Ngày 17-04-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:08 17/04/2016
31. CẦM NGHIÊU CẦM THUẤN.
Có một người chuẩn bị cầm “kinh thư” của Ngu Thừa Hưng viết tay đi đến tiệm cầm đồ để đổi tiền.
Lý thượng thư giở thư ra coi, hỏi:
- “Kinh thư cầm đến tiệm cầm đồ nào ?”
Người ấy cười nói:
- “Ngài giở qua trang trước đã có “cầm Nghiêu” “cầm Thuấn堯典舜典” (1) , đó chính là tiệm cầm đồ Nghiêu Thuấn ạ !”
(Hài Cự lục)

Suy tư 31:
“Kinh thư” là loại sách “chi bảo” của thánh hiền Trung Quốc, là mẫu mực của người quân tử thời phong kiến, cho nên không ai cầm “kinh thư” đi ra tiệm cầm đồ để đổi tiền, nếu có chăng nữa, thì họ là những người không hiểu thánh hiền, kinh thư là gì cả.
Kinh Thánh là loại sách “cực chi bảo” của người Công Giáo, nó gồm có 46 quyển Cựu ước và 27 quyển Tân ước, nó không những là loại sách “cực chi bảo” mà còn là phương tiện đưa người ta đến phúc trường sinh, tức là sự sống đời đời.
Nó là loại sách chứa đựng Lời Hằng Sống, quý hơn “kinh thư” của người Trung Quốc hay bất cứ loại sách nào trên thế gian này, nó được Thiên Chúa ủy thác cho Giáo Hội gìn giữ và khi cần thì “lấy ra từ kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ”, để giáo huấn nhân loại đi theo con đường của Chúa và nhận biết Thiên Chúa là cha, là Đấng toàn năng hiện hữu và yêu thương...
Một quyển Kinh Thánh cho mỗi gia đình, đó không phải là chuyện khó, cái khó chính là cha mẹ có tập cho con cái có thói quen đọc sách thánh hay không mà thôi ! Có những bà mẹ nghe ở đâu quảng cáo có sách hay mới ra, thì lập tức đi tìm và mua cho bằng được để con cái đọc, nhưng ít có bà mẹ nào nói với con của mình về quyển Kinh Thánh: “Đây là quyển sách Kinh Thánh, con nên đọc và thực hành trong cuộc sống để sống đẹp lòng Thiên Chúa hơn...”
“Kinh thư” nó chỉ hợp cho người Trung Quốc thời cổ xưa chứ thời nay thì không hợp cho mấy, nhất là các bạn trẻ, nhưng quyển Kinh Thánh thì lại khác, nó thích hợp cho mọi thời đại, mọi dân tộc và mọi nền văn hóa văn minh, và là nguồn cảm hứng của các bậc thánh nhân, bởi vì chính Thánh Thần là tác giả, cho nên nguồn phong phú của Thánh Kinh thì vô tận, nó càng vô tận hơn khi chúng ta đọc với thái độ khiêm tốn của đức tin.
Buổi tối, với giờ giấc nhất định, cả nhà quây quần bên nhau đọc kinh, và cha mẹ trở thành người cắt nghĩa Thánh Kinh cho con cái nghe, thử hỏi, có hạnh phúc nào đẹp hơn thế chứ ?

(1) 典nghĩa là mẫu mực, sách kinh điển, lễ (long trọng), và cũnglà cầm cố, cầm đồ…堯典舜典nghĩa là: gương mẫu của vua Nghiêu vua Thuấn. Người cầm sách đi đến tiệm can\m62 đồ không hiểu nghĩa khác của chữ 典。

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:10 17/04/2016

24. Thiên Chúa ban cho chúng ta đức thanh khiết, chúng ta vô phương thực hành đức hạnh này, mà Thiên Chúa thì chỉ đem sức mạnh này ban cho người cầu xin nó mà thôi.

(Thánh Alfonsus Maria de Liguori)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Morales Eva lại tặng Đức Thánh Cha thêm một tặng phẩm quái lạ
Đặng Tự Do
02:00 17/04/2016
Sáng thứ Sáu 15 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng thống Bolivia là ông Morales Eva, đang ở Rôma để tham dự một hội nghị về các vấn đề kinh tế được tài trợ bởi Học viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội.

Một tuyên bố ngắn gọn Vatican đưa ra sau cuộc họp cho biết Đức Thánh Cha đã nói chuyện với Morales về tính trạng xã hội hiện nay của Bolivia, quan hệ giữa Giáo Hội và nhà nước từ sau chuyến tông du của Đức Thánh Cha trong thời gian từ 8 đến 10 tháng Bẩy năm ngoái 2015, và các mối quan tâm trước tình hình thế giới.

Morales Eva, người đã gây ra những tranh cãi vào năm 2015 khi ông trao tặng Đức Thánh Cha Phanxicô một cây thánh giá được hình thành với những biểu tượng cộng sản như búa, liềm, một lần nữa lại trao tặng Đức Thánh Cha một món quà rất độc đáo: đó là một cuốn sách bàn về những lợi ích sức khỏe của lá coca. Lá coca được sử dụng làm nguyên liệu chính để sản xuất cocaine.
 
Giám đốc thông tấn xã Công Giáo Hoa Kỳ bị Hội Đồng Giám Mục buộc từ chức ngay tức khắc
Đặng Tự Do
06:30 17/04/2016
Tony Spence
Giám đốc Catholic News Service trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã bị sa thải hôm thứ Tư 13 tháng Tư sau khi bày tỏ thái độ chống đối lập trường của các Giám Mục Mỹ trên account Twitter của mình.

Tony Spence, người đã làm việc cho Catholic News Service kể từ năm 2004, đã công khai chỉ trích dự luật về tự do tôn giáo; và một luật khác về sự riêng tư tại các nhà vệ sinh không thuộc tư gia.

Một trong những điều khoản chính yếu trong dự luật về tự do tôn giáo là việc bảo vệ các cơ sở tôn giáo không phải thi hành các chính sách chống lại niềm tin tôn giáo của họ. Thí dụ như các bệnh viện Công Giáo không buộc phải cung cấp các dịch vụ phá thai.

Hôm thứ Hai 11 tháng Tư, Viện Lepanto đã đưa ra một báo cáo về các tweets trong account của Spence, trong đó ông đã gọi là dự luật tự do tôn giáo được đưa ra thảo luận tại Tennesse là “phò sự phân biệt đối xử” và “ngu ngốc”.

Trước đó, một số các ký giả Công Giáo cũng đã phàn nàn những tuyên bố của Tony Spence chống lại luật riêng tư tại các nhà vệ sinh công cộng của North Carolina. Luật này quy định rằng những người thuộc giới tính nào thì phải đi vào nhà vệ sinh dành cho giới tính đó. Tony Spence đã tweet rằng luật này “chống lại người đồng tính” và “ngu xuẩn”. Trước đó, các Giám Mục tại North Carolina đã phải vất vả chống lại một nghị định cho phép những người đàn ông được quyền sử dụng nhà vệ sinh dành cho phái nữ.

Sau một cuộc họp với Đức Ông Brian Bransfield, Tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Mỹ, Spence đã được các nhân viên bảo vệ hộ tống ra khỏi văn phòng mà không được phép nói chuyện với các nhân viên của mình.

Lúc16:00h James L. Rogers, viên chức phụ trách truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Mỹ đã gửi một email cho tất cả nhân viên Catholic News Service thông báo về quyết định sa thải có hiệu quả tức khắc.

Michael Hichborn, giám đốc Viện Lepanto, ca ngợi Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ như sau. “Hôm nay, Hội Đồng các Giám mục Công Giáo Mỹ đã thể hiện tính minh bạch và vai trò lãnh đạo mà các tín hữu Công Giáo mòn mỏi khao khát”.
 
Cuộc họp báo của Đức Thánh Cha trên chuyến bay trở về Rôma: thảm cảnh Lesbos, chuyện ông Bernie Sanders, và Tông Huấn Amoris Laetitia
Đặng Tự Do
05:27 17/04/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành ra 30 phút cho một cuộc họp báo trên chuyến bay trở về Rôma từ đảo Lesbos. Ngài chia sẻ những suy nghĩ về một loạt các chủ đề bao gồm cả ý kiến của ngài về thỏa thuận giữa Liên Hiệp Âu Châu và Thổ Nhĩ Kỳ, cuộc họp với ông Bernie Sanders, việc đóng cửa biên giới châu Âu và Tông Huấn Amoris Laetitia.

Dưới đây là tường thuật của ký giả Francesca Sabatinelli, Radio Vatican trong bài “Pope's in-flight presser on EU policies, injustice and apostolic exhortation”

Đức Thánh Cha bắt đầu cuộc họp báo với các ký giả với lời tâm sự rằng chuyến thăm Lesbos đã tạo ra một cảm xúc rất mạnh đối với ngài.

Một ký giả đã hỏi ngài nghĩ thế nào về các thỏa thuận gần đây giữa Brussels và Ankara. Trả lời cho câu hỏi này, trước hết, Đức Thánh Cha minh định rằng chuyến thăm của ngài tới Lesbos đã được thực hiện trong tinh thần thuần túy nhân đạo. Và thực tế là ngài đã mang 3 gia đình tị nạn về Rôma với ngài. Ngài cho biết quyết định này là kết quả của một cảm hứng vào “phút cuối” cuả một trong những cộng sự viên của ngài một tuần trước đây.

