Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:46 09/03/2017
23. DIỆU KẾ SÁT SINH
Có một người luôn làm việc thiện, từ trước đến nay không dám sát sinh, khi quét nhà cũng tránh quét nhằm con kiến.
Một hôm, anh ta bắt được một con ba ba bên bờ sông, nghe nói ba ba có mùi vị ngon bèn muốn ăn, nhưng lại không dám tự mình sát sinh.
Nghĩ tới nghĩ lui, cuối cùng cũng nghĩ ra một kế vẹn toàn là: người làm việc thiện ấy nấu một nồi nước sôi, trên nồi gác một nhánh trúc nhỏ, sau đó rất mực trịnh trọng nói:
- “Ba ba rất dễ thương ạ, người ta thường nói mầy trèo cần câu linh hoạt hơn cả loài khỉ, giờ thì để cho ta mở rộng nhãn giới, nếu mày trèo qua được, thì ta liền thả mầy đi”.
Con ba ba biết rất rõ là người làm việc thiện sẽ hại nó, nhưng vẫn cứ ôm một mối hy vọng, do đó tinh thần thêm hăng hái, bèn lấy hết sức lực, cẩn thận bò sang được bên kia.
Đến lúc này, đúng như người làm việc thiện dự liệu, hắn ta gấp gáp đổi giọng:
- “Quả nhiên danh bất hư truyền ! Có điều là mới rồi ta nhìn không rõ, bây giờ mời mày trèo lại lần nữa !”
(Trình Sứ)
Suy tư 23:
Có những người miệng niệm nam mô, nhưng trong bụng thì một bồ dao găm; có những người miệng nói thần nói thánh rất hay, nhưng trong bụng thì luôn tìm cách để hại người; cũng có những người rất thích làm việc thiện với người xa lạ, người ở đâu đâu xa lắc xa lơ, nhưng không bao giờ giúp đỡ anh em chị em ruột thịt trong nhà đang túng thiếu, ốm đau hoặc người hàng xóm lâm bệnh...
Đức Chúa Giê-su đã kêu gọi chúng ta hãy cảch giác với những người kinh sư và biệt phái (Lc 20, 46-47), mà các kinh sư và biệt phái không phải là những người thích khoe khoang, thích làm điệu bộ bên ngoài sao, nhưng thật ra họ đã nuốt hết các tài sản của các bà goá và luôn tìm cách chỉ trích bắt bẻ những lời giảng dạy của Đức Chúa Giê-su ...
“Lạy Đức Chúa Giêsu, đã rất nhiều lần chúng con đã đem lời của Chúa nói cho mọi người biết, nhưng chẳng có ai muốn nghe con nói; đã có rất nhiều lần chúng con đã đem câu chuyện Chúa chịu chết trên thánh giá để nói cho mọi người nghe, nhưng hình như chẳng ai muốn nghe cả...
Bây giờ thì chúng con hiểu rõ nguyên nhân tệ hại ấy, bởi vì chúng con chỉ nói mà không làm, chúng con chỉ kể mà không sống như câu chuyện mà chúng con biết, chúng con chỉ là những cái loa kêu to rỗng ruột không có nội tâm. Xin Chúa ban cho chúng con biết thực hành lời Chúa trước, sống lời Chúa trước khi nói lời Chúa và noi gương Chúa trước khi kể cuộc đời Chúa cho người khác nghe. Amen”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có một người luôn làm việc thiện, từ trước đến nay không dám sát sinh, khi quét nhà cũng tránh quét nhằm con kiến.
Một hôm, anh ta bắt được một con ba ba bên bờ sông, nghe nói ba ba có mùi vị ngon bèn muốn ăn, nhưng lại không dám tự mình sát sinh.
Nghĩ tới nghĩ lui, cuối cùng cũng nghĩ ra một kế vẹn toàn là: người làm việc thiện ấy nấu một nồi nước sôi, trên nồi gác một nhánh trúc nhỏ, sau đó rất mực trịnh trọng nói:
- “Ba ba rất dễ thương ạ, người ta thường nói mầy trèo cần câu linh hoạt hơn cả loài khỉ, giờ thì để cho ta mở rộng nhãn giới, nếu mày trèo qua được, thì ta liền thả mầy đi”.
Con ba ba biết rất rõ là người làm việc thiện sẽ hại nó, nhưng vẫn cứ ôm một mối hy vọng, do đó tinh thần thêm hăng hái, bèn lấy hết sức lực, cẩn thận bò sang được bên kia.
Đến lúc này, đúng như người làm việc thiện dự liệu, hắn ta gấp gáp đổi giọng:
- “Quả nhiên danh bất hư truyền ! Có điều là mới rồi ta nhìn không rõ, bây giờ mời mày trèo lại lần nữa !”
(Trình Sứ)
Suy tư 23:
Có những người miệng niệm nam mô, nhưng trong bụng thì một bồ dao găm; có những người miệng nói thần nói thánh rất hay, nhưng trong bụng thì luôn tìm cách để hại người; cũng có những người rất thích làm việc thiện với người xa lạ, người ở đâu đâu xa lắc xa lơ, nhưng không bao giờ giúp đỡ anh em chị em ruột thịt trong nhà đang túng thiếu, ốm đau hoặc người hàng xóm lâm bệnh...
Đức Chúa Giê-su đã kêu gọi chúng ta hãy cảch giác với những người kinh sư và biệt phái (Lc 20, 46-47), mà các kinh sư và biệt phái không phải là những người thích khoe khoang, thích làm điệu bộ bên ngoài sao, nhưng thật ra họ đã nuốt hết các tài sản của các bà goá và luôn tìm cách chỉ trích bắt bẻ những lời giảng dạy của Đức Chúa Giê-su ...
“Lạy Đức Chúa Giêsu, đã rất nhiều lần chúng con đã đem lời của Chúa nói cho mọi người biết, nhưng chẳng có ai muốn nghe con nói; đã có rất nhiều lần chúng con đã đem câu chuyện Chúa chịu chết trên thánh giá để nói cho mọi người nghe, nhưng hình như chẳng ai muốn nghe cả...
Bây giờ thì chúng con hiểu rõ nguyên nhân tệ hại ấy, bởi vì chúng con chỉ nói mà không làm, chúng con chỉ kể mà không sống như câu chuyện mà chúng con biết, chúng con chỉ là những cái loa kêu to rỗng ruột không có nội tâm. Xin Chúa ban cho chúng con biết thực hành lời Chúa trước, sống lời Chúa trước khi nói lời Chúa và noi gương Chúa trước khi kể cuộc đời Chúa cho người khác nghe. Amen”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:48 09/03/2017
37. Phàm người cố ý phân tâm khi suy niệm thì không những phạm tội, mà còn cản trở rất nhiều thánh sủng từ trong suy niệm mà có được.
(Thánh Thomas Aquinas)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lên cao - Hướng thượng
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:15 09/03/2017
LÊN CAO – HƯỚNG THƯỢNG
(Chúa Nhật II Mùa Chay A)
Chủ đề chính của bài Tin Mừng Chúa Nhật I mùa Chay cả ba năm A - B - C đều tập trung vào chủ đề “các chước cám dỗ”. Và bài Tin mừng Chúa Nhật II mùa Chay của cả ba năm A - B - C cũng tập trung vào một chủ đề “lên núi cao, Chúa biến hình”. Dưới cái nhìn tổng quát thì hình như Hội Thánh muốn chúng ta khởi đầu mùa chay thánh bằng sự gột bỏ những gì là “tiêu cực” do thần dữ cám dỗ để rồi cùng với Chúa Giêsu lên núi cao mà phát triển điều “tích cực” là cái nhìn và con tim của chúng ta.
Càng lên cao, tầm nhìn càng thêm bao quát là một điều dễ hiểu và dễ chấp nhận. Những người được dịp lên núi cao hay đã từng sử dụng phương tiện hàng không đều không khỏi bị cám dỗ phóng tầm nhìn đến quang cảnh chung quanh hay bên dưới. Quả thật, với cuộc sống thường nhật kiểu tà tà sát mặt đất thì luôn có đó nhiều điều rất cụ thể vượt khỏi tầm nhìn của chúng ta. Và cũng từ cái nhìn hướng đến các vật thể trong thực tế vốn bị giới hạn thì chúng ta cũng có thể bị hạn chế tầm nhìn trong những lãnh vực “phi vật thể”. Chính vì thế, khi có dịp thuận tiện, người ta thường đến những nơi quang đãng hay lên chỗ cao, không chỉ để hít thở không khí trong lành mà còn được dịp phóng tầm nhìn bao quát hơn, rộng mở hơn.
Hãy lên cao! Càng lên cao, tâm hồn càng khoáng đạt hơn, rộng mở hơn. Các tu sĩ, đúng hơn là các đan sĩ trong truyền thống Kitô giáo nói riêng và trong các tôn giáo nói chung thường chọn những nơi cao để làm chốn tu tập. Càng lên cao thì lòng ta dường như càng nhẹ nhàng, thanh thoát và khoáng đạt hơn. Bài Tin Mừng Chúa Nhật II mùa Chay tường thuật sự kiện Chúa Kitô đưa ba môn sinh lên núi cao. Các sự kiện xảy ra trên núi Tabôrê ngày ấy dễ làm chúng ta dán mắt vào việc Chúa biến hình oai nghiêm sáng láng. Dĩ nhiên, chúng ta nhìn nhận việc Chúa Kitô tỏ ánh vinh quang của Người là để củng cố niềm tin cho các môn đệ thân tín. Tuy nhiên xin đừng quên nội dung câu chuyện đàm đạo giữa Chúa Kitô với Môsê và Êlia. Đó là cuộc tử nạn mà Chúa Kitô sẽ phải chịu tại Giêrusalem. Đây chính là đỉnh cao hay là điểm tới của tình yêu mà Chúa Kitô tỏ bày cho nhân loại là hiến dâng mạng sống vì người mình yêu (x.Ga 15,13).
Tình yêu làm phát sinh tình yêu. Lòng quảng đại làm triển nở lòng quảng đại. Quy luật tác động dây chuyền đã thể hiện hiệu năng ở lãnh vực này. Bị thúc bách một cách nào đó, Phêrô vội lên tiếng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây thì tốt lắm, nếu Thầy muốn, chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê, một cho ông Êlia” (Mt 17,4). Thế còn Phêrô và hai người bạn đồng môn là Giacôbê và Gioan sẽ ở đâu? Giả như Chúa Giêsu chấp thuận lời thỉnh cầu của thánh Phêrô thì tối hôm ấy, ba môn đệ của Người hẳn phải ở ngoài trời, trên cây hay trong bụi bờ nào đó. Tuy nhiên điều chúng ta chợt khám phá ở đây, đó là khi lên cao, được chiêm ngắm phần nào vinh quang của Thầy Giêsu thì tâm hồn của Phêrô đã mở ra. Ngài như quên hẳn mình đi.
Dệt xây một tâm hồn biết hướng thượng: Nếu hạn hẹp sự lên cao ở phạm trù không gian thì không biết bao người đã lên quá cao mà tâm hồn vẫn còn hẹp hòi, ích kỷ. Với công nghệ hàng không hiện đại như hôm nay, rất nhiều người đã từng lên rất cao so với mặt đất. Theo thống kê thì mỗi ngày có hàng ngàn chuyến bay xuyên lục địa. Những người có điều kiện sử dụng phương tiện hàng không, thường là những người của tiền dư dả, ít ra là không thiếu. Thế nhưng lời cảnh giác của Chúa Kitô vẫn còn đó: người giàu có thì khó vào Nước trời hơn cả con lạc đà chui qua lỗ kim (x.Mt 19,24). Dù đã lên cao nhưng trái tim của nhiều người vẫn có thể chưa rộng mở. Như thế việc lên cao chỉ là một trong những phương thế, một trong những nguyên cớ để có được lòng hướng thượng.
Người có tâm hồn biết hướng thượng là người biết khao khát những giá trị cao cả, tốt đẹp trên những sự tốt đẹp bình thường mà nhiều người vẫn hằng tìm kiếm. Họ không dừng lại với chuyện cơm áo gạo tiền cho bản thân, không dừng lại với chức quyền, danh phận hay lạc thú trần gian cách ích kỷ. Trái tim của họ luôn ấp ủ số phận của nhiều người. Tầm nhìn của họ luôn vượt quá những gì đang trông thấy. Khát mong của họ luôn vươn tới những giá trị vĩnh cửu, trường tồn… Có thể gọi họ là người sống có lý tuởng, muốn cống hiến hơn là tìm cách hưởng thụ.
Các chuyên gia xã hội học, các nhà đạo đức ngày nay đều có chung nhận định rằng con người, cách riêng giới trẻ hôm nay, trên thế giới nói chung và trong xã hội Việt Nam nói riêng đang mất dần sự hướng thượng, chí cống hiến. Cùng với công nghệ hiện đại, ngành quảng cáo tiếp thị như đang tiếp sức xây dựng một lối sống hưởng thụ vị kỷ. Người người đua nhau kiếm tiền để hưởng thụ ích kỷ. Công ăn việc làm, đúng hơn là thu nhập tiền bạc như đang là mục tiêu của việc học tập của giới trẻ hôm nay mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã nhận định là “não trạng duy kinh tế” (x.Thư chung HĐGM VN năm 2007 số 11; 12). Chính vì thế mà chí cống hiến, sự hướng thượng ngày càng mai một.
Để lên cao, đúng hơn là để có tâm hồn hướng thượng cần thiết phải rủ bỏ nhiều vướng bận gây cản trở. Bài đọc thứ nhất trích sách Sáng Thế ký gợi mở ý tưởng là hãy ra đi. Giavê Thiên Chúa mời gọi Abraham ra đi: “Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi” (St 12,1). Tuổi đời đã 75, trên mức xưa nay hiếm, đang chưa có người nối dõi tông đường, cùng với nghề chăn nuôi súc vật, thế mà ra đi đến nơi chưa từng biết, quả là một quyết định thiếu chín chắn và liều lĩnh. Nếu gọi quyết định ấy là dại dột hay điên rồ thì cũng không ngoa. Vậy mà Abraham đã ra đi theo lời Chúa gọi. Thế nhưng với cái quyết định liều lĩnh hay điên rồ ấy thì một thời kỳ mới của công trình cứu độ đã mở ra. Phải nhìn nhận rằng dù tuổi đã cao nhưng tâm hồn Abraham luôn ấp ủ những gì tốt đẹp hơn, cao hơn nữa.
Mùa chay thánh đã về, Kitô hữu chúng ta không được phép dừng lại ở việc sám hối, ăn năn về tội lỗi đã phạm mà còn phải dệt xây tấm lòng hướng thượng với chí cống hiến cao đẹp. Trong nông nghiệp, không ai làm cỏ chỉ để cho mảnh đất sạch sẽ mà là để trồng tỉa các loại cây hữu ích. “Anh em hãy sinh hoa quả xứng với lòng sám hối” (Mt 3,8). Lời của thánh Gioan Tẩy giả một cách nào đó thúc bách ta không ngừng lên cao, hướng thượng để cùng với Chúa Kitô sau khi xuống núi thì “cương quyết đi lên Giêrusalem” (Lc 9,51).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật II Mùa Chay A)
Chủ đề chính của bài Tin Mừng Chúa Nhật I mùa Chay cả ba năm A - B - C đều tập trung vào chủ đề “các chước cám dỗ”. Và bài Tin mừng Chúa Nhật II mùa Chay của cả ba năm A - B - C cũng tập trung vào một chủ đề “lên núi cao, Chúa biến hình”. Dưới cái nhìn tổng quát thì hình như Hội Thánh muốn chúng ta khởi đầu mùa chay thánh bằng sự gột bỏ những gì là “tiêu cực” do thần dữ cám dỗ để rồi cùng với Chúa Giêsu lên núi cao mà phát triển điều “tích cực” là cái nhìn và con tim của chúng ta.
Càng lên cao, tầm nhìn càng thêm bao quát là một điều dễ hiểu và dễ chấp nhận. Những người được dịp lên núi cao hay đã từng sử dụng phương tiện hàng không đều không khỏi bị cám dỗ phóng tầm nhìn đến quang cảnh chung quanh hay bên dưới. Quả thật, với cuộc sống thường nhật kiểu tà tà sát mặt đất thì luôn có đó nhiều điều rất cụ thể vượt khỏi tầm nhìn của chúng ta. Và cũng từ cái nhìn hướng đến các vật thể trong thực tế vốn bị giới hạn thì chúng ta cũng có thể bị hạn chế tầm nhìn trong những lãnh vực “phi vật thể”. Chính vì thế, khi có dịp thuận tiện, người ta thường đến những nơi quang đãng hay lên chỗ cao, không chỉ để hít thở không khí trong lành mà còn được dịp phóng tầm nhìn bao quát hơn, rộng mở hơn.
Hãy lên cao! Càng lên cao, tâm hồn càng khoáng đạt hơn, rộng mở hơn. Các tu sĩ, đúng hơn là các đan sĩ trong truyền thống Kitô giáo nói riêng và trong các tôn giáo nói chung thường chọn những nơi cao để làm chốn tu tập. Càng lên cao thì lòng ta dường như càng nhẹ nhàng, thanh thoát và khoáng đạt hơn. Bài Tin Mừng Chúa Nhật II mùa Chay tường thuật sự kiện Chúa Kitô đưa ba môn sinh lên núi cao. Các sự kiện xảy ra trên núi Tabôrê ngày ấy dễ làm chúng ta dán mắt vào việc Chúa biến hình oai nghiêm sáng láng. Dĩ nhiên, chúng ta nhìn nhận việc Chúa Kitô tỏ ánh vinh quang của Người là để củng cố niềm tin cho các môn đệ thân tín. Tuy nhiên xin đừng quên nội dung câu chuyện đàm đạo giữa Chúa Kitô với Môsê và Êlia. Đó là cuộc tử nạn mà Chúa Kitô sẽ phải chịu tại Giêrusalem. Đây chính là đỉnh cao hay là điểm tới của tình yêu mà Chúa Kitô tỏ bày cho nhân loại là hiến dâng mạng sống vì người mình yêu (x.Ga 15,13).
Tình yêu làm phát sinh tình yêu. Lòng quảng đại làm triển nở lòng quảng đại. Quy luật tác động dây chuyền đã thể hiện hiệu năng ở lãnh vực này. Bị thúc bách một cách nào đó, Phêrô vội lên tiếng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây thì tốt lắm, nếu Thầy muốn, chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê, một cho ông Êlia” (Mt 17,4). Thế còn Phêrô và hai người bạn đồng môn là Giacôbê và Gioan sẽ ở đâu? Giả như Chúa Giêsu chấp thuận lời thỉnh cầu của thánh Phêrô thì tối hôm ấy, ba môn đệ của Người hẳn phải ở ngoài trời, trên cây hay trong bụi bờ nào đó. Tuy nhiên điều chúng ta chợt khám phá ở đây, đó là khi lên cao, được chiêm ngắm phần nào vinh quang của Thầy Giêsu thì tâm hồn của Phêrô đã mở ra. Ngài như quên hẳn mình đi.
Dệt xây một tâm hồn biết hướng thượng: Nếu hạn hẹp sự lên cao ở phạm trù không gian thì không biết bao người đã lên quá cao mà tâm hồn vẫn còn hẹp hòi, ích kỷ. Với công nghệ hàng không hiện đại như hôm nay, rất nhiều người đã từng lên rất cao so với mặt đất. Theo thống kê thì mỗi ngày có hàng ngàn chuyến bay xuyên lục địa. Những người có điều kiện sử dụng phương tiện hàng không, thường là những người của tiền dư dả, ít ra là không thiếu. Thế nhưng lời cảnh giác của Chúa Kitô vẫn còn đó: người giàu có thì khó vào Nước trời hơn cả con lạc đà chui qua lỗ kim (x.Mt 19,24). Dù đã lên cao nhưng trái tim của nhiều người vẫn có thể chưa rộng mở. Như thế việc lên cao chỉ là một trong những phương thế, một trong những nguyên cớ để có được lòng hướng thượng.
Người có tâm hồn biết hướng thượng là người biết khao khát những giá trị cao cả, tốt đẹp trên những sự tốt đẹp bình thường mà nhiều người vẫn hằng tìm kiếm. Họ không dừng lại với chuyện cơm áo gạo tiền cho bản thân, không dừng lại với chức quyền, danh phận hay lạc thú trần gian cách ích kỷ. Trái tim của họ luôn ấp ủ số phận của nhiều người. Tầm nhìn của họ luôn vượt quá những gì đang trông thấy. Khát mong của họ luôn vươn tới những giá trị vĩnh cửu, trường tồn… Có thể gọi họ là người sống có lý tuởng, muốn cống hiến hơn là tìm cách hưởng thụ.
Các chuyên gia xã hội học, các nhà đạo đức ngày nay đều có chung nhận định rằng con người, cách riêng giới trẻ hôm nay, trên thế giới nói chung và trong xã hội Việt Nam nói riêng đang mất dần sự hướng thượng, chí cống hiến. Cùng với công nghệ hiện đại, ngành quảng cáo tiếp thị như đang tiếp sức xây dựng một lối sống hưởng thụ vị kỷ. Người người đua nhau kiếm tiền để hưởng thụ ích kỷ. Công ăn việc làm, đúng hơn là thu nhập tiền bạc như đang là mục tiêu của việc học tập của giới trẻ hôm nay mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã nhận định là “não trạng duy kinh tế” (x.Thư chung HĐGM VN năm 2007 số 11; 12). Chính vì thế mà chí cống hiến, sự hướng thượng ngày càng mai một.
Để lên cao, đúng hơn là để có tâm hồn hướng thượng cần thiết phải rủ bỏ nhiều vướng bận gây cản trở. Bài đọc thứ nhất trích sách Sáng Thế ký gợi mở ý tưởng là hãy ra đi. Giavê Thiên Chúa mời gọi Abraham ra đi: “Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi” (St 12,1). Tuổi đời đã 75, trên mức xưa nay hiếm, đang chưa có người nối dõi tông đường, cùng với nghề chăn nuôi súc vật, thế mà ra đi đến nơi chưa từng biết, quả là một quyết định thiếu chín chắn và liều lĩnh. Nếu gọi quyết định ấy là dại dột hay điên rồ thì cũng không ngoa. Vậy mà Abraham đã ra đi theo lời Chúa gọi. Thế nhưng với cái quyết định liều lĩnh hay điên rồ ấy thì một thời kỳ mới của công trình cứu độ đã mở ra. Phải nhìn nhận rằng dù tuổi đã cao nhưng tâm hồn Abraham luôn ấp ủ những gì tốt đẹp hơn, cao hơn nữa.
Mùa chay thánh đã về, Kitô hữu chúng ta không được phép dừng lại ở việc sám hối, ăn năn về tội lỗi đã phạm mà còn phải dệt xây tấm lòng hướng thượng với chí cống hiến cao đẹp. Trong nông nghiệp, không ai làm cỏ chỉ để cho mảnh đất sạch sẽ mà là để trồng tỉa các loại cây hữu ích. “Anh em hãy sinh hoa quả xứng với lòng sám hối” (Mt 3,8). Lời của thánh Gioan Tẩy giả một cách nào đó thúc bách ta không ngừng lên cao, hướng thượng để cùng với Chúa Kitô sau khi xuống núi thì “cương quyết đi lên Giêrusalem” (Lc 9,51).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Đức tin
Lm. Jb Nguyễn Minh Hùng
21:59 09/03/2017
Chúa Nhật thứ Hai Mùa Chay A
Bài nói chuyện với các nữ tu dòng Kín Giáo phận Phú Cường
Thánh Kinh có rất nhiều tấm gương về đức tin cho ta noi theo. Hôm nay, ngoài Chúa Cha và Chúa Giêsu, phụng vụ Lời Chúa giới thiệu đến sáu tấm gương về con người.
Đó là những con người thánh thiện, đầy lòng yêu mến Chúa, sẵn sàng vâng phục thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện sống. Các ngài luôn dâng lên Thiên Chúa đức tin trọn vẹn của mình. Đó là những gương mặt xuất thân từ Cựu Ước và Tân Ước.
I. NHỮNG GƯƠNG MẶT CỰU ƯỚC.
1. Tổ phụ Abraham (bài đọc I).
Là con người của đức tin. Ngài nổi tiếng về lòng vâng phục trong đức tin, bất chấp đó là sự vâng phục mà nếu cứ lý luận theo kiểu loài người, nó vô lý nhất, kinh hoàng nhất, cũng có thể là độc ác nhất, miễn là được ném mình vào tay Thiên Chúa, để mặc Người an bài mọi sự...
Vào một ngày, đang khi cuộc sống diễn ra hết sức an bình, Tổ phụ Abraham được Chúa kêu gọi: “Hãy bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi đến đất Ta sẽ chỉ cho.” (St 12, 1). Thế là Tổ phụ ra đi. Đi trong mịt mù. Đi trong tăm tối. Đi mà chẳng biết mình đi đâu…
Suốt đời Tổ phụ mơ ước có một đứa con nối dõi tông đường, vậy mà cũng chẳng có. Đến lúc cả trăm tuổi, người vợ cũng cao niên chẳng kém gì, Thiên Chúa mới hứa ban một đứa con. Một lời hứa như thế thật khó chấp nhận làm sao. Nhưng Tổ phụ Abraham vẫn tin.
Đến khi đứa con trai duy nhất, đứa con thừa tự, đứa con của lời hứa, đứa con ngọc, đứa con ngà đã lớn khôn, Thiên Chúa lại đòi Tổ phụ đem đứa con đó đi sát tế cho Người.
Có tội ác nào lớn cho bằng tội của một người cha giết con. Có lời dạy nào khủng khiếp cho bằng dạy một người cha giết chính đứa con là máu, là mủ, hơn nữa là cả cuộc sống của người cha già nua đã từng rút ruột mình sinh ra.
Và còn đâu là một Thiên Chúa yêu thương, một Thiên Chúa gần gũi con người, hay chỉ là một Thiên Chúa tàn nhẫn, say máu đến độ đòi người cha phải thủ tiêu con của ông làm của lễ tế hiến cho mình. Đúng là một Thiên Chúa độc ác, không còn gì độc ác hơn (?).
Càng suy nghĩ như thế về hình ảnh của Thiên Chúa bao nhiêu, ta càng thấy đức tin của Tổ phụ Abraham lớn bấy nhiêu.
Cứ bắt đầu bằng tình cảm con người, ta suy diễn, sẽ thấy, chắc tâm hồn Tổ phụ chao đảo lắm, lương tâm Tổ phụ giày vò lắm, cuộc sống của Tổ phụ chắc mất bình an lắm. Có lẽ nước mắt đã tràn ngập, đã dàn dụa tâm hồn Tổ phụ.
Và có lẽ giọt nước mắt ấy rất âm thầm, vì không thể để lộ cho con mình biết. Làm sao dám cho con biết khi chính mình sẽ giết chết con!
Mà tiếng khóc càng âm thầm, tiếng nấc càng nghẹn ứ, nước mắt càng chảy ngược vào hồn nhiều bao nhiêu, thì nỗi đau càng dằn xé, càng tê tái, càng buốt giá bấy nhiêu.
Nhất là mỗi khi Tổ phụ nhìn đôi bàn tay của mình. Ngày nào đôi tay ấy bồng ẳm con, nâng niu con, bây giờ cũng chính đôi tay ấy sẽ thủ tiêu con. Là cha, như bao người cha, Tổ phụ Abraham se thắt lòng mình.
Nhưng Tổ phụ vượt qua tất cả. Đức tin của Tổ phụ lớn hơn tất cả. Chính đức tin dạy Tổ phụ biết: Thiên Chúa vẫn yêu thương vô cùng. Người vẫn nhìn thấy Tổ phụ. Người biết rõ lòng Tổ phụ. Người có cách của Người để trù liệu cho Tổ phụ những điều tốt đẹp nhất.
Vì tình yêu vô cùng mãnh liệt, vì tình yêu mến Thiên Chúa ngất trời cao, Tổ phụ Abraham đã không mất bất cứ một điều gì, dù nhỏ nhất.
Còn hơn bất cứ một người nào trong nhân loại, qua muôn ngàn thế hệ, bằng miệng lưỡi của thiên thần, Thiên Chúa khen ngợi Tổ phụ:
“Đừng giơ tay hại đứa trẻ, đừng làm gì nó! Bây giờ Ta biết ngươi là kẻ kính sợ Thiên Chúa: đối với Ta, con của ngươi, con một của Ngươi, ngươi cũng chẳng tiếc!... Ta lấy chính danh Ta mà thề: Bởi vì ngươi đã làm điều đó, đã không tiếc con của ngươi, con một của ngươi, nên Ta sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên đông, nên nhiều như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển.” (St 22, 12. 16 -18).
2. Thủ lãnh Môisen (bài Tin Mừng).
Cũng như Tổ phụ Abraham, Thủ lãnh Môisen là nhân vật mạnh mẽ, sáng ngời trong đức tin vào quyền năng của Thiên Chúa.
Dẫu đầy gian nan trong sứ mạng giải phóng dân tộc, từ khi bắt đầu nhận lãnh lệnh truyền của Chúa, rồi bao nhiêu lần chứng kiến việc Chúa đánh đòn vua và dân Aicập, đến lúc tổ chức lễ Vượt qua, lúc phải thực hiện hành trình Vượt qua, rồi cùng dân rày đây mai đó nơi sa mạc đầy chết chóc, nào bị dân chúng trách móc, bị đe dọa giết chết…, Thủ lãnh Môisen không hề phản bội đức tin, không một chút mảy may nghi ngờ lòng thương xót của Chúa.
