Phụng Vụ - Mục Vụ
Phương cách chống trả cám dỗ của ma qủy
Lm. Đan Vinh
09:47 06/03/2014
Chúa Nhật 1 Mùa Chay A
St 2,7-9;3,1-7 ; Rm 5,12-19 ; Mt 4,1-11
PHƯƠNG CÁCH CHỐNG TRẢ CÁM DỖ CỦA MA QUỶ
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 4,1-11
(1) Bây giờ Đức Giê-su được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. (2) Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói. (3) Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi !”. (4) Nhưng Người đáp: “Đã có lời chép rằng: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra”. (5) Sau đó, quỷ đem Người đến thành thánh, và đặt Người trên nóc đền thờ, (6) rồi nói với Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi ! Vì đã có lời chép rằng: “Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá”. (7) Đức Giê-su đáp: “Nhưng cũng đã có lời chép rằng: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”. (8) Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, (9) và bảo rằng: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi”. (10) Đức Giê-su liền nói: “Xa-tan kia, xéo đi ! Vì đã có lời chép rằng: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi !” (11) Thế rồi quỷ bỏ Người mà đi, và kìa các sứ thần tiến đến hầu hạ Người.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Đức Giê-su như một Mô-sê Mới, lãnh đạo một cuộc Xuất Hành Mới. Người còn là hiện thân của dân Ít-ra-en Mới vào sa mạc để sống lại kinh nghiệm của dân Ít-ra-en xưa trong sa mạc và trên núi Xi-nai (x Đnl 8,2-4). Có điều khác với Ít-ra-en xưa đã vấp ngã trước cám dỗ của ma quỷ khi trải qua sự đói khát, kiêu ngạo và tôn thờ tà thần, Đức Giê-su đã qua các cơn thử thách cám dỗ mà vẫn trung thành với sứ mạng của mình. Người muốn nêu gương cho chúng ta hôm nay về phương cách chống trả các cơn cám dỗ thế nào.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-4: + Được Thần Khí dẫn vào hoang địa: Thần khí đã ngự xuống trên Đức Giê-su, giờ đây lại hướng dẫn Người vào nơi hoang vắng, có lẽ là một hang núi gần thành Giê-ri-cô. + Để chịu quỷ cám dỗ: Cám dỗ đồng nghĩa với sự thử thách do ma quỷ thực hiện. Khi bị cám dỗ mà chiều theo thì mới phạm tội. Còn nếu bị cám dỗ mà chống trả được thì lại có công. Đức Giê-su cũng trải qua sự thử thách, nghĩa là phải lựa chọn giữa tốt và xấu. Thần Khí đã đặt Đức Giê-su vào một hoàn cảnh để Người tự khẳng định lập trường và chứng tỏ là Con hiếu thảo luôn làm đẹp lòng Chúa Cha. + Bốn mươi đêm ngày: Cũng như Mô-sê trước khi nhận hai bia đá Giao ước, đã lên núi bốn mươi ngày đêm, ăn chay cầu nguyện (x. Đnl 9,9), và sau đó lại ăn chay thêm bốn mươi ngày đêm để nài xin Đức Chúa nguôi giận mà tha tội cho dân Ít-ra-en đã vi phạm Giao ước khi đúc tượng bê vàng mà thờ lạy (x. Đnl 9,18). Ngoài ra con số bốn mươi trong Thánh Kinh nhằm để ám chỉ một thời gian khá dài như: lụt đại hồng thủy suốt bốn mươi ngày đêm, dân Ít-ra-en đi trong hoang địa bốn mươi năm, Vua Đa-vít cai trị bốn mươi năm, bốn mươi ngày giữa lễ Phục Sinh và lễ Thăng Thiên… Sở dĩ Đức Giê-su có thể ăn chay nhịn đói suốt bốn mươi ngày đêm là nhờ ơn Chúa nâng đỡ. + Nếu ông là Con Thiên Chúa: Tước hiệu này thuộc nội dung các lời hứa về Đấng Mê-si-a con vua Đa-vít (x. Tv 2,7; 89,27). Ngoài ra tước hiệu này nới Đức Giê-su còn mang ý nghĩa về Thần tính của Người. + Hãy truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi: Ma quỷ xúi giục Đức Giê-su hãy biến các viên đá cuội thành bánh mì mà ăn. Chúng hy vọng có thể do bị đói khát, Người sẽ quên vai trò Đấng Mê-si-a để làm theo ý riêng hơn là vâng theo thánh ý Thiên Chúa. + Đã có lời chép: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh…”: Đây là lời trong Sách Đệ Nhị Luật (8,3) mà Đức Giê-su đã chọn để sẵn sàng vâng phục Thiên Chúa, nhờ đó Người đã chiến thắng cơn cám dỗ của ma quỷ. Sau này Người cũng nói: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy” (Ga 4,34).
- C 5-7: + “Hãy gieo mình xuống đi”: Ma quỷ xúi Đức Giê-su thử thách quyền năng Thiên Chúa khi gieo mình từ trên cao rơi xuống để buộc Thiên Chúa phải ra tay làm phép lạ cứu cho khỏi chết. + Có lời chép rằng: “Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn…”: Ma quỷ đã nêu ra câu Thánh Vịnh này theo nghĩa đen (Tv 91,11-12). + Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách…”: Đây là câu lời Chúa trong sách Đệ nhị luật: “Anh em đừng thách thức Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, như anh em đã thách thức ở Ma-xa” (Đnl 6,16). Trái với dân Ít-ra-en xưa đã đòi Đức Chúa phải làm dấu lạ để chứng minh quyền năng của Ngài, còn Đức Giê-su hoàn toàn tin cậy và không thử thách quyền năng của Chúa Cha bằng việc đòi Ngài phải làm dấu lạ bề ngoài (x. Ga 6,30-33).
- C 8-11: + Đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian…: Câu này nhắc lại sự kiện xưa kia Mô-sê lên núi Nê-bô và đã được Đức Chúa cho nhìn thấy tất cả Miền Đất Hứa (x. Đnl 31,1-4). Nay ma quỷ cũng tác động làm cho Đức Giê-su tưởng tượng ra mình đang ở trên núi và nhìn thấy những của cải châu báu để cám dỗ Người hãy thờ lạy nó như chúa tể để được nó ban cho của cải trần gian. + Xa-tan kia, xéo đi !: Xa-tan nghĩa là “tên cám dỗ”. Sau này Đức Giê-su cũng xua đuổi Phê-rô giống như thế khi ông cám dỗ Người đừng chấp nhận con đường thập giá theo ý Chúa Cha (x. Mt 16,23). + Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi: Đây là câu trích trong sách Đệ nhị luật (6,4.13), cho thấy chỉ duy có một Thiên Chúa độc nhất mà mọi người đều phải tôn thờ phụng sự Ngài.
4. HỎI ĐÁP:
1) HỎI: Cám dỗ là gì ? Bị cám dỗ thì đã phạm tội chưa ? Ta cần làm gì để khỏi sa chước cám dỗ của ma quỷ, thế gian và xác thịt mình ?
ĐÁP:
- Cám dỗ là việc ma quỷ xúi giục một người phạm tội chống lại Thiên Chúa khi cố tình không vâng lời Chúa dạy để vi phạm các giới răn Ngài truyền.
- Mỗi cơn cám dỗ thường có ba giai đoạn: Một là ma quỷ gợi lên một hình ảnh, một tư tưởng xấu trong tâm trí người ta. Hai là ma quỷ xúi người ta thỏa mãn đam mê dục vọng ấy bằng sự ưng thuận. Ba là sự chọn lựa tự do: nếu chiều theo ma quỷ tức là phạm tội và làm Chúa buồn. Còn nếu từ chối không nghe theo ma quỷ, họ sẽ được Chúa chúc phúc và sẽ làm cho Chúa vui.
- Để khỏi sa chước cám dỗ của ma quỷ, chúng ta hãy noi gương Chúa Giê-su: Năng hãm mình và ăn chay để tập làm chủ bản năng của mình, siêng năng học sống Lời Chúa, vì Lời Chúa sắc bén như thanh gươm hai lưỡi có thể chiến đấu với ma quỷ như Đức Giê-su đã nêu gương (x. Mt 4,4.7.10), năng cầu xin ơn Chúa ban ơn trợ giúp và luôn làm theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần như Đức Giê-su đã luôn theo sự hướng dãn của Thần Khí (x.Mt 4,1).
2) HỎI: Đức Giê-su bị ma quỷ cám dỗ trong tâm trí hay trong thực tế ?
ĐÁP: Việc quỷ đặt Đức Giê-su lên nóc Đền thờ, đem Người lên một ngọn núi cao và chỉ cho Người xem tất cả vinh hoa lợi lộc của các nước trên thế gian… cho thấy Đức Giê-su có bị ma quỷ cám dỗ, nhưng chúng chỉ cám dỗ Người trong tâm trí, chứ không thực sự đem Người từ nơi này đến nơi kia.
3) HỎI: Đức Giê-su trải qua cơn cám dỗ của ma quỷ nhằm mục đích gì?
ĐÁP: Sau khi chịu phép Rửa của Gio-an và được Thần Khí hiện xuống xức dầu thiêng liêng tấn phong làm Đấng Ki-tô, Đức Giê-su đã được Thần Khí dẫn vào hoang địa ăn chay 40 đêm ngày và chịu ma quỷ cám dỗ. Sở dĩ Người chịu ma quỷ cám dỗ là nhằm ba mục đích như sau:
- Một là để trải qua những sự thử thách của nguyên tổ A-đam E-và xưa trong vườn địa đàng (x St 3,1-24), và của dân Ít-ra-en trong cuộc Xuất Hành (Đnl 8,2-4). Vì Người là A-đam Mới và là Ít-ra-en Mới của Thiên Chúa trong thời Tân Ước (x Rm 5,18-19).
- Hai là để nêu gương ăn chay cầu nguyện cho các tín hữu, nhờ đó chúng ta sẽ làm chủ được bản thân và sẽ dễ dàng chiến thắng ma quỷ cám dỗ chúng ta hưởng thụ các lạc thú bất chính (x Mt 17,21; Mc 9,29)..
- Ba là để nêu gương vâng theo sự hướng dẫn của Thần Khí hay Chúa Thánh Thần: Nếu chúng ta biết nghe theo sự hướng dẫn của Thần Khí qua việc siêng năng học sống Lời Chúa, chúng ta sẽ luôn vâng lời Chúa phán hơn là nghe theo ma quỷ để làm theo ý mình, như Đức Giê-su có lần đã quở trách ông Si-mon Phê-rô (x Mt 16,21-23).
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Đức Giê-su liền nói: “Xa-tan kia, xéo đi ! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (Mt 4,10).
2. CÂU CHUYỆN: TAM THẬP LỤC KẾ: ĐÀO VI THƯỢNG SÁCH
Ở núi Phong Khê đất Thục có một giống đười ươi có bộ mặt giống như người. Chúng biết nói cười và máu của chúng được người ta dùng làm thuốc nhuộm quần áo rất tốt, nên các thợ săn thường tổ chức săn bắt chúng. Biết được loài đười ươi này thích uống rượu và đi guốc, thợ săn đã đem rượu và guốc đến bày la liệt trên một cánh đồng trống để nhử chúng, rồi ẩn núp ở nơi kín đáo chờ đợi. Dù sống sâu trong rừng, nhưng loài đười ươi lại có khứu giác rất nhậy nên chúng đã ngửi thấy mùi rượu thơm liền kéo nhau tìm đến cánh đồng uống rượu. Tuy các con già đời đoán biết đó là bẫy của bọn thợ săn, nên đã nhắc nhở cho cả bầy rằng: “Hãy cảnh giác, đừng khờ dại uống rượu đi guốc kẻo bị mắc mưu của bọn người độc ác kia đó”. Cả bầy nghe vậy liền buồn bã bỏ đi. Nhưng rồi một con bị mùi rượu thơm hấp dẫn không thể cưỡng lại, liền tỏ ra bất chấp lời khuyên khôn ngoan kia và rủ đồng bọn quay trở lại. Rồi “quen mui thấy mùi ăn mãi”, chúng tranh giành nhau chí choé nốc cạn hết bầu rượu này đến bầu rượu khác. Đến lượt các con già cả khôn ngoan tuy biết là nguy hiểm, nhưng không thể cưỡng được sự hấp dẫn của rượu, cũng lao vào uống no say. Sau đó chúng xỏ chân vào guốc bên cạnh bước tới bước lui ngả nghiêng trông thật tức cười. Bấy giờ bọn thợ săn liền hò nhau từ chỗ ẩn nấp, nhất tề xông đến vây bắt. Thấy bọn thợ săn, bầy đười ươi đáng thương liền bỏ chạy tán loạn. Nhưng chân đi guốc không quen, bị té nhào vào nhau và bị bọn thợ săn bắt gọn không sót một con.
Than ôi! Biết rõ người ta đặt bẫy hại mình, mà vẫn lao vào ăn uống đến nỗi tất cả đều bị mất mạng thì thật ngu dại hết sức! Đối với nhiều người hôm nay thì rượu chè, cờ bạc, trai gái, hút chích sì-ke ma túy… là những thứ làm mất nhân tính, biến mình trở thành những kẻ bất lương trộm cướp giết người, rồi còn có thể bị lây nhiễm HIV-AIDS. Thế mà vẫn có không ít người nhắm mắt lao mình vào những đam mê chết người đó thì không phải khờ dại lắm sao ?
Đối với các cơn cám dỗ về đam mê sắc dục và ma túy, thì đừng bao giờ nghĩ rằng mình có đủ bản lãnh để chống trả lại được, và cần phải theo lời cổ nhân dạy: “Tam thập lục kế: Đào vi thượng sách” (Ba mươi sáu phương thế thì chạy trốn là phương thế hay nhất). Đừng bao giờ thử hút chích sì ke ma túy, thử đi bia ôm, thử đánh số đề một lần… Vì nếu thử dù chỉ một lần mà thôi thì đã bắt đầu trở thành con nghiện và là người xấu thuộc về ma quỷ rồi vậy !
3. SUY NIỆM:
Sống là một cuộc chiến đấu không ngừng: Chiến đấu với thiên nhiên để tồn tại, chiến đấu với kẻ thù để khỏi bị tiêu diệt, chiến đấu với xác thịt để trở nên người tốt. Hôm nay Giáo Hội còn dạy chúng ta phải chiến đấu với một loại kẻ thù vô hình nguy hiểm là ma quỷ. Chính Đức Giê-su đã chiến đấu và chiến thắng ma quỷ để nêu gương cho chúng ta. Vậy ngày nay ma quỷ thường cám dỗ chúng ta về những vấn đề gì ? Và chúng ta phải làm gì để chiến thắng nó ?
1) CÁM DỖ XƯA VÀ NAY: Cũng như xưa, ngày nay ma quỷ thường cám dỗ chúng ta về ba phương diện như sau:
+ Một là về THÚ VUI: Ma quỷ xúi Đức Giê-su biến các viên đá cuội trở thành bánh mì mà ăn, tức là dùng quyền năng Thiên Chúa để thỏa mãn các nhu cầu vật chất thể xác, giống như dân Ít-ra-en trong hoang địa ngày xưa đã kêu trách Đức Chúa và Mô-sê khi họ bị đói khát và thèm thịt thà và các thứ rau thơm mà họ đã từng ăn khi còn ở Ai cập (x. Xh 16,3). Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta tìm thỏa mãn các đam mê xác thịt bất chính như ăn chơi sa đọa, rượu chè say xỉn, chơi cờ bạc số đề và hút chích sì-ke ma túy…
+ Hai là về DANH VỌNG: Ma quỷ xúi Đức Giê-su nhảy từ nóc Đền thờ xuống để được người đời khen ngợi và để thử thách đòi Thiên Chúa phải chứng tỏ quyền năng bằng việc ra tay làm phép lạ cứu ngài thóat chết (x. Lc 23,35). Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta thử thách quyền năng Thiên Chúa khi đòi Ngià làm phép lạ trái với định luật tự nhiên do Ngài an bài chung trong vũ trụ thiên nhiên để chiều theo sở thích cá nhân riêng tư của chúng ta !
+ Ba là QUYỀN LỢI: Ma quỷ xúi Đức Giê-su sấp mình thờ lạy nó để được nó ban cho quyền hành trên muôn nước và được hưởng các thứ lợi lộc giàu sang (x. Xh 32,6). Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta chối bỏ Thiên Chúa và tôn thờ sức mạnh của tiền tài, chọn làm những việc bất chính miễn là có nhiều tiền như: buôn bán sì ke ma túy, mở quán bia ôm, cà phê tươi mát, tin theo thầy bói, đồng bóng, cầu cơ, buôn lậu, tham nhũng, sản xuất hàng nhái…
2) PHƯƠNG THẾ ĐỂ CHIẾN THẮNG MA QUỶ CÁM DỖ:
Đức Giê-su đã chiến thắng các cơn cám dỗ của ma quỷ bằng các phương thế như sau:
+ ĂN CHAY CẦU NGUYỆN: Người đã vào hoang địa ăn chay cầu nguyện suốt 40 đêm ngày. Ma quỷ đã đánh thẳng vào điểm yếu của Đức Giê-su là tình trạng bị đói để xúi Người biến đá thành bánh ăn. Nhưng nhờ nội lực mạnh mẽ do ăn chay cầu nguyện, mà Người đã chiến thắng ma quỷ. Sau này Người cũng dạy các môn đệ phải dùng phương thế chay tịnh cầu nguyện như sau: “Giống quỷ ấy chỉ trừ khử được bằng lời cầu nguyện thôi” (Mc 9,29).
+ HỌC SỐNG LỜI CHÚA: Để đáp lại sự trích dẫn Lời Chúa của ma quỷ, Đức Giê-su cũng dùng Lời Thánh Kinh để bắt chúng phải câm miệng. Lời Chúa chính là ánh sáng chỉ đường và là nguyên tắc ứng xử của Đức Giê-su. Chẳng hạn: Đáp lại lời xúi biến đá thành bánh, Đức Giê-su nêu cao Lời Chúa trong Sách Thánh: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh” (Đnl 8,3). Đáp lại cám dỗ thờ lạy ma quỷ để được hưởng quyền hành lợi lộc của nó, Đức Giê-su nêu ra Lời Chúa trong Sách Thánh: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và thờ phượng một mình Người mà thôi” (x. Đnl 6,13). Đáp lại cám dỗ gieo mình từ nóc Đền thờ xuống, Đức Giê-su đưa ra Lời dạy của Chúa trong Sách Thánh: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi” (x. Đnl 6,16).
3) ÁP DỤNG CỤ THỂ:
a) Bị thử thách cám dỗ là thân phận của con người: Ðức Giê-su tuy là Con Thiên Chúa nhưng Tin Mừng cho thấy Người cũng đã trải qua cơn cám dỗ của ma quỷ. Người chịu cám dỗ để nêu gương chiến đấu và chiến thắng các chước cám dỗ của ma quỷ cho loài người chúng ta học tập noi theo. Qua việc bị ma quỷ cám dỗ, Đức Giê-su cho thấy Người cũng là một con người giống như chúng ta mọi đàng nên sẽ thông cảm với sự yếu đuối cũng như tội lỗi của chúng ta như tác giả thư Do thái đã viết: “Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Ðấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội” (Dt 4,15). Tuy nhiên dù bị cám dỗ như ta, nhưng Người đã chiến thắng ma quỷ cám dỗ để nêu gương sáng cho chúng ta.
b) Phân biệt giữa cám dỗ và phạm tội:
Thực ra cám dỗ không nhất thiết là điều xấu, và có thể lại còn cần thiết nữa. Thật vậy, bị ma quỷ cám dỗ chính là dịp để chứng tỏ tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa và tha nhân và chứng tỏ sự vâng phục của ta. Vì loài người chúng ta không thể chứng tỏ lòng yêu mến, vâng phục nếu không bị thử thách, nghĩa là chưa có cơ hội để có thể không vâng lời và không yêu mến như lời Thánh Kinh: “Lửa thử vàng, gian nan thử người công chính” (Cn 17,3).
Đối với người bình thường thì hay gặp cám dỗ chọn lựa giữa hai điều tốt xấu, qua đó sẽ chứng tỏ họ thuộc loại người nào. Còn đối với những người ở trình độ cao hơn, thì cám dỗ là sự lựa chọn giữa hai điều đều tốt, và họ phải chọn điều nào tốt hơn, để chứng tỏ quyết tâm lên bậc thánh thiện hơn. Thiên Chúa cũng muốn ta chứng tỏ rằng ta coi tình yêu của Ngài giá trị hơn nhà cửa, ruộng vườn, của cải, thậm chí hơn cả tình cảm anh em, cha mẹ, vợ con của ta, bằng cách cho ta có dịp chọn giữa Ngài và những giá trị ấy.
3. Chọn điều nào khi bị cám dỗ giữa hai điều tốt:
a. Ứng với cám dỗ thứ nhất của Ðức Giê-su là nhu cầu sự sống: Chẳng hạn giữa tình yêu Thiên Chúa và mạng sống của mình, các thánh tử đạo đã chọn tin yêu Thiên Chúa và sẵn sàng chấp nhận chịu chết. Trong cuộc đấu tranh cho công lý, mục sư Martin Luther King đã coi công lý, tình yêu đối với người bị áp bức hơn sự an toàn và mạng sống. Cuối cùng ông đã chết và được cả thế giới ngưỡng mộ tôn vinh. Những người nói trên đã chọn về phía đấu tranh cho công lý và tình thương những kẻ bị áp bức. Ngược lại, nếu vì muốn được an toàn, muốn bảo vệ nồi cơm hay sự thoải mái đang có mà chọn im lặng trước sai trái bất công, đồng nghĩa với sự lõa với điều xấu là chúng ta đã chịu khuất phục trước sự cám dỗ của quỷ dữ.
b. Ứng với cám dỗ thứ hai của của Ðức Giê-su là nhu cầu muốn được nổi danh: Thực ra chuộng danh thơm tiếng tốt để gia tăng uy tín và là người có sĩ diện... đều là những giá trị cao quí, như Nguyễn công Trứ đã viết: ”Ðã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông”. Nhưng vẫn có những giá trị cao hơn công danh, uy tín nói trên... Đó là những giá trị về tâm linh. Nếu để được thăng tiến bản thân mà “thượng đội hạ đạp” là ta đã coi những giá trị tự nhiên cao hơn giá trị tâm linh. Tội lỗi phát sinh từ sự lựa chọn không chính đáng ấy.
c. Ứng với cám dỗ thứ ba của Ðức Giê-su là nhu cầu quyền lực, muốn mọi sự xảy ra theo ý của mình: Trong xã hội, cũng cần phải có chính quyền như lời thánh Phao-lô. Nếu tranh giành quyền lực bằng phương thế chính đáng để có thể phục vụ lợi ích xã hội thì là điều đáng khuyến khích. Nhưng nếu tranh giành quyền hành vì vụ lợi ích kỷ thì lại không tốt, như ông kinh sư đã phát biểu hợp ý Đức Giê-su: “Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ “ (Mc 12,33). cám dỗ chính là dịp để chứng tỏ lòng “mến Chúa yêu người” của các tín hữu chúng ta.
4. Phương cách chống trả cơn cám dỗ: Ngày nay khi bị cám dỗ, chúng ta cần chống trả bằng những phương cách như sau:
+ “Đào vi thượng sách”: Tránh tò mò truy cập các trang phim ảnh xấu trên mạng internet
+ Tránh ở không: Chăm chỉ làm việc bổn phận và tránh ở không, vì "Sự lười biếng là cha của mọi thói hư tật xấu".
+ Năng đọc kinh Lạy Cha để cầu xin Chúa: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”.
+ Xin ơn Chúa Trợ giúp khi bị cám dỗ: Làm dấu thánh giá và kêu cầu ơn Chúa như thánh Phê-rô xưa: “Thưa Ngài, xin cứu con với!” (x. Mt 14,30-32); Dứt khoát xua đuổi ma quỷ noi gương Đức Giê-su: “Xa-tan kia, xéo đi ! Vì đã có lời chép rằng: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi !” (Mt 4,10).
+ Chọn một việc hợp sở thích như đọc sách, xem phim truyền hình, đi bơi lội hay chơi một môn thể thao lành mạnh, thăm bạn bè, tham gia hội đoàn Công Giáo Tiến hành để cùng “hiệp sông Tin Mừng” hằng tuần và chu toàn công tác tông đồ truyền giáo được cấp trên trao phó.
4.THẢO LUẬN: Bạn nên chọn ơPhương thế nào hiệu quả và dễ áp dụng nhất trong các phương thế trên để chiến thắng ma quỷ cám dỗ trong Mùa chay này?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Hôm nay con rất cảm phục thái độ cương quyết không khoan nhượng của Chúa khi đương đầu với ma quỷ cám dỗ. Chính nhờ ăn chay cầu nguyện suốt bốn mươi đêm ngày, mà Chúa đã được gia tăng nội lực tinh thần. Chính nhờ luôn vâng theo sự hướng dẫn của Thần Khí, mà Chúa đã luôn chọn làm theo thánh ý Chúa Cha và cương quyết xua đuổi ma quỷ cám dỗ: “Xa-tan kia, xéo đi!”.
- LẠY CHÚA. xin giúp con biết nghe theo lời khuyên của thánh Phê-rô: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự” (1 Pr 5,6-9). Nhờ đó, con sẽ trở nên con ngoan hiếu thảo, luôn làm đẹp lòng Chúa Cha, noi gương Chúa khi xưa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH
St 2,7-9;3,1-7 ; Rm 5,12-19 ; Mt 4,1-11
PHƯƠNG CÁCH CHỐNG TRẢ CÁM DỖ CỦA MA QUỶ
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 4,1-11
(1) Bây giờ Đức Giê-su được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. (2) Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói. (3) Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi !”. (4) Nhưng Người đáp: “Đã có lời chép rằng: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra”. (5) Sau đó, quỷ đem Người đến thành thánh, và đặt Người trên nóc đền thờ, (6) rồi nói với Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi ! Vì đã có lời chép rằng: “Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá”. (7) Đức Giê-su đáp: “Nhưng cũng đã có lời chép rằng: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”. (8) Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, (9) và bảo rằng: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi”. (10) Đức Giê-su liền nói: “Xa-tan kia, xéo đi ! Vì đã có lời chép rằng: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi !” (11) Thế rồi quỷ bỏ Người mà đi, và kìa các sứ thần tiến đến hầu hạ Người.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Đức Giê-su như một Mô-sê Mới, lãnh đạo một cuộc Xuất Hành Mới. Người còn là hiện thân của dân Ít-ra-en Mới vào sa mạc để sống lại kinh nghiệm của dân Ít-ra-en xưa trong sa mạc và trên núi Xi-nai (x Đnl 8,2-4). Có điều khác với Ít-ra-en xưa đã vấp ngã trước cám dỗ của ma quỷ khi trải qua sự đói khát, kiêu ngạo và tôn thờ tà thần, Đức Giê-su đã qua các cơn thử thách cám dỗ mà vẫn trung thành với sứ mạng của mình. Người muốn nêu gương cho chúng ta hôm nay về phương cách chống trả các cơn cám dỗ thế nào.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-4: + Được Thần Khí dẫn vào hoang địa: Thần khí đã ngự xuống trên Đức Giê-su, giờ đây lại hướng dẫn Người vào nơi hoang vắng, có lẽ là một hang núi gần thành Giê-ri-cô. + Để chịu quỷ cám dỗ: Cám dỗ đồng nghĩa với sự thử thách do ma quỷ thực hiện. Khi bị cám dỗ mà chiều theo thì mới phạm tội. Còn nếu bị cám dỗ mà chống trả được thì lại có công. Đức Giê-su cũng trải qua sự thử thách, nghĩa là phải lựa chọn giữa tốt và xấu. Thần Khí đã đặt Đức Giê-su vào một hoàn cảnh để Người tự khẳng định lập trường và chứng tỏ là Con hiếu thảo luôn làm đẹp lòng Chúa Cha. + Bốn mươi đêm ngày: Cũng như Mô-sê trước khi nhận hai bia đá Giao ước, đã lên núi bốn mươi ngày đêm, ăn chay cầu nguyện (x. Đnl 9,9), và sau đó lại ăn chay thêm bốn mươi ngày đêm để nài xin Đức Chúa nguôi giận mà tha tội cho dân Ít-ra-en đã vi phạm Giao ước khi đúc tượng bê vàng mà thờ lạy (x. Đnl 9,18). Ngoài ra con số bốn mươi trong Thánh Kinh nhằm để ám chỉ một thời gian khá dài như: lụt đại hồng thủy suốt bốn mươi ngày đêm, dân Ít-ra-en đi trong hoang địa bốn mươi năm, Vua Đa-vít cai trị bốn mươi năm, bốn mươi ngày giữa lễ Phục Sinh và lễ Thăng Thiên… Sở dĩ Đức Giê-su có thể ăn chay nhịn đói suốt bốn mươi ngày đêm là nhờ ơn Chúa nâng đỡ. + Nếu ông là Con Thiên Chúa: Tước hiệu này thuộc nội dung các lời hứa về Đấng Mê-si-a con vua Đa-vít (x. Tv 2,7; 89,27). Ngoài ra tước hiệu này nới Đức Giê-su còn mang ý nghĩa về Thần tính của Người. + Hãy truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi: Ma quỷ xúi giục Đức Giê-su hãy biến các viên đá cuội thành bánh mì mà ăn. Chúng hy vọng có thể do bị đói khát, Người sẽ quên vai trò Đấng Mê-si-a để làm theo ý riêng hơn là vâng theo thánh ý Thiên Chúa. + Đã có lời chép: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh…”: Đây là lời trong Sách Đệ Nhị Luật (8,3) mà Đức Giê-su đã chọn để sẵn sàng vâng phục Thiên Chúa, nhờ đó Người đã chiến thắng cơn cám dỗ của ma quỷ. Sau này Người cũng nói: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy” (Ga 4,34).
- C 5-7: + “Hãy gieo mình xuống đi”: Ma quỷ xúi Đức Giê-su thử thách quyền năng Thiên Chúa khi gieo mình từ trên cao rơi xuống để buộc Thiên Chúa phải ra tay làm phép lạ cứu cho khỏi chết. + Có lời chép rằng: “Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn…”: Ma quỷ đã nêu ra câu Thánh Vịnh này theo nghĩa đen (Tv 91,11-12). + Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách…”: Đây là câu lời Chúa trong sách Đệ nhị luật: “Anh em đừng thách thức Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, như anh em đã thách thức ở Ma-xa” (Đnl 6,16). Trái với dân Ít-ra-en xưa đã đòi Đức Chúa phải làm dấu lạ để chứng minh quyền năng của Ngài, còn Đức Giê-su hoàn toàn tin cậy và không thử thách quyền năng của Chúa Cha bằng việc đòi Ngài phải làm dấu lạ bề ngoài (x. Ga 6,30-33).
- C 8-11: + Đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian…: Câu này nhắc lại sự kiện xưa kia Mô-sê lên núi Nê-bô và đã được Đức Chúa cho nhìn thấy tất cả Miền Đất Hứa (x. Đnl 31,1-4). Nay ma quỷ cũng tác động làm cho Đức Giê-su tưởng tượng ra mình đang ở trên núi và nhìn thấy những của cải châu báu để cám dỗ Người hãy thờ lạy nó như chúa tể để được nó ban cho của cải trần gian. + Xa-tan kia, xéo đi !: Xa-tan nghĩa là “tên cám dỗ”. Sau này Đức Giê-su cũng xua đuổi Phê-rô giống như thế khi ông cám dỗ Người đừng chấp nhận con đường thập giá theo ý Chúa Cha (x. Mt 16,23). + Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi: Đây là câu trích trong sách Đệ nhị luật (6,4.13), cho thấy chỉ duy có một Thiên Chúa độc nhất mà mọi người đều phải tôn thờ phụng sự Ngài.
4. HỎI ĐÁP:
1) HỎI: Cám dỗ là gì ? Bị cám dỗ thì đã phạm tội chưa ? Ta cần làm gì để khỏi sa chước cám dỗ của ma quỷ, thế gian và xác thịt mình ?
ĐÁP:
- Cám dỗ là việc ma quỷ xúi giục một người phạm tội chống lại Thiên Chúa khi cố tình không vâng lời Chúa dạy để vi phạm các giới răn Ngài truyền.
- Mỗi cơn cám dỗ thường có ba giai đoạn: Một là ma quỷ gợi lên một hình ảnh, một tư tưởng xấu trong tâm trí người ta. Hai là ma quỷ xúi người ta thỏa mãn đam mê dục vọng ấy bằng sự ưng thuận. Ba là sự chọn lựa tự do: nếu chiều theo ma quỷ tức là phạm tội và làm Chúa buồn. Còn nếu từ chối không nghe theo ma quỷ, họ sẽ được Chúa chúc phúc và sẽ làm cho Chúa vui.
- Để khỏi sa chước cám dỗ của ma quỷ, chúng ta hãy noi gương Chúa Giê-su: Năng hãm mình và ăn chay để tập làm chủ bản năng của mình, siêng năng học sống Lời Chúa, vì Lời Chúa sắc bén như thanh gươm hai lưỡi có thể chiến đấu với ma quỷ như Đức Giê-su đã nêu gương (x. Mt 4,4.7.10), năng cầu xin ơn Chúa ban ơn trợ giúp và luôn làm theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần như Đức Giê-su đã luôn theo sự hướng dãn của Thần Khí (x.Mt 4,1).
2) HỎI: Đức Giê-su bị ma quỷ cám dỗ trong tâm trí hay trong thực tế ?
ĐÁP: Việc quỷ đặt Đức Giê-su lên nóc Đền thờ, đem Người lên một ngọn núi cao và chỉ cho Người xem tất cả vinh hoa lợi lộc của các nước trên thế gian… cho thấy Đức Giê-su có bị ma quỷ cám dỗ, nhưng chúng chỉ cám dỗ Người trong tâm trí, chứ không thực sự đem Người từ nơi này đến nơi kia.
3) HỎI: Đức Giê-su trải qua cơn cám dỗ của ma quỷ nhằm mục đích gì?
ĐÁP: Sau khi chịu phép Rửa của Gio-an và được Thần Khí hiện xuống xức dầu thiêng liêng tấn phong làm Đấng Ki-tô, Đức Giê-su đã được Thần Khí dẫn vào hoang địa ăn chay 40 đêm ngày và chịu ma quỷ cám dỗ. Sở dĩ Người chịu ma quỷ cám dỗ là nhằm ba mục đích như sau:
- Một là để trải qua những sự thử thách của nguyên tổ A-đam E-và xưa trong vườn địa đàng (x St 3,1-24), và của dân Ít-ra-en trong cuộc Xuất Hành (Đnl 8,2-4). Vì Người là A-đam Mới và là Ít-ra-en Mới của Thiên Chúa trong thời Tân Ước (x Rm 5,18-19).
- Hai là để nêu gương ăn chay cầu nguyện cho các tín hữu, nhờ đó chúng ta sẽ làm chủ được bản thân và sẽ dễ dàng chiến thắng ma quỷ cám dỗ chúng ta hưởng thụ các lạc thú bất chính (x Mt 17,21; Mc 9,29)..
- Ba là để nêu gương vâng theo sự hướng dẫn của Thần Khí hay Chúa Thánh Thần: Nếu chúng ta biết nghe theo sự hướng dẫn của Thần Khí qua việc siêng năng học sống Lời Chúa, chúng ta sẽ luôn vâng lời Chúa phán hơn là nghe theo ma quỷ để làm theo ý mình, như Đức Giê-su có lần đã quở trách ông Si-mon Phê-rô (x Mt 16,21-23).
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Đức Giê-su liền nói: “Xa-tan kia, xéo đi ! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (Mt 4,10).
2. CÂU CHUYỆN: TAM THẬP LỤC KẾ: ĐÀO VI THƯỢNG SÁCH
Ở núi Phong Khê đất Thục có một giống đười ươi có bộ mặt giống như người. Chúng biết nói cười và máu của chúng được người ta dùng làm thuốc nhuộm quần áo rất tốt, nên các thợ săn thường tổ chức săn bắt chúng. Biết được loài đười ươi này thích uống rượu và đi guốc, thợ săn đã đem rượu và guốc đến bày la liệt trên một cánh đồng trống để nhử chúng, rồi ẩn núp ở nơi kín đáo chờ đợi. Dù sống sâu trong rừng, nhưng loài đười ươi lại có khứu giác rất nhậy nên chúng đã ngửi thấy mùi rượu thơm liền kéo nhau tìm đến cánh đồng uống rượu. Tuy các con già đời đoán biết đó là bẫy của bọn thợ săn, nên đã nhắc nhở cho cả bầy rằng: “Hãy cảnh giác, đừng khờ dại uống rượu đi guốc kẻo bị mắc mưu của bọn người độc ác kia đó”. Cả bầy nghe vậy liền buồn bã bỏ đi. Nhưng rồi một con bị mùi rượu thơm hấp dẫn không thể cưỡng lại, liền tỏ ra bất chấp lời khuyên khôn ngoan kia và rủ đồng bọn quay trở lại. Rồi “quen mui thấy mùi ăn mãi”, chúng tranh giành nhau chí choé nốc cạn hết bầu rượu này đến bầu rượu khác. Đến lượt các con già cả khôn ngoan tuy biết là nguy hiểm, nhưng không thể cưỡng được sự hấp dẫn của rượu, cũng lao vào uống no say. Sau đó chúng xỏ chân vào guốc bên cạnh bước tới bước lui ngả nghiêng trông thật tức cười. Bấy giờ bọn thợ săn liền hò nhau từ chỗ ẩn nấp, nhất tề xông đến vây bắt. Thấy bọn thợ săn, bầy đười ươi đáng thương liền bỏ chạy tán loạn. Nhưng chân đi guốc không quen, bị té nhào vào nhau và bị bọn thợ săn bắt gọn không sót một con.
Than ôi! Biết rõ người ta đặt bẫy hại mình, mà vẫn lao vào ăn uống đến nỗi tất cả đều bị mất mạng thì thật ngu dại hết sức! Đối với nhiều người hôm nay thì rượu chè, cờ bạc, trai gái, hút chích sì-ke ma túy… là những thứ làm mất nhân tính, biến mình trở thành những kẻ bất lương trộm cướp giết người, rồi còn có thể bị lây nhiễm HIV-AIDS. Thế mà vẫn có không ít người nhắm mắt lao mình vào những đam mê chết người đó thì không phải khờ dại lắm sao ?
Đối với các cơn cám dỗ về đam mê sắc dục và ma túy, thì đừng bao giờ nghĩ rằng mình có đủ bản lãnh để chống trả lại được, và cần phải theo lời cổ nhân dạy: “Tam thập lục kế: Đào vi thượng sách” (Ba mươi sáu phương thế thì chạy trốn là phương thế hay nhất). Đừng bao giờ thử hút chích sì ke ma túy, thử đi bia ôm, thử đánh số đề một lần… Vì nếu thử dù chỉ một lần mà thôi thì đã bắt đầu trở thành con nghiện và là người xấu thuộc về ma quỷ rồi vậy !
3. SUY NIỆM:
Sống là một cuộc chiến đấu không ngừng: Chiến đấu với thiên nhiên để tồn tại, chiến đấu với kẻ thù để khỏi bị tiêu diệt, chiến đấu với xác thịt để trở nên người tốt. Hôm nay Giáo Hội còn dạy chúng ta phải chiến đấu với một loại kẻ thù vô hình nguy hiểm là ma quỷ. Chính Đức Giê-su đã chiến đấu và chiến thắng ma quỷ để nêu gương cho chúng ta. Vậy ngày nay ma quỷ thường cám dỗ chúng ta về những vấn đề gì ? Và chúng ta phải làm gì để chiến thắng nó ?
1) CÁM DỖ XƯA VÀ NAY: Cũng như xưa, ngày nay ma quỷ thường cám dỗ chúng ta về ba phương diện như sau:
+ Một là về THÚ VUI: Ma quỷ xúi Đức Giê-su biến các viên đá cuội trở thành bánh mì mà ăn, tức là dùng quyền năng Thiên Chúa để thỏa mãn các nhu cầu vật chất thể xác, giống như dân Ít-ra-en trong hoang địa ngày xưa đã kêu trách Đức Chúa và Mô-sê khi họ bị đói khát và thèm thịt thà và các thứ rau thơm mà họ đã từng ăn khi còn ở Ai cập (x. Xh 16,3). Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta tìm thỏa mãn các đam mê xác thịt bất chính như ăn chơi sa đọa, rượu chè say xỉn, chơi cờ bạc số đề và hút chích sì-ke ma túy…
+ Hai là về DANH VỌNG: Ma quỷ xúi Đức Giê-su nhảy từ nóc Đền thờ xuống để được người đời khen ngợi và để thử thách đòi Thiên Chúa phải chứng tỏ quyền năng bằng việc ra tay làm phép lạ cứu ngài thóat chết (x. Lc 23,35). Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta thử thách quyền năng Thiên Chúa khi đòi Ngià làm phép lạ trái với định luật tự nhiên do Ngài an bài chung trong vũ trụ thiên nhiên để chiều theo sở thích cá nhân riêng tư của chúng ta !
+ Ba là QUYỀN LỢI: Ma quỷ xúi Đức Giê-su sấp mình thờ lạy nó để được nó ban cho quyền hành trên muôn nước và được hưởng các thứ lợi lộc giàu sang (x. Xh 32,6). Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta chối bỏ Thiên Chúa và tôn thờ sức mạnh của tiền tài, chọn làm những việc bất chính miễn là có nhiều tiền như: buôn bán sì ke ma túy, mở quán bia ôm, cà phê tươi mát, tin theo thầy bói, đồng bóng, cầu cơ, buôn lậu, tham nhũng, sản xuất hàng nhái…
2) PHƯƠNG THẾ ĐỂ CHIẾN THẮNG MA QUỶ CÁM DỖ:
Đức Giê-su đã chiến thắng các cơn cám dỗ của ma quỷ bằng các phương thế như sau:
+ ĂN CHAY CẦU NGUYỆN: Người đã vào hoang địa ăn chay cầu nguyện suốt 40 đêm ngày. Ma quỷ đã đánh thẳng vào điểm yếu của Đức Giê-su là tình trạng bị đói để xúi Người biến đá thành bánh ăn. Nhưng nhờ nội lực mạnh mẽ do ăn chay cầu nguyện, mà Người đã chiến thắng ma quỷ. Sau này Người cũng dạy các môn đệ phải dùng phương thế chay tịnh cầu nguyện như sau: “Giống quỷ ấy chỉ trừ khử được bằng lời cầu nguyện thôi” (Mc 9,29).
+ HỌC SỐNG LỜI CHÚA: Để đáp lại sự trích dẫn Lời Chúa của ma quỷ, Đức Giê-su cũng dùng Lời Thánh Kinh để bắt chúng phải câm miệng. Lời Chúa chính là ánh sáng chỉ đường và là nguyên tắc ứng xử của Đức Giê-su. Chẳng hạn: Đáp lại lời xúi biến đá thành bánh, Đức Giê-su nêu cao Lời Chúa trong Sách Thánh: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh” (Đnl 8,3). Đáp lại cám dỗ thờ lạy ma quỷ để được hưởng quyền hành lợi lộc của nó, Đức Giê-su nêu ra Lời Chúa trong Sách Thánh: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và thờ phượng một mình Người mà thôi” (x. Đnl 6,13). Đáp lại cám dỗ gieo mình từ nóc Đền thờ xuống, Đức Giê-su đưa ra Lời dạy của Chúa trong Sách Thánh: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi” (x. Đnl 6,16).
3) ÁP DỤNG CỤ THỂ:
a) Bị thử thách cám dỗ là thân phận của con người: Ðức Giê-su tuy là Con Thiên Chúa nhưng Tin Mừng cho thấy Người cũng đã trải qua cơn cám dỗ của ma quỷ. Người chịu cám dỗ để nêu gương chiến đấu và chiến thắng các chước cám dỗ của ma quỷ cho loài người chúng ta học tập noi theo. Qua việc bị ma quỷ cám dỗ, Đức Giê-su cho thấy Người cũng là một con người giống như chúng ta mọi đàng nên sẽ thông cảm với sự yếu đuối cũng như tội lỗi của chúng ta như tác giả thư Do thái đã viết: “Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Ðấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội” (Dt 4,15). Tuy nhiên dù bị cám dỗ như ta, nhưng Người đã chiến thắng ma quỷ cám dỗ để nêu gương sáng cho chúng ta.
b) Phân biệt giữa cám dỗ và phạm tội:
Thực ra cám dỗ không nhất thiết là điều xấu, và có thể lại còn cần thiết nữa. Thật vậy, bị ma quỷ cám dỗ chính là dịp để chứng tỏ tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa và tha nhân và chứng tỏ sự vâng phục của ta. Vì loài người chúng ta không thể chứng tỏ lòng yêu mến, vâng phục nếu không bị thử thách, nghĩa là chưa có cơ hội để có thể không vâng lời và không yêu mến như lời Thánh Kinh: “Lửa thử vàng, gian nan thử người công chính” (Cn 17,3).
Đối với người bình thường thì hay gặp cám dỗ chọn lựa giữa hai điều tốt xấu, qua đó sẽ chứng tỏ họ thuộc loại người nào. Còn đối với những người ở trình độ cao hơn, thì cám dỗ là sự lựa chọn giữa hai điều đều tốt, và họ phải chọn điều nào tốt hơn, để chứng tỏ quyết tâm lên bậc thánh thiện hơn. Thiên Chúa cũng muốn ta chứng tỏ rằng ta coi tình yêu của Ngài giá trị hơn nhà cửa, ruộng vườn, của cải, thậm chí hơn cả tình cảm anh em, cha mẹ, vợ con của ta, bằng cách cho ta có dịp chọn giữa Ngài và những giá trị ấy.
3. Chọn điều nào khi bị cám dỗ giữa hai điều tốt:
a. Ứng với cám dỗ thứ nhất của Ðức Giê-su là nhu cầu sự sống: Chẳng hạn giữa tình yêu Thiên Chúa và mạng sống của mình, các thánh tử đạo đã chọn tin yêu Thiên Chúa và sẵn sàng chấp nhận chịu chết. Trong cuộc đấu tranh cho công lý, mục sư Martin Luther King đã coi công lý, tình yêu đối với người bị áp bức hơn sự an toàn và mạng sống. Cuối cùng ông đã chết và được cả thế giới ngưỡng mộ tôn vinh. Những người nói trên đã chọn về phía đấu tranh cho công lý và tình thương những kẻ bị áp bức. Ngược lại, nếu vì muốn được an toàn, muốn bảo vệ nồi cơm hay sự thoải mái đang có mà chọn im lặng trước sai trái bất công, đồng nghĩa với sự lõa với điều xấu là chúng ta đã chịu khuất phục trước sự cám dỗ của quỷ dữ.
b. Ứng với cám dỗ thứ hai của của Ðức Giê-su là nhu cầu muốn được nổi danh: Thực ra chuộng danh thơm tiếng tốt để gia tăng uy tín và là người có sĩ diện... đều là những giá trị cao quí, như Nguyễn công Trứ đã viết: ”Ðã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông”. Nhưng vẫn có những giá trị cao hơn công danh, uy tín nói trên... Đó là những giá trị về tâm linh. Nếu để được thăng tiến bản thân mà “thượng đội hạ đạp” là ta đã coi những giá trị tự nhiên cao hơn giá trị tâm linh. Tội lỗi phát sinh từ sự lựa chọn không chính đáng ấy.
c. Ứng với cám dỗ thứ ba của Ðức Giê-su là nhu cầu quyền lực, muốn mọi sự xảy ra theo ý của mình: Trong xã hội, cũng cần phải có chính quyền như lời thánh Phao-lô. Nếu tranh giành quyền lực bằng phương thế chính đáng để có thể phục vụ lợi ích xã hội thì là điều đáng khuyến khích. Nhưng nếu tranh giành quyền hành vì vụ lợi ích kỷ thì lại không tốt, như ông kinh sư đã phát biểu hợp ý Đức Giê-su: “Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ “ (Mc 12,33). cám dỗ chính là dịp để chứng tỏ lòng “mến Chúa yêu người” của các tín hữu chúng ta.
4. Phương cách chống trả cơn cám dỗ: Ngày nay khi bị cám dỗ, chúng ta cần chống trả bằng những phương cách như sau:
+ “Đào vi thượng sách”: Tránh tò mò truy cập các trang phim ảnh xấu trên mạng internet
+ Tránh ở không: Chăm chỉ làm việc bổn phận và tránh ở không, vì "Sự lười biếng là cha của mọi thói hư tật xấu".
+ Năng đọc kinh Lạy Cha để cầu xin Chúa: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”.
+ Xin ơn Chúa Trợ giúp khi bị cám dỗ: Làm dấu thánh giá và kêu cầu ơn Chúa như thánh Phê-rô xưa: “Thưa Ngài, xin cứu con với!” (x. Mt 14,30-32); Dứt khoát xua đuổi ma quỷ noi gương Đức Giê-su: “Xa-tan kia, xéo đi ! Vì đã có lời chép rằng: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi !” (Mt 4,10).
+ Chọn một việc hợp sở thích như đọc sách, xem phim truyền hình, đi bơi lội hay chơi một môn thể thao lành mạnh, thăm bạn bè, tham gia hội đoàn Công Giáo Tiến hành để cùng “hiệp sông Tin Mừng” hằng tuần và chu toàn công tác tông đồ truyền giáo được cấp trên trao phó.
4.THẢO LUẬN: Bạn nên chọn ơPhương thế nào hiệu quả và dễ áp dụng nhất trong các phương thế trên để chiến thắng ma quỷ cám dỗ trong Mùa chay này?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Hôm nay con rất cảm phục thái độ cương quyết không khoan nhượng của Chúa khi đương đầu với ma quỷ cám dỗ. Chính nhờ ăn chay cầu nguyện suốt bốn mươi đêm ngày, mà Chúa đã được gia tăng nội lực tinh thần. Chính nhờ luôn vâng theo sự hướng dẫn của Thần Khí, mà Chúa đã luôn chọn làm theo thánh ý Chúa Cha và cương quyết xua đuổi ma quỷ cám dỗ: “Xa-tan kia, xéo đi!”.
- LẠY CHÚA. xin giúp con biết nghe theo lời khuyên của thánh Phê-rô: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự” (1 Pr 5,6-9). Nhờ đó, con sẽ trở nên con ngoan hiếu thảo, luôn làm đẹp lòng Chúa Cha, noi gương Chúa khi xưa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH
Suy tư Tin Mừng Chúa nhật Thứ Hai Mùa Chay năm A 16.3.2014
Mai Tá
21:55 06/03/2014
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Chay năm A 16.3.2014
“Ta là mảnh trăng đến hồi le lói,”
“nằm trên cao thương hại kẻ trần gian.”
(Dẫn từ thơ Tế Hanh)
Mt 17: 1-9
Nhà thơ ấy, khi xưa vẫn thương hại người người chốn gian trần. Nhà Đạo đây, lâu rày vẫn đầy lòng xót thương cả vũ trụ lẫn dân-gian, một đời người.
Trình-thuật, thánh Mát-thêu nay ghi tâm-tình thương-mến gửi đến người đọc ở mọi nơi, mọi thời. Tình thương thánh-sử bày-tỏ, còn hiện rõ nơi thánh Phêrô tông-đồ bộc phát khi Chúa biến-hình thành Tình thương-yêu muôn người. Ngài biến-hình, là: có được hình-dạng rất đúng-đắn, phải lẽ.
Trình-thuật “Biến-hình” sẽ rất nguy-hiểm nếu mọi người lại cứ thích diễn-tả theo kiểu vật-chất, rất thân-xác. Bởi làm thế, lại sẽ về với câu hỏi: xác người sống lại có biến-hình không? Có đổi dạng như hồi mới sinh ra không? Và, Sống lại là hồi-sinh như thời mới đẻ, hệt như tiên-tri Êlya xưa chỉ biến-đổi hình-hài thân xác chứ không chết! Và biến-hình Phục sinh, có là hình-thù tuy đã biến-đổi nhưng vẫn giống như khi trước, chứ?
Mọi câu trả lời đều không chắc. Chỉ chắc mỗi điều, là: biến-hình đích-thực không mang tính vật-chất/xác thể, mà chỉ là trạng-thái tâm-linh chứ không là sự việc tư riêng cá thể theo kiểu Narcisse chỉ biết soi gương xem mặt mình có gì biến đổi? Biến-hình, là trạng-thái tâm-linh đặt nặng lên tình thương-yêu; để rồi xem tình thương-yêu làm được gì cho ta, mà thôi. Tình thương-yêu biến-đổi hình-hài con người. Tinh thương-yêu, làm cho con người trở thành người khác hẳn. Nhất là khi con người có chút tình đối với ai khác, chứ không chỉ với chính mình. Nói rõ hơn, đó là tình thương-yêu đối với Chúa, đến từ Chúa.
Người Công-giáo vẫn thường nghĩ: với con người, giới lệnh trước tiên và duy nhất, là tình thương-yêu. Điều này cũng không hoàn toàn đúng, một cách tuyệt-đối. Bởi khi xưa, giới-lệnh đầu-tiên đặt cho người Do thái, là: “shema”, tức: “lắng nghe”. Đây, là cụm-từ đầu trong lời cầu mà người Do thái cứ lặp đi lặp lại, mỗi ngày. Với người Do thái, “lắng nghe” là chú tâm tin-tưởng vào những gì mình không thể đạt, nếu không để lòng mình ra mà nghe.
Điều đạt được, khi người người để lòng mình ra mà nghe ngóng? Đó, là lời đoan-quyết, bảo rằng: Đức Chúa, Thiên Chúa của ta là Một. Người Do-thái, khi nói về Gia-vê Thiên Chúa, họ không dám nói thẳng Danh Ngài mà chỉ quanh co nói rằng: khi lắng nghe, ta khám phá ra rằng Thiên-Chúa Đấng-Là-Một, ta không thể phát âm thành tiếng, được.
Và, điều ta khám-phá ra, là: Đức-Chúa-mà-ta-không-phát-thành-tiếng, lại nên MỘT. Một đây, không có nghĩa: chỉ một Chúa Hiện-Hữu, nhưng: Thiên-Chúa-Đấng-Là-Một mang tính Duy-Nhất trong Thiên-Chúa-là-Đấng-Duy-Nhất, tức: bí-mật của mọi thực-tại. Nếu biết để tâm lắng nghe, thì: may ra ta nghe được như thế. Nên, hãy “Lắng Nghe” và sống thực như đó chính là trọng-tâm cuộc sống của ta. Làm thế, người người mới có thể bắt đầu “biến-hình” thành người.
Làm thế, bí-nhiệm về Đấng-Là-Một sẽ thuộc về ta. Đức Chúa là Chúa của ta, Đấng-Là-Một có tương-quan sống-động ở nơi ta và với ta, rất thực-sự và mật-thiết. Và, Ngài đòi có tương quan-hai chiếu với ta và mời ta đi vào sự mật-thiết với Ngài, tràn đầy như quà tặng có đáp trả.
Đó là lý-do khiến ta phải trân trọng và yêu-thương tính Duy-nhất của Đấng-Là-Một vẫn thương-ta. Giới lệnh đầu và lớn nhất, không là làm bất cứ thứ gì không thể kể ra, hoặc tránh-né những thứ không định-nghĩa được. Mà là, biết thương-yêu. Là, lòng xót thương đích-thực. Là, cảm-giác hướng về người khác, lôi kéo ta hoà mình với Đấng-Là-Một mà ta yêu-thương và Ngài cũng từng thương-yêu ta rất mực. Người Do-thái không làm thế, tự khắc không là người Do-thái của Thiên-Chúa. Bởi, như thế là họ không biết lắng nghe tiếng kinh lời cầu của chính họ khi nguyện cầu.
Nếu biết thương yêu Đấng-là-Một từng thương ta, thì tình thương-yêu sẽ làm điều gì đó cho ta. Sẽ biến-hình đổi-dạng ta. Ta sẽ chú tâm đặt nặng con người của ta vào Đấng-là-Một. Tình thương-yêu của ta, bằng tất cả tâm-can/thần-trí với tâm-hồn, sẽ giúp ta khám phá ra nơi chính con người mình, sự hiệp-nhất rất trọn vẹn mà ta chưa từng biết, cũng như chưa từng có. Ta sẽ như Đấng-là-Một mà mình yêu mến. Ta, là ảnh-hình của Thiên-Chúa của ta. Ta tìm ra được chính mình ở khoảnh-khắc khi mình ngưng tìm kiếm con người mình mà lắng nghe tiếng Chúa. Điều này, và chỉ mỗi điều này thôi, mới là một biến-hình thực thụ.
Khi Chúa bảo: giới lệnh thứ hai ở luật Torah, giống như giới-lệnh đầu, là Ngài muốn nói về sự cân bằng/đồng đều, cả chất-lượng lẫn tầm quan-trọng như giới-lệnh đầu. Lệnh thứ hai, không là thứ-yếu thua kém lệnh thứ nhất. Và, thương-yêu đây, không là yêu-thương toàn thể thế-giới hoặc thương-yêu những gì trừu-tượng, hoặc thứ gì đó xa vời như người lạ ở nơi xa, mà là yêu và thương người cận thân và cận lân. Yêu-thương, theo nghĩa như ta vừa thấy, là: biết lắng nghe người cận thân và cận lân từng nói cho ta nghe. Là, khám phá ra nơi người ấy Thiên-Chúa-Đấng-là-Một từng yêu ta và yêu cả người cận lân của ta như Ngài từng yêu ta rất mực.
Hướng trọn con người mình vào người cận thân và cận lân mang tính Chúa, bằng tất cả tâm-hồn, tâm-thần và tâm can, thế mới đúng. Cũng nên nhớ, đó là người cận lân ngay cạnh ta, hay ngoài đường phố, tức: những người có diện-mạo không đẹp đẽ, dễ thương như ta tưởng. Có thể, họ là những người chưa “biến-hình” đủ, nhưng đã đầy tính Duy-nhất của Thiên-Chúa. Bởi Thiên-Chúa với họ đi đôi với nhau, làm một cùng nhau.
Đây, lại là ý-nghĩa của Giao-ước mới giữa Chúa và ta. Giao ước, rằng: Thiên-Chúa trở thành Thiên-Chúa của tất cả mọi người trong ta, cạnh ta và nơi ta đã trở-nên-một, được Chúa thương và sở-hữu làm Một với Ngài. Đây không là ngoại-lệ, mà là chuyện xót-thương người cận thân và cận lân đang thiếu thốn rất nhiều thứ.
Đấy, chính là yêu-cầu cần có sự công-chính cũng một loại như Thiên Chúa từng yêu cầu. Tức, cũng một tính Duy-Nhất là loại-hình của Tình thương. Là, giới lệnh bằng vàng. Là, cuộc biến-hình đích-thực, ta phải hiểu.
Duy trì giới lệnh đó, ta cũng biến-hình đổi dạng để “nên-một” cùng Chúa, với Chúa. Đó chính là cuộc biến-hình đích-thực. Biến đổi hình, để Chúa “nên-một” với ta và trong ta. Tất cả đều ra thế.
Về tình thương, người người thường nói đến thứ tình của tính-dục. Đó không là những gì được kinh-thánh nói. Thương-yêu, là sự tử tế/dễ-chịu ta dành để cho nhau và cùng lúc, biết rằng còn nhiều thứ hơn chỉ mỗi đối xử lịch-sự với nhau, mà thôi. Thương-yêu, ngay từ đầu, vẫn là giới-lệnh duy nhất đối với mỗi người và ta không cần làm theo kiểu của người khác từng làm. Thương-yêu, có thể cũng có qui-định hoặc luật lệ để thực-hiện; nhưng khi đã yêu và thương rồi, ta quên mất những luật-lệ đó. Bởi, đó là do ta đang biến-hình đổi-dạng hết mọi sự.
Biết yêu thương nhiều Mùa Chay tịnh, ta sẽ sẵn-sàng hơn với Phục sinh hơn. Bởi, Phục sinh dạy rằng: Thiên-Chúa-là-Cha yêu thương ta nơi Đức Giêsu, là Con Ngài. Tình thương-yêu của Ngài nhắc ta nhớ rằng: ta là người phải như thế, không chỉ vì Thiên-Chúa-là-Cha đã thương ta ngay từ đầu, nhưng vì Ngài yêu thương Đức Giêsu ngay từ đầu, đã bao gồm cả ta trong Đức Giêsu nữa. Và, Ngài đã biến-hình cho ta được ở trong Đức Giêsu, Con Ngài.
Chính vì thế, Thiên-Chúa-là-Cha sẽ bảo vệ ta và tháp-nhập ta vào cuộc sống của Đức Giêsu-Con-Ngài như Cha đã biến tất cả nên một, trong Ngài nữa.
Cảm-nghiệm tình thương-yêu đến như thế, ta sẽ ngâm lên lời thơ còn để dở, rằng:
“Ta là mảnh trăng đến hồi le lói,
“nằm trên cao, thương hại kẻ trần gian.
Nhân-nghĩa thờ ơ, thú vui mê mải,
Thấy ta tươi, không thấy thuở ta tàn.”
(Tế Hanh – Trăng tàn))
Trăng le lói, chỉ “le lói” thứ tình thương-nên-một khiến ta biến-hình cùng Chúa. Tình thương ấy, biến hình-hài của ta thành niềm Vui an-hoà đến độ người người sẽ “thấy ta tươi, không thấy thuở ta tàn” bao giờ, như ở đời.
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
“Ta là mảnh trăng đến hồi le lói,”
“nằm trên cao thương hại kẻ trần gian.”
(Dẫn từ thơ Tế Hanh)
Mt 17: 1-9
Nhà thơ ấy, khi xưa vẫn thương hại người người chốn gian trần. Nhà Đạo đây, lâu rày vẫn đầy lòng xót thương cả vũ trụ lẫn dân-gian, một đời người.
Trình-thuật, thánh Mát-thêu nay ghi tâm-tình thương-mến gửi đến người đọc ở mọi nơi, mọi thời. Tình thương thánh-sử bày-tỏ, còn hiện rõ nơi thánh Phêrô tông-đồ bộc phát khi Chúa biến-hình thành Tình thương-yêu muôn người. Ngài biến-hình, là: có được hình-dạng rất đúng-đắn, phải lẽ.
Trình-thuật “Biến-hình” sẽ rất nguy-hiểm nếu mọi người lại cứ thích diễn-tả theo kiểu vật-chất, rất thân-xác. Bởi làm thế, lại sẽ về với câu hỏi: xác người sống lại có biến-hình không? Có đổi dạng như hồi mới sinh ra không? Và, Sống lại là hồi-sinh như thời mới đẻ, hệt như tiên-tri Êlya xưa chỉ biến-đổi hình-hài thân xác chứ không chết! Và biến-hình Phục sinh, có là hình-thù tuy đã biến-đổi nhưng vẫn giống như khi trước, chứ?
Mọi câu trả lời đều không chắc. Chỉ chắc mỗi điều, là: biến-hình đích-thực không mang tính vật-chất/xác thể, mà chỉ là trạng-thái tâm-linh chứ không là sự việc tư riêng cá thể theo kiểu Narcisse chỉ biết soi gương xem mặt mình có gì biến đổi? Biến-hình, là trạng-thái tâm-linh đặt nặng lên tình thương-yêu; để rồi xem tình thương-yêu làm được gì cho ta, mà thôi. Tình thương-yêu biến-đổi hình-hài con người. Tinh thương-yêu, làm cho con người trở thành người khác hẳn. Nhất là khi con người có chút tình đối với ai khác, chứ không chỉ với chính mình. Nói rõ hơn, đó là tình thương-yêu đối với Chúa, đến từ Chúa.
Người Công-giáo vẫn thường nghĩ: với con người, giới lệnh trước tiên và duy nhất, là tình thương-yêu. Điều này cũng không hoàn toàn đúng, một cách tuyệt-đối. Bởi khi xưa, giới-lệnh đầu-tiên đặt cho người Do thái, là: “shema”, tức: “lắng nghe”. Đây, là cụm-từ đầu trong lời cầu mà người Do thái cứ lặp đi lặp lại, mỗi ngày. Với người Do thái, “lắng nghe” là chú tâm tin-tưởng vào những gì mình không thể đạt, nếu không để lòng mình ra mà nghe.
Điều đạt được, khi người người để lòng mình ra mà nghe ngóng? Đó, là lời đoan-quyết, bảo rằng: Đức Chúa, Thiên Chúa của ta là Một. Người Do-thái, khi nói về Gia-vê Thiên Chúa, họ không dám nói thẳng Danh Ngài mà chỉ quanh co nói rằng: khi lắng nghe, ta khám phá ra rằng Thiên-Chúa Đấng-Là-Một, ta không thể phát âm thành tiếng, được.
Và, điều ta khám-phá ra, là: Đức-Chúa-mà-ta-không-phát-thành-tiếng, lại nên MỘT. Một đây, không có nghĩa: chỉ một Chúa Hiện-Hữu, nhưng: Thiên-Chúa-Đấng-Là-Một mang tính Duy-Nhất trong Thiên-Chúa-là-Đấng-Duy-Nhất, tức: bí-mật của mọi thực-tại. Nếu biết để tâm lắng nghe, thì: may ra ta nghe được như thế. Nên, hãy “Lắng Nghe” và sống thực như đó chính là trọng-tâm cuộc sống của ta. Làm thế, người người mới có thể bắt đầu “biến-hình” thành người.
Làm thế, bí-nhiệm về Đấng-Là-Một sẽ thuộc về ta. Đức Chúa là Chúa của ta, Đấng-Là-Một có tương-quan sống-động ở nơi ta và với ta, rất thực-sự và mật-thiết. Và, Ngài đòi có tương quan-hai chiếu với ta và mời ta đi vào sự mật-thiết với Ngài, tràn đầy như quà tặng có đáp trả.
Đó là lý-do khiến ta phải trân trọng và yêu-thương tính Duy-nhất của Đấng-Là-Một vẫn thương-ta. Giới lệnh đầu và lớn nhất, không là làm bất cứ thứ gì không thể kể ra, hoặc tránh-né những thứ không định-nghĩa được. Mà là, biết thương-yêu. Là, lòng xót thương đích-thực. Là, cảm-giác hướng về người khác, lôi kéo ta hoà mình với Đấng-Là-Một mà ta yêu-thương và Ngài cũng từng thương-yêu ta rất mực. Người Do-thái không làm thế, tự khắc không là người Do-thái của Thiên-Chúa. Bởi, như thế là họ không biết lắng nghe tiếng kinh lời cầu của chính họ khi nguyện cầu.
Nếu biết thương yêu Đấng-là-Một từng thương ta, thì tình thương-yêu sẽ làm điều gì đó cho ta. Sẽ biến-hình đổi-dạng ta. Ta sẽ chú tâm đặt nặng con người của ta vào Đấng-là-Một. Tình thương-yêu của ta, bằng tất cả tâm-can/thần-trí với tâm-hồn, sẽ giúp ta khám phá ra nơi chính con người mình, sự hiệp-nhất rất trọn vẹn mà ta chưa từng biết, cũng như chưa từng có. Ta sẽ như Đấng-là-Một mà mình yêu mến. Ta, là ảnh-hình của Thiên-Chúa của ta. Ta tìm ra được chính mình ở khoảnh-khắc khi mình ngưng tìm kiếm con người mình mà lắng nghe tiếng Chúa. Điều này, và chỉ mỗi điều này thôi, mới là một biến-hình thực thụ.
Khi Chúa bảo: giới lệnh thứ hai ở luật Torah, giống như giới-lệnh đầu, là Ngài muốn nói về sự cân bằng/đồng đều, cả chất-lượng lẫn tầm quan-trọng như giới-lệnh đầu. Lệnh thứ hai, không là thứ-yếu thua kém lệnh thứ nhất. Và, thương-yêu đây, không là yêu-thương toàn thể thế-giới hoặc thương-yêu những gì trừu-tượng, hoặc thứ gì đó xa vời như người lạ ở nơi xa, mà là yêu và thương người cận thân và cận lân. Yêu-thương, theo nghĩa như ta vừa thấy, là: biết lắng nghe người cận thân và cận lân từng nói cho ta nghe. Là, khám phá ra nơi người ấy Thiên-Chúa-Đấng-là-Một từng yêu ta và yêu cả người cận lân của ta như Ngài từng yêu ta rất mực.
Hướng trọn con người mình vào người cận thân và cận lân mang tính Chúa, bằng tất cả tâm-hồn, tâm-thần và tâm can, thế mới đúng. Cũng nên nhớ, đó là người cận lân ngay cạnh ta, hay ngoài đường phố, tức: những người có diện-mạo không đẹp đẽ, dễ thương như ta tưởng. Có thể, họ là những người chưa “biến-hình” đủ, nhưng đã đầy tính Duy-nhất của Thiên-Chúa. Bởi Thiên-Chúa với họ đi đôi với nhau, làm một cùng nhau.
Đây, lại là ý-nghĩa của Giao-ước mới giữa Chúa và ta. Giao ước, rằng: Thiên-Chúa trở thành Thiên-Chúa của tất cả mọi người trong ta, cạnh ta và nơi ta đã trở-nên-một, được Chúa thương và sở-hữu làm Một với Ngài. Đây không là ngoại-lệ, mà là chuyện xót-thương người cận thân và cận lân đang thiếu thốn rất nhiều thứ.
Đấy, chính là yêu-cầu cần có sự công-chính cũng một loại như Thiên Chúa từng yêu cầu. Tức, cũng một tính Duy-Nhất là loại-hình của Tình thương. Là, giới lệnh bằng vàng. Là, cuộc biến-hình đích-thực, ta phải hiểu.
Duy trì giới lệnh đó, ta cũng biến-hình đổi dạng để “nên-một” cùng Chúa, với Chúa. Đó chính là cuộc biến-hình đích-thực. Biến đổi hình, để Chúa “nên-một” với ta và trong ta. Tất cả đều ra thế.
Về tình thương, người người thường nói đến thứ tình của tính-dục. Đó không là những gì được kinh-thánh nói. Thương-yêu, là sự tử tế/dễ-chịu ta dành để cho nhau và cùng lúc, biết rằng còn nhiều thứ hơn chỉ mỗi đối xử lịch-sự với nhau, mà thôi. Thương-yêu, ngay từ đầu, vẫn là giới-lệnh duy nhất đối với mỗi người và ta không cần làm theo kiểu của người khác từng làm. Thương-yêu, có thể cũng có qui-định hoặc luật lệ để thực-hiện; nhưng khi đã yêu và thương rồi, ta quên mất những luật-lệ đó. Bởi, đó là do ta đang biến-hình đổi-dạng hết mọi sự.
Biết yêu thương nhiều Mùa Chay tịnh, ta sẽ sẵn-sàng hơn với Phục sinh hơn. Bởi, Phục sinh dạy rằng: Thiên-Chúa-là-Cha yêu thương ta nơi Đức Giêsu, là Con Ngài. Tình thương-yêu của Ngài nhắc ta nhớ rằng: ta là người phải như thế, không chỉ vì Thiên-Chúa-là-Cha đã thương ta ngay từ đầu, nhưng vì Ngài yêu thương Đức Giêsu ngay từ đầu, đã bao gồm cả ta trong Đức Giêsu nữa. Và, Ngài đã biến-hình cho ta được ở trong Đức Giêsu, Con Ngài.
Chính vì thế, Thiên-Chúa-là-Cha sẽ bảo vệ ta và tháp-nhập ta vào cuộc sống của Đức Giêsu-Con-Ngài như Cha đã biến tất cả nên một, trong Ngài nữa.
Cảm-nghiệm tình thương-yêu đến như thế, ta sẽ ngâm lên lời thơ còn để dở, rằng:
“Ta là mảnh trăng đến hồi le lói,
“nằm trên cao, thương hại kẻ trần gian.
Nhân-nghĩa thờ ơ, thú vui mê mải,
Thấy ta tươi, không thấy thuở ta tàn.”
(Tế Hanh – Trăng tàn))
Trăng le lói, chỉ “le lói” thứ tình thương-nên-một khiến ta biến-hình cùng Chúa. Tình thương ấy, biến hình-hài của ta thành niềm Vui an-hoà đến độ người người sẽ “thấy ta tươi, không thấy thuở ta tàn” bao giờ, như ở đời.
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Quỷ kế tinh ranh
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
23:23 06/03/2014
QUỶ KẾ TINH RANH
(Chúa Nhật I Mùa Chay A)
“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”. Một lời cầu mà Chúa Giêsu truyền dạy chúng ta trong kinh Lạy Cha khiến chúng ta không thể xao lãng và xem thường chước cám dỗ, nhất là khi chước cám dỗ ấy lại do chính thần dữ chủ mưu gây ra. Bước vào Chúa Nhật thứ nhất của mùa Chay thánh, qua ba bài đọc lời Chúa, Giáo Hội cho chúng ta trực diện với chước cám dỗ để nhận rõ sự thâm độc của thần dữ để rồi liên lĩ chiến đấu đến cùng.
Bài đọc thứ nhất trích sách Sáng Thế tường thuật câu chuyện tiên tổ loài người thất bại trước chước cám dỗ của Satan. Thế nhưng bài tin mừng cho thấy Satan đã phải chuốc lấy thất bại trước Chúa Giêsu. Thánh Phaolô qua bài đọc thứ hai đã làm một so sánh mang tính đối nghịch giữa sự thất bại của tổ tiên loài người với sự chiến thắng của Chúa Kitô chỉ muốn nhấn mạnh đến tính phổ quát của công trình cứu độ của Đấng làm người.
Xin được mạo muội vạch trần một nét tinh ranh của Satan trong chước cám dỗ của nó và mong sao chúng ta thêm phần cảnh giác. Đã là quỷ thì kế mưu cám dỗ của nó hẳn là tinh ranh và xảo quyệt khó lường. Sự thường nếu lấy điều xấu mà cám dỗ thì rất dễ bị nhận diện. Chính vì thế ma quỷ thường lấy điều tốt để cám dỗ loài người chúng ta. Với tổ tiên loài người thì nó dụ dỗ họ tìm biết sự thiện sự ác. Phân biệt điều lành điều dữ, là điều đáng làm và là việc phải làm cho đúng với phận người. Nỗ lực tìm biết điều lành, điều dữ quả thật là việc làm đáng khen, vì đó là việc rất tốt, việc chính đáng và phải đạo, đạo làm người vốn là hình ảnh của Thiên Chúa. Với Chúa Giêsu thì ma quỷ cám dỗ Người tìm sự thành công trong công cuộc cứu độ nhân trần. Thực thi công trình cứu độ đạt kết quả là một điều tốt, đáng ước mong, vì đó là mục đích của việc nhập thể làm người của Ngôi Hai Thiên Chúa.
Có thể nói rằng quỷ kế của Satan là đề ra một việc tốt, một việc phải làm và đáng làm nhưng rồi lại khôn khéo dẫn dụ chúng ta thực hiện việc ấy bằng những phương thế sai lạc, nghĩa là trái với đuờng lối của Thiên Chúa. Luân lý Công Giáo khẳng định rõ nguyên tắc “mục đích không thể biện minh cho phương tiện”. Để đạt một đích tốt phải phải sử dụng những phương tiện tốt hoặc mang tính trung dung nghĩa là tự chúng không xấu. Chủ trương của ngài Đặng Tiểu Bình: “Mèo đen hay mèo trắng cũng được, miễn là bắt được chuột” không phù hợp với luân lý Công Giáo.
Satan đâu có cám dỗ tổ tiên loài người làm điều xấu, nó chỉ xúi giục tiên tổ nỗ lực tìm biết sự lành sự dữ. Cái tinh quái của nó là ở chỗ xúi giục tiên tổ lấy bản thân mình, lấy lợi ích của mình làm tiêu chí để phân biệt tốt xấu, lành dữ. Chi tiết này được trình bày qua dữ kiện là sau khi ông bà nguyên tổ phạm tội thì thấy mình trần truồng. Người ta thấy mình trần truồng là khi hướng cái nhìn vào bản thân mình.
Phải xác định rằng chỉ có nhà sản xuất mới có khả năng và thẩm quyền khẳng định sản phẩm mình làm ra là tốt hay xấu vì chính họ đặt ra tiêu chuẩn kỷ thuật sản xuất. Chúng ta nhận ra hiện thực này qua những lần thu hồi xe hơi lỗi kỷ thuật của nhiều nhà sản xuất như Honda, Toyota… Như thế, chỉ có mình Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên vũ trụ vạn vật mới có thẩm quyền xác định các sự vật hiện tượng, các hành vi nào là tốt hay xấu, lành hay dữ. Như thế con người chúng ta chỉ có thể tìm biết điều lành điều dữ cách chuẩn xác dựa vào thánh ý Thiên Chúa, dựa vào chương trình và ý định của Người.
Cái sai lầm của tổ tiên loài người là lấy bản thân minh, lấy lợi ích riêng của mình làm tiêu chí để thẩm định điều tốt xấu, lành dữ. Khi nghiêng chiều theo chước cám dỗ này thì sự lành dữ, tốt xấu không còn mang tính khách quan. Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa và được mùa lúa thì úa mùa xoài…là những điều như hiển nhiên. Như thế một dữ kiện có thể tốt với người này và xấu với người kia. Nếu nhân loại cứ theo sự chủ quan để chọn lựa và hành xử thì sẽ sinh ra hỗn độn.
Satan khi cám dỗ Chúa Giêsu cũng thực hiện chiêu trò này. Nó không cám dỗ Người từ bỏ công cuộc cứu độ nhân loại nhưng nó lại cám dỗ Người thực thi công trình cứu độ theo ý riêng của Người chứ không theo thánh ý Cha trên trời. Cám dỗ thứ nhất: Sử dụng của cải vật chất, cơm áo gạo tiền thì dễ thành công lắm chứ, vì có thực mới vực được đạo, có tiền thì mua tiên cũng được mà. Cám dỗ thứ hai: Sử dụng quyền năng phi thường thì dễ lôi cuốn lòng người và nói gì người ta cũng dễ nghe theo. Cám dỗ thứ ba: Thoả hiệp với mãnh lực sự xấu. Chỉ là tận dụng nó hay là lợi dụng nó mà thôi, có gì đâu phải ầm ỉ. Chúng quả thật là tinh vi và xảo quyệt.
Để chiến thắng chước mưu ma quỷ thì Chúa Giêsu đã phải chiến đấu liên lĩ trong sự tỉnh thức và nỗ lực hết mình. Để có được động thái hoàn toàn vâng phục thánh ý Cha trên trời qua lời thân thưa: “…Xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha”, thì Chúa Giêsu đã phải tuôn mồ hôi pha lẫn cả máu đào.
Xây cất nhà thờ là một điều tốt, thành lập một giáo xứ mới cũng có thể là điều tốt, thuyên chuyển nhân sự dễ dàng cũng có thể là điều tốt… tuy nhiên để đạt được những điều tốt ấy thì không thể thoả hiệp với sự dữ, không thể sử dụng những phương thế làm cớ cho những tâm hồn bé mọn vấp phạm… Quỷ kế của Satan luôn tinh quái và chước mưu cám dỗ của nó vẫn còn đó dưới nhiều hình thái tinh vi. Và chúng ta cần phải liên lĩ khẩn cầu: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”. Thiên Chúa không hề cám dỗ bất cứ một ai, và Người cũng chẳng thể để mặc chúng ta sa chước cám dỗ. Cầu nguyện là gặp gỡ Chúa để nhận biết thánh ý Người. Chắc chắn qua lời cầu xin trên, Thiên Chúa muốn dạy chúng ta hãy cẩn trọng với chước mưu ma quỷ cám dỗ và hãy biết lánh xa dịp tội. Biết mình yếu thi đừng ra đầu gió. Chuyện đơn giản mà thực ra không mấy dễ dàng.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật I Mùa Chay A)
“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”. Một lời cầu mà Chúa Giêsu truyền dạy chúng ta trong kinh Lạy Cha khiến chúng ta không thể xao lãng và xem thường chước cám dỗ, nhất là khi chước cám dỗ ấy lại do chính thần dữ chủ mưu gây ra. Bước vào Chúa Nhật thứ nhất của mùa Chay thánh, qua ba bài đọc lời Chúa, Giáo Hội cho chúng ta trực diện với chước cám dỗ để nhận rõ sự thâm độc của thần dữ để rồi liên lĩ chiến đấu đến cùng.
Bài đọc thứ nhất trích sách Sáng Thế tường thuật câu chuyện tiên tổ loài người thất bại trước chước cám dỗ của Satan. Thế nhưng bài tin mừng cho thấy Satan đã phải chuốc lấy thất bại trước Chúa Giêsu. Thánh Phaolô qua bài đọc thứ hai đã làm một so sánh mang tính đối nghịch giữa sự thất bại của tổ tiên loài người với sự chiến thắng của Chúa Kitô chỉ muốn nhấn mạnh đến tính phổ quát của công trình cứu độ của Đấng làm người.
Xin được mạo muội vạch trần một nét tinh ranh của Satan trong chước cám dỗ của nó và mong sao chúng ta thêm phần cảnh giác. Đã là quỷ thì kế mưu cám dỗ của nó hẳn là tinh ranh và xảo quyệt khó lường. Sự thường nếu lấy điều xấu mà cám dỗ thì rất dễ bị nhận diện. Chính vì thế ma quỷ thường lấy điều tốt để cám dỗ loài người chúng ta. Với tổ tiên loài người thì nó dụ dỗ họ tìm biết sự thiện sự ác. Phân biệt điều lành điều dữ, là điều đáng làm và là việc phải làm cho đúng với phận người. Nỗ lực tìm biết điều lành, điều dữ quả thật là việc làm đáng khen, vì đó là việc rất tốt, việc chính đáng và phải đạo, đạo làm người vốn là hình ảnh của Thiên Chúa. Với Chúa Giêsu thì ma quỷ cám dỗ Người tìm sự thành công trong công cuộc cứu độ nhân trần. Thực thi công trình cứu độ đạt kết quả là một điều tốt, đáng ước mong, vì đó là mục đích của việc nhập thể làm người của Ngôi Hai Thiên Chúa.
Có thể nói rằng quỷ kế của Satan là đề ra một việc tốt, một việc phải làm và đáng làm nhưng rồi lại khôn khéo dẫn dụ chúng ta thực hiện việc ấy bằng những phương thế sai lạc, nghĩa là trái với đuờng lối của Thiên Chúa. Luân lý Công Giáo khẳng định rõ nguyên tắc “mục đích không thể biện minh cho phương tiện”. Để đạt một đích tốt phải phải sử dụng những phương tiện tốt hoặc mang tính trung dung nghĩa là tự chúng không xấu. Chủ trương của ngài Đặng Tiểu Bình: “Mèo đen hay mèo trắng cũng được, miễn là bắt được chuột” không phù hợp với luân lý Công Giáo.
Satan đâu có cám dỗ tổ tiên loài người làm điều xấu, nó chỉ xúi giục tiên tổ nỗ lực tìm biết sự lành sự dữ. Cái tinh quái của nó là ở chỗ xúi giục tiên tổ lấy bản thân mình, lấy lợi ích của mình làm tiêu chí để phân biệt tốt xấu, lành dữ. Chi tiết này được trình bày qua dữ kiện là sau khi ông bà nguyên tổ phạm tội thì thấy mình trần truồng. Người ta thấy mình trần truồng là khi hướng cái nhìn vào bản thân mình.
Phải xác định rằng chỉ có nhà sản xuất mới có khả năng và thẩm quyền khẳng định sản phẩm mình làm ra là tốt hay xấu vì chính họ đặt ra tiêu chuẩn kỷ thuật sản xuất. Chúng ta nhận ra hiện thực này qua những lần thu hồi xe hơi lỗi kỷ thuật của nhiều nhà sản xuất như Honda, Toyota… Như thế, chỉ có mình Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên vũ trụ vạn vật mới có thẩm quyền xác định các sự vật hiện tượng, các hành vi nào là tốt hay xấu, lành hay dữ. Như thế con người chúng ta chỉ có thể tìm biết điều lành điều dữ cách chuẩn xác dựa vào thánh ý Thiên Chúa, dựa vào chương trình và ý định của Người.
Cái sai lầm của tổ tiên loài người là lấy bản thân minh, lấy lợi ích riêng của mình làm tiêu chí để thẩm định điều tốt xấu, lành dữ. Khi nghiêng chiều theo chước cám dỗ này thì sự lành dữ, tốt xấu không còn mang tính khách quan. Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa và được mùa lúa thì úa mùa xoài…là những điều như hiển nhiên. Như thế một dữ kiện có thể tốt với người này và xấu với người kia. Nếu nhân loại cứ theo sự chủ quan để chọn lựa và hành xử thì sẽ sinh ra hỗn độn.
Satan khi cám dỗ Chúa Giêsu cũng thực hiện chiêu trò này. Nó không cám dỗ Người từ bỏ công cuộc cứu độ nhân loại nhưng nó lại cám dỗ Người thực thi công trình cứu độ theo ý riêng của Người chứ không theo thánh ý Cha trên trời. Cám dỗ thứ nhất: Sử dụng của cải vật chất, cơm áo gạo tiền thì dễ thành công lắm chứ, vì có thực mới vực được đạo, có tiền thì mua tiên cũng được mà. Cám dỗ thứ hai: Sử dụng quyền năng phi thường thì dễ lôi cuốn lòng người và nói gì người ta cũng dễ nghe theo. Cám dỗ thứ ba: Thoả hiệp với mãnh lực sự xấu. Chỉ là tận dụng nó hay là lợi dụng nó mà thôi, có gì đâu phải ầm ỉ. Chúng quả thật là tinh vi và xảo quyệt.
Để chiến thắng chước mưu ma quỷ thì Chúa Giêsu đã phải chiến đấu liên lĩ trong sự tỉnh thức và nỗ lực hết mình. Để có được động thái hoàn toàn vâng phục thánh ý Cha trên trời qua lời thân thưa: “…Xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha”, thì Chúa Giêsu đã phải tuôn mồ hôi pha lẫn cả máu đào.
Xây cất nhà thờ là một điều tốt, thành lập một giáo xứ mới cũng có thể là điều tốt, thuyên chuyển nhân sự dễ dàng cũng có thể là điều tốt… tuy nhiên để đạt được những điều tốt ấy thì không thể thoả hiệp với sự dữ, không thể sử dụng những phương thế làm cớ cho những tâm hồn bé mọn vấp phạm… Quỷ kế của Satan luôn tinh quái và chước mưu cám dỗ của nó vẫn còn đó dưới nhiều hình thái tinh vi. Và chúng ta cần phải liên lĩ khẩn cầu: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”. Thiên Chúa không hề cám dỗ bất cứ một ai, và Người cũng chẳng thể để mặc chúng ta sa chước cám dỗ. Cầu nguyện là gặp gỡ Chúa để nhận biết thánh ý Người. Chắc chắn qua lời cầu xin trên, Thiên Chúa muốn dạy chúng ta hãy cẩn trọng với chước mưu ma quỷ cám dỗ và hãy biết lánh xa dịp tội. Biết mình yếu thi đừng ra đầu gió. Chuyện đơn giản mà thực ra không mấy dễ dàng.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:27 06/03/2014
THĂNG CẤP
Người thứ nhất xin việc đi vào, ông chủ hỏi:
- “Anh biết rõ là cần phải thông qua cuộc trắc nghiệm đơn giản, thì mới có thể xin được tuyển dụng chứ.”
- “Tôi biết.”
- “Tốt, xin hỏi hai cộng hai là mấy ?”
- “Là bốn.”
Người xin việc thứ hai đi vào.
- “Anh chuẩn bị thi chưa nào ?”
- “Thưa, đã chuẩn bị.”
- “Xin hỏi hai cộng hai là mấy ?”
- ”Ông chủ nói bao nhiêu thì là bấy nhiêu.”
Kết quả người xin việc thứ hai được tuyển dụng.
Suy tư:
Hai cộng hai là bốn, đó là đáp án bất di bất dịch mà các em lớp hai lớp ba đều có thể trả lời được, nhưng đó là toán học trên trường lớp, trên lý thuyết, nhưng trong trường học cuộc đời thì không đơn giản như hai với hai là bốn. Với ông chủ và những người có chức quyền thì đáp án của người thứ hai sẽ khiến họ như cảm thấy uy tín mình tăng lên, thế là thí sinh qua khỏi cửa ải khảo thí, bởi vì bài toán ngoài đời thì khác xa với bài toán trong trường lớp.
Sống đạo và giữ đạo thì khác nhau, những người giữ đạo thì như hai cộng hai là bốn, đối với họ tuân giữ những quy tắc của đạo là ô kê có thể lên thiên đàng, nên họ vẫn chỉ trích nói xấu anh chị em, vẫn ham danh lợi phú quý dù họ vẫn giữ lễ ngày Chúa Nhật; trái lại những người sống đạo là biết sống đẹp lòng Thiên Chúa trong cuộc sống, ông chủ (Thiên Chúa) muốn bao nhiêu thì là bấy nhiêu, nghĩa là ý Chúa muốn sao thì họ làm vậy, đó chính là điều đẹp lòng Thiên Chúa nhất vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Người thứ nhất xin việc đi vào, ông chủ hỏi:
- “Anh biết rõ là cần phải thông qua cuộc trắc nghiệm đơn giản, thì mới có thể xin được tuyển dụng chứ.”
- “Tôi biết.”
- “Tốt, xin hỏi hai cộng hai là mấy ?”
- “Là bốn.”
Người xin việc thứ hai đi vào.
- “Anh chuẩn bị thi chưa nào ?”
- “Thưa, đã chuẩn bị.”
- “Xin hỏi hai cộng hai là mấy ?”
- ”Ông chủ nói bao nhiêu thì là bấy nhiêu.”
Kết quả người xin việc thứ hai được tuyển dụng.
Suy tư:
Hai cộng hai là bốn, đó là đáp án bất di bất dịch mà các em lớp hai lớp ba đều có thể trả lời được, nhưng đó là toán học trên trường lớp, trên lý thuyết, nhưng trong trường học cuộc đời thì không đơn giản như hai với hai là bốn. Với ông chủ và những người có chức quyền thì đáp án của người thứ hai sẽ khiến họ như cảm thấy uy tín mình tăng lên, thế là thí sinh qua khỏi cửa ải khảo thí, bởi vì bài toán ngoài đời thì khác xa với bài toán trong trường lớp.
Sống đạo và giữ đạo thì khác nhau, những người giữ đạo thì như hai cộng hai là bốn, đối với họ tuân giữ những quy tắc của đạo là ô kê có thể lên thiên đàng, nên họ vẫn chỉ trích nói xấu anh chị em, vẫn ham danh lợi phú quý dù họ vẫn giữ lễ ngày Chúa Nhật; trái lại những người sống đạo là biết sống đẹp lòng Thiên Chúa trong cuộc sống, ông chủ (Thiên Chúa) muốn bao nhiêu thì là bấy nhiêu, nghĩa là ý Chúa muốn sao thì họ làm vậy, đó chính là điều đẹp lòng Thiên Chúa nhất vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:30 06/03/2014
N2T |
9. Nếu lời dạy của người truyền giáo mà không lấy cuộc sống của mình để giảng đạo lý, thì rất khó đánh động tâm hồn của người nghe, bởi vì những việc mà họ huấn lệnh đều phải lấy mình làm gương thì mới có thể giúp người thành công.
(Thánh Gregory)------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha gặp hàng giáo sĩ Roma: kêu gọi thực thi lòng từ bi
LM. Trần Đức Anh OP
10:59 06/03/2014
VATICAN. Trong buổi gặp gỡ các LM Roma sáng thứ năm 6-3-2014, ĐTC Phanxicô đặc biệt nhắc nhở các vị thể hiện lòng từ bi đối với các tín hữu, đặc biệt qua bí tích Hòa Giải.
Hiện diện tại Đại thính đường Phaolô 6 có ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma, 9 GM phụ tá, và khoảng 1 ngàn LM và phó tế phục vụ trong 330 giáo xứ thuộc giáo phận Roma.
Trong bài suy niệm sau bài đọc Tin Mừng theo thánh Matheo kể lại sự kiện Chúa Giêsu chạnh lòng thương khi thấy con người mệt mỏi và kiệt lực như đoàn chiên không có mục tử chăm sóc, ĐTC gợi lại sứ điệp về lòng từ bi thương xót của Chúa mà thánh nữ Faustina truyền bá và nói rằng: ”Trong tư cách là các thừa tác viên của Giáo Hội, chúng ta có nhiệm vụ giữ cho sứ điệp về lòng từ bi thương xót của Chúa được luôn sinh động, nhất là trong các bài giảng, các cử chỉ và dấu hiệu, các quyết định mục vụ, ví dụ trả lại sự ưu tiên cho bí tích Hòa Giải và đồng thời cho các việc bác ái từ bi”.
ĐTC giải thích rằng: ”Chúa Giêsu đã có tâm lòng của Thiên Chúa, nghĩa là đầy dịu dàng đối với dân chúng, nhất là những người bị loại bỏ, các tội nhân, những bệnh nhân không ai chăm sóc.. Vì thế, theo hình ảnh vị Mục Tử Nhân Lành, linh mục là người từ bi và thương xót, gần gũi dân chúng và phục vụ tất cả mọi người. Bất cứ ai bị thương tổn trong cuộc sống một cách nào đó, có thể tìm thấy nơi vị linh mục sự quan tâm và lắng nghe. Đặc biệt linh mục chứng tỏ lòng từ bi qua việc ban bí tích Hòa Giải; biểu lộ tâm tình ấy trong thái độ, trong cách thức đón nhận, lắng nghe, khuyên bảo và ban phép xá giải..”
ĐTC cảnh giác và phê bình những linh mục ”được khử trùng”, lãnh đạm, những LM ”phòng thí nghiệm”, họ không giúp đỡ Giáo Hội. Ngài nói: chúng ta có thể nghĩ Giáo Hội ngày nay như một bệnh viện dã chiến săn sóc những người bị thương. Và có bao nhiêu ngừơi bị thương vì những vấn đề vật chất, vì những gương mù gương xấu, kể cả trong Giáo Hội, những người bị thương vì những ảo tưởng của trần thế”.
Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC kêu gọi các LM đề phòng tránh hai thái độ lỏng lẻo và ngặt nghèo. Ngài nói: ”Giữa các cha giải tội, có những cách thức khác biệt, đó là điều bình thương, nhưng không thể có sự khác biệt về nòng cốt, nghĩa là về đạo lý luân lý lành mạnh và lòng từ bi. Thái độ lỏng lẻo cũng như thái độ ngặt nghèo đều không làm chứng về Chúa Giêsu Kitô, và cũng chẳng nâng đỡ những người mà chúng ta gặp”.
ĐTC giải thích rằng ”Người ngặt nghèo đóng đinh con người vào luật lệ được hiểu một cách lạnh lùng và cứng nhắc. Trái lại người lỏng lẻo chỉ có vẻ bề ngoài là từ bi, nhưng thực tế họ không coi trọng vấn đề lương tâm, coi nhẹ tội lỗi.”
”LM thực sự có lòng từ bi thương xót hành động như người Samaritano nhân lành, vì con tim của LM ấy có khả năng cảm thương, đó là con tim của Chúa Kitô.. Chúng ta biết rõ rằng thái độ lỏng lẻo cũng như thái độ ngặt nghèo đều không làm gia tăng sự thánh thiện. Trái lại lòng từ bi tháp tùng và làm gia tăng hành trình thánh thiện”. Sau cùng, ngài mời gọi các LM xét mình xem mình có lòng từ bi, cảm thông với dân chúng, về đời sống cầu nguyện: Ban tối, cha kết thúc mỗi ngày như thế nào? Với Chúa hay với máy truyền hình?
Hai mẫu gương linh mục
ĐTC ứng khẩu kể lại tấm gương của hai linh mục thuộc giáo phận Buones Aires, Argentina: vị thứ nhất nổi bật về việc giải tội và vị thứ hai về lòng từ bi.
”LM thứ nhất còn sống, linh mục nổi bật của Buenos Aires, cha ấy kém tuổi tôi, và sắp được 72 tuổi. Ngày nay phần lớn các linh mục trong giáo phận đến xưng tội với cha ấy. Một hôm cha ấy đến gặp tôi và nói: Thưa cha, con hơi bối rối, con tha thứ nhiều quá. Nhưng khi con cảm thấy cơn bối rối ấy tăng lên mạnh quá, con đến trước Nhà Tạm Mình Thánh Chúa và con nói với Chúa Giêsu: ”Tại Chúa đã làm gương xấu cho con!”
ĐTC Phanxicô bình luận rằng ”Nếu ai sống sự tha thứ ấy thì cũng có thể trao ban sự tha thứ ấy cho người khác”.
Về vị linh mục thứ hai, ĐGH Phanxicô thú nhận là đã lấy trộm Thánh Giá của vị ấy trong quan tài. ”Đó là một linh mục dòng Thánh Thể nổi tiếng và các LM khác cũng đến xưng tội với cha ấy. Một trong hai lần ĐGH Gioan Phaolô 2 đến thăm Argentina, ngài xin gửi đến cho ngài một cha giải tội ở tòa Sứ Thần Tòa Thánh, và người ta đã gửi vị linh mục ấy đến giải tội cho Đức Giáo Hoàng”.
”Khi vị linh mục ấy qua đời, thì tôi đang là Tổng đại diện và ở trong tòa Giám Mục. Tại đó cứ mỗi sáng tôi xuống xem máy Fax để coi có tin gì được gửi tới hay không. Và buổi sáng Phục Sinh, tôi đọc thấy tờ Fax báo: ”Hôm qua, cha Aristide đã qua đời”. Cha được 94 hay 96 tuổi, khoảng đó. Hôm ấy tôi phải đi gặp các linh mục ở nhà dưỡng lão, nhưng sau bữa trưa, tôi đến nhà thờ của cha Aristide. Trong tầng hầm nhà thờ chỉ có quan tài, hai bà cụ già và chẳng có hoa gì cả. Tôi tự nhủ: ”Vị linh mục này đã tha thứ bao nhiêu tội lỗi cho hàng giáo sĩ và giờ đây chẳng có bông hoa nào”. Nghĩ thế tôi đi lên và ra chỗ người bán hoa ở ngã tư đường để mua hoa, hoa hồng.
Trở lại hầm nhà thờ, tôi bắt đầu chuẩn bị trang điểm quan tài với các hoa vừa mua. Lúc ấy tôi nhìn thấy xâu chuỗi mân côi cha Aristide đang cầm ở tay, ”tên trộm' mà mỗi người chúng ta vẫn có trong lòng, chợt xuất hiện trong tâm trí tôi. Tôi liền lấy tay dứt thánh giá nhỏ của xâu chuỗi mân côi trong tay cha Aristide và cầu nguyện với cha: ”Xin cha cho con một nửa lòng từ bi của cha”. Tôi cảm thấy một cái gì mạnh mẽ. Thánh giá ấy tôi bỏ trong một túi nhỏ và luôn mang theo người. Bây giờ áo giáo hoàng không có túi ở ngực, nhưng tôi vẫn luôn mang một túi vải nhỏ bên trong với thánh giá ấy. Và khi có một ý tưởng xấu chống lại ai, thì tôi đặt tay trên túi vải đựng thánh giá ấy, và tôi cảm thấy ơn thánh” (mọi người vỗ tay!). (SD 6-3-2014)
Hiện diện tại Đại thính đường Phaolô 6 có ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma, 9 GM phụ tá, và khoảng 1 ngàn LM và phó tế phục vụ trong 330 giáo xứ thuộc giáo phận Roma.
Trong bài suy niệm sau bài đọc Tin Mừng theo thánh Matheo kể lại sự kiện Chúa Giêsu chạnh lòng thương khi thấy con người mệt mỏi và kiệt lực như đoàn chiên không có mục tử chăm sóc, ĐTC gợi lại sứ điệp về lòng từ bi thương xót của Chúa mà thánh nữ Faustina truyền bá và nói rằng: ”Trong tư cách là các thừa tác viên của Giáo Hội, chúng ta có nhiệm vụ giữ cho sứ điệp về lòng từ bi thương xót của Chúa được luôn sinh động, nhất là trong các bài giảng, các cử chỉ và dấu hiệu, các quyết định mục vụ, ví dụ trả lại sự ưu tiên cho bí tích Hòa Giải và đồng thời cho các việc bác ái từ bi”.
ĐTC giải thích rằng: ”Chúa Giêsu đã có tâm lòng của Thiên Chúa, nghĩa là đầy dịu dàng đối với dân chúng, nhất là những người bị loại bỏ, các tội nhân, những bệnh nhân không ai chăm sóc.. Vì thế, theo hình ảnh vị Mục Tử Nhân Lành, linh mục là người từ bi và thương xót, gần gũi dân chúng và phục vụ tất cả mọi người. Bất cứ ai bị thương tổn trong cuộc sống một cách nào đó, có thể tìm thấy nơi vị linh mục sự quan tâm và lắng nghe. Đặc biệt linh mục chứng tỏ lòng từ bi qua việc ban bí tích Hòa Giải; biểu lộ tâm tình ấy trong thái độ, trong cách thức đón nhận, lắng nghe, khuyên bảo và ban phép xá giải..”
ĐTC cảnh giác và phê bình những linh mục ”được khử trùng”, lãnh đạm, những LM ”phòng thí nghiệm”, họ không giúp đỡ Giáo Hội. Ngài nói: chúng ta có thể nghĩ Giáo Hội ngày nay như một bệnh viện dã chiến săn sóc những người bị thương. Và có bao nhiêu ngừơi bị thương vì những vấn đề vật chất, vì những gương mù gương xấu, kể cả trong Giáo Hội, những người bị thương vì những ảo tưởng của trần thế”.
Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC kêu gọi các LM đề phòng tránh hai thái độ lỏng lẻo và ngặt nghèo. Ngài nói: ”Giữa các cha giải tội, có những cách thức khác biệt, đó là điều bình thương, nhưng không thể có sự khác biệt về nòng cốt, nghĩa là về đạo lý luân lý lành mạnh và lòng từ bi. Thái độ lỏng lẻo cũng như thái độ ngặt nghèo đều không làm chứng về Chúa Giêsu Kitô, và cũng chẳng nâng đỡ những người mà chúng ta gặp”.
ĐTC giải thích rằng ”Người ngặt nghèo đóng đinh con người vào luật lệ được hiểu một cách lạnh lùng và cứng nhắc. Trái lại người lỏng lẻo chỉ có vẻ bề ngoài là từ bi, nhưng thực tế họ không coi trọng vấn đề lương tâm, coi nhẹ tội lỗi.”
”LM thực sự có lòng từ bi thương xót hành động như người Samaritano nhân lành, vì con tim của LM ấy có khả năng cảm thương, đó là con tim của Chúa Kitô.. Chúng ta biết rõ rằng thái độ lỏng lẻo cũng như thái độ ngặt nghèo đều không làm gia tăng sự thánh thiện. Trái lại lòng từ bi tháp tùng và làm gia tăng hành trình thánh thiện”. Sau cùng, ngài mời gọi các LM xét mình xem mình có lòng từ bi, cảm thông với dân chúng, về đời sống cầu nguyện: Ban tối, cha kết thúc mỗi ngày như thế nào? Với Chúa hay với máy truyền hình?
Hai mẫu gương linh mục
ĐTC ứng khẩu kể lại tấm gương của hai linh mục thuộc giáo phận Buones Aires, Argentina: vị thứ nhất nổi bật về việc giải tội và vị thứ hai về lòng từ bi.
