Ngày 11-04-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Giêsu chết trong sự vâng phục
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
05:55 11/04/2019
LỄ LÁ

Cuốn sách “Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu qua tấm khăn liệm Turin” viết thật hấp dẫn, tái dựng lại cuộc khổ nạn dựa trên Tấm khăn liệm Turin và Tin Mừng, đưa người đọc từng bước đi vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu với những thống khổ và cực hình về thể lý. Sự tàn ác của tội lỗi và sự đố kỵ của sự dữ trước một Tình Yêu quảng đại và bao dung. Sự yếu đuối của thể chất trước một tinh thần bình an và vượt thoát. Giá trị của vinh quang và tủi nhục, tha thứ và hận thù, sự sống và sự chết. Những cảm nhận đó đưa độc giả vươn tới giá trị siêu nhiên trong Chúa Kitô Phục Sinh.

Cuộc thương khó của Chúa Giêsu trong cái nhìn nhân loại như một bi kịch của sự tàn bạo, bất công và hủy diệt. Chúa Giêsu bị phản bội, bị hiểu lầm, bị ghen ghét, chịu kết án bất công. Cuộc thương khó làm cho chúng ta kinh khiếp vì sự tàn ác và độc dữ của con người. Nó làm cho chúng ta xót xa và thương cảm một con người là nạn nhân của lòng hận thù và đố kỵ.
Thế nhưng, cái chết trong đau thương nhục nhã của Chúa Giêsu chính là nguồn ơn cứu rỗi cho nhân loại. Người chết để đền tội, để chuộc tội, để gánh tội hầu cứu độ con người. Cái chết của Đấng Cứu Độ nhưng lại bi thương vô cùng.
Tin Mừng về cuộc thương khó kể lại từng chặng đường khổ nạn của Đấng Cứu Thế.

1. Chúa Giêsu chết trong cô đơn

Những giờ phút sau cùng của Chúa là những khoảng khắc cô đơn kinh hoàng.Trong Vườn Cây Dầu, ba môn đệ thân tín đi với Chúa, họ ngủ say để Chúa một mình. Giuđa phản bội bán Thầy 30 đồng bạc là giá một nô lệ bằng một nụ hôn giả dối. Phêrô chối Thầy 3 lần, ông thề là không quen biết Chúa Giêsu trước một đầy tớ gái. Các môn đệ sợ hãi chạy trốn. Có một môn đệ chạy trốn bỏ lại cả áo, chạy mình trần. Một đám đông cuồng nộ: Đóng đinh nó đi. Họ coi Chúa Giêsu còn thua Baraba là một tên phiến loạn giết người. Các môn đệ ở đâu ? Những người được Chúa Giêsu làm phép lạ nuôi ăn giờ ở đâu? Những người mới tung hô vạn tuế Con Vua Đavit giờ ở đâu? Chúa Giêsu đi đến tột cùng của sự cô đơn khi thổn thức với Cha: Lạy Thiên Chúa tôi, sao Ngài nỡ bỏ tôi?

2.Chúa Giêsu chết trong đau khổ

Đau khổ Chúa Giêsu chịu trong giờ sau hết thật ghê rợn.

a. Đau khổ về thân xác Người ta khạc nhổ, đánh đập, vả tát vào mặt, dùng roi quất vào Người. Đôi bàn tay bầm tím xuyên thâu những mũi đinh nhọn. Đôi bàn chân bị đinh đóng xuyên qua cây gỗ. Đầu đội mão gai nhọn. Lưỡi đòng đâm cạnh sườn, máu và nước chảy ra. Một người bị lột bỏ trần trụi. Hai tay bị giang thẳng trói xiết chặt vào thanh gỗ ngang. Hai chân bị trói vào thanh gỗ dọc phơi ngoài trời nắng gắt cho đến chết. Chết vì nghẹt thở do các cơ vòng ngực, cơ bắp tay không còn sức trương ra, co vào để thu nhận và tống không khí. Tử tội bị đóng đinh nơi cổ tay, nơi bàn chân càng thê thảm bội phần vì đau đớn nhức nhối, sức người rướn lên để thở, mau kiệt sức và chóng chết.

b. Đau khổ về tinh thần Bị sỉ nhục. Bị cười nhạo báng. Bị khinh khi. Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu vừa nói: mi là kẻ phá được Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, hãy cứu lấy mình đi ! Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá xem nào !. Các thượng tế kinh sư và kỳ mục cũng chế giễu Người mà nói: Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình. Hắn là vua Israel ! Bây giờ hắn cứ xuống khỏi thập gía đi, thì chúng ta tin hắn liền ! Cả những tên cướp cùng đóng đinh với Người cũng sỉ vả Người như thế.

3.Chúa Giêsu chết trong sự vâng phục

Cái chết cô đơn, cái chết đau khổ đến với Chúa Giêsu như một chén đắng mà Chúa Cha trao phó. Chúa Giêsu xin vâng ý Cha, nhưng không vì thế mà bớt sự đau đớn. Trong Vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu than thở: Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý Con, mà xin theo ý Cha. (Mt 26,39). Theo thánh ý Chúa Cha, “Chúa Giêsu đã hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên cây Thập giá”( Pl 2,8).

4. Lời Thánh Kinh ứng nghiệm

Cái chết cô đơn, đau khổ của Chúa Giêsu ứng nghiệm hình ảnh Người Tôi Trung của Ngôn sứ Isaia. Những nổi khổ đau, mọi sự sỉ nhục và cực hình Người Tôi Trung phải chịu : bị đánh vào lưng, bị giật râu, bị mắng nhiếc phỉ nhổ. Mặc dầu vậy, Người Tôi Trung vẫn vững lòng tin tưởng có Thiên Chúa phù trợ. Chúa Giêsu tự đồng hoá mình với Người Tôi Trung một lần (Lc 22,37; Is 53,12) nhưng truyền thống không ngừng đồng hoá khuôn mặt của Người Tôi Trung với Đức Kitô ( Mt 8,16;Is 53,4; Mc 1,1;Is 52,1; Mt 12,18-21;Is 42,1-3; Mc 9,31;Is 53.6.12; Ga 12,38;Is 53,1). Đề tài Người Tôi Trung chịu đau khổ là đề tài khai triển một cách rõ rệt nhất quan niệm một Đấng Cứu Thế phải trải qua đau khổ và sự chết thì mới hoàn thành được sứ mệnh (Cv 3,13-26; Is 4,25-30; Is 53,5.6.9.12; Mc 10,41; Is 53,5; 1Cor 11,24). Hình ảnh Người Tôi Trung đau khổ cho thấy rõ Đức Giêsu đảm nhận thân phận làm người cho tới cùng. Trong Đức Giêsu, Thiên Chúa tự mạc khải là Thiên Chúa “vì mọi người và cho mọi người” chứ không phải như một Thiên Chúa tuyệt đối và toàn năng của triết lý và huyền thoại. Nhân tính của Đức Giêsu mạc khải dưới một siêu việt tính đích thực, nhìn dưới một dạng thức hoàn toàn mới mẻ. Đó là sự siêu việt của một tình yêu vượt qua cái tôi ích kỷ, vượt qua được sự chết để trở nên sự sống cho mọi người. Bài Thánh ca của Thánh Phaolô gợi lên hình ảnh Người Tôi Trung đau khổ (câu 8; Is 53,7.10.12), nhưng ở đây, Người Tôi Trung được đối chiếu với hình ảnh Đức Chúa vinh quang. Sự tự hạ thẳm sâu và chiến thắng vinh quang là bài ca ca ngợi Chúa Giêsu Kitô đã hạ mình chịu chết và được siêu tôn. Chính sự vâng phục theo thánh ý Chúa Cha đã làm nên giá trị của Chúa Giêsu trên mọi thụ tạo.

5. Sứ điệp tình yêu

Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy những chiều kích khác lạ của tình yêu. Tình yêu không đơn thuần chỉ là sự trao ban thuần túy để làm hài lòng người mình yêu thương, nhưng sâu thẳm hơn, nó là sự hiến dâng chính bản thân để chịu đau khổ.
Tình Yêu của Chúa Giêsu dành cho nhân loại qua con đường thập giá thật đẹp và tinh tuyền như ánh trăng lấp lánh trên dòng sông tình ái. Thấp thoáng trong bóng tối đau khổ, sợ hãi, cô đơn và sự chết là lung linh ánh sáng khoan dung, tha thứ, bình an và vượt thoát. Trong màn đêm của bạo lực và bất công, bầu trời vẫn lấp lánh ánh sao của dâng hiến và yêu thương. Ngước lên và ngắm nhìn, chúng ta có thể nhận ra từng nét chân dung huyền ảo của Tình Yêu và trái tim của chúng ta sẽ nhận ra được dung mạo của Chúa Giêsu yêu thương đến cùng.

Trong hình hài đầy thương tích của Đấng Chịu Đóng Đinh, bóng tối của sự thịnh nộ và thù hận đã nhường chỗ cho ánh sáng của nhân ái và thứ tha. Làm sao chúng ta có thể nhận ra “Con Người” đẹp nhất trần gian, nếu chúng ta không nhìn qua lăng kính của Tình Yêu! Cuộc khổ nạn của Chúa cho chúng ta một cái nhìn thật thâm trầm và sâu sắc về sự nguyên tuyền của Tình Yêu: đứng trên sự cuồng nộ là thinh lặng, đứng trên hành vi bạo lực là một tinh thần bình an, đứng trên lòng thù hận là tha thứ, đối lại thô bạo là bao dung. Tình Yêu làm chúng ta bỡ ngỡ và sửng sốt. Chúng ta thích ngắm nhìn hình ảnh của một tình yêu siêu thoát và bay bổng, nhưng nơi Chúa Giêsu, tình yêu trở nên bình dị và gần gũi. Chúng ta mong muốn một tình yêu được nhận lãnh và chiếm hữu, nhưng nơi Chúa Giêsu, tình yêu lại trở thành trao ban và từ bỏ. Tình yêu là nét đẹp của sự tự hạ và quên mình, là dâng hiến bằng chính trái tim và trọn vẹn cuộc đời. Tình yêu không là ngôn từ để kết án, không là vũ khí của bạo lực đa đoan. Tình yêu là âm thanh gợi cảm của trái tim, là nét vẽ thanh thoát của vũ hoàn và là dòng suối của hoa trái tha thứ bao dung. Chúa Giêsu đã làm tan chảy mọi ô nhơ đố kỵ, khi Người đặt tất cả trong ánh sáng của tình yêu. Nguồn suối ân sủng từ tình yêu Chúa Giêsu làm cho mảnh đất khô cằn của sự chết trở nên hồi sinh và đầy tràn sức sống .
Trước tình yêu vô biên của Đấng Cứu Độ, con người sao có thể đáp đền cân xứng?. Làm thế nào so sánh một giọt nước nhỏ nhoi với cả đại dương mênh mông vô tận!?

Các bài đọc Lời Chúa hôm nay đều hướng về một sứ điệp. Đó là sứ điệp tình yêu. Chúa Giêsu yêu mến Chúa Cha đến độ vâng lời đón nhận cái chết thập giá và yêu thương con người nên đã đón nhận mọi khổ đau của nhân loại mà đưa lên cây thập gía hầu ban ơn cứu độ. Chính tình yêu, chứ không phải đau khổ, đã biến thập giá tủi nhục thành Thánh Giá vinh quang. Chính tình yêu của Chúa Giêsu, chứ không phải cuộc khổ nạn mà chúng ta được Cứu Độ (Ga 3,17), được giải thoát mọi xích xiềng tội lỗi. Như vậy, cuộc thương khó của Chúa Giêsu là một hành trình của tình yêu tiến tới sự sống và hạnh phúc cho muôn người. Khi chấp nhận mang lấy những khổ đau, những nhục nhã của cái chết Thập giá, Chúa Giêsu đã trở nên như hạt lúa phải mục nát đi để cho sự sống mới phát sinh. Nhờ sự chết của Người mà sự sống đời đời xuất hiện cho nhân loại. Đó là định luật nối kết sự chết và sự sống. Chấp nhận đau khổ và sự chết vì tình yêu thì nó trở thành con đường dẫn đến sự sống muôn đời.

Trong cuộc sống thường ngày, có những lúc chúng ta gặp đau khổ, gặp thất bại, gặp nghịch cảnh. Nhiều lúc mình than trách Chúa, nghi ngờ tình yêu của Chúa. Có người bị lung lay đức tin. Có người đã đánh mất đức tin. Hãy chiêm ngắm đau khổ Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn để vững vàng vượt qua thử thách, băng qua gian truân. Qua Thập giá mới đạt tới vinh quang Phục Sinh. Hãy xin được như Thánh Gioan kiên vững dưới chân Thập giá để trung thành với một tình yêu sắt son cùng Thầy Giêsu. Hãy xin được như Đức Maria can đảm dưới chân Thập giá cùng chịu đau thương nhục nhã với người con yêu. Con Thiên Chúa đã gánh chịu mọi khổ đau của thân phận con người, nhưng Người không oán than, không kêu trách, không rên xiết; trái lại, Người đón nhận khổ đau với một tình yêu sâu đậm: Yêu Chúa Cha và yêu nhân loại. Chính tình yêu này đã biến khổ đau của Người nên nguồn ơn cứu rỗi. Tình yêu cứu độ của Chúa đưa nhân loại đi tới bến bờ hạnh phúc. Chúng ta hãy tin yêu Chúa Giêsu và bước đi theo Người để có sự sống dồi dào và niềm vui an hoà.



 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:45 11/04/2019

136. Mất đi sự bền chí thì không thể nào đạt được ân sủng, dù có anh dũng cũng tranh không được sự tán thưởng.

(Thánh Bernardus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:48 11/04/2019
84. TRUY TÌM ĐỒNG BẠN

Có một người đào được một pho tượng la hán bằng vàng thì vui mừng như điên.

Nhưng suy nghĩ lại thì bộ la hán có cả thảy mười tám pho tượng, bèn trách mắng la hán và cong ngón tay đánh trên đầu pho tượng la hán bằng vàng, hỏi”:

- “Mau nói rõ, còn mười bảy pho tượng nữa ở đâu ?”

(Tiếu phủ)

Suy tư 84:

Có những đồ vật, đối với người này thì quý nhưng đối với người khác thì lại là đồ bỏ di, mười tám pho tượng la hán là vật trân quý của người sưu tầm đồ cổ, nhưng với những người không thích đồ cổ thì coi như chỉ là đồ không có chút giá trị gì vậy thôi.

Với người yêu mến Chúa thì họ coi trọng và thiết tha thực hành Lời Chúa trong cuộc sống, nhưng với những người nguội lạnh lòng tin, sống sa đà trong tội thì họ coi Lời Chúa như là đồ bỏ là nhảm nhí mà thôi.

Người Ki-tô hữu, dù không nói thì ai cũng biết là họ rât yêu mến Lời Chúa, bởi vì Lời Chúa là đèn rọi bước đường cho họ đi, nhưng vẫn còn có những người Ki-tô hữu thích làm tôi hai chủ: vừa thích Lời Chúa vừa muốn nghe lời ma quỷ cám dỗ, cho nên có những lúc họ “cong tay gõ trên Lời Chúa” mà nói: “Sao Chúa không để tôi tự do làm theo ý riêng mình, muốn gì thì làm nấy ?!” thế là họ giải thích Lời Chúa theo cách của ma quỷ cám dỗ họ.

Chúng ta cầu nguyện cho họ vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chúa Nhật Lễ Lá - C
Lm. Jude Siciliano, OP
16:44 11/04/2019
Luca 19: 28-40 (Kiệu Lá)
Isaia 50: 4-7; Tvịnh 21; Philipphê 2: 6-11; Luca 22:14 -23:56

Mặt "trơ như đá" trông như thế nào? Đó là lời mô tả của ngôn sứ Isaia về người tôi tớ trong bài đọc thứ nhất. Ngôn sứ nói với dân Israel đang bị lưu đày ở Babylon và hứa sẽ có ngày Thiên Chúa sẽ chấm dứt sự đau khổ và nổi tủi nhục của họ sẽ chấm dứt. Đây là bài "Ca thứ ba của Người Tôi Tớ". Trong đó ngôn sứ mô tả ông sẽ là dụng cụ của Thiên Chúa để cứu thoát dân Israel. Vì thế hôm nay chúng ta nghe người tôi tớ nói: "Tôi trơ mặt ra như đá. Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng".

Tôi đã trông thấy những gương mặt của các vận động viên xương xẩu và sắc lạnh. Đó là đặc điểm những nét mặt đầy quyết tâm của vận động viên chạy việt dã, họ đã chạy trong chặng đường dài. Một vận động viên thể dục dụng cụ 14 tuổi cho thấy gương mặt trơ như đá đang nhắm thanh sà ngang trên cao để em chạy lấy đà nhảy lên vượt qua cây sà ngang đó để được lãnh thưởng. Ngôn sứ Isaia nói với chúng ta là ý của Thiên Chúa đã được biểu hiện trên gương mặt của ông. Khi Ngài chọn cho ông làm một việc khó khăn. Nên ông trở nên: "nói năng như một người môn đệ, tôi biết lựa lời để nâng đỡ ai rã rời kiệt sức ".

Người tôi tớ có nhiệm vụ với dân chúng sống trong kiếp nô lệ đang kiệt sức vì nghe nhiều lời hứa sẽ cứu thoát họ mà không bao giờ thực hiện. Họ đã kiệt sức trong cảnh lưu đày, đến nỗi họ do dự khi muốn đặt niềm tin vào tin mừng mà ngôn sứ đem đến cho họ. Họ không chấp nhận được hình ảnh của người tôi tớ phải chịu nhiều đau khổ về thân xác ("Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn...") mà lại còn bị chê bai và mắng nhiếc. Mặc dù người tôi tớ đã bị mắng nhiếc trong việc phục vụ Thiên Chúa, người tôi tớ tin tưởng Thiên Chúa sẽ phù trợ mình. Trong khi chỉ sống trong lời nguyền rủa, người tôi tớ vẫn tin vào quyền năng của Thiên Chúa từ ngày này qua ngày khác, vì người tôi tớ không trốn tránh trách nhiệm của mình.

Trong thời buổi này chúng ta đã nhìn thấy gương mặt người nào khi gần tiếp cận với Chúa trơ như đá chưa? Chúng ta đã ngồi bên cạnh giường một người trong gia đình hay bạn bè đang hấp hối nhất định chịu đau khổ để làm gương cho con cháu hay người thân đang buồn phiền, hay cho một người nào không cùng tín ngưởng với họ. Chúng ta đã cầu nguyện với họ, với tấm gương can đảm và lòng trung thành của họ. Đã thêm năng lực cho chúng ta tin tưởng vào Thiên Chúa, ngay cả những lúc khốn khổ tận cùng. Chúng ta thấy "gương mặt trơ như đá" của thánh Oscar Romero vẫn tiếp tục rao giảng ngay cả sau khi nhận được lời đe dọa sẽ bị giết. Đời sống Đức Tổng Giám Mục Romero cho dân ngài đã thêm năng lực cho cả những ai cùng làm việc với ngài, và cả toàn quốc cùng chịu đau khổ trong cảnh lao tù trong đất nước của họ. Chắc chúng ta còn nhớ gương mặt ông Nelson Mandela ở Nam Phi khi ông ta bước ra khỏi tù sau bao nhiêu năm bị khổ sai. Gương mặt của ông ta là gương mặt của một người đã chịu cực khổ lâu ngày trông như đá. Gương mặt ông ta không phải để trả thù mà chỉ để nhìn thấy công lý cho những người đã bị oan sai. Các bạn đã bao giờ thấy hình bà Dorothy Day ngồi trên một cái ghế nhỏ để phản đối cho người nghèo hay không? Bà ta là một phụ nữ ốm yếu ngồi giữa được hai người cảnh sát đứng hai bên. Bà ta ngồi đó hàm bạnh ra và cái nhìn cương nghị. “Tôi có gương mặt trơ như đá và không hề biết hổ thẹn”.

Mặt "trơ như đá" không có nghĩa là cắn răng chịu đựng để vượt qua cơn đau khổ khó khăn; để chịu cực nhọc cho đến khi đau đớn chấm dứt. Nó cũng chỉ là xung đột nội tâm của bản thân để đương đầu với tình huống không thể chịu đựng được để chống lại một vụ việc không công bằng. Trong tuần lễ này chúng ta sẽ trông tháy gương mặt trơ như đá của Chúa Giêsu trong khi Ngài đối mặt với những lực lượng chống đối của ác quỷ để đưa Ngài đến cỏi chết Ngài. Chúng ta sẽ thấy thông qua các bài đọc nói về sự thương khó giá trị mà Ngài sẽ phải trả trong khi Ngài tiếp tục lời rao giảng và việc thi hành sứ vụ của Ngài. Cũng như người tôi tớ của ngôn sứ Isaia, Chúa Giêsu có gương mặt trơ như đá. Ngài đã có gương mặt như thế trong một thời gian dài cho đến bây giờ. Thí dụ trong phần đầu của phúc âm thánh Mátthêu "Từ lúc đó, Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ..." (Mt 16:21) Đó là lúc chúng ta trông thấy Chúa Giêsu trong phúc âm hôm nay. Ngài vào Giêrusalem, nhất quyết thi hành theo thánh ý của Cha Ngài. Người tôi tớ trung kiên đưa ra gương mặt " trơ như đá".

Chúa Giêsu là người tôi tớ như ngôn sư Isaia, nói cho dân chúng đang ở trong kiếp lưu đày. Sự lưu đày của họ là do bởi tội lỗi họ. Và Chúa Giêsu là người “biết lựa lời nói” để nâng đỡ ai rã rời kiệt sức. Nhưng, họ vẫn còn muốn sống sai lệch trong quan điểm sai của họ về Thiên Chúa và sự thánh thiện của Ngài, và họ cho là: họ thà bị giam cầm trong sự tự cao tự đại của mình còn hơn là sống theo sự công chính. Nhưng, bất chấp sự chống đối mà Chúa Giêsu đã gặp, Ngài vẫn tiếp tục nhiệm vụ của Ngài, là vẫn trung kiên với sứ mệnh, là "lựa lời nói để nâng đỡ ai rã rời kiệt sức".

