Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Giêsu, người bạn của sự sống.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
06:45 09/04/2011
Chúa Giêsu, người bạn của sự sống.
Tham dự lễ an táng nào chúng ta cũng đều chứng kiến nỗi đau buồn, nghe nhìn tận mắt lòng thổn thức nghẹn ngào, dòng nước mắt của thân nhân người qúa cố. Và ngay cả chính mình cũng cảm động nghẹn ngào không cầm được nước mắt trước cảnh đau buồn chia ly với người qúa cố.
Đó là đời sống của con người với nhau trong xã hội. Và là điều thể hiện mối dây tương quan tình nghĩa con người với nhau về thể xác cũng như tinh thần cùng lòng thiêng liêng đạo đức.
Ai chúng ta trong đời sống cũng đều đã nhiều lần khóc không ngăn được dòng nước mắt nghẹn ngào chảy phát từ đôi mắt lăn tràn trên đôi gò má.
Nước mắt là hình ảnh biểu lộ tâm tình tư tưởng, lòng thổn thức cảm động từ tận trong trái tim tâm hồn trào ra bên ngoài.
Nước mắt là ngôn ngữ của tâm hồn truyền đi tín hiệu điều ta cảm nhận thấy, điều làm ta cảm động mủi lòng.
Nước mắt biểu lộ niềm vui mừng sung sướng cùng sự nhẹ nhàng khoan khoái như bỗng chốc thoát khỏi điều bấy lâu hằng lo nghĩ mong chờ.
Nhưng nước mắt cũng nói lên sự gì đau buồn đã mất mát, sự đau khổ muộn phiền và cả sự thương nhớ chia lìa với người đã qúa cố.
Phúc âm thuật lại: „Khi thấy Marta khóc nức nở và những người Do-thái theo chị cũng khóc, Chúa Giêsu thổn thức và xúc động. Người hỏi: "Đã an táng Ladarô ở đâu?" Họ thưa: "Thưa Thầy, xin đến mà xem". Chúa Giêsu rơi lệ.“ ( Ga 11, 33-36)
Chúa Giêsu khóc vì người bạn Lazaro đã chết. Dòng nước mắt của Chúa Giêsu là tín hiệu sự thông cảm chia buồn với thân nhân của Lazaro.
Chúa Giêsu không ngăn cầm được nước mắt lòng thổn thức trước nấm mồ người qúa cố. Thân nhân người qúa cố cũng như những người chung quanh đến chia buồn nhận ra tín hiệu của Chúa qua dòng nước mắt thổn thức của ngài: Trong giờ phút đau buồn mất mát chia ly này, tôi ở bên các Bạn. Nỗi đau buồn phiền muộn của các Bạn cũng là sự đau buồn của tôi. Tôi đọc và hiểu được dòng nứơc mắt đau buồn khổ đau của các Bạn. Vì thế tôi cùng khóc than với các Bạn. Trong mọi hoàn cảnh đời sống vui cũng như đau buồn, tôi cùng sống tình liên kết tương quan với các Bạn…Và tôi còn muốn làm hơn thế nữa để bày tỏ tình yêu lớn lao của tôi cho các Bạn. Đó là tôi hằng mong muốn sự sống cho mọi người!
Và vì thế Chúa Giêsu đã làm phép lạ gọi Lazaro đã chết bị chôn vùi ra khỏi nấm mồ và cho sống lại với mọi người.
Với phép lạ cho Lazaro đã chết được sống lại, Chúa Giêsu muốn nói cho mọi người: Thiên Chúa mạnh hơn sự chết.
Như Lazaro, tất cả những ai đặt lòng tin tưởng nới Thiên Chúa cũng sẽ được cứu độ khỏi chết, được đánh thức gọi đi vào sự sống mới không phải chết nữa.
Đây là hình ảnh báo trứơc Chúa Giêsu sống lại, dù ngài đã chết cùng bị chôn vùi trong nấm mồ dưới lòng đất đá ba ngày.
Phép lạ sống lại của Lazaro và của Chúa Giêsu báo cho chúng ta sứ điệp: Trong Chúa Giêsu, con người chúng ta nhận được sức mạnh ban sự sống của Thiên Chúa. Sức mạnh quyền năng ban sự sống của Thiên Chúa bài trừ những lo âu, sợ hãi khốn khó, sự đau khổ buồn phiền trong cuộc sống trên trần gian. Chính vì thế, Chúa Giêsu đã nói: "Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ. „ ( Ga 11, 26).
Chúa Giêsu đã thông cảm nỗi đau khổ của thân nhân Lazaro, nên Ngài đã làm phép lạ cho sống lại. Qua đó Chúa Giêsu muốn nhắn nhủ con người rằng, ngài là người bạn của sự sống.
Và Ngài cũng muốn mọi người chúng ta có được sự sống hạnh phúc vĩnh cửu bên Thiên Chúa trên trời. Vì thế Ngài đã dấn thân hy sinh cứu chuộc con người khỏi hình phạt tội lỗi, để họ được cùng sống lại với Người mai sau.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Tham dự lễ an táng nào chúng ta cũng đều chứng kiến nỗi đau buồn, nghe nhìn tận mắt lòng thổn thức nghẹn ngào, dòng nước mắt của thân nhân người qúa cố. Và ngay cả chính mình cũng cảm động nghẹn ngào không cầm được nước mắt trước cảnh đau buồn chia ly với người qúa cố.
Đó là đời sống của con người với nhau trong xã hội. Và là điều thể hiện mối dây tương quan tình nghĩa con người với nhau về thể xác cũng như tinh thần cùng lòng thiêng liêng đạo đức.
Ai chúng ta trong đời sống cũng đều đã nhiều lần khóc không ngăn được dòng nước mắt nghẹn ngào chảy phát từ đôi mắt lăn tràn trên đôi gò má.
Nước mắt là hình ảnh biểu lộ tâm tình tư tưởng, lòng thổn thức cảm động từ tận trong trái tim tâm hồn trào ra bên ngoài.
Nước mắt là ngôn ngữ của tâm hồn truyền đi tín hiệu điều ta cảm nhận thấy, điều làm ta cảm động mủi lòng.
Nước mắt biểu lộ niềm vui mừng sung sướng cùng sự nhẹ nhàng khoan khoái như bỗng chốc thoát khỏi điều bấy lâu hằng lo nghĩ mong chờ.
Nhưng nước mắt cũng nói lên sự gì đau buồn đã mất mát, sự đau khổ muộn phiền và cả sự thương nhớ chia lìa với người đã qúa cố.
Phúc âm thuật lại: „Khi thấy Marta khóc nức nở và những người Do-thái theo chị cũng khóc, Chúa Giêsu thổn thức và xúc động. Người hỏi: "Đã an táng Ladarô ở đâu?" Họ thưa: "Thưa Thầy, xin đến mà xem". Chúa Giêsu rơi lệ.“ ( Ga 11, 33-36)
Chúa Giêsu khóc vì người bạn Lazaro đã chết. Dòng nước mắt của Chúa Giêsu là tín hiệu sự thông cảm chia buồn với thân nhân của Lazaro.
Chúa Giêsu không ngăn cầm được nước mắt lòng thổn thức trước nấm mồ người qúa cố. Thân nhân người qúa cố cũng như những người chung quanh đến chia buồn nhận ra tín hiệu của Chúa qua dòng nước mắt thổn thức của ngài: Trong giờ phút đau buồn mất mát chia ly này, tôi ở bên các Bạn. Nỗi đau buồn phiền muộn của các Bạn cũng là sự đau buồn của tôi. Tôi đọc và hiểu được dòng nứơc mắt đau buồn khổ đau của các Bạn. Vì thế tôi cùng khóc than với các Bạn. Trong mọi hoàn cảnh đời sống vui cũng như đau buồn, tôi cùng sống tình liên kết tương quan với các Bạn…Và tôi còn muốn làm hơn thế nữa để bày tỏ tình yêu lớn lao của tôi cho các Bạn. Đó là tôi hằng mong muốn sự sống cho mọi người!
Và vì thế Chúa Giêsu đã làm phép lạ gọi Lazaro đã chết bị chôn vùi ra khỏi nấm mồ và cho sống lại với mọi người.
Với phép lạ cho Lazaro đã chết được sống lại, Chúa Giêsu muốn nói cho mọi người: Thiên Chúa mạnh hơn sự chết.
Như Lazaro, tất cả những ai đặt lòng tin tưởng nới Thiên Chúa cũng sẽ được cứu độ khỏi chết, được đánh thức gọi đi vào sự sống mới không phải chết nữa.
Đây là hình ảnh báo trứơc Chúa Giêsu sống lại, dù ngài đã chết cùng bị chôn vùi trong nấm mồ dưới lòng đất đá ba ngày.
Phép lạ sống lại của Lazaro và của Chúa Giêsu báo cho chúng ta sứ điệp: Trong Chúa Giêsu, con người chúng ta nhận được sức mạnh ban sự sống của Thiên Chúa. Sức mạnh quyền năng ban sự sống của Thiên Chúa bài trừ những lo âu, sợ hãi khốn khó, sự đau khổ buồn phiền trong cuộc sống trên trần gian. Chính vì thế, Chúa Giêsu đã nói: "Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ. „ ( Ga 11, 26).
Chúa Giêsu đã thông cảm nỗi đau khổ của thân nhân Lazaro, nên Ngài đã làm phép lạ cho sống lại. Qua đó Chúa Giêsu muốn nhắn nhủ con người rằng, ngài là người bạn của sự sống.
Và Ngài cũng muốn mọi người chúng ta có được sự sống hạnh phúc vĩnh cửu bên Thiên Chúa trên trời. Vì thế Ngài đã dấn thân hy sinh cứu chuộc con người khỏi hình phạt tội lỗi, để họ được cùng sống lại với Người mai sau.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Lời hằng sống cho mọi thời đại
LM. Phêrô Hồng Phúc
20:09 09/04/2011
LỜI HẰNG SỐNG CHO MỌI THỜI ĐẠI
Thảm họa kinh hoàng xảy ra động đất 8,9 độ richter ở Nhật Bản đến nay đã được một tháng. Vậy mà nỗi kinh hoàng vẫn chưa chấm dứt. Hết kinh hoàng chúng ta lại thấy bàng hoàng. Con số những người chết đến nay đã lên tới 12 ngàn người và số người mất tích là 15 ngàn người, tổng cộng là 27 ngàn người. Sóng thần từ đánh giá ban đầu là 10m lên 14m, và bây giờ người ta có thể kết luận được rằng: sóng thần kỷ lục cao lên tới 38m ! Những clip video được tung lên mạng cho ta thấy sóng thần bẻ gãy cả tường chắn sóng cao 10m; lật nghiêng cả những cầu vượt vững chắc; những tòa nhà sừng sững cũng bị trôi sụp đổ và ô tô, nhà ở trôi dạt theo cơn sóng thần trông như những cánh bèo, những ngôi nhà vừa cháy vừa trôi trên mặt biển trông như đám rác vừa đốt vừa trôi trên sông. Nhất là những clip video quay cận cảnh những người đang mua bán ở dọc trên đường phố, bỗng nhiên nước sừng sững như tầng nhà cao ào ạt đổ xuống, những bà mẹ dắt đứa con làm sao chạy nổi, những người vùng vẫy vô vọng rồi tuyệt vọng, và khi không thể bơi được nữa, họ chết trong tình trạng mắt vẫn mở. Thật là xúc động !. Chúng ta hãy có nhiều lời cầu nguyện, hãy có nhiều phút mặc niệm để cầu nguyện cho Nhật Bản. Xin Chúa ngừng những thảm họa, những nỗi đau, nâng đỡ một dân tộc và hàng triệu những gia đình gặp nạn... Vậy mà những thảm họa vẫn chưa chấm dứt. Những đám mây phóng xạ bay vào không gian trôi dần lên Bắc Mỹ. Tất cả những nỗi đau ấy còn kéo dài, có thể là 50 năm hay hàng trăm năm vì ảnh hưởng nhiễm phóng xạ trên các thế hệ hậu sinh.
Đứng trước những thảm họa và những nỗi đau bất ngờ đó, mọi nền khoa học đều bó tay. Sức mạnh thiên nhiên thật kinh khủng, như người ta đã kết luận: “Thiên nhiên thách thức mọi kỹ thuật khoa học hiện đại”. Khi nhìn những clip video xúc động đó, bất giác chúng ta nhớ tới lời của Matta thưa với Chúa Giêsu: “Lạy Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết” (Ga 11,21). Vâng, đúng vậy. Mọi khoa học kỹ thuật đều bó tay. Khi đó chỉ có Lời Chúa, vì Chúa đã từng có LỜI trên bão táp, sóng biển. Lập tức phong ba bão táp liền vâng lời, biển yên và mọi sự lại trở lại bình thường. Các tông đồ đã có kinh nghiệm về phong ba, bão tố và Lời Chúa đã khiến cho biển yên sóng lặng. Chỉ có Lời Chúa mới làm cho những sóng thần, những động đất vâng theo. Bởi vì Lời Chúa là Lời quyền năng và Lời Hằng Sống. Và hơn thế chỉ có Lời Chúa mới có quyền trên cả sự sống và sự chết.
Larazo bốn ngày ở trong mộ. Lời Chúa phán: “Larazo hãy ra đây”. Lập tức người đã chết liền đi ra. Một phép lạ kép diễn ra: người chết vâng nghe tiếng Chúa và mặc dầu chân tay đang bị quấn khăn liệm, người chết vẫn đi ra theo lệnh của Chúa. Lời của Chúa là Lời Hằng Sống, là Lời quyền năng. Cho nên chúng ta tin vào Lời Chúa để được sống. Nhưng không phải đợi tới lúc người ta chết ở trong mồ mới được nghe tiếng Chúa cho sống lại. Lời Chúa còn đi xa hơn nữa để dạy chúng ta rằng: “Ai tin Ta dù có chết cũng sẽ được sống và kẻ nào sống mà tin Ta sẽ không chết bao giờ” (Ga 11 25-26).
-Nhờ Lời Chúa mà chúng ta – những kẻ phải chết – lại có thể hy vọng được vào sự sống đời đời;
-Nhờ Lời Chúa, những người đã chết lại sống lại.
Tất cả mọi quyền năng nhờ Lời Chúa cho chúng ta một sức mạnh vượt trên tất cả mọi sức mạnh của thiên nhiên, cho dù là động đất, cho dù là sóng thần, cho dù là núi lửa. Như vậy, người ta không thể tìm ra sức mạnh nào mạnh hơn sức mạnh của thiên nhiên ư? Không. Lời Chúa chính là sức mạnh vĩ đại nhất. Nhờ Lời Chúa mà cả vũ trụ này được tạo thành. Và cũng Lời Chúa tiên báo cho chúng ta biết trước, rằng: “Trời đất này cũng sẽ qua đi, nhưng những Lời thầy nói sẽ chẳng qua đâu” (Mt 24,25).
Như vậy Ngày hôm nay, thế giới phải chạy về để đến với Lời Quyền Năng. Cũng như các tông đồ ngày xưa, trước sức mạnh khủng khiếp của bão biển, các ngài đến đánh thức Chúa “Lạy Thầy, xin cứu chúng con kẻo chúng con chết mất”(Mt 8,25). Trong cái nhìn bình thản của những người trên mặt đất, các tông đồ đã quá vội vã khi đánh thức Chúa dạy vì Chúa cùng đi thuyền với các ông. Nhưng nhìn vào động đất và sóng thần của Nhật Bản, chúng ta mới hiểu rằng: trong những cơn gian nan, thảm họa và khi đứng trước sức mạnh kinh hoàng của thiên nhiên thì cách khôn ngoan và duy nhất là chính cách mà các tông đồ đã làm, chỉ có thể kêu cầu với Chúa và Chúa là Đấng duy nhất ban lại bình an cho các ông. Thế giới hôm nay cũng phải học các tông đồ để đến với Chúa và kêu xin như thế: “Lạy Thầy, xin cứu chúng con kẻo chúng con chết mất”. Chúng ta đừng sợ rằng: lời cầu xin này sớm quá. Hãy nghĩ rằng: đừng để lời đó xảy ra quá muộn, khi mà chúng ta còn miệng lưỡi đâu để kêu xin. Hãy đến với Chúa khi chúng ta còn đồng hành với Chúa trên cuộc sống dương gian này, kẻo rồi khi chúng ta đã đi vào trong lòng đất, có còn thời gian và có còn những ân sủng để chúng ta kêu cầu với Chúa hay không? Vì vậy, Matta là người đã thưa với Chúa, rằng: “Ngay bây giờ” – tức là ngay trong thảm họa, ngay trong cái chết của người em trong gia đình – Matta nói tiếp: “Ngay bây giờ, Thầy xin gì cùng Thiên Chúa, Thiên Chúa cũng sẽ ban cho Thầy” (Ga 11,22). Nghĩa là trong sự chết mà Matta đang phải chứng kiến thì lòng tin của Matta vẫn có thể thốt lên rằng: Tuy nhiên, ngay cả bây giờ, Thiên Chúa cũng sẽ ban cho Thầy quyền năng trên sự chết. Và đó là lời mà chúng ta học Matta để thưa với Chúa như vậy, rằng: “Ngay bây giờ, ngay trong thời đại hiện nay, ngay trong bối cảnh của thế giới hôm nay. Chúng con biết Thầy xin gì cùng Thiên Chúa, Thiên Chúa cũng sẽ ban cho Thầy”.
Lời của Chúa Giêsu là Lời ban sự sống. Những gì mà Chúa ban cho chúng ta là Chúa ban cho chúng ta sự sống. Vì vậy, nếu người ta biết chạy đến với Chúa hôm nay thì chúng ta có thể tin một lần cho tất cả, tin một lời cho mọi sự rằng những Lời Chúa ban sẽ “là Thần trí và là sự sống” (Ga 6,63). Chính vì vậy, những ai biết đến với Lời Hằng Sống, Lời ban sự sống sẽ được sống và chúng ta mới hiểu được tại sao Chúa nói với Matta để qua đó nói cho toàn thế giới, cho mọi thời đại: “Ai tin Ta dù có chết cũng sẽ được sống và kẻ nào sống mà tin Ta sẽ không chết bao giờ”. Vì Lời của Chúa chính là sự sống. Ai có Lời của Chúa, nơi người đó có sự sống. Chúng ta đừng nghĩ rằng Lazaro đã chết cách chúng ta hai mươi mốt thế kỷ. Quá xa rồi! Sự chết của Lazaro được lặp lại hằng ngày trên thế giới này và sẽ ứng với chúng ta trong một ngày nào đó, chúng ta cũng sẽ đi vào lòng đất như Lazaro. Nhưng không phải là ngày chúng ta không biết gì về sự chết mới đến. Có thể hôm nay, chúng ta cũng đang mang sự chết đó trong mình. Không phải là cái chết bằng những tế bào của thể lý, nhưng là cái chết của tội trọng trong linh hồn. Hãy tin rằng, cả những người đó, hãy đến với Chúa Giêsu, Lời Hằng Sống tha tội cho họ và ban cho họ lại sự sống, sự sống của ơn thánh hóa. Như vậy, ai chết và chết thật trong linh hồn cũng sẽ được sống và nhờ Lời Hằng Sống mà Chúa tha tội cho.
Mùa Chay thánh là mùa sám hối ăn năn, mùa canh tân để trở về lãnh ơn cứu độ. Những ai chết về phần linh hồn, hãy mau đến với Lời Hằng Sống để được sống lại thật về phần linh hồn. Những người đã chết trong vương quốc của âm phủ là những người chết về thể lý theo qui luật tự nhiên cũng sẽ được sống lại nhờ Lời Hằng Sống của Chúa. Vì vậy, người đã chết hay người sẽ chết; người chết về thể lý hay chết trong linh hồn, tất cả những cái chết đó, tất cả sự sống của thể xác hay linh hồn ấy đều hãy đến với Chúa để được Chúa ban ơn: Ai chết cũng sẽ được sống và ai sống sẽ không chết bao giờ.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Không phải chỉ có Nhật Bản
đang vang lên những lời kêu cứu đau thương
mà cả thế giới của chúng con cùng với cả Nhật Bản
phải thốt lên những lời kêu cứu đau thương đó.
Cùng với Matta,
chúng con xin Chúa cho lời của chúng con
được vang lên trong thời đại hiện đại này, rằng chúng con tin:
“Ngay bây giờ,
Thầy xin gì cùng Thiên Chúa,
Thiên Chúa cũng sẽ ban cho Thầy”.
Và xin cho chúng con được nghe lại,
được xác tín lại,
được bảo đảm lại Lời Chúa đã phán hứa với Matta:
“Ai tin Ta dù có chết cũng sẽ được sống
và kẻ nào sống mà tin Ta sẽ không chết bao giờ”. Amen.
LM. Phêrô Hồng Phúc
Thảm họa kinh hoàng xảy ra động đất 8,9 độ richter ở Nhật Bản đến nay đã được một tháng. Vậy mà nỗi kinh hoàng vẫn chưa chấm dứt. Hết kinh hoàng chúng ta lại thấy bàng hoàng. Con số những người chết đến nay đã lên tới 12 ngàn người và số người mất tích là 15 ngàn người, tổng cộng là 27 ngàn người. Sóng thần từ đánh giá ban đầu là 10m lên 14m, và bây giờ người ta có thể kết luận được rằng: sóng thần kỷ lục cao lên tới 38m ! Những clip video được tung lên mạng cho ta thấy sóng thần bẻ gãy cả tường chắn sóng cao 10m; lật nghiêng cả những cầu vượt vững chắc; những tòa nhà sừng sững cũng bị trôi sụp đổ và ô tô, nhà ở trôi dạt theo cơn sóng thần trông như những cánh bèo, những ngôi nhà vừa cháy vừa trôi trên mặt biển trông như đám rác vừa đốt vừa trôi trên sông. Nhất là những clip video quay cận cảnh những người đang mua bán ở dọc trên đường phố, bỗng nhiên nước sừng sững như tầng nhà cao ào ạt đổ xuống, những bà mẹ dắt đứa con làm sao chạy nổi, những người vùng vẫy vô vọng rồi tuyệt vọng, và khi không thể bơi được nữa, họ chết trong tình trạng mắt vẫn mở. Thật là xúc động !. Chúng ta hãy có nhiều lời cầu nguyện, hãy có nhiều phút mặc niệm để cầu nguyện cho Nhật Bản. Xin Chúa ngừng những thảm họa, những nỗi đau, nâng đỡ một dân tộc và hàng triệu những gia đình gặp nạn... Vậy mà những thảm họa vẫn chưa chấm dứt. Những đám mây phóng xạ bay vào không gian trôi dần lên Bắc Mỹ. Tất cả những nỗi đau ấy còn kéo dài, có thể là 50 năm hay hàng trăm năm vì ảnh hưởng nhiễm phóng xạ trên các thế hệ hậu sinh.
Đứng trước những thảm họa và những nỗi đau bất ngờ đó, mọi nền khoa học đều bó tay. Sức mạnh thiên nhiên thật kinh khủng, như người ta đã kết luận: “Thiên nhiên thách thức mọi kỹ thuật khoa học hiện đại”. Khi nhìn những clip video xúc động đó, bất giác chúng ta nhớ tới lời của Matta thưa với Chúa Giêsu: “Lạy Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết” (Ga 11,21). Vâng, đúng vậy. Mọi khoa học kỹ thuật đều bó tay. Khi đó chỉ có Lời Chúa, vì Chúa đã từng có LỜI trên bão táp, sóng biển. Lập tức phong ba bão táp liền vâng lời, biển yên và mọi sự lại trở lại bình thường. Các tông đồ đã có kinh nghiệm về phong ba, bão tố và Lời Chúa đã khiến cho biển yên sóng lặng. Chỉ có Lời Chúa mới làm cho những sóng thần, những động đất vâng theo. Bởi vì Lời Chúa là Lời quyền năng và Lời Hằng Sống. Và hơn thế chỉ có Lời Chúa mới có quyền trên cả sự sống và sự chết.
Larazo bốn ngày ở trong mộ. Lời Chúa phán: “Larazo hãy ra đây”. Lập tức người đã chết liền đi ra. Một phép lạ kép diễn ra: người chết vâng nghe tiếng Chúa và mặc dầu chân tay đang bị quấn khăn liệm, người chết vẫn đi ra theo lệnh của Chúa. Lời của Chúa là Lời Hằng Sống, là Lời quyền năng. Cho nên chúng ta tin vào Lời Chúa để được sống. Nhưng không phải đợi tới lúc người ta chết ở trong mồ mới được nghe tiếng Chúa cho sống lại. Lời Chúa còn đi xa hơn nữa để dạy chúng ta rằng: “Ai tin Ta dù có chết cũng sẽ được sống và kẻ nào sống mà tin Ta sẽ không chết bao giờ” (Ga 11 25-26).
-Nhờ Lời Chúa mà chúng ta – những kẻ phải chết – lại có thể hy vọng được vào sự sống đời đời;
-Nhờ Lời Chúa, những người đã chết lại sống lại.
Tất cả mọi quyền năng nhờ Lời Chúa cho chúng ta một sức mạnh vượt trên tất cả mọi sức mạnh của thiên nhiên, cho dù là động đất, cho dù là sóng thần, cho dù là núi lửa. Như vậy, người ta không thể tìm ra sức mạnh nào mạnh hơn sức mạnh của thiên nhiên ư? Không. Lời Chúa chính là sức mạnh vĩ đại nhất. Nhờ Lời Chúa mà cả vũ trụ này được tạo thành. Và cũng Lời Chúa tiên báo cho chúng ta biết trước, rằng: “Trời đất này cũng sẽ qua đi, nhưng những Lời thầy nói sẽ chẳng qua đâu” (Mt 24,25).
