Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 18/04: Ý nghĩa của Thánh Lễ qua Tin Mừng – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
01:24 17/04/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán với dân chúng rằng: "Không ai đến được với Ta, nếu Cha, là Đấng sai Ta, không lôi kéo kẻ ấy, và Ta, Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Trong sách các tiên tri có chép rằng: 'Mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy bảo'. Ai nghe lời giáo hoá của Cha, thì đến với Ta. Không một ai đã xem thấy Cha, trừ Đấng bởi Thiên Chúa mà ra, Đấng ấy đã thấy Cha. Thật, Ta bảo thật các ngươi: Ai tin vào Ta thì có sự sống đời đời. Ta là bánh ban sự sống. Cha ông các ngươi đã ăn manna trong sa mạc và đã chết. Đây là bánh bởi trời xuống, để ai ăn bánh này thì khỏi chết. Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:07 17/04/2024
20. Thánh sủng là ánh sáng thần linh của tính siêu nhiên, là đặc ân của Thiên Chúa, là thần ân của người được tuyển chọn, là nắm chắc hạnh phúc đời đời, có thể làm cho người ta thoát khỏi thế tục và yêu mến nhựng việc trên trời, có thể làm cho người xác thịt trở thành người thánh.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:10 17/04/2024
32. KHÔNG CẦN TÍNH MỆNH
Chủ nhân giữ bạn lại ăn cơm, nhưng trên bàn ăn chỉ có một dĩa đậu phụ.
Người bạn hỏi:
- “Tôi thích nhất là ăn đậu phụ, nó là tính mệnh của tôi, tôi cảm thấy không có món gì ngon cho bằng món đậu phụ.”
Cách mấy ngày sau, chủ nhân lại mời người bạn ấy ăn cơm, và cho rằng anh ta thích ăn đậu phụ, bèn bỏ đậu phụ vào trong cá và thịt, nhưng không ngờ ông bạn ấy không ăn đậu phụ mà chỉ chọn cá và thịt mà ăn.
Chủ nhân hỏi:
- “Anh nói đậu phụ là tính mệnh của anh, tại sao hôm nay không ăn nó?”
Ông bạn trả lời:
- “Vừa thấy cá và thịt thì ngay cả tính mệnh, tôi cũng không cần.”
(Tiếu lâm)
Suy tư 32:
Sinh mệnh thì cao quý vô cùng và chỉ có Thiên Chúa mới là Đấng nắm giữ sinh mệnh của con người, cho nên sinh mệnh quý giá vô cùng, quý giá là bởi vì mỗi người chỉ có một sinh mệnh mà thôi...
Không có vật gì trên đời có thể hoán đổi được sinh mệnh, dù cho đó là trân châu báu ngọc quý nhất trần gian, nhưng ở đời có người coi sinh mệnh của mình giống như miếng đậu phụ vì tham ăn; lại có người coi tính mệnh như ly rượu đế vì tham uống...
Người Ki-tô hữu là người biết trân quý sinh mệnh của mình, dù nghèo đói, dù giàu có, dù thất vọng hay hy vọng, họ cũng đều biết coi trọng sinh mệnh của mình, bởi vì người coi nhẹ sinh mệnh của mình là người không biết quý trọng sinh mệnh của người khác, mà người không biết quý trọng sinh mệnh thì chỉ là người gây tang tóc cho người khác mà thôi.
Miếng đậu phụ không thể là tính mệnh, nhưng nó sẽ làm cho sinh mệnh của người nghèo khổ được khỏe hơn; nếu chúng ta biết chia sẻ với tha nhân những gì ta có -dù là miếng đậu phụ- thí chắc chắn chúng ta sẽ thấy sinh mệnh rất là cao quý và huyền nhiệm vô cùng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Chủ nhân giữ bạn lại ăn cơm, nhưng trên bàn ăn chỉ có một dĩa đậu phụ.
Người bạn hỏi:
- “Tôi thích nhất là ăn đậu phụ, nó là tính mệnh của tôi, tôi cảm thấy không có món gì ngon cho bằng món đậu phụ.”
Cách mấy ngày sau, chủ nhân lại mời người bạn ấy ăn cơm, và cho rằng anh ta thích ăn đậu phụ, bèn bỏ đậu phụ vào trong cá và thịt, nhưng không ngờ ông bạn ấy không ăn đậu phụ mà chỉ chọn cá và thịt mà ăn.
Chủ nhân hỏi:
- “Anh nói đậu phụ là tính mệnh của anh, tại sao hôm nay không ăn nó?”
Ông bạn trả lời:
- “Vừa thấy cá và thịt thì ngay cả tính mệnh, tôi cũng không cần.”
(Tiếu lâm)
Suy tư 32:
Sinh mệnh thì cao quý vô cùng và chỉ có Thiên Chúa mới là Đấng nắm giữ sinh mệnh của con người, cho nên sinh mệnh quý giá vô cùng, quý giá là bởi vì mỗi người chỉ có một sinh mệnh mà thôi...