Trong khi chúng ta thấy sự việc xãy ra trong tuần này, chúng ta đem gương mặt chúng ta nếu không trơ như đá, thì không thể dấn thân vào sự việc. Chúng ta đã không luôn luôn sẵn sàng đứng vững trong đức tin của chúng ta nhưng lại muốn những người khác xung quanh chúng ta chấp nhận chúng ta. Chúng ta thú nhận là chúng ta đã yếu đuối những khi chúng ta cần phải đứng vững. Chúng ta đã nguội lạnh khi phúc âm kêu gọi chúng ta hy sinh và dấn thân. Chúng ta thà không nghe tất cả những điều Chúa Giêsu nói về hy sinh để vác cây thập giá vì danh Ngài. Vì Chúa Giêsu đã đưa gương mặt Ngài trơ như đá để làm việc cần phải làm vì chúng ta. Chúng ta cảm thấy được nâng đỡ trong tuần này. Những ngày đặc biệt này cho chúng ta dịp nghe lại lần nữa lời kêu gọi theo Chúa Giêsu trên đường Ngài đi đến đời sống mới. Trong khi những ngày này đi đến cuối cùng, và chúng ta nghe lại tin mừng sự sống lại của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ được tràn đầy hy vọng và cùng nhau, vào ngày lễ Vọng Phục Sinh, lập lại lời hứa lúc được rửa tội.

Điều gì nâng đỡ và làm mới lại người Tôi Tớ trong sách của Isaia? Đó là việc người Tôi Tớ mở lòng lắng tai nghe Lời của Thiên Chúa, và với kinh nghiệm đó "sáng sáng Người đánh thức tôi". Người Tôi Tớ với tinh thần giữ trách nhiệm chẳng rút lui là bởi sức lực bên trong do Thiên Chúa ban cho hằng ngày. Người Tôi Tớ hiểu điều đó cho mình và loan báo cho những người khác là Thiên Chúa là Đấng luôn luôn sẵn sàng tha thứ. Đó là Đức Chúa mà chúng ta gặp trong tuần này, trong lúc chúng ta gặp Chúa Giêsu là Đấng sống trong vai trò Ngài là Tôi Tớ của Thiên Chúa.

Vì lòng trung thành của Chúa Giêsu, chúng ta cũng có thể sống trung thành với đời sống phục vụ. Chúng ta có thể tiếp tục phục vụ ngay sau khi ánh sáng mở đầu qua đi. Chúng ta không được chán nản ngay cả khi giáo hội buông thả chúng ta. Chúng ta vui lòng sẵn sàng chịu thử thách trong trường hợp mới, mặc dù chúng ta đã gặp những thử thách đó nhiều lần rồi. Tuần này chúng ta lại được huấn luyện cách biết nói lời nâng đỡ "giúp đỡ những ai rã rời kiệt sức". Những ai rã rời vì cảnh gia đình rối răm, vì nghèo khó, vì vô gia cư, vì việc làm ít lương, vì bạo lực, vì chiến tranh, vì lo sợ và vì bệnh tật kéo dài hay vì cảnh người thân thương hấp hối lâu dài. Chúng ta cũng có thể nói năng thay cho những người đau khổ ở những nơi họ không được nghe đến hay ở những nơi nỗi khốn cực của họ không được ai để ý đến.

Tuần này Chúa Giêsu đi vào thành thánh. Những người đón chào Ngài muốn thấy vinh quang của Ngài. Họ sẽ chán nản, vì sự kiện đến với họ một cách bất ngờ, không biết trước được - là vâng lời và phục vụ Thiên Chúa. Trong khi họ không thấy vinh quang của Chúa Giêsu, chúng ta thấy được. Thiên Chúa đã bằng lòng lãnh sự đau khổ như loài người, và Ngài chọn đi chặng đường chúng ta đi. Vì việc chúng ta tham dự vào phụng vụ tuần này, chúng ta sống mật thiết với Chúa Kitô. Chúa Giêsu sẵn sàng lãnh nhận thương khó của Ngài. Điều đó có ý nghĩa là tất cả những nơi có người vô tội bị đau khổ đều là nơi thánh thiện. Tuần này nhắc chúng ta nhớ là chúng ta sẽ gặp nơi thánh thiện ở bất kỳ nơi nào và lúc nào. Chúng ta sẵn sàng là người dấn thân vào sự đau khổ và chiến đấu của kẻ khác. Và hơn nữa, chúng ta học hỏi nơi Chúa Giêsu là sự đau khổ thay cho người khác hay cùng với họ chịu đau khổ trong Thiên Chúa và đã có thể đem đến sự chữa lành.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

PALM /PASSION SUNDAY -C-
LUKE 19: 28-40 (Procession with Palms)
Isaiah 50: 4-7; Psalm 22; Philippians 2: 6-11; Luke 22:14 -23:56

What does a "face like flint" look like? That’s the description of the servant Isaiah describes in our first reading. The prophet is speaking to people in Babylonian exile and promises a time when God will put an end to their suffering and humiliation. This is the third of four "Servant Songs" in which Isaiah describes the person who will be God’s instrument for deliverance. So, we hear the servant say today, "I have set my face like flint, knowing that I shall not be put to shame."

I have seen that flinty face in athletes. It is the determined and set features of the marathon runner in the midst of a long race. A fourteen year old gymnast shows her flinty face as she stares up at the high bar before she launches into her medal-contending program. Isaiah tells us that this is the expression on the face of the prophet God has chosen for a very difficult mission. This is one who has... "a well-trained tongue, that I might know how to speak to the weary a word that will rouse them."

The servant’s charge is to speak to his people in slavery who are weary of hearing promises of a deliverance that never seems to materialize. They are wearing out in exile, even hesitant to put trust in the good news the prophet has for them. The servant’s message is not received; he is not only suffering physical pain ("I gave my back to those who beat me...."), but ridicule and ostracization as well. Though the servant has been humiliated in God’s service, he trusts God will vindicate him. While there is nothing but rejection for him, he relies on God for the strength to keep going day after day; for he will not give up his mission.

Haven’t we seen the flinty face of God’s servants in our own time? We have sat by the bedsides of dying family members and friends who were determined in their suffering to set good example for their grieving children and loved ones – some who might not share their faith. We have prayed with them and, by their courageous and faithful example, have been strengthened ourselves to trust in God, even in dire circumstances. We saw the "face set like flint" of St. Oscar Romero who continued to preach, even after he received death threats. The life he gave for his people strengthened the resolve both of his coworkers and a whole nation of suffering ones in exile in their own land. Remember Nelson Mandela’s face as he walked out of prison after so many years doing hard time? His was the face of long-suffering and flint. He set his face not to revenge, but to seeing justice done for those who had been wronged. Did you ever see the photograph of Dorothy Day as she sat on a little chair at a protest for the poor somewhere? A seeming-frail old woman, flanked by two beefy police officers. There she was, with that determined, set jaw and steadfast look. "I have set my face like flint, knowing that I shall not be put to shame."

A "flinty face" doesn’t just mean gritting your teeth to get through a difficult period; bearing the discomfit and pain until its over. It isn’t just bracing oneself and resisting an intolerable or unjust situation. We will see a flinty face in Jesus this week as he faces the obstinate forces of resistance and evil that will put him to death. We will see, through the passion narratives, the cost he will pay as he follows through on his words and acts. Like Isaiah’s servant, Jesus too has set his face like flint. He has worn this expression for some time now. For example, we can look back to what Matthew said of him earlier in his gospel, "From that time on Jesus began to say plainly to his disciples, ‘I must go to Jerusalem and suffer much..."’ (16:21). That is where we find him in today’s gospel, entering Jerusalem, determined to fulfill his Father’s will. God’s faithful servant has set his face "like flint."

Jesus is the servant who, like Isaiah, speaks to a people enslaved. Their exile is that of sin and Jesus, a "well-trained tongue," reaches out to them, but they would rather stay imprisoned in their own notions of God and holiness and of what’s right and wrong. They are trapped in their own self-righteousness. But despite the hostility he meets, Jesus stays the course, remains faithful to his calling to "speak to the weary a word that will rouse them."

As we watch the events unfold this week, we bring our less-than flinty face, less-than committed selves. We have not always been willing to stand up for what we believe; but have preferred to be accepted by those around us. We confess that we have been: pliable when we should have stood firm; tepid when the gospel called us to commitment and sacrifice. We would rather not hear all Jesus says about denying self and taking up the cross in his name. Because Jesus did turn his face like flint to do what needed to be done for us, we find relief this week. These special days offer us an chance to hear afresh our calling to join Jesus on his path to new life. As these days come to a close and we hear again the good news of his resurrection, we will be filled with hope and together renew our baptismal promises at the Vigil service.

What sustains and renews Isaiah’s Servant? It is his openness to God’s Word and his experience that, "Morning after morning God opens my ears." The servant’s strong sense of commitment to the task God has given comes from the interior strength God renews in him each day. He discovers for himself and proclaims to others the God who is always willing to speak again and always willing to forgive. And that is the God we meet this week as we are present to Jesus’s living out of his role as God’s servant.

Because of Jesus’ fidelity we can live faithful lives of service: we can continue to minister even after the initial glow is gone; we are not dissuaded, even when the institutional church lets us down; we are willing to face challenges in a new setting, even though we faced the same ones so many times before. A well-trained tongue is given us again this week, to "speak to the weary": those weary from constant family strife, poverty, homelessness, low-paying jobs, violence, war, fear and the ongoing illness, or slow dying of a loved one. We can also speak on behalf of the weary in settings where they may not be listened to, or where their weariness is ignored.

Jesus enters the holy city this week. The people who welcomed him wanted to see his glory. They would be disappointed, because it would come to them in a way they would not recognize – in obedience and service to God. While they didn’t see his glory, we do. God has chosen to take on our pain as a human, chosen to walk our path. By our presence at these liturgies this week we enter into a special union with Christ. Because Jesus was willing to enter into his suffering, that means every place innocence suffers is holy ground. This week reminds us that we will discover holy ground whenever and wherever we are willing to become personally engaged in the pain and struggle of others. In addition, we learn from Christ that suffering on behalf of another or standing with those suffering, can bring healing.
 
Thập giá đòi hỏi lòng quả cảm
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
16:50 11/04/2019
Chúa Nhật LỄ LÁ

Hôm nay với nghi thức làm phép và rước lá, tưởng niệm việc Chúa Giêsu tiến vào Giêrusalem trong vinh quang, Hội Thánh chính thức khai mạc tuần Thánh.

Lắng nghe và suy niệm bài Thương Khó dài tường thuật biến cố tử nạn đau thương, đầy ảm đạm của Chúa Giêsu, tôi lại thấy tiếng nói của thập giá vang trong tâm hồn mình, đòi hỏi cả một nỗ lực lớn, một lòng can đảm đầy quả cảm để có thể cùng Chúa vác thập giá bước theo Chúa suốt đời mình.

Đòi hỏi về sự quả cảm đó, không chỉ riêng bạn và tôi hôm nay, ngày xưa các môn đệ của Chúa cũng đã từng phải đối diện.

Đòi hỏi của thập giá là đòi hỏi nghiêm túc đến mức khắt nghiệt, có lúc ê chề, đau đớn. Các môn đệ Chúa Giêsu đã từng hoang mang, đau đớn như thế khi chứng kiến cuộc thương khó của Thầy.

Mới mấy ngày trước đây, dân chúng còn dành cho Thầy một vinh dự quá lớn khi đón tiếp Thầy vào thủ đô, vậy mà ngay sau đó, người ta đã trở mặt nhanh chóng và lạnh lùng.

Thay cho sự tiếp đón, bay giờ người ta dành cho Thầy những trận đòn độc ác đến ngỡ ngàng. Những trận đòn tàn nhẫn cứ y như là bao nhiêu nỗi căm hờn, sự tức tối, thù ghét chất chứa bao nhiêu năm tháng bây giờ được dịp bung ra dồn vào đầu ngọn roi, vào mọi lời sỉ vả, chửi bới, dồn vào những mũi đinh nhọn hằn học giết chết Thầy…

Hóa ra phút vinh quang của ngày lễ Lá chỉ là một ánh chớp thoáng qua rồi lịm tắt.

Đâu hết rồi cảnh huy hoàng của những người ái mộ trải áo, lót lá xuống đường nghênh đón Vua Trời? Đâu hết rồi những lời tung hô dậy trời: “Hoang hô con vua Đavit, chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến ; hoang hô trên các tầng trời”? Đã biến đi đâu cảnh náo động đến tưng bừng khắp Giêrusalem khi “Tiên tri Giêsu” tiến vào thành?

Cứ như thế, niềm vui vừa mới chớm, nỗi khổ đã lên ngôi. Niềm vui sao mà nhỏ bé, còn nỗi buồn sao cứ ngất cao đầy ứ lòng người. Các môn đệ thấy hết, chứng kiến hết. Vậy đó, vinh quang chỉ là những ánh chớp, còn nỗi buồn cứ giăng mắc không thương tiếc. Không thể đối diện với nó, các môn đệ chỉ còn biết trốn chạy.

Cuộc thương khó vượt quá tầm hiểu biết, vượt lên trên mọi lý lẽ của mình, bởi sức người khó có thể chấp nhận được vì sao Đấng là Thiên Chúa làm người lại có thể bị vùi giập đến tan nát như thế?

Càng không thể hiểu, các môn đệ càng sợ hãi, càng mất tất cả niềm hy vọng, mất tất cả sinh lực sống. Các môn đệ Chúa Giêsu trở thành những kẻ bi quan, khiếp đảm, bạc nhược.

Nhưng đâu chỉ có thế, đòi hỏi của thập giá là đòi hỏi cá nhân, dành cho mỗi một người, cần sự đáp trả bằng lòng trung thành của mỗi một người.

Để chấp nhận thập giá và để đáp ứng mọi đòi hỏi của thập giá, chỉ có một điều kiện duy nhất, cũng là điều kiện tiên quyết, đó chính là lòng yêu mến thâm sâu và cá vị với Chúa Giêsu.

Thánh Gioan tông đồ, Đức Maria là những người có tâm hồn chan chứa lòng yêu mến ấy. Chính vì lòng yêu mến cá vị này, mà cả hai: Đức Mẹ và thánh Gioan đã can đảm chứng kiến đến giây phút sau cùng nỗi đau của thập giá mà Chúa Giêsu đã chấp nhận suốt đời của Người cho đến đỉnh cao là cái chết bi thương trên đồi Sọ.

Bởi thập giá Chúa Giêsu phải gánh lấy đâu chỉ là cây thập giá bằng gỗ trên đường thương khó, mà nó còn là cây thập giá suốt chiều dài trên đường dương thế của Người.

Chứng kiến đến cùng bằng sự nhìn ngắm thẳm sâu và bằng tình yêu hiệp thông mật thiết cách cá vị như thế, chính là lúc Mẹ Maria cũng như thánh Gioan tông đồ đã cùng kề vai vác thập giá với Chúa.

Chính trong tình yêu, nỗi đau hay niềm vui của người này trở thành nỗi đau hay niềm vui của người kia. Bởi đó ta có thể nói, trong lòng yêu mến cá vị của mình, thập giá của Chúa chính là thập giá của Đức Maria, của thánh Gioan khi đi bên cạnh Chúa Giêsu.

Cũng là người môn đệ của Thầy Giêsu trong cuộc đời này, chắc chắn đòi hỏi của thập giá đã và sẽ tiếp tục không khước từ chúng ta.

Theo Chúa giữa lúc Chúa được tung hô, chẳng khó gì. Nhưng tiếp tục theo Chúa và ở lại với Chúa giữa lúc Chúa bị loại trừ, bị bách hại là một khó khăn lớn. Càng dấn bước theo Chúa sâu xa bao nhiêu, đòi hỏi của thập giá càng lớn lao, mạnh mẽ và dữ dội bấy nhiêu.
Chúng ta hãy nhìn lên Đức Maria, nhìn mẫu gương của thánh Gioan tông đồ mà cố gắng hiến dâng tình yêu, hiến dâng lòng trung thành của mình.

Hoặc nếu đã có lần nào ta va vấp trong cuộc đời, thì hãy nhìn mẫu gương của mười tông đồ còn lại, là những người đã từng khiếp đảm trốn chạy, nhưng cũng đã lấy lại niềm tin để tiếp tục sống trung thành.

Những tấm gương ấy sẽ tạo thêm nghị lực cho mình, đủ sức đứng lên làm lại những gì đã mất.

Mẫu gương trung thành của Đức Mẹ, của các thánh tông đồ phải là bài học thường xuyên liên tục suốt đời Kitô hữu của bạn và của tôi.

Nguyện xin Đức Mẹ, xin các thánh Tông đồ cầu bàu cho chúng ta, để chúng ta hoàn thành những đòi hỏi của thập giá suốt cuộc đời mình cách xuất sắc nhất.

 
Hào Quang Thập Giá
Lm Vũđình Tường
21:40 11/04/2019
Giáo Hội mừng kính trọng thể Chúa Nhật Lễ Lá một tuần trước Chúa Nhật Phục Sinh. Mừng kính trọng thể bởi Chúa Nhật Lễ Lá khởi đầu Tuần Thánh. Bởi Đức Kitô tiến vào Thành Thánh lần sau hết trong cuộc đời rao giảng công khai của Ngài. Trong ngày Chúa Nhật Phục Sinh, Kitô hữu mừng kính hết sức trọng thể, long trọng. Bởi Đức Kitô, qua sự chết và sống lại của Ngài mang lại sự sống trường sinh cho nhân loại. Bởi tội lỗi của nhân loại đuợc Thiên Chúa xoá bỏ. Bởi sức mạnh của thần chết bị huỷ diệt, tiêu tan và bởi Kitô hữu trở thành dân riêng của Thiên Chúa, giòng giống được tuyển chọn, được thừa hưởng thành quả chiến thắng Phục Sinh vinh quang của Đức Kitô.

Đức Kitô cỡi lừa tiến vào thành thánh Jerusalem. Dân chúng hai bên đường tưng bừng chào đón Ngài. Họ bẻ cành lá vệ đường, tay vẫy chào, miệng ca hát, chân múa nhảy mừng. Có kẻ cởi áo choàng trải đường nơi Đức Kitô đi qua. Khi sai các môn đệ đi mượn lừa về Ngài nói với các ông nếu chủ con lừa hỏi thì đáp 'Thầy cần đến'. Lk 19,31. Chữ 'Thầy' trong trường hợp này có thể hiểu Đức Kitô là 'Thầy' của sự sống và 'Thầy' của sự chết và là 'Thầy' của muôn loài, muôn vật. Điều này thể hiện rõ hơn khi chính quyền địa phương lấy lí do giữ gìn an ninh trật tự công cộng không cho dân chúng ca hát, nhảy mừng, chào đón Đức Kitô như vị vua của họ. Đức kitô lên tiếng 'nếu các ông không cho những người này ca hát thì những sỏi đá bên đường sẽ lên tiếng ca tụng Đức Chúa'. Lk 19,40. Là vua của dân chúng, thay vì dân chúng đến với vua, Đức Vua Kitô đến với họ, gần gũi họ. Ngài đến với họ rất đơn sơ nhưng không thiếu phần long trọng. Ngài đến không kèn, không trống, không cờ quạt, không biểu ngữ, không lính gác, quân canh bởi Ngài là 'Thầy' của tất cả mọi sự nên Ngài không cần đến những thứ đó. Bởi Ngài là Chúa muôn loài, muôn vật nên không điều gì xảy ra cho Ngài ngoài í định của Ngài. Điều này thể hiện qua việc chính quyền nhiều lần âm mưu tìm bắt Ngài nhưng không thực hiện được quỉ kế bởi giờ Ngài chưa đến, chính Ngài nhiều lần xác nhận điều đó 'giờ Ta chưa đến'. Việc Đức Kitô vào thành thánh, việc Ngài chịu khổ nạn và sống lại vinh quang đều nằm trong chương trình của Ngài. Người lãnh đạo không cỡi chiến mã mà cỡi lừa là dấu chỉ của hoà bình, của gần gũi dân chúng, dấu chỉ của bình an. Đức Kitô là vua bình an như tiên tri Isaiah 9:6 tiên báo. Cành lá vệ đường vừa nhiều, vừa tiện lại không phải mua, và gần gũi với mọi người. Dân chúng dùng cành lá chào đón, tuy đơn sơ nhưng không kém phần long trọng, theo nghi lễ. Cởi áo trải đường cho Đức Kitô đi qua là dấu chỉ của lòng mến chân thành, dấu chỉ của kính trọng. Dân chúng sẵn sàng dâng hiến tất cả, không tiếc gì, ngay cả chiếc áo ấm thân cũng mang tặng Đức Kitô. Đây chính là hành động của tôn kính, thờ lậy. Hosana, ngôn ngữ địa phương có nghĩa là 'đến cứu'. Quả thực Đức Kitô đến cứu họ, giải thoát họ khỏi ách nô lệ của ma quỉ, của tội lỗi. Ngài không đến làm chính trị như họ lầm tưởng, giải thoát họ khỏi ách thống trị của Lamã. Ngài đến giải thoát họ khỏi án phạt đời đời, ban cho họ sự sống trường sinh. Ngài chịu chết thay cho nhân loại, thực hiện sự công chính của Thiên Chúa. Bởi con người phạm tội, cần đền tội và bởi tội con người lớn hơn họ có thể đền bù, nên Đức Kitô tự nguyện đền thay cho nhân loại, vì thế sự chết của Ngài nằm trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Người ta có thể thắc mắc Đức Kitô chết để trả sự công chính cho ai? Thưa trả cho chính Ngài bởi Ngài là Đấng Công Chính. Tự mình đền bù cho mình là điều chúng ta thường thực hiện trong cuộc sống. Thí dụ, một số cha mẹ vì công ăn việc làm không đủ giờ gần gũi con cái. Vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, hay mừng lễ Giáng Sinh, Phục Sinh, họ hay tặng cho con những món quà đắt giá như là hình thức lấy lại công bằng cho con cái. Đức Kitô vì yêu thương nhân loại cũng tự nguyện chết thay cho nhân loại để giao hoà với đức công chính của Chính Ngài.