”LM thứ nhất còn sống, linh mục nổi bật của Buenos Aires, cha ấy kém tuổi tôi, và sắp được 72 tuổi. Ngày nay phần lớn các linh mục trong giáo phận đến xưng tội với cha ấy. Một hôm cha ấy đến gặp tôi và nói: Thưa cha, con hơi bối rối, con tha thứ nhiều quá. Nhưng khi con cảm thấy cơn bối rối ấy tăng lên mạnh quá, con đến trước Nhà Tạm Mình Thánh Chúa và con nói với Chúa Giêsu: ”Tại Chúa đã làm gương xấu cho con!”
ĐTC Phanxicô bình luận rằng ”Nếu ai sống sự tha thứ ấy thì cũng có thể trao ban sự tha thứ ấy cho người khác”.
Về vị linh mục thứ hai, ĐGH Phanxicô thú nhận là đã lấy trộm Thánh Giá của vị ấy trong quan tài. ”Đó là một linh mục dòng Thánh Thể nổi tiếng và các LM khác cũng đến xưng tội với cha ấy. Một trong hai lần ĐGH Gioan Phaolô 2 đến thăm Argentina, ngài xin gửi đến cho ngài một cha giải tội ở tòa Sứ Thần Tòa Thánh, và người ta đã gửi vị linh mục ấy đến giải tội cho Đức Giáo Hoàng”.
”Khi vị linh mục ấy qua đời, thì tôi đang là Tổng đại diện và ở trong tòa Giám Mục. Tại đó cứ mỗi sáng tôi xuống xem máy Fax để coi có tin gì được gửi tới hay không. Và buổi sáng Phục Sinh, tôi đọc thấy tờ Fax báo: ”Hôm qua, cha Aristide đã qua đời”. Cha được 94 hay 96 tuổi, khoảng đó. Hôm ấy tôi phải đi gặp các linh mục ở nhà dưỡng lão, nhưng sau bữa trưa, tôi đến nhà thờ của cha Aristide. Trong tầng hầm nhà thờ chỉ có quan tài, hai bà cụ già và chẳng có hoa gì cả. Tôi tự nhủ: ”Vị linh mục này đã tha thứ bao nhiêu tội lỗi cho hàng giáo sĩ và giờ đây chẳng có bông hoa nào”. Nghĩ thế tôi đi lên và ra chỗ người bán hoa ở ngã tư đường để mua hoa, hoa hồng.
Trở lại hầm nhà thờ, tôi bắt đầu chuẩn bị trang điểm quan tài với các hoa vừa mua. Lúc ấy tôi nhìn thấy xâu chuỗi mân côi cha Aristide đang cầm ở tay, ”tên trộm' mà mỗi người chúng ta vẫn có trong lòng, chợt xuất hiện trong tâm trí tôi. Tôi liền lấy tay dứt thánh giá nhỏ của xâu chuỗi mân côi trong tay cha Aristide và cầu nguyện với cha: ”Xin cha cho con một nửa lòng từ bi của cha”. Tôi cảm thấy một cái gì mạnh mẽ. Thánh giá ấy tôi bỏ trong một túi nhỏ và luôn mang theo người. Bây giờ áo giáo hoàng không có túi ở ngực, nhưng tôi vẫn luôn mang một túi vải nhỏ bên trong với thánh giá ấy. Và khi có một ý tưởng xấu chống lại ai, thì tôi đặt tay trên túi vải đựng thánh giá ấy, và tôi cảm thấy ơn thánh” (mọi người vỗ tay!). (SD 6-3-2014)
Top Stories
Chine: Pape François : ses échanges de courriers avec le président Xi Jinping
Eglises d'Asie
09:37 06/03/2014
Dans l’interview qu’il a accordée au Corriere della Serra et qui a été publiée ce 4 mars, le pape François évoque, parmi d’autres développements, que « des relations existent » entre la Chine et le Saint-Siège. Il dévoile le fait qu’il a écrit une lettre au président Xi Jinping dès l’élection de celui-ci à la présidence de la République populaire de Chine – une élection intervenue trois jours après sa propre élection à la tête de l’Eglise catholique –, et que sa lettre a reçu une réponse du dirigeant chinois.
La question du Corriere della Serra se présente sous la forme de l’affirmation suivante : « Dans quelques années, la plus importante puissance mondiale sera la Chine, avec laquelle le Vatican n’entretient pas de rapports. Comme vous, Matteo Ricci était jésuite ... » Elle entraîne la réponse suivante du pape François : « Nous sommes proches de la Chine. J’ai envoyé une lettre au président Xi Jinping quand il a été élu, trois jours après ma propre élection. Et il m’a répondu. Il existe des relations. C’est un grand peuple que j’aime. »
Ce n’est pas la première fois que le pape François s’exprime publiquement au sujet de la Chine : en avril dernier, après le tremblement de terre qui avait frappé une partie du Sichuan, le pape avait prié pour les victimes du séisme et avait transmis à leur attention, via le Conseil pontifical Cor Unum, un don de 30 000 dollars. Le 22 mai, à l’occasion de la Journée de prière pour l’Eglise en Chine – célébrée chaque 24 mai depuis son institution par le pape Benoît XVI en 2007 –, il avait prié pour les catholiques de Chine afin, notamment, que « leurs engagements difficiles aient toujours plus de prix aux yeux du Seigneur ».
Mais, à travers cette interview au Corriere della Serra, c’est la première fois que le pape fait état de « relations » entre la Chine et le Saint-Siège et rend publique l’existence de cet échange de courriers avec le président Xi Jinping. En février dernier, interviewé par L’Avevenire, le secrétaire d’Etat du Saint-Siège, Mgr Pietro Parolin (élevé depuis à la dignité de cardinal), avait déclaré qu’à la suite de l’élection du pape François, « des signes d’une attention renouvelée envers le Saint-Siège étaient récemment venus de Chine », sans toutefois en préciser la nature.
Selon Kwun Ping-hung, cité par l’agence Ucanews, l’échange de lettres entre le pape François et le président Xi Jinping signifie que les deux hommes ont le désir d’améliorer les relations. « Mais, après tant de hauts et de bas au cours de ces dernières décennies, la Chine et le Vatican savent très bien jusqu’où l’une et l’autre ne peuvent aller et connaissent les difficultés qui se présentent à eux. L’une et l’autre partie sont très conscientes du fait que la route est encore longue », ajoute ce bon connaisseur du dossier vaticano-chinois.
Le Saint-Siège et Pékin n’entretiennent pas de relations diplomatiques et la chronique d’un éventuel établissement de liens diplomatiques entre les deux entités agite périodiquement les vaticanistes et les spécialistes de la Chine.
Historiquement, l’établissement de relations diplomatiques entre la République de Chine et le Saint-Siège remonte au 2 juin 1942. Toutefois, après la prise du pouvoir par les communistes sur le continent en 1949 et le repli consécutif de la République de Chine à Taiwan, Mgr Riberi, internonce en Chine, fut expulsé en 1951 par le régime de Mao Zedong. L’année suivante la nonciature était déménagée à Taipei. Ensuite, après les années 1950, décennie de persécution pour l’Eglise en Chine populaire, et la Révolution culturelle (1966-1976), durant laquelle toute activité religieuse fut bannie, la politique d’ouverture mise en œuvre par Deng Xiaoping à partir de 1979 a permis une reprise graduelle des contacts entre l’Eglise de Chine et l’Eglise universelle, sans pour autant que les relations entre le Vatican et Pékin s’améliorent du tout au tout.
En février dernier, après l’annonce surprise de la renonciation du pape Benoît XVI, un porte-parole du ministère chinois des Affaires étrangères, interrogé par un journaliste étranger au sujet du futur nouveau pape, avait répondu par la déclaration habituelle, à savoir que les relations entre Rome et Pékin s’amélioreraient dans la mesure où le Vatican s’abstiendrait de « s’ingérer dans les affaires intérieures chinoises sous prétexte de religion » et romprait les liens entretenus avec Taiwan, tenu pour une province renégate par Pékin.
Du côté du Saint-Siège, si le souci a toujours été – et reste – de ne pas « sacrifier » l’Eglise qui est à Taiwan sur l’autel des relations diplomatiques à établir entre Pékin et Rome, le véritable point d’achoppement est la liberté religieuse en Chine populaire. Sur la question, non résolue à ce jour, du mode de désignation et de nomination des évêques, un accord reste à trouver mais il ne pourra se faire que si le Saint-Siège obtient des garanties de Pékin pour ce qui concerne le lien de communion des catholiques chinois avec l’Eglise universelle et la liberté religieuse. Entre autres choses, la place et le rôle de l’Association patriotique des catholiques chinois, courroie de transmission des volontés politiques du gouvernement sur la partie « officielle » de l’Eglise, sont à définir.
Quant à une éventuelle visite du pape en Chine – la rumeur a couru récemment que le pape pourrait s’arrêter à Hongkong à l’occasion de son voyage en août prochain en Corée du Sud –, des blogueurs catholiques chinois mettent en garde contre le risque de voir le gouvernement chinois manipuler un tel projet de visite à des fins de propagande. (eda/ra)
(Source: Eglises d'Asie, le 5 mars 2014)
La question du Corriere della Serra se présente sous la forme de l’affirmation suivante : « Dans quelques années, la plus importante puissance mondiale sera la Chine, avec laquelle le Vatican n’entretient pas de rapports. Comme vous, Matteo Ricci était jésuite ... » Elle entraîne la réponse suivante du pape François : « Nous sommes proches de la Chine. J’ai envoyé une lettre au président Xi Jinping quand il a été élu, trois jours après ma propre élection. Et il m’a répondu. Il existe des relations. C’est un grand peuple que j’aime. »
Ce n’est pas la première fois que le pape François s’exprime publiquement au sujet de la Chine : en avril dernier, après le tremblement de terre qui avait frappé une partie du Sichuan, le pape avait prié pour les victimes du séisme et avait transmis à leur attention, via le Conseil pontifical Cor Unum, un don de 30 000 dollars. Le 22 mai, à l’occasion de la Journée de prière pour l’Eglise en Chine – célébrée chaque 24 mai depuis son institution par le pape Benoît XVI en 2007 –, il avait prié pour les catholiques de Chine afin, notamment, que « leurs engagements difficiles aient toujours plus de prix aux yeux du Seigneur ».
Mais, à travers cette interview au Corriere della Serra, c’est la première fois que le pape fait état de « relations » entre la Chine et le Saint-Siège et rend publique l’existence de cet échange de courriers avec le président Xi Jinping. En février dernier, interviewé par L’Avevenire, le secrétaire d’Etat du Saint-Siège, Mgr Pietro Parolin (élevé depuis à la dignité de cardinal), avait déclaré qu’à la suite de l’élection du pape François, « des signes d’une attention renouvelée envers le Saint-Siège étaient récemment venus de Chine », sans toutefois en préciser la nature.
Selon Kwun Ping-hung, cité par l’agence Ucanews, l’échange de lettres entre le pape François et le président Xi Jinping signifie que les deux hommes ont le désir d’améliorer les relations. « Mais, après tant de hauts et de bas au cours de ces dernières décennies, la Chine et le Vatican savent très bien jusqu’où l’une et l’autre ne peuvent aller et connaissent les difficultés qui se présentent à eux. L’une et l’autre partie sont très conscientes du fait que la route est encore longue », ajoute ce bon connaisseur du dossier vaticano-chinois.
Le Saint-Siège et Pékin n’entretiennent pas de relations diplomatiques et la chronique d’un éventuel établissement de liens diplomatiques entre les deux entités agite périodiquement les vaticanistes et les spécialistes de la Chine.
Historiquement, l’établissement de relations diplomatiques entre la République de Chine et le Saint-Siège remonte au 2 juin 1942. Toutefois, après la prise du pouvoir par les communistes sur le continent en 1949 et le repli consécutif de la République de Chine à Taiwan, Mgr Riberi, internonce en Chine, fut expulsé en 1951 par le régime de Mao Zedong. L’année suivante la nonciature était déménagée à Taipei. Ensuite, après les années 1950, décennie de persécution pour l’Eglise en Chine populaire, et la Révolution culturelle (1966-1976), durant laquelle toute activité religieuse fut bannie, la politique d’ouverture mise en œuvre par Deng Xiaoping à partir de 1979 a permis une reprise graduelle des contacts entre l’Eglise de Chine et l’Eglise universelle, sans pour autant que les relations entre le Vatican et Pékin s’améliorent du tout au tout.
En février dernier, après l’annonce surprise de la renonciation du pape Benoît XVI, un porte-parole du ministère chinois des Affaires étrangères, interrogé par un journaliste étranger au sujet du futur nouveau pape, avait répondu par la déclaration habituelle, à savoir que les relations entre Rome et Pékin s’amélioreraient dans la mesure où le Vatican s’abstiendrait de « s’ingérer dans les affaires intérieures chinoises sous prétexte de religion » et romprait les liens entretenus avec Taiwan, tenu pour une province renégate par Pékin.
Du côté du Saint-Siège, si le souci a toujours été – et reste – de ne pas « sacrifier » l’Eglise qui est à Taiwan sur l’autel des relations diplomatiques à établir entre Pékin et Rome, le véritable point d’achoppement est la liberté religieuse en Chine populaire. Sur la question, non résolue à ce jour, du mode de désignation et de nomination des évêques, un accord reste à trouver mais il ne pourra se faire que si le Saint-Siège obtient des garanties de Pékin pour ce qui concerne le lien de communion des catholiques chinois avec l’Eglise universelle et la liberté religieuse. Entre autres choses, la place et le rôle de l’Association patriotique des catholiques chinois, courroie de transmission des volontés politiques du gouvernement sur la partie « officielle » de l’Eglise, sont à définir.
Quant à une éventuelle visite du pape en Chine – la rumeur a couru récemment que le pape pourrait s’arrêter à Hongkong à l’occasion de son voyage en août prochain en Corée du Sud –, des blogueurs catholiques chinois mettent en garde contre le risque de voir le gouvernement chinois manipuler un tel projet de visite à des fins de propagande. (eda/ra)
(Source: Eglises d'Asie, le 5 mars 2014)
Pope reveals he took his late confessor's cross
Nicole Winfield /AP
10:36 06/03/2014
VATICAN CITY (AP) — Pope Francis confessed Thursday that he took the rosary cross of his late confessor from his casket and wears it to this day in a fabric pouch under his cassock. He said he did so telling the late priest, "Give me half your mercy."
Francis made the revelation Thursday during an informal chat with Roman priests about the need to be merciful to their flocks. He told the story of the "great confessor" of Buenos Aires who had heard confessions from most of the diocesan priests as well as from Pope John Paul II when he visited Argentina.
When the priest died, Francis went to pray by his open casket and was stunned that no one had brought any flowers.
"This man forgave the sins of all the priests of Buenos Aires, but not a single flower ...?" Francis recalled. So he went out and bought a bouquet of roses, and when he returned to arrange them around the casket, he saw the rosary the priest still held in his hand.
"And immediately there came to mind the thief we all have inside ourselves and while I arranged the flowers I took the cross and with just a bit of force I removed it," he said, showing with his hands how he pulled the cross off the rosary. "And in that moment I looked at him and I said 'Give me half your mercy.'"
Francis said he kept the cross in his shirt pocket for years, but that the cassock he wears now as pope doesn't have a pocket. He now keeps it in a little pouch underneath.
"And whenever a bad thought comes to mind about someone, my hand goes here, always," he said, gesturing to his heart. "And I feel the grace, and that makes me feel better."
(Source: http://news.yahoo.com/pope-reveals-took-confessors-cross-121851407.html)
Francis made the revelation Thursday during an informal chat with Roman priests about the need to be merciful to their flocks. He told the story of the "great confessor" of Buenos Aires who had heard confessions from most of the diocesan priests as well as from Pope John Paul II when he visited Argentina.
When the priest died, Francis went to pray by his open casket and was stunned that no one had brought any flowers.
"This man forgave the sins of all the priests of Buenos Aires, but not a single flower ...?" Francis recalled. So he went out and bought a bouquet of roses, and when he returned to arrange them around the casket, he saw the rosary the priest still held in his hand.
"And immediately there came to mind the thief we all have inside ourselves and while I arranged the flowers I took the cross and with just a bit of force I removed it," he said, showing with his hands how he pulled the cross off the rosary. "And in that moment I looked at him and I said 'Give me half your mercy.'"
Francis said he kept the cross in his shirt pocket for years, but that the cassock he wears now as pope doesn't have a pocket. He now keeps it in a little pouch underneath.
"And whenever a bad thought comes to mind about someone, my hand goes here, always," he said, gesturing to his heart. "And I feel the grace, and that makes me feel better."
(Source: http://news.yahoo.com/pope-reveals-took-confessors-cross-121851407.html)
Pope very popular in United States, but no 'Francis effect': poll
Tom Heneghan
10:43 06/03/2014
(Reuters) - One year after his election, Pope Francis is "immensely popular among American Catholics," a survey said on Thursday, but there is no sign of a "Francis effect" inspiring more to attend Mass or do volunteer work.
The Washington-based Pew Research Center said 85 percent of Catholics in the United States viewed the Argentine-born pontiff favorably, with 51 percent reporting a "very favourable" view of him, while only 4 percent expressed a negative opinion.
Among Catholics, 68 percent thought he represented "a major change for the better," a view shared by 51 percent of the non-Catholics responding to the poll in telephone interviews of 1,340 Americans from February 14 to 23.
But the poll also found the rock-star status of the pope, whose simple style has attracted record crowds to the Vatican and won Time magazine's Man of the Year title for 2013, has not clearly translated into greater lay participation in the church since his surprise election on March 13, 2013.
"There has been no measurable rise in the percentage of Americans who identify as Catholic," the survey said. "Nor has there been a statistically significant change in how often Catholics say they go to Mass."
Forty percent of Catholics said they were now praying more often and 26 percent were "more excited" about their faith, but their frequency of going to confession or volunteering at church has not changed.
RISING EXPECTATIONS
"If there has been a 'Francis effect', it has been most pronounced among Catholics who already were highly committed to the practice of their faith," the survey concluded.
Francis's 85 percent favourable rating lags behind the 93 percent the late Pope John Paul scored in 1990 and 1996. Pope Emeritus Benedict's rating reached 83 percent in 2008, just after his only visit to the United States, but it was mostly in the 70s.
The survey said women were slight more favourable to Francis than men and Catholics aged 40 and older were more likely to have a very favourable view than younger believers who came of age under the more dogmatic popes John Paul and Benedict.
Pope Francis's openness to reforming some Church doctrines seems to have raised U.S. Catholics' expectations of fundamental changes in coming decades, judging by responses to the poll.
The biggest jump concerned allowing the now celibate clergy to marry. Some 51 percent thought priests would be able to marry by 2050, compared to 39 percent who thought that a year ago.
Some 56 percent expect artificial birth control to be allowed by 2050, a slight rise from 53 percent last year, and 42 percent expected to see women priests, up from 37 percent.
"Regardless of their expectations about what the Church will do, large majorities of Catholics say the Church should allow Catholics to use birth control (77 percent), allow priests to get married (72 percent) and ordain women as priests (68 percent)," the survey wrote.
"Half of Catholics say the Church should recognise the marriages of gay and lesbian couples," it added.
SOME DISAPPOINTMENT
These responses were roughly in line with results reported in Germany and several other European countries last month to a Vatican survey on sexual morality being taken for a major synod of world bishops on family policy due in October.
Most national bishops conferences have not published their results for the Vatican survey, but the few reports released in Europe indicated a wide gap between Church teaching on sex and the views that many Catholics actually hold.
Some disappointment rang through in comments on how Francis is doing his job. In his lowest rating, only 54 percent said he was addressing the clerical sexual abuse scandal well.
U.S. Catholics rated the abuse scandal the most important issue for the new pope in a Pew survey in March 2013.
By contrast, 81 percent thought he was spreading the faith well and standing up for traditional moral values. Some 76 percent credited him with addressing the needs of the poor.
The survey said 22 percent of Americans identify as Catholics and 40 percent of them reported they attended Mass weekly or more often. Another 42 percent of self-identified Catholics went to church only occasionally and 18 percent never.
(Source: http://news.yahoo.com/pope-very-popular-united-states-no-francis-effect-050913245.html;_ylt=AwrBEiR6pBhTGS0Ai3PQtDMD)
The Washington-based Pew Research Center said 85 percent of Catholics in the United States viewed the Argentine-born pontiff favorably, with 51 percent reporting a "very favourable" view of him, while only 4 percent expressed a negative opinion.
Among Catholics, 68 percent thought he represented "a major change for the better," a view shared by 51 percent of the non-Catholics responding to the poll in telephone interviews of 1,340 Americans from February 14 to 23.
But the poll also found the rock-star status of the pope, whose simple style has attracted record crowds to the Vatican and won Time magazine's Man of the Year title for 2013, has not clearly translated into greater lay participation in the church since his surprise election on March 13, 2013.
"There has been no measurable rise in the percentage of Americans who identify as Catholic," the survey said. "Nor has there been a statistically significant change in how often Catholics say they go to Mass."
Forty percent of Catholics said they were now praying more often and 26 percent were "more excited" about their faith, but their frequency of going to confession or volunteering at church has not changed.
RISING EXPECTATIONS
"If there has been a 'Francis effect', it has been most pronounced among Catholics who already were highly committed to the practice of their faith," the survey concluded.
Francis's 85 percent favourable rating lags behind the 93 percent the late Pope John Paul scored in 1990 and 1996. Pope Emeritus Benedict's rating reached 83 percent in 2008, just after his only visit to the United States, but it was mostly in the 70s.
The survey said women were slight more favourable to Francis than men and Catholics aged 40 and older were more likely to have a very favourable view than younger believers who came of age under the more dogmatic popes John Paul and Benedict.
Pope Francis's openness to reforming some Church doctrines seems to have raised U.S. Catholics' expectations of fundamental changes in coming decades, judging by responses to the poll.
The biggest jump concerned allowing the now celibate clergy to marry. Some 51 percent thought priests would be able to marry by 2050, compared to 39 percent who thought that a year ago.
Some 56 percent expect artificial birth control to be allowed by 2050, a slight rise from 53 percent last year, and 42 percent expected to see women priests, up from 37 percent.
"Regardless of their expectations about what the Church will do, large majorities of Catholics say the Church should allow Catholics to use birth control (77 percent), allow priests to get married (72 percent) and ordain women as priests (68 percent)," the survey wrote.
"Half of Catholics say the Church should recognise the marriages of gay and lesbian couples," it added.
SOME DISAPPOINTMENT
These responses were roughly in line with results reported in Germany and several other European countries last month to a Vatican survey on sexual morality being taken for a major synod of world bishops on family policy due in October.
Most national bishops conferences have not published their results for the Vatican survey, but the few reports released in Europe indicated a wide gap between Church teaching on sex and the views that many Catholics actually hold.
Some disappointment rang through in comments on how Francis is doing his job. In his lowest rating, only 54 percent said he was addressing the clerical sexual abuse scandal well.
U.S. Catholics rated the abuse scandal the most important issue for the new pope in a Pew survey in March 2013.
By contrast, 81 percent thought he was spreading the faith well and standing up for traditional moral values. Some 76 percent credited him with addressing the needs of the poor.
The survey said 22 percent of Americans identify as Catholics and 40 percent of them reported they attended Mass weekly or more often. Another 42 percent of self-identified Catholics went to church only occasionally and 18 percent never.
(Source: http://news.yahoo.com/pope-very-popular-united-states-no-francis-effect-050913245.html;_ylt=AwrBEiR6pBhTGS0Ai3PQtDMD)
Pope urges priests to have hearts of mercy and compassion
Vatican Radio
16:43 06/03/2014
2014-03-06 Vatican -ood priests must be close to their people, sharing their suffering and healing their wounds. That was Pope Francis’ message to priests from the Rome diocese who met with their bishop in the Paul VI audience hall on Thursday morning. The Pope focused his words on the theme of God’s infinite mercy, saying a priest can only share this gift with others if he feels it in his own heart first.
Pope Francis began his reflection by commenting on the reading from St Matthew’s Gospel where Jesus is moved with compassion as he sees people ‘distressed and dispirited like sheep without a shepherd’. In the same way, he said, priests here in Rome and around the world see so many people suffering in difficult situations and their hearts too must be filled with compassion.
Describing this period in the life of the Church as a time of God’s mercy, Pope Francis said priests must be men of mercy, experiencing that ‘gut reaction’ of compassion as they welcome, listen, advise and absolve those seeking healing and forgiveness. They can only do this effectively, he went on, if they allow themselves to be wrapped in God’s embrace through the Sacrament of Reconciliation.
Reiterating the image of the Church as a field hospital, the Pope said mercy means first and foremost being close to people and healing their wounds. Priests who are detached from reality, he stressed, do not help the Church and he asked his listeners how well they know the wounds of their own parishioners.
Mercy, the Pope continued, means not being either too lenient or too strict with people who come to Confession. Rather it means being like the Good Samaritan who takes care of the individual, listening, respecting and accompanying people on their journey of healing and Reconciliation.
Finally Pope Francis asked the priests of his diocese if they still cry with their people? If they pray and struggle with God on behalf of their people? If they turn to God or to the TV at the end of their day? If they are able to embrace the elderly, the sick, the children, with hearts that are open and moved to compassion? Only those who are not ashamed to touch the wounded flesh of those on the margins of society, he said, will one day be admitted to God’s kingdom to gaze on the glorified flesh of Christ.
Pope Francis began his reflection by commenting on the reading from St Matthew’s Gospel where Jesus is moved with compassion as he sees people ‘distressed and dispirited like sheep without a shepherd’. In the same way, he said, priests here in Rome and around the world see so many people suffering in difficult situations and their hearts too must be filled with compassion.
Describing this period in the life of the Church as a time of God’s mercy, Pope Francis said priests must be men of mercy, experiencing that ‘gut reaction’ of compassion as they welcome, listen, advise and absolve those seeking healing and forgiveness. They can only do this effectively, he went on, if they allow themselves to be wrapped in God’s embrace through the Sacrament of Reconciliation.
Reiterating the image of the Church as a field hospital, the Pope said mercy means first and foremost being close to people and healing their wounds. Priests who are detached from reality, he stressed, do not help the Church and he asked his listeners how well they know the wounds of their own parishioners.
Mercy, the Pope continued, means not being either too lenient or too strict with people who come to Confession. Rather it means being like the Good Samaritan who takes care of the individual, listening, respecting and accompanying people on their journey of healing and Reconciliation.
Finally Pope Francis asked the priests of his diocese if they still cry with their people? If they pray and struggle with God on behalf of their people? If they turn to God or to the TV at the end of their day? If they are able to embrace the elderly, the sick, the children, with hearts that are open and moved to compassion? Only those who are not ashamed to touch the wounded flesh of those on the margins of society, he said, will one day be admitted to God’s kingdom to gaze on the glorified flesh of Christ.
Philippines: L’archevêque de Manille fait l’éloge du « jeûne utile »
Eglises d'Asie
09:35 06/03/2014
Lors de son homélie du mercredi des Cendres ce 5 mars, le cardinal Luis Antonio Tagle, archevêque de Manille, a sévèrement mis en garde ses fidèles contre l’hypocrisie durant le temps du Carême qui commence aujourd’hui.
« S’engager dans des activités religieuses, non pas pour revenir à Dieu, mais pour satisfaire son propre orgueil ... ce n’est ni de la sainteté, ni un moyen de se rapprocher de Dieu, c’est de l’hypocrisie pure et simple ! », a-t-il déclaré.
Pour illustrer ses propos, l’archevêque a donné l’exemple des politiciens – sans toutefois citer de noms –, lesquels font des actes de charité ostensibles, mais avec pour seule intention le désir de se mettre en avant et de récolter des électeurs.
Le cardinal Tagle a également critiqué ceux qui pratiquaient le jeûne durant le Carême uniquement pour perdre du poids. « Avant le mercredi des Cendres : 59 kg ; après le Carême 41 kg. Waouh, Super ! On n’a même plus besoin de ‘trucs et astuces de beauté’, il y a le Carême ! », a ironisé l’archevêque.
Rappelant que les catholiques devaient profiter du Carême pour revenir à Dieu par l’aumône, le jeûne et la prière, le cardinal a souligné que tous ces moyens ne devaient pas être seulement « des pratiques extérieures ».
Mgr Tagle a alors invité les fidèles à donner l’argent épargné par leur jeûne du Carême à la campagne Fast2Feed lancé par l’archidiocèse pour venir en aide aux enfants réfugiés, déplacés et issus des familles pauvres des Philippines. Replaçant le don et la charité à la lumière de l’Evangile, le cardinal a déclaré : « Je choisis de me priver moi-même de nourriture ; ainsi, en m’appauvrissant, je permets à un enfant affamé de 's’enrichir ' par mon amour et ma charité. »
Fast2Feed, qui débute ce mercredi des Cendres, est une campagne lancée par l’Eglise et renouvelée chaque année. Elle rassemble des fonds à destination de quelque 250 000 enfants à travers le pays. Cette année, la campagne servira prioritairement aux jeunes victimes des catastrophes naturelles et de la guerre civile qui ont endeuillé l’archipel à plusieurs reprises.
« Votre don, a expliqué l’archevêque de Manille, servira à nourrir et aider les enfants qui ont survécu au typhon Yolanda, au siège de Zamboanga et au tremblement de terre de magnitude 7 à Bohol et à Cebu. »
Fast2Feed transmet les fonds ainsi récoltés au programme d’aide alimentaire Hapag-Asa de l’ONG catholique Pondo ng Pinoy qui assure ensuite le suivi sur six mois d'un enfant, avec une aide apportée à sa famille.
Le cardinal Tagle, en tant que président de la Fondation Pondo ng Pinoy, appelle chaque année les fidèles à suivre un « jeûne caritatif », qui permet de donner l’argent économisé lors du Carême à l’ONG et de subvenir aux besoins de milliers d’enfants. « En donnant ce que vous avez mis de côté à la collecte de fonds de Fast2Feed pour Hapag-Asa, vous donnerez à nos enfants la chance d’avoir un meilleur avenir. » (eda/msb)
(Source: Eglises d'Asie, le 5 mars 2014)
« S’engager dans des activités religieuses, non pas pour revenir à Dieu, mais pour satisfaire son propre orgueil ... ce n’est ni de la sainteté, ni un moyen de se rapprocher de Dieu, c’est de l’hypocrisie pure et simple ! », a-t-il déclaré.
Pour illustrer ses propos, l’archevêque a donné l’exemple des politiciens – sans toutefois citer de noms –, lesquels font des actes de charité ostensibles, mais avec pour seule intention le désir de se mettre en avant et de récolter des électeurs.
Le cardinal Tagle a également critiqué ceux qui pratiquaient le jeûne durant le Carême uniquement pour perdre du poids. « Avant le mercredi des Cendres : 59 kg ; après le Carême 41 kg. Waouh, Super ! On n’a même plus besoin de ‘trucs et astuces de beauté’, il y a le Carême ! », a ironisé l’archevêque.
Rappelant que les catholiques devaient profiter du Carême pour revenir à Dieu par l’aumône, le jeûne et la prière, le cardinal a souligné que tous ces moyens ne devaient pas être seulement « des pratiques extérieures ».
Mgr Tagle a alors invité les fidèles à donner l’argent épargné par leur jeûne du Carême à la campagne Fast2Feed lancé par l’archidiocèse pour venir en aide aux enfants réfugiés, déplacés et issus des familles pauvres des Philippines. Replaçant le don et la charité à la lumière de l’Evangile, le cardinal a déclaré : « Je choisis de me priver moi-même de nourriture ; ainsi, en m’appauvrissant, je permets à un enfant affamé de 's’enrichir ' par mon amour et ma charité. »
Fast2Feed, qui débute ce mercredi des Cendres, est une campagne lancée par l’Eglise et renouvelée chaque année. Elle rassemble des fonds à destination de quelque 250 000 enfants à travers le pays. Cette année, la campagne servira prioritairement aux jeunes victimes des catastrophes naturelles et de la guerre civile qui ont endeuillé l’archipel à plusieurs reprises.
« Votre don, a expliqué l’archevêque de Manille, servira à nourrir et aider les enfants qui ont survécu au typhon Yolanda, au siège de Zamboanga et au tremblement de terre de magnitude 7 à Bohol et à Cebu. »
Fast2Feed transmet les fonds ainsi récoltés au programme d’aide alimentaire Hapag-Asa de l’ONG catholique Pondo ng Pinoy qui assure ensuite le suivi sur six mois d'un enfant, avec une aide apportée à sa famille.
Le cardinal Tagle, en tant que président de la Fondation Pondo ng Pinoy, appelle chaque année les fidèles à suivre un « jeûne caritatif », qui permet de donner l’argent économisé lors du Carême à l’ONG et de subvenir aux besoins de milliers d’enfants. « En donnant ce que vous avez mis de côté à la collecte de fonds de Fast2Feed pour Hapag-Asa, vous donnerez à nos enfants la chance d’avoir un meilleur avenir. » (eda/msb)
(Source: Eglises d'Asie, le 5 mars 2014)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Phận Đà Nẵng khai mạc Mùa Chay 2014
Toma Trương Văn Ân
11:33 06/03/2014
Hằng năm, Thứ Tư Lễ Tro, Giáo phận Đà Nẵng hành hương về đồi Sọ của Giáo xứ An Ngãi – Hạt Hòa Vang để khai mạc Mùa Chay.
Hình ảnh
Lúc 7 giờ 30 ngày 5/3/2014. Khai mạc được mở đầu là đi nguyện gẫm Đàng Thánh Giá cách trọng thể, trong năm Tân Phúc Âm Hóa Gia Đình này, tất cả các lời suy niêm trong suốt 14 chặng nguyện gẫm, qua những đau khổ nhục nhã, bị ruồng bỏ, bị khinh khi… mà Chúa Giê-su đã chịu trong cuộc khổ nạn. Các ý tưởng chủ đạo suy niệm, gợi ý cho mỗi người ý thức hơn về tình yêu giữa các thành viên trong gia đình, quan tâm nâng đỡ cả tinh thần và thể xác, không là gánh nặng của nhau, gia dình thánh thiện luôn sống trong Ân Sủng của Chúa. Con cái là tình yêu đơm bông, là quà tặng Chúa ban, cha mẹ kết án tử cho con khi còn trong bào thai là một lần nữa đang kết án tử Chúa. Khi gia đình có điều gì xáo động “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” mỗi thành viên trong gia đình cần hồi tâm chính mình “ Tôi đã làm gì sai, tôi đã làm gì với Chúa qua những người thân cận của mình”. …
Sau hơn 2 giờ nguyện gẫm và leo núi, chặng cuối cùng, chặng Chúa Phục Sinh có Bàn Thờ và tượng Đức Mẹ ở đỉnh đồi Sọ, độ cao khoảng 200m trong sương mù và mưa nhẹ. Mặc dù hết giờ nguyện gẫm, nhưng có rất nhiều người mong đôi bàn tay được chạm và gấu áo Mẹ rồi thoa lên đầu lên ngực, tin tưởng Mẹ không từ bỏ lời ai cầu xin.
Tiếp đó, Đức Giám Mục chủ sự thánh lễ làm phép và xức tro.
Trong bài chia sẻ, ĐGM mời gọi cộng đoàn Phụng vụ cùng lắng nghe những huấn giáo và suy tư qua Sứ Điệp Mùa Chay 2014 của Đức Thánh Cha Phanxico, giúp mỗi người và từng công đoàn đang trên đường hoán cải qua thư thánh Phao lô gởi cho giáo đoàn Corinto “ Đức Ki-tô vốn giàu sang, nhưng đã trở nên nghèo vì anh chị em, để anh chị em được giàu sang nhờ cái nghèo của Người” (2Cr 8,9)
ĐGM mời gọi một tình yêu tự hiến, hy sinh, khiêm hạ để người khác trong gia đình được lớn lên…. Chỉ có hy sinh và tin tưởng vào tình yêu Chúa thì gia đình mới có hạnh phúc.
Trước lúc kết thúc thánh lễ, Cha Giuse Nguyễn Văn Thú – Quản xứ An Ngãi, đại diện cộng đoàn giáo xứ cám ơn ĐGM và mọi người, Ngài đã cho biết, toàn giáo xứ nổ lực để cụm lễ đài được hoàn thành đúng dịp hành hương khai mạc Mùa Chay này.
Trước lúc ban phép lành, ĐGM đại diện cộng đoàn phụng vụ cám ơn Cha Quản xứ, cộng đoàn giáo xứ An Ngãi và ân nhân xa gần đã trùng tu tôn tạo khu vực hành hương ngày càng đẹp và thích hợp với bầu khí cầu nguyện, đã hy sinh rất nhiều cho công tác tổ chức ngày khai mạc Mùa Chay này
Anh Phê-rô Nguyễn Hoài Phương ( ủy viên Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ An Ngãi ) cho biết: Đồi Sọ được Cha Phê-rô Nguyễn Đức Mân chọn đặt 14 chặng Đàng Thánh Giá năm 1964. Năm 2000, Cha Gioakim Trần Kim Thượng xây lễ đài để phục vụ cho Thánh Lễ khai mạc Mùa Chay Năm Thánh 2000. Và năm nay, lễ đài được trùng tu từ ngày 10/10/2013, sau 4 tháng thi công, đến nay lễ đài mới đã hoàn thành khang trang đẹp, các khu vực bố trí hợp lý đúng công năng. Bên trên lễ đài, tượng Chúa Giê-su đang cầu nguyện màu trắng, cao 9m, phần chân tượng rỗng bên trong có thể làm phòng áo cho các Chủ sự Phụng vụ. ngay sát chân tượng, một cây Thánh Giá lớn, Cách lễ đài về bên phải chừng 40m, một bia đá khắc 10 điều răn của Chúa cũng được hoàn thành trong dịp này.
Ước mong mọi thành phần Dân Chúa trong ngoài Giáo phận chung tâm góp sức, dưới ơn soi sáng của Chúa Thánh linh, làm cho trung tâm hành hương Đồi Sọ An Ngãi ngày càng khang trang đẹp hơn, xứng tầm là trung tâm hành hương Mùa Chay, nơi nhắc nhở sự hoán cải đổi mới trong tâm hồn mỗi người khi tìm về nơi đây.
Hình ảnh
Lúc 7 giờ 30 ngày 5/3/2014. Khai mạc được mở đầu là đi nguyện gẫm Đàng Thánh Giá cách trọng thể, trong năm Tân Phúc Âm Hóa Gia Đình này, tất cả các lời suy niêm trong suốt 14 chặng nguyện gẫm, qua những đau khổ nhục nhã, bị ruồng bỏ, bị khinh khi… mà Chúa Giê-su đã chịu trong cuộc khổ nạn. Các ý tưởng chủ đạo suy niệm, gợi ý cho mỗi người ý thức hơn về tình yêu giữa các thành viên trong gia đình, quan tâm nâng đỡ cả tinh thần và thể xác, không là gánh nặng của nhau, gia dình thánh thiện luôn sống trong Ân Sủng của Chúa. Con cái là tình yêu đơm bông, là quà tặng Chúa ban, cha mẹ kết án tử cho con khi còn trong bào thai là một lần nữa đang kết án tử Chúa. Khi gia đình có điều gì xáo động “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” mỗi thành viên trong gia đình cần hồi tâm chính mình “ Tôi đã làm gì sai, tôi đã làm gì với Chúa qua những người thân cận của mình”. …
Sau hơn 2 giờ nguyện gẫm và leo núi, chặng cuối cùng, chặng Chúa Phục Sinh có Bàn Thờ và tượng Đức Mẹ ở đỉnh đồi Sọ, độ cao khoảng 200m trong sương mù và mưa nhẹ. Mặc dù hết giờ nguyện gẫm, nhưng có rất nhiều người mong đôi bàn tay được chạm và gấu áo Mẹ rồi thoa lên đầu lên ngực, tin tưởng Mẹ không từ bỏ lời ai cầu xin.
Tiếp đó, Đức Giám Mục chủ sự thánh lễ làm phép và xức tro.
Trong bài chia sẻ, ĐGM mời gọi cộng đoàn Phụng vụ cùng lắng nghe những huấn giáo và suy tư qua Sứ Điệp Mùa Chay 2014 của Đức Thánh Cha Phanxico, giúp mỗi người và từng công đoàn đang trên đường hoán cải qua thư thánh Phao lô gởi cho giáo đoàn Corinto “ Đức Ki-tô vốn giàu sang, nhưng đã trở nên nghèo vì anh chị em, để anh chị em được giàu sang nhờ cái nghèo của Người” (2Cr 8,9)
ĐGM mời gọi một tình yêu tự hiến, hy sinh, khiêm hạ để người khác trong gia đình được lớn lên…. Chỉ có hy sinh và tin tưởng vào tình yêu Chúa thì gia đình mới có hạnh phúc.
Trước lúc kết thúc thánh lễ, Cha Giuse Nguyễn Văn Thú – Quản xứ An Ngãi, đại diện cộng đoàn giáo xứ cám ơn ĐGM và mọi người, Ngài đã cho biết, toàn giáo xứ nổ lực để cụm lễ đài được hoàn thành đúng dịp hành hương khai mạc Mùa Chay này.
Trước lúc ban phép lành, ĐGM đại diện cộng đoàn phụng vụ cám ơn Cha Quản xứ, cộng đoàn giáo xứ An Ngãi và ân nhân xa gần đã trùng tu tôn tạo khu vực hành hương ngày càng đẹp và thích hợp với bầu khí cầu nguyện, đã hy sinh rất nhiều cho công tác tổ chức ngày khai mạc Mùa Chay này
Anh Phê-rô Nguyễn Hoài Phương ( ủy viên Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ An Ngãi ) cho biết: Đồi Sọ được Cha Phê-rô Nguyễn Đức Mân chọn đặt 14 chặng Đàng Thánh Giá năm 1964. Năm 2000, Cha Gioakim Trần Kim Thượng xây lễ đài để phục vụ cho Thánh Lễ khai mạc Mùa Chay Năm Thánh 2000. Và năm nay, lễ đài được trùng tu từ ngày 10/10/2013, sau 4 tháng thi công, đến nay lễ đài mới đã hoàn thành khang trang đẹp, các khu vực bố trí hợp lý đúng công năng. Bên trên lễ đài, tượng Chúa Giê-su đang cầu nguyện màu trắng, cao 9m, phần chân tượng rỗng bên trong có thể làm phòng áo cho các Chủ sự Phụng vụ. ngay sát chân tượng, một cây Thánh Giá lớn, Cách lễ đài về bên phải chừng 40m, một bia đá khắc 10 điều răn của Chúa cũng được hoàn thành trong dịp này.
Ước mong mọi thành phần Dân Chúa trong ngoài Giáo phận chung tâm góp sức, dưới ơn soi sáng của Chúa Thánh linh, làm cho trung tâm hành hương Đồi Sọ An Ngãi ngày càng khang trang đẹp hơn, xứng tầm là trung tâm hành hương Mùa Chay, nơi nhắc nhở sự hoán cải đổi mới trong tâm hồn mỗi người khi tìm về nơi đây.
Thăm Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài và Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu
Sr. Maria Nguyễn Thị Minh Du
20:14 06/03/2014
Thánh lễ này do Đài tổ chức nên không có khách mời, chỉ có anh chị em trong đài với nhau mà thôi. Thánh lễ diễn ra tại nhà nguyện nhỏ của đài, nơi thu âm thánh lễ mỗi Chúa Nhật để phát đi. Thánh lễ trang nghiêm sốt sắng và ấm cúng.
Mở đầu thánh lễ Đức ông chia sẻ tâm tình tạ ơn Thiên Chúa đã cho Ngài sống đến hôm nay và đó là một ngạc nhiên lớn cho Ngài. Ngạc nhiên vì khi chịu chức, Ngài chỉ xin cho sống được 20 năm, vậy mà Chúa để cho đến hôm nay là 40 năm, hơn nữa đã hai lần bị nhồi máu cơ tim và gần đây nhất một cơn nữa, vậy mà Chúa vẫn để cho sống. Có lẽ Chúa cứ cho tôi được gấp đôi- Ngài nói tiếp- lần này tôi xin 40, có lẽ Người sẽ cho tôi gấp đôi chăng? Tiếng cười của những anh chị em phát thanh viên lập tức vang trong nhà nguyện nhỏ nhắn, những người đang làm việc sát cánh cùng Đức ông và họ đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Mianma, Trung Quốc, Philippines và chắc chắn Việt Nam nữa.
Trong bài giảng lễ, Đức ông chia sẻ về cuộc đời mình, Ngài nói: Tôi thấy cuộc đời của tôi như tiên tri Gio-na. Đang học ở Roma năm thứ hai, tôi được cha thư ký của Đức Thánh Cha thông báo tôi sẽ đi Phi Luật Tân để làm việc cho Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu. Tôi nhưngười từ trên trời rơi xuống đất cái bịch. Tôi không muốn đi và lấy cớ sang Đức học tiếng , nhưng cũng chỉ học được một kỳ hè và phải trở về Roma chuần bị cho nhiệm vụ ở Manila. Ngày tôi từ Việt Nam đi Roma, vali cuả tôi chứa 20kg áo lễ, hai 200 dollar Đức Cha cho dằn túi và hai trái cam xanh Mẹ tôi dúi vào tay, vì bà sợ tôi khát nước dọc đàng!
Ngày tôi rời Roma đi Phi Luật Tân, tôi vẫn có 20kg áo quần nhưng thêm 100kg sách nữa. Tôi được giúp gửi sách qua đường biển. Nhưng khi tôi ở Manila được một rồi hai tuần và một tháng, thì sách vẫn chưa đến, thế là tôi cũng chỉ còn lại 20kg quần áo !
Tôi cứ nghĩ làm cho đài vài ba năm thì thôi nhưng Chúa để tôi làm đã 38 năm. Tôi không dám xin gì hết, nếu xin Chúa cho tôi về Việt Nam thì Người sẽ bắt tôi làm tiếp ở đây; nếu giờ đây tôi xin tiếp tục công việc này, có lẻ Chúa sẽ cho tôi về Việt Nam, Đức ông dí dỏm!
Tưởng cũng nên được chia sẻ thêm ở đây, đức ông Tài là tên thân mật và dễ thương mà không một tu sĩ nào học ở Phi Luật Tân lại không biết đến. Mỗi cuối tuần các tu sĩ Việt Nam ở các trường đại học lân cận lại kéo về đài, cùng dâng lễ tiếng Việt và nấu nướng, do đó đức ông đã mở hẳn một Quán Gió để dễ bề cho anh chị em nấu nướng. Quán Gió này có đầy đủ các loại rau thơm, dọc mùng, cải xanh, mướp đắng… đang ngồi ăn cũng có thể với tay hái quả ớt hiểm cho bữa cơm ngon miệng, Quán Gió “ tiện nghi” và gần gũi như đang ngồi ở nhà quê vậy đó.
Sinh ra trong gia đình nông dân ở họ đạo Rạch Lọp, giáo phận Vĩnh Long, là người con thứ tư trong sáu anh chị em, đức ông đã vào tiểu chủng viện khi mới là cậu bé 10 tuổi! Rồi chịu chức linh mục đã 40 năm mà chưa bao giờ làm cha sở. Một cuộc đời loan báo Tin Mừng qua Radio, chẳng ai biết mặt nhưng chỉ biết giọng của Ngài, giọng đọc không lẫn đi đâu được. Nhờ Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu mà biết bao nhiêu anh chị em không có điều kiện tham dự thánh lễ được thông công và cũng không ai thống kê được đã có bao nhiêu anh chị em nhờ vào cái radio nho nhỏ mỗi ngày nghe đài mà xin rửa tội gia nhập vào Giáo Hội. Những công việc âm thầm trong phòng thu âm và những ngày tháng rút ruột nhả tơ để có chương trình phát mỗi ngày quả là một thách đố lớn. Vậy mà Đức ông đã miệt mài cần mẫn trong công việc đòi hỏi nhiều tài lực này suốt bốn thập kỷ.
Trong bài Tin Mừng được chọn đọc trong thanh lễ mừng 40 năm do Đài tổ chức vào sang thứ ba 04 tháng 03, Chúa Giê-su đã trả lời cho Phê- rô rằng những ai bỏ gia đình thì được gấp trăm. Đức Ông chia sẻ: “Tôi xác tín điều đó và xin quý anh chị em hiện diện nơi đây hãy dâng một người con cho Chúa, vì chúng ta đang thiếu linh mục và tu sĩ.”
Để nói về Đức ông, có lẽ tôi không nói được hết vì chỉ trong giới hạn biết tí ti mà thôi, và trong bữa cơm huynh đệ của đài tôi được nghe rất nhiều chia sẻ của các nhân viên thuộc nhiều quốc gia nói về Đức ông. Một người hiền lành, đôn hậu, chất phác và chia sẻ tất cả những gì mình có nhưng hơn nữa Ngài có một trái tim vĩ đại.
Xin cùng tạ ơn Chúa với Đức ông trong suốt hành trình 40 năm, xin Thiên Chúa - Đấng giàu lòng nhân hậu sẽ ban nhiều ơn lành nữa xuống Đức ông để đức ông không chỉ ngạc nhiên: mình xin một mà được hai, và sẽ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác nữa. Đức Ông đã trở thành “vật quý hiếm” cần được bảo trì kỷ mỗi ngày! Thay mặt cho hàng ngàn hàng vạn thính giả của 38 năm qua, chúng con xin một lần nữa được tri ân Đức ông.
Maria Nguyễn Thị Minh Du
Congregation of Dominican Sisters of Saint Rose of Lima
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Quyền con người ở Việt Nam - Đám cháy đã hết thuốc chữa
Phạm Trần
12:38 06/03/2014
QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM-ĐÁM CHÁY ĐÃ HẾT THUỐC CHỮA
Kể từ sau ngày Nhà nước Cộng sản Việt Nam hòan thành “Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam” trước “cơ chế kiểm định kỳ phổ qúat” (UPR, The Universal Periodic Review) Chu kỳ II của Liện Hiệp Quốc ngày 05/02/2014 ở Geneve, Thụy sỹ, bộ Ngọai giao Việt Nam đã làm việc không ngừng để chữa cháy những điều nói dối.
Trước hết, cả Thế giới biết Việt Nam nhận được 227 khuyến nghị của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc yêu cầu Chính phủ Việt Nam bảo đảm và thực thi các quyền căn bản của người dân, tập trung quan trọng vào Tự do tư tưởng, Tự do ngôn luận, Tự do báo chí, Tự do hội họp, Tự do đi lại, Tự do lập hội và Tự do Tôn giáo.
Ngòai một số nước có quan hệ tốt với Việt Nam như Trung Cộng, Nga, Bắc Hàn, Cuba, Cao Miên, Nam Dương, Tân Gia Ba, Thái Lan, Lào v.v… không có nước tự do, dân chủ Tây phương nào khen Việt Nam đã thực thi tốt các quyền con người.
Nhưng khi về đến Hà Nội, Trưởng đòan Việt Nam dự kỳ họp là Thứ trưởng Ngọai giao Hà Kim Ngọc đã vội vã “tô son điểm phấn” cho thành công phúc trình của Việt Nam.
Ông khoe với báo chí tại Hà Nội ngày 18/02 (2014): “Tôi xin nêu ra một nhận xét của đoàn Bosnia-Hezergovina và cũng là ý kiến của một số đoàn khác khi họ chia sẻ đánh giá về Báo cáo UPR của Việt Nam: “Báo cáo UPR của Việt Nam là một tuyên bố chân thực về cam kết tôn trọng quyền con người”.”
Lời tuyên bố chủ quan này không cần phải kiểm chứng vì lời khen của đòan Bosnia-Hezergovina không có trọng lượng chính trị. Bosnia-Hezergovina là quốc gia nhỏ, nghèo mới được độc lập từ nước cũ Yugoslavia năm 1992 nằm ở Đông-Nam Châu Âu, giữa các nước Croatia, Serbia và Montegegro, có số dân trên 3 triệu người sống rải rác trong lãnh thổ núi đồi hiểm trở gần 52,000 cây số vuông.
Nhận xét về 227 khuyến nghị, phần lớn tập trung vào các quyền căn bản của con người mà Việt Nam đã viết trong Hiến pháp nhưng chưa bao giờ cho người dân được hưởng đầy đủ, Ông Ngọc nói: “Những khuyến nghị này đề cập tới tất cả các lĩnh vực liên quan đến việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Về cơ bản các khuyến nghị là tích cực và mang tính xây dựng. Ngay sau khi nhận được các khuyến nghị, đoàn ta gồm đại diện 11 bộ, ban, ngành đã họp và rà soát. Đoàn đánh giá sơ bộ: Phần lớn các khuyến nghị là có thể chấp nhận được vì phù hợp với đường lối đổi mới và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và thực tiễn về nhân quyền ở Việt Nam. Đó sẽ là sự bổ sung hữu ích, giúp chúng ta có thể xác định rõ hơn những ưu tiên thúc đẩy về vảo vệ quyền con người.
Tuy nhiên, cũng còn một số khuyến nghị còn thiếu cơ sở, chưa phản ánh được đúng tình hình thực tiễn một cách khách quan của Việt Nam hoặc thể hiện định kiến. Những khuyến nghị này chúng ta không chấp thuận.”
Tại sao lại “thiếu cơ sở”, “thể hiện định kiến” và “chưa phản ánh được đúng tình hình thực tiễn một cách khách quan của Việt Nam” ?
Bởi vì các nước phương Tây đã có những bằng chứng vi phạm của Việt Nam từ nhiều năm qua. Họ cũng đã biết Hiến pháp Việt Nam viết gì về “quyền con người và nghĩa vụ công dân”, nhưng họ không bị đánh lừa bởi nhóm 5 chữ “do pháp luật quy định” được thòng vào đuôi nhiều điều khỏan trong Hiến pháp 2013 được Quốc hội chấp thuận ngày 28/11/2013.
Có thể ông Hà Kim Ngọc không thuộc Hiến pháp bằng người nước ngòai, hoặc biết các quyền con người đã bị nhà nước “vô hiệu hóa” mà vẫn lên giọng bài bác các nước khi họ có cơ sở và không hề định kiến yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải thi hành những cam kết Quốc tế mà mình đã ký tôn trọng.
Lý do chính quyền Việt Nam bị nhiều nước phê phán tại diễn đàn Geneve ngày 07/02/2014 vì các quyền căn bản của con người Việt Nam đã bị hạn chế ngay trong 3 Điều khỏan của Hiến pháp:
Điều 23: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Điều 24: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
KHÔNG VÀ CÓ
Khi đọc những điều này, liệu ông Hà Kim Ngọc có thể trả lời cho Quốc tế tại sao có vô số công dân Việt Nam đã bị cấm không được “tự do đi lại” và “không có quyền ra nước ngòai” hay “từ nước ngoài về nước”, hoặc sau khi trở về nước lại bị câu lưu, theo dõi ?
Và khi đã cam kết “tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, nhưng vẫn buộc các tôn giáo phải đăng ký và gia nhập Mặt trận Tổ quốc thì mới được ưu đãi hoạt động thì có chà đạp lên Hiến pháp không ?
Và tại sao những Giáo Hội không chịu đăng ký, tiêu biểu như Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (Ấn Quang), Giáo Hội Phật giáo Hòa hảo Thuần túy (Cụ Lê Quang Liêm) lại bị kìm kẹp, lãnh đạo bị tù tội, trù dập, canh chừng, bị theo dõi, bị ngăn cấm đi lại ?
Về Điều 25, liệu Thứ trưởng Ngọai giao Hà Kim Ngọc có dẫn chứng được có “tự do ngôn luận” và “tự do báo chí” ở Việt Nam ? Và ông có dám tranh luận công khai với những công dân đã bị bắt tù, bị đàn áp và bị ngăn cấm biều tình, dù là biểu tình yêu nước chống ngọai xâm Trung Cộng như đã diễn ra ở Sài Gòn và Hà Nội trong hai năm 2011 và 2012 ?
Còn việc hội họp và lập hội của công dân có bị ngăn chận không ? Ông Ngọc cứ hỏi cụ Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, Giáo sư Tương Lai ở Sài Gòn và Tiến sỹ Nguyễn Quang A ở Hà Nội sẽ biết rõ hơn.
Về quyền tự do ngôn luận thì hãy hỏi thẳng các Nhà truyền thông xã hội (Bloggers) và Nhà báo 82 tuổi Tống Văn Công, người mới tuyên bố “tự ý ra khỏi đảng” sau 55 năm làm đảng viên để biết đảng của ông Ngọc đã “nói trước quên sau” như thế nào ?
Sau khi bị Đảng Ủy lên án “Có quan điểm ủng hộ hoặc tán thành đa nguyên chính trị, đa đảng; công khai phê phán bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng”, Cụ Tống Văn Công cay đắng viết: “ Càng tự hào về lý tưởng cao cả mà mình đã bỏ cả đời để phục vụ, tôi càng day dứt, xấu hổ vì sự thoái hóa, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ những người trong guồng máy lãnh đạo, khiến Đảng cầm quyền phạm nhiều sai lầm, làm mất hết niềm tin của nhân dân, làm khoảng cách tụt hậu của đất nước càng ngày càng xa so với các nước khu vực. Những người lúc nào cũng hô hào kiên trì ý thức hệ lỗi thời, cấm không được tự diễn biến, thực ra, họ chỉ nhằm duy trì quyền lực, khai thác “lợi ích nhóm”, làm giàu cho bản thân, bất chấp thiệt hại của nhân dân lao động và đất nước.”
Ông cảnh giác: “ Giặc “nội xâm” bao giờ cũng là chỗ dựạ của giặc “ngoại xâm”. Bất kể bọn bành trướng hung hăng ra rả khẳng định toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa, cả “lưỡi bò” Biển Đông là của Trung Quốc, lời họ đáp lại chủ yếu vẫn là kiên trì “16 chữ vàng” và “4 tốt”, vì đây là “đồng chí cùng chung ý thức hệ”, cùng chống lại các thế lực thù địch phương Tây. Truyền thống bất khuất, lòng tự tôn dân tộc bị xúc phạm nghiêm trọng, làm mất dần sự đồng thuận xã hội trước hiểm họa đe dọa sự tồn vong của dân tộc, mà thực ra cũng là sự tồn vong của chính Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Rồi ông tuyệt vọng: “Vì những lẽ đó mà thời gian qua, tôi hết sức tự kiềm chế, cố gắng tiếp tục đứng trong hàng ngũ Đảng để cùng với các đảng viên chân chính trực tiếp đấu tranh, góp ý xây dựng Đảng, hi vọng những người lãnh đạo nhận ra sai lầm, vứt bỏ ý thức hệ lạc hậu, tiến tới một Đại hội Đảng đổi mới lần 2: Đổi mới chính trị, thực hiện nhà nước pháp quyền đúng như các thể chế chính trị hiện đại. Từ đó mà vực dậy niềm tin đang cùng kiệt của nhân dân, tiếp tục sứ mệnh mà đảng viên và nhân dân giao cho.
Hôm nay, con đường ấy đã bị chặn lại. Đau lòng lắm, nhưng phải đành vậy thôi! Từ giờ phút này, từ ngày hôm nay, 25-2-2014, tôi xin nói lời chia tay với Đảng Cộng sản Việt Nam.”
PHẠM BÌNH MINH NÓI DỐI ĐẾN BAO GIỜ ?
Với trường hợp của Cụ Tống Văn Công và trước đây đối với Cố Luật sư Lê Hiếu Đằng cũng phải bỏ đảng sau 45 năm chưa đủ để cho những người cầm quyền ở Việt Nam “sáng mắt sáng lòng” hay sao ?
Vậy mà, trong bài diễn văn đọc tại kỳ họp thứ 25 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneve ngày 30/03/2014 vừa qua, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh vẫn có thể loè bịp Thế giới khi ông lập lại câu nói “phong trào” rằng: “Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán về bảo đảm và phát huy quyền con người, xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển…. Nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đáng kể trong công tác bảo đảm và phát huy quyền con người, được cụ thể hóa trong pháp luật, chính sách và thể hiện rõ bằng những thành tựu trên thực tế.”
Ông Minh còn không biết ngượng mồm khi khoe tại diễn đàn: “Người dân Việt Nam liên tục cập nhật hơi thở và nhịp sống của thế giới bên ngoài thông qua hệ thống gần 1000 báo in, 1174 cổng thông tin điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình, sự có mặt tại Việt Nam của nhiều hãng thông tấn, truyền hình lớn trên thế giới, nhất là sự phát triển của Internet. Theo Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU, International Telecommunication Union), số người dùng Internet tại Việt Nam gần 31 triệu, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á và thứ 8 tại châu Á. Ai từng đến Việt Nam cũng có nhận thấy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng phong phú. Tất cả các tôn giáo chính trên thế giới đều có mặt và cùng chung sống hòa bình tại Việt Nam với số lượng chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự, ấn phẩm ngày càng tăng.
Có thể nói rằng, chưa bao giờ người dân Việt Nam lại có mức sống cao và được thụ hưởng một cách đầy đủ, trọn vẹn tất cả những quyền và tự do của mình trên tất cả các lĩnh vực dân sự, văn hoá, kinh tế, chính trị và xã hội như hiện nay.”
Khi nói oang oang như thế, ông Minh tưởng đại biểu các nước không biết ông đang nói dối hay sao ? Chẳng nhẽ họ không biết ở Việt Nam không hề có tự do ngôn luận, chưa hề có tự do báo chí, và quyền tự do truy nhập và truyền tải thông tin tự do trên Internet đang bị nhà nước kiểm soát và theo dõi gắt gao ?
Và liệu ông Minh có mảy may cảm thấy thẹn thùng khi khoe khoang hão huyền rằng: “Bản Hiến pháp được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 sau một thời gian dài tiếp thu hàng chục triệu ý kiến đóng góp, dành riêng 36 điều/120 điều nói về quyền con người”, nhưng ông lại giấu đi không biết bao nhiêu “hầm chông” và “mãi mìn” ghi trong các Điều 14 và 15 về Quyền con người.
Điều 14 viết:”Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
Nhưng có ai giải thích được, hay đã có Luật nào của Việt Nam quy định thế nào là “ lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.” ?
Sang Điều 15 cũng “lấp lửng con cá vàng” và “đánh bẫy” như thế này:
“1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”
Nhưng thế nào là “lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” ?
Nếu chưa ai trong lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN giải thích được thì tại sao ông Phạm Bình Minh phải nói dối mãi để cho đám cháy nhân quyền ở Việt Nam không còn chữa được nữa ?
Phạm Trần
(03/014)
Kể từ sau ngày Nhà nước Cộng sản Việt Nam hòan thành “Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam” trước “cơ chế kiểm định kỳ phổ qúat” (UPR, The Universal Periodic Review) Chu kỳ II của Liện Hiệp Quốc ngày 05/02/2014 ở Geneve, Thụy sỹ, bộ Ngọai giao Việt Nam đã làm việc không ngừng để chữa cháy những điều nói dối.
Trước hết, cả Thế giới biết Việt Nam nhận được 227 khuyến nghị của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc yêu cầu Chính phủ Việt Nam bảo đảm và thực thi các quyền căn bản của người dân, tập trung quan trọng vào Tự do tư tưởng, Tự do ngôn luận, Tự do báo chí, Tự do hội họp, Tự do đi lại, Tự do lập hội và Tự do Tôn giáo.
Ngòai một số nước có quan hệ tốt với Việt Nam như Trung Cộng, Nga, Bắc Hàn, Cuba, Cao Miên, Nam Dương, Tân Gia Ba, Thái Lan, Lào v.v… không có nước tự do, dân chủ Tây phương nào khen Việt Nam đã thực thi tốt các quyền con người.
Nhưng khi về đến Hà Nội, Trưởng đòan Việt Nam dự kỳ họp là Thứ trưởng Ngọai giao Hà Kim Ngọc đã vội vã “tô son điểm phấn” cho thành công phúc trình của Việt Nam.
Ông khoe với báo chí tại Hà Nội ngày 18/02 (2014): “Tôi xin nêu ra một nhận xét của đoàn Bosnia-Hezergovina và cũng là ý kiến của một số đoàn khác khi họ chia sẻ đánh giá về Báo cáo UPR của Việt Nam: “Báo cáo UPR của Việt Nam là một tuyên bố chân thực về cam kết tôn trọng quyền con người”.”
Lời tuyên bố chủ quan này không cần phải kiểm chứng vì lời khen của đòan Bosnia-Hezergovina không có trọng lượng chính trị. Bosnia-Hezergovina là quốc gia nhỏ, nghèo mới được độc lập từ nước cũ Yugoslavia năm 1992 nằm ở Đông-Nam Châu Âu, giữa các nước Croatia, Serbia và Montegegro, có số dân trên 3 triệu người sống rải rác trong lãnh thổ núi đồi hiểm trở gần 52,000 cây số vuông.
Nhận xét về 227 khuyến nghị, phần lớn tập trung vào các quyền căn bản của con người mà Việt Nam đã viết trong Hiến pháp nhưng chưa bao giờ cho người dân được hưởng đầy đủ, Ông Ngọc nói: “Những khuyến nghị này đề cập tới tất cả các lĩnh vực liên quan đến việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Về cơ bản các khuyến nghị là tích cực và mang tính xây dựng. Ngay sau khi nhận được các khuyến nghị, đoàn ta gồm đại diện 11 bộ, ban, ngành đã họp và rà soát. Đoàn đánh giá sơ bộ: Phần lớn các khuyến nghị là có thể chấp nhận được vì phù hợp với đường lối đổi mới và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và thực tiễn về nhân quyền ở Việt Nam. Đó sẽ là sự bổ sung hữu ích, giúp chúng ta có thể xác định rõ hơn những ưu tiên thúc đẩy về vảo vệ quyền con người.
Tuy nhiên, cũng còn một số khuyến nghị còn thiếu cơ sở, chưa phản ánh được đúng tình hình thực tiễn một cách khách quan của Việt Nam hoặc thể hiện định kiến. Những khuyến nghị này chúng ta không chấp thuận.”
Tại sao lại “thiếu cơ sở”, “thể hiện định kiến” và “chưa phản ánh được đúng tình hình thực tiễn một cách khách quan của Việt Nam” ?
Bởi vì các nước phương Tây đã có những bằng chứng vi phạm của Việt Nam từ nhiều năm qua. Họ cũng đã biết Hiến pháp Việt Nam viết gì về “quyền con người và nghĩa vụ công dân”, nhưng họ không bị đánh lừa bởi nhóm 5 chữ “do pháp luật quy định” được thòng vào đuôi nhiều điều khỏan trong Hiến pháp 2013 được Quốc hội chấp thuận ngày 28/11/2013.
Có thể ông Hà Kim Ngọc không thuộc Hiến pháp bằng người nước ngòai, hoặc biết các quyền con người đã bị nhà nước “vô hiệu hóa” mà vẫn lên giọng bài bác các nước khi họ có cơ sở và không hề định kiến yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải thi hành những cam kết Quốc tế mà mình đã ký tôn trọng.
Lý do chính quyền Việt Nam bị nhiều nước phê phán tại diễn đàn Geneve ngày 07/02/2014 vì các quyền căn bản của con người Việt Nam đã bị hạn chế ngay trong 3 Điều khỏan của Hiến pháp:
Điều 23: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Điều 24: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
KHÔNG VÀ CÓ
Khi đọc những điều này, liệu ông Hà Kim Ngọc có thể trả lời cho Quốc tế tại sao có vô số công dân Việt Nam đã bị cấm không được “tự do đi lại” và “không có quyền ra nước ngòai” hay “từ nước ngoài về nước”, hoặc sau khi trở về nước lại bị câu lưu, theo dõi ?
Và khi đã cam kết “tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, nhưng vẫn buộc các tôn giáo phải đăng ký và gia nhập Mặt trận Tổ quốc thì mới được ưu đãi hoạt động thì có chà đạp lên Hiến pháp không ?
Và tại sao những Giáo Hội không chịu đăng ký, tiêu biểu như Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (Ấn Quang), Giáo Hội Phật giáo Hòa hảo Thuần túy (Cụ Lê Quang Liêm) lại bị kìm kẹp, lãnh đạo bị tù tội, trù dập, canh chừng, bị theo dõi, bị ngăn cấm đi lại ?
Về Điều 25, liệu Thứ trưởng Ngọai giao Hà Kim Ngọc có dẫn chứng được có “tự do ngôn luận” và “tự do báo chí” ở Việt Nam ? Và ông có dám tranh luận công khai với những công dân đã bị bắt tù, bị đàn áp và bị ngăn cấm biều tình, dù là biểu tình yêu nước chống ngọai xâm Trung Cộng như đã diễn ra ở Sài Gòn và Hà Nội trong hai năm 2011 và 2012 ?
Còn việc hội họp và lập hội của công dân có bị ngăn chận không ? Ông Ngọc cứ hỏi cụ Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, Giáo sư Tương Lai ở Sài Gòn và Tiến sỹ Nguyễn Quang A ở Hà Nội sẽ biết rõ hơn.
Về quyền tự do ngôn luận thì hãy hỏi thẳng các Nhà truyền thông xã hội (Bloggers) và Nhà báo 82 tuổi Tống Văn Công, người mới tuyên bố “tự ý ra khỏi đảng” sau 55 năm làm đảng viên để biết đảng của ông Ngọc đã “nói trước quên sau” như thế nào ?
Sau khi bị Đảng Ủy lên án “Có quan điểm ủng hộ hoặc tán thành đa nguyên chính trị, đa đảng; công khai phê phán bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng”, Cụ Tống Văn Công cay đắng viết: “ Càng tự hào về lý tưởng cao cả mà mình đã bỏ cả đời để phục vụ, tôi càng day dứt, xấu hổ vì sự thoái hóa, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ những người trong guồng máy lãnh đạo, khiến Đảng cầm quyền phạm nhiều sai lầm, làm mất hết niềm tin của nhân dân, làm khoảng cách tụt hậu của đất nước càng ngày càng xa so với các nước khu vực. Những người lúc nào cũng hô hào kiên trì ý thức hệ lỗi thời, cấm không được tự diễn biến, thực ra, họ chỉ nhằm duy trì quyền lực, khai thác “lợi ích nhóm”, làm giàu cho bản thân, bất chấp thiệt hại của nhân dân lao động và đất nước.”
Ông cảnh giác: “ Giặc “nội xâm” bao giờ cũng là chỗ dựạ của giặc “ngoại xâm”. Bất kể bọn bành trướng hung hăng ra rả khẳng định toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa, cả “lưỡi bò” Biển Đông là của Trung Quốc, lời họ đáp lại chủ yếu vẫn là kiên trì “16 chữ vàng” và “4 tốt”, vì đây là “đồng chí cùng chung ý thức hệ”, cùng chống lại các thế lực thù địch phương Tây. Truyền thống bất khuất, lòng tự tôn dân tộc bị xúc phạm nghiêm trọng, làm mất dần sự đồng thuận xã hội trước hiểm họa đe dọa sự tồn vong của dân tộc, mà thực ra cũng là sự tồn vong của chính Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Rồi ông tuyệt vọng: “Vì những lẽ đó mà thời gian qua, tôi hết sức tự kiềm chế, cố gắng tiếp tục đứng trong hàng ngũ Đảng để cùng với các đảng viên chân chính trực tiếp đấu tranh, góp ý xây dựng Đảng, hi vọng những người lãnh đạo nhận ra sai lầm, vứt bỏ ý thức hệ lạc hậu, tiến tới một Đại hội Đảng đổi mới lần 2: Đổi mới chính trị, thực hiện nhà nước pháp quyền đúng như các thể chế chính trị hiện đại. Từ đó mà vực dậy niềm tin đang cùng kiệt của nhân dân, tiếp tục sứ mệnh mà đảng viên và nhân dân giao cho.
Hôm nay, con đường ấy đã bị chặn lại. Đau lòng lắm, nhưng phải đành vậy thôi! Từ giờ phút này, từ ngày hôm nay, 25-2-2014, tôi xin nói lời chia tay với Đảng Cộng sản Việt Nam.”
PHẠM BÌNH MINH NÓI DỐI ĐẾN BAO GIỜ ?
Với trường hợp của Cụ Tống Văn Công và trước đây đối với Cố Luật sư Lê Hiếu Đằng cũng phải bỏ đảng sau 45 năm chưa đủ để cho những người cầm quyền ở Việt Nam “sáng mắt sáng lòng” hay sao ?
Vậy mà, trong bài diễn văn đọc tại kỳ họp thứ 25 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneve ngày 30/03/2014 vừa qua, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh vẫn có thể loè bịp Thế giới khi ông lập lại câu nói “phong trào” rằng: “Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán về bảo đảm và phát huy quyền con người, xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển…. Nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đáng kể trong công tác bảo đảm và phát huy quyền con người, được cụ thể hóa trong pháp luật, chính sách và thể hiện rõ bằng những thành tựu trên thực tế.”
Ông Minh còn không biết ngượng mồm khi khoe tại diễn đàn: “Người dân Việt Nam liên tục cập nhật hơi thở và nhịp sống của thế giới bên ngoài thông qua hệ thống gần 1000 báo in, 1174 cổng thông tin điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình, sự có mặt tại Việt Nam của nhiều hãng thông tấn, truyền hình lớn trên thế giới, nhất là sự phát triển của Internet. Theo Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU, International Telecommunication Union), số người dùng Internet tại Việt Nam gần 31 triệu, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á và thứ 8 tại châu Á. Ai từng đến Việt Nam cũng có nhận thấy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng phong phú. Tất cả các tôn giáo chính trên thế giới đều có mặt và cùng chung sống hòa bình tại Việt Nam với số lượng chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự, ấn phẩm ngày càng tăng.
Có thể nói rằng, chưa bao giờ người dân Việt Nam lại có mức sống cao và được thụ hưởng một cách đầy đủ, trọn vẹn tất cả những quyền và tự do của mình trên tất cả các lĩnh vực dân sự, văn hoá, kinh tế, chính trị và xã hội như hiện nay.”
Khi nói oang oang như thế, ông Minh tưởng đại biểu các nước không biết ông đang nói dối hay sao ? Chẳng nhẽ họ không biết ở Việt Nam không hề có tự do ngôn luận, chưa hề có tự do báo chí, và quyền tự do truy nhập và truyền tải thông tin tự do trên Internet đang bị nhà nước kiểm soát và theo dõi gắt gao ?
Và liệu ông Minh có mảy may cảm thấy thẹn thùng khi khoe khoang hão huyền rằng: “Bản Hiến pháp được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 sau một thời gian dài tiếp thu hàng chục triệu ý kiến đóng góp, dành riêng 36 điều/120 điều nói về quyền con người”, nhưng ông lại giấu đi không biết bao nhiêu “hầm chông” và “mãi mìn” ghi trong các Điều 14 và 15 về Quyền con người.
Điều 14 viết:”Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
Nhưng có ai giải thích được, hay đã có Luật nào của Việt Nam quy định thế nào là “ lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.” ?
Sang Điều 15 cũng “lấp lửng con cá vàng” và “đánh bẫy” như thế này:
“1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”
Nhưng thế nào là “lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” ?
Nếu chưa ai trong lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN giải thích được thì tại sao ông Phạm Bình Minh phải nói dối mãi để cho đám cháy nhân quyền ở Việt Nam không còn chữa được nữa ?
Phạm Trần
(03/014)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ơn cứu-chuộc nơi Ngài chan chứa!
Mai Tá
21:54 06/03/2014
Ơn cứu-chuộc nơi Ngài chan chứa!
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Chương Một: Đặt vấn đề Cứu-chuộc
(bài 5)
Phần 6: Ơn cứu-chuộc và những điều thích thú rất cởi mở
Với nền thần-học chuyên chính rất cổ xưa từng bàn về Ơn cứu-chuộc, lại vẫn hay nhấn mạnh lên quan-niệm cho rằng mọi người đều sẽ trở thành nạn-nhân của quan-niệm xưa cũ hết. Theo cách nào đó, tội và lỗi đã tìm cách khiến cho Chúa cũng trở thành nạn-nhân của các thương-tật, phỉ báng hoặc loại-hình tấn-kích nào đó giống như thế. Và hậu quả, là: Chúa cũng có nhu cầu tìm cho bằng được một nạn-nhân; và nạn-nhân khi ấy có thể là chúng ta hoặc chính Đức Giêsu cũng là nạn-nhân, thay cho ta. Là nạn-nhân, tức: có sự kết-nối chặt-chẽ với sự việc đỡ vớt và ơn cứu-chuộc hết mọi người.
Anh em mình đây, hẳn sẽ nói: ngày nay, hiện thấy tính bén-nhạy xuất-hiện nơi nạn-nhân của bất cứ sự-kiện nào cũng vậy. Khoảng 25 năm đổ lại, nạn-nhân của nhiều sự-kiện đã bớt đi tính-chất vô-nhân hoặc vô-hình-tượng, nhưng lại chường mặt ra nhiều hơn và càng đòi mọi người biết cho rằng: mình là nạn-nhân của thứ gì đó, rất bức-bách.
Ngày nay, đối với luật-pháp hoặc với lương-tâm của dân thường ở xã-hội ngoài đời, thì: phạm-nhân hay nạn-nhân vẫn được coi là vô-tội cho đến khi ai đó có chứng cớ đành rành xác-chứng người đó đã phạm luật. Giáo Hội Công-giáo mình thì khác, nhiều trường hợp và/hoặc nhiều địa hạt, thường không phải như thế. Thế nhưng, người người đã ý-thức được một cách rất mới về quyền-hạn của nạn-nhân trong nhiều vụ-việc. Hiện, đã thấy xuất đầu lộ diện nhiều nhóm/hội ở đời thường chuyên giúp-đỡ, hỗ-trợ các nạn-nhân. Nhiều nhóm hội/đoàn-thể lại gây áp-lực để khẳng-định là: lâu nay, các nạn-nhân vẫn được luật-pháp bảo-vệ hết mình. Về hình-sự, thì: nạn-nhân không chỉ là ai đó từng bị tổn-thương trong quá-khứ mà thôi; nhưng nạn-nhân còn được coi như người chủ-động của thứ “trò chơi” gọi được là tiến-trình xử-lý công-bằng và công-chính, rất đúng luật.
Các nhóm hội/đoàn-thể thuộc Hội-thánh nay hiểu rằng: nhiều cáo-trạng mới được thiết-lập từ những người từng viện lẽ, rằng: họ là nạn-nhân của nhiều vị/nhiều đấng bậc trong Giáo-hội từng dựng nên luật đạo. Các vị nào từng nối-kết với Hội-thánh đều được giáo-dục theo lối hiểu-biết rất mới này.
Người người nay ý-thức được rằng: mọi nạn-nhân đều có quyền-hạn đồng-đều và đôi khi, quyền-hạn ấy còn lớn hơn nhiều người tưởng-tượng ra, là đằng khác. Nhiều sự-kiện cho thấy: họ từng lý-sự rằng: những vụ/việc như thế tạo cho họ có được thứ đặc-quyền nào đó, rất khác biệt. Ở đây, ta lại thấy có người lại đã cảm-nhận được tính “dân-chủ” trong Đạo của ta nữa. Có thứ quyền-lực chính-trị cũng rất mới, đòi tháo gỡ và liệng bỏ đi chuyện xưa cũ ấy. Nhiều người lại cũng có cảm-giác luôn cho rằng: nền an-ninh ở đất nước họ sống, đang trong tình-trạng nguy-kịch nếu nạn-nhân của vụ/việc này khác không được bảo-vệ thoả-đáng, có hiệu năng. Người người nay ý-thức được rằng, mình phải can-đảm và rộng-lượng hơn mới có thể hoạt-động vì nạn-nhân, cho nạn-nhân được. Ở Pháp chẳng hạn, chính-phủ nước này lại đặt riêng/thêm một Bộ-trưởng chuyên lo cho quyền-hạn của nạn-nhân này khác, cả ở ngoài đời lẫn trong Đạo.
Có thể sẽ có bạn lại cứ cho rằng: kết quả rày cho thấy: nhiều người hôm nay có khuynh-hướng thấy mọi nơi/mọi chỗ có đầy nạn-nhân hết. Một trong các hậu quả do truyền-hình từng đem đến, là: khi bạo-hành và những chuyện xách-nhiễu khác nhau đã bộc-phát ra rồi, thì chẳng có gì là bí-mật tư-riêng để giữ kín nữa. Sẽ có chủ-thuyết mới chuyên tìm cách phô-bày mọi hình-thái bạo-hành hoặc lề-thói lén nhìn trộm vào cảnh-tình của nạn-nhân hoặc của những người bị thương-tổn bằng cách này hay cách khác. Lại cũng có hình-thức quảng-cáo chuyên phô-diễn chuyện riêng của người khác, rồi biến họ thành nạn-nhân của ai đó, rất khó dằn lòng. Các nhà phân-tâm-học gọi đó là tình-cảnh éo-le đến cực độ. Xem thế thì, có người lại sẽ hỏi: phải chăng ngày nay nhiều người ở đời đã tỏ ra quá xót thương hoặc ái-ngại cho những người từng là nạn-nhân của nhiều thứ, đấy chứ? Ngày nay, ta lại đã thấy nhiều “vị” vừa-ăn-cướp-vừa-la-làng; tức: vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân, của nhiều thứ/nhiều sự? Điều này có phải đã cho thấy con người ngày nay chừng như đang đi giật lùi về những tháng ngày của thời trước, tứ: thời buổi nói nhiều và nói huyên-thuyên về quyền-lực; và, như thế là ta đã loại-bỏ đi mô-hình tương-quan giữa người với người, rồi thì phải! Phải chăng nỗi-niềm xúc-cảm của ta, ra như có thể kiểm-soát được lý-trí rồi còn gì?
Đây, là những câu hỏi khá thú vị. Thú vị, đến độ nhiều lúc tôi cứ tự hỏi lòng mình rằng: giả như các sự việc xảy ra như thế, lại dội về với Đạo Chúa đang tồn-tại ở nền thần-học lâu rày của ta, thì thế nào? Đôi khi, tôi cũng tự-vấn lương-tâm để hỏi chính mình, rằng: không biết ta có đặt nặng quá nhiều thứ lên nhu-cầu buộc mình phải làm điều gì đó vì Chúa và cho Chúa, không? Và làm thế, có phải để Chúa biết rằng: mình là nạn-nhân đầu-tiên của cái mà lâu nay ta cứ tưởng như mình làm để cho “đẹp lòng Chúa mọi đàng, không? Phải chăng ta có nhu-cầu chuộc lỗi đến quá mức, như cốt để tự trấn-an lòng mình mà thôi, chứ? Cả trong cuộc sống công khai ngoài đời, cũng thế vậy chứ nhỉ? Hỏi, là hỏi rất nhiều những điều đại loại như thế, nhưng đã chắc gì có câu trả lời cho thoả cõi lòng và đích-đáng!
Nhiều người lại cũng thấy không vui, khi Đạo mình đang dần dà xảy ra những điều như thế? Và từ đó, họ nhớ lại lời nhận-định mang tính chua-chát/đắng cay nơi câu nói của tác-giả Niebuhr, khi ông bảo: “Thiên-chúa mà không có tánh hay giận-dữ/ nong nảy thì chỉ tổ đưa người có tội vào vương-quốc của Ngài rất dễ dàng, chẳng cần Ngài luận tội gì hết, chẳng cần nghĩ xem họ có đáng được Đức Kitô cứu-rỗi mà không phải trải qua con đường của thập-giá, gì hết cả!” (xem. Christ and culture, 1951).
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Chương Một: Đặt vấn đề Cứu-chuộc
(bài 5)
Phần 6: Ơn cứu-chuộc và những điều thích thú rất cởi mở
Với nền thần-học chuyên chính rất cổ xưa từng bàn về Ơn cứu-chuộc, lại vẫn hay nhấn mạnh lên quan-niệm cho rằng mọi người đều sẽ trở thành nạn-nhân của quan-niệm xưa cũ hết. Theo cách nào đó, tội và lỗi đã tìm cách khiến cho Chúa cũng trở thành nạn-nhân của các thương-tật, phỉ báng hoặc loại-hình tấn-kích nào đó giống như thế. Và hậu quả, là: Chúa cũng có nhu cầu tìm cho bằng được một nạn-nhân; và nạn-nhân khi ấy có thể là chúng ta hoặc chính Đức Giêsu cũng là nạn-nhân, thay cho ta. Là nạn-nhân, tức: có sự kết-nối chặt-chẽ với sự việc đỡ vớt và ơn cứu-chuộc hết mọi người.
Anh em mình đây, hẳn sẽ nói: ngày nay, hiện thấy tính bén-nhạy xuất-hiện nơi nạn-nhân của bất cứ sự-kiện nào cũng vậy. Khoảng 25 năm đổ lại, nạn-nhân của nhiều sự-kiện đã bớt đi tính-chất vô-nhân hoặc vô-hình-tượng, nhưng lại chường mặt ra nhiều hơn và càng đòi mọi người biết cho rằng: mình là nạn-nhân của thứ gì đó, rất bức-bách.
Ngày nay, đối với luật-pháp hoặc với lương-tâm của dân thường ở xã-hội ngoài đời, thì: phạm-nhân hay nạn-nhân vẫn được coi là vô-tội cho đến khi ai đó có chứng cớ đành rành xác-chứng người đó đã phạm luật. Giáo Hội Công-giáo mình thì khác, nhiều trường hợp và/hoặc nhiều địa hạt, thường không phải như thế. Thế nhưng, người người đã ý-thức được một cách rất mới về quyền-hạn của nạn-nhân trong nhiều vụ-việc. Hiện, đã thấy xuất đầu lộ diện nhiều nhóm/hội ở đời thường chuyên giúp-đỡ, hỗ-trợ các nạn-nhân. Nhiều nhóm hội/đoàn-thể lại gây áp-lực để khẳng-định là: lâu nay, các nạn-nhân vẫn được luật-pháp bảo-vệ hết mình. Về hình-sự, thì: nạn-nhân không chỉ là ai đó từng bị tổn-thương trong quá-khứ mà thôi; nhưng nạn-nhân còn được coi như người chủ-động của thứ “trò chơi” gọi được là tiến-trình xử-lý công-bằng và công-chính, rất đúng luật.
Các nhóm hội/đoàn-thể thuộc Hội-thánh nay hiểu rằng: nhiều cáo-trạng mới được thiết-lập từ những người từng viện lẽ, rằng: họ là nạn-nhân của nhiều vị/nhiều đấng bậc trong Giáo-hội từng dựng nên luật đạo. Các vị nào từng nối-kết với Hội-thánh đều được giáo-dục theo lối hiểu-biết rất mới này.
Người người nay ý-thức được rằng: mọi nạn-nhân đều có quyền-hạn đồng-đều và đôi khi, quyền-hạn ấy còn lớn hơn nhiều người tưởng-tượng ra, là đằng khác. Nhiều sự-kiện cho thấy: họ từng lý-sự rằng: những vụ/việc như thế tạo cho họ có được thứ đặc-quyền nào đó, rất khác biệt. Ở đây, ta lại thấy có người lại đã cảm-nhận được tính “dân-chủ” trong Đạo của ta nữa. Có thứ quyền-lực chính-trị cũng rất mới, đòi tháo gỡ và liệng bỏ đi chuyện xưa cũ ấy. Nhiều người lại cũng có cảm-giác luôn cho rằng: nền an-ninh ở đất nước họ sống, đang trong tình-trạng nguy-kịch nếu nạn-nhân của vụ/việc này khác không được bảo-vệ thoả-đáng, có hiệu năng. Người người nay ý-thức được rằng, mình phải can-đảm và rộng-lượng hơn mới có thể hoạt-động vì nạn-nhân, cho nạn-nhân được. Ở Pháp chẳng hạn, chính-phủ nước này lại đặt riêng/thêm một Bộ-trưởng chuyên lo cho quyền-hạn của nạn-nhân này khác, cả ở ngoài đời lẫn trong Đạo.
Có thể sẽ có bạn lại cứ cho rằng: kết quả rày cho thấy: nhiều người hôm nay có khuynh-hướng thấy mọi nơi/mọi chỗ có đầy nạn-nhân hết. Một trong các hậu quả do truyền-hình từng đem đến, là: khi bạo-hành và những chuyện xách-nhiễu khác nhau đã bộc-phát ra rồi, thì chẳng có gì là bí-mật tư-riêng để giữ kín nữa. Sẽ có chủ-thuyết mới chuyên tìm cách phô-bày mọi hình-thái bạo-hành hoặc lề-thói lén nhìn trộm vào cảnh-tình của nạn-nhân hoặc của những người bị thương-tổn bằng cách này hay cách khác. Lại cũng có hình-thức quảng-cáo chuyên phô-diễn chuyện riêng của người khác, rồi biến họ thành nạn-nhân của ai đó, rất khó dằn lòng. Các nhà phân-tâm-học gọi đó là tình-cảnh éo-le đến cực độ. Xem thế thì, có người lại sẽ hỏi: phải chăng ngày nay nhiều người ở đời đã tỏ ra quá xót thương hoặc ái-ngại cho những người từng là nạn-nhân của nhiều thứ, đấy chứ? Ngày nay, ta lại đã thấy nhiều “vị” vừa-ăn-cướp-vừa-la-làng; tức: vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân, của nhiều thứ/nhiều sự? Điều này có phải đã cho thấy con người ngày nay chừng như đang đi giật lùi về những tháng ngày của thời trước, tứ: thời buổi nói nhiều và nói huyên-thuyên về quyền-lực; và, như thế là ta đã loại-bỏ đi mô-hình tương-quan giữa người với người, rồi thì phải! Phải chăng nỗi-niềm xúc-cảm của ta, ra như có thể kiểm-soát được lý-trí rồi còn gì?
Đây, là những câu hỏi khá thú vị. Thú vị, đến độ nhiều lúc tôi cứ tự hỏi lòng mình rằng: giả như các sự việc xảy ra như thế, lại dội về với Đạo Chúa đang tồn-tại ở nền thần-học lâu rày của ta, thì thế nào? Đôi khi, tôi cũng tự-vấn lương-tâm để hỏi chính mình, rằng: không biết ta có đặt nặng quá nhiều thứ lên nhu-cầu buộc mình phải làm điều gì đó vì Chúa và cho Chúa, không? Và làm thế, có phải để Chúa biết rằng: mình là nạn-nhân đầu-tiên của cái mà lâu nay ta cứ tưởng như mình làm để cho “đẹp lòng Chúa mọi đàng, không? Phải chăng ta có nhu-cầu chuộc lỗi đến quá mức, như cốt để tự trấn-an lòng mình mà thôi, chứ? Cả trong cuộc sống công khai ngoài đời, cũng thế vậy chứ nhỉ? Hỏi, là hỏi rất nhiều những điều đại loại như thế, nhưng đã chắc gì có câu trả lời cho thoả cõi lòng và đích-đáng!
Nhiều người lại cũng thấy không vui, khi Đạo mình đang dần dà xảy ra những điều như thế? Và từ đó, họ nhớ lại lời nhận-định mang tính chua-chát/đắng cay nơi câu nói của tác-giả Niebuhr, khi ông bảo: “Thiên-chúa mà không có tánh hay giận-dữ/ nong nảy thì chỉ tổ đưa người có tội vào vương-quốc của Ngài rất dễ dàng, chẳng cần Ngài luận tội gì hết, chẳng cần nghĩ xem họ có đáng được Đức Kitô cứu-rỗi mà không phải trải qua con đường của thập-giá, gì hết cả!” (xem. Christ and culture, 1951).
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Văn Hóa
Gia đình, quà tặng vô giá cho nhân loại
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
15:05 06/03/2014
Cách đây mấy ngày, trong giờ nghỉ giữa giờ, người viết cùng một số người khác bước ra khỏi phòng học để ra ngoài hành lang thì tình cờ gặp một nữ tu trẻ trên ngực có đeo một dải băng tang. Hỏi ra mới biết là người mẹ ở quê nhà vừa mới qua đời khoảng một tháng nay vì tai nạn giao thông ở độ tuổi 56. Nói đúng hơn, trong biến cố tang thương này, bà là nạn nhân xấu số. Thủ phạm gây ra chính là một thanh niên điều khiển xe gắn máy trong tình trạng nồng nặc men rượu.
Tai nạn giao thông đã vĩnh viễn cướp đi sinh mạng người mẹ dấu yêu của ba người con, người vợ hiền của người chồng tội nghiệp. Sự mất mát này không gì bù đắp nổi và gây ra một vết thương lòng rất khó có thể nguôi ngoai. Một gia đình đang yên ổn bỗng chốc bị đảo lộn và không bao giờ có thể tìm lại được những giây phút sum họp đầm ấm với đầy đủ các thành viên trong nhà giữa vợ với chồng, cha mẹ với con cái như trước đây nữa.
Bất kể một thành viên nào trong gia đình mất đi một cách tự nhiên cũng để lại nỗi buồn đau và sự thiếu vắng cho các thành viên còn sống. Đàng này, sự ra đi đầy bi thảm của người vợ và người mẹ mà không ai nghĩ đến tình huống này, lại càng chất chứa mối sầu thương gấp bội. Trong đó, những người con bị hụt hẫng nhiều nhất trước thực tế vắng bóng hình ảnh người mẹ nhân hậu luôn quan tâm săn sóc cách chu đáo cho những đứa con, cũng như không ngớt trăn trở cho đường đi lối bước của chúng. Tình mẫu tử thật thiêng liêng đối với mỗi người. Chỉ khi nào không còn được tận hưởng nữa khi đó mới cảm thấy thấm thía về sự mất mát.
Tại Việt Nam, mỗi tháng có trên dưới ngàn người thiệt mạng vì tai nạn giao thông. Đấy là chưa kể con số còn nhiều hơn thế nữa của những người bị thương nghiêm trọng phải mang tật vào thân suốt đời. Những hậu quả để lại cho gia đình và xã hội thật không lường. Những trụ cột và lao động chính thành tàn tật và giờ đây không còn đảm nhiệm được công việc mang lại thu nhập cho gia đình, trong khi đó lại cần đến chăm sóc điều trị thuốc thang, một khoản chi phí không nhỏ đối với gia đình. Tai nạn giao thông luôn rình rập để gieo hiểm họa và nỗi bất hạnh cho con người và gia đình. Ý thức được điều này, mỗi người cần cẩn thận hơn mỗi khi điều khiển phương tiện giao thông.
Trong khi đó, tại Tây Phương và trên thế giới, còn có một mối đe dọa khác đối với gia đình. Nghị viện Châu Âu nói chung và một số nước thành viên nói riêng muốn hợp thức hóa hôn nhân đồng giới, cho phép các cặp này nhận con nuôi, hoặc thừa nhận việc thụ thai nhân tạo và mang thai mướn. Điều này hoàn toàn đi ngược lại tự nhiên. Trẻ em có quyền được sinh ra và lớn lên trong gia đình huyết thống của chúng, được tiếp nhận nền giáo dục bởi sự khác biệt giới tính của cha mẹ mình. Trong môi trường đó, con trẻ mới phát triển đầy đủ về nhân cách và tâm lý.
Do tầm quan trọng đặc biệt, bảo vệ hôn nhân và gia đình truyền thống là bổn phận của Kitô hữu nói chung và của những ai có lương tâm nói chung. Cần phân biệt rõ ở đây việc chống lại các đạo luật đi ngược với hôn nhân tự nhiên và gia đình truyền thống của các thể chế không đồng nghĩa với việc chống lại những người đồng tính.
Làm cha mẹ là thiên chức cao trọng của các cặp vợ chồng. Họ cần đến sự hậu thuẫn của xã hội và Giáo Hội để chu toàn bổn phận của mình trong việc vun đắp mái ấm gia đình và nuôi dậy con cái, những thành viên mới cho Giáo Hội và xã hội. Hơn thế nữa, gia đình còn cộng tác đắc lực và hữu hiệu trong việc đào tạo những công dân tương lai để sẵn sàng gánh vác trọng trách, đồng thời các gia đình cũng giúp làm giảm bớt gánh nặng cho xã hội trong việc chăm sóc người cao tuổi và người tàn tật. Gia đình còn là trường học đầu tiên giúp trẻ em học hỏi nhân cách làm người, biết chia sẻ và phục vụ.
Hôn nhân và gia đình truyền thống không thể thiếu trong đời sống nhân loại. Chừng nào con người còn tồn tại trên dương thế này, họ vẫn cần đến hôn nhân và gia đình, món quà độc nhất vô nhị Thiên Chúa ban, như một điểm tựa vững vàng.
Ngày 06 tháng Ba năm 2014
Tai nạn giao thông đã vĩnh viễn cướp đi sinh mạng người mẹ dấu yêu của ba người con, người vợ hiền của người chồng tội nghiệp. Sự mất mát này không gì bù đắp nổi và gây ra một vết thương lòng rất khó có thể nguôi ngoai. Một gia đình đang yên ổn bỗng chốc bị đảo lộn và không bao giờ có thể tìm lại được những giây phút sum họp đầm ấm với đầy đủ các thành viên trong nhà giữa vợ với chồng, cha mẹ với con cái như trước đây nữa.
Bất kể một thành viên nào trong gia đình mất đi một cách tự nhiên cũng để lại nỗi buồn đau và sự thiếu vắng cho các thành viên còn sống. Đàng này, sự ra đi đầy bi thảm của người vợ và người mẹ mà không ai nghĩ đến tình huống này, lại càng chất chứa mối sầu thương gấp bội. Trong đó, những người con bị hụt hẫng nhiều nhất trước thực tế vắng bóng hình ảnh người mẹ nhân hậu luôn quan tâm săn sóc cách chu đáo cho những đứa con, cũng như không ngớt trăn trở cho đường đi lối bước của chúng. Tình mẫu tử thật thiêng liêng đối với mỗi người. Chỉ khi nào không còn được tận hưởng nữa khi đó mới cảm thấy thấm thía về sự mất mát.
Tại Việt Nam, mỗi tháng có trên dưới ngàn người thiệt mạng vì tai nạn giao thông. Đấy là chưa kể con số còn nhiều hơn thế nữa của những người bị thương nghiêm trọng phải mang tật vào thân suốt đời. Những hậu quả để lại cho gia đình và xã hội thật không lường. Những trụ cột và lao động chính thành tàn tật và giờ đây không còn đảm nhiệm được công việc mang lại thu nhập cho gia đình, trong khi đó lại cần đến chăm sóc điều trị thuốc thang, một khoản chi phí không nhỏ đối với gia đình. Tai nạn giao thông luôn rình rập để gieo hiểm họa và nỗi bất hạnh cho con người và gia đình. Ý thức được điều này, mỗi người cần cẩn thận hơn mỗi khi điều khiển phương tiện giao thông.
Trong khi đó, tại Tây Phương và trên thế giới, còn có một mối đe dọa khác đối với gia đình. Nghị viện Châu Âu nói chung và một số nước thành viên nói riêng muốn hợp thức hóa hôn nhân đồng giới, cho phép các cặp này nhận con nuôi, hoặc thừa nhận việc thụ thai nhân tạo và mang thai mướn. Điều này hoàn toàn đi ngược lại tự nhiên. Trẻ em có quyền được sinh ra và lớn lên trong gia đình huyết thống của chúng, được tiếp nhận nền giáo dục bởi sự khác biệt giới tính của cha mẹ mình. Trong môi trường đó, con trẻ mới phát triển đầy đủ về nhân cách và tâm lý.
Do tầm quan trọng đặc biệt, bảo vệ hôn nhân và gia đình truyền thống là bổn phận của Kitô hữu nói chung và của những ai có lương tâm nói chung. Cần phân biệt rõ ở đây việc chống lại các đạo luật đi ngược với hôn nhân tự nhiên và gia đình truyền thống của các thể chế không đồng nghĩa với việc chống lại những người đồng tính.
Làm cha mẹ là thiên chức cao trọng của các cặp vợ chồng. Họ cần đến sự hậu thuẫn của xã hội và Giáo Hội để chu toàn bổn phận của mình trong việc vun đắp mái ấm gia đình và nuôi dậy con cái, những thành viên mới cho Giáo Hội và xã hội. Hơn thế nữa, gia đình còn cộng tác đắc lực và hữu hiệu trong việc đào tạo những công dân tương lai để sẵn sàng gánh vác trọng trách, đồng thời các gia đình cũng giúp làm giảm bớt gánh nặng cho xã hội trong việc chăm sóc người cao tuổi và người tàn tật. Gia đình còn là trường học đầu tiên giúp trẻ em học hỏi nhân cách làm người, biết chia sẻ và phục vụ.
Hôn nhân và gia đình truyền thống không thể thiếu trong đời sống nhân loại. Chừng nào con người còn tồn tại trên dương thế này, họ vẫn cần đến hôn nhân và gia đình, món quà độc nhất vô nhị Thiên Chúa ban, như một điểm tựa vững vàng.
Ngày 06 tháng Ba năm 2014
Giải viết văn đường trường : Bản tin số 4
Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
23:21 06/03/2014
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2014: BẢN TIN 04
Thưa quý độc giả và quý tác giả,
Chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu 7 truyện dự thi mới. Xin mời quý độc giả cùng theo dõi, đánh giá và tham gia bình chọn qua hai câu hỏi: 1. Theo bạn, truyện nào xứng đáng đạt giải nhất? 2. Có bao nhiêu người cùng ý kiến như bạn? Ba độc giả đáp đúng nhất sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.
Quý độc giả có thể gửi phiếu bình chọn ngay sau từng đợt bài được giới thiệu. Khi đọc các truyện ở các đợt tiếp theo, nếu thay đổi ý kiến, có thể gửi phiếu bình chọn mới. Chúng tôi sẽ tính theo phiếu gởi sau cùng của mỗi người.
Ước mong quý độc giả khắp nơi tích cực vận động để có thêm nhiều tác giả hưởng ứng và tiếp tục tham gia cuộc thi.
Xin mời xem Bản Thể Lệ Giải Viết Văn Đường Trường đính kèm cuối bản tin này.
Nhân đây Ban Tổ chức xin thông báo: Để tạo điều kiện cho các tác giả có thời gian hoàn thiện bản thảo dự thi, thời hạn nhận bài của giải 2014 được gia hạn kéo dài thêm một tháng, hạn cuối nhận bài đến hết ngày 31-3-2014.
Xin trân trọng giới thiệu 7 tác phẩm dự thi mới được chọn qua vòng sơ tuyển. Một số bài không lọt qua vòng loại do chưa phải là truyện ngắn (chỉ mang dạng chia sẻ tâm tình, tùy bút hoặc kể chuyện), do kết cấu lủng củng, chưa thống nhất ý tưởng, hoặc do lấy lại câu chuyện từ một truyện nào đó (phóng tác chứ không phải là sáng tác). Nếu quý độc giả phát hiện bài nào chỉ là phóng tác từ một tác phẩm khác đã công bố, xin vui lòng cho Ban Tổ chức được biết.
Xin chân thành cám ơn các trang truyền thông Công Giáo đã và đang hỗ trợ truyền bá chương trình này, cám ơn quý tác giả đã gửi bài tham gia và cám ơn quý độc giả đang quan tâm theo dõi cuộc thi. Nguyện xin Thiên Chúa giàu lòng thương xót chúc lành cho tất cả chúng ta.
Qui Nhơn, ngày 5-03-2014
Thay lời Ban Tổ chức
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
BÀI DỰ THI
Mã số: 14-016
Tôi và B.
(Hay câu chuyện của tôi và Baby Blue.)
1. Ấu thơ trong chúng tôi là…
B. là hàng xóm của tôi. Chẳng biết từ khi nào tôi và cậu ấy đã làm thân với nhau? Chỉ biết từ khi có trí nhớ và biết nói bi bô thì tôi đã chơi với cậu bạn này rồi. Cũng bởi hai nhà cách nhau bức tường hoa giấy hồng hồng, nghĩa là láng giềng, láng tỏi của nhau, nên từ thưở bé thơ, cả tôi và B. đã như là một đôi bạn. Một tình bạn rất sao nhỉ? Rất ư là sáng trong và trẻ nít, rồi cứ lớn dần nên theo năm tháng, bên cạnh nhau như thế! Chân thành, vui vẻ và tin tưởng nhau nhiều.
Hai đứa chúng tôi như hình với bóng của nhau. Dường như đi đâu cũng có đôi, có cặp. Tôi bám theo B. như sam và anh cũng không chịu đi một mình, nếu tôi vắng. Điều kì diệu nào đó gắn kết chúng tôi lại với nhau như thế?! Cả hai đều chưa từng thấy mình là kẻ gây phiền hà cho người kia, và ngược lại.
Tôi học chung trường, chung lớp, cả ngồi chung bàn với B. từ những ngày đầu tiên đi học. Tại hai bà mẹ cạnh nhà nhau, chắc cùng đưa con tới trường, thôi thì cho hai đứa nhỏ gần nhau, có nhỏ - to gì thì cũng dễ bảo ban nhau, dễ kiểm soát tụi trẻ hơn. Có lẽ thế mà, B. đã trở thành tri kỷ từ trước đó, rất lâu rồi, và mãi tới mai này đây.
Là những buổi sớm lọ mọ dậy đi học. Tôi có cái tính nề mề và hay trễ nải. Còn B. thì có vè là “người lớn” và “dừ” hơn tôi nhiều. Đồng hồ điểm đúng 6h40 là y như rằng, ngoài cổng, sẽ có tiếng gọi với vào bảo: “Này P., có mau lên không? Muộn học mất rồi nàyyyyyyyy!” Rồi tôi tất tưởi chạy mau ra cổng, chào đón người bạn, không quên cười một nụ cười thật tươi tắn. Chào ngày mới đáng yêu! Chào cậu, bạn thân yêu dấu!
Má xin cho tôi học thêm lớp đàn nhạc tại nhà sơ Yến, B. biết, cũng về thuyết phục mẹ cho cả hai đứa cùng đi học. Thế là lại chung chạ nhau một lớp học thêm nữa. Hồi ấy, niềm say mê mãnh liệt với những phím đàn, khuông nhạc và lời ca, cả hai hăng hái học hành. Đơn giản là với niềm vui nho nhỏ là biết chơi một bản đàn cho ba mẹ nghe, có thể hát tặng người mình quý mến một bài hát. Và với B., cậu bảo, muốn chơi đàn hay, để có thể một ngày nào đó không xa, cậu có thể đệm đàn cho Ca đoàn giáo xứ nhà mình cùng hát. Và muốn tôi là người bắt nhịp. Rất có thể lắm chứ! Hãy cứ giữ những niềm ước mơ tường như là giản dị ấy thôi, để bạn có đủ động lực và tự tin mà thực hiện điều ấy, một chút mỗi ngày, kiên trì với hoài bão của mình, rồi cũng sẽ thành hiện thực mà thôi. Phải đến năm 17 tuổi, B. đã có thể trở thành một nhạc công, có thể chơi những bản nhạc cho thánh lễ. Cậu vui sướng và hào hứng với sở thích đó! Tôi cũng ủng hộ B. bằng cách, mỗi tuần sẽ theo B. tới nguyện đường tập hát thánh ca vào những buổi tối ngày chẵn.
Chúng tôi rất giống một cặp đôi thân thiết của khu phố phải không nào? Và cũng công nhận, B. là một chàng trai thực sự dịu dàng. Tôi đã không ít lần phải tròn măts lên và hỏi B.: “Cậu có chắc là con trai không vậy hả B. ?” khi mà thấy những hành động có vẻ hơi nữ tính hóa một chút của B. thể hiện ra, mà tôi tận mắt chứng kiến.
Ví dụ như cậu rất yêu hoa. Nhà cậu ấy lúc nào cũng đầy hoa tươi, vườn thì chẳng thiếu loại cây xanh nào, đều là do cậu ấy sưu tầm, chăm sóc. B. bảo: “Người yêu thì không chắc là có, nhưng hoa và cây xanh thì phải luôn có một khoảng xanh mướt mải, và ngào ngạt hương.” Vâng! Đích thị cậu bạn của tôi là một tín đồ cực kì yêu môi trường. Khi đã hăng hái trông một loạt những loài cây khác nhau. Tôi phong cho cậu ấy cái tên nghe rất hay và anh hùng nhé! “Người-nhân-tạo-những-lá-phổi-xanh.”
Hay như cái cách cậu ta trở tôi bằng xe đạp vào mỗi sáng tới trường trên cung đường quen thuộc đi đi, về về. Lúc nào B. cũng nhẩn nha đạp thật chậm, tránh tất cả những ổ gà, ổ vịt trên đường, vừa đạp, vừa luyên thuyên kể những mẩu chuyện vu vơ với tôi, hoặc cậu sẽ khe khẽ thì thầm hát một bài hát nào đó, mà tôi cũng không nhớ rõ giai điệu. Tôi chọc B. bằng cách gọi cậu ta là: “Chị gái yêu quý ơi!”, và điều ấy, khiến cậu ta nổi điên lên, còn tôi thì nhe nhởn ra mà cười đùa. Đã bảo là B. của tớ vô cùng hiền lành và tốt tính mà. Hình như B. chưa bao giờ giận tôi quá nửa ngày thì phải?
2.Chuyên gia tâm lý.
Mọi chuyện chỉ thay đổi khi một hôm, tôi cãi nhau to tiếng, nặng lời với mẹ. Vì những lý do rất chẳng ra đâu, vì tôi nghĩ, ba mẹ cứ mãi chẳng hiểu cho tôi. Những bất đồng trong quan điểm, tôi không thể giải thích, làm sao mẹ để mẹ có thẻ đủ tin tưởng là tôi đã trưởng thành và có thể tự do làm những điều mình mong muốn và yêu thích. Tôi đã òa khóc bất lực, rồi chạy lên tầng thượng. Bỗng cửa tầng thượng nhà bên bung mở, một mái đầu với những lọn tóc xoăn nhẹ và gương mặt thanh tú bước ra, là B.. Cậu trèo qua bức tường ngăn cách không cao lắm, sang bên sân nhà tôi, và ngồi xuống bên cạnh, nhẹ nhàng và ủi an, hỏi han: “Cậu có sao không?” Tôi kể về sự vụ cãi nhau với mẹ và những mong muốn nho nhỏ của mình về một cuộc sống tự do hơn chút. Mệt mỏi và chán trường dồn nén. Tôi đã nghĩ, mình lên khócc thật to.
- Tại sao cậu không kiên nhẫn ngồi lại với mẹ và giải thích thêm, để mẹ cậu có thể hiểu thấu những điều cậu mong?
- Không! B. ạ, rốt cuộc bố mẹ tớ chẳng hiểu gì về con gái của họ hết! Tới buồn và thất vọng nhiều!
- Nhưng cậu định sẽ làm gì bây giờ?”
- Tớ không biết, thật sự tớ không biết B. ạ, lòng tớ đang rối bời…”
B. ngồi lặng yên bên tôi, rồi bình thản nói:
- Bố mẹ nào mà chẳng thương yêu đứa con mình dứt ruột đẻ ra. Chỉ là chúng ta đã chưa chịu mở lòng ra đủ nhiều để cho ba mẹ hiểu mà thôi. Bất đồng là điều khó tránh khỏi, nhưng quan trọng là ta biết lắng nghe nhau. Cậu hãy nhẩn nha, nhẹ nhàng cùng tâm sự với mẹ. Có những nỗi niềm riêng, chúng ta không thể tự giải quyết nổi. Nhưng chúng ta cần đến ba mẹ, những người sẽ luôn sẵn sang giúp đỡ chúng ta mọi lúc. Chúng ta có gia đình là để những lúc gặp khó khăn, bất lực, có người lắng nghe và nâng đỡ. Còn về sự tự do của tuổi trẻ. Tớ thiết nghĩ, tự do sống không phải là ta sống ở đâu? Mà quan trọng rằng là ta đã làm được những gì, bằng chính bản thân mình. Đó mới là mục đích của một cuộc sống tự do thực thụ.
Và buổi tối hôm đó tôi đã kể chân thành tất cả những ước mong của mình với ba mẹ. Ba mẹ đã bình yên lắng nghe tôi. Rồi ba mẹ lo lắng nhìn tôi:
- Sao con không nói rành rẽ ra cho ba mẹ được hiểu con hơn? Ba mẹ rất vui khi con có ý thức sống tự lập, nhưng không đồng nghĩa là ba mẹ sẽ bỏ mặc, buông thả con khi con yếu đuổi, gặp khó khăn…
Tôi nhìn mẹ, rưng rưng muốn khóc quá chừng.
Từ sau hôm ấy, B. được thăng chức, tôi bắt đầu gọi cậu ta với cái giọng đầy thương yêu: “Anh trai yêu quý!” B. cười, vẻ mãn nguyện khi mà được tôi công nhận đúng với giới tính của mình. Và phải công nhận rằng, B. là một cậu chàng tâm lý.
Thời gian lao vụt đi, nhanh quá! Chúng tôi cũng đã khôn lớn bao nhiêu. Chỉ tới một hôm nọ, tôi đã say sưa ngắm B. chơi piano ở nhà thờ xứ, gương mặt sáng, thanh thoát, vầng trán cao, trong chiếc áo sơ mi màu Baby Blue, tôi mới nhận ra, chàng trai tri kỷ ấy đã luôn bên tôi trong suốt những năm tháng qua. Không dưng vành môi tôi dãn nở một nụ cười, rất tươi.
Khi mà tôi may mắn có B. là bạn, dường như chẳng có gì phải lắng lo cả. Cứ nói hết với B., tất cả những nỗi lòng, tâm trạng và nghe những lời khuyên chân thành, dạn dĩ từ cậu ấy. Ánh mắt quan tâm dịu àng, ân cân và trìu mến, ở bên B. tôi có cảm giác rất an nhiên và dễ chịu. Thật lòng, tôi không biết phải nói lời cám ơn như thế nào với B. cho vừa đủ hết những gì cậu mang đến cuộc đời tôi. Tươi vui, sống động và lành trong.
3. Sau một lời yêu
Một chiều thu rất đẹp, nắng vàng như mật. B. gọi điện khoa với tôi, cậu đã tập được bản nhạc “Spring time” của Yiruma, và rất muốn chơi bản nhạc nhạc hay cực kì ấy cho tôi nghe. B. đàn, những ngón tay như chạy trên phím đàn đen-trắng, hối hả và say mê lạ kì. Từng phím đàn như căng lên niềm hạnh phúc. Những nốt nhạc vang lên êm ái, trong veo như những gì đẹp đẽ nhất của tuổi trẻ. Của tôi và B.
- Cậu chơi tuyệt lắm!
Tôi vỗ vỗ tay sau khi bản nhạc được B. chốt hạ, thật hoàn hảo. B. nghẹn lời. Không dưng tôi bước đến gần B., vòng tay ôm eo B từ phía sau. Cúi xuống rất nhẹ. Đặt cằm lên vai B., thì thầm:
- Cậu giỏi quá!
Tôi thì thầm tiếp, giọng như run rẩy đi:
- Tớ yêu cậu mất rồi!
Và trong khoảnh khắc ấy, tôi thấy B. như lặng đi. Cậu khẽ gỡ nhẹ tay tôi ra, và nói:
- Cậu đừng nên như thế được không? Đừng yêu tớ. Tớ…không xứng đáng! Cậu đừng làm tớ khó xử được không?
Rồi B. lặng lẽ rời đi. Bóng cậu mờ dần, mờ dần.
Lúc ấy, tôi cảm giác mọi thứ xung quanh như vụn bể tan tành. Mọi thứ đã trở nên hoàn toàn vô nghĩa, sau một lời yêu không thành. Hoàng tử chơi đàn trong tâm trí tôi như hoàn toàn chết yểu. Nước mắt tôi chảy vồn vã và mặn mòi. Ngoài thềm nắng lá rơi đầy. B. bỏ đi và không hề ngoảnh lại. Và từ hôm ấy, chúng tôi không còn liên lạc thường xuyên nữa, dù là sát vách. Có lẽ nào, một sợi dây vô hình nào đó đã ngăn cách chúng tôi. Im lặng đến đáng sợ. Tôi biết, cả tôi và B. đều không hề mong muốn điều này. Làm sao có thể quay lại những năm tháng xưa cũ, khi nào chưa từng có một lời yêu nào được bày tỏ, thì có lẽ B. sẽ còn ở lại với tôi, những ngày này và còn tiếp theo.Chỉ cần chân thành và vui vẻ, như xưa nhưng cũng thật khó.
4.Những chân thành và lành trong vẫn còn nguyên đây mà thôi.
Cả hai chúng tôi đã im lặng rất lâu. Tôi thấy thời gian lúc ấy dường như đình công, trôi chậm chạp. Và tôi ghét kinh khủng điều ấy! Mọi thứ như chẳng còn tươi vui, sống động nữa. B. tìm cách tránh mặt tôi. Và hai tuần sau đó, mẹ gõ cửa phòng tôi, bảo, có thư của B. gửi sang. Tôi vội vàng đón lấy cánh thư mà B. viết, đôi dòng:
“Cậu biết không? Tình bạn có những ý nghĩa thật là kì, à tớ chưa bao giờ được biết hết. Ví dụ thế này. Có những bí mật của tớ, chỉ bạn thân mới có quyền biết. Ukm, đúng đấy, tớ có mỗi bạn thân là cậu thôi. Cậu có muốn biết bí mật ấy không?
Tớ là gay...
Tớ thích cậu, như thích một người em gái yêu dấu. Tớ đã cố yêu cậu như… nhưng tớ đã không thể. Tớ không muốn đánh lừa cảm giác của chính mình, cũng không muốn làm cậu tổn thương. Tớ đã từng khủng hoảng và chui vào vỏ bọc. Nhưng như thế chỉ càng tệ hơn thôi. Chỉ khi gặp cậu, lắng nghe những câu chuyện của cậu, tớ mới biết mình nên phải làm như thế nào. Cậu là người đầu tiên bên tớ lâu tới vậy… Và cậu đã lớn lên bên tớ, gắn với tớ biết bao kỉ niệm thân thương.
Có lẽ nhiều năm về sau này nữa sẽ trôi qua, tớ vẫn sẽ nhớ mãi về tình bạn của chúng ta. Tớ chưa bao giờ cảm thấy cậu là kẻ phiền hà hay chưa khi nào thấy hối hận vì có một người bạn như cậu cả. Trong tương lai, tớ sẽ giữ mãi tình cảm của tụi mình, nhưng nó sẽ từ từ chuyện thành tình anh – em trong Chúa. Cậu đừng buồn nhiều và an tâm đi nhé! Vì tình yêu có Chúa ở cùng tất cả sẽ đều đẹp và hạnh phúc. Có thể sau cuộc sống trần gian này, hai ta sẽ yêu nhau mãi mãi trong tình yêu vĩnh cửu của Chúa Cha đến muôn đời. Tớ luôn chờ cậu, P. à!”
Tôi đã khóc, nước mắt không thể kìm nén nổi, rơi lã chã. Tôi chạy vội sang nhà B., dù rằng trên người vẫn mặc nguyên bộ pajama(đồ ngủ). Tôi muốn được gặp cậu bạn thân chí cốt lúc này. Dù tôi chưa biết mình sẽ phải nói gì với cậu ấy cả hoặc là sẽ ngồi lặng bên B. mà khóc cũng được, chắc sẽ thanh thản nhiều.
Nhưng rốt cuộc, cửa phòng B. bị khóa. Bác Huy bảo, B. xin phép ra ngoài đi đâu đó mất rồi. Tôi lễ phép chào bác, rồi lủi thủi đi về. Thật lòng, tôi rất muốn gặp B. như để làm sáng rõ mọi chuyện, muốn tất cả mọi thứ được quay về với nhịp độ cũ, như cái ngày chúng tôi còn là bạn bè tri kỉ của nhau, hồi chưa có một lời yêu nào xuất hiện.
Bất chợt, tôi nhớ ra góc nhỏ ngày trước tôi và B. hay kéo nhau tới. Là vòm cây sa kê lá xanh mướt mải, bung xòe trong một góc vườn của công viên mini của nhà xứ.
5. Có nên cần đôi cánh?
Nắng thu vàng rộm, lấp lánh trên đường. Gió dịu dàng. Tôi nghe thoang thoảng đâu đó tiếng ghi-ta vang vọng. Và tôi lao đi như bay. Để gió hong khô những giọt nước mắt còn sót lại trên khóe mi.
Trước mặt tôi vẫn là B. hiền lành với nụ cười răng khểnh. Cậu đang ôm đàn, dựa lưng vào tường và hát. Tôi mìm cười và dang tay về phía cậu:
“You are my best gay friend.” ( Cậu là cậu ban gay tốt nhất của tớ)
B. cười, nụ cười quen thuộc trên môi, cậu bảo tôi ngồi xuống đây này, cùng tớ chơi lại bản nhạc “Captivate us” (Xin hãy quyến rũ con). B. gảy đàn, tôi cất tiếng hát:
“Your face is beautiful
And Your eyes are like the stars
Your gentle hands have healing
There inside the scars
Your loving arms they draw me near
And Your smile it brings me peace
Draw me closer oh my Lord
Draw me closer Lord to Thee.”
(Gương mặt Chúa xinh tươi,
và đôi mắt ngài như những vì sao
bàn tay dịu hiền chúa chữa lành
ngay cả trong những nỗi sợ hãi.
đôi bàn tay yêu thương Chúa kéo con về,
và nụ cười Ngài làm con bình an
xin hãy kéo con gần Chúa hơn)
Chắc có lẽ Ngài ở trên cao sẽ thấu suốt thứ tình cảm lành trong, giản dị mà chúng con dành cho nhau. Đơn giản là tình bạn. Hay như ai đó nói một cách mỹ miều khác là: “Tình bạn là tình yêu không có đôi cánh để bay lên.”
Phải, chúng ta đã được gặp biết nhau trong cuộc đời này đã là một đều kì diệu. Là món quà Người ưu ái ban tặng riêng ta. Là một cậu bạn thân chẳng hạn.
Như tôi và B. đã là một cặp BFF (best friend forever).
Mã số: 14-017
XƯƠNG RỒNG
”Chúa ơi con phải làm gì đây? Con phải làm gi đây?” Đó là câu hỏi mà chị đang lẩm bẩm trong miệng khi ngồi trước cây thánh giá gỗ treo trên tường. Ngoài trời tiếng ốn ào của xe cộ, những âm vang của vài quán bar, tiếng người nói qua lại. Tất cả như đang cố làm nóng lên để xua đi cái lạnh của mùa đông miền Bắc. Thật vậy người ta thích vui tươi nhưng phải kèm theo một sự chịu đựng. Từng làn gió lạnh đang đến với những con người nơi đây nhưng không phải ai cũng sợ lạnh. Với những cặp uyên ương cái lạnh là cơ hội để họ thể hiện sự quan tâm của mình tới người bạn hơn. Nhưng tình yêu là một cái gì đó mà không phải ai cũng may mắn sở hữu nó.Trong căn phòng Hồng ngồi một mình suy nghĩ. Nếu có ai đó nhìn thấy ánh mắt cô lúc này ắt hẳn không khỏi thốt lên:”ánh mắt đẹp mà buồn quá”. Nơi của sổ tâm hồn ấy có cái gì như là niềm tin, như là chờ đợi một điều gì và nếu nhìn sâu hơn hình như nơi ấy chứa đựng cả sự tủi hờn, bất lực. Lúc này chắc chỉ có Thượng Đế mới hiểu được ánh mắt ấy.
Hồng là một cô gái khá xinh trong xứ đạo, gia đình cô lại là người đạo đức. Đôi vợ chồng sinh hai con nhưng chẳng may người anh đã chết khi hai tuổi do mắc dịch bệnh sốt ngày đó. Niềm hi vọng của tất cả mọi người trong gia đình đều dành nơi người con gái. Hồng lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và bà con trong xứ đạo. Ngày học cấp ba cô tham gia học lớp đào tạo giáo lý viên của xứ và về sau cô đã trở nên một người giới thiệu Chúa cho bao nhiêu em nhỏ trong xứ. Cha xứ nơi Hồng sinh sống đã từng gửi cô đến những giáo họ xa xôi để dạy giáo lý. Nhiều lúc cô từng nghĩ liệu mình có thể trở thành một bà sơ chăng? Hồng ôm ấp giấc mơ trở thành một tu sĩ từ ngày ấy. Thế rồi như bao người khác học xong lớp mười hai cô bước vào giảng đường đại học. Vốn dĩ là người khá xinh nên cô được nhiều cậu sinh viên vây quanh. Mặc dù vậy Hồng vẫn chưa muốn yêu hay nói đúng hơn cô vẫn giữ trong mình mơ ước khoác trên mình chiếc áo dòng của một nữ tu. Cô vẫn cảm thấy hạnh phúc khi nghĩ rằng sau này mình sẽ có thể là một nữ tu. Hồng đi học xa nhà nhưng cô vẫn giữ thói quen từ nhỏ là đọc Tin Mừng hằng ngày và đọc kinh tối sáng ngày thường. Các thánh lễ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ trọng Hồng chưa bao giờ bỏ.Thời gian bốn năm đại học đủ để cho Hồng thử sức cho lòng mến Chúa của mình. Qủa thật tương lai thật khó nói trước. Tưởng đâu ước muốn trở thành một nữ tu vẫn sống trong Hồng. Thật bất ngờ năm thứ tư đại học Hồng quen biết một cậu sinh viên cùng trường nhưng khác chuyên ngành với cô. Cả hai người đều hợp nhau trong cách nói chuyện nên thường trao đổi cho nhau những câu chuyện bài vở và đôi khi là những câu chuyện tầm phào trong cuộc sống. Dần dần Hồng quên mất cái ước muốn khoác trên mình chiếc áo của một nữ tu. Ngày ra trường cô quyết định di làm và vẫn giữ mối quan hệ với cậu sinh viên ngày nào. Sau khi đi làm được một năm Hồng nghe tin bố ở quê đã mất sau một trận ốm dài mà cô không hay biết. Sự hiếu thảo của đứa con gái khiến cô không kìm được nỗi đau này. Cô thương mẹ, cô thương người bố đã hi sinh cả đời cho con gái ăn học. Sau khi bố ra đi cô đã cố thuyết phục người mẹ lên thành phố sống cùng mình. Ngôi nhà ở quê nhờ anh em họ hàng trông coi giúp. Sự ra đi của người cha để lại trong Hồng một cú sốc lớn. Những lúc buồn hay cô đơn cô hay chia sẻ với Nam_cậu sinh viên mà Hồng quen biết thời sinh viên năm cuối. Dường như trái tim cô được sưởi ấm lên bởi những lời động viên chân thành qua giọng nói ấm áp của Nam. Và rồi chuyện gì đến ắt hẳn sẽ đến, Hồng quyết định kết hôn với Nam ở độ tuổi hai mươi lăm. Cô có nhiều lí do để trở thành người bạn đời của Nam vì cô cho rằng Nam là một người tốt, cậu có nghề nghiệp ổn định trong ngành xây dựng. Nhưng điều khiến cô an tâm nhất về Nam đó là cậu có cùng niềm tin vào Chúa với Hồng. Ngày lễ cưới đôi nam nữ được chúc phúc từ hai bên gia đình. Người mẹ Hồng hạnh phúc khi tháy con lấy được tấm chống tử tế. Thời gian đầu những người hàng xóm thường mỉm cười và cũng không ít người ghen tị với hạnh phúc của đôi bạn trẻ khi vão mỗi Chúa Nhật hằng tuần người ta nhìn thấy cặp vợ chồng trẻ đều đi lễ cùng nhau. Và rồi tình yêu của những con người đạo đức đã kết trái khi đứa con đầu lòng ra đời sau ngày cưới 2 năm. Vì sự chờ mong quá lớn nên nội ngoại đều vui mừng đón chờ đứa cháu này. Niềm vui nối tiếp niềm vui đến với đôi cặp vợ chồng trẻ. Và Thượng Đế luôn yêu mến những ai người đã tuyển chọn. Một thời gian khá lâu sau Nam bị sốt nặng và ho kéo dài. Anh đã uống các loại thuốc ho thông thường và một vài loại thuốc khác mà không thấy cơn ho chấm dứt. Nam quyết định đi khám bệnh. Tại bệnh viện Nam bàng hoàng và chết lặng khi nhìn thấy phiếu trả kết quả xét nghiệm anh bị dương tính với HIV. Không tin vào sự kết quả này Nam đã đi xét nghiệm ở các nơi khác nhưng kết quả không có gì thay đổi. Đau đớn, sợ hãi. Nhưng không dối người vợ mình. Nam đưa vợ và con đi xét nghiệm. Và kết quả là Hồng đã bị lây nhiễm HIV từ chồng vì mấy năm trước Nam đã từng giúp một người bị tai nạn giao thông mà tay anh lại đang có vết thương hở. Vết máu của người bị tai nạn có dính vào vết thương của anh nhưng do chủ quan nên Nam không vệ sinh sạch sẽ. Những biểu hiện của HIV đã xuất hiện với Nam nhưng do không biết nên anh chỉ uống các thứ thuốc thông dụng. Anh không ngờ được mình lại mắc căn bệnh này và lây sang vợ. Giờ đây các biểu hiện này báo hiệu cho Nam rằng anh sắp bước đến giai đoạn cuối của HIV. Nam thương Hồng và cảm thấy có lỗi với cô. Từ ngày có kết quả xét nghiệm Hồng đã khóc rất nhiều và dần dà cô trở nên ít nói hơn, người ta không thấy một nụ cười nào trên gương mặt hình trái xoan đó nữa. Tất cả niềm hi vọng của cặp vợ chồng trẻ chỉ còn dành cho đứa con trai duy nhất.Thượng Đế vẫn yêu nó hơn hai vợ chồng, Người vẫn muốn đứa trẻ này sống. Ai mà nỡ lòng mang đến bất hạnh cho nó vì chỉ nhìn nó ngủ thôi người ta cũng đã nhìn thấy sự phúc hậu và trong trắng của nó. Hồng thương Nam, Hồng lo cho đứa con trai của Hồng phải mồ côi cha quá sớm.Mỗi lần nhìn thấy Nam ho nhiều, gương mặt anh xanh xao trái tim người vợ như thắt lại. Hồng thương người mẹ đang sống cùng mình. Làm sao không đau cho được khi nhìn thấy đứa con gái đau khổ vì chồng con, tấm lòng người mẹ sẽ chảy bao nhiêu máu vì biết đứa con gái đã mắc căn bệnh khủng khiếp như vậỵ, con gái bà đã chẳng là một con chiên rất ngoan đạo đó sao? Rồi một ngày không xa Nam mãi mãi rời xa gia đình mình.
Từ ngày mất Nam Hồng không chỉ đau khổ vì lo cho con chị, thương mẹ mà có lẽ cô đau khổ hơn tất cả là sự hắt hủi của gia đình nhà chồng. Bố mẹ chồng vì quá thương tiếc con trai nên không chấp nhận câu chuyện Hồng bị nhiễm HIV từ Nam mà ngược lại. Gia đình nhà chồng không chấp nhận Hồng là đứa con dâu nữa cũng như đứa cháu mà họ đã từng rất vui khi nó chào đời. Hồng mang trong mình bản án giết chống.Đau đớn, tủi phận, bất lực Hồng không biết trách ai. Hồng trách mình, trách thân phận, Hồng trách Chúa của Hồng. Hồng muốn la hét thật to nhưng cô lại không la được. Những mâu thuẫn luôn trào trực trong tâm hồn người đàn bà. Mỗi lần định làm một cái gì đó cho vơi đi niềm đau mà không làm được cô lại càng uất ức. Nhiều lần Hồng muốn nói cho mọi người biết cô là nạn nhân chứ không phải là kẻ giết chồng nhưng cô không làm được. Không ít lần cô muốn giãy giụa với bản án mà người ta kết tội cho cô nhưng cô lại không thể làm được, dường như có một cái gì đó ngăn cản bước chân cô lại. những lúc đau đớn cô thường ngồi nhìn thánh giá gỗ trong phòng. Hồng nhìn lên thánh giá và nhìn đến đời mình. Hồng nhớ lại sự im lặng của Chúa khi đứng trước quan Philato. Chúa cũng bị oan như Hồng bây giờ nhưng Chúa đã im lặng. Chúa im lặng không phải vì Chúa nhận mình có lỗi mà để Ngài được chu toàn cái chết vì yêu con người. Hồng cũng đã chọn im lặng như Chúa của Hồng. Liệu Hồng sẽ làm gì được khi đứa con Hồng vẫn cần đến cô. Hồng phải sống những ngày còn lại cho con mình cho dù nó là những ngày ngắn ngủi đi chăng nữa. Hồng im lặng không phải là cô thất bại. Sự im lặng Hồng đã chọn lựa không phải dễ dàng gì và Hồng cần nhìn thánh giá gỗ để thấy hình ảnh cũng như sự im lặng của Chúa để Hồng làm động lực cho mình. Hồng sẽ chọn sự nhẫn nhịn, sự im lặng cho hành trình sống của mình những ngày còn lại.
Ngoài trời đã có những hạt mưa phùn rơi. Cái lạnh đã ngấm vào da thit. Hồng vẫn tiếp tục ngồi trước thánh giá gỗ.Cái lạnh lẽo, trống trải của căn phòng đủ để cho những kỉ niệm quá khứ dội về.
Ánh mắt cô vẫn chăm chăm nhìn cây thánh giá gỗ. Hồng nhớ tới mơ ước trở thành một nữ tu ngày xưa, chị nhớ đến các lớp giáo lý mà chị đã từng dạy, chị nhớ bố và chị nhớ Nam. Chị nhìn người mẹ đang nằm gần đứa con trai chị. Trong chị dội lên lời của vị linh mục trong thánh lễ chiều Chúa Nhật hôm nay:”năm nay Hội Thánh mời gọi chúng ta sống tinh thần tân phúc âm hóa gia đình vì vậy chúng ta hãy ý thức đến đời sống của chúng ta”. Chị cũng nhìn thấy trên bảng tin nhà thờ những trang viết về tông huấn “niềm vui Tin Mừng” của Đức Thánh Cha. Chị nhìn con, chị nhìn mẹ, chị nhìn cuộc đời chị. Rồi chị đứng dậy và mở cánh cửa phòng ra. Ánh mắt cô vẫn chăm chăm nhìn cây thánh giá gỗ. Hồng nhớ tới mơ ước trở thành một nữ tu ngày xưa, chị nhớ đến các lớp giáo lý mà chị đã từng dạy, chị nhớ bố và chị nhớ Nam. Chị nhìn người mẹ đang nằm gần đứa con trai chị. Trong chị dội lên lời của vị linh mục trong thánh lễ chiều Chúa Nhật hôm nay:”năm nay Hội Thánh mời gọi chúng ta sống tinh thần tân phúc âm hóa gia đình vì vậy chúng ta hãy ý thức đến đời sống của chúng ta”. Chị cũng nhìn thấy trên bảng tin nhà thờ những trang viết về tông huấn “niềm vui Tin Mừng” của Đức Thánh Cha. Chị nhìn con, chị nhìn mẹ, chị nhìn cuộc đời chị. Rồi chị đứng dậy đi ra.
Mã số: 14-019
ĐƯỢC HAY MẤT?
Phải… phải… phải…
Phải thế này… phải thế kia… phải thế nọ…
Cái từ “Phải” này nó đơn giản vậy và có mãnh lực không nhỏ đâu đấy nhé! Không phải sao? Tự thân nó chẵng có sức mạnh nào. Nhưng khi người ta lấy quyền lực ở vị thế mình là buộc người khác phải, phải, phải thì chẳng phải vì thế mà nó vô tình lại trở nên mạnh mẽ đấy à?! Nếu tôi là cái từ “Phải” đó thì tôi phải đánh trống ở Phủ Khai Phong của Bao Thanh Thiên mà kêu oan mất thôi!
Qua tuổi ba mươi lẻ hai năm, gần mười lăm năm ở trong nhà tu, con đường của Ngọc nhìn có vẻ phẳng lặng nhiều hơn là gồ ghề đá sỏi. Ngọc như một cái mẫu trong vài đôi mắt của người khác vừa phục vừa tí ti ganh tị.
Ngẫm lại từ ngày đầu bước chân vào đời tu, Ngọc thấy mình thay đổi nhiều. Một định hướng ban đầu không mấy phức tạp. Theo dòng trôi cuộc sống, những hoàn cảnh, những cơ hội, dần dần Ngọc dạn dĩ hơn nhìn chung theo chiều hướng tích cực. Trong Ngọc, lúc nào cũng một động cơ hoàn thiện nên phải cố gắng, cố gắng và cố gắng. Việc cố gắng đó đâu là xấu. Nhịp sống đời tu là việc thực hành một lý tưởng lớn lao như quyết định trọn vẹn cuộc đời nên nó có ảnh hưởng rất lớn đối với Ngọc. Những khởi đầu không đơn giản cho một cô gái tuy là người thành thị nhưng mang nhiều tổn thương chìm lấp và yếu đuối trong cả kỹ năng sống. Cố rồi cố xen lẫn mệt mỏi, chán chường vốn thường thấy của đời tu. Ngọc tự thấy bản thân không có điều gì cho ra hồn. Có chăng chỉ là chút khả năng lặt vặt. Có lẽ được chút chăng lòng nhiệt thành. Ấy thế, cuộc sống vẫn trôi đi. Người xưa có nói nhiệt thành mà thiếu hiểu biết thì chỉ có phá hủy. Người xưa nói không sai. Có ai biết rằng một câu nói kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố thời gian. Bài học hiển nhiên trước mắt là vậy. Nghiệm được bài học ấy, con người cũng phải trả giá bằng thời gian: một là nghiền ngẫm, hai là kinh qua. Cái giá quý hơn vẫn là thấy rằng mình đã học được và chưa khi nào là quá muộn để bắt đầu.
Ngọc đã từng trách móc, đổ lỗi cho quá nhiều nguyên do, trong đó có cả con người và trách cả chính mình. Đến tuổi này, Ngọc thấy mình không nắm trong tay được một mảnh bằng nào cho ra hồn dù là ở mức lẹt đẹt nhất ngoài mức phổ thông. Ngọc thấy âu lo trong nhịp sống xã hội lúc này. Tu thì tu nhưng cũng phải có tí gì với người ta, Ngọc từng tự nhủ như vậy. Con đường học vấn mà Ngọc nghĩ là nó sẽ trở thành niềm vui, là người bạn, là nỗi đam mê sẽ theo mình trong quãng đường sắp tới. Một con đường nghệ thuật, dù mức độ không cao nhưng đối với Ngọc như thế là vui rồi. Ngọc vẫn tự nhủ, mình sẽ cố gắng. Và Ngọc thực sự đã làm thế. Khi bước chân vào chặng đường đó, Ngọc thấy quá nhiều khó khăn đối với mình. Ngọc đi được nữa chặng. Và dần dà cảm thấy niềm đam mê đang tăng. Ngọc vui vì điều ấy còn là động lực cho Ngọc đi tiếp nữa chặng còn lại nhưng sẽ cam go hơn nhiều. Bước vào nữa chặng còn lại, Ngọc rất hăng hái, quyết tâm. Một cú va quẹt nhẹ không gây xây xát chân tay nhưng nó buộc Ngọc phải suy nghĩ là chặng đường này… Rồi cũng đành dang dở. Sức khỏe cơ thể mau chóng đi xuống. Ngọc thấy rõ không thể làm chủ hay điều khiển thể lực theo ý nữa. Nó trở nên thất thường. Tâm hồn Ngọc bắt đầu nhiễm vị cay cú, bất mãn… Từ đó trở đi, cuộc đời Ngọc như một kẻ lê lết. Ngọc trách cả Chúa:
- Con học để phục vụ kia mà! Đâu phải con tự ý đi học! Tại sao vào lúc con đang vui thích và hứng thú để học thì Chúa như người thợ dệt cắt phăng đường chỉ của con. Chúa có biết đường chỉ này là duy nhất con có thể nắm giữ được không? Con có còn gì để mà sống với người khác nữa không? Hay ít là con có thể sống ở nơi đây không như một kẻ vô dụng? Tại sao con không được như thế mà lại phải như thế này…
Ngọc đã hỏi biết bao lần. Nước mắt cứ như chực trào cho khuây khỏa nhưng nỗi uất ức nghèn nghẹn không cho phép nó trào ra. Cứ thế mà Ngọc hận, hận những con người… Đến một khi, Ngọc thấy rõ không còn định hướng được cho hướng đi lúc này. Kinh kệ, nguyện gẫm chẳng còn lôi kéo gì được Ngọc. Mọi lý lẽ đạo đức hay luật lệ lúc này trở nên điều vô nghĩa. Ngọc thấy tất cả chỉ là hình thức đáng kinh tởm vì nó đang siết lấy một con người trở nên kẻ vô hồn.
- Mình vẫn đang sống ư?
- Thì mình đang sống đây.
- Mình đang sống như thế nào?
Ngọc quyết định tạm rời cộng đoàn một thời gian với sự cho phép của bề trên sau khi đã trình bày qua đơn từ và gặp gỡ. Chuyến nghỉ phép còn là để chữa trị sức khỏe vì Ngọc biết không thể không lắng nghe tiếng nói từ chính bản thân nhắc nhở liên lỉ, thậm chí là gào thét. Chữa trị tâm hồn chưa đủ, còn thể xác nữa. Ngọc đã quá mệt mỏi. Lần này, Ngọc chịu nương tay với chính mình. Thời gian nghỉ phép của Ngọc không thể gọi là dài cho lắm. Quy luật cuộc đời luôn cho thấy một điều: sự phá đổ thì nhanh nhưng sự xây dựng lại rất lâu, nếu muốn vững chắc. Yếu tố tốc độ thị trường nó làm tục hóa cả lối suy tư và nếp sống trong cả đời tu. Người tu hành cũng vất vả mà chạy theo nó, có cả người trên, người dưới. Chất sống động đời tu không khéo cũng được thay bằng bộ phận nhỏ nhỏ xinh xinh là chiếc điều khiển, mà điều khiển tâm hồn. Sự hội nhập cuộc sống khiến người tu hành rơi vào ảo vọng biến thành rô-bốt đa năng mà dường như khó hay khó biết. Hay chăng, chính người Ngọc đã đánh mất căn tính đời tu trong đôi mắt người khác…
Viên sỏi được ném vào mặt hồ. Nó lặng lẽ đi thẳng một đường xuống yên vị nơi đáy hồ. Nó là vật có trọng lượng nên chấp nhận chìm xuống trong làn nước nhẹ. Nó sống cuộc đời của nó. Mặc nước, mặc cá, mặc rong, mặc bèo, mặc gió, mặc mưa, mặc tất cả, nó vẫn sống. Nước có thể làm sạch, rong rêu có thể bám bẩn, gió có thể tạo sóng nước đẩy đưa nó đến chỗ khác, nó vẫn sống. Quan trọng là nó biết mình là viên sỏi.
Ngoài lý do sức khỏe, điều gì thôi thúc Ngọc có quyết định hiện nay. Ngọc thấy là lạ với chính quyết định của mình. Ngẫm lại mục đích con đường tu, Ngọc thấy thấm thía. Bằng ấy năm của Ngọc có thể chẳng là gì cả nhưng là một tuổi xuân của đời người. Tuổi ấy đã qua và giờ còn chăng là chút dư âm, giai đoạn giao thời chuẩn bị tuổi khác. Không kéo lại được, không mơ mộng gì tuổi ấy. Nhìn vào đời tu, ai cũng thấy phảng phất lên dáng vẻ của lý tưởng cao vời vợi, của những con người chọn hy sinh so với người sống trong lòng thế gian. Điều mà người tu hành hy sinh là có thực hy sinh đến tận cùng vì mục đích trên hết chính là Thiên Chúa. Hay cuộc đời có quá nhiều điểm nghỉ chân, không khéo là điểm dừng. Như xem lại đoạn phim từ ngày đi tu, Ngọc thấy mình đã trệch. Cuộc sống có nhiều yếu tố như trong chiếc hồ kia, nhưng Ngọc không sống đúng lấy cuộc đời của mình. Ngọc chọn điều gì? Phải chăng Ngọc đã muốn dừng lại ở đó. Rõ là cuộc đời của Ngọc, Ngọc có lấy chọn lựa cho mình. Ngọc có quyền chọn. Hơn nữa là chọn đúng. Ngọc chưa học được điều ấy. Phải theo ý một ai nhưng chắc chưa hẳn đã là ý đúng và còn là ý Chúa. Bài học này Ngọc còn học cho đến khi nào học được. Ai cũng có bài học cho riêng mình. Bài học này, Ngọc học đã khá dài, từ đầu đời tu của mình. Không đủ hiểu biết về chính bản thân, thiếu điều kiện ắt có và đủ, thì chỉ là một sự liều lĩnh. Ngọc không biết giới hạn bản thân, không lường được sức mình. Có trách người khác nhưng không thể không trách mình. Chính mục đích đời tu, khởi điểm ban đầu, có vẻ tuy giáo điều, đã thôi thúc và kéo Ngọc trở lại. Đi trong thời đại đang sống nhưng không có nghĩa là cho phép mình cuốn trôi vào đó. Mình có Chúa được bao phần trong đời rồi? Tương giao giữa mình và Ngài thực đi đến đâu? Bài học này chẳng của riêng ai từ ngày xưa rất xưa. Tuy thế, nó lại riêng tư cho từng cuộc đời vốn dĩ đã khác nhau. Bài học này đáng giá ngần ấy thời gian, đáng giá một tuổi xuân, và có thể sẽ còn đáng giá cả một cuộc đời…
Ai đang sống trong thể xác này. Ai đang sống một cuộc đời đang diễn ra mang tên Ngọc. Ai là người chịu trách nhiệm cho cuộc đời mang tên Ngọc. Một quá khứ đã trôi qua. Ngọc chấp nhận giờ đây mình là kẻ trắng tay trong ánh mắt thế gian để quay lại và lại bắt đầu mục đích của đời tu: tìm lại Chúa trong hành trình tâm linh, cửa hẹp của Tin Mừng. Nén bạc mỗi người có trong tay thật không giống nhau. Chúa có đòi hỏi người có hai nén phải sinh lời bằng người có năm nén không nhỉ? Câu hỏi này tuy ngớ ngẩn nhưng phơi bày thực trạng chua chát của Ngọc: không chấp nhận chính mình, chưa vào đúng quỹ đạo đã chọn. Ai đó đã nói với Ngọc không có tấm bằng nào đáng giá hơn bằng lòng. Không phải ngẫu nhiên mà mỗi người có một cuộc đời rất riêng của mình. Đối chiếu thử vài cuộc đời đôi ba người sống quanh thì đã nhìn ra sự so le, sự khác biệt. Đã có ai giải thích được điều ấy chăng? Vẫn trong trí khôn vô biên và tài tình của Đấng tạo hóa. Bài học của Ngọc là bài học bình thường và có từ xưa thật xưa. Nhưng có lẽ không bao giờ kết thúc khi mà còn dù chỉ một con người sống trên trái đất này. Tuy nó thường lắm nhưng rất đời để mỗi con người sống trọn vẹn cuộc đời chính mình.
Cuộc đời Ngọc đang sống là được giao phó cho Ngọc chứ có phải ai khác đâu. Những con người có tương quan với Ngọc cách này cách khác vẫn là những người đi cùng, cộng tác với Ngọc trong kiếp nhân sinh. Sự cộng tác của người khác trong hành trình của Ngọc chỉ như những yếu tố xúc tác để có thể đi đến một kết quả nào đó hoặc không. Bởi đối tượng chủ động phải là Ngọc mới đúng. Vô tình chung tự trói buộc mình vào người khác hay lại chịu sự ràng buộc của người khác trên mình. Không thể nào đặt bản thân tùy thuộc vào người khác để tìm ra định nghĩa cho sự hoàn hảo. Thời gian đang qua đi. Quy luật đó chỉ cho ai thành tâm quan sát một cách thức sống: phải học cách biết buông tay ra sao. Sao lại dại dột nô lệ cuộc đời vào những yếu tố vốn dĩ không vĩnh cửu? Ấy vậy mà…
Trong được có mất, trong mất có được. Hai yếu tố luôn tồn tại trong nhau. Mất gì và được gì? Lời giải đáp cho sự chọn lựa nằm chính ở hiện tại những gì còn lại trong Ngọc lúc này đây. Trước sự chất vấn của lương tâm chính mình, Ngọc không thể không có câu trả lời và chỉ có Ngọc mới làm được công việc ấy. Bởi con người vốn mang trong mình sự tiến triển hướng về Đấng Tối Cao. Tiếng nói ấy luôn cách nào đó vọng vang hay gõ đều trong thinh lặng cõi lòng. Khi Ngọc thấy nhẹ lòng với chuyện đã qua, đến lúc phải đi bằng chính đôi chân của mình, Ngọc có thể nhìn đời, nhìn người mà không cảm thấy bị tổn thương hay phải chất vấn. Vì chính họ cũng sẽ phải trả lời cho cuộc đời mình.
Tưởng chừng như mất nhưng không mất. Xem ra đạt được nhưng không với tới. Điếu mất ở thế gian này vẫn chỉ là tạm bợ, phù du. Điều được có thì vĩnh hằng muôn thưở. Con người chỉ nhìn ra sự đối kháng tinh vi này khi biết được mình đang chọn gì. “Trước hết hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6, 33). Đó là điều phải tìm để được với Chúa và sẽ mất với thế gian.
Mã số: 14-020
PHÉP RỬA
[Trích nhật ký bảo vệ sự sống giáo xứ Quảng Ngãi ngày 10 -09- 2013]
Reng – reng – reng,
Tôi cầm máy lên hồi hộp khi thấy Sơ Hương gọi.
Alô dạ con đây sơ.
Thuý Vy giờ con rảnh không con chạy lên bệnh viện tỉnh, có người đang sắp sinh con à, nhưng thai còn nhỏ quá chắc là không sống được, con lên xem giúp sơ vì em này cộng đoàn đang cưu mang mà giờ thai không giữ được. con ghi số điện thoại của chị bạn ấy rồi con liên lạc nhé Thuý Vy.
Dạ con biết rồi,có gì con sẽ gọi cho Sơ.
Vừa cúp máy xong tôi đã không ngần ngại bỏ dở công việc đến thẳng bệnh viện, tôi bấm mấy gọi cho dì của em, lúc gặp dì em trên gương mặt non trẻ ấy đã hiện diện phần nào hoàn cảnh vì sao em có mặt trên đời. ..Mẹ em năm nay 20 tuổi, vùa học xong năm nhất đại học, Bà Ngoại em đã bỏ gia đình theo người đàn ông khác khi mẹ em còn rất nhỏ vì thế khi mẹ biết yêu chẳng ai bảo ban khuyên nhủ và vì thế mà em không được gia đình chào đón khi có mặt trên đời.
Em sắp chào đời mà trên tay mẹ trên tay dì không có cho em được chiếc áo, được cái khăn. ..Nhưng sáng nay tôi cũng chưa bán được gì, trong túi cũng không có đồng nào, tôi buâng khuâng tôi lo lắng chẳng nghĩ ra được gì, tôi làm liều chạy về nói với cha sở kể hết cho cha nghe, cha liền lấy 500 đưa cho tôi rồi hối thúc tôi lên lo cho em. Tôi mừng đến chảy nước mắt như chính mình được quà, đi mua những thứ cần thiết cho em, tôi vừa vào lại bệnh viện thì cũng là lúc em được sinh ra, bác sĩ thông báo em được 6 lạng. ..Bác sĩ gọi tôi vào phân tích,vì em bé chưa đủ tháng nên các cơ quan trong cơ thể em chưa được hình thành đầy đủ vì thế em không thể sống nên người nhà hãy đợi bao giờ tim em ngừng đập rồi mang em về.
Từ đầu đã biết là vậy nhưng sao lòng vẫn buồn quá.
Mười phút, hai mươi phút rồi một tiếng trôi qua...bác sĩ vẫn không gọi, lúc này đây tôi mới thấy mình bình tĩnh trở lại, tôi nhắn tin thông báo cho sơ,cho cha về tình hình của em.
Cha bảo, con cố gắng vào rửa tội cho em, lời nhắc của cha làm tôi giật mình, bài học này tôi vừa được học cách đây mâý hôm trong bài huấn từ của cha: ‘’Bí tích rửa tội là dấu chỉ Chúa Giêsu dùng để ta được tái sinh lại vào đời sống mới trong Chúa Kitô, trở thành con cái Thiên Chúa và con Hội Thánh.’’
Vậy mà tôi lại quên mất, may mà em vẫn còn sống đến giờ nếu không tôi đã vô tình đánh lạc mất em...tôi tự hỏi, lẽ nào một tân tòng như mình mà cũng được thực hành việc này cho người khác sao ?
Lạy Chúa, con có thể làm được sao Chúa ?
Tôi lén nhìn em qua cánh cửa, em vẫn nằm im,máy đo nhịp tim vẫn chạy đều đều...
Tôi loay hoay với nhiều cảm giác,vui hay lo đây, 2 chân cứ ríu lại, việc cao cả này mà mình làm được sao ? Nhưng rồi có gì đó tác động, tôi chạy xuống mua bình sữa nhỏ, xin ít nước tự nhiên đựng vào, như có Chúa Thánh Thần hướng dẫn tôi thấy mình mạnh dạn và thành thục đến lạ lùng, tôi bước vào phòng kính nơi em nằm mặc cho cô y tá xua đuổi.
Tôi nói; ’’Ai không sinh lại bởi nước và Chúa Thánh Thần thì sẽ không vào được nước trời ’’ vì thế tôi xin cô hãy cho tôi vào để cháu được ‘’ghi vào linh hồn một dấu ấn thiên liêng vĩnh viễn, mà dự phần vào chức tư tế của Chúa Kitô ‘’.
Chị nói sao tôi chưa hiểu
Uừ thì đó là phép bí tích bên Thiên Chúa chúng tôi, ai sắp chết mà được chịu phép thánh tẩy thì sẽ được cứu rỗi và được tha tất cả mọi hình phạt do tội gây ra và được Thiên Chúa đón nhận vào nước trời.
Thì ra là vậy
Vậy thì chị hãy vào mà lo cho cháu đi
Vâng tôi cảm ơn cô.
Thế là tôi được tự do đến bên em, tôi nghiêm trang làm dấu thánh giá, lấy nước nhỏ lên tráng em rồi đọc một cách trịnh trọng;
Giuse ta rửa con nhân danh Cha và con và Thánh Thần
Ôi,. ..em khóc thét lên không biết vì Chúa Thánh Thần ngự trị hay vì tôi làm em giật mình, nhưng hai tay hai chân nhỏ xíu của em cứ quẩy đạp liên hồi như mừng rỡ vì được tái sinh ?. ..Ôi Chúa ơi con thấy mình thật hạnh phúc khi được làm việc này cho em.
Thêm một giờ nữa, trưa quá rồi tôi phải về lo cơm nước cho gia đình, tôi gọi cho hai chị trong nhóm bvss của giáo xứ lên thay tôi trong em. hai chị nhìn qua cánh cửa thấy tay em như đang vẫy gọi mình như thể cầu cứu, sự thương cảm trong hai chị trỗi dạy, hai chị vội đi tìm bác sĩ, xin bác sĩ bằng mọi giá hãy cứu lấy em. ..nhưng bác sĩ cũng chỉ biết lắc đầu nói, những gì cần làm chúng tôi đã làm hết rồi nhưng vì em bé này thiếu tháng quá nhiều sao sống được, mắt cũng chưa được mở, nội tạng thì chưa hoàn thành hết...nghe sao mà xót thế?
Thời gian trôi qua thêm một giờ rồi lại thêm một giờ..., chúng tôi giờ đây chỉ biết cầu nguyện. .. đêm ấy chúng tôi chẳng thể ở cạnh em nhưng tôi biết trong ba chúng tôi chẳng ai chợp mắt được vì hình ảnh đáng thương của em cứ hiện diện trong tâm trí. ..
Sáng hôm sau em vẫn vậy, tay chân vẫn đưa lên đưa xuống, vẫn kiểu như cầu cứu mặc dù đã hơn một ngày em chẳng có tí gì vào bụng, đến trưa chị Huyền lên thăm em dường như em đã yếu dần, tay chân không còn cử động nhưng máy vẫn chạy đều đều.
Đến hai giờ chiều tôi lên bác sĩ nói em đã ra đi từ trưa rồi, biết trước là vậy nhưng sao nước mắt cứ muốn rơi, bác sĩ cho phép tôi vào mặc áo cho em, vừa vào tôi thấy em thở dài một cái nhưng tôi cứ ngỡ mình bị hoa mắt, mang bao tay cho em tôi thấy các đầu ngón tay em máu chảy ra các đầu ngón chân cũng vậy, tôi ôm em vào lòng thấy thương sao mà thương, đi được một đoạn em đạp tay tôi rõ mạnh, tôi kêu lên với chị Hiếu đi cùng, chị ơi thằng bé còn sống nó vừa đạp tay em, tôi vừa nói vừa thút thít nước mắt nhỏ xuống em như thể tôi là Mẹ em không bằng. ..chị Hiếu lắc đầu, tại em thương nó nên có cảm giác như vậy thôi mà, tôi thấy chị Hiếu nói đúng chắc tại cảm giác tôi không được bình thường, về đến nhà thờ đặt em lên chiếc bàn đã trải sẳn chiếc khăn trắng mà các cô chú trong nhóm đã ở nhà chuẩn bị.
Ôi kìa, miệng em lại mở ra, lại thở dài, em sống lại thật rồi, mọi người ai nấy thấy vậy cũng nước mắt ngắn nước mắt dài thương cho em, một cô trong nhóm thấy thế nên bắt kinh lần chuỗi cầu nguyện cho em. hôm nay thứ tư nên lần hạt 5 sự mừng
Mầu nhiệm thứ nhất; Đức Chúa Giêsu sống lại, ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn.
Thật không tin vào mắt mình miệng em lại chip chíp như đòi ăn, tôi nói lớn cắt ngang câu kinh, hình như em đói bụng ấy, ai cũng trố mắt nhìn tôi rồi lại nhìn em, tôi vội vã đi lấy bình sữa lấy tí nước còn các cô thì vẫn tiếp tục câu kinh, tôi nhỏ cho em giọt thứ nhất em ực xuống nhẹ nhàng, rồi giọt thứ hai cũng vậy, đợi một tí tôi nhỏ giọt thứ ba em không ực xuống liền như hai giọt đầu mà dưòng như em đang lắng nghe
Mầu nhiệm thứ hai; Đức Chúa Giêsu lên trời, ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời.
Em vẫn vậy cứ như đang lắng tai nghe trong thật dễ thương.
Mầu nhiệm thứ ba; Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, ta hãy xin cho được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.
Vừa hết Mầu nhiệm thứ ba, cũng vừa đúng 3 giờ chiều em ực ực hai cái liên tiếp rồi ngậm miệng lại, giờ thì tôi đã biết em đã vĩnh viễn ra đi.
Một sự thinh lặng bùi ngùi bao trùm cả không gian. ..1 tiếng sau chúng tôi liệm rồi đưa em vào chiếc quan tài nhỏ xíu.
Các cô nói hôm nay là thứ tư, là ngày kính của thánh Giuse, tên em lại là Giuse,. ..em lại mất lúc 3 giờ chiều, giờ thương xót vô biên của Chúa. ..mọi thứ do trùng lập hay do sự sắp xếp của Chúa ? tự nhiên trong tôi lại liên tưởng đến phép rửa, tôi thấy như chính mình được tái sinh trong Đức Kitô, giờ thì những thứ mơ hồ của một người tân tòng như tôi đi tìm kiếm Đức Kitô qua sách vở đã không còn nữa mà thay vào là một đức tin xác tín vững chắc trong Chúa ba ngôi.
Tạ ơn Chúa, tôi cảm ơn em rất nhiều đã cho tôi được trải nghiệm và tham dự vào chức tư tế của Chúa Kitô. Amen.
Mã số: 14-021
PHÉP LẠ…
Từ khi ra tù, ba tôi trở thành một người ít nói hơn. Ba tôi đi tù khi tôi còn rất nhỏ nên cũng không hiểu hết sự đời. Tôi chỉ nghe kể lại rằng, khi đó, nhà nội tôi có một xưởng gỗ và công việc làm ăn cũng khấm khá. Ông hàng xóm lúc ấy mượn nội tôi một số tiền nhưng tới ngày hẹn vẫn chưa có để trả. Chú út của tôi đi nhậu về nghe nói thế liền vác dao qua nhà hàng xóm. Vừa thấy chú tôi, ông hàng xóm bỏ chạy, nhưng rủi thay, ông bị bịnh tim và ngã xuống chết. Thương chú tôi còn nhỏ tuổi, ba tôi đã nhận tội thay và đi tù theo án giết người. Mười ba năm trong tù dường như đã cướp đi tất cả mọi thứ của ba tôi. Tôi lớn lên và cũng không để ý mình có ba. Mỗi năm hai lần má tôi đưa hai chị em tôi thăm ba vào dịp hè và dịp tết. Dù vậy, đối với tôi, có hay không có ba cũng không quan trọng lắm.
Sau khi ba tôi đi tù được vài năm, chú tôi uống rượu nhiều nên bị bịnh gan rồi cũng mất. Vậy là chuyện đi tù thay của ba tôi coi như không có giá gì cho mấy. Gia đình nội tôi cũng sa sút theo. Trong thời gian ba tôi đi tù, má và hai chị em tôi sống ở nhà nội. Suốt ngày, chúng tôi chỉ nghe những tiếng chưởi rủa và các kiểu nói khía cạnh. Phần thì công việc làm ăn sa sút, phần vì chuyện người lớn tụi tôi cũng không biết. Cứ mỗi lần má tôi đưa hai chị em thăm ba. Lần nào cũng vậy, ba khuyên má hãy ráng cố gắng chờ ba về.
Ngày ba tôi về, nhà nội tôi mừng lắm, họp gia đình đông đủ để đón ba tôi, rồi tổ chức tiệc mừng, nhưng chỉ được có đúng một ngày yên ổn. Hôm sau là bắt đầu xảy ra chuyện, nào là tranh cãi về việc phân chia tài sản, nào là kể công chăm sóc chị em tôi. Ba tôi đành phải rũ bỏ tất cả đưa má và hai chị em tôi đi sống ở một nơi khác. Đó là ngôi nhà hiện tại của chúng tôi bây giờ. Ngôi nhà nằm gần nhà thờ. Nhờ vậy, hai chị em tôi có cơ hội tham gia dự tu. Không biết tại sao ba tôi lại chọn địa điểm như thế và cho chị em tôi tham gia. Nghe má kể lại, hình như hồi nhỏ ba tôi có tham giam lớp dự tu của tiểu chủng viện Sao Biển khoảng năm 1965 gì đấy. Dù vậy, tôi cũng không biết có chắc không, vì tất cả những gì về ba đều do má kể lại.
Khi mới ra tù, ba tôi siêng đi nhà thờ lắm. Xong không biết ông bỏ thói quen đó lúc nào, tôi không biết nữa. Từ khi chị tôi đi nhà dòng và tôi tham gia vào lớp dự tu của giáo phận cho tới giờ trót hơn chục năm, tôi không thấy ba tôi đi nhà thờ nữa. Tôi cũng không hỏi, chỉ nghe có lần má kể: “Hồi đấy mới ra tù, ba mày đi nhà thờ thường xuyên. Rồi từ lần ông chứng kiến cảnh thằng cháu cha xứ ỷ thế la ó, quát mắng trong nhà thờ nên không đi nữa”. Hóa ra là vậy, tôi chỉ biết thế.
Sau ba năm tham gia dự tu của giáo phận sống trong Tòa Giám Mục, tôi được chọn vào Đại Chủng Viện. Mỗi năm tôi về nhà hai lần vào dịp hè và tết, nhưng ít khi tôi đưa bạn bè về nhà chơi. Chị tôi cũng thế, không biết tại sao. Có lẽ vì chị em tôi mặc cảm về việc ba tôi không đi nhà thờ. Hầu hết ba mẹ bạn bè tôi ở Tòa Giám Mục và Đại Chủng Viện đều tham gia các hội đoàn của giáo xứ. Còn ba tôi thì… nên tôi mặc cảm. Dù vậy, trong thâm tâm, tôi rất hài lòng về ba. Ba tôi ngày đi làm trên ruộng, chiều về hay ngồi trước hiên nhà hút thuốc, chăm sóc mấy cây cảnh, con chim, con cá và chơi với tụi nhỏ trong xóm, vì nhà tôi neo người. Thỉnh thoảng ba đi uống rượu với mấy ông bạn già trong xóm. Vì má tôi tham gia hội các bà mẹ trong giáo xứ, nên nhiều lần cộng đoàn ghé nhà tôi đọc kinh liên gia, những lần ấy, ba tôi thường đi đâu không biết. Nói chung, chuyện gì liên quan tới “nhà thờ” là má tôi lo hết, ba tôi không đụng tới. Cuộc sống khá bình dị thế thôi. Nó bình dị đến nỗi mà làm cho tôi phải để ý và nó đi vào trong máu thịt tôi lúc nào không hay. Khi ba tôi chưa ra tù thì không quan trọng với tôi, có ba cũng được, không cũng được. Nhưng giờ, sự bình dị ấy nó đã có một vị trí trong trái tim tôi, tôi không muốn mất một lần nữa.
Hè năm ngoái, chị tôi tuyên khấn ở hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết. Nhân dịp đi tham dự lễ khấn chị tôi, cả nhà tôi theo đề nghị của chị đi viếng Đức Mẹ Tà Pao. Tôi cứ lo không biết ba có chịu đi không, vì ngay cả lễ khấn chị tôi, ba miễn cưỡng lắm mới đồng ý tham dự. Thế rồi, ba cũng đi. Tôi mừng lắm! nhưng tôi lại càng lo vì nghe bao nhiêu chuyện lạ lùng nơi vùng đất này, không biết nó ảnh hưởng thế nào tới niềm tin của ba tôi. Rồi phút giây ấy cũng tới, sau khi dự lễ khấn xong, chúng tôi ghé Đức Mẹ Tà Pao trước khi về lại nhà. Vì chúng tôi ghé Tà Pao đúng dịp ngày mười ba hằng tháng, nên khách hành hương khá đông. Trong lúc đang dâng thánh lễ thì có người la lên: Mặt trời đứng bóng. Thế là ai cũng nhìn, có người nói thấy Đức Mẹ nữa….Tôi hỏi ba có thấy gì không? Ba tôi không nói gì, chỉ lắc đầu nhè nhẹ. Hiện tượng này lặp lại ba hay bốn lần gì đấy. Sau lần cuối, có nhiều người kêu thấy Đức Mẹ hơn. Tôi lại hỏi ba có thấy gì không? Ba tôi nói thấy mất cái ví. Hóa ra kẻ trộm đã canh me lúc mọi người không chú ý đã rút mất cái ví của ba tôi. Chết rồi! Tôi khẽ nghĩ, thế này là tiêu rồi! Tôi không tiếc cái ví với số tiền trong đó cho bằng tiếc vì sợ mất cơ hội cho ba tôi. Ba tôi vẫn không nói gì hết, điều này làm tôi càng lo lắng hơn, và tôi cũng không dám hỏi gì thêm nữa. Sau thánh lễ, chúng tôi tản bộ ra bãi xe. Trên đường, chúng tôi ghé vô quán nước bên đường ngồi nghỉ chân.
- Anh Tuấn, anh đi đâu vô đây? Tiếng một người đàn ông trung niên hét to và chạy tới ôm ba tôi.
- Trời ơi, mày làm gì ở đây hả?
- Gia đình em sống ở đây anh à!
Má và hai chị em tôi vô cùng ngạc nhiên vì chưa bao giờ gặp người đàn ông này, cũng chưa bao giờ nghe ba nhắc tới. Chú tên Tài, nhỏ hơn ba tôi năm tuổi, từng là anh em kết nghĩa với ba tôi trong tù. Mãn hạn tù, chú Tài đưa vợ con tới vùng này sống bằng nghề chạy xe thồ. Sau khi có chút vốn, vợ chồng chú mở quán bán nước cho khách hành hương. Nghe nói trước kia chú Tài là một tay giang hồ thực sự, vô tù ra trại như chuyện ăn cơm bữa. Rồi một lần trốn trại, ba tôi không gặp lại chú Tài nữa cho tới giờ.
- Vợ chồng chú mày làm ăn được không? Ba tôi hỏi.
- Anh vô đây ngồi đã rồi mình nói chuyện sau. Dạ, nhờ ơn Chúa và Đức Mẹ, tụi em sống hạnh phúc anh à!
Vợ chú Tài kéo ghế mời chúng tôi ngồi. Thím có khuôn mặt hiền và phúc hậu. Ba tôi đưa mắt đảo một vòng cái quán nước, rồi hỏi:
- Mà sao mày lại chọn vùng này để lập nghiệp?
Chú Tài nhẹ nhàng kéo tay áo lên, chỉ vào hình xăm Đức Mẹ trên cánh tay phải:
- Nhờ cái này nè! Anh còn nhớ không, chính anh xăm cho em đó. Nó không đẹp nhưng rất ý nghĩa. Hồi đấy, cứ mỗi lần xa nhà là vợ em đưa cho em tràng hạt và một tấm hình Đức Mẹ với lời kinh phía sau, nhưng mười lần như chục, em bỏ đâu mất tiêu không nhớ. Mỗi lần vợ hỏi thì em lại ú ớ. Vợ em không nói gì nhưng em biết cô ấy không vui.
Chú Tài nhấp ngụm nước trà xong nói tiếp:
- Năm ấy, anh em mình ở trong trại. Em nhớ đó là dịp lễ Đức Mẹ lên trời, anh nhắc em, tự nhiên em nhớ vợ con quá chừng và đã nhờ anh xăm hình Đức Mẹ trên tay để không bao giờ làm mất nữa. Sau khi trốn trại lần ấy, vợ em khuyên nên ra đầu thú và chịu khó thi hành cho xong án, chứ trốn chui trốn nhũi hoài biết khi nào mới hết khổ. Em nghe có lý, và vì thương vợ con nên đã làm theo. Sau khi mãn hạn tù, em chưa biết làm gì để sống. Nghĩ đi nghĩ lại, cứ bám vào nghề rừng ở Tánh Linh này thì trước sau gì cũng vô trại nữa, thà tìm việc gì đó lương thiện để làm. Đang bí thế thì chính cái hình xăm này gợi lên ý nghĩ về nơi đây lập nghiệp đó anh!
Ba tôi ừ ừ, gật gật…
- Mà gia đình anh thế nào rồi, kể em nghe với.
- Tất cả đây nè! Cô gái lớn hôm qua khấn ở dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết nên mới có dịp ngồi đây và gặp lại mày đó.
- Ôi, tuyệt vời quá! Mà anh chị viếng Đức Mẹ chưa? Hôm nay là ngày mười ba nên nhiều người hành hương lắm.
- Cả nhà mới tham dự thánh lễ trên đồi Đức Mẹ xong. Mà vợ chồng chú mày ở đây lâu rồi có thấy những chuyện lạ lùng như người ta kể không vậy?
- Thật ra tụi em cũng nghe khách hành hương kể nhiều chuyện về Đức Mẹ ở đây, nhưng chính tụi em vẫn chưa thấy. Chắc đức tin tụi em kém quá nên Đức Mẹ không cho thấy đó anh. Nhưng nói chung, có một sự thật là nhiều người đi viếng Đức Mẹ về thì thay đổi cuộc sống tốt hơn, cái này là có à nhen. Chú Tài nói nữa thật nữa đùa như thế.
- Mà anh chị tính khi nào về lại ngoài nhà?
- Anh chị tính ghé Đức Mẹ xong đi liền.
- Thôi, anh chị cứ ở lại nhà em rồi từ từ về cho khỏe, với lại lâu lắm anh em mình biệt tăm mà, giờ gặp lại anh mừng quá!
Thế là chúng tôi quyết định ở lại nhà chú Tài đêm ấy. Tôi biết thêm vợ chồng chú Tài có ba người con đều học rất giỏi. Người lớn nhất chắc bằng tuổi tôi, đang mở công ty du lịch làm ở Thái Lan, còn hai em đang học đại học ở Sài Gòn. Tối hôm đó, chúng tôi ngủ sớm, chỉ có ba và chú Tài ngồi trước hiên nhà uống trà ôn chuyện cũ. Nửa đêm, tôi giật mình và nghe được cuộc đối thoại của hai người, dù có câu được câu mất.
- Anh có nhớ thằng Tư Sẹo không? Hồi đó nó chẳng coi trời đất ra gì. Sau khi ra tù một thời gian, không biết trời xui đất khiến kiểu nào mà nó lấy cô vợ đạo, rồi theo đạo, sống tốt lắm. Nó cũng ở vùng này nhưng không theo nghề buôn bán như vợ chồng em. Nó trồng thanh long bán cho các vựa và quán xá ở xung quanh đây nè. Thỉnh thoảng, em có gặp nó. Bữa nay anh nhìn nó không ra đâu, tướng tá như phú ông chứ không phải ba trợn lóc chóc như xưa.
- Vậy à, đúng là có nhiều chuyện mình không thể ngờ được heng.
- Mà tính ra cũng hay anh à, em ở đây gặp nhiều sự bất ngờ lắm. Khách hành hương vô quán em uống nước rồi tâm sự, có nhiều trường hợp thay đổi cuộc đời kỳ lạ lắm, không biết sao nữa.
Nói xong chú Tài rít một hơi thuốc lào rõ kêu. Sau một khoảng thời gian im lặng thì ba tôi lại đột xuất hỏi:
- Tao hỏi thật, mày có tin là Đức Mẹ thường xuyên hiện ra ở vùng này như người ta đồn không, đại khái như Đức Mẹ hiện ra múa nhảy, hay hiện tượng mặt trời đứng, v.v…?
- Em không biết, nhưng em chưa tận mắt chứng kiến.
- Thật ra, tao nghĩ, có hay không có những chuyện đó cũng không quan trọng, nhưng một điều tao khẳng định với mày là nơi này đã có phép lạ.
Và tôi nghe rất rõ câu nói của ba tôi: “Đúng là phép lạ. Vùng đất khỉ ho cò gáy này mà đã sinh dưỡng biết bao con người. Các tay anh chị, người vô gia cư, kẻ thất nghiệp, người bán hàng rong, ăn mày… cũng tìm được nơi trú ngụ”.
Tôi cố lắng tai nhưng không nghe được gì nữa, chắc tôi mệt quá nên mắt ríu lại lúc nào không hay. Sáng hôm sau rời nhà chú Tài, chúng tôi ra về. Lúc ngồi trên xe, tôi âm thầm đặt vào tay ba tôi tràng chuỗi mân côi. Ba tôi nhẹ nhàng trợt từng hạt chuỗi, mắt nhìn ra cửa xe hướng về phía chân đồi Đức Mẹ. Tôi không biết ba nghĩ gì, nhưng đối với chúng tôi, đó là một phép lạ. Có lẽ đối với ba tôi, chuyện một tay giang hồ tìm về nương nhờ sống hạnh phúc dưới chân đồi Đức Mẹ là một phép lạ. Đối với vợ chồng chú Tài, gặp lại ba tôi và chứng kiến những cảnh đổi đời lột xác ở chốn này là một phép lạ. Và riêng tôi, giờ đây mới hiểu thêm một điều là tại sao người ta đi hành hương Đức Mẹ đông thế, có lẽ với mỗi người theo cách thức riêng của mình nhận ra NƠI ẤY có phép lạ!
Mã số: 14-022
HOA TÍM MÙA VỌNG
Kỷ niệm Mùa Vọng 2013
- Ba ơi! Đẹp quá! Ba ơi! Đẹp quá!
Giọng nói còn ngọng ngịu của đứa em hơn hai tuổi cùng đôi ba tiếng vỗ tay lẹp xẹp khi nó nhìn thấy những ánh đèn màu bật sáng được giăng thành hình cây thông trên mặt kiếng cửa phòng. Đôi mắt vốn đã to giờ thêm tròn xoe chăm chú nhìn. Chiếc miệng cười tươi trên gương mặt bầu bình hồn nhiên con trẻ. Ba nó là cậu út trong gia đình. Từ ngày có có trí khôn, tôi biết cậu là người đã bỏ đạo, theo nhận định kiểu thế gian. Gần ba mươi năm, tôi chưa thấy cậu đến nhà thờ. Có nói đến chuyện đạo hạnh thì cũng bằng thừa đối với cậu dù là dân đạo gốc hẳn hoi. Phận con nít trong nhà nói chuyện đạo lý được với ai. Có một lần đã lâu, tôi hỏi:
- Sao cậu không đi nhà thờ?
- Thôi, tao bỏ đạo lâu rồi!
Tôi còn nhớ như in giọng nói ngày hôm đó, không hề phảng phất thái độ căm ghét mà có lẽ, mặc cảm nhiều hơn. Mẹ tôi là chị hai trong nhà nhưng cũng không khuyên can gì được với người em út này. Bạn bè cậu chung quanh có đạo hay không đều có cả. Những người bạn hàng xóm có đạo vẫn chơi thân với cậu dù cậu chưa đi cùng họ đến nhà thờ buổi Chúa Nhật nào. Tới lúc lập gia đình, ở độ tuổi bốn mươi, tôi nghĩ chắc có lẽ cậu nghĩ lại. Nhưng đúng là tôi nghĩ chứ không phải cậu tôi nghĩ. Mợ là người ngoài đạo. Trước đó, tôi cũng tế nhị nhờ mợ nói chuyện xem sao. Vẫn vậy, câu tôi mặc cảm. Sau khi có bé gái đầu lòng hơn một năm tuổi, ông bà ngoại tôi lần lượt qua đời. Tôi mong những biến cố sinh, tử cuộc đời làm cậu tôi suy nghĩ lại. Có lần khi đề cập đến việc cho bé đi học giáo lý, cậu tôi ý kiến:
- Để khi nào con Ty tới mười tám tuổi, nó muốn theo bên nào thì theo.
Nghe vậy, tôi thực sự hết hy vọng gì từ lúc ấy. Chỉ biết mười mấy năm nữa sau mới hẳn hay câu trả lời.
- Trời ạ! Mười mấy năm nữa!
Tôi thở dài.
Cậu mợ tôi có thêm bé thứ hai, một bé trai. Nhìn gia đình cậu êm ấm, tôi mừng cho cậu nhưng vẫn thấy tiếc tiếc. Tôi cũng quên luôn cho đỡ mệt mỏi vì chờ đợi thời gian. Dấu chấm dừng như hiện rõ ràng. Thời gian luôn làm việc không ngơi nghỉ, trôi đi đều đặn mặc ai vui buồn.
Gia đình người hàng xóm sát vách ngày trước với nhà tôi có người thân, là người chủ trong gia đình, ra đi đột ngột. Chỗ ở nhà tôi lúc này không xa mấy so với chỗ cũ. Cậu tôi vẫn đến viếng với tình nghĩa xóm giềng mấy mươi năm nay. Ngày tiễn đưa ông cụ, cậu tôi tự ý tham dự thánh lễ với con gái. Tôi không mấy ngạc nhiên và thật lòng không quan tâm nữa. Có lẽ bản thân mình đã tham dự lễ an tang quen rồi nên nghĩ ai cũng quen như mình. Độ hai hôm sau, tôi đang đong đưa trên võng với tờ báo buổi sáng, tiếng nói của cậu làm tôi rời mắt khỏi hàng chữ đang đọc. Tôi bất ngờ với ý định của cậu là muốn thu xếp việc vào đạo của vợ và hai đứa nhỏ. Bây giờ, tôi lại là người ngạc nhiên. Tôi suýt phạm sai lầm khi cứ theo thói ngạo mạn là sẽ chỉ như mình nghĩ. Tôi muốn cầu toàn mọi sự nên đề nghị cậu cũng phải trở lại. Dù cậu tôi gạt phăng khi tôi đề cập như thế nhưng vẫn giữ quyết định. Thật may mắn vì tôi suýt làm hư bột hư đường. Mợ tôi tự nguyện với việc theo đạo. Mợ chăm chỉ học giáo lý, học kinh và tìm hiểu đạo qua những thắc mắc. Tôi thấy rõ đây là hồng ân Chúa tuôn đổ dạt dào. Mợ tôi rất có thiện chí. Cậu mợ cho con gái nay sáu tuổi theo học giáo lý ở nhà thờ. Sau ngày bắt đầu đi học giáo lý không lâu, mợ rủ cậu tôi cả nhà cùng đi lễ thiếu nhi ngày Chúa Nhật. Nhìn chiếc khăn quàng Thiếu Nhi Thánh Thể màu hồng trên vai bé gái, tôi dạt dào hy vọng.
Thiên Chúa đã không bỏ mặc cậu tôi dù cậu tôi có thế nào. Lòng thương xót của Người là vậy đó! Là người nhà, tôi ước mong mình là người giúp được cậu tìm lại cuộc đời Ki-tô hữu. Có điều, cái bệnh ngạo mạn này, Người khéo sửa dạy tôi. Người đã dùng tôi làm công việc người khởi sự nhưng không làm công việc hoàn thành. Tôi phải học biết nhường lại niềm vinh hạnh này cho người khác. Tôi cần học chọn theo ý Chúa muốn chứ không phải công việc của Người. Tôi chỉ cần trọn chặng đường được trao. Tại điểm dừng ấy, sẽ có người tiếp nối lộ trình trong chương trình vốn khôn ngoan và diệu kỳ ngoài suy nghĩ loài người. Thiên Chúa dùng một người vợ ngoại đạo mà thuyết phục cậu tôi trở lại cuộc đời làm con Thiên Chúa và Người lại sinh cho mình những ngươi con mới. Chính tình yêu thương đã giúp cho câu mợ tôi biết lắng nghe, chấp nhận và phục thiện. Sau bao nhiêu năm tưởng chừng nguội lạnh mất rồi, sự sống thiêng liêng chỉ ẩn tàng chứ không chết đang nung chảy dần lớp băng bao bọc. Ai cũng chỉ biết hy vọng vào giờ phút cuối cuộc đời, người bỏ đạo sẽ trở lại. Có thể đó là hy vọng cuối cùng. Nhưng sao không hy vọng cho người bỏ đạo có một cuộc đời bình an, hạnh phúc khi còn đang sống, để sống cho ra sống, sống đáng để mà sống. Thiên Chúa không bỏ cuộc vì yêu thương con người. Người không chịu thua con người dù chút hy vọng còn lại như lịm tắt. Và hơn ai hết, Người biết điều gì, khi nào sẽ tốt nhất cho từng người con của mình. Tôi tin những ai chân thành tìm kiếm sẽ được gặp Người trong sự kiên trì cùng năm tháng. Mỗi biến cố cuộc sống là một tiếng nói yêu thương mà Thiên Chúa dành để cho từng người con của mình trải nghiệm tình yêu đó. Hơn bất kỳ người cha người mẹ trần gian nào, Người nhẫn nại dạy con cái mình học thật chậm rãi nhưng chắc chắc, đến nơi đến chốn. Dù lắm khi con cái không cần đến, Người vẫn ở đấy và chờ đợi… Và hơn nữa, trong tận cõi thâm sâu của tâm hồn con người, nơi ấy, chỉ có Thiên Chúa và đối tượng.
Cậu mợ cho tôi biết có ý định đặt một bàn thờ nho nhỏ cho gia đình mình. Tôi mừng trong lòng, không sao nói hết tình thương của Người vì cây khô đang trổ lá hồi sinh. Tôi chỉ biết xem lại niềm tin của mình để tin tưởng, phó thác nhiều hơn. Không phải là chỉ trong lúc này, vì những việc bây giờ đang diễn ra tốt đẹp mà còn cho cả ngày mai, dẫu ngày mai có thế nào, Thiên Chúa mãi mãi không bỏ rơi đoàn lũ con mình vì giá máu của Đức Ki-tô, Con Chí Ái của Người không đổ ra vô ích. Tôi lo ngại không biết làm thế nào cho chuyện hòa giải giữa Thiên Chúa và cậu. Chưa kịp nhờ mợ thì tình cờ tôi nghe được câu chuyện giữa mẹ tôi và mợ về điều mình đang suy nghĩ. Bất chợt, tôi hiểu ra việc Chúa nhắn nhủ tôi cần ở lại trong sự quan phòng của Người. Lại chút nữa, không khéo tôi làm hỏng bột hỏng đường. Mùa vọng này, hoa tím trổ dù còn ít nhiều thách đố… Tôi học được rằng đừng đánh mất niềm tin.
Vài sợi dây kim tuyến bạc với dây điện trang trí, tôi định hình nét một cây thông trên cửa phòng, một chút sắc màu Noel. Tôi mong mùa Giáng Sinh này, khi kỷ niệm biến cố Ngôi Hai Thiên Chúa xuống trần, khởi đầu một cuộc sống con người bình thường, gia đình cậu được sinh ra và bắt đầu đời sống mới và khởi đi cùng với Hài Nhi Giêsu. Dù mái tóc điểm bạc, nhiều nếp nhăn trên gương vì lo toan cuộc sống nhưng không làm mất đi nét vui đùa của cậu bên con trẻ. Tôi chợt thấy cậu hồn nhiên giống chúng.
Bai 14-025
Chữ Hiếu
- Khổ quá, khổ quá.
Bà lão vẫn thường hay than thở như thế. Căn phòng chật chội nhuốm màu vàng lờ nhờ của bóng điện. Suốt ngày trong cái không gian o bế đến ngộp thở ấy là tiếng khò khè, gắt gỏng, kêu ca của một bà lão đã ngoài tám mươi tuổi. Đãng trí, mắt kèm nhèm, lại thêm chứng đau lưng của tuổi già, nên bà hay cô đơn lắm. Cứ chiều chiều, bà lại chống gậy lang thang ra công viên, rồi ngồi thẫn thờ ngẫm ngợi vào quá khứ, về mối tình đầu, về những ngày tháng đẹp tươi nhất.
Già rồi nhưng vẫn hay khóc. Bà dễ tủi thân lắm. Trái tim bà vẫn cả tin và dễ tổn thương cho tới tận bây giờ. Mỗi khi bị con cháu trách mắng về tính hay giận, hay quấy là bà lại lủi thủi tìm vào góc phòng, ôm mặt khóc. Bà có muốn thế đâu
Cái tính nhõng nhẽo, hay quấy của bà có từ hồi nhỏ, nhưng được chiều chuộng nhất là cái hồi bà yêu. Thời son trẻ ngập tràn sắc đẹp ấy xoẹt qua đời bà như một ngôi sao băng trong bầu trời đêm quang đãng. Từ ngày nhỏ, bà luôn ao ước được nhìn thấy sao Chổi hai lần trong đời. Bởi sao băng mong manh quá, ngắn ngủi quá, không bõ xem. Bà muốn nhìn thấy sao Chổi một lần nữa, ngôi sao Chổi kì vĩ, đầy hư ảo mà bà đã coi từ hồi bà còn nhỏ.
Tiếng dế kêu đêm thật não nùng và lạc lõng trong công viên. Xa xa phía bờ hồ, thỉnh thoảng có những chiếc ô tô lao vút đi, rồi lại tiếng dế kêu văng vẳng thấu đến từng cánh hoa kẽ lá. Những con dế như thi nhau tấu lên bản nhạc réo rắt. Màn đêm như đè nặng xuống mảnh đất này. Tiếng dế như xé đêm ra từng mảnh, từng sợi. Tiếng dế le lắt, tiếng dế quay quắt, tiếng dế thao thiết xiết bao.
Từ lúc nào, bà luôn coi dế là bạn. Những người bạn tí hon ấy như các nhạc công trình diễn miệt mài không lấy tiền thù lao vậy. Bà vẫn hay lững chững chống gậy vào thăm thú công viên, cốt cũng là để được nghe tiếng dế. Tuổi già cũng không nhiều thú vui. Nhiều cảm giác vẫn khiến bà nhớ về hồi trẻ đẹp. Mỗi lần như thế, bà chạnh buồn. Cô đơn, cô đơn, cô đơn, điều ấy đáng sợ nhưng lại như những hạt bụi luôn vây bủa lấy bà. Nhiều khi bà muốn rũ bỏ cảm giác ấy đi mà không được, bà lại lặng lẽ tìm đến làm bầu bạn với tiếng dế, với bóng đêm, với sao trời. Dần dà rồi cũng quen, bà tự biết chẳng mấy ai thích người già, nên mọi buồn khổ lại tự âm thầm chịu đựng một mình.
Có lần, con trai bà bảo: Mẹ già rồi, đừng ra ngoài nữa, nhỡ cảm gió ra đấy thì làm sao. Bà bảo: Cứ để ta đi lại cho nó khuây khỏa. Nó bảo: thôi mẹ ở nhà cho lành, không thì lại khổ con khổ cháu. Bà im lặng, đóng cửa vào căn phòng kín gió tù túng. Bà bảo cái phòng như cái chuồng nhốt người vậy, khó chịu lắm. Con dâu bà bảo: Mẹ khó tính lắm, ai mà chiều được. Bà kêu: Giê Su Maria, sao già lại nhục thế này, người ta cầu chúc cho nhau sống lâu trăm tuổi làm gì thế không biết.
Rồi bà lại tự đấm vào phía lưng mình. Những cơn đau lưng kéo dài từ ngày này sang ngày khác khiến bà hay ri rỉ nước mắt. Cơn đau còn như lây vậy, đau lưng rồi đau lên vai,lên gáy, lên đầu, đau tỏa xuống các tay chân. Trông bà lấy bấy, bủn rủn là thế, nhưng sức bà cũng đã cố gắng hết sức để gượng gạo đi rồi. Chứ thực ra bà chỉ muốn nằm bẹp một chỗ thôi, lúc nào cũng cảm thấy trong người bí bách, xương cốt rão ra, chỉ còn chút tàn lực của tuổi già. Đôi lúc bà vẫn tự quở: Sao ta dai chết thế? Bà cũng hay nghĩ về tuổi thơ. Lúc còn nhỏ, bà luôn mong ước một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, nhưng càng sống lâu, bà càng thấy đời nhiều khốn nạn hơn. Giờ ai cũng bảo bà lẩm cẩm, dạy con cháu khác người. Bà bảo: Đôi khi trong cuộc sống người tốt sống cạnh người tốt không tốt. Người ta bảo bà dở hơi. Bà lại bảo: Người tốt phải ở gần người xấu sể cảm hóa người xấu, không chẳng bao giờ người xấu có thể hoàn lương được cả. Người ta bảo bà chập mạch. Ai lại cho con cháu đi chơi với đám bạn lêu lổng, hư hỏng đâu. Bà cười mỏm mẻm: Rốt cuộc chẳng ai hiểu được già này.
Lớp trẻ ở đây mấy ai biết bà từng là cô gái hát quan họ đầy quyến rũ, mê hoặc ngày xưa. Làng trên xóm dưới ùn ùn kéo về xem quan họ mỗi khi làng bà tổ chức. Cứ tới lượt bà hát là mọi người như lặng đi, giọng hát mê hồn ấy đã thấm cả vào một thế hệ yêu quan họ trong khu vực này, ấy thế mà…
Bà vẫn đi dạo hàng ngày, dành nhiều thời giờ để suy nghĩ về tuổi trẻ, về những khoảng lãng mạn thời con gái. Cảm giác ấy, cái cảm giác được nhiều người tôn trọng, săn đón, ngưỡng mộ rất sung sướng. Bà mơ màng dựa vào ghế đá ngoảnh ra mặt nước hồ lãng đãng ánh hoàng hôn. Khóe mắt bà đã ri rỉ những ngấn nước mắt lòa nhòa. Anh nắng chiều tàn làm óng ánh lên những giọt nước nhỏ nhoi ấy. Cảm giác cô đơn quấn xoắn lấy bà.
Có lẽ ta sắp bị đuổi ra đường mất. Bà tự nhủ. Con dâu ngày càng hay cáu giận, mắng mỏ, còn con trai thì bận bịu tối ngày, chằng còn quan tâm bà nữa. Hôm trước, con dâu bà bảo: Mẹ sống ở nhà này như người thừa ấy. Có lần khác nó lại bảo: Mẹ bẩn lắm, hôi hơn con khỉ rồi, cả tháng rồi chưa tắm. Thì bà cũng nghe câu được câu chăng, mỗi lần như thế bà im lặng. Tuổi này giờ gắng gượng mà đi được là tốt rồi, mấy ai giữ được cho thân thể luôn thơm tho chứ? Giá như, giá như… cái thời son trẻ của bà đã lùi lại quá xa, sẽ chẳng bao giờ bà có thể quay lại được thời đó. Mỗi lần bà muốn quay lại, con cái lại mắng bà nhõng nhẽo, trẻ con, làm khổ con cháu ai mà chiều được.
Một buổi sáng cuối mùa đông năm ấy, cô con dâu hét toáng lên: Mẹ ra khỏi nhà đi, ỉa đái gì mà tung tóe hết ra phòng thế này, khổ quá. Bà vừa đi vệ sinh vào cái bô, không biết túng tấng thế nào mà cái bô bị úp ngược, bà cứ khều khều những mãi không lật lên được. Cô con dâu nhìn cảnh ấy nên không kìm lại được, lại thốt lên: Bà chết đi thì hơn, sống chỉ làm người khác khổ.
Bà ngờ ngệch vớ lấy cái gậy, thập thùi bước đi, bỗng ngã dúi xuống, mặt bà úp vào cái bô rồi trượt xuống nền đất. Mùi thối sặc sụa như oạc ra từ bể phốt. Quần áo, mặt mũi bà nhoe nhoét phân. Bà nằm như một con mèo già sắp chết. Luống cuống quá, bà lại bò ra cái chỗ vòi nước. Cô con dâu đóng sầm cửa lại, ậm ọe hồi lâu.
Năm hôm sau, người ta thấy một bà cụ già nằm bất động ở cổng ngôi nhà thờ một giáo xứ gần đó, người bà cứng đờ, lạnh toát. Mấy giáo dân đi lễ về, nhìn thấy liền khênh bà về nhà sơ cứu, nhưng dường như đã quá muộn. Con trai, con dâu bà tìm đến, lu loa, gào khản cả tiếng như tranh nhau:
- Ối mẹ ơi! Sao mẹ lại bỏ nhà mà đi.
- Mẹ ơi là mẹ! con là kẻ bất hiếu.
- Mẹ ơi! Sao mẹ lại chết đường chết chợ thế này, sao phút cuối không ở bên chúng con.
- Mẹ ơi! Chúng con hưa sẽ chăm chỉ làm ăn, sẽ vâng nghe lời mẹ lúc còn sống, lo lắng cho mẹ mồ yên mả đẹp.
Những lời có cánh trong đau buồn như vút tận trời xanh. Hàng trăm lời hứa hẹn, khóc nấc của cặp vợ chồng cũng khiến họ hàng khóc nấc theo. Dân làng không ngờ bà lại có con dâu ngoan hiền, thương mẹ đến thế, người con trai có hiếu đến thế…
Chiếc quan tài đã sang ngày thứ hai, phía đầu quan tài vẫn có một mặt để ai vào phúng viếng có thể nhìn thấy mặt bà lần cuối. Người con dâu oặt oẹo, tóc xù ra vì đã khóc ròng suốt từ lúc nhận được tin dữ.
Đám tang bà đông. Cả làng đưa tiễn bà vào nhà thờ để làm lễ đưa chân cầu nguyện cho linh hồn bà sớm được hưởng phúc thiên đàng. Vị linh mục đang oang oang giảng về những đóng góp quan họ trước đây của người quá cố, bỗng đánh rơi kính vì một điềm lạ lùng. Cả nhà thờ nhỏm dậy, nháo nhào chạy xúm vào một chỗ. Bà lão đã ngồi nhỏm dậy, nắp quan tài kênh sang một bên. Người ta đã quên đóng đinh nắp áo quan. Tiếng trẻ con khóc thét vì sợ. Ai cũng ngạc nhiên vì sự việc lạ lùng. Nhiều người tin Chúa đã làm phép lạ ngay giữa nhà thờ. Có kẻ xầm xì: Suýt nữa thì chôn sống bà lão.
Bà ngã ra nền nhà thờ, ngước lên nhìn gian Cung thánh, làm dấu liên hồi, miệng lắp bắp, mặt tái mét.
Cả nhà thờ vòng trong vòng ngoài những người, không còn ai khóc nữa. Quả là một sự lạ cho toàn bộ con chiên của Chúa nơi đây. Bà lão vẫn chưa nói được. Người ta đưa bà ra cấp cứu. Cái tin người chết sống lại nhanh chóng được lan truyền, bà bỗng dưng nổi tiếng, được nhiều người phỏng vấn.
Rồi cũng nhạt dần. Không khí trong gia đình lại trở lại như xưa. Người con dâu vẫn tiếp tục chì chiết mẹ chồng. Người con trai vẫn chơi bời nhậu nhẹt tới khuya khoắt mới về nhà. Có ngày họ chẳng cả nhìn hay hỏi thăm bà lấy một tiếng. Ngày ngày trôi qua trong quạnh vắng, bà rất nhớ tiếng dế, nhớ những kí ức tuổi thơ. Bà đã bị liệt một nửa người. Mấy ngày liền, khi không còn nghe tiếng mẹ gắt gỏng, rên hừ hừ nữa, đôi vợ chồng mới khẽ khàng đẩy cửa vào. Một cảnh tượng đầy ái ngại trong căn phòng đã đập vào mắt đôi vợ chồng đã trung niên. Chẳng là, họ đã trải vải mưa xuống dưới chiếu của bà, và để sẵn đồ ăn, sữa, hoa quả hai ngày nay cho bà cụ. Giờ thì nước tiểu và phân lấm lem xuống chiếu, chảy cả lên mái tóc rối lòa xòa của bà. Mắt bà nhắm nghiền, ruồi tranh nhau bâu lên mặt, khóe mắt bà vẫn có đường nước bé xíu mờ mờ chảy xuống chỗ nước tiểu rỉ loang khắp chiếu. Trong im lặng, đôi vợ chồng ngán ngẩm nhìn nhau. Hai ngày tiếp theo bà cũng không ăn được gì, ai hỏi gì bà cũng không nói được. Họ hàng lại xúm xít xung quanh. Lại hỏi thăm, bàn tán, rồi ra về trong tâm lí nặng nề. đến một ngày cuối tuần, khi tất cả mọi người đang lo lắng nhìn khuôn mặt đã hết thần sắc, quầng mắt đen sì, môi thụt hẳn vào trong của bà, thì người ta đã được nghe câu nói cuối cùng của bà. Sau một loạt câu hỏi không có tín hiệu trả lời:
- Bà uống sữa nhé
- Bà đi tiểu nhé
- Thay quần áo cho bà nhé
…
Rồi đến câu:
- Xức dầu cho bà nhé. Bỗng như có một buộc vào cổ áo kéo bà lên vậy, bà hơi nhích, khẽ rên lên:
- Ừ, tạ ơn Chúa.
Khi mặc áo phép, và chịu phép sức dầu, ăn năn về những việc làm hồi còn sống, bà làm dấu thánh giá, hôn tượng Chúa Giê- Su, rồi thở hắt lên một cái thật mạnh. Bà đã ra đi mãi mãi. Đám tang bà lần này, rất ít tiếng khóc. Con cháu bà cũng chẳng đông, dù đã bao lần khi còn sống bà dặn dò các con cháu bà hãy sinh sôi thật nhiều. Đêm đó, những ngôi sao băng rơi nhiều như để chào đón một linh hồn thánh thiện đã về trời. Tiếng dế trong nghĩa trang cũng ngân lên buồn bã, chỉ vắng ánh sao Chổi mà thôi.
BẢN THỂ LỆ GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG
Cập nhật cho cuộc thi lần thứ hai - 2014
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG được Ban mục vụ Văn Hóa và Truyền Thông Giáo phận Qui Nhơn thực hiện trong khuôn khổ dọn mừng kỷ niệm 400 năm Tin Mừng của Chúa đến với giáo phận Qui Nhơn (1618-2018), nhằm đào tạo cho Hội Thánh Việt Nam nhiều cây bút văn xuôi. Thể lệ, chủ đề và cơ cấu tưởng thưởng của cuộc thi được ấn định như sau.
I. THỂ LỆ
1. Cuộc thi kéo dài sáu năm, năm năm đầu (2013-2017) mỗi năm trao giải một lần, năm thứ sáu (2018) dành cho những người đã đạt giải trong các năm trước và trao giải tổng kết.
2. Cuộc thi dành cho các bạn trẻ Công Giáo, trong cũng như ngoài giáo phận Qui Nhơn, dưới 40 tuổi (năm dự thi – năm sinh theo sổ rửa tội ≤ 40). Người đã đạt giải một lần, các năm sau có thể dự thi tiếp, dù đã hơn 40 tuổi. Các bạn trẻ dự tòng cần có chứng từ đang theo học giáo lý dự tòng.
3. Thể loại: Truyện ngắn, mỗi truyện không quá 3000 từ. Không nhận truyện phóng tác. Phải là sáng tác mới, chưa đăng báo, website hay blogs và chưa gởi dự thi ở bất cứ đâu.
4. Truyện lấy ý từ một tác phẩm khác, xin ghi rõ xuất xứ tác phẩm gốc. Nếu bị phát hiện sao chép của người khác hoặc dựng lại theo ý tác phẩm khác mà không ghi xuất xứ, sẽ bị loại và cấm thi các năm tiếp theo.
5. Đề tài: Truyện cần mang nội dung Kitô giáo, có tác dụng xây dựng đức tin cho Dân Chúa và loan báo Tin mừng cho người chưa biết Chúa.
Mỗi năm, mỗi tác giả có thể tham gia tối đa 05 bài dự thi, có thể gửi chung một lần hoặc nhiều lần.
6. Chỉ nhận bài dự thi qua điện thư email, gửi attach file với định dạng. doc (word), không nhận bài gởi qua đường bưu điện.
7. Đầu bài dự thi phải ghi rõ: họ và tên, bút danh, năm sinh, rửa tội tại đâu, năm nào, địa chỉ nhà, giáo xứ, giáo phận, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email. Dù đã gởi nhiều email dự thi, đầu mỗi bài đều cần ghi như thế. Những bài thiếu các chi tiết này sẽ không được nhập hồ sơ dự thi.
8. Mỗi bài dự thi sẽ được nhập hồ sơ theo lần gởi đầu tiên, mọi chỉnh sửa về sau đều không được chấp nhận.
9. Địa chỉ nhận bài, xin gởi cùng lúc về 2 điện chỉ email: tinmunggiesu@gmail. com và gopnhattho@yahoo. com.
10. Thời gian nhận bài: trước ngày 01-3 mỗi năm. Những bài gửi về muộn hơn sẽ được đưa vào hồ sơ dự thi năm sau.
11. Tưởng thưởng: Mỗi năm sẽ có 06 giải thưởng chính thức và 15 giải triển vọng, theo cơ cấu và sinh hoạt như sẽ nói dưới đây.
12. Kết quả cuộc thi hằng năm sẽ được công bố ngày 15-8 mỗi năm
13. Lễ trao giải vào ngày 22-9 mỗi năm.
14. Những tác giả được vào chung khảo mà không đạt giải sẽ được hỗ trợ một phần tiền xe về dự ngày họp mặt trao giải.
15. Các thông tin về cuộc thi sẽ được đăng trên trang mạng giáo phận Qui Nhơn http://www. gpquinhon. org và những trang mạng ủng hộ chương trình này.
16. Các tác phẩm đạt giải sẽ được in thành tuyển tập do Ban Tổ Chức giữ bản quyền.
II. TƯỞNG THƯỞNG
Cơ cấu giải thưởng
Mỗi năm, có 6 giải thưởng chính thức và 15 giải triển vọng.:
- một giải nhất: 20. 000. 000 $VN
- hai giải nhì, mỗi giải 12. 000. 000 $VN
- ba giải ba, mỗi giải 8. 000. 000 $VN
- 15 giải triển vọng, mỗi giải 3. 000. 000 $VN
Tuyển tập truyện ngắn riêng
Ngoài phần thưởng bằng tiền mặt, những tác giả đạt giải, nếu có nhiều truyện khác có giá trị, sẽ được Tủ Sách Nước Mặn hỗ trợ xuất bản một tuyển tập riêng dưới 200 trang với những truyện ngắn mang nội dung Kitô giáo.
Những tác giả không đến dự lễ trao giải sẽ chỉ được nhận 50% tiền giải thưởng và không được hỗ trợ in tuyển tập riêng.
III. TƯỞNG THƯỞNG DÀNH CHO ĐỘC GIẢ
1. Bình chọn
Các truyện dự thi đã qua vòng sơ tuyển sẽ lần lượt được đưa lên mạng internet. Mời độc giả tham gia bình chọn qua hai câu hỏi: 1. Theo bạn, truyện nào xứng đáng đạt giải nhất? 2. Có bao nhiêu người cùng ý kiến như bạn? Ba độc giả đáp đúng nhất sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.
2. Giúp phát hiện trường hợp sao chép
Những độc giả giúp phát hiện đầu tiên những bài dự thi sao chép của người khác (xin ghi rõ xuất xứ bài gốc) sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.
Ban Tổ Chức chân thành biết ơn sự giúp đỡ của các ân nhân. Các hỗ trợ tiền bạc hoặc hiện vật cho cuộc thi xin gởi về: Linh mục Võ Tá Khánh, 116 Trần Hưng Đạo, TP Qui Nhơn – Email: gopnhattho@yahoo. com – Điện thoại: 0935-424-449.
Qui Nhơn, ngày 21-9-2013
(Điều chỉnh ngày 04-10-2013)
TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC
Lm Gioan Phêrô Võ Tá Khánh (Trăng Thập Tự)
Trưởng Ban MV Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn
Thưa quý độc giả và quý tác giả,
Chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu 7 truyện dự thi mới. Xin mời quý độc giả cùng theo dõi, đánh giá và tham gia bình chọn qua hai câu hỏi: 1. Theo bạn, truyện nào xứng đáng đạt giải nhất? 2. Có bao nhiêu người cùng ý kiến như bạn? Ba độc giả đáp đúng nhất sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.
Quý độc giả có thể gửi phiếu bình chọn ngay sau từng đợt bài được giới thiệu. Khi đọc các truyện ở các đợt tiếp theo, nếu thay đổi ý kiến, có thể gửi phiếu bình chọn mới. Chúng tôi sẽ tính theo phiếu gởi sau cùng của mỗi người.
Ước mong quý độc giả khắp nơi tích cực vận động để có thêm nhiều tác giả hưởng ứng và tiếp tục tham gia cuộc thi.
Xin mời xem Bản Thể Lệ Giải Viết Văn Đường Trường đính kèm cuối bản tin này.
Nhân đây Ban Tổ chức xin thông báo: Để tạo điều kiện cho các tác giả có thời gian hoàn thiện bản thảo dự thi, thời hạn nhận bài của giải 2014 được gia hạn kéo dài thêm một tháng, hạn cuối nhận bài đến hết ngày 31-3-2014.
Xin trân trọng giới thiệu 7 tác phẩm dự thi mới được chọn qua vòng sơ tuyển. Một số bài không lọt qua vòng loại do chưa phải là truyện ngắn (chỉ mang dạng chia sẻ tâm tình, tùy bút hoặc kể chuyện), do kết cấu lủng củng, chưa thống nhất ý tưởng, hoặc do lấy lại câu chuyện từ một truyện nào đó (phóng tác chứ không phải là sáng tác). Nếu quý độc giả phát hiện bài nào chỉ là phóng tác từ một tác phẩm khác đã công bố, xin vui lòng cho Ban Tổ chức được biết.
Xin chân thành cám ơn các trang truyền thông Công Giáo đã và đang hỗ trợ truyền bá chương trình này, cám ơn quý tác giả đã gửi bài tham gia và cám ơn quý độc giả đang quan tâm theo dõi cuộc thi. Nguyện xin Thiên Chúa giàu lòng thương xót chúc lành cho tất cả chúng ta.
Qui Nhơn, ngày 5-03-2014
Thay lời Ban Tổ chức
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
BÀI DỰ THI
Mã số: 14-016
Tôi và B.
(Hay câu chuyện của tôi và Baby Blue.)
1. Ấu thơ trong chúng tôi là…
B. là hàng xóm của tôi. Chẳng biết từ khi nào tôi và cậu ấy đã làm thân với nhau? Chỉ biết từ khi có trí nhớ và biết nói bi bô thì tôi đã chơi với cậu bạn này rồi. Cũng bởi hai nhà cách nhau bức tường hoa giấy hồng hồng, nghĩa là láng giềng, láng tỏi của nhau, nên từ thưở bé thơ, cả tôi và B. đã như là một đôi bạn. Một tình bạn rất sao nhỉ? Rất ư là sáng trong và trẻ nít, rồi cứ lớn dần nên theo năm tháng, bên cạnh nhau như thế! Chân thành, vui vẻ và tin tưởng nhau nhiều.
Hai đứa chúng tôi như hình với bóng của nhau. Dường như đi đâu cũng có đôi, có cặp. Tôi bám theo B. như sam và anh cũng không chịu đi một mình, nếu tôi vắng. Điều kì diệu nào đó gắn kết chúng tôi lại với nhau như thế?! Cả hai đều chưa từng thấy mình là kẻ gây phiền hà cho người kia, và ngược lại.
Tôi học chung trường, chung lớp, cả ngồi chung bàn với B. từ những ngày đầu tiên đi học. Tại hai bà mẹ cạnh nhà nhau, chắc cùng đưa con tới trường, thôi thì cho hai đứa nhỏ gần nhau, có nhỏ - to gì thì cũng dễ bảo ban nhau, dễ kiểm soát tụi trẻ hơn. Có lẽ thế mà, B. đã trở thành tri kỷ từ trước đó, rất lâu rồi, và mãi tới mai này đây.
Là những buổi sớm lọ mọ dậy đi học. Tôi có cái tính nề mề và hay trễ nải. Còn B. thì có vè là “người lớn” và “dừ” hơn tôi nhiều. Đồng hồ điểm đúng 6h40 là y như rằng, ngoài cổng, sẽ có tiếng gọi với vào bảo: “Này P., có mau lên không? Muộn học mất rồi nàyyyyyyyy!” Rồi tôi tất tưởi chạy mau ra cổng, chào đón người bạn, không quên cười một nụ cười thật tươi tắn. Chào ngày mới đáng yêu! Chào cậu, bạn thân yêu dấu!
Má xin cho tôi học thêm lớp đàn nhạc tại nhà sơ Yến, B. biết, cũng về thuyết phục mẹ cho cả hai đứa cùng đi học. Thế là lại chung chạ nhau một lớp học thêm nữa. Hồi ấy, niềm say mê mãnh liệt với những phím đàn, khuông nhạc và lời ca, cả hai hăng hái học hành. Đơn giản là với niềm vui nho nhỏ là biết chơi một bản đàn cho ba mẹ nghe, có thể hát tặng người mình quý mến một bài hát. Và với B., cậu bảo, muốn chơi đàn hay, để có thể một ngày nào đó không xa, cậu có thể đệm đàn cho Ca đoàn giáo xứ nhà mình cùng hát. Và muốn tôi là người bắt nhịp. Rất có thể lắm chứ! Hãy cứ giữ những niềm ước mơ tường như là giản dị ấy thôi, để bạn có đủ động lực và tự tin mà thực hiện điều ấy, một chút mỗi ngày, kiên trì với hoài bão của mình, rồi cũng sẽ thành hiện thực mà thôi. Phải đến năm 17 tuổi, B. đã có thể trở thành một nhạc công, có thể chơi những bản nhạc cho thánh lễ. Cậu vui sướng và hào hứng với sở thích đó! Tôi cũng ủng hộ B. bằng cách, mỗi tuần sẽ theo B. tới nguyện đường tập hát thánh ca vào những buổi tối ngày chẵn.
Chúng tôi rất giống một cặp đôi thân thiết của khu phố phải không nào? Và cũng công nhận, B. là một chàng trai thực sự dịu dàng. Tôi đã không ít lần phải tròn măts lên và hỏi B.: “Cậu có chắc là con trai không vậy hả B. ?” khi mà thấy những hành động có vẻ hơi nữ tính hóa một chút của B. thể hiện ra, mà tôi tận mắt chứng kiến.
Ví dụ như cậu rất yêu hoa. Nhà cậu ấy lúc nào cũng đầy hoa tươi, vườn thì chẳng thiếu loại cây xanh nào, đều là do cậu ấy sưu tầm, chăm sóc. B. bảo: “Người yêu thì không chắc là có, nhưng hoa và cây xanh thì phải luôn có một khoảng xanh mướt mải, và ngào ngạt hương.” Vâng! Đích thị cậu bạn của tôi là một tín đồ cực kì yêu môi trường. Khi đã hăng hái trông một loạt những loài cây khác nhau. Tôi phong cho cậu ấy cái tên nghe rất hay và anh hùng nhé! “Người-nhân-tạo-những-lá-phổi-xanh.”
Hay như cái cách cậu ta trở tôi bằng xe đạp vào mỗi sáng tới trường trên cung đường quen thuộc đi đi, về về. Lúc nào B. cũng nhẩn nha đạp thật chậm, tránh tất cả những ổ gà, ổ vịt trên đường, vừa đạp, vừa luyên thuyên kể những mẩu chuyện vu vơ với tôi, hoặc cậu sẽ khe khẽ thì thầm hát một bài hát nào đó, mà tôi cũng không nhớ rõ giai điệu. Tôi chọc B. bằng cách gọi cậu ta là: “Chị gái yêu quý ơi!”, và điều ấy, khiến cậu ta nổi điên lên, còn tôi thì nhe nhởn ra mà cười đùa. Đã bảo là B. của tớ vô cùng hiền lành và tốt tính mà. Hình như B. chưa bao giờ giận tôi quá nửa ngày thì phải?
2.Chuyên gia tâm lý.
Mọi chuyện chỉ thay đổi khi một hôm, tôi cãi nhau to tiếng, nặng lời với mẹ. Vì những lý do rất chẳng ra đâu, vì tôi nghĩ, ba mẹ cứ mãi chẳng hiểu cho tôi. Những bất đồng trong quan điểm, tôi không thể giải thích, làm sao mẹ để mẹ có thẻ đủ tin tưởng là tôi đã trưởng thành và có thể tự do làm những điều mình mong muốn và yêu thích. Tôi đã òa khóc bất lực, rồi chạy lên tầng thượng. Bỗng cửa tầng thượng nhà bên bung mở, một mái đầu với những lọn tóc xoăn nhẹ và gương mặt thanh tú bước ra, là B.. Cậu trèo qua bức tường ngăn cách không cao lắm, sang bên sân nhà tôi, và ngồi xuống bên cạnh, nhẹ nhàng và ủi an, hỏi han: “Cậu có sao không?” Tôi kể về sự vụ cãi nhau với mẹ và những mong muốn nho nhỏ của mình về một cuộc sống tự do hơn chút. Mệt mỏi và chán trường dồn nén. Tôi đã nghĩ, mình lên khócc thật to.
- Tại sao cậu không kiên nhẫn ngồi lại với mẹ và giải thích thêm, để mẹ cậu có thể hiểu thấu những điều cậu mong?
- Không! B. ạ, rốt cuộc bố mẹ tớ chẳng hiểu gì về con gái của họ hết! Tới buồn và thất vọng nhiều!
- Nhưng cậu định sẽ làm gì bây giờ?”
- Tớ không biết, thật sự tớ không biết B. ạ, lòng tớ đang rối bời…”
B. ngồi lặng yên bên tôi, rồi bình thản nói:
- Bố mẹ nào mà chẳng thương yêu đứa con mình dứt ruột đẻ ra. Chỉ là chúng ta đã chưa chịu mở lòng ra đủ nhiều để cho ba mẹ hiểu mà thôi. Bất đồng là điều khó tránh khỏi, nhưng quan trọng là ta biết lắng nghe nhau. Cậu hãy nhẩn nha, nhẹ nhàng cùng tâm sự với mẹ. Có những nỗi niềm riêng, chúng ta không thể tự giải quyết nổi. Nhưng chúng ta cần đến ba mẹ, những người sẽ luôn sẵn sang giúp đỡ chúng ta mọi lúc. Chúng ta có gia đình là để những lúc gặp khó khăn, bất lực, có người lắng nghe và nâng đỡ. Còn về sự tự do của tuổi trẻ. Tớ thiết nghĩ, tự do sống không phải là ta sống ở đâu? Mà quan trọng rằng là ta đã làm được những gì, bằng chính bản thân mình. Đó mới là mục đích của một cuộc sống tự do thực thụ.
Và buổi tối hôm đó tôi đã kể chân thành tất cả những ước mong của mình với ba mẹ. Ba mẹ đã bình yên lắng nghe tôi. Rồi ba mẹ lo lắng nhìn tôi:
- Sao con không nói rành rẽ ra cho ba mẹ được hiểu con hơn? Ba mẹ rất vui khi con có ý thức sống tự lập, nhưng không đồng nghĩa là ba mẹ sẽ bỏ mặc, buông thả con khi con yếu đuổi, gặp khó khăn…
Tôi nhìn mẹ, rưng rưng muốn khóc quá chừng.
Từ sau hôm ấy, B. được thăng chức, tôi bắt đầu gọi cậu ta với cái giọng đầy thương yêu: “Anh trai yêu quý!” B. cười, vẻ mãn nguyện khi mà được tôi công nhận đúng với giới tính của mình. Và phải công nhận rằng, B. là một cậu chàng tâm lý.
Thời gian lao vụt đi, nhanh quá! Chúng tôi cũng đã khôn lớn bao nhiêu. Chỉ tới một hôm nọ, tôi đã say sưa ngắm B. chơi piano ở nhà thờ xứ, gương mặt sáng, thanh thoát, vầng trán cao, trong chiếc áo sơ mi màu Baby Blue, tôi mới nhận ra, chàng trai tri kỷ ấy đã luôn bên tôi trong suốt những năm tháng qua. Không dưng vành môi tôi dãn nở một nụ cười, rất tươi.
Khi mà tôi may mắn có B. là bạn, dường như chẳng có gì phải lắng lo cả. Cứ nói hết với B., tất cả những nỗi lòng, tâm trạng và nghe những lời khuyên chân thành, dạn dĩ từ cậu ấy. Ánh mắt quan tâm dịu àng, ân cân và trìu mến, ở bên B. tôi có cảm giác rất an nhiên và dễ chịu. Thật lòng, tôi không biết phải nói lời cám ơn như thế nào với B. cho vừa đủ hết những gì cậu mang đến cuộc đời tôi. Tươi vui, sống động và lành trong.
3. Sau một lời yêu
Một chiều thu rất đẹp, nắng vàng như mật. B. gọi điện khoa với tôi, cậu đã tập được bản nhạc “Spring time” của Yiruma, và rất muốn chơi bản nhạc nhạc hay cực kì ấy cho tôi nghe. B. đàn, những ngón tay như chạy trên phím đàn đen-trắng, hối hả và say mê lạ kì. Từng phím đàn như căng lên niềm hạnh phúc. Những nốt nhạc vang lên êm ái, trong veo như những gì đẹp đẽ nhất của tuổi trẻ. Của tôi và B.
- Cậu chơi tuyệt lắm!
Tôi vỗ vỗ tay sau khi bản nhạc được B. chốt hạ, thật hoàn hảo. B. nghẹn lời. Không dưng tôi bước đến gần B., vòng tay ôm eo B từ phía sau. Cúi xuống rất nhẹ. Đặt cằm lên vai B., thì thầm:
- Cậu giỏi quá!
Tôi thì thầm tiếp, giọng như run rẩy đi:
- Tớ yêu cậu mất rồi!
Và trong khoảnh khắc ấy, tôi thấy B. như lặng đi. Cậu khẽ gỡ nhẹ tay tôi ra, và nói:
- Cậu đừng nên như thế được không? Đừng yêu tớ. Tớ…không xứng đáng! Cậu đừng làm tớ khó xử được không?
Rồi B. lặng lẽ rời đi. Bóng cậu mờ dần, mờ dần.
Lúc ấy, tôi cảm giác mọi thứ xung quanh như vụn bể tan tành. Mọi thứ đã trở nên hoàn toàn vô nghĩa, sau một lời yêu không thành. Hoàng tử chơi đàn trong tâm trí tôi như hoàn toàn chết yểu. Nước mắt tôi chảy vồn vã và mặn mòi. Ngoài thềm nắng lá rơi đầy. B. bỏ đi và không hề ngoảnh lại. Và từ hôm ấy, chúng tôi không còn liên lạc thường xuyên nữa, dù là sát vách. Có lẽ nào, một sợi dây vô hình nào đó đã ngăn cách chúng tôi. Im lặng đến đáng sợ. Tôi biết, cả tôi và B. đều không hề mong muốn điều này. Làm sao có thể quay lại những năm tháng xưa cũ, khi nào chưa từng có một lời yêu nào được bày tỏ, thì có lẽ B. sẽ còn ở lại với tôi, những ngày này và còn tiếp theo.Chỉ cần chân thành và vui vẻ, như xưa nhưng cũng thật khó.
4.Những chân thành và lành trong vẫn còn nguyên đây mà thôi.
Cả hai chúng tôi đã im lặng rất lâu. Tôi thấy thời gian lúc ấy dường như đình công, trôi chậm chạp. Và tôi ghét kinh khủng điều ấy! Mọi thứ như chẳng còn tươi vui, sống động nữa. B. tìm cách tránh mặt tôi. Và hai tuần sau đó, mẹ gõ cửa phòng tôi, bảo, có thư của B. gửi sang. Tôi vội vàng đón lấy cánh thư mà B. viết, đôi dòng:
“Cậu biết không? Tình bạn có những ý nghĩa thật là kì, à tớ chưa bao giờ được biết hết. Ví dụ thế này. Có những bí mật của tớ, chỉ bạn thân mới có quyền biết. Ukm, đúng đấy, tớ có mỗi bạn thân là cậu thôi. Cậu có muốn biết bí mật ấy không?
Tớ là gay...
Tớ thích cậu, như thích một người em gái yêu dấu. Tớ đã cố yêu cậu như… nhưng tớ đã không thể. Tớ không muốn đánh lừa cảm giác của chính mình, cũng không muốn làm cậu tổn thương. Tớ đã từng khủng hoảng và chui vào vỏ bọc. Nhưng như thế chỉ càng tệ hơn thôi. Chỉ khi gặp cậu, lắng nghe những câu chuyện của cậu, tớ mới biết mình nên phải làm như thế nào. Cậu là người đầu tiên bên tớ lâu tới vậy… Và cậu đã lớn lên bên tớ, gắn với tớ biết bao kỉ niệm thân thương.
Có lẽ nhiều năm về sau này nữa sẽ trôi qua, tớ vẫn sẽ nhớ mãi về tình bạn của chúng ta. Tớ chưa bao giờ cảm thấy cậu là kẻ phiền hà hay chưa khi nào thấy hối hận vì có một người bạn như cậu cả. Trong tương lai, tớ sẽ giữ mãi tình cảm của tụi mình, nhưng nó sẽ từ từ chuyện thành tình anh – em trong Chúa. Cậu đừng buồn nhiều và an tâm đi nhé! Vì tình yêu có Chúa ở cùng tất cả sẽ đều đẹp và hạnh phúc. Có thể sau cuộc sống trần gian này, hai ta sẽ yêu nhau mãi mãi trong tình yêu vĩnh cửu của Chúa Cha đến muôn đời. Tớ luôn chờ cậu, P. à!”
Tôi đã khóc, nước mắt không thể kìm nén nổi, rơi lã chã. Tôi chạy vội sang nhà B., dù rằng trên người vẫn mặc nguyên bộ pajama(đồ ngủ). Tôi muốn được gặp cậu bạn thân chí cốt lúc này. Dù tôi chưa biết mình sẽ phải nói gì với cậu ấy cả hoặc là sẽ ngồi lặng bên B. mà khóc cũng được, chắc sẽ thanh thản nhiều.
Nhưng rốt cuộc, cửa phòng B. bị khóa. Bác Huy bảo, B. xin phép ra ngoài đi đâu đó mất rồi. Tôi lễ phép chào bác, rồi lủi thủi đi về. Thật lòng, tôi rất muốn gặp B. như để làm sáng rõ mọi chuyện, muốn tất cả mọi thứ được quay về với nhịp độ cũ, như cái ngày chúng tôi còn là bạn bè tri kỉ của nhau, hồi chưa có một lời yêu nào xuất hiện.
Bất chợt, tôi nhớ ra góc nhỏ ngày trước tôi và B. hay kéo nhau tới. Là vòm cây sa kê lá xanh mướt mải, bung xòe trong một góc vườn của công viên mini của nhà xứ.
5. Có nên cần đôi cánh?
Nắng thu vàng rộm, lấp lánh trên đường. Gió dịu dàng. Tôi nghe thoang thoảng đâu đó tiếng ghi-ta vang vọng. Và tôi lao đi như bay. Để gió hong khô những giọt nước mắt còn sót lại trên khóe mi.
Trước mặt tôi vẫn là B. hiền lành với nụ cười răng khểnh. Cậu đang ôm đàn, dựa lưng vào tường và hát. Tôi mìm cười và dang tay về phía cậu:
“You are my best gay friend.” ( Cậu là cậu ban gay tốt nhất của tớ)
B. cười, nụ cười quen thuộc trên môi, cậu bảo tôi ngồi xuống đây này, cùng tớ chơi lại bản nhạc “Captivate us” (Xin hãy quyến rũ con). B. gảy đàn, tôi cất tiếng hát:
“Your face is beautiful
And Your eyes are like the stars
Your gentle hands have healing
There inside the scars
Your loving arms they draw me near
And Your smile it brings me peace
Draw me closer oh my Lord
Draw me closer Lord to Thee.”
(Gương mặt Chúa xinh tươi,
và đôi mắt ngài như những vì sao
bàn tay dịu hiền chúa chữa lành
ngay cả trong những nỗi sợ hãi.
đôi bàn tay yêu thương Chúa kéo con về,
và nụ cười Ngài làm con bình an
xin hãy kéo con gần Chúa hơn)
Chắc có lẽ Ngài ở trên cao sẽ thấu suốt thứ tình cảm lành trong, giản dị mà chúng con dành cho nhau. Đơn giản là tình bạn. Hay như ai đó nói một cách mỹ miều khác là: “Tình bạn là tình yêu không có đôi cánh để bay lên.”
Phải, chúng ta đã được gặp biết nhau trong cuộc đời này đã là một đều kì diệu. Là món quà Người ưu ái ban tặng riêng ta. Là một cậu bạn thân chẳng hạn.
Như tôi và B. đã là một cặp BFF (best friend forever).
Mã số: 14-017
XƯƠNG RỒNG
”Chúa ơi con phải làm gì đây? Con phải làm gi đây?” Đó là câu hỏi mà chị đang lẩm bẩm trong miệng khi ngồi trước cây thánh giá gỗ treo trên tường. Ngoài trời tiếng ốn ào của xe cộ, những âm vang của vài quán bar, tiếng người nói qua lại. Tất cả như đang cố làm nóng lên để xua đi cái lạnh của mùa đông miền Bắc. Thật vậy người ta thích vui tươi nhưng phải kèm theo một sự chịu đựng. Từng làn gió lạnh đang đến với những con người nơi đây nhưng không phải ai cũng sợ lạnh. Với những cặp uyên ương cái lạnh là cơ hội để họ thể hiện sự quan tâm của mình tới người bạn hơn. Nhưng tình yêu là một cái gì đó mà không phải ai cũng may mắn sở hữu nó.Trong căn phòng Hồng ngồi một mình suy nghĩ. Nếu có ai đó nhìn thấy ánh mắt cô lúc này ắt hẳn không khỏi thốt lên:”ánh mắt đẹp mà buồn quá”. Nơi của sổ tâm hồn ấy có cái gì như là niềm tin, như là chờ đợi một điều gì và nếu nhìn sâu hơn hình như nơi ấy chứa đựng cả sự tủi hờn, bất lực. Lúc này chắc chỉ có Thượng Đế mới hiểu được ánh mắt ấy.
Hồng là một cô gái khá xinh trong xứ đạo, gia đình cô lại là người đạo đức. Đôi vợ chồng sinh hai con nhưng chẳng may người anh đã chết khi hai tuổi do mắc dịch bệnh sốt ngày đó. Niềm hi vọng của tất cả mọi người trong gia đình đều dành nơi người con gái. Hồng lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và bà con trong xứ đạo. Ngày học cấp ba cô tham gia học lớp đào tạo giáo lý viên của xứ và về sau cô đã trở nên một người giới thiệu Chúa cho bao nhiêu em nhỏ trong xứ. Cha xứ nơi Hồng sinh sống đã từng gửi cô đến những giáo họ xa xôi để dạy giáo lý. Nhiều lúc cô từng nghĩ liệu mình có thể trở thành một bà sơ chăng? Hồng ôm ấp giấc mơ trở thành một tu sĩ từ ngày ấy. Thế rồi như bao người khác học xong lớp mười hai cô bước vào giảng đường đại học. Vốn dĩ là người khá xinh nên cô được nhiều cậu sinh viên vây quanh. Mặc dù vậy Hồng vẫn chưa muốn yêu hay nói đúng hơn cô vẫn giữ trong mình mơ ước khoác trên mình chiếc áo dòng của một nữ tu. Cô vẫn cảm thấy hạnh phúc khi nghĩ rằng sau này mình sẽ có thể là một nữ tu. Hồng đi học xa nhà nhưng cô vẫn giữ thói quen từ nhỏ là đọc Tin Mừng hằng ngày và đọc kinh tối sáng ngày thường. Các thánh lễ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ trọng Hồng chưa bao giờ bỏ.Thời gian bốn năm đại học đủ để cho Hồng thử sức cho lòng mến Chúa của mình. Qủa thật tương lai thật khó nói trước. Tưởng đâu ước muốn trở thành một nữ tu vẫn sống trong Hồng. Thật bất ngờ năm thứ tư đại học Hồng quen biết một cậu sinh viên cùng trường nhưng khác chuyên ngành với cô. Cả hai người đều hợp nhau trong cách nói chuyện nên thường trao đổi cho nhau những câu chuyện bài vở và đôi khi là những câu chuyện tầm phào trong cuộc sống. Dần dần Hồng quên mất cái ước muốn khoác trên mình chiếc áo của một nữ tu. Ngày ra trường cô quyết định di làm và vẫn giữ mối quan hệ với cậu sinh viên ngày nào. Sau khi đi làm được một năm Hồng nghe tin bố ở quê đã mất sau một trận ốm dài mà cô không hay biết. Sự hiếu thảo của đứa con gái khiến cô không kìm được nỗi đau này. Cô thương mẹ, cô thương người bố đã hi sinh cả đời cho con gái ăn học. Sau khi bố ra đi cô đã cố thuyết phục người mẹ lên thành phố sống cùng mình. Ngôi nhà ở quê nhờ anh em họ hàng trông coi giúp. Sự ra đi của người cha để lại trong Hồng một cú sốc lớn. Những lúc buồn hay cô đơn cô hay chia sẻ với Nam_cậu sinh viên mà Hồng quen biết thời sinh viên năm cuối. Dường như trái tim cô được sưởi ấm lên bởi những lời động viên chân thành qua giọng nói ấm áp của Nam. Và rồi chuyện gì đến ắt hẳn sẽ đến, Hồng quyết định kết hôn với Nam ở độ tuổi hai mươi lăm. Cô có nhiều lí do để trở thành người bạn đời của Nam vì cô cho rằng Nam là một người tốt, cậu có nghề nghiệp ổn định trong ngành xây dựng. Nhưng điều khiến cô an tâm nhất về Nam đó là cậu có cùng niềm tin vào Chúa với Hồng. Ngày lễ cưới đôi nam nữ được chúc phúc từ hai bên gia đình. Người mẹ Hồng hạnh phúc khi tháy con lấy được tấm chống tử tế. Thời gian đầu những người hàng xóm thường mỉm cười và cũng không ít người ghen tị với hạnh phúc của đôi bạn trẻ khi vão mỗi Chúa Nhật hằng tuần người ta nhìn thấy cặp vợ chồng trẻ đều đi lễ cùng nhau. Và rồi tình yêu của những con người đạo đức đã kết trái khi đứa con đầu lòng ra đời sau ngày cưới 2 năm. Vì sự chờ mong quá lớn nên nội ngoại đều vui mừng đón chờ đứa cháu này. Niềm vui nối tiếp niềm vui đến với đôi cặp vợ chồng trẻ. Và Thượng Đế luôn yêu mến những ai người đã tuyển chọn. Một thời gian khá lâu sau Nam bị sốt nặng và ho kéo dài. Anh đã uống các loại thuốc ho thông thường và một vài loại thuốc khác mà không thấy cơn ho chấm dứt. Nam quyết định đi khám bệnh. Tại bệnh viện Nam bàng hoàng và chết lặng khi nhìn thấy phiếu trả kết quả xét nghiệm anh bị dương tính với HIV. Không tin vào sự kết quả này Nam đã đi xét nghiệm ở các nơi khác nhưng kết quả không có gì thay đổi. Đau đớn, sợ hãi. Nhưng không dối người vợ mình. Nam đưa vợ và con đi xét nghiệm. Và kết quả là Hồng đã bị lây nhiễm HIV từ chồng vì mấy năm trước Nam đã từng giúp một người bị tai nạn giao thông mà tay anh lại đang có vết thương hở. Vết máu của người bị tai nạn có dính vào vết thương của anh nhưng do chủ quan nên Nam không vệ sinh sạch sẽ. Những biểu hiện của HIV đã xuất hiện với Nam nhưng do không biết nên anh chỉ uống các thứ thuốc thông dụng. Anh không ngờ được mình lại mắc căn bệnh này và lây sang vợ. Giờ đây các biểu hiện này báo hiệu cho Nam rằng anh sắp bước đến giai đoạn cuối của HIV. Nam thương Hồng và cảm thấy có lỗi với cô. Từ ngày có kết quả xét nghiệm Hồng đã khóc rất nhiều và dần dà cô trở nên ít nói hơn, người ta không thấy một nụ cười nào trên gương mặt hình trái xoan đó nữa. Tất cả niềm hi vọng của cặp vợ chồng trẻ chỉ còn dành cho đứa con trai duy nhất.Thượng Đế vẫn yêu nó hơn hai vợ chồng, Người vẫn muốn đứa trẻ này sống. Ai mà nỡ lòng mang đến bất hạnh cho nó vì chỉ nhìn nó ngủ thôi người ta cũng đã nhìn thấy sự phúc hậu và trong trắng của nó. Hồng thương Nam, Hồng lo cho đứa con trai của Hồng phải mồ côi cha quá sớm.Mỗi lần nhìn thấy Nam ho nhiều, gương mặt anh xanh xao trái tim người vợ như thắt lại. Hồng thương người mẹ đang sống cùng mình. Làm sao không đau cho được khi nhìn thấy đứa con gái đau khổ vì chồng con, tấm lòng người mẹ sẽ chảy bao nhiêu máu vì biết đứa con gái đã mắc căn bệnh khủng khiếp như vậỵ, con gái bà đã chẳng là một con chiên rất ngoan đạo đó sao? Rồi một ngày không xa Nam mãi mãi rời xa gia đình mình.
Từ ngày mất Nam Hồng không chỉ đau khổ vì lo cho con chị, thương mẹ mà có lẽ cô đau khổ hơn tất cả là sự hắt hủi của gia đình nhà chồng. Bố mẹ chồng vì quá thương tiếc con trai nên không chấp nhận câu chuyện Hồng bị nhiễm HIV từ Nam mà ngược lại. Gia đình nhà chồng không chấp nhận Hồng là đứa con dâu nữa cũng như đứa cháu mà họ đã từng rất vui khi nó chào đời. Hồng mang trong mình bản án giết chống.Đau đớn, tủi phận, bất lực Hồng không biết trách ai. Hồng trách mình, trách thân phận, Hồng trách Chúa của Hồng. Hồng muốn la hét thật to nhưng cô lại không la được. Những mâu thuẫn luôn trào trực trong tâm hồn người đàn bà. Mỗi lần định làm một cái gì đó cho vơi đi niềm đau mà không làm được cô lại càng uất ức. Nhiều lần Hồng muốn nói cho mọi người biết cô là nạn nhân chứ không phải là kẻ giết chồng nhưng cô không làm được. Không ít lần cô muốn giãy giụa với bản án mà người ta kết tội cho cô nhưng cô lại không thể làm được, dường như có một cái gì đó ngăn cản bước chân cô lại. những lúc đau đớn cô thường ngồi nhìn thánh giá gỗ trong phòng. Hồng nhìn lên thánh giá và nhìn đến đời mình. Hồng nhớ lại sự im lặng của Chúa khi đứng trước quan Philato. Chúa cũng bị oan như Hồng bây giờ nhưng Chúa đã im lặng. Chúa im lặng không phải vì Chúa nhận mình có lỗi mà để Ngài được chu toàn cái chết vì yêu con người. Hồng cũng đã chọn im lặng như Chúa của Hồng. Liệu Hồng sẽ làm gì được khi đứa con Hồng vẫn cần đến cô. Hồng phải sống những ngày còn lại cho con mình cho dù nó là những ngày ngắn ngủi đi chăng nữa. Hồng im lặng không phải là cô thất bại. Sự im lặng Hồng đã chọn lựa không phải dễ dàng gì và Hồng cần nhìn thánh giá gỗ để thấy hình ảnh cũng như sự im lặng của Chúa để Hồng làm động lực cho mình. Hồng sẽ chọn sự nhẫn nhịn, sự im lặng cho hành trình sống của mình những ngày còn lại.
Ngoài trời đã có những hạt mưa phùn rơi. Cái lạnh đã ngấm vào da thit. Hồng vẫn tiếp tục ngồi trước thánh giá gỗ.Cái lạnh lẽo, trống trải của căn phòng đủ để cho những kỉ niệm quá khứ dội về.
Ánh mắt cô vẫn chăm chăm nhìn cây thánh giá gỗ. Hồng nhớ tới mơ ước trở thành một nữ tu ngày xưa, chị nhớ đến các lớp giáo lý mà chị đã từng dạy, chị nhớ bố và chị nhớ Nam. Chị nhìn người mẹ đang nằm gần đứa con trai chị. Trong chị dội lên lời của vị linh mục trong thánh lễ chiều Chúa Nhật hôm nay:”năm nay Hội Thánh mời gọi chúng ta sống tinh thần tân phúc âm hóa gia đình vì vậy chúng ta hãy ý thức đến đời sống của chúng ta”. Chị cũng nhìn thấy trên bảng tin nhà thờ những trang viết về tông huấn “niềm vui Tin Mừng” của Đức Thánh Cha. Chị nhìn con, chị nhìn mẹ, chị nhìn cuộc đời chị. Rồi chị đứng dậy và mở cánh cửa phòng ra. Ánh mắt cô vẫn chăm chăm nhìn cây thánh giá gỗ. Hồng nhớ tới mơ ước trở thành một nữ tu ngày xưa, chị nhớ đến các lớp giáo lý mà chị đã từng dạy, chị nhớ bố và chị nhớ Nam. Chị nhìn người mẹ đang nằm gần đứa con trai chị. Trong chị dội lên lời của vị linh mục trong thánh lễ chiều Chúa Nhật hôm nay:”năm nay Hội Thánh mời gọi chúng ta sống tinh thần tân phúc âm hóa gia đình vì vậy chúng ta hãy ý thức đến đời sống của chúng ta”. Chị cũng nhìn thấy trên bảng tin nhà thờ những trang viết về tông huấn “niềm vui Tin Mừng” của Đức Thánh Cha. Chị nhìn con, chị nhìn mẹ, chị nhìn cuộc đời chị. Rồi chị đứng dậy đi ra.
Mã số: 14-019
ĐƯỢC HAY MẤT?
Phải… phải… phải…
Phải thế này… phải thế kia… phải thế nọ…
Cái từ “Phải” này nó đơn giản vậy và có mãnh lực không nhỏ đâu đấy nhé! Không phải sao? Tự thân nó chẵng có sức mạnh nào. Nhưng khi người ta lấy quyền lực ở vị thế mình là buộc người khác phải, phải, phải thì chẳng phải vì thế mà nó vô tình lại trở nên mạnh mẽ đấy à?! Nếu tôi là cái từ “Phải” đó thì tôi phải đánh trống ở Phủ Khai Phong của Bao Thanh Thiên mà kêu oan mất thôi!
Qua tuổi ba mươi lẻ hai năm, gần mười lăm năm ở trong nhà tu, con đường của Ngọc nhìn có vẻ phẳng lặng nhiều hơn là gồ ghề đá sỏi. Ngọc như một cái mẫu trong vài đôi mắt của người khác vừa phục vừa tí ti ganh tị.
Ngẫm lại từ ngày đầu bước chân vào đời tu, Ngọc thấy mình thay đổi nhiều. Một định hướng ban đầu không mấy phức tạp. Theo dòng trôi cuộc sống, những hoàn cảnh, những cơ hội, dần dần Ngọc dạn dĩ hơn nhìn chung theo chiều hướng tích cực. Trong Ngọc, lúc nào cũng một động cơ hoàn thiện nên phải cố gắng, cố gắng và cố gắng. Việc cố gắng đó đâu là xấu. Nhịp sống đời tu là việc thực hành một lý tưởng lớn lao như quyết định trọn vẹn cuộc đời nên nó có ảnh hưởng rất lớn đối với Ngọc. Những khởi đầu không đơn giản cho một cô gái tuy là người thành thị nhưng mang nhiều tổn thương chìm lấp và yếu đuối trong cả kỹ năng sống. Cố rồi cố xen lẫn mệt mỏi, chán chường vốn thường thấy của đời tu. Ngọc tự thấy bản thân không có điều gì cho ra hồn. Có chăng chỉ là chút khả năng lặt vặt. Có lẽ được chút chăng lòng nhiệt thành. Ấy thế, cuộc sống vẫn trôi đi. Người xưa có nói nhiệt thành mà thiếu hiểu biết thì chỉ có phá hủy. Người xưa nói không sai. Có ai biết rằng một câu nói kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố thời gian. Bài học hiển nhiên trước mắt là vậy. Nghiệm được bài học ấy, con người cũng phải trả giá bằng thời gian: một là nghiền ngẫm, hai là kinh qua. Cái giá quý hơn vẫn là thấy rằng mình đã học được và chưa khi nào là quá muộn để bắt đầu.
Ngọc đã từng trách móc, đổ lỗi cho quá nhiều nguyên do, trong đó có cả con người và trách cả chính mình. Đến tuổi này, Ngọc thấy mình không nắm trong tay được một mảnh bằng nào cho ra hồn dù là ở mức lẹt đẹt nhất ngoài mức phổ thông. Ngọc thấy âu lo trong nhịp sống xã hội lúc này. Tu thì tu nhưng cũng phải có tí gì với người ta, Ngọc từng tự nhủ như vậy. Con đường học vấn mà Ngọc nghĩ là nó sẽ trở thành niềm vui, là người bạn, là nỗi đam mê sẽ theo mình trong quãng đường sắp tới. Một con đường nghệ thuật, dù mức độ không cao nhưng đối với Ngọc như thế là vui rồi. Ngọc vẫn tự nhủ, mình sẽ cố gắng. Và Ngọc thực sự đã làm thế. Khi bước chân vào chặng đường đó, Ngọc thấy quá nhiều khó khăn đối với mình. Ngọc đi được nữa chặng. Và dần dà cảm thấy niềm đam mê đang tăng. Ngọc vui vì điều ấy còn là động lực cho Ngọc đi tiếp nữa chặng còn lại nhưng sẽ cam go hơn nhiều. Bước vào nữa chặng còn lại, Ngọc rất hăng hái, quyết tâm. Một cú va quẹt nhẹ không gây xây xát chân tay nhưng nó buộc Ngọc phải suy nghĩ là chặng đường này… Rồi cũng đành dang dở. Sức khỏe cơ thể mau chóng đi xuống. Ngọc thấy rõ không thể làm chủ hay điều khiển thể lực theo ý nữa. Nó trở nên thất thường. Tâm hồn Ngọc bắt đầu nhiễm vị cay cú, bất mãn… Từ đó trở đi, cuộc đời Ngọc như một kẻ lê lết. Ngọc trách cả Chúa:
- Con học để phục vụ kia mà! Đâu phải con tự ý đi học! Tại sao vào lúc con đang vui thích và hứng thú để học thì Chúa như người thợ dệt cắt phăng đường chỉ của con. Chúa có biết đường chỉ này là duy nhất con có thể nắm giữ được không? Con có còn gì để mà sống với người khác nữa không? Hay ít là con có thể sống ở nơi đây không như một kẻ vô dụng? Tại sao con không được như thế mà lại phải như thế này…
Ngọc đã hỏi biết bao lần. Nước mắt cứ như chực trào cho khuây khỏa nhưng nỗi uất ức nghèn nghẹn không cho phép nó trào ra. Cứ thế mà Ngọc hận, hận những con người… Đến một khi, Ngọc thấy rõ không còn định hướng được cho hướng đi lúc này. Kinh kệ, nguyện gẫm chẳng còn lôi kéo gì được Ngọc. Mọi lý lẽ đạo đức hay luật lệ lúc này trở nên điều vô nghĩa. Ngọc thấy tất cả chỉ là hình thức đáng kinh tởm vì nó đang siết lấy một con người trở nên kẻ vô hồn.
- Mình vẫn đang sống ư?
- Thì mình đang sống đây.
- Mình đang sống như thế nào?
Ngọc quyết định tạm rời cộng đoàn một thời gian với sự cho phép của bề trên sau khi đã trình bày qua đơn từ và gặp gỡ. Chuyến nghỉ phép còn là để chữa trị sức khỏe vì Ngọc biết không thể không lắng nghe tiếng nói từ chính bản thân nhắc nhở liên lỉ, thậm chí là gào thét. Chữa trị tâm hồn chưa đủ, còn thể xác nữa. Ngọc đã quá mệt mỏi. Lần này, Ngọc chịu nương tay với chính mình. Thời gian nghỉ phép của Ngọc không thể gọi là dài cho lắm. Quy luật cuộc đời luôn cho thấy một điều: sự phá đổ thì nhanh nhưng sự xây dựng lại rất lâu, nếu muốn vững chắc. Yếu tố tốc độ thị trường nó làm tục hóa cả lối suy tư và nếp sống trong cả đời tu. Người tu hành cũng vất vả mà chạy theo nó, có cả người trên, người dưới. Chất sống động đời tu không khéo cũng được thay bằng bộ phận nhỏ nhỏ xinh xinh là chiếc điều khiển, mà điều khiển tâm hồn. Sự hội nhập cuộc sống khiến người tu hành rơi vào ảo vọng biến thành rô-bốt đa năng mà dường như khó hay khó biết. Hay chăng, chính người Ngọc đã đánh mất căn tính đời tu trong đôi mắt người khác…
Viên sỏi được ném vào mặt hồ. Nó lặng lẽ đi thẳng một đường xuống yên vị nơi đáy hồ. Nó là vật có trọng lượng nên chấp nhận chìm xuống trong làn nước nhẹ. Nó sống cuộc đời của nó. Mặc nước, mặc cá, mặc rong, mặc bèo, mặc gió, mặc mưa, mặc tất cả, nó vẫn sống. Nước có thể làm sạch, rong rêu có thể bám bẩn, gió có thể tạo sóng nước đẩy đưa nó đến chỗ khác, nó vẫn sống. Quan trọng là nó biết mình là viên sỏi.
Ngoài lý do sức khỏe, điều gì thôi thúc Ngọc có quyết định hiện nay. Ngọc thấy là lạ với chính quyết định của mình. Ngẫm lại mục đích con đường tu, Ngọc thấy thấm thía. Bằng ấy năm của Ngọc có thể chẳng là gì cả nhưng là một tuổi xuân của đời người. Tuổi ấy đã qua và giờ còn chăng là chút dư âm, giai đoạn giao thời chuẩn bị tuổi khác. Không kéo lại được, không mơ mộng gì tuổi ấy. Nhìn vào đời tu, ai cũng thấy phảng phất lên dáng vẻ của lý tưởng cao vời vợi, của những con người chọn hy sinh so với người sống trong lòng thế gian. Điều mà người tu hành hy sinh là có thực hy sinh đến tận cùng vì mục đích trên hết chính là Thiên Chúa. Hay cuộc đời có quá nhiều điểm nghỉ chân, không khéo là điểm dừng. Như xem lại đoạn phim từ ngày đi tu, Ngọc thấy mình đã trệch. Cuộc sống có nhiều yếu tố như trong chiếc hồ kia, nhưng Ngọc không sống đúng lấy cuộc đời của mình. Ngọc chọn điều gì? Phải chăng Ngọc đã muốn dừng lại ở đó. Rõ là cuộc đời của Ngọc, Ngọc có lấy chọn lựa cho mình. Ngọc có quyền chọn. Hơn nữa là chọn đúng. Ngọc chưa học được điều ấy. Phải theo ý một ai nhưng chắc chưa hẳn đã là ý đúng và còn là ý Chúa. Bài học này Ngọc còn học cho đến khi nào học được. Ai cũng có bài học cho riêng mình. Bài học này, Ngọc học đã khá dài, từ đầu đời tu của mình. Không đủ hiểu biết về chính bản thân, thiếu điều kiện ắt có và đủ, thì chỉ là một sự liều lĩnh. Ngọc không biết giới hạn bản thân, không lường được sức mình. Có trách người khác nhưng không thể không trách mình. Chính mục đích đời tu, khởi điểm ban đầu, có vẻ tuy giáo điều, đã thôi thúc và kéo Ngọc trở lại. Đi trong thời đại đang sống nhưng không có nghĩa là cho phép mình cuốn trôi vào đó. Mình có Chúa được bao phần trong đời rồi? Tương giao giữa mình và Ngài thực đi đến đâu? Bài học này chẳng của riêng ai từ ngày xưa rất xưa. Tuy thế, nó lại riêng tư cho từng cuộc đời vốn dĩ đã khác nhau. Bài học này đáng giá ngần ấy thời gian, đáng giá một tuổi xuân, và có thể sẽ còn đáng giá cả một cuộc đời…
Ai đang sống trong thể xác này. Ai đang sống một cuộc đời đang diễn ra mang tên Ngọc. Ai là người chịu trách nhiệm cho cuộc đời mang tên Ngọc. Một quá khứ đã trôi qua. Ngọc chấp nhận giờ đây mình là kẻ trắng tay trong ánh mắt thế gian để quay lại và lại bắt đầu mục đích của đời tu: tìm lại Chúa trong hành trình tâm linh, cửa hẹp của Tin Mừng. Nén bạc mỗi người có trong tay thật không giống nhau. Chúa có đòi hỏi người có hai nén phải sinh lời bằng người có năm nén không nhỉ? Câu hỏi này tuy ngớ ngẩn nhưng phơi bày thực trạng chua chát của Ngọc: không chấp nhận chính mình, chưa vào đúng quỹ đạo đã chọn. Ai đó đã nói với Ngọc không có tấm bằng nào đáng giá hơn bằng lòng. Không phải ngẫu nhiên mà mỗi người có một cuộc đời rất riêng của mình. Đối chiếu thử vài cuộc đời đôi ba người sống quanh thì đã nhìn ra sự so le, sự khác biệt. Đã có ai giải thích được điều ấy chăng? Vẫn trong trí khôn vô biên và tài tình của Đấng tạo hóa. Bài học của Ngọc là bài học bình thường và có từ xưa thật xưa. Nhưng có lẽ không bao giờ kết thúc khi mà còn dù chỉ một con người sống trên trái đất này. Tuy nó thường lắm nhưng rất đời để mỗi con người sống trọn vẹn cuộc đời chính mình.
Cuộc đời Ngọc đang sống là được giao phó cho Ngọc chứ có phải ai khác đâu. Những con người có tương quan với Ngọc cách này cách khác vẫn là những người đi cùng, cộng tác với Ngọc trong kiếp nhân sinh. Sự cộng tác của người khác trong hành trình của Ngọc chỉ như những yếu tố xúc tác để có thể đi đến một kết quả nào đó hoặc không. Bởi đối tượng chủ động phải là Ngọc mới đúng. Vô tình chung tự trói buộc mình vào người khác hay lại chịu sự ràng buộc của người khác trên mình. Không thể nào đặt bản thân tùy thuộc vào người khác để tìm ra định nghĩa cho sự hoàn hảo. Thời gian đang qua đi. Quy luật đó chỉ cho ai thành tâm quan sát một cách thức sống: phải học cách biết buông tay ra sao. Sao lại dại dột nô lệ cuộc đời vào những yếu tố vốn dĩ không vĩnh cửu? Ấy vậy mà…
Trong được có mất, trong mất có được. Hai yếu tố luôn tồn tại trong nhau. Mất gì và được gì? Lời giải đáp cho sự chọn lựa nằm chính ở hiện tại những gì còn lại trong Ngọc lúc này đây. Trước sự chất vấn của lương tâm chính mình, Ngọc không thể không có câu trả lời và chỉ có Ngọc mới làm được công việc ấy. Bởi con người vốn mang trong mình sự tiến triển hướng về Đấng Tối Cao. Tiếng nói ấy luôn cách nào đó vọng vang hay gõ đều trong thinh lặng cõi lòng. Khi Ngọc thấy nhẹ lòng với chuyện đã qua, đến lúc phải đi bằng chính đôi chân của mình, Ngọc có thể nhìn đời, nhìn người mà không cảm thấy bị tổn thương hay phải chất vấn. Vì chính họ cũng sẽ phải trả lời cho cuộc đời mình.
Tưởng chừng như mất nhưng không mất. Xem ra đạt được nhưng không với tới. Điếu mất ở thế gian này vẫn chỉ là tạm bợ, phù du. Điều được có thì vĩnh hằng muôn thưở. Con người chỉ nhìn ra sự đối kháng tinh vi này khi biết được mình đang chọn gì. “Trước hết hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6, 33). Đó là điều phải tìm để được với Chúa và sẽ mất với thế gian.
Mã số: 14-020
PHÉP RỬA
[Trích nhật ký bảo vệ sự sống giáo xứ Quảng Ngãi ngày 10 -09- 2013]
Reng – reng – reng,
Tôi cầm máy lên hồi hộp khi thấy Sơ Hương gọi.
Alô dạ con đây sơ.
Thuý Vy giờ con rảnh không con chạy lên bệnh viện tỉnh, có người đang sắp sinh con à, nhưng thai còn nhỏ quá chắc là không sống được, con lên xem giúp sơ vì em này cộng đoàn đang cưu mang mà giờ thai không giữ được. con ghi số điện thoại của chị bạn ấy rồi con liên lạc nhé Thuý Vy.
Dạ con biết rồi,có gì con sẽ gọi cho Sơ.
Vừa cúp máy xong tôi đã không ngần ngại bỏ dở công việc đến thẳng bệnh viện, tôi bấm mấy gọi cho dì của em, lúc gặp dì em trên gương mặt non trẻ ấy đã hiện diện phần nào hoàn cảnh vì sao em có mặt trên đời. ..Mẹ em năm nay 20 tuổi, vùa học xong năm nhất đại học, Bà Ngoại em đã bỏ gia đình theo người đàn ông khác khi mẹ em còn rất nhỏ vì thế khi mẹ biết yêu chẳng ai bảo ban khuyên nhủ và vì thế mà em không được gia đình chào đón khi có mặt trên đời.
Em sắp chào đời mà trên tay mẹ trên tay dì không có cho em được chiếc áo, được cái khăn. ..Nhưng sáng nay tôi cũng chưa bán được gì, trong túi cũng không có đồng nào, tôi buâng khuâng tôi lo lắng chẳng nghĩ ra được gì, tôi làm liều chạy về nói với cha sở kể hết cho cha nghe, cha liền lấy 500 đưa cho tôi rồi hối thúc tôi lên lo cho em. Tôi mừng đến chảy nước mắt như chính mình được quà, đi mua những thứ cần thiết cho em, tôi vừa vào lại bệnh viện thì cũng là lúc em được sinh ra, bác sĩ thông báo em được 6 lạng. ..Bác sĩ gọi tôi vào phân tích,vì em bé chưa đủ tháng nên các cơ quan trong cơ thể em chưa được hình thành đầy đủ vì thế em không thể sống nên người nhà hãy đợi bao giờ tim em ngừng đập rồi mang em về.
Từ đầu đã biết là vậy nhưng sao lòng vẫn buồn quá.
Mười phút, hai mươi phút rồi một tiếng trôi qua...bác sĩ vẫn không gọi, lúc này đây tôi mới thấy mình bình tĩnh trở lại, tôi nhắn tin thông báo cho sơ,cho cha về tình hình của em.
Cha bảo, con cố gắng vào rửa tội cho em, lời nhắc của cha làm tôi giật mình, bài học này tôi vừa được học cách đây mâý hôm trong bài huấn từ của cha: ‘’Bí tích rửa tội là dấu chỉ Chúa Giêsu dùng để ta được tái sinh lại vào đời sống mới trong Chúa Kitô, trở thành con cái Thiên Chúa và con Hội Thánh.’’
Vậy mà tôi lại quên mất, may mà em vẫn còn sống đến giờ nếu không tôi đã vô tình đánh lạc mất em...tôi tự hỏi, lẽ nào một tân tòng như mình mà cũng được thực hành việc này cho người khác sao ?
Lạy Chúa, con có thể làm được sao Chúa ?
Tôi lén nhìn em qua cánh cửa, em vẫn nằm im,máy đo nhịp tim vẫn chạy đều đều...
Tôi loay hoay với nhiều cảm giác,vui hay lo đây, 2 chân cứ ríu lại, việc cao cả này mà mình làm được sao ? Nhưng rồi có gì đó tác động, tôi chạy xuống mua bình sữa nhỏ, xin ít nước tự nhiên đựng vào, như có Chúa Thánh Thần hướng dẫn tôi thấy mình mạnh dạn và thành thục đến lạ lùng, tôi bước vào phòng kính nơi em nằm mặc cho cô y tá xua đuổi.
Tôi nói; ’’Ai không sinh lại bởi nước và Chúa Thánh Thần thì sẽ không vào được nước trời ’’ vì thế tôi xin cô hãy cho tôi vào để cháu được ‘’ghi vào linh hồn một dấu ấn thiên liêng vĩnh viễn, mà dự phần vào chức tư tế của Chúa Kitô ‘’.
Chị nói sao tôi chưa hiểu
Uừ thì đó là phép bí tích bên Thiên Chúa chúng tôi, ai sắp chết mà được chịu phép thánh tẩy thì sẽ được cứu rỗi và được tha tất cả mọi hình phạt do tội gây ra và được Thiên Chúa đón nhận vào nước trời.
Thì ra là vậy
Vậy thì chị hãy vào mà lo cho cháu đi
Vâng tôi cảm ơn cô.
Thế là tôi được tự do đến bên em, tôi nghiêm trang làm dấu thánh giá, lấy nước nhỏ lên tráng em rồi đọc một cách trịnh trọng;
Giuse ta rửa con nhân danh Cha và con và Thánh Thần
Ôi,. ..em khóc thét lên không biết vì Chúa Thánh Thần ngự trị hay vì tôi làm em giật mình, nhưng hai tay hai chân nhỏ xíu của em cứ quẩy đạp liên hồi như mừng rỡ vì được tái sinh ?. ..Ôi Chúa ơi con thấy mình thật hạnh phúc khi được làm việc này cho em.
Thêm một giờ nữa, trưa quá rồi tôi phải về lo cơm nước cho gia đình, tôi gọi cho hai chị trong nhóm bvss của giáo xứ lên thay tôi trong em. hai chị nhìn qua cánh cửa thấy tay em như đang vẫy gọi mình như thể cầu cứu, sự thương cảm trong hai chị trỗi dạy, hai chị vội đi tìm bác sĩ, xin bác sĩ bằng mọi giá hãy cứu lấy em. ..nhưng bác sĩ cũng chỉ biết lắc đầu nói, những gì cần làm chúng tôi đã làm hết rồi nhưng vì em bé này thiếu tháng quá nhiều sao sống được, mắt cũng chưa được mở, nội tạng thì chưa hoàn thành hết...nghe sao mà xót thế?
Thời gian trôi qua thêm một giờ rồi lại thêm một giờ..., chúng tôi giờ đây chỉ biết cầu nguyện. .. đêm ấy chúng tôi chẳng thể ở cạnh em nhưng tôi biết trong ba chúng tôi chẳng ai chợp mắt được vì hình ảnh đáng thương của em cứ hiện diện trong tâm trí. ..
Sáng hôm sau em vẫn vậy, tay chân vẫn đưa lên đưa xuống, vẫn kiểu như cầu cứu mặc dù đã hơn một ngày em chẳng có tí gì vào bụng, đến trưa chị Huyền lên thăm em dường như em đã yếu dần, tay chân không còn cử động nhưng máy vẫn chạy đều đều.
Đến hai giờ chiều tôi lên bác sĩ nói em đã ra đi từ trưa rồi, biết trước là vậy nhưng sao nước mắt cứ muốn rơi, bác sĩ cho phép tôi vào mặc áo cho em, vừa vào tôi thấy em thở dài một cái nhưng tôi cứ ngỡ mình bị hoa mắt, mang bao tay cho em tôi thấy các đầu ngón tay em máu chảy ra các đầu ngón chân cũng vậy, tôi ôm em vào lòng thấy thương sao mà thương, đi được một đoạn em đạp tay tôi rõ mạnh, tôi kêu lên với chị Hiếu đi cùng, chị ơi thằng bé còn sống nó vừa đạp tay em, tôi vừa nói vừa thút thít nước mắt nhỏ xuống em như thể tôi là Mẹ em không bằng. ..chị Hiếu lắc đầu, tại em thương nó nên có cảm giác như vậy thôi mà, tôi thấy chị Hiếu nói đúng chắc tại cảm giác tôi không được bình thường, về đến nhà thờ đặt em lên chiếc bàn đã trải sẳn chiếc khăn trắng mà các cô chú trong nhóm đã ở nhà chuẩn bị.
Ôi kìa, miệng em lại mở ra, lại thở dài, em sống lại thật rồi, mọi người ai nấy thấy vậy cũng nước mắt ngắn nước mắt dài thương cho em, một cô trong nhóm thấy thế nên bắt kinh lần chuỗi cầu nguyện cho em. hôm nay thứ tư nên lần hạt 5 sự mừng
Mầu nhiệm thứ nhất; Đức Chúa Giêsu sống lại, ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn.
Thật không tin vào mắt mình miệng em lại chip chíp như đòi ăn, tôi nói lớn cắt ngang câu kinh, hình như em đói bụng ấy, ai cũng trố mắt nhìn tôi rồi lại nhìn em, tôi vội vã đi lấy bình sữa lấy tí nước còn các cô thì vẫn tiếp tục câu kinh, tôi nhỏ cho em giọt thứ nhất em ực xuống nhẹ nhàng, rồi giọt thứ hai cũng vậy, đợi một tí tôi nhỏ giọt thứ ba em không ực xuống liền như hai giọt đầu mà dưòng như em đang lắng nghe
Mầu nhiệm thứ hai; Đức Chúa Giêsu lên trời, ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời.
Em vẫn vậy cứ như đang lắng tai nghe trong thật dễ thương.
Mầu nhiệm thứ ba; Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, ta hãy xin cho được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.
Vừa hết Mầu nhiệm thứ ba, cũng vừa đúng 3 giờ chiều em ực ực hai cái liên tiếp rồi ngậm miệng lại, giờ thì tôi đã biết em đã vĩnh viễn ra đi.
Một sự thinh lặng bùi ngùi bao trùm cả không gian. ..1 tiếng sau chúng tôi liệm rồi đưa em vào chiếc quan tài nhỏ xíu.
Các cô nói hôm nay là thứ tư, là ngày kính của thánh Giuse, tên em lại là Giuse,. ..em lại mất lúc 3 giờ chiều, giờ thương xót vô biên của Chúa. ..mọi thứ do trùng lập hay do sự sắp xếp của Chúa ? tự nhiên trong tôi lại liên tưởng đến phép rửa, tôi thấy như chính mình được tái sinh trong Đức Kitô, giờ thì những thứ mơ hồ của một người tân tòng như tôi đi tìm kiếm Đức Kitô qua sách vở đã không còn nữa mà thay vào là một đức tin xác tín vững chắc trong Chúa ba ngôi.
Tạ ơn Chúa, tôi cảm ơn em rất nhiều đã cho tôi được trải nghiệm và tham dự vào chức tư tế của Chúa Kitô. Amen.
Mã số: 14-021
PHÉP LẠ…
Từ khi ra tù, ba tôi trở thành một người ít nói hơn. Ba tôi đi tù khi tôi còn rất nhỏ nên cũng không hiểu hết sự đời. Tôi chỉ nghe kể lại rằng, khi đó, nhà nội tôi có một xưởng gỗ và công việc làm ăn cũng khấm khá. Ông hàng xóm lúc ấy mượn nội tôi một số tiền nhưng tới ngày hẹn vẫn chưa có để trả. Chú út của tôi đi nhậu về nghe nói thế liền vác dao qua nhà hàng xóm. Vừa thấy chú tôi, ông hàng xóm bỏ chạy, nhưng rủi thay, ông bị bịnh tim và ngã xuống chết. Thương chú tôi còn nhỏ tuổi, ba tôi đã nhận tội thay và đi tù theo án giết người. Mười ba năm trong tù dường như đã cướp đi tất cả mọi thứ của ba tôi. Tôi lớn lên và cũng không để ý mình có ba. Mỗi năm hai lần má tôi đưa hai chị em tôi thăm ba vào dịp hè và dịp tết. Dù vậy, đối với tôi, có hay không có ba cũng không quan trọng lắm.
Sau khi ba tôi đi tù được vài năm, chú tôi uống rượu nhiều nên bị bịnh gan rồi cũng mất. Vậy là chuyện đi tù thay của ba tôi coi như không có giá gì cho mấy. Gia đình nội tôi cũng sa sút theo. Trong thời gian ba tôi đi tù, má và hai chị em tôi sống ở nhà nội. Suốt ngày, chúng tôi chỉ nghe những tiếng chưởi rủa và các kiểu nói khía cạnh. Phần thì công việc làm ăn sa sút, phần vì chuyện người lớn tụi tôi cũng không biết. Cứ mỗi lần má tôi đưa hai chị em thăm ba. Lần nào cũng vậy, ba khuyên má hãy ráng cố gắng chờ ba về.
Ngày ba tôi về, nhà nội tôi mừng lắm, họp gia đình đông đủ để đón ba tôi, rồi tổ chức tiệc mừng, nhưng chỉ được có đúng một ngày yên ổn. Hôm sau là bắt đầu xảy ra chuyện, nào là tranh cãi về việc phân chia tài sản, nào là kể công chăm sóc chị em tôi. Ba tôi đành phải rũ bỏ tất cả đưa má và hai chị em tôi đi sống ở một nơi khác. Đó là ngôi nhà hiện tại của chúng tôi bây giờ. Ngôi nhà nằm gần nhà thờ. Nhờ vậy, hai chị em tôi có cơ hội tham gia dự tu. Không biết tại sao ba tôi lại chọn địa điểm như thế và cho chị em tôi tham gia. Nghe má kể lại, hình như hồi nhỏ ba tôi có tham giam lớp dự tu của tiểu chủng viện Sao Biển khoảng năm 1965 gì đấy. Dù vậy, tôi cũng không biết có chắc không, vì tất cả những gì về ba đều do má kể lại.
Khi mới ra tù, ba tôi siêng đi nhà thờ lắm. Xong không biết ông bỏ thói quen đó lúc nào, tôi không biết nữa. Từ khi chị tôi đi nhà dòng và tôi tham gia vào lớp dự tu của giáo phận cho tới giờ trót hơn chục năm, tôi không thấy ba tôi đi nhà thờ nữa. Tôi cũng không hỏi, chỉ nghe có lần má kể: “Hồi đấy mới ra tù, ba mày đi nhà thờ thường xuyên. Rồi từ lần ông chứng kiến cảnh thằng cháu cha xứ ỷ thế la ó, quát mắng trong nhà thờ nên không đi nữa”. Hóa ra là vậy, tôi chỉ biết thế.
Sau ba năm tham gia dự tu của giáo phận sống trong Tòa Giám Mục, tôi được chọn vào Đại Chủng Viện. Mỗi năm tôi về nhà hai lần vào dịp hè và tết, nhưng ít khi tôi đưa bạn bè về nhà chơi. Chị tôi cũng thế, không biết tại sao. Có lẽ vì chị em tôi mặc cảm về việc ba tôi không đi nhà thờ. Hầu hết ba mẹ bạn bè tôi ở Tòa Giám Mục và Đại Chủng Viện đều tham gia các hội đoàn của giáo xứ. Còn ba tôi thì… nên tôi mặc cảm. Dù vậy, trong thâm tâm, tôi rất hài lòng về ba. Ba tôi ngày đi làm trên ruộng, chiều về hay ngồi trước hiên nhà hút thuốc, chăm sóc mấy cây cảnh, con chim, con cá và chơi với tụi nhỏ trong xóm, vì nhà tôi neo người. Thỉnh thoảng ba đi uống rượu với mấy ông bạn già trong xóm. Vì má tôi tham gia hội các bà mẹ trong giáo xứ, nên nhiều lần cộng đoàn ghé nhà tôi đọc kinh liên gia, những lần ấy, ba tôi thường đi đâu không biết. Nói chung, chuyện gì liên quan tới “nhà thờ” là má tôi lo hết, ba tôi không đụng tới. Cuộc sống khá bình dị thế thôi. Nó bình dị đến nỗi mà làm cho tôi phải để ý và nó đi vào trong máu thịt tôi lúc nào không hay. Khi ba tôi chưa ra tù thì không quan trọng với tôi, có ba cũng được, không cũng được. Nhưng giờ, sự bình dị ấy nó đã có một vị trí trong trái tim tôi, tôi không muốn mất một lần nữa.
Hè năm ngoái, chị tôi tuyên khấn ở hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết. Nhân dịp đi tham dự lễ khấn chị tôi, cả nhà tôi theo đề nghị của chị đi viếng Đức Mẹ Tà Pao. Tôi cứ lo không biết ba có chịu đi không, vì ngay cả lễ khấn chị tôi, ba miễn cưỡng lắm mới đồng ý tham dự. Thế rồi, ba cũng đi. Tôi mừng lắm! nhưng tôi lại càng lo vì nghe bao nhiêu chuyện lạ lùng nơi vùng đất này, không biết nó ảnh hưởng thế nào tới niềm tin của ba tôi. Rồi phút giây ấy cũng tới, sau khi dự lễ khấn xong, chúng tôi ghé Đức Mẹ Tà Pao trước khi về lại nhà. Vì chúng tôi ghé Tà Pao đúng dịp ngày mười ba hằng tháng, nên khách hành hương khá đông. Trong lúc đang dâng thánh lễ thì có người la lên: Mặt trời đứng bóng. Thế là ai cũng nhìn, có người nói thấy Đức Mẹ nữa….Tôi hỏi ba có thấy gì không? Ba tôi không nói gì, chỉ lắc đầu nhè nhẹ. Hiện tượng này lặp lại ba hay bốn lần gì đấy. Sau lần cuối, có nhiều người kêu thấy Đức Mẹ hơn. Tôi lại hỏi ba có thấy gì không? Ba tôi nói thấy mất cái ví. Hóa ra kẻ trộm đã canh me lúc mọi người không chú ý đã rút mất cái ví của ba tôi. Chết rồi! Tôi khẽ nghĩ, thế này là tiêu rồi! Tôi không tiếc cái ví với số tiền trong đó cho bằng tiếc vì sợ mất cơ hội cho ba tôi. Ba tôi vẫn không nói gì hết, điều này làm tôi càng lo lắng hơn, và tôi cũng không dám hỏi gì thêm nữa. Sau thánh lễ, chúng tôi tản bộ ra bãi xe. Trên đường, chúng tôi ghé vô quán nước bên đường ngồi nghỉ chân.
- Anh Tuấn, anh đi đâu vô đây? Tiếng một người đàn ông trung niên hét to và chạy tới ôm ba tôi.
- Trời ơi, mày làm gì ở đây hả?
- Gia đình em sống ở đây anh à!
Má và hai chị em tôi vô cùng ngạc nhiên vì chưa bao giờ gặp người đàn ông này, cũng chưa bao giờ nghe ba nhắc tới. Chú tên Tài, nhỏ hơn ba tôi năm tuổi, từng là anh em kết nghĩa với ba tôi trong tù. Mãn hạn tù, chú Tài đưa vợ con tới vùng này sống bằng nghề chạy xe thồ. Sau khi có chút vốn, vợ chồng chú mở quán bán nước cho khách hành hương. Nghe nói trước kia chú Tài là một tay giang hồ thực sự, vô tù ra trại như chuyện ăn cơm bữa. Rồi một lần trốn trại, ba tôi không gặp lại chú Tài nữa cho tới giờ.
- Vợ chồng chú mày làm ăn được không? Ba tôi hỏi.
- Anh vô đây ngồi đã rồi mình nói chuyện sau. Dạ, nhờ ơn Chúa và Đức Mẹ, tụi em sống hạnh phúc anh à!
Vợ chú Tài kéo ghế mời chúng tôi ngồi. Thím có khuôn mặt hiền và phúc hậu. Ba tôi đưa mắt đảo một vòng cái quán nước, rồi hỏi:
- Mà sao mày lại chọn vùng này để lập nghiệp?
Chú Tài nhẹ nhàng kéo tay áo lên, chỉ vào hình xăm Đức Mẹ trên cánh tay phải:
- Nhờ cái này nè! Anh còn nhớ không, chính anh xăm cho em đó. Nó không đẹp nhưng rất ý nghĩa. Hồi đấy, cứ mỗi lần xa nhà là vợ em đưa cho em tràng hạt và một tấm hình Đức Mẹ với lời kinh phía sau, nhưng mười lần như chục, em bỏ đâu mất tiêu không nhớ. Mỗi lần vợ hỏi thì em lại ú ớ. Vợ em không nói gì nhưng em biết cô ấy không vui.
Chú Tài nhấp ngụm nước trà xong nói tiếp:
- Năm ấy, anh em mình ở trong trại. Em nhớ đó là dịp lễ Đức Mẹ lên trời, anh nhắc em, tự nhiên em nhớ vợ con quá chừng và đã nhờ anh xăm hình Đức Mẹ trên tay để không bao giờ làm mất nữa. Sau khi trốn trại lần ấy, vợ em khuyên nên ra đầu thú và chịu khó thi hành cho xong án, chứ trốn chui trốn nhũi hoài biết khi nào mới hết khổ. Em nghe có lý, và vì thương vợ con nên đã làm theo. Sau khi mãn hạn tù, em chưa biết làm gì để sống. Nghĩ đi nghĩ lại, cứ bám vào nghề rừng ở Tánh Linh này thì trước sau gì cũng vô trại nữa, thà tìm việc gì đó lương thiện để làm. Đang bí thế thì chính cái hình xăm này gợi lên ý nghĩ về nơi đây lập nghiệp đó anh!
Ba tôi ừ ừ, gật gật…
- Mà gia đình anh thế nào rồi, kể em nghe với.
- Tất cả đây nè! Cô gái lớn hôm qua khấn ở dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết nên mới có dịp ngồi đây và gặp lại mày đó.
- Ôi, tuyệt vời quá! Mà anh chị viếng Đức Mẹ chưa? Hôm nay là ngày mười ba nên nhiều người hành hương lắm.
- Cả nhà mới tham dự thánh lễ trên đồi Đức Mẹ xong. Mà vợ chồng chú mày ở đây lâu rồi có thấy những chuyện lạ lùng như người ta kể không vậy?
- Thật ra tụi em cũng nghe khách hành hương kể nhiều chuyện về Đức Mẹ ở đây, nhưng chính tụi em vẫn chưa thấy. Chắc đức tin tụi em kém quá nên Đức Mẹ không cho thấy đó anh. Nhưng nói chung, có một sự thật là nhiều người đi viếng Đức Mẹ về thì thay đổi cuộc sống tốt hơn, cái này là có à nhen. Chú Tài nói nữa thật nữa đùa như thế.
- Mà anh chị tính khi nào về lại ngoài nhà?
- Anh chị tính ghé Đức Mẹ xong đi liền.
- Thôi, anh chị cứ ở lại nhà em rồi từ từ về cho khỏe, với lại lâu lắm anh em mình biệt tăm mà, giờ gặp lại anh mừng quá!
Thế là chúng tôi quyết định ở lại nhà chú Tài đêm ấy. Tôi biết thêm vợ chồng chú Tài có ba người con đều học rất giỏi. Người lớn nhất chắc bằng tuổi tôi, đang mở công ty du lịch làm ở Thái Lan, còn hai em đang học đại học ở Sài Gòn. Tối hôm đó, chúng tôi ngủ sớm, chỉ có ba và chú Tài ngồi trước hiên nhà uống trà ôn chuyện cũ. Nửa đêm, tôi giật mình và nghe được cuộc đối thoại của hai người, dù có câu được câu mất.
- Anh có nhớ thằng Tư Sẹo không? Hồi đó nó chẳng coi trời đất ra gì. Sau khi ra tù một thời gian, không biết trời xui đất khiến kiểu nào mà nó lấy cô vợ đạo, rồi theo đạo, sống tốt lắm. Nó cũng ở vùng này nhưng không theo nghề buôn bán như vợ chồng em. Nó trồng thanh long bán cho các vựa và quán xá ở xung quanh đây nè. Thỉnh thoảng, em có gặp nó. Bữa nay anh nhìn nó không ra đâu, tướng tá như phú ông chứ không phải ba trợn lóc chóc như xưa.
- Vậy à, đúng là có nhiều chuyện mình không thể ngờ được heng.
- Mà tính ra cũng hay anh à, em ở đây gặp nhiều sự bất ngờ lắm. Khách hành hương vô quán em uống nước rồi tâm sự, có nhiều trường hợp thay đổi cuộc đời kỳ lạ lắm, không biết sao nữa.
Nói xong chú Tài rít một hơi thuốc lào rõ kêu. Sau một khoảng thời gian im lặng thì ba tôi lại đột xuất hỏi:
- Tao hỏi thật, mày có tin là Đức Mẹ thường xuyên hiện ra ở vùng này như người ta đồn không, đại khái như Đức Mẹ hiện ra múa nhảy, hay hiện tượng mặt trời đứng, v.v…?
- Em không biết, nhưng em chưa tận mắt chứng kiến.
- Thật ra, tao nghĩ, có hay không có những chuyện đó cũng không quan trọng, nhưng một điều tao khẳng định với mày là nơi này đã có phép lạ.
Và tôi nghe rất rõ câu nói của ba tôi: “Đúng là phép lạ. Vùng đất khỉ ho cò gáy này mà đã sinh dưỡng biết bao con người. Các tay anh chị, người vô gia cư, kẻ thất nghiệp, người bán hàng rong, ăn mày… cũng tìm được nơi trú ngụ”.
Tôi cố lắng tai nhưng không nghe được gì nữa, chắc tôi mệt quá nên mắt ríu lại lúc nào không hay. Sáng hôm sau rời nhà chú Tài, chúng tôi ra về. Lúc ngồi trên xe, tôi âm thầm đặt vào tay ba tôi tràng chuỗi mân côi. Ba tôi nhẹ nhàng trợt từng hạt chuỗi, mắt nhìn ra cửa xe hướng về phía chân đồi Đức Mẹ. Tôi không biết ba nghĩ gì, nhưng đối với chúng tôi, đó là một phép lạ. Có lẽ đối với ba tôi, chuyện một tay giang hồ tìm về nương nhờ sống hạnh phúc dưới chân đồi Đức Mẹ là một phép lạ. Đối với vợ chồng chú Tài, gặp lại ba tôi và chứng kiến những cảnh đổi đời lột xác ở chốn này là một phép lạ. Và riêng tôi, giờ đây mới hiểu thêm một điều là tại sao người ta đi hành hương Đức Mẹ đông thế, có lẽ với mỗi người theo cách thức riêng của mình nhận ra NƠI ẤY có phép lạ!
Mã số: 14-022
HOA TÍM MÙA VỌNG
Kỷ niệm Mùa Vọng 2013
- Ba ơi! Đẹp quá! Ba ơi! Đẹp quá!
Giọng nói còn ngọng ngịu của đứa em hơn hai tuổi cùng đôi ba tiếng vỗ tay lẹp xẹp khi nó nhìn thấy những ánh đèn màu bật sáng được giăng thành hình cây thông trên mặt kiếng cửa phòng. Đôi mắt vốn đã to giờ thêm tròn xoe chăm chú nhìn. Chiếc miệng cười tươi trên gương mặt bầu bình hồn nhiên con trẻ. Ba nó là cậu út trong gia đình. Từ ngày có có trí khôn, tôi biết cậu là người đã bỏ đạo, theo nhận định kiểu thế gian. Gần ba mươi năm, tôi chưa thấy cậu đến nhà thờ. Có nói đến chuyện đạo hạnh thì cũng bằng thừa đối với cậu dù là dân đạo gốc hẳn hoi. Phận con nít trong nhà nói chuyện đạo lý được với ai. Có một lần đã lâu, tôi hỏi:
- Sao cậu không đi nhà thờ?
- Thôi, tao bỏ đạo lâu rồi!
Tôi còn nhớ như in giọng nói ngày hôm đó, không hề phảng phất thái độ căm ghét mà có lẽ, mặc cảm nhiều hơn. Mẹ tôi là chị hai trong nhà nhưng cũng không khuyên can gì được với người em út này. Bạn bè cậu chung quanh có đạo hay không đều có cả. Những người bạn hàng xóm có đạo vẫn chơi thân với cậu dù cậu chưa đi cùng họ đến nhà thờ buổi Chúa Nhật nào. Tới lúc lập gia đình, ở độ tuổi bốn mươi, tôi nghĩ chắc có lẽ cậu nghĩ lại. Nhưng đúng là tôi nghĩ chứ không phải cậu tôi nghĩ. Mợ là người ngoài đạo. Trước đó, tôi cũng tế nhị nhờ mợ nói chuyện xem sao. Vẫn vậy, câu tôi mặc cảm. Sau khi có bé gái đầu lòng hơn một năm tuổi, ông bà ngoại tôi lần lượt qua đời. Tôi mong những biến cố sinh, tử cuộc đời làm cậu tôi suy nghĩ lại. Có lần khi đề cập đến việc cho bé đi học giáo lý, cậu tôi ý kiến:
- Để khi nào con Ty tới mười tám tuổi, nó muốn theo bên nào thì theo.
Nghe vậy, tôi thực sự hết hy vọng gì từ lúc ấy. Chỉ biết mười mấy năm nữa sau mới hẳn hay câu trả lời.
- Trời ạ! Mười mấy năm nữa!
Tôi thở dài.
Cậu mợ tôi có thêm bé thứ hai, một bé trai. Nhìn gia đình cậu êm ấm, tôi mừng cho cậu nhưng vẫn thấy tiếc tiếc. Tôi cũng quên luôn cho đỡ mệt mỏi vì chờ đợi thời gian. Dấu chấm dừng như hiện rõ ràng. Thời gian luôn làm việc không ngơi nghỉ, trôi đi đều đặn mặc ai vui buồn.
Gia đình người hàng xóm sát vách ngày trước với nhà tôi có người thân, là người chủ trong gia đình, ra đi đột ngột. Chỗ ở nhà tôi lúc này không xa mấy so với chỗ cũ. Cậu tôi vẫn đến viếng với tình nghĩa xóm giềng mấy mươi năm nay. Ngày tiễn đưa ông cụ, cậu tôi tự ý tham dự thánh lễ với con gái. Tôi không mấy ngạc nhiên và thật lòng không quan tâm nữa. Có lẽ bản thân mình đã tham dự lễ an tang quen rồi nên nghĩ ai cũng quen như mình. Độ hai hôm sau, tôi đang đong đưa trên võng với tờ báo buổi sáng, tiếng nói của cậu làm tôi rời mắt khỏi hàng chữ đang đọc. Tôi bất ngờ với ý định của cậu là muốn thu xếp việc vào đạo của vợ và hai đứa nhỏ. Bây giờ, tôi lại là người ngạc nhiên. Tôi suýt phạm sai lầm khi cứ theo thói ngạo mạn là sẽ chỉ như mình nghĩ. Tôi muốn cầu toàn mọi sự nên đề nghị cậu cũng phải trở lại. Dù cậu tôi gạt phăng khi tôi đề cập như thế nhưng vẫn giữ quyết định. Thật may mắn vì tôi suýt làm hư bột hư đường. Mợ tôi tự nguyện với việc theo đạo. Mợ chăm chỉ học giáo lý, học kinh và tìm hiểu đạo qua những thắc mắc. Tôi thấy rõ đây là hồng ân Chúa tuôn đổ dạt dào. Mợ tôi rất có thiện chí. Cậu mợ cho con gái nay sáu tuổi theo học giáo lý ở nhà thờ. Sau ngày bắt đầu đi học giáo lý không lâu, mợ rủ cậu tôi cả nhà cùng đi lễ thiếu nhi ngày Chúa Nhật. Nhìn chiếc khăn quàng Thiếu Nhi Thánh Thể màu hồng trên vai bé gái, tôi dạt dào hy vọng.
Thiên Chúa đã không bỏ mặc cậu tôi dù cậu tôi có thế nào. Lòng thương xót của Người là vậy đó! Là người nhà, tôi ước mong mình là người giúp được cậu tìm lại cuộc đời Ki-tô hữu. Có điều, cái bệnh ngạo mạn này, Người khéo sửa dạy tôi. Người đã dùng tôi làm công việc người khởi sự nhưng không làm công việc hoàn thành. Tôi phải học biết nhường lại niềm vinh hạnh này cho người khác. Tôi cần học chọn theo ý Chúa muốn chứ không phải công việc của Người. Tôi chỉ cần trọn chặng đường được trao. Tại điểm dừng ấy, sẽ có người tiếp nối lộ trình trong chương trình vốn khôn ngoan và diệu kỳ ngoài suy nghĩ loài người. Thiên Chúa dùng một người vợ ngoại đạo mà thuyết phục cậu tôi trở lại cuộc đời làm con Thiên Chúa và Người lại sinh cho mình những ngươi con mới. Chính tình yêu thương đã giúp cho câu mợ tôi biết lắng nghe, chấp nhận và phục thiện. Sau bao nhiêu năm tưởng chừng nguội lạnh mất rồi, sự sống thiêng liêng chỉ ẩn tàng chứ không chết đang nung chảy dần lớp băng bao bọc. Ai cũng chỉ biết hy vọng vào giờ phút cuối cuộc đời, người bỏ đạo sẽ trở lại. Có thể đó là hy vọng cuối cùng. Nhưng sao không hy vọng cho người bỏ đạo có một cuộc đời bình an, hạnh phúc khi còn đang sống, để sống cho ra sống, sống đáng để mà sống. Thiên Chúa không bỏ cuộc vì yêu thương con người. Người không chịu thua con người dù chút hy vọng còn lại như lịm tắt. Và hơn ai hết, Người biết điều gì, khi nào sẽ tốt nhất cho từng người con của mình. Tôi tin những ai chân thành tìm kiếm sẽ được gặp Người trong sự kiên trì cùng năm tháng. Mỗi biến cố cuộc sống là một tiếng nói yêu thương mà Thiên Chúa dành để cho từng người con của mình trải nghiệm tình yêu đó. Hơn bất kỳ người cha người mẹ trần gian nào, Người nhẫn nại dạy con cái mình học thật chậm rãi nhưng chắc chắc, đến nơi đến chốn. Dù lắm khi con cái không cần đến, Người vẫn ở đấy và chờ đợi… Và hơn nữa, trong tận cõi thâm sâu của tâm hồn con người, nơi ấy, chỉ có Thiên Chúa và đối tượng.
Cậu mợ cho tôi biết có ý định đặt một bàn thờ nho nhỏ cho gia đình mình. Tôi mừng trong lòng, không sao nói hết tình thương của Người vì cây khô đang trổ lá hồi sinh. Tôi chỉ biết xem lại niềm tin của mình để tin tưởng, phó thác nhiều hơn. Không phải là chỉ trong lúc này, vì những việc bây giờ đang diễn ra tốt đẹp mà còn cho cả ngày mai, dẫu ngày mai có thế nào, Thiên Chúa mãi mãi không bỏ rơi đoàn lũ con mình vì giá máu của Đức Ki-tô, Con Chí Ái của Người không đổ ra vô ích. Tôi lo ngại không biết làm thế nào cho chuyện hòa giải giữa Thiên Chúa và cậu. Chưa kịp nhờ mợ thì tình cờ tôi nghe được câu chuyện giữa mẹ tôi và mợ về điều mình đang suy nghĩ. Bất chợt, tôi hiểu ra việc Chúa nhắn nhủ tôi cần ở lại trong sự quan phòng của Người. Lại chút nữa, không khéo tôi làm hỏng bột hỏng đường. Mùa vọng này, hoa tím trổ dù còn ít nhiều thách đố… Tôi học được rằng đừng đánh mất niềm tin.
Vài sợi dây kim tuyến bạc với dây điện trang trí, tôi định hình nét một cây thông trên cửa phòng, một chút sắc màu Noel. Tôi mong mùa Giáng Sinh này, khi kỷ niệm biến cố Ngôi Hai Thiên Chúa xuống trần, khởi đầu một cuộc sống con người bình thường, gia đình cậu được sinh ra và bắt đầu đời sống mới và khởi đi cùng với Hài Nhi Giêsu. Dù mái tóc điểm bạc, nhiều nếp nhăn trên gương vì lo toan cuộc sống nhưng không làm mất đi nét vui đùa của cậu bên con trẻ. Tôi chợt thấy cậu hồn nhiên giống chúng.
Bai 14-025
Chữ Hiếu
- Khổ quá, khổ quá.
Bà lão vẫn thường hay than thở như thế. Căn phòng chật chội nhuốm màu vàng lờ nhờ của bóng điện. Suốt ngày trong cái không gian o bế đến ngộp thở ấy là tiếng khò khè, gắt gỏng, kêu ca của một bà lão đã ngoài tám mươi tuổi. Đãng trí, mắt kèm nhèm, lại thêm chứng đau lưng của tuổi già, nên bà hay cô đơn lắm. Cứ chiều chiều, bà lại chống gậy lang thang ra công viên, rồi ngồi thẫn thờ ngẫm ngợi vào quá khứ, về mối tình đầu, về những ngày tháng đẹp tươi nhất.
Già rồi nhưng vẫn hay khóc. Bà dễ tủi thân lắm. Trái tim bà vẫn cả tin và dễ tổn thương cho tới tận bây giờ. Mỗi khi bị con cháu trách mắng về tính hay giận, hay quấy là bà lại lủi thủi tìm vào góc phòng, ôm mặt khóc. Bà có muốn thế đâu
Cái tính nhõng nhẽo, hay quấy của bà có từ hồi nhỏ, nhưng được chiều chuộng nhất là cái hồi bà yêu. Thời son trẻ ngập tràn sắc đẹp ấy xoẹt qua đời bà như một ngôi sao băng trong bầu trời đêm quang đãng. Từ ngày nhỏ, bà luôn ao ước được nhìn thấy sao Chổi hai lần trong đời. Bởi sao băng mong manh quá, ngắn ngủi quá, không bõ xem. Bà muốn nhìn thấy sao Chổi một lần nữa, ngôi sao Chổi kì vĩ, đầy hư ảo mà bà đã coi từ hồi bà còn nhỏ.
Tiếng dế kêu đêm thật não nùng và lạc lõng trong công viên. Xa xa phía bờ hồ, thỉnh thoảng có những chiếc ô tô lao vút đi, rồi lại tiếng dế kêu văng vẳng thấu đến từng cánh hoa kẽ lá. Những con dế như thi nhau tấu lên bản nhạc réo rắt. Màn đêm như đè nặng xuống mảnh đất này. Tiếng dế như xé đêm ra từng mảnh, từng sợi. Tiếng dế le lắt, tiếng dế quay quắt, tiếng dế thao thiết xiết bao.
Từ lúc nào, bà luôn coi dế là bạn. Những người bạn tí hon ấy như các nhạc công trình diễn miệt mài không lấy tiền thù lao vậy. Bà vẫn hay lững chững chống gậy vào thăm thú công viên, cốt cũng là để được nghe tiếng dế. Tuổi già cũng không nhiều thú vui. Nhiều cảm giác vẫn khiến bà nhớ về hồi trẻ đẹp. Mỗi lần như thế, bà chạnh buồn. Cô đơn, cô đơn, cô đơn, điều ấy đáng sợ nhưng lại như những hạt bụi luôn vây bủa lấy bà. Nhiều khi bà muốn rũ bỏ cảm giác ấy đi mà không được, bà lại lặng lẽ tìm đến làm bầu bạn với tiếng dế, với bóng đêm, với sao trời. Dần dà rồi cũng quen, bà tự biết chẳng mấy ai thích người già, nên mọi buồn khổ lại tự âm thầm chịu đựng một mình.
Có lần, con trai bà bảo: Mẹ già rồi, đừng ra ngoài nữa, nhỡ cảm gió ra đấy thì làm sao. Bà bảo: Cứ để ta đi lại cho nó khuây khỏa. Nó bảo: thôi mẹ ở nhà cho lành, không thì lại khổ con khổ cháu. Bà im lặng, đóng cửa vào căn phòng kín gió tù túng. Bà bảo cái phòng như cái chuồng nhốt người vậy, khó chịu lắm. Con dâu bà bảo: Mẹ khó tính lắm, ai mà chiều được. Bà kêu: Giê Su Maria, sao già lại nhục thế này, người ta cầu chúc cho nhau sống lâu trăm tuổi làm gì thế không biết.
Rồi bà lại tự đấm vào phía lưng mình. Những cơn đau lưng kéo dài từ ngày này sang ngày khác khiến bà hay ri rỉ nước mắt. Cơn đau còn như lây vậy, đau lưng rồi đau lên vai,lên gáy, lên đầu, đau tỏa xuống các tay chân. Trông bà lấy bấy, bủn rủn là thế, nhưng sức bà cũng đã cố gắng hết sức để gượng gạo đi rồi. Chứ thực ra bà chỉ muốn nằm bẹp một chỗ thôi, lúc nào cũng cảm thấy trong người bí bách, xương cốt rão ra, chỉ còn chút tàn lực của tuổi già. Đôi lúc bà vẫn tự quở: Sao ta dai chết thế? Bà cũng hay nghĩ về tuổi thơ. Lúc còn nhỏ, bà luôn mong ước một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, nhưng càng sống lâu, bà càng thấy đời nhiều khốn nạn hơn. Giờ ai cũng bảo bà lẩm cẩm, dạy con cháu khác người. Bà bảo: Đôi khi trong cuộc sống người tốt sống cạnh người tốt không tốt. Người ta bảo bà dở hơi. Bà lại bảo: Người tốt phải ở gần người xấu sể cảm hóa người xấu, không chẳng bao giờ người xấu có thể hoàn lương được cả. Người ta bảo bà chập mạch. Ai lại cho con cháu đi chơi với đám bạn lêu lổng, hư hỏng đâu. Bà cười mỏm mẻm: Rốt cuộc chẳng ai hiểu được già này.
Lớp trẻ ở đây mấy ai biết bà từng là cô gái hát quan họ đầy quyến rũ, mê hoặc ngày xưa. Làng trên xóm dưới ùn ùn kéo về xem quan họ mỗi khi làng bà tổ chức. Cứ tới lượt bà hát là mọi người như lặng đi, giọng hát mê hồn ấy đã thấm cả vào một thế hệ yêu quan họ trong khu vực này, ấy thế mà…
Bà vẫn đi dạo hàng ngày, dành nhiều thời giờ để suy nghĩ về tuổi trẻ, về những khoảng lãng mạn thời con gái. Cảm giác ấy, cái cảm giác được nhiều người tôn trọng, săn đón, ngưỡng mộ rất sung sướng. Bà mơ màng dựa vào ghế đá ngoảnh ra mặt nước hồ lãng đãng ánh hoàng hôn. Khóe mắt bà đã ri rỉ những ngấn nước mắt lòa nhòa. Anh nắng chiều tàn làm óng ánh lên những giọt nước nhỏ nhoi ấy. Cảm giác cô đơn quấn xoắn lấy bà.
Có lẽ ta sắp bị đuổi ra đường mất. Bà tự nhủ. Con dâu ngày càng hay cáu giận, mắng mỏ, còn con trai thì bận bịu tối ngày, chằng còn quan tâm bà nữa. Hôm trước, con dâu bà bảo: Mẹ sống ở nhà này như người thừa ấy. Có lần khác nó lại bảo: Mẹ bẩn lắm, hôi hơn con khỉ rồi, cả tháng rồi chưa tắm. Thì bà cũng nghe câu được câu chăng, mỗi lần như thế bà im lặng. Tuổi này giờ gắng gượng mà đi được là tốt rồi, mấy ai giữ được cho thân thể luôn thơm tho chứ? Giá như, giá như… cái thời son trẻ của bà đã lùi lại quá xa, sẽ chẳng bao giờ bà có thể quay lại được thời đó. Mỗi lần bà muốn quay lại, con cái lại mắng bà nhõng nhẽo, trẻ con, làm khổ con cháu ai mà chiều được.
Một buổi sáng cuối mùa đông năm ấy, cô con dâu hét toáng lên: Mẹ ra khỏi nhà đi, ỉa đái gì mà tung tóe hết ra phòng thế này, khổ quá. Bà vừa đi vệ sinh vào cái bô, không biết túng tấng thế nào mà cái bô bị úp ngược, bà cứ khều khều những mãi không lật lên được. Cô con dâu nhìn cảnh ấy nên không kìm lại được, lại thốt lên: Bà chết đi thì hơn, sống chỉ làm người khác khổ.
Bà ngờ ngệch vớ lấy cái gậy, thập thùi bước đi, bỗng ngã dúi xuống, mặt bà úp vào cái bô rồi trượt xuống nền đất. Mùi thối sặc sụa như oạc ra từ bể phốt. Quần áo, mặt mũi bà nhoe nhoét phân. Bà nằm như một con mèo già sắp chết. Luống cuống quá, bà lại bò ra cái chỗ vòi nước. Cô con dâu đóng sầm cửa lại, ậm ọe hồi lâu.
Năm hôm sau, người ta thấy một bà cụ già nằm bất động ở cổng ngôi nhà thờ một giáo xứ gần đó, người bà cứng đờ, lạnh toát. Mấy giáo dân đi lễ về, nhìn thấy liền khênh bà về nhà sơ cứu, nhưng dường như đã quá muộn. Con trai, con dâu bà tìm đến, lu loa, gào khản cả tiếng như tranh nhau:
- Ối mẹ ơi! Sao mẹ lại bỏ nhà mà đi.
- Mẹ ơi là mẹ! con là kẻ bất hiếu.
- Mẹ ơi! Sao mẹ lại chết đường chết chợ thế này, sao phút cuối không ở bên chúng con.
- Mẹ ơi! Chúng con hưa sẽ chăm chỉ làm ăn, sẽ vâng nghe lời mẹ lúc còn sống, lo lắng cho mẹ mồ yên mả đẹp.
Những lời có cánh trong đau buồn như vút tận trời xanh. Hàng trăm lời hứa hẹn, khóc nấc của cặp vợ chồng cũng khiến họ hàng khóc nấc theo. Dân làng không ngờ bà lại có con dâu ngoan hiền, thương mẹ đến thế, người con trai có hiếu đến thế…
Chiếc quan tài đã sang ngày thứ hai, phía đầu quan tài vẫn có một mặt để ai vào phúng viếng có thể nhìn thấy mặt bà lần cuối. Người con dâu oặt oẹo, tóc xù ra vì đã khóc ròng suốt từ lúc nhận được tin dữ.
Đám tang bà đông. Cả làng đưa tiễn bà vào nhà thờ để làm lễ đưa chân cầu nguyện cho linh hồn bà sớm được hưởng phúc thiên đàng. Vị linh mục đang oang oang giảng về những đóng góp quan họ trước đây của người quá cố, bỗng đánh rơi kính vì một điềm lạ lùng. Cả nhà thờ nhỏm dậy, nháo nhào chạy xúm vào một chỗ. Bà lão đã ngồi nhỏm dậy, nắp quan tài kênh sang một bên. Người ta đã quên đóng đinh nắp áo quan. Tiếng trẻ con khóc thét vì sợ. Ai cũng ngạc nhiên vì sự việc lạ lùng. Nhiều người tin Chúa đã làm phép lạ ngay giữa nhà thờ. Có kẻ xầm xì: Suýt nữa thì chôn sống bà lão.
Bà ngã ra nền nhà thờ, ngước lên nhìn gian Cung thánh, làm dấu liên hồi, miệng lắp bắp, mặt tái mét.
Cả nhà thờ vòng trong vòng ngoài những người, không còn ai khóc nữa. Quả là một sự lạ cho toàn bộ con chiên của Chúa nơi đây. Bà lão vẫn chưa nói được. Người ta đưa bà ra cấp cứu. Cái tin người chết sống lại nhanh chóng được lan truyền, bà bỗng dưng nổi tiếng, được nhiều người phỏng vấn.
Rồi cũng nhạt dần. Không khí trong gia đình lại trở lại như xưa. Người con dâu vẫn tiếp tục chì chiết mẹ chồng. Người con trai vẫn chơi bời nhậu nhẹt tới khuya khoắt mới về nhà. Có ngày họ chẳng cả nhìn hay hỏi thăm bà lấy một tiếng. Ngày ngày trôi qua trong quạnh vắng, bà rất nhớ tiếng dế, nhớ những kí ức tuổi thơ. Bà đã bị liệt một nửa người. Mấy ngày liền, khi không còn nghe tiếng mẹ gắt gỏng, rên hừ hừ nữa, đôi vợ chồng mới khẽ khàng đẩy cửa vào. Một cảnh tượng đầy ái ngại trong căn phòng đã đập vào mắt đôi vợ chồng đã trung niên. Chẳng là, họ đã trải vải mưa xuống dưới chiếu của bà, và để sẵn đồ ăn, sữa, hoa quả hai ngày nay cho bà cụ. Giờ thì nước tiểu và phân lấm lem xuống chiếu, chảy cả lên mái tóc rối lòa xòa của bà. Mắt bà nhắm nghiền, ruồi tranh nhau bâu lên mặt, khóe mắt bà vẫn có đường nước bé xíu mờ mờ chảy xuống chỗ nước tiểu rỉ loang khắp chiếu. Trong im lặng, đôi vợ chồng ngán ngẩm nhìn nhau. Hai ngày tiếp theo bà cũng không ăn được gì, ai hỏi gì bà cũng không nói được. Họ hàng lại xúm xít xung quanh. Lại hỏi thăm, bàn tán, rồi ra về trong tâm lí nặng nề. đến một ngày cuối tuần, khi tất cả mọi người đang lo lắng nhìn khuôn mặt đã hết thần sắc, quầng mắt đen sì, môi thụt hẳn vào trong của bà, thì người ta đã được nghe câu nói cuối cùng của bà. Sau một loạt câu hỏi không có tín hiệu trả lời:
- Bà uống sữa nhé
- Bà đi tiểu nhé
- Thay quần áo cho bà nhé
…
Rồi đến câu:
- Xức dầu cho bà nhé. Bỗng như có một buộc vào cổ áo kéo bà lên vậy, bà hơi nhích, khẽ rên lên:
- Ừ, tạ ơn Chúa.
Khi mặc áo phép, và chịu phép sức dầu, ăn năn về những việc làm hồi còn sống, bà làm dấu thánh giá, hôn tượng Chúa Giê- Su, rồi thở hắt lên một cái thật mạnh. Bà đã ra đi mãi mãi. Đám tang bà lần này, rất ít tiếng khóc. Con cháu bà cũng chẳng đông, dù đã bao lần khi còn sống bà dặn dò các con cháu bà hãy sinh sôi thật nhiều. Đêm đó, những ngôi sao băng rơi nhiều như để chào đón một linh hồn thánh thiện đã về trời. Tiếng dế trong nghĩa trang cũng ngân lên buồn bã, chỉ vắng ánh sao Chổi mà thôi.
BẢN THỂ LỆ GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG
Cập nhật cho cuộc thi lần thứ hai - 2014
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG được Ban mục vụ Văn Hóa và Truyền Thông Giáo phận Qui Nhơn thực hiện trong khuôn khổ dọn mừng kỷ niệm 400 năm Tin Mừng của Chúa đến với giáo phận Qui Nhơn (1618-2018), nhằm đào tạo cho Hội Thánh Việt Nam nhiều cây bút văn xuôi. Thể lệ, chủ đề và cơ cấu tưởng thưởng của cuộc thi được ấn định như sau.
I. THỂ LỆ
1. Cuộc thi kéo dài sáu năm, năm năm đầu (2013-2017) mỗi năm trao giải một lần, năm thứ sáu (2018) dành cho những người đã đạt giải trong các năm trước và trao giải tổng kết.
2. Cuộc thi dành cho các bạn trẻ Công Giáo, trong cũng như ngoài giáo phận Qui Nhơn, dưới 40 tuổi (năm dự thi – năm sinh theo sổ rửa tội ≤ 40). Người đã đạt giải một lần, các năm sau có thể dự thi tiếp, dù đã hơn 40 tuổi. Các bạn trẻ dự tòng cần có chứng từ đang theo học giáo lý dự tòng.
3. Thể loại: Truyện ngắn, mỗi truyện không quá 3000 từ. Không nhận truyện phóng tác. Phải là sáng tác mới, chưa đăng báo, website hay blogs và chưa gởi dự thi ở bất cứ đâu.
4. Truyện lấy ý từ một tác phẩm khác, xin ghi rõ xuất xứ tác phẩm gốc. Nếu bị phát hiện sao chép của người khác hoặc dựng lại theo ý tác phẩm khác mà không ghi xuất xứ, sẽ bị loại và cấm thi các năm tiếp theo.
5. Đề tài: Truyện cần mang nội dung Kitô giáo, có tác dụng xây dựng đức tin cho Dân Chúa và loan báo Tin mừng cho người chưa biết Chúa.
Mỗi năm, mỗi tác giả có thể tham gia tối đa 05 bài dự thi, có thể gửi chung một lần hoặc nhiều lần.
6. Chỉ nhận bài dự thi qua điện thư email, gửi attach file với định dạng. doc (word), không nhận bài gởi qua đường bưu điện.
7. Đầu bài dự thi phải ghi rõ: họ và tên, bút danh, năm sinh, rửa tội tại đâu, năm nào, địa chỉ nhà, giáo xứ, giáo phận, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email. Dù đã gởi nhiều email dự thi, đầu mỗi bài đều cần ghi như thế. Những bài thiếu các chi tiết này sẽ không được nhập hồ sơ dự thi.
8. Mỗi bài dự thi sẽ được nhập hồ sơ theo lần gởi đầu tiên, mọi chỉnh sửa về sau đều không được chấp nhận.
9. Địa chỉ nhận bài, xin gởi cùng lúc về 2 điện chỉ email: tinmunggiesu@gmail. com và gopnhattho@yahoo. com.
10. Thời gian nhận bài: trước ngày 01-3 mỗi năm. Những bài gửi về muộn hơn sẽ được đưa vào hồ sơ dự thi năm sau.
11. Tưởng thưởng: Mỗi năm sẽ có 06 giải thưởng chính thức và 15 giải triển vọng, theo cơ cấu và sinh hoạt như sẽ nói dưới đây.
12. Kết quả cuộc thi hằng năm sẽ được công bố ngày 15-8 mỗi năm
13. Lễ trao giải vào ngày 22-9 mỗi năm.
14. Những tác giả được vào chung khảo mà không đạt giải sẽ được hỗ trợ một phần tiền xe về dự ngày họp mặt trao giải.
15. Các thông tin về cuộc thi sẽ được đăng trên trang mạng giáo phận Qui Nhơn http://www. gpquinhon. org và những trang mạng ủng hộ chương trình này.
16. Các tác phẩm đạt giải sẽ được in thành tuyển tập do Ban Tổ Chức giữ bản quyền.
II. TƯỞNG THƯỞNG
Cơ cấu giải thưởng
Mỗi năm, có 6 giải thưởng chính thức và 15 giải triển vọng.:
- một giải nhất: 20. 000. 000 $VN
- hai giải nhì, mỗi giải 12. 000. 000 $VN
- ba giải ba, mỗi giải 8. 000. 000 $VN
- 15 giải triển vọng, mỗi giải 3. 000. 000 $VN
Tuyển tập truyện ngắn riêng
Ngoài phần thưởng bằng tiền mặt, những tác giả đạt giải, nếu có nhiều truyện khác có giá trị, sẽ được Tủ Sách Nước Mặn hỗ trợ xuất bản một tuyển tập riêng dưới 200 trang với những truyện ngắn mang nội dung Kitô giáo.
Những tác giả không đến dự lễ trao giải sẽ chỉ được nhận 50% tiền giải thưởng và không được hỗ trợ in tuyển tập riêng.
III. TƯỞNG THƯỞNG DÀNH CHO ĐỘC GIẢ
1. Bình chọn
Các truyện dự thi đã qua vòng sơ tuyển sẽ lần lượt được đưa lên mạng internet. Mời độc giả tham gia bình chọn qua hai câu hỏi: 1. Theo bạn, truyện nào xứng đáng đạt giải nhất? 2. Có bao nhiêu người cùng ý kiến như bạn? Ba độc giả đáp đúng nhất sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.
2. Giúp phát hiện trường hợp sao chép
Những độc giả giúp phát hiện đầu tiên những bài dự thi sao chép của người khác (xin ghi rõ xuất xứ bài gốc) sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.
Ban Tổ Chức chân thành biết ơn sự giúp đỡ của các ân nhân. Các hỗ trợ tiền bạc hoặc hiện vật cho cuộc thi xin gởi về: Linh mục Võ Tá Khánh, 116 Trần Hưng Đạo, TP Qui Nhơn – Email: gopnhattho@yahoo. com – Điện thoại: 0935-424-449.
Qui Nhơn, ngày 21-9-2013
(Điều chỉnh ngày 04-10-2013)
TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC
Lm Gioan Phêrô Võ Tá Khánh (Trăng Thập Tự)
Trưởng Ban MV Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Người Vẫn Chờ
Nguyễn Hùng
22:19 06/03/2014
Ảnh của Nguyễn Hùng
Nếu tôi không gọi Người trong lời nguyện cầu của tôi,
nếu tôi không giữ Người trong tâm hồn mình,
thì tình yêu của Người vẫn chờ đợi tình tôi.
If I call not thee in my prayers,
if I keep not thee in my heart,
thy love for me still waits for my love.
(R.Tagore-Pleiksor nth chuyển dịch)