Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:01 01/04/2019
126. Thiên Chúa của chúng ta không cần chúng ta làm những việc lớn, hay có những lời bàn rộng lớn hoặc bày tỏ tài năng khôn ngoan, điều mà Ngài vui thich nơi chúng ta chính là sự đơn thuần.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ai Cập tuyên án 30 người đàn ông trong âm mưu đặt bom nhà thờ
Đặng Tự Do
01:23 01/04/2019
Các tín hữu Kitô than khóc những nạn nhân vụ đặt bom tháng Tư, 2017
Chính quyền cho biết tại thời điểm bị bắt giữ các bị cáo đã bị tiêm nhiễm các ý tưởng của quân khủng bố Hồi Giáo IS và đã được đào tạo ở nước ngoài, cũng như tại Ai Cập.
20 trong số 30 bị cáo xuất hiện tại tòa án đã không phản ứng gì trước các bản án, và các luật sư đại diện cho họ cũng không đưa ra lời bình luận nào ngay lập tức. 10 người còn lại vẫn còn đang lẩn trốn và bị kết án vắng mặt.
Cuộc tấn công vào nhà thờ đã không diễn ra. Nhưng các Kitô hữu thiểu số đã phải đối mặt với một loạt các cuộc tấn công ở Alexandria và các khu vực khác của Ai Cập trong những năm gần đây.
Nhà nước Hồi giáo đã nhận trách nhiệm về vụ đánh bom tự sát vào các nhà thờ ở Alexandria và Tanta vào tháng 4 năm 2017 khiến 45 người thiệt mạng.
Các bị cáo cũng bị buộc tội lên kế hoạch đánh bom một cửa hàng rượu ở thành phố Damietta bên bờ Địa Trung Hải, bên cạnh đó còn có tội gia nhập một nhóm bất hợp pháp và sở hữu vũ khí và chất nổ.
18 người trong số họ đã bị tù chung thân, kéo dài ít nhất 25 năm ở Ai Cập; 8 người lãnh 15 năm tù; và 4 người đã bị kết án 10 năm. Chánh án Tòa án Hình sự Alexandria cho biết như trên.
Ai Cập đã đàn áp các nhóm Hồi giáo quá khích kể từ khi Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi lãnh đạo cuộc lật đổ quân sự năm 2013, bắt giam Tổng thống được bầu tự do đầu tiên, Mohamed Morsi, của nhóm Huynh đệ Hồi giáo.
Source:New York Times
Cuộc họp báo trên chuyến bay từ Rabat về Rôma của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
06:05 01/04/2019
Ngày 31 tháng 3, trên chuyến bay từ Rabat về Rôma, Đức Phanxicô đã có cuộc họp báo sau đây theo bản ghi của Hãng CNA:
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Tôi cám ơn việc đồng hành của các bạn, chuyến đi, công việc của các bạn. Nó khá thách thức vì một ngày rưỡi nhưng rất nhiều chuyện, phải không? Và cám ơn công việc của các bạn và bây giờ tôi xin phục vụ các bạn.
Alessandro Gisotti: Rõ ràng, như mọi khi, như truyền thống, chúng ta bắt đầu với các phương tiện truyền thông địa phương. Siham Toufiki, bạn có muốn đặt câu hỏi bằng tiếng Anh, tùy ý bạn.
Siham Toufiki, MAP: Con xin hỏi bằng tiếng Pháp... Có những khoảnh khắc rất mạnh mẽ. Chuyến thăm này phi thường, lịch sử đối với người dân Ma-rốc. Đâu là hậu quả của chuyến thăm này đối với tương lai, hòa bình thế giới, sự sống chung trong cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Tôi xin nói rằng bây giờ mới có hoa thôi, quả sẽ đến sau, nhưng hoa rất có triển vọng. Tôi hạnh phúc vì trong hai ngày hành trình này, tôi đã có thể nói nhiều về những gì thân thiết đối với trái tim tôi - hòa bình, đoàn kết, tình huynh đệ. Với các anh chị em Hồi giáo, chúng tôi đã đóng ấn tình huynh đệ này trong văn kiện Abu Dhabi, và ở đây tại Ma-rốc, với điều này, tất cả chúng ta đã thấy một sự tự do, một sự chào đón, mọi anh em với lòng tôn trọng tuyệt vời và bông hoa sống chung tuyệt đẹp, một bông hoa tươi đẹp hứa hẹn sẽ sinh hoa trái.
Chúng ta không được đầu hàng. Đúng là vẫn còn nhiều khó khăn. Sẽ còn nhiều khó khăn vì không may vẫn có những nhóm cực đoan. Điều này cũng thế, tôi muốn nói rõ ràng rằng: trong mọi tôn giáo luôn có những nhóm cực đoan, không muốn tiến tới và chỉ muốn sống với những hoài niệm đắng cay của các cuộc tranh đấu quá khứ và tìm kiếm nhiều cuộc chiến tranh hơn nữa cùng gieo rắc sợ hãi; và chúng ta đã thấy gieo hy vọng đẹp đẽ hơn xiết bao. Gieo hy vọng là nắm tay nhau, luôn hướng về phía trước.
Chúng ta đã thấy, ngay trong cuộc đối thoại với các bạn ở đây ở Ma-rốc rằng, cần có những cây cầu, và chúng ta cảm thấy đau đớn khi thấy có những người thích xây những bức tường. Tại sao chúng ta cảm thấy buồn? Bởi vì những người xây các bức tường kết cục sẽ trở thành tù nhân của những bức tường họ đã xây. Thay vào đó, những người xây dựng các cây cầu sẽ tiến lên phía trước. Đối với tôi, xây dựng các cây cầu là một thứ gần như vượt xa con người bởi vì nó cần rất nhiều nỗ lực.
Tôi rất xúc động bởi một câu trong tiểu thuyết, "Cây Cầu trên Sông Drina”, của Ivo Andrić. Ông nói rằng cây cầu được Thiên Chúa tạo ra bằng đôi cánh thiên thần để con người có thể thông đạt...để con người có thể thông đạt. Cây cầu dành cho việc thông đạt của con người. Và điều này thật đẹp và tôi đã thấy nó ở đây ở Marốc. Nó thật đẹp. Thay vì các bức tường chống lại thông đạt - chúng dành cho sự cô lập và những người xây chúng sẽ trở thành tù nhân của những bức tường đó. Vì vậy, xin tóm tắt: quả chưa thấy, nhưng chúng ta thấy rất nhiều hoa sẽ sinh quả. Ta hãy tiến bước như thế.
Gisotti: Thưa Đức Thánh Cha, Nicolas Seneze của La Croix giờ sẽ nêu câu hỏi của cô, có lẽ Cristina Cabrejas có thể đến gần hơn để chúng ta tiết kiệm thời gian.
Nicolas Seneze, La Croix: Thưa Đức Thánh Cha, xin kính chào Đức Thánh Cha buổi tối. Hôm qua, Quốc vương Marốc cho biết ông sẽ bảo vệ người Marốc gốc Do Thái và các Kitô hữu sống ở Marốc khỏi các quốc gia khác. Điều này đặt ra câu hỏi: những người Hồi giáo chuyển sang Kitô giáo thì sao? Con muốn biết Đức Thánh Cha có quan tâm đến những người đàn ông và phụ nữ này, những người có nguy cơ phải ngồi tù, hoặc tử vong ở một số quốc gia Hồi giáo, như Emirates, mà Đức Thánh Cha đã đến thăm. Và cũng là một câu hỏi hơi thầm lén, đó là về Đức Hồng Y Barbarin, người sinh ra ở Rabat, mà Đức Thánh Cha đã viếng thăm trong hai ngày.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Còn câu hỏi?
Seneze: Con biết nó hơi lắt léo, nhưng tuần này các hội đồng của Giáo phận Lyon đã bỏ phiếu gần như nhất trí rằng một giải pháp lâu dài phải được tìm thấy để ngài nghỉ hưu (nghỉ việc). Đặt ra ngoài{không nghe được} của Đức Hồng Y, con muốn biết liệu Đức Thánh Cha, người rất gắn bó với tính đồng nghị (synodality) của Giáo hội, có thể nghe lời kêu gọi này của một giáo phận đang gặp tình huống khó khăn như vậy không? Cảm ơn Đức Thánh Cha.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Câu hỏi đầu tiên ra sao?
Seneze: Người Hồi giáo chuyển đổi sang Kitô giáo.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Tôi có thể nói rằng ở Ma-rốc có tự do thờ phượng, có tự do tôn giáo, có quyền tự do thuộc về một tín ngưỡng tôn giáo. Rồi, tự do luôn phát triển, nó lớn mạnh. Hãy nghĩ đến Kitô hữu chúng ta 300 năm trước, liệu có tự do mà chúng ta có ngày nay hay không. Đức tin phát triển trong ý thức, khả năng tự hiểu chính nó. Một đan sĩ giữa các các bạn, một người Pháp, Vincent thành Lérins, vào thế kỷ thứ 9 hoặc thứ 8 [biên tập: Thế kỷ thứ 5] đã đặt ra một biểu thức đẹp đẽ để giải thích cách các bạn có thể phát triển trong đức tin, giải thích rõ hơn mọi điều, cũng phát triển cả về đạo đức, nhưng cũng trung thành với cội nguồn của các bạn. Ngài nói ba chữ chính xác chỉ rõ đường đi. Ngài nói rằng phát triển trong việc giải thích và hiểu biết về đức tin và đạo đức phải “annis scilicet consolidetur, dilatetur tempore, sublimetur aetate,” nghĩa là nó phải được củng cố trong nhiều năm, mở rộng theo thời gian, nhưng vẫn là một đức tin ấy, và được thăng hoa trong nhiều năm.
Vì vậy, chúng ta hiểu, chẳng hạn, là ngày nay chúng ta, trong Giáo hội, đã bãi bỏ án tử hình khỏi Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Ba trăm năm trước, những kẻ dị giáo đã bị thiêu sống. Bởi vì Giáo hội đã phát triển trong lương tâm đạo đức, tôn trọng con người và tự do thờ phượng. Chúng ta cũng phải tiếp tục lớn lên. Có những người, Công Giáo, không chấp nhận những gì Công đồng Vatican II nói về tự do thờ phượng, tự do lương tâm. Có những người không chấp nhận nó. Người Công Giáo. Ngoài ra chúng ta có vấn đề này. Nhưng, anh em Hồi giáo cũng lớn lên trong lương tâm. Ở một số nước, họ không hiểu rõ hoặc họ không phát triển như ở những nước khác.
Ở Marốc, có sự tăng trưởng trên. Trong bối cảnh này, có vấn đề trở lại, một số quốc gia vẫn không thấy nó. Tôi không biết liệu nó có bị cấm không, nhưng việc thực hành thì bị cấm. Một số quốc gia như Ma-rốc tạo ra vấn đề - họ cởi mở hơn, tôn trọng hơn, họ tìm kiếm một cách tiến hành khôn khéo. Các quốc gia khác mà tôi từng nói chuyện với, “Chúng tôi không có vấn đề gì, nhưng chúng tôi thích họ làm phép rửa ở bên ngoài đất nước và họ trở về trong tư cách Kitô hữu”. Nhưng, có nhiều cách để tiến tới trong tự do tôn giáo và tự do thờ phượng .
Nhưng một điều khác có liên quan đến tôi: sự thoái bộ của các Kitô hữu chúng ta khi chúng ta lấy đi tự do lương tâm. Hãy nghĩ đến các bác sĩ Kitô hữu và các định chế bệnh viện không có quyền phản đối lương tâm, ví dụ, đối với trợ tử. Làm thế nào? Giáo hội đã tiến bước và các nước Kitô giáo của các bạn đi ngược? Hãy nghĩ đến điều đó vì nó là một sự thật. Ngày nay, các Kitô hữu chúng ta có nguy cơ một số chính phủ sẽ lấy mất quyền tự do lương tâm của chúng ta, nó vốn là bước đầu tiên hướng tới tự do thờ phượng. Câu trả lời không dễ dàng. Nhưng, ta đừng tố cáo người Hồi giáo. Chúng ta hãy tố cáo chính chúng ta cũng ở những nước này, nơi điều này xảy ra. Thật là xấu hổ.
Rồi, về Đức Hồng Y Barbarin. Ngài, một con người của Giáo hội, đã đệ đơn từ chức, nhưng về mặt đạo đức tôi không thể chấp nhận điều đó vì mặt pháp lý, nhưng cả trong luật học cổ điển hoàn cầu, có việc phải giả định vô tội trong thời gian vụ án còn chưa xong. Ngài đã làm đơn kháng cáo và vụ án vẫn chưa xong. Như thế, khi tòa án thứ hai đưa ra phán quyết, chúng ta sẽ thấy điều gì xảy ra. Nhưng, ngài luôn luôn phải được suy đoán là vô tội. Điều này rất quan trọng vì nó đi ngược lại sự lên án hời hợt của giới truyền thông. Luật học hoàn cầu nói gì? “ngài đã làm điều này”. Nhưng này, thẩm phán nói gì, luật học hoàn cầu nói gì? Họ nói rằng nếu một vụ án chưa xong, thì có sự suy đoán vô tội. Có thể ngài không vô tội, nhưng có việc giả định [vô tội].
Nhiều lần... một lần tôi đã nói về vấn đề này khi nói về Tây Ban Nha, cách truyền thông lên án đã hủy hoại cuộc sống của một số linh mục, những người sau đó được phán quyết là vô tội. Trước khi đưa ra lời kết án của truyền thông, hãy suy nghĩ kỹ. Tôi không biết liệu tôi có trả lời được chưa. Và, điều [Đức Hồng Y Barbarin] thích hơn, thật lòng... là “con sẽ nghỉ hưu, nghỉ phép tự nguyện và để cho cha tổng đại diện quản lý giáo phận cho đến khi tòa án đưa ra quyết định cuối cùng". Hiểu chứ? Cảm ơn bạn.
Gisotti: Vâng, xin yêu cầu tất cả các bạn cho ngắn gọn và chỉ một câu hỏi đối với mọi nhóm ngôn ngữ. Có Cristina Cabrejas của EFE hỏi câu hỏi của cô, trong khi đó Michael Schram của ARD nếu anh ta đã sẵn sàng. Làm ơn, Cristina.
Cristina Cabrejas, EFE: Thưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Xin chào ngài buổi tối. Tôi sẽ đặt câu hỏi bằng tiếng Ý. Trong bài diễn văn hôm qua với các nhà cầm quyền, ngài nói rằng hiện tượng di cư không được giải quyết bằng các rào cản vật lý, nhưng tại đây, ở Marốc, Tây Ban Nha đã xây dựng hai hàng rào bằng lưỡi sắc bén để cắt những người muốn vượt qua nó. Ngài đã gặp một vài người trong số họ trong một vài cuộc gặp gỡ và Tổng thống Trump những ngày này cho biết ông muốn đóng cửa hoàn toàn biên giới và đình chỉ viện trợ cho ba quốc gia Trung Mỹ.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Trước hết, những gì tôi đã nói lúc nẫy, những người xây các bức tường, bất kể được làm bằng dây thép gai sắc như dao hoặc bằng gạch, sẽ trở thành tù nhân của những bức tường họ làm. Đầu tiên. Lịch sử sẽ chứng minh điều ấy.
Thứ hai, Jordi Evole, khi phỏng vấn tôi, đã cho tôi xem một đoạn kẽm gai đó sắc như dao. Tôi có thể chân thành nói với bạn, tôi rất xúc động. Sau đó, khi anh ấy bỏ đi tôi đã khóc. Tôi khóc vì quá nhiều sự tàn nhẫn như thế không nhập vào trái tim và đầu tôi được. Nhìn những người chết đuối ở Địa Trung Hải không nhập vào trái tim và đầu tôi được, các cửa khẩu khóa kín không nhập vào được. Đó không phải là cách để giải quyết vấn đề nghiêm trọng nhập cư. Tôi hiểu, một chính phủ có vấn đề này như có “củ khoai tây nóng”, cần phải được giải quyết theo một cách khác.
Khi tôi nhìn thấy sợi dây kẽm gai đó, sắc như dao, dường như tôi không thể tin được. Sau đó, một khi tôi có cơ hội xem một video về nhà tù giam người tị nạn trở về, bị gửi trả lại. Các nhà tù không chính thức, các nhà tù giữa những kẻ buôn người. Nếu cô muốn, tôi có thể gửi [video] cho cô. Nhưng họ tạo ra đau khổ, họ tạo ra đau khổ. Họ bán phụ nữ và trẻ em ở đó, những người đàn ông ở lại. Và những cực hình được nhìn thấy, được quay ở đó không thể nào tin được. Đó là một cuốn phim được thực hiện trong bí mật, với các dịch vụ. Ở đây tôi không cho vào: Điều đó đúng vì tôi không có chỗ, nhưng có những nước khác, có nhân tính nơi Liên minh châu Âu. Chúng ta phải nói về toàn bộ Liên minh châu Âu. Tôi không cho họ vào, hoặc để họ chết đuối ở đó, hoặc để họ đi vì biết rằng rất nhiều người trong số họ sẽ rơi vào tay những kẻ buôn người sẽ bán phụ nữ và trẻ em, giết hoặc tra tấn để nô dịch những người đàn ông. Cuốn Video cô có thể tùy ý sử dụng.
Có lần tôi đã nói chuyện với một chính trị gia, một người tôi tôn trọng và tôi sẽ nói rõ tên: Ông Alexis Tsipras. Và khi nói về điều này và các hiệp ước không cho [người di cư] vào, ông ấy đã giải thích các khó khăn cho tôi, nhưng cuối cùng, ông ấy đã nói với tôi từ trái tim và nói cụm từ này: 'các nhân quyền có trước các hiệp ước' Câu nói này xứng đáng nhận giải thưởng Nobel.
Gisotti: Đây, câu hỏi sẽ được Michael Schramm của ARD Đức ngỏ, và Cristiana Caricato đang chuẩn bị, cảm ơn bạn.
Michael Schramm, ARD Roma: Thưa Đức Thánh Cha, con phải xin lỗi, tiếng Ý của con không hay. Lấy làm tiếc. Câu hỏi của con: Đức Thánh Cha đã chiến đấu nhiều năm để bảo vệ và giúp đỡ người di cư, như Đức Thánh Cha đã làm trong vài ngày qua ở Marốc. Chính trị châu Âu hoàn toàn đi theo hướng ngược lại. Châu Âu trở thành một cây gậy chống lại người di cư. Chính sách này phản ánh ý kiến của cử tri. Phần lớn những cử tri này là Kitô hữu Công Giáo. Đức Thánh Cha cảm thấy thế nào về tình huống đáng buồn này?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Tôi thấy rằng nhiều người có thiện chí, không chỉ người Công Giáo, mà cả những người tốt, có thiện chí, bị kìm kẹp một chút bởi nỗi sợ đó là bài giảng thông thường của chủ nghĩa dân túy: sợ hãi. Gieo rắc sợ hãi rồi đưa ra các quyết định. Sợ hãi là khởi đầu của chế độ độc tài. Chúng ta hãy trở lại thế kỷ trước, gặp sự sụp đổ của đế chế Weimar [Cộng hòa]. Tôi nhắc lại điều này khá nhiều. Đức cần một lối thoát và, với những lời hứa và nỗi sợ hãi, Hitler đã đi trước. Chúng ta biết kết quả. Chúng ta học được từ lịch sử, điều này không có chi mới: Gieo rắc sợ hãi là thưc hiện mùa thu hoạch tàn ác, đóng cửa và thậm chí là vô sinh. Hãy nghĩ tới mùa đông nhân khẩu học của châu Âu. Ngay cả chúng ta, những người sống ở Ý: dưới số không. Hãy nghĩ tới việc thiếu ký ức lịch sử: Châu Âu được tạo ra bởi việc di cư và đó là sự phong phú của nó. Chúng ta nghĩ đến sự hào phóng của rất nhiều quốc gia, những quốc gia mà ngày nay đang gõ cửa châu Âu, với những người di cư châu Âu từ '84 trở đi, hai thời kỳ hậu chiến, hàng loạt, Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ. Cha tôi đã đến đó trong thời kỳ hậu chiến, được chào đón. Ngay cả châu Âu cũng có thể có một chút lòng biết ơn, đó là sự thật. Thật đấy. Để hiểu biết, tôi sẽ nói hai điều. Đúng là việc đầu tiên chúng ta nên làm là cố gắng bảo đảm rằng những người di cư vì chiến tranh hoặc vì đói không có nhu cầu này. Nhưng nếu châu Âu, hào phóng như thế, mà lại bán vũ khí cho Yemen [được sử dụng] để giết trẻ em, làm sao châu Âu có thể nhất quán được? Tôi nói: đây là một ví dụ, nhưng Châu Âu quả có bán vũ khí. Rồi có vấn đề đói, khát. Châu Âu, nếu nó muốn là mẹ châu Âu chứ không phải bà ngoại châu Âu, thì phải đầu tư, phải cố gắng một cách thông minh để giúp nâng cao [người ta] bằng giáo dục, bằng các khoản đầu tư, (đây không phải là việc của tôi, Thủ tướng Merkel nói). Đó là một điều bà ấy đề xuất khá tốt.
Ngăn chặn nhập cư không phải bằng vũ lực, mà bằng sự hào phóng, đầu tư giáo dục, đầu tư kinh tế, v.v ... Điều này rất quan trọng. Điều thứ hai về việc này: phải hành động thế nào. Đúng là một quốc gia không thể tiếp nhận mọi người, nhưng có cả một châu Âu để phân phối người di cư đến, có cả một châu Âu. Vì lòng hiếu khách phải có tâm hồn rộng mở, sau đó đồng hành, cổ vũ và hòa nhập. Nếu một quốc gia không thể hòa nhập [người di cư], họ phải nghĩ ngay đến việc nói chuyện với các quốc gia khác: bạn có thể hòa nhập bao nhiêu để mang lại một cuộc sống xứng đáng cho người ta.
Một ví dụ khác mà tôi đã sống trong xác thịt của tôi trong thời kỳ độc tài, cuộc hành quân Condor ở Buenos Aires, Mỹ Châu Latinh, Argentina, Chile và Uruguay. Lúc đó Thụy Điển tiếp nhận người ta, với một sự hào phóng gây ấn tượng.
Họ ngay lập tức học ngôn ngữ với chi phí của nhà nước, họ tìm được việc làm, một căn nhà. Bây giờ Thụy Sĩ cảm thấy một chút khó khăn trong việc hòa nhập [người di cư], nhưng nước này nói lên điều đó và yêu cầu giúp đỡ.
Khi tôi ở Lund năm ngoái, hoặc năm trước nữa, tôi không nhớ, thủ tướng đã chào đón tôi, nhưng trong buổi lễ chia tay là một bộ trưởng, một bộ trưởng trẻ, tôi tin giáo dục. Cô ấy có một chút tóc nâu, bởi vì cô ấy là con gái của một người Thụy Điển và một người di cư châu Phi. Đó là lý do tôi lấy quốc gia đó làm ví dụ, Thụy Điển, hòa nhập [người di cư]. Nhưng điều này mới có sự hào phóng, đó là mong muốn tiến lên phía trước. Với sợ hãi, chúng ta sẽ không tiến lên phía trước, với các bức tường chúng ta sẽ vẫn cứ đóng kín trong những bức tường này. Tôi đang giảng một bài giảng, xin lỗi.
Gisotti: Bây giờ đến câu hỏi của Cristiana Caricato của TV2000 và chúng ta sẽ xem liệu chúng ta có thể hỏi câu hỏi cuối cùng hay không.
Cristiana Caricato, TV2000: Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha vừa nhận định các nỗi sợ hãi và nguy cơ độc tài mà những nỗi sợ hãi này có thể tạo ra. Mới hôm nay, một bộ trưởng người Ý, khi đề cập đến hội nghị Verona, nói rằng hơn cả gia đình, người ta phải sợ Hồi giáo. Đức Thánh Cha đã nói điều gì khác trong nhiều năm nay. Theo ý kiến Đức Thánh Cha, chúng ta có nguy cơ độc tài ở nước ta [Ý] không? Theo Đức Thánh Cha, đó là kết quả của định kiến, không biết, Đức Thánh Cha nghĩ gì? Và rồi một chuyện tò mò: Đức Thánh Cha thường tố cáo hành động của ma quỷ, Đức Thánh Cha cũng đã làm như vậy tại [hội nghị thượng đỉnh của Vatican về lạm dụng]. Dường như đối với con, trong thời kỳ sau cùng này, hắn rất tích cực, ma quỷ đã tự dành cho mình khá nhiều việc phải làm gần đây, cả trong Giáo hội nữa. Theo Đức Thánh Cha, nên làm gì để chống lại hắn, nhất là liên quan đến vụ tai tiếng ấu dâm? Pháp luật có đủ không? Tại sao ma quỷ lại tích cực như vậy trong lúc này?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Rất tốt. Cảm ơn cô vì đã hỏi. Một tờ báo cho biết, sau bài diễn văn của tôi vào cuối hội nghị thượng đỉnh [của các hội đồng giám mục]: Đức Giáo Hoàng khá liến láo. Đầu tiên ngài nói rằng ấu dâm là một vấn đề hoàn cầu, sau đó ngài lại bảo là một điều của Giáo hội, cuối cùng ngài rửa tay và đổ lỗi cho ma quỷ. Một chút 'ngây thơ' không phải sao? Bài diễn văn đó rất rõ ràng. Một triết gia Pháp, vào thập niên 70, đã đưa ra một sự phân biệt khá soi sáng cho tôi. Ông ấy được mời [ghi âm không rõ ràng]. Ông đã cho tôi một ánh sáng giải thích. Ông nói: để hiểu một tình huống bạn phải đưa ra mọi giải thích rồi tìm kiếm ý nghĩa. Về mặt xã hội điều này có ý nghĩa gì? Về mặt bản thân hay tôn giáo, nó có ý nghĩa gì?
