Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:30 02/03/2012
TÊN THUỐC
Có một người tha phương cầu thực đã lâu, bỗng một hôm trở về nhà, thì thấy vợ mình đang nuôi ba đứa con nhỏ thì rất kinh ngạc, bèn hỏi vợ tại sao chồng không có nhà mà cũng mang thai, vợ trả lời:
- “Thiếp nhớ thương chàng vô cùng, ba đứa con này là do nhớ chàng mà sinh ra đó, cho nên thiếp đặt tên cho ba đứa con đều bao hàm ý nghĩa là nhớ chàng ! Thằng con cả tên là “Viễn Chí” (1) để nhớ chàng ở phương xa, đứa thứ hai tên “Đương Quy” (2) là mong chàng mau trở về, đứa thứ ba tên “Hồi Hương” (3) là mong muốn chàng trở về nhà”.
Chồng nghe xong thì chậm rãi nói:
- “Nếu tôi đi tha hương thêm vài năm nữa, thì trong nhà có thể mở một tiệm thuốc bổ”
Suy tư:
Đức Chúa Giê-su đã lên trời, nhưng Ngài hứa là sẽ đến lại lần thứ hai trong vinh quang, lời hứa này sẽ ứng nghiệm trong một ngày nào đó không ai biết được, do đó mà Ngài đã nhắc nhở chúng ta: hãy tỉnh thức và sẵn sàng luôn, vì không biết ngày nào giờ nào Con Người sẽ đến.
Đức Chúa Giê-su chưa trở lại, cho nên có nhiều người Ki-tô hữu đã bỏ Giáo Hội mà ra đi gây nhiều điều đau khổ cho Giáo Hội; Đức Chúa Giê-su lâu quá chưa trở lại nên có những người Ki-tô hữu đã cam tâm làm đệ tử của ma quỷ để đánh phá Giáo Hội của Ngài; Đức Chúa Giê-su chưa trở lại nên có những người Ki-tô hữu đi “kết hôn” với quyền lực của tội ác để gọi là vì “yêu thương” Giáo Hội của Chúa…
Kiên trì trong ơn gọi làm người Ki-tô hữu chính là chờ đợi Đức Chúa Giê-su đến lại trong vinh quang, đó cũng là một hồng phúc to lớn mà Đức Chúa Giê-su đã hứa: “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát”. (Mc 13, 13)
Đó chính là hồi kết cuộc đời có hậu của người Ki-tô hữu vậy.
(1) 遠志Viễn Chí là tên một loại thuốc bổ.
(2)當歸 Đương Quy là tên một loại thuốc bổ.
(3)茴香 Hồi Hương là tên một loại thuốc bổ.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một người tha phương cầu thực đã lâu, bỗng một hôm trở về nhà, thì thấy vợ mình đang nuôi ba đứa con nhỏ thì rất kinh ngạc, bèn hỏi vợ tại sao chồng không có nhà mà cũng mang thai, vợ trả lời:
- “Thiếp nhớ thương chàng vô cùng, ba đứa con này là do nhớ chàng mà sinh ra đó, cho nên thiếp đặt tên cho ba đứa con đều bao hàm ý nghĩa là nhớ chàng ! Thằng con cả tên là “Viễn Chí” (1) để nhớ chàng ở phương xa, đứa thứ hai tên “Đương Quy” (2) là mong chàng mau trở về, đứa thứ ba tên “Hồi Hương” (3) là mong muốn chàng trở về nhà”.
Chồng nghe xong thì chậm rãi nói:
- “Nếu tôi đi tha hương thêm vài năm nữa, thì trong nhà có thể mở một tiệm thuốc bổ”
Suy tư:
Đức Chúa Giê-su đã lên trời, nhưng Ngài hứa là sẽ đến lại lần thứ hai trong vinh quang, lời hứa này sẽ ứng nghiệm trong một ngày nào đó không ai biết được, do đó mà Ngài đã nhắc nhở chúng ta: hãy tỉnh thức và sẵn sàng luôn, vì không biết ngày nào giờ nào Con Người sẽ đến.
Đức Chúa Giê-su chưa trở lại, cho nên có nhiều người Ki-tô hữu đã bỏ Giáo Hội mà ra đi gây nhiều điều đau khổ cho Giáo Hội; Đức Chúa Giê-su lâu quá chưa trở lại nên có những người Ki-tô hữu đã cam tâm làm đệ tử của ma quỷ để đánh phá Giáo Hội của Ngài; Đức Chúa Giê-su chưa trở lại nên có những người Ki-tô hữu đi “kết hôn” với quyền lực của tội ác để gọi là vì “yêu thương” Giáo Hội của Chúa…
Kiên trì trong ơn gọi làm người Ki-tô hữu chính là chờ đợi Đức Chúa Giê-su đến lại trong vinh quang, đó cũng là một hồng phúc to lớn mà Đức Chúa Giê-su đã hứa: “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát”. (Mc 13, 13)
Đó chính là hồi kết cuộc đời có hậu của người Ki-tô hữu vậy.
(1) 遠志Viễn Chí là tên một loại thuốc bổ.
(2)當歸 Đương Quy là tên một loại thuốc bổ.
(3)茴香 Hồi Hương là tên một loại thuốc bổ.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:34 02/03/2012
N2T |
14. Một chiếc thuyền không có bánh lái thì nhất định lênh đênh trên mặt nước không ổn định; người làm biếng là bởi vì chí hướng không dứt khoác, nên bị từ cám dỗ này đến cám dỗ khác.
(sách Gương Chúa Giê-su)40 bài tĩnh tâm Mùa Chay: Bài 11
VietCatholic Network
09:01 02/03/2012
Vào thời Abraham, các hiệp ước hay cam kết thường được phê chuẩn trong một nghi lễ trong đó các bên có liên quan bước qua hai nửa xác một con vật đã bị sát tế và chia làm đôi. Cử chỉ này muốn nói lên rằng "Tôi cũng sẽ bị như con vật này nếu tôi không giữ lời đoan hứa". Tuy nhiên, khi thiết lập giao ước với Abraham, chỉ có Thiên Chúa (dưới dạng một ngọn lửa) đã bước qua giữa các con vật bị sát tế. Thiên Chúa nhận trách nhiệm hoàn toàn về mình trong việc giữ lời hứa làm cho con cháu Abraham đông như sao trời.
Câu chuyện này cho thấy hai điều. Thứ nhất, nó chứng tỏ Thiên Chúa hoàn toàn cam kết thực hiện lời hứa Ngài đến mức nào. Cha chúng ta trên trời sẽ không bao giờ rút lại lời hứa ban ơn lành và chăm sóc mỗi con cái Ngài. Dù chúng ta có ngỗ nghịch đến đâu, Ngài vẫn giữ lời thề long trọng yêu thương và chăm sóc cho dân Ngài đến muôn đời.
Có lẽ còn quan trọng hơn nữa, câu chuyện này tiên báo ơn cứu độ dành cho chúng ta qua Ðức Giêsu. Vì Thiên Chúa đã không yêu cầu Abraham bước qua những nửa của những con vật bị sát tế, Abraham và miêu dệ ông không bị trừng phạt hoàn toàn vì không tuân giữ giao ước. Thiên Chúa biết rằng do tội nguyên tổ, Abraham - hay bất cứ ai - cũng không thể hoàn toàn trung tín. Ðó là lý do tại sao trong dòng lịch sử Cựu Ước, Thiên Chúa đã hứa một giao ước mới, giao ước mà tối hậu Con Yêu Dấu của Ngài đã phải chết cho phần của giao ước mà chúng ta có thể không bao giờ giữ.
Bạn có thể tưởng tượng ra ai trung tín hơn Thiên Chúa? Ngài không những giữ phần của mình trong giao ước nhưng còn gởi Con Ngài xuống để gánh lấy trách nhiệm của chúng ta. Qua phép Thánh Thể, qua Thánh Thần Chúa, và qua Hội Thánh, chúng ta có đầy đủ phương thế để sống như những người con trung tín của Thiên Chúa.
"Lạy Chúa, sự trung tín của Ngài trong lời hứa yêu thương và gìn giữ dân Ngài thật cao cả. Ngài đã gởi cả Người Con Duy Nhất của Ngài xuống thế để bảo đảm ơn cứu độ cho chúng con và đổ đầy chúng con với Thánh Thần của Ngài. Xin ban cho con sức mạnh của Thánh Linh để con trung tín với Thiên Chúa trong mọi việc con làm".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Câu chuyện này cho thấy hai điều. Thứ nhất, nó chứng tỏ Thiên Chúa hoàn toàn cam kết thực hiện lời hứa Ngài đến mức nào. Cha chúng ta trên trời sẽ không bao giờ rút lại lời hứa ban ơn lành và chăm sóc mỗi con cái Ngài. Dù chúng ta có ngỗ nghịch đến đâu, Ngài vẫn giữ lời thề long trọng yêu thương và chăm sóc cho dân Ngài đến muôn đời.
Có lẽ còn quan trọng hơn nữa, câu chuyện này tiên báo ơn cứu độ dành cho chúng ta qua Ðức Giêsu. Vì Thiên Chúa đã không yêu cầu Abraham bước qua những nửa của những con vật bị sát tế, Abraham và miêu dệ ông không bị trừng phạt hoàn toàn vì không tuân giữ giao ước. Thiên Chúa biết rằng do tội nguyên tổ, Abraham - hay bất cứ ai - cũng không thể hoàn toàn trung tín. Ðó là lý do tại sao trong dòng lịch sử Cựu Ước, Thiên Chúa đã hứa một giao ước mới, giao ước mà tối hậu Con Yêu Dấu của Ngài đã phải chết cho phần của giao ước mà chúng ta có thể không bao giờ giữ.
Bạn có thể tưởng tượng ra ai trung tín hơn Thiên Chúa? Ngài không những giữ phần của mình trong giao ước nhưng còn gởi Con Ngài xuống để gánh lấy trách nhiệm của chúng ta. Qua phép Thánh Thể, qua Thánh Thần Chúa, và qua Hội Thánh, chúng ta có đầy đủ phương thế để sống như những người con trung tín của Thiên Chúa.
"Lạy Chúa, sự trung tín của Ngài trong lời hứa yêu thương và gìn giữ dân Ngài thật cao cả. Ngài đã gởi cả Người Con Duy Nhất của Ngài xuống thế để bảo đảm ơn cứu độ cho chúng con và đổ đầy chúng con với Thánh Thần của Ngài. Xin ban cho con sức mạnh của Thánh Linh để con trung tín với Thiên Chúa trong mọi việc con làm".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Biến hình, biến cố “giải quyết” cuộc khủng hoảng niềm tin
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
10:40 02/03/2012
Chúa Nhật II Mùa Chay B
Cuộc khủng hoảng nợ công tại một số quốc gia thuộc khối EU (Âu Châu) đang diễn ra ngày một trầm trọng. Nó được ví như là một cơn sóng thần hung hãn có nguy cơ nhấn chìm cả nền Kinh tế thế giới. Khởi điểm của cơn sóng thần này chính là Hylạp, rồi đến Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và rồi lan rộng đến Italia. Khi Italia, nền kinh tế lớn thứ ba khu vực đồng Eurô, chính thức trở thành tâm điểm mới của cuộc khủng hoảng nợ công thì nguy cơ mà EU sẽ phải đối mặt đó là cuộc khủng hoảng tài chính trong toàn khu vực. Khủng hoảng nợ công cũng kéo theo cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn đó là khủng hoảng niềm tin, niềm tin đối với các ngân hàng tín dụng, với thị trường chứng khoán, với các nhà đầu tư và với toàn thể người dân.
Các nhà lãnh đạo EU, tích cực nhất là Pháp và Đức, phải nhóm họp liên tục nhằm tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng. Một loạt các giải pháp đã được thông qua, chẳng hạn chính sách thắt lưng buộc bụng, thắt chặt chi tiêu, thắt chặt tài khóa đi kèm với hạ giá tiền tệ, đồng thời kêu gọi sự trợ giúp tài chính từ các nước có nền kinh tế mạnh khác trong khu vực, đặc biệt là từ Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF).
Có thể nói rằng khi nghe Chúa Giêsu loan báo về cuộc thương khó và tử nạn của Ngài, các môn đệ cũng đã trải qua một cuộc khủng hoảng trầm trọng không kém. Có điều đây không phải là khủng hoảng về nợ nần mà các ông đã vướng mắc trong 3 năm long đong theo Thầy, cũng không phải khủng hoảng về tài chánh kinh tế do các ông “thất nghiệp” suốt một thời gian dài, mà là cuộc khủng khoảng niềm tin. Niềm tin vào chính người Thầy của mình, Đức Giêsu Kitô.
Khủng hoảng vì khi Chúa Giêsu cho biết Ngài sẽ phải đương đầu với sự bắt bớ, bách hại, các ông không còn nhìn thấy được đâu là Đấng Cứu Tinh mà muôn dân đang trông đợi. Khủng hoảng vì khi sắp sửa phải đối mặt với Thập Giá của Thầy, các ông chẳng còn nhận ra được đâu là thần tính của Đấng mà các ông nhiều lần gọi là Thầy, là Chúa nữa. Khủng hoảng hơn nữa vì khi chạm trán với viễn tượng chết chóc, các ông chẳng còn định hình được đâu là sự sống đời đời mà Thầy mình đã từng cao rao.
Thấu hiểu cơn khủng hoảng mà các môn sinh của mình đang phải đối mặt, Chúa Giêsu đã khéo léo đưa họ, không phải vào bàn hội nghị để tìm giải pháp tháo gỡ cuộc khủng hoảng, mà là lên núi cao, để họ được chiêm ngưỡng một biến cố đặc biệt đầy ý nghĩa, biến cố mở ra cho họ một viễn tượng mới tràn đầy hy vọng: biến cố Biến Hình. Qua biến cố này, Chúa Giêsu sẽ nói cho các ông biết đâu là sự sống tràn trào ẩn sau cái chết, đâu là thần tính vinh quang của Ngài, và đâu là niềm hy vọng chứa chan trước mầu nhiệm Thập Giá.
1. Biến cố hiển dung, biến cố chứng thực cho sự sống sau cái chết.
Quan niệm của người Dothái về sự sống lại, và sự sống sau cái chết vẫn còn có nhiều bất đồng và mơ hồ. Thậm chí nhóm Sađốc còn chủ trương không tin là có sự sống lại. Tuy nhiên, trong biến cố hiển dung, sự xuất hiện rạng ngời vinh hiển của hai nhân vật quá cố thời Cựu Ước xa xưa là Môisê và Êlia, như một bằng chứng hiển nhiên và chắc chắn nói cho các môn đệ rằng có sự sống lại và sự sống sau cái chết. Nói cách khác, qua biến cố hiển dung, Chúa Giêsu muốn nói với các môn đệ rằng các ông cứ tin tưởng có thế giới bên kia, nơi mà hai vị đại ngôn sứ đang sống hạnh phúc ngập tràn. Và rằng các ông cứ an tâm Thầy của họ có chết thì cũng sẽ phục sinh vinh quang.
2. Biến cố hiển dung, biến cố biểu lộ vinh quang thần tính của Đức Kitô.
Trong cuộc sống thường nhật, Chúa Giêsu thường chỉ biểu lộ nhân tính của Ngài là một con người như mọi người, ngoại trừ tội lỗi. Còn thần tính của Ngài vẫn còn ẩn dấu, ẩn dấu trong một thân xác nghèo hèn dân dã.
Thế nhưng, qua biến cố hiển dung, vinh quang Thiên Chúa, tức thần tính của Đức Giêsu tỏ hiện rõ nét và rạng ngời. Rõ nét đến độ, thánh Mathêu mô tả là các môn đệ choáng ngợp, té sấp mặt xuống đất: “Dung nhan Ngài chói lọi như mặt trời, y phục Ngài trắng sáng như tuyết” (Mc 9,3). Rạng ngời đến nỗi các môn đệ chỉ còn muốn sống mãi trên núi với Chúa mà thôi. Chính thánh Phêrô xác nhận điều này: “Lạy Thầy, chúng con ở đây thì tuyệt cú mèo rồi. Nếu Thầy muốn, con xin làm 3 lều ….” (x. Mc 9,5). Trong một bài suy niệm của mình, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cũng đã viết : “Thần tính Chúa Giêsu biểu lộ chứng thực Người là Thiên Chúa ẩn mình. Thì ra manh áo đơn sơ của bác thợ mộc che dấu cả một nguồn ánh sáng chói lọi. Tâm thân dân dã nghèo hèn lại là chiếc bình chứa đựng Ngôi Hai Thiên Chúa cao sang”.
