Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm về Chúa Phục Sinh
Lm JB. Nguyễn Minh Hùng
09:12 30/03/2013
I. CHÚA CHÚNG TA ĐÃ PHỤC SINH
Thời gian đầu của Hội Thánh, có người nghi ngờ hoặc chối từ niềm tin Chúa phục sinh, nên thánh Phaolô đã phải lên tiếng: “Tôi nhắc cho anh em Tin Mừng tôi đã loan báo và anh em đã lãnh nhận cùng đang nắm vững. Nhờ Tin Mừng đó, anh em được cứu thoát, nếu anh em giữ đúng như tôi loan báo, bằng không thì anh em có tin cũng vô ích” (1Cr 15,1-2). Ngày nay, nhiều người vẫn chối từ niềm tin Phục Sinh. Họ cho rằng:
1. Chúa không thật sự chết, chỉ ngất xỉu rồi sau đó tỉnh dậy:
Giả thuyết này không vững, vì một người bị quá nhiều trận đòn chí tử, đội mão gai, bị đóng đinh tay chân, bị treo giữa trời suốt 3 giờ đồng hồ, bị ngọn giáo đâm thấu qua tim, bị vùi vào hang đá và lấp lại, không thể nào chỉ là ngất xỉu rồi tỉnh lại được!
2. Các môn đệ lấy trộm xác của Chúa:
Ðây chính là điều các thượng tế, các trưởng lão đã buộc đám lính canh mồ đồn thổi, sau khi đã đút lót tiền cho chúng (Mt 28,11-15). Thật ra, ngôi mộ đã bị tảng đá lớn chận ở ngoài, muốn lấy xác bên trong để mang đi, không dễ chút nào. Hơn nữa, Phía trước mộ luôn có lính canh, vì thế, càng không dễ trộm xác. Trong khi lòng các môn đệ lại quá sợ hãi và hoang mang cực độ (Ga 20,19). Với những người mà tinh thần đầy bấng loạn như thế, làm sao còn đủ sáng suốt để nghĩ đến việc đánh cắp xác?
3. Các môn đệ và các phụ nữ đến lầm một ngôi mộ khác.
Không lẽ mới có một ngày, mà tất cả những người đã từng theo Chúa lại có thể không phân biệt ngôi mộ nào vừa chôn táng Thầy mình? Không những không hề bị lạc, mà tất cả các môn đệ còn biết rất rõ ngôi mộ ở "tại nơi Chúa bị đóng đinh" (Ga 19,41).
4. Ảo giác của các môn đệ:
Ảo giác có thể xảy ra cho một hoặc hai người tại những chỗ khác nhau, trong khi đó, chỉ cần một mình thánh Phaolô khẳng định cũng đủ cho thấy đó là hiện thực chứ không hề là ảo giác: “Cùng trong một lần, Ngài hiện ra cho hơn năm trăm anh em xem thấy” (1Cr 15,6a). Ngoài ra, Chúa còn hiện ra cho nhiều người như: Tông đồ Phêrô, Tông đồ Giacôbê, Nhóm Mười Một, bà Mađalêna và các phụ nữ, hai người trên đường về quê… Thánh Phaolô còn cho biết, ông cũng được Chúa hiện ra. Với kinh nghiệm được sống với Chúa Phục Sinh, thánh Phaolô quyết liệt khẳng định: “Tôi sống, nhưng không còn là tôi sống, nhưng Chúa Kitô sống trong tôi” (Gal 2,20).
Mọi người hãy làm chứng cho niềm tin Phục Sinh bằng cách dám chấp nhận gian khổ, hy sinh, chung tay xây dựng xã hội tốt đẹp, cho mọi người sống xứng phẩm giá của mình.
Chúng ta đều tin, mọi sự từ bỏ đều được Chúa đền bù, mọi hy sinh đều tham dự vào hy sinh cao cả của Chúa Kitô, thì tại sao ta không dám từ bỏ, không dám hy sinh?
Chúa Kitô giải thoát ta khỏi tội lỗi, khỏi con người theo xác thịt ích kỷ hẹp hòi và cho ta một Thần Khí mới, một tinh thần mới, tại sao ta cứ sống ích kỷ hẹp hòi? Tại sao ta khư khư giữ lấy sự an toàn bản thân, không dám xả thân vì tha nhân?
Hãy loan báo niềm tin Chúa chúng ta Phục Sinh bằng sự bất chấp tất cả mọi bất ổn để danh Chúa ngày càng cả sáng hơn.
Lạy Chúa, nhiều người chối từ không tin Chúa đã phục sinh. Nhưng chúng con, chúng con tin vững vàng Chúa đã sống lại thật. Xin cho chúng con biết làm chứng cho điều mình tin bằng cả một đời sống hy sinh, chấp nhận anh chị em, sống thân thiện và luôn đề cao tình tương thân tương ái với anh chị em, để thế giới này, ngày càng bớt đi người không tin Chúa. Xin cho mọi người còn xa cách đức tin, được ơn hoán cải, để họ xứng đáng hội nhập vào ơn cứu độ mà Chúa đã trao ban. Amen.
II. NGHỊCH LÝ
Ngay trong chính ngày Chúa Kitô phục sinh, tại đền thờ Giêrusalem, lễ Vượt Qua được tổ chức long trọng, một cuộc lễ rầm rộ, một cuộc lễ có một không hai trong niềm tin của người Do thái. Đó là cuộc lễ nhắc lại biến cố oai hùng, cha ông họ vượt qua Ai cập, vượt qua Hồng Hải và vượt qua kiếp nô lệ cách lạ lùng, chưa từng có...
Vì thế, trong ngày lễ vượt qua, như lễ vượt qua này, từng đoàn, từng đoàn người đổ về đền thánh, bên cạnh những nhà lãnh đạo tôn giáo của họ: thầy cả thượng phẩm, các thượng tế, các luật sĩ… để dâng của lễ, để làm cái việc gọi là “tạ ơn và tôn thờ Chúa”.
Nhưng thật oái oăm, thật nghịch lý, thật mỉa mai! Mỉa mai đến độ chua xót: Bởi cũng chính vị Chúa ấy, vị Chúa mà ngay lúc này đây, họ đọc kinh, họ thắp hương, họ bái lạy bàn thờ của Người và dâng lễ vật lên Người…, chỉ mới hai ngày trước thôi, họ nguyền rủa, họ sỉ vả, họ đánh đập đến nhừ tử, họ giết chết một cách không thương tiếc. Và ngay chính lúc này đây, lúc mà họ đang tổ chức mừng lễ vượt qua vô cùng long trọng, họ đang cử hành nghi lễ vô cùng sốt sắng, thì Chúa của họ, Đấng mà họ vừa giết chết đã vừa mới phục sinh, đã vừa mới đội mồ chỗi dậy, thì họ lại không tin. Chẳng những không tin, mà còn hoàn toàn chối từ. Khi được lính canh mồ báo tin Chúa của họ đã bừng dậy khỏi mồ, họ ngang nhiên trả tiền cho lính, để lính thực hiện điều mà không bao giờ có thể thứ tha được: “Các anh hãy nói thế này: ban đêm trong lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã lấy trộm xác”. Các lãnh đạo tôn giáo do lòng ganh tỵ, họ không chỉ thủ tiêu Chúa của họ, giờ đây, họ còn thủ tiêu cả niềm tin Phục Sinh đang bừng dậy cho toàn thế giới: “Nếu việc này đến tai tổng trấn, chúng tôi sẽ dàn xếp với quan, và lo cho các anh được vô sự”.
Nghịch lý trong cách thực hành đạo của những nhà lãnh đạo Dothái giáo, cùng tất cả những người lên án Chúa, cứ tưởng là chuyện đã xưa lắm. Nào ngờ, đó cũng là thứ nghịch lý tồn tại trong lòng các Kitô hữu hôm nay. Vì hôm nay, chúng ta cũng có thể thờ phượng Chúa trong nhà thờ tốt, chúng ta đến nhà thờ dự lễ chăm chỉ, chúng ta xưng tội rước lễ đều đặn, chúng ta đọc kinh sớm chiểu đầy đủ… Nhưng ngược lại, khi rời khỏi nhà thờ, rời nơi cầu nguyện, chúng ta sống thiếu trách nhiệm trong công tác của mình, chúng ta xem thường lề luật Chúa, chúng ta không có tình yêu, lòng vị tha, thái độ nhã nhặn… với anh chị em.
Nghịch lý hôm này của chúng ta là giữ đạo nhưng không sống đạo. Nghịch lý của chúng ta là sẵn sàng tuyên xưng danh Chúa nhưng trong đời sống thường nhật lại sống như không có Chúa. Nghịch lý của chúng ta là giữ đạo trong nhà thờ, nhưng không đem tinh thần thờ phượng từ nhà thờ vào trong cuộc sống. Chúng ta cần phải loại trừ thái độ sống không phù hợp này, để chúng ta trở nên đích thực là người có Chúa luôn luôn trong mọi ngày sống của minh, dù là hoàn cảnh hay bất cứ thời gian nào.
Lạy Chúa, xin cho ánh sáng Phục Sinh của Chúa chiếu rọi vào mọi góc tối tăm của linh hồn chúng con, để chúng con trung thành sống chết cho đức tin của chúng con. Xin đừng để chúng con rơi vào hoàn cảnh bi thảm mà các lãnh đạo Do thái giáo xưa đã từng thực hiện, đó là một mặt tuyên xưng lòng tin của mình, nhưng mặt khác, do đời sống bê bối của chúng con, chúng con lại đang ra sức chối từ Chúa, ra sức đẩy xa ảnh hưởng của niềm tin Phục Sinh ra khỏi cuộc đời mình. Asmen.
III. NGƯỜI CHỨNG THỨ NHẤT
Câu chuyện Chúa Phục Sinh hiện ra với bà Maria Mađalêna là câu chuyện về cuộc hiện ra đầu tiên trong lịch sử Kitô giáo, và chính bà, một phụ nữ đã từng theo Chúa, nay là người đầu tiên nhìn thấy Đấng Phục Sinh. Vì sao Chúa không chọn ai khác, mà lại chọn chính Maria Mađalêna là người chứng thứ nhất cho tin mừng Phục Sinh? Có lẽ vì mấy lý do sau đây:
- Bà đang nhớ thương Chúa Giêsu. Tâm hồn đang hoàn thoàn thuộc về Chúa. Càng yêu mến Chúa, càng nhớ thương Chúa, càng cảm nhận sự xa vắng, vì từ nay Chúa không còn hiện diện bên cạnh nữa, bà càng để tâm trí mình được chiếm ngự hoàn toàn bởi hình ảnh và kỷ niệm về Chúa. Một con người toàn tâm dành cho Chúa như bà, đã được Chúa đáp trả: Bà trở thành người chứng thứ nhất cho Tin Mừng Phục Sinh.
- Bà khát khao Chúa. Càng thương nhớ Chúa, và những kỷ niệm của Chúa càng ùa về trong tâm hồn bao nhiêu, Maria Mađalêna càng khao khát Chúa bấy nhiêu. Một tâm hồn khao khát Chúa đến độ cháy bỏng như bà, đã được Chúa đáp trả: Bà trở thành người chứng thứ nhất cho Tin Mừng Phục Sinh.
- Bà nhận biết mình yếu hèn, tội lỗi. Trong mớ kỷ niệm mà Maria Mađalêna đã có với Chúa, có một kỷ niệm không bao giờ bà quên được, đó là cái ngày Chúa kéo bà ra khỏi vết nhơ tội lỗi. Bà cảm nhận vừa sâu lắng, vừa mạnh mẽ tình yêu mà Chúa dành cho bà. Đó là một tình yêu vừa mềm mỏng để thu hút bà trở về đường ngay, nhưng cũng vừa dứt khoát buộc bà không thể chần chờ, mà phải đứng lên đi theo Người lập tức. Giờ đây, khi Chúa đã chết, kỷ niệm của Chúa dành cho bà buộc bà phải nhìn lại con người mình, để một lần nữa, đứng trước tình yêu của Chúa, bà phải cúi mình xuống vì thấm thía con người hèn hạ, tội lỗi của bản thân mình. Một tâm hồn hoán cải như thế đã được Chúa đáp trả: Bà trở thành người chứng thứ nhất cho Tin Mừng Phục Sinh.
- Bà cảm thấy mình bơ vơ, trống vắng. Khi Chúa còn ở giữa trần thế, bên cạnh bà và các môn đệ khác, Maria Mađalêna rất yên tâm. Đi hay về, bà vẫn biết Chúa đang hiện diện hữu hình bên bà, bên đoàn môn đệ của Người. Còn bây giờ, nỗi niềm trống vắng, càng làm bà hướng tâm hồn, hướng tình cảm của mình về Chúa nhiều hơn. Chính lúc trơ trọi, trống vắng, Chúa càng là niềm an ủi cho bà. Bà đã được Chúa đáp trả: Bà trở thành người chứng thứ nhất cho Tin Mừng Phục Sinh.
- Bà chỉ còn biết đặt niềm tin vào Lời Chúa hứa xưa mà thôi. Hình ảnh Chúa giờ đây sống động trong Maria Mađalêna thế nào, thì từng lời Chúa dạy để uốn nắn, để giáo dục bà càng trỗi dậy mạnh mẽ thế ấy. Thương nhớ Chúa, bà đã để mình uống lấy từng lời ngọt ngào của Chúa. Nếu con người biết sống lời Chúa hoàn hảo, sẽ được Chúa đáp trả. Maria đã sống lời Chúa. Bà đã được Chúa đáp trả: Bà trở thành người chứng thứ nhất cho Tin Mừng Phục Sinh.
- Bà cầu nguyện. Không còn biết cậy vào ai, không còn có chỗ nào để trút cho vơi bớt nỗi buồn, Maria chỉ còn biết mặc lấy tâm tình cầu nguyện. Vì trong giờ phút đau thương này, chỉ có sự cầu nguyện mới cho bà niềm bình an, mới có thể giúp bà vơi đi nỗi sầu đau mà bà và đoàn môn đệ của Chúa đang gánh chịu. Thổn thức trong cầu nguyện, Maria Mađalêna đã được Chúa đáp trả: Bà trở thành người chứng thứ nhất cho Tin Mừng Phục Sinh.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết mặc lấy niềm thương, nỗi nhớ về Chúa như bà Maria Mađana, để chúng con, dù không trở nên người chứng thứ nhất cho Tin Mừng Phục Sinh, thì cũng là môn đệ của Chúa can đảm làm chứng cho Chúa suốt cuộc đời chúng con. Amen.
Thời gian đầu của Hội Thánh, có người nghi ngờ hoặc chối từ niềm tin Chúa phục sinh, nên thánh Phaolô đã phải lên tiếng: “Tôi nhắc cho anh em Tin Mừng tôi đã loan báo và anh em đã lãnh nhận cùng đang nắm vững. Nhờ Tin Mừng đó, anh em được cứu thoát, nếu anh em giữ đúng như tôi loan báo, bằng không thì anh em có tin cũng vô ích” (1Cr 15,1-2). Ngày nay, nhiều người vẫn chối từ niềm tin Phục Sinh. Họ cho rằng:
1. Chúa không thật sự chết, chỉ ngất xỉu rồi sau đó tỉnh dậy:
Giả thuyết này không vững, vì một người bị quá nhiều trận đòn chí tử, đội mão gai, bị đóng đinh tay chân, bị treo giữa trời suốt 3 giờ đồng hồ, bị ngọn giáo đâm thấu qua tim, bị vùi vào hang đá và lấp lại, không thể nào chỉ là ngất xỉu rồi tỉnh lại được!
2. Các môn đệ lấy trộm xác của Chúa:
Ðây chính là điều các thượng tế, các trưởng lão đã buộc đám lính canh mồ đồn thổi, sau khi đã đút lót tiền cho chúng (Mt 28,11-15). Thật ra, ngôi mộ đã bị tảng đá lớn chận ở ngoài, muốn lấy xác bên trong để mang đi, không dễ chút nào. Hơn nữa, Phía trước mộ luôn có lính canh, vì thế, càng không dễ trộm xác. Trong khi lòng các môn đệ lại quá sợ hãi và hoang mang cực độ (Ga 20,19). Với những người mà tinh thần đầy bấng loạn như thế, làm sao còn đủ sáng suốt để nghĩ đến việc đánh cắp xác?
3. Các môn đệ và các phụ nữ đến lầm một ngôi mộ khác.
Không lẽ mới có một ngày, mà tất cả những người đã từng theo Chúa lại có thể không phân biệt ngôi mộ nào vừa chôn táng Thầy mình? Không những không hề bị lạc, mà tất cả các môn đệ còn biết rất rõ ngôi mộ ở "tại nơi Chúa bị đóng đinh" (Ga 19,41).
4. Ảo giác của các môn đệ:
Ảo giác có thể xảy ra cho một hoặc hai người tại những chỗ khác nhau, trong khi đó, chỉ cần một mình thánh Phaolô khẳng định cũng đủ cho thấy đó là hiện thực chứ không hề là ảo giác: “Cùng trong một lần, Ngài hiện ra cho hơn năm trăm anh em xem thấy” (1Cr 15,6a). Ngoài ra, Chúa còn hiện ra cho nhiều người như: Tông đồ Phêrô, Tông đồ Giacôbê, Nhóm Mười Một, bà Mađalêna và các phụ nữ, hai người trên đường về quê… Thánh Phaolô còn cho biết, ông cũng được Chúa hiện ra. Với kinh nghiệm được sống với Chúa Phục Sinh, thánh Phaolô quyết liệt khẳng định: “Tôi sống, nhưng không còn là tôi sống, nhưng Chúa Kitô sống trong tôi” (Gal 2,20).
Mọi người hãy làm chứng cho niềm tin Phục Sinh bằng cách dám chấp nhận gian khổ, hy sinh, chung tay xây dựng xã hội tốt đẹp, cho mọi người sống xứng phẩm giá của mình.
Chúng ta đều tin, mọi sự từ bỏ đều được Chúa đền bù, mọi hy sinh đều tham dự vào hy sinh cao cả của Chúa Kitô, thì tại sao ta không dám từ bỏ, không dám hy sinh?
Chúa Kitô giải thoát ta khỏi tội lỗi, khỏi con người theo xác thịt ích kỷ hẹp hòi và cho ta một Thần Khí mới, một tinh thần mới, tại sao ta cứ sống ích kỷ hẹp hòi? Tại sao ta khư khư giữ lấy sự an toàn bản thân, không dám xả thân vì tha nhân?
Hãy loan báo niềm tin Chúa chúng ta Phục Sinh bằng sự bất chấp tất cả mọi bất ổn để danh Chúa ngày càng cả sáng hơn.
Lạy Chúa, nhiều người chối từ không tin Chúa đã phục sinh. Nhưng chúng con, chúng con tin vững vàng Chúa đã sống lại thật. Xin cho chúng con biết làm chứng cho điều mình tin bằng cả một đời sống hy sinh, chấp nhận anh chị em, sống thân thiện và luôn đề cao tình tương thân tương ái với anh chị em, để thế giới này, ngày càng bớt đi người không tin Chúa. Xin cho mọi người còn xa cách đức tin, được ơn hoán cải, để họ xứng đáng hội nhập vào ơn cứu độ mà Chúa đã trao ban. Amen.
II. NGHỊCH LÝ
Ngay trong chính ngày Chúa Kitô phục sinh, tại đền thờ Giêrusalem, lễ Vượt Qua được tổ chức long trọng, một cuộc lễ rầm rộ, một cuộc lễ có một không hai trong niềm tin của người Do thái. Đó là cuộc lễ nhắc lại biến cố oai hùng, cha ông họ vượt qua Ai cập, vượt qua Hồng Hải và vượt qua kiếp nô lệ cách lạ lùng, chưa từng có...
Vì thế, trong ngày lễ vượt qua, như lễ vượt qua này, từng đoàn, từng đoàn người đổ về đền thánh, bên cạnh những nhà lãnh đạo tôn giáo của họ: thầy cả thượng phẩm, các thượng tế, các luật sĩ… để dâng của lễ, để làm cái việc gọi là “tạ ơn và tôn thờ Chúa”.
Nhưng thật oái oăm, thật nghịch lý, thật mỉa mai! Mỉa mai đến độ chua xót: Bởi cũng chính vị Chúa ấy, vị Chúa mà ngay lúc này đây, họ đọc kinh, họ thắp hương, họ bái lạy bàn thờ của Người và dâng lễ vật lên Người…, chỉ mới hai ngày trước thôi, họ nguyền rủa, họ sỉ vả, họ đánh đập đến nhừ tử, họ giết chết một cách không thương tiếc. Và ngay chính lúc này đây, lúc mà họ đang tổ chức mừng lễ vượt qua vô cùng long trọng, họ đang cử hành nghi lễ vô cùng sốt sắng, thì Chúa của họ, Đấng mà họ vừa giết chết đã vừa mới phục sinh, đã vừa mới đội mồ chỗi dậy, thì họ lại không tin. Chẳng những không tin, mà còn hoàn toàn chối từ. Khi được lính canh mồ báo tin Chúa của họ đã bừng dậy khỏi mồ, họ ngang nhiên trả tiền cho lính, để lính thực hiện điều mà không bao giờ có thể thứ tha được: “Các anh hãy nói thế này: ban đêm trong lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã lấy trộm xác”. Các lãnh đạo tôn giáo do lòng ganh tỵ, họ không chỉ thủ tiêu Chúa của họ, giờ đây, họ còn thủ tiêu cả niềm tin Phục Sinh đang bừng dậy cho toàn thế giới: “Nếu việc này đến tai tổng trấn, chúng tôi sẽ dàn xếp với quan, và lo cho các anh được vô sự”.
Nghịch lý trong cách thực hành đạo của những nhà lãnh đạo Dothái giáo, cùng tất cả những người lên án Chúa, cứ tưởng là chuyện đã xưa lắm. Nào ngờ, đó cũng là thứ nghịch lý tồn tại trong lòng các Kitô hữu hôm nay. Vì hôm nay, chúng ta cũng có thể thờ phượng Chúa trong nhà thờ tốt, chúng ta đến nhà thờ dự lễ chăm chỉ, chúng ta xưng tội rước lễ đều đặn, chúng ta đọc kinh sớm chiểu đầy đủ… Nhưng ngược lại, khi rời khỏi nhà thờ, rời nơi cầu nguyện, chúng ta sống thiếu trách nhiệm trong công tác của mình, chúng ta xem thường lề luật Chúa, chúng ta không có tình yêu, lòng vị tha, thái độ nhã nhặn… với anh chị em.
Nghịch lý hôm này của chúng ta là giữ đạo nhưng không sống đạo. Nghịch lý của chúng ta là sẵn sàng tuyên xưng danh Chúa nhưng trong đời sống thường nhật lại sống như không có Chúa. Nghịch lý của chúng ta là giữ đạo trong nhà thờ, nhưng không đem tinh thần thờ phượng từ nhà thờ vào trong cuộc sống. Chúng ta cần phải loại trừ thái độ sống không phù hợp này, để chúng ta trở nên đích thực là người có Chúa luôn luôn trong mọi ngày sống của minh, dù là hoàn cảnh hay bất cứ thời gian nào.
Lạy Chúa, xin cho ánh sáng Phục Sinh của Chúa chiếu rọi vào mọi góc tối tăm của linh hồn chúng con, để chúng con trung thành sống chết cho đức tin của chúng con. Xin đừng để chúng con rơi vào hoàn cảnh bi thảm mà các lãnh đạo Do thái giáo xưa đã từng thực hiện, đó là một mặt tuyên xưng lòng tin của mình, nhưng mặt khác, do đời sống bê bối của chúng con, chúng con lại đang ra sức chối từ Chúa, ra sức đẩy xa ảnh hưởng của niềm tin Phục Sinh ra khỏi cuộc đời mình. Asmen.
III. NGƯỜI CHỨNG THỨ NHẤT
Câu chuyện Chúa Phục Sinh hiện ra với bà Maria Mađalêna là câu chuyện về cuộc hiện ra đầu tiên trong lịch sử Kitô giáo, và chính bà, một phụ nữ đã từng theo Chúa, nay là người đầu tiên nhìn thấy Đấng Phục Sinh. Vì sao Chúa không chọn ai khác, mà lại chọn chính Maria Mađalêna là người chứng thứ nhất cho tin mừng Phục Sinh? Có lẽ vì mấy lý do sau đây:
- Bà đang nhớ thương Chúa Giêsu. Tâm hồn đang hoàn thoàn thuộc về Chúa. Càng yêu mến Chúa, càng nhớ thương Chúa, càng cảm nhận sự xa vắng, vì từ nay Chúa không còn hiện diện bên cạnh nữa, bà càng để tâm trí mình được chiếm ngự hoàn toàn bởi hình ảnh và kỷ niệm về Chúa. Một con người toàn tâm dành cho Chúa như bà, đã được Chúa đáp trả: Bà trở thành người chứng thứ nhất cho Tin Mừng Phục Sinh.
- Bà khát khao Chúa. Càng thương nhớ Chúa, và những kỷ niệm của Chúa càng ùa về trong tâm hồn bao nhiêu, Maria Mađalêna càng khao khát Chúa bấy nhiêu. Một tâm hồn khao khát Chúa đến độ cháy bỏng như bà, đã được Chúa đáp trả: Bà trở thành người chứng thứ nhất cho Tin Mừng Phục Sinh.
- Bà nhận biết mình yếu hèn, tội lỗi. Trong mớ kỷ niệm mà Maria Mađalêna đã có với Chúa, có một kỷ niệm không bao giờ bà quên được, đó là cái ngày Chúa kéo bà ra khỏi vết nhơ tội lỗi. Bà cảm nhận vừa sâu lắng, vừa mạnh mẽ tình yêu mà Chúa dành cho bà. Đó là một tình yêu vừa mềm mỏng để thu hút bà trở về đường ngay, nhưng cũng vừa dứt khoát buộc bà không thể chần chờ, mà phải đứng lên đi theo Người lập tức. Giờ đây, khi Chúa đã chết, kỷ niệm của Chúa dành cho bà buộc bà phải nhìn lại con người mình, để một lần nữa, đứng trước tình yêu của Chúa, bà phải cúi mình xuống vì thấm thía con người hèn hạ, tội lỗi của bản thân mình. Một tâm hồn hoán cải như thế đã được Chúa đáp trả: Bà trở thành người chứng thứ nhất cho Tin Mừng Phục Sinh.
- Bà cảm thấy mình bơ vơ, trống vắng. Khi Chúa còn ở giữa trần thế, bên cạnh bà và các môn đệ khác, Maria Mađalêna rất yên tâm. Đi hay về, bà vẫn biết Chúa đang hiện diện hữu hình bên bà, bên đoàn môn đệ của Người. Còn bây giờ, nỗi niềm trống vắng, càng làm bà hướng tâm hồn, hướng tình cảm của mình về Chúa nhiều hơn. Chính lúc trơ trọi, trống vắng, Chúa càng là niềm an ủi cho bà. Bà đã được Chúa đáp trả: Bà trở thành người chứng thứ nhất cho Tin Mừng Phục Sinh.
- Bà chỉ còn biết đặt niềm tin vào Lời Chúa hứa xưa mà thôi. Hình ảnh Chúa giờ đây sống động trong Maria Mađalêna thế nào, thì từng lời Chúa dạy để uốn nắn, để giáo dục bà càng trỗi dậy mạnh mẽ thế ấy. Thương nhớ Chúa, bà đã để mình uống lấy từng lời ngọt ngào của Chúa. Nếu con người biết sống lời Chúa hoàn hảo, sẽ được Chúa đáp trả. Maria đã sống lời Chúa. Bà đã được Chúa đáp trả: Bà trở thành người chứng thứ nhất cho Tin Mừng Phục Sinh.
- Bà cầu nguyện. Không còn biết cậy vào ai, không còn có chỗ nào để trút cho vơi bớt nỗi buồn, Maria chỉ còn biết mặc lấy tâm tình cầu nguyện. Vì trong giờ phút đau thương này, chỉ có sự cầu nguyện mới cho bà niềm bình an, mới có thể giúp bà vơi đi nỗi sầu đau mà bà và đoàn môn đệ của Chúa đang gánh chịu. Thổn thức trong cầu nguyện, Maria Mađalêna đã được Chúa đáp trả: Bà trở thành người chứng thứ nhất cho Tin Mừng Phục Sinh.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết mặc lấy niềm thương, nỗi nhớ về Chúa như bà Maria Mađana, để chúng con, dù không trở nên người chứng thứ nhất cho Tin Mừng Phục Sinh, thì cũng là môn đệ của Chúa can đảm làm chứng cho Chúa suốt cuộc đời chúng con. Amen.
Suy niệm trong Tuần Bát Nhật Chúa Phục Sinh
Lm JB. Nguyễn Minh Hùng
09:16 30/03/2013
I. CẦN LÒNG MẾN
Chúa nhật Phục Sinh (lễ chính ngày)
Bà Maria Mađalêna đi thăm mộ Thầy Giêsu lúc trời còn tối. Có lẽ cả đêm qua bà không chợp mắt, chỉ mong cho mau sáng để lên đường.
Ai có thể hiểu trái tim của bà? Bà yêu mến Thầy cách đặt biệt. Mới chiều thứ sáu, vì lòng yêu mến, bà đứng bên chân thánh giá (Ga 19, 25). Sau đó, cũng vì lòng yêu mến, bà đã tham dự cuộc mai táng Thầy (Mt 27, 61). Bây giờ tình yêu ấy lại thúc đẩy bà ra mộ trước tiên, trước cả người môn đệ được Thầy thương mến…
Nhưng thật kinh hoàng: xác Thầy đã biến mất. Tảng đá che mộ đã bị ai đó lăn ra… Maria Mađalêna hớt hãi chạy vội về báo tin cho các môn đệ. Bà nghĩ, có lẽ có kẻ đã ăn cắp xác Thầy. Vấn đề duy nhất làm bà âu lo khắc khoải, đó là họ đang để Người ở đâu (Ga 20, 2.13.15). Bà cần biết chỗ đó để lấy ngay xác về. Maria không hề nghĩ rằng Thầy của bà, và là Chúa của bà đã phục sinh. Bà chỉ mong tìm lại xác của Thầy đã chết…
Nghe Maria nói, Phêrô và Gioan cũng chạy đến mộ. Họ chạy bằng những bước chân hối hả. Nhưng khi đến mộ, thì chỉ có ngôi mộ trống và băng vải đặt ở đó, còn khăn che đầu được cuốn lại, xếp riêng. Thấy mọi điều đó, tông đồ Gioan tin rằng, Thầy đã phục sinh. Chẳng ai ăn cắp xác mà lại để gọn ghẽ khăn vải liệm…
Chúng ta cần có lòng mến như bà Maria Mađalêna, nhưng rất cần có tình yêu nhạy cảm để tin như Gioan. Khi tin, người ta khám phá ra ý nghĩa của các biến cố: Đó là ý nghĩa của cái chết bi đát trên Núi Sọ. Đó là ý nghĩa của ngôi mộ trống và tấm khăn xếp gọn gàng. Tất cả những ý nghĩa đó dạy ta biết: Chúa chúng ta đã phục sinh.
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin cho con được phục sinh với Chúa trong đời sống hằng ngày của con. Đó là cho con biết vượt qua sự nhỏ mọn và ích kỷ, vượt qua những đam mê kéo ghì con xuống, vượt qua nỗi sợ khổ đau và nhục nhã, vượt qua đêm tăm tối cô đơn của Vườn Dầu. Đó là cho con vượt qua những khắc khoải của niềm tin, vượt qua những thành kiến mà con có về người khác…
Xin cho con như Chúa Phục Sinh, gieo rắc bình an và hy vọng; tin tưởng và niềm vui. Ước gì ai gặp con, họ cũng đều gặp thấy sự sống mãnh liệt của Chúa.
II. LÒNG MẾN ĐÁNH TAN NỖI SỢ HÃI
Thứ Hai tuần Bát Nhật Phục sinh
Tin Mừng theo thánh Gioan và Tin Mừng theo thánh Matthêu đều cho biết, lần đầu tiên sau khi sống lại, Chúa Giêsu hiện ra với các phụ nữ đạo đức. Các bà được diễm phúc trở thành người đầu tiên nhận lãnh sứ mạng loan báo Tin Mừng Phục Sinh, bởi các bà yêu mến Chúa nhiều. Lòng yêu mến Chúa của các phụ nữ được chứng minh rõ ràng nhất trong cuộc thương khó của Chúa, vừa mới diễn ra hai ngày trước: Các bà đã theo Chúa đến cùng trên con đường tử nạn. Các bà đã đau lòng và khóc thương Chúa thật nhiều khi chứng kiến thân thể nát tan vì roi đòn và kiệt sức đến cùng cực của Chúa. Các bà nhìn thấy sự gian ác mà các nhà lãnh đạo tôn giáo của các bà dành cho Chúa. Các bà chứng kiến đến cùng thói bạo ngược, ganh tỵ , và tà tâm của tất cả những kẻ có quyền, có thế. Các bà đau đớn khi cây thập giá, khi mão gai, khi các trận roi đòn, khi đinh nhọn thi nhau giáng trên thân xác Chúa. Các bà không thể ngờ nổi, làm sao mà sự tàn ác của các nhà lãnh đạo tôn giáo, những kẻ mà các bà vẫn tin tưởng, vẫn vâng theo lời họ dạy, lại có thể lớn lao và khủng khiếp đến vậy. Các bà đã chứng kiến máu Chúa rơi trên đường tử nạn. Các bà đã chứng kiến máu Chúa đổ ra lai láng khi người ta giơ cao búa đóng đinh Chúa. Tiếng búa gõ vào da thịt và tiếng đinh nhọn gõ vào gỗ thập giá cứ chan chát, chỉ cần nghe đã thấy đau đớn, đã thấy khiếp sợ, đã thấy ớn lạnh cả người. Nhưng không hiểu sao, tất cả mọi kẻ đang hành hình Chúa Giêsu, từ những nhà lãnh đạo, kể cả những nhà lãnh đạo tôn giáo, đến những lính tráng và dân chúng, ai cũng nghe, ai cũng chứng kiến, nhưng lòng vẫn cứ sắc lạnh đến rợn người. Các bà càng thương Chúa bao nhiêu, thì càng lúc càng không thể hiểu hết sự tàn độc cũa con người. Các bà quá ngỡ ngàng trước những bi thương Chúa phải chịu và sự vô cảm đến tàn nhẫn của mọi người xung quanh. Các bà đã nghe thấu mọi lời sỉ vả, lăn nhục mà những kẻ chuyên “nghề” thờ phượng Chúa có thể phun ra trên môi miệng cách dễ dàng đến vậy. Các bà đã chứng kiến đến cùng tiếng than thở của Thầy với Chúa Cha: “Sao Cha nỡ bỏ con” mà tan cõi nát lòng. Các bà đã xót xa trước cảnh tượng Chúa phó linh hồn và gục đầu chết trong tức tưởi, trong đau đớn và tủi nhục. Các bà đã đau buốt tâm hồn khi nhìn lưỡi đòng mà người ta đã đan tâm thọc vào trái tim Thầy mình, y như lưỡi đòng ấy đang thọc vào trái tim mình vậy. Các bà thảng thốt quá đỗi trước thái độ bạo ngược dành cho Chúa, của tất cả những người mà các bà hằng ngày gặp gỡ, quen biết. Trong đó còn có cả những kẻ là thượng tế, tư tế, luật sĩ, kinh sư… vẫn thường to tiếng trong đền thờ, trong hội đường giảng dạy dân chúng về lề luật, về lòng nhân từ của Thiên Chúa… Sự thảng thốt, sự ngỡ ngàng, sự hãi hùng của các bà càng dâng cao, thì lòng yêu mến Chúa của các bà càng đầy ứ. Các bà càng uất ức vì không thể làm gì cho Chúa trong lúc Chúa phải gánh chịu, thì lòng yêu mến Ch1ua của các bà càng dâng cao tột độ. Mọi sự giờ đây chỉ còn có thể dồn vào tình cảm để các bà thêm yêu Chúa mà thôi!...
Trên đường tử nạn của Chúa, vì lòng yêu Chúa, các phụ nữ bất chấp mọi nguy hiểm có thể gây ra bởi những nhà lãnh đạo Do thái giáo, những kẻ chủ mưu giết chết Chúa, để theo Chúa đến cùng, chứng kiến đến cùng cái chết đau thương của Chúa. Giờ đây, các bà lại bất chấp mọi sợ hãi, công khai đứng về phía Chúa. Dù lính tráng không ngớt canh giữ mồ Chúa, các phụ nữ không sợ trả thù, không sợ liên lụy. Họ đã chạy ra mồ từ tảng sáng sau khi vừa trải qua ngày lễ nghỉ. Các phụ nữ được Chúa trả công xứng đáng: Các bà trở thành những nhà truyền giáo đầu tiên của Tin Mừng Phục Sinh.
Lạy Chúa Phục Sinh, xin cho lòng chúng con thấm nhuần tình yêu Chúa, để chúng con không bao giờ bị khuất phục trước bạo lực, bất công. Xin gieo vào tâm hồn chúng con tinh thần can đảm của những người mang lấy sức sống phục sinh của Chúa. Xin cho chúng con biết đứng về phía lẽ phải, để đừng vì một sợ sệt nào, làm chúng con trở thành kẻ bất công lên án, thậm chí giết chết người vô tội. Amen.
III. BIẾN ĐỔI
Thứ Ba tuần Bát Nhật Phục sinh
Chúa Giêsu Phục Sinh tỏ mình ra cho bà Maria Madalena, Người đã không tỏ vinh quang như trên núi Hiển Dung cho ba môn đệ Phêrô, Gioan, Giacôbê (Mt 17,1-8), mà vinh quang của Chúa Giêsu Phục Sinh lại mang dáng dấp của một người làm vườn. Vì sao không là một hình ảnh nào mà lại là hình ảnh một người làm vườn?
Đó là sứ điệp dạy ta phải biết thay đổi chính mình. Ta không thể mang nguyên hình ảnh con người cũ của mình, một con người còn nhiều dính bén cuộc sống trần thế, còn nhiều bon chen, tranh giành, còn ích kỷ, lỳ lợm, còn dễ sa đà trong cám dỗ, còn nhiều tính toán, vụ lợi…để có thể đi gặp gỡ Đấng Phục Sinh được. Nếu không thay đổi mình, nếu không phục sinh cuộc đời mình trong đức tin, ta sẽ chẳng bao giờ gặp được Chúa. Thậm chí, dù có đối diện với Chúa, ta vẫn thấy Người trong dáng dấp tầm thường như Maria Mađalêna chỉ có thể thấy Chúa Phục sinh như một người làm vườn mà thôi.
Niềm tin vào Ðấng Phục Sinh luôn đòi hỏi các môn đệ phải làm một bước nhảy vọt, tiến tới phía trước, thoát khỏi cái cũ kỹ của mình, để từ một người xa lạ, nhận ra dung mạo của Thầy Chí Thánh.
Từ hai ngàn năm qua, chứng từ về Ðấng Phục Sinh cũng luôn diễn ra như thế, không hề thay đổi. Bởi các Kitô hữu, thuở ban đầu cho đến chúng ta hôm nay, và mãi về sau, đều luôn luôn được mời gọi hãy biến đổi chính mình, để có thể gặp Chúa trong đời thường, gặp Chúa trong từng anh chị em, gặp Chúa trong mọi cảnh huống của đời sống tôn giáo và xã hội.
Vậy ta thay đổi mình như thế nào để có thể đến cùng Chúa Phục Sinh? Sách Công Vụ Tông đồ đề nghị một lối sống đại đồng. Nói đúng hơn, sách Công Vụ Tông Ðồ ghi lại một bức tranh vô cùng sống động về cuộc sống mới trong Ðấng Phục Sinh: Đó là bức tranh về một cộng đoàn hòa giải, mọi người luôn luôn sống chan hòa, mọi người liên kết với nhau bằng tình yêu hiệp nhất và chia sẻ của cải cho nhau, không ai quá dư thừa, và cũng không ai quá thiếu thốn. Đó phải là cách sống của các Kitô hữu hôm nay. Họ phải có một tình thần tương trợ, một tình yêu và đại đồng như thế, mới mong họ có thể thấy Chúa trong đời mình, thầy Chúa trong mọi anh chị em, và thấy Chúa chính trong từng tương quan tốt lành với mọi người, mọi nơi mà họ tiếp xúc.
Lạy Chúa, xin phá vỡ tấm màn che là sự ích kỷ nơi con mắt chúng con, để chúng con không còn mù tối trước sự hiện diện của Chúa. Nhưng xin cho chúng con có một thái độ chân thành biến đổi chính mình, để chúng con thấy Chúa nơi mọi anh chị em, nhờ đó, chúng con ra sức phục vụ Chúa nơi từng con người mà Chúa ban cho chúng con. Amen.
IV. XIN Ở LẠI VỚI CON
Thứ Tư tuần Bát Nhật Phục sinh
Lời của các môn đệ nài xin Chúa: “Xin Thầy ở lại với chúng con vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn” (Lc 24, 29). Đó là một thực tế về mặt thời gian, bởi vì lúc đó gần tối rồi.
Nhưng đên tối ở đây còn nói lên tình trạng của tâm hồn: Tâm hồn hai môn đệ bị chìm trong đêm tối của nghi ngờ, đêm tối của thất vọng. Các ông đặt tất cả niềm tin vào Thầy Giêsu mà cuối cùng Thầy Giêsu bị bắt, bị đánh đập, bị đóng đinh, bị giết chết trên Thập Giá. Tất cả niềm tin và hy vọng tan biến, chỉ còn lại nghi ngờ và tuyệt vọng. Đêm tối ấy đáng sợ hơn là đêm tối về mặt không gian và thời gian tự nhiên.
Đêm tối ấy cũng là tình trạng thực tế của cuộc đời chúng ta. Những lúc chúng ta thất bại, tâm hồn rơi vào cay đắng, chán chường, muốn bỏ cuộc… Thậm chí còn có cả những người nghi ngờ Thiên Chúa… Chúng ta hãy làm như các môn đệ là nài xin Chúa: “Lạy Chúa hãy ở lại với con”.
Trong những lúc khó khăn nhất, khủng hoảng nhất, thất vọng nhất mà chúng ta gặp phải, Chúa Giêsu Phục Sinh vẫn hiện diện, đồng hành và đồng bàn với chúng ta. Người dùng Kinh Thánh để trò truyện, Người tế nhị gợi lên niềm vui và hy vọng, từ từ Người đưa chúng ta đến chỗ nhận ra Người. Nhất là chúng ta được Chúa củng cố trong bí tích Thánh Thể mà chúng ta được dự phần trong từng thánh lễ.
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin ở lại với con, vì con cần có Chúa hiện diện để con được củng cố đức tin, và được tăng thêm lòng mến, tăng thêm sự vững vàng, giúp chúng con vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc đời chúng con. Amen.
V. PHỤC SINH KHÔNG GIẾT CHẾT THÁNH GIÁ
Thứ Năm tuần Bát Nhật Phục Sinh
“Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây”. Chúa Giêsu Phục sinh đã nói với các môn đệ của Người như thế.
Sau phục sinh, Chúa Giêsu nhiều lần hiệc ra với các tông đồ. Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại lần hiện ra thứ ba của Chúa Giêsu. Trong khi các ông ngỡ ngàng, hoang mang khi nhìn thấy Chúa. Chúa đã trấn an các ông bằng cách mời gọi các ông nhìn chính thân thể Phục Sinh của Chúa.
Chúng ta tự hỏi, nơi chân tay Chúa, nơi xương thịt Chúa, nơi thân thể Chúa có gì mà lại cho xem, có gì mà lại mời gọi: “Cứ rờ mà xem”?
Dẫu Chúa đã khải hoàn phục sinh, nhưng trên thân thể của Đấng Phục Sinh vẫn còn nguyên dấu ấn của thánh giá, dấu ấn của tình yêu cứu độ. Phục sinh không giết chết thánh giá. Phục sinh không xóa tất cả những thương tích của khổ nạn. Còn hơn thế, dấu thánh giá là dấu chỉ mà các môn đệ của Chúa nhờ đó mà nhận ra Chúa. Vì thế, dù Chúa đã đi vào vinh quang phục sinh, các môn đệ vẫn cần đến dấu thánh giá trên thân thể của Người để nhận ra Người. Một khi nhận ra chính Thầy của mình bởi dấu thánh giá, các môn đệ bình an, lòng các ông hết nghi nan, các ông lại còn vui mừng vì biết rằng Thầy của mình đang sống.
Bởi Chúa đã phục sinh, nhưng Người không làm biến tan nỗi đau của thánh giá, vì thế, khi sống trong đời, dù chúng ta tin chắc chắn, Chúa đã phục sinh, chúng ta cũng vẫn mãi đối mặt với không biết bao nhiêu đau khổ, thuử thách. Khổ đau và thử thách chính là thánh giá cần thiết thanh luyện ta, giúp ta vững chãi hơn, đem ta đến gần Chúa hơn. Khổ đau và thử thách chính là thánh giá mà ta vác lấy để cùng kết hợp với thánh giá Chúa, mang lại ơn cứu độ đời đời cho ta.
Lạy Chúa, xin cho chúng con hiểu rằng, Chúa đã đi qua thánh giá để tiến tới phục sinh. Cuộc đời mỗi chúng con cũng cần vác thánh giá để đi theo Chúa, nhờ đó, chúng con cũng sẽ tiến vào niềm vui phục sinh vĩnh cửu mà Chúa đã ban cho chúng con. Amen.
VI. ĐỂ NHẬN RA CHÚA
Thứ Sáu tuần Bát Nhật Phục Sinh
Hôm nay, với một hình dạng khác, Chúa Giêsu Phục Sinh lại hiện ra với các môn đệ của Người. Họ đã không nhận ra Chúa. tuy nhiên, không phải tất cả mọi người trong số các môn đệ ấy đều không nhận ra Chúa Phục Sinh. Thánh Gioan cho biết: “Người môn đệ được Chúa Giêsu thương mến nói với ông Phêrô rằng: Chúa đó!”.
Bài Tin Mừng hôm nay lại dạy chúng ta một ý nghĩa mới: Để nhận ra Đấng Phục Sinh trong cuộc đời mình, con người ta cần phải có một mối hiệp thông trong tình yêu với Chúa. Giữa lúc mọi người đều thấy người khách trên bãi biển, nhưng chỉ có mỗi một mình “Người Môn Đệ Chúa Yêu” nhận biết Chúa mà thôi.
Cũng vậy, trong cuộc đời mình, nếu ngày nào ta còn sống hờ hững, sống thiếu niềm tin, thiếu lòng yêu mến, thiếu vắng sự cầu nguyện liên lỉ, chắc chắn, chúng ta sẽ còn bị che khuất, còn bị đui mù trước sự hiện diện của Chúa. Chúng ta cần có một tấm lòng thành, sẵn sàng để Chúa hướng dẫn, thì mới mong nhận ra Chúa. Chúng ta phải sống hết sức đơn sơ, khiêm nhường thì Chúa mới có thể lấp đầy những thiếu vắng trong ta. Chúng ta phải có lòng đơn sơ, yêu thương đón nhận anh chị em quanh mình thì mói có thể nhìn thấy hình ảnh Chúa vinh quang nơi chính người anh em chúng ta.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ơn phục sinh của Chúa, để chúng con có thể làm mới lại chính mình trong tình yêu, trong sự thờ phượng mà chúng con dành cho Chúa. Xin cho ơn phục sinh phục hồi con người cứng cõi của chúng con, để chúng con nhận ra chính Chúa hiện diện nơi anh chị em chúng con, nhờ đó, chúng con sẽ sống vì Chúa, vì anh chị em hơn. Amen.
VII. CHÚA VẪN HIỆN DIỆN
Thứ Bảy tuần Bát Nhật Phục Sinh
Bài Tin Mừng hôm nay như là một bài tóm kết cả một tuần lễ sau phục sinh, tường thuật nhiều biến cố lạ thường mà Chúa Kitô Phục Sinh đã làm nên:
- Chúa hiện ra với người phụ nữ tên là Maria Mađalêna, để từ nay, bà sẽ làm chứng cho ơn tha thứ mà Chúa dành cho bà thật ngoạn mục.
- Chúa hiện ra với hai môn đệ trên đường đi về làng Emau, để từ nay, họ lên đường dấn thân loan báo Tin Mừng Phục Sinh của Chúa.
- Chúa hiện ra với nhóm Mười Một để củng cố lòng tin của các ông. Từ nay, các ông sẽ là kẻ chinh phục tâm hồn con người và mở mang Nước Chúa, đế Nước Chúa ngày càng trải rộng mọi nơi, mọi chốn.
Ngày nay, Chúa vẫn hiện diện trong đời ta. Người thôi thúc ta lên đường dấn thân và phục vụ anh chị em đồng loại, nhân danh tình yêu của Chúa, hiến dâng lên Chúa, Đấng đã hiến mạng sống vì ta, tất cả sự nỗ lực của chính bản thân ta, để thế giới thắm đầy tình yêu cứu độ của Người.
Lạy Chúa, xin dạy con yêu Chúa để con luôn là chứng nhân cho Tin Mừng Phục Sinh của Chúa. Xin Chúa Phục Sinh tuôn tràn ơn Phục Sinh của Ngưới để chúng con luôn bước đi trong ánh sáng của Thiên Chúa là tình yêu. Amen.
VIII. LẠY CHÚA TÔI
Chúa nhật cuối tuần Bát nhật Phục Sinh (Chúa nhật II Phục Sinh)
Khi nói về thánh Tôma, thường chúng ta hay gán cho ngài: Kẻ cứng lòng tin. Chính vì thế, trong đời thường, gặp một ai còn xa rời đức tin, hay lạnh nhạt khi được nói về đức tin, hay tỏ ra ngoan cố trong việc lười biếng, bỏ bê việc đạo hạnh, người ta thường ví von so sánh họ: “Cứng lòng như Tôma”.
Thật ra, nơi đức tin và lòng mến của thánh Tôma với Chúa, nếu chúng ta chịu khó đào sâu, sẽ thấy đó là cả một bài học vô giá giúp ta sống đức tin của mình.
"Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lổ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi không tin”. Qua câu nói, ta thấy thánh Tôma là người thực tiễn. Thái độ thực tiễn của thánh Tôma là câu trả lời khả dĩ cho đức tin vào Chúa Phục Sinh của thời đại thực nghiệm của chúng ta hôm nay.
Nhờ thánh nhân lên tiếng, ta mới thấy rõ hơn thế nào là sự trăn trở, sự giằng vặt của đức tin mà nỗ lực cá nhân của chính ta có thể đáp lại mạc khải của Chúa.
Cũng chính nhờ thánh nhân, Hội Thánh có một bằng chứng xác thực cho tất cả những ai nghi ngờ về đức tin Phục Sinh của người Công Giáo: Bởi Chúa Giêsu đã đáp ứng đòi hỏi của thánh Tôma: Tám ngày sau, Chúa đã hiện ra với tất cả mọi bằng chứng rõ ràng nhất mà thánh Tôma đã từng đòi hỏi. Chúa đã đánh đổ thách thức của thánh Tôma, qua đó, Chúa đánh đổ mọi nghi ngờ của con người thực nghiệm thời nay: “Tôma, hãy đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng, nhưng hãy tin”. Trước bằng chứng hùng hồn về tất cả nơi Chúa Phục Sinh, thánh Tôma đã phải cúi đầu thừa nhận. Thánh nhân tuyên xưng đức tin bằng một lời tuyên xưng long trọng, đầy tư cách cá nhân của chính mình với Chúa Phục Sinh của mình: "Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi".
Là Kitô hữu, chúng ta đã tin chắc chắn Chúa đã phục sinh. Vậy chúng ta cần sống như người đang thấy Thiên Chúa: sống một cách yêu thương, hòa dịu với mọi người. Ta dẹp bỏ thói ích kỷ, tính tranh giành, vụ lợi. Biết xả thân phục vụ những lợi ích chung như thực hành các công tác trong giáo xứ, các công trình phúc lợi của xã hội, thực hành đức bác ái mọi nơi, mọi lúc… Đặc biệt, qua tất cả công chiệc, trong hết mọi ngày đời ta, ta luôn nghĩ đến việc truyền giáo, để làm cho mọi người tin Chúa, thờ phượng Chúa.
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin hãy mở cho chúng con đôi mắt, để chúng con nhận ra Chúa qua tất cả mọi biến cố của đời sống.
Xin làm cho nhiều người còn chưa biết Chúa, được nhận biết và tôn thờ Chúa, nhờ đó, Nước Chúa phát triển khắp nơi trên thế giới này.
Xin cho những ai đã thờ phượng Chúa, nhưng sai lạc trong đức tin, biết mau chóng trở về, nhìn nhận một mình Chúa duy nhất là Đấng có sự sống đời đời mà thôi. Amen.
Ưu thế của Phụ nữ Lễ Phục Sinh
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:24 30/03/2013
Tin Mừng đại lễ Phục Sinh đã dành cho giới phụ nữ một vị thế đáng trân trọng. Họ là những người nhận được tín hiệu Phục Sinh đầu tiên. Họ là những người được Đấng Phục Sinh cho gặp mặt trước hết. Và chính họ còn là những người được trao nhiệm vụ lớn lao là đem Tin Vui Phục Sinh đến cho các Tông Đồ.
Tại sao phụ nữ lại có được ưu thế ấy mà không phải là các Tông Đồ ? Phải chăng chỉ vì họ là phụ nữ ? Tất nhiên không phải thế, mà vì những lý do khác. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống giải thích qua 3 lý do: phụ nữ có một trái tim chân thành, phụ nữ có một gắn bó trung thành và phụ nữ có những bước đi nhiệt thành (x. Hạt nắng vô tư, trang 27-32).
1. Trái tim chân thành
Phúc Âm kể : từ sáng sớm khi trời còn tối ngày thứ nhất trong tuần, các phụ nữ đã đến thăm mồ Chúa Giêsu. Chiều thứ Sáu, sau khi Chúa chết, người Do thái đến xin Philatô cho hạ xác những người bị đóng đinh xuống. Họ không muốn thấy xác chết treo trên thập giá trong ngày Sabat. Phép tắc thủ tục xong, xác Chúa được hạ xuống thì đã chiều tà. Theo phong tục, ngày mới bắt đầu từ lúc mặt trời lặn. Vì thế, Đức Mẹ cùng với bà Maria Mađalêna và các môn đệ phải hối hả lo an táng để về nhà trước khi mặt trời lặn. Nếu không, họ sẽ lỗi luật tôn giáo, vì ngày Sabat chỉ được đi bộ một quãng bằng ném hòn đá mà thôi. Vì hối hả nên các bà về nhà, nhận thấy không cẩn thận đủ với Thầy kính yêu nên các bà nán lòng chờ đến sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, đem thuốc thơm đến mồ để ướp lại xác Thầy yêu quý. Theo định luật tâm lý: trái tim giới nữ chỉ có một ngăn duy nhất, một khi ngăn ấy đã dành cho ai thì họ chỉ có yêu một mình người ấy mà thôi. Các phụ nữ này rất yêu mến Chúa Giêsu. Chứng kiến cuộc khổ nạn, các bà càng yêu mến Chúa hơn. Họ bất chấp tất cả. Bất chấp sự chết, bất chấp mồ bị niêm phong, bất chấp cả lính canh. Miễn là họ được ở gần vị Thầy tôn quý. Thiết tưởng, một trái tim chân thành như thế, ở giới nữ cũng như ở bất cứ ai, cũng xứng đáng nhận được Tin Mừng Phục Sinh.
2. Gắn bó trung thành
Trước thảm kịch ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, chẳng ai bảo ai, các Tông đồ trốn chạy mỗi người một ngã. Mạnh miệng như ông Tôma có lần hạ quyết tâm “Nào cùng lên Giêrusalem chịu chết cả đám”, thế mà trong ngày thương khó của Chúa, ông là “người thợ lặn” giỏi nhất, lặn biệt tăm. Sôi nổi như ông Phêrô có lúc đã quyết liệt “Dẫu mọi người bỏ Thầy, con đây xin đồng sinh đồng tử với Thầy”. Thế mà sau đó, chính ông trở thành kẻ chối Chúa táo bạo nhất, không chỉ một lần mà những ba lần. Giuđa bán Thầy giá rẻ bằng giá một người nô lệ. Đầu Bin Lađen còn được treo giải 5 triệu đôla. Đầu Sađam Hussein tới 36 triệu đôla. Trong khi cái đầu của Thầy chỉ đáng giá …một tháng lương. Các môn đệ trốn chui trốn nhủi vì sợ liên luỵ.
Trong khi ấy, phụ nữ lại là những người gắn bó trung thành với Chúa Giêsu hơn bất cứ ai. Họ có mặt bên Chúa trong cuộc khổ nạn. Họ đứng gần dưới chân thánh giá cùng với Mẹ Maria. Họ góp sức trong lúc an táng. Và dẫu Chúa đã ba ngày bị vùi chôn trong ngôi mộ niêm phong, họ vẫn trung thành đến viếng thăm ngay từ khi bình minh ló rạng. Và thế là cửa mồ đã mở toang và họ được hạnh phúc là những người đầu tiên ghi nhận sự kiện phục sinh. Nếu hạnh phúc không phải từ trời rơi xuống, mà “như ngọc trong đá không có cho ai đi qua hững hờ”, thì rõ ràng gặp được Tin Vui Phục Sinh chính là hạnh phúc cho họ và cho tất cả những ai đã trung thành gắn bó với Đức Kitô trong cuộc khổ nạn đời sống hằng ngày, bất luận họ là giới nữ hay giới nam.
3. Bước đi nhiệt thành
Hình ảnh người nữ nêu lên trong Tin Mừng Phục Sinh rất lạ. Thay vì dáng vẻ yểu điệu thục nữ, thay vì những bước chuyển động nhẹ nhàng dịu dàng, thì phụ nữ lại chạy, chạy vội vàng, chạy hớt hải, cắm đầu mà chạy. Nhưng đó chính là hình ảnh sinh động minh họa cho một chuyển động nhiệt thành. Lòng nhiệt thành chính là điều kiện cần thiết để loan Tin Vui Phục Sinh đến với mọi người.
Chẳng phải vì muốn chơi đẹp như phép lịch sự phương Tây, cũng chẳng phải vì tình cờ ngẫu hứng mà Đức Kitô đã dành cho giới nữ ưu tiên ấy. Mà chỉ vì muốn thông qua họ, Ngài cho thấy một chân lý. Đó là tất cả những ai chân thành tin, trung thành hy vọng và nhiệt thành yêu mến gắn bó với Đức Kitô, dù phải trải qua những khổ nạn trong cuộc sống cụ thể hằng ngày, họ sẽ là những người hạnh phúc biết sống do và cho Đấng Phục Sinh.
Trong xã hội Do Thái của thời xưa, người nữ chỉ là một con số không, thế mà Chúa Giêsu đã đối xử với họ thật trân trọng. Chúa quí mến Matta và Maria. Trong nhóm người theo Ngài vẫn có những phụ nữ. Dưới chân thập giá, ngoài thánh Gioan ra, chỉ toàn là phụ nữ.
Phụ nữ chân thành, trung thành và nhiệt thành. Phụ nữ chiếm hơn một nửa dân số nhân loại. Phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí, vai trò và tầm ảnh hưởng của mình trên mọi lãnh vực xã hội.
Có câu chuyện huyền thoại kể rằng: Một hôm, vị Thiền Sư già nói với một đệ tử: “Này con, ta có một điều tệ nhất là ta không hiểu biết gì về người phụ nữ cả. Hãy nói cho ta biết phụ nữ là gì?”
Người học trò mỉm cười nói rằng:“Thuở mới sinh ra trái đất, ông thợ Tạo Hóa chỉ dựng nên có một mình ông Ađam, ông lang thang một mình trong vườn địa đàng mênh mông rộng lớn, trong khi các loài vật khác đều có cặp có đôi quấn quýt bên nhau. Thấy ông cô đơn hiu quạnh, thơ thẩn đi vào đi ra. Tạo Hóa thấy thế mà thương, bèn nghĩ rằng: mình phải tạo dựng cho Ađam một người bạn đường thôi, để nó sống một mình cũng không tốt. Lúc ấy Tạo Hóa mới nhớ ra rằng: lúc trước mình tạo dựng muôn vật từ hư vô, nay mọi sự đã trở nên hiện hữu, sao mình không lấy chính cái hiện hữu để tạo thêm một vật nữa nhỉ ?
Trong lúc nan giải, Tạo Hóa suy nghĩ một hồi lâu, rồi quyết định rằng sẽ tập trung tất cả vạn vật lại lấy mỗi thứ một tí để chế tạo ra người phụ nữ. Và Tạo Hóa đã lấy vẻ đầy đặn của mặt trăng tròn 16, đường cong của các loại dây leo, dáng run rẩy của hoa cỏ, nét mảnh khảnh của lau sậy, màu sắc rực rở trên cánh bướm, sự nhẹ nhàng của chiếc lá, sự tinh tế ở đầu vòi voi, cái nhìn ngây thơ của nai tơ, cái xúm xít của đàn ong mật, ánh sáng rực rỡ của mặt trời, nét xa xăm của tầng mây, sự lay động của làn gió, sự lộng lẫy kiêu sa của chim công, chất cứng rắn của kim cương, vị ngọt ngào của trái chín, lòng tàn nhẫn của hùm beo, sức thiêu đốt của ngọn lửa, khí lạnh lẽo của băng tuyết, tiếng kêu khắc khoải của chim quyên, tính nết dối trá của cò vạc ...nói chung, tất cả mọi thứ, mỗi thứ một tí.
Tạo Hóa đem hết thảy những thứ đó, nhào nặn với khúc xương sườn của Ađam để tạo thành người phụ nữ (người phụ nữ phức tạp, với đầy đủ mọi sắc thái, mọi tinh chất của vũ trụ; nên không thiếu một thứ gì mà không có trong con người phụ nữ ấy) rồi tặng cho Ađam”.
Nhiều Phụ Nữ Tông Đồ trong Tân Ước, rồi dọc dài lịch sử Giáo Hội nhiều Thánh Nữ góp phần vào sự thánh thiện của Giáo Hội như thánh Catarina Siênna, Têrêxa Avila, Têrêxa Hài Đồng, Têrêxa Calcutta... Trong đời sống thiêng liêng của người Kitô hữu, Đức Maria là người phụ nữ tuyệt vời hơn mọi người phụ nữ: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc” (Lc 1,42). Đức Maria là gương mẫu của mọi người phụ nữ, nét đẹp từ trong tâm hồn, lời nói và đời sống của Mẹ nâng cao phẩm giá giới phụ nữ.
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Mẹ, Mẹ có Phúc hơn mọi người phụ nữ. Mẹ là Nữ Hoàng của mọi người phụ nữ...Người Phụ Nữ được Thiên Chúa ưu ái đặc tuyển của muôn đời đã từng rất thương đau, nhưng cuối cùng vẫn uy hùng bước vào vinh quang như đạo binh xếp hàng vào trận. Dòng dõi của Người Nữ Diễm Phúc luôn mãi ngời sáng giữa lòng nhân loại hôm nay.
Tại sao phụ nữ lại có được ưu thế ấy mà không phải là các Tông Đồ ? Phải chăng chỉ vì họ là phụ nữ ? Tất nhiên không phải thế, mà vì những lý do khác. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống giải thích qua 3 lý do: phụ nữ có một trái tim chân thành, phụ nữ có một gắn bó trung thành và phụ nữ có những bước đi nhiệt thành (x. Hạt nắng vô tư, trang 27-32).
1. Trái tim chân thành
Phúc Âm kể : từ sáng sớm khi trời còn tối ngày thứ nhất trong tuần, các phụ nữ đã đến thăm mồ Chúa Giêsu. Chiều thứ Sáu, sau khi Chúa chết, người Do thái đến xin Philatô cho hạ xác những người bị đóng đinh xuống. Họ không muốn thấy xác chết treo trên thập giá trong ngày Sabat. Phép tắc thủ tục xong, xác Chúa được hạ xuống thì đã chiều tà. Theo phong tục, ngày mới bắt đầu từ lúc mặt trời lặn. Vì thế, Đức Mẹ cùng với bà Maria Mađalêna và các môn đệ phải hối hả lo an táng để về nhà trước khi mặt trời lặn. Nếu không, họ sẽ lỗi luật tôn giáo, vì ngày Sabat chỉ được đi bộ một quãng bằng ném hòn đá mà thôi. Vì hối hả nên các bà về nhà, nhận thấy không cẩn thận đủ với Thầy kính yêu nên các bà nán lòng chờ đến sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, đem thuốc thơm đến mồ để ướp lại xác Thầy yêu quý. Theo định luật tâm lý: trái tim giới nữ chỉ có một ngăn duy nhất, một khi ngăn ấy đã dành cho ai thì họ chỉ có yêu một mình người ấy mà thôi. Các phụ nữ này rất yêu mến Chúa Giêsu. Chứng kiến cuộc khổ nạn, các bà càng yêu mến Chúa hơn. Họ bất chấp tất cả. Bất chấp sự chết, bất chấp mồ bị niêm phong, bất chấp cả lính canh. Miễn là họ được ở gần vị Thầy tôn quý. Thiết tưởng, một trái tim chân thành như thế, ở giới nữ cũng như ở bất cứ ai, cũng xứng đáng nhận được Tin Mừng Phục Sinh.
2. Gắn bó trung thành
Trước thảm kịch ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, chẳng ai bảo ai, các Tông đồ trốn chạy mỗi người một ngã. Mạnh miệng như ông Tôma có lần hạ quyết tâm “Nào cùng lên Giêrusalem chịu chết cả đám”, thế mà trong ngày thương khó của Chúa, ông là “người thợ lặn” giỏi nhất, lặn biệt tăm. Sôi nổi như ông Phêrô có lúc đã quyết liệt “Dẫu mọi người bỏ Thầy, con đây xin đồng sinh đồng tử với Thầy”. Thế mà sau đó, chính ông trở thành kẻ chối Chúa táo bạo nhất, không chỉ một lần mà những ba lần. Giuđa bán Thầy giá rẻ bằng giá một người nô lệ. Đầu Bin Lađen còn được treo giải 5 triệu đôla. Đầu Sađam Hussein tới 36 triệu đôla. Trong khi cái đầu của Thầy chỉ đáng giá …một tháng lương. Các môn đệ trốn chui trốn nhủi vì sợ liên luỵ.
Trong khi ấy, phụ nữ lại là những người gắn bó trung thành với Chúa Giêsu hơn bất cứ ai. Họ có mặt bên Chúa trong cuộc khổ nạn. Họ đứng gần dưới chân thánh giá cùng với Mẹ Maria. Họ góp sức trong lúc an táng. Và dẫu Chúa đã ba ngày bị vùi chôn trong ngôi mộ niêm phong, họ vẫn trung thành đến viếng thăm ngay từ khi bình minh ló rạng. Và thế là cửa mồ đã mở toang và họ được hạnh phúc là những người đầu tiên ghi nhận sự kiện phục sinh. Nếu hạnh phúc không phải từ trời rơi xuống, mà “như ngọc trong đá không có cho ai đi qua hững hờ”, thì rõ ràng gặp được Tin Vui Phục Sinh chính là hạnh phúc cho họ và cho tất cả những ai đã trung thành gắn bó với Đức Kitô trong cuộc khổ nạn đời sống hằng ngày, bất luận họ là giới nữ hay giới nam.
3. Bước đi nhiệt thành
Hình ảnh người nữ nêu lên trong Tin Mừng Phục Sinh rất lạ. Thay vì dáng vẻ yểu điệu thục nữ, thay vì những bước chuyển động nhẹ nhàng dịu dàng, thì phụ nữ lại chạy, chạy vội vàng, chạy hớt hải, cắm đầu mà chạy. Nhưng đó chính là hình ảnh sinh động minh họa cho một chuyển động nhiệt thành. Lòng nhiệt thành chính là điều kiện cần thiết để loan Tin Vui Phục Sinh đến với mọi người.
Chẳng phải vì muốn chơi đẹp như phép lịch sự phương Tây, cũng chẳng phải vì tình cờ ngẫu hứng mà Đức Kitô đã dành cho giới nữ ưu tiên ấy. Mà chỉ vì muốn thông qua họ, Ngài cho thấy một chân lý. Đó là tất cả những ai chân thành tin, trung thành hy vọng và nhiệt thành yêu mến gắn bó với Đức Kitô, dù phải trải qua những khổ nạn trong cuộc sống cụ thể hằng ngày, họ sẽ là những người hạnh phúc biết sống do và cho Đấng Phục Sinh.
Trong xã hội Do Thái của thời xưa, người nữ chỉ là một con số không, thế mà Chúa Giêsu đã đối xử với họ thật trân trọng. Chúa quí mến Matta và Maria. Trong nhóm người theo Ngài vẫn có những phụ nữ. Dưới chân thập giá, ngoài thánh Gioan ra, chỉ toàn là phụ nữ.
Phụ nữ chân thành, trung thành và nhiệt thành. Phụ nữ chiếm hơn một nửa dân số nhân loại. Phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí, vai trò và tầm ảnh hưởng của mình trên mọi lãnh vực xã hội.
Có câu chuyện huyền thoại kể rằng: Một hôm, vị Thiền Sư già nói với một đệ tử: “Này con, ta có một điều tệ nhất là ta không hiểu biết gì về người phụ nữ cả. Hãy nói cho ta biết phụ nữ là gì?”
Người học trò mỉm cười nói rằng:“Thuở mới sinh ra trái đất, ông thợ Tạo Hóa chỉ dựng nên có một mình ông Ađam, ông lang thang một mình trong vườn địa đàng mênh mông rộng lớn, trong khi các loài vật khác đều có cặp có đôi quấn quýt bên nhau. Thấy ông cô đơn hiu quạnh, thơ thẩn đi vào đi ra. Tạo Hóa thấy thế mà thương, bèn nghĩ rằng: mình phải tạo dựng cho Ađam một người bạn đường thôi, để nó sống một mình cũng không tốt. Lúc ấy Tạo Hóa mới nhớ ra rằng: lúc trước mình tạo dựng muôn vật từ hư vô, nay mọi sự đã trở nên hiện hữu, sao mình không lấy chính cái hiện hữu để tạo thêm một vật nữa nhỉ ?
Trong lúc nan giải, Tạo Hóa suy nghĩ một hồi lâu, rồi quyết định rằng sẽ tập trung tất cả vạn vật lại lấy mỗi thứ một tí để chế tạo ra người phụ nữ. Và Tạo Hóa đã lấy vẻ đầy đặn của mặt trăng tròn 16, đường cong của các loại dây leo, dáng run rẩy của hoa cỏ, nét mảnh khảnh của lau sậy, màu sắc rực rở trên cánh bướm, sự nhẹ nhàng của chiếc lá, sự tinh tế ở đầu vòi voi, cái nhìn ngây thơ của nai tơ, cái xúm xít của đàn ong mật, ánh sáng rực rỡ của mặt trời, nét xa xăm của tầng mây, sự lay động của làn gió, sự lộng lẫy kiêu sa của chim công, chất cứng rắn của kim cương, vị ngọt ngào của trái chín, lòng tàn nhẫn của hùm beo, sức thiêu đốt của ngọn lửa, khí lạnh lẽo của băng tuyết, tiếng kêu khắc khoải của chim quyên, tính nết dối trá của cò vạc ...nói chung, tất cả mọi thứ, mỗi thứ một tí.
Tạo Hóa đem hết thảy những thứ đó, nhào nặn với khúc xương sườn của Ađam để tạo thành người phụ nữ (người phụ nữ phức tạp, với đầy đủ mọi sắc thái, mọi tinh chất của vũ trụ; nên không thiếu một thứ gì mà không có trong con người phụ nữ ấy) rồi tặng cho Ađam”.
Nhiều Phụ Nữ Tông Đồ trong Tân Ước, rồi dọc dài lịch sử Giáo Hội nhiều Thánh Nữ góp phần vào sự thánh thiện của Giáo Hội như thánh Catarina Siênna, Têrêxa Avila, Têrêxa Hài Đồng, Têrêxa Calcutta... Trong đời sống thiêng liêng của người Kitô hữu, Đức Maria là người phụ nữ tuyệt vời hơn mọi người phụ nữ: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc” (Lc 1,42). Đức Maria là gương mẫu của mọi người phụ nữ, nét đẹp từ trong tâm hồn, lời nói và đời sống của Mẹ nâng cao phẩm giá giới phụ nữ.
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Mẹ, Mẹ có Phúc hơn mọi người phụ nữ. Mẹ là Nữ Hoàng của mọi người phụ nữ...Người Phụ Nữ được Thiên Chúa ưu ái đặc tuyển của muôn đời đã từng rất thương đau, nhưng cuối cùng vẫn uy hùng bước vào vinh quang như đạo binh xếp hàng vào trận. Dòng dõi của Người Nữ Diễm Phúc luôn mãi ngời sáng giữa lòng nhân loại hôm nay.
Alleluia! Alleluia!
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:32 30/03/2013
Chúa nhật Phục Sinh (Tđcv 10, 34a.37-43; Col 3, 1-4; Ga 20, 1-9).
Câu truyện xưa kể rằng: Một linh mục tìm thấy vòng gai uốn cuộn bằng cành hồng khô giống như mạo gai của Chúa Giêsu. Nghĩ rằng đây có thể là biểu tượng việc Chúa Kitô chịu đau khổ và đóng đinh. Cha nhặt lấy mang về đặt trên bàn thờ trong nhà nguyện vào Thứ Sáu Tuần Thánh. Sáng sớm Chúa Nhật Phục Sinh, ngài nhớ đến việc đã làm hôm trước. Nhận thấy rằng để cành gai khô trên bàn thờ sẽ không thích hợp cho việc cử hành lễ Chúa Nhật Phục Sinh. Cha vội đi vào nhà nguyện để thu dọn trước khi giáo dân đến tham dự thánh lễ. Nhưng khi bước vào nhà nguyện, cha ngạc nhiên nhận thấy cành hồng gai khô đã trổ sinh những bông hồng nho nhỏ tuyệt đẹp. Hoa nở là biểu tượng của sự sống tươi đẹp.
Hằng năm, Giáo Hội cử hành Tam Nhật Thánh, đây là cao điểm của năm Phụng Vụ. Tất cả mọi cử hành phụng vụ đều qui hướng về Chúa Giêsu Kitô. Giáo Hội tưởng niệm việc Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể, trao ban chức Tư Tế, nêu gương khiêm hạ phục vụ, chấp nhận hy sinh đau khổ và trao ban tình yêu dâng hiến. Giáo Hội mời gọi các Kitô hữu gẫm suy về cuộc tử nạn qua từng lời nói, cử chỉ và hành động của Chúa Giêsu trong những ngày cuối đời. Các nhân chứng sống động khởi đầu một hành trình đức tin sâu thẳm. Họ chứng kiến Chúa Giêsu đã bị treo trên cây gỗ và đã chết: Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng dân Do-thái và tại chính Giêrusalem. Họ đã treo Người lên cây gỗ mà giết đi (Tđcv 10, 39). Thân xác Chúa chịu đựng mọi hình khổ, nào là roi vọt đòn đánh, mạo gai đâm thấu, bị đóng đinh vào thánh giá và sau cùng lưỡi đòng đâm thấu trái tim. Chúa đã đổ tới giọt máu cuối cùng để tẩy xóa tội lỗi cho nhân loại. Chúa trút hơi thở và đã chết.
Maria Mađalêna là người đầu tiên được chứng kiến một sự kiện lớn lao nhất là mồ trống. Bà đã loan tin ngay cho tông đồ Phêrô và Gioan. Bà liền chạy về gặp ông Simôn Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến. Bà nói: "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu."(Ga 20, 2). Sự kiện mồ trống rất quan trọng, có nghĩa là xác của Chúa Giêsu không còn trong mồ. Chúa đã phục sinh từ cõi chết. Đây là niềm tin và niềm hy vọng tuyệt đối. Biến cố Chúa Giêsu sống lại là cốt lõi của tất cả lịch sử cứu độ. Sự kiện Chúa sống lại cũng giống như khi Chúa giáng trần đã xảy ra trong hoàn cảnh rất đơn sơ và khiêm tốn. Chương trình cứu độ nhân loại của Thiên Chúa được thể hiện tiệm tiến qua từng biến cố. Sự sống lại từ cõi chết là duy nhất. Chúa Giêsu đã loan báo điều này khi cho Lazarô sống lại từ cõi chết: Đức Giêsu liền phán: "Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống (Ga 11, 25).
Niềm vui Chúa sống lại đã tràn ngập tâm hồn Đức Maria, các tông đồ và các thân hữu. Chúa đã sống lại và đã ra khỏi mồ. Tin vui Chúa phục sinh loan truyền nhanh chóng. Tuy nhiên, sự kiện này hoàn toàn mới mẻ và vượt lên trên mọi suy tư và định hướng của con người. Một vài tông đồ bỡ ngỡ, hoài nghi và rồi bỏ cuộc. Tông đồ Tôma đòi xem bằng chứng cụ thể vết sẹo nơi chân tay của Chúa. Gioan đã chứng kiến cảnh mộ trống và đã tin Chúa sống lại: Ông đã thấy và đã tin (Ga 20, 8). Từng bước, Chúa Kitô qui tụ các tông đồ trở về với sứ mệnh và củng cố lòng tin của các ông. Tông đồ Phêrô đã mạnh dạn tuyên xưng và làm nhân chứng về Chúa Giêsu: Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại (Tđcv 10, 40-41).
Chúng ta tin vào Chúa Kitô là Con Thiên Chúa. Chúng ta tin Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết. Chúng ta tuyên xưng niềm tin tuyệt đối vào Chúa Kitô. Chúa Kitô hôm qua, hôm nay, nguyên thủy và cùng đích của mọi loài thụ tạo. Ngài là Alpha và Ômega. Tất cả thời gian và mọi thế hệ là của Chúa. Mọi vinh quang và vương quyền qua muôn thế hệ thuộc về Chúa đến muôn đời. Chúa Giêsu là trung gian của vạn vật. Với ngôn ngữ của loài người, chúng ta không thể diễn tả hết nội dung của mầu nhiệm cứu độ. Con Chúa cao siêu tuyệt đối hạ xuống trở nên thân phận tôi đòi. Chúa tể của muôn loài chấp nhận sự trói buộc và đóng gim vào thập giá. Chúa Giêsu đã bước xuống cùng tận của kiếp người và từ đáy vực thẳm Chúa đã cứu vớt loài người lên. Chúa còn ban cho con người tước vị làm con Chúa và đồng thừa hưởng sự sống vĩnh cửu.
Sự sống lại của Chúa Kitô đã trở thành niềm hy vọng viên mãn cho những kẻ tin. Trải qua các thời đại, đã có biết bao nhân chứng dám sống chết cho niềm tin phục sinh. Hãy nhìn đời sống nhân chứng của các vị tử đạo, các nhà truyền giáo và các thiện nguyện viên đang xả thân phục vụ tha nhân. Chúng ta tự hỏi: Điều gì đã giúp các bà góa phụ can đảm đứng bên cạnh nấm mồ của người chồng vừa qua đời? Niềm tin hy vọng nào đã khích lệ những người tàn tật, bất toại, đui mù, phong cùi và những kẻ bị lạm dụng thân xác và tinh thần? Làm thế nào để vợ chồng, con cái và những người thân bằng quyến thuộc đối diện với những chia ly, mất mát, bệnh hoạn, phân tán và chết chóc. Đâu là câu trả lời cho tất cả những khổ đau, buồn nản, tuyệt vọng, tai ương và những đau thương sầu não của cuộc đời. Câu trả lời chính xác, đó chính là niềm hy vọng của sự sống lại và sự sống đời sau. Thánh Phaolô đã nhắc nhở chúng ta: Khi Đức Kitô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh em sẽ được xuất hiện với Người, và cùng Người hưởng phúc vinh quang (Col 3, 4). Chúa Kitô phục sinh là nguồn sống và suối ân tình tuôn đổ ân sủng vào những tâm hồn khát khao.
Thánh Phaolô mời gọi chúng ta hãy hướng nhìn lên và đặt niềm tin vào Thiên Chúa trên cao: Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới (Col 3, 2). Trong cuộc lữ hành trần thế, đôi mắt của chúng ta có thể nhìn xuống đất để tìm kiếm những của cải vật chất và tìm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu bản năng đòi hỏi. Chúng ta cũng có thể nhìn sang ngang tìm những mối quan hệ thân thương tình người để cùng nâng đỡ, chia xẻ, cảm thông và yêu thương để xây dựng cuộc đời. Sứ mệnh của con người cao cả hơn tất cả mọi loài động vật, chúng ta hãy ngước mắt nhìn lên vũ trụ bao la để học biết về cùng đích của đời người. Lữ hành dương thế chỉ là tạm bợ trong không gian và thời gian. Mọi sự hiện hữu trên trần thế này, một ngày nào đó sẽ qua đi và tan biến. Niềm hy vọng vào cuộc sống ngày sau là một một trả lời cho tất cả ước mơ, niềm tin và hy vọng của chúng ta. Chúng ta biết rằng con đường lên thiên đàng là thiên đàng. Nếu chúng ta ngưỡng vọng sự sống đời đời và gieo mầm sống ở trần gian này, chúng ta sẽ gặt hái kết qủa sự sống ngày sau.
Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta con đường cứu độ. Chúng ta không thể đi con đường tắt nhưng phải dõi theo con đường Chúa đã đi qua. Con đường thập giá, con đường hy sinh từ bỏ và con đường của sự thánh thiện, dâng hiến và yêu thương. Muốn được hưởng triều thiên vinh quang và cuộc sống hạnh phúc viên mãn, chúng ta cùng bước theo Chúa Kitô. Ngài chính là đường là sự thật và là sự sống. Tác giả sách Tông Đồ Công Vụ đã công bố rằng: Tất cả các ngôn sứ đều làm chứng về Người và nói rằng phàm ai tin vào Người thì sẽ nhờ danh Người mà được ơn tha tội (Tđcv 10, 43). Tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa đích thực của cuộc sống đời tạm này.
Lạy Chúa, Chúa là nguồn tái sinh thiêng liêng, xin đốt lửa mến yêu trong lòng chúng con. Chúng con phó dâng trọn niềm tin yêu cuộc đời của chúng con theo sự hướng dẫn của Chúa. Xin ánh sáng phục sinh của Chúa chiếu dọi mọi nẻo đường chúng con đang lữ hành về quê hằng sống. Alleluia!
Câu truyện xưa kể rằng: Một linh mục tìm thấy vòng gai uốn cuộn bằng cành hồng khô giống như mạo gai của Chúa Giêsu. Nghĩ rằng đây có thể là biểu tượng việc Chúa Kitô chịu đau khổ và đóng đinh. Cha nhặt lấy mang về đặt trên bàn thờ trong nhà nguyện vào Thứ Sáu Tuần Thánh. Sáng sớm Chúa Nhật Phục Sinh, ngài nhớ đến việc đã làm hôm trước. Nhận thấy rằng để cành gai khô trên bàn thờ sẽ không thích hợp cho việc cử hành lễ Chúa Nhật Phục Sinh. Cha vội đi vào nhà nguyện để thu dọn trước khi giáo dân đến tham dự thánh lễ. Nhưng khi bước vào nhà nguyện, cha ngạc nhiên nhận thấy cành hồng gai khô đã trổ sinh những bông hồng nho nhỏ tuyệt đẹp. Hoa nở là biểu tượng của sự sống tươi đẹp.
Hằng năm, Giáo Hội cử hành Tam Nhật Thánh, đây là cao điểm của năm Phụng Vụ. Tất cả mọi cử hành phụng vụ đều qui hướng về Chúa Giêsu Kitô. Giáo Hội tưởng niệm việc Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể, trao ban chức Tư Tế, nêu gương khiêm hạ phục vụ, chấp nhận hy sinh đau khổ và trao ban tình yêu dâng hiến. Giáo Hội mời gọi các Kitô hữu gẫm suy về cuộc tử nạn qua từng lời nói, cử chỉ và hành động của Chúa Giêsu trong những ngày cuối đời. Các nhân chứng sống động khởi đầu một hành trình đức tin sâu thẳm. Họ chứng kiến Chúa Giêsu đã bị treo trên cây gỗ và đã chết: Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng dân Do-thái và tại chính Giêrusalem. Họ đã treo Người lên cây gỗ mà giết đi (Tđcv 10, 39). Thân xác Chúa chịu đựng mọi hình khổ, nào là roi vọt đòn đánh, mạo gai đâm thấu, bị đóng đinh vào thánh giá và sau cùng lưỡi đòng đâm thấu trái tim. Chúa đã đổ tới giọt máu cuối cùng để tẩy xóa tội lỗi cho nhân loại. Chúa trút hơi thở và đã chết.
Maria Mađalêna là người đầu tiên được chứng kiến một sự kiện lớn lao nhất là mồ trống. Bà đã loan tin ngay cho tông đồ Phêrô và Gioan. Bà liền chạy về gặp ông Simôn Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến. Bà nói: "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu."(Ga 20, 2). Sự kiện mồ trống rất quan trọng, có nghĩa là xác của Chúa Giêsu không còn trong mồ. Chúa đã phục sinh từ cõi chết. Đây là niềm tin và niềm hy vọng tuyệt đối. Biến cố Chúa Giêsu sống lại là cốt lõi của tất cả lịch sử cứu độ. Sự kiện Chúa sống lại cũng giống như khi Chúa giáng trần đã xảy ra trong hoàn cảnh rất đơn sơ và khiêm tốn. Chương trình cứu độ nhân loại của Thiên Chúa được thể hiện tiệm tiến qua từng biến cố. Sự sống lại từ cõi chết là duy nhất. Chúa Giêsu đã loan báo điều này khi cho Lazarô sống lại từ cõi chết: Đức Giêsu liền phán: "Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống (Ga 11, 25).
Niềm vui Chúa sống lại đã tràn ngập tâm hồn Đức Maria, các tông đồ và các thân hữu. Chúa đã sống lại và đã ra khỏi mồ. Tin vui Chúa phục sinh loan truyền nhanh chóng. Tuy nhiên, sự kiện này hoàn toàn mới mẻ và vượt lên trên mọi suy tư và định hướng của con người. Một vài tông đồ bỡ ngỡ, hoài nghi và rồi bỏ cuộc. Tông đồ Tôma đòi xem bằng chứng cụ thể vết sẹo nơi chân tay của Chúa. Gioan đã chứng kiến cảnh mộ trống và đã tin Chúa sống lại: Ông đã thấy và đã tin (Ga 20, 8). Từng bước, Chúa Kitô qui tụ các tông đồ trở về với sứ mệnh và củng cố lòng tin của các ông. Tông đồ Phêrô đã mạnh dạn tuyên xưng và làm nhân chứng về Chúa Giêsu: Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại (Tđcv 10, 40-41).
Chúng ta tin vào Chúa Kitô là Con Thiên Chúa. Chúng ta tin Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết. Chúng ta tuyên xưng niềm tin tuyệt đối vào Chúa Kitô. Chúa Kitô hôm qua, hôm nay, nguyên thủy và cùng đích của mọi loài thụ tạo. Ngài là Alpha và Ômega. Tất cả thời gian và mọi thế hệ là của Chúa. Mọi vinh quang và vương quyền qua muôn thế hệ thuộc về Chúa đến muôn đời. Chúa Giêsu là trung gian của vạn vật. Với ngôn ngữ của loài người, chúng ta không thể diễn tả hết nội dung của mầu nhiệm cứu độ. Con Chúa cao siêu tuyệt đối hạ xuống trở nên thân phận tôi đòi. Chúa tể của muôn loài chấp nhận sự trói buộc và đóng gim vào thập giá. Chúa Giêsu đã bước xuống cùng tận của kiếp người và từ đáy vực thẳm Chúa đã cứu vớt loài người lên. Chúa còn ban cho con người tước vị làm con Chúa và đồng thừa hưởng sự sống vĩnh cửu.
Sự sống lại của Chúa Kitô đã trở thành niềm hy vọng viên mãn cho những kẻ tin. Trải qua các thời đại, đã có biết bao nhân chứng dám sống chết cho niềm tin phục sinh. Hãy nhìn đời sống nhân chứng của các vị tử đạo, các nhà truyền giáo và các thiện nguyện viên đang xả thân phục vụ tha nhân. Chúng ta tự hỏi: Điều gì đã giúp các bà góa phụ can đảm đứng bên cạnh nấm mồ của người chồng vừa qua đời? Niềm tin hy vọng nào đã khích lệ những người tàn tật, bất toại, đui mù, phong cùi và những kẻ bị lạm dụng thân xác và tinh thần? Làm thế nào để vợ chồng, con cái và những người thân bằng quyến thuộc đối diện với những chia ly, mất mát, bệnh hoạn, phân tán và chết chóc. Đâu là câu trả lời cho tất cả những khổ đau, buồn nản, tuyệt vọng, tai ương và những đau thương sầu não của cuộc đời. Câu trả lời chính xác, đó chính là niềm hy vọng của sự sống lại và sự sống đời sau. Thánh Phaolô đã nhắc nhở chúng ta: Khi Đức Kitô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh em sẽ được xuất hiện với Người, và cùng Người hưởng phúc vinh quang (Col 3, 4). Chúa Kitô phục sinh là nguồn sống và suối ân tình tuôn đổ ân sủng vào những tâm hồn khát khao.
Thánh Phaolô mời gọi chúng ta hãy hướng nhìn lên và đặt niềm tin vào Thiên Chúa trên cao: Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới (Col 3, 2). Trong cuộc lữ hành trần thế, đôi mắt của chúng ta có thể nhìn xuống đất để tìm kiếm những của cải vật chất và tìm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu bản năng đòi hỏi. Chúng ta cũng có thể nhìn sang ngang tìm những mối quan hệ thân thương tình người để cùng nâng đỡ, chia xẻ, cảm thông và yêu thương để xây dựng cuộc đời. Sứ mệnh của con người cao cả hơn tất cả mọi loài động vật, chúng ta hãy ngước mắt nhìn lên vũ trụ bao la để học biết về cùng đích của đời người. Lữ hành dương thế chỉ là tạm bợ trong không gian và thời gian. Mọi sự hiện hữu trên trần thế này, một ngày nào đó sẽ qua đi và tan biến. Niềm hy vọng vào cuộc sống ngày sau là một một trả lời cho tất cả ước mơ, niềm tin và hy vọng của chúng ta. Chúng ta biết rằng con đường lên thiên đàng là thiên đàng. Nếu chúng ta ngưỡng vọng sự sống đời đời và gieo mầm sống ở trần gian này, chúng ta sẽ gặt hái kết qủa sự sống ngày sau.
Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta con đường cứu độ. Chúng ta không thể đi con đường tắt nhưng phải dõi theo con đường Chúa đã đi qua. Con đường thập giá, con đường hy sinh từ bỏ và con đường của sự thánh thiện, dâng hiến và yêu thương. Muốn được hưởng triều thiên vinh quang và cuộc sống hạnh phúc viên mãn, chúng ta cùng bước theo Chúa Kitô. Ngài chính là đường là sự thật và là sự sống. Tác giả sách Tông Đồ Công Vụ đã công bố rằng: Tất cả các ngôn sứ đều làm chứng về Người và nói rằng phàm ai tin vào Người thì sẽ nhờ danh Người mà được ơn tha tội (Tđcv 10, 43). Tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa đích thực của cuộc sống đời tạm này.
Lạy Chúa, Chúa là nguồn tái sinh thiêng liêng, xin đốt lửa mến yêu trong lòng chúng con. Chúng con phó dâng trọn niềm tin yêu cuộc đời của chúng con theo sự hướng dẫn của Chúa. Xin ánh sáng phục sinh của Chúa chiếu dọi mọi nẻo đường chúng con đang lữ hành về quê hằng sống. Alleluia!
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC Phanxicô hiệp thông với Đức Bênêđictô XVI
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
09:51 30/03/2013
ROMA, (Zenit.org) – Hôm nay, Thứ Sáu Tuần Thánh, 29.03.2013, Cha Federico Lombardi, s.j. Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh có tổ chức họp báo để giới thiệu các buổi cử hành phụng vụ trong Tuần Thánh tại Vatican.
Đặc biệt, vị linh mục Dòng Tên này còn cho giới ký giả biết là sau buổi cử hành thánh lễ truyền dầu Thứ Năm Tuần Thánh hôm qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gọi điện thoại để nói chuyện rất lâu với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Nghĩa cử này, theo cha Lombardi, thể hiện sự hiệp thông tư tế sâu sắc giữa Đức Phanxicô với Vị tiền nhiệm.
Cha Giám Đốc Phòng Báo Chí cũng cho biết thêm, sau đó Đức Thánh Cha Phanxicô đã dùng bữa trưa với 7 linh mục dấn thân trong mục vụ bác ái, tại căn phòng thuộc phụ tá Quốc Vụ Khanh của Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu, Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Về thánh lễ Vọng Phục Sinh, Cha Lombardi nói rõ trong buổi cử hành này Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ rửa tội, ban bí tích Thêm sức và cho rước lễ lần đầu đối với bốn bạn trẻ người Albani, Italia, Nga và Việt Nam.
Đặc biệt, vị linh mục Dòng Tên này còn cho giới ký giả biết là sau buổi cử hành thánh lễ truyền dầu Thứ Năm Tuần Thánh hôm qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gọi điện thoại để nói chuyện rất lâu với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Nghĩa cử này, theo cha Lombardi, thể hiện sự hiệp thông tư tế sâu sắc giữa Đức Phanxicô với Vị tiền nhiệm.
Cha Giám Đốc Phòng Báo Chí cũng cho biết thêm, sau đó Đức Thánh Cha Phanxicô đã dùng bữa trưa với 7 linh mục dấn thân trong mục vụ bác ái, tại căn phòng thuộc phụ tá Quốc Vụ Khanh của Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu, Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Về thánh lễ Vọng Phục Sinh, Cha Lombardi nói rõ trong buổi cử hành này Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ rửa tội, ban bí tích Thêm sức và cho rước lễ lần đầu đối với bốn bạn trẻ người Albani, Italia, Nga và Việt Nam.
Một thoáng suy tư trước thềm ĐH Giới Trẻ 2013: Làm thế nào để chinh phục được tầng lớp trẻ?
Lm. Nguyễn Hữu Thy
07:12 30/03/2013
Làm thế nào để chinh phục được tầng lớp trẻ?
Nhiều bậc cha mẹ Công Giáo còn sống gắn bó với đức tin đã không tránh khỏi nỗi khổ tâm và sự dằn vặt khi thấy con cái họ quá sa sút và nguội lạnh trong đời sống đức tin: bê trễ trong việc kinh nguyện, trong việc lãnh nhận các Bí tích và lơ là trong việc xem lễ các ngày Chúa Nhật. Nhiều người đã khắc khoải tự hỏi: Tôi còn có thể làm được gì để giúp các thế hệ trẻ tìm gặp được đức tin? Nhiều bậc cha mẹ Công Giáo thất vọng, vì thấy:
• Càng ngày càng thiếu các hội đoàn dành cho thanh thiếu niên trong xứ đạo, hay có nhưng thiếu tổ chức, chỉ sinh hoạt rời rạc, cầm chừng và thiếu phương pháp sư phạm trong việc truyền đạt các vấn đề tôn giáo cho thanh thiếu niên.
• Tại các nước Âu-Mỹ trong nhà thờ hầu như hoàn toàn thiếu bóng dáng thanh thiếu niên nam nữ; còn ở Việt Nam thì một số không nhỏ các thanh thiếu niên lại thường chỉ giữ „đạo cửa,“ „đạo thềm“ hay „đạo gốc“ như người ta thường nói, tức vì hoàn cảnh gia đình và xã hội gây áp lực, họ cũng cố gắng tới nhà thờ nhưng lại chỉ đứng thoải mái ở cửa hay ở ngoài thềm nhà thờ nhìn vào, hoặc ngồi chụm ba chụm bảy ở các gốc cây trong khuôn viên nhà thờ, để vừa xem lễ vừa nhìn quanh quất hay vừa tán chuyện với nhau.
Ở đây, tác giả bài viết xin được thành tâm góp ý kiến với các bậc cha mẹ, các bậc ông bà nội ngoại, các vị Linh hướng, các giáo lý viên rằng, xin quý vị hãy luôn bình tĩnh, kiên trì và đừng buông xuôi. Chúng ta luôn có đủ lý do để hy vọng, để lạc quan, nếu chúng ta còn nhìn thấy được các „dấu chỉ thời gian“ ấy và nhận ra được ý nghĩa của chúng; nhất là nếu chính chúng ta còn có tâm huyết muốn làm được điều gì đó để giúp cho các thế hệ trẻ ngày nay tìm gặp được Thiên Chúa.
Vâng, theo khả năng và điều kiện của mình, chúng ta hãy nỗ lực giúp đỡ các thế hệ trẻ tìm gặp được Thiên Chúa. Nhưng trước hết không phải bằng lời nói, nhưng là bằng cuộc sống thực tiễn hằng ngày của mình, một cuộc sống chứng minh cho thấy chúng ta đã thực sự gặp gỡ được Thiên Chúa, vì „một việc làm bằng ngàn lời nói.“ Và tất nhiên, ở đây chúng ta cũng phải chân thành tự hỏi là trước tình trạng sống đạo sa sút và lơ là của tầng lớp trẻ hôm nay, những người trưởng thành chúng ta có được phép chỉ đổ lỗi cho họ hay cho hoàn cảnh xã hội thế này thế kia, còn chúng ta lại hoàn toàn phủi tay vô tội không?
Đàng khác, người ta thất vọng về tình trạng sống đạo xuống dốc của tầng lớp trẻ ngày nay, vì người ta chưa đủ thực tế và vì người ta còn quá hoài cổ, còn quá gắn bó với cách sống và cách thực hành đức tin „thơ mộng“ của thời xa xưa. Nói cách khác: các bậc cao niên trong gia đình cũng như trong giáo xứ vẫn còn giữ mãi hình ảnh sống đạo xa xưa của mình, khi mà việc đọc kinh sáng tối trong gia đình, việc mỗi buổi sáng đi xem lễ, việc cùng nhau lần hạt Mân Côi mỗi tối trong gia đình không những 50 mà có khi còn cả 100 hay 150 kinh Kính Mừng nữa, v.v… là một điều bình thường, nếu không muốn nói là một điều bó buộc đối với từng thành viên của gia đình. Nhưng chúng ta đừng quên rằng, đó là vào thời mà „con trâu đi trước cái cày theo sau“, vào thời mà nghề nông là chủ yếu và cuộc sống còn yên bình ẩn khuất sau lũy tre làng, và nhất là vào thời mà tôn giáo còn giữ địa vị độc tôn cũng như nhà thờ xứ là điểm gặp gỡ duy nhất và vị Linh Mục quản xứ còn là „thầy cả“ tuyệt đối, nghĩa là một mình ngài phải kiêm nhiệm tất cả: vừa dạy đạo vừa dạy đời vừa dạy văn hóa, v.v... Nhưng xã hội ngày nay đã hoàn toàn thay đổi, đã mở cửa, đã trở nên đa nguyên, đã hay đang kỹ nghệ hóa. Tôn giáo không còn giữ địa vị độc tôn nữa, nhưng trở thành một trong các đơn vị trong đời sống xã hội và bị cạnh tranh khốc liệt, nếu không muốn nói là bị chèn ép, bị chống đối và bị bắt bớ, và phải quyết liệt tranh đấu cho sự sống còn của mình giữa một xã hội bị tục hóa, duy vật và vô thần. Vì thế, cuộc sống con người nói chung và cuộc sống gia đình cũng như cuộc sống đạo hay các sinh hoạt tôn giáo của giáo xứ và của từng tín hữu nói riêng cũng phải thay đổi theo. Không ai có thể ngăn cản được dòng chảy của thời gian. Điều đó cũng muốn nói rằng, kiểu cách sống đạo an nhàn bình lặng thủa xa xưa sẽ không thể tồn tại và không bao giờ tái diễn nữa.
Bởi vậy, thay vì ngồi hoài cổ và thất vọng so sánh với một quá khứ không bao giờ quay trở lại, chúng ta hãy can đảm nhìn thẳng vào thực tế và chấp nhận nó, để hướng dẫn nó đi đúng theo tinh thần của Phúc Âm và của Giáo Hội – hay nói theo ngôn ngữ ngày nay: tái Phúc Âm hóa – trong điều kiện sống hiện nay và bây giờ. Nói cách khác, chúng ta hãy nỗ lực chinh phục các thế hệ trẻ ngày nay cho Thiên Chúa và cho Giáo Hội với những điều kiện và khả năng sẵn có của mình, và dĩ nhiên trên hết với đời sống đạo gương mẫu của mình đúng theo tinh thần công bằng và bác ái của Tin Mừng.
Đó là một điều hoàn toàn khả thi, bởi vì Thiên Chúa đã dựng nên mỗi người với một linh hồn thiêng liêng bất tử, luôn hướng về chân thiện mỹ tuyệt đối như mục đích tối hậu. Vâng, chúng ta là người, vì nội tâm chúng ta là cả một thế giới bao la huyền bí hầu như vô tận. Người ta có thể nói được rằng mỗi người trong chúng ta mang trong mình một sự trống rỗng tinh thần vô tận và luôn khao khát được lấp đầy bằng chân thiện mỹ tuyệt đối, bằng sự hạnh phúc vô biên. Đó chính là Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa Toàn Năng. Chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể lấp đầy được khoảng không vô tận này của linh hồn con người bằng ân sủng và bằng Thánh Linh của Người. Hay nói cách khác, chính Thiên Chúa mới có thể làm thỏa mãn được nỗi khao khát tìm kiếm chân lý tối hậu và hạnh phúc viên mãn của linh hồn.
Chính vì thế, một khi các tầng lớp thanh thiếu niên đã qua thời bồng bột, nông nổi và hiếu thắng để bước vào tuổi trưởng thành chín chắn, họ sẽ cảm nhận được một cách sâu xa sự khao khát tìm kiếm những giá trị cao cả, trọn vẹn, sự hạnh phúc và niềm vui vô tận. Họ sẽ bị thúc đẩy bởi một sức mạnh vô song tiềm ẩn trong nội tâm mong tìm đạt tới một cuộc sống sung mãn. Rất có thể tất cả được khởi đầu từ cuộc sống vật chất, tiếp đến là cuộc sống tinh thần và sau cùng sẽ là cuộc sống siêu nhiên. Nhưng điều quyết định ở đây là nếu trong giai đoạn „chuyển tiếp“ ấy của tầng lớp trẻ mà chúng ta, những người có trách nhiệm đối với họ, không dẫn đưa được họ đến với Thiên Chúa, thì họ sẽ bị những sức mạnh và những thế lực đen tối khác quyến rũ và lôi cuốn bằng những lời đường mật nhưng giả trá sai lạc: „Các bạn chỉ có thể tìm gặp được hạnh phúc ở đời này, hạnh phúc to lớn đang nằm trong tầm tay các bạn!“ Từ đó chúng sẽ lèo lái tầng lớp trẻ bước vào vòng nô lệ của các thú vui đầy nguy hiểm, ma túy, tứ đổ tường, và sau cùng kết thúc trong mất mát thảm hại và đau đớn, cho đương sự, cho gia đình và cho toàn xã hội cũng như cho Giáo Hội.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã bắt đầu phát triển nhiều trào lưu tích cực của tầng lớp thanh thiếu niên nam nữ trong Giáo Hội mà người ta ít để ý tới. Dĩ nhiên, ở nhiều nơi trong Giáo Hội, nhất là tại các nước Âu Mỹ, các đoàn thể thanh thiếu niên còn thưa thớt trong các sinh hoạt giáo xứ. Nhưng người ta không nên lấy đó làm lạ, vì chính cuộc sống đạo của nhiều tín hữu trưởng thành và của nhiều gia đình không còn được đặt nặng nữa, nếu không muốn nói là đã bị sao nhãng. Nhưng đồng thời một luồng gió mới đang được thổi vào Giáo Hội: Tại nhiều giáo xứ các hội đoàn thanh niên thiếu nữ đang được tái tổ chức lại, hàng trăm hàng ngàn bạn trẻ đã hào hứng tham dự rất đông đảo và sốt sắng trong các cuộc hành hương quốc tế, nhất là hàng triệu thanh niên nam nữ đã quây quần bên Đức Giáo Hoàng trong các cuộc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới; tại nhiều Giáo phận trên thế giới còn tổ chức hằng năm Đại Hội Giới Trẻ với hàng ngàn người tham dự và trong những dịp này có hàng trăm bạn trẻ đứng sắp hàng trước các Tòa Cáo Giải.
Tất cả những sự kiện ấy muốn nói lên rằng không ai được phép thất vọng hay bi quan về các tầng lớp các người trẻ hay về Giáo Hội. Đức Kitô vẫn luôn trung tín với lời hứa của Người: „Thầy ở cùng các con mọi ngày cho tới tận thế.“(Mt 28,20b) Chúa Thánh Thần vẫn không ngừng tác động trong Giáo Hội, nhưng rất có thể là Người tác động theo cách thức của Người, chứ không nhất thiết phải theo cách thức của chúng ta hay trùng hợp với cách thức mà chúng ta dự đoán và chờ đợi. Một thực tại hiển nhiên khác mà chúng ta cũng không được phép phủ nhận, là những tâm hồn trẻ ngày nay có một sự cảm nhận về Thiên Chúa mang tính cách tư riêng của mình, chứ không nhất thiết phải trùng hợp với quan niệm của cha mẹ hay của các bậc trưởng thành khác. Họ cũng không muốn một Giáo Hội chỉ nhấn mạnh đến các hình thức phô trương rườm rà bên ngoài và đòi hỏi họ phải thế này thế nọ, nhưng là một Giáo Hội đi vào chiều sâu của đức tin và nhằm đạt tới điều trọng yếu nhất của cuộc sống: Thiên Chúa!
Vâng, tuổi trẻ ngày hôm nay muốn được nghe Thiên Chúa, muốn được gặp gỡ Thiên Chúa và muốn thực sự cảm nghiệm được Thiên Chúa một cách sâu xa tận đáy lòng mình. Và Thiên Chúa luôn yêu thương tất cả những tâm hồn trẻ ấy. Người sẽ làm tất cả để lôi kéo họ ngay trong thời đại „vàng thau lẫn lộn“ hôm nay đến với Người, đến ẩn náu trong Thánh Tâm luôn bùng cháy lửa yêu thương của Người. Nhưng để hiện thực điều đó, Thiên Chúa cần sự góp tay của tất cả chúng ta. Ở đây, xin được đề nghị năm cách thức cụ thể.
1. Kiến tạo những „nơi chốn“ để cảm nhận được Thiên Chúa
Đối với nhiều người Thiên Chúa là một điều gì đó „cụ thể bên ngoài“, hay chỉ là „một lời nói“ hoặc „một tư tưởng.“ Thiên Chúa là một thực tại siêu phàm. Nói cách khác, Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, Đấng Tuyệt Đối, nhưng Người lại muốn hành động cụ thể và trực tiếp trong vũ trụ cũng như trong cuộc sống con người. Các tầng lớp trẻ rất thông thoáng đối với những tình cảm và những cảm xúc; tâm hồn họ rất nhạy bén đối với những cảm nhận thiêng liêng. Vì thế, chúng ta hãy kiến tạo nên „những nơi chốn“ thuận lợi để Thiên Chúa có thể gần gũi được các người trẻ và tỏ mình ra cho họ cũng như để những người trẻ có thể tâm sự với Người. Vâng, tất cả chúng ta đều chỉ là cộng tác viên trần thế của Thiên Chúa, là những dụng cụ trong tay Người, còn tác nhân chính trong tâm hồn con người luôn là chính Thiên Chúa qua Thần Linh của Người. Hiểu rõ được chân lý này, nên thánh Phaolô đã viết. „Vậy A-pô-lô là gì? Phao-lô là gì? Đó là những tôi tớ đã giúp cho anh em có được đức tin, mỗi người đã làm theo khả năng Chúa ban. Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, còn Thiên Chúa mới là Đấng làm cho lớn lên.“(1Cr 3,5-6)
Trong thực tế, nhiều thanh thiếu niên không biết phải cầu nguyện thế nào. Họ cảm thấy cầu nguyện theo kiểu truyền thống, tức việc đọc thuộc lòng các Kinh đã được dọn sẵn,(1) là quá lạt lẽo và nhàm chán, vì mang tính cách một chiều, chứ không phải là một sự đối thoại với Thiên Chúa. Hiện tượng này hoàn toàn không phải là một điều quá xa lạ, và càng không phải là một điều tiêu cực; nó nằm trong tổng thể sự xung khắc về quan niệm sống giữa các thế hệ gia đình cũng như trong xã hội: Mỗi thế hệ già/trẻ có sự hiểu biết riêng, có quan niệm riêng và vì thế cũng có cách sống và thực hành riêng, kể cả trong cuộc sống đức tin, trong việc cầu nguyện. Tuổi già thì có đầy đủ kinh nghiệm sống, tuổi trẻ lại dư tràn óc sáng tạo. Chúng ta chỉ cần chấp nhận, thích ứng và hoàn thiện nó.
Một cách cụ thể, các tầng lớp thanh thiếu niên cần có những giờ cầu nguyện riêng cho họ, trong đó người ta sử dụng cách thức và ngôn ngữ thích hợp với họ. Còn những giờ cầu nguyện chung cho mọi thành phần thì luôn nên đơn giản, ngắn gọn, nhưng thành tâm và đầy đủ. Nói cách khác, để thu hút được các tâm hồn trẻ trong các Giờ Kinh, nên tránh cách cầu nguyện câu nệ vào việc ê-a dài dòng các Kinh, nhưng lại thiếu sự cầm trí, thiếu sự hiện diện của tâm trí trong lời kinh. Đây cũng là cách thức cầu nguyện đã bị Chúa khiển trách: „Dân này tôn thờ Ta bằng môi miệng, còn lòng trí chúng lại xa Ta.“(Mc 7,6b) Một giờ cầu nguyện đích thực phải là phương tiện hữu hiệu dẫn ta đến cùng Thiên Chúa, phải là những khoảnh khắc đẹp nhất để linh hồn và lòng trí ta được kết hiệp với Thiên Chúa. Chúng ta đừng quản ngại sự phức tạp và khó khăn, vì phải tạm gác lại cách cầu nguyện truyền thống quen thuộc, để cùng cầu nguyện với và theo cách thức của tầng lớp trẻ khi chúng ta cầu nguyện với họ. Chúng ta cần làm tất cả có thể, để chinh phục các tâm hồn trẻ về cho Chúa và cho Giáo Hội. Vì con cái chúng ta ngày hôm nay sẽ là cha mẹ của ngày mai, các người trẻ hôm nay sẽ là Giáo Hội của ngày mai. Vâng, chúng ta cần tổ chức việc cử hành Thánh Lễ và các giờ Phụng Vụ khác sao cho giới trẻ có thể tiếp cận được Thiên Chúa, và qua đó, Thiên Chúa có thể chạm tới được tâm hồn tầng lớp trẻ.
Ngược lại, nếu chúng ta ngồi chờ đợi tất cả những gì đã từng được thực hành trong Giáo Hội nói chung và trong các giáo xứ hay trong các gia đình nói riêng cách đây 50, 40, 30 hay 20 năm về trước sẽ có ngày được khôi phục lại, thì chúng ta sẽ còn triền miên bị khổ tâm và thất vọng mãi, bởi vì chúng ta đã không dám hay không muốn nhìn nhận sự tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng muốn thổi ra sao và thổi khi nào là hoàn toàn tùy ý Người, chứ không một ai có thể ngăn cản hay lèo lái được.(Ga 3,8) Chúa Thánh Thần đã từng có mặt trong buổi sơ khai của Giáo Hội, khi các tín hữu tràn trề vui sướng và hạnh phúc với đức tin mới của mình, mặc dầu họ chỉ là một thiểu số bé nhỏ trong dân. Ngày nay Chúa Thánh Thần cũng đang tiếp tục tác động trong các tâm hồn, nhất là trong các tâm hồn tầng lớp trẻ để giúp họ tìm gặp được Thiên Chúa, mặc dầu số các bạn trẻ ấy vẫn còn là thiểu số bé nhỏ. Bởi vì, Nước Trời bao giờ cũng được bắt đầu một cách khiêm tốn, tựa như hạt cải nhỏ bé nhất trong các thứ hạt, nhưng một khi lớn lên thì cành lá của nó lại xum xuê tươi tốt, đủ chỗ cho mọi thứ chim trời đến làm tổ ấn náu.(x. Mt 13,31-32)
Chúng ta cần chấp nhận là các tầng lớp trẻ thường thích trắc nghiệm về những cái mới lạ trên con đường đức tin, và chúng ta cũng vui mừng vì còn có những thanh thiếu niên muốn trắc nghiệm về đức tin như thế trong các xứ đạo. Điều quan trọng là chúng ta không nên phản đối, nhưng là hướng dẫn và giúp đỡ các trắc nghiệm ấy của tầng lớp trẻ đạt tới mục đích mong muốn, chứ không bị lạc đường.
Nói tóm lại, các tầng lớp trẻ, các thanh thiếu niên nam nữ cần có những đoàn thể thích hợp cho họ và những địa điểm gặp gỡ nhất định để cùng nhau cầu nguyện. Nhất là họ cần sự nâng đỡ về mọi mặt của cha mẹ trong gia đình và của các vị có trách nhiệm trong giáo xứ, để họ không cảm thấy bị bỏ rơi, bị cô đơn lẻ loi.
2. Chúng ta hãy cầu nguyện với tầng lớp trẻ
Cầu nguyện là một sức mạnh có thể biến đổi được mọi sự. Nhưng điều quan trọng đầu tiên là các bậc cha mẹ, các vị có trách nhiệm trong giáo xứ phải có tâm huyết với tầng lớp trẻ, phải thực sự tìm mọi cách để dẫn đưa họ tới cùng Thiên Chúa. Trong các Lời Nguyện Giáo Dân khi dâng lễ bao giờ cũng cần có ý chỉ cầu nguyện cho sự phát triển và nảy nở đức tin nơi các thế hệ trẻ, trong gia đình cũng như trong giáo xứ. Nhưng điều hiệu nghiệm nhất là mỗi khi cả cộng đoàn giáo xứ cùng quỳ gối chầu Mình Thánh Chúa, hãy tha thiết kêu xin Chúa Giêsu Thánh Thể cho các thanh niên thiếu nữ và các em nhi đồng, Đấng đã phán: „Hãy để các con trẻ đến cùng Thầy“: Xin Người luôn đồng hành với các con cái chúng ta trong suốt cuộc sống và dẫn đưa c
Và dĩ nhiên, không những chúng ta cầu nguyện cho tầng lớp trẻ, cho tầng lớp thanh thiếu niên, nhưng chúng ta cùng cầu nguyện với họ, đặc biệt trong các Thánh Lễ và các Giờ Kinh dành riêng cho họ. Những giờ cầu nguyện chung như thế, có thể được tổ chức theo cách thức của thanh thiếu niên, sẽ có tác động mạnh mẽ và mang lại nhiều hoa trái hữu ích trong tâm hồn các thanh thiếu niên, vì qua đó họ cảm nhận được rằng họ không hề bị bỏ rơi, nhưng được liên đới chặt chẽ trong cuộc sống gia đình và cuộc sống giáo xứ. Một sinh viên thuộc một trong các xứ đạo của tôi, đã hồi tâm trở lại với Thiên Chúa cách đây chưa lâu và nay muốn theo học thần học để trở thành Linh Mục, đã tâm sự: „Con đã nhiều năm sống như không có Thiên Chúa, nhưng bà nội con luôn lần hạt Mân Côi để cầu nguyện cho con. Có khi bà còn mời con lần hạt với bà nữa, và mặc dù lúc đó con không thích, nhưng vì nể bà và không muốn làm bà buồn, con cũng cố gắng lần hạt Mân Côi chung với bà. Nay bà đã qua đời. Chắc chắn trên Thiên Đàng bà nội con sẽ vô cùng sung sướng khi bà thấy Thiên Chúa nhân từ đã lôi kéo được con vào trong vòng tay yêu thương của Người.“
3. Chúng ta hãy hướng dẫn tầng lớp trẻ cầu nguyện
Trong cuộc sống xã hội tân tiến ngày nay, có biết bao nhiêu điều tốt xấu lẫn lộn đang ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tâm hồn non trẻ của các thanh thiếu niên: Từ Ti-vi cho đến Internet, từ phim ảnh, bạn bè cho đến những gương lành gương xấu do những người trưởng thành chúng ta làm trước mắt chúng. Tất cả đã đưa đẩy tầng lớp trẻ bất đắc dĩ phải đứng trước „ngã ba đường“ sự lựa chọn.
Nếu chúng ta muốn cho các tầng lớp người trẻ tìm gặp được Thiên Chúa, và như thế đạt tới được hạnh phúc đích thực của đời họ, thì chúng ta cần phải liên kết họ lại với Người qua các gương lành, qua cuộc sống phù hợp với tinh thần bác ái và công bằng của Phúc Âm. Dĩ nhiên, đức tin là một ơn lành của Thiên Chúa Chúa, là sự tác động của Chúa Thánh Thần trong các tâm hồn, chứ không phải do công trạng của chúng ta, còn chúng ta chỉ là những nhân viên, là những dụng cụ trong tay Thiên Chúa mà thôi. Thiên Chúa là một thực tại, Người luôn hiện diện trong mọi nơi và trong mỗi người chúng ta, Người luôn sẵn sàng tuôn đổ tràn đầy mọi ơn lành của Người xuống trên chúng ta. Điều đó muốn nói rằng, chúng ta cần phải nhìn thấy được nơi các trẻ nhỏ và các thanh thiếu niên một sự liên kết khả dĩ hình thành giữa Thiên Chúa và tâm hồn họ. Vì thế, chúng ta hãy tìm cách dẫn đưa các thế hệ trẻ tiếp cận được với Thiên Chúa, hay nói cách khác, chúng ta hãy dạy cho các thế hệ trẻ biết cầu nguyện.
Nhưng trước hết, chúng ta cũng dạy cho các thế hệ trẻ xác tín được rằng cầu nguyện không nhất thiết là phải đọc thuộc lòng các Kinh Nguyện đã được dọn sẵn mà nhiều khi họ cũng chẳng hiểu hết ý nghĩa các Kinh ấy; và nhất là cầu nguyện không phải là một bổn phận nặng nề nhàm chán, nhưng là một hồng ân của Thiên Chúa, là nguồn suối tắm mát và thanh tẩy tâm hồn con người, nơi đó con người luôn có thể múc kín cho cuộc sống của mình sự trợ lực và sức mạnh, niềm vui và sự an ủi cần thiết.
Trong điểm này, với tư cách là một Linh Mục công tác Mục Vụ trong các giáo xứ người Đức từ gần bốn thập niên nay và từ hơn một thập niên qua còn kèm thêm công tác cho bà con Việt Kiều Công Giáo cũng tại quốc gia Tây Âu này, tôi đã tích lũy được cho mình những kinh nghiệm nhất định trong việc lần hạt Mân Côi và có thể khẳng định được rằng Kinh Mân Côi không chỉ là một Kinh Nguyện đơn sơ, dễ đọc, dễ hiểu, nhưng còn là nguồn sức mạnh phi thường, có thể giúp chúng ta trang trải được mọi thứ „nợ đời.“ Vâng, Kinh Mân Côi hội đủ mọi công dụng thiêng liêng và tinh thần: Nó nối kết ta lại với Chúa và với mọi anh chị em đồng loại, hàn gắn mọi va chạm và sứt mẻ trong cuộc sống hằng ngày, sức mạnh để kiến tạo hòa bình và là niềm vui và niềm an ủi ngọt ngào cho những tâm hồn biết yêu mến Mẹ Maria. Trong các lần hiện ra với con cái loài người, đặc biệt ở Lộ Đức và ở Fatima, Mẹ Thiên Chúa đều đòi hỏi mọi tín hữu Công Giáo, kể cả những trẻ nhỏ mới lên sáu lên mười, còn trong trắng thơ ngây – như Bernadette ở Lộ Đức hay như Gia-xin-ta, Phanxicô và Lucia ở Fatima – cần phải siêng năng lần hạt Mân côi mỗi ngày. Bởi vì, Kinh Mân Côi là một Kinh của trẻ thơ và của các thanh niên thiếu nữ. Dĩ nhiên, người ta không nên chờ đợi các con trẻ và tầng lớp thanh thiếu niên sẽ lập tức đọc trọn toàn bộ tràng hạt Mân Côi trong một Giờ Kinh. Điều đó không cần thiết và nhất là phản sư phạm trong việc dạy cho tầng lớp trẻ cầu nguyện. Nhưng mỗi lần có thể chỉ đọc một chục hay hai chục Kinh Kính Mừng là đủ.
Ở đây, tôi xin được phép kể lại kinh nghiệm sống động trong việc lần hạt Mân Côi tại Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam chúng tôi thuộc Giáo phận Trier/Đức quốc: Từ trên dưới 30 năm nay, cộng đoàn người Công Giáo Việt Nam tại Giáo phận này luôn thực hành một truyền thống đạo đức tốt, đó là từ tháng năm, Tháng Hoa, cho tới tháng mười, Tháng Mân Côi, các gia đình trong cộng đoàn tuần tự rước tượng Đức Mẹ Fatima về trong gia đình và mời cả cộng đoàn – nhiều gia đình còn mời cả các bà con bên lương nữa – về tôn vương Đức Mẹ cùng gia đình vào ngày cuối tuần, hoặc thứ bảy hoặc Chúa Nhật. Trong Giờ Kinh gia đình ấy:
• Trước hết chủ nhà nêu lên ý xin cầu nguyện của gia đình – hoặc xin ơn bình an cho gia đình hoặc xin cầu nguyện cho linh hôn của một người quá cố trong gia đình, v.v...
• Tiếp đến vị Cộng Đoàn Trưởng xướng các Kinh sáng tối quen thuộc.
• Đọc bài Phúc Âm của ngày Chúa Nhật hôm ấy.
• Cha Tuyên Úy chia sẻ lời Chúa dựa theo bài Phúc Âm.
• Lần một chục hạt Mân Côi.
• Đọc bản kinh „Đền Tạ Đức Mẹ Tại Các Gia Đình“ và các bài Thánh Ca về Đức Mẹ.
• Và kết thúc Giờ Kinh bằng phép lành của cha Tuyên Úy.
Để tỏ lòng biết ơn bà con trong cộng đoàn đã đến hợp ý hợp lời cùng cầu nguyện với gia đình cũng như để nối chặt thêm tình liên đới và tình thân ái giữa các thành phần trong cộng đoàn, gia đình liên hệ thường mời các bà con hiện diện ở lại dùng trà, bánh ngọt hay bữa cơm thanh đạm với gia đình mình.
Cách thức cầu nguyện chung này đã mang lại nhiều hiệu quả tinh thần rõ rệt trong và cho cộng đoàn. Trước hết dù hoàn cảnh cư trú xa biệt nhau,(2) nhưng mọi người vẫn hăng hái và vui vẻ tham gia phong trào Tôn Vương Đức Mẹ này từ hàng thập niên qua. Chính nhờ có các Giờ Kinh tôn vương Đức Mẹ này tại các gia đình trong cộng đoàn, bà con Công Giáo gặp gỡ nhau thường xuyên hơn, và qua đó họ hiểu nhau hơn, thông tin cho nhau hoàn cảnh sống của mỗi người hay của mỗi gia đình dễ dàng hơn, giúp đỡ nhau mau chóng hơn. Nói chung là bà con sống đoàn kết và gắn bó với nhau hơn. Còn trong trường hợp có sự hiểu lầm giữa người này người nọ – đó là chuyện thường tình – thì họ cũng dễ dàng vượt qua và thông cảm cho nhau hơn.
Đó là một vài hiệu quả tích cực thực tiễn trong muôn vàn ích lợi tinh thần khác do Kinh Mân Côi mang lại và nhất là qua gương lần hạt Mân Côi sốt sắng này sẽ thức tỉnh được nơi tầng lớp trẻ lòng ham thích cầu nguyện.
Nói tóm lại, chúng ta cần dạy cho tầng lớp thanh thiếu niên biết cầu nguyện và ham thích cầu nguyện. Dĩ nhiên, luôn phải đơn sơ, tươi vui và ngắn gọn; tuyệt đối không được ép buộc hay áp đặt, nhưng chỉ thuyết phục một cách đầy thân thiện và yêu thương. Mọi sự sẽ thành công, nếu các tầng lớp thanh thiếu niên nhận thấy chính chúng ta cũng thực sự cầu nguyện và cầu nguyện sốt sắng, chứ không chỉ dạy lý thuyết mà thôi.
4. Trước các tầng lớp trẻ, chúng ta hãy nói tốt về Giáo Hội
Làm sao chúng ta có thể giúp cho các trẻ nhỏ và nhất là tầng lớp thanh thiếu niên nam nữ yêu mến Giáo Hội và ham chuộng việc Kinh Nguyện, nếu khi đứng trước mặt họ chúng ta hay phê bình, chỉ trích và phàn nàn Giáo Hội, Ban chấp hành xứ, Linh Mục quản xứ, các Đức Giám Mục và Đức Giáo Hoàng thế này thế nọ?
Để có thể chinh phục được tầng lớp trẻ cho Chúa và cho Giáo Hội, thì chính những người trưởng thành chúng ta phải có lòng yêu mến Chúa và Giáo Hội trước đã, vì không ai có thể cho người khác điều mình không có!
Và bước đầu tiên là tránh phê bình chỉ trích hay phàn nàn Giáo Hội trước mặt các thanh thiếu niên, ở trong gia đình cũng như ở ngoài xã hội. Người Việt Nam chúng ta đã chẳng thường nói: „Tốt đẹp thì phơi ra, xấu xa thì đậy lại!“ Dĩ nhiên điều đó không muốn nói là chúng ta phải sống giả dối và không dám nhìn vào sự thật. Không. Là Kitô hữu, chúng ta phải luôn nói và hành động theo đúng sự thật. Nhưng có nhiều sự thật người ta không được nói ra; lại có những sự thật chỉ được nói ra cho một số người nhất định nào đó và phải nói vào một thời giờ và một nơi chốn thích hợp nhất định nào đó. Nói cách khác, một sự thật chỉ cần phải được nói ra khi nó mang lại lợi ích cho người nghe; còn khi nói ra mà lợi bất cập hại thì cần phải giữ kín. Từ kinh nghiệm sống này, một câu phương ngôn của người Pháp đã rất chí lý khi nói. „Il n´est pas bon, toujours de parler la vérité“: Khi nào cũng nói ra sự thật là một điều không tốt!
Trước tầng lớp trẻ, thay vì phê bình chỉ trích thì chúng ta hãy nói tốt về Giáo Hội. Vì tuy trong Giáo Hội cũng đã từng xảy ra hay còn tồn đọng những tính chất nhân loại, nhưng đó chỉ là những yếu đuối của một thiểu số thành phần rất nhỏ nào đó. Nếu chúng ta nhìn vào Giáo Hội một cách khách quan và nhất là với thiện ý và tình yêu chân thành, thì chúng ta sẽ khám phá được sự thánh thiện cao cả và vẻ đáng yêu tuyệt vời của Giáo Hội, vì Giáo Hội là Hội Thánh, là thân mình mầu nhiệm của Đức Kitô. Điều đó cũng có nghĩa là có lẽ những người trưởng thành chúng ta cần phải nhìn nhận lại quan niệm và thái độ của mình đối với Mẹ Giáo Hội. Một câu phương ngôn cũng nói: „Một giọt mật ong ngọt ngào thì mang lại nhiều lợi ích hơn là một thùng giấm chua.“
Vâng, nếu chúng ta muốn chinh phục được tầng lớp trẻ cho Giáo Hội, chúng ta hãy nói tốt về Giáo Hội. Và đó là sự thật, vì tự bản chất của mình là Hội Thánh Đức Kitô, trong Giáo Hội có muôn vàn „mật ong“ hơn là „giấm chua,“ trong Giáo Hội có nhiều điều tốt lành thánh thiện hơn là sự lỗi lầm và thiếu sót. Vì thế, nếu chúng ta dễ bị định kiến về một vài „giọt giấm“ mà bỏ quên cả một „thùng mật ong“ ngọt ngào trong cuộc sống Giáo Hội, thì định kiến ấy cần phải được điều chỉnh lại.
Hơn nữa, với sứ mệnh Kitô giáo thánh thiêng cao cả của mình, chúng ta không bao giờ có lý do để sống thất vọng hay bi quan giữa cuộc sống xã hội đầy phức tạp này; nếu không, muối chúng ta sẽ không còn đủ mặn để ướp được tầng lớp trẻ và đèn chúng ta sẽ không còn đủ sáng để soi chiếu cho họ tìm ra được con đường dẫn tới sự thật đích thực của cuộc sống.
5. Chúng ta hãy hành động như những Kitô hữu
Sau cùng, chúng ta không nên quên rằng, không chỉ cầu nguyện, không chỉ suy tư và nói tốt, nhưng còn phải hành động tốt nữa. Phúc Âm là một lời mời gọi sống một cuộc sống đức ái và sự hy sinh. Các con trẻ và các thanh thiếu niên không chỉ nghe mà còn nhìn vào hành động của những người trưởng thành chúng ta nữa. Họ sẽ quan sát rất kỹ, để xem liệu chúng ta chỉ trình bày và giới thiệu tốt về đức tin, về các giáo lý của Giáo Hội một cách lý thuyết suông hay chúng ta còn có cả cuộc sống và hành động kèm theo hoàn toàn phù hợp với những giáo lý ấy nữa. Những lời nói hay chỉ là những ngôn từ trống rỗng và bất khả tín, nếu chúng không được xuất phát từ sự xác tín và không có việc làm phù hợp kèm theo. Ở đây, chúng ta có thể trích dẫn gương sống đạo của chân phước Mẹ Têrêxa Can-cút-ta: Mẹ yêu thương những người nghèo, những người bị bỏ rơi không chỉ bằng những lời an ủi suông, nhưng bằng cả cuộc đời hoàn toàn dấn thân cho họ, thăm viếng, săn sóc họ bằng đôi tay gầy yếu của Mẹ. Và vì thế, Mẹ Têrêxa đã chinh phục được cả hàng triệu tâm hồn về Cho Chúa.
Tất cả những gì chúng ta làm cho tầng lớp thanh thiếu niên, không nhất thiết đòi hỏi phải hoàn hảo, vì điều chính yếu là chúng ta làm với tình yêu và lòng chân thành. Vâng, điều có thể chạm tới được tâm hồn thanh thiếu niên không nhất thiết là chúng ta làm một điều gì đó cho họ, nhưng là cách thức và thái độ chúng ta làm điều ấy.
Vậy, chúng ta hãy loại bỏ những ý tưởng hời hợt, trống rỗng, vì với tư cách là Giáo Hội, chúng ta có sứ mệnh mang Chúa đến cho các tâm hồn bằng chính cả con người cụ thể của mình. Chúng ta hãy khẩn cầu Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta sức mạnh, lòng can đảm để trở thành những dụng cụ hữu hiệu trong tay Người, hầu qua chúng ta Người sẽ chinh phục được nhiều tầng lớp trẻ hơn
_____________________
Chú thích:
1. Các Kinh trong kho tàng Kinh Nguyện của Giáo Hội luôn mang những nội dung sâu sắc và cao cả, giúp cho các tâm hồn kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa, nhưng trong các buổi cầu nguyện riêng cho tầng lớp thanh thiếu niên, người ta nên sử dụng lối cầu nguyện khác, như cách cầu nguyện trực ngôn và tự phát, v.v… sẽ hiệu quả hơn.
2. Bà con Việt kiều ở Đức thường không thể sống tập trung lại một chỗ bên cạnh nhau, nhưng vì lý do nghề nghiệp và nhà cửa, họ phải ở xa nhau, mỗi gia đình một chỗ, cách xa nhau có khi lên tới 100, 50, 40 hay 20 cây số.
Lm. Nguyễn Hữu Thy
Nhiều bậc cha mẹ Công Giáo còn sống gắn bó với đức tin đã không tránh khỏi nỗi khổ tâm và sự dằn vặt khi thấy con cái họ quá sa sút và nguội lạnh trong đời sống đức tin: bê trễ trong việc kinh nguyện, trong việc lãnh nhận các Bí tích và lơ là trong việc xem lễ các ngày Chúa Nhật. Nhiều người đã khắc khoải tự hỏi: Tôi còn có thể làm được gì để giúp các thế hệ trẻ tìm gặp được đức tin? Nhiều bậc cha mẹ Công Giáo thất vọng, vì thấy:
• Càng ngày càng thiếu các hội đoàn dành cho thanh thiếu niên trong xứ đạo, hay có nhưng thiếu tổ chức, chỉ sinh hoạt rời rạc, cầm chừng và thiếu phương pháp sư phạm trong việc truyền đạt các vấn đề tôn giáo cho thanh thiếu niên.
• Tại các nước Âu-Mỹ trong nhà thờ hầu như hoàn toàn thiếu bóng dáng thanh thiếu niên nam nữ; còn ở Việt Nam thì một số không nhỏ các thanh thiếu niên lại thường chỉ giữ „đạo cửa,“ „đạo thềm“ hay „đạo gốc“ như người ta thường nói, tức vì hoàn cảnh gia đình và xã hội gây áp lực, họ cũng cố gắng tới nhà thờ nhưng lại chỉ đứng thoải mái ở cửa hay ở ngoài thềm nhà thờ nhìn vào, hoặc ngồi chụm ba chụm bảy ở các gốc cây trong khuôn viên nhà thờ, để vừa xem lễ vừa nhìn quanh quất hay vừa tán chuyện với nhau.
Ở đây, tác giả bài viết xin được thành tâm góp ý kiến với các bậc cha mẹ, các bậc ông bà nội ngoại, các vị Linh hướng, các giáo lý viên rằng, xin quý vị hãy luôn bình tĩnh, kiên trì và đừng buông xuôi. Chúng ta luôn có đủ lý do để hy vọng, để lạc quan, nếu chúng ta còn nhìn thấy được các „dấu chỉ thời gian“ ấy và nhận ra được ý nghĩa của chúng; nhất là nếu chính chúng ta còn có tâm huyết muốn làm được điều gì đó để giúp cho các thế hệ trẻ ngày nay tìm gặp được Thiên Chúa.
Vâng, theo khả năng và điều kiện của mình, chúng ta hãy nỗ lực giúp đỡ các thế hệ trẻ tìm gặp được Thiên Chúa. Nhưng trước hết không phải bằng lời nói, nhưng là bằng cuộc sống thực tiễn hằng ngày của mình, một cuộc sống chứng minh cho thấy chúng ta đã thực sự gặp gỡ được Thiên Chúa, vì „một việc làm bằng ngàn lời nói.“ Và tất nhiên, ở đây chúng ta cũng phải chân thành tự hỏi là trước tình trạng sống đạo sa sút và lơ là của tầng lớp trẻ hôm nay, những người trưởng thành chúng ta có được phép chỉ đổ lỗi cho họ hay cho hoàn cảnh xã hội thế này thế kia, còn chúng ta lại hoàn toàn phủi tay vô tội không?
Đàng khác, người ta thất vọng về tình trạng sống đạo xuống dốc của tầng lớp trẻ ngày nay, vì người ta chưa đủ thực tế và vì người ta còn quá hoài cổ, còn quá gắn bó với cách sống và cách thực hành đức tin „thơ mộng“ của thời xa xưa. Nói cách khác: các bậc cao niên trong gia đình cũng như trong giáo xứ vẫn còn giữ mãi hình ảnh sống đạo xa xưa của mình, khi mà việc đọc kinh sáng tối trong gia đình, việc mỗi buổi sáng đi xem lễ, việc cùng nhau lần hạt Mân Côi mỗi tối trong gia đình không những 50 mà có khi còn cả 100 hay 150 kinh Kính Mừng nữa, v.v… là một điều bình thường, nếu không muốn nói là một điều bó buộc đối với từng thành viên của gia đình. Nhưng chúng ta đừng quên rằng, đó là vào thời mà „con trâu đi trước cái cày theo sau“, vào thời mà nghề nông là chủ yếu và cuộc sống còn yên bình ẩn khuất sau lũy tre làng, và nhất là vào thời mà tôn giáo còn giữ địa vị độc tôn cũng như nhà thờ xứ là điểm gặp gỡ duy nhất và vị Linh Mục quản xứ còn là „thầy cả“ tuyệt đối, nghĩa là một mình ngài phải kiêm nhiệm tất cả: vừa dạy đạo vừa dạy đời vừa dạy văn hóa, v.v... Nhưng xã hội ngày nay đã hoàn toàn thay đổi, đã mở cửa, đã trở nên đa nguyên, đã hay đang kỹ nghệ hóa. Tôn giáo không còn giữ địa vị độc tôn nữa, nhưng trở thành một trong các đơn vị trong đời sống xã hội và bị cạnh tranh khốc liệt, nếu không muốn nói là bị chèn ép, bị chống đối và bị bắt bớ, và phải quyết liệt tranh đấu cho sự sống còn của mình giữa một xã hội bị tục hóa, duy vật và vô thần. Vì thế, cuộc sống con người nói chung và cuộc sống gia đình cũng như cuộc sống đạo hay các sinh hoạt tôn giáo của giáo xứ và của từng tín hữu nói riêng cũng phải thay đổi theo. Không ai có thể ngăn cản được dòng chảy của thời gian. Điều đó cũng muốn nói rằng, kiểu cách sống đạo an nhàn bình lặng thủa xa xưa sẽ không thể tồn tại và không bao giờ tái diễn nữa.
Bởi vậy, thay vì ngồi hoài cổ và thất vọng so sánh với một quá khứ không bao giờ quay trở lại, chúng ta hãy can đảm nhìn thẳng vào thực tế và chấp nhận nó, để hướng dẫn nó đi đúng theo tinh thần của Phúc Âm và của Giáo Hội – hay nói theo ngôn ngữ ngày nay: tái Phúc Âm hóa – trong điều kiện sống hiện nay và bây giờ. Nói cách khác, chúng ta hãy nỗ lực chinh phục các thế hệ trẻ ngày nay cho Thiên Chúa và cho Giáo Hội với những điều kiện và khả năng sẵn có của mình, và dĩ nhiên trên hết với đời sống đạo gương mẫu của mình đúng theo tinh thần công bằng và bác ái của Tin Mừng.
Đó là một điều hoàn toàn khả thi, bởi vì Thiên Chúa đã dựng nên mỗi người với một linh hồn thiêng liêng bất tử, luôn hướng về chân thiện mỹ tuyệt đối như mục đích tối hậu. Vâng, chúng ta là người, vì nội tâm chúng ta là cả một thế giới bao la huyền bí hầu như vô tận. Người ta có thể nói được rằng mỗi người trong chúng ta mang trong mình một sự trống rỗng tinh thần vô tận và luôn khao khát được lấp đầy bằng chân thiện mỹ tuyệt đối, bằng sự hạnh phúc vô biên. Đó chính là Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa Toàn Năng. Chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể lấp đầy được khoảng không vô tận này của linh hồn con người bằng ân sủng và bằng Thánh Linh của Người. Hay nói cách khác, chính Thiên Chúa mới có thể làm thỏa mãn được nỗi khao khát tìm kiếm chân lý tối hậu và hạnh phúc viên mãn của linh hồn.
Chính vì thế, một khi các tầng lớp thanh thiếu niên đã qua thời bồng bột, nông nổi và hiếu thắng để bước vào tuổi trưởng thành chín chắn, họ sẽ cảm nhận được một cách sâu xa sự khao khát tìm kiếm những giá trị cao cả, trọn vẹn, sự hạnh phúc và niềm vui vô tận. Họ sẽ bị thúc đẩy bởi một sức mạnh vô song tiềm ẩn trong nội tâm mong tìm đạt tới một cuộc sống sung mãn. Rất có thể tất cả được khởi đầu từ cuộc sống vật chất, tiếp đến là cuộc sống tinh thần và sau cùng sẽ là cuộc sống siêu nhiên. Nhưng điều quyết định ở đây là nếu trong giai đoạn „chuyển tiếp“ ấy của tầng lớp trẻ mà chúng ta, những người có trách nhiệm đối với họ, không dẫn đưa được họ đến với Thiên Chúa, thì họ sẽ bị những sức mạnh và những thế lực đen tối khác quyến rũ và lôi cuốn bằng những lời đường mật nhưng giả trá sai lạc: „Các bạn chỉ có thể tìm gặp được hạnh phúc ở đời này, hạnh phúc to lớn đang nằm trong tầm tay các bạn!“ Từ đó chúng sẽ lèo lái tầng lớp trẻ bước vào vòng nô lệ của các thú vui đầy nguy hiểm, ma túy, tứ đổ tường, và sau cùng kết thúc trong mất mát thảm hại và đau đớn, cho đương sự, cho gia đình và cho toàn xã hội cũng như cho Giáo Hội.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã bắt đầu phát triển nhiều trào lưu tích cực của tầng lớp thanh thiếu niên nam nữ trong Giáo Hội mà người ta ít để ý tới. Dĩ nhiên, ở nhiều nơi trong Giáo Hội, nhất là tại các nước Âu Mỹ, các đoàn thể thanh thiếu niên còn thưa thớt trong các sinh hoạt giáo xứ. Nhưng người ta không nên lấy đó làm lạ, vì chính cuộc sống đạo của nhiều tín hữu trưởng thành và của nhiều gia đình không còn được đặt nặng nữa, nếu không muốn nói là đã bị sao nhãng. Nhưng đồng thời một luồng gió mới đang được thổi vào Giáo Hội: Tại nhiều giáo xứ các hội đoàn thanh niên thiếu nữ đang được tái tổ chức lại, hàng trăm hàng ngàn bạn trẻ đã hào hứng tham dự rất đông đảo và sốt sắng trong các cuộc hành hương quốc tế, nhất là hàng triệu thanh niên nam nữ đã quây quần bên Đức Giáo Hoàng trong các cuộc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới; tại nhiều Giáo phận trên thế giới còn tổ chức hằng năm Đại Hội Giới Trẻ với hàng ngàn người tham dự và trong những dịp này có hàng trăm bạn trẻ đứng sắp hàng trước các Tòa Cáo Giải.
Tất cả những sự kiện ấy muốn nói lên rằng không ai được phép thất vọng hay bi quan về các tầng lớp các người trẻ hay về Giáo Hội. Đức Kitô vẫn luôn trung tín với lời hứa của Người: „Thầy ở cùng các con mọi ngày cho tới tận thế.“(Mt 28,20b) Chúa Thánh Thần vẫn không ngừng tác động trong Giáo Hội, nhưng rất có thể là Người tác động theo cách thức của Người, chứ không nhất thiết phải theo cách thức của chúng ta hay trùng hợp với cách thức mà chúng ta dự đoán và chờ đợi. Một thực tại hiển nhiên khác mà chúng ta cũng không được phép phủ nhận, là những tâm hồn trẻ ngày nay có một sự cảm nhận về Thiên Chúa mang tính cách tư riêng của mình, chứ không nhất thiết phải trùng hợp với quan niệm của cha mẹ hay của các bậc trưởng thành khác. Họ cũng không muốn một Giáo Hội chỉ nhấn mạnh đến các hình thức phô trương rườm rà bên ngoài và đòi hỏi họ phải thế này thế nọ, nhưng là một Giáo Hội đi vào chiều sâu của đức tin và nhằm đạt tới điều trọng yếu nhất của cuộc sống: Thiên Chúa!
Vâng, tuổi trẻ ngày hôm nay muốn được nghe Thiên Chúa, muốn được gặp gỡ Thiên Chúa và muốn thực sự cảm nghiệm được Thiên Chúa một cách sâu xa tận đáy lòng mình. Và Thiên Chúa luôn yêu thương tất cả những tâm hồn trẻ ấy. Người sẽ làm tất cả để lôi kéo họ ngay trong thời đại „vàng thau lẫn lộn“ hôm nay đến với Người, đến ẩn náu trong Thánh Tâm luôn bùng cháy lửa yêu thương của Người. Nhưng để hiện thực điều đó, Thiên Chúa cần sự góp tay của tất cả chúng ta. Ở đây, xin được đề nghị năm cách thức cụ thể.
1. Kiến tạo những „nơi chốn“ để cảm nhận được Thiên Chúa
Đối với nhiều người Thiên Chúa là một điều gì đó „cụ thể bên ngoài“, hay chỉ là „một lời nói“ hoặc „một tư tưởng.“ Thiên Chúa là một thực tại siêu phàm. Nói cách khác, Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, Đấng Tuyệt Đối, nhưng Người lại muốn hành động cụ thể và trực tiếp trong vũ trụ cũng như trong cuộc sống con người. Các tầng lớp trẻ rất thông thoáng đối với những tình cảm và những cảm xúc; tâm hồn họ rất nhạy bén đối với những cảm nhận thiêng liêng. Vì thế, chúng ta hãy kiến tạo nên „những nơi chốn“ thuận lợi để Thiên Chúa có thể gần gũi được các người trẻ và tỏ mình ra cho họ cũng như để những người trẻ có thể tâm sự với Người. Vâng, tất cả chúng ta đều chỉ là cộng tác viên trần thế của Thiên Chúa, là những dụng cụ trong tay Người, còn tác nhân chính trong tâm hồn con người luôn là chính Thiên Chúa qua Thần Linh của Người. Hiểu rõ được chân lý này, nên thánh Phaolô đã viết. „Vậy A-pô-lô là gì? Phao-lô là gì? Đó là những tôi tớ đã giúp cho anh em có được đức tin, mỗi người đã làm theo khả năng Chúa ban. Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, còn Thiên Chúa mới là Đấng làm cho lớn lên.“(1Cr 3,5-6)
Trong thực tế, nhiều thanh thiếu niên không biết phải cầu nguyện thế nào. Họ cảm thấy cầu nguyện theo kiểu truyền thống, tức việc đọc thuộc lòng các Kinh đã được dọn sẵn,(1) là quá lạt lẽo và nhàm chán, vì mang tính cách một chiều, chứ không phải là một sự đối thoại với Thiên Chúa. Hiện tượng này hoàn toàn không phải là một điều quá xa lạ, và càng không phải là một điều tiêu cực; nó nằm trong tổng thể sự xung khắc về quan niệm sống giữa các thế hệ gia đình cũng như trong xã hội: Mỗi thế hệ già/trẻ có sự hiểu biết riêng, có quan niệm riêng và vì thế cũng có cách sống và thực hành riêng, kể cả trong cuộc sống đức tin, trong việc cầu nguyện. Tuổi già thì có đầy đủ kinh nghiệm sống, tuổi trẻ lại dư tràn óc sáng tạo. Chúng ta chỉ cần chấp nhận, thích ứng và hoàn thiện nó.
Một cách cụ thể, các tầng lớp thanh thiếu niên cần có những giờ cầu nguyện riêng cho họ, trong đó người ta sử dụng cách thức và ngôn ngữ thích hợp với họ. Còn những giờ cầu nguyện chung cho mọi thành phần thì luôn nên đơn giản, ngắn gọn, nhưng thành tâm và đầy đủ. Nói cách khác, để thu hút được các tâm hồn trẻ trong các Giờ Kinh, nên tránh cách cầu nguyện câu nệ vào việc ê-a dài dòng các Kinh, nhưng lại thiếu sự cầm trí, thiếu sự hiện diện của tâm trí trong lời kinh. Đây cũng là cách thức cầu nguyện đã bị Chúa khiển trách: „Dân này tôn thờ Ta bằng môi miệng, còn lòng trí chúng lại xa Ta.“(Mc 7,6b) Một giờ cầu nguyện đích thực phải là phương tiện hữu hiệu dẫn ta đến cùng Thiên Chúa, phải là những khoảnh khắc đẹp nhất để linh hồn và lòng trí ta được kết hiệp với Thiên Chúa. Chúng ta đừng quản ngại sự phức tạp và khó khăn, vì phải tạm gác lại cách cầu nguyện truyền thống quen thuộc, để cùng cầu nguyện với và theo cách thức của tầng lớp trẻ khi chúng ta cầu nguyện với họ. Chúng ta cần làm tất cả có thể, để chinh phục các tâm hồn trẻ về cho Chúa và cho Giáo Hội. Vì con cái chúng ta ngày hôm nay sẽ là cha mẹ của ngày mai, các người trẻ hôm nay sẽ là Giáo Hội của ngày mai. Vâng, chúng ta cần tổ chức việc cử hành Thánh Lễ và các giờ Phụng Vụ khác sao cho giới trẻ có thể tiếp cận được Thiên Chúa, và qua đó, Thiên Chúa có thể chạm tới được tâm hồn tầng lớp trẻ.
Ngược lại, nếu chúng ta ngồi chờ đợi tất cả những gì đã từng được thực hành trong Giáo Hội nói chung và trong các giáo xứ hay trong các gia đình nói riêng cách đây 50, 40, 30 hay 20 năm về trước sẽ có ngày được khôi phục lại, thì chúng ta sẽ còn triền miên bị khổ tâm và thất vọng mãi, bởi vì chúng ta đã không dám hay không muốn nhìn nhận sự tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng muốn thổi ra sao và thổi khi nào là hoàn toàn tùy ý Người, chứ không một ai có thể ngăn cản hay lèo lái được.(Ga 3,8) Chúa Thánh Thần đã từng có mặt trong buổi sơ khai của Giáo Hội, khi các tín hữu tràn trề vui sướng và hạnh phúc với đức tin mới của mình, mặc dầu họ chỉ là một thiểu số bé nhỏ trong dân. Ngày nay Chúa Thánh Thần cũng đang tiếp tục tác động trong các tâm hồn, nhất là trong các tâm hồn tầng lớp trẻ để giúp họ tìm gặp được Thiên Chúa, mặc dầu số các bạn trẻ ấy vẫn còn là thiểu số bé nhỏ. Bởi vì, Nước Trời bao giờ cũng được bắt đầu một cách khiêm tốn, tựa như hạt cải nhỏ bé nhất trong các thứ hạt, nhưng một khi lớn lên thì cành lá của nó lại xum xuê tươi tốt, đủ chỗ cho mọi thứ chim trời đến làm tổ ấn náu.(x. Mt 13,31-32)
Chúng ta cần chấp nhận là các tầng lớp trẻ thường thích trắc nghiệm về những cái mới lạ trên con đường đức tin, và chúng ta cũng vui mừng vì còn có những thanh thiếu niên muốn trắc nghiệm về đức tin như thế trong các xứ đạo. Điều quan trọng là chúng ta không nên phản đối, nhưng là hướng dẫn và giúp đỡ các trắc nghiệm ấy của tầng lớp trẻ đạt tới mục đích mong muốn, chứ không bị lạc đường.
Nói tóm lại, các tầng lớp trẻ, các thanh thiếu niên nam nữ cần có những đoàn thể thích hợp cho họ và những địa điểm gặp gỡ nhất định để cùng nhau cầu nguyện. Nhất là họ cần sự nâng đỡ về mọi mặt của cha mẹ trong gia đình và của các vị có trách nhiệm trong giáo xứ, để họ không cảm thấy bị bỏ rơi, bị cô đơn lẻ loi.
2. Chúng ta hãy cầu nguyện với tầng lớp trẻ
Cầu nguyện là một sức mạnh có thể biến đổi được mọi sự. Nhưng điều quan trọng đầu tiên là các bậc cha mẹ, các vị có trách nhiệm trong giáo xứ phải có tâm huyết với tầng lớp trẻ, phải thực sự tìm mọi cách để dẫn đưa họ tới cùng Thiên Chúa. Trong các Lời Nguyện Giáo Dân khi dâng lễ bao giờ cũng cần có ý chỉ cầu nguyện cho sự phát triển và nảy nở đức tin nơi các thế hệ trẻ, trong gia đình cũng như trong giáo xứ. Nhưng điều hiệu nghiệm nhất là mỗi khi cả cộng đoàn giáo xứ cùng quỳ gối chầu Mình Thánh Chúa, hãy tha thiết kêu xin Chúa Giêsu Thánh Thể cho các thanh niên thiếu nữ và các em nhi đồng, Đấng đã phán: „Hãy để các con trẻ đến cùng Thầy“: Xin Người luôn đồng hành với các con cái chúng ta trong suốt cuộc sống và dẫn đưa c
3. Chúng ta hãy hướng dẫn tầng lớp trẻ cầu nguyện
Trong cuộc sống xã hội tân tiến ngày nay, có biết bao nhiêu điều tốt xấu lẫn lộn đang ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tâm hồn non trẻ của các thanh thiếu niên: Từ Ti-vi cho đến Internet, từ phim ảnh, bạn bè cho đến những gương lành gương xấu do những người trưởng thành chúng ta làm trước mắt chúng. Tất cả đã đưa đẩy tầng lớp trẻ bất đắc dĩ phải đứng trước „ngã ba đường“ sự lựa chọn.
Nếu chúng ta muốn cho các tầng lớp người trẻ tìm gặp được Thiên Chúa, và như thế đạt tới được hạnh phúc đích thực của đời họ, thì chúng ta cần phải liên kết họ lại với Người qua các gương lành, qua cuộc sống phù hợp với tinh thần bác ái và công bằng của Phúc Âm. Dĩ nhiên, đức tin là một ơn lành của Thiên Chúa Chúa, là sự tác động của Chúa Thánh Thần trong các tâm hồn, chứ không phải do công trạng của chúng ta, còn chúng ta chỉ là những nhân viên, là những dụng cụ trong tay Thiên Chúa mà thôi. Thiên Chúa là một thực tại, Người luôn hiện diện trong mọi nơi và trong mỗi người chúng ta, Người luôn sẵn sàng tuôn đổ tràn đầy mọi ơn lành của Người xuống trên chúng ta. Điều đó muốn nói rằng, chúng ta cần phải nhìn thấy được nơi các trẻ nhỏ và các thanh thiếu niên một sự liên kết khả dĩ hình thành giữa Thiên Chúa và tâm hồn họ. Vì thế, chúng ta hãy tìm cách dẫn đưa các thế hệ trẻ tiếp cận được với Thiên Chúa, hay nói cách khác, chúng ta hãy dạy cho các thế hệ trẻ biết cầu nguyện.
Nhưng trước hết, chúng ta cũng dạy cho các thế hệ trẻ xác tín được rằng cầu nguyện không nhất thiết là phải đọc thuộc lòng các Kinh Nguyện đã được dọn sẵn mà nhiều khi họ cũng chẳng hiểu hết ý nghĩa các Kinh ấy; và nhất là cầu nguyện không phải là một bổn phận nặng nề nhàm chán, nhưng là một hồng ân của Thiên Chúa, là nguồn suối tắm mát và thanh tẩy tâm hồn con người, nơi đó con người luôn có thể múc kín cho cuộc sống của mình sự trợ lực và sức mạnh, niềm vui và sự an ủi cần thiết.
Trong điểm này, với tư cách là một Linh Mục công tác Mục Vụ trong các giáo xứ người Đức từ gần bốn thập niên nay và từ hơn một thập niên qua còn kèm thêm công tác cho bà con Việt Kiều Công Giáo cũng tại quốc gia Tây Âu này, tôi đã tích lũy được cho mình những kinh nghiệm nhất định trong việc lần hạt Mân Côi và có thể khẳng định được rằng Kinh Mân Côi không chỉ là một Kinh Nguyện đơn sơ, dễ đọc, dễ hiểu, nhưng còn là nguồn sức mạnh phi thường, có thể giúp chúng ta trang trải được mọi thứ „nợ đời.“ Vâng, Kinh Mân Côi hội đủ mọi công dụng thiêng liêng và tinh thần: Nó nối kết ta lại với Chúa và với mọi anh chị em đồng loại, hàn gắn mọi va chạm và sứt mẻ trong cuộc sống hằng ngày, sức mạnh để kiến tạo hòa bình và là niềm vui và niềm an ủi ngọt ngào cho những tâm hồn biết yêu mến Mẹ Maria. Trong các lần hiện ra với con cái loài người, đặc biệt ở Lộ Đức và ở Fatima, Mẹ Thiên Chúa đều đòi hỏi mọi tín hữu Công Giáo, kể cả những trẻ nhỏ mới lên sáu lên mười, còn trong trắng thơ ngây – như Bernadette ở Lộ Đức hay như Gia-xin-ta, Phanxicô và Lucia ở Fatima – cần phải siêng năng lần hạt Mân côi mỗi ngày. Bởi vì, Kinh Mân Côi là một Kinh của trẻ thơ và của các thanh niên thiếu nữ. Dĩ nhiên, người ta không nên chờ đợi các con trẻ và tầng lớp thanh thiếu niên sẽ lập tức đọc trọn toàn bộ tràng hạt Mân Côi trong một Giờ Kinh. Điều đó không cần thiết và nhất là phản sư phạm trong việc dạy cho tầng lớp trẻ cầu nguyện. Nhưng mỗi lần có thể chỉ đọc một chục hay hai chục Kinh Kính Mừng là đủ.
Ở đây, tôi xin được phép kể lại kinh nghiệm sống động trong việc lần hạt Mân Côi tại Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam chúng tôi thuộc Giáo phận Trier/Đức quốc: Từ trên dưới 30 năm nay, cộng đoàn người Công Giáo Việt Nam tại Giáo phận này luôn thực hành một truyền thống đạo đức tốt, đó là từ tháng năm, Tháng Hoa, cho tới tháng mười, Tháng Mân Côi, các gia đình trong cộng đoàn tuần tự rước tượng Đức Mẹ Fatima về trong gia đình và mời cả cộng đoàn – nhiều gia đình còn mời cả các bà con bên lương nữa – về tôn vương Đức Mẹ cùng gia đình vào ngày cuối tuần, hoặc thứ bảy hoặc Chúa Nhật. Trong Giờ Kinh gia đình ấy:
• Trước hết chủ nhà nêu lên ý xin cầu nguyện của gia đình – hoặc xin ơn bình an cho gia đình hoặc xin cầu nguyện cho linh hôn của một người quá cố trong gia đình, v.v...
• Tiếp đến vị Cộng Đoàn Trưởng xướng các Kinh sáng tối quen thuộc.
• Đọc bài Phúc Âm của ngày Chúa Nhật hôm ấy.
• Cha Tuyên Úy chia sẻ lời Chúa dựa theo bài Phúc Âm.
• Lần một chục hạt Mân Côi.
• Đọc bản kinh „Đền Tạ Đức Mẹ Tại Các Gia Đình“ và các bài Thánh Ca về Đức Mẹ.
• Và kết thúc Giờ Kinh bằng phép lành của cha Tuyên Úy.
Để tỏ lòng biết ơn bà con trong cộng đoàn đã đến hợp ý hợp lời cùng cầu nguyện với gia đình cũng như để nối chặt thêm tình liên đới và tình thân ái giữa các thành phần trong cộng đoàn, gia đình liên hệ thường mời các bà con hiện diện ở lại dùng trà, bánh ngọt hay bữa cơm thanh đạm với gia đình mình.
Cách thức cầu nguyện chung này đã mang lại nhiều hiệu quả tinh thần rõ rệt trong và cho cộng đoàn. Trước hết dù hoàn cảnh cư trú xa biệt nhau,(2) nhưng mọi người vẫn hăng hái và vui vẻ tham gia phong trào Tôn Vương Đức Mẹ này từ hàng thập niên qua. Chính nhờ có các Giờ Kinh tôn vương Đức Mẹ này tại các gia đình trong cộng đoàn, bà con Công Giáo gặp gỡ nhau thường xuyên hơn, và qua đó họ hiểu nhau hơn, thông tin cho nhau hoàn cảnh sống của mỗi người hay của mỗi gia đình dễ dàng hơn, giúp đỡ nhau mau chóng hơn. Nói chung là bà con sống đoàn kết và gắn bó với nhau hơn. Còn trong trường hợp có sự hiểu lầm giữa người này người nọ – đó là chuyện thường tình – thì họ cũng dễ dàng vượt qua và thông cảm cho nhau hơn.
Đó là một vài hiệu quả tích cực thực tiễn trong muôn vàn ích lợi tinh thần khác do Kinh Mân Côi mang lại và nhất là qua gương lần hạt Mân Côi sốt sắng này sẽ thức tỉnh được nơi tầng lớp trẻ lòng ham thích cầu nguyện.
Nói tóm lại, chúng ta cần dạy cho tầng lớp thanh thiếu niên biết cầu nguyện và ham thích cầu nguyện. Dĩ nhiên, luôn phải đơn sơ, tươi vui và ngắn gọn; tuyệt đối không được ép buộc hay áp đặt, nhưng chỉ thuyết phục một cách đầy thân thiện và yêu thương. Mọi sự sẽ thành công, nếu các tầng lớp thanh thiếu niên nhận thấy chính chúng ta cũng thực sự cầu nguyện và cầu nguyện sốt sắng, chứ không chỉ dạy lý thuyết mà thôi.
4. Trước các tầng lớp trẻ, chúng ta hãy nói tốt về Giáo Hội
Làm sao chúng ta có thể giúp cho các trẻ nhỏ và nhất là tầng lớp thanh thiếu niên nam nữ yêu mến Giáo Hội và ham chuộng việc Kinh Nguyện, nếu khi đứng trước mặt họ chúng ta hay phê bình, chỉ trích và phàn nàn Giáo Hội, Ban chấp hành xứ, Linh Mục quản xứ, các Đức Giám Mục và Đức Giáo Hoàng thế này thế nọ?
Để có thể chinh phục được tầng lớp trẻ cho Chúa và cho Giáo Hội, thì chính những người trưởng thành chúng ta phải có lòng yêu mến Chúa và Giáo Hội trước đã, vì không ai có thể cho người khác điều mình không có!
Và bước đầu tiên là tránh phê bình chỉ trích hay phàn nàn Giáo Hội trước mặt các thanh thiếu niên, ở trong gia đình cũng như ở ngoài xã hội. Người Việt Nam chúng ta đã chẳng thường nói: „Tốt đẹp thì phơi ra, xấu xa thì đậy lại!“ Dĩ nhiên điều đó không muốn nói là chúng ta phải sống giả dối và không dám nhìn vào sự thật. Không. Là Kitô hữu, chúng ta phải luôn nói và hành động theo đúng sự thật. Nhưng có nhiều sự thật người ta không được nói ra; lại có những sự thật chỉ được nói ra cho một số người nhất định nào đó và phải nói vào một thời giờ và một nơi chốn thích hợp nhất định nào đó. Nói cách khác, một sự thật chỉ cần phải được nói ra khi nó mang lại lợi ích cho người nghe; còn khi nói ra mà lợi bất cập hại thì cần phải giữ kín. Từ kinh nghiệm sống này, một câu phương ngôn của người Pháp đã rất chí lý khi nói. „Il n´est pas bon, toujours de parler la vérité“: Khi nào cũng nói ra sự thật là một điều không tốt!
Trước tầng lớp trẻ, thay vì phê bình chỉ trích thì chúng ta hãy nói tốt về Giáo Hội. Vì tuy trong Giáo Hội cũng đã từng xảy ra hay còn tồn đọng những tính chất nhân loại, nhưng đó chỉ là những yếu đuối của một thiểu số thành phần rất nhỏ nào đó. Nếu chúng ta nhìn vào Giáo Hội một cách khách quan và nhất là với thiện ý và tình yêu chân thành, thì chúng ta sẽ khám phá được sự thánh thiện cao cả và vẻ đáng yêu tuyệt vời của Giáo Hội, vì Giáo Hội là Hội Thánh, là thân mình mầu nhiệm của Đức Kitô. Điều đó cũng có nghĩa là có lẽ những người trưởng thành chúng ta cần phải nhìn nhận lại quan niệm và thái độ của mình đối với Mẹ Giáo Hội. Một câu phương ngôn cũng nói: „Một giọt mật ong ngọt ngào thì mang lại nhiều lợi ích hơn là một thùng giấm chua.“
Vâng, nếu chúng ta muốn chinh phục được tầng lớp trẻ cho Giáo Hội, chúng ta hãy nói tốt về Giáo Hội. Và đó là sự thật, vì tự bản chất của mình là Hội Thánh Đức Kitô, trong Giáo Hội có muôn vàn „mật ong“ hơn là „giấm chua,“ trong Giáo Hội có nhiều điều tốt lành thánh thiện hơn là sự lỗi lầm và thiếu sót. Vì thế, nếu chúng ta dễ bị định kiến về một vài „giọt giấm“ mà bỏ quên cả một „thùng mật ong“ ngọt ngào trong cuộc sống Giáo Hội, thì định kiến ấy cần phải được điều chỉnh lại.
Hơn nữa, với sứ mệnh Kitô giáo thánh thiêng cao cả của mình, chúng ta không bao giờ có lý do để sống thất vọng hay bi quan giữa cuộc sống xã hội đầy phức tạp này; nếu không, muối chúng ta sẽ không còn đủ mặn để ướp được tầng lớp trẻ và đèn chúng ta sẽ không còn đủ sáng để soi chiếu cho họ tìm ra được con đường dẫn tới sự thật đích thực của cuộc sống.
5. Chúng ta hãy hành động như những Kitô hữu
Sau cùng, chúng ta không nên quên rằng, không chỉ cầu nguyện, không chỉ suy tư và nói tốt, nhưng còn phải hành động tốt nữa. Phúc Âm là một lời mời gọi sống một cuộc sống đức ái và sự hy sinh. Các con trẻ và các thanh thiếu niên không chỉ nghe mà còn nhìn vào hành động của những người trưởng thành chúng ta nữa. Họ sẽ quan sát rất kỹ, để xem liệu chúng ta chỉ trình bày và giới thiệu tốt về đức tin, về các giáo lý của Giáo Hội một cách lý thuyết suông hay chúng ta còn có cả cuộc sống và hành động kèm theo hoàn toàn phù hợp với những giáo lý ấy nữa. Những lời nói hay chỉ là những ngôn từ trống rỗng và bất khả tín, nếu chúng không được xuất phát từ sự xác tín và không có việc làm phù hợp kèm theo. Ở đây, chúng ta có thể trích dẫn gương sống đạo của chân phước Mẹ Têrêxa Can-cút-ta: Mẹ yêu thương những người nghèo, những người bị bỏ rơi không chỉ bằng những lời an ủi suông, nhưng bằng cả cuộc đời hoàn toàn dấn thân cho họ, thăm viếng, săn sóc họ bằng đôi tay gầy yếu của Mẹ. Và vì thế, Mẹ Têrêxa đã chinh phục được cả hàng triệu tâm hồn về Cho Chúa.
Tất cả những gì chúng ta làm cho tầng lớp thanh thiếu niên, không nhất thiết đòi hỏi phải hoàn hảo, vì điều chính yếu là chúng ta làm với tình yêu và lòng chân thành. Vâng, điều có thể chạm tới được tâm hồn thanh thiếu niên không nhất thiết là chúng ta làm một điều gì đó cho họ, nhưng là cách thức và thái độ chúng ta làm điều ấy.
Vậy, chúng ta hãy loại bỏ những ý tưởng hời hợt, trống rỗng, vì với tư cách là Giáo Hội, chúng ta có sứ mệnh mang Chúa đến cho các tâm hồn bằng chính cả con người cụ thể của mình. Chúng ta hãy khẩn cầu Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta sức mạnh, lòng can đảm để trở thành những dụng cụ hữu hiệu trong tay Người, hầu qua chúng ta Người sẽ chinh phục được nhiều tầng lớp trẻ hơn
_____________________
Chú thích:
1. Các Kinh trong kho tàng Kinh Nguyện của Giáo Hội luôn mang những nội dung sâu sắc và cao cả, giúp cho các tâm hồn kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa, nhưng trong các buổi cầu nguyện riêng cho tầng lớp thanh thiếu niên, người ta nên sử dụng lối cầu nguyện khác, như cách cầu nguyện trực ngôn và tự phát, v.v… sẽ hiệu quả hơn.
2. Bà con Việt kiều ở Đức thường không thể sống tập trung lại một chỗ bên cạnh nhau, nhưng vì lý do nghề nghiệp và nhà cửa, họ phải ở xa nhau, mỗi gia đình một chỗ, cách xa nhau có khi lên tới 100, 50, 40 hay 20 cây số.
Lm. Nguyễn Hữu Thy
Thiên Thần bên mộ Chúa Giêsu
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
23:23 30/03/2013
Thiên Thần bên mộ Chúa Giêsu
Chúng ta người công giáo tin có Thiên Thần. Nhưng đã có mấy người được nhìn thấy Thiên Thần. Do đó không mấy ai biết Thiên Thần như thế nào.
Trong Kinh Thánh, Thiên Thần của Chúa được nói đến nhiều, hầu như trong sách thánh nào cũng nói đến Thiên Thần. Họ luôn có mặt khắp nơi. Từ khi Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, con người, và trong suốt dòng lịch sử không gian cùng thời gian đời sống nhân loại xưa nay, Thiên Thần luôn đóng vai trò Sứ gỉa của Thiên Chúa mang tin cho con người
Thiên Thần Gabriel hiện ra với Đức Mẹ Maria báo tin Chúa Giêsu xuống thế làm người trong cung lòng Đức Mẹ Maria
Thiên Thần hiện ra với Thầy cả Dacaria báo tin vợ ông có thai cưu mang Thánh Gioan tẩy gỉa.
Thiên Thần hiện ra nhiều lần với Thánh Giuse báo tin quan trọng khẩn cấp liên quan trực tiếp tới đời sống Chúa Giêsu lúc còn thơ ấu.
Khi Chúa Giêsu sinh ra trên cánh đồng Bethlehem, Thiên Thần hiện báo tin cho các Mục đồng.
Và Thiên Thần hiện ra với các người phụ nữ đến viếng thăm mộ Chúa Giêsu.
Tại sao Thiên Thần lại hiện ra với họ ở bên ngôi mộ Chúa Giêsu, và để làm gì?
1. Vần lăn phiến đá đóng chắn cửa mồ.
Theo phong tục người Do Thái ngày xưa, nơi cửa mộ huyệt an táng người qua đời được che lấp kín bằng một tảng đá to nặng vững chắc. Tảng đá to nặng, các người phụ nữ đến viếng mộ Chúa, lo lắng làm sao có thể lăn nó ra khỏi cửa được, thì :“Thình lình, đất rung chuyển dữ dội: thiên thần Chúa từ trời xuống, đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên;3 diện mạo người như ánh chớp, và y phục trắng như tuyết.“ (Mt 28, 2-3).
Thiên Thần hiện ra với các người phụ nữ bên mộ Chúa Giêsu như người canh giữ cửa mồ.
Khi Thiên Thần thấy họ tới muốn vào viếng xác Chúa, liền đến vần tảng đá to nặng chắn lấp cửa mồ sang một bên.
Thiên Thần đã giúp họ giải quyết bớt đi một vấn đề, san bằng cho thông thương vật cản trở chắn lối đi. Thiên Thần đã mở lối cho họ đi tiếp. Họ không phải vào trong mồ nữa. Con đường đã thông thương không còn đá chắn lối nữa, họ phải đi loan báo tin Chúa Giêsu đã sống lại ra khỏi nấm mồ rồi.
Diện mạo cùng áo của Thiên Thần trắng sáng như tuyết, như tia chớp nói lên sự tinh tuyền trong sáng không có gì còn che phủ như lớp sương mù sự sợ hãi hoài nghi che chắn tầm nhìn suy nghĩ của tâm trí. Ánh sáng trắng tinh làm rõ tỏ hiện những vết nhơ bẩn và có sức tẩy xóa những vết nhơ bẩn đó.
Chúa Giêsu sống lại chiếu soi ánh sáng mới tinh tuyền vào bóng tối âm u của mộ huyệt sự chết, sự tội.
Ánh sáng Chúa phục sinh có sức tẩy rửa những vết dơ bẩn do tội lỗi gây ra.
2. Tâm trí hoảng sợ
Thánh sử Marco và Luca thuật lại, khi các người phụ nữ đến thăm mộ Chúa Giêsu, họ thấy tảng đá chắn cửa mồ đã được vần lăn sang một bên. Họ ngó nhìn vào trong mộ, thấy Thiên Thần mặc áo trắng sáng chói đang ngồi đó.Thế là họ sinh ra hoài nghi hoảng sợ.
Các người phụ nữ lo lắng hoảng sợ. Vì thấy tảng đá to nặng chắn cửa mồ đã nằm sang một bên. Lối đi vào tiến tới đã được khai thông. Ai đã làm chuyện này?
Các người phụ nữ hoảng hốt. Vì bỗng dưng lại có Thiên Thần hiện ra mặc áo trắng chói lòa ngồi trong mộ nơi chôn Chúa Giêsu. Ai đấy?
Các người phụ nữ hồn vía thất kinh siêu lạc. Vì lời Thiên Thần nói với họ Chúa Giêsu đã chỗi dậy rồi. Người không còn nằm ở đây nữa. Việc qúa lạ lùng!
Từ tâm trạng hoảng sợ thất kinh, họ vội vàng nhảy chạy cho xa, rồi lấy hết bình tĩnh mà thuật lại những gì đã thấy tận mắt.
Trong đời sống khi sống trải qua gặp sự gì linh thiêng thần thánh, ngỡ ngàng bỡ ngỡ, điều gì đụng chạm tới trái tim tình cảm tầng thần kinh cảm gíac, con người cũng có tâm trạng lo âu hoảng hốt bồn chồn, cùng gây ra trạng thái chuyển động trong đi đứng.
3. Mủi lòng chuyển động
Thánh Gioan thuật lại ( Ga 20, 11-18) chị Maria Mai đệ Liên đến mộ Chúa Giêsu khóc lóc. Vì chị ta đi tìm mà không thấy xác Chúa nữa.
Chị ta không nhận ra Thiên Thần đang ngồi trong mộ huyệt. Câu hỏi của Thiên Thần „Tại sao chị lại khóc vậy?“, đã chạm thâm tâm của chị và làm chị chạnh lòng. Trong dòng nước mắt kể lể lúc bơ vơ hoài nghi thắc mắc, chị quay lại, và đã bắt gặp thấy Chúa Giêsu đã sống lại hiện ra đang đứng trước mặt.
Có thể suy ra rằng lời nói của Thiên Thần đã phá tan đá sỏi bao phủ che kín tâm hồn hoang mang hoài nghi của Mai đệ Liên. Nó giúp chị ta bừng tỉnh và nhận ra Chúa Giêsu phục sinh.
Trong đời sống, nhiều khi lời nói trong Kinh Thánh, hay của một người nào đó, mà đụng chạm trúng tâm trạng của ta, cũng đủ giúp ta mủi lòng. Rồi từ đó quay suy nghĩ lại, và bừng tỉnh tìm nhận ra hướng đi, hướng giải quyết cho vấn đề đang gặp bế tắc.
************************
Thiên Chúa xưa nay khi muốn nói với con người điều gì, Ngài thường sai các Thiên Thần là Sứ Gỉa hiện đến mang cho con người.
Thiên Thần không phải chỉ là tạo vật thiêng liêng được Chúa dựng nên không có hình hài thân xác như con người chúng ta.
Nhưng cũng có Thiên Thần có thân xác hình hài như con người chúng ta. Họ là Ông Bà , Cha Mẹ, vợ chồng, con cháu, bạn bè người quen thân và cả những người xa lạ, mà Chúa gửi ban cho đời sống con người chúng ta.
Họ là những chỉ dẫn, những gương sáng tốt lành, là những trợ giúp ta trong mọi hoàn cảnh đời sống.
Họ là lời khuyến khích cổ võ , và lời cảnh báo nhắc nhở ta trên đường đời sống.
Thiên Thần thường được vẽ in có đôi cánh sau lưng cùng mặc áo trắng dài.
Hình ảnh đôi cánh Thiên Thần muốn nói lên gương sáng cùng lời nói phấn chấn hay cảnh giác báo động có khác gì đôi cánh giúp tâm trí ta bừng tỉnh nhẹ nhàng vươn lên cất bước đứng dậy đi tiếp.
Hình ảnh chiếc áo trắng dài của Thiên Thần là hình ảnh sự trong trắng, sự đẹp thanh thoát nguyên tuyền của một nếp sống qui hướng theo sự ngay thẳng công chính, một tâm hồn sạch tội.
Mừng lễ Chúa sống lại 2013
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Chúng ta người công giáo tin có Thiên Thần. Nhưng đã có mấy người được nhìn thấy Thiên Thần. Do đó không mấy ai biết Thiên Thần như thế nào.
Trong Kinh Thánh, Thiên Thần của Chúa được nói đến nhiều, hầu như trong sách thánh nào cũng nói đến Thiên Thần. Họ luôn có mặt khắp nơi. Từ khi Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, con người, và trong suốt dòng lịch sử không gian cùng thời gian đời sống nhân loại xưa nay, Thiên Thần luôn đóng vai trò Sứ gỉa của Thiên Chúa mang tin cho con người
Thiên Thần Gabriel hiện ra với Đức Mẹ Maria báo tin Chúa Giêsu xuống thế làm người trong cung lòng Đức Mẹ Maria
Thiên Thần hiện ra với Thầy cả Dacaria báo tin vợ ông có thai cưu mang Thánh Gioan tẩy gỉa.
Thiên Thần hiện ra nhiều lần với Thánh Giuse báo tin quan trọng khẩn cấp liên quan trực tiếp tới đời sống Chúa Giêsu lúc còn thơ ấu.
Khi Chúa Giêsu sinh ra trên cánh đồng Bethlehem, Thiên Thần hiện báo tin cho các Mục đồng.
Và Thiên Thần hiện ra với các người phụ nữ đến viếng thăm mộ Chúa Giêsu.
Tại sao Thiên Thần lại hiện ra với họ ở bên ngôi mộ Chúa Giêsu, và để làm gì?
1. Vần lăn phiến đá đóng chắn cửa mồ.
Theo phong tục người Do Thái ngày xưa, nơi cửa mộ huyệt an táng người qua đời được che lấp kín bằng một tảng đá to nặng vững chắc. Tảng đá to nặng, các người phụ nữ đến viếng mộ Chúa, lo lắng làm sao có thể lăn nó ra khỏi cửa được, thì :“Thình lình, đất rung chuyển dữ dội: thiên thần Chúa từ trời xuống, đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên;3 diện mạo người như ánh chớp, và y phục trắng như tuyết.“ (Mt 28, 2-3).
Thiên Thần hiện ra với các người phụ nữ bên mộ Chúa Giêsu như người canh giữ cửa mồ.
Khi Thiên Thần thấy họ tới muốn vào viếng xác Chúa, liền đến vần tảng đá to nặng chắn lấp cửa mồ sang một bên.
Thiên Thần đã giúp họ giải quyết bớt đi một vấn đề, san bằng cho thông thương vật cản trở chắn lối đi. Thiên Thần đã mở lối cho họ đi tiếp. Họ không phải vào trong mồ nữa. Con đường đã thông thương không còn đá chắn lối nữa, họ phải đi loan báo tin Chúa Giêsu đã sống lại ra khỏi nấm mồ rồi.
Diện mạo cùng áo của Thiên Thần trắng sáng như tuyết, như tia chớp nói lên sự tinh tuyền trong sáng không có gì còn che phủ như lớp sương mù sự sợ hãi hoài nghi che chắn tầm nhìn suy nghĩ của tâm trí. Ánh sáng trắng tinh làm rõ tỏ hiện những vết nhơ bẩn và có sức tẩy xóa những vết nhơ bẩn đó.
Chúa Giêsu sống lại chiếu soi ánh sáng mới tinh tuyền vào bóng tối âm u của mộ huyệt sự chết, sự tội.
Ánh sáng Chúa phục sinh có sức tẩy rửa những vết dơ bẩn do tội lỗi gây ra.
2. Tâm trí hoảng sợ
Thánh sử Marco và Luca thuật lại, khi các người phụ nữ đến thăm mộ Chúa Giêsu, họ thấy tảng đá chắn cửa mồ đã được vần lăn sang một bên. Họ ngó nhìn vào trong mộ, thấy Thiên Thần mặc áo trắng sáng chói đang ngồi đó.Thế là họ sinh ra hoài nghi hoảng sợ.
Các người phụ nữ lo lắng hoảng sợ. Vì thấy tảng đá to nặng chắn cửa mồ đã nằm sang một bên. Lối đi vào tiến tới đã được khai thông. Ai đã làm chuyện này?
Các người phụ nữ hoảng hốt. Vì bỗng dưng lại có Thiên Thần hiện ra mặc áo trắng chói lòa ngồi trong mộ nơi chôn Chúa Giêsu. Ai đấy?
Các người phụ nữ hồn vía thất kinh siêu lạc. Vì lời Thiên Thần nói với họ Chúa Giêsu đã chỗi dậy rồi. Người không còn nằm ở đây nữa. Việc qúa lạ lùng!
Từ tâm trạng hoảng sợ thất kinh, họ vội vàng nhảy chạy cho xa, rồi lấy hết bình tĩnh mà thuật lại những gì đã thấy tận mắt.
Trong đời sống khi sống trải qua gặp sự gì linh thiêng thần thánh, ngỡ ngàng bỡ ngỡ, điều gì đụng chạm tới trái tim tình cảm tầng thần kinh cảm gíac, con người cũng có tâm trạng lo âu hoảng hốt bồn chồn, cùng gây ra trạng thái chuyển động trong đi đứng.
3. Mủi lòng chuyển động
Thánh Gioan thuật lại ( Ga 20, 11-18) chị Maria Mai đệ Liên đến mộ Chúa Giêsu khóc lóc. Vì chị ta đi tìm mà không thấy xác Chúa nữa.
Chị ta không nhận ra Thiên Thần đang ngồi trong mộ huyệt. Câu hỏi của Thiên Thần „Tại sao chị lại khóc vậy?“, đã chạm thâm tâm của chị và làm chị chạnh lòng. Trong dòng nước mắt kể lể lúc bơ vơ hoài nghi thắc mắc, chị quay lại, và đã bắt gặp thấy Chúa Giêsu đã sống lại hiện ra đang đứng trước mặt.
Có thể suy ra rằng lời nói của Thiên Thần đã phá tan đá sỏi bao phủ che kín tâm hồn hoang mang hoài nghi của Mai đệ Liên. Nó giúp chị ta bừng tỉnh và nhận ra Chúa Giêsu phục sinh.
Trong đời sống, nhiều khi lời nói trong Kinh Thánh, hay của một người nào đó, mà đụng chạm trúng tâm trạng của ta, cũng đủ giúp ta mủi lòng. Rồi từ đó quay suy nghĩ lại, và bừng tỉnh tìm nhận ra hướng đi, hướng giải quyết cho vấn đề đang gặp bế tắc.
************************
Thiên Chúa xưa nay khi muốn nói với con người điều gì, Ngài thường sai các Thiên Thần là Sứ Gỉa hiện đến mang cho con người.
Thiên Thần không phải chỉ là tạo vật thiêng liêng được Chúa dựng nên không có hình hài thân xác như con người chúng ta.
Nhưng cũng có Thiên Thần có thân xác hình hài như con người chúng ta. Họ là Ông Bà , Cha Mẹ, vợ chồng, con cháu, bạn bè người quen thân và cả những người xa lạ, mà Chúa gửi ban cho đời sống con người chúng ta.
Họ là những chỉ dẫn, những gương sáng tốt lành, là những trợ giúp ta trong mọi hoàn cảnh đời sống.
Họ là lời khuyến khích cổ võ , và lời cảnh báo nhắc nhở ta trên đường đời sống.
Thiên Thần thường được vẽ in có đôi cánh sau lưng cùng mặc áo trắng dài.
Hình ảnh đôi cánh Thiên Thần muốn nói lên gương sáng cùng lời nói phấn chấn hay cảnh giác báo động có khác gì đôi cánh giúp tâm trí ta bừng tỉnh nhẹ nhàng vươn lên cất bước đứng dậy đi tiếp.
Hình ảnh chiếc áo trắng dài của Thiên Thần là hình ảnh sự trong trắng, sự đẹp thanh thoát nguyên tuyền của một nếp sống qui hướng theo sự ngay thẳng công chính, một tâm hồn sạch tội.
Mừng lễ Chúa sống lại 2013
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Top Stories
Ecumenical Stations of the Cross in Bayswater, Perth, Western Australia
VietCatholic Network
01:04 30/03/2013
Catholic and Anglican youth took turns carrying the Cross in the Stations of the Cross on the streets of Bayswater, Perth, Australia on Good Friday 29 of March. The ecumenical service, organised by both St. Columba Catholic Church and St. Augustine Anglican Church drew hundreds of Catholics and Anglicans, who walked, sang and prayed together.
As a traditional practice among followers of the Roman Catholic and Anglican faiths, the Stations of the Cross allows Christians to have a spiritual walk with Jesus, taking them back to the events surrounding his prosecution, crucifixion, death and resurrection.
Father Minh Thuy Nguyen, the parish priest of St. Columba’s, said he and his Anglican counterpart Reverend Kate Wilmot organized the ecumenical Stations of the Cross "to bear witness to our common hope and to give their parishioners a chance to sing together the beautiful and inviting sound of the word of God.”
Stations of the Cross "is a blessing for us until we join again", said Reverend Wilmot at the end of the service.
The service started at the Anglican church and ended at the Catholic Church, where Catholic and Anglican attendees received their blessing from the Catholic and Anglican pastors.
Ecumenical Stations of the Cross Good Friday Service at Bayswater, an initiative of Catholic Fr. Huynh Nguyen and his Anglican counterpart, Fr. Peter Manuel, seven years ago, was warm welcomed by members of both the communities who believed that by walking and praying together, they could show people they confess the one faith, and keep the fraternal harmony of the family of God.
As a traditional practice among followers of the Roman Catholic and Anglican faiths, the Stations of the Cross allows Christians to have a spiritual walk with Jesus, taking them back to the events surrounding his prosecution, crucifixion, death and resurrection.
Father Minh Thuy Nguyen, the parish priest of St. Columba’s, said he and his Anglican counterpart Reverend Kate Wilmot organized the ecumenical Stations of the Cross "to bear witness to our common hope and to give their parishioners a chance to sing together the beautiful and inviting sound of the word of God.”
Stations of the Cross "is a blessing for us until we join again", said Reverend Wilmot at the end of the service.
The service started at the Anglican church and ended at the Catholic Church, where Catholic and Anglican attendees received their blessing from the Catholic and Anglican pastors.
Ecumenical Stations of the Cross Good Friday Service at Bayswater, an initiative of Catholic Fr. Huynh Nguyen and his Anglican counterpart, Fr. Peter Manuel, seven years ago, was warm welcomed by members of both the communities who believed that by walking and praying together, they could show people they confess the one faith, and keep the fraternal harmony of the family of God.
Vatican: Passion of Our Lord Sermon
Vatican Radio
14:03 30/03/2013
In silent procession, wearing red vestments, Pope Francis made his way down the nave of St Peter’s basilica as the sunset over the dome on Friday evening. There before the High Altar, he lay prostrate in prayer. This was the opening act of the liturgy of Our Lord’s Passion, the central commemoration of Good Friday, the memorial of Christ’s suffering and death for the salvation of mankind.
The Holy Father stood as three deacons, two Franciscans and a Dominican, chanted the account of the Passion according to St. John. As is tradition, the papal preacher, Capuchin Father Raniero Cantalamessa, delivered the Good Friday Sermon, this year titled "Justified as a Gift through Faith in the Blood of Christ".
He began by describing the Easter Triduum as the ‘high point’ of the current Year of Faith: “Today we can make the most important decision in our lives: to believe… that Jesus died for our sins and rose again for our justification”. Unlike Adam and Eve, he added, we must not hide from the presence of God, because of our sin. Instead we must recognize our need to be justified; that we cannot justify ourselves.
Fr. Cantalamessa continued that faith in the Risen Christ, like satellite images and infrared photography, helps us see world in new light. It helps us to see beyond misery, injustice; because we know “in Christ dead and risen, the world has reached its final destination” a new heavens, a new earth have begun
The Papal preacher then turned his attention to the Cross as a powerful tool for Evangelization.
He noted that while the Cross sometimes separates unbelievers from believers, seen as madness by some and the ultimate symbol of love by others, “in a deeper sense it unites all men”, because “Christ died for everyone”. Thus, evangelization is a mystical gift that comes from the cross of Christ. It is not a conquest, not propaganda; it is sharing gift of God to world through Christ.
Citing Kafka, Fr. Cantalamessa said we must do everything to prevent Church from becoming a structure that impedes the Gospel message with dividing walls, ‘starting with those that separate the various Christian churches from one another, the excess of bureaucracy, the residue of past ceremonials, laws and disputes, now only debris’.
The Franciscan Friar concluded: “We must have the courage to knock them down and return the building to the simplicity and linearity of its origins. This was the mission that was received one day by a man who prayed before the Crucifix of San Damiano: "Go, Francis, and repair my Church".
Below we publish the official text of the 2013 Good Friday Sermon in St. Peter's Basilica, preached by Capuchin Friar Raniero Cantalamessa, Preacher of the Papal Household:
JUSTIFIED AS A GIFT THROUGH FAITH IN THE BLOOD OF CHRIST
“All have sinned and fall short of the glory of God, but they are now justified by his grace as a gift, through the redemption that is in Christ Jesus, whom God put forward as a sacrifice of atonement by his blood, effective through faith in his blood. He did this to show his righteousness [...] to prove at the present time that he is righteous and that he justifies the one who has faith in Jesus”(Rom 3:23-26).We have reached the summit of the Year of Faith and its decisive moment. This is the faith that saves, "faith that overcomes the world" (1 Jn 5:5)! Faith – the appropriation by which we make ours the salvation worked by Christ, by which we put on the mantle of his righteousness. On the one hand there is the outstretched hand of God offering man His grace; on the other hand, the hand of man reaching out to receive it through faith. The "new and everlasting Covenant" is sealed with a handclasp between God and man.
We have the opportunity to make, on this day, the most important decision of our lives, one that opens wide before us the doors of eternity: to believe! To believe that "Jesus died for our sins and rose again for our justification" (Rom 4:25)! In an Easter homily of the 4th century, the bishop pronounced these extraordinarily modern, and one could say existentialist, words: “For every man, the beginning of life is when Christ was immolated for him. However, Christ is immolated for him at the moment he recognizes the grace and becomes conscious of the life procured for him by that immolation” (The Paschal Homily of the Year 387 : SCh, 36 p. 59f.).
What an extraordinary thing! This Good Friday celebrated in the Year of Faith and in the presence of the new successor of Peter, could be, if we wish, the principle of a new kind of existence. Bishop Hilary of Poitiers, converted to Christianity as an adult, looking back on his past life, said, "before meeting you, I did not exist".
What is required is only that we do not hide from the presence of God, as Adam and Eve did after their sin, that we recognize our need to be justified; that we cannot justify ourselves. The publican of the parable came to the temple and made a short prayer: "O God, have mercy on me a sinner". And Jesus says that the man returned to his home "justified", that is, made right before him, forgiven, made a new creature, I think singing joyfully in his heart (Lk 18:14). What had he done that was so extraordinary? Nothing, he had put himself in the truth before God, and it is the only thing that God needs in order to act.
* * *Like he who, in climbing a mountain wall, having overcome a dangerous step, stops for a moment to catch his breath and admire the new landscape that has opened up before him, so does the Apostle Paul at the beginning of Chapter 5 of the letter to the Romans, after having proclaimed justification by faith:
“Therefore, since we are justified by faith, wehave peace with God through our Lord Jesus Christ,
through whom we have obtained access to this grace in which we stand; and weboast in our hope of sharing the glory of God.
And not only that, but wealso boast in our sufferings, knowing that suffering produces endurance,
and endurance produces character, and character produces hope,and hope does not disappoint us, because God’s love has been poured into our hearts through the Holy Spirit that has been given to us” (Rom 5: 1-5).
Today, from artificial satellites infrared photographs of whole regions of the Earth and of the whole planet are taken. How different the landscape looks when seen from up there, in the light of those rays, compared to what we see in natural light and from down here! I remember one of the first satellite pictures published in the world; it reproduced the entire Sinai Peninsula. The colors were different, the reliefs and depressions were more noticeable. It is a symbol. Even human life, seen in the infrared rays of faith, from atop Calvary, looks different from what you see "with the naked eye".
"The same fate”, said the wise man of the Old Testament, “comes to all, to the righteous and to the wicked...I saw under the sun that in the place of justice, wickedness was there, and in the place of righteousness, wickedness was there as well"(Ecc 3:16; 9:2). And in fact at all times man has witnessed iniquity triumphant and innocence humiliated. But so that people do not believe that there is something fixed and sure in the world, behold, Bossuet notes, sometimes you see the opposite, namely, innocence on the throne and lawlessness on the scaffold. But what did Qoheleth conclude from all this? " I said in my heart: God will judge the righteous and the wicked, for there is a time for everything" (Ecc 3:17). He found the vantage point that puts the soul in peace.
What Qoheleth could not know and that we do know is that this judgement has already happened: "Now”, Jesus says when beginning his passion, “is the judgment of this world; now the ruler of this world will be driven out.And I, when I am lifted up from the earth, will draw all people
to myself"(Jn 12:31-32).
In Christ dead and risen, the world has reached its final destination. Human progress is advancing today at a dizzying pace and humanity sees new and unexpected horizons unfolding before it, the result of its discoveries. Still, it can be said that the end of time has already come, because in Christ, who ascended to the right hand of the Father, humanity has reached its ultimate goal. The new heavens and new Earth have already begun. Despite all the misery, injustice, the monstrosities present on Earth, he has already inaugurated the final order in the world. What we see with our own eyes may suggest otherwise, but in reality evil and death have been defeated forever. Their sources are dry; the reality is that Jesus is the Lord of the world. Evil has been radically defeated by redemption which he operated. The new world has already begun.
One thing above all appears different, seen with the eyes of faith: death! Christ entered death as we enter a dark prison; but he came out of it from the opposite wall. He did not return from whence he came, as Lazarus did who returned to life to die again. He has opened a breach towards life that no one can ever close, and through which everyone can follow him. Death is no longer a wall against which every human hope is shattered; it has become a bridge to eternity. A "bridge of sighs", perhaps because no one likes to die, but a bridge, no longer a bottomless pit that swallows everything. "Love is strong as death", says the song of songs (Sgs 8:6). In Christ it was stronger than death!
In his "Ecclesiastical History of the English People", the Venerable Bede tells how the Christian faith made its entrance into the North of England. When the missionaries from Rome arrived in Northumberland, the local King summoned a Council of dignitaries to decide whether to allow them, or not, to spread the new message. Some of those present were in favor, others against. It was winter and outside there was a blizzard, but the room was lit and warm. At one point a bird came from a hole in the wall, fluttered a bit, frightened, in the hall, and then disappeared through a hole in the opposite wall.
Then one of those present rose and said: "Sire, our life in this world resembles that bird. We come we know not from where, for a while we enjoy the light and warmth of this world and then we disappear back into the darkness, without knowing where we are going. If these men are capable of revealing to us something of the mystery of our lives, we must listen to them". The Christian faith could return on our continent and in the secularized world for the same reason it made its entrance: as the only message, that is, which has a sure answer to the great questions of life and death.
* * *
The cross separates unbelievers from believers, because for the ones it is scandal and madness, for the others is God's power and wisdom of God (cf. 1 Cor 1:23-24); but in a deeper sense it unites all men, believers and unbelievers. "Jesus had to die [...] not for the nation only, but to gather into one the dispersed children of God"(cf. Jn 11:51f). The new heavens and the new Earth belong to everyone and are for everyone, because Christ died for everyone.
The urgency that comes from all this is that of evangelizing: "The love of Christ urges us, at the thought that one has died for all" (2 Cor 5:14). It urges us to evangelize! Let us announce to the world the good news that "there is no condemnation for those who are in Christ Jesus, because the law of the spirit which gives life in Christ Jesus has delivered us from the law of sin and death" (Rom 8:1-2).
There is a short story by Franz Kafka that is a powerful religious symbol and takes on a new meaning, almost prophetic, when heard on Good Friday. It's titled "An Imperial Message". It speaks of a king who, on his deathbed, calls to his side a subject and whispers a message into his ear. So important is that message that he makes the subject repeat it, in turn, into his hear. Then, with a nod, he sends off the messenger, who sets out on his way. But let us hear directly from the author the continuation of this story, characterized by the dreamlike and almost nightmarish tone typical of this writer:
" Now pushing with his right arm, now with his left, he cleaves a way for himself through the throng; if he encounters resistance he points to his breast, where the symbol of the sun glitters. But the multitudes are so vast; their numbers have no end. If he could reach the open fields how fast he would fly, and soon doubtless you would hear the welcome hammering of his fists on your door. But instead how vainly does he wear out his strength; still he is only making his way through the chambers of the innermost palace; never will he get to the end of them; and if he succeeded in that nothing would be gained; he must next fight his way down the stair; and if he succeeded in that nothing would be gained; the courts would still have to be crossed; and after the courts the second outer palace; and so on for thousands of years; and if at last he should burst through the outermost gate—but never, never can that happen—the imperial capital would lie before him, the center of the world, crammed to bursting with its own sediment. Nobody could fight his way through here even with a message from a dead man. But you sit at your window when evening falls and dream it to yourself”.From his deathbed, Christ also confided to his Church a message: "Go throughout the whole world, preach the good news to all creation" (MK 16:15). There are still many men who stand at the window and dream, without knowing it, of a message like his. John, whom we have just heard, says that the soldier pierced the side of Christ on the cross "so that the Scripture may be fulfilled which says 'they shall look on him whom they have pierced"(Jn 19:37). In the Apocalypse he adds: "Behold, he is coming on the clouds, and every eye will see him; they will see him even those who pierced him, and all the tribes of the Earth will lament for him "(Rev 1:7).
This prophecy does not annouce the last coming of Christ, when it will no longer be the time of conversion, but of judgment. It describes the reality of the evangelization of the peoples. In it, a mysterious but real coming of the Lord occurs, which brings salvation to them. Theirs won't be a cry of despair, but of repentance and of consolation. This is the meaning of that prophetic passage of Scripture that John sees realized in the piercing of the side of Christ, and that is, the passage of Zechariah 12:10: "I will pour out on the House of David and on the inhabitants of Jerusalem the spirit of grace and consolation; they will look to me, to him whom they have pierced".
The evangelization has a mystical origin; it is a gift that comes from the cross of Christ, from that open side, from that blood and from that water. The love of Christ, like that of the Trinity of which it is the historical manifestation, is "diffusivum sui", it tends to expand and reach all creatures, "especially those most needy of thy mercy." Christian evangelization is not a conquest, not propaganda; it is the gift of God to the world in his Son Jesus. It is to give the Head the joy of feeling life flow from his heart towards his body, to the point of vivivfying its most distant limbs.
We must do everything possible so that the Church may never look like that complicated and cluttered castle described by Kafka, and the message may come out of it as free and joyous as when the messenger began his run. We know what the impediments are that can restrain the messenger: dividing walls, starting with those that separate the various Christian churches from one another, the excess of bureaucracy, the residue of past ceremonials, laws and disputes, now only debris.
In Revelation, Jesus says that He stands at the door and knocks (Rev 3:20). Sometimes, as noted by our Pope Francis, he does not knock to enter, but knocks from within to go out. To reach out to the "existential suburbs of sin, suffering, injustice, religious ignorance and indifference, and of all forms of misery."As happens with certain old buildings. Over the centuries, to adapt to the needs of the moment, they become filled with partitions, staircases, rooms and closets. The time comes when we realize that all these adjustments no longer meet the current needs, but rather are an obstacle, so we must have the courage to knock them down and return the building to the simplicity and linearity of its origins. This was the mission that was received one day by a man who prayed before the Crucifix of San Damiano: "Go, Francis, and repair my Church".
"Who could ever be up to this task?" wondered aghast the Apostle before the superhuman task of being in the world "the fragrance of Christ"; and here is his reply, that still applies today: "We're not ourselves able to think something as if it came from us; our ability comes from God. He has made us to be ministers of a new covenant, not of the letter but of the Spirit; because the letter kills, but the Spirit gives life"(2 Cor 2:16; 3:5-6). May the Holy Spirit, in this moment in which a new time is opening for the Church, full of hope, reawaken in men who are at the window the expectancy of the message, and in the messengers the will to make it reach them, even at the cost of their life.
The Holy Father stood as three deacons, two Franciscans and a Dominican, chanted the account of the Passion according to St. John. As is tradition, the papal preacher, Capuchin Father Raniero Cantalamessa, delivered the Good Friday Sermon, this year titled "Justified as a Gift through Faith in the Blood of Christ".
He began by describing the Easter Triduum as the ‘high point’ of the current Year of Faith: “Today we can make the most important decision in our lives: to believe… that Jesus died for our sins and rose again for our justification”. Unlike Adam and Eve, he added, we must not hide from the presence of God, because of our sin. Instead we must recognize our need to be justified; that we cannot justify ourselves.
Fr. Cantalamessa continued that faith in the Risen Christ, like satellite images and infrared photography, helps us see world in new light. It helps us to see beyond misery, injustice; because we know “in Christ dead and risen, the world has reached its final destination” a new heavens, a new earth have begun
The Papal preacher then turned his attention to the Cross as a powerful tool for Evangelization.
He noted that while the Cross sometimes separates unbelievers from believers, seen as madness by some and the ultimate symbol of love by others, “in a deeper sense it unites all men”, because “Christ died for everyone”. Thus, evangelization is a mystical gift that comes from the cross of Christ. It is not a conquest, not propaganda; it is sharing gift of God to world through Christ.
Citing Kafka, Fr. Cantalamessa said we must do everything to prevent Church from becoming a structure that impedes the Gospel message with dividing walls, ‘starting with those that separate the various Christian churches from one another, the excess of bureaucracy, the residue of past ceremonials, laws and disputes, now only debris’.
The Franciscan Friar concluded: “We must have the courage to knock them down and return the building to the simplicity and linearity of its origins. This was the mission that was received one day by a man who prayed before the Crucifix of San Damiano: "Go, Francis, and repair my Church".
Below we publish the official text of the 2013 Good Friday Sermon in St. Peter's Basilica, preached by Capuchin Friar Raniero Cantalamessa, Preacher of the Papal Household:
JUSTIFIED AS A GIFT THROUGH FAITH IN THE BLOOD OF CHRIST
“All have sinned and fall short of the glory of God, but they are now justified by his grace as a gift, through the redemption that is in Christ Jesus, whom God put forward as a sacrifice of atonement by his blood, effective through faith in his blood. He did this to show his righteousness [...] to prove at the present time that he is righteous and that he justifies the one who has faith in Jesus”(Rom 3:23-26).We have reached the summit of the Year of Faith and its decisive moment. This is the faith that saves, "faith that overcomes the world" (1 Jn 5:5)! Faith – the appropriation by which we make ours the salvation worked by Christ, by which we put on the mantle of his righteousness. On the one hand there is the outstretched hand of God offering man His grace; on the other hand, the hand of man reaching out to receive it through faith. The "new and everlasting Covenant" is sealed with a handclasp between God and man.
We have the opportunity to make, on this day, the most important decision of our lives, one that opens wide before us the doors of eternity: to believe! To believe that "Jesus died for our sins and rose again for our justification" (Rom 4:25)! In an Easter homily of the 4th century, the bishop pronounced these extraordinarily modern, and one could say existentialist, words: “For every man, the beginning of life is when Christ was immolated for him. However, Christ is immolated for him at the moment he recognizes the grace and becomes conscious of the life procured for him by that immolation” (The Paschal Homily of the Year 387 : SCh, 36 p. 59f.).
What an extraordinary thing! This Good Friday celebrated in the Year of Faith and in the presence of the new successor of Peter, could be, if we wish, the principle of a new kind of existence. Bishop Hilary of Poitiers, converted to Christianity as an adult, looking back on his past life, said, "before meeting you, I did not exist".
What is required is only that we do not hide from the presence of God, as Adam and Eve did after their sin, that we recognize our need to be justified; that we cannot justify ourselves. The publican of the parable came to the temple and made a short prayer: "O God, have mercy on me a sinner". And Jesus says that the man returned to his home "justified", that is, made right before him, forgiven, made a new creature, I think singing joyfully in his heart (Lk 18:14). What had he done that was so extraordinary? Nothing, he had put himself in the truth before God, and it is the only thing that God needs in order to act.
* * *Like he who, in climbing a mountain wall, having overcome a dangerous step, stops for a moment to catch his breath and admire the new landscape that has opened up before him, so does the Apostle Paul at the beginning of Chapter 5 of the letter to the Romans, after having proclaimed justification by faith:
“Therefore, since we are justified by faith, wehave peace with God through our Lord Jesus Christ,
through whom we have obtained access to this grace in which we stand; and weboast in our hope of sharing the glory of God.
And not only that, but wealso boast in our sufferings, knowing that suffering produces endurance,
and endurance produces character, and character produces hope,and hope does not disappoint us, because God’s love has been poured into our hearts through the Holy Spirit that has been given to us” (Rom 5: 1-5).
Today, from artificial satellites infrared photographs of whole regions of the Earth and of the whole planet are taken. How different the landscape looks when seen from up there, in the light of those rays, compared to what we see in natural light and from down here! I remember one of the first satellite pictures published in the world; it reproduced the entire Sinai Peninsula. The colors were different, the reliefs and depressions were more noticeable. It is a symbol. Even human life, seen in the infrared rays of faith, from atop Calvary, looks different from what you see "with the naked eye".
"The same fate”, said the wise man of the Old Testament, “comes to all, to the righteous and to the wicked...I saw under the sun that in the place of justice, wickedness was there, and in the place of righteousness, wickedness was there as well"(Ecc 3:16; 9:2). And in fact at all times man has witnessed iniquity triumphant and innocence humiliated. But so that people do not believe that there is something fixed and sure in the world, behold, Bossuet notes, sometimes you see the opposite, namely, innocence on the throne and lawlessness on the scaffold. But what did Qoheleth conclude from all this? " I said in my heart: God will judge the righteous and the wicked, for there is a time for everything" (Ecc 3:17). He found the vantage point that puts the soul in peace.
What Qoheleth could not know and that we do know is that this judgement has already happened: "Now”, Jesus says when beginning his passion, “is the judgment of this world; now the ruler of this world will be driven out.And I, when I am lifted up from the earth, will draw all people
to myself"(Jn 12:31-32).
In Christ dead and risen, the world has reached its final destination. Human progress is advancing today at a dizzying pace and humanity sees new and unexpected horizons unfolding before it, the result of its discoveries. Still, it can be said that the end of time has already come, because in Christ, who ascended to the right hand of the Father, humanity has reached its ultimate goal. The new heavens and new Earth have already begun. Despite all the misery, injustice, the monstrosities present on Earth, he has already inaugurated the final order in the world. What we see with our own eyes may suggest otherwise, but in reality evil and death have been defeated forever. Their sources are dry; the reality is that Jesus is the Lord of the world. Evil has been radically defeated by redemption which he operated. The new world has already begun.
One thing above all appears different, seen with the eyes of faith: death! Christ entered death as we enter a dark prison; but he came out of it from the opposite wall. He did not return from whence he came, as Lazarus did who returned to life to die again. He has opened a breach towards life that no one can ever close, and through which everyone can follow him. Death is no longer a wall against which every human hope is shattered; it has become a bridge to eternity. A "bridge of sighs", perhaps because no one likes to die, but a bridge, no longer a bottomless pit that swallows everything. "Love is strong as death", says the song of songs (Sgs 8:6). In Christ it was stronger than death!
In his "Ecclesiastical History of the English People", the Venerable Bede tells how the Christian faith made its entrance into the North of England. When the missionaries from Rome arrived in Northumberland, the local King summoned a Council of dignitaries to decide whether to allow them, or not, to spread the new message. Some of those present were in favor, others against. It was winter and outside there was a blizzard, but the room was lit and warm. At one point a bird came from a hole in the wall, fluttered a bit, frightened, in the hall, and then disappeared through a hole in the opposite wall.
Then one of those present rose and said: "Sire, our life in this world resembles that bird. We come we know not from where, for a while we enjoy the light and warmth of this world and then we disappear back into the darkness, without knowing where we are going. If these men are capable of revealing to us something of the mystery of our lives, we must listen to them". The Christian faith could return on our continent and in the secularized world for the same reason it made its entrance: as the only message, that is, which has a sure answer to the great questions of life and death.
* * *
The cross separates unbelievers from believers, because for the ones it is scandal and madness, for the others is God's power and wisdom of God (cf. 1 Cor 1:23-24); but in a deeper sense it unites all men, believers and unbelievers. "Jesus had to die [...] not for the nation only, but to gather into one the dispersed children of God"(cf. Jn 11:51f). The new heavens and the new Earth belong to everyone and are for everyone, because Christ died for everyone.
The urgency that comes from all this is that of evangelizing: "The love of Christ urges us, at the thought that one has died for all" (2 Cor 5:14). It urges us to evangelize! Let us announce to the world the good news that "there is no condemnation for those who are in Christ Jesus, because the law of the spirit which gives life in Christ Jesus has delivered us from the law of sin and death" (Rom 8:1-2).
There is a short story by Franz Kafka that is a powerful religious symbol and takes on a new meaning, almost prophetic, when heard on Good Friday. It's titled "An Imperial Message". It speaks of a king who, on his deathbed, calls to his side a subject and whispers a message into his ear. So important is that message that he makes the subject repeat it, in turn, into his hear. Then, with a nod, he sends off the messenger, who sets out on his way. But let us hear directly from the author the continuation of this story, characterized by the dreamlike and almost nightmarish tone typical of this writer:
" Now pushing with his right arm, now with his left, he cleaves a way for himself through the throng; if he encounters resistance he points to his breast, where the symbol of the sun glitters. But the multitudes are so vast; their numbers have no end. If he could reach the open fields how fast he would fly, and soon doubtless you would hear the welcome hammering of his fists on your door. But instead how vainly does he wear out his strength; still he is only making his way through the chambers of the innermost palace; never will he get to the end of them; and if he succeeded in that nothing would be gained; he must next fight his way down the stair; and if he succeeded in that nothing would be gained; the courts would still have to be crossed; and after the courts the second outer palace; and so on for thousands of years; and if at last he should burst through the outermost gate—but never, never can that happen—the imperial capital would lie before him, the center of the world, crammed to bursting with its own sediment. Nobody could fight his way through here even with a message from a dead man. But you sit at your window when evening falls and dream it to yourself”.From his deathbed, Christ also confided to his Church a message: "Go throughout the whole world, preach the good news to all creation" (MK 16:15). There are still many men who stand at the window and dream, without knowing it, of a message like his. John, whom we have just heard, says that the soldier pierced the side of Christ on the cross "so that the Scripture may be fulfilled which says 'they shall look on him whom they have pierced"(Jn 19:37). In the Apocalypse he adds: "Behold, he is coming on the clouds, and every eye will see him; they will see him even those who pierced him, and all the tribes of the Earth will lament for him "(Rev 1:7).
This prophecy does not annouce the last coming of Christ, when it will no longer be the time of conversion, but of judgment. It describes the reality of the evangelization of the peoples. In it, a mysterious but real coming of the Lord occurs, which brings salvation to them. Theirs won't be a cry of despair, but of repentance and of consolation. This is the meaning of that prophetic passage of Scripture that John sees realized in the piercing of the side of Christ, and that is, the passage of Zechariah 12:10: "I will pour out on the House of David and on the inhabitants of Jerusalem the spirit of grace and consolation; they will look to me, to him whom they have pierced".
The evangelization has a mystical origin; it is a gift that comes from the cross of Christ, from that open side, from that blood and from that water. The love of Christ, like that of the Trinity of which it is the historical manifestation, is "diffusivum sui", it tends to expand and reach all creatures, "especially those most needy of thy mercy." Christian evangelization is not a conquest, not propaganda; it is the gift of God to the world in his Son Jesus. It is to give the Head the joy of feeling life flow from his heart towards his body, to the point of vivivfying its most distant limbs.
We must do everything possible so that the Church may never look like that complicated and cluttered castle described by Kafka, and the message may come out of it as free and joyous as when the messenger began his run. We know what the impediments are that can restrain the messenger: dividing walls, starting with those that separate the various Christian churches from one another, the excess of bureaucracy, the residue of past ceremonials, laws and disputes, now only debris.
In Revelation, Jesus says that He stands at the door and knocks (Rev 3:20). Sometimes, as noted by our Pope Francis, he does not knock to enter, but knocks from within to go out. To reach out to the "existential suburbs of sin, suffering, injustice, religious ignorance and indifference, and of all forms of misery."As happens with certain old buildings. Over the centuries, to adapt to the needs of the moment, they become filled with partitions, staircases, rooms and closets. The time comes when we realize that all these adjustments no longer meet the current needs, but rather are an obstacle, so we must have the courage to knock them down and return the building to the simplicity and linearity of its origins. This was the mission that was received one day by a man who prayed before the Crucifix of San Damiano: "Go, Francis, and repair my Church".
"Who could ever be up to this task?" wondered aghast the Apostle before the superhuman task of being in the world "the fragrance of Christ"; and here is his reply, that still applies today: "We're not ourselves able to think something as if it came from us; our ability comes from God. He has made us to be ministers of a new covenant, not of the letter but of the Spirit; because the letter kills, but the Spirit gives life"(2 Cor 2:16; 3:5-6). May the Holy Spirit, in this moment in which a new time is opening for the Church, full of hope, reawaken in men who are at the window the expectancy of the message, and in the messengers the will to make it reach them, even at the cost of their life.
Pope Francis at the Via Crucis
Vatican Radio
14:05 30/03/2013
On Friday night, Pope Francis led a celebration of the Via Crucis at Rome’s Colosseum. The meditations were been written by a group of young Catholics from Lebanon. At the end of the celebration, Pope Francis briefly addressed the thousands of people who attended the event.
Below is the full text of his address:
Dear Brother and Sisters, Thank you for having taken part in these moments of deep prayer. I also thank those who have accompanied us through the media, especially the sick and elderly.
I do not wish to add too many words. One word should suffice this evening, that is the Cross itself. The Cross is the word through which God has responded to evil in the world. Sometimes it may seem as though God does not react to evil, as if he is silent. And yet, God has spoken, he has replied, and his answer is the Cross of Christ: a word which is love, mercy, forgiveness. It is also reveals a judgment, namely that God, in judging us, loves us. Remember this: God, in judging us, loves us. If I embrace his love then I am saved, if I refuse it, then I am condemned, not by him, but my own self, because God never condemns, he only loves and saves. Dear brothers and sisters, the word of the Cross is also the answer which Christians offer in the face of evil, the evil that continues to work in us and around us. Christians must respond to evil with good, taking the Cross upon themselves as Jesus did. This evening we have heard the witness given by our Lebanese brothers and sisters: they composed these beautiful prayers and meditations. We extend our heartfelt gratitude to them for this work and for the witness they offer. We were able to see this when Pope Benedict visited Lebanon: we saw the beauty and the strong bond of communion joining Christians together in that land and the friendship of our Muslim brothers and sisters and so many others. That occasion was a sign to the Middle East and to the whole world: a sign of hope.
We now continue this Via Crucis in our daily lives. Let us walk together along the Way of the Cross and let us do so carrying in our hearts this word of love and forgiveness. Let us go forward waiting for the Resurrection of Jesus, who loves us so much. He is all love.
Below is the full text of his address:
Dear Brother and Sisters, Thank you for having taken part in these moments of deep prayer. I also thank those who have accompanied us through the media, especially the sick and elderly.
I do not wish to add too many words. One word should suffice this evening, that is the Cross itself. The Cross is the word through which God has responded to evil in the world. Sometimes it may seem as though God does not react to evil, as if he is silent. And yet, God has spoken, he has replied, and his answer is the Cross of Christ: a word which is love, mercy, forgiveness. It is also reveals a judgment, namely that God, in judging us, loves us. Remember this: God, in judging us, loves us. If I embrace his love then I am saved, if I refuse it, then I am condemned, not by him, but my own self, because God never condemns, he only loves and saves. Dear brothers and sisters, the word of the Cross is also the answer which Christians offer in the face of evil, the evil that continues to work in us and around us. Christians must respond to evil with good, taking the Cross upon themselves as Jesus did. This evening we have heard the witness given by our Lebanese brothers and sisters: they composed these beautiful prayers and meditations. We extend our heartfelt gratitude to them for this work and for the witness they offer. We were able to see this when Pope Benedict visited Lebanon: we saw the beauty and the strong bond of communion joining Christians together in that land and the friendship of our Muslim brothers and sisters and so many others. That occasion was a sign to the Middle East and to the whole world: a sign of hope.
We now continue this Via Crucis in our daily lives. Let us walk together along the Way of the Cross and let us do so carrying in our hearts this word of love and forgiveness. Let us go forward waiting for the Resurrection of Jesus, who loves us so much. He is all love.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đàng Thánh Gíá Tại Giáo Xứ St Margaret Mary’S Brunswick Úc Châu 2013
Thanh Quảng
03:29 30/03/2013
CHỦ ĐỀ THẬP GÍA CHÚA KITÔ & MẸ MARIA ĐỒNG CÔNG CỨU CHUỘC
Phần I. DẪN NHẬP
Tước hiệu Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc mặc dù chưa được công bố là một giáo điều, nhưng đã được sử dụng rộng rãi trong Giáo hội bởi nhiều người, kể cả Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II, Mẹ Terese Calcutta, và rất nhiều hàng giáo phẩm cao cấp trong Giáo hội. Ngay từ trước năm 200, Thánh Irenaeus đã gọi Đức Mẹ là “nguyên nhân sự cứu rỗi” của loài người, qua lời “Xin Vâng” của Mẹ. Qua lời Xin Vâng này, Mẹ đã trở thành “Eva Mới”, mà miêu duệ Người, Đức Giêsu Kitô Con Mẹ, đã “đạp đầu con rắn” như được tiên đoán trong sách Sáng Thế. Qua những đau khổ mà Mẹ phải gánh chịu suốt cuộc đời với Chúa Giêsu, nhất là những “lưỡi gươm đâm thâu tim Mẹ” trên bước đường Thập giá, Mẹ đã cùng Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha của lễ toàn thiêu là chính Con mình.
Trong Chặng Đàng Thánh Giá năm nay, kính mời Quý Vị cùng suy niệm cuộc thương khó không những của Chúa Kitô, mà còn của Đức Mẹ Maria là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, người Mẹ đã đi cùng Chúa trên mọi chặng đường, từ biến cố Truyền Tin cho đến biến cố trên đồi Calvary.
Với lời Xin Vâng huyền nhiệm của Mẹ Maria, công cuộc Cứu Chuộc của Chúa Giêsu và Đồng Cứu Chuộc của Mẹ, đã có thể được bắt đầu – mà ngay từ mở màn đã có đầy gian truân đau khổ: phải hạ sinh con trong cơ cực, nguy cơ bị tàn sát, và phải trốn sang Ai cập.
1. Cảnh gia đình thánh gia trốn qua Ai-Cập:
”Khi các Đạo sĩ ra đi, Thiên Thần Chúa hiện ra với ông Giuse trong lúc ngủ và bảo ông : “Hãy thức dậy, đem hài nhi và mẹ Người trốn sang Ai cập, và ở đó cho tới khi tôi báo lại ông” vì Herode sắp sửa tìm kiếm Hài nhi để sát hại Người”. Ông thức dậy, đem Hài Nhi và mẹ Người lên đường trốn sang Ai Cập đang lúc ban đêm và ỏ lại đó cho tới khi Herode băng hà . (Mt.2,13-15)
Con đường đến Calvary của Mẹ với Chúa Giêsu tiếp tục gặp những thách đố khi Mẹ lạc mất con tại Giêrusalem. Nỗi sợ hãi khi không tìm thấy con, và băn khoăn đau khổ không hiểu được con... Nhưng Mẹ vẫn một niềm tin tín thác vào Thiên Chúa và tiếp tục cộng tác hoàn toàn trong công cuộc Cứu Chuộc của Con.
2. Cảnh 2: Lạc trong đền thờ:
“Con ơi, sao con làm cho chúng ta như thế ? Kìa Cha con và Mẹ đây, đã đau khổ tìm con”.
Người thưa với hai ông bà rằng : “Mà tại sao cha mẹ tìm con ? Cha mẹ không biết rằng con phải lo công việc của Cha con ư ?” Nhưng hai ông bà không hiểu lời Người nói . (Lc.2,48-50)
PHẦN HAI: ĐÀNG THÁNH GÍA
CĐCGVN – Nam Úc “Thánh Lễ Phục Sinh” tối Thứ Bảy 30.03.2013
Jos. Vĩnh SA
08:39 30/03/2013
Thánh Lễ Phục Sinh của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc được cử hành vào lúc 07 giờ 30 tối thứ Bảy, ngày 30 tháng Ba, năm 2013.
Chủ tế Thánh Lễ do Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm CĐCGVN-Nam Úc, cùng đồng tế có 2 linh mục khách: Cha Antôn Hoàng Đức Luyến GP Vinh, Giuse Cha Đinh Trọng OP Dòng Đa Minh nhà thờ Ba Chuông Sàigòn, Việt Nam.
Thánh Lễ keó dài khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ qua các phần phụng vụ: Nghi thức làm phép lửa, phụng vụ bài đọc Cựu và Tân Ước, kinh cầu Các Thánh, làm phép nước, rẩy nước Thánh trên toàn Cộng Đoàn.
XEM HÌNH
Có khoảng gần 2,000 người đến tham dự Thánh Lễ trong lúc thời tiết, mưa rào gió lạnh, đang đổ xuống trên toàn thành phố Adelaide thủ phủ của tiểu bang Nam Úc.
Ngoài trời mưa rơi nặng hột, nên các tín hữu phải chen chúc vào bên trong Hội Trường để tham dự Thánh Lễ, khiến Hội Trường trở nên chật ních không còn chỗ trống.
Thánh Lễ kết thúc khoảng hơn 09 giờ 30 tối. Mọi người ra về trong lúc cơn mưa vẫn còn rơi lất phất
Chủ tế Thánh Lễ do Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm CĐCGVN-Nam Úc, cùng đồng tế có 2 linh mục khách: Cha Antôn Hoàng Đức Luyến GP Vinh, Giuse Cha Đinh Trọng OP Dòng Đa Minh nhà thờ Ba Chuông Sàigòn, Việt Nam.
Thánh Lễ keó dài khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ qua các phần phụng vụ: Nghi thức làm phép lửa, phụng vụ bài đọc Cựu và Tân Ước, kinh cầu Các Thánh, làm phép nước, rẩy nước Thánh trên toàn Cộng Đoàn.
XEM HÌNH
Có khoảng gần 2,000 người đến tham dự Thánh Lễ trong lúc thời tiết, mưa rào gió lạnh, đang đổ xuống trên toàn thành phố Adelaide thủ phủ của tiểu bang Nam Úc.
Ngoài trời mưa rơi nặng hột, nên các tín hữu phải chen chúc vào bên trong Hội Trường để tham dự Thánh Lễ, khiến Hội Trường trở nên chật ních không còn chỗ trống.
Thánh Lễ kết thúc khoảng hơn 09 giờ 30 tối. Mọi người ra về trong lúc cơn mưa vẫn còn rơi lất phất
Lễ Vọng Phục Sinh tại Sydney
Diệp Hải Dung
09:49 30/03/2013
Tối thứ Bảy 30/03/2013 khoảng 5000 người (kể cả những người không Công Giáo) đã đến công viên Paul Keating Park Bankstown, Sydney tham dự Lễ Vọng Phục Sinh. Giờ khai mạc đoàn phụng vụ và quý Cha xuống cuối công viên với nghi thức trang trọng làm phép Lửa và nến Phục Sinh. Tất cả mọi người đều hướng về cuối công viên thinh lặng cầu nguyện và đón mừng Ánh Sáng Phục Sinh của Chúa KiTô.
Xem hình ảnh
Sau đó nến Phục Sinh được rước lên lễ Đài và thắp sáng cho tất cả mọi nguời, tiếp theo là phần Phụng Vụ Lời Chúa do Cha Paul Văn Chi điều hợp, mọi người đều sốt sắng hướng lên Lễ đài và giơ cao ngọn Nến hân hoan mừng Chúa Sống Lại. Đèn trên Lễ đài và công viên đều bật sáng lên tạo bầu khí rực rỡ trong ánh sánh vinh quang của Chúa KiTô, cùng với Bài Khải Hoàn Ca uy nghiêm hoàng tráng trong Đêm Vọng Phục Sinh do Ca đoàn Ngôi Ba Giáo Đoàn Mt. Pritchard cùng hợp xướng.
Trong bài giảng Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn chia sẻ Sứ điệp Phục Sinh và theo lời Thánh Phaolô đã nói “Mầu nhiệm Chúa chết và đã sống lại” thì trí óc con người không thể hiểu nổi và không có một tạo vật nào đau khổ như Chúa Giêsu. Mới đây qua tâm thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng đã can đảm nói lên tiếng nói của dân tộc Việt Nam. Các Ngài không sợ hãi, vì đã có Thánh Thần Chúa và ngày 28/02/2013 cũng là ngày lịch sử của Giáo Hội về sự từ nhiệm của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô 16. Ngài đã nói với các Hồng Y đoàn là bất đồng chứ đừng nên bất hòa, như Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ khi xưa “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương các con” Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã làm một việc mà trong cổ kim chưa có Đức Giáo Hoàng nào làm. Ngài đã rửa chân cho các tù nhân trẻ trong đó có 2 người Hồi Giáo và Ngài kêu gọi các con đừng bán Chúa như Giuđa Ichcariốt, bán Chúa như nói xấu người này, nói xấu người kia… Hãy sống trong tinh thần yêu thương và hy vọng…
Sau bài giảng nghi thức làm phép nước Thánh mới và rảy trên Cộng Đoàn tham dự sau đó quý Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Mai Đào Hiền, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Đặng Đình Nên, Cha Lâm Ngọc Quý và Cha Trần Anh Tú từ Thủ đô Canberra cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Truớc khi kết thúc Thánh lễ, anh Hoàng Đức Tính Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney ngỏ lời chúc mừng Phục Sinh (Happy Easter) đến quý Cha, quý Sơ, và tất cả mọi người trong Cộng Đồng, đặc biệt cám ơn Ca đoàn Ngôi Ba thuộc Giáo Đoàn Mt.Pritchard đã phụng vụ phần Thánh nhạc rất hay tạo cho mọi người sốt sắng trong buổi Lễ và anh cũng thông báo ngày mai Chúa Nhật Phục Sinh các anh chị em Tân Tòng được Rửa Tội tại Giáo Đoàn Revesby và Giáo Đoàn Cabramatta. Cha Tuyên Uý Trưởng cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha và chúc mừng Phục Sinh đến tất cả mọi ngưòi. Đặc biệt Cha cám ơn qúy anh chị em thiện nguyện viên trong Hội Đồng Mục Vụ đã giúp ích rất nhiều cho công việc tổ chức Thánh lễ Vọng Phục Sinh tại công viên Paul Keating Park và Cha cũng khen ngợi Ca Đoàn Ngôi Ba.
Sau đó Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ra về trong niềm tin yêu của Chúa Giêsu KiTô Phục Sinh.
Xem hình ảnh
Sau đó nến Phục Sinh được rước lên lễ Đài và thắp sáng cho tất cả mọi nguời, tiếp theo là phần Phụng Vụ Lời Chúa do Cha Paul Văn Chi điều hợp, mọi người đều sốt sắng hướng lên Lễ đài và giơ cao ngọn Nến hân hoan mừng Chúa Sống Lại. Đèn trên Lễ đài và công viên đều bật sáng lên tạo bầu khí rực rỡ trong ánh sánh vinh quang của Chúa KiTô, cùng với Bài Khải Hoàn Ca uy nghiêm hoàng tráng trong Đêm Vọng Phục Sinh do Ca đoàn Ngôi Ba Giáo Đoàn Mt. Pritchard cùng hợp xướng.
Trong bài giảng Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn chia sẻ Sứ điệp Phục Sinh và theo lời Thánh Phaolô đã nói “Mầu nhiệm Chúa chết và đã sống lại” thì trí óc con người không thể hiểu nổi và không có một tạo vật nào đau khổ như Chúa Giêsu. Mới đây qua tâm thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng đã can đảm nói lên tiếng nói của dân tộc Việt Nam. Các Ngài không sợ hãi, vì đã có Thánh Thần Chúa và ngày 28/02/2013 cũng là ngày lịch sử của Giáo Hội về sự từ nhiệm của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô 16. Ngài đã nói với các Hồng Y đoàn là bất đồng chứ đừng nên bất hòa, như Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ khi xưa “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương các con” Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã làm một việc mà trong cổ kim chưa có Đức Giáo Hoàng nào làm. Ngài đã rửa chân cho các tù nhân trẻ trong đó có 2 người Hồi Giáo và Ngài kêu gọi các con đừng bán Chúa như Giuđa Ichcariốt, bán Chúa như nói xấu người này, nói xấu người kia… Hãy sống trong tinh thần yêu thương và hy vọng…
Sau bài giảng nghi thức làm phép nước Thánh mới và rảy trên Cộng Đoàn tham dự sau đó quý Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Mai Đào Hiền, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Đặng Đình Nên, Cha Lâm Ngọc Quý và Cha Trần Anh Tú từ Thủ đô Canberra cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Truớc khi kết thúc Thánh lễ, anh Hoàng Đức Tính Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney ngỏ lời chúc mừng Phục Sinh (Happy Easter) đến quý Cha, quý Sơ, và tất cả mọi người trong Cộng Đồng, đặc biệt cám ơn Ca đoàn Ngôi Ba thuộc Giáo Đoàn Mt.Pritchard đã phụng vụ phần Thánh nhạc rất hay tạo cho mọi người sốt sắng trong buổi Lễ và anh cũng thông báo ngày mai Chúa Nhật Phục Sinh các anh chị em Tân Tòng được Rửa Tội tại Giáo Đoàn Revesby và Giáo Đoàn Cabramatta. Cha Tuyên Uý Trưởng cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha và chúc mừng Phục Sinh đến tất cả mọi ngưòi. Đặc biệt Cha cám ơn qúy anh chị em thiện nguyện viên trong Hội Đồng Mục Vụ đã giúp ích rất nhiều cho công việc tổ chức Thánh lễ Vọng Phục Sinh tại công viên Paul Keating Park và Cha cũng khen ngợi Ca Đoàn Ngôi Ba.
Sau đó Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ra về trong niềm tin yêu của Chúa Giêsu KiTô Phục Sinh.
Thánh lễ Vọng Phục Sinh tại Huế và rửa tội cho các Tân Tòng
Trương Trí
11:18 30/03/2013
Thánh lễ Vọng mừng Chúa Phục sinh tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam Huế do Đức nguyên Tổng Giám mục Stêphanô chủ tế, cùng đồng tế có Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh và quý Cha Phó xứ. Rất đông giáo dân không chỉ trong Giáo xứ mà còn từ những nơi khác về tham dự, cũng như những khách nước ngoài đến Huế cũng đến dự Thánh lễ trọng đại này.
Đêm Vọng Phục sinh là đêm canh thức và cầu nguyện để tưởng niệm biến cố trọng đại: Chúa Giêsu Kitô chịu chết và sống lại vinh hiển, Ngài đã đập tan xiềng xích tử thần để sống lại khải hoàn từ cõi chết.
Bước vào Canh thức Phục sinh, cộng đoàn tập trung trước tiền đường Nhà thờ, Đức Tổng Giám mục làm phép lửa, biểu trưng cho ánh sáng của Đức Kitô chiếu soi tâm trí mọi người, lửa tình yêu sưởi ấm vũ trụ, từ ngọn lửa mới được làm phép sẽ thắp lên nến Phục sinh, từ nến phục sinh này cộng đoàn đốt nến phục sinh và rước vào Nhà thờ.
Cha Phó xứ Antôn Nguyễn Như Hùng Dũng công bố Tin Mừng Phục Sinh, cộng đoàn được nghe ba bài Cựu ước ôn lại việc Tổ phụ Abraham hiến tế con mình dâng lên Chúa, Chúa đã nhậm lời và chúc phúc cho dân Người vì đã vâng phục Thiên Chúa. Ông Môisê dẫn dắt dân Israen vượt qua biển Đỏ, thoát khỏi xiềng xích nô lệ.
Tiếp đó, Đức Tổng Giám mục xướng Kinh Vinh danh một cách trang trọng để tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, màn che Thánh giá được kéo xuống, bàn thờ được trang trí lộng lẫy, nến sáng được đốt lên để đánh dấu việc Chúa Kitô phục sinh vinh hiển, Ngài là Thiên Chúa hằng sống.
Những anh chị em dự tong sau một thời gian dài kiên tâm bền chí học hỏi Giáo lý, nhận biết và ý thức được Đức Tin. Trong ngày lễ trọng đại này, các anh chị vinh dự được Đức Tổng Giám mục ban Bí tích Rửa tội và Thêm sức. Mở đầu nghi thức Thánh tẩy, Đức Tổng Giám mục làm phép nước và rảy lên cộng đoàn, tuyên xưng đức tin và từ bỏ tà thần. Tiếp đó, Đức Tổng Giám mục lần lượt rửa tội và xức dầu thêm sức cho anh chị em tân tòng.
Một vinh dự lớn lao của anh chị em tân tòng là trong ngày đầu tiên được trở nên con cái Chúa, các anh chị được vinh dự dâng của lễ lên Thiên Chúa thật long trọng.
Sau Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục trao tặng cho anh chị em tân tòng món quà lưu niệm, Ngài cũng thay mặt cộng đoàn chúc mừng trong tiếng vỗ tay của cộng đoàn. Ngài đã ban Phép lành Phục sinh cho cộng đoàn tham dự Thánh lễ.
Mặc dù đêm đã về khuya, Ngài vẫn rất vui vẻ chụp hình lưu niệm với anh chị em tân tòng trong ngày vui hôm nay.
Đêm Vọng Phục sinh là đêm canh thức và cầu nguyện để tưởng niệm biến cố trọng đại: Chúa Giêsu Kitô chịu chết và sống lại vinh hiển, Ngài đã đập tan xiềng xích tử thần để sống lại khải hoàn từ cõi chết.
Bước vào Canh thức Phục sinh, cộng đoàn tập trung trước tiền đường Nhà thờ, Đức Tổng Giám mục làm phép lửa, biểu trưng cho ánh sáng của Đức Kitô chiếu soi tâm trí mọi người, lửa tình yêu sưởi ấm vũ trụ, từ ngọn lửa mới được làm phép sẽ thắp lên nến Phục sinh, từ nến phục sinh này cộng đoàn đốt nến phục sinh và rước vào Nhà thờ.
Cha Phó xứ Antôn Nguyễn Như Hùng Dũng công bố Tin Mừng Phục Sinh, cộng đoàn được nghe ba bài Cựu ước ôn lại việc Tổ phụ Abraham hiến tế con mình dâng lên Chúa, Chúa đã nhậm lời và chúc phúc cho dân Người vì đã vâng phục Thiên Chúa. Ông Môisê dẫn dắt dân Israen vượt qua biển Đỏ, thoát khỏi xiềng xích nô lệ.
Tiếp đó, Đức Tổng Giám mục xướng Kinh Vinh danh một cách trang trọng để tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, màn che Thánh giá được kéo xuống, bàn thờ được trang trí lộng lẫy, nến sáng được đốt lên để đánh dấu việc Chúa Kitô phục sinh vinh hiển, Ngài là Thiên Chúa hằng sống.
Những anh chị em dự tong sau một thời gian dài kiên tâm bền chí học hỏi Giáo lý, nhận biết và ý thức được Đức Tin. Trong ngày lễ trọng đại này, các anh chị vinh dự được Đức Tổng Giám mục ban Bí tích Rửa tội và Thêm sức. Mở đầu nghi thức Thánh tẩy, Đức Tổng Giám mục làm phép nước và rảy lên cộng đoàn, tuyên xưng đức tin và từ bỏ tà thần. Tiếp đó, Đức Tổng Giám mục lần lượt rửa tội và xức dầu thêm sức cho anh chị em tân tòng.
Một vinh dự lớn lao của anh chị em tân tòng là trong ngày đầu tiên được trở nên con cái Chúa, các anh chị được vinh dự dâng của lễ lên Thiên Chúa thật long trọng.
Sau Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục trao tặng cho anh chị em tân tòng món quà lưu niệm, Ngài cũng thay mặt cộng đoàn chúc mừng trong tiếng vỗ tay của cộng đoàn. Ngài đã ban Phép lành Phục sinh cho cộng đoàn tham dự Thánh lễ.
Mặc dù đêm đã về khuya, Ngài vẫn rất vui vẻ chụp hình lưu niệm với anh chị em tân tòng trong ngày vui hôm nay.
ĐGM Kontum rửa chân cho dân làng cùi Đăk Pnan
PV. VRNs tại Pleiku
12:20 30/03/2013
ĐGM Kontum rửa chân cho dân làng cùi Đăk Pnan
VRNs (29.03.2013) – Gia Lai – Đức Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục giáo phận Kontum, chủ tế lễ rửa chân tại làng cùi Đăk Pnan xã Konthup, Huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, chiều hôm qua, lúc 18 giờ thứ năm ngày 28 tháng 03 năm 2013 cùng hai Linh mục đồng tế là cha Nguyễn Văn Công CSsR quản hạt Mang yang và cha Trần Thành Tâm, dòng Ngôi Lời
Chúng tôi cùng với Đức Cha Micae rời Thành phố Pleiku từ 16 giờ vượt qua khoảng 60 km, về phía Đông, tới làng cùi Đăk Pnan. Nơi đây bà con dân làng đã đến đông đủ và đang cùng với cha Công tập hát chuẩn bị lễ và chào đón Đức Cha Micae. Khi Đức Cha tiến vào khu vực dâng lễ thì bà con cùng vỗ tay và ùa ra chào đón Đức Cha thấm tình cha con.
Làng cùi Đăk Pnan trước kia có nhà nguyện, nhưng năm vừa qua nhà cầm quyền đã phá nhà nguyện và tháp chuông của dân làng, nên bà con dân làng phải dời tạm ra nhà dệt của làng để làm nơi đọc kinh và tham dự thánh lễ. Sau sự kiện đó thì bà con đồng bào có làm đơn xin nhà cầm quyền cho che bạt để bà con có nơi tham dự lễ và đọc kinh không bị mưa, nắng nhưng không được. Vì vậy hiện nay bà con làng cùi phải dự lễ ở ngoài trời.
Trong phần chia sẻ lời Chúa Đức Cha nói bằng tiếng Bahnar, đề cập đến Đạo yêu thương, bác ái, phục vụ mà tất cả mọi người chúng ta bất kể lương hay giáo, chúng ta đều là anh em với nhau, đã là anh em với nhau thì phải yêu thương nhau.
Sau phần chia sẻ lời Chúa là nghi thức rửa chân tưởng nhớ lại việc Chúa Giêsu đã rửa chân cho các tông đồ và lập bí tích Thánh Thể và chức Linh mục. Đức Cha đã đến cúi xuống rửa chân cho 12 người đồng bào dân tộc Bahnar và dân tộc Kinh.
Sau phần nghi thức Thánh thể là giờ chầu chung của đồng bào, trước đó Đức Cha nói với đồng bào là vì chúng ta không có nhà nguyện nên chúng ta không có kiệu mình Thánh, nên chúng ta cùng quì chầu Thánh thể tại đây sau đó chúng tôi sẽ để ở trên phòng bà con đến chầu Thánh thể ở đó.
Một giáo dân người Bahnar nói với chúng tôi: “Chúng con rất cảm động và vui mừng vì Đức Cha đến làng Đăk Pnan dâng lễ trọng đại này, giúp cho bà con nhớ lại việc làm của Chúa khi xưa, bà con vui lắm và cũng cầu xin sao cho chính quyền cấp phép dựng nhà nguyện cho đàng hoàng để bà con xem lễ không bị mưa nắng vì mùa mưa đến rồi không biết sao đây?”
Một chị khác thì nói: “Ôi bà con ở đây mừng lắm vì hôm nay Ông đến dâng lễ rửa chân cho bà con ở đây. Chúng tôi nhớ lời của Ông giảng khi nãy là yêu thương nhau và tất cả là anh em”.
Một anh khác nói tôi rất xúc động khi Đức Cha quì xuống rửa chân cho đồng bào làng cùi chúng tôi, chân chúng tôi dơ lắm làm rẫy mà chú. Bà con dân làng xin tất cả anh chị em ở xa có điều kiện hơn cầu nguyện cho dân làng Đăk Pnan chúng tôi để chúng tôi sớm được chính quyền cho dựng nhà nguyện để có cái chổ mà đọc kinh xem lễ.
PV. VRNs tại Pleiku
Chúng tôi cùng với Đức Cha Micae rời Thành phố Pleiku từ 16 giờ vượt qua khoảng 60 km, về phía Đông, tới làng cùi Đăk Pnan. Nơi đây bà con dân làng đã đến đông đủ và đang cùng với cha Công tập hát chuẩn bị lễ và chào đón Đức Cha Micae. Khi Đức Cha tiến vào khu vực dâng lễ thì bà con cùng vỗ tay và ùa ra chào đón Đức Cha thấm tình cha con.
Làng cùi Đăk Pnan trước kia có nhà nguyện, nhưng năm vừa qua nhà cầm quyền đã phá nhà nguyện và tháp chuông của dân làng, nên bà con dân làng phải dời tạm ra nhà dệt của làng để làm nơi đọc kinh và tham dự thánh lễ. Sau sự kiện đó thì bà con đồng bào có làm đơn xin nhà cầm quyền cho che bạt để bà con có nơi tham dự lễ và đọc kinh không bị mưa, nắng nhưng không được. Vì vậy hiện nay bà con làng cùi phải dự lễ ở ngoài trời.
Trong phần chia sẻ lời Chúa Đức Cha nói bằng tiếng Bahnar, đề cập đến Đạo yêu thương, bác ái, phục vụ mà tất cả mọi người chúng ta bất kể lương hay giáo, chúng ta đều là anh em với nhau, đã là anh em với nhau thì phải yêu thương nhau.
Sau phần chia sẻ lời Chúa là nghi thức rửa chân tưởng nhớ lại việc Chúa Giêsu đã rửa chân cho các tông đồ và lập bí tích Thánh Thể và chức Linh mục. Đức Cha đã đến cúi xuống rửa chân cho 12 người đồng bào dân tộc Bahnar và dân tộc Kinh.
Sau phần nghi thức Thánh thể là giờ chầu chung của đồng bào, trước đó Đức Cha nói với đồng bào là vì chúng ta không có nhà nguyện nên chúng ta không có kiệu mình Thánh, nên chúng ta cùng quì chầu Thánh thể tại đây sau đó chúng tôi sẽ để ở trên phòng bà con đến chầu Thánh thể ở đó.
Một giáo dân người Bahnar nói với chúng tôi: “Chúng con rất cảm động và vui mừng vì Đức Cha đến làng Đăk Pnan dâng lễ trọng đại này, giúp cho bà con nhớ lại việc làm của Chúa khi xưa, bà con vui lắm và cũng cầu xin sao cho chính quyền cấp phép dựng nhà nguyện cho đàng hoàng để bà con xem lễ không bị mưa nắng vì mùa mưa đến rồi không biết sao đây?”
Một chị khác thì nói: “Ôi bà con ở đây mừng lắm vì hôm nay Ông đến dâng lễ rửa chân cho bà con ở đây. Chúng tôi nhớ lời của Ông giảng khi nãy là yêu thương nhau và tất cả là anh em”.
Một anh khác nói tôi rất xúc động khi Đức Cha quì xuống rửa chân cho đồng bào làng cùi chúng tôi, chân chúng tôi dơ lắm làm rẫy mà chú. Bà con dân làng xin tất cả anh chị em ở xa có điều kiện hơn cầu nguyện cho dân làng Đăk Pnan chúng tôi để chúng tôi sớm được chính quyền cho dựng nhà nguyện để có cái chổ mà đọc kinh xem lễ.
PV. VRNs tại Pleiku
Tài Liệu - Sưu Khảo
Rôma, từ kinh đô đế quốc sang kinh đô Giáo Hội
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
14:00 30/03/2013
Hàng năm đã thành truyền thống, vào Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng đi đàng thánh giá tại Hý trường Colosseo. Đây là di tích nổi danh trên toàn thế giới và được xây dựng cách đây gần 2000 năm dưới thời hoàng đế La Mã Vespasian (69-79). Hý trường có sức chứa 60 ngàn chỗ ngồi. Đây là nơi để hoàng đế và dân chúng theo dõi trò tiêu khiển bằng chính mạng sống của các võ sĩ giác đấu. Không biết con số chính thức các võ sĩ thiệt mạng là bao nhiêu, tuy nhiên con số này không phải là nhỏ. Thật ý nghĩa khi chọn nơi đây để cử hành chặng đường thánh giá của Chúa Giêsu, Người đã chịu khổ hình vì tội lỗi loài người. Năm nay có hàng chục ngàn người tham dự nghi thức này cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô và có trên 60 hãng truyền hình phát sóng buổi cử hành này.
Từ sự kiện này cũng còn giúp chúng ta ngược thời gian trở về hơn 2000 năm trước trong bối cảnh lịch sử của thời Chúa Giêsu. Từ đây lại ngược về trước đó mấy chục năm với biến cố Ngài giáng trần. Vào thời ấy, dân tộc Do Thái của Người đã bị thống trị bởi đế quốc Rôma. Bị áp bức trong kiếp nô lệ, theo cái nhìn hoàn toàn thế tục, họ khao khát trông chờ Đấng Mêssia đến để giải thoát họ khỏi nổi tủi nhục này. Quả thật, cũng có rất nhiều môn đệ của Chúa Giêsu cũng vẫn còn trĩu nặng trong cách suy nghĩ này và tưởng rằng Ngài sẽ khôi phục đất nước của mình. Tuy nhiên điều ấy lại không xảy ra. Thay vào đó, họ cũng chỉ nhìn thấy Thầy mình chết tức tưởi trên thập giá với bản án bất công dưới thời quan tổng trấn Philatô của đế chế Rôma.
Hai hình ảnh thật trái ngược nhau. Thoạt đầu xem ra quyền lực con người thắng thế. Tuy nhiên, nếu tiếp tục đi sâu hơn nữa, chúng ta lại khám phá ra một nghịch lý không thể phủ nhận giữa sức mạnh quyền lực của con người và sự hạn chế của Thiên Chúa làm người, giữa giới hạn chế quyền lực con người và vô giới hạn của Chúa Phục Sinh.
Sức mạnh quyền lực và hạn chế của Thiên Chúa nhập thể
Khi đọc lịch sử liên quan đến đế quốc Rôma, chúng ta không khỏi trầm trồ thán phục về tuổi thọ và mức độ bành trướng của một đế chế được xếp vào hạng hùng mạnh nhất trong các chế độ của lịch sử nhân loại. Một đế chế trải rộng trên phạm vi vượt ra ngoài ranh giới Châu Âu để vươn đến tận vùng Trung Cận Đông và Phi Châu. Sử sách và địa danh di tích còn lưu lại một thời huy hoàng của đế quốc Rôma. Ngay khi Chúa Giêsu sinh ra, chúng ta cũng thấy tác giả sách Phúc Âm kể lại hoàn cảnh ấy diễn ra trong thời hoàng đế nào của đế chế này. Hay như khi thời gian sống công khai rao giảng Nước Trời, thì tên của Xêdarê cũng được nhắc đến. Đặc biệt là biến cố khổ nạn được gắn liền với danh tánh vị tổng trấn Philatô.
Rồi nữa, khắp đó đây trên khắp Châu Âu, vẫn còn đó những công trình kiến trúc thời Rôma. Chẳng hạn tại Pháp, các rạp hát ngoài trời có độ tuổi trên hai ngàn năm vẫn còn sờ sờ, như Théâtre d’antique ở thành phố Orange, ở thành phố Autun, hay thành phố Lyon…Sự trụ lại với thời gian của các công trình ấy làm chúng ta lầm tưởng chúng được xây dựng cách đây không lâu. Hơn hai ngàn năm mà giống hệt như mới chỉ là hôm qua.
Những tưởng với sự hùng mạnh vô song và chạy suốt chiều dài lịch sử trên diện rộng của khắp châu lục, với con mắt người đời, đế quốc La Mã chắc hẳn phải tồn tại muôn năm. Thế nhưng ngày nay các di tích lừng danh thời đó vẫn trụ lại theo năm tháng thời gian, còn chủ nhân của chúng thì đã trôi vào dĩ vãng xa xôi.
Trong khi đó, một Thiên Chúa làm người sinh ra trong chốn nghèo hèn. Ngay sau đó đã phải chạy chốn khỏi cuộc sát hại mà giữa sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc, tiếp đến phải long đong nơi đất khách quê người. Lại nữa, Ngài trải qua hàng mấy thập niên trong đời sống âm thầm lao động tầm thường. Mọi người chỉ được biết đến Ngài vỏn vẹn trong mấy năm cuối đời khi Ngài sống công khai để rảo giảng Tin Mừng. Nhưng ngay sau đó, một bản án bất công đã trút lên Ngài dẫn đến cái chết tức tưởi trên thập giá ô nhục, khiến cho những môn đệ thân tín nhất cũng phải cao chạy xa bay. Những tưởng câu chuyện về nhân vật chết yểu này chấm dứt từ đó.
(còn nữa)
Vọng Phục Sinh 2013
Từ sự kiện này cũng còn giúp chúng ta ngược thời gian trở về hơn 2000 năm trước trong bối cảnh lịch sử của thời Chúa Giêsu. Từ đây lại ngược về trước đó mấy chục năm với biến cố Ngài giáng trần. Vào thời ấy, dân tộc Do Thái của Người đã bị thống trị bởi đế quốc Rôma. Bị áp bức trong kiếp nô lệ, theo cái nhìn hoàn toàn thế tục, họ khao khát trông chờ Đấng Mêssia đến để giải thoát họ khỏi nổi tủi nhục này. Quả thật, cũng có rất nhiều môn đệ của Chúa Giêsu cũng vẫn còn trĩu nặng trong cách suy nghĩ này và tưởng rằng Ngài sẽ khôi phục đất nước của mình. Tuy nhiên điều ấy lại không xảy ra. Thay vào đó, họ cũng chỉ nhìn thấy Thầy mình chết tức tưởi trên thập giá với bản án bất công dưới thời quan tổng trấn Philatô của đế chế Rôma.
Hai hình ảnh thật trái ngược nhau. Thoạt đầu xem ra quyền lực con người thắng thế. Tuy nhiên, nếu tiếp tục đi sâu hơn nữa, chúng ta lại khám phá ra một nghịch lý không thể phủ nhận giữa sức mạnh quyền lực của con người và sự hạn chế của Thiên Chúa làm người, giữa giới hạn chế quyền lực con người và vô giới hạn của Chúa Phục Sinh.
Sức mạnh quyền lực và hạn chế của Thiên Chúa nhập thể
Khi đọc lịch sử liên quan đến đế quốc Rôma, chúng ta không khỏi trầm trồ thán phục về tuổi thọ và mức độ bành trướng của một đế chế được xếp vào hạng hùng mạnh nhất trong các chế độ của lịch sử nhân loại. Một đế chế trải rộng trên phạm vi vượt ra ngoài ranh giới Châu Âu để vươn đến tận vùng Trung Cận Đông và Phi Châu. Sử sách và địa danh di tích còn lưu lại một thời huy hoàng của đế quốc Rôma. Ngay khi Chúa Giêsu sinh ra, chúng ta cũng thấy tác giả sách Phúc Âm kể lại hoàn cảnh ấy diễn ra trong thời hoàng đế nào của đế chế này. Hay như khi thời gian sống công khai rao giảng Nước Trời, thì tên của Xêdarê cũng được nhắc đến. Đặc biệt là biến cố khổ nạn được gắn liền với danh tánh vị tổng trấn Philatô.
Rồi nữa, khắp đó đây trên khắp Châu Âu, vẫn còn đó những công trình kiến trúc thời Rôma. Chẳng hạn tại Pháp, các rạp hát ngoài trời có độ tuổi trên hai ngàn năm vẫn còn sờ sờ, như Théâtre d’antique ở thành phố Orange, ở thành phố Autun, hay thành phố Lyon…Sự trụ lại với thời gian của các công trình ấy làm chúng ta lầm tưởng chúng được xây dựng cách đây không lâu. Hơn hai ngàn năm mà giống hệt như mới chỉ là hôm qua.
Những tưởng với sự hùng mạnh vô song và chạy suốt chiều dài lịch sử trên diện rộng của khắp châu lục, với con mắt người đời, đế quốc La Mã chắc hẳn phải tồn tại muôn năm. Thế nhưng ngày nay các di tích lừng danh thời đó vẫn trụ lại theo năm tháng thời gian, còn chủ nhân của chúng thì đã trôi vào dĩ vãng xa xôi.
Trong khi đó, một Thiên Chúa làm người sinh ra trong chốn nghèo hèn. Ngay sau đó đã phải chạy chốn khỏi cuộc sát hại mà giữa sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc, tiếp đến phải long đong nơi đất khách quê người. Lại nữa, Ngài trải qua hàng mấy thập niên trong đời sống âm thầm lao động tầm thường. Mọi người chỉ được biết đến Ngài vỏn vẹn trong mấy năm cuối đời khi Ngài sống công khai để rảo giảng Tin Mừng. Nhưng ngay sau đó, một bản án bất công đã trút lên Ngài dẫn đến cái chết tức tưởi trên thập giá ô nhục, khiến cho những môn đệ thân tín nhất cũng phải cao chạy xa bay. Những tưởng câu chuyện về nhân vật chết yểu này chấm dứt từ đó.
(còn nữa)
Vọng Phục Sinh 2013
Văn Hóa
Một thoáng suy tư trước thềm ĐH Giới Trẻ 2013: Làm thế nào để chinh phục được tầng lớp trẻ?
Lm. Nguyễn Hữu Thy
07:15 30/03/2013
Một thoáng suy tư trước thềm ĐH Giới Trẻ 2013: Làm thế nào để chinh phục được tầng lớp trẻ?
Nhiều bậc cha mẹ Công Giáo còn sống gắn bó với đức tin đã không tránh khỏi nỗi khổ tâm và sự dằn vặt khi thấy con cái họ quá sa sút và nguội lạnh trong đời sống đức tin: bê trễ trong việc kinh nguyện, trong việc lãnh nhận các Bí tích và lơ là trong việc xem lễ các ngày Chúa Nhật. Nhiều người đã khắc khoải tự hỏi: Tôi còn có thể làm được gì để giúp các thế hệ trẻ tìm gặp được đức tin? Nhiều bậc cha mẹ Công Giáo thất vọng, vì thấy:
• Càng ngày càng thiếu các hội đoàn dành cho thanh thiếu niên trong xứ đạo, hay có nhưng thiếu tổ chức, chỉ sinh hoạt rời rạc, cầm chừng và thiếu phương pháp sư phạm trong việc truyền đạt các vấn đề tôn giáo cho thanh thiếu niên.
• Tại các nước Âu-Mỹ trong nhà thờ hầu như hoàn toàn thiếu bóng dáng thanh thiếu niên nam nữ; còn ở Việt Nam thì một số không nhỏ các thanh thiếu niên lại thường chỉ giữ „đạo cửa,“ „đạo thềm“ hay „đạo gốc“ như người ta thường nói, tức vì hoàn cảnh gia đình và xã hội gây áp lực, họ cũng cố gắng tới nhà thờ nhưng lại chỉ đứng thoải mái ở cửa hay ở ngoài thềm nhà thờ nhìn vào, hoặc ngồi chụm ba chụm bảy ở các gốc cây trong khuôn viên nhà thờ, để vừa xem lễ vừa nhìn quanh quất hay vừa tán chuyện với nhau.
Ở đây, tác giả bài viết xin được thành tâm góp ý kiến với các bậc cha mẹ, các bậc ông bà nội ngoại, các vị Linh hướng, các giáo lý viên rằng, xin quý vị hãy luôn bình tĩnh, kiên trì và đừng buông xuôi. Chúng ta luôn có đủ lý do để hy vọng, để lạc quan, nếu chúng ta còn nhìn thấy được các „dấu chỉ thời gian“ ấy và nhận ra được ý nghĩa của chúng; nhất là nếu chính chúng ta còn có tâm huyết muốn làm được điều gì đó để giúp cho các thế hệ trẻ ngày nay tìm gặp được Thiên Chúa.
Vâng, theo khả năng và điều kiện của mình, chúng ta hãy nỗ lực giúp đỡ các thế hệ trẻ tìm gặp được Thiên Chúa. Nhưng trước hết không phải bằng lời nói, nhưng là bằng cuộc sống thực tiễn hằng ngày của mình, một cuộc sống chứng minh cho thấy chúng ta đã thực sự gặp gỡ được Thiên Chúa, vì „một việc làm bằng ngàn lời nói.“ Và tất nhiên, ở đây chúng ta cũng phải chân thành tự hỏi là trước tình trạng sống đạo sa sút và lơ là của tầng lớp trẻ hôm nay, những người trưởng thành chúng ta có được phép chỉ đổ lỗi cho họ hay cho hoàn cảnh xã hội thế này thế kia, còn chúng ta lại hoàn toàn phủi tay vô tội không?
Đàng khác, người ta thất vọng về tình trạng sống đạo xuống dốc của tầng lớp trẻ ngày nay, vì người ta chưa đủ thực tế và vì người ta còn quá hoài cổ, còn quá gắn bó với cách sống và cách thực hành đức tin „thơ mộng“ của thời xa xưa. Nói cách khác: các bậc cao niên trong gia đình cũng như trong giáo xứ vẫn còn giữ mãi hình ảnh sống đạo xa xưa của mình, khi mà việc đọc kinh sáng tối trong gia đình, việc mỗi buổi sáng đi xem lễ, việc cùng nhau lần hạt Mân Côi mỗi tối trong gia đình không những 50 mà có khi còn cả 100 hay 150 kinh Kính Mừng nữa, v.v… là một điều bình thường, nếu không muốn nói là một điều bó buộc đối với từng thành viên của gia đình. Nhưng chúng ta đừng quên rằng, đó là vào thời mà „con trâu đi trước cái cày theo sau“, vào thời mà nghề nông là chủ yếu và cuộc sống còn yên bình ẩn khuất sau lũy tre làng, và nhất là vào thời mà tôn giáo còn giữ địa vị độc tôn cũng như nhà thờ xứ là điểm gặp gỡ duy nhất và vị Linh Mục quản xứ còn là „thầy cả“ tuyệt đối, nghĩa là một mình ngài phải kiêm nhiệm tất cả: vừa dạy đạo vừa dạy đời vừa dạy văn hóa, v.v... Nhưng xã hội ngày nay đã hoàn toàn thay đổi, đã mở cửa, đã trở nên đa nguyên, đã hay đang kỹ nghệ hóa. Tôn giáo không còn giữ địa vị độc tôn nữa, nhưng trở thành một trong các đơn vị trong đời sống xã hội và bị cạnh tranh khốc liệt, nếu không muốn nói là bị chèn ép, bị chống đối và bị bắt bớ, và phải quyết liệt tranh đấu cho sự sống còn của mình giữa một xã hội bị tục hóa, duy vật và vô thần. Vì thế, cuộc sống con người nói chung và cuộc sống gia đình cũng như cuộc sống đạo hay các sinh hoạt tôn giáo của giáo xứ và của từng tín hữu nói riêng cũng phải thay đổi theo. Không ai có thể ngăn cản được dòng chảy của thời gian. Điều đó cũng muốn nói rằng, kiểu cách sống đạo an nhàn bình lặng thủa xa xưa sẽ không thể tồn tại và không bao giờ tái diễn nữa.
Bởi vậy, thay vì ngồi hoài cổ và thất vọng so sánh với một quá khứ không bao giờ quay trở lại, chúng ta hãy can đảm nhìn thẳng vào thực tế và chấp nhận nó, để hướng dẫn nó đi đúng theo tinh thần của Phúc Âm và của Giáo Hội – hay nói theo ngôn ngữ ngày nay: tái Phúc Âm hóa – trong điều kiện sống hiện nay và bây giờ. Nói cách khác, chúng ta hãy nỗ lực chinh phục các thế hệ trẻ ngày nay cho Thiên Chúa và cho Giáo Hội với những điều kiện và khả năng sẵn có của mình, và dĩ nhiên trên hết với đời sống đạo gương mẫu của mình đúng theo tinh thần công bằng và bác ái của Tin Mừng.
Đó là một điều hoàn toàn khả thi, bởi vì Thiên Chúa đã dựng nên mỗi người với một linh hồn thiêng liêng bất tử, luôn hướng về chân thiện mỹ tuyệt đối như mục đích tối hậu. Vâng, chúng ta là người, vì nội tâm chúng ta là cả một thế giới bao la huyền bí hầu như vô tận. Người ta có thể nói được rằng mỗi người trong chúng ta mang trong mình một sự trống rỗng tinh thần vô tận và luôn khao khát được lấp đầy bằng chân thiện mỹ tuyệt đối, bằng sự hạnh phúc vô biên. Đó chính là Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa Toàn Năng. Chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể lấp đầy được khoảng không vô tận này của linh hồn con người bằng ân sủng và bằng Thánh Linh của Người. Hay nói cách khác, chính Thiên Chúa mới có thể làm thỏa mãn được nỗi khao khát tìm kiếm chân lý tối hậu và hạnh phúc viên mãn của linh hồn.
Chính vì thế, một khi các tầng lớp thanh thiếu niên đã qua thời bồng bột, nông nổi và hiếu thắng để bước vào tuổi trưởng thành chín chắn, họ sẽ cảm nhận được một cách sâu xa sự khao khát tìm kiếm những giá trị cao cả, trọn vẹn, sự hạnh phúc và niềm vui vô tận. Họ sẽ bị thúc đẩy bởi một sức mạnh vô song tiềm ẩn trong nội tâm mong tìm đạt tới một cuộc sống sung mãn. Rất có thể tất cả được khởi đầu từ cuộc sống vật chất, tiếp đến là cuộc sống tinh thần và sau cùng sẽ là cuộc sống siêu nhiên. Nhưng điều quyết định ở đây là nếu trong giai đoạn „chuyển tiếp“ ấy của tầng lớp trẻ mà chúng ta, những người có trách nhiệm đối với họ, không dẫn đưa được họ đến với Thiên Chúa, thì họ sẽ bị những sức mạnh và những thế lực đen tối khác quyến rũ và lôi cuốn bằng những lời đường mật nhưng giả trá sai lạc: „Các bạn chỉ có thể tìm gặp được hạnh phúc ở đời này, hạnh phúc to lớn đang nằm trong tầm tay các bạn!“ Từ đó chúng sẽ lèo lái tầng lớp trẻ bước vào vòng nô lệ của các thú vui đầy nguy hiểm, ma túy, tứ đổ tường, và sau cùng kết thúc trong mất mát thảm hại và đau đớn, cho đương sự, cho gia đình và cho toàn xã hội cũng như cho Giáo Hội.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã bắt đầu phát triển nhiều trào lưu tích cực của tầng lớp thanh thiếu niên nam nữ trong Giáo Hội mà người ta ít để ý tới. Dĩ nhiên, ở nhiều nơi trong Giáo Hội, nhất là tại các nước Âu Mỹ, các đoàn thể thanh thiếu niên còn thưa thớt trong các sinh hoạt giáo xứ. Nhưng người ta không nên lấy đó làm lạ, vì chính cuộc sống đạo của nhiều tín hữu trưởng thành và của nhiều gia đình không còn được đặt nặng nữa, nếu không muốn nói là đã bị sao nhãng. Nhưng đồng thời một luồng gió mới đang được thổi vào Giáo Hội: Tại nhiều giáo xứ các hội đoàn thanh niên thiếu nữ đang được tái tổ chức lại, hàng trăm hàng ngàn bạn trẻ đã hào hứng tham dự rất đông đảo và sốt sắng trong các cuộc hành hương quốc tế, nhất là hàng triệu thanh niên nam nữ đã quây quần bên Đức Giáo Hoàng trong các cuộc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới; tại nhiều Giáo phận trên thế giới còn tổ chức hằng năm Đại Hội Giới Trẻ với hàng ngàn người tham dự và trong những dịp này có hàng trăm bạn trẻ đứng sắp hàng trước các Tòa Cáo Giải.
Tất cả những sự kiện ấy muốn nói lên rằng không ai được phép thất vọng hay bi quan về các tầng lớp các người trẻ hay về Giáo Hội. Đức Kitô vẫn luôn trung tín với lời hứa của Người: „Thầy ở cùng các con mọi ngày cho tới tận thế.“(Mt 28,20b) Chúa Thánh Thần vẫn không ngừng tác động trong Giáo Hội, nhưng rất có thể là Người tác động theo cách thức của Người, chứ không nhất thiết phải theo cách thức của chúng ta hay trùng hợp với cách thức mà chúng ta dự đoán và chờ đợi. Một thực tại hiển nhiên khác mà chúng ta cũng không được phép phủ nhận, là những tâm hồn trẻ ngày nay có một sự cảm nhận về Thiên Chúa mang tính cách tư riêng của mình, chứ không nhất thiết phải trùng hợp với quan niệm của cha mẹ hay của các bậc trưởng thành khác. Họ cũng không muốn một Giáo Hội chỉ nhấn mạnh đến các hình thức phô trương rườm rà bên ngoài và đòi hỏi họ phải thế này thế nọ, nhưng là một Giáo Hội đi vào chiều sâu của đức tin và nhằm đạt tới điều trọng yếu nhất của cuộc sống: Thiên Chúa!
Vâng, tuổi trẻ ngày hôm nay muốn được nghe Thiên Chúa, muốn được gặp gỡ Thiên Chúa và muốn thực sự cảm nghiệm được Thiên Chúa một cách sâu xa tận đáy lòng mình. Và Thiên Chúa luôn yêu thương tất cả những tâm hồn trẻ ấy. Người sẽ làm tất cả để lôi kéo họ ngay trong thời đại „vàng thau lẫn lộn“ hôm nay đến với Người, đến ẩn náu trong Thánh Tâm luôn bùng cháy lửa yêu thương của Người. Nhưng để hiện thực điều đó, Thiên Chúa cần sự góp tay của tất cả chúng ta. Ở đây, xin được đề nghị năm cách thức cụ thể.
1. Kiến tạo những „nơi chốn“ để cảm nhận được Thiên Chúa
Đối với nhiều người Thiên Chúa là một điều gì đó „cụ thể bên ngoài“, hay chỉ là „một lời nói“ hoặc „một tư tưởng.“ Thiên Chúa là một thực tại siêu phàm. Nói cách khác, Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, Đấng Tuyệt Đối, nhưng Người lại muốn hành động cụ thể và trực tiếp trong vũ trụ cũng như trong cuộc sống con người. Các tầng lớp trẻ rất thông thoáng đối với những tình cảm và những cảm xúc; tâm hồn họ rất nhạy bén đối với những cảm nhận thiêng liêng. Vì thế, chúng ta hãy kiến tạo nên „những nơi chốn“ thuận lợi để Thiên Chúa có thể gần gũi được các người trẻ và tỏ mình ra cho họ cũng như để những người trẻ có thể tâm sự với Người. Vâng, tất cả chúng ta đều chỉ là cộng tác viên trần thế của Thiên Chúa, là những dụng cụ trong tay Người, còn tác nhân chính trong tâm hồn con người luôn là chính Thiên Chúa qua Thần Linh của Người. Hiểu rõ được chân lý này, nên thánh Phaolô đã viết. „Vậy A-pô-lô là gì? Phao-lô là gì? Đó là những tôi tớ đã giúp cho anh em có được đức tin, mỗi người đã làm theo khả năng Chúa ban. Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, còn Thiên Chúa mới là Đấng làm cho lớn lên.“(1Cr 3,5-6)
Trong thực tế, nhiều thanh thiếu niên không biết phải cầu nguyện thế nào. Họ cảm thấy cầu nguyện theo kiểu truyền thống, tức việc đọc thuộc lòng các Kinh đã được dọn sẵn,(1) là quá lạt lẽo và nhàm chán, vì mang tính cách một chiều, chứ không phải là một sự đối thoại với Thiên Chúa. Hiện tượng này hoàn toàn không phải là một điều quá xa lạ, và càng không phải là một điều tiêu cực; nó nằm trong tổng thể sự xung khắc về quan niệm sống giữa các thế hệ gia đình cũng như trong xã hội: Mỗi thế hệ già/trẻ có sự hiểu biết riêng, có quan niệm riêng và vì thế cũng có cách sống và thực hành riêng, kể cả trong cuộc sống đức tin, trong việc cầu nguyện. Tuổi già thì có đầy đủ kinh nghiệm sống, tuổi trẻ lại dư tràn óc sáng tạo. Chúng ta chỉ cần chấp nhận, thích ứng và hoàn thiện nó.
Một cách cụ thể, các tầng lớp thanh thiếu niên cần có những giờ cầu nguyện riêng cho họ, trong đó người ta sử dụng cách thức và ngôn ngữ thích hợp với họ. Còn những giờ cầu nguyện chung cho mọi thành phần thì luôn nên đơn giản, ngắn gọn, nhưng thành tâm và đầy đủ. Nói cách khác, để thu hút được các tâm hồn trẻ trong các Giờ Kinh, nên tránh cách cầu nguyện câu nệ vào việc ê-a dài dòng các Kinh, nhưng lại thiếu sự cầm trí, thiếu sự hiện diện của tâm trí trong lời kinh. Đây cũng là cách thức cầu nguyện đã bị Chúa khiển trách: „Dân này tôn thờ Ta bằng môi miệng, còn lòng trí chúng lại xa Ta.“(Mc 7,6b) Một giờ cầu nguyện đích thực phải là phương tiện hữu hiệu dẫn ta đến cùng Thiên Chúa, phải là những khoảnh khắc đẹp nhất để linh hồn và lòng trí ta được kết hiệp với Thiên Chúa. Chúng ta đừng quản ngại sự phức tạp và khó khăn, vì phải tạm gác lại cách cầu nguyện truyền thống quen thuộc, để cùng cầu nguyện với và theo cách thức của tầng lớp trẻ khi chúng ta cầu nguyện với họ. Chúng ta cần làm tất cả có thể, để chinh phục các tâm hồn trẻ về cho Chúa và cho Giáo Hội. Vì con cái chúng ta ngày hôm nay sẽ là cha mẹ của ngày mai, các người trẻ hôm nay sẽ là Giáo Hội của ngày mai. Vâng, chúng ta cần tổ chức việc cử hành Thánh Lễ và các giờ Phụng Vụ khác sao cho giới trẻ có thể tiếp cận được Thiên Chúa, và qua đó, Thiên Chúa có thể chạm tới được tâm hồn tầng lớp trẻ.
Ngược lại, nếu chúng ta ngồi chờ đợi tất cả những gì đã từng được thực hành trong Giáo Hội nói chung và trong các giáo xứ hay trong các gia đình nói riêng cách đây 50, 40, 30 hay 20 năm về trước sẽ có ngày được khôi phục lại, thì chúng ta sẽ còn triền miên bị khổ tâm và thất vọng mãi, bởi vì chúng ta đã không dám hay không muốn nhìn nhận sự tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng muốn thổi ra sao và thổi khi nào là hoàn toàn tùy ý Người, chứ không một ai có thể ngăn cản hay lèo lái được.(Ga 3,8) Chúa Thánh Thần đã từng có mặt trong buổi sơ khai của Giáo Hội, khi các tín hữu tràn trề vui sướng và hạnh phúc với đức tin mới của mình, mặc dầu họ chỉ là một thiểu số bé nhỏ trong dân. Ngày nay Chúa Thánh Thần cũng đang tiếp tục tác động trong các tâm hồn, nhất là trong các tâm hồn tầng lớp trẻ để giúp họ tìm gặp được Thiên Chúa, mặc dầu số các bạn trẻ ấy vẫn còn là thiểu số bé nhỏ. Bởi vì, Nước Trời bao giờ cũng được bắt đầu một cách khiêm tốn, tựa như hạt cải nhỏ bé nhất trong các thứ hạt, nhưng một khi lớn lên thì cành lá của nó lại xum xuê tươi tốt, đủ chỗ cho mọi thứ chim trời đến làm tổ ấn náu.(x. Mt 13,31-32)
Chúng ta cần chấp nhận là các tầng lớp trẻ thường thích trắc nghiệm về những cái mới lạ trên con đường đức tin, và chúng ta cũng vui mừng vì còn có những thanh thiếu niên muốn trắc nghiệm về đức tin như thế trong các xứ đạo. Điều quan trọng là chúng ta không nên phản đối, nhưng là hướng dẫn và giúp đỡ các trắc nghiệm ấy của tầng lớp trẻ đạt tới mục đích mong muốn, chứ không bị lạc đường.
Nói tóm lại, các tầng lớp trẻ, các thanh thiếu niên nam nữ cần có những đoàn thể thích hợp cho họ và những địa điểm gặp gỡ nhất định để cùng nhau cầu nguyện. Nhất là họ cần sự nâng đỡ về mọi mặt của cha mẹ trong gia đình và của các vị có trách nhiệm trong giáo xứ, để họ không cảm thấy bị bỏ rơi, bị cô đơn lẻ loi.
2. Chúng ta hãy cầu nguyện với tầng lớp trẻ
Cầu nguyện là một sức mạnh có thể biến đổi được mọi sự. Nhưng điều quan trọng đầu tiên là các bậc cha mẹ, các vị có trách nhiệm trong giáo xứ phải có tâm huyết với tầng lớp trẻ, phải thực sự tìm mọi cách để dẫn đưa họ tới cùng Thiên Chúa. Trong các Lời Nguyện Giáo Dân khi dâng lễ bao giờ cũng cần có ý chỉ cầu nguyện cho sự phát triển và nảy nở đức tin nơi các thế hệ trẻ, trong gia đình cũng như trong giáo xứ. Nhưng điều hiệu nghiệm nhất là mỗi khi cả cộng đoàn giáo xứ cùng quỳ gối chầu Mình Thánh Chúa, hãy tha thiết kêu xin Chúa Giêsu Thánh Thể cho các thanh niên thiếu nữ và các em nhi đồng, Đấng đã phán: „Hãy để các con trẻ đến cùng Thầy“: Xin Người luôn đồng hành với các con cái chúng ta trong suốt cuộc sống và dẫn đưa chúng đến với Người.
Và dĩ nhiên, không những chúng ta cầu nguyện cho tầng lớp trẻ, cho tầng lớp thanh thiếu niên, nhưng chúng ta cùng cầu nguyện với họ, đặc biệt trong các Thánh Lễ và các Giờ Kinh dành riêng cho họ. Những giờ cầu nguyện chung như thế, có thể được tổ chức theo cách thức của thanh thiếu niên, sẽ có tác động mạnh mẽ và mang lại nhiều hoa trái hữu ích trong tâm hồn các thanh thiếu niên, vì qua đó họ cảm nhận được rằng họ không hề bị bỏ rơi, nhưng được liên đới chặt chẽ trong cuộc sống gia đình và cuộc sống giáo xứ. Một sinh viên thuộc một trong các xứ đạo của tôi, đã hồi tâm trở lại với Thiên Chúa cách đây chưa lâu và nay muốn theo học thần học để trở thành Linh Mục, đã tâm sự: „Con đã nhiều năm sống như không có Thiên Chúa, nhưng bà nội con luôn lần hạt Mân Côi để cầu nguyện cho con. Có khi bà còn mời con lần hạt với bà nữa, và mặc dù lúc đó con không thích, nhưng vì nể bà và không muốn làm bà buồn, con cũng cố gắng lần hạt Mân Côi chung với bà. Nay bà đã qua đời. Chắc chắn trên Thiên Đàng bà nội con sẽ vô cùng sung sướng khi bà thấy Thiên Chúa nhân từ đã lôi kéo được con vào trong vòng tay yêu thương của Người.“
3. Chúng ta hãy hướng dẫn tầng lớp trẻ cầu nguyện
Trong cuộc sống xã hội tân tiến ngày nay, có biết bao nhiêu điều tốt xấu lẫn lộn đang ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tâm hồn non trẻ của các thanh thiếu niên: Từ Ti-vi cho đến Internet, từ phim ảnh, bạn bè cho đến những gương lành gương xấu do những người trưởng thành chúng ta làm trước mắt chúng. Tất cả đã đưa đẩy tầng lớp trẻ bất đắc dĩ phải đứng trước „ngã ba đường“ sự lựa chọn.
Nếu chúng ta muốn cho các tầng lớp người trẻ tìm gặp được Thiên Chúa, và như thế đạt tới được hạnh phúc đích thực của đời họ, thì chúng ta cần phải liên kết họ lại với Người qua các gương lành, qua cuộc sống phù hợp với tinh thần bác ái và công bằng của Phúc Âm. Dĩ nhiên, đức tin là một ơn lành của Thiên Chúa Chúa, là sự tác động của Chúa Thánh Thần trong các tâm hồn, chứ không phải do công trạng của chúng ta, còn chúng ta chỉ là những nhân viên, là những dụng cụ trong tay Thiên Chúa mà thôi. Thiên Chúa là một thực tại, Người luôn hiện diện trong mọi nơi và trong mỗi người chúng ta, Người luôn sẵn sàng tuôn đổ tràn đầy mọi ơn lành của Người xuống trên chúng ta. Điều đó muốn nói rằng, chúng ta cần phải nhìn thấy được nơi các trẻ nhỏ và các thanh thiếu niên một sự liên kết khả dĩ hình thành giữa Thiên Chúa và tâm hồn họ. Vì thế, chúng ta hãy tìm cách dẫn đưa các thế hệ trẻ tiếp cận được với Thiên Chúa, hay nói cách khác, chúng ta hãy dạy cho các thế hệ trẻ biết cầu nguyện.
Nhưng trước hết, chúng ta cũng dạy cho các thế hệ trẻ xác tín được rằng cầu nguyện không nhất thiết là phải đọc thuộc lòng các Kinh Nguyện đã được dọn sẵn mà nhiều khi họ cũng chẳng hiểu hết ý nghĩa các Kinh ấy; và nhất là cầu nguyện không phải là một bổn phận nặng nề nhàm chán, nhưng là một hồng ân của Thiên Chúa, là nguồn suối tắm mát và thanh tẩy tâm hồn con người, nơi đó con người luôn có thể múc kín cho cuộc sống của mình sự trợ lực và sức mạnh, niềm vui và sự an ủi cần thiết.
Trong điểm này, với tư cách là một Linh Mục công tác Mục Vụ trong các giáo xứ người Đức từ gần bốn thập niên nay và từ hơn một thập niên qua còn kèm thêm công tác cho bà con Việt Kiều Công Giáo cũng tại quốc gia Tây Âu này, tôi đã tích lũy được cho mình những kinh nghiệm nhất định trong việc lần hạt Mân Côi và có thể khẳng định được rằng Kinh Mân Côi không chỉ là một Kinh Nguyện đơn sơ, dễ đọc, dễ hiểu, nhưng còn là nguồn sức mạnh phi thường, có thể giúp chúng ta trang trải được mọi thứ „nợ đời.“ Vâng, Kinh Mân Côi hội đủ mọi công dụng thiêng liêng và tinh thần: Nó nối kết ta lại với Chúa và với mọi anh chị em đồng loại, hàn gắn mọi va chạm và sứt mẻ trong cuộc sống hằng ngày, sức mạnh để kiến tạo hòa bình và là niềm vui và niềm an ủi ngọt ngào cho những tâm hồn biết yêu mến Mẹ Maria. Trong các lần hiện ra với con cái loài người, đặc biệt ở Lộ Đức và ở Fatima, Mẹ Thiên Chúa đều đòi hỏi mọi tín hữu Công Giáo, kể cả những trẻ nhỏ mới lên sáu lên mười, còn trong trắng thơ ngây – như Bernadette ở Lộ Đức hay như Gia-xin-ta, Phanxicô và Lucia ở Fatima – cần phải siêng năng lần hạt Mân côi mỗi ngày. Bởi vì, Kinh Mân Côi là một Kinh của trẻ thơ và của các thanh niên thiếu nữ. Dĩ nhiên, người ta không nên chờ đợi các con trẻ và tầng lớp thanh thiếu niên sẽ lập tức đọc trọn toàn bộ tràng hạt Mân Côi trong một Giờ Kinh. Điều đó không cần thiết và nhất là phản sư phạm trong việc dạy cho tầng lớp trẻ cầu nguyện. Nhưng mỗi lần có thể chỉ đọc một chục hay hai chục Kinh Kính Mừng là đủ.
Ở đây, tôi xin được phép kể lại kinh nghiệm sống động trong việc lần hạt Mân Côi tại Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam chúng tôi thuộc Giáo phận Trier/Đức quốc: Từ trên dưới 30 năm nay, cộng đoàn người Công Giáo Việt Nam tại Giáo phận này luôn thực hành một truyền thống đạo đức tốt, đó là từ tháng năm, Tháng Hoa, cho tới tháng mười, Tháng Mân Côi, các gia đình trong cộng đoàn tuần tự rước tượng Đức Mẹ Fatima về trong gia đình và mời cả cộng đoàn – nhiều gia đình còn mời cả các bà con bên lương nữa – về tôn vương Đức Mẹ cùng gia đình vào ngày cuối tuần, hoặc thứ bảy hoặc Chúa Nhật. Trong Giờ Kinh gia đình ấy:
• Trước hết chủ nhà nêu lên ý xin cầu nguyện của gia đình – hoặc xin ơn bình an cho gia đình hoặc xin cầu nguyện cho linh hôn của một người quá cố trong gia đình, v.v...
• Tiếp đến vị Cộng Đoàn Trưởng xướng các Kinh sáng tối quen thuộc.
• Đọc bài Phúc Âm của ngày Chúa Nhật hôm ấy.
• Cha Tuyên Úy chia sẻ lời Chúa dựa theo bài Phúc Âm.
• Lần một chục hạt Mân Côi.
• Đọc bản kinh „Đền Tạ Đức Mẹ Tại Các Gia Đình“ và các bài Thánh Ca về Đức Mẹ.
• Và kết thúc Giờ Kinh bằng phép lành của cha Tuyên Úy.
Để tỏ lòng biết ơn bà con trong cộng đoàn đã đến hợp ý hợp lời cùng cầu nguyện với gia đình cũng như để nối chặt thêm tình liên đới và tình thân ái giữa các thành phần trong cộng đoàn, gia đình liên hệ thường mời các bà con hiện diện ở lại dùng trà, bánh ngọt hay bữa cơm thanh đạm với gia đình mình.
Cách thức cầu nguyện chung này đã mang lại nhiều hiệu quả tinh thần rõ rệt trong và cho cộng đoàn. Trước hết dù hoàn cảnh cư trú xa biệt nhau,(2) nhưng mọi người vẫn hăng hái và vui vẻ tham gia phong trào Tôn Vương Đức Mẹ này từ hàng thập niên qua. Chính nhờ có các Giờ Kinh tôn vương Đức Mẹ này tại các gia đình trong cộng đoàn, bà con Công Giáo gặp gỡ nhau thường xuyên hơn, và qua đó họ hiểu nhau hơn, thông tin cho nhau hoàn cảnh sống của mỗi người hay của mỗi gia đình dễ dàng hơn, giúp đỡ nhau mau chóng hơn. Nói chung là bà con sống đoàn kết và gắn bó với nhau hơn. Còn trong trường hợp có sự hiểu lầm giữa người này người nọ – đó là chuyện thường tình – thì họ cũng dễ dàng vượt qua và thông cảm cho nhau hơn.
Đó là một vài hiệu quả tích cực thực tiễn trong muôn vàn ích lợi tinh thần khác do Kinh Mân Côi mang lại và nhất là qua gương lần hạt Mân Côi sốt sắng này sẽ thức tỉnh được nơi tầng lớp trẻ lòng ham thích cầu nguyện.
Nói tóm lại, chúng ta cần dạy cho tầng lớp thanh thiếu niên biết cầu nguyện và ham thích cầu nguyện. Dĩ nhiên, luôn phải đơn sơ, tươi vui và ngắn gọn; tuyệt đối không được ép buộc hay áp đặt, nhưng chỉ thuyết phục một cách đầy thân thiện và yêu thương. Mọi sự sẽ thành công, nếu các tầng lớp thanh thiếu niên nhận thấy chính chúng ta cũng thực sự cầu nguyện và cầu nguyện sốt sắng, chứ không chỉ dạy lý thuyết mà thôi.
4. Trước các tầng lớp trẻ, chúng ta hãy nói tốt về Giáo Hội
Làm sao chúng ta có thể giúp cho các trẻ nhỏ và nhất là tầng lớp thanh thiếu niên nam nữ yêu mến Giáo Hội và ham chuộng việc Kinh Nguyện, nếu khi đứng trước mặt họ chúng ta hay phê bình, chỉ trích và phàn nàn Giáo Hội, Ban chấp hành xứ, Linh Mục quản xứ, các Đức Giám Mục và Đức Giáo Hoàng thế này thế nọ?
Để có thể chinh phục được tầng lớp trẻ cho Chúa và cho Giáo Hội, thì chính những người trưởng thành chúng ta phải có lòng yêu mến Chúa và Giáo Hội trước đã, vì không ai có thể cho người khác điều mình không có!
Và bước đầu tiên là tránh phê bình chỉ trích hay phàn nàn Giáo Hội trước mặt các thanh thiếu niên, ở trong gia đình cũng như ở ngoài xã hội. Người Việt Nam chúng ta đã chẳng thường nói: „Tốt đẹp thì phơi ra, xấu xa thì đậy lại!“ Dĩ nhiên điều đó không muốn nói là chúng ta phải sống giả dối và không dám nhìn vào sự thật. Không. Là Kitô hữu, chúng ta phải luôn nói và hành động theo đúng sự thật. Nhưng có nhiều sự thật người ta không được nói ra; lại có những sự thật chỉ được nói ra cho một số người nhất định nào đó và phải nói vào một thời giờ và một nơi chốn thích hợp nhất định nào đó. Nói cách khác, một sự thật chỉ cần phải được nói ra khi nó mang lại lợi ích cho người nghe; còn khi nói ra mà lợi bất cập hại thì cần phải giữ kín. Từ kinh nghiệm sống này, một câu phương ngôn của người Pháp đã rất chí lý khi nói. „Il n´est pas bon, toujours de parler la vérité“: Khi nào cũng nói ra sự thật là một điều không tốt!
Trước tầng lớp trẻ, thay vì phê bình chỉ trích thì chúng ta hãy nói tốt về Giáo Hội. Vì tuy trong Giáo Hội cũng đã từng xảy ra hay còn tồn đọng những tính chất nhân loại, nhưng đó chỉ là những yếu đuối của một thiểu số thành phần rất nhỏ nào đó. Nếu chúng ta nhìn vào Giáo Hội một cách khách quan và nhất là với thiện ý và tình yêu chân thành, thì chúng ta sẽ khám phá được sự thánh thiện cao cả và vẻ đáng yêu tuyệt vời của Giáo Hội, vì Giáo Hội là Hội Thánh, là thân mình mầu nhiệm của Đức Kitô. Điều đó cũng có nghĩa là có lẽ những người trưởng thành chúng ta cần phải nhìn nhận lại quan niệm và thái độ của mình đối với Mẹ Giáo Hội. Một câu phương ngôn cũng nói: „Một giọt mật ong ngọt ngào thì mang lại nhiều lợi ích hơn là một thùng giấm chua.“
Vâng, nếu chúng ta muốn chinh phục được tầng lớp trẻ cho Giáo Hội, chúng ta hãy nói tốt về Giáo Hội. Và đó là sự thật, vì tự bản chất của mình là Hội Thánh Đức Kitô, trong Giáo Hội có muôn vàn „mật ong“ hơn là „giấm chua,“ trong Giáo Hội có nhiều điều tốt lành thánh thiện hơn là sự lỗi lầm và thiếu sót. Vì thế, nếu chúng ta dễ bị định kiến về một vài „giọt giấm“ mà bỏ quên cả một „thùng mật ong“ ngọt ngào trong cuộc sống Giáo Hội, thì định kiến ấy cần phải được điều chỉnh lại.
Hơn nữa, với sứ mệnh Kitô giáo thánh thiêng cao cả của mình, chúng ta không bao giờ có lý do để sống thất vọng hay bi quan giữa cuộc sống xã hội đầy phức tạp này; nếu không, muối chúng ta sẽ không còn đủ mặn để ướp được tầng lớp trẻ và đèn chúng ta sẽ không còn đủ sáng để soi chiếu cho họ tìm ra được con đường dẫn tới sự thật đích thực của cuộc sống.
5. Chúng ta hãy hành động như những Kitô hữu
Sau cùng, chúng ta không nên quên rằng, không chỉ cầu nguyện, không chỉ suy tư và nói tốt, nhưng còn phải hành động tốt nữa. Phúc Âm là một lời mời gọi sống một cuộc sống đức ái và sự hy sinh. Các con trẻ và các thanh thiếu niên không chỉ nghe mà còn nhìn vào hành động của những người trưởng thành chúng ta nữa. Họ sẽ quan sát rất kỹ, để xem liệu chúng ta chỉ trình bày và giới thiệu tốt về đức tin, về các giáo lý của Giáo Hội một cách lý thuyết suông hay chúng ta còn có cả cuộc sống và hành động kèm theo hoàn toàn phù hợp với những giáo lý ấy nữa. Những lời nói hay chỉ là những ngôn từ trống rỗng và bất khả tín, nếu chúng không được xuất phát từ sự xác tín và không có việc làm phù hợp kèm theo. Ở đây, chúng ta có thể trích dẫn gương sống đạo của chân phước Mẹ Têrêxa Can-cút-ta: Mẹ yêu thương những người nghèo, những người bị bỏ rơi không chỉ bằng những lời an ủi suông, nhưng bằng cả cuộc đời hoàn toàn dấn thân cho họ, thăm viếng, săn sóc họ bằng đôi tay gầy yếu của Mẹ. Và vì thế, Mẹ Têrêxa đã chinh phục được cả hàng triệu tâm hồn về Cho Chúa.
Tất cả những gì chúng ta làm cho tầng lớp thanh thiếu niên, không nhất thiết đòi hỏi phải hoàn hảo, vì điều chính yếu là chúng ta làm với tình yêu và lòng chân thành. Vâng, điều có thể chạm tới được tâm hồn thanh thiếu niên không nhất thiết là chúng ta làm một điều gì đó cho họ, nhưng là cách thức và thái độ chúng ta làm điều ấy.
Vậy, chúng ta hãy loại bỏ những ý tưởng hời hợt, trống rỗng, vì với tư cách là Giáo Hội, chúng ta có sứ mệnh mang Chúa đến cho các tâm hồn bằng chính cả con người cụ thể của mình. Chúng ta hãy khẩn cầu Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta sức mạnh, lòng can đảm để trở thành những dụng cụ hữu hiệu trong tay Người, hầu qua chúng ta Người sẽ chinh phục được nhiều tầng lớp trẻ hơn
_____________________
Chú thích:
1. Các Kinh trong kho tàng Kinh Nguyện của Giáo Hội luôn mang những nội dung sâu sắc và cao cả, giúp cho các tâm hồn kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa, nhưng trong các buổi cầu nguyện riêng cho tầng lớp thanh thiếu niên, người ta nên sử dụng lối cầu nguyện khác, như cách cầu nguyện trực ngôn và tự phát, v.v… sẽ hiệu quả hơn.
2. Bà con Việt kiều ở Đức thường không thể sống tập trung lại một chỗ bên cạnh nhau, nhưng vì lý do nghề nghiệp và nhà cửa, họ phải ở xa nhau, mỗi gia đình một chỗ, cách xa nhau có khi lên tới 100, 50, 40 hay 20 cây số.
Lm. Nguyễn Hữu Thy
Nhiều bậc cha mẹ Công Giáo còn sống gắn bó với đức tin đã không tránh khỏi nỗi khổ tâm và sự dằn vặt khi thấy con cái họ quá sa sút và nguội lạnh trong đời sống đức tin: bê trễ trong việc kinh nguyện, trong việc lãnh nhận các Bí tích và lơ là trong việc xem lễ các ngày Chúa Nhật. Nhiều người đã khắc khoải tự hỏi: Tôi còn có thể làm được gì để giúp các thế hệ trẻ tìm gặp được đức tin? Nhiều bậc cha mẹ Công Giáo thất vọng, vì thấy:
• Càng ngày càng thiếu các hội đoàn dành cho thanh thiếu niên trong xứ đạo, hay có nhưng thiếu tổ chức, chỉ sinh hoạt rời rạc, cầm chừng và thiếu phương pháp sư phạm trong việc truyền đạt các vấn đề tôn giáo cho thanh thiếu niên.
• Tại các nước Âu-Mỹ trong nhà thờ hầu như hoàn toàn thiếu bóng dáng thanh thiếu niên nam nữ; còn ở Việt Nam thì một số không nhỏ các thanh thiếu niên lại thường chỉ giữ „đạo cửa,“ „đạo thềm“ hay „đạo gốc“ như người ta thường nói, tức vì hoàn cảnh gia đình và xã hội gây áp lực, họ cũng cố gắng tới nhà thờ nhưng lại chỉ đứng thoải mái ở cửa hay ở ngoài thềm nhà thờ nhìn vào, hoặc ngồi chụm ba chụm bảy ở các gốc cây trong khuôn viên nhà thờ, để vừa xem lễ vừa nhìn quanh quất hay vừa tán chuyện với nhau.
Ở đây, tác giả bài viết xin được thành tâm góp ý kiến với các bậc cha mẹ, các bậc ông bà nội ngoại, các vị Linh hướng, các giáo lý viên rằng, xin quý vị hãy luôn bình tĩnh, kiên trì và đừng buông xuôi. Chúng ta luôn có đủ lý do để hy vọng, để lạc quan, nếu chúng ta còn nhìn thấy được các „dấu chỉ thời gian“ ấy và nhận ra được ý nghĩa của chúng; nhất là nếu chính chúng ta còn có tâm huyết muốn làm được điều gì đó để giúp cho các thế hệ trẻ ngày nay tìm gặp được Thiên Chúa.
Vâng, theo khả năng và điều kiện của mình, chúng ta hãy nỗ lực giúp đỡ các thế hệ trẻ tìm gặp được Thiên Chúa. Nhưng trước hết không phải bằng lời nói, nhưng là bằng cuộc sống thực tiễn hằng ngày của mình, một cuộc sống chứng minh cho thấy chúng ta đã thực sự gặp gỡ được Thiên Chúa, vì „một việc làm bằng ngàn lời nói.“ Và tất nhiên, ở đây chúng ta cũng phải chân thành tự hỏi là trước tình trạng sống đạo sa sút và lơ là của tầng lớp trẻ hôm nay, những người trưởng thành chúng ta có được phép chỉ đổ lỗi cho họ hay cho hoàn cảnh xã hội thế này thế kia, còn chúng ta lại hoàn toàn phủi tay vô tội không?
Đàng khác, người ta thất vọng về tình trạng sống đạo xuống dốc của tầng lớp trẻ ngày nay, vì người ta chưa đủ thực tế và vì người ta còn quá hoài cổ, còn quá gắn bó với cách sống và cách thực hành đức tin „thơ mộng“ của thời xa xưa. Nói cách khác: các bậc cao niên trong gia đình cũng như trong giáo xứ vẫn còn giữ mãi hình ảnh sống đạo xa xưa của mình, khi mà việc đọc kinh sáng tối trong gia đình, việc mỗi buổi sáng đi xem lễ, việc cùng nhau lần hạt Mân Côi mỗi tối trong gia đình không những 50 mà có khi còn cả 100 hay 150 kinh Kính Mừng nữa, v.v… là một điều bình thường, nếu không muốn nói là một điều bó buộc đối với từng thành viên của gia đình. Nhưng chúng ta đừng quên rằng, đó là vào thời mà „con trâu đi trước cái cày theo sau“, vào thời mà nghề nông là chủ yếu và cuộc sống còn yên bình ẩn khuất sau lũy tre làng, và nhất là vào thời mà tôn giáo còn giữ địa vị độc tôn cũng như nhà thờ xứ là điểm gặp gỡ duy nhất và vị Linh Mục quản xứ còn là „thầy cả“ tuyệt đối, nghĩa là một mình ngài phải kiêm nhiệm tất cả: vừa dạy đạo vừa dạy đời vừa dạy văn hóa, v.v... Nhưng xã hội ngày nay đã hoàn toàn thay đổi, đã mở cửa, đã trở nên đa nguyên, đã hay đang kỹ nghệ hóa. Tôn giáo không còn giữ địa vị độc tôn nữa, nhưng trở thành một trong các đơn vị trong đời sống xã hội và bị cạnh tranh khốc liệt, nếu không muốn nói là bị chèn ép, bị chống đối và bị bắt bớ, và phải quyết liệt tranh đấu cho sự sống còn của mình giữa một xã hội bị tục hóa, duy vật và vô thần. Vì thế, cuộc sống con người nói chung và cuộc sống gia đình cũng như cuộc sống đạo hay các sinh hoạt tôn giáo của giáo xứ và của từng tín hữu nói riêng cũng phải thay đổi theo. Không ai có thể ngăn cản được dòng chảy của thời gian. Điều đó cũng muốn nói rằng, kiểu cách sống đạo an nhàn bình lặng thủa xa xưa sẽ không thể tồn tại và không bao giờ tái diễn nữa.
Bởi vậy, thay vì ngồi hoài cổ và thất vọng so sánh với một quá khứ không bao giờ quay trở lại, chúng ta hãy can đảm nhìn thẳng vào thực tế và chấp nhận nó, để hướng dẫn nó đi đúng theo tinh thần của Phúc Âm và của Giáo Hội – hay nói theo ngôn ngữ ngày nay: tái Phúc Âm hóa – trong điều kiện sống hiện nay và bây giờ. Nói cách khác, chúng ta hãy nỗ lực chinh phục các thế hệ trẻ ngày nay cho Thiên Chúa và cho Giáo Hội với những điều kiện và khả năng sẵn có của mình, và dĩ nhiên trên hết với đời sống đạo gương mẫu của mình đúng theo tinh thần công bằng và bác ái của Tin Mừng.
Đó là một điều hoàn toàn khả thi, bởi vì Thiên Chúa đã dựng nên mỗi người với một linh hồn thiêng liêng bất tử, luôn hướng về chân thiện mỹ tuyệt đối như mục đích tối hậu. Vâng, chúng ta là người, vì nội tâm chúng ta là cả một thế giới bao la huyền bí hầu như vô tận. Người ta có thể nói được rằng mỗi người trong chúng ta mang trong mình một sự trống rỗng tinh thần vô tận và luôn khao khát được lấp đầy bằng chân thiện mỹ tuyệt đối, bằng sự hạnh phúc vô biên. Đó chính là Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa Toàn Năng. Chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể lấp đầy được khoảng không vô tận này của linh hồn con người bằng ân sủng và bằng Thánh Linh của Người. Hay nói cách khác, chính Thiên Chúa mới có thể làm thỏa mãn được nỗi khao khát tìm kiếm chân lý tối hậu và hạnh phúc viên mãn của linh hồn.
Chính vì thế, một khi các tầng lớp thanh thiếu niên đã qua thời bồng bột, nông nổi và hiếu thắng để bước vào tuổi trưởng thành chín chắn, họ sẽ cảm nhận được một cách sâu xa sự khao khát tìm kiếm những giá trị cao cả, trọn vẹn, sự hạnh phúc và niềm vui vô tận. Họ sẽ bị thúc đẩy bởi một sức mạnh vô song tiềm ẩn trong nội tâm mong tìm đạt tới một cuộc sống sung mãn. Rất có thể tất cả được khởi đầu từ cuộc sống vật chất, tiếp đến là cuộc sống tinh thần và sau cùng sẽ là cuộc sống siêu nhiên. Nhưng điều quyết định ở đây là nếu trong giai đoạn „chuyển tiếp“ ấy của tầng lớp trẻ mà chúng ta, những người có trách nhiệm đối với họ, không dẫn đưa được họ đến với Thiên Chúa, thì họ sẽ bị những sức mạnh và những thế lực đen tối khác quyến rũ và lôi cuốn bằng những lời đường mật nhưng giả trá sai lạc: „Các bạn chỉ có thể tìm gặp được hạnh phúc ở đời này, hạnh phúc to lớn đang nằm trong tầm tay các bạn!“ Từ đó chúng sẽ lèo lái tầng lớp trẻ bước vào vòng nô lệ của các thú vui đầy nguy hiểm, ma túy, tứ đổ tường, và sau cùng kết thúc trong mất mát thảm hại và đau đớn, cho đương sự, cho gia đình và cho toàn xã hội cũng như cho Giáo Hội.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã bắt đầu phát triển nhiều trào lưu tích cực của tầng lớp thanh thiếu niên nam nữ trong Giáo Hội mà người ta ít để ý tới. Dĩ nhiên, ở nhiều nơi trong Giáo Hội, nhất là tại các nước Âu Mỹ, các đoàn thể thanh thiếu niên còn thưa thớt trong các sinh hoạt giáo xứ. Nhưng người ta không nên lấy đó làm lạ, vì chính cuộc sống đạo của nhiều tín hữu trưởng thành và của nhiều gia đình không còn được đặt nặng nữa, nếu không muốn nói là đã bị sao nhãng. Nhưng đồng thời một luồng gió mới đang được thổi vào Giáo Hội: Tại nhiều giáo xứ các hội đoàn thanh niên thiếu nữ đang được tái tổ chức lại, hàng trăm hàng ngàn bạn trẻ đã hào hứng tham dự rất đông đảo và sốt sắng trong các cuộc hành hương quốc tế, nhất là hàng triệu thanh niên nam nữ đã quây quần bên Đức Giáo Hoàng trong các cuộc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới; tại nhiều Giáo phận trên thế giới còn tổ chức hằng năm Đại Hội Giới Trẻ với hàng ngàn người tham dự và trong những dịp này có hàng trăm bạn trẻ đứng sắp hàng trước các Tòa Cáo Giải.
Tất cả những sự kiện ấy muốn nói lên rằng không ai được phép thất vọng hay bi quan về các tầng lớp các người trẻ hay về Giáo Hội. Đức Kitô vẫn luôn trung tín với lời hứa của Người: „Thầy ở cùng các con mọi ngày cho tới tận thế.“(Mt 28,20b) Chúa Thánh Thần vẫn không ngừng tác động trong Giáo Hội, nhưng rất có thể là Người tác động theo cách thức của Người, chứ không nhất thiết phải theo cách thức của chúng ta hay trùng hợp với cách thức mà chúng ta dự đoán và chờ đợi. Một thực tại hiển nhiên khác mà chúng ta cũng không được phép phủ nhận, là những tâm hồn trẻ ngày nay có một sự cảm nhận về Thiên Chúa mang tính cách tư riêng của mình, chứ không nhất thiết phải trùng hợp với quan niệm của cha mẹ hay của các bậc trưởng thành khác. Họ cũng không muốn một Giáo Hội chỉ nhấn mạnh đến các hình thức phô trương rườm rà bên ngoài và đòi hỏi họ phải thế này thế nọ, nhưng là một Giáo Hội đi vào chiều sâu của đức tin và nhằm đạt tới điều trọng yếu nhất của cuộc sống: Thiên Chúa!
Vâng, tuổi trẻ ngày hôm nay muốn được nghe Thiên Chúa, muốn được gặp gỡ Thiên Chúa và muốn thực sự cảm nghiệm được Thiên Chúa một cách sâu xa tận đáy lòng mình. Và Thiên Chúa luôn yêu thương tất cả những tâm hồn trẻ ấy. Người sẽ làm tất cả để lôi kéo họ ngay trong thời đại „vàng thau lẫn lộn“ hôm nay đến với Người, đến ẩn náu trong Thánh Tâm luôn bùng cháy lửa yêu thương của Người. Nhưng để hiện thực điều đó, Thiên Chúa cần sự góp tay của tất cả chúng ta. Ở đây, xin được đề nghị năm cách thức cụ thể.
1. Kiến tạo những „nơi chốn“ để cảm nhận được Thiên Chúa
Đối với nhiều người Thiên Chúa là một điều gì đó „cụ thể bên ngoài“, hay chỉ là „một lời nói“ hoặc „một tư tưởng.“ Thiên Chúa là một thực tại siêu phàm. Nói cách khác, Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, Đấng Tuyệt Đối, nhưng Người lại muốn hành động cụ thể và trực tiếp trong vũ trụ cũng như trong cuộc sống con người. Các tầng lớp trẻ rất thông thoáng đối với những tình cảm và những cảm xúc; tâm hồn họ rất nhạy bén đối với những cảm nhận thiêng liêng. Vì thế, chúng ta hãy kiến tạo nên „những nơi chốn“ thuận lợi để Thiên Chúa có thể gần gũi được các người trẻ và tỏ mình ra cho họ cũng như để những người trẻ có thể tâm sự với Người. Vâng, tất cả chúng ta đều chỉ là cộng tác viên trần thế của Thiên Chúa, là những dụng cụ trong tay Người, còn tác nhân chính trong tâm hồn con người luôn là chính Thiên Chúa qua Thần Linh của Người. Hiểu rõ được chân lý này, nên thánh Phaolô đã viết. „Vậy A-pô-lô là gì? Phao-lô là gì? Đó là những tôi tớ đã giúp cho anh em có được đức tin, mỗi người đã làm theo khả năng Chúa ban. Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, còn Thiên Chúa mới là Đấng làm cho lớn lên.“(1Cr 3,5-6)
Trong thực tế, nhiều thanh thiếu niên không biết phải cầu nguyện thế nào. Họ cảm thấy cầu nguyện theo kiểu truyền thống, tức việc đọc thuộc lòng các Kinh đã được dọn sẵn,(1) là quá lạt lẽo và nhàm chán, vì mang tính cách một chiều, chứ không phải là một sự đối thoại với Thiên Chúa. Hiện tượng này hoàn toàn không phải là một điều quá xa lạ, và càng không phải là một điều tiêu cực; nó nằm trong tổng thể sự xung khắc về quan niệm sống giữa các thế hệ gia đình cũng như trong xã hội: Mỗi thế hệ già/trẻ có sự hiểu biết riêng, có quan niệm riêng và vì thế cũng có cách sống và thực hành riêng, kể cả trong cuộc sống đức tin, trong việc cầu nguyện. Tuổi già thì có đầy đủ kinh nghiệm sống, tuổi trẻ lại dư tràn óc sáng tạo. Chúng ta chỉ cần chấp nhận, thích ứng và hoàn thiện nó.
Một cách cụ thể, các tầng lớp thanh thiếu niên cần có những giờ cầu nguyện riêng cho họ, trong đó người ta sử dụng cách thức và ngôn ngữ thích hợp với họ. Còn những giờ cầu nguyện chung cho mọi thành phần thì luôn nên đơn giản, ngắn gọn, nhưng thành tâm và đầy đủ. Nói cách khác, để thu hút được các tâm hồn trẻ trong các Giờ Kinh, nên tránh cách cầu nguyện câu nệ vào việc ê-a dài dòng các Kinh, nhưng lại thiếu sự cầm trí, thiếu sự hiện diện của tâm trí trong lời kinh. Đây cũng là cách thức cầu nguyện đã bị Chúa khiển trách: „Dân này tôn thờ Ta bằng môi miệng, còn lòng trí chúng lại xa Ta.“(Mc 7,6b) Một giờ cầu nguyện đích thực phải là phương tiện hữu hiệu dẫn ta đến cùng Thiên Chúa, phải là những khoảnh khắc đẹp nhất để linh hồn và lòng trí ta được kết hiệp với Thiên Chúa. Chúng ta đừng quản ngại sự phức tạp và khó khăn, vì phải tạm gác lại cách cầu nguyện truyền thống quen thuộc, để cùng cầu nguyện với và theo cách thức của tầng lớp trẻ khi chúng ta cầu nguyện với họ. Chúng ta cần làm tất cả có thể, để chinh phục các tâm hồn trẻ về cho Chúa và cho Giáo Hội. Vì con cái chúng ta ngày hôm nay sẽ là cha mẹ của ngày mai, các người trẻ hôm nay sẽ là Giáo Hội của ngày mai. Vâng, chúng ta cần tổ chức việc cử hành Thánh Lễ và các giờ Phụng Vụ khác sao cho giới trẻ có thể tiếp cận được Thiên Chúa, và qua đó, Thiên Chúa có thể chạm tới được tâm hồn tầng lớp trẻ.
Ngược lại, nếu chúng ta ngồi chờ đợi tất cả những gì đã từng được thực hành trong Giáo Hội nói chung và trong các giáo xứ hay trong các gia đình nói riêng cách đây 50, 40, 30 hay 20 năm về trước sẽ có ngày được khôi phục lại, thì chúng ta sẽ còn triền miên bị khổ tâm và thất vọng mãi, bởi vì chúng ta đã không dám hay không muốn nhìn nhận sự tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng muốn thổi ra sao và thổi khi nào là hoàn toàn tùy ý Người, chứ không một ai có thể ngăn cản hay lèo lái được.(Ga 3,8) Chúa Thánh Thần đã từng có mặt trong buổi sơ khai của Giáo Hội, khi các tín hữu tràn trề vui sướng và hạnh phúc với đức tin mới của mình, mặc dầu họ chỉ là một thiểu số bé nhỏ trong dân. Ngày nay Chúa Thánh Thần cũng đang tiếp tục tác động trong các tâm hồn, nhất là trong các tâm hồn tầng lớp trẻ để giúp họ tìm gặp được Thiên Chúa, mặc dầu số các bạn trẻ ấy vẫn còn là thiểu số bé nhỏ. Bởi vì, Nước Trời bao giờ cũng được bắt đầu một cách khiêm tốn, tựa như hạt cải nhỏ bé nhất trong các thứ hạt, nhưng một khi lớn lên thì cành lá của nó lại xum xuê tươi tốt, đủ chỗ cho mọi thứ chim trời đến làm tổ ấn náu.(x. Mt 13,31-32)
Chúng ta cần chấp nhận là các tầng lớp trẻ thường thích trắc nghiệm về những cái mới lạ trên con đường đức tin, và chúng ta cũng vui mừng vì còn có những thanh thiếu niên muốn trắc nghiệm về đức tin như thế trong các xứ đạo. Điều quan trọng là chúng ta không nên phản đối, nhưng là hướng dẫn và giúp đỡ các trắc nghiệm ấy của tầng lớp trẻ đạt tới mục đích mong muốn, chứ không bị lạc đường.
Nói tóm lại, các tầng lớp trẻ, các thanh thiếu niên nam nữ cần có những đoàn thể thích hợp cho họ và những địa điểm gặp gỡ nhất định để cùng nhau cầu nguyện. Nhất là họ cần sự nâng đỡ về mọi mặt của cha mẹ trong gia đình và của các vị có trách nhiệm trong giáo xứ, để họ không cảm thấy bị bỏ rơi, bị cô đơn lẻ loi.
2. Chúng ta hãy cầu nguyện với tầng lớp trẻ
Cầu nguyện là một sức mạnh có thể biến đổi được mọi sự. Nhưng điều quan trọng đầu tiên là các bậc cha mẹ, các vị có trách nhiệm trong giáo xứ phải có tâm huyết với tầng lớp trẻ, phải thực sự tìm mọi cách để dẫn đưa họ tới cùng Thiên Chúa. Trong các Lời Nguyện Giáo Dân khi dâng lễ bao giờ cũng cần có ý chỉ cầu nguyện cho sự phát triển và nảy nở đức tin nơi các thế hệ trẻ, trong gia đình cũng như trong giáo xứ. Nhưng điều hiệu nghiệm nhất là mỗi khi cả cộng đoàn giáo xứ cùng quỳ gối chầu Mình Thánh Chúa, hãy tha thiết kêu xin Chúa Giêsu Thánh Thể cho các thanh niên thiếu nữ và các em nhi đồng, Đấng đã phán: „Hãy để các con trẻ đến cùng Thầy“: Xin Người luôn đồng hành với các con cái chúng ta trong suốt cuộc sống và dẫn đưa chúng đến với Người.
3. Chúng ta hãy hướng dẫn tầng lớp trẻ cầu nguyện
Trong cuộc sống xã hội tân tiến ngày nay, có biết bao nhiêu điều tốt xấu lẫn lộn đang ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tâm hồn non trẻ của các thanh thiếu niên: Từ Ti-vi cho đến Internet, từ phim ảnh, bạn bè cho đến những gương lành gương xấu do những người trưởng thành chúng ta làm trước mắt chúng. Tất cả đã đưa đẩy tầng lớp trẻ bất đắc dĩ phải đứng trước „ngã ba đường“ sự lựa chọn.
Nếu chúng ta muốn cho các tầng lớp người trẻ tìm gặp được Thiên Chúa, và như thế đạt tới được hạnh phúc đích thực của đời họ, thì chúng ta cần phải liên kết họ lại với Người qua các gương lành, qua cuộc sống phù hợp với tinh thần bác ái và công bằng của Phúc Âm. Dĩ nhiên, đức tin là một ơn lành của Thiên Chúa Chúa, là sự tác động của Chúa Thánh Thần trong các tâm hồn, chứ không phải do công trạng của chúng ta, còn chúng ta chỉ là những nhân viên, là những dụng cụ trong tay Thiên Chúa mà thôi. Thiên Chúa là một thực tại, Người luôn hiện diện trong mọi nơi và trong mỗi người chúng ta, Người luôn sẵn sàng tuôn đổ tràn đầy mọi ơn lành của Người xuống trên chúng ta. Điều đó muốn nói rằng, chúng ta cần phải nhìn thấy được nơi các trẻ nhỏ và các thanh thiếu niên một sự liên kết khả dĩ hình thành giữa Thiên Chúa và tâm hồn họ. Vì thế, chúng ta hãy tìm cách dẫn đưa các thế hệ trẻ tiếp cận được với Thiên Chúa, hay nói cách khác, chúng ta hãy dạy cho các thế hệ trẻ biết cầu nguyện.
Nhưng trước hết, chúng ta cũng dạy cho các thế hệ trẻ xác tín được rằng cầu nguyện không nhất thiết là phải đọc thuộc lòng các Kinh Nguyện đã được dọn sẵn mà nhiều khi họ cũng chẳng hiểu hết ý nghĩa các Kinh ấy; và nhất là cầu nguyện không phải là một bổn phận nặng nề nhàm chán, nhưng là một hồng ân của Thiên Chúa, là nguồn suối tắm mát và thanh tẩy tâm hồn con người, nơi đó con người luôn có thể múc kín cho cuộc sống của mình sự trợ lực và sức mạnh, niềm vui và sự an ủi cần thiết.
Trong điểm này, với tư cách là một Linh Mục công tác Mục Vụ trong các giáo xứ người Đức từ gần bốn thập niên nay và từ hơn một thập niên qua còn kèm thêm công tác cho bà con Việt Kiều Công Giáo cũng tại quốc gia Tây Âu này, tôi đã tích lũy được cho mình những kinh nghiệm nhất định trong việc lần hạt Mân Côi và có thể khẳng định được rằng Kinh Mân Côi không chỉ là một Kinh Nguyện đơn sơ, dễ đọc, dễ hiểu, nhưng còn là nguồn sức mạnh phi thường, có thể giúp chúng ta trang trải được mọi thứ „nợ đời.“ Vâng, Kinh Mân Côi hội đủ mọi công dụng thiêng liêng và tinh thần: Nó nối kết ta lại với Chúa và với mọi anh chị em đồng loại, hàn gắn mọi va chạm và sứt mẻ trong cuộc sống hằng ngày, sức mạnh để kiến tạo hòa bình và là niềm vui và niềm an ủi ngọt ngào cho những tâm hồn biết yêu mến Mẹ Maria. Trong các lần hiện ra với con cái loài người, đặc biệt ở Lộ Đức và ở Fatima, Mẹ Thiên Chúa đều đòi hỏi mọi tín hữu Công Giáo, kể cả những trẻ nhỏ mới lên sáu lên mười, còn trong trắng thơ ngây – như Bernadette ở Lộ Đức hay như Gia-xin-ta, Phanxicô và Lucia ở Fatima – cần phải siêng năng lần hạt Mân côi mỗi ngày. Bởi vì, Kinh Mân Côi là một Kinh của trẻ thơ và của các thanh niên thiếu nữ. Dĩ nhiên, người ta không nên chờ đợi các con trẻ và tầng lớp thanh thiếu niên sẽ lập tức đọc trọn toàn bộ tràng hạt Mân Côi trong một Giờ Kinh. Điều đó không cần thiết và nhất là phản sư phạm trong việc dạy cho tầng lớp trẻ cầu nguyện. Nhưng mỗi lần có thể chỉ đọc một chục hay hai chục Kinh Kính Mừng là đủ.
Ở đây, tôi xin được phép kể lại kinh nghiệm sống động trong việc lần hạt Mân Côi tại Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam chúng tôi thuộc Giáo phận Trier/Đức quốc: Từ trên dưới 30 năm nay, cộng đoàn người Công Giáo Việt Nam tại Giáo phận này luôn thực hành một truyền thống đạo đức tốt, đó là từ tháng năm, Tháng Hoa, cho tới tháng mười, Tháng Mân Côi, các gia đình trong cộng đoàn tuần tự rước tượng Đức Mẹ Fatima về trong gia đình và mời cả cộng đoàn – nhiều gia đình còn mời cả các bà con bên lương nữa – về tôn vương Đức Mẹ cùng gia đình vào ngày cuối tuần, hoặc thứ bảy hoặc Chúa Nhật. Trong Giờ Kinh gia đình ấy:
• Trước hết chủ nhà nêu lên ý xin cầu nguyện của gia đình – hoặc xin ơn bình an cho gia đình hoặc xin cầu nguyện cho linh hôn của một người quá cố trong gia đình, v.v...
• Tiếp đến vị Cộng Đoàn Trưởng xướng các Kinh sáng tối quen thuộc.
• Đọc bài Phúc Âm của ngày Chúa Nhật hôm ấy.
• Cha Tuyên Úy chia sẻ lời Chúa dựa theo bài Phúc Âm.
• Lần một chục hạt Mân Côi.
• Đọc bản kinh „Đền Tạ Đức Mẹ Tại Các Gia Đình“ và các bài Thánh Ca về Đức Mẹ.
• Và kết thúc Giờ Kinh bằng phép lành của cha Tuyên Úy.
Để tỏ lòng biết ơn bà con trong cộng đoàn đã đến hợp ý hợp lời cùng cầu nguyện với gia đình cũng như để nối chặt thêm tình liên đới và tình thân ái giữa các thành phần trong cộng đoàn, gia đình liên hệ thường mời các bà con hiện diện ở lại dùng trà, bánh ngọt hay bữa cơm thanh đạm với gia đình mình.
Cách thức cầu nguyện chung này đã mang lại nhiều hiệu quả tinh thần rõ rệt trong và cho cộng đoàn. Trước hết dù hoàn cảnh cư trú xa biệt nhau,(2) nhưng mọi người vẫn hăng hái và vui vẻ tham gia phong trào Tôn Vương Đức Mẹ này từ hàng thập niên qua. Chính nhờ có các Giờ Kinh tôn vương Đức Mẹ này tại các gia đình trong cộng đoàn, bà con Công Giáo gặp gỡ nhau thường xuyên hơn, và qua đó họ hiểu nhau hơn, thông tin cho nhau hoàn cảnh sống của mỗi người hay của mỗi gia đình dễ dàng hơn, giúp đỡ nhau mau chóng hơn. Nói chung là bà con sống đoàn kết và gắn bó với nhau hơn. Còn trong trường hợp có sự hiểu lầm giữa người này người nọ – đó là chuyện thường tình – thì họ cũng dễ dàng vượt qua và thông cảm cho nhau hơn.
Đó là một vài hiệu quả tích cực thực tiễn trong muôn vàn ích lợi tinh thần khác do Kinh Mân Côi mang lại và nhất là qua gương lần hạt Mân Côi sốt sắng này sẽ thức tỉnh được nơi tầng lớp trẻ lòng ham thích cầu nguyện.
Nói tóm lại, chúng ta cần dạy cho tầng lớp thanh thiếu niên biết cầu nguyện và ham thích cầu nguyện. Dĩ nhiên, luôn phải đơn sơ, tươi vui và ngắn gọn; tuyệt đối không được ép buộc hay áp đặt, nhưng chỉ thuyết phục một cách đầy thân thiện và yêu thương. Mọi sự sẽ thành công, nếu các tầng lớp thanh thiếu niên nhận thấy chính chúng ta cũng thực sự cầu nguyện và cầu nguyện sốt sắng, chứ không chỉ dạy lý thuyết mà thôi.
4. Trước các tầng lớp trẻ, chúng ta hãy nói tốt về Giáo Hội
Làm sao chúng ta có thể giúp cho các trẻ nhỏ và nhất là tầng lớp thanh thiếu niên nam nữ yêu mến Giáo Hội và ham chuộng việc Kinh Nguyện, nếu khi đứng trước mặt họ chúng ta hay phê bình, chỉ trích và phàn nàn Giáo Hội, Ban chấp hành xứ, Linh Mục quản xứ, các Đức Giám Mục và Đức Giáo Hoàng thế này thế nọ?
Để có thể chinh phục được tầng lớp trẻ cho Chúa và cho Giáo Hội, thì chính những người trưởng thành chúng ta phải có lòng yêu mến Chúa và Giáo Hội trước đã, vì không ai có thể cho người khác điều mình không có!
Và bước đầu tiên là tránh phê bình chỉ trích hay phàn nàn Giáo Hội trước mặt các thanh thiếu niên, ở trong gia đình cũng như ở ngoài xã hội. Người Việt Nam chúng ta đã chẳng thường nói: „Tốt đẹp thì phơi ra, xấu xa thì đậy lại!“ Dĩ nhiên điều đó không muốn nói là chúng ta phải sống giả dối và không dám nhìn vào sự thật. Không. Là Kitô hữu, chúng ta phải luôn nói và hành động theo đúng sự thật. Nhưng có nhiều sự thật người ta không được nói ra; lại có những sự thật chỉ được nói ra cho một số người nhất định nào đó và phải nói vào một thời giờ và một nơi chốn thích hợp nhất định nào đó. Nói cách khác, một sự thật chỉ cần phải được nói ra khi nó mang lại lợi ích cho người nghe; còn khi nói ra mà lợi bất cập hại thì cần phải giữ kín. Từ kinh nghiệm sống này, một câu phương ngôn của người Pháp đã rất chí lý khi nói. „Il n´est pas bon, toujours de parler la vérité“: Khi nào cũng nói ra sự thật là một điều không tốt!
Trước tầng lớp trẻ, thay vì phê bình chỉ trích thì chúng ta hãy nói tốt về Giáo Hội. Vì tuy trong Giáo Hội cũng đã từng xảy ra hay còn tồn đọng những tính chất nhân loại, nhưng đó chỉ là những yếu đuối của một thiểu số thành phần rất nhỏ nào đó. Nếu chúng ta nhìn vào Giáo Hội một cách khách quan và nhất là với thiện ý và tình yêu chân thành, thì chúng ta sẽ khám phá được sự thánh thiện cao cả và vẻ đáng yêu tuyệt vời của Giáo Hội, vì Giáo Hội là Hội Thánh, là thân mình mầu nhiệm của Đức Kitô. Điều đó cũng có nghĩa là có lẽ những người trưởng thành chúng ta cần phải nhìn nhận lại quan niệm và thái độ của mình đối với Mẹ Giáo Hội. Một câu phương ngôn cũng nói: „Một giọt mật ong ngọt ngào thì mang lại nhiều lợi ích hơn là một thùng giấm chua.“
Vâng, nếu chúng ta muốn chinh phục được tầng lớp trẻ cho Giáo Hội, chúng ta hãy nói tốt về Giáo Hội. Và đó là sự thật, vì tự bản chất của mình là Hội Thánh Đức Kitô, trong Giáo Hội có muôn vàn „mật ong“ hơn là „giấm chua,“ trong Giáo Hội có nhiều điều tốt lành thánh thiện hơn là sự lỗi lầm và thiếu sót. Vì thế, nếu chúng ta dễ bị định kiến về một vài „giọt giấm“ mà bỏ quên cả một „thùng mật ong“ ngọt ngào trong cuộc sống Giáo Hội, thì định kiến ấy cần phải được điều chỉnh lại.
Hơn nữa, với sứ mệnh Kitô giáo thánh thiêng cao cả của mình, chúng ta không bao giờ có lý do để sống thất vọng hay bi quan giữa cuộc sống xã hội đầy phức tạp này; nếu không, muối chúng ta sẽ không còn đủ mặn để ướp được tầng lớp trẻ và đèn chúng ta sẽ không còn đủ sáng để soi chiếu cho họ tìm ra được con đường dẫn tới sự thật đích thực của cuộc sống.
5. Chúng ta hãy hành động như những Kitô hữu
Sau cùng, chúng ta không nên quên rằng, không chỉ cầu nguyện, không chỉ suy tư và nói tốt, nhưng còn phải hành động tốt nữa. Phúc Âm là một lời mời gọi sống một cuộc sống đức ái và sự hy sinh. Các con trẻ và các thanh thiếu niên không chỉ nghe mà còn nhìn vào hành động của những người trưởng thành chúng ta nữa. Họ sẽ quan sát rất kỹ, để xem liệu chúng ta chỉ trình bày và giới thiệu tốt về đức tin, về các giáo lý của Giáo Hội một cách lý thuyết suông hay chúng ta còn có cả cuộc sống và hành động kèm theo hoàn toàn phù hợp với những giáo lý ấy nữa. Những lời nói hay chỉ là những ngôn từ trống rỗng và bất khả tín, nếu chúng không được xuất phát từ sự xác tín và không có việc làm phù hợp kèm theo. Ở đây, chúng ta có thể trích dẫn gương sống đạo của chân phước Mẹ Têrêxa Can-cút-ta: Mẹ yêu thương những người nghèo, những người bị bỏ rơi không chỉ bằng những lời an ủi suông, nhưng bằng cả cuộc đời hoàn toàn dấn thân cho họ, thăm viếng, săn sóc họ bằng đôi tay gầy yếu của Mẹ. Và vì thế, Mẹ Têrêxa đã chinh phục được cả hàng triệu tâm hồn về Cho Chúa.
Tất cả những gì chúng ta làm cho tầng lớp thanh thiếu niên, không nhất thiết đòi hỏi phải hoàn hảo, vì điều chính yếu là chúng ta làm với tình yêu và lòng chân thành. Vâng, điều có thể chạm tới được tâm hồn thanh thiếu niên không nhất thiết là chúng ta làm một điều gì đó cho họ, nhưng là cách thức và thái độ chúng ta làm điều ấy.
Vậy, chúng ta hãy loại bỏ những ý tưởng hời hợt, trống rỗng, vì với tư cách là Giáo Hội, chúng ta có sứ mệnh mang Chúa đến cho các tâm hồn bằng chính cả con người cụ thể của mình. Chúng ta hãy khẩn cầu Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta sức mạnh, lòng can đảm để trở thành những dụng cụ hữu hiệu trong tay Người, hầu qua chúng ta Người sẽ chinh phục được nhiều tầng lớp trẻ hơn
_____________________
Chú thích:
1. Các Kinh trong kho tàng Kinh Nguyện của Giáo Hội luôn mang những nội dung sâu sắc và cao cả, giúp cho các tâm hồn kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa, nhưng trong các buổi cầu nguyện riêng cho tầng lớp thanh thiếu niên, người ta nên sử dụng lối cầu nguyện khác, như cách cầu nguyện trực ngôn và tự phát, v.v… sẽ hiệu quả hơn.
2. Bà con Việt kiều ở Đức thường không thể sống tập trung lại một chỗ bên cạnh nhau, nhưng vì lý do nghề nghiệp và nhà cửa, họ phải ở xa nhau, mỗi gia đình một chỗ, cách xa nhau có khi lên tới 100, 50, 40 hay 20 cây số.
Lm. Nguyễn Hữu Thy
Phiền Muộn, Bối Rối, & Bình An
Nguyễn Trung Tây, SVD
07:41 30/03/2013
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Phiền Muộn, Bối Rối, & Bình An
Ngoài thất vọng, tuần Thánh và tuần Phục Sinh đầu tiên của dòng lịch sử ơn cứu rỗi cũng là hai tuần lễ đong đầy những phiền muộn, bối rối, và lo lắng không lối thoát cho những người môn đệ của Đức Giêsu.
Bắt đầu từ những giây phút bỏ chạy trong Vườn Cây Dầu cho tới giây phút chứng kiến cảnh tảng đá đang lăn tròn che kín ngôi mộ, những người Kitô hữu đầu tiên đã trải qua hết thất vọng này sang thất vọng khác. Thoạt tiên là chuyện Giuđa bán đứng đại sư phụ với một cái hôn, nối tiếp là bản án tử của Đức Giêsu được đóng dấu bởi nhà nước bảo hộ La Mã, theo sau là nhọc nhằn con đường thập giá với đá và sỏi dẫn lên Núi Sọ, tiếp nối là kinh hoàng tiếng đinh xé rách thân xác và sắc nhọn tiếng búa lạc thần đôi mắt của Đức Giêsu. Trong thất vọng, cuối cùng mọi người dẫn nhau ra về sau khi tảng đá đóng lại che kín xác Đức Giêsu.
Nhưng rất tiếc, đúng như cụ Tiên Điền đã từng nói, “đùng đùng gió giục mây vần,” câu chuyện thất vọng không chịu dừng lại ở chỗ tảng đá được lăn tới chôn lấp một xác chết, nhưng được tiếp nối với một bản tin động trời do những người đàn bà hốt hoảng chạy về thông báo vào sáng sớm thứ Hai của ngày đầu tiên trong tuần lễ. Theo như những người nữ môn đệ, xác Đức Giêsu đã không còn nằm trong ngôi mộ đá nữa. Mà nếu xác Đức Giêsu đã biến mất, không còn trong ngôi mộ, không ai trên cõi đời vào đầu thiên niên kỷ lại dùng niềm tin Phục Sinh để giải thích cho hiện tượng ngôi mộ trống; nhưng, người người từ những em bé cho tới những cụ già, từ những nhà lãnh đạo tôn giáo cho tới chính quyền bảo hộ La Mã đều tin rằng có người đã lẻn vào ngôi mộ đánh cắp mang xác Đức Giêsu đi dấu cho một âm mưu đen tối (Gioan 20:2). Bởi thế, khi bản tin xác Đức Giêsu đã biến mất, nhà nước bảo hộ La Mã không chịu nhắm mắt bỏ qua, nhưng sẽ bắt đầu một cuộc tảo thanh, lùng kiếm xác của Ngài trên từng góc phố và trong từng căn nhà của kinh thành Giêrusalem. Khi cuộc săn lùng thi thể của Đức Giêsu bắt đầu, những người nam môn đệ sẽ là những nhân vật đầu tiên nằm trong danh sách bị truy nã, bị săn lùng, và bị tra khảo. Cho nên, không ai lạ chi nếu những cánh cửa của căn nhà nơi những người môn đệ đang ẩn sâu trốn kỹ bắt đầu từ đêm khuya của ngày thứ Năm tuần trước lại càng thêm cửa đóng then cài vào ngày thứ Hai đầu tuần của người Do Thái. Bởi thế, khi nhận được bản tin là xác Đức Giêsu đã biến mất, những người môn đệ của Đức Giêsu đã không đứng dậy hân hoan nhảy múa hét to, “Tạ ơn Chúa! Allelujah! Ngài đã sống lại!”, nhưng mà là ngược lại. Cho nên, vào ngày Phục Sinh đầu tiên, ngoài thất vọng, những người môn đệ lại có dịp nếm thêm mùi vị đắng cay của muộn phiền, bối rối, và hồi hộp chờ đợi giây phút cánh cửa căn nhà bật tung bởi xích xiềng, giáo mác và áo trận La Mã.
Cánh cửa rồi cũng mở ra, nhưng không phải bởi chính quyền La Mã, mà là hai người môn đệ nguyên gốc Emmau. Trong khi những người nam môn đệ của Đức Giêsu đang run sợ, tiếp tục giấu mình sâu hơn nữa vào trong bóng tối của căn phòng kín, hai người môn đệ vừa từ thị trấn Emmau quay về cung cấp một bản tin khác về thi hài của Đức Giêsu, lần này bản tin thật sự đã biến thành trái bom nổ tung và giựt đứt những sợi giây thần kinh căng cứng của những người môn đệ. Theo như hai người môn đệ của thị trấn Emmau, ngôi mộ đá đã trở thành ngôi mộ trống không phải bởi vì người ta cướp mất xác của Đức Giêsu cho những toan tính mờ ám, nhưng bởi vì Ngài đã phục sinh. Và chính Ngài đã hiện ra chuyện trò với họ trên suốt một quãng đường dài mười một cây số.
Trong căn phòng kín của gần hai ngàn năm về trước, bản tin về Đức Giêsu Phục Sinh đồng hành trên con đường Emmau không mang lại tiếng cười hân hoan tiếng hát tạ ơn Thiên Chúa, nhưng bản tin đã khiến cho những người môn đệ của Đức Giêsu lại thêm nặng trĩu đôi vai, hằn sâu vầng trán, thâm đen đôi mắt, bởi vì lo lắng và sợ hãi trước những tin đồn thiệt hư không biết đâu mà kiểm chứng. Vào giây phút hội ngộ giữa Emmau và Giêrusalem, ngoại trừ ông Cleopas và người môn đệ đồng hành, tâm hồn của người người trong căn phòng đóng kín cửa đều tiếp tục ngân vang khúc nhạc cung thứ nốt giáng (b) của những dòng nhạc chán nản, nghi ngờ, và hoang mang.
Không trách chi, khi Đức Giêsu với thể xác thần khí hiện ra, đứng giữa căn phòng đóng kín cửa, các người môn đệ của Đức Giêsu tin rằng họ đã thấy ma. Không biết có người nào té ra bất tỉnh hay không, nhưng nếu Đức Giêsu không chúc “Bình An cho các con” và trấn an họ bằng cách ngồi ăn cá nướng với những người môn đệ thân thương, có lẽ nhiều người đã bị máu cơ tim nhồi lên mà chết bởi biến cố Phục Sinh mà họ đang chứng kiến tận mắt trong căn phòng kín.
Suy Niệm
Bạn,
Trong ngày hôm nay, hơn bao giờ hết, lời chúc bình an của Đức Kitô Phục Sinh vẫn là một điều mà bạn và tôi đang cần đến. Thế giới đã tiến vào thiên niên kỷ thứ ba với bao nhiêu tiện nghi vật chất phục vụ cho những nhu cầu cần thiết của con người. Nhưng những tiện nghi vật chất này cũng có khả năng biến thành một con dao hai lưỡi cắt đứt tay nhân loại khiến cho thế giới tiếp tục đói khát bình an.
Nhân loại ngày hôm nay đã chế được hỏa tiễn và phi thuyền bay cao lên không gian. Đồng hành với những bay cao và bay xa vào trong vũ trụ là những hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân có khả năng sát hại không biết bao nhiêu mạng người chỉ trong chớp mắt.
Ngày hôm nay người ta đã xây dựng được bao nhiêu đường xa lộ siêu tốc dẫn nối từ thành phố này sang phố thị khác, từ quốc gia này sang vương quốc kia, nhưng con đường ngăn ngắn nho nhỏ dẫn sang nhà hàng xóm cỏ hoang mọc dày che kín lối đi.
Ngày hôm nay người ta xây được những căn nhà cao hơn, phòng ốc rộng hơn, sân vườn xanh cỏ hơn, nhưng tâm hồn của nhân loại bắt đầu co cụm nhỏ dần héo úa tàn khô.
Nhân loại ngày hôm nay bay vào trời xanh thường xuyên hơn, nhiều hơn, nhưng yêu thương ít hơn, bù lại cỏ dại của toan tính, hiềm khích, và chỉ trích tiếp tục lún phún mọc cao trong từng mảnh tâm hồn.
Ngày hôm nay nhân loại có nhiều tiền bạc mua sắm nhiều hơn, nhưng hạnh phúc và bình an, hai món hàng cần thiết như hơi thở trong không gian như lương thực cho cơ thể không mấy người mua sắm được. Thiếu vắng bình an, cây hạnh phúc trong tâm hồn rũ tàn chết khô, cây bối rối và cây phiền muộn xum xuê vươn cánh đơm bông nở nhụy. Khi hai tòa nhà cao ngất trời của Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế của thành phố New York hóa ra tro bụi vào một buổi sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001, mọi người trên thế giới đã biết rằng, không còn nơi nào trên quả địa cầu còn được gọi là vùng đất của bình an. Thật vậy, thế giới càng văn minh, nhân loại càng mất bình an chính vì đời sống tâm linh ngày càng trở nên khan hiếm hoặc héo úa trong từng mảnh tâm hồn của nhân loại. Tương tự như những người môn đệ của thuở xưa, bởi không có tâm thương yêu, tâm tha thứ, bởi không có niềm tin và Đức Giêsu hiện diện trong căn phòng kín của tâm hồn, bạn và tôi sẽ tiếp tục thất vọng, lo lắng, phiền muộn, và bối rối với cuộc sống và với chính mình. Vào những lúc bạn cảm thấy phiền muộn, bối rối, thất vọng với chính mình và với cuộc sống, mời bạn, chúng ta cùng hướng về căn phòng đóng kín cửa với Đức Giêsu Phục Sinh đang hiện diện ở giữa căn phòng, và nói với Ngài,
Lời Nguyện
Lạy Chúa, trong Mùa Phục Sinh, xin chúc lành trên con lời chúc bình an năm xưa để con thôi không còn lo lắng, phiền muộn, và bối rối như những người môn đệ trong căn phòng đóng kín cửa. Lạy Chúa, những khi con thất vọng với chính con, với những sa ngã, với những lỗi lầm của con và của anh chị em con, xin ban cho con lời chúc bình an của Chúa năm xưa, để tâm hồn của con thôi lo lắng, buồn phiền, nhưng ngập tràn hạnh phúc, và bình an.
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Phiền Muộn, Bối Rối, & Bình An
Ngoài thất vọng, tuần Thánh và tuần Phục Sinh đầu tiên của dòng lịch sử ơn cứu rỗi cũng là hai tuần lễ đong đầy những phiền muộn, bối rối, và lo lắng không lối thoát cho những người môn đệ của Đức Giêsu.
Bắt đầu từ những giây phút bỏ chạy trong Vườn Cây Dầu cho tới giây phút chứng kiến cảnh tảng đá đang lăn tròn che kín ngôi mộ, những người Kitô hữu đầu tiên đã trải qua hết thất vọng này sang thất vọng khác. Thoạt tiên là chuyện Giuđa bán đứng đại sư phụ với một cái hôn, nối tiếp là bản án tử của Đức Giêsu được đóng dấu bởi nhà nước bảo hộ La Mã, theo sau là nhọc nhằn con đường thập giá với đá và sỏi dẫn lên Núi Sọ, tiếp nối là kinh hoàng tiếng đinh xé rách thân xác và sắc nhọn tiếng búa lạc thần đôi mắt của Đức Giêsu. Trong thất vọng, cuối cùng mọi người dẫn nhau ra về sau khi tảng đá đóng lại che kín xác Đức Giêsu.
Nhưng rất tiếc, đúng như cụ Tiên Điền đã từng nói, “đùng đùng gió giục mây vần,” câu chuyện thất vọng không chịu dừng lại ở chỗ tảng đá được lăn tới chôn lấp một xác chết, nhưng được tiếp nối với một bản tin động trời do những người đàn bà hốt hoảng chạy về thông báo vào sáng sớm thứ Hai của ngày đầu tiên trong tuần lễ. Theo như những người nữ môn đệ, xác Đức Giêsu đã không còn nằm trong ngôi mộ đá nữa. Mà nếu xác Đức Giêsu đã biến mất, không còn trong ngôi mộ, không ai trên cõi đời vào đầu thiên niên kỷ lại dùng niềm tin Phục Sinh để giải thích cho hiện tượng ngôi mộ trống; nhưng, người người từ những em bé cho tới những cụ già, từ những nhà lãnh đạo tôn giáo cho tới chính quyền bảo hộ La Mã đều tin rằng có người đã lẻn vào ngôi mộ đánh cắp mang xác Đức Giêsu đi dấu cho một âm mưu đen tối (Gioan 20:2). Bởi thế, khi bản tin xác Đức Giêsu đã biến mất, nhà nước bảo hộ La Mã không chịu nhắm mắt bỏ qua, nhưng sẽ bắt đầu một cuộc tảo thanh, lùng kiếm xác của Ngài trên từng góc phố và trong từng căn nhà của kinh thành Giêrusalem. Khi cuộc săn lùng thi thể của Đức Giêsu bắt đầu, những người nam môn đệ sẽ là những nhân vật đầu tiên nằm trong danh sách bị truy nã, bị săn lùng, và bị tra khảo. Cho nên, không ai lạ chi nếu những cánh cửa của căn nhà nơi những người môn đệ đang ẩn sâu trốn kỹ bắt đầu từ đêm khuya của ngày thứ Năm tuần trước lại càng thêm cửa đóng then cài vào ngày thứ Hai đầu tuần của người Do Thái. Bởi thế, khi nhận được bản tin là xác Đức Giêsu đã biến mất, những người môn đệ của Đức Giêsu đã không đứng dậy hân hoan nhảy múa hét to, “Tạ ơn Chúa! Allelujah! Ngài đã sống lại!”, nhưng mà là ngược lại. Cho nên, vào ngày Phục Sinh đầu tiên, ngoài thất vọng, những người môn đệ lại có dịp nếm thêm mùi vị đắng cay của muộn phiền, bối rối, và hồi hộp chờ đợi giây phút cánh cửa căn nhà bật tung bởi xích xiềng, giáo mác và áo trận La Mã.
Cánh cửa rồi cũng mở ra, nhưng không phải bởi chính quyền La Mã, mà là hai người môn đệ nguyên gốc Emmau. Trong khi những người nam môn đệ của Đức Giêsu đang run sợ, tiếp tục giấu mình sâu hơn nữa vào trong bóng tối của căn phòng kín, hai người môn đệ vừa từ thị trấn Emmau quay về cung cấp một bản tin khác về thi hài của Đức Giêsu, lần này bản tin thật sự đã biến thành trái bom nổ tung và giựt đứt những sợi giây thần kinh căng cứng của những người môn đệ. Theo như hai người môn đệ của thị trấn Emmau, ngôi mộ đá đã trở thành ngôi mộ trống không phải bởi vì người ta cướp mất xác của Đức Giêsu cho những toan tính mờ ám, nhưng bởi vì Ngài đã phục sinh. Và chính Ngài đã hiện ra chuyện trò với họ trên suốt một quãng đường dài mười một cây số.
Trong căn phòng kín của gần hai ngàn năm về trước, bản tin về Đức Giêsu Phục Sinh đồng hành trên con đường Emmau không mang lại tiếng cười hân hoan tiếng hát tạ ơn Thiên Chúa, nhưng bản tin đã khiến cho những người môn đệ của Đức Giêsu lại thêm nặng trĩu đôi vai, hằn sâu vầng trán, thâm đen đôi mắt, bởi vì lo lắng và sợ hãi trước những tin đồn thiệt hư không biết đâu mà kiểm chứng. Vào giây phút hội ngộ giữa Emmau và Giêrusalem, ngoại trừ ông Cleopas và người môn đệ đồng hành, tâm hồn của người người trong căn phòng đóng kín cửa đều tiếp tục ngân vang khúc nhạc cung thứ nốt giáng (b) của những dòng nhạc chán nản, nghi ngờ, và hoang mang.
Không trách chi, khi Đức Giêsu với thể xác thần khí hiện ra, đứng giữa căn phòng đóng kín cửa, các người môn đệ của Đức Giêsu tin rằng họ đã thấy ma. Không biết có người nào té ra bất tỉnh hay không, nhưng nếu Đức Giêsu không chúc “Bình An cho các con” và trấn an họ bằng cách ngồi ăn cá nướng với những người môn đệ thân thương, có lẽ nhiều người đã bị máu cơ tim nhồi lên mà chết bởi biến cố Phục Sinh mà họ đang chứng kiến tận mắt trong căn phòng kín.
Suy Niệm
Bạn,
Trong ngày hôm nay, hơn bao giờ hết, lời chúc bình an của Đức Kitô Phục Sinh vẫn là một điều mà bạn và tôi đang cần đến. Thế giới đã tiến vào thiên niên kỷ thứ ba với bao nhiêu tiện nghi vật chất phục vụ cho những nhu cầu cần thiết của con người. Nhưng những tiện nghi vật chất này cũng có khả năng biến thành một con dao hai lưỡi cắt đứt tay nhân loại khiến cho thế giới tiếp tục đói khát bình an.
Nhân loại ngày hôm nay đã chế được hỏa tiễn và phi thuyền bay cao lên không gian. Đồng hành với những bay cao và bay xa vào trong vũ trụ là những hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân có khả năng sát hại không biết bao nhiêu mạng người chỉ trong chớp mắt.
Ngày hôm nay người ta đã xây dựng được bao nhiêu đường xa lộ siêu tốc dẫn nối từ thành phố này sang phố thị khác, từ quốc gia này sang vương quốc kia, nhưng con đường ngăn ngắn nho nhỏ dẫn sang nhà hàng xóm cỏ hoang mọc dày che kín lối đi.
Ngày hôm nay người ta xây được những căn nhà cao hơn, phòng ốc rộng hơn, sân vườn xanh cỏ hơn, nhưng tâm hồn của nhân loại bắt đầu co cụm nhỏ dần héo úa tàn khô.
Nhân loại ngày hôm nay bay vào trời xanh thường xuyên hơn, nhiều hơn, nhưng yêu thương ít hơn, bù lại cỏ dại của toan tính, hiềm khích, và chỉ trích tiếp tục lún phún mọc cao trong từng mảnh tâm hồn.
Ngày hôm nay nhân loại có nhiều tiền bạc mua sắm nhiều hơn, nhưng hạnh phúc và bình an, hai món hàng cần thiết như hơi thở trong không gian như lương thực cho cơ thể không mấy người mua sắm được. Thiếu vắng bình an, cây hạnh phúc trong tâm hồn rũ tàn chết khô, cây bối rối và cây phiền muộn xum xuê vươn cánh đơm bông nở nhụy. Khi hai tòa nhà cao ngất trời của Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế của thành phố New York hóa ra tro bụi vào một buổi sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001, mọi người trên thế giới đã biết rằng, không còn nơi nào trên quả địa cầu còn được gọi là vùng đất của bình an. Thật vậy, thế giới càng văn minh, nhân loại càng mất bình an chính vì đời sống tâm linh ngày càng trở nên khan hiếm hoặc héo úa trong từng mảnh tâm hồn của nhân loại. Tương tự như những người môn đệ của thuở xưa, bởi không có tâm thương yêu, tâm tha thứ, bởi không có niềm tin và Đức Giêsu hiện diện trong căn phòng kín của tâm hồn, bạn và tôi sẽ tiếp tục thất vọng, lo lắng, phiền muộn, và bối rối với cuộc sống và với chính mình. Vào những lúc bạn cảm thấy phiền muộn, bối rối, thất vọng với chính mình và với cuộc sống, mời bạn, chúng ta cùng hướng về căn phòng đóng kín cửa với Đức Giêsu Phục Sinh đang hiện diện ở giữa căn phòng, và nói với Ngài,
Lời Nguyện
Lạy Chúa, trong Mùa Phục Sinh, xin chúc lành trên con lời chúc bình an năm xưa để con thôi không còn lo lắng, phiền muộn, và bối rối như những người môn đệ trong căn phòng đóng kín cửa. Lạy Chúa, những khi con thất vọng với chính con, với những sa ngã, với những lỗi lầm của con và của anh chị em con, xin ban cho con lời chúc bình an của Chúa năm xưa, để tâm hồn của con thôi lo lắng, buồn phiền, nhưng ngập tràn hạnh phúc, và bình an.
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Đêm Cứu Chuộc
Trầm Hương Thơ
09:26 30/03/2013
Từ khi Ngài được cất khỏi lên cao
Máu và nước trái tim chảy dạt dào
Rửa nhân gian bằng "Máu Đào Chí Thánh"
Đêm tĩnh mịch, đêm dương gian giá lạnh
Đêm Lâm Bô tỏa rạng Ánh Sáng hồng
Đêm cứu chuộc cả ngục tù tổ tông
Đêm tỉnh bừng bao trông Ngài mãi đợi
Ôi Thiên Tử! chí ái cao vời vợi
Cứu muôn loài thế giới khỏi tội khiên
Nhờ hy tế chính là Máu Thánh Chiên
Xóa cả đi lụy phiền ngàn xưa cũ
Lạy Thiên Chúa Ngài là chủ vũ trụ
Xóa nỗi sầu ủ rũ chuyện ngày xưa
Tình yêu Ngài diễn tả mấy cho vừa
Con qùy đây thân thưa Ngài tất cả
Đêm huyền linh xác Ngài trong mồ đá
Linh hồn con tơi tả giữa ba thù
Trong hãi sợ mắt mở vẫn như mù
Ngài ngồi đó khiêm nhu con chẳng thấy
Lạy Thiên Tử! linh hồn con run rẩy
Tảng đá kia, ai đẩy mở toang ra
Trong thinh không muôn thiên thần hòa ca
Bản hợp xướng loan xa Ngài bất tử.
30.03.2013
Phục sinh: Khởi đầu một niềm vui mới khôn tả
Trầm Thiên Thu
09:36 30/03/2013
Đức cố hồng y Augustin Mayer, Dòng Biển Đức, đã viết: “Không điều vĩ đại nào đạt được mà không phải đau khổ”. Tôi chợt nhớ lời ngài trong Tuần Thánh này.
Những lời đó nhắc nhớ chúng ta rằng theo Chúa luôn có sự trả giá. Không một Kitô hữu nào từng sống Phúc âm mà không gặp Thánh giá.
Trong tam nhật Vượt qua (Triduum), giáo hội mời gọi chúng ta nhớ rằng tội lỗi là có thật và chỉ có máu mới khả dĩ cứu độ... Thiên Chúa đã quá yêu thương chúng ta nên hiến tế chính Con yêu dấu của Ngài để cứu thoát chúng ta.
Khi hiến mạng sống vì chúng ta, Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta sống vì người khác. Ngài muốn chúng ta chia sẻ công việc cứu độ của Ngài. Đó là lý do mà Phúc âm không chỉ là lời mời gọi chúng ta “sống tử tế” vói người khác. Không có gì ngọt ngào ở Golgotha. Sự sống trong Chúa Giêsu Kitô là lời mời gọi yêu thương anh dũng và hy sinh. Nếu chúng ta muốn cùng sống lại với Chúa Giêsu trong ngày lễ phục sinh, chúng ta cũng phải chia sẻ việc cứu độ của Ngài trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh – tức là chết cho tội lỗi của chính mình và của người khác.
C.S. Lewis nắm bắt ý nghĩa Kitô giáo này rất rõ khi ông viết: “Kitô giáo là một niềm vui khôn tả. Nhưng Kitô giáo không khởi đầu từ niềm vui, mà là từ sự đau thương, không gì hơn là vượt qua đau thương để có niềm vui”.
Dĩ nhiên, bản chất sống hàng ngày khiến chúng ta bị hút vào công việc, vui chơi, gia đình, và cả tôn giáo. Ngay cả thân thể tan nát của Chúa Giêsu trên thập giá có thể trở nên tình yêu thương tiêu chuẩn, một sự sùng kính nhưng chưa thực sự chạm đến tâm hồn chúng ta.
Đó là lý do mà Tam nhật Vượt qua là tối cần thiết. Tuần Thánh là thời gian thánh nhất trong năm. Đó là thời gian thức tỉnh chúng ta thoát khỏi những thói quen và rũ bỏ cuộc sống đời thường – và tập trung vào Đấng neo giữ niềm cậy trông của chúng ta.
Hãy lắng nghe Lời Chúa bằng đôi tai mới. Hãy giữ thinh lặng nhiều hơn trong Tuần Thánh, đặc biệt là Tam nhật Vượt qua, để có thể lắng nghe Chúa nói và đồng lao cộng khổ với Ngài. Hãy đọc và cầu nguyện bằng Kinh thánh, suy niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu, và hãy tôn kính Thánh giá.
Hãy ghi nhớ giá phải trả cho ơn cứu độ. Hãy nhận biết Thiên Chúa rất yêu thương chúng ta. Khi làm vậy, bạn sẽ bắt đầu hiểu ý nghĩa của Phúc âm và bạn sẽ nỗ lực sống thánh thiện để đem lại hoa trái của Lòng Thương Xót của Thiên Chúa – sự sống mới trong Công giáo – cho người khác.
Thứ Sáu Tuần Thánh là một kết thúc: Sự chết. Một kết thúc cho chính bản tính xác thịt của chúng ta. Chúa nhật phục sinh đang khởi đầu, khởi đầu một “niềm vui khôn tả” đối với mỗi chúng ta. Nỗi đau thương của Tuần Thánh là “lối vào” một niềm vui vô hạn và một vẻ đẹp thánh thiện.
Cầu xin Thiên Chúa ban cho tất cả chúng ta và mọi gia đình một Tam nhật Vượt qua Thánh thiện – với một đại lễ Phục sinh vui mừng và tràn đầy Hồng ân Cứu độ.
Đức Giêsu Kitô đã phục sinh khải hoàn: Alleluia!
(TGM Charles J. Chaput, Archdiocese of Denver)
Những lời đó nhắc nhớ chúng ta rằng theo Chúa luôn có sự trả giá. Không một Kitô hữu nào từng sống Phúc âm mà không gặp Thánh giá.
Trong tam nhật Vượt qua (Triduum), giáo hội mời gọi chúng ta nhớ rằng tội lỗi là có thật và chỉ có máu mới khả dĩ cứu độ... Thiên Chúa đã quá yêu thương chúng ta nên hiến tế chính Con yêu dấu của Ngài để cứu thoát chúng ta.
Khi hiến mạng sống vì chúng ta, Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta sống vì người khác. Ngài muốn chúng ta chia sẻ công việc cứu độ của Ngài. Đó là lý do mà Phúc âm không chỉ là lời mời gọi chúng ta “sống tử tế” vói người khác. Không có gì ngọt ngào ở Golgotha. Sự sống trong Chúa Giêsu Kitô là lời mời gọi yêu thương anh dũng và hy sinh. Nếu chúng ta muốn cùng sống lại với Chúa Giêsu trong ngày lễ phục sinh, chúng ta cũng phải chia sẻ việc cứu độ của Ngài trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh – tức là chết cho tội lỗi của chính mình và của người khác.
C.S. Lewis nắm bắt ý nghĩa Kitô giáo này rất rõ khi ông viết: “Kitô giáo là một niềm vui khôn tả. Nhưng Kitô giáo không khởi đầu từ niềm vui, mà là từ sự đau thương, không gì hơn là vượt qua đau thương để có niềm vui”.
Dĩ nhiên, bản chất sống hàng ngày khiến chúng ta bị hút vào công việc, vui chơi, gia đình, và cả tôn giáo. Ngay cả thân thể tan nát của Chúa Giêsu trên thập giá có thể trở nên tình yêu thương tiêu chuẩn, một sự sùng kính nhưng chưa thực sự chạm đến tâm hồn chúng ta.
Đó là lý do mà Tam nhật Vượt qua là tối cần thiết. Tuần Thánh là thời gian thánh nhất trong năm. Đó là thời gian thức tỉnh chúng ta thoát khỏi những thói quen và rũ bỏ cuộc sống đời thường – và tập trung vào Đấng neo giữ niềm cậy trông của chúng ta.
Hãy lắng nghe Lời Chúa bằng đôi tai mới. Hãy giữ thinh lặng nhiều hơn trong Tuần Thánh, đặc biệt là Tam nhật Vượt qua, để có thể lắng nghe Chúa nói và đồng lao cộng khổ với Ngài. Hãy đọc và cầu nguyện bằng Kinh thánh, suy niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu, và hãy tôn kính Thánh giá.
Hãy ghi nhớ giá phải trả cho ơn cứu độ. Hãy nhận biết Thiên Chúa rất yêu thương chúng ta. Khi làm vậy, bạn sẽ bắt đầu hiểu ý nghĩa của Phúc âm và bạn sẽ nỗ lực sống thánh thiện để đem lại hoa trái của Lòng Thương Xót của Thiên Chúa – sự sống mới trong Công giáo – cho người khác.
Thứ Sáu Tuần Thánh là một kết thúc: Sự chết. Một kết thúc cho chính bản tính xác thịt của chúng ta. Chúa nhật phục sinh đang khởi đầu, khởi đầu một “niềm vui khôn tả” đối với mỗi chúng ta. Nỗi đau thương của Tuần Thánh là “lối vào” một niềm vui vô hạn và một vẻ đẹp thánh thiện.
Cầu xin Thiên Chúa ban cho tất cả chúng ta và mọi gia đình một Tam nhật Vượt qua Thánh thiện – với một đại lễ Phục sinh vui mừng và tràn đầy Hồng ân Cứu độ.
Đức Giêsu Kitô đã phục sinh khải hoàn: Alleluia!
(TGM Charles J. Chaput, Archdiocese of Denver)
Mầu nhiệm ca
Thục Oanh
09:59 30/03/2013
"Ngài không ở đây đâu, Ngài đã sống lại rồi như lời
Ngài đã phán. Hãy lại mà xem chỗ Ngài đã nằm" ( Ma-thi-ơ 28:6)
Vạn tuế Ngài, vạn khúc khải hoàn ca
Alleluia ! Chúa tỏa ánh huy hoàng
Thiên đường về lối cửa đã mở toang.
Tôn nhan đó thắng cả vào sự chết
Chân lý đây. đây tin mừng hoan hỉ
Bước nhiệm mầu tiếp tục vạn niềm tin
Huyết Ngài tuôn tiếp tục vạn ân tình
Con thương quá chiếc mão gai nhuốm đỏ.
Con muốn đến sớt chia niềm đau khổ
Vết đóng đinh trên thân xác con người
Nghe trong hồn tuôn trào nỗi ăn năn
Bài thương khó cho ngàn đời phước hạnh.
Ôi huyền vi mừng vui ơn cứu độ
Tôn vinh Ngài, mặc khải vạn lời ca.
Viết về Đêm Phục Sinh
Gioan Lê Quang Vinh
11:17 30/03/2013
Mùa Phục Sinh năm nay Hội Thánh Chúa tại Việt nam có những niềm vui và những âu lo. Phận người vốn đầy dẫy những niềm vui nỗi buồn cho nên vào Mùa Phục Sinh, dân Chúa vui buồn cũng là lẽ thường tình. Có điều là chúng ta vẫn tiếc vì niềm vui Phục Sinh không trọn vẹn lắm vì những điều không đâu.
Đêm mừng Chúa Phục Sinh, là Đêm trọng đại hơn Đêm Giáng Sinh vì là Đêm giải thoát loài người, nhưng dường như niềm vui trầm lắng hơn. Lời công bố Tin Mừng Phục Sinh Exultet long trọng và tưng bừng như thế vẫn không làm nức lòng người, không làm dân Chúa nhớ bằng những bản thánh ca Giáng Sinh.
Bài viết này không nhằm lý giải tại sao, mà chỉ muốn nói lên đôi niềm vui nỗi buồn thường tình.
Niềm vui lớn nhất là niềm vui hồng ân Phục Sinh. Trong Đêm Chúa ra đời, thiên thần hát vang: “Vinh danh Thiên Chúa trên Trời, gloria in excelsis Deo”. Và thiên thần còn hát thêm: “Bình an dưới thế cho người thiện tâm, et in terra pax hominibus bonae voluntatis”, thì trong Đêm Phục Sinh, Dân Chúa được nghe: “Mừng vui lên, hỡi muôn các cơ binh thiên thần trên Trời... Ôi tội hồng phúc...”
Niềm vui lớn cho Dân thánh Chúa là năm nay chúng ta có một vị Giáo Hoàng tuyệt vời, rất thông thái và rất nhân hiền, rất am hiểu và rất gần gũi. Thiên Chúa là một người Cha vô cùng tâm lý, luôn gửi đến cho con cái Ngài những vị đại diện luôn làm nổi bật một khía cạnh nào đó trong mầu nhiệm cao sâu của Ngài. Đức Phanxicô là hiện thân của lòng từ ái và công lý của Thiên Chúa.
Một niềm vui của Đêm Phục Sinh năm nay là niềm vui chia sẻ. Mầu nhiệm hiệp thông trong Hội Thánh ngày càng được thể hiện rõ ràng, hầu như ai cũng cảm nhận được khi họ vào các trang mạng xã hội. Các nghi thức Tam Nhật Thánh tại Thánh Đô Vatican, Thánh Lễ rửa chân ở Họ đạo Cái Quao dưới miền Tây hay buổi tĩnh tâm với Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt ở đan viện Nho Quan ngoài Bắc đều được mọi người thông hiệp qua hình ảnh hoặc âm thanh sống động.
Thiên Chúa đã làm cho Dân Ngài nhận ra rằng mình được Ngài đồng hành và anh em mình cùng chia sẻ tấm bánh hiệp thông một cách rõ nét.
Nhưng len lỏi trong tâm hồn tín hữu vẫn có những âu lo, những phiền muộn. Trong một xã hội thông tin đầy dẫy mà khó tìm được những thông tin chân thật, thì ngay trong Tuần Thánh, nhiều tâm hồn bối rối khi biết VietCatholic, website của Thông Tấn Xã Công Giáo trong Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam bị đánh phá.
Khi Chúa Giêsu ra trước Quan toàn quyền Philatô, Ngài làm ông bỡ ngỡ và có phần hốt hoảng khi Người nói đến Sự Thật. Loại quan quân không biết Sự Thật là gì thì không hiếm trong nhiều xã hội, cho nên họ dị ứng với lẽ thật là điều không làm chúng ta ngạc nhiên.
Điều làm cho mọi người ngạc nhiên nhất là trong thời đại thông tin, giữa thế hệ mà Bill Gates gọi là “Generation I”, Thế Hệ Internet, mà lại có kẻ đi phá một website. Trên các trang mạng xã hội, bạn bè chúng ta có người phẫn nộ, có người bực bội, có người châm biếm... một cách mệt mỏi.
Tin Mừng Phục Sinh loan đi nhanh nhờ những tâm hồn yêu mến Sự Thật, nhưng đồng thời cũng bị khựng lại vì những lời đồn đãi ác ý. Ngay từ thời Chúa Giêsu, đã có những loại tường lửa quan quân Do thái dựng lên. Tường lửa thời nào cũng có điểm giống nhau: chống lại Đấng yêu thương.
Một điều khác không biết nên buồn hay nên cười, cũng liên quan đến truyền thông. Không biết đài truyền hình Việt nam VTV suy nghĩ thế nào mà dám dựng lên một ông linh mục nói không suy nghĩ rồi gán cho giáo phận Bắc ninh, trong khi ông ta làm trong cái gọi là uỷ ban đàn két, một tổ chức mà giáo phận Bắc ninh không hề thừa nhận. Tôi chợt nhớ lời tâm sự của một vị Giám Mục khả kính. Ngài nói người ta hứa cho giáo phận ngài hai tỷ đồng mỗi năm để ngài cho phép cái uỷ ban đàn két đó hoạt động. Ngài cười và bảo đất nước còn nghèo, ngài nỡ nào sử dụng tiền của dân như thế. Thứ đến, có cái uỷ ban đó thì giáo phận chia rẽ ngay. Giáo phận Bắc ninh suýt nữa bị chia rẽ vì cái anh Vờ Tờ Vờ vui tính.
(Ở đây cũng xin mở ngoặc nhắc lại chuyện cũ. Vài năm trước trong một buổi họp mặt thân hữu, có một cô không thân cũng không hữu, làm cho một tờ báo mang danh Công giáo thuộc uỷ ban này tại Sàigòn, không biết ai mời cũng đến dự. Khi một linh mục hỏi cô làm ở đâu thì cô không dám trả lời, len lén lủi ra ngoài)
Lễ Chúa Thăng Thiên hàng năm được chọn làm Ngày Quốc Tế Truyền thông Xã hội gần 50 năm qua. Nhưng dường như truyền thông sự thật của Giáo Hội Chúa Kitô chưa làm cho một số xã hội bắt chước được bao nhiêu.
Mừng Mầu nhiệm Phục Sinh, mừng hồng ân Cứu độ, chúng ta cũng mừng Sự Thật được Chúa gửi đến cho thế gian này. Niềm vui mừng ấy lớn lao đến nỗi những phá phách thường tình của ma quỷ cũng chẳng ngăn cản được. Cầu chúc cho nhau niềm vui và bình an của Mùa Phục Sinh, cũng là cầu chúc cho nhau tận dụng mọi phương tiện Chúa ban để nói cho thế giới điều này:
“Chúa Giêsu đã thắng thế gian” (Gioan 16,33)
Đêm mừng Chúa Phục Sinh, là Đêm trọng đại hơn Đêm Giáng Sinh vì là Đêm giải thoát loài người, nhưng dường như niềm vui trầm lắng hơn. Lời công bố Tin Mừng Phục Sinh Exultet long trọng và tưng bừng như thế vẫn không làm nức lòng người, không làm dân Chúa nhớ bằng những bản thánh ca Giáng Sinh.
Bài viết này không nhằm lý giải tại sao, mà chỉ muốn nói lên đôi niềm vui nỗi buồn thường tình.
Niềm vui lớn nhất là niềm vui hồng ân Phục Sinh. Trong Đêm Chúa ra đời, thiên thần hát vang: “Vinh danh Thiên Chúa trên Trời, gloria in excelsis Deo”. Và thiên thần còn hát thêm: “Bình an dưới thế cho người thiện tâm, et in terra pax hominibus bonae voluntatis”, thì trong Đêm Phục Sinh, Dân Chúa được nghe: “Mừng vui lên, hỡi muôn các cơ binh thiên thần trên Trời... Ôi tội hồng phúc...”
Niềm vui lớn cho Dân thánh Chúa là năm nay chúng ta có một vị Giáo Hoàng tuyệt vời, rất thông thái và rất nhân hiền, rất am hiểu và rất gần gũi. Thiên Chúa là một người Cha vô cùng tâm lý, luôn gửi đến cho con cái Ngài những vị đại diện luôn làm nổi bật một khía cạnh nào đó trong mầu nhiệm cao sâu của Ngài. Đức Phanxicô là hiện thân của lòng từ ái và công lý của Thiên Chúa.
Một niềm vui của Đêm Phục Sinh năm nay là niềm vui chia sẻ. Mầu nhiệm hiệp thông trong Hội Thánh ngày càng được thể hiện rõ ràng, hầu như ai cũng cảm nhận được khi họ vào các trang mạng xã hội. Các nghi thức Tam Nhật Thánh tại Thánh Đô Vatican, Thánh Lễ rửa chân ở Họ đạo Cái Quao dưới miền Tây hay buổi tĩnh tâm với Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt ở đan viện Nho Quan ngoài Bắc đều được mọi người thông hiệp qua hình ảnh hoặc âm thanh sống động.
Thiên Chúa đã làm cho Dân Ngài nhận ra rằng mình được Ngài đồng hành và anh em mình cùng chia sẻ tấm bánh hiệp thông một cách rõ nét.
Nhưng len lỏi trong tâm hồn tín hữu vẫn có những âu lo, những phiền muộn. Trong một xã hội thông tin đầy dẫy mà khó tìm được những thông tin chân thật, thì ngay trong Tuần Thánh, nhiều tâm hồn bối rối khi biết VietCatholic, website của Thông Tấn Xã Công Giáo trong Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam bị đánh phá.
Khi Chúa Giêsu ra trước Quan toàn quyền Philatô, Ngài làm ông bỡ ngỡ và có phần hốt hoảng khi Người nói đến Sự Thật. Loại quan quân không biết Sự Thật là gì thì không hiếm trong nhiều xã hội, cho nên họ dị ứng với lẽ thật là điều không làm chúng ta ngạc nhiên.
Điều làm cho mọi người ngạc nhiên nhất là trong thời đại thông tin, giữa thế hệ mà Bill Gates gọi là “Generation I”, Thế Hệ Internet, mà lại có kẻ đi phá một website. Trên các trang mạng xã hội, bạn bè chúng ta có người phẫn nộ, có người bực bội, có người châm biếm... một cách mệt mỏi.
Tin Mừng Phục Sinh loan đi nhanh nhờ những tâm hồn yêu mến Sự Thật, nhưng đồng thời cũng bị khựng lại vì những lời đồn đãi ác ý. Ngay từ thời Chúa Giêsu, đã có những loại tường lửa quan quân Do thái dựng lên. Tường lửa thời nào cũng có điểm giống nhau: chống lại Đấng yêu thương.
Một điều khác không biết nên buồn hay nên cười, cũng liên quan đến truyền thông. Không biết đài truyền hình Việt nam VTV suy nghĩ thế nào mà dám dựng lên một ông linh mục nói không suy nghĩ rồi gán cho giáo phận Bắc ninh, trong khi ông ta làm trong cái gọi là uỷ ban đàn két, một tổ chức mà giáo phận Bắc ninh không hề thừa nhận. Tôi chợt nhớ lời tâm sự của một vị Giám Mục khả kính. Ngài nói người ta hứa cho giáo phận ngài hai tỷ đồng mỗi năm để ngài cho phép cái uỷ ban đàn két đó hoạt động. Ngài cười và bảo đất nước còn nghèo, ngài nỡ nào sử dụng tiền của dân như thế. Thứ đến, có cái uỷ ban đó thì giáo phận chia rẽ ngay. Giáo phận Bắc ninh suýt nữa bị chia rẽ vì cái anh Vờ Tờ Vờ vui tính.
(Ở đây cũng xin mở ngoặc nhắc lại chuyện cũ. Vài năm trước trong một buổi họp mặt thân hữu, có một cô không thân cũng không hữu, làm cho một tờ báo mang danh Công giáo thuộc uỷ ban này tại Sàigòn, không biết ai mời cũng đến dự. Khi một linh mục hỏi cô làm ở đâu thì cô không dám trả lời, len lén lủi ra ngoài)
Lễ Chúa Thăng Thiên hàng năm được chọn làm Ngày Quốc Tế Truyền thông Xã hội gần 50 năm qua. Nhưng dường như truyền thông sự thật của Giáo Hội Chúa Kitô chưa làm cho một số xã hội bắt chước được bao nhiêu.
Mừng Mầu nhiệm Phục Sinh, mừng hồng ân Cứu độ, chúng ta cũng mừng Sự Thật được Chúa gửi đến cho thế gian này. Niềm vui mừng ấy lớn lao đến nỗi những phá phách thường tình của ma quỷ cũng chẳng ngăn cản được. Cầu chúc cho nhau niềm vui và bình an của Mùa Phục Sinh, cũng là cầu chúc cho nhau tận dụng mọi phương tiện Chúa ban để nói cho thế giới điều này:
“Chúa Giêsu đã thắng thế gian” (Gioan 16,33)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chúa Phục Sinh
Tấn Đạt
08:47 30/03/2013
Ảnh của Tấn Đạt
Chúa đã sống lại thật ! Alleluia !