Ngày 24-02-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Biết ta biết Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:36 24/02/2010
CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY, năm C

Lc 13, 1-9

Người Do Thái, đặc biệt những người Pharisêu luôn có cái nhìn hầu như lệch lạc, cái nhìn đối với thời vi tính và kỹ thuật cao ngày nay là những người lệch tần số, những người truy cập không đúng địa chỉ vv…Do đó, trước một vấn đề, một sự việc nào đó xẩy ra, người Do Thái thường hiểu sai lệnh, không đánh giá đúng sự cố đã xẩy ra hoặc vừa xẩy ra. Tin Mừng thánh Luca 13, 1-9 chúa nhật 3 mùa chay, năm C cho chúng ta thấy rõ điều đó.

Những người Do Thái trong bài Tin Mừng hôm nay đã hiểu rất lệch lạc khi họ biết một số người Galilê vừa bị quan tổng trấn Philatô tàn sát và 18 người bị tháp Siloe đè chết. Những người Do Thái này rất bàng quang về những cái chết này, họ cho đó chẳng có liên quan gì tới họ cả và họ quan niệm những người xấu số đó vì có tội hơn những người khác cho nên họ bị chết cách thảm thiết. Chúa Giêsu đã chỉnh đốn lại quan niệm lệch lạc của họ. Cái chết không chừa một ai. Cái chết đến cách bất ngờ đối với bất cứ người nào, bất cứ ai ở bất cứ nơi đâu, ở bất cứ chỗ nào. Chẳng hạn như những người Galilê đang làm một việc hết sức đạo đức nơi Hội Đường, nơi NhàThờ, Nhà nguyện vv…Hay những người bị tháp Siloe đè chết khi họ đang trú núp dưới chân tháp Siloe bên tường thành kiên vững của Đền thờ Giêrusalem.Rồi Chúa Giêsu lại đưa ra một ví dụ nữa về cây vả trồng nơi vườn nho để chấn chỉnh lại quan niệm sai lạc của những người Do Thái. Cái chết là chấm dứt thời gian ở đời, cái chết là mãn cuộc đời tạm ở trần thế. Chính vì thế, con người phải hoàn thành trách nhiệm sứ mạng Thiên Chúa đã trao ban cho mình. Mình đã làm lợi được bao nhiêu số vốn mà Chúa trao phó cho mình. Qua ba trường hợp hai trường hợp chết người và trường hợp cây vả không ra quả, Chúa Giêsu muốn dạy con người hãy sám hối, hãy ăn năn trở về với Chúa. Ngài nói: ” Nếu chúng ta không ăn năn trở lại thì chúng ta cũng sẽ chết tất cả “. Qua lời này, Chúa kêu mời tất cả mọi người phải sám hối: ” Hãy sám hối vì Nước Trời đã đến rồi “ “ Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng “. Xuyên suốt Tin mừng của Chúa Giêsu Kitô là lời mời gọi sám hối, quay trở về với Chúa và làm hòa với anh em. Chúa muốn dân Do Thái hối cải nhưng Ngài cũng kêu mời chúng ta thống hối. Thánh Phaolô nói: ” Ai tưởng mình đứng vững, hãy ý tứ kẻo ngã “. Dân Do Thái nhất là những người Pharisêu cứ tưởng họ đạo đức, họ thánh thiện không cần sám hối, Chúa nói: ” Tất cả hãy tỉnh thức, tất cả hãy sẵn sàng…”.

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay nhắc nhở cho mọi Kitô hữu việc quan trọng và khẩn thiết là sự thống hối, ăn năn tội lỗi và mau mắn trở về với Thiên Chúa. “ Nếu các ngươi không ăn năn hối cải thì tất cả các ngươi sẽ bị hủy diệt “. Đây là lời thúc giục nhân loại, con người hãy chóng vánh từ bỏ con đường tội lỗi để mau quay về với Chúa sống đời công chính, đạo đức và thánh thiện để Chúa thi ân giáng phúc.

Mùa chay là thời gian thích hợp, là cơ hội thuận tiện để chúng ta thống hối, thay đổi đời sống, dứt khoát với những dính bén tội lỗi dù là tội nhỏ để tất cả mở lòng ra cho Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con ơn khôn ngoan để chúng con luôn biết tránh xa tội lỗi để tất cả con tim và sinh mạng của chúng con luôn thuộc trọn về Chúa.
 
Người cha nhân từ
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:42 24/02/2010
CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY, năm C

Lc 15, 1-3.11-32

Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu chúng ta không khỏi xúc động và ngạc nhiên khi hiểu ra tấm lòng bao dung, nhân hậu của Chúa Giêsu. Có nhiều bài Tin Mừng làm nổi bật lòng nhân từ của Chúa. Chúa nhật thứ IV mùa chay, năm C, thánh Luca trình bầy bài Phúc Âm nói về “ Người Cha nhân hậu “. Đây là bài Tin Mừng ghi đậm nét đẹp, nét dễ thương và nét tinh tế, nhạy cảm của người cha. Chúa nhật hôm nay được mệnh danh là Chúa nhật hân hoan. Chúa nhân từ luôn giang đôi tay đón nhận chúng ta trở về như người cha đã đón nhận đứa con hoang phung phí trở về.

Lòng nhân hậu của người cha trong Chúa nhật này diễn tả tâm trạng của Chúa Giêsu khi thấy những người con của mình thực tâm thống hối quay về với Ngài. Tin Mừng Luca trong đoạn 15, 1-3.11-32 cho thấy người cha hiền hậu luôn yêu thương con của mình dù rằng con thứ đã được chia gia tài, rồi tự đi xa, phung phá tất cả tài sản, gia tài và sau khi đã kiệt quệ không còn lối thoát, y đã trở về, người cha ấy cũng không trách mắng, không nổi giận, không lên án, không trừng phạt, hay trừ khử con.Trái lại, khi thấy bóng cậu từ xa, ông đã mau mắn, vội vã ôm chầm lấy con, hôn lấy hôn để, vui mừng đến khôn tả. Ông đã cho mặc áo mới, lấy nhẫn xỏ vào tay cậu, đã cho xỏ giầy vào chân cậu.

Tấm lòng yêu thương, nhân hậu của ông đã khiến ông quên đi tất cả mọi lỗi lầm của đứa con hoang đàng, ông đã không còn áy náy lo âu vì con ông đã chết nay sống lại, đã mất nay tìm lại được. Ông đã ôm chầm lấy đứa con hoang và giờ đây trước mắt ông đứa con ông đang ôm là đứa con ông hằng mỏi mòn chờ trông. Người cha sung sướng mở tiệc linh đình để thết đãi ăn mừng cậu con trai trở về cùng với bà con lối xóm. Đây là cuộc đón tiếp, ăn mừng hết sức nồng hậu, ngoài sức tưởng tượng của người con hoang trở về. Người anh cả ngoài đồng về, nghe thấy tiếng đàn ca, hỏi ra anh mới biết em anh đã trở về sau một thời gian dài xa vắng ở nơi phương trời xa, nên cha anh đã mở tiệc linh đình đón tiếp em anh trở về. Anh đã không vui, không mừng mà còn giận dữ, trách móc người cha, khiến cha già lại phải kiên nhẫn, nhún nhường, nhẫn nhục ra tận cổng đón anh, phân trần, năn nỉ, mời anh vào nhà chung vui và gặp đứa em của anh “ đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy “. Để trấn an anh và để nói lên cả tấm lòng của ông, người cha già đã quả quyết với anh rằng: ” Tất cả những gì của cha đều là của con “ ( Lc 13, 31 ).

Câu chuyện này là câu chuyện có thật về một Thiên Chúa yêu thương, nhân từ và hay tha thứ. Một Thiên Chúa không phải từ trên cao nhìn xuống, một Thiên Chúa không phải hết sức nghiêm khắc, chỉ phạt chứ không tha thứ bao dung. Không Thiên Chúa “muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương “ ( TV 135 ). Một Thiên Chúa luôn yêu thương, chạnh thương và hay tha thứ.

và sự công bằng yêu thương của người cha. Anh đã không vào nhà vì tự mãn, tự ái. Anh đã không vào nhà vì sợ quyền lợi của anh bị xâm phạm. Anh đã không vào nhà vì anh không thể tha thứ cho người em. Anh đã không vào nhà vì anh không hiểu nổi lòng bao dung, quảng đại lớn lao của người cha.

Vâng, người anh cả đã sống với cha từ lâu nay nhưng lòng anh thì xa cha. Anh đã không trái lệnh của cha nhưng chỉ là bổn phận chứ không vì mến yêu cha. Anh không hề gọi người em là em của tôi mà là đứa con của cha kia. Anh không cảm thông với đứa em trót dại và cũng không biết chia sẻ nỗi đau, nỗi khổ của người cha mất con.

Người anh cả lộ rõ bộ mặt ích kỷ, đạo đức giả của mình. Anh là hiện thân của Pharisêu và kinh sư là những người tự cho mình là đạo đức, thánh thiện và muốn cho những người tội lỗi phải chết đi chứ không được cứu chữa.

Mùa chay là mùa hối cải, quay về với Chúa. Tất cả mọi người kể cả người anh và người em đều phải quay trở về với cha, ăn năn sám hối, bước vào nhà với cha, phải từ bỏ thái độ ích kỷ, tự mãn, phải vứt bỏ nếp suy nghĩ cũ, xa xưa để trở về sống như lòng nhân hậu, bao dung, tha thứ của cha.

Mùa chay mọi Kitô hữu phải trở về, phải thay đổi. Trở về là ôm lấy người em với lòng yêu thương và tha thứ. Trở về để sống trong ân huệ và tình thương vì cha là tất cả.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết sống như Chúa yêu, xin cho chúng con biết tha thứ cho người khác như Chúa đã tha thứ cho chúng con. Amen.
 
Mong điềm lạ
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghiã
09:34 24/02/2010
MONG ĐIỀM LẠ
( x. Lc 11,29-32 )

Thế giới càng văn minh, nhân loại càng tiến bộ với khoa học công nghệ hiên đại thì dường như nỗi lo, sự e ngại càng không giảm đi mà có phần tăng lên thêm và mang nhiều sắc thái khác nhau. Khi càng đầy đủ tiện nghi thì càng chất thêm nhiều nỗi lo sợ. Người ta lo sợ vì có thể mất đi những gì đang có. Do đó các hãng bảo hiểm luôn ăn nên làm ra. Hơn nữa, chính khi cuộc sống vật chất xem chừng được bảo đảm thì đời sống tinh thần lại bấp bênh, vì sự phát triển của đời sống tinh thần dường như không theo kịp với tốc độ phát triển quá nhanh, kiểu chóng mặt của đời sống kinh tế ngày càng hiện đại như hôm nay. Sống trong tình trạng bấp bênh thì người ta luôn khao khát “sự đột biến”. Không lạ gì những khi mất chủ quyền, bị nô lệ thì dân Israel lại khát khao Đấng Thiên sai xuất hiện cách mãnh liệt. Càng không ổn định thì ta càng thích những chuyện “giật gân”, “chuyện lạ”. Các phương tiện truyền thông, các báo, đài không ngại ngần khai thác tâm lý này để thu lợi. Chuyện tình đổ vỡ giữa công nương Diana và hoàng tử Charles vương quốc Anh đã từng một thời trở thành món hàng kinh doanh của nhiều toà soạn, ký giả, phóng viên. Sự phong lưu đa tình của một nguyên thủ nước cờ hoa cũng đã là chuyện lạ đó đây. Có được mấy ai không thích chuyện lạ? Chuyện lạ nào lại không gợi tính tò mò, gây sự chú ý? Dân Việt cũng đã hăm hở lên màn ảnh nhỏ với tiết mục“những chuyện lạ Việt Nam”. Thú thực, bản thân tôi cũng đã từng không kìm được sự hiếu kỳ, một sự hiếu kỳ rất chi là “dân tộc tính”.

Ngài hãy làm một điềm lạ từ trời xem nào! Hỡi dòng giống ác độc, sẽ chẳng cho các ngươi điềm lạ nào ngoài điềm lạ của tiên tri Giona. Đức Giêsu vô tình hay hữu ý kéo chuyện bà hoàng phương Nam vào đây. Đến ngày tận thế Nữ hoàng phương Nam sẽ đứng lên tố cáo dòng giống này vì bà đã từ tận cùng trái đất đến để nghe lời khôn ngoan của vua Salômon. Và dân Ninivê cũng sẽ tố cáo dân này vì họ đã nghe lời tiên tri Giona. Ở đây còn có người hơn cả Giona, Salômon nữa (x. Lc 11,29-32).

ĐIỀM LẠ GIONA:

Hẳn nhiên thoặt nghe điềm lạ của tiên tri Giona, ta dễ liên tưởng đến chuyện Giona ở trong bụng cá ba đêm ngày. Các tác giả Tin Mừng, đặc biệt Matthêu sau này khi viết cũng liên tưởng điều này, vì nhớ đến việc Đức Giêsu ở trong mộ ba ngày qua cuộc khổ nạn. Dù rằng chuyện tiên tri Giona chỉ là một chuyện thuộc loại hình văn chương dụ ngôn, thế nhưng chuyện một người ở trong bụng cá ba đêm ngày mà vẫn còn sống thì quả là rất lạ. Cái sự lạ này nếu có thì chỉ với số người ở ngay bờ biển. Ninivê, một thành phố lớn, thủ phủ của đế quốc Assyri, phía Đông Bắc nước Israel, bên con sông Tigre, con sông đổ về vịnh Batư, chắc hẳn theo luận lý bình thường thì dân thành Ninivê sẽ khó lòng biết chuyện Giona ở trong bụng cá. Thế thì Tiên tri Giona đã trở nên điềm lạ cho dân thành Ninivê ở điểm nào?

Ta sẽ nhận ra cái nét lạ, khi chịu khó tìm hiểu lịch sử một chút. Đế quốc Assyri thời bấy giờ là một đế quốc lớn đang thôn tính hay đô hộ nhiều nước nhỏ khác trong đó có nước Israel (khi ấy nước Do Thái đang bị phân chia thành hai, đó là Israel ở phia Bắc và Giuđêa ở phía Nam). Hôm nay, bỗng có một anh là con dân nước bị trị, ngang nhiên đến thủ đô của đế quốc tuyên bố những điều chướng tai, khó nghe. “Còn bốn mươi ngày nữa Ninivê sẽ bị phá đổ”(Gn 3,4). Quả là to gan, đáng chém đầu. Giả như tôi là một trong những con dân thành Ninivê, tôi sẽ cùng với một vài người xách cổ Giona ra, cho vài bạt tai, đá vài cái vào “mông” rồi đuổi về nước. Chắc hẳn Tiên tri Giona thừa hiểu điều này. Thay vì đi về hướng Ninivê, Giona đã muốn qua mặt Giavê mà về hướng Tacxê. Sự việc ông làm trái lời Giavê phán dạy không chỉ vì không muốn cho dân Ninivê, một thứ “dân ngoại” được khỏi tai hoạ mà cũng có phần lo sợ cho số phận mình. Sao lại không lo lắng khi to gan liều mình đi nói một điều xúi quẩy, cho dù đó là sự thật, mà lại nói với những người trên đầu trên cổ của mình xét về mặt xã hội. Kinh thánh không nói rõ nhưng ta có thể suy đoán những lời lẽ của Giona. Ngoài câu còn bốn mươi ngày nữa Ninivê sẽ bị phá đổ thì phải có những lý chứng kèm theo đó là vì vua quan lẫn dân chúng thành ấy đang sa đoạ trong tội lỗi. Thánh kinh Cựu ước cho ta hay rằng hễ Giavê đoán phạt ai là vì tội lỗi của họ hoặc có thể là vì tội lỗi của các đấng bậc ở bên trên như hàng vua chúa quan quyền chẳng hạn.

“Sẽ chỉ cho dân này điềm lạ của Tiên tri Giona… và ở đây còn có Đấng hơn cả Gio-na”. Cái điều hơn cả Giona ở đây, mới nghe ta dễ liên tưởng đến phẩm vị. Chúa Giêsu thì hơn Giona chứ. Ngài là Con Thiên Chúa. Đúng vậy, nhưng chỉ đúng với người có niềm tin sau này. Với các Tông đồ thì cũng chỉ đúng cách chắc chắn sau biến cố Chúa phục sinh. Còn với các khán thính giả của Chúa Giêsu lúc bấy giờ thì sao? Đây có một người hơn cả Giona về sự to gan, về sự liều lĩnh. Đây là Giê-su thành Nazaret. Nazaret nào có gì hay chứ? Na-tha-na-en đã không một lần thẳng thừng với Philipphê đấy ư? Ông ta chỉ là người thợ mộc bình thường nếu không muốn nói là tầm thường. Thế mà ông ta to gan vạch trần sự giả dối của các vị đạo đức, tự tách riêng khỏi đám đông tội lỗi (biệt phái). Họ như những thứ mồ mả tô vôi mà bên trong đầy sự tanh hôi (x.Lc 11,44)…. Các ngài tiến sĩ luật, ông cũng không chừa. Ông tố cáo họ dùng sự thông thái của mình để vẽ vời nhiều sự. Họ tạo nên nhiều tập tục, nghi tiết chất nặng trên vai trên cổ đám dân đen còn họ thì không buồn giơ một ngón tay lay thử (x.Lc11,46)… Các Thượng tế, những đấng bậc thay dân để tế lễ Giavê vẫn bị tấn công. Ông mạnh mẽ lên án họ đã biến Đền thờ thành sào huyệt của phường trộm cướp (x. Mc 11,17). Cả đến vua Hêrôđê, ông cũng đã đặt tên là con cáo già (x Lc 13,32).

Vẫn là ông, Giêsu Nazaret, một người to gan hơn cả Giona. Sự thật thường dễ mất lòng. Nói những sự thật không hay, không tốt của các đấng vị vọng, của những người có quyền có chức không chỉ dễ mất lòng mà ngay cả đầu cũng khó lòng giữ nguyên với cổ. To gan, phạm thượng, cái tội đáng tru di cửu tộc. Bài học lịch sử các nước thời quân chủ chuyên chế không hiếm những mẫu gương phạm thượng, to gan sẵn sàng can ngăn vua chúa khi các vị ấy hành động sai lầm hoặc vạch mặt chỉ tên những nịnh thần hại dân hại nước.

Thấy điềm lạ là sở thích của con người vì ai ai cũng mong có sự đổi thay khi mà tình thế hôm nay không mấy đẹp, không được ổn. Dễ thôi, sở thích ấy có thể được thoả mãn bằng các hình ảnh sống động, nhưng là trên màn ảnh nhỏ hay trong các băng hình. Xưa thì có một Bao công liêm chính, nay sẽ có nhiều nhân vật quan toà, hay viện kiểm soát “hư cấu”. Dẫu sao cũng là một cách làm thoả mãn đôi mắt dân chúng và dĩ nhiên lòng của họ sẽ thấy an ủi phần nào. Bánh vẽ tuy không thể làm no lòng được nhưng lắm khi tạo cảm giác “nê nê”. Xin chớ ngủ mê! Điềm lạ vẫn rất cần cho hôm nay. Thế giới này, xã hội này và cả Hội thánh ta hôm nay vẫn rất cần có điềm lạ. Chắc chắn như xưa Chúa Giêsu sẽ chẳng cho điềm lạ nào ngoài điềm lạ của Giona, một “tiện dân” to gan vì chân lý. Chân lý sẽ giải thoát chúng ta (x.Ga 8,32).

ĐIỀM LẠ HƠN CẢ GIONA:

Cái điềm lạ hơn cả Giona trong chuyện tích Giona đó là Vua quan và toàn dân thành Ninivê. Trước những lời lẽ chướng tai của một kẻ vô danh, đúng hơn là của một người dân một nước nhược tiểu, bị trị, thế mà từ vua đến quan đến dân chúng của thủ đô một đế quốc đã khiêm tốn đón nhận. Không chỉ đón nhận kiểu hoà hoãn cho qua chuyện mà tất cả đã biến sứ điệp ấy thành hành động cụ thể. “Dân Ninivê tin vào Thiên Chúa, họ công bố lệnh ăn chay và mặc áo vải thô, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Tin báo đến cho vua Ninivê; vua rời khỏi ngai, cởi áo choàng, khoác vải thô và ngồi trên tro. Vua cho rao sắc chỉ:….Mỗi người phải trở lại, bỏ đường gian ác và những hành vi bạo lực của mình…”(Gn 3,5-10). Đọc đi đọc lại những dòng này, quả thật ta phải nghiêng mình trước sự khiêm tốn của vua lẫn dân thành Ninivê. Một điềm lạ hơn cả Tiên tri Giona.

Dễ thường người ta hay chú ý xem ai nói, ai làm hơn là nói điều gì, làm việc gì. Miệng của quan có gang có thép. Lời lẽ từ người có quyền có chức ta thường xem là đúng và hữu lý. Thậm chí một lời đơn sơ, lắm khi không cần nói trẻ thơ đã hiểu, thế mà nếu nó được một nguyên thủ quốc gia hay một bậc vị vọng thốt lên thì sẽ trở thành khuôn vàng thước ngọc. Một số biểu bảng, panô đó đây cho ta sự thật này. Chưa kể đến những cái lưng luôn khúm núm cong cong thì bất cứ lời nào của bề trên, của bậc có quyền đều là “bệ hạ sáng suốt, bệ hạ sáng suốt”. Đón nhận sự thật, điều khôn ngoan, đặc biệt khi chúng có dính dáng cách nào đó liên quan đến những sự không hay của ta, bất kể nó khởi đi từ đâu, là một thái độ khiêm nhu chân thành. Dễ mấy ai sẵn sàng đón nhận chúng, nhất là khi chúng do những người cấp dưới, những người thấp cổ, bé phận. Thỉnh thoảng có một đôi dòng tâm tình với chủ chăn ở báo này báo kia thì đã không thiếu quý ngài la toáng lên. Cũng may, ở xứ ta, tâm tình tôn kính bề trên dẫu sao vẫn còn đó. Bản thân tôi chưa nghe và chưa thấy những lời lẽ kiểu ngang ngược, kiểu “bình đẳng” như bên Tây, Mỹ. Chưa nghe nhưng thiết nghĩ ta cần phải sẵn sàng đón nhận.

Hai cô ca sĩ có khen nhau bao giờ. Câu nói này khiến ta hổ thẹn với Nữ Hoàng phương Nam. Cũng phận đứng đầu một quốc gia, thế mà Nữ hoàng đã khiêm tốn đến nghe lời khôn ngoan của vua Salômon. Một giáo dân có đôi suy tư ý vị lẫn sâu sắc thì thế nào cũng sẽ dễ bị coi thường vì chỉ là hàng giáo dân. Một tu sĩ giảng dạy thu hút nhưng vẫn có thể ít được các nhà dòng mời dạy, mời giảng tỉnh tâm chỉ vì không có thánh chức. Đã là tỉnh tâm năm của hàng linh mục thì phải mời cho được giám mục giảng dù vị ấy không chuyên môn trong việc giảng tỉnh tâm. Muốn nói cho giáo dân nghe, ít nữa phải là tu sĩ. Muốn nói cho tu sĩ nghe, ít nữa phải là linh mục. Muốn nói cho linh mục nghe thì phải là giám mục. Quả đúng là những chuyện bình thường của kiếp người. Vì thế chuyện Nữ hoàng phương Nam đúng là chuyện lạ.

Hội Thánh chúng ta, Nước Việt chúng ta rất cần có điềm lạ như Giona, như Nữ hoàng phương Nam, như Vua quan và dân thành Ninivê. Đã và đang xuất hiện nhiều Giona cho nước nhà chúng ta, những Giona chấp nhận cả việc bị khai trừ ra khỏi đảng cầm quyền, những Giona chấp nhận bị trù dập, mất quyền lợi để nói lên sự thật, có những sự thật rất dễ mất lòng như là bỏ sự độc quyền, bỏ cái đuôi “xã hội chủ nghĩa” kiểu cách lý luận tương tự như ông Đặng Tiểu Bình: “mèo trắng hay mèo đen thì bất kể, miễn là bắt được chuột” hoặc đề nghị bỏ cả tư duy cũ không phù hợp với đà phát triển của lịch sử. Đã và đang xuất hiện đó đây trong Hội thánh những Giona dám to gan góp ý với các Đấng bậc “làm thầy” dù rằng có thể bị hiểu lầm là “rối đạo”, là “thiếu vâng phục”… Điềm lạ Giona đã xảy ra còn điềm lạ vua quan Ninivê thì sao? Xin các đấng, các vị có quyền, có chức, đang nắm vận mệnh đất nước, đang điều khiển con thuyền Hội thánh hãy can đảm khiêm nhu để trở nên điềm lạ như vua quan Ninivê và Nữ hoàng phương Nam: Lắng nghe và đón nhận sự thật bất kể chúng khởi đi từ đâu. Lắng nghe và đón nhận mới chỉ là bước khởi đầu. Điềm lạ thực sự là ở động thái biết hoán cải, biết đổi thay.

 
Cầu nguyện
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:37 24/02/2010
CẦU NGUYỆN

Người liền nói với các ông: "Sao anh em lại ngủ? Dậy mà cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ"(Lc 22:46).