3. Biến cố hiển dung, biến cố khích lệ niềm tin cho các môn đệ trước viễn tượng cuộc thương khó của Thầy mình.
Chúng ta thấy rằng khi Chúa Giêsu bị bắt, ít là có hai trong ba môn đệ (Phêrô, Giacôbê và Gioan) đã từng chứng kiến biến cố hiển dung đã không bỏ trốn như các môn đệ khác. Điều này chứng tỏ niềm tin của các môn đệ đã được củng cố rất nhiều, nhờ thấy trước vinh quang Phục Sinh của Đức Giêsu. Đối tượng cụ thể của niềm tin đó chính là Đức Kitô, Con Một Yêu Dấu của Chúa Cha trên trời. Và vì tin vào Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai, là Con Thiên Chúa, các ông cần phải lắng nghe lời dạy của Ngài : “Đây là Con Ta yêu dấu. Các Ngươi hãy nghe lời Ngài” (Mc 9,7). “Lời Ngài” mà Chúa Cha muốn nói ở đây là lời Chúa Giêsu loan báo về cuộc thương khó, tử nạn và phục sinh của Người. “Lời Ngài” ở đây là lời tiên báo về sự bắt bớ, tra tấn, đánh đập và bị giết chết nhục nhã trên Thánh Giá. Nghe để không bị chao đảo, nghe để không bị mất đức tin trước những thử thách nặng nề như thế.
Vậy khi tái khám phá những ý nghĩa của biến cố biến hình của Chúa Giêsu trên núi Taborê, chúng ta được mời gọi điều gì? Chúng ta được mời gọi mỗi khi đối diện với những khủng hoảng, bế tắc nghiệt ngã trong cuộc sống vô thường ở đời này, hãy chiêm ngắm biến cố hiển dung để hy vọng, để cậy trông vào một cuộc sống vĩnh cửu đích thực mai sau. Hơn nữa, chúng ta còn được gọi mời khi gặp những thử thách đau thương của thập giá, hãy hướng lòng trí lên Đức Kitô vinh quang trên núi Taborê để được khuyến lệ, để được vấn an hầu có thể vượt qua được những thử thách đau thương ấy trong cuộc đời này. Amen.
Cuộc khủng hoảng nợ công tại một số quốc gia thuộc khối EU (Âu Châu) đang diễn ra ngày một trầm trọng. Nó được ví như là một cơn sóng thần hung hãn có nguy cơ nhấn chìm cả nền Kinh tế thế giới. Khởi điểm của cơn sóng thần này chính là Hylạp, rồi đến Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và rồi lan rộng đến Italia. Khi Italia, nền kinh tế lớn thứ ba khu vực đồng Eurô, chính thức trở thành tâm điểm mới của cuộc khủng hoảng nợ công thì nguy cơ mà EU sẽ phải đối mặt đó là cuộc khủng hoảng tài chính trong toàn khu vực. Khủng hoảng nợ công cũng kéo theo cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn đó là khủng hoảng niềm tin, niềm tin đối với các ngân hàng tín dụng, với thị trường chứng khoán, với các nhà đầu tư và với toàn thể người dân.
Có thể nói rằng khi nghe Chúa Giêsu loan báo về cuộc thương khó và tử nạn của Ngài, các môn đệ cũng đã trải qua một cuộc khủng hoảng trầm trọng không kém. Có điều đây không phải là khủng hoảng về nợ nần mà các ông đã vướng mắc trong 3 năm long đong theo Thầy, cũng không phải khủng hoảng về tài chánh kinh tế do các ông “thất nghiệp” suốt một thời gian dài, mà là cuộc khủng khoảng niềm tin. Niềm tin vào chính người Thầy của mình, Đức Giêsu Kitô.
Khủng hoảng vì khi Chúa Giêsu cho biết Ngài sẽ phải đương đầu với sự bắt bớ, bách hại, các ông không còn nhìn thấy được đâu là Đấng Cứu Tinh mà muôn dân đang trông đợi. Khủng hoảng vì khi sắp sửa phải đối mặt với Thập Giá của Thầy, các ông chẳng còn nhận ra được đâu là thần tính của Đấng mà các ông nhiều lần gọi là Thầy, là Chúa nữa. Khủng hoảng hơn nữa vì khi chạm trán với viễn tượng chết chóc, các ông chẳng còn định hình được đâu là sự sống đời đời mà Thầy mình đã từng cao rao.
Thấu hiểu cơn khủng hoảng mà các môn sinh của mình đang phải đối mặt, Chúa Giêsu đã khéo léo đưa họ, không phải vào bàn hội nghị để tìm giải pháp tháo gỡ cuộc khủng hoảng, mà là lên núi cao, để họ được chiêm ngưỡng một biến cố đặc biệt đầy ý nghĩa, biến cố mở ra cho họ một viễn tượng mới tràn đầy hy vọng: biến cố Biến Hình. Qua biến cố này, Chúa Giêsu sẽ nói cho các ông biết đâu là sự sống tràn trào ẩn sau cái chết, đâu là thần tính vinh quang của Ngài, và đâu là niềm hy vọng chứa chan trước mầu nhiệm Thập Giá.
1. Biến cố hiển dung, biến cố chứng thực cho sự sống sau cái chết.
Quan niệm của người Dothái về sự sống lại, và sự sống sau cái chết vẫn còn có nhiều bất đồng và mơ hồ. Thậm chí nhóm Sađốc còn chủ trương không tin là có sự sống lại. Tuy nhiên, trong biến cố hiển dung, sự xuất hiện rạng ngời vinh hiển của hai nhân vật quá cố thời Cựu Ước xa xưa là Môisê và Êlia, như một bằng chứng hiển nhiên và chắc chắn nói cho các môn đệ rằng có sự sống lại và sự sống sau cái chết. Nói cách khác, qua biến cố hiển dung, Chúa Giêsu muốn nói với các môn đệ rằng các ông cứ tin tưởng có thế giới bên kia, nơi mà hai vị đại ngôn sứ đang sống hạnh phúc ngập tràn. Và rằng các ông cứ an tâm Thầy của họ có chết thì cũng sẽ phục sinh vinh quang.
2. Biến cố hiển dung, biến cố biểu lộ vinh quang thần tính của Đức Kitô.
Trong cuộc sống thường nhật, Chúa Giêsu thường chỉ biểu lộ nhân tính của Ngài là một con người như mọi người, ngoại trừ tội lỗi. Còn thần tính của Ngài vẫn còn ẩn dấu, ẩn dấu trong một thân xác nghèo hèn dân dã.
Thế nhưng, qua biến cố hiển dung, vinh quang Thiên Chúa, tức thần tính của Đức Giêsu tỏ hiện rõ nét và rạng ngời. Rõ nét đến độ, thánh Mathêu mô tả là các môn đệ choáng ngợp, té sấp mặt xuống đất: “Dung nhan Ngài chói lọi như mặt trời, y phục Ngài trắng sáng như tuyết” (Mc 9,3). Rạng ngời đến nỗi các môn đệ chỉ còn muốn sống mãi trên núi với Chúa mà thôi. Chính thánh Phêrô xác nhận điều này: “Lạy Thầy, chúng con ở đây thì tuyệt cú mèo rồi. Nếu Thầy muốn, con xin làm 3 lều ….” (x. Mc 9,5). Trong một bài suy niệm của mình, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cũng đã viết : “Thần tính Chúa Giêsu biểu lộ chứng thực Người là Thiên Chúa ẩn mình. Thì ra manh áo đơn sơ của bác thợ mộc che dấu cả một nguồn ánh sáng chói lọi. Tâm thân dân dã nghèo hèn lại là chiếc bình chứa đựng Ngôi Hai Thiên Chúa cao sang”.
3. Biến cố hiển dung, biến cố khích lệ niềm tin cho các môn đệ trước viễn tượng cuộc thương khó của Thầy mình.
Chúng ta thấy rằng khi Chúa Giêsu bị bắt, ít là có hai trong ba môn đệ (Phêrô, Giacôbê và Gioan) đã từng chứng kiến biến cố hiển dung đã không bỏ trốn như các môn đệ khác. Điều này chứng tỏ niềm tin của các môn đệ đã được củng cố rất nhiều, nhờ thấy trước vinh quang Phục Sinh của Đức Giêsu. Đối tượng cụ thể của niềm tin đó chính là Đức Kitô, Con Một Yêu Dấu của Chúa Cha trên trời. Và vì tin vào Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai, là Con Thiên Chúa, các ông cần phải lắng nghe lời dạy của Ngài : “Đây là Con Ta yêu dấu. Các Ngươi hãy nghe lời Ngài” (Mc 9,7). “Lời Ngài” mà Chúa Cha muốn nói ở đây là lời Chúa Giêsu loan báo về cuộc thương khó, tử nạn và phục sinh của Người. “Lời Ngài” ở đây là lời tiên báo về sự bắt bớ, tra tấn, đánh đập và bị giết chết nhục nhã trên Thánh Giá. Nghe để không bị chao đảo, nghe để không bị mất đức tin trước những thử thách nặng nề như thế.
Vậy khi tái khám phá những ý nghĩa của biến cố biến hình của Chúa Giêsu trên núi Taborê, chúng ta được mời gọi điều gì? Chúng ta được mời gọi mỗi khi đối diện với những khủng hoảng, bế tắc nghiệt ngã trong cuộc sống vô thường ở đời này, hãy chiêm ngắm biến cố hiển dung để hy vọng, để cậy trông vào một cuộc sống vĩnh cửu đích thực mai sau. Hơn nữa, chúng ta còn được gọi mời khi gặp những thử thách đau thương của thập giá, hãy hướng lòng trí lên Đức Kitô vinh quang trên núi Taborê để được khuyến lệ, để được vấn an hầu có thể vượt qua được những thử thách đau thương ấy trong cuộc đời này. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:44 02/03/2012
TRONG BỤNG KHÔNG CÓ GÌ
Có tú tài nọ chuẩn bị lên kinh thành để thi, vì mỗi ngày tập viết văn nên rất chán ngán, vợ nhìn thấy tình hình như thế thì nói:
- “Làm văn không dễ dàng, giống như phụ nữ sinh con vậy”.
Chồng nói:
- “Viết văn chương so với sinh con thì khó hơn nhiều”.
- “Tại sao ?”
Chồng trả lời:
- “Bởi vì khi sinh thì chỉ đem con ở trong bụng bà ra là được rồi, nhưng trong bụng ta thì chẳng có gì cả, thì làm gì mà ra được văn chương chứ ?”
Suy tư:
Có những bài văn không thực tế nên ít hấp dẫn người đọc; có những bài luận án chỉ đi “cóp py” lại trên những bài báo nên không đạt chỉ tiêu; có những trang luận án tiến sĩ không phải do mình dày công nghiên cứu, mà chỉ đưa tiền cho người khác viết dùm, cho nên thời gian học đã qua mà không cầm được mảnh bằng trong tay. Bởi vì viết văn hay viết luận án hoặc làm bài luận, thì trong đầu trong óc phải có những khái niệm và đi thực tế thì mới đạt kết quả và hấp dẫn người đọc.
Có một vài linh mục giảng mà giáo dân không ai hiểu gì cả, bởi vì ngài dẫn chứng trong sách này sách nọ chứ không phải do ngài cảm nghiệm được; có những linh mục khi giảng thì hết dẫn chứng tiếng tây đến tiếng tàu nên giáo dân không hiểu gì cả, bởi vì các ngài không phân biệt được bài giảng trong Phúc Âm và bài giảng dạy khi lên lớp giáo lý hoặc kinh thánh.
Bài giảng hay, hấp dẫn là bài giảng được ấp ủ trong bụng, trong óc, trong tim và cảm nghiệm trong cuộc sống, và nhờ ơn Chúa mà diễn đạt qua giọng nói và cử chỉ (dáng điệu) của mình mà giáo dân hiểu được Lời Chúa khi mình giảng.
Đúng là soạn bài giảng cũng khó như bà mẹ sinh con, nhưng càng khó hơn khi trong bụng không có gì cả.
Ha ha ha, chí lí thay !
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có tú tài nọ chuẩn bị lên kinh thành để thi, vì mỗi ngày tập viết văn nên rất chán ngán, vợ nhìn thấy tình hình như thế thì nói:
- “Làm văn không dễ dàng, giống như phụ nữ sinh con vậy”.
Chồng nói:
- “Viết văn chương so với sinh con thì khó hơn nhiều”.
- “Tại sao ?”
Chồng trả lời:
- “Bởi vì khi sinh thì chỉ đem con ở trong bụng bà ra là được rồi, nhưng trong bụng ta thì chẳng có gì cả, thì làm gì mà ra được văn chương chứ ?”
Suy tư:
Có những bài văn không thực tế nên ít hấp dẫn người đọc; có những bài luận án chỉ đi “cóp py” lại trên những bài báo nên không đạt chỉ tiêu; có những trang luận án tiến sĩ không phải do mình dày công nghiên cứu, mà chỉ đưa tiền cho người khác viết dùm, cho nên thời gian học đã qua mà không cầm được mảnh bằng trong tay. Bởi vì viết văn hay viết luận án hoặc làm bài luận, thì trong đầu trong óc phải có những khái niệm và đi thực tế thì mới đạt kết quả và hấp dẫn người đọc.
Có một vài linh mục giảng mà giáo dân không ai hiểu gì cả, bởi vì ngài dẫn chứng trong sách này sách nọ chứ không phải do ngài cảm nghiệm được; có những linh mục khi giảng thì hết dẫn chứng tiếng tây đến tiếng tàu nên giáo dân không hiểu gì cả, bởi vì các ngài không phân biệt được bài giảng trong Phúc Âm và bài giảng dạy khi lên lớp giáo lý hoặc kinh thánh.
Bài giảng hay, hấp dẫn là bài giảng được ấp ủ trong bụng, trong óc, trong tim và cảm nghiệm trong cuộc sống, và nhờ ơn Chúa mà diễn đạt qua giọng nói và cử chỉ (dáng điệu) của mình mà giáo dân hiểu được Lời Chúa khi mình giảng.
Đúng là soạn bài giảng cũng khó như bà mẹ sinh con, nhưng càng khó hơn khi trong bụng không có gì cả.
Ha ha ha, chí lí thay !
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN II MC)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:46 02/03/2012
CHỦ NHẬT II MÙA CHAY
Tin Mừng: Mc 9, 2-10
“Các ông chợt nhìn quanh, thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giêsu với các ông mà thôi”.
Anh chị em thân mến,
Bài Tin Mừng hôm nay Đức Chúa Giê-su dẫn ba môn đệ mà Ngài yêu quý cách đặc biệt lên một ngọn núi, và tỏ cho các ông thấy được vinh quang rạng ngời của Ngài: mặt Ngài sáng như ánh mặt trời, áo Ngài trắng như tuyết.
Đúng là một quang cảnh mà con người ta dù nằm mơ cũng không thấy được, nhưng ba ông tông đồ đã thấy và ngây ngất sung sướng không nói nên lời, chỉ có Phê-rô lên tiếng: “Thưa thầy, chúng con ở đây thật là hay ! Chúng con xin dựng ba cái lều...” và ông hê-rô không muốn trở lại với cuộc sống đời thường nữa, ông đã quên mất thực tế đang chờ trước mắt của ông: cuộc sống nay đây mai đó không nơi gối đầu với thầy của mình, và với những tranh biện ghen ghét của những người Pha-ri-siêu, các kinh sư và ký lục.
Cuộc sống có rất nhiều điều để cho con người chúng ta ước mơ, có người ước mơ được có công ăn việc làm đang khi thất nghiệp; có người ước mơ có cơm ngày ba bữa trong khi gia đình nghèo đói; có người mơ được ở trong căn nhà khang trang so với mái nhà ổ chuột đang ở; có người mơ được vợ đẹp con ngoan.v.v...tất cả cuộc sống đều là ước mơ, và những ước mơ này là những cắm mốc đem lại hy vọng cho con người.
Có những lúc chúng ta giữ đạo như trong mơ, chúng ta mơ đến một thiên đàng vĩnh cửu bất diệt và hạnh phúc, nhưng cái vĩnh cửu bất diệt và hạnh phúc ấy đang tuỳ thuộc vào thực tại mà chúng ta đang sống, đó là chấp nhận một cuộc sống gian nan với thân phận của những con người có niềm tin vào Thiên Chúa; chúng ta mơ đến ngày Thiên Chúa xuất hiện và sẽ nhốt sa-tan muôn đời trong hoả ngục không cho nó tung hoành trên địa cầu, nhưng cái thực tại trước mắt là hình như sa-tan đang thống trị địa cầu: sự dữ, chết chóc và tội lỗi đang tăng dần trong thế giới ngày nay, cái thực tại này đòi hỏi chúng ta phải thực tế hoá đời sống đức tin của chúng ta, thực tế hoá đức tin là nhìn thấy và chấp nhận một sự tồn tại của sự dữ để vươn lên đến sự trọn lành mà Đức Chúa Giê-su –trong thân phận con người- cũng đã phải thốt lên: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén đắng này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” . Chén đắng là sự dữ, là tội lỗi của nhân loại, của chúng ta.
“Các ông chợt nhìn quanh, thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Chúa Giê-su với các ông mà thôi”.
Ba ông tông đồ không còn thấy ai nữa, hai ông Ê-li-a và Môi-Sê cũng biến đi đâu mất tiêu, chỉ còn lại một mình Đức Chúa Giê-su, và như thế cũng đã đủ cho các ông rồi, bởi vì các ông đi theo là đi theo Đức Chúa Giê-su, theo Đấng mà họ chỉ biết có tin tưởng và phó thác, mặc dù không biết ngày mai sẽ ra sao...
Trong cuộc sống của chúng ta cũng thế, chúng ta cầu nguyện rất nhiều, chúng ta làm việc hy sinh rất nhiều, chúng ta đọc kinh rất nhiều với hy vọng được ơn lành của Thiên Chúa ban cho, để bù lại những việc mà chúng ta đã làm vì Chúa, vì anh em, vì tha nhân. Nhưng thực tế trước mắt thì chúng ta không nhận được gì cả, thậm chí, có những việc ngoài ý muốn xảy đến cho chúng ta, cho gia đình chúng ta như con bệnh, vợ ốm, chồng thất nghiệp...
Đức tin mời gọi chúng ta sống tốt đẹp giây phút hiện tại, phó dâng giây phút hiện tại cho tình yêu quan phòng của Thiên Chúa; đức tin mời gọi và giúp chúng ta chấp nhận hiện tại, vượt qua mọi khó khăn để vươn tới một đích điểm cao hơn chính là Phục Sinh với Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Anh chị em thân mến, người có đức tin trưởng thành là người sống thiên đàng mai sau ngay tại cuộc sống ở trần gian này.
Xin Đức Mẹ Ma-ri-a, Đấng luôn đồng hành với Đức Chúa Giê-su trên đường khổ nạn cầu bàu cho chúng ta.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Mừng: Mc 9, 2-10
“Các ông chợt nhìn quanh, thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giêsu với các ông mà thôi”.
Anh chị em thân mến,
Bài Tin Mừng hôm nay Đức Chúa Giê-su dẫn ba môn đệ mà Ngài yêu quý cách đặc biệt lên một ngọn núi, và tỏ cho các ông thấy được vinh quang rạng ngời của Ngài: mặt Ngài sáng như ánh mặt trời, áo Ngài trắng như tuyết.
Đúng là một quang cảnh mà con người ta dù nằm mơ cũng không thấy được, nhưng ba ông tông đồ đã thấy và ngây ngất sung sướng không nói nên lời, chỉ có Phê-rô lên tiếng: “Thưa thầy, chúng con ở đây thật là hay ! Chúng con xin dựng ba cái lều...” và ông hê-rô không muốn trở lại với cuộc sống đời thường nữa, ông đã quên mất thực tế đang chờ trước mắt của ông: cuộc sống nay đây mai đó không nơi gối đầu với thầy của mình, và với những tranh biện ghen ghét của những người Pha-ri-siêu, các kinh sư và ký lục.
Cuộc sống có rất nhiều điều để cho con người chúng ta ước mơ, có người ước mơ được có công ăn việc làm đang khi thất nghiệp; có người ước mơ có cơm ngày ba bữa trong khi gia đình nghèo đói; có người mơ được ở trong căn nhà khang trang so với mái nhà ổ chuột đang ở; có người mơ được vợ đẹp con ngoan.v.v...tất cả cuộc sống đều là ước mơ, và những ước mơ này là những cắm mốc đem lại hy vọng cho con người.
Có những lúc chúng ta giữ đạo như trong mơ, chúng ta mơ đến một thiên đàng vĩnh cửu bất diệt và hạnh phúc, nhưng cái vĩnh cửu bất diệt và hạnh phúc ấy đang tuỳ thuộc vào thực tại mà chúng ta đang sống, đó là chấp nhận một cuộc sống gian nan với thân phận của những con người có niềm tin vào Thiên Chúa; chúng ta mơ đến ngày Thiên Chúa xuất hiện và sẽ nhốt sa-tan muôn đời trong hoả ngục không cho nó tung hoành trên địa cầu, nhưng cái thực tại trước mắt là hình như sa-tan đang thống trị địa cầu: sự dữ, chết chóc và tội lỗi đang tăng dần trong thế giới ngày nay, cái thực tại này đòi hỏi chúng ta phải thực tế hoá đời sống đức tin của chúng ta, thực tế hoá đức tin là nhìn thấy và chấp nhận một sự tồn tại của sự dữ để vươn lên đến sự trọn lành mà Đức Chúa Giê-su –trong thân phận con người- cũng đã phải thốt lên: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén đắng này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” . Chén đắng là sự dữ, là tội lỗi của nhân loại, của chúng ta.
“Các ông chợt nhìn quanh, thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Chúa Giê-su với các ông mà thôi”.
Ba ông tông đồ không còn thấy ai nữa, hai ông Ê-li-a và Môi-Sê cũng biến đi đâu mất tiêu, chỉ còn lại một mình Đức Chúa Giê-su, và như thế cũng đã đủ cho các ông rồi, bởi vì các ông đi theo là đi theo Đức Chúa Giê-su, theo Đấng mà họ chỉ biết có tin tưởng và phó thác, mặc dù không biết ngày mai sẽ ra sao...
Trong cuộc sống của chúng ta cũng thế, chúng ta cầu nguyện rất nhiều, chúng ta làm việc hy sinh rất nhiều, chúng ta đọc kinh rất nhiều với hy vọng được ơn lành của Thiên Chúa ban cho, để bù lại những việc mà chúng ta đã làm vì Chúa, vì anh em, vì tha nhân. Nhưng thực tế trước mắt thì chúng ta không nhận được gì cả, thậm chí, có những việc ngoài ý muốn xảy đến cho chúng ta, cho gia đình chúng ta như con bệnh, vợ ốm, chồng thất nghiệp...
Đức tin mời gọi chúng ta sống tốt đẹp giây phút hiện tại, phó dâng giây phút hiện tại cho tình yêu quan phòng của Thiên Chúa; đức tin mời gọi và giúp chúng ta chấp nhận hiện tại, vượt qua mọi khó khăn để vươn tới một đích điểm cao hơn chính là Phục Sinh với Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Anh chị em thân mến, người có đức tin trưởng thành là người sống thiên đàng mai sau ngay tại cuộc sống ở trần gian này.
Xin Đức Mẹ Ma-ri-a, Đấng luôn đồng hành với Đức Chúa Giê-su trên đường khổ nạn cầu bàu cho chúng ta.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:48 02/03/2012
N2T |
15. Tất cả các thánh nhân, suốt đời bị rất nhiều cám dỗ, do đó mà được tiến vào nơi đất thánh.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:16 02/03/2012
BÊN TRỌNG BÊN KHINH
Trong giáo xứ có hai giáo dân -một người giàu và một người nghèo- qua đời cách nhau vài ngày.
Cha sở ưu tiên dành cho người nhà giàu, ngày nào cũng có thánh lễ tại gia, ngài đổi luôn cả giờ lễ bình thường của giáo xứ để làm lễ cầu hồn (không phải lễ an táng) để làm lễ cho người nhà giàu. Người nhà nghèo cũng chết cách người nhà giàu chỉ một hai ngày, thì ngài không đoái hoài, giáo dân cảm thấy bức xúc bèn nhắc khéo ngài đi làm lễ cho người nhà nghèo, ngài viện nhiều lý do để không đi, sau cùng có lẽ lương tâm cắn rức nên ngài cũng đi dâng một thánh lễ.
Giáo dân nói với nhau: cầu xin Chúa đừng cho mình chết nhằm ngày với người giàu.
--------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Trong giáo xứ có hai giáo dân -một người giàu và một người nghèo- qua đời cách nhau vài ngày.
Cha sở ưu tiên dành cho người nhà giàu, ngày nào cũng có thánh lễ tại gia, ngài đổi luôn cả giờ lễ bình thường của giáo xứ để làm lễ cầu hồn (không phải lễ an táng) để làm lễ cho người nhà giàu. Người nhà nghèo cũng chết cách người nhà giàu chỉ một hai ngày, thì ngài không đoái hoài, giáo dân cảm thấy bức xúc bèn nhắc khéo ngài đi làm lễ cho người nhà nghèo, ngài viện nhiều lý do để không đi, sau cùng có lẽ lương tâm cắn rức nên ngài cũng đi dâng một thánh lễ.
Giáo dân nói với nhau: cầu xin Chúa đừng cho mình chết nhằm ngày với người giàu.
--------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
HĐGMHK: Chúng tôi sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi quyền làm theo lương tâm được phục hồi
Phaolô Phạm Xuân Khôi
07:26 02/03/2012
Theo bản tin vừa được đăng trên trang web của của HĐGMHK chiều 1 tháng 3 năm 1012 thì việc đánh bại Dự Luật Tôn Trọng Quyền Làm Theo Lương Tâm (S. 1467), được bảo trợ bởi TNS Roy Blunt (R-MO) và 37 TNS khác tại Thương Nghị Viện, đã thúc đẩy Hội Thánh củng cố quyết tâm bảo vệ Tự Do Tôn Giáo của mình.
Đức Cha William E. Lori của Bridgeport, chủ tịch Ủy Ban Đặc Nhiệm về Tự do Tôn Giáo của HĐGMHK (USCCB) nói. "Nhu cầu bảo vệ quyền làm theo lương tâm cùa các công dân là vấn đề quan trọng nhất trước đất nước của chúng ta ngay bây giờ…..Chúng tôi sẽ tiếp tục việc mạnh mẽ bảo vệ quyền làm theo lương tâm của chúng tôi qua tất cả các phương tiện pháp lý sẵn có. Tự do tôn giáo nằm ở trung tâm của nền dân chủ và bắt nguồn từ phẩm giá của mỗi con người. Chúng tôi sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi việc bảo vệ quyền làm theo lương tâm được phục hồi và Tu Chính Án Thứ Nhất lại được tôn trọng trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền."
Đức Cha Lori nói tiếp, "Hôm nay tôi chân thành biết ơn TNS Roy Blunt và 47 TNS khác đã bỏ phiếu lưỡng đảng để tái khẳng định truyền thống lâu đời về tôn trọng quyền làm theo lương tâm trong việc chăm sóc sức khỏe của đất nước chúng ta…. Chúng tôi sẽ xây dựng trên nền tảng của sự ủng hộ này khi chúng tôi theo đuổi biện pháp pháp lý ở Hạ Viện, đòi buộc chính phủ phải thay đổi đường hướng của họ về vấn đề này, và khám phá ra những quyền pháp lý của chúng tôi theo Hiến Pháp và Đạo Luật Phục Hồi Tự Do Tôn Giáo."
Quyền tự do làm theo lương tâm đã đứng ở vị trí hàng đầu từ khi chính quyền Obama đã ban hành một điều luật dưới Đạo Luật Cải Tổ Y Tế (Patient Protection and Affordable Care Act) bắt buộc hầu hết các chủ nhân, kể cả các tổ chức tôn giáo, phải cung cấp bảo hiểm cho việc triệt sản và ngừa thai, gồm cả các loại thuốc gây phá thai, ngay cả khi chúng vi phạm giáo huấn Hội Thánh.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Xin xem nguyên văn tại: http://www.usccb.org/news/2012/12-035.cfm
Đức Cha William E. Lori của Bridgeport, chủ tịch Ủy Ban Đặc Nhiệm về Tự do Tôn Giáo của HĐGMHK (USCCB) nói. "Nhu cầu bảo vệ quyền làm theo lương tâm cùa các công dân là vấn đề quan trọng nhất trước đất nước của chúng ta ngay bây giờ…..Chúng tôi sẽ tiếp tục việc mạnh mẽ bảo vệ quyền làm theo lương tâm của chúng tôi qua tất cả các phương tiện pháp lý sẵn có. Tự do tôn giáo nằm ở trung tâm của nền dân chủ và bắt nguồn từ phẩm giá của mỗi con người. Chúng tôi sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi việc bảo vệ quyền làm theo lương tâm được phục hồi và Tu Chính Án Thứ Nhất lại được tôn trọng trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền."
Đức Cha Lori nói tiếp, "Hôm nay tôi chân thành biết ơn TNS Roy Blunt và 47 TNS khác đã bỏ phiếu lưỡng đảng để tái khẳng định truyền thống lâu đời về tôn trọng quyền làm theo lương tâm trong việc chăm sóc sức khỏe của đất nước chúng ta…. Chúng tôi sẽ xây dựng trên nền tảng của sự ủng hộ này khi chúng tôi theo đuổi biện pháp pháp lý ở Hạ Viện, đòi buộc chính phủ phải thay đổi đường hướng của họ về vấn đề này, và khám phá ra những quyền pháp lý của chúng tôi theo Hiến Pháp và Đạo Luật Phục Hồi Tự Do Tôn Giáo."
Quyền tự do làm theo lương tâm đã đứng ở vị trí hàng đầu từ khi chính quyền Obama đã ban hành một điều luật dưới Đạo Luật Cải Tổ Y Tế (Patient Protection and Affordable Care Act) bắt buộc hầu hết các chủ nhân, kể cả các tổ chức tôn giáo, phải cung cấp bảo hiểm cho việc triệt sản và ngừa thai, gồm cả các loại thuốc gây phá thai, ngay cả khi chúng vi phạm giáo huấn Hội Thánh.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Xin xem nguyên văn tại: http://www.usccb.org/news/2012/12-035.cfm
Tín thác nơi sự trợ giúp của Thánh Cả Giuse
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
15:59 02/03/2012
Ngay những ngày đầu vào năm 1857 khi bôn ba nơi cánh đồng truyền giáo bao la của đại lục Phi Châu, thánh Daniele Comboni đã phó thác mọi hoạt động tông đồ dưới quyền bảo trợ đặc biệt của Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA và Thánh Cả GIUSE. Trong một bức thư gởi cho Cha Johannes Chrysostomus Mitterrutzner (1818-1903) kinh sĩ Augustino thuộc đan viện Novacella ở Bressanone (Bắc Ý), Cha Daniele Comboni kể lại những tín thác nơi sự trợ giúp của Thánh Cả GIUSE như sau.
Khartum ngày 13 tháng Giêng năm 1875
Thưa Cha khả kính,
Xin Cha thứ lỗi về thời gian dài im lặng. Mặc dầu có cả hàng trăm lý lẽ ngăn cản con viết thư cho Cha, nhưng xin Cha nhớ cho rằng, Cha luôn luôn là người Bạn đầu tiên, là người Cha của miền Trung Phi châu, là vị ân nhân và cũng là người Cha tinh thần của con nữa, nên con không thể không viết thư thăm và kể chuyện cho Cha nghe.
Sau khi thiết lập xong cứ điểm truyền giáo tại Cordofan, ngày 17-11-1873, con cùng với Cha Stanislas di chuyển đến Khartum, thủ đô nước Sudan. Một tuần sau, ngày 25, ngay giữa một cánh rừng chằn chịt cây cối và sỏi đá, con bị té nhào xuống đất và bị gãy tan tành cánh tay cùng bàn tay. Con bị đau kinh khủng và giữa cái nhức buốt này, con leo lên lạc đà đi tiếp. Mỗi bước chân lạc đà làm con đau nhói! Khi đến bờ sông Nil, thuyền của quan toàn quyền Ismail Pacha (1830-1895) rước và đưa con về cứ điểm truyền giáo. Trong vòng 82 ngày ròng rã con chỉ có thể nằm yên trên giường hoặc đi lại với cánh tay buộc vào cổ. Nhưng bởi vì trong cuộc hành trình này, con đã làm tuần cửu nhật kính Thánh Cả GIUSE - Vị Tổng Quản Lý của con và là Hiền Phụ đích thật của Người Da Đen - mà con lại bị gãy tay nên con liền bắt đền Thánh Cả. Con xin Thánh Cả GIUSE phải bồi thường cho con trong vòng một năm, mỗi lần một ngàn quan theo đúng với con số 82 ngày con bị buộc tay vào cổ và không thể cử hành Thánh Lễ. Con liền gởi cái hóa đơn trị giá 82 ngàn quan cho Ngân Hàng của Vị Tổng Quản Lý của con trên Thiên Quốc. Và con dám thách thức Ngài phải trả tiền cho con. Con tin tưởng vững chắc rằng trên Trời, Thánh Cả GIUSE là Vị Vua của các quan chức danh dự ...
Và Cha biết không, con đã có thể xây xong ngôi nhà cho các nữ tu. Ngôi nhà cũng khang trang rộng lớn y như cơ sở dành cho các nam tu sĩ vậy. Cơ sở gồm nhà ở, trường học và vườn trẻ dành cho con em người nô lệ, vv. Và sau khi trang trải tiền cho 2 ngôi nhà ở Cordofan và 2 ngôi nhà ở Khartum cũng như trả lương cho tất cả các người làm Công Giáo da đen, con không hề mắc nợ một ai nơi Tòa Giám Quản lẫn ở thủ đô Khartum. Đó là chưa tính tiền con đã trả cho các chi phí chuyên chở.
Nói như thế để Cha có thể nhận ra các hồng ân cao cả bao la mà Thánh Cả GIUSE đã cầu bầu cùng THIÊN CHÚA ban xuống thật dồi dào cho chúng con. Ngoài ra con còn có thể trang trải mọi chi phí cho 2 nhà ở Cairo cũng như hai Học Viện ở Verona, Bắc Ý.
Sau khi Cha Stanislas đi rồi, còn lại một mình, con phải cáng đáng hết mọi chuyện từ việc hành chánh đến việc xây cất cũng như liên hệ với quan toàn quyền. Ngày 8 tháng 12, Linh Mục Pasquale Fiore, bề trên cứ điểm truyền giáo Khartum kiêm Cha Sở, sau khi long trọng đọc Phúc Âm bằng tiếng Ả-Rập và xướng Kinh Tin Kính, Cha bỗng bị thổ huyết. Cha xuống khỏi bàn thờ và con đưa Cha về phòng. Trong vòng 3 ngày, Cha thổ ra 8 lít máu. Ngày 11, con trao cho Cha của ăn đàng và ban bí tích Xức Dầu cho Cha. Mạng sống Cha Stanislas treo lơ lửng trên sợi chỉ mong manh trong vòng 20 ngày.
Nhưng nhờ các Tuần Cửu Nhật cử hành liên tục, nhờ Đức Mẹ MARIA Nữ Vương Phi Châu, nhờ Thánh Cả GIUSE cùng với sự chăm sóc tận tình chu đáo của các nữ tu Marseille mà Cha Stanislas đã dần dần hồi phục. Con tin rằng chỉ trong vòng 3 hoặc 4 tháng nữa thôi, Cha sẽ được bình phục. Cha đang bước nhanh trên đường khỏi bệnh.
... KINH CẦU CÙNG THÁNH CẢ GIUSE TRONG CƠN GIAN NAN SẦU LO CỦA CUỘC SỐNG
1. Là những kẻ khốn cùng, chúng con biết chạy đến cùng ai trong những cơn sầu lo nơi thung lũng nước mắt, nếu không phải là chạy đến cùng Ngài, Đấng mà Hiền Thê Dấu Ái MARIA của Ngài đã trao phó mọi kho tàng châu báu, hầu Ngài gìn giữ để lo phần lợi ích cho chúng con?
Hãy đến cùng Phu Quân GIUSE của Mẹ - Đức MARIA nói với chúng con như thế - và Người sẽ an ủi các con và làm cho các con được sung sướng và hài lòng, bằng cách thoa dịu cái khốn khổ đè nặng trên các con.
Vậy xin Thánh Cả GIUSE thương xót chúng con. Xin thương xót chúng con vì mối tình Ngài dành cho một Hiền Thê đáng trọng đáng yêu dường ấy.
Kinh Lạy Cha - Kinh Kính Mừng - Kinh Sáng Danh
2. Chắc chắn chúng con ý thức rõ đã xúc phạm phép công thẳng của THIÊN CHÚA vì tội lỗi chúng con và đáng bị nghiêm thẳng trừng phạt. Vậy thì đâu là nơi trú ẩn của chúng con? Trong bến bờ nào giúp chúng con có thể tìm được chốn an toàn?
Hãy đến cùng Thánh Cả GIUSE - Đức Chúa GIÊSU sẽ nói với chúng con như thế - Hãy đến cùng Thánh Cả GIUSE, Người đã được Thầy tiếp nhận và xem như Cha. Với Người, giống như Cha của Thầy, Thầy đã thông truyền mọi quyền bính để Người sử dụng như tài năng hầu mưu ích cho các con.
Vậy xin Thánh Cả GIUSE thương xót chúng con. Xin thương xót chúng con vì mối tình Ngài có đối với một Người Con thật cao cả và dấu ái dường ấy.
Kinh Lạy Cha - Kinh Kính Mừng - Kinh Sáng Danh
3. Chắc chắn những tội chúng con lỗi phạm, kéo xuống trên đầu chúng con những cú phạt nặng nề nhất. Vậy thì biết tìm ra con tàu nào để chúng con chạy đến nương ẩn hầu được cứu thoát? Đâu là nơi chốn khoan dung an bình có thể trao ban sức mạnh trong cơn hiểm nguy khốn khó như thế?
Hãy đến cùng GIUSE - CHA vĩnh cửu sẽ nói với chúng con như thế - Hãy đến cùng GIUSE, Người đã thay thế chỗ của CHA nơi dương thế bên cạnh Con CHA nhập thể làm người. CHA đã giao cho Người, Con của CHA, Đấng là nguồn suối ơn thánh đời đời. Từ đó mọi ơn thánh nằm trong tay Người.
Vậy xin Thánh Cả GIUSE thương xót chúng con. Xin thương xót chúng con vì lòng kính mến Ngài bày tỏ cùng THIÊN CHÚA Đấng tỏ ra quảng đại với Ngài dường ấy.
Kinh Lạy Cha - Kinh Kính Mừng - Kinh Sáng Danh
(Chanoine Joseph SCHAFER, ”Allez à JOSEPH!”, Éditions du Parvis, CH-1648 Hauteville/Suisse, Septembre 1990, trang 22-24)
(”Le CHRIST au Monde”, Revue Internationale de documentation et d'expérences apostoliques, n.3, Mai-Juin/2004, trang 206-210).
Thượng viện ngăn chặn nỗ lực để bảo vệ tự do tôn giáo
Bùi Hữu Thư
16:07 02/03/2012
Hoa Thịnh Đốn, ngày 1, tháng 3, 2012 (Zenit.org).- Thượng viên Hoa Kỳ bỏ phiếu với mức chênh lệch rất nhỏ 51-48 để ngăn chặn Đạo luật Tôn Trọng Quyền Hạn về Lương Tâm (the Respect for Rights of Conscience Act. S. 1467), do thượng nghi sĩ Roy Blunt (R-MO) và 37 thượng nghhị sĩ khác bảo trợ.
Biện pháp được đề nghị cho phép các chủ nhân và hãng bảo hiểm không phải trả tiền cho nhân công để đài thọ cho các dịch vụ ngừa thai và tuyệt tự.
Đức Giám Mục William E. Lori ở Bridgeport, Connecticut, chủ tịch Uỷ Ban Lâm Thời về Tự Do Tôn Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nói: "Nhu cầu bảo vệ quyền lương tâm của người công dân là vấn đề hết sức quan trọng tại quốc gia chúng ta ngay bây giờ."
Ngài viết trong một bản tin do Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ phổ biến sau khi thượng viên bỏ phiếu: “Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ mạnh mẽ quyền lương tâm qua mọi phương tiện luật pháp hiện có. Tự do tôn giáo nằm ngay tại trọng tâm của nền dân chủ và bắt rễ tại phẩm giá của tất cả mọi con người."
Ngài tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không ngưng nghỉ cho đến khi việc bảo vệ quyền lương tâm được phục hồi và tu chính thứ nhất của Hiến Pháp được trả về nơi chốn được tôn trọng trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền."
Cuộc bỏ phiếu 51 trên 48 để bải bỏ tu chính được thực hiện hầu như là ngang ranh giới của lưỡng đảng: có ba nghị sĩ Dân Chủ: Robert P. Casey Jr. (Pa.), Joe Manchin (W.Va.) và Ben Nelson (Neb.) — đã ủng hộ điều này, và một nghị sĩ Cộng Hòa, Olympia Snowe (Maine) đã chống lại.
Một số nghị sĩ đã tuyên bố mình là người Công Giáo cũng bỏ phiếu chống. Matt Smith, Chủ Tịch Hội Bênh Vực Công Giáo (president of Catholic Advocate), cho biết có mười ba người.
Ông tuyên bố: “Bổn phận của chúng tôi là giáo dân phải ghi nhận những người không ủng hộ các giá trị của chúng tôi phải chịu trách nhiệm, và bỏ phiếu cho họ theo lương tâm chúng tôi khi có dịp."
Đức Hồng Y Timothy Dolan ở New York đề cập đến sự chia rẽ giữa người Công Giáo là một vấn đề ngài đã đưa lên mạng blog của ngài cùng ngày Thượng Viện bỏ phiếu.
Ngài viết những thay đổi được Thổng Thống Obama tuyến bố ngày 10 tháng 2 là: "không hẳn được coi như một cái gật đầu nho nhỏ đối với những ưu tư sâu xa của chúng ta về việc quyền tự do tôn giáo bị chà đạp, hay là cải tổ cố gắng của Bộ Y Tế để tái định nghĩa sứ mệnh của chúng ta là làm sao và cho ai qua những luật lệ làm cho ngạt thở."
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Dolan giải thích: "Rất tiếc, sự hiệp nhất của cộng đồng Công Giáo đã bị lung lạc một chút bởi những người nghĩ rằng tổng thống Obama đã lắng nghe chúng ta và bây giờ chúng ta không cần phải lo lắng nữa."
Ngài nói: Các giám mục Công Giáo sẽ tiếp tục trong các nỗ lực để ngăn chặn hay cải tổ quy luật mới. Chúng ta phải thực tế và chuẩn bị cho những ngày tháng khó khăn."
Biện pháp được đề nghị cho phép các chủ nhân và hãng bảo hiểm không phải trả tiền cho nhân công để đài thọ cho các dịch vụ ngừa thai và tuyệt tự.
Đức Giám Mục William E. Lori ở Bridgeport, Connecticut, chủ tịch Uỷ Ban Lâm Thời về Tự Do Tôn Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nói: "Nhu cầu bảo vệ quyền lương tâm của người công dân là vấn đề hết sức quan trọng tại quốc gia chúng ta ngay bây giờ."
Ngài viết trong một bản tin do Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ phổ biến sau khi thượng viên bỏ phiếu: “Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ mạnh mẽ quyền lương tâm qua mọi phương tiện luật pháp hiện có. Tự do tôn giáo nằm ngay tại trọng tâm của nền dân chủ và bắt rễ tại phẩm giá của tất cả mọi con người."
Ngài tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không ngưng nghỉ cho đến khi việc bảo vệ quyền lương tâm được phục hồi và tu chính thứ nhất của Hiến Pháp được trả về nơi chốn được tôn trọng trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền."
Cuộc bỏ phiếu 51 trên 48 để bải bỏ tu chính được thực hiện hầu như là ngang ranh giới của lưỡng đảng: có ba nghị sĩ Dân Chủ: Robert P. Casey Jr. (Pa.), Joe Manchin (W.Va.) và Ben Nelson (Neb.) — đã ủng hộ điều này, và một nghị sĩ Cộng Hòa, Olympia Snowe (Maine) đã chống lại.
Một số nghị sĩ đã tuyên bố mình là người Công Giáo cũng bỏ phiếu chống. Matt Smith, Chủ Tịch Hội Bênh Vực Công Giáo (president of Catholic Advocate), cho biết có mười ba người.
Ông tuyên bố: “Bổn phận của chúng tôi là giáo dân phải ghi nhận những người không ủng hộ các giá trị của chúng tôi phải chịu trách nhiệm, và bỏ phiếu cho họ theo lương tâm chúng tôi khi có dịp."
Đức Hồng Y Timothy Dolan ở New York đề cập đến sự chia rẽ giữa người Công Giáo là một vấn đề ngài đã đưa lên mạng blog của ngài cùng ngày Thượng Viện bỏ phiếu.
Ngài viết những thay đổi được Thổng Thống Obama tuyến bố ngày 10 tháng 2 là: "không hẳn được coi như một cái gật đầu nho nhỏ đối với những ưu tư sâu xa của chúng ta về việc quyền tự do tôn giáo bị chà đạp, hay là cải tổ cố gắng của Bộ Y Tế để tái định nghĩa sứ mệnh của chúng ta là làm sao và cho ai qua những luật lệ làm cho ngạt thở."
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Dolan giải thích: "Rất tiếc, sự hiệp nhất của cộng đồng Công Giáo đã bị lung lạc một chút bởi những người nghĩ rằng tổng thống Obama đã lắng nghe chúng ta và bây giờ chúng ta không cần phải lo lắng nữa."
Ngài nói: Các giám mục Công Giáo sẽ tiếp tục trong các nỗ lực để ngăn chặn hay cải tổ quy luật mới. Chúng ta phải thực tế và chuẩn bị cho những ngày tháng khó khăn."
Tòa Thánh Vatican triển lãm các tài liệu mật của kho Mật Khố
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
21:04 02/03/2012
Tòa Thánh Vatican triển lãm các tài liệu mật của kho Mật Khố
Rôma - thứ năm, 01.3.2012 cuộc triển lãm về các tài liệu và văn kiện quý giá cũng như bảo mật của Tòa Thánh Vatican đã được chính thức bắt đầu tại Bảo tàng Nghệ thuật và Khảo cổ học Musei Capitolini của Rôma và được kéo dài cho đến ngày 9 tháng 9 năm 2012.
Cuộc triển lãm này được đặt tên "Lux in Arcana" – Ánh sáng rọi vào bí ẩn. Theo dự đoán, nhờ nó thành phố Rôma sẽ trở thành tụ điểm nam châm du lịch của năm 2012.
Với những tài liệu hiếm có và chưa bao giờ cho công chúng thấy như Chiếu chỉ phạt vạ tuyệt thông đối với linh mục Martin Luther, biên bản ghi chi tiết phiên tòa xử nhà thiên văn Galileo Galilei và các tài liệu từ thử nghiệm của Galileo có chữ ký tay của Galileo, bản văn sắc nét viết tay của thiên tài Michelangelo nhắc nhở về tiền lương trả cho các nhà tạc tượng làm việc tại đền thờ Thánh Phêrô, bức thư của vua Henry VIII, nước Anh đề nghị hủy hôn phối, các cuộn giấy da mở phiên tòa dị giáo chống lại các Hiệp Sĩ Đền Thờ ở Pháp… Đó là một số trong khoảng 100 tài liệu được lựa chọn bao gồm tài liệu, bản thảo, sắc lệnh thuộc Mật khố Vatican đang được trưng bày tại bảo tàng viện Capitole.
