kiến mục vụ độc đáo, ngài đã biến Toà Giám Mục trở thành một mái ấm gia đình, nơi chủ chăn và đoàn chiên gặp nhau, cùng nhau chia vui sẻ buồn. Toà Giám Mục còn là một trung tâm mục vụ, nơi đoàn chiên liên tục được đào tạo và bồi dưỡng đức tin, bất chấp những cấm cản của nhà cầm quyền đương thời. Nhờ vậy, qua những thập niên chuyên chính vô sản cách cực đoan, dù thiếu thốn linh mục, giáo dân Bắc Ninh ngày nay vẫn là những người có lòng tin kiên vững, sống đạo đức, nhiệt thành và hết lòng yêu mến Giáo Hội.
Ngày 04.07.1990 Toà Thánh đặt ngài làm Giám quản Tổng Giáo phận Hà Nội, kiêm Giám đốc Đại Chủng viện Hà Nội (1990-2003). Ngày 23.04.1994, vào tuổi 75, thay vì được nghỉ hưu theo Giáo luật, thì Toà Thánh lại đã bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục Hà Nội.
Đến ngày 26/11/1994 ngài được ĐGH Gioan Phaolô II phong tước Hồng Y tại Rôma. Ngoài ra, ngài sẽ còn nắm các chức vụ quan trọng khác như Chủ tịch HĐGM Việt Nam (1995-2001), Giám quản Giáo phận Lạng Sơn (1998-1999), thành viên Bộ Truyền giáo và thành viên Hội đồng Đồng Tâm của Toà Thánh (1995-2003).
Cùng với việc liên tục thăm viếng, gặp gỡ các thành phần dân Chúa trong Tổng Giáo Phận Hà Nội, ngay khi về làm chủ chăn ở đây, đứng trước tình trạng thiếu thốn nhân sự nghiêm trọng, ngài đã tìm cách gia tăng con số linh mục tu sĩ bằng nhiều cách khác nhau. Ngài đã thu xếp để quý thầy lớn tuổi ở Hà Nội cũng như các giáo phận khác ở Miền Bắc, được theo học các khóa bổ túc, ngắn hạn tại Đại Chủng viện rồi sớm truyền chức linh mục cho quý thầy có điều kiện phục vụ đoàn chiên đông đảo đang đói khát ơn thánh.
Ngài cũng đã nỗ lực cải cách và tái thiết Đại Chủng viện Hà Nội cả về cơ sở vật chất, lẫn về hình thức, nội dung và quy mô đào tạo. Từ đầu những năm 1990, nhờ sự thu xếp của ngài, một số linh mục có khả năng chuyên môn đã có thể từ Miền Nam ra làm giáo sư thỉnh giảng, hoặc giáo sư thường trực tại Đại Chủng viện Hà Nội. Đi xa hơn, trong tư cách Chủ tịch HĐGM Việt Nam, ngài đã đấu tranh để từ năm 1995, các Đại Chủng viện trên cả nước được tuyển sinh 2 năm/ khóa thay vì 6 năm/khóa như trước đó.
Ngài còn nâng đỡ ơn gọi tu trì để đảm bảo nhân sự phục vụ, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong Tổng Giáo phận Hà Nội. Nhờ sự hướng dẫn của ngài, từ đầu những năm 1990, Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội hằng năm liên tục tuyển sinh, mở tập viện và khấn dòng. Ngài còn lập ra Tu đoàn Nam Truyền Tin (1996) và Tu đoàn Nữ Truyền Tin (2002) nhằm mục đích truyền giáo. Hơn nữa, bất chấp ý muốn của chính quyền, ngài còn duy trì được sự hiện diện của DCCT ở Thái Hà và mở đường cho sự hiện diện của trong Dòng Salesien Don Bosco ở Hà Nội.
Nhằm xây dựng Tổng Giáo Phận Hà Nội lâu dài trong tương lai, từ giữa những năm 1990, ĐHY cũng đã gửi một số linh mục đi du học ngọai quốc. Một số vị đã trở về và đã nắm các trọng trách trong Đại Chủng viện như Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Lạng Sơn, nguyên Tổng Đại diện và nguyên Giám đốc Đại Chủng viện Hà Nội; Đức cha Lorenxô Chu Văn Minh, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo Phận Hà Nội kiêm Giám đốc Đại Chủng viện Hà Nội.
Ngài đặc biệt lưu tâm đến viện trau dồi đời sống đạo đức cho giáo dân, giáo dục thế hệ trẻ và làm việc bác ái xã hội. Trong chiều hướng này, bên cạnh những lời kêu gọi, hướng dẫn giáo dân, ngài còn phục hồi hay thành lập một số đoàn thể trong Tổng Giáo Phận như Thiếu Nhi Thánh Thể, Hội Dòng Ba Phan Sinh, Hội Legio Mariae, Hội Thánh Tâm (1995), Hội Gia đình cùng theo Chúa (2000), Gia đình Thánh Tâm (2003), Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội (1998).
Năm 2003, ở tuổi 84, khi sức khoẻ không còn cho phép ngài phục vụ đắc lực, khi Tổng Giáo phận Hà Nội bắt đầu phục hồi, ngài đã được Tòa Thánh chấp thuận cho nghỉ hưu ngày 26.04.2003, đồng thời với việc bổ nhiệm Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt làm Giám quản Tổng Giáo Phận Hà Nội. Trong 6 năm nghỉ hưu tại Toà Tổng Giám Mục Hà Nội, ngài luôn luôn quan tâm theo dõi hiện tình Giáo Hội Việt Nam và âm thầm cầu nguyện cho mọi người.
Ngày chúa nhật ngày 22.02.2009, lúc 10 h 10’, ngài đã được Chúa gọi về trong tình yêu thương chăm sóc và lời nguyện cầu của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt, của quý cha quý thầy quý soeurs phục vụ tại Toà Tổng Giám Mục, hưởng thọ 90 tuổi, trong đó có 80 năm tu hành, 60 năm linh mục, 46 năm giám mục và 15 năm hồng y.
Trong 90 năm làm con chúa, đặc biệt trong tư cách là mục tử, Đức Hồng Y là một nhà tu hành mẫu mực, là một lãnh tụ tôn giáo khôn ngoan, là một tông đồ nhiệt thành và được đồng nghiệp kính trọng, là một nhà giáo dục đào tạo kiên nhẫn, là một chủ chăn hiền hoà và can đảm luôn tận tâm hy sinh phục vụ đoàn chiên, được đoàn chiên thương mến.
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt viết về ngài nhân dịp mừng thượng thọ cửu tuần của ngài vào năm 2008 rằng: “ …Trong những năm tháng qua, Đức Hồng Y đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho Chúa, cho Hội Thánh và đã để lại biết bao thành quả mà ngày nay chúng ta được hưởng nhờ.
Ngài là tấm gương sáng cho chúng tá về đời sống thánh thiện đạo đức, về sự tận tuỵ phục vụ Chúa và Hội Thánh, về tầm nhìn xa trông rộng trong việc đào tạo nhân sự, về sự vui lòng chấp nhận thánh ý Chúa và về sự khiêm nhường quên mình sâu xa.
Ngài là món quà quý giá Chúa tặng ban cho chúng ta. Qua ngài, biết bao ơn phúc của Chúa đổ tràn trên Tổng Giáo Phận Hà Nội, trên mỗi người chúng ta”.
Đức Hồng Y là cây đại thụ của Giáo hội Miền Bắc và là chứng nhân của Giáo Hội Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XX cho đến nay. Ngài đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển Giáo hội Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực tông đồ, đào tạo, tổ chức nhân sự và liên hệ ngoại giao giữa Giáo Hội và Nhà Nước. Hôm nay ngài đã được Chúa đưa về Trời. Trong tâm tình kính yêu và tri ân ngài sâu xa, chúng ta hiệp lòng hiệp ý dâng lời tạ ơn với ngài và cầu nguyện cho ngài.
Hà Nội, ngày 22.02.2009
CĐCGVN Sydney Quyên Góp Cứu Trợ Hỏa Hoạn tại Victoria
Diệp Hải Dung
07:54 23/02/2009
Sáng thứ Hai 23/02/2009 quý Cha Tuyên úy và các anh chị Hội Đồng Mục Vụ Sydney đã đón tiếp bà Julie Mc.Donald Giám Đốc Hội Từ Thiện St. Vincent de Paul Society Tiểu bang NSW và ông Kerry Myers Chủ nhiệm tuần báo Catholic Weely tại Văn Phòng Trung Tâm Mục Vụ Cộng Đồng Revesby, Sydney.
Mục đích chuyển trao số tiền quyên góp cứu trợ những nạn nhân bị cháy rừng (Bush Fire) ở tiểu bang Victoria. Số tiền cộng đồng quyên góp được gần $71,000.oo Úc kim và Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn thay mặt Cộng Đồng chuyển trao chi phiếu và hiện kim cho bà Julie Mc Donald Giám Đốc St. Vincent de Paul Society NSW để cứu trợ những nạn nhân Bush Fire, với sự hiện diện của ông Kerry Myers và cô Sharyn ký giả tuần báo Catholic Weely.
Bà Julie McDonald ngỏ lời cám ơn Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney đã quyên góp cứu trợ rất tích cực và cũng là món quà chia sẻ an ủi dành cho những nạn nhân bị hỏa hoạn cháy rừng tại tiểu bang Victoria. Đồng thời bà cũng trao tặng cho CĐCGVN TGP Sydney Bằng Tri Ân của Hội Từ Thiện St. Vincent de Paul Society NSW.
Ông Kerry Myers Chủ nhiệm tuần báo Catholic Weely cũng tỏ lòng khen ngợi CĐCGVN Sydney đã đóng góp công ích cho Xã Hội Úc qua những hỏa hoạn và thiên tai. Sau đó bà Julie, ông Kerry và cô Shryn cùng tham dự buổi tiệc trà thân mật với quý Cha tại Văn Phòng Mục Vụ.
Mục đích chuyển trao số tiền quyên góp cứu trợ những nạn nhân bị cháy rừng (Bush Fire) ở tiểu bang Victoria. Số tiền cộng đồng quyên góp được gần $71,000.oo Úc kim và Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn thay mặt Cộng Đồng chuyển trao chi phiếu và hiện kim cho bà Julie Mc Donald Giám Đốc St. Vincent de Paul Society NSW để cứu trợ những nạn nhân Bush Fire, với sự hiện diện của ông Kerry Myers và cô Sharyn ký giả tuần báo Catholic Weely.
Bà Julie McDonald ngỏ lời cám ơn Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney đã quyên góp cứu trợ rất tích cực và cũng là món quà chia sẻ an ủi dành cho những nạn nhân bị hỏa hoạn cháy rừng tại tiểu bang Victoria. Đồng thời bà cũng trao tặng cho CĐCGVN TGP Sydney Bằng Tri Ân của Hội Từ Thiện St. Vincent de Paul Society NSW.
Ông Kerry Myers Chủ nhiệm tuần báo Catholic Weely cũng tỏ lòng khen ngợi CĐCGVN Sydney đã đóng góp công ích cho Xã Hội Úc qua những hỏa hoạn và thiên tai. Sau đó bà Julie, ông Kerry và cô Shryn cùng tham dự buổi tiệc trà thân mật với quý Cha tại Văn Phòng Mục Vụ.
Về với cát bụi hay về Nhà Cha trên Trời
Lê Sáng
13:30 23/02/2009
Không bất ngờ về ngày giờ Đức Hồng Y PhaoLô-Giuse Phạm Đình Tụng kết thúc cuộc lữ thứ trần gian, đi vào cõi không hư nát. Bởi Ngài đã đau yếu hơn 2 năm nay, với cái tuổi 90 và cuộc đời đầy sóng gió trong giai đoạn lịch sử rất sóng gió của dân tộc cũng như của giáo hội Công Giáo Việt Nam…
Tôi nhớ về hình bóng Ngài lúc về nhận Giám Quản Tông Toà Tổng Giáo Phận Hà Nội, một Giám Mục "quê mùa" mặc chiếc áo chùng thâm viền đỏ bạc mầu. Dáng Ngài nhỏ nhắn siêu vẹo nhưng đi lại rất lẹ nhàng, không tiếng động… Tôi chỉ được nghe kể lại việc Ngài lúc nào cũng làm việc. Và Ngài muốn con cái Chúa ai cũng vậy. Ở toà Tổng Giám Mục Hà Nội, sau bữa ăn sáng, thường các tu sĩ đi lại trong sân chừng 15-20 phút. Có lần Ngài gặp con cái Ngài đang đứng lại vì Ngài đi qua liền hỏi: "Sao không đi làm việc mà còn đứng cả đây?".
Có lần tôi được Ngài tiếp kiến riêng, vì Ngài muốn lắng nghe tiếng nói con cái Ngài trên mọi cương vị, nhất là ngoài đời… Bao nhiêu là bức xúc bị dồn nén, tôi bật ra hết… Rồi tôi kết luận: Người ta cũng có vẻ tôn trọng người có đạo, nhưng người ta xa lánh mình… Cha lặng im một hồi rồi nói: "Con đừng lo, đau mắt thì sợ ánh sáng. Nhưng ánh sáng thì ai cũng cần con ạ." Rồi Ngài kể cho tôi nghe những giai đoạn ngặt nghèo của giáo hội, những tình cảnh éo le bất phân xử của con cái Chúa trong giai đoạn lịch sử đau thương đã qua… Chao ôi tôi mới thấy hoàn cảnh của tôi đâu có đáng gì…
Kỉ niệm của tôi về Ngài chỉ có vậy. Nhưng sự đơn sơ khó nghèo, sự nhẫn lại và tính cương quyết với hình bóng nhỏ bé lẹ làng của Ngài mãi còn trong tâm trí tôi ! Bây giờ Cha về nhà Chúa ! Dẫu không bất ngờ, dẫu biết là qui luật của thụ tạo, nhưng sao vẫn buồn rầu trong lòng?
"Vĩnh biệt cuộc đời này, tôi ra đi lần cuối, không bao giờ trở lại, hẹn gặp nơi nước Trời…" Câu hát li biệt của con cái Chúa lại vang lên. Thân xác Cha về với cát bụi, linh hồn Cha hướng về nhà Chúa, mơ hưởng nhan NGƯỜI.
Cha đã đi hết quãng đường đời, và Cha không phải hổ thẹn với những gì Cha đã tuyên xưng, những gì Cha đã tranh đấu. Tổ phụ Abraham đón Cha vào Thành Thánh Giêsusalem. Xin Cha cầu bầu cho chúng con, để chúng con có dũng khí như muối của biển, làm mặn cho đời. Để chúng con dù ở đâu cũng không phai nhạt. Dám tranh đấu cho chân lý vĩnh cửu của Chúa. Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, trong thân phận hèn mọn nhất.
Hà Nội ngày 23/02/2009
Tôi nhớ về hình bóng Ngài lúc về nhận Giám Quản Tông Toà Tổng Giáo Phận Hà Nội, một Giám Mục "quê mùa" mặc chiếc áo chùng thâm viền đỏ bạc mầu. Dáng Ngài nhỏ nhắn siêu vẹo nhưng đi lại rất lẹ nhàng, không tiếng động… Tôi chỉ được nghe kể lại việc Ngài lúc nào cũng làm việc. Và Ngài muốn con cái Chúa ai cũng vậy. Ở toà Tổng Giám Mục Hà Nội, sau bữa ăn sáng, thường các tu sĩ đi lại trong sân chừng 15-20 phút. Có lần Ngài gặp con cái Ngài đang đứng lại vì Ngài đi qua liền hỏi: "Sao không đi làm việc mà còn đứng cả đây?".
Có lần tôi được Ngài tiếp kiến riêng, vì Ngài muốn lắng nghe tiếng nói con cái Ngài trên mọi cương vị, nhất là ngoài đời… Bao nhiêu là bức xúc bị dồn nén, tôi bật ra hết… Rồi tôi kết luận: Người ta cũng có vẻ tôn trọng người có đạo, nhưng người ta xa lánh mình… Cha lặng im một hồi rồi nói: "Con đừng lo, đau mắt thì sợ ánh sáng. Nhưng ánh sáng thì ai cũng cần con ạ." Rồi Ngài kể cho tôi nghe những giai đoạn ngặt nghèo của giáo hội, những tình cảnh éo le bất phân xử của con cái Chúa trong giai đoạn lịch sử đau thương đã qua… Chao ôi tôi mới thấy hoàn cảnh của tôi đâu có đáng gì…
Kỉ niệm của tôi về Ngài chỉ có vậy. Nhưng sự đơn sơ khó nghèo, sự nhẫn lại và tính cương quyết với hình bóng nhỏ bé lẹ làng của Ngài mãi còn trong tâm trí tôi ! Bây giờ Cha về nhà Chúa ! Dẫu không bất ngờ, dẫu biết là qui luật của thụ tạo, nhưng sao vẫn buồn rầu trong lòng?
"Vĩnh biệt cuộc đời này, tôi ra đi lần cuối, không bao giờ trở lại, hẹn gặp nơi nước Trời…" Câu hát li biệt của con cái Chúa lại vang lên. Thân xác Cha về với cát bụi, linh hồn Cha hướng về nhà Chúa, mơ hưởng nhan NGƯỜI.
Cha đã đi hết quãng đường đời, và Cha không phải hổ thẹn với những gì Cha đã tuyên xưng, những gì Cha đã tranh đấu. Tổ phụ Abraham đón Cha vào Thành Thánh Giêsusalem. Xin Cha cầu bầu cho chúng con, để chúng con có dũng khí như muối của biển, làm mặn cho đời. Để chúng con dù ở đâu cũng không phai nhạt. Dám tranh đấu cho chân lý vĩnh cửu của Chúa. Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, trong thân phận hèn mọn nhất.