Đức Thánh Cha cho biết thêm: “Tất cả mọi thứ đã được sắp xếp theo đúng các quy tắc. Họ có giấy tờ hẳn hoi. Tòa Thánh, chính phủ Hy Lạp và chính phủ Ý đã kiểm tra tất cả mọi thứ. Họ đã được chào đón bởi Vatican và với sự cộng tác của cộng đồng Thánh Egidio, họ sẽ tìm kiếm được công ăn việc làm”.

Khi được hỏi về một cuộc gặp gỡ vào sáng thứ Bảy 16 tháng Tư tại Vatican với ứng cử viên tổng thống Mỹ Bernie Sanders mà một số phương tiện truyền thông Hoa Kỳ cho rằng Đức Thánh Cha đang dính líu vào nội tình chính trị Mỹ, Đức Thánh Cha Phanxicô xác nhận có cuộc gặp gỡ như thế, nhưng xác định rằng cuộc gặp gỡ đó hoàn toàn là theo phép 'lịch sự'.

Đức Thánh Cha nói:

“Sáng nay khi tôi ra đi thì Thượng nghị sĩ Sanders đã có ở đó. Ông đến tham dự Hội nghị 'Centesimus Annus'. Ông biết lúc đó tôi sắp đi và chào xã giao tôi. Tôi chào ông, bà vợ và một cặp nữa cư trú tại Santa Martha. Khi tôi đi xuống, tôi chào ông, bắt tay ông, chỉ có như thế thôi. Cái này gọi là lịch sự và chẳng có gì gọi là dính líu vào chính trị. Nếu ai đó nghĩ rằng chào một người như thế là dính líu vào chính trị thì tôi khuyên người ấy đi tìm tâm lý gia là vừa”.

Một nhà báo khác hỏi tại sao ba gia đình gồm 12 người tị nạn được lựa chọn để được đưa về Vatican đều là người Hồi giáo. Đức Thánh Cha nói sự lựa chọn không phải là giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo; và những người được lựa chọn đều có giấy tờ hợp lệ và theo trình tự.

Một nhà báo hỏi Đức Thánh Cha là ngài có nghĩ rằng việc đóng cửa biên giới châu Âu đánh dấu sự kết thúc giấc mơ châu Âu của nhiều người tị nạn. Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng trong khi ngài thông cảm những lo sợ của một số chính phủ và người dân các nước Âu Châu, ngài tin rằng chúng ta có trách nhiệm chào đón những người tị nạn.

“Tôi luôn luôn nói rằng, xây dựng những bức tường không phải là một giải pháp. Chúng ta đã nhìn thấy những bức tường trong suốt thế kỷ qua và chúng đã không giải quyết bất cứ điều gì. Chúng ta phải xây dựng những nhịp cầu. Đó là những nhịp cầu được xây dựng với trí thông minh, với đối thoại, và với hội nhập”.

Đức Thánh Cha bày tỏ tin tưởng rằng châu Âu phải thực hiện gấp rút chính sách chào đón mọi người, hội nhập họ vào lực lượng lao động, tạo ra các chính sách lường trước được sự tăng trưởng và thúc đẩy một cuộc cải cách nền kinh tế.

“Tất cả những điều này là những cây cầu”, và ngài nhấn mạnh những đau khổ và đau đớn ngài chứng kiến trong chuyến thăm Lesbos.

Đức Thánh Cha cho biết những đứa trẻ ở đó đã cho ngài những bức tranh vẽ trong đó các em khẩn cầu hòa bình và bày tỏ sự đau đớn và sợ hãi sau khi đã nhìn thấy những điều khủng khiếp như các trẻ em khác bị chết đuối.

Khi được hỏi liệu châu Âu có thể mở rộng vòng tay của mình cho tất cả những đau khổ trên thế giới hay không. Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến khả năng tích cực là loại trừ mầm mống của những đau khổ này hơn là tiêu cực xem xét các chỉ tiêu nhân đạo. Ngài đã trình bày các suy tư của ngài về nhiều khuôn mặt đau khổ của con người như chiến tranh và đói khát, và các hiệu ứng của việc khai thác bừa bãi hành tinh này. Đức Thánh Cha đã nói về nạn phá rừng và buôn bán vũ khí và cách thế mà các phe phái lâm chiến ở Syria đã được trang bị bởi những người khác.

“Tôi sẽ mời các nhà sản xuất vũ khí trải qua một ngày trong trại Lesbos: Tôi tin rằng đó sẽ là một điều tốt”.

Quay sang Tông Huấn Amoris Laetitia vừa được công bố, một nhà báo nhận xét rằng liên quan đến khả thể cho phép những người ly dị và tái hôn được rước lễ, hiện nay đang có một cuộc tranh luận sôi nổi vẫn đang diễn ra. Một bên, chẳng hạn như Đức Hồng Y Walter Kaster tuyên bố rằng “mọi thứ đã thay đổi”. Trong khi, nhiều nhà lãnh đạo Giáo Hội khác lại cho rằng không có gì thay đổi về vấn đề này.

Để trả lời, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rất nhiều thứ đã thay đổi nhưng ngài kêu gọi các nhà báo hãy đọc kỹ bài thuyết trình được thực hiện bởi Đức Hồng Y Schonborn. Đức Thánh Cha mô tả vị Hồng Y người Áo như là một nhà thần học vĩ đại, vừa là Tổng Giám Mục thủ đô Vienna, vừa là Thư ký của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Đức Thánh Cha nói Đức Hồng Y có kiến thức toàn diện về đức tin.

“Câu trả lời cho câu hỏi của bạn được chứa đựng trong bài thuyết trình này,” Đức Thánh Cha nói.

Đức Thánh Cha cũng nhìn nhận rằng ngài cảm thấy khó chịu và buồn vì sự tập chú của giới truyền thông trong và sau Thượng Hội Đồng về một vấn đề duy nhất là liệu những người ly dị và tái hôn có được rước lễ hay không.

Ngài cho biết các phương tiện truyền thông đã không nhận ra rằng đây không phải là câu hỏi quan trọng và họ không nhận thấy rằng các đơn vị gia đình, nền tảng của xã hội chúng ta trên toàn thế giới, đang trong tình trạng khủng hoảng.

“Họ không nhận ra là người trẻ ngày nay không muốn kết hôn, rằng sinh suất đang giảm mạnh ở châu Âu lẽ ra phải làm cho chúng ta bật khóc. Họ không nhận ra tình trạng thiếu công ăn việc làm, có những ông bố và bà mẹ phải làm hai công việc và trẻ em đang lớn lên một mình mà không có cha mẹ của chúng ở xung quanh”.
 
Nhà thờ Công Giáo thứ 10 bị đốt trong cộng đồng Mapuche
Đặng Tự Do
04:13 17/04/2016
Du kích quân người Mapuche đã buộc tội vị giám mục địa phương là đồng lõa với chính quyền trong mưu toan chiếm dụng những phần đất của người Mapuche, và đã thiêu rụi một nhà thờ ở Cañete, Chile, vào ngày 12 tháng Tư.

Theo hãng tin EFE của Tây Ban Nha, đó là nhà thờ Công Giáo thứ mười bị quân du kích Mapuche tấn công trong hai năm qua

Vị Giám Mục tiên khởi thuộc sắc tộc Mapuche là Đức Giám Mục Jorge Enrique Concha Cayuqueo, đang cai quản một giáo phận khác, nói với một tờ báo Chile rằng hầu hết người Mapuche đều là người Công Giáo sùng đạo. Những nhà thờ này đều do họ xây dựng lên, và do đó người dân Mapuche chính là nạn nhân các cuộc tấn công của phiến quân.
 
ĐHY Walter Kasper nói rằng Amoris Laetitia thay đổi mọi thứ, nhiều Giám Mục khác không nghĩ như thế
Đặng Tự Do
05:18 17/04/2016
Trong bài “Prelates' differing responses to Amoris Laetitia”, Catholic World News ghi nhận rằng một tuần sau khi Tông Huấn Amoris Laetitia được phát hành, báo chí đăng tải những nhận định rất trái ngược nhau của các nhà lãnh đạo Giáo Hội. Trong khi, Đức Hồng Y Walter Kasper nói rằng Amoris Laetitia “thay đổi mọi thứ”, nhiều Giám Mục khác nhấn mạnh rằng không có bất kỳ sự thay đổi lớn nào trong Tông Huấn mới của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Đức Hồng Y Walter Kasper
Đức Hồng Y Vincent Nichols
Đức Hồng Y Thomas Collins
Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche
Đức Giám Mục Robert Vasa
Đức Giám Mục Thomas Tobin
Đức Hồng Y Kasper, người đã khuyến khích các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới chấp thuận cho các cặp vợ chồng ly dị và tái hôn có thể rước lễ với những điều kiện nhất định nào đó, nói với tờ The Tablet rằng tài liệu “không thay đổi bất cứ điều gì liên quan đến giáo lý Giáo Hội Công Giáo hay giáo luật – nhưng thực ra nó thay đổi tất cả mọi thứ.”

Ngài nói: “Điều gần như rõ ràng với tôi, cũng như với nhiều nhà quan sát khác, là trên con đường hòa nhập, thế nào cũng có những tình huống trong đó những người ly dị và tái hôn, có thể được xá giải và được cho rước lễ.”

Nhưng Đức Hồng Y Vincent Nichols của Westminster, trong bài phát biểu tại phiên bế mạc cuộc họp mùa xuân của các giám mục Anh và xứ Wales, nói với các phóng viên rằng cách tiếp cận của Tông Huấn Amoris Laetitia đối với vấn đề người Công Giáo đã ly dị và tái hôn “không phải là mới.” Ngài nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã theo bước của vị tiền nhiệm ngài là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi nói rằng “có cái gì đó không tương hợp về nguyên tắc giữa việc bước vào một cuộc hôn nhân thứ hai” và yêu cầu phải trung tín trong bậc vợ chồng của Giáo Hội. Khi được hỏi liệu có sự khác biệt nào hay không giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và vị tiền nhiệm của ngài, là người đã nói rằng những người Công Giáo ly dị và tái hôn phải kiêng khem quan hệ vợ chồng nếu họ muốn rước Mình Thánh Chúa Đức Hồng Y Nichols nói rằng ngài không “nhìn thấy lý do tại sao cần phải có một sự thay đổi như vậy”.

Đức Hồng Y Thomas Collins của Toronto, người đã tham gia với các Hồng Y khác trong việc phản đối những gì các ngài cho là những nỗ lực để thao túng Thượng Hội Đồng nhằm ủng hộ đề nghị Kasper, nói rằng ngài cảm thấy yên tâm với tài liệu của Đức Giáo Hoàng. Ngài nói, Amoris Laetitia, cho thấy sự hiểu biết rõ ràng của Đức Giáo Hoàng về “sự yếu kém sâu sắc của nền văn hóa dựa trên chủ nghĩa cá nhân và cái tôi.” Thông điệp căn bản của tông huấn này, không phải là những thay đổi về tín lý nhưng là những thay đổi về các phương pháp tiếp cận mục vụ. Ngài nhấn mạnh rằng: “Chúng ta là những người tìm kiếm để đưa về cùng một đàn chiên chứ không phải là xua đuổi người ta đi.”

Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche, người Anh, Tổng Thư ký Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, cho rằng Amoris Laetitia là một trong những “tài liệu hay nhất mà tôi đã từng đọc.” Ngài nói với đài phát thanh Vatican: “Đó là một ánh sáng trong một thế giới tăm tối chẳng hề tin vào gia đình và hôn nhân như Giáo Hội, vì vậy Tông Huấn Amoris Laetitia sẽ có một ý nghĩa to lớn cho dân chúng trên toàn thế giới.. .”

Từ California, Đức Giám Mục Robert Vasa của giáo phận Santa Rosa nói rằng lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng không thay đổi giáo huấn Giáo Hội, và rằng Giáo Hội không thể chấp nhận các hành vi “không phù hợp với luật luân lý.”

Từ Rhode Island, Đức Giám Mục Thomas Tobin của giáo phận Providence than thở rằng tài liệu của Đức Giáo Hoàng quá dài. “Tôi tin chắc rằng chiều dài của một tài liệu Giáo Hội là tỉ lệ nghịch với số lượng người sẽ đọc nó và với tác động sẽ có của nó”. Tuy nhiên, Đức Cha Tobin đã ca ngợi tuyên bố mạnh mẽ của Đức Giáo Hoàng chống lại ý thức hệ giới tính, việc phá thai, và một nền văn hóa trong đó các nghi lễ rình rang của đám cưới được coi trọng hơn lòng trung tín của đôi vợ chồng trong hôn nhân.
 
Quan sát viên Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi một phản ứng quốc tế đối với tai ương khủng bố
Đặng Tự Do
05:39 17/04/2016
“Tai ương khủng bố quốc tế chỉ có thể được đáp trả bằng một phản ứng tập thể trên quy mô toàn cầu”, đại diện của Vatican cho biết như trên trong một diễn văn tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hôm 14 Tháng Tư.

Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza nói rằng “nạn khủng bố cực đoan là một hiện tượng xuyên quốc gia.” Ngài lên án “sự man rợ đáng kinh hoàng” và “tội ác khôn tả” của những kẻ khủng bố, và đặc biệt kêu gọi sự chú ý đến động cơ của nạn khủng bố là để “tiêu diệt việc chung sống hoà bình của người Hồi giáo và Kitô hữu hàng nhiều thế kỷ qua” tại Trung Đông.

Đức Tổng Giám mục Auza đã không nêu đích danh tôn giáo của những kẻ tham gia trong phong trào khủng bố quốc tế hiện nay, nhưng ngài chỉ trích “sự gian dối và những lời phạm thượng của các nhóm khủng bố” khi dùng tôn giáo biện minh cho hành vi bạo lực của chúng.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày quốc tế ơn gọi 2016 tại giáo xứ Thuận Nghiã
Giáo xứ Thuận Nghiã
20:46 17/04/2016
NGÀY QUỐC TẾ ƠN GỌI 2016 TẠI GIÁO XỨ THUẬN NGHĨA

Chúa Nhật Chúa Chiên Lành năm nay là một ngày hết sức đặc biệt đối với giáo xứ Thuận Nghĩa. Trong ngôi thánh đường thân thương của Giáo xứ, có sự hiện diện đầy tôn quý của Đức Cha Phụ Tá Phêrô - Giám đốc ĐCV, quý Cha giáo, 153 Đại Chủng Sinh trường ĐCV Vinh - Thanh.

Xem Hình

Sự hiện diện của Đức Cha, quý Cha và quý Thầy làm cho Giáo xứ Thuận Nghĩa tràn ngập niềm vui thánh thiện và mang một bầu khí “tu” thực sự. Đây là động lực giúp cho nhiều bạn trẻ trong Giáo xứ cố gắng hơn để thực hiện ước mơ dâng hiến đời mình phục vụ Chúa và Giáo Hội trong đời sống Linh mục và Tu sĩ.

Đúng 7 giờ, ngày 17 tháng 04 năm 2016, tiết mục vũ điệu của xứ đoàn Phêrô Vũ Đăng Khoa chào mừng Đức Cha, quý Cha Giáo và quý Thầy thật hoành tráng. Đoàn rước nhập lễ bắt đầu vào lúc 7g30, gồm các Đoàn thể trong Giáo xứ, quý tu sĩ nam nữ, chủng sinh, quý Cha và Đức Cha. Thánh lễ cầu nguyện cho ơn thiên triệu Linh mục và Tu sĩ diễn ra một cách long trọng và sốt sắng. Trong bài chia sẻ, Đức Giám Mục Phêrô đã diễn tả vai trò và đặc tính của mục tử Giêsu. Đồng thời, Ngài kêu gọi mọi người noi theo vị Mục Tử Nhân Lành để sống hiệp nhất yêu thương. Cuối thánh lễ, Cha quản xứ Antôn thay lời cho cộng đoàn nói lên tâm tình tri ân và cầu chúc tốt đẹp tới Đức Cha, quý Cha, quý Thầy. Trong ngày đặc biệt này, Giáo xứ Thuận Nghĩa dâng lên gia đình Đại Chủng viện món quà vật chất thể hiện tấm lòng của mỗi gia đình trong Giáo xứ.

Sau thánh lễ, Cha Phêrô Nguyễn Văn Hương – Phó giám đốc Đại Chủng Viện gặp gỡ gần 200 thành viên của Hội Cha mẹ có con đi tu. Ngài cám ơn quý ông bà cố đã hy sinh dâng con mình để phục vụ Chúa và Giáo Hội. Đồng thời, Ngài mời gọi quý ông bà cố tiếp tục đồng hành với con cái mình trong lời cầu nguyện. Còn quý Thầy Đại Chủng sinh chia thành 10 nhóm: Một nhóm sinh hoạt với Giới trẻ tại nhà thờ. Các nhóm còn lại đi thăm viếng một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt trong Giáo xứ.

Những tiết mục văn nghệ “bỏ túi” diễn ra trong bữa cơm trưa thân mật của Giới trẻ Thuận Nghĩa và quý Thầy làm cho không khí thật vui và ấm áp. Sau giờ nghỉ trưa, trận đấu giao hữu bóng đã giữa giới trẻ Giáo xứ và quý Thầy diễn ra trên sân vận động Phêrô Vũ Đăng Khoa. Trước trận đấu, có nghi thức chào cờ, vũ điệu chào mừng của các em Thiếu nhi, lời phát biểu của đại diện quý Cha trường Đại Chủng Viện, chụp hình lưu niệm. Trận đấu giao hữu bắt đầu vào lúc 15g15. Hiệp thứ nhất, cầu thủ của cả hai đội đã cống hiến cho khán giả rất nhiều cú đá đẹp mắt. Mặc dầu có những cú xút làm cho khán giả thót tim nhưng hình như cả hai đội đều ở tư thế thăm dò đối phương nên không đội nào ghi bàn thắng.

Giờ giải lao, xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Vũ Đăng Khoa tiếp tục cống hiến cho khán giả những tiết mục văn nghệ vui tươi, nhộn nhịp.

Quý Thầy đã thay đổi chiến thuật, nên đã ghi bàn ngay từ những phút đầu của hiệp II. Vào những phút chót của trận đấu, đội bóng quý Thầy lại tiếp tục ghi bàn thắng. Tỷ số trận đấu là 2 – 0, phần thắng thuộc về đội bóng của quý Thầy Đại Chủng Viện.

Ngày giao lưu giữa Giáo xứ Thuận Nghĩa và gia đình chủng viện kết thúc trong hân hoan phấn khởi. Ước mong sao niềm hân hoan luôn kéo dài trong lòng mọi người dân giáo xứ Thuận Nghĩa, để chính niềm vui của tình hiệp nhất luôn là động lực, là nhựa sống kiến tạo những mầm ơn gọi “chất lượng cao” cho Giáo xứ và Giáo Hội.

Hiện tại, Giáo xứ Thuận Nghĩa có 8 500 nhân danh. Từ khi thành lập Giáo xứ cho tới nay, Giáo xứ đã có 48 linh mục quê hương, trong đó có Thánh linh mục tử đạo Phêrô Vũ Đăng Khoa. Hiện tại, Giáo xứ Thuận Nghĩa có 8 chủng sinh và 178 tu sỹ nam nữ hiện diện tại 29 cơ sở dòng tu trong và ngoài nước. Giáo xứ có lớp Mầm ơn gọi qui tụ gần 100 em dự tu. Đặc biệt, Giáo xứ có 128 hộ gia đình có con cái đi tu. Trong số đó, một số gia đình có 3-4, thậm chí là 5 người con đi tu.

Được như vậy, chính là nhờ ơn Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Thánh Tử Đạo quê hương Phêrô Vũ Đăng Khoa, nhờ sự dìu dắt của Giáo Hội, nhờ môi trường sống đạo trong giáo xứ. Nhưng không thể phủ nhận rằng, đó là nhờ cha mẹ đã vun trồng và bảo vệ các mầm ơn gọi nơi tầm hồn con cái, trong môi trường giáo dục gia đình theo luân lý Kitô giáo. Gia đình là chủng viện, tu viện đầu tiên. “Cha mẹ là người thông truyền sự sống cho con cái, nên cha mẹ có bổn phận hết sức quan trọng là giáo dục chúng và vì thế họ được coi là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng. Vai trò giáo dục này quan trọng đến nỗi nếu thiếu sót thì khó lòng bổ khuyết được” (Gravissimum Educa-tionis (GE), số 3).

Rất nhiều người trẻ hôm nay, vì thiếu nền giáo dục trong gia đình nên họ bị “thiếu sót” về nhiều mặt. Thiếu về tri thức, thiếu về nhân bản, thiếu sự giáo dục đức tin…Nếu thiếu sót về tri thức thì có thể bù đắp, nhưng để bù đắp thiếu sót về nhân bản và đức tin không phải là chuyện dễ dàng. Ước mong rằng, các bậc cha mẹ hiểu được điều này để tiếp tục chăm lo giáo dục con cái một cách toàn diện, đặc biệt là về việc giáo dục đức tin và nhân bản.

Cầu xin Chúa cho Đức Cha, quý Cha trong ban đào tạo chu toàn bổn phận trách nhiệm nặng nề mà bề trên Giáo phận trao phó. Xin Chúa cho quý Thầy Đại Chủng Sinh chăm chỉ học tập tu luyện để mai ngày trở thành những linh mục như lòng Chúa mong muốn, thực sự là thừa sai của Lòng Thương Xót Chúa.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nguyên Văn Tông Huấn Amoris Laetitia của Đức Phanxicô (các số 89-104)
Vũ Văn An
23:10 17/04/2016
Chương Bốn: Lòng Yêu Thương và Hôn Nhân

89. Tất cả những điều đã nói từ trước đến nay sẽ không đủ để nói về Tin Mừng hôn nhân và gia đình, nếu ta không đồng thời nói đến lòng yêu thương. Vì ta không thể khuyến khích con đường trung tín và hiến thân cho nhau nếu không khuyến khích việc tăng triển, việc củng cố và việc thâm hậu hóa lòng yêu thương vợ chồng và gia đình. Thực vậy, ơn thánh của bí tích hôn phối, trước nhất, nhằm “bảo vệ lòng yêu thương của cặp vợ chồng” (104). Cả ở đây nữa, ta cũng có thể nói “Giả như tôi có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có lòng yêu thương, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có lòng yêu thương, thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1Cr 13:2-3). Tuy nhiên, hạn từ “yêu thương” thường hay được sử dụng nhưng cũng thường hay bị lạm dụng (105).

Lòng yêu thương hàng ngày của ta

90. Trong một đoạn trữ tình của Thánh Phaolô, ta đọc thấy một số đặc điểm của lòng yêu thương chân thực:

Lòng yêu thương thì kiên nhẫn, hiền hậu,
không ghen tương, không vênh vang, không cao ngạo hay khiếm nhã,
Lòng yêu thương không tìm tư lợi,
Nó không nóng giận, không nuôi hận thù,
không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật.
Lòng yêu thương tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả
(1Cr 13:4-7)

Lòng yêu thương được cảm nghiệm và nuôi dưỡng trong cuộc sống hàng ngày của vợ chồng và con cái họ. Suy nghĩ sâu hơn về ý nghĩa đoạn văn này của Thánh Phaolô và sự liên hệ của nó đối với hoàn cảnh cụ thể của mọi gia đình là điều hữu ích.

Lòng yêu thương thì kiên nhẫn

91. Chữ đầu tiên được dùng ở đây là makrothyméi. Chữ này không đơn giản chỉ nói tới việc “chịu đựng mọi sự”, vì ta thấy ý tưởng này được phát biểu ở cuối câu bẩy. Ý nghĩa của nó sẽ được rõ ràng hơn nhờ bản dịch Cựu Ước sang tiếng Hy Lạp, trong đó, ta đọc thấy Thiên Chúa “chậm nổi giận” (Xh 34:6; Ds 14:18). Như thế, chữ này chỉ đức tính của một người không hành động bốc đồng nhưng họ tránh gây xúc phạm. Ta thấy đức tính này nơi Thiên Chúa của Giao Ước, Đấng mời gọi ta bắt chước Người ngay trong đời sống gia đình. Bản văn của Thánh Phaolô khi dùng chữ này cần được đọc dưới sự soi sáng của Sách Khôn Ngoan (xem 11:23; 12:2, 15-18), là Sách vốn tán dương sự kiềm chế của Thiên Chúa, cũng như mở ra khả thể ăn năn, mà vẫn nhấn mạnh tới uy quyền của Người, như đã được mạc khải trong các hành vi thương xót của Người. Sự “kiên nhẫn” của Thiên Chúa, được chứng tỏ qua lòng thương xót của Người đối với những người tội lỗi, là dấu chỉ uy quyền thực sự của Người.

92. Kiên nhẫn không có nghĩa để mình luôn bị đối xử tệ, khoan thứ những vụ gây hấn thể lý hoặc để người khác lợi dụng ta. Ta sẽ luôn gặp vấn đề bất cứ khi nào ta tưởng mối liên hệ ấy hay người ấy hẳn phải hoàn hảo, hay khi ta đặt ta vào trung tâm và mong chờ mọi sự sẽ xoay chiều thuận lợi cho ta. Rồi, mọi sự làm ta mất kiên nhẫn, mọi sự làm ta phản ứng một cách hung hãn. Nếu không vun đắp tính kiên nhẫn, ta sẽ luôn tìm kế bào chữa cho việc phản ứng đầy giận dữ. Kết cục ta sẽ mất hết khả năng sống với nhau, phản xã hội, không kiểm soát được các bốc đồng của ta, và gia đình ta sẽ trở thành bãi chiến trận. Chính vì thế Lời Chúa dạy ta rằng “Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác” (Ep 4:31). Kiên nhẫn bén rễ khi ta thừa nhận rằng người khác cũng có quyền sống trong thế giới này, trong con người hiện thực của họ. Đâu có quan hệ gì nếu họ là gánh nặng của tôi, nếu họ phá hoại kế hoạch của tôi, hay làm tôi khó chịu do cung cách hành động hay suy nghĩ của họ, nếu họ không phải như mọi điều tôi muốn họ là. Lòng yêu thương luôn có khía cạnh cảm thương sâu xa dẫn ta tới chỗ chấp nhận người khác như là một phần thế giới này, ngay cả lúc họ hành động khác với ý thích của tôi.

Lòng yêu thương phục vụ người khác

93. Chữ kế tiếp được Thánh Phaolô sử dụng là chrestéuetai. Chữ này chỉ được dùng ở đây trong toàn bộ Thánh Kinh. Nó do chữ gốc chrestós: người tốt lành, người tỏ lòng tốt bằng hành động. Ở đây, trong một song hành chặt chẽ với động từ đi trước nó, nó được dùng như một bổ nghĩa. Thánh Phaolô muốn minh xác rằng “kiên nhẫn” không phải là một thái độ hoàn toàn thụ động, nhưng là một thái độ được kèm theo bằng hành động, bằng hành động qua lại đầy năng động và sáng tạo với người khác. Chữ này muốn xác định rằng lòng yêu thương có lợi ích và có tính giúp đỡ người khác. Vì lý do này, nó được dịch là “hiền hậu”; lòng yêu thương luôn sẵn sàng giúp đỡ.