Ngày kia Cha John Vianney gặp một ông già nông dân vào nhà thờ viếng Chúa, khi đi làm. Cha tò mò quan sát: Ông già không đọc kinh gì cả, chỉ im lặng nhìn Chúa. Cha hỏi ông: Sao ông không đọc kinh và ông làm gì ở đó? Ông cụ trả lời: Con nhìn Chúa và Chúa nhìn con, thế là đủ rồi.Tâm Sự Với Chúa

Trong sách Kinh Thánh có 365 lần nói về việc cầu nguyện. Cầu nguyện là hướng lòng lên cùng Chúa để ngợi khen, cảm tạ và đền tạ tội lỗi, sau cùng mới xin ơn nâng đỡ. Anh Jim ngoan đạo sáng nào cũng thế, khi đi ngang qua nhà thờ, anh ghé vào viếng Chúa với chỉ một câu này: Lạy Chúa, Jim đây. Có nhiều cách cầu nguyện. Chúng ta có thể cầu nguyện bằng lời như đọc kinh riêng, kinh chung và ca hát hoặc cầu nguyện trong lòng, suy gẫm và thinh lặng lắng nghe. Cầu nguyện không phải chỉ xin xỏ điều này, điều kia mà chính là ca ngợi và cảm tạ Thiên Chúa. Chúa biết mọi nhu cầu của chúng ta. Chúng ta có thể cầu nguyện bất cứ trong hoàn cảnh nào, lúc nào và bất cứ ở đâu. Cầu nguyện là ý thức sự hiện diện của mình trước mặt Chúa.

Các Tông đồ đã xin Chúa Giêsu dậy cầu nguyện, Chúa Giêsu nói: "Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này: "Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển (Mt 6:9). Truyện kể có một Đức Giám Mục trên đường đi kinh lý địa phận, ngài ghé thăm một gia đình bà lão. Người ta vẫn nói bà cụ là một mẫu gương tốt cho cả làng soi chung. Trong khi thăm viếng bà, Đức cha hỏi: Bà thường hay đọc sách đạo đức nào nhất. Bà thưa: Thưa Đức cha, con không biết đọc sách. Đức cha nói rằng nhưng bà hay cầu nguyện cơ mà. Bà nói: Thưa Đức cha, con chỉ biết đọc kinhTràng Hạt Mân Côi, Kinh Tin Kính, Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng, Sáng Danh thôi. Mỗi ngày con khởi sự đọc đến 10 lần, nhưng thường thì con không đọc xong được. Đức cha hỏi: Tại sao thế? Bà thưa: Tại vì khi con bắt đầu đọc Lạy Cha chúng con…Con bỗng không hiểu sao Chúa tốt lành đến mức cho một bà già yếu đuối như con gọi Ngài là Cha. Điều đó làm con phải khóc và con không thể tiếp tục đọc hết chuỗi hạt được. Đức cha nói: Này bà ạ, đây là một lời cầu nguyện có giá trị bằng tất cả các lời cầu nguyện của chúng tôi. Vậy bà cứ tiếp tục và luôn cầu nguyện cùng Chúa trong tâm tình này.

Nơi Cầu Nguyện Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đến với Chúa qua sự ý thức hiện diện và trái tim yêu thương trong khiêm tốn. Khi cầu nguyện, Chúa không muốn chúng ta khoe khoang để người khác nhìn thấy mà ca tụng chúng ta là người đạo đức. Chúa không chấp nhận thái độ và hình thức bề ngoài của chúng ta như thái độ cầu nguyện của các người Biệt Phái và Luật Sĩ thời xưa. Họ ca ngợi Thiên Chúa chỉ bằng môi miệng nhưng lòng họ thì xa Chúa. Chúa Giêsu nhắc nhở các môn đệ khi cầu nguyện: Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh (Mt 6:6).

Không phải chúng ta cứ đọc kinh to tiếng nghĩa là cầu nguyện sốt sáng. Chúng ta không thể cầu nguyện như con vẹt hoặc đọc cho xong bấy nhiêu Kinh là chu toàn bổn phận. Nếu chúng ta nói truyện với người yêu mà cứ lập đi lập lại một vài điệp khúc, chúng ta sẽ cảm thấy dễ chán. Các Kinh do các Thánh hoặc những vị đạo đức soạn ra nhằm giúp chúng ta dựa vào đó để dễ dàng cầu nguyện. Kinh hạt dọn sẵn có lợi là giúp chúng ta khi cùng nhau cầu nguyện chung. Nhưng khi cầu nguyện riêng, chúng ta cần có những tâm tình riêng tư để thân thưa với Chúa. Truyện kể một hôm em Anna dé Guigne hỏi mẹ: Thưa mẹ, mẹ có thể cho phép con cầu nguyện mà không dùng sách khi dự lễ không? Mẹ hỏi: Vậy con để làm gì? Em nói: Bởi vì con đã thuộc hết các Kinh và con thường chia trí khi đọc. Còn khi con nói truyện với Chúa Giêsu, con không lo ra tí nào cả mẹ ạ. Thì cũng giống như khi chúng ta nói truyện với người nào và mình biết rõ điều mình nói. Mẹ hỏi: Thế con sẽ nói gì với Chúa Giêsu nào? Con sẽ nói rằng: Con yêu mến Chúa. Rồi con nói với Chúa về mẹ và về những người khác để xin Chúa biến tất cả nên trọn lành. Và con nói với Ngài về các tội lỗi của con nữa. Rồi em đỏ mặt một chút và nói thêm: Con muốn nói với Chúa là con muốn gặp Chúa.

Niềm tin Tưởng

Cần có lòng tin khi chúng ta cầu nguyện. Thiên Chúa không phải là tượng đá không hồn, mà là một Thiên Chúa yêu thương và luôn lắng nghe những lời con cái tha thiết cầu xin. Truyện kể là trong một vùng đại hạn hán, mùa màng bị thiệt hại nặng nề và bị khô cháy. Một đêm nọ, người mẹ gợi ý cho cô con gái nhỏ rằng chúng ta hãy cầu nguyện cho mưa. Cô bé đang trong giường và cô đã bắt đầu cầu nguyện. Mẹ cô bé thấy cô ngập ngừng và hình như cô chưa muốn cầu nguyện cho mưa xuống. Cô bé đã giải thích lý do tại sao với mẹ cô. Cô bé nói rằng trước khi vào nhà, cô đã để hai con búp bê trên ghế ngoài sân sau. Nếu mẹ đồng ý đi ra ngoài và mang hai con búp bê vào nhà, con sẽ cầu nguyện cho trời mưa.

Lời cầu nguyện đơn sơ với lòng trông cậy và tin tưởng mãnh liệt. Chúng ta đọc Thánh Vịnh của vua Đavít diễn tả sự cầu nguyện rất chân thành: Lạy Chúa Trời, xin nghe tiếng kêu van, và lưu ý đến lời con thỉnh nguyện (Tv. 61:2). Như thế, làm sao Chúa không nhận lời cầu nguyện của chúng ta chứ. Chúa dạy chúng ta cầu nguyện luôn, đừng chán nản. Cũng như các tông đồ xưa đã họp nhau kiên tâm cầu nguyện đón chờ Chúa Thánh Thần ngự xuống. Nếu không có ơn Chúa phù trợ, chúng ta không thể cầu nguyện hay làm gì được. Thánh Phaolô viết rằng không ai có thể nói Chúa Giêsu là Chúa mà không do Thánh Thần. Khi chúng ta cầu nguyện, Chúa sẽ lắng nghe từ trái tim của chúng ta hơn là từ môi miệng. Chúa sẽ không bao giờ làm chúng ta thất vọng. Chúa sẽ ban ơn cho ta khi chúng ta đặt trọn niềm tin nơi Chúa.

Gương Cầu Nguyện

Chúa Giêsu đã hoàn tất mọi công việc mà Chúa Cha đã trao phó, Chúa Giêsu xin được vinh hiển nơi Cha. Ba mươi ba năm dưới thế trần, Chúa Giêsu đã mở ra một kỷ nguyên mới giao kết giữa Thiên Chúa và loài người. Ngài đã mặc khải cho chúng ta biết về Cha của Ngài. Một người Cha yêu thương và nhân hậu. Chúa Cha yêu thương thế gian đến nỗi ban chính Con Một của mình để hiến thân đền tội cho nhân loại. Trong mọi lúc Chúa Giêsu đã cầu nguyện tha thiết với Cha của Ngài. Ngài làm tất cả vì Cha và theo ý Cha. Nay mọi sự đã hoàn tất, Ngài phó dâng linh hồn trong tay Cha. Lời cầu nguyện thiết tha của Chúa Giêsu dậy chúng ta cùng cầu nguyện không ngừng. Cầu nguyện chính là giây liên kết, là sức sống nối liền đưa dẫn chúng ta kết hợp với Chúa. Chúa Giêsu đã cầu nguyện và dậy chúng ta cầu nguyện luôn. Có một lần Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: "Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy môn đệ của ông."(Lc 11:1).

Sự cầu nguyện không có giới hạn đối tượng. Chúng ta có thể cầu nguyện cho chính chúng ta, cho người thân và cho cả kẻ thù. Truyện kể Irmgard Wood là một cô gái trẻ sống ở nước Đức trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, cô đã kể câu truyện sau đây: Vào một buổi sáng, mẹ và chị cô ta đã nhìn thấy một chiếc máy bay của Hoa Kỳ bị bắn cháy và rớt xuống. Mẹ của Irmgard cầu nguyện tha thiết cho người phi công ngay cả biết ông ta là kẻ thù. Mấy năm sau, gia đình cô di cư sang Hoa Kỳ, mẹ cô ta tìm được việc trong bệnh viện ở California. Một ngày nọ có một bệnh nhân biết bà là người Đức và hỏi bà rằng bà đã sống ở vùng nào ở Đức. Khi bà trả lời ở Stuttgart, ông đã kể cho cô biết làm sao mà ông đã trốn được khỏi Stuttgard trong thời chiến khi máy bay của ông bị bắn rớt xuống. Tôi đã ra khỏi máy bay kịp thời và chính tôi cũng không biết tại sao tôi có thể làm được vì tôi không còn nhớ gì cả. Tới ngày hôm nay, tôi vẫn đoán chắc có ai đó đã cầu nguyện cho tôi.Cầu Nguyện Với Niềm Tin

Mẹ Têrêxa Calcutta nói rằng cầu nguyện phát sinh niềm tin. Niềm tin phát sinh tình yêu và tình yêu dẫn đến việc phục vụ tha nhân và người nghèo khổ. Cầu nguyện chính là linh hồn của người Công Giáo. Nếu thiếu đời sống cầu nguyện, chúng ta giữ đạo trở thành máy móc và hình thức. Cầu nguyện là hướng lòng lên cùng Chúa để thờ lạy, cảm tạ, đền tội và xin ơn phù trợ. Nhiều người đã cắt bớt việc cầu nguyện bằng việc cầu xin. Họ nghĩ rằng, cầu nguyện chỉ là cầu xin, Chúa ban cho càng nhiều càng tốt. Cầu nguyện còn giúp chúng ta củng cố lòng tin. Và nếu có lòng tin, thì chúng ta có thể chuyển dời được núi non như Chúa Giêsu đã dậy. Chúa nói với các môn đệ: "Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: "Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc", nó cũng sẽ vâng lời anh em (Lc 17:6)

Truyện kể cách đây đã lâu nhưng là truyện có thật. Thuở còn nhỏ Gérald Majella ở với Đức Giám Mục Lace-Dogma. Ngày kia, Đức Giám Mục đi vắng, giao chìa khóa nhà cho cậu và bảo cậu múc nước đổ vào bồn. Chẳng may lúc kín nước dưới giếng sâu, cậu làm rớt chìa khóa xuống giếng sâu. Sợ hãi quá, cậu lúng túng chưa biết tìm cách nào lấy lại chìa khóa. Bỗng cậu nhớ tới Chúa Hài Đồng, cậu vội chạy vào máng cỏ trong nhà thờ qùi cầu nguyện, rồi ẵm Chúa Hài Đồng ra giếng, trước sự kinh ngạc của mọi người. Cậu cột Chúa vào dây và thả Chúa xuống giếng vừa nói: Lạy Chúa, chỉ có Chúa giúp con lấy lại chìa khóa. Rồi từ từ cậu kéo lên. Lạ thay, chất kim loại óng ánh hiện lên mặt nước: Chìa khóa ở trong tay Chúa Hài Đồng.

Tỉnh Thức Và Cầu Nguyện Chúa Giêsu cầu nguyện luôn, trong mọi nơi và mọi lúc. Thánh Marcô ghi nhận: Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó (Mc 1:35). Chúa cầu nguyện là Chúa gắn bó với Cha của Ngài. Chúa Giêsu hoàn toàn thực hiện theo ý Cha. Ngài tìm nguồn sinh lực và an ủi nơi Cha. Trong vườn Cây Dầu, chính Chúa Giêsu đã tha thiết kêu khấn với Cha: Xin Cha cất chén này xa con, nhưng đừng theo ý con, một xin vâng ý Cha. Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhập thể, Ngài đã sống trọn vẹn kiếp người, có những yếu nhọc về thân xác, những lo âu trong tâm hồn và những khao khát tình yêu dâng hiến. Ngài đến để hoàn tất chương trình cứu độ của Chúa Cha. Tác giả Thánh Vịnh 69 đã nhắc nhở chúng ta hãy luôn cậy trông vào Chúa: Lạy Chúa Trời, đây giờ phút thi ân. Xin đáp lại, vì ơn cả nghĩa dày, vì Chúa vẫn trung thành ban ơn cứu độ (TV 69:14).

Noi gương Chúa Giêsu cầu nguyện, mỗi người, mỗi gia đình, mỗi xóm đạo chúng ta hãy siêng năng cầu nguyện. Sự cầu nguyện sẽ giúp chúng ta sống liên kết với Chúa. Truyện kể một cha xứ lần lượt đi thăm các gia đình để hiểu biết sinh hoạt và cuộc sống của giáo dân. Vào mỗi nhà, cha thường hỏi: Các con có đọc kinh trong gia đình không? Nhiều gia đình đã trả lời: Thưa cha: chúng con không có thời giờ. Cha nói: Nếu biết một đứa con sẽ ốm do các con không cầu nguyện, lúc đó các con có đọc kinh trong gia đình không? Họ thưa: Có lẽ có chứ. Giả sử các con biết rằng khi các con bỏ đọc kinh thì có một đứa con bị tai nạn, các con có đọc kinh trong gia đình không? Thưa: Chắc chắn chúng con sẽ đọc. Nếu như mỗi ngày chúng con bỏ đọc kinh chung thì sẽ phải nộp phạt 5 đô, các con có bỏ đọc kinh không? Thưa cha, cha muốn hỏi vậy để làm gì? Chúng con nói: Vấn đề không có thời giờ, các con có thể tìm ra thời giờ. Vấn đề nghĩ rằng: Cầu nguyện không quan trọng, thì nó quan trọng bằng việc trả tiền phạt hay bằng sức khỏe của những đứa con. Phúc lành của Chúa ban qua lời cầu nguyện còn quan trọng hơn bất cứ cái gì khác mà chúng con có thể nghĩ ra.Cầu Nguyện Luôn

Chúa Giêsu đã nêu gương cầu nguyện. Sau một ngày làm việc vất vả, Chúa thường lên núi một mình để cầu nguyện. Nơi thanh vắng, tâm hồn lắng đọng và Chúa đã kết hợp mật thiết với Chúa Cha. Thánh Matthew đã cẩn thận theo sát từng bước đi của Chúa, ngài viết: Giải tán họ xong, Người lên núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình. (Mt 14:23). Lên núi một mình, nơi đây Chúa mới cảm thấy thanh thoát và chìm đắm trong Mầu Nhiệm Nhập Thể. Chúa hiện diện nơi thân xác con người nhưng tâm hồn siêu thoát kết hợp với Cha Trên Trời. Ngài ngây ngất say đắm trong tình yêu diệu vời bên Cha. Chúa Giêsu chính là Lời của Chúa Cha và Lời có quyền năng thay đổi, chữa lành và ban phát sự sống. Lời của Chúa Giêsu là Lời của Thiên Chúa quyền năng tạo dựng và biến đổi. Chúa Giêsu đã hứa với con cái loài người: "Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho (Mt. 7:7). Lời của Chúa là Lời của sự thật.Truyện kể rằng một hôm, vị linh mục tuyên úy bệnh viện được mời đến thăm một bệnh nhân trong phòng 101 là người cùng xứ. Vị tuyên úy đến phòng 101 và nhận ra rằng nhân viên đã loan báo lầm người. Bệnh nhân là người hoàn toàn xa lạ với vị tuyên úy. Và vị tuyên úy đã giải thích sự lẫn lộn và rồi chuẩn bị quay gót bỏ đi, thì bệnh nhân đã lên tiếng xin ngài ở lại. Qua nhiều năm do dự, ông muốn thưa truyện với linh mục nhưng ông đã không thể tiếp xúc với bất cứ vị linh mục nào. Ông tâm sự: Thưa cha, con đã cầu nguyện rất nhiều để có can đảm thưa truyện với một vị linh mục. Con đã thực sự cầu nguyện khi cha vừa bước vào phòng của con. Con không tin rằng cha đến đây vì tình cờ hay ngẫu nhiên. Con tin chắc rằng Chúa đã đáp lời con cầu xin. Và bệnh nhân đã hối lỗi và xưng thú tất cả những lỗi lầm trong quá khứ, cha con ngồi cả giờ đồng hồ. Khi vị linh mục đã rời phòng, ông đã hân hoan dâng lời ngợi khen và cảm tạ hồng ân của Chúa đã tuôn đổ trên ông giữa lúc tuyệt vọng của cơn bệnh hoạn.

Quyết Tâm

Lời cầu nguyện như hương trầm bay lên nhan thánh Chúa. Chúa sáng tạo muôn loài, muôn vật trong vũ trụ và trên địa cầu. Tất cả các loài thọ tạo đều tôn vinh danh Chúa qua sự hiện hữu của mình. Trong đêm thanh vắng ngoài cánh đồng hoang, chúng ta im lặng lắng nghe những bài hợp ca tuyệt vời của tất cả các loại côn trùng và loài bò sát. Chúng đang vang lên lời ca ngợi Đấng đã tạo thành chúng. Hoặc buổi sáng sớm khi bình minh ló dạng, muôn chim chóc và thú rừng dâng lời cảm tạ Đấng Sáng Tạo bằng những khúc nhạc thánh thót chơi vơi. Chúng ta là loài thụ tạo có ưu quyền, chúng ta cũng phải hòa chung niềm vui với vũ trụ để ngợi khen và tán tạ danh Chúa

Trong Năm Thánh 2010, mọi tâm hồn đang hướng về quê hương Việt Nam nơi đã được gieo mầm sống đức tin. Xin cho hạt giống nẩy mầm và sinh hoa kết trái dồi dào. Chúng ta hãy cầu nguyện để có nhiều người nhận biết danh thánh Chúa để được kết hợp trong tình yêu của Thiên Chúa. Tình yêu sẽ triển nở qua sự hy sinh, thông cảm và tha thứ. Qua đó chúng ta sẽ trở về nguồn tình yêu đích thực là Chúa chúng ta. Thánh Gioan ngây ngất trong sự cầu nguyện, ngài viết: Từ tay thiên thần, khói hương quyện theo lời cầu nguyện của dân thánh, bay lên trước nhan Thiên Chúa (Kh. 8:4).

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Bronx, New York.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thiên tài Thế vận hội đã bỏ giầy trượt băng mang đôi dép của nữ tu
Phụng Nghi
08:57 24/02/2010
LONDON (CNS) - Mỗi buổi sáng, trong không khí tĩnh lặng của Tu viện Thánh Giuse tại Leeds, nữ tu Catherine khoác lên người bộ áo quần màu xám tro. Chị đội ngay ngắn chiếc khăn lúp mầu đen lên đầu và thắt lưng bằng một sợi dây có ba nút -- tượng trưng những nhân đức khó nghèo, khiết tịnh và tuân phục -- rồi xỏ chân vào đôi dép của một nữ tu Dòng Thánh Phanxicô.

Vào lúc này mười hai năm trước, khi còn mang tên Kirstin Holum, khác với bây giờ, chắc chị đã xỏ chân vào đôi giầy trượt băng. Năm 1998, chị tranh tài cho Hoa kỳ tại Thế vận hội Mùa đông ở Nagano, Nhật bản. Sau khi được xếp hạng thứ 6 trong cuộc trượt băng 3000 met vận tốc cao và hạng thứ 7 cuộc đua 5000 met, cô gái 17 tuổi này được coi như một thần đồng trong cuộc tranh tài thi đua với các nhà thể thao lớn tuổi hơn vào thời kỳ sung sức nhất của họ.

Thay vì tiếp tục sự nghiệp làm một người trượt băng tốc độ cao, chị đã gia nhập dòng các Nữ tu Thánh Phanxicô Canh tân (Franciscan Sisters of the Renewal), một tu hội thành lập tại New York năm 1988. Hồi tháng 9 năm rồi, chị đến Anh quốc để phục vụ người nghèo, giới trẻ và rao truyền Tin Mừng. Chị là thành phần của một cộng đồng nhỏ chỉ có 4 nữ tu – ba người Mỹ, một người Anh – trú sở là một căn nhà trước đây do các Nữ tu Dòng Thương Xót sở hữu và cư ngụ.
Nữ tu Catherine (thú nhất, bên trái)
Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại dành cho thông tấn xã Catholic News Service hôm 22 mới rồi, chị nói: “Tôi đã có thể tiếp tục sự nghiệp trượt băng. Tôi từng nghĩ Thế vận này (hiện đang tiếp diễn tại Vancouver, British Columbia) có thể là cuộc tranh tài Thế vận thứ tư của tôi, nhưng tôi lại rất biết ơn vỉ Chúa đã dẫn dắt tôi tới nơi chỗ tôi đang đứng bây giờ.”

Khi trò truyện với giới trẻ, nữ tu Catherine không hề dấu giếm bí mật về quá khứ của mình từng là một nhà thể thao trượt băng tốc độ cao ở Thế vận hội, vì chuyện đó có thể mở ra khả năng về một ơn gọi cho những người trẻ chưa từng nghĩ đến ơn gọi bao giờ.

“Thường thì khi nghe như thế, họ nhìn bạn với một cái nhìn đầy kinh ngạc. Đối với trẻ em, đôi lúc thật khó mà hình dung ra bạn là một con người khác hơn một nữ tu. Đây quả lả một khởi điểm để rao truyền Tin mừng, đem chúng lại gần với Chúa Kitô, bởi vì trẻ em có thể thấy đứng trước mặt chúng, không chỉ là một nữ tu mà là một con người thật.”

Kirstin Holum sinh trưởng tại vùng ngoại ô Milwaukee. Bà mẹ, Dianne Holum, cũng là một người trượt băng tốc độ cao, đã chiếm được một huy chương vàng tại Thế vận hội năm 1972 và trở thành một huấn luyện viên thành công. Bà còn là một người Công giáo ngoan đạo, từng truyền đạt cho con gái mình biết tầm quan trọng của đức tin. Năm 1996 bà trang trải chi phí cho con gái được đến hành hương tại đền thánh Đức mẹ ở Fatima, Bồ đào nha.

Tại đây, ở tuổi 16, Holum cảm thấy có ý thức mãnh liệt về ơn gọi, và, theo lời chị: “cảm nghiệm mạnh mẽ được nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Nhiệm tích Thánh Thể.”

Chị cho biết đã cầu nguyện với Đức Mẹ xin hướng dẫn về tương lai ngành trượt băng của mình, và sau khi hoàn tất cuộc tranh tài tại Nhật bản, chị đã quyết định từ bỏ nghiệp vụ này.

“Trong tâm tưởng, tôi không cảm thấy mình sẽ trượt băng suốt phần còn lại của cuộc đời. Tôi biết còn những điều có giá trị trong cuộc sống hơn là thể thao. Tôi đã không hề hối tiếc về quyết định đó. Tôi nghĩ đây là ơn huệ của Chúa đã đem đến một điều gì khác cho tôi.”

“Tôi đã thấy có những người coi thể thao là điều quan trọng nhất trong đời, và tôi đã không ao ước như thế.”

Sau khi rút lui khỏi môi trường thể thao, năm 1998 Holum ghi danh theo học tại Học viện Nghệ thuật Chicago, chuyên ngành nhiếp ảnh. Tốt nghiệp xong, chị về sống với mẹ tại Denver, và sau đó tham gia suốt ba tháng vào cuộc đi bộ phò sự sống xuyên qua nước Mỹ. Trong thời gian này chị phát triển thói quen tham dự thánh lễ hàng ngày, lần hạt Mân côi, chầu Thánh thể và “dâng hiến các hy sinh cho công cuộc phò sự sống.”

Khi trở lại nhà, chị khám phá lại được ý thức về ơn gọi và bắt đầu cầu nguyện xin ơn hướng dẫn. Câu trả lời đến với chị vào năm 2002 trong cuộc đi bộ từ Denver tới Toronto -- con đường dài gần 1500 miles – và tại Ngày Giới trẻ Thế giới, khi lần đầu tiên được tiếp xúc với các Nữ tu dòng Thánh Phanxicô Canh tân. Một năm sau, chị gia nhập dòng này tại trụ sở trung ương ở New York, nhận tên dòng theo thánh nữ Catherine Siena là vị thánh mà chị thấy đã viết ra những tác phẩm đầy linh hứng.

