Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật thứ Tư Mùa Chay 31/3/2019 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
01:17 30/03/2019
Bài Ðọc I: Gs 5, 9a. 10-12
"dân Chúa tiến vào đất Chúa hứa và mừng Lễ Vượt Qua".
Trích sách Giosuê.
Trong những ngày ấy, Chúa phán cùng Giosuê rằng: "Hôm nay, Ta đã cất sự dơ nhớp của Ai-cập khỏi các ngươi!" Con cái Israel tạm trú tại Galgali và mừng Lễ Vượt Qua vào ban chiều ngày mười bốn trong tháng, trên cánh đồng Giêricô. Ngày hôm sau Lễ Vượt Qua, họ ăn các thức ăn địa phương, bánh không men và lúa mạch gặt năm ấy. Từ khi họ ăn các thức ăn địa phương, thì không có manna nữa. Và con cái Israel không còn ăn manna nữa, nhưng họ ăn thổ sản năm đó của xứ Canaan.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 33, 2-3. 4-5. 6-7
Ðáp: Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao (c. 9a).
Xướng: Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui.
Xướng: Các bạn hãy cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đã nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi mọi điều lo sợ.
Xướng: Hãy nhìn về Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe, và Người đã cứu họ khỏi mọi điều tai nạn.
Bài Ðọc II: 2 Cr 5, 17-21
"Thiên Chúa đã nhờ Ðức Kitô giao hoà chúng ta với mình".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, nếu ai ở trong Ðức Kitô, thì người đó sẽ là một thụ tạo mới, những gì là cũ đã qua đi: này đây tất cả mọi sự đã trở thành mới. Vì mọi sự bởi Thiên Chúa, Ðấng đã nhờ Ðức Kitô giao hoà chúng ta với mình, và trao phó cho chúng tôi chức vụ giao hoà. Thật vậy, Thiên Chúa là Ðấng giao hoà thế gian với chính mình Người trong Ðức Kitô, nên không kể chi đến tội lỗi của loài người, và đặt lên môi miệng chúng tôi lời giao hoà. Nên chúng tôi là sứ giả thay mặt Ðức Kitô, như chính Chúa dùng chúng tôi mà khuyên bảo. Vì Ðức Kitô, chúng tôi van nài anh em hãy giao hoà với Thiên Chúa. Ðấng không hề biết tội, thì Thiên Chúa làm nên thân tội vì chúng ta, để trong Ngài, chúng ta trở nên sự công chính của Thiên Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: Lc 15, 18
Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha.
Phúc Âm: Lc 15, 1-3. 11-32
"Em con đã chết nay sống lại".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, những người thu thuế và những kẻ tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng; thấy vậy, những người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: "Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi và cùng ngồi ăn uống với chúng". Bấy giờ Người phán bảo họ dụ ngôn này: "Người kia có hai con trai. Ðứa em thưa với cha rằng: "Thưa cha, xin cha cho con phần gia tài thuộc về con". Người cha liền chia gia tài cho các con. Ít ngày sau, người em thu nhặt tất cả của mình, trẩy đi miền xa và ở đó ăn chơi xa xỉ phung phí hết tiền của. Khi nó tiêu hết tiền của thì vừa gặp nạn đói lớn trong miền đó, và nó bắt đầu cảm thấy túng thiếu. Nó vào giúp việc cho một người trong miền, người này sai nó ra đồng chăn heo. Nó muốn ăn những đồ cặn bã heo ăn cho đầy bụng, nhưng cũng không ai cho. Bấy giờ nó hồi tâm lại và tự nhủ: "Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói. Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: "Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha". Vậy nó ra đi và trở về với cha nó. Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu... Người con trai lúc đó thưa rằng: "Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa". Nhưng người cha bảo đầy tớ: "Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng: vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất, nay lại tìm thấy". Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình.
"Người con cả đang ở ngoài đồng. Khi về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát và nhảy múa, anh gọi một tên đầy tớ để hỏi xem có chuyện gì. Tên đầy tớ nói: "Ðó là em cậu đã trở về, và cha cậu đã giết bê béo, vì thấy cậu ấy về mạnh khoẻ". Anh liền nổi giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin anh vào. Nhưng anh trả lời: "Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn. Còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn đàng điếm, nay trở về thì cha lại sai làm thịt bê béo ăn mừng nó". Nhưng người cha bảo: "Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy".
Ðó là lời Chúa.
"dân Chúa tiến vào đất Chúa hứa và mừng Lễ Vượt Qua".
Trích sách Giosuê.
Trong những ngày ấy, Chúa phán cùng Giosuê rằng: "Hôm nay, Ta đã cất sự dơ nhớp của Ai-cập khỏi các ngươi!" Con cái Israel tạm trú tại Galgali và mừng Lễ Vượt Qua vào ban chiều ngày mười bốn trong tháng, trên cánh đồng Giêricô. Ngày hôm sau Lễ Vượt Qua, họ ăn các thức ăn địa phương, bánh không men và lúa mạch gặt năm ấy. Từ khi họ ăn các thức ăn địa phương, thì không có manna nữa. Và con cái Israel không còn ăn manna nữa, nhưng họ ăn thổ sản năm đó của xứ Canaan.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 33, 2-3. 4-5. 6-7
Ðáp: Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao (c. 9a).
Xướng: Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui.
Xướng: Các bạn hãy cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đã nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi mọi điều lo sợ.
Xướng: Hãy nhìn về Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe, và Người đã cứu họ khỏi mọi điều tai nạn.
Bài Ðọc II: 2 Cr 5, 17-21
"Thiên Chúa đã nhờ Ðức Kitô giao hoà chúng ta với mình".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, nếu ai ở trong Ðức Kitô, thì người đó sẽ là một thụ tạo mới, những gì là cũ đã qua đi: này đây tất cả mọi sự đã trở thành mới. Vì mọi sự bởi Thiên Chúa, Ðấng đã nhờ Ðức Kitô giao hoà chúng ta với mình, và trao phó cho chúng tôi chức vụ giao hoà. Thật vậy, Thiên Chúa là Ðấng giao hoà thế gian với chính mình Người trong Ðức Kitô, nên không kể chi đến tội lỗi của loài người, và đặt lên môi miệng chúng tôi lời giao hoà. Nên chúng tôi là sứ giả thay mặt Ðức Kitô, như chính Chúa dùng chúng tôi mà khuyên bảo. Vì Ðức Kitô, chúng tôi van nài anh em hãy giao hoà với Thiên Chúa. Ðấng không hề biết tội, thì Thiên Chúa làm nên thân tội vì chúng ta, để trong Ngài, chúng ta trở nên sự công chính của Thiên Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: Lc 15, 18
Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha.
Phúc Âm: Lc 15, 1-3. 11-32
"Em con đã chết nay sống lại".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, những người thu thuế và những kẻ tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng; thấy vậy, những người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: "Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi và cùng ngồi ăn uống với chúng". Bấy giờ Người phán bảo họ dụ ngôn này: "Người kia có hai con trai. Ðứa em thưa với cha rằng: "Thưa cha, xin cha cho con phần gia tài thuộc về con". Người cha liền chia gia tài cho các con. Ít ngày sau, người em thu nhặt tất cả của mình, trẩy đi miền xa và ở đó ăn chơi xa xỉ phung phí hết tiền của. Khi nó tiêu hết tiền của thì vừa gặp nạn đói lớn trong miền đó, và nó bắt đầu cảm thấy túng thiếu. Nó vào giúp việc cho một người trong miền, người này sai nó ra đồng chăn heo. Nó muốn ăn những đồ cặn bã heo ăn cho đầy bụng, nhưng cũng không ai cho. Bấy giờ nó hồi tâm lại và tự nhủ: "Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói. Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: "Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha". Vậy nó ra đi và trở về với cha nó. Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu... Người con trai lúc đó thưa rằng: "Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa". Nhưng người cha bảo đầy tớ: "Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng: vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất, nay lại tìm thấy". Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình.
"Người con cả đang ở ngoài đồng. Khi về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát và nhảy múa, anh gọi một tên đầy tớ để hỏi xem có chuyện gì. Tên đầy tớ nói: "Ðó là em cậu đã trở về, và cha cậu đã giết bê béo, vì thấy cậu ấy về mạnh khoẻ". Anh liền nổi giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin anh vào. Nhưng anh trả lời: "Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn. Còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn đàng điếm, nay trở về thì cha lại sai làm thịt bê béo ăn mừng nó". Nhưng người cha bảo: "Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy".
Ðó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:13 30/03/2019
124. Tuân giữ mười điều răn Thiên Chúa thì có thể được Thiên Chúa ban cho sự bình an.
(Thánh Francis of Assisi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:16 30/03/2019
73. CÁI ĐÍT CŨNG TÊ
Người già nói:
- “Chân tê, chân tê thượng lên trên đầu mũi.”
Nghĩa là lấy cây cỏ giày dán lên trên chót mũi thì chân khỏi bị tê.
Có người nọ đem dán trên trán nên ai cũng hỏi tại sao làm như thế, người ấy nói:
- “Cái đít của tôi bị tê ạ !”
(Tiếu phủ)
Suy tư 73:
Trong y học châm cứu, có khi bị bệnh nơi đầu mà châm cứu nơi tay, có khi bị bệnh trong gan mà châm nơi bàn chân, vì đường đi của kinh mạch trong con người là vậy không có gì đáng cười đáng nói, nhưng bị đau nơi...bàn toạ mà lấy thuốc dán trên trán thì là chuyện khôi hài, bởi vì châm cứu và thuốc cao dán thì không giống nhau.
Người Ki-tô hữu muốn có đời sống đạo hạnh thì cũng phải giống như châm cứu:
- Thường hay phạm tội kiêu ngạo thì “châm cứu” tại “huyệt” thành công của mình, coi thành công này ở đâu mà có: bởi Thiên Chúa ban cho hay bởi mình, nếu bởi mình thì là kiêu ngạo, còn bởi Thiên Chúa ban cho thì phải khiêm tốn tạ ơn Ngài.
- Thường hay phạm tội sắc dục thì “châm cứu” ngay nơi “huyệt” sở thích coi phim ảnh xấu, nơi những sách báo dâm ô, nơi những chỗ vui chơi không lành mạnh, bởi vì những nơi này thường làm cho rất nhiều người sa ngã trụy lạc.
- Thường hay phạm tội nóng giận la mắng người khác thì phải “châm cứu” ngay nơi “huyệt” tự mãn, bởi vì khi mình tự mãn với mình thì rất dễ coi thường người khác, và như thế thì rất dễ la mắng giận hờn tha nhân khi họ lam2dieu962 mình không thích không đồng ý....
Tội trọng hay tội nhẹ cũng đều có nguyên nhân của nó, phải tìm nguyên nhân mà chữa, đó là người khôn ngoan vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Người già nói:
- “Chân tê, chân tê thượng lên trên đầu mũi.”
Nghĩa là lấy cây cỏ giày dán lên trên chót mũi thì chân khỏi bị tê.
Có người nọ đem dán trên trán nên ai cũng hỏi tại sao làm như thế, người ấy nói:
- “Cái đít của tôi bị tê ạ !”
(Tiếu phủ)
Suy tư 73:
Trong y học châm cứu, có khi bị bệnh nơi đầu mà châm cứu nơi tay, có khi bị bệnh trong gan mà châm nơi bàn chân, vì đường đi của kinh mạch trong con người là vậy không có gì đáng cười đáng nói, nhưng bị đau nơi...bàn toạ mà lấy thuốc dán trên trán thì là chuyện khôi hài, bởi vì châm cứu và thuốc cao dán thì không giống nhau.
Người Ki-tô hữu muốn có đời sống đạo hạnh thì cũng phải giống như châm cứu:
- Thường hay phạm tội kiêu ngạo thì “châm cứu” tại “huyệt” thành công của mình, coi thành công này ở đâu mà có: bởi Thiên Chúa ban cho hay bởi mình, nếu bởi mình thì là kiêu ngạo, còn bởi Thiên Chúa ban cho thì phải khiêm tốn tạ ơn Ngài.
- Thường hay phạm tội sắc dục thì “châm cứu” ngay nơi “huyệt” sở thích coi phim ảnh xấu, nơi những sách báo dâm ô, nơi những chỗ vui chơi không lành mạnh, bởi vì những nơi này thường làm cho rất nhiều người sa ngã trụy lạc.
- Thường hay phạm tội nóng giận la mắng người khác thì phải “châm cứu” ngay nơi “huyệt” tự mãn, bởi vì khi mình tự mãn với mình thì rất dễ coi thường người khác, và như thế thì rất dễ la mắng giận hờn tha nhân khi họ lam2dieu962 mình không thích không đồng ý....
Tội trọng hay tội nhẹ cũng đều có nguyên nhân của nó, phải tìm nguyên nhân mà chữa, đó là người khôn ngoan vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 4 MC)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:18 30/03/2019
Chúa Nhật 4 MÙA CHAY
Tin Mừng : Lc 15, 1-3. 11-32
“Em con đây đã chết mà nay sống lại.”
Anh chị em thân mến,
Trong bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, nổi bật ba nhân vật chính với ba tâm tình và tính cách khác nhau, đó là lòng thương yêu của người cha, hưởng thụ trong tội lỗi của đứa con thứ hai, và sự phân biệt đối xử của người con cả. Đức Chúa Giê-su đã rất tinh tế khi nói lên ví dụ cách thực tế này.
1. Lòng thương yêu của Thiên Chúa (người cha).
“Em con đã mất nay đã tìm thấy, đã chết mà nay lại sống”, là câu nói bày tỏ tất cả tình thương của Thiên Chúa là Cha với tất cả mọi người con của Ngài là nhân loại tội lỗi, cha mẹ có thể yêu thương con rất nhiều nhưng không thể nào yêu thương vô bờ bến, bởi vì cũng có lúc cha mẹ đăng báo từ con, chối từ nhận đứa con hoang đàng phung phí tội lỗi làm con của mình, vì thế giá và vì danh dự của gia đình. Nhưng Thiên Chúa thì không như vậy, thế giá và danh dự của Ngài cả trời đất vạn vật không thể nào tả cho hết, nhưng vì yêu nhân loại tội lỗi mà danh dự và thế giá của Ngài là Đức Giê-su Ki-tô đã bị đánh đòn, bị treo trên thập giá và bị chết cách nhục nhã để cứu chuộc nhân loại tội lỗi...
2. Người tội lỗi (đứa con thứ hai).
Chung quanh chúng ta có rất nhiều người sống trong tội, bên cạnh chúng ta có nhiều người công giáo không đi nhà thờ, và cũng có nhiều người mà chúng ta quen biết đang ngày càng xa Chúa, đó là những người mà chúng ta cho rằng họ là những tội nhân cần đến lòng thương xót của Chúa.
3. Người đạo đức phân biệt đối xử (đứa con cả).
Người đạo đức thì không như người tội lỗi, họ tuân giữ luật Chúa, họ siêng năng đi lễ nhà thờ, họ tham gia các công tác và giúp đỡ tiền bạc cho nhà thờ...
Họ như người con cả siêng năng làm việc biết phụng dưỡng và biết vâng lời cha già, cho nên trong cuộc sống họ phân biệt rõ ràng người đạo đức và người tội lỗi thì không thể nào chung đụng nhau, không thể tha thứ với hạng người tội lỗi...
Bạn thân mến,
Thiên Chúa là cha nhân từ của người lành cũng như người ác, Ngài đã cho mưa xuống trên ruộng đồng của người lành cũng như người tội lỗi, Ngài cũng cho ánh sáng mặt trời chiếu rọi trên mặt đất để soi sáng cho người đạo đức cũng như người không đạo đức, đó là tình yêu vô biên của Thiên Chúa.
Chúng ta thường tự hào mình là người Ki-tô hữu ngoan đạo, nhưng lại khinh chê những người không phải là Ki-tô hữu hoặc những người tội lỗi; chúng ta thường tự hào mình là người luôn tuân giữ luật Chúa, nhưng lại luôn phân biệt đối xử với người tội lỗi; chúng ta thường cho mình là người đạo đức, nhưng lại không chấp nhận người anh em trở về với Chúa. Tất cả những thái độ ấy đều là của người anh cả trong bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, đó cũng là thái độ thường có của chúng ta trong cuộc sống thường ngày...
Mùa chay là mùa mà Thiên Chúa bày tỏ tình yêu của Ngài trên nhân loại rõ ràng nhất, do đó Ngài cũng muốn chúng ta –những người Ki-tô hữu- cũng làm như thế đối với những anh em chị em lầm đường lạc lối của mình. Đó là ý nghĩa của bài Tin Mừng hôm nay vậy.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Mừng : Lc 15, 1-3. 11-32
“Em con đây đã chết mà nay sống lại.”
Anh chị em thân mến,
Trong bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, nổi bật ba nhân vật chính với ba tâm tình và tính cách khác nhau, đó là lòng thương yêu của người cha, hưởng thụ trong tội lỗi của đứa con thứ hai, và sự phân biệt đối xử của người con cả. Đức Chúa Giê-su đã rất tinh tế khi nói lên ví dụ cách thực tế này.
1. Lòng thương yêu của Thiên Chúa (người cha).
“Em con đã mất nay đã tìm thấy, đã chết mà nay lại sống”, là câu nói bày tỏ tất cả tình thương của Thiên Chúa là Cha với tất cả mọi người con của Ngài là nhân loại tội lỗi, cha mẹ có thể yêu thương con rất nhiều nhưng không thể nào yêu thương vô bờ bến, bởi vì cũng có lúc cha mẹ đăng báo từ con, chối từ nhận đứa con hoang đàng phung phí tội lỗi làm con của mình, vì thế giá và vì danh dự của gia đình. Nhưng Thiên Chúa thì không như vậy, thế giá và danh dự của Ngài cả trời đất vạn vật không thể nào tả cho hết, nhưng vì yêu nhân loại tội lỗi mà danh dự và thế giá của Ngài là Đức Giê-su Ki-tô đã bị đánh đòn, bị treo trên thập giá và bị chết cách nhục nhã để cứu chuộc nhân loại tội lỗi...
2. Người tội lỗi (đứa con thứ hai).
Chung quanh chúng ta có rất nhiều người sống trong tội, bên cạnh chúng ta có nhiều người công giáo không đi nhà thờ, và cũng có nhiều người mà chúng ta quen biết đang ngày càng xa Chúa, đó là những người mà chúng ta cho rằng họ là những tội nhân cần đến lòng thương xót của Chúa.
3. Người đạo đức phân biệt đối xử (đứa con cả).
Người đạo đức thì không như người tội lỗi, họ tuân giữ luật Chúa, họ siêng năng đi lễ nhà thờ, họ tham gia các công tác và giúp đỡ tiền bạc cho nhà thờ...
Họ như người con cả siêng năng làm việc biết phụng dưỡng và biết vâng lời cha già, cho nên trong cuộc sống họ phân biệt rõ ràng người đạo đức và người tội lỗi thì không thể nào chung đụng nhau, không thể tha thứ với hạng người tội lỗi...
Bạn thân mến,
Thiên Chúa là cha nhân từ của người lành cũng như người ác, Ngài đã cho mưa xuống trên ruộng đồng của người lành cũng như người tội lỗi, Ngài cũng cho ánh sáng mặt trời chiếu rọi trên mặt đất để soi sáng cho người đạo đức cũng như người không đạo đức, đó là tình yêu vô biên của Thiên Chúa.
Chúng ta thường tự hào mình là người Ki-tô hữu ngoan đạo, nhưng lại khinh chê những người không phải là Ki-tô hữu hoặc những người tội lỗi; chúng ta thường tự hào mình là người luôn tuân giữ luật Chúa, nhưng lại luôn phân biệt đối xử với người tội lỗi; chúng ta thường cho mình là người đạo đức, nhưng lại không chấp nhận người anh em trở về với Chúa. Tất cả những thái độ ấy đều là của người anh cả trong bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, đó cũng là thái độ thường có của chúng ta trong cuộc sống thường ngày...
Mùa chay là mùa mà Thiên Chúa bày tỏ tình yêu của Ngài trên nhân loại rõ ràng nhất, do đó Ngài cũng muốn chúng ta –những người Ki-tô hữu- cũng làm như thế đối với những anh em chị em lầm đường lạc lối của mình. Đó là ý nghĩa của bài Tin Mừng hôm nay vậy.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa Nhật IV MC NĂM C 2019
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
21:30 30/03/2019
“LÀM HOÀ”, VẪN LÀ CHUYỆN CỦA HÔM NAY !
Cuộc hành trình xuyên hoang mạc suốt 40 năm của dân Do Thái đã đến lúc khép lại, nhường chỗ cho một “vùng đất mới”, một “biên giới mới”; đồng thời, những ngày mới, cuộc sống mới, vận hội mới nơi “Đất Hứa” !
Từ đây, bóng mây đen của một thời nô lệ Ai Cập đã tan, hay như ngôn ngữ của sách Giosuê trong Bài đọc 1 Chúa Nhật hôm nay, “Hôm nay, Ta đã cất sự dơ nhớp của Ai Cập khỏi các ngươi” !
Trong kinh nghiệm của dân Chúa hay kinh nghiệm của mỗi một con người đều có một “thời dơ nhớp Ai Cập” cần được Thiên Chúa “cất đi”. Vâng, đó chính là thời con người bị giam cầm dưới ách nô lệ của tội lỗi, của sự đánh mất Thiên Chúa, của sự “lầm than thiêng liêng”.
Thì ra ! Cái “thời dơ nhớp Ai Cập” của dân Ít-ra-en lại là hệ luỵ của cái thuở xa xưa, khi mà dưới mái nhà của cụ tổ Gia-cóp đã xảy ra điều tồi tệ “nồi da xáo thịt”, khi các anh em một nhà đành tâm “bán bỏ” người em ruột thịt Giuse ! (St 37,12-28).
Những nỗi khổ đau, nhục nhã, lầm than của một thời “nô lệ Ai Cập” phải chăng là cái giá của “giận hờn, ganh ghét, đố kỵ…” ? Cái giá của sự ác tâm, vô cảm muốn xa lìa, xé nát mọi mối tương quan phụ tử, và huynh đệ tình thâm ?
Và để “cất đi cái thời dơ nhớp Ai Cập” nầy, Thiên Chúa đã phải chọn “con đường vòng sa mạc” với 40 năm hành trình của thanh luyện, thử thách. Vâng, phải “40 năm” đằng đẵng của khát đói, nắng nôi, thiên tai, địch hoạ…để “Dân được chọn” biết khát khao, biết mong chờ, …một “bến bờ đất hứa” của thanh bình, tự do, yêu thương, vui sướng; biết kiếm tìm, mong mỏi… “một mái nhà cha” của bảo bọc khoan dung, của huynh đệ thâm tình, của tiệc vui đoàn tụ !
Khi chính thức loan báo cuộc “khai mào của Triều Đại Nước Chúa”, phải chăng Đức Kitô cũng muốn “đoàn dân mới” đi lại cuộc hành trình Vượt qua xưa bằng một tâm thức mới : “Đất hứa” của “triều đại Nước Chúa” chỉ được dành cho những ai nhất quyết quay lưng với “củ hành củ tỏi Ai Cập”, sẵn sàng làm cuộc “Metanoia” để “đứng dậy lên đường tìm lại mái nhà Cha”, như “đứa con hoang” dứt khoát đứng lên làm lại cuộc đời !
Cuộc hành trình Mùa Chay của người Kitô hữu hôm nay đang giữa lúc cao trào !
- Những anh chị em dự tòng không thể cù cưa giữ lại “chiếc áo dơ nhớp Ai Cập” là những thói tục, nếp nghĩ, tâm thức của những ngày còn trong cõi “mông lung ngoại giáo”; mà nhất quyết, phải mạnh mẽ, can đảm đứng lên tiến về phía trước, nơi “mái nhà Hội Thánh”, nơi “vòng tay Thiên Chúa” đang mở rộng đón chờ trong bữa “Tiệc Vui Nhập Đạo”
- Với những Kitô hữu, đã chắc gì mình là “những đứa con ngoan vì luôn ở trong mái nhà Cha ?”. Có những “cuộc đi hoang” âm thầm, trơ trẻn mang “lớp áo loè loẹt” nhưng đầy “dơ nhớp Ai Cập” của kiêu căng giả hình, của hẹp hòi đố kỵ, của keo kiệt ích kỷ, của bất chính mánh mung…! Chẳng khác nào “thái độ chãnh chẹ, tự hào của người con cả”, sống thường xuyên bên cạnh cha như “một cái xác không hồn” !
Bi đát nhất cho con người đó là khi “không còn dám tin vào tình thương của Thiên Chúa để quay gót trở về”; và cũng bi đát như thế, khi nhốt kín trái tim trong cái tôi tự hào rằng : “mình hoàn toàn công chính nên không cần gì phải hoán cải !”
Và như thế, lời tha thiết kêu mời “làm hoà với Thiên Chúa” (Bđ 2) của Thánh Phaolô dành cho cộng đoàn tín hữu Côrintô của những ngày khai sinh Giáo Hội lại trở nên thiết thân cho tất cả chúng ta ngày hôm nay, nhất là trong Mùa Chay thánh nầy.
Quả thật, những ai đã được đổi mới trong Đức Kitô nhờ Nhiệm tích Thanh Tẩy và được tham dự vào “huyền nhiệm Vượt Qua” của Ngài không thể “ở lỳ” trong chiếc “chiếc áo dơ dớp của một thời Ai Cập”, không thể “ngồi lại” trong thân phận của “đứa con hoang” với nỗi nhục nhằn của “kiếp chăn heo”; không thể mang mãi cái tôi tự hào, ích kỷ và vô cảm của “người con cả” !
Giày mới, nhẫn mới, áo mới, với vòng tay nhân ái của Cha…và bữa tiệc hoan vui Phục Sinh đang mở cửa đợi chờ ! “Bữa Tiệc Vượt Qua của miền Đất Hứa” với rượu mới dầu tươi thay cho một thời “Manna hoang mạc” khô cằn.
Bàn Tiệc Thánh Thể giờ nầy cũng đang đợi chờ chúng ta như thế. Amen.
Giuse Trương Đình Hiền
Cuộc hành trình xuyên hoang mạc suốt 40 năm của dân Do Thái đã đến lúc khép lại, nhường chỗ cho một “vùng đất mới”, một “biên giới mới”; đồng thời, những ngày mới, cuộc sống mới, vận hội mới nơi “Đất Hứa” !
Từ đây, bóng mây đen của một thời nô lệ Ai Cập đã tan, hay như ngôn ngữ của sách Giosuê trong Bài đọc 1 Chúa Nhật hôm nay, “Hôm nay, Ta đã cất sự dơ nhớp của Ai Cập khỏi các ngươi” !
Trong kinh nghiệm của dân Chúa hay kinh nghiệm của mỗi một con người đều có một “thời dơ nhớp Ai Cập” cần được Thiên Chúa “cất đi”. Vâng, đó chính là thời con người bị giam cầm dưới ách nô lệ của tội lỗi, của sự đánh mất Thiên Chúa, của sự “lầm than thiêng liêng”.
Thì ra ! Cái “thời dơ nhớp Ai Cập” của dân Ít-ra-en lại là hệ luỵ của cái thuở xa xưa, khi mà dưới mái nhà của cụ tổ Gia-cóp đã xảy ra điều tồi tệ “nồi da xáo thịt”, khi các anh em một nhà đành tâm “bán bỏ” người em ruột thịt Giuse ! (St 37,12-28).
Những nỗi khổ đau, nhục nhã, lầm than của một thời “nô lệ Ai Cập” phải chăng là cái giá của “giận hờn, ganh ghét, đố kỵ…” ? Cái giá của sự ác tâm, vô cảm muốn xa lìa, xé nát mọi mối tương quan phụ tử, và huynh đệ tình thâm ?
Và để “cất đi cái thời dơ nhớp Ai Cập” nầy, Thiên Chúa đã phải chọn “con đường vòng sa mạc” với 40 năm hành trình của thanh luyện, thử thách. Vâng, phải “40 năm” đằng đẵng của khát đói, nắng nôi, thiên tai, địch hoạ…để “Dân được chọn” biết khát khao, biết mong chờ, …một “bến bờ đất hứa” của thanh bình, tự do, yêu thương, vui sướng; biết kiếm tìm, mong mỏi… “một mái nhà cha” của bảo bọc khoan dung, của huynh đệ thâm tình, của tiệc vui đoàn tụ !
Khi chính thức loan báo cuộc “khai mào của Triều Đại Nước Chúa”, phải chăng Đức Kitô cũng muốn “đoàn dân mới” đi lại cuộc hành trình Vượt qua xưa bằng một tâm thức mới : “Đất hứa” của “triều đại Nước Chúa” chỉ được dành cho những ai nhất quyết quay lưng với “củ hành củ tỏi Ai Cập”, sẵn sàng làm cuộc “Metanoia” để “đứng dậy lên đường tìm lại mái nhà Cha”, như “đứa con hoang” dứt khoát đứng lên làm lại cuộc đời !
Cuộc hành trình Mùa Chay của người Kitô hữu hôm nay đang giữa lúc cao trào !
- Những anh chị em dự tòng không thể cù cưa giữ lại “chiếc áo dơ nhớp Ai Cập” là những thói tục, nếp nghĩ, tâm thức của những ngày còn trong cõi “mông lung ngoại giáo”; mà nhất quyết, phải mạnh mẽ, can đảm đứng lên tiến về phía trước, nơi “mái nhà Hội Thánh”, nơi “vòng tay Thiên Chúa” đang mở rộng đón chờ trong bữa “Tiệc Vui Nhập Đạo”
- Với những Kitô hữu, đã chắc gì mình là “những đứa con ngoan vì luôn ở trong mái nhà Cha ?”. Có những “cuộc đi hoang” âm thầm, trơ trẻn mang “lớp áo loè loẹt” nhưng đầy “dơ nhớp Ai Cập” của kiêu căng giả hình, của hẹp hòi đố kỵ, của keo kiệt ích kỷ, của bất chính mánh mung…! Chẳng khác nào “thái độ chãnh chẹ, tự hào của người con cả”, sống thường xuyên bên cạnh cha như “một cái xác không hồn” !
Bi đát nhất cho con người đó là khi “không còn dám tin vào tình thương của Thiên Chúa để quay gót trở về”; và cũng bi đát như thế, khi nhốt kín trái tim trong cái tôi tự hào rằng : “mình hoàn toàn công chính nên không cần gì phải hoán cải !”
Và như thế, lời tha thiết kêu mời “làm hoà với Thiên Chúa” (Bđ 2) của Thánh Phaolô dành cho cộng đoàn tín hữu Côrintô của những ngày khai sinh Giáo Hội lại trở nên thiết thân cho tất cả chúng ta ngày hôm nay, nhất là trong Mùa Chay thánh nầy.
Quả thật, những ai đã được đổi mới trong Đức Kitô nhờ Nhiệm tích Thanh Tẩy và được tham dự vào “huyền nhiệm Vượt Qua” của Ngài không thể “ở lỳ” trong chiếc “chiếc áo dơ dớp của một thời Ai Cập”, không thể “ngồi lại” trong thân phận của “đứa con hoang” với nỗi nhục nhằn của “kiếp chăn heo”; không thể mang mãi cái tôi tự hào, ích kỷ và vô cảm của “người con cả” !
Giày mới, nhẫn mới, áo mới, với vòng tay nhân ái của Cha…và bữa tiệc hoan vui Phục Sinh đang mở cửa đợi chờ ! “Bữa Tiệc Vượt Qua của miền Đất Hứa” với rượu mới dầu tươi thay cho một thời “Manna hoang mạc” khô cằn.
Bàn Tiệc Thánh Thể giờ nầy cũng đang đợi chờ chúng ta như thế. Amen.
Giuse Trương Đình Hiền
Người phụ nữ ngọai tình
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
21:56 30/03/2019
Chúa Nhật V Mùa Chay, năm C
Ga 8,1-11
Chúa Nhật V Mùa Chay, năm C có thể được gọi là Chúa Nhật của Lòng Thương Xót Chúa. Chúa Nhật tuần trước nói về Lòng Cha Nhân Từ…Hình ảnh của người Cha hiền gây ấn tượng sâu xa trong tâm hồn của nhiều người. Người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình trong đoạn Tin Mừng của thánh Gioan hôm nay, cho thấy hình ảnh của Một Thiên Chúa không dùng đôi mắt nghiêm nghị để sửa phạt con người. Nhưng Ngài chạnh lòng thương và tạo cơ hội cho con người ăn năn trở về…
Thiên Chúa khi tạo dựng vũ trụ, tạo nên con người, Ngài đã dựng . nên người nam và người nữ. Nên, vợ chồng là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Chính Chúa Giêsu đã nâng hôn nhân lên hàng bí tích, Ngài nói :” Sự gì Thiên Chúa phối hợp, loài người không được phép phân ly “. Giáo lý Công Giáo dạy :” Hôn nhân Công Giáo : một vợ một chồng, sinh con cái và giúp nhau thăng tiến “. Do đó, sự chung thủy là việc bó buộc trong hôn nhân Kitô giáo. Gia đình là nền tảng của xã hội, là nền móng vững chắc của người nam và người nữ. Vợ chồng không chung thủy với nhau, đời sống gia đình sẽ tan vỡ và kéo theo sự băng hoại của xã hội. Nên, những người Pharisêu, Kinh sư và Biệt phái đem đến trước mặt Chúa Giêsu một người phụ nữ phạm tội ngoại tình để xin Ngài xét xử là một điều phù hợp và hết sức hợp lý vì luật Môsê cũng đã quy định, tội bị bắt quả tang phạm tội không trung thành thì phải ném đá cho tới chết. Tuy nhiên, đối với những người hôm nay đưa người phụ nữ để xin Chúa xét xử chỉ là cái bẫy họ giăng để bắt bẻ, kết tội Chúa Giêsu.Câu chuyện trên đây thật dí dỏm,trớ trêu và đầy nham hiểm của bọn Pharisêu, Biệt phái…Bởi vì, nếu Chúa Giêsu nói đừng ném đá người phụ nữ này, Ngài sẽ bị ghép tội chống lại luật Môsê và nếu nói cứ ném đá, Ngài đã làm sai lời dạy của Ngài ‘Các con hãy yêu thương nhau,như Thầy yêu thương các con “.
Tin Mừng dí dỏm viết :” Đức Giêsu cúi mặt xuống đất và liên tục viết trên đất. Ngài viết gì chúng ta không biết, nhưng chỉ có một điều Ngài đang suy nghĩ. Họ cứ đằng đằng sát khí gặng hỏi Chúa mãi…Cuối cùng Ngài ngẩng lên và nói :” Ai trong các ông vô tội thì hãy ném đá trước đi “ ( Ga 8, 7 ).
Vâng, chẳng một ai dám ném hòn đá đầu tiên và cũng chẳng có hòn đá cuối cùng. Tin Mừng chua chát viết :” Họ cứ lần lượt rút lui, đầu tiên là những người già và sau cùng là những người trẻ “.
Thật vậy, chẳng ai vô tội để có thể ném đá người khác có chăng những người đang cầm đá chắc trong tay cứ nới dần và để viên đá rơi một cách vô tội vạ xuống đất.
Sống ở trần gian này chẳng ai lại không có tội : có những người phạm tội nhiều, có những người lỗi lầm ít hơn. Người nào bị phát hiện phạm tội thường xem những tội bị bắt công khai mới là tội nặng. Còn những tội nhiều khi tày đình nhưng không ai hay ai biết thì những người phạm tội âm thầm, lén lút vẫn ung dung thoái mái. Tuy nhiên, khi có người phát hiện người nào đó phạm tội, thì người khác sẵn sàng ném đá, vung vít như để minh chứng mình vô tội. Họ không dung tha cho người phạm tội dù họ đầy tội lỗi…Tuy nhiên, Thiên Chúa là Đấng vô cùng thánh thiện, Đấng vô tội lại không lên án, không ném đá tội nhân mà lại hết lòng nhân từ :” Tôi cũng không lên án chị đâu! Chị hãy về đi và từ nay đừng phạm tội nữa “ ( Ga 8, 11 ). Thật là một lời tha tội đầy tình thương, đầy lòng thương xót…Thiên Chúa, Đấng chí công không giết chết, nhưng cứu sống. Thật an ủi cho mỗi người chúng ta vì tất cả chúng ta đều là tội nhân. Chúng ta tin vào Lòng Thương Xót và trái tim nhân từ của Chúa.
Lạy Chúa, Chúa biết rõ chúng con.Chúa biết mọi thầm kín, mọi việc làm thâm sâu của chúng con. Chúa biết khi chúng con đứng, khi chúng con ngồi. Chúa tỏ tường hết thảy. Xin cho chúng con biết nhận ra lỗi lầm của chúng con để xin Chúa tha thứ. Xin cho chúng con biết cảm thông với những lỗi lầm của anh chị em chúng con, để chúng con biết yêu như Chúa yêu. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tội ngoại tình là gì ?
2.Luật của Môsê qui định về tội bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình như thế nào ?
3.Người ta đối xử với người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình ra sao ?
4.Thái độ của Chúa Giêsu thế nào đối với người phụ nữ này ?
Ga 8,1-11
Chúa Nhật V Mùa Chay, năm C có thể được gọi là Chúa Nhật của Lòng Thương Xót Chúa. Chúa Nhật tuần trước nói về Lòng Cha Nhân Từ…Hình ảnh của người Cha hiền gây ấn tượng sâu xa trong tâm hồn của nhiều người. Người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình trong đoạn Tin Mừng của thánh Gioan hôm nay, cho thấy hình ảnh của Một Thiên Chúa không dùng đôi mắt nghiêm nghị để sửa phạt con người. Nhưng Ngài chạnh lòng thương và tạo cơ hội cho con người ăn năn trở về…
Thiên Chúa khi tạo dựng vũ trụ, tạo nên con người, Ngài đã dựng . nên người nam và người nữ. Nên, vợ chồng là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Chính Chúa Giêsu đã nâng hôn nhân lên hàng bí tích, Ngài nói :” Sự gì Thiên Chúa phối hợp, loài người không được phép phân ly “. Giáo lý Công Giáo dạy :” Hôn nhân Công Giáo : một vợ một chồng, sinh con cái và giúp nhau thăng tiến “. Do đó, sự chung thủy là việc bó buộc trong hôn nhân Kitô giáo. Gia đình là nền tảng của xã hội, là nền móng vững chắc của người nam và người nữ. Vợ chồng không chung thủy với nhau, đời sống gia đình sẽ tan vỡ và kéo theo sự băng hoại của xã hội. Nên, những người Pharisêu, Kinh sư và Biệt phái đem đến trước mặt Chúa Giêsu một người phụ nữ phạm tội ngoại tình để xin Ngài xét xử là một điều phù hợp và hết sức hợp lý vì luật Môsê cũng đã quy định, tội bị bắt quả tang phạm tội không trung thành thì phải ném đá cho tới chết. Tuy nhiên, đối với những người hôm nay đưa người phụ nữ để xin Chúa xét xử chỉ là cái bẫy họ giăng để bắt bẻ, kết tội Chúa Giêsu.Câu chuyện trên đây thật dí dỏm,trớ trêu và đầy nham hiểm của bọn Pharisêu, Biệt phái…Bởi vì, nếu Chúa Giêsu nói đừng ném đá người phụ nữ này, Ngài sẽ bị ghép tội chống lại luật Môsê và nếu nói cứ ném đá, Ngài đã làm sai lời dạy của Ngài ‘Các con hãy yêu thương nhau,như Thầy yêu thương các con “.
Tin Mừng dí dỏm viết :” Đức Giêsu cúi mặt xuống đất và liên tục viết trên đất. Ngài viết gì chúng ta không biết, nhưng chỉ có một điều Ngài đang suy nghĩ. Họ cứ đằng đằng sát khí gặng hỏi Chúa mãi…Cuối cùng Ngài ngẩng lên và nói :” Ai trong các ông vô tội thì hãy ném đá trước đi “ ( Ga 8, 7 ).
Vâng, chẳng một ai dám ném hòn đá đầu tiên và cũng chẳng có hòn đá cuối cùng. Tin Mừng chua chát viết :” Họ cứ lần lượt rút lui, đầu tiên là những người già và sau cùng là những người trẻ “.
Thật vậy, chẳng ai vô tội để có thể ném đá người khác có chăng những người đang cầm đá chắc trong tay cứ nới dần và để viên đá rơi một cách vô tội vạ xuống đất.
Sống ở trần gian này chẳng ai lại không có tội : có những người phạm tội nhiều, có những người lỗi lầm ít hơn. Người nào bị phát hiện phạm tội thường xem những tội bị bắt công khai mới là tội nặng. Còn những tội nhiều khi tày đình nhưng không ai hay ai biết thì những người phạm tội âm thầm, lén lút vẫn ung dung thoái mái. Tuy nhiên, khi có người phát hiện người nào đó phạm tội, thì người khác sẵn sàng ném đá, vung vít như để minh chứng mình vô tội. Họ không dung tha cho người phạm tội dù họ đầy tội lỗi…Tuy nhiên, Thiên Chúa là Đấng vô cùng thánh thiện, Đấng vô tội lại không lên án, không ném đá tội nhân mà lại hết lòng nhân từ :” Tôi cũng không lên án chị đâu! Chị hãy về đi và từ nay đừng phạm tội nữa “ ( Ga 8, 11 ). Thật là một lời tha tội đầy tình thương, đầy lòng thương xót…Thiên Chúa, Đấng chí công không giết chết, nhưng cứu sống. Thật an ủi cho mỗi người chúng ta vì tất cả chúng ta đều là tội nhân. Chúng ta tin vào Lòng Thương Xót và trái tim nhân từ của Chúa.
Lạy Chúa, Chúa biết rõ chúng con.Chúa biết mọi thầm kín, mọi việc làm thâm sâu của chúng con. Chúa biết khi chúng con đứng, khi chúng con ngồi. Chúa tỏ tường hết thảy. Xin cho chúng con biết nhận ra lỗi lầm của chúng con để xin Chúa tha thứ. Xin cho chúng con biết cảm thông với những lỗi lầm của anh chị em chúng con, để chúng con biết yêu như Chúa yêu. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tội ngoại tình là gì ?
2.Luật của Môsê qui định về tội bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình như thế nào ?
3.Người ta đối xử với người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình ra sao ?
4.Thái độ của Chúa Giêsu thế nào đối với người phụ nữ này ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
29/03 : Canh Thức ‘‘Chứng Nhân Tử Đạo Thời Đại’’Tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Paris
Lê Đình Thông
10:26 30/03/2019
Nữ tu Marie Claire trong ban tổ chức nói lên ý nghĩa của đêm canh thức : ‘‘Các buổi canh thức cầu nguyện là để tưởng niệm các chứng nhân đức tin đã bị giết hại. Các chứng nhân tử đạo thời đại mới gồm các linh mục, nữ tu và giáo dân tại Ấn Độ, Congo và Syrie.’’
Trên cung thánh là di ảnh các anh hùng tử đạo, lung linh nhiều ngọn bạch lạp tưởng niệm. Ông Marc Fromager cho biết trong đêm canh thức, cộng đoàn lắng nghe chứng từ của nhiều giáo sĩ và tín hữu đến từ các quốc gia hiện diễn ra đủ mọi hình thức bách hại người Công Giáo.
Trong số các nhân chứng, Đức TGM Fridolin Ambonso Besungu, Tổng giám mục Kinshasa (Congo) tỏ ra lo ngại về tình hình chính trị bất ổn tại Congo, đạo Công Giáo chịu nhiều thử thách, nhiều vị đổ máu đào làm chứng cho đức tin. Giáo hội triển khai ý nghĩa Tin Mừng, thiết lập hòa bình và công lý trong một đất nước không có hòa bình và công lý, dân chúng còn sống trong nghèo đói vì nạn tham nhũng hoành hành. Đức TGM Besingu vững tin Đức Kitô sẽ chiến thắng đêm dài tăm tối đang ngự trị trên đất nước Congo.
Đức Thánh Cha Phanxicô từng nói lên sự hiệp thông giữa Hội thánh Công Giáo với các tín hữu Đông phương. Trong lịch sử, họ là những môn đệ đầu tiên của Đức Kitô. Mặc dù các Hội thánh Đông phương đã rao giảng Tin Mừng từ lâu đời, các cộng đoàn Công Giáo phương Đông vẫn phải chịu nhiều kỳ thị, bách hại, nhất là tại Ai Cập và Irak.
Ngoài Paris, đêm canh thức năm nay diễn ra một lượt tại Strasbourg, Nice, La Rochelle, tưởng nhớ các anh hùng tử đạo thời đại mới tại Ấn Đô, Congo và Syrie.
Theo Giáo luật, vị Tổng giám mục Paris là đấng bản quyền (Ordinaire) của các tín đồ Công Giáo Đông phương hiện định cư tại Pháp. Kể từ Công đồng Chalcédoine họp năm 451, Hội Thánh gồm năm Thượng phụ (patriarcats) : Roma, Constantinople, Alexandrie, Antioche và Jérusalem.
Lê Đình Thông
Tông du Marốc: Diễn từ của Đức Thánh Cha trước Quốc Vương, chính quyền, xã hội dân sự, và ngoại giao đoàn.
J.B. Đặng Minh An dịch
17:16 30/03/2019
Như chúng tôi đã đưa tin lúc 10:45 sáng thứ Bẩy 30 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang thủ đô Rabat của Marốc.
Lúc 14:00, máy bay chở Đức Thánh Cha đã đáp xuống đến sân bay quốc tế Salé của Rabat. Tưởng cũng nên biết, Rabat và Rôma có cùng một múi giờ.
Lúc 14:40 đã diễn ra nghi thức chào đón chính thức Đức Thánh Cha tại quảng trường trước Đền thờ Hồi giáo Hassan.
Cũng tại quảng trường này, vào lúc 15g, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với chính quyền, xã hội dân sự, và ngoại giao đoàn.
Trong diễn từ trước chính quyền, xã hội dân sự, và ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha nói:
Thưa Hoàng Thượng,
Các vị Hoàng Thân Quốc Thích,
Các vị Hữu Trách của Vương quốc Marốc,
Và Các Thành viên của Ngoại giao đoàn,
Các Bạn thân mến,
As-Salam Alaikum!
Bình an ở cùng các bạn
Tôi rất vui được đặt chân đến đất nước này với vẻ đẹp tự nhiên, nơi lưu giữ dấu vết của các nền văn minh cổ đại và làm chứng cho một lịch sử lâu dài và hấp dẫn. Trước hết, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đức Vua Mohammed VI vì lời mời thân ái của ngài, vì sự chào đón nồng nhiệt mà ngài đã dành cho tôi nhân danh toàn dân Marốc, và đặc biệt, vì lời giới thiệu tốt đẹp của ngài.
Chuyến viếng thăm này cho tôi một dịp vui mừng và biết ơn, vì nó cho phép tôi tận mắt nhìn thấy sự phong phú của đất nước, dân tộc và những truyền thống của các bạn. Tôi cũng biết ơn vì chuyến viếng thăm của tôi mang đến một cơ hội quan trọng để thúc đẩy đối thoại liên tôn và sự hiểu biết lẫn nhau giữa những người theo hai tôn giáo của chúng ta, khi chúng ta kỷ niệm cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Thánh Phanxicô thành Assisi và Quốc Vương al-Malik al-Kamil tám thế kỷ trước. Sự kiện tiên tri đó cho thấy rằng lòng can đảm gặp gỡ nhau và mở rộng bàn tay huynh đệ là một con đường hòa bình và hòa hợp cho nhân loại, trong khi chủ nghĩa cực đoan và thù hận gây ra chia rẽ và hủy diệt. Tôi hy vọng rằng sự tương ái, tôn trọng và hợp tác lẫn nhau của chúng ta sẽ giúp củng cố những mối liên kết của tình bạn chân thành và cho phép các cộng đồng của chúng ta có thể chuẩn bị một tương lai tốt hơn cho các thế hệ sắp tới.
Ở vùng đất này, là một cây cầu tự nhiên giữa Châu Phi và Châu Âu, tôi muốn khẳng định một lần nữa nhu cầu hợp tác của chúng ta trong việc tạo ra các động lực mới cho việc xây dựng một thế giới đoàn kết hơn, được đánh dấu bằng những nỗ lực trung thực, can đảm và không thể thiếu để thúc đẩy một cuộc đối thoại trong niềm tôn trọng về sự phong phú và khác biệt của mỗi dân tộc và mỗi cá nhân. Tất cả chúng ta được kêu gọi để đáp lại thách đố này, đặc biệt là vào thời điểm hiện tại, khi những khác biệt của chúng ta và tình trạng thiếu sự hiểu biết lẫn nhau có nguy cơ bị khai thác để trở thành một nguyên nhân cho xung đột và chia rẽ.