Có lúc áp lực như đè nặng quá sức, như lấy hết mọi sức lực, như khó có thể trụ nổi, Thủ lãnh như muốn chết đi. Thủ lãnh phải đau xót thốt lên:
“Sao Ngài lại làm khổ tôi tớ Ngài? Tại sao con không đẹp lòng Ngài, khiến Ngài đặt gánh nặng tất cả dân này lên vai con? Có phải con đã cưu mang dân này đâu, có phải con sinh ra nó đâu? Một mình con không thể gánh cả dân này được nữa, vì nó nặng quá sức con. Nếu Ngài xử với con như vậy, thì thà giết con đi còn hơn.” (Ds 11, 12 tt).
Chính đức tin và lòng yêu mến Chúa của mình, Thủ lãnh Môisen được Chúa tin tưởng trao cho sứ mạng đưa dân của Người thoát cảnh lầm than nô lệ cho Aicập. Người đã nâng Thủ lãnh lên thành một nhà giải phóng dân tộc lừng danh.
Do lòng tin và tình yêu mến dành cho Thiên Chúa, Thủ lãnh Môisen trở thành người của lịch sử, lập trang sử mới cho dân riêng của Chúa cả về đời sống trần thế lẫn đời sống đức tin.
Thủ lãnh Môisen được Chúa trao cho vị trí quan trọng đến nỗi, khi ngắm nhìn chân dung của Thủ lãnh, Tân Ước phải thốt lên: “Những người tin vào ông Môisen, thật sự là tin vào Đức Kitô, và gương mặt của họ cũng như gương mặt của Môisen phản ánh vinh quang của Chúa” (2Cr 3, 18).
3. Tiên tri Êlia (bài Tin Mừng).
Cũng vì đức tin và lòng mến dành cho Thiên Chúa, Đấng mà mình tôn thờ, Tiên tri Êlia đã bao nhiêu lần vào sinh ra tử.
Kẻ bị Thánh Kinh trách móc: “Vua làm điều dữ trái mắt Đức Chúa, đi theo con đường của vua cha, phạm các tội ông ấy đã phạm và lôi kéo Israel phạm theo…” (1V 16, 25-26), chính là vua Akhap.
Nhà vua là một kẻ nhu nhược, đã để cho hoàng hậu Izabel, một kẻ ngoại giáo, lộng quyền. Hoàng hậu đưa ngẫu tượng và đặt pháp sư của các ngẫu tượng vào cả đền thờ, nơi chỉ dành cho một mình Thiên Chúa.
Không thể chịu nổi sự ô uế mà vua và hoàng hậu gây ra, Tiên tri Êlia, một thân, một mình chiến đấu cách dũng cảm với với các pháp sư ngẫu tượng ấy. Dù Tiên tri chiến thắng nhờ ơn Chúa, nhưng cũng từ đấy, Izabel đặt mối thù không đội trời chung với Tiên tri. Tiên tri phải nếm trải đau khổ do phải chạy trốn sự thù ghét này (1V 18tt).
Tiên tri Êlia còn chống lại việc áp bức người nghèo trong đất nước. Nổi tiếng là lời nguyền Tiên tri đã gieo trên cuộc đời của vợ chồng Akhab – Izabel, khi cả hai đã thực hiện thành công việc giết ông Nabôt và cướp vườn nho của ông.
Lời nguyền ấy là: “Đức Chúa phán thế này: Ngươi đã giết hại còn chiếm đoạt nữa ư?... Tại chính nơi chó đã liếm máu Nabôt, thì chó cũng sẽ liếm máu người (tức vua Akhab)…Đức Chúa cũng tuyên phạt Izabel: Chó ăn thịt Izabel trong cánh đồng Gitrơe” (1V 21, 17-23). Đúng như lời Tiên tri, cái chết thê thảm của Akhab và Izabel được thuật lại sau đó trong 1V 22, 34-38 và 2V 9, 30-37.
Tất cả những việc làm ấy, dù là việc làm của người công chính và kêu gọi hãy sống công chính, đều mang lại cho tiên tri Êlia nhiều chông gai, đau khổ.
Đã có lần, trong nỗi khổ gần như tuyệt vọng của một kẻ bị vây quanh bởi lòng thù hận, dẫu là người can đảm, Tiên tri Êlia cũng đã phải thốt lên: “Lạy Đức Chúa, đủ rồi! Bây giờ xin Chúa lấy mạng sống con đi, vì con chẳng hơn gì cha ông của con” (1V 19, 4).
II. NHỮNG GƯƠNG MẶT TÂN ƯỚC.
Các Tông đồ của Chúa Giêsu cũng vậy. Bài Tin mừng hôm nay kể rằng, các Tông đồ hạnh phúc nhìn ngắm vinh quang khi Chúa hiển dung trên núi một cách say mê, như chiêm bao, như đang ly thoát cõi trần.
Những tưởng hạnh phúc ấy kéo dài, để còn cất lều, dựng nhà mà chiếm hạnh phúc! Nào ngờ, đó chỉ là ánh chớp chợt lóe lên rồi lịm tắt, trả các Tông đồ lại với đời thường.
Vinh quang núi cao chấm dứt. Vài ngày nữa thôi, thay vào vinh quang ấy, các Tông đồ chứng kiến cảnh tượng chưa từng có, thậm chí chưa từng hiện diện chút xíu nào trong tâm trí: Thầy của mình hấp hối, sợ hãi trước cái chết đến nỗi toát mồ hôi pha trong máu.
Các Tông đồ sẽ còn chứng kiến cảnh tượng sỉ nhục không gì sỉ nhục bằng: Thầy bị lột sạch cho đến trần trụi, không đơn thuần là mảnh áo mà còn là nhân vị con người.
Cuối cùng, trên đỉnh sỉ nhục, Thầy dang tay chịu treo giữa trời giữa đất, giữa muôn tiếng sỉ vả, nguyền rủa, để rồi gục đầu chết tức tưởi trong đơn độc, trong đau đớn cả về tinh thần lẫn thể xác...
Đức tin của các Tông đồ bị thách thức quá lớn. Theo Thầy là để được cái gì, đàng này mất tất cả. Chính Thầy lại là người mất mạng sống trước tiên. Có còn gì thua thiệt cho bằng để mà nói, để mà có thể so sánh!...
Nhưng vẫn còn một điều hết sức quan trọng: Chính trong tăm tối của đức tin, các Tông đồ của Chúa biết Chúa của mình đã sống lại. Chính các ngài đã vượt qua nỗi đau cuộc đời, vượt qua sự tăm tối của bất hạnh để đặt nền móng cho Hội Thánh khắp nơi trên thế giới này.
Cũng như Tổ phụ Abraham, như Thủ lãnh Môisen, và như Tiên tri Êlia, đó là nghị lực, là ý chí của các Tông đồ. Sau khi lãnh nhận Thánh Thần của Chúa Phục Sinh, sau khi đã hiểu lối đường của Thiên Chúa, các Tông đồ của Chúa Giêsu đã băng mình, vượt mọi trùng khơi, lao vào sự nghiệp xây dựng Nước Chúa nơi trần thế, mang ơn cứu rỗi đến tận chân trời, góc biển...
III. ĐẾN LƯỢT CHÚNG TA.
Dù là người Công Giáo, cũng như mọi người sống trong cuộc đời này: có đau khổ và hạnh phúc. Rất có thể đau khổ triền miên, còn hạnh phúc lại chỉ như một ánh chớp lóe lên, rồi lịm tắt, để lại một lối đi tăm tối mênh mông. Lúc đó đức tin chúng ta bị thử thách nặng nề.
Hãy nhìn ngắm mẫu gương của Tổ phụ Abraham, của Thủ lãnh Môisen, của Tiên tri Êlia và của các Tông đồ của Chúa Giêsu, nhờ đó, ta thêm nghị lực và ý chí mà sống đời sống đức tin của mình.
Suy niệm Lời Chúa trong ngày Chúa Nhật thứ II mùa Chay này, chúng ta nhận thấy lòng từ nhân và tình thương yêu vô cùng của Chúa, luôn đưa dẫn lịch sử nhân loại đi vào mầu nhiệm cứu độ của Người.
Vì thế, ta hãy xác tín rằng, thánh ý Chúa luôn khôn ngoan. Người sẽ chăm sóc, sẽ quan phòng xếp đặt tất cả những gì cần thiết cho cuộc đời của ta theo ý Người. Hãy nhớ, trước mặt Chúa, ơn phần rỗi của ta mới là điều quan trọng trên hết. Hãy trung thành trong mọi hoàn cảnh để đạt tới ơn cứu rỗi Chúa ban.
Ngoài ra, ta còn thấy, dù đau khổ, tự bản chất là điều xấu, tuy nhiên, trong cái nhìn đức tin, trong tương quan với ơn cứu độ, nhất là trong lòng yêu mến và tín thác cho Thiên Chúa, đau khổ vẫn mang lại nhiều giá trị tích cực to lớn.
Đau khổ sẽ tinh luyện tâm hồn ta tinh ròng, giúp ta yêu mến Chúa hơn. Đau khổ làm cho ta trưởng thành về nhân cách, về sự chịu đựng, về lòng trông cậy nơi Chúa, nếu ta biết hiến dâng cho Chúa tất cả sự chấp nhận của mình. Đau khổ dạy ta bài học của tình yêu, thông cảm, nhờ đó ta hiểu sâu xa hơn nỗi đau của anh chị em xung quanh mình…
Hãy hiến dâng Thiên Chúa đức tin của mình. Hãy mạnh dạn tin để thấy ơn Chúa kỳ diệu trong từng khoảnh khắc của đời ta. Lời thánh Phaolô căn dặn đáng được chúng ta ghi khắc để luôn sống: “Hãy luôn cầm khiên mộc là đức tin, nhờ đó anh em sẽ có thể dập tắt mọi tên lửa của ác thấn” (Eph 6, 20).
“Mọi tên lửa” mà ta “có thể dập tắt”, là sự nghi nan, là lòng mất bình an, là lời trách móc Thiên Chúa, là bao nhiêu chai lỳ, là tội lỗi, là sự chán nản muốn buông xuôi, muốn bỏ cuộc… Tất cả chỉ nhờ đức tin, và trong đức tin mà ta chiến thắng, và sẽ tồn tại trong ơn cứu độ đời đời mà thôi.
Vậy, đặt đức tin và lòng yêu mến trọn đời mình nơi Thiên Chúa, nơi Chúa Kitô, Con của Người, mỗi người hãy cất cao lời xác tín: “Cho dù là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thụ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta”(Rm 8, 38-39).
Bài nói chuyện với các nữ tu dòng Kín Giáo phận Phú Cường
Thánh Kinh có rất nhiều tấm gương về đức tin cho ta noi theo. Hôm nay, ngoài Chúa Cha và Chúa Giêsu, phụng vụ Lời Chúa giới thiệu đến sáu tấm gương về con người.
Đó là những con người thánh thiện, đầy lòng yêu mến Chúa, sẵn sàng vâng phục thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện sống. Các ngài luôn dâng lên Thiên Chúa đức tin trọn vẹn của mình. Đó là những gương mặt xuất thân từ Cựu Ước và Tân Ước.
I. NHỮNG GƯƠNG MẶT CỰU ƯỚC.
1. Tổ phụ Abraham (bài đọc I).
Là con người của đức tin. Ngài nổi tiếng về lòng vâng phục trong đức tin, bất chấp đó là sự vâng phục mà nếu cứ lý luận theo kiểu loài người, nó vô lý nhất, kinh hoàng nhất, cũng có thể là độc ác nhất, miễn là được ném mình vào tay Thiên Chúa, để mặc Người an bài mọi sự...
Vào một ngày, đang khi cuộc sống diễn ra hết sức an bình, Tổ phụ Abraham được Chúa kêu gọi: “Hãy bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi đến đất Ta sẽ chỉ cho.” (St 12, 1). Thế là Tổ phụ ra đi. Đi trong mịt mù. Đi trong tăm tối. Đi mà chẳng biết mình đi đâu…
Suốt đời Tổ phụ mơ ước có một đứa con nối dõi tông đường, vậy mà cũng chẳng có. Đến lúc cả trăm tuổi, người vợ cũng cao niên chẳng kém gì, Thiên Chúa mới hứa ban một đứa con. Một lời hứa như thế thật khó chấp nhận làm sao. Nhưng Tổ phụ Abraham vẫn tin.
Đến khi đứa con trai duy nhất, đứa con thừa tự, đứa con của lời hứa, đứa con ngọc, đứa con ngà đã lớn khôn, Thiên Chúa lại đòi Tổ phụ đem đứa con đó đi sát tế cho Người.
Có tội ác nào lớn cho bằng tội của một người cha giết con. Có lời dạy nào khủng khiếp cho bằng dạy một người cha giết chính đứa con là máu, là mủ, hơn nữa là cả cuộc sống của người cha già nua đã từng rút ruột mình sinh ra.
Và còn đâu là một Thiên Chúa yêu thương, một Thiên Chúa gần gũi con người, hay chỉ là một Thiên Chúa tàn nhẫn, say máu đến độ đòi người cha phải thủ tiêu con của ông làm của lễ tế hiến cho mình. Đúng là một Thiên Chúa độc ác, không còn gì độc ác hơn (?).
Càng suy nghĩ như thế về hình ảnh của Thiên Chúa bao nhiêu, ta càng thấy đức tin của Tổ phụ Abraham lớn bấy nhiêu.
Cứ bắt đầu bằng tình cảm con người, ta suy diễn, sẽ thấy, chắc tâm hồn Tổ phụ chao đảo lắm, lương tâm Tổ phụ giày vò lắm, cuộc sống của Tổ phụ chắc mất bình an lắm. Có lẽ nước mắt đã tràn ngập, đã dàn dụa tâm hồn Tổ phụ.
Và có lẽ giọt nước mắt ấy rất âm thầm, vì không thể để lộ cho con mình biết. Làm sao dám cho con biết khi chính mình sẽ giết chết con!
Mà tiếng khóc càng âm thầm, tiếng nấc càng nghẹn ứ, nước mắt càng chảy ngược vào hồn nhiều bao nhiêu, thì nỗi đau càng dằn xé, càng tê tái, càng buốt giá bấy nhiêu.
Nhất là mỗi khi Tổ phụ nhìn đôi bàn tay của mình. Ngày nào đôi tay ấy bồng ẳm con, nâng niu con, bây giờ cũng chính đôi tay ấy sẽ thủ tiêu con. Là cha, như bao người cha, Tổ phụ Abraham se thắt lòng mình.
Nhưng Tổ phụ vượt qua tất cả. Đức tin của Tổ phụ lớn hơn tất cả. Chính đức tin dạy Tổ phụ biết: Thiên Chúa vẫn yêu thương vô cùng. Người vẫn nhìn thấy Tổ phụ. Người biết rõ lòng Tổ phụ. Người có cách của Người để trù liệu cho Tổ phụ những điều tốt đẹp nhất.
Vì tình yêu vô cùng mãnh liệt, vì tình yêu mến Thiên Chúa ngất trời cao, Tổ phụ Abraham đã không mất bất cứ một điều gì, dù nhỏ nhất.
Còn hơn bất cứ một người nào trong nhân loại, qua muôn ngàn thế hệ, bằng miệng lưỡi của thiên thần, Thiên Chúa khen ngợi Tổ phụ:
“Đừng giơ tay hại đứa trẻ, đừng làm gì nó! Bây giờ Ta biết ngươi là kẻ kính sợ Thiên Chúa: đối với Ta, con của ngươi, con một của Ngươi, ngươi cũng chẳng tiếc!... Ta lấy chính danh Ta mà thề: Bởi vì ngươi đã làm điều đó, đã không tiếc con của ngươi, con một của ngươi, nên Ta sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên đông, nên nhiều như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển.” (St 22, 12. 16 -18).
2. Thủ lãnh Môisen (bài Tin Mừng).
Cũng như Tổ phụ Abraham, Thủ lãnh Môisen là nhân vật mạnh mẽ, sáng ngời trong đức tin vào quyền năng của Thiên Chúa.
Dẫu đầy gian nan trong sứ mạng giải phóng dân tộc, từ khi bắt đầu nhận lãnh lệnh truyền của Chúa, rồi bao nhiêu lần chứng kiến việc Chúa đánh đòn vua và dân Aicập, đến lúc tổ chức lễ Vượt qua, lúc phải thực hiện hành trình Vượt qua, rồi cùng dân rày đây mai đó nơi sa mạc đầy chết chóc, nào bị dân chúng trách móc, bị đe dọa giết chết…, Thủ lãnh Môisen không hề phản bội đức tin, không một chút mảy may nghi ngờ lòng thương xót của Chúa.
Có lúc áp lực như đè nặng quá sức, như lấy hết mọi sức lực, như khó có thể trụ nổi, Thủ lãnh như muốn chết đi. Thủ lãnh phải đau xót thốt lên:
“Sao Ngài lại làm khổ tôi tớ Ngài? Tại sao con không đẹp lòng Ngài, khiến Ngài đặt gánh nặng tất cả dân này lên vai con? Có phải con đã cưu mang dân này đâu, có phải con sinh ra nó đâu? Một mình con không thể gánh cả dân này được nữa, vì nó nặng quá sức con. Nếu Ngài xử với con như vậy, thì thà giết con đi còn hơn.” (Ds 11, 12 tt).
Chính đức tin và lòng yêu mến Chúa của mình, Thủ lãnh Môisen được Chúa tin tưởng trao cho sứ mạng đưa dân của Người thoát cảnh lầm than nô lệ cho Aicập. Người đã nâng Thủ lãnh lên thành một nhà giải phóng dân tộc lừng danh.
Do lòng tin và tình yêu mến dành cho Thiên Chúa, Thủ lãnh Môisen trở thành người của lịch sử, lập trang sử mới cho dân riêng của Chúa cả về đời sống trần thế lẫn đời sống đức tin.
Thủ lãnh Môisen được Chúa trao cho vị trí quan trọng đến nỗi, khi ngắm nhìn chân dung của Thủ lãnh, Tân Ước phải thốt lên: “Những người tin vào ông Môisen, thật sự là tin vào Đức Kitô, và gương mặt của họ cũng như gương mặt của Môisen phản ánh vinh quang của Chúa” (2Cr 3, 18).
3. Tiên tri Êlia (bài Tin Mừng).
Cũng vì đức tin và lòng mến dành cho Thiên Chúa, Đấng mà mình tôn thờ, Tiên tri Êlia đã bao nhiêu lần vào sinh ra tử.
Kẻ bị Thánh Kinh trách móc: “Vua làm điều dữ trái mắt Đức Chúa, đi theo con đường của vua cha, phạm các tội ông ấy đã phạm và lôi kéo Israel phạm theo…” (1V 16, 25-26), chính là vua Akhap.
Nhà vua là một kẻ nhu nhược, đã để cho hoàng hậu Izabel, một kẻ ngoại giáo, lộng quyền. Hoàng hậu đưa ngẫu tượng và đặt pháp sư của các ngẫu tượng vào cả đền thờ, nơi chỉ dành cho một mình Thiên Chúa.
Không thể chịu nổi sự ô uế mà vua và hoàng hậu gây ra, Tiên tri Êlia, một thân, một mình chiến đấu cách dũng cảm với với các pháp sư ngẫu tượng ấy. Dù Tiên tri chiến thắng nhờ ơn Chúa, nhưng cũng từ đấy, Izabel đặt mối thù không đội trời chung với Tiên tri. Tiên tri phải nếm trải đau khổ do phải chạy trốn sự thù ghét này (1V 18tt).
Tiên tri Êlia còn chống lại việc áp bức người nghèo trong đất nước. Nổi tiếng là lời nguyền Tiên tri đã gieo trên cuộc đời của vợ chồng Akhab – Izabel, khi cả hai đã thực hiện thành công việc giết ông Nabôt và cướp vườn nho của ông.
Lời nguyền ấy là: “Đức Chúa phán thế này: Ngươi đã giết hại còn chiếm đoạt nữa ư?... Tại chính nơi chó đã liếm máu Nabôt, thì chó cũng sẽ liếm máu người (tức vua Akhab)…Đức Chúa cũng tuyên phạt Izabel: Chó ăn thịt Izabel trong cánh đồng Gitrơe” (1V 21, 17-23). Đúng như lời Tiên tri, cái chết thê thảm của Akhab và Izabel được thuật lại sau đó trong 1V 22, 34-38 và 2V 9, 30-37.
Tất cả những việc làm ấy, dù là việc làm của người công chính và kêu gọi hãy sống công chính, đều mang lại cho tiên tri Êlia nhiều chông gai, đau khổ.
Đã có lần, trong nỗi khổ gần như tuyệt vọng của một kẻ bị vây quanh bởi lòng thù hận, dẫu là người can đảm, Tiên tri Êlia cũng đã phải thốt lên: “Lạy Đức Chúa, đủ rồi! Bây giờ xin Chúa lấy mạng sống con đi, vì con chẳng hơn gì cha ông của con” (1V 19, 4).
II. NHỮNG GƯƠNG MẶT TÂN ƯỚC.
Các Tông đồ của Chúa Giêsu cũng vậy. Bài Tin mừng hôm nay kể rằng, các Tông đồ hạnh phúc nhìn ngắm vinh quang khi Chúa hiển dung trên núi một cách say mê, như chiêm bao, như đang ly thoát cõi trần.
Những tưởng hạnh phúc ấy kéo dài, để còn cất lều, dựng nhà mà chiếm hạnh phúc! Nào ngờ, đó chỉ là ánh chớp chợt lóe lên rồi lịm tắt, trả các Tông đồ lại với đời thường.
Vinh quang núi cao chấm dứt. Vài ngày nữa thôi, thay vào vinh quang ấy, các Tông đồ chứng kiến cảnh tượng chưa từng có, thậm chí chưa từng hiện diện chút xíu nào trong tâm trí: Thầy của mình hấp hối, sợ hãi trước cái chết đến nỗi toát mồ hôi pha trong máu.
Các Tông đồ sẽ còn chứng kiến cảnh tượng sỉ nhục không gì sỉ nhục bằng: Thầy bị lột sạch cho đến trần trụi, không đơn thuần là mảnh áo mà còn là nhân vị con người.
Cuối cùng, trên đỉnh sỉ nhục, Thầy dang tay chịu treo giữa trời giữa đất, giữa muôn tiếng sỉ vả, nguyền rủa, để rồi gục đầu chết tức tưởi trong đơn độc, trong đau đớn cả về tinh thần lẫn thể xác...
Đức tin của các Tông đồ bị thách thức quá lớn. Theo Thầy là để được cái gì, đàng này mất tất cả. Chính Thầy lại là người mất mạng sống trước tiên. Có còn gì thua thiệt cho bằng để mà nói, để mà có thể so sánh!...
Nhưng vẫn còn một điều hết sức quan trọng: Chính trong tăm tối của đức tin, các Tông đồ của Chúa biết Chúa của mình đã sống lại. Chính các ngài đã vượt qua nỗi đau cuộc đời, vượt qua sự tăm tối của bất hạnh để đặt nền móng cho Hội Thánh khắp nơi trên thế giới này.
Cũng như Tổ phụ Abraham, như Thủ lãnh Môisen, và như Tiên tri Êlia, đó là nghị lực, là ý chí của các Tông đồ. Sau khi lãnh nhận Thánh Thần của Chúa Phục Sinh, sau khi đã hiểu lối đường của Thiên Chúa, các Tông đồ của Chúa Giêsu đã băng mình, vượt mọi trùng khơi, lao vào sự nghiệp xây dựng Nước Chúa nơi trần thế, mang ơn cứu rỗi đến tận chân trời, góc biển...
III. ĐẾN LƯỢT CHÚNG TA.
Dù là người Công Giáo, cũng như mọi người sống trong cuộc đời này: có đau khổ và hạnh phúc. Rất có thể đau khổ triền miên, còn hạnh phúc lại chỉ như một ánh chớp lóe lên, rồi lịm tắt, để lại một lối đi tăm tối mênh mông. Lúc đó đức tin chúng ta bị thử thách nặng nề.
Hãy nhìn ngắm mẫu gương của Tổ phụ Abraham, của Thủ lãnh Môisen, của Tiên tri Êlia và của các Tông đồ của Chúa Giêsu, nhờ đó, ta thêm nghị lực và ý chí mà sống đời sống đức tin của mình.
Suy niệm Lời Chúa trong ngày Chúa Nhật thứ II mùa Chay này, chúng ta nhận thấy lòng từ nhân và tình thương yêu vô cùng của Chúa, luôn đưa dẫn lịch sử nhân loại đi vào mầu nhiệm cứu độ của Người.
Vì thế, ta hãy xác tín rằng, thánh ý Chúa luôn khôn ngoan. Người sẽ chăm sóc, sẽ quan phòng xếp đặt tất cả những gì cần thiết cho cuộc đời của ta theo ý Người. Hãy nhớ, trước mặt Chúa, ơn phần rỗi của ta mới là điều quan trọng trên hết. Hãy trung thành trong mọi hoàn cảnh để đạt tới ơn cứu rỗi Chúa ban.
Ngoài ra, ta còn thấy, dù đau khổ, tự bản chất là điều xấu, tuy nhiên, trong cái nhìn đức tin, trong tương quan với ơn cứu độ, nhất là trong lòng yêu mến và tín thác cho Thiên Chúa, đau khổ vẫn mang lại nhiều giá trị tích cực to lớn.
Đau khổ sẽ tinh luyện tâm hồn ta tinh ròng, giúp ta yêu mến Chúa hơn. Đau khổ làm cho ta trưởng thành về nhân cách, về sự chịu đựng, về lòng trông cậy nơi Chúa, nếu ta biết hiến dâng cho Chúa tất cả sự chấp nhận của mình. Đau khổ dạy ta bài học của tình yêu, thông cảm, nhờ đó ta hiểu sâu xa hơn nỗi đau của anh chị em xung quanh mình…
Hãy hiến dâng Thiên Chúa đức tin của mình. Hãy mạnh dạn tin để thấy ơn Chúa kỳ diệu trong từng khoảnh khắc của đời ta. Lời thánh Phaolô căn dặn đáng được chúng ta ghi khắc để luôn sống: “Hãy luôn cầm khiên mộc là đức tin, nhờ đó anh em sẽ có thể dập tắt mọi tên lửa của ác thấn” (Eph 6, 20).
“Mọi tên lửa” mà ta “có thể dập tắt”, là sự nghi nan, là lòng mất bình an, là lời trách móc Thiên Chúa, là bao nhiêu chai lỳ, là tội lỗi, là sự chán nản muốn buông xuôi, muốn bỏ cuộc… Tất cả chỉ nhờ đức tin, và trong đức tin mà ta chiến thắng, và sẽ tồn tại trong ơn cứu độ đời đời mà thôi.
Vậy, đặt đức tin và lòng yêu mến trọn đời mình nơi Thiên Chúa, nơi Chúa Kitô, Con của Người, mỗi người hãy cất cao lời xác tín: “Cho dù là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thụ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta”(Rm 8, 38-39).
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài suy niệm 5: Giuđa và sự nguy hiểm của việc mất đức tin
Hồng Thủy
03:31 09/03/2017
Ariccia - Bài suy niệm cha Michelini gửi đến Đức Thánh Cha và giáo triều Roma sáng ngày 08/03 có các chủ đề rất mạnh mẽ và thực tế: “Nguy hiểm đánh mất đức tin, tự tử, sứ mạng của Giáo Hội trong việc tìm kiếm người tội lỗi.” Trọng tâm của bài suy niệm xoay quanh nhân vật Giuđa, một trong 12 tông đồ. Sự phản bội của Giuđa là một biến cố gây tai tiếng và khó chịu, nhưng Tin mừng không che dấu chuyện này. Thảm kịch cũng được tỏ rõ với sự hối hận của Giuđa, mà theo thánh Mátthêu, ông biết mình đã phạm tội vì đã phản bội máu người vô tội.
Giuđa và chúng ta: nguy hiểm đánh mất đức tin
Cha Michelini đã tìm hiểu các nguyên nhân đã thúc đẩy Giuđa phản bội Chúa Giêsu. Giả thiết thứ nhất là có một lúc nào đó, Giuđa đã mất niềm tin.
Nguy hiểm mất đức tin khiến tất cả chúng ta phải tự hỏi: “Nếu có lẽ trong cuộc đời chúng ta, có nhiều ngày chúng ta không bỏ rơi Chúa Kitô, sự hiểu biết tốt nhất của chúng ta, tình yêu chúng ta, bởi một điều phù hoa, khoái lạc, lợi lộc, an toàn, oán ghét hay trả thù? Chúng ta khó mà biện hộ cho mình khi nói với sự ghê tởm về kẻ phản bội. Giuđa cho chúng ta thấy chính chúng ta.”
Cha Michelini nhắc lại kinh nghiệm của tác giả Emmanuel Carrère được thuật lai trong sách “Vương quốc”. Ông đã tìm lại đức tin 3 năm, rồi lại mất đức tin. Người ta thấy cuộc chiến đấu nội tâm của một người mà vào ngày thứ 6 Tuần Thánh viết rằng ông sẽ đi dự lễ Phục sinh ngay cả nếu tôi không còn tin vào cuộc Phục sinh của Chúa Kitô, nhưng thêm rằng: “Con bỏ Chúa. Chúa không bỏ con.”
Giả thiết thứ hai về sự phản bội của Giuđa: ông muốn Chúa Kitô tỏ ra mình là Đấng Cứu Thế của Israel, đấng giải phóng, chiến sĩ và chính trị gia. Do đó, Giuđa không còn nhìn thấy gương mặt của Giêsu Thiên Chúa nhưng là một vị thầy Do thái, một người thầy, và Giuđa muốn buộc Ngài làm những gì ông muốn.
Đi tìm dân ngoại và các người thu thuế trên các nẻo đường
Ý tưởng suy niệm thứ hai mà cha Michelini gợi ý là điều gì chúng ta có thể làm cho những người xa lìa đức tin. Cần phải đi tìm người tội lỗi. Cha cũng đã kể lại kinh nghiệm của mình.
“Tôi sống với một cộng đoàn những người trẻ; mỗi năm họ thực hiện 2 tuần đại phúc (các khóa giảng trong các dịp Mùa Chay hay mùa Vọng,vv.). Tôi trêu đùa họ bởi vì họ đi nhảy múa ca hát trên đường phố, đi vào các vũ trường và các quán rượu. Vì là giáo sư, tự nhiên tôi không cho phép mình làm những điều như thế và cho nên tôi đã trêu ghẹo các anh em của mình. Và đã nhiều năm, từ khi dạy học, tôi không còn thực hiện các tuần đại phúc. Nhưng họ biết là tôi đề cao công việc này vì thực tế là có những người đi đến những nơi đó, nơi có những người mà chúng ta không muốn thấy, những người trẻ thất vọng … Cho nên ngay cả nếu chúng ta không làm công việc này, chúng ta phải biết ơn và tương trợ cho những người đi trên các nẻo đường để tìm kiếm, như Chúa Giêsu nói, dân ngoại và những người thu thuế.”
Cha Michelini lưu ý là hành trình của Giuđa đã đưa ông đến chỗ tự tử sau khi nhận ra tội của mình. Trong tác phẩm “Những cuộc đính hôn” của Alessandro Manzoni, trình bày cuộc trở lại của một người vô danh, có ý định tự tử cho đến khi ông nghe tiếng chuông. Trong ký ức của ông vọng về những lời: Thiên Chúa tha thứ nhiều điều bởi một hành động thương xót. Sau đó, người này đã gặp Đức Hồng Y Federigo Borromeo và ngài tiếc là đã không đi tìm người này trước. Đây là những trang sách mời gọi đi tìm người tội lỗi.
Cha Michelini cũng nhắc lại lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong một bài giảng ở nhà nguyện thánh Marta khi giả thiết là các Linh mục đã xua đuổi Giuda, ngài nói về vấn đề giáo sĩ trị: Giuda bị khước từ, kẻ phản bội và ăn năn, không được chấp nhận bởi các chủ chăn, những người trí thức tôn giáo với nền luân lý đạo đức được thực hành bởi lý trí của họ và không bởi mạc khải của Thiên Chúa.
Vấn đề tự tử trong thời đại chúng ta. Giúp các Kitô hữu không bị mất đức tin
Cha Michelini không quên nhắc đến thực tại với các vụ tự tử được trợ giúp và các người trẻ tự tử. Cha đưa ra một câu hỏi: “Chúng ta có thể giúp các Kitô hữu trong thời đại chúng ta thế nào để không mất đức tin, để ý thức lại về đức tin đúng nghĩa, điều mà Tân Ước nói là đức tin vui mừng, toàn thể, gắn kết với Chúa Giêsu, chúng ta có thể làm gì để các vụ tử tử này không xảy ra?” (RV 08/03/2017)
Giuđa và chúng ta: nguy hiểm đánh mất đức tin
Cha Michelini đã tìm hiểu các nguyên nhân đã thúc đẩy Giuđa phản bội Chúa Giêsu. Giả thiết thứ nhất là có một lúc nào đó, Giuđa đã mất niềm tin.
Nguy hiểm mất đức tin khiến tất cả chúng ta phải tự hỏi: “Nếu có lẽ trong cuộc đời chúng ta, có nhiều ngày chúng ta không bỏ rơi Chúa Kitô, sự hiểu biết tốt nhất của chúng ta, tình yêu chúng ta, bởi một điều phù hoa, khoái lạc, lợi lộc, an toàn, oán ghét hay trả thù? Chúng ta khó mà biện hộ cho mình khi nói với sự ghê tởm về kẻ phản bội. Giuđa cho chúng ta thấy chính chúng ta.”
Cha Michelini nhắc lại kinh nghiệm của tác giả Emmanuel Carrère được thuật lai trong sách “Vương quốc”. Ông đã tìm lại đức tin 3 năm, rồi lại mất đức tin. Người ta thấy cuộc chiến đấu nội tâm của một người mà vào ngày thứ 6 Tuần Thánh viết rằng ông sẽ đi dự lễ Phục sinh ngay cả nếu tôi không còn tin vào cuộc Phục sinh của Chúa Kitô, nhưng thêm rằng: “Con bỏ Chúa. Chúa không bỏ con.”
Giả thiết thứ hai về sự phản bội của Giuđa: ông muốn Chúa Kitô tỏ ra mình là Đấng Cứu Thế của Israel, đấng giải phóng, chiến sĩ và chính trị gia. Do đó, Giuđa không còn nhìn thấy gương mặt của Giêsu Thiên Chúa nhưng là một vị thầy Do thái, một người thầy, và Giuđa muốn buộc Ngài làm những gì ông muốn.
Đi tìm dân ngoại và các người thu thuế trên các nẻo đường
Ý tưởng suy niệm thứ hai mà cha Michelini gợi ý là điều gì chúng ta có thể làm cho những người xa lìa đức tin. Cần phải đi tìm người tội lỗi. Cha cũng đã kể lại kinh nghiệm của mình.
“Tôi sống với một cộng đoàn những người trẻ; mỗi năm họ thực hiện 2 tuần đại phúc (các khóa giảng trong các dịp Mùa Chay hay mùa Vọng,vv.). Tôi trêu đùa họ bởi vì họ đi nhảy múa ca hát trên đường phố, đi vào các vũ trường và các quán rượu. Vì là giáo sư, tự nhiên tôi không cho phép mình làm những điều như thế và cho nên tôi đã trêu ghẹo các anh em của mình. Và đã nhiều năm, từ khi dạy học, tôi không còn thực hiện các tuần đại phúc. Nhưng họ biết là tôi đề cao công việc này vì thực tế là có những người đi đến những nơi đó, nơi có những người mà chúng ta không muốn thấy, những người trẻ thất vọng … Cho nên ngay cả nếu chúng ta không làm công việc này, chúng ta phải biết ơn và tương trợ cho những người đi trên các nẻo đường để tìm kiếm, như Chúa Giêsu nói, dân ngoại và những người thu thuế.”
Cha Michelini lưu ý là hành trình của Giuđa đã đưa ông đến chỗ tự tử sau khi nhận ra tội của mình. Trong tác phẩm “Những cuộc đính hôn” của Alessandro Manzoni, trình bày cuộc trở lại của một người vô danh, có ý định tự tử cho đến khi ông nghe tiếng chuông. Trong ký ức của ông vọng về những lời: Thiên Chúa tha thứ nhiều điều bởi một hành động thương xót. Sau đó, người này đã gặp Đức Hồng Y Federigo Borromeo và ngài tiếc là đã không đi tìm người này trước. Đây là những trang sách mời gọi đi tìm người tội lỗi.
Cha Michelini cũng nhắc lại lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong một bài giảng ở nhà nguyện thánh Marta khi giả thiết là các Linh mục đã xua đuổi Giuda, ngài nói về vấn đề giáo sĩ trị: Giuda bị khước từ, kẻ phản bội và ăn năn, không được chấp nhận bởi các chủ chăn, những người trí thức tôn giáo với nền luân lý đạo đức được thực hành bởi lý trí của họ và không bởi mạc khải của Thiên Chúa.
Vấn đề tự tử trong thời đại chúng ta. Giúp các Kitô hữu không bị mất đức tin
Cha Michelini không quên nhắc đến thực tại với các vụ tự tử được trợ giúp và các người trẻ tự tử. Cha đưa ra một câu hỏi: “Chúng ta có thể giúp các Kitô hữu trong thời đại chúng ta thế nào để không mất đức tin, để ý thức lại về đức tin đúng nghĩa, điều mà Tân Ước nói là đức tin vui mừng, toàn thể, gắn kết với Chúa Giêsu, chúng ta có thể làm gì để các vụ tử tử này không xảy ra?” (RV 08/03/2017)
Bài suy niệm thứ 3: tìm lại hiệp nhất xung quanh Bữa tiệc ly của Chúa Giêsu
Hồng Thủy
03:35 09/03/2017
Đề tài của bài suy niệm thứ 3 trong tuần tĩnh tâm của Đức Thánh Cha là “Bánh và thân thể, rượu và máu”
Cha Michelini chú giải đoạn Tin mừng về Bữa tiệc ly (Mt 26,20-35).
Ăn cùng nhau
Bài suy niệm khởi đi từ một yếu tố đặc trưng cho chiều kích nhân loại của việc cùng ăn. Chúa Giêsu ngồi vào bàn cùng với 12 tông đồ. Ngồi cùng bàn muốn nói đến cảm nghiệm nét đẹp của ở cùng với nhau và nhận cùng thứ được chuẩn bị cho một hành động yêu thương. Theo thánh sử Gioan Tông đồ, chính Chúa Giêsu Phục sinh cũng đã chuẩn bị thức ăn cho các môn đệ của Ngài, bên bờ hồ Galilê (x. Ga 21,9).
Ăn uống: sự yếu đuối và tội lỗi của con người
Thức ăn và ăn uống cũng đưa ra ánh sáng tội lỗi của con người cũng như tính ích kỷ và sự yếu đuối của con người. Chúng ta nhớ đên biểu tượng Thánh kinh của sự bất tuân đầu tiên xảy đến do thức ăn (St 3,1) và tội ác đầu tiên, giết một người anh em, xảy đến do lòng ghen tức của Cain đối với lễ vật của Aben (St 4,4). Chúng ta cũng không quên sự chia rẽ giữa các anh em, Giacóp và Esau là bởi cơn đói (st 25,34). Chúng ta còn có thể đi xa hơn nữa, cho đến khi đọc thông điệp Laudato si’ nói về sự ích kỷ đối với lương thực.
Trong thực tế, ăn uống là dấu hiệu đầu tiên của sự yếu ớt mong manh thật sự về mặt nhân chủng học: một nhu cầu con người và yếu kém. Ăn uống trước hết là nhận sự sống bên ngoài mình, nghĩa là nhận biết mình không độc lập. Nói khác đi, nhận ra giới hạn của mình. Ăn cùng với người khác là thú nhận với người khác giới hạn này của thụ tạo. Bởi lý do này, các thiên thần trong Thánh kinh không ăn uống.”
Bữa Tiệc ly: Chúa Giêsu trao ban tất cả
Trong bữa tiệc ly của Chúa Giêsu nổi bật yếu tố này: Giuđa trao nộp Chúa. Nhưng Chúa Giêsu, trong đêm bị phản bội, đã không thu hồi món quà của Ngài, đã ban tất cả những gì Ngài có thể trao: thân mình Ngài và máu Ngài (1Cor 11).
Ngôi Lời, Chúa Con, đã dâng hiến ngôi vị thần linh của mình, dù là Thiên Chúa nhưng Ngài đã không nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa (Phil 2,6). Giờ đây Ngài trao ban chính bản tính nhân loại, là thân xác ngài, bởi vì trong thân xác này mà Ngôi Lời đã làm người. Bằng cách thức này, Chúa Giêsu trao ban tất cả chính mình, không giữ lại điều gì.
Ơn tha tội
Bài học của thánh Mátthêu về bữa Tiệc ly nêu bật một điểm mà chúng ta chỉ tìm thấy ở đây, máu đổ ra từ thập giá để tha tội lỗi. Cuối cùng, ai đọc Tin mừng này, tìm ra ý nghĩa của tến Giêsu và có thể biết cách thức tha tội, cách thức mà Con Thiên Chúa và cùng với Ngài, Chúa Cha và Chúa Thánh Thần cùng thực hiện để trao ban sự sống. Như Thánh vịnh 49,8 nói, con người không thể tự đền hay trả giá cho mình xứng hợp, chỉ Thiên Chúa chuộc đền con người khỏi chính họ và khỏi sự dữ.
3 vấn đề suy tư
Cha Michelini đưa ra 3 câu hỏi suy tư: thứ nhất, nói về tương quan chúng ta với thức ăn. Xét mình với quy luật thứ 7 của thánh Inhaxio: Cần tránh để tâm hồn chú ý đến thứ mình ăn và tránh ăn vội vã vì ngon miệng, trái lại cần làm chủ mình, trong cách ăn cũng như trong số lượng.”
Thứ hai: các Kitô hữu chúng ta làm sao có thể phải tìm ra sự hiệp nhất xung quanh bàn ăn, thực hiện cùng cách thức chia sẻ của chúng ta sự chia sẻ linh độn của cộng đoàn Corintô.
Cuối cùng là vấn nạn về ơn tha tội. Chúng ta có thật sự ý thức rằng Chúa Giêsu đã đổ máu Ngài ra, với chính sự sống và không chỉ với lời nói, đã nói và đã trao ban sự tha thứ của Thiên Chúa. (RV 07/03/2017)
Cha Michelini chú giải đoạn Tin mừng về Bữa tiệc ly (Mt 26,20-35).
Ăn cùng nhau
Bài suy niệm khởi đi từ một yếu tố đặc trưng cho chiều kích nhân loại của việc cùng ăn. Chúa Giêsu ngồi vào bàn cùng với 12 tông đồ. Ngồi cùng bàn muốn nói đến cảm nghiệm nét đẹp của ở cùng với nhau và nhận cùng thứ được chuẩn bị cho một hành động yêu thương. Theo thánh sử Gioan Tông đồ, chính Chúa Giêsu Phục sinh cũng đã chuẩn bị thức ăn cho các môn đệ của Ngài, bên bờ hồ Galilê (x. Ga 21,9).
Ăn uống: sự yếu đuối và tội lỗi của con người
Thức ăn và ăn uống cũng đưa ra ánh sáng tội lỗi của con người cũng như tính ích kỷ và sự yếu đuối của con người. Chúng ta nhớ đên biểu tượng Thánh kinh của sự bất tuân đầu tiên xảy đến do thức ăn (St 3,1) và tội ác đầu tiên, giết một người anh em, xảy đến do lòng ghen tức của Cain đối với lễ vật của Aben (St 4,4). Chúng ta cũng không quên sự chia rẽ giữa các anh em, Giacóp và Esau là bởi cơn đói (st 25,34). Chúng ta còn có thể đi xa hơn nữa, cho đến khi đọc thông điệp Laudato si’ nói về sự ích kỷ đối với lương thực.
Trong thực tế, ăn uống là dấu hiệu đầu tiên của sự yếu ớt mong manh thật sự về mặt nhân chủng học: một nhu cầu con người và yếu kém. Ăn uống trước hết là nhận sự sống bên ngoài mình, nghĩa là nhận biết mình không độc lập. Nói khác đi, nhận ra giới hạn của mình. Ăn cùng với người khác là thú nhận với người khác giới hạn này của thụ tạo. Bởi lý do này, các thiên thần trong Thánh kinh không ăn uống.”
Bữa Tiệc ly: Chúa Giêsu trao ban tất cả
Trong bữa tiệc ly của Chúa Giêsu nổi bật yếu tố này: Giuđa trao nộp Chúa. Nhưng Chúa Giêsu, trong đêm bị phản bội, đã không thu hồi món quà của Ngài, đã ban tất cả những gì Ngài có thể trao: thân mình Ngài và máu Ngài (1Cor 11).
Ngôi Lời, Chúa Con, đã dâng hiến ngôi vị thần linh của mình, dù là Thiên Chúa nhưng Ngài đã không nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa (Phil 2,6). Giờ đây Ngài trao ban chính bản tính nhân loại, là thân xác ngài, bởi vì trong thân xác này mà Ngôi Lời đã làm người. Bằng cách thức này, Chúa Giêsu trao ban tất cả chính mình, không giữ lại điều gì.
Ơn tha tội
Bài học của thánh Mátthêu về bữa Tiệc ly nêu bật một điểm mà chúng ta chỉ tìm thấy ở đây, máu đổ ra từ thập giá để tha tội lỗi. Cuối cùng, ai đọc Tin mừng này, tìm ra ý nghĩa của tến Giêsu và có thể biết cách thức tha tội, cách thức mà Con Thiên Chúa và cùng với Ngài, Chúa Cha và Chúa Thánh Thần cùng thực hiện để trao ban sự sống. Như Thánh vịnh 49,8 nói, con người không thể tự đền hay trả giá cho mình xứng hợp, chỉ Thiên Chúa chuộc đền con người khỏi chính họ và khỏi sự dữ.
3 vấn đề suy tư
Cha Michelini đưa ra 3 câu hỏi suy tư: thứ nhất, nói về tương quan chúng ta với thức ăn. Xét mình với quy luật thứ 7 của thánh Inhaxio: Cần tránh để tâm hồn chú ý đến thứ mình ăn và tránh ăn vội vã vì ngon miệng, trái lại cần làm chủ mình, trong cách ăn cũng như trong số lượng.”
Thứ hai: các Kitô hữu chúng ta làm sao có thể phải tìm ra sự hiệp nhất xung quanh bàn ăn, thực hiện cùng cách thức chia sẻ của chúng ta sự chia sẻ linh độn của cộng đoàn Corintô.
Cuối cùng là vấn nạn về ơn tha tội. Chúng ta có thật sự ý thức rằng Chúa Giêsu đã đổ máu Ngài ra, với chính sự sống và không chỉ với lời nói, đã nói và đã trao ban sự tha thứ của Thiên Chúa. (RV 07/03/2017)
Bài suy niệm 4: Chúa Giêsu chấp nhận để Thánh ý Chúa Cha được thực hiện
Hồng Thủy
03:37 09/03/2017
Chiều ngày 07/03, tại nhà tĩnh tâm Thầy Chí Thánh ở Ariccia, cha Michelini tiếp tục bài suy niệm thứ 4 về đề tài “Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu và Chúa Giêsu bị bắt” (Mt 26,36-46).
Thi hành Thánh ý Chúa Cha
Đầu tiên, cha Michelini so sánh hai lần cầu nguyện của Chúa Giêsu , trên núi Tabo và trong vường Ghết-sê-ma-ni. Hai sự kiện có những tương đồng nổi nật: Chúa Giêsu bị thử thách. Trên núi Tabor, Phêrô và hai tông đồ Gioan và Giacôbê không hiểu ý nghĩa lời loan báo lần thứ nhất của Chúa Giêsu về cuộc khổ nạn của Ngài. Còn trong vườn Ghết-sê-ma-ni, Chúa Giêsu vừa loan báo rằng một người sẽ trao nộp Ngài. Trong cả hai biến cố, 3 tông đồ Phêrô, Gioan và Giacôbê đều cùng đi với Chúa Giêsu nhưng họ không hiểu những điều đang xảy ra với Ngài.
Sự khác biệt giữa hai biến cố: trên núi Tabo, Chúa Giêsu nghe tiếng của Chúa Cha an ủi Ngài, nhưng ở vườn Ghết-sê-ma-ni, (trừ thánh sử Luca nói về việc Chúa Giêsu được củng cố thêm sức trong cuộc chiến bởi các thiên thần), không có tiếng nói nào. Ngược lại, Chúa Giêsu hướng về Chúa Cha, khi chấp nhận để Thánh ý tốt lành của Chúa Cha được thực hiện. Thánh ý này không muốn Chúa Con phải chết, nhưng là ơn cứu độ. Chúa Giêsu đến để cứu chuộc dân Ngài, trong đó có thế giới.
Sô phận cay đắng phải chết – hình thức mới của ơn cứu độ
Cha Michelini nói tiếp rằng sứ vụ Chúa Cha trao phó được thực hiện trong cái chết cay đắng và cái chết này trở thành hình thức mới của ơn cứu chuộc, điều bây giờ đối với chúng ta là ơn cứu chuộc trong nghĩa tinh tuyền và đơn giản. Dụ ngôn các tá điền sát nhân cũng cho chúng ta thấy một người cha gửi con mình đến vườn nho với suy nghĩ “họ sẽ kính trọng con mình” (Mt 21,37). Nhưng lời loan báo của Chúa Giêsu cũng như chính Ngài đã không được đón nhận và Vương quốc Chúa Cha sẽ chuyển sang một hình thức khác mà Chúa Giêsu được mời gọi đón nhận ở vườn Ghết-sê-ma-ni. Như thế, tùy theo sự sẵn sàng của con người mà Chúa Giêsu có thể thi hành sứ vụ của Ngài. Sự đóng cửa lòng của thế giới không cho phép Ngài là hoàng tử hòa bình…. Do đó, Đấng Mêsia trở thành người bị hủy diệt. Lễ hy sinh của Ngài trở thành hiến tế sự chết.
Chúa Giêsu còn mời gọi các môn đệ của Ngài, như Ngài đã thực hiện ở Ghết-sê-ma-ni, yêu Thiên Chúa với hết tâm hồn và sức lực cho đến hy sinh mạng sống.
Suy tư
Thái độ của chúng ta trước phiền muộn đau khổ của người xung quanh. Chúng ta mở mắt nhìn và cầu nguyện hay chúng ta ngủ quên như 3 môn đê.
Có phải Thánh ý Chúa đối với chúng ta giống là điều thất thường, như điều “phải làm” bởi vì “Ai đó đã quyết định”, hay tôi thấy đó là Thánh ý tốt lành cho tất cả.
Giả định là Thánh ý cứu độ không thay đổi, tôi có chấp nhận rằng cách thức mà Thánh ý được thực hiện bị điều kiện hóa, bởi vì sự toàn năng của Thiên Chúa bị chặn đứng trước tự do của thụ tạo?
Nếu Thiên Chúa thay đổi ý, như sách ngôn sứ Giona nói Ngài có thể hồi ý (x. Gn 3,10), làm sao mà Giáo Hội không thể thay đổi, tại sao chúng ta có thể bám giữ sự cứng nhắc của mình? (RV 07/03/2017)
Thi hành Thánh ý Chúa Cha
Đầu tiên, cha Michelini so sánh hai lần cầu nguyện của Chúa Giêsu , trên núi Tabo và trong vường Ghết-sê-ma-ni. Hai sự kiện có những tương đồng nổi nật: Chúa Giêsu bị thử thách. Trên núi Tabor, Phêrô và hai tông đồ Gioan và Giacôbê không hiểu ý nghĩa lời loan báo lần thứ nhất của Chúa Giêsu về cuộc khổ nạn của Ngài. Còn trong vườn Ghết-sê-ma-ni, Chúa Giêsu vừa loan báo rằng một người sẽ trao nộp Ngài. Trong cả hai biến cố, 3 tông đồ Phêrô, Gioan và Giacôbê đều cùng đi với Chúa Giêsu nhưng họ không hiểu những điều đang xảy ra với Ngài.
Sự khác biệt giữa hai biến cố: trên núi Tabo, Chúa Giêsu nghe tiếng của Chúa Cha an ủi Ngài, nhưng ở vườn Ghết-sê-ma-ni, (trừ thánh sử Luca nói về việc Chúa Giêsu được củng cố thêm sức trong cuộc chiến bởi các thiên thần), không có tiếng nói nào. Ngược lại, Chúa Giêsu hướng về Chúa Cha, khi chấp nhận để Thánh ý tốt lành của Chúa Cha được thực hiện. Thánh ý này không muốn Chúa Con phải chết, nhưng là ơn cứu độ. Chúa Giêsu đến để cứu chuộc dân Ngài, trong đó có thế giới.
Sô phận cay đắng phải chết – hình thức mới của ơn cứu độ
Cha Michelini nói tiếp rằng sứ vụ Chúa Cha trao phó được thực hiện trong cái chết cay đắng và cái chết này trở thành hình thức mới của ơn cứu chuộc, điều bây giờ đối với chúng ta là ơn cứu chuộc trong nghĩa tinh tuyền và đơn giản. Dụ ngôn các tá điền sát nhân cũng cho chúng ta thấy một người cha gửi con mình đến vườn nho với suy nghĩ “họ sẽ kính trọng con mình” (Mt 21,37). Nhưng lời loan báo của Chúa Giêsu cũng như chính Ngài đã không được đón nhận và Vương quốc Chúa Cha sẽ chuyển sang một hình thức khác mà Chúa Giêsu được mời gọi đón nhận ở vườn Ghết-sê-ma-ni. Như thế, tùy theo sự sẵn sàng của con người mà Chúa Giêsu có thể thi hành sứ vụ của Ngài. Sự đóng cửa lòng của thế giới không cho phép Ngài là hoàng tử hòa bình…. Do đó, Đấng Mêsia trở thành người bị hủy diệt. Lễ hy sinh của Ngài trở thành hiến tế sự chết.
Chúa Giêsu còn mời gọi các môn đệ của Ngài, như Ngài đã thực hiện ở Ghết-sê-ma-ni, yêu Thiên Chúa với hết tâm hồn và sức lực cho đến hy sinh mạng sống.
Suy tư
Thái độ của chúng ta trước phiền muộn đau khổ của người xung quanh. Chúng ta mở mắt nhìn và cầu nguyện hay chúng ta ngủ quên như 3 môn đê.
Có phải Thánh ý Chúa đối với chúng ta giống là điều thất thường, như điều “phải làm” bởi vì “Ai đó đã quyết định”, hay tôi thấy đó là Thánh ý tốt lành cho tất cả.
Giả định là Thánh ý cứu độ không thay đổi, tôi có chấp nhận rằng cách thức mà Thánh ý được thực hiện bị điều kiện hóa, bởi vì sự toàn năng của Thiên Chúa bị chặn đứng trước tự do của thụ tạo?
Nếu Thiên Chúa thay đổi ý, như sách ngôn sứ Giona nói Ngài có thể hồi ý (x. Gn 3,10), làm sao mà Giáo Hội không thể thay đổi, tại sao chúng ta có thể bám giữ sự cứng nhắc của mình? (RV 07/03/2017)
Anh Quốc: Thái tử Charles sẽ hội kiến ĐTC Phanxicô vào Tháng 4
Chân Phương
09:34 09/03/2017
Anh Quốc: Thái tử Charles sẽ hội kiến ĐTC Phanxicô vào Tháng 4
Điện Clarence House xác nhận rằng Ngài Charles - Thân vương xứ Wales và Camilla - Nữ công tước xứ Cornwall sẽ đến hội kiến Đức Thánh Cha Phanxicô vào Tháng Tư năm nay.
Lần thăm Tòa Thánh này sẽ diễn ra trong khuôn khổ một chuyến đi kỷ niệm mối liên kết giữa Vương quốc Anh với Romania, Ý, Vatican và Áo.
Các nhân vật hoàng gia sẽ hội kiến Đức Thánh Cha tại một buổi riêng tư chưa được xác nhận, diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 31 tháng ba đến 5 tháng tư.
Gần đây, vị vua tương lai của nước Anh đã lên tiếng phản ứng các cuộc đàn áp nhằm vào Kitô hữu. Ông đã góp tiếng nói ủng hộ cho những công tác bác ái của Tổ chức Trợ giúp Các Giáo Hội Đau khổ (Aid to the Church in Need ) trong Mùa Chay Tháng 12 năm ngoái. Vị thân vương xứ Wales đã đưa ra một lời kêu gọi xúc động thay mặt cho các Kitô hữu bị bách hại ở Trung Đông.
Trong một video hướng dẫn ý cầu nguyện trong tháng này, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các Kitô hữu tưởng nhớ đến những người phải chịu đau khổ vì đức tin của mình.
Đây sẽ là cuộc hội kiến đầu tiên của Thái tử Charles và nữ Công tước xứ Cornwall với Đức Thánh Cha Phanxicô. Trước đây, họ đã gặp Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng tại một cuộc hội kiến riêng hồi năm 2009.
Trong hoàng gia Anh, Nữ hoàng Elizabeth II và Phu quân Philip - Công tước xứ Edinburgh đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô năm 2014. Nữ hoàng đã tặng Đức Thánh Cha một giỏ các sản phẩm khai thác từ các khu vườn hoàng gia; Đức Thánh Cha thì tặng bà một viên ngọc lưu ly và một món quà dành cho Hoàng tử nhỏ George – chắt đích tôn của bà.
Nữ hoàng nước Anh đã từng hội kiến năm vị giáo hoàng trong suốt triều đại 65 năm của bà, bắt đầu là Đức Piô XII. (CatholicHerald)
Chân Phương
Lần thăm Tòa Thánh này sẽ diễn ra trong khuôn khổ một chuyến đi kỷ niệm mối liên kết giữa Vương quốc Anh với Romania, Ý, Vatican và Áo.
Các nhân vật hoàng gia sẽ hội kiến Đức Thánh Cha tại một buổi riêng tư chưa được xác nhận, diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 31 tháng ba đến 5 tháng tư.
Gần đây, vị vua tương lai của nước Anh đã lên tiếng phản ứng các cuộc đàn áp nhằm vào Kitô hữu. Ông đã góp tiếng nói ủng hộ cho những công tác bác ái của Tổ chức Trợ giúp Các Giáo Hội Đau khổ (Aid to the Church in Need ) trong Mùa Chay Tháng 12 năm ngoái. Vị thân vương xứ Wales đã đưa ra một lời kêu gọi xúc động thay mặt cho các Kitô hữu bị bách hại ở Trung Đông.
Trong một video hướng dẫn ý cầu nguyện trong tháng này, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các Kitô hữu tưởng nhớ đến những người phải chịu đau khổ vì đức tin của mình.
Đây sẽ là cuộc hội kiến đầu tiên của Thái tử Charles và nữ Công tước xứ Cornwall với Đức Thánh Cha Phanxicô. Trước đây, họ đã gặp Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng tại một cuộc hội kiến riêng hồi năm 2009.
Trong hoàng gia Anh, Nữ hoàng Elizabeth II và Phu quân Philip - Công tước xứ Edinburgh đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô năm 2014. Nữ hoàng đã tặng Đức Thánh Cha một giỏ các sản phẩm khai thác từ các khu vườn hoàng gia; Đức Thánh Cha thì tặng bà một viên ngọc lưu ly và một món quà dành cho Hoàng tử nhỏ George – chắt đích tôn của bà.
Nữ hoàng nước Anh đã từng hội kiến năm vị giáo hoàng trong suốt triều đại 65 năm của bà, bắt đầu là Đức Piô XII. (CatholicHerald)
Chân Phương
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 8/3/2017
VietCatholic Network
16:14 09/03/2017
fgf
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Đức Thánh Cha và các nhân viên Tòa Thánh tham dự tuần lễ Tĩnh Tâm Mùa Chay.
2- Croatia sẽ sớm hoàn thành một trong những tượng Đức Mẹ lớn nhất thế giới.
3- Vatican bán các đài phát thanh dùng làn sóng ngắn nhưng đẩy mạnh truyền thông bằng Internet.
4- Thứ tự ưu tiên ngoại giao của Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc.
5- Tổng Thống Ai Cập: Người Hồi Giáo hay Kitô Giáo đều là công dân có quyền bình đẳng.
6- Giới trẻ Cucuta, Colombia, đang trở thành các tội phạm.
7- Tổng Giám Mục Venezuela: Ngày càng có nhiều người tìm đồ ăn trong đống rác.
8- Giám mục Nam Sudan bác bỏ lời kêu gọi cầu nguyện cuả chính phủ.
9- Giáo Hội Philippines không chống lại tổng thống Duterte.
10- Thảm cảnh tị nạn bắt đầu xảy ra ở Mỹ, dân bất hợp pháp chạy vào các nhà thờ Tin lành.
11- Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách, cộng tác viên của VietCatholic vừa qua đời.
12- Thánh Ca Mùa Chay: Thánh Giá Nào Cho Con.
Sau đây là phần tin chi tiết:
- Đức Thánh Cha và các nhân viên Tòa Thánh tham dự tuần lễ Tĩnh Tâm Mùa Chay
Từ chiều Chúa Nhật ngày 5 tháng 3, ĐTC Phanxicô và các cộng sự viên của ngài trong giáo triều Roma đã bắt đầu tuần tĩnh tâm mùa Chay tại nhà tĩnh tâm Divino Maestro tỉnh Ariccia, cách Roma 37 cây số. LM Giulio Michelini dòng Anh Em Hèn Mọn, thường được gọi là dòng Phanxicô, phụ trách phần giảng thuyết tĩnh tâm, gồm 9 bài suy niệm xoay quanh cuộc Thương khó, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu theo thánh sử Mátthêu.
Cha Michelini nhấn mạnh trong bài giới thiệu: “Chúa Giêsu thực sự chết và cuộc đời của Ngài không phải là một câu truyện tưởng tượng.” Cha Michelini sinh năm 1963 tại Milano bắc Italia, gia nhập Dòng Anh Em Hèn Mọn Phanxicô năm 1986. Ngài tốt nghiệp tiến sĩ ngữ học và văn chương ngoại quốc tại đại học Perugia và tiến sĩ thần học kinh thánh tại đại học giáo hoàng Gregoriana ở Roma. Cha Michelini cũng là giáo sư chú giải kinh thánh tân ước tại Học viện thần học Assisi, là chuyên viên nghiên cứu Phúc Âm thánh Mátthêu và đặc biệt nghiên cứu về cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Trong một cuộc phỏng vấn trước đây liên quan đến việc giảng thuyết tĩnh tâm dành cho ĐTC và các nhân viên Tòa Thánh, khi được hỏi tại sao đã chọn đề tài “Cuộc Khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu theo Phúc Âm thánh Mátthêu”, cha Michelini giải thích như sau:
“Việc bắt đầu Mùa Chay đã hướng chúng ta tới Tuần Thánh, trong đó chúng ta cử hành trung tâm điểm của mầu nhiệm kitô, là cuộc Khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Đó là một lý do. Đàng khác, tôi đã được đào tạo, tôi đã làm việc và đào sâu các nghiên cứu về cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu theo Phúc Âm thánh Mátthêu. Vì thế tôi cho rằng mình có thể đo lường với văn bản trong đó tôi đã rất tập trung sự chú ý của mình vào đề tài này, và tôi tin rằng mình có thể nói điều gì đó có ích lợi liên quan tới đề tài ấy.
Trả lời một câu hỏi khác về sự kiện một Giáo Hoàng lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội chọn tên là Phanxicô đã tạo ra nơi cha hiệu qủa nào, cha Michelini trả lời: “Tôi đã lập tức trực giác rằng đây là một dấu chỉ để bước theo thánh Phêrô, ngài đã không chỉ chọn loan báo Chúa Kitô với sứ vụ giáo huấn, mà cũng chọn loan báo Chúa qua các cử chỉ và cả với một kiểu sống gần gũi với kiểu sống của thánh Phanxicô thành Assisi. Các tu sĩ Phanxicô chúng tôi tất cả rất vinh dự vì sự lựa chọn này, và chúng tôi đã hiểu rằng đây là một cơ may cho Giáo Hội ngày nay. Nghĩa là đây là việc loan báo Tin Mừng như Chúa Giêsu đã làm và như thánh Phanxicô đã làm giữa dân chúng.
Tuần tĩnh tâm sẽ kết thúc vào sáng thứ Sáu, ngày 10 tháng 3 và ĐTC sẽ trở về Vatican ngay sau đó.
- Croatia sẽ sớm hoàn thành một trong những tượng Đức Mẹ lớn nhất thế giới
Sibenik, Croatia – Một tượng Đức Mẹ Loreto cao gần 17m đang được thực hiện ở thành phố Primosten, Croatia. Đây sẽ là một trong những nơi kính Đức Mẹ lớn nhất thế giới. Chính quyền thành phố Primosten cho biết đây là dự án duy nhất ở Croatia và cả bên ngoài nước này. Dự án này được chúc lành bởi ĐTC. Tượng Đức Mẹ Loreto được dựng ở Primosten, thành phố ven biển, một thành phố trên đồi, 20 dặm về hướng nam của Sibenik. Primosten nổi tiếng với các vườn nho và bãi biển, và bây giờ sẽ được ghi dấu như là nơi có một trong những tượng Đức Mẹ lớn nhất thế giới. Người dân Primosten có lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ Loreto và dân thành phố cử hành ngày lễ truyền thống kính Đức Mẹ vào các ngày 9-10 tháng 5 hàng năm. Chính quyền Croatia chưa cho biết khi nào địa điểm kính Đức Mẹ sẽ hoàn thành dù họ cho biết là pho tượng đang ở giai đoạn cuối của tiến trình làm việc.
- Vatican bán các đài phát thanh dùng làn sóng ngắn nhưng đẩy mạnh truyền thông bằng Internet.
Đức Giám Mục Dario Vigano tân Bộ Trưởng Truyền Thông của Tòa Thánh cho biết Vatican sẽ đóng cửa các đài phát thanh dùng làn sóng ngắn, (Short-Wave) nhưng đẩy mạnh công tác truyền thông qua Internet. Các chương trình phát thanh qua làn sóng ngắn trong nhiều năm đã là hoạt động chính trong ngành truyền thông của Vatican, nhưng để giảm chi phí, Tòa Thánh bán các cơ sở này nhưng sẽ phát triển công tác truyền thông bằng phương tiện Internet.
Tờ L’Espresso của Ý cho biết trong khi Tòa Thánh bán các cơ sở phát thanh này thì các cơ quan truyền thông khác lại đang mở mở rộng dịch vụ dùng làn sóng ngắn như BBC đã đầu tư thêm 105 triệu Dollars để mở rộng công suất. Cơ quan truyền thông Nhật NHK đã hỏi mua các đài phát thanh, truyền hình dùng làn sóng ngắn của Vatican toạ lạc tại Santa Maria Di Galeria bên ngoài thành phố Roma.
- Thứ tự ưu tiên ngoại giao của Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc
Trong một bài phát biểu tại Đại học Seton Hall, Đức TGM Bernardito Auza, Quan sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc đã trình bày thứ tự ưu tiên ngoại giao của Tòa Thánh Vatican. 6 thứ tự ưu tiên là:
- Tòa Thánh theo đuổi không ngừng nghỉ các hoạt động mang lại hòa bình, đặc biệt là trong các khu vực bị chiến tranh tàn phá;
- Cổ vũ việc giải trừ quân bị, đặc biệt là giải trừ vũ khí hạt nhân;
- Đối phó với vấn đề khủng hoảng người tỵ nạn và di cư toàn cầu;
- Chống tệ nạn buôn người và các hình thức nô lệ con người;
- Tìm cách trợ giúp những người sống trong cảnh nghèo đói;
- Ưu tiên cơ bản và liên tục là bảo vệ và phát huy phẩm giá con người và gia đình.
Những thứ tự ưu tiên ngoại giao trên đây theo Đức Tổng Giám Mục, là thể theo tinh thần mục vụ của ĐTC. Ngài cũng giải thích thêm rằng: Chúng ta nên hiểu bản chất đường lối ngoại giao của ĐTC chủ yếu là về phương diện tinh thần, và cần ý thức rằng cho dù ĐTC nổi tiếng như thế nào, được người ta kính trọng ra sao giữa các vị nguyên thủ quốc gia, Ngài vẫn là Thầy Dậy, là Mục Tử, và đối với người Công Giáo như chúng ta, Ngài là Đức Thánh Cha.
- Tổng Thống Ai Cập : Người Hồi Giáo hay Kitô Giáo đều là công dân có quyền bình đẳng.
Tổng Thống Ai Cập Abdel Fattah al Sisi tuyên bố không nên coi người Hồi Giáo hay Kitô Giáo là thành phần chiếm đa số hay thiểu số ở Ai Cập mà phải coi cả hai là những công dân có quyền bình đẳng với nhau. Tổng Thống Abdel Fattah al Sisi đưa ra lời tuyên bố trên đây khi ông tiếp hai vị chức sắc đó là Đức Thượng Phụ Bechara Boutros Rai thuộc nghi lễ Maronite và Đức Thượng Phụ Louis Raphael Sako thuộc nghi lễ Chaldean. Hai vị này đang có mặt tại Cairo để tham dự cuộc hội thảo về tự do tôn giáo do trường đại học Al Azhar đứng ra tổ chức. Được biết đại học Al Azhar rất nổi tiếng của Hồi Giáo trong thế giới Ả Rập, Tổng Thống Al Sisi là người trong quá khứ nghiêm khắc lên án nhóm Hồi Giáo quá khích, và đã nói đến nhu cầu cần canh tân đường lối tôn giáo ở Trung Đông để chống lại chủ nghĩa quá khích.
- Giới trẻ Cucuta, Colombia, đang trở thành các tội phạm.
Cucuta, Colombia – Đức Cha Victor Manuel Ochoa, Giám mục giáo phận Cucuta lo lắng về tình trạng tội pham gia tăng nơi các người trẻ. Trong cuộc phỏng vấn với Radio Caracol, Đức Cha Ochoa cho biết việc xử dụng ma túy, được thấy qua sự gia tăng của việc buôn bán ma túy với sự tham gia của thế hệ mới, là một trong nhiều thực tại mà Giáo Hội Công Giáo tại Cucuta quan tâm lo lắng. Đức Cha nói: “… Tại Cucuta xảy ra nhiều vụ bạo lực, đang lan rộng với những vụ giết người, gái điếm, và điều này chắc chắn là không tốt.”
Theo Đức Cha, điều đáng buồn nhất là giới trẻ đang trở thành những nhân vật chính của các tội phạm mà người ta chứng kiến mọi ngày trong thành phố. Để giải quyết vấn đề này, ngài nói: “cần sự can thiệp về vấn đề an ninh nhưng cả các hoạt động xã hội để cải thiện điều kiện cuộc sống của hàng trăm gia đình ở Cucuta… Hơn 33% dân số sống với ít hơn một đô la một ngày, có vấn đề trầm trọng về thất nghiệp, và cuối cùng là chúng tôi đang để cỏ dại mọc lên, những thứ không tốt gia tăng, nghiện ngập và buôn bán ma túy.” Đức Cha kết luận: “sự tan rã của các gia đình là một trong những yếu tố gây ra tình trạng xã hội này.”
- Tổng Giám Mục Venezuela: Ngày càng có nhiều người tìm đồ ăn trong đống rác.
Ciudad Bolivar - Tổng Giám Mục Ulises Antonio Gutiérrez Reyes phàn nàn rằng tại thành phố Ciudad Bolivar của Ngài ngày càng có nhiều người đi tìm đồ ăn trong đống rác. ĐC Gutierrez nói với báo chí địa phương: “Chúng tôi không nói đến những người vô gia cư hay kẻ ăn xin, mà là những đàn ông, đàn bà, trẻ em bình thường đi tìm thức ăn trong đống rác”. Đức TGM nói thêm … hàng trăm gia đình ở Ciudad Bolivar không có gì để ăn vì mức lương quá thấp trong khi giá lương thực quá cao nên gia đình thường xuyên không có gì ăn.
Đức TGM. Gutierrez nói thêm rằng số người xin ăn trên đường phố ngày càng tăng. Ngài nói: "Nhiều người đến Tòa Tổng Giám Mục xin ăn và thuốc uống. Bây giờ thì Tòa Giám Mục đã trở thành điểm phân phát thuốc men. Hiện giờ Caritas Venezuela có thể cung cấp thuốc men nhưng ngày càng có nhiều người đến xin thuốc”. Trong khi đó các cộng đồng Công Giáo cũng đã bắt đầu tham gia chiến dịch "Chia sẻ" được tổ chức vào Mùa Chay để đưa thức ăn đến cho người nghèo trong các giáo xứ.
Đức Tổng Giám Mục kết luận: Người dân Venezuela không đáng phải sống như thế vì quốc gia tài nguyên dồi dào về dầu lửa, "Tôi nghĩ rằng chính phủ đang quản lý tài nguyên quốc gia một cách tồi tệ".
- Giám mục Nam Sudan bác bỏ lời kêu gọi cầu nguyện cuả chính phủ.
Juba, Nam Sudan - "Tại sao tôi phải cầu nguyện trong khi những ý đồ bất chính vẫn tiếp diễn, sự tha thứ bị lãng quên? Thật là mỉa mai khi nghe ông tổng thống kêu gọi cầu nguyện mà ngay lúc đó, binh sĩ cuả ông tiếp tục truy lùng đối lập khắp nơi trên toàn quốc!" Đó là lời cuả ĐGM Santo Loku Pio Doggale, GM phụ tá cuả thủ đô Juba, Nam Sudan, khi Ngài bác bỏ lời mời của tổng thống Salva Kiir để tham dự ngày cầu nguyện quốc gia, được hoạch định vào ngày 10 tháng 3 để cầu xin hòa bình cho quốc gia, đang bị tàn phá vì nội chiến.
Trong cuộc phỏng vấn với VOA, ĐGM Doggale nói thêm: "tôi cầu nguyện cho Nam Sudan hằng ngày. Nhưng về lời cầu nguyện mà TT Salva Kiir kêu gọi thì tôi không bao giờ hiểu được. Trừ khi họ vác cái xác chết cuả tôi ra, thì tôi sẽ không bao giờ đến tham dự buổi cầu nguyện. Đó là một màn cầu nguyện chính trị. Đó là một trò hề". Vị GM Phụ tá của Juba tố cáo rằng hành động của quân đội cuả TT Kiir đã gây ra hàng loạt những người tị nạn ở bang Equatoria. Ngài cho biết, "Người dân đang bị ném ra khỏi vùng đất cuả tổ tiên họ. (Và) đã xảy ra vô số những vụ cướp bóc và giết người"”
- Giáo Hội Philippines không chống lại tổng thống Duterte.
Manila – Có một hố ngăn cách giữa chính quyền của tổng thống Duterte và Giáo Hội Công Giáo ở Philippines. Trong khi tổng thống Duterte gia tăng các tuyên bố chống lại Giáo Hội và hàng giáo sĩ, thì lá thư mục vụ của các Giám mục được gửi đến các giáo xứ trên toàn quốc hồi tháng 2, có tựa đề “Thiên Chúa không muốn kẻ gian ác phải chết”, tố cáo “vương quốc của sợ hãi” đã bắt đầu trong hiện tại.
Cha James Anthony Perez, chủ tịch Hiệp Hội Công Giáo “người Philippines vì sự sống” nói với hãng tin Fides: “Tôi nghĩ là Giáo Hội và tổng thống Duterte đối đầu vì cùng mục đích, đó là công bằng và hòa bình cho xã hội. Nhưng chính quyền muốn đạt được mục đích theo cách thức mà Giáo Hội không thể chấp nhận.” Trong những vấn đề chính yếu chia rẽ giữa chính quyền và Giáo Hội, có vấn đề về cuộc chiến chống ma túy, với các cuộc hành quyết không xét xử; việc tái lập án tử hình; việc hạ độ tuổi chịu trách nhiệm xuống đến 9 tuổi.
Cha Jerome Secillano, phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Philippines nhận xét: “Giáo Hội không thể đồng ý với đường hướng được chính quyền đưa ra để đối phó với một số vấn đề quan trọng đang làm tổn hại đến quốc gia.” Cha nhấn mạnh: “Giáo Hội Philippines không chống lại cá nhân tổng thống Duterte mà chỉ đơn giản là phê bình các vấn đề liên quan đến nhân quyền, đến công lý, đến sự tôn trọng sự sống. Cha kết luận rằng tổng thống Duterte đã tấn công hàng giáo sĩ Công Giáo, … nhưng chắc chắn rằng dân chúng vẫn tin tưởng nhiều nơi Giáo Hội Công Giáo.
- Thảm cảnh tị nạn bắt đầu xảy ra ở Mỹ, dân bất hợp pháp chạy vào các nhà thờ Tin lành.
Denver, Colorado - Hãng truyền thông Công Giáo Fides đã nhận được nhiều báo cáo về tình hình bi quan ngày càng gia tăng của những người di cư không có giấy tờ, kể từ khi TT Donald Trump nhậm chức… Nhiều trẻ em không còn dám đi học vì các em không muốn cha mẹ bị phát hiện và bị trục xuất hoặc bị buộc phải hồi hương.
Tại một số nhà thờ Tin lành, những nhóm hỗ trợ đã tổ chức tiếp nhận người di dân. Như ở Denver, hội First Unitarian Society, kết hiệp nhiều nhóm Kitô giáo khác nhau, đã quảng cáo trên cửa các nhà thờ là họ có tiếp nhận người nhập cư, và đồng thời họ cũng niêm yết những lời nhắc nhở cho các nhân viên thực thi pháp luật về xuất nhập cảnh và hải quan (ICE), về những quyền của người di cư, và chỉ ra rằng ở những nơi thờ phượng này đang có những người chờ đợi được thị thực hoặc đang nộp đơn xin tị nạn. Trên thực tế, những người tị nạn đang bị buộc phải vào ẩn trú trong các nhà thờ trong khi chờ đợi một quyết định từ chính quyền.
Vào cuối tháng một, các thị trưởng của các "thành phố trú ẩn" (Sanctuary Cities), trong đó có New York, Los Angeles và Chicago, đã ra những luật nhằm hạn chế sự hợp tác với các cơ quan di trú liên bang về các hành động trục xuất người nhập cư không có giấy tờ. Ở Chicago, thị trưởng Rahm Emanuel nói: "Chúng tôi sẽ vẫn là một ‘thành phố trú ẩn'… Cho dù bạn đến từ Ba Lan hay Pakistan, Ireland hoặc Ấn Độ hay Israel, từ Mexico hoặc từ Moldova, tất cả mọi người sẽ được chào đón ở Chicago".
- Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách, cộng tác viên của VietCatholic vừa qua đời.
Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách, một trong những cộng tác viên lâu năm của VietCatholic, vừa qua đời lúc 7 giờ sáng ngày 6 tháng 3 năm 2017, tại Tòa Giám Mục Nha Trang, hưởng thọ 93 tuổi.
Đức Ông sinh ngày 3 tháng 9, 1923. Ngài thụ phong Linh mục tại nhà thờ Hà Dừa ngày 3 tháng 8 năm 1953. Ngài được Tòa Thánh ban tước Đức Ông (Monseigneur) ngày 22 tháng 9 năm 2001. Cũng trong năm này, ngài về hưu dưỡng tại Nhà Nghỉ Dưỡng Giáo Phận cho đến khi qua đời.
Đức ông Phêrô là người ủng hộ và cộng tác viên ngay từ những năm đầu của VietCatholic, ngay cả thời gian sau khi Đức ông tới tuổi hưu dưỡng 75. Mặc dầu phải đeo máy trợ thính, ngài vẫn còn hăng hái dùng thì giờ làm thơ, viết bài, biên soạn sáng tác và dịch bài cho VietCatholic không biết mệt mỏi. VietCatholic đã mất đi một người ân nhân, một nhà thơ danh tiếng, một người cộng tác chân thành.
Xin qúi độc giả xa gần hiệp ý với chúng tôi cầu nguyện xin Chúa trả công bội hậu cuộc sống vĩnh củu trên Nước Trời cho Đức ông khả kính của chúng ta.
Hiệp ý với toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong hành trình Mùa Chay Thánh, chúng tôi xin kết thúc chương trình Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới hôm nay với một bản thánh ca mùa Chay của Linh mục Nguyễn Văn Tuyên, mang tựa đề Thánh Giá Nào Cho Con. Ca khúc sẽ được trình bày qua tiếng hát của ca sĩ Lệ Hằng, phần hình ảnh minh họa do J.B. Đặng Minh An thực hiện. Xin kính mời quý vị cùng nghe!
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Đức Thánh Cha và các nhân viên Tòa Thánh tham dự tuần lễ Tĩnh Tâm Mùa Chay.
2- Croatia sẽ sớm hoàn thành một trong những tượng Đức Mẹ lớn nhất thế giới.
3- Vatican bán các đài phát thanh dùng làn sóng ngắn nhưng đẩy mạnh truyền thông bằng Internet.
4- Thứ tự ưu tiên ngoại giao của Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc.
5- Tổng Thống Ai Cập: Người Hồi Giáo hay Kitô Giáo đều là công dân có quyền bình đẳng.
6- Giới trẻ Cucuta, Colombia, đang trở thành các tội phạm.
7- Tổng Giám Mục Venezuela: Ngày càng có nhiều người tìm đồ ăn trong đống rác.
8- Giám mục Nam Sudan bác bỏ lời kêu gọi cầu nguyện cuả chính phủ.
9- Giáo Hội Philippines không chống lại tổng thống Duterte.
10- Thảm cảnh tị nạn bắt đầu xảy ra ở Mỹ, dân bất hợp pháp chạy vào các nhà thờ Tin lành.
11- Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách, cộng tác viên của VietCatholic vừa qua đời.
12- Thánh Ca Mùa Chay: Thánh Giá Nào Cho Con.
Sau đây là phần tin chi tiết:
- Đức Thánh Cha và các nhân viên Tòa Thánh tham dự tuần lễ Tĩnh Tâm Mùa Chay
Từ chiều Chúa Nhật ngày 5 tháng 3, ĐTC Phanxicô và các cộng sự viên của ngài trong giáo triều Roma đã bắt đầu tuần tĩnh tâm mùa Chay tại nhà tĩnh tâm Divino Maestro tỉnh Ariccia, cách Roma 37 cây số. LM Giulio Michelini dòng Anh Em Hèn Mọn, thường được gọi là dòng Phanxicô, phụ trách phần giảng thuyết tĩnh tâm, gồm 9 bài suy niệm xoay quanh cuộc Thương khó, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu theo thánh sử Mátthêu.
Cha Michelini nhấn mạnh trong bài giới thiệu: “Chúa Giêsu thực sự chết và cuộc đời của Ngài không phải là một câu truyện tưởng tượng.” Cha Michelini sinh năm 1963 tại Milano bắc Italia, gia nhập Dòng Anh Em Hèn Mọn Phanxicô năm 1986. Ngài tốt nghiệp tiến sĩ ngữ học và văn chương ngoại quốc tại đại học Perugia và tiến sĩ thần học kinh thánh tại đại học giáo hoàng Gregoriana ở Roma. Cha Michelini cũng là giáo sư chú giải kinh thánh tân ước tại Học viện thần học Assisi, là chuyên viên nghiên cứu Phúc Âm thánh Mátthêu và đặc biệt nghiên cứu về cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Trong một cuộc phỏng vấn trước đây liên quan đến việc giảng thuyết tĩnh tâm dành cho ĐTC và các nhân viên Tòa Thánh, khi được hỏi tại sao đã chọn đề tài “Cuộc Khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu theo Phúc Âm thánh Mátthêu”, cha Michelini giải thích như sau:
“Việc bắt đầu Mùa Chay đã hướng chúng ta tới Tuần Thánh, trong đó chúng ta cử hành trung tâm điểm của mầu nhiệm kitô, là cuộc Khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Đó là một lý do. Đàng khác, tôi đã được đào tạo, tôi đã làm việc và đào sâu các nghiên cứu về cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu theo Phúc Âm thánh Mátthêu. Vì thế tôi cho rằng mình có thể đo lường với văn bản trong đó tôi đã rất tập trung sự chú ý của mình vào đề tài này, và tôi tin rằng mình có thể nói điều gì đó có ích lợi liên quan tới đề tài ấy.
Trả lời một câu hỏi khác về sự kiện một Giáo Hoàng lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội chọn tên là Phanxicô đã tạo ra nơi cha hiệu qủa nào, cha Michelini trả lời: “Tôi đã lập tức trực giác rằng đây là một dấu chỉ để bước theo thánh Phêrô, ngài đã không chỉ chọn loan báo Chúa Kitô với sứ vụ giáo huấn, mà cũng chọn loan báo Chúa qua các cử chỉ và cả với một kiểu sống gần gũi với kiểu sống của thánh Phanxicô thành Assisi. Các tu sĩ Phanxicô chúng tôi tất cả rất vinh dự vì sự lựa chọn này, và chúng tôi đã hiểu rằng đây là một cơ may cho Giáo Hội ngày nay. Nghĩa là đây là việc loan báo Tin Mừng như Chúa Giêsu đã làm và như thánh Phanxicô đã làm giữa dân chúng.
Tuần tĩnh tâm sẽ kết thúc vào sáng thứ Sáu, ngày 10 tháng 3 và ĐTC sẽ trở về Vatican ngay sau đó.
- Croatia sẽ sớm hoàn thành một trong những tượng Đức Mẹ lớn nhất thế giới
Sibenik, Croatia – Một tượng Đức Mẹ Loreto cao gần 17m đang được thực hiện ở thành phố Primosten, Croatia. Đây sẽ là một trong những nơi kính Đức Mẹ lớn nhất thế giới. Chính quyền thành phố Primosten cho biết đây là dự án duy nhất ở Croatia và cả bên ngoài nước này. Dự án này được chúc lành bởi ĐTC. Tượng Đức Mẹ Loreto được dựng ở Primosten, thành phố ven biển, một thành phố trên đồi, 20 dặm về hướng nam của Sibenik. Primosten nổi tiếng với các vườn nho và bãi biển, và bây giờ sẽ được ghi dấu như là nơi có một trong những tượng Đức Mẹ lớn nhất thế giới. Người dân Primosten có lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ Loreto và dân thành phố cử hành ngày lễ truyền thống kính Đức Mẹ vào các ngày 9-10 tháng 5 hàng năm. Chính quyền Croatia chưa cho biết khi nào địa điểm kính Đức Mẹ sẽ hoàn thành dù họ cho biết là pho tượng đang ở giai đoạn cuối của tiến trình làm việc.
- Vatican bán các đài phát thanh dùng làn sóng ngắn nhưng đẩy mạnh truyền thông bằng Internet.
Đức Giám Mục Dario Vigano tân Bộ Trưởng Truyền Thông của Tòa Thánh cho biết Vatican sẽ đóng cửa các đài phát thanh dùng làn sóng ngắn, (Short-Wave) nhưng đẩy mạnh công tác truyền thông qua Internet. Các chương trình phát thanh qua làn sóng ngắn trong nhiều năm đã là hoạt động chính trong ngành truyền thông của Vatican, nhưng để giảm chi phí, Tòa Thánh bán các cơ sở này nhưng sẽ phát triển công tác truyền thông bằng phương tiện Internet.
Tờ L’Espresso của Ý cho biết trong khi Tòa Thánh bán các cơ sở phát thanh này thì các cơ quan truyền thông khác lại đang mở mở rộng dịch vụ dùng làn sóng ngắn như BBC đã đầu tư thêm 105 triệu Dollars để mở rộng công suất. Cơ quan truyền thông Nhật NHK đã hỏi mua các đài phát thanh, truyền hình dùng làn sóng ngắn của Vatican toạ lạc tại Santa Maria Di Galeria bên ngoài thành phố Roma.
- Thứ tự ưu tiên ngoại giao của Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc
Trong một bài phát biểu tại Đại học Seton Hall, Đức TGM Bernardito Auza, Quan sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc đã trình bày thứ tự ưu tiên ngoại giao của Tòa Thánh Vatican. 6 thứ tự ưu tiên là:
- Tòa Thánh theo đuổi không ngừng nghỉ các hoạt động mang lại hòa bình, đặc biệt là trong các khu vực bị chiến tranh tàn phá;
- Cổ vũ việc giải trừ quân bị, đặc biệt là giải trừ vũ khí hạt nhân;
- Đối phó với vấn đề khủng hoảng người tỵ nạn và di cư toàn cầu;
- Chống tệ nạn buôn người và các hình thức nô lệ con người;
- Tìm cách trợ giúp những người sống trong cảnh nghèo đói;
- Ưu tiên cơ bản và liên tục là bảo vệ và phát huy phẩm giá con người và gia đình.
Những thứ tự ưu tiên ngoại giao trên đây theo Đức Tổng Giám Mục, là thể theo tinh thần mục vụ của ĐTC. Ngài cũng giải thích thêm rằng: Chúng ta nên hiểu bản chất đường lối ngoại giao của ĐTC chủ yếu là về phương diện tinh thần, và cần ý thức rằng cho dù ĐTC nổi tiếng như thế nào, được người ta kính trọng ra sao giữa các vị nguyên thủ quốc gia, Ngài vẫn là Thầy Dậy, là Mục Tử, và đối với người Công Giáo như chúng ta, Ngài là Đức Thánh Cha.
- Tổng Thống Ai Cập : Người Hồi Giáo hay Kitô Giáo đều là công dân có quyền bình đẳng.
Tổng Thống Ai Cập Abdel Fattah al Sisi tuyên bố không nên coi người Hồi Giáo hay Kitô Giáo là thành phần chiếm đa số hay thiểu số ở Ai Cập mà phải coi cả hai là những công dân có quyền bình đẳng với nhau. Tổng Thống Abdel Fattah al Sisi đưa ra lời tuyên bố trên đây khi ông tiếp hai vị chức sắc đó là Đức Thượng Phụ Bechara Boutros Rai thuộc nghi lễ Maronite và Đức Thượng Phụ Louis Raphael Sako thuộc nghi lễ Chaldean. Hai vị này đang có mặt tại Cairo để tham dự cuộc hội thảo về tự do tôn giáo do trường đại học Al Azhar đứng ra tổ chức. Được biết đại học Al Azhar rất nổi tiếng của Hồi Giáo trong thế giới Ả Rập, Tổng Thống Al Sisi là người trong quá khứ nghiêm khắc lên án nhóm Hồi Giáo quá khích, và đã nói đến nhu cầu cần canh tân đường lối tôn giáo ở Trung Đông để chống lại chủ nghĩa quá khích.
- Giới trẻ Cucuta, Colombia, đang trở thành các tội phạm.
Cucuta, Colombia – Đức Cha Victor Manuel Ochoa, Giám mục giáo phận Cucuta lo lắng về tình trạng tội pham gia tăng nơi các người trẻ. Trong cuộc phỏng vấn với Radio Caracol, Đức Cha Ochoa cho biết việc xử dụng ma túy, được thấy qua sự gia tăng của việc buôn bán ma túy với sự tham gia của thế hệ mới, là một trong nhiều thực tại mà Giáo Hội Công Giáo tại Cucuta quan tâm lo lắng. Đức Cha nói: “… Tại Cucuta xảy ra nhiều vụ bạo lực, đang lan rộng với những vụ giết người, gái điếm, và điều này chắc chắn là không tốt.”
Theo Đức Cha, điều đáng buồn nhất là giới trẻ đang trở thành những nhân vật chính của các tội phạm mà người ta chứng kiến mọi ngày trong thành phố. Để giải quyết vấn đề này, ngài nói: “cần sự can thiệp về vấn đề an ninh nhưng cả các hoạt động xã hội để cải thiện điều kiện cuộc sống của hàng trăm gia đình ở Cucuta… Hơn 33% dân số sống với ít hơn một đô la một ngày, có vấn đề trầm trọng về thất nghiệp, và cuối cùng là chúng tôi đang để cỏ dại mọc lên, những thứ không tốt gia tăng, nghiện ngập và buôn bán ma túy.” Đức Cha kết luận: “sự tan rã của các gia đình là một trong những yếu tố gây ra tình trạng xã hội này.”
- Tổng Giám Mục Venezuela: Ngày càng có nhiều người tìm đồ ăn trong đống rác.
Ciudad Bolivar - Tổng Giám Mục Ulises Antonio Gutiérrez Reyes phàn nàn rằng tại thành phố Ciudad Bolivar của Ngài ngày càng có nhiều người đi tìm đồ ăn trong đống rác. ĐC Gutierrez nói với báo chí địa phương: “Chúng tôi không nói đến những người vô gia cư hay kẻ ăn xin, mà là những đàn ông, đàn bà, trẻ em bình thường đi tìm thức ăn trong đống rác”. Đức TGM nói thêm … hàng trăm gia đình ở Ciudad Bolivar không có gì để ăn vì mức lương quá thấp trong khi giá lương thực quá cao nên gia đình thường xuyên không có gì ăn.
Đức TGM. Gutierrez nói thêm rằng số người xin ăn trên đường phố ngày càng tăng. Ngài nói: "Nhiều người đến Tòa Tổng Giám Mục xin ăn và thuốc uống. Bây giờ thì Tòa Giám Mục đã trở thành điểm phân phát thuốc men. Hiện giờ Caritas Venezuela có thể cung cấp thuốc men nhưng ngày càng có nhiều người đến xin thuốc”. Trong khi đó các cộng đồng Công Giáo cũng đã bắt đầu tham gia chiến dịch "Chia sẻ" được tổ chức vào Mùa Chay để đưa thức ăn đến cho người nghèo trong các giáo xứ.
Đức Tổng Giám Mục kết luận: Người dân Venezuela không đáng phải sống như thế vì quốc gia tài nguyên dồi dào về dầu lửa, "Tôi nghĩ rằng chính phủ đang quản lý tài nguyên quốc gia một cách tồi tệ".
- Giám mục Nam Sudan bác bỏ lời kêu gọi cầu nguyện cuả chính phủ.
Juba, Nam Sudan - "Tại sao tôi phải cầu nguyện trong khi những ý đồ bất chính vẫn tiếp diễn, sự tha thứ bị lãng quên? Thật là mỉa mai khi nghe ông tổng thống kêu gọi cầu nguyện mà ngay lúc đó, binh sĩ cuả ông tiếp tục truy lùng đối lập khắp nơi trên toàn quốc!" Đó là lời cuả ĐGM Santo Loku Pio Doggale, GM phụ tá cuả thủ đô Juba, Nam Sudan, khi Ngài bác bỏ lời mời của tổng thống Salva Kiir để tham dự ngày cầu nguyện quốc gia, được hoạch định vào ngày 10 tháng 3 để cầu xin hòa bình cho quốc gia, đang bị tàn phá vì nội chiến.
Trong cuộc phỏng vấn với VOA, ĐGM Doggale nói thêm: "tôi cầu nguyện cho Nam Sudan hằng ngày. Nhưng về lời cầu nguyện mà TT Salva Kiir kêu gọi thì tôi không bao giờ hiểu được. Trừ khi họ vác cái xác chết cuả tôi ra, thì tôi sẽ không bao giờ đến tham dự buổi cầu nguyện. Đó là một màn cầu nguyện chính trị. Đó là một trò hề". Vị GM Phụ tá của Juba tố cáo rằng hành động của quân đội cuả TT Kiir đã gây ra hàng loạt những người tị nạn ở bang Equatoria. Ngài cho biết, "Người dân đang bị ném ra khỏi vùng đất cuả tổ tiên họ. (Và) đã xảy ra vô số những vụ cướp bóc và giết người"”
- Giáo Hội Philippines không chống lại tổng thống Duterte.
Manila – Có một hố ngăn cách giữa chính quyền của tổng thống Duterte và Giáo Hội Công Giáo ở Philippines. Trong khi tổng thống Duterte gia tăng các tuyên bố chống lại Giáo Hội và hàng giáo sĩ, thì lá thư mục vụ của các Giám mục được gửi đến các giáo xứ trên toàn quốc hồi tháng 2, có tựa đề “Thiên Chúa không muốn kẻ gian ác phải chết”, tố cáo “vương quốc của sợ hãi” đã bắt đầu trong hiện tại.
Cha James Anthony Perez, chủ tịch Hiệp Hội Công Giáo “người Philippines vì sự sống” nói với hãng tin Fides: “Tôi nghĩ là Giáo Hội và tổng thống Duterte đối đầu vì cùng mục đích, đó là công bằng và hòa bình cho xã hội. Nhưng chính quyền muốn đạt được mục đích theo cách thức mà Giáo Hội không thể chấp nhận.” Trong những vấn đề chính yếu chia rẽ giữa chính quyền và Giáo Hội, có vấn đề về cuộc chiến chống ma túy, với các cuộc hành quyết không xét xử; việc tái lập án tử hình; việc hạ độ tuổi chịu trách nhiệm xuống đến 9 tuổi.
Cha Jerome Secillano, phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Philippines nhận xét: “Giáo Hội không thể đồng ý với đường hướng được chính quyền đưa ra để đối phó với một số vấn đề quan trọng đang làm tổn hại đến quốc gia.” Cha nhấn mạnh: “Giáo Hội Philippines không chống lại cá nhân tổng thống Duterte mà chỉ đơn giản là phê bình các vấn đề liên quan đến nhân quyền, đến công lý, đến sự tôn trọng sự sống. Cha kết luận rằng tổng thống Duterte đã tấn công hàng giáo sĩ Công Giáo, … nhưng chắc chắn rằng dân chúng vẫn tin tưởng nhiều nơi Giáo Hội Công Giáo.
- Thảm cảnh tị nạn bắt đầu xảy ra ở Mỹ, dân bất hợp pháp chạy vào các nhà thờ Tin lành.
Denver, Colorado - Hãng truyền thông Công Giáo Fides đã nhận được nhiều báo cáo về tình hình bi quan ngày càng gia tăng của những người di cư không có giấy tờ, kể từ khi TT Donald Trump nhậm chức… Nhiều trẻ em không còn dám đi học vì các em không muốn cha mẹ bị phát hiện và bị trục xuất hoặc bị buộc phải hồi hương.
Tại một số nhà thờ Tin lành, những nhóm hỗ trợ đã tổ chức tiếp nhận người di dân. Như ở Denver, hội First Unitarian Society, kết hiệp nhiều nhóm Kitô giáo khác nhau, đã quảng cáo trên cửa các nhà thờ là họ có tiếp nhận người nhập cư, và đồng thời họ cũng niêm yết những lời nhắc nhở cho các nhân viên thực thi pháp luật về xuất nhập cảnh và hải quan (ICE), về những quyền của người di cư, và chỉ ra rằng ở những nơi thờ phượng này đang có những người chờ đợi được thị thực hoặc đang nộp đơn xin tị nạn. Trên thực tế, những người tị nạn đang bị buộc phải vào ẩn trú trong các nhà thờ trong khi chờ đợi một quyết định từ chính quyền.
Vào cuối tháng một, các thị trưởng của các "thành phố trú ẩn" (Sanctuary Cities), trong đó có New York, Los Angeles và Chicago, đã ra những luật nhằm hạn chế sự hợp tác với các cơ quan di trú liên bang về các hành động trục xuất người nhập cư không có giấy tờ. Ở Chicago, thị trưởng Rahm Emanuel nói: "Chúng tôi sẽ vẫn là một ‘thành phố trú ẩn'… Cho dù bạn đến từ Ba Lan hay Pakistan, Ireland hoặc Ấn Độ hay Israel, từ Mexico hoặc từ Moldova, tất cả mọi người sẽ được chào đón ở Chicago".
- Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách, cộng tác viên của VietCatholic vừa qua đời.
Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách, một trong những cộng tác viên lâu năm của VietCatholic, vừa qua đời lúc 7 giờ sáng ngày 6 tháng 3 năm 2017, tại Tòa Giám Mục Nha Trang, hưởng thọ 93 tuổi.
Đức Ông sinh ngày 3 tháng 9, 1923. Ngài thụ phong Linh mục tại nhà thờ Hà Dừa ngày 3 tháng 8 năm 1953. Ngài được Tòa Thánh ban tước Đức Ông (Monseigneur) ngày 22 tháng 9 năm 2001. Cũng trong năm này, ngài về hưu dưỡng tại Nhà Nghỉ Dưỡng Giáo Phận cho đến khi qua đời.
Đức ông Phêrô là người ủng hộ và cộng tác viên ngay từ những năm đầu của VietCatholic, ngay cả thời gian sau khi Đức ông tới tuổi hưu dưỡng 75. Mặc dầu phải đeo máy trợ thính, ngài vẫn còn hăng hái dùng thì giờ làm thơ, viết bài, biên soạn sáng tác và dịch bài cho VietCatholic không biết mệt mỏi. VietCatholic đã mất đi một người ân nhân, một nhà thơ danh tiếng, một người cộng tác chân thành.
Xin qúi độc giả xa gần hiệp ý với chúng tôi cầu nguyện xin Chúa trả công bội hậu cuộc sống vĩnh củu trên Nước Trời cho Đức ông khả kính của chúng ta.
Hiệp ý với toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong hành trình Mùa Chay Thánh, chúng tôi xin kết thúc chương trình Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới hôm nay với một bản thánh ca mùa Chay của Linh mục Nguyễn Văn Tuyên, mang tựa đề Thánh Giá Nào Cho Con. Ca khúc sẽ được trình bày qua tiếng hát của ca sĩ Lệ Hằng, phần hình ảnh minh họa do J.B. Đặng Minh An thực hiện. Xin kính mời quý vị cùng nghe!
Giáo hội Philippine ''để tang vì Hạ viện thông qua dự luật tử hình.
Bích Thủy
22:36 09/03/2017
Manila (Thông tấn xã Fides 08/03/2017) – Giáo Hội Công Giáo Philippine "đang để tang" sau khi Hạ viện thông qua việc áp dụng lại án tử hình tại quốc gia này. Vào ngày 7 tháng 3, có 217 phiếu thuận và 54 phiếu chống và 1 phiếu trắng đã bầu cho lần thứ ba và cũng là lần cuối để thông qua dự luật áp dụng lại án tử hình. Luật này đã được đề xướng bởi liên minh chính phủ hỗ trợ Tổng thống Rodrigo Duterte và được sự hỗ trợ mạnh mẽ của lên minh chính phủ này. Dự luật này sẽ gởi đến Thượng viện gồm có 24 người , trong đó số Thượng Nghị Sĩ cùng đảng của Tổng Thống Duterte chiếm đa số.
Tổng giám mục Socrates Villegas, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Philippines, nói rằng ngài thất vọng vì Hạ viện "đã cho phép nhà nước giết người" và nói rằng các Giám mục "không chấp nhận thất bại hoặc sẽ giữ im lặng".
Thông điệp chính thức của các Giám mục viết - "Vào ngay giữa Mùa Chay – khi chúng ta đang chuẩn bị kỷ niệm chiến thắng cái chết bằng sự sống lại, và trong khi chúng ta đau buồn vì Hạ viện đã bỏ phiếu ủng hộ việc tử hình, chúng ta vẫn vững tin sự sống sẽ chiến thắng". Các giám mục kêu gọi tín hữu hãy vận động toàn quốc để biểu lộ một "tinh thần phản đối" chống án tử hình. Các giám mục kêu gọi các luật sư, thẩm phán và các nhà lập pháp Công Giáo " hãy để sự ngọt ngào của Tin Mừng chiếu sáng công việc cũng như sự thực thi luật pháp của họ ", "đem lại sự sống trong việc phục vụ xã hội".
Rodolfo Diamante, giám đốc điều hành cuà ủy ban Mục vụ Nhà tù của Hội đồng Giám mục, cho rằng "các nhà lập pháp phục vụ vì lợi ích cá nhân chứ không phải vì công ích", " đã hủy diệt lương tâm và nguyên tắc của họ".
Hình phạt tử hình có hiệu lực trong thời kỳ độc tài của Ferdinand Marcos. Hình phạt này bị tạm đình chỉ vào năm 1987 dưới thời Tổng thống Corazon Aquino nhưng sau đó lại được đưa ra áp dụng lại vào thời chính phủ của Ramos để xử các "tội ác man rợ và tàn bạo".
Việc xử tử ông Leo Echegaray đã được thi hành trong nhiệm kỳ của Tổng Thống Joseph Estrada, vào năm 1999, nhưng sau đó một lệnh cấm về án tử hình đã được ban ra. Vào năm 2006, chính phủ của Gloria Macapagal Arroyo đã ký lệnh bãi bỏ án tử hình trước chuyến viếng thăm Đức Giáo Hoàng Benedict XVI. Từ năm 2006, Philippines ủng hộ chủ nghĩa bãi nô, khuyến khích một số sáng kiến khác nhau trên trường quốc tế và còn cố gắng giảm án cho những phạm nhân người Philippine bị tuyên án tử hình ở ngoại quốc .
Văn Hóa
Thăm Santarem và tìm hiểu về lịch sử thương mại trên sông Amazon
LM Trần Công Nghị
00:06 09/03/2017
Thành phố Santarem nằm bên cạnh sông Tapajós ở sâu bên trong sông Amazon giữa thành phố Manaus và Belém, cách cả hai nơi khoảng 800 cây số. Santarém là một nơi oi bức thuộc vùng núi rừng, nhưng là điểm hấp dẫn du khách vì từ đó có thể đi đến tham quan những điểm thú vị khác ở chung quanh.
Hình ảnh
Thị trấn này một lần nữa có hy vọng lóe sáng khi hãng xe hơi của Henry Ford ở Mỹ chọn làm thí điểm thử nghiệm xây dựng Fordlândia (thành phố Ford) như một tương lai ngoạn mục giữa rừng thiêng! Một giấc mộng không tưởng! Cố gắng này đã thất bại khởi đi từ năm 1928 tới năm 1945 (tàn tích của Fordlândia ngày nay còn có thể thấy được nếu dùng thuyền đ về phía hạ lưu bờ sông khoảng mất 12 giờ).
Tour du lịch của chúng tôi bắt đầu tại một địa điểm dọc theo bờ sông nhộn nhịp. Thuyền là phương tiện vận chuyển chính ở Amazon. Đủ mọi loại thuyền lớn bé khác nhau dùng cho du lịch và cho đánh cá. Tầu chở hàng hóa, sản phẩm và hành khách trong hình dạng và điều kiện khác nhau.
Trung tâm thương mại thành phố là một điểm nóng du lịch, du khách đi một vòng chợ cá với đủ loại cá lớn bé khác nhau và cả những thứ cá mà chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy trước. Hướng dẫn viên cho biết trong dòng sông Amazon có đến 3000 loại cá khác nhau. Quảng trường Ngư phủ Fisherman là điểm hấp dẫn, gần đó có tượng thánh Phêrô ngư phủ trông ra biển mà chung quanh quảng trường này có rất nhiều cây xoài sai trái. Đi đâu trong thành phố trên đường nào chúng tôi cũng cây xoài với trái nặng chịu.
Tiếp đến chúng tôi thăm nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Conceicao - tòa nhà lâu đời nhất ở Santarém có niên đại từ năm 1761, mà bên trong nhà thờ tự hào có một cây thánh giá được nhà khoa học Đức Frederic von Martius tặng vào năm 1846, ông là một thành viên của Viện Khoa học Munich.
Tiếp theo, tham quan Bảo tàng Joao Fona Museum, tọa lạc trong Tòa thị chính cũ. Bao quanh tòa nhà là các đường phố hẹp của phố cổ. Bảo tàng đáng giá này gìn giữ những khám phá cổ học về những dụng cụ người tiền sử dùng và đồ gốm, trang sức, dụng cụ mà những người bộ lạc đã từng sinh sống trong vùng này: có dụng cụ thời đồ đá, bình chôn người chết, các cổ vật, vật dụng và đặc biệt đồ gốm của Tapajos cổ đại. Ngoài ra còn có nhiều hiện vật thế kỷ 19 và các ấn phẩm trưng bày ở đây.
Từ một tòa nhà xây nhô ra bờ sông gần đó, du khách có thể quan sát Dòng Nước gặp nhau của 2 dòng sông: nước bùn lầy của sông Amazon và làn nước xanh của sông Rio Tapajós. Hai dòng nước vẫn chảy song song bên bên cạnh nhiều dặm trước khi màu sắc đặc biệt của chúng pha trộn và cuối cùng kết hợp. Hiện tượng thiên nhiên này là điểm lôi cuốn tuyệt vời của thành phố. Sở dĩ xẩy ra như vậy vì nước phù sa mầu nâu của sông Amazon chảy với tốc độ nhanh và mạnh, đang khi đó nước ủa dòng Tapajas chảy chậm êm đềm và có hợp chất nước khác, do vậy sau một thời gian chung đụng thì mới kết hợp nhau.
Rời thị trấn, chúng tôi đến thăm nhà làm bột khoai sắn mì, địa phương gọi là Casa da Farinha. Nơi đây du khách cũng quan sát được những loại thực phẩm quan trọng đối với người dân địa phương, và làm thế nào họ làm cho lương thực sắn thành những món ăn dinh dưỡng. Ngoài ra còn có trình bầy về những hoa trái sẵn có trong rừng và du khách có thể thưởng thức và nếm cho biết mùi vị.
Cuối cùng chúng tôi có cơ hội bước vào một khu vực rừng già, quan sát các loại cây, đặc biệt là những câu sao su một thời đã làm cho dân Santarem trù phú.
Ngày nay, Santarém kinh doanh phát đạt ngành du lịch nhờ dòng sông Tapajós có nguồn nước trong veo. Bờ sông dài khoảng 105 km (65 dặm) với các bãi tắm cát vàng giống như tranh vẽ hoàn hảo, từ đây đi thăm các vùng lân cận.
Điểm du lịch có tên Alter do Chao, là niềm mơ ước của người Brazil muốn tìm đến nơi này vì nó được ví là vùng biển Caribbean của Brazil.
Ngoài ra rừng công viên quốc gia Floresta Nacional (FLONA) của Tapajós rộng chừng 2.100 km vuông (811 dặm vuông) là vùng đất được bảo quản các đặc tính thiên nhiên tinh tuyền vẻ đẹp của Amazon vẻ đẹp. Trong rừng tự hào có loại cây Samauma lớn và một vài doanh nghiệp đang phát triển du lịch sinh thái.
Thành phố Santarém cũng tự hào có một đường đi dạo thoải mái bên bờ sông.
Tình hình dân số thời thuộc địa:
Các cuộc nổi dậy ở Cabanagem (1835-1840) cho là trực tiếp chống lại giai cấp thống trị của người trắng. Người ta ước tính rằng 30-40% dân số ở vùng Grao và Para, tức khoảng 100.000 người đã chết.
Tổng dân số thuộc lưu vực sông Amazon vào năm 1850 có lẽ là 300.000 người, trong đó khoảng hai phần ba là người châu Âu và người nô lệ, nô lệ lên tới khoảng 25.000 người.
Thành phố thương mại chính của Amazon lúc đó là Para (nay là Belém mà chúng tôi đã thăm 2 tuân trước), có từ 10.000 đến 12.000 người, bao gồm cả những người nô lệ.
Các thị trấn của Manáos, tại Manaus, tại cửa sông Rio Negro, có dân số từ 1.000 đến 1.500. Tất cả các làng còn lại, như xa như Tabatinga, trên biên giới của Brazil Peru, là tương đối nhỏ.
Vài nét về lịch sử thương mại trên dòng sông Amazon sau thời thuộc địa
Vào ngày 06 tháng 9 năm 1850, Hoàng đế Pedro II của Brazil ra đạo một luật cho phép các tầu chạy bằng hơi nước nóng được phép đi lại trên sông Amazon và đặt Bá tước Irineu Evangelista de Sousa của Maua có nhiệm vụ thực hiện hiệu lực.
Ông Sousa đã tổ chức công ty "Companhia de Navegação e Comércio do Amazonas" ở Rio de Janeiro vào năm 1852; trong năm sau bắt đầu hoạt động với 4 tầu nhỏ có tên: Monarca, Cameta, Marajó và Rio Negro.
Lúc đầu, các tuyến tầu đi lại chủ yếu giới hạn trên các sông chính, và thậm chí vào năm 1857 có hợp đồng của chính phủ chỉ định nghĩa vụ của công ty cchỉ cần thực hiện một chuyến đi mỗi tháng giữa Para và Manaus, và với tầu công suất 200 tấn hàng; một tầu thứ hai đi 6 chuyến hàng một năm giữa Manaus và Tabatinga; tầu thứ ba chở hai chuyến hàng một tháng giữa Para và Cameta. Đây là bước đầu tiên trong việc buồn bán thương mại trên sông Amazon.
Sự thành công của liên doanh nêu trên tạo cơ hội để khai thác kinh tế vùng Amazon, và một công ty thứ hai sớm mở thương mại trên các sông: Madeira, Purus và Negro; công ty thứ ba thiết lập một đường vận chuyển giữa Para và Manaus; và công ty thứ tư thấy có lợi nhuận khi phục vụ trên các tuyến tầu tại các sông nhỏ.
Trong cùng thời gian đó, Công ty Amazonas tăng thêm đội tàu của mình. Trong khi đó, các cá nhân kinh doanh và chạy tàu hơi nước nhỏ của riêng mình trên các sông chính cũng như trên nhiều nhánh sông nhỏ.
Vào ngày 31 tháng 7 năm 1867 của chính phủ Brazil, liên tục ép của các cường quốc hàng hải và các nước bao quanh lưu vực sông Amazon, đặc biệt là Peru, ra lệnh mở cửa các nhánh sông của Amazon để tất cả các nước có thể đi lại, nhưng họ lại hạn chế một số điểm giới hạn rõ ràng như sau: Tabatinga trên sông Amazon; Cameta trên sông Tocantins; Santarém trên sông Tapajós; Borba trên trên sông Madeira, và Manaus trên sôngRio Negro. Nghị định này của Brazil có hiệu lực vào ngày 07 tháng 9 năm 1867.
Một phần nhờ vào sự phát triển buôn bán kết hợp giữa tàu chạy hơi nước cùng với các nhu cầu quốc tế cần tiểu thụ nhựa cây cao su, thành phố của Peru là Iquitos đã trở thành một trung tâm quốc tế phát triển mạnh về thương mại. Các công ty nước ngoài đặt trụ sở ở Iquitos, và từ đó họ kiểm soát việc khai thác cao su.
Vào năm 1851 ở Iquitos chỉ có dân số 200 người, nhưng năm 1900 dân số lên tới 20.000 người. Trong những năm 1860, khoảng 3.000 tấn cao su đã được xuất khẩu hàng năm, và năm 1911 xuất khẩu hàng năm đã tăng lên đến 44.000 tấn, chiếm 9,3% kim ngạch xuất khẩu của Peru
Trong thời gian ngành cao su bùng nổ người ta cũng ước tính rằng bệnh tật được người Âu châu nhập cư đưa vào như sốt phát ban smallpox và sốt rét, đã giết chết 40.000 người dân Amazonian bản địa. Vì họ không có kháng độc tố bệnh này.
Việc buôn bán thương mại nước ngoài trực tiếp đầu tiên với Manaus bắt khoảng năm 1874. Thương mại địa phương dọc theo con sông Amazon đã được thực hiện bởi những người Anh quốc tiếp nối của Công ty- the Amazonas Company -- Amazon Steam Navigation cũng như nhiều tầu hơi nhỏ, thuộc các công ty tham khác gia vào việc thương mại cao su.
Bước sang thế kỷ 20, xuất khẩu của các lưu vực sông Amazon là cao su, hạt cacao, các loại hạt dẻ Brazil và một số sản phẩm khác có tầm quan trọng thứ yếu, chẳng hạn như tấm da và các sản phẩm rừng kỳ lạ (nhựa, vỏ cây, võng dệt, lông chim được đánh giá cao, và động vật sống) và hàng hóa được làm thành từ gỗ và vàng.
Khảo cứu khoa học
Các nhà nghiên cứu và khám phá khoa học liên quan tới động vật và thực vật đầu tiên vùng sông Amazon và lưu vực xảy ra trong nửa thứ hai của thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19. Các nhà khảo cứu đó gồm có những vị sau đây:
• Charles Marie de La Condamine khám phá sông trong 1743.
• Alexander von Humboldt, 1799-1804
• Johann Baptist von Spix và Carl Friedrich Philipp von Martius, 1817-1820
• Henry Walter Bates và Alfred Russel Wallace, 1848-1859
Các lá thư phụ nữ trẻ Hoa Kỳ gửi Đức Phanxicô
Vũ Văn An
17:23 09/03/2017
Theo tập san Công Giáo Hoa Kỳ, America, tháng Chín năm 2015, Chủ Tịch trường Cao Đẳng St Mary, Carol Ann Mooney, và nữ sinh viên của trường này, Kristen Millar, đã trình lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô một hồ sơ gồm các lá thư của các nữ sinh và nữ sinh viên của trường họ cũng như của nhiều định chế giáo dục Công Giáo Hoa Kỳ khác viết.
Các lá thư trên từng xuất hiện trên Hộp Thư của Trung Tâm Linh Đạo St Mary, ở Notre Dame, Indiana, như những thư trả lời một yêu cầu được những người đồng trang lứa đặt ra cho các nữ sinh viên thuộc thế hệ thiên niên kỷ. Sáng kiến này được gợi hứng bởi một bài báo tựa là “A Lost Generation?” (Một Thế Hệ Đã Mất?) của nhà xã hội học, nữ tu Patricia Wittberg, đăng trên tập san America hồi năm 2012.
Nhà xã hội học trên viết rằng một phần ba phụ nữ thuộc thế hệ thiên niên kỷ, từng chịu phép rửa trong Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ, nay không còn tìm được căn nhà thiêng liêng của họ trong Đạo Công Giáo nữa. Các người đàn ông cùng thế hệ cũng rời bỏ Giáo Hội, nhưng không nhiều bằng; hiện tượng này dường như biến thế hệ này thành thế hệ đầu tiên trong lịch sử Kitô Giáo Tây Phương trong đó, các phụ nữ tích cực trong Giáo Hội Công Giáo ít hơn các người đồng trang đồng lứa nam giới của họ.
Việc không còn thống thuộc Giáo Hội Công Giáo của quá nhiều phụ nữ trẻ như thế là một mất mát cho cả Giáo Hội lẫn những người rời bỏ. Giáo Hội mất đi các thiên bẩm và đặc sủng mà các phụ nữ trẻ này có thể đóng góp vào đời sống và sứ mệnh của nhiệm thể Chúa Kitô, và, ngược lại, các phụ nữ trẻ này mất đi cuộc sống bí tích, phụng vụ và cộng đoàn vốn là các ơn phúc của Giáo Hội dành cho họ.
Đàng khác, việc mất mát quá nhiều phụ nữ thiên niên kỷ này là điềm báo gở đối với tương lai của Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ. Dì Wittberg nhận định rằng, theo truyền thống, phụ nữ đảm nhận trách nhiệm hàng đầu đối với việc chuyển giao đức tin cho con cái. Nếu các phụ nữ trẻ cứ tiếp tục rời bỏ Giáo Hội, thì theo Dì, chắc chắn Giáo Hội sẽ đánh mất không những các phụ nữ trẻ này mà cả một thế hệ con cái sắp đến của họ nữa.
Các sinh viên tích cực thuộc thừa tác vụ đại học của trường cao đẳng phụ nữ Công Giáo này có thể làm gì để đáp lại thách thức trên? Được khuyến khích bởi sự khiêm nhường và niềm vui tin mừng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, họ quyết định viết thư cho ngài và hy vọng rằng các phụ nữ trẻ khác, tuổi từ 15 tới 30, cũng sẽ tham gia chiến dịch này. Bằng một lời mời đăng trên tập san America và được phổ biến qua Hiệp Hội Thừa Tác Vụ Đại Học, họ kêu gọi các phụ nữ trẻ cùng trang lứa chia sẻ với họ tình yêu đối với truyền thống Công Giáo và các ý tưởng có thể góp phần vào việc nối vòng tay lớn của Giáo Hội với các phụ nữ trẻ. Hai trăm hai mươi lăm thiếu nữ Công Giáo từ các trường trung học, cao đẳng và đại học đã đáp ứng. Họ viết về sự quan trọng của đức tin Công Giáo trong đời họ, các thách đố họ gặp phải trong nền văn hóa hiện nay và các phương thế để cải thiện việc Giáo Hội nối vòng tay lớn với thế hệ của họ.
Nhiệm thể Chúa Kitô và Bí Tích Tình Yêu
Các lá thư gửi cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói lên cái chân thiện mỹ mà người phụ nữ trẻ tìm thấy nơi truyền thống Công Giáo. Kate, chẳng hạn, viết rằng “Ngày con chịu Phép Thêm Sức, con biết chắc con là một người Công Giáo. Ngồi ở hàng ghế dài với chị con, vốn là người đỡ đầu của con, con ngước mắt nhìn lên và xúc động trước vẻ đẹp của ngôi nhà thờ và âm nhạc tuyệt diệu đến gần như muốn khóc. Con thực sự cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa và được linh hứng nhất định thực thi các bổn phận làm người Công Giáo của mình”.
Haley thì sáng tác một bài thơ, tựa là “My Church, My Home” (Giáo Hội của Tôi, Căn Nhà của Tôi) nói lên sức mạnh cô nhận được qua việc hiệp thông Thánh Thể trong nhiệm thể Chúa Kitô. Còn Anna thì nhận định rằng “Giáo Hội cung hiến ơn cứu độ trong Chúa Kitô, ơn tha thứ, và quan trọng hơn cả, tình yêu. Không phải thứ tình yêu mà xã hội mong muốn, nhưng là tình yêu chân thực… Chúng ta cần các phụ nữ Công Giáo mạnh mẽ để mạnh dạn lên tiếng hôm nay, ngày mai và ngày kế tiếp”.
Các phụ nữ trẻ này nói đến Giáo Hội như một gia đình đầy cảm thương vươn tay ra với người khác. Họ trân quí việc đào tạo về luân lý và linh đạo mà họ đã nhận được, việc Giáo Hội bảo vệ sự sống và nhân phẩm, truyền thống xã hội Công Giáo và công trình công lý và kiến tạo hòa bình. Mary Jane, một nữ sinh viên đại học, viết rằng “Con thấy việc Giáo Hội chú tâm tới người nghèo là điều gợi hứng, và tập chú này đã thúc đẩy con sử dụng kiến thức của mình để phục vụ người khác. Con hy vọng sẽ tốt nghiệp ngành dinh dưỡng và được làm việc tại một nước thuộc thế giới thứ ba để tạo sự khác biệt”.
Nhiều thư là của các nữ sinh trung học và của nữ sinh viên cao đẳng. Trong số này, Emma viết rằng “con may mắn được học trường Công Giáo dành cho phụ nữ, nơi việc giúp các phụ nữ trẻ có khả năng đi vào thế giới như những nhà lãnh đạo đầy tự tin là một mục tiêu chính. Nhiều thiếu nữ và phụ nữ hơn cần có cơ hội này”.
Các thách đố đang đặt ra cho các phụ nữ trẻ
Tân Phúc Âm Hóa để Chuyển Giao Đức Tin Kitô Giáo, Kỳ Họp Toàn Thể Thường Lệ Lần Thứ XII của Thượng Hội Đồng Giám Mục, năm 2012, khẳng định rằng một trong các mục tiêu là nối vòng tay lớn với các người Công Giáo đã chịu phép rửa nhưng nay “đã trôi dạt ra khỏi Giáo Hội và việc thực hành Kitô Giáo”. Trong “Niềm Vui Tin Mừng”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích sự trôi dạt này diễn ra trong cuộc khủng hoảng cam kết cộng đoàn, thấy rõ trong chủ nghĩa duy tục và duy tương đối, trong sự bất bình đẳng kinh tế rộng lớn khắp hoàn cầu và trong bạo lực do sự bất bình đẳng này sinh ra, trong một nền kinh tế coi con người như những món hàng có thể vứt bỏ được, trong việc hoàn cầu hóa lòng dửng dưng, trong việc thủ tiêu tự do tôn giáo và trong việc làm suy yếu các nối kết gia đình. Trong bối cảnh này, Đức Phanxicô cho rằng tuổi trẻ thường cảm thấy “một cảm thức lạc hướng tổng quát, nhất là trong thời thiếu niên và chớm trưởng thành”.
Trong các lá thư gửi Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người ta thấy rõ điều này: một số hậu quả của cuộc khủng hoảng cam kết cộng đồng đã sản sinh ra nhiều chiều kích. Các bất bình đẳng kinh tế tại Hoa Kỳ, chẳng hạn, đã được cảm nhận một cách thấm thía trong cuộc sống của nhiều phụ nữ trẻ. Grace cho rằng “phụ nữ vẫn còn bị kỳ thị trong lực lượng lao động”. Theo Ủy Ban Toàn Quốc về Tiền Lương Công Bằng (the National Committee on Pay Equity), hố phân cách về thu nhập trung bình giữa đàn ông và đàn bà vẫn còn đó. Mặt khác, các gia đình được đứng đầu bởi một người lớn duy nhất thì người lớn này phần lớn là đàn bà, và theo thống kê năm 2012, gần 31% các gia hộ do đàn bà đứng đầu đều đang sống dưới mức nghèo. Hoa Kỳ cũng là một trong các quốc gia Tây Phương không ra lệnh trả tiền nghỉ hộ sản cho các phụ nữ làm việc ở bên ngoài gia đình. Chính vì thế, Teresa viết rằng “thật là tan nát cõi lòng khi phải để đứa con trai mới 7 tuần ở nhà trẻ với một người xa lạ. Nhưng nếu không có thu nhập của con, chúng con không thanh toán được các đơn đòi tiền”.
Nổi bật trong các lá thư của nữ sinh trung học và nữ sinh viên cao đẳng là các thách đố do nền văn hóa truyền thông và các phong thói tính dục đặt ra. Âm nhạc, phim ảnh, tập san, truyền hình và các trang mạng, những thứ đang tràn ngập đời sống của tuổi trẻ ngày nay, thường xuyên tình dục hóa người đàn bà. Việc tình dục hóa này chỉ lưu ý tới sự quyến rũ tình dục thể xác và biến con người thành đồ vật để người khác hưởng dùng. Anna giải thích với Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng “Phụ nữ bị biến thành đồ vật trong mọi phương tiện truyền thông xã hội, biến thân xác chúng con thành những lon bia và bắt chúng con ngồi trên xe khoả thân nửa người”. Jordan viết về các lời ca của âm nhạc phổ thông như sau: “chúng con bị nói đến như tài sản mà đàn ông có thể sử dụng lại và rồi lại vứt bỏ đi bất cứ khi nào họ thích. Con đơn giản không hiểu tại sao chúng con lại bị các phương tiện truyền thông nghĩ như thế, khi hàng bao thế hệ qua, chúng con vốn là những người chăm sóc người khác và lo toan việc gia đình”. Claudia thì cho rằng “phụ nữ bị gọi bằng nhiều tên xấu trong các bài ca”.
Trong một diễn trình mà các nhà tâm lý học mô tả là “tự đồ vật hóa chính mình”, các phương tiện truyền thông bị tình dục hóa dạy các thiếu nữ nghĩ về thân xác họ như những đồ vật phục vụ thèm muốn của người khác. Một cuộc nghiên cứu của Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ cho thấy: các hậu quả đối với các thiếu nữ và phụ nữ trẻ là trở ngại trong khả năng tập trung và thành tích trí tuệ giảm, thiếu tự tin đối với chính thân xác mình, cảm thấy xấu hổ hay lo lắng, các bất ổn về ăn uống có hại cho sức khỏe, thiếu tự trọng, trầm cảm và tự nội tâm hóa điều giả tưởng cho rằng phụ nữ là đồ vật tình dục và sự quyến rũ thể xác là tất cả giá trị của người đàn bà. Emma viết cho Đức Giáo Hoàng rằng “Nền văn hóa truyền thông ngày nay khiến con khó chấp nhận mình là sáng tạo tốt đẹp của Thiên Chúa, được tạo nên giống hình ảnh và họa ảnh của Người. Áp lực xã hội nặng nề đã thử thách nền luân lý và các tiêu chuẩn của con. Là một phụ nữ, con phải đương đầu với các hoài mong hạ cấp, như thể mục đích của con là làm vui lòng những người đàn ông. Trong các trạng huống này, đôi lúc con thấy mình tự hỏi: Thiên Chúa ở đâu giữa những điều này?”.
Các hình ảnh của truyền thông tạo ra các lý tưởng về sắc đẹp nữ giới căn cứ hoàn toàn vào vẻ bề ngoài; các lý tưởng này không thể đạt được và phá hủy cảm thức của người phụ nữ trẻ đối với sự tốt lành mà Thiên Chúa đã ban cho họ. Kelly thưa với Đức Giáo Hoàng rằng những câu như “nhẹ hơn 20 cân Anh”, “cái nhìn rạng rỡ”, “trông trẻ hơn trong một tuần” là những câu liên hồi được nện vào đầu phụ nữ. Bề ngoài là quan trọng hơn hết trong thế giới internet và truyền thông. Chúng con quên rằng tất cả chúng ta đều được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa”. Grace thì chia sẻ rằng “Có lần con phải đấu tranh với hình ảnh thân xác. Cuộc đấu tranh của con dường như kéo dài mãi mãi. Sự thôi thúc phải trở nên một người không phải là con hết sức mạnh… Con ngắm nhìn các cô gái khác và so sánh con với họ, thường là để tự trách mình không đẹp hay không thon thả như họ. Khối lượng tự ghét mình sao khủng khiếp quá”.
Ashley thì viết rằng: các cố gắng mô phỏng mẫu mực của truyền thông có thể dẫn tới các sáo trộn về ăn uống như chứng biếng ăn và ăn vô độ hoặc các hậu quả còn bi đát hơn nữa: “chúng con không ngừng bị áp lực của nhau và của xã hội phải thích ứng với các mẫu hoàn hảo không thể nào đạt được. Qúa nhiều thiếu nữ đã bị đẩy tới việc tự làm hại mình, đói lả, thậm chí cả tự tử nữa vì những hành hạ về xúc cảm họ phải chịu. Nạn dịch này cần được chấm dứt”.
Việc tình dục hóa con người nhân bản của truyền thông chắc chắn đã góp phần vào nền văn hóa cắn câu bừa bãi (hookup culture) tại nhiều trường cao đẳng và đại học. Hạn từ “cắn câu” (hooking up) chỉ cuộc làm tình của hai con người chỉ mới quen nhau không bao lâu và không hề có dự tính gì đối với mối liên hệ tương lai. Kaitlyn viết cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng: “Ngày nay, phụ nữ được mong đợi duy trì mẫu người tiệc tùng vui chơi. Điều này có nghĩa: người ta mong đợi phụ nữ ăn mặc theo một lối nào đó nhằm lôi kéo sự chú ý của đàn ông. Người đàn ông tại khuôn viên đại học cảm thấy mình có quyền làm tình. Con viết cho Đức Thánh Cha trong tư cách một sinh viên cao đẳng lớp cao, 21 tuổi, người đã chứng kiến nhiều phụ nữ tự hạ thấp mình để thích hợp, cảm thấy được yêu và được chấp nhận tại các buổi vui chơi. Con muốn phụ nữ cảm nhận được tình yêu của Chúa Giêsu Kitô”. Lisa thì viết: “Con buồn khi thấy nhiều bạn hữu của con thuận theo nền văn hóa cắn câu vì họ không nhìn nhận giá trị của chính họ… Chúng con cần Đức Thánh Cha nhắc nhở các thanh niên đối xử với chúng con một cách tôn trọng”. Nền văn hóa cắn câu đã được rượu chè hỗ trợ, và các cuộc phỏng vấn các sinh viên cao đẳng cho thấy nó không thỏa mãn các mong mỏi chân thực của tâm hồn bất cứ người đàn ông đàn bà nào. Các cuộc nghiên cứu luôn liên kết nền văn hóa này với nạn trầm cảm, buồn bã và thiếu tự trọng. Các hậu quả của nó có thể bao gồm các bệnh do tình dục truyền lan, thai nghén ngoài ý muốn và phá thai. Bốn mươi tư phần trăm các vụ phá thai tại Hoa Kỳ đã được thực hiện nơi các phụ nữ tuổi học cao đẳng.
Thiếu hỗ trợ cho những đứa trẻ thụ thai trong các tình huống khó khăn là một thách đố khác cho một số phụ nữ trẻ. Dự Án Rachel, một thừa tác vụ của Giáo Hội Công Giáo dành cho các phụ nữ đang than khóc và trầm cảm sau khi mất đứa con vì phá thai, tường trình rằng các phụ nữ được họ phục vụ bị các bạn trai hay chồng cho biết “họ chưa sẵn sàng làm cha”. Nhân danh các phụ nữ trong tình huống này, Lucy viết cho Đức Giáo Hoàng rằng “Còn các bà mẹ bị áp lực phải phá thai nhưng đã quyết định chọn sự sống thì sao? Có thể làm gì để giúp đỡ và nâng đỡ họ và con cái họ?”
Nhiều lá thư phê phán bạo lực tính dục trong nền văn hóa của ta. Kirsten viết cho Đức Giáo Hoàng: “Chúng con không cần cảm thấy sợ hãi khi phải ra ngoài, bước vào giữa các khu phố của mình. Nhưng chúng con đã nghe và cảm nghiệm nhiều câu truyện về xách nhiễu tình dục, hết sức bạo động”. Theo một nghiên cứu, 83 phần trăm thiếu nữ trung học bị người cùng trang lứa sách nhiễu tình dục. Theo số thống kê liên bang, một trong năm phụ nữ tại Hoa Kỳ từng là nạn nhân của hiếp dâm hoặc mưu toan hiếp dâm. Trong số các phụ nữ tường trình việc hiếp dâm cho Cuộc Nghiên Cứu của Hội Phụ Nữ Toàn Quốc, 22.2% thuộc cỡ tuổi 18 và 24 khi vụ hiếp dâm xẩy ra, 32.3% thuộc cỡ tuổi 11 và 17, và 29.3% dưới 11 tuổi. Các cuộc nghiên cứu cho thấy: bạo lực tình dục có tác động tàn hại cho cả sức khỏe xúc cảm lẫn của sức khỏe thể lý.
Cùng nhau làm việc
Trong một nền văn hóa trong đó “đường phân rẽ điều đúng và điều sai gần như bị xóa bỏ” (Anna) và “không ai có lòng tôn trọng lẫn nhau” (Julia), các giáo xứ Công Giáo được một số lá thư mô tả như là nơi trong đó, các phụ nữ trẻ tìm được nơi trú ẩn, được nhìn nhận, thêm sức mạnh và niềm hy vọng. Emma chia sẻ rằng “Giáo xứ con là nơi trú ẩn an toàn của con, nơi con trốn thoát được các tình huống đe dọa tới chủ trương luân lý của con. Giáo Hội là nguồn để con vươn tới Thiên Chúa… Con luôn rời khỏi Thánh Lễ với một tâm hồn tươi mát và sẵn sàng đương đầu với thế gian theo cung cách Thiên Chúa muốn con thực hiện. Con cám ơn Giáo Hội Công Giáo đã luôn có mặt khi con cần tới một cách tuyệt vọng”.
Còn Colleen thì viết rằng “Con yêu mến Giáo Hội vì Giáo Hội bao gồm cả những con người tan nát đang đi tìm bình an và hướng tới sự toàn thiện… Con tìm được của dưỡng nuôi trong ơn phúc Thánh Thể và được an ủi và lành lặn trở lại nhờ bản chất bí tích của Giáo Hội”.
Những phụ nữ trẻ này hoan nghênh lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong "Niềm Vui Tin Mừng” muốn có "sự hiện diện sâu sắc hơn của phụ nữ trong Giáo Hội" và các đề xuất của họ về phương diện này bao gồm sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ vào các thừa tác vụ giáo dân và lãnh đạo giáo dân. Julia viết rằng "Chúng con mang nhiều quà phúc đặc biệt đến cho Giáo Hội như tình yêu, hạnh phúc và năng lực!" Để tăng cường việc Giáo Hội có thể bắt tay với các phụ nữ trẻ, họ đề nghị các chương trình cố vấn cho các phụ nữ trẻ (và cả thanh niên nữa), trong đó người trẻ có thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc sống nền đạo đức tính dục Công Giáo khi bị áp lực nặng nề của các người cùng trang lứa phải làm khác đi. Họ cũng đề nghị những điều sau đây: phải có các bài giảng nói về những kinh nghiệm của phụ nữ trẻ và khẳng định phẩm giá do Thiên Chúa ban cho họ; sự đào luyện về tôn giáo nhằm đề cao các mẫu mực điển hình của phụ nữ trong Kinh Thánh và truyền thống; các thừa tác vụ hàn gắn dành cho những người sống thóat cuộc tấn công tình dục và các nhóm hỗ trợ dành cho các bà mẹ và các phụ nữ trẻ khác. Anya viết: "Mọi người và mọi thứ chung quanh chúng con có khuynh hướng đè bẹp chúng con. Chúng con cần các nhà lãnh đạo trong cộng đồng của chúng con vun đắp để chúng con có thể đứng lên lại".
Các phụ nữ trẻ này đưa ra các đề xuất xây dựng để phúc âm hóa nền văn hoá của chúng ta. Các sáng kiến này bao gồm: một sáng kiến Công Giáo toàn quốc nhằm cải tổ các phương tiện truyền thông; một cương lĩnh truyền thông xã hội Công Giáo; một chiến dịch Công Giáo nhằm đạt được các tiêu chuẩn quốc gia mạnh mẽ hơn về việc nghỉ hộ sản sản cho cả bố mẹ; các sáng kiến của Giáo Hội để giảm mức độ bạo hành tình dục trong xã hội ta và một loạt sản phẩm thời trang kiểu “giống hình ảnh và họa ảnh” dành cho phụ nữ Công Giáo trẻ không quá bó sát hoặc hở hang. Đấy mới chỉ kể một vài ý tưởng của họ mà thôi. Các tác giả viết thư này đều là các nhà lãnh đạo trẻ luôn sẵn sàng hành động. Colleen viết: "Chúng con phải vươn tay ra với người ta qua các hoạt động và cộng đồng vốn đem lại cho họ niềm vui và mục đích. Chúng con là một thế hệ rất nhiệt tình làm một điều gì đó có ý nghĩa; Chúng con chỉ cần được yêu cầu".
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đích thân tiếp nhận bó thư của họ cùng với nhiều tác phẩm nghệ thuật và một chiếc khăn choàng phụng vụ do các nữ sinh viên của Học Viện Thánh Ursula ở Cincinnati, Ohio may tay. Những tặng phẩm này đã được đệ trình trong một buổi triều kiến chung với Đức Giám Mục Kevin C. Rhoades thuộc giáo phận Fort Wayne-South Bend, Carol Ann Mooney, Chủ Tịch Cao Đẳng Saint Mary, Kristen Millar, một sinh viên của Saint Mary, và Grace Urankar, cựu sinh viên năm 2014. Grace giải thích với Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng "Chúng con là một nhóm đa dạng, với nhiều kinh nghiệm, hy vọng, ước mơ, thất bại, mất mát, nhưng với rất nhiều, rất nhiều yêu thương. Không phải vì thương tổn, sợ hãi hay đau khổ mà con tới gần Đức Thánh Cha. Đúng hơn, con chỉ muốn bày tỏ với Đức Thánh Cha tình yêu tuyệt vời mà con đã được biết và lãnh nhận được. Con hy vọng Đức Thánh Cha sẽ tiếp tục khuyến khích tất cả chúng con yêu thương cách trọn vẹn, cởi mở và triệt để hơn trước".
Mặc dù các bức thư trên được viết cho Đức Giáo Hoàng, nhưng tiếng nói của những phụ nữ trẻ này mời gọi tất cả chúng ta can dự một cách xây dựng vào các thực tế mà họ đã mô tả. Lá thư của Jordan kết luận: "Kính thưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô, con xin chân thành cảm tạ Đức Giáo Hoàng vì vai trò của Đức Giáo Hoàng trong Giáo Hội Công Giáo. Đức Giáo Hoàng truyền cảm hứng cho các thiếu nữ mỗi ngày. Chúng con hy vọng Giáo Hội Công Giáo lắng nghe các kiến nghị của chúng con liên quan đến các phụ nữ trong xã hội của chúng con, và nếu Đức Giáo Hoàng có thời gian, kính xin Đức Giáo Hoàng vui lòng trả lời cho chúng con. Kính thưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô, con biết chúng ta có thể làm điều này. Đức Giáo Hoàng hãy tưởng tượng chúng ta có thể làm gì nếu tất cả chúng ta cùng làm việc với nhau".
Các lá thư trên từng xuất hiện trên Hộp Thư của Trung Tâm Linh Đạo St Mary, ở Notre Dame, Indiana, như những thư trả lời một yêu cầu được những người đồng trang lứa đặt ra cho các nữ sinh viên thuộc thế hệ thiên niên kỷ. Sáng kiến này được gợi hứng bởi một bài báo tựa là “A Lost Generation?” (Một Thế Hệ Đã Mất?) của nhà xã hội học, nữ tu Patricia Wittberg, đăng trên tập san America hồi năm 2012.
Nhà xã hội học trên viết rằng một phần ba phụ nữ thuộc thế hệ thiên niên kỷ, từng chịu phép rửa trong Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ, nay không còn tìm được căn nhà thiêng liêng của họ trong Đạo Công Giáo nữa. Các người đàn ông cùng thế hệ cũng rời bỏ Giáo Hội, nhưng không nhiều bằng; hiện tượng này dường như biến thế hệ này thành thế hệ đầu tiên trong lịch sử Kitô Giáo Tây Phương trong đó, các phụ nữ tích cực trong Giáo Hội Công Giáo ít hơn các người đồng trang đồng lứa nam giới của họ.
Việc không còn thống thuộc Giáo Hội Công Giáo của quá nhiều phụ nữ trẻ như thế là một mất mát cho cả Giáo Hội lẫn những người rời bỏ. Giáo Hội mất đi các thiên bẩm và đặc sủng mà các phụ nữ trẻ này có thể đóng góp vào đời sống và sứ mệnh của nhiệm thể Chúa Kitô, và, ngược lại, các phụ nữ trẻ này mất đi cuộc sống bí tích, phụng vụ và cộng đoàn vốn là các ơn phúc của Giáo Hội dành cho họ.
Đàng khác, việc mất mát quá nhiều phụ nữ thiên niên kỷ này là điềm báo gở đối với tương lai của Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ. Dì Wittberg nhận định rằng, theo truyền thống, phụ nữ đảm nhận trách nhiệm hàng đầu đối với việc chuyển giao đức tin cho con cái. Nếu các phụ nữ trẻ cứ tiếp tục rời bỏ Giáo Hội, thì theo Dì, chắc chắn Giáo Hội sẽ đánh mất không những các phụ nữ trẻ này mà cả một thế hệ con cái sắp đến của họ nữa.
Các sinh viên tích cực thuộc thừa tác vụ đại học của trường cao đẳng phụ nữ Công Giáo này có thể làm gì để đáp lại thách thức trên? Được khuyến khích bởi sự khiêm nhường và niềm vui tin mừng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, họ quyết định viết thư cho ngài và hy vọng rằng các phụ nữ trẻ khác, tuổi từ 15 tới 30, cũng sẽ tham gia chiến dịch này. Bằng một lời mời đăng trên tập san America và được phổ biến qua Hiệp Hội Thừa Tác Vụ Đại Học, họ kêu gọi các phụ nữ trẻ cùng trang lứa chia sẻ với họ tình yêu đối với truyền thống Công Giáo và các ý tưởng có thể góp phần vào việc nối vòng tay lớn của Giáo Hội với các phụ nữ trẻ. Hai trăm hai mươi lăm thiếu nữ Công Giáo từ các trường trung học, cao đẳng và đại học đã đáp ứng. Họ viết về sự quan trọng của đức tin Công Giáo trong đời họ, các thách đố họ gặp phải trong nền văn hóa hiện nay và các phương thế để cải thiện việc Giáo Hội nối vòng tay lớn với thế hệ của họ.
Nhiệm thể Chúa Kitô và Bí Tích Tình Yêu
Các lá thư gửi cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói lên cái chân thiện mỹ mà người phụ nữ trẻ tìm thấy nơi truyền thống Công Giáo. Kate, chẳng hạn, viết rằng “Ngày con chịu Phép Thêm Sức, con biết chắc con là một người Công Giáo. Ngồi ở hàng ghế dài với chị con, vốn là người đỡ đầu của con, con ngước mắt nhìn lên và xúc động trước vẻ đẹp của ngôi nhà thờ và âm nhạc tuyệt diệu đến gần như muốn khóc. Con thực sự cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa và được linh hứng nhất định thực thi các bổn phận làm người Công Giáo của mình”.
Haley thì sáng tác một bài thơ, tựa là “My Church, My Home” (Giáo Hội của Tôi, Căn Nhà của Tôi) nói lên sức mạnh cô nhận được qua việc hiệp thông Thánh Thể trong nhiệm thể Chúa Kitô. Còn Anna thì nhận định rằng “Giáo Hội cung hiến ơn cứu độ trong Chúa Kitô, ơn tha thứ, và quan trọng hơn cả, tình yêu. Không phải thứ tình yêu mà xã hội mong muốn, nhưng là tình yêu chân thực… Chúng ta cần các phụ nữ Công Giáo mạnh mẽ để mạnh dạn lên tiếng hôm nay, ngày mai và ngày kế tiếp”.
Các phụ nữ trẻ này nói đến Giáo Hội như một gia đình đầy cảm thương vươn tay ra với người khác. Họ trân quí việc đào tạo về luân lý và linh đạo mà họ đã nhận được, việc Giáo Hội bảo vệ sự sống và nhân phẩm, truyền thống xã hội Công Giáo và công trình công lý và kiến tạo hòa bình. Mary Jane, một nữ sinh viên đại học, viết rằng “Con thấy việc Giáo Hội chú tâm tới người nghèo là điều gợi hứng, và tập chú này đã thúc đẩy con sử dụng kiến thức của mình để phục vụ người khác. Con hy vọng sẽ tốt nghiệp ngành dinh dưỡng và được làm việc tại một nước thuộc thế giới thứ ba để tạo sự khác biệt”.
Nhiều thư là của các nữ sinh trung học và của nữ sinh viên cao đẳng. Trong số này, Emma viết rằng “con may mắn được học trường Công Giáo dành cho phụ nữ, nơi việc giúp các phụ nữ trẻ có khả năng đi vào thế giới như những nhà lãnh đạo đầy tự tin là một mục tiêu chính. Nhiều thiếu nữ và phụ nữ hơn cần có cơ hội này”.
Các thách đố đang đặt ra cho các phụ nữ trẻ
Tân Phúc Âm Hóa để Chuyển Giao Đức Tin Kitô Giáo, Kỳ Họp Toàn Thể Thường Lệ Lần Thứ XII của Thượng Hội Đồng Giám Mục, năm 2012, khẳng định rằng một trong các mục tiêu là nối vòng tay lớn với các người Công Giáo đã chịu phép rửa nhưng nay “đã trôi dạt ra khỏi Giáo Hội và việc thực hành Kitô Giáo”. Trong “Niềm Vui Tin Mừng”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích sự trôi dạt này diễn ra trong cuộc khủng hoảng cam kết cộng đoàn, thấy rõ trong chủ nghĩa duy tục và duy tương đối, trong sự bất bình đẳng kinh tế rộng lớn khắp hoàn cầu và trong bạo lực do sự bất bình đẳng này sinh ra, trong một nền kinh tế coi con người như những món hàng có thể vứt bỏ được, trong việc hoàn cầu hóa lòng dửng dưng, trong việc thủ tiêu tự do tôn giáo và trong việc làm suy yếu các nối kết gia đình. Trong bối cảnh này, Đức Phanxicô cho rằng tuổi trẻ thường cảm thấy “một cảm thức lạc hướng tổng quát, nhất là trong thời thiếu niên và chớm trưởng thành”.
Trong các lá thư gửi Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người ta thấy rõ điều này: một số hậu quả của cuộc khủng hoảng cam kết cộng đồng đã sản sinh ra nhiều chiều kích. Các bất bình đẳng kinh tế tại Hoa Kỳ, chẳng hạn, đã được cảm nhận một cách thấm thía trong cuộc sống của nhiều phụ nữ trẻ. Grace cho rằng “phụ nữ vẫn còn bị kỳ thị trong lực lượng lao động”. Theo Ủy Ban Toàn Quốc về Tiền Lương Công Bằng (the National Committee on Pay Equity), hố phân cách về thu nhập trung bình giữa đàn ông và đàn bà vẫn còn đó. Mặt khác, các gia đình được đứng đầu bởi một người lớn duy nhất thì người lớn này phần lớn là đàn bà, và theo thống kê năm 2012, gần 31% các gia hộ do đàn bà đứng đầu đều đang sống dưới mức nghèo. Hoa Kỳ cũng là một trong các quốc gia Tây Phương không ra lệnh trả tiền nghỉ hộ sản cho các phụ nữ làm việc ở bên ngoài gia đình. Chính vì thế, Teresa viết rằng “thật là tan nát cõi lòng khi phải để đứa con trai mới 7 tuần ở nhà trẻ với một người xa lạ. Nhưng nếu không có thu nhập của con, chúng con không thanh toán được các đơn đòi tiền”.
Nổi bật trong các lá thư của nữ sinh trung học và nữ sinh viên cao đẳng là các thách đố do nền văn hóa truyền thông và các phong thói tính dục đặt ra. Âm nhạc, phim ảnh, tập san, truyền hình và các trang mạng, những thứ đang tràn ngập đời sống của tuổi trẻ ngày nay, thường xuyên tình dục hóa người đàn bà. Việc tình dục hóa này chỉ lưu ý tới sự quyến rũ tình dục thể xác và biến con người thành đồ vật để người khác hưởng dùng. Anna giải thích với Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng “Phụ nữ bị biến thành đồ vật trong mọi phương tiện truyền thông xã hội, biến thân xác chúng con thành những lon bia và bắt chúng con ngồi trên xe khoả thân nửa người”. Jordan viết về các lời ca của âm nhạc phổ thông như sau: “chúng con bị nói đến như tài sản mà đàn ông có thể sử dụng lại và rồi lại vứt bỏ đi bất cứ khi nào họ thích. Con đơn giản không hiểu tại sao chúng con lại bị các phương tiện truyền thông nghĩ như thế, khi hàng bao thế hệ qua, chúng con vốn là những người chăm sóc người khác và lo toan việc gia đình”. Claudia thì cho rằng “phụ nữ bị gọi bằng nhiều tên xấu trong các bài ca”.
Trong một diễn trình mà các nhà tâm lý học mô tả là “tự đồ vật hóa chính mình”, các phương tiện truyền thông bị tình dục hóa dạy các thiếu nữ nghĩ về thân xác họ như những đồ vật phục vụ thèm muốn của người khác. Một cuộc nghiên cứu của Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ cho thấy: các hậu quả đối với các thiếu nữ và phụ nữ trẻ là trở ngại trong khả năng tập trung và thành tích trí tuệ giảm, thiếu tự tin đối với chính thân xác mình, cảm thấy xấu hổ hay lo lắng, các bất ổn về ăn uống có hại cho sức khỏe, thiếu tự trọng, trầm cảm và tự nội tâm hóa điều giả tưởng cho rằng phụ nữ là đồ vật tình dục và sự quyến rũ thể xác là tất cả giá trị của người đàn bà. Emma viết cho Đức Giáo Hoàng rằng “Nền văn hóa truyền thông ngày nay khiến con khó chấp nhận mình là sáng tạo tốt đẹp của Thiên Chúa, được tạo nên giống hình ảnh và họa ảnh của Người. Áp lực xã hội nặng nề đã thử thách nền luân lý và các tiêu chuẩn của con. Là một phụ nữ, con phải đương đầu với các hoài mong hạ cấp, như thể mục đích của con là làm vui lòng những người đàn ông. Trong các trạng huống này, đôi lúc con thấy mình tự hỏi: Thiên Chúa ở đâu giữa những điều này?”.
Các hình ảnh của truyền thông tạo ra các lý tưởng về sắc đẹp nữ giới căn cứ hoàn toàn vào vẻ bề ngoài; các lý tưởng này không thể đạt được và phá hủy cảm thức của người phụ nữ trẻ đối với sự tốt lành mà Thiên Chúa đã ban cho họ. Kelly thưa với Đức Giáo Hoàng rằng những câu như “nhẹ hơn 20 cân Anh”, “cái nhìn rạng rỡ”, “trông trẻ hơn trong một tuần” là những câu liên hồi được nện vào đầu phụ nữ. Bề ngoài là quan trọng hơn hết trong thế giới internet và truyền thông. Chúng con quên rằng tất cả chúng ta đều được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa”. Grace thì chia sẻ rằng “Có lần con phải đấu tranh với hình ảnh thân xác. Cuộc đấu tranh của con dường như kéo dài mãi mãi. Sự thôi thúc phải trở nên một người không phải là con hết sức mạnh… Con ngắm nhìn các cô gái khác và so sánh con với họ, thường là để tự trách mình không đẹp hay không thon thả như họ. Khối lượng tự ghét mình sao khủng khiếp quá”.
Ashley thì viết rằng: các cố gắng mô phỏng mẫu mực của truyền thông có thể dẫn tới các sáo trộn về ăn uống như chứng biếng ăn và ăn vô độ hoặc các hậu quả còn bi đát hơn nữa: “chúng con không ngừng bị áp lực của nhau và của xã hội phải thích ứng với các mẫu hoàn hảo không thể nào đạt được. Qúa nhiều thiếu nữ đã bị đẩy tới việc tự làm hại mình, đói lả, thậm chí cả tự tử nữa vì những hành hạ về xúc cảm họ phải chịu. Nạn dịch này cần được chấm dứt”.
Việc tình dục hóa con người nhân bản của truyền thông chắc chắn đã góp phần vào nền văn hóa cắn câu bừa bãi (hookup culture) tại nhiều trường cao đẳng và đại học. Hạn từ “cắn câu” (hooking up) chỉ cuộc làm tình của hai con người chỉ mới quen nhau không bao lâu và không hề có dự tính gì đối với mối liên hệ tương lai. Kaitlyn viết cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng: “Ngày nay, phụ nữ được mong đợi duy trì mẫu người tiệc tùng vui chơi. Điều này có nghĩa: người ta mong đợi phụ nữ ăn mặc theo một lối nào đó nhằm lôi kéo sự chú ý của đàn ông. Người đàn ông tại khuôn viên đại học cảm thấy mình có quyền làm tình. Con viết cho Đức Thánh Cha trong tư cách một sinh viên cao đẳng lớp cao, 21 tuổi, người đã chứng kiến nhiều phụ nữ tự hạ thấp mình để thích hợp, cảm thấy được yêu và được chấp nhận tại các buổi vui chơi. Con muốn phụ nữ cảm nhận được tình yêu của Chúa Giêsu Kitô”. Lisa thì viết: “Con buồn khi thấy nhiều bạn hữu của con thuận theo nền văn hóa cắn câu vì họ không nhìn nhận giá trị của chính họ… Chúng con cần Đức Thánh Cha nhắc nhở các thanh niên đối xử với chúng con một cách tôn trọng”. Nền văn hóa cắn câu đã được rượu chè hỗ trợ, và các cuộc phỏng vấn các sinh viên cao đẳng cho thấy nó không thỏa mãn các mong mỏi chân thực của tâm hồn bất cứ người đàn ông đàn bà nào. Các cuộc nghiên cứu luôn liên kết nền văn hóa này với nạn trầm cảm, buồn bã và thiếu tự trọng. Các hậu quả của nó có thể bao gồm các bệnh do tình dục truyền lan, thai nghén ngoài ý muốn và phá thai. Bốn mươi tư phần trăm các vụ phá thai tại Hoa Kỳ đã được thực hiện nơi các phụ nữ tuổi học cao đẳng.
Thiếu hỗ trợ cho những đứa trẻ thụ thai trong các tình huống khó khăn là một thách đố khác cho một số phụ nữ trẻ. Dự Án Rachel, một thừa tác vụ của Giáo Hội Công Giáo dành cho các phụ nữ đang than khóc và trầm cảm sau khi mất đứa con vì phá thai, tường trình rằng các phụ nữ được họ phục vụ bị các bạn trai hay chồng cho biết “họ chưa sẵn sàng làm cha”. Nhân danh các phụ nữ trong tình huống này, Lucy viết cho Đức Giáo Hoàng rằng “Còn các bà mẹ bị áp lực phải phá thai nhưng đã quyết định chọn sự sống thì sao? Có thể làm gì để giúp đỡ và nâng đỡ họ và con cái họ?”
Nhiều lá thư phê phán bạo lực tính dục trong nền văn hóa của ta. Kirsten viết cho Đức Giáo Hoàng: “Chúng con không cần cảm thấy sợ hãi khi phải ra ngoài, bước vào giữa các khu phố của mình. Nhưng chúng con đã nghe và cảm nghiệm nhiều câu truyện về xách nhiễu tình dục, hết sức bạo động”. Theo một nghiên cứu, 83 phần trăm thiếu nữ trung học bị người cùng trang lứa sách nhiễu tình dục. Theo số thống kê liên bang, một trong năm phụ nữ tại Hoa Kỳ từng là nạn nhân của hiếp dâm hoặc mưu toan hiếp dâm. Trong số các phụ nữ tường trình việc hiếp dâm cho Cuộc Nghiên Cứu của Hội Phụ Nữ Toàn Quốc, 22.2% thuộc cỡ tuổi 18 và 24 khi vụ hiếp dâm xẩy ra, 32.3% thuộc cỡ tuổi 11 và 17, và 29.3% dưới 11 tuổi. Các cuộc nghiên cứu cho thấy: bạo lực tình dục có tác động tàn hại cho cả sức khỏe xúc cảm lẫn của sức khỏe thể lý.
Cùng nhau làm việc
Trong một nền văn hóa trong đó “đường phân rẽ điều đúng và điều sai gần như bị xóa bỏ” (Anna) và “không ai có lòng tôn trọng lẫn nhau” (Julia), các giáo xứ Công Giáo được một số lá thư mô tả như là nơi trong đó, các phụ nữ trẻ tìm được nơi trú ẩn, được nhìn nhận, thêm sức mạnh và niềm hy vọng. Emma chia sẻ rằng “Giáo xứ con là nơi trú ẩn an toàn của con, nơi con trốn thoát được các tình huống đe dọa tới chủ trương luân lý của con. Giáo Hội là nguồn để con vươn tới Thiên Chúa… Con luôn rời khỏi Thánh Lễ với một tâm hồn tươi mát và sẵn sàng đương đầu với thế gian theo cung cách Thiên Chúa muốn con thực hiện. Con cám ơn Giáo Hội Công Giáo đã luôn có mặt khi con cần tới một cách tuyệt vọng”.
Còn Colleen thì viết rằng “Con yêu mến Giáo Hội vì Giáo Hội bao gồm cả những con người tan nát đang đi tìm bình an và hướng tới sự toàn thiện… Con tìm được của dưỡng nuôi trong ơn phúc Thánh Thể và được an ủi và lành lặn trở lại nhờ bản chất bí tích của Giáo Hội”.
Những phụ nữ trẻ này hoan nghênh lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong "Niềm Vui Tin Mừng” muốn có "sự hiện diện sâu sắc hơn của phụ nữ trong Giáo Hội" và các đề xuất của họ về phương diện này bao gồm sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ vào các thừa tác vụ giáo dân và lãnh đạo giáo dân. Julia viết rằng "Chúng con mang nhiều quà phúc đặc biệt đến cho Giáo Hội như tình yêu, hạnh phúc và năng lực!" Để tăng cường việc Giáo Hội có thể bắt tay với các phụ nữ trẻ, họ đề nghị các chương trình cố vấn cho các phụ nữ trẻ (và cả thanh niên nữa), trong đó người trẻ có thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc sống nền đạo đức tính dục Công Giáo khi bị áp lực nặng nề của các người cùng trang lứa phải làm khác đi. Họ cũng đề nghị những điều sau đây: phải có các bài giảng nói về những kinh nghiệm của phụ nữ trẻ và khẳng định phẩm giá do Thiên Chúa ban cho họ; sự đào luyện về tôn giáo nhằm đề cao các mẫu mực điển hình của phụ nữ trong Kinh Thánh và truyền thống; các thừa tác vụ hàn gắn dành cho những người sống thóat cuộc tấn công tình dục và các nhóm hỗ trợ dành cho các bà mẹ và các phụ nữ trẻ khác. Anya viết: "Mọi người và mọi thứ chung quanh chúng con có khuynh hướng đè bẹp chúng con. Chúng con cần các nhà lãnh đạo trong cộng đồng của chúng con vun đắp để chúng con có thể đứng lên lại".
Các phụ nữ trẻ này đưa ra các đề xuất xây dựng để phúc âm hóa nền văn hoá của chúng ta. Các sáng kiến này bao gồm: một sáng kiến Công Giáo toàn quốc nhằm cải tổ các phương tiện truyền thông; một cương lĩnh truyền thông xã hội Công Giáo; một chiến dịch Công Giáo nhằm đạt được các tiêu chuẩn quốc gia mạnh mẽ hơn về việc nghỉ hộ sản sản cho cả bố mẹ; các sáng kiến của Giáo Hội để giảm mức độ bạo hành tình dục trong xã hội ta và một loạt sản phẩm thời trang kiểu “giống hình ảnh và họa ảnh” dành cho phụ nữ Công Giáo trẻ không quá bó sát hoặc hở hang. Đấy mới chỉ kể một vài ý tưởng của họ mà thôi. Các tác giả viết thư này đều là các nhà lãnh đạo trẻ luôn sẵn sàng hành động. Colleen viết: "Chúng con phải vươn tay ra với người ta qua các hoạt động và cộng đồng vốn đem lại cho họ niềm vui và mục đích. Chúng con là một thế hệ rất nhiệt tình làm một điều gì đó có ý nghĩa; Chúng con chỉ cần được yêu cầu".
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đích thân tiếp nhận bó thư của họ cùng với nhiều tác phẩm nghệ thuật và một chiếc khăn choàng phụng vụ do các nữ sinh viên của Học Viện Thánh Ursula ở Cincinnati, Ohio may tay. Những tặng phẩm này đã được đệ trình trong một buổi triều kiến chung với Đức Giám Mục Kevin C. Rhoades thuộc giáo phận Fort Wayne-South Bend, Carol Ann Mooney, Chủ Tịch Cao Đẳng Saint Mary, Kristen Millar, một sinh viên của Saint Mary, và Grace Urankar, cựu sinh viên năm 2014. Grace giải thích với Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng "Chúng con là một nhóm đa dạng, với nhiều kinh nghiệm, hy vọng, ước mơ, thất bại, mất mát, nhưng với rất nhiều, rất nhiều yêu thương. Không phải vì thương tổn, sợ hãi hay đau khổ mà con tới gần Đức Thánh Cha. Đúng hơn, con chỉ muốn bày tỏ với Đức Thánh Cha tình yêu tuyệt vời mà con đã được biết và lãnh nhận được. Con hy vọng Đức Thánh Cha sẽ tiếp tục khuyến khích tất cả chúng con yêu thương cách trọn vẹn, cởi mở và triệt để hơn trước".
Mặc dù các bức thư trên được viết cho Đức Giáo Hoàng, nhưng tiếng nói của những phụ nữ trẻ này mời gọi tất cả chúng ta can dự một cách xây dựng vào các thực tế mà họ đã mô tả. Lá thư của Jordan kết luận: "Kính thưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô, con xin chân thành cảm tạ Đức Giáo Hoàng vì vai trò của Đức Giáo Hoàng trong Giáo Hội Công Giáo. Đức Giáo Hoàng truyền cảm hứng cho các thiếu nữ mỗi ngày. Chúng con hy vọng Giáo Hội Công Giáo lắng nghe các kiến nghị của chúng con liên quan đến các phụ nữ trong xã hội của chúng con, và nếu Đức Giáo Hoàng có thời gian, kính xin Đức Giáo Hoàng vui lòng trả lời cho chúng con. Kính thưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô, con biết chúng ta có thể làm điều này. Đức Giáo Hoàng hãy tưởng tượng chúng ta có thể làm gì nếu tất cả chúng ta cùng làm việc với nhau".
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chiều Xuống
Tấn Đạt
20:49 09/03/2017
Ảnh của Tấn Đạt
Chúa đặt vầng Trăng để đo thời tiết
Dạy mặt Trời biết lặn đúng thời gian
(Trích Thánh Vịnh 104,35)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 8/3/2017
VietCatholic Network
16:14 09/03/2017
fgf
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Đức Thánh Cha và các nhân viên Tòa Thánh tham dự tuần lễ Tĩnh Tâm Mùa Chay.
2- Croatia sẽ sớm hoàn thành một trong những tượng Đức Mẹ lớn nhất thế giới.
3- Vatican bán các đài phát thanh dùng làn sóng ngắn nhưng đẩy mạnh truyền thông bằng Internet.
4- Thứ tự ưu tiên ngoại giao của Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc.
5- Tổng Thống Ai Cập: Người Hồi Giáo hay Kitô Giáo đều là công dân có quyền bình đẳng.
6- Giới trẻ Cucuta, Colombia, đang trở thành các tội phạm.
7- Tổng Giám Mục Venezuela: Ngày càng có nhiều người tìm đồ ăn trong đống rác.
8- Giám mục Nam Sudan bác bỏ lời kêu gọi cầu nguyện cuả chính phủ.
9- Giáo Hội Philippines không chống lại tổng thống Duterte.
10- Thảm cảnh tị nạn bắt đầu xảy ra ở Mỹ, dân bất hợp pháp chạy vào các nhà thờ Tin lành.
11- Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách, cộng tác viên của VietCatholic vừa qua đời.
12- Thánh Ca Mùa Chay: Thánh Giá Nào Cho Con.
Sau đây là phần tin chi tiết:
- Đức Thánh Cha và các nhân viên Tòa Thánh tham dự tuần lễ Tĩnh Tâm Mùa Chay
Từ chiều Chúa Nhật ngày 5 tháng 3, ĐTC Phanxicô và các cộng sự viên của ngài trong giáo triều Roma đã bắt đầu tuần tĩnh tâm mùa Chay tại nhà tĩnh tâm Divino Maestro tỉnh Ariccia, cách Roma 37 cây số. LM Giulio Michelini dòng Anh Em Hèn Mọn, thường được gọi là dòng Phanxicô, phụ trách phần giảng thuyết tĩnh tâm, gồm 9 bài suy niệm xoay quanh cuộc Thương khó, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu theo thánh sử Mátthêu.
Cha Michelini nhấn mạnh trong bài giới thiệu: “Chúa Giêsu thực sự chết và cuộc đời của Ngài không phải là một câu truyện tưởng tượng.” Cha Michelini sinh năm 1963 tại Milano bắc Italia, gia nhập Dòng Anh Em Hèn Mọn Phanxicô năm 1986. Ngài tốt nghiệp tiến sĩ ngữ học và văn chương ngoại quốc tại đại học Perugia và tiến sĩ thần học kinh thánh tại đại học giáo hoàng Gregoriana ở Roma. Cha Michelini cũng là giáo sư chú giải kinh thánh tân ước tại Học viện thần học Assisi, là chuyên viên nghiên cứu Phúc Âm thánh Mátthêu và đặc biệt nghiên cứu về cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Trong một cuộc phỏng vấn trước đây liên quan đến việc giảng thuyết tĩnh tâm dành cho ĐTC và các nhân viên Tòa Thánh, khi được hỏi tại sao đã chọn đề tài “Cuộc Khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu theo Phúc Âm thánh Mátthêu”, cha Michelini giải thích như sau:
“Việc bắt đầu Mùa Chay đã hướng chúng ta tới Tuần Thánh, trong đó chúng ta cử hành trung tâm điểm của mầu nhiệm kitô, là cuộc Khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Đó là một lý do. Đàng khác, tôi đã được đào tạo, tôi đã làm việc và đào sâu các nghiên cứu về cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu theo Phúc Âm thánh Mátthêu. Vì thế tôi cho rằng mình có thể đo lường với văn bản trong đó tôi đã rất tập trung sự chú ý của mình vào đề tài này, và tôi tin rằng mình có thể nói điều gì đó có ích lợi liên quan tới đề tài ấy.
Trả lời một câu hỏi khác về sự kiện một Giáo Hoàng lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội chọn tên là Phanxicô đã tạo ra nơi cha hiệu qủa nào, cha Michelini trả lời: “Tôi đã lập tức trực giác rằng đây là một dấu chỉ để bước theo thánh Phêrô, ngài đã không chỉ chọn loan báo Chúa Kitô với sứ vụ giáo huấn, mà cũng chọn loan báo Chúa qua các cử chỉ và cả với một kiểu sống gần gũi với kiểu sống của thánh Phanxicô thành Assisi. Các tu sĩ Phanxicô chúng tôi tất cả rất vinh dự vì sự lựa chọn này, và chúng tôi đã hiểu rằng đây là một cơ may cho Giáo Hội ngày nay. Nghĩa là đây là việc loan báo Tin Mừng như Chúa Giêsu đã làm và như thánh Phanxicô đã làm giữa dân chúng.
Tuần tĩnh tâm sẽ kết thúc vào sáng thứ Sáu, ngày 10 tháng 3 và ĐTC sẽ trở về Vatican ngay sau đó.
- Croatia sẽ sớm hoàn thành một trong những tượng Đức Mẹ lớn nhất thế giới
Sibenik, Croatia – Một tượng Đức Mẹ Loreto cao gần 17m đang được thực hiện ở thành phố Primosten, Croatia. Đây sẽ là một trong những nơi kính Đức Mẹ lớn nhất thế giới. Chính quyền thành phố Primosten cho biết đây là dự án duy nhất ở Croatia và cả bên ngoài nước này. Dự án này được chúc lành bởi ĐTC. Tượng Đức Mẹ Loreto được dựng ở Primosten, thành phố ven biển, một thành phố trên đồi, 20 dặm về hướng nam của Sibenik. Primosten nổi tiếng với các vườn nho và bãi biển, và bây giờ sẽ được ghi dấu như là nơi có một trong những tượng Đức Mẹ lớn nhất thế giới. Người dân Primosten có lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ Loreto và dân thành phố cử hành ngày lễ truyền thống kính Đức Mẹ vào các ngày 9-10 tháng 5 hàng năm. Chính quyền Croatia chưa cho biết khi nào địa điểm kính Đức Mẹ sẽ hoàn thành dù họ cho biết là pho tượng đang ở giai đoạn cuối của tiến trình làm việc.
- Vatican bán các đài phát thanh dùng làn sóng ngắn nhưng đẩy mạnh truyền thông bằng Internet.
Đức Giám Mục Dario Vigano tân Bộ Trưởng Truyền Thông của Tòa Thánh cho biết Vatican sẽ đóng cửa các đài phát thanh dùng làn sóng ngắn, (Short-Wave) nhưng đẩy mạnh công tác truyền thông qua Internet. Các chương trình phát thanh qua làn sóng ngắn trong nhiều năm đã là hoạt động chính trong ngành truyền thông của Vatican, nhưng để giảm chi phí, Tòa Thánh bán các cơ sở này nhưng sẽ phát triển công tác truyền thông bằng phương tiện Internet.
Tờ L’Espresso của Ý cho biết trong khi Tòa Thánh bán các cơ sở phát thanh này thì các cơ quan truyền thông khác lại đang mở mở rộng dịch vụ dùng làn sóng ngắn như BBC đã đầu tư thêm 105 triệu Dollars để mở rộng công suất. Cơ quan truyền thông Nhật NHK đã hỏi mua các đài phát thanh, truyền hình dùng làn sóng ngắn của Vatican toạ lạc tại Santa Maria Di Galeria bên ngoài thành phố Roma.
- Thứ tự ưu tiên ngoại giao của Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc
Trong một bài phát biểu tại Đại học Seton Hall, Đức TGM Bernardito Auza, Quan sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc đã trình bày thứ tự ưu tiên ngoại giao của Tòa Thánh Vatican. 6 thứ tự ưu tiên là:
- Tòa Thánh theo đuổi không ngừng nghỉ các hoạt động mang lại hòa bình, đặc biệt là trong các khu vực bị chiến tranh tàn phá;
- Cổ vũ việc giải trừ quân bị, đặc biệt là giải trừ vũ khí hạt nhân;
- Đối phó với vấn đề khủng hoảng người tỵ nạn và di cư toàn cầu;
- Chống tệ nạn buôn người và các hình thức nô lệ con người;
- Tìm cách trợ giúp những người sống trong cảnh nghèo đói;
- Ưu tiên cơ bản và liên tục là bảo vệ và phát huy phẩm giá con người và gia đình.
Những thứ tự ưu tiên ngoại giao trên đây theo Đức Tổng Giám Mục, là thể theo tinh thần mục vụ của ĐTC. Ngài cũng giải thích thêm rằng: Chúng ta nên hiểu bản chất đường lối ngoại giao của ĐTC chủ yếu là về phương diện tinh thần, và cần ý thức rằng cho dù ĐTC nổi tiếng như thế nào, được người ta kính trọng ra sao giữa các vị nguyên thủ quốc gia, Ngài vẫn là Thầy Dậy, là Mục Tử, và đối với người Công Giáo như chúng ta, Ngài là Đức Thánh Cha.
- Tổng Thống Ai Cập : Người Hồi Giáo hay Kitô Giáo đều là công dân có quyền bình đẳng.
Tổng Thống Ai Cập Abdel Fattah al Sisi tuyên bố không nên coi người Hồi Giáo hay Kitô Giáo là thành phần chiếm đa số hay thiểu số ở Ai Cập mà phải coi cả hai là những công dân có quyền bình đẳng với nhau. Tổng Thống Abdel Fattah al Sisi đưa ra lời tuyên bố trên đây khi ông tiếp hai vị chức sắc đó là Đức Thượng Phụ Bechara Boutros Rai thuộc nghi lễ Maronite và Đức Thượng Phụ Louis Raphael Sako thuộc nghi lễ Chaldean. Hai vị này đang có mặt tại Cairo để tham dự cuộc hội thảo về tự do tôn giáo do trường đại học Al Azhar đứng ra tổ chức. Được biết đại học Al Azhar rất nổi tiếng của Hồi Giáo trong thế giới Ả Rập, Tổng Thống Al Sisi là người trong quá khứ nghiêm khắc lên án nhóm Hồi Giáo quá khích, và đã nói đến nhu cầu cần canh tân đường lối tôn giáo ở Trung Đông để chống lại chủ nghĩa quá khích.
- Giới trẻ Cucuta, Colombia, đang trở thành các tội phạm.
Cucuta, Colombia – Đức Cha Victor Manuel Ochoa, Giám mục giáo phận Cucuta lo lắng về tình trạng tội pham gia tăng nơi các người trẻ. Trong cuộc phỏng vấn với Radio Caracol, Đức Cha Ochoa cho biết việc xử dụng ma túy, được thấy qua sự gia tăng của việc buôn bán ma túy với sự tham gia của thế hệ mới, là một trong nhiều thực tại mà Giáo Hội Công Giáo tại Cucuta quan tâm lo lắng. Đức Cha nói: “… Tại Cucuta xảy ra nhiều vụ bạo lực, đang lan rộng với những vụ giết người, gái điếm, và điều này chắc chắn là không tốt.”
Theo Đức Cha, điều đáng buồn nhất là giới trẻ đang trở thành những nhân vật chính của các tội phạm mà người ta chứng kiến mọi ngày trong thành phố. Để giải quyết vấn đề này, ngài nói: “cần sự can thiệp về vấn đề an ninh nhưng cả các hoạt động xã hội để cải thiện điều kiện cuộc sống của hàng trăm gia đình ở Cucuta… Hơn 33% dân số sống với ít hơn một đô la một ngày, có vấn đề trầm trọng về thất nghiệp, và cuối cùng là chúng tôi đang để cỏ dại mọc lên, những thứ không tốt gia tăng, nghiện ngập và buôn bán ma túy.” Đức Cha kết luận: “sự tan rã của các gia đình là một trong những yếu tố gây ra tình trạng xã hội này.”
- Tổng Giám Mục Venezuela: Ngày càng có nhiều người tìm đồ ăn trong đống rác.
Ciudad Bolivar - Tổng Giám Mục Ulises Antonio Gutiérrez Reyes phàn nàn rằng tại thành phố Ciudad Bolivar của Ngài ngày càng có nhiều người đi tìm đồ ăn trong đống rác. ĐC Gutierrez nói với báo chí địa phương: “Chúng tôi không nói đến những người vô gia cư hay kẻ ăn xin, mà là những đàn ông, đàn bà, trẻ em bình thường đi tìm thức ăn trong đống rác”. Đức TGM nói thêm … hàng trăm gia đình ở Ciudad Bolivar không có gì để ăn vì mức lương quá thấp trong khi giá lương thực quá cao nên gia đình thường xuyên không có gì ăn.
Đức TGM. Gutierrez nói thêm rằng số người xin ăn trên đường phố ngày càng tăng. Ngài nói: "Nhiều người đến Tòa Tổng Giám Mục xin ăn và thuốc uống. Bây giờ thì Tòa Giám Mục đã trở thành điểm phân phát thuốc men. Hiện giờ Caritas Venezuela có thể cung cấp thuốc men nhưng ngày càng có nhiều người đến xin thuốc”. Trong khi đó các cộng đồng Công Giáo cũng đã bắt đầu tham gia chiến dịch "Chia sẻ" được tổ chức vào Mùa Chay để đưa thức ăn đến cho người nghèo trong các giáo xứ.
Đức Tổng Giám Mục kết luận: Người dân Venezuela không đáng phải sống như thế vì quốc gia tài nguyên dồi dào về dầu lửa, "Tôi nghĩ rằng chính phủ đang quản lý tài nguyên quốc gia một cách tồi tệ".
- Giám mục Nam Sudan bác bỏ lời kêu gọi cầu nguyện cuả chính phủ.
Juba, Nam Sudan - "Tại sao tôi phải cầu nguyện trong khi những ý đồ bất chính vẫn tiếp diễn, sự tha thứ bị lãng quên? Thật là mỉa mai khi nghe ông tổng thống kêu gọi cầu nguyện mà ngay lúc đó, binh sĩ cuả ông tiếp tục truy lùng đối lập khắp nơi trên toàn quốc!" Đó là lời cuả ĐGM Santo Loku Pio Doggale, GM phụ tá cuả thủ đô Juba, Nam Sudan, khi Ngài bác bỏ lời mời của tổng thống Salva Kiir để tham dự ngày cầu nguyện quốc gia, được hoạch định vào ngày 10 tháng 3 để cầu xin hòa bình cho quốc gia, đang bị tàn phá vì nội chiến.
Trong cuộc phỏng vấn với VOA, ĐGM Doggale nói thêm: "tôi cầu nguyện cho Nam Sudan hằng ngày. Nhưng về lời cầu nguyện mà TT Salva Kiir kêu gọi thì tôi không bao giờ hiểu được. Trừ khi họ vác cái xác chết cuả tôi ra, thì tôi sẽ không bao giờ đến tham dự buổi cầu nguyện. Đó là một màn cầu nguyện chính trị. Đó là một trò hề". Vị GM Phụ tá của Juba tố cáo rằng hành động của quân đội cuả TT Kiir đã gây ra hàng loạt những người tị nạn ở bang Equatoria. Ngài cho biết, "Người dân đang bị ném ra khỏi vùng đất cuả tổ tiên họ. (Và) đã xảy ra vô số những vụ cướp bóc và giết người"”
- Giáo Hội Philippines không chống lại tổng thống Duterte.
Manila – Có một hố ngăn cách giữa chính quyền của tổng thống Duterte và Giáo Hội Công Giáo ở Philippines. Trong khi tổng thống Duterte gia tăng các tuyên bố chống lại Giáo Hội và hàng giáo sĩ, thì lá thư mục vụ của các Giám mục được gửi đến các giáo xứ trên toàn quốc hồi tháng 2, có tựa đề “Thiên Chúa không muốn kẻ gian ác phải chết”, tố cáo “vương quốc của sợ hãi” đã bắt đầu trong hiện tại.
Cha James Anthony Perez, chủ tịch Hiệp Hội Công Giáo “người Philippines vì sự sống” nói với hãng tin Fides: “Tôi nghĩ là Giáo Hội và tổng thống Duterte đối đầu vì cùng mục đích, đó là công bằng và hòa bình cho xã hội. Nhưng chính quyền muốn đạt được mục đích theo cách thức mà Giáo Hội không thể chấp nhận.” Trong những vấn đề chính yếu chia rẽ giữa chính quyền và Giáo Hội, có vấn đề về cuộc chiến chống ma túy, với các cuộc hành quyết không xét xử; việc tái lập án tử hình; việc hạ độ tuổi chịu trách nhiệm xuống đến 9 tuổi.
Cha Jerome Secillano, phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Philippines nhận xét: “Giáo Hội không thể đồng ý với đường hướng được chính quyền đưa ra để đối phó với một số vấn đề quan trọng đang làm tổn hại đến quốc gia.” Cha nhấn mạnh: “Giáo Hội Philippines không chống lại cá nhân tổng thống Duterte mà chỉ đơn giản là phê bình các vấn đề liên quan đến nhân quyền, đến công lý, đến sự tôn trọng sự sống. Cha kết luận rằng tổng thống Duterte đã tấn công hàng giáo sĩ Công Giáo, … nhưng chắc chắn rằng dân chúng vẫn tin tưởng nhiều nơi Giáo Hội Công Giáo.
- Thảm cảnh tị nạn bắt đầu xảy ra ở Mỹ, dân bất hợp pháp chạy vào các nhà thờ Tin lành.
Denver, Colorado - Hãng truyền thông Công Giáo Fides đã nhận được nhiều báo cáo về tình hình bi quan ngày càng gia tăng của những người di cư không có giấy tờ, kể từ khi TT Donald Trump nhậm chức… Nhiều trẻ em không còn dám đi học vì các em không muốn cha mẹ bị phát hiện và bị trục xuất hoặc bị buộc phải hồi hương.
Tại một số nhà thờ Tin lành, những nhóm hỗ trợ đã tổ chức tiếp nhận người di dân. Như ở Denver, hội First Unitarian Society, kết hiệp nhiều nhóm Kitô giáo khác nhau, đã quảng cáo trên cửa các nhà thờ là họ có tiếp nhận người nhập cư, và đồng thời họ cũng niêm yết những lời nhắc nhở cho các nhân viên thực thi pháp luật về xuất nhập cảnh và hải quan (ICE), về những quyền của người di cư, và chỉ ra rằng ở những nơi thờ phượng này đang có những người chờ đợi được thị thực hoặc đang nộp đơn xin tị nạn. Trên thực tế, những người tị nạn đang bị buộc phải vào ẩn trú trong các nhà thờ trong khi chờ đợi một quyết định từ chính quyền.
Vào cuối tháng một, các thị trưởng của các "thành phố trú ẩn" (Sanctuary Cities), trong đó có New York, Los Angeles và Chicago, đã ra những luật nhằm hạn chế sự hợp tác với các cơ quan di trú liên bang về các hành động trục xuất người nhập cư không có giấy tờ. Ở Chicago, thị trưởng Rahm Emanuel nói: "Chúng tôi sẽ vẫn là một ‘thành phố trú ẩn'… Cho dù bạn đến từ Ba Lan hay Pakistan, Ireland hoặc Ấn Độ hay Israel, từ Mexico hoặc từ Moldova, tất cả mọi người sẽ được chào đón ở Chicago".
- Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách, cộng tác viên của VietCatholic vừa qua đời.
Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách, một trong những cộng tác viên lâu năm của VietCatholic, vừa qua đời lúc 7 giờ sáng ngày 6 tháng 3 năm 2017, tại Tòa Giám Mục Nha Trang, hưởng thọ 93 tuổi.
Đức Ông sinh ngày 3 tháng 9, 1923. Ngài thụ phong Linh mục tại nhà thờ Hà Dừa ngày 3 tháng 8 năm 1953. Ngài được Tòa Thánh ban tước Đức Ông (Monseigneur) ngày 22 tháng 9 năm 2001. Cũng trong năm này, ngài về hưu dưỡng tại Nhà Nghỉ Dưỡng Giáo Phận cho đến khi qua đời.
Đức ông Phêrô là người ủng hộ và cộng tác viên ngay từ những năm đầu của VietCatholic, ngay cả thời gian sau khi Đức ông tới tuổi hưu dưỡng 75. Mặc dầu phải đeo máy trợ thính, ngài vẫn còn hăng hái dùng thì giờ làm thơ, viết bài, biên soạn sáng tác và dịch bài cho VietCatholic không biết mệt mỏi. VietCatholic đã mất đi một người ân nhân, một nhà thơ danh tiếng, một người cộng tác chân thành.
Xin qúi độc giả xa gần hiệp ý với chúng tôi cầu nguyện xin Chúa trả công bội hậu cuộc sống vĩnh củu trên Nước Trời cho Đức ông khả kính của chúng ta.
Hiệp ý với toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong hành trình Mùa Chay Thánh, chúng tôi xin kết thúc chương trình Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới hôm nay với một bản thánh ca mùa Chay của Linh mục Nguyễn Văn Tuyên, mang tựa đề Thánh Giá Nào Cho Con. Ca khúc sẽ được trình bày qua tiếng hát của ca sĩ Lệ Hằng, phần hình ảnh minh họa do J.B. Đặng Minh An thực hiện. Xin kính mời quý vị cùng nghe!
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Đức Thánh Cha và các nhân viên Tòa Thánh tham dự tuần lễ Tĩnh Tâm Mùa Chay.
2- Croatia sẽ sớm hoàn thành một trong những tượng Đức Mẹ lớn nhất thế giới.
3- Vatican bán các đài phát thanh dùng làn sóng ngắn nhưng đẩy mạnh truyền thông bằng Internet.
4- Thứ tự ưu tiên ngoại giao của Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc.
5- Tổng Thống Ai Cập: Người Hồi Giáo hay Kitô Giáo đều là công dân có quyền bình đẳng.
6- Giới trẻ Cucuta, Colombia, đang trở thành các tội phạm.
7- Tổng Giám Mục Venezuela: Ngày càng có nhiều người tìm đồ ăn trong đống rác.
8- Giám mục Nam Sudan bác bỏ lời kêu gọi cầu nguyện cuả chính phủ.
9- Giáo Hội Philippines không chống lại tổng thống Duterte.
10- Thảm cảnh tị nạn bắt đầu xảy ra ở Mỹ, dân bất hợp pháp chạy vào các nhà thờ Tin lành.
11- Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách, cộng tác viên của VietCatholic vừa qua đời.
12- Thánh Ca Mùa Chay: Thánh Giá Nào Cho Con.
Sau đây là phần tin chi tiết:
- Đức Thánh Cha và các nhân viên Tòa Thánh tham dự tuần lễ Tĩnh Tâm Mùa Chay
Từ chiều Chúa Nhật ngày 5 tháng 3, ĐTC Phanxicô và các cộng sự viên của ngài trong giáo triều Roma đã bắt đầu tuần tĩnh tâm mùa Chay tại nhà tĩnh tâm Divino Maestro tỉnh Ariccia, cách Roma 37 cây số. LM Giulio Michelini dòng Anh Em Hèn Mọn, thường được gọi là dòng Phanxicô, phụ trách phần giảng thuyết tĩnh tâm, gồm 9 bài suy niệm xoay quanh cuộc Thương khó, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu theo thánh sử Mátthêu.
Cha Michelini nhấn mạnh trong bài giới thiệu: “Chúa Giêsu thực sự chết và cuộc đời của Ngài không phải là một câu truyện tưởng tượng.” Cha Michelini sinh năm 1963 tại Milano bắc Italia, gia nhập Dòng Anh Em Hèn Mọn Phanxicô năm 1986. Ngài tốt nghiệp tiến sĩ ngữ học và văn chương ngoại quốc tại đại học Perugia và tiến sĩ thần học kinh thánh tại đại học giáo hoàng Gregoriana ở Roma. Cha Michelini cũng là giáo sư chú giải kinh thánh tân ước tại Học viện thần học Assisi, là chuyên viên nghiên cứu Phúc Âm thánh Mátthêu và đặc biệt nghiên cứu về cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Trong một cuộc phỏng vấn trước đây liên quan đến việc giảng thuyết tĩnh tâm dành cho ĐTC và các nhân viên Tòa Thánh, khi được hỏi tại sao đã chọn đề tài “Cuộc Khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu theo Phúc Âm thánh Mátthêu”, cha Michelini giải thích như sau:
“Việc bắt đầu Mùa Chay đã hướng chúng ta tới Tuần Thánh, trong đó chúng ta cử hành trung tâm điểm của mầu nhiệm kitô, là cuộc Khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Đó là một lý do. Đàng khác, tôi đã được đào tạo, tôi đã làm việc và đào sâu các nghiên cứu về cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu theo Phúc Âm thánh Mátthêu. Vì thế tôi cho rằng mình có thể đo lường với văn bản trong đó tôi đã rất tập trung sự chú ý của mình vào đề tài này, và tôi tin rằng mình có thể nói điều gì đó có ích lợi liên quan tới đề tài ấy.
Trả lời một câu hỏi khác về sự kiện một Giáo Hoàng lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội chọn tên là Phanxicô đã tạo ra nơi cha hiệu qủa nào, cha Michelini trả lời: “Tôi đã lập tức trực giác rằng đây là một dấu chỉ để bước theo thánh Phêrô, ngài đã không chỉ chọn loan báo Chúa Kitô với sứ vụ giáo huấn, mà cũng chọn loan báo Chúa qua các cử chỉ và cả với một kiểu sống gần gũi với kiểu sống của thánh Phanxicô thành Assisi. Các tu sĩ Phanxicô chúng tôi tất cả rất vinh dự vì sự lựa chọn này, và chúng tôi đã hiểu rằng đây là một cơ may cho Giáo Hội ngày nay. Nghĩa là đây là việc loan báo Tin Mừng như Chúa Giêsu đã làm và như thánh Phanxicô đã làm giữa dân chúng.
Tuần tĩnh tâm sẽ kết thúc vào sáng thứ Sáu, ngày 10 tháng 3 và ĐTC sẽ trở về Vatican ngay sau đó.
- Croatia sẽ sớm hoàn thành một trong những tượng Đức Mẹ lớn nhất thế giới
Sibenik, Croatia – Một tượng Đức Mẹ Loreto cao gần 17m đang được thực hiện ở thành phố Primosten, Croatia. Đây sẽ là một trong những nơi kính Đức Mẹ lớn nhất thế giới. Chính quyền thành phố Primosten cho biết đây là dự án duy nhất ở Croatia và cả bên ngoài nước này. Dự án này được chúc lành bởi ĐTC. Tượng Đức Mẹ Loreto được dựng ở Primosten, thành phố ven biển, một thành phố trên đồi, 20 dặm về hướng nam của Sibenik. Primosten nổi tiếng với các vườn nho và bãi biển, và bây giờ sẽ được ghi dấu như là nơi có một trong những tượng Đức Mẹ lớn nhất thế giới. Người dân Primosten có lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ Loreto và dân thành phố cử hành ngày lễ truyền thống kính Đức Mẹ vào các ngày 9-10 tháng 5 hàng năm. Chính quyền Croatia chưa cho biết khi nào địa điểm kính Đức Mẹ sẽ hoàn thành dù họ cho biết là pho tượng đang ở giai đoạn cuối của tiến trình làm việc.
- Vatican bán các đài phát thanh dùng làn sóng ngắn nhưng đẩy mạnh truyền thông bằng Internet.
Đức Giám Mục Dario Vigano tân Bộ Trưởng Truyền Thông của Tòa Thánh cho biết Vatican sẽ đóng cửa các đài phát thanh dùng làn sóng ngắn, (Short-Wave) nhưng đẩy mạnh công tác truyền thông qua Internet. Các chương trình phát thanh qua làn sóng ngắn trong nhiều năm đã là hoạt động chính trong ngành truyền thông của Vatican, nhưng để giảm chi phí, Tòa Thánh bán các cơ sở này nhưng sẽ phát triển công tác truyền thông bằng phương tiện Internet.
Tờ L’Espresso của Ý cho biết trong khi Tòa Thánh bán các cơ sở phát thanh này thì các cơ quan truyền thông khác lại đang mở mở rộng dịch vụ dùng làn sóng ngắn như BBC đã đầu tư thêm 105 triệu Dollars để mở rộng công suất. Cơ quan truyền thông Nhật NHK đã hỏi mua các đài phát thanh, truyền hình dùng làn sóng ngắn của Vatican toạ lạc tại Santa Maria Di Galeria bên ngoài thành phố Roma.
- Thứ tự ưu tiên ngoại giao của Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc
Trong một bài phát biểu tại Đại học Seton Hall, Đức TGM Bernardito Auza, Quan sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc đã trình bày thứ tự ưu tiên ngoại giao của Tòa Thánh Vatican. 6 thứ tự ưu tiên là:
- Tòa Thánh theo đuổi không ngừng nghỉ các hoạt động mang lại hòa bình, đặc biệt là trong các khu vực bị chiến tranh tàn phá;
- Cổ vũ việc giải trừ quân bị, đặc biệt là giải trừ vũ khí hạt nhân;
- Đối phó với vấn đề khủng hoảng người tỵ nạn và di cư toàn cầu;
- Chống tệ nạn buôn người và các hình thức nô lệ con người;
- Tìm cách trợ giúp những người sống trong cảnh nghèo đói;
- Ưu tiên cơ bản và liên tục là bảo vệ và phát huy phẩm giá con người và gia đình.
Những thứ tự ưu tiên ngoại giao trên đây theo Đức Tổng Giám Mục, là thể theo tinh thần mục vụ của ĐTC. Ngài cũng giải thích thêm rằng: Chúng ta nên hiểu bản chất đường lối ngoại giao của ĐTC chủ yếu là về phương diện tinh thần, và cần ý thức rằng cho dù ĐTC nổi tiếng như thế nào, được người ta kính trọng ra sao giữa các vị nguyên thủ quốc gia, Ngài vẫn là Thầy Dậy, là Mục Tử, và đối với người Công Giáo như chúng ta, Ngài là Đức Thánh Cha.
- Tổng Thống Ai Cập : Người Hồi Giáo hay Kitô Giáo đều là công dân có quyền bình đẳng.
Tổng Thống Ai Cập Abdel Fattah al Sisi tuyên bố không nên coi người Hồi Giáo hay Kitô Giáo là thành phần chiếm đa số hay thiểu số ở Ai Cập mà phải coi cả hai là những công dân có quyền bình đẳng với nhau. Tổng Thống Abdel Fattah al Sisi đưa ra lời tuyên bố trên đây khi ông tiếp hai vị chức sắc đó là Đức Thượng Phụ Bechara Boutros Rai thuộc nghi lễ Maronite và Đức Thượng Phụ Louis Raphael Sako thuộc nghi lễ Chaldean. Hai vị này đang có mặt tại Cairo để tham dự cuộc hội thảo về tự do tôn giáo do trường đại học Al Azhar đứng ra tổ chức. Được biết đại học Al Azhar rất nổi tiếng của Hồi Giáo trong thế giới Ả Rập, Tổng Thống Al Sisi là người trong quá khứ nghiêm khắc lên án nhóm Hồi Giáo quá khích, và đã nói đến nhu cầu cần canh tân đường lối tôn giáo ở Trung Đông để chống lại chủ nghĩa quá khích.
- Giới trẻ Cucuta, Colombia, đang trở thành các tội phạm.
Cucuta, Colombia – Đức Cha Victor Manuel Ochoa, Giám mục giáo phận Cucuta lo lắng về tình trạng tội pham gia tăng nơi các người trẻ. Trong cuộc phỏng vấn với Radio Caracol, Đức Cha Ochoa cho biết việc xử dụng ma túy, được thấy qua sự gia tăng của việc buôn bán ma túy với sự tham gia của thế hệ mới, là một trong nhiều thực tại mà Giáo Hội Công Giáo tại Cucuta quan tâm lo lắng. Đức Cha nói: “… Tại Cucuta xảy ra nhiều vụ bạo lực, đang lan rộng với những vụ giết người, gái điếm, và điều này chắc chắn là không tốt.”
Theo Đức Cha, điều đáng buồn nhất là giới trẻ đang trở thành những nhân vật chính của các tội phạm mà người ta chứng kiến mọi ngày trong thành phố. Để giải quyết vấn đề này, ngài nói: “cần sự can thiệp về vấn đề an ninh nhưng cả các hoạt động xã hội để cải thiện điều kiện cuộc sống của hàng trăm gia đình ở Cucuta… Hơn 33% dân số sống với ít hơn một đô la một ngày, có vấn đề trầm trọng về thất nghiệp, và cuối cùng là chúng tôi đang để cỏ dại mọc lên, những thứ không tốt gia tăng, nghiện ngập và buôn bán ma túy.” Đức Cha kết luận: “sự tan rã của các gia đình là một trong những yếu tố gây ra tình trạng xã hội này.”
- Tổng Giám Mục Venezuela: Ngày càng có nhiều người tìm đồ ăn trong đống rác.
Ciudad Bolivar - Tổng Giám Mục Ulises Antonio Gutiérrez Reyes phàn nàn rằng tại thành phố Ciudad Bolivar của Ngài ngày càng có nhiều người đi tìm đồ ăn trong đống rác. ĐC Gutierrez nói với báo chí địa phương: “Chúng tôi không nói đến những người vô gia cư hay kẻ ăn xin, mà là những đàn ông, đàn bà, trẻ em bình thường đi tìm thức ăn trong đống rác”. Đức TGM nói thêm … hàng trăm gia đình ở Ciudad Bolivar không có gì để ăn vì mức lương quá thấp trong khi giá lương thực quá cao nên gia đình thường xuyên không có gì ăn.
Đức TGM. Gutierrez nói thêm rằng số người xin ăn trên đường phố ngày càng tăng. Ngài nói: "Nhiều người đến Tòa Tổng Giám Mục xin ăn và thuốc uống. Bây giờ thì Tòa Giám Mục đã trở thành điểm phân phát thuốc men. Hiện giờ Caritas Venezuela có thể cung cấp thuốc men nhưng ngày càng có nhiều người đến xin thuốc”. Trong khi đó các cộng đồng Công Giáo cũng đã bắt đầu tham gia chiến dịch "Chia sẻ" được tổ chức vào Mùa Chay để đưa thức ăn đến cho người nghèo trong các giáo xứ.
Đức Tổng Giám Mục kết luận: Người dân Venezuela không đáng phải sống như thế vì quốc gia tài nguyên dồi dào về dầu lửa, "Tôi nghĩ rằng chính phủ đang quản lý tài nguyên quốc gia một cách tồi tệ".
- Giám mục Nam Sudan bác bỏ lời kêu gọi cầu nguyện cuả chính phủ.
Juba, Nam Sudan - "Tại sao tôi phải cầu nguyện trong khi những ý đồ bất chính vẫn tiếp diễn, sự tha thứ bị lãng quên? Thật là mỉa mai khi nghe ông tổng thống kêu gọi cầu nguyện mà ngay lúc đó, binh sĩ cuả ông tiếp tục truy lùng đối lập khắp nơi trên toàn quốc!" Đó là lời cuả ĐGM Santo Loku Pio Doggale, GM phụ tá cuả thủ đô Juba, Nam Sudan, khi Ngài bác bỏ lời mời của tổng thống Salva Kiir để tham dự ngày cầu nguyện quốc gia, được hoạch định vào ngày 10 tháng 3 để cầu xin hòa bình cho quốc gia, đang bị tàn phá vì nội chiến.
Trong cuộc phỏng vấn với VOA, ĐGM Doggale nói thêm: "tôi cầu nguyện cho Nam Sudan hằng ngày. Nhưng về lời cầu nguyện mà TT Salva Kiir kêu gọi thì tôi không bao giờ hiểu được. Trừ khi họ vác cái xác chết cuả tôi ra, thì tôi sẽ không bao giờ đến tham dự buổi cầu nguyện. Đó là một màn cầu nguyện chính trị. Đó là một trò hề". Vị GM Phụ tá của Juba tố cáo rằng hành động của quân đội cuả TT Kiir đã gây ra hàng loạt những người tị nạn ở bang Equatoria. Ngài cho biết, "Người dân đang bị ném ra khỏi vùng đất cuả tổ tiên họ. (Và) đã xảy ra vô số những vụ cướp bóc và giết người"”
- Giáo Hội Philippines không chống lại tổng thống Duterte.
Manila – Có một hố ngăn cách giữa chính quyền của tổng thống Duterte và Giáo Hội Công Giáo ở Philippines. Trong khi tổng thống Duterte gia tăng các tuyên bố chống lại Giáo Hội và hàng giáo sĩ, thì lá thư mục vụ của các Giám mục được gửi đến các giáo xứ trên toàn quốc hồi tháng 2, có tựa đề “Thiên Chúa không muốn kẻ gian ác phải chết”, tố cáo “vương quốc của sợ hãi” đã bắt đầu trong hiện tại.
Cha James Anthony Perez, chủ tịch Hiệp Hội Công Giáo “người Philippines vì sự sống” nói với hãng tin Fides: “Tôi nghĩ là Giáo Hội và tổng thống Duterte đối đầu vì cùng mục đích, đó là công bằng và hòa bình cho xã hội. Nhưng chính quyền muốn đạt được mục đích theo cách thức mà Giáo Hội không thể chấp nhận.” Trong những vấn đề chính yếu chia rẽ giữa chính quyền và Giáo Hội, có vấn đề về cuộc chiến chống ma túy, với các cuộc hành quyết không xét xử; việc tái lập án tử hình; việc hạ độ tuổi chịu trách nhiệm xuống đến 9 tuổi.
Cha Jerome Secillano, phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Philippines nhận xét: “Giáo Hội không thể đồng ý với đường hướng được chính quyền đưa ra để đối phó với một số vấn đề quan trọng đang làm tổn hại đến quốc gia.” Cha nhấn mạnh: “Giáo Hội Philippines không chống lại cá nhân tổng thống Duterte mà chỉ đơn giản là phê bình các vấn đề liên quan đến nhân quyền, đến công lý, đến sự tôn trọng sự sống. Cha kết luận rằng tổng thống Duterte đã tấn công hàng giáo sĩ Công Giáo, … nhưng chắc chắn rằng dân chúng vẫn tin tưởng nhiều nơi Giáo Hội Công Giáo.
- Thảm cảnh tị nạn bắt đầu xảy ra ở Mỹ, dân bất hợp pháp chạy vào các nhà thờ Tin lành.
Denver, Colorado - Hãng truyền thông Công Giáo Fides đã nhận được nhiều báo cáo về tình hình bi quan ngày càng gia tăng của những người di cư không có giấy tờ, kể từ khi TT Donald Trump nhậm chức… Nhiều trẻ em không còn dám đi học vì các em không muốn cha mẹ bị phát hiện và bị trục xuất hoặc bị buộc phải hồi hương.
Tại một số nhà thờ Tin lành, những nhóm hỗ trợ đã tổ chức tiếp nhận người di dân. Như ở Denver, hội First Unitarian Society, kết hiệp nhiều nhóm Kitô giáo khác nhau, đã quảng cáo trên cửa các nhà thờ là họ có tiếp nhận người nhập cư, và đồng thời họ cũng niêm yết những lời nhắc nhở cho các nhân viên thực thi pháp luật về xuất nhập cảnh và hải quan (ICE), về những quyền của người di cư, và chỉ ra rằng ở những nơi thờ phượng này đang có những người chờ đợi được thị thực hoặc đang nộp đơn xin tị nạn. Trên thực tế, những người tị nạn đang bị buộc phải vào ẩn trú trong các nhà thờ trong khi chờ đợi một quyết định từ chính quyền.
Vào cuối tháng một, các thị trưởng của các "thành phố trú ẩn" (Sanctuary Cities), trong đó có New York, Los Angeles và Chicago, đã ra những luật nhằm hạn chế sự hợp tác với các cơ quan di trú liên bang về các hành động trục xuất người nhập cư không có giấy tờ. Ở Chicago, thị trưởng Rahm Emanuel nói: "Chúng tôi sẽ vẫn là một ‘thành phố trú ẩn'… Cho dù bạn đến từ Ba Lan hay Pakistan, Ireland hoặc Ấn Độ hay Israel, từ Mexico hoặc từ Moldova, tất cả mọi người sẽ được chào đón ở Chicago".
- Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách, cộng tác viên của VietCatholic vừa qua đời.
Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách, một trong những cộng tác viên lâu năm của VietCatholic, vừa qua đời lúc 7 giờ sáng ngày 6 tháng 3 năm 2017, tại Tòa Giám Mục Nha Trang, hưởng thọ 93 tuổi.
Đức Ông sinh ngày 3 tháng 9, 1923. Ngài thụ phong Linh mục tại nhà thờ Hà Dừa ngày 3 tháng 8 năm 1953. Ngài được Tòa Thánh ban tước Đức Ông (Monseigneur) ngày 22 tháng 9 năm 2001. Cũng trong năm này, ngài về hưu dưỡng tại Nhà Nghỉ Dưỡng Giáo Phận cho đến khi qua đời.
Đức ông Phêrô là người ủng hộ và cộng tác viên ngay từ những năm đầu của VietCatholic, ngay cả thời gian sau khi Đức ông tới tuổi hưu dưỡng 75. Mặc dầu phải đeo máy trợ thính, ngài vẫn còn hăng hái dùng thì giờ làm thơ, viết bài, biên soạn sáng tác và dịch bài cho VietCatholic không biết mệt mỏi. VietCatholic đã mất đi một người ân nhân, một nhà thơ danh tiếng, một người cộng tác chân thành.
Xin qúi độc giả xa gần hiệp ý với chúng tôi cầu nguyện xin Chúa trả công bội hậu cuộc sống vĩnh củu trên Nước Trời cho Đức ông khả kính của chúng ta.
Hiệp ý với toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong hành trình Mùa Chay Thánh, chúng tôi xin kết thúc chương trình Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới hôm nay với một bản thánh ca mùa Chay của Linh mục Nguyễn Văn Tuyên, mang tựa đề Thánh Giá Nào Cho Con. Ca khúc sẽ được trình bày qua tiếng hát của ca sĩ Lệ Hằng, phần hình ảnh minh họa do J.B. Đặng Minh An thực hiện. Xin kính mời quý vị cùng nghe!