Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy trở về với bụi tro
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:20 03/03/2014
THỨ TƯ LỄ TRO, năm A
Mt 6, 1-6.16-18
HÃY TRỞ VỀ VỚI BỤI TRO
Hôm nay, Hội Thánh đưa chúng ta đi vào Mùa chay, Mùa hồng ân cứu độ.Thân phận con người liên kết với câu chuyện trình thuật của Sách Sáng Thế Ký. Thiên Chúa nhồi nắn con người bằng đất và thở sinh khí vào miệng của con người. Sự sống bắt đầu từ đó. Nên, lễ tro giúp chúng ta suy nghĩ về thân phận hay chết của con người, để từ đó, chúng ta hướng về cuộc tạo dựng của Thiên Chúa tình yêu.
Trình thuật tạo dựng một cách nào đó muốn giúp chúng ta hiểu cách đơn sơ về việc Thiên Chúa tạo dựng con người. Thiên Chúa lấy bùn đất nắn nên con người cho chúng ta thấy con người bởi vật chất mà ra, do đó, con người có giới hạn của vật chất. Tro bụi, đất bùn thực sự không có sự sống bởi chúng chỉ là vật chất không sinh động. Thiên Chúa thổi hơi, nghĩa là có sự sống.Con người hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa vì sự sống và sự chết đều do Thiên Chúa. Con người sống ở trần gian luôn thuộc về Thiên Chúa, nghĩa là nhờ hơi thở của Ngài. Tổ tông xưa: Ađam và Eva vì muốn bằng Thiên Chúa, muốn tách khỏi sự lệ thuộc vào Thiên Chúa nghe lời ma quỉ, nên phản bội cùng Thiên Chúa. Chính vì thế, sự chết đã lan vào trần gian, con người chết vì mất “hơi thở”. Đó là số phận của con người.Giả sử, Ađam và Evà không phạm tội thì hơi thở đã không bị mất, con người sẽ không phải chết.
Lễ tro giúp chúng ta nhớ lại thân phận thụ tạo của con người. Chúng ta hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa. Cắt đứt khỏi Thiên Chúa, mối giây liên kết sẽ không còn nữa và con người sẽ phải chết.Lễ tro cũng cho chúng ta hiểu sâu xa lòng nhân hậu, thương xót của Thiên Chúa. Đọc các Thánh vịnh, các câu xướng đáp trong ngày thứ tư lễ tro như :” Ta là thân cát bụi, sẽ trở về cát bụi” hoặc “ Hãy ăn năn sám hối. Và đón nhận Tin mừng “ ( Mc 1, 15 ). “ Chúng ta hãy thay đổi đời sống, Xức tro và ăn chay hãm mình, Khóc than vì lỗi lầm đã phạm “ ( Ge 2, 13 ) hay “ Giữa tiền đường và bàn thánh, Các tư tế chuyên phục vụ Chúa. Hãy khóc lóc nài van.Xin thứ tha,lạy Chúa, xin thứ tha tội lỗi dân Ngài, Để chúng con ca tụng Ngài luôn mãi “ ( Ge 2, 17; Et 13, 17 ) hoặc “ Lạy Chúa, xin xóa bỏ tội con “ ( Tv 50, 3 ).Những lời khẩn cầu ấy vang lên Thiên Chúa, khẩn nài lòng thương xót của Ngài.
Nghi thức xức tro kêu gọi nhân loại, kêu gọi con người, kêu gọi mỗi người tin tưởng, cậy trông vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Bởi vì, Thiên Chúa thấu suốt tâm can của mỗi người, Ngài thấu rõ nhu cầu thiêng liêng của con người. Thiên Chúa yêu thương con người, yêu thương mọi người.Ngài luôn kêu gọi con người trở về, sám hối ăn năn, thay đổi đời sống để sống công chính tìm kiếm Nước Thiên Chúa.
Con người là thụ tạo mong manh, mỏng dòn. Con người luôn cần có ơn Chúa và sự trợ giúp của Ngài. Do đó, lời khẩn cầu của con người luôn cần thiết để Chúa đoái thương, tha thứ :” Chúng ta đã lỡ lầm phạm tội.Giờ đây xin cải quá tự tân,Kẻo bất ưng giáp mặt tử thần, Muốn ăn năn chẳng còn kịp nữa “ hoặc “ Lạy Chúa Trời, Đấng cứu độ chúng con, Xin Ngài thương phù trợ, Để danh Ngài rạng rỡ, Xin giải thoát chúng con “.
Lễ tro mời gọi chúng ta sám hối như lời nguyện làm phép tro :” Lạy Chúa, Chúa không muốn cho người có tội phải chết, nhưng muốn họ sám hối ăn năn.Xin dủ thương nghe lời chúng con cầu nguyện và thánh hóa nắm tro mà chúng con sẽ xức lên đầu để tỏ dấu nhìn nhận mình chỉ là thân cát bụi và sẽ trở về cát bụi. Xin giúp chúng con hằng cố gắng giữ Mùa chay thánh này để được Chúa thứ tha tội lỗi và biết sống một đời sống mới theo hình ảnh Con Chúa Phục Sinh, Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời “.
Lạy Chúa, xin đoái nghe và dủ lòng thương, Thật chúng con đã xúc phạm đến Ngài. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Thứ tư lễ tro là gì ?
2.Tro bụi có nghĩa gì ?
3.Trình thuật tạo dựng nói lên gì ?
4.Tại sao chúng ta phải ăn chay ?
5.Sa mạc nói lên gì ?
Mt 6, 1-6.16-18
HÃY TRỞ VỀ VỚI BỤI TRO
Hôm nay, Hội Thánh đưa chúng ta đi vào Mùa chay, Mùa hồng ân cứu độ.Thân phận con người liên kết với câu chuyện trình thuật của Sách Sáng Thế Ký. Thiên Chúa nhồi nắn con người bằng đất và thở sinh khí vào miệng của con người. Sự sống bắt đầu từ đó. Nên, lễ tro giúp chúng ta suy nghĩ về thân phận hay chết của con người, để từ đó, chúng ta hướng về cuộc tạo dựng của Thiên Chúa tình yêu.
Trình thuật tạo dựng một cách nào đó muốn giúp chúng ta hiểu cách đơn sơ về việc Thiên Chúa tạo dựng con người. Thiên Chúa lấy bùn đất nắn nên con người cho chúng ta thấy con người bởi vật chất mà ra, do đó, con người có giới hạn của vật chất. Tro bụi, đất bùn thực sự không có sự sống bởi chúng chỉ là vật chất không sinh động. Thiên Chúa thổi hơi, nghĩa là có sự sống.Con người hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa vì sự sống và sự chết đều do Thiên Chúa. Con người sống ở trần gian luôn thuộc về Thiên Chúa, nghĩa là nhờ hơi thở của Ngài. Tổ tông xưa: Ađam và Eva vì muốn bằng Thiên Chúa, muốn tách khỏi sự lệ thuộc vào Thiên Chúa nghe lời ma quỉ, nên phản bội cùng Thiên Chúa. Chính vì thế, sự chết đã lan vào trần gian, con người chết vì mất “hơi thở”. Đó là số phận của con người.Giả sử, Ađam và Evà không phạm tội thì hơi thở đã không bị mất, con người sẽ không phải chết.
Lễ tro giúp chúng ta nhớ lại thân phận thụ tạo của con người. Chúng ta hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa. Cắt đứt khỏi Thiên Chúa, mối giây liên kết sẽ không còn nữa và con người sẽ phải chết.Lễ tro cũng cho chúng ta hiểu sâu xa lòng nhân hậu, thương xót của Thiên Chúa. Đọc các Thánh vịnh, các câu xướng đáp trong ngày thứ tư lễ tro như :” Ta là thân cát bụi, sẽ trở về cát bụi” hoặc “ Hãy ăn năn sám hối. Và đón nhận Tin mừng “ ( Mc 1, 15 ). “ Chúng ta hãy thay đổi đời sống, Xức tro và ăn chay hãm mình, Khóc than vì lỗi lầm đã phạm “ ( Ge 2, 13 ) hay “ Giữa tiền đường và bàn thánh, Các tư tế chuyên phục vụ Chúa. Hãy khóc lóc nài van.Xin thứ tha,lạy Chúa, xin thứ tha tội lỗi dân Ngài, Để chúng con ca tụng Ngài luôn mãi “ ( Ge 2, 17; Et 13, 17 ) hoặc “ Lạy Chúa, xin xóa bỏ tội con “ ( Tv 50, 3 ).Những lời khẩn cầu ấy vang lên Thiên Chúa, khẩn nài lòng thương xót của Ngài.
Nghi thức xức tro kêu gọi nhân loại, kêu gọi con người, kêu gọi mỗi người tin tưởng, cậy trông vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Bởi vì, Thiên Chúa thấu suốt tâm can của mỗi người, Ngài thấu rõ nhu cầu thiêng liêng của con người. Thiên Chúa yêu thương con người, yêu thương mọi người.Ngài luôn kêu gọi con người trở về, sám hối ăn năn, thay đổi đời sống để sống công chính tìm kiếm Nước Thiên Chúa.
Con người là thụ tạo mong manh, mỏng dòn. Con người luôn cần có ơn Chúa và sự trợ giúp của Ngài. Do đó, lời khẩn cầu của con người luôn cần thiết để Chúa đoái thương, tha thứ :” Chúng ta đã lỡ lầm phạm tội.Giờ đây xin cải quá tự tân,Kẻo bất ưng giáp mặt tử thần, Muốn ăn năn chẳng còn kịp nữa “ hoặc “ Lạy Chúa Trời, Đấng cứu độ chúng con, Xin Ngài thương phù trợ, Để danh Ngài rạng rỡ, Xin giải thoát chúng con “.
Lễ tro mời gọi chúng ta sám hối như lời nguyện làm phép tro :” Lạy Chúa, Chúa không muốn cho người có tội phải chết, nhưng muốn họ sám hối ăn năn.Xin dủ thương nghe lời chúng con cầu nguyện và thánh hóa nắm tro mà chúng con sẽ xức lên đầu để tỏ dấu nhìn nhận mình chỉ là thân cát bụi và sẽ trở về cát bụi. Xin giúp chúng con hằng cố gắng giữ Mùa chay thánh này để được Chúa thứ tha tội lỗi và biết sống một đời sống mới theo hình ảnh Con Chúa Phục Sinh, Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời “.
Lạy Chúa, xin đoái nghe và dủ lòng thương, Thật chúng con đã xúc phạm đến Ngài. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Thứ tư lễ tro là gì ?
2.Tro bụi có nghĩa gì ?
3.Trình thuật tạo dựng nói lên gì ?
4.Tại sao chúng ta phải ăn chay ?
5.Sa mạc nói lên gì ?
Con là thân tro bụi
Lm Giuse Đinh Lập Liễm
05:54 03/03/2014
THỨ TƯ LỄ TRO
CON LÀ THÂN TRO BỤI
Hôm nay là Thứ Tư lễ Tro, ngày khai mạc Mùa Chay thánh. Theo lời thánh Phaolô :”Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ” (2Cr 6,2b)). Mùa Chay giúp chúng ta thực hành tinh thần thống hối, điều chỉnh lại hướng đi của mình và biết quay trở về với Chúa.
Mỗi người được xức tro trên đầu để chỉ sự khiêm nhường thống hối. Chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa việc xức tro, đồng thời cầu xin Chúa giúp sức để thi hành trong Mùa Chay này những lời Chúa dạy trong bài Tin Mừng hôm nay là cầu nguyện, ăn chay và làm phúc bố thí.
I. TÓM TẮT VỀ LỄ TRO
Ngày Thứ Tư lễ Tro, chúng ta nghe văng vẳng lời thánh ca từ sách Sáng thế : ”Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về bụi tro”. Lời Kinh Thánh này nhắc nhở chúng ta ý thức về thân phận con người, biểu hiệu “bụi tro” được dùng trong Kinh Thánh và trong lễ nghi Thứ Tư đầu Mùa Chay.
Về nghi thức làm phép tro và xức tro, qua thời gian lễ nghi này đã có sự biến đổi từ một nghi thức thống hối trong định chế về tập tục thống hối công cộng ngày xưa. Theo đó, những người đã phạm một số tội nặng công khai, mà mọi người biết, như chối bỏ đức tin, giết người, ngoại tình… là những người bị loại ra khỏi cộng đoàn tín hữu. Để được nhận lại trong cộng đoàn, họ phải làm việc thống hối công cộng : vào ngày thứ tư trước Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, họ tập trung tại nhà thờ chính tòa để, sau khi xưng thú tội mình, Đức Giám Mục trao cho chiếc áo nhậm mang trên mình, rồi lãnh nhận tro trên đầu và trên mình.
Sau đó họ bị đuổi ra khỏi nhà thờ và được chỉ định tới một tu viện để ở đó và thi hành một số việc thống hối đã ra cho họ. Vào sáng thư Năm Tuần thánh, các hối nhân này tụ tập tại nhà thờ chính tòa, được Đức Giám Mục xem xét việc thực hành sám hối của họ trong Mùa Chay, sau đó ngài đọc lời xá giải tội lỗi của họ để giao hòa với cộng đoàn. Từ đây, họ được quyền tham dự các buổi cử hành bí tích.
Sau một thời gian lễ nghi tiếp tục biến chuyển. Vào năm 1091, công đồng Benevento (Nam Italia) đã truyền cử hành nghi lễ xức tro cho tất cả các nơi trong Giáo Hội. Trong khi xức tro, vị Linh mục đọc :”Ta là thân cát bụi và sẽ trở về cát bụi” (St 3,19). Tro này lấy từ những cành lá đã được làm phép trong ngày Lễ Lá năm trước để lại.
Trước công cuộc canh tân phụng vụ của công đồng Vatican II, lễ nghi làm phép tro và xức tro được cử hành trước lễ. Vào năm 1970, khi công bố sách lễ Rôma được tu chỉnh, thì lễ nghi này được cử hành sau phần phụng vụ Lời Chúa. Ngoài câu trích từ sách Sáng thế, còn có thêm một công thức khác dùng khi xức tro, lấy từ Phúc âm : ”Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng”(Mc 1,15).
II. Ý NGHĨA VIỆC XỨC TRO
1. Tro chỉ sự thống hối
Trong Cựu ước, việc xức tro và mặc áo nhậm được dùng để thực hành và biểu lộ lòng thống hối cá nhân hay toàn thể cộng đoàn dân Israel.
Ngày xưa, khi ai làm việc gì không chính đáng, họ thường xức tro trên đầu để tỏ dấu chỉ ăn năn hối lỗi, quyết tâm làm điều lành, lánh sự dữ.
Tro là tập tục biểu hiệu của lòng ăn năn sám hối bên Trung Đông. Theo tập tục bên Do thái, trong Kinh Thánh còn ghi lại : Tro được dự trữ làm nước tẩy uế (Ds 19,9). Ông Abraham đã khiêm hạ trước mặt Thiên Chúa nhận mình là thân tro bụi (St 18,27). Rắc tro trên đầu cũng là lễ nghi sám hối trong niềm tin đạo giáo văn hóa thời xa xưa bên Do thái (2Sm 13,19; Mac 3,47). Mặc áo vải thô và rắc tro trên đầu là dấu chỉ lòng ăn năn thống hối của con người với Thiên Chúa (Eth 4,1; Mt 11,21).
Từ đây chúng ta nhận ra, trước tiên Giáo Hội đã đặt nền tảng cho việc thống hối, đó là nhìn nhận lại tình trạng nguyên tuyền của ơn thánh đã bị mất do tội nguyên tổ, và hậu quả là con người xa Chúa, trốn tránh Thiên Chúa. Con ngươi sẽ phải chết như là hậu quả của tội lỗi. Vì thế cần phải “quay trở lại” một cách tận căn, như ý nghĩa diễn tả qua từ “canh tân” trong ngôn ngữ Do thái, là quay ngược lại với 360 độ.
2. Tro chỉ sự chóng qua
Việc xức tro mời gọi chúng ta ý thức về thân phận nhỏ nhoi mỏng dòn nơi bản tính con người của mình, vốn dễ bị tội lỗi thống trị. Nghi thức xức tro chính là nghi thức khai mạc Mùa Chay, nó là hành động hữu hiệu và cụ thể nhất nhắc nhở ta về thân phận và kiếp người mỏng dòn ấy : thân phận con người là tro bụi.
Trong lễ an táng, chúng ta thường hát bài thánh vịnh đáp ca 102. Bài thánh vịnh nói lên sự mong manh của kiếp con người, đời sống con người giống như loài hoa sớm nở chiều tàn, không có gì là bền vững :
Kiếp phù sinh, tháng ngày vắn vỏi,
Tươi thắm như cỏ nội hoa đồng,
Một cơn gió thoảng là xong
Chốn xưa mình ở cũng không biết mình.
(Tv 102, 15-16)
Thi sĩ Nguyễn Khuyến, nhìn cuộc đời chóng qua của kiếp người cũng phải kêu lên bằng những hình ảnh sống động :
Ôi ! nhân sinh là thế ấy !
Như bóng đèn, như mây nổi,
Như gió thổi, như chiêm bao !
Trong bài “Cát bụi” nhạc sĩ Trịnh công Sơn cũng nói lên kiếp mong manh của con người : Cát bụi, con người chỉ là cát bụi. Hạt bụi tuyệt vời khi hóa kiếp thân tôi. Hạt bụi mệt nhoài khi tôi trở về làm cát bụi. Một vòng quay. Trăm năm một kiếp người có là mấy :”Chợt một chiều tóc trắng như vôi”…
Trịnh Công Sơn không bi quan. Ông chỉ nói lên điều ông cảm nghiệm thấm thía về sự mong manh của kiếp người. Cuộc đời đẹp biết bao ! Sự sống cao quí biết bao ! Nhưng cũng chỉ như một “đóa hoa vô thường” như tên gọi của một bài hát khác của ông. Đó là thực tế, nhìn nhận đúng thực tế đó, đối diện với nó một cách can đảm có thể đưa đến một cuộc sống tốt đẹp và hữu ích hơn.
Tro không những chỉ được dùng trong lễ nghi thống hối xức tro hằng năm, mà còn được dùng trong nghi lễ nhậm chức đăng quang của Đức Giáo Hoàng mới được bầu lên. Theo tập tục lễ nghi, vị Hồng Y niên trưởng đốt những sợi chỉ ra tro để nhắc nhở vị tân Giáo hoàng với câu :”Sic transit mundi gloria” : vinh quang thế gian cũng mau qua như thế.
3. Tro nhắc nhở về sự chết
Trong Cựu ước, tro chỉ thân xác chúng ta là tro bụi và sẽ phải chết :”Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất” (St 3,19. x. Gb 34,4 ; Gr 6,26; Is 58,5).
Chết là án lệnh của Thiên Chúa sau khi nguyên tổ phạm tội :”Người sẽ trở về với bụi đất”(St 3,19). Vì thế không ai có thể tránh được cái chết.
Người Á Đông quan niệm : con người phải trải qua 4 giai đoạn là sinh, lão, bệnh, tử. Có người thoát được lão và bệnh vì chết quá sớm, còn không ai thoát được tử, vì đã có sinh thì phải có tử, sinh tử luôn nối kết với nhau.
Kinh nghiệm ngàn đời đã giúp ông Văn Thiên Trường suy nghĩ về cuộc sống mong manh của con người nên đã phát biểu ý kiến bằng một câu để đời :
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
Ngàn xưa, người thế ai không chết,
Chết, để lòng son rạng sử xanh.
Vì thế, trong truyền thống các đan sĩ và tu viện, tro được dùng để nói lên mối liên hệ với sự chết và khiêm nhường thống hối trước mặt Chúa. Do đó, các tu sĩ, các đan sĩ có tục lệ tại một số nơi, muốn nằm trên đống tro với chiếc áo nhặm để chết.
Thánh Martinô thành Tours ở bên Pháp đã nói :”Không gì xứng hợp hơn cho một tu sĩ là việc nằm chết trên đống tro bụi”. Các vị này lấy tro đã được làm phép trong ngày Thứ Tư Lễ Tro, rồi vẽ hình thánh giá trên đất, trên đó còn trải thêm áo nhặm và rồi các vị nằm trên đó khi hấp hối và khi chết.
Chớ gì việc xức tro trên đầu khiến cho chúng ta suy nghĩ về sự chết để biết dọn mình sẵn sàng vì giờ chết đến như kẻ trộm, luôn có tinh cách bất ngờ như người ta nói :
Sinh hữu hạn, tử bất kỳ.
Ai cũng mong đời sống của mình được trở thanh “cây bách niên” (agavé). Người ta cho biết : cứ một trăm năm một lần nở hoa, nhưng hoa đẹp lạ lùng. Trong một thế kỷ cây ấy đã sửa soạn cho cái ngày tươi đẹp ấy, nó dồn sức lực, nó trang điểm, nó làm cho đẹp, bằng công việc kín đáo, không ai trông thấy. Cả một thế kỷ ! Và khi đã hết thời nó nở những cánh hoa trắng muốt để làm đẹp lòng người đến xem cái phi thường của nó.
III. MÙA CHAY VÀ THÂN TRO BỤI
Trong việc xức tro hôm nay Giáo Hội đã đặt nền tảng cho việc thống hối, đó là nhìn nhận lại tình trạng nguyên tuyền của ơn thánh đã bị mất do tội nguyên tổ, và hậu quả là con người lìa xa Chúa, trốn tránh Thiên Chúa. Con người sẽ phải chết như là hậu quả của tội lỗi. Vì thế, phải “quay trở lại” một cách tận căn, như ý nghĩa diễn tả qua từ “canh tân” trong ngôn ngữ Do thái, là quay ngược lại với 360 độ.
Để thể hiện sự thống hối trong Mùa Chay, chúng ta phải làm gì ? Chắc chắn có nhiều việc phải làm và mỗi người có một chương trình riêng, nhưng thiết tưởng chúng ta phải thực hiện 3 điều mà Chúa Giêsu muốn cho chúng ta thực hành theo bài Tin Mừng hôm nay : đó là cầu nguyện, ăn chay và làm phúc bố thí.
1. Hãy cầu nguyện
Cầu nguyện là một việc làm đẹp ý Chúa, mà ai cũng có thể làm được, ở đâu ta cũng có thể cầu nguyện được; chính vì thế Chúa Giêsu đã dạy :”Các con hãy cầu nguyện luôn kẻo sa chước cám dỗ”(Lc 22,40). Mà không những Chúa chỉ dạy chúng ta cầu nguyện, mà Chúa còn làm gương cầu nguyện nữa, nhiều chỗ trong Tin Mừng đã nói rõ (Lc 22,42; Ga 11,41-42). Còn rất nhiều đoạn khác trong Tin Mừng nói về việc Chúa Giêsu cầu nguyện, đặc biệt Chúa dạy chúng ta kinh Lạy Cha (Mt 6,9-13).
Cầu nguyện là một vấn đề cần thiết và rất quan trọng, nó là vấn đề sinh tử.
Thánh Gioan Kim Khẩu đã so sánh sự cần thiết của lời cầu nguyện với chuyện cá trong nước. Bao lâu cá ở trong nước, nó vẫn sống, hoạt động và tăng trưởng, nhưng nếu nó bị bắt ra ngoài, chắc chắn nó sẽ chết. Cũng vậy, con người muốn sống siêu nhiên thì phải cầu nguyện, nếu không cầu nguyện họ sẽ mất ơn Chúa giúp, rồi dần dà họ sẽ mất sự sống siêu nhiên không khác nào cá phải chết vì không có nước.
Thánh Bênađô cũng đã so sánh sự hô hấp cần thiết cho con người như thế nào, thì lời cầu nguyện cũng cần thiết cho con người như vậy. Đối với linh hồn, cầu nguyện cần thiết cũng như hô hấp cần cho cơ thể con người. Nếu con người hô hấp khó khăn thì thân xác sẽ trở thành tiều tụy, và nếu hô hấp đình chỉ thì con người sẽ chết. Cũng thế, khi ta ít cầu nguyện, thì linh hồn biến thành bạc nhược, và khi ta không cầu nguyện tí nào, thì linh hồn ta sẽ chết trước mặt Chúa.
Thế nào là cầu nguyện ?
Các nhà tu đức học thường định nghĩa cầu nguyện là nâng tâm hồn lên cùng Chúa, hay cầu nguyện là cuộc trò chuyện giữa ta với Chúa. Thật thế, cầu nguyện là tâm tình với Chúa, thưa truyện với Chúa bằng tâm tư và ngôn ngữ của chính ta, như con cái thỏ thẻ với cha mẹ những tình cảm yêu mến, những nhu cầu xin Chúa thương ban, hoặc kể cho Chúa nghe những tâm sự vui buồn, lòng biết ơn…
Có những khi ta vui quá, hay buồn quá tự lòng ta không biết nói gì với Chúa, hoặc khi có đông người muốn có chung một lời cầu nguyện thì Giáo Hội mới lập nên những lời kinh chung giúp chúng ta cùng nhau cầu nguyện. Do đó, cầu nguyện không chỉ là đọc kinh, đọc những công thức một cách máy móc, còn lòng trí thì để vào chuyện đâu đâu. Với kinh nguyện thì miệng đọc lòng ta phải kết hợp với lời kinh để suy gẫm với Chúa, với Đức Mẹ, các thánh… theo nguyên tắc “khẩu tụng tâm suy”.
Chúng ta thường nghe rất nhiều, đôi khi đã tham dự buổi cầu nguyện nhờ những kỹ thuật như : thiền, yoga, cầu nguyện theo cách của cộng đoàn Taizé, Béatitude (cộng đoàn Phúc thật), Chemin neuf (Con đường mới)… Những buổi tổ chức cầu nguyện như thế càng ngày càng được nhiều nơi tổ chức và hấp dẫn nhiều người vì những lợi ích sau : làm cho chúng ta “dễ nâng lòng lên với Chúa” , tạo cho chúng ta những bầu khí và tâm tình sốt sắng, ham thích cầu nguyện và thấy như Thiên Chúa ở bên chúng ta, lắng nghe chúng ta và an ủi chúng ta thật nhiều. Tóm lại, những kỹ thuật này góp phần tích cực vào cho buổi cầu nguyện. Điều này không ai có thể chối cãi được.
Nhưng nếu, cầu nguyện là trò chuyện với Chúa như bạn bè, cũng như tình bạn bè không cần kỹ thuật, thì cầu nguyện cũng không cần theo một kỹ thuật nào mà nó phải phát xuất tự trong lòng với những tâm tình riêng tư một cách tự nhiên và chân thành.
Truyện : Con chỉ nghe.
Một cụ già có thói quen ngồi bất động hằng giờ ở cuối nhà thờ. Một ngày nọ, cha xứ hỏi cụ là Chúa đã nói gì với cụ . Cụ trả lời :
- Thưa cha, Chúa chả nói gì cả, Ngài chỉ nghe con.
- Vậy à ? Thế thì cụ nói gì với Chúa ?
- Dạ, con cũng chẳng nói gì, con chỉ nghe Chúa !
Thực ra, đỉnh cao của cầu nguyện là hoàn toàn kết hợp với Chúa, lúc đó không còn ai nói ai nghe mà chỉ có sự im lặng, để con tim nói với nhau. Chúng ta có thể nói đây là một sự thinh lặng hùng biện, không nói gì mà lại nói rất nhiều. Vì thế cầu nguyện có 4 mức độ :
- Tôi nói, Chúa nghe.
- Chúa nói, tôi nghe.
- Không ai nói, cả hai cùng nghe.
- Không ai nói, không ai nghe. Đây là sự thinh lặng tuyệt đối.
Phải chăng người đời cũng hiểu sự thinh lặng hùng biện là thế nào :
Nước mắt nói lời của mắt
Hương hoa nói lời của hoa,
Lặng im nói lời đôi ta !
Ngoài ra chúng ta còn thực hiện lời Chúa dạy :”Các con hãy cầu nguyện luôn kẻo sa chước cám dỗ”(Lc 22,40). Làm sao chúng ta có thể cầu nguyện luôn khi chúng ta có trăm ngàn công việc phải làm ? Cầu nguyện ở đây là biến mọi công việc thành lời nguyện.
Cầu nguyện đẹp lòng Chúa nhất là trong mọi công việc hằng ngày, ta hãy có tâm lòng cùng làm việc với Chúa, và làm vì yêu mến Chúa và phục vụ tha nhân. Qua đó những việc ta làm, những lời ta nói luôn luôn hướng về Chúa, cho Chúa và cho tha nhân… biến những lời nói việc làm của ta thành những việc lành, việc thiện như thánh nữ Têrêsa Hài Đồng nhặt một cọng rác, khâu một mũi kim cũng làm vì mến Chúa. Chúa muốn ta cầu nguyện liên tục là như vậy, chứ Chúa không bảo ta đọc kinh liên tục để khỏi sa chước cám dỗ đâu !
2. Hãy ăn chay
Chúng ta bắt đầu bước vào Mùa Chay, đã là Mùa Chay thì phải ăn chay. Nhưng phải ăn chay như thế nào thì mới đúng cách và hữu ích ?
Mùa Chay gợi nhớ 40 ngày chay tịnh của Chúa Giêsu trong hoang địa, mà Ngài đã trải qua trước khi đi vào sứ vụ công khai. Chúng ta đọc thấy trong Tin mừng :”Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào trong hoang địa, để chịu quỉ cám dỗ. Ngài ăn chay ròng rã 40 đêm ngày, và sau đó, Ngài thấy đói” (Mt 4,1-2).
Giống như ông Maisen đã ăn chay trước khi đón nhận những tấm bia lề luật (x.Xh 34,28), và việc ông Êlia ăn chay trước khi gặp Chúa ở núi Horép (x. 1V 19,8). Đức Giêsu cũng vậy, qua việc cầu nguyện và ăn chay, đã chuẩn bị cho sứ vụ đặt trước mặt Ngài, sứ vụ được đánh dấu vào lúc khởi đầu, bằng một cuộc chiến đấu nghiêm trọng với kẻ cám dỗ.
Tôn giáo nào cũng có ăn chay như Do thái giáo, Hồi giáo, Phật giáo… nhưng phương cách và mục đích của họ lại khác nhau.
Người Do thái ăn chay bằng cách nhịn ăn từ sáng đến chiều (Giona 3,7-8; Samuel 14,24). Tập tục ăn chay bằng cách nhịn ăn từ rạng đông cho đến khi mặt trời lặn, ngày nay vẫn còn được anh chị em Hồi giáo tuân giữ trong suốt tháng Ramadan. Trong khi ấy, anh chị em Phật giáo lại ăn chay vào mồng một và ngày rằm, bằng cách vẫn ăn no, nhưng kiêng không ăn thịt của bất cứ động vật nào, chỉ ăn thực vật.
Ngày xưa, người Công Giáo cũng ăn chay giống như người Do thái là nhịn ăn từ sáng cho đến chiều. Ngày nay người Công Giáo chúng ta ăn chay một năm có hai lần vào ngày thứ Tư Lễ Tro và Thứ sáu Tuần thánh, và chỉ cần ăn ít đi vào buổi sáng và buổi chiều, đồng thời kiêng thịt vào hai ngày đó.
Chúng ta thấy việc ăn chay ngày nay rất đơn giản, đơn giản hơn các tôn giáo khác, nhưng việc ăn chay này có ý nghĩa nào đối với người Kitô hữu ?
Thánh Tôma tiến sĩ đã giải thích cho chúng ta :
- Thứ nhất : để kềm chế sự thèm muốn của xác thịt. Nhờ chay tịnh, sẽ giữ được sự trong sạch. Trong Cựu ước cũng đề cập đến :”Sự thèm muốn bị kềm chế lại bởi kiêng rượu, thịt”.
- Thứ hai : nhờ vào sự chay tịnh để tâm hồn chúng ta gia tăng một cách tự do, hướng đến sự chiêm niệm về những điều thiện hảo của thiên đàng. Tiên tri Daniel cũng được Thiên Chúa mạc khải sau khi ăn chay ba tuần lễ.
- Thứ ba : ăn chay để đền bù cho những tội lỗi của mình. “Hãy đến với ta bằng cách thay đổi hoàn toàn tâm hồn ngươi, trong chay tịnh và trong khóc lóc”.
Thánh Augustinô cũng đã nhấn mạnh trong một bài giảng về cầu nguyện và ăn chay :”Chay tịnh làm sạch sẽ tâm hồn, gia tăng trí khôn, hướng xác thịt đến thần linh, thể hiện con tim thống hối và khiêm nhường, chẻ nhỏ những đám mây thèm muốn, dập tắt đám lửa dâm dục và đốt lên ánh sáng thật sự của đức ái”.
Từ xa xưa, tiên tri Isaia đã có ý kiến về việc ăn chay và đã vạch vẽ cho dân Do thái biết cách ăn chay cho đẹp lòng Thiên Chúa :”Chính ngày các ngươi muốn ăn chay để tiếng các người kêu tới trời cao thẳm, thì các ngươi lại ăn chay không đúng cách. Phải chăng đó là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng trong ngày các ngươi phải thực hành khổ chế ? Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau, nằm trên vải thô và tro bụi, phải chăng như thế mà gọi là ăn chay trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng Đức Chúa” ?
“Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao : mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm ? Chẳng phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ, thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục ? Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông, vết thương ngươi sẽ mau lành”(Is 58,4-8).
Trong sứ điệp Mùa Chay 2009, Đức Thánh Cha bênêdictô XVI đã nói :”Trong thời đại chúng ta, chay tịnh dường như đã đánh mất điều gì thuộc về ý nghĩa thiêng liêng, và trong một nền văn hóa có đặc điểm là tìm kiếm hạnh phúc vật chất, nó đảm nhiệm vai trò chữa bệnh để chăm sóc thân thể. Chắc hẳn chay tịnh đem lại lợi ích cho hạnh phúc thể lý, nhưng đối với người tín hữu, trước tiên nó là “một phương thế chữa trị” để chữa lành tất cả những gì ngăn cản họ sống phù hợp với thánh ý Thiên Chúa”.
Trong tông hiến Paenitemini năm 1966, Người Tôi Tớ Thiên Chúa Phaolô VI thấy nhu cầu trình bầy chay tịnh trong khuôn khổ ơn gọi của mọi Kitô hữu “không còn sống cho chính mình, nhưng cho Đấng đã yêu thương và hiến thân vì mình, và sống cho anh chị em của mình”(x. Ch. 1).
Như vậy ăn chay thể xác không quan trọng bằng ăn chay tinh thần, nghĩa là từ bỏ ý riêng của mình để sống theo ý Chúa, loại bỏ tính ích kỷ và mở rộng con tim để yêu mến và đón nhận tha nhân, phục vụ anh chị em và đem hạnh phúc đến cho mọi người. Đúng là :
“Ăn mặn nói ngay, còn hơn ăn chay nói dối” (Tục ngữ).
3. Hãy làm phúc bố thí
Mùa Chay là thời gian khám phá ra các nhu cầu của anh chị em mình và nhắc nhở chúng ta tìm mọi cách để gặp gỡ và giúp đỡ những người đau khổ thể xác cũng như tinh thần.
Trong sứ điệp Mùa Chay năm 2002, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trích dẫn câu nói của thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi cho tín hữu Côrintô :”Bạn có gì mà bạn đã không lãnh nhận(1Cr 4,7). Và ngài tiếp :”Một khi đã nhìn nhận như thế thì bạn phải yêu mến anh chị em và hy sinh cho họ”.
Làm phúc bố thí và ăn chay là những phương thế liên hệ mật thiết với nhau để giúp chúng ta ăn năn hối cải. Làm phúc bố thí có nghĩa là chia vui sẻ buồn với người khác, giúp đỡ người ta, nhất là những ai lâm cảnh thiếu thốn, phân phát cho người ta không nguyên của cải vật chất mà cả tinh thần nữa. Chính vì thế, chúng ta phải tỏ ra cởi mở đối với người khác, biết nhận ra những nhu cầu của họ và cảm thông những nỗi đau buồn của họ, đồng thời tìm cách đáp ứng những nhu cầu đó và làm cho những đau thương của họ vơi nhẹ đi.
Như vậy, cầu nguyện để kết hợp với Thiên Chúa đồng thời cũng hướng chúng ta tới tha nhân. Khi chúng ta đòi hỏi đối với bản thân và quảng đại đối với tha nhân, nhất là đối với những ai đau khổ và thiếu thốn là chúng ta sống kết hợp với Đức Kitô chịu đau khổ và bị đóng đinh vì Người tự đồng hóa với họ như Người nói :”Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi từ thưở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát các ngươi đã cho uống; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã viếng thăm; Ta ngồi tù, các ngươi đã hỏi han”(Mt 25,35-36).
Truyện : Cho đi tất cả.
Một người kia rất nghèo và vẫn thường nghĩ mình là người nghèo khổ nhất trên khắp mặt đất này. Thế rồi, một hôm ông ta lên đường và gặp một người hành khất khác còn nghèo khổ hơn mình nữa. Ông dừng lại chào hỏi và nói :
- Từ trước tới nay tôi vẫn tưởng mình là người nghèo khổ nhất trong thiên hạ, thế mà hôm nay gặp anh tôi thấy anh còn nghèo hơn tôi nữa, vì đến cái che nắng che mưa trên đầu anh cũng không có.
Người hành khất đáp :
- Này ông bạn ơi, xin ông đừng quên rằng mỗi người nghèo trên đường đi của mình đều gặp thấy những người khác còn nghèo khổ hơn nữa. Đó là điều duy nhất an ủi chúng ta hơn cả, bởi vì mình vẫn còn có thể cho đi người khác một cái gì đó.
Nghe vậy, người ấy liền giơ tay lên đầu lấy mũ trao cho người nghèo không có mũ. Dọc đường, người ấy lại gặp một người khác nghèo hơn nữa không có manh áo che thân, và người ấy liền cởi áo mình ra trao cho người kia. Tiếp tục con đường hành trình, người ấy lại gặp những người khác nghèo hơn nữa và trao cho mỗi người một chút cái mình có. Sau cùng, người ấy chỉ còn đôi dép trong chân và cảm thấy hài lòng sung sướng vì còn có thể tiếp tục đường đi.
Khi hoàn tất cuộc hành trình, người nghèo ấy thấy mình đến trước cửa thiên đàng và nhận ra mình chỉ còn hai bàn chân đi đất, thân mình hoàn toàn ở trần.
Mẩu truyện trên đây nói lên ý nghĩa sâu xa của tinh thần nghèo khó là gì. Thật vậy, chúng ta thường nghe nói :”Không ai nghèo khó đến nỗi không có gì để cho đi và cũng không ai giầu có đến nỗi không có thể lãnh nhận được gì thêm nữa”.
Cái phải cho đi khó hơn là chính bản thân mình, khi nào chúng ta chưa biết cho đi chính mình chúng ta vẫn chưa phải là người nghèo khó nhất. Cho đi chính bản thân mình mới là điều kiện căn bản không thể thiếu sót để nhận lãnh tất cả, tức là nhận lấy tình yêu và chọn con đường yêu thương.
Làm sao có thể chọn yêu thương khi chúng ta cảm nghiệm được tình thương quá ít ỏi, khi chung quanh chúng ta vẫn còn nhiều hận thù và mọi hình thức ích kỷ ?
Phải, chúng ta vẫn có thể chọn yêu thương bắt đầu từ những bước nho nhỏ có thể được. Có thể bắt đầu từ một nụ cười, từ một lời nói âu yếm, một lời khích lệ cảm thông, một lời chào hỏi thân tình, một sự quan tâm chú ý, một đồng tiền nhỏ bé, một món quà đơn sơ. Đó là những bước tiến nho nhỏ trên con đường yêu thương, như những cái chấm nối lại thành một đường thẳng. Cũng vậy, những hành động yêu thương nho nhỏ sẽ ghép lại thành con đường yêu thương dài cho đến khi đạt tới nguồn tình yêu là chính Thiên Chúa (R. Veritas).
Mùa Chay đòi hỏi chúng ta thống hối để kết hiệp mật thiết vào cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, để cùng hưởng sự Phục sinh vinh hiển của Người. Vì vậy, cầu nguyện, ăn chay và làm phúc bố thí là thực hành sống những điều cốt yếu của tinh thần Mùa Chay
CON LÀ THÂN TRO BỤI
Hôm nay là Thứ Tư lễ Tro, ngày khai mạc Mùa Chay thánh. Theo lời thánh Phaolô :”Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ” (2Cr 6,2b)). Mùa Chay giúp chúng ta thực hành tinh thần thống hối, điều chỉnh lại hướng đi của mình và biết quay trở về với Chúa.
Mỗi người được xức tro trên đầu để chỉ sự khiêm nhường thống hối. Chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa việc xức tro, đồng thời cầu xin Chúa giúp sức để thi hành trong Mùa Chay này những lời Chúa dạy trong bài Tin Mừng hôm nay là cầu nguyện, ăn chay và làm phúc bố thí.
I. TÓM TẮT VỀ LỄ TRO
Ngày Thứ Tư lễ Tro, chúng ta nghe văng vẳng lời thánh ca từ sách Sáng thế : ”Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về bụi tro”. Lời Kinh Thánh này nhắc nhở chúng ta ý thức về thân phận con người, biểu hiệu “bụi tro” được dùng trong Kinh Thánh và trong lễ nghi Thứ Tư đầu Mùa Chay.
Về nghi thức làm phép tro và xức tro, qua thời gian lễ nghi này đã có sự biến đổi từ một nghi thức thống hối trong định chế về tập tục thống hối công cộng ngày xưa. Theo đó, những người đã phạm một số tội nặng công khai, mà mọi người biết, như chối bỏ đức tin, giết người, ngoại tình… là những người bị loại ra khỏi cộng đoàn tín hữu. Để được nhận lại trong cộng đoàn, họ phải làm việc thống hối công cộng : vào ngày thứ tư trước Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, họ tập trung tại nhà thờ chính tòa để, sau khi xưng thú tội mình, Đức Giám Mục trao cho chiếc áo nhậm mang trên mình, rồi lãnh nhận tro trên đầu và trên mình.
Sau đó họ bị đuổi ra khỏi nhà thờ và được chỉ định tới một tu viện để ở đó và thi hành một số việc thống hối đã ra cho họ. Vào sáng thư Năm Tuần thánh, các hối nhân này tụ tập tại nhà thờ chính tòa, được Đức Giám Mục xem xét việc thực hành sám hối của họ trong Mùa Chay, sau đó ngài đọc lời xá giải tội lỗi của họ để giao hòa với cộng đoàn. Từ đây, họ được quyền tham dự các buổi cử hành bí tích.
Sau một thời gian lễ nghi tiếp tục biến chuyển. Vào năm 1091, công đồng Benevento (Nam Italia) đã truyền cử hành nghi lễ xức tro cho tất cả các nơi trong Giáo Hội. Trong khi xức tro, vị Linh mục đọc :”Ta là thân cát bụi và sẽ trở về cát bụi” (St 3,19). Tro này lấy từ những cành lá đã được làm phép trong ngày Lễ Lá năm trước để lại.
Trước công cuộc canh tân phụng vụ của công đồng Vatican II, lễ nghi làm phép tro và xức tro được cử hành trước lễ. Vào năm 1970, khi công bố sách lễ Rôma được tu chỉnh, thì lễ nghi này được cử hành sau phần phụng vụ Lời Chúa. Ngoài câu trích từ sách Sáng thế, còn có thêm một công thức khác dùng khi xức tro, lấy từ Phúc âm : ”Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng”(Mc 1,15).
II. Ý NGHĨA VIỆC XỨC TRO
1. Tro chỉ sự thống hối
Trong Cựu ước, việc xức tro và mặc áo nhậm được dùng để thực hành và biểu lộ lòng thống hối cá nhân hay toàn thể cộng đoàn dân Israel.
Ngày xưa, khi ai làm việc gì không chính đáng, họ thường xức tro trên đầu để tỏ dấu chỉ ăn năn hối lỗi, quyết tâm làm điều lành, lánh sự dữ.
Tro là tập tục biểu hiệu của lòng ăn năn sám hối bên Trung Đông. Theo tập tục bên Do thái, trong Kinh Thánh còn ghi lại : Tro được dự trữ làm nước tẩy uế (Ds 19,9). Ông Abraham đã khiêm hạ trước mặt Thiên Chúa nhận mình là thân tro bụi (St 18,27). Rắc tro trên đầu cũng là lễ nghi sám hối trong niềm tin đạo giáo văn hóa thời xa xưa bên Do thái (2Sm 13,19; Mac 3,47). Mặc áo vải thô và rắc tro trên đầu là dấu chỉ lòng ăn năn thống hối của con người với Thiên Chúa (Eth 4,1; Mt 11,21).
Từ đây chúng ta nhận ra, trước tiên Giáo Hội đã đặt nền tảng cho việc thống hối, đó là nhìn nhận lại tình trạng nguyên tuyền của ơn thánh đã bị mất do tội nguyên tổ, và hậu quả là con người xa Chúa, trốn tránh Thiên Chúa. Con ngươi sẽ phải chết như là hậu quả của tội lỗi. Vì thế cần phải “quay trở lại” một cách tận căn, như ý nghĩa diễn tả qua từ “canh tân” trong ngôn ngữ Do thái, là quay ngược lại với 360 độ.
2. Tro chỉ sự chóng qua
Việc xức tro mời gọi chúng ta ý thức về thân phận nhỏ nhoi mỏng dòn nơi bản tính con người của mình, vốn dễ bị tội lỗi thống trị. Nghi thức xức tro chính là nghi thức khai mạc Mùa Chay, nó là hành động hữu hiệu và cụ thể nhất nhắc nhở ta về thân phận và kiếp người mỏng dòn ấy : thân phận con người là tro bụi.
Trong lễ an táng, chúng ta thường hát bài thánh vịnh đáp ca 102. Bài thánh vịnh nói lên sự mong manh của kiếp con người, đời sống con người giống như loài hoa sớm nở chiều tàn, không có gì là bền vững :
Kiếp phù sinh, tháng ngày vắn vỏi,
Tươi thắm như cỏ nội hoa đồng,
Một cơn gió thoảng là xong
Chốn xưa mình ở cũng không biết mình.
(Tv 102, 15-16)
Thi sĩ Nguyễn Khuyến, nhìn cuộc đời chóng qua của kiếp người cũng phải kêu lên bằng những hình ảnh sống động :
Ôi ! nhân sinh là thế ấy !
Như bóng đèn, như mây nổi,
Như gió thổi, như chiêm bao !
Trong bài “Cát bụi” nhạc sĩ Trịnh công Sơn cũng nói lên kiếp mong manh của con người : Cát bụi, con người chỉ là cát bụi. Hạt bụi tuyệt vời khi hóa kiếp thân tôi. Hạt bụi mệt nhoài khi tôi trở về làm cát bụi. Một vòng quay. Trăm năm một kiếp người có là mấy :”Chợt một chiều tóc trắng như vôi”…
Trịnh Công Sơn không bi quan. Ông chỉ nói lên điều ông cảm nghiệm thấm thía về sự mong manh của kiếp người. Cuộc đời đẹp biết bao ! Sự sống cao quí biết bao ! Nhưng cũng chỉ như một “đóa hoa vô thường” như tên gọi của một bài hát khác của ông. Đó là thực tế, nhìn nhận đúng thực tế đó, đối diện với nó một cách can đảm có thể đưa đến một cuộc sống tốt đẹp và hữu ích hơn.
Tro không những chỉ được dùng trong lễ nghi thống hối xức tro hằng năm, mà còn được dùng trong nghi lễ nhậm chức đăng quang của Đức Giáo Hoàng mới được bầu lên. Theo tập tục lễ nghi, vị Hồng Y niên trưởng đốt những sợi chỉ ra tro để nhắc nhở vị tân Giáo hoàng với câu :”Sic transit mundi gloria” : vinh quang thế gian cũng mau qua như thế.
3. Tro nhắc nhở về sự chết
Trong Cựu ước, tro chỉ thân xác chúng ta là tro bụi và sẽ phải chết :”Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất” (St 3,19. x. Gb 34,4 ; Gr 6,26; Is 58,5).
Chết là án lệnh của Thiên Chúa sau khi nguyên tổ phạm tội :”Người sẽ trở về với bụi đất”(St 3,19). Vì thế không ai có thể tránh được cái chết.
Người Á Đông quan niệm : con người phải trải qua 4 giai đoạn là sinh, lão, bệnh, tử. Có người thoát được lão và bệnh vì chết quá sớm, còn không ai thoát được tử, vì đã có sinh thì phải có tử, sinh tử luôn nối kết với nhau.
Kinh nghiệm ngàn đời đã giúp ông Văn Thiên Trường suy nghĩ về cuộc sống mong manh của con người nên đã phát biểu ý kiến bằng một câu để đời :
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
Ngàn xưa, người thế ai không chết,
Chết, để lòng son rạng sử xanh.
Vì thế, trong truyền thống các đan sĩ và tu viện, tro được dùng để nói lên mối liên hệ với sự chết và khiêm nhường thống hối trước mặt Chúa. Do đó, các tu sĩ, các đan sĩ có tục lệ tại một số nơi, muốn nằm trên đống tro với chiếc áo nhặm để chết.
Thánh Martinô thành Tours ở bên Pháp đã nói :”Không gì xứng hợp hơn cho một tu sĩ là việc nằm chết trên đống tro bụi”. Các vị này lấy tro đã được làm phép trong ngày Thứ Tư Lễ Tro, rồi vẽ hình thánh giá trên đất, trên đó còn trải thêm áo nhặm và rồi các vị nằm trên đó khi hấp hối và khi chết.
Chớ gì việc xức tro trên đầu khiến cho chúng ta suy nghĩ về sự chết để biết dọn mình sẵn sàng vì giờ chết đến như kẻ trộm, luôn có tinh cách bất ngờ như người ta nói :
Sinh hữu hạn, tử bất kỳ.