Xa hơn, nếu chúng ta muốn chia sẻ việc xây dựng một xã hội cởi mở, huynh đệ và tôn trọng sự khác biệt, điều quan trọng là phải thúc đẩy văn hóa đối thoại và miệt mài gắn bó với nó, chấp nhận hợp tác lẫn nhau như là quy tắc ứng xử và sự hiểu biết lẫn nhau như phương pháp và tiêu chuẩn của chúng ta (xem Tài liệu về Tình Huynh Đệ Nhân Loại, Abu Dhabi, ngày 4 tháng Hai năm 2019). Chúng ta được kêu gọi theo đuổi con đường này không mệt mỏi, trong nỗ lực giúp nhau vượt qua những căng thẳng và hiểu lầm, những khuôn sáo và thành kiến tạo ra sợ hãi và chống đối. Bằng cách này, chúng ta sẽ khuyến khích sự phát triển của một tinh thần hợp tác hiệu quả và tôn trọng. Một điều cũng rất cần thiết nữa là chủ nghĩa cuồng tín và chủ nghĩa cực đoan phải bị chống lại bằng một tình đoàn kết từ phía tất cả các tín đồ, dựa trên các giá trị cao cả chung, là những điều truyền cảm hứng cho hành động của chúng ta. Vì lý do này, tôi rất vui vì tôi sẽ sớm được đến thăm Viện Mohammed VI nơi đào tạo các Imam, và các nhà giảng thuyết nam nữ của Hồi giáo. Được thành lập bởi Bệ Hạ, Viện này tìm cách đào tạo hiệu quả và lành mạnh nhằm chống lại mọi hình thức cực đoan, thường dẫn đến bạo lực và khủng bố, và trong mọi trường hợp, tạo thành một hành vi phạm tội chống lại tôn giáo và chống lại chính Thiên Chúa. Chúng ta đều biết việc cung cấp một sự chuẩn bị phù hợp cho các nhà lãnh đạo tôn giáo trong tương lai thật là quan trọng biết bao, nếu chúng ta muốn đánh thức một tinh thần tôn giáo thực sự trong trái tim của các thế hệ tương lai.
Bên cạnh đó, đối thoại chân thực giúp chúng ta đánh giá đầy đủ hơn tầm quan trọng của tôn giáo trong việc xây dựng những cầu nối giữa các dân tộc và đáp ứng thành công những thách thức mà tôi đã đề cập ở trên. Trong khi tôn trọng sự khác biệt của chúng ta, đức tin vào Thiên Chúa khiến chúng ta thừa nhận phẩm giá nổi bật của mỗi con người, cũng như các quyền bất khả nhượng của người ấy. Chúng ta tin rằng Thiên Chúa tạo ra con người bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ và phẩm giá, và Người kêu gọi họ sống như anh chị em với nhau và truyền bá các giá trị của lòng tốt, tình yêu và hòa bình. Đó là lý do tại sao tự do lương tâm và tự do tôn giáo - không chỉ giới hạn trong tự do phượng tự mà thôi – nhưng còn phải cho phép tất cả mọi người sống theo niềm tin tôn giáo của họ - gắn liền một cách bất khả phân ly với phẩm giá con người. Về vấn đề này, luôn luôn cần phải tiến xa hơn sự khoan dung đơn thuần giới hạn trong việc tôn trọng và quý trọng người khác. Điều này đòi hỏi phải gặp gỡ và chấp nhận những người khác trong niềm tin tôn giáo đặc thù của họ và làm phong phú lẫn nhau thông qua sự đa dạng của chúng ta, trong một mối quan hệ được đánh dấu bởi thiện chí và sự theo đuổi những cách thế chúng ta có thể làm việc cùng nhau. Hiểu theo cách này, việc kiến tạo những cầu nối giữa mọi người - từ quan điểm đối thoại liên tôn – mời gọi một tinh thần quan tâm lẫn nhau, tình bạn và tình huynh đệ thực sự.
Hội nghị quốc tế về quyền của tín hữu các tôn giáo thiểu số ở các quốc gia Hồi giáo, được tổ chức tại Marrakech vào tháng Giêng năm 2016, đã đề cập đến vấn đề này và tôi vui mừng lưu ý rằng hội nghị ấy, trong thực tế, đã lên án bất kỳ sự khai thác tôn giáo nào như là một biện pháp phân biệt đối xử hoặc tấn công người khác. Hội nghị cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải vượt ra khỏi khái niệm tôn giáo thiểu số để đề cao quyền công dân và việc công nhận giá trị của con người, là những điều phải có một vị trí trung tâm trong mọi hệ thống luật pháp.
Tôi cũng cho rằng việc hình thành vào năm 2012 Viện Đại kết Al Mowafaqa ở Rabat là một dấu chỉ tiên tri. Viện này là một sáng kiến của người Công Giáo và các Kitô hữu của các hệ phái Kitô khác ở Marốc nhằm tìm cách thúc đẩy chủ nghĩa đại kết, cũng như đối thoại với văn hóa và với Hồi giáo. Công việc đáng khen ngợi này thể hiện sự quan tâm và mong muốn của các Kitô hữu sống ở đất nước này muốn xây dựng những cây cầu như một phương thế thể hiện và phục vụ tình huynh đệ của nhân loại.
Tất cả những cách thế này là nhằm ngăn chặn sự lạm dụng tôn giáo để kích động hận thù, bạo lực, cực đoan và chủ nghĩa cuồng tín mù quáng, và việc nại đến danh thánh Chúa nhằm biện minh cho các hành vi giết người, lưu đày, khủng bố và áp bức (xem Tài liệu về Tình Huynh Đệ Nhân Loại, Abu Dhabi, ngày 4 tháng Hai năm 2019).
Cuộc đối thoại chân thực mà chúng ta muốn khuyến khích cũng dẫn đến việc lưu ý đến thế giới chúng ta đang sống, là ngôi nhà chung của chúng ta. Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu, COP 22, cũng được tổ chức tại Marốc, một lần nữa chứng minh rằng nhiều quốc gia nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ hành tinh này, nơi Chúa đã đặt chúng ta sống và đóng góp cho một sự chuyển đổi sinh thái thực sự vì lợi ích của sự phát triển toàn vẹn con người. Tôi bày tỏ sự đánh giá cao những tiến bộ đang đạt được trong lĩnh vực này và tôi rất hài lòng về sự tăng trưởng tình đoàn kết đích thực giữa các quốc gia và các dân tộc trong nỗ lực tìm kiếm các giải pháp chính đáng và lâu dài cho các tai họa đe dọa ngôi nhà chung của chúng ta và sự sống còn của gia đình nhân loại. Chỉ khi chúng ta biết cùng nhau theo đuổi cuộc đối thoại kiên nhẫn, thận trọng, thẳng thắn và chân thành, chúng ta mới có hy vọng đưa ra được các giải pháp thích hợp để đảo ngược xu hướng nóng lên toàn cầu và đạt được mục tiêu xóa bỏ nghèo đói (x. Laudato Sí, 175).
Tương tự như vậy, cuộc khủng hoảng di cư nghiêm trọng ngày nay tiêu biểu cho một lời hiệu triệu khẩn cấp cần phải đưa ra các hành động cụ thể nhằm loại bỏ các nguyên nhân buộc nhiều người phải rời bỏ đất nước và gia đình phía sau, để thường chỉ thấy mình bị gạt ra ngoài lề và bị khước từ. Tháng 12 năm ngoái, một lần nữa ở Marốc, hội nghị liên chính phủ về Hiệp Ước Toàn Cầu cho di cư an toàn, có trật tự và thường xuyên đã thông qua một tài liệu có giá trị như một điểm tham chiếu cho toàn bộ cộng đồng quốc tế. Nhưng, vẫn còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là việc chuyển từ các cam kết đã đưa ra ở hội nghị đó, ít nhất là về nguyên tắc, sang các hành động cụ thể, và đặc biệt hơn là việc thay đổi thái độ đối với người di cư, ta phải xem họ là những con người, chứ không phải là những con số, và thừa nhận quyền và nhân phẩm của họ trong cuộc sống hàng ngày và trong các quyết định chính trị. Các bạn hiểu rõ mối quan tâm lớn của tôi đối với số phận thường rất nghiệt ngã của những người như vậy, những người phần lớn sẽ không rời khỏi đất nước của họ nếu họ không bị buộc phải làm như thế. Tôi tin rằng Marốc, nơi tổ chức Hội nghị với sự cởi mở và lòng hiếu khách đặc biệt, sẽ tiếp tục là một tấm gương trong cộng đồng quốc tế về tình người đối với những người di cư và những người tị nạn, để ở đây, cũng như ở các nơi khác, họ có thể tìm thấy sự chào đón và bảo vệ hào phóng, một cuộc sống tốt hơn và một sự hòa nhập trong phẩm giá vào xã hội. Khi điều kiện cho phép, sau đó họ có thể quyết định trở về nhà trong điều kiện mạng sống họ được an toàn và nhân phẩm cũng như quyền lợi của họ được tôn trọng. Vấn đề di cư sẽ không bao giờ được giải quyết bằng cách đặt ra thêm các rào cản, gây ra nỗi sợ hãi cho người khác hoặc từ chối hỗ trợ cho những người mong muốn có được một cuộc sống tốt hơn cho bản thân và gia đình họ. Chúng ta cũng biết rằng việc củng cố hòa bình thực sự thông qua việc theo đuổi công bằng xã hội là điều không thể thiếu để sửa chữa sự mất cân bằng kinh tế và bất ổn chính trị, là những điều luôn có vai trò rất lớn trong việc tạo ra xung đột và đe dọa toàn nhân loại.
Thưa Bệ Hạ,
Quý vị hữu trách, và các bạn thân mến!
Kitô hữu đánh giá rất cao vị thế họ được dành cho trong xã hội Marốc. Họ muốn làm phần việc của mình trong việc xây dựng một quốc gia huynh đệ và thịnh vượng, xuất phát từ sự quan tâm đến thiện ích chung của dân tộc. Về vấn đề này, tôi nghĩ đến công việc quan trọng của Giáo Hội Công Giáo ở Marốc trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội và trong lĩnh vực giáo dục, thông qua các trường học, mở rộng cửa cho học sinh, sinh viên của mọi hệ phái, mọi tôn giáo, và mọi tầng lớp. Để tạ ơn Chúa vì tất cả những gì đã hoàn thành, xin cho phép tôi được khuyến khích người Công Giáo và tất cả các Kitô hữu trở thành những người phục vụ, những người cổ vũ và những người bảo vệ tình huynh đệ của nhân loại ở Marốc này.
Thưa Bệ Hạ,
Quý vị hữu trách, và các bạn thân mến!
Tôi cảm ơn các bạn và tất cả người dân Marốc một lần nữa vì sự chào đón nồng nhiệt và sự quan tâm của các bạn.
Shukran bi-saf!
Nguyện xin Đấng toàn năng, Nhân Lành và giàu Lòng Thương Xót, bảo vệ các bạn và ban phước cho Marốc! Cảm ơn các bạn.
Source:Libreria Editrice Vaticana APOSTOLIC JOURNEY OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS TO MOROCCO [30-31 MARCH 2019] MEETING WITH THE MOROCCAN PEOPLE, THE AUTHORITIES, WITH CIVIL SOCIETY AND WITH THE DIPLOMATIC CORPS ADDRESS OF HIS HOLINESS Esplanade of the Hassan Tower (Rabat) Saturday, 30 March 2019
Lúc 14:00, máy bay chở Đức Thánh Cha đã đáp xuống đến sân bay quốc tế Salé của Rabat. Tưởng cũng nên biết, Rabat và Rôma có cùng một múi giờ.
Lúc 14:40 đã diễn ra nghi thức chào đón chính thức Đức Thánh Cha tại quảng trường trước Đền thờ Hồi giáo Hassan.
Cũng tại quảng trường này, vào lúc 15g, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với chính quyền, xã hội dân sự, và ngoại giao đoàn.
Trong diễn từ trước chính quyền, xã hội dân sự, và ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha nói:
Thưa Hoàng Thượng,
Các vị Hoàng Thân Quốc Thích,
Các vị Hữu Trách của Vương quốc Marốc,
Và Các Thành viên của Ngoại giao đoàn,
Các Bạn thân mến,
As-Salam Alaikum!
Bình an ở cùng các bạn
Tôi rất vui được đặt chân đến đất nước này với vẻ đẹp tự nhiên, nơi lưu giữ dấu vết của các nền văn minh cổ đại và làm chứng cho một lịch sử lâu dài và hấp dẫn. Trước hết, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đức Vua Mohammed VI vì lời mời thân ái của ngài, vì sự chào đón nồng nhiệt mà ngài đã dành cho tôi nhân danh toàn dân Marốc, và đặc biệt, vì lời giới thiệu tốt đẹp của ngài.
Chuyến viếng thăm này cho tôi một dịp vui mừng và biết ơn, vì nó cho phép tôi tận mắt nhìn thấy sự phong phú của đất nước, dân tộc và những truyền thống của các bạn. Tôi cũng biết ơn vì chuyến viếng thăm của tôi mang đến một cơ hội quan trọng để thúc đẩy đối thoại liên tôn và sự hiểu biết lẫn nhau giữa những người theo hai tôn giáo của chúng ta, khi chúng ta kỷ niệm cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Thánh Phanxicô thành Assisi và Quốc Vương al-Malik al-Kamil tám thế kỷ trước. Sự kiện tiên tri đó cho thấy rằng lòng can đảm gặp gỡ nhau và mở rộng bàn tay huynh đệ là một con đường hòa bình và hòa hợp cho nhân loại, trong khi chủ nghĩa cực đoan và thù hận gây ra chia rẽ và hủy diệt. Tôi hy vọng rằng sự tương ái, tôn trọng và hợp tác lẫn nhau của chúng ta sẽ giúp củng cố những mối liên kết của tình bạn chân thành và cho phép các cộng đồng của chúng ta có thể chuẩn bị một tương lai tốt hơn cho các thế hệ sắp tới.
Ở vùng đất này, là một cây cầu tự nhiên giữa Châu Phi và Châu Âu, tôi muốn khẳng định một lần nữa nhu cầu hợp tác của chúng ta trong việc tạo ra các động lực mới cho việc xây dựng một thế giới đoàn kết hơn, được đánh dấu bằng những nỗ lực trung thực, can đảm và không thể thiếu để thúc đẩy một cuộc đối thoại trong niềm tôn trọng về sự phong phú và khác biệt của mỗi dân tộc và mỗi cá nhân. Tất cả chúng ta được kêu gọi để đáp lại thách đố này, đặc biệt là vào thời điểm hiện tại, khi những khác biệt của chúng ta và tình trạng thiếu sự hiểu biết lẫn nhau có nguy cơ bị khai thác để trở thành một nguyên nhân cho xung đột và chia rẽ.
Xa hơn, nếu chúng ta muốn chia sẻ việc xây dựng một xã hội cởi mở, huynh đệ và tôn trọng sự khác biệt, điều quan trọng là phải thúc đẩy văn hóa đối thoại và miệt mài gắn bó với nó, chấp nhận hợp tác lẫn nhau như là quy tắc ứng xử và sự hiểu biết lẫn nhau như phương pháp và tiêu chuẩn của chúng ta (xem Tài liệu về Tình Huynh Đệ Nhân Loại, Abu Dhabi, ngày 4 tháng Hai năm 2019). Chúng ta được kêu gọi theo đuổi con đường này không mệt mỏi, trong nỗ lực giúp nhau vượt qua những căng thẳng và hiểu lầm, những khuôn sáo và thành kiến tạo ra sợ hãi và chống đối. Bằng cách này, chúng ta sẽ khuyến khích sự phát triển của một tinh thần hợp tác hiệu quả và tôn trọng. Một điều cũng rất cần thiết nữa là chủ nghĩa cuồng tín và chủ nghĩa cực đoan phải bị chống lại bằng một tình đoàn kết từ phía tất cả các tín đồ, dựa trên các giá trị cao cả chung, là những điều truyền cảm hứng cho hành động của chúng ta. Vì lý do này, tôi rất vui vì tôi sẽ sớm được đến thăm Viện Mohammed VI nơi đào tạo các Imam, và các nhà giảng thuyết nam nữ của Hồi giáo. Được thành lập bởi Bệ Hạ, Viện này tìm cách đào tạo hiệu quả và lành mạnh nhằm chống lại mọi hình thức cực đoan, thường dẫn đến bạo lực và khủng bố, và trong mọi trường hợp, tạo thành một hành vi phạm tội chống lại tôn giáo và chống lại chính Thiên Chúa. Chúng ta đều biết việc cung cấp một sự chuẩn bị phù hợp cho các nhà lãnh đạo tôn giáo trong tương lai thật là quan trọng biết bao, nếu chúng ta muốn đánh thức một tinh thần tôn giáo thực sự trong trái tim của các thế hệ tương lai.
Bên cạnh đó, đối thoại chân thực giúp chúng ta đánh giá đầy đủ hơn tầm quan trọng của tôn giáo trong việc xây dựng những cầu nối giữa các dân tộc và đáp ứng thành công những thách thức mà tôi đã đề cập ở trên. Trong khi tôn trọng sự khác biệt của chúng ta, đức tin vào Thiên Chúa khiến chúng ta thừa nhận phẩm giá nổi bật của mỗi con người, cũng như các quyền bất khả nhượng của người ấy. Chúng ta tin rằng Thiên Chúa tạo ra con người bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ và phẩm giá, và Người kêu gọi họ sống như anh chị em với nhau và truyền bá các giá trị của lòng tốt, tình yêu và hòa bình. Đó là lý do tại sao tự do lương tâm và tự do tôn giáo - không chỉ giới hạn trong tự do phượng tự mà thôi – nhưng còn phải cho phép tất cả mọi người sống theo niềm tin tôn giáo của họ - gắn liền một cách bất khả phân ly với phẩm giá con người. Về vấn đề này, luôn luôn cần phải tiến xa hơn sự khoan dung đơn thuần giới hạn trong việc tôn trọng và quý trọng người khác. Điều này đòi hỏi phải gặp gỡ và chấp nhận những người khác trong niềm tin tôn giáo đặc thù của họ và làm phong phú lẫn nhau thông qua sự đa dạng của chúng ta, trong một mối quan hệ được đánh dấu bởi thiện chí và sự theo đuổi những cách thế chúng ta có thể làm việc cùng nhau. Hiểu theo cách này, việc kiến tạo những cầu nối giữa mọi người - từ quan điểm đối thoại liên tôn – mời gọi một tinh thần quan tâm lẫn nhau, tình bạn và tình huynh đệ thực sự.
Hội nghị quốc tế về quyền của tín hữu các tôn giáo thiểu số ở các quốc gia Hồi giáo, được tổ chức tại Marrakech vào tháng Giêng năm 2016, đã đề cập đến vấn đề này và tôi vui mừng lưu ý rằng hội nghị ấy, trong thực tế, đã lên án bất kỳ sự khai thác tôn giáo nào như là một biện pháp phân biệt đối xử hoặc tấn công người khác. Hội nghị cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải vượt ra khỏi khái niệm tôn giáo thiểu số để đề cao quyền công dân và việc công nhận giá trị của con người, là những điều phải có một vị trí trung tâm trong mọi hệ thống luật pháp.
Tôi cũng cho rằng việc hình thành vào năm 2012 Viện Đại kết Al Mowafaqa ở Rabat là một dấu chỉ tiên tri. Viện này là một sáng kiến của người Công Giáo và các Kitô hữu của các hệ phái Kitô khác ở Marốc nhằm tìm cách thúc đẩy chủ nghĩa đại kết, cũng như đối thoại với văn hóa và với Hồi giáo. Công việc đáng khen ngợi này thể hiện sự quan tâm và mong muốn của các Kitô hữu sống ở đất nước này muốn xây dựng những cây cầu như một phương thế thể hiện và phục vụ tình huynh đệ của nhân loại.
Tất cả những cách thế này là nhằm ngăn chặn sự lạm dụng tôn giáo để kích động hận thù, bạo lực, cực đoan và chủ nghĩa cuồng tín mù quáng, và việc nại đến danh thánh Chúa nhằm biện minh cho các hành vi giết người, lưu đày, khủng bố và áp bức (xem Tài liệu về Tình Huynh Đệ Nhân Loại, Abu Dhabi, ngày 4 tháng Hai năm 2019).
Cuộc đối thoại chân thực mà chúng ta muốn khuyến khích cũng dẫn đến việc lưu ý đến thế giới chúng ta đang sống, là ngôi nhà chung của chúng ta. Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu, COP 22, cũng được tổ chức tại Marốc, một lần nữa chứng minh rằng nhiều quốc gia nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ hành tinh này, nơi Chúa đã đặt chúng ta sống và đóng góp cho một sự chuyển đổi sinh thái thực sự vì lợi ích của sự phát triển toàn vẹn con người. Tôi bày tỏ sự đánh giá cao những tiến bộ đang đạt được trong lĩnh vực này và tôi rất hài lòng về sự tăng trưởng tình đoàn kết đích thực giữa các quốc gia và các dân tộc trong nỗ lực tìm kiếm các giải pháp chính đáng và lâu dài cho các tai họa đe dọa ngôi nhà chung của chúng ta và sự sống còn của gia đình nhân loại. Chỉ khi chúng ta biết cùng nhau theo đuổi cuộc đối thoại kiên nhẫn, thận trọng, thẳng thắn và chân thành, chúng ta mới có hy vọng đưa ra được các giải pháp thích hợp để đảo ngược xu hướng nóng lên toàn cầu và đạt được mục tiêu xóa bỏ nghèo đói (x. Laudato Sí, 175).
Tương tự như vậy, cuộc khủng hoảng di cư nghiêm trọng ngày nay tiêu biểu cho một lời hiệu triệu khẩn cấp cần phải đưa ra các hành động cụ thể nhằm loại bỏ các nguyên nhân buộc nhiều người phải rời bỏ đất nước và gia đình phía sau, để thường chỉ thấy mình bị gạt ra ngoài lề và bị khước từ. Tháng 12 năm ngoái, một lần nữa ở Marốc, hội nghị liên chính phủ về Hiệp Ước Toàn Cầu cho di cư an toàn, có trật tự và thường xuyên đã thông qua một tài liệu có giá trị như một điểm tham chiếu cho toàn bộ cộng đồng quốc tế. Nhưng, vẫn còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là việc chuyển từ các cam kết đã đưa ra ở hội nghị đó, ít nhất là về nguyên tắc, sang các hành động cụ thể, và đặc biệt hơn là việc thay đổi thái độ đối với người di cư, ta phải xem họ là những con người, chứ không phải là những con số, và thừa nhận quyền và nhân phẩm của họ trong cuộc sống hàng ngày và trong các quyết định chính trị. Các bạn hiểu rõ mối quan tâm lớn của tôi đối với số phận thường rất nghiệt ngã của những người như vậy, những người phần lớn sẽ không rời khỏi đất nước của họ nếu họ không bị buộc phải làm như thế. Tôi tin rằng Marốc, nơi tổ chức Hội nghị với sự cởi mở và lòng hiếu khách đặc biệt, sẽ tiếp tục là một tấm gương trong cộng đồng quốc tế về tình người đối với những người di cư và những người tị nạn, để ở đây, cũng như ở các nơi khác, họ có thể tìm thấy sự chào đón và bảo vệ hào phóng, một cuộc sống tốt hơn và một sự hòa nhập trong phẩm giá vào xã hội. Khi điều kiện cho phép, sau đó họ có thể quyết định trở về nhà trong điều kiện mạng sống họ được an toàn và nhân phẩm cũng như quyền lợi của họ được tôn trọng. Vấn đề di cư sẽ không bao giờ được giải quyết bằng cách đặt ra thêm các rào cản, gây ra nỗi sợ hãi cho người khác hoặc từ chối hỗ trợ cho những người mong muốn có được một cuộc sống tốt hơn cho bản thân và gia đình họ. Chúng ta cũng biết rằng việc củng cố hòa bình thực sự thông qua việc theo đuổi công bằng xã hội là điều không thể thiếu để sửa chữa sự mất cân bằng kinh tế và bất ổn chính trị, là những điều luôn có vai trò rất lớn trong việc tạo ra xung đột và đe dọa toàn nhân loại.
Thưa Bệ Hạ,
Quý vị hữu trách, và các bạn thân mến!
Kitô hữu đánh giá rất cao vị thế họ được dành cho trong xã hội Marốc. Họ muốn làm phần việc của mình trong việc xây dựng một quốc gia huynh đệ và thịnh vượng, xuất phát từ sự quan tâm đến thiện ích chung của dân tộc. Về vấn đề này, tôi nghĩ đến công việc quan trọng của Giáo Hội Công Giáo ở Marốc trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội và trong lĩnh vực giáo dục, thông qua các trường học, mở rộng cửa cho học sinh, sinh viên của mọi hệ phái, mọi tôn giáo, và mọi tầng lớp. Để tạ ơn Chúa vì tất cả những gì đã hoàn thành, xin cho phép tôi được khuyến khích người Công Giáo và tất cả các Kitô hữu trở thành những người phục vụ, những người cổ vũ và những người bảo vệ tình huynh đệ của nhân loại ở Marốc này.
Thưa Bệ Hạ,
Quý vị hữu trách, và các bạn thân mến!
Tôi cảm ơn các bạn và tất cả người dân Marốc một lần nữa vì sự chào đón nồng nhiệt và sự quan tâm của các bạn.
Shukran bi-saf!
Nguyện xin Đấng toàn năng, Nhân Lành và giàu Lòng Thương Xót, bảo vệ các bạn và ban phước cho Marốc! Cảm ơn các bạn.
Source:Libreria Editrice Vaticana
Đức Thánh Cha Phanxicô và Quốc Vương Mohammed VI đưa ra lời kêu gọi giải pháp cho Gierusalem
Thanh Quảng sdb
19:16 30/03/2019
Đức Thánh Cha Phanxicô và Quốc Vương Mohammed VI đưa ra lời kêu gọi giải pháp cho Gierusalem
Trong ngày đầu tiên của chuyến Tông du Ma-rốc, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cùng với Quốc Vương Mohammed VI ký chung một tuyên ngôn đề ra một giải pháp cho Thành thánh Gierusalem, coi đó như là một gia sản chung của nhân loại.
Ngay sau khi ĐTC đến Rabat vào thứ Bảy, và sau buổi lễ chào đón và các diễn từ chính thức, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký một khuyến cáo đặc biệt, cùng với Quốc Vương Mohammed VI của Morocco kêu gọi một giải pháp cho Thành thánh Gierusalem.
Lời kêu gọi công nhận sự độc đáo và thiêng liêng của Gierusalem, và kêu gọi thành phố này phải được bảo tồn như một di sản chung của nhân loại và đặc biệt là đối với các tín đồ của ba tôn giáo độc thần, thì Gierusalem phải là nơi gặp gỡ và là biểu tượng của sự chung sống hòa bình, nơi cùng tôn trọng và đối thoại được vun góp.
Cuối cùng, hai vị yêu cầu "đặc tính đa tôn giáo cụ thể, chiều kích tâm linh và bản sắc văn hóa đặc biệt của Gierusalem / Al-Quds Acharif phải được bảo tồn và phát huy".
Do đó, chúng tôi hy vọng đề ra một giải đáp là tại nơi Thành Thánh này, quyền tự do của các tín đồ của ba tôn giáo cùng tôn thờ một Thượng Đế sẽ được đảm bảo và tôn trọng. Tại Gierusalem / Al-Quds Acharif họ có thể dâng lời cầu nguyện lên Thượng Đế, Đấng tạo dựng tất cả, và cầu mong cho một tương lai hòa bình và tình huynh đệ trên trái đất ".
Nhân dịp Đức Thánh Cha Phanxicô tông du Vương quốc Ma-rốc, Đức vua và Quốc vương Mohammed VI, công nhận tính cách độc tôn và thiêng liêng của Gierusalem / Al-Quds Acharif, và quan tâm sâu sắc đến ý nghĩa tâm linh và đặc biệt tính linh thiêng hòa bình từ thành phố đặc biệt này như sau:
"Chúng tôi coi trọng việc phải bảo tồn Thành thánh Gierusalem / Al-Quds Acharif như là nơi hội tụ chung của nhân loại và đặc biệt của các tín đồ của ba tôn giáo cùng tin vào một Đấng Thương Đế, như là một nơi gặp gỡ và là biểu tượng của sự chung sống hòa bình, nơi mà sự tôn trọng lẫn nhau và tương kính lẫn nhau được thể hiện qua việc đối thoại.
Làm tại Rabat, ngày 30 tháng 3 năm 2019
Quốc vương Mohammed VI
Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Amir al-Mu’minin
Trong ngày đầu tiên của chuyến Tông du Ma-rốc, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cùng với Quốc Vương Mohammed VI ký chung một tuyên ngôn đề ra một giải pháp cho Thành thánh Gierusalem, coi đó như là một gia sản chung của nhân loại.
Ngay sau khi ĐTC đến Rabat vào thứ Bảy, và sau buổi lễ chào đón và các diễn từ chính thức, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký một khuyến cáo đặc biệt, cùng với Quốc Vương Mohammed VI của Morocco kêu gọi một giải pháp cho Thành thánh Gierusalem.
Lời kêu gọi công nhận sự độc đáo và thiêng liêng của Gierusalem, và kêu gọi thành phố này phải được bảo tồn như một di sản chung của nhân loại và đặc biệt là đối với các tín đồ của ba tôn giáo độc thần, thì Gierusalem phải là nơi gặp gỡ và là biểu tượng của sự chung sống hòa bình, nơi cùng tôn trọng và đối thoại được vun góp.
Cuối cùng, hai vị yêu cầu "đặc tính đa tôn giáo cụ thể, chiều kích tâm linh và bản sắc văn hóa đặc biệt của Gierusalem / Al-Quds Acharif phải được bảo tồn và phát huy".
Do đó, chúng tôi hy vọng đề ra một giải đáp là tại nơi Thành Thánh này, quyền tự do của các tín đồ của ba tôn giáo cùng tôn thờ một Thượng Đế sẽ được đảm bảo và tôn trọng. Tại Gierusalem / Al-Quds Acharif họ có thể dâng lời cầu nguyện lên Thượng Đế, Đấng tạo dựng tất cả, và cầu mong cho một tương lai hòa bình và tình huynh đệ trên trái đất ".
Nhân dịp Đức Thánh Cha Phanxicô tông du Vương quốc Ma-rốc, Đức vua và Quốc vương Mohammed VI, công nhận tính cách độc tôn và thiêng liêng của Gierusalem / Al-Quds Acharif, và quan tâm sâu sắc đến ý nghĩa tâm linh và đặc biệt tính linh thiêng hòa bình từ thành phố đặc biệt này như sau:
"Chúng tôi coi trọng việc phải bảo tồn Thành thánh Gierusalem / Al-Quds Acharif như là nơi hội tụ chung của nhân loại và đặc biệt của các tín đồ của ba tôn giáo cùng tin vào một Đấng Thương Đế, như là một nơi gặp gỡ và là biểu tượng của sự chung sống hòa bình, nơi mà sự tôn trọng lẫn nhau và tương kính lẫn nhau được thể hiện qua việc đối thoại.
Làm tại Rabat, ngày 30 tháng 3 năm 2019
Quốc vương Mohammed VI
Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Amir al-Mu’minin
Tông du Morocco: Đức Thánh Cha thăm viếng Lăng tẩm và ký tặng Sách danh dự
Thanh Quảng sdb
19:36 30/03/2019
Tông du Morocco: Đức Thánh Cha thăm viếng Lăng tẩm và ký tặng Sách danh dự
Sau khi thăm viếng lăng mộ của những lãnh tụ của Ma-rốc tại Rabat vào Thứ Bảy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký vào Sách Danh dự nơi ngài cầu nguyện cho quốc vương Ma-rốc và cho sự phát triển của tình huynh đệ đoàn kết giữa Kitô hữu và Hồi giáo.
Kết thúc bài phát biểu chính thức đầu tiên của chuyến tông du tới Ma-rốc tại Tour Hassan, nơi ĐTC gặp gỡ và nói chuyện với dân chúng, với các nhân viên trong chính quyền, đại diện của xã hội dân sự và ngoại giao đoàn xong, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm Lăng tẩm của quốc vương Mohammed V gần đó, một tòa nhà trắng bằng đá cẩm thạch với mái ngói xanh.
ĐTC đã đặt vòng hoa trên mộ, rồi đứng lặng cầu nguyện trước khi tiến tới một cái bàn để ký vào Sách Danh dự đánh dấu chuyến viếng thăm Morocco của Ngài.
Nhân dịp thăm Lăng tẩm này, tôi cầu khẩn Thiên Chúa toàn năng ban cho quí quốc sự thịnh vượng, xin Ngài làm cho tình huynh đệ đoàn kết giữa Kitô hữu và Hồi giáo được triển nở!
Quan chức phụ trách Lăng tẩm đã tặng Đức Thánh Cha một kỷ vật kỷ và một cuốn sách viết về lịch sử của các ngôi mộ.
Kết thúc chuyến viếng thăm Lăng tẩm, ĐTC lên xe hơi về Cung điện Hoàng gia để chào Quốc Vương Mohammed VI và hoàng gia.
Sau khi thăm viếng lăng mộ của những lãnh tụ của Ma-rốc tại Rabat vào Thứ Bảy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký vào Sách Danh dự nơi ngài cầu nguyện cho quốc vương Ma-rốc và cho sự phát triển của tình huynh đệ đoàn kết giữa Kitô hữu và Hồi giáo.
Kết thúc bài phát biểu chính thức đầu tiên của chuyến tông du tới Ma-rốc tại Tour Hassan, nơi ĐTC gặp gỡ và nói chuyện với dân chúng, với các nhân viên trong chính quyền, đại diện của xã hội dân sự và ngoại giao đoàn xong, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm Lăng tẩm của quốc vương Mohammed V gần đó, một tòa nhà trắng bằng đá cẩm thạch với mái ngói xanh.
ĐTC đã đặt vòng hoa trên mộ, rồi đứng lặng cầu nguyện trước khi tiến tới một cái bàn để ký vào Sách Danh dự đánh dấu chuyến viếng thăm Morocco của Ngài.
Nhân dịp thăm Lăng tẩm này, tôi cầu khẩn Thiên Chúa toàn năng ban cho quí quốc sự thịnh vượng, xin Ngài làm cho tình huynh đệ đoàn kết giữa Kitô hữu và Hồi giáo được triển nở!
Quan chức phụ trách Lăng tẩm đã tặng Đức Thánh Cha một kỷ vật kỷ và một cuốn sách viết về lịch sử của các ngôi mộ.
Kết thúc chuyến viếng thăm Lăng tẩm, ĐTC lên xe hơi về Cung điện Hoàng gia để chào Quốc Vương Mohammed VI và hoàng gia.
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha và Vua Mohammed VI về tình trạng của Thành Thánh Giêrusalem
Đặng Tự Do
20:24 30/03/2019
Đức Thánh Cha Phanxicô và Quốc vương Marốc Mohammed Đệ Lục đã đưa ra lời kêu gọi bảo tồn thành thánh Giêrusalem như một biểu tượng của sự chung sống hòa bình sao cho người Hồi giáo, người Do Thái và các Kitô hữu được phép tự do thờ phượng ở đó.
Hai nhà lãnh đạo đã đưa ra lời kêu gọi chung sau cuộc hội kiến vào lúc 16:25 ngày thứ Bẩy 30 tháng Ba.
Trong lời kêu gọi, hai vị cho biết điều quan trọng là phải bảo tồn thành Thánh như một di sản chung của nhân loại và đặc biệt là của tín đồ của ba tôn giáo độc thần, như một nơi gặp gỡ, và như biểu tượng của sự chung sống hòa bình, nơi các nền văn hóa, các tôn giáo và các dân tộc có thể đối thoại và tôn trọng lẫn nhau.
Căng thẳng đã nổ ra vào cuối tháng Hai vừa qua khi Israel đóng cửa một tòa nhà tại thánh địa Giêrusalem, nơi người Do Thái gọi là Núi Đền, và người Hồi giáo là Thánh địa Linh thánh.
Khu phức hợp bị đóng cửa có tường bao quanh, là nơi có đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa và đền Mái vòm Vàng, là địa điểm linh thiêng thứ ba trong Hồi giáo và là nơi linh thiêng nhất của Do Thái giáo.
Lời kêu gọi chung của hai vị đã được ông Ahmed Toufiq, là Bộ trưởng Nội vụ và Hồi Giáo sự vụ tuyên đọc bằng tiếng Ả rập và Đức Tổng Giám Mục Vito Rallo, là Sứ thần Tòa Thánh tại Marốc đọc bằng tiếng Ý trước khi Đức Thánh Cha và Quốc vương Mohammed Đệ Lục ký tên.
Dưới đây là toàn văn bản tuyên bố chung của hai vị.
Nhân dịp Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Vương quốc Marốc, ngài và Đức Vua Mohammed Đệ Lục đã lên tiếng công nhận tính cách độc đáo và thiêng liêng của Giêrusalem hay còn gọi là Al-Quds Acharif, và bày tỏ mối quan tâm sâu sắc đến ý nghĩa tâm linh và ơn gọi đặc biệt của thành này như một thành phố của hòa bình, và đã cùng ký vào lời kêu gọi sau đây:
Chúng tôi coi điều quan trọng là phải bảo tồn Thành phố Giêrusalem/ Al-Quds Acharif như là một di sản chung của nhân loại và đặc biệt là của tín đồ ba tôn giáo độc thần, như một nơi gặp gỡ và là biểu tượng của sự chung sống hòa bình, nơi sự tôn trọng lẫn nhau và đối thoại có thể được bồi đắp.
Hướng đến mục tiêu này, đặc tính đa tôn giáo đặc thù, chiều kích tâm linh và bản sắc văn hóa đặc biệt của Giêrusalem/Al-Quds Acharif phải được bảo vệ và phát huy.
Do đó, hy vọng của chúng tôi là ở Thành Thánh, các tín hữu của ba tôn giáo độc thần phải được toàn quyền tự do viếng thăm, và quyền tự do thờ phượng của họ phải được bảo đảm, để tại Giêrusalem/Al-Quds Acharif họ có thể dâng lời cầu nguyện lên cùng Chúa, Đấng tạo tác muôn loài, cho một tương lai hòa bình và huynh đệ trên trái đất này.
Rabat, ngày 30 tháng 3 năm 2019,
Đức Giáo Hoàng Phanxicô,
Đức Vua Mohammed Đệ Lục.
Source:Libreria Editrice Vaticana APPEAL BY HIS MAJESTY KING MOHAMMED VI AND HIS HOLINESS POPE FRANCIS REGARDING JERUSALEM / AL-QUDS THE HOLY CITY AND A PLACE OF ENCOUNTER
Hai nhà lãnh đạo đã đưa ra lời kêu gọi chung sau cuộc hội kiến vào lúc 16:25 ngày thứ Bẩy 30 tháng Ba.
Trong lời kêu gọi, hai vị cho biết điều quan trọng là phải bảo tồn thành Thánh như một di sản chung của nhân loại và đặc biệt là của tín đồ của ba tôn giáo độc thần, như một nơi gặp gỡ, và như biểu tượng của sự chung sống hòa bình, nơi các nền văn hóa, các tôn giáo và các dân tộc có thể đối thoại và tôn trọng lẫn nhau.
Căng thẳng đã nổ ra vào cuối tháng Hai vừa qua khi Israel đóng cửa một tòa nhà tại thánh địa Giêrusalem, nơi người Do Thái gọi là Núi Đền, và người Hồi giáo là Thánh địa Linh thánh.
Khu phức hợp bị đóng cửa có tường bao quanh, là nơi có đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa và đền Mái vòm Vàng, là địa điểm linh thiêng thứ ba trong Hồi giáo và là nơi linh thiêng nhất của Do Thái giáo.
Lời kêu gọi chung của hai vị đã được ông Ahmed Toufiq, là Bộ trưởng Nội vụ và Hồi Giáo sự vụ tuyên đọc bằng tiếng Ả rập và Đức Tổng Giám Mục Vito Rallo, là Sứ thần Tòa Thánh tại Marốc đọc bằng tiếng Ý trước khi Đức Thánh Cha và Quốc vương Mohammed Đệ Lục ký tên.
Dưới đây là toàn văn bản tuyên bố chung của hai vị.
Nhân dịp Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Vương quốc Marốc, ngài và Đức Vua Mohammed Đệ Lục đã lên tiếng công nhận tính cách độc đáo và thiêng liêng của Giêrusalem hay còn gọi là Al-Quds Acharif, và bày tỏ mối quan tâm sâu sắc đến ý nghĩa tâm linh và ơn gọi đặc biệt của thành này như một thành phố của hòa bình, và đã cùng ký vào lời kêu gọi sau đây:
Chúng tôi coi điều quan trọng là phải bảo tồn Thành phố Giêrusalem/ Al-Quds Acharif như là một di sản chung của nhân loại và đặc biệt là của tín đồ ba tôn giáo độc thần, như một nơi gặp gỡ và là biểu tượng của sự chung sống hòa bình, nơi sự tôn trọng lẫn nhau và đối thoại có thể được bồi đắp.
Hướng đến mục tiêu này, đặc tính đa tôn giáo đặc thù, chiều kích tâm linh và bản sắc văn hóa đặc biệt của Giêrusalem/Al-Quds Acharif phải được bảo vệ và phát huy.
Do đó, hy vọng của chúng tôi là ở Thành Thánh, các tín hữu của ba tôn giáo độc thần phải được toàn quyền tự do viếng thăm, và quyền tự do thờ phượng của họ phải được bảo đảm, để tại Giêrusalem/Al-Quds Acharif họ có thể dâng lời cầu nguyện lên cùng Chúa, Đấng tạo tác muôn loài, cho một tương lai hòa bình và huynh đệ trên trái đất này.
Rabat, ngày 30 tháng 3 năm 2019,
Đức Giáo Hoàng Phanxicô,
Đức Vua Mohammed Đệ Lục.
Source:Libreria Editrice Vaticana
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tĩnh Tâm Mùa Chay tại Sydney.
Diệp Hải Dung
10:16 30/03/2019
Tối thứ Ba 26/03/2019 rất đông đủ giáo dân trong Cộng Đồng đã đến nhà thờ St. Theresa Lakemba Sydney tham dự buổi tĩnh tâm nhân dịp Mùa Chay với chủ đề “Nên Thánh Theo Tông Huấn Về Lời Mời Gọi Nên Thánh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô” do Cha Paul Văn Chi điều hợp.
Trước khi khai buổi tịnh tâm. Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Năng đốt ngọn nến Đức Tin đồng thời Cha Tuyên úy Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm thay mặt Ban Tuyên Úy và Cộng Đồng giới thiệu Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Năng Giám Mục Chính Tòa Phát Diệm đến từ Việt Nam và ĐGM thuyết giảng nói về Nên Thánh, Ơn Gọi Của Mọi KiTô Hữu dựa theo Tông Huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô và đây cũng là dịp để tất cả mọi người hưởng ứng lời mời gọi nên Thánh, nên Thánh theo Phúc Âm theo tinh thần 8 Mối Phúc Thật để đi theo Chúa…
Xem Hình
Sau đó là nghi thức hành trình nên Thánh, mọi người cùng đặt trước bàn thờ bàn chân mầu trắng trên đường nên Thánh mầu đỏ của Niềm Tin và Hy Sinh bước lên đồi Golgotha cùng với Chúa. Kế tiếp là Thánh lễ tạ ơn do Đức Giám Mục, Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết Cha Trần Văn Trợ, Cha Lê Hồng Mạnh, và Cha Trung cùng hiệp dâng Thánh lễ..
Thứ Tư 27/03/2019 Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Năng thuyết giảng tĩnh tâm tại Giáo đoàn Mt. Pritchard với chủ đề Nên Thánh Trong Gia Đình. ĐGM nhấn mạnh về Lời Chúa nói đến sự tha thứ. “Hãy để của Lễ ở đó, đi về làm hòa với người anh em của con rồi đến đây dâng của Lễ..” Lời Chúa rất là rõ, chúng ta đang sống trong Mùa Chay, xin Chúa tha thứ tội lỗi cho chúng con, thì chúng con cũng phải hứa là tha thứ cho anh chị em đã làm mất lòng con, xin Chúa ban sức mạnh và đổi mới trái tim chúng con….Sau đó ĐGM và quý Cha cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Trước khi kết thúc Thánh lễ. Moị người cùng dâng lên Chúa với chính trái Tim mầu đỏ quyết tâm của mình và gia đình nói lên sự quyết tâm nên Thánh với bàn chân mầu xanh hy vọng trong hành trình nên Thánh.
Thứ Năm 28/03/2019 ĐGM thuyết giảng tại Giáo Đoàn Revevby với chủ đề “Nên Thánh Trong Cộng Đoàn” ĐGM nhắc lại lời Thánh Phaolô đã nói “Giáo Hội là một thân thể mà đầu thân thể chính là Chúa Giêsu còn chúng ta chỉ là những chi thể của Giáo Hội và chúng ta cũng phải khám ra chỗ đứng của mình ở trong Cộng Đoàn để chúng ta thi hành chức năng riêng của mình mà Chúa đã ban cho mỗi người chúng ta để phục vụ cho Cộng Đoàn cho Giáo Hội….Kết thúc bài giảng, mọi người có những câu hỏi thắc mắc nêu lên đã được Đức Giám Mục giải đáp thỏa đáng. Sau đó, mọi người cùng dâng lên Chúa bàn tay của mình để quyềt tâm cùng cả cộng đoàn nên Thánh trong đồng hành yêu thương và tiếp theo là nghi thức Xức Dầu Thánh cho những vị cao niền già yếu để xin ơn Chúa chữa lành phần hồn cũng như phần xác. Sau cùng, ĐGM và qúy Cha cùng hiệp dâng Thánh lễ Tạ Ơn bế mạc tuần Tĩnh Tâm Mùa Chay.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Năng đã giúp giảng phòng 3 ngày Tĩnh Tâm Mùa Chay cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney và anh cũng cám ơn quý Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Mt. Pritchard, Lakemba và Revesby đã giúp cho những buổi Tĩnh Tâm được tốt đẹp..
Đức Giám Mục cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha Tuyên úy và mọi người trong Cộng Đồng đã đến tham dự rất đông đủ trong 3 ngày Tĩnh Tâm. Ngài chúc mọi người luôn tràn đầy ân sủng của Chúa trong Mùa Thánh để sống theo Tông Huấn mờii gọi nên Thánh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thánh lễ kết thúc, ĐGM ở lại gặp gỡ mọi người trong tình thân ái.
Diệp Hải Dung
Trước khi khai buổi tịnh tâm. Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Năng đốt ngọn nến Đức Tin đồng thời Cha Tuyên úy Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm thay mặt Ban Tuyên Úy và Cộng Đồng giới thiệu Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Năng Giám Mục Chính Tòa Phát Diệm đến từ Việt Nam và ĐGM thuyết giảng nói về Nên Thánh, Ơn Gọi Của Mọi KiTô Hữu dựa theo Tông Huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô và đây cũng là dịp để tất cả mọi người hưởng ứng lời mời gọi nên Thánh, nên Thánh theo Phúc Âm theo tinh thần 8 Mối Phúc Thật để đi theo Chúa…
Xem Hình
Sau đó là nghi thức hành trình nên Thánh, mọi người cùng đặt trước bàn thờ bàn chân mầu trắng trên đường nên Thánh mầu đỏ của Niềm Tin và Hy Sinh bước lên đồi Golgotha cùng với Chúa. Kế tiếp là Thánh lễ tạ ơn do Đức Giám Mục, Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết Cha Trần Văn Trợ, Cha Lê Hồng Mạnh, và Cha Trung cùng hiệp dâng Thánh lễ..
Thứ Tư 27/03/2019 Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Năng thuyết giảng tĩnh tâm tại Giáo đoàn Mt. Pritchard với chủ đề Nên Thánh Trong Gia Đình. ĐGM nhấn mạnh về Lời Chúa nói đến sự tha thứ. “Hãy để của Lễ ở đó, đi về làm hòa với người anh em của con rồi đến đây dâng của Lễ..” Lời Chúa rất là rõ, chúng ta đang sống trong Mùa Chay, xin Chúa tha thứ tội lỗi cho chúng con, thì chúng con cũng phải hứa là tha thứ cho anh chị em đã làm mất lòng con, xin Chúa ban sức mạnh và đổi mới trái tim chúng con….Sau đó ĐGM và quý Cha cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Trước khi kết thúc Thánh lễ. Moị người cùng dâng lên Chúa với chính trái Tim mầu đỏ quyết tâm của mình và gia đình nói lên sự quyết tâm nên Thánh với bàn chân mầu xanh hy vọng trong hành trình nên Thánh.
Thứ Năm 28/03/2019 ĐGM thuyết giảng tại Giáo Đoàn Revevby với chủ đề “Nên Thánh Trong Cộng Đoàn” ĐGM nhắc lại lời Thánh Phaolô đã nói “Giáo Hội là một thân thể mà đầu thân thể chính là Chúa Giêsu còn chúng ta chỉ là những chi thể của Giáo Hội và chúng ta cũng phải khám ra chỗ đứng của mình ở trong Cộng Đoàn để chúng ta thi hành chức năng riêng của mình mà Chúa đã ban cho mỗi người chúng ta để phục vụ cho Cộng Đoàn cho Giáo Hội….Kết thúc bài giảng, mọi người có những câu hỏi thắc mắc nêu lên đã được Đức Giám Mục giải đáp thỏa đáng. Sau đó, mọi người cùng dâng lên Chúa bàn tay của mình để quyềt tâm cùng cả cộng đoàn nên Thánh trong đồng hành yêu thương và tiếp theo là nghi thức Xức Dầu Thánh cho những vị cao niền già yếu để xin ơn Chúa chữa lành phần hồn cũng như phần xác. Sau cùng, ĐGM và qúy Cha cùng hiệp dâng Thánh lễ Tạ Ơn bế mạc tuần Tĩnh Tâm Mùa Chay.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Năng đã giúp giảng phòng 3 ngày Tĩnh Tâm Mùa Chay cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney và anh cũng cám ơn quý Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Mt. Pritchard, Lakemba và Revesby đã giúp cho những buổi Tĩnh Tâm được tốt đẹp..
Đức Giám Mục cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha Tuyên úy và mọi người trong Cộng Đồng đã đến tham dự rất đông đủ trong 3 ngày Tĩnh Tâm. Ngài chúc mọi người luôn tràn đầy ân sủng của Chúa trong Mùa Thánh để sống theo Tông Huấn mờii gọi nên Thánh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thánh lễ kết thúc, ĐGM ở lại gặp gỡ mọi người trong tình thân ái.
Diệp Hải Dung
Thăm đồng bào ở giáo điểm Ea Lê thuộc huyện Ea Súp, Ban Mê Thuột
Vũ Đình Bình
21:27 30/03/2019
“Muôn loài thụ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người.” (Rm 8,19). Đó là chủ đề sứ điệp Mùa Chay của ĐTC Phanxicô năm 2019. Nội dung gồm 3 điểm:
- Ơn cứu chuộc của muôn loài thụ tạo
- Sức mạnh phá huỷ của tội lỗi
- Sức mạnh chữa lành của sự ăn năn và tha thứ
Thực hành bằng 3 việc truyền thống trong Mùa Chay: ăn chay, cầu nguyện và bố thí.
Trong tâm tình đó, sáng ngày 30.3.2019, Caritas Giáo xứ Thánh Tâm lên đường, đi thăm đồng bào ở Giáo điểm Ea Lê thuộc huyện Ea Súp, cách Trung tâm Ban Mê Thuột 85km về phía Tây. Chuyến đi này do ông Mai Công Sinh, Trưởng ban Caritas, làm trưởng đoàn, có hơn 30 thành viên đồng hành, có Cha GB. Hoàng Minh Tâm -quản xứ Tân Lợi và Cha GB. Nguyễn Văn Thiện -phó xứ, hướng dẫn lộ trình.
Xem Hình
Ea Súp là một huyện vùng biên giới giáp Campuchia, đời sống dân sinh chưa phát triển, đời sống đạo lại càng gặp muôn vàn khó khăn. Đây có thể nói là 1 trong những cánh đồng truyền giáo bao la của Giáo phận Ban Mê Thuột, nói chung; và của Giáo xứ Tân Lợi, nói riêng. Cả huyện có khoảng 400 gia đình Công Giáo, hợp thành 6 giáo điểm: Ea Lê, Tân Xá, Krông Ana, Ea Súp, Ea Bung và Giáo buôn Luca, nhưng chưa có ngôi nhà thờ nào. Chỉ có Giáo điểm Ea Lê có tạm gian nhà nguyện tương đối tươm tất để các tín hữu họp nhau dâng Thánh lễ thờ phượng Chúa.
Trước đây, khi chưa có Giáo xứ Tân Lợi, cứ gần đến lễ Giáng Sinh, Phục Sinh người dân Ea Lê phải ra tận nhà thờ Chính tòa BMT để dự lễ và lãnh nhận các phép bí tích. Nhiều người phải tá túc lại thời gian dài vì mục vụ hoặc để học giáo lý, đến nỗi trở thành người thân trong các gia đình ở Giáo xứ Thánh Tâm. Từ đó, Giáo xứ Thánh Tâm coi Giáo điểm Ea Lê như người một nhà.
Tại buổi gặp gỡ hôm nay, các thành viên trong đoàn đã có dịp trò chuyện, thăm hỏi, tận mắt nhìn thấy và đồng cảm với những khó khăn, vất vả, cực nhọc của anh em mình sống trong hoàn cảnh thiếu thốn nhiều mặt, từ miếng cơm manh áo đến những nhu cầu vật chất tối thiểu, từ việc học hành đến việc đi lại giao tiếp với nhau, từ môi trường xã hội đến việc sống đạo,… Ước chi có một phép mầu để mọi người được hạnh phúc, và mỗi người đều được sống xứng đáng với phẩm giá của mình.
170 phần quà gồm 10 kg gạo, thùng mì tôm, chai dầu ăn, chai nước mắm, ký đường, cân muối, cá khô,… chẳng đáng là chi nhưng nói lên nghĩa tình anh em một Cha trên trời và hy vọng mang đến Niềm Vui giúp cho những khuôn mặt đen sạm âu sầu vì nắng gió, vì nghèo nàn tươi sáng hơn, yêu đời hơn, vơi bớt đi một chút cực nhọc đè nặng đôi vai.
Trên đường về, Cha phó Giáo xứ Tân Lợi hướng dẫn Đoàn đến thăm Giáo buôn Luca. Tại đây, trước bàn thờ khá sơ sài, nơi Giáo buôn mượn tạm để họp nhau dâng lễ, mọi người đã hiệp ý đọc kinh, cầu nguyện cho bà con Giáo buôn Luca sớm có nhà nguyện xứng đáng là nơi thờ phượng Chúa.
Cầu mong một mùa Chay thánh thiện, một mùa Phục Sinh tràn đầy hồng ân Chúa đến với hết thảy mọi người, mọi nhà trên miền đất Ea Súp biên giới xa xôi của Giáo phận Ban Mê Thuột chúng con.
Vũ Đình Bình
- Ơn cứu chuộc của muôn loài thụ tạo
- Sức mạnh phá huỷ của tội lỗi
- Sức mạnh chữa lành của sự ăn năn và tha thứ
Thực hành bằng 3 việc truyền thống trong Mùa Chay: ăn chay, cầu nguyện và bố thí.
Trong tâm tình đó, sáng ngày 30.3.2019, Caritas Giáo xứ Thánh Tâm lên đường, đi thăm đồng bào ở Giáo điểm Ea Lê thuộc huyện Ea Súp, cách Trung tâm Ban Mê Thuột 85km về phía Tây. Chuyến đi này do ông Mai Công Sinh, Trưởng ban Caritas, làm trưởng đoàn, có hơn 30 thành viên đồng hành, có Cha GB. Hoàng Minh Tâm -quản xứ Tân Lợi và Cha GB. Nguyễn Văn Thiện -phó xứ, hướng dẫn lộ trình.
Xem Hình
Ea Súp là một huyện vùng biên giới giáp Campuchia, đời sống dân sinh chưa phát triển, đời sống đạo lại càng gặp muôn vàn khó khăn. Đây có thể nói là 1 trong những cánh đồng truyền giáo bao la của Giáo phận Ban Mê Thuột, nói chung; và của Giáo xứ Tân Lợi, nói riêng. Cả huyện có khoảng 400 gia đình Công Giáo, hợp thành 6 giáo điểm: Ea Lê, Tân Xá, Krông Ana, Ea Súp, Ea Bung và Giáo buôn Luca, nhưng chưa có ngôi nhà thờ nào. Chỉ có Giáo điểm Ea Lê có tạm gian nhà nguyện tương đối tươm tất để các tín hữu họp nhau dâng Thánh lễ thờ phượng Chúa.
Trước đây, khi chưa có Giáo xứ Tân Lợi, cứ gần đến lễ Giáng Sinh, Phục Sinh người dân Ea Lê phải ra tận nhà thờ Chính tòa BMT để dự lễ và lãnh nhận các phép bí tích. Nhiều người phải tá túc lại thời gian dài vì mục vụ hoặc để học giáo lý, đến nỗi trở thành người thân trong các gia đình ở Giáo xứ Thánh Tâm. Từ đó, Giáo xứ Thánh Tâm coi Giáo điểm Ea Lê như người một nhà.
Tại buổi gặp gỡ hôm nay, các thành viên trong đoàn đã có dịp trò chuyện, thăm hỏi, tận mắt nhìn thấy và đồng cảm với những khó khăn, vất vả, cực nhọc của anh em mình sống trong hoàn cảnh thiếu thốn nhiều mặt, từ miếng cơm manh áo đến những nhu cầu vật chất tối thiểu, từ việc học hành đến việc đi lại giao tiếp với nhau, từ môi trường xã hội đến việc sống đạo,… Ước chi có một phép mầu để mọi người được hạnh phúc, và mỗi người đều được sống xứng đáng với phẩm giá của mình.
170 phần quà gồm 10 kg gạo, thùng mì tôm, chai dầu ăn, chai nước mắm, ký đường, cân muối, cá khô,… chẳng đáng là chi nhưng nói lên nghĩa tình anh em một Cha trên trời và hy vọng mang đến Niềm Vui giúp cho những khuôn mặt đen sạm âu sầu vì nắng gió, vì nghèo nàn tươi sáng hơn, yêu đời hơn, vơi bớt đi một chút cực nhọc đè nặng đôi vai.
Trên đường về, Cha phó Giáo xứ Tân Lợi hướng dẫn Đoàn đến thăm Giáo buôn Luca. Tại đây, trước bàn thờ khá sơ sài, nơi Giáo buôn mượn tạm để họp nhau dâng lễ, mọi người đã hiệp ý đọc kinh, cầu nguyện cho bà con Giáo buôn Luca sớm có nhà nguyện xứng đáng là nơi thờ phượng Chúa.
Cầu mong một mùa Chay thánh thiện, một mùa Phục Sinh tràn đầy hồng ân Chúa đến với hết thảy mọi người, mọi nhà trên miền đất Ea Súp biên giới xa xôi của Giáo phận Ban Mê Thuột chúng con.
Vũ Đình Bình
Văn Hóa
Tự sự của “Người Con Hoang
Sơn Ca Linh
10:19 30/03/2019
Tự sự của “Người Con Hoang” – Lc 15,11-32)
Người con hoang :
Chúa !
Con hận Chúa lắm à nhen !
Dẫu biết con phận bụi đất phàm hèn,
Nhưng sao Chúa dẫn con
qua những con đường gian nan khổ ải.
Cũng mang ảnh hình Người,
Sao thân con giờ cơ hàn, bại hoại…?
Đáy cùng xã hội một kiếp chăn heo,
Nhục ơi là nhục, thua cả kẻ nghèo…!
Công bình ở đâu, Chúa trời cao cả ?
Chúa :
A ! Lạ nhỉ !
Giờ mới nhớ đến ta, kể cũng lạ !
Có bao giờ nghe ngươi thưa chuyện suốt tháng năm dài,
Cái thuở thanh xuân, tiền, tình, tài, sắc…dư đầy,
Rượu thịt ê hề, chăn êm nệm ấm…
Khi ngươi hào hoa, điệu đà, giữa vũ trường hoa gấm,
Có bao giờ, nhớ đến Ta, dù chỉ một chút thôi ?
Rồi đến bây giờ,
Thân tàn ma dại, đời hoang vang bóng một thời,
Ngươi mới nhớ, lại đổ thừa, tại Ta đưa đường dẫn lối !
Người con hoang :
Thôi mà Chúa !
Giờ con đã biết con, thân đầy lỗi tội,
Tại con lỡ lầm, bỏ nhà cha, chọn kiếp sống đi hoang.
Giờ hết rồi, chỉ còn cái tôi trơ trọi hoang tàn…,
Nên xin Chúa,
Nỡ lòng nào bỏ con, mãi giữ lòng căm giận !
Làm ơn nhắn với cha con : con hết lòng ân hận,
Muốn quay về nơi mái ấm nhà xưa,
Mong chỉ được chiếc áo dư, chút canh cặn, cơm thừa…
Để qua hết đoạn đời với phận hèn tôi tớ !...
Chúa :
Nghe được !
Nếu quả ngươi biết tội, biết hèn, biết sợ…
Muốn thực tình tìm lại mái nhà xưa.
Muốn đứng lên xây lại những tháng năm thừa,
Ta hứa chắc, vòng tay cha ngươi đang đợi !
Riêng ta, mong từ đây sắp tới,
Nếu phải nghe ngươi, không còn là chuyện oán trách than van !
Người con hoang :
Dạ Chúa !
Hết đêm nay, mai thức dậy con sẽ lên đàng !
Sơn Ca Linh
CN 4 MC 2019
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nghề Bán Hàng Rong
Sr. Huyền Trân
08:33 30/03/2019
NGHỀ BÁN HÀNG RONG
Ảnh của Sr. Huyền Trân
Chuyện một thời con đi buôn "muối".
Hàng trắng, thuốc lắc, thuốc E!
Nay con vẫn đi buôn, nhưng “Bánh Bò Sữa Nướng!”
Cực nhọc! Từng hạt mồ hôi, ướt đẫm trán!
Nhưng niềm vui thanh thản
Và hồn ơi nhẹ nhàng,
(Trích thơ của Lm. Nguyễn Trung Tây)
Ảnh của Sr. Huyền Trân
Chuyện một thời con đi buôn "muối".
Hàng trắng, thuốc lắc, thuốc E!
Nay con vẫn đi buôn, nhưng “Bánh Bò Sữa Nướng!”
Cực nhọc! Từng hạt mồ hôi, ướt đẫm trán!
Nhưng niềm vui thanh thản
Và hồn ơi nhẹ nhàng,
(Trích thơ của Lm. Nguyễn Trung Tây)
VietCatholic TV
Đức Thánh Cha đến Marốc trong mưa, điềm tốt lành với quốc gia này
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
12:57 30/03/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 10:45, Đức Thánh Cha đã khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang thủ đô Rabat của Marốc trong một chuyến đi dài tổng cộng 36 tiếng đồng hồ. Đây là chuyến tông du thứ 28 của Đức Thánh Cha Phanxicô bên ngoài Italia và là chuyến tông du thứ 3 của ngài trong năm 2019 này, sau Panama và Abu Dhabi.
Lúc 14:00, máy bay chở Đức Thánh Cha đã đáp xuống đến sân bay quốc tế Salé của Rabat. Tưởng cũng nên biết, Rabat và Rôma có cùng một múi giờ.
Lúc 14:40 đã diễn ra nghi thức chào đón chính thức Đức Thánh Cha tại quảng trường trước Đền thờ Hồi giáo Hassan.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Marốc, tên tiếng Anh là Morocco /məˈrɒkoʊ/, theo nguyên ngữ, Marốc có nghĩa là “nơi mặt trời lặn”. Tên chính thức của quốc gia này là Vương quốc Marốc.
Người Việt Nam thường dùng cụm từ “Tết Marốc” để chỉ một điều không bao giờ xảy ra. Thật ra, người Marốc một năm ăn Tết đến 3 lần: vào ngày đầu Năm Dương Lịch, vào ngày Higgrea là ngày đầu Năm theo lịch Hồi Giáo, và ngày Tết của dân tộc Amazigh, một sắc dân Ả rập. Người Marốc dù không phải là người Amazigh cũng ăn Tết này.
Marốc là một quốc gia miền Tây Bắc Phi, có biên giới với Algérie về phía đông, đối diện về phía Bắc với Tây Ban Nha qua eo biển Gibraltar. Từ bên này bờ biển Marốc sang bờ biển bên kia của Tây Ban Nha chỉ có 13 km. Tây Ban Nha còn có ba thành phố Ceuta, Melilla và Peñón de Vélez de la Gomera nằm ngay bên bờ phía Nam, là những mảnh đất tranh chấp với Marốc.
Diện tích lãnh thổ là 710,850 km2. Thủ đô là Rabat và thành phố lớn là Casablanca.
Theo thống kê vào tháng Bẩy 2018, Marốc có 34.3 triệu dân, 99% là người Ả Rập và người Berber hoặc người lai hai dân tộc này. 99% theo Hồi Giáo Sunni. Tiếng Ả Rập và Berber là ngôn ngữ chính thức. Tiếng Pháp cũng được nói ở các thành phố.
Từ khi lập quốc vào năm 788 sau Chúa Giáng Sinh, quốc gia này được cai trị liên tiếp bằng các triều đại, đỉnh cao là vương triều Almoravid và Almohad.
Trong vòng 44 năm, từ năm 1912 đến năm 1956, Marốc là xứ bảo hộ của Pháp và Tây Ban Nha. Tháng Ba năm 1956, người Pháp trao trả độc lập cho Marốc. Một tháng sau, Tây Ban Nha cũng theo gót người Pháp ra đi nhưng vẫn giữ lại ba thành phố Ceuta, Melilla và Peñón de Vélez de la Gomera cho đến nay. Một thành phố thứ tư Tây Ban Nha giữ lại sau khi trao trả độc lập cho người Marốc là thành phố Ifni biệt lập ở miền Nam Marốc đã được trả lại vào năm 1969.
Năm 1957, Vua Mohammed V là ông nội của nhà vua hiện nay lên ngôi. Sau khi nhà vua qua đời, Vua Hassan II là con cả của nhà vua lên nối ngôi vào năm 1961. Ông được mô tả là một trong các vị vua tàn ác của Marốc. Năm 1963, Marốc tổ chức tổng tuyển cử lần đầu tiên, nhưng vua Hassan II ban hành tình trạng khẩn cấp và giải tán Quốc Hội mới được bầu lên khiến lòng người uất hận. Năm 1971 đã xảy ra âm mưu lật đổ nhà vua. Phản ứng lại, ông bắt giữ hơn 10,000 người trong đó ít nhất 592 người bị giết.
Năm 1999, vua Hassan II qua đời và con ông lên thay là quốc vương Mohammed VI hiện nay.
Hoàng cung Marốc tưng bừng chào đón Đức Thánh Cha
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:12 30/03/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 14:00, máy bay chở Đức Thánh Cha đã đáp xuống đến sân bay quốc tế Salé của Rabat. Tưởng cũng nên biết, Rabat và Rôma có cùng một múi giờ.
Lúc 14:40 đã diễn ra nghi thức chào đón chính thức Đức Thánh Cha tại quảng trường trước Đền thờ Hồi giáo Hassan.
Cũng tại quảng trường này, vào lúc 15g, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với chính quyền, xã hội dân sự, và ngoại giao đoàn.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Marốc là một nước quân chủ lập hiến, nhà vua là nguyên thủ quốc gia, thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Quốc vương Marốc nắm giữ quyền lực bao la cả hành pháp lẫn lập pháp, đặc biệt là về quân sự, chính sách đối ngoại và các vấn đề tôn giáo. Quyền hành pháp được thực thi bởi chính phủ, trong khi quyền lập pháp được trao cho cả chính phủ và lưỡng viện Quốc Hội. Nhà vua có thể ban hành các sắc lệnh gọi là dahirs, có hiệu lực pháp lý. Ông cũng có thể giải tán Quốc Hội sau khi tham khảo ý kiến của Thủ tướng và chủ tịch của tòa án hiến pháp.
Trong diễn từ trước chính quyền, xã hội dân sự, và ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha nói:
Thưa Hoàng Thượng,
Các vị Hoàng Thân Quốc Thích,
Các vị Hữu Trách của Vương quốc Marốc,
Và Các Thành viên của Ngoại giao đoàn,
Các Bạn thân mến,
As-Salam Alaikum!
Bình an ở cùng các bạn
Tôi rất vui được đặt chân đến đất nước này với vẻ đẹp tự nhiên, nơi lưu giữ dấu vết của các nền văn minh cổ đại và làm chứng cho một lịch sử lâu dài và hấp dẫn. Trước hết, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đức Vua Mohammed VI vì lời mời thân ái của ngài, vì sự chào đón nồng nhiệt mà ngài đã dành cho tôi nhân danh toàn dân Marốc, và đặc biệt, vì lời giới thiệu tốt đẹp của ngài.
Chuyến viếng thăm này cho tôi một dịp vui mừng và biết ơn, vì nó cho phép tôi tận mắt nhìn thấy sự phong phú của đất nước, dân tộc và những truyền thống của các bạn. Tôi cũng biết ơn vì chuyến viếng thăm của tôi mang đến một cơ hội quan trọng để thúc đẩy đối thoại liên tôn và sự hiểu biết lẫn nhau giữa những người theo hai tôn giáo của chúng ta, khi chúng ta kỷ niệm cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Thánh Phanxicô thành Assisi và Quốc Vương al-Malik al-Kamil tám thế kỷ trước. Sự kiện tiên tri đó cho thấy rằng lòng can đảm gặp gỡ nhau và mở rộng bàn tay huynh đệ là một con đường hòa bình và hòa hợp cho nhân loại, trong khi chủ nghĩa cực đoan và thù hận gây ra chia rẽ và hủy diệt. Tôi hy vọng rằng sự tương ái, tôn trọng và hợp tác lẫn nhau của chúng ta sẽ giúp củng cố những mối liên kết của tình bạn chân thành và cho phép các cộng đồng của chúng ta có thể chuẩn bị một tương lai tốt hơn cho các thế hệ sắp tới.
Ở vùng đất này, là một cây cầu tự nhiên giữa Châu Phi và Châu Âu, tôi muốn khẳng định một lần nữa nhu cầu hợp tác của chúng ta trong việc tạo ra các động lực mới cho việc xây dựng một thế giới đoàn kết hơn, được đánh dấu bằng những nỗ lực trung thực, can đảm và không thể thiếu để thúc đẩy một cuộc đối thoại trong niềm tôn trọng về sự phong phú và khác biệt của mỗi dân tộc và mỗi cá nhân. Tất cả chúng ta được kêu gọi để đáp lại thách đố này, đặc biệt là vào thời điểm hiện tại, khi những khác biệt của chúng ta và tình trạng thiếu sự hiểu biết lẫn nhau có nguy cơ bị khai thác để trở thành một nguyên nhân cho xung đột và chia rẽ.
Xa hơn, nếu chúng ta muốn chia sẻ việc xây dựng một xã hội cởi mở, huynh đệ và tôn trọng sự khác biệt, điều quan trọng là phải thúc đẩy văn hóa đối thoại và miệt mài gắn bó với nó, chấp nhận hợp tác lẫn nhau như là quy tắc ứng xử và sự hiểu biết lẫn nhau như phương pháp và tiêu chuẩn của chúng ta (xem Tài liệu về Tình Huynh Đệ Nhân Loại, Abu Dhabi, ngày 4 tháng Hai năm 2019). Chúng ta được kêu gọi theo đuổi con đường này không mệt mỏi, trong nỗ lực giúp nhau vượt qua những căng thẳng và hiểu lầm, những khuôn sáo và thành kiến tạo ra sợ hãi và chống đối. Bằng cách này, chúng ta sẽ khuyến khích sự phát triển của một tinh thần hợp tác hiệu quả và tôn trọng. Một điều cũng rất cần thiết nữa là chủ nghĩa cuồng tín và chủ nghĩa cực đoan phải bị chống lại bằng một tình đoàn kết từ phía tất cả các tín đồ, dựa trên các giá trị cao cả chung, là những điều truyền cảm hứng cho hành động của chúng ta. Vì lý do này, tôi rất vui vì tôi sẽ sớm được đến thăm Viện Mohammed VI nơi đào tạo các Imam, và các nhà giảng thuyết nam nữ của Hồi giáo. Được thành lập bởi Bệ Hạ, Viện này tìm cách đào tạo hiệu quả và lành mạnh nhằm chống lại mọi hình thức cực đoan, thường dẫn đến bạo lực và khủng bố, và trong mọi trường hợp, tạo thành một hành vi phạm tội chống lại tôn giáo và chống lại chính Thiên Chúa. Chúng ta đều biết việc cung cấp một sự chuẩn bị phù hợp cho các nhà lãnh đạo tôn giáo trong tương lai thật là quan trọng biết bao, nếu chúng ta muốn đánh thức một tinh thần tôn giáo thực sự trong trái tim của các thế hệ tương lai.
Bên cạnh đó, đối thoại chân thực giúp chúng ta đánh giá đầy đủ hơn tầm quan trọng của tôn giáo trong việc xây dựng những cầu nối giữa các dân tộc và đáp ứng thành công những thách thức mà tôi đã đề cập ở trên. Trong khi tôn trọng sự khác biệt của chúng ta, đức tin vào Thiên Chúa khiến chúng ta thừa nhận phẩm giá nổi bật của mỗi con người, cũng như các quyền bất khả nhượng của người ấy. Chúng ta tin rằng Thiên Chúa tạo ra con người bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ và phẩm giá, và Người kêu gọi họ sống như anh chị em với nhau và truyền bá các giá trị của lòng tốt, tình yêu và hòa bình. Đó là lý do tại sao tự do lương tâm và tự do tôn giáo - không chỉ giới hạn trong tự do phượng tự mà thôi – nhưng còn phải cho phép tất cả mọi người sống theo niềm tin tôn giáo của họ - gắn liền một cách bất khả phân ly với phẩm giá con người. Về vấn đề này, luôn luôn cần phải tiến xa hơn sự khoan dung đơn thuần giới hạn trong việc tôn trọng và quý trọng người khác. Điều này đòi hỏi phải gặp gỡ và chấp nhận những người khác trong niềm tin tôn giáo đặc thù của họ và làm phong phú lẫn nhau thông qua sự đa dạng của chúng ta, trong một mối quan hệ được đánh dấu bởi thiện chí và sự theo đuổi những cách thế chúng ta có thể làm việc cùng nhau. Hiểu theo cách này, việc kiến tạo những cầu nối giữa mọi người - từ quan điểm đối thoại liên tôn – mời gọi một tinh thần quan tâm lẫn nhau, tình bạn và tình huynh đệ thực sự.
Hội nghị quốc tế về quyền của tín hữu các tôn giáo thiểu số ở các quốc gia Hồi giáo, được tổ chức tại Marrakech vào tháng Giêng năm 2016, đã đề cập đến vấn đề này và tôi vui mừng lưu ý rằng hội nghị ấy, trong thực tế, đã lên án bất kỳ sự khai thác tôn giáo nào như là một biện pháp phân biệt đối xử hoặc tấn công người khác. Hội nghị cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải vượt ra khỏi khái niệm tôn giáo thiểu số để đề cao quyền công dân và việc công nhận giá trị của con người, là những điều phải có một vị trí trung tâm trong mọi hệ thống luật pháp.
Tôi cũng cho rằng việc hình thành vào năm 2012 Viện Đại kết Al Mowafaqa ở Rabat là một dấu chỉ tiên tri. Viện này là một sáng kiến của người Công Giáo và các Kitô hữu của các hệ phái Kitô khác ở Marốc nhằm tìm cách thúc đẩy chủ nghĩa đại kết, cũng như đối thoại với văn hóa và với Hồi giáo. Công việc đáng khen ngợi này thể hiện sự quan tâm và mong muốn của các Kitô hữu sống ở đất nước này muốn xây dựng những cây cầu như một phương thế thể hiện và phục vụ tình huynh đệ của nhân loại.
Tất cả những cách thế này là nhằm ngăn chặn sự lạm dụng tôn giáo để kích động hận thù, bạo lực, cực đoan và chủ nghĩa cuồng tín mù quáng, và việc nại đến danh thánh Chúa nhằm biện minh cho các hành vi giết người, lưu đày, khủng bố và áp bức (xem Tài liệu về Tình Huynh Đệ Nhân Loại, Abu Dhabi, ngày 4 tháng Hai năm 2019).
Cuộc đối thoại chân thực mà chúng ta muốn khuyến khích cũng dẫn đến việc lưu ý đến thế giới chúng ta đang sống, là ngôi nhà chung của chúng ta. Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu, COP 22, cũng được tổ chức tại Marốc, một lần nữa chứng minh rằng nhiều quốc gia nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ hành tinh này, nơi Chúa đã đặt chúng ta sống và đóng góp cho một sự chuyển đổi sinh thái thực sự vì lợi ích của sự phát triển toàn vẹn con người. Tôi bày tỏ sự đánh giá cao những tiến bộ đang đạt được trong lĩnh vực này và tôi rất hài lòng về sự tăng trưởng tình đoàn kết đích thực giữa các quốc gia và các dân tộc trong nỗ lực tìm kiếm các giải pháp chính đáng và lâu dài cho các tai họa đe dọa ngôi nhà chung của chúng ta và sự sống còn của gia đình nhân loại. Chỉ khi chúng ta biết cùng nhau theo đuổi cuộc đối thoại kiên nhẫn, thận trọng, thẳng thắn và chân thành, chúng ta mới có hy vọng đưa ra được các giải pháp thích hợp để đảo ngược xu hướng nóng lên toàn cầu và đạt được mục tiêu xóa bỏ nghèo đói (x. Laudato Sí, 175).
Tương tự như vậy, cuộc khủng hoảng di cư nghiêm trọng ngày nay tiêu biểu cho một lời hiệu triệu khẩn cấp cần phải đưa ra các hành động cụ thể nhằm loại bỏ các nguyên nhân buộc nhiều người phải rời bỏ đất nước và gia đình phía sau, để thường chỉ thấy mình bị gạt ra ngoài lề và bị khước từ. Tháng 12 năm ngoái, một lần nữa ở Marốc, hội nghị liên chính phủ về Hiệp Ước Toàn Cầu cho di cư an toàn, có trật tự và thường xuyên đã thông qua một tài liệu có giá trị như một điểm tham chiếu cho toàn bộ cộng đồng quốc tế. Nhưng, vẫn còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là việc chuyển từ các cam kết đã đưa ra ở hội nghị đó, ít nhất là về nguyên tắc, sang các hành động cụ thể, và đặc biệt hơn là việc thay đổi thái độ đối với người di cư, ta phải xem họ là những con người, chứ không phải là những con số, và thừa nhận quyền và nhân phẩm của họ trong cuộc sống hàng ngày và trong các quyết định chính trị. Các bạn hiểu rõ mối quan tâm lớn của tôi đối với số phận thường rất nghiệt ngã của những người như vậy, những người phần lớn sẽ không rời khỏi đất nước của họ nếu họ không bị buộc phải làm như thế. Tôi tin rằng Marốc, nơi tổ chức Hội nghị với sự cởi mở và lòng hiếu khách đặc biệt, sẽ tiếp tục là một tấm gương trong cộng đồng quốc tế về tình người đối với những người di cư và những người tị nạn, để ở đây, cũng như ở các nơi khác, họ có thể tìm thấy sự chào đón và bảo vệ hào phóng, một cuộc sống tốt hơn và một sự hòa nhập trong phẩm giá vào xã hội. Khi điều kiện cho phép, sau đó họ có thể quyết định trở về nhà trong điều kiện mạng sống họ được an toàn và nhân phẩm cũng như quyền lợi của họ được tôn trọng. Vấn đề di cư sẽ không bao giờ được giải quyết bằng cách đặt ra thêm các rào cản, gây ra nỗi sợ hãi cho người khác hoặc từ chối hỗ trợ cho những người mong muốn có được một cuộc sống tốt hơn cho bản thân và gia đình họ. Chúng ta cũng biết rằng việc củng cố hòa bình thực sự thông qua việc theo đuổi công bằng xã hội là điều không thể thiếu để sửa chữa sự mất cân bằng kinh tế và bất ổn chính trị, là những điều luôn có vai trò rất lớn trong việc tạo ra xung đột và đe dọa toàn nhân loại.
Thưa Bệ Hạ,
Quý vị hữu trách, và các bạn thân mến!
Kitô hữu đánh giá rất cao vị thế họ được dành cho trong xã hội Marốc. Họ muốn làm phần việc của mình trong việc xây dựng một quốc gia huynh đệ và thịnh vượng, xuất phát từ sự quan tâm đến thiện ích chung của dân tộc. Về vấn đề này, tôi nghĩ đến công việc quan trọng của Giáo Hội Công Giáo ở Marốc trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội và trong lĩnh vực giáo dục, thông qua các trường học, mở rộng cửa cho học sinh, sinh viên của mọi hệ phái, mọi tôn giáo, và mọi tầng lớp. Để tạ ơn Chúa vì tất cả những gì đã hoàn thành, xin cho phép tôi được khuyến khích người Công Giáo và tất cả các Kitô hữu trở thành những người phục vụ, những người cổ vũ và những người bảo vệ tình huynh đệ của nhân loại ở Marốc này.
Thưa Bệ Hạ,
Quý vị hữu trách, và các bạn thân mến!
Tôi cảm ơn các bạn và tất cả người dân Marốc một lần nữa vì sự chào đón nồng nhiệt và sự quan tâm của các bạn.
Shukran bi-saf!
Nguyện xin Đấng toàn năng, Nhân Lành và giàu Lòng Thương Xót, bảo vệ các bạn và ban phước cho Marốc! Cảm ơn các bạn.
Sau cuộc gặp gỡ này, lúc 16g, Đức Thánh Cha đã viếng thăm lăng tẩm của Vua Mohammed V, trước khi hội kiến riêng với Vua Mohammed VI tại hoàng cung vào lúc 16:25.
Lúc 17:10, Đức Thánh Cha đã viếng thăm Học Viện Mohammed VI nơi đào tạo các Imam, và các nhà giảng thuyết nam nữ của Hồi giáo.
Sinh hoạt cuối cùng trong ngày diễn ra lúc 18:10 khi Đức Thánh Cha viếng thăm trụ sở của Caritas giáo phận Rabat để gặp gỡ anh chị em di dân.
Source:Libreria Editrice Vaticana