Hà Nội ngày 23/02/2009
Đức Thánh Cha gửi điện chia buồn vì ĐHY Phạm Đình Tụng qua đời
LM Trần Đức Anh, OP
14:45 23/02/2009
VATICAN - ĐTC Biển Đức XVI đã gửi điện chia buồn với Tổng Giáo phận Hà Nội và toàn thể Giáo Hội Việt Nam về việc ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, nguyên TGM Hà Nội, đã qua đời sáng chúa nhật 22-2 vừa qua, hưởng thọ 90 tuổi.
Trong Điện văn gửi đến Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, TGM Hà Nội, ĐTC viết:
"Tôi đau buồn hay tin ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, TGM Hà Nội, Vị Tiền nhiệm của Đức Cha, qua đời, tôi muốn bày tỏ sự hiệp thông nồng nhiệt của tôi trong kinh nguyện với toàn thể các Giám Mục Việt Nam, tất cả các tín hữu thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội và toàn quốc, cũng như gia đình Đức Cố Hồng Y và những người có liên hệ với cái tang này. Tôi cầu xin Chúa là Cha, nguồn mạch mọi tình thương xót, đón nhận vị Mục Tử trổi vượt này vào bên Ngài, trong an bình và ánh sáng nơi Chúa. Đức Cố Hồng Y đã phục vụ Giáo Hội trong những hoàn cảnh khó khăn với lòng can đảm lớn lao và trong niềm quảng đại trung thành với Tòa Thánh Phêrô, xả thân tận tụy rao giảng Tin Mừng. Như bảo chứng niềm an ủi, tôi thành tâm ban Phép Lành Tòa Thánh cho Đức Cha, Đức Cha Phụ Tá, các Giám Mục Việt Nam, các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội, cũng như thân nhân của Đức Cố Hồng Y và những người tham dự lễ an táng".
Ký tên: Biển Đức XVI, Giáo Hoàng.
ĐHY Phaolô Giuse Tụng sinh ngày 20-5-1919 tại Cầu Mễ, Yên Mô, Ninh Bình, thụ phong Linh mục cách đây 60 năm, ngày 6-6-1949, làm chánh xứ Hàm Long Hà Nội và Giám đốc chủng viện Gioan. Năm 1963, ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Bắc Ninh. 31 năm sau đó, ngài thăng TGM chính tòa Hà Nội và ngày 26-11-1994, Đức TGM được ĐTC Gioan Phaolô 2 bổ nhiệm làm Hồng Y.
ĐHY Phạm đình Tụng đã làm Chủ tịch HĐGM Việt Nam, trong hai nhiệm kỳ từ 1995 đến 2001. Ngài cũng từng làm giám quản giáo phận Lạng Sơn, Hải Phòng và Hưng Hóa, sáng lập nam tu đoàn Truyền Tin và nữ tu đoàn Truyền Giáo Truyền Tin tại Tổng giáo phận Hà Nội.
Năm 2003, ĐHY nghỉ hưu khi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám quản Tông Tòa Hà Nội và ngày 19-2-2005, khi đã 86 tuổi, ngài được Tòa Thánh chính thức nhận đơn từ chức TGM Hà Nội.
Lúc 5 giờ chiều chúa nhật vừa qua (22-2), các nhà thờ trong tổng giáo phận Hà Nội đã đồng loạt đánh chuông tang. Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã làm phép thi hài Đức Cố HY Phạm đình Tụng tại Nhà Nguyện tòa TGM. Lúc 7 giờ sáng hôm qua (23-2) đã có nghi thức tẩm liệm và sau đó lúc 8 giờ có lễ phát tang tại Nhà Thờ Chính Tòa và các tín hữu bắt đầu đến kính viếng linh cữu.
Lễ an táng Đức Cố Hồng Y sẽ được cử hành lúc 9 giờ sáng ngày thứ năm, 26-2 tới đây tại lễ trường Nhà thờ chính tòa Hà Nội.
Với sự qua đi của ĐHY Phạm Đình Tụng, Hồng y đoàn còn 187 vị, trong đó có 115 Hồng y cử tri, dưới 80 tuổi. (SD 23-2-2009)
Trong Điện văn gửi đến Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, TGM Hà Nội, ĐTC viết:
"Tôi đau buồn hay tin ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, TGM Hà Nội, Vị Tiền nhiệm của Đức Cha, qua đời, tôi muốn bày tỏ sự hiệp thông nồng nhiệt của tôi trong kinh nguyện với toàn thể các Giám Mục Việt Nam, tất cả các tín hữu thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội và toàn quốc, cũng như gia đình Đức Cố Hồng Y và những người có liên hệ với cái tang này. Tôi cầu xin Chúa là Cha, nguồn mạch mọi tình thương xót, đón nhận vị Mục Tử trổi vượt này vào bên Ngài, trong an bình và ánh sáng nơi Chúa. Đức Cố Hồng Y đã phục vụ Giáo Hội trong những hoàn cảnh khó khăn với lòng can đảm lớn lao và trong niềm quảng đại trung thành với Tòa Thánh Phêrô, xả thân tận tụy rao giảng Tin Mừng. Như bảo chứng niềm an ủi, tôi thành tâm ban Phép Lành Tòa Thánh cho Đức Cha, Đức Cha Phụ Tá, các Giám Mục Việt Nam, các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội, cũng như thân nhân của Đức Cố Hồng Y và những người tham dự lễ an táng".
Ký tên: Biển Đức XVI, Giáo Hoàng.
ĐHY Phaolô Giuse Tụng sinh ngày 20-5-1919 tại Cầu Mễ, Yên Mô, Ninh Bình, thụ phong Linh mục cách đây 60 năm, ngày 6-6-1949, làm chánh xứ Hàm Long Hà Nội và Giám đốc chủng viện Gioan. Năm 1963, ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Bắc Ninh. 31 năm sau đó, ngài thăng TGM chính tòa Hà Nội và ngày 26-11-1994, Đức TGM được ĐTC Gioan Phaolô 2 bổ nhiệm làm Hồng Y.
ĐHY Phạm đình Tụng đã làm Chủ tịch HĐGM Việt Nam, trong hai nhiệm kỳ từ 1995 đến 2001. Ngài cũng từng làm giám quản giáo phận Lạng Sơn, Hải Phòng và Hưng Hóa, sáng lập nam tu đoàn Truyền Tin và nữ tu đoàn Truyền Giáo Truyền Tin tại Tổng giáo phận Hà Nội.
Năm 2003, ĐHY nghỉ hưu khi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám quản Tông Tòa Hà Nội và ngày 19-2-2005, khi đã 86 tuổi, ngài được Tòa Thánh chính thức nhận đơn từ chức TGM Hà Nội.
Lúc 5 giờ chiều chúa nhật vừa qua (22-2), các nhà thờ trong tổng giáo phận Hà Nội đã đồng loạt đánh chuông tang. Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã làm phép thi hài Đức Cố HY Phạm đình Tụng tại Nhà Nguyện tòa TGM. Lúc 7 giờ sáng hôm qua (23-2) đã có nghi thức tẩm liệm và sau đó lúc 8 giờ có lễ phát tang tại Nhà Thờ Chính Tòa và các tín hữu bắt đầu đến kính viếng linh cữu.
Lễ an táng Đức Cố Hồng Y sẽ được cử hành lúc 9 giờ sáng ngày thứ năm, 26-2 tới đây tại lễ trường Nhà thờ chính tòa Hà Nội.
Với sự qua đi của ĐHY Phạm Đình Tụng, Hồng y đoàn còn 187 vị, trong đó có 115 Hồng y cử tri, dưới 80 tuổi. (SD 23-2-2009)
Thư phân ưu của Lm Giám Tỉnh DCCT Việt Nam
Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành,dcct
16:37 23/02/2009
THƯ PHÂN ƯU
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Giuse,
Giám Mục Giáo phận Hà Nội,
Trước biến cố Chúa gọi Đức Hồng Y Phaolô Giuse về với Chúa, chúng con xin chân thành phân ưu với Đức Tổng và toàn thể gia đình Tổng Giáo phận Hà Nội. Trong tâm tình con cái, chúng con xin hiệp thông với gia đình Tổng Giáo Phận để tạ ơn Chúa, và cầu nguyện cho Đức cố Hồng Y.
Thiên Chúa đã yêu thương quan phòng và chọn lựa Đức Hồng Y như là một can thiệp của quyền năng Thiên Chúa vào dòng lịch sử của Hội Thánh Việt Nam. Đức Hồng Y đã ý thức sự chọn lựa này và đã quảng đại đi trọn con đường mà Thiên Chúa mời gọi. Ngài đã hoàn thành nhiệm vụ trong ân huệ tuyệt vời của Thiên Chúa.
Hôm nay, sự ra đi của Đức Hồng Y Phaolô Giuse là một mất mát lớn lao không những cho Tổng Giáo phận Hà Nội mà cho cả Giáo hội Việt Nam, trong đó có Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam chúng con. Trong khi thi hành sứ mạng mục tử, Đức Hồng Y đã yêu thương, quan tâm và đã nhiều lần ngài thi hành ý Chúa can thiệp tích cực và gìn giữ sự hiện diện của Nhà Dòng chúng con tại Hà Nội. Chúng con không thể nào quên được những quyết định đầy tính ngôn sứ này. Tình thương, sự quan tâm ưu ái mà Đức Hồng Y đã dành cho chúng con trong suốt giai đoạn lịch sử vừa qua sẽ ở lại trong tâm hồn chúng con luôn mãi. Xin Chúa trả công bội hậu cho Đức cố Hồng Y trên quê trời.
Trong những ngày này chúng con nhớ đến Đức cố Hồng Y trong mọi giờ kinh nguyện và thánh lễ.
Xin Thiên Chúa đầy lòng nhân từ xót thương ban cho tôi tớ trung tín của Ngài được sớm diện kiến thiên nhan.
Xin Đức Tổng và cộng đoàn dân Chúa nhận nơi đây lòng chân thành của chúng con.
Lm. Vinh sơn Phạm Trung Thành, dcct.
Giám Tỉnh DCCT Việt Nam.
Điện Văn Phân Ưu Của Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Fernando Filoni
16:45 23/02/2009
Điện Văn Phân Ưu Của Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
VĂN PHÒNG QUỐC VỤ KHANH
Vatican, ngày 23 tháng 2 năm 2009
Kính thưa Đức Cha,
Được tin Đức Hồng Y Phao-lô Giu-se Phạm Đình Tụng, nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội, vị tiền nhiệm của Đức Cha, vừa mới qua đời, Đức Thánh Cha xin gởi Đức Cha điện văn sau đây:
Kính thưa Đức Cha Giu-se NGÔ QUANG KIỆT
Tổng Giám Mục Hà Nội
“Được tin Chúa đã gọi về với Chúa Đức Hồng Y Phao-lô Giu-se PHẠM ĐÌNH TỤNG, nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội, Tôi xin xin bày tỏ với Đức Cha, với Đức Cha Phụ Tá và các đức Giám Mục Việt Nam, với gia đình người quá cố và toàn thể các tín hữu tại Việt Nam, sự thông cảm sâu xa và sự liên kết của tôi trong việc cầu nguyện. Nguyện xin Chúa đón nhận vào nơi bình an và vui tươi người Mục Tử trung tín đã hiến thân phục vụ Đức Ki-tô và Hội Thánh của Người, một cách nhiệt tình và quảng đại.
Hồng Y Tarcisio Bertone
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh”
Kết hợp với lời cầu nguyện của Đức Cha cầu cho Đức Hồng Y quá cố, tôi xin cam đoan dành những tình cảm thân tình và tận tụy của tôi cho Đức Cha.
(Ký tên)
Fernando Filoni
Xử lý thường vụ
VĂN PHÒNG QUỐC VỤ KHANH
Vatican, ngày 23 tháng 2 năm 2009
Kính thưa Đức Cha,
Được tin Đức Hồng Y Phao-lô Giu-se Phạm Đình Tụng, nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội, vị tiền nhiệm của Đức Cha, vừa mới qua đời, Đức Thánh Cha xin gởi Đức Cha điện văn sau đây:
Kính thưa Đức Cha Giu-se NGÔ QUANG KIỆT
Tổng Giám Mục Hà Nội
“Được tin Chúa đã gọi về với Chúa Đức Hồng Y Phao-lô Giu-se PHẠM ĐÌNH TỤNG, nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội, Tôi xin xin bày tỏ với Đức Cha, với Đức Cha Phụ Tá và các đức Giám Mục Việt Nam, với gia đình người quá cố và toàn thể các tín hữu tại Việt Nam, sự thông cảm sâu xa và sự liên kết của tôi trong việc cầu nguyện. Nguyện xin Chúa đón nhận vào nơi bình an và vui tươi người Mục Tử trung tín đã hiến thân phục vụ Đức Ki-tô và Hội Thánh của Người, một cách nhiệt tình và quảng đại.
Hồng Y Tarcisio Bertone
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh”
Kết hợp với lời cầu nguyện của Đức Cha cầu cho Đức Hồng Y quá cố, tôi xin cam đoan dành những tình cảm thân tình và tận tụy của tôi cho Đức Cha.
(Ký tên)
Fernando Filoni
Xử lý thường vụ
Nhớ ''cụ Hồng'': của chúng con
LM Lê Quang Uy,DCCT
20:17 23/02/2009
B>NHỚ “CỤ HỒNG” CỦA CHÚNG CON
Ảnh chụp Đức Hồng Y bên phải, cùng với cha nguyên Giám Tỉnh DCCT đứng ở giữa và cha Chân Tín DCCT bên trái, trong ngày Đức Hồng Y và cha Chân Tín cùng kỷ niệm 50 năm Linh Mục tại Hà Nội 1949 - 1999
Vậy là “cụ Hồng” đã được về với Chúa là Cha Cả trên Trời ngay trong Ngày của Chúa 22.2.2009. Chúng tôi, những anh em Linh Mục Bắc Ninh hoặc có gốc Bắc Ninh, từ khi Đức Cha Phạm Đình Tụng nhận tước vị Hồng Y, vẫn thường nói với nhau về ngài ở ngôi thứ ba là “cụ Hồng” như thế, thân tình như gọi ông nội, gọi bố mình trong gia đình.
Cách đây hơn mười năm, khi vừa chịu chức kín đáo trong miền Nam xong, tôi xin cha Giám Tỉnh DCCT cho ra phục vụ tại Giáo Phận Bắc Ninh. Lúc ấy “cụ Hồng” đã chuyển từ Bắc Ninh về làm Tổng Giám Mục Hà Nội rồi, nên ngay khi vừa từ Sài-gòn bay ra, tôi được cha Nguyễn Huy Tảo và cha Trần Bá Hạnh đón ở sân bay Nội Bài, đưa ngay về Tòa Giám Mục Hà Nội để chào ngài trước rồi mới về trình diện Đức Cha Bắc Ninh.
Cha Tảo với cha Hạnh là hai trong số bảy tiến chức được “cụ Hồng” trao sứ vụ Linh Mục “chui” năm 1974, bây giờ biết tôi cũng nằm trong “diện” đặc biệt ấy, cha Tảo ngồi bên cạnh tôi trên chiếc xe con len lỏi giữa các đường phố Hà Nội, bảo: “Bác cứ yên tâm, ngoài này, Giáo Phận nào cũng có, nhất là Bắc Ninh mình, trước đây nhiều cha phải “chui” rồi phải chịu tù giam hoặc quản thúc, Đức Cha nhà mình rất quan tâm đến anh em tụi mình. Bây giờ thế nào cũng lại thương bác lắm cho mà xem”.
Mà còn hơn vậy nữa, Đức Cha không chỉ thương vì tôi đến thời buổi này mà còn phải “chui”, nhưng phần lớn còn do tôi là hậu duệ của cha già Vũ Ngọc Bích, và là đàn em của cha Trịnh Ngọc Hiên lúc ấy đang là Bề Trên DCCT Nhà Thái Hà. Đức Cha nghe tôi trình bày mọi sự xong xuôi thì cười rất tươi, đứng lên, đi vào buồng trong một lúc rồi trở ra, ân cần đặt vào tay tôi một chiếc phong bì nho nhỏ. Ngài bảo: “Cha cho tôi xin một Lễ Tạ Ơn, coi như cùng với cha mở tay nhé !” Ôi, chiếc phong bì ấy nhỏ vậy thôi mà bên trong chứa một món quà rất lớn, lớn về vật chất và lớn cả về tình cảm thân thương, đến nỗi cả nửa năm sau, khi gặp một chuyện quan trọng, tôi mới dám lấy món quà quý trọng ấy ra chi dùng.
Cứ thế, trong suốt ba năm tôi được ngược xuôi phục vụ trên đất Bắc Ninh, cả sau này trên đất Hà Nội, bao giờ gặp “cụ Hồng”, cụ cũng chỉ hỏi tôi mấy câu thôi mà tôi hiểu ngay rằng ngài biết rất rõ mọi công việc tôi và anh em DCCT đang làm. Tôi cảm được ngài luôn tận tụy cho Mục Vụ ở Hà Nội nhưng lòng thì vẫn cứ đau đáu với những thăng trầm của Bắc Ninh. Có dịp về thăm nơi chốn cũ, cụ già như trẻ hẳn ra, tươi tắn, bước đi lẫm chẫm chập choạng như em bé nhưng những lời huấn dụ thì vẫn còn đấy cái sắc sảo khôn ngoan của một vị lão trượng, nhân từ hiền dịu nhưng lại vẫn can trường mạnh mẽ, từng trải những giai đoạn khó khăn căng thẳng nhất của Hội Thánh dưới chế độ miền Bắc CS.