Không có vật gì trên đời có thể hoán đổi được sinh mệnh, dù cho đó là trân châu báu ngọc quý nhất trần gian, nhưng ở đời có người coi sinh mệnh của mình giống như miếng đậu phụ vì tham ăn; lại có người coi tính mệnh như ly rượu đế vì tham uống...
Người Ki-tô hữu là người biết trân quý sinh mệnh của mình, dù nghèo đói, dù giàu có, dù thất vọng hay hy vọng, họ cũng đều biết coi trọng sinh mệnh của mình, bởi vì người coi nhẹ sinh mệnh của mình là người không biết quý trọng sinh mệnh của người khác, mà người không biết quý trọng sinh mệnh thì chỉ là người gây tang tóc cho người khác mà thôi.
Miếng đậu phụ không thể là tính mệnh, nhưng nó sẽ làm cho sinh mệnh của người nghèo khổ được khỏe hơn; nếu chúng ta biết chia sẻ với tha nhân những gì ta có -dù là miếng đậu phụ- thí chắc chắn chúng ta sẽ thấy sinh mệnh rất là cao quý và huyền nhiệm vô cùng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mục tử tốt lành hay người chăn thuê
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
06:05 17/04/2024
Mục tử tốt lành hay người chăn thuê
SUY NIỆM CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH – NĂM B
(Ga 10, 11-18)
Mục tử tốt lành
Chúa Giêsu đã tự nhận mình là mục tử tốt lành với đoàn chiên (x. Ga 10,11) để nói về tương quan của Người với nhân loại, cách riêng đối với Hội Thánh là từng người Kitô hữu chúng ta. Chúa Giêsu khẳng định Người là mục tử tốt lành biết từng người, luôn chăm sóc và tâm sự với từng con chiên một là mỗi người để giúp chúng ta không nghe theo tiếng của ma quỷ, thế gian và của những thế lực không thuộc về Thiên Chúa. Người mục tử đi trước đoàn chiên, nói lên tâm tình của Chúa Giêsu là đi trước nhân loại, bảo vệ nhận loại, không để cho nhân loại bị rơi vào tay của ma quỷ.
Kẻ làm thuê
Nếu vị “Mục tử tốt lành thí mạng sống vì đoàn chiên” (Ga 10,11), thì đương nhiên khác với những kẻ chăn thuê và giữ mướn, những kẻ trộm cướp và lợi dụng. “Kẻ làm thuê không phải là chủ chiên, và các chiên không phải là của người ấy, nên khi thấy sói đến, nó bỏ chiên mà trốn. Sói sẽ bắt chiên và làm chúng tản mát. Kẻ chăn thuê chạy trốn, vì là đứa chăn thuê, và chẳng tha thiết gì đến đàn chiên” (Ga 10,11).
Một cách phân biệt mục tử với kẻ chăn thuê có lẽ rất thời sự chúng ta tìm thấy trong lời chú giải của Thánh Grêgôriô Cả Giáo Hoàng: “Khi thinh lặng, người lãnh đạo phải khôn ngoan; khi nói năng phải liệu sao cho hữu ích, để khỏi nói ra điều cần giữ kín, hay không làm thinh khi cần lên tiếng. Một lời nói thiếu thận trọng lôi kéo người ta vào con đường lầm lạc; cũng vậy sự thinh lặng thiếu khôn ngoan khiến người ta tiếp tục sống trong lầm lạc đang khi lẽ ra họ có thể được soi sáng. Thật thế, nhiều khi các vị lãnh đạo không biết lo xa, sợ không được lòng người đời nên ngại không dám thẳng thắn nói ra sự thật. Họ không nhiệt thành chăm sóc đoàn chiên theo lời Đấng là sự thật, cho đúng với nhiệm vụ mục tử, mà chỉ chăn dắt như người làm thuê, vì khi ẩn mình làm thinh thì chẳng khác gì họ xa chạy cao bay khi chó sói đến… Quả vậy, đối với người mục tử, làm thinh không dám nói sự thật vì sợ hãi lại chẳng phải là quay lưng chạy trốn hay sao?” (x.Trích sách Quy Luật Mục Vụ của thánh Grêgôriô Cả GH – Bài đọc 2 Kinh Sách Chúa Nhật XXVII TN).
Lời nói tiếp theo của Chúa Giêsu khiến chúng ta suy nghĩ : “Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta. Cũng như Cha biết Ta và Ta biết Cha, và Ta thí mạng sống vì đàn chiên” (Ga 10,14).
Mục tử nhân lành học nhiều hơn chơi, kẻ chăn thuê chơi nhiều hơn tự học. Để có thể “biết chiên” và “chiên biết” (Ga 10,14), người mục tử nhân lành phải không ngừng học khám phá đàn chiên của mình.
Trong khi kẻ chăn thuê có thể sẽ đổ lỗi, quy trách nhiệm, than phiền… và bỏ cuộc, còn mục tử nhân lành nhận trách nhiệm khi thất bại. Mục tử nhân lành là người có kiến thức phổ quát, biết cần phải giải quyết điều gì trước, điều gì sau. Trái lại, kẻ chăn thuê thường trầm trọng hóa vấn đề, thiếu bao quát. