Phụng Vụ - Mục Vụ
Chết ?
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
02:36 24/03/2023
CHẾT?
CHÚA NHẬT V MÙA CHAY
Là người như bao nhiêu người, Chúa Giêsu cũng xót thương, cũng rung động trước nỗi mất mát của người thân, bạn hữu. Chúa thật sự xót thương, thật sự rung động trước cái chết của chàng trai Lazarô, bạn của Chúa.
Nhưng điều Tin Mừng muốn nói không chỉ ở việc Chúa xúc động. Vượt trên cái chết rất đỗi bình thường của Lazarô, là khẳng định quá phi thường của Chúa Giêsu: “Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta, dù có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ”.
Có chắc là tin Chúa, chúng ta “không chết bao giờ”, bởi thực tế không ai là không chết? Biết bao nhiêu lần trong đời, chứng kiến cái chết của người thân, lòng ta se thắt lại?
Thực tế, chết là đau xót, là chia cắt, là mất mát. Lứa tuổi cao niên, chết vẫn thấy đời người dang dở, đang xuân thì mà chết thì còn dang dở biết bao nhiêu! Dù ta muốn làm điều gì đó để cứu người thân, thì đứng trước sự tấn công tàn bạo của cái chết, ta hoàn toàn bất lực, hoàn toàn vô vọng?
Cái chết của Lazarô, kẻ được gọi là “người Thầy yêu”, không chỉ làm hai chị của anh và những người quen biết khóc thương, mà còn khiến Chúa Giêsu, dù biết rằng sẽ cho anh sống lại, cũng “thổn thức và xúc động”. Điều đó càng làm nổi bật cái bi, cái khổ của nỗi chết.
Nếu chỉ suy nghĩ như thế thôi, lời của Chúa Giêsu: “Ai tin Ta…”, đúng là không xác đáng.
Nhưng không! Lời ấy phải được suy niệm bằng đức tin, vì là lời của ĐỨC TIN. Chúa không hề bảo rằng: “Ai suy nghĩ về Ta…”, mà lại nói rằng: “Ai tin Ta…”.
Điều quan trọng không nằm ở chỗ biết suy nghĩ, nhưng quan trọng là suy nghĩ trong đức tin.
Chỉ trong đức tin, ta mới có thể nhận ra, lời Chúa là lời ban niềm hy vọng. Đó là một hy vọng mãnh liệt vào sự sống phía sau cái chết, một sự sống “không chết bao giờ”.
Không ai sinh ra là để sống ở trần gian đời đời, nhưng sinh ra để rồi chết. Nếu không có đức tin, không mảy may biết một chút gì đến sự sống đời sau, cuộc đời thật bi đát.
Bởi cuộc sống trần gian như một chuyến đi. Ở cuối hành trình của cuộc đời mỗi người không phải danh vọng, địa vị, hưởng thụ, giàu sang, tiền rừng, bạc bể mà là cái chết. Chấm dứt tất cả.
Trong cái chết, con người ta cô đơn nhất. Dẫu có hai người sát cạnh nhau cùng chết, cũng khó có thể nói rằng: chết cùng, chết với. Mỗi người là một cái chết, rất tư riêng, không bao giờ hòa trộn, không bao giờ lẫn lộn.
Trong cái chết, con người ta trở thành nghèo nhất: bỏ lại tất cả, chỉ có hai bàn tay trắng. Rõ ràng bi đát, rất bi đát…
Nhưng người Kitô hữu có đức tin. Họ xác tín mạnh mẽ vào Đấng là Thiên Chúa đã làm người chia sẻ đến cùng kiếp sống con người của họ. Ngài đã chết thật, nhưng đã đi bước trước để dạy họ bài học của sự sống đàng sau cái chết: Ngài đã sống lại thật.
Sự sống đàng sau cái chết mới là sống thật, sống vĩnh cửu. Một sự sống không có sự chết. Đấng Phục Sinh ấy, hôm nay, trong Tin Mừng, đã nói một cách tường tận, thẳng thắn với bà Martha, cũng là nói với bạn và tôi: “Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta, dù có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta sẽ không chết bao giờ”.
Tin vào Đấng tự mình phục sinh và hứa ban ơn phục sinh cho những ai tin, người Kitô hữu cảm nhận bình an giữa cõi tạm này. Đức tin giúp họ hiểu rằng, cái chết chỉ là sự biến đổi để trở về cùng Thiên Chúa.
Nhờ đức tin, chúng ta nhận ra ý nghĩa của cuộc đời. Những cố gắng xây dựng cuộc đời sẽ cho ta hạnh phúc tương lai. Nếu hiểu như thế, cuộc đời không bi đát, nhưng đáng yêu.
Bạn và tôi có quyền hy vọng điều mà Chúa đã hứa: “Ai tin Ta sẽ không chết đời đời”!!
Đức tin là chìa khóa mở cửa cho niềm hy vọng của chúng ta.
Ngày 25/03: Hai Người Xin Vâng – Lễ Truyền Tin – Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
03:14 24/03/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.
Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói : “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.
Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà được đẹp lòng Thiên Chúa. Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.”
Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng?”
Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ toả bóng trên bà; vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai : bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng, vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”
Bấy giờ bà Ma-ri-a nói với sứ thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
Đó là lời Chúa
Chúa ban sự sống đời đời
Lm. Nguyễn Xuân Trường
05:34 24/03/2023
CHÚA BAN SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI
Câu chuyện Chúa Giêsu làm cho Ladarô sống lại từ cõi chết cho thấy: Chúa là sự sống lại và là sự sống đời đời. Loài người muốn sống thì hãy tin vào Chúa.
1. Sống. Sự sống vô cùng quý giá nên người ta bảo: Mạng sống hơn đống vàng. Ai cũng khao khát sống, sống lâu, sống khỏe. Người ta tìm mọi cách ăn uống, tập luyện, thuốc men để sống. Và Chúa Giêsu đã đến đem thần dược trường sinh bất tử khi Ngài công bố: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy sẽ không bao giờ phải chết.” Thần dược đức tin.
2. Chết. Con người khao khát sống, thế nhưng ai cũng phải chết, không ai thoát được. Kể cả những người tin Chúa vẫn chết, thậm chí ngay cả chính Chúa Giêsu cũng đã chết. Vậy hiểu chuyện sống chết thế nào? Không chỉ sống chết thân xác, mà còn có sống chết tinh thần. Thế nên mới có những người còn sống mà như đã chết, bởi vì: Chết không phải đợi đến khi tắt thở, mà chết là ngay khi người ta vẫn còn thở nhưng tim đã ngừng tin yêu. Chết trong tội lỗi.
3. Sống lại. Chúa đã làm cho Ladarô sống lại. Chúa cũng đã sống lại từ cõi chết. Nhờ vậy, cái chết thân xác không phải là cánh cửa khép lại kết thúc đời người, mà lại là cánh cửa mở ra dẫn con người vào sự sống đời đời. Phận người không bị giới hạn vài chục năm sống nơi trần thế, mà trở thành vô biên trong sự sống vĩnh cửu. Điều cốt lõi là phải tin vào Chúa Giêsu - Đấng là sự sống lại và là sự sống.
Có lời kinh Mân Côi quen thuộc: “Ðức Chúa Giêsu sống lại. Ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn.” Xin Chúa ban Thần Khí sự sống giúp chúng ta ra khỏi những nấm mồ của ích kỷ, lười biếng, thụ động, nguội lạnh… Xin Chúa tháo cởi các khăn vải là những đam mê tội lỗi đang quấn buộc cuộc đời chúng ta. Amen.
Lời đáp xin vâng mang lại sự sống đời đời
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
09:46 24/03/2023
Lời đáp xin vâng mang lại sự sống đời đời
(giảng lễ Truyền Tin)
CÂU CHUYỆN: ALPHA VÀ OMÊGA
Đến thăm Rôma, nếu được vào bên trong Vatican, du khách không thể bỏ qua một tác phẩm nghệ thuật mà người ta thường gọi là 'viên ngọc quý' của nghệ thuật thời văn nghệ phục hưng ở Âu Châu: Đó là nguyện đường SIXTINA bởi vì đã được xây cất và dâng tặng cho ĐGH Sixtô IV vào những thập niên cuối thế kỷ XV. Được gọi là “viên ngọc quý” của nền nghệ thuật văn nghệ phục hưng, bởi vì bốn bức tường và trần nhà là bộ tranh có nội dung Kinh Thánh, do các hoạ sĩ thời danh thực hiện. Nổi tiếng hơn cả là các bức tranh trên trần nhà do chính danh hoạ Michael Angelo thực hiện.
Trong suốt 7 năm ròng rã ngày đêm, Michel Angelo nằm trên những chiếc giàn gỗ, mắt nhìn lên trần, để vẽ lại những chương đầu trong sách Sáng Thế Ký. Thông thường, sau khi hoàn thành 1 tác phẩm, nhà nghệ sĩ nào cũng ký tên lên tác phẩm để tên tuổi của mình lưu truyền cho hậu thế. Thế nhưng, nhìn kỹ những bức tranh trên trần nhà nguyện Sixtina, không ai có thể tìm thấy bất cứ 1 dấu vết nào của danh hoạ M.Angelo. Thay vào đó, người ta chỉ đọc được 2 chữ ALPHA và OMEGA, nghĩa là Nguyên Thuỷ và Cùng Đích. Qua 2 chữ này, M.Angelo muốn dành tất cả danh dự và vinh quang cho Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, Đấng là Nguyên Thuỷ và là Cùng Đích của mọi sự. Tất cả cho Thiên Chúa. Tất cả vì Thiên Chúa!"
Mừng lễ Truyền tin hôm nay, cũng là ngày lễ khai mạc Tuần đền tạ của Giáo xứ Diệu Phúc chúng ta, chúng ta cùng với Đức Maria bước vào cuộc gặp gỡ sứ thần của Thiên Chúa để biết xin vâng trong cuộc đời trước những vui buồn sướng khổ kiếp nhân sinh. Mừng lễ Truyền Tin là nhớ lại mầu nhiệm tình thương của Thiên Chúa dành cho cả và nhân loại. Dẫu Adam và Eva, tổ tông chúng ta đã lỗi phạm, đã kiêu ngạo chống lại Thiên Chúa, Đấng tác tạo nên mình, nhưng thay vì bị kết án chết, bị tiêu huỷ và sẽ khó lòng được cứu vãn, thì Thiên Chúa lại có phương cách để cứu độ, giải thoát con người chúng ta ngang qua việc chọn một người nữ. Ngang qua việc truyền tin của sứ thần Thiên Chúa, Đức Maria, Eva mới sẽ được thụ thai và sẽ trở thành Mẹ của Thiên Chúa, Mẹ của Đức Giê-su Ki-tô.
Tuy nhiên, dẫu Thiên Chúa có cách để cứu độ hơn là giết chết, nhưng Thiên Chúa cần sự cộng tác của con người, cụ thể cần sự đáp trả của Đức Maria. Thật sự mà nói, cả thế giới, hay nói rộng hơn muôn loài muôn vật đều ‘nín thở’ và ‘hồi hộp’ để chờ đợi lời thưa của Đức Maria. Quả thật, cả trời đời đều vui mừng khi nghe tiếng xin vâng được cất lên từ môi miệng của Đức Maria. Một lời xin vâng mang tính cứu độ. Một lời xin vâng cứu thoát muôn người. Vì nhờ lời xin vâng đó, Đức Maria sẽ mang Đấng cứu độ duy nhất là Đức Giê-su Ki-tô, nhờ Người mà muôn vật tạo thành và để cứu độ chúng ta. Một thôn nữ bình thường nay đã được truyền tin rằng sẽ là Mẹ Đấng Cứu Thế. Điều này Đức Maria không dám nghĩ, và có thể không bao giờ nghĩ tới, thế nhưng mà Thiên Chúa đã thương chọn lấy Mẹ và nhờ lời đáp xin vâng, Mẹ đã trở nên ‘vị đại ân nhân’ của nhân loại.
Ngang qua lời xin vâng của Đức Maria, chúng ta học được mẫu gương nào nơi Đức Maria để áp dụng vào đời sống của chúng ta?
Trước hết đó là lòng kính sợ Thiên Chúa
Thứ đến là sự khiêm nhường.
Lòng kính sợ Thiên Chúa.
Sách khôn ngoan nói: “Lòng kính sợ Thiên Chúa là đầu mối của mọi sự khôn ngoan" Lòng kính sợ Thiên Chúa nơi Đức Mẹ được biểu lộ ra trong nhiều trường hợp nhưng đặc biệt được biểu lộ ra một cách rõ rệt trong hai trường hợp này.
+ Trước hết vì lòng kính sợ Thiên Chúa cho nên Đức Mẹ không dám làm những gì mất lòng Người. Thí dụ như trong biến cố truyền tin hôm nay. Đức Mẹ chỉ chấp nhận lời đề nghị của sứ thần Grabriel khi biết chắc việc thụ thai là do quyền lực của Chúa Thánh Thần. Mẹ bối rối nhưng một niềm phó thác. Mẹ băn khoăn nhưng để mặc Thiên Chúa lo liệu. Mẹ lo lắng nhưng mọi sự Chúa sẽ làm. Khác với vua A-khát nơi bài đọc I, người đã không lắng nghe tiếng Chúa và không vâng lời nghe theo ngôn sứ của Chúa và kết cục đã chịu nhiều đắng cay muôn phần. Ngược lại, vì biết kính sợ Thiên Chúa, Đức Maria đã sẵn sàng đáp trả lại lời mời gọi cao cả với vai trò làm Mẹ của Ngôi Lời Thiên Chúa. Thứ đến là Đức Mẹ luôn sẵn sàng thi hành mọi mệnh lệnh của Thiên Chúa: trong việc đưa Hài nhi Giêsu trốn qua Ai cập và trong việc đưa Chúa Giêsu trở về cùng với thánh Giuse; nhất là theo Chúa Giêsu lên đến đỉnh đồi Golgôtha. Một nỗi đau như lưỡi gươm thâu qua con tim, nhưng Đức Mẹ đã sẵn sàng xin vâng.
Đức tính đặc biết thứ hai của Đức Mẹ đó là lòng khiêm nhường.
Các nhà tu đức học đều coi "Khiêm nhường là đức nền tảng của mọi nhân đức". Sự khiêm nhường của Đức Mẹ được biểu lộ rất rõ nét qua hai sự việc này: Đức Mẹ đã biết nhìn nhận thật rõ về con người của mình. Khác hẳn với Eva thuở xưa trong vườn địa đàng, tuy chỉ là con người mà cứ tưởng mình ngang tầm với Thiên Chúa. Đức Mẹ là Eva mới dù được Thiên Chúa đặc biệt ưu ái tuyển chọn lên bậc "quân vương" làm Mẹ sinh ra Đấng Cứu thế nhưng Đức Mẹ vẫn chỉ xưng mình là một tôi tớ không hơn không kém. Mẹ đã mình chỉ là ‘phận nữ tỳ hèn mọn, Chúa đoái thương nhìn tới’ mà thôi. Mình chỉ là ‘cục đất sét’mà chính Thiên Chúa là Người thợ nặn lên mà thôi. Đức Mẹ nhìn nhận tất cả những gì mình có được đều là do Thiên Chúa.
Vâng tất cả là bởi Thiên Chúa.
"Thiên Chúa đã hạ bệ những ai quyền thế và nâng cao những kẻ khiêm nhường. Thiên Chúa đã ban đầy dư cho những kẻ nghèo, còn người giầu có thì Người đuổi về tay không.”
Phải có một lòng khiêm nhường thật thẩm sâu thì mới có thể thấy hết được những sự thật đó. Thái độ của Đức Mẹ khác hẳn với thái độ của Eva thuở xưa. Evà thuở xưa có được một chút quyền hành Thiên Chúa ban cho trong công việc canh giữ và làm chủ vườn điạ đàng đã tưởng mình là quan trọng, thậm chí có lúc còn tưởng là Thiên Chúa như muốn ghen tương với mình. Thật là kiêu ngạo. Vì thế, tội của tổ tông có thể được gọi là tội bất tuân phục. Vì tội bất phục tùng đó mà nhân loại phải vương lấy sự chết. Nhưng với sự vâng phục của Đức Giê-su, ngang qua lời xin vâng của Đức Trinh Nữ Maria, nhân loại lại được giải thoát khỏi chết muôn đời. Hay nói cách khác, Adam cũ mang lại sự đau khổ, sự chết, Adam mới là Đức Giê-su Ki-tô mang lại sự sống muôn đời. Eva cũ vì kiêu ngạo dẫn đến cái chết cho con người, nhưng Eva mới, là Đức Maria vì vâng lời trong thái độ khiêm tốn nên Thiên Chúa đã làm người để cứu độ và giải thoát con người khỏi chết muôn đời.
Về phần chúng ta, những người được thừa hưởng ân lộc của Thiên Chúa ngang qua lời đáp xin vâng của Đức Maria, như Đức Maria chúng ta cũng khiêm tốn đáp lời xin vâng trong mọi hoàn cảnh, mọi biến cố của cuộc đời để Chúa ngự trị và đồng hành với chúng ta khắp mọi nơi và mọi lúc. Tuy nhiên, để có Chúa ngự trị đích thực trong tâm hồn, chúng ta được mời gọi sống thánh thiện, dám can đảm khước từ con người cũ, con người tội lỗi xấu xa, con người của sự bất hoà ghen ghét để biết yêu thương, bao dung và tha thứ cho anh chị em đồng loại. Trong tâm tình Mùa chay, nhất là trong tuần đại phúc của Giáo xứ, hơn ai hết, tất cả mọi người trong cộng đoàn giáo xứ cố gắng xét mình kỹ càng để trở về với Chúa và trở về với nhau. Quả thật, không thể trở về với Chúa mà không trở về với tha nhân được. Vì điều kiện để Chúa chúc phúc và ban bình an là ở chỗ chúng ta có thật lòng tha thứ và yêu thương anh chị em của chúng ta hay không. Thiết nghĩ, đây là lời đáp xin vâng đúng nghĩa và đẹp lòng Chúa nhất. Amen.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(giảng lễ Truyền Tin)
CÂU CHUYỆN: ALPHA VÀ OMÊGA
Đến thăm Rôma, nếu được vào bên trong Vatican, du khách không thể bỏ qua một tác phẩm nghệ thuật mà người ta thường gọi là 'viên ngọc quý' của nghệ thuật thời văn nghệ phục hưng ở Âu Châu: Đó là nguyện đường SIXTINA bởi vì đã được xây cất và dâng tặng cho ĐGH Sixtô IV vào những thập niên cuối thế kỷ XV. Được gọi là “viên ngọc quý” của nền nghệ thuật văn nghệ phục hưng, bởi vì bốn bức tường và trần nhà là bộ tranh có nội dung Kinh Thánh, do các hoạ sĩ thời danh thực hiện. Nổi tiếng hơn cả là các bức tranh trên trần nhà do chính danh hoạ Michael Angelo thực hiện.
Trong suốt 7 năm ròng rã ngày đêm, Michel Angelo nằm trên những chiếc giàn gỗ, mắt nhìn lên trần, để vẽ lại những chương đầu trong sách Sáng Thế Ký. Thông thường, sau khi hoàn thành 1 tác phẩm, nhà nghệ sĩ nào cũng ký tên lên tác phẩm để tên tuổi của mình lưu truyền cho hậu thế. Thế nhưng, nhìn kỹ những bức tranh trên trần nhà nguyện Sixtina, không ai có thể tìm thấy bất cứ 1 dấu vết nào của danh hoạ M.Angelo. Thay vào đó, người ta chỉ đọc được 2 chữ ALPHA và OMEGA, nghĩa là Nguyên Thuỷ và Cùng Đích. Qua 2 chữ này, M.Angelo muốn dành tất cả danh dự và vinh quang cho Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, Đấng là Nguyên Thuỷ và là Cùng Đích của mọi sự. Tất cả cho Thiên Chúa. Tất cả vì Thiên Chúa!"
Mừng lễ Truyền tin hôm nay, cũng là ngày lễ khai mạc Tuần đền tạ của Giáo xứ Diệu Phúc chúng ta, chúng ta cùng với Đức Maria bước vào cuộc gặp gỡ sứ thần của Thiên Chúa để biết xin vâng trong cuộc đời trước những vui buồn sướng khổ kiếp nhân sinh. Mừng lễ Truyền Tin là nhớ lại mầu nhiệm tình thương của Thiên Chúa dành cho cả và nhân loại. Dẫu Adam và Eva, tổ tông chúng ta đã lỗi phạm, đã kiêu ngạo chống lại Thiên Chúa, Đấng tác tạo nên mình, nhưng thay vì bị kết án chết, bị tiêu huỷ và sẽ khó lòng được cứu vãn, thì Thiên Chúa lại có phương cách để cứu độ, giải thoát con người chúng ta ngang qua việc chọn một người nữ. Ngang qua việc truyền tin của sứ thần Thiên Chúa, Đức Maria, Eva mới sẽ được thụ thai và sẽ trở thành Mẹ của Thiên Chúa, Mẹ của Đức Giê-su Ki-tô.
Tuy nhiên, dẫu Thiên Chúa có cách để cứu độ hơn là giết chết, nhưng Thiên Chúa cần sự cộng tác của con người, cụ thể cần sự đáp trả của Đức Maria. Thật sự mà nói, cả thế giới, hay nói rộng hơn muôn loài muôn vật đều ‘nín thở’ và ‘hồi hộp’ để chờ đợi lời thưa của Đức Maria. Quả thật, cả trời đời đều vui mừng khi nghe tiếng xin vâng được cất lên từ môi miệng của Đức Maria. Một lời xin vâng mang tính cứu độ. Một lời xin vâng cứu thoát muôn người. Vì nhờ lời xin vâng đó, Đức Maria sẽ mang Đấng cứu độ duy nhất là Đức Giê-su Ki-tô, nhờ Người mà muôn vật tạo thành và để cứu độ chúng ta. Một thôn nữ bình thường nay đã được truyền tin rằng sẽ là Mẹ Đấng Cứu Thế. Điều này Đức Maria không dám nghĩ, và có thể không bao giờ nghĩ tới, thế nhưng mà Thiên Chúa đã thương chọn lấy Mẹ và nhờ lời đáp xin vâng, Mẹ đã trở nên ‘vị đại ân nhân’ của nhân loại.
Ngang qua lời xin vâng của Đức Maria, chúng ta học được mẫu gương nào nơi Đức Maria để áp dụng vào đời sống của chúng ta?
Trước hết đó là lòng kính sợ Thiên Chúa
Thứ đến là sự khiêm nhường.
Lòng kính sợ Thiên Chúa.
Sách khôn ngoan nói: “Lòng kính sợ Thiên Chúa là đầu mối của mọi sự khôn ngoan" Lòng kính sợ Thiên Chúa nơi Đức Mẹ được biểu lộ ra trong nhiều trường hợp nhưng đặc biệt được biểu lộ ra một cách rõ rệt trong hai trường hợp này.
+ Trước hết vì lòng kính sợ Thiên Chúa cho nên Đức Mẹ không dám làm những gì mất lòng Người. Thí dụ như trong biến cố truyền tin hôm nay. Đức Mẹ chỉ chấp nhận lời đề nghị của sứ thần Grabriel khi biết chắc việc thụ thai là do quyền lực của Chúa Thánh Thần. Mẹ bối rối nhưng một niềm phó thác. Mẹ băn khoăn nhưng để mặc Thiên Chúa lo liệu. Mẹ lo lắng nhưng mọi sự Chúa sẽ làm. Khác với vua A-khát nơi bài đọc I, người đã không lắng nghe tiếng Chúa và không vâng lời nghe theo ngôn sứ của Chúa và kết cục đã chịu nhiều đắng cay muôn phần. Ngược lại, vì biết kính sợ Thiên Chúa, Đức Maria đã sẵn sàng đáp trả lại lời mời gọi cao cả với vai trò làm Mẹ của Ngôi Lời Thiên Chúa. Thứ đến là Đức Mẹ luôn sẵn sàng thi hành mọi mệnh lệnh của Thiên Chúa: trong việc đưa Hài nhi Giêsu trốn qua Ai cập và trong việc đưa Chúa Giêsu trở về cùng với thánh Giuse; nhất là theo Chúa Giêsu lên đến đỉnh đồi Golgôtha. Một nỗi đau như lưỡi gươm thâu qua con tim, nhưng Đức Mẹ đã sẵn sàng xin vâng.
Đức tính đặc biết thứ hai của Đức Mẹ đó là lòng khiêm nhường.
Các nhà tu đức học đều coi "Khiêm nhường là đức nền tảng của mọi nhân đức". Sự khiêm nhường của Đức Mẹ được biểu lộ rất rõ nét qua hai sự việc này: Đức Mẹ đã biết nhìn nhận thật rõ về con người của mình. Khác hẳn với Eva thuở xưa trong vườn địa đàng, tuy chỉ là con người mà cứ tưởng mình ngang tầm với Thiên Chúa. Đức Mẹ là Eva mới dù được Thiên Chúa đặc biệt ưu ái tuyển chọn lên bậc "quân vương" làm Mẹ sinh ra Đấng Cứu thế nhưng Đức Mẹ vẫn chỉ xưng mình là một tôi tớ không hơn không kém. Mẹ đã mình chỉ là ‘phận nữ tỳ hèn mọn, Chúa đoái thương nhìn tới’ mà thôi. Mình chỉ là ‘cục đất sét’mà chính Thiên Chúa là Người thợ nặn lên mà thôi. Đức Mẹ nhìn nhận tất cả những gì mình có được đều là do Thiên Chúa.
Vâng tất cả là bởi Thiên Chúa.
"Thiên Chúa đã hạ bệ những ai quyền thế và nâng cao những kẻ khiêm nhường. Thiên Chúa đã ban đầy dư cho những kẻ nghèo, còn người giầu có thì Người đuổi về tay không.”
Phải có một lòng khiêm nhường thật thẩm sâu thì mới có thể thấy hết được những sự thật đó. Thái độ của Đức Mẹ khác hẳn với thái độ của Eva thuở xưa. Evà thuở xưa có được một chút quyền hành Thiên Chúa ban cho trong công việc canh giữ và làm chủ vườn điạ đàng đã tưởng mình là quan trọng, thậm chí có lúc còn tưởng là Thiên Chúa như muốn ghen tương với mình. Thật là kiêu ngạo. Vì thế, tội của tổ tông có thể được gọi là tội bất tuân phục. Vì tội bất phục tùng đó mà nhân loại phải vương lấy sự chết. Nhưng với sự vâng phục của Đức Giê-su, ngang qua lời xin vâng của Đức Trinh Nữ Maria, nhân loại lại được giải thoát khỏi chết muôn đời. Hay nói cách khác, Adam cũ mang lại sự đau khổ, sự chết, Adam mới là Đức Giê-su Ki-tô mang lại sự sống muôn đời. Eva cũ vì kiêu ngạo dẫn đến cái chết cho con người, nhưng Eva mới, là Đức Maria vì vâng lời trong thái độ khiêm tốn nên Thiên Chúa đã làm người để cứu độ và giải thoát con người khỏi chết muôn đời.
Về phần chúng ta, những người được thừa hưởng ân lộc của Thiên Chúa ngang qua lời đáp xin vâng của Đức Maria, như Đức Maria chúng ta cũng khiêm tốn đáp lời xin vâng trong mọi hoàn cảnh, mọi biến cố của cuộc đời để Chúa ngự trị và đồng hành với chúng ta khắp mọi nơi và mọi lúc. Tuy nhiên, để có Chúa ngự trị đích thực trong tâm hồn, chúng ta được mời gọi sống thánh thiện, dám can đảm khước từ con người cũ, con người tội lỗi xấu xa, con người của sự bất hoà ghen ghét để biết yêu thương, bao dung và tha thứ cho anh chị em đồng loại. Trong tâm tình Mùa chay, nhất là trong tuần đại phúc của Giáo xứ, hơn ai hết, tất cả mọi người trong cộng đoàn giáo xứ cố gắng xét mình kỹ càng để trở về với Chúa và trở về với nhau. Quả thật, không thể trở về với Chúa mà không trở về với tha nhân được. Vì điều kiện để Chúa chúc phúc và ban bình an là ở chỗ chúng ta có thật lòng tha thứ và yêu thương anh chị em của chúng ta hay không. Thiết nghĩ, đây là lời đáp xin vâng đúng nghĩa và đẹp lòng Chúa nhất. Amen.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Truyền Tin Và Mệnh Lệnh Xin Vâng
Lm Giuse Trương Đình Hiền
09:50 24/03/2023
Truyền Tin Và “Mệnh Lệnh Xin Vâng”
(Lễ Truyền Tin - Acies 2023)
Cách đây 1 năm, Ngày lễ “Truyền Tin” – 25.3.2022, khi cuộc chiến Nga- Ukraina đang hồi đỉnh điểm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, gọi mời toàn thế Giáo Hội, đặc biệt, các Giám mục, hiệp thông với ngài hiến dâng toàn nhân loại, nhất là nước Nga và Ukraina, cho Trái Tim vẹn sạch Đức Mẹ. Năm nay, trong cuộc tiếp kiến ngày 22.3.2023 vừa qua, ngài lại tiếp tục gọi mời Giáo Hội “tận hiến cho Đức Mẹ” và ngài muốn đây phải là việc làm thường xuyên mỗi năm: “Chúng ta đừng bao giờ mệt mỏi phó thác chính nghĩa hòa bình cho Nữ Vương Hòa Bình. Vì thế, tôi muốn mời gọi mỗi tín hữu và cộng đoàn, đặc biệt là các nhóm cầu nguyện, canh tân việc tận hiến cho Đức Mẹ vào ngày 25 tháng 3 hàng năm, để Mẹ là Mẹ gìn giữ tất cả chúng ta trong sự hiệp nhất và bình an.”.
Tại sao Đức Thánh Cha lại chọn thời điểm “Lễ Truyền Tin” để cử hành cuộc “tận hiến” hai quốc gia đang chiến tranh đổ máu mà không là một thời điểm nào khác? Phải chăng, việc “tận hiến” nầy có liên quan đến cuộc “tận hiến” trong tiếng “Fiat” của Ngôi Hai khi nhập thể vào đời và của Đức Maria khi đón nhận sứ điệp truyền tin của thần sứ Gabrien?
Thật đúng như vậy ! Một cách nào đó, chúng ta đều cảm nhận được rằng: Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô luôn bao gồm hai chiều kích: “Emmanuel” (Nhập Thể) và “Ecce Homo” (Tử nạn-Phục sinh); giây phút khởi đầu của việc Nhập Thể đã thấp thoáng bóng dáng của Tử nạn-Phục sinh. Nói cách khác, Thiên Chúa dấn thân vào một thế giới đang ngập tràn kiếp nạn thương đau, máu và nước mắt… để chữa lành và giải thoát, để phục sinh và mang lại hòa bình ! Và Đức Mẹ cũng thế, khi chấp nhận “để ý Chúa được nên trọn trên cuộc đời mình” bằng hai tiếng “xin vâng” của giây phút “truyền tin” là sẵn sàng chấp nhận “một lưỡi gươm đâm thấu cõi lòng” khi đứng bên thập giá vào chiều thứ Sáu !
Chân lý nầy càng thích hợp hơn cho cuộc chiến đấu khắc khổ của Mùa Chay đang diễn ra trong Phụng vụ để chuẩn bị cõi lòng dân Chúa, nhất là các anh chị em Dự tòng, cho cuộc đại tưởng-niệm-tái-diễn mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, một “Đức Kitô tàn tạ rách nát trước tòa Philatô” được giới thiệu như một “Ecce Homo”, là tâm điểm của mầu nhiệm Vượt Qua; nhưng đồng thời cũng một Đấng “Emmanuel”, trong cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria. Và giây phút nhiệm mầu, huyền diệu nầy được thực hiện tức khắc sau tiếng thưa chỉ với mấy lời đáp trả giản đơn của một người thôn nữ vô danh tiểu tốt ở làng Nadarét: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền” (Lc 1,38); một biến cố đã được ngôn sứ Isaia loan báo như một “Tin vui” từ bao năm xa trước, khi dân Israel còn đắm chìm trong tối tăm mịt mù: “Vậy nghe đây, hỡi nhà Ðavít, làm phiền lòng người ta chưa đủ ư, mà còn muốn làm phiền lòng Thiên Chúa nữa? Vì thế chính Chúa sẽ cho các ngươi một dấu: này một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và tên con trẻ sẽ gọi là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.
Quả thật, sứ điệp Truyền Tin đã mang đến cho chúng ta ý nghĩa của cuộc tự hạ thẳm sâu của Thiên Chúa; sự hạ mình của một Đấng Toàn Năng để trở nên “Đấng Cực thấp”, “tối thấp”, Đấng “Emmanuel” khi: “hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2,7); của một Đấng là “Ngôi Lời Thiên Chúa” (Ga 1,1) để trở nên “Lời đã làm người” (Ga 1,14); và còn hơn thế nữa, một “Ecce Homo”: “Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự…” (Pl 2,8). Đó chẳng phải là một gọi mời khiêm hạ hoán cải cốt lõi của Mùa Chay Thánh đó sao !
Cách riêng đối với các hội viên phong trào Legio Mariae, cho dù hoạt động hay tán trợ, cho dù Junior hay Senior, lễ Truyền Tin lại là dịp để nói lên “Lời Cam Kết” đặc biệt, lời cam kết của những người chiến sĩ đức tin, chiến sĩ tông đồ cùng “dàn trận” (Acies) để “một mất một còn” với thế gian, ma quỷ và xác thịt cùng với sự trợ giúp đặc biệt của Đức Maria; một sự cam kết được biểu lộ cách giản đơn nhưng quyết liệt qua lời tận hiến dâng mình: “LẠY NỮ VƯƠNG LÀ MẸ CON, TOÀN TH N CON THUỘC VỀ MẸ VÀ MỌI SỰ CỦA CON LÀ CỦA MẸ”.
Thế nhưng, chúng ta đừng quên: động lực cốt yếu cho hành vi “tự hạ thẳm sâu” của Chúa Con không bao giờ là một “mưu đồ chính trị” kiểu “Việt Câu Tiển cam tâm nếm phân cho Ngô Phù Sai”; hay một kiểu giả ngu giả dại bất đắc dĩ kiểu “lòn trôn của Hàn Tín” mà chính là thái độ “vâng phục tuyệt đối thánh ý Chúa Cha”, một sự vâng phục của tình yêu trọn hảo. Điều nầy đã được minh thị trong Thánh vịnh 39 và được thư Do Thái đặt lên môi miệng Đức Kitô khi Ngài cất bước vào đời (Bđ 2): “khi đến trong thế gian, Chúa Giêsu phán: “Chúa đã không muốn hy tế và của lễ hiến dâng, nhưng đã tạo nên cho con một thể xác. Chúa không nhận của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội. Nên con nói: Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa” (Dt 10, 5-7). Đây lại là điều cốt thiết của việc chay tịnh Kitô giáo mà chúng ta nghe vang vọng suốt chặng đường Mùa Chay: phải “lên cao”, phải “đi xa”, phải từ bỏ ý riêng, dục vọng cá nhân, để uốn mình theo tiếng gọi của Lời Chúa, của luật Chúa; và đây là một hành trình vượt qua dài hơi, miên viễn… trong cuộc hành trình theo Đức Kitô, cuộc hành trình Tông Đồ; cuộc hành trình chỉ trọn vẹn, hoàn tất, khi cùng với Đức Kitô thân thưa lời cuối: “Mọi sự đã hoàn tất” (Ga 19,30). “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha.” (Lc 23,44) !
Cũng hoàn toàn như thế với Đức Trinh Nữ Maria: tiếng “fiat” của “buổi đầu Truyền Tin” chỉ được hoàn tất khi Đức Mẹ hoàn tất cuộc đời trần thế để được Thiên Chúa đón vào quê trời vinh quang; hay như chính Lời Đức Mẹ trả lời cho thiên sứ Gabriel: “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Quả thật, như Tin Mừng đã ghi lại, Đức Mẹ đã chấp nhận “để Thiên Chúa thực hiện” công cuộc cứu độ của Ngài trên chính cuộc đời mình trong suốt những năm dài thơ ấu của Chúa Con, trong ba năm Chúa Giêsu đi rao giảng Tin Mừng; và sau cùng, chính Đức Mẹ đã tiến lên Đồi Sọ để cùng Con hiến dâng Hy lễ cuối cùng trên thập giá: Virgo Offerans (Trinh Nữ dâng hiến). Mùa Chay đang thôi thúc chúng ta theo chân Đức Mẹ tiến về đồi Canvê để sống trọn hảo mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô trong tâm tình và thái độ hy sinh, dâng hiến nầy !
Thế nhưng, để có được một thái độ, một cuộc đời “xin vâng trọn hảo” như thế, Đức Mẹ đã âm thầm lặng lẽ chuẩn bị một “mảnh đất tâm hồn” tỉnh thức, lắng nghe trong suy niệm nguyện cầu. Mẹ đã cầu nguyện: không chỉ khi còn “tí tuổi đầu” đã chìm sâu nơi đền thánh, đã cầu nguyện khi nhận lãnh sứ điệp truyền tin, khi đi thăm bà chị họ Isave, khi lặng thầm bên máng cỏ Bê lem, khi lê những bước chân mệt nhọc trên đường trốn sang Ai Cập, khi thất thểu ba ngày tìm con lạc mất, và suốt ba mươi năm lặng thầm tần tảo bên con nơi mái nhà Nadarét; Mẹ đã cầu nguyện khi đón gặp con khi Ngài rao giảng Lời, đã cầu nguyện trong nỗi đau ngút ngàn khi đứng dưới chân Thập giá hay trong nỗi hân hoan ngập tràn bên các Tông Đồ của Ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống… Vâng, mẫu gương “Người Trinh nữ cầu nguyện” (Virgo Orans) nào chẳng phải là dấu chỉ và lời gọi mời tha thiết của Mùa Chay đó sao !
Lễ Truyền Tin hay cuộc cử hành Acies diễn ra trong khung cảnh Mùa Chay Thánh; đây chính là cơ hội thuận tiện để anh chị em hội viên Legio Mariae hoạt động cũng như tán trợ, senior cũng như junior dấn thân cách cụ thể và thâm sâu cuộc tập luyện chiến đấu tiêng liêng nhằm trang bị cho mình những hành trang cần thiết và nhiệt khí tông đồ vững mạnh để cùng với Mẹ thực hiện tiếng “Xin Vâng” trọn hảo; như lời kinh Bế mạc mà chúng ta đọc mỗi ngày: “… để chúng con an tâm vững chí giữa những cơn đau khổ, những nỗi vất vả, những sự thất vọng ở đời, đức tin dũng cảm, khiến chúng con đảm đương và tiến hành không nghi ngại, những công cuộc lớn lao cho sáng danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn…”. Vâng, ngày lễ “thiên sứ truyền tin cho Đức Mẹ”, hay lễ “Acies” của Legio, cũng chính là ngày mà mỗi người Kitô hữu chúng ta đều nhận được một tiếng gọi mời, một mệnh lệnh: hãy theo Mẹ sống xin vâng với trái tim thảo hiền. Amen.
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
(Lễ Truyền Tin - Acies 2023)
Cách đây 1 năm, Ngày lễ “Truyền Tin” – 25.3.2022, khi cuộc chiến Nga- Ukraina đang hồi đỉnh điểm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, gọi mời toàn thế Giáo Hội, đặc biệt, các Giám mục, hiệp thông với ngài hiến dâng toàn nhân loại, nhất là nước Nga và Ukraina, cho Trái Tim vẹn sạch Đức Mẹ. Năm nay, trong cuộc tiếp kiến ngày 22.3.2023 vừa qua, ngài lại tiếp tục gọi mời Giáo Hội “tận hiến cho Đức Mẹ” và ngài muốn đây phải là việc làm thường xuyên mỗi năm: “Chúng ta đừng bao giờ mệt mỏi phó thác chính nghĩa hòa bình cho Nữ Vương Hòa Bình. Vì thế, tôi muốn mời gọi mỗi tín hữu và cộng đoàn, đặc biệt là các nhóm cầu nguyện, canh tân việc tận hiến cho Đức Mẹ vào ngày 25 tháng 3 hàng năm, để Mẹ là Mẹ gìn giữ tất cả chúng ta trong sự hiệp nhất và bình an.”.
Tại sao Đức Thánh Cha lại chọn thời điểm “Lễ Truyền Tin” để cử hành cuộc “tận hiến” hai quốc gia đang chiến tranh đổ máu mà không là một thời điểm nào khác? Phải chăng, việc “tận hiến” nầy có liên quan đến cuộc “tận hiến” trong tiếng “Fiat” của Ngôi Hai khi nhập thể vào đời và của Đức Maria khi đón nhận sứ điệp truyền tin của thần sứ Gabrien?
Thật đúng như vậy ! Một cách nào đó, chúng ta đều cảm nhận được rằng: Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô luôn bao gồm hai chiều kích: “Emmanuel” (Nhập Thể) và “Ecce Homo” (Tử nạn-Phục sinh); giây phút khởi đầu của việc Nhập Thể đã thấp thoáng bóng dáng của Tử nạn-Phục sinh. Nói cách khác, Thiên Chúa dấn thân vào một thế giới đang ngập tràn kiếp nạn thương đau, máu và nước mắt… để chữa lành và giải thoát, để phục sinh và mang lại hòa bình ! Và Đức Mẹ cũng thế, khi chấp nhận “để ý Chúa được nên trọn trên cuộc đời mình” bằng hai tiếng “xin vâng” của giây phút “truyền tin” là sẵn sàng chấp nhận “một lưỡi gươm đâm thấu cõi lòng” khi đứng bên thập giá vào chiều thứ Sáu !
Chân lý nầy càng thích hợp hơn cho cuộc chiến đấu khắc khổ của Mùa Chay đang diễn ra trong Phụng vụ để chuẩn bị cõi lòng dân Chúa, nhất là các anh chị em Dự tòng, cho cuộc đại tưởng-niệm-tái-diễn mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, một “Đức Kitô tàn tạ rách nát trước tòa Philatô” được giới thiệu như một “Ecce Homo”, là tâm điểm của mầu nhiệm Vượt Qua; nhưng đồng thời cũng một Đấng “Emmanuel”, trong cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria. Và giây phút nhiệm mầu, huyền diệu nầy được thực hiện tức khắc sau tiếng thưa chỉ với mấy lời đáp trả giản đơn của một người thôn nữ vô danh tiểu tốt ở làng Nadarét: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền” (Lc 1,38); một biến cố đã được ngôn sứ Isaia loan báo như một “Tin vui” từ bao năm xa trước, khi dân Israel còn đắm chìm trong tối tăm mịt mù: “Vậy nghe đây, hỡi nhà Ðavít, làm phiền lòng người ta chưa đủ ư, mà còn muốn làm phiền lòng Thiên Chúa nữa? Vì thế chính Chúa sẽ cho các ngươi một dấu: này một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và tên con trẻ sẽ gọi là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.
Quả thật, sứ điệp Truyền Tin đã mang đến cho chúng ta ý nghĩa của cuộc tự hạ thẳm sâu của Thiên Chúa; sự hạ mình của một Đấng Toàn Năng để trở nên “Đấng Cực thấp”, “tối thấp”, Đấng “Emmanuel” khi: “hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2,7); của một Đấng là “Ngôi Lời Thiên Chúa” (Ga 1,1) để trở nên “Lời đã làm người” (Ga 1,14); và còn hơn thế nữa, một “Ecce Homo”: “Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự…” (Pl 2,8). Đó chẳng phải là một gọi mời khiêm hạ hoán cải cốt lõi của Mùa Chay Thánh đó sao !
Cách riêng đối với các hội viên phong trào Legio Mariae, cho dù hoạt động hay tán trợ, cho dù Junior hay Senior, lễ Truyền Tin lại là dịp để nói lên “Lời Cam Kết” đặc biệt, lời cam kết của những người chiến sĩ đức tin, chiến sĩ tông đồ cùng “dàn trận” (Acies) để “một mất một còn” với thế gian, ma quỷ và xác thịt cùng với sự trợ giúp đặc biệt của Đức Maria; một sự cam kết được biểu lộ cách giản đơn nhưng quyết liệt qua lời tận hiến dâng mình: “LẠY NỮ VƯƠNG LÀ MẸ CON, TOÀN TH N CON THUỘC VỀ MẸ VÀ MỌI SỰ CỦA CON LÀ CỦA MẸ”.
Thế nhưng, chúng ta đừng quên: động lực cốt yếu cho hành vi “tự hạ thẳm sâu” của Chúa Con không bao giờ là một “mưu đồ chính trị” kiểu “Việt Câu Tiển cam tâm nếm phân cho Ngô Phù Sai”; hay một kiểu giả ngu giả dại bất đắc dĩ kiểu “lòn trôn của Hàn Tín” mà chính là thái độ “vâng phục tuyệt đối thánh ý Chúa Cha”, một sự vâng phục của tình yêu trọn hảo. Điều nầy đã được minh thị trong Thánh vịnh 39 và được thư Do Thái đặt lên môi miệng Đức Kitô khi Ngài cất bước vào đời (Bđ 2): “khi đến trong thế gian, Chúa Giêsu phán: “Chúa đã không muốn hy tế và của lễ hiến dâng, nhưng đã tạo nên cho con một thể xác. Chúa không nhận của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội. Nên con nói: Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa” (Dt 10, 5-7). Đây lại là điều cốt thiết của việc chay tịnh Kitô giáo mà chúng ta nghe vang vọng suốt chặng đường Mùa Chay: phải “lên cao”, phải “đi xa”, phải từ bỏ ý riêng, dục vọng cá nhân, để uốn mình theo tiếng gọi của Lời Chúa, của luật Chúa; và đây là một hành trình vượt qua dài hơi, miên viễn… trong cuộc hành trình theo Đức Kitô, cuộc hành trình Tông Đồ; cuộc hành trình chỉ trọn vẹn, hoàn tất, khi cùng với Đức Kitô thân thưa lời cuối: “Mọi sự đã hoàn tất” (Ga 19,30). “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha.” (Lc 23,44) !
Cũng hoàn toàn như thế với Đức Trinh Nữ Maria: tiếng “fiat” của “buổi đầu Truyền Tin” chỉ được hoàn tất khi Đức Mẹ hoàn tất cuộc đời trần thế để được Thiên Chúa đón vào quê trời vinh quang; hay như chính Lời Đức Mẹ trả lời cho thiên sứ Gabriel: “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Quả thật, như Tin Mừng đã ghi lại, Đức Mẹ đã chấp nhận “để Thiên Chúa thực hiện” công cuộc cứu độ của Ngài trên chính cuộc đời mình trong suốt những năm dài thơ ấu của Chúa Con, trong ba năm Chúa Giêsu đi rao giảng Tin Mừng; và sau cùng, chính Đức Mẹ đã tiến lên Đồi Sọ để cùng Con hiến dâng Hy lễ cuối cùng trên thập giá: Virgo Offerans (Trinh Nữ dâng hiến). Mùa Chay đang thôi thúc chúng ta theo chân Đức Mẹ tiến về đồi Canvê để sống trọn hảo mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô trong tâm tình và thái độ hy sinh, dâng hiến nầy !
Thế nhưng, để có được một thái độ, một cuộc đời “xin vâng trọn hảo” như thế, Đức Mẹ đã âm thầm lặng lẽ chuẩn bị một “mảnh đất tâm hồn” tỉnh thức, lắng nghe trong suy niệm nguyện cầu. Mẹ đã cầu nguyện: không chỉ khi còn “tí tuổi đầu” đã chìm sâu nơi đền thánh, đã cầu nguyện khi nhận lãnh sứ điệp truyền tin, khi đi thăm bà chị họ Isave, khi lặng thầm bên máng cỏ Bê lem, khi lê những bước chân mệt nhọc trên đường trốn sang Ai Cập, khi thất thểu ba ngày tìm con lạc mất, và suốt ba mươi năm lặng thầm tần tảo bên con nơi mái nhà Nadarét; Mẹ đã cầu nguyện khi đón gặp con khi Ngài rao giảng Lời, đã cầu nguyện trong nỗi đau ngút ngàn khi đứng dưới chân Thập giá hay trong nỗi hân hoan ngập tràn bên các Tông Đồ của Ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống… Vâng, mẫu gương “Người Trinh nữ cầu nguyện” (Virgo Orans) nào chẳng phải là dấu chỉ và lời gọi mời tha thiết của Mùa Chay đó sao !
Lễ Truyền Tin hay cuộc cử hành Acies diễn ra trong khung cảnh Mùa Chay Thánh; đây chính là cơ hội thuận tiện để anh chị em hội viên Legio Mariae hoạt động cũng như tán trợ, senior cũng như junior dấn thân cách cụ thể và thâm sâu cuộc tập luyện chiến đấu tiêng liêng nhằm trang bị cho mình những hành trang cần thiết và nhiệt khí tông đồ vững mạnh để cùng với Mẹ thực hiện tiếng “Xin Vâng” trọn hảo; như lời kinh Bế mạc mà chúng ta đọc mỗi ngày: “… để chúng con an tâm vững chí giữa những cơn đau khổ, những nỗi vất vả, những sự thất vọng ở đời, đức tin dũng cảm, khiến chúng con đảm đương và tiến hành không nghi ngại, những công cuộc lớn lao cho sáng danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn…”. Vâng, ngày lễ “thiên sứ truyền tin cho Đức Mẹ”, hay lễ “Acies” của Legio, cũng chính là ngày mà mỗi người Kitô hữu chúng ta đều nhận được một tiếng gọi mời, một mệnh lệnh: hãy theo Mẹ sống xin vâng với trái tim thảo hiền. Amen.
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
Thuộc về Đấng Toàn Năng
Lm Minh Anh
14:26 24/03/2023
THUỘC VỀ ĐẤNG TOÀN NĂNG
“Việc ấy sẽ xảy ra thế nào?”.
George Mueller nói, “Khởi đầu của lo lắng là kết thúc của đức tin! Khởi đầu của đức tin là kết thúc của lo lắng! Trước những câu hỏi “Tại sao?”, “Tại sao lại là tôi?”, “Gia đình tôi?”, bạn đừng tìm câu trả lời! Nó ‘thuộc về Đấng Toàn Năng’, hãy trao phó cho Ngài! Ngài có câu trả lời!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Ngài có câu trả lời!”, đó cũng là trải nghiệm của Đức Maria qua biến cố Truyền Tin! Câu hỏi “Việc ấy sẽ xảy ra thế nào?” của Maria trong Tin Mừng hôm nay là một câu hỏi rất nhân bản; để cuối cùng, trong đức tin, cô đã nhận được một câu trả lời ‘thuộc về Đấng Toàn Năng’. Sau đó, hoàn toàn thuận theo ý muốn của Chúa, Maria đã góp phần kiện toàn công trình cứu độ.
“Việc ấy sẽ xảy ra thế nào?”. Đó là một câu hỏi bàng bạc trong các sách Tin Mừng. Khi Chúa Giêsu đến xin Gioan làm phép rửa, Gioan phản ứng tương tự, “Việc ấy sẽ xảy ra thế nào?”, “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa!”; trước đoàn người đang đói, các môn đệ hỏi, “Nơi hoang vắng này, lấy đâu ra bánh?”; hoặc thú vị hơn, chính Chúa Giêsu cũng đã hỏi Philipphê, “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn?”. Và cả chúng ta ngày nay, trong một thời điểm mang tính khẩn cấp quốc gia và toàn cầu, cũng đang tự đặt ra một loạt những câu hỏi tương tự.
Đáp lại thắc mắc của Maria là một câu trả lời ‘thuộc về Đấng Toàn Năng!’, “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ toả bóng trên bà”. Qua đó, sứ thần mời gọi Maria đừng tin vào mình, hãy tin vào Chúa, một lời giải đáp ‘rất quy thần!’. Kìa! Maria đã không đặt thêm một câu hỏi nào khác, ngoài việc chờ đợi và lắng nghe! Cô được yêu cầu đảm nhận chức vụ làm Mẹ Con Chúa không bằng sức mình, nhưng bằng sức mạnh của Đấng trên cô rợp bóng! Với trấn an này, Maria đã đầu hàng, “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền”. Maria đã dành phần ưu tiên cho Thiên Chúa; có thể nói, ‘không thể quy thần’ hơn!
Đang khi với chúng ta, “Việc ấy sẽ xảy ra thế nào?” có thể ức chế, kìm hãm, bức tức; bởi lẽ, chúng ta chưa ‘thuộc về Đấng Toàn Năng’ như Đức Mẹ. Chúng ta loay hoay tìm câu trả lời vốn không ‘quy thần’ mà chỉ ‘quy ngã’ nên luôn bế tắc. Hãy như Đức Mẹ, quy nó về Chúa, Ngài sẽ mở ra cho chúng ta những chân trời của Chúa Thánh Thần!
Thú vị thay! Chính Thiên Chúa cũng tự hỏi, “Việc ấy sẽ xảy ra thế nào?”. Con Vua Cả Đất Trời làm người? Đấng Tạo Hóa trở thành tạo vật? Đúng thế, chỉ vì quá yêu thương, Ngài đã giữ lời, “Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai… và tên con trẻ là Emmanuel” như Isaia hôm nay cho biết. Và Ngôi Lời đã làm người! Thư Do Thái viết, “Lạy Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài!”; đó cũng là tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca, một câu trả lời ‘thuộc về Đấng Toàn Năng!’.
Anh Chị em,
“Việc ấy sẽ xảy ra thế nào?”. Trước bao vấn nạn cuộc sống: tha nhân, công việc, kể cả cám dỗ, tội lỗi…, nhiều lúc, chúng ta cảm thấy Thiên Chúa xem ra xa vắng! Bạn và tôi bất lực khi tự mình đi tìm câu trả lời cho cuộc chiến Ukraine, cho Giáo Hội toàn cầu, Giáo Hội địa phương; hoặc thậm chí, những gì trực tiếp liên quan đến bản thân. Hãy đến trường học Mẹ Maria, hướng về Chúa, chờ đợi và lắng nghe! ‘Con hãy nhìn lên thập giá, một Giêsu đang giãy giụa; một Thiên Chúa đã hạ mình đến mức tự gánh lấy khổ đau và tội lỗi của con người!’. Ngài yêu cầu chúng ta tìm cho mình câu trả lời, không ngoài cuộc sống và lịch sử, nhưng trong mối quan hệ với Chúa Kitô khổ đau. Và đây là câu trả lời ‘thuộc về Đấng Toàn Năng’ cho bạn và tôi nhất!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đôi khi, con người và công việc khiến con mệt lả. Cho con biết giao những khốn khó và khổ đau cho Chúa. Như Mẹ Maria, cho con ngày càng để mình thuộc trọn về Ngài!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:06 24/03/2023
25. Đức Mẹ Ma-ri-a là mẹ hiền của những kẻ mồ côi.
(Thánh Bonaventura)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:08 24/03/2023
11. TRÁI DÂU
Một chiến binh già, vì chiến tranh nên chân bị thương phải mang chân giả, khi ông ta đến trong thị trấn thì đột nhiên chân giả bị đau không thể tiếp tục đi, cho nên chỉ có cách là lưu lại nơi gác xếp của kho ngũ cốc, ông ta cô đơn nằm trên đống cỏ, trong lòng rất chán ngán.
Tiểu An Cát là một cô công nhân đan rỗ, gia cảnh rất nghèo, cô ta rất quan tâm đến người chiến binh già, mỗi ngày đều đặc biệt đến thăm và chăm sóc ông ta, và mỗi lần đều mang theo ít tiền.
Một hôm, ông chiến binh già nghiêm khắc nói với cô gái:
- “Này cô bé, ta biết nhà của con không giàu có, những đồng tiền này con từ đâu mà có? Ta thà chết đói chứ không muốn nhận lấy những đồng tiền vô lương tâm này.”
An Cát trả lời:
- “Ông đừng lo, những đồng tiền này đều là do con kiếm được cách chân chính. Một buổi sáng khi con đi học ở trong thôn thì đều đi qua một khu rừng, trong khu rừng ấy có rất nhiều dâu kết trái, cho nên mỗi ngày con đều hái ít giỏ trái dâu đi vào trong thôn để bán, cha mẹ của con đều biết chuyện này, họ cũng rất vui khi con làm như thế, họ thường nói: “có vài người hoàn cảnh còn tệ hơn chúng ta, chúng ta nên cố gắng giúp đỡ họ.”
Nước mắt của người chiến binh già từ từ chảy xuống má, ông ta nói:
- “Cô bé tốt lành, Xin Thiên Chúa vì lòng tốt của cha mẹ cháu và cháu mà chúc lành cho cháu.”
Vài ngày sau, một chiếc xe ngựa sang trọng dừng ngay trên đường trong thôn, ngồi trong xe là một vị sĩ quan nổi tiếng, trước ngực mang rất nhiều huân chương lấp lánh. Bởi vì ngựa cần phải thay móng sắt cho nên phải dừng lại trong trấn một chút. Trong thời gian ngắn ngủi dừng lại này, tướng quân nghe được câu chuyện về người chiến binh già, bèn lập tức đến thăm ông ta.
Người chiến binh già rất phấn khởi nghênh tiếp vị tướng quân, ông ta rất nhiệt tình nói về cô gái nhỏ ân nhân của ông ta.
- “Thật vậy sao?”- tướng quân cảm khái nói tiếp: “Một cô bé nghèo khó có thể vì ông mà làm nhiều việc như thế sao? Còn tôi, lão tướng của ông lại không thể thay ông làm chút việc gì sao? Tôi sẽ lập tức đưa ông đi bệnh viện để được điều trị tốt nhất.”
Sau khi sắp đặt mọi việc cách thỏa đáng, vị tướng quân bèn đi thăm An Cát. Ông ta nói với An Cát:
- “Cô bé ngoan, lòng lương thiện của con khiến cho người ta cảm động đến chảy nước mắt. Con thật là người có tấm lòng cẩn thận tỉ mỉ và quá lương thiện, con vì chiến binh già mà kiếm rất nhiều tiền. Bây giờ ta có chuẩn bị ít nén vàng báo đáp con, con hãy nhận lấy.”
Cha mẹ của An Cát không biết nói như thế nào cho phải:
- “Thưa tướng quân, thật ra nó không làm gì cả, thì làm sao có thể nhận sự báo đáp to lớn này chứ?”
Tướng quân trả lời:
- “Không to lớn gì cả, so với lòng lương thiện của nó thì một vài báo đáp này có đủ gì đâu. Ở trên thiên đàng nó sẽ được báo đáp nhiều hơn nữa đó.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 11:
“Bác ái là đồng phục của người Ki-tô hữu.”
Thực hành bác ái là mặc lên người mình hình ảnh Đức Chúa Giê-su chịu đóng đinh nơi người cần giúp đỡ, đó chính là cách truyền giáo tốt nhất của mọi thời đại.
Khi thực hành bác ái thì chúng ta không đợi người báo đáp lại, bởi vì sự báo đáp của thiên đàng so với thế gian thì giá trị và to lớn không gì sánh được.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một chiến binh già, vì chiến tranh nên chân bị thương phải mang chân giả, khi ông ta đến trong thị trấn thì đột nhiên chân giả bị đau không thể tiếp tục đi, cho nên chỉ có cách là lưu lại nơi gác xếp của kho ngũ cốc, ông ta cô đơn nằm trên đống cỏ, trong lòng rất chán ngán.
Tiểu An Cát là một cô công nhân đan rỗ, gia cảnh rất nghèo, cô ta rất quan tâm đến người chiến binh già, mỗi ngày đều đặc biệt đến thăm và chăm sóc ông ta, và mỗi lần đều mang theo ít tiền.
Một hôm, ông chiến binh già nghiêm khắc nói với cô gái:
- “Này cô bé, ta biết nhà của con không giàu có, những đồng tiền này con từ đâu mà có? Ta thà chết đói chứ không muốn nhận lấy những đồng tiền vô lương tâm này.”
An Cát trả lời:
- “Ông đừng lo, những đồng tiền này đều là do con kiếm được cách chân chính. Một buổi sáng khi con đi học ở trong thôn thì đều đi qua một khu rừng, trong khu rừng ấy có rất nhiều dâu kết trái, cho nên mỗi ngày con đều hái ít giỏ trái dâu đi vào trong thôn để bán, cha mẹ của con đều biết chuyện này, họ cũng rất vui khi con làm như thế, họ thường nói: “có vài người hoàn cảnh còn tệ hơn chúng ta, chúng ta nên cố gắng giúp đỡ họ.”
Nước mắt của người chiến binh già từ từ chảy xuống má, ông ta nói:
- “Cô bé tốt lành, Xin Thiên Chúa vì lòng tốt của cha mẹ cháu và cháu mà chúc lành cho cháu.”
Vài ngày sau, một chiếc xe ngựa sang trọng dừng ngay trên đường trong thôn, ngồi trong xe là một vị sĩ quan nổi tiếng, trước ngực mang rất nhiều huân chương lấp lánh. Bởi vì ngựa cần phải thay móng sắt cho nên phải dừng lại trong trấn một chút. Trong thời gian ngắn ngủi dừng lại này, tướng quân nghe được câu chuyện về người chiến binh già, bèn lập tức đến thăm ông ta.
Người chiến binh già rất phấn khởi nghênh tiếp vị tướng quân, ông ta rất nhiệt tình nói về cô gái nhỏ ân nhân của ông ta.
- “Thật vậy sao?”- tướng quân cảm khái nói tiếp: “Một cô bé nghèo khó có thể vì ông mà làm nhiều việc như thế sao? Còn tôi, lão tướng của ông lại không thể thay ông làm chút việc gì sao? Tôi sẽ lập tức đưa ông đi bệnh viện để được điều trị tốt nhất.”
Sau khi sắp đặt mọi việc cách thỏa đáng, vị tướng quân bèn đi thăm An Cát. Ông ta nói với An Cát:
- “Cô bé ngoan, lòng lương thiện của con khiến cho người ta cảm động đến chảy nước mắt. Con thật là người có tấm lòng cẩn thận tỉ mỉ và quá lương thiện, con vì chiến binh già mà kiếm rất nhiều tiền. Bây giờ ta có chuẩn bị ít nén vàng báo đáp con, con hãy nhận lấy.”
Cha mẹ của An Cát không biết nói như thế nào cho phải:
- “Thưa tướng quân, thật ra nó không làm gì cả, thì làm sao có thể nhận sự báo đáp to lớn này chứ?”
Tướng quân trả lời:
- “Không to lớn gì cả, so với lòng lương thiện của nó thì một vài báo đáp này có đủ gì đâu. Ở trên thiên đàng nó sẽ được báo đáp nhiều hơn nữa đó.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 11:
“Bác ái là đồng phục của người Ki-tô hữu.”
Thực hành bác ái là mặc lên người mình hình ảnh Đức Chúa Giê-su chịu đóng đinh nơi người cần giúp đỡ, đó chính là cách truyền giáo tốt nhất của mọi thời đại.
Khi thực hành bác ái thì chúng ta không đợi người báo đáp lại, bởi vì sự báo đáp của thiên đàng so với thế gian thì giá trị và to lớn không gì sánh được.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 5 MC)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:11 24/03/2023
CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY
Tin mừng: Ga 11, 3-7,17. 20-27, 33b-45.
“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống”.
Bạn thân mến,
Một ngày nọ, chim cánh cụt hỏi Chúa Tạo Vật:
-“Cái gì là lòng tin?”
Chúa Tạo Vật trả lời:
- “Đối với sự việc mong đợi mà con vẫn nắm vững, đối với sự việc chưa nhìn thấy mà còn có thể xác định”. (1)
Qua câu chuyện ngắn này, chúng ta có thể thấy đức tin rất mạnh của cô Mác-ta trong bài Tin Mừng hôm nay. Cô Mác-ta đã trả lời với Đức Chúa Giê-su: “Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết”, cô đã tin dù rằng cô chưa biết người ta sẽ sống lại như thế nào trong ngày sau hết, cô đã nắm vững cái mà cô mong đợi. Đức Chúa Giê-su đã mặc khải cho cô Mác-ta biết: “Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không?” Cô Mác-ta đáp: “Thưa Thầy, có. Con tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa...”, cô đã xác định Đức Chúa Giê-su là Đấng Ki-tô, là Con Thiên Chúa, dù cô chưa thấy vinh quang và công việc cứu thế của Ngài...
Mong đợi nhưng đã nắm vững.
Cuộc sống của người Ki-tô hữu là cuộc sống mong đợi trong hy vọng, mong đợi ngày sẽ được sum họp với Cha trên trời, mong đợi ngày được hưởng phần phúc vinh hiển sống lại với Đức Chúa Giê-su trên thiên đàng. Sự mong đợi này chỉ có những người Ki-tô hữu biết và tin tưởng mà thôi, dù rằng cuộc sống có nhiều đau khổ và gian nan, dù rằng cuộc sống có nhiều bất công và áp bức.
Mong đợi ngày Đức Chúa Giê-su lại đến trong vinh quang, đó chính là đức tin của chúng ta, do đó, dù phải gặp nhiều đau khổ thì chúng ta vẫn mong đợi ngày Chúa lại đến; dù bị đối xử cách bất công thì chúng ta cũng vẫn mong đợi và nắm vững rằng Đức Chúa Giê-su chính là Đấng phải đến mà thiên hạ đợi trông. Nắm vững cái mình mong đợi chính là đức tin của chúng ta, đức tin này sẽ vững mạnh và trưởng thành trong đau khổ khi chúng ta nắm chắc niềm mong đợi và hy vọng của mình.
Chưa nhìn thấy nhưng đã xác định.
Không ai thấy Thiên Chúa bao giờ nếu Ngài không cho họ thấy, từ khi Đức Chúa Giê-su lên trời cho đến nay thì không ai thấy Ngài, nếu Ngài không cho họ thấy, cũng vậy, chúng ta chưa hề thấy Thiên Chúa nhưng chúng ta xác định rằng có Thiên Chúa hiện hữu trong vũ trụ; chúng ta không thấy Đức Chúa Giê-su chịu khổ hình và bị đóng đinh đến chết trên Thánh Giá, nhưng chúng ta xác tín rằng, thông phần đau khổ với Ngài trong cuộc sống hy sinh của mình, chính là được chia sẻ những đau khổ của Ngài đã chịu vì tội lỗi của nhân loại và của chúng ta.
Xác tín điều mình chưa thấy chính là đức tin của chúng ta, sống những điều mình chưa thấy là hành động của những người tin và biết phó thác cho Thiên Chúa.
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
(1) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Ga 11, 3-7,17. 20-27, 33b-45.
“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống”.
Bạn thân mến,
Một ngày nọ, chim cánh cụt hỏi Chúa Tạo Vật:
-“Cái gì là lòng tin?”
Chúa Tạo Vật trả lời:
- “Đối với sự việc mong đợi mà con vẫn nắm vững, đối với sự việc chưa nhìn thấy mà còn có thể xác định”. (1)
Qua câu chuyện ngắn này, chúng ta có thể thấy đức tin rất mạnh của cô Mác-ta trong bài Tin Mừng hôm nay. Cô Mác-ta đã trả lời với Đức Chúa Giê-su: “Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết”, cô đã tin dù rằng cô chưa biết người ta sẽ sống lại như thế nào trong ngày sau hết, cô đã nắm vững cái mà cô mong đợi. Đức Chúa Giê-su đã mặc khải cho cô Mác-ta biết: “Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không?” Cô Mác-ta đáp: “Thưa Thầy, có. Con tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa...”, cô đã xác định Đức Chúa Giê-su là Đấng Ki-tô, là Con Thiên Chúa, dù cô chưa thấy vinh quang và công việc cứu thế của Ngài...
Mong đợi nhưng đã nắm vững.
Cuộc sống của người Ki-tô hữu là cuộc sống mong đợi trong hy vọng, mong đợi ngày sẽ được sum họp với Cha trên trời, mong đợi ngày được hưởng phần phúc vinh hiển sống lại với Đức Chúa Giê-su trên thiên đàng. Sự mong đợi này chỉ có những người Ki-tô hữu biết và tin tưởng mà thôi, dù rằng cuộc sống có nhiều đau khổ và gian nan, dù rằng cuộc sống có nhiều bất công và áp bức.
Mong đợi ngày Đức Chúa Giê-su lại đến trong vinh quang, đó chính là đức tin của chúng ta, do đó, dù phải gặp nhiều đau khổ thì chúng ta vẫn mong đợi ngày Chúa lại đến; dù bị đối xử cách bất công thì chúng ta cũng vẫn mong đợi và nắm vững rằng Đức Chúa Giê-su chính là Đấng phải đến mà thiên hạ đợi trông. Nắm vững cái mình mong đợi chính là đức tin của chúng ta, đức tin này sẽ vững mạnh và trưởng thành trong đau khổ khi chúng ta nắm chắc niềm mong đợi và hy vọng của mình.
Chưa nhìn thấy nhưng đã xác định.
Không ai thấy Thiên Chúa bao giờ nếu Ngài không cho họ thấy, từ khi Đức Chúa Giê-su lên trời cho đến nay thì không ai thấy Ngài, nếu Ngài không cho họ thấy, cũng vậy, chúng ta chưa hề thấy Thiên Chúa nhưng chúng ta xác định rằng có Thiên Chúa hiện hữu trong vũ trụ; chúng ta không thấy Đức Chúa Giê-su chịu khổ hình và bị đóng đinh đến chết trên Thánh Giá, nhưng chúng ta xác tín rằng, thông phần đau khổ với Ngài trong cuộc sống hy sinh của mình, chính là được chia sẻ những đau khổ của Ngài đã chịu vì tội lỗi của nhân loại và của chúng ta.
Xác tín điều mình chưa thấy chính là đức tin của chúng ta, sống những điều mình chưa thấy là hành động của những người tin và biết phó thác cho Thiên Chúa.
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
(1) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thân Hữu
Lm Vũđình Tường
19:33 24/03/2023
Bạn bè dù thân mấy cũng có ngày người đó ra đi, nhưng tình bạn tồn tại và đó là tinh thần của bài Phúc Âm tuần này. Sau khi nhận tin đau bệnh của Lazaro, Đức Kitô không đi gặp anh ngay nhưng đợi thêm hai ngày sau mới đi. Điều này cho biết Thiên Chúa hoàn toàn tự do trong việc quyết định, chọn lựa thời điểm thích hợp nhất cho việc làm vinh danh Chúa Cha. Con người không thể quyết định thời hạn cho Thiên Chúa. Quyết định xong, Đức Kitô nói với môn đệ,
'Bạn chúng ta, Lazaro, đang nghỉ, chúng ta đi đánh thức anh dậy Gn 11,11'.
Các tông đồ không hiểu í nghĩa ngôn ngữ thuộc lãnh vực tâm linh của câu nói. Đức Kitô phải giải thích bằng ngôn ngữ thường ngày, Ngài nói, 'Lazaro đã chết'. Ngôn ngữ thuộc lãnh vực tâm linh được Giáo Hội phỏng theo cách nói của Đức Kitô khi ta cầu nguyện cho người quá cố bằng câu, xin cho người ra đi được, 'Ngủ yên trong Chúa'.
Đức Kitô và môn đệ dành tình cảm đặc biệt cho ba chị em: Martha, Mary và Lazaro. Họ cũng tôn kính các Ngài cách đặc biệt. Điều này thể hiện rõ qua tình cảm Đức Kitô dành cho ba chị em. Khi thấy họ thương khóc Lazaro cách sướt mướt, con tim Đức Kitô thổn thức, rung động và rồi Ngài cũng giọt lệ vắn dài. Dựa vào lời nói hai chị em Martha và Mary, chúng ta biết rõ mối tình cảm sâu đậm này. Gặp Đức Kitô ngoài đầu làng, Martha nói với Ngài,
'Nếu Thầy có mặt nơi đây, em con đã không chết. Nhưng con biết, bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy' Gn 11:21,33.
Martha tin vào sự liên kết, gắn bó mật thiết, không gì lay chuyển giữa Đức Kitô và Chúa Cha. Đức Kitô đáp, 'Em chị sẽ sống lại'.
Martha tin chắc điều đó, sẽ có ngày chị gặp lại em mình, nhưng không phải bây giờ, mà phải đợi đến khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết. Đức Kitô giải thích thêm, Ngài nói với chị, chính Ngài là sự sống lại.
'Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết' Gn 11,26.
Đức Kitô ban sự sống cho những ai tin vào Ngài, bởi họ được thoát ách tội lỗi và sự chết thống trị. Đức Kitô là sự sống lại và là nguồn sống của sự sống lại. Ngài là sự sống lại sau cuộc Phục Sinh vinh hiển. Ngài là nguồn sống của sự sống lại bởi Ngài nhận nguồn sống đó từ chính Chúa Cha. Chính Đức Kitô mặc khải điều này.
'Chúa Cha làm cho kẻ chết chỗi dậy và ban sự sống cho họ thế nào, thì người Con cũng ban sự sống cho ai tuỳ í' Gn 5,21.
Đức Kitô nhấn mạnh ai tin vào Ngài sẽ thừa hưởng sự sống lại ngay tại đời này, và hưởng sự sống lại đời sau.
Hai chị em Martha và Maria không bao giờ mất niềm tin nơi Dức Kitô. Nghe Martha nói Thầy đang hiện diện nơi đây, Maria vội chạy ra đầu làng đón Thầy. Ngạc nhiên thay, cô lập lại đúng điều, trùng hợp với những gì Martha đã nói với Đức Kitô,
'Nếu Thầy có mặt nơi đây, em con đã không chết'.
Trong số những kẻ đến chia sẻ nỗi buồn cùng chị em; một số thắc mắc, lên tiếng về quyền lực vô hạn của Đức Kitô. Họ nói với nhau,
'Ông ta đã mở mắt cho người mù,lại không thể làm cho anh ấy khỏi chết sao? Gn 11,37.
Đức Kitô cầu nguyện lớn tiếng xác định niềm tin của Martha và Maria; Ngài cũng nói lên mối kiên kết bền vững, không lay chuyển giữa Ngài và Chúa Cha. Ngài hỏi đặt xác Lazarô nơi đâu? Martha thưa,
'Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ được bốn ngày' Gn 11,39.
Chết là điều chắc chắn, không thể chối cãi. Con người bó tay, đầu hàng trước cái chết. Nặng mùi vì thân thể bắt đầu thối rữa; thế mà Thiên Chúa vẫn có khả năng làm sống lại. Đức Kitô bảo họ lăn tảng đá chắn cửa mồ. Đức Kitô lên tiếng gọi và Lazaro trong mộ bước ra, toàn thân còn cuốn khăn liệm. Đức Kitô bảo tháo khăn liệm cho anh, để anh được tự do, thoải mái. Anh được tự do không bị thần chết thống trị nữa.
Trước Khi gọi Lazaro, Đức Kitô lớn tiếng cầu nguyện cùng Chúa Cha. Không phải do ngẫu nhiên, trùng hợp giữa hai câu hỏi mà lại có chung một câu trả lời. Cả hai câu trả lời đều chung một mục đích, là trao ban và đón nhận niềm tin. Đức Kitô hỏi hai chị em, xác anh ấy ở đâu? Họ đáp, 'Thưa Thầy, đến mà xem'. Thánh Andre, em của thánh Phêrô cũng hỏi Đức Kitô câu, Thưa Thầy, Thầy ở đâu? Đức Kitô đáp, 'Đến mà xem' Gn 1,38tt. Ông đã đến, ngủ qua đêm và tin theo Đức Kitô. Đức Kitô cũng đến mộ Lazaro mà xem, và Ngài ban niềm tin cho những ai chứng kiến việc Ngài thực hiện để làm vinh danh Thiên Chúa. Chính Đức Kitô xác nhận điều này qua lời cầu nguyện lớn tiếng,
'Phần Con, Con biết Cha hằng nhậm lời Con, nhưng vì đám đông đứng quanh đây, nên Con nói để họ tin là Cha đã sai Con' Gn 11,42.
Cả Đức Kitô lẫn môn đệ biết rõ đến Judea sẽ gặp nạn, sẽ bị các Thượng Tế và nhóm Pharisiêu tìm cách giết. Sự chết không ngăn cản điều Đức Kitô thực hiện để làm vinh danh Chúa Cha. Ông Toma sợ toát mồ hôi, phản đối mãnh liệt; ông nói với đồng bạn,
'Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy' Gn 11,16.
Môn đệ đặt sự an toàn cá nhân trên tình thân hữu. Đức Kitô đặt tình thân hữu lên trên an toàn cá nhân. Các Thượng Tế và nhóm Pharisieu quyết định giết Đức Kitô vì họ sợ Ngài. Bởi Đức Kitô ảnh hưởng quá mạnh trên dân chúng nên nhóm Thượng Tế và Pharisieu sợ mất ảnh hưởng, sợ mất sự ủng hộ của đám đông, nên quyết định tiêu diệt Đức Kitô.
Ban sự sống lại cho bạn là Lazarô, Đức Kitô chấp nhận chết thay cho anh, và cho cả chúng ta nữa, bởi Bí Tích Thanh Tẩy biến chúng ta thành bạn hữu của Thiên Chúa. Trở thành thân hữu của Đức Kitô đồng nghĩa với chia sẻ đau khổ và Phục Sinh của Ngài và chính Ngài chia sẻ đau khổ, lo âu của chính chúng ta, và ban cho chúng ta sự sống trường sinh.
TiengChuong.org
Friendship
Friends do die, but not friendship; that is the spirit of today's Gospel. After receiving Lazarus' illness message from Martha and Mary, his friends, Jesus delayed for two more days. God acts at the time of his choosing. We can't dictate God's schedule. Jesus told his disciples,
'Our friend Lazarus is resting, and I am going to wake him'.
This confused the disciples because Jesus used not ordinary daily language, but a higher one. He then told them in plain words, 'Lazarus is dead', Jn 11,11. Today, the Church adopts Jesus' language, in praying for death; we say,
'May they sleep in Christ'.
Jesus and his disciples have a special relationship with Martha, Mary, and Lazarus. They too, have a special bond with Jesus. It is demonstrated through Jesus' emotion. He wept and was in great distress. When the sisters encountered Jesus, the tone of their language revealed their deep love for Jesus. Martha met Jesus, and said to him,
'If you had been here, my brother would not have died, but I know that, even now, whatever you ask of God, he will grant you' Jn 11,21, 33.
Martha firmly believed in unity, the unbreakable bond between Jesus and God the Father. Jesus told her,
'Your brother will rise again' Jn 11,24.
She believes that she won't see him now, but in the future, at the time of the resurrection. Jesus assured Martha that he is the resurrection,
'Whoever lives and believes in me will never die' Jn 11,26.
The resurrection is given to those who believe in Him. They will live now; because they are no longer under the power of sin and death. Jesus is both the resurrection; and the source of resurrection; the former happens after the crucifixion, and the latter is right here, now because it comes from the Father, 'The Father raises the dead and gives them life' Jn 5,20.
Jesus emphasises that those who believe in him share his resurrection right now, and in the time to come.
The sisters have never lost hope in Jesus. Martha informed Mary that, 'The Master is here'. She quickly ran to see him. She said exactly the word Martha had said earlier,
'Lord, if you had been here, my brother would not have died'.
There is a wonder amongst the sympathisers about Jesus' unlimited power.
'He opened the eyes of the blind man, could he not have prevented this man's death? Jn 11, 38'.
Jesus' out-loud prayer confirms Martha's faith; and the unity between Jesus and the Father. It also confirms the unlimited power of God.
'By now he will smell; this is the fourth day' Jn 11,39.
Death is certain; human power is exhausted. There is nothing we can do. It is finished for us, but not for God. Jesus called Lazarus' name and the dead man came out. 'Unbound him', he said, 'Let him go free'; free from the power of death.
It is no coincidence that the two similar questions have the same answer. Jesus asked Mary 'Where have you put him?'. She replied, 'Lord, come and see'. Andrew, Peter's brother, asked Jesus, where do you live? Jesus replied 'come and see'. He came and saw and had life- Jn 1,38ff. Jesus comes and sees Lazarus' tomb and the sympathizers have faith. His prayers confirm this,
'...for the sake of all these who stand around me, so that may believe it was you who sent me' Jn 11,42.
Both Jesus and his disciples are fully aware of the danger of the trip to Judaea. Thomas protests saying,
'Let us go too, and die with him Jn 11,16'.
Death would not deter Jesus from visiting his friends. The disciples place their own safety before friendship; Jesus places his love for his friends, and ours, before his life. He knew his death was imminent, but it would not stop him giving glory to the Father. The chief priests and Pharisees plot to kill Jesus for fear of losing public support, and their popularity.
Giving life to his friend, Lazarus, Jesus chooses to die in his place. Being friends with Jesus means he shares our grief and we share his, and receive the gift of eternal life.
'Bạn chúng ta, Lazaro, đang nghỉ, chúng ta đi đánh thức anh dậy Gn 11,11'.
Các tông đồ không hiểu í nghĩa ngôn ngữ thuộc lãnh vực tâm linh của câu nói. Đức Kitô phải giải thích bằng ngôn ngữ thường ngày, Ngài nói, 'Lazaro đã chết'. Ngôn ngữ thuộc lãnh vực tâm linh được Giáo Hội phỏng theo cách nói của Đức Kitô khi ta cầu nguyện cho người quá cố bằng câu, xin cho người ra đi được, 'Ngủ yên trong Chúa'.
Đức Kitô và môn đệ dành tình cảm đặc biệt cho ba chị em: Martha, Mary và Lazaro. Họ cũng tôn kính các Ngài cách đặc biệt. Điều này thể hiện rõ qua tình cảm Đức Kitô dành cho ba chị em. Khi thấy họ thương khóc Lazaro cách sướt mướt, con tim Đức Kitô thổn thức, rung động và rồi Ngài cũng giọt lệ vắn dài. Dựa vào lời nói hai chị em Martha và Mary, chúng ta biết rõ mối tình cảm sâu đậm này. Gặp Đức Kitô ngoài đầu làng, Martha nói với Ngài,
'Nếu Thầy có mặt nơi đây, em con đã không chết. Nhưng con biết, bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy' Gn 11:21,33.
Martha tin vào sự liên kết, gắn bó mật thiết, không gì lay chuyển giữa Đức Kitô và Chúa Cha. Đức Kitô đáp, 'Em chị sẽ sống lại'.
Martha tin chắc điều đó, sẽ có ngày chị gặp lại em mình, nhưng không phải bây giờ, mà phải đợi đến khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết. Đức Kitô giải thích thêm, Ngài nói với chị, chính Ngài là sự sống lại.
'Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết' Gn 11,26.
Đức Kitô ban sự sống cho những ai tin vào Ngài, bởi họ được thoát ách tội lỗi và sự chết thống trị. Đức Kitô là sự sống lại và là nguồn sống của sự sống lại. Ngài là sự sống lại sau cuộc Phục Sinh vinh hiển. Ngài là nguồn sống của sự sống lại bởi Ngài nhận nguồn sống đó từ chính Chúa Cha. Chính Đức Kitô mặc khải điều này.
'Chúa Cha làm cho kẻ chết chỗi dậy và ban sự sống cho họ thế nào, thì người Con cũng ban sự sống cho ai tuỳ í' Gn 5,21.
Đức Kitô nhấn mạnh ai tin vào Ngài sẽ thừa hưởng sự sống lại ngay tại đời này, và hưởng sự sống lại đời sau.
Hai chị em Martha và Maria không bao giờ mất niềm tin nơi Dức Kitô. Nghe Martha nói Thầy đang hiện diện nơi đây, Maria vội chạy ra đầu làng đón Thầy. Ngạc nhiên thay, cô lập lại đúng điều, trùng hợp với những gì Martha đã nói với Đức Kitô,
'Nếu Thầy có mặt nơi đây, em con đã không chết'.
Trong số những kẻ đến chia sẻ nỗi buồn cùng chị em; một số thắc mắc, lên tiếng về quyền lực vô hạn của Đức Kitô. Họ nói với nhau,
'Ông ta đã mở mắt cho người mù,lại không thể làm cho anh ấy khỏi chết sao? Gn 11,37.
Đức Kitô cầu nguyện lớn tiếng xác định niềm tin của Martha và Maria; Ngài cũng nói lên mối kiên kết bền vững, không lay chuyển giữa Ngài và Chúa Cha. Ngài hỏi đặt xác Lazarô nơi đâu? Martha thưa,
'Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ được bốn ngày' Gn 11,39.
Chết là điều chắc chắn, không thể chối cãi. Con người bó tay, đầu hàng trước cái chết. Nặng mùi vì thân thể bắt đầu thối rữa; thế mà Thiên Chúa vẫn có khả năng làm sống lại. Đức Kitô bảo họ lăn tảng đá chắn cửa mồ. Đức Kitô lên tiếng gọi và Lazaro trong mộ bước ra, toàn thân còn cuốn khăn liệm. Đức Kitô bảo tháo khăn liệm cho anh, để anh được tự do, thoải mái. Anh được tự do không bị thần chết thống trị nữa.
Trước Khi gọi Lazaro, Đức Kitô lớn tiếng cầu nguyện cùng Chúa Cha. Không phải do ngẫu nhiên, trùng hợp giữa hai câu hỏi mà lại có chung một câu trả lời. Cả hai câu trả lời đều chung một mục đích, là trao ban và đón nhận niềm tin. Đức Kitô hỏi hai chị em, xác anh ấy ở đâu? Họ đáp, 'Thưa Thầy, đến mà xem'. Thánh Andre, em của thánh Phêrô cũng hỏi Đức Kitô câu, Thưa Thầy, Thầy ở đâu? Đức Kitô đáp, 'Đến mà xem' Gn 1,38tt. Ông đã đến, ngủ qua đêm và tin theo Đức Kitô. Đức Kitô cũng đến mộ Lazaro mà xem, và Ngài ban niềm tin cho những ai chứng kiến việc Ngài thực hiện để làm vinh danh Thiên Chúa. Chính Đức Kitô xác nhận điều này qua lời cầu nguyện lớn tiếng,
'Phần Con, Con biết Cha hằng nhậm lời Con, nhưng vì đám đông đứng quanh đây, nên Con nói để họ tin là Cha đã sai Con' Gn 11,42.
Cả Đức Kitô lẫn môn đệ biết rõ đến Judea sẽ gặp nạn, sẽ bị các Thượng Tế và nhóm Pharisiêu tìm cách giết. Sự chết không ngăn cản điều Đức Kitô thực hiện để làm vinh danh Chúa Cha. Ông Toma sợ toát mồ hôi, phản đối mãnh liệt; ông nói với đồng bạn,
'Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy' Gn 11,16.
Môn đệ đặt sự an toàn cá nhân trên tình thân hữu. Đức Kitô đặt tình thân hữu lên trên an toàn cá nhân. Các Thượng Tế và nhóm Pharisieu quyết định giết Đức Kitô vì họ sợ Ngài. Bởi Đức Kitô ảnh hưởng quá mạnh trên dân chúng nên nhóm Thượng Tế và Pharisieu sợ mất ảnh hưởng, sợ mất sự ủng hộ của đám đông, nên quyết định tiêu diệt Đức Kitô.
Ban sự sống lại cho bạn là Lazarô, Đức Kitô chấp nhận chết thay cho anh, và cho cả chúng ta nữa, bởi Bí Tích Thanh Tẩy biến chúng ta thành bạn hữu của Thiên Chúa. Trở thành thân hữu của Đức Kitô đồng nghĩa với chia sẻ đau khổ và Phục Sinh của Ngài và chính Ngài chia sẻ đau khổ, lo âu của chính chúng ta, và ban cho chúng ta sự sống trường sinh.
TiengChuong.org
Friendship
Friends do die, but not friendship; that is the spirit of today's Gospel. After receiving Lazarus' illness message from Martha and Mary, his friends, Jesus delayed for two more days. God acts at the time of his choosing. We can't dictate God's schedule. Jesus told his disciples,
'Our friend Lazarus is resting, and I am going to wake him'.
This confused the disciples because Jesus used not ordinary daily language, but a higher one. He then told them in plain words, 'Lazarus is dead', Jn 11,11. Today, the Church adopts Jesus' language, in praying for death; we say,
'May they sleep in Christ'.
Jesus and his disciples have a special relationship with Martha, Mary, and Lazarus. They too, have a special bond with Jesus. It is demonstrated through Jesus' emotion. He wept and was in great distress. When the sisters encountered Jesus, the tone of their language revealed their deep love for Jesus. Martha met Jesus, and said to him,
'If you had been here, my brother would not have died, but I know that, even now, whatever you ask of God, he will grant you' Jn 11,21, 33.
Martha firmly believed in unity, the unbreakable bond between Jesus and God the Father. Jesus told her,
'Your brother will rise again' Jn 11,24.
She believes that she won't see him now, but in the future, at the time of the resurrection. Jesus assured Martha that he is the resurrection,
'Whoever lives and believes in me will never die' Jn 11,26.
The resurrection is given to those who believe in Him. They will live now; because they are no longer under the power of sin and death. Jesus is both the resurrection; and the source of resurrection; the former happens after the crucifixion, and the latter is right here, now because it comes from the Father, 'The Father raises the dead and gives them life' Jn 5,20.
Jesus emphasises that those who believe in him share his resurrection right now, and in the time to come.
The sisters have never lost hope in Jesus. Martha informed Mary that, 'The Master is here'. She quickly ran to see him. She said exactly the word Martha had said earlier,
'Lord, if you had been here, my brother would not have died'.
There is a wonder amongst the sympathisers about Jesus' unlimited power.
'He opened the eyes of the blind man, could he not have prevented this man's death? Jn 11, 38'.
Jesus' out-loud prayer confirms Martha's faith; and the unity between Jesus and the Father. It also confirms the unlimited power of God.
'By now he will smell; this is the fourth day' Jn 11,39.
Death is certain; human power is exhausted. There is nothing we can do. It is finished for us, but not for God. Jesus called Lazarus' name and the dead man came out. 'Unbound him', he said, 'Let him go free'; free from the power of death.
It is no coincidence that the two similar questions have the same answer. Jesus asked Mary 'Where have you put him?'. She replied, 'Lord, come and see'. Andrew, Peter's brother, asked Jesus, where do you live? Jesus replied 'come and see'. He came and saw and had life- Jn 1,38ff. Jesus comes and sees Lazarus' tomb and the sympathizers have faith. His prayers confirm this,
'...for the sake of all these who stand around me, so that may believe it was you who sent me' Jn 11,42.
Both Jesus and his disciples are fully aware of the danger of the trip to Judaea. Thomas protests saying,
'Let us go too, and die with him Jn 11,16'.
Death would not deter Jesus from visiting his friends. The disciples place their own safety before friendship; Jesus places his love for his friends, and ours, before his life. He knew his death was imminent, but it would not stop him giving glory to the Father. The chief priests and Pharisees plot to kill Jesus for fear of losing public support, and their popularity.
Giving life to his friend, Lazarus, Jesus chooses to die in his place. Being friends with Jesus means he shares our grief and we share his, and receive the gift of eternal life.
Sự Hồi Sinh Lazaro Có Ý Nghĩa Gì Với Chúng Ta?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
20:46 24/03/2023
Sự Hồi Sinh Lazaro Có Ý Nghĩa Gì Với Chúng Ta?
(Suy niệm Chúa nhật V Mùa Chay)
Ước mơ của bao người từ bao đời là luôn được sống mãi, nhưng thực tế ai ai cũng phải đối diện với cái chết, đó là một sự thật nghiệt ngã. Thánh Vịnh đã viết: “Người khôn cũng chết, kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong” (Tv 49, 11). Tuy nhiên, chết có phải là hết không? Trong lịch sử, đã có nhiều người cho rằng chết là hết, nhưng đại đa số đều tin linh hồn bất tử vì linh hồn con người không được cấu tạo bằng chất liệu như thân xác. Nhưng những câu hỏi như: linh hồn đi đâu sau khi chết, linh hồn của kẻ lành và kẻ dữ có cùng chung một số phận, con người sẽ làm gì trong cuộc sống đời sau… chỉ tìm thấy câu trả lời thỏa đáng trong đạo Công Giáo.
Các bài học hôm nay chuyển hướng từ bầu khí Mùa Chay để hướng chúng ta tới bầu khí của sự sống lại và sự sống. Trong bài đọc I, (Ed 37, 12-14) trình thuật hôm nay là đoạn kết của “thị kiến ruộng xương khô.” Thiên Chúa có uy quyền tạo dựng và Ngài cũng có uy quyền tái tạo dựng. Ngài truyền cho ngôn sứ Ezekiel tuyên sấm trên các xương khô để chúng tháp nhập lại với nhau, có gân để giữ, có da để bọc, nhưng chưa có hơi thở để sống. Thiên Chúa cho chúng hơi thở và chúng trở thành những con người sống. Trong bài đọc II, (Rm 8, 8-11) thánh Phaolô so sánh hai lối sống theo xác thịt và theo thần khí. Lối sống làm nô lệ cho xác thịt chỉ đưa con người tới sự hủy diệt, nhưng lối sống theo thần khí sẽ làm cho con người được sống và sống muôn đời. Trong Phúc m, (Ga 11, 1-45) thánh Gioan tường thuật Chúa Giêsu làm một phép lạ chưa từng nghe nói tới. Ngài cho Lazarô sau khi đã chết 4 ngày được sống lại. Ngài cũng mặc khải cho con người chiều kích cánh chung hiện tại: “bất cứ ai sống và tin vào Ngài sẽ không bao giờ phải chết.”
Hôm nay, trong khuôn khổ bài chia sẻ này, chúng ta cùng nhau tìm ra ý nghĩa sau sự hoàn sinh của Lazaro của Đức Giê-su. Bài học chúng ta rút ra được từ phép lạ có một không hai này là gì? Phải chăng chỉ có Thiên Chúa mới là chủ của sự sống và sự chết, còn con người chúng ta thì không? Phải chăng sự chết là điều tất yếu đối với con người? Có chết mới có sự sống lại. Hạt lúa phải thổi đi, phải chết đi mới sinh ra được bông hạt khác là vậy. Sự hồi sinh của Lazaro bởi quyền năng của Thiên Chúa nói lên rằng con người cũng sẽ được hồi sinh, sẽ được sống lại sau khi chết. Sự hồi sinh của Lazaro báo trước sự phục sinh của Đức Giêsu trong tương lai. Chính Đức Giêsu cũng sẽ chịu chết và sẽ phục sinh sau ngày thứ ba. Đức Giê-su đã thẳng thắn tuyên bố: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết.” (Ga 11, 25-26).
Sau khi tổ tông loài người phạm tội bất tuân với Thiên Chúa, loài người phải đối diện với đau khổ, nhất là phải đối diện với cái chết. Quả thật, vì Adam cũ mà con người phải chết, nhưng nhờ Adam mới là Đức Ki-tô, Ngôi Lời Nhập Thể, đã đến trần gian để cứu chuộc con người để con người được sống và sống dồi dào. Chính Thiên Chúa, ngang qua Đức Giê-su đã đến trần gian để đem lại sự sống cho con người. Sự sống mà Đức Giê-su đem lại là sự sống đích thực, sự sống đời đời, sự sống viên mãn, sự sống vĩnh cửu. “Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người.” (Rm 5,15).
Mặt khác, qua việc hồi sinh La-da-rô, Chúa Giêsu đã mạc khải cho loài người biết, Ngài là Đấng Thiên Sai đến để cứu độ trần gian. Ngài làm chủ vũ trụ, làm chủ không gian và thời gian, Ngài làm chủ sự sống và sự chết. Ngài nắm trong tay dũng lực quyền năng, sống và chết đều thuộc về Ngài, như lời Chúa đã nói: “Chúa Cha làm cho kẻ chết trỗi dậy và ban sự sống cho họ thế nào, thì người Con cũng ban sự sống cho ai tuỳ ý” (Ga 5, 21). Chúa Giêsu còn tỏ ra cho loài người biết điều hết sức quan trọng, đó là: “Ai nghe lời tôi và tin vào Đấng đã sai tôi, thì có sự sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng đã từ cõi chết bước vào cõi sống. Và chính là lúc này đây, giờ các kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa; ai nghe thì sẽ được sống” (Ga 5, 24-25). Chúa Giêsu chính là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa. Ngài đã đem sự sống đến thế gian, để tất cả những ai đặt trọn niềm tin nơi Ngài, dù có chết cũng chỉ là giấc ngủ mà thôi, như trường hợp của La-da-rô mà Chúa Giêsu đã nói trong Tin Mừng hôm nay: “La-da-rô, bạn của chúng ta, đang yên giấc; tuy vậy, Thầy đi đánh thức anh ấy đây.” (Ga 11, 11).
Quả thật, chúng ta là những ‘Lazaro’ đang sống về thể xác, nhưng có thể chúng ta đã và đang chết về linh hồn, về niềm tin. Chúng ta đang dính bén với các thứ tội “...tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng.” (Mc 7, 21-22). Đây là những thứ tội đã và đang làm cho chúng ta chết dần chết mòn mỗi ngày. Muốn được cứu, muốn được sạch hay muốn được sống, chúng ta hãy bén rễ sâu vào Đức Giê-su, Đấng là nguồn mạch mọi sự thánh thiện. Chính Đức Giê-su là Ánh sáng trần gian, là sự sống lại và là sự sống. Chúng ta chỉ thật sự được sống lại và sống đời đời khi chúng ta biết đặt niềm tin vững bền vào Ngài. Như Lazaro được phục sinh bởi Đức Giêsu, Thiên Chúa Hằng Sống, thì mỗi chúng ta cũng sẽ được phục sinh với Đức Giê-su nếu chúng ta cùng chịu đóng đinh, chịu chết với Ngài. Thánh Phaolô đã khẳng định: “Nếu chúng ta cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta.” (Rm 6,8). Trong bài đọc II, Thánh Phaolô mời gọi chúng ta về lối sống theo thần khí là lối sống của Chúa. Thật vậy, ai sống theo tính xác thịt thì sẽ phải chết, còn ai sống theo thần khí sẽ được sống. Lối sống theo xác thịt thuộc về ma quỷ, thuộc về sự chết, ngược lại, bước theo thần khí thì là đi theo đường lối của Thiên Chúa, đường lối của sự sống, của hạnh phúc. Thật vậy, “Nếu Thần khí ngự trong anh em, Thần khí của Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới.” (Rm 8,11).
Vì thế, gần đến đại lễ Phục Sinh, chúng ta được chim ngắm dung nhan sống lại của Anh Lazaro ngang qua phép lạ của Đức Giê-su để củng cố đức tin của chúng ta vào Đức Giê-su, Ngôi Lời Thiên Chúa. Ngài là Sự sống lại và là sự sống. Nơi Ngài, con người chúng ta được sống đời đời. Nơi Ngài, cái chết sẽ bị đánh bại. Nơi Ngài, con người sẽ được giải thoát. Thật vậy, đã là người ai cũng phải chết. Cái chết làm chúng ta đau buồn, mất mát và đau thương. Nhưng đối với những ai đặt trọn niềm tin tưởng, phó thác nơi Chúa Kitô thì dù có chết cũng sẽ được sống, vì Chúa đến thế gian để tiêu diệt sự chết, làm cho con người được sống, như chính Chúa đã nói với Mác-ta: “Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11,25-26). Chúng ta có tin như vậy không?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật V Mùa Chay)
Ước mơ của bao người từ bao đời là luôn được sống mãi, nhưng thực tế ai ai cũng phải đối diện với cái chết, đó là một sự thật nghiệt ngã. Thánh Vịnh đã viết: “Người khôn cũng chết, kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong” (Tv 49, 11). Tuy nhiên, chết có phải là hết không? Trong lịch sử, đã có nhiều người cho rằng chết là hết, nhưng đại đa số đều tin linh hồn bất tử vì linh hồn con người không được cấu tạo bằng chất liệu như thân xác. Nhưng những câu hỏi như: linh hồn đi đâu sau khi chết, linh hồn của kẻ lành và kẻ dữ có cùng chung một số phận, con người sẽ làm gì trong cuộc sống đời sau… chỉ tìm thấy câu trả lời thỏa đáng trong đạo Công Giáo.
Các bài học hôm nay chuyển hướng từ bầu khí Mùa Chay để hướng chúng ta tới bầu khí của sự sống lại và sự sống. Trong bài đọc I, (Ed 37, 12-14) trình thuật hôm nay là đoạn kết của “thị kiến ruộng xương khô.” Thiên Chúa có uy quyền tạo dựng và Ngài cũng có uy quyền tái tạo dựng. Ngài truyền cho ngôn sứ Ezekiel tuyên sấm trên các xương khô để chúng tháp nhập lại với nhau, có gân để giữ, có da để bọc, nhưng chưa có hơi thở để sống. Thiên Chúa cho chúng hơi thở và chúng trở thành những con người sống. Trong bài đọc II, (Rm 8, 8-11) thánh Phaolô so sánh hai lối sống theo xác thịt và theo thần khí. Lối sống làm nô lệ cho xác thịt chỉ đưa con người tới sự hủy diệt, nhưng lối sống theo thần khí sẽ làm cho con người được sống và sống muôn đời. Trong Phúc m, (Ga 11, 1-45) thánh Gioan tường thuật Chúa Giêsu làm một phép lạ chưa từng nghe nói tới. Ngài cho Lazarô sau khi đã chết 4 ngày được sống lại. Ngài cũng mặc khải cho con người chiều kích cánh chung hiện tại: “bất cứ ai sống và tin vào Ngài sẽ không bao giờ phải chết.”
Hôm nay, trong khuôn khổ bài chia sẻ này, chúng ta cùng nhau tìm ra ý nghĩa sau sự hoàn sinh của Lazaro của Đức Giê-su. Bài học chúng ta rút ra được từ phép lạ có một không hai này là gì? Phải chăng chỉ có Thiên Chúa mới là chủ của sự sống và sự chết, còn con người chúng ta thì không? Phải chăng sự chết là điều tất yếu đối với con người? Có chết mới có sự sống lại. Hạt lúa phải thổi đi, phải chết đi mới sinh ra được bông hạt khác là vậy. Sự hồi sinh của Lazaro bởi quyền năng của Thiên Chúa nói lên rằng con người cũng sẽ được hồi sinh, sẽ được sống lại sau khi chết. Sự hồi sinh của Lazaro báo trước sự phục sinh của Đức Giêsu trong tương lai. Chính Đức Giêsu cũng sẽ chịu chết và sẽ phục sinh sau ngày thứ ba. Đức Giê-su đã thẳng thắn tuyên bố: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết.” (Ga 11, 25-26).
Sau khi tổ tông loài người phạm tội bất tuân với Thiên Chúa, loài người phải đối diện với đau khổ, nhất là phải đối diện với cái chết. Quả thật, vì Adam cũ mà con người phải chết, nhưng nhờ Adam mới là Đức Ki-tô, Ngôi Lời Nhập Thể, đã đến trần gian để cứu chuộc con người để con người được sống và sống dồi dào. Chính Thiên Chúa, ngang qua Đức Giê-su đã đến trần gian để đem lại sự sống cho con người. Sự sống mà Đức Giê-su đem lại là sự sống đích thực, sự sống đời đời, sự sống viên mãn, sự sống vĩnh cửu. “Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người.” (Rm 5,15).
Mặt khác, qua việc hồi sinh La-da-rô, Chúa Giêsu đã mạc khải cho loài người biết, Ngài là Đấng Thiên Sai đến để cứu độ trần gian. Ngài làm chủ vũ trụ, làm chủ không gian và thời gian, Ngài làm chủ sự sống và sự chết. Ngài nắm trong tay dũng lực quyền năng, sống và chết đều thuộc về Ngài, như lời Chúa đã nói: “Chúa Cha làm cho kẻ chết trỗi dậy và ban sự sống cho họ thế nào, thì người Con cũng ban sự sống cho ai tuỳ ý” (Ga 5, 21). Chúa Giêsu còn tỏ ra cho loài người biết điều hết sức quan trọng, đó là: “Ai nghe lời tôi và tin vào Đấng đã sai tôi, thì có sự sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng đã từ cõi chết bước vào cõi sống. Và chính là lúc này đây, giờ các kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa; ai nghe thì sẽ được sống” (Ga 5, 24-25). Chúa Giêsu chính là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa. Ngài đã đem sự sống đến thế gian, để tất cả những ai đặt trọn niềm tin nơi Ngài, dù có chết cũng chỉ là giấc ngủ mà thôi, như trường hợp của La-da-rô mà Chúa Giêsu đã nói trong Tin Mừng hôm nay: “La-da-rô, bạn của chúng ta, đang yên giấc; tuy vậy, Thầy đi đánh thức anh ấy đây.” (Ga 11, 11).
Quả thật, chúng ta là những ‘Lazaro’ đang sống về thể xác, nhưng có thể chúng ta đã và đang chết về linh hồn, về niềm tin. Chúng ta đang dính bén với các thứ tội “...tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng.” (Mc 7, 21-22). Đây là những thứ tội đã và đang làm cho chúng ta chết dần chết mòn mỗi ngày. Muốn được cứu, muốn được sạch hay muốn được sống, chúng ta hãy bén rễ sâu vào Đức Giê-su, Đấng là nguồn mạch mọi sự thánh thiện. Chính Đức Giê-su là Ánh sáng trần gian, là sự sống lại và là sự sống. Chúng ta chỉ thật sự được sống lại và sống đời đời khi chúng ta biết đặt niềm tin vững bền vào Ngài. Như Lazaro được phục sinh bởi Đức Giêsu, Thiên Chúa Hằng Sống, thì mỗi chúng ta cũng sẽ được phục sinh với Đức Giê-su nếu chúng ta cùng chịu đóng đinh, chịu chết với Ngài. Thánh Phaolô đã khẳng định: “Nếu chúng ta cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta.” (Rm 6,8). Trong bài đọc II, Thánh Phaolô mời gọi chúng ta về lối sống theo thần khí là lối sống của Chúa. Thật vậy, ai sống theo tính xác thịt thì sẽ phải chết, còn ai sống theo thần khí sẽ được sống. Lối sống theo xác thịt thuộc về ma quỷ, thuộc về sự chết, ngược lại, bước theo thần khí thì là đi theo đường lối của Thiên Chúa, đường lối của sự sống, của hạnh phúc. Thật vậy, “Nếu Thần khí ngự trong anh em, Thần khí của Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới.” (Rm 8,11).
Vì thế, gần đến đại lễ Phục Sinh, chúng ta được chim ngắm dung nhan sống lại của Anh Lazaro ngang qua phép lạ của Đức Giê-su để củng cố đức tin của chúng ta vào Đức Giê-su, Ngôi Lời Thiên Chúa. Ngài là Sự sống lại và là sự sống. Nơi Ngài, con người chúng ta được sống đời đời. Nơi Ngài, cái chết sẽ bị đánh bại. Nơi Ngài, con người sẽ được giải thoát. Thật vậy, đã là người ai cũng phải chết. Cái chết làm chúng ta đau buồn, mất mát và đau thương. Nhưng đối với những ai đặt trọn niềm tin tưởng, phó thác nơi Chúa Kitô thì dù có chết cũng sẽ được sống, vì Chúa đến thế gian để tiêu diệt sự chết, làm cho con người được sống, như chính Chúa đã nói với Mác-ta: “Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11,25-26). Chúng ta có tin như vậy không?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thế nào là đồng hành chân chính?
Vu Van An
13:40 24/03/2023
Trên Blog https://catholicmissionarydisciples.com Marcel Lejeune, cho rằng nếu chúng ta lập một danh sách các từ Công Giáo thường dùng, thì chúng ta phải đặt từ “đồng hành” gần ở đầu danh sách ấy. Nó được sử dụng theo nhiều cách khác nhau và nhiều cách sử dụng khá mơ hồ. Ông hy vọng sẽ tìm hiểu sâu hơn một chút trong blog này về ý nghĩa thực sự của thuật ngữ này đối với chúng ta trong tư cách những nhà truyền giáo và lãnh đạo Công Giáo.
Thuật ngữ đồng hành đã được phổ biến bởi Đức Thánh Cha Phanxicô, nhưng ý tưởng đồng hành với những người khác đã là một phần trong truyền thống của Giáo hội ngay từ đầu. Ý tưởng căn bản là đi bên cạnh người khác về mặt thiêng liêng. Về phương diện thừa tác mục vụ, truyền giảng Tin Mừng và tư cách môn đệ, điều này có nghĩa là cùng đi với ai đó hướng tới mục tiêu thiêng liêng (thí dụ: hoán cải, thiên đàng, thánh thiện, v.v.). Nó không đi trước hay đi sau, mà đi bên cạnh. Điều này cho chúng ta biết khá nhiều về việc đồng hành không phải là gì.
Để đồng hành với một người khác, người ta KHÔNG phải chỉ là:
* một người bạn thân - mặc dù nó có mối liên hệ ở ngay cốt lõi của nó.
* một hướng dẫn viên du lịch - mặc dù người ta có thể cần giúp để vạch ra con đường phía trước.
* một giáo viên - mặc dù nó có sự thật cần được công bố.
* một cố vấn - mặc dù nó liên quan đến việc lắng nghe và hiểu biết.
* một vị giải tội - mặc dù nó liên quan đến sự trung thực, dễ bị tổn thương và tính chân thực.
* một người đi kèm [chaperone]- mặc dù nó giúp thiết lập ranh giới, khi thích hợp.
* một vị linh hướng - mặc dù nó liên quan đến sự tăng trưởng tâm linh.
* một nhà hộ giáo - mặc dù nó liên quan đến việc trả lời các câu hỏi.
Vậy, phải coi nó ra sao? Câu chuyện về đường Emmau (Lc 24) cho chúng ta một số bối cảnh. Trong đó chúng ta tìm thấy:
* Tất cả những người can dự (Chúa Giêsu và 2 môn đệ) đều tham gia vào cuộc đối thoại. Trong khi giúp dẫn dắt cuộc trò chuyện, Chúa Giêsu để hai người kia đặt chủ đề cho cuộc trò chuyện.
* Họ đi cạnh nhau và lắng nghe những suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn của nhau, v.v. Hãy lưu ý rằng Chúa Giêsu bắt đầu bằng cách đi bên cạnh hai người đàn ông và bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách đặt câu hỏi.
* Mối liên hệ/Tình bạn được xây dựng trên sự tín thác và thời gian ở bên nhau. Sau một thời gian, hai môn đệ (ít nhất) bị thu hút bởi Chúa Giêsu và mời ngài ở lại với họ lâu hơn.
* Mục tiêu là giúp những người khác tin vào Thiên Chúa, được hoán cải và giúp nhau trở thành môn đệ hoặc phát triển trong tư cách môn đệ. Chúng ta lưu ý: câu chuyện bắt đầu với “khuôn mặt của họ ủ rũ” và kết thúc với “trái tim họ bùng cháy”.
Khi bình luận về câu chuyện này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhở chúng ta rằng hai môn đệ cuối cùng đã quay trở lại Giêrusalem để tuyên bố Chúa Giêsu đã thực sự sống lại. Bằng cách để Chúa Giêsu cố ý đồng hành cùng những người này, kết quả là một sự hoán cải. Có một kết quả dứt khoát của đồng hành. Đây cũng là kết quả mà Giáo hội cần ngày nay:
“Chúng ta cần một Giáo hội có khả năng bước đi bên cạnh mọi người, làm nhiều việc hơn là chỉ lắng nghe họ; một Giáo hội đồng hành với họ trên hành trình của họ; một Giáo hội có khả năng hiểu được “đêm tối” ẩn chứa trong cuộc trốn chạy của rất nhiều anh chị em của chúng ta khỏi Giêrusalem; một Giáo hội nhận ra rằng những lý do tại sao người ta rời bỏ cũng chứa đựng những lý do tại sao cuối cùng họ có thể trở lại.Nhưng chúng ta cần biết cách can đảm giải thích bức tranh lớn hơn. Chúa Giêsu làm ấm lòng các môn đệ Emmau.
“Tôi muốn tất cả chúng ta ngày nay hãy tự hỏi: chúng ta có còn là một Giáo hội có khả năng sưởi ấm các trái tim không? Một Giáo hội có khả năng dẫn người ta trở lại Giêrusalem? Đưa họ trở về nhà? Giêrusalem là cội nguồn của chúng ta: Kinh thánh, giáo lý, các bí tích, cộng đồng, tình bạn với Chúa, Mẹ Maria và các tông đồ… Liệu chúng ta có thể nói về những gốc rễ này theo cách có thể làm sống lại cảm giác kinh ngạc trước vẻ đẹp của chúng không?”
Khi chúng ta đồng hành cùng một người khác, đây là một số yếu tố có thể giúp hướng dẫn mối liên hệ:
* Ý hướng. Nếu bạn không có mục đích rõ ràng về lý do tại sao bạn lại ở trong mối liên hệ, thì bạn sẽ không bao giờ có thể đồng hành đúng nghĩa với bất cứ ai. Mục đích rõ ràng của việc đào tạo môn đệ của Chúa Giêsu cần được đặt lên hàng đầu trong mọi phần của mối liên hệ.
* Sẵn có đó cho người khác. Bạn không thể thực sự phát triển trong một mối liên hệ nếu bạn không sẵn sàng có đó cho nhau. Điều này có nghĩa là dành thời gian cho nhau và đặt ưu tiên cho thời gian cần thiết để xây dựng một mối liên hệ như vậy.
* Tính chân thực. Để cùng nhau phát triển việc gần gũi hơn với Thiên Chúa, bạn sẽ phải chân thực với nhau. Điều này có nghĩa là biểu lộ việc bạn đáng tin, đáng cậy và duyên dáng. Một cách khác để diễn đạt điều này - đừng kỳ quặc đến mức khiến người khác không tin tưởng vào Chúa Giêsu hoặc Giáo hội.
* Tính dễ bị tổn thương. Sau khi bạn bắt đầu xây dựng mối liên hệ, cần phải có một mức độ dễ bị tổn thương thích đáng. Điều này không có nghĩa là mang theo những bí mật sâu kín nhất của bạn, mà là cởi bỏ những chiếc mặt nạ mà đôi khi chúng ta ẩn ở đằng sau và cho thấy thực tại chúng ta là ai.
* Trách nhiệm giải trình với nhau. Một khi chúng ta dễ bị tổn thương, chúng ta có thể bắt đầu có trách nhiệm giải trình thực sự. Trách nhiệm giải trình không phải là vung vẩy ngón tay khi ai đó làm sai, mà là cùng nhau thực hiện các mục tiêu mà mỗi chúng ta đặt ra cho mình và nhờ người kia giúp giữ chúng ta kiên trì.
* Trách nhiệm đối với Tin Mừng. Làm môn đệ có nghĩa là có một sứ mệnh. Mỗi môn đệ Kitô hữu nên lấy Tin Mừng làm cốt lõi cho sứ mệnh của mình. Điều này có nghĩa là mỗi môn đệ cần đảm nhận trên vai mình một phần trách nhiệm mà chúng ta có trong việc chia sẻ Tin Mừng.
"Thầy ban cho các con một điều răn mới: hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con thể nào, thì các con cũng phải yêu nhau thể ấy. Nhờ đó mà mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thầy, nếu các con có lòng yêu thương nhau." (Ga 13:35)
Chúa Giêsu đã yêu các môn đệ như thế nào? Bằng cách sống cuộc sống với họ trong 3 năm. Bằng cách biết họ sâu sắc, bằng cách dạy dỗ họ, bằng cách làm gương cho họ về cách sống ơn gọi của họ. Bằng cách bắt họ có trách nhiệm giải trình. Bằng cách thách thức họ. Bằng cách đào tạo họ. Bằng cách tha thứ cho họ. Bằng cách đồng hành với họ. Bằng cách đi dự tiệc với họ. Bằng cách du hành với họ. Bằng cách trở thành người lãnh đạo cho họ và sau đó ủy quyền cho họ làm điều tương tự với những người khác. Bằng cách có mục đích rõ ràng.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nói, “Mặc dù nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng việc đồng hành thiêng liêng phải dẫn người khác đến gần Thiên Chúa hơn, nơi Người chúng ta đạt được tự do đích thực. Một số người nghĩ rằng họ được tự do nếu họ có thể trốn tránh Thiên Chúa; họ không thấy rằng họ mãi mồ côi, không nơi nương tựa, vô gia cư về phương diện hiện sinh. Họ không còn là những người hành hương mà trở thành những kẻ trôi giạt, loanh quanh và không bao giờ đi đến đâu cả. Đồng hành với họ sẽ phản tác dụng nếu nó trở thành một loại trị liệu hỗ trợ việc họ chỉ quan tâm đến bản thân và không còn là cuộc hành hương với Chúa Kitô đến với Chúa Cha.”
Tội lỗi nhưng được cứu rỗi
Nhân loại bị đổ vỡ, bị thương, tội lỗi và hỗn loạn. Nó cũng đẹp đẽ, được cứu chuộc và được Thiên Chúa yêu thương. Điều này có nghĩa là mọi mối liên hệ của con người (phía bên này của thiên đàng) đều như nhau. Có cả những thất bại của con người lẫn ân sủng của Thiên Chúa. Điều này xuất hiện với cái tốt và cái xấu gắn liền, không cách nào làm khác đi được.
Vậy, đồng hành trông ra sao? Một mối liên hệ liên quan đến mục đích, tội lỗi, sự tha thứ, lòng thương xót, ân sủng, trách nhiệm giải trình, niềm vui, đau khổ và mọi thứ khác mà cuộc sống mang lại. Nói cách khác, một mớ hỗn độn với Chúa Giêsu làm mục tiêu.
Tại sao các giáo xứ, tổ chức, hoạt động tông đồ, v.v. của Công Giáo lại khó giúp đào tạo các môn đệ có khả năng đồng hành với người khác? Trước hết, chúng ta không có văn hóa đồng hành. Thứ hai, chúng ta là những kẻ có tội. Chúng ta nghĩ về bản thân mình. Chúng ta bị cô lập. Các định chế của chúng ta được thành lập để thực hiện các chương trình, các biến cố và lớp học - chúng không được thành lập nhằm đào tạo các môn đệ Công Giáo để truyền giáo cho thế giới, một việc cần đến Tin Mừng.
Nhưng, đó không phải là kết thúc của câu chuyện. Chúng ta không nên dừng lại ở việc rối loạn chức năng.
Đồng hành Công Giáo Đích Thực
Thực thế, việc đồng hành Công Giáo được coi là một mối liên hệ sâu sắc hơn là một dự án hay một câu lạc bộ. Nó không phải luôn luôn đồng ý hoặc hòa thuận với người khác. Không phải lúc nào cũng là bạn thân. Đó là yêu thương và quan tâm lẫn nhau.
Đây là hình ảnh của Giáo hội sơ khai. Họ đã dành thời gian cho nhau, thực tế là họ đã dành rất nhiều thời gian cho nhau. Chúng ta có thể không dành nhiều thời gian cho nhau, nhưng không có thời gian thì không có cộng đồng. Hãy xem cách các tín đồ nhóm lại với nhau trong chương 2 sách Công vụ. Hãy đọc các thư của Thánh Phaolô và tưởng nghĩ đến việc dành nhiều thời gian như vậy cho những người khác. Thánh Phaolô và những người bạn đồng hành của ngài đã du hành cùng nhau, làm việc cùng nhau, ăn cùng nhau, ngủ cùng một chỗ, tranh luận, bị bỏ tù, nhưng vẫn phục vụ cùng nhau. Đôi khi họ chia tay nhau. Nhưng, họ vẫn ủng hộ sứ mệnh của Giáo hội. Họ sống trong một cộng đồng, nơi họ gặp nhau thường xuyên, cầu nguyện cùng nhau, phục vụ bên cạnh nhau, quy trách nhiệm cho nhau và biết nhau. Cuối cùng họ đã cùng nhau thực hiện sứ mệnh, để đồng hành với những người khác.
Các mối liên hệ của Giáo hội sơ khai nhìn chung không giống như các mối liên hệ Công Giáo của chúng ta hiện nay. Trước hết, việc đồng hành Công Giáo đích thực không chỉ được thực hiện trong chiếc bong bóng. Nó được giả thiết phải tiếp cận với những người khác. Nó được cho là để lôi kéo người khác đến với các Bí tích. Nó được giả thuyết là vì lợi ích của thế giới, chứ không chỉ những người đi lễ. Nó cũng cần có nhiều ý hướng hơn. Tín thác hơn, để chúng ta có thể giải trình trách nhiệm với nhau. Nhiều thời gian hơn.
Tuy nhiên, cả các mối liên hệ lẫn sự đồng hành đều không phải là mục tiêu.
Chúa Giêsu mới là mục tiêu.
Thiên đàng mới là mục tiêu.
Sự thánh thiện mới là mục tiêu.
Tuy nhiên, chúng ta không thể hoàn toàn đạt được những mục tiêu này nếu không có sự đồng hành Kitô giáo đích thực. Khi chúng ta tập chú cuộc sống của mình vào Chúa Giêsu, thiên đàng và sự thánh thiện, thì chúng ta có thể bước đi với những người khác một cách có ý hướng.
Đây là lý do tại sao chúng ta có rất ít cộng đồng trong giới Công Giáo ngày nay. Chúng ta tập chú vào “tình đồng đạo”, “cộng đồng”, “các mối liên hệ”, “nhóm nhỏ”, v.v. Chúng ta có các biến cố và chương trình, nhưng ít có đầu tư. Chúng ta thậm chí còn có ít ý hướng và sáng kiến trong các mối liên hệ. Chúng ta đơn giản không có đồng hành thực sự.
Như thế, chúng ta bỏ lỡ cộng đồng thực sự (vì có lẽ chúng ta chưa bao giờ thực sự trải nghiệm nó ra sao) VÀ chúng ta tập chú vào một thứ ít hơn mục tiêu thực sự của chúng ta phải là - Hiệp thông với Chúa Giêsu, cùng với nhau.
Chúng ta không hoàn chỉnh nếu không có những người khác. Chúng ta cần có nhau. Chúng ta là một phần của Giáo hội, vốn được Thánh Phaolô gọi là “thân thể của Chúa Kitô”.
Đồng hành có mục đích
Bạn không thể trở thành môn đệ của Chúa Giêsu khi bạn sống một cuộc sống tách biệt với Người như thế nào, thì bạn cũng không thể là một phần của cộng đồng Kitô giáo và sống tách biệt với những người khác như vậy. Chúng ta cần có một bức tranh toàn cảnh hơn và một phần của những gì Giáo hội (và thế giới) cần ngay bây giờ là các mô hình về việc đồng hành phải được giả thuyết như thế nào. Không chỉ có nhiều biến cố, lớp học và chương trình hơn. Các mối liên hệ không chỉ xảy ra bởi vì bạn tập hợp mọi người lại với nhau.
Chúng ta không cần sự mới lạ hoặc nhiều thứ khác đang diễn ra tại các giáo xứ của chúng ta.
Chúng ta cần tính chân thực, có ý hướng và chiều sâu trong các mối liên hệ - trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta trong tư cách các môn đệ.
Người Công Giáo hiểu nhu cầu của người khác. Chúng ta dựa vào các Thánh và các nhà lãnh đạo của Giáo hội để giúp chúng ta hiểu cầu nguyện, thần học, Kinh thánh, các Bí tích, v.v. Tương tự như vậy, chúng ta cần khai thác chiều sâu của những người Công Giáo vĩ đại đã đi trước chúng ta về mặt đồng hành. Họ đã sống, phục vụ, làm việc và cầu nguyện cùng nhau như thế nào? Thành quả và hoa trái của mối liên hệ của họ là gì? Chúng ta có thể học được gì từ cách họ đồng hành cùng nhau?
Chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta có thể thực sự lớn lên trong việc đồng hành cùng nhau hướng về thiên đàng. Không phải là một vỏ ngoài giả tạo của các mối liên hệ. Nhưng, những mối liên hệ có ý hướng thực sự, nơi chúng ta có thể cùng nhau học cách trở thành thánh. Nơi chúng ta có thể yêu mến Chúa Giêsu, được thử thách để trưởng thành, cùng nhau cầu nguyện, sống bên nhau và phục vụ nhau.
Đấy là đồng hành. Nó có vẻ lộn xộn nhưng cần thiết.
Costa Rica là điểm đến của Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein
Đặng Tự Do
17:25 24/03/2023
Ngoại trừ một bất ngờ lớn vào giờ chót, Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein sẽ được bổ nhiệm làm sứ thần tại Costa Rica trong những tuần tới.
Costa Rica được xem trong môi trường ngoại giao như một 'Tòa sứ thần nghỉ ngơi', vì quốc gia Trung Mỹ này xem Giáo Hội Công Giáo là tôn giáo chính thức của đất nước, theo điều 75 của Hiến pháp. Sứ thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Bruno Musaro, người sắp bước sang tuổi 75 và đã xin nghỉ hưu.
Giáo hội Costa Rica có mối liên hệ chặt chẽ với Tây Ban Nha, kể từ khi giáo phận đầu tiên được thành lập, cùng với giáo phận Nicaragua, vào năm 1531.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein, trong khi chờ đợi việc bổ nhiệm chính thức, đã rời tu viện Mẹ Giáo Hội, nơi ngài sống với Đức Giáo Hoàng danh dự, đến một căn hộ rộng 300 mét vuông rất gần Casa Santa Marta. Hiện tại, như chính ngài kể lại vào Chúa Nhật tuần này, ngài đang hoàn tất việc quản lý ‘cơ nghiệp thừa kế’ của Đức Giáo Hoàng danh dự.
Source:religiondigital.org
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein đã tiêu hủy tất cả các thư riêng của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI
Đặng Tự Do
17:26 24/03/2023
Thư ký của vị giáo hoàng danh dự đã xác nhận rằng ngài “không còn giữ” các bài viết chưa được xuất bản của Đức Bênêđíctô và rằng “văn bản cuối cùng của Đức Bênêđictô XVI được công bố là tài liệu có nhan đề Kitô giáo là gì “.
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng Danh dự Bênêđictô XVI vừa qua đời, đã tiết lộ rằng ngài đã tiêu hủy các bức thư và ghi chú riêng của Đức Giáo Hoàng Danh dự, người đã qua đời vào ngày 31 tháng 12 ở tuổi 96, như Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã yêu cầu. “Tôi đã tiêu hủy chúng, như ý ngài muốn”. Chính Đức Tổng Giám Mục Gänswein đã tiết lộ trong cuốn sách “Không có gì ngoài sự thật” rằng Đức Bênêđíctô đã yêu cầu ngài tiêu hủy tất cả các tài liệu riêng tư sau khi ngài qua đời.
Cuốn sách được xem làm di cảo cuối cùng của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, được xuất bản ở Ý vào ngày 20 Tháng Giêng, là cuốn duy nhất được Đức Bênêđictô XVI cho phép công bố, trong đó, ngài chỉ trích “sự bất khoan dung” của các xã hội phương Tây đối với đức tin Kitô giáo.
Trong các tuyên bố với giới truyền thông Ý sau khi cử hành thánh lễ vào Chúa Nhật tuần này nhân dịp lễ Thánh Giuse tại giáo xứ hiệu tòa của Đức Bênêđictô XVI ở Casal Bertone, Đức Tổng Giám Mục Gänswein cũng tiết lộ rằng ngài đang tìm kiếm 5 người anh em họ của giáo hoàng người Đức ở Bavaria để hỏi xem họ có chấp nhận tài sản thừa kế hay không.
Theo tờ La Stampa của Ý, năm người họ hàng này là những người thừa kế hợp pháp của Đức Bênêđictô XVI, theo luật hiện hành tại Vatican. Đức Bênêđíctô không để lại dấu hiệu nào trong di chúc về số phận của tài sản riêng của mình, và do đó, với tư cách là người thi hành di chúc, Đức Tổng Giám Mục Gänswein đang cố gắng xác định vị trí những người thân cuối cùng còn sống của Đức Joseph Ratzinger để giao tài sản thừa kế cho họ nếu cần. Cụ thể, đây là những khoản tiền gửi được giữ trong tài khoản cá nhân của Đức Giáo Hoàng danh dự tại ngân hàng Vatican.
Trên thực tế, Đức Tổng Giám Mục Gänswein đã nói rõ rằng quyền thừa kế của Đức Bênêđictô XVI không phải là “những thứ liên quan đến bản quyền”. “Mọi thứ liên quan đến sách, mọi thứ liên quan đến công việc trí óc của ngài đều đã rõ ràng”.
Thư ký riêng của Đức Bênêđíctô XVI đã tặng cho giáo xứ hiệu tòa của Đức Hồng Y Ratizinger một chiếc áo dòng. Ngài cũng cho biết rằng đồ đạc cá nhân của Đức Bênêđictô XVI “hầu như tất cả đều là quà tặng.”
Source:eldebate.com
Idaho sẵn sàng cho phép xử bắn trong một số trường hợp
Đặng Tự Do
17:27 24/03/2023
Đức Cha Peter Forsyth Christensen, Giám Mục giáo phận Boise ở Idaho đã lên tiếng thỉnh cầu việc bãi bỏ án tử hình. Ngài đưa ra lập trường trên sau khi tiểu bang Idaho sẵn sàng cho phép các đội xử bắn hành quyết các tù nhân bị kết án khi tiểu bang không thể có thuốc tiêm gây chết người, theo một dự luật mà Cơ quan Lập pháp đã thông qua hôm thứ Hai với rất nhiều phiếu chống.
Các đội xử bắn sẽ chỉ được sử dụng nếu tiểu bang không thể có được các loại thuốc cần thiết để tiêm thuốc độc — và một tử tù đã bị hoãn thi hành án theo lịch trình nhiều lần vì khan hiếm thuốc.
Động thái của các nhà lập pháp Idaho phù hợp với động thái của các bang khác trong những năm gần đây đã hồi sinh các phương pháp hành quyết cũ vì khó khăn trong việc mua thuốc cần thiết cho các chương trình tiêm thuốc độc lâu đời. Các công ty dược phẩm ngày càng cấm những kẻ hành quyết sử dụng thuốc của họ, nói rằng chúng dùng để cứu mạng sống chứ không phải lấy đi.
Thống đốc Idaho Brad Little đã lên tiếng ủng hộ án tử hình nhưng nhìn chung không bình luận về luật trước khi ông ký hoặc phủ quyết.
Chỉ có Mississippi, Utah, Oklahoma và South Carolina hiện có luật cho phép xử bắn nếu các phương pháp hành quyết khác không có sẵn, theo Trung tâm Thông tin Tử hình. Luật của Nam Carolina đang bị đình trệ trong khi chờ kết quả của một thách thức pháp lý.
Một số bang bắt đầu tân trang lại ghế điện để dự phòng khi không có thuốc gây chết người. Những tiểu bang khác đã xem xét — và đôi khi, đã sử dụng — các phương pháp thực thi phần lớn chưa được kiểm chứng. Vào năm 2018, Nevada đã hành quyết Carey Dean Moore bằng một sự kết hợp thuốc chưa từng được thử trước đây bao gồm fentanyl opioid tổng hợp cực mạnh. Alabama đã xây dựng một hệ thống hành quyết sử dụng khí nitrô để gây ra tình trạng thiếu oxy, nhưng nó vẫn chưa được sử dụng.
Trong đợt hành quyết lịch sử gồm 13 người, chính phủ liên bang đã chọn dùng thuốc an thần pentobarbital để thay thế cho các loại thuốc gây chết người được sử dụng trong những năm 2000. Một số luật sư của các tù nhân liên bang cuối cùng đã bị xử tử đã lập luận trước tòa rằng các đội xử bắn thực sự sẽ nhanh hơn và ít gây đau đớn hơn so với pentobarbital, thứ mà họ cho rằng gây ra cảm giác giống như chết đuối.
Tuy nhiên, trong một hồ sơ năm 2019, các luật sư Hoa Kỳ đã trích dẫn một chuyên gia nói rằng một người bị bắn bởi đội xử bắn có thể vẫn tỉnh táo trong 10 giây và điều đó sẽ “rất đau đớn, đặc biệt liên quan đến việc gãy xương và tổn thương tủy sống”.
Bộ Trưởng Tư Pháp Merrick Garland, đã ra lệnh tạm dừng các vụ hành quyết liên bang vào năm 2021 trong khi Bộ Tư pháp xem xét các giao thức. Garland không cho biết lệnh cấm sẽ kéo dài bao lâu.
Thượng nghị sĩ Idaho Doug Ricks, người đồng tài trợ cho dự luật xử bắn của bang đó, đã nói với các thượng nghị sĩ đồng nghiệp của mình hôm thứ Hai rằng khó khăn của bang trong việc tìm kiếm thuốc tiêm gây chết người có thể tiếp tục “vô thời hạn” và ông tin rằng cái chết bằng cách xử bắn là “nhân đạo.”
Kể từ khi ra mắt Sách Giáo Lý Công Giáo, không có vấn đề nào gây nhiều cảm xúc cho bằng vấn đề án tử hình. Điều răn thứ năm lại chẳng cấm giết người đó sao? Thế còn chuyện tự vệ thì sao? “Ai bảo vệ mạng sống mình thì không mắc tội giết người, kể cả khi bó buộc phải giáng một ngọn đòn chí tử vào kẻ tấn công” (số 2264). Theo thánh Tôma Aquinô, “Nếu ai bảo vệ mạng sống mình mà sử dụng bạo lực quá mức cần thiết, thì hành vi này là bất hợp pháp. Còn nếu người đó đẩy lui bạo lực cách chừng mực, thì đó là tự vệ hợp pháp”.
Sự bảo vệ hợp pháp như thế, trong trường hợp liên quan đến gia đình mình hoặc công ích của quốc gia, thì “không những là một quyền, mà còn là bổn phận quan trọng của người có trách nhiệm về sự sống của những người khác” (số 2265). Điều này có thể dẫn đến cả việc “bảo vệ hợp pháp bằng sức mạnh quân sự” (số 2309).
Vậy, việc bảo vệ công ích có thể đi xa đến mức thiết lập án tử hình không? Đó là điều mà Sách Giáo Lý nói tới: “Giáo huấn truyền thống của Hội Thánh, sau khi đã xác minh đầy đủ căn tính và trách nhiệm của phạm nhân, không loại trừ việc kết án tử hình, nếu đây là con đường khả thi duy nhất để bảo vệ hữu hiệu mạng sống con người khỏi bị xâm phạm cách bất công” (số 2267). Tuy nhiên, đừng quên rằng ngay sau khẳng định này, Sách Giáo Lý viết: “Nếu các phương tiện không đổ máu đã đủ để bảo vệ… thì nhà cầm quyền chỉ nên dùng những phương tiện này nếu chúng đáp ứng tốt hơn cho những hoàn cảnh cụ thể của công ích và phù hợp hơn với phẩm giá của nhân vị” (số 2267).
Trong thông điệp Tin Mừng sự sống, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II còn đi xa hơn, và Sách Giáo Lý cũng lấy lại lập trường của ngài: “Trong thời đại chúng ta, vì Nhà Nước có nhiều khả năng để chế ngự tội ác cách hữu hiệu, làm cho kẻ đã phạm tội không còn khả năng tác hại, mà không tước đoạt cách vĩnh viễn khả năng chuộc tội của họ, nên những trường hợp tuyệt đối cần thiết phải khử trừ phạm nhân, từ nay sẽ rất hiếm, nếu không muốn nói là trong thực tế không còn nữa” (số 2267). Thánh Gioan Phaolô II còn viết thêm: “Về vấn đề này, cả trong Giáo Hội cũng như ngoài xã hội dân sự, ngày càng gia tăng khuynh hướng yêu cầu giới hạn án tử hình, kể cả bãi bỏ hoàn toàn” (Tin Mừng sự sống, số 56).
Phải chăng đó là tiếng nói phủ nhận dứt khoát án tử hình? Trong ấn bản La Tinh của Sách Giáo Lý, xuất bản vào ngày 8 tháng 9 năm 1997, những ghi nhận của Thánh Gioan Phaolô II đã được thêm vào. Trong thực tế, nhiều lần Thánh Gioan Phaolô II công khai chống lại việc áp dụng án tử hình, và xin tha cho những người bị kết án tử. Hội Thánh biết rằng tội ác sẽ còn xảy ra bao lâu người ta lấy bạo lực đáp lại bạo lực và bao lâu tình yêu tha nhân – nhất là yêu thương đối phương – chưa được thực hiện. Trong ánh sáng của Tin Mừng, Hội Thánh sẽ tiếp tục loan báo tình yêu thương đối phương như Chúa Giêsu đã dạy, và nói “Không” với án tử hình.
Source:AP
Tin Giáo Hội Việt Nam
Âm Thầm Sống Trong Chúa
Maria Vũ Loan
09:56 24/03/2023
1. Âm Thầm Sống Trong Chúa
Ngày lễ thánh Giuse, giáo xứ Vinh Sơn 3 của chúng tôi cũng mừng kính thánh Giuse như nhiều nơi khác. Chúng tôi cũng đi rước kiệu và dự thánh lễ cách trang trọng. Bài giảng có tường thuật lại vài biến cố trong cuộc đời thánh Cả Giuse; nếu bài giảng nào xoáy sâu vào các biến cố ấy, trưng ra được thông điệp cho quí ông gia trưởng và nêu được kinh nghiệm đời thường giúp quí ông mạnh mẽ và bao dung trong các biến cố của đời sống thì...hay hơn nữa!
Sau thánh lễ, chúng tôi không dự tiệc mừng vì đang bị đau mà chỉ hiệp thông trong lời cầu nguyện. Song về đến nhà, chúng tôi bâng khâng vui vẻ về thánh Giuse thế này: Trong ba năm Đức Giêsu đi rao giảng, ông thánh có quan tâm nhóm của con mình đi đến đâu, làm những gì, có an toàn hay không, hiệu quả công việc mà nhóm của con mình đang làm hay không?
Xem Hình
Đó là những việc mà các ông bố đời thường hay chú ý! Lúc con thành công, những người cha hân hoan hạnh phúc, dẫu có được phần hay không! Khi con thất bại nặng nề, nỗi đau lan sang đấng sinh thành cũng đầm đìa, chan chứa. Bỏ qua lăng kính triết học và thần học của Kinh Thánh, trong tâm tư người giáo dân, chúng tôi nghĩ, khi Đức Giêsu trưởng thành thì người cha nuôi đã qua đời; ông đã sống bên cạnh chàng trai Giêsu nhiều năm, trong ân sủng và tương quan thiêng liêng; tư cách làm người và bản tính Thiên Chúa ẩn giấu trong người con Giêsu làm ông có được niềm hạnh phúc tuyệt vời trong đời thường và ông đã hoàn thành vai trò người cha, rõ ràng ông đã âm thầm sống trong Chúa. Mà cuộc sống như thế làm người ta không màng tới của cải bất chính, danh vọng hão huyền, tham vọng thống trị... Dường như Thiên Chúa muốn thánh Giuse xuất hiện với hình ảnh người cha mẫu mực, trong chương trình cứu độ, với nét riên là một hành trình âm thầm, là đủ!
Trong đời sống hiện nay, khi vật chất có vị trí đáng gờm, khi sự nhẫn tâm khá quen thuộc, mối tương quan giữa người với người rất thực dụng, giả trá... thì việc “âm thầm sống trong Chúa” thì thật khó biết bao!
2. TƯƠNG QUAN
“Vì cây dây cuốn”, chúng tôi quen với một tu sĩ còn trẻ, sống rất đơn sơ theo linh đạo của dòng. Một người trong chúng tôi đến cộng đoàn của thầy để xin lễ, thế nên mới biết và khám phá về một cộng đoàn qua một lời thổ lộ: “Cộng đoàn chúng con ở Sài gòn này có mấy chục người, đa số còn trẻ và đang tu tập; ai tặng thứ gì chúng con cũng nhận. Có khi là một sọt rau, thùng bánh, tép khô, bầu bí...”. Vốn chân tình, thế là chúng tôi thỉnh thoảng mang tặng quí thầy những món ăn rất dân giã... và một niềm vui trầm lắng cứ len vào lòng.
Cha phụ trách xúc động có ý muốn mời chúng tôi tham dự một bữa ăn chung trong cộng đoàn. Một ngày, chúng tôi mạo muội thưa rằng: “Chúng con đi đâu, gặp gỡ ai, tham dự sự kiện gì cũng ghi nhận sự việc, rồi viết thành bài, kèm hình ảnh, đăng trên Truyền Thông Công Giáo, cha có đồng ý không khi mời chúng con?”
Vị tu sĩ đã trưởng thành trong sứ vụ linh mục trả lời: “Chúng em sống đơn sơ, kín đáo lắm, không xuất hiện trên website như thế đâu ạ!” Chúng tôi trả lời: “Thưa vâng, chúng con xin trân trọng ý kiến của Cha”. Và từ đấy, mối tương quan giữa chúng tôi cũng “âm thầm trong Chúa” mà thôi.
Trường hợp khác, một thầy dòng mới quen, gửi lời mời qua Zalo cho chúng tôi, thầy mời tham gia Hội Bảo Trợ Ơn Gọi do dòng tu của thầy tổ chức. Chúng tôi đồng ý ngay vì số tiền bảo trợ tính ra một năm rất ít so với mức sống người Sài Gòn. Chúng tôi muốn giới thiệu Hội Bảo Trợ Ơn Gọi này trên Truyền Thông Công Giáo nhưng thầy cũng nhẹ nhàng thưa lại: “Hội dòng chúng con mới có mặt ở Việt Nam mười tám năm nay, chúng con nhỏ bé lắm, thôi để dịp khác, cô nhé!” Chúng tôi vẫn vui vẻ: “Quí cha, quí thầy cũng “âm thầm sống trong Chúa” hén!”
Ngược lại, chiêm niệm và hoạt động khác hẳn nhau, thế nên, có những dòng tu, phải "tung bước chân” mà rao giảng Tin Mừng, công khai đến với lương dân... Có một cha dòng, trên đường về quê thăm mẹ, ghé thăm nhà chúng tôi, cha nói: “Cô cứ đăng hình em thoải mái, chẳng sao cả!”. Tôi hỏi: “Cha có cần tủ sách không?”. Khi trả lời, khuôn mặt cha hơi tức tức: “Mẻ bà.... mua sách quá trời mà mấy đứa thiếu nhi có thèm đọc đâu, chỉ ham quẹt quẹt điện thoại không hà!”. Chúng tôi cười vang cả nhà. Cha là cộng tác viên của Nhóm chúng tôi, đi công tác được vài lần thì đã vào nhà dòng rồi.
Hội Thánh Chúa ở trần gian phát triển thật tốt đẹp, trăm hoa đua nở, ngàn mầm cây xanh tươi, hàng triệu việc làm tốt đẹp đang được thực thi từ Tin Mừng của Chúa Kitô; mặc kệ dòng đời ngoài kia, sạn sỏi có “sục sạo” bên dưới những bước chân đang hăng say rao giảng Tin Mừng.
3. BẺ VÀ CHIA
Sắp đến ngày kỷ niệm Chúa lập phép Thánh Thể, chúng tôi bồi hồi xúc động trở lại nhà tạm để tham dự giờ chầu hằng ngày. Khi dịch Covid bắt đầu bùng phát và nguy cơ lây lan trong cộng đồng, chúng tôi chỉ đọc kinh ở nhà. Thế mà đã ba năm trôi qua. Ngồi đối diện với Thánh Thể Chúa, đố ai dám để lòng mình cong queo, đố ai dám có những mưu toan hiểm ác, đó ai dám trí trá về cuộc đời mình? Trước Thánh Thể của Đức Kitô, chỉ có sự sám hối ẩn chứa hổ thẹn, chỉ có sự yếu đuối chứa đựng chút van xin, chỉ có sự trông mong và hy vọng! Từ những yếu tố này, lòng người Kitô hữu thường “bật lên” sự sẻ chia sau lời cầu nguyện, đúng với hành vi “bẻ ra” của Đức Giêsu trước khi tạm biệt trần thế trong sự lưu luyến người thân.
Vào Mùa Chay, chúng tôi thường đi bộ một quãng đường, từ nhà ra phố chợ. Trên quãng đường đó, bạn mới có thể gặp được người kiếm sống trên hè phố, người đang lang thang xin ăn, người trung niên ngồi chờ từng cuốc xe ôm, hay một cụ già bưng bê để rao bán món gì đó.... Ngày trước, khi cho người kiếm sống bên vỉa hè, tôi chỉ gọi lại và cho, đó là thao tác một chiều. Bây giờ, phải thao tác hai chiều, đó là tôi “xin phép” người cùng khổ ấy trước khi cho. Xin mời quan sát cách chúng tôi gặp gỡ người nghèo: “Chào anh, tôi muốn biếu anh bữa cơm trưa hôm nay được không? Đây là năm chục ngàn đồng?”. Đợi có sự đồng ý, chúng tôi mới trao và thường nhận lại câu này: “Dạ, cảm ơn cô!”. Lời xin phép của tôi có thể là: “Từ sáng đến giờ, anh chạy được mấy cuốc xe ôm rồi? Tôi muốn tặng anh hai lít xăng, được không?. “Dạ, sau Tết ế lắm, cô cho thì em cảm ơn nhiều!”. Cái “thao tác hai chiều” làm chúng tôi yên tâm giữa người cho và người nhận.
Mùa Chay, người người làm việc bác ái, nhà nhà làm việc sẻ chia trong cộng đoàn. Cho ít cho nhiều, âm thầm hay nêu gương thì đều tốt lành cả, miễn là có “bẻ ra” là được! Nhiều người làm những việc bác ái to lớn, chắc là sẽ được chỗ “ngon” trên Nước Trời, còn chúng tôi chỉ làm những việc nhỏ bé thôi, sau này được ở “vùng ngoại ô” của Thiên Đàng cũng quí lắm rồi!
Từ khi “có tuổi”, tôi ít đi công tác xã hội bằng xe, thế nên tôi mới tạo một “màng lưới mỏng”, nhờ những người đáng tin cậy (quí cha, quí thầy, quí sơ, quí ông bà trùm xứ đạo, thân hữu...) chia sẻ dùm chúng tôi những hoàn cảnh ngặt nghèo, đáng thương. Không ngờ, cách làm này cũng rất hiệu quả trong hơn năm qua. Chúng tôi hạnh phúc và bình an, một niềm bình an sâu thẳm làm bật lên niềm vui cho đi khi quỳ trước Thánh Thể.
4. TUỔI GIÀ
Càng đi sâu vào tuổi già, tôi càng thấy thương cha mẹ và cảm thông, trân quí các Đức Giám Mục. Vì sao ư? Tuổi già đến thì những giới hạn về thân xác càng rõ rệt: mắt mờ, chân yếu, răng đau, lưng mỏi... làm giảm đi một chút nhiệt thành, bớt nhiều sự năng nổ, dẫu lòng mến vẫn ngập tràn và kinh nghiệm đời có thẳm sâu.
Người sống bậc hôn nhân thì lúc còn trẻ nai lưng ra làm việc để nuôi con, vun quén gia đình; khi đời về chiều, có phước thì hạnh phúc viên mãn khi các con ổn định, thành đạt; chẳng may cuộc sống các thành viên trong gia đình không được như ý muốn hoặc đường đời đầy gian nan, chông gai thì cái sự già nua kia bị "thời gian nhuộm thêm một màu buồn”. Nhưng các bậc cha mẹ vẫn âm thầm chịu đựng. Người Kitô hữu, may mà có Chúa ở bên, để tựa đầu vào mà tìm một sự tựa nương, còn không thì chênh vênh biết bao! Đố ai mà không thấy chơi vơi khi nghĩ về cái chết?! Đức Giêsu mà còn xao xuyến, sợ hãi nữa là...
Còn các Đức Giám Mục, khi trẻ thì cứ học và học xanh cả mắt, bên cạnh đó phải rèn luyện nhân đức, phải vâng phục và giữ phẩm hạnh trong bổn phận của mình. Cho đến khi bề trên ngỏ ý đề cử, lựa chọn vào hàng lãnh đạo dân Chúa. Đa số các vị gần bước vào tuổi thọ mới “mở đầu” sứ vụ giám mục. Chưa hết, phải giữ sức khỏe để có sức dự những nghi lễ; có thánh lễ mừng dài hơn hai giờ đồng hồ; rồi bay cả mười mấy tiếng đồng hồ để tham dự sự kiện hay hội nghị gì đó bên Rôma... còn nhiều điều khác nữa. Nghĩ đến đó thôi, chúng tôi bỗng hiểu phần nào sự âm thầm chịu đựng của các đức cha.
Cách đây mười mấy năm, tôi dự một sự kiện ở Bình Phước; sau thánh lễ vô tình tôi được chụp hình cạnh Đức Cha, tôi khẽ nói: “Con xin phép thực hiện bài phỏng vấn Đức Cha có được không ạ? Ngài nhìn thẳng vào tôi trả lời: “Thôi, dịp khác đi nhé!” Thấy vẻ dịu dàng của Đức Cha, tôi không buồn mà buột miệng nói: “Sao Đức Cha đẹp quá nhỉ, trắng sáng ngời ngời, con nói thật đấy!”. Đức Cha im lặng. Thế rồi mới đây, dự lễ truyền chức linh mục, tôi đến gần bàn Ngài dự tiệc mừng, thưa vài câu chuyện liên quan đến truyền thông. Ngài ngồi bẻ miếng bánh tráng, ăn nhẹ nhàng. Nhìn Đức Cha đã ngăm đen, tôi nghĩ đến ý nghĩa câu hát: “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất không thối đi, không chết đi thì nó chỉ trơ trọi một mình thôi....”.
Hiện nay, với sự tiến bộ và dễ dãi của công nghệ (Youtube, tiktok, facebook...) người ta phô bày của cải, sắc đẹp, quyền hành, tâm tư, nhận định về sự viêc trên đó nhưng chắc chắn công nghệ ấy không thể trưng bày được sự hy sinh âm thầm trong Chúa, cho dù đó là trí tuệ nhân tạo AI, vốn đang ầm ĩ ở ngoài kia, trên toàn cầu.
Giáo Hội Chúa Kitô luôn mạnh mẽ xanh tươi vì có nhiều sự hy sinh thầm lặng. Từng con người, từng gia đình, từng cộng đoàn... luôn cố gắng trong bậc sống, âm thầm bước đi, đến cùng đích là “sự Phục Sinh của Đức Kitô”.
Ngày lễ thánh Giuse, giáo xứ Vinh Sơn 3 của chúng tôi cũng mừng kính thánh Giuse như nhiều nơi khác. Chúng tôi cũng đi rước kiệu và dự thánh lễ cách trang trọng. Bài giảng có tường thuật lại vài biến cố trong cuộc đời thánh Cả Giuse; nếu bài giảng nào xoáy sâu vào các biến cố ấy, trưng ra được thông điệp cho quí ông gia trưởng và nêu được kinh nghiệm đời thường giúp quí ông mạnh mẽ và bao dung trong các biến cố của đời sống thì...hay hơn nữa!
Sau thánh lễ, chúng tôi không dự tiệc mừng vì đang bị đau mà chỉ hiệp thông trong lời cầu nguyện. Song về đến nhà, chúng tôi bâng khâng vui vẻ về thánh Giuse thế này: Trong ba năm Đức Giêsu đi rao giảng, ông thánh có quan tâm nhóm của con mình đi đến đâu, làm những gì, có an toàn hay không, hiệu quả công việc mà nhóm của con mình đang làm hay không?
Xem Hình
Đó là những việc mà các ông bố đời thường hay chú ý! Lúc con thành công, những người cha hân hoan hạnh phúc, dẫu có được phần hay không! Khi con thất bại nặng nề, nỗi đau lan sang đấng sinh thành cũng đầm đìa, chan chứa. Bỏ qua lăng kính triết học và thần học của Kinh Thánh, trong tâm tư người giáo dân, chúng tôi nghĩ, khi Đức Giêsu trưởng thành thì người cha nuôi đã qua đời; ông đã sống bên cạnh chàng trai Giêsu nhiều năm, trong ân sủng và tương quan thiêng liêng; tư cách làm người và bản tính Thiên Chúa ẩn giấu trong người con Giêsu làm ông có được niềm hạnh phúc tuyệt vời trong đời thường và ông đã hoàn thành vai trò người cha, rõ ràng ông đã âm thầm sống trong Chúa. Mà cuộc sống như thế làm người ta không màng tới của cải bất chính, danh vọng hão huyền, tham vọng thống trị... Dường như Thiên Chúa muốn thánh Giuse xuất hiện với hình ảnh người cha mẫu mực, trong chương trình cứu độ, với nét riên là một hành trình âm thầm, là đủ!
Trong đời sống hiện nay, khi vật chất có vị trí đáng gờm, khi sự nhẫn tâm khá quen thuộc, mối tương quan giữa người với người rất thực dụng, giả trá... thì việc “âm thầm sống trong Chúa” thì thật khó biết bao!
2. TƯƠNG QUAN
“Vì cây dây cuốn”, chúng tôi quen với một tu sĩ còn trẻ, sống rất đơn sơ theo linh đạo của dòng. Một người trong chúng tôi đến cộng đoàn của thầy để xin lễ, thế nên mới biết và khám phá về một cộng đoàn qua một lời thổ lộ: “Cộng đoàn chúng con ở Sài gòn này có mấy chục người, đa số còn trẻ và đang tu tập; ai tặng thứ gì chúng con cũng nhận. Có khi là một sọt rau, thùng bánh, tép khô, bầu bí...”. Vốn chân tình, thế là chúng tôi thỉnh thoảng mang tặng quí thầy những món ăn rất dân giã... và một niềm vui trầm lắng cứ len vào lòng.
Cha phụ trách xúc động có ý muốn mời chúng tôi tham dự một bữa ăn chung trong cộng đoàn. Một ngày, chúng tôi mạo muội thưa rằng: “Chúng con đi đâu, gặp gỡ ai, tham dự sự kiện gì cũng ghi nhận sự việc, rồi viết thành bài, kèm hình ảnh, đăng trên Truyền Thông Công Giáo, cha có đồng ý không khi mời chúng con?”
Vị tu sĩ đã trưởng thành trong sứ vụ linh mục trả lời: “Chúng em sống đơn sơ, kín đáo lắm, không xuất hiện trên website như thế đâu ạ!” Chúng tôi trả lời: “Thưa vâng, chúng con xin trân trọng ý kiến của Cha”. Và từ đấy, mối tương quan giữa chúng tôi cũng “âm thầm trong Chúa” mà thôi.
Trường hợp khác, một thầy dòng mới quen, gửi lời mời qua Zalo cho chúng tôi, thầy mời tham gia Hội Bảo Trợ Ơn Gọi do dòng tu của thầy tổ chức. Chúng tôi đồng ý ngay vì số tiền bảo trợ tính ra một năm rất ít so với mức sống người Sài Gòn. Chúng tôi muốn giới thiệu Hội Bảo Trợ Ơn Gọi này trên Truyền Thông Công Giáo nhưng thầy cũng nhẹ nhàng thưa lại: “Hội dòng chúng con mới có mặt ở Việt Nam mười tám năm nay, chúng con nhỏ bé lắm, thôi để dịp khác, cô nhé!” Chúng tôi vẫn vui vẻ: “Quí cha, quí thầy cũng “âm thầm sống trong Chúa” hén!”
Ngược lại, chiêm niệm và hoạt động khác hẳn nhau, thế nên, có những dòng tu, phải "tung bước chân” mà rao giảng Tin Mừng, công khai đến với lương dân... Có một cha dòng, trên đường về quê thăm mẹ, ghé thăm nhà chúng tôi, cha nói: “Cô cứ đăng hình em thoải mái, chẳng sao cả!”. Tôi hỏi: “Cha có cần tủ sách không?”. Khi trả lời, khuôn mặt cha hơi tức tức: “Mẻ bà.... mua sách quá trời mà mấy đứa thiếu nhi có thèm đọc đâu, chỉ ham quẹt quẹt điện thoại không hà!”. Chúng tôi cười vang cả nhà. Cha là cộng tác viên của Nhóm chúng tôi, đi công tác được vài lần thì đã vào nhà dòng rồi.
Hội Thánh Chúa ở trần gian phát triển thật tốt đẹp, trăm hoa đua nở, ngàn mầm cây xanh tươi, hàng triệu việc làm tốt đẹp đang được thực thi từ Tin Mừng của Chúa Kitô; mặc kệ dòng đời ngoài kia, sạn sỏi có “sục sạo” bên dưới những bước chân đang hăng say rao giảng Tin Mừng.
3. BẺ VÀ CHIA
Sắp đến ngày kỷ niệm Chúa lập phép Thánh Thể, chúng tôi bồi hồi xúc động trở lại nhà tạm để tham dự giờ chầu hằng ngày. Khi dịch Covid bắt đầu bùng phát và nguy cơ lây lan trong cộng đồng, chúng tôi chỉ đọc kinh ở nhà. Thế mà đã ba năm trôi qua. Ngồi đối diện với Thánh Thể Chúa, đố ai dám để lòng mình cong queo, đố ai dám có những mưu toan hiểm ác, đó ai dám trí trá về cuộc đời mình? Trước Thánh Thể của Đức Kitô, chỉ có sự sám hối ẩn chứa hổ thẹn, chỉ có sự yếu đuối chứa đựng chút van xin, chỉ có sự trông mong và hy vọng! Từ những yếu tố này, lòng người Kitô hữu thường “bật lên” sự sẻ chia sau lời cầu nguyện, đúng với hành vi “bẻ ra” của Đức Giêsu trước khi tạm biệt trần thế trong sự lưu luyến người thân.
Vào Mùa Chay, chúng tôi thường đi bộ một quãng đường, từ nhà ra phố chợ. Trên quãng đường đó, bạn mới có thể gặp được người kiếm sống trên hè phố, người đang lang thang xin ăn, người trung niên ngồi chờ từng cuốc xe ôm, hay một cụ già bưng bê để rao bán món gì đó.... Ngày trước, khi cho người kiếm sống bên vỉa hè, tôi chỉ gọi lại và cho, đó là thao tác một chiều. Bây giờ, phải thao tác hai chiều, đó là tôi “xin phép” người cùng khổ ấy trước khi cho. Xin mời quan sát cách chúng tôi gặp gỡ người nghèo: “Chào anh, tôi muốn biếu anh bữa cơm trưa hôm nay được không? Đây là năm chục ngàn đồng?”. Đợi có sự đồng ý, chúng tôi mới trao và thường nhận lại câu này: “Dạ, cảm ơn cô!”. Lời xin phép của tôi có thể là: “Từ sáng đến giờ, anh chạy được mấy cuốc xe ôm rồi? Tôi muốn tặng anh hai lít xăng, được không?. “Dạ, sau Tết ế lắm, cô cho thì em cảm ơn nhiều!”. Cái “thao tác hai chiều” làm chúng tôi yên tâm giữa người cho và người nhận.
Mùa Chay, người người làm việc bác ái, nhà nhà làm việc sẻ chia trong cộng đoàn. Cho ít cho nhiều, âm thầm hay nêu gương thì đều tốt lành cả, miễn là có “bẻ ra” là được! Nhiều người làm những việc bác ái to lớn, chắc là sẽ được chỗ “ngon” trên Nước Trời, còn chúng tôi chỉ làm những việc nhỏ bé thôi, sau này được ở “vùng ngoại ô” của Thiên Đàng cũng quí lắm rồi!
Từ khi “có tuổi”, tôi ít đi công tác xã hội bằng xe, thế nên tôi mới tạo một “màng lưới mỏng”, nhờ những người đáng tin cậy (quí cha, quí thầy, quí sơ, quí ông bà trùm xứ đạo, thân hữu...) chia sẻ dùm chúng tôi những hoàn cảnh ngặt nghèo, đáng thương. Không ngờ, cách làm này cũng rất hiệu quả trong hơn năm qua. Chúng tôi hạnh phúc và bình an, một niềm bình an sâu thẳm làm bật lên niềm vui cho đi khi quỳ trước Thánh Thể.
4. TUỔI GIÀ
Càng đi sâu vào tuổi già, tôi càng thấy thương cha mẹ và cảm thông, trân quí các Đức Giám Mục. Vì sao ư? Tuổi già đến thì những giới hạn về thân xác càng rõ rệt: mắt mờ, chân yếu, răng đau, lưng mỏi... làm giảm đi một chút nhiệt thành, bớt nhiều sự năng nổ, dẫu lòng mến vẫn ngập tràn và kinh nghiệm đời có thẳm sâu.
Người sống bậc hôn nhân thì lúc còn trẻ nai lưng ra làm việc để nuôi con, vun quén gia đình; khi đời về chiều, có phước thì hạnh phúc viên mãn khi các con ổn định, thành đạt; chẳng may cuộc sống các thành viên trong gia đình không được như ý muốn hoặc đường đời đầy gian nan, chông gai thì cái sự già nua kia bị "thời gian nhuộm thêm một màu buồn”. Nhưng các bậc cha mẹ vẫn âm thầm chịu đựng. Người Kitô hữu, may mà có Chúa ở bên, để tựa đầu vào mà tìm một sự tựa nương, còn không thì chênh vênh biết bao! Đố ai mà không thấy chơi vơi khi nghĩ về cái chết?! Đức Giêsu mà còn xao xuyến, sợ hãi nữa là...
Còn các Đức Giám Mục, khi trẻ thì cứ học và học xanh cả mắt, bên cạnh đó phải rèn luyện nhân đức, phải vâng phục và giữ phẩm hạnh trong bổn phận của mình. Cho đến khi bề trên ngỏ ý đề cử, lựa chọn vào hàng lãnh đạo dân Chúa. Đa số các vị gần bước vào tuổi thọ mới “mở đầu” sứ vụ giám mục. Chưa hết, phải giữ sức khỏe để có sức dự những nghi lễ; có thánh lễ mừng dài hơn hai giờ đồng hồ; rồi bay cả mười mấy tiếng đồng hồ để tham dự sự kiện hay hội nghị gì đó bên Rôma... còn nhiều điều khác nữa. Nghĩ đến đó thôi, chúng tôi bỗng hiểu phần nào sự âm thầm chịu đựng của các đức cha.
Cách đây mười mấy năm, tôi dự một sự kiện ở Bình Phước; sau thánh lễ vô tình tôi được chụp hình cạnh Đức Cha, tôi khẽ nói: “Con xin phép thực hiện bài phỏng vấn Đức Cha có được không ạ? Ngài nhìn thẳng vào tôi trả lời: “Thôi, dịp khác đi nhé!” Thấy vẻ dịu dàng của Đức Cha, tôi không buồn mà buột miệng nói: “Sao Đức Cha đẹp quá nhỉ, trắng sáng ngời ngời, con nói thật đấy!”. Đức Cha im lặng. Thế rồi mới đây, dự lễ truyền chức linh mục, tôi đến gần bàn Ngài dự tiệc mừng, thưa vài câu chuyện liên quan đến truyền thông. Ngài ngồi bẻ miếng bánh tráng, ăn nhẹ nhàng. Nhìn Đức Cha đã ngăm đen, tôi nghĩ đến ý nghĩa câu hát: “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất không thối đi, không chết đi thì nó chỉ trơ trọi một mình thôi....”.
Hiện nay, với sự tiến bộ và dễ dãi của công nghệ (Youtube, tiktok, facebook...) người ta phô bày của cải, sắc đẹp, quyền hành, tâm tư, nhận định về sự viêc trên đó nhưng chắc chắn công nghệ ấy không thể trưng bày được sự hy sinh âm thầm trong Chúa, cho dù đó là trí tuệ nhân tạo AI, vốn đang ầm ĩ ở ngoài kia, trên toàn cầu.
Giáo Hội Chúa Kitô luôn mạnh mẽ xanh tươi vì có nhiều sự hy sinh thầm lặng. Từng con người, từng gia đình, từng cộng đoàn... luôn cố gắng trong bậc sống, âm thầm bước đi, đến cùng đích là “sự Phục Sinh của Đức Kitô”.
Hội Lêgiô Mariae Curia Phú Thọ 3: Đại hội Acies 2023
Văn Minh
20:53 24/03/2023
Hội Lêgiô Mariae Curia Phú Thọ 3: Đại hội Acies 2023
“Lạy Nữ Vương là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ”.
Lời kinh trên đây đã được các hội viên Lêgiô Mariae Curia Phú Thọ III lặp lại trước Thánh lễ Thiên Thần Truyền Tin cho Đức Maria, cũng là ngày các hội viên hoạt động và tán trợ dâng mình cho Đức Mẹ.
Xem Hình
Thánh lễ trọng thể được cử hành lúc 17g30 thứ Sáu ngày 24.03.2023, tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, do Linh mục (Lm) Gioan Nguyễn Minh Hiếu, Phó xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm, giáo hạt Gia Định chủ sự.
Tham dự trong Thánh lễ có gần 200 hội viên đến từ giáo xứ Bình Thới, Tân Phú Hòa, Phú Hòa và Vĩnh Hòa, cùng các em Junior cùng đến hiệp dâng.
Trước Thánh lễ, lúc 17g, các hội viên đã tề tựu về ngôi nhà thờ đá cùng nhau nguyện kinh và đọc lời dâng mình cho Đức Mẹ.“Lạy Nữ Vương là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ”.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Lm Gioan Nguyễn Minh Hiếu đã diễn tả về Mầu Nhiệm ơn cứu độ của Đức Kitô qua Đức Trinh Nữ Maria. Quả thật, Mẹ Maria được chọn làm trung gian trong chương trình cứu chuộc cho nhân loại. Bởi vì Mẹ là một mẫu gương sáng về sự vâng phục, và lòng tín thác vào quyền năng của Thiên Chúa.
Lm Gioan diễn giảng tiếp, mừng lễ Truyền Tin hôm nay: ước mong các hội viên Lêgiô Mariae hãy noi gương Đức Mẹ và nói hai tiếng “Xin vâng” trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời. Đồng thời, chúng ta cũng phải biết khao khát thi hành thánh ý của Thiên Chúa, và đem Tin Mừng đến cho những người mà chúng ta tiếp xúc và gặp gỡ. Ngoài ra, chúng ta cũng phải biết quan tâm giúp đỡ cho những ai đang gặp khó khăn về tinh thần cũng như về vật chất. Có được như vậy, mai nầy chúng ta mới được Thiên Chúa yêu thương và đón nhận chúng ta vào quê hương Nước Trời.
Thánh lễ được nối tiếp với lời nguyện tín hữu và những của lễ được các hội viên cùng Lm chủ tế dâng lên Thiên Chúa với tấm lòng thành kính.
Sau lời nguyện hiệp lễ, ông Giuse Trần Văn Việt, Trưởng Curia, thay mặt lên ngỏ lời cảm ơn Lm Chánh xứ Martinô và Lm chủ tế Gioan, cùng các hội viên đã đến hiệp dâng Thánh lễ được sốt sắng. Đồng thời, các em Junior đại diện dâng lên các Lm bó hoa thiêng liêng gồm: 384 lần tham dự Thánh lễ, 44 lần Chầu Thánh Thể, 382 lần rước lễ, 701 lần đọc kinh Mân Côi và 163 lần làm việc bác ái.
Thánh lễ khép lại lúc 18g30. Sau Thánh lễ, Lm Gioan cùng quý vị đại diện Ban Chấp hành các cấp chụp chung tấm hình lưu niệm ngay trước thềm cung thánh trước khi ra về.
“Lạy Nữ Vương là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ”.
Lời kinh trên đây đã được các hội viên Lêgiô Mariae Curia Phú Thọ III lặp lại trước Thánh lễ Thiên Thần Truyền Tin cho Đức Maria, cũng là ngày các hội viên hoạt động và tán trợ dâng mình cho Đức Mẹ.
Xem Hình
Thánh lễ trọng thể được cử hành lúc 17g30 thứ Sáu ngày 24.03.2023, tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, do Linh mục (Lm) Gioan Nguyễn Minh Hiếu, Phó xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm, giáo hạt Gia Định chủ sự.
Tham dự trong Thánh lễ có gần 200 hội viên đến từ giáo xứ Bình Thới, Tân Phú Hòa, Phú Hòa và Vĩnh Hòa, cùng các em Junior cùng đến hiệp dâng.
Trước Thánh lễ, lúc 17g, các hội viên đã tề tựu về ngôi nhà thờ đá cùng nhau nguyện kinh và đọc lời dâng mình cho Đức Mẹ.“Lạy Nữ Vương là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ”.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Lm Gioan Nguyễn Minh Hiếu đã diễn tả về Mầu Nhiệm ơn cứu độ của Đức Kitô qua Đức Trinh Nữ Maria. Quả thật, Mẹ Maria được chọn làm trung gian trong chương trình cứu chuộc cho nhân loại. Bởi vì Mẹ là một mẫu gương sáng về sự vâng phục, và lòng tín thác vào quyền năng của Thiên Chúa.
Lm Gioan diễn giảng tiếp, mừng lễ Truyền Tin hôm nay: ước mong các hội viên Lêgiô Mariae hãy noi gương Đức Mẹ và nói hai tiếng “Xin vâng” trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời. Đồng thời, chúng ta cũng phải biết khao khát thi hành thánh ý của Thiên Chúa, và đem Tin Mừng đến cho những người mà chúng ta tiếp xúc và gặp gỡ. Ngoài ra, chúng ta cũng phải biết quan tâm giúp đỡ cho những ai đang gặp khó khăn về tinh thần cũng như về vật chất. Có được như vậy, mai nầy chúng ta mới được Thiên Chúa yêu thương và đón nhận chúng ta vào quê hương Nước Trời.
Thánh lễ được nối tiếp với lời nguyện tín hữu và những của lễ được các hội viên cùng Lm chủ tế dâng lên Thiên Chúa với tấm lòng thành kính.
Sau lời nguyện hiệp lễ, ông Giuse Trần Văn Việt, Trưởng Curia, thay mặt lên ngỏ lời cảm ơn Lm Chánh xứ Martinô và Lm chủ tế Gioan, cùng các hội viên đã đến hiệp dâng Thánh lễ được sốt sắng. Đồng thời, các em Junior đại diện dâng lên các Lm bó hoa thiêng liêng gồm: 384 lần tham dự Thánh lễ, 44 lần Chầu Thánh Thể, 382 lần rước lễ, 701 lần đọc kinh Mân Côi và 163 lần làm việc bác ái.
Thánh lễ khép lại lúc 18g30. Sau Thánh lễ, Lm Gioan cùng quý vị đại diện Ban Chấp hành các cấp chụp chung tấm hình lưu niệm ngay trước thềm cung thánh trước khi ra về.
VietCatholic TV
Đòn trí mạng: Nhà máy Nga chế tạo động cơ hỏa tiễn hạt nhân nổ tung. Bakhmut: Wagner tử trận gần hết
VietCatholic Media
03:16 24/03/2023
1. Đòn trí mạng đối với Putin: Nhà máy Nga sản xuất động cơ hỏa tiễn hạt nhân bốc cháy
Quân đội Nga được tin là đang thiếu thốn đạn dược nghiêm trọng sau khi Ấn Độ hoảng hốt vì Nga không thể cung cấp đạn dược cho họ đúng thời hạn trong hợp đồng. Trong bối cảnh đó, lại có thêm một đòn trí mạng đánh vào guồng máy chiến tranh của Nga. Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Factory That Makes Nuclear Missile Engines Catches Fire”, nghĩa là “Nhà máy Nga sản xuất động cơ hỏa tiễn hạt nhân bốc cháy”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một vụ hỏa hoạn đã bùng phát trên lãnh thổ của một nhà máy Nga sản xuất thiết bị cho Quân đội của Putin, theo báo cáo của phương tiện truyền thông nhà nước.
Bảy người đã được giải cứu khỏi một tòa nhà đang bốc cháy dữ dội và lính cứu hỏa vẫn đang tìm kiếm nguồn gốc gây ra trận hỏa hoạn tai hại ở Nhà máy Động cơ Yaroslavl, ở thành phố Yaroslavl, nơi tự mô tả trên trang web của mình là một trong những doanh nghiệp lớn nhất của Nga sản xuất động cơ diesel đa dụng, ly hợp, hộp số và phụ tùng thay thế.
Hãng thông tấn nhà nước TASS dẫn lời Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho biết các sở cứu hỏa quanh vùng đã được thông báo về vụ cháy lúc 13h30 ngày thứ Năm 23 tháng Ba theo giờ địa phương. Những bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy những cột khói đen dày đặc bốc lên bầu trời.
Theo báo cáo phương tiện truyền thông địa phương, đã có một vụ nổ rất lớn trước khi xảy ra đám cháy.
“Bảy người đã được lính cứu hỏa giải cứu khỏi tòa nhà đang cháy, 218 người khác đã được ban quản lý cơ sở di tản. Bộ cho biết ngọn lửa hiện đang được khống chế.
Nhà máy xe hơi Yaroslavl cho biết trên trang web của mình rằng hơn 300 mẫu xe và sản phẩm chuyên dùng ở Nga và Belarus được trang bị động cơ do nhà máy này sản xuất.
Blogger và nhà phân tích người Nga Anatoly Nesmiyan cho biết trên kênh Telegram của mình rằng “có thứ gì đó khá nghiêm trọng đang bốc cháy” tại nhà máy, mặc dù không nói rõ đó có thể là gì. Nesmiyan mô tả nhà máy này là một trong những nhà sản xuất động cơ và hộp số lớn nhất cho các thiết bị của Quân đội Nga, bao gồm cả động cơ cho bệ phóng hỏa tiễn hạt nhân Topol-M.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington, Topol-M là hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa nhiên liệu rắn của Nga với tầm bắn 11.000 km hay 6.835 dặm.
Đây là vụ việc mới nhất trong một loạt các vụ hỏa hoạn bí ẩn ở Nga kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin xâm chiếm Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Hôm thứ Hai, một phong trào đảng phái chống Putin của Nga có tên là Black Bridge hay Cầu Đen đã nhận trách nhiệm về vụ hỏa hoạn vào tuần trước tại một tòa nhà do Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, sử dụng ở thành phố miền nam Rostov-on-Don, gần biên giới Ukraine.
Black Bridge, một trong số các phong trào đảng phái ở Nga, đã gọi FSB là “thành trì của đạo đức giả, bạo lực và bất công” trong một bài đăng trên Telegram về vụ nổ và hỏa hoạn ngày 16 tháng 3.
Vụ hỏa hoạn tại Nhà máy Động cơ Yaroslavl có thể sẽ giáng một đòn mạnh vào Putin, người đang thúc đẩy tăng cường sản xuất hỏa tiễn trong năm nay. Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba rằng Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã ra lệnh tăng gấp đôi sản lượng vũ khí dẫn đường chính xác.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để bình luận.
2. Các quan chức Ukraine nói rằng người Nga chịu tổn thất nặng nề ở ba điểm nóng dọc theo chiến tuyến. Cứ đánh tiếp kiểu này Wagner sẽ sớm hết quân.
Các quan chức Ukraine cho biết các lực lượng Nga đã tiếp tục bắn phá khắp khu vực Donetsk, với hơn 200 cuộc tấn công vào khu vực Bakhmut chỉ trong 24 giờ qua - nhưng họ cho rằng người Nga đang mất hàng trăm người mỗi ngày trên chiến tuyến.
Theo Serhii Cherevatyi, phát ngôn viên của Nhóm phía Đông của các lực lượng vũ trang, thành phố Bakhmut phía đông vẫn là “trọng điểm tấn công chính của đối phương”.
Cherevatyi cho biết rất khó để biết liệu cường độ các cuộc tấn công của Nga xung quanh Bakhmut có giảm đi hay không vì các yếu tố như thời tiết, sự luân chuyển của các đơn vị hoặc lực lượng dự bị do người Nga đưa ra.
Tuy nhiên, ông cho biết chiến thuật của Nga vẫn giữ nguyên với các nhóm chiến thuật nhỏ “cố gắng làm suy yếu hệ thống phòng thủ của chúng tôi”. Ông cho biết các binh sĩ từ nhóm lính đánh thuê Wagner đang ở gần Bakhmut, và quân đội Nga sẽ tiếp viện khi cần thiết.
“Chúng ta hạ gục chúng. Trên thực tế, sẽ không còn chiến binh Wagner nào nữa nếu họ tiếp tục động lực như cũ,” Cherevatyi nói.
Cherevatyi đã phân biệt giữa trận chiến giành Bakhmut và trận chiến ở những nơi khác. Ông cho biết xa hơn về phía bắc, Wagner ít có bằng chứng xung quanh Lyman và Kupyansk, nơi các lực lượng chính quy của Nga, được hỗ trợ bởi lực lượng dân quân Luhansk, đã thực hiện hơn 400 cuộc tấn công trong ngày qua.
“Nhiệm vụ chính bây giờ là chống cự, tiêu diệt lực lượng của đối phương, trong khi các đơn vị đang được huấn luyện ở cả Ukraine và nước ngoài, được trang bị các thiết bị phòng thủ mới và phối hợp với nhau,” Cherevatyi nói.
Trong và xung quanh thị trấn Avdiivka, thuộc vùng Donetsk, các cuộc oanh tạc và không kích dữ dội của Nga tiếp tục nhằm vào các tuyến phòng thủ của Ukraine.
“Suốt thời gian chúng tôi ở trong thành phố, đã có những vụ nổ. Chúng tôi không thấy một tòa nhà nào không bị hư hại. Thật không may, vẫn còn thường dân ở Avdiivka. Mọi người sống trong các tầng hầm”.
Tuy nhiên, ông cho biết nhiều người dân không muốn rời đi, đặc biệt là người già, bất kể thành phố đã không có điện kể từ tháng 5 năm ngoái.
Ông nói rằng quân Nga đang cố vượt qua thị trấn “và những cuộc tấn công này liên tục đi kèm với pháo kích. Hôm qua, địch đã thực hiện 26 cuộc tấn công và bị tổn thất khá đáng kể. Hơn 100 người thiệt mạng và hơn 240 người bị thương,” ông tuyên bố. “Vào ban ngày, chúng tấn công với sự trợ giúp của máy bay, pháo binh và nhân lực. Họ đang chịu tổn thất nặng nề về nhân lực và thiết bị.”
3. Phó chủ tịch Duma quốc gia Nga kêu gọi xóa sổ Vương quốc Anh khỏi bề mặt trái đất, và khi đó, toàn thể thế giới sẽ răm rắp lắng nghe Putin và Tập Cận Bình, chiến tranh sẽ kết thúc.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Lawmaker Calls for Wiping U.K. off the Face of the Earth”, nghĩa là “Dân biểu Nga kêu gọi xóa sổ Vương quốc Anh khỏi bề mặt trái đất.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Andrey Gurulyov, phó Duma Quốc gia Nga, vừa kêu gọi xóa sổ Vương quốc Anh khỏi mặt đất, cho rằng Anh là “kẻ chủ mưu chính” trong cuộc chiến Nga-Ukraine.
Nhận xét của ông được đưa ra như một phần của phân đoạn truyền hình được đăng lên Twitter với phụ đề tiếng Anh của Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine.
“Chú ý, Vương quốc Anh! Các nhà tuyên truyền của Nga coi Vương quốc Anh là 'kẻ chủ mưu chính' và muốn kết thúc chiến tranh bằng cách 'gây thất bại nặng nề cho Anh'“, Gerashchenko đã tweet hôm thứ Năm khi ông chia sẻ một phần của phân đoạn truyền hình chiếu Gurulyov, người cũng là một nhà lãnh đạo quân sự Nga đã nghỉ hưu..
Gurulyov đã thẳng thắn về cuộc chiến, vì ông thường chỉ trích các đồng minh của Ukraine. Gần đây, ông cũng dự đoán rằng cuộc chiến sẽ không kết thúc trước năm 2027.
“... Điều đầu tiên cần làm là xé nát nước Anh, quét sạch nó khỏi mặt đất. Và trên thực tế, sau đó, mọi thứ sẽ kết thúc. Nó sẽ kết thúc, bởi vì chính nước Anh mới là kẻ khốn nạn chính. Và đó đất nước đứng đằng sau cái tên Mỹ, chính là chủ nhân của nó,” Gurulyov nói trong đoạn clip do Gerashchenko đăng tải.
Cựu chỉ huy Nga nói tiếp: “Kẻ xúi giục chính ở Âu Châu là Anh. Bằng cách gây ra một thất bại nghiêm trọng cho nước Anh, về cơ bản, toàn bộ cuộc chiến sẽ kết thúc. Và sau đó họ sẽ bắt đầu lắng nghe những gì tổng thống của chúng ta nói. Ngay lập tức, chấm dứt mọi chống đối. Họ sẽ bắt đầu lắng nghe những gì chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang nói. Sớm muộn gì điều đó cũng sẽ đến, và có lẽ đó là cách mọi sự sẽ kết thúc.”
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tuần này tại Mạc Tư Khoa, thể hiện tinh thần đoàn kết Nga-Trung trước sức ép của phương Tây. Các nhà lãnh đạo đã đồng ý trong cuộc họp của họ để hợp tác trên một số mặt trận kinh doanh và kinh tế.
Cuộc chiến giữa các lực lượng Ukraine và Nga đã kéo dài qua các thành phố lớn, bao gồm Kyiv, Odesa và Kherson. Gần đây nhất, các trận chiến đã gia tăng ở Bakhmut, thuộc vùng Donetsk của Ukraine, nơi từng diễn ra trận chiến kéo dài nhiều tháng giữa lực lượng Nga và lực lượng bán quân sự chống lại quân đội Ukraine.
Mặc dù cuộc chiến của Putin vẫn chưa có hồi kết, Ukraine vẫn đang nhận được viện trợ nhân đạo và quân sự từ các quốc gia phương Tây. Vương quốc Anh là một trong những đồng minh hàng đầu của Ukraine, cung cấp cho quốc gia Đông Âu xe tăng và hệ thống pháo bổ sung vào đầu năm nay. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Anh đã cung cấp các đánh giá tình báo hàng ngày về cuộc chiến, những đánh giá này thường tiết lộ những thiếu sót của quân đội Nga.
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ ông Putin trong tháng này với cáo buộc ông phạm tội ác chiến tranh. Lệnh này là cáo buộc quốc tế chính thức đầu tiên kể từ khi ông xâm lược Ukraine.
ICC, cơ quan mà Nga không công nhận, đã buộc tội Putin bắt cóc và vận chuyển trái phép trẻ em Ukraine đến Nga, nơi nhiều em được các gia đình Nga nhận nuôi.
Newsweek đã liên hệ qua email tới Bộ Ngoại giao Nga để xin bình luận.
4. Ukraine đánh chặn hai hỏa tiễn hành trình của Nga bắn vào Odesa, các quan chức cho biết
Các quan chức Ukraine cho biết lực lượng phòng không của họ đã đánh chặn hai hỏa tiễn hành trình bắn vào khu vực Odesa.
Bộ Tư lệnh Không quân miền Nam của Ukraine cho biết vào tối thứ Năm rằng “lực lượng phòng không đã bắn hạ hai hỏa tiễn dẫn đường không đối đất Kh-59 do các máy bay chiến đấu Su-35 của Nga bắn từ Hắc Hải ở khu vực Odesa”.
Đây là lần thứ hai trong tuần này hỏa tiễn Kh-59 được bắn vào khu vực Odesa. Loại hỏa tiễn này được cho là dễ bị bắn hạ hơn hỏa tiễn hành trình Kalibr của Nga. Khuya thứ Hai rạng sáng thứ Ba, một vụ tấn công bằng máy bay không người lái đã làm nổ tung hàng trăm hỏa tiễn hành trình Kalibr của Nga đang được vận chuyển bằng đường sắt tại thị trấn Dzhankoy ở phía bắc bán đảo Crimea.
5. Zelenskiy nói rằng có thể giành chiến thắng trong năm nay nhưng cảnh báo các đồng minh về sự hợp tác không đầy đủ trong một số lĩnh vực
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy có quan điểm lạc quan về việc kết thúc chiến tranh đối với các đồng minh Âu Châu của mình, đồng thời cảnh báo về một số lĩnh vực mà ông tin rằng cần phải cải thiện.
Ông nói, “nếu những nỗ lực chung của chúng ta kiên quyết tập trung vào chiến thắng của Ukraine, chiến thắng sẽ đạt được ngay trong năm nay.”
“Không ai biết chắc cuộc chiến sẽ kéo dài bao lâu và trận chiến nào sẽ mang lại thành công nhanh hơn cho chúng ta và trận chiến nào sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn. Nhưng điều rõ ràng là nếu không có sự chậm trễ hoặc đình trệ trong sự hợp tác của chúng ta, rằng nếu những nỗ lực chung của chúng ta kiên quyết tập trung vào chiến thắng của Ukraine, thì chiến thắng sẽ đạt được ngay trong năm nay”, ông Zelenskiy phát biểu tại một cuộc họp của Hội đồng Âu Châu.
Tổng thống Ukraine cho biết ông đánh giá cao sự hỗ trợ của Âu Châu đối với công việc của Tòa án Hình sự Quốc tế và nỗ lực khởi động một kế hoạch bồi thường sẽ sử dụng hàng tỷ đô la tài sản bị tịch thu của Nga để phục hồi Ukraine.
Tuy nhiên, ông cho biết có một số lĩnh vực vẫn còn thiếu sự hợp tác:
Sự chậm trễ trong việc cung cấp hỏa tiễn tầm xa. Zelenskiy đề cập đến cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga vào thứ Tư chống lại Zaporizhzhia.
Ukraine cần máy bay chiến đấu hiện đại Zelenskiy cho biết ông rất biết ơn Ba Lan và Slovakia vì đã gửi những chiếc MiG 29 tới Ukraine – “nhưng chúng tôi cần máy bay hiện đại”.
Trì hoãn gói trừng phạt mới. Zelenskiy cho biết “những nỗ lực toàn cầu vẫn chưa đủ để ngăn Nga thích ứng với các lệnh trừng phạt và lách chúng thông qua các nước thứ ba.”
Hỗ trợ quốc tế cho công thức hòa bình của Ukraine. Zelenskiy cho biết ông đã sẵn sàng cho một hội nghị thượng đỉnh để thảo luận về điều mà ông gọi là “kế hoạch toàn diện và thực tế duy nhất để khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và bảo đảm an ninh cho người dân của chúng ta và cho toàn bộ Âu Châu”.
Zelenskiy cho biết Ukraine đang tiến triển trong việc phát triển các thể chế của mình theo tiêu chuẩn Âu Châu và “chuyển đổi thành một quốc gia hiện đại, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước xã hội, không có tham nhũng và ổn định về mặt thể chế”. Điều quan trọng là con đường gia nhập Liên minh Âu Châu của họ không bị cản trở.
“Ukraine đã sẵn sàng cho quyết định bắt đầu đàm phán gia nhập tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu ngay trong năm nay.”
Zelenskiy kết thúc bài phát biểu của mình bằng cách cảnh báo rằng “Nếu Âu Châu do dự, cái ác có thể có thời gian để tập hợp lại và chuẩn bị cho nhiều năm chiến tranh.”
6. Medvedev tấn công các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu là có sự sụt giảm nghiêm trọng về năng lực và chỉ có trình độ tiểu học
Dmitry Anatolyevich Medvedev sinh ngày 14 tháng 9, năm 1965. Ông ta được bầu làm tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2008. Ông phục vụ một nhiệm kỳ duy nhất và được kế nhiệm bởi Putin sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Medvedev sau đó được Putin bổ nhiệm làm thủ tướng. Ông từ chức cùng với phần còn lại của chính phủ vào ngày 15 tháng Giêng năm 2020 để cho phép Putin thực hiện những thay đổi sâu rộng về hiến pháp; ông được kế nhiệm bởi Mikhail Mishustin vào ngày 16 tháng Giêng năm 2020. Cùng ngày, Putin bổ nhiệm Medvedev vào chức vụ mới là phó chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia.
Medvedev thường được đánh giá là một người có chừng mực, cân bằng và tự do hơn so với người tiền nhiệm Vladimir Putin, là người cũng được bổ nhiệm làm thủ tướng trong nhiệm kỳ tổng thống của Medvedev. Chương trình nghị sự hàng đầu của Medvedev trên cương vị tổng thống là một chương trình hiện đại hóa trên diện rộng, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế và xã hội Nga, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc của nước này vào dầu mỏ và khí đốt. Trong nhiệm kỳ của mình, Medvedev cũng phát động chiến dịch chống tham nhũng, mặc dù sau đó chính ông ta bị buộc tội tham nhũng hạng gộc.
Tuy nhiên, trong cuộc chiến tại Ukraine, người ta càng ngày càng thấy ông ta có những phát biểu điên cuồng. Ông ta còn điên hơn nữa sau lệnh bắt giữ Putin của ICC. Hôm thứ Hai, ông ta táo tợn tuyên bố sẽ tấn công hạt nhân vào trụ sở của ICC ở Hà Lan, một quốc gia NATO.
Trong cuộc phỏng vấn với thông tấn xã TASS của Nga hôm thứ Năm, 23 tháng Ba, Medvedev đã bác bỏ mọi đề xuất đàm phán với các cường quốc Tây Âu, gọi đó là chuyện “vô ích” và tỏ ra khinh thường các chính trị gia phương Tây, cho rằng có “sự sụt giảm nghiêm trọng về năng lực và trình độ hiểu biết cơ bản của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu”. Ông ta đi xa đến mức cho rằng họ chỉ có trình độ tiểu học.
Tôi không ảo tưởng rằng chúng ta có thể sớm liên lạc lại với họ. Thật vô nghĩa khi đàm phán với một số quốc gia và các khối nhất định – họ chỉ hiểu ngôn ngữ của vũ lực.
Medvedev, người đứng đầu một ủy ban điều phối sản xuất vũ khí, đã chế giễu tuyên bố của phương Tây rằng Mạc Tư Khoa đang cạn kiệt vũ khí và cho biết các ngành công nghiệp vũ khí của Nga đã tăng sản lượng. Ông cho biết Nga sẽ sản xuất 1.500 xe tăng chiến đấu trong năm nay và đẩy mạnh sản xuất các loại vũ khí khác để đáp ứng nhu cầu của quân đội. Tuyên bố của ông không thể được xác minh độc lập.
“Điều quan trọng nhất bây giờ là sản xuất tất cả khối lượng cần thiết và chúng ta đang khai trương các nhà máy mới để thực hiện điều đó,” ông ta nói.
Medvedev cũng khoa trương rằng quân đội Nga đã có máy bay không người lái tình báo tốt nhưng thừa nhận rằng Nga vẫn chưa triển khai máy bay không người lái tấn công tầm xa.
7. Mạc Tư Khoa lên án nỗ lực gia nhập NATO của Phần Lan khi nước này tiến gần hơn đến việc gia nhập liên minh
Bộ Ngoại giao Nga một lần nữa lên án nỗ lực gia nhập NATO của Phần Lan, gọi đó là “không cân bằng” và “phản tác dụng” trong các bình luận được hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti đưa tin hôm thứ Năm.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Maria Zakharova cho biết trong một cuộc họp báo ở Mạc Tư Khoa: “Đối với quyết định gia nhập NATO của Phần Lan, quyết định này khó có thể được coi là cân bằng. Bà ta tuyên bố rằng quyết định này được đưa ra “dưới ảnh hưởng của một chiến dịch truyền thông chống Nga chưa từng có” và không có tranh luận công khai thích đáng.
“Chúng ta hiểu rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và một số đồng minh đứng sau chiến dịch chính trị này,” bà nói thêm mà không cung cấp bằng chứng.
Bà Zakharova cho rằng động thái này sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình hình quân sự và chính trị ở Âu Châu. Nga đã nhiều lần khẳng định quyết định của Helsinki sẽ phản tác dụng và nó đã tác động tiêu cực đến quan hệ Nga-Phần Lan.
Một số bối cảnh: Phần Lan và Thụy Điển tuyên bố ý định gia nhập NATO vào tháng 5 năm 2022, sau khi Nga xâm lược Ukraine khiến các nước Bắc Âu từ bỏ quy chế không liên kết đã có từ lâu.
Động thái này là một bước thụt lùi đối với Mạc Tư Khoa. Putin tuyên bố rằng một trong những lý do tấn công Ukraine là để ngăn chặn việc mở rộng của NATO. Tuy nhiên, ngay sau khi Nga xâm lược Ukraine, Phần Lan và Thụy Điển đã xin gia nhập vào liên minh này.
Các đơn xin gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển đã được hầu hết các nhà lãnh đạo NATO hoan nghênh, nhưng theo các quy tắc của liên minh, mọi quốc gia thành viên phải tán thành tư cách thành viên mới của quốc gia ứng viên.
Nỗ lực của Phần Lan đã có một bước tiến quan trọng khi Thổ Nhĩ Kỳ và Hung Gia Lợi đã đồng ý bắt đầu quá trình phê chuẩn tư cách thành viên của Phần Lan vào tuần trước.
Hôm thứ Năm, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö đã ký đạo luật phê chuẩn đề nghị gia nhập NATO của nước này.
Quốc hội Thụy Điển đã thông qua đề nghị gia nhập NATO vào thứ Tư, nhưng chính phủ Thụy Điển vẫn phải chờ sự đồng ý của Thổ Nhĩ Kỳ và Hung Gia Lợi.
8. Slovakia bàn giao 4 máy bay chiến đấu MiG-29 cho Ukraine
Slovakia đã bàn giao 4 máy bay chiến đấu MiG-29 từ thời Liên Xô cho Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Jaro Nad cho biết trong một bài đăng trên Facebook hôm thứ Năm.
Điều này diễn ra vài ngày sau khi nước này cam kết cung cấp 13 máy bay chiến đấu Mig-29 cho Ukraine, cùng với Ba Lan cam kết cung cấp 4 chiếc. Trong video này, do thông tấn xã UkrInform cung cấp, quý vị và anh chị em có thể thấy không quân Ukraine đang lái các máy bay rời khỏi Slovakia về Ukraine.
Về vấn đề lợi thế quân sự, Nga đã bác bỏ, tuyên bố việc tặng thêm các máy bay MiG thời Liên Xô cho Ukraine sẽ không làm thay đổi tiến trình của cuộc xung đột. Đó có thể là lý do tại sao chính những chiếc F-16 - chứ không phải MiG - thực tế lại nằm ở vị trí hàng đầu trong danh sách mong muốn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
MiG-29 là máy bay tương tự, sử dụng công nghệ bay cũ hơn. Những chiếc F-16 được tìm kiếm của Zelenskiy là kỹ thuật số. MiG có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ chiến đấu ngắn, chúng có thể triển khai vũ khí và bắn hạ máy bay Nga với khả năng cơ động tốt ở cự ly ngắn. Nhưng F-16 có thể bay lâu hơn, linh hoạt hơn, sở hữu các hệ thống vũ khí tích hợp và có khả năng radar tầm xa tốt hơn đáng kể, do đó cung cấp khả năng cảnh báo sớm khi bị đối phương tấn công.
9. Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha cho biết 6 xe tăng chiến đấu hiện đại đầu tiên sẽ tới Ukraine vào cuối tuần tới
Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Năm rằng Tây Ban Nha dự kiến sẽ gửi chuyến hàng xe tăng chiến đấu hiện đại đầu tiên tới Ukraine vào cuối tuần tới, sau khi các quan chức nước này hoàn thành các cuộc thử nghiệm bắn lần cuối trên thực địa.
Tuyên bố cho biết 6 xe tăng Leopard 2A4 đã được kiểm tra lần cuối tại một nhà máy sản xuất vũ khí gần Seville, miền nam Tây Ban Nha.
Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles đã đến thăm nhà máy hôm thứ Năm và cho biết thêm 4 xe tăng Leopard cung cấp cho Ukraine sẽ sớm đến đó để kiểm tra và thử nghiệm.
Tuần trước, Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo nhóm quân nhân Ukraine đầu tiên học cách vận hành xe tăng Tây Ban Nha đang kết thúc khóa huấn luyện tại một căn cứ quân sự ở miền bắc Tây Ban Nha.
Một số thông tin cơ bản: Robles ban đầu nói với quốc hội Tây Ban Nha vào tháng trước rằng nước này sẽ gửi sáu xe tăng Leopard tới Ukraine.
Một ngày sau, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez có chuyến thăm bất ngờ tới Kyiv nhân kỷ niệm ngày Nga xâm lược. Ông đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và tuyên bố Tây Ban Nha sẽ thực hiện cam kết chuyển giao 10 xe tăng Leopard.
Tây Ban Nha dự kiến sẽ gởi thêm các xe tăng Leopard đời cũ hơn.
10. Ngân hàng Thế giới cho biết sẽ tiêu tốn 411 tỷ đô la để tái thiết từ cuộc chiến ở Ukraine
Theo đánh giá cập nhật của Ngân hàng Thế giới, chi phí ước tính cho các nỗ lực tái thiết ở Ukraine sau cuộc xâm lược của Nga đã lên tới 411 tỷ USD.
Theo ngân hàng, con số này gấp 2,6 lần GDP ước tính của đất nước vào năm 2022. Nó bao gồm thiệt hại trực tiếp ước tính khoảng 135 tỷ đô la – chủ yếu đối với các lĩnh vực nhà ở, giao thông, năng lượng, thương mại và công nghiệp. Phần lớn thiệt hại tập trung ở các khu vực tiền tuyến phía đông, bao gồm Donetsk, Kharkiv và Luhansk.
Ước tính chi phí cập nhật bao gồm thiệt hại phát sinh trong khoảng thời gian một năm sau khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Nó đánh dấu mức tăng so với ước tính 349 tỷ đô la của ngân hàng vào tháng 6 năm 2022.
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết: “Số lượng thiệt hại và nhu cầu phục hồi hiện không bao gồm dữ liệu về thiệt hại cơ sở hạ tầng, nhà ở và cơ sở kinh doanh tại các vùng lãnh thổ bị xâm lược”. “Khi lực lượng phòng vệ giải phóng chúng, chúng ta hy vọng rằng dữ liệu sẽ được bổ sung và Chính phủ sẽ ngay lập tức bắt đầu công việc khôi phục ở những vùng lãnh thổ này.”
Chi phí tái thiết là đánh giá chung của chính phủ Ukraine, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ủy ban Âu Châu và Liên Hiệp Quốc.
Nhà trừ tà: Bàn cầu cơ bán trên Amazon để xưng tội và nói chuyện với Chúa Thánh Thần là trò ma quỷ
VietCatholic Media
05:05 24/03/2023
1. Nhà trừ tà cảnh báo hết sức nguy hiểm về bàn cầu cơ nói chuyện với Chúa Giêsu bán trên Amazon
Đó là một trò chơi nguy hiểm và lừa đảo. Một nhà trừ tà đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm trọng về trò chơi được gọi là “board game” được bán trên Amazon. Bất kể vẻ bề ngoài trông thanh nhã, nó cực kỳ nguy hiểm.
Cha Ernesto María Caro đã chia sẻ một video trên kênh YouTube “Truyền giáo kỹ thuật số”, trong đó cha cảnh báo về “Holy Spirit Board” hay bàn cầu cơ Chúa Thánh Thần.
Đó là một trò chơi tự xưng là giao tiếp với Chúa, nhưng “nó là một trò cầu cơ trá hình”.
“Đây là bói toán, và nó bị cấm bởi Kinh thánh. Chiếc bàn này được coi là một trò chơi mà người ta có thể giao tiếp trực tiếp với Chúa Giêsu Kitô,” vị linh mục giải thích.
Người ta quảng cáo rằng, những người sử dụng thực hành này có thể xưng tội trực tiếp với Chúa thay vì phải xếp hàng ở các tòa giải tội. Họ cũng có thể tìm kiếm câu trả lời từ Chúa. Cha Caro khẳng định rằng Chúa không trả lời theo cách này.
Cha Caro nói: “Thiên Chúa là một mầu nhiệm và trả lời một cách bí nhiệm”.
“Không phải là Chúa không nghe thấy chúng ta. Ngài không thể nào mà lại không nghe chúng ta, bởi vì Thánh Tông đồ Phaolô nói rằng trong Ngài chúng ta hiện hữu, chúng ta hiện hữu và trong Ngài chúng ta di chuyển. Đó là lý do tại sao người ta nói rằng Thiên Chúa hiện diện hơn chính chúng ta. Vì vậy, Ngài luôn lắng nghe chúng ta, nhưng điều chúng ta cầu xin không phải lúc nào cũng phù hợp với thánh ý Chúa.”
“Không phải lúc nào chúng ta cũng nhận được câu trả lời mình thích,” vị linh mục nói. “Chúng ta muốn biết liệu cha mẹ của chúng tôi có ở trên thiên đường hay không, tôi sẽ làm gì ở hội chợ, v.v. Và đó là những gì mọi người làm khi họ đến gặp thầy phù thủy, khi họ sử dụng ouija hay bàn cầu cơ, nó không gì khác hơn như thế – nó là một ouija trá hình “.
Sau đó, vị linh mục cảnh báo: “Chúa không trả lời như thế này. Nếu cái bàn tự di chuyển, kẻ di chuyển nó là ma quỷ. Làm ơn hãy hiểu điều đó.”
“Thiên Chúa muốn chúng ta sống trong mầu nhiệm của Ngài: đó là chúng ta sống bằng đức tin vào Ngài. Hãy tìm kiếm Thiên Chúa, tìm kiếm Ngài trong lời cầu nguyện của anh chị em, tìm kiếm Ngài trong các bí tích, tìm kiếm Ngài trong Lạy Chúa; đừng tìm kiếm Chúa bằng bảng cầu cơ. Đừng nghĩ rằng một sản phẩm thương mại… sẽ giúp anh chị em và giải quyết khó khăn trong cuộc sống của anh chị em”.
“Điều tệ hại nhất là nếu chiếc bàn tự di chuyển, bởi vì kẻ di chuyển nó là ma quỷ. Tôi nói với anh chị em, với tư cách là nhà trừ quỷ của Giáo phận Monterrey, chính ma quỷ làm ra điều đó”.
“Ma quỷ không ngủ – ma quỷ luôn tìm kiếm những chiến thuật mới – những cách thức mới để đưa chúng ta vào mạng lưới của chúng, và cái bảng này là một trong số đó.”
2. Thư chung của Hội đồng Giám mục Ba Lan về những vụ tấn công thánh Gioan Phaolô II
Trong khóa họp toàn thể Lần thứ 394 vừa qua, Hội đồng Giám mục Ba Lan đã thông qua một Thư chung, để đọc trong tất cả các thánh đường toàn quốc, chống lại những cuộc tấn công của báo chí và dư luận trong thời gian gần đây đối với thánh Gioan Phaolô II Giáo hoàng.
Hồi thượng tuần tháng Ba này, một phim tài liệu mới của ông Gutowski mang tựa đề: “Franciszkanska 3” (địa chỉ Tòa Tổng Giám mục ở Karkow) đã được trình chiếu trên một đài truyền hình thương mại ở Ba Lan, trong đó ông cáo buộc Đức Hồng Y Wojtyla là đã thuyên chuyển các linh mục lạm dụng từ Karkow sang các giáo phận khác, và sang cả nước Áo, trong thời kỳ ngài cai quản giáo phận từ năm 1964 đến khi được bầu làm Giáo hoàng, năm 1978. Những tài liệu tác giả cuốn phim sử dụng để cáo buộc Đức Hồng Y Wojtyla là những hồ sơ của cơ quan mật vụ cộng sản Ba Lan.
Ngoài cuốn phim trên đây, có một cuốn sách cũng nhắm cáo buộc Đức Hồng Y Wojtyla theo chiều hướng tương tự. Sách mang tựa đề: “Lỗi tại tôi mọi đàng. Gioan Phaolô II đã biết”, do ký giả Ekke Overbeek người Hòa Lan biên soạn. Trong sách, ông cáo buộc Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, khi còn làm Hồng Y đã ém nhẹm và không giải quyết đúng những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Tác giả những cuộc tấn công này cũng bày tỏ nghi ngờ về việc phong thánh cho Đức Giáo hoàng Ba Lan.
Các chuyên gia Ba Lan đã bác bỏ lập luận tấn công trên đây. Cả Tổng thống, Thủ tướng và Quốc hội Ba Lan và Hội đồng Giám mục nước này đã lên tiếng bênh vực thánh Giáo hoàng. Nay Hội đồng Giám mục công bố Thư chung, trong đó các giám mục đặt câu hỏi: “Phải chăng chúng ta đang cho phép mình bị tước mất kho tàng quý báu [là thánh Gioan Phaolô II], dựa trên căn bản một cuộc thảo luận về những tài liệu, hồ sơ, do cơ quan mật vụ cộng sản tạo ra?”
Trong thư, các giám mục Ba Lan cũng nhắc lại lời tuyên bố của Thị trưởng Roma, nhân dịp lễ phong chân phước cho vị Giáo hoàng Ba Lan. Ông nói: “Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã để lại một dấu tích không thể xóa nhòa trong lịch sử Kitô giáo và trong lịch sử các dân tộc Âu châu và toàn thế giới. Đức Thánh Cha Wojtyla đã trở thành biểu tượng, một vị hướng dẫn cho các tín hữu cũng như những người không tin. Ngài là vị Giáo hoàng đã góp phần quyết định vào việc lật đổ chế độ cộng sản và mọi thứ lý thuyết nhắm làm tiêu hao phẩm giá và tự do của con người”.
Sau khi liệt kê những đức tính chính yếu của Đức Gioan Phaolô II, Hội đồng Giám mục Ba Lan viết: “Đứng trước những toan tính rộng lớn làm mất uy tín của thánh Gioan Phaolô II và sự nghiệp của ngài, một lần nữa, chúng ta kêu gọi mọi người hãy tôn trọng ký ức về một trong những người đồng hương trổi vượt nhất của chúng ta. Tiến trình phong thánh được tiến hành với sự phân tích sâu rộng về lịch sử và khoa học, không để chỗ cho sự nghi ngờ về sự thánh thiện của Đức Gioan Phaolô II. Cả những tài liệu của cơ quan mật vụ SB cộng sản Ba Lan cũng cho thấy mức độ rộng lớn của các biện pháp canh chừng Đức Hồng Y Karol Wojtyla”.
Các giám mục Ba Lan cũng khẳng định rằng phán đoán của Giáo hội về sự thánh thiện của một người không dựa trên những quyết định cá nhân hoặc thiếu những quyết định ấy. Toàn thể cuộc sống và hoạt động của một người được cứu xét và những thành quả từ đó mà ra. Trong tư cách là Giáo hoàng, thánh Gioan Phaolô II đã liệt kê sự thiệt hại gây ra cho một trẻ em trong lãnh vực tính dục vào số những tội ác nặng nhất. Ngài buộc mọi Hội đồng Giám mục trên thế giới thiết lập những quy luật chuyên biệt để giải quyết những vụ lạm dụng ấy. Trung thành với huấn thị của ngài, ngày nay chúng ta quan tâm đối với sự an toàn của người trẻ trong các tổ chức của Giáo hội. Chúng ta cảm thấy phải lắng nghe và trợ giúp cụ thể cho những người bị thương tổn vì những người của Giáo hội. Chúng ta cám ơn tất cả những người đã can đảm và cương quyết bảo vệ thanh danh của thánh Gioan Phaolô II.
Sau cùng, Hội đồng Giám mục Ba Lan kêu gọi đừng lạm dụng con người của Đức Giáo hoàng Ba Lan vào những mục tiêu chính trị hiện nay, đồng thời các vị khuyến khích các tín hữu cầu xin thánh Gioan Phaolô II chuyển cầu cho Giáo hội và cộng đồng quốc gia Ba Lan.
3. Đại diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc tố giác bách hại Kitô hữu
Đại diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, Đức Tổng giám mục Fortunatus Nwachukwu tố giác rằng “trong những năm gần đây có sự gia tăng bạo lực và các biện pháp đàn áp. Các tín hữu thường không được quyền biểu lộ và thực hành tín ngưỡng của họ, khi điều này không đe dọa an ninh công cộng hoặc vi phạm các quyền của người khác”.
Đức Tổng giám mục Nwachukwu người Nigeria bày tỏ lập trường trên đây, hôm 21 tháng Ba vừa qua, tại Khóa họp thứ 52 của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva. Ngài mới được Đức Thánh Cha chỉ định làm Tổng thư ký Bộ Loan báo Tin mừng và sẽ về Vatican nhận nhiệm sở trong thời gian tới đây.
Trong bài tham luận, Đức Tổng giám mục cũng nói rằng: “Ngày nay, cứ bảy người dân thì có một tín hữu Kitô bị bách hại”. Ngài trưng dẫn lời Đức Thánh Cha Phanxicô: “Hòa bình cũng đòi phải nhìn nhận phổ quát quyền tự do tôn giáo. Thật là điều đáng lo âu vì có những người bị bách hại chỉ vì họ công khai tuyên xưng niềm tin của họ, và tại nhiều nước tự do tôn giáo bị giới hạn. Khoảng một phần ba dân số thế giới sống trong những hoàn cảnh như thế”.
Đức Tổng giám mục Nwachukwu tố giác sự gia tăng các biện pháp đàn áp các nhóm tôn giáo thiểu số từ phía một số chính quyền quốc gia. Ngoài ra, có những vụ xúc phạm và phá hoại các nơi thờ phượng, các địa điểm tôn giáo, cũng như các cuộc tấn công các vị lãnh đạo tôn giáo. Những vụ đó ngày càng trở nên thường xuyên”.
Theo vị đại diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva, một điều gây lo âu không kém, đó là “tại một nước, dưới chiêu bài bao dung và bao gồm mọi người, sự kỳ thị được thực hiện một cách tinh vi và xảo quyệt hơn. Ngày càng có những quốc gia áp đặt những hình thức kiểm duyệt khác nhau, thu hẹp khả thể biểu lộ xác tín của tín hữu, hoặc công khai hoặc về mặt chính trị, viện cớ là để ngăn chặn việc làm tổn thương sự nhạy cảm của người khác”. Làm như thế là “đánh mất những cơ hội đối thoại lành mạnh và cả những lời phát biểu công khai. Khi không gian ấy bị thu hẹp, thì cũng giảm bớt quyền căn bản về tự do tôn giáo của chúng ta, kể cả tự do tư tưởng và tự do lương tâm, vốn là một tiền đề không thể thiếu được để đạt tới hòa bình và xây dựng một xã hội công bằng”.
Wagner sụp đổ ở Bakhmut. Sợ bị bắt, Putin không đi Nam Phi. Mỹ chỉ cách tránh tai kiếp Uranium nghèo
VietCatholic Media
17:19 24/03/2023
1. Quân Wagner tổn thất nặng ở thành phố Bakhmut. Nga mất 1.020 quân và 27 chiến xa. Putin sợ bị bắt không dám đi Nam Phi
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Sáu 24 tháng Ba, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết trong 24 giờ qua đối phương tập trung nỗ lực chính vào các hoạt động tấn công ở các hướng Lyman, Bakhmut, Avdiivka, Marinka và Shakhtarsk. Quân phòng thủ Ukraine đã đẩy lùi hơn 79 đợt tấn công của đối phương.
Quân xâm lược Nga đã tiến hành 37 cuộc không kích, 4 cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, một trong số đó đã đánh trúng Kramatorsk và 82 cuộc tấn công bằng hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt.
Đáp lại, không quân Ukraine đã mở 13 cuộc không kích phá hủy một hệ thống phòng không của quân Nga. Hai kho đạn của đối phương bị đánh trúng phát nổ.
Tại thành phố Bakhmut, các cuộc tấn công tại thành phố Bakhmut đang giảm dần và quân Wagner đang được thay bằng quân chính quy Nga.
Đại Tá Serhii Cherevatyi, phát ngôn viên của Cụm vũ trang phía Đông cho biết: “Không phải Wagner đang rút lui, cũng không phải vì chúng bị Bộ Quốc Phòng Nga gạt ra, chúng vẫn ở đó, nhưng do tổn thất nặng nề, tử trận gần hết, nên chúng phải được tăng cường bởi các đơn vị quân đội chính quy của Liên bang Nga, chủ yếu là lính dù”.
Theo bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh, khi thấy quân Wagner có vẻ như sắp chiếm được thành phố Bakhmut, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã hối hả lên kế hoạch đánh thành phố Vuhledar để cũng có một chiến thắng như trùm Wagner Yevgeny Prigozhin. Không may cho ông ta, là quân Nga đại bại ở thành phố Vuhledar đến mức Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 155 bị khai tử.
Đánh thành phố Vuhledar không xong, ông ta chuyển quân qua thành phố Bakhmut, tìm cách cướp công của quân Wagner ở thành phố này. Tuy nhiên, chiến trường ở đây cũng gay go không kém khi quân Ukraine quyết tâm giữ thành phố này.
Từ đầu tuần này, Shoigu rút bớt quân để quay sang đánh thành phố Avdiivka. Chỗ này cũng không xong. Trong khi đó, trùm Wagner Yevgeny Prigozhin sợ Shoigu cướp công quyết tâm đánh nhanh thắng nhanh ở Bakhmut, dẫn đến tình trạng như Đại Tá Serhii Cherevatyi báo cáo: quân Wagner chết gần hết.
Ông cho biết các lực lượng Nga trong khu vực đang “thực hiện vài chục cuộc tấn công mỗi ngày. Đại Tá Cherevatyi cho biết đã có 32 cuộc đọ súng trong ngày qua” trong và xung quanh Bakhmut, đồng thời cho biết thêm rằng cũng có các cuộc không kích do cả máy bay cánh cố định và trực thăng tấn công thực hiện.
Ông lưu ý: “Pháo binh là một yếu tố ảnh hưởng lớn hơn nhiều đối với các hoạt động quân sự ở đó so với hàng không”.
Trong 24 giờ qua, quân Nga mất đến 1020 binh sĩ, 4 xe tăng, 23 xe thiết giáp, 8 hệ thống pháo, 3 hệ thống phòng không.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 24 Tháng Ba, 169.170 quân nhân Nga bị loại khỏi vòng chiến.
Ngoài ra, quân đội Ukraine đã phá hủy 3.574 xe tăng Nga, 6.921 xe thiết giáp, 2.616 hệ thống pháo, 511 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 276 hệ thống phòng không, 305 máy bay, 290 máy bay trực thăng, 2.208 máy bay không người lái tác chiến-chiến thuật, 911 hỏa tiễn hành trình, 18 tầu chiến 5.464 xe chuyển quân và nhiên liệu, 277 đơn vị thiết bị đặc biệt.
Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine cho biết Ukraine đã nhận được thi thể của 83 binh sĩ đã hy sinh từ phía Nga. Đáp lại, Ukraine đã bàn giao một số lượng binh sĩ Nga bị thương nặng không được tiết lộ.
Ukraine đã bàn giao cho Nga “tất cả những người bị thương nặng nhưng tình trạng của họ cho phép vận chuyển họ”.
“Trong trường hợp này, đó không phải là trao đổi tù nhân chiến tranh, mà cụ thể là hồi hương: trao trả những tù nhân bị thương nặng mà không có bất kỳ điều kiện nào, theo yêu cầu của luật nhân đạo quốc tế,” ông nói.
Khi được hỏi liệu Putin có dám sang Nam Phi tham dự hội nghị BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi hay không. Ông cho biết theo ý kiến của ông có lẽ là không dám.
Tại Mạc Tư Khoa, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết vẫn chưa có quyết định nào về việc liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin có tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nam Phi vào tháng 8 hay không.
“Chưa có quyết định nào về việc này,” Peskov nói với CNN.
Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi được gọi chung là các nền kinh tế BRICS đang phát triển nhanh.
Đầu tháng này, Tòa án Hình sự Quốc tế đã ban hành lệnh bắt giữ Putin với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh. Lệnh này liên quan đến một kế hoạch bị cáo buộc nhằm bắt cóc trẻ em Ukraine sang Nga.
Nam Phi là một bên tham gia công ước và có nghĩa vụ phải bắt giữ bất kỳ ai có lệnh bắt giữ của tòa án.
2. Nga tiếp tục phản ứng hoảng hốt trước lệnh bắt giữ Putin của Tòa án Hình sự Quốc tế
Nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin bị bắt ở nước ngoài theo lệnh của Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, điều đó có nghĩa là “một lời tuyên chiến chống lại Nga”, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết hôm thứ Năm, theo hãng thông tấn nhà nước TASS.
“Rõ ràng, một tình huống như vậy sẽ không bao giờ xảy ra, tuy nhiên, hãy tưởng tượng rằng nó đã xảy ra. Người đứng đầu đương nhiệm của một quốc gia hạt nhân đến Đức, chẳng hạn, và bị bắt. Nó có nghĩa là gì? Một lời tuyên chiến chống lại Nga,” ông Medvedev nói khi trả lời câu hỏi của giới truyền thông. “Trong trường hợp như vậy, tất cả vũ khí của chúng ta sẽ nhắm vào Bundestag, văn phòng thủ tướng Đức, v.v.”
Đáp lại nhận xét của Bộ trưởng Tư pháp Liên bang Đức Marco Buschmann rằng Berlin sẽ thi hành quyết định của ICC và bắt giữ tổng thống Nga nếu ông đến Đức, Medvedev nói: “Liệu ông ấy có nhận ra rằng đó sẽ là một casus belli, một lời tuyên chiến không?”
Ông Medvedev cũng nhắc lại rằng quyết định của ICC sẽ có tác động bất lợi đến quan hệ của Mạc Tư Khoa với phương Tây.
“Mối quan hệ của chúng ta với thế giới phương Tây vốn đã kém; có lẽ là tồi tệ hơn bao giờ hết. Ngay cả khi Churchill có bài phát biểu về Bức màn sắt, mối quan hệ của chúng ta vẫn tốt hơn. Và thật bất ngờ, họ lại có hành động chống lại nguyên thủ quốc gia của chúng ta”, ông Medvedev nói.
Các quan sát viên ghi nhận Medvedev đã để lộ sự hốt hoảng trước lệnh bắt giữ Putin của ICC. Hôm thứ Hai, ông ta táo tợn tuyên bố sẽ tấn công hạt nhân vào trụ sở của ICC ở Hà Lan, một quốc gia NATO. ICC được tin là đang chuẩn bị tung ra thêm các lệnh bắt giữ mới. Medvedev chắc chắn sẽ có phần.
3. Hội đồng An Ninh Quốc Gia nhận xét rằng xe tăng Nga có thể thoát khỏi đạn Uranium nghèo bằng cách rời khỏi Ukraine
“Putin vừa đe dọa sẽ phản ứng mạnh nếu Vương Quốc Anh gởi đạn Uranium nghèo cho Ukraine. Vậy chúng ta có gởi không? Gởi chứ. Bất kể lời đe dọa của Andrey Gurulyov, phó Duma Quốc gia Nga, đe dọa xoá sổ Vương Quốc Anh bằng vũ khí hạt nhân sao? Mình không làm gì họ cũng đe dọa như thế mà. Các loại xe tăng của Nga có cách nào để tránh né đạn Uranium nghèo không? Đương nhiên là có cách. Họ rút ra khỏi Ukraine là xong.”
Trên đây là các câu hỏi và các câu trả lời của Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace. Hội đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ cũng có cùng quan điểm với Vương Quốc Anh.
Ukraine đã có các súng chống tăng hiệu quả. Tại sao Vương Quốc Anh lại gởi thêm đạn Uranium nghèo? Các chuyên gia cho rằng trong khi vũ khí chống tăng làm nổ tung xe tăng, đạn Uranium nghèo chỉ gây ra khả năng sát thương đối với tổ lái khi nó xuyên thủng xe tăng. Nói cách khác, chiếc xe tăng vẫn còn có thể sử dụng được, và sẽ bị tịch thu như một chiến lợi phẩm.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Tanks Can Escape Depleted Uranium Rounds by Leaving Ukraine: NSC”, nghĩa là “Hội đồng An Ninh Quốc Gia nhận xét rằng xe tăng Nga có thể thoát khỏi đạn Uranium nghèo bằng cách rời khỏi Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, gọi tắt là NSC, đã gợi ý rằng cách tốt nhất để các binh sĩ lái xe tăng của Mạc Tư Khoa tránh được đạn Uranium nghèo của Anh gởi tới Ukraine là rút lui qua biên giới.
Luân Đôn tuyên bố hôm thứ Hai rằng cùng với xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 được cung cấp cho Kyiv sử dụng, họ sẽ gửi đạn tăng Uranium nghèo - đặc biệt hiệu quả trong việc xuyên thủng lớp giáp của đối phương. Tin tức đã gây ra một phản ứng dữ dội ở Nga, và Tổng thống Vladimir Putin đã đánh đồng một cách sai lầm giữa đạn dược với vũ khí hạt nhân.
Putin đe dọa sẽ trả đũa nếu đạn Uranium nghèo - đã được sử dụng ở Mỹ, Anh và Nga trong nhiều thập kỷ - được sử dụng trên các chiến trường của Ukraine, nơi quân đội của Mạc Tư Khoa đang thúc đẩy việc chiếm thêm các lãnh thổ mới trước một cuộc phản công mùa xuân của Ukraine.
Phát ngôn nhân của NSC John Kirby đã bác bỏ những lo ngại của Điện Cẩm Linh về các loại đạn uranium đã được làm nghèo trong một cuộc họp báo với các nhà báo. Kirby nói: “Chắc chắn, chúng ta sẽ để Vương quốc Anh tự nói về những quyết định có chủ quyền mà họ sẽ đưa ra về việc cung cấp đạn dược.”
“Nhưng đừng nhầm lẫn: Đây lại là một lý luận kém cỏi khác mà người Nga đang tung ra. Loại đạn này khá phổ biến và đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ.”
“Tôi nghĩ điều thực sự đang diễn ra ở đây là Nga không muốn Ukraine tiếp tục hạ gục xe tăng của mình và khiến chúng không hoạt động được,” Kirby nói thêm.
“Và nếu đó thực sự là mối quan tâm - nếu người Nga rất lo lắng làm sao cho xe tăng của họ vẫn hoạt động bình thường - thì họ chỉ cần đưa chúng qua biên giới trở lại Nga và đưa chúng ra khỏi Ukraine; mà chúng không thuộc về nơi đó ngay từ đầu. Đó sẽ là khuyến nghị của tôi nếu họ lo ngại về các mối đe dọa đối với xe tăng của họ.”
Các viên đạn Uranium nghèo nặng hơn 70% so với chì, tạo ra nhiều động năng hơn đáng kể. Khi tiếp xúc với áo giáp, các bộ phận của đạn sẽ vỡ ra và tự mài sắc, khiến đường đi của chúng trở nên nguy hiểm hơn đối với lính lái xe tăng bên trong xe bọc thép. Nhỏ hơn so với các loại đạn thay thế chì có cùng khối lượng, đạn Uranium nghèo có lực cản khí động học ít hơn và có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách xa hơn. Chúng cũng vốn là chất gây cháy nổ.
“Sẽ là một ngày tồi tệ đối với các binh sĩ lái xe tăng của Nga khi họ gặp đạn Uranium nghèo, bởi vì đơn giản là họ không thể làm gì để tự vệ trước những thứ đó,” Mark Voyger - cựu cố vấn đặc biệt về các vấn đề của Nga và Á-Âu cho cựu tướng chỉ huy của Quân đội Hoa Kỳ Âu Châu Ben Hodges—nói với Newsweek.
“Theo như tôi biết, không một chiếc xe tăng nào của Nga có thể chịu được sức công phá như vậy,” Voyger – hiện là thành viên cấp cao không thường trú tại Trung tâm Phân tích Âu Châu và là giáo sư tại Đại học Hoa Kỳ ở Kyiv – nói thêm.
“Đây là một bước nhảy vọt về chất,” Voyger nói. “Lực lượng thiết giáp của họ đã bị tiêu diệt do sử dụng kết hợp giữa vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ tiếp theo, gọi tắt là NLAW, và Javelin, nhưng đây là một cấp độ hoàn toàn mới của vũ khí chống thiết giáp.”
Đạn Uranium nghèo đã được các lực lượng Mỹ và Anh sử dụng trong các cuộc can thiệp ở Kuwait, Iraq và Afghanistan, và trong các cuộc ném bom trên không vào các mục tiêu ở Serbia và Kosovo vào những năm 1990.
Việc sử dụng chúng có liên quan đến tàn dư bức xạ lâu dài ở các khu vực bị ảnh hưởng, mặc dù vẫn chưa rõ liệu bức xạ này có tác dụng phụ hay không. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA, đã nói rằng Uranium nghèo “ít phóng xạ hơn đáng kể so với uranium tự nhiên”. IAEA cho biết, “thiếu bằng chứng về nguy cơ ung thư rõ ràng trong các nghiên cứu trong nhiều thập kỷ” liên quan đến việc sử dụng Uranium nghèo.
Tuy nhiên, một nghiên cứu của Tạp chí Y khoa Anh năm 2021 đã phát hiện ra “mối liên hệ có thể có giữa việc tiếp xúc với Uranium nghèo và các kết quả bất lợi về sức khỏe” ở những người Iraq tiếp xúc với Uranium nghèo trong các cuộc can thiệp của phương Tây vào những năm 1990 và 2000.
Kirby nói với các phóng viên hôm thứ Tư: “Đã có những nghiên cứu về sức khỏe được thực hiện đối với đạn Uranium nghèo. Nó không phải là một mối đe dọa phóng xạ. Nó không phải là điều gì đó gần với lĩnh vực hạt nhân. Đó là lý do tại sao tôi đã mô tả nó trước đó như một 'lý luận kém cỏi'.”
Kirby nói thêm: “Đây là một loại đạn phổ biến được sử dụng đặc biệt cho khả năng xuyên giáp của xe tăng. “Vì vậy, một lần nữa, nếu Nga lo ngại sâu sắc về phúc lợi của xe tăng và binh lính xe tăng của họ, thì điều an toàn nhất đối với họ là chuyển chúng qua biên giới và đưa chúng ra khỏi Ukraine.”
Voyger nói với Newsweek rằng những nỗ lực của Mạc Tư Khoa nhằm giải quyết vấn đề Uranium nghèo nói lên mối quan tâm của họ về tình hình ở tiền tuyến. “Tất nhiên, điều này nhằm gây ra một số phản ứng từ phong trào phản chiến ở phương Tây,” ông nói. “Điểm chính là một nỗ lực để bù đắp cho điểm yếu của họ trên chiến trường.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để yêu cầu bình luận.
4. Nga sắp hết vũ khí
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã TASS của Nga hôm thứ Năm 23 tháng Ba, Medvedev đã bác bỏ tuyên bố của phương Tây rằng Nga sắp hết vũ khí để tiếp tục cuộc chiến với Ukraine, nhưng Reuters báo cáo rằng cuộc xung đột đã khiến Mạc Tư Khoa không thể cung cấp các khí tài chiến tranh quan trọng mà họ đã cam kết cho quân đội Ấn Độ.
New Delhi đã lo lắng về tình huống như vậy, vì Mạc Tư Khoa là nguồn cung cấp thiết bị quốc phòng lớn nhất. Tuyên bố của lực lượng không quân Ấn Độ hôm thứ Năm là xác nhận chính thức đầu tiên về việc này.
Tuyên bố được đưa ra trước một ủy ban quốc hội, ủy ban này đã công bố nó trên trang web của mình vào hôm thứ Ba. Một đại diện của lực lượng không quân nói với ủy ban rằng Nga đã lên kế hoạch “giao hàng lớn” trong năm nay sẽ không diễn ra. Phát ngôn nhân của Đại sứ quán Nga tại New Delhi nói với Reuters: “Chúng tôi không có thông tin có thể xác nhận điều đã nêu”.
Hiện chưa có phản hồi ngay lập tức từ Rosoboronexport, công ty xuất khẩu vũ khí của chính phủ Nga. Báo cáo không đề cập đến chi tiết cụ thể của việc giao hàng, Reuters nói.
5. Máy bay chiến đấu F18 có thể đến Ukraine khi Thủ tướng Phần Lan cân nhắc các lựa chọn
Ukraine đang vất vả xin các đồng minh cung cấp cho họ chiến đấu cơ F16, và vẫn chưa thấy triển vọng nào. Trong một diễn biến bất ngờ, Nữ Thủ tướng Phần Lan, người vừa thăm Kyiv, tuyên bố đang cân nhắc trao F18 cho Ukraine.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “'Hornet' Fighter Jets May Go to Ukraine as Finland PM Weighs Options”, nghĩa là “Máy bay chiến đấu F18 có thể đến Ukraine khi Thủ tướng Phần Lan cân nhắc các lựa chọn.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cho biết đất nước của cô có thể sẵn sàng tặng máy bay chiến đấu F18 biệt danh “Hornet” hay “Ong bắp cày” cho Ukraine.
Ukraine được cho là đã yêu cầu đàm phán ba bên với Hoa Kỳ để thảo luận về khả năng chuyển giao các máy bay phản lực. Tuy nhiên, Antti Kaikkonen, Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan, cho biết ông không muốn trao bất kỳ chiếc F18 nào của đất nước mình cho Ukraine.
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin hôm thứ Năm không loại trừ khả năng Phần Lan có thể gửi máy bay chiến đấu F/A-18 “Hornet” tới Ukraine để hỗ trợ nước này trong cuộc chiến chống lại Nga.
“Chúng ta đã đưa ra quyết định mua máy bay chiến đấu mới, và vâng, tôi nghĩ chúng ta có thể thảo luận về những gì chúng ta sẽ làm với phi đội mà chúng ta đang từ bỏ này,” Marin nói với tờ báo Phần Lan Helsingin Sanomat khi được hỏi về F18, và đợt giao hàng sắp tới các máy bay phản lực mới.
Helsingin Sanomat báo cáo rằng Ukraine đã gửi yêu cầu chính thức cho các cuộc đàm phán ba bên giữa Kyiv, Washington DC và Helsinki để thảo luận về việc chuyển giao máy bay phản lực Hornet từ Phần Lan. Yêu cầu đó được đưa ra vài tuần sau khi Marin gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ở Kyiv.
Trong chuyến thăm ngày 10 tháng 3, Marin đã được Đài Phát thanh Phần Lan trích dẫn nói rằng cô ấy sẽ cân nhắc việc trao cho Ukraine những chiếc Hornet đã ngừng hoạt động, nhưng vài ngày sau cô ấy đã rút lại bằng cách nói rằng “chưa ai hứa hẹn với Ukraine những chiếc máy bay phản lực Hornet Phần Lan.”
Trong cuộc phỏng vấn với Helsingin Sanomat, Marin vẫn không cam kết về việc cung cấp máy bay phản lực, nhưng không đóng cửa khả năng này.
“Đây là một câu hỏi cần được xem xét rất cẩn thận,” Marin nói, trước khi lưu ý rằng Phần Lan phải xem xét an ninh của chính mình do nước này có chung đường biên giới rộng lớn với Nga.
Helsingin Sanomat đã hỏi về đề xuất mà Ukraine đã đệ trình để thảo luận về việc chuyển giao máy bay phản lực. Marin cho biết cô không thể thảo luận chi tiết về những gì cô cho là vấn đề bí mật.
“Ở mức độ chung, tôi có thể tuyên bố rằng Ukraine đã yêu cầu Phần Lan giúp đỡ, giống như tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu và các nước đối tác khác, để có thêm vũ khí cho đất nước,” cô nói. “Nhu cầu của họ đặc biệt liên quan đến đạn dược và tất cả các vật liệu được tiêu thụ hàng ngày ở Ukraine, nhưng họ cũng cần các thiết bị nặng hơn, cả xe tăng, phòng không và cả máy bay chiến đấu”.
Khi được hỏi thêm liệu Phần Lan có từ chối yêu cầu cung cấp Hornet do Ukraine đưa ra hay không, Marin nói rằng cô ấy có thể giải quyết chủ đề này khi Phần Lan công bố gói viện trợ tiếp theo cho Zelenskiy.
“Đường lối hỗ trợ Ukraine là thống nhất. Ví dụ, cuộc thảo luận về việc cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine được tổ chức rộng rãi ở cấp độ Âu Châu và nhiều quốc gia đã đưa ra quyết định này. Chúng ta cũng không thể thoát khỏi cuộc thảo luận này ở Phần Lan, nhưng điều này cũng đang ở trước mặt chúng ta,” Marin nói với tờ báo.
Mặc dù Marin dường như cởi mở với Phần Lan ít nhất là khi nghe đề xuất về Hornet, Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Kaikkonen hôm thứ Năm cho biết ông không muốn trao bất kỳ chiếc Hornet nào của nước mình cho Ukraine, theo Reuters.
“Quan điểm của tôi với tư cách là bộ trưởng quốc phòng Phần Lan là chúng ta cần những chiếc Ong bắp cày này để bảo vệ đất nước của chúng ta,” Kaikkonen nói tại một cuộc họp báo. “Tôi có quan điểm tiêu cực về ý tưởng rằng chúng sẽ được quyên góp trong vài năm tới. Và nếu chúng ta nhìn xa hơn nữa, tôi hiểu rằng chúng bắt đầu bị hao mòn và sẽ không còn nhiều giá trị sử dụng.”
Guy McCardle, biên tập viên quản lý của Báo cáo Lực lượng Hoạt động Đặc biệt (SOFREP), nói với Newsweek rằng Hornet là máy bay phản lực “vững chắc, đã được chứng minh trong chiến đấu”.
Khi so sánh Hornet với MiG-29 mà Ukraine chuẩn bị nhận từ Ba Lan và Slovakia như thế nào, McCardle nói rằng hai loại máy bay phản lực này “tương đối phù hợp”. Ông nói thêm rằng “MiG có tốc độ tối đa cao hơn ở mức 1.519 dặm một giờ nhưng phạm vi không tiếp nhiên liệu thấp hơn. Hornet tự hào có hệ thống điện tử hàng không ưu việt.”
Newsweek đã liên hệ với văn phòng của Marin qua email để nhận xét.
6. Tổng công tố Ukraine gặp chủ tịch Nghị viện Âu Châu tại Brussels
Trong một cuộc họp tại Brussels hôm thứ Năm, Tổng công tố Ukraine Andriy Kostin đã cảm ơn Chủ tịch Nghị viện Âu Châu Roberta Metsola vì sự hỗ trợ của cơ quan này trong việc bảo đảm rằng Nga phải chịu trách nhiệm về những tội ác đã gây ra trong cuộc xâm lược của mình.
“Chúng tôi hy vọng rằng quyết định lịch sử của Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, về lệnh bắt giữ Putin sẽ củng cố địa vị của ông ta như một kẻ bị hạ bệ đối với thế giới văn minh và sẽ là khởi đầu của các quá trình quốc tế nhằm bảo đảm trách nhiệm trước công lý của từng cá nhân được trao quyền lãnh đạo của quốc gia xâm lược,” Kostin nói thêm.
Nhắc lại yêu cầu của Ukraine về việc thành lập tòa án đặc biệt để đối phó với hành vi gây hấn của Nga, ông kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu và nghị viện Âu Châu ủng hộ đề xuất của ông.
Ông nói: “Chúng tôi hy vọng rằng Liên Hiệp Âu Châu và Nghị viện Âu Châu sẽ ủng hộ quan điểm của chúng tôi như là cách thực tế và tối ưu nhất để khôi phục công lý và ngăn chặn các cuộc xung đột vũ trang có thể xảy ra trong tương lai”.
7. Thủ tướng Estonia, Kaja Kallas, kêu gọi gia tăng trừng phạt Nga
Thủ tướng Estonia, Kaja Kallas, hôm thứ Năm đã lên tiếng phản đối bất kỳ sự suy yếu nào của các lệnh trừng phạt đối với Nga theo thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Hắc Hải, đồng thời kêu gọi G7 thắt chặt giới hạn dầu mỏ để tiếp tục siết chặt doanh thu của Nga.
“Chúng ta biết rằng Nga đang kiếm được ít tiền hơn từ dầu mỏ. Chúng ta thấy các biện pháp trừng phạt kinh tế, bao gồm cả việc áp đặt giá dầu, đang có tác động đến nền kinh tế Nga và khả năng cung cấp nhiên liệu cho cỗ máy chiến tranh của họ.”
Cô Kaja Kallas đã đưa ra lập trường trên khi đến tham dự cuộc đàm phán giữa 27 nhà lãnh đạo quốc gia của Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels trong hai ngày thứ Năm và thứ Sáu.
“Chúng ta nên tiếp tục với điều đó,” cô nói, đồng thời cho biết thêm rằng Estonia sẽ đồng ý hạ giá trần một lần nữa. Cô phản đối bất kỳ sự suy yếu nào của các biện pháp trừng phạt chống lại Nga mà Mạc Tư Khoa tìm kiếm trong các cuộc đàm phán về thỏa thuận ngũ cốc. Cô nói: “Chúng ta không nên làm suy yếu các biện pháp trừng phạt”.
Mức giá trần do Liên Hiệp Âu Châu áp đặt hiện nay là 60 USD một thùng được xem là còn quá cao. Ba Lan và Estonia đề xuất 30 USD một thùng, trong khi Ukraine hô hào ép xuống còn 10 đến cùng lắm là 20 USD một thùng với lý luận rằng Nga đã tiếp tục bán trong thời kỳ sụt giảm do COVID-19 khiến dầu thô Urals giảm xuống 16,6 USD một thùng vào tháng 4 năm 2020. Điều này cho thấy Mạc Tư Khoa có thể bị ép giá thấp hơn nhiều.
8. 'Hãy xét xử vắng mặt Putin', công tố viên Ukraine kêu gọi
Các nhà lãnh đạo Nga nên bị đưa ra xét xử vì tội xâm lược Ukraine ngay cả khi họ chưa thể bị bắt và đưa ra tòa trực tiếp, công tố viên hàng đầu của Kyiv cho biết.
Andriy Kostin cho biết một tòa án đã được lên kế hoạch xét xử tội xâm lược nên tổ chức điều mà ông gọi là xét xử vắng mặt.
Ông đã nói chuyện với Reuters sau khi gặp công tố viên trưởng của tòa án hình sự quốc tế, gọi tắt là ICC, ở The Hague, nơi đặt trụ sở của tòa án. Tuần trước, ICC đã phát lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin, cáo buộc ông và ủy viên phụ trách trẻ em của ông phạm tội ác chiến tranh bắt cóc trẻ em từ Ukraine đưa về Nga.
Mặc dù ICC có thể truy tố các tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội ác diệt chủng ở Ukraine, nhưng ICC không thể truy tố tội ác xâm lược do những ràng buộc pháp lý.
Quốc tế ngày càng ủng hộ việc thành lập một tòa án đặc biệt để truy tố các nhà lãnh đạo Nga vì chính cuộc xâm lược kéo dài 13 tháng, bị Ukraine và các nhà lãnh đạo phương Tây coi là tội ác xâm lược. Kostin cho biết tòa án đặc biệt nên giải quyết “lãnh đạo chính trị và quân sự cao nhất, bao gồm cả Putin, vì tội xâm lược”.
Tôi tin rằng nó có thể xử vắng mặt, bởi vì điều quan trọng là phải đưa ra công lý cho các tội phạm quốc tế ngay cả khi thủ phạm chưa bị bắt.
Các tòa án quốc tế rất hiếm khi tổ chức xét xử vắng mặt và các quy tắc của ICC quy định cụ thể rằng một bị cáo bị tình nghi phải có mặt trong quá trình xét xử.
Ví dụ duy nhất gần đây về một phiên tòa quốc tế vắng mặt là trường hợp của Liban, trong đó một tòa án do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn đã kết án ba người đàn ông vì vụ ám sát chính trị gia người Liban Rafik Hariri năm 2005.
Nga đã công khai cho biết họ đã đưa hàng nghìn trẻ em Ukraine đến Nga trong cái mà họ gọi chiến dịch nhân đạo nhằm bảo vệ trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi trong khu vực xung đột.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein được bổ nhiệm đến Costa Rica, đã tiêu hủy các thư riêng của Đức Bênêđíctô thứ 16.
VietCatholic Media
17:24 24/03/2023
1. Costa Rica là điểm đến của Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein
Ngoại trừ một bất ngờ lớn vào giờ chót, Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein sẽ được bổ nhiệm làm sứ thần tại Costa Rica trong những tuần tới.
Costa Rica được xem trong môi trường ngoại giao như một 'Tòa sứ thần nghỉ ngơi', vì quốc gia Trung Mỹ này xem Giáo Hội Công Giáo là tôn giáo chính thức của đất nước, theo điều 75 của Hiến pháp. Sứ thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Bruno Musaro, người sắp bước sang tuổi 75 và đã xin nghỉ hưu.
Giáo hội Costa Rica có mối liên hệ chặt chẽ với Tây Ban Nha, kể từ khi giáo phận đầu tiên được thành lập, cùng với giáo phận Nicaragua, vào năm 1531.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein, trong khi chờ đợi việc bổ nhiệm chính thức, đã rời tu viện Mẹ Giáo Hội, nơi ngài sống với Đức Giáo Hoàng danh dự, đến một căn hộ rộng 300 mét vuông rất gần Casa Santa Marta. Hiện tại, như chính ngài kể lại vào Chúa Nhật tuần này, ngài đang hoàn tất việc quản lý ‘cơ nghiệp thừa kế’ của Đức Giáo Hoàng danh dự.
Source:religiondigital.org
2. Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein đã tiêu hủy tất cả các thư riêng của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI
Thư ký của vị giáo hoàng danh dự đã xác nhận rằng ngài “không còn giữ” các bài viết chưa được xuất bản của Đức Bênêđíctô và rằng “văn bản cuối cùng của Đức Bênêđictô XVI được công bố là tài liệu có nhan đề Kitô giáo là gì “.
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng Danh dự Bênêđictô XVI vừa qua đời, đã tiết lộ rằng ngài đã tiêu hủy các bức thư và ghi chú riêng của Đức Giáo Hoàng Danh dự, người đã qua đời vào ngày 31 tháng 12 ở tuổi 96, như Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã yêu cầu. “Tôi đã tiêu hủy chúng, như ý ngài muốn”. Chính Đức Tổng Giám Mục Gänswein đã tiết lộ trong cuốn sách “Không có gì ngoài sự thật” rằng Đức Bênêđíctô đã yêu cầu ngài tiêu hủy tất cả các tài liệu riêng tư sau khi ngài qua đời.
Cuốn sách được xem làm di cảo cuối cùng của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, được xuất bản ở Ý vào ngày 20 Tháng Giêng, là cuốn duy nhất được Đức Bênêđictô XVI cho phép công bố, trong đó, ngài chỉ trích “sự bất khoan dung” của các xã hội phương Tây đối với đức tin Kitô giáo.
Trong các tuyên bố với giới truyền thông Ý sau khi cử hành thánh lễ vào Chúa Nhật tuần này nhân dịp lễ Thánh Giuse tại giáo xứ hiệu tòa của Đức Bênêđictô XVI ở Casal Bertone, Đức Tổng Giám Mục Gänswein cũng tiết lộ rằng ngài đang tìm kiếm 5 người anh em họ của giáo hoàng người Đức ở Bavaria để hỏi xem họ có chấp nhận tài sản thừa kế hay không.
Theo tờ La Stampa của Ý, năm người họ hàng này là những người thừa kế hợp pháp của Đức Bênêđictô XVI, theo luật hiện hành tại Vatican. Đức Bênêđíctô không để lại dấu hiệu nào trong di chúc về số phận của tài sản riêng của mình, và do đó, với tư cách là người thi hành di chúc, Đức Tổng Giám Mục Gänswein đang cố gắng xác định vị trí những người thân cuối cùng còn sống của Đức Joseph Ratzinger để giao tài sản thừa kế cho họ nếu cần. Cụ thể, đây là những khoản tiền gửi được giữ trong tài khoản cá nhân của Đức Giáo Hoàng danh dự tại ngân hàng Vatican.
Trên thực tế, Đức Tổng Giám Mục Gänswein đã nói rõ rằng quyền thừa kế của Đức Bênêđictô XVI không phải là “những thứ liên quan đến bản quyền”. “Mọi thứ liên quan đến sách, mọi thứ liên quan đến công việc trí óc của ngài đều đã rõ ràng”.
Thư ký riêng của Đức Bênêđíctô XVI đã tặng cho giáo xứ hiệu tòa của Đức Hồng Y Ratizinger một chiếc áo dòng. Ngài cũng cho biết rằng đồ đạc cá nhân của Đức Bênêđictô XVI “hầu như tất cả đều là quà tặng.”
Source:eldebate.com
3. Idaho sẵn sàng cho phép xử bắn trong một số trường hợp
Đức Cha Peter Forsyth Christensen, Giám Mục giáo phận Boise ở Idaho đã lên tiếng thỉnh cầu việc bãi bỏ án tử hình. Ngài đưa ra lập trường trên sau khi tiểu bang Idaho sẵn sàng cho phép các đội xử bắn hành quyết các tù nhân bị kết án khi tiểu bang không thể có thuốc tiêm gây chết người, theo một dự luật mà Cơ quan Lập pháp đã thông qua hôm thứ Hai với rất nhiều phiếu chống.
Các đội xử bắn sẽ chỉ được sử dụng nếu tiểu bang không thể có được các loại thuốc cần thiết để tiêm thuốc độc — và một tử tù đã bị hoãn thi hành án theo lịch trình nhiều lần vì khan hiếm thuốc.
Động thái của các nhà lập pháp Idaho phù hợp với động thái của các bang khác trong những năm gần đây đã hồi sinh các phương pháp hành quyết cũ vì khó khăn trong việc mua thuốc cần thiết cho các chương trình tiêm thuốc độc lâu đời. Các công ty dược phẩm ngày càng cấm những kẻ hành quyết sử dụng thuốc của họ, nói rằng chúng dùng để cứu mạng sống chứ không phải lấy đi.
Thống đốc Idaho Brad Little đã lên tiếng ủng hộ án tử hình nhưng nhìn chung không bình luận về luật trước khi ông ký hoặc phủ quyết.
Chỉ có Mississippi, Utah, Oklahoma và South Carolina hiện có luật cho phép xử bắn nếu các phương pháp hành quyết khác không có sẵn, theo Trung tâm Thông tin Tử hình. Luật của Nam Carolina đang bị đình trệ trong khi chờ kết quả của một thách thức pháp lý.
Một số bang bắt đầu tân trang lại ghế điện để dự phòng khi không có thuốc gây chết người. Những tiểu bang khác đã xem xét — và đôi khi, đã sử dụng — các phương pháp thực thi phần lớn chưa được kiểm chứng. Vào năm 2018, Nevada đã hành quyết Carey Dean Moore bằng một sự kết hợp thuốc chưa từng được thử trước đây bao gồm fentanyl opioid tổng hợp cực mạnh. Alabama đã xây dựng một hệ thống hành quyết sử dụng khí nitrô để gây ra tình trạng thiếu oxy, nhưng nó vẫn chưa được sử dụng.
Trong đợt hành quyết lịch sử gồm 13 người, chính phủ liên bang đã chọn dùng thuốc an thần pentobarbital để thay thế cho các loại thuốc gây chết người được sử dụng trong những năm 2000. Một số luật sư của các tù nhân liên bang cuối cùng đã bị xử tử đã lập luận trước tòa rằng các đội xử bắn thực sự sẽ nhanh hơn và ít gây đau đớn hơn so với pentobarbital, thứ mà họ cho rằng gây ra cảm giác giống như chết đuối.
Tuy nhiên, trong một hồ sơ năm 2019, các luật sư Hoa Kỳ đã trích dẫn một chuyên gia nói rằng một người bị bắn bởi đội xử bắn có thể vẫn tỉnh táo trong 10 giây và điều đó sẽ “rất đau đớn, đặc biệt liên quan đến việc gãy xương và tổn thương tủy sống”.
Bộ Trưởng Tư Pháp Merrick Garland, đã ra lệnh tạm dừng các vụ hành quyết liên bang vào năm 2021 trong khi Bộ Tư pháp xem xét các giao thức. Garland không cho biết lệnh cấm sẽ kéo dài bao lâu.
Thượng nghị sĩ Idaho Doug Ricks, người đồng tài trợ cho dự luật xử bắn của bang đó, đã nói với các thượng nghị sĩ đồng nghiệp của mình hôm thứ Hai rằng khó khăn của bang trong việc tìm kiếm thuốc tiêm gây chết người có thể tiếp tục “vô thời hạn” và ông tin rằng cái chết bằng cách xử bắn là “nhân đạo.”
Kể từ khi ra mắt Sách Giáo Lý Công Giáo, không có vấn đề nào gây nhiều cảm xúc cho bằng vấn đề án tử hình. Điều răn thứ năm lại chẳng cấm giết người đó sao? Thế còn chuyện tự vệ thì sao? “Ai bảo vệ mạng sống mình thì không mắc tội giết người, kể cả khi bó buộc phải giáng một ngọn đòn chí tử vào kẻ tấn công” (số 2264). Theo thánh Tôma Aquinô, “Nếu ai bảo vệ mạng sống mình mà sử dụng bạo lực quá mức cần thiết, thì hành vi này là bất hợp pháp. Còn nếu người đó đẩy lui bạo lực cách chừng mực, thì đó là tự vệ hợp pháp”.
Sự bảo vệ hợp pháp như thế, trong trường hợp liên quan đến gia đình mình hoặc công ích của quốc gia, thì “không những là một quyền, mà còn là bổn phận quan trọng của người có trách nhiệm về sự sống của những người khác” (số 2265). Điều này có thể dẫn đến cả việc “bảo vệ hợp pháp bằng sức mạnh quân sự” (số 2309).
Vậy, việc bảo vệ công ích có thể đi xa đến mức thiết lập án tử hình không? Đó là điều mà Sách Giáo Lý nói tới: “Giáo huấn truyền thống của Hội Thánh, sau khi đã xác minh đầy đủ căn tính và trách nhiệm của phạm nhân, không loại trừ việc kết án tử hình, nếu đây là con đường khả thi duy nhất để bảo vệ hữu hiệu mạng sống con người khỏi bị xâm phạm cách bất công” (số 2267). Tuy nhiên, đừng quên rằng ngay sau khẳng định này, Sách Giáo Lý viết: “Nếu các phương tiện không đổ máu đã đủ để bảo vệ… thì nhà cầm quyền chỉ nên dùng những phương tiện này nếu chúng đáp ứng tốt hơn cho những hoàn cảnh cụ thể của công ích và phù hợp hơn với phẩm giá của nhân vị” (số 2267).
Trong thông điệp Tin Mừng sự sống, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II còn đi xa hơn, và Sách Giáo Lý cũng lấy lại lập trường của ngài: “Trong thời đại chúng ta, vì Nhà Nước có nhiều khả năng để chế ngự tội ác cách hữu hiệu, làm cho kẻ đã phạm tội không còn khả năng tác hại, mà không tước đoạt cách vĩnh viễn khả năng chuộc tội của họ, nên những trường hợp tuyệt đối cần thiết phải khử trừ phạm nhân, từ nay sẽ rất hiếm, nếu không muốn nói là trong thực tế không còn nữa” (số 2267). Thánh Gioan Phaolô II còn viết thêm: “Về vấn đề này, cả trong Giáo Hội cũng như ngoài xã hội dân sự, ngày càng gia tăng khuynh hướng yêu cầu giới hạn án tử hình, kể cả bãi bỏ hoàn toàn” (Tin Mừng sự sống, số 56).
Phải chăng đó là tiếng nói phủ nhận dứt khoát án tử hình? Trong ấn bản La Tinh của Sách Giáo Lý, xuất bản vào ngày 8 tháng 9 năm 1997, những ghi nhận của Thánh Gioan Phaolô II đã được thêm vào. Trong thực tế, nhiều lần Thánh Gioan Phaolô II công khai chống lại việc áp dụng án tử hình, và xin tha cho những người bị kết án tử. Hội Thánh biết rằng tội ác sẽ còn xảy ra bao lâu người ta lấy bạo lực đáp lại bạo lực và bao lâu tình yêu tha nhân – nhất là yêu thương đối phương – chưa được thực hiện. Trong ánh sáng của Tin Mừng, Hội Thánh sẽ tiếp tục loan báo tình yêu thương đối phương như Chúa Giêsu đã dạy, và nói “Không” với án tử hình.
Source:AP