Chị nói: “Tôi không hề hối tiếc, dù chỉ một ngày. Tôi đang chuẩn bị tuyên khấn trọn đời vào tháng 6 này. Tôi thấy Chúa đã đem tôi tới chốn Người đã tạo lập cho tôi. Tôi chuẩn bị nói tiếng “xin vâng” với Người suốt cả cuộc đời còn lại… Tôi sẽ vĩnh viễn thuộc về Người.”

“Có rất nhiều niềm vui đến với tôi khi thực hiện thánh ý Chúa, và nhiều bình an nữa. Hoàn toàn thuộc về Người như một người phối ngẫu là điều hoàn hảo nhất mà tôi biết được. Từ khi gia nhập cộng đoàn tu trì, tôi đã rất mực hạnh phúc.”

Trong 6 năm rưỡi tại New York, Nữ tu Catherine đã làm việc với giới trẻ và giúp trong những dự án cộng đồng như nấu các bữa ăn cho người nghèo. Hiện nay chị đang giúp các nữ tu định cư tại Leeds ở vùng bắc nước Anh. Nơi đây các nữ tu còn đang trong thời gian hoạch định về sứ vụ của họ.

Cam kết sống cuộc sống đơn sơ giản dị, các nữ tu đã tự chọn không coi truyền hình hay băng đĩa. Có nghĩa là Nữ tu Catherine không thể theo dõi Thế vận hiện đang tổ chức tại Vancouver, tuy nhiên chị thú nhận: “Tôi thích đọc những bài viết về Thế vận này.”

“Nó đem lại cho tôi nhiều kỷ niệm êm đẹp, và được chia sẻ với các chị khác tất cả những kỷ niệm tôi còn lưu giữ, cũng là điều thích thú.”
 
Bảo vệ trẻ em trên internet
Jos. Tú Nạc, NMS
09:42 24/02/2010
BẢO VỆ TRẺ EM VỀ INTERNET

Ellie sống tại Liên Hiệp Vương Quốc Anh. Khi cô mười bốn tuổi, cô đã dành nhiều thời gian trên máy điện toán. Ellie và bạn bè của cô đã sự dụng mạng xã hội website MySpace. Trên địa chỉ này, người ta có thể tạo những trang tiểu sử tóm tắt cá nhân. Những trang này trình bày những sở thích của họ. Bạn bè có thể gửi những tin nhắn cho nhau.

Ellie thích dùng trang MySpace của mình. Cô đã có nhiều bạn bè ghé thăm trang của cô. Một ngày nọ, một người mà Ellie chưa hề nhận biết đã yêu cầu được làm bạn với cô. Ellie đã thấy lời đề nghị này trên trang MySpace của cô. Người này xác nhận là một phụ nữ hai mươi sáu tuổi. Ellie đã chấp nhận lời yêu cầu làm bạn ấy.

Ellie không biết nhiều về người này. Thực ra, người bạn mới này của cô thực tế là một người đàn ông năm mươi lăm tuổi tên là Ian. Ian đã theo dõi trang MySpace của Ellie rất kỹ. Ông ta đã đọc những lời bình mà Ellie đã thể hiện. Ông ta đã đọc những gì mà Ellie và bạn bè của cô nói chuyện với nhau. Chẳng mấy chốc ông đã biết nhiều thông tin về Ellie. Thậm chí ông ta còn biết cả những gì, những sự kiện mà Ellie và bạn bè của cô dự định thực hiện. Rồi một ngày, Ian thậm chí đã theo Ellie trên đường đến trường. Trên chuyến đi này, Ian đã cố gắng nói chuyện với Ellie và bạn bè của cô. Họ đã nghi ngờ một điều gì đó không đúng đắn. Họ chẳng biết gì về người đàn ông này! Dùng điện thoại di động của mình, cô đã chụp hình người đàn ông này. Cô đã giao tấm hình này cho cảnh sát. Cảnh sát đã tìm kiếm nhà của hắn. Ở đó, cảnh sát đã thấy nhiều hình ảnh tình dục trẻ em. Ian là một người lợi dụng tình dục trên internet.

Những tay lạm dụng tình dục trên internet là những người chuyên làm hại người khác. Một số tay lạm dụng tình dục lén trộm thông tin cá nhân của người khác. Một số gửi những tin nhắn không lành mạnh. Một số tìm gặp cho bằng được những nạn nhân của chúng. Nhiều tay có thể dùng sức mạnh để buộc một người nào đó những hành động tình dục. Nhiều tay lợi dụng tình dục đã thấy đó là cách dễ dàng nhất để thuyết phục những trẻ em ngây thơ. Trẻ em thường không hiểu những nguy hiểm của internet. Chùng không nhận ra khi một người nào đó chúng gặp trên internet là một người lạm dụng tình dục.

Để bảo vệ trẻ em tránh khỏi sự tác hại trên internet là một việc quan trọng. Có nhiều tổ chức đang làm việc để ngăn chặn những tay lạm dụng tình dục trên internet. Nhiều chính phủ đang đưa ra những luật lệ chi những trang internet. Và, những người mà đã tạo ra những trang internet xã hội như MySpace và Facebook đang nỗ lực đưa ra nhng74 công cụ sẽ giúp đỡ bảo vệ người sự dụng. Nhưng sự an toàn internet thực ra bắt đầu từ trong gia đình. Phụ huynh hoặc những người lớn đáng tin cậy là sự bảo vệ hữu hiệu nhất đối với trẻ em dùng internet.

Đúng thế! Sự an toàn bắt đầu từ gia đình. Và, nó bắt đầu bởi sự hiểu biết những nguy hiểm tồn tại. người lớn phải hiểu rằng những tay lạm dụng tình dục là có thật. Và chúng muốn làm hại trẻ em.

Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ, hay FBI đã biên soạn một tài liệu Hướng dẫn Phụ huynh về An toàn Internet. Tài liệu hướng dẫn này đã dẫn giải cách mà một tay làm dụng tình dụng có thể hoạt động. Nó liệt kê hàng loạt những dấu hiệu mà một đứa trẻ có thể bị rủi ro. Và cuối cùng, tài liệu hướng dẫn này đã hiến những cách mà người lớn có thể bảo vệ trẻ em.

Trước nhất, những tay lạm dụng tình dục hoạt động bằng những phương thức khác nhau. Mộ số làm việc một cách chậm chạp. Chúng sẽ dần dà thu phục sự tôn trọng của nạn nhân mình. Chúng tỏ ra tử tế. chúng có thể biếu những món quà. Chúng sẽ là những người biết lắng nghe tinh xảo. Chúng chỉ ra những điều hấp dẫn mà trẻ em ưa thích chẳng hạn như âm nhạc, truyền hình và phim ảnh. Dần dần tay lạm dụng tình dục ấy sẽ bắt đầu cả những chuyện tình dục với đứa trẻ trong nhựng cuộc trò chuyên của chúng với đứa trẻ.

Một số khác chúng làm việc một cách nhanh chóng. chúng có thể nói chuyện về tình dục ngay tức khắc. Hoặc sử dụng internet, chúng có thể đưa ra những hình ảnh tình dục. thậm chí chúng có thể yêu cầu gặp đứa trẻ. Chúng có thể hứa hẹn với đứa trẻ những món quà đặc biệt. Nhưng thực ra ý của chúng muốn ám hại đứa trẻ.

Người lớn nên có sự quan tâm đặc biệt với những trẻ em trên bảy tuổi hoặc mười hai tuổi. Ở tuổi này, nhiều trẻ em muốn được độc lập khỏi cha mẹ của mình. Chúng muốn thám hiểm về những riêng tư của chúng. Thậm chí chúng có thể bắt đầu biểu hiện những thích thú về tình dục. Những tay lạm dụng tình dục có thể thấy điều đó dễ dàng hơn để thuyết phục một đứa trẻ chống đối cha mẹ mình.

Việc hiểu biết cách mà những tay lạm dụng tình dục hoạt động là bước đầu đáng kể đối với việc bảo vệ trẻ em. Nhưng những người lớn cũng nên biết rằng những nạn nhân của những tay lạm dụng tình dục thường biểu lộ những dấu hiệu.Theo website của FBI, có một số dấu hiệu mà người lớn cần chú ý.

Nếu đứa bé dành nhiều thời gian trên internet một mình vào ban đêm. Cô bé có thểlà nạn nhân.

Nếu người lớn thấy những hình ảnh tình dục trên máy điện toán của đứa trẻ, đứa trẻ ấy có hể là nạn nhân. Cậu bé có thể đã nhận được những tấm hình ấy từ những tay lạm dụng tình dục.

Nếu đứa trẻ nhận những cuộc gọi điện thoại, mail hoặc những món quà từ người lạ. Cô bé có thể là nạn nhân.

Nếu đứa trẻ vội vàng tắt máy điện toán hay hay thay đổi hình ảnh khi bạn bước vào phòng, cậu bé có thể là nạn nhân.

Nếu thái độ của đứa trẻ thay đổi và cô bé hành động một cách khác thường, cô bé có thể là nạn nhân.

Vậy điều gì có thể được thực hiện? Người lớn có thể làm gì để bảo vệ trẻ em xung quanh chúng? Đây là một số ý tưởng FBI cống hiến.

Dạy cho trẻ về những nguy hiểm của internet. Giúp chúng hiểu những kẻ lạm dụng tình dục là gì và cách mà chúng làm việc.

Đặt máy điện toán ở một căn phòng chung trong nhà. Không để trẻ em dành quá nhiều thời gian một mình trên internet.

Thường thăm dò máy điện toán của bạn. Nhìn vào lịch sử của máy điện toán. Xem có nhiều hình ảnh tình dục hay những dữ liệu tác hại trên máy điện toán của bạn.

Không để cho trẻ em có bất kỳ trang riêng trên internet.

Dạy cho trẻ em không bao giờ được gặp gỡ trực diện với những người không quen biết. Dạy chúng không bao giờ được nhận những hình ảnh lạ. Dạy cho chúng không bao giờ được tin vào những người mà chúng không biết trên internet.

Và cuối cùng, hãy hiểu con cái của bạn. Chuyện trò vơi chúng. Dành thời gian trên máy điện toán cùng với chúng. Hãy xem trang internet nào chúng ghé thăm. Biết càng nhiều về con của bạn, càng dễ dàng để biết khi điều gì đó mà chúng vi phạm.

Internet mở ra một thế giới mới đối với trẻ em. Chúng có thể học được nhiều điều từ việc tìm kiếm trên internet. Và internet cũng có thể mang đến nhiều điều thú vị! Nhưng, nên nhớ rằng có nhiều nguy hiểm. Việc bảo vệ trẻ em tránh những nguy hiểm trên internet bắt đầu từ gia dình. Hãy nói với con cái ngay từ hôm nay!

(Protecting Children on the Internet)

Jos. Tú Nạc, NMS
 
Ðức thượng phụ đại kết đề cao cuộc đối thoại giữa Chính thống và Công giáo.
Chu Văn
10:37 24/02/2010
Ðức thượng phụ đại kết đề cao cuộc đối thoại giữa Chính thống và Công giáo.

Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ [CNA 20/2/2010] - Ðức thượng phụ đại kết Constantinople đề cao cuộc đối thoại giữa Chính thống và Công giáo.

Trong một thông điệp mới nhứt, Ðức thượng phụ đại kết Constantinople Bartolomeo I, cổ võ cuộc đối thoại giữa Giáo hội Chính thống và các Giáo hội Kitô khác. Ngài than phiền về việc một số người cuồng tín không muốn chấp nhận cuộc đối thoại này. Ðặc biệt Ðức thượng phụ đại kết lên án những tin đồn thất thiệt về cuộc đối thoại giữa Công giáo và Chính thống.

Thông điệp đề ngày 21 tháng 2 năm 2010 của Ðức thượng phụ Bartolomeo I đánh dấu việc kỷ niệm chấm dứt lạc giáo về việc tôn thờ ảnh tượng.

Mở đầu bức thông điệp, Ðức thượng phụ đại kết Constantinople nói đến sự thất bại của những người cố tình dẹp bỏ, khóa miệng hay bôi nhọ Giáo hội Chính thống. Ngài khẳng định rằng Tòa thượng phụ đại kết luôn quan tâm đến việc bảo vệ và thiết lập sự hiệp nhứt của Giáo hội Chính thống để niềm tin Kitô Chính thống được tuyên xưng bằng "một tiếng nói và một con tim duy nhứt".

Theo ngài, niềm tin Chính thống cần phải được thăng tiến một cách khiêm tốn và giải thích dưới ánh sáng của từng giai đoạn lịch sử và hoàn cảnh văn hóa.

Do đó, theo Ðức thượng phụ đại kết, Giáo hội Chính thống cần phải không ngừng đối thoại với thế giới. Giáo hội Chính thông không sợ đối thoại bởi vì Sự thật không sợ đối thoại. Ngài khẳng định rằng một Giáo hội đóng kín trong chính mình không còn là "Công giáo" nữa. Cuộc đối thoại với thế giới cần phải được thực hiện trước tiên xuyên qua tất cả những người tự xưng là Kitô hữu.

Ðức thượng phụ Bartolomeo I viết: "Trước hết, với tư cách là tín hữu Kitô, chúng ta phải "nói chuyện" với nhau để giải quyết các khác biệt giữa chúng ta, ngỏ hầu chứng tá của chúng ta trong thế giới có thể khả tín".

Chính với niềm xác tín đó mà từ lâu nay, Ðức thượng phụ đại kết đã tổ chức các cuộc đối thoại thần học của các Giáo hội Chính thống với các Giáo hội Kitô khác để thảo luận về những chia rẽ trong đức tin.

Theo ngài, mặc dù các cuộc đối thoại này đã đạt được nhiều thỏa thuận và có tham dự của tất cả các Giáo hội Chính thống địa phương, vẫn có những thành phần cuồng tín không muốn chấp nhận cuộc đối thoại. Họ tung ra những tin thất thiệt theo đó sắp có sự sáp nhập của Giáo hội Chính thống vào Giáo hội Công giáo.

Ngài khẳng định: nếu có sự hiệp nhứt giữa hai Giáo hội thì sự hiệp nhứt đó không do các ủy ban thần học hổn hợp quyết định, mà phải được các thượng hội đồng quyết định.

Ðức thượng phụ kêu gọi: "Hỡi các con yêu dấu trong Chúa, Chính thống giáo không cần phải có thái độ cuồng tín hay dối trá để tự bảo vệ. Ai tin rằng Chính thống giáo nắm giữ chân lý thì người đó không phải sợ đối thoại, bởi vì sự thật không bao giờ bị đối thoại hảm hại". Ngài khẳng định: "tính chính thống không tiến tới bằng bất khoan nhượng và cực đoan".
 
Số chủng sinh trong Giáo hội hoàn vũ gia tăng.
Chu Văn
10:39 24/02/2010
Số chủng sinh trong Giáo hội hoàn vũ gia tăng.

Vatican [CNA 20/2/2010] - Theo niên giám mới của Tòa thánh, con số chủng sinh trong Giáo hội hoàn vũ gia tăng.

Niên giám năm 2010 được Ðức hồng y Quốc vụ khanh Tòa thánh trình lên Ðức thánh cha Benedicto XVI sáng thứ Bảy 20 tháng 2 năm 2010 cho biết con số người Công giáo trên toàn thế giới hiện nay là 1 tỷ 116 triệu người, tức chiếm 17.4 phần trăm dân số thế giới. Niên giám năm 2010 đặc biệt ghi nhận sự gia tăng con số chủng sinh trên toàn thế giới. Năm 2007, con số chủng sinh trên toàn thế giới là 115,919 người; năm 2008, con số này lên đến 117,024 người. Nhìn tổng quát, con số linh mục cũng gia tăng. Năm 2000, số linh mục trên toàn thế giới là 405,178, năm 2008 con số này lên đến 409,166.

Riêng về Giáo hội Công giáo tại Hoa kỳ, niên giám năm 2010 của các Giáo hội tại Hoa kỳ và Canada cho thấy có sự gia tăng mạnh con số tín hữu Công giáo tại Hoa kỳ. Hiện nay tổng số người Công giáo tại nước này là 68 triệu 1 trăm ngàn người. Trong năm 2008, tỷ lệ gia tăng của Giáo hội Công giáo tại Hoa kỳ là 1.5 phần trăm, trong khi tỷ lệ gia tăng dân số trên toàn quốc chỉ có 0.9 phần trăm.
 
Ðức thánh cha đề cao Liban như mẫu mực của sự chung sống hòa bình tại Trung Ðông.
Chu Văn
10:39 24/02/2010
Ðức thánh cha đề cao Liban như mẫu mực của sự chung sống hòa bình tại Trung Ðông.

Vaican [Asianews 20/2/2010] - Ðức thánh cha Benedicto XVI đề cao Liban như mẫu mực của sự chung sống hòa bình tại Trung Ðông.

Một thông cáo của Tòa thánh cho biết sáng thứ Bảy 20 tháng 2 năm 2010 đã diễn ra cuộc gặp gỡ đầy thân tình giữa thủ tướng Liban, ông Saad Hariri và Ðức thánh cha. Ngoài ra thủ tướng Liban cũng có cuộc gặp gỡ với Ðức hồng y Quốc vụ khanh Tòa thánh và Ðức cha Dominique Mamberti, bộ trưởng ngoại giao Tòa Thánh.

Trong cuộc gặp gỡ, Ðức thánh cha và thủ tướng Liban đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Liban, một quốc gia đã từng là mẫu mực của cuộc sống chung hòa bình giữa các tín hữu Kitô và người Hồi giáo trong bao thập niên qua. Thông cáo của Tòa thánh viết rằng cuộc sống chung hòa bình giữa các tín hữu Kitô và người Hồi giáo tại Liban là sẽ mãi mãi là một sứ điệp cho Trung Ðông và toàn thế giới.

Mới đây, chính phủ Liban loan báo sẽ lấy Lễ Ðức Mẹ Truyền Tin làm ngày nghỉ toàn quốc cho cả tín hữu Kitô lẫn người Hồi giáo. Ngày nghỉ lễ mới này có mục đích củng cố biểu tượng hiệp nhứt giữa người dân Liban, nhân danh Ðức Maria, vốn cũng được người Hồi giáo tôn kính.

Trong cuộc hội kiến, Ðức thánh cha và thủ tướng Hariri cũng nhấn mạnh đến nhu cầu phải tìm ra một giải pháp công bình và bao quát cho các cuộc xung đột đã nhuộm máu cả vùng trung đông. Theo thông cáo của Tòa thánh, để đạt được mục đích này, cần phải thăng tiến cuộc đối thoại liên văn hóa và liên tôn.

Các tín hữu Kitô tại Trung Ðông đã và đang là nạn nhân của bạo động tôn giáo và bách hại, khiến cho nhiều người phải rời bỏ quê hương để tìm đến những nơi an toàn hơn.

Trong bối cảnh này, Ðức thánh cha đã nói với thủ tướng Liban về Thượng hội đồng Giám mục thế giới đặc biệt về Trung Ðông sẽ khai diễn tại Roma vào tháng 10 năm 2010. Mục đích của Thượng hội đồng là để tìm kiếm những giải pháp cho cuộc xuất hành hàng loạt các tín hữu Kitô khiến Kitô giáo sẽ không còn hiện diện tại Trung Ðông.

Trong cuộc gặp gỡ, Ðức thánh cha và thủ tướng Hariri đã nhắc lại tầm quan trọng của sự đóng góp của các tín hữu Kitô trong xứ sở của mình, nhứt là xuyên qua các hoạt động giáo dục, y tế và xã hội.
 
Tòa Thánh tuyên dương Phép Lạ Thánh Thể xẩy ra một ngàn năm về trước
Bùi Hữu Thư
13:17 24/02/2010
Rượu lễ đã làm phép biến thành máu

IVORRA, Tây Ban Nha ngày 23 tháng 2, 2010 (Zenit.org).- Tòa Thánh chấp thuận công bố một Năm Thánh để tuyên dương Phép Lạ Thánh Thể xẩy ra một ngàn năm về trước tại một ngôi làng nhỏ bé miền bắc Tây Ban Nha.

Ivorra, ngày nay dân số chỉ còn ít hơn 160 người, là nơi linh mục Bernat Oliver, là cha sở vào năm 1010.

Ngài nghi ngờ về sự hiện diện đích thực của Chúa Kitô trong Thánh Thể. Vào thời đó, theo lịch sử, có những chủ thuyết được loan truyền như của Berengar, chối từ sự biến đổi bản thể của Mình Thánh.

Một ngày kia, khi cha Oliver đang dâng thánh lễ, rượu lễ trong chén thánh biến thành một chất giống như máu người thật và đổ ra trên khăn bàn thờ, và chẩy xuống đất.

Đức Giám Mục Ermengol ở Urgell, sau đó được phong thánh, đã đến tận làng này để điều tra, và sau đó đã đến Rôma để trình về phép lạ lên Đức Thánh Cha Sergius IV.

Đức Thánh Cha ký một sắc chỉ chấp thuận sự đích thực của phép lạ. Sắc chỉ này được đặt chung với thánh tích, kể cả khăn bàn thờ có dính máu, tại giáo xứ Thánh Cugat ở Ivorra.

Đức Thánh Cha cũng ban cho làng này nhiều thánh tích khác cũng được cất giữ trong cùng một tủ đựng thánh tích.

Rất nhiều khách hành hương đến thăm viếng hàng năm, nhất là vào Chúa Nhật II Phục Sinh. Ngày Lễ này được mệnh danh là "la Santa Duda," hay Sự Nghi Ngờ Thiêng Liêng.

Năm nay, Năm Thánh sẽ khai mạc vào ngày 10 tháng 4, ngày vọng của lễ này và sẽ kéo dài đến ngày 1, tháng 5, 2011.

Bản tin được Tòa Thánh gửi cho Đức Giám Mục Jaume Traserra, giáo phận Solsona, là giáo phận Ivorra trực thuộc ngày nay.

Giáo phận báo cáo là Đức Giám Mục được Đức Thánh Cha Benedict XVI cho ban phép lành Tòa Thánh trong thánh lễ chính được cử hành cho việc kỷ niệm 1,000 năm này.

Các giáo dân tại Ivorra đã chuẩn bị cả 10 năm nay cho lần kỷ niệm này, họ đã tu bổ bàn thờ cũ, lập một gia trang trên mạng lưới toàn cầu, và chuẩn bị các nghi thức phụng vụ.

Trong thư mục vụ "Sempre amb nosaltres" (Luôn Luôn ở với Chúng Ta), Đức Giám Mục Traserra viết: "Chúng tôi cũng hy vọng rằng, là một thế hệ mới khác trong các khách hành hương của nhiều thế kỷ, chúng tôi sẽ nghe được sứ điệp thường trực do ‘Sự Nghi Ngờ Thiêng Liêng’ loan báo và tuyên xưng với lòng nhiệt thành mới là Chúa Giêsu Phục Sinh đang ở với chúng ta."
 
Top Stories
Le dalaï lama se dit prêt à mettre fin à la fonction qu’il représente
National Public Radio
09:22 24/02/2010
Le dalaï lama se dit prêt à mettre fin à la fonction qu’il représente

Mercredi 24 février 2010, Eglises d'Asie - Lundi 22 février, lors d’une interview accordée à la NPR (National Public Radio) à Los Angeles, le dalaï lama a déclaré qu’il ne voyait « aucun problème » à mettre fin à sa fonction si les Tibétains le souhaitaient.

Tenzin Gyatso, XIVe dalaï lama, qui effectue en ce moment un voyage aux Etats-Unis particulièrement peu apprécié par la Chine, laquelle menace de sanctions Washington, a été interviewé le 22 février dernier par Renee Montagne, sur la principale radio publique américaine NPR, après sa rencontre très médiatisée le 19 février, avec le président Barack Obama à la Maison Blanche.

Après avoir évoqué différents thèmes, comme son combat pour les droits de l’homme et la paix interreligieuse ou encore son choix de la non-violence et d’une « voie moyenne » dans les pourparlers avec Pékin au sujet d’une autonomie du Tibet, le dalaï lama a créé la surprise en déclarant qu’il était prêt à mettre fin à l’institution qu’il représentait et qui existe depuis le XIVe siècle, si les Tibétains préféraient cette solution à un successeur qui serait choisi par le gouvernement chinois. « C’est en fin de compte, je l’ai toujours dit, aux gens de décider si cette institution doit perdurer ou non », a-t-il déclaré. « Si une majorité de Tibétains a le sentiment que l’institution du dalaï lama n’a plus de sens, alors cette institution doit cesser d’exister, il n’y a aucun problème ».

En 1995, Pékin avait refusé le candidat que le chef spirituel tibétain avait désigné comme étant la réincarnation du panchen lama, dont le rôle est décisionnaire pour la reconnaissance des réincarnations du dalaï lama. Le jeune garçon, Gendhun, avait alors disparu mystérieusement pour être remplacé par un candidat choisi par le gouvernement communiste chinois. Ce dernier, Gyaincain Norbu est présenté aujourd’hui comme le panchen lama officiel par Pékin, bien qu’il soit toujours refusé par la communauté tibétaine. Il a fait récemment ses premières apparitions en public, confirmant ainsi les craintes du dalaï lama concernant les intentions de la Chine d’imposer le choix de son successeur (1).

Le choix d’un nouveau dalaï lama répond à des règles précises: la nouvelle réincarnation du chef spirituel doit être recherchée après la mort de celui-ci, par le panchen lama ainsi que par quelques responsables religieux habilités. L’actuel dalaï lama, Tenzin Gyatso, avait été désigné à l’âge de 4 ans, après avoir notamment « reconnu » des objets ayant appartenus au précédent dalaï lama, un élément indispensable dans le processus d’identification des tulku (maîtres spirituels réincarnés) du bouddhisme tantrique.

Agé de près de 75 ans aujourd’hui, Tenzin Gyatso vit en exil en Inde depuis 1959, date de sa fuite du Tibet (2). Ces dernières années, il s’est beaucoup exprimé au sujet de sa succession, pour laquelle il a envisagé plusieurs scénarios possibles. Parmi eux, le dalaï lama a évoqué à plusieurs reprises la possibilité, peu fréquente mais prévue par la tradition bouddhique tibétaine, qu’un lama « hautement réalisé » puisse choisir la date et le lieu de sa renaissance, ce qui signifie qu’il pourrait reconnaître sa future réincarnation de son vivant (madhé tulku).

Cette alternative pourrait bien être la plus apte à contrer les projets de Pékin, et ce d’autant plus que le chef spirituel bouddhiste a également souligné que l’institution du dalaï lama n’existant que pour servir le peuple et le bouddhisme tibétain, les modalités des réincarnations s’adaptaient aux circonstances et à l’histoire du Tibet. Il serait donc logique, avait-il expliqué, qu’il se réincarne en dehors du Tibet, dans un pays libre, et que sa nouvelle renaissance marque un changement dans la lignée des dalaï lama, en étant peut-être même, une fille (3).

(1) Le panchen lama est le deuxième chef spirituel du bouddhisme tibétain gélupa (‘école des bonnets jaunes’ à laquelle appartient le dalaï lama, lui-même au sommet de la hiérarchie). Le panchen lama et le dalaï lama participent à la reconnaissance des réincarnations l’un de l’autre.

Lors du décès du 10e panchen lama en 1989 au Tibet, Chadrel Rinpoché, responsable de la lamasserie entama les recherches pour identifier sa nouvelle réincarnation, et communiqua secrètement au dalaï lama les résultats de sa sélection, dont le jeune Gendhun, âgé de 6 ans. En 1995, le dalaï lama reconnut officiellement l’enfant comme le XIe panchen lama. Peu après, Chadrel Rinpoché était emprisonné et l’enfant porté disparu ainsi que ses proches. En 1996, après enquête de l’ONU, les autorités chinoises déclaraient retenir le panchen lama dans un lieu tenu secret « pour sa sécurité ». A ce jour, aucune information n’a filtré sur le sort du « plus jeune prisonnier politique du monde ».

Gyaincain Norbu, panchen lama officiel choisi en 1995 par le gouvernement chinois pour remplacer Gendhun, fait aujourd’hui ses premières apparitions et interventions, appelant régulièrement les Tibétains à soutenir le Parti Communiste chinois. En mars 2009, Pékin a déclaré officiellement que le prochain dalaï lama devra recevoir l’aval du gouvernement pour être reconnu.

(2) Tenzin Gyatso, XIVe dalaï lama a fui le Tibet en 1959 après l’insurrection manquée et réprimée dans le sang des Tibétains contre les troupes chinoises qui occupait le pays depuis 1950.

(3) NPR TV, 22 février 2010; AFP, 22 fevrier 2010; Buddhachananel TV, 23 février 2010; tibet-info, 15 décembre 2007.
 
Studenci wspierają katolików w Wietnamie (Ba Lan)
Małgorzata Pabis
09:29 24/02/2010
Studenci wspierają katolików w Wietnamie (Nasz Dziennik: Polish Students in support of Vietnamese Catholics)

Studenci krakowskich uczelni podjęli szeroką akcję informacyjną w związku z dramatyczną sytuacją Kościoła w Wietnamie. W najbliższym czasie chcą też przekazać krzyż papieski wspólnocie parafialnej w Dong Chiem. To właśnie tam 6 stycznia br. oddziały policji wysadziły monumentalny betonowy krzyż na miejscowym cmentarzu i brutalnie pobiły wiernych, którzy nie chcieli do tego dopuścić. Represje zarówno wobec księży, jak i parafian nie ustały.

Przemoc wobec katolików należy do stałych elementów polityki wyznaniowej wietnamskich władz. Stąd też tak ważna jest solidarność katolików na całym świecie, aby to, co się dzieje w Wietnamie, nagłaśniać, a na rządach krajów wymuszać oficjale reakcje. Po pobiciu księży i wiernych w parafii Dong Chiem rozpoczęła się akcja wysyłania protestów do ambasady Wietnamu w Polsce. W parafiach ogłaszane są zbiórki podpisów pod specjalnymi petycjami, w których apeluje się do władz tego azjatyckiego kraju o zaprzestanie represji wobec wyznawców Chrystusa. Wiele kopii zbiorowych i indywidualnych protestów dociera do "Naszego Dziennika", który kilka tygodni temu jako pierwszy wezwał do ich wysyłania.

Efektem nagłośnienia sytuacji Kościoła katolickiego w Wietnamie jest też odzew młodzieży akademickiej w Polsce. Ważnym wydarzeniem była niedawna Msza św. celebrowana w światowym sanktuarium Miłosierdzia Bożego w Łagiewnikach w intencji katolików prześladowanych w Wietnamie. Liturgii przewodniczył o. Kazimierz Piotrowski, przewodniczący Sekretariatu Misji Zagranicznych Warszawskiej Prowincji Redemptorystów. W kazaniu duchowny nakreślił obecne położenie Kościoła w Wietnamie oraz zarysował możliwe scenariusze rozwoju sytuacji.

Krakowscy żacy w najbliższym czasie chcą przekazać wspólnocie parafialnej w Dong Chiem krzyż papieski. Studenci Akademii Sztuk Pięknych wyrzeźbią go w drewnie. Zostanie on następnie poświęcony przez ks. kard. Stanisława Dziwisza. Być może będzie też towarzyszył braci studenckiej w czasie dorocznej wielkopostnej Drogi Krzyżowej ulicami Krakowa.

- Ta inicjatywa wspierania chrześcijan w Wietnamie wyszła od Akademickiego Ruchu Misyjnego z Krakowa. Studenci wpadli na pomysł, by właśnie z tego papieskiego miasta ofiarować prześladowanym krzyż. Tam, w Wietnamie, niszczone są symbole męczeństwa Chrystusa, więc my przekażemy im ten znak chrześcijaństwa w geście solidarności - mówi o. Kazimierz Piotrowski, dodając, że wielu młodych ludzi chętnie włącza się w akcję wspierania katolików w Wietnamie.

Studenci przygotowują także list do prezydenta Wietnamu w obronie prześladowanych. Organizatorami akcji są: Stowarzyszenie Veritatis Splendor oraz Akademicki Ruch Misyjny z Krakowa.

Tymczasem wyznawcy Chrystusa w Wietnamie obawiają się nowych represji władz. Vu Quoc Dung, wietnamski działacz na rzecz praw człowieka, powiedział ostatnio w rozmowie z organizacją Kirche In Not w Monachium, że rząd prowadzi zmasowaną kampanię medialną przeciwko Kościołowi. Jego zdaniem, te działania mają przygotować opinię publiczną do fali aresztowań księży katolickich.

Jak podkreśla Vu Quoc Dung, wrogiej postawy rządu wobec Kościoła nie zmieniła wizyta prezydenta Wietnamu Nguyena Minha Trieta u Ojca Świętego Benedykta XVI. Działacz praw człowieka uważa ponadto, że komunistyczny rząd odrzuca wszelki dialog z Kościołem i w dalszym ciągu ma w pogotowiu oddziały mogące uderzyć we wspólnoty religijne. Jego zdaniem, po każdym sukcesie dyplomatycznym rządu wietnamskiego sytuacja praw człowieka w tym kraju ciągle się pogarsza. Ucisk ze strony państwa dało się odczuć np. po przystąpieniu Wietnamu do Światowej Organizacji Handlu. Widać, że wszelkie porozumienia z komunistycznymi władzami muszą być połączone z żądaniem respektowania praw człowieka. Jak zauważył Vu Quoc Dung, komunistyczna partia Wietnamu dąży do "wilczego kapitalizmu" bez udziału obywateli.

Małgorzata Pabis
 
Vietnam: Le service d’information de la Conférence épiscopale demande à deux agences d’information gouvernementales de rectifier une fausse nouvelle
Eglises d'Asie
09:39 24/02/2010
VIETNAM: Le service d’information de la Conférence épiscopale demande à deux agences d’information gouvernementales de rectifier une fausse nouvelle

Mercredi 24 Février 2010, Eglises d'Asie - La Conférence épiscopale du Vietnam, dans une démarche inhabituelle mais significative, vient de mettre en lumière le type de rapport qu’elle souhaite entretenir avec les autorités. Un communiqué émanant de son service d’information (1) demande officiellement la rectification d’une nouvelle concernant les évêques du Vietnam, publiée à la fois par l’agence d’information gouvernementale du Vietnam (Thông Tân Xa Viet Nam) et par l’organe interne du parti communiste (Dang Công San Viêt Nam).

Les deux agences d’État avaient en effet, publié une information selon laquelle, le 29 janvier 2010, un représentant de la Conférence épiscopale serait venu présenter les vœux de bonne année lunaire au Front patriotique, qui est une association annexe du parti communiste, chargée de mobiliser les masses. La dépêche précise le nom de ce représentant et le poste occupé par lui. Ce dernier, selon les organes de presse gouvernementaux, aurait, au nom des évêques, remercié le Front patriotique de l’attention qu’il portait au monde catholique en général et à la Conférence des évêques en particulier.

Le communiqué épiscopal déclare que le prêtre dont le nom est cité, n’a reçu aucune sorte de mission de la part des évêques, pas même celle de transmettre leurs vœux de nouvel an à l’organisation en question. Enfin, il est demandé aux responsables des deux organes d’information ayant fourni cette nouvelle erronée, de procéder aux rectifications qui s’imposent.

L’information mise en cause par les évêques est également publiée dans d’autres médias officiels. On la trouve par exemple dans le bulletin d’information électronique de Voice of Vietnam (VOV) (2). La prétendue déclaration du représentant des évêques est présentée comme une réponse à un discours du vice-président du Front patriotique, Ha Van Nui, qui remercie les évêques de leurs vœux et vante, en termes convenus, les « acquis » des catholiques dans l’édification et le développement du pays au cours de l’année écoulée.

À plusieurs reprises déjà, collectivement ou individuellement, les évêques s’étaient montrés inquiets de la présentation souvent partiale des activités religieuses par la presse gouvernementale. Ces derniers temps, après le discours adressé par le pape aux évêques vietnamiens lors de leur visite ad limina, plusieurs d’entre eux ont souligné que le dialogue que l’Eglise se devait d’entretenir avec l’État, ne pouvait avoir lieu que dans la vérité.

(1) http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=1471&CateID=63

(2) mis en ligne à l’adresse: http://vovnews.vn/Home/Hoi-dong-Giam-muc-chuc-mung-Mat-tran-To-quoc-nhan-dip-nam-moi/20101/133668.vov
 
Nasz Dziennik Letters of solidarity of Polish Catholics to the VN Embassy
Polish Catholics
09:57 24/02/2010
Ambasada Socjalistycznej

Republiki Wietnamu

ul. Resorowa 36

02-956 Warszawa

Jako katolicy polscy jesteśmy wzburzeni i zaniepokojeni prześladowaniami i szykanami, jakich doświadczają chrześcijanie wietnamscy, a szczególnie osoby duchowne. Wysadzenie przez policję wietnamską krzyża - znaku świętego dla chrześcijan, niszczenie także innych symboli naszej wiary, pobicia - tego nie da się wytłumaczyć incydentalnymi wybrykami. Przeciągające się prześladowania są, naszym zdaniem, wynikiem przyzwolenia na zwalczanie ludzi ze względu na wyznanie. Domagamy się dla chrześcijan podstawowych praw należnych każdemu człowiekowi.

Pod listem podpisały się 22 osoby z Gdańska, a wśród nich m.in.: Elżbieta Jankowska, Józefa Lemańczyk, Irena Klonowska,

Zygfryd Młodzieniawski, Piotr Kroll.

translation:

To the Vietnamese Embassy in Poland, Warsaw.

As Polish Catholics we are deeply disturbed and alarmed by the ongoing persecutions and repressions against the Vietnamese Christians, especially against their spiritual leaders. The blowing up by the Vietnamese police of the Cross - the sacred sign of every Christian, as well as destroying other holy symbols of our faith, beating - all of these cannot be explained by the way of incidents. Still continued persecutions are in our opinion the effect of governmental permission to oppress people because of their religious confession. We strongly appeal to the Government to guarantee Christians in Vietnam the basic human rights which are due to every human being.

signatures of 22 inhabitants of Gdańsk, among them: Elżbieta Jankowska, Józefa Lemańczyk, Irena Klonowska,

Zygfryd Młodzieniawski, Piotr Kroll.


http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100220&typ=cz&id=cz01.txt

JE Dinh Xuan Luu

Ambasador Wietnamu

w Polsce

ul. Resorowa 36

02-956 Warszawa

Szanowny Panie Ambasadorze!

Oświadczamy, że jesteśmy dogłębnie poruszeni i wstrząśnięci okrutnymi prześladowaniami, które pod pretekstem przestrzegania prawa Socjalistycznej Republiki Wietnamu dotykają chrześcijan, a zwłaszcza członków Zgromadzenia Najświętszego Odkupiciela (redemptorystów), którzy są Waszymi współobywatelami. Tym listem wyrażamy solidarność z naszymi braćmi i siostrami - katolikami prześladowanymi w Wietnamie. Na Pana ręce zaś składamy stanowczy protest przeciw stosowanym w Pańskim kraju praktykom łamania podstawowych praw człowieka: prawa do życia w pokoju i wolności religijnej. To, czego doświadczyli redemptoryści i współpracujący z nimi świeccy, jest jawnym pogwałceniem praw osoby ludzkiej wynikających z jej niezbywalnej godności, a zawartych w Powszechnej Deklaracji Praw Człowieka Organizacji Narodów Zjednoczonych. Dlatego też domagamy się podjęcia stanowczych działań Rządu - który jest przez Pana reprezentowany na terenie Rzeczypospolitej - dążących do położenia kresu jawnej niesprawiedliwości, propagandowej nienawiści i prześladowaniom Wyznawców Chrystusa, a szczególnie członków Zgromadzenia Najświętszego Odkupiciela. Brutalne pobicie redemptorysty, który domagał się przestrzegania elementarnego prawa sprawiedliwości wobec swoich współwyznawców i współobywateli, oraz represje, które obecnie dotykają redemptorystów i świeckich chrześcijan, świadczą bardzo źle o praworządności w Socjalistycznej Republice Wietnamu. I tym samym dają negatywne świadectwo o Wietnamie we współczesnym świecie.

o. Mirosław Grakowicz CSsR,

proboszcz parafii w Bardzie.

Pod listem podpisało się 268 osób.

(translation)

HE. Dinh Xuan Luu

Vietnamese Embassy in Poland

ul. Resorowa 36, 02-956 Warszawa

Mr Ambassador! We declare, that we are deeply moved and dusturbed with the cruel persecutions, that under the pretense of observing the legal order of the Socialistic Republic of Vietnam are executed against the Christians and especially against the members of the Congregation of the Most Holy Redeemer (redemptorists), who are the rightful citizen. With this letter we express our solidarity with our brothers and sisters in faith - persecuted Catholics in Vietnam. Into your hands we are putting our strong protest against the breaking in your Country the basic human rights: the right to live in peace and right to religious freedom. Reprressions experienced by the redemptorists and cooperating with them lay people are obvious violation of the indispensable human rights contained in the Universal Declaration of Human Rights signed by the Orgnaization of United Nations. Therefore we demand, that the Government, represented in Poland by You, undertake the decisive steps in order to stop injustice, hateful propaganda and persecution of the Christian believers, especially of the members of of the Redemptorist Order. Brutal beating of the redemptorist brother who claimed the observance of basic justice towards faithful and citizen as well as the repressions applied towards redemptorists and lay Christians all of theese make very negative testimony about the law and order in Socialistic Republic of Vietnam, and create very negative image of the Country in contemporary World.

Fr. Mirosław Grakowicz CSsR, parish priest in Bardo

letter signed by 268 faithful on behalf of the whole parish
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Công Nghị Hồng Y sắp tới sẽ có tân Hồng Y Việt Nam không?
VietCatholic
02:07 24/02/2010
Công nghị sắp tới, sẽ có tân Hồng y Việt Nam?

Như trong bài trước chúng tôi đã có dịp trình bày, hiện có đến 30 Tòa Hồng Y đang trống do các vị Hồng Y khắp thế giới qua đời trong những năm gần đây, mà chưa có một Công Nghị mới để bổ sung các tân chức kể từ năm 2007, Công Nghị tấn phong Hồng Y sau cùng cho tới giờ, đã 3 năm.

Từ trước đến nay, Hà Nội đã có truyền thống là Tòa Hồng Y, và vị nào ngồi vào chiếc ghế Tổng Giám Mục thủ đô thì nghiễm nhiên sẽ có tương lai được phong làm Hồng Y, chỉ là vấn đề thời gian sớm hay muộn. Sẽ cực kỳ khó, nếu không muốn nói là gần như không thể, để thay đổi một Tòa vốn truyền thống có Hồng Y trở lại thành một tòa bình thường. Điển hình như Giáo phận Mainz (nước Đức), nơi đây từ nhiều năm đã là Tòa Hồng Y dù Mainz chỉ là một giáo phận trực thuộc TGP Freiburg im Breisgau.

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến việc Hà Nội với vị thế là Thủ đô một nước có cộng đồng Công giáo lớn thứ hai tại Đông Nam Á, chỉ sau Philippines, nên xứng đáng có một Tòa Hồng Y.

Khác với Hà Nội, Sài Gòn chỉ mới có Hồng Y từ năm 2003 nhờ nhiều yếu tố như tăng trưởng hàng giáo sĩ, giáo dân và tốc độ phát triển kinh tế dẫn đầu cả nước cũng tập trung ở khu vực phía Nam mà thủ phủ là Sài Gòn, và đặc biệt là hoàn cảnh rất phức tạp vào thời điểm 2003 đang khi đương kiêm ĐHY Phạm Đình Tụng đã đến tuổi hồi hưu và sức khoẻ lại không được khả quan, thêm vào đó sự phát triển và tăng tiến về mọi mặt -- khi so sánh giữa hai miền Bắc và Nam -- vẫn còn có những mức không đồng đều, ngay cả về con số linh mục, tu sĩ và giáo dân thì trong Nam vẫn đông hơn miền Bắc nhiều, đấy là chưa nói tới sự khác biệt về cách thế nhập thế và hội nhập ảnh hưởng từ các trào lưu, văn hóa, tài liệu... do sự tiếp cận gần gũi hơn với thế giới bên ngoài mang lại. Thế nên việc có thêm một vị hồng y ở tại Miền Nam trong thời điểm đó là một giải pháp tuyệt vời như một món quà tặng vô giá từ Vatican hầu tiếp tục tiến trình hiệp thông, trao đổi và hiện đại hóa trong chính lòng Giáo hội tại Việt Nam.

Còn Huế thì có lẽ chưa đủ tầm “chiến lược” để được vinh dự có một vị Giáo chủ áo đỏ đàng khác nếu có một Tòa hồng y nữa thì cho Việt Nam thì không biết sẽ phải nói sao với các quốc gia lân cận hay các quốc gia có dân số Công giáo ngang hàng với Việt Nam mà từ trước tới nay cũng chỉ có một Tòa hồng y.

Hà Nội, trung tâm chính trị của cả nước, thế nên giả như khi mà Việt Nam có ngoại giao với Vatican thì Tòa Thánh sẽ đặt Tòa Sứ Thần ở nơi này. Nên Tòa Tổng giám mục Hà Nội dĩ nhiên luôn là ưu tiên cao nhất nếu Đức Giáo Hoàng tính đến chuyện bổ nhiệm một Hồng Y cho Việt Nam thay cho Đức cố Hồng Y Phạm Đình Tụng.

Có nhiều dư luận thắc mắc tại sao Đức cha Ngô Quang Kiệt đã về làm Tổng Giám Mục Hà Nội từ năm 2005, và trước đó nữa làm Giám quản thủ đô từ 2003, thậm chí khi đó chưa có những căng thẳng với chính quyền và Đức Giáo Hoàng đã triệu tập 3 Công Nghị trong suốt thời gian này để bổ nhiệm các tân Hồng Y như Công Nghị tháng 10-2003, Công Nghị tháng 03-2006 và Công Nghị gần đây nhất vào tháng 11-2007, nhưng Đức TGM Ngô Quang Kiệt vẫn chưa được chọn để lãnh mũ đỏ?

Cần một lý giải

Thắc mắc trên có thể phần nào giải tỏa khi người ta nhìn vào trường hợp tương tự ở Tổng Giáo Phận Washington D.C., thủ đô Hoa Kỳ, nơi đây đang được coi sóc bởi Đức TGM Donald William Wuerl từ năm 2006, nhưng Công Nghị Hồng Y lần trước cũng bỏ qua việc nâng TGM Wuerl lên tước vị Hoàng Tử Giáo Hội. Phải chăng vì ĐHY Theodore Edgar McCarrick (nguyên TGM Washington) vẫn còn sống? Rồi TGP Los Angeles (Hoa Kỳ) cũng tương tự như vậy nhưng đi lùi hơn một chút về quá khứ, khi Đức TGM Roger Michael Mahony lên cai quản giáo phận này năm 1985 thì vị nguyên TGM Los Angeles lúc ấy là Đức cố Hồng Y Timothy Manning vẫn còn sống, và trải qua 2 Công Nghị năm 1985 và 1988 nhưng Đức cha Mahony vẫn chỉ là Tổng Giám Mục. Mãi cho đến khi Hồng Y Manning qua đời năm 1989 thì Công Nghị năm 1991 mới đưa TGM Mahony lên tước Hồng Y. Tuy vậy, dường như đây vẫn chưa phải là câu trả lời thỏa đáng, vì cùng một lúc, một TGP lớn vẫn có thể có 2 Hồng Y, ví dụ như Philadelphia (Hoa Kỳ) do ĐHY Justin Francis Rigali dẫn dắt và vị nguyên TGM nơi đây vẫn còn sống là ĐHY Anthony Joseph Bevilacqua. Nhưng quả thực, trường hợp một giáo phận có đến 2 Hồng Y như Philadelphia thì cả thế giới chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

Một lý luận khác đó là Việt Nam khó có thể có 3 Hồng Y trong nước cùng một thời điểm (nếu giả sử như Đức cha Kiệt được vinh thăng Hồng Y khi vừa làm TGM Hà Nội và lúc ấy ĐHY Tụng còn sống). Nhưng, với sự qua đi của ĐHY Phạm Đình Tụng đầu năm 2009, Việt Nam chỉ còn 1 Hồng Y ở Sài Gòn, và từ đó đến nay chưa có Công Nghị tấn phong tân Hồng Y nào, nên trong Công Nghị sắp tới, hoàn toàn có thể lạc quan về việc Đức TGM Ngô Quang Kiệt được vinh thăng, để giữ số Hồng Y ở Việt Nam tại mức độ “ổn định”.

Thế nào là mức độ “ổn định”? Nếu trong nước, xét theo tình hình Việt Nam, cùng lúc có 2 Hồng Y ở hai đầu Bắc - Nam thì như thế là vừa phải, nếu Bắc 2 - Nam 1 hoặc Nam 2 - Bắc 1 thì như vậy là không “cân đối”. Giờ đây Việt Nam chỉ còn 1 Hồng Y duy nhất (chưa tính đến thế ưu tiên Hà Nội truyền thống là Tòa Hồng Y), nên có thể xem việc này là sự “mất cân đối”, mở đường cho Đức TGM Ngô Quang Kiệt trở thành Hoàng Tử Giáo Hội với cơ hội cao hơn bao giờ hết.

Một số nước ở Châu Á khác vẫn “ghen tị” vì Việt Nam có số người Công giáo không cao hơn nước họ, nhưng trong quá khứ đã có những lúc Việt Nam nhiều Hồng Y hơn họ xét theo tỷ lệ giáo dân.

Theo Niên Giám Tòa Thánh số liệu mới nhất, tại Á châu, Philippines có số người Công giáo đứng đầu, vào khoảng 73 triệu, chiếm 80% dân số nước này, nhưng hiện chỉ có 3 Hồng Y, và cả 3 vị này đều quá cao tuổi. Tiếp đó, nước xếp thứ nhì châu Á là Ấn Độ, với khoảng 17 triệu người Công giáo so với hơn 1.1 tỷ toàn dân số, và Ấn Độ có 7 Hồng Y đang còn sống, trong đó 3 vị đã nghỉ hưu. Kế nữa là Indonesia với khoảng 7.2 triệu người Công giáo trên tổng số 240 triệu dân, và chỉ có 1 Hồng Y đang giữ chức TGM Jakarta. Việt Nam xếp thứ tư châu Á với khoảng 6.5 triệu người Công giáo so với hơn 88 triệu dân (chiếm khoảng 7.3%), và chỉ còn 1 Hồng Y giữ chức TGM Sàigòn.

Nếu so với toàn châu Á thì số dân Công giáo của Việt Nam đứng thứ 4 sau Philippines, Ấn Độ, Indonesia; và đứng thứ ba Đông Nam Á sau Philippines, Indonesia. Nhưng nếu gộp chung khoảng 1 triệu người Công giáo Việt Nam tại hải ngoại nữa thì Việt Nam xếp thứ 3 châu Á sau Philippines, Ấn Độ; và đứng thứ nhì khu vực Đông Nam Á chỉ sau Philippines.

Như vậy, yếu tố Hà Nội có truyền thống là Tòa Hồng Y cộng thêm sự mất “cân đối” giữa Hồng Y hai miền Bắc - Nam là một viễn tượng về tân Hồng Y tại Hà Nội đã rất gần.

Thêm vào đó, Hồng Y Đoàn trên thế giới hiện nay tuyệt đại đa số các vị đều đã hơn tuổi 60, chỉ duy nhất có ĐHY Péter Erdõ (sinh: 25-06-1952) của Hungary là 57 tuổi và ĐHY Philippe Xavier Ignace Barbarin (sinh: 17-10-1950) của Lyon (Pháp) năm nay 59 tuổi. Hồng Y Đoàn cần một vài vị trẻ trung dưới tuổi 60, như đợt ĐHY Péter Erdõ được vinh thăng tại Công Nghị 2003 ở tuổi 51 và bây giờ vẫn là Hồng Y trẻ nhất thế giới. Tính về yếu tố tuổi tác, Đức TGM Ngô Quang Kiệt (sinh: 04-09-1952) của Hà Nội, Việt Nam cũng sẽ là một trong những ứng cử viên sáng giá nhất cho mũ đỏ Hồng Y, vì ngài cùng tuổi với ĐHY trẻ nhất hiện nay. Hơn nữa, các gương mặt nắm giữ những vị trí quan trọng tại Giáo triều, được báo chí “điểm danh” sẽ lãnh mũ Hồng Y vào đợt tới, đều đã trên 60 tuổi. Còn những TGP lớn trên thế giới như New York của TGM Timothy Dolan (60 tuổi), Washington D.C của TGM Donald Wuerl (69 tuổi) cũng như các vị Tổng Giám Mục đang giữ một số Tòa Hồng Y trống cần điền khuyết đều đã trên tuổi 60, ngoại trừ Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt của Hà Nội. Như vậy, trong hơn 30 ứng viên có thể (hoặc chắc chắn) làm Hồng Y sắp tới, Việt Nam góp được một vị trẻ tuổi nhất.

Viễn tượng Rôma

Hiện tại trong tuần này Đức TGM Ngô Quang Kiệt đang nghỉ dưỡng sức tại Dòng Châu Sơn. Trong những tháng ngày qua hầu như mỗi đêm Ngài chỉ ngủ được vài tiếng đồng hồ, do vậy nó ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ và sinh hoạt của Ngài. Về căn nguyên bệnh lý và cách chữa trị tại Việt Nam hiện tại còn chưa đủ phương tiện nghiệm xét, do vậy có lẽ trong vòng thời gian rất gần, có thể Ngài sẽ qua Roma để nghỉ ngơi và điều trị dứt căn bệnh mất ngủ. Một số vị chức trách thẩm quyền rất quan tâm tới sức khỏe cho Ngài và đó là ưu tiên hàng đầu trong lúc này. Việc quyết định đi chữa trị bệnh là hoàn toàn do Đức Tổng Hà Nội tự định đoạt và nếu một khi quyết định được đưa ra thì mọi thành phần Dân Chúa Việt Nam cũng như Tòa Thánh sẽ hết lòng ủng hộ và cầu nguyện cho Ngài.

Trước viễn tượng có thể Đức Tổng Giám Mục Hà Nội sẽ đi Roma chữa bệnh, một số người sẽ thắc mắc liệu rồi đây việc ra đi như vậy có thể là chuyến đi với vé máy bay một chiều hay không? Việc đi chữa bệnh và viễn tượng về chiếc mũ hồng y cho Tòa Giám Mục Hà Nội sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Chính quyền Hà Nội có làm áp lực được gì với Tòa Thánh hay không? Có cần can thiệp và vận động hành lang gì hay không?

Những câu hỏi trên đây sẽ được trả lời trong một bài kỳ tới. Mời đón xem trên VietCatholic: Can thiệp và vận động hành lang (lobby) ?
 
Họp Mặt Giới Trẻ Giáo Xứ vùng quê Nam Lỗ, Giáo Phận Thái Bình - Bắc Việt
Jos. Vĩnh SA
09:42 24/02/2010
Họp Mặt Giới Trẻ Giáo Xứ Nam Lỗ, GP Thái Bình, Bắc Việt

Mùa xuân mới về trên quê hương Nam Lỗ, một vùng quê yên bình thuộc giáo phận Thái Bình, miền Bắc. Nhưng Thiên Chúa đã thương ban nhiều ơn huệ, một quê hương đầm ấm tình người.

Chúng con giới trẻ Nam Lỗ họp nhau nơi đây để cùng đón Chúa xuân, chia sẻ giao lưu xuân mới.

Chúng con hợp nhau nơi đây, để cảm tạ Thiên Chúa đã nâng đỡ dẫn bước chúng con trên mọi nẻo đường, cảm tạ Ngài đưa chúng con về với gia đình, về với Nam Lỗ. Xin Quý vị hiệp ý với chúng con phần chia sẻ tiếp theo...

Năm nay Cha xứ kính yêu Đa Minh Nguyễn Văn Quát đã hướng dẫn, và lo xắp xếp thời gian, tiệc giao lưu để các bạn trẻ xa quê hương có điều kiện gặp gỡ, đoàn viên hội ngộ chung vui xuân mới tại Quê hương.

Chủ đề Họp mặt đầu xuân "Gặp Chúa trên quê hương", sau Thánh Lễ 15h chiều ngày mồng Một tết.

Trước đó, đêm giao thừa nhóm giới trẻ đã đi chúc tết các gia đình từ 01h tới 6h sáng ngày hôm sau

Được chút xíu tiền lì xì từ các gia đình giáo, lương. Các bạn thống nhất chuyển sang hỗ trợ "Quỹ khuyến học của Giáo xứ".

Ngân khỏan tuy ít, nhưng niềm hy vọng rất lớn, mong muốn là một ngọn đuốc nhỏ thúc đẩy sự tiến bộ của các bạn trẻ tiếp theo trên con đường tìm kiếm tri thức và chân lý cho sự hiểu biết của mình.

Một số bạn trẻ đã lâu không về thăm quê, gặp lại nhau mừng vui lắm lắm. Hỏi thăm và chúc mừng nhau giữ vững niềm tin, cố gắng. Nhiều gia đình năm nay đón xuân với những niềm vui bất ngờ và đặc biệt, đoàn viên gia đình.

Với mỗi bạn trẻ xa quê, tuổi còn trẻ, va vấp chưa nhiều, thấm thía nghĩa tình quê hương chưa được chín chắn và trọn vẹn ơn nghĩa nhưng với tuổi non trẻ phải xa gia đình thì nỗi niềm nhớ nhung, sự quyến luyến cũng dạt dào như chim non rời tổ...Xuân Hoàng (Quý vị có thể coi một số hình ảnh qua Video)

http://namlo.conggiao.net/jl/namlo/hoidoan/246-gthopmat-xuan.html
 
Ngày họp mặt sinh viên giáo phận Bà Rịa
Peter Nguyễn Minh Trung
10:11 24/02/2010
NGÀY HỌP MẶT SINH VIÊN GIÁO PHẬN BÀ RỊA

BÀ RỊA, 18-02-2010 -- Nhân dịp đầu năm Canh Dần 2010, Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm - Giám mục Giáo phận Bà Rịa - đã quy tụ các bạn sinh viên của toàn giáo phận lại bên nhau tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu, thành phố Vũng Tàu để họp mặt mừng năm mới. Dịp này cũng là cơ hội để các bạn trẻ sống xa nhà chúc tết Đức Giám Mục giáo phận và cùng nhau thảo luận, trao đổi những vấn đề của đời sống sinh viên. Đây là lần thứ hai các bạn trẻ sinh viên của giáo phận quy tụ bên nhau. Lần đầu tiên là vào tháng 5-2009.

Ngày họp mặt sinh viên giáo phận Bà Rịa lần này diễn ra xoay quanh chủ đề: "Bạn là ai? Bạn đang làm gì?"

Họp Mặt - Chúc Xuân

Sáng ngày Mùng 5 Tết (18-02-2010), 1223 sinh viên của giáo phận Bà Rịa đã tề tựu về Nhà Thờ Mẹ Thiên Chúa thuộc Trung Tâm Hành Hương Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu để tham dự cuộc họp mặt chung do Đức cha và các linh mục trong ban sinh viên giáo phận tổ chức.

Từ 8h đến 8h30 sáng, các đoàn sinh viên đến từ mọi giáo xứ trong giáo phận tập trung ở phần sân dưới để ghi danh, lấy số thứ tự. Sau đó, các bạn được tiếp đón tại lối đi lên Đền Thánh và được giúp ổn định chỗ ngồi theo giáo hạt trên nhà thờ. Một đoạn phim về cuộc đời Chúa Giêsu cũng được trình chiếu.

Từ 8h30 đến 8h45, linh mục Lê Quang Tấn và các anh linh hoạt viên trong ban sinh viên giáo phận đã cho 1223 sinh viên chơi một số trò tập thể và đố vui có thưởng.

Từ 8h45 đến 9h45 là phần thuyết trình về Năm Thánh 2010 với sự hướng dẫn của hai linh mục Tấn và Tiến. Các bạn sinh viên được chia sẻ, và nêu lên những đóng góp trong khả năng của mình như thế nào cho Giáo hội trong Năm Thánh này. Cuối những chia sẻ của các bạn, linh mục đặc trách đã giúp giới sinh viên tổng kết ý nghĩa về mầu nhiệm Năm Thánh 2010 và mời gọi các bạn: "Đừng hỏi Giáo hội đã làm gì cho ta, nhưng hãy tự hỏi ta đã làm gì cho Giáo hội hôm nay?"

Đúng 9h52 phút, Đức Giám Mục giáo phận Tôma Nguyễn Văn Trâm đã tiến vào nhà thờ trong tiếng vỗ tay của các bạn trẻ. Đại diện toàn thể sinh viên đã có lời chúc xuân Đức cha và cha phụ trách tổng quát sinh viên giáo phận, các lãng hoa tươi thắm được dâng lên như sự bày tỏ tình cảm của những người con đi học xa nhà dành cho vị mục tử.

Huấn dụ

Trong phần đáp từ, Đức cha Nguyễn Văn Trâm đã huấn dụ và trao đổi với các bạn sinh viên về một xã hội tiêu thụ, thực dụng, vật chất, một xã hội đầy những mưu toán cá nhân và lòng thù hận, một xã hội cần nhiều lòng quảng đại và phục vụ. Ngài mời gọi các bạn sinh viên chịu chấp nhận thua thiệt khi không sống gian trá, tôi đòi theo những xu hướng và nhịp sống đương đại. Đức Giám Mục giáo phận cũng kêu gọi các bạn sinh viên phải ý thức trau rèn cho mình cái nhìn biện phân, biết phân biệt đâu là thật giả và trá hình của những điều dữ, hấp dẫn và đam mê sa đọa ẩn mình dưới sự thánh thiện trong xã hội.

Đức cha Tôma mạnh dạn và tha thiết trình bày phương thế khả dĩ mà các bạn trẻ sinh viên có thể sống để làm chứng cho Chúa Kitô trong thế giới hôm nay. Vị Giám mục 68 tuổi của Bà Rịa gợi lại cuộc họp mặt đức tin của các bạn trẻ Công giáo trên toàn thế giới quy tụ bên Đức Thánh Cha Benedict XVI tại Đại hội Giới trẻ Thế giới 2008 tại Sydney, Australia. Đâu đó qua lời vị cha chung giáo phận Bà Rịa, các bạn sinh viên như nghe âm vang lại những lời của Đức Giáo Hoàng nói tại Sydney: “Các con có đang sống đời mình trong một cách thế mở ra không gian cho Thánh Thần Chúa giữa lòng một thế giới muốn quên đi Thiên Chúa, hay thậm chí phủ nhận Ngài dựa trên một cảm nhận sai lầm về tự do?! Các con để lại cho thế hệ tương lai di sản nào? Các con tạo nên được sự khác biệt nào? Trong lòng nhiều người sống trong xã hội chúng ta, bên cạnh sự thịnh vượng vật chất là sự lan rộng của sa mạc tâm linh, một sự trống rỗng nội tâm, nỗi sợ không tên và...một cảm thức lặng lẽ của tuyệt vọng.”

Đồng hồ điểm 10h30 cũng là lúc bài huấn dụ cho các sinh viên được khép lại, Đức Giám Mục giáo phận và đoàn đồng tế gồm các linh mục đặc trách sinh viên ở các giáo hạt thay phẩm phục để tiến lên bàn thờ trong điệu nhạc trầm hùng của bài "Tiến Vào Thánh Cung". Linh mục Giuse Nguyễn Công Luận đọc bài Tin Mừng theo Thánh Luca. Trong bài giảng lễ, Đức cha Tôma lại một lần nữa nhấn mạnh về cuộc sống chứng nhân mà mỗi sinh viên phải thực hành trong cuộc sống mỗi ngày, các bạn phải "vác thập giá mình hằng ngày mà theo Thầy" vì chưng "được lời lãi cả thế gian, mà phải thiệt mất mạng sống, thì được ích gì?". Ngài tha thiết mong các bạn sinh viên đừng sợ cho người khác biết mình là Kitô hữu; nhưng ngược lại phải mạnh dạn bày tỏ niềm tin ấy, như các bạn trẻ đã thay nhau vác Thập Giá trong ngày thứ sáu của các kỳ Đại hội Giới trẻ Thế giới.

Đức cha Tôma lập lại lời của Đấng Đáng Kính Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: "Giáo hội cần những chứng nhân hơn là thầy dạy". Ngài mời gọi các bạn sinh viên làm chứng nhân đích thực cho Tin Mừng của Chúa. Vì người Á châu có xu hướng tự nhiên dễ bị thuyết phục bởi gương sáng hơn là bởi lập luận thuần lý, nên người Kitô hữu, mà ở đây là các bạn sinh viên, phải trình diện với người anh em của mình, không phải như những vị thầy, mà là như những chứng nhân, hay tốt nhất như những vị thầy đồng thời là chứng nhân.

Giao lưu và Chia sẻ

Thánh lễ kết thúc vào lúc 11h15 trong cái nắng xuân gay gắt kèm theo những làn gió biển nhẹ tràn về.

Các bạn sinh viên được hướng dẫn di chuyển từ khu vực nhà thờ xuống nhà vòm để dùng cơm trưa và giao lưu văn nghệ.

Buổi giao lưu của các bạn trẻ đầy ắp không khí vui tươi và tràn ngập tiếng cười trong sự điều khiển dí dỏm, hài hước và không ít phần tinh nghịch của anh Minh phụ trách sinh viên.

Phần giao lưu ca hát được các bạn trẻ đến từ nhiều giáo xứ thể hiện trong sự cổ vũ nồng nhiệt của các khán giả đồng trang lứa, và sự góp mặt đặc biệt của linh mục Giuse Nguyễn Công Luận. Vị linh mục trẻ mới được thụ phong vào 06-2009 đã trình bày hai nhạc phẩm do chính mình sáng tác với chất giọng trầm ấm, khỏe khoắn.

Nhiều phần quà đã được trao trong phần rút thăm trúng thưởng và xổ số lô tô do...giáo phận Bà Rịa "tài trợ".

Sau phần cơm trưa do Đức Giám Mục khoản đãi, 1223 sinh viên quy tụ trong ngày hội được hướng dẫn trở lên nhà thờ để cùng nhau chia sẻ và thảo luận theo nhóm từng giáo hạt về đời sống sinh viên và những hỗ trợ mục vụ mà các bạn cần có khi phải ở xa nhà, dưới sự hướng dẫn của các linh mục đặc trách sinh viên từng giáo hạt.

Tổng kết và Bế mạc

Chiều đến cũng là thời điểm mà ngày họp mặt sinh viên kết thúc. Các bạn được cha phụ trách sinh viên giáo phận đúc kết lại nội dung của những buổi sinh hoạt bắt đầu từ sáng.

Kế đến là những khoảnh khắc bình yên khi các bạn trẻ được thinh lặng trong cầu nguyện để tìm gặp và trò chuyện với Giêsu - Thầy Chí Thánh.

Mọi người trao cho nhau những lời chúc xuân đầy tâm tình trước khi chia tay ra về. Thay mặt các mục tử trong giáo phận, cha phụ trách sinh viên đã chúc toàn thể các bạn sinh viên Bà Rịa có một mùa xuân hạnh phúc và một năm mới thành công với những hoài bão, ước vọng không tàn lụi.

Chia tay và Tái ngộ

Buổi gặp gỡ nào cũng tới lúc chia tay, cuộc vui nào cũng đến hồi kết thúc. Trong tâm tình ấy, các bạn sinh viên vui vẻ chào nhau để lên đường trở về hành trình sống thường nhật của mình. Trở về nhưng các bạn được sai đi và nhận lời mời gọi ra khơi thả lưới trong niềm vui sống chứng nhân Tin Mừng, làm muối ướp đời, làm men thấm đất, làm ánh sáng chiếu soi gian trần...trong chính giảng đường đại học, cao đẳng mà các bạn đang theo học. Để từ đời sống ấy, các bạn lôi cuốn được những sinh viên chưa tin nhận Giêsu có một cái nhìn tích cực và muốn tìm hiểu về Hội Thánh Chúa.

Đức Giám Mục và các linh mục đặc trách sinh viên của giáo phận mong muốn mỗi cuộc họp mặt về sau thì số lượng các bạn sinh viên tham dự ngày càng đông với cả lòng nhiệt thành và hăng say. Cuộc quy tụ lần này tuy có đến 1223 bạn tham dự (gấp gần 3 lần so với cuộc gặp mặt đầu tiên vào năm ngoái, khoảng gần 500 bạn) nhưng cũng mới chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số các sinh viên Công giáo Giáo phận Bà Rịa. Ước ao những cuộc gặp gỡ lần sau sẽ có nhiều hơn nữa số lượng sinh viên của giáo phận tham gia, để cùng nhau chúng ta chia sẻ, giao lưu và nâng đỡ nhau cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần.

Trước khi chia tay và trong buổi thảo luận, các linh mục đặc trách đã đưa cho các bạn sinh viên thông tin liên lạc của mình để các bạn tiện liên hệ trong trường hợp cần hỏi. Nhóm trưởng, phụ tá trưởng nhóm về vấn đề thông tin sinh viên cho từng giáo xứ và các giáo hạt cũng đã được lập. Những người này có trách nhiệm giữ liên lạc thông suốt cho nhóm mình và là cầu nối nối kết các sinh viên, thông báo những thông tin cần thiết để các bạn nắm.

Chia tay ra về nhưng các bạn trẻ vui mừng vì sẽ được tái ngộ một ngày gần đây. Các bạn ra đi nhưng lòng vẫn ở lại trong nhau, trong Thánh Thần.

Thông tin - Liên hệ

Cha phụ trách sinh viên đã thông báo thời điểm họp mặt từ nay về sau cho giới sinh viên giáo phận Bà Rịa.

- Sinh viên thuộc Giáo phận Bà Rịa và sinh viên thuộc các giáo phận khác trên toàn quốc đang học tập tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ gặp nhau vào Chúa nhật thứ nhất của các tháng lẻ (tháng 1, 3, 5, 7, 9, 11) tại Giáo xứ Gioan Baotixita (Địa chỉ: Số 01 Trần Bình Trọng, Phường 8, Thành phố Vũng Tàu). Cuộc gặp gỡ tiếp theo của nhóm này sẽ diễn ra vào lúc 17h thứ bảy ngày 01-05-2010. Có thể trong tương lai nhóm này sẽ họp mặt ở Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu (đường Trần Phú, Vũng Tàu) để thuận tiện hơn cho việc đi lại.

Những bạn nào chưa có cơ hội tham dự "Đại hội" Sinh viên Giáo phận Bà Rịa kỳ vừa rồi và cũng chưa biết rõ các thông tin mà các bạn cho là cần thì có thể liên hệ cha đặc trách sau đây:

- Linh mục Đaminh Vũ Duy Hùng (Chánh xứ Hải Sơn, đặc trách sinh viên Long Hương, Giáo phận Bà Rịa) - Số điện thoại: 0919.353.896 - Email: domivuduyhung@yahoo.com

- Sinh viên thuộc Giáo phận Bà Rịa và sinh viên thuộc các giáo phận khác trên toàn quốc đang học tập tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ gặp nhau vào Chúa nhật thứ nhất của các tháng lẻ (tháng 1, 3, 5, 7, 9, 11) tại Giáo xứ Gioan Baotixita (Địa chỉ: 01 Trần Bình Trọng, Phường 8, Thành phố Vũng Tàu). Cuộc gặp gỡ tiếp theo của nhóm này sẽ diễn ra vào lúc 17h thứ bảy ngày 01-05-2010. Có thể trong tương lai nhóm này sẽ họp mặt ở Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu (đường Trần Phú, Vũng Tàu) để thuận tiện hơn cho việc đi lại.

Những bạn nào chưa có cơ hội tham dự "Đại hội" Sinh viên Giáo phận Bà Rịa kỳ vừa rồi và cũng chưa biết rõ các thông tin mà các bạn cho là cần thì có thể liên hệ cha đặc trách sau đây:

- Linh mục Đaminh Vũ Duy Hùng (Chánh xứ Hải Sơn, đặc trách sinh viên Long Hương, Giáo phận Bà Rịa) - Số điện thoại: 0919.353.896 - Email: domivuduyhung@yahoo.com

Peter Nguyễn Minh Trung
 
Người phụ nữ trẻ Việt Nam hôm nay mong muốn gì?
Trần Văn Cảnh
10:19 24/02/2010
Người phụ nữ trẻ Việt Nam hôm nay mong muốn gì?

Bài thuyết trình trong Ngày Gặp Gỡ Văn Hóa Việt Nam Hải Ngoại lần thứ hai, do Trung Tâm Văn Hóa Nguyễn Trường Tộ tổ chức về chủ đề: Phụ nữ trong sinh họat văn hoá, từ chiều thứ sáu ngày 28 tháng 08 năm 2009 đến sáng thứ hai ngày 31 tháng 08 năm 2009, tại Maison Notre-Dame du Chant d'Oiseau, 3-A, Av. des Franciscains, 1150-Bruxelles, Bỉ.

Cuối tháng bảy, đầu tháng tám 2009, về Việt Nam thăm gia đình, tôi có dịp được gặp một người bạn học, xa cách từ lâu, tính đến nay đã 41 năm. Ông bạn ngỏ ý muốn tôi nói chuyện với các nữ sinh viên ở nội trú mà ông là giám đốc. Ông ta bảo tôi; “Anh hoàn toàn tự do, muốn nói gì tùy ý”.

Phân vân nhiều ngày, tôi không biết chọn đề tài nào cho hợp, để vừa hấp dẫn sinh viên, vừa giúp ích cho họ, vừa hợp với khả năng của tôi. Hấp dẫn nữ sinh viên trẻ, thì chắc chắn phải là những đề tài liên quan đến tuổi trẻ, đến đời sống sinh viên, đến đời sống phụ nữ. Tôi tìm mãi chẳng thấy đề tài nào rõ rệt. Chợt tôi có một ý tưởng, tự hỏi sao mình không đối thoại với họ, hỏi xem họ có những vấn đề gì lưu tâm? muốn được nghe nói về những vấn đề gì? muốn làm gì? muốn xây dựng tương lai thế nào?

Từ ý tưởng này, tôi xây dựng buổi nói chuyện của tôi qua hai phần. Phần một: tôi cho họ tự do muốn hỏi gì tùy ý, tôi sẽ gắng trả lời theo hiểu biết của mình. Vì họ được tự do đặt câu hỏi, nên những câu hỏi này, một cách nào đó, sẽ biểu lộ những vấn đề họ lưu tâm. Phần hai: làm một thăm dò: tôi cắt nghĩa vắn tắt về phương pháp “Dự Án”, và soạn một số câu hỏi mở, để họ tự do phát biểu tư tưởng của mình xoay quanh 4 giai đoạn của một dự án, gọi là “Dự án cuộc đời nữ sinh viên” [1].