Tưởng nhớ và tri ân “cụ Hồng”, tôi xin chép lại dưới đây hai bản kinh được lưu truyền trong Giáo Phận Bắc Ninh có lẽ phải đến hai, ba chục năm nay rồi. Thú thật, bản thân tôi khi dâng Lễ trên đất Bắc Ninh, tai nghe không biết bao nhiêu lần nhưng miệng chỉ lẩm nhẩm đọc theo, chưa bao giờ chịu học cho thuộc. Bây giờ tác giả các bài kinh ấy đã khuất, tôi bần thần một lúc, nẩy ra ý gọi điện thoại ra Giáo Xứ Ngô Khê thuộc Giáo Phận Bắc Ninh để xin nguyên văn bản kinh. May quá, gặp được bé Thảo, Giáo Lý Viên, con gái bà lang May, đọc cho tôi trong này gõ lại thành văn bản vi tính.
Bài thơ lục bát là lời nguyện cả cộng đoàn Nhà Thờ đọc râm ran ngay sau khi Hiệp Lễ:
“Con thờ lạy Chúa chí tôn
Đoái thương ngự xuống lòng con giờ này.
Hợp cùng trời đất muôn loài,
Hợp cùng sông biển cỏ cây núi đồi,
Hợp cùng thần thánh trên trời,
Con ca tụng Chúa đời đời hiển vinh.
Tạ ơn Chúa rất nhân lành
Đã thương ban Thịt Máu mình nuôi con.
Con dâng cho Chúa xác hồn
Việc làm, đời sống, vui buồn, khổ đau.
Nguyện xin Mình Thánh nhiệm mầu
Giữ con hồn xác trước sau an lành,
Cho con giữ đạo nhiệt tình,
Sau lên hưởng phúc trường sinh Thiên Đàng.
Xin phù hộ Đức Giáo Hoàng
Cùng hàng Giáo Phẩm và đoàn Giáo Dân.
Xin ban xuống mọi ơn cần
Cho người thân thuộc xa gần của con.
Xin thương kẻ khuất người còn,
Xin cho tổ quốc con muôn phúc lành.
Cho người tội lỗi sửa mình,
Cho người đau khổ cậy tin không sờn.
Quyết tâm con mến Chúa hơn,
Tránh xa tội lỗi giữ ơn trung thành.
Quyết tâm con sống trọn lành,
Xứng con Cha Cả hiển vinh trên Trời”.
Còn bài kinh sau đây, ngắn gọn, được đọc ngay sau khi chủ tế trao Phép Lành Thiên Chúa Ba Ngôi cuối Thánh Lễ: “Lạy Chúa, xin chúc lành cho chúng con. Lễ vừa xong, chúng con sắp ra về, chúng con sẽ đem Chúa về với chúng con. Chúng con sẽ về gia đình, sẽ đến nhà trường, sẽ vào công sở hay ra đồng ruộng. Chúa luôn ở với chúng con. Đó là vinh dự của người Công Giáo, để cho mọi người biết chúng con là con cái Cha Cả trên Trời. Amen”.
Lạ quá, mà cũng tuyệt vời quá, đối với “cụ Hồng” của chúng ta, bao giờ cụ cũng kết thúc mọi lời cầu nguyện bằng danh xưng Cha Cả trên Trời. Chúng ta có thể tin chắc rằng: nay thì cụ đã hoàn thành chuyến đi dài đằng đằng 90 năm cuộc đời để về hạnh ngộ với Thiên Chúa là Cha Cả trên Trời. Giá mà trong Thánh Lễ An Táng vào thứ năm này tại Hà Nội, đến phút cuối, vị Chưởng Nghi sẽ cất lên lời kinh cho cả cộng đoàn cùng tuyên xưng:
“Lạy Chúa, xin chúc lành cho chúng con. Lễ An Táng Đức Hồng Y thân yêu của chúng con vừa xong, chúng con sắp ra về, nhớ lời Người đã dặn dò, chúng con sẽ đem Chúa về với chúng con... Amen”
Sài-gòn, Chúa Nhật 22.2.2009
Ảnh chụp Đức Hồng Y bên phải, cùng với cha nguyên Giám Tỉnh DCCT đứng ở giữa và cha Chân Tín DCCT bên trái, trong ngày Đức Hồng Y và cha Chân Tín cùng kỷ niệm 50 năm Linh Mục tại Hà Nội 1949 - 1999
Vậy là “cụ Hồng” đã được về với Chúa là Cha Cả trên Trời ngay trong Ngày của Chúa 22.2.2009. Chúng tôi, những anh em Linh Mục Bắc Ninh hoặc có gốc Bắc Ninh, từ khi Đức Cha Phạm Đình Tụng nhận tước vị Hồng Y, vẫn thường nói với nhau về ngài ở ngôi thứ ba là “cụ Hồng” như thế, thân tình như gọi ông nội, gọi bố mình trong gia đình.
Cách đây hơn mười năm, khi vừa chịu chức kín đáo trong miền Nam xong, tôi xin cha Giám Tỉnh DCCT cho ra phục vụ tại Giáo Phận Bắc Ninh. Lúc ấy “cụ Hồng” đã chuyển từ Bắc Ninh về làm Tổng Giám Mục Hà Nội rồi, nên ngay khi vừa từ Sài-gòn bay ra, tôi được cha Nguyễn Huy Tảo và cha Trần Bá Hạnh đón ở sân bay Nội Bài, đưa ngay về Tòa Giám Mục Hà Nội để chào ngài trước rồi mới về trình diện Đức Cha Bắc Ninh.
Cha Tảo với cha Hạnh là hai trong số bảy tiến chức được “cụ Hồng” trao sứ vụ Linh Mục “chui” năm 1974, bây giờ biết tôi cũng nằm trong “diện” đặc biệt ấy, cha Tảo ngồi bên cạnh tôi trên chiếc xe con len lỏi giữa các đường phố Hà Nội, bảo: “Bác cứ yên tâm, ngoài này, Giáo Phận nào cũng có, nhất là Bắc Ninh mình, trước đây nhiều cha phải “chui” rồi phải chịu tù giam hoặc quản thúc, Đức Cha nhà mình rất quan tâm đến anh em tụi mình. Bây giờ thế nào cũng lại thương bác lắm cho mà xem”.
Mà còn hơn vậy nữa, Đức Cha không chỉ thương vì tôi đến thời buổi này mà còn phải “chui”, nhưng phần lớn còn do tôi là hậu duệ của cha già Vũ Ngọc Bích, và là đàn em của cha Trịnh Ngọc Hiên lúc ấy đang là Bề Trên DCCT Nhà Thái Hà. Đức Cha nghe tôi trình bày mọi sự xong xuôi thì cười rất tươi, đứng lên, đi vào buồng trong một lúc rồi trở ra, ân cần đặt vào tay tôi một chiếc phong bì nho nhỏ. Ngài bảo: “Cha cho tôi xin một Lễ Tạ Ơn, coi như cùng với cha mở tay nhé !” Ôi, chiếc phong bì ấy nhỏ vậy thôi mà bên trong chứa một món quà rất lớn, lớn về vật chất và lớn cả về tình cảm thân thương, đến nỗi cả nửa năm sau, khi gặp một chuyện quan trọng, tôi mới dám lấy món quà quý trọng ấy ra chi dùng.
Cứ thế, trong suốt ba năm tôi được ngược xuôi phục vụ trên đất Bắc Ninh, cả sau này trên đất Hà Nội, bao giờ gặp “cụ Hồng”, cụ cũng chỉ hỏi tôi mấy câu thôi mà tôi hiểu ngay rằng ngài biết rất rõ mọi công việc tôi và anh em DCCT đang làm. Tôi cảm được ngài luôn tận tụy cho Mục Vụ ở Hà Nội nhưng lòng thì vẫn cứ đau đáu với những thăng trầm của Bắc Ninh. Có dịp về thăm nơi chốn cũ, cụ già như trẻ hẳn ra, tươi tắn, bước đi lẫm chẫm chập choạng như em bé nhưng những lời huấn dụ thì vẫn còn đấy cái sắc sảo khôn ngoan của một vị lão trượng, nhân từ hiền dịu nhưng lại vẫn can trường mạnh mẽ, từng trải những giai đoạn khó khăn căng thẳng nhất của Hội Thánh dưới chế độ miền Bắc CS.
Tưởng nhớ và tri ân “cụ Hồng”, tôi xin chép lại dưới đây hai bản kinh được lưu truyền trong Giáo Phận Bắc Ninh có lẽ phải đến hai, ba chục năm nay rồi. Thú thật, bản thân tôi khi dâng Lễ trên đất Bắc Ninh, tai nghe không biết bao nhiêu lần nhưng miệng chỉ lẩm nhẩm đọc theo, chưa bao giờ chịu học cho thuộc. Bây giờ tác giả các bài kinh ấy đã khuất, tôi bần thần một lúc, nẩy ra ý gọi điện thoại ra Giáo Xứ Ngô Khê thuộc Giáo Phận Bắc Ninh để xin nguyên văn bản kinh. May quá, gặp được bé Thảo, Giáo Lý Viên, con gái bà lang May, đọc cho tôi trong này gõ lại thành văn bản vi tính.
Bài thơ lục bát là lời nguyện cả cộng đoàn Nhà Thờ đọc râm ran ngay sau khi Hiệp Lễ:
“Con thờ lạy Chúa chí tôn
Đoái thương ngự xuống lòng con giờ này.
Hợp cùng trời đất muôn loài,
Hợp cùng sông biển cỏ cây núi đồi,
Hợp cùng thần thánh trên trời,
Con ca tụng Chúa đời đời hiển vinh.
Tạ ơn Chúa rất nhân lành
Đã thương ban Thịt Máu mình nuôi con.
Con dâng cho Chúa xác hồn
Việc làm, đời sống, vui buồn, khổ đau.
Nguyện xin Mình Thánh nhiệm mầu
Giữ con hồn xác trước sau an lành,
Cho con giữ đạo nhiệt tình,
Sau lên hưởng phúc trường sinh Thiên Đàng.
Xin phù hộ Đức Giáo Hoàng
Cùng hàng Giáo Phẩm và đoàn Giáo Dân.
Xin ban xuống mọi ơn cần
Cho người thân thuộc xa gần của con.
Xin thương kẻ khuất người còn,
Xin cho tổ quốc con muôn phúc lành.
Cho người tội lỗi sửa mình,
Cho người đau khổ cậy tin không sờn.
Quyết tâm con mến Chúa hơn,
Tránh xa tội lỗi giữ ơn trung thành.
Quyết tâm con sống trọn lành,
Xứng con Cha Cả hiển vinh trên Trời”.
Còn bài kinh sau đây, ngắn gọn, được đọc ngay sau khi chủ tế trao Phép Lành Thiên Chúa Ba Ngôi cuối Thánh Lễ: “Lạy Chúa, xin chúc lành cho chúng con. Lễ vừa xong, chúng con sắp ra về, chúng con sẽ đem Chúa về với chúng con. Chúng con sẽ về gia đình, sẽ đến nhà trường, sẽ vào công sở hay ra đồng ruộng. Chúa luôn ở với chúng con. Đó là vinh dự của người Công Giáo, để cho mọi người biết chúng con là con cái Cha Cả trên Trời. Amen”.
Lạ quá, mà cũng tuyệt vời quá, đối với “cụ Hồng” của chúng ta, bao giờ cụ cũng kết thúc mọi lời cầu nguyện bằng danh xưng Cha Cả trên Trời. Chúng ta có thể tin chắc rằng: nay thì cụ đã hoàn thành chuyến đi dài đằng đằng 90 năm cuộc đời để về hạnh ngộ với Thiên Chúa là Cha Cả trên Trời. Giá mà trong Thánh Lễ An Táng vào thứ năm này tại Hà Nội, đến phút cuối, vị Chưởng Nghi sẽ cất lên lời kinh cho cả cộng đoàn cùng tuyên xưng:
“Lạy Chúa, xin chúc lành cho chúng con. Lễ An Táng Đức Hồng Y thân yêu của chúng con vừa xong, chúng con sắp ra về, nhớ lời Người đã dặn dò, chúng con sẽ đem Chúa về với chúng con... Amen”
Sài-gòn, Chúa Nhật 22.2.2009
Về Bác tôi: ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng
Phạm Thanh Giang
20:19 23/02/2009
VỀ BÁC TÔI - ĐHY PHAOLÔ-GIUSE PHẠM ĐÌNH TỤNG
Con là đứa cháu gái út của Đức Hồng Y. Con là Phạm Thanh Giang, con của ông Phạm Văn Từ. Ba của con và Đức Hồng Y là hai anh em cùng cha khác mẹ. Mùa hè hằng năm con vẫn thường ra Hà Nội thăm bác con. Hôm nay thì bác con đã đi rồi, con có một bài viết muốn gửi cho trang Dòng Chúa Cứu Thế, về những kỷ niệm bình dị với bác của con thôi.
Con nhớ những ngày hè thường được ra Hà Nội chơi. Hà Nội mùa hè khí hậu nóng nảy, lúc nào con cũng bị ốm vì không quen thời tiết. Nhưng Hà Nội đẹp. Và Hà Nội có người thân của con. Người thân của con, nhưng lúc nào con cũng gọi bằng một chức danh cao trọng cung kính - Đức Hồng Y.
Con nhớ bác ngồi đối diện con qua một chiếc bàn rất lớn dài và rộng. Bác hỏi con nhiều chuyện. Bác hỏi ở nhà ai nấu cơm cho con ăn. Con bảo con đi học về ba nấu. " Nấu món gì?" - " Ba con hay nấu canh cà chua với thịt băm". Rồi đôi mắt người đối dịên con hấp háy cười. Nụ cười là cái đặc biệt nhất trên khuôn mặt của bác. Những khi nhớ đến bác nhắm mắt lại con vẫn thấy khuôn mặt với nụ cười đó. Ngày xưa bác đi học về ông nội cũng nấu cơm cho ăn. Đàn ông sinh ra để làm nhiều chuyện vĩ đại hơn là nấu cơm. Nhưng đối với những đứa con thì được ăn một bữa ăn do bố mình nấu là một chuyện vĩ đại hơn rất nhiều những điều khác.
Con nhớ những buổi chiều ngồi ở Tòa Giám Mục Hà Nội, có những cây hoa đại bông rụng đầy lối đi. Con ngồi chơi, ngước mắt lên thấy bác đang đứng trên lan can và cầu nguyện. Cái khung cửa sổ gỗ sẫm màu với tán cây lòa xòa một bên, và bác đứng ngước mắt lên nhìn trời. Rất nhiều năm đi qua con vẫn chưa tìm thấy cho mình một hình ảnh nào an nhiên hơn thế.
Hè năm lớp 7 con ra chơi, buổi tối hay đi dạo dạo vẫn cái lối đi ấy. Từ ngòai nhìn vào thấy tòa nhà cửa đóng then cài, oai nghiêm tĩnh mịch. Rồi thấy bác một mình đi chầm chậm lên cầu thang. Lúc đó bác đã rất già rồi. Một người rất già trong một tòa nhà rất rộng. Con không hiểu. Bác có thể chọn một lối đi khác cho mình. Có những người sinh ra đã rất giỏi và họ có thể có một cuộc sống hoàn tòan khác. Nhưng họ chọn cách nghĩ đến người khác đầu tiên còn bản thân mình là một điều gì đó giống không hề hiện hữu. Con không hiểu. Sự hy sinh là một điều gì đó mà có lẽ một người ích kỷ như con không thể hiểu được.
Năm vừa rồi con lại ra chơi. Bác không còn nói được nhiều như trước, cả buổi chiều chỉ im lặng nhìn mọi người. Đến khi một chú chỉ vào con rồi hỏi bác rằng có nhớ con không, bác bỗng dưng nói một câu rất nhanh, " Nó lớn quá rồi!". Đúng là con đã lớn quá rồi. Trẻ con thì lớn lên còn người lớn thì già đi. Mãi mãi là như vậy.
Hôm nay thì bác đã đi rồi. Con vào Vietcatholic thấy rất nhiều những bài viết về Bác, tòan là những điều vĩ đại. Con thì khác, con chỉ đơn giản là muốn viết về bác của con thôi. Ra đi không phải là một điều gì đó quá mức khó khăn. Tất cả chúng ta, rồi sẽ gặp lại nhau ở một nơi và một lúc nào đó mà thôi. Bác đi trước, nhớ giành chỗ tốt cho nhà mình với nhé!
"...Một người đàn ông tốt vẽ một vòng xung quanh ông và quan tâm những gì trong vòng tròn ấy, vợ của ông ta, con cái của ông ta.
Một người đàn ông khác vẽ một vòng tròn lớn hơn và gánh lấy sự quan tâm đến anh chị em của mình nữa.
Một vài người đàn ông có số mệnh vĩ đại, họ phải vẽ vòng tròn xung quanh họ, một vòng tròn mà bao gồm rất nhiều, rất nhiều người..." ( 10 000 BC)
Con là đứa cháu gái út của Đức Hồng Y. Con là Phạm Thanh Giang, con của ông Phạm Văn Từ. Ba của con và Đức Hồng Y là hai anh em cùng cha khác mẹ. Mùa hè hằng năm con vẫn thường ra Hà Nội thăm bác con. Hôm nay thì bác con đã đi rồi, con có một bài viết muốn gửi cho trang Dòng Chúa Cứu Thế, về những kỷ niệm bình dị với bác của con thôi.
Con nhớ những ngày hè thường được ra Hà Nội chơi. Hà Nội mùa hè khí hậu nóng nảy, lúc nào con cũng bị ốm vì không quen thời tiết. Nhưng Hà Nội đẹp. Và Hà Nội có người thân của con. Người thân của con, nhưng lúc nào con cũng gọi bằng một chức danh cao trọng cung kính - Đức Hồng Y.