Không có điều gì bí ẩn, theo Đức giám mục Sergio Pagano, giám đốc Mật Khố Vatican. Tên đặt thành Mật Khố có thể gây hiểu lầm. "Tốt hơn người ta nên nói: Kho lưu trữ tài liệu tư nhân. Đó là các kho lưu trữ riêng của Đức Giáo Hoàng". Mặc dù từ năm 1881 kho lưu trữ này đã mở ra cho các nhà nghiên cứu, nhưng chỉ có Đức Giáo Hoàng quyết định những tài liệu nào được cho xem. Giống như những kho lưu trữ khác thì Vatican cũng đóng cửa lại đúng thời hạn công bố. Đó là lý do tại sao lý thuyết về âm mưu hư cấu phát triển mạnh và rất ăn khách, ví dụ nhà văn Dan Brown, người Mỹ viết trong tác phẩm best-seller "Angels and Demons" - Thiên thần và Ác quỷ vào năm 2000 và đã được Hollywood đóng phim. Cốt truyện kết hợp giữa trinh thám và các huyền thoại âm mưu về tôn giáo, đặc biệt về đạo công giáo ngay trong điện Vatican. Đức cha Pagano đánh giá về Angels and Demons: "Cuộc sống chúng ta quá ngắn để đọc tài liệu xấu này."
Đức cha Pagano mong rằng qua cuộc triển lãm sẽ có thể xóa tan được các lý thuyết về huyền thoại âm mưu. Kho mật khố Vatican đã trở thành truyền thuyết và huyền thoại, những tin đồn về lý thuyết âm mưu đen tối. Trong nhiều thế kỷ, nó làm gia tăng trí tưởng tượng của nhân loại, không tưởng tượng nổi và không thể nói ra. Những bí mật của Giáo Hội Công Giáo được gìn giữ ở đây, phía đằng sau bức tường bằng gạch đỏ, trong tòa nhà bốn tầng và đặc biệt là dưới mặt đất, trong một đường hầm nằm giữa trung tâm của Tòa Thánh Vatican.
Đức cha Pagano, người làm việc tại đây đã 34 năm nhắc thêm: "Vatican, một quốc gia nhỏ nhất thế giới với các quy tắc riêng của mình, những rất hấp dẫn với nhiều người." Nơi kho lưu trữ này không ai có thể hoàn thành được một danh mục đúng nghĩa nhất về di sản nhân loại ở đây.
Kho mật khố ban đầu được thành lập do Đức Giáo Hoàng Phaolô V (1605-1621) cách đây 400 năm với 200 mét kệ sách như một thư viện riêng của ngài. Và bây giờ kho lưu trữ đã nới rộng ra đến 85 cây số kệ sách lưu trữ. Nó bao gồm không chỉ toàn bộ các hồ sơ của Giáo triều Rôma và ngoại giao của Giáo Hoàng, mà theo thời gian được bổ túc thêm 600 kho lưu trữ khác từ Đài Tổng Lãnh Thiên Thần Castel Sant' Angelo, các tu viện, các giáo phận…
Đức cha Pagano đã được ĐGH Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm giám đốc Mật Khố vào nằm 1997. Ngài là một nhà thần học, triết học và chuyên gia về bản thảo cổ, cùng với ngài có đến 54 nhân viên cộng tác bảo quản kho Mật Khố. Một định nghĩa ngắn gọn của Đức cha Pagano về mật Khố: "Đây là một đại dương của lịch sử", những việc chúng tôi làm chẳng khác chi người đi câu cá trong đại dương này.
Mỗi ngày có khoảng 60 nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới đến nghiên cứu trong phòng đọc sách lớn và mỗi người chỉ nhận được 3 tài liệu muốn xem trong một ngày mà thôi.
Kể từ năm 1881, các nhà sử học thuộc bất kỳ quốc tịch và tôn giáo có thể duyệt và nghiên cứu các tài liệu của Vatican, miễn là họ có bằng đại học và có một hợp đồng nghiên cứu lịch sử cụ thể. Ngoài ra, các sử gia người Do Thái và Hồi giáo cũng làm nghiên cứu ở đây.
Cuộc tranh cãi về triều đại của ĐGH Piô XII trong thời Đức Quốc xã luôn là điểm nóng giữa đạo và đời, đến nay đã có 16 triệu trang giấy viết về ĐGH Piô XII. Khi ĐGH Bênêđictô XVI muốn mở án phong chân phước cho ĐGH Piô XII vào cuối năm 2009 thì cuộc tranh luận càng sôi động hơn, nhất là từ phía người Do Thái. Cuộc triển lãm này cho thấy một lá thư trong đó giáo sĩ Do Thái cảm ơn ĐGH Piô XII về việc phân phối thực phẩm cứu trợ người Do Thái trong một trại tập trung ở Ý. Đức cha Sergio Pagano cho biết: "Nhiều trong số các tài liệu này xác nhận về việc giúp đỡ nhân đạo và tôn giáo mà ĐGH Piô XII đã thực hiện cho tù nhân Do Thái. Có hơn 1.000 thư cám ơn gửi đến cho Đức Giáo Hoàng". Đức cha Pagano hy vọng khoảng 2 năm nữa Tòa Thánh mở rộng thêm tài liệu này cho mọi người nghiên cứu.
- Giá vé vào cửa Musei Capitolini: 12 Euro. Thanh niên từ 18 đến 25: 10 Euro. Dưới 18 tuổi và cao niên từ 65 tuổi: 3 Euro. Tập sách hướng dẫn 14 Euro.
- Có thể đặt vé vào cửa qua: www.omniticket.it
- Để biết thêm thông tin về "Lux in Arcana": http://www.luxinarcana.org/en
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Cuộc triển lãm này được đặt tên "Lux in Arcana" – Ánh sáng rọi vào bí ẩn. Theo dự đoán, nhờ nó thành phố Rôma sẽ trở thành tụ điểm nam châm du lịch của năm 2012.
Với những tài liệu hiếm có và chưa bao giờ cho công chúng thấy như Chiếu chỉ phạt vạ tuyệt thông đối với linh mục Martin Luther, biên bản ghi chi tiết phiên tòa xử nhà thiên văn Galileo Galilei và các tài liệu từ thử nghiệm của Galileo có chữ ký tay của Galileo, bản văn sắc nét viết tay của thiên tài Michelangelo nhắc nhở về tiền lương trả cho các nhà tạc tượng làm việc tại đền thờ Thánh Phêrô, bức thư của vua Henry VIII, nước Anh đề nghị hủy hôn phối, các cuộn giấy da mở phiên tòa dị giáo chống lại các Hiệp Sĩ Đền Thờ ở Pháp… Đó là một số trong khoảng 100 tài liệu được lựa chọn bao gồm tài liệu, bản thảo, sắc lệnh thuộc Mật khố Vatican đang được trưng bày tại bảo tàng viện Capitole.
Không có điều gì bí ẩn, theo Đức giám mục Sergio Pagano, giám đốc Mật Khố Vatican. Tên đặt thành Mật Khố có thể gây hiểu lầm. "Tốt hơn người ta nên nói: Kho lưu trữ tài liệu tư nhân. Đó là các kho lưu trữ riêng của Đức Giáo Hoàng". Mặc dù từ năm 1881 kho lưu trữ này đã mở ra cho các nhà nghiên cứu, nhưng chỉ có Đức Giáo Hoàng quyết định những tài liệu nào được cho xem. Giống như những kho lưu trữ khác thì Vatican cũng đóng cửa lại đúng thời hạn công bố. Đó là lý do tại sao lý thuyết về âm mưu hư cấu phát triển mạnh và rất ăn khách, ví dụ nhà văn Dan Brown, người Mỹ viết trong tác phẩm best-seller "Angels and Demons" - Thiên thần và Ác quỷ vào năm 2000 và đã được Hollywood đóng phim. Cốt truyện kết hợp giữa trinh thám và các huyền thoại âm mưu về tôn giáo, đặc biệt về đạo công giáo ngay trong điện Vatican. Đức cha Pagano đánh giá về Angels and Demons: "Cuộc sống chúng ta quá ngắn để đọc tài liệu xấu này."
Đức cha Pagano, người làm việc tại đây đã 34 năm nhắc thêm: "Vatican, một quốc gia nhỏ nhất thế giới với các quy tắc riêng của mình, những rất hấp dẫn với nhiều người." Nơi kho lưu trữ này không ai có thể hoàn thành được một danh mục đúng nghĩa nhất về di sản nhân loại ở đây.
Kho mật khố ban đầu được thành lập do Đức Giáo Hoàng Phaolô V (1605-1621) cách đây 400 năm với 200 mét kệ sách như một thư viện riêng của ngài. Và bây giờ kho lưu trữ đã nới rộng ra đến 85 cây số kệ sách lưu trữ. Nó bao gồm không chỉ toàn bộ các hồ sơ của Giáo triều Rôma và ngoại giao của Giáo Hoàng, mà theo thời gian được bổ túc thêm 600 kho lưu trữ khác từ Đài Tổng Lãnh Thiên Thần Castel Sant' Angelo, các tu viện, các giáo phận…
Đức cha Pagano đã được ĐGH Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm giám đốc Mật Khố vào nằm 1997. Ngài là một nhà thần học, triết học và chuyên gia về bản thảo cổ, cùng với ngài có đến 54 nhân viên cộng tác bảo quản kho Mật Khố. Một định nghĩa ngắn gọn của Đức cha Pagano về mật Khố: "Đây là một đại dương của lịch sử", những việc chúng tôi làm chẳng khác chi người đi câu cá trong đại dương này.
Kể từ năm 1881, các nhà sử học thuộc bất kỳ quốc tịch và tôn giáo có thể duyệt và nghiên cứu các tài liệu của Vatican, miễn là họ có bằng đại học và có một hợp đồng nghiên cứu lịch sử cụ thể. Ngoài ra, các sử gia người Do Thái và Hồi giáo cũng làm nghiên cứu ở đây.
Cuộc tranh cãi về triều đại của ĐGH Piô XII trong thời Đức Quốc xã luôn là điểm nóng giữa đạo và đời, đến nay đã có 16 triệu trang giấy viết về ĐGH Piô XII. Khi ĐGH Bênêđictô XVI muốn mở án phong chân phước cho ĐGH Piô XII vào cuối năm 2009 thì cuộc tranh luận càng sôi động hơn, nhất là từ phía người Do Thái. Cuộc triển lãm này cho thấy một lá thư trong đó giáo sĩ Do Thái cảm ơn ĐGH Piô XII về việc phân phối thực phẩm cứu trợ người Do Thái trong một trại tập trung ở Ý. Đức cha Sergio Pagano cho biết: "Nhiều trong số các tài liệu này xác nhận về việc giúp đỡ nhân đạo và tôn giáo mà ĐGH Piô XII đã thực hiện cho tù nhân Do Thái. Có hơn 1.000 thư cám ơn gửi đến cho Đức Giáo Hoàng". Đức cha Pagano hy vọng khoảng 2 năm nữa Tòa Thánh mở rộng thêm tài liệu này cho mọi người nghiên cứu.
- Giá vé vào cửa Musei Capitolini: 12 Euro. Thanh niên từ 18 đến 25: 10 Euro. Dưới 18 tuổi và cao niên từ 65 tuổi: 3 Euro. Tập sách hướng dẫn 14 Euro.
- Có thể đặt vé vào cửa qua: www.omniticket.it
- Để biết thêm thông tin về "Lux in Arcana": http://www.luxinarcana.org/en
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Top Stories
Cuban Bishops preparing warm Papal Welcome
Araceli Cantero Guibert
10:28 02/03/2012
HAVANA, MARCH 1, 2012 - In a message to all Cubans today, the bishops of Cuba invite them "to receive the Holy Father Benedict XVI with affection and enthusiasm as one who comes in the name of the Lord."
The bishops confirm the Pope's itinerary for the March 26-28 pastoral visit to Cuba, and exhort "all the faithful to take part in the two celebrations of Holy Mass, which will take place in Santiago de Cuba and Havana."
The Pontiff will arrive in Santiago de Cuba On Monday, March 26 at 2 pm. Mass in Antonio Maceo Square will take place at 5:30 pm. On Tuesday morning, March 27, the Holy Father will visit the image of the Virgin of Charity in the Basilica of the National Shrine of Cobre, at 9:30 am, he will travel to Havana, where he will celebrate Mass on Wednesday the 28th at 9 am in Jose Marti Square.
In the message, the bishops indicate that this good news is already being lived with particular enthusiasm in Catholic communities and parishes. They invite the faithful to dedicate three days of the week prior to the Pope's arrival to prayer and the mission.
They propose that Thursday, March 15 be dedicated to Eucharistic prayer in all the communities, that Friday the 16th be a day of fast and that Saturday, the 17th, be dedicated to works of charity. These actions will be offered for the spiritual fruits of the Holy Father's visit.
In their message they point out that the Jubilee Year 2012 is dedicated "to thank God for his gift of the Virgin of Charity, to put into practice Christian love with greater care and generosity, and to go on pilgrimage to her Shrine of Cobre."
They indicate that the papal visit will be an opportunity to "meditate on the teachings that the Holy Father will give us and thus strengthen the Christian roots of our nation."
The message includes a brief catechesis on the figure of the Pope who is visiting Cuba "in his status as universal pastor of the Catholic Church, Successor of the Apostle Saint Peter to whom Jesus Christ entrusted the mission to confirm his brothers in the faith and to be a sign of the unity of the Church in the world."
This visit, they say, fulfills a desire that has long been in the hearts of Catholics and of many Cubans who identify with or are a part of the Church.
"This has also been a desire of the Pope who, despite the limits imposed on him by his age and great responsibility in the Church and in the world, has wished to come to accompany and celebrate with Cubans the 4th centenary of the finding and presence of the holy image of the Virgin of Charity in our native land," write the bishops.
The message highlights the particular relevance of the Pope's visit to Cuba during the Marian Jubilee Year, "after the preparation carried out for three years in the communities and with the unforgettable and joyful memory of the Virgin of Mambisa's tour of the length and breadth of our country."
They recall that the pilgrimage of the image of the Virgin convoked and gathered millions of Cubans "who prayed, sang, wept and lived emotional religious experiences. Some felt their faith had revived, which had perhaps been hidden or asleep, and others approached Jesus Christ for the first time through the Virgin."
They point out that the members of the communities received the image and celebrated joyfully the presence of the Mother of the Son of God in their lives. "It was undoubtedly an experience of faith and of Cuban-ness which the Holy Father will confirm with his person and his word and, at the same time, will encourage sentiments and attitudes of Christian love, mercy, gratitude and reconciliation among all Cubans."
The bishops remind the faithful that the Pope is traveling to Cuba as a Pilgrim of Charity. And they add that "Charity is the name that we Cubans give to the Virgin Mary, the Mother of Jesus Christ, who with this name has accompanied, protected and alleviated our people in all the moments of our history for 400 years"
Charity, they add, "also means Christian love, like the one Jesus showed us and commanded us when he said 'love one another as I have loved you.'" (John 15:12)
The bishops confirm the Pope's itinerary for the March 26-28 pastoral visit to Cuba, and exhort "all the faithful to take part in the two celebrations of Holy Mass, which will take place in Santiago de Cuba and Havana."
The Pontiff will arrive in Santiago de Cuba On Monday, March 26 at 2 pm. Mass in Antonio Maceo Square will take place at 5:30 pm. On Tuesday morning, March 27, the Holy Father will visit the image of the Virgin of Charity in the Basilica of the National Shrine of Cobre, at 9:30 am, he will travel to Havana, where he will celebrate Mass on Wednesday the 28th at 9 am in Jose Marti Square.
In the message, the bishops indicate that this good news is already being lived with particular enthusiasm in Catholic communities and parishes. They invite the faithful to dedicate three days of the week prior to the Pope's arrival to prayer and the mission.
They propose that Thursday, March 15 be dedicated to Eucharistic prayer in all the communities, that Friday the 16th be a day of fast and that Saturday, the 17th, be dedicated to works of charity. These actions will be offered for the spiritual fruits of the Holy Father's visit.