Ý tưởng này xem ra có tính khả thi. Tôi quyết định đem ra áp dụng. Tôi đã đạt được một hiệu quả cao: khám phá được 9 đề tài mà các nữ sinh viên trong cư xá này, đại diện cho phụ nữ trẻ việt nam hôm nay, đang lưu tâm; Biết được một vài nhận định của họ về tình huống hiện tại của người phụ nữ trẻ việt nam; Thấy được những phân tích của họ về những nguyên nhân đưa đến tình huống này; Và từ đó, khám phá ra những đường hướng tương lai mà họ mong muốn dấn thân vào, qua những mục đích mà họ muốn đạt; Nắm bắt được những chương trình mà họ sẽ thực hiện.

Để góp phần đóng góp vào Ngày Gặp Gỡ Văn Hóa Việt Nam Hải Ngoại lần thứ hai, do Trung Tâm Văn Hóa Nguyễn Trường Tộ tổ chức về chủ đề: Phụ nữ trong sinh họat văn hoá, Xin kính mời quí vị cùng tôi khám phá từng điểm này để tìm hiểu xem phụ nữ trẻ việt nam hôm nay mong muốn gì.

1. Phụ Nữ Trẻ Việt Nam Hôm Nay (PNTVNHN) lưu tâm đến những vấn đề gì?

Đến ngày và giờ đã định, ông bạn đưa tôi vào hội trường. Tôi lướt mắt, nhìn một vòng cử tọa, đếm được khoảng 70 nữ sinh viên trẻ, tuổi khoảng từ 19 đến 23. Tôi gọi họ là những người phụ nữ trẻ việt nam hôm nay (PNTVNHN). Sau khi đã giới thiệu tôi là bạn học khi xưa và hiện nay là giáo sư giám đốc nghiên cứu trong một trường kỹ sư xây dựng ở Pháp, dạy quản lý chất lượng, quản lý tri thức và phương pháp luận, ông bạn giám đốc mời tôi nói chuyện với các nữ sinh viên và còn nhắn lại rằng: “anh muốn nói gì tùy ý”. Rất ngỡ ngàng về sự kiện mà ông bạn giám đốc nhấn mạnh đến câu nhắn này, tôi tự nhủ: “ Đã cho tôi tự do, thì tôi dùng tự do”. Tôi bèn quay về cử tọa, hỏi các nữ sinh viên:”Trong các bạn đây, ai học ngành khoa học, kỹ thuật, kỹ sư” ? Khoảng 25 cánh tay giơ lên. “Ai học ngành luật, kinh tế, kinh doanh, quản trị” ? Khoảng 25 cánh tay khác giơ lên. “Ai học ngành sư phạm, nhân văn, văn chương, ngoại ngữ” ? Khoảng 15-20 cánh tay khác nữa giơ lên.

Như vậy, tôi đã có một dữ kiện. Nữ sinh viên hôm nay ở đây đa số có óc thực dụng, học về kỹ thuật và quản trị nhiều hơn là học về nhân văn. Tôi đã đoán được những vấn đề mà họ muốn được tôi đề cập tới. Chắc chắn đa số sẽ nghiêng về khía cạnh thực tế. Nhưng, để dùng tự do của mình và để tôn trọng các sinh viên tham dự, tôi hỏi họ: “Các bạn muốn chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề gì, xin cứ hỏi, tôi sẽ ráng trả lời, với những hiểu biết của mình “. Hai cánh tay giơ lên xin phát biểu. Bạn thứ nhất đề nghị xin đề cập đến “Sự giao thiệp giữa sinh viên nam nữ như thế nào, quen nhau làm sao? Bạn thứ hai xin nói về “Đời sống phụ nữ tại Pháp”. Tôi trả lời hai câu hỏi. Sau đó, ba câu hỏi khác đã được ba bạn khác nêu ra: “Ở Pháp, có sự kỳ thị chủng tộc không? Sinh viên ở Pháp học tập thế nào? Ra trường, công ăn việc làm ra sao? Lương bổng thế nào? Xin cho biết hiện nay ở Pháp, thời trang thế nào? đời sống tôn giáo ra sao? Và đời sống giải trí như thế nào?

Nhìn loạt 5 câu hỏi bao gồm 9 vấn đề được đưa ra như vậy, người ta hiểu ngay những vấn đề đang được các phụ nữ trẻ việt nam lưu tâm. Bốn nhóm vấn đề làm họ lưu tâm: a- Những vấn đề của tuổi sinh viên: 1). sự làm quen và giao thiệp giữa sinh viên nam nữ, 2). sự học tập và 3). đời sống giải trí; b- Những vấn đề liên hệ đến phụ nữ: 4). đời sống của phụ nữ Pháp; 5). thời trang; c- Những vấn đề về tương lai làm việc chuyên nghiệp: 6). Ra trường, công ăn việc làm thế nào, 7). lương bổng ra sao; d- Những vần đề xã hội: 8). sự kỳ thị chủng tộc, 9). đời sống tôn giáo.

2. PNTVNHN nhận định thế nào về tình huống hiện tại của họ ?

Trả lời xong những câu hỏi trên, một giờ dành cho cuộc nói truyện đã gần hết. Tôi phát bản thăm dò đã dọn sẵn. Tôi cắt nghĩa sơ qua về phương pháp DỰ ÁN, xin các bạn sinh viên mang bản thăm dò về nhà, rồi, ngần nào có thể, trả lời những câu hỏi đã được đặt ra, chuyển cho văn phòng giám đốc. Tôi sẽ đến lấy và phân tích, rối sẽ gởi về cho Ban Giám Đốc bản phân tích tổng kết của tôi. Trên tổng số 70 nữ sinh viên đã hiện diện trong buổi nói truyện, có 27 người đã trả lời bản câu hỏi thăm dò. Tỷ số trả lời như vậy là 37%. Đó là một tỷ số tốt, tạo cho cuộc thăm dò một giá trị có thể chấp nhận được.

21. Về loạt câu hỏi thứ nhất liên quan đến nhận định tình huống hiện tại, tất cả đếu xác nhận mình là sinh viên. 11% không xác định năm học; 15% thuộc năm thứ nhất; 30% thuộc năm thứ hai; 19% thuộc năm thứ ba và 26% thuộc năm thứ tư. Về ngành học, 36% học về luật, kinh tế, thương mại, ngân hàng, quản trị; 35% học về khoa học, kỹ thuật, kỹ nghệ, kỹ sư; và 29% học về xã hội, nhân văn, văn học, ngoại ngữ.

22. Về vai trò của phụ nữ trong xã hội việt nam hiện nay, tất cả 100% số ý kiến đều khẳng định vai trò quan trong của phụ nữ. Nhưng quan trọng thế nào và trong lãnh vực nào, thì đó là điểm khác biệt giữ các ý kiến.

35% ý kiến cho rằng “Phụ nữ đóng vai trò quan trọng không thể thiếu”: Vai trò của phụ nữ đang dần được nâng cao. Điều này là một điều tốt vì nó nâng cao tính bình đẳng giữa nam nữ. Nguyên nhân là do trình độ kiến thức của người dân ngày càng nâng cao hiểu biết hơn. Em nghĩ nên cứ phát huy điều này”. “Nói chung vai trò của người phụ nữ trong xã hội VN hiện nay là không bị áp đặt như thời xưa, họ có quyền quyết định đời mình không lệ thuộc vào bất cứ ai. Đó là một điều tốt. Nguyên nhân vì họ thấy mình cần phải được tôn trọng. Không cần sửa đổi”. “Trong xã hội VN hiện nay, người phụ nữ đang dần khẳng định vai trò của mình. Đó cũng là điều tất yếu, khi xã hội phát triển, thì vai trò của phụ nữ là không thể phủ nhận. Tuy bất bình đẳng vẫn tồn tại, nhưng tự thân nó sẽ phát triển, đó là qui luật xã hội”. “Người phụ nữ VN hiện nay đang được khẳng định mình, vươn lên có chỗ đứng trong xã hội. Trong thời đại kinh tế thị trường, mọi người đều bình đẳng với nhau. Vai trò của người phụ nữ cũng góp phần phát triển đất nước xã hội và đó là vai trò không thể thiếu, không thể tách rời”. “Phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong mọi lãnh vực. Họ có cơ hội đi học. Không cần thay đổi”.

18% ý kiến nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của phụ nữ trong gia đình: “Phụ nữ ngày nay năng động. Không chỉ ở thời xa xưa, mà ngày nay phụ nữ vẫn đóng vai trò quan trọng trong gia đình”. « Đặc biệt đối với người phụ nữ hiện đại, sự cân bằng giữa công việc và gia đình là một bài toán khó, họ phải cố gắng nhiều để có thể vừa đảm đương công việc ngoài xã hội, vừa phải hoàn thành tốt vai trò làm vợ, làm mẹ ». « Vai trò làm mẹ của người phụ nữ việt nam hiện nay đặc biệt quan trọng vì tính chất phức tạp của xã hội, môi trường sống của trẻ em có nhiều cạm bẫy, nên người mẹ cần quan tâm nhiều đến con cái”. “Vai trò của người phụ nữ Vn hiện nay là làm mẹ và nuôi sống gia đình. Tôi thấy vậy là được rồi. Nguyên nhân vì phụ nữ thì phải làm mẹ chứ, có con thì phải nuôi chứ”.

24% ý kiến nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của phụ nữ cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội: “Nhiều phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; đóng góp công sức cho sự phát triển của đất nước. Có nhiều nữ doanh nhân, kỹ sư, bác sỹ thành đạt. Tuy nhiên ở nhiều nơi, nhất là nông thôn, phụ nữ còn chịu nhiều ảnh hưởng của nạn bạo hành gia trưởng, phải lao động vất vả, chịu nhiều bất công ». “Người phụ nữ việt nam hiện nay phải đảm nhận cả 2 vai trò: trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Điều này cho thấy người phụ nữ phải gánh nhiều trách nhiệm hơn nam giới. Nguyên nhân có lẽ là do nam giới chưa có ý thức chia sẻ công việc gia đình với phụ nữ. Cần sửa đổi bằng cách xây dựng ý thức bình đẳng trong công việc gia đình”. “Cần cù siêng năng trong việc nội trợ của người vợ và người mẹ, là con gái. Chưa hẳn tốt hoàn toàn. Do phong kiến vẫn còn. Cần sửa đổi. Ví dụ là người phụ nữ không nhất thiết phải nấu ăn, may vá”. “Ít chăm lo cho gia đình, chăm sóc cho bản thân nhiều hơn. Điều này không tốt mấy. Nguyên nhân vì họ phải làm việc nhiều, có khi còn là người trụ cột trong gia đình và một nguyên nhân nữa là họ phải giao tiếp nhiều ngoài xã hội”. “Vai trò của người phụ nữ được mở rộng, không chỉ ở trong gia đình mà còn ở ngoài xã hội, làm giám đốc, làm doanh nghiệp,… Tôi nghĩ đó là điều cần thiết và tất yếu trong cuộc sống hiện đại. Nguyên nhân do sự thay đổi trong quan niệm. Cần tiếp tục mở rộng quan hệ hơn nữa, nhưng vẫn chú tâm bổn phận làm vợ, làm mẹ, làm con trong gia đình”.

24% ý kiến xác định vai trò quan trọng của phụ nữ, mà không quên nhắc lại những nguy hiểm còn tồn đọng: “Phụ nữ VN đã mở rộng vai trò của mình trong những năm gần đây, song ảnh hưởng của một vài cố kiến xã hội vẫn đang tồn tại và ngăn cản bước tiến của phụ nữ. Sự thay đổi ảnh hưởng từ phong trào bình đẳng trên thế giới cần sửa đổi, đẩy nhanh hơn nữa tiến trình bình quyền trong xã hội và các quan niệm xã hội”. “Phụ nữ có năng lực như nam giới. Tuy nhiên tư tưởng xã hội vẫn chưa cho phép phụ nữ thể hiện được tốt những năng lực của họ. Cần thay đổi trước hết trong suy nghĩ của con người”. “Cũng không ít phụ nữ ngày nay làm những chức vụ lớn. Tuy ít, nhưng phụ nữ đang dần được đánh giá cao. Nhiều người không nhìn vào năng lực của phụ nữ, mà cứ “vơ đũa cả nắm” theo cách nhìn xưa”. “Ngày nay, người phụ nữ càng ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong xã hội. Tuy nhiên, do các quan niệm phong kiến lâu đời còn tồn tại, mà phụ nữ chưa thể hiện được tối đa vai trò của mình”.

23. Về cuộc sống phụ nữ, ba sự kiện đang làm chị em phụ nữ lưu tâm hơn cả.

5% những trả lời cho rằng đó là công ăn việc làm.

14% cho rằng đó là vấn đề kết hôn, lấy chồng, lập gia đình. Những câu trả lời viết đại loại như: “Em nghĩ sự kiện hiện tại làm em lưu ý hơn cả hiện nay đó là chuyện kết hôn. Khi quen một người nào đó, thấy hợp thì tiến tới kết hôn. Sau đó, sinh con và xây dựng cuộc sống gia đình”. “Lấy chồng. Vì lấy được chồng tốt thì sau này cuộc sống hạnh phúc. Còn nếu chọn không kỹ thì sau này dễ bị lục đục”.” Hiện em rất bận tâm và lưu ý về gia đình tương lai. Chọn đối tượng và chính là người chồng phải phù hợp với bản thân, có tinh thần trách nhiệm, luôn biết quan tâm gia đình”.

Nhưng đại đa số tuyệt đối, 81% số trả lời cho rằng sự kiện hiện nay làm chị em lưu tâm hơn cả là vấn đề bình đẳng nam nữ. Sự bình đẳng có thể rất tích cực: Phụ nữ ngày nay có khuynh hướng bình đẳng với nam giới hơn trước, do Việt Nam ngày càng hoà nhập với thế giới. Được bình đẳng hơn trước. Nam nữ bình đẳng, những việc người nam làm được, thì người nữ cũng có thể làm được và ngược lại. Cuộc cách mạng đòi bình đẳng của phụ nữ thế giới. Sự thay đổi bình đẳng nam nữ, sự đóng góp của phu nữ trong mọi lãnh vực hiện nay, cùng sự thay đổi trong quan niệm về hôn nhân của họ. Phong trào phụ nữ trên thế giới những thập kỷ đầu thế kỷ XX, giải phóng nhiều phụ nữ. Phụ nữ dần dần ngang bằng nam giới, có khi hơn. Nguyên nhân vì họ ý thức được sự tự vận động của chính mình. Phụ nữ trong xã hội Viêt Nam hiện nay được bình quyền so với người đàn ông. Có khi còn được nắm quyền hơn nữa. Ví dụ người phụ nữ trong gia đình nắm giữ tài sản của người đàn ông. Nhiều phụ nữ có học vị cao, bằng cấp giỏi và được xã hội trọng dụng.

Thậm chí đôi khi phụ nữ còn trổi vượt hơn nam giới: Phụ nữ ngày nay có rất nhiều người làm lãnh đạo, giỏi hơn, mạnh mẽ hơn. Nhiều phụ nữ trẻ hiện nay, tuy còn nhỏ nhưng họ đã có trong tay sự nghiệp cho riêng mình. Ví dụ vừa ca hát, chụp hình quảng cáo, lại vừa mở cửa hiệu riêng. Phụ nữ VN hôm nay không còn đơn thuần là nội trợ như trước nữa. Bây giờ họ cũng vào các công ty làm việc. Có những phụ nữ làm việc tốt hơn đàn ông. Do vậy, đàn ông cũng cần chia sẻ gánh nặng trong gia đình với phụ nữ.

Nhưng một vài nhận định nêu lên những sự kiện mà phụ nữ vẫn còn là nạn nhân: Nạn hiếp dâm trẻ em, phụ nữ. Có nhiều em còn rất nhỏ, như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần cũng như cuộc sống sau này của họ. Vẫn còn một vài vấn đề chưa bình đẳng. Vẫn còn bị lệ thuộc nhiều, nên vẫn bị bóc lột, bị bạo hành. Cần phải bảo vệ phụ nữ.

Một vài thay đổi khách quan về ăn mặc và đời sống thành thị mới: Sự kiện từ chiếc áo bà ba ngày xưa của cô thôn nữ đến chiếc áo hai dây của cô gái thành thị hôm nay.

24. Trong thực tế hiện nay ở Việt Nam, phụ nữ đã bình đẳng với nam giới ở lãnh vực nào?

18% các ý kiến cho rằng hoặc đã hoàn toàn rồi, hoặc Trong hầu hết các lãnh vực, người phụ nữ VN hiện nay đã bình đẳng với nam giới

Nhưng 82%, tức là đại đa số tuyệt đối cho rằng phụ nữ nhiều ít, vẫn chưa bình đẳng hoàn toàn với nam giới, hoặc trong một số lãnh vực hoặc trong khắp mọi lãnh vực: Chưa. Trong thực tế, phụ nữ chưa hoàn toàn bình đẳng với nam giới. Hiện nay đã bình đẳng, nhưng chưa hoàn toàn; trong tư tưởng của một số người vẫn khinh; phụ nữ không được làm một số việc. Bình đẳng về trách nhiệm nghề nghiệp và trong lãnh vực học vấn. Về lương bổng, vẫn chưa bình đẳng giữa đàn ông và phụ nữ. Nói chung là phụ nữ đã được bình đẳng trong mọi lãnh vực, nhưng chỉ với những nước đang phát triển. Còn những nước nghèo và nặng về văn hóa truyền thống thì chưa. Chưa thực sự bình đẳng. Phụ nữ thường ở thế bị động trước những trách nhiệm mà xã hội gán cho họ, như trách nhiệm xây dựng và phát triển gia đình, dạy dỗ con cái. Vẫn chưa hoàn toàn bình đẳng. Còn tuỳ từng lãnh vực. Ở một mức độ nào đó, phụ nữ vẫn chưa được bình đẳng thật sự, vẫn còn bị bó gọn thu hẹp trong một phạm vi nào đó. Trong thực tế, phụ nữ vẫn chưa bình đẳng bằng với nam giới ở một số lãnh vực, như học vấn, trách nhiệm nghề nghiệp, kinh tế, chính trị,… Bình đẳng, cái mà phụ nữ đang vẫn tranh đấu, có người thừa nhận năng lực của phụ nữ, nhưng vẫn còn đông những người trong lòng vẫn xem thường phụ nữ, và thực tế, phu nữ vẫn chưa được bình đẳng như nam giới. Cụ thể, phụ nữ chưa bình đẳng trong các trách nhiệm văn hóa, chính trị và xã hội. Thực ra, phụ nữ thường có trách nhiệm nặng nề, nhưng không có cơ hội để khẳng định mình. Do quan niệm phụ nữ là phái yếu nên trách nhiệm kinh tế, lương bổng phụ nữ phải chịu nhiều áp lực hơn nam giới. Chắc chắn là chưa, đặc biệt là trong phần lương bổng. Ngày nay đã bình đẳng trên các lãnh vực học vấn, trách nhiệm nghề nghiệp. Nhưng một số người vẫn còn tư tưởng cổ hủ: trọng nam, khinh nữ. Nhìn chung, các trách nhiệm thì bình đẳng, nhưng quyền lợi thì bị hạn chế hơn nam giới, đặc biệt trong lương bổng và chức vụ. Chỉ tương đối vì vẫn có những nơi còn trọng nam khinh nữ. Mọi nơi công cộng, người phụ nữ VN đã dành được quyền ưu tiên trước, chỉ sau trẻ em. Tuy nhiên, nhiều loại hình công việc vẫn dành cho người nam nhiều hơn, vì người nam chịu đựng nặng nhọc nhiều hơn nữ. Cũng có nơi phụ nữ đã bình đẳng với nam giới. Nhưng nhìn chung thực tế, thì cũng không bình đẳng lắm. Lý do thì em nghĩ rằng ngay từ khi chào đời, nam và nữ đã khác nhau rồi. Nên nói là bất bình đẳng hay khác nhau? Một phần nào đó đã bình đẳng hơn trước. Nhưng vẫn còn có vấn đề trọng nam hơn nữ; lương bổng của đàn ông còn cao hơn của phụ nữ. So với ngày xưa, thời phong kiến, thì đã bình đẳng hơn nhiều? Tuy nhiên vẫn có đôi lúc và trong một vài xí nghiệp công tư, sự bình đẳng chưa hoàn toàn đảm bảo. Trong tất cả mọi lãnh vực, người phụ nữ đang khẳng định chính mình, đang dần được đối xử bình đẳng với nam giới. Nhưng đâu đó vẫn còn quan niệm quá cổ hủ lâu đời và cần phải cải thiện. Từ đó, có thể thấy người phụ nữ luôn phấn đấu bình đẳng với người nam. Vì sau người đàn ông thành đạt, phải có bóng dáng người nữ.

3. PNTVNHN thấy những nguyên nhân nào đưa đến sự bất bình đẳng nam nữ?

31. Trước khi phân tích những nguyên nhân đưa nữ giới vào thế yếu trong cán cân bình đẳng với nam giới, 100% các ý kiến phát biểu đều nhận định rằng trong thực tế hiện nay ở Việt Nam, nữ giới vẫn chưa bình đẳng với nam giới. Nhưng sự bất bình đẳng nằm trong lãnh vực nào; đó là điều các ý kiến khác nhau.

38% các ý kiến phát biểu cho rằng: sự bất bình đẳng xuất hiện trong tất cả các lãnh vực. Đại loại họ nói như sau: Thực tế, phụ nữ vẫn chưa bình đẳng với nam giới trong tất cả mọi lãnh vực, vì chưa có cơ hội để khẳng định mình. Không bình đẳng trong tất cả các lãnh vực. Lý do vì từ xưa đến nay đều cho rằng phụ nữ là những người chân yếu tay mềm, không có đầu óc chính trị kinh tế,… nên tất cả đều không được bình đẳng. Vì trong xã hội VN vẫn chưa rũ bỏ hết những ý nghĩ phong kiến ngày xưa. Trong thực tế, phụ nữ vẫn chưa bình đẳng với nam giới trong lãnh vực học vấn, trách nhiệm nghề nghiệp, lương bổng chức vụ, trách nhiệm văn hóa, trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm chính trị, trách nhiệm xã hội. Vì ảnh hưởng của quan niện truyền thống trọng nam khinh nữ. Phụ nữ có được quyền hạn ít, nhưng thường mang nhiều trách nhiệm; đóng góp tuy lớn, nhưng không được công nhận, không được coi triọng bằng nam giới. Phụ nữ chưa bình đẳng với nam giới do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất do quan niệm xã hội bị ảnh hưởng bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ. Thứ hai do phụ nữ và nam giới có cách suy tư, cảm xúc và sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên, có những công việc phụ nữ làm tốt hơn nam giới và ngược lại, tùy theo tính chất đặc trưng của từng công việc. Phụ nữ còn bị chi phối bởi công việc gia đình. Nam giới có thể toàn tâm, toàn ý cho công việc, ít phải lo toan đến việc nhà, khi đi làm về có thể nghỉ ngơi, đọc báo, xem tivi, trong khi phụ nữ đi làm về phải lo cơm nước, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa. Tôi nghĩ rằng phụ nữ chưa bình đẳng với nam giới ở các lãnh vực trách nhiệm nghề nghiệp, lương bổng, chức vụ, trách nhiệm kinh tế, chính trị, xã hội. Lý do vì chúng ta vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi quan niệm trọng nam khinh nữ. Nữ là phái yếu, nam là phái mạnh. Dù thế giới có thay đôi thế nào thì sự bình đẳng giữa người phụ nữ và nam giới vẫn có một chút gì đó không bình đẳng, như cách đối xủ với phụ nữ ở mỗi nước, sự ảnh hưởng của văn hóa truyền thống của đất nước đó.

33% các ý kiến khác cho rằng sự bất bình đẳng chính yếu nằm trong các lãnh vực học tập, nghề nghiệp, chức vụ, lương bổng. Phụ nữ vẫn bị thiệt thòi trong việc học. Trong gia đình, họ vẫn phải chăm sóc gia đình. Trong thực tế, phụ nữ vẫn chưa bình đẳng trong lãnh vực học vấn, trách nhiệm chính trị, trách nhiện xã hội. Vì một số cha mẹ vẫn còn ý nghĩ con gái học nhiều rồi cũng về nhà chồng. Quan niệm phụ nữ là phái yếu, nên có nhiều nhiều lãnh vực còn chưa bình đẳng, đặc biệt trong chính trị, nghề nghiệp, chức vụ,… Về học vấn, đa số nam vẫn giỏi hơn nữ. Đa phần giám đốc là nam, chỉ có ít nữ; vì nữ phải có bổn phận chăm lo cho gia đình. Trong thực tế, ở vùng nông thôn, nhiều gia đình không cho con gái học cao, vì theo họ, “nữ sanh ngoại tộc”. Về chính trị cũng chưa có sự bình đẳng. Có lẽ vì phụ nữ thiếu cứng rắn, quyết đoán hơn nam giới. Trong lãnh vực lương bổng chức vụ. Vì phụ nữ thường bị cho rằng không cống hiến cho công việc bằng nam giới, hoặc là trách nhiệm đối với công việc không bằng nam giới. Chưa bình đẳng về lương bổng, trach nhiệm xã hội. Lương bổng không bình đẳng vì do mấy người xếp vẫn trọng nam khinh nữ. Tôi nghĩ như vậy.