Con nhớ bác ngồi đối diện con qua một chiếc bàn rất lớn dài và rộng. Bác hỏi con nhiều chuyện. Bác hỏi ở nhà ai nấu cơm cho con ăn. Con bảo con đi học về ba nấu. " Nấu món gì?" - " Ba con hay nấu canh cà chua với thịt băm". Rồi đôi mắt người đối dịên con hấp háy cười. Nụ cười là cái đặc biệt nhất trên khuôn mặt của bác. Những khi nhớ đến bác nhắm mắt lại con vẫn thấy khuôn mặt với nụ cười đó. Ngày xưa bác đi học về ông nội cũng nấu cơm cho ăn. Đàn ông sinh ra để làm nhiều chuyện vĩ đại hơn là nấu cơm. Nhưng đối với những đứa con thì được ăn một bữa ăn do bố mình nấu là một chuyện vĩ đại hơn rất nhiều những điều khác.
Con nhớ những buổi chiều ngồi ở Tòa Giám Mục Hà Nội, có những cây hoa đại bông rụng đầy lối đi. Con ngồi chơi, ngước mắt lên thấy bác đang đứng trên lan can và cầu nguyện. Cái khung cửa sổ gỗ sẫm màu với tán cây lòa xòa một bên, và bác đứng ngước mắt lên nhìn trời. Rất nhiều năm đi qua con vẫn chưa tìm thấy cho mình một hình ảnh nào an nhiên hơn thế.
Hè năm lớp 7 con ra chơi, buổi tối hay đi dạo dạo vẫn cái lối đi ấy. Từ ngòai nhìn vào thấy tòa nhà cửa đóng then cài, oai nghiêm tĩnh mịch. Rồi thấy bác một mình đi chầm chậm lên cầu thang. Lúc đó bác đã rất già rồi. Một người rất già trong một tòa nhà rất rộng. Con không hiểu. Bác có thể chọn một lối đi khác cho mình. Có những người sinh ra đã rất giỏi và họ có thể có một cuộc sống hoàn tòan khác. Nhưng họ chọn cách nghĩ đến người khác đầu tiên còn bản thân mình là một điều gì đó giống không hề hiện hữu. Con không hiểu. Sự hy sinh là một điều gì đó mà có lẽ một người ích kỷ như con không thể hiểu được.
Năm vừa rồi con lại ra chơi. Bác không còn nói được nhiều như trước, cả buổi chiều chỉ im lặng nhìn mọi người. Đến khi một chú chỉ vào con rồi hỏi bác rằng có nhớ con không, bác bỗng dưng nói một câu rất nhanh, " Nó lớn quá rồi!". Đúng là con đã lớn quá rồi. Trẻ con thì lớn lên còn người lớn thì già đi. Mãi mãi là như vậy.
Hôm nay thì bác đã đi rồi. Con vào Vietcatholic thấy rất nhiều những bài viết về Bác, tòan là những điều vĩ đại. Con thì khác, con chỉ đơn giản là muốn viết về bác của con thôi. Ra đi không phải là một điều gì đó quá mức khó khăn. Tất cả chúng ta, rồi sẽ gặp lại nhau ở một nơi và một lúc nào đó mà thôi. Bác đi trước, nhớ giành chỗ tốt cho nhà mình với nhé!
"...Một người đàn ông tốt vẽ một vòng xung quanh ông và quan tâm những gì trong vòng tròn ấy, vợ của ông ta, con cái của ông ta.
Một người đàn ông khác vẽ một vòng tròn lớn hơn và gánh lấy sự quan tâm đến anh chị em của mình nữa.
Một vài người đàn ông có số mệnh vĩ đại, họ phải vẽ vòng tròn xung quanh họ, một vòng tròn mà bao gồm rất nhiều, rất nhiều người..." ( 10 000 BC)
Chuỗi ngày thử thách trong cuộc đời Đức Hồng Y Phạm đình Tụng
Phạm Nghị
21:30 23/02/2009
Trên nhiều trang mạng Công giáo, đặc biệt là VietCatholic, từ sau ngày Đức Hồng Y tạ thế, đã xuất hiện nhiều bài báo thuật lại cuộc đời và sự nghiệp của ngài, ghi lại những đóng góp cho Giáo hội Công giáo Việt nam trong hơn một nửa thế kỷ vừa qua, những kỷ niệm thời sinh hoạt và khi gặp gỡ, cũng như bày tỏ những cảm tình thương tiếc một người thày, một người cha.
Cuộc đời của ngài, từ sau khi thụ phong linh mục năm 1949 cho đến ngày lìa trần, đã trở thành một đời dâng hiến, tận tâm phục vụ Chúa và giáo dân được Chúa ủy thác cho ngài chăm sóc. Giai đoạn này đã được nhiều người nhắc đến và ca ngợi. Tuy nhiên không ai đã đề cập đến thời gian thử thách ngài đã trải qua trong những năm tháng trước khi thụ phong linh mục, có lẽ vì bản tính rất mực khiêm tốn, ngài đã ít khi thổ lộ với ai về đoạn đời gian khó này. Đó là thời gian trong khoảng từ năm 1946 đến 1948.
Như chúng ta đều biết, trong cuộc đời tu tập, ngài đã học triết học tại Đại chủng viện Liễu Giai từ năm 1940, và năm 1942 ngài được Bề trên Địa phận cử đi giúp xứ Khoan Vĩ, thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, là nơi cha Phêrô Phạm Bá Trực nghĩa phụ của ngài đang làm Chính xứ.
Năm 1943, ngài trở về Đại chủng viện Liễu Giai, tiếp tục học thần học. Giữa năm 1945, vì hoàn cảnh đất nước xáo trộn, Đại chủng viện Liễu Giai phải ngưng hoạt động, các thầy chủng sinh phải tản mác mỗi người một nơi.
Tháng 9 năm 1946, Đại chủng viện Liễu Giai mở cửa lại, ngài trở về tu học. Ba tháng sau, ngày 19-12-1946, chiến tranh bùng nổ, Đại chủng viện bị tấn công và chiếm giữ, các chủng sinh lại một lần nữa bị phân tán. Việc học bị gián đoạn, ngài trở về sinh quán là họ Cầu Mễ, thuộc xã Bình Hào, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, cách Hà nội khoảng 40 cây số. Vùng này lúc đó nằm dưới quyền kiểm soát của Việt Minh, tiền thân của chính quyền Cộng sản ngày nay.
Tại đây, ngài sinh hoạt như một đại chủng sinh tu tại gia, sống cùng với ông bà cố và một người em nuôi cũng đang tu học tại giáo phận Phát diệm (sau này thụ phong linh mục, đó là cha Phêrô Nguyễn Văn Vọng). Cầu Mễ là một họ đạo thuộc xứ Quảng Nạp, giáo phận Phát Diệm. Hàng ngày ngài đi bộ từ nhà đến nhà thờ giáo xứ để xem lễ và tham dự các sinh hoạt trong xứ đạo, giúp đỡ linh mục chính xứ lúc đó là cha Phaolô Lê Nguyên Kỷ trong các các nhu cầu mục vụ. Trong thời gian rảnh rỗi, ngài cũng giúp đỡ các trẻ em trong xứ đạo học thêm giáo lý và đặc biệt là tập cho các em những bài hát ngài đem về từ Hà nội. Đó là những bản thánh ca mới sáng tác của Nhạc đoàn Lê bảo Tịnh (gồm những nhạc sĩ nổi tiếng như Hùng Lân, Tâm Bảo, Người Khắc Xuyên…). Xứ đạo Quảng nạp này ở miền quê, xa thành thị, nên giáo dân chưa bao giờ được nghe đến những bài hát đạo mới mẻ như Sao Biển (Lạy Mẹ là ngôi sao sáng…) hoặc Dâng hồn xác (Con kính dâng Cha cùng bánh và rượu nho…)..
Trong thời gian này, ngài cũng đi lại thăm viếng nhiều gia đình trong giáo xứ, giúp đỡ những ai cần đến, nhất là những bệnh nhân sắp qua đời. Chính thân phụ chúng tôi, là em ruột của ông cố Phạm Văn Hiến của ngài, cũng đã được ngài giúp cho xưng tội, rước lễ trước khi qua đời vì căn bệnh ngặt nghèo.
Suốt hai năm trời sinh hoạt như thế, ngài cũng được an ủi vì đã giúp đỡ cho nhiều người, cho xứ đạo và duy trì được nếp sống tu hành của mình. Chính quyền cộng sản đã theo dõi ngài, tuy không công khai, nhưng cũng có lúc làm khó dễ, nhất là trong vấn đề đi lại, do đó ngài không đi đâu xa quá phạm vi giáo xứ. Nhưng thời gian cứ trôi và chiến tranh từ thủ đô phát khởi hồi tháng 12 năm 1946 tiếp tục lan rộng ra các địa phương chung quanh, và trong xứ đạo đã có những người từ các địa phương khác tản cư đến. Viễn ảnh về những ngày yên ổn thật xa vời. Ngài lo lắng không biết đời tu của mình sẽ còn được tiếp tục hay không hay sẽ bị ngưng vô thời hạn.
Sống mãi trong chờ đợi và lo âu như thế, đôi lúc ngài chán nản vì thấy cuộc đời trước mặt thật đen tối, không có nhiều hy vọng cho tương lai nếu tình trạng này cứ tiếp diễn. Cuối cùng ngài thấy phải liều một phen, bất chấp nguy hiểm, tìm về Hà nội để tiếp tục con đường tu trì hằng bao lâu ấp ủ. Lúc đó Hà nội nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội Pháp và các sinh hoạt hầu như đã được mở lại, nhất là các trường học.
Con đường tìm về thủ đô thật gian nan, lúc đi bộ, lúc đi thuyền… Trong khi biết bao nhiêu người từ Hà nội rời đi tản cư để tránh những cuộc giao tranh, thì ngài lại mò mẫm tìm về. Giữa lúc chiến tranh, trong lúc rời bỏ xứ quê để về thành, ngài rất có thể là đối tượng để bắt giữ hoặc giết chết của cả hai phe: Pháp và Việt Minh. Nhưng Chúa đã gìn giữ một người con để sau này sẽ dìu dắt Giáo hội miền Bắc trong buổi gian nan, nên đã giúp ngài vượt qua bao nhiêu nguy hiểm và gian khổ để trở về được Hà nội vào năm 1948.
Ngay năm đó, ngài được giáo quyền gửi học thần học tại Học viện Dòng Chúa Cứu Thế, và năm sau, ngày 6-6, ngài thụ phong linh mục.
Một sự việc thương tâm mà ít người biết đến là ngài đã mất đi người mẹ thân yêu vào ngay thời gian trước khi làm linh mục. Khi nghe tin ngài sắp được thụ phong, bà xuống thuyền từ Phát Diệm ra Hà nội để sắm sửa áo lễ và chén thánh cho con. Thời gian đó, con đường ít vất vả nhất để giao thương giữa Phát diệm và Hà nội là bằng đường thủy, trên những chuyến ca nô, ngược xuôi trên các sông lạch bất chấp những nguy hiểm của chiến tranh. Thật bất hạnh cho chuyến đi này, vì bà đã bị trúng một phát đạn trong khi ca nô đang di chuyển trên sông tại khu vực gần Đò Lèn. Bà tử nạn và xác cũng không được tìm thấy. Nỗi đau khổ vì mất mát lớn lao đó đã ám ảnh suốt cuộc đời ngài, nhưng ngài đã luôn luôn dâng hiến sự hy sinh của mẹ mình cho Chúa và lấy đó làm điều nhắc nhở về tấm lòng cao cả của người mẹ thân yêu trong suốt sứ vụ của mình.
Năm 1954, ngài làm chính xứ Hàm Long, một giáo xứ lớn ở Hà nội. Trong phong trào di cư lúc đó, rất nhiều linh mục trong giáo phận đã bỏ con chiên ở lại để di cư vào Nam. Ngài đã hai ba lần đi theo giáo dân xứ đạo của ngài vào Nam, lo liệu và giúp đỡ họ trong thời gian định cư, nhưng sau đó lại trở về phục vụ giáo dân tại Hàm Long. Ngài có nhiều điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi để ở lại miền Nam, nhưng đã quyết tâm trở về để phục vụ những người còn ở lại.
Ông cố Phạm Văn Hiến cũng theo đoàn người di cư vào Nam, định cư tại giáo xứ Gia Yên, vùng Gia Kiệm, trước kia thuộc tỉnh Long Khánh, nay là Đồng Nai. Ông cụ sống rất thanh bần, cực khổ trong lúc tuổi già, và mất năm 1966 sau khi được tin con đã được thụ phong giám mục phụ trách giáo phận Bắc Ninh năm 1963. Từ ngày di cư cho đến ngày qua đời ông không hề liên lạc được với con.
Đức Hồng Y mất đi còn để lại một người em trai là Phạm Văn Từ hiện cư ngụ tại Gia Yên. Một cháu gái của ngài, con thứ hai của ông Từ, là Phạm Bích Giang hiện đang tu học tại Dòng Con Đức Bà Lên Trời ở Pháp.
(Một người em thúc bá của ĐHY)
Cuộc đời của ngài, từ sau khi thụ phong linh mục năm 1949 cho đến ngày lìa trần, đã trở thành một đời dâng hiến, tận tâm phục vụ Chúa và giáo dân được Chúa ủy thác cho ngài chăm sóc. Giai đoạn này đã được nhiều người nhắc đến và ca ngợi. Tuy nhiên không ai đã đề cập đến thời gian thử thách ngài đã trải qua trong những năm tháng trước khi thụ phong linh mục, có lẽ vì bản tính rất mực khiêm tốn, ngài đã ít khi thổ lộ với ai về đoạn đời gian khó này. Đó là thời gian trong khoảng từ năm 1946 đến 1948.
Như chúng ta đều biết, trong cuộc đời tu tập, ngài đã học triết học tại Đại chủng viện Liễu Giai từ năm 1940, và năm 1942 ngài được Bề trên Địa phận cử đi giúp xứ Khoan Vĩ, thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, là nơi cha Phêrô Phạm Bá Trực nghĩa phụ của ngài đang làm Chính xứ.
Năm 1943, ngài trở về Đại chủng viện Liễu Giai, tiếp tục học thần học. Giữa năm 1945, vì hoàn cảnh đất nước xáo trộn, Đại chủng viện Liễu Giai phải ngưng hoạt động, các thầy chủng sinh phải tản mác mỗi người một nơi.
Tháng 9 năm 1946, Đại chủng viện Liễu Giai mở cửa lại, ngài trở về tu học. Ba tháng sau, ngày 19-12-1946, chiến tranh bùng nổ, Đại chủng viện bị tấn công và chiếm giữ, các chủng sinh lại một lần nữa bị phân tán. Việc học bị gián đoạn, ngài trở về sinh quán là họ Cầu Mễ, thuộc xã Bình Hào, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, cách Hà nội khoảng 40 cây số. Vùng này lúc đó nằm dưới quyền kiểm soát của Việt Minh, tiền thân của chính quyền Cộng sản ngày nay.
Nhà thờ Quảng Nạp |
Trong thời gian này, ngài cũng đi lại thăm viếng nhiều gia đình trong giáo xứ, giúp đỡ những ai cần đến, nhất là những bệnh nhân sắp qua đời. Chính thân phụ chúng tôi, là em ruột của ông cố Phạm Văn Hiến của ngài, cũng đã được ngài giúp cho xưng tội, rước lễ trước khi qua đời vì căn bệnh ngặt nghèo.
Suốt hai năm trời sinh hoạt như thế, ngài cũng được an ủi vì đã giúp đỡ cho nhiều người, cho xứ đạo và duy trì được nếp sống tu hành của mình. Chính quyền cộng sản đã theo dõi ngài, tuy không công khai, nhưng cũng có lúc làm khó dễ, nhất là trong vấn đề đi lại, do đó ngài không đi đâu xa quá phạm vi giáo xứ. Nhưng thời gian cứ trôi và chiến tranh từ thủ đô phát khởi hồi tháng 12 năm 1946 tiếp tục lan rộng ra các địa phương chung quanh, và trong xứ đạo đã có những người từ các địa phương khác tản cư đến. Viễn ảnh về những ngày yên ổn thật xa vời. Ngài lo lắng không biết đời tu của mình sẽ còn được tiếp tục hay không hay sẽ bị ngưng vô thời hạn.
Sống mãi trong chờ đợi và lo âu như thế, đôi lúc ngài chán nản vì thấy cuộc đời trước mặt thật đen tối, không có nhiều hy vọng cho tương lai nếu tình trạng này cứ tiếp diễn. Cuối cùng ngài thấy phải liều một phen, bất chấp nguy hiểm, tìm về Hà nội để tiếp tục con đường tu trì hằng bao lâu ấp ủ. Lúc đó Hà nội nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội Pháp và các sinh hoạt hầu như đã được mở lại, nhất là các trường học.
Con đường tìm về thủ đô thật gian nan, lúc đi bộ, lúc đi thuyền… Trong khi biết bao nhiêu người từ Hà nội rời đi tản cư để tránh những cuộc giao tranh, thì ngài lại mò mẫm tìm về. Giữa lúc chiến tranh, trong lúc rời bỏ xứ quê để về thành, ngài rất có thể là đối tượng để bắt giữ hoặc giết chết của cả hai phe: Pháp và Việt Minh. Nhưng Chúa đã gìn giữ một người con để sau này sẽ dìu dắt Giáo hội miền Bắc trong buổi gian nan, nên đã giúp ngài vượt qua bao nhiêu nguy hiểm và gian khổ để trở về được Hà nội vào năm 1948.