Tôi cố gắng cung cấp cho cô mọi giải thích và cả các giới hạn của các giải thích này. Nhưng có một điểm không thể hiểu được nếu không có mầu nhiệm sự ác. Hãy nghĩ tới điều này: văn hóa khiêu dâm ảo về trẻ em. Có hai cuộc họp quan trọng [về chủ đề này], một ở Rôma và một ở Abu Dhabi. Tôi tự hỏi: Tại sao điều này trở thành một điều hàng ngày? Tại sao, tôi đang nói về số liệu thống kê nghiêm túc, làm thế nào có chuyện tôi muốn xem việc lạm dụng tình dục trẻ em, trực tiếp, làm thế nào cô lại có thể kết nối với văn hóa khiêu dâm ảo về trẻ em, họ làm ra điều đó. Này, tôi không nói dối đâu. Đó là trong số liệu thống kê. Tôi tự hỏi: há những người chịu trách nhiệm về trật tự công cộng không thể làm gì hay sao? Chúng ta trong Giáo hội sẽ làm mọi điều để kết liễu cơn dịch này, chúng ta sẽ làm tất cả. Và trong bài diễn văn đó tôi đã đưa ra các biện pháp cụ thể. Và chúng đã có, trước hội nghị thượng đỉnh, khi các chủ tịch hội đồng đưa cho tôi danh sách đó tôi đã phân phối cho tất cả các bạn [Biên tập: 21 ‘điểm để suy nghĩ’]. Nhưng có phải thủ phạm của sự bẩn thỉu này là vô tội? Những kẻ kiếm được tiền từ điều này? Ở Buenos Aires, với hai nghị viên của thành phố, không phải của chính phủ quốc gia, chúng tôi đã ra lệnh, không phải là luật, mà là một điều khoản không ràng buộc đối với các khách sạn sang trọng, nơi người ta nói 'phải đặt ở phòng tiếp tân [câu]: tại khách sạn này (các liên hệ) tiêu khiển với trẻ vị thành niên không được phép' Không ai muốn đặt câu đó. 'Không, nhưng bạn biết đấy, bạn không thể, có vẻ như chúng ta bẩn thỉu, chúng ta không cho phép điều ấy, nhưng không có yết thị' Một chính phủ, chẳng hạn, không thể nhận diện nơi video [lạm dụng] này [diễn ra], những việc này được thực hiện với trẻ em ở đâu? Tất cả được quay trực tiếp. Điều này để nói rằng tai họa hoàn cầu là rất lớn, nhưng cũng để nói rằng điều này không được hiểu nếu không có thần xấu. Đó là một vấn đề cụ thể. Chúng ta phải giải quyết nó một cách cụ thể, nhưng hãy nói rằng đó là thần xấu.
Và để giải quyết điều này, có hai ấn phẩm mà tôi đề nghị: một là bài báo của Gianni Valente trong Vatican Insider, trong đó ông nói tới phái Donatists. Nguy cơ của Giáo hội ngày nay là trở thành phái Donatist bằng cách thi hành mọi sự [bằng] các dự liệu của con người, một điều cần phải làm, nhưng chỉ những dự liệu này mà thôi, mà quên mất các chiều kích khác như: cầu nguyện, đền tội, buộc tội chính mình, những điều chúng ta không quen làm. Cả hai! Vì thắng thần xấu không phải là 'rửa tay,' nói 'ma quỷ làm điều đó', không. Chúng ta cũng phải đấu tranh với ma quỷ, như chúng ta phải đấu tranh với những thứ của con người.
Ấn phẩm khác là một ấn phẩm mà họ đã làm ... cô, La Civilta Cattolica. Tôi đã viết một cuốn sách năm 1987, “Các Lá thư Khổ não” (“The Letters of Tribulation”), đó là những lá thư của các cha bề trên cả dòng Tên thời đó, khi dòng sắp bị giải thể, và tôi đã viết lời nói đầu. Và những người này đã nghiên cứu cuốn này và họ đã tìm được một bài nghiên cứu về các lá thư mà tôi đã viết cho hàng giám mục Chile và cho người dân Chile, phải hành động ra sao trong vấn đề này, hai phần, phần con người, phần khoa học để đi trước và chống lại, phần pháp lý nữa, và sau đó là phần tâm linh.
Điều tương tự tôi đã làm với các giám mục Hoa Kỳ, bởi vì các đề xuất quá nhiều đối với một tổ chức, về phương pháp luận, hơi không có ý nghĩa, nhưng nó đã bỏ qua chiều kích tâm linh thứ hai này, với hàng giáo dân, với mọi người.
Tôi muốn nói với cô, Giáo hội không phải là một giáo hội duy cộng đoàn (congregationalist), nó là Giáo Hội Công Giáo, nơi giám mục nắm giữ điều này trong tay như một mục tử, “Đức Giáo Hoàng phải nắm lấy điều này trong tay”, nhưng ngài nắm nó thế nào? Với các biện pháp kỷ luật, với lời cầu nguyện, sám hối, lời buộc tội chính bản thân. Trong bức thư mà tôi đã viết cho các ngài trước khi các ngài bắt đầu các buổi linh thao, chiều kích này cũng đã được giải thích rõ ràng. Tôi rất biết ơn nếu cô nghiên cứu cả hai thứ: phần con người và cả cuộc chiến tâm linh nữa.
Gisotti: Không, chúng ta đã thực sự vượt quá thời gian, tôi xin lỗi, nhưng đó là một cuộc họp báo đã trở nên dài hơn thế ...
Caricato: Câu hỏi đặt ra là ngay cả ở Ý chúng ta có nguy cơ độc tài hay không.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Thực sự, tôi không hiểu chính trị Ý. Tôi không hiểu. Hôm qua, tôi đã tình cờ gặp [trên máy bay] Franca [Giansoldati]. Tôi đã đọc vội về Ngày gia đình này. Tôi nói [với Giansoldati] cô đã không viết nó hay sao? Cô nghĩ gì về Ngày gia đình? Tôi không biết nó là gì, thực sự tôi biết đó là một trong nhiều ngày mà [người Ý] có. Tôi cũng biết, tôi nói với cô ấy rằng, tôi đã đọc bức thư do Đức Hồng Y Parolin gửi và tôi đồng ý. Một lá thư mục vụ, lịch sự từ trái tim của một mục tử. Nhưng đừng hỏi tôi về chính trị Ý, tôi không hiểu.
Gisotti: Tôi xin lỗi, như tôi đã nói với các bạn, chúng ta thực sự, hoàn toàn, hết thì giờ. Thật sự chỉ còn một phút cho một bất ngờ nho nhỏ dành cho hai đồng nghiệp đã có ngày sinh nhật hôm qua: Phil Pulella và Gerry O'Connell, hai đồng nghiệp tuyệt vời và đây là một món quà nhỏ từ cộng đồng đồng nghiệp của các bạn và tất cả chúng ta.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Tôi cám ơn việc đồng hành của các bạn, chuyến đi, công việc của các bạn. Nó khá thách thức vì một ngày rưỡi nhưng rất nhiều chuyện, phải không? Và cám ơn công việc của các bạn và bây giờ tôi xin phục vụ các bạn.
Alessandro Gisotti: Rõ ràng, như mọi khi, như truyền thống, chúng ta bắt đầu với các phương tiện truyền thông địa phương. Siham Toufiki, bạn có muốn đặt câu hỏi bằng tiếng Anh, tùy ý bạn.
Siham Toufiki, MAP: Con xin hỏi bằng tiếng Pháp... Có những khoảnh khắc rất mạnh mẽ. Chuyến thăm này phi thường, lịch sử đối với người dân Ma-rốc. Đâu là hậu quả của chuyến thăm này đối với tương lai, hòa bình thế giới, sự sống chung trong cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Tôi xin nói rằng bây giờ mới có hoa thôi, quả sẽ đến sau, nhưng hoa rất có triển vọng. Tôi hạnh phúc vì trong hai ngày hành trình này, tôi đã có thể nói nhiều về những gì thân thiết đối với trái tim tôi - hòa bình, đoàn kết, tình huynh đệ. Với các anh chị em Hồi giáo, chúng tôi đã đóng ấn tình huynh đệ này trong văn kiện Abu Dhabi, và ở đây tại Ma-rốc, với điều này, tất cả chúng ta đã thấy một sự tự do, một sự chào đón, mọi anh em với lòng tôn trọng tuyệt vời và bông hoa sống chung tuyệt đẹp, một bông hoa tươi đẹp hứa hẹn sẽ sinh hoa trái.
Chúng ta không được đầu hàng. Đúng là vẫn còn nhiều khó khăn. Sẽ còn nhiều khó khăn vì không may vẫn có những nhóm cực đoan. Điều này cũng thế, tôi muốn nói rõ ràng rằng: trong mọi tôn giáo luôn có những nhóm cực đoan, không muốn tiến tới và chỉ muốn sống với những hoài niệm đắng cay của các cuộc tranh đấu quá khứ và tìm kiếm nhiều cuộc chiến tranh hơn nữa cùng gieo rắc sợ hãi; và chúng ta đã thấy gieo hy vọng đẹp đẽ hơn xiết bao. Gieo hy vọng là nắm tay nhau, luôn hướng về phía trước.
Chúng ta đã thấy, ngay trong cuộc đối thoại với các bạn ở đây ở Ma-rốc rằng, cần có những cây cầu, và chúng ta cảm thấy đau đớn khi thấy có những người thích xây những bức tường. Tại sao chúng ta cảm thấy buồn? Bởi vì những người xây các bức tường kết cục sẽ trở thành tù nhân của những bức tường họ đã xây. Thay vào đó, những người xây dựng các cây cầu sẽ tiến lên phía trước. Đối với tôi, xây dựng các cây cầu là một thứ gần như vượt xa con người bởi vì nó cần rất nhiều nỗ lực.
Tôi rất xúc động bởi một câu trong tiểu thuyết, "Cây Cầu trên Sông Drina”, của Ivo Andrić. Ông nói rằng cây cầu được Thiên Chúa tạo ra bằng đôi cánh thiên thần để con người có thể thông đạt...để con người có thể thông đạt. Cây cầu dành cho việc thông đạt của con người. Và điều này thật đẹp và tôi đã thấy nó ở đây ở Marốc. Nó thật đẹp. Thay vì các bức tường chống lại thông đạt - chúng dành cho sự cô lập và những người xây chúng sẽ trở thành tù nhân của những bức tường đó. Vì vậy, xin tóm tắt: quả chưa thấy, nhưng chúng ta thấy rất nhiều hoa sẽ sinh quả. Ta hãy tiến bước như thế.
Gisotti: Thưa Đức Thánh Cha, Nicolas Seneze của La Croix giờ sẽ nêu câu hỏi của cô, có lẽ Cristina Cabrejas có thể đến gần hơn để chúng ta tiết kiệm thời gian.
Nicolas Seneze, La Croix: Thưa Đức Thánh Cha, xin kính chào Đức Thánh Cha buổi tối. Hôm qua, Quốc vương Marốc cho biết ông sẽ bảo vệ người Marốc gốc Do Thái và các Kitô hữu sống ở Marốc khỏi các quốc gia khác. Điều này đặt ra câu hỏi: những người Hồi giáo chuyển sang Kitô giáo thì sao? Con muốn biết Đức Thánh Cha có quan tâm đến những người đàn ông và phụ nữ này, những người có nguy cơ phải ngồi tù, hoặc tử vong ở một số quốc gia Hồi giáo, như Emirates, mà Đức Thánh Cha đã đến thăm. Và cũng là một câu hỏi hơi thầm lén, đó là về Đức Hồng Y Barbarin, người sinh ra ở Rabat, mà Đức Thánh Cha đã viếng thăm trong hai ngày.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Còn câu hỏi?
Seneze: Con biết nó hơi lắt léo, nhưng tuần này các hội đồng của Giáo phận Lyon đã bỏ phiếu gần như nhất trí rằng một giải pháp lâu dài phải được tìm thấy để ngài nghỉ hưu (nghỉ việc). Đặt ra ngoài{không nghe được} của Đức Hồng Y, con muốn biết liệu Đức Thánh Cha, người rất gắn bó với tính đồng nghị (synodality) của Giáo hội, có thể nghe lời kêu gọi này của một giáo phận đang gặp tình huống khó khăn như vậy không? Cảm ơn Đức Thánh Cha.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Câu hỏi đầu tiên ra sao?
Seneze: Người Hồi giáo chuyển đổi sang Kitô giáo.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Tôi có thể nói rằng ở Ma-rốc có tự do thờ phượng, có tự do tôn giáo, có quyền tự do thuộc về một tín ngưỡng tôn giáo. Rồi, tự do luôn phát triển, nó lớn mạnh. Hãy nghĩ đến Kitô hữu chúng ta 300 năm trước, liệu có tự do mà chúng ta có ngày nay hay không. Đức tin phát triển trong ý thức, khả năng tự hiểu chính nó. Một đan sĩ giữa các các bạn, một người Pháp, Vincent thành Lérins, vào thế kỷ thứ 9 hoặc thứ 8 [biên tập: Thế kỷ thứ 5] đã đặt ra một biểu thức đẹp đẽ để giải thích cách các bạn có thể phát triển trong đức tin, giải thích rõ hơn mọi điều, cũng phát triển cả về đạo đức, nhưng cũng trung thành với cội nguồn của các bạn. Ngài nói ba chữ chính xác chỉ rõ đường đi. Ngài nói rằng phát triển trong việc giải thích và hiểu biết về đức tin và đạo đức phải “annis scilicet consolidetur, dilatetur tempore, sublimetur aetate,” nghĩa là nó phải được củng cố trong nhiều năm, mở rộng theo thời gian, nhưng vẫn là một đức tin ấy, và được thăng hoa trong nhiều năm.
Vì vậy, chúng ta hiểu, chẳng hạn, là ngày nay chúng ta, trong Giáo hội, đã bãi bỏ án tử hình khỏi Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Ba trăm năm trước, những kẻ dị giáo đã bị thiêu sống. Bởi vì Giáo hội đã phát triển trong lương tâm đạo đức, tôn trọng con người và tự do thờ phượng. Chúng ta cũng phải tiếp tục lớn lên. Có những người, Công Giáo, không chấp nhận những gì Công đồng Vatican II nói về tự do thờ phượng, tự do lương tâm. Có những người không chấp nhận nó. Người Công Giáo. Ngoài ra chúng ta có vấn đề này. Nhưng, anh em Hồi giáo cũng lớn lên trong lương tâm. Ở một số nước, họ không hiểu rõ hoặc họ không phát triển như ở những nước khác.
Ở Marốc, có sự tăng trưởng trên. Trong bối cảnh này, có vấn đề trở lại, một số quốc gia vẫn không thấy nó. Tôi không biết liệu nó có bị cấm không, nhưng việc thực hành thì bị cấm. Một số quốc gia như Ma-rốc tạo ra vấn đề - họ cởi mở hơn, tôn trọng hơn, họ tìm kiếm một cách tiến hành khôn khéo. Các quốc gia khác mà tôi từng nói chuyện với, “Chúng tôi không có vấn đề gì, nhưng chúng tôi thích họ làm phép rửa ở bên ngoài đất nước và họ trở về trong tư cách Kitô hữu”. Nhưng, có nhiều cách để tiến tới trong tự do tôn giáo và tự do thờ phượng .
Nhưng một điều khác có liên quan đến tôi: sự thoái bộ của các Kitô hữu chúng ta khi chúng ta lấy đi tự do lương tâm. Hãy nghĩ đến các bác sĩ Kitô hữu và các định chế bệnh viện không có quyền phản đối lương tâm, ví dụ, đối với trợ tử. Làm thế nào? Giáo hội đã tiến bước và các nước Kitô giáo của các bạn đi ngược? Hãy nghĩ đến điều đó vì nó là một sự thật. Ngày nay, các Kitô hữu chúng ta có nguy cơ một số chính phủ sẽ lấy mất quyền tự do lương tâm của chúng ta, nó vốn là bước đầu tiên hướng tới tự do thờ phượng. Câu trả lời không dễ dàng. Nhưng, ta đừng tố cáo người Hồi giáo. Chúng ta hãy tố cáo chính chúng ta cũng ở những nước này, nơi điều này xảy ra. Thật là xấu hổ.
Rồi, về Đức Hồng Y Barbarin. Ngài, một con người của Giáo hội, đã đệ đơn từ chức, nhưng về mặt đạo đức tôi không thể chấp nhận điều đó vì mặt pháp lý, nhưng cả trong luật học cổ điển hoàn cầu, có việc phải giả định vô tội trong thời gian vụ án còn chưa xong. Ngài đã làm đơn kháng cáo và vụ án vẫn chưa xong. Như thế, khi tòa án thứ hai đưa ra phán quyết, chúng ta sẽ thấy điều gì xảy ra. Nhưng, ngài luôn luôn phải được suy đoán là vô tội. Điều này rất quan trọng vì nó đi ngược lại sự lên án hời hợt của giới truyền thông. Luật học hoàn cầu nói gì? “ngài đã làm điều này”. Nhưng này, thẩm phán nói gì, luật học hoàn cầu nói gì? Họ nói rằng nếu một vụ án chưa xong, thì có sự suy đoán vô tội. Có thể ngài không vô tội, nhưng có việc giả định [vô tội].
Nhiều lần... một lần tôi đã nói về vấn đề này khi nói về Tây Ban Nha, cách truyền thông lên án đã hủy hoại cuộc sống của một số linh mục, những người sau đó được phán quyết là vô tội. Trước khi đưa ra lời kết án của truyền thông, hãy suy nghĩ kỹ. Tôi không biết liệu tôi có trả lời được chưa. Và, điều [Đức Hồng Y Barbarin] thích hơn, thật lòng... là “con sẽ nghỉ hưu, nghỉ phép tự nguyện và để cho cha tổng đại diện quản lý giáo phận cho đến khi tòa án đưa ra quyết định cuối cùng". Hiểu chứ? Cảm ơn bạn.
Gisotti: Vâng, xin yêu cầu tất cả các bạn cho ngắn gọn và chỉ một câu hỏi đối với mọi nhóm ngôn ngữ. Có Cristina Cabrejas của EFE hỏi câu hỏi của cô, trong khi đó Michael Schram của ARD nếu anh ta đã sẵn sàng. Làm ơn, Cristina.
Cristina Cabrejas, EFE: Thưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Xin chào ngài buổi tối. Tôi sẽ đặt câu hỏi bằng tiếng Ý. Trong bài diễn văn hôm qua với các nhà cầm quyền, ngài nói rằng hiện tượng di cư không được giải quyết bằng các rào cản vật lý, nhưng tại đây, ở Marốc, Tây Ban Nha đã xây dựng hai hàng rào bằng lưỡi sắc bén để cắt những người muốn vượt qua nó. Ngài đã gặp một vài người trong số họ trong một vài cuộc gặp gỡ và Tổng thống Trump những ngày này cho biết ông muốn đóng cửa hoàn toàn biên giới và đình chỉ viện trợ cho ba quốc gia Trung Mỹ.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Trước hết, những gì tôi đã nói lúc nẫy, những người xây các bức tường, bất kể được làm bằng dây thép gai sắc như dao hoặc bằng gạch, sẽ trở thành tù nhân của những bức tường họ làm. Đầu tiên. Lịch sử sẽ chứng minh điều ấy.
Thứ hai, Jordi Evole, khi phỏng vấn tôi, đã cho tôi xem một đoạn kẽm gai đó sắc như dao. Tôi có thể chân thành nói với bạn, tôi rất xúc động. Sau đó, khi anh ấy bỏ đi tôi đã khóc. Tôi khóc vì quá nhiều sự tàn nhẫn như thế không nhập vào trái tim và đầu tôi được. Nhìn những người chết đuối ở Địa Trung Hải không nhập vào trái tim và đầu tôi được, các cửa khẩu khóa kín không nhập vào được. Đó không phải là cách để giải quyết vấn đề nghiêm trọng nhập cư. Tôi hiểu, một chính phủ có vấn đề này như có “củ khoai tây nóng”, cần phải được giải quyết theo một cách khác.
Khi tôi nhìn thấy sợi dây kẽm gai đó, sắc như dao, dường như tôi không thể tin được. Sau đó, một khi tôi có cơ hội xem một video về nhà tù giam người tị nạn trở về, bị gửi trả lại. Các nhà tù không chính thức, các nhà tù giữa những kẻ buôn người. Nếu cô muốn, tôi có thể gửi [video] cho cô. Nhưng họ tạo ra đau khổ, họ tạo ra đau khổ. Họ bán phụ nữ và trẻ em ở đó, những người đàn ông ở lại. Và những cực hình được nhìn thấy, được quay ở đó không thể nào tin được. Đó là một cuốn phim được thực hiện trong bí mật, với các dịch vụ. Ở đây tôi không cho vào: Điều đó đúng vì tôi không có chỗ, nhưng có những nước khác, có nhân tính nơi Liên minh châu Âu. Chúng ta phải nói về toàn bộ Liên minh châu Âu. Tôi không cho họ vào, hoặc để họ chết đuối ở đó, hoặc để họ đi vì biết rằng rất nhiều người trong số họ sẽ rơi vào tay những kẻ buôn người sẽ bán phụ nữ và trẻ em, giết hoặc tra tấn để nô dịch những người đàn ông. Cuốn Video cô có thể tùy ý sử dụng.
Có lần tôi đã nói chuyện với một chính trị gia, một người tôi tôn trọng và tôi sẽ nói rõ tên: Ông Alexis Tsipras. Và khi nói về điều này và các hiệp ước không cho [người di cư] vào, ông ấy đã giải thích các khó khăn cho tôi, nhưng cuối cùng, ông ấy đã nói với tôi từ trái tim và nói cụm từ này: 'các nhân quyền có trước các hiệp ước' Câu nói này xứng đáng nhận giải thưởng Nobel.
Gisotti: Đây, câu hỏi sẽ được Michael Schramm của ARD Đức ngỏ, và Cristiana Caricato đang chuẩn bị, cảm ơn bạn.
Michael Schramm, ARD Roma: Thưa Đức Thánh Cha, con phải xin lỗi, tiếng Ý của con không hay. Lấy làm tiếc. Câu hỏi của con: Đức Thánh Cha đã chiến đấu nhiều năm để bảo vệ và giúp đỡ người di cư, như Đức Thánh Cha đã làm trong vài ngày qua ở Marốc. Chính trị châu Âu hoàn toàn đi theo hướng ngược lại. Châu Âu trở thành một cây gậy chống lại người di cư. Chính sách này phản ánh ý kiến của cử tri. Phần lớn những cử tri này là Kitô hữu Công Giáo. Đức Thánh Cha cảm thấy thế nào về tình huống đáng buồn này?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Tôi thấy rằng nhiều người có thiện chí, không chỉ người Công Giáo, mà cả những người tốt, có thiện chí, bị kìm kẹp một chút bởi nỗi sợ đó là bài giảng thông thường của chủ nghĩa dân túy: sợ hãi. Gieo rắc sợ hãi rồi đưa ra các quyết định. Sợ hãi là khởi đầu của chế độ độc tài. Chúng ta hãy trở lại thế kỷ trước, gặp sự sụp đổ của đế chế Weimar [Cộng hòa]. Tôi nhắc lại điều này khá nhiều. Đức cần một lối thoát và, với những lời hứa và nỗi sợ hãi, Hitler đã đi trước. Chúng ta biết kết quả. Chúng ta học được từ lịch sử, điều này không có chi mới: Gieo rắc sợ hãi là thưc hiện mùa thu hoạch tàn ác, đóng cửa và thậm chí là vô sinh. Hãy nghĩ tới mùa đông nhân khẩu học của châu Âu. Ngay cả chúng ta, những người sống ở Ý: dưới số không. Hãy nghĩ tới việc thiếu ký ức lịch sử: Châu Âu được tạo ra bởi việc di cư và đó là sự phong phú của nó. Chúng ta nghĩ đến sự hào phóng của rất nhiều quốc gia, những quốc gia mà ngày nay đang gõ cửa châu Âu, với những người di cư châu Âu từ '84 trở đi, hai thời kỳ hậu chiến, hàng loạt, Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ. Cha tôi đã đến đó trong thời kỳ hậu chiến, được chào đón. Ngay cả châu Âu cũng có thể có một chút lòng biết ơn, đó là sự thật. Thật đấy. Để hiểu biết, tôi sẽ nói hai điều. Đúng là việc đầu tiên chúng ta nên làm là cố gắng bảo đảm rằng những người di cư vì chiến tranh hoặc vì đói không có nhu cầu này. Nhưng nếu châu Âu, hào phóng như thế, mà lại bán vũ khí cho Yemen [được sử dụng] để giết trẻ em, làm sao châu Âu có thể nhất quán được? Tôi nói: đây là một ví dụ, nhưng Châu Âu quả có bán vũ khí. Rồi có vấn đề đói, khát. Châu Âu, nếu nó muốn là mẹ châu Âu chứ không phải bà ngoại châu Âu, thì phải đầu tư, phải cố gắng một cách thông minh để giúp nâng cao [người ta] bằng giáo dục, bằng các khoản đầu tư, (đây không phải là việc của tôi, Thủ tướng Merkel nói). Đó là một điều bà ấy đề xuất khá tốt.
Ngăn chặn nhập cư không phải bằng vũ lực, mà bằng sự hào phóng, đầu tư giáo dục, đầu tư kinh tế, v.v ... Điều này rất quan trọng. Điều thứ hai về việc này: phải hành động thế nào. Đúng là một quốc gia không thể tiếp nhận mọi người, nhưng có cả một châu Âu để phân phối người di cư đến, có cả một châu Âu. Vì lòng hiếu khách phải có tâm hồn rộng mở, sau đó đồng hành, cổ vũ và hòa nhập. Nếu một quốc gia không thể hòa nhập [người di cư], họ phải nghĩ ngay đến việc nói chuyện với các quốc gia khác: bạn có thể hòa nhập bao nhiêu để mang lại một cuộc sống xứng đáng cho người ta.
Một ví dụ khác mà tôi đã sống trong xác thịt của tôi trong thời kỳ độc tài, cuộc hành quân Condor ở Buenos Aires, Mỹ Châu Latinh, Argentina, Chile và Uruguay. Lúc đó Thụy Điển tiếp nhận người ta, với một sự hào phóng gây ấn tượng.
Họ ngay lập tức học ngôn ngữ với chi phí của nhà nước, họ tìm được việc làm, một căn nhà. Bây giờ Thụy Sĩ cảm thấy một chút khó khăn trong việc hòa nhập [người di cư], nhưng nước này nói lên điều đó và yêu cầu giúp đỡ.
Khi tôi ở Lund năm ngoái, hoặc năm trước nữa, tôi không nhớ, thủ tướng đã chào đón tôi, nhưng trong buổi lễ chia tay là một bộ trưởng, một bộ trưởng trẻ, tôi tin giáo dục. Cô ấy có một chút tóc nâu, bởi vì cô ấy là con gái của một người Thụy Điển và một người di cư châu Phi. Đó là lý do tôi lấy quốc gia đó làm ví dụ, Thụy Điển, hòa nhập [người di cư]. Nhưng điều này mới có sự hào phóng, đó là mong muốn tiến lên phía trước. Với sợ hãi, chúng ta sẽ không tiến lên phía trước, với các bức tường chúng ta sẽ vẫn cứ đóng kín trong những bức tường này. Tôi đang giảng một bài giảng, xin lỗi.
Gisotti: Bây giờ đến câu hỏi của Cristiana Caricato của TV2000 và chúng ta sẽ xem liệu chúng ta có thể hỏi câu hỏi cuối cùng hay không.