Tuần Thánh chúng ta cảm tạ Đức Chúa chết thay để ban sự sống trường sinh cho chúng ta và nhận chúng ta làm nghĩa tử trong nước Chúa.

TiengChuong.org

Power of The Cross

Palm Sunday marks the beginning of Holy Week, and it is the last Sunday before Easter. On Palm Sunday, we commemorate Jesus' triumphal entry into Jerusalem. On Easter Sunday, we celebrate with even more joy than ever, because Jesus, our Saviour and Eternal King, gained eternal life for us. His sacrificial death on the cross removes our sin. His resurrection destroyed the power of death. We are his children. We share His victory and are heirs of His kingdom.

On Palm Sunday we commemorate that Jesus rode on a donkey to enter Jerusalem, the Holy City. People stood on the roadside and made him feel welcome with great joy. They sang at the top of their voices, singing 'Hosanna', and while their hands waved the palm leaves, their feet danced for joy. Some took off their cloaks, and placed them on the path on which Jesus was going to pass.

When Jesus told his disciples to get the donkey, He referred to himself as 'The Master'. In this context, the word 'Master' indicates that it is Jesus who is the Master of the entire universe. Instead of people coming to Him, He came to His people in simplicity. He came not with mighty power, accompanied by armed guards, but with love and mercy, to be amongst His people. Riding on a donkey, Jesus is the symbol of peace. He is a peaceful person. He comes to His people with peaceful intentions. The Bible depicts Jesus as the Prince of Peace. Is 9:6

The palm branches were available on the roadside, easy to get and free of charge and within reach for everyone. Jesus was welcomed with simplicity but not without joy and goodness and respect. The throwing of the crowd's cloaks on His path was the visible sign of heartfelt love for their Master. They gave Him everything they had without reserve. It was an act of paying homage and worship. They welcomed Jesus with great joy as their Leader, their king and Messiah. The singing 'Hosanna' meant they were hailing Jesus as King. The word means 'save now'. People were looking at Him as their King, and hoped that, He would lead them to overthrow the Roman Rulers, and restore Israel's independence. They misunderstood that Jesus' mission on earth had nothing to do with any political power. Jesus took on himself a different kind of mission. Jesus' mission was to restore God's love deep buried in a human heart. His mission was to free His people from slavery to sin, and the power of darkness. His mission was to offer eternal love and salvation for mankind. Jesus has reversed the meaning of the cross; before His resurrection, the cross was the symbol of capital condemnation; after His resurrection, the cross becomes the symbol of everlasting joy and eternal love.
In this Holy Week, we give our heartfelt thanks to Jesus for the salvation Jesus has gained for us.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Bênêđíctô XVI lên tiếng: Giáo Hội và Tai tiếng Lạm dụng Tình dục
Vũ Văn An
00:15 11/04/2019


Theo National Catholic Register, trong tuyên bố ý nghĩa nhất kể từ ngày từ nhiệm ngôi giáo hoàng năm 2013, Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI vừa viết 1 tiểu luận khá dài về nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục trong đó, ngài giải thích điều ngài cho là gốc rễ của cuộc khủng hoảng, hậu quả nó tạo cho chức linh mục và Giáo Hội nên đáp ứng tốt nhất ra sao.

Trong bài tiểu luận dài hơn 6,000 chữ này, được đăng ngày 11 tháng Tư, 2019, trên nguyệt san Klerusblatt, một tập san ở vùng Bavaria, Đức, Đức Bênêđíctô thứ 16 chủ yếu đổ lỗi cho cuộc cách mạng tình dục và việc sụp đổ nền thần học luân lý Kitô giáo sau Công Đồng Vatican II. Hai điều này đã phá hoại nền huấn luyện trong các chủng viện trước Vatican II.

Chúng tôi xin chuyển ngữ trọn bài tiểu luận của ngài:

Từ ngày 21 đến 24 tháng 2, theo lời mời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, các chủ tịch của các Hội Đồng giám mục thế giới đã tập trung tại Vatican để thảo luận về cuộc khủng hoảng đức tin và Giáo hội hiện nay; một cuộc khủng hoảng được cảm nghiệm trên toàn thế giới sau những tiết lộ gây ngỡ ngàng về nạn giáo sĩ lạm dụng gây ra cho các trẻ vị thành niên.

Phạm vi và mức độ nghiêm trọng của các biến cố được báo cáo đã khiến các linh mục cũng như giáo dân vô cùng buồn bã, và đã khiến nhiều người phải đặt nghi vấn đối với chính Đức tin của Giáo hội. Cần phải gửi đi một thông điệp mạnh mẽ, và tìm kiếm một khởi đầu mới, để làm cho Giáo hội một lần nữa thực sự đáng tin cậy như một ánh sáng giữa các dân tộc và như một lực lượng phục vụ chống lại sức mạnh hủy diệt.

Vì bản thân tôi đã từng phục vụ trong một vị trí trách nhiệm với tư cách là mục tử của Giáo hội tại thời điểm bùng nổ công khai cuộc khủng hoảng, và trong thời gian dẫn tới nó, tôi đã phải tự hỏi mình - mặc dù nay, với tư cách hưu trí, tôi không chịu trách nhiệm trực tiếp nữa - tôi có thể đóng góp được gì vào một khởi đầu mới.

Do đó, sau khi cuộc họp của các chủ tịch của các hội đồng giám mục đã được công bố, tôi đã thu thập một số ghi chép nhờ đó tôi có thể đóng góp một hoặc hai nhận xét để hỗ trợ trong giờ phút khó khăn này.

Sau khi liên lạc với Quốc vụ khanh, Đức Hồng Y [Pietro] Parolin và Đức Thánh Cha [Đức Giáo Hoàng Phanxicô], điều xem ra thích hợp là ấn hành bản văn này trên Klerusblatt [một tập san định kỳ hàng tháng cho hàng giáo sĩ tại hầu hết các giáo phận xứ Bavaria].

Công trình của tôi được chia thành ba phần.

Trong phần thứ nhất, tôi nhằm trình bày ngắn gọn bối cảnh xã hội rộng lớn hơn của vấn đề, mà nếu không, ta không thể hiểu nổi nó. Tôi sẽ cố gắng chứng tỏ rằng trong những năm 1960, một biến cố lớn đã xảy ra, với quy mô chưa từng có trong lịch sử. Có thể nói rằng trong 20 năm từ 1960 đến 1980, các tiêu chuẩn quy phạm trước đây về tính dục đã sụp đổ hoàn toàn, và một sự bình thường mới đã nảy sinh mà cho đến nay đã trở thành chủ đề cho nhiều cố gắng ngăn chặn.

Trong phần thứ hai, tôi nhấn mạnh các hậu quả của tình huống này đối với việc đào tạo các linh mục và cuộc sống của các ngài.

Cuối cùng, trong phần thứ ba, tôi muốn khai triển một số viễn ảnh cho một đáp ứng thích đáng về phía Giáo hội.

Phần I

(1) Vấn đề bắt đầu với việc dẫn nhập, được nhà nước ra lệnh và hỗ trợ, các trẻ em và người trẻ vào bản chất tính dục. Ở Đức, Bộ trưởng Y tế lúc đó, bà [Käte] Strobel, đã cho làm một bộ phim trong đó mọi thứ trước đây không được phép trình chiếu công khai, bao gồm cả việc giao hợp tính dục, giờ đây được chiếu nhằm mục đích giáo dục. Điều ban đầu chỉ nhằm giáo dục giới tính cho người trẻ sau đó đã được chấp nhận rộng rãi như một giải pháp khả thi.

Hiệu quả tương tự đã đạt được bởi cuốn “Sexkoffer” được xuất bản bởi chính phủ Áo [Một “vali” gây tranh cãi về các tài liệu giáo dục giới tính được sử dụng trong các trường học của Áo vào cuối những năm 1980]. Các bộ phim tính dục và khiêu dâm lúc đó đã trở thành một biến cố thông thường, đến mức chúng được chiếu tại các rạp chiếu phim thời sự [Bahnhofskinos]. Tôi vẫn còn nhớ, khi cuốc bộ qua thành phố Regensburg, được thấy rất đông người xếp hàng trước một rạp chiếu phim lớn, một điều mà trước đây chúng ta chỉ thấy trong thời chiến, lúc người ta chờ mong một cuộc phân phối đặc biệt nào đó. Tôi cũng nhớ đến thành phố vào Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1970 và thấy mọi bảng quảng cáo được dán lên với một tấm áp phích lớn hình hai người hoàn toàn khỏa thân đang ôm sát lấy nhau.

Trong số các quyền tự do mà Cách mạng năm 1968 tìm cách đấu tranh là quyền tự do tính dục hoàn toàn này, một thứ không còn thừa nhận bất cứ quy tắc nào nữa.

Sự sụp đổ tinh thần cũng liên quan đến xu hướng thích bạo lực. Đó là lý do tại sao phim tính dục không còn được phép sử dụng trên máy bay vì bạo lực sẽ bùng phát trong cộng đồng hành khách nhỏ. Và vì quần áo thời đó cũng gây ra sự gây hấn không kém, nên các hiệu trưởng các trường cũng đã cố gắng áp dụng đồng phục học sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường học tập.

Một phần diện mạo (physiognomy) của cuộc Cách mạng năm 68 là việc lúc đó, người ta cũng chẩn đoán ấu dâm là điều được phép và thích đáng.

Đối với những người trẻ tuổi trong Giáo hội, nhưng không chỉ đối với họ, đây là một khoảng thời gian rất khó khăn xét về nhiều phương diện. Tôi đã luôn tự hỏi làm thế nào những người trẻ tuổi trong tình huống này có thể tiếp cận chức linh mục và chấp nhận nó, với tất cả các hệ lụy của nó. Sự sụp đổ sâu rộng của thế hệ linh mục tiếp theo trong những năm tháng đó và số lượng hoàn tục rất cao là hậu quả của tất cả những khai triển này.

(2) Đồng thời, độc lập với sự khai triển này, thần học luân lý Công Giáo đã chịu một sự sụp đổ khiến Giáo hội không thể chống lại những thay đổi này trong xã hội. Tôi sẽ cố gắng phác thảo ngắn gọn quỹ đạo của sự khai triển này.

Cho đến Công đồng Vatican II, thần học luân lý Công Giáo chủ yếu được xây dựng trên luật tự nhiên, trong khi chỉ có Sách Thánh được trích dẫn làm nền tảng hoặc để chứng minh. Trong cuộc đấu tranh của Công đồng nhằm một sự hiểu biết mới về Mặc Khải, giải pháp luật tự nhiên phần lớn đã bị từ bỏ và một nền thần học luân lý hoàn toàn dựa trên Kinh thánh đã được yêu cầu.

Tôi vẫn còn nhớ cách phân khoa Dòng Tên ở Frankfurt đã huấn luyện một Cha trẻ có năng khiếu cao (Bruno Schüller) nhằm mục đích khai triển một nền luân lý hoàn toàn dựa trên Kinh thánh. Luận án tuyệt vời của Cha Schüller cho thấy bước đầu tiên hướng tới việc xây dựng một nền luân lý dựa trên Kinh thánh. Cha Schüller sau đó được gửi sang Mỹ để nghiên cứu thêm và trở về với việc nhận ra rằng từ Kinh thánh mà thôi, một nền luân lý không thể được phát biểu một cách có hệ thống. Sau đó, ngài đã thử một nền thần học luân lý thực dụng hơn, nhưng không thể cung cấp được một câu trả lời nào cho cuộc khủng hoảng luân lý.

Cuối cùng, chủ yếu chỉ còn giả thuyết cho rằng luân lý được chuyên nhất quyết định bởi mục đích của hành động con người đang thịnh hành mà thôi. Dù cụm từ xưa “mục đích biện minh cho phương tiện” không được xác nhận ở dạng thô thiển này, nhưng cách suy nghĩ của nó đã trở thành dứt khoát. Do đó, không còn bất cứ điều gì có thể tạo nên một điều tốt tuyệt đối nữa, cũng như không còn bất cứ điều gì xấu xa từ căn bản nữa; [có thể] chỉ còn các phê phán giá trị tương đối mà thôi. Không còn điều tốt [tuyệt đối], mà chỉ còn điều tương đối tốt hơn mà thôi, tùy theo thời điểm và hoàn cảnh.

Cuộc khủng hoảng về công chính hóa và việc trình bày luân lý Công Giáo đã đạt đến tỷ lệ bi thảm vào cuối các thập niên 80 và 90. Vào ngày 5 tháng 1 năm 1989, “Tuyên bố Cologne”, được ký bởi 15 giáo sư thần học Công Giáo, đã được công bố. Nó tập chú vào các điểm khủng hoảng đa dạng trong mối liên hệ giữa huấn quyền giám mục và nhiệm vụ của thần học. [Phản ứng đối với] bản văn này, lúc đầu không vượt quá mức phản kháng thông thường, đã nhanh chóng phát triển thành một sự phản đối kịch liệt chống lại huấn quyền của Giáo hội và tập hợp, một cách ồn ào và hiển thị, tiềm năng phản kháng hoàn cầu chống lại các bản văn tín lý dự kiến của Đức Gioan Phaolô II (x. D. Mieth, Kölner Erklärung, LThK, VI3, trang 196) [LTHK là The Lexikon für Theologie und Kirche, một Từ Vựng Thần Học và Giáo Hội” bằng tiếng Đức mà các nhà biên tập gồm Karl Rahner và Đức Hồng Y Walter Kasper].

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người biết rất rõ tình huống của thần học luân lý và theo sát nó, đã ủy nhiệm việc viết một thông điệp để điều chỉnh các điều này. Nó được công bố dưới tựa đề “Veritatis splendor” (Chói Ngời Chân Lý) vào ngày 6 tháng 8 năm 1993, và nó đã làm nổ ra nhiều phản ứng dữ dội từ phía các nhà thần học luân lý. Trước nó, “Sách Giáo lý Giáo hội của Giáo Hội Công Giáo” một cách thuyết phục và có hệ thống, đã trình bày nền luân lý như đã được Giáo hội công bố.

Tôi sẽ không bao giờ quên nhà thần học luân lý người Đức lúc bấy giờ Franz Böckle, người đã trở về quê hương Thụy Sĩ sau khi nghỉ hưu, đã tuyên bố trước những quyết định có thể có của thông điệp “Veritatis splendor” rằng nếu thông điệp xác định rằng có những hành động vốn luôn luôn và trong mọi trường hợp được xếp loại là xấu xa, ngài sẽ thách thức nó bằng mọi nguồn lực ngài đang có trong tay.

Chính Thiên Chúa, Đấng Thương Xót, đã tha cho ngài khỏi phải đưa quyết tâm của ngài ra thực hành; Böckle qua đời vào ngày 8 tháng 7 năm 1991. Thông điệp được công bố vào ngày 6 tháng 8 năm 1993 và quả thực có bao gồm lời xác định rằng có những hành động không bao giờ có thể trở nên tốt được.

Đức Giáo Hoàng đã ý thức đầy đủ tầm quan trọng của quyết định này vào lúc đó và về phần này của bản văn, ngài đã một lần nữa tham khảo ý kiến các chuyên gia hàng đầu, những người không tham gia vào việc biên tập thông điệp. Ngài biết rằng ngài không còn nghi ngờ gì nữa về sự kiện: việc tính toán luân lý (motal calculus) liên quan đến việc cân bằng các điều tốt phải tôn trọng một giới hạn sau cùng. Có những điều tốt không bao giờ bị trao đổi.
Có những giá trị không bao giờ được từ bỏ để đổi lấy một giá trị lớn hơn và thậm chí vượt quá sự bảo tồn sự sống thể lý. Có việc tử vì đạo. Thiên Chúa [nói về] không hẳn chỉ là về sự sinh tồn thể lý. Một cuộc sống được mua bằng việc bác bỏThiên Chúa, một cuộc sống dựa trên lời dối trá tối hậu, không là một cuộc sống.

Phúc tử đạo là một phạm trù căn bản của sự hiện hữu Kitô giáo. Sự kiện phúc tử đạo không còn cần thiết về mặt luân lý trong lý thuyết do Böckle và nhiều người khác chủ trương cho thấy rằng bản chất của Kitô giáo đang bị đe dọa.

Tuy nhiên, giữa lúc ấy, trong thần học luân lý, một câu hỏi khác đã trở nên cấp bách: Giả thuyết cho rằng huấn quyền của Giáo hội cần có thẩm quyền sau cùng (“vô ngộ”) chỉ trong các vấn đề liên quan đến chính đức tin mà thôi, đang được chấp nhận rộng rãi; (theo quan điểm này) các vấn đề liên quan đến luân lý không nên nằm trong phạm vi các quyết định không thể sai lầm của Huấn quyền Giáo hội. Có lẽ có một điều gì đó đúng về giả thuyết này đủ để ta phải thảo luận thêm. Nhưng có một tập hợp luân lý tối thiểu gắn liền một cách không thể tháo gỡ với nguyên tắc nền tảng của đức tin và phải được bảo vệ nếu đức tin không bị giản lược thành một lý thuyết nhưng đúng hơn, được thừa nhận trong các chủ trương của nó đối với đời sống cụ thể.

Tất cả những điều trên cho thấy rõ ràng trong căn bản, thẩm quyền của Giáo hội trong các vấn đề luân lý đã bị nghi vấn như thế nào. Những người bác bỏ Giáo hội như một năng quyền giảng dạy cuối cùng trong lĩnh vực này buộc Giáo hội phải im lặng chính tại biên giới giữa sự thật và dối trá đang bị đe dọa.

Độc lập với vấn đề này, trong nhiều giới thần học luân lý, người ta đã trình bầy giả thuyết cho rằng Giáo hội không và không thể có nền luân lý riêng của mình. Lập luận của họ là mọi giả thuyết luân lý cũng phải biết các song hành trong các tôn giáo khác và do đó, một sở hữu luân lý Kitô giáo không thể hiện hữu được. Nhưng câu hỏi về bản chất độc đáo của luân lý Kinh thánh không được trả lời bởi sự kiện với mỗi câu phán định ở đâu đó, phải có một câu song hành trong các tôn giáo khác. Đúng hơn, ở đây nói về toàn bộ nền luân lý Kinh Thánh, một nền luân lý, trong chính nó, vốn mới mẻ và khác biệt so với các phần riêng lẻ của nó.

Sự độc đáo của học thuyết luân lý trong Thánh Kinh cuối cùng có định đề trong việc bám lấy hình ảnh Thiên Chúa, đức tin vào một Thiên Chúa duy nhất, Đấng đã tỏ mình ra trong Chúa Giêsu Kitô và là Đấng đã sống như một con người nhân bản. Mười điều răn là một áp dụng đức tin Kinh Thánh đối với Thiên Chúa vào cuộc sống của con người. Hình ảnh Thiên Chúa và luân lý thuộc về nhau và do đó dẫn đến sự thay đổi đặc thù thái độ Kitô giáo đối với thế giới và đời sống con người. Hơn nữa, Kitô giáo đã được mô tả ngay từ đầu bằng hạn từ hodós [tiếng Hy Lạp có nghĩa con đường, trong Tân Ước thường được sử dụng theo nghĩa nẻo đường đang tiến bước].

Đức tin là một hành trình và một nẻo đường sống. Trong Giáo hội xưa, đoàn dự tòng (catechumenate) được tạo ra như một môi trường sống chống lại một nền văn hóa ngày càng bị phi luân hóa; trong môi trường sống này, các khía cạnh khác biệt và mới mẻ của lối sống Kitô giáo được thực hành và đồng thời được bảo vệ khỏi lối sống thông thường. Tôi nghĩ rằng ngay cả ngày nay nữa, một điều gì đó như các cộng đồng dự tòng là điều cần thiết để đời sống Kitô hữu có thể tự khẳng định theo cách riêng của mình.

Phần II: Phản ứng ban đầu của Giáo hội

(1) Như tôi đã cố gắng chứng tỏ, diễn trình được chuẩn bị lâu dài và còn đang tiếp diễn nhằm triệt hạ khái niệm luân lý Kitô giáo được đánh dấu bằng một chủ nghĩa cấp tiến chưa từng có vào những năm 1960. Sự triệt hạ thẩm quyền giảng dạy luân lý của Giáo hội này nhất thiết phải có hậu quả đối với nhiều lĩnh vực khác nhau của Giáo hội. Trong bối cảnh cuộc hội họp của các chủ tịch các hội đồng giám mục từ khắp nơi trên thế giới với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vấn đề đời sống linh mục, cũng như vấn đề các chủng viện, được đặc biệt quan tâm. Liên quan đến vấn đề chuẩn bị cho thừa tác vụ linh mục trong các chủng viện, trên thực tế có một sự suy sụp sâu rộng trong hình thức trước đây của việc chuẩn bị này.

Trong các chủng viện khác nhau, các nhóm đồng tính luyến ái đã được thành lập; chúng hoạt động ít nhiều công khai và thay đổi đáng kể bầu khí trong các chủng viện. Trong một chủng viện ở miền nam nước Đức, các ứng viên chức linh mục và các ứng viên thừa tác vụ chuyên gia mục vụ giáo dân [Pastoralreferent] đã sống với nhau. Trong các bữa ăn chung, các chủng sinh và các chuyên gia mục vụ đã cùng ăn với nhau, những người kết hôn trong hàng giáo dân đôi khi có vợ con đi theo, và thỉnh thoảng cả các bạn gái của họ nữa. Khí hậu trong chủng viện này không thể hỗ trợ việc chuẩn bị cho ơn gọi linh mục được. Tòa Thánh biết các vấn đề như vậy, tuy không được thông báo chính xác. Như một bước đầu tiên, một cuộc viếng thăm tông tòa đã được sắp xếp cho các chủng viện tại Hoa Kỳ.
Vì tiêu chuẩn lựa chọn và bổ nhiệm các giám mục cũng đã được thay đổi sau Công đồng Vatican II, nên mối liên hệ của các giám mục với các chủng viện của họ cũng rất khác. Trước hết, một tiêu chuẩn để bổ nhiệm các giám mục mới giờ đây là “tính công đồng” (“conciliarity”), một hạn từ tất nhiên có thể được hiểu có ý nói đến nhiều điều khá khác nhau.