Ngay năm đó, ngài được giáo quyền gửi học thần học tại Học viện Dòng Chúa Cứu Thế, và năm sau, ngày 6-6, ngài thụ phong linh mục.
Một sự việc thương tâm mà ít người biết đến là ngài đã mất đi người mẹ thân yêu vào ngay thời gian trước khi làm linh mục. Khi nghe tin ngài sắp được thụ phong, bà xuống thuyền từ Phát Diệm ra Hà nội để sắm sửa áo lễ và chén thánh cho con. Thời gian đó, con đường ít vất vả nhất để giao thương giữa Phát diệm và Hà nội là bằng đường thủy, trên những chuyến ca nô, ngược xuôi trên các sông lạch bất chấp những nguy hiểm của chiến tranh. Thật bất hạnh cho chuyến đi này, vì bà đã bị trúng một phát đạn trong khi ca nô đang di chuyển trên sông tại khu vực gần Đò Lèn. Bà tử nạn và xác cũng không được tìm thấy. Nỗi đau khổ vì mất mát lớn lao đó đã ám ảnh suốt cuộc đời ngài, nhưng ngài đã luôn luôn dâng hiến sự hy sinh của mẹ mình cho Chúa và lấy đó làm điều nhắc nhở về tấm lòng cao cả của người mẹ thân yêu trong suốt sứ vụ của mình.
Năm 1954, ngài làm chính xứ Hàm Long, một giáo xứ lớn ở Hà nội. Trong phong trào di cư lúc đó, rất nhiều linh mục trong giáo phận đã bỏ con chiên ở lại để di cư vào Nam. Ngài đã hai ba lần đi theo giáo dân xứ đạo của ngài vào Nam, lo liệu và giúp đỡ họ trong thời gian định cư, nhưng sau đó lại trở về phục vụ giáo dân tại Hàm Long. Ngài có nhiều điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi để ở lại miền Nam, nhưng đã quyết tâm trở về để phục vụ những người còn ở lại.
Ông cố Phạm Văn Hiến cũng theo đoàn người di cư vào Nam, định cư tại giáo xứ Gia Yên, vùng Gia Kiệm, trước kia thuộc tỉnh Long Khánh, nay là Đồng Nai. Ông cụ sống rất thanh bần, cực khổ trong lúc tuổi già, và mất năm 1966 sau khi được tin con đã được thụ phong giám mục phụ trách giáo phận Bắc Ninh năm 1963. Từ ngày di cư cho đến ngày qua đời ông không hề liên lạc được với con.
Đức Hồng Y mất đi còn để lại một người em trai là Phạm Văn Từ hiện cư ngụ tại Gia Yên. Một cháu gái của ngài, con thứ hai của ông Từ, là Phạm Bích Giang hiện đang tu học tại Dòng Con Đức Bà Lên Trời ở Pháp.
(Một người em thúc bá của ĐHY)
Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng: Ra đi khi mong ước còn chưa trọn
J.B Nguyễn Hữu Vinh
22:39 23/02/2009
Vài kỷ niệm nhỏ với Đức Hồng Y Phaolô Giuse
Trưa hôm qua, một người bạn nhắn tin qua điện thoại: “Anh lên Nhà Chung, Đức Hồng Y đã qua đời”, chúng tôi vội vàng cùng lên Toà Tổng Giám mục Hà Nội.
Khi tôi đến, căn phòng tầng 2 Toà Tổng Giám mục đang rất đông người, tất cả cùng tất bật, vội vã nhưng di chuyển trong im lặng, nói năng hết sức nhỏ nhẹ, một không khí nặng nề bao trùm khu vực này. Mọi người đang tập trung những công việc chuẩn bị cuối cùng cho Đức Hồng Y trước khi đưa Ngài ra Nhà Nguyện Fatima.
Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đang chăm chú cùng các linh mục, chủng sinh, các sơ và giáo dân chuẩn bị những công việc cuối cùng cho Đức Hồng Y. Nhìn những cặp mắt đỏ hoe của những người ở đây, nhất là một thầy của chủng viện - người đã tận tuỵ phục vụ, giúp đỡ Ngài những năm tháng đau yếu, lòng tôi bỗng trào lên cơn xúc động lạ lùng.
Những hồi ức về một đấng chủ chăn qua những thăm trầm của lịch sử Giáo Hội Công giáo Việt Nam nói chung, Tổng Giáo phận Hà Nội nói riêng, đã vụt hiện về cùng tôi trong ký ức.
Thực ra, kỷ niệm trực tiếp với Ngài, bản thân tôi không có được nhiều, nhưng là những kỷ niệm sâu sắc và đậm dấu ấn khó mờ phai.
Khi tôi đến Hà Nội, một chú học trò nhà quê ra tỉnh, qua vài năm học ở nơi trường sơ tán là Hương Canh, Vĩnh Phú không một lần được đi lễ, không đến được nhà thờ. Từ nơi học, nhìn xa xa có thể nhìn thấy tháp ngôi nhà thờ của xứ Hữu Bằng. Một buổi chiều mượn được chiếc xe đạp của người quen đạp mây cây số đến đó, thì thấy cảnh tượng tan hoang. Nhà xứ không có linh mục, nhà thờ trống hoác, xung quanh là rơm rạ phơi, trâu bò chạy quanh, đạp xe ra về mà lòng buồn man mác.
Những năm tháng đó, các giáo xứ hầu hết không có chủ chăn, Giáo phận Bắc Ninh chỉ có mấy linh mục. Giáo dân Bắc Ninh các vùng xa muốn đi lễ thì chiều thứ 7 đã cơm đùm cơm gói xuôi tàu về Hà Nội, rồi đi ngược lên Bắc Ninh để về nhà chung. Ở đó Đức Cha cho báo cơm, mỗi người vào kho mượn chiếu nằm ngủ vạ vật đâu đó, sân nhà thờ, vườn nhà chung… để sáng mai dự lễ. Lễ xong, lại một quy trình ngược để về quê.
Tuy vậy, những ngày lễ ở Bắc Ninh vẫn nhộn nhịp và đông đúc, tôi cảm phục sự kiên trì và lòng mến sốt sắng của giáo dân Bắc Ninh. Đến khi tìm hiểu mới thấy rằng để có được điều đó, công sức của Đức Giám mục không phải là nhỏ mà là tất cả tâm huyết, cuộc sống và hành động của Ngài nhằm để dẫn dắt đàn chiên vượt qua một giai đoạn khó khăn, sắt máu trong thời kỳ “tiến hành song song ba cuộc cách mạng, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội”.
Khi trường chuyển từ Hương Canh về Hà Nội tôi vẫn còn đầy bỡ ngỡ, nhất là chuyện lễ lạt hàng tuần, cả trường chỉ có một mình mình công giáo. (Gần đây mới biết có một người nữa, nhưng khi đó không biết nhau, dù ở cùng phòng một thời gian dài, nhưng chẳng ai dám xưng ra mình là người công giáo).
Rất may, được một số anh chị em cùng sinh viên, quen biết nhau qua những buổi đi nhà thờ hướng dẫn và liên kết lại, dần dần liên hệ thành một nhóm sinh viên Công giáo ở tất cả các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Cũng có thể có một số nhỏ nào đó, vì những e ngại không dám đi lễ, đến nhà thờ công khai nên không biết, số biết nhau vẻn vẹn chỉ có 34 người.
Trong những lần gặp nhau hiếm hoi hàng tuần, tôi được các bạn nói nhiều đến Đức Cha Tụng ở Bắc Ninh (cách Hà Nội khá xa so với những sinh viên chuyên cuốc bộ chúng tôi). Các bạn kể nhiều về những ngày tháng trước đó được Giám mục Phạm Đình Tụng chăm sóc và động viên hết sức nhiệt thành và đầy tình thương yêu. Ngài luôn mong muốn đội ngũ học sinh, sinh viên Công giáo ngày càng đông và hướng dẫn những điều bổ ích thiết thực cho việc giữ gìn Đức tin sau này.
Những ngày chủ nhật, những khi có điều kiện lên đến Bắc Ninh, Ngài đón tiếp các sinh viên hết sức niềm nở và chân thành. Ngài coi các sinh viên như những người con xa nhà cần được linh hướng, dạy dỗ. Ngài luôn dành thời gian dạy các sinh viên những bài hát, những bài thơ. Những bài hát, những bài thơ của Ngài đã là nguồn động viên chúng tôi những ngày tháng bơ vơ. Tôi cũng ước được một lần đến bên Ngài, nhưng khoảng cách không gian và thời gian đã không cho tôi được thực hiện mong muốn tưởng chừng như đơn giản đó.
Thế rồi chúng tôi ra trường, mỗi người một ngả. Lần đầu tiên, tôi được thấy Ngài là khi Ngài về nhậm chức Tổng Giám mục Hà Nội, trong một buổi lễ bài giảng của Ngài về Tình yêu thương - mầu nhiệm lớn nhất của Thiên Chúa dành cho loài người và tạo vật. Bài giảng của Ngài hôm đó đã cuốn hút tôi một cách mãnh liệt và đã ghi một dấu ấn đậm vào sâu thẳm tâm hồn tôi bởi một vị Giám mục nhỏ nhắn về hình thể, nhưng sâu sắc về lập luận và sự hiểu biết.
Rồi cứ vậy qua đi những tháng ngày lo kiếm sống, tôi không có dịp được gặp Ngài vì trên vai Ngài lúc đó là trăm gánh nặng, thời gian đâu để chúng tôi phiền Ngài nhiều.
Năm 2004, tôi được tham gia thiết kế và giám sát thi công công trình nhà xứ và là nơi để Ngài nghỉ hưu ở Sở Kiện. Toà Tổng Giám mục dự định để Ngài về nơi đó đỡ ồn ào, đỡ bụi bặm nghỉ ngơi hưu dưỡng những ngày cuối đời. Tôi thấy thật vinh dự cho mình. Cứ vài tuần một, hai vợ chồng tôi lại vượt quãng đường hơn 60km trên xe máy để về Sở Kiện với một ý muốn thôi thúc là nhanh chóng hoàn thành ngôi nhà để Ngài có chỗ hưu dưỡng thật yên ả cho tuổi già sau mấy chục năm trời bươn chải lo lắng cho Tổng Giáo phận.
Ngôi nhà được xây dựng xong Ngài xuống dự ngày khánh thành với Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt và Đức Giám mục phụ tá Phaolô Lê Đắc Trọng, sức khoẻ Ngài tuy đã kém nhưng vẫn rất minh mẫn. Ngài hết sức hài lòng, cảm ơn sự đón tiếp và quan tâm của giáo dân đối với Ngài.
Lần đó tôi được gặp Ngài, qua câu chuyện vội vàng, tôi nhận thấy nơi Ngài, một hình thể nhỏ bé nhưng chứa đựng một sự khiêm tốn và lòng yêu thương chân thành lớn lao đối với tất cả mọi người.
Ngôi nhà làm xong, bốn phía vây quanh là hồ nước khá mát mẻ, nhưng Ngài chưa có dịp để sử dụng. Khi còn sức khoẻ, Ngài ở lại Hà Nội để cùng với Đức Tổng Giám mục Giuse chung tay gánh vác những công việc nặng nề mà dù đã nghỉ hưu Ngài vẫn không thể dứt ra. Những buổi lễ lớn, những khi có sự kiện trọng thể, dù tuổi cao sức yếu, sự hiện diện của Ngài, như một cây đại thụ trong gia đình Giáo phận vẫn kiên cường ở đó, là chỗ dựa cho Hàng giáo phẩm, giáo dân, linh mục và tu sĩ Hà Nội có thêm một niềm tin. Khi Ngài đã yếu, thì Ngài lại phải ở lại Hà Nội để tiện việc chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ.
Ra đi nhưng một ước nguyện chưa thành - nỗi đau còn đó
Khoảng năm 2000, tôi được nghe nói nhiều về Ngài qua câu chuyện Toà Khâm sứ Hà Nội đang bị chiếm đoạt để xây khu vu chơi giải trí 7 tầng. Đến khu Toà Khâm tôi thấy ngôi nhà được xây dựng để tổ chức đám cưới, nhảy nhót đã bị dỡ bỏ, máy đào, máy xúc và máy đóng cọc đang thi công công trình thản nhiên. Bên ngoài hàng rào, một tấm bảng vẽ mô hình khu nhà 7 tầng được căng lên như thách thức giáo dân Hà Nội và coi thường Toà Tổng Giám mục Hà Nội ngay gần kề.
Trước đó 3 tháng, Ngài đã gửi thư phản đối lên các cấp từ trung ương đến địa phương nhưng không một ai thèm hồi âm, mọi sự cứ thế tiếp diễn.
Thứ 7, chủ nhật tuần đó, tất cả các nhà thờ đều được nghe thư phản đối của chính Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng và linh mục đoàn Hà Nội cùng ký tên gửi các cấp lãnh đạo đảng, nhà nước về sự việc này. Trong đó ghi rõ: “Tất cả những công trình xây dựng trái phép trên khu đất Toà Khâm sứ, chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm khi thu hồi” .
Quá trình đòi lại Toà Khâm sứ gắn liền với Ngài từ đó.
Mọi con tim bừng lên phẫn uất, đồng loạt các giáo dân nô nức ký tên vào danh sách ủng hộ việc phản đối xây dựng trên đất của Toà Khâm sứ.
Đến khi đó, chính quyền mới cho dừng lại các công việc, dù dự án đã khai trương, cọc móng đã đóng.
Nhưng sau đó, bằng cách này hay cách khác, người ta dần dần biến chỗ đó thành chỗ hoang tàn rồi sử dụng nó với nhiều hình thức khác nhau. Phía trong Toà nhà Khâm sứ là cơ quan “văn hoá”, phía sau là bể bơi và ngôi nhà ba tầng đối diện Nhà Khách Toà Tổng Giám mục dùng làm gì không được rõ. Chỉ được biết, tại trạm biến thế một chiếc cầu dao ghi rõ: PA38 – Ký hiệu chỉ công an – an ninh tôn giáo.
Bên ngoài hàng rào của khu đất, một bảng hiệu lớn được căng lên, với những hình vẽ màu đỏ rực: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” còn bên trong đằng sau tấm bảng là những dịch vụ ồn ào, bẩn thỉu khác như bể bơi dưới chân nhà ở và nhà khách năm tầng của Toà Tổng Giám mục, là chỗ gửi xe, là nơi bán phở.
Đỉnh điểm là cuối năm 2007, chính quyền đã cho một đơn vị (khi đó có tin là của một ngân hàng) vào ngang nhiên phá dỡ sàn gỗ lim và mái nhà Toà Khâm sứ.
Đến đây thì lòng dân trào lên uất hận. Những cuộc cầu nguyện liên tiếp bắt đầu.
Ngày mừng sinh nhật của Ngài lần thứ 90 cũng là một sự kiện trọng đại. Ngày đó, khắp muôn nơi đổ về Nhà Thờ Lớn Hà Nội, hàng trăm linh mục, hàng chục Giám mục và hàng vạn giáo dân nô nức về mừng sinh nhật Ngài.
Cũng ngày đó, sau Thánh lễ đã xảy ra vụ việc ở Toà Khâm sứ khi tất cả hàng trăm Giám mục và linh mục,hàng vạn giáo dân đang cầu nguyện bên ngoài thì chị giáo dân người Mường và anh chàng thanh niên bị bắt và đánh ngay trong Toà Khâm sứ. Đến khi đó thì cái bờ mỏng manh đã vỡ, nước đã tràn và Thánh Giá đã được đưa vào Toà Khâm sứ bắt đầu cuộc cầu nguyện gian khổ trường kỳ của Giáo dân dưới thời tiết mưa rét cắt da.
Với tuổi 90, Đức Hồng Y từ trên tầng 2 Toà Tổng Giám mục, nhìn xuống đoàn con cái mình vất vả trong gió lạnh rét mướt cuối năm, Ngài không khỏi ngậm ngùi thương cảm. Cái rét giá cắt da như thử thách người tín hữu để họ tỏ lòng tin mến nhiệt thành vào Thiên Chúa và lòng yêu chuộng Hoà bình, Công lý. Những giáo dân đã được Ngài dẫn dắt và chứng tỏ tính kiên trung, tình liên đới vững vàng mạnh mẽ, Ngài chắc cũng phần nào yên tâm khi thấy những năm tháng lao nhọc của mình đã được đền đáp bằng những thành quả lớn lao là những tâm hồn các tín hữu đã trưởng thành.
Rồi diễn biến của sự việc Toà Khâm sứ ngày càng phức tạp khó khăn khi giáo dân tay không phải đối diện với hàng đàn chó nghiệp vụ, cảnh sát, dùi cui, và muôn vàn thứ công cụ, vũ khí khác bên hàng rào dây thép gai. Rồi những đe doạ dùng sức mạnh trấn áp của chính quyền. Rồi dự án “vườn hoa” được thi công kiểu chạy giặc, những động thái hăm doạ, trấn áp ngay trước căn phòng Ngài đang nằm dưỡng bệnh. Những âm thanh hỗn độn của đám “quần chúng tự phát… tiền” vọng vào giường bệnh của Ngài như những cú đấm ngàn cân vào một thân thể mỏng manh, sức khoẻ Ngài càng ngày càng yếu dần.
Qua những năm tháng, thời gian và những thử thách khắc nghiệt của cuộc đời, của xã hội đã dồn lên đôi vai bé nhỏ của Ngài, sức khoẻ của Ngài đã đi xuống trầm trọng và đến ngày hôm nay thì Ngài đã ra đi về nơi Chúa đã dành cho Ngài.
Ngài đã ra đi thanh thản qua suốt gần một thế kỷ, trải qua nhiều thăng trầm, nhiều chế độ xã hội để làm một chứng nhân của lịch sử, một tấm gương cho mọi tín hữu về niềm tin, lòng mến và sự trông cậy.
Nhưng vẫn còn một ước nguyện của Ngài chưa thành, mong ước của Ngài còn đó, khu đất đã “được làm vườn hoa” cho lực lượng bảo vệ đông đúc hưởng lương, vắng tanh người qua lại. Tượng Đức Mẹ sầu bi giờ vẫn còn đang ở nơi nào chưa thấy bóng.
Tối nay, khi đi lên với Ngài qua “vườn hoa”, tôi thấy phía trong trừ bảo vệ thì không một bóng người. Nhưng ngay bên cổng Toà Tổng Giám mục, trước mặt đoàn các nữ tu Dòng Mến Thánh giá Hà Nội và dòng người trắng khăn tang trên đầu, một đôi nam nữ hình như là học sinh đang vô tư biểu diễn trò tình cảm như nơi phòng riêng.
Phải chăng đây mới là mục đích của việc xây dựng vườn hoa bên cạnh Toà Tổng Giám mục và Dòng nữ tu?
Một giáo dân nói với tôi rằng: “Toà nhà Khâm sứ nhà nước bảo là làm thư viện “vì lợi ích của nhân dân”. Nhưng hiện nay họ lại dần dần đưa cái gọi là “Phòng văn hoá” quận về đó làm việc rồi, đâu có phải như họ nói là thư viện cho dân”?
Tôi chưa thể kiểm chứng được thông tin này, nhưng chắc cũng có cơ sở, cái anh chàng hôm trước tôi gặp ở vườn hoa và đã có những câu hỏi hách dịch thiếu lịch sự kia, làm gì ở đó khi nghe nói rằng anh ta là Phó Giám đốc gì đó về Văn hoá? Với lại một công viên, vườn hoa nào chỉ bằng bàn tay mà cả đàn cả đống bảo vệ nghiêm mật như thế để làm gì?
Nếu thông tin này là đúng sự thật, thì một lần nữa, người dân sẽ hiểu rõ hơn thực chất của những lời nói và hành động của nhà nước và đống báo chí kia khi họ nói về quyền lợi của nhân dân khi làm 2 vườn hoa.
Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng đã về an nghỉ trong tay Chúa. Nhưng những nguyện ước của Ngài về một Giáo hội mạnh mẽ, đạo đức với hàng giáo phẩm trung kiên, hiệp nhất và những công lao của Ngài với Tài sản của Giáo hội vẫn là một nhiệm vụ nặng nề mà chính những người đang sống phải suy nghĩ sâu sắc hơn.
Với quãng đời hơn 90 năm, đảm đương đầy đủ các chức vụ trong Giáo hội Việt Nam từ thấp đến cao nhất, nhưng Ngài không có một dòng nào để làm cho mình nổi bật hay tự hào. Ở Ngài, đó là sự khiêm tốn đến ngạc nhiên.
Với bao con người tiếp xúc từ lớn đến nhỏ, nhưng không một ai nhận được từ Ngài sự hách dịch hay khó chịu, ở Ngài, đó là sự hạ mình và yêu thương.
Những đức tính đó, là những bài học lớn lao cho quan chức, những cán bộ và ngay cả với nhiều người trong hàng giáo phẩm, tu sĩ cũng như giáo dân.
Chia tay Ngài, chúng ta cầu xin Thiên Chúa đưa Ngài về hưởng Nhan Thánh Chúa, chúng ta cũng cầu cho Giáo hội Việt Nam luôn đồng tâm, đồng hướng và có sức mạnh vượt bậc bởi sự kiên trinh, vững vàng trong tinh thần đoàn kết yêu thương như chúng ta đã thấy.
Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho những ước vọng và công sức của Ngài về những tài sản của Giáo hội sớm được về cùng Giáo hội để sớm dùng vào những việc có ích phục vụ cộng đồng, phục vụ xã hội.
Hà Nội, Ngày 23/2/2009
Trưa hôm qua, một người bạn nhắn tin qua điện thoại: “Anh lên Nhà Chung, Đức Hồng Y đã qua đời”, chúng tôi vội vàng cùng lên Toà Tổng Giám mục Hà Nội.
Khi tôi đến, căn phòng tầng 2 Toà Tổng Giám mục đang rất đông người, tất cả cùng tất bật, vội vã nhưng di chuyển trong im lặng, nói năng hết sức nhỏ nhẹ, một không khí nặng nề bao trùm khu vực này. Mọi người đang tập trung những công việc chuẩn bị cuối cùng cho Đức Hồng Y trước khi đưa Ngài ra Nhà Nguyện Fatima.
Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đang chăm chú cùng các linh mục, chủng sinh, các sơ và giáo dân chuẩn bị những công việc cuối cùng cho Đức Hồng Y. Nhìn những cặp mắt đỏ hoe của những người ở đây, nhất là một thầy của chủng viện - người đã tận tuỵ phục vụ, giúp đỡ Ngài những năm tháng đau yếu, lòng tôi bỗng trào lên cơn xúc động lạ lùng.
Những hồi ức về một đấng chủ chăn qua những thăm trầm của lịch sử Giáo Hội Công giáo Việt Nam nói chung, Tổng Giáo phận Hà Nội nói riêng, đã vụt hiện về cùng tôi trong ký ức.
Thực ra, kỷ niệm trực tiếp với Ngài, bản thân tôi không có được nhiều, nhưng là những kỷ niệm sâu sắc và đậm dấu ấn khó mờ phai.
Khi tôi đến Hà Nội, một chú học trò nhà quê ra tỉnh, qua vài năm học ở nơi trường sơ tán là Hương Canh, Vĩnh Phú không một lần được đi lễ, không đến được nhà thờ. Từ nơi học, nhìn xa xa có thể nhìn thấy tháp ngôi nhà thờ của xứ Hữu Bằng. Một buổi chiều mượn được chiếc xe đạp của người quen đạp mây cây số đến đó, thì thấy cảnh tượng tan hoang. Nhà xứ không có linh mục, nhà thờ trống hoác, xung quanh là rơm rạ phơi, trâu bò chạy quanh, đạp xe ra về mà lòng buồn man mác.
Những năm tháng đó, các giáo xứ hầu hết không có chủ chăn, Giáo phận Bắc Ninh chỉ có mấy linh mục. Giáo dân Bắc Ninh các vùng xa muốn đi lễ thì chiều thứ 7 đã cơm đùm cơm gói xuôi tàu về Hà Nội, rồi đi ngược lên Bắc Ninh để về nhà chung. Ở đó Đức Cha cho báo cơm, mỗi người vào kho mượn chiếu nằm ngủ vạ vật đâu đó, sân nhà thờ, vườn nhà chung… để sáng mai dự lễ. Lễ xong, lại một quy trình ngược để về quê.
Tuy vậy, những ngày lễ ở Bắc Ninh vẫn nhộn nhịp và đông đúc, tôi cảm phục sự kiên trì và lòng mến sốt sắng của giáo dân Bắc Ninh. Đến khi tìm hiểu mới thấy rằng để có được điều đó, công sức của Đức Giám mục không phải là nhỏ mà là tất cả tâm huyết, cuộc sống và hành động của Ngài nhằm để dẫn dắt đàn chiên vượt qua một giai đoạn khó khăn, sắt máu trong thời kỳ “tiến hành song song ba cuộc cách mạng, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội”.
Khi trường chuyển từ Hương Canh về Hà Nội tôi vẫn còn đầy bỡ ngỡ, nhất là chuyện lễ lạt hàng tuần, cả trường chỉ có một mình mình công giáo. (Gần đây mới biết có một người nữa, nhưng khi đó không biết nhau, dù ở cùng phòng một thời gian dài, nhưng chẳng ai dám xưng ra mình là người công giáo).
Rất may, được một số anh chị em cùng sinh viên, quen biết nhau qua những buổi đi nhà thờ hướng dẫn và liên kết lại, dần dần liên hệ thành một nhóm sinh viên Công giáo ở tất cả các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Cũng có thể có một số nhỏ nào đó, vì những e ngại không dám đi lễ, đến nhà thờ công khai nên không biết, số biết nhau vẻn vẹn chỉ có 34 người.
Trong những lần gặp nhau hiếm hoi hàng tuần, tôi được các bạn nói nhiều đến Đức Cha Tụng ở Bắc Ninh (cách Hà Nội khá xa so với những sinh viên chuyên cuốc bộ chúng tôi). Các bạn kể nhiều về những ngày tháng trước đó được Giám mục Phạm Đình Tụng chăm sóc và động viên hết sức nhiệt thành và đầy tình thương yêu. Ngài luôn mong muốn đội ngũ học sinh, sinh viên Công giáo ngày càng đông và hướng dẫn những điều bổ ích thiết thực cho việc giữ gìn Đức tin sau này.
Những ngày chủ nhật, những khi có điều kiện lên đến Bắc Ninh, Ngài đón tiếp các sinh viên hết sức niềm nở và chân thành. Ngài coi các sinh viên như những người con xa nhà cần được linh hướng, dạy dỗ. Ngài luôn dành thời gian dạy các sinh viên những bài hát, những bài thơ. Những bài hát, những bài thơ của Ngài đã là nguồn động viên chúng tôi những ngày tháng bơ vơ. Tôi cũng ước được một lần đến bên Ngài, nhưng khoảng cách không gian và thời gian đã không cho tôi được thực hiện mong muốn tưởng chừng như đơn giản đó.
Thế rồi chúng tôi ra trường, mỗi người một ngả. Lần đầu tiên, tôi được thấy Ngài là khi Ngài về nhậm chức Tổng Giám mục Hà Nội, trong một buổi lễ bài giảng của Ngài về Tình yêu thương - mầu nhiệm lớn nhất của Thiên Chúa dành cho loài người và tạo vật. Bài giảng của Ngài hôm đó đã cuốn hút tôi một cách mãnh liệt và đã ghi một dấu ấn đậm vào sâu thẳm tâm hồn tôi bởi một vị Giám mục nhỏ nhắn về hình thể, nhưng sâu sắc về lập luận và sự hiểu biết.
Rồi cứ vậy qua đi những tháng ngày lo kiếm sống, tôi không có dịp được gặp Ngài vì trên vai Ngài lúc đó là trăm gánh nặng, thời gian đâu để chúng tôi phiền Ngài nhiều.
Năm 2004, tôi được tham gia thiết kế và giám sát thi công công trình nhà xứ và là nơi để Ngài nghỉ hưu ở Sở Kiện. Toà Tổng Giám mục dự định để Ngài về nơi đó đỡ ồn ào, đỡ bụi bặm nghỉ ngơi hưu dưỡng những ngày cuối đời. Tôi thấy thật vinh dự cho mình. Cứ vài tuần một, hai vợ chồng tôi lại vượt quãng đường hơn 60km trên xe máy để về Sở Kiện với một ý muốn thôi thúc là nhanh chóng hoàn thành ngôi nhà để Ngài có chỗ hưu dưỡng thật yên ả cho tuổi già sau mấy chục năm trời bươn chải lo lắng cho Tổng Giáo phận.
Ngôi nhà được xây dựng xong Ngài xuống dự ngày khánh thành với Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt và Đức Giám mục phụ tá Phaolô Lê Đắc Trọng, sức khoẻ Ngài tuy đã kém nhưng vẫn rất minh mẫn. Ngài hết sức hài lòng, cảm ơn sự đón tiếp và quan tâm của giáo dân đối với Ngài.
Lần đó tôi được gặp Ngài, qua câu chuyện vội vàng, tôi nhận thấy nơi Ngài, một hình thể nhỏ bé nhưng chứa đựng một sự khiêm tốn và lòng yêu thương chân thành lớn lao đối với tất cả mọi người.
Ngôi nhà làm xong, bốn phía vây quanh là hồ nước khá mát mẻ, nhưng Ngài chưa có dịp để sử dụng. Khi còn sức khoẻ, Ngài ở lại Hà Nội để cùng với Đức Tổng Giám mục Giuse chung tay gánh vác những công việc nặng nề mà dù đã nghỉ hưu Ngài vẫn không thể dứt ra. Những buổi lễ lớn, những khi có sự kiện trọng thể, dù tuổi cao sức yếu, sự hiện diện của Ngài, như một cây đại thụ trong gia đình Giáo phận vẫn kiên cường ở đó, là chỗ dựa cho Hàng giáo phẩm, giáo dân, linh mục và tu sĩ Hà Nội có thêm một niềm tin. Khi Ngài đã yếu, thì Ngài lại phải ở lại Hà Nội để tiện việc chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ.
Ra đi nhưng một ước nguyện chưa thành - nỗi đau còn đó
Khoảng năm 2000, tôi được nghe nói nhiều về Ngài qua câu chuyện Toà Khâm sứ Hà Nội đang bị chiếm đoạt để xây khu vu chơi giải trí 7 tầng. Đến khu Toà Khâm tôi thấy ngôi nhà được xây dựng để tổ chức đám cưới, nhảy nhót đã bị dỡ bỏ, máy đào, máy xúc và máy đóng cọc đang thi công công trình thản nhiên. Bên ngoài hàng rào, một tấm bảng vẽ mô hình khu nhà 7 tầng được căng lên như thách thức giáo dân Hà Nội và coi thường Toà Tổng Giám mục Hà Nội ngay gần kề.
Trước đó 3 tháng, Ngài đã gửi thư phản đối lên các cấp từ trung ương đến địa phương nhưng không một ai thèm hồi âm, mọi sự cứ thế tiếp diễn.
Thứ 7, chủ nhật tuần đó, tất cả các nhà thờ đều được nghe thư phản đối của chính Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng và linh mục đoàn Hà Nội cùng ký tên gửi các cấp lãnh đạo đảng, nhà nước về sự việc này. Trong đó ghi rõ: “Tất cả những công trình xây dựng trái phép trên khu đất Toà Khâm sứ, chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm khi thu hồi” .
Quá trình đòi lại Toà Khâm sứ gắn liền với Ngài từ đó.
Mọi con tim bừng lên phẫn uất, đồng loạt các giáo dân nô nức ký tên vào danh sách ủng hộ việc phản đối xây dựng trên đất của Toà Khâm sứ.
Đến khi đó, chính quyền mới cho dừng lại các công việc, dù dự án đã khai trương, cọc móng đã đóng.
Nhưng sau đó, bằng cách này hay cách khác, người ta dần dần biến chỗ đó thành chỗ hoang tàn rồi sử dụng nó với nhiều hình thức khác nhau. Phía trong Toà nhà Khâm sứ là cơ quan “văn hoá”, phía sau là bể bơi và ngôi nhà ba tầng đối diện Nhà Khách Toà Tổng Giám mục dùng làm gì không được rõ. Chỉ được biết, tại trạm biến thế một chiếc cầu dao ghi rõ: PA38 – Ký hiệu chỉ công an – an ninh tôn giáo.
Bên ngoài hàng rào của khu đất, một bảng hiệu lớn được căng lên, với những hình vẽ màu đỏ rực: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” còn bên trong đằng sau tấm bảng là những dịch vụ ồn ào, bẩn thỉu khác như bể bơi dưới chân nhà ở và nhà khách năm tầng của Toà Tổng Giám mục, là chỗ gửi xe, là nơi bán phở.
Đỉnh điểm là cuối năm 2007, chính quyền đã cho một đơn vị (khi đó có tin là của một ngân hàng) vào ngang nhiên phá dỡ sàn gỗ lim và mái nhà Toà Khâm sứ.
Đến đây thì lòng dân trào lên uất hận. Những cuộc cầu nguyện liên tiếp bắt đầu.
Ngày mừng sinh nhật của Ngài lần thứ 90 cũng là một sự kiện trọng đại. Ngày đó, khắp muôn nơi đổ về Nhà Thờ Lớn Hà Nội, hàng trăm linh mục, hàng chục Giám mục và hàng vạn giáo dân nô nức về mừng sinh nhật Ngài.
Cũng ngày đó, sau Thánh lễ đã xảy ra vụ việc ở Toà Khâm sứ khi tất cả hàng trăm Giám mục và linh mục,hàng vạn giáo dân đang cầu nguyện bên ngoài thì chị giáo dân người Mường và anh chàng thanh niên bị bắt và đánh ngay trong Toà Khâm sứ. Đến khi đó thì cái bờ mỏng manh đã vỡ, nước đã tràn và Thánh Giá đã được đưa vào Toà Khâm sứ bắt đầu cuộc cầu nguyện gian khổ trường kỳ của Giáo dân dưới thời tiết mưa rét cắt da.
Với tuổi 90, Đức Hồng Y từ trên tầng 2 Toà Tổng Giám mục, nhìn xuống đoàn con cái mình vất vả trong gió lạnh rét mướt cuối năm, Ngài không khỏi ngậm ngùi thương cảm. Cái rét giá cắt da như thử thách người tín hữu để họ tỏ lòng tin mến nhiệt thành vào Thiên Chúa và lòng yêu chuộng Hoà bình, Công lý. Những giáo dân đã được Ngài dẫn dắt và chứng tỏ tính kiên trung, tình liên đới vững vàng mạnh mẽ, Ngài chắc cũng phần nào yên tâm khi thấy những năm tháng lao nhọc của mình đã được đền đáp bằng những thành quả lớn lao là những tâm hồn các tín hữu đã trưởng thành.
Rồi diễn biến của sự việc Toà Khâm sứ ngày càng phức tạp khó khăn khi giáo dân tay không phải đối diện với hàng đàn chó nghiệp vụ, cảnh sát, dùi cui, và muôn vàn thứ công cụ, vũ khí khác bên hàng rào dây thép gai. Rồi những đe doạ dùng sức mạnh trấn áp của chính quyền. Rồi dự án “vườn hoa” được thi công kiểu chạy giặc, những động thái hăm doạ, trấn áp ngay trước căn phòng Ngài đang nằm dưỡng bệnh. Những âm thanh hỗn độn của đám “quần chúng tự phát… tiền” vọng vào giường bệnh của Ngài như những cú đấm ngàn cân vào một thân thể mỏng manh, sức khoẻ Ngài càng ngày càng yếu dần.
Qua những năm tháng, thời gian và những thử thách khắc nghiệt của cuộc đời, của xã hội đã dồn lên đôi vai bé nhỏ của Ngài, sức khoẻ của Ngài đã đi xuống trầm trọng và đến ngày hôm nay thì Ngài đã ra đi về nơi Chúa đã dành cho Ngài.
Ngài đã ra đi thanh thản qua suốt gần một thế kỷ, trải qua nhiều thăng trầm, nhiều chế độ xã hội để làm một chứng nhân của lịch sử, một tấm gương cho mọi tín hữu về niềm tin, lòng mến và sự trông cậy.
Nhưng vẫn còn một ước nguyện của Ngài chưa thành, mong ước của Ngài còn đó, khu đất đã “được làm vườn hoa” cho lực lượng bảo vệ đông đúc hưởng lương, vắng tanh người qua lại. Tượng Đức Mẹ sầu bi giờ vẫn còn đang ở nơi nào chưa thấy bóng.
Tối nay, khi đi lên với Ngài qua “vườn hoa”, tôi thấy phía trong trừ bảo vệ thì không một bóng người. Nhưng ngay bên cổng Toà Tổng Giám mục, trước mặt đoàn các nữ tu Dòng Mến Thánh giá Hà Nội và dòng người trắng khăn tang trên đầu, một đôi nam nữ hình như là học sinh đang vô tư biểu diễn trò tình cảm như nơi phòng riêng.
Phải chăng đây mới là mục đích của việc xây dựng vườn hoa bên cạnh Toà Tổng Giám mục và Dòng nữ tu?
Một giáo dân nói với tôi rằng: “Toà nhà Khâm sứ nhà nước bảo là làm thư viện “vì lợi ích của nhân dân”. Nhưng hiện nay họ lại dần dần đưa cái gọi là “Phòng văn hoá” quận về đó làm việc rồi, đâu có phải như họ nói là thư viện cho dân”?
Tôi chưa thể kiểm chứng được thông tin này, nhưng chắc cũng có cơ sở, cái anh chàng hôm trước tôi gặp ở vườn hoa và đã có những câu hỏi hách dịch thiếu lịch sự kia, làm gì ở đó khi nghe nói rằng anh ta là Phó Giám đốc gì đó về Văn hoá? Với lại một công viên, vườn hoa nào chỉ bằng bàn tay mà cả đàn cả đống bảo vệ nghiêm mật như thế để làm gì?
Nếu thông tin này là đúng sự thật, thì một lần nữa, người dân sẽ hiểu rõ hơn thực chất của những lời nói và hành động của nhà nước và đống báo chí kia khi họ nói về quyền lợi của nhân dân khi làm 2 vườn hoa.
Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng đã về an nghỉ trong tay Chúa. Nhưng những nguyện ước của Ngài về một Giáo hội mạnh mẽ, đạo đức với hàng giáo phẩm trung kiên, hiệp nhất và những công lao của Ngài với Tài sản của Giáo hội vẫn là một nhiệm vụ nặng nề mà chính những người đang sống phải suy nghĩ sâu sắc hơn.
Với quãng đời hơn 90 năm, đảm đương đầy đủ các chức vụ trong Giáo hội Việt Nam từ thấp đến cao nhất, nhưng Ngài không có một dòng nào để làm cho mình nổi bật hay tự hào. Ở Ngài, đó là sự khiêm tốn đến ngạc nhiên.
Với bao con người tiếp xúc từ lớn đến nhỏ, nhưng không một ai nhận được từ Ngài sự hách dịch hay khó chịu, ở Ngài, đó là sự hạ mình và yêu thương.
Những đức tính đó, là những bài học lớn lao cho quan chức, những cán bộ và ngay cả với nhiều người trong hàng giáo phẩm, tu sĩ cũng như giáo dân.
Chia tay Ngài, chúng ta cầu xin Thiên Chúa đưa Ngài về hưởng Nhan Thánh Chúa, chúng ta cũng cầu cho Giáo hội Việt Nam luôn đồng tâm, đồng hướng và có sức mạnh vượt bậc bởi sự kiên trinh, vững vàng trong tinh thần đoàn kết yêu thương như chúng ta đã thấy.
Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho những ước vọng và công sức của Ngài về những tài sản của Giáo hội sớm được về cùng Giáo hội để sớm dùng vào những việc có ích phục vụ cộng đồng, phục vụ xã hội.
Hà Nội, Ngày 23/2/2009
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tản mản ''Dự Báo''
An Mai
07:49 23/02/2009
TẢN MẠN “DỰ BÁO”
Thời còn bé, tối tối ngồi trước màn ảnh nhỏ, đến phần “Dự báo thời tiết” tôi thường nghe: “Thành phố HCM ngày nắng, đêm có mưa rào và giông vài nơi. Tầm nhìn xa trên 10 km …” Nghe thì nghe vậy chứ cũng chẳng biết được vì lẽ dự báo kiểu mơ mơ hồ hồ như thế thì ai mà không dự báo được ? Tầm nhìn xa trên 10 km ư ? Mốc ở đâu để có được cái tầm nhìn đó ?
Dù cho có dự báo mỗi đêm ấy nhưng thực tế thời tiết chẳng đúng với thực tế là bao, nhất là với những cơn bão dữ. Cũng cảm thông cho thời bao cấp phương tiện máy móc không được như bây giờ phương tiện hiện đại hơn, chính xác hơn nhưng ngày nay người dân cũng phải đối diện với những bản tin dự báo không đâu ra đâu cả.
Dự báo sai đến độ bây giờ người dân cũng chẳng thể nào tin được, nghe thì có nghe nhưng lòng cứ phập phồng chẳng biết cơn bão được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ đến lúc nào, sức mạnh bao nhiêu. Tưởng chừng dự báo sẽ làm cho dân bớt khổ bớt cực hơn đàng này …
Tưởng chừng chỉ có “Dự báo thời tiết” làm cho người dân phải khốn đốn nhưng ngày nay có quá nhiều “Dự báo” đưa cái đám dân nghèo ngày càng nghèo hơn.
DỰ BÁO VỀ VIỆC ĐỀN BÙ GIẢI TOẢ (KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM - QUẬN 2 – TP.HCM)
Vì giá đền bù giải toả bất hợp lý nên những người dân nằm trong khu vực bị giải toả đô thị mới Thủ Thiêm - quận 2 - bức xúc không chấp nhận di dời. Hiểu được cái bức xúc đó là do giá cả đền bù chưa hợp lòng dân nên các vị hữu trách đã “dự báo” về nỗi bức xúc ấy nên các vị hữu trách đã quyết định tăng giá đền bù để dân chấp nhận di dời ngay cho kịp tiến độ thi công công trình.
Tường chừng cái “dự báo” ấy sẽ mang lại kết qủa tốt nhưng hiện nay nó để lại hậu qủa khôn lường là những lô đất nằm cạnh những lô đất bị giải toả giá cũng tăng lên đến 4 lần !!! Biết trước cái “dự báo” của những vị hữu trách nên giới kinh doanh bất động sản đã thu gom những lô đất ấy vào trong tay của họ. Thị trường đất đai ở khu đô thị mới Thủ Thiêm bỗng nóng lên nhờ cái “dự báo” của những vị hữu trách.
Nay người dân khu bị giải toả khu đô thị mới Thủ Thiêm cầm tiền đền bù trong tay nhưng ngậm ngùi chua xót vì tiền đâu mà mua đất khác gần mảnh đất nhà mình để ở vì giá đội lên đến 4 lần !
DỰ BÁO VỀ VIỆC TRỒNG RAU (HÀ NỘI)
Nhân dân cả nước và cách riêng dân Hà Nội không thể nào quên được trận lụt lịch sử hồi năm ngoái ở Hà Nội. Trận lụt ấy làm đảo lộn đời sống của cư dân Hà Thành phải khốn đốn biết chừng nào.
Chẳng biết Phòng khí tượng thuỷ văn Hà nội và Uỷ ban phòng chống lụt bão trung ương dự báo gì mà kỳ vậy ? Phòng chống sao mà lại để lụt lội xảy ra trầm trọng đến thế !
Sau cái trận lụt ấy, dân Hà Thành thiếu rau trầm trọng. Thế là các vị hữu trách đã đưa ra “dự báo” về tình hình thiếu rau sau trận lụt và đã cung cấp hạt giống rau cho bà dân. Không biết “dự báo” đó như thế nào mà nông dân đã phải lấy rau đi bón phân vì bán với giá quá rẻ vì sản lượng rau “cung” dư quá nhiều so với “cầu”.
Bản tin trên VTV1 đưa ra một “dự báo” về tương lai. “Dự báo” này có lẽ chính xác vì lẽ mùa rau tới rau sẽ tốt hơn vì hiện nay đất trồng rau được các nhà nông lấy rau ế đem bón phân !
DỰ BÁO VỀ CÂY CÀ PHÊ (ĐẮC LẮC)
Nói về sự khốn đốn của cái nghề trồng cà phê thì chỉ có những nông dân trồng cà phê mới hiểu được nỗi cay đắng nhọc nhằn khi ôm cây cà phê. Nông dân trồng cà không thể nào biết được là năm nay lời hay lỗ bởi có quá nhiều dự báo về giá cả cà phê.
Nếu không tin thì xin mời về Tây Nguyên. Bản tin thời sự trên VTV1 cũng cho biết là hiện nay nông dân phải bán cà phê non vì hiện nay cà phê đang có giá. Nếu để cho cà phê chín một chút nữa thì sẽ bị hạ giá !
Nông dân vùng Tây Nguyên đã nhiều phen khốn đốn vì dự báo. Đã hơn một lần nông dân nghe theo lời dự báo chặt cà phê đi trồng đu đủ, trồng chuối ! Đến khi dự báo giá cà phê ổn thì còn đâu cà phê để mà bán, thế là phải đốn chuối, đốn đu đủ đi trồng cà phê ! Cà phê muốn thu hoạch được cũng phải đợi vài năm chứ đâu dăm ba bữa vài tháng như cây đu đủ, cây chuối !
Lại một lần nữa dân cư Tây Nguyên phải khốn đốn về cái dự báo giá cả cà phê.
DỰ BÁO VỀ CON CÁ TRA, CÁ BA SA (ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG)
Trên cao nguyên thì bị cây cà phê nó hành hạ thì ở Đồng bằng sông Cửu Long phải điên đảo với con cá tra, cá ba sa.
Chẳng hiểu dự báo của các cơ quan hữu quan như thế nào, bà con nông dân vùng đồng bằng đã đổ xô đi nuôi con cá tra, cá ba sa. Tưởng chừng cuộc sống khá hơn với con cá tra, cá ba sa nhưng nào ngờ cuộc sống nay lâm vào cảnh khốn đốn vì số nợ ngân hàng ngày mỗi lớn theo con cá tra, cá ba sa. Cái gì cũng vậy, chỉ đúng thời đúng buổi mới bán được giá. Con cá tra, cá ba sa nó to quá thì không xuất khẩu được. Thế là nông dân vùng đồng bằng lại phải điên đảo.
Nông dân Đồng bằng sông Cửu Long đang lâm vào cảnh “treo ao” vì lẽ càng thả cá càng lỗ, thà ngồi nhìn ao cá cạn veo ấy vậy mà lòng nó thanh thản hơn.
TẠM KẾT:
Thật sự mà nói, đã nói dự báo thì làm sao mà chính xác được. Thế nhưng, cái gì cũng vậy, cho phép và chấp nhận sai sót cũng như sai số. Đàng này những con số dự báo của các cơn quan chức năng, các cơ quan hữu trách đó nó như thế nào ấy để rồi người nông dân lúc nào cũng phải khốn đốn với cuộc đời đầy đốn khốn này.
Nếu cứ phải đối mặt với những cái dự báo thiếu chính xác, không hợp lý này thì đời sống của đa phần dân nghèo chẳng biết sẽ trôi dạt về đâu.
Thời còn bé, tối tối ngồi trước màn ảnh nhỏ, đến phần “Dự báo thời tiết” tôi thường nghe: “Thành phố HCM ngày nắng, đêm có mưa rào và giông vài nơi. Tầm nhìn xa trên 10 km …” Nghe thì nghe vậy chứ cũng chẳng biết được vì lẽ dự báo kiểu mơ mơ hồ hồ như thế thì ai mà không dự báo được ? Tầm nhìn xa trên 10 km ư ? Mốc ở đâu để có được cái tầm nhìn đó ?
Dù cho có dự báo mỗi đêm ấy nhưng thực tế thời tiết chẳng đúng với thực tế là bao, nhất là với những cơn bão dữ. Cũng cảm thông cho thời bao cấp phương tiện máy móc không được như bây giờ phương tiện hiện đại hơn, chính xác hơn nhưng ngày nay người dân cũng phải đối diện với những bản tin dự báo không đâu ra đâu cả.
Dự báo sai đến độ bây giờ người dân cũng chẳng thể nào tin được, nghe thì có nghe nhưng lòng cứ phập phồng chẳng biết cơn bão được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ đến lúc nào, sức mạnh bao nhiêu. Tưởng chừng dự báo sẽ làm cho dân bớt khổ bớt cực hơn đàng này …
Tưởng chừng chỉ có “Dự báo thời tiết” làm cho người dân phải khốn đốn nhưng ngày nay có quá nhiều “Dự báo” đưa cái đám dân nghèo ngày càng nghèo hơn.
DỰ BÁO VỀ VIỆC ĐỀN BÙ GIẢI TOẢ (KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM - QUẬN 2 – TP.HCM)
Vì giá đền bù giải toả bất hợp lý nên những người dân nằm trong khu vực bị giải toả đô thị mới Thủ Thiêm - quận 2 - bức xúc không chấp nhận di dời. Hiểu được cái bức xúc đó là do giá cả đền bù chưa hợp lòng dân nên các vị hữu trách đã “dự báo” về nỗi bức xúc ấy nên các vị hữu trách đã quyết định tăng giá đền bù để dân chấp nhận di dời ngay cho kịp tiến độ thi công công trình.
Tường chừng cái “dự báo” ấy sẽ mang lại kết qủa tốt nhưng hiện nay nó để lại hậu qủa khôn lường là những lô đất nằm cạnh những lô đất bị giải toả giá cũng tăng lên đến 4 lần !!! Biết trước cái “dự báo” của những vị hữu trách nên giới kinh doanh bất động sản đã thu gom những lô đất ấy vào trong tay của họ. Thị trường đất đai ở khu đô thị mới Thủ Thiêm bỗng nóng lên nhờ cái “dự báo” của những vị hữu trách.
Nay người dân khu bị giải toả khu đô thị mới Thủ Thiêm cầm tiền đền bù trong tay nhưng ngậm ngùi chua xót vì tiền đâu mà mua đất khác gần mảnh đất nhà mình để ở vì giá đội lên đến 4 lần !
DỰ BÁO VỀ VIỆC TRỒNG RAU (HÀ NỘI)
Nhân dân cả nước và cách riêng dân Hà Nội không thể nào quên được trận lụt lịch sử hồi năm ngoái ở Hà Nội. Trận lụt ấy làm đảo lộn đời sống của cư dân Hà Thành phải khốn đốn biết chừng nào.
Chẳng biết Phòng khí tượng thuỷ văn Hà nội và Uỷ ban phòng chống lụt bão trung ương dự báo gì mà kỳ vậy ? Phòng chống sao mà lại để lụt lội xảy ra trầm trọng đến thế !
Sau cái trận lụt ấy, dân Hà Thành thiếu rau trầm trọng. Thế là các vị hữu trách đã đưa ra “dự báo” về tình hình thiếu rau sau trận lụt và đã cung cấp hạt giống rau cho bà dân. Không biết “dự báo” đó như thế nào mà nông dân đã phải lấy rau đi bón phân vì bán với giá quá rẻ vì sản lượng rau “cung” dư quá nhiều so với “cầu”.
Bản tin trên VTV1 đưa ra một “dự báo” về tương lai. “Dự báo” này có lẽ chính xác vì lẽ mùa rau tới rau sẽ tốt hơn vì hiện nay đất trồng rau được các nhà nông lấy rau ế đem bón phân !
DỰ BÁO VỀ CÂY CÀ PHÊ (ĐẮC LẮC)
Nói về sự khốn đốn của cái nghề trồng cà phê thì chỉ có những nông dân trồng cà phê mới hiểu được nỗi cay đắng nhọc nhằn khi ôm cây cà phê. Nông dân trồng cà không thể nào biết được là năm nay lời hay lỗ bởi có quá nhiều dự báo về giá cả cà phê.
Nếu không tin thì xin mời về Tây Nguyên. Bản tin thời sự trên VTV1 cũng cho biết là hiện nay nông dân phải bán cà phê non vì hiện nay cà phê đang có giá. Nếu để cho cà phê chín một chút nữa thì sẽ bị hạ giá !
Nông dân vùng Tây Nguyên đã nhiều phen khốn đốn vì dự báo. Đã hơn một lần nông dân nghe theo lời dự báo chặt cà phê đi trồng đu đủ, trồng chuối ! Đến khi dự báo giá cà phê ổn thì còn đâu cà phê để mà bán, thế là phải đốn chuối, đốn đu đủ đi trồng cà phê ! Cà phê muốn thu hoạch được cũng phải đợi vài năm chứ đâu dăm ba bữa vài tháng như cây đu đủ, cây chuối !