29% các ý kiến khác lại giới hạn sự bất bình đẳng vào trong các kãnh vực rộng lớn của xã hội, là văn hóa, kinh tế, chính trị. Chưa bình đẳng về trách nhiệm kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị. Phụ nữ thì hay mềm yếu, nên có lẽ vì thế mà không phù hợp với công việc chính trị. Trách nhiệm chính trị, dù sao, một cái gì lớn lao, luôn cần một bờ vai vững chắc. Vì ý thức và suy nghĩ của con người. Chưa bình đẳng trong các lãnh vực trách nhiệm chính trị, văn hóa, xã hội, vì vai trò của phụ nữ là người mẹ, là người vợ đã làm hạn chế các trách nhiệm trên.

32. Vậy, đâu là những nguyên nhân khiến phụ nữ bị bất bình đẳng với nam giới? Khi xét đến các khả năng đưa đến thành công trong công việc, sự nghiệp và cuộc đời, người ta thường phân biệt 4 loại khả năng. Khả năng kỹ thuật chuyên môn, gồm kiến thức, phán đoán và tài nghệ nghề nghiệp là khả năng đầu tiên và căn bản khiến một người được thuê, được chọn làm một nghề và thành công trong nghề ấy. Muốn thăng tiến trong nghề nghiệp, cần đến loại khả năng thứ hai, là khả năng quản trị, đòi một phương pháp làm việc hữu hiệu, biết quyết định và dứt khoát hành động. Muốn thăng tiến hơn nữa, cần phải có khả năng giao thiệp, tạo được một mạng lưới giao thiệp rộng. Muốn lên đến chóp đỉnh và thành công ở đó, cần một loại khả năng thứ tư, đó là khả năng nhân vị cá nhân của mình, với những cảm xúc, ý chí, quan điểm, ràng buộc, khó khăn, lý tưởng. Ngoài ra, còn một yếu tố không do khả năng, nhưng một phần do hoàn cảnh may rủi, mà ta có thể lợi dụng được hay không.

33. Đa số các ý kiến, với 78.3% các trả lời, cho rằng nguyên nhân chính khiến phụ nữ bị bất bình đẳng với nam giới không phải vì họ thiếu khả năng kỹ thuật chuyên môn. Họ nói: Còn tùy vào từng người. Mỗi người có một khả năng riêng. Giữa phụ nữ và nam giới, nhận thức của họ không có khoảng cách là bao. Tuy nhiên, nhiều nơi trong xã hội, vai trò của người phụ nữ vẫn chưa được công nhận. Phụ nữ hiện nay không thua kém gì nam giới. Ở một số lãnh vực nào đó, họ còn giỏi hơn nam giới. Có chăng thì do phán đoán khác, chứ không phải là ít phán đoán. Vì phụ nữ ít có cơ hội để tự khẳng định mình. Họ có thông minh, có kiến thức, khả năng, nhưng đều không được khai thác và phát triển. Về thông minh, kiến thức, phụ nữ không thua nam giới. Nhưng do hoàn cảnh xã hội VN, phụ nữ phải lo nhiều việc hơn, như việc gia đình, con cái. Đâu có, phụ nữ bây giờ dư những khả năng đó mà. Chẳng những không phải thế, mà có thể phụ nữ còn thông minh hơn, học cao hơn và có óc phán đoán nhiều hơn nam giới. Xã hội bây giờ đã khác xưa rồi. (4,3% cho rằng phụ nữ thiếu khả năng; 17,4% lại cho rằng có lẽ phụ nữ thiếu khả năng)

34. Cũng không phải vì phụ nữ thiếu khả năng giao thiệp. Đó là ý kiến của 76% số trả lời. Họ bảo rằng: Phụ nữ giao thiệp rất rộng, do có ngoại hình đẹp. Không đúng, vì ngày nay phụ nữ cũng giao thiệp rộng rãi. Sai, họ không ít vây cánh, ít bè đảng. Họ giao thiệp mọi lúc như họ đi chợ, mua sắm,… Sai, phụ nữ ngày nay cũng giao thiệp rộng rãi với bạn bè, đồng nghiệp; cũng có những nhóm hành động, như Liên Hiệp Phụ Nữ,… Phụ nữ VN ngày nay được tự do hơn trong giao thiệp, có nhiều mối quan hệ và sự ủng hộ hơn. Có khả năng giao thiệp rộng rãi. Không hẳn, vì phụ nữ bây giờ cũng biết mở rộng mối quan hệ của mình và biết rằng điều đó là có lợi cho họ. (Không có ý kiến nào bảo rằng phụ nữ thiếu khả năng giao thiệp; 24% các ý kiến bảo rằng có lẽ).

35. Cũng không phải vì phụ nữ thiếu khả năng quản trị. 48% những trả lời khẳng định như vậy, khi nói rằng. Không phải họ ít ý chí, ít quyết định, ít dứt khoát, ít hành động, mà bởi vì họ bị ảnh hưởng từ môi trường họ sinh sống. Với phụ nữ VN hiện đại ngày nay thì điều này không đúng. Phụ nữ trước kia cũng không, vì người phụ nữ VN là người đóng góp nhiều nhất: ” Đánh giặc còn cái đai quần cũng đánh”. Thực tế, phụ nữ ý chí rất cao, nhưng nhiều khi họ không được ra quyết định và hành động theo đúng khả năng của họ. Không phải như thế. Phụ nữ bây giờ hầu như đều biết được vai trò cũng như ý thức nhiều hơn đến quyền lợi của mình, nên họ biết tự chủ và năng động hơn rất nhiều. Sai. Phụ nữ dễ rung cảm, sống bằng tình cảm nhiều hơn nam giới, nhưng về mặt ý chí họ không thua gì nam giới cả, và có một số phụ nữ có thể quyết định dứt khoát và hành động mạnh mẽ. (14% các ý kiến công nhận rằng phụ nữ thiếu quyết định; 38% các ý kiến cho rằng có thể như vậy).

36. Còn về yếu tố “thời cơ, địa lợi, nhân hòa”, thì ý kiến phân chia hơn kém rất ít. 39% các ý kiến cho rằng phụ nữ không thiếu thời cơ, 33% có thể và 28% cho rằng chắc là do phụ nữ thiếu thời cơ.

37. Nhưng về khả năng liên hệ đến bản chất nhân vị cá nhân, đa số các trả lời cho rằng đây chính là lý do khiến phụ nữ bị bất bình đẳng với nam giới.

76% các ý kiến cho rằng phụ nữ bị bất bình đẳng vì bị nhiều ràng buộc, nhiều áp lực, nhiều khó khăn hơn. Họ nói: Cũng đúng. Họ bị ràng buộc về gia đình quá nhiều. Phụ nữ đặt nặng gia đình lên trên; suy nghĩ, quyết định gì cũng vì gia đình, vì danh dự. Điều này đúng. Phụ nữ bị ràng buôc vào gia đình. Sau khi kết hôn, bị ràng buộc vào gia đình nhiều hơn nam giới. Và do đó, áp lực và khó khăn cũng tăng lên theo. Đúng, phụ nữ có nhiều ràng buộc gia đình, công việc, xã hội, đặc biệt chủ ý phụ nữ chăm lo cho gia đình. Đúng. Ràng buộc về những quan niệm xã hội cũ, áp lực từ gia đình, khó khăn khi vừa phải làm việc vừa chăm sóc gia đình, làm thiên chức người phụ nữ. Nhiều ràng buộc, nhiều áp lực, nhiều khó khăn, luôn ám ảnh về một người phụ nữ đức hạnh. Phụ nữ khi kết hôn rồi, thì đúng là họ gặp nhiều áp lực, khó khăn hơn rất nhiều so với nam giới. Đúng, vì họ phải chu toàn nhiều việc hơn đàn ông. Điều có thể ràng buộc họ, chỉ có lý do gia đình. Gia đình không cho phép, không thuận lòng, cũng sẽ gây áp lực cho công việc, khó khăn hơn. (5% cho rằng so với phái nam, phụ nữ không có nhiều ràng buộc, không có nhiều áp lực hơn; 19% cho rằng có thể)

38. 53% lại cho rằng bị bất bình đẳng vì, nhiều ít, phụ nữ có nhiều cảm xúc hơn, nhiều chủ quan hơn. Họ nói: Đúng. Tại họ nhiều cảm xúc hơn, nhiều chủ quan hơn. Đièu này thì đúng. Phũ nữ có nhiều cảm xúc hơn nam giới. Đúng, phụ nữ có nhiều cảm xúc, nhưng họ không chủ quan. Họ luôn suy nghĩ tháu đáo trước khi đưa ra vấn đề gì đó. Đúng, phụ nữ có nhiều cảm xúc và có độ nhậy bén về tình cảm hơn đàn ông. Họ dễ dàng nhận ra những biến đổi về tình cảm. (26% cho rằng phụ nữ có nhiều cảm xúc hơn, đúng. Nhiều chủ quan hơn, sai. Tuy nhiên, nhiều cảm xúc hơn không thể đem ra làm lý do để đánh giá phụ nữ thấp hơn nam giới; 21% cho rằng có thể)

4. PNTVNHN định hướng tương lai thế nào?

41. Kinh nghiệm trao đổi với các sinh viên về tương lai và thành công, cho tôi thấy rằng nhiều sinh viên chỉ nghĩ đến việc học và tương lai gần. Họ nghĩ nhiều đến mảnh bằng phải dựt, mà quên nghề nghiệp và cuộc đời. Do đó, mỗi lần có dịp, tôi thường nhắc sinh viên rằng có ba thành công cần lưu ý. Thành công trong việc học hành: điểm cao, học giỏi, bằng nhiều và cao. Thành công trong nghề nghiệp: có nghề, yêu nghề, thạo nghề, thăng tiến được với nghề. Và thành công trong cuộc đời: có một lối sống (độc thân, lập gia đình, đi tu) và một lý tưởng sống (hiến cho khoa học, văn hóa, tôn giáo, chính trị, nghệ thuật,..) mà hạnh phúc với lối sống và lý tưởng ấy. Có thể một hợc trò thành công lớn trong việc học, mà chẳng thành công trong nghề nghiệp, cũng chẳng thành công trong cuộc đời. Có thể một học trò thành công trong việc học và trong nghề, nhưng thất bại trong cuộc đời. Ngược lại, có thể có người học trò thất bại trong việc học, hoặc chẳng được đi học, nhưng lại thành công trong một nghề, hay trong cuộc đời. Nếu thành công cả ba cái, thì thật là quí. Nếu chẳng được như vậy, thì cái thành công trong cuộc đời là quan trọng hơn cả.

Thành công trong cuộc đời, có được một cuộc đời hạnh phúc. Đó là cái hướng lớn mà mặc nhiên, tất cả các phụ nữ trẻ việt nam hôm nay đều muốn phác ra cho mình.

Cái hướng cuộc đời thành công và hạnh phúc ấy, nội dung nó ở chỗ nào, các bạn phụ nữ trẻ có những ý nghĩ khác biệt nhau. Bốn mục tiêu đã được họ đưa ra để xác định nội dung của cuộc đời thành công và hạnh phúc. Một là thành công việc học hành. Hai là thành công trong công ăn việc làm. Ba là thành công trong lối sống gia đình. Bốn là thành công cho một lý tưởng, trong việc đóng góp cho xã hội, quốc gia, văn hóa, chính trị, kinh tế, khoa học, tôn giáo.

42. Về mục tiêu thành công trong việc học hành, thì ba tiêu chưẩn đã được đưa ra.

Một là thành đạt học vị trong học trình mình muốn theo học. 69% muốn học xong cử nhân hay kỹ sư. 31% muốn học xong thạc sĩ.

Hai là có một nghề chuyên môn. 48% muốn chuyên về kinh doanh, kinh tế, thương mại, ngân hàng. 30% muốn chuyên về giáo dục đào tạo, nhân văn. 22% muốn chuyên về khoa học, kỹ nghệ, kỹ thuật, kỹ sư.

Ba là có một qui chế làm việc thích hợp. 53% muốn mở xí nghiệp, công ty, trường học, nhà hàng, ngân hàng. 33% muốn đi làm công chức trong các công sở. 13% muốn đi làm tư chức cho các hãng tư nhân.

Về cách phát biểu, đại loại, những ý kiến đã được ghi nhận như sau: “Tôi ước ao học hết chương trình cử nhân và sẽ đi làm tư chức. Học xong, tôi mong đi làm như một giáo viên anh văn chẳng hạn. Tôi sẽ học hết chương trình cử nhân, rồi đi làm một ngân hàng nào đó. Tôi muốn học xong cử nhân toán tin, rồi đi làm và học tiếp về thương mại, ngành giao tiếp. Học hết đại học, Tôi mong mình trở thành một người kỹ sư tốt, thành thạo trong công việc. Tôi cũng có ước mơ học thật giỏi, nếu như có điều kiện về kinh tế và sẽ mở công ty, nếu có khả năng. Trước tiên tôi mong muốn trở thành cử nhân ngành tiếng Nhật, làm việc cho công ty Nhật, rồi nếu có điều kiện sẽ mở công ty. Học chuyên về kinh doanh, rồi sẽ mở xí nghiệp hoặc tự kinh doanh. Học xong cử nhân, đi làm để lấy kinh nghiệm và để tự nuôi mình, sau đó học lên cao học,…Học xong, làm gì cũng được, miễn là kiếm được nhiều tiền, nhưng không trái pháp luật”.

43. Về ba mục tiêu kế tiếp, là thành công trong công ăn việc làm, thành công trong lối sống gia đình và thành công cho một lý tưởng, trong việc đóng góp xây dựng cho xã hội, quốc gia, văn hóa, chính trị, kinh tế, khoa học, tôn giáo,…thì các phụ nữ có những ý kiến khác biệt.

37,50% muốn thành công trong tất cả những mục tiêu trên, nghĩa là họ muốn cuộc đời họ sẽ sáng ngời với tất cả những chức phận của một người và một người nữ: làm con, làm vợ, làm mẹ, làm chuyên môn nghề nghiệp, làm văn hóa, làm kinh tế, làm chính trị,… Họ nói: Tất cả. Vì đó là một phấn tất yếu của cuộc sống. Luôn cố gắng thực hiện những hành động theo lương tâm và bản chất con người. Tất cả. Một người con ngoan; một người vợ hiền; một người mẹ biết chăm lo hết mình vì con, vì gia đình; một người chuyên môn nghề nghiệp có tinh thần cầu tiến, luôn biết phấn đấu cho bản thân. Tất cả đều quan trọng vì mỗi cái đó đều là một phần trong cuộc sống của tôi. Tất cả. Phụ nữ VN hiện nay có nhiều lựa chọn hơn trong c/s, có khả năng đảm nhiệm nhiều trách nhiệm một lúc và làm tốt nó. Từ bây giờ hoàn thiện bản thân, biết cân bằng cuộc sống của mình. Xử dụng thời gian hợp lý để làm những điều mình muốn. Tất cả, dù vẫn biết để làm tròn tất cả các chức phận trên là một điều rất khó. Nhưng ít nhất cũng phải làm tròn chức phận làm con, làm chuyên môn nghề nghiệp. Đó là cái bắt buộc. Tôi muốn giỏi việc nước và đảm đang việc nhà. Vì vừa có 1 mái gia đình hạnh phúc và cũng có điều kiện phát triển thì tốt. Học thật tốt và trau dồi bản thân. Làm vợ, làm mẹ và làm kinh tế,… đều muốn hoàn thành tốt. Vì đó là 1 phụ nữ thành công. Thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, tùy hoàn cảnh. Làm vợ, làm mẹ và chuyên môn nghề nghiệp, cần một người hơn hoàn toàn. Học ngay bây giờ, bảo vệ tình cảm. Làm vợ, làm mẹ, làm con, chuyên môn nghề nghiệp Vì đó là cách để tôi xây dựng hạnh phúc gia đình. Thực hiện bằng cái tâm và cái tài, bằng hành động thiết thực, cụ thể: chăm sóc, dưỡng nuôi, quan tâm, tích cực,… Làm vợ, làm chuyên môn và văn hóa. Vì làm nghề mình yêu thích và hiểu thêm về văn hóa việt.

20,83% muốn thành công nhất trong mục tiêu gia đình. Họ nói: “Tôi muốn ngời sáng ở chức phận làm mẹ. Vì trẻ em là tương lai đất nước. Chúng cần quan tâm và giáo dục nhân cách, giáo dục ý thức xã hội, ý thức văn hóa. Môi trường gia đình chính là nơi xây dựng nhân cách cho trẻ trong giai đoạn cơ bản và quan trọng nhất của cuộc đời. Một xã hội có phát triển bền vững được hay không, phụ thuộc vào nhân tâm. Tôi muốn trở thành một người vợ đảm đang, 1 người mẹ tốt và 1 nhân viên tốt của công ty, nơi tôi làm việc. Chỉ cần cố gắng hết mình, tôi tin rằng mình sẽ làm được ba việc ấy. Chức phận làm con, làm vợ. Vì điều đó mang lại hạnh phúc

41,67% muốn nhất là thành công trong chuyên môn nghề nghiệp. Họ nói: Chức phận nào tôi cũng muốn. Tuy vậy, nếu phải chọn lựa, tôi sẽ chọn làm kinh tế. Muốn vậy, trước tiên, phải học để trau dồi kiến thức, làm thêm để trau dồi kỹ năng. Làm chuyên môn nghề nghiệp. Có câu “Sinh nghề, tử nghiệp”. Mặc dù ham muốn là toán. Nhưng cháu lỡ đậu trường y, nhưng thôi ước mơ (chỉ âm ỉ thôi) và giờ đây muốn làm vinh quang nghề y. Làm chuyên môn nghề giáo dục mầm non. Vì đó là ngành tôi yêu thích. Để thực hiện được điều đó, ta cấn phải học và hành động bằng bằng cách sau mỗi tháng hè xin làm bảo mẫu ở trường mầm non. Làm chuyên môn nghề nghiệp bằng cách học tốt lý thuyết. Có cơ hội sẽ làm thêm để củng cố kiến thức cũng như khả năng làm viẹc. Với chức phận làm chuyên viên nghề nghiệp, vì đó là công việc tôi yêu thích. Bằng cách học tốt và đặt ra mục tiêu cho tương lai của mình. Tôi muốn sáng ngời trong chuyên môn nghề nghiệp, vì có thể tự nuôi sống bản thân. Cách duy nhất là phải chăm học. Dậy sớm, ôn luyện hằng ngày và va chạm thực tế. Làm chuyên môn nghề nghiệp, vì muốn làm việc và muốn truyền thông kiến thức. Cách thức: học, du học. Hành động: cố gắng học tốt và đang chuẩn bị kiến thức anh văn, giao tiếp rộng rãi với nhiều người cùng lãnh vực. Làm kinh tế, vì đây là công việc tạo ra các mối quan hệ trong cộng đồng. Hiện tại, càn nắm chắc kiến thức; ngoài ra, trong thời gian rảnh, trau dồi ngoại ngữ, hoặc đi làm lấy kinh nghiệm. Làm kinh tế, vì từ bé đến già chỉ có một mục tiêu là kiếm tiền. Đây vẫn là mục tiêu lớn nhất. Sau khi tốt nghiệp sẽ ra làm thuê khoảng 10 năm. Sau đó, mở công ty, tự mình kinh doanh.

44. Về mục tiêu thứ tư là thành công cho một lý tưởng, trong việc đóng góp xây dựng xã hội, quốc gia, khoa học, văn hóa, tôn giáo,…thì lý tưởng mà người phụ nữ trẻ việt nam hôm nay mong muốn thể hiện nhất là đóng góp xây dựng một xã hội bình đẳng giữa nam và nữ giới. Nhưng làm gì để được bình đẳng ?

50% cho rằng nhất thiết phải tranh đấu để được bình đẳng. Họ nói: Tương lai phụ nữ nên tranh đấu giành quyền bình đẳng với nam giới. Nhưng cần phải đấu tranh một cách mềm dẻo và rất cần sự hợp tác giữa 2 giới. Vì xét cho cùng, giành quyền bình đẳng để có thể giành được sự công bằng giữa hai giới. Phải ngày càng đấu tranh để có được quyền bình đẳng. Phải luôn đấu tranh để phát triển mình, để tạo ra sự bình đẳng giữa nam và nữ, bình đẳng về khả năng. Phải đấu tranh để có được bình đẳng, Điều đó cần thiết. Phụ nữ có thể vượt nam giới trong một vài lãnh vực; còn phần nhiều thì họ cộng tác với nhau là chính. Vừa bình đẳng, vừa cộng tác, không cần vượt trên. Bình đẳng hay không là ở suy nghĩ của mỗi người. Mình thấy điều đó được, là được, chưa được thì phấn đấu để được. Thế giới chỉ có 2 giới nam và nữ, như vậy là 50%-50%, nên, nếu chưa binh đẳng thì cũng phải tranh đấu chứ. Nhất thiết là phải bình đẳng với nam giới, mà vẫn có thể cộng tác với họ. Tất nhiên là phải bình đẳng và cần sự cộng tác của nam giới. Tương lai của nữ giới cần bình đẳng, nhưng không nhất thiết phải vượt trên nam giới. Cộng tác với nhau là đủ rối. Không phải tất cả, nhưng trong nhiều lãnh vực, phụ nữ cần phải tranh đấu cho quyền bình đẳng của mình. Tuy nhiên, là bình đẳng cộng tác với nhau, chứ không phải để vượt trên nam giới.

50% khác lại cho rằng không nhất thiết phải tranh đấu. Nhưng cần phải cộng tác với người nam để có cân bằng xã hội. Họ nói: Không nhất thiết phải đấu tranh. Thể hiện mình và biết cách thuyết phục người khác rằng bạn có đủ khả năng và thậm chí làm tốt việc đó. Làm cho họ thay đổi suy nghĩ bằng hành động của mình. Nên cộng tác, vì mình chỉ được tôn trọng, khi mình tôn trọng người khác. Em nghĩ bình đẳng nghĩa là tôn trọng con người của nhau là đủ. Nó bắt nguồn từ suy nghĩ của con người. Không nhất thiết phải tranh đấu; vì tranh đấu cũng chẳng nghĩa lý gì. Không cần tranh đấu, mà chỉ cần chứng minh để xã hội nhận ra mà thôi. Nên cộng tác hơn là vượt trên. Theo quan niệm của tôi, phụ nữ không nên vượt quá xa nam giới. Bình đẳng là điều cần thiết, nhưng phải nhẹ nhàng, mềm yếu tý, mới là phụ nữ Á Đông. Không nhất thiết, nhưng phải luôn cộng tác với ngưởi nam, để cân bằng xã hội. Chỉ cần hai bên cộng tác với nhau. Cùng cộng tác với họ. Không nhất thiết, chỉ cần hai bên cùng cộng tác. Cộng tác, nhưng phải khẳng định chính mình khi làm việc độc lập. Không nhất thiết, chính bản thân và bản lĩnh của người nữ sẽ khẳng định điều đó. Nhưng phải luôn cộng tác, để cân bằng xã hội.

5. PNVNHN phác thảo chương trình thực hiện dự án đời mình ra sao?

51. Bốn mục tiêu trên dần dà sẽ được thực hiện. Và khi bốn mục tiêu này được thực hiện, thì cuộc đời cũng sẽ được thực hiện. Cuộc đời sẽ thành công và hạnh phúc. Để đảm bảo thành công trong một công việc, phương pháp hữu hiệu nhất là tiên liệu. Người thành công hữu hiệu nhất là người biết nhìn trước, biết nhìn xa hơn người. Phụ nữ trẻ việt nam hôm nay có biết nhìn xa, nhìn trước cho tương lai cuộc đời của họ không ? Họ có đã sẽ tính trước, hay nói một cách thi vị hơn, mơ ước cuộc đời họ sẽ thế nào trong 5, 10, 20, 30, 40 năm nữa chưa ?

18% không tiên liệu trước về thời gian, mà chỉ xác định điều mình muốn. Họ nói: Có công việc ổn định. Chủ một ngân hàng. Có một gia đình hạnh phúc, bình yên, con cái ngoan hiền. Ước mơ trở thành một cô giáo có chuyên môn tốt để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Cố gắng phấn đấu là một giáo viên có đạo đức. Công bằng giữa các học sinh của mình, được học sinh yêu mến, có thể sẽ chia với các em như một chuyên viên tâm lý.

14% biết tiên liệu trước 5 năm điều mình muốn. Họ nói: 5 năm nữa sẽ tốt nghiệp đại học, có công việc ổn định với mức lương hấp dẫn và 1 gia đình hạnh phúc. 5 năm: sẽ cố gắng xin việc và khởi đầu cho mình một kinh nghiệm mới. 1 năm làm xuất nhập khẩu, chỉ qua nấu ăn, đầu bếp cho khách sạn; 2 năm còn lại đi du học qua Úc; 5 năm về VN tạo lập sự nghiệp, mở nhà hàng khách sạn, có tiền, lập gia đình, cho bố mẹ đi du lịch.

41% biết tiên liệu trước cho 10, 20 năm sau. Họ nói: 5 năm đã có gia đình yên ấm, con cái ngoan ngoãn. 10 năm có một sự nghiệp vững chắc của riêng mình. Trong 5 năm, sẽ đi dậy; 10 năm sau sẽ mở trường. Ai cũng cần có ước mơ. Trong 5, 10 năm nữa, tôi sẽ là một nhà kinh doanh giỏi, có công việc ổn định và một gia đình hạnh phúc. 5 năm: học, làm và thực tậpđể có đủ được các kỹ năng căn bản trong chuyên môn, và phải vừa chơi nữa; 10 năm: làm, tiếp tục học, lập gia đình. 1 năm nữa sẽ hoàn thành chương trình học; Trong 5 năm tới sẽ có công việc ổn định, lập gia đình. 10 năm tới nữa, thăng tiến trong nghề nghiệp, làm tròn bổn phận của người con, người vợ, người mẹ. 5 năm: trở thành thư ký văn phòng và ra nước ngoài làm việc. 10 năm: Thành lập công ty riêng. 5 năm tới, con sẽ thành công trong công việc và có một gia đình hạnh phúc. 10 năm tới, con hy vọng mình có thể thành chủ của 1 công ty kinh doanh các mặt hàng viễn thông có uy tín. 5 năm: hoàn thành đại học; 10 năm có việc làm ổn định hoặc kinh tế ổn định, gia đình hạnh phúx; 20 năm: con cái ngoan ngoãn, học hành tử tế. Tôi ước mơ sẽ không phải đi làm thuê cho bất cứ đâu vào tuổi 30 trở đi. Tự làm, tự hưởng. Không phụ thuộc vào ai.

27% biết tiên liệu trước những điều mình muốn thực hiện cho 40 năm sau. Họ nói: 5 năm: thăng tiến trong công việc, lập gia đình; 15 năm, có cơ sở sản xuất của riêng mình; giáo dục con cái tốt; 40 năm: tận hưởng cuộc sống tuổi già. 5 năm nữa qua nhật và có việc làm ổn định. 10 năm nữa có gia đình; 20 năm nữa kinh tế vững chắc; 30 năm chăm lo cho gia đình, con cái; 40 năm nữa: con cái học chăm chỉ, gia đình hạnh phúc và bền vững. 5: thông hiểu và thành thạo công việc; 10: trợ thành chuyên gia hàng đầu trong ngành nghề; 20: Bắt đầu tạo lập sự nghiệp riêng; 40: Xử dụng một cách đúng đắn những gì mình có được. 5 năm nữa kết hôn, hy vọng tình yêu là chính xác, không nhầm lẫn. Vẫn quan tâm tới ba mẹ, đi làm; 10, 20, 30, 40 năm: một gia đình nhỏ cho riêng mình và người ấy. 5 năm: học xong cao học, và có chồng, có nghề nghiệp ổn định; 10 năm: một người con; 20-30 năm: gia đình êm ấm, hạnh phúc, nghề nghiệp ổn định; 40 năm: Sức khỏe vẫn tốt, gia đình vẫn hạnh phúc, con thành đạt. 5 năm: tốt nghiệp đại học, đi kiếm việc làm; 10 năm: có nghề nghiệp ổn định và một gia đình như mong muốn; 20-30: luôn cố gắng cho nghề nghiệp và gia đình; 40: nghỉ hưu, an dưỡng.

52. Để những công việc của các giai đoạn trên được thực hiện một cách tốt đẹp, phụ nữ trẻ việt nam hôm nay đã đưa ra một phương cách nền tảng, duy nhất và phổ quát. Đó là « học ». Chữ học hiểu như là « chuyên cần làm việc cầu tiến ». Và có một nghĩa rất rộng. Học với thầy, học một mình, học với bạn bè. Học ở trường, ở gia đình, học ở sở, ở hãng, ở trường đời, trong các hội đoàn, qua các phương tiện truyền thông sách vở. Học bằng suy nghĩ, bằng nghiên cứu, bằng quan sát, bằng du lịch, bằng làm việc, bằng quyết định, bằng giao thiệp, bằng suy đoán, rút kinh nghiệm,…Họ nói: Học phương pháp quản lý, để sau khi mở công ty, có thể điều hành được. Cố gắng hoàn thành những việc khó. Phương pháp: chuẩn bị kỹ cái gì mình học hôm nay; Hành động: khi học xong thì về làm vật dụng, đồ chơi liền. Ván đề quản lý thời gian, sắp xếp công việc, mục tiêu lớn của cuộc đời. Để tốt nghiệp đại học: học tốt để có bằng tốt; Để có kinh nghiệm: kết hợp làm thêm, thực tập, học hỏi từ tiền bối; Để giao tiếp tốt: giao tiếp với những người hơn mình và học hỏi những điều hay và kinh nghiệm của họ. Học thêm về công nghệ thông tin, quen nhiều người cùng ngành và một số ngành khác; Tham gia các hoạt động phong trào trong trường, cũng như ngoài xã hội; học anh văn. Học ngay bây giờ. Đầu tiên là học; Rồi thực hành; Rồi đi làm. Học thầy không tầy học bạn; Học và hành; học và nghiên cứu, rút kinh nghiệm, học và giải trí nghỉ ngơi. Học để tốt nghiệp, Đi dạy, Học tiếp lên cao. Tốt nhất là vừa học, vừa vừa làm, trau dồi thêm ngoại ngữ và tin học. Đó là nền tảng cho sau này. Hiện tại tôi đang làm thêm trong chuyên môn của mình, là kế toán. Chuẩn bị phải đầy đủ, dự trù những điều bất trắc; Tiến hành: cẩn trọng, tránh những điều dự trù sẽ xẩy ra. Lên kế hoạch, thực hiện, hoàn tất. 1- Thi đậu đại học; 2- Đi làm cho trường Nhà Nước; 3- Mở một trường mầm non cho riêng mình; 4- Phát triển trường. 1- Học kết hợp với hành; 2- Làm việc nhưng vẫn học; 3- Học và tìm hiểu mãi. Lập kế hoạch, xác định mục tiêu, từng bước thực hiện. 1- Ý định; 2- Chuẩn bị; 3- Tiến hành; 4- Hoàn tất. 1- Suy nghĩ vấn đề; 2- Lên kế hoạch; 3- Tìm cách thực hiện kế hoạch; 4- hoàn tất. 1. Học, học nữa, học mãi; Hỏi, hỏi nữa, hỏi mãi; 2- Làm và nâng cao trình độ chuyên môn. 3- Tiếp tục tìm hiểu sâu hơn.

Kết luận

Dùng phương pháp dự án, để tìm trả lời cho câu hỏi: ” Người phụ nữ việt nam hôm nay mong muốn gì?”, ta đã chi tiết câu hỏi trên qua 5 câu hỏi nhỏ: Tìm hiểu xem họ lưu tâm đến những vấn đề gì? Họ nhận định thế nào về tình huống hiện tại của mình? Họ phân tích thế nào về những nguyên nhân có thể làm trì trệ sự thành công của mình? Họ định hướng tương lai thế nào? Và họ có chương trình gì, phương pháp nào để thành đạt hướng tiến tương lai của mình?

Là sinh viên, nghĩa là trẻ, tuổi từ 18 đến 23, người phụ nữ trẻ việt nam hôm nay lưu tâm đến 9 vấn đề, qui tụ trong bốn nhóm: Những vấn đề của tuổi sinh viên, như: sự làm quen và giao thiệp giữa sinh viên nam nữ, việc học tập và. đời sống giải trí; Những vấn đề liên hệ đến phụ nữ, như: đời sống của phụ nữ Pháp, thời trang; Những vấn đề về tương lai làm việc chuyên nghiệp, như: Ra trường, công ăn việc làm, lương bổng; Và những vần đề xã hội, như: sự kỳ thị chủng tộc, đời sống tôn giáo.

Qua những vấn đề làm họ lưu tâm trên, người phụ nữ trẻ việt nam hôm nay có 4 nhận định về tình huống hiện tại của mình. Thứ nhất, họ ý thức mình là sinh viên, chia nhau gần như đồng đều học về ba ngành chính: quản trị kinh doanh, khoa học kỹ nghệ và nhân văn giáo dục, trong đó, hai ngành đầu đông hơn một chút. Thứ hai, họ ý thức vai trò quan trọng của phụ nữ trong xã hội hiện nay, ở trong gia đình cũng như ở ngoài xã hội. Thứ ba, họ ý thức mình là phụ nữ, lưu tâm đến công ăn việc làm, đến việc lập gia đình, nhưng nhất là đến vấn đề tiến bộ về bình đẳng nam nữ. Thứ tư, dẫu đã đạt nhiều tiến bộ về bình đẳng với nam giới, họ vẫn thấy rằng, nhiều ít, sự bình đẳng này vẫn chưa được hoàn hảo và trong mọi lãnh vực.

Tình huống hiện tại của phụ nữ việt nam hôm nay, qua nhận định trên, tương đối đã tốt đẹp, nhưng để tốt đẹp hơn, cần cải tiến việc bất bình đẳng nam nữ còn tồn đọng. Họ khẳng định rằng sự bất bình đẳng còn tồn đọng trong tất cả các lãnh vực, đặc biệt là trong các lãnh vực học tập, chức vụ và lương bổng trong nghề nghiệp, cũng như trách nhiệm trong các vấn đề xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị. Theo họ, lý do đưa đến những bất bình đẳng còn tồn đọng, không phải vì phụ nữ thiếu khả năng kỹ thuật chuyên môn, hay vì thiếu khả năng giao tiếp và quản trị, hoặc vì thiếu thời cơ. Mà chính yếu vì phụ nữ có nhiều ràng buộc và trách nhiệm gia đình. Phần nữa vì phụ nữ có nhiều cảm xúc và có lẽ vì có nhiều chủ quan.

Trước tình huống hiện tại trên, với những nguyên nhân của nó, người phụ nữ trẻ việt nam sẽ phải định hướng tương lai cho mình thế nào? Qua những trả lời của 27 nữ sinh viên, đến từ khắp các tỉnh trên đất nước, hiện đang cư ngụ trong một cư xá ở Thành phố Hồ Chí Minh, một cách nào đó, nói lên tiếng nói của người phụ nữ việt nam hôm nay, thì câu trả lời thật rõ rệt: “Họ muốn có một cuộc đời thành công và hạnh phúc”.

Một tương lai thành công và hạnh phúc. Đó là hướng tiến mà họ đã phác ra cho mình. Để đi vào hướng tiến này và đạt được mục tiêu thành công và hạnh phúc trong cuộc đời, bốn mục tiêu nhỏ đã được nêu ra: thành công trong việc học tập, thành công trong nghề nghiệp, thành công trong lối sống gia đình và thành công trong lý tưởng cuộc đời.

100% muốn thành đạt trong việc học tập.

Về ba mục tiêu tiếp theo, các phụ nữ có ý kiến khác nhau: 37,50% muốn thành công trong cả ba: nghề nghiệp, gia đình, lý tưởng, 20,83% muốn nhất là thành công trong gia đình, và 41,67% muốn nhất là thành công trong chuyên môn nghề nghiệp.

Không ai nói muốn nhất là thành công trong lý tưởng. Nhưng họ không quên lý tưởng xã hội của phụ nữ mà họ đã nhận định được trong tình huống hiện nay của phụ nữ là cải tiến những bất bình đẳng nam nữ còn tồn đọng. Về lý tưởng này, nửa thì họ muốn dứt khoát phải tranh đấu, nửa thì họ muốn ôn hòa thuyết phục bằng hành đông, chứng minh khả năng của mình mà sống ôn hòa và tôn trọng lẫn nhau giữa nam và nữ.

Để đạt được những mục tiêu của hướng tiến cuộc đời này, người phụ nữ trẻ việt nam đã biết luyện cho mình một khả năng mới: khả năng tiên liệu, nhìn xa, càng xa càng hay. Nếu 32% trong họ chỉ biết nhìn xa tới 5 năm, thì 68% đã biết nhìn xa tới 10, 20, 30, 40 năm cho cuộc đời của mình trong tương lai. Và để thực hiện được những mục tiêu xa trong tương lai ấy, một phương pháp căn bản và tổng quát đã được họ tìm ra: Học. Chữ học hiểu như là « chuyên cần làm việc cầu tiến ». Và có một nghĩa rất rộng. Học với thầy, học một mình, học với bạn bè. Học ở trường, ở gia đình, học ở sở, ở hãng, ở trường đời, trong các hội đoàn, qua các phương tiện truyền thông sách vở. Học bằng suy nghĩ, bằng nghiên cứu, bằng quan sát, bằng du lịch, bằng làm việc, bằng quyết định, bằng giao thiệp, bằng suy đoán, rút kinh nghiệm.

Dưới khía cạnh pháp lý, trong đó rất nhiều luật pháp ban hành mới đây của Việt nam, được Ủy Ban Việt Nam báo cáo lên Công ước CEDAW [2], đã tiếp tục nâng cao việc cụ thể hóa nguyên tắc bình đẳng nam nữ và thực thi các biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ.

Dưới khía cạnh thực tế cụ thể, sánh với khảo luận mà tôi đã thực hiện năm 1996 và trình bày trong khóa Gặp Gỡ V, 1996 của Ban Mục Vụ Trưởng Thành, Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, từ 16 đến 19.05.96, tại Maison Saint Joseph, Francheville (Lyon), về đề tài ‘Vai trò người phụ nữ Việt Nam hiện nay tại Pháp’ [3], với 60 tham dự viên thuộc 20 cộng đoàn, người ta thấy rõ được những khác biệt sau đây:

1. Người phụ nữ trẻ việt nam hôm nay rất năng động.

2. Tự do và bình đẳng của họ hiện nay được cải tiến nhiều.

3. Họ biểu lộ một ý chí mạnh, muốn học, muốn thành công.

4. Họ đã thực hiện điều mà Nguyễn Đức Quang đã mơ trước đây: « Không phải là lúc ta ngồi mà đặt vấn đề nữa rồi, Phải dùng bàn tay mà làm cho tươi mới,… »

5. Khuynh hướng « kinh doanh » càng ngày càng nhiều, mạnh và bạo hơn ».

6. Càng ngày họ càng tần tảo, dám xông xáo vào những lãnh vực ngoài gia đình. Họ không chỉ còn là « Con cò lặn lội bờ sông, gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non » nữa, nhưng dám là « Đảm việc nhà, sành việc nước ».

Thay đổi và tiến bộ: rất nhiều việc đã và đang được các phụ nữ việt nam thực hiện và mong muốn thực hiện. Có người đã hỏi: Giấc mơ của phụ nữ có còn được giữ và bảo tồn những nét căn bản của người bình dân việt nam không ? Còn được cái gì ?

Trên trời có cái cầu vồng,

Kẻ chợ Cầu Muống, cửa đông cầu Rền.

Vua trên đền, cầu vàng cầu bạc,

Các lái buôn cầu nước cầu non.

Đôi ta cầu của cầu con:

Con đẹp giống mẹ, con giòn giống cha.

Con gái dệt cửi trong nhà,

Con trai đi học đỗ ba khoa liền.

Con lớn thi đỗ trạng nguyên,

Hai con tiến sĩ đỗ liền cả ba.

Vinh qui bái tổ về nhà,

Bõ công đèn sách mẹ cha nuôi thầy.


Giấc mơ này có lẽ ngày nay các phụ nữ trẻ sẽ đổi lại rằng:

Đôi ta cầu của cầu con:

Con đẹp giống mẹ, con giòn giống cha.

Gái trai ngoan ngoãn trong nhà,

Ra ngoài đi học đỗ ba khoa liền.

Con lớn thi đỗ trạng nguyên,

Hai con tiến sĩ đỗ liền cả ba.

Vinh qui bái tổ về nhà,

Bõ công đèn sách mẹ cha nuôi thầy.


Paris, ngày 29 tháng 08 năm 2009

GS Trần Văn Cảnh

Tiến sĩ Khoa Học Giáo dục,

Giáo sư Đại Học Sư Phạm Đà Lạt (trước 1973)

và Trường Kỹ Sư Xây Dựng ECOTEC, Paris (hiện nay)

Phụ chú:

[1] Dự án cuộc đời nữ sinh viên

Một phương pháp làm việc rất khoa học và thực tiễn là phương pháp dự án. Dự án là một dự tính cho tương lai, với mục đích, kết quả muốn đạt được và chương trình thực hiện với những việc phải làm và những phương pháp, những dụng cụ phải có, để thực hiện tốt được những kết quả mong muốn. Nhưng tương lai là cái tiếp tục, cái nối dài của hiện tại. Bởi vậy, muốn cho dự án được cụ thể, khả thi và hữu hiệu, dự án phải được xây dựng với những dữ kiện của hoàn cảnh hiện tại và những nguyên nhân đưa đến tình huống hiện tại này.

1. Nhận định tình huống

3. Xác định mục tiêu Cụ thể

Mục tiêu

Khách quan, ai cũng thấy Kết quả cụ thể mong muốn

Tầm vóc quan trọng Chỉ tiêu đo lường



2. Phân tích nguyên nhân 4. Phác thảo chương trình làm việc

Nguyên nhân 1

Hành động 1

Nguyên nhân 2

Hành động 2

Nguyên nhân 3

Hành động 3

Nguyên nhân 4

Hành động 4

Theo phương pháp ‘Bánh xe Deming’, mỗi công việc đều được quản lý xoay vòng theo chiều bánh xe 4 giai doạn này: Dự án (to plan), thực hiện (to do), kiểm soát (to check) và thăng tiến (to act). Ở giai đoạn thứ nhất, giai đoạn dự án, 4 việc phải làm là:

• nhận ra những tình huống thực tại, những tình huống khách quan, cụ thể và có tầm vóc quan trọng;

• phân tích những nguyên nhân khác nhau của những tình huống ấy;

• xác định những mục tiêu mới muốn đạt với những kết quả cụ thể có thể nhận ra và đo lường được;

• phác thảo một chương trình làm việc với những việc phải làm, những phương tiện nhân sự, vật liệu, phương pháp, dụng cụ và thời biểu rõ rệt.

Để bạn có dữ kiện xây dự án tương lai đời bạn, chúng tôi xin gợi ý với bạn mấy câu hỏi sau dây. Xin bạn trả lời một cách trung thực.

A. Nhận định tình hưống hiện tại

1. Bạn sinh năm….., đang học năm thứ.…, trường đại học….…….., ngành……….

2. Bạn thấy gì trong vai trò của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện nay? Bạn nghĩ gì về điều bạn thấy này? Nguyên nhân tại đâu? Có cần sửa đổi không? Sửa đổi thế nào?

3. Sự kiện hiện đại nào liên hệ đến cuộc sống phụ nữ đã làm bạn lưu ý hơn cả? Xin bạn mô tả tỷ mỷ sự kiện này.

4. Trong thực tế, bạn có thấy rằng phụ nữ đã bình đẳng với nam giới trong các lãnh vực học vấn, trách nhiệm nghề nghiệp, lương bổng chức vụ, trách nhiệm văn hóa, trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm chính trị, trách nhiệm xã hội chưa?

B. Phân tích nguyên nhân

5. Trong thực tế, phụ nữ vẫn chưa bình đẳng với nam giới trong lãnh vực nào: học vấn, trách nhiệm nghề nghiệp, lương bổng chức vụ, trách nhiệm văn hóa, trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm chính trị, trách nhiệm xã hội,…? Tại sao?

6. Có phải vì phụ nữ ít thông minh hơn, ít kiến thức hơn, ít phán đoán hơn, ít khả năng chuyên nghề hơn? Hay tại họ ít ý chí hơn, ít quyết định hơn, ít dứt khoát hơn, ít hành động hơn? Hay tại họ nhiều cảm xúc hơn, nhiều chủ quan hơn? Hay tại họ ít vây cánh, ít bè đảng, ít giao thiệp? Hay tại họ bị nhiều ràng buộc, nhiều áp lực, nhiều khó khăn hơn? Hay tại họ ít thòi cơ hơn, ít địa lợi hơm, ít nhân hòa hơn?

C. Xác định mục tiêu tương lai

7. Bạn ước mong học hết học trình: cử nhân, cao học, thạc sỹ, tiến sĩ; chuyên về ………….., rồi sẽ đi làm công chức, tư chức, mở xí nghiệp?

8. Chức phận làm con, làm vợ, làm mẹ, làm chuyên môn nghề nghiệp, làm văn hóa, làm kinh tế, làm chính trị,... bạn muốn tương lai bạn sẽ ngời sáng với chức phận nào nhất? Tại sao? Thực hiện bằng cách nào? Bằng những hành động nào?

9. Tương lai của nữ giới có phải nhất thiết phải tranh đấu để được bình đẳng với nam giới không? Hay có thể là vượt trên họ, hay cộng tác với họ?

D. Phác thảo chương trình làm việc

10. Bạn mơ ước đời bạn sẽ thế nào trong 5, 10, 20, 30, 40 năm nữa? Xin tỷ mỷ ngần nào có thể.

11. Xin bạn cho biết những phương pháp và hành động quan trọng sẽ phải thục hiện. Nếu được, xin bạn mô tả sơ qua các phương pháp và hành động này.

Xin hết và chân thành cám ơn bạn. TP HCM, ngày 04 tháng 08 năm 2009

[2] Xin xem các Báo cáo thực hiện Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ CEDAW, (Convention on the Elimination of all forms of Discrimination against women)

http://www.na.gov.vn /htx/NNSVN/C1928/default.asp?Newid=29657

[3] Trần Văn Cảnh, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY TRONG XÃ HỘI PHÁP, http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=53&ia=900
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Các nữ tu và giáo dân bị đánh khi đi thăm Đồng Chiêm
dcctvn.net
10:58 24/02/2010
Hôm nay 24/02/2010 Ông Mạnh giáo dân Thái Hà đã dẫn một số nữ tu Mến Thánh Giá Tân Việt Saigon đến thăm và chúc Tết cha xứ Đồng Chiêm

Lúc về, ra tới Cầu Xây thì bị một nhóm công an khoảng 12 người xông vào đánh.

Một số nữ tu bị thương nhẹ, còn ông Mạnh thì bị chúng đánh ngất xỉu. Sau đó bọn chúng bịt mặt giả làm giáo dân đến chở ông Mạnh đi cấp cứu. May mà các Sơ nhận ra kẻ vừa đánh mình. Sau đó giáo dân Nghĩa Ải đã đưa ông Mạnh về nhà thờ của họ sơ cứu.

Ông Mạnh đã được chuyển về Bệnh viện Việt Đức

 
Thông Báo
Thông báo về tĩnh tâm Linh Mục hạt Pleiku GP. Kontum
Lm Phêrô Nguyễn Văn Đông
09:51 24/02/2010
TOÀ GIÁM MỤC KONTUM

Kính gởi: Các linh mục thuộc Giáo Hạt Pleiku - Các Cộng Đoàn Dòng tu trong Giáo Hạt Pleiku.

Theo Thông Báo của Cha Tổng Đại Diện, Giáo Hạt Pleiku sẽ tỉnh tâm tháng 3/2010.

Địa Điểm: Nhà Thờ Thăng Thiên

Thời gian : Từ 8 giờ 00 đến 12 giờ 00, ngày Thứ Hai 01/3/2010.

Nội dung:

-Vấn đề Học Hỏi Năm Thánh tại các Giáo xứ.
-Giải tội Mùa Chay Thánh.
-Chuẩn bị Dự Tòng lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy đêm Phục Sinh (cho biết số lượng Dự Tòng mỗi giáo xứ)
-Gia đình Phanxico Xavie.
-Gia dình Ơn Gọi.
-Bảng thống kê của giáo xứ cho TGM.
-Linh tinh.

Lưu ý: Theo sự hướng dẫn của cha Tổng Đại Diện thì tỉnh tâm ( Giáo Hạt Nhỏ) gồm:
Các Linh mục trong Giáo Hạt, Các Đại Diện Dòng tu có mặt trong Giáo Hạt (mỗi Dòng 2 người)
Đại Diện BCV Giáo Hạt (2 người)
Đại Diện Giáo Phu (2 người)
Xin các cha thông báo cho các Dòng tu trong giáo xứ của mình. Cảm ơn.

Trong Chúa Kitô.
Linh mục Phêrô Nguyễn Vân Đông
Quản Hạt Giáo Hạt Pleiku
Nha tho Thang Thien
02 Quang Trung - Tp Pleiku - Gia Lai - Viet Nam
 
Lớp Ca Trưởng Cấp II Đợt 2
Vĩnh Sinh
11:21 24/02/2010
Arlington, VA, ngày 28 tháng 2, 2010: Được sự chấp thuận của Cha Xứ Nguyễn Đức Vượng, Lớp Ca Trưởng Cấp II Đợt 2, Washington DC sẽ được tổ chức từ ngày 16 đến18 tháng 4, 2010 tại GX CTTĐVN Arlington, VA dưới sự hướng dẫn của Nhạc Sư Phạm Đức Huyến và các phụ giáo.

Xin mời Qúi Anh Chị đã học xong các lớp trước, hoặc đã học qua lớp này rồi nhưng muốn ôn lại, xin ghi danh với Vĩnh Sinh: vsnguyen5@yahoo.com càng sớm càng tốt để tiện việc sắp xếp.

Học phí sẽ được thông báo sau (vì tùy thuộc vào số học viên tham dự, hiện tại đã có trên 10 Anh Chị đăng ký)

Xin cám ơn và mong gặp nhau trong lớp CT này.