Ai cũng mong đời sống của mình được trở thanh “cây bách niên” (agavé). Người ta cho biết : cứ một trăm năm một lần nở hoa, nhưng hoa đẹp lạ lùng. Trong một thế kỷ cây ấy đã sửa soạn cho cái ngày tươi đẹp ấy, nó dồn sức lực, nó trang điểm, nó làm cho đẹp, bằng công việc kín đáo, không ai trông thấy. Cả một thế kỷ ! Và khi đã hết thời nó nở những cánh hoa trắng muốt để làm đẹp lòng người đến xem cái phi thường của nó.
III. MÙA CHAY VÀ THÂN TRO BỤI
Trong việc xức tro hôm nay Giáo Hội đã đặt nền tảng cho việc thống hối, đó là nhìn nhận lại tình trạng nguyên tuyền của ơn thánh đã bị mất do tội nguyên tổ, và hậu quả là con người lìa xa Chúa, trốn tránh Thiên Chúa. Con người sẽ phải chết như là hậu quả của tội lỗi. Vì thế, phải “quay trở lại” một cách tận căn, như ý nghĩa diễn tả qua từ “canh tân” trong ngôn ngữ Do thái, là quay ngược lại với 360 độ.
Để thể hiện sự thống hối trong Mùa Chay, chúng ta phải làm gì ? Chắc chắn có nhiều việc phải làm và mỗi người có một chương trình riêng, nhưng thiết tưởng chúng ta phải thực hiện 3 điều mà Chúa Giêsu muốn cho chúng ta thực hành theo bài Tin Mừng hôm nay : đó là cầu nguyện, ăn chay và làm phúc bố thí.
1. Hãy cầu nguyện
Cầu nguyện là một việc làm đẹp ý Chúa, mà ai cũng có thể làm được, ở đâu ta cũng có thể cầu nguyện được; chính vì thế Chúa Giêsu đã dạy :”Các con hãy cầu nguyện luôn kẻo sa chước cám dỗ”(Lc 22,40). Mà không những Chúa chỉ dạy chúng ta cầu nguyện, mà Chúa còn làm gương cầu nguyện nữa, nhiều chỗ trong Tin Mừng đã nói rõ (Lc 22,42; Ga 11,41-42). Còn rất nhiều đoạn khác trong Tin Mừng nói về việc Chúa Giêsu cầu nguyện, đặc biệt Chúa dạy chúng ta kinh Lạy Cha (Mt 6,9-13).
Cầu nguyện là một vấn đề cần thiết và rất quan trọng, nó là vấn đề sinh tử.
Thánh Gioan Kim Khẩu đã so sánh sự cần thiết của lời cầu nguyện với chuyện cá trong nước. Bao lâu cá ở trong nước, nó vẫn sống, hoạt động và tăng trưởng, nhưng nếu nó bị bắt ra ngoài, chắc chắn nó sẽ chết. Cũng vậy, con người muốn sống siêu nhiên thì phải cầu nguyện, nếu không cầu nguyện họ sẽ mất ơn Chúa giúp, rồi dần dà họ sẽ mất sự sống siêu nhiên không khác nào cá phải chết vì không có nước.
Thánh Bênađô cũng đã so sánh sự hô hấp cần thiết cho con người như thế nào, thì lời cầu nguyện cũng cần thiết cho con người như vậy. Đối với linh hồn, cầu nguyện cần thiết cũng như hô hấp cần cho cơ thể con người. Nếu con người hô hấp khó khăn thì thân xác sẽ trở thành tiều tụy, và nếu hô hấp đình chỉ thì con người sẽ chết. Cũng thế, khi ta ít cầu nguyện, thì linh hồn biến thành bạc nhược, và khi ta không cầu nguyện tí nào, thì linh hồn ta sẽ chết trước mặt Chúa.
Thế nào là cầu nguyện ?
Các nhà tu đức học thường định nghĩa cầu nguyện là nâng tâm hồn lên cùng Chúa, hay cầu nguyện là cuộc trò chuyện giữa ta với Chúa. Thật thế, cầu nguyện là tâm tình với Chúa, thưa truyện với Chúa bằng tâm tư và ngôn ngữ của chính ta, như con cái thỏ thẻ với cha mẹ những tình cảm yêu mến, những nhu cầu xin Chúa thương ban, hoặc kể cho Chúa nghe những tâm sự vui buồn, lòng biết ơn…
Có những khi ta vui quá, hay buồn quá tự lòng ta không biết nói gì với Chúa, hoặc khi có đông người muốn có chung một lời cầu nguyện thì Giáo Hội mới lập nên những lời kinh chung giúp chúng ta cùng nhau cầu nguyện. Do đó, cầu nguyện không chỉ là đọc kinh, đọc những công thức một cách máy móc, còn lòng trí thì để vào chuyện đâu đâu. Với kinh nguyện thì miệng đọc lòng ta phải kết hợp với lời kinh để suy gẫm với Chúa, với Đức Mẹ, các thánh… theo nguyên tắc “khẩu tụng tâm suy”.
Chúng ta thường nghe rất nhiều, đôi khi đã tham dự buổi cầu nguyện nhờ những kỹ thuật như : thiền, yoga, cầu nguyện theo cách của cộng đoàn Taizé, Béatitude (cộng đoàn Phúc thật), Chemin neuf (Con đường mới)… Những buổi tổ chức cầu nguyện như thế càng ngày càng được nhiều nơi tổ chức và hấp dẫn nhiều người vì những lợi ích sau : làm cho chúng ta “dễ nâng lòng lên với Chúa” , tạo cho chúng ta những bầu khí và tâm tình sốt sắng, ham thích cầu nguyện và thấy như Thiên Chúa ở bên chúng ta, lắng nghe chúng ta và an ủi chúng ta thật nhiều. Tóm lại, những kỹ thuật này góp phần tích cực vào cho buổi cầu nguyện. Điều này không ai có thể chối cãi được.
Nhưng nếu, cầu nguyện là trò chuyện với Chúa như bạn bè, cũng như tình bạn bè không cần kỹ thuật, thì cầu nguyện cũng không cần theo một kỹ thuật nào mà nó phải phát xuất tự trong lòng với những tâm tình riêng tư một cách tự nhiên và chân thành.
Truyện : Con chỉ nghe.
Một cụ già có thói quen ngồi bất động hằng giờ ở cuối nhà thờ. Một ngày nọ, cha xứ hỏi cụ là Chúa đã nói gì với cụ . Cụ trả lời :
- Thưa cha, Chúa chả nói gì cả, Ngài chỉ nghe con.
- Vậy à ? Thế thì cụ nói gì với Chúa ?
- Dạ, con cũng chẳng nói gì, con chỉ nghe Chúa !
Thực ra, đỉnh cao của cầu nguyện là hoàn toàn kết hợp với Chúa, lúc đó không còn ai nói ai nghe mà chỉ có sự im lặng, để con tim nói với nhau. Chúng ta có thể nói đây là một sự thinh lặng hùng biện, không nói gì mà lại nói rất nhiều. Vì thế cầu nguyện có 4 mức độ :
- Tôi nói, Chúa nghe.
- Chúa nói, tôi nghe.
- Không ai nói, cả hai cùng nghe.
- Không ai nói, không ai nghe. Đây là sự thinh lặng tuyệt đối.
Phải chăng người đời cũng hiểu sự thinh lặng hùng biện là thế nào :
Nước mắt nói lời của mắt
Hương hoa nói lời của hoa,
Lặng im nói lời đôi ta !
Ngoài ra chúng ta còn thực hiện lời Chúa dạy :”Các con hãy cầu nguyện luôn kẻo sa chước cám dỗ”(Lc 22,40). Làm sao chúng ta có thể cầu nguyện luôn khi chúng ta có trăm ngàn công việc phải làm ? Cầu nguyện ở đây là biến mọi công việc thành lời nguyện.
Cầu nguyện đẹp lòng Chúa nhất là trong mọi công việc hằng ngày, ta hãy có tâm lòng cùng làm việc với Chúa, và làm vì yêu mến Chúa và phục vụ tha nhân. Qua đó những việc ta làm, những lời ta nói luôn luôn hướng về Chúa, cho Chúa và cho tha nhân… biến những lời nói việc làm của ta thành những việc lành, việc thiện như thánh nữ Têrêsa Hài Đồng nhặt một cọng rác, khâu một mũi kim cũng làm vì mến Chúa. Chúa muốn ta cầu nguyện liên tục là như vậy, chứ Chúa không bảo ta đọc kinh liên tục để khỏi sa chước cám dỗ đâu !
2. Hãy ăn chay
Chúng ta bắt đầu bước vào Mùa Chay, đã là Mùa Chay thì phải ăn chay. Nhưng phải ăn chay như thế nào thì mới đúng cách và hữu ích ?
Mùa Chay gợi nhớ 40 ngày chay tịnh của Chúa Giêsu trong hoang địa, mà Ngài đã trải qua trước khi đi vào sứ vụ công khai. Chúng ta đọc thấy trong Tin mừng :”Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào trong hoang địa, để chịu quỉ cám dỗ. Ngài ăn chay ròng rã 40 đêm ngày, và sau đó, Ngài thấy đói” (Mt 4,1-2).
Giống như ông Maisen đã ăn chay trước khi đón nhận những tấm bia lề luật (x.Xh 34,28), và việc ông Êlia ăn chay trước khi gặp Chúa ở núi Horép (x. 1V 19,8). Đức Giêsu cũng vậy, qua việc cầu nguyện và ăn chay, đã chuẩn bị cho sứ vụ đặt trước mặt Ngài, sứ vụ được đánh dấu vào lúc khởi đầu, bằng một cuộc chiến đấu nghiêm trọng với kẻ cám dỗ.
Tôn giáo nào cũng có ăn chay như Do thái giáo, Hồi giáo, Phật giáo… nhưng phương cách và mục đích của họ lại khác nhau.
Người Do thái ăn chay bằng cách nhịn ăn từ sáng đến chiều (Giona 3,7-8; Samuel 14,24). Tập tục ăn chay bằng cách nhịn ăn từ rạng đông cho đến khi mặt trời lặn, ngày nay vẫn còn được anh chị em Hồi giáo tuân giữ trong suốt tháng Ramadan. Trong khi ấy, anh chị em Phật giáo lại ăn chay vào mồng một và ngày rằm, bằng cách vẫn ăn no, nhưng kiêng không ăn thịt của bất cứ động vật nào, chỉ ăn thực vật.
Ngày xưa, người Công Giáo cũng ăn chay giống như người Do thái là nhịn ăn từ sáng cho đến chiều. Ngày nay người Công Giáo chúng ta ăn chay một năm có hai lần vào ngày thứ Tư Lễ Tro và Thứ sáu Tuần thánh, và chỉ cần ăn ít đi vào buổi sáng và buổi chiều, đồng thời kiêng thịt vào hai ngày đó.
Chúng ta thấy việc ăn chay ngày nay rất đơn giản, đơn giản hơn các tôn giáo khác, nhưng việc ăn chay này có ý nghĩa nào đối với người Kitô hữu ?
Thánh Tôma tiến sĩ đã giải thích cho chúng ta :
- Thứ nhất : để kềm chế sự thèm muốn của xác thịt. Nhờ chay tịnh, sẽ giữ được sự trong sạch. Trong Cựu ước cũng đề cập đến :”Sự thèm muốn bị kềm chế lại bởi kiêng rượu, thịt”.
- Thứ hai : nhờ vào sự chay tịnh để tâm hồn chúng ta gia tăng một cách tự do, hướng đến sự chiêm niệm về những điều thiện hảo của thiên đàng. Tiên tri Daniel cũng được Thiên Chúa mạc khải sau khi ăn chay ba tuần lễ.
- Thứ ba : ăn chay để đền bù cho những tội lỗi của mình. “Hãy đến với ta bằng cách thay đổi hoàn toàn tâm hồn ngươi, trong chay tịnh và trong khóc lóc”.
Thánh Augustinô cũng đã nhấn mạnh trong một bài giảng về cầu nguyện và ăn chay :”Chay tịnh làm sạch sẽ tâm hồn, gia tăng trí khôn, hướng xác thịt đến thần linh, thể hiện con tim thống hối và khiêm nhường, chẻ nhỏ những đám mây thèm muốn, dập tắt đám lửa dâm dục và đốt lên ánh sáng thật sự của đức ái”.
Từ xa xưa, tiên tri Isaia đã có ý kiến về việc ăn chay và đã vạch vẽ cho dân Do thái biết cách ăn chay cho đẹp lòng Thiên Chúa :”Chính ngày các ngươi muốn ăn chay để tiếng các người kêu tới trời cao thẳm, thì các ngươi lại ăn chay không đúng cách. Phải chăng đó là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng trong ngày các ngươi phải thực hành khổ chế ? Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau, nằm trên vải thô và tro bụi, phải chăng như thế mà gọi là ăn chay trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng Đức Chúa” ?
“Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao : mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm ? Chẳng phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ, thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục ? Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông, vết thương ngươi sẽ mau lành”(Is 58,4-8).
Trong sứ điệp Mùa Chay 2009, Đức Thánh Cha bênêdictô XVI đã nói :”Trong thời đại chúng ta, chay tịnh dường như đã đánh mất điều gì thuộc về ý nghĩa thiêng liêng, và trong một nền văn hóa có đặc điểm là tìm kiếm hạnh phúc vật chất, nó đảm nhiệm vai trò chữa bệnh để chăm sóc thân thể. Chắc hẳn chay tịnh đem lại lợi ích cho hạnh phúc thể lý, nhưng đối với người tín hữu, trước tiên nó là “một phương thế chữa trị” để chữa lành tất cả những gì ngăn cản họ sống phù hợp với thánh ý Thiên Chúa”.
Trong tông hiến Paenitemini năm 1966, Người Tôi Tớ Thiên Chúa Phaolô VI thấy nhu cầu trình bầy chay tịnh trong khuôn khổ ơn gọi của mọi Kitô hữu “không còn sống cho chính mình, nhưng cho Đấng đã yêu thương và hiến thân vì mình, và sống cho anh chị em của mình”(x. Ch. 1).
Như vậy ăn chay thể xác không quan trọng bằng ăn chay tinh thần, nghĩa là từ bỏ ý riêng của mình để sống theo ý Chúa, loại bỏ tính ích kỷ và mở rộng con tim để yêu mến và đón nhận tha nhân, phục vụ anh chị em và đem hạnh phúc đến cho mọi người. Đúng là :
“Ăn mặn nói ngay, còn hơn ăn chay nói dối” (Tục ngữ).
3. Hãy làm phúc bố thí
Mùa Chay là thời gian khám phá ra các nhu cầu của anh chị em mình và nhắc nhở chúng ta tìm mọi cách để gặp gỡ và giúp đỡ những người đau khổ thể xác cũng như tinh thần.
Trong sứ điệp Mùa Chay năm 2002, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trích dẫn câu nói của thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi cho tín hữu Côrintô :”Bạn có gì mà bạn đã không lãnh nhận(1Cr 4,7). Và ngài tiếp :”Một khi đã nhìn nhận như thế thì bạn phải yêu mến anh chị em và hy sinh cho họ”.
Làm phúc bố thí và ăn chay là những phương thế liên hệ mật thiết với nhau để giúp chúng ta ăn năn hối cải. Làm phúc bố thí có nghĩa là chia vui sẻ buồn với người khác, giúp đỡ người ta, nhất là những ai lâm cảnh thiếu thốn, phân phát cho người ta không nguyên của cải vật chất mà cả tinh thần nữa. Chính vì thế, chúng ta phải tỏ ra cởi mở đối với người khác, biết nhận ra những nhu cầu của họ và cảm thông những nỗi đau buồn của họ, đồng thời tìm cách đáp ứng những nhu cầu đó và làm cho những đau thương của họ vơi nhẹ đi.
Như vậy, cầu nguyện để kết hợp với Thiên Chúa đồng thời cũng hướng chúng ta tới tha nhân. Khi chúng ta đòi hỏi đối với bản thân và quảng đại đối với tha nhân, nhất là đối với những ai đau khổ và thiếu thốn là chúng ta sống kết hợp với Đức Kitô chịu đau khổ và bị đóng đinh vì Người tự đồng hóa với họ như Người nói :”Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi từ thưở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát các ngươi đã cho uống; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã viếng thăm; Ta ngồi tù, các ngươi đã hỏi han”(Mt 25,35-36).
Truyện : Cho đi tất cả.
Một người kia rất nghèo và vẫn thường nghĩ mình là người nghèo khổ nhất trên khắp mặt đất này. Thế rồi, một hôm ông ta lên đường và gặp một người hành khất khác còn nghèo khổ hơn mình nữa. Ông dừng lại chào hỏi và nói :
- Từ trước tới nay tôi vẫn tưởng mình là người nghèo khổ nhất trong thiên hạ, thế mà hôm nay gặp anh tôi thấy anh còn nghèo hơn tôi nữa, vì đến cái che nắng che mưa trên đầu anh cũng không có.
Người hành khất đáp :
- Này ông bạn ơi, xin ông đừng quên rằng mỗi người nghèo trên đường đi của mình đều gặp thấy những người khác còn nghèo khổ hơn nữa. Đó là điều duy nhất an ủi chúng ta hơn cả, bởi vì mình vẫn còn có thể cho đi người khác một cái gì đó.
Nghe vậy, người ấy liền giơ tay lên đầu lấy mũ trao cho người nghèo không có mũ. Dọc đường, người ấy lại gặp một người khác nghèo hơn nữa không có manh áo che thân, và người ấy liền cởi áo mình ra trao cho người kia. Tiếp tục con đường hành trình, người ấy lại gặp những người khác nghèo hơn nữa và trao cho mỗi người một chút cái mình có. Sau cùng, người ấy chỉ còn đôi dép trong chân và cảm thấy hài lòng sung sướng vì còn có thể tiếp tục đường đi.
Khi hoàn tất cuộc hành trình, người nghèo ấy thấy mình đến trước cửa thiên đàng và nhận ra mình chỉ còn hai bàn chân đi đất, thân mình hoàn toàn ở trần.
Mẩu truyện trên đây nói lên ý nghĩa sâu xa của tinh thần nghèo khó là gì. Thật vậy, chúng ta thường nghe nói :”Không ai nghèo khó đến nỗi không có gì để cho đi và cũng không ai giầu có đến nỗi không có thể lãnh nhận được gì thêm nữa”.
Cái phải cho đi khó hơn là chính bản thân mình, khi nào chúng ta chưa biết cho đi chính mình chúng ta vẫn chưa phải là người nghèo khó nhất. Cho đi chính bản thân mình mới là điều kiện căn bản không thể thiếu sót để nhận lãnh tất cả, tức là nhận lấy tình yêu và chọn con đường yêu thương.
Làm sao có thể chọn yêu thương khi chúng ta cảm nghiệm được tình thương quá ít ỏi, khi chung quanh chúng ta vẫn còn nhiều hận thù và mọi hình thức ích kỷ ?
Phải, chúng ta vẫn có thể chọn yêu thương bắt đầu từ những bước nho nhỏ có thể được. Có thể bắt đầu từ một nụ cười, từ một lời nói âu yếm, một lời khích lệ cảm thông, một lời chào hỏi thân tình, một sự quan tâm chú ý, một đồng tiền nhỏ bé, một món quà đơn sơ. Đó là những bước tiến nho nhỏ trên con đường yêu thương, như những cái chấm nối lại thành một đường thẳng. Cũng vậy, những hành động yêu thương nho nhỏ sẽ ghép lại thành con đường yêu thương dài cho đến khi đạt tới nguồn tình yêu là chính Thiên Chúa (R. Veritas).
Mùa Chay đòi hỏi chúng ta thống hối để kết hiệp mật thiết vào cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, để cùng hưởng sự Phục sinh vinh hiển của Người. Vì vậy, cầu nguyện, ăn chay và làm phúc bố thí là thực hành sống những điều cốt yếu của tinh thần Mùa Chay
Thứ Tư Lễ Tro : Phải làm việc lành trong khiêm hạ
LM. Đan Vinh
14:31 03/03/2014
Hiệp Sống Tin Mừng Thứ Tư Lễ Tro
Ge 2,12-18 ; 2Cr 5,20-6,2 ; Mt 6,1-6,16-18
Phải làm việc lành trong khiêm hạ
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 6,1-6,16-18
(1) Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời ban thưởng. (2) Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. (3) Còn anh khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, (4) để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh. (5) Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: Chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: Chúng đã được phần thưởng rồi. (6) Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh. (16) Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: Chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. (17) Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, (18) để không ai thấy là anh ăn chay, ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh.
2. Ý CHÍNH:
Sau khi trình bày về sự công chính mới trong việc tuân giữ các giới răn, Đức Giê-su đề cập tới việc canh tân các việc lành thế nào cho phù hợp với tinh thần mới của Người. Theo Đức Giê-su điều cốt yếu khi làm các việc đạo đức là phảilàm theo tinh thần khiêm tốn và vâng phục thánh ý Chúa Cha: Tránh làm các việc đạo đức hình thức theo người biệt phái như khua chiêng đánh trống khi bố thí để được người ta khen, cầu nguyện ngay giữa chốn đông người để cho người ta thấy, làm bộ mặt rầu rĩ thiểu não khi ăn chay để được người ta nể phục.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-2: + Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng. Chớ có phô trương cho thiên hạ thấy: Đức Giê-su đòi hỏi các môn đệ của Người phải tránh thói đạo đức giả hình của các người Pha-ri-sêu (Biệt phái), là những kẻ “nói mà không làm”, “làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy” (x Mt 23,3.5). + Bố thí: Thời Đức Giê-su, bố thí được coi là việc công chính bậc nhất (x Hc 7,10). Hình như người ta ưa làm việc bố thí công khai, nên dễ đưa tới thái độ phô trương bề ngoài để được nhiều người ca tụng. + Đừng có khua chiêng đánh trống: Rất có thể những người Pha-ri-sêu thời Đức Giê-su dùng chiêng trống để thông báo cho những người ăn xin tập trung đến nhận quà. Tuy nhiên, không thấy bản văn nào nói đến việc này. Do đó, ta có thể coi đây chỉ là một kiểu nói phóng đại để làm nhấn mạnh tinh thần khiêm tốn, mà Đức Giê-su muốn các môn đệ của Người phải có khi làm các việc đạo đức. + Chúng đã được phần thưởng rồi: Lời khen của người đời đã là phần thưởng cho những kẻ làm việc bố thí để tìm hư danh, nên họ sẽ không được hưởng phúc thiêng liêng trước mặt Chúa Cha trên trời.
- C 3-4: + Đừng “cho tay trái biết việc tay phải làm”: Là một kiểu nói có nghĩa là phải giữ kín không nói ra cho người khác biết việc lành mình đang làm.
- C 5-6: + Cầu nguyện: Chính Đức Giê-su đã nêu gương và dạy các môn đệ về sự cầu nguyện (x. Mt 14,23). Theo các huấn thị của Người rải rác trong các Tin Mừng thì cách cầu nguyện đúng đắn phải mang những đặc tính sau: Phải cầu nguyện cách khiêm tốn trước Thiên Chúa (x Lc 18,10-14) và người đời (x Mt 6,5-6); Lời cầu phải chân thành, phát xuất tự đáy lòng (x Mt 6,7); Phải tin tưởng vào lòng nhân từ của Chúa Cha (x Mt 6,8; 7,7-11) và kiên trì nài xin (x Lc 11,5-8; 18,1-8). Lời cầu nguyện chỉ được Thiên Chúa chấp nhận nếu cầu xin với lòng tin (x Mt 21,22); Phải cầu nguyện nhân danh Đức Giê-su (x. Mt 18,19-20); và phải tin chắc Chúa sẽ thương ban điều tốt cho mình (x Mt 7,11). + Chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư cho người ta thấy: Ở đây Đức Giê-su không đả kích việc cầu nguyện công khai và mang tính cộng đồng (x Mt 18,19-20), nhưng Người chỉ muốn môn đệ tránh cầu nguyện với ý muốn phô trương công đức để được ca tụng. + Hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu nguyện cùng Cha của anh: Đức Giê-su gợi lại cách thức cầu nguyện của ngôn sứ Ê-li-a khi ông cầu xin cho một đứa bé mới chết được sống lại (x 2 V 4,33). Cách thức cầu nguyện kín đáo này trái với lối phô trương của những người biệt phái. Cầu nguyện là sự gặp gỡ Thiên Chúa. “Vào phòng” là sự hồi tâm, đặt mình trước mặt Thiên Chúa nhờ đức tin. Thiếu điều này sẽ không còn là sự cầu nguyện đích thực nữa.