94. Suốt trong đoạn văn này, điều rõ ràng là Thánh Phaolô muốn nhấn mạnh rằng lòng yêu thương không phải chỉ là một cảm xúc xuông. Đúng hơn, ta nên hiểu nó theo đường hướng động từ “yêu” của tiếng Hípri; tức là “làm điều tốt”. Như Thánh Inhaxiô thành Loyola từng nói, “Lòng yêu thương được biểu lộ bằng hành động hơn là bằng lời nói” (106). Nó biểu lộ tính sinh hoa trái của nó như thế và cho phép ta cảm nghiệm hạnh phúc cho đi, tính cao thượng và vẻ cao cả của việc chúng ta tự cho đi một cách hào phóng không đòi được đền trả, nguyên tuyền vì niềm hân hoan được cho đi và phục vụ.

Lòng yêu thương không ghen tương

95. Thánh Phaolô tiếp tục bác bỏ thái độ do động từ zelói (ghen tương hay ghen tị) diễn tả như là trái ngược với lòng yêu thương. Điều này có nghĩa: lòng yêu thương không có chỗ dành cho việc không vui trước vận may của người khác (xem Cv 7:9; 17:5). Lòng ghen tị là một hình thức buồn rầu gây ra bởi sự thịnh vượng của người khác; nó chứng tỏ: ta không quan tâm tới hạnh phúc của người khác mà chỉ quan tâm tới hạnh phúc của ta mà thôi. Trong khi lòng yêu thương làm chúng ta vươn cao quá chúng ta, thì lòng ghen tị khoá kín chúng ta vào trong chính mình. Lòng yêu thương đích thực biết đánh giá cao các thành tựu của người khác. Nó không coi họ như môt đe dọa. Nó giải thoát ta khỏi vị chua chát của lòng ghen tị. Nó thừa nhận rằng mọi người đều có những ơn phúc khác nhau và con đường đi riêng ở trong đời. Nên nó cố gắng khám phá ra con đường tiến tới hạnh phúc của riêng mình, trong khi để người khác tìm ra con đường riêng của họ.

96. Nói tóm lại, yêu thương là chu toàn hai mệnh lệnh cuối cùng của Luật Thiên Chúa: “Ngươi đừng thèm muốn nhà cửa của người lân cận ngươi; ngươi đừng thèm muốn vợ của người lân cận ngươi, hay đầy tớ nam đầy tớ nữ của họ, hay bò lừa, hoặc bất cứ điều gì của người lân cận ngươi” (Xh 20:17). Lòng yêu thương linh hứng cho lòng qúy mến thành thực đối với mọi người và nhìn nhận quyền được hạnh phúc của họ. Tôi yêu thương người này, và tôi nhìn họ bằng đôi mắt Thiên Chúa, Đấng ban cho ta mọi sự “để ta vui hưởng” (1Tm 6:17). Do đó, tôi cảm thấy một cảm thức hạnh phúc và bình an sâu xa. Cũng một lòng yêu thương bén rễ sâu này đã dẫn tôi tới chỗ bác bỏ mọi bất công trong đó, một số người sở hữu quá nhiều trong khi những người khác thì chẳng sở hữu bao nhiêu. Nó thúc đẩy tôi tìm cách giúp những người bị xã hội vứt bỏ tìm được chút ít niềm vui. Đấy không phải là ghen tị mà là ước nguyện bình đẳng.

Lòng yêu thương không vênh vang

97. Chữ sau đây, perpereúetai, diễn tả sự vênh vang, nhu cầu cần phải kiêu kỳ, dạy đời và đôi chút tự đề cao. Những người biết yêu thương không những tự chế, không nói quá nhiều về chính họ, mà còn tập chú vào người khác; họ không cần là tâm điểm để được chú ý. Chữ sau đó, physioútai, cũng tương tự như thế, cho thấy lòng yêu thương không ngạo mạn. Về phương diện chiểu tự, nó có nghĩa ta không tự “thổi phồng” trước mặt người khác. Nó cũng chỉ một điều tinh tế hơn: bị ám ảnh phải khoe khoang, mất hết cảm thức thực tại. Những người như thế nghĩ rằng, vì “tâm linh” hay “khôn ngoan” hơn, nên họ quan trọng hơn chính con người thực của họ. Thánh Phaolô sử dụng động từ này trong nhiều dịp khác, như khi ngài nói: “sự hiểu biết thổi phồng” trong khi “lòng yêu thương thì xây dựng” (1Cr 8:1). Một số người nghĩ rằng họ quan trọng vì họ hiểu biết hơn những người khác; họ muốn khống chế những người này. Ấy thế nhưng điều thực sự làm chúng ta quan trọng chính là một lòng yêu thương hiểu biết, tỏ ra quan tâm, và bảo bọc người yếu đuối. Ở nơi khác, chữ này được dùng để phê phán những người “bị thổi phồng” bởi sự quan trọng của mình (xem 1Cr 4:18) nhưng thực ra họ đầy tràn những chữ nghĩa trống rỗng hơn là “sức mạnh” thực sự của Thần Khí (xem 1Cr 4:19).

98. Đối với các Kitô hữu, điều quan trọng là biểu lộ lòng yêu thương của họ qua cách cư xử với các thành viên trong gia đình ít hiểu biết đức tin, yếu ớt hay kém chắc chắn trong các xác tín của họ. Có khi, điều ngược lại đã diễn ra: các người có đức tin được coi là chín chắn hơn trong gia đình đã trở thành những người cao ngạo không ai chịu thấu. Đàng khác, lòng yêu thương có đặc điểm khiêm nhường; nếu ta muốn hiểu biết, tha thứ và phục vụ người khác với tấm lòng, thì ta phải chữa trị tính kiêu ngạo của ta để lòng khiêm nhường lớn mạnh. Chúa Giêsu từng nói với các môn đệ rằng trong một thế giới trong đó quyền lực đang thắng thế, ai cũng tìm cách khống chế người khác, nhưng “không như thế giữa các con” (mt 20:26). Luận lý học nội tại của tình yêu Kitô Giáo không nói tới sự quan trọng hay quyền lực; đúng hơn, “ai là người thứ nhất trong các con phải là người nô lệ của các con” (Mt 20:27). Trong đời sống gia đình, luận lý học thống trị hay cạnh tranh ai là người thông minh nhất hay có quyền nhất sẽ tiêu diệt lòng yêu thương. Lời khuyên răn của Thánh Phêrô cũng được áp dụng vào gia đình: “anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường” (1Pr 5:5).

Lòng yêu thương không khiếm nhã

99. Lòng yêu thương cũng phải hiền từ và ân cần, và điều này được chữ tiếp theo, aschemonéi, chuyên chở. Nó muốn nói: tình yêu không khiếm nhã hay bất lịch sự; nó không lỗ mãng. Các hành động, lời nói và cử chỉ của nó làm vui lòng người khác, chứ không cọ sát hay cứng cỏi. Lòng yêu thương ghét việc làm người khác đau khổ. Sự nhã nhặn “là trường dạy tính mẫn cảm và vô vị lợi” là điều đòi người ta “phát triển tâm tư tình cảm, học cách lắng nghe, cách nói và, có khi, cả cách im lặng nữa” (107). Nó không phải là một điều mà Kitô hữu có thể chấp nhận hay bác bỏ. Là một đòi hỏi chủ yếu của lòng yêu thương, “mọi con người nhân bản buộc phải sống hòa hợp với những người chung quanh” (108). Mỗi ngày, “ việc bước vào đời sống một người khác, ngay cả khi người này vốn đóng một vai trò trong đời sống ta, đòi ta phải mẫn cảm và tự chế là điều có thể đổi mới lòng tin tưởng và sự kính trọng. Thực vậy, lòng yêu thương càng sâu sắc, nó càng đòi nơi ta lòng kính trọng tự do của người khác và khả năng chờ đợi cho tới khi người khác mở cửa lòng họ cho ta” (109).

100. Để cởi mở đối với việc gặp gỡ người khác cách chân thực, “một cái nhìn nhân hậu” là điều chủ yếu. Điều này bất tương hợp với thái độ tiêu cực luôn sẵn sàng vạch trần các thiếu sót của người khác trong khi làm ngơ các thiếu sót của mình. Cái nhìn nhân hậu giúp ta nhìn xa hơn các giới hạn của chúng ta, biết kiên nhẫn và hợp tác với người khác, bất chấp các dị biệt của ta. Lòng nhân hậu yêu thương xây dựng các dây nối kết, vun sới các mối liên hệ, tạo nên các mạng lưới hội nhập mới và đan dệt được một cơ cấu xã hội bền vững. Nhờ cách này, nó luôn phát triển mạnh mẽ hơn, vì nếu không có một cảm thức thuộc về, ta không thể nâng đỡ việc dấn thân của ta cho người khác; kết cục, ta chỉ đi tìm sự thuận tiện của chính ta và cuộc sống chung sẽ trở nên bất khả hữu. Những người phản xã hội nghĩ rằng người khác chỉ hiện hữu để thỏa mãn các nhu cầu riêng của họ. Thành thử, không còn chỗ nào dành cho lòng nhân hậu yêu thương và việc phát biểu nó ra. Những ai yêu thương đều có khả năng nói những lời phấn khởi, gây sức mạnh, an ủi, và khuyến khích. Đó là các lời chính Chúa Giêsu từng nói: “Này con, cứ yên tâm!” (Mt 9:2); “này bà, lòng tin của bà mạnh thật!” (Mt 15:28); “Hãy trỗi dậy!” (Mc 5:41); “Hãy đi bình an!” (Lc 7:50; “Đừng sơ!” (Mt 14:27). Đấy không phải là những lời hạ giá người ta, làm cho họ buồn bã, giận dữ hay tỏ ý khinh bỉ. Trong các gia đình của chúng ta, ta phải học cách mô phỏng gương hiền hậu của Chúa Giêsu trong cách ta nói năng với nhau.

Lòng yêu thương thì quảng đại

101. Chúng ta nói đi nói lại rằng để yêu một người khá, ta phải yêu chính mình. Tuy nhiên, bài ca yêu thương của Thánh Phaolô quả quyết rằng lòng yêu thương “không tìm tư lợi” cũng không “tìm điều của riêng mình”. Cùng một ý tưởng này đã được phát biểu trong một đoạn văn khác: “Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác” (Pl 2:4). Thánh Kinh nói rõ rằng phục vụ người khác cách quảng đại thì cao quí hơn yêu chính mình. Yêu mình chỉ quan trọng như một điều kiện tiên quyết về tâm lý để có thể yêu người khác: “Xấu với bản thân thì tốt với ai được? Ngay cả với tài sản của mình, nó cũng không được hưởng. Không ai tệ hơn kẻ làm hại chính mình, và đó là công trả cho sự gian ác của nó” (Hc 14:5-6).

102. Thánh Tôma Aquinô giải thích rằng “Đối với đức ái, ước muốn yêu thương thích đáng hơn ước muốn được yêu thương” (110); thực vậy, “các bà mẹ, những người yêu thương nhiều nhất, tìm cách yêu thương hơn được yêu thương” (111). Thành thử, lòng yêu thương có thể vuợt quá và tràn quá các đòi hỏi của công bình, “không mong được đền trả điều gì” (Lc 6:35), và lòng yêu thương lớn nhất có thể dẫn ta tới “hy sinh mạng sống mình” cho người khác (xem Ga 15:13). Liệu một lòng quảng đại như thế, lòng quảng đại giúp ta khả năng cho đi một cách tự do và trọn vẹn, có thể là một điều thực sự khả hữu hay không? Có, vì Tin Mừng đã đòi hỏi nó: “anh em đã nhận được cách nhưng không, thì phải cho đi cách nhưng không” (Mt 10:8).

Lòng yêu thương không nóng giận hay nuôi hận thù

103. Nếu chữ thứ nhất trong bài ca của Thánh Phaolô nói tới việc phải kiên nhẫn, không phản ứng lỗ mãng ngay tức khắc đối với các yếu đuối và lỗi lầm của người khác, thì chữ kế tiếp ngài sử dụng là paroxýnetai, liên hệ nhiều hơn tới việc bất bình nội tâm do một điều từ bên ngoài gây ra. Nó chỉ phản ứng dữ dội từ bên trong, một sự nóng giận ẩn khuất khiến ta bực mình liên quan tới người khác, như thể họ gây rối hay đe dọa ta và do đó cần được xa tránh. Nuôi dưỡng thứ thù nghịch nội tâm như thế không ích lợi gì cho bất cứ ai. Nó chỉ gây mích lòng và ra xa lạ. Bất bình chỉ lành mạnh khi nó khiến ta phản ứng chống một bất công trầm trọng; khi thấm nhiễm thái độ của ta đối với người khác, nó chỉ gây hại mà thôi.

104. Tin Mừng dạy ta nhìn ra cái xà trong chính mắt ta (xem Mt 7:5). Các Kitô hữu không thể làm ngơ lời khuyên răn liên lỉ đừng giận dữ của Lời Chúa: “Đừng để sự ác thắng được mình” (Rm 12:21). “Ta đừng mệt mỏi trong việc làm điều thiện” (Gl 6:9). Đột nhiên cảm thấy ước muốn trả thù là một chuyện mà chiều theo uớc muốn ấy, để nó bén rễ trong tâm hồn ta, là một chuyện khác: “Hãy giận dữ nhưng đừng phạm tội; đừng để mặt trời lặn trên sự giận dữ của anh em” (Ep 4:26). Lời khuyên của tôi là đừng để một ngày qua đi mà không làm hòa trong gia đình. “Và làm thế nào để làm hòa đây? Qùy gối xuống chăng? Không! Chỉ cần một cử chỉ nhỏ thôi, một việc nhỏ mọn thôi, cũng đủ để hòa khí gia đình được tái lập. Chỉ một mơn trớn nhỏ, không cần phải nói năng chi. Nhưng đừng để một ngày qua đi mà không làm hòa trong gia đình bạn” (112). Phản ứng đầu tiên của ta khi ta bị làm phiền nên là một phản ứng chúc lành tận đáy lòng, xin Chúa chúc lành, giải thoát và chữa lành người kia. “Ngược lại, hãy chúc lành, vì anh em đã được kêu gọi làm việc này, ngõ hầu anh em nhận được phúc lành” (1Pr 3:9). Nếu phải đấu tranh một sự ác, thì hãy đấu tranh; nhưng ta phải luôn nói “không” với bạo lực trong gia đình.

Kỳ sau: Lòng Yêu Thương thì tha thứ ....
____________________________________________________________________________________________________________
(104) Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo 1641.
(105) Cf. Đức Bênêđíctô XVI, Thông Điệp Deus Caritas Est (25 tháng 12, 2005), 2: AAS 98 (2006), 218.
(106) Spiritual Exercises, Contemplation to Attain Love (230).
(107) Octavio Paz, La llama doble, Barcelona, 1993, 35.
(108) Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae II-II, q. 114, art. 2, ad 1.
(109) Bài Giáo Lý (13 Tháng 5, 2005): L’Osservatore Romano, 14 tháng 5, 2015, p. 8.
(110) Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae, II-II, q. 27, art. 1, ad 2.
(111) Ibid., q. 27, art. 1.
(112) Bài Giáo Lý (13 tháng 5, 2015): L’Osservatore Romano, 14 tháng 5, 2015, p. 8.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Buổi Sáng Đầu Ngày
Joseph Nguyễn Tro Bụi
18:52 17/04/2016
BUỔI SÁNG ĐẦU NGÀY
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Lời đầu ngày con cảm tạ ơn Cha
Hừng đông đến cho hoa đời tươi nở
Tình thương yêu trong tâm Ngài muôn thuở
Cho cánh đồng mầu mỡ thẳm xanh tươi.
(Trích thơ của Trầm Hương Thơ)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 12 – 18/04/2016: Tông Huấn Amoris Laetitia và phản ứng của các nhà lãnh đạo Giáo Hội trên thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:10 17/04/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hôm thứ Sáu 8 tháng Tư, Tòa Thánh đã công bố Tông Huấn Amoris Laetitia, nghĩa là Niềm Vui Yêu Thương. Đây là văn bản giáo hoàng dài nhất mọi thời đại, cho đến nay, với 60,000 từ và dài 264 trang. Chúng tôi xin dành chương trình này để thứ nhất là tóm tắt mười điểm chính của Tông huấn Amoris Laetitia; tiếp đến là tường trình với quý vị và anh chị em một vài phản ứng của các nhà lãnh đạo Giáo Hội trên thế giới.

1. Tóm tắt mười điểm chính của Tông huấn Amoris Laetitia

Thứ Nhất: Giáo Hội cần phải hiểu các gia đình và các cá nhân trong tất cả sự phức tạp của họ. Giáo Hội cần phải gặp gỡ họ ở nơi họ đang sống. Thế nên các mục tử phải “tránh những xét đoán không lưu tâm đến tính phức tạp của những hoàn cảnh khác nhau” (296). Không được “đóng khung hoặc xếp loại con người một cách quá cứng nhắc mà không dành chỗ cho sự phân định mang tính mục vụ và riêng biệt” (298). Nói cách khác, không có một tiêu chuẩn chung cho tất cả mọi người. Mọi người đều được khuyến khích sống theo Phúc Âm, nhưng cũng cần được đón nhận vào trong một Giáo Hội biết trân trọng những phấn đấu của riêng họ và đối xử với họ với lòng thương xót. Cần tránh kiểu suy nghĩ rằng “mọi sự không trắng thì đen” (305). Và Giáo Hội không thể dùng luật lệ luân lý như “những tảng đá đè nặng trên cuộc sống con người” (305). Tóm lại, Ðức Thánh Cha kêu gọi phải có sự cảm thông, thương xót và đồng hành.

Thứ Hai: Vai trò của lương tâm là tối quan trọng trong những quyết định về luân lý. “Lương tâm cá nhân cần phải được hợp nhất với thực hành của Giáo Hội trong những hoàn cảnh vốn vượt khỏi sự hiểu biết của chúng ta về hôn nhân một cách khách quan” (303). Vì thế, các mục tử cần giúp đỡ các tín hữu không chỉ tuân theo lề luật, mà còn biết “phân định”, tức là đưa ra quyết định sau khi cầu nguyện (304).

Thứ Ba: Người Công Giáo ly dị và tái hôn cần phải được hội nhập vào Giáo Hội đầy đủ hơn. Bằng cách nào? Bằng cách xem xét các chi tiết cụ thể hoàn cảnh của họ, bằng cách ghi nhận “những tình tiết giảm nhẹ, khuyên bảo họ ở “tòa trong” (nghĩa là cuộc nói chuyện riêng giữa linh mục và người ấy hoặc cả hai vợ chồng), và bằng cách tôn trọng điều này: lương tâm của một người có quyền quyết định cuối cùng về mức độ tham gia vào đời sống Giáo Hội (305, 300). Các đôi vợ chồng ly dị và tái hôn cần cảm thấy mình thuộc về Giáo Hội. “Họ không bị vạ tuyệt thông và không nên được đối xử như vậy, vì họ vẫn thuộc về Giáo Hội” (243).

Thứ Tư. Mọi thành viên trong gia đình cần được khuyến khích sống đời sống Kitô hữu tốt. Phần lớn nội dung Amoris Laetitia gồm các suy niệm Phúc Âm và giáo huấn của Giáo Hội về tình yêu, gia đình và trẻ em. Nhưng nó cũng bao gồm rất nhiều lời khuyên thiết thực của Ðức Thánh Cha, có khi trích từ những bài huấn dụ và bài giảng về gia đình. Ðức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các đôi vợ chồng rằng một cuộc hôn nhân tốt đẹp là một “tiến trình động” và mỗi bên phải chịu đựng những gì không hoàn hảo. “Tình yêu không buộc phải hoàn hảo để cho chúng ta ca tụng” (122, 113). Với tư cách mục tử, Ðức Thánh Cha khuyến khích không chỉ các đôi vợ chồng đã kết hôn, nhưng cả những người đính hôn, những người sắp làm mẹ, cha mẹ nuôi, người góa bụa, cũng như cô dì, chú bác, và các ông bà. Ðức Thánh Cha nhấn mạnh rằng đừng ai cảm thấy mình không quan trọng hoặc bị loại ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa.

Thứ Năm. Ðức Thánh Cha nói rõ: “Không thể đơn giản nói rằng tất cả những người sống trong 'hoàn cảnh bất thường' là sống trong tình trạng mắc tội trọng” (301). Những người sống trong 'hoàn cảnh bất thường', hoặc các gia đình không-truyền-thống, chẳng hạn các bà mẹ đơn thân, cần được “cảm thông, an ủi và đón nhận” (49). Khi nói đến những người này, mà thực ra với tất cả mọi người, Giáo Hội cần chấm dứt cách áp dụng luật luân lý, như thể chúng là -theo kiểu nói sống động của Ðức Thánh Cha- “những tảng đá đè nặng trên cuộc sống con người” (305).

Thứ Sáu. Ðiều áp dụng được ở nơi này có thể không áp dụng được ở nơi khác. Ðức Thánh Cha không chỉ nói về các cá nhân, nhưng còn về mặt địa lý nữa. “Mỗi quốc gia hoặc khu vực... có thể tìm kiếm các giải pháp phù hợp hơn với nền văn hóa của mình và nhạy cảm với những truyền thống của mình và nhu cầu của địa phương mình” (3). Thậm chí điều có ý nghĩa mục vụ ở nước này có thể không đúng ở nước khác. Vì lý do này và nhiều lý do khác, như Ðức Thánh Cha nói ở phần đầu của Tông huấn, không phải mọi vấn đề đều có thể được giải quyết bởi huấn quyền (3).

Thứ Bẩy. Hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ, là bất khả phân ly; và kết hiệp đồng giới không thể được xem là hôn nhân. Giáo Hội tiếp tục đưa ra lời mời gọi xây dựng hôn nhân lành mạnh. Ðồng thời, cần xem xét xem liệu chúng ta có áp đặt lên con người một “lý tưởng thần học giả tạo về hôn nhân”, tách khỏi cuộc sống đời thường của con người (36). Có khi những lý tưởng này trở thành “gánh nặng to lớn”(122). Vì thế, các chủng sinh và linh mục cần được đào tạo tốt hơn để thấu hiểu những phức tạp trong đời sống hôn nhân của con người. “Các thừa tác viên có chức thánh thường thiếu sự đào tạo cần thiết để đối phó với các vấn đề phức tạp mà các gia đình đang phải đối mặt” (202).

Thứ Tám. Trẻ em phải được giáo dục về giới tính và tính dục. Trong một nền văn hóa thường thương mại hóa và hạ giá những diễn tả tính dục, trẻ em cần phải hiểu biết về giới tính trong “khung cảnh rộng lớn hơn của một nền giáo dục cho tình yêu và trao hiến cho nhau” (280). Ðáng buồn thay, thân xác thường được xem đơn giản chỉ như “một đồ vật để sử dụng” (153). Giới tính luôn phải được hiểu là mở ra để đón nhận món quà của sự sống mới.

Thứ Chín. Những người đồng tính cần được tôn trọng. Trong khi khẳng định dứt khoát rằng kết hiệp đồng giới không thể được xem là hôn nhân, Ðức Thánh Cha nói rằng ngài muốn tái khẳng định “trước hết” rằng người đồng tính cần phải được “tôn trọng trong phẩm giá của họ và được đối xử ân cần, và phải cẩn thận tránh 'mọi dấu hiệu phân biệt đối xử bất công', nhất là bất kỳ hình thức công kích hoặc bạo lực nào”. Gia đình có người đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới cần được Giáo Hội và các mục tử “hướng dẫn mục vụ với lòng tôn trọng” để người đồng tính có thể thực hiện trọn vẹn ý muốn của Thiên Chúa trong đời sống của họ (250).

Thứ Mười. Mọi người đều được đón nhận. Giáo Hội phải giúp đỡ các gia đình bất cứ gia đình ấy thuộc kiểu nào, và mọi người bất cứ ở trong hoàn cảnh sống nào, vì, ngay cả trong những khiếm khuyết của họ, họ vẫn được Thiên Chúa yêu thương và có thể giúp cho người khác cảm nghiệm tình yêu ấy. Tương tự như vậy, các mục tử phải làm sao cho mọi người thấy mình được ân cần tiếp đón ở trong Giáo Hội. Amoris Laetitia đề ra nhãn quan về một Giáo Hội mục tử và thương xót, khích lệ mọi người cảm nghiệm “niềm vui tình yêu”. Gia đình là một phần thiết yếu tuyệt đối của Giáo Hội, bởi vì xét cho cùng, Giáo Hội chính là “gia đình của các gia đình” (80).

2. Đức Hồng Y Raymond Burke: Người Công Giáo nên đón nhận Tông Huấn Amoris Laetititia với sự kính trọng và tránh các diễn dịch sai lầm

Trong một bài phân tích được đăng trên tờ National Catholic Register với tựa đề “‘Amoris Laetitia’ and the Constant Teaching and Practice of the Church”, nghĩa là “Tông Huấn Amoris Laetitia và Giáo Huấn cũng như Thực Hành Thường Hằng của Giáo Hội”, Đức Hồng Y Burke khẳng định rằng người Công Giáo nên đón nhận tài liệu này của Đức Giáo Hoàng với niềm trân trọng, và họ không nên rơi vào “những xu hướng sai lầm giải thích lời của Đức Giáo Hoàng như là chủ trương duy lương tâm, mà tất nhiên là vô lý.”

Theo Đức Hồng Y, trong Tông Huấn Amoris Laetititia, Đức Thánh Cha Phanxicô không hề thay đổi và không thể thay đổi những giáo huấn về hôn nhân Công Giáo. Ngài nói: “Chìa khóa duy nhất để diễn dịch đúng đắn Amoris Laetitia là giáo huấn và kỷ luật của Giáo Hội là những điều bảo vệ và nuôi dưỡng giáo huấn này.”

Trong Tông Huấn Amoris Laetititia, Đức Thánh Cha viết: “Tôi mời gọi các tín hữu đang sống trong những hoàn cảnh phức tạp hãy tín thác đến nói chuyện với các vị mục tử của mình hoặc với những giáo dân đang sống tận tụy với Chúa. Họ sẽ không luôn luôn tìm thấy nơi những vị ấy một sự khẳng định cách lý tưởng và những ước muốn của mình, nhưng chắc chắn họ sẽ nhận được một ánh sáng giúp họ hiểu rõ hơn điều đang xảy ra và họ có thể khám phá một hành trình trưởng thành bản thân. Và tôi mời các vị mục tử hãy thân ái lắng nghe trong sự thanh thản, với ước muốn chân thành đi vào thảm kịch của con người và hiểu quan điểm của họ, để giúp họ sống tốt đẹp hơn và nhìn nhận chỗ đứng của họ trong Giáo Hội” (AL 312).

Như vậy, rõ ràng là anh chị em tín hữu “đang sống trong những hoàn cảnh phức tạp” cần phải tham vấn “với các vị mục tử của mình hoặc với những giáo dân đang sống tận tụy với Chúa” dưới ánh sáng của Lời Chúa và giáo huấn của Giáo Hội, chứ không phải là tự mình quyết định theo “lương tâm” trước những thực hành và kỷ luật của Giáo Hội như những diễn dịch sai lầm của một số phương tiện truyền thông thế tục.