Lại một lần nữa dân cư Tây Nguyên phải khốn đốn về cái dự báo giá cả cà phê.
DỰ BÁO VỀ CON CÁ TRA, CÁ BA SA (ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG)
Trên cao nguyên thì bị cây cà phê nó hành hạ thì ở Đồng bằng sông Cửu Long phải điên đảo với con cá tra, cá ba sa.
Chẳng hiểu dự báo của các cơ quan hữu quan như thế nào, bà con nông dân vùng đồng bằng đã đổ xô đi nuôi con cá tra, cá ba sa. Tưởng chừng cuộc sống khá hơn với con cá tra, cá ba sa nhưng nào ngờ cuộc sống nay lâm vào cảnh khốn đốn vì số nợ ngân hàng ngày mỗi lớn theo con cá tra, cá ba sa. Cái gì cũng vậy, chỉ đúng thời đúng buổi mới bán được giá. Con cá tra, cá ba sa nó to quá thì không xuất khẩu được. Thế là nông dân vùng đồng bằng lại phải điên đảo.
Nông dân Đồng bằng sông Cửu Long đang lâm vào cảnh “treo ao” vì lẽ càng thả cá càng lỗ, thà ngồi nhìn ao cá cạn veo ấy vậy mà lòng nó thanh thản hơn.
TẠM KẾT:
Thật sự mà nói, đã nói dự báo thì làm sao mà chính xác được. Thế nhưng, cái gì cũng vậy, cho phép và chấp nhận sai sót cũng như sai số. Đàng này những con số dự báo của các cơn quan chức năng, các cơ quan hữu trách đó nó như thế nào ấy để rồi người nông dân lúc nào cũng phải khốn đốn với cuộc đời đầy đốn khốn này.
Nếu cứ phải đối mặt với những cái dự báo thiếu chính xác, không hợp lý này thì đời sống của đa phần dân nghèo chẳng biết sẽ trôi dạt về đâu.
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ phân ưu cùng TGP Hà Nội
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
18:42 23/02/2009
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Được tin từ Tòa Tổng Giám mục Hà Nội:
Đức Hồng Y Phaolô-Giuse PHẠM ĐÌNH TỤNG
nguyên Tổng Giám mục Hà Nội
đã được Chúa gọi về lúc 10 giờ 10 phút sáng ngày 22-02-2009.
Hưởng thọ 90 tuổi.
Đức Hồng Y Phaolô-Giuse
Sinh ngày 20-05-1919 tại Cầu Mễ, Yên mô, Ninh bình
Nhập Tràng Tập Hà nội: 1929
Học Tiểu chủng viện Hoàng nguyên: 1933 - 1939
Học Đại chủng viện Xuân bích: 1940 – 1945
Học tại Dòng Chúa Cứu Thế: 1945 - 1949
Thụ phong Linh mục: 06-06-1949
Chính xứ Hàm Long: 1950 – 1955
Giám đốc Chủng viện Gioan: 1955
Được tấn phong Giám mục Bắc ninh: 15-08-1963
Nhận chức Tổng Giám mục Hà nội: 23-04-1994
Nhận mũ Hồng Y: 26-11-1994
Giám quản Lạng sơn: 1998
Bệnh nặng: 03-2006
Về Nhà Cha: 22-02-2009
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
Chúa nhật 22-02-2009: Các nhà thờ đồng lọat đổ chuông sầu lúc 17 giờ
Thứ Hai 23-02-2009
07:00: Nghi thức tẩm liệm
08:00: Lễ Phát tang tại Nhà thờ Chính tòa
Sau lễ Phát tang, bắt đầu các lễ viếng.
Thứ Năm 26-02-2009
08:00: Di quan ra lễ trường
09:00: Thánh lễ An táng
Thành kính phân ưu với thân quyến của Đức Cố Hồng Y và Tổng Giáo phận Hà Nội.
Xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn Đức Cố Hồng Y Phaolô-Giuse về hưởng Thánh Nhan Chúa
và trả công bội hậu cho ngài trong bao nhiêu năm phục vụ Thiên Chúa và Hội Thánh.
Thành kính,
Chủ tịch LĐCGVNHK
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hiệp Thông Nhân Vị và Quản Lý Tạo Vật (8)
Nguyễn Kim Ngân
19:07 23/02/2009
CHƯƠNG BA: Tạo Dựng Giống Hình ảnh Thiên Chúa: Quản Lý các tạo vật hữu hình
66. Giáo lý về ‘creatio ex nihilo’ (tạo dựng từ hư vô) là một xác nhận độc nhất về tính ngã vị của tạo dựng và trật tự của nó hướng về một loài thụ tạo có ngã vị, đã được tạo thành giống hình ảnh Thiên Chúa. Chính tạo vật có ngã vị ấy đã đáp lại tiếng gọi của một tạo hóa có ngã vị, chứ không phải một thứ nền tảng, quyền lực hay năng lực nào đó. Giáo lý về ‘imago Dei’ và ‘creatio ex nihilo’ dậy ta rằng vũ trụ hiện tại chính là sân khấu được dựng lên cho một tấn bi hùng kịch tự căn rễ mang tính chất ngã vị, trong đó Tam Vị Tạo Hóa kêu gọi con người bước ra từ cõi hư vô để rồi lại được gọi mời bước vào trong tình yêu. Chính nơi đây ta hiểu được ý nghĩa sâu xa đoạn trích từ ‘Gaudium et Spes’: “Con người là tạo vật duy nhất ở trần gian được Thiên Chúa dựng nên cho chính nó” (số 24). Được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, con người đảm trách vai trò làm người quản lý vũ trụ vật chất với tinh thần trách nhiệm. Dưới sự hướng dẫn của Chúa Quan Phòng, và nhìn nhận tính chất linh thánh của tạo vật hữu hình, loài người tái tạo trật tự tự nhiên, để rồi trở thành tác nhân trong cuộc tiến hóa của chính vũ trụ. Khi thực hành quyền quản lý tri thức, các nhà thần học có trách nhiệm định vị các hiểu biết khoa học thời mới trong nhãn quan Kitô giáo về thế giới tạo vật.
67. Về khía cạnh ‘creatio ex nihilo,’ các thần học gia có thể ghi nhận rằng lý thuyết ‘vụ Nổ Lớn’ không hề mâu thuẫn với giáo lý này trong mức độ có thể nói rằng: việc giả định về một khởi đầu tuyệt đối không phải là không chấp nhận được xét về mặt khoa học. Do bởi lý thuyết ‘vụ Nổ Lớn’ không hề loại bỏ tính khả hữu của một tầng chất thể tiền hữu, nên cần ghi nhận rằng lý thuyết này dường như chỉ gián tiếp ủng hộ giáo lý về ‘creatio ex nihilo,’ vốn tự nó chỉ có thể dùng đức tin mới hiểu thấu được.
68. Về khía cạnh tiến hóa của các điều kiện thuận lợi làm nẩy sinh sự sống, truyền thống Kitô giáo khẳng định rằng Thiên Chúa, vốn là nguyên nhân siêu việt phổ quát, không chỉ là nguyên nhân của hiện hữu, mà còn là nguyên nhân của các nguyên nhân nữa. Hành động của Thiên Chúa không hề thay thế hoạt động của các nguyên nhân thụ tạo, trái lại còn khiến cho chúng tác động theo bản chất của mình, để nhờ đó có thể đạt đến các mục tiêu Ngài đã ấn định. Khi tự ý tạo dựng và bảo tồn vũ trụ, Thiên Chúa muốn tác động và tích cực hỗ trợ tất cả mọi nguyên nhân thứ yếu nhằm góp phần khai mở trật tự tự nhiên mà Ngài đã định liệu. Thông qua hoạt động của các nguyên nhân tự nhiên, Thiên Chúa tác động khai sáng các điều kiện cần có để làm nẩy sinh và hỗ trợ các sinh vật, cũng như việc sinh sản và phân hóa của chúng nữa. Mặc dù khoa học còn tranh luận về mức độ của mục đích tính hoặc của thiết kế kiến hiệu và có thể quan sát thực nghiệm trong các bước phát triển này, các khoa học gia đã ‘de facto’ (thực sự) ủng hộ việc làm nẩy sinh và triển nở mầm sống. Đối với các thần học gia công giáo, lối lý luận này hỗ trợ cho sự xác nhận của niềm tin vào cuộc tạo dựng và quan phòng của Thiên Chúa. Trong kế hoạch quan phòng của cuộc tạo dựng, Chúa Ba Ngôi không chỉ dự liệu cho con người có được một nơi ở trên dương thế này, mà còn là, và nhất là, có được một nơi chốn trong dòng sống của chính Ba Ngôi. Hơn nữa, cho dù là nguyên nhân thứ yếu, con người vẫn thực sự góp phần tái tạo và biển đổi vũ trụ.
69. Cuộc tranh luận hiện tại của khoa học về tính cơ giới tác động trong tiến hóa đòi hỏi lời bình của khoa thần học do bởi thường thấy có một hiểu biết sai lạc về bản chất của nguyên nhân đệ nhất--tức là Thiên Chúa. Nhiều khoa học gia thuộc trường phái tân-Darwin, cũng như một vài nhà phê bình của nhóm này, đã đi đến kết luận rằng: nếu tiến hóa là một tiến trình duy vật tự căn bản mang tính bất tất, bị điều động bởi nguyên tắc chọn lọc tự nhiên và biến thái di truyền ngẫu nhiên, thì tiến trình này không có chỗ cho Thiên Chúa đứng làm nguyên nhân. Ngày càng có nhiều phê bình khoa học về chủ thuyết tân-Darwin cho thấy bằng chứng về thiết kế (tỉ như các cơ cấu sinh học biểu tỏ một phức biệt tính nào đó) không thể nào lý giải được xét từ khía cạnh tiến trình thuần túy bất tất, điều mà chủ thuyết tân-Darwin đã không biết đến hoặc đã hiểu sai. Điểm trọng yếu của sự bất đồng rõ rệt hiện nay bao hàm việc quan sát và tổng quát hóa liên quan đến câu hỏi liệu xem các dữ kiện hiện hữu có hỗ trợ cho công thức quy nạp về thiết kế hay chỉ là may rủi, và là điều không thể dùng khoa thần học để dứt điểm được. Tuy nhiên, điểm quan trọng cần ghi nhận là theo cách hiểu của Công giáo về việc Thiên Chúa đứng ra làm nguyên nhân, thì tính bất tất đích thực trong trật tự thụ tạo không hề bất tương hợp với sự quan phòng có chủ đích của Thiên Chúa. Nguyên nhân tính nơi Tạo Hóa và nguyên nhân tính nơi tạo vật khác nhau triệt để về mặt bản chất, chứ không phải chỉ về mặt đẳng cấp. Do đó, ngay cả kết quả của một tiến trình tự nhiên và thực sự bất tất cũng vẫn có thể rơi vào quỹ đạo kế hoạch quan phòng của Thiên Chúa trong cuộc tạo dựng. Theo thánh Tôma Aquinô thì: “Kết quả quan phòng của Thiên Chúa không chỉ là sự vật phải xẩy đến như thế nào đó, mà còn là chúng phải hiện hữu trong tư thế hoặc là tất yếu hay là bất tất. Do đó, bất cứ điều gì Chúa Quan Phòng định cho phải xẩy đến một cách bất khả sai lầm và tất yếu thì nó phải xẩy ra theo kiểu bất khả sai lầm và tất yếu như thế; còn điều gì xẩy đến một cách bất tất, thì đó là do Thiên Chúa đã định cho nó xẩy ra bất tất như vậy” (Summa theologiae, I, 22, 4 ad 1). Trong bối cảnh Công giáo, các vị nào đi theo chủ thuyết tân-Darwin mà chủ trương rằng biến thái di truyền ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên chính là bằng chứng cho thấy tiến hóa là một tiến trình tuyệt đối không hề được định hướng, thì các vị ấy đã vượt quá điều mà khoa học có thể minh chứng được. Nguyên nhân tính nơi Thiên Chúa vẫn có thể hoạt động tích cực ngay cả trong một tiến trình vừa bất tất lại vừa được định hướng. Bất kỳ một tính cơ giới tiến hóa nào mang tính bất tất thì chỉ có thể là bất tất bởi vì Thiên Chúa đã tạo ra nó như thế. Một tiến trình tiến hóa vô định hướng—cái rơi ra ngoài quỹ đạo quan phòng của Thiên Chúa—thì đơn thuần là không hiện hữu, bởi vì “nguyên nhân tính nơi Thiên Chúa--vốn là Tác Nhân Tiên Khởi—thì bao trùm trên mọi hữu thể, không chỉ như các nguyên lý cấu thành biệt loại, mà còn như là nguyên lý cá biệt hóa…Kết luận là: tất cả mọi sự, bao lâu còn thông phần hiện hữu, thì cũng phải lệ thuộc vào Chúa Quan Phòng” (Summa theologiae I, 22, 2).
70. Về việc trực tiếp tạo dựng linh hồn con người, thì thần học Công giáo xác nhận rằng các hành động đặc thù của Thiên Chúa đều đem lại hiệu quả siêu vượt khả năng của các nguyên nhân thụ tạo khi chúng hành động theo bản tính của mình. Việc nhờ cậy đến nguyên nhân tính nơi Thiên Chúa để lý giải cho các khoảng trống mang tính nguyên nhân--để phân biệt với các khoảng trống chỉ mang tính giải nghĩa—không thể cài đặt Thiên Chúa như tác nhân hầu có thể khỏa lấp các “khoảng trống” trong tri thức khoa học của con người (do đó mà có câu: “Thiên Chúa lấp đầy khoảng trống”). Các cấu trúc của vũ trụ có thể coi là mở ngỏ cho hành động không gián đoạn của Thiên Chúa trong các biến cố được trực tiếp tác động trong thế giới. Thần học Công giáo xác nhận rằng việc các nhân vật đầu tiên của loài người xuất hiện—dù là cá nhân hay tập đoàn--đều biểu hiện cho một biến cố không thể giải thích thuần túy tự nhiên được, mà chỉ lý giải được một cách thích hợp khi cho đó là việc Thiên Chúa can thiệp. Tác động gián tiếp qua từng chuỗi nguyên nhân ngay từ bước khởi đầu của lịch sử vũ trụ, Thiên Chúa đã chuẩn bị con đường cho điều mà ĐGH Gioan Phaolô II gọi là “một bước nhẩy vọt hữu thể học…, khoảnh khắc tiếp chuyển vào vùng linh thánh.” Trong khi khoa học có thể nghiên cứu các chuỗi nguyên nhân này, vai trò của thần học là phải định vị công trình đặc biệt tạo dựng linh hồn con người trong lòng kế hoạch bao trùm của Chúa Ba Ngôi, đó là kế họach chia sẻ sự hiệp thông đời sống Tam Vị với những hữu thể nhân vị đã được tạo dựng, từ hư vô, theo đúng hình ảnh và giống như Thiên Chúa. Các hữu thể nhân vị này—nhân danh Chúa và tuân theo kế hoạch của Ngài--thực hiện quyền quản lý và thống lĩnh vũ trụ vất chất.
(còn tiếp)
Kỳ tới:
II. Trách Nhiệm đối với Thế Giới Tạo Vật
Văn Hóa
Những lúc tìm về
Jos. Tú Nạc
13:37 23/02/2009
Biết bao điều ta qua trong cuộc sống
Tiếng nói vô tình, ánh mắt vô tư.
Ta lê bước cùng nỗi buồn vương vấn,
Mù quáng mĩ miều, im bặt tiếng tơ.
Có những lúc để hồn ta lắng dịu
Dõi mắt nhìn về một cõi xa xôi.
Ta như thấy bên đường hoa ngập lối,
Chúa dắt ta giữa thế giới cuộc đời.
Điệp khúc ta nghe, ngắm mống cầu vồng,
Ta nhìn sâu ký ức của bạn thân.
Thời ta cảm với tình người nơi ấy,
Chia sẻ niềm vui, rạo rực, phân vân.
Giọt nắng vàng lung linh qua khe lá,
Rơi trên vai ta gánh nhẹ đôi bờ.
Trần thế hoan ca, bình yên, thanh thoát
Một thoáng thành tâm nhận thức tìm về.
2009 – Mùa Chay – NMS & CTTT
Ý thơ "Moments of Awareness" – Helen L. Marshall
Tiếng nói vô tình, ánh mắt vô tư.
Ta lê bước cùng nỗi buồn vương vấn,
Mù quáng mĩ miều, im bặt tiếng tơ.
Có những lúc để hồn ta lắng dịu
Dõi mắt nhìn về một cõi xa xôi.
Ta như thấy bên đường hoa ngập lối,
Chúa dắt ta giữa thế giới cuộc đời.
Điệp khúc ta nghe, ngắm mống cầu vồng,
Ta nhìn sâu ký ức của bạn thân.
Thời ta cảm với tình người nơi ấy,
Chia sẻ niềm vui, rạo rực, phân vân.
Giọt nắng vàng lung linh qua khe lá,
Rơi trên vai ta gánh nhẹ đôi bờ.
Trần thế hoan ca, bình yên, thanh thoát
Một thoáng thành tâm nhận thức tìm về.
2009 – Mùa Chay – NMS & CTTT
Ý thơ "Moments of Awareness" – Helen L. Marshall
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Một Mình
Nguyễn Đạo Huân
06:08 23/02/2009
MỘT MÌNH
Ảnh của Nguyễn Đạo Huân, Australia.
Chẳng buồn nhập cuộc với người
Vì ta thỏa thích vui chơi một mình.
(Trích thơ của Ryòkan gs. Lưu Văn Vịnh phóng ngữ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền