Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật 4 Chay B
Lm.Giuse Nguyễn Hữu An
06:20 07/03/2018
Tại sao “nhìn lên” có khả năng chữa lành?
Sách Dân Số (21, 4b-9) kể chuyện, dân Do thái đi trong sa mạc, họ kêu trách Thiên Chúa và ông Môsê rằng : “Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai cập, để chúng tôi chết trong sa mạc, một nơi chẳng có bánh ăn, chẳng có nước uống? …”. Vì thế, Thiên Chúa đã cho rắn độc bò ra cắn chết nhiều người. Sau đó dân hối lỗi chạy đến với Môsê và ông đã cầu khẩn cùng Chúa. Thiên Chúa thương xót, đã truyền cho Môsê đúc một con rắn đồng treo lên giữa sa mạc, và bất cứ ai, hễ bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng ấy thì được chữa lành.
Bài Tin Mừng, trong cuộc đối thoại với ông Nicôđêmô, Chúa Giêsu khẳng định : “Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời”.
Lời Chúa trong sách Dân Số và trong Tin Mừng Gioan, qua hình ảnh “Con Rắn”, sẽ đưa chúng ta đi xuyên suốt lịch sử cứu độ, khởi đi từ kinh nghiệm phạm tội trong sa mạc (Ds 21,6), trở về với thời điểm khởi đầu của sự sống (St 3), sau đó đi đến ngôi vị của Đức Kitô (Ga 3,14) và vươn xa tới tận thời cánh chung (Kh 12,7-10).
Con rắn cám dỗ Eva và bà đã sa ngã thua cuộc, để lại cho nhân loại tội tổ tông truyền. Con rắn đồng ông Môsê treo lên trong sa mạc giúp cứu sống người bị rắn độc cắn. Bà Eva nhìn lên và nghe theo lời con rắn “phán”. Dân Do thái nhìn lên con rắn đồng và nghe theo Lời Chúa truyền. Chúng ta nhìn lên Thánh Giá Chúa Kitô sẽ được sự sống và ân sủng chứa chan.
Dịp hành hương Thánh Địa, chúng tôi có lên núi Nebo bên đất nước Jordanie. Chiêm ngắm tác phẩm điêu khắc Thánh giá theo hình con rắn, biểu tượng cho con rắn đồng ngày xưa được Môsê dựng nên, nhìn về Thánh địa và dâng lễ tại nhà nguyện trên núi.
1. Núi Nebo
Núi Nebo là một dãy núi ở Vương quốc Jordanie, cao khoảng 817m. Cựu ước đã đề cập đến nơi này. Trên núi Nebo, Thiên Chúa đã cho Môsê nhìn về Đất Hứa. Từ đỉnh núi nhìn bao quát bức tranh toàn cảnh về Thánh Địa và thành phố bờ Tây sông Giođan là Giêricô, thậm chí vào một ngày rất đẹp trời người ta có thể nhìn thấy cổ thành Giêrusalem.
Theo chương 34 của sách Đệ Nhị Luật, Môsê đã đi lên núi Nebo từ đồng bằng Môáp đến đỉnh Pisgah đối diện với Giêricô để nhìn về Đất Hứa.Giavê phán với Môsê: Đó là đất Ta đã thề với Abraham, ysaac và Giacop rằng: Ta sẽ ban nó cho dòng giống ngươi! Ta đã cho ngươi thấy tận mắt, nhưng ngươi sẽ không qua đó! . Và Môsê đã chết trong xứ Môab. Người ta đã chôn cất ông trong thung lũng, ở xứ Môab, trước mặt Bet-pơor, nhưng không biết được mộ ông cho đến ngày nay.(Đnl 34,4-6).
Theo truyền thống Kitô giáo, Môsê đã được chôn cất trên núi này, tuy nhiên người ta vẫn không xác định được nơi chôn cất ông. Một vài truyền thống Hồi giáo cũng khẳng định điều tương tự, nhưng ngôi mộ của Môsê thì họ cho là ở Maqam El- Nabi Musa nằm về phía nam cách Giêricô 11 km và về phía đông cách Giêrusalem khoảng 20km trong hoang địa Giuđêa. Các học giả tiếp tục tranh luận xem ngọn núi hiện nay được gọi là là Nebo có phải là ngọn núi ngày xưa được đề cập trong bộ Ngũ kinh của Cựu ước không.
Theo sách Maccabê (2 Mcb, 2,4-7): Tiên tri Giêrêmia đã giấu Nhà tạm và Hòm Bia Giao Ước trong một cái hang trên núi Môsê đã lên và được chiêm ngắm cơ nghiệp của Thiên Chúa.
Ngày 20/03/2000, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến núi Nebo trong cuộc hành hương Thánh địa. Ngài đã trồng một cây ô liu bên cạnh nhà thờ theo phong cách Byzantine như là một biểu tượng cho hòa bình.
Ngày 9/5/2009, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã đến thăm địa danh này, đọc bài diễn văn ở đây và ngài nhìn về thành Giêrusalem từ đỉnh núi Nebo.
Nghệ sĩ người Ý, Giovanni Fantoni đã thực hiện tác phẩm điêu khắc Thánh giá theo hình con rắn. Đây là biểu tượng cho con rắn đồng ngày xưa được Môsê làm theo lệnh của Chúa để cứu sống người bị rắn cắn (Ds 21,4-9) và là thánh giá trên đó Chúa Giêsu bị đóng đinh (Ga 3,14) .
Trên đỉnh cao nhất của ngọn núi mang tên Syagha, người ta khám phá ra di tích ngôi nhà thờ và một tu viện vào năm 1933. Ngôi Nhà thờ được xây dựng lần đầu vào nửa bán thế kỷ thứ IV để kỷ niệm nơi Môsê qua đời. Thiết kế nhà thờ theo phong cách một Vương cung Thánh đường. Nó được mở rộng vào cuối bán thế kỷ thứ V và được xây dựng lại năm 597. Ngôi Nhà thờ đầu tiên được nhắc đến trong bản báo cáo về một cuộc hành hương của một người phụ nữ tên Aetheria vào năm 394. Người ta đã tìm thấy 6 ngôi mộ trống rỗng từ những phiến đá tự nhiên nằm dưới sàn khảm đá của nhà thờ.
Trong ngôi nhà nguyện hiện đại được xây dựng để bảo địa danh này và cung cấp nơi thờ phượng, người ta có thể nhìn thấy thấy những di tích của những sàn nhà khảm đá từ nhiều thời kỳ khác nhau. Một trong những bức tranh khảm đá lâu đời nhất là một tấm ghép với những hình chữ thập có viền hiện nay được đặt ở phía đầu Đông của bức tường phía Nam.
2. Tại sao lại treo con rắn ?
Trong trình thuật về Tội Nguyên Tổ (St 3,1-7), lời dụ dỗ của con rắn đã làm cho Evà và Adam nghi ngờ Thiên Chúa : Thiên Chúa nói rằng, ăn trái cây đó thì chắc chắn sẽ chết, nhưng con rắn nói: chẳng chết chóc gì đâu! Tin vào lời con rắn, đồng nghĩa với việc cho rằng Thiên Chúa nói dối ! Đó là cho rằng, Thiên Chúa lừa dối con người, vì Ngài không muốn chia sẻ sự sống của mình; đó là nghĩ rằng, Ngài tạo dựng con người để bỏ mặc con người trong sa mạc cuộc đời và nhất là cho số phận phải chết. Tin vào lời con rắn, chính là bị con rắn cắn vào người, chính là bị nó tiêm nọc đọc vào người. Và hậu quả là tương quan tình yêu giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với con người bị phá vỡ. Hậu quả tất yếu là chết chóc, như Thiên Chúa đã báo trước: Ngày nào ngươi ăn chắc chắn ngươi sẽ phải chết (St 2,17).
Dựa vào trình thuật Vườn Eden, chúng ta hiểu ra rằng, rắn độc mà sách Dân Số nói đến chính là hình ảnh diễn tả sự nguy hại chết người của thái độ nghi ngờ Thiên Chúa : kế hoạch cứu sống, khi gặp khó khăn lại bị coi là kế hoạch giết chết. Nghi ngờ Thiên Chúa đó là để cho mình bị rắn cắn, là mang nọc độc vào người.
3 . Tại sao “Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy” ?
Trong Vương cung Thánh đường Thánh Ambrôsiô ở Milan, có 2 cột đá thật ấn tượng và giàu ý nghĩa; "cột rắn": một con rắn bằng đồng thời Byzantine vào thế kỷ thứ X được đặt trên đỉnh một cột ngắn, đối diện bên kia có “cột thập giá”.
Sách Dân Số (21,9) là một lời tiên báo rất huyền nhiệm về Đấng Cứu Thế, về mầu nhiệm Thâp giá, nơi Đức Kitô là Con Người được “giương cao”. Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu coi cái chết của mình như là một sự tôn vinh, tôn vinh Tình Yêu của Chúa Cha, một Tình Yêu vô bờ bến, một Tình Yêu mãnh liệt “đến nỗi Chúa Cha đã ban Con Một cho thế gian, để những ai tin vào Người Con thì khỏi phải chết, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16). Đồng thời cũng là tôn vinh Tình Yêu của Chúa Giêsu, một Tình Yêu đã hy sinh mạng sống vì những người mình yêu, một hy lễ dâng lên Chúa Cha và cũng là sự tự hiến cho loài người, trở nên lương thực nuôi sống chúng ta. Chúa Giêsu “chết để cho chúng ta được sống”.
Trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu ngay từ những lời nói đầu tiên đã đặt mầu nhiệm Thập Giá trong tương quan trực tiếp với hình ảnh con rắn biểu tượng của Tội và Sự Dữ : Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.
Một bên là con rắn bị giương cao. Một bên là Đức Kitô được giương cao trên cây thập giá.Trong Cuộc Thương Khó, Đức Kitô sẽ tự nguyện thế chỗ cho con rắn.Theo Thánh Phaolô: Đức Giêsu tự nguyện trở nên “giống như thân xác tội lội” (Rm 8, 3) và Người “đồng hóa mình với tội” (2Cr 5, 21 ; Gl 3, 13). Tội có bản chất là ẩn nấp, khó nắm bắt, giống như con rắn, nhưng đã phải hiện ra nguyên hình nơi thân xác nát tan của Đức Kitô : “tội để lộ chân tướng và cho thấy tất cả sức mạnh tội lỗi của nó” (Rm 7,13). Thập Giá Đức Kitô mặc khải cho loài người hình dạng thật của Tội. Chính vì thế mà trong Tin Mừng theo thánh Máccô, Đức Giêsu dạy, (chứ không phải báo trước) cho các môn đệ về cuộc Thương Khó của Người (Mc 8, 31).
Chúng ta được mời gọi nhìn lên Đức Kitô chịu đóng đinh trên Thánh Giá để nhìn thấy:
- Thân thể nát tan của Người vì roi vọt, kết quả của lòng ghen ghét, của lòng ham muốn, của sự phản bội, của sự bất trung, và của những lời tố cáo lên án vô cớ, của vụ án gian dối.
- Đầu đội mạo gai của Người tượng trưng cho những lời nhạo báng, diễu cợt trên ngôi vị; chân tay của Người bị đinh nhọn đâm thủng và ghim vào giá gỗ; hình ảnh này cho thấy con người đã đánh mất nhân tính và hành động theo thú tính; cạnh sườn của Người bị đâm thủng thấu đến con tim. Sự Dữ luôn đi đôi với bạo lực và bạo lực luôn muốn đi tới tận cùng là hủy diệt. Nhưng đồng thời cũng ở nơi đây, trên Thập Giá, tình yêu, lòng thương xót, sự thiện, sự hiền lành và cả sự sống của Thiên Chúa cũng đi tới tận cùng!
4 . Tại sao “nhìn lên” có khả năng chữa lành?
Theo lời của Đức Chúa, Môsê đã treo một con rắn bằng đồng lên cột gỗ và ai nhìn lên thì được chữa lành. Hình phạt bị rắn độc cắn là rất nặng nề, còn ơn chữa lành thật nhẹ nhàng: nhìn lên thì được sống.
Nhìn lên Đức Kitô chịu đóng đinh: “Đấng họ đã đâm thâu” (Ga 19, 37) với lòng tin chúng ta đón nhận ơn tha thứ và được chữa lành.
Thánh Giá Đức Kitô chịu đóng đinh được các giáo phụ gọi là Cây Sự Sống vì đã mang đến cho nhân loại Sự Sống của Thiên Chúa.
Thánh Giá mang lại cho nhân loại Ơn Tha Thứ của Thiên Chúa. Sự bất tuân của Ađam đã mang đến án phạt và sự chết cho toàn thể nhân loại. Giờ đây sự vâng phục của Chúa Giêsu mang lại Ơn Tha Tội của Thiên Chúa cho toàn thể nhân loại. Vì sự vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá của Chúa Giêsu, Chúa Cha đã tha hết mọi tội lỗi cho nhân loại. Ơn tha thứ đã được ban một cách tràn đầy và cho mọi người, không trừ một ai. Ơn Tha Thứ ấy phát xuất từ Tình Yêu của Chúa Cha. Tình Yêu lớn hơn tội lỗi. Tình Yêu khỏa lấp muôn vàn tội lỗi. Chúa Giêsu chịu đóng đinh và chịu chết trên Thánh Giá biểu lộ Gương Mặt đích thực của Chúa Cha giàu lòng thương xót.
Thánh Giá mạc khải Tình Yêu của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha và đối với nhân loại chúng ta. Chúa Giêsu yêu mến Chúa Cha đến nỗi sẵn sàng hy sinh mọi sự vì Chúa Cha, dâng hiến sự sống mình lên Chúa Cha. Thánh Giá cũng biểu lộ Tình Yêu của Chúa Giêsu đối với chúng ta: không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hiến mạng sống vì những người mình yêu.
Thánh Giá đã in sâu và gắn chặt với Chúa Giêsu Kitô. Ngay cả sau khi Chúa sống lại vinh quang, các vết thương khổ nạn thập giá vẫn hiển hiện, vẫn không bị xóa nhòa. Thánh Giá Chúa Kitô xuyên qua thời gian và hiện diện trong mỗi giây phút cuộc đời chúng ta. Sự hiện diện ấy làm thay đổi tất cả.
Nhìn lên Thánh Giá, chúng ta yêu mến và tôn thờ Chúa Cứu Thế.Trong xã hội tiêu thụ và hưởng thụ ngày nay, bóng tối của quyền lực, tiền của, danh vọng, lạc thú đang che mờ bóng thánh giá. Con người đang lao mình vào bóng tối bằng mọi giá. Xã hội hôm nay cần phải được ánh sáng của Thánh Giá soi dẫn. Từ Thánh Giá Ðức Kitô, tình thương chúc phúc thế gian, sự sống chan chứa cho lòng người. Trong Mùa Chay, đặc biệt trong những ngày Tuần Thánh sắp tới, chúng ta hãy năng nhìn lên Thánh Giá, đó là địa chỉ mạc khải tình thương của Thiên Chúa và là suối nguồn ơn cứu độ. Nhìn lên Thánh Giá với niềm tin vào tình yêu tha thứ, tình yêu vô bờ bến của Đấng Chịu Đóng Đinh, chúng ta được dồi dào ân sủng và được sự sống đời đời.
Sách Dân Số (21, 4b-9) kể chuyện, dân Do thái đi trong sa mạc, họ kêu trách Thiên Chúa và ông Môsê rằng : “Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai cập, để chúng tôi chết trong sa mạc, một nơi chẳng có bánh ăn, chẳng có nước uống? …”. Vì thế, Thiên Chúa đã cho rắn độc bò ra cắn chết nhiều người. Sau đó dân hối lỗi chạy đến với Môsê và ông đã cầu khẩn cùng Chúa. Thiên Chúa thương xót, đã truyền cho Môsê đúc một con rắn đồng treo lên giữa sa mạc, và bất cứ ai, hễ bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng ấy thì được chữa lành.
Bài Tin Mừng, trong cuộc đối thoại với ông Nicôđêmô, Chúa Giêsu khẳng định : “Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời”.
Lời Chúa trong sách Dân Số và trong Tin Mừng Gioan, qua hình ảnh “Con Rắn”, sẽ đưa chúng ta đi xuyên suốt lịch sử cứu độ, khởi đi từ kinh nghiệm phạm tội trong sa mạc (Ds 21,6), trở về với thời điểm khởi đầu của sự sống (St 3), sau đó đi đến ngôi vị của Đức Kitô (Ga 3,14) và vươn xa tới tận thời cánh chung (Kh 12,7-10).
Con rắn cám dỗ Eva và bà đã sa ngã thua cuộc, để lại cho nhân loại tội tổ tông truyền. Con rắn đồng ông Môsê treo lên trong sa mạc giúp cứu sống người bị rắn độc cắn. Bà Eva nhìn lên và nghe theo lời con rắn “phán”. Dân Do thái nhìn lên con rắn đồng và nghe theo Lời Chúa truyền. Chúng ta nhìn lên Thánh Giá Chúa Kitô sẽ được sự sống và ân sủng chứa chan.
Dịp hành hương Thánh Địa, chúng tôi có lên núi Nebo bên đất nước Jordanie. Chiêm ngắm tác phẩm điêu khắc Thánh giá theo hình con rắn, biểu tượng cho con rắn đồng ngày xưa được Môsê dựng nên, nhìn về Thánh địa và dâng lễ tại nhà nguyện trên núi.
1. Núi Nebo
Núi Nebo là một dãy núi ở Vương quốc Jordanie, cao khoảng 817m. Cựu ước đã đề cập đến nơi này. Trên núi Nebo, Thiên Chúa đã cho Môsê nhìn về Đất Hứa. Từ đỉnh núi nhìn bao quát bức tranh toàn cảnh về Thánh Địa và thành phố bờ Tây sông Giođan là Giêricô, thậm chí vào một ngày rất đẹp trời người ta có thể nhìn thấy cổ thành Giêrusalem.
Theo chương 34 của sách Đệ Nhị Luật, Môsê đã đi lên núi Nebo từ đồng bằng Môáp đến đỉnh Pisgah đối diện với Giêricô để nhìn về Đất Hứa.Giavê phán với Môsê: Đó là đất Ta đã thề với Abraham, ysaac và Giacop rằng: Ta sẽ ban nó cho dòng giống ngươi! Ta đã cho ngươi thấy tận mắt, nhưng ngươi sẽ không qua đó! . Và Môsê đã chết trong xứ Môab. Người ta đã chôn cất ông trong thung lũng, ở xứ Môab, trước mặt Bet-pơor, nhưng không biết được mộ ông cho đến ngày nay.(Đnl 34,4-6).
Theo truyền thống Kitô giáo, Môsê đã được chôn cất trên núi này, tuy nhiên người ta vẫn không xác định được nơi chôn cất ông. Một vài truyền thống Hồi giáo cũng khẳng định điều tương tự, nhưng ngôi mộ của Môsê thì họ cho là ở Maqam El- Nabi Musa nằm về phía nam cách Giêricô 11 km và về phía đông cách Giêrusalem khoảng 20km trong hoang địa Giuđêa. Các học giả tiếp tục tranh luận xem ngọn núi hiện nay được gọi là là Nebo có phải là ngọn núi ngày xưa được đề cập trong bộ Ngũ kinh của Cựu ước không.
Theo sách Maccabê (2 Mcb, 2,4-7): Tiên tri Giêrêmia đã giấu Nhà tạm và Hòm Bia Giao Ước trong một cái hang trên núi Môsê đã lên và được chiêm ngắm cơ nghiệp của Thiên Chúa.
Ngày 20/03/2000, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến núi Nebo trong cuộc hành hương Thánh địa. Ngài đã trồng một cây ô liu bên cạnh nhà thờ theo phong cách Byzantine như là một biểu tượng cho hòa bình.
Ngày 9/5/2009, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã đến thăm địa danh này, đọc bài diễn văn ở đây và ngài nhìn về thành Giêrusalem từ đỉnh núi Nebo.
Nghệ sĩ người Ý, Giovanni Fantoni đã thực hiện tác phẩm điêu khắc Thánh giá theo hình con rắn. Đây là biểu tượng cho con rắn đồng ngày xưa được Môsê làm theo lệnh của Chúa để cứu sống người bị rắn cắn (Ds 21,4-9) và là thánh giá trên đó Chúa Giêsu bị đóng đinh (Ga 3,14) .
Trên đỉnh cao nhất của ngọn núi mang tên Syagha, người ta khám phá ra di tích ngôi nhà thờ và một tu viện vào năm 1933. Ngôi Nhà thờ được xây dựng lần đầu vào nửa bán thế kỷ thứ IV để kỷ niệm nơi Môsê qua đời. Thiết kế nhà thờ theo phong cách một Vương cung Thánh đường. Nó được mở rộng vào cuối bán thế kỷ thứ V và được xây dựng lại năm 597. Ngôi Nhà thờ đầu tiên được nhắc đến trong bản báo cáo về một cuộc hành hương của một người phụ nữ tên Aetheria vào năm 394. Người ta đã tìm thấy 6 ngôi mộ trống rỗng từ những phiến đá tự nhiên nằm dưới sàn khảm đá của nhà thờ.
Trong ngôi nhà nguyện hiện đại được xây dựng để bảo địa danh này và cung cấp nơi thờ phượng, người ta có thể nhìn thấy thấy những di tích của những sàn nhà khảm đá từ nhiều thời kỳ khác nhau. Một trong những bức tranh khảm đá lâu đời nhất là một tấm ghép với những hình chữ thập có viền hiện nay được đặt ở phía đầu Đông của bức tường phía Nam.
2. Tại sao lại treo con rắn ?
Trong trình thuật về Tội Nguyên Tổ (St 3,1-7), lời dụ dỗ của con rắn đã làm cho Evà và Adam nghi ngờ Thiên Chúa : Thiên Chúa nói rằng, ăn trái cây đó thì chắc chắn sẽ chết, nhưng con rắn nói: chẳng chết chóc gì đâu! Tin vào lời con rắn, đồng nghĩa với việc cho rằng Thiên Chúa nói dối ! Đó là cho rằng, Thiên Chúa lừa dối con người, vì Ngài không muốn chia sẻ sự sống của mình; đó là nghĩ rằng, Ngài tạo dựng con người để bỏ mặc con người trong sa mạc cuộc đời và nhất là cho số phận phải chết. Tin vào lời con rắn, chính là bị con rắn cắn vào người, chính là bị nó tiêm nọc đọc vào người. Và hậu quả là tương quan tình yêu giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với con người bị phá vỡ. Hậu quả tất yếu là chết chóc, như Thiên Chúa đã báo trước: Ngày nào ngươi ăn chắc chắn ngươi sẽ phải chết (St 2,17).
Dựa vào trình thuật Vườn Eden, chúng ta hiểu ra rằng, rắn độc mà sách Dân Số nói đến chính là hình ảnh diễn tả sự nguy hại chết người của thái độ nghi ngờ Thiên Chúa : kế hoạch cứu sống, khi gặp khó khăn lại bị coi là kế hoạch giết chết. Nghi ngờ Thiên Chúa đó là để cho mình bị rắn cắn, là mang nọc độc vào người.
3 . Tại sao “Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy” ?
Trong Vương cung Thánh đường Thánh Ambrôsiô ở Milan, có 2 cột đá thật ấn tượng và giàu ý nghĩa; "cột rắn": một con rắn bằng đồng thời Byzantine vào thế kỷ thứ X được đặt trên đỉnh một cột ngắn, đối diện bên kia có “cột thập giá”.
Sách Dân Số (21,9) là một lời tiên báo rất huyền nhiệm về Đấng Cứu Thế, về mầu nhiệm Thâp giá, nơi Đức Kitô là Con Người được “giương cao”. Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu coi cái chết của mình như là một sự tôn vinh, tôn vinh Tình Yêu của Chúa Cha, một Tình Yêu vô bờ bến, một Tình Yêu mãnh liệt “đến nỗi Chúa Cha đã ban Con Một cho thế gian, để những ai tin vào Người Con thì khỏi phải chết, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16). Đồng thời cũng là tôn vinh Tình Yêu của Chúa Giêsu, một Tình Yêu đã hy sinh mạng sống vì những người mình yêu, một hy lễ dâng lên Chúa Cha và cũng là sự tự hiến cho loài người, trở nên lương thực nuôi sống chúng ta. Chúa Giêsu “chết để cho chúng ta được sống”.
Trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu ngay từ những lời nói đầu tiên đã đặt mầu nhiệm Thập Giá trong tương quan trực tiếp với hình ảnh con rắn biểu tượng của Tội và Sự Dữ : Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.
Một bên là con rắn bị giương cao. Một bên là Đức Kitô được giương cao trên cây thập giá.Trong Cuộc Thương Khó, Đức Kitô sẽ tự nguyện thế chỗ cho con rắn.Theo Thánh Phaolô: Đức Giêsu tự nguyện trở nên “giống như thân xác tội lội” (Rm 8, 3) và Người “đồng hóa mình với tội” (2Cr 5, 21 ; Gl 3, 13). Tội có bản chất là ẩn nấp, khó nắm bắt, giống như con rắn, nhưng đã phải hiện ra nguyên hình nơi thân xác nát tan của Đức Kitô : “tội để lộ chân tướng và cho thấy tất cả sức mạnh tội lỗi của nó” (Rm 7,13). Thập Giá Đức Kitô mặc khải cho loài người hình dạng thật của Tội. Chính vì thế mà trong Tin Mừng theo thánh Máccô, Đức Giêsu dạy, (chứ không phải báo trước) cho các môn đệ về cuộc Thương Khó của Người (Mc 8, 31).
Chúng ta được mời gọi nhìn lên Đức Kitô chịu đóng đinh trên Thánh Giá để nhìn thấy:
- Thân thể nát tan của Người vì roi vọt, kết quả của lòng ghen ghét, của lòng ham muốn, của sự phản bội, của sự bất trung, và của những lời tố cáo lên án vô cớ, của vụ án gian dối.
- Đầu đội mạo gai của Người tượng trưng cho những lời nhạo báng, diễu cợt trên ngôi vị; chân tay của Người bị đinh nhọn đâm thủng và ghim vào giá gỗ; hình ảnh này cho thấy con người đã đánh mất nhân tính và hành động theo thú tính; cạnh sườn của Người bị đâm thủng thấu đến con tim. Sự Dữ luôn đi đôi với bạo lực và bạo lực luôn muốn đi tới tận cùng là hủy diệt. Nhưng đồng thời cũng ở nơi đây, trên Thập Giá, tình yêu, lòng thương xót, sự thiện, sự hiền lành và cả sự sống của Thiên Chúa cũng đi tới tận cùng!
4 . Tại sao “nhìn lên” có khả năng chữa lành?
Theo lời của Đức Chúa, Môsê đã treo một con rắn bằng đồng lên cột gỗ và ai nhìn lên thì được chữa lành. Hình phạt bị rắn độc cắn là rất nặng nề, còn ơn chữa lành thật nhẹ nhàng: nhìn lên thì được sống.
Nhìn lên Đức Kitô chịu đóng đinh: “Đấng họ đã đâm thâu” (Ga 19, 37) với lòng tin chúng ta đón nhận ơn tha thứ và được chữa lành.
Thánh Giá Đức Kitô chịu đóng đinh được các giáo phụ gọi là Cây Sự Sống vì đã mang đến cho nhân loại Sự Sống của Thiên Chúa.
Thánh Giá mang lại cho nhân loại Ơn Tha Thứ của Thiên Chúa. Sự bất tuân của Ađam đã mang đến án phạt và sự chết cho toàn thể nhân loại. Giờ đây sự vâng phục của Chúa Giêsu mang lại Ơn Tha Tội của Thiên Chúa cho toàn thể nhân loại. Vì sự vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá của Chúa Giêsu, Chúa Cha đã tha hết mọi tội lỗi cho nhân loại. Ơn tha thứ đã được ban một cách tràn đầy và cho mọi người, không trừ một ai. Ơn Tha Thứ ấy phát xuất từ Tình Yêu của Chúa Cha. Tình Yêu lớn hơn tội lỗi. Tình Yêu khỏa lấp muôn vàn tội lỗi. Chúa Giêsu chịu đóng đinh và chịu chết trên Thánh Giá biểu lộ Gương Mặt đích thực của Chúa Cha giàu lòng thương xót.
Thánh Giá mạc khải Tình Yêu của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha và đối với nhân loại chúng ta. Chúa Giêsu yêu mến Chúa Cha đến nỗi sẵn sàng hy sinh mọi sự vì Chúa Cha, dâng hiến sự sống mình lên Chúa Cha. Thánh Giá cũng biểu lộ Tình Yêu của Chúa Giêsu đối với chúng ta: không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hiến mạng sống vì những người mình yêu.
Thánh Giá đã in sâu và gắn chặt với Chúa Giêsu Kitô. Ngay cả sau khi Chúa sống lại vinh quang, các vết thương khổ nạn thập giá vẫn hiển hiện, vẫn không bị xóa nhòa. Thánh Giá Chúa Kitô xuyên qua thời gian và hiện diện trong mỗi giây phút cuộc đời chúng ta. Sự hiện diện ấy làm thay đổi tất cả.
Nhìn lên Thánh Giá, chúng ta yêu mến và tôn thờ Chúa Cứu Thế.Trong xã hội tiêu thụ và hưởng thụ ngày nay, bóng tối của quyền lực, tiền của, danh vọng, lạc thú đang che mờ bóng thánh giá. Con người đang lao mình vào bóng tối bằng mọi giá. Xã hội hôm nay cần phải được ánh sáng của Thánh Giá soi dẫn. Từ Thánh Giá Ðức Kitô, tình thương chúc phúc thế gian, sự sống chan chứa cho lòng người. Trong Mùa Chay, đặc biệt trong những ngày Tuần Thánh sắp tới, chúng ta hãy năng nhìn lên Thánh Giá, đó là địa chỉ mạc khải tình thương của Thiên Chúa và là suối nguồn ơn cứu độ. Nhìn lên Thánh Giá với niềm tin vào tình yêu tha thứ, tình yêu vô bờ bến của Đấng Chịu Đóng Đinh, chúng ta được dồi dào ân sủng và được sự sống đời đời.
Giờ Chầu Thánh Thể: 24 giờ cho Chúa Mùa Chay 2018
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
11:41 07/03/2018
Chủ đề : “Nơi Chúa Có Sự Tha Thứ”
I. KHAI MẠC :
u Lời dẫn nhập (Người dẫn đọc)
Kính thưa cộng đoàn,
Lễ Tro, khai mạc Mùa Chay Thánh, mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng. Để giúp con cái mình lĩnh được nhiều ơn ích. Ngoài những phương thế Giáo hội vẫn đề ra như : ăn chay, cầu nguyện và làm phúc, vị cha chung của Giáo hội là Đức Thánh Cha còn ban hành sứ điệp như là kim chỉ nam để các tín hữu sống trong Mùa Chay Thánh.
Mùa Chay năm nay với chủ đề trích từ Tin Mừng theo thánh Mathêu: “Vì sự ác lan tràn, tình yêu của nhiều người trở nên nguội lạnh” (Mt 24,12).
Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha cổ võ các tín hữu trong Mùa Chay này hãy cầu nguyện, làm phúc bố thí và chay tịnh cho nên, vì đó là những phương dược ngọt ngào trong Mùa Chay Thánh.
Ngài viết : “Tôi mời gọi các phần tử của Giáo Hội hãy nhiệt thành tiến bước trên con đường Mùa Chay, được nâng đỡ nhờ các hoạt động làm phúc bố thí, chay tịnh và kinh nguyện. Nếu đôi khi lòng bác ái dường như bị tắt lịm trong bao nhiêu tâm hồn, thì nó vẫn không bị lịm đi trong con tim của Thiên Chúa! Ngài luôn ban cho chúng ta những cơ hội mới để chúng ta có thể tái bắt đầu yêu thương.
Cầu nguyện giúp tâm hồn chúng ta khám phá những gian dối bí mật chúng ta thường dùng để đánh lừa chính mình, để chúng ta đi tìm kiến sự an ủi trong Thiên Chúa là Cha và là Đấng muốn cho chúng ta được sống.
Làm phúc bố thí giải thoát chúng ta khỏi sự ham hố và giúp chúng ta khám phá ra tha nhân là anh chị em chúng ta: điều chúng ta sở hữu không phải chỉ là của chúng ta. Đức Thánh Cha cho biết ngài “ước mong việc làm phúc được biến thành lối sống đích thực của mỗi người”.
Sau cùng là việc ăn chay. Việc giữ chay sẽ giải tỏa bạo lực của chúng ta, và là cơ hội quan trọng để tăng trưởng. Chay tịnh cũng giúp chúng ta cảm nghiệm điều mà nhiều người khác đang thiếu thốn, thiếu những điều cần thiết và bị đói. Chay tịnh biểu lộ tình trạng tinh thần của chúng ta, đang đói khái lòng từ nhân và sự song của Thiên Chúa. Chay tịnh đánh thức và làm cho chúng ta chú ý hơn đối với Thiên Chúa và tha nhân, thúc đẩy ý chí vâng phục Thiên Chúa, là Đấng duy nhất có thể thỏa mãn sự đói khát của chúng ta.
Để ba tương quan này gắn kết với nhau, điều kiện đã được Chúa Giêsu nói rõ đó là : nội tâm. Những việc chúng ta làm trong Mùa Chay xuất phát từ sâu thẳm của tâm hồn hướng lên Thiên Chúa và hướng đến anh em, chứ không phải là hình thức bên ngoài. Vì thế, ăn chay, cầu nguyện cũng như bố thì là những việc được làm vì đẹp lòng Chúa.
Đức Giáo Hoàng còn có sáng kiến ‘24 giờ cho Chúa’ năm 2018 này với chủ đề lấy cảm hứng từ những lời của Thánh Vịnh 130 câu 4 là “Nơi Chúa có ơn tha thứ”. Đức Thánh Cha viết : “Một trong những khoảnh khắc của ân sủng đó lại một lần nữa xảy đến trong năm nay là sáng kiến ‘24 Giờ cho Chúa’, trong đó mời gọi toàn thể cộng đồng Hội Thánh hãy cử hành bí tích Hòa Giải trong bối cảnh tôn thờ Thánh Thể.
Trong Tông Chiếu Misericordiae Vultus, nghĩa là “Khuôn mặt xót thương”, nhằm thiết định Năm Thánh Ngoại Thường Về Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha đã giải thích về ý nghĩa cuả sáng kiến này và thời gian cử hành như sau:
“Sáng kiến ‘24 giờ cho Chúa,’ được cử hành vào ngày thứ Sáu và thứ Bảy trước tuần thứ Tư của Mùa Chay, nên được thực hiện trong mỗi giáo phận. Rất đông người, kể cả giới trẻ, đang trở lại với Bí tích Hòa giải; qua cảm nghiệm này, họ đang tái khám phá con đường trở về với Chúa khi sống một khoảnh khắc cầu nguyện mãnh liệt và khi tìm kiếm ý nghĩa trong đời họ. Chúng ta hãy đặt Bí tích Hoà giải ở trung tâm một lần nữa sao cho bí tích này giúp mọi người chạm vào sự hùng vĩ của lòng thương xót Chúa.
Thật là ý nghĩa trong giờ phút này đây, trước Thánh Thể Chúa, hiệp cùng với Mẹ Maria, thánh cả Giuse, Các Thánh Nam Nữ, các Tổng Thần, Quyền Thần và toàn thể đạo binh thiên quốc, cùng Đức Thánh Cha Phanxicô, với anh chị em trên toàn thế giới, chúng ta bày tỏ lòng yêu mến Chúa, chúc tụng và tung hô quyền năng Chúa, chiêm ngắm Chúa, tuyên xưng Chúa ngự thật trong phép Mình Thánh. Chúng ta thờ lạy, phủ phục và tôn thờ Chúa Giêsu ẩn mình dưới hình bánh. Chúng ta cám ơn Chúa Giêsu đã trao ban chính mình cho chúng ta. Và sau hết xin Chúa thứ tha, chúc lành cho chúng ta và cho toàn thế giới.
Giờ đây chúng ta khẩn cầu xin ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần giúp chúng ta làm Giờ Thánh này cho nên.
u Hát : Cầu xin Chúa Thánh Thần
u Đặt Mình Thánh Chúa
u Hát : Thờ Lạy Chúa Giêsu
(Vị Chủ sự quì trước Thánh Thể xông hương)
u Hát : Con Thờ Lạy Hết Tình (Hoài Chiên)
1. Con thờ lạy hết tình, Chúa ngự trong phép thánh. Yêu quý nhân loại hiến thân trong hình bánh, nuôi hồn con tháng ngày, cho lòng con vui say. Dâng hiến Cha lành khúc hoan ca tràn đầy.
ÐK: Lòng con hân hoan mến tin một Cha. Trần gian bao nhiêu khó nguy lệ sa. Trông cậy ơn Chúa giúp con mau vượt qua. Ðời con tin yêu sống trong tình Cha. Ngày đêm vang lên biết bao lời ca. Dẫu ngàn sầu thương vững tin thiết tha.
2. Chúa ngự trong phép mầu, chỉ vì ơn thương mến, ban xuống nhân loại chúng con không bờ bến. Con nguyện xin tháng ngày, thương đoàn con yếu đuối, tha thứ muôn tội lỗi xưa nay tràn đầy.
Vị chủ sự xướng :
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể đang hiện diện trên bàn thờ này, chúng con quỳ gối trước nhan Chúa. Con tin thật Chúa là Chúa của chúng con, chúng con là tạo vật của Chúa. Trước nhan Chúa, chúng con ý thức về thân phận tội lỗi của chúng con. Chúng con muốn được Chúa thứ tha cho mỗi người chúng con và cho toàn thế giới vì những xúc phạm đến Chúa. Chúng con thờ lạy Chúa là Chúa của chúng con.
Cộng đoàn đáp : Chúng con thờ lạy Chúa.
Lạy Thiên Chúa là Cha, vì tình thương vô lượng hải hà, Cha đã sai Con Một mình là Đức Giêsu Kitô xuống thế làm người, đi rao giảng Tin Mừng, chết và sống lại để cứu chuộc chúng con. Trước khi về trời Chúa còn lập Phép Mình Thánh để ở với chúng con.
Đáp : Chúng con thờ lạy Chúa.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con kính thờ lạy Chúa, xin Chúa khấn thương ban cho gia đình, giáo xứ và cho toàn thể nước Việt Nam chúng con được ơn sốt sắng, bình an và thịnh vượng. Chúng con cũng xin Chúa gìn giữ Ðức Giáo Hoàng là đấng đại diện Chúa ở trần gian, Ðức Giám Mục Giáo phận chúng con và Cha xứ chúng con. Chúng con lại xin Chúa đoái thương cách riêng đến các linh hồn nơi luyện ngục nhất là những linh hồn khi còn sống đã có lòng tôn kính Phép Thánh Thể.
Đáp : Chúng con thờ lạy Chúa.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa đã chịu chết vì chúng con, nhưng Chúa chưa lấy làm đủ, Chúa còn lập phép Mình Thánh rất đáng kính này để ban trót mình cho chúng con là loài thụ tạo đáng ghét và tệ bạc. Ôi lòng Chúa thương yêu chúng con vô cùng! Chúng con không tài nào suy thấu được. Chớ gì chúng con được kính mến Chúa hết lòng hết sức, chớ gì chúng con được thấy mọi người kính mến Chúa và chớ gì chúng con làm cho mọi người kính mến Chúa như Chúa đáng kính mến.
Đáp : Chúng con thờ lạy Chúa.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin Chúa giúp chúng con thấu hiểu và thực hiện được điều đó cho gia đình chúng con. Bởi vì có tình yêu chân thành, chúng con mới có thể hy sinh cho nhau, cảm thông, tha thứ, nhịn nhục, chịu đựng lẫn nhau. Có thế, chúng con mới có thể chu toàn nhiệm vụ gia đình là tận tâm giáo dục con cái, trung thành với nhau.
Đáp : Chúng con thờ lạy Chúa.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin Chúa ngự trị trong gia đình chúng con, và xin cho mọi người trong gia đình chúng con sống với nhau bằng một tình yêu chân thành bắt nguồn từ tình yêu vô biên của Chúa Giêsu Thánh Thể. Nhờ vậy, gia đình chúng con sẽ được sống hạnh phúc tốt đẹp trong tình thương vô biên của Chúa.
Đáp : Chúng con thờ lạy Chúa.
(Vị Chủ sự cùng giúp lễ đi vào)
II. LỜI CHÚA VÀ SUY NIỆM :
u Hát : Xin cho con biết lắng nghe
u Công bố lời Chúa - (Người dẫn mời mọi người đứng)
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 8, 1-11)
Khi ấy, Chúa Giêsu lên núi cây dầu. Và từ sáng sớm, Người lại vào trong đền thờ. Toàn dân đến cùng Người, nên Người ngồi xuống và bắt đầu giảng dạy. Lúc đó, luật sĩ và biệt phái dẫn đến Người một thiếu phụ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, và họ đặt nàng đứng trước mặt mọi người. Họ hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, thiếu phụ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, mà theo luật Môsê, hạng phụ nữ này phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy sao?” Họ nói thế có ý gài bẫy Người để có thể tố cáo Người. Nhưng Chúa Giêsu cúi xuống, bắt đầu lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người đứng lên và bảo họ: “Ai trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi”. Và Người ngồi xuống và lại viết trên đất. Nghe nói thế họ rút lui từng người một, bắt đầu là những người nhiều tuổi nhất, và còn lại một mình Chúa Giêsu với người thiếu phụ vẫn đứng đó. Bấy giờ Chúa Giêsu đứng thẳng dậy và bảo nàng: “Hỡi thiếu phụ, những người cáo chị đi đâu cả rồi? Không ai kết án chị ư?” Nàng đáp: “Thưa Thầy, không có ai”. Chúa Giêsu bảo: “Ta cũng thế, Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”. Đó là lời Chúa.
Ðó là lời Chúa.
u Gợi ý suy niệm 1 (Mọi người ngồi)
Chủ đề : Thiên Chúa chỉ tha thứ không kết án
Tha thứ là bản chất của Thiên Chúa, Chúa Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa, là Đấng hay tha thứ. Khi mạc khải cho nhân loại biết Thiên Chúa là Cha, Đấng Giầu Lòng Xót Thương, chậm bất bình vả rất mực thứ tha. Chân lý về Thiên Chúa được cụ thể hóa nơi Chúa Giêsu Kitô "Cha đầy tình thương xót" (2Cr 1,3), Đấng ghét tội và yêu thương kẻ có tội, không dung túng tội lỗi, nhưng khoan nhân với tội nhân, vì Thiên Chúa không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn hối cải và được sống (x. Ez 33,11). Đoạn Tin Mừng (Ga 8,1-11) là bằng chứng hùng hồn về tình tha thứ của Thiên Chúa đối với tội nhân. Thánh Gioan kể lại việc người ta đem đến cho Chúa Giêsu một phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Chúa Giêsu không kết án chị, nhưng cứu chị khỏi bị ném đá. Chúa không nói với người phụ nữ: chị không có tội, nhưng nói : "Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa" ( Ga 8,11). Thật vậy, chỉ một mình Chúa Giêsu mới có thể cứu rỗi con người, vì chính Người mang lấy tội lỗi thế nhân và cho con người cơ hội để thay đổi đời sống.
Ðoạn Tin Mừng cho thấy, sự tha thứ của Thiên Chúa không đồng nghĩa với sự dung túng thường tình, tha thứ có kèm theo điều kiện. Không có nghĩa là bỏ qua sự dữ, hay tệ hơn nữa là chối bỏ sự dữ. Thiên Chúa không tha thứ sự dữ, nhưng tha thứ cho người tội lỗi biết ăn năn, và dạy người ta biết phân biệt giữa một bên là hành động xấu đáng bị kết án, và bên kia là con người cụ thể phạm lấy lỗi lầm đó, và là người mà Chúa muốn ban cho cơ may để thay đổi đời sống, làm lại cuộc đời. Trong lúc con người có khuynh hướng đồng nhất hóa người phạm tội với tội lỗi, và như thế là đẩy người có tội vào ngõ cụt, không có lối thoát. Lòng Chúa cao cả hơn lòng chúng ta, Thiên Chúa Cha lại hành động cách khác, Ngài đã sai Con Một mình xuống trần gian, để mở ra cho cả và nhân loại con đường cứu thoát. Chúa Giêsu chính là con đường này: khi chết trên thập giá, Người đã cứu chúng ta khỏi tội lỗi. Chúa Giêsu lặp lại với con người ở mọi nơi, mọi thời đại rằng: "Ta cũng thế, Ta không kết tội. Vậy hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa".
Khi nghe những lời trên trong đoạn Tin Mừng hôm nay, làm sao chúng ta không cảm nghiệm được một niềm tín thác trào dâng trong tâm hồn chúng ta? Sao không nhìn thấy nơi đó một "Tin Vui" cho cả và nhân loại ở thời đại chúng ta, những con người đang mong ước khám phá lại ý nghĩa đích thật của lòng nhân từ và sự tha thứ.
Thời đại chúng ta đang cần đến sự tha thứ của Thiên Chúa, một sự tha thứ làm phát sinh niềm hy vọng và phó thác, mà không làm yếu đi cuộc chiến chống lại sự dữ. Cần trao ban và lãnh nhận sự tha thứ. Nhưng chúng ta không trở nên có khả năng tha thứ, nếu trước đó chúng ta không để cho mình được Thiên Chúa thứ tha, vừa nhìn nhận mình là đối tượng của lòng nhân từ của Thiên Chúa. Chúng ta cũng sẽ trở nên kẻ sẵn sàng tha nợ cho người khác, chỉ khi nào chúng ta ý thức về mòn nợ to lớn mà chúng ta đã được tha cho. Chúng ta hãy cố khám phá ra tình thương của Thiên Chúa qua bí tích Hòa Giải, và hãy tỏ ra nghiêm khắc đối với tội lỗi nhưng khoan nhượng đối với con người tội lỗi.
Chúng ta hãy nhìn lên Ðức Trinh Nữ Maria và khẩn cầu Mẹ là Mẹ tư bi để đến nép thân nơi lòng thương xót của Mẹ. Nơi Mẹ, tình thương nhân từ của Thiên Chúa được nhập thể, và tâm hồn vô nhiễm của Mẹ là nơi trú ẩn an toàn cho người tội lỗi. Ðược Mẹ dẫn lối chỉ đường, chúng ta hăng hái tiến bước, và nhớ lại lời Chúa Giêsu nói với người phụ nữ ngoại tình, nay Người nói với mỗi người chúng ta rằng: "Hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa" (Ga 8,11).
Lạy Mẹ Maria, xin giúp chúng con đón nhận với niềm vui đã được canh tân, tiếp nhận hồng ân cứu rỗi, ngõ hầu chúng con gặp lại được sự tin tưởng và niềm hy vọng để bước đi trên con đường mới. Amen.
(Mọi người thinh lặng trong giây phút chiêm ngắm Chúa)
u Hát : Chúa Luôn Tha Thứ - V.A
ĐK: Chúa luôn tha thứ cho con, không hề kết án tội con bao giờ. Mong con quay gót trở về, trong tình yêu Chúa chẳng hề nhạt phai.
1. Ôi tình yêu Chúa , Ngài thương con khi đời con đã mất , hết hy vọng giữa cõi đời. Khi Chúa đến với con rồi con vẫn ngỡ là mơ. Bao người lên án cười chê con khi đời con lỡ bước, muốn tiêu diệt tấm thân này.
2. Đang trong khi lúc cơ cùng Chúa đã cứu đời con. Khi kề bên Chúa Ngài nhìn con ôi tình yêu chan chứa, nói sao vừa, nói sao vừa. Hoen mi lệ ứa dâng trào ôi ngọt ngào tình Chúa.
(Thinh lặng giây lát chiêm ngưỡng Thánh Thể Chúa và cầu nguyện riêng)
u Công bố lời Chúa
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh (Mt 18, 21 - 35)
Bấy giờ, ông Phê-rô đến gần Đức Giê-su mà hỏi rằng: "Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần ? Có phải bảy lần không ? Đức Giê-su đáp: "Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy". Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn nén vàng. Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con, tài sản mà trả nợ. Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống bái lạy: "Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết". Tôn chủ của tên đầy tớ liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ. Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: "Trả nợ cho tao !". Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ: "Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh". Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ. Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đồng bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện. Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến và bảo: "Tên đầy tớ độc ác kia. Ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin Ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính Ta đã thương xót ngươi sao ?" Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông. Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình".
Đó là Lời Chúa.
u Gợi ý suy niệm 2 (Mọi người ngồi)
Chủ đề : Hãy Tha Thứ Vì Ta Cần Chúa Thứ Tha
Bài Tin Mừng hôm nay trình bày câu hỏi nổi tiếng của Phêrô dành cho Thày Giêsu: “Lạy Thày, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho họ mấy lần. Có phải đến bẩy lần không ?” (Mt 18, 21). Ông hỏi Chúa Giêsu như thế vì ông tự nghĩ rằng: Theo các Thầy dạy luật, các Rabbi, thì những người công chính nên tha thứ cho những người xúc phạm tới mình 3 lần, sự bất quá tam. Đến lần thứ IV thì không buộc phải tha thứ cho họ nữa! Do đó, ông tự nghĩ: Tha cho anh em đến bẩy lần là điều quá sức, quá quảng đại và đã chứng tỏ rằng mình thực thi như thế là anh hùng và đáng Chúa khen ngợi rồi!
Thế nhưng, câu trả lời của Chúa làm cho ông chưng hửng, cảm thấy hổ thẹn khi so sánh đề nghị của ông với sự đòi hỏi của Chúa thì thấy mình còn quá xa sự trọn lành, xa đòi hỏi của Tin Mừng, Chúa trả lời: “Thầy không bảo con phải tha đến bẩy lần, nhưng đến bẩy mươi lần bẩy” (Mt 18, 22)
Để giải thích cho Phêrô tại sao cần phải luôn tha thứ, Đức Giêsu kể lại dụ ngôn những kẻ mắc nợ. Người đầu tiên được ông chủ tha hết nợ mặc dầu anh nợ ông chủ một số tiền lớn. Nhưng chính anh chỉ sau đó ít lâu lại không biết thương xót và tha cho người khác là kẻ chỉ mắc nợ anh một số tiền nhỏ.
Chúa Giêsu tuyên bố : “Cha Ta trên trời sẽ xử với các con đúng như thế, nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho anh em mình” (Mt 18, 35).
Tha thứ là một hành vi nghiêm chỉnh, nếu có thể thì rất khó đối với con người. Người ta không thể nói về sự tha thứ cách nông nổi, khi yêu cầu người bị xúc phạm tha thứ cho người đã xúc phạm đến mình. Các tôn giáo đều dạy sự tha thứ. Tha thứ để làm cho oán tiêu tan, để phá vỡ cái vòng oan nghiệt trói buộc con người. Đức Phật cũng đã để lại một châm ngôn “Không phải với sự oán giận mà sự oán giận được xoa dịu; với sự không oán giận, sự oán giận mới được xoa dịu”. Tha thứ trong Kitô giáo vượt xa sự không bạo tàn và sự không oán hận. Kitô giáo mời gọi tha thứ vì một lý do khác: “Ngươi này tích lòng giận ghét người kia, mà dám xin Chúa cứu chữa sao ? Nó chẳng thương xót người đồng loại với nó, mà còn cầu xin tha thứ tội lỗi nó làm sao?”(Sir 27, ). Tôi phải tha thứ cho anh em tôi vì Chúa đã liên tục tha thứ cho tôi. Ðời tôi là một chuỗi những vấp ngã, được đan kết với bao thứ tha. Ơn tha thứ như dòng suối chảy vào đời tôi, nếu bị ngăn lại, nó sẽ thành ao tù, nó chỉ trong lành khi được chảy đến tha nhân. Tha thứ một cách phi thường và hồn nhiên, đó là thái độ của người thấm nhuần Kitô giáo.
Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta cầu nguyện: “Xin tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Đức Thánh Cha Phanxi cô nó : Đây là một phương trình phải luôn đi đôi với nhau. Nếu bạn không thể tha thứ, thì làm sao Thiên Chúa có thể tha thứ cho bạn? Ngài muốn tha thứ cho bạn, nhưng nếu bạn đóng cửa lòng, thì lòng thương xót không thể bước vào. Có người sẽ hỏi rằng: ‘Thưa cha, con tha thứ nhưng con chẳng thể quên được điều tồi tệ mà người đó làm cho con…’. Đây lại là một vấn đề khác. ‘Hãy khẩn cầu Thiên Chúa để Ngài giúp bạn quên điều đó đi.’ Thật vậy, người ta có thể tha thứ nhưng để quên đi lỗi lầm thì không luôn luôn thành công. Đôi khi chúng ta nói rằng tôi tha thứ cho bạn nhưng thật ra ý tôi là muốn bắt đền bạn; bạn phải trả giá. Tha thứ kiểu này thật sự không được. Hãy tha thứ như Thiên Chúa tha thứ: đó là tha thứ đến tận cùng.
Ước gì mỗi người chúng ta, để đón nhận sự tha thứ của Thiên Chúa. Nhận lãnh sự tha thứ và rồi chúng ta cũng phải tha thứ cho người khác nữa - tha thứ thật lòng. Có lẽ bạn sẽ không bao giờ chào tôi khi gặp nhau trên đường nữa, nhưng tự thâm tâm tôi đã tha thứ cho bạn rồi. Và như thế chúng ta xích lại gần điều vĩ đại của Thiên Chúa, đó chính là lòng thương xót. Khi tha thứ, chúng ta mở tâm hồn ra để lòng thương xót của Thiên Chúa đi vào và tha thứ cho chúng ta, vì tất cả chúng ta đều cần phải khẩn nài sự tha thứ. Tha thứ và rồi chúng ta sẽ được thứ tha. Chúng ta hãy có lòng thương xót người khác, và chúng ta sẽ cảm nhận được lòng thương xót đó nơi Thiên Chúa, là Đấng một khi đã tha thứ thì hoàn toàn quên hết lỗi lầm của chúng ta.
Lạy Thiên Chúa là Đấng Xót Thương và hay tha thứ, xin dạy con bài học nhân ái, độ lượng và thứ tha, để con không giữ lòng hiềm thù, oán hờn và ghen ghét bất cứ ai đã xúc phạm, gây ra đau khổ cho con, xin giúp con luôn tha thứ cho mọi người vô tình hay hữu ý xúc phạm tới con. Amen.
(Thinh lặng giây lát chiêm ngưỡng Thánh Thể Chúa và cầu nguyện riêng)
u Hát : THÁNH VỊNH 50 Lm. Kim Long
1. Xin thương con lạy Chúa theo lượng từ bi Chúa xóa tội con theo lượng hải hà. Rửa con sạch muôn vàn lầm lỗi, tội tình con xin Ngài tẩy luyện.
(Đáp ) Lạy Chúa xin thương chúng con vì chúng con đã phạm đến Ngài.
2. Vâng con nay đà biết bao tội tình vương mắc suốt ngày đêm luôn ở trước mặt. Dám sai phạm với một mình Chúa, từng tà gian ngay ở trước Ngài.
(Đáp ) Lạy Chúa xin thương chúng con vì chúng con đã phạm đến Ngài.
3. Ban cho con, lạy Chúa cõi lòng thực trong trắng, phú vào con tinh thần vững mạnh. Chớ xua từ con khỏi mặt Chúa, đừng biệt con khỏi Thần Trí Ngài.
(Đáp ) Lạy Chúa xin thương chúng con vì chúng con đã phạm đến Ngài.
4. Cho con vui được thấy ơn Ngài thương cứu rỗi, đỡ vực con theo lòng quảng đại. Cúi xin Ngài thương mở miệng lưỡi, để hồn con dâng lời tán tụng.
(Đáp ) Lạy Chúa xin thương chúng con vì chúng con đã phạm đến Ngài.
(Vị Chủ sự và giúp lễ với bình hương, nến nghi ngút đi ra quì trước Thánh Thể)
III. CẦU NGUYỆN TRƯỚC THÁNH THỂ
(Mời cộng đoàn quì)
u Chủ sự :
Anh chị em thân mến,
Hiệp cùng Đức Giáo Hoàng Phanxicô và với tất cả anh chị em tín hữu trên toàn thế giới, trong giờ phút linh thiêng này, trước Đức Giêsu Thánh Thể, chúng ta cùng dâng lên Chúa những lời nguyện xin.
u Ý cầu nguyện
(Sau mỗi ý nguyện, cộng đoàn đáp : Xin Chúa tha thứ cho chúng con)
Vị chủ sự xướng :
1. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể đang hiện diện trên bàn thờ này, chúng con quỳ gối trước nhan Chúa. Con tin thật Chúa là Chúa của chúng con, chúng con là tạo vật của Chúa. Trước nhan Chúa, chúng con ý thức về thân phận tội lỗi của chúng con. Chúng con muốn được Chúa thứ tha cho mỗi người chúng con và cho toàn thế giới vì những xúc phạm đến Chúa.
Đáp : Xin Chúa tha thứ cho chúng con.
2. Lạy Thiên Chúa là Cha, vì tình thương vô lượng hải hà, Cha đã sai Con Một mình là Đức Giêsu Kitô xuống thế làm người, đi rao giảng Tin Mừng, chết và sống lại để cứu chuộc chúng con, thế mà chúng con vô ơn bội nghĩa với Chúa.
Đáp : Xin Chúa tha thứ cho chúng con.
3. Lạy Chúa, đôi khi chúng con không nhận ra tình yêu Chúa do ham mê của cải phù phiếm che lấp con mắt tâm hồn chúng con, hoặc có khi chúng con đã nhận ra công trình kỳ diệu quan phòng của Chúa nhưng vì tính kiêu căng, ích kỷ, muốn làm chủ đời mình, nên chúng con đã lái đi hướng khác mà không quy thuận đường lối Chúa. Xin tha thứ cho chúng con.
Đáp : Xin Chúa tha thứ cho chúng con.
4. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, điều đang hủy diệt lòng bác ái của chúng con là lòng tham lam tiền tài, một trái tim lạnh lùng và sự từ chối Thiên Chúa, thỏa thích trong hoang tưởng của chính mình hơn là đi tìm sự an ủi trong lời Chúa và trong các Bí tích.
Đáp : Xin Chúa tha thứ cho chúng con.
5. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, “Vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội đi” (Mt 24, 12). Xin Chúa tha thứ cho những gì chúng con xúc phạm đến Mình Thánh Chúa và tha nhân, khi chúng con dửng dưng với đồng loại và với Thiên Chúa.
Đáp : Xin Chúa tha thứ cho chúng con
6. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, nhân loại hôm nay luôn chìm đắm trong biển máu của hận thù, chia rẽ. Bản thân chúng con cũng khó lòng tha thứ cho những người có lỗi với chúng con. Chúa muốn chúng con đến với nhau bằng bằng ánh mắt, bằng con tim, bằng lời nói yêu thương và không được tự cho phép có bất cứ suy nghĩ, lời nói, cử chỉ nào thiếu bác ái bao dung.
Đáp : Xin Chúa tha thứ cho chúng con
u Chủ sự :
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con hiệp cùng Đức Giáo Hoàng Phanxicô dâng lên Chúa những ý nguyện của người, cùng với ý của chúng con vừa nói lên, với bao ý nguyện của anh chị em chúng con trên toàn thế giới, và của nhiều người chưa thể nói ra, Chúa đều biết cả, Chúa thấu hiểu lòng chúng con, xin Chúa thương đón nhận, thánh hóa và ban ơn tha thứ theo thánh ý Chúa. Amen.
IV. PHÉP LÀNH MÌNH THÁNH CHÚA
u Hát cầu cho Đức Giáo Hoàng.
u Hát : Ca Thánh Thể.
u Lời nguyện.
u Phép Lành Mình Thánh Chúa.
V. BẾ MẠC
u Hát kết thúc
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cha Bernardo Cervellera: Những nhà thương thuyết cần nhớ bài học với Hà Nội khi thương thảo với Bắc Kinh
Đặng Tự Do
07:05 07/03/2018
Cha Bernardo Cervellera, Giám Đốc thông tấn xã Công Giáo Asia News của Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, nguyên là Giám Đốc thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, và nguyên là giáo sư Đại Học tại Bắc Kinh; vừa có bài xã luận về cuộc thương thảo giữa Tòa Thánh và Trung Quốc.
Đây là bản dịch Việt Ngữ toàn văn bài xã luận của ngài đăng trên Asia-News ngày 05 tháng 3, 2018. Nguyên bản bằng tiếng Anh có thể xem tại đây:
A healthy scepticism of China – Vatican agreement, does not mean we are 'against the Pope'
Một sự hoài nghi lành mạnh về thoả thuận giữa Trung Quốc và Vatican, không có nghĩa là chúng tôi đang “chống lại Giáo hoàng”
Bernardo Cervellera
Rome (AsiaNews) - AsiaNews thực sự nghĩ gì về thỏa thuận giữa Trung Quốc và Vatican? Một số độc giả đã hỏi chúng tôi câu hỏi này dưới ánh sáng của những vấn đề đang làm cho nhiều người Công Giáo trên toàn thế giới quan ngại.
Như các bạn đã biết, có những “người lạc quan”, những người xem thỏa thuận này như thể là thuốc chữa bách bệnh cho tất cả các vấn đề của Giáo hội Trung Quốc, tin rằng nó sẽ tạo ra sự thống nhất lớn hơn, khả năng phúc âm hoá rộng hơn, và sự hội nhập văn hóa (Trung Hoa hoá) sâu xa hơn, mặc dù thỏa thuận họ nhắm đến chỉ đơn thuần liên quan đến việc bổ nhiệm các giám mục và không còn gì khác nữa, nhất là không có quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh, như đôi khi nhiều người tin tưởng.
Kế đến cũng có “những người bi quan”, những người xem bất cứ đàm phán nào với Bắc Kinh đều là vô nghĩa vì cái chính phủ đó “không đáng tin cậy” và vì giá phải trả cho thỏa thuận này là đưa Giáo hội vào tay các thế lực chính trị, đề cao tính “độc lập” của Giáo hội quốc doanh và vô hình chung là xúi giục các giám mục Trung Quốc đi theo con đường “độc lập” này.
AsiaNews không lạc quan hay bi quan, nhưng chúng tôi hoài nghi. Và chúng tôi hoài nghi vì chúng tôi là những người thực tế: bởi vì chúng tôi nhìn thấy các sự kiện đang diễn ra. Ngay khi các phái đoàn Vatican và Trung Quốc sắp gặp nhau thì các nhà thờ bị phá hủy, những người trẻ tuổi bị cấm đi nhà thờ, lệnh cấm được áp dụng cả với trường hợp tập hợp để đọc kinh tại tư gia. .. nếu chương trình của Đảng là nhằm bóp nghẹt và đàn áp đức tin (của tất cả các tôn giáo), thậm chí thông qua các cuộc bổ nhiệm các giám mục “được nhắm đến”, thì trong thỏa thuận này Bắc Kinh có thể có động lực nào khác hơn là bóp nghẹt sức sống của Giáo hội tại Trung Quốc? Có những dấu hiệu đáng báo động: các linh mục không thể gặp gỡ những người trẻ; họ không thể tổ chức các trại và các khóa linh thao với người trẻ; các giám mục ở nước ngoài và trong nước phải hành xử rập khuôn theo những chính sách mà Đảng đưa cho họ; quan hệ với những người Công Giáo không phải là người Trung Quốc bị kiểm soát, quay phim, và không được có những ẩn dụ nào.
Tất cả những sự kiện này mà chúng tôi đã đề cập đến - và chúng tôi ghi lại gần như hàng ngày – không xuất hiện bất cứ chỗ nào trong các bài phân tích, tin tức hoặc bài viết của nhiều “chuyên gia” về Trung Quốc, là những người đang chiến đấu tới cùng cho “sự lạc quan” của họ. Tin tưởng của họ là một niềm tin mù quáng mà tính chất phe phái thậm chí đậm màu ý thức hệ càng ngày càng tỏ tường.
Thay vào đó, chúng tôi tin rằng niềm tin vào cuộc thương thảo với Trung Quốc cần phải được kết hợp với lý trí và tự do tôn giáo, và bất kỳ thỏa thuận nào không bảo đảm được quyền tự do tôn giáo nhiều hơn đều là những thỏa thuận tồi tệ.
Điều đáng buồn nhất là những “người lạc quan”, những người quan sát động thái của chính quyền Trung Quốc qua các cặp kính màu hồng, cũng xem những tin tức và những tố cáo mà chúng tôi công bố - dựa trên các số liệu và sự kiện có thể xác minh được - như “một âm mưu đen tối”. Điều tồi tệ hơn, họ xem những dữ kiện mà chúng tôi công bố như một “âm mưu chống lại Đức Giáo Hoàng Phanxicô”, bất kể thực tế là Đức Thánh Cha Phanxicô luôn nói rằng ngài muốn tranh luận với những người không đồng ý với ngài. Trong trường hợp của chúng tôi, chúng tôi thực sự làm theo ý Đức Giáo Hoàng Phanxicô, là mang đến cho ngài nhiều ý kiến và sự kiện để ngài có thể dựa vào đó để đưa ra các quyết định của mình, hơn là những gì các quan điểm ý thức hệ lạc hậu và mù quáng có thể đưa ra.
Thêm vào đó, cho đến nay, Đức Giáo Hoàng của chúng ta luôn nói rằng Thư của Đức Bênêđictô XVI cho người Công Giáo Trung Quốc (năm 2007) “vẫn còn hiệu lực”. Và trong bức thư đó, Đức Bênêđictô XVI nói rằng nguyên tắc “độc lập” của Giáo hội Trung Quốc “không tương thích với tín lý Công Giáo”. Điều này có nghĩa là các giám mục, ngay cả những người được chế độ công nhận, nếu muốn trở thành các giám mục của Giáo Hội Công Giáo, thì không thể tuyên bố điều đó như là một điều hiển nhiên, hay một điều có thể chấp nhận được. Một lần nữa, cũng lá thư đó nói rằng “Giải pháp cho các vấn đề hiện tại không thể theo đuổi thông qua xung đột đang diễn ra với các cơ quan dân sự hợp pháp; tuy nhiên, sự vâng phục các cơ quan này là không thể chấp nhận được khi họ can thiệp một cách quá mức vào các vấn đề về đức tin và kỷ luật của Giáo Hội..”
Tôi tự hỏi ai là người “chống lại Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.
Người ta tin rằng một sự hòa hoãn với chính phủ Bắc Kinh có thể cho phép nhiều sinh viên Trung Quốc đến Italia để học tập tại các trường đại học Giáo Hoàng và các trường đại học khác; hàng triệu khách du lịch Trung Quốc có thể tràn ngập nhà nguyện Sistina; và ngay cả Viện Giáo Vụ cũng có thể tìm được cách hợp tác với nền kinh tế đang đứng thứ hai thế giới (và sẽ mau chóng đứng nhất thế giới) này. Tuy nhiên, tất cả điều này vẫn còn một khả năng xa vời vợi. Thay vào đó, ngày hôm nay, trước chúng ta, là những Kitô hữu, cả chính thức lẫn thầm lặng, những người đang bị kiểm tra và đang bị bóp cổ, như thể tôn giáo của họ là một loại sâu bệnh mà Đảng phải tiêu diệt (đó chính xác là điều mà Trung Quốc, quốc gia đứng hàng đầu về phát triển, nhưng không có linh hồn, đang cần đến).
Vậy AsiaNews đề xuất ra sao nếu đây không thể là một thỏa thuận “lịch sử”?
Đợi. Đúng thế, hãy đợi cho đến những thời điểm tốt đẹp hơn, được đi kèm với những dấn thân “lịch sử” nhằm hòa giải giữa hai cộng đồng ở Trung Quốc, tăng cường việc đào tạo và loan truyền Phúc Âm. Sự hòa giải giữa hai cộng đồng chính thức và hầm trú là những gì mà Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI vẫn hằng mong mỏi. Và điều này không cần có sự thỏa thuận nào với chính phủ: sự hòa giải và thống nhất đến từ nhu cầu kết hiệp mật thiết của đức tin Công Giáo. Và hai vị giáo hoàng đã thành công, đưa gần như tất cả các giám mục hòa giải với Đức Giáo Hoàng và với những người khác. Một điều mà những người “lạc quan” quên đi là sự thống nhất này đã đạt đến 90%, khiến cho Hiệp hội yêu nước lo sợ đến mức nó đã tái tục các vụ phong chức giám mục bất hợp pháp, không có sự ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng, buộc các giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng phải tham gia vào các trò truyền chức trái phép thậm chí sử dụng cả lực lượng cảnh sát, nhằm tạo ra sự hoang mang và ngộ nhận giữa các tín hữu, trong khi Hiệp hội yêu nước phủi tay trước các chia rẽ mới.
Một dấn thân khác cần phải đi kèm theo là việc đào tạo các linh mục, nữ tu và giáo dân. Vì lý do này, AsiaNews tìm cách để có được học bổng cho các linh mục trẻ Trung Quốc, chúng tôi xuất bản các bài phát biểu của Đức Thánh Cha bằng tiếng Hoa, cũng như các ấn phẩm khác nhằm củng cố tâm linh của các tín hữu. Cùng với chúng tôi, nhiều cộng đồng Công Giáo khác trên thế giới cũng đang tham gia vào lĩnh vực này.
Cuối cùng, phúc âm hoá. Về điểm này, chúng ta nên học hỏi từ những người Tin Lành ở Trung Quốc: Họ không cần bất kỳ thỏa thuận nào với chính phủ, các Kitô hữu Tin Lành lây lan nhanh như lửa. Và đặc biệt là các cộng đồng không được chính phủ công nhận đang lan rộng rất nhanh: những kẻ đóng khung trong Ba Phong Trào Tự Cường (tức là cộng đồng Công Giáo chính thức) chỉ có khoảng 20 triệu người, nhưng có hơn 50 triệu người tụ tập trong các nhà thờ tại gia, họ mở ra các chủng viện, lưu hành lén lút các ấn phẩm. Và cho dù họ bị bách hại, bị bắt và nhà thờ của họ bị san bằng thành bình địa, nhưng việc loan truyền Tin Mừng không dừng lại và họ được sự an ủi, sự nâng đỡ và sự ủng hộ của nhiều cộng đồng Tin Lành trên thế giới. Sẽ thực sự tuyệt vời nếu ngay cả những người Công Giáo Trung Quốc cũng có sự hỗ trợ tương tự từ Giáo hội phổ quát.
Khi nói đến thỏa thuận “lịch sử” này, người ta không ngừng nhắc đến “mô hình Việt Nam”. Nhưng phải nhớ rằng chính phủ Hà Nội đã không đối xử với Vatican xuất phát từ lòng nhân từ, nhưng họ chỉ đàm phán khi thấy một số giám mục dám tạo ra những đe dọa cho họ, dám tổ chức các chủng viện chui, phong chức linh mục chui và sẵn sàng có các giám mục không chính thức.
Nỗi buồn của tôi là trong cuộc đối thoại giữa Trung Quốc và Vatican, những lý do và cuộc sống của Giáo hội thầm lặng chưa bao giờ được xem xét hoặc thực sự được lắng nghe: đó là sự “vứt bỏ” mà Đức Thánh Cha Phanxicô thường nói đến. Tuy nhiên, Giáo hội ấy hình thành lên khối đa số các tín hữu ở Trung Quốc. Ngay cả trong các số liệu thống kê chính thức của nhà nước trong số 12 triệu tín hữu mà họ thừa nhận, 5 triệu người thuộc Giáo Hội chính thức; 7 triệu người khác thuộc Giáo hội thầm lặng, đó là một sự “vứt bỏ” quá nhiều mà ta không thể im lặng được.
Source: AsiaNews - A healthy scepticism of China – Vatican agreement, does not mean we are 'against the Pope'
Đây là bản dịch Việt Ngữ toàn văn bài xã luận của ngài đăng trên Asia-News ngày 05 tháng 3, 2018. Nguyên bản bằng tiếng Anh có thể xem tại đây:
A healthy scepticism of China – Vatican agreement, does not mean we are 'against the Pope'
Một sự hoài nghi lành mạnh về thoả thuận giữa Trung Quốc và Vatican, không có nghĩa là chúng tôi đang “chống lại Giáo hoàng”
Bernardo Cervellera
Rome (AsiaNews) - AsiaNews thực sự nghĩ gì về thỏa thuận giữa Trung Quốc và Vatican? Một số độc giả đã hỏi chúng tôi câu hỏi này dưới ánh sáng của những vấn đề đang làm cho nhiều người Công Giáo trên toàn thế giới quan ngại.
Như các bạn đã biết, có những “người lạc quan”, những người xem thỏa thuận này như thể là thuốc chữa bách bệnh cho tất cả các vấn đề của Giáo hội Trung Quốc, tin rằng nó sẽ tạo ra sự thống nhất lớn hơn, khả năng phúc âm hoá rộng hơn, và sự hội nhập văn hóa (Trung Hoa hoá) sâu xa hơn, mặc dù thỏa thuận họ nhắm đến chỉ đơn thuần liên quan đến việc bổ nhiệm các giám mục và không còn gì khác nữa, nhất là không có quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh, như đôi khi nhiều người tin tưởng.
Kế đến cũng có “những người bi quan”, những người xem bất cứ đàm phán nào với Bắc Kinh đều là vô nghĩa vì cái chính phủ đó “không đáng tin cậy” và vì giá phải trả cho thỏa thuận này là đưa Giáo hội vào tay các thế lực chính trị, đề cao tính “độc lập” của Giáo hội quốc doanh và vô hình chung là xúi giục các giám mục Trung Quốc đi theo con đường “độc lập” này.
AsiaNews không lạc quan hay bi quan, nhưng chúng tôi hoài nghi. Và chúng tôi hoài nghi vì chúng tôi là những người thực tế: bởi vì chúng tôi nhìn thấy các sự kiện đang diễn ra. Ngay khi các phái đoàn Vatican và Trung Quốc sắp gặp nhau thì các nhà thờ bị phá hủy, những người trẻ tuổi bị cấm đi nhà thờ, lệnh cấm được áp dụng cả với trường hợp tập hợp để đọc kinh tại tư gia. .. nếu chương trình của Đảng là nhằm bóp nghẹt và đàn áp đức tin (của tất cả các tôn giáo), thậm chí thông qua các cuộc bổ nhiệm các giám mục “được nhắm đến”, thì trong thỏa thuận này Bắc Kinh có thể có động lực nào khác hơn là bóp nghẹt sức sống của Giáo hội tại Trung Quốc? Có những dấu hiệu đáng báo động: các linh mục không thể gặp gỡ những người trẻ; họ không thể tổ chức các trại và các khóa linh thao với người trẻ; các giám mục ở nước ngoài và trong nước phải hành xử rập khuôn theo những chính sách mà Đảng đưa cho họ; quan hệ với những người Công Giáo không phải là người Trung Quốc bị kiểm soát, quay phim, và không được có những ẩn dụ nào.
Tất cả những sự kiện này mà chúng tôi đã đề cập đến - và chúng tôi ghi lại gần như hàng ngày – không xuất hiện bất cứ chỗ nào trong các bài phân tích, tin tức hoặc bài viết của nhiều “chuyên gia” về Trung Quốc, là những người đang chiến đấu tới cùng cho “sự lạc quan” của họ. Tin tưởng của họ là một niềm tin mù quáng mà tính chất phe phái thậm chí đậm màu ý thức hệ càng ngày càng tỏ tường.
Thay vào đó, chúng tôi tin rằng niềm tin vào cuộc thương thảo với Trung Quốc cần phải được kết hợp với lý trí và tự do tôn giáo, và bất kỳ thỏa thuận nào không bảo đảm được quyền tự do tôn giáo nhiều hơn đều là những thỏa thuận tồi tệ.
Điều đáng buồn nhất là những “người lạc quan”, những người quan sát động thái của chính quyền Trung Quốc qua các cặp kính màu hồng, cũng xem những tin tức và những tố cáo mà chúng tôi công bố - dựa trên các số liệu và sự kiện có thể xác minh được - như “một âm mưu đen tối”. Điều tồi tệ hơn, họ xem những dữ kiện mà chúng tôi công bố như một “âm mưu chống lại Đức Giáo Hoàng Phanxicô”, bất kể thực tế là Đức Thánh Cha Phanxicô luôn nói rằng ngài muốn tranh luận với những người không đồng ý với ngài. Trong trường hợp của chúng tôi, chúng tôi thực sự làm theo ý Đức Giáo Hoàng Phanxicô, là mang đến cho ngài nhiều ý kiến và sự kiện để ngài có thể dựa vào đó để đưa ra các quyết định của mình, hơn là những gì các quan điểm ý thức hệ lạc hậu và mù quáng có thể đưa ra.
Thêm vào đó, cho đến nay, Đức Giáo Hoàng của chúng ta luôn nói rằng Thư của Đức Bênêđictô XVI cho người Công Giáo Trung Quốc (năm 2007) “vẫn còn hiệu lực”. Và trong bức thư đó, Đức Bênêđictô XVI nói rằng nguyên tắc “độc lập” của Giáo hội Trung Quốc “không tương thích với tín lý Công Giáo”. Điều này có nghĩa là các giám mục, ngay cả những người được chế độ công nhận, nếu muốn trở thành các giám mục của Giáo Hội Công Giáo, thì không thể tuyên bố điều đó như là một điều hiển nhiên, hay một điều có thể chấp nhận được. Một lần nữa, cũng lá thư đó nói rằng “Giải pháp cho các vấn đề hiện tại không thể theo đuổi thông qua xung đột đang diễn ra với các cơ quan dân sự hợp pháp; tuy nhiên, sự vâng phục các cơ quan này là không thể chấp nhận được khi họ can thiệp một cách quá mức vào các vấn đề về đức tin và kỷ luật của Giáo Hội..”
Tôi tự hỏi ai là người “chống lại Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.
Người ta tin rằng một sự hòa hoãn với chính phủ Bắc Kinh có thể cho phép nhiều sinh viên Trung Quốc đến Italia để học tập tại các trường đại học Giáo Hoàng và các trường đại học khác; hàng triệu khách du lịch Trung Quốc có thể tràn ngập nhà nguyện Sistina; và ngay cả Viện Giáo Vụ cũng có thể tìm được cách hợp tác với nền kinh tế đang đứng thứ hai thế giới (và sẽ mau chóng đứng nhất thế giới) này. Tuy nhiên, tất cả điều này vẫn còn một khả năng xa vời vợi. Thay vào đó, ngày hôm nay, trước chúng ta, là những Kitô hữu, cả chính thức lẫn thầm lặng, những người đang bị kiểm tra và đang bị bóp cổ, như thể tôn giáo của họ là một loại sâu bệnh mà Đảng phải tiêu diệt (đó chính xác là điều mà Trung Quốc, quốc gia đứng hàng đầu về phát triển, nhưng không có linh hồn, đang cần đến).
Vậy AsiaNews đề xuất ra sao nếu đây không thể là một thỏa thuận “lịch sử”?
Đợi. Đúng thế, hãy đợi cho đến những thời điểm tốt đẹp hơn, được đi kèm với những dấn thân “lịch sử” nhằm hòa giải giữa hai cộng đồng ở Trung Quốc, tăng cường việc đào tạo và loan truyền Phúc Âm. Sự hòa giải giữa hai cộng đồng chính thức và hầm trú là những gì mà Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI vẫn hằng mong mỏi. Và điều này không cần có sự thỏa thuận nào với chính phủ: sự hòa giải và thống nhất đến từ nhu cầu kết hiệp mật thiết của đức tin Công Giáo. Và hai vị giáo hoàng đã thành công, đưa gần như tất cả các giám mục hòa giải với Đức Giáo Hoàng và với những người khác. Một điều mà những người “lạc quan” quên đi là sự thống nhất này đã đạt đến 90%, khiến cho Hiệp hội yêu nước lo sợ đến mức nó đã tái tục các vụ phong chức giám mục bất hợp pháp, không có sự ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng, buộc các giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng phải tham gia vào các trò truyền chức trái phép thậm chí sử dụng cả lực lượng cảnh sát, nhằm tạo ra sự hoang mang và ngộ nhận giữa các tín hữu, trong khi Hiệp hội yêu nước phủi tay trước các chia rẽ mới.
Một dấn thân khác cần phải đi kèm theo là việc đào tạo các linh mục, nữ tu và giáo dân. Vì lý do này, AsiaNews tìm cách để có được học bổng cho các linh mục trẻ Trung Quốc, chúng tôi xuất bản các bài phát biểu của Đức Thánh Cha bằng tiếng Hoa, cũng như các ấn phẩm khác nhằm củng cố tâm linh của các tín hữu. Cùng với chúng tôi, nhiều cộng đồng Công Giáo khác trên thế giới cũng đang tham gia vào lĩnh vực này.
Cuối cùng, phúc âm hoá. Về điểm này, chúng ta nên học hỏi từ những người Tin Lành ở Trung Quốc: Họ không cần bất kỳ thỏa thuận nào với chính phủ, các Kitô hữu Tin Lành lây lan nhanh như lửa. Và đặc biệt là các cộng đồng không được chính phủ công nhận đang lan rộng rất nhanh: những kẻ đóng khung trong Ba Phong Trào Tự Cường (tức là cộng đồng Công Giáo chính thức) chỉ có khoảng 20 triệu người, nhưng có hơn 50 triệu người tụ tập trong các nhà thờ tại gia, họ mở ra các chủng viện, lưu hành lén lút các ấn phẩm. Và cho dù họ bị bách hại, bị bắt và nhà thờ của họ bị san bằng thành bình địa, nhưng việc loan truyền Tin Mừng không dừng lại và họ được sự an ủi, sự nâng đỡ và sự ủng hộ của nhiều cộng đồng Tin Lành trên thế giới. Sẽ thực sự tuyệt vời nếu ngay cả những người Công Giáo Trung Quốc cũng có sự hỗ trợ tương tự từ Giáo hội phổ quát.
Khi nói đến thỏa thuận “lịch sử” này, người ta không ngừng nhắc đến “mô hình Việt Nam”. Nhưng phải nhớ rằng chính phủ Hà Nội đã không đối xử với Vatican xuất phát từ lòng nhân từ, nhưng họ chỉ đàm phán khi thấy một số giám mục dám tạo ra những đe dọa cho họ, dám tổ chức các chủng viện chui, phong chức linh mục chui và sẵn sàng có các giám mục không chính thức.
Nỗi buồn của tôi là trong cuộc đối thoại giữa Trung Quốc và Vatican, những lý do và cuộc sống của Giáo hội thầm lặng chưa bao giờ được xem xét hoặc thực sự được lắng nghe: đó là sự “vứt bỏ” mà Đức Thánh Cha Phanxicô thường nói đến. Tuy nhiên, Giáo hội ấy hình thành lên khối đa số các tín hữu ở Trung Quốc. Ngay cả trong các số liệu thống kê chính thức của nhà nước trong số 12 triệu tín hữu mà họ thừa nhận, 5 triệu người thuộc Giáo Hội chính thức; 7 triệu người khác thuộc Giáo hội thầm lặng, đó là một sự “vứt bỏ” quá nhiều mà ta không thể im lặng được.
Source: AsiaNews - A healthy scepticism of China – Vatican agreement, does not mean we are 'against the Pope'
Đức Thánh Cha chuẩn y án tuyên thánh cho Đức Phaolô Đệ Lục và Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero
Đặng Tự Do
16:50 07/03/2018
Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero của Salvadoran sẽ được tuyên thánh, Tòa Thánh đã đưa ra lời khẳng định này hôm thứ Tư 7 tháng Ba.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn việc tuyên bố một phép lạ do sự cầu bầu của vị tổng giám mục đã bị sát hại, mở đường cho việc tuyên thánh cho Đức Cha Romero.
Tổng giám mục Romero đã bị bắn chết vào ngày 24 tháng 3 năm 1980 khi ngài cử hành Thánh Lễ tại nhà nguyện bệnh viện ở El Salvador. Vụ giết hại ngài đã gây sốc cho thế giới, và đã xảy ra vào giai đoạn quốc gia này đang trong một cuộc nội chiến. Chưa có ai chính thức bị truy tố về tội ác này.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn án tuyên Chân Phước cho ngài hồi tháng Hai năm 2015 và lễ tuyên chân phước cho ngài đã diễn ra vào tháng Năm năm sau đó.
Trong sắc lệnh được công bố hôm thứ Tư, Đức Giáo Hoàng nhìn nhận việc chữa lành không thể giải thích được về mặt y khoa của Cecilia Maribel Flores. Cô và gia đình đã cầu nguyện xin Đức Tổng Giám Mục Romero cầu bầu trong khi đang bị các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng trong thời gian mang thai khó.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhìn nhận một phép lạ do lời cầu bầu của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, mở đường cho việc tuyên thánh cho ngài.
Đức Giáo Hoàng giờ đây cần tổ chức một công nghị Hồng Y để chọn ngày lễ tuyên thánh. Hôm thứ Ba, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cho hay Đức Phaolô VI sẽ được phong thánh vào ngày cuối cùng của Thượng Hội Ðồng Giám Mục về Thanh Niên vào cuối tháng Mười năm nay.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhìn nhận những phép lạ do lời cầu bầu của:
Chân Phước Phêrô Francesco Spinelli, đấng sáng lập Tu viện Các Nữ Tu Tôn Thờ Bí Tích Thánh Thể
Chân Phước Maria Katharina Kasper, đấng sáng lập Tu viện Các Tôi Tớ Thấp Hèn của Đức Giêsu Kitô
Chân Phước Vincenzo Romano, một linh mục người Ý
Đấng Đáng Kính María Felicia của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, một nữ tu Paraguay
Đức Thánh Cha cũng nhìn nhận việc tử đạo của Anna Kolesárová, và những đức tính anh hùng của:
Bernardo Łubieński, linh mục dòng Chúa Cứu Chuộc
Cecilio Maria Cortinovis (nhủ danh Antonio Pietro), nữ tu sĩ Dòng Capuchin
Giustina Schiapparoli và Maria Schiapparoli, là những vị sáng lập Dòng Nữ Tử Biển Đức và Dòng Chúa Quan Phòng tại Voghera
Maria Antonella Bordoni, người sáng lập ra Các Nữ tử Bé Nhỏ Mẹ của Mẹ Thiên Chúa
Và Alessandra Sabattini, một tín hữu giáo dân
Source: Catholic Herald - Pope Francis approves sainthood for Oscar Romero
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn việc tuyên bố một phép lạ do sự cầu bầu của vị tổng giám mục đã bị sát hại, mở đường cho việc tuyên thánh cho Đức Cha Romero.
Tổng giám mục Romero đã bị bắn chết vào ngày 24 tháng 3 năm 1980 khi ngài cử hành Thánh Lễ tại nhà nguyện bệnh viện ở El Salvador. Vụ giết hại ngài đã gây sốc cho thế giới, và đã xảy ra vào giai đoạn quốc gia này đang trong một cuộc nội chiến. Chưa có ai chính thức bị truy tố về tội ác này.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn án tuyên Chân Phước cho ngài hồi tháng Hai năm 2015 và lễ tuyên chân phước cho ngài đã diễn ra vào tháng Năm năm sau đó.
Trong sắc lệnh được công bố hôm thứ Tư, Đức Giáo Hoàng nhìn nhận việc chữa lành không thể giải thích được về mặt y khoa của Cecilia Maribel Flores. Cô và gia đình đã cầu nguyện xin Đức Tổng Giám Mục Romero cầu bầu trong khi đang bị các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng trong thời gian mang thai khó.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhìn nhận một phép lạ do lời cầu bầu của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, mở đường cho việc tuyên thánh cho ngài.
Đức Giáo Hoàng giờ đây cần tổ chức một công nghị Hồng Y để chọn ngày lễ tuyên thánh. Hôm thứ Ba, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cho hay Đức Phaolô VI sẽ được phong thánh vào ngày cuối cùng của Thượng Hội Ðồng Giám Mục về Thanh Niên vào cuối tháng Mười năm nay.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhìn nhận những phép lạ do lời cầu bầu của:
Chân Phước Phêrô Francesco Spinelli, đấng sáng lập Tu viện Các Nữ Tu Tôn Thờ Bí Tích Thánh Thể
Chân Phước Maria Katharina Kasper, đấng sáng lập Tu viện Các Tôi Tớ Thấp Hèn của Đức Giêsu Kitô
Chân Phước Vincenzo Romano, một linh mục người Ý
Đấng Đáng Kính María Felicia của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, một nữ tu Paraguay
Đức Thánh Cha cũng nhìn nhận việc tử đạo của Anna Kolesárová, và những đức tính anh hùng của:
Bernardo Łubieński, linh mục dòng Chúa Cứu Chuộc
Cecilio Maria Cortinovis (nhủ danh Antonio Pietro), nữ tu sĩ Dòng Capuchin
Giustina Schiapparoli và Maria Schiapparoli, là những vị sáng lập Dòng Nữ Tử Biển Đức và Dòng Chúa Quan Phòng tại Voghera
Maria Antonella Bordoni, người sáng lập ra Các Nữ tử Bé Nhỏ Mẹ của Mẹ Thiên Chúa
Và Alessandra Sabattini, một tín hữu giáo dân
Source: Catholic Herald - Pope Francis approves sainthood for Oscar Romero
ĐGH nói rằng Thánh Lễ là tham dự cuộc Hiến Tế của Chúa Giêsu miễn phí.
Giuse Thẩm Nguyễn
17:07 07/03/2018
(Vatican News) Trong loạt bài về Thánh Lễ, ĐGH đã nói với khách hành hương trong buổi Tiếp Kiến Chung vào hôm Thứ Tư rằng người ta không phải trả tiền để tham dự Thánh Lễ, ngài đặc biệt nhấn mạnh đến Lời Nguyện Truyền Phép trong Thánh Lễ. “Thánh Lễ là tham dự cuộc Hiến Tế của Chúa Giêsu miễn phí. Nếu con muốn, con có thê dâng một lễ vật, nhưng con không phải trả đồng bạc nào.”
Ba thái độ của người môn đệ Chúa Kitô
ĐGH nói có ba cách tiếp cận không bao giờ nên thiếu nơi các môn đệ của Chúa Giêsu: Thứ nhất là học cách tạ ơn, thứ hai là làm cho đời mình thành quà tặng của tình yêu và thứ ba là xây dựng sự hiệp thông vững chắc với Giáo Hội và với mọi người.
Lời Nguyện Truyền Phép, một sư chỉ dạy.
Nói với các khách hành hương tại sảnh đường Phaolô VI, ĐGH nhấn mạnh đến Lời Nguyện Truyền Phép và rằng “Lời nguyện trọng tâm này trong Thánh Lễ dạy dỗ chúng ta, từng chút một, làm cho cả đời ta trở thành một “bí tích Thánh Thể “và đó là lời nguyện ân sủng.”
Qua lời nguyện truyền phép biến lễ vật bánh và rượu trở thành mình và máu của Chúa Kitô, chúng ta cùng kết hiệp với hiến tế hy sinh của Chúa để hòa giải nhận loại trên cây thánh giá.”
ĐGH giải thích thêm rằng khi tưởng niệm việc Chúa chịu chết và sống lại, “Lời Nguyện Truyền Phép xin cho chúng ta được kéo lại gần hơn, nhờ Chúa Thánh Thần, vào sự hiệp thông với những anh chị em khác trong Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa Kitô và hiệp nhất với hiến tế muôn đời của Chúa Con để ca khen và cầu thay nguyện giúp cho chúng ta trước mặt Chúa Cha.”
ĐGH kết thúc bài chia sẻ bằng lời nguyện cho tất cả mọi tín hữu, trong mỗi Thánh Lễ được “dìm mình vào “màu nhiệm đức tin” này, hầu mang lại ơn tha tội, xây dựng sự hiệp nhất của Giáo Hội và cho sự hòa giải và hòa bình trong đại gia đình nhận loại.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Ba thái độ của người môn đệ Chúa Kitô
ĐGH nói có ba cách tiếp cận không bao giờ nên thiếu nơi các môn đệ của Chúa Giêsu: Thứ nhất là học cách tạ ơn, thứ hai là làm cho đời mình thành quà tặng của tình yêu và thứ ba là xây dựng sự hiệp thông vững chắc với Giáo Hội và với mọi người.
Lời Nguyện Truyền Phép, một sư chỉ dạy.
Nói với các khách hành hương tại sảnh đường Phaolô VI, ĐGH nhấn mạnh đến Lời Nguyện Truyền Phép và rằng “Lời nguyện trọng tâm này trong Thánh Lễ dạy dỗ chúng ta, từng chút một, làm cho cả đời ta trở thành một “bí tích Thánh Thể “và đó là lời nguyện ân sủng.”
Qua lời nguyện truyền phép biến lễ vật bánh và rượu trở thành mình và máu của Chúa Kitô, chúng ta cùng kết hiệp với hiến tế hy sinh của Chúa để hòa giải nhận loại trên cây thánh giá.”
ĐGH giải thích thêm rằng khi tưởng niệm việc Chúa chịu chết và sống lại, “Lời Nguyện Truyền Phép xin cho chúng ta được kéo lại gần hơn, nhờ Chúa Thánh Thần, vào sự hiệp thông với những anh chị em khác trong Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa Kitô và hiệp nhất với hiến tế muôn đời của Chúa Con để ca khen và cầu thay nguyện giúp cho chúng ta trước mặt Chúa Cha.”
ĐGH kết thúc bài chia sẻ bằng lời nguyện cho tất cả mọi tín hữu, trong mỗi Thánh Lễ được “dìm mình vào “màu nhiệm đức tin” này, hầu mang lại ơn tha tội, xây dựng sự hiệp nhất của Giáo Hội và cho sự hòa giải và hòa bình trong đại gia đình nhận loại.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Cuộc thăm dò Pew và Đức Phanxicô sau 5 năm làm giáo hoàng
Vũ Văn An
17:33 07/03/2018
Đức Phanxicô vẫn được dư luận Mỹ ủng hộ, nhưng đã có những dấu hiệu không hài lòng xuất hiện
Năm năm sau ngày được bầu, Đức Phanxicô vẫn được đại đa số người Công Giáo Hoa Kỳ ủng hộ và phần lớn vẫn coi ngài đại biểu cho một sự thay đổi lớn và tích cực đối với Giáo Hội Công Giáo Rôma. Nhưng đồng thời, một cuộc thăm dò mới của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew vừa cho biết đã có những dấu hiệu cho thấy sự không hài lòng ngày một gia tăng đối với Đức Phanxicô nơi người Công Giáo cánh phải chính trị, nhất là những người theo khuynh hướng Cộng Hòa. Họ nghĩ không tốt về ngài, cho ngài quá cấp tiến và ngây thơ.
Một họa đồ do Pew cung cấp cho thấy một số tỷ lệ tăng giảm như sau:
• Phần trăm người Công Giáo ủng hộ Đức Phanxicô năm 2014 là 85%, năm 2018 giảm còn 84%; trong khi ấy phần trăm không ủng hộ ngài năm 2014 là 4%, năm 2018 tăng lên 9%.
• Phần trăm những người Công Giáo Hoa Kỳ coi ngài đầy cảm thương năm 2014 là 94%, năm 2018 vẫn y nguyên; coi ngài kiêm nhường là 91% năm 2015, năm 2018 vẫn y nguyên.
• Phần trăm những người Công Giáo Hoa Kỳ coi ngài như 1 thay đổi tốt hơn và lớn lao cho Giáo Hội là 69% năm 2015, năm 2018 xuống còn 58%; trong khi ấy phần trăm coi ngài không phải là 1 thay đổi tốt hơn và lớn lao cho Giáo Hội là 17% năm 2015, năm 2018 tăng lên 58%; trái lại phần trăm những người coi ngài như một thay đổi tệ hơn năm 2015 là 3% năm 2018 tăng lên 7%.
Xem như thế, hiện nay, 84% người Công Giáo Hoa Kỳ có cái nhìn “thuận lợi” đối với Đức Phanxicô, gần như y hệt với quan điểm năm 2014. Ngoài ra, khoảng 90% người Công Giáo Hoa Kỳ mô tả Đức Phanxicô cảm thương và khiêm nhường. Và mặc dù tỷ lệ người nghĩ Đức Phanxicô đại biểu cho 1 sự thay đổi lớn để tốt hơn có giảm nhưng gần 60% vẫn duy trì cái nhìn tích cực đối với ngài.
Nhưng trong khi Đức Phanxicô vẫn còn được nhiều người ủng hộ như thế, đang có những dấu hiệu cho thấy ngài không còn được mến mộ như trước đây: phần trăm những người coi ngài “quá cấp tiến” đã gia tăng 15% giữa năm 2015 và 2018 nghĩa là từ 19% tăng lên 34%. Và vào khoảng 24% nay coi ngài ngây thơ so cới 15% năm 2015.
Cùng thời gian trên, phần trăm những người Công Giáo Hoa Kỳ nói Đức Phanxicô “xuất sắc” hay “được” trong việc xử lý tai tiếng lạm dụng tình dục giảm từ 55% xuống 45%, ấy là chưa kể cuộc thăm dò này diễn ra trước cuộc tông du Chile và Peru, dịp khiến người ta nêu ra các câu hỏi và tường trình của báo chí về vấn đề này. Cũng có một sự suy giảm tương tự đối với việc “quảng bá đức tin Công Giáo” và “tranh đấu cho các giá trị truyền thống” dù nói chung, ngài vẫn tiếp tục nhận được nhiều lời khen hơn chê trong các mặt trận này.
Cuộc thăm dò cũng thấy nhiều dấu hiệu ngày càng có sự phân cực trong dư luận đảng phái Công Giáo Hoa Kỳ đối với Đức Phanxicô. Thực vậy, phần trăm những người Công Giáo thuộc Đảng Cộng Hòa hay nghiêng về phía Đảng Cộng Hòa coi Đức Phanxicô “quá cấp tiến” đã gia tăng quá gấp đôi kể từ năm 2015 (từ 23% lên 55%). Tương tự như thế, 1 phần 3 người Công Giáo Cộng Hòa nay cho rằng Đức Phanxicô “ngây thơ” đã tăng so với năm 2015 là 16%. Ngược lại, trong số những người Công Giáo Dân Chủ hay nghiêng về Dân Chủ, thì không có sự thay đổi đáng kể nào về cả hai khía cạnh vừa kể.
Thêm vào đó, trong khi phần lớn người Công Giáo Cộng Hòa tiếp tục phát biểu 1 cái nhìn tích cực đối với Đức Phanxicô, thì phần trăm những người có cái nhìn tích cực đối với ngài đã giảm so với cuối năm đầu tiên của ngài cách nay 4 năm. Lúc đó, không có sự khác biệt rõ rệt giữa phần trăm người Công Giáo Cộng Hòa (90%) và người Công Giáo Dân Chủ (87%) ủng hộ ngài. Trái lại, ngày nay, người Công Giáo Dân Chủ ủng hộ ngài nhiều hơn người Công Giáo Cộng Hòa: 89% so với 79%.
Cùng thời kỳ ấy, phần trăm người Công Giáo Cộng Hòa nói Đức Phanxicô tượng trưng cho 1 thay đổi lớn và tích cực đối với Giáo Hội Công Giáo đã giảm từ 60% xuống còn 37%. Trái lại, có sự suy giảm ít hơn thế trong khía cạnh này nơi người Công Giáo Dân Chủ: từ 76% năm 2014 xuống 71% hiện nay.
Đó là một số khám phá chủ yếu trong cuộc thăm dò toàn quốc của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew, tiến hành từ ngày 10 tới ngày 15 tháng 1, năm 2018, nơi 1,503 người lớn, trong đó, có 316 người Công Giáo. Nơi công chúng Hoa Kỳ nói chung (cả Công Giáo lẫn không Công Giáo), gần 6 trong 10 người nói họ có cái nhìn thiện cảm đối với Đức Phanxicô, cũng giống như đầu mùa hè năm 2015, ngay trước khi ngài viếng thăm Hoa Kỳ, hơi thấp hơn cao điểm 70% hồi tháng Hai năm 2015 và đầu năm 2017. So với Đức Phanxicô, Đức Bênêđíctô XVI, nói chung, được phần trăm thiện cảm ít hơn nơi công chúng Hoa Kỳ (trừ tháng Tư năm 2008, ngay sau cuộc tông du Hoa Kỳ của ngài), trong khi Đức Gioan Phaolô II thì được phần trăm thiện cảm cao hơn suốt từ giữa thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990.
Trong khi Đức Phanxicô khá được cảm tình với người Hoa Kỳ nói chung, thì việc phân tích các cuộc thăm dò của Pew kể từ ngày ngài trở thành giáo hoàng không cho thấy bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ có sự gia tăng nơi người Hoa Kỳ tự nhận mình là Công Giáo (22% năm 2012, 20% năm 2017), và không thấy dấu chỉ nào gia tăng việc tham dự Thánh Lễ do Đức Phanxicô gợi hứng. Trong các cuộc thăm dò năm 2017, 38% người trả lời Công Giáo nói họ tham dự Thánh Lễ hàng tuần. Năm trước khi ngài làm giáo hoàng, 41% người Công Giáo Hoa Kỳ cho hay họ tham dự Thánh Lễ mỗi tuần.
Tuy nhiên, có một số thay đổi xẩy ra trong Đạo Công Giáo Hoa Kỳ trước khi Đức Phanxicô làm giáo hoàng và vẫn đã tiếp diễn trong thời ngài làm giáo hoàng. Thí dụ, phần trăm người Công Giáo Hoa Kỳ nhận mình nói tiếng Tây Ban Nha đã tăng từ 32% trước triều Phanxicô lên 36% hiện nay. Phần trăm những người Công Giáo ủng hộ việc cho phép người đồng tính kết hôn cũng đã tăng từ 54% năm 2012 lên 67% năm 2017. Và mặc dù ít có sự thay đổi trong thành phần đảng phái của cử tri Công Giáo nói chung, các cử tri Công Giáo da trắng có đăng ký vẫn tiếp tục ủng hộ Đảng Cộng Hòa. Hiện nay, 54% cử tri Công Giáo da trắng nhận mình là hay nghiêng về Đảng Cộng Hòa, trong khi năm 2012 và đầu năm 2013, phần trăm này là 50.
Các khám phá chủ yếu khác từ cuộc thăm dò lần này bao gồm:
• Gần phân nửa người Công Giáo (55%) nói các linh mục chánh xứ của họ “rất ủng hộ” Đức Phanxicô, và thêm 23% cho hay các linh mục của họ “phần nào ủng hộ” Đức Giáo Hoàng.
• Gần 1 trong 5 người tự nhận là Công Giáo từ chối trả lời câu hỏi hoặc tự nguyện nói rằng họ không tham dự vào việc nhà thờ thường xuyên đủ để thẩm định mức độ ủng hộ Đức Phanxicô nơi các cha xứ. Chỉ có 2% nói các cha xứ của họ “không quá ủng hộ” hoặc “không hề ủng hộ” Đức Giáo Hoàng.
• Gần 6 trong 10 người Công Giáo (58%) cho hay Đức Phanxicô làm việc “tuyệt vời” hay “tốt” trong việc bổ nhiệm các tân giám mục và Hồng Y, và 55% nói ngài làm việc “tuyệt vời” hoặc “tốt” trong việc đề cập tới các vấn đề môi sinh.
• Trong số người Công Giáo Hoa Kỳ nói chung, gần 3 phần 4 nói Đức Phanxicô đã làm “nhiều” (33%) hoặc “ít” (41%) trong việc khiến cho Giáo Hội Công Giáo chấp nhận đồng tính luyến ái hơn. Và 7 trong 10 người Công Giáo Hoa Kỳ nói Đức Phanxicô đã làm “nhiều” (26%) hoặc “ít” (43%) trong việc khiến Giáo Hội chấp nhận ly dị và tái hôn nhiều hơn.
• Ngoài ra, cuộc thăm dò còn cho thấy: phần lớn người Công Giáo ủng hộ hành động của Đức Phanxicô trong các phạm vi này. Sáu trong 10 người Công Giáo (63%) nói rằng Đức Phanxicô, ít nhất, cũng làm chút ít gì đó trong việc cổ vũ việc chấp nhận đồng tính luyến ái, và họ cũng nói ngài đã làm “đủ liều lượng” hoặc họ thích thấy ngài “làm nhiều hơn nữa” về vấn đề này. Tương tự như thế, 64% người Công Giáo nói Đức Phanxicô, chí ít, cũng đã làm chút đỉnh để gia tăng việc chấp nhận ly dị và tái hôn, và ngài đã làm “đủ liều lượng” hoặc họ muốn ngài “làm nhiều hơn”.
Phần còn lại của phúc trình nói đến các kết quả của cuộc thăm dò và tới các xu hướng lâu dài trong Đạo Công Giáo Hoa Kỳ một cách chi tiết hơn, trong có có các điểm khác nhau xét theo thống thuộc và việc thực hành tôn giáo.
Kỳ tới: Các quan điểm về Đức Phanxicô
Năm năm sau ngày được bầu, Đức Phanxicô vẫn được đại đa số người Công Giáo Hoa Kỳ ủng hộ và phần lớn vẫn coi ngài đại biểu cho một sự thay đổi lớn và tích cực đối với Giáo Hội Công Giáo Rôma. Nhưng đồng thời, một cuộc thăm dò mới của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew vừa cho biết đã có những dấu hiệu cho thấy sự không hài lòng ngày một gia tăng đối với Đức Phanxicô nơi người Công Giáo cánh phải chính trị, nhất là những người theo khuynh hướng Cộng Hòa. Họ nghĩ không tốt về ngài, cho ngài quá cấp tiến và ngây thơ.
Một họa đồ do Pew cung cấp cho thấy một số tỷ lệ tăng giảm như sau:
• Phần trăm người Công Giáo ủng hộ Đức Phanxicô năm 2014 là 85%, năm 2018 giảm còn 84%; trong khi ấy phần trăm không ủng hộ ngài năm 2014 là 4%, năm 2018 tăng lên 9%.
• Phần trăm những người Công Giáo Hoa Kỳ coi ngài đầy cảm thương năm 2014 là 94%, năm 2018 vẫn y nguyên; coi ngài kiêm nhường là 91% năm 2015, năm 2018 vẫn y nguyên.
• Phần trăm những người Công Giáo Hoa Kỳ coi ngài như 1 thay đổi tốt hơn và lớn lao cho Giáo Hội là 69% năm 2015, năm 2018 xuống còn 58%; trong khi ấy phần trăm coi ngài không phải là 1 thay đổi tốt hơn và lớn lao cho Giáo Hội là 17% năm 2015, năm 2018 tăng lên 58%; trái lại phần trăm những người coi ngài như một thay đổi tệ hơn năm 2015 là 3% năm 2018 tăng lên 7%.
Xem như thế, hiện nay, 84% người Công Giáo Hoa Kỳ có cái nhìn “thuận lợi” đối với Đức Phanxicô, gần như y hệt với quan điểm năm 2014. Ngoài ra, khoảng 90% người Công Giáo Hoa Kỳ mô tả Đức Phanxicô cảm thương và khiêm nhường. Và mặc dù tỷ lệ người nghĩ Đức Phanxicô đại biểu cho 1 sự thay đổi lớn để tốt hơn có giảm nhưng gần 60% vẫn duy trì cái nhìn tích cực đối với ngài.
Nhưng trong khi Đức Phanxicô vẫn còn được nhiều người ủng hộ như thế, đang có những dấu hiệu cho thấy ngài không còn được mến mộ như trước đây: phần trăm những người coi ngài “quá cấp tiến” đã gia tăng 15% giữa năm 2015 và 2018 nghĩa là từ 19% tăng lên 34%. Và vào khoảng 24% nay coi ngài ngây thơ so cới 15% năm 2015.
Cùng thời gian trên, phần trăm những người Công Giáo Hoa Kỳ nói Đức Phanxicô “xuất sắc” hay “được” trong việc xử lý tai tiếng lạm dụng tình dục giảm từ 55% xuống 45%, ấy là chưa kể cuộc thăm dò này diễn ra trước cuộc tông du Chile và Peru, dịp khiến người ta nêu ra các câu hỏi và tường trình của báo chí về vấn đề này. Cũng có một sự suy giảm tương tự đối với việc “quảng bá đức tin Công Giáo” và “tranh đấu cho các giá trị truyền thống” dù nói chung, ngài vẫn tiếp tục nhận được nhiều lời khen hơn chê trong các mặt trận này.
Cuộc thăm dò cũng thấy nhiều dấu hiệu ngày càng có sự phân cực trong dư luận đảng phái Công Giáo Hoa Kỳ đối với Đức Phanxicô. Thực vậy, phần trăm những người Công Giáo thuộc Đảng Cộng Hòa hay nghiêng về phía Đảng Cộng Hòa coi Đức Phanxicô “quá cấp tiến” đã gia tăng quá gấp đôi kể từ năm 2015 (từ 23% lên 55%). Tương tự như thế, 1 phần 3 người Công Giáo Cộng Hòa nay cho rằng Đức Phanxicô “ngây thơ” đã tăng so với năm 2015 là 16%. Ngược lại, trong số những người Công Giáo Dân Chủ hay nghiêng về Dân Chủ, thì không có sự thay đổi đáng kể nào về cả hai khía cạnh vừa kể.
Thêm vào đó, trong khi phần lớn người Công Giáo Cộng Hòa tiếp tục phát biểu 1 cái nhìn tích cực đối với Đức Phanxicô, thì phần trăm những người có cái nhìn tích cực đối với ngài đã giảm so với cuối năm đầu tiên của ngài cách nay 4 năm. Lúc đó, không có sự khác biệt rõ rệt giữa phần trăm người Công Giáo Cộng Hòa (90%) và người Công Giáo Dân Chủ (87%) ủng hộ ngài. Trái lại, ngày nay, người Công Giáo Dân Chủ ủng hộ ngài nhiều hơn người Công Giáo Cộng Hòa: 89% so với 79%.
Cùng thời kỳ ấy, phần trăm người Công Giáo Cộng Hòa nói Đức Phanxicô tượng trưng cho 1 thay đổi lớn và tích cực đối với Giáo Hội Công Giáo đã giảm từ 60% xuống còn 37%. Trái lại, có sự suy giảm ít hơn thế trong khía cạnh này nơi người Công Giáo Dân Chủ: từ 76% năm 2014 xuống 71% hiện nay.
Đó là một số khám phá chủ yếu trong cuộc thăm dò toàn quốc của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew, tiến hành từ ngày 10 tới ngày 15 tháng 1, năm 2018, nơi 1,503 người lớn, trong đó, có 316 người Công Giáo. Nơi công chúng Hoa Kỳ nói chung (cả Công Giáo lẫn không Công Giáo), gần 6 trong 10 người nói họ có cái nhìn thiện cảm đối với Đức Phanxicô, cũng giống như đầu mùa hè năm 2015, ngay trước khi ngài viếng thăm Hoa Kỳ, hơi thấp hơn cao điểm 70% hồi tháng Hai năm 2015 và đầu năm 2017. So với Đức Phanxicô, Đức Bênêđíctô XVI, nói chung, được phần trăm thiện cảm ít hơn nơi công chúng Hoa Kỳ (trừ tháng Tư năm 2008, ngay sau cuộc tông du Hoa Kỳ của ngài), trong khi Đức Gioan Phaolô II thì được phần trăm thiện cảm cao hơn suốt từ giữa thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990.
Trong khi Đức Phanxicô khá được cảm tình với người Hoa Kỳ nói chung, thì việc phân tích các cuộc thăm dò của Pew kể từ ngày ngài trở thành giáo hoàng không cho thấy bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ có sự gia tăng nơi người Hoa Kỳ tự nhận mình là Công Giáo (22% năm 2012, 20% năm 2017), và không thấy dấu chỉ nào gia tăng việc tham dự Thánh Lễ do Đức Phanxicô gợi hứng. Trong các cuộc thăm dò năm 2017, 38% người trả lời Công Giáo nói họ tham dự Thánh Lễ hàng tuần. Năm trước khi ngài làm giáo hoàng, 41% người Công Giáo Hoa Kỳ cho hay họ tham dự Thánh Lễ mỗi tuần.
Tuy nhiên, có một số thay đổi xẩy ra trong Đạo Công Giáo Hoa Kỳ trước khi Đức Phanxicô làm giáo hoàng và vẫn đã tiếp diễn trong thời ngài làm giáo hoàng. Thí dụ, phần trăm người Công Giáo Hoa Kỳ nhận mình nói tiếng Tây Ban Nha đã tăng từ 32% trước triều Phanxicô lên 36% hiện nay. Phần trăm những người Công Giáo ủng hộ việc cho phép người đồng tính kết hôn cũng đã tăng từ 54% năm 2012 lên 67% năm 2017. Và mặc dù ít có sự thay đổi trong thành phần đảng phái của cử tri Công Giáo nói chung, các cử tri Công Giáo da trắng có đăng ký vẫn tiếp tục ủng hộ Đảng Cộng Hòa. Hiện nay, 54% cử tri Công Giáo da trắng nhận mình là hay nghiêng về Đảng Cộng Hòa, trong khi năm 2012 và đầu năm 2013, phần trăm này là 50.
Các khám phá chủ yếu khác từ cuộc thăm dò lần này bao gồm:
• Gần phân nửa người Công Giáo (55%) nói các linh mục chánh xứ của họ “rất ủng hộ” Đức Phanxicô, và thêm 23% cho hay các linh mục của họ “phần nào ủng hộ” Đức Giáo Hoàng.
• Gần 1 trong 5 người tự nhận là Công Giáo từ chối trả lời câu hỏi hoặc tự nguyện nói rằng họ không tham dự vào việc nhà thờ thường xuyên đủ để thẩm định mức độ ủng hộ Đức Phanxicô nơi các cha xứ. Chỉ có 2% nói các cha xứ của họ “không quá ủng hộ” hoặc “không hề ủng hộ” Đức Giáo Hoàng.
• Gần 6 trong 10 người Công Giáo (58%) cho hay Đức Phanxicô làm việc “tuyệt vời” hay “tốt” trong việc bổ nhiệm các tân giám mục và Hồng Y, và 55% nói ngài làm việc “tuyệt vời” hoặc “tốt” trong việc đề cập tới các vấn đề môi sinh.
• Trong số người Công Giáo Hoa Kỳ nói chung, gần 3 phần 4 nói Đức Phanxicô đã làm “nhiều” (33%) hoặc “ít” (41%) trong việc khiến cho Giáo Hội Công Giáo chấp nhận đồng tính luyến ái hơn. Và 7 trong 10 người Công Giáo Hoa Kỳ nói Đức Phanxicô đã làm “nhiều” (26%) hoặc “ít” (43%) trong việc khiến Giáo Hội chấp nhận ly dị và tái hôn nhiều hơn.
• Ngoài ra, cuộc thăm dò còn cho thấy: phần lớn người Công Giáo ủng hộ hành động của Đức Phanxicô trong các phạm vi này. Sáu trong 10 người Công Giáo (63%) nói rằng Đức Phanxicô, ít nhất, cũng làm chút ít gì đó trong việc cổ vũ việc chấp nhận đồng tính luyến ái, và họ cũng nói ngài đã làm “đủ liều lượng” hoặc họ thích thấy ngài “làm nhiều hơn nữa” về vấn đề này. Tương tự như thế, 64% người Công Giáo nói Đức Phanxicô, chí ít, cũng đã làm chút đỉnh để gia tăng việc chấp nhận ly dị và tái hôn, và ngài đã làm “đủ liều lượng” hoặc họ muốn ngài “làm nhiều hơn”.
Phần còn lại của phúc trình nói đến các kết quả của cuộc thăm dò và tới các xu hướng lâu dài trong Đạo Công Giáo Hoa Kỳ một cách chi tiết hơn, trong có có các điểm khác nhau xét theo thống thuộc và việc thực hành tôn giáo.
Kỳ tới: Các quan điểm về Đức Phanxicô
Top Stories
L’arcivescovo di Ho Chi Minh City muore a Roma, durante la visita ad limina
Asia-News
00:59 07/03/2018
Mons. Paul Bùi Văn Đọc è stato colpito ieri da infarto durante una concelebrazione a San Paolo fuori le mura. Aveva incontrato papa Francesco il giorno prima. Originario di Da Lat, è stato consacrato vescovo di My Tho da Giovanni Paolo II. Papa Francesco lo aveva nominato arcivescovo coadiutore di Ho Chi Minh nel 2013.
Città del Vaticano (AsiaNews) – L’arcivescovo di Ho Chi Minh City, mons. Paul Bùi Văn Đọc, è morto ieri a Roma, durante il periodo della visita ad limina, dopo appena un giorno dal suo incontro con papa Francesco insieme ad altri prelati vietnamiti.
Mons. Paul Bùi Văn Đọc è stato colpito da ictus ieri alle 11 durante la messa che i 32 vescovi vietnamiti stavano celebrando nella basilica di San Paolo fuori le mura, e che lui stava presiedendo. Nonostante gli sforzi dei dottori e delle infermiere, egli è morto più tardi all’ospedale san Camillo. La salma è ancora all’ospedale e la comunità vietnamita non conosce ancora il da farsi.
I prelati della Conferenza episcopale del Vietnam erano in Italia dal 2 marzo, dopo aver compiuto una breve visita alla Società per le missioni straniere di Parigi (i Mep). Durante il periodo della visita, i vescovi avevano programmato diversi incontri con i dicasteri vaticani.
Mons. Paul Bùi Văn Đọc è stato presidente della Conferenza episcopale durante il periodo 2013-206. Era nato l’11 novembre 1944 a Da Lat, nella provincia montagnosa degli altipiani centrali. Nel 1956 ha cominciato i suoi studi in seminario a Saigon. Fra il 1960 e il 1970 ha poi proseguito i suoi studi in filosofia e teologia all’università Urbaniana a Roma ed è stato ordinato sacerdote il 17 dicembre 1970 a Da Lat.
Nel 1975 egli è stato nominato rettore del seminario maggiore di Minh Hòa, nella diocesi, dove è rimasto fino alla sua nomina come vicario generale nel 1995. Per questo lungo periodo egli ha anche lavorato come professore di teologia nei seminari di Saigon, Hà Nội e Huế (1986–2008).
Papa Giovanni Paolo II lo ha nominato vescovo di My Tho il 26 marzo 1999. La sua consacrazione episcopale è avvenuta il 20 marzo dell’anno dopo, per le mani dell’arcivescovo Jean-Baptiste Phạm Minh Mẫn di Ho Chi Minh City.
Il 28 settembre 2013, papa Francesco lo ha nominato arcivescovo coadiutore di Ho Chi Minh City e il 22 marzo 2014 è succeduto al card. Phạm Minh Mẫn, come terzo pastore dell’arcidiocesi, che ricevette questo titolo nel 1960.
Città del Vaticano (AsiaNews) – L’arcivescovo di Ho Chi Minh City, mons. Paul Bùi Văn Đọc, è morto ieri a Roma, durante il periodo della visita ad limina, dopo appena un giorno dal suo incontro con papa Francesco insieme ad altri prelati vietnamiti.
Mons. Paul Bùi Văn Đọc è stato colpito da ictus ieri alle 11 durante la messa che i 32 vescovi vietnamiti stavano celebrando nella basilica di San Paolo fuori le mura, e che lui stava presiedendo. Nonostante gli sforzi dei dottori e delle infermiere, egli è morto più tardi all’ospedale san Camillo. La salma è ancora all’ospedale e la comunità vietnamita non conosce ancora il da farsi.
I prelati della Conferenza episcopale del Vietnam erano in Italia dal 2 marzo, dopo aver compiuto una breve visita alla Società per le missioni straniere di Parigi (i Mep). Durante il periodo della visita, i vescovi avevano programmato diversi incontri con i dicasteri vaticani.
Mons. Paul Bùi Văn Đọc è stato presidente della Conferenza episcopale durante il periodo 2013-206. Era nato l’11 novembre 1944 a Da Lat, nella provincia montagnosa degli altipiani centrali. Nel 1956 ha cominciato i suoi studi in seminario a Saigon. Fra il 1960 e il 1970 ha poi proseguito i suoi studi in filosofia e teologia all’università Urbaniana a Roma ed è stato ordinato sacerdote il 17 dicembre 1970 a Da Lat.
Nel 1975 egli è stato nominato rettore del seminario maggiore di Minh Hòa, nella diocesi, dove è rimasto fino alla sua nomina come vicario generale nel 1995. Per questo lungo periodo egli ha anche lavorato come professore di teologia nei seminari di Saigon, Hà Nội e Huế (1986–2008).
Papa Giovanni Paolo II lo ha nominato vescovo di My Tho il 26 marzo 1999. La sua consacrazione episcopale è avvenuta il 20 marzo dell’anno dopo, per le mani dell’arcivescovo Jean-Baptiste Phạm Minh Mẫn di Ho Chi Minh City.
Il 28 settembre 2013, papa Francesco lo ha nominato arcivescovo coadiutore di Ho Chi Minh City e il 22 marzo 2014 è succeduto al card. Phạm Minh Mẫn, come terzo pastore dell’arcidiocesi, che ricevette questo titolo nel 1960.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Thánh Phaolô Tổng Giáo Phận Sài Gòn Đi Thăm Và Chia Sẻ Với Anh Chị Em Phong
Giáo xứ Thánh Phaolô
09:43 07/03/2018
Giáo Xứ Thánh Phaolô Tổng Giáo Phận Sài Gòn Đi Thăm Và Chia Sẻ Với Anh Chị Em Phong
Thực hành mong muốn của Đức Thánh Cha Phanxicô
“Ước mong việc làm phúc được biến thành lối sống đích thực của mỗi người”
Khi mai vàng còn nở rộ trên mảnh đất phương Nam, tín hiệu mùa Xuân an bình thánh đức vẫn giữ lửa ấm trong lòng người xa gần của cộng đoàn giáo xứ thánh Phaolô. Chuyến đi xa đong đầy bao rộn ràng cảm xúc hướng thiện, hòa lẫn tâm tình và hoạt động bác ái chứa chan tình người, hướng về anh chị em bệnh nhân phong và những người nghèo dân tộc, đại diện giáo xứ có Cha Chánh xứ Phaolô Phạm Trung Dong, Cha Phó Đa Minh Phạm Văn Tụ, 3 thầy và 19 quý chức, đã lên đường với phương tiện là 4 chiếc xe du lịch và 3 chiếc xe tải chở đồ khoảng 42 tấn, chở đầy quà của giáo xứ và các ân nhân, cũng như của những người thân quen từ Texas, Cali, Nhật …. Đó cũng là dấu ấn đầy ý nghĩa khởi đầu cho mùa chay thánh năm nay.
Xem Hình
Lộ trình của đoàn:
- Ngày thứ Hai (26.02.2018) thăm trại Di linh I và Di linh II, Thăm đồng bào dân tộc do Tu viện An Hòa chăm sóc.
- Ngày thứ Ba (27.02.2018) thăm làng TungKe xã Ayun, làng phong IahLong xã Dun, làng phong Tel Ngoü, Tel Joü Xã Ia H Lốp, làng phong JaLa thuộc Giáo xứ Mỹ Thạnh, làng phong Ta – Làng phong Tang, Giáo xứ Ia Tô.
- Ngày thứ Tư (28.02.2018) thăm các làng phong: Thăm đồng bào dân tộc thuộc nhà thờ H’ Neng, làng Ngol (Huyện ĐăkĐao), thăm tại Giáo xứ Kon Thụp gồm ( Làng phong Đak Pnan:, làng phong Sơbir:, làng Groi:, làng Chuk:, làng Dơnâu:, làng Đôn, làng phong Đê Ar:, làng Pnang, làng Roh xã Lơpang, làng Klong xã Đak Trôi, làng Dak Ó xã Kon Chiêng) Nhà Xở - Xách, làng phong H’Ya và làngK’tu, làng phong Klăh - xã Kon Chiêng, làng phong Đồn, làng phong Knot - xã Pờtó, làng Ploi R’ngol (Ama Drung).
- Ngày thứ Năm (01.03.2018) buổi sáng đoàn thăm đồng bào dân tộc thuộc giáo xứ Phương Nghĩa Tỉnh Kontum, chiều đoàn thăm đồng bào phong và dân tộc thuộc giáo xứ Đắk Giắc và quay trở lại dâng lễ tạ ơn ở núi Đức Mẹ Măng Đen với khoảng 150 khách hành hương.
Đoàn đã đáp lời đề nghị tha thiết của các anh chị em đau khổ thăm khoảng 1800 hộ, quà gởi cho mỗi hộ là 1 phong thơ 200 ngàn đồng, cộng với phần quà từ 290 – 310 ngàn đồng (gồm 10kg gạo, 01 thùng mì gói, 300g lạp xưởng,1 lít dầu ăn, 1kg đường, bột ngọt, bột canh, nước tương…), tặng quà và tiền cho khoảng 300 em học sinh, trao rất nhiều quà cho các em Thiếu nhi. Ngoài ra còn chia sẻ thêm rất nhiều tặng vật của Giáo xứ và các ân nhân: Quần áo mới, cũ – mền ấm – giầy dép – dầu nóng – bánh kẹo – nước ngọt …Những nơi có bệnh nhân nặng, số quà được tặng gấp đôi.
Tấm lòng của cộng đoàn Giáo xứ Thánh Phaolô, không chỉ dừng lại ở vật chất mà chính yếu là lời cầu nguyện, cao điểm là các Thánh lễ tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho các bệnh nhân, cũng cầu cho các ân nhân thân nhân của cuộc thăm viếng và chia sẻ này. Đặc biệt tại Thánh đài Đức Mẹ Măng Đen đoàn đã thăm hỏi các anh chị em hành hương ở giáo xứ chánh tòa Cần Thơ, giáo xứ Qui Đức thuộc giáo phận Qui Nhơn, gặp gỡ các bệnh nhân, mọi người cùng dâng Thánh lễ tạ ơn và cầu cho những người thân quen, cách riêng cho anh chị em phong và những người đau khổ.
Mỗi chuyến đi xa, cộng đoàn Giáo xứ Thánh Phaolô (Trong đó có cả anh chị em lương giáo xa gần) thêm bước trưởng thành về cách giữ và sống đạo cụ thể qua những nghĩa cử, hành động yêu thương như thầm nhắc nhở “Hãy rộng tay đến với những mảnh đời bất hạnh dễ bị lãng quên”. Xin tạm biệt tất cả để trở lại thành phố, tạm biệt các buôn làng trong đó rất nhiều hình ảnh được khắc ghi trong tâm trí của anh chị em trong đoàn.
Suốt chặng đường dài hơn 2200 cây số; ánh nắng vàng hanh rực rỡ trải rộng, chan hòa khắp núi rừng Tây Nguyên như muốn giữ chân đoàn ở lại. Dưới ánh mắt hân hoan pha đậm nét bình an với tâm tình cảm tạ của các thành viên trong đoàn, phố phường, làng xã đâu đây vẫn còn sót lại sắc xuân của những nhành mai nở muộn như muốn chia vui với chúng tôi “Chào các bạn ạ! Đón chào các bạn trở về từ một cuộc hành trình bác ái mùa chay đủ đầy ý nghĩa”. Đến với các anh chị em bệnh nhân phong, cộng đoàn giáo xứ thánh Phaolô đã mở lòng mình đến với anh em nghèo khổ, yếu đuối và cố gắng sống đời chứng nhân trong Chúa Phục Sinh. Mong gặp lại các bạn vào mùa Xuân yêu thương chan chứa tình người năm sau .
Mùa Chay 2018 – Ban Truyền thông Giáo xứ.
Thực hành mong muốn của Đức Thánh Cha Phanxicô
“Ước mong việc làm phúc được biến thành lối sống đích thực của mỗi người”
Khi mai vàng còn nở rộ trên mảnh đất phương Nam, tín hiệu mùa Xuân an bình thánh đức vẫn giữ lửa ấm trong lòng người xa gần của cộng đoàn giáo xứ thánh Phaolô. Chuyến đi xa đong đầy bao rộn ràng cảm xúc hướng thiện, hòa lẫn tâm tình và hoạt động bác ái chứa chan tình người, hướng về anh chị em bệnh nhân phong và những người nghèo dân tộc, đại diện giáo xứ có Cha Chánh xứ Phaolô Phạm Trung Dong, Cha Phó Đa Minh Phạm Văn Tụ, 3 thầy và 19 quý chức, đã lên đường với phương tiện là 4 chiếc xe du lịch và 3 chiếc xe tải chở đồ khoảng 42 tấn, chở đầy quà của giáo xứ và các ân nhân, cũng như của những người thân quen từ Texas, Cali, Nhật …. Đó cũng là dấu ấn đầy ý nghĩa khởi đầu cho mùa chay thánh năm nay.
Xem Hình
Lộ trình của đoàn:
- Ngày thứ Hai (26.02.2018) thăm trại Di linh I và Di linh II, Thăm đồng bào dân tộc do Tu viện An Hòa chăm sóc.
- Ngày thứ Ba (27.02.2018) thăm làng TungKe xã Ayun, làng phong IahLong xã Dun, làng phong Tel Ngoü, Tel Joü Xã Ia H Lốp, làng phong JaLa thuộc Giáo xứ Mỹ Thạnh, làng phong Ta – Làng phong Tang, Giáo xứ Ia Tô.
- Ngày thứ Tư (28.02.2018) thăm các làng phong: Thăm đồng bào dân tộc thuộc nhà thờ H’ Neng, làng Ngol (Huyện ĐăkĐao), thăm tại Giáo xứ Kon Thụp gồm ( Làng phong Đak Pnan:, làng phong Sơbir:, làng Groi:, làng Chuk:, làng Dơnâu:, làng Đôn, làng phong Đê Ar:, làng Pnang, làng Roh xã Lơpang, làng Klong xã Đak Trôi, làng Dak Ó xã Kon Chiêng) Nhà Xở - Xách, làng phong H’Ya và làngK’tu, làng phong Klăh - xã Kon Chiêng, làng phong Đồn, làng phong Knot - xã Pờtó, làng Ploi R’ngol (Ama Drung).
- Ngày thứ Năm (01.03.2018) buổi sáng đoàn thăm đồng bào dân tộc thuộc giáo xứ Phương Nghĩa Tỉnh Kontum, chiều đoàn thăm đồng bào phong và dân tộc thuộc giáo xứ Đắk Giắc và quay trở lại dâng lễ tạ ơn ở núi Đức Mẹ Măng Đen với khoảng 150 khách hành hương.
Đoàn đã đáp lời đề nghị tha thiết của các anh chị em đau khổ thăm khoảng 1800 hộ, quà gởi cho mỗi hộ là 1 phong thơ 200 ngàn đồng, cộng với phần quà từ 290 – 310 ngàn đồng (gồm 10kg gạo, 01 thùng mì gói, 300g lạp xưởng,1 lít dầu ăn, 1kg đường, bột ngọt, bột canh, nước tương…), tặng quà và tiền cho khoảng 300 em học sinh, trao rất nhiều quà cho các em Thiếu nhi. Ngoài ra còn chia sẻ thêm rất nhiều tặng vật của Giáo xứ và các ân nhân: Quần áo mới, cũ – mền ấm – giầy dép – dầu nóng – bánh kẹo – nước ngọt …Những nơi có bệnh nhân nặng, số quà được tặng gấp đôi.
Tấm lòng của cộng đoàn Giáo xứ Thánh Phaolô, không chỉ dừng lại ở vật chất mà chính yếu là lời cầu nguyện, cao điểm là các Thánh lễ tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho các bệnh nhân, cũng cầu cho các ân nhân thân nhân của cuộc thăm viếng và chia sẻ này. Đặc biệt tại Thánh đài Đức Mẹ Măng Đen đoàn đã thăm hỏi các anh chị em hành hương ở giáo xứ chánh tòa Cần Thơ, giáo xứ Qui Đức thuộc giáo phận Qui Nhơn, gặp gỡ các bệnh nhân, mọi người cùng dâng Thánh lễ tạ ơn và cầu cho những người thân quen, cách riêng cho anh chị em phong và những người đau khổ.
Mỗi chuyến đi xa, cộng đoàn Giáo xứ Thánh Phaolô (Trong đó có cả anh chị em lương giáo xa gần) thêm bước trưởng thành về cách giữ và sống đạo cụ thể qua những nghĩa cử, hành động yêu thương như thầm nhắc nhở “Hãy rộng tay đến với những mảnh đời bất hạnh dễ bị lãng quên”. Xin tạm biệt tất cả để trở lại thành phố, tạm biệt các buôn làng trong đó rất nhiều hình ảnh được khắc ghi trong tâm trí của anh chị em trong đoàn.
Suốt chặng đường dài hơn 2200 cây số; ánh nắng vàng hanh rực rỡ trải rộng, chan hòa khắp núi rừng Tây Nguyên như muốn giữ chân đoàn ở lại. Dưới ánh mắt hân hoan pha đậm nét bình an với tâm tình cảm tạ của các thành viên trong đoàn, phố phường, làng xã đâu đây vẫn còn sót lại sắc xuân của những nhành mai nở muộn như muốn chia vui với chúng tôi “Chào các bạn ạ! Đón chào các bạn trở về từ một cuộc hành trình bác ái mùa chay đủ đầy ý nghĩa”. Đến với các anh chị em bệnh nhân phong, cộng đoàn giáo xứ thánh Phaolô đã mở lòng mình đến với anh em nghèo khổ, yếu đuối và cố gắng sống đời chứng nhân trong Chúa Phục Sinh. Mong gặp lại các bạn vào mùa Xuân yêu thương chan chứa tình người năm sau .
Mùa Chay 2018 – Ban Truyền thông Giáo xứ.
Cái chết của Đức cố TGM Phaolô Bùi Văn Đọc là một bức tâm thư Chúa gửi cho tôi
+GM Bùi Tuần
23:32 07/03/2018
Khi cầu nguyện cho Đức Tổng, tôi xót xa nghẹn ngào. Tôi nhớ lại những tâm sự giữa hai chúng tôi, ngay trước khi ngài đi Rôma.
2. Giờ đây, ngài vẫn tâm sự với tôi. Ngài khuyên tôi hãy coi cái chết của ngài như một bức tâm thư Chúa gửi cho Hội Thánh Việt Nam nói chung, và cho tôi nói riêng.
Ý chung của bức tâm thư đó là: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện”.
3. Đức cố TGM Phaolô khẩn khoản nhắc cho tôi nhớ lại Lời Chúa Giêsu đã báo trước: “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21, 36).
4. Có nghĩa là những điều sắp xảy đến sẽ tang tóc. Để thoát khỏi, tôi cần cầu nguyện nhiều, và cần lắng nghe ý Chúa, để mà biết chọn lựa những gì nên làm, những gì nên thôi làm.
5. Và có nghĩa là Chúa Giêsu Kitô sẽ bất ngờ đến. Ngài sẽ hỏi tôi có luôn tìm gặp Ngài là Đấng cứu độ không, có luôn coi Ngài là nền tảng cho cộng đoàn đức tin của tôi không(x.1Cr 3, 11).
6. Và có nghĩa là: Chúa Giêsu Kitô sẽ bất ngờ đến. Ngài sẽ hỏi tôi có thực sự đang thuộc về Chúa không (x Gl 2, 20).
7. Và có nghĩa là: Chúa Giêsu Kitô sẽ bất ngờ đến. Ngài sẽ hỏi tôi có thực sự “Hiến dâng mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Chúa không? (Rm 12, 1).
8. Mấy ngày trước khi Đức Tổng đi Rôma, tôi gọi điện thăm ngài. Tôi nói với ngài một lời thân mật: “Đức Tổng Bùi nên nhớ mình đứng đầu Giáo Tỉnh. Vì thế nên đi thăm anh em, trong đó có tôi là kẻ già yếu sắp chết rồi”. Ngài trả lời: “Chưa chết đâu, chúng ta còn gặp nhau”. Ai ngờ bây giờ tôi còn sống, mà chính ngài đã chết. Tuy sao, chúng tôi vẫn còn gặp nhau một cách thiêng liêng.
9. Bằng cách thiêng liêng, mà rất thân tình, Đức Cố TGM Phaolô mới nhắn nhủ tôi là: Tình hình đang chuyển biến mau lẹ, như cái chết mau lẹ của ngài. Hãy tỉnh thức và cầu nguyện thực nhiều, kẻo sẽ quá muộn.
Tôi hiểu phần nào điều ngài nhắn nhủ. Tôi băn khoan và cầu nguyện thêm, thì tôi được hiểu thêm nhờ đoạn thơ sau đây của Thánh Phaolô gởi cho tín hữu Êphêsô:
10. “Bẩm sinh chúng ta là những kẻ đáng chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, như những người khác. Nhưng Thiên Chúa giầu lòng thương xót và rất mực yêu thương chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô. Chính do ẩn sủng mà anh em được cứu độ” (Ep 2, 4-5).
Kẻo sẽ quá muộn, tôi lập tức tin vào Chúa Giêsu Kitô. Nhờ ân sủng của Ngài, tôi yêu thương mọi người khác, như Chúa đã thương tôi. (x.Ga 13, 34).
Từ đó, Đức cố TGM Phaolô nhắn nhủ tôi là. Dù tình hình sẽ chuyển biến xấu đi và mau lẹ, trở thành nguy hiểm, thì tinh thần tỉnh thức và cầu nguyện luôn phải vững vàng bám chặt vào Chúa Giêsu Kitô, vâng lời Ngài, mà sống yêu thương như Ngài đã yêu thương.
11. Đức Cố TGM Phaolô đã sống và đã chết trong ân sủng và lòng thương xót Chúa. Ngài không tự hào vì những gì khác. Đó chính là chứng nhân của tỉnh thức và cầu nguyện.
12. Tôi có cảm tưởng là sẽ có một lúc, tình hình trở nên tang tóc, đến nỗi tôi cũng sẽ thốt lên như Chúa Giêsu xưa: “Cha ơi, sao Cha nỡ bỏ rơi con” (Mc 15, 34). Nhưng chính lúc đó, tôi rất cần có một đức tin khiêm nhường phó thác, để nói như Chúa Giêsu: “Cha ơi, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23, 46).
Nghĩa là tôi chỉ trông cậy vào ân sủng và lòng thương xót Chúa mà thôi.
13. Tâm thư mà Chúa gửi cho tôi qua cái chết của Đức Cố TGM Phaolô Bùi Văn Đọc là như thế. Ít là lúc này, tôi đọc qua, thì thấy vậy. Có thể khi đọc kỹ, sẽ thấy thêm.
14. Những năm tháng gần đây, tôi hay gọi điện thoại cho Đức Cố TGM. Khi trả lời, bao giờ Đức Cố TGM cũng bắt đầu bằng câu: “Thưa Đức cha, con đây”. Giờ đây, tôi cũng đang gọi ngài. Ngài cũng đang trả lời, nhưng bằng cách khác. Rồi đây tôi còn sẽ gọi ngài. Mong ngài cũng sẽ trả lời, bằng cách nào mà Chúa cho phép.
Tôi coi tất cả đều là do ân sủng và lòng thương xót Chúa.
15. Đức Cố TGM Phaolô Bùi Văn Đọc đã chết như một người yếu đuối, tại nhà thờ Thánh Phaolô. Tự nhiên, tôi nhớ lại lời Thánh Phaolô xưa: “Tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi. Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối…Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh (2Cr 12, 9- 10).
Long Xuyên, ngày 7.3.2018
GM. Bùi Tuần
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ngày quốc tế phụ nữ: Người Phụ Nữ Việt Nam Da Vàng
Sơn Ca Linh
17:16 07/03/2018
(8/3/2018)
Khi đất nước mình chiến tranh-nồi da xáo thịt.
Trịnh Công Sơn đã hát về em :
“Người con gái một hôm qua làng,
đi trong đêm, đêm vang ầm tiếng súng
Người con gái chợt ôm tim mình
Trên da thơm vết máu loang dần…”
Bây giờ, khi quê hương đã không còn tiếng súng,
vẫn còn đó, những người phụ nữ Việt nam da vàng…
Là em : Trần thị Triều Tiên,
Bị người yêu chém rồi thiêu cho đến chết.
Là em : Cô giáo Nguyễn Thị Bích Thắng,
Bị nhà chồng đầy đọa
đến độ phải mượn dòng Thạch Nham để quyên sinh.
Là em : cô giáo Bùi thị Cẩm Nhung,
Bị phụ huynh bắt quỳ ngay trong giờ lên lớp…
là em : Người mẹ tảo tần Đậu Thị Thắng,
Ôm món nợ 120 triệu đồng
Cùng với con dưới chân cầu Bến Thủy vùi thân …
Là em : nơi đất khách quê người, Ngô thị Nga,
Bị siết cổ chết bởi thằng chồng Hàn Quốc…
Là em : những vị ni cô chết vì đuối nước,
Chơ vơ giữa bờ biển lạnh oái ăm !...
Vâng, mỗi ngày trên đất nước Việt nam,
Không biết còn bao nhiêu,
Người phụ nữ Việt Nam da vàng bị đọa đày, bị giết ?
Hôm nay, ngày 8 tháng 3,
Đâu đó vọng về những lời ca kết :
“Ôi cái chết đau thương vô tình
Ôi đất nước u mê ngàn năm
Em đã đến quê hương một mình,
Riêng tôi vẫn âu lo đi tìm !”
Sơn Ca Linh
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Tin, Đạo Hiếu và Đồng Bóng
Lm. Gioan Phêrô Võ Tá Khánh
09:28 07/03/2018
ĐỨC TIN, ĐẠO HIẾU VÀ ĐỒNG BÓNG
LỜI MỞ ĐẦU
Cụ Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương có truyền cho tôi một câu nói của người xưa: “Biết mà không nói là bất nhân, nói mà không nói hết ý là bất nghĩa”.
Gần đây, một tín hữu được ơn theo Chúa từ hơn 25 năm qua đã nêu lên một trường hợp, không chỉ hỏi riêng tôi mà còn hỏi vài vị khác nữa. Tuy nhiên tôi thấy nếu chỉ trả lời từng phần, từng mảnh, theo kiểu làm bài trắc nghiệm “đúng/sai” sẽ có nguy cơ càng lúc càng gây ngộ nhận. Tôi quyết định dành thời giờ cho vấn đề. Đúng hay sai đều cần phải cho biết tại sao đúng, tại sao sai. Tôi vừa viết vừa trao đổi và cuối cùng tôi xóa bỏ những mảng rời ấy để viết lại thành một bài từ đầu tới cuối không chỉ để giải đáp thắc mắc của một người mà còn để chia sẻ với nhiều anh chị em đồng đạo đang có những vấn nạn tương tự, và còn hơn thế nữa, đang phải tự vấn về chính mình và về cộng đồng dân Chúa.
Tốt nhất, bạn nên đọc bài này cùng với quyển Kinh thánh để thấy rõ chúng ta đang tìm ý Chúa chứ không theo ý riêng. Để tránh dài dòng, nhiều chỗ tôi chỉ nhắc tới lời Kinh thánh qua số nguồn chứ không trích văn. Khi trích văn, tôi ghi cả số câu để gián tiếp nhắc độc giả nhớ đó là đang trích nguyên văn lời Kinh thánh (theo bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ), tức là những lời chính Thiên Chúa muốn nói với chúng ta.
Một lần nữa tôi xin cám ơn người đã nêu câu hỏi và nhất là đã kiên nhẫn với cuộc đối thoại, dù lắm lúc không dễ. Đồng thời, tôi rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để có thể hoàn thiện bài viết, đem lại lợi ích cho nhiều người.
Quy Nhơn, ngày mùng 5 Tết Mậu Tuất, 20-2-2018
Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
Bài này thoạt đầu chỉ viết riêng cho người đã chia sẻ một câu chuyện liên quan tới lòng hiếu thảo. Thoạt đầu người này nêu mấy câu hỏi nẩy sinh từ buổi gọi hồn hội ý với người xưa. Càng trao đổi, vấn đề càng đi xa và bản trả lời dần dần dệt thành một bài dài chạm tới cái khó khăn mấu chốt cho cuộc sống đức tin ngày nay. Nhận ra rằng đây có thể là những vấn đề nhiều anh chị em khác cũng đang thấy hoang mang, tôi sắp xếp lại các ý tưởng và viết lại toàn bộ, mong giúp đỡ phần nào cho các con cái Chúa, cách riêng là những anh chị em được ơn theo Chúa khi đã trưởng thành, tránh được những ngộ nhận.
Ngộ nhận thứ nhất là về Thiên Chúa.
1. THIÊN CHÚA
Xin bắt đầu với chuyện do một người bạn kể lại:
- Một người hàng xóm của tôi gặp thử thách nặng nề và dai dẳng. Ông đã cầu nguyện với Chúa đủ cách cả ba năm rồi nhưng không kết quả. Ông tuyên bố sẽ kiên trì thêm ba tháng nữa, nếu vẫn không kết quả thì nhất quyết sẽ bỏ Chúa lên chùa. Đúng ba tháng một ngày sau, ông lên chùa cúng và lập tức cầu được ước thấy. Cũng lập tức, ông về dẹp hết bàn thờ Chúa và dọn bàn thờ Phật lên. Ông không tin Chúa nữa!
- Xin lỗi! Tôi xin phép sửa lại một chữ cho đúng. “Ông không tin Chúa” chứ không phải: “Ông không tin Chúa nữa!” Bởi lẽ, ông ta chưa hề tin Chúa đúng theo ý nghĩa của chữ “tin” trong Kinh thánh. Ông ấy chỉ mới “tin” Chúa theo cách suy nghĩ của ông ta và theo mục đích của ông ấy. Giữa một siêu thị thần linh do ông tưởng tượng ra, ông nghĩ vị Chúa ấy sẽ có lợi cho ông nhất, cho nên ông rước về thờ, thay vì rước một thần linh nào khác. Ông nghĩ rằng mình đã thờ Chúa, đã giữ luật Chúa thì Chúa có bổn phận phải đáp ứng đúng điều ông yêu cầu. Chúa không thỏa mãn những điều kiện ông đặt ra thì xin mời Chúa đi chỗ khác chơi. Ông không cần một thứ Chúa vô dụng…
- Cha nói đúng, ông ấy làm cứ như thể chính ông ấy mới là Chúa, là chủ, còn các thần minh chỉ là những thuộc cấp để ông sai khiến, những kẻ phải phục vụ ông, phải đáp ứng những nhu cầu của ông. Tuy nhiên, xin cha cho biết tại sao Chúa lại không đáp ứng điều ông ấy cầu xin?
- Còn tại sao nữa? Tại vì Chúa muốn giúp ông ấy hiểu rằng chính Chúa mới là Thiên Chúa. Nếu ông ấy đã thật sự tin Chúa là Đấng làm chủ cuộc đời ông ấy thì chỉ cần thành tâm thưa với Chúa rồi kiên nhẫn đợi giờ của Chúa. Chúa đã là Chủ thì Ngài có chương trình của Ngài trên những kẻ Ngài yêu thương, những kẻ thuộc về Ngài…
- Thế thì cha nói sao về việc ông ấy vừa lên chùa cúng thì lập tức cầu được ước thấy?
- Cuộc sống, hay nói đúng hơn, Chúa vẫn thường để cho mọi sự trớ trêu như thế đấy! Nếu ông ấy cứ ở nhà nằm ngủ thì hôm ấy điều ông ấy khao khát vẫn xảy ra y như vậy, không cần phải lên chùa. Tiếc là ông ấy tuyên bố đầu hàng khi vẫn còn cả một phút cuối cùng để ghi bàn thắng! Chỉ cần ông ấy kiên nhẫn thêm giây lát là giọt nước tràn ly, ông sẽ giật được giải thưởng của cuộc đua.
- Cha đã dùng toàn chữ “nếu”. Với chữ “nếu” thì ai mà không nhét được cả thành phố này vào lọ peniciline?
- Không đâu, mới đêm qua tôi bị những tràng ho dài và inh ỏi của vị linh mục già phòng bên cạnh đánh thức dậy. Cụ ho và cứ ho mãi khiến tôi cầm lòng không được. Tôi nghĩ đến lọ xi-rô ho đã dùng hết hai phần ba. Liệu có nên đợi đến sáng sẽ mua cho cụ nguyên một lọ mới hay là vào đánh thức cụ, mời cụ uống chỗ thuốc còn thừa của tôi? Cuối cùng, niềm kính trọng vượt thắng sự thương hại. Hơn nữa, nếu tôi cứ gọi cụ dậy, liệu rồi cụ có cách gì để ngủ lại được chăng?
Có điều bất ngờ là từ lúc ấy đến sáng, tôi không nghe cụ ho tiếng nào nữa! Cụ ngủ ngon và tôi cũng yên giấc. Nếu cụ đã chiều tôi mà uống thuốc, tôi sẽ chắc mẩm rằng nhờ chút thuốc thừa ấy mà cụ hết ho. Bạn thử nghĩ xem, phải chăng chính là nhờ tôi tự thắng sự vọng động của mình mà ông cụ hết ho? Có thể lắm chứ?
Tôi không ép bạn chấp nhận điều tôi nói. Tôi chỉ gợi ý để mời bạn thử theo dõi kinh nghiệm ấy nơi cuộc sống thường ngày của bạn xem. Bạn sẽ nhận ra xưa nay mỗi ngày vẫn không thiếu những đề thi tương tự nhưng bạn chưa quan tâm. Giờ đây, để tâm theo dõi, bạn mới nghiệm ra rằng có một Đấng vẫn ra đề thi cho bạn để giáo dục và đào tạo bạn. Ngài là người Chủ, là người Thầy và cũng là người Cha đầy ưu ái đang tìm cách làm cho bạn trưởng thành. Nếu mình thật lòng tin Ngài thì cần biết mau mắn giải những đề thi nho nhỏ ấy thật nghiêm túc. Bạn sẽ lớn lên theo số những đề thi bạn giải đáp đúng. Bạn cũng hiểu ra rằng mình giải đáp đúng hay không là tùy mình có thật sự hào hiệp, quảng đại hay không…
Nếu Chúa đòi hỏi ta một điều gì đó, ta có thể hiểu ngay và có thể dâng ngay nhưng khi Ngài đòi hỏi ta chờ đợi, ta khó mà nghĩ rằng sự chờ đợi lâu dài cũng là một cách để tỏ lòng hào hiệp.
Trong cương vị người giáo dục, khi dạy lòng quảng đại cho các cháu, dù chúng còn rất nhỏ, không phải hễ chúng đòi gì là ta cho ngay điều ấy. Ta thường đợi đúng lúc mới cho và lắm khi cho nhiều hơn điều chúng xin. Thường thì người cha thử thách và người mẹ sẽ an ủi để giúp đứa trẻ biết kiên trì và tin cậy. Nơi Thiên Chúa cũng thế. Đang khi Chúa Cha còn thinh lặng thì Chúa Thánh Thần ủi an, nâng đỡ: “26Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. 27Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa” (Rm 8,26-27).
“14Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. 15Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: ‘Abba! Cha ơi!’ 16Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,14-16).
- Thưa cha, lúc nãy mở đầu, cha bảo câu hỏi người nọ nêu ra có liên quan tới đạo hiếu. Bây giờ cha cho biết Thần Khí Thiên Chúa dạy chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha. Như thế thì có nghĩa, Đạo Chúa không gì khác hơn là chính đạo hiếu đối với Cha Cả trên trời? Phải chăng người ấy đã hỏi có gì khác biệt hay đối kháng giữa đạo hiếu dưới đất với đạo hiếu trên trời?
- Vừa gần như thế vừa lý thú hơn nhiều. Chốc nữa bạn sẽ rõ. Bây giờ, chúng ta trở lại với câu Kinh thánh vừa đọc. Thần Khí Thiên Chúa tức là Chúa Thánh Thần dạy ta cùng một điều như Chúa Giêsu đã dạy, tức là dạy ta gọi Thiên Chúa là Cha. Hơn nữa, chính Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta sống thật sâu xa lời kinh Chúa Giêsu đã dạy:
“9Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, 10nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
11Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. 12Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. 13Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen” (x. Mt 6,9-13).
2. KINH LẠY CHA VÀ TÌNH CHA CỦA THIÊN CHÚA
Kinh Lạy Cha tóm tắt mọi lời cầu xin của các con cái Chúa và nêu rõ thứ tự những điều ta cần phải cầu xin. Bạn nắm được cái thứ tự ấy chứ?
- Vâng ạ! Khi thật sự là con cái Thiên Chúa, ta cần biết quan tâm tới Cha mình trước rồi mới tới bản thân. Trước hết, ta cầu xin cho:
* Danh Cha hiển sáng (1),
* Nước Cha hiển trị (2), và
* Ý Cha được thể hiện (3).
Sau đó ta mới nêu lên những lời tóm tắt mọi nhu cầu thể chất và tâm linh của ta:
* Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày (4)
* và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con (5).
* Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ (6)
* nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen (7).
- Bạn thấy đó, một thứ tự thật rõ. Trước khi thật sự có đức tin, thường ta chỉ tập trung xin Chúa hai điều (4) và (7). Dần dần, càng nghiệm ra tình thương và quyền năng cao cả của Thiên Chúa, ta càng thấy năm điều còn lại vượt hẳn hai điều ấy rất xa.
Chúa Giêsu không giới hạn những điều ta có thể xin nhưng Ngài đề ra cái ưu tiên số một: Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, như trong đoạn văn sau đó chưa tới một trang:
“25Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? 26Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? 27Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay? 28Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; 29thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Salômôn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. 30Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin! 31Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? 32Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. 33Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Ngài, còn tất cả những thứ kia, Ngài sẽ thêm cho. 34Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (Mt 6,25-34).
Chính tình Cha của Thiên Chúa bảo đảm tất cả cho chúng ta, vì tình thương ấy lớn hơn tình mẹ trần gian gấp bội. Câu này thì trích từ Cựu ước, sách Isaia: “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49,15). Khi đã thật sự là con cái Thiên Chúa, ta biết rằng Thiên Chúa luôn yêu thương ta và Ngài có thừa quyền năng thực hiện cho ta mọi điều, ta không cần phải lo lắng thái quá vô ích.
3. MƯỜI ĐIỀU RĂN
Mời bạn làm một so sánh khác, đối chiếu giữa kinh Mười điều răn của người Công Giáo và kinh Ngũ giới của người Phật tử:
Đạo Đức Chúa Trời có mười điều răn
(1) Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.
(2) Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.
(3) Giữ ngày Chúa Nhật.
(4) Thảo kính cha mẹ.
(5) Chớ giết người. Giới sát sinh.
(Điều răn thứ năm bao gồm cả cấm say rượu, tự hạ nhục phẩm giá mình) Giới ẩm tửu.
(6) Chớ làm sự dâm dục. Giới tà dâm.
(7) Chớ lấy của người. Giới đạo tặc.
(8) Chớ làm chứng dối. Giới vọng ngữ.
(9) Chớ muốn vợ chồng người. Giới tà dâm.
(10) Chớ tham của người. Giới đạo tặc.
- Thưa cha, bốn dòng từ (1) đến (4), phía cột bên phải bị trống, phải không ạ?
- Đúng, bản mười điều răn có thêm bốn điều mà ngũ giới không có, đồng thời bốn điều ấy chiếm chỗ ưu tiên. Kinh Lạy Cha cho thấy nơi tâm tưởng, ta cần biết nghĩ tới Thiên Chúa trước khi nghĩ tới bản thân. Kinh Mười điều răn cũng nói tương tự về mặt hành động: Bổn phận đối với Thiên Chúa phải ưu tiên hơn mọi bổn phận xã hội. Trong các bổn phận xã hội, bổn phận đối với cha mẹ chiếm chỗ cao nhất, nhưng ngay cả tình cha nghĩa mẹ cũng phải nhường bước cho sự kính thờ Thiên Chúa: “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy” (Mt 10,37).
- Có thể tôi sắp đoán ra câu hỏi của người nọ. Hẳn người ấy cảm thấy có sự xung đột giữa đạo hiếu đối với Cha trên trời và đạo hiếu đối với cha mẹ trần gian?
- Câu hỏi còn lý thú hơn thế. Bạn kiên nhẫn một chút, rồi tôi cũng nói rõ ngay thôi.
4. THẾ NÀO MỚI LÀ TIN THIÊN CHÚA?
“Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy” (Mt 10,37). Cả hai mệnh đề trong câu nói ấy của Chúa gợi cho ta nhớ câu chuyện thời danh của cụ Abraham, người không những được nhận là Tổ phụ các sắc dân Israel, Ismael và Êđôm mà còn là Tổ phụ những người tin vào Thiên Chúa, đồng thời cũng là hiện thân của mối giằng co giữa một bên là tình cha nghĩa mẹ trần gian và một bên là lòng hiếu thảo với Thiên Chúa Tạo Hóa là Cha chung của tất cả mọi người.
Tên gọi từ nhỏ của ông là Abram. Ông là một người chủ giàu có với nhiều tôi trai tớ gái và bầy súc vật hàng đàn hàng lũ. Thế nhưng lòng ông nặng trĩu vì không có lấy một mụn con nối dõi tông đường. Ông đã cầu xin Thiên Chúa biết bao năm qua, tới lúc đã qua tuổi “cổ lai hy” vẫn chưa được Chúa nhậm lời.
Bất thần, sau cái hôm mừng thọ 75 tuổi và vợ ông cũng đã 65, ông nghe tiếng Chúa gọi tên ông và bảo:
- 1Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi. 2Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn, sẽ chúc phúc cho ngươi. Ta sẽ cho tên tuổi ngươi được lẫy lừng, và ngươi sẽ là một mối phúc lành. 3Ta sẽ chúc phúc cho những ai chúc phúc cho ngươi; ai nhục mạ ngươi, Ta sẽ nguyền rủa. Nhờ ngươi, mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc (St 12,1-3).
Rời bỏ họ hàng, mái nhà và quê cha đất tổ để đi tới đất khách quê người, lao vào vô định, khi bóng chiều cuộc đời đang đổ xuống càng lúc càng nhanh, quả là điều hết sức mệt mỏi! Thế nhưng ông cảm nghiệm tận rất sâu trong cõi lòng rằng ai yêu cha mến yêu mẹ hơn Thiên Chúa, thì không xứng với Ngài.
Thế là ông đã lên đường. “Ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu” (Hr 11,8). Thế nhưng cũng chính vì đó, Thiên Chúa đã thêm cho tên ông một vần, thành Abraham, có nghĩa là người cha của đám đông, tổ phụ của vô số các dân tộc (x. St 17,5).
Người hàng xóm của anh bạn trên kia đã chờ ba năm, còn ông Abraham, suốt hơn hai mươi năm cứ nghe Chúa lặp đi lặp lại lời hứa con đàn cháu đống mà lòng dạ vợ ông là bà Sara vẫn cứ son sẻ. Năm ông 99 tuổi, vợ ông cười ngặt nghẽo khi nghe vị thiên sứ bảo rằng qua năm sau bà sẽ có con. Mà rồi đúng thật, đúng vào tuổi 100 của ông và tuổi 90 của bà, hai vị đã sinh được một mụn con trai và, vừa khóc vừa cười, họ đặt tên cho nó là Isaac, có nghĩa là Khả Tiếu, Buồn Cười. Với ông Abraham, tin vào Thiên Chúa không phải là sắm cho mình một tượng thần làm bùa hộ mệnh, nhỡ gặp chuyện gì rủi ro nguy hiểm thì bám vào cho đỡ sợ! Tin vào Thiên Chúa không phải là thỏa hiệp với một thế lực thần linh để khi mình có nhu cầu thì thế lực ấy sẽ đáp ứng! Tin vào Thiên Chúa có nghĩa là đặt toàn bộ con người, cuộc sống và sinh mệnh của ta dưới quyền điều khiển của Đấng mà ta biết là rất yêu thương ta.
Chưa hết. Câu nói trên đây của Chúa Giêsu còn một nửa nữa: “Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy”.
Đứa bé lớn dần. Tới ngày nó đủ sức vác một bó củi lớn leo lên núi, Thiên Chúa lại thử lòng Abraham.
1Ngài gọi ông: “Abraham!” Ông thưa: “Dạ, con đây!” 2Ngài phán: “Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi là Isaac, hãy đi đến xứ Môria mà dâng nó làm lễ toàn thiêu ở đấy, trên một ngọn núi Ta sẽ chỉ cho.”
Chao ôi! Thiên Chúa ra lệnh cho ông thiêu sống đứa con mà chính Ngài ban tặng khi ông đã đúng một trăm tuổi và cũng chính Ngài đã bảo rằng nó sẽ sinh ra con đàn cháu đống, như sao trời cát biển! Có điên không đây? Thế nhưng…
3Sáng hôm sau, ông Abraham dậy sớm, thắng lừa, đem theo hai đầy tớ và con ông là Isaac, ông bổ củi dùng để đốt lễ toàn thiêu, rồi lên đường đi tới nơi Thiên Chúa bảo. 4Sang ngày thứ ba, ông Abraham ngước mắt lên, thấy nơi đó ở đàng xa. 5Ông Abraham bảo đầy tớ: “Các anh ở lại đây với con lừa, còn cha con tôi đi lên tận đàng kia; chúng tôi làm việc thờ phượng, rồi sẽ trở lại với các anh.”
6Ông Abraham lấy củi dùng để đốt lễ toàn thiêu đặt lên vai Isaac, con ông. Ông cầm lửa và dao trong tay, rồi cả hai cùng đi. 7Isaac thưa với cha là ông Abraham: “Cha!” 8Ông Abraham đáp: “Cha đây con!” Cậu nói: “Có lửa, có củi đây, còn chiên để làm lễ toàn thiêu đâu?” Ông Abraham đáp: “Chiên làm lễ toàn thiêu, chính Thiên Chúa sẽ liệu, con ạ.” Rồi cả hai cùng đi.
9Tới nơi Thiên Chúa đã chỉ, ông Abraham dựng bàn thờ tại đó, xếp củi lên, trói Isaac con ông lại, và đặt lên bàn thờ, trên đống củi. 10Rồi ông Abraham đưa tay ra cầm lấy dao để sát tế con mình.
11Nhưng sứ thần của Đức Chúa từ trời gọi ông: “Abraham! Abraham!” Ông thưa: “Dạ, con đây!” 12Ngài nói: “Đừng giơ tay hại đứa trẻ, đừng làm gì nó! Bây giờ Ta biết ngươi là kẻ kính sợ Thiên Chúa: đối với Ta, con của ngươi, con một của ngươi, ngươi cũng chẳng tiếc!” 13Ông Abraham ngước mắt lên nhìn, thì thấy phía sau có con cừu đực bị mắc sừng trong bụi cây. Ông Abraham liền đi bắt con cừu ấy mà dâng làm lễ toàn thiêu thay cho con mình. 14Ông Abraham đặt tên cho nơi này là “Đức Chúa sẽ liệu.” Bởi đó, bây giờ có câu: “Trên núi Đức Chúa sẽ liệu”.
15Sứ thần của Đức Chúa từ trời gọi ông Abraham một lần nữa 16và nói: “Đây là sấm ngôn của Đức Chúa, Ta lấy chính danh Ta mà thề: bởi vì ngươi đã làm điều đó, đã không tiếc con của ngươi, con một của ngươi, 17nên Ta sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên đông, nên nhiều như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển. Dòng dõi ngươi sẽ chiếm được thành trì của địch. 18Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ cầu chúc cho nhau được phúc như dòng dõi ngươi, chính bởi vì ngươi đã vâng lời Ta”.
(St 22,1-18)
Đó không chỉ là câu chuyện cảm động về đức tin của ông Abraham mà còn là một sự kiện mang tính tiên tri giàu ý nghĩa. Ông Abraham mang dáng dấp của chính Đức Chúa Cha mà Tân ước sẽ mô tả là: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Cậu Isaac tự vác lấy củi sẽ dùng để tế hiến chính mình là dấu chỉ báo trước việc Chúa Giêsu vác thập giá đi chịu khổ hình; việc cậu đã được đặt lên bàn tế hiến rồi lại được Thiên Chúa can thiệp cho sống, được xem là tượng trưng cho việc Chúa Giêsu sẽ từ cõi chết sống lại.
5. NHỮNG THỬ THÁCH ĐẦY Ý NGHĨA
Kinh nghiệm của cụ Abraham cho thấy đức tin gắn liền với thử thách đồng thời cũng là một minh họa giúp ta hiểu tình cha bao la và sâu thẳm của Thiên Chúa khi Ngài để cho chúng ta đi qua những thử thách ấy. Không riêng những anh chị em mới tin Chúa, cả những tín hữu gạo cội và những tâm hồn thánh hiến vẫn gặp nhiều thử thách phiền muộn, được Chúa dùng để nhắc nhở và đào tạo cho ta ngày càng thêm quảng đại.
Thử thách là để thanh tẩy tâm hồn và đào luyện lòng quảng đại.
Trong quyển sách hướng dẫn người ta rèn luyện về tâm linh, tựa đề là Linh Thao, Thánh Inhaxiô có ghi lại những quy tắc ứng xử trước thử thách. Trước hết, ta cần tỉnh táo để khỏi mất sự bén nhạy đối với ý Chúa. Ta cần đối diện thẳng với thử thách (x. Dt 12,5-13) và tìm xem qua đó Chúa đang muốn nói gì với ta. Cụ thể, ở mỗi trường hợp, ta đều cần tự theo dõi để hiểu qua thử thách ấy Chúa đang nhắm tác dụng nào.
Tác dụng thứ nhất của thử thách là thanh tẩy. Cụ Abraham được Thiên Chúa nhắm tuyển chọn làm Tổ phụ những người tin vào Ngài. Cụ là một người mẫu mực, đức tin của cụ chẳng thể bị hề hấn gì do môi trường ngoại giáo xung quanh. Thế nhưng con cháu cụ sau này thì khác, họ có thể bị lây nhiễm. Vì thế trước hết, Thiên Chúa phải cách ly cụ khỏi môi trường ấy. Theo Thánh Inhaxiô, nguyên do đầu tiên đẩy ta vào thử thách là do lỗi của bản thân ta. Chúa để cho ta gặp sự phiền muộn, thử thách hay đêm tối nhằm cảnh cáo những lầm lỗi hay sự thiếu quảng đại của ta và mời gọi ta hoán cải. Điển hình cho trường hợp này là những thử thách dân Do Thái gặp trong thời các thẩm phán. Tiếp nối Thánh Inhaxiô, Thánh Gioan Thánh Giá đã chứng minh rằng những tâm hồn chiều theo các mê thích lệch lạc sẽ tự chuốc lấy đủ thứ tác hại gây âu lo phiền muộn. Nơi bảy chương đầu trong tác phẩm Đêm Dày quyển I, ngài phân tích những lệch lạc tâm linh dựa theo bảy nết xấu dẫn đầu, nhằm giúp ta biết những nguy cơ mình có thể gặp phải để tích cực loại trừ. Muốn thắng vượt, ta cần biết giữ sự bình tâm và hướng theo chiều đối nghịch với các mê thích lệch lạc ấy. Thiên Chúa dùng thử thách để từng bước giúp ta được hoàn toàn tự do, không lệ thuộc những gì tai nghe mắt thấy hay sức ép của bất cứ giác quan nào khác, được thực sự tự do về mặt tâm linh, thoát khỏi cả mọi ràng buộc dính bén bên trong.
- Thưa cha, việc này đâu có ăn nhập gì với việc cụ Abraham phải rời quê cha đất tổ? Cha đã bảo môi trường ngoại giáo xung quanh chẳng ảnh hưởng gì được tới đức tin của cụ cơ mà!
- Đúng, thế nhưng với con cháu cụ sau này thì khác. Một ngày kia chúng có thể gọi hồn cụ dậy và hỏi: Cụ ơi, thế này là thế nào? Xin cụ nói rõ lại xem có nên tin Chúa hay không?
- Cha muốn bảo đây là câu hỏi người nọ đã nêu ra?
- Bạn đoán đúng, thế nhưng còn lý thú hơn nữa. “Ông cụ” càng khẳng định là rất nên thì thằng bé càng thấy hoang mang!
- Sao lại kỳ vậy?
- Thì đây, bạn đọc đoạn này ở gần đầu sách Tin mừng theo Thánh Marcô: 11Còn các thần ô uế, hễ thấy Đức Giêsu, thì sấp mình dưới chân Ngài và kêu lên: “Ông là Con Thiên Chúa!” 12Nhưng Người cấm ngặt chúng không được tiết lộ Ngài là ai (Mc 3,11-12).
- Ồ, đúng là trò đểu! Bọn chúng càng la to: “Ông là Con Thiên Chúa”, thiên hạ càng lúng túng: Nếu lão này không cùng phe với thần dữ thì tại sao chúng nó lại quảng cáo ầm ĩ lên thế chứ?
- Rồi bạn sẽ thấy, bọn quỷ còn quỷ quái hơn thế nhiều.
- Vâng. Xin cha tiếp tục đi ạ.
- Tác dụng thứ hai của các thử thách là đào tạo tấm lòng hào hiệp quảng đại: Thiên Chúa muốn dạy ta biết mau mắn đáp lại mọi đòi hỏi của Ngài, không tiếc xót bất cứ điều gì. Sau khi kéo Abraham thoát khỏi môi trường cũ, Thiên Chúa còn bắt ông chờ đợi mấy chục năm để dạy ông thực sự yêu Chúa vì chính Chúa chứ không vì bất cứ một món quà nào, kể cả món quà ông tha thiết nhất đời là một đứa con nối dõi. Đây cũng là lý do khiến một người công chính như ông Gióp bỗng dưng bị thử thách trăm bề: Thiên Chúa muốn thanh minh cho Gióp, muốn chứng tỏ cho mọi người thấy giữa trăm ngàn thử thách có vẻ rất vô lý, người tín hữu này vẫn một lòng tin cậy Thiên Chúa, không chút chuyển lay. Có thể nói Chúa cất ơn an ủi và cho ta trải qua kinh nghiệm bị trần trụi như thế để dạy ta yêu mến Ngài cách vô vụ lợi.
Tác dụng thứ ba của thử thách là đào tạo tấm lòng khiêm nhường. Thiên Chúa muốn cho ta đi qua thử thách để thoát khỏi ảo tưởng, khỏi tự phụ, và được ơn khiêm nhường, luôn bám víu vào Chúa và chỉ cậy dựa vào một mình Thiên Chúa mà thôi. Kinh thánh ghi rằng trong thời gian đằng đẵng đợi chờ, cụ Abraham cũng đã có lúc yếu đuối, nghĩ đến những “phương án 2”, chẳng hạn đã dự tính đặt người quản gia làm kẻ thừa kế, hoặc chấp nhận đi lại với nàng hầu để kiếm một mụn con. Thế nhưng Thiên Chúa bảo những chuyện ấy vô ích, Ngài sẽ ban cho ông một đứa con do chính người vợ là bà Sara sinh ra cho ông. Về sau trong một vị Thánh trong Tân ước khi kể lại những thử thách riêng cũng lý giải rằng ấy là do Thiên Chúa muốn cho ông giữ được sự khiêm nhường (x. 2Cr 12,7). Thiên Chúa muốn cho ta được khiêm nhường tận cõi lòng, nhờ một cái nhìn mới, nhìn mọi sự với đôi mắt của Thiên Chúa để luôn bước đi trong sự thật cuối cùng: Thiên Chúa là Tất cả, còn bản thân ta và mọi sự khác đều chỉ là không gì cả.
Tác dụng thứ tư của thử thách là đưa tới một tình yêu mãnh liệt, khao khát được chia sẻ mọi thua thiệt mà Chúa Giêsu Kitô đã hứng chịu vì chúng ta. Cụ Abraham không những được mang dáng dấp của Chúa Cha mà còn được chia sẻ tình cảnh bị bỏ rơi đến tận cùng của Chúa Con là Đức Giêsu Kitô trong cuộc khổ nạn. Lệnh truyền của Thiên Chúa khiến ông chìm vào đêm đen tối tăm mù mịt, không còn hiểu gì nữa cả, chỉ còn biết nhắm mắt vâng theo. Thiên Chúa tạo điều kiện để ông đáp lại tình yêu Ngài cách chính xác nhất. Ngài sẽ cứu chuộc ông và con cháu ông bằng cái giá rất đắt là máu và sinh mạng người Con duy nhất của Ngài, thì Ngài cũng đòi ông phải mua lấy ơn cứu chuộc ấy với một cái giá tương xứng là cái chết bằng đức tin, hoàn toàn phủ nhận lý trí tự nhiên để buông mình vào tay Thiên Chúa, mặc cho Thiên Chúa định đoạt.
Trong Tân ước ta sẽ gặp một trường hợp khác minh họa sắc sảo cho ý nghĩa này, đó là trường hợp Đức Mẹ Maria (Lc 2,35). Mẹ hoàn toàn vô tội, luôn yêu Chúa cách vô vụ lợi và đầy khiêm nhường, thế nhưng Mẹ lại bị thử thách nặng nề hơn ai hết. Ấy chỉ là vì Thiên Chúa muốn cho Mẹ được chia sẻ nỗi đau thương với Đức Kitô, con yêu dấu của Mẹ.
Kinh nghiệm của Thánh Inhaxiô trong sách Linh Thao (số 98, 167) sẽ cung cấp cho ta một cách cầu nguyện được gọi là bậc khiêm nhường thứ ba, để nài xin Thiên Chúa nung đốt lòng khao khát yêu mến Chúa Kitô nồng nàn tới mức muốn nên giống hẳn Ngài nơi tất cả những gì Ngài đã hứng chịu.
6. HAI NẺO ĐƯỜNG CÁCH BIỆT
Những thử thách như thế được Kinh thánh nhìn như sự sửa dạy (tức là giáo dục) của Thiên Chúa:
“5Con ơi, đừng coi nhẹ lời Chúa sửa dạy, chớ nản lòng khi Người khiển trách. 6Vì Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai làm con thì Người mới cho roi cho vọt. 7Anh em hãy kiên trì để cho Thiên Chúa sửa dạy. Người đối xử với anh em như với những người con. Thật vậy, có đứa con nào mà người cha không sửa dạy? 8Nếu anh em không được sửa dạy như tất cả mọi người, thì khi đó anh em là con ngoại hôn, chứ không phải là con chính thức. 9Vả lại, chúng ta có cha trần thế sửa dạy mà chúng ta vẫn tôn kính, thì chúng ta lại càng phải tùng phục Cha trên trời để được sống. 10Cha trần thế sửa dạy chúng ta trong một thời gian ngắn, và theo sở thích của mình; còn Thiên Chúa sửa dạy là vì lợi ích của chúng ta, để chúng ta được thông phần vào sự thánh thiện của Người. 11Ngay lúc bị sửa dạy, thì chẳng ai lấy làm vui thú mà chỉ thấy buồn phiền. Nhưng sau đó, những người chịu rèn luyện như thế sẽ gặt được hoa trái là bình an và công chính” (Thư gửi tín hữu Hípri 12,5-11).
Khi ghi lại lịch sử, Kinh thánh cho thấy không riêng cụ Abraham, tất cả mọi người được Chúa gọi đều phải được uốn nắn: được lôi ra khỏi môi trường cũ, được rèn luyện qua thử thách, đau thương và sỉ nhục. Nơi cuộc đời của Isaac, Giacóp và Giuse chẳng hạn. Lắm trường hợp, thử thách dường như vượt sức chịu đựng của họ, Thiên Chúa đã an ủi bằng cách báo mộng cho họ. Riêng đối với ông Môsê, Thiên Chúa không báo mộng nhưng Ngài trực tiếp nói chuyện với ông.
Giữa những dân tộc thờ đủ thứ thần, Chúa dạy dân Israel chỉ tin thờ một mình Ngài mà thôi. Ngài cấm ngặt Dân Ngài không được gọi hồn như các dân ngoại. Vị vua đầu tiên của dân Chúa là vua Saul cũng cấm ngặt dân Chúa không được làm điều ấy. Có điều gì cần thỉnh ý Thiên Chúa, nhà vua tìm đến ngôn sứ Samuel. Thế nhưng rồi sau khi vị ngôn sứ qua đời, gặp lúc quẫn bách, vua Saul đã lỗi phạm điều mà chính ông đã cấm người khác. Ông đi ngược lại luật Chúa mà ông đã từng bảo vệ. Ông cầu cứu với những thế lực bí ẩn bên ngoài Thiên Chúa. Ông tìm đến một bà đồng bóng, xin bà gọi hồn ngôn sứ Samuel. Và “ngôn sứ Samuel” xuất hiện, với dáng dấp, cung giọng đúng như ông mong chờ và cũng nói những lời đanh thép y hệt như vị ngôn sứ ông từng gặp trong cuộc sống.
Trong chuyện ấy, “ngôn sứ Samuel” hiện về; bà đồng bóng nhìn thấy “ông ta” và đối thoại với “ông ta”. Bên Việt Nam mình, các “hồn” được gọi về “nhập” vào một người nào đó đang có mặt, khiến người này biến đổi diện mạo, cách ứng xử và ngôn ngữ giống y hệt “người xưa”..
- Thưa cha, nhưng họ cho biết những thông tin rất đáng tin cậy, mình kiểm chứng được mà!
- Tôi đã bảo bạn rằng đã là quỷ thì nó rất quỷ quái!
“Gọi hồn” là một trò đùa của thần dữ. Các linh hồn đã khuất do Thiên Chúa quản lý! Mấy ông thầy cúng có quyền phép gì để triệu tập các linh hồn đã khuất về lại trần gian? Chính các thần dữ giả dạng người đã khuất để đánh lừa chúng ta. “Lạ gì đâu! Vì chính Satan cũng đội lốt thiên thần sáng láng!” (2Cr 11,14).
Những loài thần thiêng, không thân xác, muốn biết chuyện quá khứ của loài hữu hình là chuyện quá dễ. Ngay cả máy tính do con người chế tạo đã có khả năng tìm giúp những điều ta bỏ quên, tìm những hình ảnh tương tự, truyền tải hình ảnh nửa vòng trái đất, từ trái đất lên những hành tinh xa xôi, cắt xén lắp ghép hình ảnh, tạo nên rô bốt… Việc ma quỷ giả dạng người xưa và biết chuyện riêng, chuyện kín của người ta là chuyện dễ ợt… Tương kế tựu kế, thần dữ cung cấp toàn những tin tức rất sát sự thật để cho người ta tin nó và dấn sâu vào trò lừa đảo của nó. Rồi giữa chín điều rất thật, nó sẽ chèn vào một điều thứ mười hoàn toàn dối trá chẳng ai ngờ. Đọc chuyện Tam Quốc Chí, ta đã thấy ông Khổng Minh gài người vào phía đối phương để “hiến kế” và khiến đối phương bị lừa. Kẻ nội thù đề nghị toàn những điều hết sức hay, mãi đến lúc đại bại người ta mới biết rằng mình bị gài bẫy! Thần dữ cũng hành động y hệt như thế và còn siêu đẳng hơn thế nhiều!
- Thưa cha? Làm sao kiểm chứng điều cha nói?
- Bạn không tin rằng thần dữ đang lèo lái những vụ lên đồng sao? Bạn hãy thử dẫn vào đó một em bé ngoan hiền, đã lãnh bí tích Thánh tẩy của Giáo Hội Công Giáo, ngực đeo ảnh thánh giá nhỏ, rồi xem thử vụ lên đồng có thực hiện nổi hay không? Tại sao vụ lên đồng thất bại? Bởi vì chính Chúa Giêsu đang ở nơi em bé ngoan hiền ấy khiến thần dữ không dám bén mảng tới.
Tôi nêu chi tiết em bé ngoan hiền nhằm cho thấy việc trung thành với ơn bí tích Rửa tội rất quan trọng. Nếu một tín hữu đã tự châm chước để nhượng bộ cho con người cũ cách này hay cách khác, đức tin của họ không vững nữa. Khi chính họ đã chiều theo sự xui khiến của thần dữ thì nó không còn sợ gì họ nữa.
Chúng ta cần luôn đứng vững trước những thử thách lớn và nhỏ, cũng như trước mọi cám dỗ lớn và nhỏ. Những gì xảy ra cho Chúa Giêsu trong hoang địa giúp ta hiểu rằng thần dữ rất kiên nhẫn. Đối với những người ngay lành đầy thiện chí, nó không mong gì có thể xúi giục họ làm điều xấu ngay nhưng nó nhất quyết không bỏ cuộc. Nó chấp nhận đi những đường vòng thật dài.
1Bấy giờ Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. 2Ngài ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Ngài thấy đói. 3Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Ngài và nói: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hoá bánh đi!” 4Nhưng Ngài đáp: “Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.”
5Sau đó, quỷ đem Ngài đến thành thánh, và đặt Ngài trên nóc đền thờ, 6rồi nói với Ngài: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi! Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá.”
7Đức Giêsu đáp: “Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.”
8Quỷ lại đem Ngài lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Ngài thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, 9và bảo rằng: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi.” 10Đức Giêsu liền nói: “Satan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Ngài mà thôi.”
11Thế rồi quỷ bỏ Ngài mà đi, và có các thiên sứ tiến đến hầu hạ Ngài.
Một tên quỷ mới ra nghề có lẽ đã đưa tới gà quay, rượu bia, thuốc lá và đủ thứ mồi tham, sân, si linh tinh… nhưng tên quỷ già có nhiệm vụ cám dỗ Đấng Cứu Thế thì khác. Với một kinh nghiệm dài bằng lịch sử loài người, nó chỉ dùng một lá bài hai mặt sấp ngửa rất đơn giản: Bên khó, bên dễ, ông chọn bên nào?
Đức Giêsu bắt đầu công cuộc cứu chuộc nhân loại nhằm lúc quân đội Rôma đang đè bẹp dân tộc Ngài, đâu đâu cũng âm ỉ sẵn sàng hưởng ứng khởi nghĩa chống thực dân. Tên quỷ dựa ngay vào đó để lôi kéo Đức Giêsu ra khỏi công cuộc giải phóng về mặt tâm linh mà nó vừa căm thù vừa khiếp sợ.
Nó khôn khéo hiến kế giúp Ngài “làm tròn sứ mạng” theo cách của nó. Thông điệp của cám dỗ đầu tiên là: “Nếu Ngài muốn cứu nhân độ thế, thì cứ cho họ ăn no mặc ấm, Ngài cứ làm cho kinh tế phồn thịnh thì ai mà chẳng theo Ngài!” Thu phục dân chúng bằng cách ấy có vẻ dễ thật, vừa mau vừa được nhiều người! Nhưng có phải như vậy là đưa người ta về với Chúa hay chỉ làm người ta ươn lười, chạy theo thỏa mãn vật chất? Thay vì giúp người ta tin yêu Thiên Chúa, cách hành động này dạy người ta “lấy cái bụng làm Thiên Chúa” (Ph 3,19). Lúc đó chỉ có vật chất có quyền sai bảo họ, chứ Thiên Chúa không có quyền gì trên họ, chỉ cần một lời không vừa ý họ cũng đủ để họ làm reo thách đố (xem Ga 6,30 và 42). Tương tự như thế, cám dỗ thứ hai nhằm gợi ý cho Đức Giêsu chinh phục thiên hạ bằng phép lạ. Đối với Ngài, can thiệp vào các định luật thiên nhiên là chuyện dễ như trở bàn tay, nhưng thuyết phục thiên hạ bằng cách ấy chỉ là trói buộc họ bằng sự hiếu kỳ. Trên đường rao giảng, khi cứu chữa cho người câm được nói, người điếc được nghe, người mù được thấy, người què và bại liệt được bước đi vững vàng, Ngài muốn ngụ ý rằng, cũng tương tự như thế, Ngài sẽ làm cho mọi người được sáng mắt, thính tai, lợi khẩu và tự chủ về mặt tâm linh. Trong lần chữa một người bại liệt tại Capharnaum, Ngài chất vấn những kẻ đang dò xét Ngài:
- Trong hai điều: một là bảo: “Con đã được tha tội rồi”, hai là bảo: “Đứng dậy mà đi”, điều nào dễ hơn? (Mt 9,5)
Cám dỗ thứ ba là cứu thế bằng con đường chính trị và quân sự: Nắm được quyền lực chính trị sẽ khống chế mọi người cách thật dễ dàng, tuy nhiên như thế có gì là giải thoát chăng hay chỉ thêm áp bức trói buộc? Và đáng sợ nhất là trước hết chính bản thân người rêu rao giải thoát phải nô lệ cho thần dữ: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi” (Mt 4,9).
Hẳn bạn thấy rõ tính chất đểu cáng lừa gạt nơi những điều tốt do Satan đề nghị. Những thứ ấy sẽ biến công cuộc Thiên Chúa thành công cuộc của trần gian, hay chính xác hơn, công cuộc của thần dữ!
Ngay từ đầu lịch sử, thần dữ đã cám dỗ loài người bằng con đường dễ dãi: chỉ cần đừng bận tâm tới lệnh truyền của Thiên Chúa, cứ muốn gì làm nấy, là đương nhiên ngang hàng với Thiên Chúa, chứ có gì phải rắc rối lắm chuyện? Hậu quả trước mắt của sự không vâng lời Thiên Chúa là loài người rơi tòm xuống vực thẳm của tham, sân, si, vực thẳm của khổ đau, tội lỗi và chết chóc.
Để khắc phục những hậu quả ấy của tội lỗi, Con Thiên Chúa làm người quyết hành động ngược hẳn lại: khước từ mọi dễ dãi và tự hạ mình vâng phục, vâng phục đến chết trên thập giá (x. Pl 2,6-8). Chính vì thế, khi khởi đầu sứ vụ, Ngài đã tìm vào sa mạc sống cô tịch bốn mươi đêm ngày để lắng nghe và đón nhận ý Chúa Cha.
Trong Cựu ước, ông Môsê rồi ông Giôsuê đã mời gọi dân Chúa chọn đường lành, tránh đường dữ, chọn đường sống, đừng chọn đường chết. Các vị sáng lập tôn giáo đều mời gọi như thế cả. Chỉ riêng Đức Giêsu cũng nói thế nhưng bằng một cách diễn tả khác: hãy chọn đường khó, đừng chọn đường dễ. “13Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. 14Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy (Mt 7,13-14). Phía dễ dãi của cửa rộng và đường thênh thang là phía dẫn tới diệt vong, còn phía phải phấn đấu của cửa hẹp và đường chật sẽ dẫn tới sự sống đời đời.
Sau đó mấy câu, Chúa sẽ cho biết rõ con đường ấy chính là vâng theo ý của Chúa Cha: 21Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. 22Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: “Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?” 23Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác! (Mt 7,21-23).
Nói tiên tri, trừ quỷ và làm phép lạ, toàn là những điều tốt. Thế nhưng cần phải lưu ý: Nếu đúng là ý Chúa bảo làm như thế, người thực hiện sẽ được thưởng, còn nếu chỉ làm theo ý riêng, thì sẽ bị luận tội. Chiều theo ý riêng bao giờ cũng dễ. Ý riêng là cửa rộng và đường thênh thang cho ta mặc tình buông thả. Còn vâng theo ý Chúa bao giờ cũng khó, đòi phải từ bỏ bản thân, đúng là bên của cửa hẹp và đường chật.
7. ĐIỀU NHỎ TRONG HIỆN TẠI
Sự đối kháng đang nói đây vừa đưa tới những hy vọng rất bất ngờ vừa cảnh báo để ta khỏi rơi vào những nguy cơ khủng khiếp. Người ta có thể đạt tới chỗ vâng phục Thiên Chúa cách sâu thẳm nơi một điều hết sức nhỏ, chẳng hạn một tư tưởng vụt qua trong trí, mà ngược lại, người ta cũng có thể đi tới chỗ cực kỳ phản loạn nơi một điều hết sức nhỏ như thế. Bất cứ ai, tại bất cứ nơi đâu, vào bất cứ lúc nào, nơi bất cứ điều nhỏ nhặt nào cũng đều có thể bay vút lên cực cao hoặc rơi xuống cực thấp. Đối diện với âm mưu lừa gạt của thần dữ, đây là điều vô cùng đáng sợ, nhưng ngược lại, nhìn lên lòng thương xót của Thiên Chúa là Cha, đây lại là điều để ta có quyền hy vọng đến vô biên. Lắm kẻ khôn ba năm dại một giờ mà cũng lắm người được ơn hoán cải vào phút chót như người gian phi cùng chịu đóng đinh với Chúa:
39Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!” 40Nhưng tên kia mắng nó: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! 41Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!” 42Rồi anh ta thưa với Đức Giêsu: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” 43Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23,39-43).
Chỉ trong giây lát, kẻ bao nhiêu năm làm điều phi pháp bỗng chốc được Chúa hứa ban phúc thiên đàng. Thần dữ sẽ dựa vào đó để rỉ tai nhiều người: “Vậy thì lo gì, cứ ăn chơi thả cửa, tới phút chót quay lại vẫn kịp, có sao đâu!” Cũng không ít người quên mất rằng phút chót của mình có thể là đêm nay mà cũng có thể chỉ trong vòng 5 phút nữa!
Ngược với luận điệu của Satan, Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho chị thánh Têrêxa một cách nên thánh giản dị là vui nhận mọi điều bất ngờ trái ý lớn nhỏ như quà tặng của Chúa với một lòng phó thác lớn lao và yêu mến nồng nàn. Cách hành sử của Thiên Chúa đã mở ra cơ hội đồng đều cho tất cả mọi người, không phân biệt. Trước mắt người đời, có kẻ sang người hèn, còn trước mắt Thiên Chúa, mỗi người đều được ban đủ ơn cần thiết để phấn đấu trong hoàn cảnh của mình. Thiên Chúa gửi thử thách ngần nào, Ngài cũng ban đủ ơn ngần ấy. Ngài không thử thách ai quá sức, cũng không đòi hỏi ai quá sức. Dù là trí thức, nông dân, công nhân hay doanh gia, dù trẻ hay già, bé hay lớn, có gia đình hay độc thân, người đời hoặc tu sĩ, mỗi người đều có cuộc chiến đấu riêng. Từ việc học của người sinh viên, việc giáo dục gia đình của bậc cha mẹ hay việc xây dựng hạnh phúc của các đôi vợ chồng, việc lớn cũng như việc nhỏ, việc nào cũng có bên rộng, bên hẹp, mỗi trường hợp đều đặt người ta trước cái chọn lựa giữa dễ dãi và nghiêm túc, giữa buông thả và cố gắng, giữa phía kéo xuống thấp hay phía đưa lên cao…
8. AI DẠI? AI KHÔN?
Giáo huấn của Chúa Giêsu được Thánh sử Matthêu trình bày tổng hợp nơi Bài Giảng Trên Núi, một bài diễn văn kéo dài ba chương 5, 6 và 7 trong tác phẩm của ngài. Chúa mở đầu thông điệp của Ngài bằng một câu trái ngược 180o so với cái nhìn của người đời: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3).
Giữa đám đông thính giả đang lắng nghe, Chúa Giêsu muốn đặc biệt ngỏ lời với những người có tâm hồn nghèo khó. Đây là những người không lấy tiền của vật chất làm mục đích cuộc sống, không tích lũy chỉ để có thật nhiều tiền bạc, cũng không cây dựa vào tiền bạc hoặc thế lực trần gian nào nhưng chỉ nương tựa vào Thiên Chúa.
Trên kia Chúa nêu rõ cái đối nghịch giữa hai nẻo đường: rộng và hẹp.
Ở đây Chúa cho thấy sự đối kháng giữa hai đích điểm (đúng hơn phải nói là hai cứu cánh, hay hai cùng đích, tức là hai mục đích cuối cùng) trái ngược nhau: Thiên Chúa và Tiền của vật chất. Một bên là tin tưởng vào Thiên Chúa, phó thác bản thân và cuộc đời cho Thiên Chúa định đoạt, nhờ đó được bình an hạnh phúc trong Ngài. Một bên là tin vào mãnh lực của đồng tiền, lúc nào cũng lo nghĩ về tiền bạc của cải, đến độ bị lệ thuộc vào nó, để cho nó làm chủ và sai khiến, rồi vì thế mà mất bình an. Một bên là cái nhìn theo hướng của Chúa, một bên là cái nhìn phàm tục, hai nẻo đường cách biệt. Ai dại? Ai khôn?
19“Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. 20Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi. 21Vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó… 24“Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền của được. (Mt 6,19-21.24).
Đối trọng của Thiên Chúa là Tiền của chứ không phải điều gì khác. Cùng một cái nhìn như thế, trong sách Linh thao, Thánh Inhaxiô cũng nhấn mạnh rằng lòng ham mê của cải là đầu mối của mọi hư hỏng. Với bài suy niệm “Hai màu cờ” (Sđd, số 136-148), thánh nhân đặt nổi sự trái ngược giữa hai đường lối: “Satan thúc giục mọi người ham muốn tiền của, rồi từ tham lam dẫn đến ham danh vọng và dẫn đến kiêu ngạo, cuối cùng từ kiêu ngạo dẫn đến các tội lỗi khác… Còn Chúa Giêsu thì lôi cuốn con người theo tinh thần khó nghèo siêu nhiên và tự nhiên, rồi đưa họ đến chỗ ao ước nên giống Ngài, khao khát được chịu sỉ nhục và khinh dể như Ngài, nhờ đó họ được khiêm nhường thật trong lòng và tiến đến mọi nhân đức”.
Trong bài Các mối phúc, mối phúc về tinh thần nghèo đi đầu, dẫn theo các mối phúc khác: hiền lành, sầu khổ, khát khao nên người công chính, thương người, có tâm hồn trong sạch, xây dựng hoà bình, bị bách hại vì sống công chính, bị sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa vì Chúa (Mt 5,1-12). Nơi những đoạn tiếp sau của Bài Giảng Trên Núi, ta còn gặp những nhân đức khác: tha thứ cho kẻ làm hại ta, yêu thương kẻ thù ghét ta, trong sạch trong tư tưởng, công bằng, tôn trọng danh dự người khác, hiểu tốt cho người khác, không xét đoán…
Dẫn đầu sự lệch lạc là lòng ham mê của cải. Tiến hay lùi, thành hay bại trên đường tâm linh tùy nơi thái độ của mỗi người đối với tiền bạc, của cải. Muốn thoát khỏi những áp lực do tiền bạc và của cải, chúng ta cần luôn sống phó thác trong tình thương an bài của Cha trên trời (x. Mt 6,25-34).
Người đời không sao hiểu được, có thể coi đó là một chọn lựa điên rồ. Trong thư thứ nhất gửi giáo đoàn Côrintô, Thánh Phaolô cho thấy ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, người đời đã coi đó là một sự điên rồ nhưng các tín hữu lại coi là một vinh dự:
“18Thật thế, lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa. 19Vì có lời chép rằng: Ta sẽ huỷ diệt sự khôn ngoan của kẻ khôn ngoan, và sẽ vứt bỏ sự thông thái của người thông thái. 21Thế gian đã không dùng sự khôn ngoan mà nhận biết Thiên Chúa ở những nơi Thiên Chúa biểu lộ sự khôn ngoan của Người. Cho nên Thiên Chúa đã muốn dùng lời rao giảng điên rồ để cứu những người tin. 22Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, 23thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. 24Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do Thái hay Hy Lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. 25Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” (1Cr 1,18-25).
Chúng ta cần tỉnh táo, như trong chuyện mười cô trinh nữ:
1“Bấy giờ, Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể. 2Trong mười cô đó, thì có năm cô dại và năm cô khôn. 3Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo. 4Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo. 5Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả. 6Nửa đêm, có tiếng la lên: “Chú rể kia rồi, ra đón đi!” 7Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn. 8Các cô dại nói với các cô khôn rằng: “Xin các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em tắt mất rồi!” 9Các cô khôn đáp: “Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn.” 10Đang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại. 11Sau cùng, mấy trinh nữ kia cũng đến gọi: “Thưa Ngài, thưa Ngài! mở cửa cho chúng tôi với!” 12Nhưng Người đáp: “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả!” 13Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào. (Mt 25,1-10)
Qua câu chuyện mười nén bạc, Chúa còn dạy ta đừng tự hài lòng với cái tối thiểu, nhưng cần biết cố gắng ngay từ bây giờ để về sau sẽ nhận được vinh quang lớn nhất Chúa đã muốn dành cho ta:
11Đức Giêsu lại kể thêm một dụ ngôn: 12“Có một người quý tộc kia trẩy đi phương xa lãnh nhận vương quyền, rồi trở về. 13Ông gọi mười người trong các tôi tớ của ông đến, phát cho họ mười nén bạc và nói với họ: “Hãy lo làm ăn sinh lợi cho tới khi tôi đến…”
15”Sau khi lãnh nhận vương quyền, ông trở về. Bấy giờ ông truyền gọi những đầy tớ ông đã giao bạc cho, để xem mỗi người làm ăn sinh lợi được bao nhiêu. 16Người thứ nhất đến trình: 'Thưa ngài, nén bạc của ngài đã sinh lợi được mười nén.' 17Ông bảo người ấy: 'Khá lắm, hỡi đầy tớ tài giỏi! Vì anh đã trung thành trong việc rất nhỏ, thì hãy cầm quyền cai trị mười thành.' 18Người thứ hai đến trình: 'Thưa ngài, nén bạc của ngài đã làm lợi được năm nén.' 19Ông cũng bảo người ấy: 'Anh cũng vậy, anh hãy cai trị năm thành.'
20Rồi người thứ ba đến trình: 'Thưa ngài, nén bạc của ngài đây, tôi đã bọc khăn giữ kỹ. 21Tôi sợ ngài, vì ngài là người khắc nghiệt, đòi cái không gửi, gặt cái không gieo.' 22Ông nói: 'Hỡi đầy tớ tồi tệ! Tôi cứ lời miệng anh mà xử anh. Anh đã biết tôi là người khắc nghiệt, đòi cái không gửi, gặt cái không gieo. 23Thế sao anh không gửi bạc của tôi vào ngân hàng? Có vậy, khi tôi đến, tôi mới rút ra được cả vốn lẫn lời chứ!' 24Rồi ông bảo những người đứng đó: 'Lấy lại nén bạc nó giữ mà đưa cho người đã có mười nén.' 25 Họ thưa ông: 'Thưa ngài, anh ấy có mười nén rồi!' 26-'Tôi nói cho các anh hay: phàm ai đã có, thì sẽ được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái nó đang có cũng sẽ bị lấy đi. '
(Lc 19,12-3.15-26)
9. CƠN LỐC VẬT CHẤT
Nén bạc trong câu chuyện trên được hiểu là những ơn và những tài năng Thiên Chúa ban. Người thứ ba không chịu phát huy ơn Chúa thường là vì mải chạy theo những xu hướng xấu trong cuộc sống: Tiền của vật chất - hưởng thụ thỏa mãn xác thịt - và quyền lực danh vọng. Các xu hướng xấu tập trung vào ba điều: ham lợi, ham danh, ham thú vui. Cả ba điều này vừa dẫn tới: tham, sân, si vừa đưa đẩy lẫn nhau: Sự ham mê tiền của và chiếm hữu dẫn tới tham lam, ích kỷ, chiếm đoạt rồi từ đó dẫn tới ham lời khen, danh vọng và quyền lực (danh vọng dẫn tới gian manh, giả trá, kiêu ngạo), rồi sau nữa là mọi thứ ham mê vui thú (xác thịt dẫn tới ganh ghét, bạo hành). “Thật thế, cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé” (1Tm 6,10)
16Chúa còn kể dụ ngôn này: “Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, 17mới nghĩ bụng rằng: 'Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu!' 18Rồi ông ta tự bảo: 'Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. 19Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!' 20Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: 'Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?' 21Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó.” (Lc 12,16-21)
Lắm người dù không như ông phú hộ, chỉ biết có tiền, nhưng vẫn quá bận tâm đến tiền bạc cho nên không đạt được điều mình ước mơ, như chuyện người thanh niên giàu có:
17Đức Giêsu vừa lên đường, thì có một người chạy đến, quỳ xuống trước mặt Ngài và hỏi: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” 18Đức Giêsu đáp: “Sao anh nói tôi là nhân lành? Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa. 19Hẳn anh biết các điều răn: Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ.” 20Anh ta nói: “Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ.” 21Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Ngài bảo anh ta: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.” 22Nghe lời đó, anh ta sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.
Khi đến với Chúa, lòng anh chứa chất bao ước vọng sáng tươi, chân trời mở ra thật bao la rực rỡ. Thế nhưng rồi bỗng chốc, trời đất âm u, chân trời mù mịt, mọi hy vọng tiêu tan, anh buồn bã bỏ đi không lời giã biệt, chỉ vì một lý do giản dị: anh không đủ can đảm vất bỏ của cải vật chất.
23Đức Giêsu rảo mắt nhìn chung quanh, rồi nói với các môn đệ: “Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao!” 24Nghe Ngài nói thế, các môn đệ sững sờ. Nhưng Ngài lại tiếp: “Các con ơi, vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao! 25Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa.”
Người ngoại giáo Trung Hoa và Việt Nam từ xưa đã truyền lại cho nhau một thông điệp khá lạ về tiền của, vừa thực tế vừa đầy minh triết. Tiền của đáng trân trọng, ta cần đón nhận với lòng biết ơn, nhưng đồng thời tiền của lại chỉ là đầy tớ trong nhà, ta cần biết coi thường, xem nhẹ. Người ta diễn tả triết lý sống ấy bằng hình tượng thần tài ở xó nhà: Người ta ưu ái đơm cúng chuối, nhang nhưng bao giờ cũng chỉ đặt ở xó nhà, sát mặt đất, dưới chân những người đi qua đi lại. Thế mà dần dần quỷ dữ đã khiến người ta quên mất thông điệp ấy và hành sử ngược lại, đi đến chỗ kính cẩn khấn vái cầu ơn cầu phúc trước biểu tượng ấy.
Kiên nhẫn đi những đường vòng thật xa, từ chỗ xúi giục người ta chạy đua cúng tế mâm cao cỗ đầy, dần dần thần dữ dẫn người ta tới chỗ tự hào, tự phụ, khoe khoang và giả đạo đức. Nó lôi kéo người ta rời xa lương tâm ngay thẳng và tấm lòng trong sạch ban đầu để dần dần hùa theo những điều trái ngược với lương tâm. Đáng sợ nhất là nó dẫn người ta đến chỗ chỉ còn tin cậy vào tiền của vật chất. Để rồi, tiền của tha hồ làm cho lòng người ly tán. Biết bao người đã xuống cấp chỉ vì tiền bạc, biết bao gia đình tan vỡ, bao dòng họ bị phân hóa cũng vì tiền bạc, rồi nhìn xa hơn, tiền bạc vật chất đang giật dây những tranh chấp quyền lực cho đến cả những cuộc chiến giữa các quốc gia… Cả nơi các tổ chức tôn giáo cũng xảy ra những điều đáng tiếc và ngay cả trong lòng Giáo Hội Công Giáo, cũng không hiếm những trường hợp tiền bạc đã biến công cuộc của Thiên Chúa thành công cuộc nhân loại!
Từng chút nhỏ một, thần dữ kiên trì tập tành cho người ta mê tiền bạc, dành ưu tiên cho tiền bạc và tự hào vì tiền bạc. Rồi buồn thay! nhiều người không vướng chân vì cái tượng thần tài ở lối đi nhưng lại đặt bản thu nhỏ của nó trên ngai tòa lòng mình!
Mỗi người đều có quyền và bổn phận lo cho sự sống của bản thân và gia đình, thêm vào đó còn phải làm tròn những trách nhiệm khác do Chúa trao phó. Việc kiếm tiền để chu toàn những nghĩa vụ ấy là điều chính đáng và đẹp lòng Chúa. Thiên Chúa ban cho mỗi người đủ ơn để chu toàn tất cả. Thế nhưng thần dữ tìm cách làm cho người ta không tin tưởng nơi Thiên Chúa. Nó gieo vào lòng người nỗi âu lo, sợ thiếu hụt vật chất, từ đó dẫn tới chỗ hối hả lo sao tìm kiếm và tích lũy cho được thật nhiều tiền của trong thời gian ngắn nhất. Sự ham mê của cải dẫn tới chỗ luồn lách, xoay xở, dần dần thiếu ngay thẳng, mất công bằng và mất cả phẩm giá.
Cả hàng ngũ các tông đồ của Chúa vẫn có thể mắc phải cám dỗ ấy. Thoạt đầu họ chỉ tìm tiền bạc như phương tiện để làm điều tốt, những công cuộc từ thiện, những cơ sở thờ tự. Thần dữ hối thúc họ làm vượt quá mức cần thiết và làm thật nhanh, tự tạo nên áp lực buộc mình phải phải kiếm tiền bằng mọi giá, thế là từng bước, tiền bạc dần dần chiếm chỗ ưu tiên, trở thành mục tiêu số một của cuộc sống lúc nào không hay. Thần dữ chiến thắng bằng một cuộc chinh phục mềm và thấm chậm. Cuối cùng, khi đã có tiền của, người ta chỉ còn tin vào tiền của, không còn thật sự tin vào Thiên Chúa nữa.
Nhìn kỹ, ta sẽ thấy nhân loại đang bị phân hóa theo hai cùng đích trái ngược: Thiên Chúa Tình Yêu hay vật chất tiền của; con người đứng trước hai chọn lựa: nhân nghĩa hay tiền tài.
10. CÂU HỎI DÀNH CHO CÁC PHỤ HUYNH VÀ MỤC TỬ
Con hư tại mẹ tại cha,
Cháu hư thì cũng tại bà, tại ông.
Khi thấy âu lo cho con cháu về mặt đạo lý, các phụ huynh thường nhớ lại lời ấy của người xưa và băn khoăn tự hỏi mình chịu trách nhiệm tới mức nào. Đối diện với thực trạng của tín hữu, các Giám mục và Linh mục cũng băn khoăn tự hỏi như thế.
Hơn cả điều đã nói ở những trang đầu, bài chia sẻ này dần dần vượt xa khỏi việc giải đáp thắc mắc của một tín hữu đang trăn trở và những vấn nạn tương tự, để trở thành lời chất vấn cho chính các linh mục mà trước hết là bản thân tôi, trong sứ vụ Chúa đã trao phó.
Cuối năm 2000, tôi được gặp Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận tại Rôma. Vị Tổng Giám mục bảo tôi hãy về nói với anh em linh mục tích cực chuẩn bị để dân Chúa có thể đứng vững được trước trào lưu vật chất tiêu thụ. Theo ngài, đây là cuộc thử thách đáng sợ gấp bội so với những kiểu bách hại cổ điển. Gần 20 năm đã trôi qua, tôi chưa biết làm cách nào để chuyển được lời nhắn ấy đến anh em tôi trên mọi miền đất nước thì giờ đây lời cảnh báo của ngài đã thành hiện thực.
Khó thay, nào ai có thể cho được điều mình không có? Để dạy được cho con em biết sống vị tha chính cha mẹ cần phải biết quên lợi riêng nhắm ích chung, biết tôn trọng quyền lợi người khác. Muốn truyền thụ đức tin cho con cái, chính cha mẹ cần có đức tin vững mạnh. Giữa một xã hội chạy theo lợi nhuận, muốn cho giáo dân thấm nhuần tinh thần Tin mừng, người mục tử phải hết sức xác tín vào mối phúc nghèo khó. Liệu chừng niềm xác tín này vẫn còn nguyên, không lay chuyển, hay đã bị cuộc sống xói mòn một góc tư, một nửa, hoặc cả đến hai phần ba? Các chủng sinh có được đào tạo để say sưa với từng lời của bài giảng trên núi, của mối phúc cho người nghèo? Nếu chính người rao giảng không còn xác tín vào những Lời đanh thép của Chúa, thì việc rủ rê người khác theo Đạo chỉ là chuyện thuyết phục họ dùng một pho tượng này thay cho một pho tượng khác. Mỗi người cần tự hỏi mình còn thực sự tin Chúa, tức là thực sự để cho Chúa dẫn dắt mọi chi tiết đời mình được mấy phần trăm? Mà nếu đã bị suy suyển, làm sao để khôi phục?
Sau những ngày Tết vừa qua, mạng xã hội lại sốt lên với cảnh hỗn độn dẵm đạp lên nhau để cướp lộc tại các trung tâm lễ hội. Đem đối chiếu hình ảnh dòng người trong các nhà thờ nơi thánh lễ mùng một Tết, nghiêm trang tuần tự lên nhận câu Lời Chúa làm “lộc thánh” đầu năm, ta vừa thấy cái khác biệt sâu xa giữa sự bình an của lòng tin vào tình thương của Thiên Chúa và sự bất an lo sợ của mê tín (Xem FB Nguyễn Thị Bích Ngà - Mê tín: Trạng thái tâm lý bất an, tuyệt vọng?), vừa thấy an ủi vì chất men Tin mừng nơi cộng đồng dân Chúa khá đáng kể và thật đẹp.
Dù vậy, thế đối kháng giữa Tiền của và Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã nêu ra ở Mt 6,24 vẫn là điều cộng đồng Công Giáo Việt Nam hiện nay cần tự kiểm điểm trong run sợ. Giữa Thiên Chúa và Tiền của, nhiều người đang lấp lửng bắt cá hai tay để sớm tự biến mình thành những kẻ hâm hẩm nửa vời đáng bị Chúa mửa ra (x. Kh 3,16). Như Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh nói trong lời chúc Tết xuân Mậu Tuất 2018, “lối sống duy vật và hưởng thụ hiện nay đang tước đoạt, đe doạ hoặc xói mòn nhiều giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam”. Càng ngày, số phụ huynh trẻ chiều theo não trạng duy vật thực hành càng chiếm đa số. Họ dễ dàng cho con cái bỏ học giáo lý và bỏ cả lễ Chúa Nhật để dành thời giờ ưu tiên cho việc học thêm. Các sinh hoạt đoàn thể Công Giáo và việc phục vụ cộng đoàn ngày càng vắng bóng các bạn trẻ. Học là để có khả năng kiếm tiền. Tâm trí người ta hướng hết vào số tiền sẽ có được trong hiện tại hoặc trong tương lai. Người ta dành cho Tiền của vật chất điều lẽ ra phải được và chỉ được phép dành cho Thiên Chúa: “hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự”. Các linh mục chỉ còn quản lý một danh sách những người mà Chúa đã than trách: “8Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” (Mt 15,8).
Do việc dạy giáo lý sơ sài, thiếu nhấn mạnh các thực hành đức tin, đức cậy và đức mến, cho nên số lượng người Công Giáo chiều theo mê tín, chạy theo phong thủy, xem ngày giờ, bói toán ngày càng gia tăng, một thực tế mà dường như lắm mục tử không dám đối diện. Có lẽ đây là một đề tài rất đáng cho sinh viên các học viện thần học tập trung nghiên cứu.
Mặc dù số người tham dự các lễ lớn vẫn còn đông đảo, phải chăng lời cảnh báo của Chúa vẫn cứ văng vẳng bên tai ta: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Ngài còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18,8). Phải chăng hiện tình dân Chúa có phần giống như dân Giuđa trong giai đoạn trước khi nước mất nhà tan, mà ngôn sứ Giêrêmia lớn tiếng nhắc nhở: “4Đừng ỷ vào lời giả dối sau đây: “Đền Thờ của Đức Chúa! Đền Thờ của Đức Chúa! Đã có Đền Thờ của Đức Chúa!”(Gr 7,4).”
Chẳng phải riêng tại Việt Nam ta mà trên khắp thế giới. Để cải thiện tình trạng này, Đức Thánh Cha Phanxicô đang hô hào, động viên chúng ta tiếp bước con đường nghèo khó của Đức Kitô. Mỗi người Công Giáo cần nghe được lời than thở của ngôn sứ Êlia đang dội lại nơi tâm tư của vị Giáo hoàng hôm nay: “Lòng nhiệt thành đối với Đức Chúa, Thiên Chúa các đạo binh nung nấu con, vì con cái Israel đã bỏ giao ước với Chúa, phá huỷ bàn thờ, dùng gươm sát hại các ngôn sứ của Chúa. Chỉ còn sót lại một mình con mà họ đang lùng bắt để lấy mạng sống con” (1V 19,14). Mỗi chúng ta cần phải quyết tâm đứng vào hàng ngũ bảy nghìn người không chịu uốn gối trước thần Baal (x. 1V 19,18). Nếu thấy còn có điều gì ngại ngùng, ta hãy lắng nghe lời Chúa phán ở nơi khác: “Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được” (Mc 10,27).
Trong thực tế, hiện nay có một số tín hiệu khá hứa hẹn, nếu được quan tâm chăm sóc có thể sẽ kéo theo sự lan tỏa tinh thần nghèo khó trên mọi nẻo đường đất nước:
- Rất nhiều dòng tu rất đa dạng đua nhau tìm ơn gọi và lập cơ sở tại Việt Nam.
- Các nhóm “cư sĩ” ngày càng đông: dòng ba Đa Minh, dòng ba Cát Minh, Phan Sinh tại thế, Mến Thánh Giá tại thế,… là những người quyết sống triệt để ba lời khuyên Tin mừng ngay giữa bậc sống giáo dân.
- Ba vị Giáo hoàng của 40 năm qua là ba khuôn mặt “tu hội đời” vĩ đại, tiêu biểu cho những linh mục giáo phận sống triệt để linh hạnh của một dòng tu: Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II không chỉ là tác giả luận văn Tiến sĩ thần học về Thánh Gioan Thánh Giá mà còn thực sự là một nhà truyền giáo đầy tinh thần chiêm niệm Cát Minh, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI là một ẩn sĩ Biển Đức ngay giữa lòng đời, Đức Thánh Cha Phanxicô hiện nay vừa là một tu sĩ Dòng Tên vừa thực sự là một khuôn mẫu của người Phan Sinh tại thế, cận vệ của bà chúa Nghèo …
- Trên cấp độ toàn cầu, thêm vào danh sách Thánh gia của Thánh Giuse và Đức Mẹ, đã có hai đôi vợ chồng hiển thánh nữa là ông bà Luigi Beltrame Quattrocchi (1880-1951) và Maria Corsini (1884-1965) với ông bà Louis (1823-1894) và Zélie Martin (1831-1877), song thân Chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Tại Việt Nam, Thánh Anrê Kim Thông (với hai người con sống đồi thánh hiến: một linh mục và một nữ tu) có thể là gợi hứng về một linh hạnh cho các “ông bà cố”, Thánh Án Khảm và các vị hiển thánh khác trong gia tộc Phạm Trọng là gợi hứng về một con đường nên thánh cho các dòng họ và gia tộc…
Cần có những thành viên thánh hiến tại thế thuộc các tu hội đời cũng như các “dòng ba” đào sâu nghiên cứu, sống và viết về con đường mình đang đi để kinh nghiệm sống này có thể chuyển dần từ số lượng sang chiều sâu… mở đường cho nhiều tầng lớp những người độc thân, những người lập gia đình và cả các linh mục triều đem tinh thần Tin mừng đảm nhận các giá trị trần thế của các hoàn cảnh khác nhau, các ngành nghề và những môi trường phục vụ khác nhau, để biến tất cả thành những nẻo đường nên thánh và nên những vị thánh lớn.
Cuối cùng, Thiên Chúa vẫn chiến thắng, nhưng bản thân ta và gia đình ta có để mình bị lôi cuốn theo vật chất, bị uốn nắn theo đó để rồi bị trào lưu ấy giết chết không thương xót chăng? Nỗi lo về tiền của có khiến năng lực bị cạn kiệt, không còn tấm lòng, sức lực và thời giờ để làm những việc phải làm? Hay ngược lại, ta đang can đảm chọn Thiên Chúa Tình Yêu làm cùng đích, can đảm đứng vững trong quyết chọn sống tinh thần nghèo để được Thiên Chúa giáo dục đào tạo qua gian nan thử thách và rồi cuối cùng sẽ tồn tại mãi với Ngài trong hạnh phúc vô biên?
Có những gia đình đã nhiều đời tin Chúa nhưng, do thiếu sự dứt khoát, đã dần dần để mình bị cuốn theo cơn lốc vật chất, rơi từ cảnh êm đềm hòa hợp xuống nguy cơ ghét ghen ly tán. May thay, đức tin vào Thiên Chúa, dù đã bị xói mòn mỏi mệt, vẫn còn âm ỉ cháy dưới lớp tro tàn, vẫn còn một số ít thành viên quyết không nản lòng bỏ cuộc, nhỏ nhẹ an ủi động viên nhau, dần dần bình an đã trở lại.
Kinh nghiệm của họ nhắc nhở cả bạn và tôi, dù khó khăn tới đâu, cần quyết luôn quả cảm từ trong điều nhỏ, từ những ý nghĩ và lời nói khoan dung đến chỗ dành sự quan tâm và chút thời giờ cho những người mình thương mến.
Đừng để nặng bên tiền, nhẹ bên hiếu.
11. BÊN TIỀN - BÊN HIẾU
9Đức Giêsu còn nói: “Các ông thật khéo coi thường điều răn của Thiên Chúa để nắm giữ truyền thống của các ông. 10Quả thế, ông Môsê đã dạy rằng: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử! 11Còn các ông, các ông lại bảo: “Người nào nói với cha với mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ đều là “co-ban” nghĩa là lễ phẩm đã dâng cho Chúa” rồi, 12và các ông không để cho người ấy làm gì để giúp cha mẹ nữa. 13Thế là các ông lấy truyền thống các ông đã truyền lại cho nhau mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa. Các ông còn làm nhiều điều khác giống như vậy nữa!” (Mc 7,9-13).
Trong bản Mười điều răn được ấn định hơn mười hai thế kỷ trước Chúa giáng sinh, lòng hiếu thảo đối với cha mẹ được đặt lên hàng đầu trong số các quan hệ giữa người với người (x. Xh 20,12; Đnl 5,16; Ep 6,1-2). Lương tâm nhân loại suốt bao thời đại đâu đâu cũng coi trọng tình hiếu thảo, không chỉ với Cha mẹ mà cả với Ông bà, Tổ tiên. Trong cảnh sống nông nghiệp, ai cũng dễ hài lòng với cái ít mình đang có, người ta dễ cảm thấy an vui và hạnh phúc khi ông bà và cha mẹ đã cao niên cùng sống trong một mái nhà. Thế nhưng khi xã hội chuyển sang cảnh sống công nghiệp, bon chen vội vã, người ta trở nên âu lo, ngày càng khép lại với những nhu cầu bị khuếch đại của cá nhân và của gia đình nhỏ, việc chăm sóc cha mẹ già dần dần bị xem là gánh nặng, phiền toái. Tại phương Tây, rất nhiều bậc cha mẹ bị bỏ rơi và quên lãng trong những nhà dưỡng lão. Tại Việt Nam, nói chung tuổi già vẫn còn được kính trọng, nhưng con số những bậc cha mẹ già phải ngậm đắng nuốt cay cũng đang ngày một gia tăng thấy rõ. Đây là lúc mỗi người trong chúng ta cần nhìn lại vấn đề.
Trong sách giáo khoa lớp Giáo lý Căn bản tại Giáo phận Qui Nhơn, về điều răn hiếu thảo ta đọc thấy những câu hỏi đáp:
- Điều răn thứ tư dạy ta những gì?
- Điều răn thứ tư dạy ta phải thảo kính cha mẹ, sống đúng bổn phận mình trong gia đình, trong Hội Thánh và ngoài xã hội.
- Vì sao ta phải thảo kính cha mẹ?
- Ta phải thảo kính cha mẹ, vì cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục ta, và thay quyền Chúa để săn sóc phần hồn phần xác cho ta.
- Để tỏ lòng thảo kính cha mẹ, ta phải làm những gì?
- Ta phải làm những việc này:
+ Một là phải tôn kính, biết ơn/ và vâng lời cha mẹ trong những điều chính đáng;
+ Hai là khi cha mẹ còn sống, phải lo cho các ngài về phần xác cũng như phần hồn;
+ Ba là khi cha mẹ qua đời, phải lo việc an táng, cầu nguyện và xin lễ cho các ngài.
Thật lòng yêu mến cha mẹ, ta muốn cho cha mẹ được điều tốt nhất, “khi cha mẹ còn sống, phải lo cho các ngài về phần xác cũng như phần hồn”. Về phần xác, khi cha mẹ gặp khó khăn, thiếu thốn…, ta có bổn phận phải giúp đỡ. Đặc biệt khi cha mẹ về già, đau yếu không làm được việc gì, ta phải tận tình chăm sóc cơm nước, thuốc thang,... Về phần hồn, ta cần giúp cha mẹ hoàn tất cuộc đời cách tốt lành theo ý Thiên Chúa Tạo Hóa để được về sum họp với Ngài là Nguồn cội đời đời.
Cụ thể, ta nên mời linh mục cho cha mẹ gặp lúc còn tỉnh táo để các ngài giãi bày những gì còn uẩn khúc trong lòng, lãnh bí tích Giải tội, được trợ lực nhờ bí tích Xức dầu và rước Thánh thể Chúa hầu ra đi trong bình an.
Ở đây tôi cũng xin chia sẻ một điều thiết thực khá bất ngờ với nhiều bạn ngoài Kitô giáo. Các bạn có thể thấy lúng túng khi vào cuối đời, cha mẹ tỏ ra tha thiết muốn tin nhận Chúa và gia nhập Hội thánh. Các bạn thấy khó xử: một bên là nguyện vọng cuối cùng của cha mẹ, một bên là hoàn cảnh cụ thể của con cháu còn ở lại sau khi các cụ ra đi. Để thỏa mãn cả hai, các bạn có thể gặp linh mục xin giúp cho cha mẹ được lãnh bí tích Rửa tội trong âm thầm. Đây là hành vi báo hiếu hết sức thiết thực, qua đó, các bạn có thể đền đáp vượt cả công ơn trời bể của cha mẹ, bởi vì các bạn đang tạo điều kiện để cha mẹ được sinh ra trong cuộc sống mới của người làm con cái Thiên Chúa để được sống với Chúa trong hạnh phúc đời đời. Đó mới là hạnh phúc đích thật, hạnh phúc lớn nhất và tồn tại muôn đời. Thử hỏi còn có cách báo hiếu nào hơn là lo cho cha mẹ được hưởng ơn cứu rỗi đời đời? Cha mẹ các bạn sẽ đi trước để mở đường cho các bạn tiến theo. Nếu chỉ vì sự nghiệp hay lợi lộc trần gian mà ngăn cản cha mẹ về với Chúa thì sẽ là sự bất hiếu lớn nhất trên đời, bởi vì như Kinh thánh có nói: “Được lợi cả thế gian mà mất phần hạnh phúc đời đời thì nào được ích gì? (x. Mt 16,17). Do đó, nếu chính bạn đã thấy tầm quan trọng của vấn đề, bạn cần mạnh dạn trao đổi với cha mẹ để các vị tự quyết chọn lấy định mệnh đời đời của mình lúc các vị còn minh mẫn sáng suốt. Đó chính là lòng hiếu thảo đích thật nhất và ý nghĩa nhất.
Sống hiếu thảo thiết thực nhất cũng còn là sống tốt như cha mẹ mong chờ, làm vui lòng cha mẹ, thực tình giúp đỡ các ngài khi các ngài còn sống. Đừng vô tình họa lại câu ca dao chua chát:
Sống thì cơm chẳng cho ăn,
Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi!
12. ĐẠO HIẾU VÀ MỘT ĐỨC TIN KITÔ CHUẨN XÁC
Khi cha mẹ qua đời, lòng hiếu thảo đòi ta phải lo an táng tử tế, năng cầu nguyện cho các ngài, cách riêng là bằng việc xin linh mục dâng lễ. Anh chị em cần biết tương nhượng, bỏ qua tất cả để yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Ta cũng có thể cúng lễ gia tiên theo truyền thống dân tộc. Đồng thời, vững tin vào lòng Chúa thương xót, ta cũng có thể xin cha mẹ cầu nguyện cho trước mặt Chúa.
Mục đích đời người
Không tránh khỏi chuyện có những người tỏ ra hào phóng trong việc làng, việc họ và việc thờ cúng Tổ tiên vì ham danh hoặc vụ lợi, chỉ nhằm cầu ơn cầu phúc, tức là với một ý hướng không ngay lành trong sáng. Những điều chúng tôi nói đây không nhắm tới những người ấy nhưng nhằm chia sẻ kinh nghiệm với những người làm điều tốt hoàn toàn vì ý hướng ngay lành nhưng vô tình để cho mình bị thần dữ lừa gạt. Họ tôn kính Tổ tiên chỉ vì một lòng hiếu thảo chân chính, không chút vụ lợi, đơn giản là nhớ cha mẹ bao năm vất vả gây dựng cho mình, nay chỉ mong cúng tiến dâng lên một chút gì để bày tỏ tấc lòng. Đối với những người tốt lành này, thần dữ không mong đánh gục họ bằng những điều xấu nhưng nó không bỏ cuộc. Nó kiên nhẫn đi vòng thật xa bằng cách dẫn dụ người ta lạc vào những điều tốt giả hiệu (ta có thể gọi là những “cám dỗ làm điều tốt”). Nó tạo ra dư luận về những “ma đói”, “ma khát” cần phải được đơm cúng. Nó cũng tạo ra hình ảnh về một cảnh “siêu thoát”, “tiêu diêu miền cực lạc” chẳng khác gì mấy với khuôn khổ xã hội trần gian. Nó khiến người ta quên mất mục đích thật của đời người.
Có rất nhiều người không biết mục đích thật của đời người, không nắm chắc sẽ có gì ở đời sau, chỉ luôn theo lương tâm ngay thẳng và tấm lòng trong sạch mà chọn con đường khiêm nhường, đạo đức và hy sinh vì họ thấy đó là điều tốt đẹp. Sự chọn lựa hồn nhiên ấy đủ khiến cuộc sống của họ ở đời này được đơm bông kết trái và đời sau sẽ được ân thưởng mà không ngờ (x. Mt 25,31-40). Nhiều người khác sống theo nguyên lý nhân quả: “ở hiền sẽ gặp lành”.
Còn các Kitô hữu thì sống theo nguyên lý mục đích, tức là nhằm đạt tới điều Thiên Chúa đã hứa là cho họ được mãi mãi hạnh phúc trong Thiên Chúa: “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17,20-21). Theo giáo lý mạc khải, mục đích thật của đời người không phải là một cái gì nhưng chính là Đấng Cội nguồn và cũng là Đích điểm của tất cả.
Dù ý thức mục đích đời người hay chăng, một khi đến bến đến bờ, cả ba nhóm người ấy đều được đưa vào “hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho họ ngay từ thuở tạo thiên lập địa” (Mt 25,34). Vương quốc ấy không phải là một quốc gia trần thế nhưng chính là cõi lòng của Thiên Chúa là Cha. Thiên Chúa yêu thương con người, tạo dựng nên con người để họ được sống với Ngài trong yêu thương. Bao lâu còn ở trần gian, người ta được gặp gỡ Thiên Chúa trong đức tin, đức trông cậy và đức yêu mến. Khi hoàn tất cuộc đời trần gian và hoàn toàn được thanh tẩy khỏi lòng ham mê trần tục, người ta được gặp gỡ Thiên Chúa mặt giáp mặt (1Cr 13,12) và được hiệp nhất với Ngài trong hạnh phúc đời đời.
“Thiên đàng” và “đời sau” không phải là được “cái gì” nhưng là được hiệp nhất với Đấng mình yêu mến. Chính sự hiệp nhất yêu thương với Thiên Chúa trong cõi đời đời định hướng cho cuộc sống ở đời này: Yêu Chúa hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự.
Thần dữ ghen tức với hạnh phúc ấy của con người, cho nên nó tìm cách đảo lộn lòng người, xúi giục con người dành hết tấm huyết cho Tiền của vật chất thay vì dành cho Thiên Chúa. Nó khiến nhiều bậc cha mẹ thương con cách lệch lạc, chỉ biết lo chuẩn bị cho con cái được bảo đảm về cuộc sống vật chất mà quên mất sự sống siêu nhiên, chỉ nhắm tới cái tương lai ngắn ngủi trên đời mà quên mất cuộc sống đời đời. Ta cần nhớ lại gương ông Abraham: Ông yêu thương Isaac và thực hiện cho con điều Thiên Chúa muốn chứ không phải điều ông muốn.
Như âm mưu của vua Giêrôbôam
Và như đã nói trên, thần dữ kiên trì không biết mệt. Thoạt đầu nó tạo cho người ta nỗi băn khoăn lo lắng không biết bố mẹ, gia tiên mọi người ra sao... nó thôi thúc người ta phải biết cho được những bí ẩn về thân nhân đã khuất. Nó vẽ ra những cách “giao lưu” với cõi âm thật nhanh gọn, chỉ cần mấy cây nhang là đủ gọi “hồn người chết” về để hỏi xem mình có thể làm gì cho “các vị”. Một cách “giải quyết” vấn đề rất cụ thể và có thể kiểm tra bằng tai nghe mắt thấy! Người ta chấp nhận làm điều ấy dù không rõ nó đúng hay sai, không rõ mình đang tin vào ai, quên rằng như thế là chấp nhận mê tín, tự đặt mình dưới quyền điều khiển của thần dữ.
Nếu người làm như thế là một tín hữu Công Giáo, họ đã liều lĩnh đi ngược với luật Chúa. Theo giáo lý Công Giáo, tấc lòng tưởng nhớ gia tiên và quan tâm tới hạnh phúc đời đời của các vị là một đòi hỏi của đạo hiếu. Thế nhưng ta cần biết thực hiện sự quan tâm ấy theo cách Chúa chờ đợi chứ không phải theo cách người đời nghĩ ra. Ta cần biết giao phó mọi người đã khuất cho Thiên Chúa, tín thác vào lòng thương xót của Ngài. Có thể các vị đã về đến bến bờ là sự hợp nhất toàn vẹn với Thiên Chúa (thiên đàng) hoặc đang cần được thanh luyện (đang ở “luyện ngục”, đúng hơn, phải dịch là “luyện trạm”, như thể trạm dừng chân “kiểm tra sức khỏe” của những di dân sắp được nhập cư). Với các vị đang ở giai đoạn thanh luyện, điều chúng ta cần làm là nhân danh Chúa Giêsu Kitô mà cầu nguyện cho họ. Những linh hồn đang cần thanh luyện khao khát nhận được sự trợ giúp tinh thần ấy của chúng ta, chứ không phải đói hay khát thứ gì khác. Lời nguyện tốt nhất là lòng yêu mến Chúa, chứng tỏ bằng những hy sinh và cố gắng để sống tốt như Chúa muốn; những hành vi từ thiện, việc “xin lễ” cũng chỉ có ý nghĩa và chỉ đẹp lòng Chúa khi chúng là diễn tả của lòng yêu mến Chúa.
Một Kitô hữu mà lại chạy theo mê tín thì chỉ là do yếu đức tin hoặc đức tin còn lệch lạc. Thiên Chúa đã tỏ mình qua lịch sử và trong Kinh thánh là Thiên Chúa duy nhất, ngoài Ngài ra không có Thiên Chúa nào khác. Nhiều khi, do học giáo lý sơ sài, người tín hữu mới chưa gột sạch cách suy nghĩ đa thần phổ biến trong dân gian về “cõi trên”, với một hệ thống thần linh gồm từ Ngọc Hoàng Thượng Đế cho tới Thiên lôi, Diêm vương, Hà bá, rồi đủ thứ Mẫu, Cậu, Bà cô, Ông mãnh, Ông Ba mươi, Ông cọp, Cá ông vv…
Thiên Chúa được Giáo Hội Công Giáo tuyên xưng trong kinh Tin kính hoàn toàn không có chút gì như thế nhưng là “Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình”. Mọi loài mọi vật ta nghe thấy được hoặc không nghe thấy được đều do Thiên Chúa tạo dựng nên và ở dưới quyền Ngài. Những hữu thể mà ta gọi là ma quỷ hay thần dữ cũng chỉ là những thiên thần do Thiên Chúa dựng nên nhưng đã bất tuân, chống lại Thiên Chúa, cho nên bị trừng phạt phải xa cách Thiên Chúa đời đời. Những thần dữ ấy luôn ghen tức với hạnh phúc của các con cái Thiên Chúa, chúng tìm mọi cách lừa gạt để người ta rơi vào lầm lạc, đánh mất hạnh phúc ấy.
Muốn hiểu âm mưu ấy của ma quỷ, ta chỉ cần đọc lại sự phản phúc của vua Giêrôbôam. Ông này đã được Chúa chọn để trao trách nhiệm cai quản mười chi tộc dân Chúa. Thế nhưng lập tức ông đã biến sứ mạng thành một công cuộc riêng. Ông tự tạo ra một tôn giáo để củng cố quyền lực riêng của mình:
26Vua Giêrôbôam nghĩ bụng rằng: “Rồi vương quốc lại trở về nhà Đa-vít mất thôi ! 27Nếu dân này cứ lên tế lễ tại Đền Thờ Đức Chúa ở Giêrusalem, thì lòng họ lại quay về với chủ mình là Rơ-kháp-am vua Giuđa, và họ sẽ giết ta để trở về với Rôbôam vua Giuđa.” 28Sau khi quyết định, vua làm hai con bò mộng bằng vàng, rồi nói với dân: “Các ngươi lên Giêrusalem như thế là đủ rồi ! Này, Israel, Thiên Chúa của ngươi đây, Đấng đã đưa ngươi lên từ đất Ai-cập.” 29Vua đặt một tượng ở Bêthel, còn tượng kia ở Đan. 30Đó là nguyên cớ gây ra tội, vì dân đi tới mãi tận Đan để thờ một trong hai tượng đó. 31Vua thiết lập những nơi cao và đặt các tư tế lấy từ đám thường dân, không thuộc hàng con cháu Lêvi. 32Vua Giêrôbôam còn lập một lễ vào ngày mười lăm tháng tám, giống như lễ vẫn mừng ở Giuđa, và vua tiến lên bàn thờ. Vua đã làm như thế tại Bêthel mà dâng lễ tế cho các con bò mộng vua đã làm ra. Vua đặt ở Bết Ên các tư tế để phục vụ tại các nơi cao mà vua đã thiết lập. 33Vua tiến lên bàn thờ đã lập ở Bêthel, vào ngày mười lăm tháng tám, tháng vua chọn theo sở thích; vua lập nên một ngày lễ cho con cái Israel và lên bàn thờ đốt hương (1V 12,26-33).
33Sau sự việc này, vua Giêrôbôam cũng không chịu bỏ đường lối xấu xa của mình, nhưng vẫn cứ đặt những người dân thường làm tư tế tại các nơi cao. Ưa ai thì ông phong làm tư tế tại các nơi cao. 34Sự việc này là nguyên cớ cho nhà Giêrôbôam phạm tội, rồi bị sụp đổ và tiêu ma khỏi mặt đất (1V 13,33-34).
Thiên Chúa của Kinh thánh đã và đang làm chủ lịch sử và làm chủ cuộc đời mỗi người. Một khi đã nhận biết Thiên Chúa là Đấng duy nhất và tối cao, người tín hữu tuyệt đối đặt niềm tin tưởng vào Ngài, phó thác tất cả nơi Ngài. Họ không còn lo âu sợ hãi bất cứ điều gì, bởi đã biết rõ mình có Thiên Chúa là Cha đầy quyền năng và giàu lòng thương xót, luôn quan tâm chăm sóc, chở che. Họ không còn khao khát điều gì ngoài Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc vô cùng vô tận.
Phải nhận rằng ngày nay tại Việt Nam, lắm người mang danh là Công Giáo nhưng chưa hiểu đúng về đức tin. Trên lý thuyết, họ đã theo Chúa nhưng trong tâm thức, họ vẫn còn ôm theo cái não trạng đa thần và vụ lợi, xem Thiên Chúa chẳng khác nào một thần linh giữa bao thần linh khác, có trổi vượt hơn các thần khác phần nào nhưng nói chung thì cũng là thần linh na ná như nhau… Thế rồi khi gặp chuyện gì khó khăn, ốm đau, bệnh tật hoặc làm ăn thất bại thì họ cũng chạy tìm khấn vái khắp nơi. Họ quên rằng Thiên Chúa là Đấng Tuyệt đối, mọi thụ tạo khác được phong thần đều chỉ là những ngẫu tượng, hoàn toàn vô nghĩa trước nhan Ngài.
Thiên Chúa (A) đã tạo dựng nên thiên thần (B) và con người (C) và muôn loài muôn vật (D), thế rồi những thiên thần phản loạn (Đ) đã xúi giục con người dựa trên các thụ tạo (B, C và D) nghĩ ra những tà thần (E) và dạy họ thờ tà thần thay cho Thiên Chúa, tức là đem sản phẩm (E) của sản phẩm (C và Đ) thay thế cho Đấng Tạo Hóa (A).
Cả cái ý tưởng “vô thần” vĩ đại cũng chỉ là một tà thần, là một sản phẩm hạng bét của con người, như có viết trong sách Thánh vịnh: “Kẻ ngu si tự nhủ: “Làm chi có Chúa Trời !” (Tv 13,1). Thế nhưng, như người ta vẫn nói: “Văn mình thì hay”, hễ điều gì mình nghĩ ra được thì đều tự cho là hay nhất, tốt nhất thiên hạ, cứ bảo vệ đến cùng, không chịu buông bỏ. Thách đố lớn nhất của con người là làm sao ra khỏi được cái chủ quan của mình. Chỉ những ai sẵn lòng chìm vào thinh lặng để nghe tiếng nói nội tâm, mới hiểu được điều Chúa nói trong Kinh thánh: “8Thật vậy, tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta. 9Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy” (Is 55,8-9.
Khi cung cấp những câu trả lời được cho là từ cõi âm, thần dữ lừa dối để đổi trắng thay đen, nhằm đẩy những kẻ tò mò vào những quan niệm sai lạc liên quan tới Thiên Chúa. Thiên Chúa tự Ngài là Mục Đích cuối cùng mọi loài phải nhắm đến. Thần dữ tìm cách thay vào đó một “Thiên Chúa phương tiện” có chức năng phục vụ mọi nhu cầu của con người. Nó củng cố nơi kẻ tò mò quan niệm về một Thiên Chúa nằm trong quyền sai khiến của con người, một Thiên Chúa đáp ứng đúng những điều bản thân họ đang cần, để họ mê mẩn vào đó và sao nhãng việc thờ phượng Thiên Chúa đích thật là cội nguồn và đích điểm của mọi loài, là chủ lịch sử và chủ cuộc đời mỗi người.
Tập ứng xử theo ánh sáng của lý trí, lương tâm và Lời Chúa
Ngày xưa, đa số người dân không có điều kiện đi học. Mỗi khi gặp việc hệ trọng, họ thường tìm hỏi ý những người học nhiều hiểu rộng. Những người có điều kiện học hành, sẽ vận dụng kiến thức của mình để vừa giúp đời vừa mưu sinh. Ai thành đạt thì làm quan. Ai không đậu đạt làm quan thì về dạy học (nho) hoặc làm thầy thuốc (y), những người ít tài giỏi hơn thì coi phong thủy, địa lý (lý) và kém hơn nữa thì bói toán, coi ngày giờ, số mệnh (số).
Các thầy địa lý và và bói toán ấy tạo thế giá cho ý kiến của mình bằng những lý luận dựa trên kinh Dịch.
Bên cạnh luồng tư vấn nhờ các thầy địa lý và và bói toán, dân gian tự đúc kết kinh nghiệm bằng kho tàng ca dao tục ngữ phong phú, thâm thúy và ý nhị, dạy người ta tự cân nhắc để “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Ngày nay, nghệ thuật ứng xử dân gian lại được gói gọn trong kinh nghiệm ba bước “xem xét làm”. Người học sinh ngay từ nhỏ được tập quen ứng xử trong những chuyện nhỏ theo ba bước xem xét làm thì về sau trong việc lớn sẽ quan sát đúng, nhận định đúng và hành động đúng, thu xếp công việc đúng hoàn cảnh khách quan, chẳng cần phải nhờ ai coi ngày, coi giờ.
Là những tín hữu của Chúa, ngoài lý trí và lương tâm, chúng ta còn được ân sủng của Chúa Thánh Thần soi dẫn. Nguồn ánh sáng chính xác này luôn gần gũi bên ta. Bắt đầu một ngày mới, ta tạ ơn Chúa Thánh Thần và xin Ngài soi sáng hướng dẫn. Nhiều lần trong ngày, trước mỗi khi học bài, trao đổi thảo luận hay làm bất cứ việc gì khác, ta nên dừng lại vài giây phút, hướng lòng lên cầu nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần.
Bắt đầu bằng việc xin ơn Chúa Thánh Thần như thế có nghĩa là “xin cho ý Cha được thể hiện”, chúng ta muốn tìm ý Thiên Chúa thay vì ý riêng, vì tin rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta và đang muốn ban cho chúng ta điều tốt cao quý gấp bội điều tốt ta có thể nghĩ ra cho mình: “Thiên Chúa có thể dùng quyền năng đang hoạt động nơi chúng ta, mà làm gấp ngàn lần điều chúng ta dám cầu xin hay nghĩ tới” (Ep 3,20). Nói khác đi, ta quyết làm theo ý Chúa, không đòi Chúa làm theo ý ta. Từ nơi quyết chọn căn bản ấy, ba bước xem xét làm của ta sẽ có nét riêng của người Kitô hữu:
- Xem không chỉ là nắm bắt các thông tin và sự kiện nhưng còn là lắng nghe điều Chúa nói với ta.
- Xét là cân nhắc theo các tiêu chí của Tin mừng, không theo sự khôn ngoan thế gian nhưng theo sự khôn ngoan thập giá: nghèo khó, vâng phục và khiết tịnh, hướng tới mục đích lâu dài của đời người.
- Làm là hành động với tinh thần hy sinh hào hiệp, bỏ mình vì Chúa và vì ích chung của mọi người, tức là với tinh thần của đức tin và lòng mến, dựa trên ơn Chúa.
- Nhìn lại: Người đời, do dựa trên ý riêng, sức riêng và thiện chí giới hạn, hoặc thành công hay thất bại, đưa tới tự hào hoặc thất vọng.
è Chiêm ngắm: Với người Kitô hữu, cả ba bước xem, xét và làm đều dựa trên ba nhân đức hướng thần tin, cậy và mến; đồng thời cũng có thể nói: xem trong đức tin, xét theo đức cậy và làm với đức mến.
Một cách cụ thể, mỗi tối trước khi ngủ, ta nên đọc đoạn Lời Chúa của thánh lễ hôm sau, đọc chậm, suy nghĩ rồi đối thoại với Chúa. Những câu Kinh thánh ấy được ghi sẵn theo lịch, từ nhiều chục năm qua, mỗi ngày không biết bao nhiêu triệu người đang đọc cùng những câu ấy, có vẻ hoàn toàn tình cờ, không ăn nhập gì với cuộc sống thực tế hiện tại của từng người. Thế nhưng, lạ thay, ở đó lại có sẵn ánh sáng chính xác đang cần thiết cho mỗi một người. Bạn hãy thử và sẽ thấy rằng quả thật Thiên Chúa đang ở với ta và đang nói với mỗi người chúng ta.
Bạn sẽ thấy chẳng cần gì phải hỏi thầy tướng số, cũng chẳng cần gì phải hỏi ý gia tiên.
Phó thác người đã khuất trong tay Chúa
Khi người thân vừa mất, do nhớ thương, ta dễ nằm mơ thấy họ và có thể gặp trường hợp quen gọi là “báo mộng”. Khi những giấc mơ này thành hiếm hoi, lắm người ao ước tiếp tục được “giao lưu” với người thân nên tìm cách gọi hồn. Có thể là họ không nhằm cầu xin gì cả, chỉ gọi để hỏi xem tổ tiên dạy gì; đứng trước các quyết định lớn, họ mong hỏi ý gia tiên. Ông bà cha mẹ đã hy sinh cuộc đời cho con cháu cho nên, trước những điều hệ trọng, con cháu muốn lắng nghe tiền nhân thử xem mình phải làm gì tốt cho gia tộc và cho các thế hệ sau.
Với những người chưa được giáo lý mạc khải của Chúa soi sáng, suy nghĩ và hành động như thế lắm khi thật cần thiết, vì không biết phải làm cách nào khác hơn. Nhiều người đã tin Chúa mà chưa hiểu rõ giáo lý cũng làm như thế và khi được toại nguyện thì nghĩ đó là do ơn Chúa và thấy lòng thêm phấn khởi thờ kính Chúa. Những trường hợp ấy chẳng những không có gì đáng trách, ngược lại, còn đáng trân trọng vì người ta đã hành động đúng theo lương tâm ngay thẳng và tấm lòng trong sạch.
Điều đáng nói là người ta không ngờ rằng thần dữ đang thổi phồng tầm quan trọng của một trạm nghỉ chân để người ta an tâm dừng lại, nó thổi phồng một đời Tổ để người ta quên Đấng là nguồn cội của mọi nguồn cội (x. Ep 3,14-15).
Thế nên một khi đã được đức tin soi sáng, ta cần xác tín rằng Thiên Chúa muốn nói thẳng với ta chứ không qua trung gian gia tiên hay nhà ngoại cảm nào cả. Chính Chúa Thánh Thần có cách soi đường chỉ lối, tận trong cõi lòng, chỉ cần tin cậy Ngài thật lòng là ta sẽ nhận được ánh sáng. Đừng để bị thần dữ đánh lừa, nó hối thúc ta khiến ta nôn nóng, muốn có ngay đáp số đang mong ước và đẩy ta tin theo những cách mách bảo khác, tức là tin vào thụ tạo, thay vì tin vào tình thương yêu chăm sóc của Thiên Chúa.
Tương tự như thế, lòng thành của những gia đình bán nhà bán cửa để chỉ mong tìm được hài cốt thân nhân là thiêng liêng lắm. Vì tấm lòng thành ấy mà họ đi nhờ các nhà ngoại cảm thì các linh mục cảm thương và tôn trọng, không dám cản ngăn. Thế nhưng lòng thành ấy không thể là lý do để Giáo hội phải bảo rằng việc gọi hồn hoặc nhờ tới các nhà ngoại cảm là chuyện đúng với giáo lý đạo Chúa.
Tôi xin được nói rõ hơn đôi chút về giáo lý này.
Từ xa xưa, người Việt đã từng nghĩ tới thực tại sau cùng với bốn yếu tố khá trùng hợp với Kitô giáo là: chết, phán xét, thiên đàng và hỏa ngục. Tuy nhiên, nơi cả bốn yếu tố ấy, mạc khải Kitô giáo có cái nhìn hết sức khác biệt:
- Chết: không chỉ là về với Tổ tiên nhưng trên hết là về với Thiên Chúa Tạo Hóa là Nguồn cội đời đời
- Phán xét: Việc này xảy đến cho từng người liền sau khi chết, không không phải do một “viên quan” nào đó đứng ra lo nhưng là chính Thiên Chúa Tối Cao Hằng Hữu đích thân phán xét.
- Thiên đàng: là tình trạng không chỉ dành cho “những người hoàn toàn trong sạch, hoàn toàn được thấm nhuần bởi Thiên Chúa, và do đó, hoàn toàn cởi mở cho tha nhân” (Thông điệp Spe salvi, số 45) mà còn dành cả cho những người “sự dơ bẩn lấn át sự trong sạch, nhưng vẫn tiếp tục khát khao sự thuần khiết” và được sự gặp gỡ Đấng Phán xét “cải biến và giải thoát, khiến cho trở nên con người chính thật của mình” (Sđd, số 46). Thiên đàng không chỉ là “nhà Trời” nhưng là tinh trạng được hiệp nhất với Thiên Chúa trong hạnh phúc đời đời.
- Hỏa ngục: là tình trạng dành cho “những con người mà mọi thứ trong đời họ đều là dối trá,.. những con người đã sống cho thù hận và đè bẹp mọi thứ tình yêu trong lòng họ… những con người mà nơi họ mọi sự đã hết thuốc chữa và sự tàn lụi điều thiện trong họ không thể nào đảo ngược lại…” (Thông điệp Spe salvi, số 45). Hỏa ngục không chỉ là một sự trừng phạt (“ngục lửa”) mà trước hết là phải xa cách Thiên Chúa hằng sống và đầy yêu thương.
- Luyện ngục: dành cho những trường hợp cần đến một giai đoạn trung chuyển từ phán xét tới thiên đàng, một trạm dừng chân để thanh luyện cho thật xứng đáng hưởng hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa. Đó là tình trạng mà “cái nhìn của Chúa, sự va chạm của trái tim Ngài chữa lành chúng ta qua một một biến cải chắc chắn là đau đớn “như đi qua lửa”. Tuy nhiên đó là một sự đau đớn được chúc lành, trong đó quyền lực cực thánh của tình yêu Ngài xuyên thấu chúng ta như một ngọn lửa, giúp chúng ta trở nên hoàn toàn là chính mình và nhờ đó hoàn toàn thuộc về Chúa… Chúng ta không thể đo lường “thời gian” của sự thiêu đốt biến cải này bằng những đơn vị đo lường thời gian của trần thế” (Sđd, số 47).
Ngoài ra còn có những yếu tố hoàn toàn mới so với cái nhìn của những người Việt thờ cúng Ông bà Tổ tiên:
- Ngày kết thúc lịch sử, thể xác mọi người sẽ chỗi dậy để cùng chịu phán xét chung.
- Đây là cuộc xét xử công khai dành cho tất cả, trước mặt hết thảy mọi người. Chính Chúa Giêsu phác họa viễn cảnh ấy như sau:
31“Khi Con Người đến trong vinh quang của Ngài, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Ngài sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Ngài. 32Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Ngài, và Ngài sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. 33Ngài sẽ cho chiên đứng bên phải Ngài, còn dê ở bên trái. 34Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. 35Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; 36Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han.” 37Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; 38có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? 39Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu?” 40Đức Vua sẽ đáp lại rằng: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” 41Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. 42Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; 43Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng.” 44Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu?” 45Bấy giờ Ngài sẽ đáp lại họ rằng: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy.” 46Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời.”
(Mt 25,31-46)
Ngày ấy không phải chỉ mọi hóa đơn đỏ, mọi công thức thực phẩm độc hại, mọi lời khai báo man trá đều bị phơi trần trước mặt mọi người mà cả đến những ý nghĩ mưu mô thầm kín cũng chẳng còn giấu được ai nữa. Cuối cùng tất cả tâm địa, tất cả đời sống của mỗi chúng ta đều phơi bày trước mặt Thiên Chúa và mọi người. Không còn gì để khiếu nại, để lấp liếm; mọi sự đều rõ hơn giấy trắng mực đen.
Đó là ngày không ai thoát được, kể cả những người theo thuyết duy vật và luân hồi. Đó là lúc biểu lộ thực trạng, lúc mà trật tự thực sự sẽ được lập lại, mọi sự được đặt vào đúng thứ tự. Có những người trước kia ai cũng khen là đạo đức, bây giờ bị vạch mặt. Có những người từng hét ra lửa, bây giờ run lẩy bẩy. Có những người bị đời khinh chê phỉ nhổ, bây giờ được ngưỡng mộ. Lắm kẻ vô danh bây giờ được đề cao, ca tụng. Đây là giờ của sự thật. Trong cuộc sống, người ta bị che đi vì nhiều cái vỏ, bây giờ mọi cái vỏ đều bị đập bể, tất cả lộ nguyên hình, người nào vào chỗ nấy (x. Mt 21,31-32).
Tuy nhiên Đấng Thẩm phán chẳng bận tâm tới gì tới những tiểu tiết mà nhiều người đang tò mò muốn biết. Mọi thành tích lớn lao trước mặt người đời đều vô nghĩa trước mặt Ngài. Chúa chỉ nêu cao một tiêu chí mang tính quyết định: tình yêu thương. Cái tiêu chí bất ngờ ấy khiến một nửa nhân loại khóc òa trong an ủi và một nửa thét lên kinh hoàng tuyệt vọng.
Kết quả phán xét riêng của từng người được giữ kín cho tới ngày cuối cùng, là quyền của Thiên Chúa, không ai biết được tình trạng thưởng hay phạt của người đã khuất trước ngày Thiên Chúa bày tỏ. Do đó ta cần tin tưởng phó thác mọi người đã khuất cho tình thương của Thiên Chúa, không được phép và cũng không thể nào gọi hồn người xưa về lại trần gian để thỏa mãn những tò mò hoặc những âu lo vô ích của ta.
“Việc cầu nguyện trong ngày giỗ vừa là để dâng lời cảm tạ Chúa đã giải thoát các bậc Tổ tiên, đưa về hưởng nhan Chúa, vừa là để cầu xin ơn giải thoát cho những người đang cần được thanh luyện, quen gọi là cầu hồn. Đối với những người mới qua đời, ta nên nhấn mạnh tới việc cầu hồn, còn đối với những người đã qua đời lâu năm, ta có thể chú trọng hơn tới việc dâng lời cảm tạ Chúa nhân từ đã thứ tha và giải thoát. Ngoại trừ những trường hợp được thẩm quyền Hội thánh tuyên thánh (phong thánh), ta không thể chủ quan khẳng định người này hay người nọ đã được hoàn tất thời kỳ thanh luyện rồi hay chưa. Bởi lẽ chúng ta đang sống trong một thế giới lệ thuộc không gian và thời gian, còn tiền nhân đã khuất đang thuộc về một thế giới vượt ngoài không gian và thời gian, do đó lấy ý niệm “rồi” và “chưa” theo cách ta quen suy nghĩ ở đời này đem áp dụng cho thế giới đời sau không khỏi có phần khập khiễng. Nói đến đời sau là ta đang chạm đến những mầu nhiệm vượt khỏi mọi ý niệm cân đo đong đếm. Cũng nên nhớ rằng ngay cả những người tốt lành đã chết mà chưa chịu phép thánh tẩy, ta vẫn có thể tin rằng Thiên Chúa nhân từ và đầy quyền năng đã có cách cứu vớt họ trong Chúa Kitô và nhờ Chúa Kitô, “vì Thiên Chúa muốn mọi người được cứu độ” (1 Tm 2,4).
Cũng đừng quên rằng ta có thể cầu nguyện với những bậc Tổ tiên đang được hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa. Nói đúng hơn, ta có thể xin họ cầu nguyện với Chúa cho ta. Khi còn sống, họ đã yêu thương cầu nguyện cho ta, thì khi đã về với Chúa, họ còn yêu thương ta hơn và lời cầu nguyện của họ còn hữu hiệu hơn.”
Đó là một đoạn trích từ quyển Kinh Nguyện Gia Đình và Gia Lễ Công Giáo (trong Tủ sách Nước Mặn của Giáo phận Qui Nhơn, Nhà Xuất bản Hồng Đức 2018, mục nói về ngày giỗ, trang 337).
Thưa bạn, khởi từ mấy câu hỏi đơn giản, câu chuyện của chúng ta đã lan man vừa đi vừa tránh những ngộ nhận đáng tiếc để khỏi bị thần dữ đánh lừa. Một số ngộ nhận ấy là do nhiều người hiểu chưa đúng huấn thị của Giáo Hội Công Giáo chấp thuận cho các tín hữu Á Đông được tôn kính Ông bà Tổ tiên theo tập tục văn hóa và đạo lý dân tộc. Do thiếu một quyển chỉ nam hướng dẫn cụ thể, nhiều người tưởng rằng mọi tục lệ của cha ông xưa giờ đây đều trở thành được phép, không có gì phân biệt. Bạn đọc nào muốn nắm vững cách thực hành hiện nay của người Công Giáo, xin mời trực tiếp đọc quyển Kinh Nguyện Gia Đình và Gia Lễ Công Giáo.
Quyển sách này đã được Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa cho imprimatur và Tòa Giám mục Nha Trang ấn hành lần đầu vào năm 1997. Qua hai mươi năm, với sự giúp đỡ của Giáo quyền và các chuyên viên, chúng tôi đã chỉnh sửa lại toàn bộ. Nay, được Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, trong tư cách là Chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, viết lời giới thiệu, và Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc cho imprimatur mới, chúng tôi vừa cho in lại.
Quyển sách có thể là một điểm gặp gỡ lý thú cho người lương và người giáo. Những chỗ giống nhau và khác nhau trong thực hành sẽ giúp ta dễ đối chiếu đức tin của người Kitô hữu với những tin tưởng của nhiều giới đồng bào xung quanh, và có thể nhờ đó mà thấy thêm ánh sáng cho những vấn đề chúng ta trao đổi.
Quyển sách sẽ cung cấp những chỉ dẫn rõ ràng chính xác cho từng dịp cúng gia tiên, ngày tang, ngày giỗ. Ở mục 13 tiếp đây, chúng tôi xin trích nguyên văn phần hướng dẫn tổng quát trong quyển này về việc tôn kính Tổ tiên để bạn đọc có một cái nhìn chung. Ai quan tâm muốn biết rõ hơn, xin tìm đọc các phần khác trong quyển sách.
13. TÔN KÍNH TỔ TIÊN THEO SÁCH “KINH NGUYỆN GIA ĐÌNH VÀ GIA LỄ Công Giáo”
Trước khi đề cập huấn thị của Tòa thánh chấp thuận cho các Kitô hữu Á Đông bày tỏ lòng tôn kính Tổ tiên theo hình thức cổ truyền, xin được nói qua về truyền thống này trong văn hóa Việt Nam.
A. VÀI NÉT VỀ TRUYỀN THỐNG TÔN KÍNH TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT
* Bàn thờ gia tiên, gian thờ, từ đường
Tùy hoàn cảnh từng gia đình và gia tộc, nơi dành để tưởng nhớ gia tiên có thể là một bàn thờ, một gian thờ hay một từ đường. Từ đường diễn nôm ra là nhà thờ. Tuy nhiên, tại nhiều nơi có phân biệt, tiếng “từ đường” được dùng để chỉ nhà vị trưởng tộc có gian thờ, còn tiếng “nhà thờ” được dùng để chỉ một ngôi nhà dành riêng cho việc thờ phụng tổ tiên, không có ai ở. Trên bàn thờ có thần chủ (bài vị), ghi tên, tuổi, chức danh các vị tổ đã khuất. Ngày nay, nhiều nơi thay các bài vị bằng di ảnh người đã khuất.
* Gia phả
Gia phả là quyển sách ghi nhớ các thành viên trong gia tộc. Ngày xưa, gia phả viết bằng chữ Nôm, chỉ ghi tên những người đã khuất, theo từng nhánh, qua từng thế hệ. Gia phả được coi như báu vật thiêng liêng, cất trong hộp sơn son thếp vàng, để trên bàn thờ gia tiên. Hàng năm vào buổi chiều trước ngày giỗ chung, người ta “thỉnh” gia phả xuống và ghi thêm tên tuổi những người mới chết trong năm qua với ngày kỵ giỗ theo âm lịch. Ngày nay, gia phả viết bằng chữ Quốc ngữ, có thể ghi tên cả những thế hệ con cháu còn sống, với đầy đủ hình ảnh, tiểu sử, cả các cháu nhỏ, và in sao thành nhiều bản phân phối đến các tiểu gia đình trong gia tộc.
* Giỗ bốn đời
Người xưa bảo: “Ngũ đại mai thần chủ”, nghĩa là hễ đến năm đời thì đem chôn bài vị của cao tổ đi mà nhấc lần các vị tằng tổ khảo lên bậc trên rồi đem vị tổ mới qua đời của thế hệ tiếp theo đặt vào vị trí thứ tư.
Như vậy là chỉ làm giỗ có 4 đời (cao, tằng, tổ, phụ) tức là kỵ (hay can), cụ (hay cố), ông bà, cha mẹ. Từ bậc “Cao” trở lên được gọi chung là tiên tổ thì không làm giỗ riêng nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế (tế hiệp hay xuân thủ), hoặc phụ tế vào ngày giỗ của thủy tổ.
* Ngày giỗ
Ngày giỗ là lễ kỷ niệm ngày qua đời của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ngày xưa người ta tính theo âm lịch, ngày nay nhiều gia đình tính theo dương lịch cho dễ nhớ. Ngày giỗ cũng còn gọi là ngày “kỵ”.
Ngày giỗ, ngoài việc thăm phần mộ, sẽ tùy gia cảnh và tùy vị trí người đã khuất mà làm giỗ. Đây là dịp gặp mặt người thân trong gia đình và dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống nhằm giữ gìn gia phong. Vào dịp đó người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là ăn giỗ, là để cho cuộc gặp mặt đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sum họp, trò chuyện tâm tình. Ngày nay, nếp sống khác xưa, việc giỗ nơi nào cũng chỉ cốt giữ lại những điều chính yếu, không theo sát từng chi tiết ngày xưa. Ở đây xin ghi lại những nét lớn để mỗi gia đình hay gia tộc tùy nghi chọn những chi tiết hợp với hoàn cảnh của mình.
* Việc cúng giỗ
Do thương nhớ người đã khuất, có những gia đình bữa nào cũng xới thêm một bát cơm, một đôi đũa đặt bên cạnh mâm, coi như người thân còn sống trong gia đình. Khi đã nguôi thương nhớ thì chỉ làm như vậy trong những ngày kỷ niệm. Từ đó ta hiểu việc bày biện thức ăn trong ngày tưởng nhớ không phải vì nhu cầu của người chết nhưng là của người sống. Người sống muốn dùng những dấu hiệu cụ thể để bày tỏ tình thân thương như thể người đã khuất nay lại đang hiện diện trong gia đình.
Theo hướng ấy, ngay từ chiều hôm trước ngày giỗ, con cháu đã sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên bàn thờ gia tiên, gọi là “lễ tiên thường” (nghĩa là nếm trước), như thể gia tiên đã về với con cháu. Còn trong chính ngày giỗ, người ta cúng vào buổi sáng, lúc gần trưa.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải đông người hoặc phải có bữa ăn mới là làm giỗ. Sự tưởng nhớ là chính. Khi thiếu điều kiện thì dù chỉ có một mình, chỉ một bó hoa, một nải chuối hoặc thậm chí chỉ một cây nhang hay không có gì cả, chỉ yên lặng tưởng nhớ với cả tấm lòng thành cũng đã đầy ắp ý nghĩa rồi.
* Nghi thức cúng Gia tiên
Khi cúng thì chủ gia đình bày đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên tắc “đông bình tây quả,” rượu, và nước. Sau đó, sẽ đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy, hay đèn điện), thắp nhang, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Khi cúng thì phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn. Khấn là lời trình với tổ tiên về ngày cúng liên quan đến tên người quá cố, ngày tháng năm, tên địa phương mình ở, tên mình và tên những người trong gia đình, lý do cúng và lời cầu nguyện, v.v… Riêng tên người quá cố ta phải khấn thật nhỏ. Sau khi khấn rồi, tùy theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy.
* Vài định nghĩa
Về nghi thức, truyền thống xưa được diễn tả qua bốn động từ: cúng, lạy, khấn và vái. Cả bốn động từ này đều có ý nghĩa trong sáng, ta cần biết rõ để khỏi lúng túng hoặc hiểu lầm. Trong bài viết đáng tin cậy tựa đề “Nguyên tắc cúng, khấn, vái và lạy” đăng ở dactrung.net và được một số trang khác lấy lại, tác giả Khải Chính Phạm Kim Thư giải thích bốn động từ này, có thể lược tóm như sau:
a. Cúng
Cúng là dâng lễ vật để tỏ lòng biết ơn và khẩn nguyện. Dịp giỗ, Tết, gia chủ bày hoa quả, nước, rượu, cỗ bàn, chén bát, đũa, muỗng lên bàn thờ rồi thắp nhang (hương), thắp đèn, đốt nến, khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng hiếu kính và cầu phước lành. Thường thì khi cúng gia tiên người ta dùng thức ăn của bữa cơm (cúng mặn) nhưng ngày nay nhiều nơi chuyển sang thức ăn khô gọn nhẹ với bánh trái (cúng chay). Hình thức cúng đơn giản nhất thắp nhang (hương), khấn, lạy và vái.
b. Khấn
Khấn là cầu khẩn lầm rầm trong miệng khi cúng, tức là khẽ nêu lên những chi tiết về ngày tháng năm, nơi chốn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa.
Sau khi khấn, người ta thường vái vì vái được coi là cách chào kính cẩn. Người ta thường nói khấn vái là vậy.
c. Vái
Vái (hay bái) thường được thực hiện ở thế đứng, chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Vái dùng để tỏ lòng kính trọng hoặc lễ nghi lịch sự, dành cho bạn bè và người quen.
d. Lạy
Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác trong nghi lễ dành cho Trời hoặc những người trực tiếp liên quan đến sự sống của ta như vua, cha mẹ hay thầy dạy. Người ta cũng có thể lạy ân nhân đã cứu mạng.
Có hai thế lạy: Thế lạy của đàn ông và thế lạy của đàn bà.... Thế lạy của đàn ông có điều bất tiện là khi mặc âu phục thì rất khó lạy. Hiện nay chỉ có một số vị cao niên khăn đóng áo dài còn áp dụng thế lạy của đàn ông, nhất là trong dịp lễ Quốc Tổ, còn phần đông, người ta có thói quen chỉ đứng vái mà thôi.
Những ghi nhận trên đây của tác giả Phạm Kim Thư cho thấy với người Việt ngày nay, cử chỉ sụp lạy không còn quan trọng như xưa.
* Lạy hay vái, và mấy lần
Người Tàu chỉ lạy ba lạy hay vái ba vái trong mọi trường hợp. Chỉ riêng người Việt mới phân biệt số lần lạy và vái với ý nghĩa như sau:
- Khi phúng điếu, nếu ta là vai dưới của người quá cố thì ta lạy, nếu là vai trên của người quá cố thì ta chỉ vái.
- Khi chưa chôn thì người quá cố được coi như còn sống, nên chỉ áp dụng hai lạy hoặc hai vái (tựa như khi cha mẹ còn sống, cô dâu hoặc chú rể lạy cha mẹ hai lạy). Khi người quá cố được chôn rồi, thì dùng bốn lạy hoặc bốn vái.
Trong lễ giỗ, cũng dùng bốn lạy và bốn vái. Những con số hai và bốn chỉ là theo thói quen, được một số người giải nghĩa theo nguyên lý âm dương.
Nếu vái thêm sau khi đã lạy, người ta thường vái ba vái. Ý nghĩa của ba vái này là sự chào kính, không có ý nghĩa nào khác.
B. HUẤN THỊ CỦA TÒA THÁNH
Năm 1939, ngày 8-12, với huấn thị “Plane compertum est”, Tòa thánh chấp thuận cho các tín hữu Công Giáo Trung Hoa được tôn kính Ông bà Tổ tiên theo tập tục văn hóa và đạo lý dân tộc.
Huấn thị này ngắn gọn, chỉ hơn hai trang. Lời mở đầu ghi nhận rằng theo thời gian, các phong tục và ý tưởng đã có những biến đổi, chỉ còn mang ý nghĩa dân sự, với ý nghĩa lịch sự trong các tương quan xã hội, để tỏ lòng tôn kính tổ tiên, yêu mến tổ quốc. Tiếp đó là 4 số ghi chỉ thị.
Số 1-3 nói về những nghi lễ công cộng đối với Đức Khổng Tử: Những tín hữu là nhân viên nhà trường và học sinh khi phải tham dự, sẽ thi hành cách thụ động với ý tưởng duy nhất là để tôn kính theo nghi lễ hoàn toàn dân sự; nếu thấy cần thì sẽ tuyên bố rõ ý hướng ấy để tránh hiểu lầm.
Số 4 liên quan đến việc tôn kính Tổ tiên: “Tất cả những cử chỉ cúi đầu và những biểu lộ tôn kính khác có tính cách xã hội trước những người quá cố hay hình ảnh và bài vị mang tên họ, đều phải coi là được phép và xứng hợp”.
Huấn thị không nhằm phục hồi nguyên trạng những chuyện đời xưa cũng không xác định các hình thức nhưng chỉ nêu lên những nguyên tắc về tinh thần.
Năm 1964, huấn thị này được áp dụng cho tín hữu Việt Nam.
C. NGƯỜI Công Giáo TƯỞNG NHỚ GIA TIÊN
Lễ gia tiên là một cách thể hiện tình hiệp thông với những người đã ra đi trước chúng ta. Hằng ngày người Công Giáo tưởng nhớ gia tiên tại nhà mình khi thắp hương trên bàn thờ Ông Bà và tại nhà thờ khi dâng thánh lễ. Việc tưởng nhớ này được đặc biệt nhấn mạnh vào ngày thứ Hai hằng tuần, vào ngày mùng 2 Tết Nguyên đán, ngày mùng 2 tháng Mười một dương lịch và suốt tháng Mười một này.
Thiên Chúa đã tự xưng là Thiên Chúa của các tổ phụ. Ngài không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của người sống (Mt 22,32). Bên kia cái chết, những bậc tiền nhân nào đã thực sự “sống khôn thác thiêng” đều đang sống trong Thiên Chúa. Các tín hữu ở trần gian kết hợp với họ trong mầu nhiệm các thánh thông công. Do đó, khi nhớ đến gia tiên tổ phụ, người Công Giáo không làm một sự thờ phượng ở ngoài sự thờ phượng Thiên Chúa, nhưng thật ra là để nhờ đó mà thêm lòng biết ơn và kính mến Thiên Chúa là nguồn mọi tình phụ tử trên trời dưới đất (Ep 3,14). Đàng khác, khi nhớ đến các tổ tiên theo huyết thống, người Công Giáo cũng nhớ đến các tổ phụ trong đức tin.
Người Việt Nam có thói quen rất tốt: Mỗi khi gia đình có việc buồn vui đều luôn tưởng nhớ gia tiên và biểu lộ tâm tình ấy bằng việc cúng lễ. Người tín hữu Công Giáo Việt Nam tiếp nhận truyền thống tốt đẹp ấy với một cái nhìn chính xác, phù hợp với đức tin Kitô giáo.
Mỗi gia đình nên có một bàn thờ gia tiên đơn sơ. Mà đã có bàn thờ thì nhớ thắp hương, đừng để hương tàn khói lạnh. Ngày tết ngày giỗ nên giữ một cây hương cháy suốt ngày. Những thời khắc quan trọng, nên thắp nến sáng trọn buổi.
Về hình thức, chỉ cốt sao biểu lộ được tấm lòng và giúp các cháu nhỏ học được lòng biết ơn tổ tiên và biết ơn Thiên Chúa Tạo Hóa.
D. TRƯỚC THỤ TẠO, TA CHỈ VÁI KÍNH CHỨ KHÔNG SỤP LẠY
Hầu hết các tài liệu trên mạng internet đều tán đồng ghi nhận của tác giả Phạm Kim Thư (dactrung.net): “Hiện nay chỉ có mấy vị cao niên còn áp dụng thế lạy của đàn ông, nhất là trong dịp lễ Quốc Tổ. Còn phần đông, người ta có thói quen chỉ đứng vái mà thôi.”
Ghi nhận ấy cho thấy trong cái nhìn của người Việt ngoài Kitô giáo, việc sụp lạy chỉ là một cách bày tỏ sự tôn kính dành cho thụ tạo (cha mẹ, ông bà, tổ tiên) chứ không có nghĩa là bày tỏ sự tùng phục của thụ tạo trước Thiên Chúa Tạo Hóa.
Tuy nhiên, thần học Kitô giáo dùng hai từ khác nhau để diễn tả hai thái độ nội tâm khác nhau: “Thờ lạy” là thái độ thần phục của thụ tạo đối với Tạo Hóa, còn “tôn kính” là thái độ khắc ghi niềm yêu kính tận đáy lòng đối với những người trên trước.
Cử chỉ sụp lạy diễn tả một sự tôn kính với cả tâm hồn, nó gợi nhớ đến lệnh truyền: yêu mến Chúa “hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực” (Mc 12,30), và có thể phần nào diễn tả thái độ “thờ lạy” nói trên. Trong thực tế, việc sụp lạy này chỉ được thể hiện trong giờ nguyện ngắm riêng, còn trong việc cầu nguyện chung thì không dùng đến. Dù vậy người Kitô hữu chúng ta muốn dành riêng cử chỉ này cho Thiên Chúa Tạo Hóa và khoác cho nó ý nghĩa một sự phó thác tất cả và thuận phục hoàn toàn. Theo hướng ấy, trong nghi lễ gia tiên cũng như trước quan tài hay di ảnh người quá cố, các Kitô hữu thường chỉ vái kính chứ không sụp lạy.
Về số lần, người Công Giáo có thể vái bốn vái theo tập tục dân gian, mà cũng có thể vái ba vái trong tâm tình hướng lên Thiên Chúa Ba Ngôi để cảm tạ hoặc cầu nguyện cho người đã khuất.
Đ. NGƯỜI KITÔ HỮU PHÂN BIỆT “THỜ” VÀ “KÍNH”
Trong các ngôn ngữ phương Tây, thần học Kitô giáo dùng một động từ diễn tả thái độ thần phục tuyệt đối trước Thiên Chúa Tối Cao, đem chuyển sang tiếng Việt có thể dịch là “thờ lạy”. Động từ “thờ” (λατρία, latria, worship, adorer) được dành riêng cho Thiên Chúa Ba Ngôi, còn “kính” (δόλια,, dulia, venerate, vénérer) được dành cho các thánh; tuy nhiên, “biệt kính” (ηυπερδύλια, hyperdulia, specially venerate, vénérer spécialement) được dành cho Mẹ Maria.
Trong tiếng Việt, chữ “thờ” vừa dùng để diễn tả thái độ đối với thần linh, vừa dùng để diễn tả tâm tình kính trọng chân thành và bền bỉ đối với người trên mà mình tôn quý: thờ vua, thờ chồng, thờ cha kính mẹ. Từ điển Đại Nam quốc âm tự vị định nghĩa “thờ là kính trọng, tôn trọng, hết lòng cung kính hoặc lập bàn riêng mà tôn kính”. Như thế, tự nó, chữ “thờ” trong tiếng Việt không tương đương với “(λατρία, latria” trong tiếng Hy Lạp, “adorare” trong tiếng Latin, “adorer” trong tiếng Pháp hoặc “worship” trong tiếng Anh. Thế nhưng vì chữ “thờ” lột tả được sự tôn kính “hết lòng” dành cho một vị mà mình coi là không thể thay thế được, ngay từ rất sớm, người Kitô hữu Việt Nam đã dành riêng chữ “thờ” (và những từ kép của nó: thờ phượng, thờ lạy, kính thờ, tôn thờ) để diễn tả sự thần phục tuyệt đối dành cho Thiên Chúa, còn đối với mọi thụ tạo khác thì các Kitô hữu dùng từ “tôn kính” hoặc “tôn sùng”. Nói cách khác, đang khi người ngoài vẫn dùng chữ “thờ” theo ý nghĩa cũ, các Kitô hữu mặc cho chữ ấy một ý nghĩa mới, dành riêng để diễn tả tâm tình hiếu thảo ta phải có đối với Thiên Chúa. Trong quyển này, chữ “thờ” và chữ “kính” được dùng với ý nghĩa phân biệt như thế.
E. NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH KHÁC
Lịch sử mỗi dân tộc, mỗi gia tộc, mỗi gia đình và mỗi người đều diễn tiến trong tình thương quan phòng của Thiên Chúa, từ Thiên Chúa mà đến rồi lại về với Thiên Chúa. Khi chưa nhận biết Thiên Chúa, người ta không biết cuối cùng mọi sự đi về đâu, cho nên hễ có việc thì lo nhờ người tìm giờ tốt, tránh giờ xấu, tính đến tương quan gắn kết thì sợ không hợp tuổi... Người Kitô hữu không chút bận tâm tới những chuyện ấy vì vững tin rằng Thiên Chúa là Cha yêu thương, mọi sự đều là quà tặng được Cha ban để giúp ta đạt tới hạnh phúc đời đời. Khi tổ chức công việc gia đình, ta không coi ngày giờ, chỉ liệu sao thuận tiện cho những người trong cuộc là được. Các nghi thức cầu nguyện trước hết nhằm tạ ơn Thiên Chúa, bày tỏ niềm tín thác và xin Ngài ban phúc.
Tránh những chi tiết trái đức tin và tránh tốn kém không hợp tình hợp lý.
F. Ý NGHĨA THẦN HỌC CỦA TÔN KÍNH ÔNG BÀ TỔ TIÊN
Một vài ý nghĩa thần học để giúp ta hiểu lý do ta tôn kính Ông Bà Tổ Tiên:
1. Tôn kính Ông Bà Tổ Tiên chính là thực thi giới răn thứ tư: Thảo kính cha mẹ khi còn sống cũng như khi đã qua đời.
2. Tôn kính Ông Bà Tổ Tiên cũng chính là biểu lộ niềm tin “các thánh thông công”, tức là sự hiệp thông giữa các tín hữu còn sống và các tín hữu đã qua đời.
3. Chính Chúa Giêsu đã nêu gương cho mọi người trong bổn phận làm con với lòng hiếu thảo và vâng phục với cha mẹ trần gian - Đức Maria và Thánh Giuse, cha nuôi (Lc 2,51) – và với Chúa Cha (Ga 4,34; 5,30; Mt 26,39; Pl 2,8; Hr 5,8).
4. Qua việc Tôn kính Ông Bà Tổ Tiên, người tín hữu thực thi chức tư tế cộng đồng của mình (khác với chức tư tế thừa tác của các chức sắc trong Giáo hội). Gia trưởng, con cả, người mẹ hay bất cứ ai trong gia đình đều có thể thắp nhang sớm hôm tưởng nhớ và cầu nguyện cho tiền nhân. Đó chính là thực thi chức tư tế cộng đồng của mình.
5. Người Công Giáo vẫn luôn tôn kính Ông Bà Tổ Tiên nhưng đã gián đoạn truyền thống văn hóa dân tộc trong việc tôn kính này suốt hơn hai thế kỷ, khiến nhiều người tưởng rằng theo Đạo là bỏ Ông bỏ Bà. Nay, việc đón nhận lại các truyền thống đã giải tỏa sự hiểu lầm ấy, người Công Giáo cần thực hiện cách nghiêm túc và đúng với đức tin để giúp bà con ngoài Công Giáo nhận biết tình Cha của Thiên Chúa Tạo Hóa và sống hiếu thảo với Ngài.
22. VỮNG TIN VÀO TÌNH THƯƠNG CHÚA VÀ LOẠI TRỪ MÊ TÍN
Trong các hoạt động cá nhân, gia đình và gia tộc, người tín hữu cần sáng suốt để tránh xa những mê tín tệ hại. Cứ sống đúng theo lương tâm và lý trí, mọi sự sẽ diễn tiến tốt đẹp trong tình thương của Thiên Chúa. Luôn bình tĩnh cân nhắc để biết chọn lựa hợp tình, hợp lý, không nghe theo sự bày vẽ của thầy bùa, thầy cúng.
Hồi thập niên 1930, cuộc vận động cải cách văn hóa xã hội của các nhà văn nhà báo, đã gần như thanh toán được phần lớn nạn mê tín. Tiếc thay, hoàn cảnh chiến tranh nhiều năm rồi não trạng chạy theo vật chất lợi nhuận đã khiến tâm thức nhiều người quay lại với đủ thứ mê tín đáng thương.
Nguồn gốc của mê tín là do thiếu hiểu biết và do cầu lợi, sợ bị thua thiệt. Người Kitô hữu biết mình tin vào ai (x. 2Tm 1,12) và biết lời Chúa dạy: “Không ai có thể làm tôi hai chủ... Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6,24). Cần xác tín điều ấy, mới có thể diệt sạch mọi mê tín khỏi lòng mình cũng như khỏi cuộc sống gia đình và xã hội.
Cần tập cho các cháu nhỏ biết tự mình cân nhắc nhận định, biết phân biệt điều chính với điều phụ, việc trước với việc sau để làm mọi việc đúng lúc, đúng thời, hợp tình, hợp cảnh. Nên tính ngày giỗ theo dương lịch để các cháu nhỏ dễ nhớ. Đó cũng là những cách giúp các cháu thoát khỏi chuyện coi phương hướng ngày giờ nhảm nhí.
23-25. LỄ GIA TIÊN
Lễ gia tiên thường do vị trưởng tộc hoặc người cha trong gia đình chủ lễ. Nếu vị này vắng mặt thì vợ hoặc con trai hoặc con dâu trưởng chủ lễ.
Việc trưng bày hoa quả quà bánh lên bàn thờ để tưởng nhớ người đã khuất là điều nên làm, còn việc bày biện các thức ăn khác thì nên tránh để khỏi gây hiểu lầm đáng tiếc. Cần nhắc cho các cháu nhỏ nhớ: Đức tin Công Giáo dạy rằng người quá cố không cần đến thức ăn vật chất, các lễ vật chỉ nhằm bày tỏ lòng biết ơn kính nhớ mà thôi.
14. SEN GIỮA LẦY: CON ĐƯỜNG TIN, CẬY, MẾN
Những chỉ dẫn trên đây nhắc nhở chúng ta cần tỉnh táo sáng suốt, tránh những thực hành mang ý nghĩa ngược với giáo lý Đạo Chúa. Thủ thuật của quỷ dữ là vận dụng điều tốt giả để phá hỏng điều tốt thật. Muốn thoát khỏi cám dỗ chạy theo những điều tốt giả, ta cần dứt khoát từ nơi những điều rất nhỏ. Trước mọi cám dỗ, ta cần tha thiết xin Chúa ban ơn để quyết hướng theo chiều ngược lại. Ta cần quyết tâm bước đi trong sự thật: nghĩ thật, nói thật và hành động chân thật; dù có vì thế mà bị thua thiệt mọi bề vẫn không nao núng.
Nhìn cơn lũ ập xuống khắp hành tinh, cuốn trôi mọi thứ, ta tự hỏi mấy ai sẽ đứng vững với chọn lựa ban đầu? Ta nhớ lại tiếng thở dài Chúa đã thốt ra sau khi kể câu chuyện bà góa nghèo bị áp bức bất công nhiều năm đằng đẵng:
“1Đức Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. 2Người nói: “Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì. 3Trong thành đó, cũng có một bà goá. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: 'Đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét cho.' 4Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: 'Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì, 5nhưng mụ goá này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc.'”
6Rồi Chúa nói: “Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó! 7Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi? 8Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18,1-8).
Bà góa ấy đã kiên trì và cuối cùng đã được hưởng công lý và bình an thế nào thì giờ đây cũng thế, “kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” (Mt 10,22). Hội thánh và mỗi linh hồn tín hữu cũng được mời gọi phải bền chí như bà. Liệu chừng mỗi chúng ta có thể bền chí như thế hay chăng? Thưa có, hãy bám lấy Chúa thì Ngài sẽ làm cho chúng ta có thể (x. Mc 10,17-27)
Chúa cảnh báo chúng ta bằng tiếng thở dài trên kia vì Ngài muốn làm cho ta có thể. Thiên Chúa là Cha để cho mỗi chúng ta và cả nhân loại lâm vào tình huống gay go cực độ hiện nay nhằm đãi cát tìm vàng. Ngài cho các mãnh lực trần gian được quyền thao túng là để sàng lọc ra những anh hùng của Tin mừng, những người dù luôn đối diện với những sức hút hết sức mãnh liệt của vật chất vẫn luôn vững vàng không lay chuyển. Chính Chúa Kitô dẫn đầu chúng ta đi qua cuộc thanh tẩy luyện lọc kinh hoàng ấy để thánh hóa những kẻ Ngài tuyển chọn và tự sắm lấy cho Ngài “một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tì ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5,26-27).
Theo hướng ấy, tin vào tình thương và quyền năng của Thiên Chúa, ta hãy nhìn thẳng vào cuộc chiến đấu đang mở ra trước mắt, không âu lo nhưng thanh thản như một bông sen bập bềnh:
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Thật tình cờ, ca dao Việt Nam đặt nổi lên trước mắt ta ba màu của cánh sen, minh họa sít sao cho cả ba nhân đức căn bản (khiêm nhường, thanh thoát, yêu thương), ba lời khuyên Tin mừng (vâng phục, nghèo khó và khiết tịnh) rồi ba nhân đức hướng thần (tin, cậy, mến). Thân phận người tín hữu ngày nay không chỉ như chiên giữa sói (x. Mt 10,16) mà còn như sen giữa lầy. Chúng ta được mời gọi hướng mắt lên các bộ ba nhân đức ấy để vượt thắng cái hôi tanh của tam độc: tham, sân, si.
Trên các trang tin gần đây, chúng ta đọc thấy những người giàu bậc nhất trên thế giới đang có cảm hứng dành hầu hết cơ nghiệp cho những công cuộc từ thiện. Ngay trên địa bàn giáo phận và giáo xứ quanh ta, nhiều khi ta chợt khám phá ra có những người hảo tâm vừa đóng góp rất nhiều vừa âm thầm phục vụ trong những việc bé nhỏ. Con đường nên thánh thời văn minh tiêu thụ là con đường của cánh sen giữa lầy. Nơi Nho giáo, đó là con đường của các vị “trung ẩn tại thị” (tiểu ẩn tại lâm, trung ẩn tại thị, đại ẩn tại triều trung: người ẩn sĩ cỡ nhỏ ẩn mình nơi rừng sâu, người ẩn sĩ bậc trung ẩn mình giữa chợ đời, người ẩn sĩ siêu đẳng ẩn mình ngay giữa chốn quyền cao chức trọng), nơi Phật giáo, đó là con đường của các cư sĩ. Còn nơi cộng đồng Công Giáo ngày nay, ta gặp thấy nhan nhản những hình thức tận hiến giữa đời muôn màu muôn vẻ, những người đang dấn thân đảm nhận các giá trị trần thế để hướng hết về Thiên Chúa, và nhắc cho nhân thế nhớ rằng mọi sự trên cõi đời này đều là phương tiện giúp con người đạt tới mục đích cuối cùng và duy nhất của muôn loài muôn vật là chính Thiên Chúa chí thánh và hằng sống. Lời nhắc nhở ấy sẽ giúp ta trong mỗi tình huống phải bỏ điều gì và chọn điều gì. Đây là con đường sống thanh thoát như Chúa dạy: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23; x. Mt 7,13-14). Vác thập giá hằng ngày là vui nhận những hy sinh cần thiết, biết tiết độ, làm chủ chính mình trong mọi sự để được tự do thuộc về Thiên Chúa.
LỜI KẾT: TỪ BỎ TÀ THẦN VÀ TIN KÍNH THIÊN CHÚA
Trong nghi thức gia nhập Kitô giáo có một đoạn đối thoại hết sức quyết liệt: từ bỏ tà thần và tuyên xưng đức tin.
Chủ sự: Anh chị em thân mến, cùng với người dự tòng chúng ta tuyên xưng đức tin của bí tích Thánh tẩy mà tất cả chúng ta đã lãnh nhận.
Chủ sự: Để sống trong tự do của con cái Thiên Chúa, anh chị em có từ bỏ tội lỗi không?
Mọi người: Thưa từ bỏ
Chủ sự: Để khỏi làm nô lệ tội lỗi, anh chị em có từ bỏ những quyến rũ bất chính không?
Mọi người: Thưa từ bỏ.
Chủ sự: Để khỏi làm nô lệ tội lỗi, anh chị em có từ bỏ những quyến rũ bất chính không?
Mọi người: Thưa từ bỏ.
Chủ sự: Anh chị em có từ bỏ ma quỷ là kẻ gây ra và cầm đầu tội lỗi không?
Mọi người: Thưa từ bỏ.
Chủ sự: Anh chị em có tin kính Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất không?
Mọi người: Thưa tin.
Chủ sự: Anh chị em có tin kính Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, Chúa chúng ta, sinh bởi Đức Trinh nữ Maria, đã chịu khổ hình và mai táng, đã sống lại từ cõi chết và đang ngự bên hữu Chúa Cha không?
Mọi người: Thưa tin.
Chủ sự: Anh chị em có tin kính Đức Chúa Thánh Thần, tin Hội Thánh Công Giáo, tin các thánh thông công, tin phép tha tội, tin xác sống lại và sự sống vĩnh cửu không?
Mọi người: Thưa tin.
Chỉ sau khi các tín hữu mới đã long trọng tuyên bố từ bỏ tà thần và tuyên xưng đức tin như thế, chủ sự đổ nước cho họ. Đáng tiếc là nhiều khi người ta đã làm quá máy móc. Tôi hy vọng sau khi đọc bài viết này, cả những người đã lãnh bí tích Thánh tẩy từ tấm bé và những người mới lãnh nhận khi đã trưởng thành, chúng ta đều dành mươi phút nghiền ngẫm những câu đối thoại ấy và tự lặp lại lời tuyên xưng của bản thân mình trước nhan Chúa cách thật ý thức.
Vâng, chỉ tin suông thôi không đủ, cần phải tin vào Thiên Chúa như Ngài muốn ta tin:
“6Con phải kính trọng cha; tôi tớ kính trọng chủ. Vậy nếu Ta là cha, thì đâu là lòng kính trọng Ta? Và nếu Ta là chủ, thì đâu là niềm kính sợ Ta?” (Ml 1,6).
PHỤ LỤC:
ĐỂ NGÀY LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO TRỞ THÀNH LỄ HỘI CỦA MỌI NGƯỜI
Dịp Tết vừa qua, có một gia tộc quyết định hằng năm sẽ tu tảo phần mộ vào ngày 23 tháng Chạp. Cuối năm nay họ mới cử hành lần đầu nhưng mọi người trong gia tộc đều hiểu rằng hằng năm ngày hôm ấy sẽ là ngày hẹn chung của dòng họ. Dù chưa cử hành nhưng ngày 23 đã trở thành ngày hội của gia tộc.
Đã 30 năm rồi, tại sao lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam vẫn chưa là một lễ hội của mọi người? Lý do thật dễ hiểu: Chẳng ai biết lễ Các Thánh Tử Đạo năm nay sẽ nhằm ngày nào! Đã 30 năm rồi, chưa năm nào lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam được mừng trọng thể đúng vào chính ngày lễ của các ngài, 24-11, kể cả khi ngày ấy trùng vào Chúa Nhật. Chúa Nhật cuối năm phụng vụ là để mừng lễ Chúa Kitô Vua, cho nên Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam buộc lòng phải cử hành sớm đi một tuần, vào Chúa Nhật 33 Quanh Năm.
Đang khi đó, thông điệp của phụng vụ Lời Chúa ngày Chúa Nhật 33 Quanh Năm đặc biệt quan trọng. Mỗi năm 365 ngày có riêng một ngày để nói về sự cùng tận của lịch sử nhân loại. Cả ba năm A, B và C Lời Chúa của ngày này luôn tập trung vào chủ đề ngày cánh chung.
Từ 30 năm qua người Công Giáo Việt Nam không còn được nghe và suy ngẫm về điều ấy, đang khi văn minh vật chất ra rả 24/24 giờ dạy họ bám lấy hạnh phúc đời này như sẽ chẳng bao giờ phải chết. Cần nhớ rằng những lý do đưa đến việc ban hành huấn thị Ex quo singulari năm 1742 rất nghiêm túc, không dừng lại nơi chuyện thắp nhang hay không thắp nhang nhưng chạm đến những sự thật về cánh chung học và cứu chuộc học.
Đã 30 năm qua, giáo dân Việt Nam không còn được nghe giảng về cánh chung. Nếu chúng ta cứ tiếp tục đánh mất cơ hội nói về cánh chung, sự mất mát trong đời sống tâm hồn của tín hữu thật khó lường được!
Oái oăm làm sao, chính việc cử hành đức tin của tiền nhân lại khiến đức tin của con cháu bị bốc hơi!
Tại sao cứ phải mừng vào Chúa Nhật? Tại sao không cương quyết mừng trọng thể vào 24-11 hằng năm ?
Thật ra, chính vì được chuyển sang Chúa Nhật, ngày trọng thể mừng các Thánh Tử vì đạo không thể nào rơi vào một ngày nhất định để mà nhớ, do đó sẽ không bao giờ trở thành một lễ trọng mang tính quần chúng được.
Cần lưu ý, người Việt không bao giờ thay đổi ngày giỗ. Ai gặp trở ngại thì khỏi phải về dự, việc cử hành sẽ không vì bất cứ lý do gì mà xê dịch, dù chỉ một nhúm người bằng nắm tay vẫn nhất định cử hành đúng ngày. Tại các tỉnh miền Trung, bất cứ chùa Bà, chùa Ông hay chùa Hang nào, bất cứ lăng Cô, miếu Cậu nào cũng đều có ngày lễ truyền thống tự phát rất rình rang, nhờ một điều là họ cử hành vào một ngày cố định, không bao giờ thay đổi. Người ta không đợi nghỉ lễ Chúa Nhật mới cử hành. Đã là một lễ truyền thống thì bất cứ nhằm ngày nào trong tuần nó vẫn giữ tầm quan trọng không điều gì giành lấn được, dù có ai đến dự hay không, nó vẫn cứ tiến hành, ai có lòng quan tâm đến thì phải nhớ lấy ngày ấy mà trẩy hội. Thiết tưởng chúng ta cũng thế, sự kiện chuyển sang Chúa Nhật tự nó không phải là một tôn vinh nhưng là một sự hạ giá các Thánh Tử vì đạo. Nó cho thấy ngày lễ của các ngài không bằng một lễ cưới, không đủ sức để khiến người dân nghỉ việc mà trẩy hội. Nếu muốn bà con người lương cũng biết đến lễ hội các Thánh Tử vì đạo, ta cần cử hành cố định vào 24-11. Nếu 24-11 nhằm Chúa Nhật, ta sẽ cử hành vào ngày Thứ Bảy, 23-11 (Trích lại từ quyển “50 năm thờ cúng Tổ tiên”).
Lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin cầu cho ngày lễ của các Đấng sớm thành một ngày hội của toàn dân.
Lm. Gioan Phêrô Võ Tá Khánh
LỜI MỞ ĐẦU
Cụ Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương có truyền cho tôi một câu nói của người xưa: “Biết mà không nói là bất nhân, nói mà không nói hết ý là bất nghĩa”.
Gần đây, một tín hữu được ơn theo Chúa từ hơn 25 năm qua đã nêu lên một trường hợp, không chỉ hỏi riêng tôi mà còn hỏi vài vị khác nữa. Tuy nhiên tôi thấy nếu chỉ trả lời từng phần, từng mảnh, theo kiểu làm bài trắc nghiệm “đúng/sai” sẽ có nguy cơ càng lúc càng gây ngộ nhận. Tôi quyết định dành thời giờ cho vấn đề. Đúng hay sai đều cần phải cho biết tại sao đúng, tại sao sai. Tôi vừa viết vừa trao đổi và cuối cùng tôi xóa bỏ những mảng rời ấy để viết lại thành một bài từ đầu tới cuối không chỉ để giải đáp thắc mắc của một người mà còn để chia sẻ với nhiều anh chị em đồng đạo đang có những vấn nạn tương tự, và còn hơn thế nữa, đang phải tự vấn về chính mình và về cộng đồng dân Chúa.
Tốt nhất, bạn nên đọc bài này cùng với quyển Kinh thánh để thấy rõ chúng ta đang tìm ý Chúa chứ không theo ý riêng. Để tránh dài dòng, nhiều chỗ tôi chỉ nhắc tới lời Kinh thánh qua số nguồn chứ không trích văn. Khi trích văn, tôi ghi cả số câu để gián tiếp nhắc độc giả nhớ đó là đang trích nguyên văn lời Kinh thánh (theo bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ), tức là những lời chính Thiên Chúa muốn nói với chúng ta.
Một lần nữa tôi xin cám ơn người đã nêu câu hỏi và nhất là đã kiên nhẫn với cuộc đối thoại, dù lắm lúc không dễ. Đồng thời, tôi rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để có thể hoàn thiện bài viết, đem lại lợi ích cho nhiều người.
Quy Nhơn, ngày mùng 5 Tết Mậu Tuất, 20-2-2018
Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
Bài này thoạt đầu chỉ viết riêng cho người đã chia sẻ một câu chuyện liên quan tới lòng hiếu thảo. Thoạt đầu người này nêu mấy câu hỏi nẩy sinh từ buổi gọi hồn hội ý với người xưa. Càng trao đổi, vấn đề càng đi xa và bản trả lời dần dần dệt thành một bài dài chạm tới cái khó khăn mấu chốt cho cuộc sống đức tin ngày nay. Nhận ra rằng đây có thể là những vấn đề nhiều anh chị em khác cũng đang thấy hoang mang, tôi sắp xếp lại các ý tưởng và viết lại toàn bộ, mong giúp đỡ phần nào cho các con cái Chúa, cách riêng là những anh chị em được ơn theo Chúa khi đã trưởng thành, tránh được những ngộ nhận.
Ngộ nhận thứ nhất là về Thiên Chúa.
1. THIÊN CHÚA
Xin bắt đầu với chuyện do một người bạn kể lại:
- Một người hàng xóm của tôi gặp thử thách nặng nề và dai dẳng. Ông đã cầu nguyện với Chúa đủ cách cả ba năm rồi nhưng không kết quả. Ông tuyên bố sẽ kiên trì thêm ba tháng nữa, nếu vẫn không kết quả thì nhất quyết sẽ bỏ Chúa lên chùa. Đúng ba tháng một ngày sau, ông lên chùa cúng và lập tức cầu được ước thấy. Cũng lập tức, ông về dẹp hết bàn thờ Chúa và dọn bàn thờ Phật lên. Ông không tin Chúa nữa!
- Xin lỗi! Tôi xin phép sửa lại một chữ cho đúng. “Ông không tin Chúa” chứ không phải: “Ông không tin Chúa nữa!” Bởi lẽ, ông ta chưa hề tin Chúa đúng theo ý nghĩa của chữ “tin” trong Kinh thánh. Ông ấy chỉ mới “tin” Chúa theo cách suy nghĩ của ông ta và theo mục đích của ông ấy. Giữa một siêu thị thần linh do ông tưởng tượng ra, ông nghĩ vị Chúa ấy sẽ có lợi cho ông nhất, cho nên ông rước về thờ, thay vì rước một thần linh nào khác. Ông nghĩ rằng mình đã thờ Chúa, đã giữ luật Chúa thì Chúa có bổn phận phải đáp ứng đúng điều ông yêu cầu. Chúa không thỏa mãn những điều kiện ông đặt ra thì xin mời Chúa đi chỗ khác chơi. Ông không cần một thứ Chúa vô dụng…
- Cha nói đúng, ông ấy làm cứ như thể chính ông ấy mới là Chúa, là chủ, còn các thần minh chỉ là những thuộc cấp để ông sai khiến, những kẻ phải phục vụ ông, phải đáp ứng những nhu cầu của ông. Tuy nhiên, xin cha cho biết tại sao Chúa lại không đáp ứng điều ông ấy cầu xin?
- Còn tại sao nữa? Tại vì Chúa muốn giúp ông ấy hiểu rằng chính Chúa mới là Thiên Chúa. Nếu ông ấy đã thật sự tin Chúa là Đấng làm chủ cuộc đời ông ấy thì chỉ cần thành tâm thưa với Chúa rồi kiên nhẫn đợi giờ của Chúa. Chúa đã là Chủ thì Ngài có chương trình của Ngài trên những kẻ Ngài yêu thương, những kẻ thuộc về Ngài…
- Thế thì cha nói sao về việc ông ấy vừa lên chùa cúng thì lập tức cầu được ước thấy?
- Cuộc sống, hay nói đúng hơn, Chúa vẫn thường để cho mọi sự trớ trêu như thế đấy! Nếu ông ấy cứ ở nhà nằm ngủ thì hôm ấy điều ông ấy khao khát vẫn xảy ra y như vậy, không cần phải lên chùa. Tiếc là ông ấy tuyên bố đầu hàng khi vẫn còn cả một phút cuối cùng để ghi bàn thắng! Chỉ cần ông ấy kiên nhẫn thêm giây lát là giọt nước tràn ly, ông sẽ giật được giải thưởng của cuộc đua.
- Cha đã dùng toàn chữ “nếu”. Với chữ “nếu” thì ai mà không nhét được cả thành phố này vào lọ peniciline?
- Không đâu, mới đêm qua tôi bị những tràng ho dài và inh ỏi của vị linh mục già phòng bên cạnh đánh thức dậy. Cụ ho và cứ ho mãi khiến tôi cầm lòng không được. Tôi nghĩ đến lọ xi-rô ho đã dùng hết hai phần ba. Liệu có nên đợi đến sáng sẽ mua cho cụ nguyên một lọ mới hay là vào đánh thức cụ, mời cụ uống chỗ thuốc còn thừa của tôi? Cuối cùng, niềm kính trọng vượt thắng sự thương hại. Hơn nữa, nếu tôi cứ gọi cụ dậy, liệu rồi cụ có cách gì để ngủ lại được chăng?
Có điều bất ngờ là từ lúc ấy đến sáng, tôi không nghe cụ ho tiếng nào nữa! Cụ ngủ ngon và tôi cũng yên giấc. Nếu cụ đã chiều tôi mà uống thuốc, tôi sẽ chắc mẩm rằng nhờ chút thuốc thừa ấy mà cụ hết ho. Bạn thử nghĩ xem, phải chăng chính là nhờ tôi tự thắng sự vọng động của mình mà ông cụ hết ho? Có thể lắm chứ?
Tôi không ép bạn chấp nhận điều tôi nói. Tôi chỉ gợi ý để mời bạn thử theo dõi kinh nghiệm ấy nơi cuộc sống thường ngày của bạn xem. Bạn sẽ nhận ra xưa nay mỗi ngày vẫn không thiếu những đề thi tương tự nhưng bạn chưa quan tâm. Giờ đây, để tâm theo dõi, bạn mới nghiệm ra rằng có một Đấng vẫn ra đề thi cho bạn để giáo dục và đào tạo bạn. Ngài là người Chủ, là người Thầy và cũng là người Cha đầy ưu ái đang tìm cách làm cho bạn trưởng thành. Nếu mình thật lòng tin Ngài thì cần biết mau mắn giải những đề thi nho nhỏ ấy thật nghiêm túc. Bạn sẽ lớn lên theo số những đề thi bạn giải đáp đúng. Bạn cũng hiểu ra rằng mình giải đáp đúng hay không là tùy mình có thật sự hào hiệp, quảng đại hay không…
Nếu Chúa đòi hỏi ta một điều gì đó, ta có thể hiểu ngay và có thể dâng ngay nhưng khi Ngài đòi hỏi ta chờ đợi, ta khó mà nghĩ rằng sự chờ đợi lâu dài cũng là một cách để tỏ lòng hào hiệp.
Trong cương vị người giáo dục, khi dạy lòng quảng đại cho các cháu, dù chúng còn rất nhỏ, không phải hễ chúng đòi gì là ta cho ngay điều ấy. Ta thường đợi đúng lúc mới cho và lắm khi cho nhiều hơn điều chúng xin. Thường thì người cha thử thách và người mẹ sẽ an ủi để giúp đứa trẻ biết kiên trì và tin cậy. Nơi Thiên Chúa cũng thế. Đang khi Chúa Cha còn thinh lặng thì Chúa Thánh Thần ủi an, nâng đỡ: “26Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. 27Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa” (Rm 8,26-27).
“14Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. 15Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: ‘Abba! Cha ơi!’ 16Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,14-16).
- Thưa cha, lúc nãy mở đầu, cha bảo câu hỏi người nọ nêu ra có liên quan tới đạo hiếu. Bây giờ cha cho biết Thần Khí Thiên Chúa dạy chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha. Như thế thì có nghĩa, Đạo Chúa không gì khác hơn là chính đạo hiếu đối với Cha Cả trên trời? Phải chăng người ấy đã hỏi có gì khác biệt hay đối kháng giữa đạo hiếu dưới đất với đạo hiếu trên trời?
- Vừa gần như thế vừa lý thú hơn nhiều. Chốc nữa bạn sẽ rõ. Bây giờ, chúng ta trở lại với câu Kinh thánh vừa đọc. Thần Khí Thiên Chúa tức là Chúa Thánh Thần dạy ta cùng một điều như Chúa Giêsu đã dạy, tức là dạy ta gọi Thiên Chúa là Cha. Hơn nữa, chính Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta sống thật sâu xa lời kinh Chúa Giêsu đã dạy:
“9Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, 10nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
11Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. 12Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. 13Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen” (x. Mt 6,9-13).
2. KINH LẠY CHA VÀ TÌNH CHA CỦA THIÊN CHÚA
Kinh Lạy Cha tóm tắt mọi lời cầu xin của các con cái Chúa và nêu rõ thứ tự những điều ta cần phải cầu xin. Bạn nắm được cái thứ tự ấy chứ?
- Vâng ạ! Khi thật sự là con cái Thiên Chúa, ta cần biết quan tâm tới Cha mình trước rồi mới tới bản thân. Trước hết, ta cầu xin cho:
* Danh Cha hiển sáng (1),
* Nước Cha hiển trị (2), và
* Ý Cha được thể hiện (3).
Sau đó ta mới nêu lên những lời tóm tắt mọi nhu cầu thể chất và tâm linh của ta:
* Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày (4)
* và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con (5).
* Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ (6)
* nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen (7).
- Bạn thấy đó, một thứ tự thật rõ. Trước khi thật sự có đức tin, thường ta chỉ tập trung xin Chúa hai điều (4) và (7). Dần dần, càng nghiệm ra tình thương và quyền năng cao cả của Thiên Chúa, ta càng thấy năm điều còn lại vượt hẳn hai điều ấy rất xa.
Chúa Giêsu không giới hạn những điều ta có thể xin nhưng Ngài đề ra cái ưu tiên số một: Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, như trong đoạn văn sau đó chưa tới một trang:
“25Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? 26Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? 27Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay? 28Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; 29thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Salômôn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. 30Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin! 31Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? 32Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. 33Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Ngài, còn tất cả những thứ kia, Ngài sẽ thêm cho. 34Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (Mt 6,25-34).
Chính tình Cha của Thiên Chúa bảo đảm tất cả cho chúng ta, vì tình thương ấy lớn hơn tình mẹ trần gian gấp bội. Câu này thì trích từ Cựu ước, sách Isaia: “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49,15). Khi đã thật sự là con cái Thiên Chúa, ta biết rằng Thiên Chúa luôn yêu thương ta và Ngài có thừa quyền năng thực hiện cho ta mọi điều, ta không cần phải lo lắng thái quá vô ích.
3. MƯỜI ĐIỀU RĂN
Mời bạn làm một so sánh khác, đối chiếu giữa kinh Mười điều răn của người Công Giáo và kinh Ngũ giới của người Phật tử:
Đạo Đức Chúa Trời có mười điều răn
(1) Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.
(2) Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.
(3) Giữ ngày Chúa Nhật.
(4) Thảo kính cha mẹ.
(5) Chớ giết người. Giới sát sinh.
(Điều răn thứ năm bao gồm cả cấm say rượu, tự hạ nhục phẩm giá mình) Giới ẩm tửu.
(6) Chớ làm sự dâm dục. Giới tà dâm.
(7) Chớ lấy của người. Giới đạo tặc.
(8) Chớ làm chứng dối. Giới vọng ngữ.
(9) Chớ muốn vợ chồng người. Giới tà dâm.
(10) Chớ tham của người. Giới đạo tặc.
- Thưa cha, bốn dòng từ (1) đến (4), phía cột bên phải bị trống, phải không ạ?
- Đúng, bản mười điều răn có thêm bốn điều mà ngũ giới không có, đồng thời bốn điều ấy chiếm chỗ ưu tiên. Kinh Lạy Cha cho thấy nơi tâm tưởng, ta cần biết nghĩ tới Thiên Chúa trước khi nghĩ tới bản thân. Kinh Mười điều răn cũng nói tương tự về mặt hành động: Bổn phận đối với Thiên Chúa phải ưu tiên hơn mọi bổn phận xã hội. Trong các bổn phận xã hội, bổn phận đối với cha mẹ chiếm chỗ cao nhất, nhưng ngay cả tình cha nghĩa mẹ cũng phải nhường bước cho sự kính thờ Thiên Chúa: “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy” (Mt 10,37).
- Có thể tôi sắp đoán ra câu hỏi của người nọ. Hẳn người ấy cảm thấy có sự xung đột giữa đạo hiếu đối với Cha trên trời và đạo hiếu đối với cha mẹ trần gian?
- Câu hỏi còn lý thú hơn thế. Bạn kiên nhẫn một chút, rồi tôi cũng nói rõ ngay thôi.
4. THẾ NÀO MỚI LÀ TIN THIÊN CHÚA?
“Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy” (Mt 10,37). Cả hai mệnh đề trong câu nói ấy của Chúa gợi cho ta nhớ câu chuyện thời danh của cụ Abraham, người không những được nhận là Tổ phụ các sắc dân Israel, Ismael và Êđôm mà còn là Tổ phụ những người tin vào Thiên Chúa, đồng thời cũng là hiện thân của mối giằng co giữa một bên là tình cha nghĩa mẹ trần gian và một bên là lòng hiếu thảo với Thiên Chúa Tạo Hóa là Cha chung của tất cả mọi người.
Tên gọi từ nhỏ của ông là Abram. Ông là một người chủ giàu có với nhiều tôi trai tớ gái và bầy súc vật hàng đàn hàng lũ. Thế nhưng lòng ông nặng trĩu vì không có lấy một mụn con nối dõi tông đường. Ông đã cầu xin Thiên Chúa biết bao năm qua, tới lúc đã qua tuổi “cổ lai hy” vẫn chưa được Chúa nhậm lời.
Bất thần, sau cái hôm mừng thọ 75 tuổi và vợ ông cũng đã 65, ông nghe tiếng Chúa gọi tên ông và bảo:
- 1Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi. 2Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn, sẽ chúc phúc cho ngươi. Ta sẽ cho tên tuổi ngươi được lẫy lừng, và ngươi sẽ là một mối phúc lành. 3Ta sẽ chúc phúc cho những ai chúc phúc cho ngươi; ai nhục mạ ngươi, Ta sẽ nguyền rủa. Nhờ ngươi, mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc (St 12,1-3).
Rời bỏ họ hàng, mái nhà và quê cha đất tổ để đi tới đất khách quê người, lao vào vô định, khi bóng chiều cuộc đời đang đổ xuống càng lúc càng nhanh, quả là điều hết sức mệt mỏi! Thế nhưng ông cảm nghiệm tận rất sâu trong cõi lòng rằng ai yêu cha mến yêu mẹ hơn Thiên Chúa, thì không xứng với Ngài.
Thế là ông đã lên đường. “Ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu” (Hr 11,8). Thế nhưng cũng chính vì đó, Thiên Chúa đã thêm cho tên ông một vần, thành Abraham, có nghĩa là người cha của đám đông, tổ phụ của vô số các dân tộc (x. St 17,5).
Người hàng xóm của anh bạn trên kia đã chờ ba năm, còn ông Abraham, suốt hơn hai mươi năm cứ nghe Chúa lặp đi lặp lại lời hứa con đàn cháu đống mà lòng dạ vợ ông là bà Sara vẫn cứ son sẻ. Năm ông 99 tuổi, vợ ông cười ngặt nghẽo khi nghe vị thiên sứ bảo rằng qua năm sau bà sẽ có con. Mà rồi đúng thật, đúng vào tuổi 100 của ông và tuổi 90 của bà, hai vị đã sinh được một mụn con trai và, vừa khóc vừa cười, họ đặt tên cho nó là Isaac, có nghĩa là Khả Tiếu, Buồn Cười. Với ông Abraham, tin vào Thiên Chúa không phải là sắm cho mình một tượng thần làm bùa hộ mệnh, nhỡ gặp chuyện gì rủi ro nguy hiểm thì bám vào cho đỡ sợ! Tin vào Thiên Chúa không phải là thỏa hiệp với một thế lực thần linh để khi mình có nhu cầu thì thế lực ấy sẽ đáp ứng! Tin vào Thiên Chúa có nghĩa là đặt toàn bộ con người, cuộc sống và sinh mệnh của ta dưới quyền điều khiển của Đấng mà ta biết là rất yêu thương ta.
Chưa hết. Câu nói trên đây của Chúa Giêsu còn một nửa nữa: “Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy”.
Đứa bé lớn dần. Tới ngày nó đủ sức vác một bó củi lớn leo lên núi, Thiên Chúa lại thử lòng Abraham.
1Ngài gọi ông: “Abraham!” Ông thưa: “Dạ, con đây!” 2Ngài phán: “Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi là Isaac, hãy đi đến xứ Môria mà dâng nó làm lễ toàn thiêu ở đấy, trên một ngọn núi Ta sẽ chỉ cho.”
Chao ôi! Thiên Chúa ra lệnh cho ông thiêu sống đứa con mà chính Ngài ban tặng khi ông đã đúng một trăm tuổi và cũng chính Ngài đã bảo rằng nó sẽ sinh ra con đàn cháu đống, như sao trời cát biển! Có điên không đây? Thế nhưng…
3Sáng hôm sau, ông Abraham dậy sớm, thắng lừa, đem theo hai đầy tớ và con ông là Isaac, ông bổ củi dùng để đốt lễ toàn thiêu, rồi lên đường đi tới nơi Thiên Chúa bảo. 4Sang ngày thứ ba, ông Abraham ngước mắt lên, thấy nơi đó ở đàng xa. 5Ông Abraham bảo đầy tớ: “Các anh ở lại đây với con lừa, còn cha con tôi đi lên tận đàng kia; chúng tôi làm việc thờ phượng, rồi sẽ trở lại với các anh.”
6Ông Abraham lấy củi dùng để đốt lễ toàn thiêu đặt lên vai Isaac, con ông. Ông cầm lửa và dao trong tay, rồi cả hai cùng đi. 7Isaac thưa với cha là ông Abraham: “Cha!” 8Ông Abraham đáp: “Cha đây con!” Cậu nói: “Có lửa, có củi đây, còn chiên để làm lễ toàn thiêu đâu?” Ông Abraham đáp: “Chiên làm lễ toàn thiêu, chính Thiên Chúa sẽ liệu, con ạ.” Rồi cả hai cùng đi.
9Tới nơi Thiên Chúa đã chỉ, ông Abraham dựng bàn thờ tại đó, xếp củi lên, trói Isaac con ông lại, và đặt lên bàn thờ, trên đống củi. 10Rồi ông Abraham đưa tay ra cầm lấy dao để sát tế con mình.
11Nhưng sứ thần của Đức Chúa từ trời gọi ông: “Abraham! Abraham!” Ông thưa: “Dạ, con đây!” 12Ngài nói: “Đừng giơ tay hại đứa trẻ, đừng làm gì nó! Bây giờ Ta biết ngươi là kẻ kính sợ Thiên Chúa: đối với Ta, con của ngươi, con một của ngươi, ngươi cũng chẳng tiếc!” 13Ông Abraham ngước mắt lên nhìn, thì thấy phía sau có con cừu đực bị mắc sừng trong bụi cây. Ông Abraham liền đi bắt con cừu ấy mà dâng làm lễ toàn thiêu thay cho con mình. 14Ông Abraham đặt tên cho nơi này là “Đức Chúa sẽ liệu.” Bởi đó, bây giờ có câu: “Trên núi Đức Chúa sẽ liệu”.
15Sứ thần của Đức Chúa từ trời gọi ông Abraham một lần nữa 16và nói: “Đây là sấm ngôn của Đức Chúa, Ta lấy chính danh Ta mà thề: bởi vì ngươi đã làm điều đó, đã không tiếc con của ngươi, con một của ngươi, 17nên Ta sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên đông, nên nhiều như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển. Dòng dõi ngươi sẽ chiếm được thành trì của địch. 18Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ cầu chúc cho nhau được phúc như dòng dõi ngươi, chính bởi vì ngươi đã vâng lời Ta”.
(St 22,1-18)
Đó không chỉ là câu chuyện cảm động về đức tin của ông Abraham mà còn là một sự kiện mang tính tiên tri giàu ý nghĩa. Ông Abraham mang dáng dấp của chính Đức Chúa Cha mà Tân ước sẽ mô tả là: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Cậu Isaac tự vác lấy củi sẽ dùng để tế hiến chính mình là dấu chỉ báo trước việc Chúa Giêsu vác thập giá đi chịu khổ hình; việc cậu đã được đặt lên bàn tế hiến rồi lại được Thiên Chúa can thiệp cho sống, được xem là tượng trưng cho việc Chúa Giêsu sẽ từ cõi chết sống lại.
5. NHỮNG THỬ THÁCH ĐẦY Ý NGHĨA
Kinh nghiệm của cụ Abraham cho thấy đức tin gắn liền với thử thách đồng thời cũng là một minh họa giúp ta hiểu tình cha bao la và sâu thẳm của Thiên Chúa khi Ngài để cho chúng ta đi qua những thử thách ấy. Không riêng những anh chị em mới tin Chúa, cả những tín hữu gạo cội và những tâm hồn thánh hiến vẫn gặp nhiều thử thách phiền muộn, được Chúa dùng để nhắc nhở và đào tạo cho ta ngày càng thêm quảng đại.
Thử thách là để thanh tẩy tâm hồn và đào luyện lòng quảng đại.
Trong quyển sách hướng dẫn người ta rèn luyện về tâm linh, tựa đề là Linh Thao, Thánh Inhaxiô có ghi lại những quy tắc ứng xử trước thử thách. Trước hết, ta cần tỉnh táo để khỏi mất sự bén nhạy đối với ý Chúa. Ta cần đối diện thẳng với thử thách (x. Dt 12,5-13) và tìm xem qua đó Chúa đang muốn nói gì với ta. Cụ thể, ở mỗi trường hợp, ta đều cần tự theo dõi để hiểu qua thử thách ấy Chúa đang nhắm tác dụng nào.
Tác dụng thứ nhất của thử thách là thanh tẩy. Cụ Abraham được Thiên Chúa nhắm tuyển chọn làm Tổ phụ những người tin vào Ngài. Cụ là một người mẫu mực, đức tin của cụ chẳng thể bị hề hấn gì do môi trường ngoại giáo xung quanh. Thế nhưng con cháu cụ sau này thì khác, họ có thể bị lây nhiễm. Vì thế trước hết, Thiên Chúa phải cách ly cụ khỏi môi trường ấy. Theo Thánh Inhaxiô, nguyên do đầu tiên đẩy ta vào thử thách là do lỗi của bản thân ta. Chúa để cho ta gặp sự phiền muộn, thử thách hay đêm tối nhằm cảnh cáo những lầm lỗi hay sự thiếu quảng đại của ta và mời gọi ta hoán cải. Điển hình cho trường hợp này là những thử thách dân Do Thái gặp trong thời các thẩm phán. Tiếp nối Thánh Inhaxiô, Thánh Gioan Thánh Giá đã chứng minh rằng những tâm hồn chiều theo các mê thích lệch lạc sẽ tự chuốc lấy đủ thứ tác hại gây âu lo phiền muộn. Nơi bảy chương đầu trong tác phẩm Đêm Dày quyển I, ngài phân tích những lệch lạc tâm linh dựa theo bảy nết xấu dẫn đầu, nhằm giúp ta biết những nguy cơ mình có thể gặp phải để tích cực loại trừ. Muốn thắng vượt, ta cần biết giữ sự bình tâm và hướng theo chiều đối nghịch với các mê thích lệch lạc ấy. Thiên Chúa dùng thử thách để từng bước giúp ta được hoàn toàn tự do, không lệ thuộc những gì tai nghe mắt thấy hay sức ép của bất cứ giác quan nào khác, được thực sự tự do về mặt tâm linh, thoát khỏi cả mọi ràng buộc dính bén bên trong.
- Thưa cha, việc này đâu có ăn nhập gì với việc cụ Abraham phải rời quê cha đất tổ? Cha đã bảo môi trường ngoại giáo xung quanh chẳng ảnh hưởng gì được tới đức tin của cụ cơ mà!
- Đúng, thế nhưng với con cháu cụ sau này thì khác. Một ngày kia chúng có thể gọi hồn cụ dậy và hỏi: Cụ ơi, thế này là thế nào? Xin cụ nói rõ lại xem có nên tin Chúa hay không?
- Cha muốn bảo đây là câu hỏi người nọ đã nêu ra?
- Bạn đoán đúng, thế nhưng còn lý thú hơn nữa. “Ông cụ” càng khẳng định là rất nên thì thằng bé càng thấy hoang mang!
- Sao lại kỳ vậy?
- Thì đây, bạn đọc đoạn này ở gần đầu sách Tin mừng theo Thánh Marcô: 11Còn các thần ô uế, hễ thấy Đức Giêsu, thì sấp mình dưới chân Ngài và kêu lên: “Ông là Con Thiên Chúa!” 12Nhưng Người cấm ngặt chúng không được tiết lộ Ngài là ai (Mc 3,11-12).
- Ồ, đúng là trò đểu! Bọn chúng càng la to: “Ông là Con Thiên Chúa”, thiên hạ càng lúng túng: Nếu lão này không cùng phe với thần dữ thì tại sao chúng nó lại quảng cáo ầm ĩ lên thế chứ?
- Rồi bạn sẽ thấy, bọn quỷ còn quỷ quái hơn thế nhiều.
- Vâng. Xin cha tiếp tục đi ạ.
- Tác dụng thứ hai của các thử thách là đào tạo tấm lòng hào hiệp quảng đại: Thiên Chúa muốn dạy ta biết mau mắn đáp lại mọi đòi hỏi của Ngài, không tiếc xót bất cứ điều gì. Sau khi kéo Abraham thoát khỏi môi trường cũ, Thiên Chúa còn bắt ông chờ đợi mấy chục năm để dạy ông thực sự yêu Chúa vì chính Chúa chứ không vì bất cứ một món quà nào, kể cả món quà ông tha thiết nhất đời là một đứa con nối dõi. Đây cũng là lý do khiến một người công chính như ông Gióp bỗng dưng bị thử thách trăm bề: Thiên Chúa muốn thanh minh cho Gióp, muốn chứng tỏ cho mọi người thấy giữa trăm ngàn thử thách có vẻ rất vô lý, người tín hữu này vẫn một lòng tin cậy Thiên Chúa, không chút chuyển lay. Có thể nói Chúa cất ơn an ủi và cho ta trải qua kinh nghiệm bị trần trụi như thế để dạy ta yêu mến Ngài cách vô vụ lợi.
Tác dụng thứ ba của thử thách là đào tạo tấm lòng khiêm nhường. Thiên Chúa muốn cho ta đi qua thử thách để thoát khỏi ảo tưởng, khỏi tự phụ, và được ơn khiêm nhường, luôn bám víu vào Chúa và chỉ cậy dựa vào một mình Thiên Chúa mà thôi. Kinh thánh ghi rằng trong thời gian đằng đẵng đợi chờ, cụ Abraham cũng đã có lúc yếu đuối, nghĩ đến những “phương án 2”, chẳng hạn đã dự tính đặt người quản gia làm kẻ thừa kế, hoặc chấp nhận đi lại với nàng hầu để kiếm một mụn con. Thế nhưng Thiên Chúa bảo những chuyện ấy vô ích, Ngài sẽ ban cho ông một đứa con do chính người vợ là bà Sara sinh ra cho ông. Về sau trong một vị Thánh trong Tân ước khi kể lại những thử thách riêng cũng lý giải rằng ấy là do Thiên Chúa muốn cho ông giữ được sự khiêm nhường (x. 2Cr 12,7). Thiên Chúa muốn cho ta được khiêm nhường tận cõi lòng, nhờ một cái nhìn mới, nhìn mọi sự với đôi mắt của Thiên Chúa để luôn bước đi trong sự thật cuối cùng: Thiên Chúa là Tất cả, còn bản thân ta và mọi sự khác đều chỉ là không gì cả.
Tác dụng thứ tư của thử thách là đưa tới một tình yêu mãnh liệt, khao khát được chia sẻ mọi thua thiệt mà Chúa Giêsu Kitô đã hứng chịu vì chúng ta. Cụ Abraham không những được mang dáng dấp của Chúa Cha mà còn được chia sẻ tình cảnh bị bỏ rơi đến tận cùng của Chúa Con là Đức Giêsu Kitô trong cuộc khổ nạn. Lệnh truyền của Thiên Chúa khiến ông chìm vào đêm đen tối tăm mù mịt, không còn hiểu gì nữa cả, chỉ còn biết nhắm mắt vâng theo. Thiên Chúa tạo điều kiện để ông đáp lại tình yêu Ngài cách chính xác nhất. Ngài sẽ cứu chuộc ông và con cháu ông bằng cái giá rất đắt là máu và sinh mạng người Con duy nhất của Ngài, thì Ngài cũng đòi ông phải mua lấy ơn cứu chuộc ấy với một cái giá tương xứng là cái chết bằng đức tin, hoàn toàn phủ nhận lý trí tự nhiên để buông mình vào tay Thiên Chúa, mặc cho Thiên Chúa định đoạt.
Trong Tân ước ta sẽ gặp một trường hợp khác minh họa sắc sảo cho ý nghĩa này, đó là trường hợp Đức Mẹ Maria (Lc 2,35). Mẹ hoàn toàn vô tội, luôn yêu Chúa cách vô vụ lợi và đầy khiêm nhường, thế nhưng Mẹ lại bị thử thách nặng nề hơn ai hết. Ấy chỉ là vì Thiên Chúa muốn cho Mẹ được chia sẻ nỗi đau thương với Đức Kitô, con yêu dấu của Mẹ.
Kinh nghiệm của Thánh Inhaxiô trong sách Linh Thao (số 98, 167) sẽ cung cấp cho ta một cách cầu nguyện được gọi là bậc khiêm nhường thứ ba, để nài xin Thiên Chúa nung đốt lòng khao khát yêu mến Chúa Kitô nồng nàn tới mức muốn nên giống hẳn Ngài nơi tất cả những gì Ngài đã hứng chịu.
6. HAI NẺO ĐƯỜNG CÁCH BIỆT
Những thử thách như thế được Kinh thánh nhìn như sự sửa dạy (tức là giáo dục) của Thiên Chúa:
“5Con ơi, đừng coi nhẹ lời Chúa sửa dạy, chớ nản lòng khi Người khiển trách. 6Vì Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai làm con thì Người mới cho roi cho vọt. 7Anh em hãy kiên trì để cho Thiên Chúa sửa dạy. Người đối xử với anh em như với những người con. Thật vậy, có đứa con nào mà người cha không sửa dạy? 8Nếu anh em không được sửa dạy như tất cả mọi người, thì khi đó anh em là con ngoại hôn, chứ không phải là con chính thức. 9Vả lại, chúng ta có cha trần thế sửa dạy mà chúng ta vẫn tôn kính, thì chúng ta lại càng phải tùng phục Cha trên trời để được sống. 10Cha trần thế sửa dạy chúng ta trong một thời gian ngắn, và theo sở thích của mình; còn Thiên Chúa sửa dạy là vì lợi ích của chúng ta, để chúng ta được thông phần vào sự thánh thiện của Người. 11Ngay lúc bị sửa dạy, thì chẳng ai lấy làm vui thú mà chỉ thấy buồn phiền. Nhưng sau đó, những người chịu rèn luyện như thế sẽ gặt được hoa trái là bình an và công chính” (Thư gửi tín hữu Hípri 12,5-11).
Khi ghi lại lịch sử, Kinh thánh cho thấy không riêng cụ Abraham, tất cả mọi người được Chúa gọi đều phải được uốn nắn: được lôi ra khỏi môi trường cũ, được rèn luyện qua thử thách, đau thương và sỉ nhục. Nơi cuộc đời của Isaac, Giacóp và Giuse chẳng hạn. Lắm trường hợp, thử thách dường như vượt sức chịu đựng của họ, Thiên Chúa đã an ủi bằng cách báo mộng cho họ. Riêng đối với ông Môsê, Thiên Chúa không báo mộng nhưng Ngài trực tiếp nói chuyện với ông.
Giữa những dân tộc thờ đủ thứ thần, Chúa dạy dân Israel chỉ tin thờ một mình Ngài mà thôi. Ngài cấm ngặt Dân Ngài không được gọi hồn như các dân ngoại. Vị vua đầu tiên của dân Chúa là vua Saul cũng cấm ngặt dân Chúa không được làm điều ấy. Có điều gì cần thỉnh ý Thiên Chúa, nhà vua tìm đến ngôn sứ Samuel. Thế nhưng rồi sau khi vị ngôn sứ qua đời, gặp lúc quẫn bách, vua Saul đã lỗi phạm điều mà chính ông đã cấm người khác. Ông đi ngược lại luật Chúa mà ông đã từng bảo vệ. Ông cầu cứu với những thế lực bí ẩn bên ngoài Thiên Chúa. Ông tìm đến một bà đồng bóng, xin bà gọi hồn ngôn sứ Samuel. Và “ngôn sứ Samuel” xuất hiện, với dáng dấp, cung giọng đúng như ông mong chờ và cũng nói những lời đanh thép y hệt như vị ngôn sứ ông từng gặp trong cuộc sống.
Trong chuyện ấy, “ngôn sứ Samuel” hiện về; bà đồng bóng nhìn thấy “ông ta” và đối thoại với “ông ta”. Bên Việt Nam mình, các “hồn” được gọi về “nhập” vào một người nào đó đang có mặt, khiến người này biến đổi diện mạo, cách ứng xử và ngôn ngữ giống y hệt “người xưa”..
- Thưa cha, nhưng họ cho biết những thông tin rất đáng tin cậy, mình kiểm chứng được mà!
- Tôi đã bảo bạn rằng đã là quỷ thì nó rất quỷ quái!
“Gọi hồn” là một trò đùa của thần dữ. Các linh hồn đã khuất do Thiên Chúa quản lý! Mấy ông thầy cúng có quyền phép gì để triệu tập các linh hồn đã khuất về lại trần gian? Chính các thần dữ giả dạng người đã khuất để đánh lừa chúng ta. “Lạ gì đâu! Vì chính Satan cũng đội lốt thiên thần sáng láng!” (2Cr 11,14).
Những loài thần thiêng, không thân xác, muốn biết chuyện quá khứ của loài hữu hình là chuyện quá dễ. Ngay cả máy tính do con người chế tạo đã có khả năng tìm giúp những điều ta bỏ quên, tìm những hình ảnh tương tự, truyền tải hình ảnh nửa vòng trái đất, từ trái đất lên những hành tinh xa xôi, cắt xén lắp ghép hình ảnh, tạo nên rô bốt… Việc ma quỷ giả dạng người xưa và biết chuyện riêng, chuyện kín của người ta là chuyện dễ ợt… Tương kế tựu kế, thần dữ cung cấp toàn những tin tức rất sát sự thật để cho người ta tin nó và dấn sâu vào trò lừa đảo của nó. Rồi giữa chín điều rất thật, nó sẽ chèn vào một điều thứ mười hoàn toàn dối trá chẳng ai ngờ. Đọc chuyện Tam Quốc Chí, ta đã thấy ông Khổng Minh gài người vào phía đối phương để “hiến kế” và khiến đối phương bị lừa. Kẻ nội thù đề nghị toàn những điều hết sức hay, mãi đến lúc đại bại người ta mới biết rằng mình bị gài bẫy! Thần dữ cũng hành động y hệt như thế và còn siêu đẳng hơn thế nhiều!
- Thưa cha? Làm sao kiểm chứng điều cha nói?
- Bạn không tin rằng thần dữ đang lèo lái những vụ lên đồng sao? Bạn hãy thử dẫn vào đó một em bé ngoan hiền, đã lãnh bí tích Thánh tẩy của Giáo Hội Công Giáo, ngực đeo ảnh thánh giá nhỏ, rồi xem thử vụ lên đồng có thực hiện nổi hay không? Tại sao vụ lên đồng thất bại? Bởi vì chính Chúa Giêsu đang ở nơi em bé ngoan hiền ấy khiến thần dữ không dám bén mảng tới.
Tôi nêu chi tiết em bé ngoan hiền nhằm cho thấy việc trung thành với ơn bí tích Rửa tội rất quan trọng. Nếu một tín hữu đã tự châm chước để nhượng bộ cho con người cũ cách này hay cách khác, đức tin của họ không vững nữa. Khi chính họ đã chiều theo sự xui khiến của thần dữ thì nó không còn sợ gì họ nữa.
Chúng ta cần luôn đứng vững trước những thử thách lớn và nhỏ, cũng như trước mọi cám dỗ lớn và nhỏ. Những gì xảy ra cho Chúa Giêsu trong hoang địa giúp ta hiểu rằng thần dữ rất kiên nhẫn. Đối với những người ngay lành đầy thiện chí, nó không mong gì có thể xúi giục họ làm điều xấu ngay nhưng nó nhất quyết không bỏ cuộc. Nó chấp nhận đi những đường vòng thật dài.
1Bấy giờ Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. 2Ngài ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Ngài thấy đói. 3Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Ngài và nói: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hoá bánh đi!” 4Nhưng Ngài đáp: “Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.”
5Sau đó, quỷ đem Ngài đến thành thánh, và đặt Ngài trên nóc đền thờ, 6rồi nói với Ngài: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi! Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá.”
7Đức Giêsu đáp: “Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.”
8Quỷ lại đem Ngài lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Ngài thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, 9và bảo rằng: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi.” 10Đức Giêsu liền nói: “Satan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Ngài mà thôi.”
11Thế rồi quỷ bỏ Ngài mà đi, và có các thiên sứ tiến đến hầu hạ Ngài.
Một tên quỷ mới ra nghề có lẽ đã đưa tới gà quay, rượu bia, thuốc lá và đủ thứ mồi tham, sân, si linh tinh… nhưng tên quỷ già có nhiệm vụ cám dỗ Đấng Cứu Thế thì khác. Với một kinh nghiệm dài bằng lịch sử loài người, nó chỉ dùng một lá bài hai mặt sấp ngửa rất đơn giản: Bên khó, bên dễ, ông chọn bên nào?
Đức Giêsu bắt đầu công cuộc cứu chuộc nhân loại nhằm lúc quân đội Rôma đang đè bẹp dân tộc Ngài, đâu đâu cũng âm ỉ sẵn sàng hưởng ứng khởi nghĩa chống thực dân. Tên quỷ dựa ngay vào đó để lôi kéo Đức Giêsu ra khỏi công cuộc giải phóng về mặt tâm linh mà nó vừa căm thù vừa khiếp sợ.
Nó khôn khéo hiến kế giúp Ngài “làm tròn sứ mạng” theo cách của nó. Thông điệp của cám dỗ đầu tiên là: “Nếu Ngài muốn cứu nhân độ thế, thì cứ cho họ ăn no mặc ấm, Ngài cứ làm cho kinh tế phồn thịnh thì ai mà chẳng theo Ngài!” Thu phục dân chúng bằng cách ấy có vẻ dễ thật, vừa mau vừa được nhiều người! Nhưng có phải như vậy là đưa người ta về với Chúa hay chỉ làm người ta ươn lười, chạy theo thỏa mãn vật chất? Thay vì giúp người ta tin yêu Thiên Chúa, cách hành động này dạy người ta “lấy cái bụng làm Thiên Chúa” (Ph 3,19). Lúc đó chỉ có vật chất có quyền sai bảo họ, chứ Thiên Chúa không có quyền gì trên họ, chỉ cần một lời không vừa ý họ cũng đủ để họ làm reo thách đố (xem Ga 6,30 và 42). Tương tự như thế, cám dỗ thứ hai nhằm gợi ý cho Đức Giêsu chinh phục thiên hạ bằng phép lạ. Đối với Ngài, can thiệp vào các định luật thiên nhiên là chuyện dễ như trở bàn tay, nhưng thuyết phục thiên hạ bằng cách ấy chỉ là trói buộc họ bằng sự hiếu kỳ. Trên đường rao giảng, khi cứu chữa cho người câm được nói, người điếc được nghe, người mù được thấy, người què và bại liệt được bước đi vững vàng, Ngài muốn ngụ ý rằng, cũng tương tự như thế, Ngài sẽ làm cho mọi người được sáng mắt, thính tai, lợi khẩu và tự chủ về mặt tâm linh. Trong lần chữa một người bại liệt tại Capharnaum, Ngài chất vấn những kẻ đang dò xét Ngài:
- Trong hai điều: một là bảo: “Con đã được tha tội rồi”, hai là bảo: “Đứng dậy mà đi”, điều nào dễ hơn? (Mt 9,5)
Cám dỗ thứ ba là cứu thế bằng con đường chính trị và quân sự: Nắm được quyền lực chính trị sẽ khống chế mọi người cách thật dễ dàng, tuy nhiên như thế có gì là giải thoát chăng hay chỉ thêm áp bức trói buộc? Và đáng sợ nhất là trước hết chính bản thân người rêu rao giải thoát phải nô lệ cho thần dữ: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi” (Mt 4,9).
Hẳn bạn thấy rõ tính chất đểu cáng lừa gạt nơi những điều tốt do Satan đề nghị. Những thứ ấy sẽ biến công cuộc Thiên Chúa thành công cuộc của trần gian, hay chính xác hơn, công cuộc của thần dữ!
Ngay từ đầu lịch sử, thần dữ đã cám dỗ loài người bằng con đường dễ dãi: chỉ cần đừng bận tâm tới lệnh truyền của Thiên Chúa, cứ muốn gì làm nấy, là đương nhiên ngang hàng với Thiên Chúa, chứ có gì phải rắc rối lắm chuyện? Hậu quả trước mắt của sự không vâng lời Thiên Chúa là loài người rơi tòm xuống vực thẳm của tham, sân, si, vực thẳm của khổ đau, tội lỗi và chết chóc.
Để khắc phục những hậu quả ấy của tội lỗi, Con Thiên Chúa làm người quyết hành động ngược hẳn lại: khước từ mọi dễ dãi và tự hạ mình vâng phục, vâng phục đến chết trên thập giá (x. Pl 2,6-8). Chính vì thế, khi khởi đầu sứ vụ, Ngài đã tìm vào sa mạc sống cô tịch bốn mươi đêm ngày để lắng nghe và đón nhận ý Chúa Cha.
Trong Cựu ước, ông Môsê rồi ông Giôsuê đã mời gọi dân Chúa chọn đường lành, tránh đường dữ, chọn đường sống, đừng chọn đường chết. Các vị sáng lập tôn giáo đều mời gọi như thế cả. Chỉ riêng Đức Giêsu cũng nói thế nhưng bằng một cách diễn tả khác: hãy chọn đường khó, đừng chọn đường dễ. “13Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. 14Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy (Mt 7,13-14). Phía dễ dãi của cửa rộng và đường thênh thang là phía dẫn tới diệt vong, còn phía phải phấn đấu của cửa hẹp và đường chật sẽ dẫn tới sự sống đời đời.
Sau đó mấy câu, Chúa sẽ cho biết rõ con đường ấy chính là vâng theo ý của Chúa Cha: 21Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. 22Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: “Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?” 23Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác! (Mt 7,21-23).
Nói tiên tri, trừ quỷ và làm phép lạ, toàn là những điều tốt. Thế nhưng cần phải lưu ý: Nếu đúng là ý Chúa bảo làm như thế, người thực hiện sẽ được thưởng, còn nếu chỉ làm theo ý riêng, thì sẽ bị luận tội. Chiều theo ý riêng bao giờ cũng dễ. Ý riêng là cửa rộng và đường thênh thang cho ta mặc tình buông thả. Còn vâng theo ý Chúa bao giờ cũng khó, đòi phải từ bỏ bản thân, đúng là bên của cửa hẹp và đường chật.
7. ĐIỀU NHỎ TRONG HIỆN TẠI
Sự đối kháng đang nói đây vừa đưa tới những hy vọng rất bất ngờ vừa cảnh báo để ta khỏi rơi vào những nguy cơ khủng khiếp. Người ta có thể đạt tới chỗ vâng phục Thiên Chúa cách sâu thẳm nơi một điều hết sức nhỏ, chẳng hạn một tư tưởng vụt qua trong trí, mà ngược lại, người ta cũng có thể đi tới chỗ cực kỳ phản loạn nơi một điều hết sức nhỏ như thế. Bất cứ ai, tại bất cứ nơi đâu, vào bất cứ lúc nào, nơi bất cứ điều nhỏ nhặt nào cũng đều có thể bay vút lên cực cao hoặc rơi xuống cực thấp. Đối diện với âm mưu lừa gạt của thần dữ, đây là điều vô cùng đáng sợ, nhưng ngược lại, nhìn lên lòng thương xót của Thiên Chúa là Cha, đây lại là điều để ta có quyền hy vọng đến vô biên. Lắm kẻ khôn ba năm dại một giờ mà cũng lắm người được ơn hoán cải vào phút chót như người gian phi cùng chịu đóng đinh với Chúa:
39Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!” 40Nhưng tên kia mắng nó: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! 41Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!” 42Rồi anh ta thưa với Đức Giêsu: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” 43Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23,39-43).
Chỉ trong giây lát, kẻ bao nhiêu năm làm điều phi pháp bỗng chốc được Chúa hứa ban phúc thiên đàng. Thần dữ sẽ dựa vào đó để rỉ tai nhiều người: “Vậy thì lo gì, cứ ăn chơi thả cửa, tới phút chót quay lại vẫn kịp, có sao đâu!” Cũng không ít người quên mất rằng phút chót của mình có thể là đêm nay mà cũng có thể chỉ trong vòng 5 phút nữa!
Ngược với luận điệu của Satan, Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho chị thánh Têrêxa một cách nên thánh giản dị là vui nhận mọi điều bất ngờ trái ý lớn nhỏ như quà tặng của Chúa với một lòng phó thác lớn lao và yêu mến nồng nàn. Cách hành sử của Thiên Chúa đã mở ra cơ hội đồng đều cho tất cả mọi người, không phân biệt. Trước mắt người đời, có kẻ sang người hèn, còn trước mắt Thiên Chúa, mỗi người đều được ban đủ ơn cần thiết để phấn đấu trong hoàn cảnh của mình. Thiên Chúa gửi thử thách ngần nào, Ngài cũng ban đủ ơn ngần ấy. Ngài không thử thách ai quá sức, cũng không đòi hỏi ai quá sức. Dù là trí thức, nông dân, công nhân hay doanh gia, dù trẻ hay già, bé hay lớn, có gia đình hay độc thân, người đời hoặc tu sĩ, mỗi người đều có cuộc chiến đấu riêng. Từ việc học của người sinh viên, việc giáo dục gia đình của bậc cha mẹ hay việc xây dựng hạnh phúc của các đôi vợ chồng, việc lớn cũng như việc nhỏ, việc nào cũng có bên rộng, bên hẹp, mỗi trường hợp đều đặt người ta trước cái chọn lựa giữa dễ dãi và nghiêm túc, giữa buông thả và cố gắng, giữa phía kéo xuống thấp hay phía đưa lên cao…
8. AI DẠI? AI KHÔN?
Giáo huấn của Chúa Giêsu được Thánh sử Matthêu trình bày tổng hợp nơi Bài Giảng Trên Núi, một bài diễn văn kéo dài ba chương 5, 6 và 7 trong tác phẩm của ngài. Chúa mở đầu thông điệp của Ngài bằng một câu trái ngược 180o so với cái nhìn của người đời: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3).
Giữa đám đông thính giả đang lắng nghe, Chúa Giêsu muốn đặc biệt ngỏ lời với những người có tâm hồn nghèo khó. Đây là những người không lấy tiền của vật chất làm mục đích cuộc sống, không tích lũy chỉ để có thật nhiều tiền bạc, cũng không cây dựa vào tiền bạc hoặc thế lực trần gian nào nhưng chỉ nương tựa vào Thiên Chúa.
Trên kia Chúa nêu rõ cái đối nghịch giữa hai nẻo đường: rộng và hẹp.
Ở đây Chúa cho thấy sự đối kháng giữa hai đích điểm (đúng hơn phải nói là hai cứu cánh, hay hai cùng đích, tức là hai mục đích cuối cùng) trái ngược nhau: Thiên Chúa và Tiền của vật chất. Một bên là tin tưởng vào Thiên Chúa, phó thác bản thân và cuộc đời cho Thiên Chúa định đoạt, nhờ đó được bình an hạnh phúc trong Ngài. Một bên là tin vào mãnh lực của đồng tiền, lúc nào cũng lo nghĩ về tiền bạc của cải, đến độ bị lệ thuộc vào nó, để cho nó làm chủ và sai khiến, rồi vì thế mà mất bình an. Một bên là cái nhìn theo hướng của Chúa, một bên là cái nhìn phàm tục, hai nẻo đường cách biệt. Ai dại? Ai khôn?
19“Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. 20Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi. 21Vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó… 24“Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền của được. (Mt 6,19-21.24).
Đối trọng của Thiên Chúa là Tiền của chứ không phải điều gì khác. Cùng một cái nhìn như thế, trong sách Linh thao, Thánh Inhaxiô cũng nhấn mạnh rằng lòng ham mê của cải là đầu mối của mọi hư hỏng. Với bài suy niệm “Hai màu cờ” (Sđd, số 136-148), thánh nhân đặt nổi sự trái ngược giữa hai đường lối: “Satan thúc giục mọi người ham muốn tiền của, rồi từ tham lam dẫn đến ham danh vọng và dẫn đến kiêu ngạo, cuối cùng từ kiêu ngạo dẫn đến các tội lỗi khác… Còn Chúa Giêsu thì lôi cuốn con người theo tinh thần khó nghèo siêu nhiên và tự nhiên, rồi đưa họ đến chỗ ao ước nên giống Ngài, khao khát được chịu sỉ nhục và khinh dể như Ngài, nhờ đó họ được khiêm nhường thật trong lòng và tiến đến mọi nhân đức”.
Trong bài Các mối phúc, mối phúc về tinh thần nghèo đi đầu, dẫn theo các mối phúc khác: hiền lành, sầu khổ, khát khao nên người công chính, thương người, có tâm hồn trong sạch, xây dựng hoà bình, bị bách hại vì sống công chính, bị sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa vì Chúa (Mt 5,1-12). Nơi những đoạn tiếp sau của Bài Giảng Trên Núi, ta còn gặp những nhân đức khác: tha thứ cho kẻ làm hại ta, yêu thương kẻ thù ghét ta, trong sạch trong tư tưởng, công bằng, tôn trọng danh dự người khác, hiểu tốt cho người khác, không xét đoán…
Dẫn đầu sự lệch lạc là lòng ham mê của cải. Tiến hay lùi, thành hay bại trên đường tâm linh tùy nơi thái độ của mỗi người đối với tiền bạc, của cải. Muốn thoát khỏi những áp lực do tiền bạc và của cải, chúng ta cần luôn sống phó thác trong tình thương an bài của Cha trên trời (x. Mt 6,25-34).
Người đời không sao hiểu được, có thể coi đó là một chọn lựa điên rồ. Trong thư thứ nhất gửi giáo đoàn Côrintô, Thánh Phaolô cho thấy ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, người đời đã coi đó là một sự điên rồ nhưng các tín hữu lại coi là một vinh dự:
“18Thật thế, lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa. 19Vì có lời chép rằng: Ta sẽ huỷ diệt sự khôn ngoan của kẻ khôn ngoan, và sẽ vứt bỏ sự thông thái của người thông thái. 21Thế gian đã không dùng sự khôn ngoan mà nhận biết Thiên Chúa ở những nơi Thiên Chúa biểu lộ sự khôn ngoan của Người. Cho nên Thiên Chúa đã muốn dùng lời rao giảng điên rồ để cứu những người tin. 22Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, 23thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. 24Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do Thái hay Hy Lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. 25Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” (1Cr 1,18-25).
Chúng ta cần tỉnh táo, như trong chuyện mười cô trinh nữ:
1“Bấy giờ, Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể. 2Trong mười cô đó, thì có năm cô dại và năm cô khôn. 3Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo. 4Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo. 5Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả. 6Nửa đêm, có tiếng la lên: “Chú rể kia rồi, ra đón đi!” 7Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn. 8Các cô dại nói với các cô khôn rằng: “Xin các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em tắt mất rồi!” 9Các cô khôn đáp: “Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn.” 10Đang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại. 11Sau cùng, mấy trinh nữ kia cũng đến gọi: “Thưa Ngài, thưa Ngài! mở cửa cho chúng tôi với!” 12Nhưng Người đáp: “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả!” 13Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào. (Mt 25,1-10)
Qua câu chuyện mười nén bạc, Chúa còn dạy ta đừng tự hài lòng với cái tối thiểu, nhưng cần biết cố gắng ngay từ bây giờ để về sau sẽ nhận được vinh quang lớn nhất Chúa đã muốn dành cho ta:
11Đức Giêsu lại kể thêm một dụ ngôn: 12“Có một người quý tộc kia trẩy đi phương xa lãnh nhận vương quyền, rồi trở về. 13Ông gọi mười người trong các tôi tớ của ông đến, phát cho họ mười nén bạc và nói với họ: “Hãy lo làm ăn sinh lợi cho tới khi tôi đến…”
15”Sau khi lãnh nhận vương quyền, ông trở về. Bấy giờ ông truyền gọi những đầy tớ ông đã giao bạc cho, để xem mỗi người làm ăn sinh lợi được bao nhiêu. 16Người thứ nhất đến trình: 'Thưa ngài, nén bạc của ngài đã sinh lợi được mười nén.' 17Ông bảo người ấy: 'Khá lắm, hỡi đầy tớ tài giỏi! Vì anh đã trung thành trong việc rất nhỏ, thì hãy cầm quyền cai trị mười thành.' 18Người thứ hai đến trình: 'Thưa ngài, nén bạc của ngài đã làm lợi được năm nén.' 19Ông cũng bảo người ấy: 'Anh cũng vậy, anh hãy cai trị năm thành.'
20Rồi người thứ ba đến trình: 'Thưa ngài, nén bạc của ngài đây, tôi đã bọc khăn giữ kỹ. 21Tôi sợ ngài, vì ngài là người khắc nghiệt, đòi cái không gửi, gặt cái không gieo.' 22Ông nói: 'Hỡi đầy tớ tồi tệ! Tôi cứ lời miệng anh mà xử anh. Anh đã biết tôi là người khắc nghiệt, đòi cái không gửi, gặt cái không gieo. 23Thế sao anh không gửi bạc của tôi vào ngân hàng? Có vậy, khi tôi đến, tôi mới rút ra được cả vốn lẫn lời chứ!' 24Rồi ông bảo những người đứng đó: 'Lấy lại nén bạc nó giữ mà đưa cho người đã có mười nén.' 25 Họ thưa ông: 'Thưa ngài, anh ấy có mười nén rồi!' 26-'Tôi nói cho các anh hay: phàm ai đã có, thì sẽ được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái nó đang có cũng sẽ bị lấy đi. '
(Lc 19,12-3.15-26)
9. CƠN LỐC VẬT CHẤT
Nén bạc trong câu chuyện trên được hiểu là những ơn và những tài năng Thiên Chúa ban. Người thứ ba không chịu phát huy ơn Chúa thường là vì mải chạy theo những xu hướng xấu trong cuộc sống: Tiền của vật chất - hưởng thụ thỏa mãn xác thịt - và quyền lực danh vọng. Các xu hướng xấu tập trung vào ba điều: ham lợi, ham danh, ham thú vui. Cả ba điều này vừa dẫn tới: tham, sân, si vừa đưa đẩy lẫn nhau: Sự ham mê tiền của và chiếm hữu dẫn tới tham lam, ích kỷ, chiếm đoạt rồi từ đó dẫn tới ham lời khen, danh vọng và quyền lực (danh vọng dẫn tới gian manh, giả trá, kiêu ngạo), rồi sau nữa là mọi thứ ham mê vui thú (xác thịt dẫn tới ganh ghét, bạo hành). “Thật thế, cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé” (1Tm 6,10)
16Chúa còn kể dụ ngôn này: “Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, 17mới nghĩ bụng rằng: 'Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu!' 18Rồi ông ta tự bảo: 'Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. 19Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!' 20Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: 'Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?' 21Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó.” (Lc 12,16-21)
Lắm người dù không như ông phú hộ, chỉ biết có tiền, nhưng vẫn quá bận tâm đến tiền bạc cho nên không đạt được điều mình ước mơ, như chuyện người thanh niên giàu có:
17Đức Giêsu vừa lên đường, thì có một người chạy đến, quỳ xuống trước mặt Ngài và hỏi: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” 18Đức Giêsu đáp: “Sao anh nói tôi là nhân lành? Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa. 19Hẳn anh biết các điều răn: Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ.” 20Anh ta nói: “Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ.” 21Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Ngài bảo anh ta: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.” 22Nghe lời đó, anh ta sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.
Khi đến với Chúa, lòng anh chứa chất bao ước vọng sáng tươi, chân trời mở ra thật bao la rực rỡ. Thế nhưng rồi bỗng chốc, trời đất âm u, chân trời mù mịt, mọi hy vọng tiêu tan, anh buồn bã bỏ đi không lời giã biệt, chỉ vì một lý do giản dị: anh không đủ can đảm vất bỏ của cải vật chất.
23Đức Giêsu rảo mắt nhìn chung quanh, rồi nói với các môn đệ: “Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao!” 24Nghe Ngài nói thế, các môn đệ sững sờ. Nhưng Ngài lại tiếp: “Các con ơi, vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao! 25Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa.”
Người ngoại giáo Trung Hoa và Việt Nam từ xưa đã truyền lại cho nhau một thông điệp khá lạ về tiền của, vừa thực tế vừa đầy minh triết. Tiền của đáng trân trọng, ta cần đón nhận với lòng biết ơn, nhưng đồng thời tiền của lại chỉ là đầy tớ trong nhà, ta cần biết coi thường, xem nhẹ. Người ta diễn tả triết lý sống ấy bằng hình tượng thần tài ở xó nhà: Người ta ưu ái đơm cúng chuối, nhang nhưng bao giờ cũng chỉ đặt ở xó nhà, sát mặt đất, dưới chân những người đi qua đi lại. Thế mà dần dần quỷ dữ đã khiến người ta quên mất thông điệp ấy và hành sử ngược lại, đi đến chỗ kính cẩn khấn vái cầu ơn cầu phúc trước biểu tượng ấy.
Kiên nhẫn đi những đường vòng thật xa, từ chỗ xúi giục người ta chạy đua cúng tế mâm cao cỗ đầy, dần dần thần dữ dẫn người ta tới chỗ tự hào, tự phụ, khoe khoang và giả đạo đức. Nó lôi kéo người ta rời xa lương tâm ngay thẳng và tấm lòng trong sạch ban đầu để dần dần hùa theo những điều trái ngược với lương tâm. Đáng sợ nhất là nó dẫn người ta đến chỗ chỉ còn tin cậy vào tiền của vật chất. Để rồi, tiền của tha hồ làm cho lòng người ly tán. Biết bao người đã xuống cấp chỉ vì tiền bạc, biết bao gia đình tan vỡ, bao dòng họ bị phân hóa cũng vì tiền bạc, rồi nhìn xa hơn, tiền bạc vật chất đang giật dây những tranh chấp quyền lực cho đến cả những cuộc chiến giữa các quốc gia… Cả nơi các tổ chức tôn giáo cũng xảy ra những điều đáng tiếc và ngay cả trong lòng Giáo Hội Công Giáo, cũng không hiếm những trường hợp tiền bạc đã biến công cuộc của Thiên Chúa thành công cuộc nhân loại!
Từng chút nhỏ một, thần dữ kiên trì tập tành cho người ta mê tiền bạc, dành ưu tiên cho tiền bạc và tự hào vì tiền bạc. Rồi buồn thay! nhiều người không vướng chân vì cái tượng thần tài ở lối đi nhưng lại đặt bản thu nhỏ của nó trên ngai tòa lòng mình!
Mỗi người đều có quyền và bổn phận lo cho sự sống của bản thân và gia đình, thêm vào đó còn phải làm tròn những trách nhiệm khác do Chúa trao phó. Việc kiếm tiền để chu toàn những nghĩa vụ ấy là điều chính đáng và đẹp lòng Chúa. Thiên Chúa ban cho mỗi người đủ ơn để chu toàn tất cả. Thế nhưng thần dữ tìm cách làm cho người ta không tin tưởng nơi Thiên Chúa. Nó gieo vào lòng người nỗi âu lo, sợ thiếu hụt vật chất, từ đó dẫn tới chỗ hối hả lo sao tìm kiếm và tích lũy cho được thật nhiều tiền của trong thời gian ngắn nhất. Sự ham mê của cải dẫn tới chỗ luồn lách, xoay xở, dần dần thiếu ngay thẳng, mất công bằng và mất cả phẩm giá.
Cả hàng ngũ các tông đồ của Chúa vẫn có thể mắc phải cám dỗ ấy. Thoạt đầu họ chỉ tìm tiền bạc như phương tiện để làm điều tốt, những công cuộc từ thiện, những cơ sở thờ tự. Thần dữ hối thúc họ làm vượt quá mức cần thiết và làm thật nhanh, tự tạo nên áp lực buộc mình phải phải kiếm tiền bằng mọi giá, thế là từng bước, tiền bạc dần dần chiếm chỗ ưu tiên, trở thành mục tiêu số một của cuộc sống lúc nào không hay. Thần dữ chiến thắng bằng một cuộc chinh phục mềm và thấm chậm. Cuối cùng, khi đã có tiền của, người ta chỉ còn tin vào tiền của, không còn thật sự tin vào Thiên Chúa nữa.
Nhìn kỹ, ta sẽ thấy nhân loại đang bị phân hóa theo hai cùng đích trái ngược: Thiên Chúa Tình Yêu hay vật chất tiền của; con người đứng trước hai chọn lựa: nhân nghĩa hay tiền tài.
10. CÂU HỎI DÀNH CHO CÁC PHỤ HUYNH VÀ MỤC TỬ
Con hư tại mẹ tại cha,
Cháu hư thì cũng tại bà, tại ông.
Khi thấy âu lo cho con cháu về mặt đạo lý, các phụ huynh thường nhớ lại lời ấy của người xưa và băn khoăn tự hỏi mình chịu trách nhiệm tới mức nào. Đối diện với thực trạng của tín hữu, các Giám mục và Linh mục cũng băn khoăn tự hỏi như thế.
Hơn cả điều đã nói ở những trang đầu, bài chia sẻ này dần dần vượt xa khỏi việc giải đáp thắc mắc của một tín hữu đang trăn trở và những vấn nạn tương tự, để trở thành lời chất vấn cho chính các linh mục mà trước hết là bản thân tôi, trong sứ vụ Chúa đã trao phó.
Cuối năm 2000, tôi được gặp Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận tại Rôma. Vị Tổng Giám mục bảo tôi hãy về nói với anh em linh mục tích cực chuẩn bị để dân Chúa có thể đứng vững được trước trào lưu vật chất tiêu thụ. Theo ngài, đây là cuộc thử thách đáng sợ gấp bội so với những kiểu bách hại cổ điển. Gần 20 năm đã trôi qua, tôi chưa biết làm cách nào để chuyển được lời nhắn ấy đến anh em tôi trên mọi miền đất nước thì giờ đây lời cảnh báo của ngài đã thành hiện thực.
Khó thay, nào ai có thể cho được điều mình không có? Để dạy được cho con em biết sống vị tha chính cha mẹ cần phải biết quên lợi riêng nhắm ích chung, biết tôn trọng quyền lợi người khác. Muốn truyền thụ đức tin cho con cái, chính cha mẹ cần có đức tin vững mạnh. Giữa một xã hội chạy theo lợi nhuận, muốn cho giáo dân thấm nhuần tinh thần Tin mừng, người mục tử phải hết sức xác tín vào mối phúc nghèo khó. Liệu chừng niềm xác tín này vẫn còn nguyên, không lay chuyển, hay đã bị cuộc sống xói mòn một góc tư, một nửa, hoặc cả đến hai phần ba? Các chủng sinh có được đào tạo để say sưa với từng lời của bài giảng trên núi, của mối phúc cho người nghèo? Nếu chính người rao giảng không còn xác tín vào những Lời đanh thép của Chúa, thì việc rủ rê người khác theo Đạo chỉ là chuyện thuyết phục họ dùng một pho tượng này thay cho một pho tượng khác. Mỗi người cần tự hỏi mình còn thực sự tin Chúa, tức là thực sự để cho Chúa dẫn dắt mọi chi tiết đời mình được mấy phần trăm? Mà nếu đã bị suy suyển, làm sao để khôi phục?
Sau những ngày Tết vừa qua, mạng xã hội lại sốt lên với cảnh hỗn độn dẵm đạp lên nhau để cướp lộc tại các trung tâm lễ hội. Đem đối chiếu hình ảnh dòng người trong các nhà thờ nơi thánh lễ mùng một Tết, nghiêm trang tuần tự lên nhận câu Lời Chúa làm “lộc thánh” đầu năm, ta vừa thấy cái khác biệt sâu xa giữa sự bình an của lòng tin vào tình thương của Thiên Chúa và sự bất an lo sợ của mê tín (Xem FB Nguyễn Thị Bích Ngà - Mê tín: Trạng thái tâm lý bất an, tuyệt vọng?), vừa thấy an ủi vì chất men Tin mừng nơi cộng đồng dân Chúa khá đáng kể và thật đẹp.
Dù vậy, thế đối kháng giữa Tiền của và Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã nêu ra ở Mt 6,24 vẫn là điều cộng đồng Công Giáo Việt Nam hiện nay cần tự kiểm điểm trong run sợ. Giữa Thiên Chúa và Tiền của, nhiều người đang lấp lửng bắt cá hai tay để sớm tự biến mình thành những kẻ hâm hẩm nửa vời đáng bị Chúa mửa ra (x. Kh 3,16). Như Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh nói trong lời chúc Tết xuân Mậu Tuất 2018, “lối sống duy vật và hưởng thụ hiện nay đang tước đoạt, đe doạ hoặc xói mòn nhiều giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam”. Càng ngày, số phụ huynh trẻ chiều theo não trạng duy vật thực hành càng chiếm đa số. Họ dễ dàng cho con cái bỏ học giáo lý và bỏ cả lễ Chúa Nhật để dành thời giờ ưu tiên cho việc học thêm. Các sinh hoạt đoàn thể Công Giáo và việc phục vụ cộng đoàn ngày càng vắng bóng các bạn trẻ. Học là để có khả năng kiếm tiền. Tâm trí người ta hướng hết vào số tiền sẽ có được trong hiện tại hoặc trong tương lai. Người ta dành cho Tiền của vật chất điều lẽ ra phải được và chỉ được phép dành cho Thiên Chúa: “hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự”. Các linh mục chỉ còn quản lý một danh sách những người mà Chúa đã than trách: “8Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” (Mt 15,8).
Do việc dạy giáo lý sơ sài, thiếu nhấn mạnh các thực hành đức tin, đức cậy và đức mến, cho nên số lượng người Công Giáo chiều theo mê tín, chạy theo phong thủy, xem ngày giờ, bói toán ngày càng gia tăng, một thực tế mà dường như lắm mục tử không dám đối diện. Có lẽ đây là một đề tài rất đáng cho sinh viên các học viện thần học tập trung nghiên cứu.
Mặc dù số người tham dự các lễ lớn vẫn còn đông đảo, phải chăng lời cảnh báo của Chúa vẫn cứ văng vẳng bên tai ta: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Ngài còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18,8). Phải chăng hiện tình dân Chúa có phần giống như dân Giuđa trong giai đoạn trước khi nước mất nhà tan, mà ngôn sứ Giêrêmia lớn tiếng nhắc nhở: “4Đừng ỷ vào lời giả dối sau đây: “Đền Thờ của Đức Chúa! Đền Thờ của Đức Chúa! Đã có Đền Thờ của Đức Chúa!”(Gr 7,4).”
Chẳng phải riêng tại Việt Nam ta mà trên khắp thế giới. Để cải thiện tình trạng này, Đức Thánh Cha Phanxicô đang hô hào, động viên chúng ta tiếp bước con đường nghèo khó của Đức Kitô. Mỗi người Công Giáo cần nghe được lời than thở của ngôn sứ Êlia đang dội lại nơi tâm tư của vị Giáo hoàng hôm nay: “Lòng nhiệt thành đối với Đức Chúa, Thiên Chúa các đạo binh nung nấu con, vì con cái Israel đã bỏ giao ước với Chúa, phá huỷ bàn thờ, dùng gươm sát hại các ngôn sứ của Chúa. Chỉ còn sót lại một mình con mà họ đang lùng bắt để lấy mạng sống con” (1V 19,14). Mỗi chúng ta cần phải quyết tâm đứng vào hàng ngũ bảy nghìn người không chịu uốn gối trước thần Baal (x. 1V 19,18). Nếu thấy còn có điều gì ngại ngùng, ta hãy lắng nghe lời Chúa phán ở nơi khác: “Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được” (Mc 10,27).
Trong thực tế, hiện nay có một số tín hiệu khá hứa hẹn, nếu được quan tâm chăm sóc có thể sẽ kéo theo sự lan tỏa tinh thần nghèo khó trên mọi nẻo đường đất nước:
- Rất nhiều dòng tu rất đa dạng đua nhau tìm ơn gọi và lập cơ sở tại Việt Nam.
- Các nhóm “cư sĩ” ngày càng đông: dòng ba Đa Minh, dòng ba Cát Minh, Phan Sinh tại thế, Mến Thánh Giá tại thế,… là những người quyết sống triệt để ba lời khuyên Tin mừng ngay giữa bậc sống giáo dân.
- Ba vị Giáo hoàng của 40 năm qua là ba khuôn mặt “tu hội đời” vĩ đại, tiêu biểu cho những linh mục giáo phận sống triệt để linh hạnh của một dòng tu: Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II không chỉ là tác giả luận văn Tiến sĩ thần học về Thánh Gioan Thánh Giá mà còn thực sự là một nhà truyền giáo đầy tinh thần chiêm niệm Cát Minh, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI là một ẩn sĩ Biển Đức ngay giữa lòng đời, Đức Thánh Cha Phanxicô hiện nay vừa là một tu sĩ Dòng Tên vừa thực sự là một khuôn mẫu của người Phan Sinh tại thế, cận vệ của bà chúa Nghèo …
- Trên cấp độ toàn cầu, thêm vào danh sách Thánh gia của Thánh Giuse và Đức Mẹ, đã có hai đôi vợ chồng hiển thánh nữa là ông bà Luigi Beltrame Quattrocchi (1880-1951) và Maria Corsini (1884-1965) với ông bà Louis (1823-1894) và Zélie Martin (1831-1877), song thân Chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Tại Việt Nam, Thánh Anrê Kim Thông (với hai người con sống đồi thánh hiến: một linh mục và một nữ tu) có thể là gợi hứng về một linh hạnh cho các “ông bà cố”, Thánh Án Khảm và các vị hiển thánh khác trong gia tộc Phạm Trọng là gợi hứng về một con đường nên thánh cho các dòng họ và gia tộc…
Cần có những thành viên thánh hiến tại thế thuộc các tu hội đời cũng như các “dòng ba” đào sâu nghiên cứu, sống và viết về con đường mình đang đi để kinh nghiệm sống này có thể chuyển dần từ số lượng sang chiều sâu… mở đường cho nhiều tầng lớp những người độc thân, những người lập gia đình và cả các linh mục triều đem tinh thần Tin mừng đảm nhận các giá trị trần thế của các hoàn cảnh khác nhau, các ngành nghề và những môi trường phục vụ khác nhau, để biến tất cả thành những nẻo đường nên thánh và nên những vị thánh lớn.
Cuối cùng, Thiên Chúa vẫn chiến thắng, nhưng bản thân ta và gia đình ta có để mình bị lôi cuốn theo vật chất, bị uốn nắn theo đó để rồi bị trào lưu ấy giết chết không thương xót chăng? Nỗi lo về tiền của có khiến năng lực bị cạn kiệt, không còn tấm lòng, sức lực và thời giờ để làm những việc phải làm? Hay ngược lại, ta đang can đảm chọn Thiên Chúa Tình Yêu làm cùng đích, can đảm đứng vững trong quyết chọn sống tinh thần nghèo để được Thiên Chúa giáo dục đào tạo qua gian nan thử thách và rồi cuối cùng sẽ tồn tại mãi với Ngài trong hạnh phúc vô biên?
Có những gia đình đã nhiều đời tin Chúa nhưng, do thiếu sự dứt khoát, đã dần dần để mình bị cuốn theo cơn lốc vật chất, rơi từ cảnh êm đềm hòa hợp xuống nguy cơ ghét ghen ly tán. May thay, đức tin vào Thiên Chúa, dù đã bị xói mòn mỏi mệt, vẫn còn âm ỉ cháy dưới lớp tro tàn, vẫn còn một số ít thành viên quyết không nản lòng bỏ cuộc, nhỏ nhẹ an ủi động viên nhau, dần dần bình an đã trở lại.
Kinh nghiệm của họ nhắc nhở cả bạn và tôi, dù khó khăn tới đâu, cần quyết luôn quả cảm từ trong điều nhỏ, từ những ý nghĩ và lời nói khoan dung đến chỗ dành sự quan tâm và chút thời giờ cho những người mình thương mến.
Đừng để nặng bên tiền, nhẹ bên hiếu.
11. BÊN TIỀN - BÊN HIẾU
9Đức Giêsu còn nói: “Các ông thật khéo coi thường điều răn của Thiên Chúa để nắm giữ truyền thống của các ông. 10Quả thế, ông Môsê đã dạy rằng: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử! 11Còn các ông, các ông lại bảo: “Người nào nói với cha với mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ đều là “co-ban” nghĩa là lễ phẩm đã dâng cho Chúa” rồi, 12và các ông không để cho người ấy làm gì để giúp cha mẹ nữa. 13Thế là các ông lấy truyền thống các ông đã truyền lại cho nhau mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa. Các ông còn làm nhiều điều khác giống như vậy nữa!” (Mc 7,9-13).
Trong bản Mười điều răn được ấn định hơn mười hai thế kỷ trước Chúa giáng sinh, lòng hiếu thảo đối với cha mẹ được đặt lên hàng đầu trong số các quan hệ giữa người với người (x. Xh 20,12; Đnl 5,16; Ep 6,1-2). Lương tâm nhân loại suốt bao thời đại đâu đâu cũng coi trọng tình hiếu thảo, không chỉ với Cha mẹ mà cả với Ông bà, Tổ tiên. Trong cảnh sống nông nghiệp, ai cũng dễ hài lòng với cái ít mình đang có, người ta dễ cảm thấy an vui và hạnh phúc khi ông bà và cha mẹ đã cao niên cùng sống trong một mái nhà. Thế nhưng khi xã hội chuyển sang cảnh sống công nghiệp, bon chen vội vã, người ta trở nên âu lo, ngày càng khép lại với những nhu cầu bị khuếch đại của cá nhân và của gia đình nhỏ, việc chăm sóc cha mẹ già dần dần bị xem là gánh nặng, phiền toái. Tại phương Tây, rất nhiều bậc cha mẹ bị bỏ rơi và quên lãng trong những nhà dưỡng lão. Tại Việt Nam, nói chung tuổi già vẫn còn được kính trọng, nhưng con số những bậc cha mẹ già phải ngậm đắng nuốt cay cũng đang ngày một gia tăng thấy rõ. Đây là lúc mỗi người trong chúng ta cần nhìn lại vấn đề.
Trong sách giáo khoa lớp Giáo lý Căn bản tại Giáo phận Qui Nhơn, về điều răn hiếu thảo ta đọc thấy những câu hỏi đáp:
- Điều răn thứ tư dạy ta những gì?
- Điều răn thứ tư dạy ta phải thảo kính cha mẹ, sống đúng bổn phận mình trong gia đình, trong Hội Thánh và ngoài xã hội.
- Vì sao ta phải thảo kính cha mẹ?
- Ta phải thảo kính cha mẹ, vì cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục ta, và thay quyền Chúa để săn sóc phần hồn phần xác cho ta.
- Để tỏ lòng thảo kính cha mẹ, ta phải làm những gì?
- Ta phải làm những việc này:
+ Một là phải tôn kính, biết ơn/ và vâng lời cha mẹ trong những điều chính đáng;
+ Hai là khi cha mẹ còn sống, phải lo cho các ngài về phần xác cũng như phần hồn;
+ Ba là khi cha mẹ qua đời, phải lo việc an táng, cầu nguyện và xin lễ cho các ngài.
Thật lòng yêu mến cha mẹ, ta muốn cho cha mẹ được điều tốt nhất, “khi cha mẹ còn sống, phải lo cho các ngài về phần xác cũng như phần hồn”. Về phần xác, khi cha mẹ gặp khó khăn, thiếu thốn…, ta có bổn phận phải giúp đỡ. Đặc biệt khi cha mẹ về già, đau yếu không làm được việc gì, ta phải tận tình chăm sóc cơm nước, thuốc thang,... Về phần hồn, ta cần giúp cha mẹ hoàn tất cuộc đời cách tốt lành theo ý Thiên Chúa Tạo Hóa để được về sum họp với Ngài là Nguồn cội đời đời.
Cụ thể, ta nên mời linh mục cho cha mẹ gặp lúc còn tỉnh táo để các ngài giãi bày những gì còn uẩn khúc trong lòng, lãnh bí tích Giải tội, được trợ lực nhờ bí tích Xức dầu và rước Thánh thể Chúa hầu ra đi trong bình an.
Ở đây tôi cũng xin chia sẻ một điều thiết thực khá bất ngờ với nhiều bạn ngoài Kitô giáo. Các bạn có thể thấy lúng túng khi vào cuối đời, cha mẹ tỏ ra tha thiết muốn tin nhận Chúa và gia nhập Hội thánh. Các bạn thấy khó xử: một bên là nguyện vọng cuối cùng của cha mẹ, một bên là hoàn cảnh cụ thể của con cháu còn ở lại sau khi các cụ ra đi. Để thỏa mãn cả hai, các bạn có thể gặp linh mục xin giúp cho cha mẹ được lãnh bí tích Rửa tội trong âm thầm. Đây là hành vi báo hiếu hết sức thiết thực, qua đó, các bạn có thể đền đáp vượt cả công ơn trời bể của cha mẹ, bởi vì các bạn đang tạo điều kiện để cha mẹ được sinh ra trong cuộc sống mới của người làm con cái Thiên Chúa để được sống với Chúa trong hạnh phúc đời đời. Đó mới là hạnh phúc đích thật, hạnh phúc lớn nhất và tồn tại muôn đời. Thử hỏi còn có cách báo hiếu nào hơn là lo cho cha mẹ được hưởng ơn cứu rỗi đời đời? Cha mẹ các bạn sẽ đi trước để mở đường cho các bạn tiến theo. Nếu chỉ vì sự nghiệp hay lợi lộc trần gian mà ngăn cản cha mẹ về với Chúa thì sẽ là sự bất hiếu lớn nhất trên đời, bởi vì như Kinh thánh có nói: “Được lợi cả thế gian mà mất phần hạnh phúc đời đời thì nào được ích gì? (x. Mt 16,17). Do đó, nếu chính bạn đã thấy tầm quan trọng của vấn đề, bạn cần mạnh dạn trao đổi với cha mẹ để các vị tự quyết chọn lấy định mệnh đời đời của mình lúc các vị còn minh mẫn sáng suốt. Đó chính là lòng hiếu thảo đích thật nhất và ý nghĩa nhất.
Sống hiếu thảo thiết thực nhất cũng còn là sống tốt như cha mẹ mong chờ, làm vui lòng cha mẹ, thực tình giúp đỡ các ngài khi các ngài còn sống. Đừng vô tình họa lại câu ca dao chua chát:
Sống thì cơm chẳng cho ăn,
Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi!
12. ĐẠO HIẾU VÀ MỘT ĐỨC TIN KITÔ CHUẨN XÁC
Khi cha mẹ qua đời, lòng hiếu thảo đòi ta phải lo an táng tử tế, năng cầu nguyện cho các ngài, cách riêng là bằng việc xin linh mục dâng lễ. Anh chị em cần biết tương nhượng, bỏ qua tất cả để yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Ta cũng có thể cúng lễ gia tiên theo truyền thống dân tộc. Đồng thời, vững tin vào lòng Chúa thương xót, ta cũng có thể xin cha mẹ cầu nguyện cho trước mặt Chúa.
Mục đích đời người
Không tránh khỏi chuyện có những người tỏ ra hào phóng trong việc làng, việc họ và việc thờ cúng Tổ tiên vì ham danh hoặc vụ lợi, chỉ nhằm cầu ơn cầu phúc, tức là với một ý hướng không ngay lành trong sáng. Những điều chúng tôi nói đây không nhắm tới những người ấy nhưng nhằm chia sẻ kinh nghiệm với những người làm điều tốt hoàn toàn vì ý hướng ngay lành nhưng vô tình để cho mình bị thần dữ lừa gạt. Họ tôn kính Tổ tiên chỉ vì một lòng hiếu thảo chân chính, không chút vụ lợi, đơn giản là nhớ cha mẹ bao năm vất vả gây dựng cho mình, nay chỉ mong cúng tiến dâng lên một chút gì để bày tỏ tấc lòng. Đối với những người tốt lành này, thần dữ không mong đánh gục họ bằng những điều xấu nhưng nó không bỏ cuộc. Nó kiên nhẫn đi vòng thật xa bằng cách dẫn dụ người ta lạc vào những điều tốt giả hiệu (ta có thể gọi là những “cám dỗ làm điều tốt”). Nó tạo ra dư luận về những “ma đói”, “ma khát” cần phải được đơm cúng. Nó cũng tạo ra hình ảnh về một cảnh “siêu thoát”, “tiêu diêu miền cực lạc” chẳng khác gì mấy với khuôn khổ xã hội trần gian. Nó khiến người ta quên mất mục đích thật của đời người.
Có rất nhiều người không biết mục đích thật của đời người, không nắm chắc sẽ có gì ở đời sau, chỉ luôn theo lương tâm ngay thẳng và tấm lòng trong sạch mà chọn con đường khiêm nhường, đạo đức và hy sinh vì họ thấy đó là điều tốt đẹp. Sự chọn lựa hồn nhiên ấy đủ khiến cuộc sống của họ ở đời này được đơm bông kết trái và đời sau sẽ được ân thưởng mà không ngờ (x. Mt 25,31-40). Nhiều người khác sống theo nguyên lý nhân quả: “ở hiền sẽ gặp lành”.
Còn các Kitô hữu thì sống theo nguyên lý mục đích, tức là nhằm đạt tới điều Thiên Chúa đã hứa là cho họ được mãi mãi hạnh phúc trong Thiên Chúa: “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17,20-21). Theo giáo lý mạc khải, mục đích thật của đời người không phải là một cái gì nhưng chính là Đấng Cội nguồn và cũng là Đích điểm của tất cả.
Dù ý thức mục đích đời người hay chăng, một khi đến bến đến bờ, cả ba nhóm người ấy đều được đưa vào “hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho họ ngay từ thuở tạo thiên lập địa” (Mt 25,34). Vương quốc ấy không phải là một quốc gia trần thế nhưng chính là cõi lòng của Thiên Chúa là Cha. Thiên Chúa yêu thương con người, tạo dựng nên con người để họ được sống với Ngài trong yêu thương. Bao lâu còn ở trần gian, người ta được gặp gỡ Thiên Chúa trong đức tin, đức trông cậy và đức yêu mến. Khi hoàn tất cuộc đời trần gian và hoàn toàn được thanh tẩy khỏi lòng ham mê trần tục, người ta được gặp gỡ Thiên Chúa mặt giáp mặt (1Cr 13,12) và được hiệp nhất với Ngài trong hạnh phúc đời đời.
“Thiên đàng” và “đời sau” không phải là được “cái gì” nhưng là được hiệp nhất với Đấng mình yêu mến. Chính sự hiệp nhất yêu thương với Thiên Chúa trong cõi đời đời định hướng cho cuộc sống ở đời này: Yêu Chúa hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự.
Thần dữ ghen tức với hạnh phúc ấy của con người, cho nên nó tìm cách đảo lộn lòng người, xúi giục con người dành hết tấm huyết cho Tiền của vật chất thay vì dành cho Thiên Chúa. Nó khiến nhiều bậc cha mẹ thương con cách lệch lạc, chỉ biết lo chuẩn bị cho con cái được bảo đảm về cuộc sống vật chất mà quên mất sự sống siêu nhiên, chỉ nhắm tới cái tương lai ngắn ngủi trên đời mà quên mất cuộc sống đời đời. Ta cần nhớ lại gương ông Abraham: Ông yêu thương Isaac và thực hiện cho con điều Thiên Chúa muốn chứ không phải điều ông muốn.
Như âm mưu của vua Giêrôbôam
Và như đã nói trên, thần dữ kiên trì không biết mệt. Thoạt đầu nó tạo cho người ta nỗi băn khoăn lo lắng không biết bố mẹ, gia tiên mọi người ra sao... nó thôi thúc người ta phải biết cho được những bí ẩn về thân nhân đã khuất. Nó vẽ ra những cách “giao lưu” với cõi âm thật nhanh gọn, chỉ cần mấy cây nhang là đủ gọi “hồn người chết” về để hỏi xem mình có thể làm gì cho “các vị”. Một cách “giải quyết” vấn đề rất cụ thể và có thể kiểm tra bằng tai nghe mắt thấy! Người ta chấp nhận làm điều ấy dù không rõ nó đúng hay sai, không rõ mình đang tin vào ai, quên rằng như thế là chấp nhận mê tín, tự đặt mình dưới quyền điều khiển của thần dữ.
Nếu người làm như thế là một tín hữu Công Giáo, họ đã liều lĩnh đi ngược với luật Chúa. Theo giáo lý Công Giáo, tấc lòng tưởng nhớ gia tiên và quan tâm tới hạnh phúc đời đời của các vị là một đòi hỏi của đạo hiếu. Thế nhưng ta cần biết thực hiện sự quan tâm ấy theo cách Chúa chờ đợi chứ không phải theo cách người đời nghĩ ra. Ta cần biết giao phó mọi người đã khuất cho Thiên Chúa, tín thác vào lòng thương xót của Ngài. Có thể các vị đã về đến bến bờ là sự hợp nhất toàn vẹn với Thiên Chúa (thiên đàng) hoặc đang cần được thanh luyện (đang ở “luyện ngục”, đúng hơn, phải dịch là “luyện trạm”, như thể trạm dừng chân “kiểm tra sức khỏe” của những di dân sắp được nhập cư). Với các vị đang ở giai đoạn thanh luyện, điều chúng ta cần làm là nhân danh Chúa Giêsu Kitô mà cầu nguyện cho họ. Những linh hồn đang cần thanh luyện khao khát nhận được sự trợ giúp tinh thần ấy của chúng ta, chứ không phải đói hay khát thứ gì khác. Lời nguyện tốt nhất là lòng yêu mến Chúa, chứng tỏ bằng những hy sinh và cố gắng để sống tốt như Chúa muốn; những hành vi từ thiện, việc “xin lễ” cũng chỉ có ý nghĩa và chỉ đẹp lòng Chúa khi chúng là diễn tả của lòng yêu mến Chúa.
Một Kitô hữu mà lại chạy theo mê tín thì chỉ là do yếu đức tin hoặc đức tin còn lệch lạc. Thiên Chúa đã tỏ mình qua lịch sử và trong Kinh thánh là Thiên Chúa duy nhất, ngoài Ngài ra không có Thiên Chúa nào khác. Nhiều khi, do học giáo lý sơ sài, người tín hữu mới chưa gột sạch cách suy nghĩ đa thần phổ biến trong dân gian về “cõi trên”, với một hệ thống thần linh gồm từ Ngọc Hoàng Thượng Đế cho tới Thiên lôi, Diêm vương, Hà bá, rồi đủ thứ Mẫu, Cậu, Bà cô, Ông mãnh, Ông Ba mươi, Ông cọp, Cá ông vv…
Thiên Chúa được Giáo Hội Công Giáo tuyên xưng trong kinh Tin kính hoàn toàn không có chút gì như thế nhưng là “Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình”. Mọi loài mọi vật ta nghe thấy được hoặc không nghe thấy được đều do Thiên Chúa tạo dựng nên và ở dưới quyền Ngài. Những hữu thể mà ta gọi là ma quỷ hay thần dữ cũng chỉ là những thiên thần do Thiên Chúa dựng nên nhưng đã bất tuân, chống lại Thiên Chúa, cho nên bị trừng phạt phải xa cách Thiên Chúa đời đời. Những thần dữ ấy luôn ghen tức với hạnh phúc của các con cái Thiên Chúa, chúng tìm mọi cách lừa gạt để người ta rơi vào lầm lạc, đánh mất hạnh phúc ấy.
Muốn hiểu âm mưu ấy của ma quỷ, ta chỉ cần đọc lại sự phản phúc của vua Giêrôbôam. Ông này đã được Chúa chọn để trao trách nhiệm cai quản mười chi tộc dân Chúa. Thế nhưng lập tức ông đã biến sứ mạng thành một công cuộc riêng. Ông tự tạo ra một tôn giáo để củng cố quyền lực riêng của mình:
26Vua Giêrôbôam nghĩ bụng rằng: “Rồi vương quốc lại trở về nhà Đa-vít mất thôi ! 27Nếu dân này cứ lên tế lễ tại Đền Thờ Đức Chúa ở Giêrusalem, thì lòng họ lại quay về với chủ mình là Rơ-kháp-am vua Giuđa, và họ sẽ giết ta để trở về với Rôbôam vua Giuđa.” 28Sau khi quyết định, vua làm hai con bò mộng bằng vàng, rồi nói với dân: “Các ngươi lên Giêrusalem như thế là đủ rồi ! Này, Israel, Thiên Chúa của ngươi đây, Đấng đã đưa ngươi lên từ đất Ai-cập.” 29Vua đặt một tượng ở Bêthel, còn tượng kia ở Đan. 30Đó là nguyên cớ gây ra tội, vì dân đi tới mãi tận Đan để thờ một trong hai tượng đó. 31Vua thiết lập những nơi cao và đặt các tư tế lấy từ đám thường dân, không thuộc hàng con cháu Lêvi. 32Vua Giêrôbôam còn lập một lễ vào ngày mười lăm tháng tám, giống như lễ vẫn mừng ở Giuđa, và vua tiến lên bàn thờ. Vua đã làm như thế tại Bêthel mà dâng lễ tế cho các con bò mộng vua đã làm ra. Vua đặt ở Bết Ên các tư tế để phục vụ tại các nơi cao mà vua đã thiết lập. 33Vua tiến lên bàn thờ đã lập ở Bêthel, vào ngày mười lăm tháng tám, tháng vua chọn theo sở thích; vua lập nên một ngày lễ cho con cái Israel và lên bàn thờ đốt hương (1V 12,26-33).
33Sau sự việc này, vua Giêrôbôam cũng không chịu bỏ đường lối xấu xa của mình, nhưng vẫn cứ đặt những người dân thường làm tư tế tại các nơi cao. Ưa ai thì ông phong làm tư tế tại các nơi cao. 34Sự việc này là nguyên cớ cho nhà Giêrôbôam phạm tội, rồi bị sụp đổ và tiêu ma khỏi mặt đất (1V 13,33-34).
Thiên Chúa của Kinh thánh đã và đang làm chủ lịch sử và làm chủ cuộc đời mỗi người. Một khi đã nhận biết Thiên Chúa là Đấng duy nhất và tối cao, người tín hữu tuyệt đối đặt niềm tin tưởng vào Ngài, phó thác tất cả nơi Ngài. Họ không còn lo âu sợ hãi bất cứ điều gì, bởi đã biết rõ mình có Thiên Chúa là Cha đầy quyền năng và giàu lòng thương xót, luôn quan tâm chăm sóc, chở che. Họ không còn khao khát điều gì ngoài Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc vô cùng vô tận.
Phải nhận rằng ngày nay tại Việt Nam, lắm người mang danh là Công Giáo nhưng chưa hiểu đúng về đức tin. Trên lý thuyết, họ đã theo Chúa nhưng trong tâm thức, họ vẫn còn ôm theo cái não trạng đa thần và vụ lợi, xem Thiên Chúa chẳng khác nào một thần linh giữa bao thần linh khác, có trổi vượt hơn các thần khác phần nào nhưng nói chung thì cũng là thần linh na ná như nhau… Thế rồi khi gặp chuyện gì khó khăn, ốm đau, bệnh tật hoặc làm ăn thất bại thì họ cũng chạy tìm khấn vái khắp nơi. Họ quên rằng Thiên Chúa là Đấng Tuyệt đối, mọi thụ tạo khác được phong thần đều chỉ là những ngẫu tượng, hoàn toàn vô nghĩa trước nhan Ngài.
Thiên Chúa (A) đã tạo dựng nên thiên thần (B) và con người (C) và muôn loài muôn vật (D), thế rồi những thiên thần phản loạn (Đ) đã xúi giục con người dựa trên các thụ tạo (B, C và D) nghĩ ra những tà thần (E) và dạy họ thờ tà thần thay cho Thiên Chúa, tức là đem sản phẩm (E) của sản phẩm (C và Đ) thay thế cho Đấng Tạo Hóa (A).
Cả cái ý tưởng “vô thần” vĩ đại cũng chỉ là một tà thần, là một sản phẩm hạng bét của con người, như có viết trong sách Thánh vịnh: “Kẻ ngu si tự nhủ: “Làm chi có Chúa Trời !” (Tv 13,1). Thế nhưng, như người ta vẫn nói: “Văn mình thì hay”, hễ điều gì mình nghĩ ra được thì đều tự cho là hay nhất, tốt nhất thiên hạ, cứ bảo vệ đến cùng, không chịu buông bỏ. Thách đố lớn nhất của con người là làm sao ra khỏi được cái chủ quan của mình. Chỉ những ai sẵn lòng chìm vào thinh lặng để nghe tiếng nói nội tâm, mới hiểu được điều Chúa nói trong Kinh thánh: “8Thật vậy, tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta. 9Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy” (Is 55,8-9.
Khi cung cấp những câu trả lời được cho là từ cõi âm, thần dữ lừa dối để đổi trắng thay đen, nhằm đẩy những kẻ tò mò vào những quan niệm sai lạc liên quan tới Thiên Chúa. Thiên Chúa tự Ngài là Mục Đích cuối cùng mọi loài phải nhắm đến. Thần dữ tìm cách thay vào đó một “Thiên Chúa phương tiện” có chức năng phục vụ mọi nhu cầu của con người. Nó củng cố nơi kẻ tò mò quan niệm về một Thiên Chúa nằm trong quyền sai khiến của con người, một Thiên Chúa đáp ứng đúng những điều bản thân họ đang cần, để họ mê mẩn vào đó và sao nhãng việc thờ phượng Thiên Chúa đích thật là cội nguồn và đích điểm của mọi loài, là chủ lịch sử và chủ cuộc đời mỗi người.
Tập ứng xử theo ánh sáng của lý trí, lương tâm và Lời Chúa
Ngày xưa, đa số người dân không có điều kiện đi học. Mỗi khi gặp việc hệ trọng, họ thường tìm hỏi ý những người học nhiều hiểu rộng. Những người có điều kiện học hành, sẽ vận dụng kiến thức của mình để vừa giúp đời vừa mưu sinh. Ai thành đạt thì làm quan. Ai không đậu đạt làm quan thì về dạy học (nho) hoặc làm thầy thuốc (y), những người ít tài giỏi hơn thì coi phong thủy, địa lý (lý) và kém hơn nữa thì bói toán, coi ngày giờ, số mệnh (số).
Các thầy địa lý và và bói toán ấy tạo thế giá cho ý kiến của mình bằng những lý luận dựa trên kinh Dịch.
Bên cạnh luồng tư vấn nhờ các thầy địa lý và và bói toán, dân gian tự đúc kết kinh nghiệm bằng kho tàng ca dao tục ngữ phong phú, thâm thúy và ý nhị, dạy người ta tự cân nhắc để “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Ngày nay, nghệ thuật ứng xử dân gian lại được gói gọn trong kinh nghiệm ba bước “xem xét làm”. Người học sinh ngay từ nhỏ được tập quen ứng xử trong những chuyện nhỏ theo ba bước xem xét làm thì về sau trong việc lớn sẽ quan sát đúng, nhận định đúng và hành động đúng, thu xếp công việc đúng hoàn cảnh khách quan, chẳng cần phải nhờ ai coi ngày, coi giờ.
Là những tín hữu của Chúa, ngoài lý trí và lương tâm, chúng ta còn được ân sủng của Chúa Thánh Thần soi dẫn. Nguồn ánh sáng chính xác này luôn gần gũi bên ta. Bắt đầu một ngày mới, ta tạ ơn Chúa Thánh Thần và xin Ngài soi sáng hướng dẫn. Nhiều lần trong ngày, trước mỗi khi học bài, trao đổi thảo luận hay làm bất cứ việc gì khác, ta nên dừng lại vài giây phút, hướng lòng lên cầu nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần.
Bắt đầu bằng việc xin ơn Chúa Thánh Thần như thế có nghĩa là “xin cho ý Cha được thể hiện”, chúng ta muốn tìm ý Thiên Chúa thay vì ý riêng, vì tin rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta và đang muốn ban cho chúng ta điều tốt cao quý gấp bội điều tốt ta có thể nghĩ ra cho mình: “Thiên Chúa có thể dùng quyền năng đang hoạt động nơi chúng ta, mà làm gấp ngàn lần điều chúng ta dám cầu xin hay nghĩ tới” (Ep 3,20). Nói khác đi, ta quyết làm theo ý Chúa, không đòi Chúa làm theo ý ta. Từ nơi quyết chọn căn bản ấy, ba bước xem xét làm của ta sẽ có nét riêng của người Kitô hữu:
- Xem không chỉ là nắm bắt các thông tin và sự kiện nhưng còn là lắng nghe điều Chúa nói với ta.
- Xét là cân nhắc theo các tiêu chí của Tin mừng, không theo sự khôn ngoan thế gian nhưng theo sự khôn ngoan thập giá: nghèo khó, vâng phục và khiết tịnh, hướng tới mục đích lâu dài của đời người.
- Làm là hành động với tinh thần hy sinh hào hiệp, bỏ mình vì Chúa và vì ích chung của mọi người, tức là với tinh thần của đức tin và lòng mến, dựa trên ơn Chúa.
- Nhìn lại: Người đời, do dựa trên ý riêng, sức riêng và thiện chí giới hạn, hoặc thành công hay thất bại, đưa tới tự hào hoặc thất vọng.
è Chiêm ngắm: Với người Kitô hữu, cả ba bước xem, xét và làm đều dựa trên ba nhân đức hướng thần tin, cậy và mến; đồng thời cũng có thể nói: xem trong đức tin, xét theo đức cậy và làm với đức mến.
Một cách cụ thể, mỗi tối trước khi ngủ, ta nên đọc đoạn Lời Chúa của thánh lễ hôm sau, đọc chậm, suy nghĩ rồi đối thoại với Chúa. Những câu Kinh thánh ấy được ghi sẵn theo lịch, từ nhiều chục năm qua, mỗi ngày không biết bao nhiêu triệu người đang đọc cùng những câu ấy, có vẻ hoàn toàn tình cờ, không ăn nhập gì với cuộc sống thực tế hiện tại của từng người. Thế nhưng, lạ thay, ở đó lại có sẵn ánh sáng chính xác đang cần thiết cho mỗi một người. Bạn hãy thử và sẽ thấy rằng quả thật Thiên Chúa đang ở với ta và đang nói với mỗi người chúng ta.
Bạn sẽ thấy chẳng cần gì phải hỏi thầy tướng số, cũng chẳng cần gì phải hỏi ý gia tiên.
Phó thác người đã khuất trong tay Chúa
Khi người thân vừa mất, do nhớ thương, ta dễ nằm mơ thấy họ và có thể gặp trường hợp quen gọi là “báo mộng”. Khi những giấc mơ này thành hiếm hoi, lắm người ao ước tiếp tục được “giao lưu” với người thân nên tìm cách gọi hồn. Có thể là họ không nhằm cầu xin gì cả, chỉ gọi để hỏi xem tổ tiên dạy gì; đứng trước các quyết định lớn, họ mong hỏi ý gia tiên. Ông bà cha mẹ đã hy sinh cuộc đời cho con cháu cho nên, trước những điều hệ trọng, con cháu muốn lắng nghe tiền nhân thử xem mình phải làm gì tốt cho gia tộc và cho các thế hệ sau.
Với những người chưa được giáo lý mạc khải của Chúa soi sáng, suy nghĩ và hành động như thế lắm khi thật cần thiết, vì không biết phải làm cách nào khác hơn. Nhiều người đã tin Chúa mà chưa hiểu rõ giáo lý cũng làm như thế và khi được toại nguyện thì nghĩ đó là do ơn Chúa và thấy lòng thêm phấn khởi thờ kính Chúa. Những trường hợp ấy chẳng những không có gì đáng trách, ngược lại, còn đáng trân trọng vì người ta đã hành động đúng theo lương tâm ngay thẳng và tấm lòng trong sạch.
Điều đáng nói là người ta không ngờ rằng thần dữ đang thổi phồng tầm quan trọng của một trạm nghỉ chân để người ta an tâm dừng lại, nó thổi phồng một đời Tổ để người ta quên Đấng là nguồn cội của mọi nguồn cội (x. Ep 3,14-15).
Thế nên một khi đã được đức tin soi sáng, ta cần xác tín rằng Thiên Chúa muốn nói thẳng với ta chứ không qua trung gian gia tiên hay nhà ngoại cảm nào cả. Chính Chúa Thánh Thần có cách soi đường chỉ lối, tận trong cõi lòng, chỉ cần tin cậy Ngài thật lòng là ta sẽ nhận được ánh sáng. Đừng để bị thần dữ đánh lừa, nó hối thúc ta khiến ta nôn nóng, muốn có ngay đáp số đang mong ước và đẩy ta tin theo những cách mách bảo khác, tức là tin vào thụ tạo, thay vì tin vào tình thương yêu chăm sóc của Thiên Chúa.
Tương tự như thế, lòng thành của những gia đình bán nhà bán cửa để chỉ mong tìm được hài cốt thân nhân là thiêng liêng lắm. Vì tấm lòng thành ấy mà họ đi nhờ các nhà ngoại cảm thì các linh mục cảm thương và tôn trọng, không dám cản ngăn. Thế nhưng lòng thành ấy không thể là lý do để Giáo hội phải bảo rằng việc gọi hồn hoặc nhờ tới các nhà ngoại cảm là chuyện đúng với giáo lý đạo Chúa.
Tôi xin được nói rõ hơn đôi chút về giáo lý này.
Từ xa xưa, người Việt đã từng nghĩ tới thực tại sau cùng với bốn yếu tố khá trùng hợp với Kitô giáo là: chết, phán xét, thiên đàng và hỏa ngục. Tuy nhiên, nơi cả bốn yếu tố ấy, mạc khải Kitô giáo có cái nhìn hết sức khác biệt:
- Chết: không chỉ là về với Tổ tiên nhưng trên hết là về với Thiên Chúa Tạo Hóa là Nguồn cội đời đời
- Phán xét: Việc này xảy đến cho từng người liền sau khi chết, không không phải do một “viên quan” nào đó đứng ra lo nhưng là chính Thiên Chúa Tối Cao Hằng Hữu đích thân phán xét.
- Thiên đàng: là tình trạng không chỉ dành cho “những người hoàn toàn trong sạch, hoàn toàn được thấm nhuần bởi Thiên Chúa, và do đó, hoàn toàn cởi mở cho tha nhân” (Thông điệp Spe salvi, số 45) mà còn dành cả cho những người “sự dơ bẩn lấn át sự trong sạch, nhưng vẫn tiếp tục khát khao sự thuần khiết” và được sự gặp gỡ Đấng Phán xét “cải biến và giải thoát, khiến cho trở nên con người chính thật của mình” (Sđd, số 46). Thiên đàng không chỉ là “nhà Trời” nhưng là tinh trạng được hiệp nhất với Thiên Chúa trong hạnh phúc đời đời.
- Hỏa ngục: là tình trạng dành cho “những con người mà mọi thứ trong đời họ đều là dối trá,.. những con người đã sống cho thù hận và đè bẹp mọi thứ tình yêu trong lòng họ… những con người mà nơi họ mọi sự đã hết thuốc chữa và sự tàn lụi điều thiện trong họ không thể nào đảo ngược lại…” (Thông điệp Spe salvi, số 45). Hỏa ngục không chỉ là một sự trừng phạt (“ngục lửa”) mà trước hết là phải xa cách Thiên Chúa hằng sống và đầy yêu thương.
- Luyện ngục: dành cho những trường hợp cần đến một giai đoạn trung chuyển từ phán xét tới thiên đàng, một trạm dừng chân để thanh luyện cho thật xứng đáng hưởng hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa. Đó là tình trạng mà “cái nhìn của Chúa, sự va chạm của trái tim Ngài chữa lành chúng ta qua một một biến cải chắc chắn là đau đớn “như đi qua lửa”. Tuy nhiên đó là một sự đau đớn được chúc lành, trong đó quyền lực cực thánh của tình yêu Ngài xuyên thấu chúng ta như một ngọn lửa, giúp chúng ta trở nên hoàn toàn là chính mình và nhờ đó hoàn toàn thuộc về Chúa… Chúng ta không thể đo lường “thời gian” của sự thiêu đốt biến cải này bằng những đơn vị đo lường thời gian của trần thế” (Sđd, số 47).
Ngoài ra còn có những yếu tố hoàn toàn mới so với cái nhìn của những người Việt thờ cúng Ông bà Tổ tiên:
- Ngày kết thúc lịch sử, thể xác mọi người sẽ chỗi dậy để cùng chịu phán xét chung.
- Đây là cuộc xét xử công khai dành cho tất cả, trước mặt hết thảy mọi người. Chính Chúa Giêsu phác họa viễn cảnh ấy như sau:
31“Khi Con Người đến trong vinh quang của Ngài, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Ngài sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Ngài. 32Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Ngài, và Ngài sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. 33Ngài sẽ cho chiên đứng bên phải Ngài, còn dê ở bên trái. 34Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. 35Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; 36Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han.” 37Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; 38có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? 39Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu?” 40Đức Vua sẽ đáp lại rằng: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” 41Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. 42Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; 43Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng.” 44Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu?” 45Bấy giờ Ngài sẽ đáp lại họ rằng: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy.” 46Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời.”
(Mt 25,31-46)
Ngày ấy không phải chỉ mọi hóa đơn đỏ, mọi công thức thực phẩm độc hại, mọi lời khai báo man trá đều bị phơi trần trước mặt mọi người mà cả đến những ý nghĩ mưu mô thầm kín cũng chẳng còn giấu được ai nữa. Cuối cùng tất cả tâm địa, tất cả đời sống của mỗi chúng ta đều phơi bày trước mặt Thiên Chúa và mọi người. Không còn gì để khiếu nại, để lấp liếm; mọi sự đều rõ hơn giấy trắng mực đen.
Đó là ngày không ai thoát được, kể cả những người theo thuyết duy vật và luân hồi. Đó là lúc biểu lộ thực trạng, lúc mà trật tự thực sự sẽ được lập lại, mọi sự được đặt vào đúng thứ tự. Có những người trước kia ai cũng khen là đạo đức, bây giờ bị vạch mặt. Có những người từng hét ra lửa, bây giờ run lẩy bẩy. Có những người bị đời khinh chê phỉ nhổ, bây giờ được ngưỡng mộ. Lắm kẻ vô danh bây giờ được đề cao, ca tụng. Đây là giờ của sự thật. Trong cuộc sống, người ta bị che đi vì nhiều cái vỏ, bây giờ mọi cái vỏ đều bị đập bể, tất cả lộ nguyên hình, người nào vào chỗ nấy (x. Mt 21,31-32).
Tuy nhiên Đấng Thẩm phán chẳng bận tâm tới gì tới những tiểu tiết mà nhiều người đang tò mò muốn biết. Mọi thành tích lớn lao trước mặt người đời đều vô nghĩa trước mặt Ngài. Chúa chỉ nêu cao một tiêu chí mang tính quyết định: tình yêu thương. Cái tiêu chí bất ngờ ấy khiến một nửa nhân loại khóc òa trong an ủi và một nửa thét lên kinh hoàng tuyệt vọng.
Kết quả phán xét riêng của từng người được giữ kín cho tới ngày cuối cùng, là quyền của Thiên Chúa, không ai biết được tình trạng thưởng hay phạt của người đã khuất trước ngày Thiên Chúa bày tỏ. Do đó ta cần tin tưởng phó thác mọi người đã khuất cho tình thương của Thiên Chúa, không được phép và cũng không thể nào gọi hồn người xưa về lại trần gian để thỏa mãn những tò mò hoặc những âu lo vô ích của ta.
“Việc cầu nguyện trong ngày giỗ vừa là để dâng lời cảm tạ Chúa đã giải thoát các bậc Tổ tiên, đưa về hưởng nhan Chúa, vừa là để cầu xin ơn giải thoát cho những người đang cần được thanh luyện, quen gọi là cầu hồn. Đối với những người mới qua đời, ta nên nhấn mạnh tới việc cầu hồn, còn đối với những người đã qua đời lâu năm, ta có thể chú trọng hơn tới việc dâng lời cảm tạ Chúa nhân từ đã thứ tha và giải thoát. Ngoại trừ những trường hợp được thẩm quyền Hội thánh tuyên thánh (phong thánh), ta không thể chủ quan khẳng định người này hay người nọ đã được hoàn tất thời kỳ thanh luyện rồi hay chưa. Bởi lẽ chúng ta đang sống trong một thế giới lệ thuộc không gian và thời gian, còn tiền nhân đã khuất đang thuộc về một thế giới vượt ngoài không gian và thời gian, do đó lấy ý niệm “rồi” và “chưa” theo cách ta quen suy nghĩ ở đời này đem áp dụng cho thế giới đời sau không khỏi có phần khập khiễng. Nói đến đời sau là ta đang chạm đến những mầu nhiệm vượt khỏi mọi ý niệm cân đo đong đếm. Cũng nên nhớ rằng ngay cả những người tốt lành đã chết mà chưa chịu phép thánh tẩy, ta vẫn có thể tin rằng Thiên Chúa nhân từ và đầy quyền năng đã có cách cứu vớt họ trong Chúa Kitô và nhờ Chúa Kitô, “vì Thiên Chúa muốn mọi người được cứu độ” (1 Tm 2,4).
Cũng đừng quên rằng ta có thể cầu nguyện với những bậc Tổ tiên đang được hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa. Nói đúng hơn, ta có thể xin họ cầu nguyện với Chúa cho ta. Khi còn sống, họ đã yêu thương cầu nguyện cho ta, thì khi đã về với Chúa, họ còn yêu thương ta hơn và lời cầu nguyện của họ còn hữu hiệu hơn.”
Đó là một đoạn trích từ quyển Kinh Nguyện Gia Đình và Gia Lễ Công Giáo (trong Tủ sách Nước Mặn của Giáo phận Qui Nhơn, Nhà Xuất bản Hồng Đức 2018, mục nói về ngày giỗ, trang 337).
Thưa bạn, khởi từ mấy câu hỏi đơn giản, câu chuyện của chúng ta đã lan man vừa đi vừa tránh những ngộ nhận đáng tiếc để khỏi bị thần dữ đánh lừa. Một số ngộ nhận ấy là do nhiều người hiểu chưa đúng huấn thị của Giáo Hội Công Giáo chấp thuận cho các tín hữu Á Đông được tôn kính Ông bà Tổ tiên theo tập tục văn hóa và đạo lý dân tộc. Do thiếu một quyển chỉ nam hướng dẫn cụ thể, nhiều người tưởng rằng mọi tục lệ của cha ông xưa giờ đây đều trở thành được phép, không có gì phân biệt. Bạn đọc nào muốn nắm vững cách thực hành hiện nay của người Công Giáo, xin mời trực tiếp đọc quyển Kinh Nguyện Gia Đình và Gia Lễ Công Giáo.
Quyển sách này đã được Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa cho imprimatur và Tòa Giám mục Nha Trang ấn hành lần đầu vào năm 1997. Qua hai mươi năm, với sự giúp đỡ của Giáo quyền và các chuyên viên, chúng tôi đã chỉnh sửa lại toàn bộ. Nay, được Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, trong tư cách là Chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, viết lời giới thiệu, và Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc cho imprimatur mới, chúng tôi vừa cho in lại.
Quyển sách có thể là một điểm gặp gỡ lý thú cho người lương và người giáo. Những chỗ giống nhau và khác nhau trong thực hành sẽ giúp ta dễ đối chiếu đức tin của người Kitô hữu với những tin tưởng của nhiều giới đồng bào xung quanh, và có thể nhờ đó mà thấy thêm ánh sáng cho những vấn đề chúng ta trao đổi.
Quyển sách sẽ cung cấp những chỉ dẫn rõ ràng chính xác cho từng dịp cúng gia tiên, ngày tang, ngày giỗ. Ở mục 13 tiếp đây, chúng tôi xin trích nguyên văn phần hướng dẫn tổng quát trong quyển này về việc tôn kính Tổ tiên để bạn đọc có một cái nhìn chung. Ai quan tâm muốn biết rõ hơn, xin tìm đọc các phần khác trong quyển sách.
13. TÔN KÍNH TỔ TIÊN THEO SÁCH “KINH NGUYỆN GIA ĐÌNH VÀ GIA LỄ Công Giáo”
Trước khi đề cập huấn thị của Tòa thánh chấp thuận cho các Kitô hữu Á Đông bày tỏ lòng tôn kính Tổ tiên theo hình thức cổ truyền, xin được nói qua về truyền thống này trong văn hóa Việt Nam.
A. VÀI NÉT VỀ TRUYỀN THỐNG TÔN KÍNH TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT
* Bàn thờ gia tiên, gian thờ, từ đường
Tùy hoàn cảnh từng gia đình và gia tộc, nơi dành để tưởng nhớ gia tiên có thể là một bàn thờ, một gian thờ hay một từ đường. Từ đường diễn nôm ra là nhà thờ. Tuy nhiên, tại nhiều nơi có phân biệt, tiếng “từ đường” được dùng để chỉ nhà vị trưởng tộc có gian thờ, còn tiếng “nhà thờ” được dùng để chỉ một ngôi nhà dành riêng cho việc thờ phụng tổ tiên, không có ai ở. Trên bàn thờ có thần chủ (bài vị), ghi tên, tuổi, chức danh các vị tổ đã khuất. Ngày nay, nhiều nơi thay các bài vị bằng di ảnh người đã khuất.
* Gia phả
Gia phả là quyển sách ghi nhớ các thành viên trong gia tộc. Ngày xưa, gia phả viết bằng chữ Nôm, chỉ ghi tên những người đã khuất, theo từng nhánh, qua từng thế hệ. Gia phả được coi như báu vật thiêng liêng, cất trong hộp sơn son thếp vàng, để trên bàn thờ gia tiên. Hàng năm vào buổi chiều trước ngày giỗ chung, người ta “thỉnh” gia phả xuống và ghi thêm tên tuổi những người mới chết trong năm qua với ngày kỵ giỗ theo âm lịch. Ngày nay, gia phả viết bằng chữ Quốc ngữ, có thể ghi tên cả những thế hệ con cháu còn sống, với đầy đủ hình ảnh, tiểu sử, cả các cháu nhỏ, và in sao thành nhiều bản phân phối đến các tiểu gia đình trong gia tộc.
* Giỗ bốn đời
Người xưa bảo: “Ngũ đại mai thần chủ”, nghĩa là hễ đến năm đời thì đem chôn bài vị của cao tổ đi mà nhấc lần các vị tằng tổ khảo lên bậc trên rồi đem vị tổ mới qua đời của thế hệ tiếp theo đặt vào vị trí thứ tư.
Như vậy là chỉ làm giỗ có 4 đời (cao, tằng, tổ, phụ) tức là kỵ (hay can), cụ (hay cố), ông bà, cha mẹ. Từ bậc “Cao” trở lên được gọi chung là tiên tổ thì không làm giỗ riêng nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế (tế hiệp hay xuân thủ), hoặc phụ tế vào ngày giỗ của thủy tổ.
* Ngày giỗ
Ngày giỗ là lễ kỷ niệm ngày qua đời của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ngày xưa người ta tính theo âm lịch, ngày nay nhiều gia đình tính theo dương lịch cho dễ nhớ. Ngày giỗ cũng còn gọi là ngày “kỵ”.
Ngày giỗ, ngoài việc thăm phần mộ, sẽ tùy gia cảnh và tùy vị trí người đã khuất mà làm giỗ. Đây là dịp gặp mặt người thân trong gia đình và dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống nhằm giữ gìn gia phong. Vào dịp đó người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là ăn giỗ, là để cho cuộc gặp mặt đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sum họp, trò chuyện tâm tình. Ngày nay, nếp sống khác xưa, việc giỗ nơi nào cũng chỉ cốt giữ lại những điều chính yếu, không theo sát từng chi tiết ngày xưa. Ở đây xin ghi lại những nét lớn để mỗi gia đình hay gia tộc tùy nghi chọn những chi tiết hợp với hoàn cảnh của mình.
* Việc cúng giỗ
Do thương nhớ người đã khuất, có những gia đình bữa nào cũng xới thêm một bát cơm, một đôi đũa đặt bên cạnh mâm, coi như người thân còn sống trong gia đình. Khi đã nguôi thương nhớ thì chỉ làm như vậy trong những ngày kỷ niệm. Từ đó ta hiểu việc bày biện thức ăn trong ngày tưởng nhớ không phải vì nhu cầu của người chết nhưng là của người sống. Người sống muốn dùng những dấu hiệu cụ thể để bày tỏ tình thân thương như thể người đã khuất nay lại đang hiện diện trong gia đình.
Theo hướng ấy, ngay từ chiều hôm trước ngày giỗ, con cháu đã sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên bàn thờ gia tiên, gọi là “lễ tiên thường” (nghĩa là nếm trước), như thể gia tiên đã về với con cháu. Còn trong chính ngày giỗ, người ta cúng vào buổi sáng, lúc gần trưa.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải đông người hoặc phải có bữa ăn mới là làm giỗ. Sự tưởng nhớ là chính. Khi thiếu điều kiện thì dù chỉ có một mình, chỉ một bó hoa, một nải chuối hoặc thậm chí chỉ một cây nhang hay không có gì cả, chỉ yên lặng tưởng nhớ với cả tấm lòng thành cũng đã đầy ắp ý nghĩa rồi.
* Nghi thức cúng Gia tiên
Khi cúng thì chủ gia đình bày đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên tắc “đông bình tây quả,” rượu, và nước. Sau đó, sẽ đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy, hay đèn điện), thắp nhang, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Khi cúng thì phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn. Khấn là lời trình với tổ tiên về ngày cúng liên quan đến tên người quá cố, ngày tháng năm, tên địa phương mình ở, tên mình và tên những người trong gia đình, lý do cúng và lời cầu nguyện, v.v… Riêng tên người quá cố ta phải khấn thật nhỏ. Sau khi khấn rồi, tùy theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy.
* Vài định nghĩa
Về nghi thức, truyền thống xưa được diễn tả qua bốn động từ: cúng, lạy, khấn và vái. Cả bốn động từ này đều có ý nghĩa trong sáng, ta cần biết rõ để khỏi lúng túng hoặc hiểu lầm. Trong bài viết đáng tin cậy tựa đề “Nguyên tắc cúng, khấn, vái và lạy” đăng ở dactrung.net và được một số trang khác lấy lại, tác giả Khải Chính Phạm Kim Thư giải thích bốn động từ này, có thể lược tóm như sau:
a. Cúng
Cúng là dâng lễ vật để tỏ lòng biết ơn và khẩn nguyện. Dịp giỗ, Tết, gia chủ bày hoa quả, nước, rượu, cỗ bàn, chén bát, đũa, muỗng lên bàn thờ rồi thắp nhang (hương), thắp đèn, đốt nến, khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng hiếu kính và cầu phước lành. Thường thì khi cúng gia tiên người ta dùng thức ăn của bữa cơm (cúng mặn) nhưng ngày nay nhiều nơi chuyển sang thức ăn khô gọn nhẹ với bánh trái (cúng chay). Hình thức cúng đơn giản nhất thắp nhang (hương), khấn, lạy và vái.
b. Khấn
Khấn là cầu khẩn lầm rầm trong miệng khi cúng, tức là khẽ nêu lên những chi tiết về ngày tháng năm, nơi chốn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa.
Sau khi khấn, người ta thường vái vì vái được coi là cách chào kính cẩn. Người ta thường nói khấn vái là vậy.
c. Vái
Vái (hay bái) thường được thực hiện ở thế đứng, chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Vái dùng để tỏ lòng kính trọng hoặc lễ nghi lịch sự, dành cho bạn bè và người quen.
d. Lạy
Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác trong nghi lễ dành cho Trời hoặc những người trực tiếp liên quan đến sự sống của ta như vua, cha mẹ hay thầy dạy. Người ta cũng có thể lạy ân nhân đã cứu mạng.
Có hai thế lạy: Thế lạy của đàn ông và thế lạy của đàn bà.... Thế lạy của đàn ông có điều bất tiện là khi mặc âu phục thì rất khó lạy. Hiện nay chỉ có một số vị cao niên khăn đóng áo dài còn áp dụng thế lạy của đàn ông, nhất là trong dịp lễ Quốc Tổ, còn phần đông, người ta có thói quen chỉ đứng vái mà thôi.
Những ghi nhận trên đây của tác giả Phạm Kim Thư cho thấy với người Việt ngày nay, cử chỉ sụp lạy không còn quan trọng như xưa.
* Lạy hay vái, và mấy lần
Người Tàu chỉ lạy ba lạy hay vái ba vái trong mọi trường hợp. Chỉ riêng người Việt mới phân biệt số lần lạy và vái với ý nghĩa như sau:
- Khi phúng điếu, nếu ta là vai dưới của người quá cố thì ta lạy, nếu là vai trên của người quá cố thì ta chỉ vái.
- Khi chưa chôn thì người quá cố được coi như còn sống, nên chỉ áp dụng hai lạy hoặc hai vái (tựa như khi cha mẹ còn sống, cô dâu hoặc chú rể lạy cha mẹ hai lạy). Khi người quá cố được chôn rồi, thì dùng bốn lạy hoặc bốn vái.
Trong lễ giỗ, cũng dùng bốn lạy và bốn vái. Những con số hai và bốn chỉ là theo thói quen, được một số người giải nghĩa theo nguyên lý âm dương.
Nếu vái thêm sau khi đã lạy, người ta thường vái ba vái. Ý nghĩa của ba vái này là sự chào kính, không có ý nghĩa nào khác.
B. HUẤN THỊ CỦA TÒA THÁNH
Năm 1939, ngày 8-12, với huấn thị “Plane compertum est”, Tòa thánh chấp thuận cho các tín hữu Công Giáo Trung Hoa được tôn kính Ông bà Tổ tiên theo tập tục văn hóa và đạo lý dân tộc.
Huấn thị này ngắn gọn, chỉ hơn hai trang. Lời mở đầu ghi nhận rằng theo thời gian, các phong tục và ý tưởng đã có những biến đổi, chỉ còn mang ý nghĩa dân sự, với ý nghĩa lịch sự trong các tương quan xã hội, để tỏ lòng tôn kính tổ tiên, yêu mến tổ quốc. Tiếp đó là 4 số ghi chỉ thị.
Số 1-3 nói về những nghi lễ công cộng đối với Đức Khổng Tử: Những tín hữu là nhân viên nhà trường và học sinh khi phải tham dự, sẽ thi hành cách thụ động với ý tưởng duy nhất là để tôn kính theo nghi lễ hoàn toàn dân sự; nếu thấy cần thì sẽ tuyên bố rõ ý hướng ấy để tránh hiểu lầm.
Số 4 liên quan đến việc tôn kính Tổ tiên: “Tất cả những cử chỉ cúi đầu và những biểu lộ tôn kính khác có tính cách xã hội trước những người quá cố hay hình ảnh và bài vị mang tên họ, đều phải coi là được phép và xứng hợp”.
Huấn thị không nhằm phục hồi nguyên trạng những chuyện đời xưa cũng không xác định các hình thức nhưng chỉ nêu lên những nguyên tắc về tinh thần.
Năm 1964, huấn thị này được áp dụng cho tín hữu Việt Nam.
C. NGƯỜI Công Giáo TƯỞNG NHỚ GIA TIÊN
Lễ gia tiên là một cách thể hiện tình hiệp thông với những người đã ra đi trước chúng ta. Hằng ngày người Công Giáo tưởng nhớ gia tiên tại nhà mình khi thắp hương trên bàn thờ Ông Bà và tại nhà thờ khi dâng thánh lễ. Việc tưởng nhớ này được đặc biệt nhấn mạnh vào ngày thứ Hai hằng tuần, vào ngày mùng 2 Tết Nguyên đán, ngày mùng 2 tháng Mười một dương lịch và suốt tháng Mười một này.
Thiên Chúa đã tự xưng là Thiên Chúa của các tổ phụ. Ngài không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của người sống (Mt 22,32). Bên kia cái chết, những bậc tiền nhân nào đã thực sự “sống khôn thác thiêng” đều đang sống trong Thiên Chúa. Các tín hữu ở trần gian kết hợp với họ trong mầu nhiệm các thánh thông công. Do đó, khi nhớ đến gia tiên tổ phụ, người Công Giáo không làm một sự thờ phượng ở ngoài sự thờ phượng Thiên Chúa, nhưng thật ra là để nhờ đó mà thêm lòng biết ơn và kính mến Thiên Chúa là nguồn mọi tình phụ tử trên trời dưới đất (Ep 3,14). Đàng khác, khi nhớ đến các tổ tiên theo huyết thống, người Công Giáo cũng nhớ đến các tổ phụ trong đức tin.
Người Việt Nam có thói quen rất tốt: Mỗi khi gia đình có việc buồn vui đều luôn tưởng nhớ gia tiên và biểu lộ tâm tình ấy bằng việc cúng lễ. Người tín hữu Công Giáo Việt Nam tiếp nhận truyền thống tốt đẹp ấy với một cái nhìn chính xác, phù hợp với đức tin Kitô giáo.
Mỗi gia đình nên có một bàn thờ gia tiên đơn sơ. Mà đã có bàn thờ thì nhớ thắp hương, đừng để hương tàn khói lạnh. Ngày tết ngày giỗ nên giữ một cây hương cháy suốt ngày. Những thời khắc quan trọng, nên thắp nến sáng trọn buổi.
Về hình thức, chỉ cốt sao biểu lộ được tấm lòng và giúp các cháu nhỏ học được lòng biết ơn tổ tiên và biết ơn Thiên Chúa Tạo Hóa.
D. TRƯỚC THỤ TẠO, TA CHỈ VÁI KÍNH CHỨ KHÔNG SỤP LẠY
Hầu hết các tài liệu trên mạng internet đều tán đồng ghi nhận của tác giả Phạm Kim Thư (dactrung.net): “Hiện nay chỉ có mấy vị cao niên còn áp dụng thế lạy của đàn ông, nhất là trong dịp lễ Quốc Tổ. Còn phần đông, người ta có thói quen chỉ đứng vái mà thôi.”
Ghi nhận ấy cho thấy trong cái nhìn của người Việt ngoài Kitô giáo, việc sụp lạy chỉ là một cách bày tỏ sự tôn kính dành cho thụ tạo (cha mẹ, ông bà, tổ tiên) chứ không có nghĩa là bày tỏ sự tùng phục của thụ tạo trước Thiên Chúa Tạo Hóa.
Tuy nhiên, thần học Kitô giáo dùng hai từ khác nhau để diễn tả hai thái độ nội tâm khác nhau: “Thờ lạy” là thái độ thần phục của thụ tạo đối với Tạo Hóa, còn “tôn kính” là thái độ khắc ghi niềm yêu kính tận đáy lòng đối với những người trên trước.
Cử chỉ sụp lạy diễn tả một sự tôn kính với cả tâm hồn, nó gợi nhớ đến lệnh truyền: yêu mến Chúa “hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực” (Mc 12,30), và có thể phần nào diễn tả thái độ “thờ lạy” nói trên. Trong thực tế, việc sụp lạy này chỉ được thể hiện trong giờ nguyện ngắm riêng, còn trong việc cầu nguyện chung thì không dùng đến. Dù vậy người Kitô hữu chúng ta muốn dành riêng cử chỉ này cho Thiên Chúa Tạo Hóa và khoác cho nó ý nghĩa một sự phó thác tất cả và thuận phục hoàn toàn. Theo hướng ấy, trong nghi lễ gia tiên cũng như trước quan tài hay di ảnh người quá cố, các Kitô hữu thường chỉ vái kính chứ không sụp lạy.
Về số lần, người Công Giáo có thể vái bốn vái theo tập tục dân gian, mà cũng có thể vái ba vái trong tâm tình hướng lên Thiên Chúa Ba Ngôi để cảm tạ hoặc cầu nguyện cho người đã khuất.
Đ. NGƯỜI KITÔ HỮU PHÂN BIỆT “THỜ” VÀ “KÍNH”
Trong các ngôn ngữ phương Tây, thần học Kitô giáo dùng một động từ diễn tả thái độ thần phục tuyệt đối trước Thiên Chúa Tối Cao, đem chuyển sang tiếng Việt có thể dịch là “thờ lạy”. Động từ “thờ” (λατρία, latria, worship, adorer) được dành riêng cho Thiên Chúa Ba Ngôi, còn “kính” (δόλια,, dulia, venerate, vénérer) được dành cho các thánh; tuy nhiên, “biệt kính” (ηυπερδύλια, hyperdulia, specially venerate, vénérer spécialement) được dành cho Mẹ Maria.
Trong tiếng Việt, chữ “thờ” vừa dùng để diễn tả thái độ đối với thần linh, vừa dùng để diễn tả tâm tình kính trọng chân thành và bền bỉ đối với người trên mà mình tôn quý: thờ vua, thờ chồng, thờ cha kính mẹ. Từ điển Đại Nam quốc âm tự vị định nghĩa “thờ là kính trọng, tôn trọng, hết lòng cung kính hoặc lập bàn riêng mà tôn kính”. Như thế, tự nó, chữ “thờ” trong tiếng Việt không tương đương với “(λατρία, latria” trong tiếng Hy Lạp, “adorare” trong tiếng Latin, “adorer” trong tiếng Pháp hoặc “worship” trong tiếng Anh. Thế nhưng vì chữ “thờ” lột tả được sự tôn kính “hết lòng” dành cho một vị mà mình coi là không thể thay thế được, ngay từ rất sớm, người Kitô hữu Việt Nam đã dành riêng chữ “thờ” (và những từ kép của nó: thờ phượng, thờ lạy, kính thờ, tôn thờ) để diễn tả sự thần phục tuyệt đối dành cho Thiên Chúa, còn đối với mọi thụ tạo khác thì các Kitô hữu dùng từ “tôn kính” hoặc “tôn sùng”. Nói cách khác, đang khi người ngoài vẫn dùng chữ “thờ” theo ý nghĩa cũ, các Kitô hữu mặc cho chữ ấy một ý nghĩa mới, dành riêng để diễn tả tâm tình hiếu thảo ta phải có đối với Thiên Chúa. Trong quyển này, chữ “thờ” và chữ “kính” được dùng với ý nghĩa phân biệt như thế.
E. NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH KHÁC
Lịch sử mỗi dân tộc, mỗi gia tộc, mỗi gia đình và mỗi người đều diễn tiến trong tình thương quan phòng của Thiên Chúa, từ Thiên Chúa mà đến rồi lại về với Thiên Chúa. Khi chưa nhận biết Thiên Chúa, người ta không biết cuối cùng mọi sự đi về đâu, cho nên hễ có việc thì lo nhờ người tìm giờ tốt, tránh giờ xấu, tính đến tương quan gắn kết thì sợ không hợp tuổi... Người Kitô hữu không chút bận tâm tới những chuyện ấy vì vững tin rằng Thiên Chúa là Cha yêu thương, mọi sự đều là quà tặng được Cha ban để giúp ta đạt tới hạnh phúc đời đời. Khi tổ chức công việc gia đình, ta không coi ngày giờ, chỉ liệu sao thuận tiện cho những người trong cuộc là được. Các nghi thức cầu nguyện trước hết nhằm tạ ơn Thiên Chúa, bày tỏ niềm tín thác và xin Ngài ban phúc.
Tránh những chi tiết trái đức tin và tránh tốn kém không hợp tình hợp lý.
F. Ý NGHĨA THẦN HỌC CỦA TÔN KÍNH ÔNG BÀ TỔ TIÊN
Một vài ý nghĩa thần học để giúp ta hiểu lý do ta tôn kính Ông Bà Tổ Tiên:
1. Tôn kính Ông Bà Tổ Tiên chính là thực thi giới răn thứ tư: Thảo kính cha mẹ khi còn sống cũng như khi đã qua đời.
2. Tôn kính Ông Bà Tổ Tiên cũng chính là biểu lộ niềm tin “các thánh thông công”, tức là sự hiệp thông giữa các tín hữu còn sống và các tín hữu đã qua đời.
3. Chính Chúa Giêsu đã nêu gương cho mọi người trong bổn phận làm con với lòng hiếu thảo và vâng phục với cha mẹ trần gian - Đức Maria và Thánh Giuse, cha nuôi (Lc 2,51) – và với Chúa Cha (Ga 4,34; 5,30; Mt 26,39; Pl 2,8; Hr 5,8).
4. Qua việc Tôn kính Ông Bà Tổ Tiên, người tín hữu thực thi chức tư tế cộng đồng của mình (khác với chức tư tế thừa tác của các chức sắc trong Giáo hội). Gia trưởng, con cả, người mẹ hay bất cứ ai trong gia đình đều có thể thắp nhang sớm hôm tưởng nhớ và cầu nguyện cho tiền nhân. Đó chính là thực thi chức tư tế cộng đồng của mình.
5. Người Công Giáo vẫn luôn tôn kính Ông Bà Tổ Tiên nhưng đã gián đoạn truyền thống văn hóa dân tộc trong việc tôn kính này suốt hơn hai thế kỷ, khiến nhiều người tưởng rằng theo Đạo là bỏ Ông bỏ Bà. Nay, việc đón nhận lại các truyền thống đã giải tỏa sự hiểu lầm ấy, người Công Giáo cần thực hiện cách nghiêm túc và đúng với đức tin để giúp bà con ngoài Công Giáo nhận biết tình Cha của Thiên Chúa Tạo Hóa và sống hiếu thảo với Ngài.
22. VỮNG TIN VÀO TÌNH THƯƠNG CHÚA VÀ LOẠI TRỪ MÊ TÍN
Trong các hoạt động cá nhân, gia đình và gia tộc, người tín hữu cần sáng suốt để tránh xa những mê tín tệ hại. Cứ sống đúng theo lương tâm và lý trí, mọi sự sẽ diễn tiến tốt đẹp trong tình thương của Thiên Chúa. Luôn bình tĩnh cân nhắc để biết chọn lựa hợp tình, hợp lý, không nghe theo sự bày vẽ của thầy bùa, thầy cúng.
Hồi thập niên 1930, cuộc vận động cải cách văn hóa xã hội của các nhà văn nhà báo, đã gần như thanh toán được phần lớn nạn mê tín. Tiếc thay, hoàn cảnh chiến tranh nhiều năm rồi não trạng chạy theo vật chất lợi nhuận đã khiến tâm thức nhiều người quay lại với đủ thứ mê tín đáng thương.
Nguồn gốc của mê tín là do thiếu hiểu biết và do cầu lợi, sợ bị thua thiệt. Người Kitô hữu biết mình tin vào ai (x. 2Tm 1,12) và biết lời Chúa dạy: “Không ai có thể làm tôi hai chủ... Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6,24). Cần xác tín điều ấy, mới có thể diệt sạch mọi mê tín khỏi lòng mình cũng như khỏi cuộc sống gia đình và xã hội.
Cần tập cho các cháu nhỏ biết tự mình cân nhắc nhận định, biết phân biệt điều chính với điều phụ, việc trước với việc sau để làm mọi việc đúng lúc, đúng thời, hợp tình, hợp cảnh. Nên tính ngày giỗ theo dương lịch để các cháu nhỏ dễ nhớ. Đó cũng là những cách giúp các cháu thoát khỏi chuyện coi phương hướng ngày giờ nhảm nhí.
23-25. LỄ GIA TIÊN
Lễ gia tiên thường do vị trưởng tộc hoặc người cha trong gia đình chủ lễ. Nếu vị này vắng mặt thì vợ hoặc con trai hoặc con dâu trưởng chủ lễ.
Việc trưng bày hoa quả quà bánh lên bàn thờ để tưởng nhớ người đã khuất là điều nên làm, còn việc bày biện các thức ăn khác thì nên tránh để khỏi gây hiểu lầm đáng tiếc. Cần nhắc cho các cháu nhỏ nhớ: Đức tin Công Giáo dạy rằng người quá cố không cần đến thức ăn vật chất, các lễ vật chỉ nhằm bày tỏ lòng biết ơn kính nhớ mà thôi.
14. SEN GIỮA LẦY: CON ĐƯỜNG TIN, CẬY, MẾN
Những chỉ dẫn trên đây nhắc nhở chúng ta cần tỉnh táo sáng suốt, tránh những thực hành mang ý nghĩa ngược với giáo lý Đạo Chúa. Thủ thuật của quỷ dữ là vận dụng điều tốt giả để phá hỏng điều tốt thật. Muốn thoát khỏi cám dỗ chạy theo những điều tốt giả, ta cần dứt khoát từ nơi những điều rất nhỏ. Trước mọi cám dỗ, ta cần tha thiết xin Chúa ban ơn để quyết hướng theo chiều ngược lại. Ta cần quyết tâm bước đi trong sự thật: nghĩ thật, nói thật và hành động chân thật; dù có vì thế mà bị thua thiệt mọi bề vẫn không nao núng.
Nhìn cơn lũ ập xuống khắp hành tinh, cuốn trôi mọi thứ, ta tự hỏi mấy ai sẽ đứng vững với chọn lựa ban đầu? Ta nhớ lại tiếng thở dài Chúa đã thốt ra sau khi kể câu chuyện bà góa nghèo bị áp bức bất công nhiều năm đằng đẵng:
“1Đức Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. 2Người nói: “Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì. 3Trong thành đó, cũng có một bà goá. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: 'Đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét cho.' 4Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: 'Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì, 5nhưng mụ goá này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc.'”
6Rồi Chúa nói: “Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó! 7Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi? 8Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18,1-8).
Bà góa ấy đã kiên trì và cuối cùng đã được hưởng công lý và bình an thế nào thì giờ đây cũng thế, “kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” (Mt 10,22). Hội thánh và mỗi linh hồn tín hữu cũng được mời gọi phải bền chí như bà. Liệu chừng mỗi chúng ta có thể bền chí như thế hay chăng? Thưa có, hãy bám lấy Chúa thì Ngài sẽ làm cho chúng ta có thể (x. Mc 10,17-27)
Chúa cảnh báo chúng ta bằng tiếng thở dài trên kia vì Ngài muốn làm cho ta có thể. Thiên Chúa là Cha để cho mỗi chúng ta và cả nhân loại lâm vào tình huống gay go cực độ hiện nay nhằm đãi cát tìm vàng. Ngài cho các mãnh lực trần gian được quyền thao túng là để sàng lọc ra những anh hùng của Tin mừng, những người dù luôn đối diện với những sức hút hết sức mãnh liệt của vật chất vẫn luôn vững vàng không lay chuyển. Chính Chúa Kitô dẫn đầu chúng ta đi qua cuộc thanh tẩy luyện lọc kinh hoàng ấy để thánh hóa những kẻ Ngài tuyển chọn và tự sắm lấy cho Ngài “một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tì ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5,26-27).
Theo hướng ấy, tin vào tình thương và quyền năng của Thiên Chúa, ta hãy nhìn thẳng vào cuộc chiến đấu đang mở ra trước mắt, không âu lo nhưng thanh thản như một bông sen bập bềnh:
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Thật tình cờ, ca dao Việt Nam đặt nổi lên trước mắt ta ba màu của cánh sen, minh họa sít sao cho cả ba nhân đức căn bản (khiêm nhường, thanh thoát, yêu thương), ba lời khuyên Tin mừng (vâng phục, nghèo khó và khiết tịnh) rồi ba nhân đức hướng thần (tin, cậy, mến). Thân phận người tín hữu ngày nay không chỉ như chiên giữa sói (x. Mt 10,16) mà còn như sen giữa lầy. Chúng ta được mời gọi hướng mắt lên các bộ ba nhân đức ấy để vượt thắng cái hôi tanh của tam độc: tham, sân, si.
Trên các trang tin gần đây, chúng ta đọc thấy những người giàu bậc nhất trên thế giới đang có cảm hứng dành hầu hết cơ nghiệp cho những công cuộc từ thiện. Ngay trên địa bàn giáo phận và giáo xứ quanh ta, nhiều khi ta chợt khám phá ra có những người hảo tâm vừa đóng góp rất nhiều vừa âm thầm phục vụ trong những việc bé nhỏ. Con đường nên thánh thời văn minh tiêu thụ là con đường của cánh sen giữa lầy. Nơi Nho giáo, đó là con đường của các vị “trung ẩn tại thị” (tiểu ẩn tại lâm, trung ẩn tại thị, đại ẩn tại triều trung: người ẩn sĩ cỡ nhỏ ẩn mình nơi rừng sâu, người ẩn sĩ bậc trung ẩn mình giữa chợ đời, người ẩn sĩ siêu đẳng ẩn mình ngay giữa chốn quyền cao chức trọng), nơi Phật giáo, đó là con đường của các cư sĩ. Còn nơi cộng đồng Công Giáo ngày nay, ta gặp thấy nhan nhản những hình thức tận hiến giữa đời muôn màu muôn vẻ, những người đang dấn thân đảm nhận các giá trị trần thế để hướng hết về Thiên Chúa, và nhắc cho nhân thế nhớ rằng mọi sự trên cõi đời này đều là phương tiện giúp con người đạt tới mục đích cuối cùng và duy nhất của muôn loài muôn vật là chính Thiên Chúa chí thánh và hằng sống. Lời nhắc nhở ấy sẽ giúp ta trong mỗi tình huống phải bỏ điều gì và chọn điều gì. Đây là con đường sống thanh thoát như Chúa dạy: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23; x. Mt 7,13-14). Vác thập giá hằng ngày là vui nhận những hy sinh cần thiết, biết tiết độ, làm chủ chính mình trong mọi sự để được tự do thuộc về Thiên Chúa.
LỜI KẾT: TỪ BỎ TÀ THẦN VÀ TIN KÍNH THIÊN CHÚA
Trong nghi thức gia nhập Kitô giáo có một đoạn đối thoại hết sức quyết liệt: từ bỏ tà thần và tuyên xưng đức tin.
Chủ sự: Anh chị em thân mến, cùng với người dự tòng chúng ta tuyên xưng đức tin của bí tích Thánh tẩy mà tất cả chúng ta đã lãnh nhận.
Chủ sự: Để sống trong tự do của con cái Thiên Chúa, anh chị em có từ bỏ tội lỗi không?
Mọi người: Thưa từ bỏ
Chủ sự: Để khỏi làm nô lệ tội lỗi, anh chị em có từ bỏ những quyến rũ bất chính không?
Mọi người: Thưa từ bỏ.
Chủ sự: Để khỏi làm nô lệ tội lỗi, anh chị em có từ bỏ những quyến rũ bất chính không?
Mọi người: Thưa từ bỏ.
Chủ sự: Anh chị em có từ bỏ ma quỷ là kẻ gây ra và cầm đầu tội lỗi không?
Mọi người: Thưa từ bỏ.
Chủ sự: Anh chị em có tin kính Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất không?
Mọi người: Thưa tin.
Chủ sự: Anh chị em có tin kính Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, Chúa chúng ta, sinh bởi Đức Trinh nữ Maria, đã chịu khổ hình và mai táng, đã sống lại từ cõi chết và đang ngự bên hữu Chúa Cha không?
Mọi người: Thưa tin.
Chủ sự: Anh chị em có tin kính Đức Chúa Thánh Thần, tin Hội Thánh Công Giáo, tin các thánh thông công, tin phép tha tội, tin xác sống lại và sự sống vĩnh cửu không?
Mọi người: Thưa tin.
Chỉ sau khi các tín hữu mới đã long trọng tuyên bố từ bỏ tà thần và tuyên xưng đức tin như thế, chủ sự đổ nước cho họ. Đáng tiếc là nhiều khi người ta đã làm quá máy móc. Tôi hy vọng sau khi đọc bài viết này, cả những người đã lãnh bí tích Thánh tẩy từ tấm bé và những người mới lãnh nhận khi đã trưởng thành, chúng ta đều dành mươi phút nghiền ngẫm những câu đối thoại ấy và tự lặp lại lời tuyên xưng của bản thân mình trước nhan Chúa cách thật ý thức.
Vâng, chỉ tin suông thôi không đủ, cần phải tin vào Thiên Chúa như Ngài muốn ta tin:
“6Con phải kính trọng cha; tôi tớ kính trọng chủ. Vậy nếu Ta là cha, thì đâu là lòng kính trọng Ta? Và nếu Ta là chủ, thì đâu là niềm kính sợ Ta?” (Ml 1,6).
PHỤ LỤC:
ĐỂ NGÀY LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO TRỞ THÀNH LỄ HỘI CỦA MỌI NGƯỜI
Dịp Tết vừa qua, có một gia tộc quyết định hằng năm sẽ tu tảo phần mộ vào ngày 23 tháng Chạp. Cuối năm nay họ mới cử hành lần đầu nhưng mọi người trong gia tộc đều hiểu rằng hằng năm ngày hôm ấy sẽ là ngày hẹn chung của dòng họ. Dù chưa cử hành nhưng ngày 23 đã trở thành ngày hội của gia tộc.
Đã 30 năm rồi, tại sao lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam vẫn chưa là một lễ hội của mọi người? Lý do thật dễ hiểu: Chẳng ai biết lễ Các Thánh Tử Đạo năm nay sẽ nhằm ngày nào! Đã 30 năm rồi, chưa năm nào lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam được mừng trọng thể đúng vào chính ngày lễ của các ngài, 24-11, kể cả khi ngày ấy trùng vào Chúa Nhật. Chúa Nhật cuối năm phụng vụ là để mừng lễ Chúa Kitô Vua, cho nên Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam buộc lòng phải cử hành sớm đi một tuần, vào Chúa Nhật 33 Quanh Năm.
Đang khi đó, thông điệp của phụng vụ Lời Chúa ngày Chúa Nhật 33 Quanh Năm đặc biệt quan trọng. Mỗi năm 365 ngày có riêng một ngày để nói về sự cùng tận của lịch sử nhân loại. Cả ba năm A, B và C Lời Chúa của ngày này luôn tập trung vào chủ đề ngày cánh chung.
Từ 30 năm qua người Công Giáo Việt Nam không còn được nghe và suy ngẫm về điều ấy, đang khi văn minh vật chất ra rả 24/24 giờ dạy họ bám lấy hạnh phúc đời này như sẽ chẳng bao giờ phải chết. Cần nhớ rằng những lý do đưa đến việc ban hành huấn thị Ex quo singulari năm 1742 rất nghiêm túc, không dừng lại nơi chuyện thắp nhang hay không thắp nhang nhưng chạm đến những sự thật về cánh chung học và cứu chuộc học.
Đã 30 năm qua, giáo dân Việt Nam không còn được nghe giảng về cánh chung. Nếu chúng ta cứ tiếp tục đánh mất cơ hội nói về cánh chung, sự mất mát trong đời sống tâm hồn của tín hữu thật khó lường được!
Oái oăm làm sao, chính việc cử hành đức tin của tiền nhân lại khiến đức tin của con cháu bị bốc hơi!
Tại sao cứ phải mừng vào Chúa Nhật? Tại sao không cương quyết mừng trọng thể vào 24-11 hằng năm ?
Thật ra, chính vì được chuyển sang Chúa Nhật, ngày trọng thể mừng các Thánh Tử vì đạo không thể nào rơi vào một ngày nhất định để mà nhớ, do đó sẽ không bao giờ trở thành một lễ trọng mang tính quần chúng được.
Cần lưu ý, người Việt không bao giờ thay đổi ngày giỗ. Ai gặp trở ngại thì khỏi phải về dự, việc cử hành sẽ không vì bất cứ lý do gì mà xê dịch, dù chỉ một nhúm người bằng nắm tay vẫn nhất định cử hành đúng ngày. Tại các tỉnh miền Trung, bất cứ chùa Bà, chùa Ông hay chùa Hang nào, bất cứ lăng Cô, miếu Cậu nào cũng đều có ngày lễ truyền thống tự phát rất rình rang, nhờ một điều là họ cử hành vào một ngày cố định, không bao giờ thay đổi. Người ta không đợi nghỉ lễ Chúa Nhật mới cử hành. Đã là một lễ truyền thống thì bất cứ nhằm ngày nào trong tuần nó vẫn giữ tầm quan trọng không điều gì giành lấn được, dù có ai đến dự hay không, nó vẫn cứ tiến hành, ai có lòng quan tâm đến thì phải nhớ lấy ngày ấy mà trẩy hội. Thiết tưởng chúng ta cũng thế, sự kiện chuyển sang Chúa Nhật tự nó không phải là một tôn vinh nhưng là một sự hạ giá các Thánh Tử vì đạo. Nó cho thấy ngày lễ của các ngài không bằng một lễ cưới, không đủ sức để khiến người dân nghỉ việc mà trẩy hội. Nếu muốn bà con người lương cũng biết đến lễ hội các Thánh Tử vì đạo, ta cần cử hành cố định vào 24-11. Nếu 24-11 nhằm Chúa Nhật, ta sẽ cử hành vào ngày Thứ Bảy, 23-11 (Trích lại từ quyển “50 năm thờ cúng Tổ tiên”).
Lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin cầu cho ngày lễ của các Đấng sớm thành một ngày hội của toàn dân.
Lm. Gioan Phêrô Võ Tá Khánh
Văn Hóa
Hòa Lan – Tản Mạn Mùa Chay 2018
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
11:03 07/03/2018
Chúng tôi còn nhớ những ngày trước khi chia tay, nhiều cộng đoàn, nhiều giáo dân mà chúng tôi từng phục vụ đã khóc, đã níu kéo, đã quyến luyến khiến chúng tôi rất xúc động và không muốn rời xa họ chút nào nhưng vì nhiệm vụ, vì đức vâng lời nên phải nói lời từ biệt và để lại bao tiếc thương, bao nỗi nhớ cũng như tạm gác lại những dự định chưa hoàn thành được.
Đến xứ sở mới này, dù đã rất cố gắng hội nhập và hàng ngày lao vào việc học ngôn ngữ cũng như những ngày cuối tuần ngược xuôi các vùng Bắc-Trung-Nam của đất nước để làm quen với nhiều sắc dân, trong đó có người đồng hương Việt Nam qua những buổi cầu nguyện, những thánh lễ tại giáo xứ hay tại tư gia nhưng mình vẫn cảm thấy cô đơn, lạc lõng như đang lạc vào giữa khu rừng vắng.
Mùa Chay đầu tiên tại vùng đất mới với tiết trời lạnh lẽo và lòng người cũng lạnh khiến tâm hồn mình cũng se lạnh! Hình như khi con người đã đầy đủ điều kiện vật chất thì đối với họ Thiên Chúa chẳng là gì cả. Trong một lần nói chuyện với một anh em linh mục người Indonesia cùng Dòng đã đến Hòa Lan cách đây 25 năm, ngài tâm sự rằng khi ngài đến đây được vài năm và bắt đầu nói được tiếng Hòa Lan thì những giáo dân Hòa Lan đã hỏi ngài là tại sao phải đến Hòa Lan làm việc. Người anh em này trả lời hài hước nhưng rất thâm thúy rằng ngài đến Hòa Lan để trả lại Thiên Chúa cho người bản xứ vì trước đây chính những người Hòa Lan đã đem Tin Mừng đến cho người dân Indonesia đa số là Hồi giáo, trong khi hiện giờ chính người Hòa Lan lại quên mất Chúa và những nhà thờ cổ kính đẹp đẽ nay đã trờ thành những bảo tàng viện, những trung tâm văn hóa hay những tụ điểm ca nhạc, nên những người mà trước đây từng ở các xứ truyền giáo, từng được đón nhận Lời Chúa muốn đem Tin Mừng của Chúa cho thế hệ con cháu của những nhà truyền giáo trước đây như là một lời nhắc nhở về cội nguồn của mình.
Mùa Chay ở Việt Nam hay ở Nam Mỹ nơi chúng tôi từng làm việc thì các linh mục khá bận rộn với những cuộc tĩnh tâm cho các đoàn thể, giải tội và thăm viếng mục vụ… và giáo dân thì có những nghi thức phụng vụ cổ kính là ngắm đàng thánh giá, sốt sắng xưng tội và làm các việc lành phúc đức, chuẩn bị chương trình cho Tuần Thánh và Lễ Phục sinh. Nhưng mùa Chay ở đây cũng như bao ngày khác vì hình như người ta không cần Chúa nữa. Chỉ có vài người lớn tuổi thi thoảng đến nhà thờ và các giáo xứ Hòa Lan ở đây cũng do những giáo dân điều hành dù có linh mục quản xứ, nhưng các ngài chỉ làm việc theo sự phân công của Hội Đồng Giáo Xứ mà thôi.
Chúng tôi có dịp tiếp xúc với nhiều bạn trẻ Việt Nam được sinh ra và lớn lên ở đây. Các em rất thông minh và thành công trong cuộc sống. Nhiều em đã có bằng cấp bác sĩ, kỹ sư, luật sư, thậm chí có em đã có học vị thạc sĩ, tiến sĩ. Có nhiều em từng theo cha mẹ tham gia với cộng đồng người Việt nhưng cũng có nhiều em không thích lắm vì các em cho rằng đó không phải là thế giới của chúng. Đa phần các em nói tiếng Việt bập bẹ nhưng khi nói tiếng Hòa Lan, tiếng Anh hay tiếng Tây Ban Nha thì rất lưu loát vì các em được học trong trường.
Tiếp cận và nói chuyện với các em để hiểu thêm đời sống tâm linh của giới trẻ, chúng tôi nhận thấy các em có lý của chúng khi nói rằng nhiều người Công Giáo giữ đạo nhưng không sống đạo. Đừng nghĩ giới trẻ thờ ơ, lãnh đạm với tôn giáo mà tội nghiệp cho chúng. Một cô gái trẻ hành nghề luật sư ở đây và em cũng đã từng có duyên làm việc trong đại sứ quán Hòa Lan tại Hà Nội cách đây vài năm tâm sự rằng khi em về Việt Nam với bè bạn cùng trang lứa với mình, em có tham dự thánh lễ Việt ở một vài giáo xứ và quan sát các linh mục và nói rằng sao mấy cha ở Việt Nam lạ quá, cứ nghĩ mình là vua, là chúa mà coi ai chẳng ra gì! Họ chỉ là linh mục thôi mà. Nghe đến đó mình cũng cụt hứng vì mình cũng là linh mục Việt Nam. Cô gái trẻ ấy còn nói cô quan sát những người Công Giáo thường đi lễ nhưng cứ cãi nhau và nói những lời lẽ tục tĩu khó nghe. Vậy thì làm sao mà chúng ta có thể làm chứng cho giới trẻ được.
Chiều hôm qua chúng tôi có tham dự một buổi cầu nguyện đại kết với thành phần tham dự gồm những người Tin Lành, Hồi giáo và Công Giáo tại một nhà thờ Tin Lành được trang trí một bầu khí rất đại kết. Những người tham dự là những người có âm hồn nhiệt huyết, muốn xây dựng một thế giới hòa bình và mong muốn hợp tác với nhau trong nhiều lĩnh vực hơn là so sánh, ganh đua nhau xem tôn giáo nào trỗi vượt hơn. Chúng tôi thì thầm cùng Thiên Chúa cho mọi người trên thế giới này biết yêu thương nhau và nhìn nhận Thiên Chúa là tình yêu.
Sáng nay cũng nhận được tin không vui về sự ra đi đột ngột của Đức Tổng Giám Mục Sài Gòn Phaolo Bùi Văn Đọc khi ngài đang tham dự chuyến Ad Limina với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam diễn ra từ những ngày đầu của tháng 3 này. Vẫn biết con người ai rồi cũng sẽ phải ra đi, nhưng khi hay tin những chuyến đi không được báo trước mình khiến mình cảm thấy sao đời sống con người mong manh quá. Xin đốt lên một nén hương lòng với những lời cầu nguyện chân thành cho Đức Cha tài hoa Phaolo Đọc, và xin Thiên Chúa đón nhận Đức Cha Phaolo vào Vương quốc vĩnh cửu của Người. Xin Người tiếp tục gởi đến cho Giáo Hội Việt Nam nói chung và Tổng Giáo Phận Sài Gòn nói riêng vị chủ chăn mới tài đức để hướng dẫn đàn chiên của Người.
Chúng ta đã đi 1/3 đoạn đường mùa Chay. Chúa muốn dùng Mùa Chay để thanh luyện chúng ta và nuôi dưỡng chúng ta bằng lời hằng sống của Người. Chúng ta cầu xin Chúa cho mỗi người biết ăn năn, sám hối, ăn ở tiết độ hầu được thanh thoát mà phụng sự Người hết lòng.
Hôm nay là ngày đúng một năm mình rời xa Paraguay- Nam Mỹ, nơi mà mình đã gắn bó nhiều năm và xem như là mối tình đầu trong đời sống mục vụ truyền giáo. Những kỷ niệm vui buồn tự nhiên tràn về khi chúng tôi hồi tưởng lại những ngày tháng đáng nhớ ấy. Mình đi tu thì chỉ chọn Chúa chứ không phải chọn việc của Chúa nên lúc nào cũng phải sẵn sàng, phó thác dù đôi lúc mình không muốn. Xin Chúa giúp con luôn biết đón nhận tất cả những buồn vui, ngay cả những lời chỉ trích, lên án nếu có của những người con đang phục vụ và cho con biết hội nhập vào cuộc sống mới hiện đại nơi đây để con sống vui và làm chứng cho Ngài.
Hòa Lan, 07 tháng 03 năm 2018 – Kỷ niệm 1 năm ngày rời xa Paraguay,
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Một Chút
Nguyễn Kim Ngân
17:25 07/03/2018
Một Chút
Tháng Ba này là giỗ đầu của Đức Cố Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống. Đầu tháng Ba năm ngoái, tình cờ có dịp theo dõi đám tang trọng thể của Ngài tại Phan Thiết, Giáo Phận mà ngài đương nhiệm, tôi mới biết Ngài chính là Thông Vi Vu, tác giả của một số những bản nhạc gửi ra những mảnh thông điệp đơn sơ và dễ thương. Tôi đặc biệt chú ý đến hai nhạc phẩm “Đôi Dép” và “Một Chút.” Tôi muốn dừng lại ở bài “Một Chút” trong dịp này, khi nghĩ về những đóng góp của giáo dân vùng Thung Lũng Hoa Vàng San Jose cho công cuộc xây dựng ngôi thánh đường dâng kính Đức Mẹ La Vang thay cho ngôi thánh đường cũ mang tên Saint Patrick vừa được hạ xuống đầu tháng Năm năm ngoái, và để dành một dịp khác cho “Đôi Dép.”
“MỘT CHÚT NHỮNG VIÊN ĐÁ NHỎ HỢP THÀNH NGỌN NÚI LỚN”…
“Một chút” thật ra chỉ là một khai triển khác, một ấn bản mới của tư tưởng “một cây làm chẳng nên non” hay “góp gió thành bão.” Nghĩa là rất phổ thông. Tuy nhiên cái hấp dẫn và mới mẻ của nó là cái vỏ bọc bình dân, đơn giản và rất đời thường, được chau chuốt lại với vần điệu, và nhất là được dệt trên một nền nhạc dễ nghe, dễ hát và dễ thuộc, khiến nó có sức lôi cuốn ngay từ lúc đầu.
Thật khó mà lường được kết quả tích lũy từ những chắt chiu và gom góp bé nhỏ--thật đúng là “tích tiểu thành đại.” Tôi cứ nhớ mãi vụ ăn cắp bút máy thời tôi còn học nội trú ở Thủ Đức. Số là có quá nhiều người đến than phiền với Cha Hiệu Trưởng—hồi đó là Cha Lê Hướng, vừa mới qua đời vào tháng Tư 2017—rằng mình bị mất bút máy. Một cuộc tổng kiểm tra được nhanh chóng thực hiện sau khi đã tìm thấy một vài tín hiệu nghi ngờ. Quả thế, khi lục tủ đồ của tên Hoàng “thủm” thì cả một kho bút máy được khám phá, tổng cộng lên đến hơn 100 chiếc, đủ loại, đủ kiểu. Lẫn trong cái rừng bút máy ấy có cả một vài chiếc kính cận, trong đó có cái mắt kiếng của tôi, vừa mới sắm về chiều hôm trước, mà ngày hôm sau, khi đi tắm giặt về, không còn thấy trên tủ quần áo của tôi nữa. Thì ra thủ phạm Hoàng “thủm” mắc một chứng bệnh “thu gom” kinh niên, nghĩa là chỉ “thích sở hữu,” có được trong tay những thứ mình thích, không cần xài, không cần bán, là cũng đủ mãn nguyện rồi. Trên một trăm chiếc bút thu gom tích lũy được là một con số kỷ lục, đến chóng mặt. Thật là kỳ diệu y như kiểu “kiến tha lâu cũng đầy tổ,” cứ gom từ từ, mỗi ngày một cái hay vài ba cái, kết quả sẽ lên đến hàng trăm.
Vâng, chỉ cần mỗi người một chút, chút xíu thôi, thì sẽ thành nhiều. Non kia sẽ hình thành từ những viên đá nhỏ góp lại từ muôn vàn cánh tay. Hãy nghĩ tới Vạn Lý Trường Thành, những Kim Tự Tháp Ai Cập, cả hai đều được xây dựng bằng sức người, trong một thời đại chưa hề có những kỹ thuật chuyên chở, trục kéo nhanh chóng và tiện lợi như hiện nay. Thế mà cả hai đã trở thành kỳ quan thế giới. Phải, góp sức người thì sẽ khai mở những kỳ công. Vâng, tất cả sẽ thành tựu từ những chút xíu kia. Hình như cái bí quyết làm giầu được xây dựng trên cái lý thuyết để dành, từng chút từng chút này. Chẳng thế mà ngày nào cũng nghe trên đài là: để dành nhiều thì sẽ giầu nhiều, để dành ít thì sẽ giầu ít, không để dành thì hết đường nhúc nhích… Tích lũy quả có sức nặng khôn lường.
Thật ra, triết lý về “một chút, một chút xíu” phản ảnh cái triết lý về sự hữu hạn của con người. Mỗi người, kể cả các bậc vĩ nhân, cũng chỉ là những cá nhân nhỏ bé. Dù sự đóng góp của từng cá nhân ấy, kẻ trước, người sau, kẻ nhiều, người ít, tất cả đều là nhỏ bé so với những nhu cầu bao la bất tận của toàn thể nhân loại, mà nỗi cùng cực và khổ đau cứ dềnh lên không ngừng, không ngơi, thiên thu bất tận, so với hạnh phúc bên ngoài của một thiểu số may mắn. Cái triết lý này có thể gọi là bản chất của kiếp người: con người sinh ra là để sống cùng với người khác, và đời sống mỗi người chỉ có ý nghĩa trong tương quan với người khác. Tôi chỉ là tôi khi có anh/chị bên cạnh. Trong ý nghĩa này, cô đơn, cô độc mới đích thị là lời nguyền rủa tột cùng của kiếp nhân sinh. Bản chất con người là sống-với-người-khác, chứ không phải sống một mình. Thật tuyệt vời cái ý nghĩa và tầm mức “cộng đoàn” trong hết mọi sinh hoạt của từng con dân của Chúa, và cũng thế, của từng phần tử trong xã hội con người. Xét từng người thì chỉ một chút xíu, một cá nhân đơn lẻ, hữu hạn, nhiều thiếu sót, nhất thiết phải cần đến sự bổ khuyết từ người khác. Trợ giúp, chung tay, góp sức, hợp lực, liên đới là những hạn từ tuy có vẻ hoa mỹ, nhưng thực ra có ý nghĩa rất sâu xa và cần phải trở thành hiện thực trong đời sống con người trên cõi dương gian này.
Người Mỹ hay nói: “không đóng góp nào là nhỏ bé, không trợ giúp nào là không đáng kể.” Riêng Chúa Giêsu thì đặc biệt ưu ái “cái nhỏ” “cái ít” trong cái biện chứng “lớn –nhỏ, ít--nhiều” nơi các bài giảng của Ngài. “Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời” (Mt 18:4; 20:26). “Ai trung tín trong việc rất nhỏ thì sẽ trung tín trong việc lớn” (Lc 16:10). Khi bà góa nghèo bỏ vào thùng tiền dâng cúng chỉ hai đồng tiền kẽm, thì Chúa liền khen bà góa này đã bỏ vào nhiều hơn ai hết (xem Lc 21:3). Hạt cải là hạt nhỏ nhất trên mặt đất, nhưng khi gieo xuống rồi thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ (xem Mc 4:31-32). Cái biện chứng lớn—nhỏ này khiến tôi nhớ đến cái vụ buôn thúng bán mẹt ở trại tỵ nạn. Bà Campuchia gánh một thúng khoai đến bán cho dân tỵ nạn với giá một đồng một củ. Người mua trước sẽ chọn củ lớn (tất nhiên), riết rồi trong sọt chỉ còn lại những củ nhỏ. Có điều lạ là bà ta không chịu hạ giá, cứ vẫn một đồng một củ. Chắc bà ta nghĩ rằng trong sọt bây giờ thì củ khoai nào cũng đều lớn cả, bởi không còn những củ lớn hơn để mà so sánh nữa! Cái vụ bé-lớn này khiến tôi bất chợt tủm tỉm khi nhớ đến câu nói diễu nghe được ngày xưa: “Thà làm bé ông lớn, còn hơn là làm lớn ông bé!”
Một cái “một chút” thì nhỏ bé, chẳng đáng kể, nhưng nhiều cái “một chút” sẽ trở thành dồi dào, phong phú; vô vàn cái “một chút” sẽ là một đóng góp khổng lồ. “Hợp quần gây sức mạnh” mà! Sức mạnh của hợp quần có thể biến thành vô địch, không gì chống cưỡng nổi. Nói như thế để mỗi chúng ta hãy tiếp tục lạc quan cho những đóng góp của mình vào bất kỳ sinh hoạt nào của cộng đồng nhân loại, bắt đầu từ trong mái gia đình, sang đến hàng xóm láng giềng, ra tới khu phố nhỏ, tràn đến cộng đoàn mình sinh hoạt hàng ngày, cửa hàng, công ty, sở làm, tới cả cộng đoàn giáo xứ mà mình tham gia hàng tuần, hàng tháng, lan ra ngoài thành phố, quận hạt. Một chút nước sẽ thấm xuống, chảy ra dòng suối cạn, dần dần tràn vào nhánh sông nhỏ, tới vùng duyên hải, để rồi hòa vào lòng biển mênh mông, sẵn sàng dấy lên những ngọn sóng cả, những cột sóng thần dũng mãnh có sức tàn phá khôn lường…
Bất giác tôi nghĩ tới phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều ngày nào. Chỉ với vỏn vẹn năm chiếc bánh và hai con cá, góp nhặt được từ trong đám đông, có thể của một vài em nhỏ được mẹ gói mang theo ăn vặt, mà cả hơn năm ngàn người được ăn no nê, lại còn dư đến 12 thúng đầy (xem Mt 14:17). Giả như cử tọa hôm ấy có vài em bé Việt Nam ta, đứa thì mang trái cóc, trái ổi, trái cam, trái soài, hay múi mít, sầu riêng, đứa khác thì mang theo cơm trắng (hiệu Cây Dừa) ăn với tôm càng, cá kho tộ, thịt muối sả…thì hôm đó dân chúng sẽ có được một bữa ăn nếu không là thịnh soạn thì ít ra cũng có đủ các món ăn thật lẫn ăn chơi, lại còn được mấy thứ trái cây tráng miệng nữa. Chúa sẽ tiếp tay chắp nối những gì mỗi người chúng ta bỏ ra chút ít, đóng góp, lo cho việc chung, bởi vì Ngài sẽ từ đó nhân lên gấp bội, không chỉ “vừa đủ xài,” mà còn dư giả là đàng khác!
“MỘT CHÚT TRONG ĐỜI TRỞ THÀNH MỘT CHÚT THẬT TUYỆT VỜI
CHẮT CHIU TỪNG CHÚT ẤY CHO ĐỜI NÀY THÊM SÁNG TƯƠI”
Mùa Chay Thánh 2018
Xin riêng tặng quý vị hảo tâm trong công cuộc xây dựng Thánh Đường ĐMLV San Jose
Nguyễn Kim Ngân
Tháng Ba này là giỗ đầu của Đức Cố Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống. Đầu tháng Ba năm ngoái, tình cờ có dịp theo dõi đám tang trọng thể của Ngài tại Phan Thiết, Giáo Phận mà ngài đương nhiệm, tôi mới biết Ngài chính là Thông Vi Vu, tác giả của một số những bản nhạc gửi ra những mảnh thông điệp đơn sơ và dễ thương. Tôi đặc biệt chú ý đến hai nhạc phẩm “Đôi Dép” và “Một Chút.” Tôi muốn dừng lại ở bài “Một Chút” trong dịp này, khi nghĩ về những đóng góp của giáo dân vùng Thung Lũng Hoa Vàng San Jose cho công cuộc xây dựng ngôi thánh đường dâng kính Đức Mẹ La Vang thay cho ngôi thánh đường cũ mang tên Saint Patrick vừa được hạ xuống đầu tháng Năm năm ngoái, và để dành một dịp khác cho “Đôi Dép.”
“MỘT CHÚT NHỮNG VIÊN ĐÁ NHỎ HỢP THÀNH NGỌN NÚI LỚN”…
“Một chút” thật ra chỉ là một khai triển khác, một ấn bản mới của tư tưởng “một cây làm chẳng nên non” hay “góp gió thành bão.” Nghĩa là rất phổ thông. Tuy nhiên cái hấp dẫn và mới mẻ của nó là cái vỏ bọc bình dân, đơn giản và rất đời thường, được chau chuốt lại với vần điệu, và nhất là được dệt trên một nền nhạc dễ nghe, dễ hát và dễ thuộc, khiến nó có sức lôi cuốn ngay từ lúc đầu.
Thật khó mà lường được kết quả tích lũy từ những chắt chiu và gom góp bé nhỏ--thật đúng là “tích tiểu thành đại.” Tôi cứ nhớ mãi vụ ăn cắp bút máy thời tôi còn học nội trú ở Thủ Đức. Số là có quá nhiều người đến than phiền với Cha Hiệu Trưởng—hồi đó là Cha Lê Hướng, vừa mới qua đời vào tháng Tư 2017—rằng mình bị mất bút máy. Một cuộc tổng kiểm tra được nhanh chóng thực hiện sau khi đã tìm thấy một vài tín hiệu nghi ngờ. Quả thế, khi lục tủ đồ của tên Hoàng “thủm” thì cả một kho bút máy được khám phá, tổng cộng lên đến hơn 100 chiếc, đủ loại, đủ kiểu. Lẫn trong cái rừng bút máy ấy có cả một vài chiếc kính cận, trong đó có cái mắt kiếng của tôi, vừa mới sắm về chiều hôm trước, mà ngày hôm sau, khi đi tắm giặt về, không còn thấy trên tủ quần áo của tôi nữa. Thì ra thủ phạm Hoàng “thủm” mắc một chứng bệnh “thu gom” kinh niên, nghĩa là chỉ “thích sở hữu,” có được trong tay những thứ mình thích, không cần xài, không cần bán, là cũng đủ mãn nguyện rồi. Trên một trăm chiếc bút thu gom tích lũy được là một con số kỷ lục, đến chóng mặt. Thật là kỳ diệu y như kiểu “kiến tha lâu cũng đầy tổ,” cứ gom từ từ, mỗi ngày một cái hay vài ba cái, kết quả sẽ lên đến hàng trăm.
Vâng, chỉ cần mỗi người một chút, chút xíu thôi, thì sẽ thành nhiều. Non kia sẽ hình thành từ những viên đá nhỏ góp lại từ muôn vàn cánh tay. Hãy nghĩ tới Vạn Lý Trường Thành, những Kim Tự Tháp Ai Cập, cả hai đều được xây dựng bằng sức người, trong một thời đại chưa hề có những kỹ thuật chuyên chở, trục kéo nhanh chóng và tiện lợi như hiện nay. Thế mà cả hai đã trở thành kỳ quan thế giới. Phải, góp sức người thì sẽ khai mở những kỳ công. Vâng, tất cả sẽ thành tựu từ những chút xíu kia. Hình như cái bí quyết làm giầu được xây dựng trên cái lý thuyết để dành, từng chút từng chút này. Chẳng thế mà ngày nào cũng nghe trên đài là: để dành nhiều thì sẽ giầu nhiều, để dành ít thì sẽ giầu ít, không để dành thì hết đường nhúc nhích… Tích lũy quả có sức nặng khôn lường.
Thật ra, triết lý về “một chút, một chút xíu” phản ảnh cái triết lý về sự hữu hạn của con người. Mỗi người, kể cả các bậc vĩ nhân, cũng chỉ là những cá nhân nhỏ bé. Dù sự đóng góp của từng cá nhân ấy, kẻ trước, người sau, kẻ nhiều, người ít, tất cả đều là nhỏ bé so với những nhu cầu bao la bất tận của toàn thể nhân loại, mà nỗi cùng cực và khổ đau cứ dềnh lên không ngừng, không ngơi, thiên thu bất tận, so với hạnh phúc bên ngoài của một thiểu số may mắn. Cái triết lý này có thể gọi là bản chất của kiếp người: con người sinh ra là để sống cùng với người khác, và đời sống mỗi người chỉ có ý nghĩa trong tương quan với người khác. Tôi chỉ là tôi khi có anh/chị bên cạnh. Trong ý nghĩa này, cô đơn, cô độc mới đích thị là lời nguyền rủa tột cùng của kiếp nhân sinh. Bản chất con người là sống-với-người-khác, chứ không phải sống một mình. Thật tuyệt vời cái ý nghĩa và tầm mức “cộng đoàn” trong hết mọi sinh hoạt của từng con dân của Chúa, và cũng thế, của từng phần tử trong xã hội con người. Xét từng người thì chỉ một chút xíu, một cá nhân đơn lẻ, hữu hạn, nhiều thiếu sót, nhất thiết phải cần đến sự bổ khuyết từ người khác. Trợ giúp, chung tay, góp sức, hợp lực, liên đới là những hạn từ tuy có vẻ hoa mỹ, nhưng thực ra có ý nghĩa rất sâu xa và cần phải trở thành hiện thực trong đời sống con người trên cõi dương gian này.
Người Mỹ hay nói: “không đóng góp nào là nhỏ bé, không trợ giúp nào là không đáng kể.” Riêng Chúa Giêsu thì đặc biệt ưu ái “cái nhỏ” “cái ít” trong cái biện chứng “lớn –nhỏ, ít--nhiều” nơi các bài giảng của Ngài. “Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời” (Mt 18:4; 20:26). “Ai trung tín trong việc rất nhỏ thì sẽ trung tín trong việc lớn” (Lc 16:10). Khi bà góa nghèo bỏ vào thùng tiền dâng cúng chỉ hai đồng tiền kẽm, thì Chúa liền khen bà góa này đã bỏ vào nhiều hơn ai hết (xem Lc 21:3). Hạt cải là hạt nhỏ nhất trên mặt đất, nhưng khi gieo xuống rồi thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ (xem Mc 4:31-32). Cái biện chứng lớn—nhỏ này khiến tôi nhớ đến cái vụ buôn thúng bán mẹt ở trại tỵ nạn. Bà Campuchia gánh một thúng khoai đến bán cho dân tỵ nạn với giá một đồng một củ. Người mua trước sẽ chọn củ lớn (tất nhiên), riết rồi trong sọt chỉ còn lại những củ nhỏ. Có điều lạ là bà ta không chịu hạ giá, cứ vẫn một đồng một củ. Chắc bà ta nghĩ rằng trong sọt bây giờ thì củ khoai nào cũng đều lớn cả, bởi không còn những củ lớn hơn để mà so sánh nữa! Cái vụ bé-lớn này khiến tôi bất chợt tủm tỉm khi nhớ đến câu nói diễu nghe được ngày xưa: “Thà làm bé ông lớn, còn hơn là làm lớn ông bé!”
Một cái “một chút” thì nhỏ bé, chẳng đáng kể, nhưng nhiều cái “một chút” sẽ trở thành dồi dào, phong phú; vô vàn cái “một chút” sẽ là một đóng góp khổng lồ. “Hợp quần gây sức mạnh” mà! Sức mạnh của hợp quần có thể biến thành vô địch, không gì chống cưỡng nổi. Nói như thế để mỗi chúng ta hãy tiếp tục lạc quan cho những đóng góp của mình vào bất kỳ sinh hoạt nào của cộng đồng nhân loại, bắt đầu từ trong mái gia đình, sang đến hàng xóm láng giềng, ra tới khu phố nhỏ, tràn đến cộng đoàn mình sinh hoạt hàng ngày, cửa hàng, công ty, sở làm, tới cả cộng đoàn giáo xứ mà mình tham gia hàng tuần, hàng tháng, lan ra ngoài thành phố, quận hạt. Một chút nước sẽ thấm xuống, chảy ra dòng suối cạn, dần dần tràn vào nhánh sông nhỏ, tới vùng duyên hải, để rồi hòa vào lòng biển mênh mông, sẵn sàng dấy lên những ngọn sóng cả, những cột sóng thần dũng mãnh có sức tàn phá khôn lường…
Bất giác tôi nghĩ tới phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều ngày nào. Chỉ với vỏn vẹn năm chiếc bánh và hai con cá, góp nhặt được từ trong đám đông, có thể của một vài em nhỏ được mẹ gói mang theo ăn vặt, mà cả hơn năm ngàn người được ăn no nê, lại còn dư đến 12 thúng đầy (xem Mt 14:17). Giả như cử tọa hôm ấy có vài em bé Việt Nam ta, đứa thì mang trái cóc, trái ổi, trái cam, trái soài, hay múi mít, sầu riêng, đứa khác thì mang theo cơm trắng (hiệu Cây Dừa) ăn với tôm càng, cá kho tộ, thịt muối sả…thì hôm đó dân chúng sẽ có được một bữa ăn nếu không là thịnh soạn thì ít ra cũng có đủ các món ăn thật lẫn ăn chơi, lại còn được mấy thứ trái cây tráng miệng nữa. Chúa sẽ tiếp tay chắp nối những gì mỗi người chúng ta bỏ ra chút ít, đóng góp, lo cho việc chung, bởi vì Ngài sẽ từ đó nhân lên gấp bội, không chỉ “vừa đủ xài,” mà còn dư giả là đàng khác!
“MỘT CHÚT TRONG ĐỜI TRỞ THÀNH MỘT CHÚT THẬT TUYỆT VỜI
CHẮT CHIU TỪNG CHÚT ẤY CHO ĐỜI NÀY THÊM SÁNG TƯƠI”
Mùa Chay Thánh 2018
Xin riêng tặng quý vị hảo tâm trong công cuộc xây dựng Thánh Đường ĐMLV San Jose
Nguyễn Kim Ngân
Tình Yêu Nhập Thể & Thập Giá
Đinh Văn Tiến Hùng
20:43 07/03/2018
*Suy niệm Mùa Chay : Tuyệt đỉnh Công trình Cứu Chuộc Nhân loại.
“ Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình,
vác Thập giá mình mà theo Ta.” (Mt: 16,24)
“Ngài đã trở nên nghèo để chúng ta được giàu có nhờ cái nghèo
của Ngài” (Xc.2 Cr.8,9 –Trích Sứ Điệp Mùa Chay ĐTC Phanxicô
*Có Tình yêu nào vĩnh cửu theo thời gian ?
Có Tình yêu nào đọng mãi trong không gian ?
Có Tình yêu nào chuyển thành muôn sắc màu rực rỡ ?
Có Tình yêu nào mà muôn lòng ngất ngây bỡ ngỡ ?
* Không có Tình Yêu nào,
Mà nhân loại khát khao,
Bằng Tình Yêu Thiên Chúa,
Chết cho ta vì yêu!
* Đêm đông sương tuyết Be-lem,
Hang đá buốt lạnh nơi chiên bò lừa,
Chúa Trời giáng thế năm xưa,
Suối nguồn Hồng phúc tuôn mưa cứu đời.
Gương ba mươi năm của Người,
Âm thầm nhẫn nhục sống nơi quê nghèo,
Song thân vâng phục mọi điều.
Cảm thương nhân thế trăm chiều oan khiên.
Ba năm ngắn ngủi rao truyền,
Ruổi rong cứu độ khắp miền ngày đêm,
Nhân từ thương xót bày chiên,
Ủi an, thúc giục, nhủ khuyên quay về.
Loài người tội lỗi u mê,
Ham danh mê sắc thoả thuê đêm ngày,
Chiến tranh chém giết phơi bày,
Tranh quyền đoạt vị đắp xây cho mình,
Nhìn người đói khổ làm thinh,
Câm, mù, què, hủi lại khinh chê cười.
Lòng thương xót Chúa khôn nguôi,
Cứu nhân độ thế đem nguồn an vui,
Ba năm giảng dạy cho đời,
Muôn năm lưu lại một trời yêu thương,
Niềm tin xác tín tỏ tường,
Chứng tích Tân Ứớc tấm gương muôn đời.
Phúc cho nhân thế người ơi!
Chính Con Thiên Chúa Làm Người cứu ta!
Nhìn lên đồi Gôn-gô-ta,
Chúa trên Thập Giá giao hoà trần gian,
Cứu ta khỏi kiếp lầm than,
Đưa lên hưởng phúc Thiên Đàng vĩnh an.
* Hỡi con hãy bước theo Ta!
Con đường Thập Giá chan hoà Yêu thương,
Sinh nơi Máng cỏ tầm thường,
Chết trên Núi Sọ khơi nguồn Tình yêu.
Đinh văn Tiến Hùng
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mùa Nước Nổi
Tấn Đạt
09:37 07/03/2018
Ảnh của Tấn Đạt
Lũ về mang cả cá tôm
Thuyền câu mấy bận bữa cơm no lòng
Bậu, qua tình nghĩa mênh mông
Có nhau ngày hạ đêm đông… ngại gì !
(Trích thơ của Đỗ Mỹ Loan)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 07/03/2018: Kinh cầu Đức Bà cứu nữ tu Damascus thoát chết trong gang tấc
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:33 07/03/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây được thu hình vào ngày Chúa Nhật Giáng Sinh 25 tháng 12 năm 2016 khi tổng thống Syria là ông Bashar Al-Assad, cùng với vợ và các con đến thăm một ngôi làng Kitô giáo lâu đời tại Saydnaya, một vùng ven ở phía Bắc thủ đô Damascus.
Đây là những thời khắc thanh bình nhất của vùng này. Chẳng may, là trong vòng chỉ mới hơn một năm tình hình đã xấu đi rất nhanh.
Cuộc chiến tại Syria đã trở nên tồi tệ hơn bao giờ trong suốt 7 năm qua. Từ đầu năm nay, chiến sự chung quanh thủ đô Damascus đã bùng lên dữ dội. Chẳng hạn như tại quận Đông Ghouta, nơi phiến quân dùng làm cứ điểm bắn hoả tiễn vào thủ đô Damascus, máy bay Nga và Syria đã ném bom vào cả thường dân vô tội trong một cố gắng đẩy lùi các cuộc tấn công của các nhóm phiến quân. Tính cho đến ngày 23 tháng Hai vừa qua, Liên Hiệp Quốc ước tính ít nhất đã có 541 thường dân vô tội bị thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.
Trong báo cáo đưa ra hôm 8 tháng Hai, Caritas Syria cho biết: “Hơn 200 quả đạn pháo đã rơi vào các khu phố phía đông của Damascus, khiến 28 người chết và 90 người bị thương. Các cuộc tấn công vẫn đang tiếp diễn”
Tổ Chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, trong báo cáo hôm 22 tháng Hai cho biết thêm như sau: “Đạn pháo rơi dữ dội vào tu viện của nữ tu Annie Demerjian. Bà và những người khác trong tu viện đã thoát chết trong gang tấc. Quả bích kích pháo rơi trúng chỗ trú ẩn cùa họ nhưng không nổ.”
Nữ tu Annie nói: “Hôm qua, tức là ngày 21 tháng Hai, cảnh tượng ở đây giống như địa ngục. Hoả tiễn rơi xuống như mưa. Người bị thương nằm la liệt. Các sinh viên đang trốn trong tu viện và các nữ tu chúng tôi khiêng họ xuống hầm trong khi không ngớt đọc kinh cầu Đức Bà. Một trái hỏa tiễn rơi đúng vào căn hầm chúng tôi. May mắn, nó không nổ. Nó nổ có lẽ chúng tôi chết hết. Thật đúng là Đức Bà phù hộ các tín hữu.”
Cha Andrzej Halemba thành viên Caritas địa phương nói với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ:
“Bạo động đang gia tăng vì các nhóm liên quan đến al-Qaida muốn chiếm một căn cứ quân sự then chốt ở vùng này. Căn cứ này, được gọi là ‘Căn cứ ô tô’, chứa nhiều binh lính, quân xa cũng như các kho vũ khí lớn.”
“Hãy cầu nguyện cho chúng tôi ở Syria”, cha Andrzej Halemba nói.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Cuộc chiến tại Syria trong những ngày này vẫn đang hết sức ác liệt. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các anh chị em trong đức tin của chúng ta.
Ðức Bà yên ủi kẻ âu lo. Cầu cho chúng con.
Ðức Bà phù hộ các giáo hữu. Cầu cho chúng con.
2. Đức Hồng Y Gerhard Müller chỉ trích tài liệu của Hội Đồng Giám Mục Đức mở đường cho người Tin Lành được rước lễ
Đức Hồng Y Gerhard Müller đã chỉ trích tài liệu của Hội Đồng Giám Mục Đức đưa ra sau phiên khoáng đại Mùa Xuân, diễn ra từ 19 tháng Hai vừa qua, trong đó mở ra khả thể Rước Lễ cho những người phối ngẫu Tin Lành trong những tình huống nhất định.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Die Tagespost, Đức Hồng Y người Đức nói rằng các giám mục đồng hương của ngài đã diễn dịch sai bộ Giáo Luật và cảnh báo các vị chớ có đưa ra những tuyên bố mơ hồ khi chính thức công bố tài liệu này.
Các Giám Mục Đức ủng hộ đề nghị mới này đã viện dẫn Điều 844 triệt 4 trong bộ Giáo Luật, theo đó:
“Trong trường hợp nguy tử hoặc nếu, theo sự nhận định của Giám Mục giáo phận hay của Hội đồng Giám Mục, có một nhu cầu quan trọng khác thúc bách, các thừa tác viên Công Giáo có thể ban cách hợp thức các bí tích trên cho cả những Kitô hữu khác không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, khi họ không thể đến được với một thừa tác viên của cộng đoàn mình và khi họ tự ý xin điều đó, miễn là họ biểu lộ đức tin Công Giáo về các bí tích ấy, và miễn là họ đã được chuẩn bị đầy đủ”
Theo Đức Hồng Y Gerhard Müller, khoản Giáo Luật này chỉ cho phép người theo đạo Tin Lành được rước lễ trong những “hoàn cảnh nghiêm trọng” cụ thể. Một người Tin Lành kết hôn với một người Công Giáo không thể xem là một trường hợp “nguy tử” đến tình mạng, cũng chẳng phải là “một tính huống nghiêm trọng khẩn cấp”.
Ngài nói: “Cả Đức Giáo Hoàng lẫn các Giám mục đều không thể tái định nghĩa các bí tích như một phương tiện để giảm bớt những căng thẳng tinh thần và thỏa mãn các nhu cầu tâm linh. Các bí tích là những dấu chỉ cho thấy hiệu quả của ân sủng Thiên Chúa.”
“Chúng ta tôn trọng thiện chí và niềm tin của các Kitô hữu thuộc các hệ phái khác, nhưng chúng ta cũng mong đợi đức tin của chúng ta được công nhận như một biểu hiện của niềm tin chúng ta chứ không thể bị xem là một sản phẩm của sự cứng đầu hay một quan điểm ‘bảo thủ’”.
Đức Hồng Y Müller nói rằng thuật ngữ “trong những tình huống nhất định” ngày nay đang được ra sức sử dụng như một chiêu bài trí trá nhằm mở đường cho đủ các loại tháo thứ.
Ngài nói: “Hầu hết các tín hữu không phải là những nhà thần học có một cái nhìn rất chung chung về vấn đề này.”
“Vì thế, những lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục về việc nhận lãnh các bí tích phải được chuẩn bị thật rõ ràng để cho thấy các bí tích là dành cho ơn cứu rỗi nhân loại. Chúa Kitô đã không thiết lập Huấn quyền để mở ra các tiến trình dẫn đến sự lầm lạc”
Ngài cảnh báo rằng nếu các Giám Mục áp dụng “quá lỏng lẻo” các nguyên tắc thần học liên quan đến Bí Tích Thánh Thể, họ sẽ thấy “những hậu quả không mong muốn khác”.
Phát biểu tuần trước, Đức Hồng Y Reinhard Marx, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, thừa nhận tài liệu này không thể thay đổi tín lý Công Giáo, nhưng thay vào đó nó sẽ là hướng dẫn cho các giám mục địa phương.
3. Cử hành sáng kiến 24 giờ cho Chúa tại Vatican với chủ đề “Nơi Chúa có ơn tha thứ”.
Sáng kiến ‘24 giờ cho Chúa’ sẽ được cử hành tại Rôma vào chiều ngày thứ Sáu 9 tháng Ba, tức là thứ Sáu sau Chúa Nhật thứ Ba Mùa Chay. Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Phụng Vụ Sám Hối tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 5h chiều, với nghi thức thống hối chung, xưng tội và lãnh ơn xá giải cá nhân, tại Đền thờ Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha, các Hồng Y, một số đông các Giám Mục và linh mục sẽ ngồi tòa giải tội trong dịp này.
Sáng kiến ‘24 giờ cho Chúa’ năm nay có chủ đề là “Nơi Chúa có ơn tha thứ”.
Trong Sứ Điệp Mùa Chay năm nay, 2018, Đức Thánh Cha viết:
“Một trong những khoảnh khắc của ân sủng đó lại một lần nữa xảy đến trong năm nay là sáng kiến ‘24 Giờ cho Chúa’, trong đó mời gọi toàn thể cộng đồng Hội Thánh hãy cử hành bí tích Hòa Giải trong bối cảnh tôn thờ Thánh Thể. Trong năm 2018 này, lấy cảm hứng từ những lời của Thánh Vịnh 130 câu 4, ‘Nơi Chúa có ơn tha thứ’, biến cố này sẽ diễn ra từ Thứ Sáu, 9 Tháng 3 đến Thứ Bẩy, 10 Tháng 3. Trong mỗi giáo phận, ít nhất có một nhà thờ mở cửa liên tục trong hai mươi bốn tiếng, để tạo cơ hội cho cả việc tôn thờ Thánh Thể lẫn bí tích Hoà Giải.”
Trong Tông Chiếu Misericordiae Vultus, nghĩa là “Khuôn mặt xót thương”, nhằm thiết định Năm Thánh Ngoại Thường Về Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha đã giải thích về ý nghĩa cuả sáng kiến này và thời gian cử hành như sau:
“Sáng kiến ‘24 giờ cho Chúa,’ được cử hành vào ngày thứ Sáu và thứ Bảy trước tuần thứ Tư của Mùa Chay, nên được thực hiện trong mỗi giáo phận. Rất đông người, kể cả giới trẻ, đang trở lại với Bí tích Hòa giải; qua cảm nghiệm này, họ đang tái khám phá con đường trở về với Chúa khi sống một khoảnh khắc cầu nguyện mãnh liệt và khi tìm kiếm ý nghĩa trong đời họ. Chúng ta hãy đặt Bí tích Hoà giải ở trung tâm một lần nữa sao cho bí tích này giúp mọi người chạm vào sự hùng vĩ của lòng thương xót Chúa với những đôi tay của riêng họ. Với mỗi hối nhân, bí tích này sẽ là nguồn mạch của bình an nội tâm thật sự.”
4. Đức Tổng Giám Mục Scicluna kết thúc cuộc điều tra tại Chí Lợi
Nhà điều tra tội phạm tình dục của Vatican đã kết thúc sứ mệnh của mình tại Chí Lợi, và các viên chức Công Giáo nói rằng ngài có kế hoạch trình lên Đức Thánh Cha một báo cáo về Đức Cha Juan Barros là vị bị cáo buộc là đã lờ đi những lạm dụng tính dục của một linh mục khét tiếng tại Chí Lợi.
Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna kết thúc chuyến viếng thăm của ngài hôm thứ Tư với một thông điệp thể hiện lòng biết ơn đối với “sự chào đón của người Chí Lợi”.
Lời tuyên bố này được đưa ra một ngày sau khi Đức Tổng Giám Mục Scicluna phỏng vấn một số nạn nhân bị các thành viên của dòng Marist lạm dụng. Điều này cho thấy nhiệm vụ của ngài đã được mở rộng ra bên ngoài cuộc điều tra về Đức Cha Juan Barros của giáo phận Osorno.
Các nạn nhân của linh mục ấu dâm Fernando Karadima đã nói rằng như Đức Cha Barros, lúc còn là một linh mục đã chứng kiến những vụ lạm dụng này nhưng không báo cáo. Đức Cha Barros, trong một cuộc gặp gỡ với phái đoàn điều tra của Đức Tổng Giám Mục Scicluna, đã phủ nhận điều đó.
5. Đức Thánh Cha và các Hồng Y cố vấn bàn về khả thể thiết lập các tòa án khu vực trên thế giới để xử các vụ lạm dụng tính dục
Ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha và các Hồng Y cố vấn đã bàn về khả thể thiết lập các tòa án miền trên thế giới để xét xử các vụ lạm dụng tính dục. Ông nhấn mạnh rằng Đức Thánh Cha và các Hồng Y cố vấn của ngài đang xem xét việc phân cấp vai trò của Bộ Giáo lý Đức tin trong việc thụ lý các trường hợp như thế, nhưng sẽ không giảm bớt quyền lực của Bộ này.
“Tôi có thể nói đây là một trong những lựa chọn. Chính Đức Giáo Hoàng đã nói về điều này trong một cuộc họp báo trước đây” ông Burke nói với các nhà báo hôm 28 tháng Hai.
Hội đồng Hồng Y, thường được gọi là C9, đã tổ chức cuộc họp đầu tiên trong năm 2018 từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 2 cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Thánh Cha đã chỉ định các thành viên hội đồng Hồng Y cách đây 5 năm để cố vấn cho ngài về việc cải cách Giáo triều Rôma và về quản trị Giáo Hội.
Trong chuyến bay về Rome sau chuyến hành hương của ngài đến Fatima hồi tháng 5 năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với các phóng viên về khả năng thiết lập các tòa án khu vực. Theo Đức Thánh Cha, “nhiều trường hợp đã bị trì hoãn vì hồ sơ chồng chất.” Ngài nói thêm các cuộc thảo luận về các tòa án khu vực đang “trong giai đoạn quy hoạch.”
6. Đức Hồng Y Sarah lo ngại hàng giáo sĩ cao cấp đang cố gắng thay đổi luân lý Kitô
Đức Hồng Y Robert Sarah bày tỏ âu lo rằng một số giáo sĩ cao cấp đang xói mòn giáo huấn của Giáo Hội về sự sống, hôn nhân và gia đình.
Trong một bài phát biểu tại Bỉ, Đức Hồng Y đã cáo buộc các vị lãnh đạo cao cấp từ “các quốc gia giàu sang” đang cố gắng sửa đổi luân lý Kitô. Ngài cũng tấn công các nhóm gây áp lực “với những phương tiện tài chính và các quan hệ gắn bó với các phương tiện truyền thông, đang tấn công vào mục đích tự nhiên của hôn nhân, và dấn thân vào việc phá hủy đơn vị gia đình”.
Tờ La Nuova Bussola Quotidiana của Ý tường thuật rằng Đức Hồng Y Sarah đã đưa ra nhận xét trên trước mặt một số giáo sĩ cao cấp trong Giáo Hội Bỉ, trong đó có Đức Hồng Y Josef De Kesel, Sứ thần Tòa Thánh và Tu Viện Trưởng Philippe Mawet, là người mà mấy ngày trước đó đã lên tiếng chỉ trích Đức Hồng Y Sarah trên tờ Libre Belgique.
Đức Hồng Y nói:
“Một số quan chức cao cấp, nhất là những người đến từ các quốc gia giàu sang, đang ra sức tạo ra các thay đổi trong luân lý Kitô liên quan đến sự tôn trọng tuyệt đối sự sống con người từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên, vấn đề ly dị và tái hôn dân sự, và các tình huống khó khăn khác của các gia đình. Tuy nhiên, những ‘người bảo vệ đức tin’ này chớ quên đi thực tế là vấn đề đặt ra bởi sự phân rẽ trong các kết thúc hôn nhân thực chất là một vấn đề về đạo đức tự nhiên.”
Đức Hồng Y Sarah nhấn mạnh rằng:
“Những sai lạc to lớn đã trở nên tỏ tường khi một số giáo sĩ và các nhà trí thức Công Giáo bắt đầu nói hoặc viết về khả thể ‘bật đèn xanh cho phá thai’, ‘bật đèn xanh cho an tử’. Giờ đây, từ lúc những người Công Giáo từ bỏ giáo lý của Chúa Giêsu và Huấn Quyền của Giáo Hội, họ đang góp sức cho sự tàn phá định chế tự nhiên của hôn nhân và gia đình, và giờ đây toàn thề gia đình nhân loại thấy mình bị phân rẽ bởi chính sự phản bội mới này của hàng tư tế.”
Trong chuyến viếng thăm Bỉ, Đức Hồng Y Sarah cũng đã đưa ra một cuộc phỏng vấn với tờ Cathobel của Công Giáo Bỉ trong đó ngài lặp lại những lời chỉ trích này.
Ngài nói:
“Đức tin đã thiếu vắng, không chỉ ở cấp độ dân Chúa, mà còn cả trong hàng ngũ những người có trách nhiệm đối với Giáo Hội. Đôi khi chúng ta có thể tự hỏi liệu chúng ta thực sự có đức tin hay không?”
Ngài cảnh cáo việc thiếu đức tin sẽ có những ảnh hưởng rộng hơn đến nền văn hoá.
“Phương Tây không chỉ đánh mất đi linh hồn của mình, nhưng nó còn đang tự sát, bởi vì một cái cây mà không có gốc rễ sẽ bị lên án chết. Tôi nghĩ rằng phương Tây không thể từ bỏ căn cội của mình, là điều tạo ra văn hoá và các giá trị của nó.”
Đức Hồng Y nói rằng “những điều lạnh xương sống” đã xảy ra ở phương Tây, và các quốc gia này lại xuất khẩu những thứ đó sang các nước đang phát triển.
“Tôi nghĩ rằng một quốc hội cho phép giết chết một đứa trẻ vô tội, vô phương tự vệ, đang phạm vào một hành vi bạo lực nghiêm trọng chống lại con người.”
“Khi phá thai được áp đặt, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển, buộc họ phải chấp nhận phá thai nếu không thì không nhận được viện trợ, thì đó là một hành vi bạo lực. Và đừng ngạc nhiên rằng khi người ta từ bỏ Thiên Chúa, người ta cũng bỏ rơi con người; và đánh mất đi một tầm nhìn rõ ràng về con người. Đây là cuộc khủng hoảng nhân chủng học vĩ đại ở phương Tây. Và nó dẫn tới tình cảnh con người bị đối xử như những vật thể.”
7. Cung hiến nhà thờ chính tòa mới nhất nước Mỹ
Hôm 3 tháng Ba, giáo phận Knoxville đã khánh thành ngôi thánh đường mới nhất của Hoa Kỳ trong một thánh lễ đặc biệt kéo dài gần 4 giờ, trong đó hàng giáo sĩ và giáo dân vui mừng không chỉ vì có ngôi thánh đường lộng lẫy mới tinh nhưng còn vì sự phát triển vượt bậc của Giáo Hội ở miền Nam Hoa Kỳ.
Mở đầu buổi lễ, Đức Giám Mục Richard Stika đã chào mừng hàng ngàn người tham dự buổi lễ, ngài xoa tay nói về kỳ công này như sau: “Hay quá, chúng ta đã thực hiện được.”
Năm vị Hồng Y, 21 giám mục, hơn 100 linh mục, 58 phó tế, và 39 tu sĩ nam nữ đã tham dự thánh lễ cùng với hàng ngàn người Công Giáo ở miền Đông Tennessee.
Nghi lễ cung hiến có sự tham dự của các tu sĩ và giáo dân từ khắp nơi trên lãnh thổ Hoa Kỳ, và thậm chí từ nhiều nước khác trên thế giới.
Các vị Hồng Y có mặt bao gồm: Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz, Tổng giám mục đã nghỉ hưu của Krakow, Ba Lan và đã từng là thư ký riêng lâu năm của Đức Gioan Phaolô II; Đức Hồng Y William Levada, Tổng trưởng về hưu của Bộ Giáo lý Đức tin; Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York; Đức Hồng Y Daniel DiNardo của Galveston-Houston, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ; và Đức Hồng Y Justin Rigali, Tổng giám mục Philadelphia và cũng từng là một cư dân Knoxville. Bên cạnh đó còn có Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ.
Giáo phận Knoxville thuộc giáo tỉnh Louisville. Cả bảy giám mục trong giáo tỉnh đã tham dự.
Đức Hồng Y Dziwisz đã làm phép bức tượng của Thánh Gioan Phaolô, là vị thánh đồng bảo trợ của Giáo phận Knoxville, tại lễ cung hiến nhà thờ mới. Đức Hồng Y Ba Lan cũng tặng hai di tích của vị thánh cho giáo phận, bao gồm một dây stola mà Thánh Gioan Phaolô thường sử dụng.
8. Bất ngờ: Tổng thống Á Căn Đình kêu gọi Quốc Hội nước này thảo luận về việc hợp pháp hóa phá thai
Trong bài nói chuyện về tình hình quốc gia hôm thứ Năm 1 tháng Ba, tổng thống Á Căn Đình là ông Mauricio Macri đã lên tiếng kêu gọi Quốc Hội nước này thảo luận về việc hợp pháp hóa phá thai, và việc này phải được hoàn tất trước năm 2018 này.
Ông nói: “Trong 35 năm qua, chúng ta đã trì hoãn một cuộc thảo luận tế nhị mà một xã hội phải có. Đó là vấn đề phá thai. Như tôi đã từng nói hơn một lần, tôi là người phò sinh, nhưng tôi cũng ủng hộ những cuộc thảo luận trưởng thành và có trách nhiệm mà Á Căn Đình cần phải có”
Phá thai là một chủ đề gây tranh cãi tại quốc gia có tiếng là tôn trọng truyền thống này. Hiện nay phá thai chỉ được phép nếu như việc mang thai đe dọa mạng sống người mẹ, hay cái thai là kết quả của một vụ hiếp dâm.
Ông Mauricio Macri, sinh năm 1959, là một người Công Giáo, từng theo học tại Đại Học Giáo Hoàng Á Căn Đình. Cũng như Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ông là người Á Căn Đình, gốc Ý. Ông Mauricio Macri là con của Francisco Macri là người giàu có nhất Á Căn Đình.
Mauricio Macri đã làm tổng thống nước này từ ngày 10 tháng 12 năm 2015.
Trong 6 chuyến tông du Nam Mỹ, Đức Thánh Cha vẫn chưa về thăm cố hương.
9. Lễ hội Purim của người Do Thái tại Giêrusalem
Vụ đóng cửa Đền Thờ Mộ Thánh tại Giêrusalem đã khiến thế giới chú ý nhiều hơn đến những sinh hoạt tại Thành Thánh Giêrusalem trong những ngày gần lễ Phục sinh. Trong bối cảnh đó, thông tấn xã AFP đã ghi lại hình ảnh người Do Thái cử hành lễ kỷ niệm Purim với những người say rượu nằm lăn quay ra giữa đường.
Hôm thứ Sáu 2 tháng Ba, những người Do Thái Chính Thống cực đoan đã tổ chức lễ kỷ niệm Purim tại khu trung tâm Mea Shearim của Giêrusalem.
Lễ hội Purim kỷ niệm việc đánh bại một âm mưu tận diệt người Do Thái tại Đế Quốc Ba Tư cổ. Lễ hội bao gồm các các cuộc diễn hành, các bữa tiệc với các kiểu trang phục, và uống rượu say túy lúy để tưởng niệm việc đánh bại âm mưu tiêu diệt người Do Thái của quan cận thần Haman 2,500 năm trước, như đã được ghi trong Sách Ette của Cựu Ước.
Ông Haman được lòng vua Asuêrô sau khi phát hiện một âm mưu giết nhà vua. Với lòng ganh ghét người Do Thái, ông thưa với vua Asuêrô: “Trong khắp các miền thuộc vương quốc của đức vua, có một dân sống tản mác, rải rác đó đây giữa các dân. Luật lệ của chúng không giống như luật lệ của bất cứ dân nào khác. Luật lệ của đức vua, chúng chẳng tuân chẳng giữ. Quyền lợi của đức vua không cho phép để chúng yên như vậy. Nếu đẹp lòng đức vua, thì xin đức vua cho viết sắc lệnh tru diệt chúng. Thần xin cân ba trăm ngàn ký bạc trao cho công chức đem vào kho bạc của đức vua.”
Vua nói với ông Haman: “Ta tặng khanh số bạc đó, trao cho khanh cả dân tộc đó nữa. Khanh muốn làm gì chúng thì làm.”
Nhưng hoàng hậu Ette lựa lúc thuận tiện khuyên can vua, và vua đã treo cổ Haman. Khi tình thế đã lật ngược lại, ngày mười ba tháng thứ mười hai, tức là tháng Ađa, người Do Thái tụ họp lại trong các thành của họ để tra tay hại những kẻ mưu giết họ. Không ai dám đương đầu với họ, vì các dân đều khiếp sợ người Do Thái. Ngày ấy được gọi là ngày Purim.
10. Một Giám Mục Ái Nhĩ Lan phải từ chức vì đã cử hành lễ an táng cho một linh mục phạm tội lạm dụng tính dục
Trong tuyên bố đưa ra hôm 1 tháng Ba, Đức Cha John McAreavey của giáo phận Dromore đã tuyên bố từ chức, và việc từ chức của ngài có hiệu lực thi hành ngay lập tức.
Việc từ chức của ngài khiến nhiều người đau buồn thương tiếc, nhiều người ngỡ ngàng hoang mang vì mất đi một mục tử thánh thiện và tận tụy với đàn chiên.
Giáo phận Dromore bao gồm các quận hạt Antrim, Armagh và Down ở miền Bắc Ái Nhĩ Lan.
Đức Cha John McAreavey đã phải từ chức sau một chương trình trên đài BBC nói về một linh mục đã lạm dụng tình dục và đã qua đời. Các nạn nhân nói rằng họ rất “phản cảm” khi thấy Đức Cha McAreavey chủ sự thánh lễ an táng cho linh mục này 15 năm trước đó, mặc dù những vụ lạm dụng, và những lời cáo buộc đã diễn ra từ lâu trước khi ngài làm Giám Mục.
Trong một tuyên bố đưa ra ngay sau đó, Đức Cha McAreavey đã lên án hành động của của linh mục này là “đáng ghê tởm, không thể nào biện minh được.” Ngài cũng nói rằng việc ngài chủ sự thánh lễ an táng 15 năm trước đây cho Finnegan là một “sai lầm”.
Tuy nhiên, một số cha mẹ của các trẻ em sắp được chịu phép thêm sức nói họ không muốn thấy ngài ban phép thêm sức cho con họ. Đức Cha McAreavey đã có cuộc gặp gỡ với những người này.
Thông báo của giáo phận Dromore, sau cuộc gặp gỡ này, cho biết:
“Đức Giám Mục đã gặp các bậc cha mẹ này, cùng với vị giám đốc ủy ban bảo vệ trẻ em của giáo phận và một vị cố vấn của giáo phận. Vị cố vấn đã chủ trì buổi họp. Các bậc phụ huynh bày tỏ sự lo ngại của họ về buổi lễ ban phép thêm sức năm nay sau khi chương trình Spotlight được phát hình.”
Thông báo cũng cho biết Đức Cha McAreavey “đã nói rõ rằng ngài hiểu quan điểm của họ và rằng ngài không muốn là một chướng ngại vật đối với mong muốn của họ vào thời điểm của buổi lễ.”
Ngày 1 tháng Ba, Đức Cha McAreavey tuyên bố từ chức và việc từ chức của ngài có “hiệu lực thi hành ngay lập tức”.
Ngài nói: “Báo cáo của các phương tiện truyền thông đã gây ra xáo trộn và khó chịu cho nhiều người trong và ngoài giáo phận, vì thế tôi đã quyết định từ chức với hiệu lực ngay lập tức. Tôi sẽ không đưa ra lời bình luận nào thêm.”
11. Putin thông báo Nga có hỏa tiễn bắn tới bất cứ nơi nào trên thế giới.
Theo phóng viên đài BBC, trong một bài phát biểu quốc gia kéo dài hai tiếng đồng hồ trước cuộc họp chung của lưỡng viện Quốc Hội Nga, ông Putin đã nêu bật những vũ khí hạt nhân mới, bao gồm một hỏa tiễn xuyên lục địa và một chiếc tàu ngầm dưới biển không người lái.
Đặc biệt quan tâm là “tên lửa bay thấp, khó phát hiện với một trọng tải của đầu đạn hạt nhân gần như không giới hạn và một đường bay không thể đoán trước, có thể vượt qua các tuyến đánh chặn và có thể coi là bất khả chiến bại khi đối mặt với tất cả các hệ thống phòng thủ chống tên lửa và phòng không hiện tại và tương lai”.
Putin nói rằng Nga giờ đây có một vũ khí có thể bay “như một thiên thạch” nhanh gấp nhiều lần tốc độ âm thanh. Với tốc độ quá nhanh như thế, ông Puin cho rằng một cách thực tiễn “nó không thể bị ngăn chặn”
Tuy nhiên, theo thông tấn xã RT của Nga, ông Putin nói sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân “chỉ để đáp trả lại một cuộc tấn công hạt nhân hoặc một cuộc tấn công của các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác chống lại Nga hay các đồng minh của Nga, hoặc một cuộc tấn công quy ước chống lại chính sự tồn tại của nhà nước Nga”. Ông đã so sánh chính sách của nước ông với một học thuyết hạt nhân đang nổi lên dưới sự thời của ông Trump mà ông cho rằng sẽ làm gia tăng nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân.
Putin, người dự kiến sẽ giành chiến thắng trong nhiệm kỳ thứ tư với tư cách là tổng thống Nga trong cuộc bầu cử quốc gia ngày 18 tháng 3 tới đây, đã tập trung vào một số chủ đề về chính sách đối ngoại trong bài phát biểu hôm thứ Năm. Ông hứa sẽ làm cầu nối với bán đảo Crimea. Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea lấy của Ukraine vào lãnh thổ mình năm 2014, và hỗ trợ cuộc nổi dậy ở Đông Ukraine làm ít nhất 8,000 người chết trong cố gắng thôn tính luôn Ukraine.
Các hoạt động quân sự của Nga ở Syria đã cho thấy khả năng quốc phòng của Nga đã gia tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Nga đã tham gia vào cuộc xung đột Syria vào năm 2015, giúp Damascus vào thời điểm quân nổi dậy người Syria sắp giành được chiến thắng trong việc lật đổ chế độ Bashar al-Assad.
12. Hai Kitô hữu Indonesia bị đánh đòn trước công chúng chỉ vì chơi game trên máy điện toán
Hai Kitô hữu Indonesia bị đánh đòn trước công chúng trên đường phố của Aceh, Indonesia, sau khi chơi game arcade của trẻ em. Arcade là một trò chơi dành cho trẻ em có sẵn trên máy tính cài đặt hệ điều hành Windows. Trò chơi giải trí dành cho trẻ em này có từ rất lâu nhưng theo luật Sharia, đây được xem là cờ bạc, là một tội ác vì người chơi có thể phân định hơn thua tùy theo số điểm đạt được.
Dahlan Silitonga, 61 tuổi, bị quất tới 6 roi; còn Tjia Nyuk Hwa, 45 tuổi, đã bị đánh 7 roi. Một người đàn ông khác, không rõ danh tính, cũng bị đánh tới 19 roi vì chơi game arcade. Hai vợ chồng kia cũng bị đánh mỗi người hai chục roi về tội “có cử chỉ âu yếm nơi công cộng”.
Đám đông khoảng 300 người chứng kiến việc đánh đòn này với những tiếng reo hò khoái trá hả hê và những lời chế diễu các nạn nhân.
Aceh là tỉnh duy nhất ở Nam Dương, nước có đông người Hồi giáo nhất thế giới, áp đặt luật Sharia của Hồi giáo.
Thị trưởng Aceh là Aminullah Usman giải thích với tờ Guardian về việc đánh đòn này như sau:
“Điều này là để tạo ra một hiệu ứng ngăn chặn, để không ai dám vi phạm luật Hồi giáo nữa. Chúng tôi cố tình làm điều đó trước mặt công chúng ... để nó sẽ không xảy ra nữa.”
Luật Sharia được đưa ra trong khu vực vào năm 2001 như là một phần trong thỏa thuận với chính quyền trung ương nhằm chấm dứt cuộc nổi dậy của người Hồi Giáo trong khu vực.
Từ khi luật này được áp dụng, con số các Kitô hữu, kể cả hai người mới vừa bị đánh, chỉ là một con số nhỏ so với những người Hồi Giáo bị chi phối bởi luật này.
Những người không phải là người Hồi giáo vi phạm luật Shia có quyền lựa chọn hoặc là ra tòa hoặc là bị đánh đập công khai. Nhiều người chọn bị đánh công khai hơn là phải chịu một phiên tòa kéo dài và tốn kém.
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 8/3/2018
VietCatholic Network
21:30 07/03/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám Mục Giáo Phận Sài Gòn, đột ngột qua đời tại Roma.
2- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 7 tháng 3.
3- Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha cho Tháng Ba năm 2018 là Ơn nhận định thiêng liêng.
4- Tại buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha nói về nghi thức sám hối chuẩn bị cho Thánh Lễ.
5- Đức Thánh Cha nói: Đức tin không phải là màn trình diễn nhưng là suy nghĩ như Chúa Kitô.
6- Đức Thánh Cha thiết lập lễ nhớ Đức Mẹ Maria là Mẹ Giáo Hội.
7- Đức Thánh Cha gặp gỡ 33 Giám Mục Việt Nam.
8- Các Giám Mục Việt Nam viếng mộ thánh Phaolô Tông Đồ.
9- Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp Thủ Tướng Áo Quốc Sebastian Kurz.
10- Giới thiệu Thánh Ca: Đường Thập Giá.
Xin mời qúi vị theo dõi phần tin chi tiết