Thật vậy, ở nhiều nơi trong Giáo hội, các thái độ có tính công đồng được hiểu là có thái độ phê phán hoặc tiêu cực đối với truyền thống vốn có từ trước đến nay, mà bây giờ phải được thay thế bằng một mối liên hệ mới, hoàn toàn cởi mở với thế giới. Một giám mục, người trước đây là giám đốc chủng viện, đã sắp xếp để các chủng sinh được chiếu những bộ phim khiêu dâm, được cho là với ý định làm cho họ đề kháng các hành vi trái với đức tin.

Có những giám mục cá thể - không chỉ ở Hoa Kỳ - đã bác bỏ toàn bộ truyền thống Công Giáo và tìm cách đưa vào một thứ “tính Công Giáo” (catholicity) mới, hiện đại, trong giáo phận của họ. Có lẽ điều đáng nói là trong một vài chủng viện, các sinh viên bị bắt đang đọc sách của tôi bị coi là không thích hợp với chức linh mục. Các sách của tôi bị giấu đi, như một thứ văn học xấu xa, và chỉ được đọc dưới gầm bàn.

Cuộc Thăm viếng hiện đang diễn ra không mang đến những hiểu biết thông sáng mới, rõ ràng vì nhiều thế lực khác nhau đã hợp lực để che giấu tình hình thực sự. Một cuộc Thăm viếng thứ hai đã được sắp đặt và đã mang lại nhiều hiểu biết thông sáng đáng kể hơn, nhưng nói chung, không đạt được bất cứ tác dụng nào. Tuy nhiên, kể từ những năm 1970, tình hình trong các chủng viện nói chung đã được cải thiện. Tuy thế, chỉ có những trường hợp lẻ tẻ và mới về việc tăng cường ơn gọi linh mục được đưa ra trong khi tình hình nói chung đang rẽ sang một hướng khác.

(2) Như tôi nhớ không lầm, vấn đề ấu dâm đã không trở nên gay gắt cho đến hậu bán thập niên 1980. Trong khi đó, nó đã trở thành một vấn đề công cộng ở Hoa Kỳ, đến nỗi các giám mục ở Rôma đã tìm kiếm sự giúp đỡ, vì giáo luật, như đã được viết trong Bộ luật mới (1983), dường như không đủ để đưa ra các biện pháp cần thiết.

Thoạt đầu, Rôma và các giáo luật gia Rôma gặp khó khăn với các quan tâm này; theo ý kiến của họ, việc đình chỉ tạm thời chức vụ linh mục phải đủ mạnh để mang lại sự thanh tẩy và minh xác. Điều này không thể được các giám mục Mỹ chấp nhận, vì các linh mục như thế vẫn còn phục vụ vị giám mục, và do đó, có thể được coi là [vẫn] còn liên kết trực tiếp với ngài. Chỉ từ từ, mới bắt đầu có được một sự đổi mới và làm sâu sắc thêm Bộ luật mới đối với luật hình sự từng cố ý được xây dựng một cách lỏng lẻo.

Tuy nhiên, thêm vào đó, còn có vấn đề căn bản trong việc tri nhận luật hình sự. Chỉ có điều gọi là chủ nghĩa bảo lãnh [guarantorism, một loại chủ nghĩa bảo hộ tố tụng] mới được coi là “có tính công đồng”. Điều này có nghĩa là trước tiên, các quyền của bị cáo phải được bảo đảm, đến độ trên thực tế không còn bất cứ sự kết án nào nữa. Như một đối trọng chống lại các giải pháp bào chữa thường không thỏa đáng hiện có cho các nhà thần học bị buộc tội, quyền bào chữa của họ nhờ chủ nghĩa bảo lãnh này đã được mở rộng đến mức khó có thể kết án họ.

Cho phép tôi chèn một phụ chú (excursus) ngắn ở điểm này. Xét về qui mô hành vi sai trái ấu dâm, một lời nói của Chúa Giêsu khiến chúng ta lưu ý, đó là: “Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn” (Mc 9:42).

Cụm từ “những kẻ bé mọn” trong ngôn ngữ của Chúa Giêsu có nghĩa là các tín hữu thông thường, những người có thể bị bối rối trong đức tin của họ bởi sự cao ngạo trí thức của những người cho rằng họ thông minh. Vì vậy, ở đây, Chúa Giêsu bảo vệ kho tàng đức tin bằng một đe dọa đầy nhấn mạnh trừng phạt đối với những người làm hại kho tàng đức tin này.

Việc sử dụng câu này theo nghĩa hiện đại không tự nó sai, nhưng nó không được làm lu mờ nghĩa gốc. Theo nghĩa đó, điều trở nên rõ ràng, trái với bất cứ chủ nghĩa bảo lãnh nào, là nó không chỉ có nghĩa quyền của bị cáo là quan trọng và đòi hỏi phải có sự bảo đảm. Những sự thiện vĩ đại như Đức tin cũng quan trọng không kém.

Do đó, một điều luật cân bằng tương ứng với toàn bộ sứ điệp của Chúa Giêsu không phải chỉ cung cấp sự bảo đảm cho bị cáo, sự tôn trọng đối với họ là sự thiện hợp pháp. Nó cũng phải bảo vệ Đức tin, vốn cũng là một tài sản hợp pháp quan trọng. Do đó, một giáo luật được tạo lập đúng đắn phải chứa một bảo đảm kép - bảo vệ pháp lý cho bị cáo, bảo vệ pháp lý cho sự thiện bị đe dọa. Nếu ngày nay người ta cổ vũ được quan niệm vốn rõ ràng từ trong nội tại này, thì người ta thường sẽ không phải bận tâm khi đụng đến vấn đề bảo vệ Đức tin như một sự thiện hợp pháp. Trong ý thức khái quát của luật pháp, Đức tin dường như không được xếp vào hàng các sự thiện cần được bảo vệ. Đây là một tình huống đáng được báo động, một tình huống phải được xem xét và nghiêm túc lưu ý bởi các mục tử của Giáo hội.

Bây giờ tôi muốn thêm, vào các ghi chú ngắn ngủi về tình hình đào tạo linh mục vào lúc nổ ra cuộc khủng hoảng, một vài nhận xét liên quan đến sự khai triển giáo luật trong vấn đề này.

Về nguyên tắc, Bộ Giáo sĩ chịu trách nhiệm xử lý các tội ác của các linh mục. Nhưng vì chủ nghĩa bảo lãnh đã chi phối tình hình đến một mức lớn lao vào lúc đó, nên tôi đã đồng ý với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II rằng việc giao năng quyền đối với các tội này cho Bộ Giáo lý Đức tin là điều phù hợp, dưới tiêu đề “Delicta maiora contra fidem” (những vi phạm lớn hơn chống lại đức tin).

Sự sắp xếp trên cũng cho phép áp dụng hình phạt tối đa, tức là trục xuất khỏi hàng giáo sĩ, một điều đã không thể áp đặt dưới các quy định pháp luật khác. Đây không phải là một mưu mẹo để có thể áp dụng hình phạt tối đa, nhưng phát sinh từ tầm quan trọng của Đức tin đối với Giáo hội. Thực thế, điều quan trọng là thấy hành vi sai trái như vậy của các giáo sĩ cuối cùng làm hại đến Đức tin.

Chỉ khi nào Đức tin không còn xác định được hành động của con người, các vi phạm như vậy mới có thể có.

Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của hình phạt cũng giả thiết phải có bằng chứng rõ ràng về hành vi phạm tội - khía cạnh này của chủ nghĩa bảo lãnh vẫn còn hiệu lực.

Nói cách khác, để áp đặt hình phạt tối đa một cách hợp pháp, cần phải có một quy trình hình sự thực sự. Nhưng cả các giáo phận lẫn Tòa thánh đều bị choáng ngợp bởi một yêu cầu như vậy. Do đó, chúng ta đã xác định một bình diện tố tụng hình sự tối thiểu và bỏ ngỏ khả thể Tòa Thánh sẽ tiếp quản phiên tòa khi các giáo phận hoặc thẩm quyền giáo tỉnh không thể làm được việc này. Trong mỗi trường hợp, phiên tòa sẽ phải được tái duyệt bởi Bộ Giáo lý Đức tin để bảo đảm các quyền của bị cáo. Cuối cùng, trong Feria IV (tức là, phiên họp toàn bộ các thành viên của Bộ), chúng ta đã thiết lập một toà kháng cáo dự liệu cho khả thể kháng cáo.

Vì tất cả những điều trên thực sự vượt quá khả năng của Bộ Giáo lý Đức tin, và vì sự chậm trễ đã phát sinh, cần được ngăn chặn do bản chất của vấn đề, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiến hành nhiều cải cách hơn nữa.

Kỳ sau: Phần III
 
Trung Quốc ngăn không cho một Giám Mục tham dự Lễ Dầu với các linh mục
Đặng Tự Do
00:46 11/04/2019
Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm
Thông tấn xã Asia News có trụ sở tại Rôma cho biết bọn cầm quyền Trung Quốc đặt điều kiện với Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm (Guo Xijin - 郭希錦) là phải gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước nếu không ngài không được tham dự lễ dầu trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh với các linh mục thuộc giáo phận Phúc Ninh (Funin - 福寧) của ngài vì văn phòng tôn giáo và Mặt trận Thống nhất không công nhận ngài là một giám mục.

Cho đến cách đây vài tháng, Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm vẫn còn là Giám Mục chính tòa giáo phận Phúc Ninh, thuộc tỉnh Phúc Kiến (Fujian - 福建), được Tòa Thánh công nhận, nhưng không được bọn cầm quyền Trung Quốc nhìn nhận.

Giáo phận Phúc Ninh được thành lập vào ngày 11 tháng Tư năm 1946 từ miền Giám Quản Tông Tòa Phúc Ninh Phủ (Funingfu - 福寧府) được thành lập trước đó vào năm 1923. Sau khi chiếm được Hoa Lục, năm 1957, bọn cầm quyền Trung Quốc lập ra Hội Công Giáo Yêu Nước (中国天主教爱国会), bọn này đẻ ra nhiều giáo phận ma không được Tòa Thánh công nhận. Trong địa hạt tỉnh Phúc Kiến, họ lập ra cái gọi là giáo phận Mân Đông (Mindong - 闽东话) song song với giáo phận Phúc Ninh.

Theo thỏa thuận tạm thời giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh, giám mục trái phép Vinh Sơn Chiêm Tư Lộc (Zhan Si-lu - 詹思祿) của giáo phận Mân Đông trở thành Giám Mục chính tòa Phúc Ninh vào ngày 12 tháng 12, năm ngoái 2018, và Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm bị buộc nhường chức cho Chiêm Tư Lộc xuống làm Giám Mục Phụ Tá.

Chiêm Tư Lộc bị Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ra vạ tuyệt thông ngày 6 tháng Giêng năm 2000 vì chịu để cho Hội Công Giáo Yêu Nước tấn phong Giám Mục trái phép. Vạ tuyệt thông của Chiêm Tư Lộc được giải vào ngày 22 tháng 9, 2018, tức là 8 ngày sau khi hai bên ký kết thỏa thuận.

Tuy nhiên, “được đằng chân lân đằng đầu”, giờ đây bọn cầm quyền Trung Quốc chính thức yêu cầu Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm phải gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước nếu không chúng không công nhận ngài là một giám mục và chức vụ Giám Mục Phụ Tá của ngài là “bất hợp pháp”.

Giáo Phận Phúc Ninh có hơn 90,000 người Công Giáo. Trong số này, ít nhất 80,000 tín hữu thuộc về Giáo hội thầm lặng, được phục vụ bởi 57 linh mục, 200 nữ tu, 300 giáo dân trong các tu hội đời và hàng trăm giáo lý viên giáo dân. Trong khi đó, chỉ có 12 linh mục thuộc cộng đồng chính thức được bọn cầm quyền Trung Quốc nhìn nhận.


Source:Asia News
 
ĐTGM Chaput: Ý kiến của Đức Bênêđíctô về cuộc khủng hoảng hiện nay sâu sắc và thiên tài, rơi như mưa trên sa mạc
J.B. Đặng Minh An dịch
19:42 11/04/2019
Trong một bài tiểu luận dài hơn 6,000 từ, được đăng ngày 10 tháng Tư, 2019, trên nguyệt san Klerusblatt, một tập san ở vùng Bavaria, bên Đức, Đức Bênêđíctô thứ 16 đã trình bày ý kiến của ngài về cuộc khủng hoảng tai tiếng lạm dụng tính dục hiện nay trên 3 chủ đề chính: nguồn gốc của cuộc khủng hoảng, phản ứng ban đầu của Giáo Hội và những gì bây giờ cần phải được thực hiện để chữa lành đời sống Công Giáo.

Vài tiếng đồng hồ sau đó, trên tờ First Things đã có nhiều bài rất phong phú nhận định về can thiệp quan trọng này của Đức Bênêđíctô thứ 16. Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput, dòng Phanxicô Capuchin, Tổng Giám Mục Philadelphia, có một bài nhận định nhan đề “Benedict and the Scandal”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ:
Đức Bênêđíctô và Tai tiếng [lạm dụng tính dục]
Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput
Bản dịch Việt Ngữ: J.B. Đặng Minh An

Cách đây gần nửa thế kỷ, chính xác là vào năm 1970, triết gia Công Giáo người Ý Augusto Del Noce đã ghi nhận rằng:

Tôi thường thấy mình ghen tị với những người không tin: Há chẳng phải lịch sử đương đại đã đưa ra bao nhiêu những bằng chứng phong phú cho thấy rằng người Công Giáo là những loài tự ti về trí tuệ sao? Thật đáng kinh ngạc khi thấy họ hấp tấp sửa đổi cho phù hợp với ý kiến về đạo Công Giáo do những người theo chủ nghĩa thế tục duy lý đưa ra.

Những lời này, trích từ bài tiểu luận của ông “Sự Lên Ngôi Của Chủ Nghĩa Khiêu Dâm”, mở ra những suy tư tuyệt vời của Del Noce – vừa là một phân tích, vừa là một lời tiên tri - về cuộc cách mạng tình dục đang là vấn đề thời sự lúc bấy giờ của Âu châu. Vào thời điểm đó, khi một linh mục trẻ tên Joseph Ratzinger đang dự đoán về một Giáo Hội trong tương lai nhỏ hơn, cứng rắn hơn nhưng tinh khiết hơn trong các cuộc phỏng vấn của chương trình tiếng Đức trên Radio Vatican trong những năm 1969 và 70, thì Del Noce giải thích về việc thế giới sẽ biến chuyển như thế nào. Ông đã thấy trước rằng “cuộc chiến quyết định chống lại Kitô giáo chỉ có thể được diễn ra trên bình diện của cuộc cách mạng tình dục. Và do đó, vấn đề về tình dục và khiêu dâm là vấn đề cơ bản ngày nay theo quan điểm đạo đức.”

Lịch sử đã chứng minh ông ta đúng, và vì những lý do hết sức rõ ràng. Tình dục vừa là một mối liên kết mạnh mẽ vừa là một sự huỷ diệt tiệm tiến khốc liệt, đó là lý do tại sao, trong lịch sử, gần như tất cả các nền văn hóa của con người đã bao quanh nó với những điều cấm kị nhằm kiểm soát sự hòa nhập hài hòa của nó vào cuộc sống hàng ngày. Sự háo hức ngây thơ – hay nói không quá đáng chút nào như Del Noce là “sự ngu ngốc” – của đông đảo những nhà cấp tiến trong Giáo Hội ở giữa thế kỷ qua trong việc chấp nhận, hoặc ít nhất là trở nên quen thuộc với, sự tháo thứ coi tình dục như một hình thức giải phóng con người, đã dẫn đến sự sụp đổ trí tuệ toàn bộ cả một thế hệ thần học luân lý Công Giáo. Kể từ những năm 1960, sự tháo thứ này đã biến thành những rối loạn chức năng, xung đột và đau khổ lan rộng về phương diện tình dục và xã hội, như đã được dự đoán bởi Del Noce.

Thật không may, những bài học của thập niên 60 ngày nay đang bị bỏ qua một cách kiên định bởi phần lớn tầng lớp trí thức của Giáo Hội: Nói một cách đơn giản, tình dục gắn chặt với nhân chủng học, với sự tự nhận thức của con người về chính mình và mục đích của cơ thể. Do đó, để Giáo Hội vẫn là Giáo Hội, không thể có một thỏa thuận nào với các hành vi về cơ bản là mâu thuẫn triệt để với Lời Chúa và sự hiểu biết Kitô giáo về con người như Imago Dei – hình ảnh Chúa. Tất cả những nỗ lực như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến những gì Ratzinger (nay là Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16) từng gọi là một sự lặng lẽ bội giáo. Tình hình hiện nay của Hội Đồng Giám Mục Đức là như thế; nhưng vấn đề không chỉ giới hạn trong một Giáo Hội địa phương duy nhất mà thôi.

Trong bài tiểu luận ngày 10 tháng Tư của ngài “Giáo Hội và vụ tai tiếng lạm dụng tình dục”, Joseph Ratzinger, nay đã già hơn nhiều, nhìn vào hiện tượng lạm dụng qua lăng kính kinh nghiệm cuộc sống của chính mình, chia bản văn của mình thành ba phần: nguồn gốc của cuộc khủng hoảng, phản ứng ban đầu của Giáo Hội và những gì bây giờ cần phải được thực hiện để chữa lành đời sống Công Giáo. Bài tiểu luận vắng bóng một số những cứng rắn trong các tác phẩm chính thức trước đây của ngài, và nó sẽ không làm hài lòng những nhà phê bình vẫn thường chỉ trích Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô là chậm chạp trong việc đề cập đến quy mô và mức độ nghiêm trọng của vấn đề, nhưng dù sao thì lời nói của ngài vẫn rất rõ ràng và thấm thía hơn bao giờ hết.

Như những giáo dân mà họ phục vụ và lãnh đạo, các linh mục được định hình bởi nền văn hóa xuất thân của họ. Một cách chính đáng, các ngài phải giữ một tiêu chuẩn cao hơn vì ơn gọi của mình. Nhưng các linh mục và giám mục không có khả năng miễn dịch kỳ diệu đối với sự bất thường đang sủi bọt xung quanh họ. Đức Ratzinger xác định hạt giống của cuộc khủng hoảng hiện nay nơi sự cố tình chạy theo tình trạng tháo thứ tình dục đã đánh dấu phần lớn Âu châu vào những năm 1960, và sự thất bại hoàn toàn của các nhà thần học luân lý Công Giáo khi chống lại nó - một thất bại thường giống với việc chiều theo dòng đời. Ngài cũng lưu ý, như Del Noce, rằng bí mật bẩn thỉu của cuộc cách mạng tình dục là thế này: đó là sự tháo thứ các chuẩn mực tình dục không làm giảm bớt ham muốn bạo lực, bao gồm cả bạo lực tình dục. Nó tạo ra chính xác điều ngược lại.

Đức Ratzinger thừa nhận rằng “trong các chủng viện khác nhau, các nhóm đồng tính luyến ái đã được thành lập; chúng hoạt động ít nhiều công khai và thay đổi đáng kể bầu khí trong các chủng viện.” Ngài cũng lưu ý đến một vấn đề ảnh hưởng đến hàng lãnh đạo: “Trên hết, một tiêu chuẩn để bổ nhiệm các giám mục mới giờ đây là ‘conciliarity’ - ‘tính công đồng’, mà tất nhiên có thể được hiểu là nhằm nói đến nhiều điều khá khác nhau.”

Trong luận văn này, Đức Ratzinger đã giải thích phản ứng ban đầu chậm chạp và không thỏa đáng của Giáo Hội đối với vấn đề lạm dụng. Ngài thấy chính xác vấn đề lạm dụng là một cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của đức tin chứ không chỉ là vấn đề pháp lý dựa trên quyền của các giáo sĩ bị buộc tội. Do đó, ngài đã thành công trong việc buộc chuyển các trường hợp lạm dụng từ quyền tài phán của Bộ Giáo sĩ sang Bộ Giáo lý Đức tin nơi mà việc giải quyết nhanh chóng và thấu đáo các vụ án có thể được tiến hành. Nhưng ngay cả ở đó, ta có thể thấy tầm mức của vấn đề lớn hơn bất kỳ mọi dự đoán. Ngài vẫn im lặng trước những gì nhiều người coi là sự kháng cự tiếp tục của Rôma trong việc nêu đích danh vấn đề cốt lõi của vấn nạn lạm dụng giáo sĩ, vốn dĩ không phải chủ yếu là vấn đề đặc quyền của hàng giáo sĩ nhưng trái lại là mô thức săn mồi đồng tính luyến ái.

Xuyên suốt văn bản ngắn gọn của mình, Đức Ratzinger có những khoảnh khắc sâu sắc và thiên tài rơi như mưa trên sa mạc, đặc biệt là ngày nay. Chẳng hạn như trong đoạn văn này: “Có những giá trị không bao giờ được từ bỏ để đổi lấy một giá trị lớn hơn, thậm chí cho dù là nhằm bảo tồn sự sống thể lý đi chăng nữa. Có việc tử vì đạo. Thiên Chúa cao trọng hơn sự sinh tồn thể lý. Một cuộc sống được mua bằng việc phủ nhận Thiên Chúa, một cuộc sống dựa trên lời dối trá tối hậu, không phải là một cuộc sống.” Hay câu này: “Một thế giới không có Thiên Chúa chỉ có thể là một thế giới vô nghĩa.” Và câu này nữa: “Một nghĩa vụ tối thượng, phải xuất phát từ những biến động của thời đại chúng ta, đó là chính chúng ta một lần nữa phải bắt đầu sống bên Chúa và trong Ngài.”