Trong thời gian Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình, Tổng Giám Mục Blaise Cupich của Chicago đưa ra một chủ trương duy lương tâm. Ngài nói: “Tôi nghĩ rằng khi người ta lên rước lễ, không một thừa tác viên phân phối Thánh Thể nào có quyền quyết định về sự xứng đáng hay thiếu xứng đáng của người đó. Điều đó tùy thuộc vào lương tâm cá nhân.”

Ngài nói thêm: “Tôi hy vọng rằng những người Công Giáo địa phương nào trước đó đã không dám rước lễ xin hãy đón nhận vào lòng mình thông điệp này của Chúa Giêsu: ‘Tất cả các con hãy cầm lấy mà ăn’, và hãy nhớ rằng Chúa Giêsu chào đón tất cả mọi người vào bàn tiệc mà không đặt ra bất cứ điều kiện nào, thậm chí Ngài đón nhận cả Giuđa.”

Quan điểm cực đoan của Tổng Giám Mục Blaise Cupich không tiêu biểu cho quan điểm của các nghị phụ Hoa Kỳ tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình. Tuy nhiên, nó phù hợp với nhiều phương tiện truyền thông từ trước đến nay vẫn có ác cảm với giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình nên được “lăng xê” tối đa. Theo cái đà đó, người ta cũng cố diễn dịch sai lạc Tông Huấn Amoris Laetitia theo chiều hướng “duy lương tâm” của Tổng Giám Mục Blaise Cupich.

Bàn về quan điểm cực đoan này của Tổng Giám Mục Chicago, Đức Cha Thomas John Joseph Paprocki, Giám Mục giáo phận Springfield, Illinois viết: “Điều quan trọng là phải thẳng thắn nói rằng” trái với quan điểm của Tổng Giám Mục Cupich cá nhân phải đào luyện lương tâm của họ phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội, chứ không thể nại đến lương tâm để bác bỏ hay chấp nhận giáo huấn của Giáo Hội.

Ngài nói thêm: “Giáo luật 916 khuyên ‘những ai ý thức mình đang mắc tội trọng’ không được Rước Mình Thánh Chúa”. Bên cạnh đó, giáo luật 915 cũng yêu cầu hàng giáo sĩ không được cho rước lễ “những người bị vạ tuyệt thông và những người bị cấm chế sau khi hình phạt đã được tuyên kết hay tuyên bố, cũng như những người ngoan cố sống trong tội trọng tỏ tường”.

Đức Cha Paprocki nhắc nhở rằng dụ ngôn tiệc cưới là một lời cảnh giác cho những ai rước lễ không xứng đáng:

“Bấy giờ nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới, mới hỏi người ấy: ‘Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới?’ Người ấy câm miệng không nói được gì. Nhà vua liền bảo những người phục dịch: ‘Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng!’” (Mt 22: 11-13).

Đức Hồng Y Burke kết thúc những suy tư của ngài bằng cách lưu ý rằng trong suốt sứ vụ linh mục của mình, ngài đã chăm sóc cho một số người Công Giáo sống trong những hoàn cảnh hôn nhân phức tạp. Ngài cho biết: “Mặc dù đau khổ của họ rất tỏ tường với bất kỳ ai có một tâm hồn từ bi, điều tôi thấy rõ ràng hơn bao giờ trong những năm qua đó là dấu chỉ đầu tiên của sự tôn trọng và tình yêu đối với họ là phải nói sự thật với họ trong tình yêu.”

3. Các phản ứng khác của các nhà lãnh đạo Giáo Hội

Nhiều vị lãnh đaọ Giáo Hội trên khắp thế giới đã chào mừng và đón nhận Tông huấn này với thái độ tích cực, dù các ngài cũng nhận ra sự thất vọng của một số người. Ðiểm nổi bật của Tông huấn chính là “giọng văn” của lòng thương xót được thể hiện trong Tông huấn, như Ðức Hồng Y Wilfrid Napier of Durban, của Nam Phi nhận định. Ngài nói: “Tông huấn kêu gọi các thừa tác viên hãy dịu dàng thân thiện trong cách các ngài gặp gỡ những người đang ở trong những tình cảnh khó khăn”, và cũng lưu ý là không có một cách thế tiếp cận phù hợp cho tất cả mọi trường hợp, và Giáo Hội địa phương được mời gọi thích nghi giáo huấn của Thượng hội đồng cho những hoàn cảnh cụ thể.

Các Giám mục nhìn nhận đây là một văn kiện dài, nhưng như Ðức Thánh Cha Phanxicô đã nói, bạn không thể lướt qua nó, nhưng cần suy tư. Ðức Tổng Giám mục Diarmuid Martin của Dublin gọi Tông huấn “Amoris Laetitia” là một bách khoa toàn thư, và giống như các bách khoa toàn thư, nhiều nội dung giá trị của nó bị bỏ qua bởi vì nguời ta chỉ quan tâm đến một hay hai khía cạnh. Ngài cho biết tài liệu này không phải là một sưu tập của những chương riêng rẽ, nhưng có một dây liên kết là: Phúc âm về gia đình đang bị thách đố và đòi hỏi, nhưng với ơn Chúa và lòng thương xót của Người, nó có thể đạt được và hoàn thành, làm phong phú và đáng giá.

Ðức Cha Peter Doyle của Northampton, Anh quốc, Chủ tịch Ủy ban Hôn nhân gia đình của Hội đồng Giám mục Anh quốc và xứ Welsh, cũng là tham dự viên của Thượng hội đồng, lập lại ý tưởng của Ðức Thánh Cha Phanxicô: “mỗi tình huống thì khác nhau và cần được tiếp cận với tình yêu, lòng thương xót và trái tim mở rộng”, để trả lời cho những người thất vọng vì tài liệu không đưa ra một giải quyết rõ ràng, phân định trắng đen. Ngài nhận xét: “Thông điệp chú trọng đặc biệt đến sự cần thiết của việc đồng hành với những nguời cảm thấy bị loại trừ và làm cho mọi người biết rằng họ được Thiên Chúa yêu thương, và đó là một tình yêu dịu dàng, nhưng cũng thách đố chúng ta thay đổi”.

“Tài liệu gói gọn cái nhìn của Ðức Thánh Cha về Giáo Hội như một bệnh viện dã chiến, điều trị các người bị thương tích và chờ đợi những người có nhu cầu”, là nhận xét của Ðức Cha Pedro Maria Laxague, chủ tịch Ủy ban về Giáo dân và gia đình của Hội đồng Giám mục Ác-hen-ti-na. Ðức cha nói: “Không có một gia đình tốt hay một gia đình xấu. Tất cả đều cần các quan tâm mục vu.” Ngài nói: Tông huấn đề cập đến các thực tại mà gia đình có thể gặp. Ngài cũng nói: Hôm nay Giáo Hội đã tỉnh thức trước các thực tế của gia đình. Chúng tôi có thể đồng hành với các dạng gia đình như một Giáo Hội, một cộng đoàn trong mọi tình huống. Cũng trong ý tưởng này, cha Hugo Valdemar, phát ngôn của Tổng giáo phận Mexico khen ngợi văn kiện đã bao gồm các quan điểm khác nhau, cả những quan niệm bảo thủ, và cho phép các lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo địa phương vài cách biện phân để quyết định cách mở rộng cánh của Giao hội cho những ai bị gạt qua một bên theo truyền thống. Theo cha, “có một sự cởi mở nhưng trong truyền thống.”

Cha David Neuhaus, dòng Tên, đại diện Thượng phụ của cộng đoàn nói tiếng Do thái của tòa Thượng phụ Latin ở Giê-ru-sa-lem nhận đinh: những ai chờ đợi những tiêu đề ngon ngọt sẽ thất vọng. Văn kiện mời gọi mọi người đọc, suy tư và giúp cho các Linh mục và Giám mục nhận ra là không có ai ở bên ngoài sự chăm sóc của Giáo Hội. Cha nói: “Không có ai ở bên ngoài Giáo Hội, không có vấn đề dù cho hoàn cảnh thế nào# bạn không thể mang sách luật ra và phán 'anh phải đi ra ngoài lề'. Mọi người phải được cư xử cách tôn trọng và với tình yêu thương.”

Ðức Tổng Giám mục Mark Coleridge of Brisbane nhận định là tài liệu này cũng là hướng dẫn quý giá cho các người làm công tác mục vụ đồng hành với các cặp hôn nhân. Một đàng văn kiện vẫn theo giáo huấn của Tin mừng và Giáo Hội, đàng khác là những thực hành khôn ngoan, là kết quả của kinh nghiệm mục vụ lâu dài cho các đôi bạn và gia đình. Ðức Tổng Giám mục Paul-Andre Durocher của Gatineau, Quebec, nói: “phương thức tiếp cận này đã được các nhân viên mục vụ và các Linh mục khuyến khích từ lâu nhung bây giờ nó được cung cấp một nền tảng thần học chắc chắn hơn.” Theo Ðức cha, tài liệu mời gọi chúng ta theo các giáo huấn của Thánh kinh và Hội thánh cách nghiêm túc đồng thời cũng đón nhận thực tế là các đôi vợ chồng đang gặp nhiều khó khăn.