- C 16-18: + Ăn chay: Đã từ rất lâu, dân Ít-ra-en có tục lệ ăn chay mỗi khi có tang chế (x 2 Sm 3,35) và khi cầu xin Chúa ban ơn đặc biệt (2 Sm 12,16). Ăn chay theo luật Mô-sê là nhịn ăn uống trong thời gian 12 giờ ban ngày. Trong thời gian ăn chay, người ta sẽ không tắm rửa, để râu tóc mọc dài, và phải mặc một loại quần áo vải thô đặc biệt. Thời Đức Giê-su, dân Do Thái chỉ buộc phải ăn chay trong lễ Xá Tội nhằm ngày mùng mười tháng Bảy lịch Do thái, tức khoảng cuối tháng Chín dương lịch (x. Lv 16,29-31; Cv 27,9), trong ngày kỷ niệm Đền thờ bị tàn phá và những khi gặp phải thiên tai. Khi ấy việc ăn chay sẽ do các đầu mục Do thái quyết định. Riêng người Pha-ri-sêu còn tự nguyện ăn chay mỗi tuần hai lần (x. Lc 18,12), nhưng việc chay tịnh của họ mang tính hình thức nhằm để phô trương (x Mc 2,18), nên Đức Giê-su không chấp nhận sự khổ chế này của họ (x Mc 2,19-20). + Còn anh, khi ăn chay…: Đức Giê-su muốn môn đệ của Người phải ăn chay trong sự kín đáo và khiêm tốn: thay vì rắc tro lên mặt, để râu tóc bù xù, quần áo dơ bẩn… thì họ cứ việc rửa mặt, chải dầu thơm giống như thường làm khi phải đi ra đường, mục đích để cho người khác không biết họ đang ăn chay.
4. HỎI ĐÁP:
- HỎI 1) : Khi Đức Giê-su nói: “Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh” (c. 4b.6b.18b), phải chăng Người muốn cổ võ một thứ luân lý vụ lợi: “Cho đi để được nhận lại” ?
- ĐÁP:
Thực ra không phải vậy. Vì nếu có ý khích lệ người ta làm việc thiện để được lợi cho mình, thì Đức Giê-su đã hứa ban những lợi ích thuộc về trần gian như tiền của, sức khỏe, sự thành công… Nhưng ở đây Người không cho biết phần thưởng của Chúa Cha sẽ ban là gì. Nơi nhiều đoạn khác, phần thưởng được hứa hầu như luôn là Nước Trời đời sau hoặc hoa trái thiêng liêng của Nước Trời là sự sống muôn đời (x. Mt 25,46; Mc 10,30). Các môn đệ sẽ được tham dự vào quyền làm chủ vũ trụ của Người (x. Lc 22,28-29), được xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en trong ngày tận thế (x. Mt 19,28). Ở đây, phần thưởng Đức Giê-su hứa cho những kẻ làm việc lành phải được hiểu theo nghĩa Cánh Chung, và mang tính vô thường, nghĩa là: được Chúa ban không vì việc làm đó đáng thưởng, nhưng chỉ vì tình thương và lòng nhân hậu vô biên của Người (Dụ ngôn đầy tớ vô dụng: Lc 17,7-10). Hơn nữa, phần thưởng ở đây còn được hiểu là chính Thiên Chúa. Những ai làm việc thiện trước mặt Thiên Chúa, với ý hướng muốn làm đẹp lòng Ngài và để tôn vinh Ngài, thì sẽ được gặp Ngài, được xem thấy Ngài và sẽ tìm thấy hạnh phúc cho bản thân sau này.
- HỎI 2): Việc ăn chay muốn đẹp lòng Thiên Chúa xứng đáng nhận được nhiều ơn lành của Ngài, người môn đệ ăn chay như thế nào ?
- ĐÁP:
Muốn cho việc ăn chay có giá trị trước mặt Thiên Chúa, thì cần tránh cách ăn chay hình thức đã từng bị Đức Chúa quở trách, và phải kèm theo những việc tốt xứng đáng được Đức Chúa chấp nhận, như ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm lời Chúa như sau: “Này, ngày ăn chay, các ngươi vẫn lo kiếm lợi, vẫn áp bức mọi kẻ làm công cho mình. Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã, để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn…”. Nào, cách ăn chay mà Đức Chúa ưa thích chẳng phải thế này đó sao: “Mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm… Chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ. Thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục”. Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông, vết thương ngươi sẽ mau lành. Đức công chính ngươi sẽ mở đường phía trước, vinh quang Đức Chúa bao bọc phía sau ngươi. Bấy giờ ngươi kêu lên Đức Chúa sẽ nhận lời, ngươi cầu cứu, Người liền đáp lại: “Có Ta đây!” (Is 58,6b-9a).
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Khi bố thí đừng cho tay trái biết việc tay phải làm” (Mt 6,3).
2. CÂU CHUYỆN: CHỖ NÀO TRONG NHÀ THỜ LOÀI CHUỘT ÍT BỊ QUẤY RẦY NHẤT
Có một con chuột cống sống trong một ngôi nhà thờ cổ ở miền quê nước Pháp. Một hôm khi đi lang thang trong nhà thờ kiếm cái gì ăn cho đỡ đói, bỗng nó gặp một con chuột khác cũng đang đi tìm thức ăn. Hai con chuột làm quen và hỏi thăm về chỗ ở của nhau. Con thứ nhất tâm sự: “Tớ đang sống chui rúc dưới gầm tòa giải tội trong nhà thờ này, nhưng chẳng mấy khi được yên thân. Vì lúc nào cũng có người đến xưng tội làm mất giấc ngủ của tớ !”. Nghe vậy, chuột thứ hai tỏ ra thông cảm với bạn liền nói: “Vậy thì bạn hãy dọn đến ở chung với tớ. Chỗ tớ đang ở vừa ấm áp sạch sẽ, lại vừa yên tĩnh và ít bị quấy rầy !” Chuột thứ nhất ngạc nhiên nói: “Có một chỗ ở như thế trong nhà thờ thật ư ? Hãy cho tớ biết chỗ đó là chỗ nào vậy ?”. Chuột thứ hai đáp: “Đó là thùng quyên góp giúp đỡ người nghèo ở cuối nhà thờ này đấy !”.
3. SUY NIỆM:
1) Việc ăn chay cầu nguyện mang lại những ích lợi nào trong đời sống đức tin:
- Một là ăn chay là một cách thế tỏ lòng sám hối giúp tránh được sự trừng phạt của Thiên Chúa. Ni-ni-vê là một thành phố tội lỗi lẽ ra đã bị Thiên Chúa tiêu diệt do tội qua nhiều. Nhưng khi nghe được lời ngôn sứ Gio-na rao giảng, dân thành đã cùng nhau ăn chay hãm mình để bày tỏ lòng sám hối nên cuối cùng đã được Thiên Chúa tha tội và Người đã bỏ ý định trừng phạt cả thành (x. Gn 3,1-10).
- Hai là ăn chaykết hợp với cầu nguyện sẽ mang lại sức mạnh để xua trừ ma quỷ và tội lỗi. Khi ăn chay là chúng ta thực tập làm chủ sự thèm ăn của bản thân, nên cũng sẽ làm chủ được tính xác thịt. Ăn chay còn giúp chúng ta đón nhận được nhiều ơn Chúa để xua trừ ma quỷ như Đức Giê-su đã cho các môn đệ biết lý do các ông không trừ được ma quỷ như sau: “Giống quỷ này không chịu ra, nếu người ta không ăn chay cầu nguyện” (Mt 17,21). Chính Đức Giê-su đã nêu gương ăn chay cầu nguyện suốt 40 đêm ngày trước khi đi loan báo Tin Mừng để dạy các môn đệ rằng: khi làm một công việc về đức tin mà muốn đạt kết quả, chúng ta cần phải ăn chay cầu nguyện để được Chúa ban ơn trợ giúp mới hy vọng được thành công.
- Ba là ăn chay phải gắn liền với việc thực thi công bình bác ái mới đẹp lòng Thiên Chúa và được hưởng ơn cứu độ của Ngài. Do đó chúng ta cần phải gắn bó sự ăn chay với việc bác ái chia sẻ cơm bánh cho người nghèo đói, hoặc góp phần vào các công trình phúc lợi xã hội hay việc xây dựng Hội thánh.
2) Phải ăn chay thế nào mới đẹp lòng Thiên Chúa?
Cốt yếu của việc ăn chay không phải là sự nhịn ăn, nhưng là tâm tình thống hối tội lỗi và quyết tâm quay về làm hòa với Thiên Chúa và tha nhân, muốn được thêm ơn sủng của Thiên Chúa… Nếu không có những tâm tình ấy, việc ăn chay sẽ chỉ là một hình thức và không có giá trị trước mặt Thiên Chúa. Ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã tuyên sấm như sau: “Chúng có ăn chay, cầu khẩn, Ta cũng chẳng thèm nghe tiếng; có dâng lễ toàn thiêu và lễ phẩm, Ta cũng chẳng tỏ lòng xót thương” (Gr 14,12).
Ăn chay cũng là một việc làm nội tâm và không cần cho người khác biết. Ngôn sứ Giô-en đã tuyên sấm lời Đức Chua như sau: “Ðừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Ðức Chúa là Thiên Chúa của anh em” (Ge 2,13). Ðiều quan trọng là phải trở về với Thiên Chúa hơn là chay tịnh bề ngoài cho người ta thấy. Về phần Ngôn sứ I-sai-a, ông cũng nhấn mạnh điều quan trọng của việc ăn chay phải đi đôi với sự thuẹc thi công bình bác ái như sau: “Này, ngày ăn chay, các ngươi vẫn lo kiếm lợi, vẫn áp bức mọi kẻ làm công cho mình. Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã, để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn… Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau, nằm trên vải thô và tro bụi, phải chăng như thế mà gọi là ăn chay trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng Ðức Chúa? Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm? Chẳng phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục? (Is 58,3-7).
3) Chúng tôi phải làm gì ?:
- Như vậy phải chăng chúng ta không cần phải ăn chay mà chỉ cần đối xử tốt với nhau, thực hiện công lý và bác ái thôi hay sao? Thực ra Chúa muốn chúng ta “các điều này vẫn cứ phải làm, mà các điều kia thì không được bỏ” (Mt 23,23). Hình thức và nội dung phải đi đôi với nhau. Vì thế, khi ăn chay, chúng ta vừa nhịn ăn hoặc ăn ít để thực hiện khổ chế về hình thức, nhung cũng phải kèm theo nội dung là sự thực thi công bình bác ái nữa.
- Một việc đạo đức chúng ta cần thực hiện trong Mùa Chay là sự bố thí, quảng đại chia sẻ cơm bánh vật chất cho những người nghèo đói đang cần sự trợ giúp của chúng ta. Thánh Phao-lô đã khuyên các kỳ mục ở Ê-phê-xô: “Và phải nhớ lại lời Chúa Giê-su đã dạy: Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35). Thánh Gia-cô-bê cũng dạy các tín hữu phải thể hiện đức tin bằng hành động bác ái như sau: “Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hàng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no”, nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích gì ?” (Gc 2,15-16).
- Việc bố thí chia sẻ giúp chúng ta ý thức giá trị tương đối của đồng tiền, biết dùng đồng tiền để làm vinh danh Thiên Chúa và cứu rỗi anh em, giúp chúng ta bớt đi lòng dính bén với những của cải vật chất đời này như Đức Giê-su đã khuyên chàng thanh niên giàu có muốn nên trọn lành như sau: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà chia cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời, rồi hãy đến theo tôi” (Mc 10,21).
- Cuối cùng Bố thí còn là cách đền tội hữu hiệu trong Mùa Chay này. Sứ thần Ra-pha-en đã khuyên cha con nhà Tô-bi-a thực hành sự bố thí như sau: “Bố thí đi đôi với đời sống công chính, thì tốt hơn có của mà ở bất công. Làm phúc bố thí thì đẹp hơn là tích trữ vàng bạc. Việc bố thí cứu cho khỏi chết và tẩy sạch mọi tội lỗi. Những người làm phúc bố thí sẽ được sống lâu” (Tb 12,8-9).
4. HỎI ĐÁP:
HỎI: Trong Mùa Chay, ngoài những việc đạo đức thường lệ, ta nên làm thêm các việc đạo đức nào khác phù hợp tinh thần chay tịnh? 2) Hiện nay ta cần xét xem mình đang có mối tội đầu (thói hư tật xấu) nào và ta phải làm gì để tu sửa?
ĐÁP:
1) Việc đạo đức: Dự lễ và rước lễ hằng ngày, mỗi ngày cố gắng làm vài ba việc hãm mình hay việc bác ái để đền tội, quyết tâm tu sửa một thói hư như: Chửi thề tục tĩu, lười biếng đọc kinh tối gia đình, trốn trách nhiệm khi không đưa tiền về góp phần chi tiêu trong gia đình…
2) Hãy tập làm các việc tốt đối lập với thói hư, kèm theo một lời nguyệt tắt như: “Lạy Chúa Giê-su. Trong Mùa Chay này, xin giúp con quyết tâm chừa bỏ thói hay nói xấu kẻ con không thích, bằng cách mỗi ngày tìm ra một điểm tốt của họ và kể ra để khen họ với người thứ ba. Nhờ đó hy vọng con sẽ ngày một nên hoàn thiện giống nhú Chúa Cha trên trời nhiều hơn”.
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Cùng với toàn thể Hội Thánh, con bước vào Mùa Chay. Con xin tạ ơn Chúa đã cho con có được một thời gian thuận tiện để duyệt xét lại cuộc đời của con, hầu phát huy những điều tốt và chấn chỉnh những sai lỗi thiếu sót nơi bản thân con. Xin chiếu dọi ánh sáng Lời Chúa để con nhận ra con người thật với những yếu hèn của con. Nhất là xin đổ Thần Khí của Chúa để nâng đỡ con. Chỉ nhờ ơn Chúa giúp con mới có thể mau mắn trỗi dậy trở về giao hòa với Chúa và ngày một trở nên con người mới theo ý Chúa muốn.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
Ge 2,12-18 ; 2Cr 5,20-6,2 ; Mt 6,1-6,16-18
Phải làm việc lành trong khiêm hạ
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 6,1-6,16-18
(1) Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời ban thưởng. (2) Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. (3) Còn anh khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, (4) để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh. (5) Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: Chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: Chúng đã được phần thưởng rồi. (6) Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh. (16) Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: Chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. (17) Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, (18) để không ai thấy là anh ăn chay, ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh.
2. Ý CHÍNH:
Sau khi trình bày về sự công chính mới trong việc tuân giữ các giới răn, Đức Giê-su đề cập tới việc canh tân các việc lành thế nào cho phù hợp với tinh thần mới của Người. Theo Đức Giê-su điều cốt yếu khi làm các việc đạo đức là phảilàm theo tinh thần khiêm tốn và vâng phục thánh ý Chúa Cha: Tránh làm các việc đạo đức hình thức theo người biệt phái như khua chiêng đánh trống khi bố thí để được người ta khen, cầu nguyện ngay giữa chốn đông người để cho người ta thấy, làm bộ mặt rầu rĩ thiểu não khi ăn chay để được người ta nể phục.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-2: + Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng. Chớ có phô trương cho thiên hạ thấy: Đức Giê-su đòi hỏi các môn đệ của Người phải tránh thói đạo đức giả hình của các người Pha-ri-sêu (Biệt phái), là những kẻ “nói mà không làm”, “làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy” (x Mt 23,3.5). + Bố thí: Thời Đức Giê-su, bố thí được coi là việc công chính bậc nhất (x Hc 7,10). Hình như người ta ưa làm việc bố thí công khai, nên dễ đưa tới thái độ phô trương bề ngoài để được nhiều người ca tụng. + Đừng có khua chiêng đánh trống: Rất có thể những người Pha-ri-sêu thời Đức Giê-su dùng chiêng trống để thông báo cho những người ăn xin tập trung đến nhận quà. Tuy nhiên, không thấy bản văn nào nói đến việc này. Do đó, ta có thể coi đây chỉ là một kiểu nói phóng đại để làm nhấn mạnh tinh thần khiêm tốn, mà Đức Giê-su muốn các môn đệ của Người phải có khi làm các việc đạo đức. + Chúng đã được phần thưởng rồi: Lời khen của người đời đã là phần thưởng cho những kẻ làm việc bố thí để tìm hư danh, nên họ sẽ không được hưởng phúc thiêng liêng trước mặt Chúa Cha trên trời.
- C 3-4: + Đừng “cho tay trái biết việc tay phải làm”: Là một kiểu nói có nghĩa là phải giữ kín không nói ra cho người khác biết việc lành mình đang làm.
- C 5-6: + Cầu nguyện: Chính Đức Giê-su đã nêu gương và dạy các môn đệ về sự cầu nguyện (x. Mt 14,23). Theo các huấn thị của Người rải rác trong các Tin Mừng thì cách cầu nguyện đúng đắn phải mang những đặc tính sau: Phải cầu nguyện cách khiêm tốn trước Thiên Chúa (x Lc 18,10-14) và người đời (x Mt 6,5-6); Lời cầu phải chân thành, phát xuất tự đáy lòng (x Mt 6,7); Phải tin tưởng vào lòng nhân từ của Chúa Cha (x Mt 6,8; 7,7-11) và kiên trì nài xin (x Lc 11,5-8; 18,1-8). Lời cầu nguyện chỉ được Thiên Chúa chấp nhận nếu cầu xin với lòng tin (x Mt 21,22); Phải cầu nguyện nhân danh Đức Giê-su (x. Mt 18,19-20); và phải tin chắc Chúa sẽ thương ban điều tốt cho mình (x Mt 7,11). + Chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư cho người ta thấy: Ở đây Đức Giê-su không đả kích việc cầu nguyện công khai và mang tính cộng đồng (x Mt 18,19-20), nhưng Người chỉ muốn môn đệ tránh cầu nguyện với ý muốn phô trương công đức để được ca tụng. + Hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu nguyện cùng Cha của anh: Đức Giê-su gợi lại cách thức cầu nguyện của ngôn sứ Ê-li-a khi ông cầu xin cho một đứa bé mới chết được sống lại (x 2 V 4,33). Cách thức cầu nguyện kín đáo này trái với lối phô trương của những người biệt phái. Cầu nguyện là sự gặp gỡ Thiên Chúa. “Vào phòng” là sự hồi tâm, đặt mình trước mặt Thiên Chúa nhờ đức tin. Thiếu điều này sẽ không còn là sự cầu nguyện đích thực nữa.
- C 16-18: + Ăn chay: Đã từ rất lâu, dân Ít-ra-en có tục lệ ăn chay mỗi khi có tang chế (x 2 Sm 3,35) và khi cầu xin Chúa ban ơn đặc biệt (2 Sm 12,16). Ăn chay theo luật Mô-sê là nhịn ăn uống trong thời gian 12 giờ ban ngày. Trong thời gian ăn chay, người ta sẽ không tắm rửa, để râu tóc mọc dài, và phải mặc một loại quần áo vải thô đặc biệt. Thời Đức Giê-su, dân Do Thái chỉ buộc phải ăn chay trong lễ Xá Tội nhằm ngày mùng mười tháng Bảy lịch Do thái, tức khoảng cuối tháng Chín dương lịch (x. Lv 16,29-31; Cv 27,9), trong ngày kỷ niệm Đền thờ bị tàn phá và những khi gặp phải thiên tai. Khi ấy việc ăn chay sẽ do các đầu mục Do thái quyết định. Riêng người Pha-ri-sêu còn tự nguyện ăn chay mỗi tuần hai lần (x. Lc 18,12), nhưng việc chay tịnh của họ mang tính hình thức nhằm để phô trương (x Mc 2,18), nên Đức Giê-su không chấp nhận sự khổ chế này của họ (x Mc 2,19-20). + Còn anh, khi ăn chay…: Đức Giê-su muốn môn đệ của Người phải ăn chay trong sự kín đáo và khiêm tốn: thay vì rắc tro lên mặt, để râu tóc bù xù, quần áo dơ bẩn… thì họ cứ việc rửa mặt, chải dầu thơm giống như thường làm khi phải đi ra đường, mục đích để cho người khác không biết họ đang ăn chay.
4. HỎI ĐÁP:
- HỎI 1) : Khi Đức Giê-su nói: “Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh” (c. 4b.6b.18b), phải chăng Người muốn cổ võ một thứ luân lý vụ lợi: “Cho đi để được nhận lại” ?
- ĐÁP:
Thực ra không phải vậy. Vì nếu có ý khích lệ người ta làm việc thiện để được lợi cho mình, thì Đức Giê-su đã hứa ban những lợi ích thuộc về trần gian như tiền của, sức khỏe, sự thành công… Nhưng ở đây Người không cho biết phần thưởng của Chúa Cha sẽ ban là gì. Nơi nhiều đoạn khác, phần thưởng được hứa hầu như luôn là Nước Trời đời sau hoặc hoa trái thiêng liêng của Nước Trời là sự sống muôn đời (x. Mt 25,46; Mc 10,30). Các môn đệ sẽ được tham dự vào quyền làm chủ vũ trụ của Người (x. Lc 22,28-29), được xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en trong ngày tận thế (x. Mt 19,28). Ở đây, phần thưởng Đức Giê-su hứa cho những kẻ làm việc lành phải được hiểu theo nghĩa Cánh Chung, và mang tính vô thường, nghĩa là: được Chúa ban không vì việc làm đó đáng thưởng, nhưng chỉ vì tình thương và lòng nhân hậu vô biên của Người (Dụ ngôn đầy tớ vô dụng: Lc 17,7-10). Hơn nữa, phần thưởng ở đây còn được hiểu là chính Thiên Chúa. Những ai làm việc thiện trước mặt Thiên Chúa, với ý hướng muốn làm đẹp lòng Ngài và để tôn vinh Ngài, thì sẽ được gặp Ngài, được xem thấy Ngài và sẽ tìm thấy hạnh phúc cho bản thân sau này.
- HỎI 2): Việc ăn chay muốn đẹp lòng Thiên Chúa xứng đáng nhận được nhiều ơn lành của Ngài, người môn đệ ăn chay như thế nào ?
- ĐÁP:
Muốn cho việc ăn chay có giá trị trước mặt Thiên Chúa, thì cần tránh cách ăn chay hình thức đã từng bị Đức Chúa quở trách, và phải kèm theo những việc tốt xứng đáng được Đức Chúa chấp nhận, như ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm lời Chúa như sau: “Này, ngày ăn chay, các ngươi vẫn lo kiếm lợi, vẫn áp bức mọi kẻ làm công cho mình. Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã, để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn…”. Nào, cách ăn chay mà Đức Chúa ưa thích chẳng phải thế này đó sao: “Mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm… Chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ. Thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục”. Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông, vết thương ngươi sẽ mau lành. Đức công chính ngươi sẽ mở đường phía trước, vinh quang Đức Chúa bao bọc phía sau ngươi. Bấy giờ ngươi kêu lên Đức Chúa sẽ nhận lời, ngươi cầu cứu, Người liền đáp lại: “Có Ta đây!” (Is 58,6b-9a).
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Khi bố thí đừng cho tay trái biết việc tay phải làm” (Mt 6,3).
2. CÂU CHUYỆN: CHỖ NÀO TRONG NHÀ THỜ LOÀI CHUỘT ÍT BỊ QUẤY RẦY NHẤT
Có một con chuột cống sống trong một ngôi nhà thờ cổ ở miền quê nước Pháp. Một hôm khi đi lang thang trong nhà thờ kiếm cái gì ăn cho đỡ đói, bỗng nó gặp một con chuột khác cũng đang đi tìm thức ăn. Hai con chuột làm quen và hỏi thăm về chỗ ở của nhau. Con thứ nhất tâm sự: “Tớ đang sống chui rúc dưới gầm tòa giải tội trong nhà thờ này, nhưng chẳng mấy khi được yên thân. Vì lúc nào cũng có người đến xưng tội làm mất giấc ngủ của tớ !”. Nghe vậy, chuột thứ hai tỏ ra thông cảm với bạn liền nói: “Vậy thì bạn hãy dọn đến ở chung với tớ. Chỗ tớ đang ở vừa ấm áp sạch sẽ, lại vừa yên tĩnh và ít bị quấy rầy !” Chuột thứ nhất ngạc nhiên nói: “Có một chỗ ở như thế trong nhà thờ thật ư ? Hãy cho tớ biết chỗ đó là chỗ nào vậy ?”. Chuột thứ hai đáp: “Đó là thùng quyên góp giúp đỡ người nghèo ở cuối nhà thờ này đấy !”.
3. SUY NIỆM:
1) Việc ăn chay cầu nguyện mang lại những ích lợi nào trong đời sống đức tin:
- Một là ăn chay là một cách thế tỏ lòng sám hối giúp tránh được sự trừng phạt của Thiên Chúa. Ni-ni-vê là một thành phố tội lỗi lẽ ra đã bị Thiên Chúa tiêu diệt do tội qua nhiều. Nhưng khi nghe được lời ngôn sứ Gio-na rao giảng, dân thành đã cùng nhau ăn chay hãm mình để bày tỏ lòng sám hối nên cuối cùng đã được Thiên Chúa tha tội và Người đã bỏ ý định trừng phạt cả thành (x. Gn 3,1-10).
- Hai là ăn chaykết hợp với cầu nguyện sẽ mang lại sức mạnh để xua trừ ma quỷ và tội lỗi. Khi ăn chay là chúng ta thực tập làm chủ sự thèm ăn của bản thân, nên cũng sẽ làm chủ được tính xác thịt. Ăn chay còn giúp chúng ta đón nhận được nhiều ơn Chúa để xua trừ ma quỷ như Đức Giê-su đã cho các môn đệ biết lý do các ông không trừ được ma quỷ như sau: “Giống quỷ này không chịu ra, nếu người ta không ăn chay cầu nguyện” (Mt 17,21). Chính Đức Giê-su đã nêu gương ăn chay cầu nguyện suốt 40 đêm ngày trước khi đi loan báo Tin Mừng để dạy các môn đệ rằng: khi làm một công việc về đức tin mà muốn đạt kết quả, chúng ta cần phải ăn chay cầu nguyện để được Chúa ban ơn trợ giúp mới hy vọng được thành công.
- Ba là ăn chay phải gắn liền với việc thực thi công bình bác ái mới đẹp lòng Thiên Chúa và được hưởng ơn cứu độ của Ngài. Do đó chúng ta cần phải gắn bó sự ăn chay với việc bác ái chia sẻ cơm bánh cho người nghèo đói, hoặc góp phần vào các công trình phúc lợi xã hội hay việc xây dựng Hội thánh.
2) Phải ăn chay thế nào mới đẹp lòng Thiên Chúa?
Cốt yếu của việc ăn chay không phải là sự nhịn ăn, nhưng là tâm tình thống hối tội lỗi và quyết tâm quay về làm hòa với Thiên Chúa và tha nhân, muốn được thêm ơn sủng của Thiên Chúa… Nếu không có những tâm tình ấy, việc ăn chay sẽ chỉ là một hình thức và không có giá trị trước mặt Thiên Chúa. Ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã tuyên sấm như sau: “Chúng có ăn chay, cầu khẩn, Ta cũng chẳng thèm nghe tiếng; có dâng lễ toàn thiêu và lễ phẩm, Ta cũng chẳng tỏ lòng xót thương” (Gr 14,12).
Ăn chay cũng là một việc làm nội tâm và không cần cho người khác biết. Ngôn sứ Giô-en đã tuyên sấm lời Đức Chua như sau: “Ðừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Ðức Chúa là Thiên Chúa của anh em” (Ge 2,13). Ðiều quan trọng là phải trở về với Thiên Chúa hơn là chay tịnh bề ngoài cho người ta thấy. Về phần Ngôn sứ I-sai-a, ông cũng nhấn mạnh điều quan trọng của việc ăn chay phải đi đôi với sự thuẹc thi công bình bác ái như sau: “Này, ngày ăn chay, các ngươi vẫn lo kiếm lợi, vẫn áp bức mọi kẻ làm công cho mình. Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã, để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn… Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau, nằm trên vải thô và tro bụi, phải chăng như thế mà gọi là ăn chay trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng Ðức Chúa? Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm? Chẳng phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục? (Is 58,3-7).
3) Chúng tôi phải làm gì ?:
- Như vậy phải chăng chúng ta không cần phải ăn chay mà chỉ cần đối xử tốt với nhau, thực hiện công lý và bác ái thôi hay sao? Thực ra Chúa muốn chúng ta “các điều này vẫn cứ phải làm, mà các điều kia thì không được bỏ” (Mt 23,23). Hình thức và nội dung phải đi đôi với nhau. Vì thế, khi ăn chay, chúng ta vừa nhịn ăn hoặc ăn ít để thực hiện khổ chế về hình thức, nhung cũng phải kèm theo nội dung là sự thực thi công bình bác ái nữa.
- Một việc đạo đức chúng ta cần thực hiện trong Mùa Chay là sự bố thí, quảng đại chia sẻ cơm bánh vật chất cho những người nghèo đói đang cần sự trợ giúp của chúng ta. Thánh Phao-lô đã khuyên các kỳ mục ở Ê-phê-xô: “Và phải nhớ lại lời Chúa Giê-su đã dạy: Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35). Thánh Gia-cô-bê cũng dạy các tín hữu phải thể hiện đức tin bằng hành động bác ái như sau: “Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hàng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no”, nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích gì ?” (Gc 2,15-16).
- Việc bố thí chia sẻ giúp chúng ta ý thức giá trị tương đối của đồng tiền, biết dùng đồng tiền để làm vinh danh Thiên Chúa và cứu rỗi anh em, giúp chúng ta bớt đi lòng dính bén với những của cải vật chất đời này như Đức Giê-su đã khuyên chàng thanh niên giàu có muốn nên trọn lành như sau: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà chia cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời, rồi hãy đến theo tôi” (Mc 10,21).
- Cuối cùng Bố thí còn là cách đền tội hữu hiệu trong Mùa Chay này. Sứ thần Ra-pha-en đã khuyên cha con nhà Tô-bi-a thực hành sự bố thí như sau: “Bố thí đi đôi với đời sống công chính, thì tốt hơn có của mà ở bất công. Làm phúc bố thí thì đẹp hơn là tích trữ vàng bạc. Việc bố thí cứu cho khỏi chết và tẩy sạch mọi tội lỗi. Những người làm phúc bố thí sẽ được sống lâu” (Tb 12,8-9).
4. HỎI ĐÁP:
HỎI: Trong Mùa Chay, ngoài những việc đạo đức thường lệ, ta nên làm thêm các việc đạo đức nào khác phù hợp tinh thần chay tịnh? 2) Hiện nay ta cần xét xem mình đang có mối tội đầu (thói hư tật xấu) nào và ta phải làm gì để tu sửa?
ĐÁP:
1) Việc đạo đức: Dự lễ và rước lễ hằng ngày, mỗi ngày cố gắng làm vài ba việc hãm mình hay việc bác ái để đền tội, quyết tâm tu sửa một thói hư như: Chửi thề tục tĩu, lười biếng đọc kinh tối gia đình, trốn trách nhiệm khi không đưa tiền về góp phần chi tiêu trong gia đình…
2) Hãy tập làm các việc tốt đối lập với thói hư, kèm theo một lời nguyệt tắt như: “Lạy Chúa Giê-su. Trong Mùa Chay này, xin giúp con quyết tâm chừa bỏ thói hay nói xấu kẻ con không thích, bằng cách mỗi ngày tìm ra một điểm tốt của họ và kể ra để khen họ với người thứ ba. Nhờ đó hy vọng con sẽ ngày một nên hoàn thiện giống nhú Chúa Cha trên trời nhiều hơn”.
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Cùng với toàn thể Hội Thánh, con bước vào Mùa Chay. Con xin tạ ơn Chúa đã cho con có được một thời gian thuận tiện để duyệt xét lại cuộc đời của con, hầu phát huy những điều tốt và chấn chỉnh những sai lỗi thiếu sót nơi bản thân con. Xin chiếu dọi ánh sáng Lời Chúa để con nhận ra con người thật với những yếu hèn của con. Nhất là xin đổ Thần Khí của Chúa để nâng đỡ con. Chỉ nhờ ơn Chúa giúp con mới có thể mau mắn trỗi dậy trở về giao hòa với Chúa và ngày một trở nên con người mới theo ý Chúa muốn.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
Suy tư Tin Mừng Chúa nhật thứ Nhất Mùa Chay năm A 09.3.2014
Mai Tá
21:27 03/03/2014
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Chay năm A 09.3.2014
“Rồi mai đây, ta đi về cát bụi,”
“Đời bâng khuâng, chỉ một thoáng ngậm ngùi.
(Dẫn từ thơ Miên Du)
Mt 6: 24-34
Với nhà thơ, đời người vẫn bâng khuâng, ngậm ngùi đi về với cát bụi. Với nhà Đạo, nếu mọi người biết nghe theo lời khuyên của thánh sử rày ghi rõ ở trình thuật, sẽ khá hơn.
Trình-thuật, này thánh Mát-thêu ghi những lời phát biểu có người hiểu là “vô tâm” gửi đến với những người đang sống cảnh cơ cực/bần hàn, rất khó xử. Những người thiếu các vật phẩm rất cần thiết cho cuộc sống, lại được khuyên: “Đừng lo! Hãy vui sống, cứ để Chúa lo.”
Vẫn biết rằng, Đức Chúa của ta đầy xót thương và tình thương của Ngài vô bờ vô bến. Nhưng, với những người bụng đang đói cồn đói cào vẫn theo chân Ngài để nghe giảng dạy và để được cung cấp thức ăn cho no bụng, mà lại nhận được những thế, cũng khó lòng.
Biết rằng, trong cuộc sống, ta dù vẫn cầu và xin được ‘hằng ngày dùng đủ’, mà bụng vẫn đói thì sao? Và, thánh sử Mát-thêu hôm nay muốn nhấn mạnh điều gì khi ghi chép Lời Chúa vẫn nói: “Các ngươi đừng lo cho mạng sống: lấy gì ăn; cũng đừng lo cho thân xác: lấy gì mặc. Mạng sống ngươi chẳng trọng hơn của ăn, và thân xác ngươi chẳng trọng hơn áo mặc sao?” (Mt 6: 25)
Ở đoạn khác, ta còn được dạy về hệ quả của lời Chúa khuyên, như: “Ta đói, các ngươi đã cho Ta (hoặc chẳng cho Ta ăn). Ta mình trần, các người cũng đã cho (hoặc chẳng cho ta mặc)….”
Thật ra, Bài Giảng Trên Núi vẫn là hiến chương Chúa viết ra cho xã hội. Chính Chúa đem đến cho ta trách nhiệm giùm giúp hết mọi người, ngõ hầu ta có thể dựng xây cuộc sống mới, ở đời. Một cuộc sống, biết quan tâm giùm giúp hết mọi người. Một cuộc sống, biết dựng xây Vương Quốc Nước Trời, ở trần gian.
Nói rõ hơn, mọi người phải nhận trách nhiệm định ra đường hướng cho chức năng cùng hoạt động của mình, coi đó là trọng trách gửi đến cho mình, ngõ hầu giải quyết nhu cầu của người khác, như của mình. Hãy để hết tâm can vào chuyện này. Và đặt ưu tiên số một cho chính mình, là tạo dựng một xã hội được như thế. Tạo và dựng, Nước Trời ở trần gian, ở nơi đó, mọi người biết lo cho nhau, giúp nhau suốt đời.
Xem như thế, hãy coi trình thuật này như một cảnh báo chống mọi tẩy não do doanh thương quảng cáo nghĩ ra để bắt mọi người tự chuốc lấy cho mình những ưu tư khó bỏ, để rồi tự hỏi: không biết mình có gì để ăn không đây? Lấy gì để mặc bây giờ? Người đời, ở mọi thời, vẫn chẳng muốn nghe/muốn biết tiếng rên than từ người nghèo ở đây hay ở đó, về nơi ăn chốn ở. Về, giáo dục và y tế để sống cho ra người, mà hưởng thụ.
Thế nhưng, được mấy ai trong ta tin rằng mình thực sự yên bề một nỗi khi biết rằng “Cha Trên Trời” vẫn biết rõ điều mình cần, Ngài sẽ nhanh chóng chu cấp những thứ đó, ngay lập tức? Nói cho cùng, cũng rất khó vì đã mấy ai hoàn toàn tin tưởng mà đặt mình vào bàn tay chăm sóc của người khác, đây?
Để trả lời, Hội thánh mau mắn gửi đến cho ta bài đọc 1 có lời khuyên hãy suy tư về chuyện tùy thuộc vào ơn trên như con cái tùy vào mẹ hiền, của mình. Đó còn là ảnh hình Đức Chúa như Đấng Bậc Mẹ Hiền hằng ưu tư ấp ủ đàn con, như sau:
“Xion từng nói: ‘Đức Chúa đã bỏ tôi, Chúa Thượng của tôi đã quên tôi rồi!’ Có phụ nữ nào quên con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mà mình đã mang nặng đẻ đau, không? Dù bà có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ.” (Is 49: 14-15)
Thật sự, thì nơi Chúa vẫn dấy tràn tình thương yêu ấp ủ của mẹ hiền hơn cả các bà mẹ ở trần gian, nữa. Nhiều lần, tôi lẳng lặng quan sát các bà mẹ làm cử chỉ rất tự nhiên nhưng kín đáo, vẫn cho con bú ngay cả vào giờ lễ, ở nhà thờ.
Nhìn những cảnh như thế, thật khó có thể nghĩ rằng các bà mẹ như người mẹ hôm ấy, lại có thể quên, bỏ bê con nhỏ của mình. Nhìn cảnh mẹ thương con ấp ủ, rồi liên tưởng đến Tình Chúa thương yêu con người, tôi chắc một điều, là: Ngài thương yêu con cái Ngài còn hơn cả người mẹ trần gian thương con mình, nữa.
Chẳng cần phải thủ giữ vai trò của các vị cổ võ cho phong trào phụ nữ rất bình quyền, rồi mới đề nghị mọi người tiếp nhận hình ảnh thân thương của người mẹ hiền khi cho con bú mớm, để đưa vào cuộc sống của chính mình những hình ảnh về tình thương của Đức Chúa, mà suy nghĩ. Suy và nghĩ, hầu nhận ra vai trò tích cực của các nữ phụ trong cuộc đời. Làm như thế, vô hình chung ta phá bỏ hình ảnh thiển cận của những người cứ nghĩ Chúa như một nam nhân, thượng phụ râu tóc bạc phơ, và ơ hờ.
Nói cho cùng, nếu ta được dựng nên, theo ảnh hình của Chúa, thì có lẽ ảnh hình về tình mẫu tử sẽ còn nói lên nhiều hơn nữa bản chất mà ta cần có và cần tỏ rõ, mỗi khi ta nói đến nhu cầu quan tâm giùm giúp, hết mọi người. Giả như ta tiếp nhận cho mình ảnh hình của Đức Chúa luôn nhấn mạnh đến tình mẫu tử mỗi khi đối xử với mỗi người và mọi người, hẳn là khi đó, ta sẽ không còn ưu tư lo lắng không biết có gì để ăn, lấy gì để mặc, cho thân xác mình nữa.
Và khi đó, ta sẽ ngạc nhiên một cách thích thú khi thấy Chúa mô tả tình Ngài xót thương thành thánh Giêrusalem và dân con sống ở đó, bằng những lời lẽ rất thiết tha, rằng: “Giêrusalem! Giêrusalem! Ngươi giết các ngôn sứ và ném đá những kẻ được sai đến cùng ngươi! Đã bao lần Ta muốn tập họp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập họp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu” (Lc 13: 34).
Xem như thế, có lẽ mọi người cũng nên làm như Chúa, biết cất tiếng kêu gọi mọi người như gà mẹ cất tiếng gọi đàn con đến với mình để được ấp ủ, dưới lớp cánh bù xù của mẹ!
Trong cảm nghiệm lời Chúa kêu gọi như gà mẹ gọi đàn con, ta lại ngâm lên lời thơ buồn còn rả rích:
“Rồi mai đây, ta đi về cát bụi,”
“Đời bâng khuâng, chỉ một thoáng ngậm ngùi.
Vầng trăng sầu, kể chuyện tình cổ tích,
Trong sương đêm, ta yên giấc ngủ vùi.
(Miên Du - Rồi Mai Đây)
Kể chuyện cổ tích hôm nay, hẳn nhà thơ sẽ không kể như tác giả trình thuật vừa kể kể ở buổi lễ hôm nay. Nhưng, lại cứ kể về vầng trăng sầu, trong sương đêm vẫn bâng khuâng như đời người đi về cát bụi. Cát bụi mịt mù, nhưng đời người vẫn hướng về tương lai có tiếng gọi mời của Đức Chúa, bấy lâu nay. Và, lời đáp trả hôm nay và mai ngày, vẫn còn đó thường dành cho mỗi người và mọi người.
Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch
“Rồi mai đây, ta đi về cát bụi,”
“Đời bâng khuâng, chỉ một thoáng ngậm ngùi.
(Dẫn từ thơ Miên Du)
Mt 6: 24-34
Với nhà thơ, đời người vẫn bâng khuâng, ngậm ngùi đi về với cát bụi. Với nhà Đạo, nếu mọi người biết nghe theo lời khuyên của thánh sử rày ghi rõ ở trình thuật, sẽ khá hơn.
Trình-thuật, này thánh Mát-thêu ghi những lời phát biểu có người hiểu là “vô tâm” gửi đến với những người đang sống cảnh cơ cực/bần hàn, rất khó xử. Những người thiếu các vật phẩm rất cần thiết cho cuộc sống, lại được khuyên: “Đừng lo! Hãy vui sống, cứ để Chúa lo.”
Vẫn biết rằng, Đức Chúa của ta đầy xót thương và tình thương của Ngài vô bờ vô bến. Nhưng, với những người bụng đang đói cồn đói cào vẫn theo chân Ngài để nghe giảng dạy và để được cung cấp thức ăn cho no bụng, mà lại nhận được những thế, cũng khó lòng.
Biết rằng, trong cuộc sống, ta dù vẫn cầu và xin được ‘hằng ngày dùng đủ’, mà bụng vẫn đói thì sao? Và, thánh sử Mát-thêu hôm nay muốn nhấn mạnh điều gì khi ghi chép Lời Chúa vẫn nói: “Các ngươi đừng lo cho mạng sống: lấy gì ăn; cũng đừng lo cho thân xác: lấy gì mặc. Mạng sống ngươi chẳng trọng hơn của ăn, và thân xác ngươi chẳng trọng hơn áo mặc sao?” (Mt 6: 25)
Ở đoạn khác, ta còn được dạy về hệ quả của lời Chúa khuyên, như: “Ta đói, các ngươi đã cho Ta (hoặc chẳng cho Ta ăn). Ta mình trần, các người cũng đã cho (hoặc chẳng cho ta mặc)….”
Thật ra, Bài Giảng Trên Núi vẫn là hiến chương Chúa viết ra cho xã hội. Chính Chúa đem đến cho ta trách nhiệm giùm giúp hết mọi người, ngõ hầu ta có thể dựng xây cuộc sống mới, ở đời. Một cuộc sống, biết quan tâm giùm giúp hết mọi người. Một cuộc sống, biết dựng xây Vương Quốc Nước Trời, ở trần gian.
Nói rõ hơn, mọi người phải nhận trách nhiệm định ra đường hướng cho chức năng cùng hoạt động của mình, coi đó là trọng trách gửi đến cho mình, ngõ hầu giải quyết nhu cầu của người khác, như của mình. Hãy để hết tâm can vào chuyện này. Và đặt ưu tiên số một cho chính mình, là tạo dựng một xã hội được như thế. Tạo và dựng, Nước Trời ở trần gian, ở nơi đó, mọi người biết lo cho nhau, giúp nhau suốt đời.
Xem như thế, hãy coi trình thuật này như một cảnh báo chống mọi tẩy não do doanh thương quảng cáo nghĩ ra để bắt mọi người tự chuốc lấy cho mình những ưu tư khó bỏ, để rồi tự hỏi: không biết mình có gì để ăn không đây? Lấy gì để mặc bây giờ? Người đời, ở mọi thời, vẫn chẳng muốn nghe/muốn biết tiếng rên than từ người nghèo ở đây hay ở đó, về nơi ăn chốn ở. Về, giáo dục và y tế để sống cho ra người, mà hưởng thụ.
Thế nhưng, được mấy ai trong ta tin rằng mình thực sự yên bề một nỗi khi biết rằng “Cha Trên Trời” vẫn biết rõ điều mình cần, Ngài sẽ nhanh chóng chu cấp những thứ đó, ngay lập tức? Nói cho cùng, cũng rất khó vì đã mấy ai hoàn toàn tin tưởng mà đặt mình vào bàn tay chăm sóc của người khác, đây?
Để trả lời, Hội thánh mau mắn gửi đến cho ta bài đọc 1 có lời khuyên hãy suy tư về chuyện tùy thuộc vào ơn trên như con cái tùy vào mẹ hiền, của mình. Đó còn là ảnh hình Đức Chúa như Đấng Bậc Mẹ Hiền hằng ưu tư ấp ủ đàn con, như sau:
“Xion từng nói: ‘Đức Chúa đã bỏ tôi, Chúa Thượng của tôi đã quên tôi rồi!’ Có phụ nữ nào quên con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mà mình đã mang nặng đẻ đau, không? Dù bà có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ.” (Is 49: 14-15)
Thật sự, thì nơi Chúa vẫn dấy tràn tình thương yêu ấp ủ của mẹ hiền hơn cả các bà mẹ ở trần gian, nữa. Nhiều lần, tôi lẳng lặng quan sát các bà mẹ làm cử chỉ rất tự nhiên nhưng kín đáo, vẫn cho con bú ngay cả vào giờ lễ, ở nhà thờ.
Nhìn những cảnh như thế, thật khó có thể nghĩ rằng các bà mẹ như người mẹ hôm ấy, lại có thể quên, bỏ bê con nhỏ của mình. Nhìn cảnh mẹ thương con ấp ủ, rồi liên tưởng đến Tình Chúa thương yêu con người, tôi chắc một điều, là: Ngài thương yêu con cái Ngài còn hơn cả người mẹ trần gian thương con mình, nữa.
Chẳng cần phải thủ giữ vai trò của các vị cổ võ cho phong trào phụ nữ rất bình quyền, rồi mới đề nghị mọi người tiếp nhận hình ảnh thân thương của người mẹ hiền khi cho con bú mớm, để đưa vào cuộc sống của chính mình những hình ảnh về tình thương của Đức Chúa, mà suy nghĩ. Suy và nghĩ, hầu nhận ra vai trò tích cực của các nữ phụ trong cuộc đời. Làm như thế, vô hình chung ta phá bỏ hình ảnh thiển cận của những người cứ nghĩ Chúa như một nam nhân, thượng phụ râu tóc bạc phơ, và ơ hờ.
Nói cho cùng, nếu ta được dựng nên, theo ảnh hình của Chúa, thì có lẽ ảnh hình về tình mẫu tử sẽ còn nói lên nhiều hơn nữa bản chất mà ta cần có và cần tỏ rõ, mỗi khi ta nói đến nhu cầu quan tâm giùm giúp, hết mọi người. Giả như ta tiếp nhận cho mình ảnh hình của Đức Chúa luôn nhấn mạnh đến tình mẫu tử mỗi khi đối xử với mỗi người và mọi người, hẳn là khi đó, ta sẽ không còn ưu tư lo lắng không biết có gì để ăn, lấy gì để mặc, cho thân xác mình nữa.
Và khi đó, ta sẽ ngạc nhiên một cách thích thú khi thấy Chúa mô tả tình Ngài xót thương thành thánh Giêrusalem và dân con sống ở đó, bằng những lời lẽ rất thiết tha, rằng: “Giêrusalem! Giêrusalem! Ngươi giết các ngôn sứ và ném đá những kẻ được sai đến cùng ngươi! Đã bao lần Ta muốn tập họp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập họp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu” (Lc 13: 34).
Xem như thế, có lẽ mọi người cũng nên làm như Chúa, biết cất tiếng kêu gọi mọi người như gà mẹ cất tiếng gọi đàn con đến với mình để được ấp ủ, dưới lớp cánh bù xù của mẹ!
Trong cảm nghiệm lời Chúa kêu gọi như gà mẹ gọi đàn con, ta lại ngâm lên lời thơ buồn còn rả rích:
“Rồi mai đây, ta đi về cát bụi,”
“Đời bâng khuâng, chỉ một thoáng ngậm ngùi.
Vầng trăng sầu, kể chuyện tình cổ tích,
Trong sương đêm, ta yên giấc ngủ vùi.
(Miên Du - Rồi Mai Đây)
Kể chuyện cổ tích hôm nay, hẳn nhà thơ sẽ không kể như tác giả trình thuật vừa kể kể ở buổi lễ hôm nay. Nhưng, lại cứ kể về vầng trăng sầu, trong sương đêm vẫn bâng khuâng như đời người đi về cát bụi. Cát bụi mịt mù, nhưng đời người vẫn hướng về tương lai có tiếng gọi mời của Đức Chúa, bấy lâu nay. Và, lời đáp trả hôm nay và mai ngày, vẫn còn đó thường dành cho mỗi người và mọi người.
Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk: Chúng ta phải sẵn sàng hy sinh bảo vệ quốc gia
Đặng Tự Do
15:09 03/03/2014
"Toàn bộ cộng đồng thế giới đứng về Ukraine, vì Nga như là kẻ xâm lược", Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk đã đưa ra lời kêu gọi trên hôm Chúa Nhật 2 tháng Ba. “Trong ba tháng qua, Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine đã đứng lên với dân chúng. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đứng lên với dân chúng. Chúng tôi sẽ sát cánh cùng anh em binh sĩ trên chiến trường cung cấp các hỗ trợ mục vụ."
Trong thời kỳ cộng sản, nhiều tài sản của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine đã bị tịch thu giao cho Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa quản lý. Giáo Hội Công Giáo đã yêu cầu Chính Thống Giáo Nga giao hoàn lại nhưng vẫn còn rất nhiều những nhà thờ chưa được trả lại. Đây là một trong những trở ngại trong những cuộc đối thoại giữa Chính Thống Giáo và Công Giáo.
Đề cập đến điều này, Đức Tổng Giám Mục nói:
"Vào thời điểm khi tổ quốc của chúng ta đang gặp nguy hiểm, tất cả các loại tranh chấp tín ngưỡng, bao gồm cả vấn đề tài sản nên được đặt sang một bên. Bây giờ chúng ta cần phải đoàn kết để bảo vệ người dân của chúng ta và đất nước của chúng ta”.
Thiên Chúa tại Giải Oscar
Vũ Văn An
23:45 03/03/2014
Tại giải Oscar vừa qua, Matthew McConaughey đã lãnh giải nam tài tử hay nhất. Con một người chủ trạm săng, mẹ là cô giáo phụ khuyết, Matthew McConaughey sinh tại Uvalde, Texas. Không thích theo nghề của cha, anh mơ được thay đổi phong cảnh sống và đã qua Úc sống một năm, làm nghề rửa chén bát và dọn phân gà. Trở lại Mỹ, anh theo học tại ĐH Texas ở Austin, để trở thành luật sư, nhưng sau đó đã chuyển qua nghề phim ảnh. Anh bắt đầu nghề diễn viên năm 1991 và bắt đầu đóng nhiều phim tại Texas. Chỉ tới 1996, khi chuyển tới Los Angeles, anh mới bắt đầu thực sự nổi tiếng với phim Lone Star. Sau khi giật khá nhiều giải điện ảnh, mãi tới năm nay, anh mới lãnh giải Oscar lần đầu khi đóng vai Ron Woodroof trong Dallas Buyer’s Club.
Điều đáng lưu ý là trong diễn văn nhận giải, anh nói anh cần ba điều trong đời để sống còn: Thiên Chúa, gia đình và một ai đó để nhìn lên như một anh hùng.
Anh cho hay: lúc 15 tuổi, anh quyết định rằng người anh hùng này phải là chính anh trong 10 năm sau. Mười năm ấy qua đi, anh phải đẩy thời hạn thêm 10 năm nữa. Rồi lại mười năm nữa. Anh bảo: “Người anh hùng của tôi luôn cách tôi 10 năm đằng đẵng. Tôi như chẳng bao giờ đạt được. Điều đó giữ tôi lại với một ai đó để tiếp tục theo đuổi”.
Anh mở lời cám ơn Thiên Chúa đầu tiên. Lời anh: “Trước nhất, tôi muốn tạ ơn Thiên Chúa, vì Người là Đấng tôi luôn trông lên, Người đã ban cho đời tôi biết bao cơ may mà tôi biết chắc không do tay tôi hay tay bất cứ con người nhân bản nào khác. Người chỉ cho tôi hay rằng có một sự kiện khoa học là lòng biết ơn cần được đáp trả. Nói theo lời của cố tài tử Anh Charlie Laughton, thì ‘khi bạn có Thiên Chúa, bạn có một người bạn và người bạn đó chính là qúy bạn’”.
Tường trình bài diễn văn này, có ký giả ghi nhận rằng bài diễn văn này “đã tạo ra một sự im lặng hoàn toàn, và sau đó là một huyên náo thú vị”. Họ tự hỏi phải chăng tài tử này theo Kitô Giáo? Đúng như thế, hai năm trước đây, các nhiếp ảnh gia từng săn đuổi McConaughey và vị hôn thê của anh khi họ từ nhà thờ đi ra với hai con trong kỳ Đại Hội Điện Ảnh tại Cannes. Khiến tớ The Daily Mail hồi ấy chạy hàng tít: “Vợ chồng cầu nguyện với nhau, sẽ ở lại với nhau”.
Không phải chỉ ở Cannes, mà hai vợ chồng tài tử này vẫn có thói quen dự thánh lễ tại ngôi thánh đường gần ngôi nhà trị giá 4 triệu dollars của họ tại Austin, Texas. Về hôn nhân, Camila, vợ anh, cho hay: củng cố sợi dây hôn phối trước pháp luật chắc chắn là một điều tốt đối với con cái.
Kathy Schiffer thì lưu ý tới hai tấm hình của hai tài tử lãnh hoặc được đề cử lãnh giải Oscar năm nay. Họ được chụp “đứng chung” với chính họ lúc còn trẻ. Đó là Matthew McConnaughey và Sandra Bullock, người được đề cử lãnh giải Oscar năm nay nhờ đóng một vai trong Gravity. Cả hai đều đeo Thánh Giá một cách hết sức rõ rệt quanh cổ. Điều này chưa chắc có nghĩa: hai tài tử này “thánh thiện” hơn ai khác, vì có lời đồn rằng Bullock là một người vô thần. Nhưng trong môi trường tục hóa ngột ngạt hiện nay, ngột ngạt đến độ đeo thánh giá nơi công cộng là một điều có thể phạm luật, thì cử chỉ của hai tài tử này hẳn nói lên một điều gì đó.
Thực vậy, năm 2012, chính phủ Anh từng lý luận rằng Kitô hữu không có quyền đeo thánh giá hay tượng chịu nạn công khai tại sở làm. Chính phủ này yêu cầu rằng Kitô hữu phải chọn lựa giữa việc tiếp tục làm việc và việc phát biểu đức tin của mình. Rất may, chủ trương của chính phủ sau đó bị đánh bại, nhờ phán quyết của Tòa Nhân Quyền Âu Châu cho rằng bày tỏ tôn giáo là “một quyền căn bản”.
Tại Na Uy, một đài tin tức của chính phủ đã ngăn cản một phóng viên đeo thánh giá lúc đọc tin, vì sợ xúc phạm các khán giả không Kitô Giáo.
Tại Hoa Kỳ, Đại Học Sonoma của Tiểu Bang California cấm một sinh viên đeo thánh giá quanh cổ khi cô làm việc cho một hội chợ hướng dẫn các tân sinh viên.
Do đó, ít nhất việc đeo thánh giá của hai tài tử trên cho người ta thấy: việc phát biểu tôn giáo nơi công cộng là điều chấp nhận được.
Tuy nhiên, đó là McConaughey lúc trẻ. Theo William O’Connor, lời tạ ơn đầu tiên dành cho Thiên Chúa của anh tại Đại Hội Oscar năm nay vẫn là điều gây sảng khoái cho người bảo thủ và gây nhức nhối cho giới cấp tiến tại Hollywood.
Khi một lực sĩ điền kinh tạ ơn Thiên Chúa vì một thành tích nào đó của họ trong một cuộc tranh tài, thì ít ai để ý. Trong chính trường, câu “Thiên Chúa chúc phúc cho Hoa Kỳ” chỉ là câu đầu lưỡi của các chính khác thuộc cả hai đảng. Ấy thế nhưng, bất chấp tính khắp nơi của Thiên Chúa trong sinh hoạt công của Hoa Kỳ, nhiều người phải ngạc nhiên khi một tài tử da trắng bỗng dành một khúc trong bài diễn văn của mình cho Thiên Chúa.
Trước McConaughey, Denzel Washington, Jennifer Hudson, và Forest Whitaker cũng đã là các tài tử, trong 12 năm qua, nhắc tới Thiên Chúa trong diễn văn lãnh Oscar của họ. Nhưng không như Washington, Hudson, hay Whitaker, lời tạ ơn Thiên Chúa của McConaughey khiến những hãng tin lớn như CBS News chạy hàng tít đại loại như: “Matthew McConaughey nói về Thiên Chúa, các anh hùng, trong diễn văn nhận giải Oscar”, còn hàng tít của hãng AP thì là “Các linh hứng của McConaughey: Thiên Chúa, Gia Đình, Bản Thân”.
Việc thiếu chú ý khi một tài tử da đen hay một cuốn phim với nhân vật da đen nói về Thiên Chúa phản ảnh sự ngu dốt rộng hơn trong sinh hoạt Hoa Kỳ. Trong sinh hoạt này, tính ngoan đạo của cộng đồng da đen thường bị tập thể nhún vai, ngoại trừ khi nó có tầm quan trọng trong các cuộc tranh luận chính trị hay các vấn đề xã hội như hôn nhân bình đẳng. Cái nhún vai tập thể này cũng xuất hiện trong chính trị khi các nhà thông thái ghép các cử tri ngoan đạo vào loại “Cộng Hòa bảo thủ” trong khi thực ra người da đen mới ngoan đạo hơn người da trắng nhưng người da đen thường đâu có bỏ phiếu cho Cộng Hòa.
Trong khi việc Whitaker, Washington, và Hudson nhắc tới Thiên Chúa ít được ai chú ý, thì việc McConaughey nhắc đến Người được các người bảo thủ thi đua nhau ca tụng, đồng thời chĩa mũi dùi tấn công phe cấp tiến. Sáng thứ hai, Ricky Perry “hót” (tweet) như sau: “Cậu trai Texas kể các ơn phúc của mình”. Lời hót của ông được nối với một bài của Breibart tựa là “Matthew McConaughey Ca Tụng Thiên Chúa trong Diễn Văn Nhận Giải, Đám Đông Hollywood Câm Họng”. Trên trang mạng của Michelle Malkin có hàng tít: “Matthew McConaughey làm bối rối đám đông tại Oscar, chiếm được lòng người nhờ tạ ơn Thiên Chúa”. Fox News chạy hàng tít: “Matthew McConaughey một trong số ít người tạ ơn Thiên Chúa trong diễn văn nhận giải Oscar”…
Niềm hân hoan của họ quả là chói tai: đối với nhiều người bảo thủ, giới thời trang của Hollywood chỉ là một lũ vô thần đáng chê cười. McConaughey cũng làm cho mình nổi bật vì từ lâu, người ta vẫn cho rằng Hollywood, ngoài cộng đồng da đen ra, đã mất khả năng nói về “tôn giáo”. Ít nhất đó cũng là nhận định của nhà sản xuất Michael Cieply của Hollywood, người mới đây nói với tờ New York Times rằng “Với một ít ngoại lệ thường nghiêng về hai hước hay kinh dị… Đa số các phòng thu hình đều bất chợt lơ đễnh khi ai đó gợi ý bàn tới các chủ đề có tính nghiêm chỉnh về tôn giáo”.
Cieply cho rằng trong mấy thập niên vừa qua, các nhân vật có tính tôn giáo chỉ xuất hiện trong các phim bỏ túi (niche movies) hay nếu có xuất hiện trong các phim lớn, thì thường là những tên vô lại, giả hình…”. Thí dụ như kỳ phim mới đây của Scandal mô tả vị nữ phó chủ tịch một cộng đồng Tin Lành sát hại người chồng đồng tính rồi cho rằng mình không có tội vì ma qủi buộc bà làm điều đó.
Dù sao, tại Hollywood, các nam nữ tài tử ít khi gán sự thành công của họ cho bất cứ điều gì ở bên ngoài cõi thế. Trong cái thị trấn đầy tính toán ấy, đứng cùng bên với Stephen Spielberg chắc chắn ăn tiền hơn là đọc mấy chục kinh Kính Mừng! Điều này phản ảnh rõ trong cuộc nghiên cứu của Slate, một cuộc nghiên cứu cho thấy trong 12 năm qua, đối tượng để các minh tinh cám ơn phần lớn là chính kỹ nghệ phim ảnh, tiếp theo là các nhà sản xuất, cái đồng tài tử, các đạo diễn, các vai và chuyên viên, và chính The Academy.
Ấy thế nhưng, cùng tuyến đường hãnh diện tuyên xưng đức tin với McConaughey trong năm 2014, xem ra bảng hiệu tôn giáo đang bước trở lại Hollywood và đứng về phía người thắng cuộc. Phim Son of God (Con Thiên Chúa), một phim vốn bị chỉ trích vì một Chúa Giêsu “quá đẹp và da trắng”, đã đứng hàng hai về số vé cuối tuần bán tại quầy (box office) lên tới 26.5 triệu dollars.
Điều đáng lưu ý là trong diễn văn nhận giải, anh nói anh cần ba điều trong đời để sống còn: Thiên Chúa, gia đình và một ai đó để nhìn lên như một anh hùng.
Anh cho hay: lúc 15 tuổi, anh quyết định rằng người anh hùng này phải là chính anh trong 10 năm sau. Mười năm ấy qua đi, anh phải đẩy thời hạn thêm 10 năm nữa. Rồi lại mười năm nữa. Anh bảo: “Người anh hùng của tôi luôn cách tôi 10 năm đằng đẵng. Tôi như chẳng bao giờ đạt được. Điều đó giữ tôi lại với một ai đó để tiếp tục theo đuổi”.
Anh mở lời cám ơn Thiên Chúa đầu tiên. Lời anh: “Trước nhất, tôi muốn tạ ơn Thiên Chúa, vì Người là Đấng tôi luôn trông lên, Người đã ban cho đời tôi biết bao cơ may mà tôi biết chắc không do tay tôi hay tay bất cứ con người nhân bản nào khác. Người chỉ cho tôi hay rằng có một sự kiện khoa học là lòng biết ơn cần được đáp trả. Nói theo lời của cố tài tử Anh Charlie Laughton, thì ‘khi bạn có Thiên Chúa, bạn có một người bạn và người bạn đó chính là qúy bạn’”.
Tường trình bài diễn văn này, có ký giả ghi nhận rằng bài diễn văn này “đã tạo ra một sự im lặng hoàn toàn, và sau đó là một huyên náo thú vị”. Họ tự hỏi phải chăng tài tử này theo Kitô Giáo? Đúng như thế, hai năm trước đây, các nhiếp ảnh gia từng săn đuổi McConaughey và vị hôn thê của anh khi họ từ nhà thờ đi ra với hai con trong kỳ Đại Hội Điện Ảnh tại Cannes. Khiến tớ The Daily Mail hồi ấy chạy hàng tít: “Vợ chồng cầu nguyện với nhau, sẽ ở lại với nhau”.
Không phải chỉ ở Cannes, mà hai vợ chồng tài tử này vẫn có thói quen dự thánh lễ tại ngôi thánh đường gần ngôi nhà trị giá 4 triệu dollars của họ tại Austin, Texas. Về hôn nhân, Camila, vợ anh, cho hay: củng cố sợi dây hôn phối trước pháp luật chắc chắn là một điều tốt đối với con cái.
Kathy Schiffer thì lưu ý tới hai tấm hình của hai tài tử lãnh hoặc được đề cử lãnh giải Oscar năm nay. Họ được chụp “đứng chung” với chính họ lúc còn trẻ. Đó là Matthew McConnaughey và Sandra Bullock, người được đề cử lãnh giải Oscar năm nay nhờ đóng một vai trong Gravity. Cả hai đều đeo Thánh Giá một cách hết sức rõ rệt quanh cổ. Điều này chưa chắc có nghĩa: hai tài tử này “thánh thiện” hơn ai khác, vì có lời đồn rằng Bullock là một người vô thần. Nhưng trong môi trường tục hóa ngột ngạt hiện nay, ngột ngạt đến độ đeo thánh giá nơi công cộng là một điều có thể phạm luật, thì cử chỉ của hai tài tử này hẳn nói lên một điều gì đó.
Thực vậy, năm 2012, chính phủ Anh từng lý luận rằng Kitô hữu không có quyền đeo thánh giá hay tượng chịu nạn công khai tại sở làm. Chính phủ này yêu cầu rằng Kitô hữu phải chọn lựa giữa việc tiếp tục làm việc và việc phát biểu đức tin của mình. Rất may, chủ trương của chính phủ sau đó bị đánh bại, nhờ phán quyết của Tòa Nhân Quyền Âu Châu cho rằng bày tỏ tôn giáo là “một quyền căn bản”.
Tại Na Uy, một đài tin tức của chính phủ đã ngăn cản một phóng viên đeo thánh giá lúc đọc tin, vì sợ xúc phạm các khán giả không Kitô Giáo.
Tại Hoa Kỳ, Đại Học Sonoma của Tiểu Bang California cấm một sinh viên đeo thánh giá quanh cổ khi cô làm việc cho một hội chợ hướng dẫn các tân sinh viên.
Do đó, ít nhất việc đeo thánh giá của hai tài tử trên cho người ta thấy: việc phát biểu tôn giáo nơi công cộng là điều chấp nhận được.
Tuy nhiên, đó là McConaughey lúc trẻ. Theo William O’Connor, lời tạ ơn đầu tiên dành cho Thiên Chúa của anh tại Đại Hội Oscar năm nay vẫn là điều gây sảng khoái cho người bảo thủ và gây nhức nhối cho giới cấp tiến tại Hollywood.
Khi một lực sĩ điền kinh tạ ơn Thiên Chúa vì một thành tích nào đó của họ trong một cuộc tranh tài, thì ít ai để ý. Trong chính trường, câu “Thiên Chúa chúc phúc cho Hoa Kỳ” chỉ là câu đầu lưỡi của các chính khác thuộc cả hai đảng. Ấy thế nhưng, bất chấp tính khắp nơi của Thiên Chúa trong sinh hoạt công của Hoa Kỳ, nhiều người phải ngạc nhiên khi một tài tử da trắng bỗng dành một khúc trong bài diễn văn của mình cho Thiên Chúa.
Trước McConaughey, Denzel Washington, Jennifer Hudson, và Forest Whitaker cũng đã là các tài tử, trong 12 năm qua, nhắc tới Thiên Chúa trong diễn văn lãnh Oscar của họ. Nhưng không như Washington, Hudson, hay Whitaker, lời tạ ơn Thiên Chúa của McConaughey khiến những hãng tin lớn như CBS News chạy hàng tít đại loại như: “Matthew McConaughey nói về Thiên Chúa, các anh hùng, trong diễn văn nhận giải Oscar”, còn hàng tít của hãng AP thì là “Các linh hứng của McConaughey: Thiên Chúa, Gia Đình, Bản Thân”.
Việc thiếu chú ý khi một tài tử da đen hay một cuốn phim với nhân vật da đen nói về Thiên Chúa phản ảnh sự ngu dốt rộng hơn trong sinh hoạt Hoa Kỳ. Trong sinh hoạt này, tính ngoan đạo của cộng đồng da đen thường bị tập thể nhún vai, ngoại trừ khi nó có tầm quan trọng trong các cuộc tranh luận chính trị hay các vấn đề xã hội như hôn nhân bình đẳng. Cái nhún vai tập thể này cũng xuất hiện trong chính trị khi các nhà thông thái ghép các cử tri ngoan đạo vào loại “Cộng Hòa bảo thủ” trong khi thực ra người da đen mới ngoan đạo hơn người da trắng nhưng người da đen thường đâu có bỏ phiếu cho Cộng Hòa.
Trong khi việc Whitaker, Washington, và Hudson nhắc tới Thiên Chúa ít được ai chú ý, thì việc McConaughey nhắc đến Người được các người bảo thủ thi đua nhau ca tụng, đồng thời chĩa mũi dùi tấn công phe cấp tiến. Sáng thứ hai, Ricky Perry “hót” (tweet) như sau: “Cậu trai Texas kể các ơn phúc của mình”. Lời hót của ông được nối với một bài của Breibart tựa là “Matthew McConaughey Ca Tụng Thiên Chúa trong Diễn Văn Nhận Giải, Đám Đông Hollywood Câm Họng”. Trên trang mạng của Michelle Malkin có hàng tít: “Matthew McConaughey làm bối rối đám đông tại Oscar, chiếm được lòng người nhờ tạ ơn Thiên Chúa”. Fox News chạy hàng tít: “Matthew McConaughey một trong số ít người tạ ơn Thiên Chúa trong diễn văn nhận giải Oscar”…
Niềm hân hoan của họ quả là chói tai: đối với nhiều người bảo thủ, giới thời trang của Hollywood chỉ là một lũ vô thần đáng chê cười. McConaughey cũng làm cho mình nổi bật vì từ lâu, người ta vẫn cho rằng Hollywood, ngoài cộng đồng da đen ra, đã mất khả năng nói về “tôn giáo”. Ít nhất đó cũng là nhận định của nhà sản xuất Michael Cieply của Hollywood, người mới đây nói với tờ New York Times rằng “Với một ít ngoại lệ thường nghiêng về hai hước hay kinh dị… Đa số các phòng thu hình đều bất chợt lơ đễnh khi ai đó gợi ý bàn tới các chủ đề có tính nghiêm chỉnh về tôn giáo”.
Cieply cho rằng trong mấy thập niên vừa qua, các nhân vật có tính tôn giáo chỉ xuất hiện trong các phim bỏ túi (niche movies) hay nếu có xuất hiện trong các phim lớn, thì thường là những tên vô lại, giả hình…”. Thí dụ như kỳ phim mới đây của Scandal mô tả vị nữ phó chủ tịch một cộng đồng Tin Lành sát hại người chồng đồng tính rồi cho rằng mình không có tội vì ma qủi buộc bà làm điều đó.
Dù sao, tại Hollywood, các nam nữ tài tử ít khi gán sự thành công của họ cho bất cứ điều gì ở bên ngoài cõi thế. Trong cái thị trấn đầy tính toán ấy, đứng cùng bên với Stephen Spielberg chắc chắn ăn tiền hơn là đọc mấy chục kinh Kính Mừng! Điều này phản ảnh rõ trong cuộc nghiên cứu của Slate, một cuộc nghiên cứu cho thấy trong 12 năm qua, đối tượng để các minh tinh cám ơn phần lớn là chính kỹ nghệ phim ảnh, tiếp theo là các nhà sản xuất, cái đồng tài tử, các đạo diễn, các vai và chuyên viên, và chính The Academy.
Ấy thế nhưng, cùng tuyến đường hãnh diện tuyên xưng đức tin với McConaughey trong năm 2014, xem ra bảng hiệu tôn giáo đang bước trở lại Hollywood và đứng về phía người thắng cuộc. Phim Son of God (Con Thiên Chúa), một phim vốn bị chỉ trích vì một Chúa Giêsu “quá đẹp và da trắng”, đã đứng hàng hai về số vé cuối tuần bán tại quầy (box office) lên tới 26.5 triệu dollars.
Top Stories
Vietnam: Réactions du Vietnam au rapport sur les droits de l’homme du département d’Etat américain
Eglises d'Asie
10:38 03/03/2014
Certes, le porte-parole de ce ministère, Lê Hai Binh, a affirmé que les informations sur lesquelles s’appuie le rapport sont inexactes et ne reflètent pas la réalité objective de la situation des droits de l’homme au Vietnam. Mais il ajoute que le Vietnam est prêt à dialoguer et à permettre ainsi aux Etats-Unis d’avoir une juste idée en ce domaine. La BBC (émissions en vietnamien), qui commente cette réaction (3), attribue cette modération à l’avalanche d’accusations qui s’est récemment abattue sur le gouvernement vietnamien après un exposé à Genève, devant le Conseil des droits de l’homme de l’ONU (4).
Peu de choses sont dites sur la liberté de religion dans le rapport du département d’Etat américain. Il contient bien une rubrique intitulée : « Liberté de religion », mais celle-ci se contente de renvoyer au « Rapport sur la liberté religieuse dans le monde ». Or, pour le moment, ce rapport n’existe que pour l’année 2012.
On trouve cependant dans le texte divers passages concernant la situation religieuse. Dans l’introduction, on lit par exemple qu’alors que plus de cent lieux de culte ont été autorisés à ouvrir cette année, en d’autres endroits bon nombre de citoyens n’ont pas pu exercer leur droit à la liberté de culte, les lieux fréquentés par eux ayant été privés de la dite autorisation.
Au titre des progrès, le rapport enregistre une certaine bonne volonté du gouvernement qui autorise les organisations internationales à venir enquêter sur la situation religieuse. C’est ainsi que les autorités vietnamiennes ont officiellement invité le rapporteur spécial de l’ONU sur la liberté de religion à se rendre au Vietnam en 2014.
L’image du Vietnam donnée par le rapport du département d’Etat, concernant les droits de l’homme, reste cependant plutôt sombre. Le préambule souligne que le Vietnam est un régime totalitaire à parti unique. Selon le rapport, les dernières élections législatives qui ont eu lieu en 2011 n’ont été ni libres ni justes. Ailleurs, le rapport affirme que les droits politiques des citoyens sont bafoués. Ces derniers sont soumis à un contrôle serré et n’ont pas le droit d’exprimer leur mécontentement. Il leur est interdit de fonder des communautés indépendantes.
Ces mêmes critiques avaient été émises par les autorités américaines, tout de suite après la présentation par le Vietnam, à Genève, d’un rapport sur la situation des droits de l’homme dans son pays. (eda/jm)
(1) Le rapport a été mis en ligne sur le site du département d’Etat américain, le 27 février 2014. Le passage sur le Vietnam porte l’adresse suivante : http://www.state.gov/j/drl/rls/hrrpt/humanrightsreport/index.htm?year=2013&dlid=220244
(2) Voir la déclaration du porte-parole des Affaires étrangères vietnamien : http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns140301023133
(3) BBC en langue vietnamienne, le 28 février 2014.
(4) Voir EDA, 12 février 2014 : « Genève : le Vietnam à l’épreuve des droits de l’homme »
(Source: Eglises d'Asie, le 3 mars 2014)
Pope Francis: Pray for vocations
Vatican Radio
12:06 03/03/2014
2014-03-03 Vatican - Pope Francis on Monday asked the faithful to pray for vocations, so that God may send priests and nuns whose hearts are for Him only; free from the idolatry of vanity, of power and of wealth.
Speaking during morning Mass at Casa Santa Marta, Pope Francis took his cue from the Gospel reading of day which tells of a rich man who ran up to Jesus, knelt down before him, and asked him what he should do to inherit eternal life. This man – the Pope said – really wanted to hear what Jesus had to say. “He was a good man, a man who had observed the commandments from his youth, but this was not enough for him, he wanted more. The Holy Spirit was pushing him further”. Jesus looked at him, loved him and said to him: ‘Go, sell what you have, and give to the poor; then come, follow me’. At that statement, his face fell, and he went away sad, for he had many possessions:
“His heart was restless, because the Holy Spirit was pushing him to get closer to Jesus and to follow him. But his heart was full and he lacked the courage to empty it. He made his choice: money. His heart was full of money…. But he was not a thief, or a criminal: no, no, no! He was a good man: he had never stolen! He had never cheated anyone: his money had been earned honestly. But his heart was imprisoned, it was attached to money and he lacked the freedom to choose. Money chose for him”.
How many young people – Pope Francis continued – feel this call to get close to Jesus within their hearts, and they are enthusiastic about it. “They are not ashamed to kneel before Him” and to “publically show their faith in Jesus Christ” and “they want to follow Him, but when their hearts are full of something else and they lack the courage to empty their hearts, they turn back and their joy becomes sadness”. There are many young people today – Pope Francis said – who have a vocation, but sometimes there is something that stops them:
“We must pray so that the hearts of these young people may be emptied, emptied of other interests and other sentiments, so that they may become free. This is the prayer for vocations. ‘Lord, send us nuns and send us priests, defend them from idolatry, the idolatry of vanity, the idolatry of pride, the idolatry of power, the idolatry of money’. This prayer of ours is to prepare these hearts so that they are able to follow Jesus closely”.
The man described in the Gospel reading – the Pope said – is “such a good man and then he is so sad”. Today there are many young people like him. This is why we must pray intensely to God:
“Lord, help these young people so that they may be free, not slaves, so that their hearts be for You only; so that the call of the Lord can be heard and can bear fruit. This is the prayer for vocations. We must pray a lot. But we must be careful: there are vocations. We must help them to grow, so that the Lord can enter into those hearts and give this indescribable and glorious joy that belongs to every person who follows Jesus closely”.
Speaking during morning Mass at Casa Santa Marta, Pope Francis took his cue from the Gospel reading of day which tells of a rich man who ran up to Jesus, knelt down before him, and asked him what he should do to inherit eternal life. This man – the Pope said – really wanted to hear what Jesus had to say. “He was a good man, a man who had observed the commandments from his youth, but this was not enough for him, he wanted more. The Holy Spirit was pushing him further”. Jesus looked at him, loved him and said to him: ‘Go, sell what you have, and give to the poor; then come, follow me’. At that statement, his face fell, and he went away sad, for he had many possessions:
“His heart was restless, because the Holy Spirit was pushing him to get closer to Jesus and to follow him. But his heart was full and he lacked the courage to empty it. He made his choice: money. His heart was full of money…. But he was not a thief, or a criminal: no, no, no! He was a good man: he had never stolen! He had never cheated anyone: his money had been earned honestly. But his heart was imprisoned, it was attached to money and he lacked the freedom to choose. Money chose for him”.
How many young people – Pope Francis continued – feel this call to get close to Jesus within their hearts, and they are enthusiastic about it. “They are not ashamed to kneel before Him” and to “publically show their faith in Jesus Christ” and “they want to follow Him, but when their hearts are full of something else and they lack the courage to empty their hearts, they turn back and their joy becomes sadness”. There are many young people today – Pope Francis said – who have a vocation, but sometimes there is something that stops them:
“We must pray so that the hearts of these young people may be emptied, emptied of other interests and other sentiments, so that they may become free. This is the prayer for vocations. ‘Lord, send us nuns and send us priests, defend them from idolatry, the idolatry of vanity, the idolatry of pride, the idolatry of power, the idolatry of money’. This prayer of ours is to prepare these hearts so that they are able to follow Jesus closely”.
The man described in the Gospel reading – the Pope said – is “such a good man and then he is so sad”. Today there are many young people like him. This is why we must pray intensely to God:
“Lord, help these young people so that they may be free, not slaves, so that their hearts be for You only; so that the call of the Lord can be heard and can bear fruit. This is the prayer for vocations. We must pray a lot. But we must be careful: there are vocations. We must help them to grow, so that the Lord can enter into those hearts and give this indescribable and glorious joy that belongs to every person who follows Jesus closely”.
Castel Gandolfo papal gardens are opened to the public
Vatican Radio
12:08 03/03/2014
2014-03-03 Vatican - From March 1st, the magnificent gardens surrounding the papal summer residence at Castel Gandolfo are open to the public. Located south of Rome in the Alban hills, the property includes the extensive Barberini gardens, the remains of a Roman villa and a 62 acre farm, as well as the ancient papal palace.
A statement from the director of the Vatican Museums says it was Pope Francis himself who decided to make accessible to all the gardens of the Pontifical Villas “where the splendor of art and the glory of nature co-exist in admirable equilibrium.” From Monday through Saturday mornings a one and a half hour guided tour of the gardens, in Italian or English, will be available to individuals or groups through an online booking system.
The Barberini Gardens, as they’re known, lie on the site of an ancient Roman villa built by Emperor Domitian, the third and last ruler of the Flavian dynasty. Visitors can still wander through the ruins of the imperial theatre and the crypto-portico, or covered passageway where the emperor and his guests could stroll while escaping from the summer heat.
With stunning views over Lake Albano and beyond, to the coastline of the Mediterranean sea, the Villa has been a favourite holiday residence for the popes since the 17th century. Under the Lateran Pact of 1929, the Villa became part of the extra-territorial possessions of the Holy See and underwent major restoration work. The pope of that time, Pius XI, oversaw the creation of a model farm which still produces eggs, milk, oil, vegetables and honey for local employees or for sale in the Vatican supermarket. Pope Pius XII, who allowed war refugees sanctuary in the Villa, died there in 1958, as did Pope Paul VI two decades later. Amongst the hidden treasures that visitors can enjoy are the magnolia garden, the path of roses and that of aromatic herbs, the square of holly oaks and the breathtaking Belvedere garden.
For further details and bookings, visit the Vatican Museums website at: mv.vatican.va
The Barberini Gardens, as they’re known, lie on the site of an ancient Roman villa built by Emperor Domitian, the third and last ruler of the Flavian dynasty. Visitors can still wander through the ruins of the imperial theatre and the crypto-portico, or covered passageway where the emperor and his guests could stroll while escaping from the summer heat.
With stunning views over Lake Albano and beyond, to the coastline of the Mediterranean sea, the Villa has been a favourite holiday residence for the popes since the 17th century. Under the Lateran Pact of 1929, the Villa became part of the extra-territorial possessions of the Holy See and underwent major restoration work. The pope of that time, Pius XI, oversaw the creation of a model farm which still produces eggs, milk, oil, vegetables and honey for local employees or for sale in the Vatican supermarket. Pope Pius XII, who allowed war refugees sanctuary in the Villa, died there in 1958, as did Pope Paul VI two decades later. Amongst the hidden treasures that visitors can enjoy are the magnolia garden, the path of roses and that of aromatic herbs, the square of holly oaks and the breathtaking Belvedere garden.
For further details and bookings, visit the Vatican Museums website at: mv.vatican.va
Tin Giáo Hội Việt Nam
Buổi Hợp xướng ''Ơn gọi thánh hiến''
Maria Vũ Loan
08:20 03/03/2014
SAIGÒN - Buổi tối ngày 27/02/2014, tại hội trường An Phong, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, có một chương trình giao hưởng hợp xướng có chủ đề Ơn Gọi Thánh Hiến do Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn tổ chức (nhân dịp Năm Ơn Gọi Thừa Sai Dòng Chúa Cứu Thế) và nhạc sĩ Vũ Đình Ân biên tập.
HÌnh ảnh
Trước khi buổi biểu diễn được bắt đầu, hơn 600 ghế ngồi đã kín chỗ, sau đó, số người tham dự còn trám đầy ngoài hành lang, làm cho những người nghệ sĩ biểu diễn chợt phấn khởi hơn nhiều. Hôm nay, có sự tham dự của Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, nguyên TGM Huế, cha Bề trên Giám tỉnh Dòng CCT Vinh Sơn Phạm Trung Thành, quí Bề trên các Dòng, quí cha, quí tu sĩ và nhiều giáo dân, từ nơi xa gần đã đến.
Sau phút cầu nguyện chung mở đầu, suốt chương trình này, MC nhà thơ Lê Đình Bảng, MC LM Tiến Lộc đã thay nhau liên tục giới thiệu các tiết mục bằng lời dẫn hay, ngắn gọn, bằng tâm tình thân thương, dí dỏm làm bầu khí vui nhẹ nhàng.
Có 15 tiết mục chính được trình diễn là sáng tác của của các nhạc sĩ nổi tiếng như cha Kim Long, Tiến Dũng, Nguyễn Duy, Oanh Sông Lam, Ân Đức, Hải Triều, Mi Trầm...đặc biệt hôm nay linh mục nhạc sĩ Mai Thiện – tác giả bài Nến Vàng Lung Linh - và linh mục Ngọc Phi (Thạch Ngọc) - tác giả bài Linh Mục Người Là Ai? -đã lên nhận hoa của Ban Tổ Chức trong tiếng vỗ tay của người hâm mộ.
Song những người nghệ sĩ trình diễn hôm nay, ngồi trên sàn diễn với đồng phục màu đen, nhạc cụ riêng cũng rất xứng tầm; đó là những nghệ sĩ đã có không dưới 10 năm biểu diễn trong chuyên môn của mình.
Bên cạnh đó là các ca viên của ca đoàn Thiên Thanh (Gx Đa Minh Ba Chuông), các nữ tu thuộc tu hội Nô Tỳ Thiên Chúa, các thầy dự tập Dòng CCT Mai Thôn, nhóm Bạch Dương với phong cách trình diễn Acapella, các nữ tu Dòng MTG Cái Nhum, Dòng MTG Chợ Quán và các ca sĩ Đức Tuấn, Diệu Hiền, Xuân Trường, Huỳnh Lợi...tạo thành một đội quân hùng hậu có tiết mục biểu diễn trong chương trình này.
Trong khán phòng, người nghe có thể cảm nhận được từng lời ca có khi ngọt ngào của bài Đẹp Thay; có lúc tha thiết như bài Tâm Tình Dâng Hiến, Nến Vàng Lung Linh (“Con sẽ là nến cháy sáng danh Ngài, sưởi ấm lòng đời cho tới khi xác thân tàn lụi. Con sẽ là trầm hương vinh danh Chúa, thơm ngát tình thương, tình Chúa thiên đường”), Linh Mục Người Là Ai?; lại có lúc tự sự như bài Những Người Anh Em Linh Mục Của Tôi qua tiếng ngâm thơ của NSƯT Hồng Vân (“Có những người khi không già cỗi, năm mươi tuổi đời mới đỗ cụ làm cha, khi trở về nhìn sợi tóc sương pha. Anh em tôi có những người lên non xuống bể, ngước nhìn trời gối sóng mà bơi. Giữa trầm luân, giữa tục lụy phần đời, vẫn yêu lấy chiếc áo dòng ngày xưa mẹ sắm...”). Xúc động hơn là bài Con Linh Mục của Tiến Dũng (“Như một người con muốn yên giấc trong tay người mẹ. Như người chiến sĩ muốn gửi xác ở chốn sa trường. Con linh mục, con muốn chết ở chân bàn thờ, để hồn xác con dâng làm của lễ toàn thiêu”) và người dự lại có những phút giây hào hùng qua bài Phúc Tử Đạo của Nguyễn Đức Kỳ (“Gương xưa Lê Bảo Tịnh, quyết làm chứng tích tình thương. Bẩy Mẫu đất thiêng Nam Định, giọt hồng nở hoa Thiên Đường”)...
Xen kẽ giữa các tiết mục, có những “khoảng lặng” để phát biểu cảm tưởng, chia sẻ tâm tình, tặng hoa...làm bầu khí vui nhẹ nhàng.
Trước khi bài hát cộng đồng Kinh Hòa Bình cất lên sau cùng của chương trình, Đức Cha Stêphanô đã phát biểu cảm tưởng rất thân tình của mình. Cha Bề trên Giám tỉnh Vinh Sơn nói lời cảm ơn và ví buổi tối hôm nay mọi người “được thưởng thức một bữa tiệc âm nhạc no nê” để rồi tâm hồn thanh thoát, nghĩ đến Chúa nhiều hơn.
Đến gần 22 giờ 00 buổi trình diễn mới kết thúc. Nhiều tiếng nói cười vẫn rộn rã khi ra về. Hẳn những lời thơ ý nhạc còn đọng nhẹ nhàng trong lòng từng người, theo bước chân mà đi về, vào từng ngõ ngách cuộc đời Kitô hữu chứng nhân.
HÌnh ảnh
Trước khi buổi biểu diễn được bắt đầu, hơn 600 ghế ngồi đã kín chỗ, sau đó, số người tham dự còn trám đầy ngoài hành lang, làm cho những người nghệ sĩ biểu diễn chợt phấn khởi hơn nhiều. Hôm nay, có sự tham dự của Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, nguyên TGM Huế, cha Bề trên Giám tỉnh Dòng CCT Vinh Sơn Phạm Trung Thành, quí Bề trên các Dòng, quí cha, quí tu sĩ và nhiều giáo dân, từ nơi xa gần đã đến.
Sau phút cầu nguyện chung mở đầu, suốt chương trình này, MC nhà thơ Lê Đình Bảng, MC LM Tiến Lộc đã thay nhau liên tục giới thiệu các tiết mục bằng lời dẫn hay, ngắn gọn, bằng tâm tình thân thương, dí dỏm làm bầu khí vui nhẹ nhàng.
Có 15 tiết mục chính được trình diễn là sáng tác của của các nhạc sĩ nổi tiếng như cha Kim Long, Tiến Dũng, Nguyễn Duy, Oanh Sông Lam, Ân Đức, Hải Triều, Mi Trầm...đặc biệt hôm nay linh mục nhạc sĩ Mai Thiện – tác giả bài Nến Vàng Lung Linh - và linh mục Ngọc Phi (Thạch Ngọc) - tác giả bài Linh Mục Người Là Ai? -đã lên nhận hoa của Ban Tổ Chức trong tiếng vỗ tay của người hâm mộ.
Song những người nghệ sĩ trình diễn hôm nay, ngồi trên sàn diễn với đồng phục màu đen, nhạc cụ riêng cũng rất xứng tầm; đó là những nghệ sĩ đã có không dưới 10 năm biểu diễn trong chuyên môn của mình.
Bên cạnh đó là các ca viên của ca đoàn Thiên Thanh (Gx Đa Minh Ba Chuông), các nữ tu thuộc tu hội Nô Tỳ Thiên Chúa, các thầy dự tập Dòng CCT Mai Thôn, nhóm Bạch Dương với phong cách trình diễn Acapella, các nữ tu Dòng MTG Cái Nhum, Dòng MTG Chợ Quán và các ca sĩ Đức Tuấn, Diệu Hiền, Xuân Trường, Huỳnh Lợi...tạo thành một đội quân hùng hậu có tiết mục biểu diễn trong chương trình này.
Trong khán phòng, người nghe có thể cảm nhận được từng lời ca có khi ngọt ngào của bài Đẹp Thay; có lúc tha thiết như bài Tâm Tình Dâng Hiến, Nến Vàng Lung Linh (“Con sẽ là nến cháy sáng danh Ngài, sưởi ấm lòng đời cho tới khi xác thân tàn lụi. Con sẽ là trầm hương vinh danh Chúa, thơm ngát tình thương, tình Chúa thiên đường”), Linh Mục Người Là Ai?; lại có lúc tự sự như bài Những Người Anh Em Linh Mục Của Tôi qua tiếng ngâm thơ của NSƯT Hồng Vân (“Có những người khi không già cỗi, năm mươi tuổi đời mới đỗ cụ làm cha, khi trở về nhìn sợi tóc sương pha. Anh em tôi có những người lên non xuống bể, ngước nhìn trời gối sóng mà bơi. Giữa trầm luân, giữa tục lụy phần đời, vẫn yêu lấy chiếc áo dòng ngày xưa mẹ sắm...”). Xúc động hơn là bài Con Linh Mục của Tiến Dũng (“Như một người con muốn yên giấc trong tay người mẹ. Như người chiến sĩ muốn gửi xác ở chốn sa trường. Con linh mục, con muốn chết ở chân bàn thờ, để hồn xác con dâng làm của lễ toàn thiêu”) và người dự lại có những phút giây hào hùng qua bài Phúc Tử Đạo của Nguyễn Đức Kỳ (“Gương xưa Lê Bảo Tịnh, quyết làm chứng tích tình thương. Bẩy Mẫu đất thiêng Nam Định, giọt hồng nở hoa Thiên Đường”)...
Xen kẽ giữa các tiết mục, có những “khoảng lặng” để phát biểu cảm tưởng, chia sẻ tâm tình, tặng hoa...làm bầu khí vui nhẹ nhàng.
Trước khi bài hát cộng đồng Kinh Hòa Bình cất lên sau cùng của chương trình, Đức Cha Stêphanô đã phát biểu cảm tưởng rất thân tình của mình. Cha Bề trên Giám tỉnh Vinh Sơn nói lời cảm ơn và ví buổi tối hôm nay mọi người “được thưởng thức một bữa tiệc âm nhạc no nê” để rồi tâm hồn thanh thoát, nghĩ đến Chúa nhiều hơn.
Đến gần 22 giờ 00 buổi trình diễn mới kết thúc. Nhiều tiếng nói cười vẫn rộn rã khi ra về. Hẳn những lời thơ ý nhạc còn đọng nhẹ nhàng trong lòng từng người, theo bước chân mà đi về, vào từng ngõ ngách cuộc đời Kitô hữu chứng nhân.
Ngày tìm hiểu Ơn Gọi của CGVN tại GP Orange
Clemente Nguyễn
10:51 03/03/2014
Buổi Tìm Hiểu Ơn Gọi của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại GP Orange
(Do Chi Hội Ơn Thiên Triệu Cộng Đoàn Huntington Beach Phụ Trách)
Hình ảnh
Cảm tạ ơn Chúa chúng con đã có buổi hợp mặt cho các em trong chương trình tìm hiểu ơn gọi bao gồm tất cả các Chi Hội trong Giáo phận quận Cam. Riêng Về Cộng Đoàn Huntington beach đã được soer Teresa Phước, người hiện đang phụ trách chương trình giáo lý trong cộng đoàn Huntington Beach, đã nỗ lực và tích cực kêu gọi trên 20 em trong chương trình giáo lý đến hợp mặt và một số Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể, cùng sự góp mặt của các Chi Hội Ơn Thiên Triệu trong quận cam cũng dẫn dắt nhiều em đến, với con số lên đến khoảng 40 em.
Phần ẩm thực rất ngon do Chi Hội HB đảm trách món Chicken Noodle Soup tuyệt vời, thêm vào Salad, Pizza, trái cây để các em tráng miệng.
Phần Tìm Hiểu Ơn Gọi.
Linh mục Tạ Kiệt đã không ngừng thuyết giảng khái niệm về cuộc đời, đặc biệt là đời sống đức tin và kinh nghiệm của chính bàn thân Ngài cho các em nghe. Từ những đề tài lúc chính Ngài khi còn là một em tu sinh và bắt đầu nhận thấy hạnh phúc trong lời kêu gọi của đức tin. Linh Mục Tạ Kiệt ngài thao thao biất tuyệt thuyết minh qua các sự thật của đức tin và các chứng nhân trong Công Giáo về Thiên Chúa, các em rất sây mê, thích thú khi lời nói của vị linh mục vừa vui vừa mang nhiều tính chất cụ thể của đức tin.
Thời gian thì lúc nào củng có phần hạn định của nó, các em vẫn say mê ngắm nhìn vị linh mục nói về Chúa một cách hoàn toàn cụ thể, nhưng giờ thuyết giản đả hết, các em phải đi vào ngôi nhà nguyện bé nhỏ bên cạnh và được Linh Mục Tạ Kiệt cho các em chầu Mình Thánh Chúa. Qua một thời gian ngắn độ phân nữa giờ đồng hồ buồi chầu Chúa đả kết thúc, linh mục Tạ Kiệt ban phước lành, gởi lời cám ơn, cũng nhưng cầu chúc các em luôn có niềm tin và sống trọn trong đức tin.
Các hội viên trong Ban Chấp Hành Chi Hội Ơn Thiên Triệu Huntington Beach rất vui được phục vụ các em và nhìn thấy toàn thể các em đầy lòng vui sướng và nhẹ nhàn hạnh phúc.
(Do Chi Hội Ơn Thiên Triệu Cộng Đoàn Huntington Beach Phụ Trách)
Hình ảnh
Cảm tạ ơn Chúa chúng con đã có buổi hợp mặt cho các em trong chương trình tìm hiểu ơn gọi bao gồm tất cả các Chi Hội trong Giáo phận quận Cam. Riêng Về Cộng Đoàn Huntington beach đã được soer Teresa Phước, người hiện đang phụ trách chương trình giáo lý trong cộng đoàn Huntington Beach, đã nỗ lực và tích cực kêu gọi trên 20 em trong chương trình giáo lý đến hợp mặt và một số Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể, cùng sự góp mặt của các Chi Hội Ơn Thiên Triệu trong quận cam cũng dẫn dắt nhiều em đến, với con số lên đến khoảng 40 em.
Phần ẩm thực rất ngon do Chi Hội HB đảm trách món Chicken Noodle Soup tuyệt vời, thêm vào Salad, Pizza, trái cây để các em tráng miệng.
Phần Tìm Hiểu Ơn Gọi.
Linh mục Tạ Kiệt đã không ngừng thuyết giảng khái niệm về cuộc đời, đặc biệt là đời sống đức tin và kinh nghiệm của chính bàn thân Ngài cho các em nghe. Từ những đề tài lúc chính Ngài khi còn là một em tu sinh và bắt đầu nhận thấy hạnh phúc trong lời kêu gọi của đức tin. Linh Mục Tạ Kiệt ngài thao thao biất tuyệt thuyết minh qua các sự thật của đức tin và các chứng nhân trong Công Giáo về Thiên Chúa, các em rất sây mê, thích thú khi lời nói của vị linh mục vừa vui vừa mang nhiều tính chất cụ thể của đức tin.
Thời gian thì lúc nào củng có phần hạn định của nó, các em vẫn say mê ngắm nhìn vị linh mục nói về Chúa một cách hoàn toàn cụ thể, nhưng giờ thuyết giản đả hết, các em phải đi vào ngôi nhà nguyện bé nhỏ bên cạnh và được Linh Mục Tạ Kiệt cho các em chầu Mình Thánh Chúa. Qua một thời gian ngắn độ phân nữa giờ đồng hồ buồi chầu Chúa đả kết thúc, linh mục Tạ Kiệt ban phước lành, gởi lời cám ơn, cũng nhưng cầu chúc các em luôn có niềm tin và sống trọn trong đức tin.
Các hội viên trong Ban Chấp Hành Chi Hội Ơn Thiên Triệu Huntington Beach rất vui được phục vụ các em và nhìn thấy toàn thể các em đầy lòng vui sướng và nhẹ nhàn hạnh phúc.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ơn cứu-chuộc nơi Ngài chan chứa!
Mai Tá
21:25 03/03/2014
Ơn cứu-chuộc nơi Ngài chan chứa!
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Chương Một: Đặt vấn đề Cứu-chuộc
(bài 4)
Phần 5:
Ơn cứu-chuộc và vấn đề tội lỗi
Tại Louvain-la-Neuve, anh em trong Đạo có tổ-chức một buổi hội-thoại về thần-học tín-lý có tựa-đề như thể: “Dân con Đạo Chúa đã sáng-chế ra cái gọi là tội lỗi” kéo dài từ mồng 3 đến mồng 4 tháng 11 năm 2005. Động-từ “sáng-chế ra” nghe thật ngộ-nghĩnh.
Thông thường, thì: truyền-thống trong Đạo Chúa cũng như Đạo Do-thái vẫn hay bị cáo-buộc là đã sáng-chế ra và còn khai-thác “ý-nghĩa của tội-lệ” cũng rất buồn. Quả là, ý-nghĩa về tội vẫn dai-dẳng kéo dài nhiều năm tháng, vượt truyền-thống rất Đạo để rồi chui vào xã-hội đời thường ở thế-giới của Tây phương. Ý-nghĩa này, còn nối-kết với ý-kiến cá-nhân có liên-quan đến việc thực-hiện nét đẹp và mọi thành-tựu.
Thành thử, nhiều người cứ thấy ái-ngại rồi chùng bước mỗi khi có chuyện liên-quan đến các luật đạo vẫn thấy có trong đời thường. Điều này lại cũng lại nối-kết với ý-kiến liên-quan đến việc giáo-dục con trẻ, như thể hỏi: “Tôi có làm những điều đáng ra phải làm cho con cháu của tôi, không? Ý-tưởng này cũng kết-hợp cả với ý-nghĩa của khổ-đau cũng như mọi rối bời nơi ta, và cả thế-giới nữa. Ý-nghĩa về tội như thế thật ra chẳng mang tính đặc-biệt nào của Đạo Chúa cũng như Đạo của người Do-thái hết.