In their message they point out that the Jubilee Year 2012 is dedicated "to thank God for his gift of the Virgin of Charity, to put into practice Christian love with greater care and generosity, and to go on pilgrimage to her Shrine of Cobre."
They indicate that the papal visit will be an opportunity to "meditate on the teachings that the Holy Father will give us and thus strengthen the Christian roots of our nation."
The message includes a brief catechesis on the figure of the Pope who is visiting Cuba "in his status as universal pastor of the Catholic Church, Successor of the Apostle Saint Peter to whom Jesus Christ entrusted the mission to confirm his brothers in the faith and to be a sign of the unity of the Church in the world."
This visit, they say, fulfills a desire that has long been in the hearts of Catholics and of many Cubans who identify with or are a part of the Church.
"This has also been a desire of the Pope who, despite the limits imposed on him by his age and great responsibility in the Church and in the world, has wished to come to accompany and celebrate with Cubans the 4th centenary of the finding and presence of the holy image of the Virgin of Charity in our native land," write the bishops.
The message highlights the particular relevance of the Pope's visit to Cuba during the Marian Jubilee Year, "after the preparation carried out for three years in the communities and with the unforgettable and joyful memory of the Virgin of Mambisa's tour of the length and breadth of our country."
They recall that the pilgrimage of the image of the Virgin convoked and gathered millions of Cubans "who prayed, sang, wept and lived emotional religious experiences. Some felt their faith had revived, which had perhaps been hidden or asleep, and others approached Jesus Christ for the first time through the Virgin."
They point out that the members of the communities received the image and celebrated joyfully the presence of the Mother of the Son of God in their lives. "It was undoubtedly an experience of faith and of Cuban-ness which the Holy Father will confirm with his person and his word and, at the same time, will encourage sentiments and attitudes of Christian love, mercy, gratitude and reconciliation among all Cubans."
The bishops remind the faithful that the Pope is traveling to Cuba as a Pilgrim of Charity. And they add that "Charity is the name that we Cubans give to the Virgin Mary, the Mother of Jesus Christ, who with this name has accompanied, protected and alleviated our people in all the moments of our history for 400 years"
Charity, they add, "also means Christian love, like the one Jesus showed us and commanded us when he said 'love one another as I have loved you.'" (John 15:12)
Hongkong: les organisations chrétiennes appellent à l’introduction du suffrage universel dans le système électoral
Eglises d'Asie
10:30 02/03/2012
Ce 2 mars, en achetant deux pages de publicité dans de grands journaux du territoire, les organisations chrétiennes de Hongkong ont rappelé avec netteté leur insatisfaction face à l’actuel système électoral et ont réitéré leur demande de voir introduit le suffrage universel dans le choix des dirigeants politiques locaux. Le 25 mars prochain, un collège électoral restreint à 1 200 grands électeurs...
... (pour une population de sept millions de personnes) se réunira pour désigner le successeur de Donald Tsang Yam-kuen, chef de l’exécutif local depuis 2005.
Le document publié ce 2 mars a été signé par 800 personnalités, membres dirigeants de différentes Eglises protestantes et d’organisations ou institutions chrétiennes. « Le défaut congénital du système des ‘électorats restreints’ provoque notre colère et nous déçoit une nouvelle fois », écrivent ces personnalités. Selon l’une d’elles, le Rév. Lo Lung-kwong, directeur de la Divinity School au sein de l’Université chinoise de Hongkong, les citoyens hongkongais sont en droit d’exiger une meilleure représentation populaire quinze ans après la rétrocession de Hongkong à la Chine. « Nous désirons porter à la connaissance de nos concitoyens le fait que l’actuel système électoral ne pourra que générer une intensification des conflits d’intérêt et des divisions sociales », a précisé le pasteur, en ajoutant que l’objectif était 2017, date prévue pour les prochaines élections du chef de l’exécutif. A cet horizon, a-t-il déclaré, les Hongkongais devront exiger la mise en place du suffrage universel.
Du côté des catholiques, qui à Hongkong sont aussi nombreux que les protestants (10 % de chrétiens, répartis à parts égales entre catholiques et protestants), la prise de position dans le débat public a été moins voyante mais tout aussi ferme. Ce même 2 mars, pour sa première conférence de presse depuis son élévation le 18 février dernier au cardinalat, l’évêque du diocèse de Hongkong, Mgr John Tong Hon, a appelé au calme. Face à une actualité qui s’est emballée ces dernières semaines, marquée par les révélations successives de scandales touchant les candidats en lice pour le poste de chef de l’exécutif, le cardinal a déclarer souhaiter que le débat politique reprenne la forme d’un « dialogue rationnel ».
Au sujet de la marche qui doit avoir lieu demain samedi dans les rues de la ville à l’appel de l’opposition démocrate, le cardinal a précisé que les responsables du diocèse n’y participeront pas et qu’il n’encourageait pas les catholiques à y prendre part. Fidèle à son style – et différent en cela de son prédécesseur, le cardinal Zen Ze-kiun –, le cardinal Tong a expliqué qu’il estimait que la voix de l’Eglise portait d’autant mieux qu’elle s’exprimait « de manière modérée ». Sur le fond, il a insisté pour rappeler que l’Eglise catholique à Hongkong avait clairement exprimée sa position concernant les institutions politiques du territoire, à savoir une démocratisation du système dans le respect du principe ‘un homme, une voix’, que ce soit pour l’élection des députés au Legco (le Parlement local) ou le choix du chef de l’exécutif.
A l’heure où le cortège des manifestants appelés par les démocrates et des organisations chrétiennes s’ébranlera pour demander une réforme immédiate du mode de scrutin, le cardinal présidera une messe en sa cathédrale. Le 19 février dernier, le diocèse de Hongkong avait publié un long texte détaillant les « attentes » de l’Eglise face au « futur gouvernement de la Région administrative spéciale de Hongkong ». Outre le rappel que l’absence du suffrage universel était un facteur d’affaiblissement des institutions publiques et du gouvernement, le document précisait tout un ensemble de propositions visant à tendre vers « le bien commun », que ce soit en matière de logement (la hausse de prix de l’immobilier a fait de l’accession à la propriété un « rêve inaccessible » pour les familles ordinaires), d’assurances sociales, d’éducation ou bien encore de retraite.
Pour les « élections » du 25 mars prochain, trois candidats sont en lice. Pour le camp démocrate, le président du Parti démocratique, Albert Ho Chun-yan, n’a en réalité aucune chance car les 1 200 grands électeurs ne prendront jamais le risque de placer à la tête de l’exécutif une personnalité avec qui Pékin refusera de travailler. Pour les deux autres candidats, la compétition s’est en revanche intensifiée ces dernières semaines, la campagne étant plus marquée par l’irruption de scandales que par la montée d’un vrai débat sur l’avenir de Hongkong. Deux personnalités sont en lice : le « cochon » Henry Tang Ying-yen face au « loup » C. Y. Leung (Leung Chun-ying), la presse locale prêtant au premier un caractère « satisfait de lui-même et légèrement falot » et au second un tempérament « agressif et mordant ».
Héritier d’une famille ayant fait fortune dans le textile, Henry Tang a été façonné pour la haute fonction publique. Numéro deux du gouvernement sortant, adoubé par Pékin, il partait favori dans la course. Mais de récents scandales ont terni son image : il a dû successivement implorer la compréhension de la population pour des infidélités dans son mariage et des travaux de construction illégaux dans une de ses propriétés. De plus, l’opinion reproche au gouvernement dont il a fait partie de n’avoir rien fait pour enrayer la hausse des inégalités sociales ou l’envol des prix de l’immobilier. Face à lui, son adversaire, ancien haut responsable du gouvernement local, fait également face à différentes accusations. La presse reproche à C. Y. Leung des irrégularités dans la conduite de ses affaires financières et l’accuse d’être secrètement membre du Parti communiste chinois, allégations réfutées par l’intéressé. Selon différents analystes, derrière la pseudo-compétition entre Henry Tang et C. Y. Leung se cacherait en réalité une lutte de factions au sommet à Pékin, Henry Tang étant le candidat du parti des princes, ces fils de hauts dirigeants révolutionnaires qui s’apprêtent à prendre les commandes de la Chine à l’occasion du prochain Congrès du PCC, et C. Y. Leung ayant le soutien de la Ligue de la jeunesse communiste, base politique de Hu Jintao, l’actuel secrétaire général du PCC.
(Source: Eglises d'Asie, 2 mars 2012)
... (pour une population de sept millions de personnes) se réunira pour désigner le successeur de Donald Tsang Yam-kuen, chef de l’exécutif local depuis 2005.
Le document publié ce 2 mars a été signé par 800 personnalités, membres dirigeants de différentes Eglises protestantes et d’organisations ou institutions chrétiennes. « Le défaut congénital du système des ‘électorats restreints’ provoque notre colère et nous déçoit une nouvelle fois », écrivent ces personnalités. Selon l’une d’elles, le Rév. Lo Lung-kwong, directeur de la Divinity School au sein de l’Université chinoise de Hongkong, les citoyens hongkongais sont en droit d’exiger une meilleure représentation populaire quinze ans après la rétrocession de Hongkong à la Chine. « Nous désirons porter à la connaissance de nos concitoyens le fait que l’actuel système électoral ne pourra que générer une intensification des conflits d’intérêt et des divisions sociales », a précisé le pasteur, en ajoutant que l’objectif était 2017, date prévue pour les prochaines élections du chef de l’exécutif. A cet horizon, a-t-il déclaré, les Hongkongais devront exiger la mise en place du suffrage universel.
Du côté des catholiques, qui à Hongkong sont aussi nombreux que les protestants (10 % de chrétiens, répartis à parts égales entre catholiques et protestants), la prise de position dans le débat public a été moins voyante mais tout aussi ferme. Ce même 2 mars, pour sa première conférence de presse depuis son élévation le 18 février dernier au cardinalat, l’évêque du diocèse de Hongkong, Mgr John Tong Hon, a appelé au calme. Face à une actualité qui s’est emballée ces dernières semaines, marquée par les révélations successives de scandales touchant les candidats en lice pour le poste de chef de l’exécutif, le cardinal a déclarer souhaiter que le débat politique reprenne la forme d’un « dialogue rationnel ».
Au sujet de la marche qui doit avoir lieu demain samedi dans les rues de la ville à l’appel de l’opposition démocrate, le cardinal a précisé que les responsables du diocèse n’y participeront pas et qu’il n’encourageait pas les catholiques à y prendre part. Fidèle à son style – et différent en cela de son prédécesseur, le cardinal Zen Ze-kiun –, le cardinal Tong a expliqué qu’il estimait que la voix de l’Eglise portait d’autant mieux qu’elle s’exprimait « de manière modérée ». Sur le fond, il a insisté pour rappeler que l’Eglise catholique à Hongkong avait clairement exprimée sa position concernant les institutions politiques du territoire, à savoir une démocratisation du système dans le respect du principe ‘un homme, une voix’, que ce soit pour l’élection des députés au Legco (le Parlement local) ou le choix du chef de l’exécutif.
A l’heure où le cortège des manifestants appelés par les démocrates et des organisations chrétiennes s’ébranlera pour demander une réforme immédiate du mode de scrutin, le cardinal présidera une messe en sa cathédrale. Le 19 février dernier, le diocèse de Hongkong avait publié un long texte détaillant les « attentes » de l’Eglise face au « futur gouvernement de la Région administrative spéciale de Hongkong ». Outre le rappel que l’absence du suffrage universel était un facteur d’affaiblissement des institutions publiques et du gouvernement, le document précisait tout un ensemble de propositions visant à tendre vers « le bien commun », que ce soit en matière de logement (la hausse de prix de l’immobilier a fait de l’accession à la propriété un « rêve inaccessible » pour les familles ordinaires), d’assurances sociales, d’éducation ou bien encore de retraite.
Pour les « élections » du 25 mars prochain, trois candidats sont en lice. Pour le camp démocrate, le président du Parti démocratique, Albert Ho Chun-yan, n’a en réalité aucune chance car les 1 200 grands électeurs ne prendront jamais le risque de placer à la tête de l’exécutif une personnalité avec qui Pékin refusera de travailler. Pour les deux autres candidats, la compétition s’est en revanche intensifiée ces dernières semaines, la campagne étant plus marquée par l’irruption de scandales que par la montée d’un vrai débat sur l’avenir de Hongkong. Deux personnalités sont en lice : le « cochon » Henry Tang Ying-yen face au « loup » C. Y. Leung (Leung Chun-ying), la presse locale prêtant au premier un caractère « satisfait de lui-même et légèrement falot » et au second un tempérament « agressif et mordant ».
Héritier d’une famille ayant fait fortune dans le textile, Henry Tang a été façonné pour la haute fonction publique. Numéro deux du gouvernement sortant, adoubé par Pékin, il partait favori dans la course. Mais de récents scandales ont terni son image : il a dû successivement implorer la compréhension de la population pour des infidélités dans son mariage et des travaux de construction illégaux dans une de ses propriétés. De plus, l’opinion reproche au gouvernement dont il a fait partie de n’avoir rien fait pour enrayer la hausse des inégalités sociales ou l’envol des prix de l’immobilier. Face à lui, son adversaire, ancien haut responsable du gouvernement local, fait également face à différentes accusations. La presse reproche à C. Y. Leung des irrégularités dans la conduite de ses affaires financières et l’accuse d’être secrètement membre du Parti communiste chinois, allégations réfutées par l’intéressé. Selon différents analystes, derrière la pseudo-compétition entre Henry Tang et C. Y. Leung se cacherait en réalité une lutte de factions au sommet à Pékin, Henry Tang étant le candidat du parti des princes, ces fils de hauts dirigeants révolutionnaires qui s’apprêtent à prendre les commandes de la Chine à l’occasion du prochain Congrès du PCC, et C. Y. Leung ayant le soutien de la Ligue de la jeunesse communiste, base politique de Hu Jintao, l’actuel secrétaire général du PCC.
(Source: Eglises d'Asie, 2 mars 2012)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Họp Mặt Đại Diện Giới Gia Trưởng Giáo Phận Thanh Hóa Năm 2012
BTT GP Thanh Hóa
09:47 02/03/2012
Họp Mặt Đại Diện Giới Gia Trưởng Giáo Phận Thanh Hóa Năm 2012
Thanh Hóa 1/3/2012.- Ngày đầu tiên của tháng ba năm nay trở thành ngày Gia Trưởng giáo phận Thanh Hóa với sự kiện “Họp mặt đại diện giới gia trưởng Giáo phận Thanh Hóa năm 2012”.
8 giờ 30 sáng, các ông, các bố - những trụ cột của các gia đình từ 51 giáo xứ cùng tụ họp tại nhà thờ Chính Tòa – Thanh Hóa. Mọi người cùng bắt tay nhau và chào cha đặc trách Giuse Nguyễn Văn Ba.
Xem hình
Cha đặc trách cũng có mặt từ rất sớm. Đây là lần đầu tiên giáo phận tổ chức một ngày dành riêng cho giới gia trưởng. Và cũng vì thế, cha đặc trách cũng có phần hồi hộp và lo lắng. Cha còn nói “mất ngủ cả đêm qua”, kèm với đó là nụ cười thật tươi. Thật ra, câu nói đó chắc cũng có phần đúng, nhưng cái chính của câu nói mà cha đặc trách hướng tới có lẽ là tâm trạng thoải mái cho mọi người. Và cũng một phần ở đó chính là khẳng định mức độ quan trọng của ngày hôm nay.
Trong một năm đối với người Công giáo giáo phận Thanh Hóa, mọi ngành, mọi giới đều có những ngày riêng dành cho mình. Đó không chỉ là ngày mừng lễ bổn mạng. Đó còn là ngày mang tính cấp giáo phận do Đức Cha quyết định. Giáo phận Thanh Hóa đã có ngày dành cho giới hiền mẫu, ngày dành cho thiếu nhi, giới trẻ…Tuy nhiên, người trụ cột gia đình, mái nhà của gia đình thì hôm nay, ngày 01/03, giáo phận mới có dịp tổ chức.
Tháng 3 là tháng mà Giáo Hội Công Giáo dành để biệt kính Thánh cả Giuse cũng là quan thầy của giới Gia trưởng. Chọn ngày đầu tháng 3, Đức Cha muốn hướng tới một ý nghĩa lớn lao dành cho gia trưởng Thanh Hóa. Đó là sống theo mẫu gương của Thánh Giuse – người cha ân cần và vĩ đại của đại gia đình Công giáo.
Đúng 9 giờ, Đức Cha và quí cha đã có mặt tại thánh đường giáo xứ mẹ trong tiếng vỗ tay chào đón của quí gia trưởng, của các bạn sinh viên công giáo Thanh Hóa. Các bạn trẻ thay mặt các bố, các chú, các ông …mở đầu cho ngày ý nghĩa bằng một vũ khúc sôi động.
Tới dự buổi họp mặt có Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám Mục giáo phận Thanh Hóa, cha Tổng đại diện Phêrô Vũ Tiến Phúc, cha đặc trách gia trưởng giáo phận Giuse Nguyễn Văn Ba, cha quản lý TGM Giuse Nguyễn Văn Bình, cha Bề trên TCV Lê Bảo Tịnh Giuse Vũ Thanh Long, cha quản hạt Sông Chu Giuse Vũ Văn Kỷ, cha phó TCV Antôn Vũ Mạnh Hà, cha phó Gx Phúc Địa Giuse Nguyễn Văn Hiệu, cha phó Gx Chính Tòa Phêrô Vũ Văn Thăng. Sự hiện diện của Đức Cha, quí cha làm tăng thêm sự long trọng của buổi gặp gỡ.
Cha đặc trách đã báo cáo ngắn gọn nội dung, ý nghĩa và mục đích của buổi gặp mặt. Sau đó, Đức Cha có đôi lời với mọi người. Với mỗi người ai cũng có một quê hương với những chùm khế ngọt, với cây đa, bến nước, sân đình…Nhưng với người Công Giáo, mỗi người còn có một quê hương lớn hơn, đó là Nước Trời, là thiên đường hạnh phúc. Gia trưởng là người có vị trí rất lớn trong Giáo hội. Gia trưởng là chủ lực của một gia đình hạnh phúc. Gia trưởng cũng là trụ cột của đức tin trong một gia đình. Giống như xã hội luôn nói, gia đình là tế bào của xã hội. Thì Giáo hội cũng như thế, gia đình là hạt nhân của Hội thánh, của Nước trời. Người trụ cột sẽ là người chống đỡ, lèo lái hạt nhân đó đến với quê hương của Thiên Chúa. “Hôm nay mọi người có mặt tại đây là để thể hiện sứ mệnh của gia trưởng với xã hội, với Giáo hội, với gia đình và với bản thân mỗi người”…
Huấn từ của Đức Cha giản dị, tâm tình. Người cũng là cha của đại gia đình giáo phận Thanh Hóa, người cũng mang tên thánh Giuse, và người cũng đang chăn dắt, lèo lái con thuyền giáo phận vững tin vào ngày mai. Cũng chính vì thế, lời người như là lời của một người đi trước, căn dặn và chia sẻ với người đi sau. Những lời tâm tình ấy khắc sâu vào sâu trong lòng mỗi người.
Cùng với Đức Cha, cha Tổng Đại Diện cũng có đôi lời chia sẻ. Mặc dù tuổi cha đã cao, cha cũng bộn bề công việc của giáo phận, của giáo xứ nơi cha quản nhiệm nhưng cha vẫn luôn đồng hành với các hoạt động của giáo phận. Sự hiện diện của cha đã mang tới một niềm vui mới. Những lời chia sẻ của cha thực sự là những lời động viên chân thành cho quí gia trưởng đang có mặt.
Sau đó, quí gia trưởng được lắng nghe cha Tổng Đại Diện thuyết trình về “Chân dung người cha trong Thánh Kinh” và cha Bề Trên TCV thuyết trình về “Vai trò của người cha trong gia đình”.
Sau giờ nghỉ trưa, mọi người gặp gỡ cha đặc trách để bầu ban điều hành gia trưởng cấp giáo hạt và giáo phận, đồng thời thảo luận định hướng của giới gia trưởng trong năm thánh kỷ niệm 80 năm ngày thành lập giáo phận (7/5/1932-2012).
15 giờ 30 phút, thánh lễ tạ ơn do Đức Cha chủ sự diễn ra tại nhà nguyện của Tòa Giám Mục. Không gian nhỏ nhưng ấm cúng vang lên những tiếng hát trầm ấm của những các trưởng gia đình. Trong bài giảng, Đức Cha muốn nêu cao sự tin tưởng vào Thiên Chúa của con người. Người tin vào Chúa, nghe theo lề luật của Ngài có động lực để thay đổi chính mình. Người có đạo, dù có tiền hay không có tiền vẫn luôn nghĩ tới người khác. Bài đọc trong thánh lễ khuyên răn mỗi người chúng ta nên tiếp xúc thân mật với Chúa hàng ngày. Một lời cầu nguyện, một niềm tin sắt đá có sức mạnh vô biên. Sống trong lề luật Chúa chúng ta trở nên trong sạch và thương yêu nhau hơn. Bởi một lẽ đơn giản, Đạo Thiên Chúa là đạo mến Chúa yêu người. Một gia đình xảy ra bất hòa là cả xóm làng mất vui. Một gia đình gương mẫu theo tinh thần Công giáo là bài học cho các gia đình quen biết. Đức Cha hi vọng mỗi người có mặt nơi đây sẽ là hình ảnh của một người cha thân thương, trách nhiệm. Là hiện thân người chồng lý tưởng của vợ, của con và là một người công giáo gương mẫu. Từ đó, gia trưởng sẽ hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình…
Kết thúc thánh lễ cũng là lúc mọi người chào nhau lời chào thân ái. Tất cả tụ họp lại quanh Đức Cha, cha Đặc trách trong bức ảnh kỷ niệm. Ban điều hành Gia trưởng cấp giáo phận và giáo hạt đã ra mắt. Hi vọng rằng sẽ sớm thấy những kết quả như mong đợi của những trụ cột gia đình, cũng là trụ cột giáo phận trong năm nay…
Thanh Hóa 1/3/2012.- Ngày đầu tiên của tháng ba năm nay trở thành ngày Gia Trưởng giáo phận Thanh Hóa với sự kiện “Họp mặt đại diện giới gia trưởng Giáo phận Thanh Hóa năm 2012”.
8 giờ 30 sáng, các ông, các bố - những trụ cột của các gia đình từ 51 giáo xứ cùng tụ họp tại nhà thờ Chính Tòa – Thanh Hóa. Mọi người cùng bắt tay nhau và chào cha đặc trách Giuse Nguyễn Văn Ba.
Xem hình
Cha đặc trách cũng có mặt từ rất sớm. Đây là lần đầu tiên giáo phận tổ chức một ngày dành riêng cho giới gia trưởng. Và cũng vì thế, cha đặc trách cũng có phần hồi hộp và lo lắng. Cha còn nói “mất ngủ cả đêm qua”, kèm với đó là nụ cười thật tươi. Thật ra, câu nói đó chắc cũng có phần đúng, nhưng cái chính của câu nói mà cha đặc trách hướng tới có lẽ là tâm trạng thoải mái cho mọi người. Và cũng một phần ở đó chính là khẳng định mức độ quan trọng của ngày hôm nay.
Trong một năm đối với người Công giáo giáo phận Thanh Hóa, mọi ngành, mọi giới đều có những ngày riêng dành cho mình. Đó không chỉ là ngày mừng lễ bổn mạng. Đó còn là ngày mang tính cấp giáo phận do Đức Cha quyết định. Giáo phận Thanh Hóa đã có ngày dành cho giới hiền mẫu, ngày dành cho thiếu nhi, giới trẻ…Tuy nhiên, người trụ cột gia đình, mái nhà của gia đình thì hôm nay, ngày 01/03, giáo phận mới có dịp tổ chức.
Tháng 3 là tháng mà Giáo Hội Công Giáo dành để biệt kính Thánh cả Giuse cũng là quan thầy của giới Gia trưởng. Chọn ngày đầu tháng 3, Đức Cha muốn hướng tới một ý nghĩa lớn lao dành cho gia trưởng Thanh Hóa. Đó là sống theo mẫu gương của Thánh Giuse – người cha ân cần và vĩ đại của đại gia đình Công giáo.
Đúng 9 giờ, Đức Cha và quí cha đã có mặt tại thánh đường giáo xứ mẹ trong tiếng vỗ tay chào đón của quí gia trưởng, của các bạn sinh viên công giáo Thanh Hóa. Các bạn trẻ thay mặt các bố, các chú, các ông …mở đầu cho ngày ý nghĩa bằng một vũ khúc sôi động.
Tới dự buổi họp mặt có Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám Mục giáo phận Thanh Hóa, cha Tổng đại diện Phêrô Vũ Tiến Phúc, cha đặc trách gia trưởng giáo phận Giuse Nguyễn Văn Ba, cha quản lý TGM Giuse Nguyễn Văn Bình, cha Bề trên TCV Lê Bảo Tịnh Giuse Vũ Thanh Long, cha quản hạt Sông Chu Giuse Vũ Văn Kỷ, cha phó TCV Antôn Vũ Mạnh Hà, cha phó Gx Phúc Địa Giuse Nguyễn Văn Hiệu, cha phó Gx Chính Tòa Phêrô Vũ Văn Thăng. Sự hiện diện của Đức Cha, quí cha làm tăng thêm sự long trọng của buổi gặp gỡ.
Cha đặc trách đã báo cáo ngắn gọn nội dung, ý nghĩa và mục đích của buổi gặp mặt. Sau đó, Đức Cha có đôi lời với mọi người. Với mỗi người ai cũng có một quê hương với những chùm khế ngọt, với cây đa, bến nước, sân đình…Nhưng với người Công Giáo, mỗi người còn có một quê hương lớn hơn, đó là Nước Trời, là thiên đường hạnh phúc. Gia trưởng là người có vị trí rất lớn trong Giáo hội. Gia trưởng là chủ lực của một gia đình hạnh phúc. Gia trưởng cũng là trụ cột của đức tin trong một gia đình. Giống như xã hội luôn nói, gia đình là tế bào của xã hội. Thì Giáo hội cũng như thế, gia đình là hạt nhân của Hội thánh, của Nước trời. Người trụ cột sẽ là người chống đỡ, lèo lái hạt nhân đó đến với quê hương của Thiên Chúa. “Hôm nay mọi người có mặt tại đây là để thể hiện sứ mệnh của gia trưởng với xã hội, với Giáo hội, với gia đình và với bản thân mỗi người”…
Huấn từ của Đức Cha giản dị, tâm tình. Người cũng là cha của đại gia đình giáo phận Thanh Hóa, người cũng mang tên thánh Giuse, và người cũng đang chăn dắt, lèo lái con thuyền giáo phận vững tin vào ngày mai. Cũng chính vì thế, lời người như là lời của một người đi trước, căn dặn và chia sẻ với người đi sau. Những lời tâm tình ấy khắc sâu vào sâu trong lòng mỗi người.
Cùng với Đức Cha, cha Tổng Đại Diện cũng có đôi lời chia sẻ. Mặc dù tuổi cha đã cao, cha cũng bộn bề công việc của giáo phận, của giáo xứ nơi cha quản nhiệm nhưng cha vẫn luôn đồng hành với các hoạt động của giáo phận. Sự hiện diện của cha đã mang tới một niềm vui mới. Những lời chia sẻ của cha thực sự là những lời động viên chân thành cho quí gia trưởng đang có mặt.
Sau đó, quí gia trưởng được lắng nghe cha Tổng Đại Diện thuyết trình về “Chân dung người cha trong Thánh Kinh” và cha Bề Trên TCV thuyết trình về “Vai trò của người cha trong gia đình”.
Sau giờ nghỉ trưa, mọi người gặp gỡ cha đặc trách để bầu ban điều hành gia trưởng cấp giáo hạt và giáo phận, đồng thời thảo luận định hướng của giới gia trưởng trong năm thánh kỷ niệm 80 năm ngày thành lập giáo phận (7/5/1932-2012).
15 giờ 30 phút, thánh lễ tạ ơn do Đức Cha chủ sự diễn ra tại nhà nguyện của Tòa Giám Mục. Không gian nhỏ nhưng ấm cúng vang lên những tiếng hát trầm ấm của những các trưởng gia đình. Trong bài giảng, Đức Cha muốn nêu cao sự tin tưởng vào Thiên Chúa của con người. Người tin vào Chúa, nghe theo lề luật của Ngài có động lực để thay đổi chính mình. Người có đạo, dù có tiền hay không có tiền vẫn luôn nghĩ tới người khác. Bài đọc trong thánh lễ khuyên răn mỗi người chúng ta nên tiếp xúc thân mật với Chúa hàng ngày. Một lời cầu nguyện, một niềm tin sắt đá có sức mạnh vô biên. Sống trong lề luật Chúa chúng ta trở nên trong sạch và thương yêu nhau hơn. Bởi một lẽ đơn giản, Đạo Thiên Chúa là đạo mến Chúa yêu người. Một gia đình xảy ra bất hòa là cả xóm làng mất vui. Một gia đình gương mẫu theo tinh thần Công giáo là bài học cho các gia đình quen biết. Đức Cha hi vọng mỗi người có mặt nơi đây sẽ là hình ảnh của một người cha thân thương, trách nhiệm. Là hiện thân người chồng lý tưởng của vợ, của con và là một người công giáo gương mẫu. Từ đó, gia trưởng sẽ hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình…
Kết thúc thánh lễ cũng là lúc mọi người chào nhau lời chào thân ái. Tất cả tụ họp lại quanh Đức Cha, cha Đặc trách trong bức ảnh kỷ niệm. Ban điều hành Gia trưởng cấp giáo phận và giáo hạt đã ra mắt. Hi vọng rằng sẽ sớm thấy những kết quả như mong đợi của những trụ cột gia đình, cũng là trụ cột giáo phận trong năm nay…
Giáo xứ Hàng Xanh tạ ơn Lòng Chúa Thương Xót
Trầm Thiên Thu
10:37 02/03/2012
Laudetur Jesus Christus – Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
TGP SAIGON – Theo chương trình Tạ ơn Lòng Chúa Thương Xót (LCTX) của các giáo hạt trong TGP Saigon, chiều ngày 2-3-2012, Gx Hàng Xanh (giáo hạt Gia Định, GP Saigon) đã tổ chức thánh lễ Tạ ơn LCTX.
14 giờ cộng đoàn bắt đầu lần Chuỗi LTX. Đúng 15 giờ thánh lễ bắt đầu do LM Giuse Maria Phạm Hồng Thái, chính xứ Hàng Xanh, chủ tế.
Không biết vì ngẫu nhiên hay có kế hoạch mà Gx tổ chức lễ Tạ ơn LCTX vào chiều ngày thứ Sáu – ngày Chúa Giêsu tử nạn, và đúng 3 giờ chiếu – giờ Chúa Giêsu tử nạn và chính là giờ của LCTX. Chúa Giêsu đã xác định với Thánh Faustina về giờ kinh LTX: “Trong giờ này con có thể cầu xin mọi thứ cho con và cho người khác, đó là giờ của ân sủng dành cho thế giới – LTX đã chiến thắng công lý” (Nhật Ký, 1572).
Ca nhập lễ là bài thánh ca Ngợi Ca LTX: “Ngợi ca LTX, Chúa đã ban tặng con…” với giai điệu mượt mà quyện vào ca từ thánh đức cứ xoáy vào lòng người. Rất lạ là cả cộng đoàn đều thuộc, hát to và khá đều, nghe rất thành kính. Số người tham dự thánh lễ này ước chừng khoảng 300 người.
Bài đọc là thư thánh Phaolô gởi giáo đoàn Êphêsô, trong đó có câu: “Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô” (Ep 2:4-5). Thật là hạnh phúc cho những tội nhân chúng ta, vì chúng ta đang mang án tử mà lại được Thiên Chúa cho trắng án. Nhưng không phải do công lao của chúng ta, mà như thánh Phaolô chỉ rõ: “Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ! Người đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Kitô Giêsu trên cõi trời” (Ep 2: 6).