Những lời của Đức Giáo Hoàng danh dự đặc biệt xuyên thấu khi ngài nói về nhiều người Công Giáo đương thời, những người xem Bí tích Thánh Thể chỉ là “một cử chỉ nghi lễ... đến mức phá hủy sự vĩ đại của Mầu nhiệm này” - vốn là sự hiện diện thực sự của Thiên Chúa ở giữa chúng ta; là nguồn mạch và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu. Hoặc khi ngài lưu ý rằng Giáo Hội ngày nay đã được coi là một bộ máy chính trị, và thậm chí nhiều giám mục “hình thành quan niệm của họ về Giáo Hội tương lai gần như thuần túy trên các thuật ngữ chính trị.” Và cuối cùng là những đoạn sau:

Ngày nay, lời báng bổ chống lại Thiên Chúa, trên tất cả, là mô tả Giáo Hội của Ngài là hoàn toàn xấu xa, và do đó thuyết phục con người tách rời khỏi Giáo Hội. Ý tưởng về một Giáo Hội tốt hơn, do chính chúng ta tạo ra, trên thực tế là một đề xuất của ma quỷ, mà qua đó nó muốn đưa chúng ta tách biệt với Thiên Chúa hằng sống thông qua một thứ luận lý lừa đảo mà chúng ta quá dễ bị lừa. Không, ngay cả ngày hôm nay, Giáo Hội được tạo thành không chỉ từ cá xấu và cỏ lùng. Giáo Hội của Chúa cũng tồn tại đến ngày nay và chính ngày nay, Giáo Hội chính là công cụ qua đó Chúa cứu chúng ta...

Giáo Hội ngày nay hơn bao giờ hết là một Giáo Hội của các vị tử đạo, và do đó là một nhân chứng cho Thiên Chúa hằng sống. Nếu chúng ta nhìn xung quanh và lắng nghe với một trái tim chăm chú, chúng ta có thể tìm thấy các chứng tá ở khắp mọi nơi ngày nay, đặc biệt là nơi những người bình thường, nhưng cũng có trong hàng ngũ cao cấp của Giáo Hội, những người đứng lên vì Chúa qua cuộc sống và đau khổ của họ. Một quán tính của con tim khiến chúng ta không muốn nhận ra các chứng tá này. Một trong những nhiệm vụ lớn lao và thiết yếu của việc truyền giáo là, chúng ta phải thiết lập hết mức có thể môi trường sống của đức tin, và trên hết, là tìm kiếm và nhận ra các chứng tá.


Amen. Không cần nói nhiều hơn nữa.

Đến cuối bài tiểu luận năm 1970 của mình, Augusto Del Noce lưu ý rằng “một sự tái xét văn hóa to lớn sẽ là cần thiết để thực sự có thể bỏ lại sau lưng các tiến trình triết học được thể hiện trong cuộc cách mạng tình dục ngày nay.” Điều đáng buồn là nhiều người Công Giáo ngày nay dường như thiếu ý chí và khả năng theo đuổi nhiệm vụ đó. Nhưng điều đáng mừng là vẫn có một số nhà lãnh đạo của chúng ta còn can đảm để nói lên sự thật.

+ Charles J. Chaput, OFM Cap., Tổng Giám Mục Philadelphia.
Source:The First Things
 
Đức Bênêđíctô XVI lên tiếng: Giáo Hội và Tai tiếng Lạm dụng Tình dục, phần III
Vũ Văn An
20:05 11/04/2019
Phần III



(1) Chúng ta phải làm gì? Có lẽ chúng ta nên tạo ra một Giáo hội khác để mọi việc được giải quyết? Có, thí nghiệm này đã được thực hiện và đã thất bại. Chỉ có sự vâng lời và tình yêu dành cho Chúa Giêsu Kitô của chúng ta mới có thể chỉ đường. Vì vậy, trước tiên, chúng ta hãy cố gắng hiểu một lần nữa và từ bên trong [chính mình] điều Chúa muốn, và đã muốn với chúng ta.

Trước tiên, tôi sẽ đề nghị điều sau đây: Nếu chúng ta thực sự muốn tóm tắt rất ngắn gọn nội dung của Đức tin như đã được đặt để trong Kinh Thánh, chúng ta có thể làm vậy bằng cách nói rằng Chúa đã khởi xướng một câu chuyện tình với chúng ta và muốn bao gồm trọn sáng thế vào trong đó. Lực lượng chống lại cái ác, một cái ác đe dọa chúng ta và toàn thế giới, cuối cùng chỉ hệ ở việc chúng ta bước vào tình yêu này. Đó là lực lượng thực sự chống lại điều ác. Sức mạnh của tội ác phát sinh từ việc chúng ta từ chối yêu Thiên Chúa. Người nào phó thác mình cho tình yêu của Thiên Chúa thì được cứu chuộc. Việc chúng ta không được cứu chuộc là hậu quả của việc chúng ta thiếu khả năng yêu Thiên Chúa. Học cách yêu Thiên Chúa là con đường cứu chuộc của con người.

Bây giờ chúng ta hãy cố gắng mở tung nội dung thiết yếu này của mặc khải Thiên Chúa thêm một chút nữa. Sau đó, chúng ta có thể nói rằng hồng phúc căn bản đầu tiên mà Đức tin mang lại cho chúng ta là việc biết chắc chắn rằng Thiên Chúa hiện hữu.

Một thế giới không có Thiên Chúa chỉ có thể là một thế giới không có ý nghĩa. Vì lúc đó, mọi sự phát xuất từ đâu? Dù sao, nó không có mục đích thiêng liêng nào. Nó chỉ đơn giản có mặt ở đó và không có bất cứ mục tiêu cũng như bất cứ ý nghĩa nào. Lúc đó, không hề có tiêu chuẩn thiện hay ác nào. Lúc đó, chỉ những điều mạnh hơn những điều khác mới có thể khẳng định chính nó. Quyền lực lúc đó là nguyên lý duy nhất. Sự thật không đáng kể, nó thực sự không hiện hữu. Chỉ khi mọi thứ có một lý do thiêng liêng, được dự tính và được quan niệm - chỉ khi có một Thiên Chúa sáng tạo, Đấng tốt lành và muốn điều tốt - thì cuộc sống của con người mới có thể có ý nghĩa.

Việc có Thiên Chúa như Đấng tạo dựng và là thước đo mọi sự là điều cần thiết nguyên thủy trước hết và trên hết. Nhưng một vị Thiên Chúa hoàn toàn không phát biểu chính mình, không làm cho mình được biết đến, sẽ vẫn là một giả định và do đó không thể xác định mô thức [Gestalt] cuộc sống chúng ta.

Để Thiên Chúa thực sự là Thiên Chúa trong cuộc sáng tạo có chủ ý này, chúng ta phải trông chờ Người tự phát biểu chính Người một cách nào đó. Người đã làm thế bằng nhiều cách, nhưng một cách dứt khoát trong lời kêu gọi ngỏ với Ápraham và ban cho các người tìm kiếm Thiên Chúa một định hướng dẫn họ vượt lên trên mọi mong đợi: Chính Thiên Chúa trở thành tạo vật, nói như con người với những con người nhân bản chúng ta.

Theo cách này, câu “Thiên Chúa hiện hữu” cuối cùng trở thành một sứ điệp thực sự hân hoan, chính bởi vì Người không chỉ là sự hiểu biết, Người tạo dựng - và là - tình yêu. Làm mọi người ý thức được điều này một lần nữa là nhiệm vụ đầu tiên và căn bản được Thiên Chúa giao phó cho chúng ta.

Một xã hội không có Thiên Chúa - một xã hội không biết Người và coi Người không hiện hữu - là một xã hội mất thước đo của nó. Trong thời đại chúng ta, câu tuyên truyền Thiên Chúa đã chết đã được sáng chế ra. Khi Thiên Chúa chết thật trong xã hội, nó sẽ được tự do, chúng ta được cho biết chắc như thế. Trên thực tế, cái chết của Thiên Chúa trong một xã hội cũng có nghĩa là cái chết của tự do, bởi vì điều chết đi là mục đích cung cấp định hướng cho ta. Và vì chiếc la bàn chỉ cho chúng ta đi đúng hướng bằng cách dạy chúng ta phân biệt thiện và ác đã không còn. Xã hội phương Tây là một xã hội trong đó Thiên Chúa không hiện diện trong lãnh vực công cộng và không còn gì để cung ứng cho nó nữa. Và đó là lý do tại sao nó là một xã hội trong đó thước đo nhân tính ngày càng mất đi. Tại các điểm cá thể, điều bất ngờ rõ ràng là điều xấu xa và hủy diệt con người đã trở thành một vấn đề tất nhiên.

Đó là trường hợp ấu dâm. Chỉ một thời gian ngắn trước đây, nó đã được lên lý thuyết là hợp pháp, nhưng nó đã tràn lan mỗi ngày một hơn. Và nay chúng ta ngỡ ngàng nhận ra rằng sự việc đang xảy ra với trẻ em và người trẻ của chúng ta nhằm đe dọa phá hoại các em. Sự kiện điều này cũng lan tràn trong Giáo hội và nơi các linh mục hẳn phải khiến chúng ta bối rối cách riêng.

Tại sao ấu dâm đã đạt tới những tỷ lệ như thế? Cuối cùng, lý do là sự vắng mặt của Thiên Chúa. Các Kitô hữu và linh mục chúng ta cũng không thích nói về Thiên Chúa, vì ngôn từ này dường như không thực tế. Sau những biến động của Chiến tranh thế giới thứ hai, chúng ta ở Đức vẫn còn minh nhiên đặt Hiến pháp của mình dưới trách nhiệm đối với Thiên Chúa như một nguyên tắc hướng dẫn. Nửa thế kỷ sau, người ta không còn có thể bao gồm trách nhiệm đối với Thiên Chúa như một nguyên tắc hướng dẫn trong hiến pháp châu Âu nữa. Thiên Chúa bị coi như mối quan tâm đảng phái của một nhóm nhỏ và không còn có thể trở thành nguyên tắc hướng dẫn cho toàn thể cộng đồng. Quyết định này phản ánh tình hình ở phương Tây, nơi Thiên Chúa đã trở thành chuyện riêng tư của một thiểu số.

Một nhiệm vụ tối quan trọng, một nhiệm vụ hẳn đã phát xuất từ các biến động luân lý của thời ta, là chính chúng ta phải bắt đầu lại việc sống theo Thiên Chúa và sống trong Người. Trên hết, chính chúng ta phải học lại cách
nhìn nhận Thiên Chúa là nền tảng của cuộc sống chúng ta thay vì đẩy Người qua một bên như một cụm từ vô hiệu. Tôi sẽ không bao giờ quên lời cảnh báo mà nhà thần học vĩ đại Hans Urs von Balthasar từng viết cho tôi trên một trong những lá thư bưu thiệp của ngài. “Đừng giả thiết Thiên Chúa Ba Ngôi, Cha, Con và Thánh Thần, nhưng hãy trình bày các vị!”

Thật vậy, trong thần học, Thiên Chúa thường được coi là điều đương nhiên, nhưng người ta không cư xử với Người một cách cụ thể. Chủ đề Thiên Chúa dường như không có thực chất, bao lâu bị loại ra ngoài những điều liên quan đến chúng ta. Tuy nhiên, mọi sự sẽ trở nên khác nếu người ta không giả định nhưng trình bầy Thiên Chúa. Không để Người ở hậu trường, nhưng nhìn nhận Người là trung tâm của suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta.

(2) Thiên Chúa trở thành con người vì chúng ta. Con người trong tư cách tạo vật của Người gần gũi với trái tim của Người đến nỗi Người đã tự hợp nhất với họ và do đó đã đi vào lịch sử loài người một cách rất thực tế. Người nói với chúng ta, Người sống với chúng ta, Người đau khổ với chúng ta và Người đã tự mang lấy cái chết vì chúng ta. Chúng ta nói về điều này một cách chi tiết trong thần học, với những lời lẽ và suy nghĩ bác học. Nhưng chính bằng cách này, chúng ta có nguy cơ trở thành các ông chủ của đức tin thay vì được đổi mới và làm chủ bởi Đức tin.

Chúng ta hãy xem xét điều này trong tương quan với một vấn đề trung tâm, việc cử hành Bí tích Thánh Thể. Việc chúng ta xử lý Bí tích Thánh Thể chỉ có thể khơi dậy mối quan tâm. Công đồng Vatican II đã rất đúng khi tập chú vào việc đem bí tích Sự Hiện Diện Mình và Máu Chúa Kitô, Sự Hiện Diện của con người của Người, Cuộc Khổ Nạn, Sự Chết và Phục Sinh của Người trở lại tâm điểm của đời sống Kitô hữu và chính sự hiện hữu của Giáo Hội. Một phần, điều này thực sự đã diễn ra, và chúng ta nên hết lòng biết ơn Chúa vì điều này.

Nhưng một thái độ khác thế đang khá thịnh hành. Điều nổi bật không phải là một sự tôn kính mới đối với sự hiện diện của cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, mà là một cách xử sự với Người có tác dụng phá hủy sự vĩ đại của Mầu nhiệm. Sự tham gia suy giảm trong việc cử hành Thánh Thể Chúa Nhật cho thấy các Kitô hữu chúng ta ngày nay vẫn còn biết rất ít về việc đánh giá cao sự vĩ đại của hồng ân vốn hệ ở sự Hiện diện Thực sự của Người. Bí tích Thánh Thể bị hạ giá, trở thành một cử chỉ nghi thức khi người ta coi là đương nhiên việc phép lịch sự đòi để Người được dâng tiến trong các buổi cử hành của gia đình hoặc trong các dịp như đám cưới và đám tang cho mọi người được mời vì các lý do gia đình.

Cách người ta thường nhận lãnh Bí tích Thánh Thiện trong lúc rước lễ, đơn giản coi nó như một việc đương nhiên, cho thấy nhiều người coi việc rước lễ chỉ là một cử chỉ nghi thức thuần túy. Do đó, khi nghĩ tới việc hành động nào được đòi hỏi trước hết và trên hết, điều khá hiển nhiên là chúng ta không cần một Giáo hội khác do chính chúng ta thiết kế. Thay vào đó, điều cần thiết trước tiên và quan trọng nhất là sự đổi mới Đức tin vào Thực tại của Chúa Giêsu Kitô như đã được ban cho chúng ta trong Bí tích Thánh Thể.

Trong các cuộc trò chuyện với nạn nhân của ấu dâm, người ta đã giúp tôi ý thức sâu sắc được đòi hỏi đầu tiên và quan trọng nhất này. Một phụ nữ trẻ, [trước đây] từng giúp lễ, đã nói với tôi rằng cha tuyên úy, cấp trên của cô trong tư cách người giúp lễ, luôn khởi diễn việc lạm dụng tính dục mà ông phạm với cô bằng những lời này: “này là Mình Thầy, sẽ bị nộp vì các con”.

Hiển nhiên người phụ nữ này không thể nghe chính những lời truyền phép mà không cảm nghiệm lại tất cả những đau khổ khủng khiếp của việc mình bị lạm dụng. Vâng, chúng ta phải khẩn thiết cầu xin Chúa tha thứ, và trước hết và trên hết, chúng ta phải thề hứa với Người và xin Người dạy mọi người chúng ta một lần nữa hiểu được sự vĩ đại của sự đau khổ, sự hy sinh của Người. Và chúng ta phải làm tất cả những gì có thể làm để bảo vệ hồng ân Bí tích Thánh Thể khỏi bị lạm dụng.

(3) Và cuối cùng là Mầu nhiệm Giáo hội. Câu mà Romano Guardini, gần 100 năm trước, bày tỏ niềm hy vọng vui mừng vốn ghi khắc trong ngài và nhiều người khác, vẫn không thể nào quên được: “Một biến cố có tầm quan trọng khôn lường đã bắt đầu; Giáo hội đang tỉnh dậy trong các linh hồn”.

Ngài muốn nói rằng Giáo hội không còn bị cảm nghiệm và tri nhận chỉ như một hệ thống từ bên ngoài đi vào cuộc sống của chúng ta, như một thứ thẩm quyền, nhưng đúng hơn, nó bắt đầu được tri nhận là hiện diện trong trái tim con người - như một điều không chỉ ở bên ngoài, mà đánh động chúng ta từ bên trong. Khoảng nửa thế kỷ sau, khi xem xét lại diễn trình này và coi xem điều gì đã xảy ra, tôi cảm thấy bị cám dỗ muốn đảo ngược câu nói: “Giáo hội đang chết trong các linh hồn”.

Thật vậy, Giáo hội ngày nay được nhiều người coi chỉ như một loại bộ máy chính trị. Người ta nói về nó hầu như chuyên nhất bằng các phạm trù chính trị, và điều này đúng cả với các giám mục, những người phát biểu quan niệm của họ về Giáo Hội của ngày mai hầu như chuyên nhất bằng từ ngữ chính trị. Cuộc khủng hoảng, gây ra bởi nhiều trường hợp giáo sĩ lạm dụng, thúc giục chúng ta coi Giáo hội như một điều gần như không thể chấp nhận được, điều mà giờ đây chúng ta phải nắm trong tay và thiết kế lại. Nhưng một Giáo hội tự tạo không thể tạo được hy vọng.

Chính Chúa Giêsu đã so sánh Giáo hội với một lưới đánh cá, trong đó những con cá tốt và xấu cuối cùng bị chính Chúa phân rẽ. Ngoài ra còn có dụ ngôn coi Giáo hội như một cánh đồng trong đó, hạt tốt mà chính Thiên Chúa đã gieo lớn lên, nhưng cả cỏ dại mà “kẻ thù” đã bí mật gieo vào đó nữa. Thật vậy, cỏ dại trong cánh đồng Thiên Chúa, tức Giáo hội, hiển thị một cách quá đáng, và những con cá xấu trong lưới cũng cho thấy sức mạnh của chúng. Tuy nhiên, cánh đồng này vẫn là cánh đồng của Thiên Chúa và lưới cá vẫn là lưới cá của Thiên Chúa. Và ở mọi thời điểm, không những có cỏ dại và cá ác, mà còn có mùa gặt của Thiên Chúa và cá tốt. Công bố cả hai một cách nhấn mạnh không phải là một hình thức hộ giáo sai lầm, mà là một việc phục vụ cần thiết đối với Sự thật.

Trong bối cảnh này, cần phải nhắc đến một bản văn quan trọng trong Khải Huyền của Thánh Gioan. Ma quỷ được nhận diện là người tố cáo buộc tội anh em chúng ta trước Thiên Chúa cả ngày lẫn đêm (Kh 12:10). Như thế, Sách Khải Huyền của Thánh Gioan đã tiếp nhận một ý nghĩ từ trung tâm của câu chuyện lên khuôn trong Sách Gióp (G 1 và 2:10; 42: 7-16). Trong cuốn sách này, ma quỷ đã tìm cách hạ giá đức công chính của Gióp trước mặt Thiên Chúa, cho rằng nó chỉ có tính bề ngoài mà thôi. Và đó chính là điều Sách Khải Huyền muốn nói: Ma quỷ muốn chứng minh rằng không có người công chính; mọi sự công chính của người ta chỉ được biểu diễn ở bên ngoài. Nếu có thể đẽo gần một người nào đó hơn, thì vẻ công chính bề ngoài của người này sẽ nhanh chóng rơi rụng.

Trình thuật trong sách Gióp bắt đầu với cuộc tranh luận giữa Thiên Chúa và ma quỷ, trong đó Thiên Chúa từng nhắc đến Gióp như một người thực sự chính trực. Bây giờ, ông ta được sử dụng như một điển hình để kiểm nghiệm xem ai đúng. Hãy lấy đi các tài sản của anh ta và Ngài sẽ thấy chẳng còn lại gì trong lòng đạo đức của anh ta nữa, ma quỷ lập luận như thế. Thiên Chúa cho phép hắn làm thử nghiệm này, nhưng Gióp thoát được một cách tích cực. Bây giờ ma quỷ đẩy xa hơn và hắn nói: "Da đổi da! Tất cả những gì người ta có, người ta đều sẵn sàng cho đi để cứu mạng sống mình. Ngài cứ thử giơ tay đánh vào xương vào thịt nó xem, chắc chắn là nó sẽ nguyền rủa Ngài thẳng mặt!" (G 2: 4-6).

Thiên Chúa ban cho quỷ cơ hội thứ hai. Hắn cũng có thể chạm vào da của Gióp. Chỉ giết Gióp là bị Thiên Chúa cấm mà thôi. Đối với các Kitô hữu, điều rõ ràng là Ông Gióp này, người đứng trước Thiên Chúa như một điển hình cho cả nhân loại, chính là Chúa Giêsu Kitô. Trong Sách Khải huyền của Thánh Gioan, thảm kịch của nhân loại được trình bày cho chúng ta một cách sâu rộng.

Thiên Chúa Tạo dựng đối đầu với ma quỷ, kẻ nói xấu cả nhân loại và mọi tạo vật. Hắn nói, không những với Thiên Chúa mà trước hết với người ta: Hãy nhìn xem vị Thiên Chúa này đã làm gì. Giả thiết là một sáng thế tốt lành, nhưng trên thực tế đầy đau khổ và tởm gớm. Sự chê bai sáng thế đó thực sự là một sự chê bai Thiên Chúa. Nó muốn chứng minh rằng chính Thiên Chúa không tốt, và do đó khiến chúng ta xa rời Người.

Sự hợp thời của điều sách Khải Huyền đang nói với chúng ta ở đây là điều hiển nhiên. Ngày nay, lời buộc tội chống lại Thiên Chúa, trước hết, chính là việc mô tả Giáo hội của Người như hoàn toàn xấu xa, và do đó thuyết phục chúng ta ra khỏi nó. Ý tưởng về một Giáo hội tốt hơn, do chính chúng ta tạo ra, trên thực tế là một đề xuất của ma quỷ, mà với đề xuất này, hắn muốn dẫn chúng ta xa khỏi Thiên Chúa hằng sống, bằng một thứ luận lý lừa đảo mà chúng ta rất dễ bị lừa. Không, ngay cả ngày nay, Giáo hội không chỉ bao gồm cá xấu và cỏ dại. Giáo hội của Thiên Chúa cũng đang hiện hữu ngày nay và ngày nay chính là công cụ nhờ đó Thiên Chúa cứu rỗi chúng ta.