Như vậy Ngày hôm nay, thế giới phải chạy về để đến với Lời Quyền Năng. Cũng như các tông đồ ngày xưa, trước sức mạnh khủng khiếp của bão biển, các ngài đến đánh thức Chúa “Lạy Thầy, xin cứu chúng con kẻo chúng con chết mất”(Mt 8,25). Trong cái nhìn bình thản của những người trên mặt đất, các tông đồ đã quá vội vã khi đánh thức Chúa dạy vì Chúa cùng đi thuyền với các ông. Nhưng nhìn vào động đất và sóng thần của Nhật Bản, chúng ta mới hiểu rằng: trong những cơn gian nan, thảm họa và khi đứng trước sức mạnh kinh hoàng của thiên nhiên thì cách khôn ngoan và duy nhất là chính cách mà các tông đồ đã làm, chỉ có thể kêu cầu với Chúa và Chúa là Đấng duy nhất ban lại bình an cho các ông. Thế giới hôm nay cũng phải học các tông đồ để đến với Chúa và kêu xin như thế: “Lạy Thầy, xin cứu chúng con kẻo chúng con chết mất”. Chúng ta đừng sợ rằng: lời cầu xin này sớm quá. Hãy nghĩ rằng: đừng để lời đó xảy ra quá muộn, khi mà chúng ta còn miệng lưỡi đâu để kêu xin. Hãy đến với Chúa khi chúng ta còn đồng hành với Chúa trên cuộc sống dương gian này, kẻo rồi khi chúng ta đã đi vào trong lòng đất, có còn thời gian và có còn những ân sủng để chúng ta kêu cầu với Chúa hay không? Vì vậy, Matta là người đã thưa với Chúa, rằng: “Ngay bây giờ” – tức là ngay trong thảm họa, ngay trong cái chết của người em trong gia đình – Matta nói tiếp: “Ngay bây giờ, Thầy xin gì cùng Thiên Chúa, Thiên Chúa cũng sẽ ban cho Thầy” (Ga 11,22). Nghĩa là trong sự chết mà Matta đang phải chứng kiến thì lòng tin của Matta vẫn có thể thốt lên rằng: Tuy nhiên, ngay cả bây giờ, Thiên Chúa cũng sẽ ban cho Thầy quyền năng trên sự chết. Và đó là lời mà chúng ta học Matta để thưa với Chúa như vậy, rằng: “Ngay bây giờ, ngay trong thời đại hiện nay, ngay trong bối cảnh của thế giới hôm nay. Chúng con biết Thầy xin gì cùng Thiên Chúa, Thiên Chúa cũng sẽ ban cho Thầy”.
Lời của Chúa Giêsu là Lời ban sự sống. Những gì mà Chúa ban cho chúng ta là Chúa ban cho chúng ta sự sống. Vì vậy, nếu người ta biết chạy đến với Chúa hôm nay thì chúng ta có thể tin một lần cho tất cả, tin một lời cho mọi sự rằng những Lời Chúa ban sẽ “là Thần trí và là sự sống” (Ga 6,63). Chính vì vậy, những ai biết đến với Lời Hằng Sống, Lời ban sự sống sẽ được sống và chúng ta mới hiểu được tại sao Chúa nói với Matta để qua đó nói cho toàn thế giới, cho mọi thời đại: “Ai tin Ta dù có chết cũng sẽ được sống và kẻ nào sống mà tin Ta sẽ không chết bao giờ”. Vì Lời của Chúa chính là sự sống. Ai có Lời của Chúa, nơi người đó có sự sống. Chúng ta đừng nghĩ rằng Lazaro đã chết cách chúng ta hai mươi mốt thế kỷ. Quá xa rồi! Sự chết của Lazaro được lặp lại hằng ngày trên thế giới này và sẽ ứng với chúng ta trong một ngày nào đó, chúng ta cũng sẽ đi vào lòng đất như Lazaro. Nhưng không phải là ngày chúng ta không biết gì về sự chết mới đến. Có thể hôm nay, chúng ta cũng đang mang sự chết đó trong mình. Không phải là cái chết bằng những tế bào của thể lý, nhưng là cái chết của tội trọng trong linh hồn. Hãy tin rằng, cả những người đó, hãy đến với Chúa Giêsu, Lời Hằng Sống tha tội cho họ và ban cho họ lại sự sống, sự sống của ơn thánh hóa. Như vậy, ai chết và chết thật trong linh hồn cũng sẽ được sống và nhờ Lời Hằng Sống mà Chúa tha tội cho.
Mùa Chay thánh là mùa sám hối ăn năn, mùa canh tân để trở về lãnh ơn cứu độ. Những ai chết về phần linh hồn, hãy mau đến với Lời Hằng Sống để được sống lại thật về phần linh hồn. Những người đã chết trong vương quốc của âm phủ là những người chết về thể lý theo qui luật tự nhiên cũng sẽ được sống lại nhờ Lời Hằng Sống của Chúa. Vì vậy, người đã chết hay người sẽ chết; người chết về thể lý hay chết trong linh hồn, tất cả những cái chết đó, tất cả sự sống của thể xác hay linh hồn ấy đều hãy đến với Chúa để được Chúa ban ơn: Ai chết cũng sẽ được sống và ai sống sẽ không chết bao giờ.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Không phải chỉ có Nhật Bản
đang vang lên những lời kêu cứu đau thương
mà cả thế giới của chúng con cùng với cả Nhật Bản
phải thốt lên những lời kêu cứu đau thương đó.
Cùng với Matta,
chúng con xin Chúa cho lời của chúng con
được vang lên trong thời đại hiện đại này, rằng chúng con tin:
“Ngay bây giờ,
Thầy xin gì cùng Thiên Chúa,
Thiên Chúa cũng sẽ ban cho Thầy”.
Và xin cho chúng con được nghe lại,
được xác tín lại,
được bảo đảm lại Lời Chúa đã phán hứa với Matta:
“Ai tin Ta dù có chết cũng sẽ được sống
và kẻ nào sống mà tin Ta sẽ không chết bao giờ”. Amen.
LM. Phêrô Hồng Phúc
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chung quanh cuộc tranh luận giữa ĐHY Trần Nhật Quân và LM Heyndrickx
Đặng Tự Do
09:03 09/04/2011
Bài báo nẩy lửa của ĐHY Trần Nhật Quân đăng trên AsiaNews ngày 1 tháng Tư (bản dịch Tiếng Việt ở đây) nhằm bài bác những quan điểm của cha Jeroom Heyndrickx đã lập tức gây ra nhiều chú ý trên thế giới. Người Việt chúng ta cũng rất quan tâm đến bài báo này vì hoàn cảnh của Giáo Hội tại Trung Quốc cũng có rất nhiều nét tương tự với hoàn cảnh của Giáo Hội tại Việt Nam, nhiều vấn đề mà anh chị em tín hữu tại Trung Hoa phải đối diện cũng là những vấn đề chúng ta phải đương đầu.
Những nhận định của ĐHY Trần Nhật Quân không chỉ phản ánh một lối suy tư về đường lối cần phải có của Giáo Hội đối với các chế độ độc tài toàn trị mà còn là một lời mời gọi tất cả chúng ta duyệt xét lương tâm, sám hối và canh tân. Thực vậy, trước những kẻ cầm quyền của một thứ nhà nước không phải do dân bầu ra mà “do súng nó bầu ra”, quá thường khi chúng ta dùng “đối thoại” như một thứ chiêu bài để ru ngủ lương tâm chúng ta và biện minh cho thái độ nhát đảm không dám lên tiếng cho công lý, sự thật và phẩm giá con người theo những đòi buộc của Tin Mừng nhưng lại để mình trượt dài “trong vũng lầy của sự khuất phục.”
Trong bài này, chúng tôi xin điểm hầu quý vị một vài nét chung quanh cuộc tranh luận giữa Đức Hồng Y và cha Jeroom Heyndrickx, cố vấn về Trung Hoa của Bộ Truyền Giáo.
Biến cố Thừa Đức
Ngày 20/11/2010, đúng ngay vào lúc Đức Thánh Cha đang triệu tập Công Nghị 120 Hồng Y tại Vatican, thì tại Thừa Đức, thuộc tỉnh Hà Bắc linh mục Giuse Quách Kim Tài (Guo Jincai), Phó tổng thư ký Hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc, Đại Biểu Quốc Hội Trung Quốc, được đảng cộng sản tấn phong Giám Mục mà không có sự đồng ý của Đức Giáo Hoàng. Điều đáng nói là có đến 8 Giám Mục được Đức Thánh Cha Bênêđíctô tấn phong cũng tham gia vào trò truyền chức này, cũng đặt tay, cũng ôm hôn thắm thiết đầy tình huynh đệ, cũng ban phép lành đầy đủ các thứ cho đương sự.
Thế giới Công Giáo, đặc biệt các vị Hồng Y đang quây quần bên Đức Thánh Cha, tê tái và ngỡ ngàng. Trong khi đó, các cơ quan truyền thông trên thế giới mô tả cử chỉ này của nhà cầm quyền Trung Quốc là một cái tát thẳng vào mặt Đức Giáo Hoàng (xem China ordains bishop despite Vatican objection ).
Cho đến thời điểm xảy ra biến cố tại Thừa Đức, bất chấp những lời cảnh cáo liên tục của Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, chính sách của Tòa Thánh đối với đất nước đông dân nhất trên hành tinh này vẫn thường xuyên được mô tả là rất thành công, đặc biệt là từ sau Lá Thư của Đức Thánh Cha gởi cho các tín hữu tại Trung Hoa ngày 7/05/2007
Tòa Thánh lập tức ra thông cáo phản đối mạnh mẽ. Cha Lombardi, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói hôm 24/11/2010 như sau:
Về vụ truyền chức Giám Mục cho linh mục Giuse Quách Kim Tài diễn ra hôm thứ bẩy 20/11 vừa qua, trước các tin tức chúng tôi đã thu thập được về vụ này, chúng tôi có thể minh xác những điều sau đây:
1. Đức Thánh Cha rất đau buồn khi hay tin về vụ truyền chức Giám Mục không có sự phê chuẩn của Tòa Thánh nói trên, và vì thế đó là một vết thương sâu đậm đối với tình hiệp thông Giáo Hội và là một sự vi phạm trầm trọng đối với kỷ luật Giáo Hội Công Giáo.
2. Người ta được biết là trong những ngày gần đây, nhiều Giám Mục Trung Hoa đã bị áp lực và bị hạn chế quyền tự do di chuyển, với mục đích cưỡng bức các vị ấy phải tham dự và truyền chức Giám Mục. Những sự cưỡng ép như thế của chính quyền và các lực lượng an ninh Trung Quốc, là một vi phạm trầm trọng đối với tự do tôn giáo và tự do lương tâm.
Tòa Thánh dành quyền cứu xét sâu xa hơn vụ này, dưới khía cạnh thành sự của việc truyền chức và về tình trạng pháp lý của các Giám Mục liên hệ.
3. Dầu sao đi nữa, điều ảnh hưởng đau thương trước tiên đối với linh mục Giuse Quách Kim Tài là, do cuộc truyền chức Giám Mục trái phép như thế, đương sự rơi vào một tình trạng rất trầm trọng về giáo luật đối với Giáo Hội tại Trung Quốc và Giáo Hội Hoàn Vũ, và phải chịu những hình phạt nặng nề như đã được đặc biệt qui định trong khoản giáo luật số 1382 của bộ giáo luật hiện hành.
4. Cuộc truyền chức như thế chẳng những không giúp ích cho các tín hữu Công Giáo tại Thừa Đức, nhưng còn đặt họ trong một tình trạng tế nhị và khó khăn, kể cả dưới khía cạnh giáo luật, làm cho họ bị hạ nhục, vì nhà cầm quyền dân sự Trung Quốc muốn áp đặt cho họ một vị Mục Tử không hiệp thông trọn vẹn với Đức Thánh Cha cũng như với các Giám Mục khác trên thế giới.
5. Trong năm nay, nhiều lần Tòa Thánh đã thông báo rõ ràng cho chính quyền Trung Quốc lập trường không chấp nhận việc truyền chức Giám Mục cho linh mục Quách Kim Tài. Mặc dù vậy, chính quyền đã quyết định tiến hành đơn phương, gây thiệt hại cho bầu không khí tôn trọng, đã được Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo kiến tạo một cách khó khăn qua những cuộc truyền chức Giám Mục gần đây. Sự tự phụ đặt mình trên các Giám Mục và hướng dẫn đời sống của Giáo Hội là điều không phù hợp với đạo lý Công Giáo, xúc phạm đến Đức Thánh Cha, Giáo Hội tại Trung Quốc và Giáo Hội Hoàn Vũ, làm cho những khó khăn mục vụ hiện nay thêm rắc rối.
6. Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, trong lá thư năm 2007, đã bày tỏ sự sẵn sàng của Tòa Thánh đối thoại trong tinh thần tôn trọng và xây dựng với nhà cầm quyền Cộng hòa nhân dân Trung Quốc, để khắc phục những khó khăn và bình thường hóa quan hệ. Trong khi tái khẳng định sự sẵn sàng ấy, Tòa Thánh đau buồn nhận xét rằng nhà cầm quyền đã để cho giới lãnh đạo Hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc, dưới ảnh hưởng của ông Lưu Bách Niên, có những thái độ làm thương tổn trầm trọng cho Giáo Hội Công Giáo và ngăn cản cuộc đối thoại.
7. Các tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới đặc biệt quan tâm theo dõi con đường cam go của Giáo Hội tại Trung Quốc: sự liên đới tinh thần mà họ tháp tùng các biến cố của anh chị em Trung Quốc, trở thành kinh nguyện nồng nhiệt dâng lên vị Chúa Tể của lịch sử, xin Chúa gần gũi các tín hữu tại Trung Quốc, gia tăng niềm hy vọng và lòng can đảm, cũng như ban cho họ ơn an ủi trong những lúc thử thách.
Phản ứng của cha Jeroom Heyndrickx
Cha Jeroom Heyndrickx, người Bỉ thuộc dòng Đức Bà Vô Nhiễm Nguyên Tội, là người thuyết giảng rất nhiều lần tại các đại học tại Trung Hoa. Ngài là vị sáng lập ra Trung Tâm Mục Vụ Đài Loan và là Giám Đốc của Ferdinand Verbiest Foundation tại Đại Học Công Giáo Leuven của Bỉ. Ngài cũng chính là thầy dạy của linh mục Giuse Quách Kim Tài. Với những kinh nghiệm phong phú của ngài về Trung Hoa, cha Heyndrickx được mời làm cố vấn cho Bộ Rao Giảng Tin Mừng cho Các Dân Tộc. Theo Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, chính cha Heyndrickx là người lèo lái chính sách của Tòa Thánh đối với đất nước hơn 1.3 tỷ dân này.
Biến cố tại Thừa Đức khiến nhiều viên chức Tòa Thánh thấy cần phải xét lại chính sách của Vatican với Trung Quốc, một chính sách được cha Heyndrickx tán dương là phỏng theo đường lối Ostpolitik đã từng được ĐHY Casaroli chủ xướng. Ostpolitik là tiếng Đức có nghĩa là “Chính Sách Cho Phía Đông”. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ chính sách của Cộng Hòa Liên Bang Đức đối với các nước Đông Âu được áp dụng từ năm 1969 dưới thời của thủ tướng Willy Brandt. Cho đến năm 1969, các chính quyền của đảng Dân Chủ Kitô Giáo không có các tiếp xúc với các nước cộng sản Đông Âu. Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức khi lên nắm quyền đã chủ trương Ostpolitik: đối thoại, bình thường hóa quan hệ ngoại giao, hầu tiếp cận và thay đổi đối phương.
Chính sách Ostpolitik cũng được Đức Hồng Y Agostino Casaroli (24/11/1914 – 9/6/1998) Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh (1979-1990) cổ vũ từ khi ngài còn là một nhà ngoại giao. Năm 1964, ngài đại diện cho Tòa Thánh để ký hiệp ước với Hung Gia Lợi, và hai năm sau đó với Nam Tư. Đây là những lần đầu tiên Tòa Thánh có những quan hệ ngoại giao chính thức với các nhà nước cộng sản.
Trong các bài viết đăng trên nội san Ferdinand Verbiest, chủ yếu được luân lưu qua email đến những ai quan tâm đến việc truyền giáo tại Trung Hoa, cha Jeroom Heyndrickx hô hào “đối thoại bằng mọi giá” với các nhà nước cộng sản như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba. Chính sách này thường xuyên bị Đức Hồng Y Trần Nhật Quân công kích. Bài viết của Đức Hồng Y Trần Nhật Quân trên AsiaNews hôm 1 tháng Tư không phải là lần đầu tiên vị Hồng Y cựu Giám Mục Hương Cảng chỉ trích mạnh mẽ cha Heyndrickx.
Trong bài “Where to now, after the illicit ordination? Hướng đi nào sau vụ truyền chức trái phép?” hôm 6/12/2010, cha Heyndrickx thẳng thừng bác bỏ việc gọi biến cố Thừa Đức là “cái tát vào mặt Đức Giáo Hoàng”. Theo ngài cái biến cố ấy là “một chiến thắng” của Giáo Hội tại Trung Hoa.
Mặt khác, trong khi nhiều viên chức Tòa Thánh và một số cơ quan truyền thông Công Giáo kêu gọi kỷ luật đối với các Giám Mục tham gia vào trò truyền chức trái phép này, cha Heyndrickx gọi các Giám Mục này là “Thầy dạy trong đức tin của chúng ta”!
Là sư phụ của linh mục Giuse Quách Kim Tài, cha Heyndrickx vốn có những liên lạc thường xuyên với vị giám mục được truyền chức trái phép. Theo cha Heyndrickx, cha Quách Kim Tài đã cố gắng hết sức để tránh nghịch cảnh này.
Cha Heyndrickx tóm tắt các sự kiện liên quan đến biến cố Thừa Đức như sau: “5 năm trước đây người Công Giáo tại Thừa Đức đã thỉnh cầu nhà cầm quyền dân sự cho họ có được một Giám Mục. Điều đó đã được chấp thuận. Năm 2008, cha Quách Kim Tài được tất cả các linh mục nhất trí bầu là ứng viên Giám Mục. Biết là vào năm 2010, 10 linh mục Trung Hoa sẽ được tấn phong với sự phê chuẩn của cả Tòa Thánh lẫn Bắc Kinh, người Công Giáo tại Thừa Đức lạc quan tin rằng ứng viên của họ sẽ được nhanh chóng chấp thuận. Họ biết rằng Rôma không có những ý kiến bác bỏ ứng viên của mình. Tuy nhiên, Rôma lại đề nghị với Trung Quốc là dời lại việc tấn phong một thời gian nữa. Tòa Thánh đưa ra lý do là biên giới của các giáo phận đã thay đổi và hai bên cần phải đạt được thỏa thuận với nhau trước. Bắc Kinh bác bỏ và quyết định tấn phong Giám Mục cho linh mục Quách.”
Có nhiều điều cha Heyndrickx nói không rõ có thể gây ra những ngộ nhận. Khi ngài nói “Năm 2008, cha Quách Kim Tài được tất cả các linh mục nhất trí bầu là ứng viên Giám Mục”, người ta dễ có cảm giác là linh mục Tài rất được nhiều người yêu mến. Thực ra, giáo phận Thừa Đức, cách Bắc Kinh 250 cây số về hướng Đông Bắc, chỉ có 20 ngàn giáo dân thuộc 6 giáo xứ, với 6 linh mục và 15 nữ tu. 5 linh mục còn lại có ai dám không bầu cho linh mục Tài, Phó tổng thư ký Hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc, Đại Biểu Quốc Hội Khoá 10 và Khóa 11 của Trung Quốc.
Linh mục Tài, còn trẻ măng, mới được thụ phong linh mục hồi năm 1992 thôi nhưng ngài lên như diều. Thành ra, người ta tin rằng ông là đảng viên đảng cộng sản Trung Quốc. Steven W. Mosher của Học Viện Nghiên Cứu Dân Số Hoa Kỳ, người lưu trú thường xuyên ở Bắc Kinh trong bản tường trình đặc biệt gởi Catholic Online đã viết như sau: “Tôi không dám nói ông ta là đảng viên ngầm của đảng cộng sản Trung Quốc, nhưng thật là đáng kinh ngạc nếu mà Bộ Công An của Trung Quốc, một thứ như KGB của Liên Xô cũ, mà không gài người vào đội ngũ các linh mục. Hơn thế nữa, ông ta đã hằng chứng tỏ cho thấy ông ấy sẵn sàng cộng tác với đảng cộng sản Trung Quốc trong khao khát khôn nguôi là thành lập một Giáo Hội ly giáo tại Hoa Lục vâng phục theo Bắc Kinh chứ không phải là Rôma”.
Đứng trước một ứng viên “thứ thiệt” như thế, phân vân của Tòa Thánh là hợp lý. Hơn thế nữa, giáo luật đâu có cái “protocol” nào là các linh mục có thể tụ họp lại với nhau (biết đâu dưới nòng súng) để bầu một vị lên làm Giám Mục rồi Đức Thánh Cha phải “vâng phục” theo ý kiến ấy mà phê chuẩn. Lại nữa, cái giáo phận Thường Đức là “do súng nó đẻ ra” hồi năm 1955 nhằm chia nát giáo phận Hà Bắc để đưa Giám Mục trái phép vào. Tòa Thánh từ trước đến nay không công nhận cái giáo phận ấy thì làm sao lại tấn phong Giám Mục cho giáo phận ấy được.
Cha Heyndrickx lại nói “Họ biết rằng Rôma không có những ý kiến bác bỏ ứng viên của mình”. Trong khi đó, thông cáo của Tòa Thánh hôm 24/11 nhấn mạnh rằng “Trong năm nay, nhiều lần Tòa Thánh đã thông báo rõ ràng cho chính quyền Trung Quốc lập trường không chấp nhận việc truyền chức Giám Mục cho linh mục Quách Kim Tài”.
Hậu ý của cha Heyndrickx là quy lỗi cho Giáo Hội Thầm Lặng tại Trung Hoa, cho những vị Giám Mục cứ hay báo cáo với Tòa Thánh những tin đồn bậy bạ về “đồng chí Quách Kim Tài” khiến cho Tòa Thánh “lừng khừng” dẫn đến những gẫy đổ trong đối thoại với cộng sản Trung Quốc. “Tôi là sư phụ cũ của ông ấy. Tôi tin tưởng đệ tử của tôi, tôi biết là ông ấy đã cố hết sức để tránh cái nghịch cảnh này”, ngài khẳng định như thế.
Bài viết của sư phụ mới đăng lên được 2 ngày, hôm 8/12, đệ tử chứng minh ngay lập tức cho thế giới thấy sư phụ của mình đúng tới bao nhiêu phần trăm. Trong Đại Hội Công Giáo Toàn Quốc, 45 Giám Mục (đương nhiên hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, đều lớn tuổi hơn Giám Mục dỏm Quách Kim Tài), cùng với 268 linh mục, nữ tu và giáo dân đã “nhất trí” bầu vị tân Giám Mục dỏm vào chức vụ Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc. Ông Tài có phải là đảng viên cộng sản không, ông ấy “có súng” không chắc là đã rõ.
Cũng cần nói thêm, khác với cơ chế của các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới, vị Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc là người điều hành thường trực đời sống của toàn bộ Giáo Hội công khai tại Trung Hoa. Vị ấy phải ở luôn tại Bắc Kinh để điều hành công việc. Cả hai cơ chế Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc và Hội Công Giáo Yêu Nước đều không được Tòa Thánh công nhận.
Trong khi giới truyền thông trên thế giới mô tả vụ Thừa Đức là “một cái tát vào mặt Đức Giáo Hoàng”, nhiều vị Hồng Y trong công nghị tại Rôma trong đó có Đức Hồng Y Trần Nhật Quân cũng dùng cái cụm từ đó thì cha Heyndrickx, người cố vấn cho Đức Hồng Y Ivan Dias về Trung Hoa lại gọi ấy là “một chiến thắng”. Bởi vì, “Trung Quốc qua vụ này lại một nữa chứng minh cho thế giới thấy nó có vấn đề với tự do tôn giáo,” và “các Giám Mục cũng nói rõ thái độ miễn cưỡng không muốn hợp tác với nhà nước trong hành động trái phép này,” ngài giải thích như thế.
Bàn về vấn đề có nên kỷ luật các Giám Mục đã tham dự vào trò tấn phong trái phép không, cha Heyndrickx viết: “Dù sao đi nữa, không phải là giới truyền thông, những kẻ sống ở những nơi cư trú an toàn, những người cứ nằng nặc đòi lên án hay kêu gọi kỷ luật các Giám Mục tại Trung Hoa, nhưng chính là các Giám Mục, linh mục, và giáo dân bên trong Trung Hoa mới là những người soi sáng cho chúng tôi về thái độ phải có trong biến cố này. Trong nhiều năm họ đã học được cách thế đương đầu với những sách nhiễu [của nhà nước], bảo tồn đức tin Công Giáo, và hơn nữa còn lặng lẽ xây dựng các cộng đoàn đức tin.”
“Họ dạy chúng ta rằng đức tin chân thật thì mạnh hơn sự bạo tàn của nhà nước giáng lên đầu họ. Họ bảo với chúng ta và các tín hữu của họ rằng: Đừng để bị lầm lạc. Đừng để những ai trong đất nước này đè bẹp đức tin Công Giáo sống động của anh chị em. Cũng đừng để cho các thứ truyền thông bên ngoài kích động lôi kéo anh chị em vào con đường chống đối. Nhưng hãy tiếp tục bước đi lặng lẽ trên con đường đối thoại đầy phẩm giá.”
Đáp trả của Đức Hồng Y Trần Nhật Quân
Luận điểm chủ yếu của Đức Hồng Y Trần Nhật Quân có thể tóm lược như nhau:
1) Việc đối thoại chắc chắn là tối quan trọng. Nhưng phải tỉnh táo để thấy rằng người ta có thực tâm muốn đối thoại không, có muốn “phải người phải ta không” hay lại sẵn sàng “đóng sầm cánh cửa lại thẳng ngay vào mặt của người đối thoại quá-đỗi-hiền lành của họ” và chỉ quyết tâm đẩy đối phương vào “vũng lầy của sự khuất phục”.
Trên UCANews hôm 6/12, Đức Hồng Y viết: “Trong thời gian gần đây, tôi đã nhiều lần nhắc cha Heyndrickx rằng giữa Giáo Hội tại Trung Hoa và nhà cầm quyền nước này chẳng có đối thoại gì hết.”
Đọc thử những tờ như Hà Nội Mới, An Ninh Thủ Đô trong khoảng tháng 9/2009 khi xảy ra vụ tranh chấp tại Thái Hà, ta cũng có thể thấy có hay không thiện chí “đối thoại” từ những kẻ cầm quyền “do súng nó bầu ra” tại Việt Nam. Những cụm từ người ta đọc được nhiều nhất trên cơ quan thông tin của đảng bộ thành phố Hà Nội và của Công An Nhân Dân là gì nếu không phải là “nghiêm khắc lên án”, “thẳng tay trừng trị”. Miếng đất có chút xíu chiếm đoạt của người ta mấy chục năm mà quyết một lòng “ăn thua đủ” trong khi bao nhiêu đất đai trên bờ dưới biển nhường cho ngoại bang.
Đọc giữa những hàng chữ ấy thì cũng đủ thấy “thiện chí đối thoại” của nhà cầm quyền ở Hà Nội nó đi đến đâu hay chỉ muốn xô đẩy người đối thoại với mình vào tình trạng khuất phục hoàn toàn theo kiểu “cúi đầu nhận tội”.
2) Trong tình trạng đối phương không sẵn sàng đối thoại, khăng khăng theo đuổi con đường đối thoại có nguy cơ rơi vào tình trạng thỏa hiệp với sự dữ.
Theo nhận định của Đức Hồng Y: “Giáo Hội của chúng ta tại Trung Hoa nay đang ở trong tình trạng thảm hại, bởi vì trong những năm qua một số người đã mù quáng và ngoan cố đeo đuổi cùng một chính sách Ostpolitik, bỏ qua các hướng dẫn rõ ràng được đưa ra bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô trong Lá Thư Gửi Cho Giáo Hội Tại Trung Hoa năm 2007, và chống lại đa số ý kiến của Ủy ban mà Đức Giáo Hoàng đã thành lập để tư vấn cho Tòa Thánh trong các vấn đề của Giáo Hội tại Trung Hoa.
Đối thoại và thoả hiệp là cần thiết, nhưng phải có căn bản. Chúng ta không thể từ bỏ các nguyên tắc của đức tin chúng ta, và kỷ luật cơ bản của Giáo Hội chúng ta, hầu làm vui lòng nhà cầm quyền Bắc Kinh.”
Tại Trung Hoa, cũng như tại Việt Nam, bọn cầm quyền đều không muốn đối thoại thẳng thắn với các tôn giáo. Chính vì thế, thông thường việc đối thoại (mà hầu hết chỉ để cầu xin nó ban cho mình điều mình lẽ ra phải được quyền làm) đều phải đi đường vòng thông qua Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc hay Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam, tức là thông qua những kẻ có một quyền đặc miễn không phải tuân theo các kỷ luật căn bản của Giáo Hội, những kẻ dám biến đền thờ, nơi linh thánh thờ phượng Thiên Chúa, thành điạ điểm chế bom xăng diệt lính Mỹ nhưng vẫn an nhiên không chịu bất cứ một thứ kỷ luật nào. Xin nhấn vào đây để xem thêm nếu quý vị còn chút gì hồ nghi. Thế là xảy ra một tình trạng tháo thứ trong “những nguyên tắc của đức tin chúng ta, và kỷ luật cơ bản của Giáo Hội”
Nó “đánh dứ” một cú ở Đồng Chiêm thử xem ta phản ứng như thế nào thì ta im lặng để cho Giáo Hội Ba Lan lên tiếng giùm. Có người nói theo kiểu “metalogic” không làm cũng có nghĩa là “làm”. Ấy là làm cái động tác “không làm”. Bây giờ “đối thoại” theo kiểu “im lặng” cũng là một cách đối thoại. Ấy là đối thoại theo kiểu “không đối thoại”.
Trong trường hợp như thế, kẻ “đối thoại” với chúng ta giải mã thế nào về cách “đối thoại” của chúng ta? Rồi lại chúc tụng, dâng hoa, mời những kẻ triệt hạ những biểu tượng thánh thiêng nhất của mình “lên giảng”. Chẳng hiểu ta đối thoại kiểu gì, hiệu quả tới đâu, nhưng xem chừng kiểu này “yếu quá”.
3) Khi chúng ta lên tiếng chống lại những đòi hỏi vô lý của những kẻ không thành tâm đối thoại nhưng chăm chăm buộc ta phải khuất phục thì đấy cũng không hẳn là “đối đầu”
Trong bài “A funny sort of victory at Chengde – Một kiểu chiến thắng khôi hài tại Thường Đức”, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân viết như sau: “Trong thời gian gần đây, tôi đã nhiều lần nhắc cha Heyndrickx rằng giữa Giáo Hội tại Trung Hoa và nhà cầm quyền nước này chẳng có đối thoại gì hết, phẩm giá hay không phẩm giá cũng chẳng có. Tôi cũng nói với ngài rằng thật là khôi hài khi chụp cái mũ ‘đối đầu’ lên những ai chống lại không chịu khuất phục những đòi hỏi phi lý của nhà nước. Nói kiểu đó thì ông già Êlêxa (x. 2 Macc 6) [chống lại lệnh Vua thà chết không chịu ăn thịt cấm], và cả Thánh Gioan Tiền Hô khăng khăng thà đưa cổ cho lý hình nó chém hơn là tuân lệnh vua chúa quan quyền đều phạm vào cái tội ‘đối đầu’ hay sao? Rồi khi Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI lên tiếng kêu gọi các tín hữu can đảm làm chứng tá đức tin giữa mọi nghịch cảnh thì ngài cũng đang hô hào đối đầu à?”
4) Điểm khác biệt căn bản người ta có thể thấy được nơi cha Heyndrickx và Đức Hồng Y Trần Nhật Quân là vị linh mục người Bỉ này chịu ảnh hưởng nhiều bởi một thứ luân lý tương đối trong khi Đức Hồng Y đòi buộc một lương tâm khách quan.
Cha Heyndrickx tỏ ra hài lòng và coi là chiến thắng vì “các Giám Mục cũng nói rõ thái độ thoái thác không muốn hợp tác với nhà nước trong hành động trái phép này,” xem đó là đủ để các vị ấy không phải chịu những kỷ luật của Giáo Hội (có thể nặng đến mức bị Dứt Phép Thông Công). Nhưng Đức Hồng Y không đồng ý như thế: “Chúng ta đồng ý rằng có một áp lực rất nặng nề từ phiá nhà nước và các Giám Mục đã bày tỏ sự bất bình không muốn hợp tác. Nhưng thực tế họ đã dự phần vào trò tấn phong trái phép này. Họ đã đặt tay, dù miễn cưỡng. Họ đã đồng tế.”
“Có thể xem là chiến thắng của ông già Êlêxa hay không nếu như sau khi ông lên tiếng cực lực phản đối rồi sau đó cuối cùng chịu khuất phục mà ăn thịt cấm?” ngài chất vấn cha Heyndrickx.
Trên đây là một số nét xin điểm hầu quý vị chung quanh cuộc tranh luận giữa ĐHY Trần Nhật Quân và LM Heyndrickx.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân không phải là con người thích đối đầu nhưng ngài là người cổ vũ cho đối thoại – một thứ đối thoại thẳng thắn và có hiệu quả. Trong lãnh vực đối thoại nhiều lần ngài nhấn mạnh đến nhu cầu duyệt xét lương tâm, sám hối và canh tân không chỉ nơi các mục tử mà là tất cả các tín hữu Công Giáo.
Biết bao lần nhân danh “đối thoại”, nhân danh xã giao, chúng ta chỉ dám dấm dúi làm dấu thánh giá trong nhà. Ra ngoài đường chúng ta hành xử như những người không có đạo. Khi người ta hỏi đến đạo lý của mình thì lại vì xã giao mà trình bày ra một thứ đạo lý tương nhượng đến mức “đạo nào cũng như đạo nào” như thể đạo nào cũng mang đến ơn cứu độ. Ngay trong gia đình, trước những sai trái của con cái, chúng ta cũng chẳng dám nói lên những điều tuy chói tai nhưng lại chính là những điều chúng ta phải nói.
Những nhận định của ĐHY Trần Nhật Quân không chỉ phản ánh một lối suy tư về đường lối cần phải có của Giáo Hội đối với các chế độ độc tài toàn trị mà còn là một lời mời gọi tất cả chúng ta duyệt xét lương tâm, sám hối và canh tân. Thực vậy, trước những kẻ cầm quyền của một thứ nhà nước không phải do dân bầu ra mà “do súng nó bầu ra”, quá thường khi chúng ta dùng “đối thoại” như một thứ chiêu bài để ru ngủ lương tâm chúng ta và biện minh cho thái độ nhát đảm không dám lên tiếng cho công lý, sự thật và phẩm giá con người theo những đòi buộc của Tin Mừng nhưng lại để mình trượt dài “trong vũng lầy của sự khuất phục.”
Trong bài này, chúng tôi xin điểm hầu quý vị một vài nét chung quanh cuộc tranh luận giữa Đức Hồng Y và cha Jeroom Heyndrickx, cố vấn về Trung Hoa của Bộ Truyền Giáo.
Biến cố Thừa Đức
ĐTC hôm xảy ra vụ Thừa Đức |
Thế giới Công Giáo, đặc biệt các vị Hồng Y đang quây quần bên Đức Thánh Cha, tê tái và ngỡ ngàng. Trong khi đó, các cơ quan truyền thông trên thế giới mô tả cử chỉ này của nhà cầm quyền Trung Quốc là một cái tát thẳng vào mặt Đức Giáo Hoàng (xem China ordains bishop despite Vatican objection ).
Cho đến thời điểm xảy ra biến cố tại Thừa Đức, bất chấp những lời cảnh cáo liên tục của Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, chính sách của Tòa Thánh đối với đất nước đông dân nhất trên hành tinh này vẫn thường xuyên được mô tả là rất thành công, đặc biệt là từ sau Lá Thư của Đức Thánh Cha gởi cho các tín hữu tại Trung Hoa ngày 7/05/2007
Tòa Thánh lập tức ra thông cáo phản đối mạnh mẽ. Cha Lombardi, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói hôm 24/11/2010 như sau:
Về vụ truyền chức Giám Mục cho linh mục Giuse Quách Kim Tài diễn ra hôm thứ bẩy 20/11 vừa qua, trước các tin tức chúng tôi đã thu thập được về vụ này, chúng tôi có thể minh xác những điều sau đây:
1. Đức Thánh Cha rất đau buồn khi hay tin về vụ truyền chức Giám Mục không có sự phê chuẩn của Tòa Thánh nói trên, và vì thế đó là một vết thương sâu đậm đối với tình hiệp thông Giáo Hội và là một sự vi phạm trầm trọng đối với kỷ luật Giáo Hội Công Giáo.
2. Người ta được biết là trong những ngày gần đây, nhiều Giám Mục Trung Hoa đã bị áp lực và bị hạn chế quyền tự do di chuyển, với mục đích cưỡng bức các vị ấy phải tham dự và truyền chức Giám Mục. Những sự cưỡng ép như thế của chính quyền và các lực lượng an ninh Trung Quốc, là một vi phạm trầm trọng đối với tự do tôn giáo và tự do lương tâm.
Tòa Thánh dành quyền cứu xét sâu xa hơn vụ này, dưới khía cạnh thành sự của việc truyền chức và về tình trạng pháp lý của các Giám Mục liên hệ.
3. Dầu sao đi nữa, điều ảnh hưởng đau thương trước tiên đối với linh mục Giuse Quách Kim Tài là, do cuộc truyền chức Giám Mục trái phép như thế, đương sự rơi vào một tình trạng rất trầm trọng về giáo luật đối với Giáo Hội tại Trung Quốc và Giáo Hội Hoàn Vũ, và phải chịu những hình phạt nặng nề như đã được đặc biệt qui định trong khoản giáo luật số 1382 của bộ giáo luật hiện hành.
4. Cuộc truyền chức như thế chẳng những không giúp ích cho các tín hữu Công Giáo tại Thừa Đức, nhưng còn đặt họ trong một tình trạng tế nhị và khó khăn, kể cả dưới khía cạnh giáo luật, làm cho họ bị hạ nhục, vì nhà cầm quyền dân sự Trung Quốc muốn áp đặt cho họ một vị Mục Tử không hiệp thông trọn vẹn với Đức Thánh Cha cũng như với các Giám Mục khác trên thế giới.
5. Trong năm nay, nhiều lần Tòa Thánh đã thông báo rõ ràng cho chính quyền Trung Quốc lập trường không chấp nhận việc truyền chức Giám Mục cho linh mục Quách Kim Tài. Mặc dù vậy, chính quyền đã quyết định tiến hành đơn phương, gây thiệt hại cho bầu không khí tôn trọng, đã được Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo kiến tạo một cách khó khăn qua những cuộc truyền chức Giám Mục gần đây. Sự tự phụ đặt mình trên các Giám Mục và hướng dẫn đời sống của Giáo Hội là điều không phù hợp với đạo lý Công Giáo, xúc phạm đến Đức Thánh Cha, Giáo Hội tại Trung Quốc và Giáo Hội Hoàn Vũ, làm cho những khó khăn mục vụ hiện nay thêm rắc rối.
6. Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, trong lá thư năm 2007, đã bày tỏ sự sẵn sàng của Tòa Thánh đối thoại trong tinh thần tôn trọng và xây dựng với nhà cầm quyền Cộng hòa nhân dân Trung Quốc, để khắc phục những khó khăn và bình thường hóa quan hệ. Trong khi tái khẳng định sự sẵn sàng ấy, Tòa Thánh đau buồn nhận xét rằng nhà cầm quyền đã để cho giới lãnh đạo Hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc, dưới ảnh hưởng của ông Lưu Bách Niên, có những thái độ làm thương tổn trầm trọng cho Giáo Hội Công Giáo và ngăn cản cuộc đối thoại.
7. Các tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới đặc biệt quan tâm theo dõi con đường cam go của Giáo Hội tại Trung Quốc: sự liên đới tinh thần mà họ tháp tùng các biến cố của anh chị em Trung Quốc, trở thành kinh nguyện nồng nhiệt dâng lên vị Chúa Tể của lịch sử, xin Chúa gần gũi các tín hữu tại Trung Quốc, gia tăng niềm hy vọng và lòng can đảm, cũng như ban cho họ ơn an ủi trong những lúc thử thách.
Phản ứng của cha Jeroom Heyndrickx
Cha Jeroom Heyndrickx |
Biến cố tại Thừa Đức khiến nhiều viên chức Tòa Thánh thấy cần phải xét lại chính sách của Vatican với Trung Quốc, một chính sách được cha Heyndrickx tán dương là phỏng theo đường lối Ostpolitik đã từng được ĐHY Casaroli chủ xướng. Ostpolitik là tiếng Đức có nghĩa là “Chính Sách Cho Phía Đông”. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ chính sách của Cộng Hòa Liên Bang Đức đối với các nước Đông Âu được áp dụng từ năm 1969 dưới thời của thủ tướng Willy Brandt. Cho đến năm 1969, các chính quyền của đảng Dân Chủ Kitô Giáo không có các tiếp xúc với các nước cộng sản Đông Âu. Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức khi lên nắm quyền đã chủ trương Ostpolitik: đối thoại, bình thường hóa quan hệ ngoại giao, hầu tiếp cận và thay đổi đối phương.
Chính sách Ostpolitik cũng được Đức Hồng Y Agostino Casaroli (24/11/1914 – 9/6/1998) Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh (1979-1990) cổ vũ từ khi ngài còn là một nhà ngoại giao. Năm 1964, ngài đại diện cho Tòa Thánh để ký hiệp ước với Hung Gia Lợi, và hai năm sau đó với Nam Tư. Đây là những lần đầu tiên Tòa Thánh có những quan hệ ngoại giao chính thức với các nhà nước cộng sản.
Trong các bài viết đăng trên nội san Ferdinand Verbiest, chủ yếu được luân lưu qua email đến những ai quan tâm đến việc truyền giáo tại Trung Hoa, cha Jeroom Heyndrickx hô hào “đối thoại bằng mọi giá” với các nhà nước cộng sản như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba. Chính sách này thường xuyên bị Đức Hồng Y Trần Nhật Quân công kích. Bài viết của Đức Hồng Y Trần Nhật Quân trên AsiaNews hôm 1 tháng Tư không phải là lần đầu tiên vị Hồng Y cựu Giám Mục Hương Cảng chỉ trích mạnh mẽ cha Heyndrickx.
Trong bài “Where to now, after the illicit ordination? Hướng đi nào sau vụ truyền chức trái phép?” hôm 6/12/2010, cha Heyndrickx thẳng thừng bác bỏ việc gọi biến cố Thừa Đức là “cái tát vào mặt Đức Giáo Hoàng”. Theo ngài cái biến cố ấy là “một chiến thắng” của Giáo Hội tại Trung Hoa.
ĐHY Agostino Casaroli |
Là sư phụ của linh mục Giuse Quách Kim Tài, cha Heyndrickx vốn có những liên lạc thường xuyên với vị giám mục được truyền chức trái phép. Theo cha Heyndrickx, cha Quách Kim Tài đã cố gắng hết sức để tránh nghịch cảnh này.
Cha Heyndrickx tóm tắt các sự kiện liên quan đến biến cố Thừa Đức như sau: “5 năm trước đây người Công Giáo tại Thừa Đức đã thỉnh cầu nhà cầm quyền dân sự cho họ có được một Giám Mục. Điều đó đã được chấp thuận. Năm 2008, cha Quách Kim Tài được tất cả các linh mục nhất trí bầu là ứng viên Giám Mục. Biết là vào năm 2010, 10 linh mục Trung Hoa sẽ được tấn phong với sự phê chuẩn của cả Tòa Thánh lẫn Bắc Kinh, người Công Giáo tại Thừa Đức lạc quan tin rằng ứng viên của họ sẽ được nhanh chóng chấp thuận. Họ biết rằng Rôma không có những ý kiến bác bỏ ứng viên của mình. Tuy nhiên, Rôma lại đề nghị với Trung Quốc là dời lại việc tấn phong một thời gian nữa. Tòa Thánh đưa ra lý do là biên giới của các giáo phận đã thay đổi và hai bên cần phải đạt được thỏa thuận với nhau trước. Bắc Kinh bác bỏ và quyết định tấn phong Giám Mục cho linh mục Quách.”
Có nhiều điều cha Heyndrickx nói không rõ có thể gây ra những ngộ nhận. Khi ngài nói “Năm 2008, cha Quách Kim Tài được tất cả các linh mục nhất trí bầu là ứng viên Giám Mục”, người ta dễ có cảm giác là linh mục Tài rất được nhiều người yêu mến. Thực ra, giáo phận Thừa Đức, cách Bắc Kinh 250 cây số về hướng Đông Bắc, chỉ có 20 ngàn giáo dân thuộc 6 giáo xứ, với 6 linh mục và 15 nữ tu. 5 linh mục còn lại có ai dám không bầu cho linh mục Tài, Phó tổng thư ký Hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc, Đại Biểu Quốc Hội Khoá 10 và Khóa 11 của Trung Quốc.
Linh mục Tài, còn trẻ măng, mới được thụ phong linh mục hồi năm 1992 thôi nhưng ngài lên như diều. Thành ra, người ta tin rằng ông là đảng viên đảng cộng sản Trung Quốc. Steven W. Mosher của Học Viện Nghiên Cứu Dân Số Hoa Kỳ, người lưu trú thường xuyên ở Bắc Kinh trong bản tường trình đặc biệt gởi Catholic Online đã viết như sau: “Tôi không dám nói ông ta là đảng viên ngầm của đảng cộng sản Trung Quốc, nhưng thật là đáng kinh ngạc nếu mà Bộ Công An của Trung Quốc, một thứ như KGB của Liên Xô cũ, mà không gài người vào đội ngũ các linh mục. Hơn thế nữa, ông ta đã hằng chứng tỏ cho thấy ông ấy sẵn sàng cộng tác với đảng cộng sản Trung Quốc trong khao khát khôn nguôi là thành lập một Giáo Hội ly giáo tại Hoa Lục vâng phục theo Bắc Kinh chứ không phải là Rôma”.
Đứng trước một ứng viên “thứ thiệt” như thế, phân vân của Tòa Thánh là hợp lý. Hơn thế nữa, giáo luật đâu có cái “protocol” nào là các linh mục có thể tụ họp lại với nhau (biết đâu dưới nòng súng) để bầu một vị lên làm Giám Mục rồi Đức Thánh Cha phải “vâng phục” theo ý kiến ấy mà phê chuẩn. Lại nữa, cái giáo phận Thường Đức là “do súng nó đẻ ra” hồi năm 1955 nhằm chia nát giáo phận Hà Bắc để đưa Giám Mục trái phép vào. Tòa Thánh từ trước đến nay không công nhận cái giáo phận ấy thì làm sao lại tấn phong Giám Mục cho giáo phận ấy được.
Cha Heyndrickx lại nói “Họ biết rằng Rôma không có những ý kiến bác bỏ ứng viên của mình”. Trong khi đó, thông cáo của Tòa Thánh hôm 24/11 nhấn mạnh rằng “Trong năm nay, nhiều lần Tòa Thánh đã thông báo rõ ràng cho chính quyền Trung Quốc lập trường không chấp nhận việc truyền chức Giám Mục cho linh mục Quách Kim Tài”.
Hậu ý của cha Heyndrickx là quy lỗi cho Giáo Hội Thầm Lặng tại Trung Hoa, cho những vị Giám Mục cứ hay báo cáo với Tòa Thánh những tin đồn bậy bạ về “đồng chí Quách Kim Tài” khiến cho Tòa Thánh “lừng khừng” dẫn đến những gẫy đổ trong đối thoại với cộng sản Trung Quốc. “Tôi là sư phụ cũ của ông ấy. Tôi tin tưởng đệ tử của tôi, tôi biết là ông ấy đã cố hết sức để tránh cái nghịch cảnh này”, ngài khẳng định như thế.
Bài viết của sư phụ mới đăng lên được 2 ngày, hôm 8/12, đệ tử chứng minh ngay lập tức cho thế giới thấy sư phụ của mình đúng tới bao nhiêu phần trăm. Trong Đại Hội Công Giáo Toàn Quốc, 45 Giám Mục (đương nhiên hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, đều lớn tuổi hơn Giám Mục dỏm Quách Kim Tài), cùng với 268 linh mục, nữ tu và giáo dân đã “nhất trí” bầu vị tân Giám Mục dỏm vào chức vụ Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc. Ông Tài có phải là đảng viên cộng sản không, ông ấy “có súng” không chắc là đã rõ.
Cũng cần nói thêm, khác với cơ chế của các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới, vị Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc là người điều hành thường trực đời sống của toàn bộ Giáo Hội công khai tại Trung Hoa. Vị ấy phải ở luôn tại Bắc Kinh để điều hành công việc. Cả hai cơ chế Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc và Hội Công Giáo Yêu Nước đều không được Tòa Thánh công nhận.
Trong khi giới truyền thông trên thế giới mô tả vụ Thừa Đức là “một cái tát vào mặt Đức Giáo Hoàng”, nhiều vị Hồng Y trong công nghị tại Rôma trong đó có Đức Hồng Y Trần Nhật Quân cũng dùng cái cụm từ đó thì cha Heyndrickx, người cố vấn cho Đức Hồng Y Ivan Dias về Trung Hoa lại gọi ấy là “một chiến thắng”. Bởi vì, “Trung Quốc qua vụ này lại một nữa chứng minh cho thế giới thấy nó có vấn đề với tự do tôn giáo,” và “các Giám Mục cũng nói rõ thái độ miễn cưỡng không muốn hợp tác với nhà nước trong hành động trái phép này,” ngài giải thích như thế.
Bàn về vấn đề có nên kỷ luật các Giám Mục đã tham dự vào trò tấn phong trái phép không, cha Heyndrickx viết: “Dù sao đi nữa, không phải là giới truyền thông, những kẻ sống ở những nơi cư trú an toàn, những người cứ nằng nặc đòi lên án hay kêu gọi kỷ luật các Giám Mục tại Trung Hoa, nhưng chính là các Giám Mục, linh mục, và giáo dân bên trong Trung Hoa mới là những người soi sáng cho chúng tôi về thái độ phải có trong biến cố này. Trong nhiều năm họ đã học được cách thế đương đầu với những sách nhiễu [của nhà nước], bảo tồn đức tin Công Giáo, và hơn nữa còn lặng lẽ xây dựng các cộng đoàn đức tin.”
“Họ dạy chúng ta rằng đức tin chân thật thì mạnh hơn sự bạo tàn của nhà nước giáng lên đầu họ. Họ bảo với chúng ta và các tín hữu của họ rằng: Đừng để bị lầm lạc. Đừng để những ai trong đất nước này đè bẹp đức tin Công Giáo sống động của anh chị em. Cũng đừng để cho các thứ truyền thông bên ngoài kích động lôi kéo anh chị em vào con đường chống đối. Nhưng hãy tiếp tục bước đi lặng lẽ trên con đường đối thoại đầy phẩm giá.”
Đáp trả của Đức Hồng Y Trần Nhật Quân
ĐHY Trần Nhật Quân |
1) Việc đối thoại chắc chắn là tối quan trọng. Nhưng phải tỉnh táo để thấy rằng người ta có thực tâm muốn đối thoại không, có muốn “phải người phải ta không” hay lại sẵn sàng “đóng sầm cánh cửa lại thẳng ngay vào mặt của người đối thoại quá-đỗi-hiền lành của họ” và chỉ quyết tâm đẩy đối phương vào “vũng lầy của sự khuất phục”.
Trên UCANews hôm 6/12, Đức Hồng Y viết: “Trong thời gian gần đây, tôi đã nhiều lần nhắc cha Heyndrickx rằng giữa Giáo Hội tại Trung Hoa và nhà cầm quyền nước này chẳng có đối thoại gì hết.”
Đọc thử những tờ như Hà Nội Mới, An Ninh Thủ Đô trong khoảng tháng 9/2009 khi xảy ra vụ tranh chấp tại Thái Hà, ta cũng có thể thấy có hay không thiện chí “đối thoại” từ những kẻ cầm quyền “do súng nó bầu ra” tại Việt Nam. Những cụm từ người ta đọc được nhiều nhất trên cơ quan thông tin của đảng bộ thành phố Hà Nội và của Công An Nhân Dân là gì nếu không phải là “nghiêm khắc lên án”, “thẳng tay trừng trị”. Miếng đất có chút xíu chiếm đoạt của người ta mấy chục năm mà quyết một lòng “ăn thua đủ” trong khi bao nhiêu đất đai trên bờ dưới biển nhường cho ngoại bang.
Đọc giữa những hàng chữ ấy thì cũng đủ thấy “thiện chí đối thoại” của nhà cầm quyền ở Hà Nội nó đi đến đâu hay chỉ muốn xô đẩy người đối thoại với mình vào tình trạng khuất phục hoàn toàn theo kiểu “cúi đầu nhận tội”.
2) Trong tình trạng đối phương không sẵn sàng đối thoại, khăng khăng theo đuổi con đường đối thoại có nguy cơ rơi vào tình trạng thỏa hiệp với sự dữ.
Theo nhận định của Đức Hồng Y: “Giáo Hội của chúng ta tại Trung Hoa nay đang ở trong tình trạng thảm hại, bởi vì trong những năm qua một số người đã mù quáng và ngoan cố đeo đuổi cùng một chính sách Ostpolitik, bỏ qua các hướng dẫn rõ ràng được đưa ra bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô trong Lá Thư Gửi Cho Giáo Hội Tại Trung Hoa năm 2007, và chống lại đa số ý kiến của Ủy ban mà Đức Giáo Hoàng đã thành lập để tư vấn cho Tòa Thánh trong các vấn đề của Giáo Hội tại Trung Hoa.
Đối thoại và thoả hiệp là cần thiết, nhưng phải có căn bản. Chúng ta không thể từ bỏ các nguyên tắc của đức tin chúng ta, và kỷ luật cơ bản của Giáo Hội chúng ta, hầu làm vui lòng nhà cầm quyền Bắc Kinh.”
Tại Trung Hoa, cũng như tại Việt Nam, bọn cầm quyền đều không muốn đối thoại thẳng thắn với các tôn giáo. Chính vì thế, thông thường việc đối thoại (mà hầu hết chỉ để cầu xin nó ban cho mình điều mình lẽ ra phải được quyền làm) đều phải đi đường vòng thông qua Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc hay Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam, tức là thông qua những kẻ có một quyền đặc miễn không phải tuân theo các kỷ luật căn bản của Giáo Hội, những kẻ dám biến đền thờ, nơi linh thánh thờ phượng Thiên Chúa, thành điạ điểm chế bom xăng diệt lính Mỹ nhưng vẫn an nhiên không chịu bất cứ một thứ kỷ luật nào. Xin nhấn vào đây để xem thêm nếu quý vị còn chút gì hồ nghi. Thế là xảy ra một tình trạng tháo thứ trong “những nguyên tắc của đức tin chúng ta, và kỷ luật cơ bản của Giáo Hội”
Nó “đánh dứ” một cú ở Đồng Chiêm thử xem ta phản ứng như thế nào thì ta im lặng để cho Giáo Hội Ba Lan lên tiếng giùm. Có người nói theo kiểu “metalogic” không làm cũng có nghĩa là “làm”. Ấy là làm cái động tác “không làm”. Bây giờ “đối thoại” theo kiểu “im lặng” cũng là một cách đối thoại. Ấy là đối thoại theo kiểu “không đối thoại”.
Trong trường hợp như thế, kẻ “đối thoại” với chúng ta giải mã thế nào về cách “đối thoại” của chúng ta? Rồi lại chúc tụng, dâng hoa, mời những kẻ triệt hạ những biểu tượng thánh thiêng nhất của mình “lên giảng”. Chẳng hiểu ta đối thoại kiểu gì, hiệu quả tới đâu, nhưng xem chừng kiểu này “yếu quá”.
3) Khi chúng ta lên tiếng chống lại những đòi hỏi vô lý của những kẻ không thành tâm đối thoại nhưng chăm chăm buộc ta phải khuất phục thì đấy cũng không hẳn là “đối đầu”
Trong bài “A funny sort of victory at Chengde – Một kiểu chiến thắng khôi hài tại Thường Đức”, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân viết như sau: “Trong thời gian gần đây, tôi đã nhiều lần nhắc cha Heyndrickx rằng giữa Giáo Hội tại Trung Hoa và nhà cầm quyền nước này chẳng có đối thoại gì hết, phẩm giá hay không phẩm giá cũng chẳng có. Tôi cũng nói với ngài rằng thật là khôi hài khi chụp cái mũ ‘đối đầu’ lên những ai chống lại không chịu khuất phục những đòi hỏi phi lý của nhà nước. Nói kiểu đó thì ông già Êlêxa (x. 2 Macc 6) [chống lại lệnh Vua thà chết không chịu ăn thịt cấm], và cả Thánh Gioan Tiền Hô khăng khăng thà đưa cổ cho lý hình nó chém hơn là tuân lệnh vua chúa quan quyền đều phạm vào cái tội ‘đối đầu’ hay sao? Rồi khi Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI lên tiếng kêu gọi các tín hữu can đảm làm chứng tá đức tin giữa mọi nghịch cảnh thì ngài cũng đang hô hào đối đầu à?”
4) Điểm khác biệt căn bản người ta có thể thấy được nơi cha Heyndrickx và Đức Hồng Y Trần Nhật Quân là vị linh mục người Bỉ này chịu ảnh hưởng nhiều bởi một thứ luân lý tương đối trong khi Đức Hồng Y đòi buộc một lương tâm khách quan.
Cha Heyndrickx tỏ ra hài lòng và coi là chiến thắng vì “các Giám Mục cũng nói rõ thái độ thoái thác không muốn hợp tác với nhà nước trong hành động trái phép này,” xem đó là đủ để các vị ấy không phải chịu những kỷ luật của Giáo Hội (có thể nặng đến mức bị Dứt Phép Thông Công). Nhưng Đức Hồng Y không đồng ý như thế: “Chúng ta đồng ý rằng có một áp lực rất nặng nề từ phiá nhà nước và các Giám Mục đã bày tỏ sự bất bình không muốn hợp tác. Nhưng thực tế họ đã dự phần vào trò tấn phong trái phép này. Họ đã đặt tay, dù miễn cưỡng. Họ đã đồng tế.”
“Có thể xem là chiến thắng của ông già Êlêxa hay không nếu như sau khi ông lên tiếng cực lực phản đối rồi sau đó cuối cùng chịu khuất phục mà ăn thịt cấm?” ngài chất vấn cha Heyndrickx.
Trên đây là một số nét xin điểm hầu quý vị chung quanh cuộc tranh luận giữa ĐHY Trần Nhật Quân và LM Heyndrickx.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân không phải là con người thích đối đầu nhưng ngài là người cổ vũ cho đối thoại – một thứ đối thoại thẳng thắn và có hiệu quả. Trong lãnh vực đối thoại nhiều lần ngài nhấn mạnh đến nhu cầu duyệt xét lương tâm, sám hối và canh tân không chỉ nơi các mục tử mà là tất cả các tín hữu Công Giáo.
Biết bao lần nhân danh “đối thoại”, nhân danh xã giao, chúng ta chỉ dám dấm dúi làm dấu thánh giá trong nhà. Ra ngoài đường chúng ta hành xử như những người không có đạo. Khi người ta hỏi đến đạo lý của mình thì lại vì xã giao mà trình bày ra một thứ đạo lý tương nhượng đến mức “đạo nào cũng như đạo nào” như thể đạo nào cũng mang đến ơn cứu độ. Ngay trong gia đình, trước những sai trái của con cái, chúng ta cũng chẳng dám nói lên những điều tuy chói tai nhưng lại chính là những điều chúng ta phải nói.
Vị giảng phòng Giáo triều: "đức ái đòi hỏi phải có tình yêu nội tâm đi đôi với hành động bên ngoài"
Bùi Hữu Thư
10:05 09/04/2011
VATICAN (CNS) -- Vị giảng phòng cho Đức Thánh Cha nói tình yêu chân chính dành cho tha nhân chính là nền tảng của Đức Ái, nhưng đức ái cần phải được bổ túc bằng những hành động cụ thể để trở thành một biểu hiệu toàn vẹn của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại.
Trong một bài suy niệm Mùa Chay được Vatican phổ biến ngày 8 tháng Tư, linh mục Dòng Capuchin Raniero Cantalamessa giải thích là đức ái Kitô phải được diễn tả bằng “một tình yêu vừa chân thật vừa năng động; một tình yêu từ trái tìm, và một tình yêu biểu hiệu qua bàn tay. "
Cha Cantalamessa lưu ý là những ai làm các hành động bác ái mà không có thực tâm ước muốn giúp đỡ người khác có thể chỉ là muốn che dấu những động lực kém nhân đức như “ích kỷ, lợi dụng người khác cho mục đích riêng của mình, hay chỉ là vì bị lương tâm cắn rứt."
Cha Cantalamessa nói: Cha trích dẫn Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma trong đó ngài kêu gọi các Kitô hữu hãy hành động với đức ái không giả hình. Đó là lời kêu gọi “một tình yêu chân chính, đích thực chứ không giả tạo” và là nền tảng của sứ điệp của Thánh Phaolô.
Vị giảng phòng cho Đức Thánh Cha nói: "Tình yêu giả hình là tình yêu làm việc thiện nhưng không có cảm tình, một tình yêu khoe khoang ra bên ngoài một điều không được cảm nhận trong tim."
Ngài nói: Tuy nhiên, nên chú ý là, nếu chúng ta “lẩn trốn bên trong đức ái nội tâm, và dùng nó làm một lý do để tránh khỏi phải làm việc thiện, thì đây sẽ là một “điều sai trái khủng khiếp.”
Ngài nói: Với đức ái đến từ bên trong nhưng cũng được biểu hiệu ra bên ngoài, "chúng ta yêu tha nhân với cùng một tình yêu Chúa dành cho chúng ta."
Cha Cantalamessa nói: một cách khác để cổ võ cho một tinh thần đích thực về tình yêu tha nhân phải bao gồm việc tránh nói dèm pha, "điều này có vẻ vô tội, nhưng thực ra lại là một điều khiến cho cuộc sống chung rất khó khăn."
Cha Cantalamessa lưu ý về việc phán xét tiêu cực người khác khi ngài nhắc đến lời khuyên dậy của Chúa Giêsu: "đừng xét đoán thì các con sẽ không bị xét đoán."
Ngài nói: Trong khi công nhận rằng gần như không thể sống qua ngày mà không nhận định về con nguời khác và các biến cố, nhưng nhanh nhẩu xét đoán cứng rắn lại trái nghịch với sứ điệp của Chúa Kitô và thánh Phaolô.
Ngài nói: "Không cần phải tẩy trừ mọi phán đoán trong tâm trí chúng ta." Nhưng các Kitô hữu không nên để cho mình bị chinh phục bởi "nọc độc, sự thù hận, và lên án của các phán đoán của chúng ta."
Những người nam và nữ không chỉ là những người cần đến tình yêu vô vị lợi của nhau. Chính Giáo Hội nữa, "cũng hết sức cần thiết một cơn sóng bác ái sẽ hàn gắn mọi rạn nứt." Ngài nói như vậy mà không nêu lên những vấn nạn đặc biệt nào.
Trong một bài suy niệm Mùa Chay được Vatican phổ biến ngày 8 tháng Tư, linh mục Dòng Capuchin Raniero Cantalamessa giải thích là đức ái Kitô phải được diễn tả bằng “một tình yêu vừa chân thật vừa năng động; một tình yêu từ trái tìm, và một tình yêu biểu hiệu qua bàn tay. "
Cha Cantalamessa lưu ý là những ai làm các hành động bác ái mà không có thực tâm ước muốn giúp đỡ người khác có thể chỉ là muốn che dấu những động lực kém nhân đức như “ích kỷ, lợi dụng người khác cho mục đích riêng của mình, hay chỉ là vì bị lương tâm cắn rứt."
Cha Cantalamessa nói: Cha trích dẫn Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma trong đó ngài kêu gọi các Kitô hữu hãy hành động với đức ái không giả hình. Đó là lời kêu gọi “một tình yêu chân chính, đích thực chứ không giả tạo” và là nền tảng của sứ điệp của Thánh Phaolô.
Vị giảng phòng cho Đức Thánh Cha nói: "Tình yêu giả hình là tình yêu làm việc thiện nhưng không có cảm tình, một tình yêu khoe khoang ra bên ngoài một điều không được cảm nhận trong tim."
Ngài nói: Tuy nhiên, nên chú ý là, nếu chúng ta “lẩn trốn bên trong đức ái nội tâm, và dùng nó làm một lý do để tránh khỏi phải làm việc thiện, thì đây sẽ là một “điều sai trái khủng khiếp.”
Ngài nói: Với đức ái đến từ bên trong nhưng cũng được biểu hiệu ra bên ngoài, "chúng ta yêu tha nhân với cùng một tình yêu Chúa dành cho chúng ta."
Cha Cantalamessa nói: một cách khác để cổ võ cho một tinh thần đích thực về tình yêu tha nhân phải bao gồm việc tránh nói dèm pha, "điều này có vẻ vô tội, nhưng thực ra lại là một điều khiến cho cuộc sống chung rất khó khăn."
Cha Cantalamessa lưu ý về việc phán xét tiêu cực người khác khi ngài nhắc đến lời khuyên dậy của Chúa Giêsu: "đừng xét đoán thì các con sẽ không bị xét đoán."
Ngài nói: Trong khi công nhận rằng gần như không thể sống qua ngày mà không nhận định về con nguời khác và các biến cố, nhưng nhanh nhẩu xét đoán cứng rắn lại trái nghịch với sứ điệp của Chúa Kitô và thánh Phaolô.
Ngài nói: "Không cần phải tẩy trừ mọi phán đoán trong tâm trí chúng ta." Nhưng các Kitô hữu không nên để cho mình bị chinh phục bởi "nọc độc, sự thù hận, và lên án của các phán đoán của chúng ta."
Những người nam và nữ không chỉ là những người cần đến tình yêu vô vị lợi của nhau. Chính Giáo Hội nữa, "cũng hết sức cần thiết một cơn sóng bác ái sẽ hàn gắn mọi rạn nứt." Ngài nói như vậy mà không nêu lên những vấn nạn đặc biệt nào.
Tòa Thánh Vatican triệu tập hội nghị giới viết blog
Nguyễn Long Thao
10:30 09/04/2011
Tòa Thánh Vatican triệu tập hội nghị giới viết blog
VATICAN .- Tin của đài phát thanh Vatican cho biết, Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa và Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội sẽ đứng ra triệu tập hội nghị quy tụ các tác giả Công Giáo viết Blog. Hội nghị sẽ diễn ra tại Roma vào ngày 2 tháng 5 năm 2011 tức sau ngày phong chân phước cho ĐGH Gioan Phaolô II . Hội nghị sẽ diễn ra trong một ngày gồm hai phiên họp.
Mục tiêu của hội nghị là để các tác giả viết Blogger được nghe kinh nghiệm của các các vị từng dấn thân trong lãnh vực viết Blog, đồng thời để Giáo Hội biết được nhu cầu của giới viết Blog.
Tham dự hội nghị, về phía giới chức Tòa Thánh, có Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, ĐHY Claudio Celli, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội và Linh Mục Federico Lombardi, Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí và Phát Thanh Tòa Thánh.
Buổi sáng hội nghị, 5 diễn giả được mời trình bày là 5 bloggers đại diện cho 5 ngôn ngữ: tiếng Ý, Anh, Tây Ban Nha, Pháp và Ba Lan. Vào buổi chiều là phần phát biểu của giới chức Tòa Thánh.
Nguyễn Long Thao
VATICAN .- Tin của đài phát thanh Vatican cho biết, Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa và Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội sẽ đứng ra triệu tập hội nghị quy tụ các tác giả Công Giáo viết Blog. Hội nghị sẽ diễn ra tại Roma vào ngày 2 tháng 5 năm 2011 tức sau ngày phong chân phước cho ĐGH Gioan Phaolô II . Hội nghị sẽ diễn ra trong một ngày gồm hai phiên họp.
Mục tiêu của hội nghị là để các tác giả viết Blogger được nghe kinh nghiệm của các các vị từng dấn thân trong lãnh vực viết Blog, đồng thời để Giáo Hội biết được nhu cầu của giới viết Blog.
Tham dự hội nghị, về phía giới chức Tòa Thánh, có Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, ĐHY Claudio Celli, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội và Linh Mục Federico Lombardi, Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí và Phát Thanh Tòa Thánh.
Buổi sáng hội nghị, 5 diễn giả được mời trình bày là 5 bloggers đại diện cho 5 ngôn ngữ: tiếng Ý, Anh, Tây Ban Nha, Pháp và Ba Lan. Vào buổi chiều là phần phát biểu của giới chức Tòa Thánh.
Nguyễn Long Thao
Những tranh cãi về phá thai báo hiệu cho bầu không khí tranh cử sắp tới
Trần Mạnh Trác
18:35 09/04/2011
Mặc dù các cuộc thăm dò cho thấy hầu hết các cử tri đang quan tâm về nhiều ưu tiên khác, trận chiến phá thai lại một lần nữa gây sôi động trong cuộc chiến ngân sách tuần qua.
Giọng điệu của cuộc tranh cử kế tiếp, tuy còn xa tới 2 năm, có thể sẽ lập lại âm điệu của cuộc tranh cử vừa qua. Đó là một lần nữa sẽ tập trung vào vấn đề xã hội nhức nhối này.
36 năm sau phán quyết của Tòa án Tối cao và 35 năm sau khi chính phủ ra luật cấm dùng quỹ liên bang để tài trợ phá thai, vấn đề không chỉ là một câu hỏi về đạo đức nhưng còn là một công cụ chính trị.
Cả hai bên đều dùng chiêu bài phá thai để quyên tiền: Ngay cả khi đảng Dân chủ bài bác đảng Cộng hòa là lạc điệu trong nghị trình chống phá thai, dân biểu Diana DeGette của Colorado, đồng chủ tọa phe phò phá thai tại Quốc hội, đã gửi thư tới cử tri thúc đẩy việc quyên góp cho đủ $100,000 trong một ngày để chống lại những "phần tử cực đoan Tea Party" trong Quốc Hội.
Vấn đề phá thai là trung tâm điểm của cả hai bên trong các nỗ lực tiếp cận với giới nữ, điển hình là trong ngày thứ Sáu vừa qua cả hai phe Dân chủ ở Thượng viện và Cộng hòa ở Hạ viện đã tổ chức hai cuộc họp báo song hành với sự chủ tọa của nữ nghị sĩ.
Những khuấy động gợi lại ký ức của một năm về trước, khi những tranh chấp âm ỉ về việc tài trợ phá thai trong dự luật y tế đã bùng nổ vào phút chót, gần như phá hỏng toàn bộ những nỗ lực của lập pháp .
Một thỏa hiệp đã đạt được vào phút chót và Tổng thống Obama đã phải ký một sắc lệnh tái khẳng định rằng sẽ không có quy định nào trong đạo luật Y Tế có thể được sử dụng để trợ cấp phá thai.
Hồi đó cả hai bên tố cáo nhau là chơi trò chính trị với vấn đề này. Ngày thứ Sáu vừa qua cũng vậy, lãnh tụ đa số của Thượng viện là Harry Reid (D-Nev.) cáo buộc đảng Cộng hòa đã muốn đóng cửa chính phủ chỉ vì phá thai.
Chủ tịch hạ viện Boehner phủ nhận rằng các bế tắc về ngân sách không do bởi vấn đề tài trợ cho Planned Parenthood. Nhưng lời nói của ông mâu thuẫn với những người bảo thủ cùng phe, họ công bố lại những cam kết là sẽ thúc đẩy việc đóng cửa các cơ sở phá thai và làm cho sự thực hành trở thành bất hợp pháp. Đó là một nhiệm vụ quan trọng ngang hàng với việc cắt giảm chi tiêu của Liên Bang.
"Toàn bộ cuộc tranh luận này là làm thế nào cho đúng", theo lời của dân biểu Jim Jordan của Ohio, chủ tịch Ủy ban nghiên cứu về chính sách của đảng Cộng hòa . "Chúng tôi đang cố làm mọi thứ để đạt được việc giảm chi và để bảo vệ các giá trị truyền thống của người Mỹ."
Trọng tâm của vấn đề trong cuộc tranh chấp ngân sách là một điều khoản cho phép dùng tiền liên bang để tài trợ những kế hoạch gia đình và dịch vụ y tế của Planned Parenthood, chẳng hạn như chương trình khám ung thư của họ.
Planned Parenthood cũng là nhà cung cấp phá thai lớn nhất trong nước, nhưng pháp luật cấm sử dụng dùng tiền thuế để phá thai.
Mỗi năm Planned Parenthood nhận được khoảng $363.000.000 tiền quĩ liên bang để cung cấp các dịch vụ y tế dự phòng cho phụ nữ, như sàng lọc ung thư tử cung và khám ung thư vú. Một số kinh phí khác của họ đến từ Medicaid, và từ các chương trình bảo hiểm y tế cho người nghèo.
Planned Parenthood cũng nhận được khoảng 70 triệu từ ngân khỏan X của Chương trình Kế hoạch gia đình, một chương trình có từ thời Nixon cung cấp tài trợ cho việc kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ y tế khác.
Vì Planned Parenthood thực hiện phá thai cho nên việc tài trợ cho cơ sở này có thể bị sử dụng trái với luật cấm của liên bang. Đảng Cộng hòa muốn loại bỏ hẳn sự tài trợ, hoặc cho phép các tiểu bang chuyển những tài khỏan đó qua các cơ sở y tế khác bên ngòai Planned Parenthood.
Đảng Cộng Hòa cũng muốn ngừng viện trợ cho các tổ chức y tế ngọai quốc đang thúc đẩy hoặc cung cấp dịch vụ phá thai như Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc.
Nhiều dân biểu chống phá thai đã đua nhau lên tiếng tra hỏi Planned Parenthood trong ngày thứ Sáu, và kết luận rằng nhiệm vụ chính của cơ sở này là thực hiện phá thai, không phải là cung cấp dịch vụ y tế.
"Chúng là những nhà máy phá thai", theo lời tố cáo của Dân biểu Christopher H. Smith của New Jersey.
Planned Parenthood trả lời rằng chỉ một phần nhỏ những dịch vụ của họ là có liên quan đến phá thai, và nếu bị tước bỏ khỏan tài trợ liên bang thì các dịch vụ khám phá ra bệnh ung thư, xét nghiệm HIV, kiểm soát việc sinh đẻ và các dịch vụ y tế cho công chúng khác sẽ bị hạn chế.
"Hơn 90% dịch vụ y tế của Planned Parenthood là cung cấp phòng ngừa", bà Cecile Richards, chủ tịch của tổ chức, tuyên bố.
Cuộc chiến chống phá thai sẽ còn là một cuộc tranh đấu gay go khi mà đa số Thượng Viện và chủ nhân tòa Bạch Cung là người của Dân Chủ. Sẽ không có một dự luật chống phá thai nào được thông qua trong nhiệm kỳ này. Chiến thuật của đảng Cộng Hòa trong những giai đọan sắp tới là ép buộc cuộc tranh luận để buộc các dân biểu nghị sĩ sắp tranh cử phải lộ diện rõ ràng giống như cuộc tranh cử vừa qua.
Nhưng một ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa có nhiều hy vọng, cựu Thống đốc tiểu bang Arkansas Mike Huckabee, cho rằng Hạ Viện đang chơi một trò chơi tế nhị với vấn đề này.
"Không ai hơn phò sự sống hơn tôi. Không ai," Huckabee nói trong một cuộc phỏng vấn trên Fox Business Channel. "Nhưng dù cho tôi có ước muốn Planned Parenthood bị tước bỏ tài trợ đến bao nhiêu chăng nữa, thực tế là tổng thống và Thượng viện sẽ không bao giờ đồng ý. Vì vậy, hãy giành lấy những gì bạn có thể giành được để sống mà tiếp tục chiến đấu vào một ngày khác."
Giọng điệu của cuộc tranh cử kế tiếp, tuy còn xa tới 2 năm, có thể sẽ lập lại âm điệu của cuộc tranh cử vừa qua. Đó là một lần nữa sẽ tập trung vào vấn đề xã hội nhức nhối này.
36 năm sau phán quyết của Tòa án Tối cao và 35 năm sau khi chính phủ ra luật cấm dùng quỹ liên bang để tài trợ phá thai, vấn đề không chỉ là một câu hỏi về đạo đức nhưng còn là một công cụ chính trị.
Cả hai bên đều dùng chiêu bài phá thai để quyên tiền: Ngay cả khi đảng Dân chủ bài bác đảng Cộng hòa là lạc điệu trong nghị trình chống phá thai, dân biểu Diana DeGette của Colorado, đồng chủ tọa phe phò phá thai tại Quốc hội, đã gửi thư tới cử tri thúc đẩy việc quyên góp cho đủ $100,000 trong một ngày để chống lại những "phần tử cực đoan Tea Party" trong Quốc Hội.
Vấn đề phá thai là trung tâm điểm của cả hai bên trong các nỗ lực tiếp cận với giới nữ, điển hình là trong ngày thứ Sáu vừa qua cả hai phe Dân chủ ở Thượng viện và Cộng hòa ở Hạ viện đã tổ chức hai cuộc họp báo song hành với sự chủ tọa của nữ nghị sĩ.
Những khuấy động gợi lại ký ức của một năm về trước, khi những tranh chấp âm ỉ về việc tài trợ phá thai trong dự luật y tế đã bùng nổ vào phút chót, gần như phá hỏng toàn bộ những nỗ lực của lập pháp .
Một thỏa hiệp đã đạt được vào phút chót và Tổng thống Obama đã phải ký một sắc lệnh tái khẳng định rằng sẽ không có quy định nào trong đạo luật Y Tế có thể được sử dụng để trợ cấp phá thai.