Cristiana Caricato, TV2000: Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha vừa nhận định các nỗi sợ hãi và nguy cơ độc tài mà những nỗi sợ hãi này có thể tạo ra. Mới hôm nay, một bộ trưởng người Ý, khi đề cập đến hội nghị Verona, nói rằng hơn cả gia đình, người ta phải sợ Hồi giáo. Đức Thánh Cha đã nói điều gì khác trong nhiều năm nay. Theo ý kiến Đức Thánh Cha, chúng ta có nguy cơ độc tài ở nước ta [Ý] không? Theo Đức Thánh Cha, đó là kết quả của định kiến, không biết, Đức Thánh Cha nghĩ gì? Và rồi một chuyện tò mò: Đức Thánh Cha thường tố cáo hành động của ma quỷ, Đức Thánh Cha cũng đã làm như vậy tại [hội nghị thượng đỉnh của Vatican về lạm dụng]. Dường như đối với con, trong thời kỳ sau cùng này, hắn rất tích cực, ma quỷ đã tự dành cho mình khá nhiều việc phải làm gần đây, cả trong Giáo hội nữa. Theo Đức Thánh Cha, nên làm gì để chống lại hắn, nhất là liên quan đến vụ tai tiếng ấu dâm? Pháp luật có đủ không? Tại sao ma quỷ lại tích cực như vậy trong lúc này?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Rất tốt. Cảm ơn cô vì đã hỏi. Một tờ báo cho biết, sau bài diễn văn của tôi vào cuối hội nghị thượng đỉnh [của các hội đồng giám mục]: Đức Giáo Hoàng khá liến láo. Đầu tiên ngài nói rằng ấu dâm là một vấn đề hoàn cầu, sau đó ngài lại bảo là một điều của Giáo hội, cuối cùng ngài rửa tay và đổ lỗi cho ma quỷ. Một chút 'ngây thơ' không phải sao? Bài diễn văn đó rất rõ ràng. Một triết gia Pháp, vào thập niên 70, đã đưa ra một sự phân biệt khá soi sáng cho tôi. Ông ấy được mời [ghi âm không rõ ràng]. Ông đã cho tôi một ánh sáng giải thích. Ông nói: để hiểu một tình huống bạn phải đưa ra mọi giải thích rồi tìm kiếm ý nghĩa. Về mặt xã hội điều này có ý nghĩa gì? Về mặt bản thân hay tôn giáo, nó có ý nghĩa gì?
Tôi cố gắng cung cấp cho cô mọi giải thích và cả các giới hạn của các giải thích này. Nhưng có một điểm không thể hiểu được nếu không có mầu nhiệm sự ác. Hãy nghĩ tới điều này: văn hóa khiêu dâm ảo về trẻ em. Có hai cuộc họp quan trọng [về chủ đề này], một ở Rôma và một ở Abu Dhabi. Tôi tự hỏi: Tại sao điều này trở thành một điều hàng ngày? Tại sao, tôi đang nói về số liệu thống kê nghiêm túc, làm thế nào có chuyện tôi muốn xem việc lạm dụng tình dục trẻ em, trực tiếp, làm thế nào cô lại có thể kết nối với văn hóa khiêu dâm ảo về trẻ em, họ làm ra điều đó. Này, tôi không nói dối đâu. Đó là trong số liệu thống kê. Tôi tự hỏi: há những người chịu trách nhiệm về trật tự công cộng không thể làm gì hay sao? Chúng ta trong Giáo hội sẽ làm mọi điều để kết liễu cơn dịch này, chúng ta sẽ làm tất cả. Và trong bài diễn văn đó tôi đã đưa ra các biện pháp cụ thể. Và chúng đã có, trước hội nghị thượng đỉnh, khi các chủ tịch hội đồng đưa cho tôi danh sách đó tôi đã phân phối cho tất cả các bạn [Biên tập: 21 ‘điểm để suy nghĩ’]. Nhưng có phải thủ phạm của sự bẩn thỉu này là vô tội? Những kẻ kiếm được tiền từ điều này? Ở Buenos Aires, với hai nghị viên của thành phố, không phải của chính phủ quốc gia, chúng tôi đã ra lệnh, không phải là luật, mà là một điều khoản không ràng buộc đối với các khách sạn sang trọng, nơi người ta nói 'phải đặt ở phòng tiếp tân [câu]: tại khách sạn này (các liên hệ) tiêu khiển với trẻ vị thành niên không được phép' Không ai muốn đặt câu đó. 'Không, nhưng bạn biết đấy, bạn không thể, có vẻ như chúng ta bẩn thỉu, chúng ta không cho phép điều ấy, nhưng không có yết thị' Một chính phủ, chẳng hạn, không thể nhận diện nơi video [lạm dụng] này [diễn ra], những việc này được thực hiện với trẻ em ở đâu? Tất cả được quay trực tiếp. Điều này để nói rằng tai họa hoàn cầu là rất lớn, nhưng cũng để nói rằng điều này không được hiểu nếu không có thần xấu. Đó là một vấn đề cụ thể. Chúng ta phải giải quyết nó một cách cụ thể, nhưng hãy nói rằng đó là thần xấu.
Và để giải quyết điều này, có hai ấn phẩm mà tôi đề nghị: một là bài báo của Gianni Valente trong Vatican Insider, trong đó ông nói tới phái Donatists. Nguy cơ của Giáo hội ngày nay là trở thành phái Donatist bằng cách thi hành mọi sự [bằng] các dự liệu của con người, một điều cần phải làm, nhưng chỉ những dự liệu này mà thôi, mà quên mất các chiều kích khác như: cầu nguyện, đền tội, buộc tội chính mình, những điều chúng ta không quen làm. Cả hai! Vì thắng thần xấu không phải là 'rửa tay,' nói 'ma quỷ làm điều đó', không. Chúng ta cũng phải đấu tranh với ma quỷ, như chúng ta phải đấu tranh với những thứ của con người.
Ấn phẩm khác là một ấn phẩm mà họ đã làm ... cô, La Civilta Cattolica. Tôi đã viết một cuốn sách năm 1987, “Các Lá thư Khổ não” (“The Letters of Tribulation”), đó là những lá thư của các cha bề trên cả dòng Tên thời đó, khi dòng sắp bị giải thể, và tôi đã viết lời nói đầu. Và những người này đã nghiên cứu cuốn này và họ đã tìm được một bài nghiên cứu về các lá thư mà tôi đã viết cho hàng giám mục Chile và cho người dân Chile, phải hành động ra sao trong vấn đề này, hai phần, phần con người, phần khoa học để đi trước và chống lại, phần pháp lý nữa, và sau đó là phần tâm linh.
Điều tương tự tôi đã làm với các giám mục Hoa Kỳ, bởi vì các đề xuất quá nhiều đối với một tổ chức, về phương pháp luận, hơi không có ý nghĩa, nhưng nó đã bỏ qua chiều kích tâm linh thứ hai này, với hàng giáo dân, với mọi người.
Tôi muốn nói với cô, Giáo hội không phải là một giáo hội duy cộng đoàn (congregationalist), nó là Giáo Hội Công Giáo, nơi giám mục nắm giữ điều này trong tay như một mục tử, “Đức Giáo Hoàng phải nắm lấy điều này trong tay”, nhưng ngài nắm nó thế nào? Với các biện pháp kỷ luật, với lời cầu nguyện, sám hối, lời buộc tội chính bản thân. Trong bức thư mà tôi đã viết cho các ngài trước khi các ngài bắt đầu các buổi linh thao, chiều kích này cũng đã được giải thích rõ ràng. Tôi rất biết ơn nếu cô nghiên cứu cả hai thứ: phần con người và cả cuộc chiến tâm linh nữa.
Gisotti: Không, chúng ta đã thực sự vượt quá thời gian, tôi xin lỗi, nhưng đó là một cuộc họp báo đã trở nên dài hơn thế ...
Caricato: Câu hỏi đặt ra là ngay cả ở Ý chúng ta có nguy cơ độc tài hay không.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Thực sự, tôi không hiểu chính trị Ý. Tôi không hiểu. Hôm qua, tôi đã tình cờ gặp [trên máy bay] Franca [Giansoldati]. Tôi đã đọc vội về Ngày gia đình này. Tôi nói [với Giansoldati] cô đã không viết nó hay sao? Cô nghĩ gì về Ngày gia đình? Tôi không biết nó là gì, thực sự tôi biết đó là một trong nhiều ngày mà [người Ý] có. Tôi cũng biết, tôi nói với cô ấy rằng, tôi đã đọc bức thư do Đức Hồng Y Parolin gửi và tôi đồng ý. Một lá thư mục vụ, lịch sự từ trái tim của một mục tử. Nhưng đừng hỏi tôi về chính trị Ý, tôi không hiểu.
Gisotti: Tôi xin lỗi, như tôi đã nói với các bạn, chúng ta thực sự, hoàn toàn, hết thì giờ. Thật sự chỉ còn một phút cho một bất ngờ nho nhỏ dành cho hai đồng nghiệp đã có ngày sinh nhật hôm qua: Phil Pulella và Gerry O'Connell, hai đồng nghiệp tuyệt vời và đây là một món quà nhỏ từ cộng đồng đồng nghiệp của các bạn và tất cả chúng ta.
Đức Tổng Giám Mục Ma-rốc định giá những thành quả của chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô
Thanh Quảng sdb
18:16 01/04/2019
Đức Tổng Giám Mục Ma-rốc định giá những thành quả của chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô
Chuyến tông du của Đức Cha Phanxicô đến Ma-rốc vừa kết thúc thì Đức Tổng Giám Mục của Tổng Giáo phận Rabat đã có cái nhìn nhận về tương lai của Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này.
Đức Tổng Giám Mục Cristobal Lopez Romero của Rabat đã chia sẻ với Đài Vatican về tác động của chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô và hy vọng về tương lai của Giáo hội tại quốc gia Ma-rốc nhỏ bé này.
Đức Tổng Giám Mục Lopez Romero cho hay ngài cám ơn Chúa vì tất cả những hồng ân mà chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đã mang lại cho Giáo hội ở Morocco. Ngài cám ơn chính quyền các cấp và Giáo hội đã cật lực làm việc để đảm bảo sự thành công cho chuyến tông du vừa qua và ĐTGM tập trung vào ba chủ đề mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập tới như là mối quan tâm đặc biệt đối với người Ma-rốc.
Đối thoại liên tôn
Bắt đầu bằng cuộc đối thoại liên tôn giữa Hồi giáo và Kitô giáo: chúng tôi nghĩ rằng, với những gì mà Quốc vương và Đức Thánh Cha Phanxicô đã thảo luận, chúng tôi đã có thể tiến đạt một bước tiến rồi. Ngày nay, người ta nói nhiều về ‘cùng tồn tại và khoan dung’, nhưng như Đức vua nhận xét thì sự khoan dung có vẻ như bị thụt lùi!
ĐTGM Lopez Romero nói: Tôi đã chia sẻ điều này là đã một năm, chúng ta phải tiến đạt được tình bạn, hiểu biết lẫn nhau và làm phong phú cho nhau: để cùng nhau xây dựng tình huynh đệ phổ quát bắt đầu từ chính chúng ta. Chúng ta phải thực hiện một bước nhảy vọt về phẩm trong cuộc đối thoại giữa hai tôn giáo Hồi giáo - Kitô giáo: Tôi không rõ liệu chúng ta có thể làm được hay không, nhưng đó là việc chúng ta phải bắt đầu trong thời điểm này.
Di dân
Giải quyết vấn đề di dân, Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói, di cư là một quyền của người dân và Ngài đã sử dụng bốn từ ngữ để mô tả thái độ đúng đắn của các quốc gia tiếp nhận đó là: Chấp nhận, bảo vệ, thúc đẩy và hội nhập.
Đức Tổng Giám Mục Lopez Romero lưu ý về những thay đổi cần phải được thực hiện trong vấn đề này là Ccúng ta phải mở lòng mình ra, mở trái tim mình ra... Chúng ta cần thay đổi luật thương mại quốc tế, hệ thống kinh tế, hầu mọi người có thể vui sống ngay chính tại đất nước của mình, chứ không cần phải rời bỏ quê cha đất tổ của họ vì chiến tranh hay vì kinh tế. Di cư là một quyền lợi, nhưng nó phải được thực hiện trong trật tự, tôn trọng quyền con người.
Phát triển
Nói chuyện với các linh mục tu sĩ của Giáo phận Rabat, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ về sự phát triển tôn trọng tự do tín ngưỡng qua tiến trình thuyết phục và tranh luận – điểm này còn là điều bất hợp pháp ở Morocco, nơi phần lớn dân số là Hồi giáo.
Đức Thánh Cha nhìn nhận rằng các Kitô hữu Ma-rốc chưa có được đặc quyền này. Đức Tổng Giám Mục Lopez Romero giải thích đây cũng là nguyên do tại sao ĐTC đã đắn đo trước các ngôn từ của Ngài một cách cẩn thận trong bài phát biểu của mình.
Nhiều người Kitô hữu không hiểu được khía cạnh này: Giáo hội không muốn thăng tiến! Đức Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI đã nói: Mục tiêu của chúng ta không phải là để gia tăng con số tín hữu trong Giáo hội: Mục tiêu của chúng ta là xây dựng Vương quốc của Thiên Chúa trong hòa bình phát triển, nơi ắp đầy tình huynh đệ, tôn trọng cuộc sống, dạt dào yêu thương và là nơi chân lý được hiển trị.
Đức Tổng Giám Mục Cristobal Lopez Romero, TGP Rabatvà ĐTC trong cuộc Tông du vừa qua |
Chuyến tông du của Đức Cha Phanxicô đến Ma-rốc vừa kết thúc thì Đức Tổng Giám Mục của Tổng Giáo phận Rabat đã có cái nhìn nhận về tương lai của Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này.
Đức Tổng Giám Mục Cristobal Lopez Romero của Rabat đã chia sẻ với Đài Vatican về tác động của chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô và hy vọng về tương lai của Giáo hội tại quốc gia Ma-rốc nhỏ bé này.
Đức Tổng Giám Mục Lopez Romero cho hay ngài cám ơn Chúa vì tất cả những hồng ân mà chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đã mang lại cho Giáo hội ở Morocco. Ngài cám ơn chính quyền các cấp và Giáo hội đã cật lực làm việc để đảm bảo sự thành công cho chuyến tông du vừa qua và ĐTGM tập trung vào ba chủ đề mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập tới như là mối quan tâm đặc biệt đối với người Ma-rốc.
Đối thoại liên tôn
Bắt đầu bằng cuộc đối thoại liên tôn giữa Hồi giáo và Kitô giáo: chúng tôi nghĩ rằng, với những gì mà Quốc vương và Đức Thánh Cha Phanxicô đã thảo luận, chúng tôi đã có thể tiến đạt một bước tiến rồi. Ngày nay, người ta nói nhiều về ‘cùng tồn tại và khoan dung’, nhưng như Đức vua nhận xét thì sự khoan dung có vẻ như bị thụt lùi!
ĐTGM Lopez Romero nói: Tôi đã chia sẻ điều này là đã một năm, chúng ta phải tiến đạt được tình bạn, hiểu biết lẫn nhau và làm phong phú cho nhau: để cùng nhau xây dựng tình huynh đệ phổ quát bắt đầu từ chính chúng ta. Chúng ta phải thực hiện một bước nhảy vọt về phẩm trong cuộc đối thoại giữa hai tôn giáo Hồi giáo - Kitô giáo: Tôi không rõ liệu chúng ta có thể làm được hay không, nhưng đó là việc chúng ta phải bắt đầu trong thời điểm này.
Di dân
Giải quyết vấn đề di dân, Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói, di cư là một quyền của người dân và Ngài đã sử dụng bốn từ ngữ để mô tả thái độ đúng đắn của các quốc gia tiếp nhận đó là: Chấp nhận, bảo vệ, thúc đẩy và hội nhập.
Đức Tổng Giám Mục Lopez Romero lưu ý về những thay đổi cần phải được thực hiện trong vấn đề này là Ccúng ta phải mở lòng mình ra, mở trái tim mình ra... Chúng ta cần thay đổi luật thương mại quốc tế, hệ thống kinh tế, hầu mọi người có thể vui sống ngay chính tại đất nước của mình, chứ không cần phải rời bỏ quê cha đất tổ của họ vì chiến tranh hay vì kinh tế. Di cư là một quyền lợi, nhưng nó phải được thực hiện trong trật tự, tôn trọng quyền con người.
Phát triển
Nói chuyện với các linh mục tu sĩ của Giáo phận Rabat, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ về sự phát triển tôn trọng tự do tín ngưỡng qua tiến trình thuyết phục và tranh luận – điểm này còn là điều bất hợp pháp ở Morocco, nơi phần lớn dân số là Hồi giáo.
Đức Thánh Cha nhìn nhận rằng các Kitô hữu Ma-rốc chưa có được đặc quyền này. Đức Tổng Giám Mục Lopez Romero giải thích đây cũng là nguyên do tại sao ĐTC đã đắn đo trước các ngôn từ của Ngài một cách cẩn thận trong bài phát biểu của mình.
Nhiều người Kitô hữu không hiểu được khía cạnh này: Giáo hội không muốn thăng tiến! Đức Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI đã nói: Mục tiêu của chúng ta không phải là để gia tăng con số tín hữu trong Giáo hội: Mục tiêu của chúng ta là xây dựng Vương quốc của Thiên Chúa trong hòa bình phát triển, nơi ắp đầy tình huynh đệ, tôn trọng cuộc sống, dạt dào yêu thương và là nơi chân lý được hiển trị.
Đức Thánh Cha tới Đền Thờ Đức Bà Cả để tạ ơn Đức Mẹ
Thanh Quảng sdb
18:40 01/04/2019
Đức Thánh Cha tới Đền Thờ Đức Bà Cả để tạ ơn Đức Mẹ
Lúc 17g ngày Chúa Nhật 31 tháng Ba, đã có nghi thức tiễn biệt tại phi trường quốc tế Salé của Rabat. Lúc 17:15, máy bay đã cất cánh đưa ngài trở về Roma. Đức Thánh Cha đã về đến phi trường Ciampino lúc 21:30.
Ngay sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Đền Thờ Đức Bà Cả.
Đức Thánh Cha đã mang một bó hoa đến đặt trước ảnh "Salus Populi Romani" - Đức Bà Là Phần Rỗi Của Dân Rôma. Đây là một ảnh Đức Mẹ bồng Chúa Hài Nhi theo phong thái nghệ thuật Byzantine được đặt trong nhà nguyện Thánh Phaolô của Vương Cung Thánh Đường.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã giữ truyền thống thăm ảnh Đức Mẹ trước và sau mỗi chuyến tông du của ngài.
Ngay sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Đền Thờ Đức Bà Cả.
Đức Thánh Cha đã mang một bó hoa đến đặt trước ảnh "Salus Populi Romani" - Đức Bà Là Phần Rỗi Của Dân Rôma. Đây là một ảnh Đức Mẹ bồng Chúa Hài Nhi theo phong thái nghệ thuật Byzantine được đặt trong nhà nguyện Thánh Phaolô của Vương Cung Thánh Đường.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã giữ truyền thống thăm ảnh Đức Mẹ trước và sau mỗi chuyến tông du của ngài.
Người đưa Trump vào Tòa Bạch Ốc vừa ca tụng vừa chỉ trích Đức Phanxicô
Vũ Văn An
18:58 01/04/2019
Ai cũng biết Steve Bannon là chiến lược gia đã thành công đưa Donald Trump vào ngồi ở Tòa Bạch Ốc, trong khi toàn bộ tháp ngà Hoa Kỳ tin rằng ông này không thể xứng đáng vào ngồi ở đấy được, không đời nào. Và ai cũng biết, khi Donald Trump chưa ấm chỗ ngồi ở Tòa Bạch Ốc, thì Steve Bannon đã rời khỏi đấy. Chẳng ai hay sau đó, ông ta làm gì. Bẵng đi một thời gian, theo Elise Harris và John L. Allen, nay ông ta tái xuất giang hồ mà lại tái xuất giang hồ ở một nơi rất lạ, đó là kinh thành muôn thuở Rôma. Và điều ông dự định làm còn lạ lùng hơn nữa: ông ta muốn “thách thức Đức Giáo Hoàng về nhiều mặt, Bannon muốn huấn luyện các dũng sĩ giác đấu” (xem Crux, Challenging pope on multiple fronts, Bannon wants to train gladiators).
Bài báo của hai ký giả trên, tuy viết vào ngày 1 tháng 4, nhưng không hề là một “poisson d’Avril” (cá tháng 4). Theo họ, giả sử bạn là kiểu người Công Giáo bảo thủ, thất vọng với Đức Giáo Hoàng Phanxicô về nhiều vấn đề, không chỉ là việc ngài xử lý cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng mà còn là thỏa thuận bổ nhiệm các giám mục với Trung Quốc Cộng sản, liên tục phê phán các phong trào dân túy và duy quốc gia, nhiệt tình hỗ trợ quyền của người nhập cư, và v.v...
Nếu vậy, điều đó ít nhiều đặt bạn vào cùng một chiếc thuyền với Steve Bannon, kiến trúc sư của việc đưa Donald Trump lên nắm quyền, và giờ đây, Bannon có một đề xuất cho bạn: nghĩ sao về việc dành một năm cho học viện mới của ông ta ở Ý, với mục đích ra trường thành một dũng sĩ giác đấu để bảo vệ nền văn minh Do Thái Kitô giáo?
Bannon ở Rome hồi cuối tháng 3, một phần để chuẩn bị cho một chương trình thí nghiệm vào mùa thu này đặt tại một đan viện trung cổ ở Trisulti, khoảng một giờ lái xe ở bên ngoài Rome. Ông nói với Crux ngày 30 tháng 3 rằng ông hy vọng phiên bản đầy đủ của viện, với khoảng 100 sinh viên và giảng viên bổ sung, sẽ mở cửa vào năm 2020.
Ông nói “Toàn bộ khái niệm dũng sĩ giác đấu là tính một tâm một trí về nó. Các dũng sĩ giác đấu không chỉ lo kỹ thuật hoặc thể chất hoặc lòng can đảm, điều lớn lao nhất của họ là tính một tâm một trí (single-mindedness)”
Ông đoan hứa rằng “Học viện mới của ông sẽ giúp bạn hiểu tất cả nội dung tại sao nền văn minh này, nền văn hóa này lại đặc biệt, điều gì làm nó đặc biệt - từ việc hiểu Cựu Ước và nguồn gốc của nó trong Do Thái giáo và mọi điều về luật pháp, cho đến mọi điều thuộc thời hiện đại”, cùng với khả năng bảo vệ di sản đó trong một nền văn hóa ồn ào và đối kháng.
Ai là người tài trợ?
Ông nói: “Thật không may, ngay bây giờ, việc tài trợ cho viện này phát xuất từ Steven K. Bannon”; nhưng ông tin tưởng rằng, “chúng tôi sẽ có một số người Công Giáo khá nổi tiếng chịu bỏ tiền vào”.
Mặc dù Bannon minh xác rằng phạm vi của học viện mới không chỉ nhằm phản ứng chống lại nghị trình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong cuộc trò chuyện với Crux, ông không tránh né nhiều chỉ trích đối với vị giáo hoàng này về ba mặt trận khác nhau: Vụ tai tiếng lạm dụng, Trung Quốc và chủ nghĩa dân túy.
Bannon dự đoán rằng nếu không có sự can thiệp mạnh mẽ, toàn bộ Giáo Hội Công Giáo Mỹ có thể kết cục sẽ khánh tận sau 10 năm, sau khi bị truy tố theo các đạo luật RICO (1) mà thoạt đầu được thiết kế để chống tội phạm có tổ chức.
Ông nói “rõ ràng là điều này sẽ kết thúc trong nước mắt”.
“Họ sẽ bắt đầu đối xử với Giáo hội như một đám cướp (mob)... đạo luật RICO được thiết lập để họ có thể lấy tài sản ngay lập tức, bắt đầu tiền tệ hóa các tài sản đó và ban phát cho bất cứ ai. Các nạn nhân và những luật sư này sẽ cày trên đỉnh tài khoản này”.
Để ngăn chặn điều đó, Bannon đã đề nghị thành lập một số ban hoặc hội đồng mới cho phép giáo dân có trình độ xử lý các cuộc đàm phán thay mặt cho Giáo hội để cố gắng bảo vệ các tài sản.
Ông nói, “nó gần giống như một vụ tiền phá sản. Bạn cần các chuyên gia, bạn cần hàng ngũ giáo dân, bạn cần những người siêng năng cần mẫn và bắt đầu tham gia các cuộc thương lượng hoặc bất cứ điều gì, để bảo đảm rằng về mặt tài chính, điều này không vượt quá tầm kiểm soát”.
Điều đáng chú ý, một trong những nhân vật phân cực chính trị lớn nhất của Mỹ lại đã nhấn mạnh rằng một nỗ lực như vậy sẽ phải mang tính phi chính trị.
Bannon cho hay: “nó phải do từ người bảo thủ, duy truyền thống, người Công Giáo tham dự thánh lễ Latinh tới người tiến bộ nhất. Chúng ta phải đặt chính trị của Giáo hội sang một bên và đến với nhau, giúp đỡ và làm việc với hàng giáo sĩ, hàng giáo phẩm”.
Bannon cho biết ông có can dự vào đợt tai tiếng mới nhất - đặc biệt là những vụ liên quan đến Theodore McCarrick, cựu Hồng Y và hiện là cựu linh mục bị buộc tội về hàng loạt các hành vi lạm dụng và hư đốn về tình dục, và Hồng Y Donald Wuerl, người đã từ chức khỏi tòa Washington sau khi bị chỉ trích trong một báo cáo của đại bồi thẩm đoàn Pennsylvania về việc xử lý các trường hợp lạm dụng.
Bannon cho hay “tôi là gã đã đưa McCarrick và [Hồng Y Donald] Wuerl vào Phòng Bầu dục”.
Ông nói: “Theo truyền thống, vị Hồng Y của tổng giáo phận Washington gặp tổng thống trong tuần lễ đầu tiên cầm quyền. Wuerl là vị đó nhưng cả hai đều muốn đến, và tôi là người đặt họ vào lịch trình, dẫn họ vào phòng bầu dục, ngồi ở đó, v.v. Trump chào họ và dành một giờ với họ”.
Bannon nói: “bạn cảm thấy như, chà, ước chi mình cũng được ngẩng cao đầu! Bây giờ, tôi cảm thấy thật ngu ngốc, nhưng đó là nơi nhiều giáo dân nên có mặt”.
Về Trung Quốc, Bannon thậm chí còn nhấn mạnh hơn rằng Đức Phanxicô đang đi sai đường.
Ông nói “Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Quốc vụ khanh đã ký một thỏa thuận với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc không phải là nhân dân Trung Quốc... đây là nhóm cán bộ cực đoan của Chủ tịch Tập Cận Bình và các tay đao phủ của ông ta, một chế độ độc tài toàn trị mà tập chú số một trong việc theo đuổi quyền kiểm soát của họ về căn bản là việc tiêu diệt các tôn giáo”.
Bannon cho rằng “Có một diễn trình trong thỏa thuận đó... dẫn đến mối liên hệ ngoại giao đầy đủ giữa Vatican và Đảng Cộng sản Trung Quốc, và điều này đã ném Hồng Kông, ném Đài Loan, ném một trăm triệu người Công Giáo dưới gầm xe buýt. Điều này thái quá. Bạn không thể làm thế”.
Bannon bày tỏ sự thất vọng khi các chi tiết của thỏa thuận được ký vào tháng 9 năm ngoái giữa Vatican và Trung Quốc để qui định việc lựa chọn giám mục đã không được tiết lộ; ông nhấn mạnh rằng Vatican có nghĩa vụ trong tư cách người ký tên vào Công ước Vienna năm 1961 là công ước qui định các liên hệ ngoại giao để tránh các thỏa thuận bí mật.
Bannon cho biết ông đã thành lập một quĩ “Thượng tôn pháp luật” trị giá 100 triệu đô la, được tài trợ bởi các tỷ phú Trung Quốc bỏ nước ra đi, và ông có thể sử dụng một số tiền mặt của quĩ đó để tài trợ cho một vụ kiện đòi Vatican phải tuân theo các điều khoản của công ước.
Ông nói “Họ là một bên ký kết một thỏa thuận cấm những gì nó đã làm. Điều rất cụ thể là bạn không thể làm những gì họ đã làm”; ông cho biết thêm nơi kiện có thể là New York, nơi đặt trụ sở của Liên Hợp Quốc - mặc dù, ông nhấn mạnh, ông thích có được một thỏa thuận nhờ thuyết phục hơn là kiện tụng.
Về những người theo chủ nghĩa dân túy ngày nay trong nền chính trị hoàn cầu - từ Trump ở Hoa Kỳ đến Salvini ở Ý, cũng như tổng thống mới của Brazil, Jair Bolsonaro - Bannon nhấn mạnh rằng Đức Phanxicô cần ngưng việc chỉ tay vào họ.
Ông nói “điều vị giáo hoàng và những người xung quanh ngài đang làm là liên tục nhắm riêng những gã xấu này, đây là chỗ mọi vấn đề phát xuất, điều này sẽ chỉ dẫn đến thảm họa. Tôi nghĩ điều đó phải dừng lại”.
Cuối cùng, Bannon cho biết từ lâu ông vẫn ngỡ ngàng trước một sự tương đồng nào đó giữa ông xếp cũ của ông, là Donald Trump, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Bannon cho hay “Ngài và ông Trump ở cùng một bình diện. Ngài tung tin mỗi ngày, và cũng rất tinh vi. Ngài biết chính xác phải làm thế nào để chiếm hàng tin đầu. Họ rất giống nhau... họ là những con chồn mật (honey badgers)”.
Nhưng tận đáy lòng, Bannon vẫn là một người Công Giáo rất cổ điển ở chỗ ông không thể không yêu kính vị giáo hoàng hiện đang ngồi trên tòa Phêrô. Bất luận người Công Giáo nghĩ gì về ngài, nhưng nói đến vị giáo hoàng của họ, nhất là trước mặt người khác, họ chỉ có thể dấy lên một niềm yêu thương man mát. Bannon cũng thế, vì ở cuối bài báo, hai ký giả trên cho hay: “Bannon cho biết: Đức Phanxicô là một nhà tranh đấu và tôi rất ngưỡng mộ rất nhiều thứ (nơi ngài)”.
(1) RICO viết tắt của Đạo luật Racketeer Influenced and Corrupt Organizations Act, ban hành năm 1970, nhằm kiểm soát tội phạm có tổ chức tại Hoa Kỳ.
Họp báo công bố Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên Vive Cristo
Đặng Tự Do
21:07 01/04/2019
Sáng thứ Ba, ngày 2 tháng 4 năm 2019, lúc 11:30 sáng, tại Hội trường Gioan Phaolô II của Phòng Báo chí Tòa thánh, một cuộc họp báo được tổ chức để trình bày về những điểm chính trong Tông huấn “Vive Cristo, esperanza nuestra”, thành quả của Thượng Hội Đồng Giám Mục Khóa XV về chủ đề Giới trẻ, Đức tin và sự Phân định Ơn gọi (từ 3 đến 28 tháng 10 năm 2018).
Các diễn giả gồm có:
- Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục;
- Đức Cha Fabio Fabene, Phó Tổng Thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục;
- Tiến sĩ Paolo Ruffini, Tổng trưởng Bộ Truyền thông Tòa thánh;
- Bà Laphidil Oppong Twumasi, Trưởng nhóm Thanh niên Cộng đồng Ghana tại Giáo phận Vicenza;
- Ông Alessio Piroddi Lorrai, giáo viên trung học (Giáo phận Rome).
Trước cuộc họp báo, các ký giả được Tòa Thánh công nhận đã nhận được văn bản của Tông huấn và bản tóm tắt bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau từ 8 giờ sáng Thứ Ba ngày 2 tháng 4 năm 2019.
Như thường lệ, các cuộc họp báo được tổ chức tại Hội trường Gioan Phaolô II đều được phát trực tiếp video và âm thanh trên kênh YouTube của Vatican, địa chỉ https://www.youtube.com/vaticannews.
Tưởng cũng nên nhắc lại, hôm thứ Hai 25 tháng Ba, Lễ Thiên thần Truyền tin cho Đức Bà Maria, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dùng trực thăng để bay đến Đền Thánh Đức Mẹ Loreto cách Vatican 280km về phía Đông Bắc.
Tại đây, lúc 9g45, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ trong Nhà Thánh. Kết thúc Thánh lễ, Đức Thánh Cha đã ký Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, có tên là “Vive Cristo, esperanza nuestra”, có nghĩa là “Chúa Kitô hằng sống, niềm hy vọng của chúng ta”.
Source:Holy See Press Office Avviso di Conferenza Stampa, 01.04.2019
Các diễn giả gồm có:
- Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục;
- Đức Cha Fabio Fabene, Phó Tổng Thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục;
- Tiến sĩ Paolo Ruffini, Tổng trưởng Bộ Truyền thông Tòa thánh;
- Bà Laphidil Oppong Twumasi, Trưởng nhóm Thanh niên Cộng đồng Ghana tại Giáo phận Vicenza;
- Ông Alessio Piroddi Lorrai, giáo viên trung học (Giáo phận Rome).
Trước cuộc họp báo, các ký giả được Tòa Thánh công nhận đã nhận được văn bản của Tông huấn và bản tóm tắt bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau từ 8 giờ sáng Thứ Ba ngày 2 tháng 4 năm 2019.
Như thường lệ, các cuộc họp báo được tổ chức tại Hội trường Gioan Phaolô II đều được phát trực tiếp video và âm thanh trên kênh YouTube của Vatican, địa chỉ https://www.youtube.com/vaticannews.
Tưởng cũng nên nhắc lại, hôm thứ Hai 25 tháng Ba, Lễ Thiên thần Truyền tin cho Đức Bà Maria, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dùng trực thăng để bay đến Đền Thánh Đức Mẹ Loreto cách Vatican 280km về phía Đông Bắc.
Tại đây, lúc 9g45, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ trong Nhà Thánh. Kết thúc Thánh lễ, Đức Thánh Cha đã ký Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, có tên là “Vive Cristo, esperanza nuestra”, có nghĩa là “Chúa Kitô hằng sống, niềm hy vọng của chúng ta”.
Source:Holy See Press Office
VietCatholic TV
Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ cho các tín hữu Marốc tại thủ đô Rabat
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:11 01/04/2019
Sáng Chúa Nhật 31 tháng Ba, lúc 9:30, Đức Thánh Cha đã viếng thăm trung tâm nông thôn của các dịch vụ xã hội ở Témera.
Sau đó, vào lúc 10:35, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ nam nữ và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô tại nhà thờ chính tòa giáo phận Rabat.
Lúc 12g, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật với mọi người trước khi dùng bữa trưa với đoàn tùy tùng.
Lúc 14:45, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ cho các tín hữu tại Cung thể thao Hoàng Thân Moulay Abdellah ở thủ đô Rabat, cách Tòa Sứ thần Tòa Thánh 8 cây số. Đây là thánh lễ công cộng duy nhất Đức Thánh Cha cử hành tại Marốc.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu.” (Lc 15:20).
Trong câu này, Tin Mừng đưa chúng ta đến trung tâm của dụ ngôn, cho thấy phản ứng của người cha khi thấy sự trở về của con trai mình. Xúc động sâu sắc, ông chạy ra gặp anh trước khi anh về đến nhà. Một đứa con trai được mong đợi từ lâu. Một người cha vui mừng khi thấy anh ta trở về.
Đó không phải là lần duy nhất người cha chạy đi chạy lại. Niềm vui của ông sẽ không trọn vẹn nếu không có sự hiện diện của người con trai cả. Thế nên, ông bắt đầu đi tìm anh và mời anh tham gia vào các tiệc mừng (xem câu 28). Nhưng người con trai cả đã tỏ ra buồn bã trước các tiệc mừng em anh trở về. Anh thấy thật khó thông cảm được niềm vui của cha mình; anh ta không chấp nhận sự trở lại của em mình: “thằng con trai của cha”, đó là cách anh gọi em mình (câu 30.). Đối với anh, người em ấy vẫn lạc mất, vì nó đã lạc mất trong tim anh.
Khi không sẵn lòng tham gia các tiệc mừng, người con cả không nhìn nhận em mình đã đành, anh ta cũng không nhìn nhận cả cha mình nữa. Anh thà là một đứa trẻ mồ côi hơn là một người anh. Anh thích sự cô lập hơn sự gặp gỡ, thích cay đắng hơn vui mừng. Không chỉ không thể hiểu hay tha thứ cho người em, anh ta cũng không thể chấp nhận một người cha có khả năng tha thứ, sẵn sàng kiên nhẫn chờ đợi, tin tưởng và tiếp tục tìm kiếm, kẻo có ai đó bị bỏ rơi. Tắt một lời, đó là một người cha có khả năng thương cảm.
Ở ngưỡng cửa của ngôi nhà đó, chúng ta thấy thấp thoáng một cái gì đó trong mầu nhiệm nhân loại chúng ta. Một bên, là tiệc mừng người con đã mất và nay được tìm thấy; và một bên, là cảm giác bị phản bội và phẫn nộ trước tiệc mừng đánh dấu sự trở lại của người đó. Một bên, là sự chào đón dành cho người con trai đã trải qua khổ đau và thương tích, thậm chí đến mức khao khát được ăn cám ném vào cho lợn; và một bên là sự cáu kỉnh và tức giận đối với cái ôm dành cho một người đã chứng tỏ mình không xứng đáng được như vậy.
Những gì chúng ta thấy ở đây một lần nữa là sự căng thẳng mà chúng ta trải nghiệm trong xã hội và trong cộng đồng của chúng ta, và thậm chí trong chính trái tim của chúng ta. Một sự căng thẳng sâu thẳm trong chúng ta kể từ thời Cain và Abel. Chúng ta được mời gọi để đối đầu với nó và xem nó là gì. Bởi vì chúng ta cũng đặt câu hỏi: “Ai là người có quyền ở lại giữa chúng ta, có quyền ngồi đồng bàn với chúng ta và tham dự các cuộc họp của chúng ta, trong các hoạt động và những mối quan tâm của chúng ta, trong các quảng trường của chúng ta và trong các thành phố của chúng ta?” Câu hỏi liên quan đến vụ giết người dường như không ngừng trở lại: “Tôi có phải là người giữ em tôi đâu? “(x St. 4: 9).
Trước ngưỡng cửa của ngôi nhà đó, chúng ta có thể thấy sự chia rẽ và xung đột của chính mình, thái độ hiếu chiến và các cuộc xung đột luôn luôn tìm cách len lỏi trước thềm những lý tưởng cao đẹp của chúng ta, những nỗ lực của chúng ta để xây dựng một xã hội huynh đệ, nơi mỗi người có thể trải nghiệm ngay cả lúc này đây phẩm giá là con cái Chúa.
Tuy nhiên, ở ngưỡng cửa của ngôi nhà đó, chúng ta cũng sẽ thấy tất cả sự rạng ngời tỏ tường trong mong muốn, vô điều kiện và không có ngoại lệ, của người cha sao cho tất cả con cái mình được chia sẻ trong niềm vui của mình, sao cho không ai phải sống trong những điều kiện vô nhân đạo, như đứa con trai nhỏ của ông đã phải chịu, hay phải mồ côi, xa cách và cay đắng như người con cả. Trái tim Cha mong muốn tất cả những người nam nữ đều được cứu rỗi và nhận biết sự thật (1 Tim 2: 4).
Đúng là nhiều tình huống có thể thúc đẩy sự phân chia và xung đột, trong khi lại có những tình huống khác có thể đẩy đưa chúng ta đến chỗ đối đầu và đối kháng. Đó là điều chúng ta không thể phủ nhận. Thông thường, chúng ta bị cám dỗ để tin rằng thù hận và trả thù là những cách thế hợp pháp để bảo đảm công lý nhanh chóng và hiệu quả được thực hiện. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho chúng ta biết rằng thù hận, chia rẽ và trả thù chỉ thành công trong việc giết chết linh hồn của người dân chúng ta, đầu độc hy vọng của con cái chúng ta, cũng như phá hủy và quét sạch mọi thứ chúng ta ấp ủ.
Vì thế, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta dừng lại và chiêm ngưỡng tấm lòng của Cha chúng ta. Chỉ từ tầm nhìn đó, chúng ta mới có thể thừa nhận một lần nữa rằng chúng ta là anh chị em với nhau. Chỉ khi dựa trên chân trời rộng lớn đó, chúng ta mới có thể vượt qua những lối suy nghĩ thiển cận và gây chia rẽ của chúng ta, và nhìn mọi thứ theo những cách thế không đánh giá thấp sự khác biệt của chúng ta nhân danh một sự thống nhất bắt buộc, hoặc lặng lẽ gạt người khác ra ngoài lề. Chỉ khi chúng ta có thể hướng mắt nhìn lên thiên đàng mỗi ngày và nói “Lạy Cha chúng con”, chúng ta mới có thể trở thành một phần của một tiến trình có thể giúp chúng ta thấy mọi sự rõ ràng và thoát được nguy cơ sống như kẻ thù với nhau, nhưng như những anh chị em với nhau.
“Tất cả những gì của cha là của con” (Lc 15:31), đó là lời người cha nói với người con cả của ông. Người cha ấy không nói quá nhiều về sự giàu có vật chất, cho bằng việc chia sẻ trong tình yêu và lòng trắc ẩn của chính ông. Đây là di sản và sự giàu có lớn nhất của một Kitô hữu. Thay vì tự đo lường hoặc phân loại bản thân theo các tiêu chí đạo đức, xã hội, dân tộc hoặc tôn giáo khác nhau, chúng ta phải có thể nhận ra rằng tồn tại một tiêu chí khác, một tiêu chí mà không ai có thể lấy đi hoặc phá hủy được vì đó thuần túy là một ơn sủng. Đó là nhận thức rằng chúng ta là những con cái yêu dấu, những người mà Cha đang chờ đợi và cử mừng.
Chúa Cha phán: “Tất cả những gì của cha là của con”, bao gồm cả khả năng trắc ẩn của Cha. Chúng ta đừng rơi vào sự cám dỗ giản lược sự thật chúng ta là những con cái của Ngài thành một vấn đề về các lề luật và quy tắc, các bổn phận và những điều phải tuân giữ. Bản sắc của chúng ta và sứ mệnh của chúng ta sẽ không nảy sinh từ các hình thái của chủ nghĩa duy ý chí, chủ nghĩa duy lề luật, chủ nghĩa tương đối hay chủ nghĩa cực đoan, mà là từ việc là các tín hữu hàng ngày cầu xin với lòng khiêm nhường và bền đỗ: “Xin cho Nước Cha trị đến!”
Dụ ngôn Tin Mừng để lại cho chúng ta một kết thúc mở ngỏ. Chúng ta thấy người cha yêu cầu người con cả đi vào và chia sẻ tiệc mừng của lòng thương xót. Tác giả Tin Mừng không nói gì về quyết định của người con cả. Anh ta có tham gia bữa tiệc không? Chúng ta có thể tưởng tượng rằng kết thúc mở này sẽ được viết bởi mỗi cá nhân và cộng đồng. Chúng ta có thể hoàn thành câu chuyện này qua cách chúng ta sống, cách chúng ta nhìn người khác và cách chúng ta đối xử với người lân cận của chúng ta. Người Kitô hữu biết rằng trong nhà của Cha có nhiều phòng: những người duy nhất đứng bên ngoài là những người quyết định không chia sẻ niềm vui của mình.
Anh chị em thân mến, tôi muốn cảm ơn anh chị em vì cách mà anh chị em làm chứng cho Tin Mừng về lòng thương xót ở vùng đất này. Cảm ơn anh chị em đã nỗ lực để làm cho mỗi cộng đồng của anh chị em trở thành một ốc đảo của lòng thương xót. Tôi khuyến khích anh chị em tiếp tục để cho văn hóa của lòng thương xót phát triển, một nền văn hóa trong đó không ai nhìn người khác với thái độ thờ ơ, hoặc đảo mắt sang hướng khác trước nỗi đau khổ của họ (xem Misericordia et Misera – Tông thư Lòng Thương Xót và Nỗi Khốn Cùng, 20). Hãy gần gũi với những người bé nhỏ và nghèo hèn, và với tất cả những ai bị từ chối, bị bỏ rơi và không ai đoái hoài đến. Hãy tiếp tục là một dấu chỉ của vòng tay yêu thương của Cha.
Cầu xin Đấng Giàu Lòng Thương Xót Và Trắc Ẩn - như anh chị em Hồi giáo của chúng ta thường cầu khẩn Ngài - củng cố anh chị em và làm cho công việc yêu thương của anh chị em trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết.
Source:Libreria Editrice Vaticana SANTA MESSA OMELIA DEL SANTO PADRE FRANCESCO Complesso Sportivo Principe Moulay Abdellah (Rabat) Domenica, 31 marzo 2019
Sau đó, vào lúc 10:35, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ nam nữ và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô tại nhà thờ chính tòa giáo phận Rabat.
Lúc 12g, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật với mọi người trước khi dùng bữa trưa với đoàn tùy tùng.
Lúc 14:45, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ cho các tín hữu tại Cung thể thao Hoàng Thân Moulay Abdellah ở thủ đô Rabat, cách Tòa Sứ thần Tòa Thánh 8 cây số. Đây là thánh lễ công cộng duy nhất Đức Thánh Cha cử hành tại Marốc.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu.” (Lc 15:20).
Trong câu này, Tin Mừng đưa chúng ta đến trung tâm của dụ ngôn, cho thấy phản ứng của người cha khi thấy sự trở về của con trai mình. Xúc động sâu sắc, ông chạy ra gặp anh trước khi anh về đến nhà. Một đứa con trai được mong đợi từ lâu. Một người cha vui mừng khi thấy anh ta trở về.
Đó không phải là lần duy nhất người cha chạy đi chạy lại. Niềm vui của ông sẽ không trọn vẹn nếu không có sự hiện diện của người con trai cả. Thế nên, ông bắt đầu đi tìm anh và mời anh tham gia vào các tiệc mừng (xem câu 28). Nhưng người con trai cả đã tỏ ra buồn bã trước các tiệc mừng em anh trở về. Anh thấy thật khó thông cảm được niềm vui của cha mình; anh ta không chấp nhận sự trở lại của em mình: “thằng con trai của cha”, đó là cách anh gọi em mình (câu 30.). Đối với anh, người em ấy vẫn lạc mất, vì nó đã lạc mất trong tim anh.
Khi không sẵn lòng tham gia các tiệc mừng, người con cả không nhìn nhận em mình đã đành, anh ta cũng không nhìn nhận cả cha mình nữa. Anh thà là một đứa trẻ mồ côi hơn là một người anh. Anh thích sự cô lập hơn sự gặp gỡ, thích cay đắng hơn vui mừng. Không chỉ không thể hiểu hay tha thứ cho người em, anh ta cũng không thể chấp nhận một người cha có khả năng tha thứ, sẵn sàng kiên nhẫn chờ đợi, tin tưởng và tiếp tục tìm kiếm, kẻo có ai đó bị bỏ rơi. Tắt một lời, đó là một người cha có khả năng thương cảm.
Ở ngưỡng cửa của ngôi nhà đó, chúng ta thấy thấp thoáng một cái gì đó trong mầu nhiệm nhân loại chúng ta. Một bên, là tiệc mừng người con đã mất và nay được tìm thấy; và một bên, là cảm giác bị phản bội và phẫn nộ trước tiệc mừng đánh dấu sự trở lại của người đó. Một bên, là sự chào đón dành cho người con trai đã trải qua khổ đau và thương tích, thậm chí đến mức khao khát được ăn cám ném vào cho lợn; và một bên là sự cáu kỉnh và tức giận đối với cái ôm dành cho một người đã chứng tỏ mình không xứng đáng được như vậy.
Những gì chúng ta thấy ở đây một lần nữa là sự căng thẳng mà chúng ta trải nghiệm trong xã hội và trong cộng đồng của chúng ta, và thậm chí trong chính trái tim của chúng ta. Một sự căng thẳng sâu thẳm trong chúng ta kể từ thời Cain và Abel. Chúng ta được mời gọi để đối đầu với nó và xem nó là gì. Bởi vì chúng ta cũng đặt câu hỏi: “Ai là người có quyền ở lại giữa chúng ta, có quyền ngồi đồng bàn với chúng ta và tham dự các cuộc họp của chúng ta, trong các hoạt động và những mối quan tâm của chúng ta, trong các quảng trường của chúng ta và trong các thành phố của chúng ta?” Câu hỏi liên quan đến vụ giết người dường như không ngừng trở lại: “Tôi có phải là người giữ em tôi đâu? “(x St. 4: 9).
Trước ngưỡng cửa của ngôi nhà đó, chúng ta có thể thấy sự chia rẽ và xung đột của chính mình, thái độ hiếu chiến và các cuộc xung đột luôn luôn tìm cách len lỏi trước thềm những lý tưởng cao đẹp của chúng ta, những nỗ lực của chúng ta để xây dựng một xã hội huynh đệ, nơi mỗi người có thể trải nghiệm ngay cả lúc này đây phẩm giá là con cái Chúa.
Tuy nhiên, ở ngưỡng cửa của ngôi nhà đó, chúng ta cũng sẽ thấy tất cả sự rạng ngời tỏ tường trong mong muốn, vô điều kiện và không có ngoại lệ, của người cha sao cho tất cả con cái mình được chia sẻ trong niềm vui của mình, sao cho không ai phải sống trong những điều kiện vô nhân đạo, như đứa con trai nhỏ của ông đã phải chịu, hay phải mồ côi, xa cách và cay đắng như người con cả. Trái tim Cha mong muốn tất cả những người nam nữ đều được cứu rỗi và nhận biết sự thật (1 Tim 2: 4).
Đúng là nhiều tình huống có thể thúc đẩy sự phân chia và xung đột, trong khi lại có những tình huống khác có thể đẩy đưa chúng ta đến chỗ đối đầu và đối kháng. Đó là điều chúng ta không thể phủ nhận. Thông thường, chúng ta bị cám dỗ để tin rằng thù hận và trả thù là những cách thế hợp pháp để bảo đảm công lý nhanh chóng và hiệu quả được thực hiện. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho chúng ta biết rằng thù hận, chia rẽ và trả thù chỉ thành công trong việc giết chết linh hồn của người dân chúng ta, đầu độc hy vọng của con cái chúng ta, cũng như phá hủy và quét sạch mọi thứ chúng ta ấp ủ.
Vì thế, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta dừng lại và chiêm ngưỡng tấm lòng của Cha chúng ta. Chỉ từ tầm nhìn đó, chúng ta mới có thể thừa nhận một lần nữa rằng chúng ta là anh chị em với nhau. Chỉ khi dựa trên chân trời rộng lớn đó, chúng ta mới có thể vượt qua những lối suy nghĩ thiển cận và gây chia rẽ của chúng ta, và nhìn mọi thứ theo những cách thế không đánh giá thấp sự khác biệt của chúng ta nhân danh một sự thống nhất bắt buộc, hoặc lặng lẽ gạt người khác ra ngoài lề. Chỉ khi chúng ta có thể hướng mắt nhìn lên thiên đàng mỗi ngày và nói “Lạy Cha chúng con”, chúng ta mới có thể trở thành một phần của một tiến trình có thể giúp chúng ta thấy mọi sự rõ ràng và thoát được nguy cơ sống như kẻ thù với nhau, nhưng như những anh chị em với nhau.
“Tất cả những gì của cha là của con” (Lc 15:31), đó là lời người cha nói với người con cả của ông. Người cha ấy không nói quá nhiều về sự giàu có vật chất, cho bằng việc chia sẻ trong tình yêu và lòng trắc ẩn của chính ông. Đây là di sản và sự giàu có lớn nhất của một Kitô hữu. Thay vì tự đo lường hoặc phân loại bản thân theo các tiêu chí đạo đức, xã hội, dân tộc hoặc tôn giáo khác nhau, chúng ta phải có thể nhận ra rằng tồn tại một tiêu chí khác, một tiêu chí mà không ai có thể lấy đi hoặc phá hủy được vì đó thuần túy là một ơn sủng. Đó là nhận thức rằng chúng ta là những con cái yêu dấu, những người mà Cha đang chờ đợi và cử mừng.
Chúa Cha phán: “Tất cả những gì của cha là của con”, bao gồm cả khả năng trắc ẩn của Cha. Chúng ta đừng rơi vào sự cám dỗ giản lược sự thật chúng ta là những con cái của Ngài thành một vấn đề về các lề luật và quy tắc, các bổn phận và những điều phải tuân giữ. Bản sắc của chúng ta và sứ mệnh của chúng ta sẽ không nảy sinh từ các hình thái của chủ nghĩa duy ý chí, chủ nghĩa duy lề luật, chủ nghĩa tương đối hay chủ nghĩa cực đoan, mà là từ việc là các tín hữu hàng ngày cầu xin với lòng khiêm nhường và bền đỗ: “Xin cho Nước Cha trị đến!”
Dụ ngôn Tin Mừng để lại cho chúng ta một kết thúc mở ngỏ. Chúng ta thấy người cha yêu cầu người con cả đi vào và chia sẻ tiệc mừng của lòng thương xót. Tác giả Tin Mừng không nói gì về quyết định của người con cả. Anh ta có tham gia bữa tiệc không? Chúng ta có thể tưởng tượng rằng kết thúc mở này sẽ được viết bởi mỗi cá nhân và cộng đồng. Chúng ta có thể hoàn thành câu chuyện này qua cách chúng ta sống, cách chúng ta nhìn người khác và cách chúng ta đối xử với người lân cận của chúng ta. Người Kitô hữu biết rằng trong nhà của Cha có nhiều phòng: những người duy nhất đứng bên ngoài là những người quyết định không chia sẻ niềm vui của mình.
Anh chị em thân mến, tôi muốn cảm ơn anh chị em vì cách mà anh chị em làm chứng cho Tin Mừng về lòng thương xót ở vùng đất này. Cảm ơn anh chị em đã nỗ lực để làm cho mỗi cộng đồng của anh chị em trở thành một ốc đảo của lòng thương xót. Tôi khuyến khích anh chị em tiếp tục để cho văn hóa của lòng thương xót phát triển, một nền văn hóa trong đó không ai nhìn người khác với thái độ thờ ơ, hoặc đảo mắt sang hướng khác trước nỗi đau khổ của họ (xem Misericordia et Misera – Tông thư Lòng Thương Xót và Nỗi Khốn Cùng, 20). Hãy gần gũi với những người bé nhỏ và nghèo hèn, và với tất cả những ai bị từ chối, bị bỏ rơi và không ai đoái hoài đến. Hãy tiếp tục là một dấu chỉ của vòng tay yêu thương của Cha.
Cầu xin Đấng Giàu Lòng Thương Xót Và Trắc Ẩn - như anh chị em Hồi giáo của chúng ta thường cầu khẩn Ngài - củng cố anh chị em và làm cho công việc yêu thương của anh chị em trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết.
Source:Libreria Editrice Vaticana
Đức Thánh Cha gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ nam nữ và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô tại Marốc
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:29 01/04/2019
Sáng Chúa Nhật 31 tháng Ba, lúc 9:30, Đức Thánh Cha đã viếng thăm trung tâm nông thôn các dịch vụ xã hội ở Témera.
Sau đó, vào lúc 10:35, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ nam nữ và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô tại nhà thờ chính tòa giáo phận Rabat.
Ngôi nhà thờ này có tên đầy đủ là nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô, tọa lạc tại Quảng trường Golan ở trung tâm thủ đô Rabat. Nhà thờ được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 theo kiến trúc Art Deco. Việc khởi công xây dựng nhà thờ bắt đầu vào năm 1919. Kiến trúc sư trưởng là Adrien Laforgue. Lễ khánh thành diễn ra 2 năm sau đó, tức là năm 1921 và nhà thờ bắt đầu hoạt động vào tháng 11 cùng năm đó. Hai tòa tháp của nhà thờ, nổi bật trên đường chân trời của thủ đô Rabat, đã được thêm vào trong thập niên 1930.
Trong diễn từ với các linh mục, tu sĩ nam nữ và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào tất cả anh chị em!
Tôi rất hạnh phúc khi có cơ hội được ở bên anh chị em. Tôi đặc biệt cảm ơn Cha Germain và Sơ Mary vì những chứng tá của họ. Tôi cũng xin chào các thành viên của Hội đồng Đại kết Các Giáo Hội Kitô, là một dấu chỉ rõ ràng cho sự hiệp thông được cảm nhận ở Marốc giữa các Kitô hữu của những hệ phái khác nhau trên con đường dẫn đến sự hiệp nhất. Kitô hữu là một thiểu số nhỏ ở đất nước này. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của tôi, đây không phải là một vấn đề, mặc dù tôi nhận ra rằng đôi khi nó có thể gây khó khăn cho một số anh chị em. Tình hình của anh chị em làm tôi nhớ đến một câu hỏi của Chúa Giêsu: “Nước Thiên Chúa giống cái gì đây? Tôi phải ví Nước ấy với cái gì?.. . Nước Thiên Chúa giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men”(Lc 13: 18,21). Phỏng theo những lời của Chúa, chúng ta có thể tự hỏi: Kitô hữu giống như điều gì, ở những vùng đất này? Ta phải so sánh họ với điều chi? Họ giống như một nắm men nhỏ mà Giáo Hội Mẹ muốn trộn vào một lượng bột lớn cho đến khi tất cả được dậy men. Vì Chúa Giêsu không chọn chúng ta và phái chúng ta ra đi để trở nên đông đảo hơn! Ngài mời gọi chúng ta đến với một sứ vụ. Ngài đặt chúng ta vào giữa xã hội như một nắm men: men của Các Mối Phúc Thật và tình huynh đệ, theo đó, là Kitô hữu, tất cả chúng ta đều có thể tham gia làm cho Nước Ngài trị đến. Trong bối cảnh này, tôi nhớ lại lời khuyên của Thánh Phanxicô với các anh em ngài khi ngài sai họ đi: “Hãy đi và rao giảng Tin Mừng: và nếu cần thiết, thì dùng cả lời lẽ [mà biện giải]”.
Anh chị em thân mến,
Điều này có nghĩa là sứ mệnh của chúng ta như những người được rửa tội, các linh mục và những người nam nữ tận hiến, không thực sự được xác định bởi số lượng hoặc chiều kích không gian mà chúng ta chiếm giữ, mà là bởi khả năng của chúng ta có thể tạo ra sự thay đổi và đánh thức sự ngạc nhiên và lòng trắc ẩn. Chúng ta làm điều này bằng cách sống như các môn đệ của Chúa Giêsu, ở giữa những người mà chúng ta chia sẻ cuộc sống hàng ngày, niềm vui và nỗi buồn, đau khổ và hy vọng (x. Evangelii Gaudium - Hiến chế Mục vụ Giáo Hội trong thế giới đương đại, 1). Nói cách khác, con đường truyền giáo không phải là con đường chiêu dụ tín đồ. Xin vui lòng nhớ nhé, những nẻo đường này không phải là những con đường chiêu dụ tín đồ! Chúng ta hãy nhớ lại lời Đức Bênêđíctô XVI đã từng nói: “Giáo Hội không phát triển thông qua việc chiêu dụ tín đồ, nhưng bằng sự lôi cuốn, thông qua các chứng tá”. Những nẻo đường truyền giáo không phải là những nẻo đường của chiêu dụ tín đồ, vì những nẻo đường như thế luôn luôn chỉ dẫn đến đường cùng, nhưng những nẻo đường ấy phải là cách chúng ta sống với Chúa Giêsu và với những người khác. Vấn đề không phải là khi chúng ta ít về số lượng, nhưng là khi chúng ta không còn đáng kể nữa, khi muối đã mất đi hương vị của Tin Mừng, hoặc khi ngọn đèn không còn sáng tỏ nữa – đó mới là vấn đề (x. Mt 5: 13-15).
Tôi tin rằng chúng ta nên lo lắng bất cứ khi nào Kitô hữu chúng ta hoang mang bởi ý nghĩ cho rằng chúng ta chỉ có ý nghĩa nếu chúng ta là bột mì, nếu chúng ta chiếm tất cả các không gian. Anh chị em biết rất rõ rằng cuộc sống của chúng ta là nhằm làm “men”, bất cứ nơi nào và với bất cứ ai, chúng ta gặp gỡ, thậm chí cho dù điều này dường như không mang lại lợi ích tỏ tường hoặc ngay lập tức nào (x. Niềm Vui Tin Mừng, 210). Là Kitô hữu không có nghĩa là gắn bó với một đạo lý, hay với một ngôi đền hay với một nhóm sắc tộc nào. Trở thành Kitô hữu liên quan đến một cuộc gặp gỡ, đó là một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta là Kitô hữu bởi vì chúng ta đã được yêu thương và được gặp gỡ, chứ không phải là kết quả của việc chiêu dụ tín đồ. Trở thành Kitô hữu là biết rằng chúng ta đã được tha thứ và biết rằng chúng ta được yêu cầu phải đối xử với người khác như Chúa đối xử với chúng ta. Vì “mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.” (Ga 13:35).
Anh chị em thân mến, khi suy nghĩ về bối cảnh, trong đó anh chị em được kêu gọi để sống ơn gọi nhận được qua bí tích rửa tội, qua thừa tác vụ và cuộc sống thánh hiến của anh chị em, tôi nhớ lại những lời của Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục trong thông điệp Ecclesiam Suam (Giáo Hội Ngài): “Giáo Hội phải tham gia vào cuộc đối thoại với thế giới đang sống. Giáo Hội có những điều muốn nói, một thông điệp muốn đưa ra, những điều muốn thông truyền”(số 65). Nói rằng Giáo Hội phải tham gia đối thoại không phải là nói theo mốt thời thượng. Đối thoại đúng là từ ngữ đang thịnh hành ngày nay, nhưng đó không phải là lý do để đối thoại. Đối thoại ít nhiều cũng là một chiến lược để tăng số thành viên của mình, nhưng không, chúng ta không coi đối thoại như một chiến lược. Giáo Hội phải tham gia đối thoại vì lòng trung thành với Chúa và Thầy của mình, Đấng ngay từ đầu, rung động vì tình yêu, đã muốn tham gia đối thoại như một người bạn và yêu cầu chúng ta bước vào tình huynh đệ với Ngài (x. Dei Verbum – Tông huấn Lời Chúa, 2). Là các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, ngay từ ngày được rửa tội, chúng ta đã được mời gọi trở thành một phần của cuộc đối thoại cứu rỗi và tình huynh đệ này, một cuộc đối thoại mà chúng ta là người đầu tiên được hưởng lợi.
Kitô hữu, ở đây trong những vùng đất này, học cách trở thành một bí tích sống động trong cuộc đối thoại mà Thiên Chúa muốn khởi động với mỗi người nam nữ, bất kể họ ở đâu. Đó là một cuộc đối thoại mà chúng ta được kêu gọi để đón nhận theo gương Chúa Giêsu, Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng (x. Mt 11:29), với tình yêu mãnh liệt và vô vụ lợi, không tính toán và giới hạn, và với niềm tôn trọng tự do của người khác. Theo tinh thần này, chúng ta có thể tìm thấy nơi những người đi trước chúng ta, là những người chỉ đường cho chúng ta, vì qua cuộc sống của họ, họ làm chứng rằng đối thoại là có thể; họ hướng chúng ta đến một “tiêu chuẩn cao” thách thức chúng ta và thúc đẩy chúng ta tiến vào. Làm sao chúng ta có thể không nghĩ đến Thánh Phanxicô thành Assisi, là người khi các cuộc Thập tự chinh đang lên tới cao trào đã đi gặp vua al-Malik al-Kamil? Làm sao chúng ta lại không nghĩ đến Chân Phước Charles de Foucault, là người đã rúng động sâu sắc bởi cuộc sống khiêm tốn và ẩn cư của Chúa Giêsu thành Nagiarét, Đấng mà ngài thầm yêu mến, đến mức muốn trở thành một “người anh em cho tất cả”? Và làm sao chúng ta có thể quên được những Kitô hữu đồng bào của chúng ta đã chọn sống liên đới với người khác, thậm chí đến mức hiến mạng sống mình? Khi Giáo Hội, trong niềm trung tín với sứ mệnh đã nhận lãnh từ Chúa, bắt đầu đối thoại với thế giới và đưa ra thông điệp của mình, Giáo Hội dự phần trong sự trông đợi một tình huynh đệ có nguồn mạch sâu xa nhất không phải nơi chính chúng ta nhưng là trong tình phụ tử của Thiên Chúa.
Là những người tận hiến, chúng ta được mời gọi trải nghiệm cuộc đối thoại cứu độ này trên hết như một lời chuyển cầu cho những người được giao phó cho chúng ta. Tôi nhớ có lần nói chuyện với một linh mục, giống như anh chị em, đang sống ở một vùng đất nơi Kitô hữu chỉ là một thiểu số. Ngài nói với tôi rằng: “Kinh Lạy Cha” đã có một ý nghĩa đặc biệt đối với ngài vì, cầu nguyện ở giữa những người thuộc các tôn giáo khác, ngài cảm thấy sức mạnh của cụm từ “Xin cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”. Lời cầu thay nguyện giúp của ngài, với tư cách là một nhà truyền giáo, đã mở rộng đến những người mà theo một cách nào đó đã được giao phó cho ngài, không phải để cai trị mà là để yêu thương, và điều này khiến ngài cầu nguyện với lời kinh này trong một cảm giác thật đặc biệt. Những người thánh hiến và các linh mục mang lên bàn thờ và vào những lời cầu nguyện của họ cuộc sống của tất cả những người xung quanh; họ giữ cho sống động, như thể qua một cửa sổ nhỏ, sức mạnh ban sự sống của Chúa Thánh Thần. Thật đẹp để biết rằng, trong các phần khác nhau của vùng đất này, thông qua tiếng nói của anh chị em, mọi loài thụ tạo có thể liên tục xướng lên lời cầu của kinh “Lạy Cha”.
Đối thoại, khi đó, trở thành lời cầu nguyện. Chúng ta có thể thực thi điều này hàng ngày nhân danh “tình huynh đệ nhân loại bao trùm tất cả mọi người, hiệp nhất họ và làm cho họ bình đẳng, và nhân danh một tình huynh đệ đã bị xâu xé bởi các chính sách cực đoan và chia rẽ, bởi các hệ thống lợi nhuận tham lam vô bờ bến hoặc bởi các khuynh hướng ý thức hệ hận thù, đang thao túng các hành động và tương lai của những người nam nữ (Tài liệu về tình huynh đệ của con người, Abu Dhabi, 4 tháng 2 2019). Đó là một lời cầu thay nguyện giúp không phân biệt, không phân rẽ hay gạt ra ngoài lề, nhưng bao trùm cuộc sống của người lân cận với chúng ta. Đó là một lời chuyển cầu thân thưa cùng Chúa Cha xin cho “Nước Cha trị đến”, không phải bởi bạo lực, hay lòng thù hận, hay uy thế dân tộc, tôn giáo hay kinh tế, v.v., nhưng bởi sức mạnh của lòng trắc ẩn tuôn tràn từ trên thập giá cho cả nhân loại. Đây là kinh nghiệm của đa số anh chị em.
Tôi cảm ơn Chúa vì tất cả những gì anh chị em đang làm với tư cách là những người theo Chúa Giêsu Kitô ở Marốc, hàng ngày khám phá thông qua đối thoại, hợp tác và tình bạn con đường để gieo rắc một tương lai đầy hy vọng. Bằng cách này, anh chị em sẽ vạch mặt và phơi bầy mọi nỗ lực khai thác những khác biệt và sự thiếu hiểu biết nhằm gieo rắc nỗi sợ hãi, lòng thù hận và xung đột. Vì chúng ta biết rằng nỗi sợ hãi và thù hận, được nuôi dưỡng và thao túng, gây bất ổn cho cộng đồng của chúng ta và khiến họ trở nên vô phương tự vệ về mặt tinh thần.
Tôi khuyến khích anh chị em đừng có mong muốn nào khác ngoài việc làm cho hữu hình sự hiện diện và tình yêu của Chúa Kitô, Đấng vì thiện ích của chúng ta đã trở nên nghèo hèn để làm giàu cho chúng ta bằng sự nghèo khó của Ngài (x. 2Cr 8: 9), và hãy tiếp tục là người lân cận của những người thường bị bỏ lại phía sau, những người nhỏ bé và người nghèo, những tù nhân và người di cư. Cầu mong lòng bác ái của anh chị em tích cực hơn bao giờ và trở nên một con đường hiệp thông giữa các Kitô hữu của mọi hệ phái Kitô hiện diện ở Marốc: đó là con đường đại kết của đức ái. Cầu xin cho đó cũng là một con đường đối thoại và hợp tác với các anh chị em Hồi giáo của chúng ta, và với tất cả những người nam nữ thiện chí. Lòng bác ái, đặc biệt là đối với những người dễ bị tổn thương, là cơ hội tốt nhất mà chúng ta phải tiếp tục làm việc để xây dựng nền văn hóa gặp gỡ. Cầu xin cho đó cũng là một con đường để những người phải chịu đựng đau khổ, vất vả và loại trừ có thể nhận ra rằng họ là thành viên của một gia đình nhân loại, dưới lá cờ của tình huynh đệ. Là môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, cầu xin cho anh chị em, trong cùng tinh thần đối thoại và hợp tác đó, luôn quan tâm phục vụ cho sự thăng tiến công lý và hòa bình, giáo dục trẻ em và người trẻ, bảo vệ và đồng hành những người già, những người dễ bị tổn thương, những người tàn tật và những người bị áp bức.
Một lần nữa, tôi cảm ơn tất cả các anh chị em vì sự hiện diện của anh chị em và sứ vụ của anh chị em ở Marốc. Cảm ơn anh chị em vì sự phục vụ khiêm tốn và kín đáo của anh chị em, theo gương những người đi trước chúng ta trong đời tận hiến, trong số đó tôi muốn chào đón niên trưởng của anh chị em, Sơ Ersilia. Thông qua Sơ, Sơ thân mến, tôi gửi lời chào thân ái đến các anh chị em cao niên, vì lý do sức khỏe, không có mặt ở đây, nhưng hiệp nhất với chúng ta trong lời cầu nguyện.
Tất cả các anh chị em là nhân chứng của một lịch sử vẻ vang. Một lịch sử của những hy sinh, những hy vọng, những vất vả hàng ngày, những cuộc sống hao mòn trong sự phục vụ, kiên trì và làm việc chăm chỉ, vì tất cả mọi công việc đều khó khăn, đều phải được thực hiện “bằng cách đổ mồ hôi trán của chúng ta”. Nhưng hãy để tôi nói với anh chị em rằng “anh chị em có một lịch sử vẻ vang để nhớ và kể lại, nhưng cũng là một lịch sử tuyệt vời để thực hiện! Hãy nhìn về tương lai – hãy dự phóng cho những ngày sắp tới - nơi Chúa Thánh Thần đang sai anh chị em đến”(Vita Consecrata – Đời sống thánh hiến, 110). Như thế, anh chị em sẽ tiếp tục là dấu chỉ sống động của tình huynh đệ mà Chúa Cha đã kêu gọi chúng ta, không thối lui hay thụ động, nhưng như những tín hữu biết rằng Chúa luôn đi trước chúng ta và mở ra những không gian hy vọng ở bất cứ nơi nào điều gì đó hay ai đó xem ra tuyệt vọng.
Xin Chúa ban phép lành cho mỗi người trong anh chị em và, thông qua anh chị em, các thành viên của tất cả các cộng đồng của anh chị em. Xin Chúa Thánh Thần giúp anh chị em sinh hoa trái dồi dào: hoa trái của đối thoại, công bằng, hòa bình, sự thật và tình yêu, để ở đây trên vùng đất mà Thiên Chúa yêu thương, tình huynh đệ nhân loại có thể ngày càng lớn mạnh. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn anh chị em!
[Bốn đứa trẻ tiến lên bên cạnh Đức Thánh Cha. Ngài nói bằng tiếng Pháp “Voici le future! Le maintenant et le future!” - Đây là tương lai! Hiện tại và tương lai!]
Và giờ đây, chúng ta hãy đặt mình dưới sự bảo vệ của Đức Trinh Nữ Maria bằng cách đọc kinh Truyền Tin.
Theo thống kê vào tháng Bẩy 2018, Marốc có 34.3 triệu dân, trong đó 99% theo Hồi Giáo Sunni. Giáo Hội Công Giáo tại đây chỉ có khoảng 23,000 tín hữu sinh hoạt trong hai tổng giáo phận là tổng giáo phận thủ đô Rabat và tổng giáo phận Tanger.
Tổng giáo phận thủ đô Rabat được Đức Thánh Cha Piô thứ XII hình thành vào ngày 14 tháng Chín năm 1955 từ Miền Giám Quản Tông Tòa Rabatensis được Đức Thánh Cha Piô thứ XI thành lập vào ngày 2 tháng Bẩy 1923.
Theo thống kê 2017, trong tổng số 29,900,000 dân của thủ đô Rabat, chỉ có 20,000 người Công Giáo sinh hoạt trong 28 giáo xứ, dưới sự coi sóc của Đức Tổng Giám Mục Cristóbal López Romero, dòng Salêsiêng. Tổng giáo phận có 33 linh mục trong đó có 14 linh mục triều và 19 linh mục dòng. Bên cạnh đó còn có 22 nam tu sĩ không có chức linh mục và 101 nữ tu.
Ngày 28 tháng Mười Một, năm 1630, Đức Giáo Hoàng Urbanô VIII thành lập Miền Phủ Doãn Tông Tòa Marruecos. Đến ngày, 14 tháng Tư, 1908, Đức Thánh Cha Piô thứ X nâng miền này lên hàng Giám Quản Tông Tòa. Ngày 14 tháng Mười Một, năm 1956, Miền Giám Quản Tông Tòa Marruecos được Đức Thánh Cha Piô thứ XII nâng lên hàng Tổng giáo phận và được đổi tên là tổng giáo phận Tanger.
Trong tổng số 4,325,500 dân trong vùng, người Công Giáo chỉ có khoảng 3,000 người sinh hoạt trong 7 giáo xứ, dưới sự coi sóc của Đức Tổng Giám Mục Santiago Agrelo Martínez, dòng Phanxicô.
Tổng giáo phận có 15 linh mục, tất cả đều là linh mục dòng. Bên cạnh đó còn có 21 nam tu sĩ không có chức linh mục và 77 nữ tu.
Hầu hết người Công Giáo ở quốc gia này là người nước ngoài đến từ Âu châu, phần lớn là người Pháp và người Tây Ban Nha đã có mặt từ thời thuộc địa.
Nhóm thứ hai gồm những người nhập cư vùng Sahara, chủ yếu là sinh viên. Ngoài tiếng Ả Rập, tất cả người Âu châu có thể nói tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp. Do đó, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha là hai ngôn ngữ chính trong các thánh lễ tại Marốc. Người Công Giáo Ả Rập cũng dùng tiếng Berber và tiếng Moor trong các thánh lễ và trong việc dạy giáo lý.
Có rất ít người cải đạo từ Hồi giáo sang Công Giáo, là tôn giáo thống trị tại Marốc.
Trong thời thuộc địa có một số người Hồi giáo cải đạo sang Công Giáo chủ yếu là qua hôn nhân. Ngày nay, dưới các luật lệ khắt khe việc cải đạo sang Công Giáo hầu như không tồn tại.
Source:Libreria Editrice Vaticana MEETING WITH PRIESTS, RELIGIOUS, CONSECRATED PERSONS AND THE ECUMENICAL COUNCIL OF CHURCHES ADDRESS OF HIS HOLINESS Cathedral of of Saint Peter (Rabat) Sunday, 31 March 2019
Sau đó, vào lúc 10:35, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ nam nữ và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô tại nhà thờ chính tòa giáo phận Rabat.
Ngôi nhà thờ này có tên đầy đủ là nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô, tọa lạc tại Quảng trường Golan ở trung tâm thủ đô Rabat. Nhà thờ được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 theo kiến trúc Art Deco. Việc khởi công xây dựng nhà thờ bắt đầu vào năm 1919. Kiến trúc sư trưởng là Adrien Laforgue. Lễ khánh thành diễn ra 2 năm sau đó, tức là năm 1921 và nhà thờ bắt đầu hoạt động vào tháng 11 cùng năm đó. Hai tòa tháp của nhà thờ, nổi bật trên đường chân trời của thủ đô Rabat, đã được thêm vào trong thập niên 1930.
Trong diễn từ với các linh mục, tu sĩ nam nữ và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào tất cả anh chị em!
Tôi rất hạnh phúc khi có cơ hội được ở bên anh chị em. Tôi đặc biệt cảm ơn Cha Germain và Sơ Mary vì những chứng tá của họ. Tôi cũng xin chào các thành viên của Hội đồng Đại kết Các Giáo Hội Kitô, là một dấu chỉ rõ ràng cho sự hiệp thông được cảm nhận ở Marốc giữa các Kitô hữu của những hệ phái khác nhau trên con đường dẫn đến sự hiệp nhất. Kitô hữu là một thiểu số nhỏ ở đất nước này. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của tôi, đây không phải là một vấn đề, mặc dù tôi nhận ra rằng đôi khi nó có thể gây khó khăn cho một số anh chị em. Tình hình của anh chị em làm tôi nhớ đến một câu hỏi của Chúa Giêsu: “Nước Thiên Chúa giống cái gì đây? Tôi phải ví Nước ấy với cái gì?.. . Nước Thiên Chúa giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men”(Lc 13: 18,21). Phỏng theo những lời của Chúa, chúng ta có thể tự hỏi: Kitô hữu giống như điều gì, ở những vùng đất này? Ta phải so sánh họ với điều chi? Họ giống như một nắm men nhỏ mà Giáo Hội Mẹ muốn trộn vào một lượng bột lớn cho đến khi tất cả được dậy men. Vì Chúa Giêsu không chọn chúng ta và phái chúng ta ra đi để trở nên đông đảo hơn! Ngài mời gọi chúng ta đến với một sứ vụ. Ngài đặt chúng ta vào giữa xã hội như một nắm men: men của Các Mối Phúc Thật và tình huynh đệ, theo đó, là Kitô hữu, tất cả chúng ta đều có thể tham gia làm cho Nước Ngài trị đến. Trong bối cảnh này, tôi nhớ lại lời khuyên của Thánh Phanxicô với các anh em ngài khi ngài sai họ đi: “Hãy đi và rao giảng Tin Mừng: và nếu cần thiết, thì dùng cả lời lẽ [mà biện giải]”.
Anh chị em thân mến,
Điều này có nghĩa là sứ mệnh của chúng ta như những người được rửa tội, các linh mục và những người nam nữ tận hiến, không thực sự được xác định bởi số lượng hoặc chiều kích không gian mà chúng ta chiếm giữ, mà là bởi khả năng của chúng ta có thể tạo ra sự thay đổi và đánh thức sự ngạc nhiên và lòng trắc ẩn. Chúng ta làm điều này bằng cách sống như các môn đệ của Chúa Giêsu, ở giữa những người mà chúng ta chia sẻ cuộc sống hàng ngày, niềm vui và nỗi buồn, đau khổ và hy vọng (x. Evangelii Gaudium - Hiến chế Mục vụ Giáo Hội trong thế giới đương đại, 1). Nói cách khác, con đường truyền giáo không phải là con đường chiêu dụ tín đồ. Xin vui lòng nhớ nhé, những nẻo đường này không phải là những con đường chiêu dụ tín đồ! Chúng ta hãy nhớ lại lời Đức Bênêđíctô XVI đã từng nói: “Giáo Hội không phát triển thông qua việc chiêu dụ tín đồ, nhưng bằng sự lôi cuốn, thông qua các chứng tá”. Những nẻo đường truyền giáo không phải là những nẻo đường của chiêu dụ tín đồ, vì những nẻo đường như thế luôn luôn chỉ dẫn đến đường cùng, nhưng những nẻo đường ấy phải là cách chúng ta sống với Chúa Giêsu và với những người khác. Vấn đề không phải là khi chúng ta ít về số lượng, nhưng là khi chúng ta không còn đáng kể nữa, khi muối đã mất đi hương vị của Tin Mừng, hoặc khi ngọn đèn không còn sáng tỏ nữa – đó mới là vấn đề (x. Mt 5: 13-15).
Tôi tin rằng chúng ta nên lo lắng bất cứ khi nào Kitô hữu chúng ta hoang mang bởi ý nghĩ cho rằng chúng ta chỉ có ý nghĩa nếu chúng ta là bột mì, nếu chúng ta chiếm tất cả các không gian. Anh chị em biết rất rõ rằng cuộc sống của chúng ta là nhằm làm “men”, bất cứ nơi nào và với bất cứ ai, chúng ta gặp gỡ, thậm chí cho dù điều này dường như không mang lại lợi ích tỏ tường hoặc ngay lập tức nào (x. Niềm Vui Tin Mừng, 210). Là Kitô hữu không có nghĩa là gắn bó với một đạo lý, hay với một ngôi đền hay với một nhóm sắc tộc nào. Trở thành Kitô hữu liên quan đến một cuộc gặp gỡ, đó là một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta là Kitô hữu bởi vì chúng ta đã được yêu thương và được gặp gỡ, chứ không phải là kết quả của việc chiêu dụ tín đồ. Trở thành Kitô hữu là biết rằng chúng ta đã được tha thứ và biết rằng chúng ta được yêu cầu phải đối xử với người khác như Chúa đối xử với chúng ta. Vì “mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.” (Ga 13:35).
Anh chị em thân mến, khi suy nghĩ về bối cảnh, trong đó anh chị em được kêu gọi để sống ơn gọi nhận được qua bí tích rửa tội, qua thừa tác vụ và cuộc sống thánh hiến của anh chị em, tôi nhớ lại những lời của Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục trong thông điệp Ecclesiam Suam (Giáo Hội Ngài): “Giáo Hội phải tham gia vào cuộc đối thoại với thế giới đang sống. Giáo Hội có những điều muốn nói, một thông điệp muốn đưa ra, những điều muốn thông truyền”(số 65). Nói rằng Giáo Hội phải tham gia đối thoại không phải là nói theo mốt thời thượng. Đối thoại đúng là từ ngữ đang thịnh hành ngày nay, nhưng đó không phải là lý do để đối thoại. Đối thoại ít nhiều cũng là một chiến lược để tăng số thành viên của mình, nhưng không, chúng ta không coi đối thoại như một chiến lược. Giáo Hội phải tham gia đối thoại vì lòng trung thành với Chúa và Thầy của mình, Đấng ngay từ đầu, rung động vì tình yêu, đã muốn tham gia đối thoại như một người bạn và yêu cầu chúng ta bước vào tình huynh đệ với Ngài (x. Dei Verbum – Tông huấn Lời Chúa, 2). Là các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, ngay từ ngày được rửa tội, chúng ta đã được mời gọi trở thành một phần của cuộc đối thoại cứu rỗi và tình huynh đệ này, một cuộc đối thoại mà chúng ta là người đầu tiên được hưởng lợi.
Kitô hữu, ở đây trong những vùng đất này, học cách trở thành một bí tích sống động trong cuộc đối thoại mà Thiên Chúa muốn khởi động với mỗi người nam nữ, bất kể họ ở đâu. Đó là một cuộc đối thoại mà chúng ta được kêu gọi để đón nhận theo gương Chúa Giêsu, Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng (x. Mt 11:29), với tình yêu mãnh liệt và vô vụ lợi, không tính toán và giới hạn, và với niềm tôn trọng tự do của người khác. Theo tinh thần này, chúng ta có thể tìm thấy nơi những người đi trước chúng ta, là những người chỉ đường cho chúng ta, vì qua cuộc sống của họ, họ làm chứng rằng đối thoại là có thể; họ hướng chúng ta đến một “tiêu chuẩn cao” thách thức chúng ta và thúc đẩy chúng ta tiến vào. Làm sao chúng ta có thể không nghĩ đến Thánh Phanxicô thành Assisi, là người khi các cuộc Thập tự chinh đang lên tới cao trào đã đi gặp vua al-Malik al-Kamil? Làm sao chúng ta lại không nghĩ đến Chân Phước Charles de Foucault, là người đã rúng động sâu sắc bởi cuộc sống khiêm tốn và ẩn cư của Chúa Giêsu thành Nagiarét, Đấng mà ngài thầm yêu mến, đến mức muốn trở thành một “người anh em cho tất cả”? Và làm sao chúng ta có thể quên được những Kitô hữu đồng bào của chúng ta đã chọn sống liên đới với người khác, thậm chí đến mức hiến mạng sống mình? Khi Giáo Hội, trong niềm trung tín với sứ mệnh đã nhận lãnh từ Chúa, bắt đầu đối thoại với thế giới và đưa ra thông điệp của mình, Giáo Hội dự phần trong sự trông đợi một tình huynh đệ có nguồn mạch sâu xa nhất không phải nơi chính chúng ta nhưng là trong tình phụ tử của Thiên Chúa.
Là những người tận hiến, chúng ta được mời gọi trải nghiệm cuộc đối thoại cứu độ này trên hết như một lời chuyển cầu cho những người được giao phó cho chúng ta. Tôi nhớ có lần nói chuyện với một linh mục, giống như anh chị em, đang sống ở một vùng đất nơi Kitô hữu chỉ là một thiểu số. Ngài nói với tôi rằng: “Kinh Lạy Cha” đã có một ý nghĩa đặc biệt đối với ngài vì, cầu nguyện ở giữa những người thuộc các tôn giáo khác, ngài cảm thấy sức mạnh của cụm từ “Xin cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”. Lời cầu thay nguyện giúp của ngài, với tư cách là một nhà truyền giáo, đã mở rộng đến những người mà theo một cách nào đó đã được giao phó cho ngài, không phải để cai trị mà là để yêu thương, và điều này khiến ngài cầu nguyện với lời kinh này trong một cảm giác thật đặc biệt. Những người thánh hiến và các linh mục mang lên bàn thờ và vào những lời cầu nguyện của họ cuộc sống của tất cả những người xung quanh; họ giữ cho sống động, như thể qua một cửa sổ nhỏ, sức mạnh ban sự sống của Chúa Thánh Thần. Thật đẹp để biết rằng, trong các phần khác nhau của vùng đất này, thông qua tiếng nói của anh chị em, mọi loài thụ tạo có thể liên tục xướng lên lời cầu của kinh “Lạy Cha”.
Đối thoại, khi đó, trở thành lời cầu nguyện. Chúng ta có thể thực thi điều này hàng ngày nhân danh “tình huynh đệ nhân loại bao trùm tất cả mọi người, hiệp nhất họ và làm cho họ bình đẳng, và nhân danh một tình huynh đệ đã bị xâu xé bởi các chính sách cực đoan và chia rẽ, bởi các hệ thống lợi nhuận tham lam vô bờ bến hoặc bởi các khuynh hướng ý thức hệ hận thù, đang thao túng các hành động và tương lai của những người nam nữ (Tài liệu về tình huynh đệ của con người, Abu Dhabi, 4 tháng 2 2019). Đó là một lời cầu thay nguyện giúp không phân biệt, không phân rẽ hay gạt ra ngoài lề, nhưng bao trùm cuộc sống của người lân cận với chúng ta. Đó là một lời chuyển cầu thân thưa cùng Chúa Cha xin cho “Nước Cha trị đến”, không phải bởi bạo lực, hay lòng thù hận, hay uy thế dân tộc, tôn giáo hay kinh tế, v.v., nhưng bởi sức mạnh của lòng trắc ẩn tuôn tràn từ trên thập giá cho cả nhân loại. Đây là kinh nghiệm của đa số anh chị em.
Tôi cảm ơn Chúa vì tất cả những gì anh chị em đang làm với tư cách là những người theo Chúa Giêsu Kitô ở Marốc, hàng ngày khám phá thông qua đối thoại, hợp tác và tình bạn con đường để gieo rắc một tương lai đầy hy vọng. Bằng cách này, anh chị em sẽ vạch mặt và phơi bầy mọi nỗ lực khai thác những khác biệt và sự thiếu hiểu biết nhằm gieo rắc nỗi sợ hãi, lòng thù hận và xung đột. Vì chúng ta biết rằng nỗi sợ hãi và thù hận, được nuôi dưỡng và thao túng, gây bất ổn cho cộng đồng của chúng ta và khiến họ trở nên vô phương tự vệ về mặt tinh thần.
Tôi khuyến khích anh chị em đừng có mong muốn nào khác ngoài việc làm cho hữu hình sự hiện diện và tình yêu của Chúa Kitô, Đấng vì thiện ích của chúng ta đã trở nên nghèo hèn để làm giàu cho chúng ta bằng sự nghèo khó của Ngài (x. 2Cr 8: 9), và hãy tiếp tục là người lân cận của những người thường bị bỏ lại phía sau, những người nhỏ bé và người nghèo, những tù nhân và người di cư. Cầu mong lòng bác ái của anh chị em tích cực hơn bao giờ và trở nên một con đường hiệp thông giữa các Kitô hữu của mọi hệ phái Kitô hiện diện ở Marốc: đó là con đường đại kết của đức ái. Cầu xin cho đó cũng là một con đường đối thoại và hợp tác với các anh chị em Hồi giáo của chúng ta, và với tất cả những người nam nữ thiện chí. Lòng bác ái, đặc biệt là đối với những người dễ bị tổn thương, là cơ hội tốt nhất mà chúng ta phải tiếp tục làm việc để xây dựng nền văn hóa gặp gỡ. Cầu xin cho đó cũng là một con đường để những người phải chịu đựng đau khổ, vất vả và loại trừ có thể nhận ra rằng họ là thành viên của một gia đình nhân loại, dưới lá cờ của tình huynh đệ. Là môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, cầu xin cho anh chị em, trong cùng tinh thần đối thoại và hợp tác đó, luôn quan tâm phục vụ cho sự thăng tiến công lý và hòa bình, giáo dục trẻ em và người trẻ, bảo vệ và đồng hành những người già, những người dễ bị tổn thương, những người tàn tật và những người bị áp bức.
Một lần nữa, tôi cảm ơn tất cả các anh chị em vì sự hiện diện của anh chị em và sứ vụ của anh chị em ở Marốc. Cảm ơn anh chị em vì sự phục vụ khiêm tốn và kín đáo của anh chị em, theo gương những người đi trước chúng ta trong đời tận hiến, trong số đó tôi muốn chào đón niên trưởng của anh chị em, Sơ Ersilia. Thông qua Sơ, Sơ thân mến, tôi gửi lời chào thân ái đến các anh chị em cao niên, vì lý do sức khỏe, không có mặt ở đây, nhưng hiệp nhất với chúng ta trong lời cầu nguyện.
Tất cả các anh chị em là nhân chứng của một lịch sử vẻ vang. Một lịch sử của những hy sinh, những hy vọng, những vất vả hàng ngày, những cuộc sống hao mòn trong sự phục vụ, kiên trì và làm việc chăm chỉ, vì tất cả mọi công việc đều khó khăn, đều phải được thực hiện “bằng cách đổ mồ hôi trán của chúng ta”. Nhưng hãy để tôi nói với anh chị em rằng “anh chị em có một lịch sử vẻ vang để nhớ và kể lại, nhưng cũng là một lịch sử tuyệt vời để thực hiện! Hãy nhìn về tương lai – hãy dự phóng cho những ngày sắp tới - nơi Chúa Thánh Thần đang sai anh chị em đến”(Vita Consecrata – Đời sống thánh hiến, 110). Như thế, anh chị em sẽ tiếp tục là dấu chỉ sống động của tình huynh đệ mà Chúa Cha đã kêu gọi chúng ta, không thối lui hay thụ động, nhưng như những tín hữu biết rằng Chúa luôn đi trước chúng ta và mở ra những không gian hy vọng ở bất cứ nơi nào điều gì đó hay ai đó xem ra tuyệt vọng.
Xin Chúa ban phép lành cho mỗi người trong anh chị em và, thông qua anh chị em, các thành viên của tất cả các cộng đồng của anh chị em. Xin Chúa Thánh Thần giúp anh chị em sinh hoa trái dồi dào: hoa trái của đối thoại, công bằng, hòa bình, sự thật và tình yêu, để ở đây trên vùng đất mà Thiên Chúa yêu thương, tình huynh đệ nhân loại có thể ngày càng lớn mạnh. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn anh chị em!
[Bốn đứa trẻ tiến lên bên cạnh Đức Thánh Cha. Ngài nói bằng tiếng Pháp “Voici le future! Le maintenant et le future!” - Đây là tương lai! Hiện tại và tương lai!]
Và giờ đây, chúng ta hãy đặt mình dưới sự bảo vệ của Đức Trinh Nữ Maria bằng cách đọc kinh Truyền Tin.
Theo thống kê vào tháng Bẩy 2018, Marốc có 34.3 triệu dân, trong đó 99% theo Hồi Giáo Sunni. Giáo Hội Công Giáo tại đây chỉ có khoảng 23,000 tín hữu sinh hoạt trong hai tổng giáo phận là tổng giáo phận thủ đô Rabat và tổng giáo phận Tanger.
Tổng giáo phận thủ đô Rabat được Đức Thánh Cha Piô thứ XII hình thành vào ngày 14 tháng Chín năm 1955 từ Miền Giám Quản Tông Tòa Rabatensis được Đức Thánh Cha Piô thứ XI thành lập vào ngày 2 tháng Bẩy 1923.
Theo thống kê 2017, trong tổng số 29,900,000 dân của thủ đô Rabat, chỉ có 20,000 người Công Giáo sinh hoạt trong 28 giáo xứ, dưới sự coi sóc của Đức Tổng Giám Mục Cristóbal López Romero, dòng Salêsiêng. Tổng giáo phận có 33 linh mục trong đó có 14 linh mục triều và 19 linh mục dòng. Bên cạnh đó còn có 22 nam tu sĩ không có chức linh mục và 101 nữ tu.
Ngày 28 tháng Mười Một, năm 1630, Đức Giáo Hoàng Urbanô VIII thành lập Miền Phủ Doãn Tông Tòa Marruecos. Đến ngày, 14 tháng Tư, 1908, Đức Thánh Cha Piô thứ X nâng miền này lên hàng Giám Quản Tông Tòa. Ngày 14 tháng Mười Một, năm 1956, Miền Giám Quản Tông Tòa Marruecos được Đức Thánh Cha Piô thứ XII nâng lên hàng Tổng giáo phận và được đổi tên là tổng giáo phận Tanger.
Trong tổng số 4,325,500 dân trong vùng, người Công Giáo chỉ có khoảng 3,000 người sinh hoạt trong 7 giáo xứ, dưới sự coi sóc của Đức Tổng Giám Mục Santiago Agrelo Martínez, dòng Phanxicô.
Tổng giáo phận có 15 linh mục, tất cả đều là linh mục dòng. Bên cạnh đó còn có 21 nam tu sĩ không có chức linh mục và 77 nữ tu.
Hầu hết người Công Giáo ở quốc gia này là người nước ngoài đến từ Âu châu, phần lớn là người Pháp và người Tây Ban Nha đã có mặt từ thời thuộc địa.
Nhóm thứ hai gồm những người nhập cư vùng Sahara, chủ yếu là sinh viên. Ngoài tiếng Ả Rập, tất cả người Âu châu có thể nói tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp. Do đó, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha là hai ngôn ngữ chính trong các thánh lễ tại Marốc. Người Công Giáo Ả Rập cũng dùng tiếng Berber và tiếng Moor trong các thánh lễ và trong việc dạy giáo lý.
Có rất ít người cải đạo từ Hồi giáo sang Công Giáo, là tôn giáo thống trị tại Marốc.
Trong thời thuộc địa có một số người Hồi giáo cải đạo sang Công Giáo chủ yếu là qua hôn nhân. Ngày nay, dưới các luật lệ khắt khe việc cải đạo sang Công Giáo hầu như không tồn tại.
Source:Libreria Editrice Vaticana
Giáo Hội Năm Châu 01/04/2019: Chính Thống thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa sụp đổ tại Ukraine
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:09 01/04/2019
1. Chính Thống Giáo Ukraine thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đang sụp đổ tại Ukraine
Hôm 21 tháng Ba, Đức Tổng Giám Mục Trưởng Onufry, là Tổng Giám Mục của Kiev và Toàn Ukraine, đã tham dự một cuộc họp với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và các thành viên của Hội đồng Các Giáo hội và Tổ chức Tôn giáo Ukraine. Cuộc họp được tổ chức theo sáng kiến của nhà lãnh đạo Ukraine.
Trong bài phát biểu của mình, ông Petro Poroshenko lưu ý sự cần thiết phải đề cao các nguyên tắc tự do tôn giáo. “Là tổng thống, với tư cách là người bảo đảm việc thực hiện đúng hiến pháp, tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ tự do tôn giáo ở Ukraine. Sự tự do tôn giáo phải là một đối tượng trong các hoạt động chung của chúng ta,” ông nói và thêm rằng “bạo lực không bao giờ có thể là một phương tiện để giải quyết vấn đề.”
Đức Tổng Giám Mục Trưởng Onufry cho biết:
“Trong Mùa Chay hồng phúc này, Giáo hội kêu gọi sám hối, tự kiềm chế, cầu nguyện và hòa giải với người anh em. Nhiệm vụ của Giáo hội là chăm sóc những điều thuộc tâm linh, đạo đức, dẫn dắt mọi người đến với Chúa, rao giảng về tình yêu, sự tha thứ và hòa bình. Nhiệm vụ của nhà nước là chăm sóc chiều kích vật chất của đời sống con người, thực thi luật pháp, vân vân. Tuy nhiên, trong mùa Chay này, cũng như trong một thời gian dài trước đó, ở nước ta, đã có những phát triển diễn ra trong phạm vi tôn giáo khiến chúng ta đau buồn. Tôi muốn nói đến việc tịch thu các nhà thờ, sự can thiệp của các quan chức chính phủ trong các vấn đề Giáo Hội và các hành vi phạm tội khác.”
Trước ngày 5 tháng Giêng, tại Ukraine có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Hai nhóm Chính Thống Giáo thứ hai và thứ ba của Ukraine đã nhập lại thành một. Hôm 5 tháng Giêng, trước sự hiện diện của các thành viên phái đoàn chính phủ Ukraine Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Tòa Thượng Phụ Constantinope đã ký kết Tomos, tức là sắc lệnh công nhận Chính Thống Giáo Ukraine là một Giáo Hội Chính Thống độc lập, và trao cho Đức Thượng Phụ Epiphaniy của Kiev và Toàn Ukraine.
Đức Tổng Giám Mục Trưởng Onufry cáo buộc rằng nhiều tài sản của Chính Thống Giáo trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã rơi vào tay của Giáo Hội Chính Thống tân lập Ukraine bằng bạo lực. Tuy nhiên, các nguồn tin khách quan hơn từ Ukraine nhận định rằng nhiều giáo dân Chính Thống Giáo trước đây trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa nay bỏ sang Giáo Hội Chính Thống tân lập và muốn đưa các nhà thờ của họ vào Giáo Hội mới. Tranh chấp đã xảy ra vì một số giáo dân khác vẫn muốn ở lại trong Giáo Hội cũ.
Các quan chức Ukraine coi nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa là một công cụ để điện Kremlin tác động lên nội tình của Ukraine. Trước tình cảm bài Nga tại Ukraine, xu hướng sụp đổ của Chính Thống Giáo trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa có vẻ là hiển nhiên.
2. Sáng lập viên và toàn ban biên tập tạp chí phụ nữ của Vatican đồng loạt từ chức
Ban biên tập của tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới”, một nguyệt san được công bố cùng với tờ Quan Sát Viên Rôma của Tòa Thánh, đã công bố việc đồng loạt từ chức trong một bức thư ngỏ được gởi đến các cơ quan truyền thông thế tục lớn trên thế giới.
Bức thư ngỏ nêu trên, là bức thư từ chức gởi đến Đức Thánh Cha Phanxicô, cũng sẽ được đăng trong số ra ngày 01 tháng Tư sắp đến.
Sáng lập viên Lucetta Scaraffia đã viết trong bức thư ngỏ:
“Chúng con đầu hàng bởi vì chúng con cảm thấy bị bao quanh bởi một bầu không khí nghi ngờ và cố gắng ngày càng tăng muốn loại bỏ chúng con.”
Trong bài xã luận, bà viết: “Chúng tôi tin rằng không còn đủ điều kiện để tiếp tục sự hợp tác với tờ Quan Sát Viên Rôma.”
Scaraffia nói với thông tấn xã AP rằng quyết định đồng loạt từ chức được đưa ra sau khi chủ biên mới của tờ Quan Sát Viên Rôma, là ông Andrea Monda, đầu năm nay dự định sẽ nắm giữ vị trí chủ biên của tờ tạp chí này. Bà cho biết Monda đã lùi bước sau khi ban biên tập đe dọa sẽ từ chức và các tờ báo Công Giáo phân phối các bản dịch của tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” tại Pháp, Tây Ban Nha và Mỹ Latin, nói với bà rằng họ sẽ ngừng phân phối nếu bà không còn giữ trách nhiệm chủ biên.
“Sau những nỗ lực bất thành nhằm đưa chúng tôi vào vòng kiểm soát, là những nỗ lực gián tiếp nhằm loại bỏ tính hợp pháp của chúng tôi”. Để dẫn chứng, bà Scaraffia nói với thông tấn xã AP rằng nhiều phụ nữ khác đưa vào để viết cho tờ Quan Sát Viên Rôma “với một quan điểm đối kháng với chúng tôi”.
Vào năm 2012, “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” là một phụ bản của tờ Quan Sát Viên Rôma. Dần dà, tạp chí này được xuất bản như một ấn phẩm độc lập dù vẫn dưới sự bảo trợ của tờ Quan Sát Viên Rôma.
Scaraffia, một giáo sư lịch sử và là một nhà báo. Bà có lẽ là người phụ nữ cao cấp nhất tại Vatican. Bà là một nhà tranh đấu nữ quyền thường xuyên nhấn mạnh quá đáng đến sự đối kháng giữa nam và nữ với những lời chỉ trích như “một nửa nhân loại - và một nửa chịu trách nhiệm truyền bá đức tin cho các thế hệ tương lai - đơn giản là vô hình đối với một Giáo Hội Công Giáo do đàn ông kiểm soát.”
Tháng Hai vừa qua, nhân Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội từ 21 đến 24 tháng Hai, bà “tố cáo” trên tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” việc lạm dụng tình dục các nữ tu khiến một số nữ tu đã phá thai hoặc sinh ra những đứa trẻ vô thừa nhận. Những chuyện như thế đời nào cũng có thể xảy ra, “tố cáo” như một phát hiện mới hay mô tả tội lỗi đó như một trào lưu thiết tưởng không phản ánh đúng sự thật.
Trước đó, trong số tháng Ba năm 2018, bà tố cáo sự phục vụ “không được trả công”, “địa vị hạng hai” trong Giáo Hội của các nữ tu phụ giúp các giám mục và Hồng Y trong việc nấu ăn và dọn dẹp. Nhiều nữ tu không đồng ý với cách đặt vấn đề có tính quá khích của Scaraffia. Họ cho rằng công việc của họ là một việc tự nguyện, khiêm nhường phục vụ vì lòng yêu mến Giáo Hội và chẳng hề có cảm giác “địa vị hạng hai”.
Tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” phiên bản tiếng Ý ước tính bán được 12,000 số hàng tháng, chưa kể số người xem trực tuyến.
3. Chủ biên tờ Quan Sát Viên Rôma lên tiếng về quyết định từ chức của bà Lucetta Scaraffia
Sáng lập viên Lucetta Scaraffia và toàn ban biên tập, gồm toàn phụ nữ, của tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới”, một nguyệt san được công bố như một phụ bản của tờ Quan Sát Viên Rôma của Tòa Thánh, đã đồng loạt từ chức.
Scaraffia cáo buộc ông Andrea Monda, tân chủ nhiệm tờ Quan Sát Viên Rôma vào đầu năm nay dự định sẽ nắm giữ vị trí chủ biên của tờ tạp chí phụ nữ do bà lãnh đạo. Theo bà, ông Monda đã lùi bước sau khi ban biên tập đe dọa sẽ từ chức và các tờ báo Công Giáo phân phối các bản dịch của tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” tại Pháp, Tây Ban Nha và Mỹ Latin, nói với bà rằng họ sẽ ngừng phân phối nếu bà không còn giữ trách nhiệm chủ biên.
“Sau những nỗ lực bất thành nhằm đưa chúng tôi vào vòng kiểm soát, là những nỗ lực gián tiếp nhằm loại bỏ tính hợp pháp của chúng tôi”. Để dẫn chứng, bà Scaraffia nói với thông tấn xã AP rằng nhiều phụ nữ khác được đưa vào để viết cho tờ Quan Sát Viên Rôma “với một quan điểm đối kháng với chúng tôi”.
Trong một tuyên bố, ông Monda phủ nhận việc cố gắng làm suy yếu tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” và nói rằng ông chỉ cố gắng củng cố những tiếng nói và quan điểm của phụ nữ khác trên tờ Quan Sát Viên Rôma. Ông khẳng định luôn bảo đảm quyền tự chủ của tạp chí, và tự giới hạn bản thân trong việc đề xuất các ý tưởng và giới thiệu những người có thể đóng góp cho tờ tạp chí phụ nữ.
“Tránh sự can thiệp vào phụ bản hàng tháng này, tôi đã yêu cầu đừng có một cuộc đối đầu thực sự trên tờ Quan Sát Viên Rôma, dựa trên cơ chế nhóm này đối kháng với nhóm kia hoặc việv hình thành các nhóm kín. Tôi đã làm như vậy như là một dấu hiệu của sự cởi mở và của ‘paressia’, (quyền tự do nói lên sự thật) mà Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu.”
Ông Monda cho biết thêm ông ghi nhận quyết định rút lui một cách tự nguyện của Scaraffia, cám ơn bà vì các đóng góp của bà, và cam kết rằng tạp chí sẽ được tiếp tục theo ý hướng hiện nay là “không có chủ nghĩa giáo sĩ trị hay tương tự.”
4. Đức Thánh Cha viếng thăm Marốc
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Chiều thứ Sáu 29 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi Phụng Vụ Sám Hối 24 giờ cho Chúa tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Sau đó, vào sáng Thứ Bảy ngài đã lên đường tông du Marốc.
Lúc 10:45, Đức Thánh Cha đã khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang thủ đô Rabat của Marốc trong một chuyến đi dài tổng cộng 36 tiếng đồng hồ. Đây là chuyến tông du thứ 28 của Đức Thánh Cha Phanxicô bên ngoài Italia và là chuyến tông du thứ 3 của ngài trong năm 2019 này, sau Panama và Abu Dhabi.
Lúc 14:00, Đức Thánh Cha đã đến sân bay quốc tế Salé của Rabat. Tưởng cũng nên biết, Rabat và Rôma có cùng một múi giờ.
Lúc 14:40 đã diễn ra nghi thức chào đón chính thức Đức Thánh Cha tại quảng trường trước Đền thờ Hồi giáo Hassan.
Cũng tại quảng trường này, vào lúc 15g, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với chính quyền, xã hội dân sự, và ngoại giao đoàn. Ngài đã đọc một diễn từ tại đây.
Lúc 16g, Đức Thánh Cha đã viếng thăm lăng tẩm của Vua Mohammed V, trước khi hội kiến riêng với Vua Mohammed VI tại hoàng cung vào lúc 16:25.
Sau đó, lúc 17:10, Đức Thánh Cha đã viếng thăm Học Viện Mohammed VI nơi đào tạo các Imam, và các nhà giảng thuyết nam nữ của Hồi giáo.
Sinh hoạt cuối cùng trong ngày diễn ra lúc 18:10 khi Đức Thánh Cha viếng thăm trụ sở của Caritas giáo phận Rabat để gặp gỡ anh chị em di dân.
Lúc 9:30 sáng Chúa Nhật ngày 31 tháng 3 năm 2019, Đức Thánh Cha đã viếng thăm trung tâm nông thôn của các dịch vụ xã hội ở Témera.
Sau đó, vào lúc 10:35, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ và có một diễn từ trước các linh mục, tu sĩ nam nữ và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô tại nhà thờ chính tòa giáo phận Rabat.
Lúc 12g, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật với mọi người trước khi dùng bữa trưa với đoàn tùy tùng.
Vào lúc 14:45, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ cho các tín hữu.
Lúc 17g đã có nghi thức tiễn biệt tại phi trường quốc tế Salé của Rabat.
Lúc 17:15, máy bay đã cất cánh đưa ngài trở về Roma.
Đức Thánh Cha đã về đến phi trường Ciampino lúc 21:30.
5. Chương trình chuyến tông du của Ðức Thánh Cha Phanxicô tại Rumani
Trong thông báo đưa ra hôm 25 tháng Ba, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố chương trình chi tiết chuyến viếng thăm 3 ngày của Ðức Thánh Cha Phanxicô tại Rumani, từ 31 tháng 5 đến 2 tháng 6 năm 2019.
Đây là chuyến tông du thứ 29 của Đức Thánh Cha Phanxicô bên ngoài Italia và là chuyến tông du thứ 4 của ngài trong năm 2019 này, sau Panama, Abu Dhabi và Rabat.
Thứ Sáu 31 tháng Năm.
Lúc 8:10, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang phi trường quốc tế Henri Coandă-Otopeni của Bucarest.
Lúc 11:30, giờ địa phương, Đức Thánh Cha sẽ đến phi trường Henri Coandă-Otopeni. Tưởng cũng nên biết thêm là Bucarest đi trước Rôma một giờ.
Tại đây sẽ có nghi thức chào đón Đức Thánh Cha.
Sau các nghi thức chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ dùng xe hơi di chuyển đến dinh Cotroceni, là Phủ Tổng Thống Rumani nơi sẽ diễn ra các nghi thức đón tiếp chính thức tại tiền đình của dinh này.
Tiếp theo đó là các cuộc hội kiến của ngài với Tổng thống Klaus Iohannis và sau đó với nữ thủ tướng Viorica Dăncilă.
Lúc 13 giờ, Ðức Thánh Cha sẽ gặp chính quyền, các đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn cũng tại Phủ Tổng Thống Cotroceni.
Lúc 15:45, Ðức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ Ðức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Rumani, và Thánh Hội Đồng của Giáo Hội này tại Tòa Thượng Phụ.
Sau diễn từ của Đức Thánh Cha là Kinh Lạy Cha tại nhà thờ chính tòa mới của Giáo Hội Chính Thống Rumani nằm kế bên Tòa Thượng Phụ.
Sau đó, Ðức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ cho các tín hữu Công Giáo tại Nhà thờ Chính Tòa Thánh Giuse của thủ đô Bucarest.
Thứ Bẩy 1 tháng Sáu 6
Lúc 9g sáng thứ Bẩy, 1 tháng 6, Ðức Thánh Cha sẽ đáp máy bay đến phi trường Bacau.
Đến nơi lúc 10:10, Đức Thánh Cha sẽ dùng trực thăng để bay đến vận động trường Sumuleu-Ciuc, rồi từ đó di chuyển bằng xe hơi đến đền thánh Ðức Mẹ Sumuleu-Ciuc để cử hành thánh lễ cho các tín hữu Công Giáo.
Ban chiều, Ðức Thánh Cha dùng trực thăng bay đến thành phố Iasi và viếng thăm Nhà thờ chính tòa Ðức Maria Nữ Vương của giáo phận địa phương.
Lúc 17:25, ngài sẽ gặp gỡ giới trẻ tại quảng trường trước Tòa Nhà Văn hóa tại Iasi.
Lúc 19g, Đức Thánh Cha đáp máy bay trở về thủ đô Bucarest.
Lúc 20g, Đức Thánh Cha sẽ đến phi trường Henri Coandă-Otopeni.
Chúa Nhật 2 tháng Sáu
Lúc 9h sáng Chúa Nhật 2 tháng 6, Ðức Thánh Cha sẽ đáp máy bay đến phi trường Sibiu. Sau 40 phút bay, ngài đến nơi. Từ đây, Đức Thánh Cha dùng trực thăng bay đến thành phố Blaj để chủ sự thánh lễ tuyên phong chân phước cho 7 Giám Mục Công Giáo Rumani tử đạo dưới thời cộng sản.
Lúc 13:20, Đức Thánh Cha sẽ dùng bữa trưa với đoàn tùy tùng trước khi có cuộc gặp gỡ với cộng đoàn người du mục Rom tại vận động trường thành phố Blaj.
Sau cuộc gặp gỡ này, Đức Thánh Cha đáp trực thăng tới phi trường Sibiu. Tại đây sẽ diễn ra nghi thức từ biệt, trước khi Ðức Thánh Cha đáp máy bay trở về Rôma vào lúc 17:30.
6. Tự sắc Communis Vita của Đức Thánh Cha Phanxicô
Trong một tự sắc có tựa đề Communis Vita (Cuộc sống cộng đoàn), Đức Thánh Cha Phanxicô đã sửa đổi bộ Giáo Luật để bao gồm việc sa thải gần như tự động đối với những tu sĩ vắng mặt quá 12 tháng mà không có sự cho phép từ cộng đoàn của họ.
Sự thay đổi sẽ có hiệu lực vào ngày 10 tháng Tư và không có hiệu lực hồi tố. Đức Tổng Giám Mục Jose Rodriguez Carballo, tổng thư ký của Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ cho biết như trên. Tài liệu giải thích của Đức Tổng Giám Mục đã được công bố vào ngày 26 tháng Ba cùng với tự sắc Communis Vita của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Khoản giáo luật số 694 của bộ Giáo Luật hiện nay, sau khi sửa đổi, có nội dung như sau:
Triệt 1: Các thành phần sau đây đương nhiên bị trục xuất, bởi chính hành động của họ: những kẻ đã lìa bỏ đức tin Công Giáo một cách tỏ tường; những kẻ đã kết hôn hoặc mưu toan kết hôn, dù là kết hôn nhân dân sự; những kẻ đã vắng mặt bất hợp pháp khỏi nhà dòng suốt 12 tháng liên tiếp, theo định nghĩa trong khoản giáo luật số 665, triệt 2, về tình trạng thất tung.
Triệt 2. Trong các trường hợp ấy, sau khi thu thập các bằng chứng, Bề Trên Thượng Cấp cùng với Hội đồng cố vấn không nên chần chờ tuyên bố sự kiện, để việc trục xuất trở thành minh bạch về mặt pháp lý.
Triệt 3. Trong trường hợp vắng mặt bất hợp pháp quá 12 tháng như nói ở triệt 1, số 3, để có công hiệu pháp lý, lời tuyên bố phải được Tòa Thánh phê chuẩn; đối với các dòng thuộc giáo phận, việc phê chuẩn thuộc về thẩm quyền của Giám Mục bản quyền nơi có trụ sở chính của nhà dòng”.
Trích dẫn khoản giáo luật số 665, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Đời sống cộng đoàn là một yếu tố thiết yếu của đời sống tu trì và các tu sĩ phải sống trong nhà của dòng mình và không được vắng mặt ngoại trừ với sự cho phép của cấp trên.”
Ngài phàn nàn rằng “Thật không may, kinh nghiệm trong vài năm gần đây đã chứng minh rằng có những tình huống mà các thành viên của các dòng rời khỏi cộng đoàn mà họ được chỉ định, không vâng lời cho cấp trên và khiến cho nhà dòng không thể liên lạc với mình.”
Sau sáu tháng vắng mặt như vậy, bộ Giáo Luật đã chỉ thị và tiếp tục hướng dẫn cấp trên phải làm mọi thứ có thể được để tìm kiếm và giúp họ trở lại và kiên trì theo đuổi ơn gọi của mình.
Đức Tổng Giám Mục Rodriguez cho biết hầu hết các trường hợp vắng mặt kéo dài như vậy liên quan đến những tu sĩ nam nữ được cho phép tạm thời vắng mặt, nhưng họ ra đi không bao giờ trở lại.
Trừ khi họ chính thức yêu cầu hủy bỏ lời thề của mình hoặc xin được rút lui khỏi dòng, về mặt pháp lý, họ vẫn là một phần của nhà dòng. “Trong tình trạng như thế, khi chưa bị tách biệt một cách hợp pháp, họ có thể gây gương mù trong những tình huống họ không sống phù hợp với đời sống tu trì, hoặc thậm chí thể hiện những hành vi trái ngược với đời sống ấy.”
Cuộc sống của họ bên ngoài cộng đoàn, cũng có thể gây ra những hệ quả kinh tế gây hại cho nhà dòng, đó là lý do tại sao Giáo Hội cần có một quy trình trục xuất.
7. Giáo hội Úc hướng tới Công đồng Toàn thể năm 2020.
Hội thảo “Sứ mệnh: một trái tim, nhiều tiếng nói” dự kiến diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng 5 năm 2019 tại Sydney mang lại cho các tham dự viên “một cơ hội để lắng nghe và phân định, chuẩn bị cho Công đồng Toàn thể năm 2020, một thời gian của đối thoại và suy tư về tương lai của Giáo Hội Công Giáo Úc”.
Trên đây là những điều được một nữ giáo dân Úc, bà Lana Turvey-Collins thông tin cho Hãng tin Fides, thuộc Bộ Truyền giáo. Bà Lana Turvey-Collins là một trong số những người tổ chức Công đồng Toàn thể năm 2020 và sự kiện tháng 5 năm 2019. Chủ đề của sự kiện tập trung vào những thách thức loan báo Tin Mừng cho Giáo Hội Công Giáo tại Châu lục mới. Sự kiện được tổ chức với sự cộng tác của “Catholic Mission”, Ban Giám đốc Quốc gia của Các Hội giáo hoàng truyền giáo tại Úc. Việc suy tư cũng sẽ hữu ích trong cái nhìn của việc cử hành Tháng Truyền giáo Ngoại thường, được Ðức Giáo hoàng công bố vào tháng 10 năm 2019.
Trong hội nghị truyền giáo sắp tới, bà Turvey-Collins cùng với chủ tịch Công đồng Toàn thể, Ðức Tổng giám mục Timothy Costelloe sẽ tiến hành một lớp học, mục đích khuyến khích những suy tư về cái nhìn của người Công Giáo trong xã hội Úc, chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ năm 2020. Mọi người từ các cộng đồng khác nhau và các chi nhánh của Giáo hội sẽ tập trung vào việc suy tư: “Hội nghị: một trái tim, nhiều tiếng nói”.
Bà Turvey-Collins giải thích: “Giai đoạn chuẩn bị của Công đồng, bắt đầu vào tháng 5 năm 2018 và dựa trên các cuộc gặp gỡ đối thoại và lắng nghe, được tổ chức trên toàn lãnh thổ Úc, liên hệ đến hơn 68,000 người. Bà nói: “Chúng tôi rất biết ơn tất cả những người đã đóng góp bằng cách chia sẻ lịch sử và kinh nghiệm đức tin của họ. Các cuộc gặp gỡ cởi mở, lắng nghe và đối thoại là một kinh nghiệm phong phú và hiệu quả cho tất cả chúng tôi”.
Công đồng Toàn thể sẽ được tổ chức thành hai phiên: lần thứ nhất dự kiến vào tháng 10 năm 2020, trong khi lần thứ hai sẽ được tổ chức vào tháng 5 năm 2021. Sự lựa chọn chia cuộc gặp thành hai thời điểm là do mong muốn giúp phân định sâu hơn về các vấn đề được giải quyết trong giai đoạn đầu.
8. Giáo sư Massimo Faggioli nhận định rằng Hệ thống bảo vệ định chế Giáo Hội đang sụp đổ ngay trước mắt chúng ta
Trong bài “The End of an Era?” – “Sự kết thúc của một kỷ nguyên?”, được đăng trên tờ Commonweal Magazine ngày 25 tháng 3 năm 2019, Massimo Faggioli, sử gia về lịch sử Giáo Hội, giáo sư Thần Học và Khoa Học Tôn Giáo của Đại Học Villanova ở Philadelphia Hoa Kỳ, cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục đang định nghĩa lại chủ quyền của Giáo Hội.
Ông cảnh báo rằng chủ nghĩa thế tục đang hung hăng lạm dụng tội lỗi lạm dụng tính dục để tung ra các tấn kích nghiêm trọng đến mức Nước Đức Giáo Hoàng như chúng ta thấy hiện nay có thể bị xóa sổ. Ông viết như sau:
Mối quan hệ giữa quyền bính của Đức Giáo Hoàng trong Giáo Hội và quyền lực chính trị của nhà nước đã được xác định trong nhiều thế kỷ qua bằng các phương thức ngoại giao, chính sách đối ngoại, và cả các cuộc cách mạng bạo lực, lẫn các cuộc thảo luận hòa bình trong các nghị viện. Bây giờ, vì cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, mối quan hệ này đang được định nghĩa lại bởi hệ thống tư pháp hình sự của nhà nước thế tục.
Bản án của Đức Hồng Y George Pell bởi một tòa án Úc liên quan đến cáo buộc lạm dụng tình dục đối với trẻ vị thành niên, và bản án của Đức Hồng Y Philippe Barbarin bởi một tòa án Pháp vì đã không báo cáo một linh mục lạm dụng, cùng nhau đánh dấu một chương mới trong mối quan hệ giữa Giáo Hội và nhà nước. Hãy tưởng tượng nếu chúng ta có một Cơ Mật Viện bầu giáo hoàng trong tương lai gần, thì đó có thể là Cơ Mật Viện đầu tiên trong lịch sử hiện đại, nơi ít nhất một trong số các Hồng Y cử tri không thể bỏ phiếu vì ngài đang phải đứng sau song sắt (Đức Hồng Y Barbarin vẫn được tự do trong tiến trình kháng cáo). Một trường hợp gần tương tự là trường hợp của Đức Hồng Y József Mindszenty của Hung Gia Lợi. Tuy nhiên, vẫn có một sự khác biệt hoàn toàn: Đức Hồng Y Mindszenty không thể tham dự các Cơ Mật Viện vào những năm 1958 và 1963 vì ngài đang tị nạn chính trị tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Budapest. Trước đó, Đức Hồng Y Mindszenty đã bị chế độ Cộng sản Hung Gia Lợi bắt giữ vì lý do chính trị, chứ không phải là tội phạm thông thường hay hình sự. Các ví dụ khác có thể xuất hiện trong tâm trí là trường hợp Napoléon bắt giữ Đức Giáo Hoàng Piô VII từ năm 1809 đến 1814; Đức Cha Clemens August von Droste-Vischering, Tổng Giám Mục Köln bị chính phủ Phổ bắt năm 1837; nhiều giám mục khác đã phải trải qua nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ trong các nhà tù của chế độ Cộng sản, ví dụ như ở Ukraine, Trung Quốc và Việt Nam. Tất cả những trường hợp này rõ ràng rất khác với trường hợp của các Đức Hồng Y Pell và Barbarin, về phương diện các phán quyết chống lại các ngài.
Với uy tín đạo đức của Vatican bị hư hại sâu sắc, chủ nghĩa thế tục có thể “lạm dụng” lạm dụng để mở lại những gì từng được gọi là “Quaestio Romana” – “Vấn đề Rôma” [tức là vấn đề quyền bính trần thế của Đức Giáo Hoàng - chú thích của người dịch]”.
Hai trường hợp trên có ý nghĩa biểu tượng rất lớn trong một Giáo Hội nơi các biểu tượng là quan trọng. Viễn tượng một Hồng Y vắng mặt trong Cơ Mật Viện vì ngài bị tống giam vì cáo buộc lạm dụng tình dục, hoặc che đậy sự lạm dụng đó, là một biểu tượng cho thấy một cách rõ rệt toàn bộ hệ thống bảo vệ định chế Giáo Hội Công Giáo, là một hệ thống được xây dựng dựa trên hiện trạng, quyền miễn trừ, và các đặc quyền đang sụp đổ trước mắt chúng ta. Điều làm cho biểu tượng này thêm sâu sắc là sự nổi bật của cả hai vị Hồng Y Pell và Barbarin. Đức Hồng Y Pell là một đại diện cao cấp của một nền văn hóa Công Giáo đặc thù trong thế giới nói tiếng Anh muốn tái xây dựng một Giáo Hội quả quyết, hơn khả năng chống lại chủ nghĩa thế tục. Đức Hồng Y Barbarin là Tổng Giám Mục Lyon, quê hương của trường đại học Dòng Tên Fourvière, một trong những biểu tượng của Công Giáo Pháp hiện đại. Một trong những nhà thần học Dòng Tên quan trọng nhất từ trước đến nay, Henri de Lubac, đã nghiên cứu và giảng dạy tại Fourvière.
Hai trường hợp pháp lý này (và những trường hợp khác có khả năng sẽ xảy ra) nêu ra một vấn nạn quan trọng cho Giáo Hội liên quan đến những mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Cuộc đụng độ giữa Giáo Hội Công Giáo và các cuộc cách mạng vào cuối thế kỷ thứ mười tám và giữa thế kỷ mười chín đã đạt đến một sự dàn xếp tạm thời kéo dài từ khoảng thời gian của Công Đồng Vatican I cho đến gần đây. Hình thù của sự dàn xếp này được xác định bởi một chuỗi dài các sự kiện chính trị và thần học. Sự kiện đầu tiên trong số đó là tuyên bố về quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng tại Công Đồng Vatican vào năm 1870, cùng với sự trỗi dậy của một “chủ nghĩa quyền tối thượng tự do của Đức Giáo Hoàng” trong đó chấp nhận sự khác biệt giữa các lĩnh vực thần học và chính trị, tôn trọng chủ quyền của nhà nước, và tiến đến việc tạo ra của một quyền lực tinh thần độc lập với nhà nước và thu gọn quyền bính trần thế Đức Giáo Hoàng trong một lãnh thổ với chủ quyền của riêng mình. Tiếp theo đó là các giải pháp cho “Vấn đề Rôma” với sự ra đời của Nhà nước Thành phố Vatican vào năm 1929; thời đại của các hiệp ước trong thế kỷ XX; sự chấp nhận dân chủ và nhà nước lập hiến tại Vatican II; và sự chấp nhận sau Công Đồng Vatican II cuộc chiến chống lại các chế độ độc tài, ủng hộ nhân quyền và tự do. Trọng tâm của thời kỳ Vatican I đến Vatican II là giả định cho rằng trong tương lai, sẽ có một mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, thân thiện giữa Giáo Hội và nhà nước, mỗi bên sẽ tôn trọng chủ quyền của nhau.
Những diễn biến mới nhất của cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục, cả ở cấp quốc gia và toàn cầu, đặt lại vấn đề đối với dàn xếp này. Giờ đây, cuộc khủng hoảng lạm dụng đã đến với Vatican, với các trường hợp của McCarrick, Đức Hồng Y Pell và Đức Hồng Y Barbarin, tình trạng pháp lý lâu nay không bị nghi ngờ của Tòa Thánh và chủ quyền của Nhà nước Thành phố Vatican một lần nữa có thể bị thách thức. Với uy tín đạo đức của Vatican bị hư hại sâu sắc, chúng ta có thể thấy việc mở lại những gì từng được gọi là “Vấn đề Rôma”.
Quyết định của Đức Bênêđíctô XVI tiếp tục sống ở Vatican sau khi ngài từ chức cũng cần được giải thích theo làn sóng các vụ tai tiếng liên quan đến chính quyền trung ương của Giáo Hội Công Giáo. Không phải chỉ một mình Đức Bênêđíctô: Đức Hồng Y Sodano và Bertone, từng là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh dưới thời Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô, cũng đã chọn sống ở Vatican, và đã im lặng đáng kể trong vài tháng qua. Tấm khiên được cung cấp bởi vị thế quốc tế của Tòa Thánh có thể bị thay đổi một ngày nào đó, dù điều đó là không thể tưởng tượng được đối với một số người. Xét cho cùng, địa vị pháp lý hiện tại của Vatican cũng chỉ mới đạt được gần đây. Trong cuốn Vatican I: Công Đồng và việc hình thành Giáo Hội Quyền Bính Giáo Hoàng , John W. O'Malley nhắc nhở chúng ta rằng “các vị giáo hoàng của thế kỷ XIX, giống như các vị tiền nhiệm của họ trong nhiều thế kỷ, đều coi Nước Đức Giáo Hoàng, và đặc biệt là thành phố Rôma, như một nơi thánh thiêng, một di sản thiêng liêng không bao giờ có thể đầu hàng. Đức Piô IX là vị Giáo Hoàng tin vào điều này mạnh nhất”. Nhưng sau gần một ngàn năm lịch sử, Nước Đức Giáo Hoàng đã đi đến hồi kết thúc một cách bất ngờ. Giáo Hội Công Giáo có trên hai nghìn năm tuổi, nhưng Nhà nước Thành phố Vatican chỉ mới chín mươi tuổi. Không có lý do để cho rằng Nhà nước ấy sẽ tồn tại như hiện nay vĩnh viễn.
Hôm 21 tháng Ba, Đức Tổng Giám Mục Trưởng Onufry, là Tổng Giám Mục của Kiev và Toàn Ukraine, đã tham dự một cuộc họp với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và các thành viên của Hội đồng Các Giáo hội và Tổ chức Tôn giáo Ukraine. Cuộc họp được tổ chức theo sáng kiến của nhà lãnh đạo Ukraine.
Trong bài phát biểu của mình, ông Petro Poroshenko lưu ý sự cần thiết phải đề cao các nguyên tắc tự do tôn giáo. “Là tổng thống, với tư cách là người bảo đảm việc thực hiện đúng hiến pháp, tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ tự do tôn giáo ở Ukraine. Sự tự do tôn giáo phải là một đối tượng trong các hoạt động chung của chúng ta,” ông nói và thêm rằng “bạo lực không bao giờ có thể là một phương tiện để giải quyết vấn đề.”
Đức Tổng Giám Mục Trưởng Onufry cho biết:
“Trong Mùa Chay hồng phúc này, Giáo hội kêu gọi sám hối, tự kiềm chế, cầu nguyện và hòa giải với người anh em. Nhiệm vụ của Giáo hội là chăm sóc những điều thuộc tâm linh, đạo đức, dẫn dắt mọi người đến với Chúa, rao giảng về tình yêu, sự tha thứ và hòa bình. Nhiệm vụ của nhà nước là chăm sóc chiều kích vật chất của đời sống con người, thực thi luật pháp, vân vân. Tuy nhiên, trong mùa Chay này, cũng như trong một thời gian dài trước đó, ở nước ta, đã có những phát triển diễn ra trong phạm vi tôn giáo khiến chúng ta đau buồn. Tôi muốn nói đến việc tịch thu các nhà thờ, sự can thiệp của các quan chức chính phủ trong các vấn đề Giáo Hội và các hành vi phạm tội khác.”
Trước ngày 5 tháng Giêng, tại Ukraine có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Hai nhóm Chính Thống Giáo thứ hai và thứ ba của Ukraine đã nhập lại thành một. Hôm 5 tháng Giêng, trước sự hiện diện của các thành viên phái đoàn chính phủ Ukraine Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Tòa Thượng Phụ Constantinope đã ký kết Tomos, tức là sắc lệnh công nhận Chính Thống Giáo Ukraine là một Giáo Hội Chính Thống độc lập, và trao cho Đức Thượng Phụ Epiphaniy của Kiev và Toàn Ukraine.
Đức Tổng Giám Mục Trưởng Onufry cáo buộc rằng nhiều tài sản của Chính Thống Giáo trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã rơi vào tay của Giáo Hội Chính Thống tân lập Ukraine bằng bạo lực. Tuy nhiên, các nguồn tin khách quan hơn từ Ukraine nhận định rằng nhiều giáo dân Chính Thống Giáo trước đây trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa nay bỏ sang Giáo Hội Chính Thống tân lập và muốn đưa các nhà thờ của họ vào Giáo Hội mới. Tranh chấp đã xảy ra vì một số giáo dân khác vẫn muốn ở lại trong Giáo Hội cũ.
Các quan chức Ukraine coi nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa là một công cụ để điện Kremlin tác động lên nội tình của Ukraine. Trước tình cảm bài Nga tại Ukraine, xu hướng sụp đổ của Chính Thống Giáo trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa có vẻ là hiển nhiên.
2. Sáng lập viên và toàn ban biên tập tạp chí phụ nữ của Vatican đồng loạt từ chức
Ban biên tập của tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới”, một nguyệt san được công bố cùng với tờ Quan Sát Viên Rôma của Tòa Thánh, đã công bố việc đồng loạt từ chức trong một bức thư ngỏ được gởi đến các cơ quan truyền thông thế tục lớn trên thế giới.
Bức thư ngỏ nêu trên, là bức thư từ chức gởi đến Đức Thánh Cha Phanxicô, cũng sẽ được đăng trong số ra ngày 01 tháng Tư sắp đến.
Sáng lập viên Lucetta Scaraffia đã viết trong bức thư ngỏ:
“Chúng con đầu hàng bởi vì chúng con cảm thấy bị bao quanh bởi một bầu không khí nghi ngờ và cố gắng ngày càng tăng muốn loại bỏ chúng con.”
Trong bài xã luận, bà viết: “Chúng tôi tin rằng không còn đủ điều kiện để tiếp tục sự hợp tác với tờ Quan Sát Viên Rôma.”
Scaraffia nói với thông tấn xã AP rằng quyết định đồng loạt từ chức được đưa ra sau khi chủ biên mới của tờ Quan Sát Viên Rôma, là ông Andrea Monda, đầu năm nay dự định sẽ nắm giữ vị trí chủ biên của tờ tạp chí này. Bà cho biết Monda đã lùi bước sau khi ban biên tập đe dọa sẽ từ chức và các tờ báo Công Giáo phân phối các bản dịch của tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” tại Pháp, Tây Ban Nha và Mỹ Latin, nói với bà rằng họ sẽ ngừng phân phối nếu bà không còn giữ trách nhiệm chủ biên.
“Sau những nỗ lực bất thành nhằm đưa chúng tôi vào vòng kiểm soát, là những nỗ lực gián tiếp nhằm loại bỏ tính hợp pháp của chúng tôi”. Để dẫn chứng, bà Scaraffia nói với thông tấn xã AP rằng nhiều phụ nữ khác đưa vào để viết cho tờ Quan Sát Viên Rôma “với một quan điểm đối kháng với chúng tôi”.
Vào năm 2012, “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” là một phụ bản của tờ Quan Sát Viên Rôma. Dần dà, tạp chí này được xuất bản như một ấn phẩm độc lập dù vẫn dưới sự bảo trợ của tờ Quan Sát Viên Rôma.
Scaraffia, một giáo sư lịch sử và là một nhà báo. Bà có lẽ là người phụ nữ cao cấp nhất tại Vatican. Bà là một nhà tranh đấu nữ quyền thường xuyên nhấn mạnh quá đáng đến sự đối kháng giữa nam và nữ với những lời chỉ trích như “một nửa nhân loại - và một nửa chịu trách nhiệm truyền bá đức tin cho các thế hệ tương lai - đơn giản là vô hình đối với một Giáo Hội Công Giáo do đàn ông kiểm soát.”
Tháng Hai vừa qua, nhân Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội từ 21 đến 24 tháng Hai, bà “tố cáo” trên tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” việc lạm dụng tình dục các nữ tu khiến một số nữ tu đã phá thai hoặc sinh ra những đứa trẻ vô thừa nhận. Những chuyện như thế đời nào cũng có thể xảy ra, “tố cáo” như một phát hiện mới hay mô tả tội lỗi đó như một trào lưu thiết tưởng không phản ánh đúng sự thật.
Trước đó, trong số tháng Ba năm 2018, bà tố cáo sự phục vụ “không được trả công”, “địa vị hạng hai” trong Giáo Hội của các nữ tu phụ giúp các giám mục và Hồng Y trong việc nấu ăn và dọn dẹp. Nhiều nữ tu không đồng ý với cách đặt vấn đề có tính quá khích của Scaraffia. Họ cho rằng công việc của họ là một việc tự nguyện, khiêm nhường phục vụ vì lòng yêu mến Giáo Hội và chẳng hề có cảm giác “địa vị hạng hai”.
Tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” phiên bản tiếng Ý ước tính bán được 12,000 số hàng tháng, chưa kể số người xem trực tuyến.
3. Chủ biên tờ Quan Sát Viên Rôma lên tiếng về quyết định từ chức của bà Lucetta Scaraffia
Sáng lập viên Lucetta Scaraffia và toàn ban biên tập, gồm toàn phụ nữ, của tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới”, một nguyệt san được công bố như một phụ bản của tờ Quan Sát Viên Rôma của Tòa Thánh, đã đồng loạt từ chức.
Scaraffia cáo buộc ông Andrea Monda, tân chủ nhiệm tờ Quan Sát Viên Rôma vào đầu năm nay dự định sẽ nắm giữ vị trí chủ biên của tờ tạp chí phụ nữ do bà lãnh đạo. Theo bà, ông Monda đã lùi bước sau khi ban biên tập đe dọa sẽ từ chức và các tờ báo Công Giáo phân phối các bản dịch của tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” tại Pháp, Tây Ban Nha và Mỹ Latin, nói với bà rằng họ sẽ ngừng phân phối nếu bà không còn giữ trách nhiệm chủ biên.
“Sau những nỗ lực bất thành nhằm đưa chúng tôi vào vòng kiểm soát, là những nỗ lực gián tiếp nhằm loại bỏ tính hợp pháp của chúng tôi”. Để dẫn chứng, bà Scaraffia nói với thông tấn xã AP rằng nhiều phụ nữ khác được đưa vào để viết cho tờ Quan Sát Viên Rôma “với một quan điểm đối kháng với chúng tôi”.
Trong một tuyên bố, ông Monda phủ nhận việc cố gắng làm suy yếu tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” và nói rằng ông chỉ cố gắng củng cố những tiếng nói và quan điểm của phụ nữ khác trên tờ Quan Sát Viên Rôma. Ông khẳng định luôn bảo đảm quyền tự chủ của tạp chí, và tự giới hạn bản thân trong việc đề xuất các ý tưởng và giới thiệu những người có thể đóng góp cho tờ tạp chí phụ nữ.
“Tránh sự can thiệp vào phụ bản hàng tháng này, tôi đã yêu cầu đừng có một cuộc đối đầu thực sự trên tờ Quan Sát Viên Rôma, dựa trên cơ chế nhóm này đối kháng với nhóm kia hoặc việv hình thành các nhóm kín. Tôi đã làm như vậy như là một dấu hiệu của sự cởi mở và của ‘paressia’, (quyền tự do nói lên sự thật) mà Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu.”
Ông Monda cho biết thêm ông ghi nhận quyết định rút lui một cách tự nguyện của Scaraffia, cám ơn bà vì các đóng góp của bà, và cam kết rằng tạp chí sẽ được tiếp tục theo ý hướng hiện nay là “không có chủ nghĩa giáo sĩ trị hay tương tự.”
4. Đức Thánh Cha viếng thăm Marốc
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Chiều thứ Sáu 29 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi Phụng Vụ Sám Hối 24 giờ cho Chúa tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Sau đó, vào sáng Thứ Bảy ngài đã lên đường tông du Marốc.
Lúc 10:45, Đức Thánh Cha đã khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang thủ đô Rabat của Marốc trong một chuyến đi dài tổng cộng 36 tiếng đồng hồ. Đây là chuyến tông du thứ 28 của Đức Thánh Cha Phanxicô bên ngoài Italia và là chuyến tông du thứ 3 của ngài trong năm 2019 này, sau Panama và Abu Dhabi.
Lúc 14:00, Đức Thánh Cha đã đến sân bay quốc tế Salé của Rabat. Tưởng cũng nên biết, Rabat và Rôma có cùng một múi giờ.
Lúc 14:40 đã diễn ra nghi thức chào đón chính thức Đức Thánh Cha tại quảng trường trước Đền thờ Hồi giáo Hassan.
Cũng tại quảng trường này, vào lúc 15g, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với chính quyền, xã hội dân sự, và ngoại giao đoàn. Ngài đã đọc một diễn từ tại đây.
Lúc 16g, Đức Thánh Cha đã viếng thăm lăng tẩm của Vua Mohammed V, trước khi hội kiến riêng với Vua Mohammed VI tại hoàng cung vào lúc 16:25.
Sau đó, lúc 17:10, Đức Thánh Cha đã viếng thăm Học Viện Mohammed VI nơi đào tạo các Imam, và các nhà giảng thuyết nam nữ của Hồi giáo.
Sinh hoạt cuối cùng trong ngày diễn ra lúc 18:10 khi Đức Thánh Cha viếng thăm trụ sở của Caritas giáo phận Rabat để gặp gỡ anh chị em di dân.
Lúc 9:30 sáng Chúa Nhật ngày 31 tháng 3 năm 2019, Đức Thánh Cha đã viếng thăm trung tâm nông thôn của các dịch vụ xã hội ở Témera.
Sau đó, vào lúc 10:35, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ và có một diễn từ trước các linh mục, tu sĩ nam nữ và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô tại nhà thờ chính tòa giáo phận Rabat.
Lúc 12g, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật với mọi người trước khi dùng bữa trưa với đoàn tùy tùng.
Vào lúc 14:45, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ cho các tín hữu.
Lúc 17g đã có nghi thức tiễn biệt tại phi trường quốc tế Salé của Rabat.
Lúc 17:15, máy bay đã cất cánh đưa ngài trở về Roma.
Đức Thánh Cha đã về đến phi trường Ciampino lúc 21:30.
5. Chương trình chuyến tông du của Ðức Thánh Cha Phanxicô tại Rumani
Trong thông báo đưa ra hôm 25 tháng Ba, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố chương trình chi tiết chuyến viếng thăm 3 ngày của Ðức Thánh Cha Phanxicô tại Rumani, từ 31 tháng 5 đến 2 tháng 6 năm 2019.
Đây là chuyến tông du thứ 29 của Đức Thánh Cha Phanxicô bên ngoài Italia và là chuyến tông du thứ 4 của ngài trong năm 2019 này, sau Panama, Abu Dhabi và Rabat.
Thứ Sáu 31 tháng Năm.
Lúc 8:10, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang phi trường quốc tế Henri Coandă-Otopeni của Bucarest.
Lúc 11:30, giờ địa phương, Đức Thánh Cha sẽ đến phi trường Henri Coandă-Otopeni. Tưởng cũng nên biết thêm là Bucarest đi trước Rôma một giờ.
Tại đây sẽ có nghi thức chào đón Đức Thánh Cha.
Sau các nghi thức chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ dùng xe hơi di chuyển đến dinh Cotroceni, là Phủ Tổng Thống Rumani nơi sẽ diễn ra các nghi thức đón tiếp chính thức tại tiền đình của dinh này.
Tiếp theo đó là các cuộc hội kiến của ngài với Tổng thống Klaus Iohannis và sau đó với nữ thủ tướng Viorica Dăncilă.
Lúc 13 giờ, Ðức Thánh Cha sẽ gặp chính quyền, các đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn cũng tại Phủ Tổng Thống Cotroceni.
Lúc 15:45, Ðức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ Ðức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Rumani, và Thánh Hội Đồng của Giáo Hội này tại Tòa Thượng Phụ.
Sau diễn từ của Đức Thánh Cha là Kinh Lạy Cha tại nhà thờ chính tòa mới của Giáo Hội Chính Thống Rumani nằm kế bên Tòa Thượng Phụ.
Sau đó, Ðức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ cho các tín hữu Công Giáo tại Nhà thờ Chính Tòa Thánh Giuse của thủ đô Bucarest.
Thứ Bẩy 1 tháng Sáu 6
Lúc 9g sáng thứ Bẩy, 1 tháng 6, Ðức Thánh Cha sẽ đáp máy bay đến phi trường Bacau.
Đến nơi lúc 10:10, Đức Thánh Cha sẽ dùng trực thăng để bay đến vận động trường Sumuleu-Ciuc, rồi từ đó di chuyển bằng xe hơi đến đền thánh Ðức Mẹ Sumuleu-Ciuc để cử hành thánh lễ cho các tín hữu Công Giáo.
Ban chiều, Ðức Thánh Cha dùng trực thăng bay đến thành phố Iasi và viếng thăm Nhà thờ chính tòa Ðức Maria Nữ Vương của giáo phận địa phương.
Lúc 17:25, ngài sẽ gặp gỡ giới trẻ tại quảng trường trước Tòa Nhà Văn hóa tại Iasi.
Lúc 19g, Đức Thánh Cha đáp máy bay trở về thủ đô Bucarest.
Lúc 20g, Đức Thánh Cha sẽ đến phi trường Henri Coandă-Otopeni.
Chúa Nhật 2 tháng Sáu
Lúc 9h sáng Chúa Nhật 2 tháng 6, Ðức Thánh Cha sẽ đáp máy bay đến phi trường Sibiu. Sau 40 phút bay, ngài đến nơi. Từ đây, Đức Thánh Cha dùng trực thăng bay đến thành phố Blaj để chủ sự thánh lễ tuyên phong chân phước cho 7 Giám Mục Công Giáo Rumani tử đạo dưới thời cộng sản.
Lúc 13:20, Đức Thánh Cha sẽ dùng bữa trưa với đoàn tùy tùng trước khi có cuộc gặp gỡ với cộng đoàn người du mục Rom tại vận động trường thành phố Blaj.
Sau cuộc gặp gỡ này, Đức Thánh Cha đáp trực thăng tới phi trường Sibiu. Tại đây sẽ diễn ra nghi thức từ biệt, trước khi Ðức Thánh Cha đáp máy bay trở về Rôma vào lúc 17:30.
6. Tự sắc Communis Vita của Đức Thánh Cha Phanxicô
Trong một tự sắc có tựa đề Communis Vita (Cuộc sống cộng đoàn), Đức Thánh Cha Phanxicô đã sửa đổi bộ Giáo Luật để bao gồm việc sa thải gần như tự động đối với những tu sĩ vắng mặt quá 12 tháng mà không có sự cho phép từ cộng đoàn của họ.
Sự thay đổi sẽ có hiệu lực vào ngày 10 tháng Tư và không có hiệu lực hồi tố. Đức Tổng Giám Mục Jose Rodriguez Carballo, tổng thư ký của Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ cho biết như trên. Tài liệu giải thích của Đức Tổng Giám Mục đã được công bố vào ngày 26 tháng Ba cùng với tự sắc Communis Vita của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Khoản giáo luật số 694 của bộ Giáo Luật hiện nay, sau khi sửa đổi, có nội dung như sau:
Triệt 1: Các thành phần sau đây đương nhiên bị trục xuất, bởi chính hành động của họ: những kẻ đã lìa bỏ đức tin Công Giáo một cách tỏ tường; những kẻ đã kết hôn hoặc mưu toan kết hôn, dù là kết hôn nhân dân sự; những kẻ đã vắng mặt bất hợp pháp khỏi nhà dòng suốt 12 tháng liên tiếp, theo định nghĩa trong khoản giáo luật số 665, triệt 2, về tình trạng thất tung.
Triệt 2. Trong các trường hợp ấy, sau khi thu thập các bằng chứng, Bề Trên Thượng Cấp cùng với Hội đồng cố vấn không nên chần chờ tuyên bố sự kiện, để việc trục xuất trở thành minh bạch về mặt pháp lý.
Triệt 3. Trong trường hợp vắng mặt bất hợp pháp quá 12 tháng như nói ở triệt 1, số 3, để có công hiệu pháp lý, lời tuyên bố phải được Tòa Thánh phê chuẩn; đối với các dòng thuộc giáo phận, việc phê chuẩn thuộc về thẩm quyền của Giám Mục bản quyền nơi có trụ sở chính của nhà dòng”.
Trích dẫn khoản giáo luật số 665, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Đời sống cộng đoàn là một yếu tố thiết yếu của đời sống tu trì và các tu sĩ phải sống trong nhà của dòng mình và không được vắng mặt ngoại trừ với sự cho phép của cấp trên.”
Ngài phàn nàn rằng “Thật không may, kinh nghiệm trong vài năm gần đây đã chứng minh rằng có những tình huống mà các thành viên của các dòng rời khỏi cộng đoàn mà họ được chỉ định, không vâng lời cho cấp trên và khiến cho nhà dòng không thể liên lạc với mình.”
Sau sáu tháng vắng mặt như vậy, bộ Giáo Luật đã chỉ thị và tiếp tục hướng dẫn cấp trên phải làm mọi thứ có thể được để tìm kiếm và giúp họ trở lại và kiên trì theo đuổi ơn gọi của mình.
Đức Tổng Giám Mục Rodriguez cho biết hầu hết các trường hợp vắng mặt kéo dài như vậy liên quan đến những tu sĩ nam nữ được cho phép tạm thời vắng mặt, nhưng họ ra đi không bao giờ trở lại.
Trừ khi họ chính thức yêu cầu hủy bỏ lời thề của mình hoặc xin được rút lui khỏi dòng, về mặt pháp lý, họ vẫn là một phần của nhà dòng. “Trong tình trạng như thế, khi chưa bị tách biệt một cách hợp pháp, họ có thể gây gương mù trong những tình huống họ không sống phù hợp với đời sống tu trì, hoặc thậm chí thể hiện những hành vi trái ngược với đời sống ấy.”
Cuộc sống của họ bên ngoài cộng đoàn, cũng có thể gây ra những hệ quả kinh tế gây hại cho nhà dòng, đó là lý do tại sao Giáo Hội cần có một quy trình trục xuất.
7. Giáo hội Úc hướng tới Công đồng Toàn thể năm 2020.
Hội thảo “Sứ mệnh: một trái tim, nhiều tiếng nói” dự kiến diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng 5 năm 2019 tại Sydney mang lại cho các tham dự viên “một cơ hội để lắng nghe và phân định, chuẩn bị cho Công đồng Toàn thể năm 2020, một thời gian của đối thoại và suy tư về tương lai của Giáo Hội Công Giáo Úc”.
Trên đây là những điều được một nữ giáo dân Úc, bà Lana Turvey-Collins thông tin cho Hãng tin Fides, thuộc Bộ Truyền giáo. Bà Lana Turvey-Collins là một trong số những người tổ chức Công đồng Toàn thể năm 2020 và sự kiện tháng 5 năm 2019. Chủ đề của sự kiện tập trung vào những thách thức loan báo Tin Mừng cho Giáo Hội Công Giáo tại Châu lục mới. Sự kiện được tổ chức với sự cộng tác của “Catholic Mission”, Ban Giám đốc Quốc gia của Các Hội giáo hoàng truyền giáo tại Úc. Việc suy tư cũng sẽ hữu ích trong cái nhìn của việc cử hành Tháng Truyền giáo Ngoại thường, được Ðức Giáo hoàng công bố vào tháng 10 năm 2019.
Trong hội nghị truyền giáo sắp tới, bà Turvey-Collins cùng với chủ tịch Công đồng Toàn thể, Ðức Tổng giám mục Timothy Costelloe sẽ tiến hành một lớp học, mục đích khuyến khích những suy tư về cái nhìn của người Công Giáo trong xã hội Úc, chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ năm 2020. Mọi người từ các cộng đồng khác nhau và các chi nhánh của Giáo hội sẽ tập trung vào việc suy tư: “Hội nghị: một trái tim, nhiều tiếng nói”.
Bà Turvey-Collins giải thích: “Giai đoạn chuẩn bị của Công đồng, bắt đầu vào tháng 5 năm 2018 và dựa trên các cuộc gặp gỡ đối thoại và lắng nghe, được tổ chức trên toàn lãnh thổ Úc, liên hệ đến hơn 68,000 người. Bà nói: “Chúng tôi rất biết ơn tất cả những người đã đóng góp bằng cách chia sẻ lịch sử và kinh nghiệm đức tin của họ. Các cuộc gặp gỡ cởi mở, lắng nghe và đối thoại là một kinh nghiệm phong phú và hiệu quả cho tất cả chúng tôi”.
Công đồng Toàn thể sẽ được tổ chức thành hai phiên: lần thứ nhất dự kiến vào tháng 10 năm 2020, trong khi lần thứ hai sẽ được tổ chức vào tháng 5 năm 2021. Sự lựa chọn chia cuộc gặp thành hai thời điểm là do mong muốn giúp phân định sâu hơn về các vấn đề được giải quyết trong giai đoạn đầu.
8. Giáo sư Massimo Faggioli nhận định rằng Hệ thống bảo vệ định chế Giáo Hội đang sụp đổ ngay trước mắt chúng ta
Trong bài “The End of an Era?” – “Sự kết thúc của một kỷ nguyên?”, được đăng trên tờ Commonweal Magazine ngày 25 tháng 3 năm 2019, Massimo Faggioli, sử gia về lịch sử Giáo Hội, giáo sư Thần Học và Khoa Học Tôn Giáo của Đại Học Villanova ở Philadelphia Hoa Kỳ, cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục đang định nghĩa lại chủ quyền của Giáo Hội.
Ông cảnh báo rằng chủ nghĩa thế tục đang hung hăng lạm dụng tội lỗi lạm dụng tính dục để tung ra các tấn kích nghiêm trọng đến mức Nước Đức Giáo Hoàng như chúng ta thấy hiện nay có thể bị xóa sổ. Ông viết như sau:
Mối quan hệ giữa quyền bính của Đức Giáo Hoàng trong Giáo Hội và quyền lực chính trị của nhà nước đã được xác định trong nhiều thế kỷ qua bằng các phương thức ngoại giao, chính sách đối ngoại, và cả các cuộc cách mạng bạo lực, lẫn các cuộc thảo luận hòa bình trong các nghị viện. Bây giờ, vì cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, mối quan hệ này đang được định nghĩa lại bởi hệ thống tư pháp hình sự của nhà nước thế tục.
Bản án của Đức Hồng Y George Pell bởi một tòa án Úc liên quan đến cáo buộc lạm dụng tình dục đối với trẻ vị thành niên, và bản án của Đức Hồng Y Philippe Barbarin bởi một tòa án Pháp vì đã không báo cáo một linh mục lạm dụng, cùng nhau đánh dấu một chương mới trong mối quan hệ giữa Giáo Hội và nhà nước. Hãy tưởng tượng nếu chúng ta có một Cơ Mật Viện bầu giáo hoàng trong tương lai gần, thì đó có thể là Cơ Mật Viện đầu tiên trong lịch sử hiện đại, nơi ít nhất một trong số các Hồng Y cử tri không thể bỏ phiếu vì ngài đang phải đứng sau song sắt (Đức Hồng Y Barbarin vẫn được tự do trong tiến trình kháng cáo). Một trường hợp gần tương tự là trường hợp của Đức Hồng Y József Mindszenty của Hung Gia Lợi. Tuy nhiên, vẫn có một sự khác biệt hoàn toàn: Đức Hồng Y Mindszenty không thể tham dự các Cơ Mật Viện vào những năm 1958 và 1963 vì ngài đang tị nạn chính trị tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Budapest. Trước đó, Đức Hồng Y Mindszenty đã bị chế độ Cộng sản Hung Gia Lợi bắt giữ vì lý do chính trị, chứ không phải là tội phạm thông thường hay hình sự. Các ví dụ khác có thể xuất hiện trong tâm trí là trường hợp Napoléon bắt giữ Đức Giáo Hoàng Piô VII từ năm 1809 đến 1814; Đức Cha Clemens August von Droste-Vischering, Tổng Giám Mục Köln bị chính phủ Phổ bắt năm 1837; nhiều giám mục khác đã phải trải qua nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ trong các nhà tù của chế độ Cộng sản, ví dụ như ở Ukraine, Trung Quốc và Việt Nam. Tất cả những trường hợp này rõ ràng rất khác với trường hợp của các Đức Hồng Y Pell và Barbarin, về phương diện các phán quyết chống lại các ngài.
Với uy tín đạo đức của Vatican bị hư hại sâu sắc, chủ nghĩa thế tục có thể “lạm dụng” lạm dụng để mở lại những gì từng được gọi là “Quaestio Romana” – “Vấn đề Rôma” [tức là vấn đề quyền bính trần thế của Đức Giáo Hoàng - chú thích của người dịch]”.
Hai trường hợp trên có ý nghĩa biểu tượng rất lớn trong một Giáo Hội nơi các biểu tượng là quan trọng. Viễn tượng một Hồng Y vắng mặt trong Cơ Mật Viện vì ngài bị tống giam vì cáo buộc lạm dụng tình dục, hoặc che đậy sự lạm dụng đó, là một biểu tượng cho thấy một cách rõ rệt toàn bộ hệ thống bảo vệ định chế Giáo Hội Công Giáo, là một hệ thống được xây dựng dựa trên hiện trạng, quyền miễn trừ, và các đặc quyền đang sụp đổ trước mắt chúng ta. Điều làm cho biểu tượng này thêm sâu sắc là sự nổi bật của cả hai vị Hồng Y Pell và Barbarin. Đức Hồng Y Pell là một đại diện cao cấp của một nền văn hóa Công Giáo đặc thù trong thế giới nói tiếng Anh muốn tái xây dựng một Giáo Hội quả quyết, hơn khả năng chống lại chủ nghĩa thế tục. Đức Hồng Y Barbarin là Tổng Giám Mục Lyon, quê hương của trường đại học Dòng Tên Fourvière, một trong những biểu tượng của Công Giáo Pháp hiện đại. Một trong những nhà thần học Dòng Tên quan trọng nhất từ trước đến nay, Henri de Lubac, đã nghiên cứu và giảng dạy tại Fourvière.
Hai trường hợp pháp lý này (và những trường hợp khác có khả năng sẽ xảy ra) nêu ra một vấn nạn quan trọng cho Giáo Hội liên quan đến những mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Cuộc đụng độ giữa Giáo Hội Công Giáo và các cuộc cách mạng vào cuối thế kỷ thứ mười tám và giữa thế kỷ mười chín đã đạt đến một sự dàn xếp tạm thời kéo dài từ khoảng thời gian của Công Đồng Vatican I cho đến gần đây. Hình thù của sự dàn xếp này được xác định bởi một chuỗi dài các sự kiện chính trị và thần học. Sự kiện đầu tiên trong số đó là tuyên bố về quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng tại Công Đồng Vatican vào năm 1870, cùng với sự trỗi dậy của một “chủ nghĩa quyền tối thượng tự do của Đức Giáo Hoàng” trong đó chấp nhận sự khác biệt giữa các lĩnh vực thần học và chính trị, tôn trọng chủ quyền của nhà nước, và tiến đến việc tạo ra của một quyền lực tinh thần độc lập với nhà nước và thu gọn quyền bính trần thế Đức Giáo Hoàng trong một lãnh thổ với chủ quyền của riêng mình. Tiếp theo đó là các giải pháp cho “Vấn đề Rôma” với sự ra đời của Nhà nước Thành phố Vatican vào năm 1929; thời đại của các hiệp ước trong thế kỷ XX; sự chấp nhận dân chủ và nhà nước lập hiến tại Vatican II; và sự chấp nhận sau Công Đồng Vatican II cuộc chiến chống lại các chế độ độc tài, ủng hộ nhân quyền và tự do. Trọng tâm của thời kỳ Vatican I đến Vatican II là giả định cho rằng trong tương lai, sẽ có một mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, thân thiện giữa Giáo Hội và nhà nước, mỗi bên sẽ tôn trọng chủ quyền của nhau.
Những diễn biến mới nhất của cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục, cả ở cấp quốc gia và toàn cầu, đặt lại vấn đề đối với dàn xếp này. Giờ đây, cuộc khủng hoảng lạm dụng đã đến với Vatican, với các trường hợp của McCarrick, Đức Hồng Y Pell và Đức Hồng Y Barbarin, tình trạng pháp lý lâu nay không bị nghi ngờ của Tòa Thánh và chủ quyền của Nhà nước Thành phố Vatican một lần nữa có thể bị thách thức. Với uy tín đạo đức của Vatican bị hư hại sâu sắc, chúng ta có thể thấy việc mở lại những gì từng được gọi là “Vấn đề Rôma”.
Quyết định của Đức Bênêđíctô XVI tiếp tục sống ở Vatican sau khi ngài từ chức cũng cần được giải thích theo làn sóng các vụ tai tiếng liên quan đến chính quyền trung ương của Giáo Hội Công Giáo. Không phải chỉ một mình Đức Bênêđíctô: Đức Hồng Y Sodano và Bertone, từng là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh dưới thời Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô, cũng đã chọn sống ở Vatican, và đã im lặng đáng kể trong vài tháng qua. Tấm khiên được cung cấp bởi vị thế quốc tế của Tòa Thánh có thể bị thay đổi một ngày nào đó, dù điều đó là không thể tưởng tượng được đối với một số người. Xét cho cùng, địa vị pháp lý hiện tại của Vatican cũng chỉ mới đạt được gần đây. Trong cuốn Vatican I: Công Đồng và việc hình thành Giáo Hội Quyền Bính Giáo Hoàng , John W. O'Malley nhắc nhở chúng ta rằng “các vị giáo hoàng của thế kỷ XIX, giống như các vị tiền nhiệm của họ trong nhiều thế kỷ, đều coi Nước Đức Giáo Hoàng, và đặc biệt là thành phố Rôma, như một nơi thánh thiêng, một di sản thiêng liêng không bao giờ có thể đầu hàng. Đức Piô IX là vị Giáo Hoàng tin vào điều này mạnh nhất”. Nhưng sau gần một ngàn năm lịch sử, Nước Đức Giáo Hoàng đã đi đến hồi kết thúc một cách bất ngờ. Giáo Hội Công Giáo có trên hai nghìn năm tuổi, nhưng Nhà nước Thành phố Vatican chỉ mới chín mươi tuổi. Không có lý do để cho rằng Nhà nước ấy sẽ tồn tại như hiện nay vĩnh viễn.