Tin Mừng là trình thuật của thánh sử Máccô, kể chuyện người phong cùi đến xin Chúa Giêsu chữa lành. Anh ta quỳ xuống van xin rằng: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch” (Mc 1:40). Anh ta nói như vậy chắc chắn anh ta rất tin tưởng vào quyền năng của Chúa Giêsu. Do đó, Ngài đã chạnh lòng thương, giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn, anh sạch đi!” (Mc 1:41).
Theo quan niệm Do Thái, bệnh là do tội lỗi, mà lại là bệnh phong cùi thì càng tồi tệ. Sách Lê-vi (các chương 5, 7, 10, 11 và 13) nhắc rất nhiều lần từ “ô uế”, nhất là đối với bệnh nhân phong cùi. Người mắc bệnh phong hủi phải mặc áo rách, xoã tóc, che râu và kêu lên: “Ô uế! Ô uế!” (Lv 13:45). Theo luật Do Thái, “bao lâu còn mắc bệnh cùi thì còn ô uế, người đó phải ở riêng ra, chỗ ở của họ là một nơi bên ngoài trại” (Lv 13:46). Các bệnh nhân phong cùi rất đau khổ, cả tinh thần lẫn thể lý, vì xã hội xa lánh và ghét bỏ, ai cũng ghê tởm, nhưng Chúa Giêsu đã “giơ tay đụng vào anh” và chữa lành anh. Những người chứng kiến Ngài làm vậy chắc hẳn vừa thấy lạ vừa thấy “khó chịu”.
Bệnh không có tội. Bệnh nhân cùi là “hình bóng” của chúng ta, những người bị cùi về tinh thần nhưng đã được Chúa Giêsu chữa lành nhờ LTX bao la của Ngài. Chúng ta đã được tha thứ, được trắng án, thế nên chúng ta có bổn phận và trách nhiệm phải tha thứ cho nhau. Đó là sống LCTX, vì chúng ta tôn kính LCTX thì phải thực hành LTX với người khác.
Trong bài giảng lễ, LM quản xứ Hàng Xanh có nhắc đến Thông điệp “Thiên Chúa Giàu Lòng Xót Thương”. Chúng ta biết rằng, năm 1978, chỉ sau vài tháng nhận trọng trách cai quản Giáo hội Công giáo, Chân phước Gioan Phaolô II trên cương vị Giáo hoàng đã ban hành Tông thư đầu tiên là Tông thư “Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót” [Rich in Mercy (Anh ngữ), Dives in Misericordia (La ngữ)]. Thật vậy, vì LTX mà Chúa Giêsu đã “đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19:10), và Thánh Phaolô xác định: “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Rm 5:20).
Cuối thánh lễ, mọi người cùng quây quần trước linh ảnh LCTX để cầu nguyện. Một hình ảnh thật đẹp và cảm động biết bao! Chắc chắn Chúa Giêsu, Đấng-Giàu-Lòng-Xót-Thương sẽ rất vui lòng vì có những con người biết vâng lời Ngài, nhất là trong Mùa Chay Thánh này.
Tưởng cũng nhắc thêm rằng, Gx Hàng Xanh là một trong những xứ lớn và có lâu đời trong TGP Saigon. Số giáo dân hiện nay là 12.000 người. Gx Hàng Xanh đã có một linh mục phụ tá, và vừa có một thày xứ. Ân nhân xây dự nhà thờ ban đầu của Gx Hàng Xanh là ông bà Pièrre Villaréal (Pháp). Nhà thờ đã được xây dựng lại khang trang hơn, ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn, TGM GP Saigon, làm phép nhà thờ và cung hiến bàn thờ ngày 16-3-2002.
TGP SAIGON – Theo chương trình Tạ ơn Lòng Chúa Thương Xót (LCTX) của các giáo hạt trong TGP Saigon, chiều ngày 2-3-2012, Gx Hàng Xanh (giáo hạt Gia Định, GP Saigon) đã tổ chức thánh lễ Tạ ơn LCTX.
Không biết vì ngẫu nhiên hay có kế hoạch mà Gx tổ chức lễ Tạ ơn LCTX vào chiều ngày thứ Sáu – ngày Chúa Giêsu tử nạn, và đúng 3 giờ chiếu – giờ Chúa Giêsu tử nạn và chính là giờ của LCTX. Chúa Giêsu đã xác định với Thánh Faustina về giờ kinh LTX: “Trong giờ này con có thể cầu xin mọi thứ cho con và cho người khác, đó là giờ của ân sủng dành cho thế giới – LTX đã chiến thắng công lý” (Nhật Ký, 1572).
Ca nhập lễ là bài thánh ca Ngợi Ca LTX: “Ngợi ca LTX, Chúa đã ban tặng con…” với giai điệu mượt mà quyện vào ca từ thánh đức cứ xoáy vào lòng người. Rất lạ là cả cộng đoàn đều thuộc, hát to và khá đều, nghe rất thành kính. Số người tham dự thánh lễ này ước chừng khoảng 300 người.
Bài đọc là thư thánh Phaolô gởi giáo đoàn Êphêsô, trong đó có câu: “Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô” (Ep 2:4-5). Thật là hạnh phúc cho những tội nhân chúng ta, vì chúng ta đang mang án tử mà lại được Thiên Chúa cho trắng án. Nhưng không phải do công lao của chúng ta, mà như thánh Phaolô chỉ rõ: “Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ! Người đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Kitô Giêsu trên cõi trời” (Ep 2: 6).
Tin Mừng là trình thuật của thánh sử Máccô, kể chuyện người phong cùi đến xin Chúa Giêsu chữa lành. Anh ta quỳ xuống van xin rằng: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch” (Mc 1:40). Anh ta nói như vậy chắc chắn anh ta rất tin tưởng vào quyền năng của Chúa Giêsu. Do đó, Ngài đã chạnh lòng thương, giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn, anh sạch đi!” (Mc 1:41).
Theo quan niệm Do Thái, bệnh là do tội lỗi, mà lại là bệnh phong cùi thì càng tồi tệ. Sách Lê-vi (các chương 5, 7, 10, 11 và 13) nhắc rất nhiều lần từ “ô uế”, nhất là đối với bệnh nhân phong cùi. Người mắc bệnh phong hủi phải mặc áo rách, xoã tóc, che râu và kêu lên: “Ô uế! Ô uế!” (Lv 13:45). Theo luật Do Thái, “bao lâu còn mắc bệnh cùi thì còn ô uế, người đó phải ở riêng ra, chỗ ở của họ là một nơi bên ngoài trại” (Lv 13:46). Các bệnh nhân phong cùi rất đau khổ, cả tinh thần lẫn thể lý, vì xã hội xa lánh và ghét bỏ, ai cũng ghê tởm, nhưng Chúa Giêsu đã “giơ tay đụng vào anh” và chữa lành anh. Những người chứng kiến Ngài làm vậy chắc hẳn vừa thấy lạ vừa thấy “khó chịu”.
Bệnh không có tội. Bệnh nhân cùi là “hình bóng” của chúng ta, những người bị cùi về tinh thần nhưng đã được Chúa Giêsu chữa lành nhờ LTX bao la của Ngài. Chúng ta đã được tha thứ, được trắng án, thế nên chúng ta có bổn phận và trách nhiệm phải tha thứ cho nhau. Đó là sống LCTX, vì chúng ta tôn kính LCTX thì phải thực hành LTX với người khác.
Trong bài giảng lễ, LM quản xứ Hàng Xanh có nhắc đến Thông điệp “Thiên Chúa Giàu Lòng Xót Thương”. Chúng ta biết rằng, năm 1978, chỉ sau vài tháng nhận trọng trách cai quản Giáo hội Công giáo, Chân phước Gioan Phaolô II trên cương vị Giáo hoàng đã ban hành Tông thư đầu tiên là Tông thư “Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót” [Rich in Mercy (Anh ngữ), Dives in Misericordia (La ngữ)]. Thật vậy, vì LTX mà Chúa Giêsu đã “đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19:10), và Thánh Phaolô xác định: “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Rm 5:20).
Cuối thánh lễ, mọi người cùng quây quần trước linh ảnh LCTX để cầu nguyện. Một hình ảnh thật đẹp và cảm động biết bao! Chắc chắn Chúa Giêsu, Đấng-Giàu-Lòng-Xót-Thương sẽ rất vui lòng vì có những con người biết vâng lời Ngài, nhất là trong Mùa Chay Thánh này.
Tưởng cũng nhắc thêm rằng, Gx Hàng Xanh là một trong những xứ lớn và có lâu đời trong TGP Saigon. Số giáo dân hiện nay là 12.000 người. Gx Hàng Xanh đã có một linh mục phụ tá, và vừa có một thày xứ. Ân nhân xây dự nhà thờ ban đầu của Gx Hàng Xanh là ông bà Pièrre Villaréal (Pháp). Nhà thờ đã được xây dựng lại khang trang hơn, ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn, TGM GP Saigon, làm phép nhà thờ và cung hiến bàn thờ ngày 16-3-2002.
Thông Báo
Free download 40 videos Suy Niệm Mùa Chay Năm 2012
VietCatholic Network
20:53 02/03/2012
Trong sứ điệp Mùa Chay, được công bố hôm thứ Ba 7 tháng 2, Đức Thánh Cha viết “Một lần nữa mùa chay cống hiến cho chúng ta cơ hội suy tư về nòng cốt đời sống Kitô, đó là đức bác ái. Thực vậy, đây là thời kỳ thuận tiện để, nhờ sự trợ giúp của Lời Chúa và các Bí Tích, chúng ta đổi mới hành trình đức tin, trên bình diện bản thân cũng như cộng đồng. Đây là một hành trình được đánh dấu bằng kinh nguyện và chia sẻ, thinh lặng và chay tịnh, trong khi chờ đợi niềm vui Phục Sinh.
Năm nay, tôi muốn đề nghị một vài suy tư dưới ánh sáng một văn bản ngắn của Kinh Thánh rút từ Thư gửi Tín Hữu Do Thái: “Chúng ta hãy quan tâm đối với nhau để khích lệ nhau trong đức bác ái và trong việc lành”
Ngài nhấn mạnh rằng chỉ trong vài chữ, câu này đã có thể cống hiến một giáo huấn quí giá và luôn thời sự về 3 khía cạnh của đời sống Kitô, đó là quan tâm đến tha nhân, tính chất hỗ tương và sự thánh thiện bản thân.
Chúng tôi vui mừng loan báo với quý vị chương trình 40 Bài Suy Niệm Mùa Chay mà VietCatholic vừa thực hiện. Những bài Suy Niệm này được dịch từ các bài Suy Niệm Mùa Chay của cha Raniero Cantalamessa, thần học gia Phủ Giáo Hoàng và từ tạp chí The Word Among Us do Catholic News Service (Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ) chủ xướng. Tạp chí này chuyên đăng những bài thuyết giảng của các linh mục và Giám Mục Hoa Kỳ.
Quý vị có thể xem tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Quý vị và anh chị em cũng có thể download xuống cho gia đình hay giáo xứ.
Bước 1: Xin login với email là suyniem2102@gmail.com và password là suyniem
Bước 2: Để con mouse ở dòng chữ Download this video rồi nhấn mouse bên phải. Từ chuyên môn gọi là right-click.
Trong menu vừa hiện ra, xin chọn Save target as nếu dùng Internet Explorer của Microsoft. Nếu dùng Firefox, xin chọn menu Save link as.
Danh mục 40 Bài Suy Niệm Mùa Chay
01 http://vimeo.com/34498358
02 http://vimeo.com/35451558
03 http://vimeo.com/34557966
04 http://vimeo.com/35402990
05 http://vimeo.com/35046998
06 http://vimeo.com/35454400
07 http://vimeo.com/35053934
08 http://vimeo.com/35409363
09 http://vimeo.com/35796092
10 http://vimeo.com/35412245
11 http://vimeo.com/35789174
12 http://vimeo.com/35791300
13 http://vimeo.com/35414354
14 http://vimeo.com/34727678
15 http://vimeo.com/35667114
16 http://vimeo.com/35671807
17 http://vimeo.com/35674368
18 http://vimeo.com/35793440
19 http://vimeo.com/35823780
20 http://vimeo.com/35421046
21 http://vimeo.com/35445973
22 http://vimeo.com/35830719
23 http://vimeo.com/35103695
24 http://vimeo.com/35877094
25 http://vimeo.com/35443923
26 http://vimeo.com/35882981
27 http://vimeo.com/35888204
28 http://vimeo.com/35918942
29 http://vimeo.com/35955622
30 http://vimeo.com/35971478
31 http://vimeo.com/35986629
32 http://vimeo.com/36009539
33 http://vimeo.com/36014599
34 http://vimeo.com/36049417
35 http://vimeo.com/36170903
36 http://vimeo.com/36174810
37 http://vimeo.com/36046114
38 http://vimeo.com/35787504
39 http://vimeo.com/36179741
40 http://vimeo.com/36189972
Năm nay, tôi muốn đề nghị một vài suy tư dưới ánh sáng một văn bản ngắn của Kinh Thánh rút từ Thư gửi Tín Hữu Do Thái: “Chúng ta hãy quan tâm đối với nhau để khích lệ nhau trong đức bác ái và trong việc lành”
Ngài nhấn mạnh rằng chỉ trong vài chữ, câu này đã có thể cống hiến một giáo huấn quí giá và luôn thời sự về 3 khía cạnh của đời sống Kitô, đó là quan tâm đến tha nhân, tính chất hỗ tương và sự thánh thiện bản thân.
Chúng tôi vui mừng loan báo với quý vị chương trình 40 Bài Suy Niệm Mùa Chay mà VietCatholic vừa thực hiện. Những bài Suy Niệm này được dịch từ các bài Suy Niệm Mùa Chay của cha Raniero Cantalamessa, thần học gia Phủ Giáo Hoàng và từ tạp chí The Word Among Us do Catholic News Service (Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ) chủ xướng. Tạp chí này chuyên đăng những bài thuyết giảng của các linh mục và Giám Mục Hoa Kỳ.
Quý vị có thể xem tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Quý vị và anh chị em cũng có thể download xuống cho gia đình hay giáo xứ.
Bước 1: Xin login với email là suyniem2102@gmail.com và password là suyniem
Bước 2: Để con mouse ở dòng chữ Download this video rồi nhấn mouse bên phải. Từ chuyên môn gọi là right-click.
Trong menu vừa hiện ra, xin chọn Save target as nếu dùng Internet Explorer của Microsoft. Nếu dùng Firefox, xin chọn menu Save link as.
Danh mục 40 Bài Suy Niệm Mùa Chay
01 http://vimeo.com/34498358
02 http://vimeo.com/35451558
03 http://vimeo.com/34557966
04 http://vimeo.com/35402990
05 http://vimeo.com/35046998
06 http://vimeo.com/35454400
07 http://vimeo.com/35053934
08 http://vimeo.com/35409363
09 http://vimeo.com/35796092
10 http://vimeo.com/35412245
11 http://vimeo.com/35789174
12 http://vimeo.com/35791300
13 http://vimeo.com/35414354
14 http://vimeo.com/34727678
15 http://vimeo.com/35667114
16 http://vimeo.com/35671807
17 http://vimeo.com/35674368
18 http://vimeo.com/35793440
19 http://vimeo.com/35823780
20 http://vimeo.com/35421046
21 http://vimeo.com/35445973
22 http://vimeo.com/35830719
23 http://vimeo.com/35103695
24 http://vimeo.com/35877094
25 http://vimeo.com/35443923
26 http://vimeo.com/35882981
27 http://vimeo.com/35888204
28 http://vimeo.com/35918942
29 http://vimeo.com/35955622
30 http://vimeo.com/35971478
31 http://vimeo.com/35986629
32 http://vimeo.com/36009539
33 http://vimeo.com/36014599
34 http://vimeo.com/36049417
35 http://vimeo.com/36170903
36 http://vimeo.com/36174810
37 http://vimeo.com/36046114
38 http://vimeo.com/35787504
39 http://vimeo.com/36179741
40 http://vimeo.com/36189972