Hồi đó cả hai bên tố cáo nhau là chơi trò chính trị với vấn đề này. Ngày thứ Sáu vừa qua cũng vậy, lãnh tụ đa số của Thượng viện là Harry Reid (D-Nev.) cáo buộc đảng Cộng hòa đã muốn đóng cửa chính phủ chỉ vì phá thai.
Chủ tịch hạ viện Boehner phủ nhận rằng các bế tắc về ngân sách không do bởi vấn đề tài trợ cho Planned Parenthood. Nhưng lời nói của ông mâu thuẫn với những người bảo thủ cùng phe, họ công bố lại những cam kết là sẽ thúc đẩy việc đóng cửa các cơ sở phá thai và làm cho sự thực hành trở thành bất hợp pháp. Đó là một nhiệm vụ quan trọng ngang hàng với việc cắt giảm chi tiêu của Liên Bang.
"Toàn bộ cuộc tranh luận này là làm thế nào cho đúng", theo lời của dân biểu Jim Jordan của Ohio, chủ tịch Ủy ban nghiên cứu về chính sách của đảng Cộng hòa . "Chúng tôi đang cố làm mọi thứ để đạt được việc giảm chi và để bảo vệ các giá trị truyền thống của người Mỹ."
Trọng tâm của vấn đề trong cuộc tranh chấp ngân sách là một điều khoản cho phép dùng tiền liên bang để tài trợ những kế hoạch gia đình và dịch vụ y tế của Planned Parenthood, chẳng hạn như chương trình khám ung thư của họ.
Planned Parenthood cũng là nhà cung cấp phá thai lớn nhất trong nước, nhưng pháp luật cấm sử dụng dùng tiền thuế để phá thai.
Mỗi năm Planned Parenthood nhận được khoảng $363.000.000 tiền quĩ liên bang để cung cấp các dịch vụ y tế dự phòng cho phụ nữ, như sàng lọc ung thư tử cung và khám ung thư vú. Một số kinh phí khác của họ đến từ Medicaid, và từ các chương trình bảo hiểm y tế cho người nghèo.
Planned Parenthood cũng nhận được khoảng 70 triệu từ ngân khỏan X của Chương trình Kế hoạch gia đình, một chương trình có từ thời Nixon cung cấp tài trợ cho việc kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ y tế khác.
Vì Planned Parenthood thực hiện phá thai cho nên việc tài trợ cho cơ sở này có thể bị sử dụng trái với luật cấm của liên bang. Đảng Cộng hòa muốn loại bỏ hẳn sự tài trợ, hoặc cho phép các tiểu bang chuyển những tài khỏan đó qua các cơ sở y tế khác bên ngòai Planned Parenthood.
Đảng Cộng Hòa cũng muốn ngừng viện trợ cho các tổ chức y tế ngọai quốc đang thúc đẩy hoặc cung cấp dịch vụ phá thai như Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc.
Nhiều dân biểu chống phá thai đã đua nhau lên tiếng tra hỏi Planned Parenthood trong ngày thứ Sáu, và kết luận rằng nhiệm vụ chính của cơ sở này là thực hiện phá thai, không phải là cung cấp dịch vụ y tế.
"Chúng là những nhà máy phá thai", theo lời tố cáo của Dân biểu Christopher H. Smith của New Jersey.
Planned Parenthood trả lời rằng chỉ một phần nhỏ những dịch vụ của họ là có liên quan đến phá thai, và nếu bị tước bỏ khỏan tài trợ liên bang thì các dịch vụ khám phá ra bệnh ung thư, xét nghiệm HIV, kiểm soát việc sinh đẻ và các dịch vụ y tế cho công chúng khác sẽ bị hạn chế.
"Hơn 90% dịch vụ y tế của Planned Parenthood là cung cấp phòng ngừa", bà Cecile Richards, chủ tịch của tổ chức, tuyên bố.
Cuộc chiến chống phá thai sẽ còn là một cuộc tranh đấu gay go khi mà đa số Thượng Viện và chủ nhân tòa Bạch Cung là người của Dân Chủ. Sẽ không có một dự luật chống phá thai nào được thông qua trong nhiệm kỳ này. Chiến thuật của đảng Cộng Hòa trong những giai đọan sắp tới là ép buộc cuộc tranh luận để buộc các dân biểu nghị sĩ sắp tranh cử phải lộ diện rõ ràng giống như cuộc tranh cử vừa qua.
Nhưng một ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa có nhiều hy vọng, cựu Thống đốc tiểu bang Arkansas Mike Huckabee, cho rằng Hạ Viện đang chơi một trò chơi tế nhị với vấn đề này.
"Không ai hơn phò sự sống hơn tôi. Không ai," Huckabee nói trong một cuộc phỏng vấn trên Fox Business Channel. "Nhưng dù cho tôi có ước muốn Planned Parenthood bị tước bỏ tài trợ đến bao nhiêu chăng nữa, thực tế là tổng thống và Thượng viện sẽ không bao giờ đồng ý. Vì vậy, hãy giành lấy những gì bạn có thể giành được để sống mà tiếp tục chiến đấu vào một ngày khác."
Indonesia: Người Hồi giáo tìm cách bảo vệ người Công giáo
Nguyễn Trọng Đa
20:14 09/04/2011
Indonesia: Người Hồi giáo tìm cách bảo vệ người Công giáo
Windy Subanto - Tín hữu Công giáo đang thờ phượng Chúa trong bí mật bởi vì nhóm người Hồi giáo cực đoan phản đối việc sử dụng nhà nguyện.
Một quan chức địa phương ở Tây Sumatra nói rằng các người Hồi giáo cực đoan đã buộc người Công giáo phải thờ phượng Chúa cách bí mật, và ông đã kêu gọi sự trợ giúp để cung cấp nhà nguyện được bảo vệ cho họ.
Ông Deri Susanto, một trưởng làng ở huyện Indrapura Utara, nói rằng sự tự do tôn giáo cho người không-Hồi giáo ở khu tái định cư đang bị đe dọa, và ông không thể đưa ra sự trợ giúp nhiều, bởi vì ông là "chỉ là một quan chức cấp thấp".
Ông cho biết các gia đình Công giáo vẫn cầu nguyện trong bí mật, sau khi nhà nguyện của họ bị đốt cháy cách đây tám năm bởi một nhóm người cực đoan, khi nhóm này cho rằng người Công Giáo là người ngoài lề và không được sử dụng nhà nguyện.
Phát biểu tại một diễn đàn liên tôn ngày 6-4 tại Painan, thủ phủ của huyện Pesisir Selatan, ông nói: “Người dân địa phương, đa số là người Hồi giáo, không có vấn đề với người Công giáo về sử dụng nhà nguyện. Họ chỉ muốn mọi người sống hòa hợp với nhau nà thôi”.
Sau đó, các thành viên của diễn đàn tỉnh đã đến thăm Indrapura Utara để nói chuyện với lãnh đạo địa phương về sự hòa hợp tôn giáo trong khu vực, và để tìm cách thúc đẩy sự hợp tác liên tôn.
Linh mục Alexius Sudarmanto, người đến thăm khu vực mỗi tháng một lần, cho biết Thánh lễ được cử hành bí mật trong ngôi nhà của một giáo dân Công giáo.
Ngài nói: “Nếu tôi không đến thăm họ, họ sẽ không tham dự được Thánh Lễ Chủ Nhật. Và một số người phải đi 60 km đến tỉnh Bengkulu lân cận để dự lễ”.
Theo ngài, sau khi nhà nguyện bị phá hủy, một chỉ huy quân sự đã cung cấp một nơi thờ phượng khác cho người Công giáo, nhưng việc này bị nhóm người cực đoan phản đối và nhà nguyện không thể được sử dụng. (UCA News 8-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Windy Subanto - Tín hữu Công giáo đang thờ phượng Chúa trong bí mật bởi vì nhóm người Hồi giáo cực đoan phản đối việc sử dụng nhà nguyện.
Diễn đàn liên tôn khu vực thảo luận cách thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo |
Ông Deri Susanto, một trưởng làng ở huyện Indrapura Utara, nói rằng sự tự do tôn giáo cho người không-Hồi giáo ở khu tái định cư đang bị đe dọa, và ông không thể đưa ra sự trợ giúp nhiều, bởi vì ông là "chỉ là một quan chức cấp thấp".
Ông cho biết các gia đình Công giáo vẫn cầu nguyện trong bí mật, sau khi nhà nguyện của họ bị đốt cháy cách đây tám năm bởi một nhóm người cực đoan, khi nhóm này cho rằng người Công Giáo là người ngoài lề và không được sử dụng nhà nguyện.
Phát biểu tại một diễn đàn liên tôn ngày 6-4 tại Painan, thủ phủ của huyện Pesisir Selatan, ông nói: “Người dân địa phương, đa số là người Hồi giáo, không có vấn đề với người Công giáo về sử dụng nhà nguyện. Họ chỉ muốn mọi người sống hòa hợp với nhau nà thôi”.
Sau đó, các thành viên của diễn đàn tỉnh đã đến thăm Indrapura Utara để nói chuyện với lãnh đạo địa phương về sự hòa hợp tôn giáo trong khu vực, và để tìm cách thúc đẩy sự hợp tác liên tôn.
Linh mục Alexius Sudarmanto, người đến thăm khu vực mỗi tháng một lần, cho biết Thánh lễ được cử hành bí mật trong ngôi nhà của một giáo dân Công giáo.
Ngài nói: “Nếu tôi không đến thăm họ, họ sẽ không tham dự được Thánh Lễ Chủ Nhật. Và một số người phải đi 60 km đến tỉnh Bengkulu lân cận để dự lễ”.
Theo ngài, sau khi nhà nguyện bị phá hủy, một chỉ huy quân sự đã cung cấp một nơi thờ phượng khác cho người Công giáo, nhưng việc này bị nhóm người cực đoan phản đối và nhà nguyện không thể được sử dụng. (UCA News 8-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Ireland: Cựu thủ tướng Bruton bênh vực việc dạy giáo lý
Nguyễn Trọng Đa
21:53 09/04/2011
Ireland: Cựu thủ tướng Bruton bênh vực việc dạy giáo lý
Ireland - Cựu Thủ tướng Ireland, John Bruton, đã bênh vực vai trò của môn giáo lý trong các trường học của đất nước, khi ông vấn nạn kế hoạch của đương kim Bộ trưởng giáo dục Ruairi Quinn về cắt giảm việc dạy giáo lý.
Ông Bruton công nhận rằng các kết quả trắc nghiệm mới đây cho thấy một sự suy giảm trong kết quả học tập của học sinh Ireland, nhưng ông bác bỏ gợi ý cho rằng có phần lỗi của việc dạy giáo lý. Theo ông, thời gian học dành cho môn giáo lý đã không tăng, kể từ những năm khi các sinh viên Irelans hoàn thành tốt hơn các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa. Ông nêu câu hỏi: “Vậy tại sao lại loại bỏ 30 phút mỗi ngày dành cho việc học giáo lý, trong khi có rất nhiều cách để tìm ra thời gian nhằm cải thiện điểm số trong môn tập đọc và môn toán?”
Ông Bruton nói thêm rằng trường học cần chuẩn bị học sinh “không chỉ vì cuộc sống lao động, mà còn cho toàn thể cuộc sống của họ nữa”. Ông nói: "Môn giáo lý giữ một vai trò trong tiến trình này”. (CatholicCulture 8-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Ireland - Cựu Thủ tướng Ireland, John Bruton, đã bênh vực vai trò của môn giáo lý trong các trường học của đất nước, khi ông vấn nạn kế hoạch của đương kim Bộ trưởng giáo dục Ruairi Quinn về cắt giảm việc dạy giáo lý.
Ông Bruton công nhận rằng các kết quả trắc nghiệm mới đây cho thấy một sự suy giảm trong kết quả học tập của học sinh Ireland, nhưng ông bác bỏ gợi ý cho rằng có phần lỗi của việc dạy giáo lý. Theo ông, thời gian học dành cho môn giáo lý đã không tăng, kể từ những năm khi các sinh viên Irelans hoàn thành tốt hơn các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa. Ông nêu câu hỏi: “Vậy tại sao lại loại bỏ 30 phút mỗi ngày dành cho việc học giáo lý, trong khi có rất nhiều cách để tìm ra thời gian nhằm cải thiện điểm số trong môn tập đọc và môn toán?”
Ông Bruton nói thêm rằng trường học cần chuẩn bị học sinh “không chỉ vì cuộc sống lao động, mà còn cho toàn thể cuộc sống của họ nữa”. Ông nói: "Môn giáo lý giữ một vai trò trong tiến trình này”. (CatholicCulture 8-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Ý: Mộ Thánh Phanxicô mở lại cho công chúng
Nguyễn Trọng Đa
22:00 09/04/2011
Ý: Mộ Thánh Phanxicô mở lại cho công chúng
Assisi - Ngôi mộ của Thánh Phanxicô thành Assisi mở lại cho công chúng từ ngày 9-4, sau bảy tuần lễ chỉnh trang, lần chỉnh trang đầu tiên trong lịch sử lâu dài của mộ.
Thánh Phanxicô, thánh bổn mạng của nước Ý, được chôn cất trong một chiếc quách bằng đá thô năm 1230, và an nghỉ ở đó cho đến khi Giáo hội Công giáo quyết định chuyển thi hài của Ngài vào một cái bình bằng đồng tinh xảo, được đóng dấu ấn của Tòa Thánh năm 1818.
Bình cốt này đặt trong một hầm mộ mới được mở rộng, dưới bàn thờ chính của Vương Cung Thánh Đường Hạ ở quê nhà Assisi của thánh nhân.
Tảng đá của hầm mộ và kim loại của bình cốt đã được chùi sạch và đánh bóng trong thời gian kỷ lục, kể từ khi chúng được đóng cửa cho công tác chỉnh trang từ ngày 25-2 qua.
Linh mục Enzo Fortunato, người phụ trách truyền thông của Vương cung thánh đường, nói: “Công tác bảo trì phi thường này được thực hiện cả ngày lẫn đêm, nhằm có thời gian hoàn thành càng ngắn càng tốt”.
Ngài cho biết, các chi tiết kỹ thuật của công tác được làm sáng tỏ trong ngày 9-4, khi nhiều tu sĩ Phansinh ở khắp nơi trên thế giới tập trung tham dự thánh lễ do Đức Hồng y Angelo Bagnasco, chủ tịch HĐGM Ý, chủ sự.
Một ngọn đèn tạ ơn được thắp sáng lại trước phần mộ thánh nhân.
Ngọn đèn dùng dầu ôliu, do các miền nước Ý dâng tặng luân phiên vào ngày 4-10, là lễ thánh Phanxicô, cũng là ngày hòa bình quốc gia Ý. (ANSA 10-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Thánh Phanxicô, thánh bổn mạng của nước Ý, được chôn cất trong một chiếc quách bằng đá thô năm 1230, và an nghỉ ở đó cho đến khi Giáo hội Công giáo quyết định chuyển thi hài của Ngài vào một cái bình bằng đồng tinh xảo, được đóng dấu ấn của Tòa Thánh năm 1818.
Bình cốt này đặt trong một hầm mộ mới được mở rộng, dưới bàn thờ chính của Vương Cung Thánh Đường Hạ ở quê nhà Assisi của thánh nhân.
Tảng đá của hầm mộ và kim loại của bình cốt đã được chùi sạch và đánh bóng trong thời gian kỷ lục, kể từ khi chúng được đóng cửa cho công tác chỉnh trang từ ngày 25-2 qua.
Linh mục Enzo Fortunato, người phụ trách truyền thông của Vương cung thánh đường, nói: “Công tác bảo trì phi thường này được thực hiện cả ngày lẫn đêm, nhằm có thời gian hoàn thành càng ngắn càng tốt”.
Ngài cho biết, các chi tiết kỹ thuật của công tác được làm sáng tỏ trong ngày 9-4, khi nhiều tu sĩ Phansinh ở khắp nơi trên thế giới tập trung tham dự thánh lễ do Đức Hồng y Angelo Bagnasco, chủ tịch HĐGM Ý, chủ sự.
Một ngọn đèn tạ ơn được thắp sáng lại trước phần mộ thánh nhân.
Ngọn đèn dùng dầu ôliu, do các miền nước Ý dâng tặng luân phiên vào ngày 4-10, là lễ thánh Phanxicô, cũng là ngày hòa bình quốc gia Ý. (ANSA 10-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Top Stories
Chine: « la véritable envie » de Pékin de trouver un accord avec Rome
Eglises d'Asie
10:03 09/04/2011
Chine: Dans une interview à l’Avvenire, le nouveau secrétaire de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples s’interroge sur « la véritable envie » de Pékin de trouver un accord avec Rome
Nommé le 23 décembre 2010 au poste de secrétaire de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, Mgr Savio Hon Tai-fai a accordé, le 1er avril dernier, une interview à l’Avvenire, quotidien de la Conférence des évêques d’Italie. Dans cet échange, le numéro deux du dicastère romain qui a compétence sur les territoires de mission de l’Eglise, y compris la Chine populaire, fixe sans détour le cap de la politique chinoise du Saint-Siège. D’un point de vue tactique, explique-t-il, ...
... , pour faire face aux négociateurs chinois, choisis avec soin par Pékin, le Saint-Siège doit faire de même. D’un point de vue plus général, il faut se demander, explique encore Mgr Hon, si le gouvernement chinois « a véritablement envie de trouver un accord avec le Saint-Siège ».
Après l’ordination illicite, le 15 novembre dernier, d’un évêque illégitime – non approuvé par Rome – pour le diocèse de Chengde (province du Hebei) (1) et la tenue du 6 au 8 décembre 2010 à Pékin de la Huitième Assemblée nationale des représentants catholiques (2), le Saint-Siège avait fermement réagi, publiant des communiqués très explicites les 24 novembre et 17 décembre 2010. Peu après, l’annonce de la nomination à Rome de Mgr Hon Tai-fai avait été analysée comme annonciatrice d’un changement de ton, sinon d’orientation dans la politique du Vatican à l’égard de la Chine (3). Théologien hongkongais connaissant à la fois la Curie romaine et les réalités de l’Eglise en Chine, Mgr Hon Tai-fai paraissait en effet en mesure d’apporter à Rome une connaissance tant de la mentalité chinoise que du régime politique chinois.
Dans l’interview accordée à l’Avvenire, celui qui se définit lui-même comme un « théologien peu diplomate » ne cache pas que les nominations d’évêques en Chine de ces dernières années ont pu prêter le flanc à la critique, des candidats de « compromis » ayant été choisis essentiellement en raison du « souci du Saint-Siège d’éviter des ordinations illégitimes ».
Mgr Hon précise que la faiblesse intrinsèque des personnalités appelées à l’épiscopat en Chine s’est manifestée au grand jour à l’occasion de la Huitième Assemblée nationale des représentants catholiques lorsque, parmi les 45 évêques qui y ont pris part, contraints ou non, « bon nombre d’entre eux se sont précipités chez le nouvel évêque de Chengde, consacré illicitement quelques semaines auparavant, pour le féliciter et se faire photographier avec lui ». « Cela, ils n’étaient pas obligés de le faire », affirme le secrétaire de l’Evangélisation des peuples, qui reconnaît que le corps épiscopal de Chine populaire, dont la jeunesse est au passage soulignée (« un âge moyen de moins de 50 ans »), « compte malheureusement un nombre croissant d’opportunistes ». Mgr Hon explique aussi que le double langage est souvent la règle : dans ses échanges avec les évêques chinois, certains pourront se montrer favorables à la politique menée par Pékin mais sans le lui dire ouvertement ; d’autres critiqueront en privé le gouvernement mais n’oseront pas faire état de leur opinion en public.
Cette situation s’explique par un double facteur, précise encore l’archevêque salésien. D’une part, on constate « un manque de formation adaptée au sein du clergé [chinois] ». D’autre part, il y a eu « certaines lacunes dans le choix des candidats à l’épiscopat. Dans certains cas, on n’a pas promu les meilleurs, mais on a préféré des nominations de compromis ». Pékin ayant compris que l’ordination d’évêques illégitimes serait désormais rejetée par les fidèles, l’administration chinoise a travaillé à faire accepter par Rome et les fidèles des prêtres qui étaient « fidèles à leurs indications ».
Aujourd’hui, après l’ordination de Chengde et la tenue de la Huitième Assemblée, Mgr Hon ne cache pas que la situation est difficile. En posant de tels actes, Pékin a « tenu à dire : ici, c’est moi qui commande », effaçant ainsi toutes les avancées obtenues patiemment au fil du dialogue mené ces dernières décennies. « Le gouvernement [chinois] considère qu’en présentant des listes de candidats acceptables de son point de vue, il fait une grande concession. Et, en cas de refus du Saint-Siège de donner son ‘placet’, il menace de les faire consacrer quand même… », analyse le prélat.
Dans ce contexte, il est du devoir du Saint-Siège d’opposer aux négociateurs chinois, « bien formés et habiles », des interlocuteurs de la même trempe. Mais, sur le fond, il est nécessaire de « s’assurer que le gouvernement [chinois] a véritablement envie de trouver ou non un accord avec le Saint-Siège ».
Quant aux divergences d’opinions exprimées dans les médias en Occident entre deux experts de l’Eglise en Chine, le missionnaire belge Jeroom Heyndrickx (4) et le cardinal Zen Ze-kiun, évêque émérite du diocèse de Hongkong (5), Mgr Hon Tai-fai réfute posément les affirmations du P. Heyndrickx selon lesquelles le gouvernement chinois serait désireux de parvenir à un accord avec le Saint-Siège et les communautés catholiques « clandestines » seraient vouées à disparaître. Du côté du cardinal Zen, analyse Mgr Hon, le peu de confiance accordée a priori aux autorités communistes se fonde sur une expérience de terrain ; la méfiance s’effacera lorsque Pékin posera des actes concrets. Or, souligne-t-il, ces actes ont jusqu’à présent fait défaut. A l’avenir, un tel acte pourrait être que Pékin « laisse à l’Eglise la liberté de choisir ses évêques », explique encore le prélat, qui conclut sur la nécessaire prudence que le Saint-Siège se doit d’avoir avant de prononcer l’excommunication des évêques ordonnés illicitement (6).
(1) Voir EDA 540
(2) Voir EDA 540, 541, 542
(3) Voir EDA 542
(4) On pourra lire dans EDA 548 le dernier texte en date du P. Jeroom Heyndrickx : « Poursuivre le dialogue engagé avec la Chine depuis 40 ans »
(5) Voir dans le ‘Pour approfondir - Chine’, ci-dessous la réaction du cardinal Zen Ze-kiun au texte du P. Heyndrickx, « Poursuivre le dialogue engagé avec la Chine depuis 40 ans ».
(6) Voir dans le ‘Pour approfondir - Chine’ ci-dessous le texte complet de l’interview de Mgr Hon Tai-fai à l’Avvenire.
(Source: Eglises d'Asie, 5 avril 2011)
Nommé le 23 décembre 2010 au poste de secrétaire de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, Mgr Savio Hon Tai-fai a accordé, le 1er avril dernier, une interview à l’Avvenire, quotidien de la Conférence des évêques d’Italie. Dans cet échange, le numéro deux du dicastère romain qui a compétence sur les territoires de mission de l’Eglise, y compris la Chine populaire, fixe sans détour le cap de la politique chinoise du Saint-Siège. D’un point de vue tactique, explique-t-il, ...
... , pour faire face aux négociateurs chinois, choisis avec soin par Pékin, le Saint-Siège doit faire de même. D’un point de vue plus général, il faut se demander, explique encore Mgr Hon, si le gouvernement chinois « a véritablement envie de trouver un accord avec le Saint-Siège ».
Après l’ordination illicite, le 15 novembre dernier, d’un évêque illégitime – non approuvé par Rome – pour le diocèse de Chengde (province du Hebei) (1) et la tenue du 6 au 8 décembre 2010 à Pékin de la Huitième Assemblée nationale des représentants catholiques (2), le Saint-Siège avait fermement réagi, publiant des communiqués très explicites les 24 novembre et 17 décembre 2010. Peu après, l’annonce de la nomination à Rome de Mgr Hon Tai-fai avait été analysée comme annonciatrice d’un changement de ton, sinon d’orientation dans la politique du Vatican à l’égard de la Chine (3). Théologien hongkongais connaissant à la fois la Curie romaine et les réalités de l’Eglise en Chine, Mgr Hon Tai-fai paraissait en effet en mesure d’apporter à Rome une connaissance tant de la mentalité chinoise que du régime politique chinois.
Dans l’interview accordée à l’Avvenire, celui qui se définit lui-même comme un « théologien peu diplomate » ne cache pas que les nominations d’évêques en Chine de ces dernières années ont pu prêter le flanc à la critique, des candidats de « compromis » ayant été choisis essentiellement en raison du « souci du Saint-Siège d’éviter des ordinations illégitimes ».
Mgr Hon précise que la faiblesse intrinsèque des personnalités appelées à l’épiscopat en Chine s’est manifestée au grand jour à l’occasion de la Huitième Assemblée nationale des représentants catholiques lorsque, parmi les 45 évêques qui y ont pris part, contraints ou non, « bon nombre d’entre eux se sont précipités chez le nouvel évêque de Chengde, consacré illicitement quelques semaines auparavant, pour le féliciter et se faire photographier avec lui ». « Cela, ils n’étaient pas obligés de le faire », affirme le secrétaire de l’Evangélisation des peuples, qui reconnaît que le corps épiscopal de Chine populaire, dont la jeunesse est au passage soulignée (« un âge moyen de moins de 50 ans »), « compte malheureusement un nombre croissant d’opportunistes ». Mgr Hon explique aussi que le double langage est souvent la règle : dans ses échanges avec les évêques chinois, certains pourront se montrer favorables à la politique menée par Pékin mais sans le lui dire ouvertement ; d’autres critiqueront en privé le gouvernement mais n’oseront pas faire état de leur opinion en public.
Cette situation s’explique par un double facteur, précise encore l’archevêque salésien. D’une part, on constate « un manque de formation adaptée au sein du clergé [chinois] ». D’autre part, il y a eu « certaines lacunes dans le choix des candidats à l’épiscopat. Dans certains cas, on n’a pas promu les meilleurs, mais on a préféré des nominations de compromis ». Pékin ayant compris que l’ordination d’évêques illégitimes serait désormais rejetée par les fidèles, l’administration chinoise a travaillé à faire accepter par Rome et les fidèles des prêtres qui étaient « fidèles à leurs indications ».
Aujourd’hui, après l’ordination de Chengde et la tenue de la Huitième Assemblée, Mgr Hon ne cache pas que la situation est difficile. En posant de tels actes, Pékin a « tenu à dire : ici, c’est moi qui commande », effaçant ainsi toutes les avancées obtenues patiemment au fil du dialogue mené ces dernières décennies. « Le gouvernement [chinois] considère qu’en présentant des listes de candidats acceptables de son point de vue, il fait une grande concession. Et, en cas de refus du Saint-Siège de donner son ‘placet’, il menace de les faire consacrer quand même… », analyse le prélat.
Dans ce contexte, il est du devoir du Saint-Siège d’opposer aux négociateurs chinois, « bien formés et habiles », des interlocuteurs de la même trempe. Mais, sur le fond, il est nécessaire de « s’assurer que le gouvernement [chinois] a véritablement envie de trouver ou non un accord avec le Saint-Siège ».
Quant aux divergences d’opinions exprimées dans les médias en Occident entre deux experts de l’Eglise en Chine, le missionnaire belge Jeroom Heyndrickx (4) et le cardinal Zen Ze-kiun, évêque émérite du diocèse de Hongkong (5), Mgr Hon Tai-fai réfute posément les affirmations du P. Heyndrickx selon lesquelles le gouvernement chinois serait désireux de parvenir à un accord avec le Saint-Siège et les communautés catholiques « clandestines » seraient vouées à disparaître. Du côté du cardinal Zen, analyse Mgr Hon, le peu de confiance accordée a priori aux autorités communistes se fonde sur une expérience de terrain ; la méfiance s’effacera lorsque Pékin posera des actes concrets. Or, souligne-t-il, ces actes ont jusqu’à présent fait défaut. A l’avenir, un tel acte pourrait être que Pékin « laisse à l’Eglise la liberté de choisir ses évêques », explique encore le prélat, qui conclut sur la nécessaire prudence que le Saint-Siège se doit d’avoir avant de prononcer l’excommunication des évêques ordonnés illicitement (6).
(1) Voir EDA 540
(2) Voir EDA 540, 541, 542
(3) Voir EDA 542
(4) On pourra lire dans EDA 548 le dernier texte en date du P. Jeroom Heyndrickx : « Poursuivre le dialogue engagé avec la Chine depuis 40 ans »
(5) Voir dans le ‘Pour approfondir - Chine’, ci-dessous la réaction du cardinal Zen Ze-kiun au texte du P. Heyndrickx, « Poursuivre le dialogue engagé avec la Chine depuis 40 ans ».
(6) Voir dans le ‘Pour approfondir - Chine’ ci-dessous le texte complet de l’interview de Mgr Hon Tai-fai à l’Avvenire.
(Source: Eglises d'Asie, 5 avril 2011)
Hanoi opens a can of worms with jailing of dissident lawyer Cu Huy Ha Vu
Sian Powell - The Australian
08:27 09/04/2011
VIETNAM'S communist authorities stirred up a storm of discontent this week when judges sentenced a dissident lawyer, Cu Huy Ha Vu, to a lengthy prison term for his activism.
Now, to the Vietnamese government's further disquiet, it seems the lawyer's disparate supporters are increasingly uniting to ridicule the draconian prosecution and sentence.
Last year's clumsy and sensationalist arrest of Dr Vu - detained, shirtless, in a Ho Chi Minh City hotel room with a woman who was not his wife - had already backfired. Salacious reports and demeaning photos appeared in the press, but Vietnamese from all walks of life nevertheless flocked to Dr Vu's support.
Dr Vu's lawyer wife, Nguyen Thi Duong Ha, his sister, and various well-connected relatives have peppered the authorities with letters and legal demands, and they have spoken freely to journalists.
Thousands of ordinary Vietnamese have signed petitions; prayer vigils have been held in Catholic churches, and crowds of supporters travelled to his politically charged trial on Monday (where two high-profile dissidents, Pham Hong Son and Le Quoc Quan, were arrested outside the court).
His sentence of seven years in prison and a further three under house arrest was greeted with outrage. The US and the European Union expressed concern yesterday. In Vietnam, the simmering fury on the internet continues to spread.
"This case is a high-water mark in activism, and also in government reaction to it," said Phil Robertson, deputy Asia director for Human Rights Watch. "We think there's an intensifying crackdown. The government is concerned about these disparate groups - environmentalists, Catholics, land rights campaigners - increasingly communicating with each other."
Mr Robertson said the protests began soon after Dr Vu's arrest. Anonymous bouquets of flowers were delivered to his office. When they were removed by police, they were replaced by fresh bunches.
The internet has been used a forum for the discontent, with famous bloggers weighing in and citizens scornfully presenting their marriage certificates on internet chat-rooms and social media, and joking about the two used condoms police said they found in the hotel room.
Vietnam's government is firmly on the back foot, but it has rejected international concerns. "In Vietnam, citizens' rights to democracy and freedom, including freedom of speech, are unambiguously stipulated in the constitution and other legal documents, and respected and observed in practice," Foreign Ministry spokeswoman Nguyen Phuong Nga said. "There is not a so-called 'prisoner of conscience' in Vietnam."
A legal activist, Dr Vu used his privileged position to take on Vietnamese authorities. Now 53, the son of one of the closest allies of revered Vietnamese war hero Ho Chi Minh has advised environmentalists and spoken out on religious freedom, denounced officials for alleged land confiscation and cyber-attacks on politically sensitive websites, and twice sued Vietnam's Prime Minister, Nguyen Tan Dung.
"I did not commit the crime of spreading propaganda against the state," Dr Vu told the court on Monday. "This criminal case was invented against me. This case is completely illegal."
One of his lawyers was thrown out of court; the remaining three walked out in protest, leaving him to fight on alone.
The interviews Dr Vu had given to the press were not read out in court or distributed, and after half a day of judicial proceedings he was found guilty of anti-state propaganda activities, including advocating an end to one-party communist rule.
"Born and raised into a revolutionary family, he did not sustain that tradition but instead committed erroneous acts," said judge Nguyen Huu Chinh. Dr Vu's lawyers have challenged his conviction with a petition to the Supreme Court.
Last year's clumsy and sensationalist arrest of Dr Vu - detained, shirtless, in a Ho Chi Minh City hotel room with a woman who was not his wife - had already backfired. Salacious reports and demeaning photos appeared in the press, but Vietnamese from all walks of life nevertheless flocked to Dr Vu's support.
Dr Vu's lawyer wife, Nguyen Thi Duong Ha, his sister, and various well-connected relatives have peppered the authorities with letters and legal demands, and they have spoken freely to journalists.
Thousands of ordinary Vietnamese have signed petitions; prayer vigils have been held in Catholic churches, and crowds of supporters travelled to his politically charged trial on Monday (where two high-profile dissidents, Pham Hong Son and Le Quoc Quan, were arrested outside the court).
His sentence of seven years in prison and a further three under house arrest was greeted with outrage. The US and the European Union expressed concern yesterday. In Vietnam, the simmering fury on the internet continues to spread.
"This case is a high-water mark in activism, and also in government reaction to it," said Phil Robertson, deputy Asia director for Human Rights Watch. "We think there's an intensifying crackdown. The government is concerned about these disparate groups - environmentalists, Catholics, land rights campaigners - increasingly communicating with each other."
Mr Robertson said the protests began soon after Dr Vu's arrest. Anonymous bouquets of flowers were delivered to his office. When they were removed by police, they were replaced by fresh bunches.
The internet has been used a forum for the discontent, with famous bloggers weighing in and citizens scornfully presenting their marriage certificates on internet chat-rooms and social media, and joking about the two used condoms police said they found in the hotel room.
Vietnam's government is firmly on the back foot, but it has rejected international concerns. "In Vietnam, citizens' rights to democracy and freedom, including freedom of speech, are unambiguously stipulated in the constitution and other legal documents, and respected and observed in practice," Foreign Ministry spokeswoman Nguyen Phuong Nga said. "There is not a so-called 'prisoner of conscience' in Vietnam."
A legal activist, Dr Vu used his privileged position to take on Vietnamese authorities. Now 53, the son of one of the closest allies of revered Vietnamese war hero Ho Chi Minh has advised environmentalists and spoken out on religious freedom, denounced officials for alleged land confiscation and cyber-attacks on politically sensitive websites, and twice sued Vietnam's Prime Minister, Nguyen Tan Dung.
"I did not commit the crime of spreading propaganda against the state," Dr Vu told the court on Monday. "This criminal case was invented against me. This case is completely illegal."
One of his lawyers was thrown out of court; the remaining three walked out in protest, leaving him to fight on alone.
The interviews Dr Vu had given to the press were not read out in court or distributed, and after half a day of judicial proceedings he was found guilty of anti-state propaganda activities, including advocating an end to one-party communist rule.
"Born and raised into a revolutionary family, he did not sustain that tradition but instead committed erroneous acts," said judge Nguyen Huu Chinh. Dr Vu's lawyers have challenged his conviction with a petition to the Supreme Court.
Up Close With Postulator of John Paul II's Sainthood Cause (Part 2)
Anita S. Bourdin and Sergio Mora
09:47 09/04/2011
Monsignor Oder Discusses the Trials of a Young Polish Pope
VATICAN CITY, APRIL 8, 2011 (Zenit.org).- Having been elected Pope at the age of 58, John Paul II brought a freshness the Church that helped it to successfully address the many challenges of the modern age, says the postulator of the Pontiff's cause.
Monsignor Slawomir Oder, who is also the judicial vicar of the court of appeal of the Diocese of Rome, told ZENIT that John Paul II "providentially brought to his Petrine ministry the energy of a young man; he was a young Pope."
John Paul II died April 2, 2005, at the age of 84, after having completed a 26-year pontificate. The cause for his beatification began on June 28, 2005, after Benedict XVI waived the customary five-year waiting period before a beatification process can begin. He will be beatified May 1 in Rome.
Leading up to the Pontiff's beatification, ZENIT is presenting a four-part interview with Monsignor Oder in which he reflects on the challenges that faced the young John Paul II in the early years of his pontificate, and the influences of his early life. Part 3 of this interview will appear Sunday.
ZENIT: How did the Polish authorities see John Paul II? Did he slip by them under the radar, or did he not attract their attention?
Monsignor Oder: They were afraid. In fact, there are traces in the documentation of the Secret Services that speak of the danger of Karol Wojtyla. He was dangerous because he was a sublime intellectual, a man of dialogue; from the moral point of view he was unassailable. Precisely because of this he was dangerous. He was a man of weight; the weight of a man of God, a man of dialogue, of openness, absolutely prepared intellectually, superior, and yes, they feared him.
However I think that, as always, the Lord was greater than they were. The Evil One was doing his accounts and God was doing his accounts. Karol Wojtyla did not escape the attention of the Communists.
Perhaps they feared Cardinal Stefan Wyszyński more because he was, in fact, a different man; he was different also in the way he faced the authorities. And yet, Providence moved Wojtyla's history forward in the way we know.
I remember the embarrassment of the journalists when he was elected; they did not know how to transmit the news, which in any case was important for Poland. It was one of many news items they gave during the television newscast, but they had to report it.
Then I remember the first trip he made, it was overwhelming. They didn't know how to invite him, who should invite him. He was invited by the Church, but he was also a guest of the government. They found a diplomatic loophole so that he could come, because in any case, as a Pole, he could return. He wished to return and bring with him the leaven of the revolution of the spirit. In this first trip one could see how the Polish media was manipulated. If one sees shots of the broadcast, one sees only close-ups of the Pope or some elderly man, without seeing the millions of people who surrounded the Pope. No young faces, no families.
ZENIT: When John Paul II became Pope at the age of 58, the Church was facing a series of grave challenges that seemed to have no solution, and by the end of the pontificate so many steps had been taken to unite the Church and to resolve these problems.
Monsignor Oder: Yes, he was a Pope who providentially brought to his Petrine ministry the energy of a young man; he was a young Pope. He was also a Pope used to living a situation of confrontation with hostility: the Church in Poland in confrontation with Communism. [He was] a Pope of great intellectual, cultural and scientific preparation, a Pope of great sensitivity, including aesthetic, and mindful of so many values.
And he was able to give back freshness to the Church, always making reference to the freshness [the Church] was given by the Second Vatican Council. He was the Pope who actualized, who carried forward the thought of Vatican II. And in this regard he took ever so many steps, he undertook so many activities which were able, somewhat, to restore the boat of the Church.
ZENIT: One sees that the Church took a big step forward during the time of John Paul II's Pontificate.
Monsignor Oder: Certainly a renewal of the faith, of evangelical enthusiasm.
ZENIT: The Pope used to say that he was Pope because he was the bishop of Rome. How did he live this out?
Monsignor Oder: He felt himself very much the bishop of Rome, and he repeated this often, "I am Pope because I am the bishop of Rome." And this is how he approached his pontificate. He always maintained a particular interest in the diocese, and a sign of this were the numerous pastoral visits that he made.
ZENIT: There were two moments in which I saw the Holy Father almost angry: during an address in which he was defending the family and once when he was speaking out against the mafia in Sicily. In both cases was it because the value of life was at stake?
Monsignor Oder: Certainly, because of the value of life, but also because at stake was the truth about man. He was a Pope who built his pontificate in a very humanistic key, in the evangelical sense. His first encyclical, "Redemptor Hominis," gives a correct perspective on how to understand precisely the centrality of man who has, at the center of his existence, Christ himself. His was a Christian humanism. This concern of his for human life in all its dimensions stemmed from the Christian concept that he had about the value of life, for which the Savior gave his life.
ZENIT: It seems as if holiness ran in the family. Are there plans to begin the cause for the beatification of John Paul II's father [also named Karol Wojtyła], who was an extraordinary paternal figure who truly marked his son?
Monsignor Oder: Absolutely. But look, to see this family is to see how the Lord worked. John Paul II always said that his father was his first teacher of spirituality, first guide in the spiritual life, the first seminary he attended. No doubt he had this image of his father, this military man, soldier, who knelt down and prayed at night before the icon of the Virgin. These are things that remain in the heart of a boy. A man who accompanied his child by the hand on pilgrimage to Czestochowa. He initiated him in prayer. However, there was also the figure of his brother Edmund, who was also an uncommon figure. He dedicated himself completely to the service of charity and then paid the price [John Paul II's brother Edmund worked as a physician, and died of scarlet fever.]
ZENIT: It was John Paul II who wanted the beatification of the parents of Thérèse of Lisieux. Did he learn from his own family the value of the beatification of spouses?
Monsignor Oder: This is difficult for me to say, but no doubt he had an extraordinary example [of holy spouses] in his life. Nevertheless he gave clear signs of being truly convinced of the truth confirmed by Vatican Council II, namely, of the universal vocation to holiness of all Christians. With the number of beatifications and canonizations during his pontificate, which represented the entire spectrum of the Church, he gave a tangible sign that [holiness] is possible for everyone.
VATICAN CITY, APRIL 8, 2011 (Zenit.org).- Having been elected Pope at the age of 58, John Paul II brought a freshness the Church that helped it to successfully address the many challenges of the modern age, says the postulator of the Pontiff's cause.
Monsignor Slawomir Oder, who is also the judicial vicar of the court of appeal of the Diocese of Rome, told ZENIT that John Paul II "providentially brought to his Petrine ministry the energy of a young man; he was a young Pope."
John Paul II died April 2, 2005, at the age of 84, after having completed a 26-year pontificate. The cause for his beatification began on June 28, 2005, after Benedict XVI waived the customary five-year waiting period before a beatification process can begin. He will be beatified May 1 in Rome.
Leading up to the Pontiff's beatification, ZENIT is presenting a four-part interview with Monsignor Oder in which he reflects on the challenges that faced the young John Paul II in the early years of his pontificate, and the influences of his early life. Part 3 of this interview will appear Sunday.
ZENIT: How did the Polish authorities see John Paul II? Did he slip by them under the radar, or did he not attract their attention?
Monsignor Oder: They were afraid. In fact, there are traces in the documentation of the Secret Services that speak of the danger of Karol Wojtyla. He was dangerous because he was a sublime intellectual, a man of dialogue; from the moral point of view he was unassailable. Precisely because of this he was dangerous. He was a man of weight; the weight of a man of God, a man of dialogue, of openness, absolutely prepared intellectually, superior, and yes, they feared him.
However I think that, as always, the Lord was greater than they were. The Evil One was doing his accounts and God was doing his accounts. Karol Wojtyla did not escape the attention of the Communists.
Perhaps they feared Cardinal Stefan Wyszyński more because he was, in fact, a different man; he was different also in the way he faced the authorities. And yet, Providence moved Wojtyla's history forward in the way we know.
I remember the embarrassment of the journalists when he was elected; they did not know how to transmit the news, which in any case was important for Poland. It was one of many news items they gave during the television newscast, but they had to report it.
Then I remember the first trip he made, it was overwhelming. They didn't know how to invite him, who should invite him. He was invited by the Church, but he was also a guest of the government. They found a diplomatic loophole so that he could come, because in any case, as a Pole, he could return. He wished to return and bring with him the leaven of the revolution of the spirit. In this first trip one could see how the Polish media was manipulated. If one sees shots of the broadcast, one sees only close-ups of the Pope or some elderly man, without seeing the millions of people who surrounded the Pope. No young faces, no families.
ZENIT: When John Paul II became Pope at the age of 58, the Church was facing a series of grave challenges that seemed to have no solution, and by the end of the pontificate so many steps had been taken to unite the Church and to resolve these problems.
Monsignor Oder: Yes, he was a Pope who providentially brought to his Petrine ministry the energy of a young man; he was a young Pope. He was also a Pope used to living a situation of confrontation with hostility: the Church in Poland in confrontation with Communism. [He was] a Pope of great intellectual, cultural and scientific preparation, a Pope of great sensitivity, including aesthetic, and mindful of so many values.
And he was able to give back freshness to the Church, always making reference to the freshness [the Church] was given by the Second Vatican Council. He was the Pope who actualized, who carried forward the thought of Vatican II. And in this regard he took ever so many steps, he undertook so many activities which were able, somewhat, to restore the boat of the Church.
ZENIT: One sees that the Church took a big step forward during the time of John Paul II's Pontificate.
Monsignor Oder: Certainly a renewal of the faith, of evangelical enthusiasm.
ZENIT: The Pope used to say that he was Pope because he was the bishop of Rome. How did he live this out?
Monsignor Oder: He felt himself very much the bishop of Rome, and he repeated this often, "I am Pope because I am the bishop of Rome." And this is how he approached his pontificate. He always maintained a particular interest in the diocese, and a sign of this were the numerous pastoral visits that he made.
ZENIT: There were two moments in which I saw the Holy Father almost angry: during an address in which he was defending the family and once when he was speaking out against the mafia in Sicily. In both cases was it because the value of life was at stake?
Monsignor Oder: Certainly, because of the value of life, but also because at stake was the truth about man. He was a Pope who built his pontificate in a very humanistic key, in the evangelical sense. His first encyclical, "Redemptor Hominis," gives a correct perspective on how to understand precisely the centrality of man who has, at the center of his existence, Christ himself. His was a Christian humanism. This concern of his for human life in all its dimensions stemmed from the Christian concept that he had about the value of life, for which the Savior gave his life.
ZENIT: It seems as if holiness ran in the family. Are there plans to begin the cause for the beatification of John Paul II's father [also named Karol Wojtyła], who was an extraordinary paternal figure who truly marked his son?
Monsignor Oder: Absolutely. But look, to see this family is to see how the Lord worked. John Paul II always said that his father was his first teacher of spirituality, first guide in the spiritual life, the first seminary he attended. No doubt he had this image of his father, this military man, soldier, who knelt down and prayed at night before the icon of the Virgin. These are things that remain in the heart of a boy. A man who accompanied his child by the hand on pilgrimage to Czestochowa. He initiated him in prayer. However, there was also the figure of his brother Edmund, who was also an uncommon figure. He dedicated himself completely to the service of charity and then paid the price [John Paul II's brother Edmund worked as a physician, and died of scarlet fever.]
ZENIT: It was John Paul II who wanted the beatification of the parents of Thérèse of Lisieux. Did he learn from his own family the value of the beatification of spouses?
Monsignor Oder: This is difficult for me to say, but no doubt he had an extraordinary example [of holy spouses] in his life. Nevertheless he gave clear signs of being truly convinced of the truth confirmed by Vatican Council II, namely, of the universal vocation to holiness of all Christians. With the number of beatifications and canonizations during his pontificate, which represented the entire spectrum of the Church, he gave a tangible sign that [holiness] is possible for everyone.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh và Sinh viên Công giáo Thanh hóa mừng lễ thánh Bổn Mạng.
Vân Sơn
06:58 09/04/2011
Tiểu chủng viện Thánh Lê Bảo Tịnh và các bạn Sinh viên Công giáo Thanh hóa mừng lễ thánh Bổn Mạng.
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên mang lại nhiều niềm vui cho TCV Lê Bảo Tịnh, đó là trong dịp mừng kính Thánh Bổn mạng Phaolo Lê Bảo Tịnh, trùng vào ngày các linh mục trong giáo phận tĩnh tâm tháng 4, nên thánh lễ mừng kính được long trọng cử hành tại nhà thờ Chính tòa, được Đức giám mục giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tế, với sự hiện diện của quý cha, quý thầy phó tế, quý sơ Hội Dòng MTG, Hội Dòng Phaolo, đông đảo bà con giáo dân giáo xứ Chính Tòa, cách đặc biệt là các bạn sinh viên công giáo Thanh Hóa cũng nhận thánh Phaolo Lê Bảo Tịnh làm bổn mạng nên cũng được cùng chung chia niềm vui trong ngày lễ hôm nay.
Xem hình TCV Lê Bảo Tịnh và SV Thanh Hóa mừng lễ bổn mạng
Trong bài giảng lễ, cha Giuse Vũ Thanh Long, bề trên TCV Lê Bảo Tịnh đã gợi lên cho mọi thấy ý nghĩa của cái chết, di sản tinh thần để lại sau khi chết và cái nhìn của lịch sử về cái chết đó. Bằng phương pháp so sánh, ngài đã đưa ra hai nhân vật đương thời : Nê-rô – hoàn đế Rôma và Phê-rô – một dân chài lưới vùng Palestin, “cả hai người đều đã chết, nhưng hậu thế nhắc đến Nê-rô như nhắc đến một tên bạo chúa, ngông cuồng, đốt cả thành Rô-ma để làm thơ… Trái lại, nhắc đến thánh Phê-rô, chúng ta thấy trào lên một niềm cảm kích, nể phục với một tâm tình đặc biệt dành cho vị chứng nhân can trường, người đã theo bước Thầy Giê-su thí mạng vì đoàn chiên” để dẫn vào bài Tin mừng và vào cuộc đời của vị thánh nổi tiếng trong số 117 thánh tử đạo Việt Nam “Thánh Phao-lô Lê Bảo Tịnh, mẫu gương một cuộc đời hy sinh tận hiến, phục vụ trên cách đồng truyền giáo bao la của giáo phận Thanh. Ngài đã sống tinh thần của những bậc anh hào được kể trong Thánh Kinh. Đặc biệt, ngài đã đi con đường của Thầy Chí Thánh Giê-su, sống chân lý hạt lúa mì chôn vùi trong lòng đất, chấp nhận thối nát đi cho đời nở hoa… thánh Phao-lô Lê Bảo Tịnh cũng đã chết, nhưng không phải một cái chết như bao người khác, mà là một cái chết của chứng nhân tử đạo. Cái chết không xóa sổ một cuộc đời, không chấm tận một niềm tin, nhưng là khai mở một cuộc sống mới, cuộc sống nơi vinh phúc Thiên đàng...”.
Sau thánh lễ, vào lúc 13g30, Đức cha giáo phận cùng quý cha, quý thầy, các chú Ứng sinh và các bạn sinh viên đã tổ chức hành hương về giáo xứ Trinh Hà – quê hương Thánh Phaolo Lê Bảo Tịnh. Tại đây Đức cha đã chủ sự giờ cầu nguyện, dâng giáo phận, dâng các chú ứng sinh, dâng các bạn sinh viên trong tay Thánh Tịnh, nguyện ngài cầu bầu, chở che đoàn con cái của ngài đứng vững trong mọi gian nan thử thách của thời đại.
Sau chuyến hành hương, và để tạo dấu ấn trong ngày mừng bổn mạng, các chú ứng sinh và các bạn sinh viên công giáo đã có trận giao lưu bóng đá và kết quả trận đấu 3-2 nghiên về các ứng sinh. Sau đó mọi người về lại Tòa giám mục để chung chia niềm vui bằng bữa ăn Agape và giao lưu văn nghệ.
Lễ mừng bổn mạng thánh Phaolo Lê Bảo Tịnh năm 2011 khép lại, nhưng nó mở ra trong mọi người niềm vui thánh thiên và sự thân tình giữa mọi người với nhau bằng sự nối kết yêu thương, bằng con tim nồng cháy của các ứng sinh, của các bạn sinh viên đang noi gương cha Thánh hướng về ngày mai, chung tay xây dựng giáo phận và giáo hội ngày một tốt đẹp hơn.
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên mang lại nhiều niềm vui cho TCV Lê Bảo Tịnh, đó là trong dịp mừng kính Thánh Bổn mạng Phaolo Lê Bảo Tịnh, trùng vào ngày các linh mục trong giáo phận tĩnh tâm tháng 4, nên thánh lễ mừng kính được long trọng cử hành tại nhà thờ Chính tòa, được Đức giám mục giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tế, với sự hiện diện của quý cha, quý thầy phó tế, quý sơ Hội Dòng MTG, Hội Dòng Phaolo, đông đảo bà con giáo dân giáo xứ Chính Tòa, cách đặc biệt là các bạn sinh viên công giáo Thanh Hóa cũng nhận thánh Phaolo Lê Bảo Tịnh làm bổn mạng nên cũng được cùng chung chia niềm vui trong ngày lễ hôm nay.
Xem hình TCV Lê Bảo Tịnh và SV Thanh Hóa mừng lễ bổn mạng
Trong bài giảng lễ, cha Giuse Vũ Thanh Long, bề trên TCV Lê Bảo Tịnh đã gợi lên cho mọi thấy ý nghĩa của cái chết, di sản tinh thần để lại sau khi chết và cái nhìn của lịch sử về cái chết đó. Bằng phương pháp so sánh, ngài đã đưa ra hai nhân vật đương thời : Nê-rô – hoàn đế Rôma và Phê-rô – một dân chài lưới vùng Palestin, “cả hai người đều đã chết, nhưng hậu thế nhắc đến Nê-rô như nhắc đến một tên bạo chúa, ngông cuồng, đốt cả thành Rô-ma để làm thơ… Trái lại, nhắc đến thánh Phê-rô, chúng ta thấy trào lên một niềm cảm kích, nể phục với một tâm tình đặc biệt dành cho vị chứng nhân can trường, người đã theo bước Thầy Giê-su thí mạng vì đoàn chiên” để dẫn vào bài Tin mừng và vào cuộc đời của vị thánh nổi tiếng trong số 117 thánh tử đạo Việt Nam “Thánh Phao-lô Lê Bảo Tịnh, mẫu gương một cuộc đời hy sinh tận hiến, phục vụ trên cách đồng truyền giáo bao la của giáo phận Thanh. Ngài đã sống tinh thần của những bậc anh hào được kể trong Thánh Kinh. Đặc biệt, ngài đã đi con đường của Thầy Chí Thánh Giê-su, sống chân lý hạt lúa mì chôn vùi trong lòng đất, chấp nhận thối nát đi cho đời nở hoa… thánh Phao-lô Lê Bảo Tịnh cũng đã chết, nhưng không phải một cái chết như bao người khác, mà là một cái chết của chứng nhân tử đạo. Cái chết không xóa sổ một cuộc đời, không chấm tận một niềm tin, nhưng là khai mở một cuộc sống mới, cuộc sống nơi vinh phúc Thiên đàng...”.
Sau thánh lễ, vào lúc 13g30, Đức cha giáo phận cùng quý cha, quý thầy, các chú Ứng sinh và các bạn sinh viên đã tổ chức hành hương về giáo xứ Trinh Hà – quê hương Thánh Phaolo Lê Bảo Tịnh. Tại đây Đức cha đã chủ sự giờ cầu nguyện, dâng giáo phận, dâng các chú ứng sinh, dâng các bạn sinh viên trong tay Thánh Tịnh, nguyện ngài cầu bầu, chở che đoàn con cái của ngài đứng vững trong mọi gian nan thử thách của thời đại.
Sau chuyến hành hương, và để tạo dấu ấn trong ngày mừng bổn mạng, các chú ứng sinh và các bạn sinh viên công giáo đã có trận giao lưu bóng đá và kết quả trận đấu 3-2 nghiên về các ứng sinh. Sau đó mọi người về lại Tòa giám mục để chung chia niềm vui bằng bữa ăn Agape và giao lưu văn nghệ.
Lễ mừng bổn mạng thánh Phaolo Lê Bảo Tịnh năm 2011 khép lại, nhưng nó mở ra trong mọi người niềm vui thánh thiên và sự thân tình giữa mọi người với nhau bằng sự nối kết yêu thương, bằng con tim nồng cháy của các ứng sinh, của các bạn sinh viên đang noi gương cha Thánh hướng về ngày mai, chung tay xây dựng giáo phận và giáo hội ngày một tốt đẹp hơn.
Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt thăm Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng
Giuse Trần Ngọc Huấn
09:34 09/04/2011
LẠNG SƠN - Trong hai ngày 08-09 tháng 04 năm 2011, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt (SJ), Giám mục Giáo phận Bắc Ninh, đã tới thăm Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng.
Xem hình ảnh
Theo Sắc lệnh Tông toà ngày 30-12-1913, Phủ doãn Tông toà Lạng Sơn được thành lập gồm hai tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn và một phần đất tỉnh Hà Giang (phía Đông sông Lô), là diện tích được tách ra từ Giáo phận Bắc Ninh. Như vậy, Bắc Ninh – Lạng Sơn là hai Giáo phận có sự liên hệ thật khăng khít. Chính trong căn phòng hết sức nhỏ bé đơn sơ trong khuôn viên Toà Giám mục Bắc Ninh, Đức cha Phaolo Phạm Đình Tụng đã tấn phong Giám mục cho vị Giám mục Chính toà Việt Nam tiên khởi của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng Vinhsơn Phaolô Phạm Văn Dụ. Chuyến viếng thăm của Đức Giám mục giáo phận Bắc Ninh tới Lạng Sơn hôm nay mang nhiều ý nghĩa, làm thúc đẩy tinh thần liên đới và mối dây hiệp thông giữa hai giáo phận tương quan Mẹ - Con.
Thay mặt cho mọi thành phần Dân Chúa của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân đã vui mừng chào đón sự hiện diện của Đức cha Cosma và các thành viên trong đoàn Giáo phận Bắc Ninh đến thăm Giáo phận miền truyền giáo xa xôi này. Ngài đã chia sẻ với Đức cha Cosma về hiện tình của giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, đường hướng cũng như những ưu tư mục vụ trong giáo phận. Ngài cầu chúc Đức cha Cosma và phái đoàn có những cảm nghiệm thật ý nghĩa khi đến thăm Giáo phận.
Đức cha Cosma bày tỏ niềm vui khi thăm lại Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, nơi có nhiều gắn bó và kỷ niệm với ngài, từ khi còn là một linh mục đã có những lần đến để phục vụ, và cũng chính khi đang phục vụ tại đây, ngài đã nhận được tin Toà Thánh công bố bổ nhiệm làm Giám mục coi sóc địa phận Bắc Ninh. Chứng kiến những sự đổi thay và phát triển ngày một tốt đẹp của hạt giống Tin Mừng nơi giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, ngài chia sẻ cảm nghiệm của mình về ơn Chúa và sự quan phòng của Thiên Chúa trên đoàn chiên của Người.
Vào hồi 19h00, Thánh lễ được cử hành tại Nhà thờ Chính Toà Lạng Sơn do Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân chủ sự, cùng đồng tế với ngài là Đức cha Cosma,cha Tổng đại diện Giuse Trần Đức Hạnh và quý Cha trong Giáo hạt Lạng Sơn. Hàng trăm giáo dân của giáo xứ Chính Toà và các giáo xứ lân cận đã đến tham dự Thánh lễ. Trong Thánh lễ, cộng đoàn Phụng vụ đã được lắng nghe Đức cha Cosma chia sẻ về những kinh nghiệm gắn bó cuộc đời phục vụ của ngài nơi Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, và những ý tưởng khởi đi từ bài Tin Mừng hôm nay. Ngài mời gọi mọi thành phần Dân Chúa, dù trong mọi hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống, hãy luôn đứng vững trong niềm tin tưởng, tín thác vào Thiên Chúa là Cha nhân lành hằng quan tâm gìn giữ và ban ơn nâng đỡ cho mỗi người.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha Tổng đại diện thay mặt cho mọi thành phần Dân Chúa hiện diện cảm ơn chuyến thăm viếng đầy ý nghĩa mà Đức cha Cosma dành cho Đức cha Giuse và Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, ước mong những tình nghĩa và sự liên đới ngày một thăng tiến, đem lại nhiều hoa trái tốt đẹp.
Trong phòng khách của Toà Giám mục, mọi ngừơi cùng quy tụ bên Đức cha Giuse và Đức cha Cosma để có những giờ phút gặp gỡ, chia sẻ hết sức thân thiện và đầy tình gia đình. Chuyến thăm của Đức cha Giáo phận Bắc Ninh tới Lạng Sơn – Cao Bằng, tuy thời gian không dài, nhưng đã để lại nhiều ấn tượng, đem đến cho mọi người sự gần gũi, thân thương, chan hoà Tình Chúa –tình người.
Xem hình ảnh
Theo Sắc lệnh Tông toà ngày 30-12-1913, Phủ doãn Tông toà Lạng Sơn được thành lập gồm hai tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn và một phần đất tỉnh Hà Giang (phía Đông sông Lô), là diện tích được tách ra từ Giáo phận Bắc Ninh. Như vậy, Bắc Ninh – Lạng Sơn là hai Giáo phận có sự liên hệ thật khăng khít. Chính trong căn phòng hết sức nhỏ bé đơn sơ trong khuôn viên Toà Giám mục Bắc Ninh, Đức cha Phaolo Phạm Đình Tụng đã tấn phong Giám mục cho vị Giám mục Chính toà Việt Nam tiên khởi của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng Vinhsơn Phaolô Phạm Văn Dụ. Chuyến viếng thăm của Đức Giám mục giáo phận Bắc Ninh tới Lạng Sơn hôm nay mang nhiều ý nghĩa, làm thúc đẩy tinh thần liên đới và mối dây hiệp thông giữa hai giáo phận tương quan Mẹ - Con.
Thay mặt cho mọi thành phần Dân Chúa của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân đã vui mừng chào đón sự hiện diện của Đức cha Cosma và các thành viên trong đoàn Giáo phận Bắc Ninh đến thăm Giáo phận miền truyền giáo xa xôi này. Ngài đã chia sẻ với Đức cha Cosma về hiện tình của giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, đường hướng cũng như những ưu tư mục vụ trong giáo phận. Ngài cầu chúc Đức cha Cosma và phái đoàn có những cảm nghiệm thật ý nghĩa khi đến thăm Giáo phận.
Đức cha Cosma bày tỏ niềm vui khi thăm lại Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, nơi có nhiều gắn bó và kỷ niệm với ngài, từ khi còn là một linh mục đã có những lần đến để phục vụ, và cũng chính khi đang phục vụ tại đây, ngài đã nhận được tin Toà Thánh công bố bổ nhiệm làm Giám mục coi sóc địa phận Bắc Ninh. Chứng kiến những sự đổi thay và phát triển ngày một tốt đẹp của hạt giống Tin Mừng nơi giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, ngài chia sẻ cảm nghiệm của mình về ơn Chúa và sự quan phòng của Thiên Chúa trên đoàn chiên của Người.
Vào hồi 19h00, Thánh lễ được cử hành tại Nhà thờ Chính Toà Lạng Sơn do Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân chủ sự, cùng đồng tế với ngài là Đức cha Cosma,cha Tổng đại diện Giuse Trần Đức Hạnh và quý Cha trong Giáo hạt Lạng Sơn. Hàng trăm giáo dân của giáo xứ Chính Toà và các giáo xứ lân cận đã đến tham dự Thánh lễ. Trong Thánh lễ, cộng đoàn Phụng vụ đã được lắng nghe Đức cha Cosma chia sẻ về những kinh nghiệm gắn bó cuộc đời phục vụ của ngài nơi Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, và những ý tưởng khởi đi từ bài Tin Mừng hôm nay. Ngài mời gọi mọi thành phần Dân Chúa, dù trong mọi hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống, hãy luôn đứng vững trong niềm tin tưởng, tín thác vào Thiên Chúa là Cha nhân lành hằng quan tâm gìn giữ và ban ơn nâng đỡ cho mỗi người.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha Tổng đại diện thay mặt cho mọi thành phần Dân Chúa hiện diện cảm ơn chuyến thăm viếng đầy ý nghĩa mà Đức cha Cosma dành cho Đức cha Giuse và Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, ước mong những tình nghĩa và sự liên đới ngày một thăng tiến, đem lại nhiều hoa trái tốt đẹp.
Trong phòng khách của Toà Giám mục, mọi ngừơi cùng quy tụ bên Đức cha Giuse và Đức cha Cosma để có những giờ phút gặp gỡ, chia sẻ hết sức thân thiện và đầy tình gia đình. Chuyến thăm của Đức cha Giáo phận Bắc Ninh tới Lạng Sơn – Cao Bằng, tuy thời gian không dài, nhưng đã để lại nhiều ấn tượng, đem đến cho mọi người sự gần gũi, thân thương, chan hoà Tình Chúa –tình người.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cả ngàn người tới Thái Hà cầu nguyện cho các nhà tranh đấu nhân quyền bị bbách hại
Nguyễn Tang
10:07 09/04/2011
HÀ NỘI - Hồi 19h30 ngày 8 tháng 4 có hàng ngàn anh chị em tín hữu, cũng như những người tôn giáo bạn đã đến hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân, bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tại nhà thờ Thái Hà.
Trước thánh lẽ có đọc bảng tuyên cáo của Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội và bảng tuyên cáo của hội Doanh nhân Trí thức Công giáo, và những lời chứng về việc nhà cầm quyền băt Luật Sư Lê quốc Quân.
Sau thánh lễ có giờ cầu nguyên đặc biệt những người đạng bị gam giữ bất công và những người tham dự ký thỉnh nguyện thư gửi lên chính phủ Việt Nam và gửi lên Liên Hiệp Quốc để đòi trả tự do cho những người đang bị nhà cầm quyền Hà nội giam giữ bất công.
Trước thánh lẽ có đọc bảng tuyên cáo của Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội và bảng tuyên cáo của hội Doanh nhân Trí thức Công giáo, và những lời chứng về việc nhà cầm quyền băt Luật Sư Lê quốc Quân.
Sau thánh lễ có giờ cầu nguyên đặc biệt những người đạng bị gam giữ bất công và những người tham dự ký thỉnh nguyện thư gửi lên chính phủ Việt Nam và gửi lên Liên Hiệp Quốc để đòi trả tự do cho những người đang bị nhà cầm quyền Hà nội giam giữ bất công.
Giáo xứ Cầu Rầm: Sinh viên thắp nến cầu nguyện cho những người đang bị bách hại
Anton Vinh
09:42 09/04/2011
Xem hình ảnh
Đặc biệt, mọi người hướng về những con người đang còn trong lao lý, trong sự bách hại và chà đạp về nhân phẩm, thể xác. Trong đó có tín hữu Giáo phận Vinh và những người mà họ ngưỡng mộ.
Tin phiên tòa trá hình Dân chủ khi xét xử Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ và việc bắt giữ Luật sư Lê Quốc Quân sáng 04.04 đã nhanh chóng loang rộng khắp Giáo Phận Vinh. (Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Binh).
Hưởng ứng lời kêu gọi của những người con Giáo phận Vinh tại Hà Nội ngày 5/4/2011 về việc dâng Thánh lễ cầu nguyện cho một người trong cộng đoàn Vinh tại Hà Nội – Ls Lê Quốc Quân đang bị bắt bớ giam cầm trái luật pháp.
Trong tâm tình hiệp thông mạnh mẽ với anh chị em Cộng đoàn Vinh, đúng 19h30, khi ở Thái Hà – Hà Nội bắt đầu dâng Thánh lễ cầu nguyện thì cách đó hơn 300 km trên Thành phố Vinh quê hương, cộng đoàn sinh viên Thành phố Vinh cũng đã thắp nến cầu nguyện tại nhà thờ Cầu Rầm với đông đảo bạn trẻ là sính viên và giáo dân tham dự.
Nội dung buổi cầu nguyện được chỉ rõ là để cầu nguyện cho các chứng nhân của Công Lý – Sự thật. Cầu nguyện cho Gia đình Luật sư Cù Huy Hà Vũ, Gia đình Luật sư Lê Quốc Quân, Phạm Hồng Sơn và các nạn nhân bị bách hại trong biến cố Cù Huy Hà Vũ. Đồng thời dâng lời cầu nguyện cho chị Thủy, một giáo dân Tam Tòa đã bị bách hại quá lâu qua biến cố Tam Tòa và hiện đang bị giam giữ tại Trại giam Nghi Kim, Nghệ An.
Trong buổi cầu nguyện, một lần nữa những hình ảnh sống động, trung thực trong phiên Tòa và những gì diễn ra bên ngoài Phiên Tòa cũng như những tình tiết chính xác liên quan tới việc bắt Luật sư Lê Quốc Quân khi anh ấy đang khoanh tay, ôn hòa trên vỉa hè ngoài khu vực xét xử… đã được phát chiếu lên màn hình lớn cho giáo dân và sinh viên tường tận những gì đã xảy ra.
Ai ai cũng cảm thấy tự hào khi nhìn thấy hình ảnh một Cù Huy Hà Vũ ngẩng cao đầu, hiên ngang bước đi giữa hàng loạt cảnh sát và hình ảnh ông trước vành móng ngựa hiên ngang, bình thản, khác với những gì hệ thống truyền thông nhà nước đã loan tải và kết tội.
Tiếp theo là hình ảnh hàng ngàn người với hàng ngàn ngọn nến ở Thái Hà đêm trước ngày xét xử, những hình ảnh hoạt động bác ái xã hội và dấn thân vì Công Lý của Luật sư Lê Quốc Quân, nhà báo J.B Nguyễn Hữu Vinh và nhiều gương mặt ưu tú khác là con cái Giáo Phận Vinh ở Hà Nội cũng được phát chiếu khá tường tận, nói lên tinh thần hiến thân phục vụ và… xứng đáng với sự quan tâm, theo dõi của hơn 500.000 Kito hữu Giáo Phận Vinh hiệp thông cầu nguyện và lên tiếng khi họ bị bách hại.
Buổi cầu nguyện thu hút được nhiều anh chị em sinh viên các tôn giáo bạn tham gia và khác với những lần cầu nguyện trước, lần này buổi cầu nguyện được khép lại bằng việc tất cả mọi người cùng đọc to bài thơ bất hủ của Đức Cố Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận:
Là người Công Giáo Việt Nam,
Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội.
Tiếng chuông ngân trầm,
Việt Nam nguyện cầu.
Tiếng chuông não nùng,
Việt Nam buồn thảm.
Tiếng chuông vang lừng,
Việt Nam khởi hoàn.
Tiếng chuông thanh thoát,
Việt Nam hy vọng.
Con có một tổ quốc Việt Nam,
Quê hương yêu quí ngàn đời.
Con hãnh diện, con vui sướng.
Con yêu non sông gấm vóc,
Con yêu lịch sử vẻ vang.
Con yêu đồng bào cần mẫn,
Con yêu chiến sĩ hào hùng.
Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn.
Núi cao, xương chất cao hơn.
Ðất tuy hẹp, nhưng chí lớn.
Nước tuy nhỏ, nhưng danh vang.
Con phục vụ hết tâm hồn,
Con trung thành hết nhiệt huyết.
Con bảo vệ bằng xương máu,
Con xây dựng bằng tim óc.
Vui niềm vui của đồng bào,
Buồn nỗi buồn của Dân Tộc.
Một Nước Việt Nam,
Một Dân Tộc Việt Nam,
Một Tâm Hồn Việt Nam,
Một Truyền Thống Việt Nam.
Là người Công Giáo Việt Nam,
Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội.
Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con.
Cha mong giòng máu ái quốc,
Sôi trào trong huyết quản con.
(Ðức Hồng Y FX - Nguyễn Văn Thuận)
Mọi người ra về trong niềm tin sắt son vào Mẹ Giáo hội và hi vọng một ngày mai tươi sáng hơn,để người dân được thật sự sống với quyền con người, đúng phẩm giá của mình. Để đất nước hùng cường, dân tộc phồn thịnh nhờ những lời cầu xin.
Đặc biệt, mọi người hướng về những con người đang còn trong lao lý, trong sự bách hại và chà đạp về nhân phẩm, thể xác. Trong đó có tín hữu Giáo phận Vinh và những người mà họ ngưỡng mộ, họ dâng tất cả những người anh em đó vào vòng tay yêu thương của Thiên Chúa và Mẹ Maria.
Thành phố Vinh, 8/4/2011
Giáo xứ Lập Thạch, Cửa Lò, thắp nến cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình
Lập Thạch
12:03 09/04/2011
VINH - Tối nay sau thánh lễ thứ bảy ngày 9/4/2011 giáo xứ Lập Thạch, hạt Cửa Lò, giáo phận Vinh dâng thánh lễ và tổ chức thắp nến cầu nguyện cho công lý hoà bình.
Xem hình ảnh
Trước thánh lễ cha Phaolô Nguyễn Xuân Tính đã kêu gọi cộng đoàn sám hối ăn năn trở về để bước vào tuần dọn chịu nạn mở đầu bằng thánh lễ Lá kỷ niệm dân Do Thái lọng trọng đón Chúa Giêsu vào thành thánh Giêrusalem để chuẩn bị cuộc tử nạn và phục sinh.
Ngài kêu gọi cộng đoàn hãy cầu nguyện cho đất nước Việt Nam đang còn nhiều bất công, cầu nguyện cho công lý hoà bình, cầu nguyện cho những người đang còn bị bách hại vì lẽ công chính như luật sư Cù Huy Hà Vũ, BS Phạm Hồng Sơn và Ls lê Quốc Quân người con của giáo phận Vinh, Nghệ An đang phải giam cầm bất công.
Cộng đoàn đã thắp nến cầu nguyện ngoài sân tiền nhà thờ sau thánh lễ, những lời cầu xin khấn thiết vang lên của cộng đoàn, không những cầu nguyện cho những người đang bị bách hại vì lẽ công chính, cầu nguyện cho công lý hoà bình sớm thể hiện trên đất nước Việt Nam mà còn cầu nguyện cho các người lãnh đạo đất nước có sự khôn ngoan luôn tôn trọng công lý để đem lại hạnh phúc cho toàn dân.
Buổi thắp nến cầu nguyện được kết thúc bằng kinh Hoà Bình và sau đó là phép lành bình an.
Xem hình ảnh
Trước thánh lễ cha Phaolô Nguyễn Xuân Tính đã kêu gọi cộng đoàn sám hối ăn năn trở về để bước vào tuần dọn chịu nạn mở đầu bằng thánh lễ Lá kỷ niệm dân Do Thái lọng trọng đón Chúa Giêsu vào thành thánh Giêrusalem để chuẩn bị cuộc tử nạn và phục sinh.
Ngài kêu gọi cộng đoàn hãy cầu nguyện cho đất nước Việt Nam đang còn nhiều bất công, cầu nguyện cho công lý hoà bình, cầu nguyện cho những người đang còn bị bách hại vì lẽ công chính như luật sư Cù Huy Hà Vũ, BS Phạm Hồng Sơn và Ls lê Quốc Quân người con của giáo phận Vinh, Nghệ An đang phải giam cầm bất công.
Cộng đoàn đã thắp nến cầu nguyện ngoài sân tiền nhà thờ sau thánh lễ, những lời cầu xin khấn thiết vang lên của cộng đoàn, không những cầu nguyện cho những người đang bị bách hại vì lẽ công chính, cầu nguyện cho công lý hoà bình sớm thể hiện trên đất nước Việt Nam mà còn cầu nguyện cho các người lãnh đạo đất nước có sự khôn ngoan luôn tôn trọng công lý để đem lại hạnh phúc cho toàn dân.
Buổi thắp nến cầu nguyện được kết thúc bằng kinh Hoà Bình và sau đó là phép lành bình an.
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Kinh dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội
Liên Đoàn CGVN
09:21 09/04/2011
Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con toàn thể giáo hữu Việt Nam hết lòng tin cậy chạy đến cùng Mẹ.
Mẹ là Mẹ THIÊN CHÚA, là Mẹ chúng con, Mẹ là Nữ Vương Toàn Năng, là Đấng bầu cử cho chúng con trước tòa Chúa. Biết bao nhiêu lần, Mẹ đã cứu vãn Giáo Hội, và các dân tộc trong cơn nguy biến.
Chúng con hết lòng thành kính hiến dâng Giáo Hội và tổ quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Để thực hành mệnh lệnh của Mẹ, và để nhờ Mẹ che chở phù trì, ngày nay và mãi mãi.
Xin Mẹ gìn giữ Giáo Hội Việt Nam. Xin Mẹ soi sáng hàng Giáo Phẩm, dìu dắt và thánh hóa các Linh Mục. Xin Mẹ giúp sức cho toàn thể giáo dân được trung thành giữ luật Chúa, và sốt sắng làm việc tông đồ. Xin Mẹ nâng đỡ và ủi an những anh chị em của chúng con, đang phải khốn khó vì Đạo Chúa.
Xin Mẹ chúc lành cho tổ quốc Việt Nam. Xin Mẹ hướng dẫn các nhà lãnh đạo dân tộc, xin Mẹ đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần tất cả các cơ cấu quốc gia, xin Mẹ cho toàn thể dân Việt biết đoàn kết, để cùng nhau xây dựng lại giang sơn.
Nhất là xin Mẹ cứu chúng con thoát nạn Cộng Sản vô thần, để mọi người được sống trong tự do, hòa bình, ngõ hầu Nước Chúa được mở rộng khắp nơi.
Chúng con nguyện muôn đời ghi nhớ ơn Mẹ, và cùng nhau xây dựng một đền thờ hay một công tác nào khác dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, để lưu truyền cho hậu thế ơn che chở đặc biệt của Mẹ.
Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con thành khẩn kêu đến Mẹ, vì chúng con biết Mẹ sẽ nhậm lời chúng con. Và mặc dầu mọi nỗi khó khăn hiện tại, chúng con tin chắc Trái Tim Mẹ sẽ thắng. AMEN.
Mẹ là Mẹ THIÊN CHÚA, là Mẹ chúng con, Mẹ là Nữ Vương Toàn Năng, là Đấng bầu cử cho chúng con trước tòa Chúa. Biết bao nhiêu lần, Mẹ đã cứu vãn Giáo Hội, và các dân tộc trong cơn nguy biến.
Chúng con hết lòng thành kính hiến dâng Giáo Hội và tổ quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Để thực hành mệnh lệnh của Mẹ, và để nhờ Mẹ che chở phù trì, ngày nay và mãi mãi.
Xin Mẹ gìn giữ Giáo Hội Việt Nam. Xin Mẹ soi sáng hàng Giáo Phẩm, dìu dắt và thánh hóa các Linh Mục. Xin Mẹ giúp sức cho toàn thể giáo dân được trung thành giữ luật Chúa, và sốt sắng làm việc tông đồ. Xin Mẹ nâng đỡ và ủi an những anh chị em của chúng con, đang phải khốn khó vì Đạo Chúa.
Xin Mẹ chúc lành cho tổ quốc Việt Nam. Xin Mẹ hướng dẫn các nhà lãnh đạo dân tộc, xin Mẹ đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần tất cả các cơ cấu quốc gia, xin Mẹ cho toàn thể dân Việt biết đoàn kết, để cùng nhau xây dựng lại giang sơn.
Nhất là xin Mẹ cứu chúng con thoát nạn Cộng Sản vô thần, để mọi người được sống trong tự do, hòa bình, ngõ hầu Nước Chúa được mở rộng khắp nơi.
Chúng con nguyện muôn đời ghi nhớ ơn Mẹ, và cùng nhau xây dựng một đền thờ hay một công tác nào khác dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, để lưu truyền cho hậu thế ơn che chở đặc biệt của Mẹ.
Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con thành khẩn kêu đến Mẹ, vì chúng con biết Mẹ sẽ nhậm lời chúng con. Và mặc dầu mọi nỗi khó khăn hiện tại, chúng con tin chắc Trái Tim Mẹ sẽ thắng. AMEN.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Triết học hướng đến con người
Tạ Văn Tịnh OP
09:18 09/04/2011
Ngày 22-3-2011, Bộ giáo dục Công giáo đã công bố nghị định cải tổ chương trình đào tạo triết học: từ 2 năm tăng lên 3 năm trước khi học thần học. ĐHY Zenon Grocholewsky, Tổng trưởng Bộ giáo dục Công giáo, cùng với ngài Tổng thư ký là Đức TGM Jean Louis Brugès OP. Và Cha Charles Morerod OP., Viện trưởng Giáo hoàng đại học Thánh Tomaso Aquino ở Roma đã giới thiệu nghị định mới.
Việc thay đổi này xuất phát từ thực tiễn yếu kém trong việc huấn luyện triết học ở các tổ chức đào tạo của Giáo hội trong những năm gần đây, thiếu những điểm tham chiếu vững chắc. Thực tiễn này đi cùng với cuộc khủng khoảng của những vấn đề thời đại, lý trí con người có khuynh hướng lệch chuẩn bởi những trào lưu tục hoá, duy lợi, các học thuyết hoài nghi và duy tương đối, từ đó dẫn đến thái độ ngờ vực chân lý. Việc cải tổ chương trình triết học, một mặt, Giáo hội nêu cao tầm quan trong của triết học trong việc đào tạo, giúp cho sinh viên khả năng suy tư để có thể phân định sự thật và ảo tưởng, chân lý trường cửu và những giới hạn tất định. Mặt khác, triết học sát cánh với thần học, giúp cho sinh viên có khả năng nhìn nhận rằng kiến thức và chân lý không chỉ giới hạn ở những gì con người có thể thấy và đụng chạm được. Nhưng vượt trên tất cả triết học đang hướng về những vấn đề của con người trong bối cảnh cụ thể của xã hội hiện đại.
Nhân loại đang hối hả đi vào tương lai nhờ thủ đắc những công cụ kỹ thuật tiên tiến nhất mà các thế kỷ trước đó tạo ra. Những thành tựu khoa học, công nghệ thực sự đã có nhiều bước tiến phi thường, đặc biệt về tin học, đến nỗi nó tác động vào hầu hết mọi lãnh vực trong đời sống xã hội, thậm chí được mệnh danh là “thời đại tin học”. Khoa học hiện đại đã vén mở cho lý trí những hiểu biết về vũ trụ, về nhân sinh, và thậm chí cả tình trạng tương lai của con người. Bên cạnh đó, nhiều học thuyết triết học cũng như các trao lưu tư tưởng xuất hiện như một sự phản biện các giá trị triết học truyền thống. Đồng thời, nó tạo ra một hệ chuẩn tư duy mới ảnh hưởng lan rộng trong đời sống xã hội, ăn sâu vào cảm thức văn hoá và lối sống con người trong các xã hội phát triển cũng như đang phát triển. Sự phổ biến mạnh mẽ ý thức hệ hiện đại vào đời sống xã hội và sinh hoạt tri thức tạo nên một hiện tượng hiếm có: nó đang là mốt sống của xã hội đương thời. Các trào lưu tư tưởng hiện đại đa nguyên về nền tảng và đa phức về đối tượng. Nó một phần phản ánh, một phần ảnh hưởng đến thái độ sống, ý thức hệ của thế hệ trẻ và cả giới tri thức. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập thế giới như hiện nay, các trào lưu tư tưởng này đang ảnh hưởng trong sự giao lưu, tương tác và tiếp biến văn hoá giữa các dân tộc và các nền văn hoá khác nhau.
Trước diễn biến như vậy, Giáo hội cũng không nằm ngoài những biến chuyển của thời thế. Một mặt, Giáo hội tiếp nhận những tinh hoa về mặt tinh thần của thời đại và biến đổi như một sự tất yếu cho phù hợp với nhu cầu cầu thiêng liêng của con người. Mặt khác, Giáo hội mạnh mẽ chống lại những trào lưu tư tưởng cũng như những hành động lệch chuẩn về đạo đức, luân lý và những giá trị nhân bản truyền thống, những cảm thức ngờ vực chân lý trường cửu và khách quan vốn đang phổ biến nơi thế hệ trẻ. Đồng thời, Giáo hội cũng phê phán tư tưởng gọi là phù hợp lý trí của khoa học và kỹ thuật đã bị giản lược thành một loại suy tư triệt để về các sự vật.
Tuy thế, nền triết học của Giáo hội chưa thực sự khởi sắc một trào lưu mới có tính hệ thống và phổ quát trong bối cảnh hiện đại. Chủ yếu triết học đặt nền tảng vững chắc trên cơ sở Siêu hình học và triết học Kinh viện. Trong xu thế thời đại mới, với những tác động tích cực và tiêu cực của các trao lưu tư tưởng và văn hoá, đòi hỏi Giáo hội phải đổi mình. Giáo hội không chỉ đào sâu hệ thống triết học truyền thống mà còn suy tư, tìm kiếm những hệ chuẩn tư duy mới phù hợp với những tiếp biến của thời đại. Đây là điều mà Giáo hội đang khởi sự, cụ thể là thay đổi chương trình đạo tạo triết học. Tuy nhiên, hệ thống triết học của nhân loại giống như một ngôi nhà bao la rộng lớn, vừa cổ kính vừa hiện đại. Vấn đề chúng ta đứng ở chỗ nào trong ngôi nhà ấy. Thực tế, nếu dành hai năm hay ba năm để học toàn bộ hệ thống triết học từ cổ đại đến đương đại như ở các Đại chủng viện, các Học viện và các trường học Công giáo hiện nay thì chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”. Triết học cần có tính hệ thống và chuyên biệt: lập trường của anh là gì? Vì thế chương trình đào tạo triết học phải tạo ra một chuyên ngành đặc thù như là nguyên tắc chung để nhận biết chân lý, khám phá vũ trụ, nhân sinh. Việc tăng thêm một năm học triết không phải để sinh viên có thêm kiến thức về triết học. Một đàng, Giáo hội muốn giúp cho họ vững vàng về tư tưởng truyền thống; đàng khác, cung cấp cho các sinh viên khả năng suy tư, lý luận, tìm kiếm chân lý để phục vụ cho con người. Vai trò của triết học không phải là giúp con người khám phá trời cao, mà là nhắm tới con người trong những biến cố cụ thể. Triết học giúp chúng ta suy tư về những giá trị chuẩn mực, những ý nghĩa nội tại và căn bản nơi con người. Đồng thời qua đó nó làm cho phẩm giá con người được nổi bật.
Trước những biến chuyển của thời thế, đòi hỏi chúng ta phải có một nền tảng tư tưởng vững chắc; đồng thời cần suy tư về những biến cố thăng trầm của thời đại, của từng con người cụ thể. Triết học giúp chúng ta điều ấy.
Việc thay đổi này xuất phát từ thực tiễn yếu kém trong việc huấn luyện triết học ở các tổ chức đào tạo của Giáo hội trong những năm gần đây, thiếu những điểm tham chiếu vững chắc. Thực tiễn này đi cùng với cuộc khủng khoảng của những vấn đề thời đại, lý trí con người có khuynh hướng lệch chuẩn bởi những trào lưu tục hoá, duy lợi, các học thuyết hoài nghi và duy tương đối, từ đó dẫn đến thái độ ngờ vực chân lý. Việc cải tổ chương trình triết học, một mặt, Giáo hội nêu cao tầm quan trong của triết học trong việc đào tạo, giúp cho sinh viên khả năng suy tư để có thể phân định sự thật và ảo tưởng, chân lý trường cửu và những giới hạn tất định. Mặt khác, triết học sát cánh với thần học, giúp cho sinh viên có khả năng nhìn nhận rằng kiến thức và chân lý không chỉ giới hạn ở những gì con người có thể thấy và đụng chạm được. Nhưng vượt trên tất cả triết học đang hướng về những vấn đề của con người trong bối cảnh cụ thể của xã hội hiện đại.
Nhân loại đang hối hả đi vào tương lai nhờ thủ đắc những công cụ kỹ thuật tiên tiến nhất mà các thế kỷ trước đó tạo ra. Những thành tựu khoa học, công nghệ thực sự đã có nhiều bước tiến phi thường, đặc biệt về tin học, đến nỗi nó tác động vào hầu hết mọi lãnh vực trong đời sống xã hội, thậm chí được mệnh danh là “thời đại tin học”. Khoa học hiện đại đã vén mở cho lý trí những hiểu biết về vũ trụ, về nhân sinh, và thậm chí cả tình trạng tương lai của con người. Bên cạnh đó, nhiều học thuyết triết học cũng như các trao lưu tư tưởng xuất hiện như một sự phản biện các giá trị triết học truyền thống. Đồng thời, nó tạo ra một hệ chuẩn tư duy mới ảnh hưởng lan rộng trong đời sống xã hội, ăn sâu vào cảm thức văn hoá và lối sống con người trong các xã hội phát triển cũng như đang phát triển. Sự phổ biến mạnh mẽ ý thức hệ hiện đại vào đời sống xã hội và sinh hoạt tri thức tạo nên một hiện tượng hiếm có: nó đang là mốt sống của xã hội đương thời. Các trào lưu tư tưởng hiện đại đa nguyên về nền tảng và đa phức về đối tượng. Nó một phần phản ánh, một phần ảnh hưởng đến thái độ sống, ý thức hệ của thế hệ trẻ và cả giới tri thức. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập thế giới như hiện nay, các trào lưu tư tưởng này đang ảnh hưởng trong sự giao lưu, tương tác và tiếp biến văn hoá giữa các dân tộc và các nền văn hoá khác nhau.
Trước diễn biến như vậy, Giáo hội cũng không nằm ngoài những biến chuyển của thời thế. Một mặt, Giáo hội tiếp nhận những tinh hoa về mặt tinh thần của thời đại và biến đổi như một sự tất yếu cho phù hợp với nhu cầu cầu thiêng liêng của con người. Mặt khác, Giáo hội mạnh mẽ chống lại những trào lưu tư tưởng cũng như những hành động lệch chuẩn về đạo đức, luân lý và những giá trị nhân bản truyền thống, những cảm thức ngờ vực chân lý trường cửu và khách quan vốn đang phổ biến nơi thế hệ trẻ. Đồng thời, Giáo hội cũng phê phán tư tưởng gọi là phù hợp lý trí của khoa học và kỹ thuật đã bị giản lược thành một loại suy tư triệt để về các sự vật.
Tuy thế, nền triết học của Giáo hội chưa thực sự khởi sắc một trào lưu mới có tính hệ thống và phổ quát trong bối cảnh hiện đại. Chủ yếu triết học đặt nền tảng vững chắc trên cơ sở Siêu hình học và triết học Kinh viện. Trong xu thế thời đại mới, với những tác động tích cực và tiêu cực của các trao lưu tư tưởng và văn hoá, đòi hỏi Giáo hội phải đổi mình. Giáo hội không chỉ đào sâu hệ thống triết học truyền thống mà còn suy tư, tìm kiếm những hệ chuẩn tư duy mới phù hợp với những tiếp biến của thời đại. Đây là điều mà Giáo hội đang khởi sự, cụ thể là thay đổi chương trình đạo tạo triết học. Tuy nhiên, hệ thống triết học của nhân loại giống như một ngôi nhà bao la rộng lớn, vừa cổ kính vừa hiện đại. Vấn đề chúng ta đứng ở chỗ nào trong ngôi nhà ấy. Thực tế, nếu dành hai năm hay ba năm để học toàn bộ hệ thống triết học từ cổ đại đến đương đại như ở các Đại chủng viện, các Học viện và các trường học Công giáo hiện nay thì chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”. Triết học cần có tính hệ thống và chuyên biệt: lập trường của anh là gì? Vì thế chương trình đào tạo triết học phải tạo ra một chuyên ngành đặc thù như là nguyên tắc chung để nhận biết chân lý, khám phá vũ trụ, nhân sinh. Việc tăng thêm một năm học triết không phải để sinh viên có thêm kiến thức về triết học. Một đàng, Giáo hội muốn giúp cho họ vững vàng về tư tưởng truyền thống; đàng khác, cung cấp cho các sinh viên khả năng suy tư, lý luận, tìm kiếm chân lý để phục vụ cho con người. Vai trò của triết học không phải là giúp con người khám phá trời cao, mà là nhắm tới con người trong những biến cố cụ thể. Triết học giúp chúng ta suy tư về những giá trị chuẩn mực, những ý nghĩa nội tại và căn bản nơi con người. Đồng thời qua đó nó làm cho phẩm giá con người được nổi bật.
Trước những biến chuyển của thời thế, đòi hỏi chúng ta phải có một nền tảng tư tưởng vững chắc; đồng thời cần suy tư về những biến cố thăng trầm của thời đại, của từng con người cụ thể. Triết học giúp chúng ta điều ấy.
Cuộc chiến Ngân Sách vừa qua chỉ là khúc dạo đầu
Trần Mạnh Trác
13:05 09/04/2011
Lưởng đảng và tòa Bạch Cung đã đạt được thỏa thuận ngân sách cho tài khóa 2011 vào lúc 11:00 đêm thứ Sáu, chỉ một giờ trước khi 800 ngàn nhân viên Liên Bang được lệnh tạm nghỉ không lương.
Đây là một ngân sách không ai vừa lòng, đó là một thỏa hiệp tạm thời để mọi người lấy hơi cho cuộc chiến ngày hôm sau.
Vấn đề thâm hụt và món nợ khổng lồ của quốc gia đã không được giải quyết, và rõ ràng chính sách tài trợ cho các chương trình phá thai vẫn được tiếp tục.
Như thường lệ, cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng.
Trên thực tế những cái gọi là "chiến thắng" này chỉ là những câu nói trống rỗng.
Đối với Obama và đảng Dân Chủ, thắng lợi có nghĩa là việc tài trợ cho Planned Parenthood (khỏang 0.5 tỷ), cho EPA, PBS và NPR (liên quan đến biến đổi khí hậu và truyền thông) đã được đặt sang một bên. Họ cũng cắt giảm thêm 2 tỷ trên ngân sách Quốc Phòng.
Nhưng đổi lại họ phải hy sinh các quỹ chi trả cho dịch vụ phá thai ở Quận Columbia; và phải cho phép học sinh sử dụng những phiếu thuế liên bang (voucher) để trả tiền cho các trường tư ở quận Columbia.
Đó là chưa kể ngân sách năm nay ít hơn 39 tỷ so với năm trước, ít hơn dự thảo của Obama tới 89 tỷ.
Trong một tuyên bố ngay sau khi đạt thỏa thuận, Obama gọi đó là một "việc cắt giảm chi tiêu hàng năm lớn nhất trong lịch sử."
"Có một số điều chúng ta không thể kiểm soát," ông nói."Chúng ta không thể kiểm soát động đất, chúng ta không thể kiểm soát sóng thần, chúng ta không thể kiểm soát những cuộc nổi dậy ở phía bên kia thế giới. Nhưng những gì chúng ta có thể kiểm soát được là năng lực của chúng ta để có một cuộc bàn thảo hợp lý công bằng giữa các bên và đạt được kết quả cho người dân Mỹ. "
Tuy nhiên ông không phải là người đã kiểm sóat được giai điệu của cuộc bàn thảo.
"Tổng thống không phải là là người dẫn đầu," Chủ tịch hạ viện John Boehner tuyên bố, "Ông đã không hướng dẫn ngân sách hồi năm ngoái, và ông rõ ràng không phải là người hướng dẫn ngân sách cho năm nay."
Trong hầu hết các tài khoản, Boehner đã kết thúc với một vị trí chính trị mạnh mẽ hơn.
"Cuối cùng, Boehner đã đạt được nhiều hơn so với những gì ông phải bỏ, nhiều hơn so với những gì mà Obama, (lãnh tụ đa số của Thượng viện) Reid và đảng Dân chủ đòi hỏi lúc ban đầu," theo nhận định của John Bresnahan và Jake Sherman của Politico.com
Boehner đã cắt giảm thêm $8.5 tỷ cao hơn con số mà ông muốn cắt giảm.
Con số đó tuy lớn nhưng vẫn chỉ là một hạt cát so với những gì đảng Cộng hòa dự định tiếp theo.
Nó tạo ra một sân khấu thuận lợi cho Boehner để ông ta có thể áp đặt một bàn tay mạnh mẽ hơn cho cuộc đấu tranh chính trị nguy hiểm trong vài tuần sắp tới về vấn đề nâng cao trần nợ 14 ngàn tỷ của quốc gia (debt ceiling) và xa hơn là dự án chi tiêu cho năm 2012.
Đây là một ngân sách không ai vừa lòng, đó là một thỏa hiệp tạm thời để mọi người lấy hơi cho cuộc chiến ngày hôm sau.
Vấn đề thâm hụt và món nợ khổng lồ của quốc gia đã không được giải quyết, và rõ ràng chính sách tài trợ cho các chương trình phá thai vẫn được tiếp tục.
Như thường lệ, cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng.
Trên thực tế những cái gọi là "chiến thắng" này chỉ là những câu nói trống rỗng.
Đối với Obama và đảng Dân Chủ, thắng lợi có nghĩa là việc tài trợ cho Planned Parenthood (khỏang 0.5 tỷ), cho EPA, PBS và NPR (liên quan đến biến đổi khí hậu và truyền thông) đã được đặt sang một bên. Họ cũng cắt giảm thêm 2 tỷ trên ngân sách Quốc Phòng.
Nhưng đổi lại họ phải hy sinh các quỹ chi trả cho dịch vụ phá thai ở Quận Columbia; và phải cho phép học sinh sử dụng những phiếu thuế liên bang (voucher) để trả tiền cho các trường tư ở quận Columbia.
Đó là chưa kể ngân sách năm nay ít hơn 39 tỷ so với năm trước, ít hơn dự thảo của Obama tới 89 tỷ.
Trong một tuyên bố ngay sau khi đạt thỏa thuận, Obama gọi đó là một "việc cắt giảm chi tiêu hàng năm lớn nhất trong lịch sử."
"Có một số điều chúng ta không thể kiểm soát," ông nói."Chúng ta không thể kiểm soát động đất, chúng ta không thể kiểm soát sóng thần, chúng ta không thể kiểm soát những cuộc nổi dậy ở phía bên kia thế giới. Nhưng những gì chúng ta có thể kiểm soát được là năng lực của chúng ta để có một cuộc bàn thảo hợp lý công bằng giữa các bên và đạt được kết quả cho người dân Mỹ. "
Tuy nhiên ông không phải là người đã kiểm sóat được giai điệu của cuộc bàn thảo.
"Tổng thống không phải là là người dẫn đầu," Chủ tịch hạ viện John Boehner tuyên bố, "Ông đã không hướng dẫn ngân sách hồi năm ngoái, và ông rõ ràng không phải là người hướng dẫn ngân sách cho năm nay."
Trong hầu hết các tài khoản, Boehner đã kết thúc với một vị trí chính trị mạnh mẽ hơn.
"Cuối cùng, Boehner đã đạt được nhiều hơn so với những gì ông phải bỏ, nhiều hơn so với những gì mà Obama, (lãnh tụ đa số của Thượng viện) Reid và đảng Dân chủ đòi hỏi lúc ban đầu," theo nhận định của John Bresnahan và Jake Sherman của Politico.com
Boehner đã cắt giảm thêm $8.5 tỷ cao hơn con số mà ông muốn cắt giảm.
Con số đó tuy lớn nhưng vẫn chỉ là một hạt cát so với những gì đảng Cộng hòa dự định tiếp theo.
Nó tạo ra một sân khấu thuận lợi cho Boehner để ông ta có thể áp đặt một bàn tay mạnh mẽ hơn cho cuộc đấu tranh chính trị nguy hiểm trong vài tuần sắp tới về vấn đề nâng cao trần nợ 14 ngàn tỷ của quốc gia (debt ceiling) và xa hơn là dự án chi tiêu cho năm 2012.
Thông Báo
Thông Báo: Lớp Ca Trưởng tại Washington DC, 13,14,15/5/2011
Thiên Nga
10:04 09/04/2011
Lớp Ca Trưởng cấp 2, đợt 3 do Giáo sư Nhạc sỹ Phạm Đức Huyến và các phụ giáo hướng dẫn sẽ được tổ chức tại Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, Virginia.
Thời gian :
- Lớp Ca Trưởng cấp 2, đợt 3 sẽ được tổ chức vào những ngày 13,14,15 tháng 5 năm 2011.
- Mỗi ngày học từ 8:00am – 7:00pm.
Địa điểm :
Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington
915 S. Wakefield Street, Arlington, VA 22204
Linh hướng :
Lm. Gioan B. Nguyễn Đức Vượng
Ban tổ chức :
Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc với :
Chị Thiên Nga: Email: trinhctt@yahoo.com
Số điện thoại : 703-863-5982
Thời gian :
- Lớp Ca Trưởng cấp 2, đợt 3 sẽ được tổ chức vào những ngày 13,14,15 tháng 5 năm 2011.
- Mỗi ngày học từ 8:00am – 7:00pm.
Địa điểm :
Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington
915 S. Wakefield Street, Arlington, VA 22204
Linh hướng :
Lm. Gioan B. Nguyễn Đức Vượng
Ban tổ chức :
Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc với :
Chị Thiên Nga: Email: trinhctt@yahoo.com
Số điện thoại : 703-863-5982
Cáo phó: Linh mục Augustinô Lê Dương Tân đã tạ thế
Tòa Giám Mục
09:12 09/04/2011
12 Nguyễn Trãi – P. An Hội
Q. Ninh Kiều – Tp Cần Thơ
Tòa Giám Mục Cần Thơ Kính báo:
CHA AUGUSTINÔ LÊ DƯƠNG TÂN
Sinh năm 1939 – Thụ phong Linh Mục năm 1969
Đã được Chúa gọi về lúc 9g30 ngày Thứ Năm 07/04/2011
Hưởng thọ 72 tuổi với 42 năm Linh Mục
Thánh lễ an táng sẽ được cử hành vào 9g sáng ngày Thứ Bảy 09/04/2011
Tại Nhà Hưu Linh Mục Cần Thơ,
22/5 Tầm Vu, Xuân Khánh, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Xin quý cha trong giáo phận dâng 3 lễ cho cha Augustinô
và thông báo cho giáo dân cầu lễ trong 3 Chúa Nhật liên liếp.
Kính báo,
Giới thiệu tác phẩm: Con Đường Chúa Đã Đi Qua
Lm Văn Chi
18:48 09/04/2011
Văn Hóa
Nhạc phẩm ''Xin hãy đợi Aisawa''
Nhạc: Phạm Trung, Thơ: Tưởng Dung
10:03 09/04/2011
Please Wait for Aisawa "Xin hãy đợi Aisawa" nhạc phẩm của Phạm Trung phổ nhạc thơ Tưởng Dung với lời Anh Ngữ
Bản nhạc nói về: "Hình ảnh cậu bé 9 tuổi cầm hai tấm biển ghi tên cha mẹ và người thân đi dọc hành lang các khu tạm trú sau thảm họa kép ở Nhật Bản đã lay động tâm can hàng triệu người dân thế giới. Cậu bé đã trở thành một biểu tượng của nỗi đau mà người dân Nhật đang phải hứng chịu sau thảm họa động đất kèm sóng thần kinh hoàng xảy ra hôm 11/3.
Ngày qua ngày, cậu bé Toshihito Aisawa, 9 tuổi, đi hết từ khu tạm trú này đến khu tạm trú khác để tìm kiếm gia đình của mình"
Bản nhạc nói về: "Hình ảnh cậu bé 9 tuổi cầm hai tấm biển ghi tên cha mẹ và người thân đi dọc hành lang các khu tạm trú sau thảm họa kép ở Nhật Bản đã lay động tâm can hàng triệu người dân thế giới. Cậu bé đã trở thành một biểu tượng của nỗi đau mà người dân Nhật đang phải hứng chịu sau thảm họa động đất kèm sóng thần kinh hoàng xảy ra hôm 11/3.
Ngày qua ngày, cậu bé Toshihito Aisawa, 9 tuổi, đi hết từ khu tạm trú này đến khu tạm trú khác để tìm kiếm gia đình của mình"
Nhạc phẩm Tiếng Chuông Phục Sinh của NS Phạm Đức Huyến
Phạm Đức Huyến
08:55 09/04/2011
Tiếng Chuông Phục Sinh của NS Phạm Đức Huyến.
Xin bấm vào link mầu xanh để xem bài nhạc và bấm vào mũi tên đen để ghe bài hát.
NHẠC PHẨM TIẾNG CHUÔNG PHỤC SINH
Xin bấm vào link mầu xanh để xem bài nhạc và bấm vào mũi tên đen để ghe bài hát.
NHẠC PHẨM TIẾNG CHUÔNG PHỤC SINH