Nói theo nghĩa nền-tảng, thì tính-chất lầm-lạc và lỗi-phạm xem ra vẫn như cũ chẳng đổi thay mảy may nào nơi người phàm là những người từng kiến-tạo nên sự kiên-định về nhân-chủng-học. Ở đây nữa, lại thấy nảy sinh một loại-hình mới trong nền văn-hoá nhân-bản rất đáng kể và vào các thời-kỳ sôi-động của nền văn-hoá ấy. Chính vì thế mà ta cũng không nên bỏ qua điều này một cách quá nhanh như thứ gì đó cần gột sạch rồi vứt bỏ, bởi cảm-giác phạm phải lỗi-lầm được xem như thứ gì đó khiến ta phải thực thi cho có phẩm-hạnh đích-thực, tức danh-giá con người. Đây, lại là tuyên-ngôn mang tính nghịch-thường/nghịch-lý nhưng lịch sử nhân-loại vẫn phải đeo mang nó suốt đời, mà thôi. Bởi, nó dính-dự vào khả-năng của người có trách-nhiệm cả về lời nói đến tự-do. Cuối cùng thì, các vấn-đề về sự sống và nỗi chết đang diễn-tiến ở nơi đây, lúc này.
Thực tế mà nói, ngay khi đó cũng có một thực-thể văn-hoá mang tính người phàm về “tội-lệ” khá quan-trọng để ta có thể dễ bị luột mất. Kitô-giáo vẫn thường được coi như gốc-nguồn tạo lỗi-phạm cho con người, vì con người. Thật sự, mọi người đều nhận ra sự nghịch-thường khi thấy Đạo Chúa từng sáng chế ra ngôn-từ cổ xưa và giải thoát con người khỏi “tội lệ”; thế nên, Đạo Chúa cũng biết cách trừ khử nó. Nói theo ngôn-ngữ tích-cực thì: do bởi Đạo của mình đã “sáng-chế” ra ý-niệm “tội lỗi” ấy, nên các vị thức-giả trong Đạo tuy rất chân-phương nhưng lại biện-luận nhiều về “lỗi tội” ra như thế. Các nhóm Giáo-hội này khác lại chẳng bàn-luận điều gì theo kiểu ấy cả.
Ý-niệm chủ chốt mà tín-hữu Đạo Chúa thường viện-dẫn gồm hai mặt rõ rệt: một, về nhân-chủng-học còn mặt kia là về thần-học.
Tội và lỗi, có tính nhân-chủng
Truyện kể thời xa xưa, rút từ sách Khởi-Nguyên cũng tựa hồ như các đoạn khác ở Cựu-ước từng dạy ta rằng: ác thần/sự dữ luôn duy trì nhiều tình-tiết rất khó hiểu. Các tình-tiết này, vượt trội sự hiểu biết của con người và Thiên Chúa. Tình và tiết, như thế, vẫn dạy rằng: tội và lỗi, theo nghĩa ác-thần/sự dữ mà con người từng chịu tráchnhiệm về các hành-xử của mình lại là một loại-hình đặc-biệt của dữ-thần nhưng tác-động của nó lại không phải là tất cả các động-tác của sự dữ với ác-thần, trên thế-gian. Tội lỗi, do đặc-tính cũng khó hiểu của nó vẫn chỉ là tội mà thôi. Nó chỉ mang tính-cách thần dữ khi con người đồng-thuận hợp-tác với nó, chứ không phải là toàn thể thần dữ cũng như sự bất-hạnh trong vũ-trụ, hết cả đâu.
“Bản thân chúng ta, chắc chắn không xấu-xa tệ-lậu, mà chỉ là kẻ phạm phải lỗi-lầm, mà thôi.” (A. Gesche).
Con người không có trọng-trách cứ phải đeo mang mọi thứ sự dữ như nỗi bất hạnh của thế-gian vốn rất bất-nhân, mù-loà đầy chết choc; nói chung, cũng thảm não. Con người có khả-năng khống-chế một cách chắc-chắn lên mọi sự dữ, hoặc ít ra cũng lên trên bất cứ loại-hình nào của thần dữ.
Một trong các thuyết-trình-viên trại buổi hội-luận hôm ấy là Philippe van Meerbeeck có nói đến những sự việc mà ta là con người thường làm cũng tốt đẹp đến độ sự dữ tự nó cũng thấy rằng chúng mắc phải đdủ mọi thứ lỗi và tội.
Nói khác đi, thì: trong viễn-cảnh của Đạo Chúa lẫn Do-thái-giáo, tội hoặc lỗi luôn được coi như có liên-hệ đến Thiên-Chúa, tức là: nó đương nhiên là hành-xử của con người hiện-thực, nhưng lại là hành-xử mang tính của dữ-thần do con người làm trước mặt Thiên-Chúa. Thánh vịnh 50 cũng từng viết: “Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài.”
Xem thế thì, tội và lỗi không chỉ là sự dữ mang tính người phàm nhưng còn là thứ gì đó có tính tương-tác ảnh-hưởng lên cùng nhau, trên nhau. Thiên-Chúa cũng như người phàm, đều không chỉ là nhân-chứng của những sự-việc như thế ấy mà thôi; nhưng cũng lại bị sự việc ấy tác hại lên mình. Đương nhiên, lỗi và tội chia-cách mọi sự, nhưng trước nhất, chúng vẫn mang tính quan-hệ và nối-kết. Con người, từ khởi thủy, chẳng bao giờ một mình sống đơn độc với thứ đạo-nghĩa hoàn toàn riêng-tư, hết. Xem thế thì, có thứ gì đó mang tính tích-cực đến độ khiến ta sững-sờ khi được dạy bảo về con người phàm-tục theo “tầm nhìn” của tội lỗi...
Có vị giảng-sư đại-học nọ tên là Natalie Frogneux từng đặt tên cho lý-tưởng riêng-tư của cái “tôi vị kỷ” là một thứ mạo-danh hoặc áp-đặt lên con người.
Lỗi và tội, theo nghĩa thần-học
Tôi vẫn thường tự hỏi: không biết anh em mình có nên đề-cập đến “Tin Vui An Bình” về tội và lỗi, không? Bởi, trên đời này, ta vẫn chỉ có mỗi khía-cạnh tương-ứng với sự tốt lành/hạnh-đạo, sự sống, thứ tha và cứu vớt tuyệt vời lúc nào cũng cao cả hơn cả sự tội và lỗi phạm; tức: nếu so ra, nó vẫn luôn dồi-dào và siêu-đẳng hơn lỗi và tội. Nói rõ hơn, ta thường gọi đó là “Tội hồng phúc” tức: thứ lỗi-phạm khá phúc-hạnh ngay từ thuở tạo-thiên lập-địa. Phúc và hạnh, là vì nó khiến ta có được Đấng Cứu Thế Cao cả là thế. “Tội hồng-phúc” mở ra cho ta tính khả-thi cho đường-lối mới đối với người phàm, tức: nó không cùng một biện-pháp chung giống như cung-cách có từ thuở ban đầu mà chỉ mình nó mới khiến cho “ân-huệ của Chúa” trở-thành hiện-thực được. Ở đây, ta thấy được điều gì đó có tính tích-cực khiến ta sững-sờ khi được dạy về Thiên-Chúa theo “nhãn-giới” rất lỗi tội. Cũng hệt như thế, sùng-bái thần-tượng, là động-thái coi Chúa không phải là Thiên-Chúa như bản-chất cốt-yếu của bất cứ tội lệ nào rất có thật ở trên đời.
Lại cũng có vị giảng-sư nọ có tên là Jean Claude Guillebaud, từng đứng bục giảng dạy ở đại-học về sự thử-thách với những người vẫn cho rằng mình là kẻ vô-tội; xem thế thì, hỏi rằng: những điều như thế có làm giảm suy tính khả-thi ở nơi ta để trở thành người phàm không thế?
Là người phàm, có nhất-thiết phải là hữu-thể mang tính tha-hoá mà trạng-thái sống tự-nhiên của con người là để sống cho người khác, giống nòi khác? Xét về khía-cạnh tiến-hoá về đạo-nghĩa cùng luân lý lại hay đề-xuất những thay thế theo kiểu thứ ba ở trên, tức bảo rằng: tự bản-chất, người phàm chúng ta đều là những bản-thể quyết phấn-đấu giải thoát con người mình. Và, kiểu-cách tích-hợp cho công việc này đều không là tính tha-hoá hoặc vị-kỷ nằm nơi người phàm, nhưng đúng hơn, phải nói đó là khả-năng tự làm cho mình trở nên tốt lành/hạnh-đạo ngõ hầu thẩm-định được môi trường xã hội và biến các quyết định đã đưa ra được minh xác về cung-cách mình sống tha-hoá hoặc vị-kỷ như thế nào? Sống ra sao? Ta thường có khuynh-hướng lập ra quyết-định như thể đặt căn-bản trên hai chiều-hướng chính yếu: một, là tạo tiền-lệ cho các hành-xử khả dĩ gây tăm tiếng này khác và thiết-lập các nhóm/hội ở đời có được sự ổn-định hầu gia nhập.
Thêm vào đó, người phàm chúng ta thường hay gọi tính đạo-nghĩa như một tổ-chức từng kết-hợp các khuynh-hướng cũng như khả-năng mà một số đã có từ triệu triệu năm trước và số khác lại chỉ mới có chừng vài ngàn năm đây thôi. Đời con người vẫn có nhiều thứ và nhiều sự trong đó có cả những qui-định về luân-lý/đạo đức rất khó cho con người để tuân thủ; bởi hầu hết đó là những luật-định về văn-hoá ngõ hầu thích-nghi với từng thời kỳ, từng thế-hệ cả khi môi-trường xã-hội của ta vẫn trên đà đổi thay quá nhanh chóng khiến ta khó lòng mà theo kịp, hiểu theo nghĩa mầm gien giống như quan-năng.
Đến đây, tưởng cũng nên đề nghị anh em mình nên xem thêm bản tóm kết ý-kiến do David Lvingstone Smith vốn là tác-giả cuốn sách có tựa đề là: “Tại sao ta nói dối”. Đây, là bài nói chuyện của David Lahti về chủ đề nêu ra những là: “The Better Angels of our Nature: evolution and morality”.
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Chương Một: Đặt vấn đề Cứu-chuộc
(bài 4)
Phần 5:
Ơn cứu-chuộc và vấn đề tội lỗi
Tại Louvain-la-Neuve, anh em trong Đạo có tổ-chức một buổi hội-thoại về thần-học tín-lý có tựa-đề như thể: “Dân con Đạo Chúa đã sáng-chế ra cái gọi là tội lỗi” kéo dài từ mồng 3 đến mồng 4 tháng 11 năm 2005. Động-từ “sáng-chế ra” nghe thật ngộ-nghĩnh.
Thông thường, thì: truyền-thống trong Đạo Chúa cũng như Đạo Do-thái vẫn hay bị cáo-buộc là đã sáng-chế ra và còn khai-thác “ý-nghĩa của tội-lệ” cũng rất buồn. Quả là, ý-nghĩa về tội vẫn dai-dẳng kéo dài nhiều năm tháng, vượt truyền-thống rất Đạo để rồi chui vào xã-hội đời thường ở thế-giới của Tây phương. Ý-nghĩa này, còn nối-kết với ý-kiến cá-nhân có liên-quan đến việc thực-hiện nét đẹp và mọi thành-tựu.
Thành thử, nhiều người cứ thấy ái-ngại rồi chùng bước mỗi khi có chuyện liên-quan đến các luật đạo vẫn thấy có trong đời thường. Điều này lại cũng lại nối-kết với ý-kiến liên-quan đến việc giáo-dục con trẻ, như thể hỏi: “Tôi có làm những điều đáng ra phải làm cho con cháu của tôi, không? Ý-tưởng này cũng kết-hợp cả với ý-nghĩa của khổ-đau cũng như mọi rối bời nơi ta, và cả thế-giới nữa. Ý-nghĩa về tội như thế thật ra chẳng mang tính đặc-biệt nào của Đạo Chúa cũng như Đạo của người Do-thái hết.
Nói theo nghĩa nền-tảng, thì tính-chất lầm-lạc và lỗi-phạm xem ra vẫn như cũ chẳng đổi thay mảy may nào nơi người phàm là những người từng kiến-tạo nên sự kiên-định về nhân-chủng-học. Ở đây nữa, lại thấy nảy sinh một loại-hình mới trong nền văn-hoá nhân-bản rất đáng kể và vào các thời-kỳ sôi-động của nền văn-hoá ấy. Chính vì thế mà ta cũng không nên bỏ qua điều này một cách quá nhanh như thứ gì đó cần gột sạch rồi vứt bỏ, bởi cảm-giác phạm phải lỗi-lầm được xem như thứ gì đó khiến ta phải thực thi cho có phẩm-hạnh đích-thực, tức danh-giá con người. Đây, lại là tuyên-ngôn mang tính nghịch-thường/nghịch-lý nhưng lịch sử nhân-loại vẫn phải đeo mang nó suốt đời, mà thôi. Bởi, nó dính-dự vào khả-năng của người có trách-nhiệm cả về lời nói đến tự-do. Cuối cùng thì, các vấn-đề về sự sống và nỗi chết đang diễn-tiến ở nơi đây, lúc này.
Thực tế mà nói, ngay khi đó cũng có một thực-thể văn-hoá mang tính người phàm về “tội-lệ” khá quan-trọng để ta có thể dễ bị luột mất. Kitô-giáo vẫn thường được coi như gốc-nguồn tạo lỗi-phạm cho con người, vì con người. Thật sự, mọi người đều nhận ra sự nghịch-thường khi thấy Đạo Chúa từng sáng chế ra ngôn-từ cổ xưa và giải thoát con người khỏi “tội lệ”; thế nên, Đạo Chúa cũng biết cách trừ khử nó. Nói theo ngôn-ngữ tích-cực thì: do bởi Đạo của mình đã “sáng-chế” ra ý-niệm “tội lỗi” ấy, nên các vị thức-giả trong Đạo tuy rất chân-phương nhưng lại biện-luận nhiều về “lỗi tội” ra như thế. Các nhóm Giáo-hội này khác lại chẳng bàn-luận điều gì theo kiểu ấy cả.
Ý-niệm chủ chốt mà tín-hữu Đạo Chúa thường viện-dẫn gồm hai mặt rõ rệt: một, về nhân-chủng-học còn mặt kia là về thần-học.
Tội và lỗi, có tính nhân-chủng
Truyện kể thời xa xưa, rút từ sách Khởi-Nguyên cũng tựa hồ như các đoạn khác ở Cựu-ước từng dạy ta rằng: ác thần/sự dữ luôn duy trì nhiều tình-tiết rất khó hiểu. Các tình-tiết này, vượt trội sự hiểu biết của con người và Thiên Chúa. Tình và tiết, như thế, vẫn dạy rằng: tội và lỗi, theo nghĩa ác-thần/sự dữ mà con người từng chịu tráchnhiệm về các hành-xử của mình lại là một loại-hình đặc-biệt của dữ-thần nhưng tác-động của nó lại không phải là tất cả các động-tác của sự dữ với ác-thần, trên thế-gian. Tội lỗi, do đặc-tính cũng khó hiểu của nó vẫn chỉ là tội mà thôi. Nó chỉ mang tính-cách thần dữ khi con người đồng-thuận hợp-tác với nó, chứ không phải là toàn thể thần dữ cũng như sự bất-hạnh trong vũ-trụ, hết cả đâu.
“Bản thân chúng ta, chắc chắn không xấu-xa tệ-lậu, mà chỉ là kẻ phạm phải lỗi-lầm, mà thôi.” (A. Gesche).
Con người không có trọng-trách cứ phải đeo mang mọi thứ sự dữ như nỗi bất hạnh của thế-gian vốn rất bất-nhân, mù-loà đầy chết choc; nói chung, cũng thảm não. Con người có khả-năng khống-chế một cách chắc-chắn lên mọi sự dữ, hoặc ít ra cũng lên trên bất cứ loại-hình nào của thần dữ.
Một trong các thuyết-trình-viên trại buổi hội-luận hôm ấy là Philippe van Meerbeeck có nói đến những sự việc mà ta là con người thường làm cũng tốt đẹp đến độ sự dữ tự nó cũng thấy rằng chúng mắc phải đdủ mọi thứ lỗi và tội.
Nói khác đi, thì: trong viễn-cảnh của Đạo Chúa lẫn Do-thái-giáo, tội hoặc lỗi luôn được coi như có liên-hệ đến Thiên-Chúa, tức là: nó đương nhiên là hành-xử của con người hiện-thực, nhưng lại là hành-xử mang tính của dữ-thần do con người làm trước mặt Thiên-Chúa. Thánh vịnh 50 cũng từng viết: “Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài.”
Xem thế thì, tội và lỗi không chỉ là sự dữ mang tính người phàm nhưng còn là thứ gì đó có tính tương-tác ảnh-hưởng lên cùng nhau, trên nhau. Thiên-Chúa cũng như người phàm, đều không chỉ là nhân-chứng của những sự-việc như thế ấy mà thôi; nhưng cũng lại bị sự việc ấy tác hại lên mình. Đương nhiên, lỗi và tội chia-cách mọi sự, nhưng trước nhất, chúng vẫn mang tính quan-hệ và nối-kết. Con người, từ khởi thủy, chẳng bao giờ một mình sống đơn độc với thứ đạo-nghĩa hoàn toàn riêng-tư, hết. Xem thế thì, có thứ gì đó mang tính tích-cực đến độ khiến ta sững-sờ khi được dạy bảo về con người phàm-tục theo “tầm nhìn” của tội lỗi...
Có vị giảng-sư đại-học nọ tên là Natalie Frogneux từng đặt tên cho lý-tưởng riêng-tư của cái “tôi vị kỷ” là một thứ mạo-danh hoặc áp-đặt lên con người.
Lỗi và tội, theo nghĩa thần-học
Tôi vẫn thường tự hỏi: không biết anh em mình có nên đề-cập đến “Tin Vui An Bình” về tội và lỗi, không? Bởi, trên đời này, ta vẫn chỉ có mỗi khía-cạnh tương-ứng với sự tốt lành/hạnh-đạo, sự sống, thứ tha và cứu vớt tuyệt vời lúc nào cũng cao cả hơn cả sự tội và lỗi phạm; tức: nếu so ra, nó vẫn luôn dồi-dào và siêu-đẳng hơn lỗi và tội. Nói rõ hơn, ta thường gọi đó là “Tội hồng phúc” tức: thứ lỗi-phạm khá phúc-hạnh ngay từ thuở tạo-thiên lập-địa. Phúc và hạnh, là vì nó khiến ta có được Đấng Cứu Thế Cao cả là thế. “Tội hồng-phúc” mở ra cho ta tính khả-thi cho đường-lối mới đối với người phàm, tức: nó không cùng một biện-pháp chung giống như cung-cách có từ thuở ban đầu mà chỉ mình nó mới khiến cho “ân-huệ của Chúa” trở-thành hiện-thực được. Ở đây, ta thấy được điều gì đó có tính tích-cực khiến ta sững-sờ khi được dạy về Thiên-Chúa theo “nhãn-giới” rất lỗi tội. Cũng hệt như thế, sùng-bái thần-tượng, là động-thái coi Chúa không phải là Thiên-Chúa như bản-chất cốt-yếu của bất cứ tội lệ nào rất có thật ở trên đời.
Lại cũng có vị giảng-sư nọ có tên là Jean Claude Guillebaud, từng đứng bục giảng dạy ở đại-học về sự thử-thách với những người vẫn cho rằng mình là kẻ vô-tội; xem thế thì, hỏi rằng: những điều như thế có làm giảm suy tính khả-thi ở nơi ta để trở thành người phàm không thế?
Là người phàm, có nhất-thiết phải là hữu-thể mang tính tha-hoá mà trạng-thái sống tự-nhiên của con người là để sống cho người khác, giống nòi khác? Xét về khía-cạnh tiến-hoá về đạo-nghĩa cùng luân lý lại hay đề-xuất những thay thế theo kiểu thứ ba ở trên, tức bảo rằng: tự bản-chất, người phàm chúng ta đều là những bản-thể quyết phấn-đấu giải thoát con người mình. Và, kiểu-cách tích-hợp cho công việc này đều không là tính tha-hoá hoặc vị-kỷ nằm nơi người phàm, nhưng đúng hơn, phải nói đó là khả-năng tự làm cho mình trở nên tốt lành/hạnh-đạo ngõ hầu thẩm-định được môi trường xã hội và biến các quyết định đã đưa ra được minh xác về cung-cách mình sống tha-hoá hoặc vị-kỷ như thế nào? Sống ra sao? Ta thường có khuynh-hướng lập ra quyết-định như thể đặt căn-bản trên hai chiều-hướng chính yếu: một, là tạo tiền-lệ cho các hành-xử khả dĩ gây tăm tiếng này khác và thiết-lập các nhóm/hội ở đời có được sự ổn-định hầu gia nhập.
Thêm vào đó, người phàm chúng ta thường hay gọi tính đạo-nghĩa như một tổ-chức từng kết-hợp các khuynh-hướng cũng như khả-năng mà một số đã có từ triệu triệu năm trước và số khác lại chỉ mới có chừng vài ngàn năm đây thôi. Đời con người vẫn có nhiều thứ và nhiều sự trong đó có cả những qui-định về luân-lý/đạo đức rất khó cho con người để tuân thủ; bởi hầu hết đó là những luật-định về văn-hoá ngõ hầu thích-nghi với từng thời kỳ, từng thế-hệ cả khi môi-trường xã-hội của ta vẫn trên đà đổi thay quá nhanh chóng khiến ta khó lòng mà theo kịp, hiểu theo nghĩa mầm gien giống như quan-năng.
Đến đây, tưởng cũng nên đề nghị anh em mình nên xem thêm bản tóm kết ý-kiến do David Lvingstone Smith vốn là tác-giả cuốn sách có tựa đề là: “Tại sao ta nói dối”. Đây, là bài nói chuyện của David Lahti về chủ đề nêu ra những là: “The Better Angels of our Nature: evolution and morality”.
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Thông Báo
Cáo Phó: Linh mục Phêrô Trịnh Đình Trang qua đời tại Bùi Chu
Lm. Giuse Phạm Quốc Điêm
19:53 03/03/2014
Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định
“Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi” (Lc 2,29)
CÁO PHÓ
Trong niềm tín thác vào Chúa Kitô Phục Sinh
Toà Giám mục Bùi Chu kính báo
CHA CỐ PHÊRÔ TRỊNH ĐÌNH TRANG
đã về Nhà Cha vào hồi 10 giờ 00, thứ Hai, ngày 3 tháng Ba năm 2014
hưởng thọ 73 tuổi.
Cha Phêrô Trang:
sinh ngày 13 tháng Tám năm 1941
tại giáo xứ Thuỷ Nhai, giáo phận Bùi Chu
xã Xuân Thuỷ, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
1957-1963: Chủng viện Mẫu Tâm Bùi Chu
8/12/1963: Thụ phong linh mục
1964-1967: Giúp xứ Lạc Thành, Cát Phú và An Phó
1978-1988: Giúp xứ Lục Thuỷ, Thuỷ Nhai, Cát Xuyên, Ngọc Tiên và Hạc Châu
1988-1992: Giúp xứ Sa Châu, Ngưỡng Nhân và Hoành Nhị
2001-2003: Chánh xứ Đồng Liêu
2005-2007: Chánh xứ Trang Hậu
từ năm 2007 đến nay: Nghỉ hưu tại nhà hưu dưỡng Xuân Hoá
đã về Nhà Cha vào hồi 10 giờ 00, thứ Hai, ngày 3 tháng Ba năm 2014
hưởng thọ 73 tuổi.
Thánh lễ An táng do Đức Cha Giáo phận chủ tế
lúc 9 giờ 00, thứ Năm, ngày 6 tháng Ba năm 2014.
An táng tại khuôn viên nhà thờ giáo xứ Xuân Hoá.
Xin Quý Cha, Quý Thầy, Quý Tu Sĩ và Anh Chị Em Giáo Hữu
đến hiệp dâng Thánh lễ An táng và cầu nguyện cho Cha Cố Phêrô.
* Lễ phục tím
* Xin Quý Cha giáo phận dâng 3 thánh lễ cầu nguyện cho Cha Cố Phêrô.
Kính báo
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thập Giá Mùa Chay
Dominic Đức Nguyễn
22:10 03/03/2014
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
(Hình chụp tại Đan Viện Châu Sơn Sacramento,CA.)
Bao năm trót dại lỡ lầm
Giờ đây sám hối ăn năn trở về
Mùa Chay thay đồi lòng ta
Đừng giống tắc kè thay đổi màu thôi
Mùa Chay sắc tím tuyệt vời
Nửa buồn vì tội, nửa vui vì tình.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)