Điều rất quan trọng là chống lại các dối trá và sự thật nửa vời của ma quỷ bằng sự thật toàn diện: Vâng, có tội lỗi trong Giáo hội và tội ác. Nhưng cả ngày nay vẫn có Giáo Hội Thánh thiện, không thể phá hủy. Ngày nay có nhiều người khiêm tốn tin tưởng, chịu đau khổ và yêu thương; trong họ, Thiên Chúa đích thực, Thiên Chúa yêu thương, tự tỏ chính Người cho chúng ta. Ngày nay, Thiên Chúa cũng có các nhân chứng của Người (các vị tử đạo) trên thế giới. Chúng ta chỉ cần tỉnh táo để nhìn và nghe thấy họ.

Chữ tử vì đạo được lấy từ luật tố tụng. Trong phiên tòa chống lại ma quỷ, Chúa Giêsu Kitô là chứng tá đầu tiên và thực sự của Thiên Chúa, vị tử đạo đầu tiên, người từ đó, đã được vô số người khác bước chân theo.

Giáo Hội ngày nay, hơn bao giờ hết, là “Giáo Hội của các vị Tử đạo” và do đó là nhân chứng cho Thiên Chúa hằng sống. Ngày nay, nếu chúng ta nhìn xung quanh và lắng nghe với một trái tim chăm chú, chúng ta sẽ có thể tìm thấy các nhân chứng ở khắp mọi nơi, đặc biệt nơi những người bình thường, nhưng cả trong hàng ngũ cao cấp của Giáo hội, những người đứng lên tranh đấu cho Thiên Chúa bằng mạng sống và sự đau khổ của họ. Chính quán tính (ineria) trong tâm hồn đang dẫn chúng ta tới chỗ không muốn thừa nhận họ. Một trong những nhiệm vụ lớn lao và thiết yếu của việc truyền giảng tin mừng là thiết lập môi trường sống Đức tin xa rộng bao nhiêu có thể và, trên hết, tìm ra và nhìn nhận họ.

Tôi đang sống trong một căn nhà, trong một cộng đồng nhỏ gồm những người khám phá ra các nhân chứng như vậy của Thiên Chúa hằng sống hết lần này đến lần khác trong cuộc sống hàng ngày và cũng vui vẻ chỉ rõ điều này cho tôi. Nhìn thấy và tìm thấy Giáo hội sống động là một nhiệm vụ tuyệt vời giúp củng cố chúng ta và làm chúng ta hân hoan trong đức tin của mình hết lần này đến lần khác.

Cuối các suy tư của tôi, tôi muốn cảm ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô về tất cả những gì ngài đang làm để chỉ cho chúng ta, hết lần này đến lần khác, thấy ánh sáng của Thiên Chúa, một ánh sáng cả ngày nay vẫn chưa biến mất. Thưa Đức Thánh Cha, xin cảm ơn Đức Thánh Cha!

(Bênêđíctô XVI)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Deo Exercituum - Chúa Các Đạo Binh
LM. Joseph Phan Quang Trí, O.Carm.
11:34 11/04/2019
DEO EXERCITUUM - CHÚA CÁC ĐẠO BINH (1 V 19:10)



Khi tham dự Thánh lễ, trước phần truyền phép, cộng đoàn phụng vụ hân hoan cất lên lời tung hô:

“Thánh! Thánh! Thánh!

Chúa là Thiên Chúa các đạo binh.

Trời đất đầy vinh quang Chúa.

Hoan hô Chúa trên các tầng trời.

Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa.

Hoan hô Chúa trên các tầng trời.”

Ngay sau đó, thông thường cộng đoàn quỳ gối và tiếp tục sốt sắng thông hiệp cùng vị chủ tế trong lời nguyện truyền phép và các phần tiếp theo của Kinh Nguyện Thánh Thể. Chính việc thay đổi tư thế từ đứng sang quỳ đã phần nào nói lên tính cách thánh thiêng của phần truyền phép trong mỗi Thánh lễ chúng ta cử hành. Do đó việc bố trí lời kinh “Thánh Thánh Thánh” vào đúng thời điểm này của Thánh lễ chắc chắn cũng nhẳm diễn tả ý nghĩa đặc biệt của lời kinh cổ kính mà chúng ta vừa nhắc đến. Nhân ngày Chúa Nhật Lễ Lá, ngày chúng ta kỷ niệm biến cố Đức Giêsu tiến vào thành Giêrusalem, ngày mà chúng ta cầm nhành lá hoan hô Người: “Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô Đấng ngự trên các tầng trời”, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của lời hoan chúc tung hô này.

Trước hết, chúng ta nhận thấy kinh “Thánh Thánh Thánh” có nguồn gốc Thánh Kinh khá rõ ràng và xuất hiện rất sớm trong nghi lễ Phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo Rôma. Lời kinh ngắn gọn gồm 2 phần chính: Câu đầu là lời hoan chúc của các thiên thần Xê-ra-phim như đã được ghi lại trong sách Ngôn Sứ I-sai-a và sách Khải Huyền của Thánh Gioan. Phần thứ hai là lời dân thành Giêrusalem khi xưa tung hô chào đón Đức Giêsu khi Người tiến vào thành thánh để chịu khổn nạn và chịu chết (x. Mt 21:9; Mc 11:9-10; Ga 12:13).

Tác giả sách I-sai-a thuật lại việc I-sai-a được chọn làm Ngôn Sứ bằng việc nói đến một thị kiến lạ lùng: “Tôi thấy Chúa Thượng ngự trên ngai rất cao; tà áo của Người bao phủ Đền Thờ. Phía bên trên Người, có các Xê-ra-phim đứng chầu. Mỗi vị có sáu cánh: hai cánh để che mặt, hai cánh để che chân và hai cánh để bay. Các vị ấy đối đáp tung hô: “Thánh! Thánh! Chí Thánh! Đức Chúa các đạo binh là Đấng Thánh! Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa!” (Isa 6:1-3). Chủ đích của tác giả sách I-sai-a là nhằm nhấn mạnh đến đặc tính siêu việt thiêng thánh của Đức Chúa. Qua đó, thông điệp dành cho dân thánh của Chúa là hãy sống thánh thiện. Phải sống thánh là vì họ đã được tách riêng ra, chỉ dành riêng cho Chúa mà thôi. Lời tung hô của các thần Xê-ra-phim cũng xuất hiện trong sách Khải Huyển, phần nói về việc Thiên Chúa trao vận mệnh thế giới cho Con Chiên - Đấng đã “đã lấy máu đào chuộc về cho Thiên Chúa muôn người thuộc mọi chi tộc và ngôn ngữ, thuộc mọi nước, mọi dân” (Kh 5:9) với ngụ ý tuyên xưng vương quyền tuyệt đối của Thiên Chúa và chống lại mọi hình thức tôn thờ hoàng đế Rôma (x. Kh 4:8-5:9).[1] Trong bối cảnh này, kinh “Thánh Thánh Thánh” nhắc nhở chúng ta về điều răn thứ nhất: Thờ phượng và kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự” và tránh xa mọi hình thức tôn thờ ngẫu tượng, mọi biểu hiện nhu nhược khuất phục trước tà quyền.

Hơn tám thế kỷ qua, anh chị em Cát Minh luôn nhìn nhận Ngôn Sứ Ê-li-a như tổ phụ tinh thần của họ và nỗ lực noi gương thánh nhân, luôn tâm niệm rằng chỉ một mình Thiên Chúa là Thiên Chúa thật. Ngài dấn thân không quản ngại mọi khó khăn chỉ nhằm mở mắt cho dân chúng biết Đức Chúa của Ab-ra-ham, của I-xa-ac và It-ra-en là Đức Chúa thật (x. 1 Vua 18: 22-39). Các tu sĩ Cát Minh học theo tinh thần xác quyết của thánh Ngôn Sứ khi chọn lời tuyên xưng của Ngài làm châm ngôn sống của họ: “Lòng nhiệt thành đối với Đức Chúa, Thiên Chúa các đạo binh, hằng nung nấu con” (1 Vua 19:10). Đức tin vững vàng và nhiệt huyết dấn thân của Ê-li-a mãnh liệt đến nổi lời chứng của Ngài trở nên như lửa. Kết quả là Ngài đã đưa lòng con cái It-ra-en từ lầm lạc trở về với Thiên Chúa thật, Thiên Chúa tình yêu và sự sống[2].

Theo các nhà chú giải Thánh Kinh thì lời hoan hô của dân thành Giêrusalem rất có thể xuất phát từ các tập tục cổ truyền, hay đúng hơn là một phần của nghi lễ truyền thống mà dân Do Thái thời đó vẫn cử hành hằng năm, đó là dịp Lễ Lều (Lê-vi 23: 33-36, 39-43). Lễ Lều được dân Do Thái xưa cử hành với sự long trọng và thành kính vào loại bậc nhất để tưởng nhớ đến việc tổ tiên họ đã từng được Thiên Chúa giải thoát khỏi ách nô lệ Ai-cập (x. Lv 23:43) và để tạ ơn Thiên Chúa Đấng đã dẫn đưa cha ông họ về miền đất hứa trù phú xanh tươi nơi họ được quyền thờ phượng Đức Chúa trong Đền Thờ mà họ sẽ xây nên (x. 1 Vua 8:2; 12:32). Khi cử hành Lễ Lều, ngoài việc hiến tế cac sản vật đầu mùa lên Thiên Chúa, vị Tư tế và dân chúng còn long trọng đi rước xung quanh bàn thờ và hát vang lời Thánh Vịnh 118- Bài ca ta ơn sau khi được Thiên Chúa giải thoát khỏi điều nguy khốn: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ” (Confitemini Domino quoniam bonus) là những lời mở đầu cho hàng loạt những lời ca ngợi tuyệt đẹp. Đến câu 25, đoàn nhã nhạc tấu lên nhạc khúc hân hoan, dân chúng giương cao các nhành lá thiên tuế hay các cành dương liễu và đồng thanh hô vang: “Nào ta hãy vui mừng hoan hỷ. Lạy Chúa, xin ban ơn cứu độ. Lạy Chúa, xin thương giúp thành công” (Tv 118: 25). “Lạy Chúa, xin cứu giúp con” trong tiếng Latinh là “O Domine, salvum (me) fac”. “Salvum fac” dịch sang tiếng Hipri cổ là “hoshi'a na”. Động từ “yasha” có nghĩa là “cứu”. Thán từ “na” diễn tả thái độ van nài, khẩn khoản cầu xin. Hai từ này ghép lại thành “hoshi'a na”, “lạy Ngài xin cứu”. Vì cụm từ này được lặp đi lặp lại nhiều lần nên thành ra rất quen thuộc và trở nên một cụm từ mới, vắn tắt hơn, dễ nhớ hơn và mang ý nghĩa tích cực hơn: “hosanna”, “hoan hô Đấng Cứu Tinh”. Riêng đối với Lễ Lều, thì ngày thứ bảy của dịp Lễ thì được gọi là “Ngày Hosanna” và các vật phẩm như cành lá thiên tuế và dương liễu từ đó mà được gọi là “Cành lá Hosanna”. Hosanna từ đó trở nên một thuật ngữ diễn tả niềm vui sướng hân hoan và là một cái tên gắn liền với niềm hạnh phúc lớn lao vì được Chúa cứu[3].

Từ câu 25 của Thánh Vịnh 118, là gốc tích của thuật ngữ “hosanna”, chúng ta mở rộng ra toàn bộ thánh vịnh để hiểu hết ý nghĩa sâu sắc của lời tung hô:

Chúa là sức mạnh tôi, là Đấng tôi ca ngợi,

chính Người cứu độ tôi.

Tôi không phải chết, nhưng tôi sẽ sống,

để loan báo những công việc Chúa làm.

Sửa phạt tôi, vâng Chúa sửa phạt tôi,

nhưng không nỡ để tôi phải chết.

Lạy Chúa, con xin tạ ơn Ngài

vì đã đáp lời con và thương cứu độ.

Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ

lại trở nên đá tảng góc tường.

Đó chính là công trình của Chúa,

công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta.

Đây là ngày Chúa đã làm ra,

nào ta hãy vui mừng hoan hỷ.

Lạy Chúa, xin ban ơn cứu độ,

lạy Chúa, xin thương giúp thành công. (Tv 118: 14, 17, 22, 25)

Cụm từ “hosanna” xuất hiện rất sớm trong các nghi lễ phụng thờ của các cộng đoàn Kitô Hữu tiên khởi. Sách Didache (Hay còn gọi là Sách Giáo Lý của 12 Tông Đồ, niên đại 70 sau khi Chúa sinh ra) là tài liệu cổ nhất ghi lại rằng lời tung hô “Hosanna-chúc tụng Thiên Chúa của Vua Đavít” là một trong những phần đối đáp của cộng đồng dân Chúa khi họ cùng nhau cử hành nghi lễ bẻ bánh, tưởng niệm cuộc khổ nạn sinh ơn cứu độ và sự phục sinh vinh hiển của Đức Kitô (x. Kinh Tạ Ơn III, Sách Lễ Rôma).

Từ việc truy tìm ý nghĩa từ vựng của thuật ngữ “hosanna” (Chúc Tụng Thiên Chúa Đấng cứu thoát) và đọc hiểu lời kinh “Thánh Thánh Thánh” trong khung cảnh Thánh Kinh của các sách Isiah 6:3, Khải Huyền 4:8 và Mát-thêu 21:9, chúng ta nhận ra ý nghĩa sâu sắc của lời kinh. Cộng đoàn phụng vụ Thánh Thể hân hoan chúc tụng Thiên Chúa là Thiên Chúa các Đạo Binh vì Người chính là Đấng “đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3:16). Trong Thánh Lễ, chúng ta nức lòng chúc tụng Đức Kitô, Chiên Thiên Chúa, Đấng đã tự nguyện chịu khổ hình, chịu chết và phục sinh để xóa bỏ tội trần gian (x. Ga 1:35). Ngày hôm nay, ngày Chúa Nhật Lễ Lá, chúng ta chào đón Đức Kitô bằng những lời dành cho bậc đế vương: “Hosanna, chúc tụng Đấng nhan danh Chúa mà đến” là vì Người đích thực là Vua, Vua của Vương Quốc sự thật và sự sống, Vương Quốc của tình thương và bình an. Ngài đã làm chứng về mình như sau: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18: 37).

Mỗi khi chúng ta cử hành hy lễ tạ ơn và thông hiệp trong Bí Tích Thánh Thể Chúa, chúng ta hãy dùng hết tâm tình và sức lực để chúc tụng và tạ ơn Chúa vì không có Thiên Chúa nào như Thiên Chúa của chúng ta, không có vị Vua nào như Vua của chúng ta, Đấng đã thí mạng sống mình để cứu (x. Ga 15:13), Đấng không chỉ yêu mà thôi nhưng là yêu đến cùng (x. Ga 13:1). Lời chúc tụng đẹp nhất chính là lời tuyên xưng bằng trọn con tim và với trót cả tâm tình. Lời tuyên xưng mạnh mẽ nhất chính là việc sống những gì mình tuyên xưng như Ngôn Sứ Ê-li-a đã nêu gương: chúng ta hãy trở nên tấm bánh bẻ ra cho đời, để ngày càng có nhiều người nhận ra nơi chúng ta, nơi cộng đoàn chúng ta hình ảnh của một Thiên Chúa đến để mọi người được cứu và được sống (x. Lc 19:10 & Ga 10:10b).





________________________________________

[1] Các bản văn Kinh Thánh và chú thích trích từ cgkpv.org của Nhóm CGKPV.

[2] Xem John of The Cross Brenninger, O.Carm, The Carmelite Directory of the Spiritual Life (Chicago: The Carmelite Press, 1951), 467-469.

[3] Tham khảo New Advent Catholic Encyclopedia.

[1] Các bản văn Kinh Thánh và chú thích trích từ cgkpv.org của Nhóm CGKPV.

[2] Xem John of The Cross Brenninger, O.Carm, The Carmelite Directory of the Spiritual Life (Chicago: The Carmelite Press, 1951), 467-469.

[3] Tham khảo New Advent Catholic Encyclopedia.
 
Có thể bạn chưa biết điều này: Chúng ta có nhiều dịp để nhận được ơn Toàn Xá trong Tuần Thánh
Đặng Tự Do
13:03 11/04/2019
Tất cả chúng ta có nhiều cơ hội để nhận được ơn toàn xá (plenary indulgence) trong Tuần Thánh cho bản thân chúng ta hay nhường lại cho những người thân trong luyện ngục.

Những ơn toàn xá này được liệt kê trong “Enchiridion Indulgentiarum, Fourth Edition 1999” – Sổ Bộ Ân Xá, Ấn bản thứ Tư 1999. Tài liệu này đã được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ dịch sang Anh Ngữ và in thành sách với tựa đề “Manual Of Indulgences: Norms and Grants” (Cẩm Nang Ân Xá: Quy tắc và Ân ban), được xuất bản lần đầu tiên vào vào tháng Sáu năm 2006 và được tái bản nhiều lần. Lần cuối là lần thứ 5 vào năm 2017.

Ngày Thứ Năm Tuần Thánh:

Một ơn toàn xá được ban cho các tín hữu sốt sắng hát kinh Tantum Ergo (Đây Nhiệm Tích Vô Cùng Cao Quý) sau Thánh Lễ Tiệc Ly ngày Thứ Năm Tuần Thánh lúc cất Mình Thánh Chúa trọng thể.

Ơn toàn xá cũng được ban cho các tín hữu chầu Mình Thánh Chúa tối thiểu 30 phút. Mỗi ngày chúng ta chỉ nhận được một ơn toàn xá. Nhưng có thể nhường ơn toàn xá này cho các linh hồn. Do đó, sau khi kết thúc Thánh Lễ Tiệc Ly ngày Thứ Năm Tuần Thánh, ta nên nán lại chầu Mình Thánh Chúa ít là 30 phút.

Kinh Tantum Ergo - Đây Nhiệm Tích Vô Cùng Cao Quý:


Tantum ergo sacramentum. Venerem ur cernui. Et antiquum documentum. Novo cedat ritui. Praestet fides supplementum. Sensuu m defectui. Genitori genitoque. Laus et jubilatio. Salus honor virtus quoque. Sit et benedictio. Proced enti ab utroque compar sit laudatio. Amen

Tantum ergo Sacramentum, Veneremur cernui: Et antiquum documentum, Novo cedat ritui: Praestet fides supplementum Sensuum defectui. Genitori, Genitoque, Laus et jubilatio, Salus, honor, virtus quoque, Sit et benedictio: Procedenti ab utroque, Compar sit laudatio. Amen.

Down in adoration falling, Lo! the sacred Host we hail, Lo! o'er ancient forms departing, Newer rites of grace prevail; Faith for all defects supplying, Where the feeble senses fail. To the everlasting Father, And the Son Who reigns on high, With the Holy Ghost proceeding Forth from Each eternally, Be salvation, honor, blessing, Might and endless majesty. Amen.

Tôn vinh Thánh danh Giêsu chí thánh, ẩn thân trong tấm hình rất nhỏ mọn. Này là của ăn lương thực thiên thần, đây chính thật Ngôi Lời ẩn náu mình để ban lương thực nuôi dưỡng nhân loại. Ôi kính lạy Thánh Thể Tình Yêu. Giêsu Chúa ôi, con tôn kính Chúa. Chúa yêu con trao Mình Máu Bánh Rượu. Vì thương chúng con nên đành hạ mình, đem hiến dâng nuôi hồn chúng tử hèn. Tình yêu thương nào ai đã báo đền. Ôi kính lạy Chúa Cả trời cao. Amen


Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh:

Một ơn toàn xá được ban cho các tín hữu sốt sắng tham dự việc suy tôn Thánh Giá trong nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Ơn toàn xá cũng được ban cho các tín hữu tự mình viếng đủ 14 chặng Đàng Thánh Giá, suy niệm và đọc thành tiếng các lời nguyện ngắm có sẵn.

Ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh:

Lễ Vọng Phục Sinh mang đến một cơ hội khác để được ơn toàn xá.

Một ơn toàn xá được ban cho các tín hữu trong Đêm Vọng Phục Sinh (hoặc vào ngày kỷ niệm Phép Rửa Tội của riêng họ), lặp lại lời thề Rửa Tội trong bất kỳ công thức hợp pháp nào đã được phê duyệt.

Chúa Nhật Phục sinh

Đức Thánh Cha sẽ đọc thông điệp Phục sinh Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và toàn thế giới. Sau đó, ngài ban phép lành kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu.

Đầu Tuần Thánh

Vào ngày Thứ Hai, Thứ Ba và Thứ Tư của Tuần Thánh, chúng ta nên cố gắng tham dự các Thánh lễ và rước lễ. Đó là một trong những điều kiện cơ bản để nhận được ơn toàn xá.

Để được ơn toàn xá, chúng ta phải hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Source:National Catholic Register
 
Văn Hóa
Nét Đặc trưng Hòa đồng tôn giáo tại Singapore
Lm. John Trần Công Nghị
08:03 11/04/2019
Singapore nằm giữa 2 quốc gia có đông dân Hồi giáo là Indonesia và Malaysia nhưng về mặt tôn giáo có tính cách sống chung hài hòa, không quá khích như ở Indonesia đã từng xẩy ra nhiều nhà thờ hay cộng đồng Công Giáo bị đốt phá. Một trong những lý do mà người thành lập ra nền dân củ mới là ông Lý quang Diệu đã có tầm nhìn xa, không để vấn đề kỳ thị tôn giáo làm hại đến sự tiến triển kinh tế và văn minh nhân loại.

Tôn giáo vẫn là một phần không thể thiếu của Singapore. Khi thăm Singapore ta dễ nhận ra là có nhiều tòa nhà quan trọng thuộc về các tôn giáo, có thể là đền thờ, chùa, nhà thờ hoặc đền Hồi giáo. Một sự hiểu biết về các tòa nhà này góp phần vào việc đánh giá cao nghệ thuật của họ.

Năm 2014 Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy Singapore là quốc gia đa dạng nhất về tôn giáo. Thực vậy tôn giáo ở Singapore đặc trưng bởi sự đa dạng tín ngưỡng và tập tục tôn giáo do sự pha trộn nhiều sắc tộc có nguồn gốc từ nhiều quốc gia khác nhau. Singapore chính thức công nhận 10 tôn giáo lớn.

Các tín đồ các Tôn giáo theo thống kê 2015 được phân chia như sau:
Phật giáo 33,2%
Đạo giáo (Lão giáo) và tôn giáo dân gian 11,0%
Kitô giáo 18,7% (Tin Lành: 12,0%; Công Giáo 6,7% )
Không tôn giáo 17,5%
Hồi giáo 14,0%
Ấn Độ giáo 5,0%
Các tôn giáo khác 0,6%

Phần lớn người theo đạo Phật ở Singapore là người gốc Trung hoa (vì họ chiếm 42,29% dân số ở Singapore) những Phật tử khác gốc Tích lan, Miến điện và Thái Lan. Một số tôn giáo, đặc biệt là những tôn giáo của các nhóm dân tộc Trung Quốc, đã hợp nhất nơi thờ cúng của họ với các tôn giáo khác như Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Một ví dụ nổi bật là ngôi đền Loyang Tua Pek Kong (nằm ở đường bờ biển phía đông) trong đó có ba tôn giáo là Đạo giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo cùng nằm.

Người Singapore trẻ hơn có xu hướng kết hợp các triết lý truyền thống với tín ngưỡng tôn giáo được giới thiệu khi Anh thuộc địa Singapore. Một ví dụ nổi bật là South Bridge Street, một con đường lớn xuyên qua khu phố Tàu cũ, nơi đây có Đền Sri Mariamman (một ngôi đền Hindu của Ấn Độ được tuyên bố là di tích lịch sử quốc gia vào những năm 1980), cũng như Nhà thờ Hồi giáo Masjid Jamae đã phục vụ những người Hồi giáo Chulia từ Bờ biển Coromandel của Ấn Độ.

Ở trường học, trẻ em được dạy trong các bài học nghiên cứu xã hội về các cuộc bạo loạn Maria Hertogh và Cuộc nổi loạn chủng tộc năm 1964, như một lời nhắc nhở về hậu quả của xung đột giữa các tôn giáo. Các lớp học chủng tộc hỗn hợp, sự tương tác giữa các sinh viên của các chủng tộc khác nhau và lễ kỷ niệm các lễ hội tôn giáo cũng giúp khắc sâu sự khoan dung và hiểu biết tôn giáo từ nhỏ.

Một địa điểm tôn giáo khác ở Singapore là Nhà thờ Armenia, nhà thờ lâu đời nhất ở Singapore, được hoàn thành vào năm 1836. Đây cũng là tòa nhà đầu tiên ở Singapore có nguồn cung cấp điện, khi quạt và đèn điện được lắp đặt. Ngày nay, nhà thờ không còn phục vụ người Armenia nữa, vị linh mục người Armenia cuối cùng nghỉ hưu vào những năm 1930. Tuy nhiên, nhà thờ và các cơ sở đã được bảo quản cẩn thận và các dịch vụ khác nhau của Giáo hội Chính thống vẫn thỉnh thoảng được tổ chức trong đó và nhà thờ Chính thống giáo Coptic của Alexandria vào cuối tuần đầu tiên mỗi tháng.

Hầu hết người Singapore ăn mừng các lễ hội lớn liên quan đến tôn giáo tương ứng của họ. Sự đa dạng của các tôn giáo là sự phản ánh trực tiếp sự đa dạng của các chủng tộc sống ở đó. Người Trung Quốc chủ yếu là tín đồ của Phật giáo, Đạo giáo và Thiên Chúa giáo với một số ngoại lệ không tín ngưỡng. Người Mã Lai chủ yếu là người Hồi giáo, và người Ấn Độ chủ yếu là người Ấn giáo, nhưng với số lượng đáng kể người Hồi giáo và đạo Sikh từ các nhóm dân tộc Ấn Độ.

Phật giáo

Phần lớn người dân Singapore tự xưng là Phật tử, với 33,3% dân số Singapore theo đạo Phật. Phật giáo của mọi truyền thống được đại diện tốt ở Singapore, như Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Thái Lan và Phật giáo Đại thừa Trung Quốc. Họ đã được tập hợp qua nhiều năm nhập cư vào Singapore, được nhiều nhà sư Phật giáo nước ngoài truyền đạo. Do sự tan chảy của các truyền thống Phật giáo tại Singapore, không có gì lạ khi thấy các chùa Phật giáo Thái Lan và Trung tâm Phật giáo Tây Tạng, bên cạnh các chùa Phật giáo Trung Quốc nhiều không thể đếm được.

Chùa Kong Meng San Phor Kark See (Xem hình bên phải)

Có các tu viện và trung tâm Phật giáo từ ba truyền thống chính của Phật giáo tại Singapore gồm: Theravada, Mahayana và Vajrayana. Hầu hết những người theo đạo Phật ở Singapore là người Trung Quốc và là người có truyền thống Đại thừa.

Trong khi đa số Phật tử ở Singapore là người gốc Hoa theo truyền thống, có một số lượng đáng kể Phật tử ở Singapore đến từ các nhóm dân tộc khác như Sinhalese và Myanma. Do sự hiện diện của những Phật tử từ các nhóm dân tộc này, có những trung tâm và chùa Phật giáo phục vụ những người này, như chùa Phật giáo Sri Lankaramaya và chùa Phật giáo Miến Điện.

Cảnh tượng những ngôi chùa như vậy mang đến cho những người theo đạo Phật ở Singapore một cảm giác ấm áp trong lòng họ, vì đây là những nơi họ dành thời gian cho những người thân yêu nhất, chẳng hạn như đến các ngôi chùa để dâng hương và tham dự các dịch vụ thiền định và tụng kinh.

Thỉnh thoảng, các nhà sư Phật giáo từ phương tây như Ajahn Brahm, một tu sĩ người Úc, đến Singapore để nói chuyện với Phật giáo cho công chúng. Ngoài ra, sự hồi sinh gần đây của các xã hội Phật giáo ở Singapore như Hiệp hội Phật giáo Bách khoa Singapore đã giúp giới trẻ ở Singapore có cái nhìn sâu sắc hơn về Phật giáo.

Gần đây, có nhiều ngôi chùa Phật giáo ở Singapore đang được đại trùng tu, để có một mặt tiền tòa nhà mới và để phục vụ giới trẻ hơn.

Ngoài ra, Tu viện Kong Meng San Phor Kark See cũng đã mở Đại học Phật giáo Singapore để cung cấp một trung tâm giáo dục Phật giáo cho người Singapore.

Những bổ sung và cải tạo như vậy cho những ngôi đền này đã cải thiện số lượng khách truy cập của họ rất nhiều.

Thời gian trôi qua, một số lượng lớn các ngôi chùa Phật giáo ở Singapore đã quyết định sử dụng tiếng Anh qua tiếng Quan thoại làm ngôn ngữ giao tiếp chính của họ trong các dịch vụ tại chùa để phục vụ cho hội chúng Phật giáo nói tiếng Anh đang phát triển.

Một cách gián tiếp, nhiều người Singapore trẻ tuổi hiện đang dành thời gian cho gia đình để khám phá lại nguồn gốc Phật giáo của họ.

Kitô giáo và Cộng đoàn Việt Nam

Nhà thờ Armenia (được xây dựng năm 1835) là nhà thờ lâu đời nhất ở Singapore. Nhà thờ Thiên chúa giáo có thể được tìm thấy trên khắp Singapore. Cả Mẹ Teresa và Giáo hoàng John Paul II đã đến thăm Singapore. Xem hình bên phải)

Ở Singapore, một cộng đoàn, mang tên Cộng đoàn Đức Mẹ La Vang Singapore, khoảng 300 người đã được hình thành. Bước đầu, cộng đoàn này chủ yếu là sinh viên, nhưng dần dần cũng có một số người đang sống tại Singapore hay từ Việt Nam, hoặc từ Úc, Đức sang làm việc tại đây gia nhập cộng đoàn. Cộng đoàn Việt Nam hiện nay do Cha guyễn văn Đích dòng MEP phụ trách và có thánh lễ tại Nhà thờ St. Michael, 17 St. Michael Road, Singapore.

Ở Singapore, sau một thời gian phải đi mượn các nhà thờ khác nhau để tổ chức các thánh lễ giờ cộng đoàn này đã được một nhà hưu dưỡng (thuộc các nữ tu dòng Chúa Chiên Lành) tại Marymount cho mượn nhà nguyện và các cơ sở của họ để dâng lễ và các sinh hoạt khác.

Cũng giống như bao nhóm hay cộng đoàn Công Giáo Việt Nam khác ở hải ngoại, các nhóm này được hình thành xuất phát từ nhu cầu tâm linh.

Ban đầu nhóm sinh viên này chỉ gặp nhau để sinh hoạt, chia sẻ với nhau sau các thánh lễ bằng tiếng Anh. Dần dần họ tổ chức các thánh lễ bằng tiếng Việt.

Trong khi đó, vì có điều kiện hơn nữa ở Singapore rất an toàn, các thành viên của Cộng đoàn Việt Nam tại Singapore hay tổ chức những cuộc đi chơi. Các thành viên của cộng đoàn cũng thường tổ chức những chuyến đi Malaysia để thăm hỏi, động viên các công nhân Công Giáo bên đó.

Hồi giáo

Trong khi phần lớn người Hồi giáo ở Singapore là người dân tộc Malaysia truyền thống, thì cũng có một số lượng đáng kể người Hồi giáo từ các nhóm dân tộc khác; đặc biệt, có một số lượng lớn người Hồi giáo trong số những người Ấn Độ có thống kê bao gồm cả người Hồi giáo Tamil và dân Pakistan ở Singapore.

Nhà thờ Hồi giáo Sultan, được xây dựng vào năm 1826 tại quận Kampong Glam, là lâu đời nhất và là một trong những nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở Singapore. (Xem hình bên phải)

Vì lý do này, một số nhà thờ Hồi giáo (chủ yếu nói tiếng Tamil) đặc biệt phục vụ nhu cầu của cộng đồng Hồi giáo Ấn Độ. Ngoài ra, dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Tôn giáo Hồi giáo Singapore (MUIS), tiếng Anh ngày càng được sử dụng như ngôn ngữ hành chính, hướng dẫn tôn giáo và bài giảng cho những lời cầu nguyện vào thứ Sáu tại các nhà thờ Hồi giáo trên khắp Singapore để phục vụ cho người Hồi giáo không nhất thiết phải là người Hồi giáo Nói tiếng Malay.

Theo điều tra dân số năm 2015, khoảng 14% dân số Singapore cư trú tự đăng ký là người Hồi giáo. Hầu hết các đền Hồi giáo ở Singapore theo phái Sunni do phần lớn người Hồi giáo Singapore tuân thủ trường phái tư tưởng Sunni Shafi'i hoặc Hanafi, mặc dù cũng có những nhà thờ Hồi giáo phục vụ nhu cầu của cộng đồng Shia. Singapore cũng có tổ chức phụ nữ Hồi giáo lâu đời nhất thế giới: Hiệp hội Phụ nữ Hồi giáo trẻ Singapore.

Đạo giáo ở Singapore.

Những người theo Đạo giáo (Đạo) tuân theo những lời dạy của triết học tôn giáo Trung Quốc cổ đại của Lão Tử, người sáng lập Đạo giáo, còn được gọi là Đạo đức thuần khiết. Bên cạnh Đạo giáo được mã hóa mà ở Đài Loan. "Đạo giáo" ở Singapore cũng giống rất nhiều tôn giáo dân gian Trung Quốc.

Thian Hock Keng, (được xây dựng năm 1842) là ngôi đền Đạo giáo lâu đời nhất ở Singapore (Xem hình bên phải)

Phong thủy, được dịch theo nghĩa đen là "gió và nước", bắt nguồn từ trường phái âm dương và bắt nguồn sâu sắc trong việc thờ cúng tổ tiên nhằm tìm cách hòa hợp giữa các vị thần giữa người sống (âm) và người chết (âm). Việc thờ cúng tổ tiên là một tập tục phổ biến của người Trung Quốc và lễ hội Thanh Minh trong lần trăng tròn thứ hai được đa số quan sát. Điều này phản ánh rằng truyền thống Trung Quốc vẫn còn tồn tại ở Singapore hiện đại. Họ cầu nguyện để tưởng nhớ đến tổ tiên đã mất của họ, nơi mà linh hồn của họ được tôn vinh với các lễ vật bao gồm thực phẩm, đồ uống, giấy hóa thạch, nhang và thậm chí cả nhà giấy, đó là những thực hành nội tại đối với Đạo giáo.

Mặc dù các đền thờ và đền thờ Đạo giáo có rất nhiều ở Singapore, nhưng số lượng tín đồ chính thức đã giảm mạnh trong những năm từ 22,4% đến 8,5% trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2000. Tuy nhiên, điều này có thể được giải thích bởi sự phân định không rõ ràng giữa Đạo giáo và Phật giáo trong nhận thức phổ biến. Ví dụ, sự khác biệt giữa hai tôn giáo có thể không đáng kể đến mức khi một người Trung Quốc nói rằng họ "dâng hương", người ta thường cho rằng họ là Phật tử mặc dù họ có thể không thực sự là Phật tử. Các cuộc điều tra năm 2010 và 2015 đã chỉ ra rằng bản sắc Đạo giáo đã tăng trở lại để chiếm khoảng 11% dân số Singapore.

Ấn Độ giáo ở Singapore

Phần lớn người Ấn giáo hiện tại của Singapore là hậu duệ của người Ấn Độ di cư ngay sau khi thành lập Singapore năm 1819. Những ngôi đền đầu tiên vẫn là điểm trung tâm của các nghi lễ và lễ hội, được tổ chức trong suốt cả năm. Đặc trưng Hòa đồng tôn giáo ở Singapore.

Đền Sri Mariamman (được xây dựng năm 1827) ở khu phố Tàu là ngôi đền Hindu cổ nhất ở Singapore. (Xem hình bên phải)

Tính đến năm 2015, 17,5% người Singapore không có liên kết tôn giáo. Người Singapore không theo tôn giáo được tìm thấy trong các nhóm dân tộc khác nhau và tất cả các tầng lớp trong cuộc sống thành phố đa văn hóa, đa văn hóa. Bản thân cộng đồng phi tôn giáo Singapore rất đa dạng, với nhiều người tự gọi mình là người vô thần, bất khả tri, nhà tư tưởng tự do, người theo chủ nghĩa thế tục, người theo chủ nghĩa thế tục, người theo chủ nghĩa hoài nghi hoặc người hoài nghi. Ngoài ra, có một số người từ chối nhãn hiệu tôn giáo nhưng vẫn thực hành các nghi lễ truyền thống như thờ cúng tổ tiên. Số người không theo tôn giáo ở Singapore đã tăng dần trong nhiều thập kỷ. Báo cáo điều tra dân số cho thấy những người nói rằng họ không có tôn giáo đã tăng từ 13,0% năm 1980 lên 17,0% vào năm 2010. Trong những năm gần đây, các cuộc tụ họp xã hội của những người không theo tôn giáo đang trở nên phổ biến ở Singapore. Cuộc họp về Chủ nghĩa Nhân văn của Singapore là một mạng lưới lớn gồm 400 người theo Chủ nghĩa Nhân văn thế tục, những người thích nói dối, vô thần và bất khả tri. Vào tháng 10 năm 2010, Hiệp hội Nhân văn (Singapore) đã trở thành nhóm nhân văn đầu tiên được công nhận là một xã hội.

Tự do tôn giáo ở Singapore

Hiến pháp quy định quyền tự do tôn giáo; tuy nhiên, các luật và chính sách khác đã hạn chế quyền này trong một số trường hợp. [3] Các ấn phẩm và thảo luận công khai về các vấn đề tôn giáo thường được kiểm duyệt, cùng với các chân dung tiêu cực hoặc viêm của tôn giáo. Chính phủ không tha thứ cho lời nói hoặc hành động mà họ cho là có thể ảnh hưởng xấu đến sự hòa hợp chủng tộc hoặc tôn giáo.
 
Một ngày đi thăm cung điện Vua Sultan Abu Bakar ở Pekan, Malaysia
Lm. John Trần Công Nghị
22:22 11/04/2019
Một ngày ngy đi thăm cung điện Vua Sultan Abu Bakar ở Pekan, Malaysia

Malaysia 11/4/2019 -- Khi nói về Malaysia thì đa số người tị nạn thường nghĩ tới những trại tị nạn như Pulau Bidong nghĩa là "đảo Bidong" là hải đảo nhỏ ở phía nam Biển Đông, thuộc bang Terengganu của Malaysia. Đảo này được biết đến chủ yếu vì đây mở trại tạm cư cho người Việt tỵ nạn trong những đợt vượt biên liên tiếp của thuyền nhân từ năm 1975 đến năm 1991. Đến 30 tháng 10 năm 1991 khi trại đóng cửa thì nơi đây đã tiếp đón 250.000 người tỵ nạn. Vào thời điểm đó, khoảng 9.000 người với hồ sơ không giải quyết được đều bị buộc trở về Việt Nam…

Xem Hình ảnh

Và vài năm nay tên một nữ công nhân Việt Nam là Đoàn Thị Hương một tên khá quen thuộc trên các trang báo và được cho là một trong 2 nghi phạm nữ trong vụ ám sát Kim Jong-nam tại Malaysia ngày 13 tháng 2 năm 2017, và mới đây không bị kết án tử hình như gia đình từng lo sợ.

Nếu nhìn về quá khứ xa thì một tên nổi bật khác có thể nói là một thiên tài và nhà bác học Việt Nam đã từng học tại Penang của Mãi Lai đó là Nguyễn Trường Tộ. Ông chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa Đông-Tây: Khổng học và Kitô giáo. Ông vừa mang trách nhiệm của một người Kitô hữu phải thực hiện lý tưởng giúp Giáo hội và xã hội; vừa mang trách nhiệm của một kẻ Sĩ đối với tổ quốc và dân tộc của mình theo tinh thần “trung quân, ái quốc” của nhà Nho.

Tưởng cũng nên ghi lại vài nét về ông Nguyễn Trường Tộ như sau: Ông sinh năm 1830 dưới thời vua Minh Mạng, gia đình theo đạo Công Giáo từ nhiều đời, quê quán tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, và qua đời ngày 22 tháng 11 năm 1871 tại Xã Đoài (nay thuộc xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An).

Theo lịch sử ghi lại thì từ nhỏ ông rất thông minh, học đâu nhớ đó. Ông học chữ Hán với thân phụ là Nguyễn Quốc Thư (làm nghề Đông y sĩ) sau đến học với những nhà Nho nổi tiếng như cụ Tú Tài Giai, cụ Cống Hữu và quan huyện Địa Linh về hưu. Trình độ Hán học của ông qua các bài điều trần chứng tỏ ông là một người có trình độ ngang với các vị khoa bảng thời đó. Nhưng vì ông là người Công Giáo, thời đó vua cấm Đạo, không cho người theo Đạo đi thi, nên ông không đỗ đạt gì.

Nổi tiếng hay chữ trong số những người Công Giáo thời đó, nên ông được Giám Mục Gauthier (Ngô Gia Hậu) ở Vinh mời dạy Hán văn cho các tu sĩ trong Chủng viện và cũng được Giám Mục dạy cho học tiếng Pháp. Là một người cầu tiến, ông đã chăm chú học Pháp văn, La-tinh. Chẳng bao lâu ông đã thành công, đọc được nhiều sách vở Tây Phương và nghiên cứu đủ mọi vấn đề như khoa học, triết học, lịch sử, địa lý, luật pháp, chính trị, văn hóa. Nói tóm lại về các kiến thức văn hóa Tây Phương và cả tình hình chính trị thế giới thời đó, ông đều am hiểu..

Ông đã được Giám Mục Gauthier tạo điều kiện cho đi ra nước ngoài để học hỏi. Ông đã đi qua các nơi như Hong kong, Singapore, Mã Lai (Poulo Penang), Pháp, Ý… Trong dịp yết kiến Đức Giáo Hoàng Pio thứ IX tại Roma (khoảng 1859-1861), ông được Đức Giáo Hoàng tặng cho 100 pho sách về tân học. Với số sách dồi dào mà Đức Giáo Hoàng tặng cho Nguyễn Trường Tộ, quả thực Người rất có thiện chí muốn giúp Việt Nam mở mang kiến thức thời đó.

Từ đầu năm 1861 đến đầu năm 1866, Nguyễn Trường Tộ đã gởi cho triều đình Huế tất cả 11 văn bản. Nhưng văn bản gởi đi mà không được trả lời. Nguyễn Trường Tộ đã chờ đợi nơi vua Tự Đức với tất cả lòng thành của mình. Tiếc thay các vua thời đó không có đầu óc canh tân như Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật, nên đã đề cho nước mất nhà tan Việt Nam trở nên lạc hậu so với các nước chung quanh thời đó…

Chúng tôi đặt chân đến thăm Malaysia bắt đầu tử cảng thành phố Kuantan. Thành phố Kuantan là thủ đô của Pahang. Tiểu bang lớn nhất trên Bán đảo Malay mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm lối sống thanh thản đáng ngạc nhiên.

Cảng Kuantan là một cảng đa năng ở Vùng Bờ biển phía Đông Malaysia, nằm khoảng 25 km về phía bắc của thành phố Kuantan. Trước đây được điều hành bởi thành phố Kuantan, nhưng từ năm 1998 cảng này đã được tư nhân hóa và hiện đang được điều hành bởi Kuantan Port Consortium.

Từ cảng này lái xe mất hơn 1 giờ tới thành phố hòang triều Royal Town Pekan, đây là một khu định cư giàu lịch sử ở tỉnh Pahang. Theo tài liệu từ thế kỷ 17, Pekan là thị trấn lâu đời nhất ở Pahang và có nhiều điểm thú vị cho du khách khám phá.

Thăm hoàng thành Pekan và Bảo tàng viện

Chúng tôi ghé thăm Bảo tàng Sultan Abu Bakar, nơi lưu trữ các hiện vật văn hóa và lịch sử phong phú của Penang và hoàng gia. Đang khi đi xem các đồ cổ và di tích nghệ thuật trong bảo tàng viện hoàng gia và viện nhằn chủng học: từ những chiếc lơm đánh cá cho tới các dụng cụ nhạc khí, đồ gốm, đồ đồng… chúng tôi chợt bắt gặp một “trống đồng” có ghi rõ là thuộc văn hóa Đông Sơn cách đây 2.500 năm. Nhìn vào bề mặt trống đồng thì lại thấy trạm trổ khác hẳn với các trống đồng tìm thấy ở Việt Nam. Tuy có hình ngôi sao ở giữa, nhưng không có hình người và chim nhảy múa…, nhưng chỉ là những nét kỷ hà xếp theo dọc theo nhau.

Tiếp đến đi thăm Cung điện vua Sultan Abu Bakar - nơi ở chính thức của quốc vương Penang. Tại đây du khách có thể chiêm ngưỡng những nét kiến trúc của người Malay. Ai cũng muốn chụp hình kỷ niệm tại cổng vòm tuyệt đẹp của cung điện.

Môn Polo là vua trong số các môn thể thao của Malaysia – đây là tàn dư ảnh hưởng còn lại về quá khứ thuộc địa mộtt thời. Từ Câu lạc bộ Polo Royal Pahang du khách quan sát sân chơi Royal Polo Field. Quốc vương Pahang là một người chơi polo cuồng nhiệt, và chuồng ngựa của vua cũng nằm gần đó.

Chuyến thăm tại Trung tâm Dệt lụa Hoàng gia Pahang giới thiệu về một loạt các sản phẩm lụa. Tại đây du khách có thể tìm hiểu cách tơ được dệt một cách có phương pháp bằng các kỹ thuật đã 200 năm qua như thế nào và được truyền qua nhiều thế hệ.

Điểm đáng chú ý khác là đền thờ Sri Muruga Hindu và Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmad Shah. Nhà thờ Hồi giáo được xây dựng từ năm 1991 đến năm 1993 và được xây dựng theo phong cách Hồi giáo Ottoman-Moorish và nét Hồi giáo hiện đại, với bốn ngọn tháp giống như tên lửa và một mái vòm lớn và hai bên mái vòm nhỏ hơn.

Xuyên xuất lộ trình lái xe, trên đường chúng tôi bắt gặp rất nhiều đền Hồi giáo, cái to cái nhỏ, giống như lái xe từ Biên Hòa lên Đình Quán trên đường có rất nhiều nhà thờ vậy.

Không ngờ dân Malaysia chịu ảnh hưởng sâu rộng của tôn giáo và văn minh Hồi giáo như vậy. Hầu hết người Malay là theo Hồi giáo và cấm không được cải đạo sang tôn giáo khác. Vào các viện bảo tàng hay các đền đài lớn thấy có nhiều chữ viết Ả rập, tôi mới hỏi người hướng dẫn du lịch, tại sao có nhiều chử Arap, vậy người Malay có biết đọc không? Ông ta trả lời rằng đây là như cổ ngữ Latinh trong Công Giáo, chỉ có các hiền triết hay các loại quí tộc đời xưa biết mà thôi. Cũng vậy, hiện Malay vẫn còn có ông Vua nhưng chỉ là bù nhìn chứ không có quyền hành gì cả!

Một chuyến thăm viếng rất ý nghĩa và tôi học hỏi được rất nhiều về lịch sử cũng như về tình hình tôn giáo của người Mã Lai.

Tình hình các tôn giáo tại Malaysia:

Malaysia là một quốc gia đa văn hóa và đa sắc tộc, có tôn giáo chính thức là Hồi giáo. Theo tTổng điều tra dân số và nhà ở năm 2010, 61,3% dân số theo đạo Hồi; Phật giáo 19,8 phần trăm; 9,2% Kitô giáo; 6,3% Ấn Độ giáo; và 3,4% tôn giáo truyền thống của Trung Quốc. Phần còn lại được tính bởi các tín ngưỡng khác, bao gồm Thuyết vật linh, Tôn giáo dân gian, Đạo Sikh, Tín ngưỡng Baha'i và các hệ thống tín ngưỡng khác. Số người vô thần tự mô tả ở Malaysia rất ít.

Hồi giáo ở Malaysia đa số là theo Sunni Shafi và việc thực hành Hồi giáo Shia bị chính phủ hạn chế rất nhiều. Hiến pháp Liên bang công nhậnLuật tối cao biến Hồi giáo thành "tôn giáo của Liên bang".

Người Trung Quốc Malaysia thực hành các tín ngưỡng khác nhau: Phật giáo Đại thừa và các tôn giáo truyền thống Trung Quốc (bao gồm Đạo giáo).

Ấn Độ giáo được thực hành bởi phần lớn người Ấn Độ Malaysia.

Kitô giáo đã thành lập tại một số cộng đồng, đặc biệt là ở Đông Malaysia. Kito giáo không gắn liền với bất kỳ nhóm dân tộc cụ thể.

Quan hệ giữa các nhóm tôn giáo khác nhau thường khá khoan dung. Những ngày lễ như Eids, Giáng sinh, Tết Nguyên đán và Deepavali đã được tuyên bố là ngày lễ quốc gia. Nhiều nhóm khác nhau đã được thành lập để cố gắng thúc đẩy sự hiểu biết tôn giáo giữa các nhóm khác nhau, với sự hài hòa tôn giáo được coi là ưu tiên của các chính trị gia Malaysia.

Hồi giáo ở Malaysia

Mặc dù hầu hết mọi người ở Malaya theo đạo Hồi vào thế kỷ 15, hình thức Hồi giáo khoan dung do người Sufi mang lại có nghĩa là nhiều tập tục truyền thống đã được đưa vào truyền thống Hồi giáo. Hồi giáo nói chung được thực hành tự do, mặc dù trong 20 năm qua, việc tuân thủ nghiêm ngặt thực hành Hồi giáo đã tăng lên. Bộ luật chính thức của đạo Hồi ở Malaysia là Sunni và việc thực hành bất kỳ hình thức Hồi giáo nào khác bị hạn chế rất nhiều.

Luật pháp và chính trị

Malaysia là một xã hội đa tôn giáo, hiến pháp Malaysia không bảo đảm tự do tôn giáo, Hồi giáo là tôn giáo chính thức của liên bang. Không người Malay nào được phép rời khỏi đạo Hồi, trong khi những người Hồi giáo không phải người Malay tìm cách truyền đạo cần có sự cho phép của tòa án sharia, điều này không bao giờ được cấp. Tín ngưỡng tôn giáo theo dòng tộc. Các ngày lễ đã được tuyên bố cho các ngày lễ thánh trong nhiều tôn giáo, mặc dù chỉ có Hồi giáo có nhiều hơn một ngày lễ quốc gia. Việc một tôn giáo có được sự chấp thuận của chính phủ hay không được xác định bởi Cơ quan đăng ký xã hội, một phần của Bộ Nội vụ. Chỉ khi được chấp thuận, họ mới đủ điều kiện nhận trợ cấp chính phủ.

Chính phủ tin rằng hiến pháp cung cấp một sự bảo đảm đủ mạnh mẽ về tự do tôn giáo và không nên thay đổi. Một số hạn chế được thực hiện trên các văn bản tiếng Mã Lai từ các tôn giáo không theo đạo Hồi ở Bán đảo Malaysia, tuy nhiên có nhiều hạn chế hơn ở Đông Malaysia. Hijab là bắt buộc đối với người không theo đạo Hồi trong một số tình huống nhất định. Thẻ căn cước MyKad cho biết người sở hữu có phải là người Hồi giáo hay không.

Vì Hồi giáo là quốc giáo, chính phủ hỗ trợ tài chính cho các cơ sở Hồi giáo và buộc hình thức Hồi giáo Sunni. Chính phủ các bang áp đặt một số luật Hồi giáo đối với người Hồi giáo, và chính phủ sẽ cấp các khoản tài trợ cho các trường Hồi giáo tư nhân cho phép chương trình giảng dạy và giám sát được chính phủ phê duyệt. Chính phủ cũng gián tiếp tài trợ cho các cộng đồng phi Hồi giáo, mặc dù ở mức độ nhỏ hơn nhiều. Chính phủ can thiệp vào các hoạt động tôn giáo của các cộng đồng phi Hồi giáo. Các trường công lập cung cấp một khóa hướng dẫn tôn giáo Hồi giáo bắt buộc đối với sinh viên Hồi giáo và sinh viên không theo đạo Hồi tham gia khóa học về đạo đức và đạo đức.

Chính phủ cấm mọi ấn phẩm mà họ cảm thấy sẽ kích động sự bất hòa về chủng tộc hoặc tôn giáo, và đã yêu cầu các vấn đề tôn giáo không được thảo luận trước công chúng do sự nhạy cảm của họ. Chính phủ tuyên bố không ai bị bắt theo Đạo luật An ninh Nội bộ vì lý do tôn giáo. Chính phủ có thể phá hủy các nơi thờ tôn giáo chưa đăng ký, và vì thế các tổ chức phi chính phủ đã phàn nàn về việc phá hủy các ngôi đền Hindu chưa đăng ký. Chúng thường được xây dựng trên các đồn điền thuộc sở hữu tư nhân trước khi giành độc lập vào năm 1957. Xung đột giữa chính phủ liên bang và chính quyền liên quan đến thẩm quyền tôn giáo dẫn đến tốc độ cải cách và phát triển luật pháp chậm chạp liên quan đến Hồi giáo. Các nhóm tôn giáo khác, chẳng hạn như Hội đồng tư vấn Phật giáo Malaysia, Kitô giáo, Ấn Độ giáo, đạo Sikh và Đạo giáo, đã hỗ trợ các cuộc biểu tình chính trị.

Chủ nghĩa thế tục

Mặc dù công nhận Hồi giáo là quốc giáo trong hiến pháp, nhưng khi hiến pháp ra đời, có nói được ghi nhận rõ ràng rằng tình trạng này chỉ là một biểu tượng. Nó không được coi là một cái gì đó được sử dụng như là một cơ sở của pháp luật, ngoại trừ một số người theo chủ nghĩa dân tộc Malay. Hiện tại tòa án Shariah và luật Hồi giáo có quyền tối cao.

Trong lịch sử Malaysia được coi là thế tục, với thủ tướng đầu tiên tuyên bố "đất nước này không phải là một quốc gia Hồi giáo như thường được hiểu. Vào tháng 9 năm 2001, cuộc tranh luận đã được đưa ra bởi thông báo của Thủ tướng Mahathir Mohamad rằng Malaysia đã là một Nhà nước Hồi giáo. Năm 2007, Thủ tướng Abdullah Ahmad Badawi lần đầu tiên gọi Malaysia là một quốc gia Hồi giáo. Đầu tháng đó, ông đã đưa ra một tuyên bố khác, nói rằng Malaysia không phải là một quốc gia thần quyền hay thế tục.

Một tuyên bố tương tự đã được Thủ tướng đưa ra vào ngày 12 tháng 3 Năm 2009, khi ông tuyên bố Malaysia là một quốc gia "Hồi giáo”.

Tự do tôn giáo ở Malaysia

Tự do tôn giáo, mặc dù được bảo đảm trong hiến pháp, phải đối mặt với nhiều hạn chế ở Malaysia. Về mặt pháp lý, một người Mã Lai ở Malaysia phải là người Hồi giáo. Người không phải người Malaysia được tự do chuyển đổi giữa các tôn giáo. Nỗ lực của người Hồi giáo để chuyển đổi sang các tôn giáo khác bị chính quyền bang trừng phạt, với các hình phạt từ phạt tiền đến phạt tù. Chính phủ liên bang không can thiệp vào các tranh chấp pháp lý về cải đạo, để lại cho tòa án. Các tòa án thế tục của Malaysia đã phán quyết họ không có thẩm quyền quyết định những trường hợp này, đưa họ đến các tòa án Syariah. Các tòa án Hồi giáo đã nhất trí phán quyết rằng tất cả người dân tộc Mã Lai phải vẫn là người Hồi giáo. Ngay cả những người không phải người Malaysia đã chuyển đổi sang đạo Hồi cũng không được phép rời khỏi đạo Hồi và những đứa trẻ sinh ra từ cha mẹ Hồi giáo được coi là người Hồi giáo. Một người không theo đạo Hồi muốn kết hôn với người Hồi giáo trước tiên phải chuyển sang đạo Hồi.

Cuộc tranh luận về luật về chuyển đổi đã diễn ra mạnh mẽ trong giới học thuật và chính trị, với nhiều người không theo đạo Hồi chống lại luật pháp mâu thuẫn với nhóm Hồi giáo, những người ủng hộ mạnh mẽ luật pháp, khiến chính phủ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Việc phổ biến bất kỳ tài liệu tôn giáo phi Hồi giáo nào cho người Hồi giáo là bất hợp pháp. Đảng PAS mong muốn án tử hình được ban hành đối với người Hồi giáo cố gắng chuyển đổi, như một phần trong mong muốn cuối cùng của họ là biến Malaysia thành một quốc gia Hồi giáo.

Phật giáo và tôn giáo Trung Quốc

Nhiều người Trung Quốc Malaysia thực hành các tín ngưỡng khác nhau, bao gồm Đại thừa và các giáo phái khác của Phật giáo, các tôn giáo dân gian Trung Quốc, Nho giáo và Đạo giáo. Mặc dù Phật giáo có ảnh hưởng trước khi đạo Hồi xuất hiện, nhưng phần lớn dân số Trung Quốc hiện tại đã đến trong thời kỳ người Anh quốc cai trị Malaysia. Tết Nguyên Đán được tổ chức như một ngày lễ quốc gia. Đối với nhiều người Trung Quốc, tôn giáo là một phần thiết yếu trong đời sống văn hóa của họ.

Khoảng 19% dân số hiện tại tự phân loại mình là Phật tử. Mỗi tòa nhà tôn giáo đều tự trị, và hầu hết người Hoa gốc Malaysia theo chi nhánh Đại thừa, trong khi các dân tộc thiểu số Thái Lan và Sinhala ở Malaysia theo chi nhánh Therevada. Một Hội đồng Phật giáo Malaysia đã được thành lập để thúc đẩy nghiên cứu và thực hành Phật giáo và thúc đẩy sự đoàn kết giữa các Phật tử Malaysia. Ngày Vesak là một ngày lễ quốc gia, và lễ kỷ niệm chung diễn ra tại Kuala Lumpur và Selangor bởi cả hai nhánh của Phật giáo.

Các ngôi đền của Trung Quốc chủ yếu là các vị thần được lưu giữ từ các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến của Trung Quốc. Malaysia có hơn 150 đền thờ Đạo giáo.

Ấn Độ giáo ở Malaysia

Phần lớn người Tamils chiếm 9% dân số Malaysia theo đạo Hindu. Ấn Độ giáo có ảnh hưởng trước Hồi giáo, nhưng các tín đồ hiện nay hầu hết là người gốc từ các cộng đồng di cư từ Tamil Nadu đến Malaya để làm việc trên các đồn điền cao su của Anh. Một cộng đồng nhỏ người di cư từ Bắc Ấn Độ cũng tồn tại.

Các ngôi đền đô thị thường được dành riêng cho một vị thần duy nhất, trong khi các ngôi đền ở nông thôn thường là nơi có nhiều vị thần khác nhau. Hầu hết được mang theo người nhập cư. Hầu hết các ngôi đền theo truyền thống Saivite từ miền Nam Ấn Độ, để thờ thần Siva. Ngày lễ của người Thái ở Thaipusam và Deepavali là một ngày lễ quốc gia. [10] Thực hành tôn giáo Hindu có mối liên hệ chặt chẽ với bản sắc văn hóa của người Ấn Độ Malaysia. Những người chuyển đổi sang tôn giáo khác có thể bị gia đình và cộng đồng Ấn Độ tẩy chay.

Kitô giáo ở Malaysia

Khoảng 10% dân số Malaysia là Kitô hữu, chủ yếu là người Bumiputera không phải người Malay, cũng bao gồm một số dân tộc thiểu số Malaysia gốc Hoa và Malaysia. Các giáo hội phổ biến nhất là Anh giáo và Công Giáo. Hầu hết các Kitô hữu sống ở Đông Malaysia.

Các thương nhân có liên kết với Kitô giáo từ Trung Đông đã đến Malaysia ngày nay vào thế kỷ thứ 7. Công Giáo được người Bồ Đào Nha đưa vào thế kỷ 15, tiếp theo là đạo Tin lành với người Hà Lan vào năm 1641. Khi ảnh hưởng của Bồ Đào Nha suy giảm đạo Tin lành bắt đầu làm lu mờ đạo Công Giáo. Kitô giáo lan rộng hơn nữa thông qua các nhà truyền giáo đến trong thời kỳ cai trị của Anh vào thế kỷ 19 và giới thiệu Kitô giáo đến Đông Malaysia.

Kitô giáo đã bị hạn chế khi Malaysia trở nên Hồi giáo hơn. Những hạn chế đã được đặt vào việc xây dựng các nhà thờ mới, mặc dù những nhà thờ hiện có được phép hoạt động. Kitô hữu không được phép cải đạo người Hồi giáo.

Việc sử dụng từ "Allah" trong tiếng Mã Lai cho Thiên Chúa đã gây ra tranh chấp ở Malaysia, với Kinh thánh tiếng Malay bị cấm do sử dụng từ này. Tuy nhiên Kinh thánh bằng ngôn ngữ Iban bản địa đã được cho phép, vì ngôn ngữ đó không có từ thay thế ngoài "Allah" cho Thiên Chúa.

Công Giáo tại Malaysia

Khoảng 5,7% dân số Singapore, hoặc khoảng 300.000 người, là người Công Giáo. Người Công Giáo chủ yếu là người gốc Trung Quốc, cùng với một người Âu Á, người Philippines, Ấn Độ, Indonesia và thiểu số châu Âu da trắng.

Công Giáo bắt nguồn từ Giáo phận Malacca được thành lập ở Bồ Đào Nha ngay sau cuộc chinh phạt Malacca do đô đốc Affonso de Albuquerque vào năm 1511. Người ta tin rằng linh mục Công Giáo đầu tiên đặt chân đến Singapore vào năm 1821 để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng đang phát triển bao gồm phần lớn của người châu Âu và một số người Trung Quốc; tuy nhiên, có khả năng đã có những nhà truyền giáo Bồ Đào Nha hoạt động ra khỏi Malacca ở Singapore trong thời kỳ Bồ Đào Nha.

Được công nhận là người sáng lập Giáo Hội Công Giáo tại đây, Cha Jean-Marie Beurel đáng chú ý vì đã khởi xướng việc xây dựng một số nhà thờ Công Giáo, như Nhà thờ Mục tử nhân lành và thành lập các trường Truyền giáo đầu tiên ở Singapore. Trong số các trường truyền giáo ban đầu, Viện Saint Joseph, được thành lập năm 1852, được chăm sóc bởi các anh em Lasan trong khi Tu viện của Chúa Giêsu Hài Đồng, được thành lập năm 1854, được chăm sóc bởi các Nữ tu của Chúa Giêsu Hài Đồng. Các tổ chức này phục vụ cho sinh viên của tất cả các tín ngưỡng và nguồn gốc và nhiều người không Công Giáo sau đó đã trở thành người cải đạo.

Trong lịch sử, các cộng đồng Công Giáo được phân chia theo dòng chủng tộc - tập trung dọc theo toàn bộ chiều dài của đường Queen trong thị trấn: Đại đa số người Công Giáo trong những năm đầu của Singapore sẽ bao gồm những người Âu Á, những người chủ yếu nằm ở khu vực đường Waterloo St và Serangoon và là thành viên của Nhà thờ St Joseph (143 Victoria St, phía sau Queen St), cựu Phái bộ Bồ Đào Nha nhà thờ, cùng với hai trường học, Trường nam sinh St Anthony và Tu viện St Anthony.

Người Công Giáo Việt Nam tại Malaysia

Trong số các bang của Malaysia nhận công nhân Việt Nam, Johor là bang có nhiều công nhân Việt Nam nhất. Ước tính có đến hơn 20 ngàn công nhân Việt Nam đang làm việc tại bang này. Riêng tại bang Johor, giáp biên giới Singapore, đã có đến 10 nhóm người Công Giáo VN đã được thành lập và mỗi nhóm quy tụ từ 50 đến 100 người. Vì các nhóm này đang trong giai đoạn sơ khai nên không có các cơ sở và cũng chưa được tổ chức một cách quy cũ và thường xuyên. Vào Chúa Nhật thứ hai và thứ tư trong tháng, cộng đoàn có thánh lễ bằng tiếng Việt và các sinh hoạt khác tại đây.

Và vì nhu cầu càng ngày càng lớn, Đức Cha Paul Tan, phụ trách Ủy ban Di dân của Hội Đồng Giám mục Malaysia đã chính thức mời cha Đợt sang làm tuyên úy cho công nhân Việt Nam tại Malaysia.

Cha Trần Văn Đợt, thuộc dòng Tên, người Úc, và hiện làm tuyên úy cho công nhân Việt Nam tại Malaysia, các giáo xứ Malaysia (chủ yếu gốc Hoa và Ấn độ) cho các nhóm người Việt mượn nhà thờ và các cơ sở để dâng lễ và sinh hoạt. Cha Đợt là linh mục đầu tiên được chính thức cử làm tuyên úy cho công nhân Việt Nam tại Malaysia. Trước đây, thỉng thoảng cũng có một số linh mục tới Malaysia dâng lễ nhưng chỉ ở lại trong một thời gian ngắn rồi đi.

Ở Malaysia, ngoài các thánh lễ và các sinh hoạt khác nhau sau và trước thánh lễ, các công nhân không có điều kiện và hơn nữa cũng vì vấn đề an ninh, họ không dám đi chơi một nơi nào khác. Vì vậy, ngoài công việc ở xưởng, nhà máy của mình và các thánh lễ, hay sinh hoạt tại các nhóm, công nhân ít đi đâu.

Lm. John Trần Công Nghị

(Nguồn từ các tài liệu khác nhau, du lịch, chính quyền và từ internet)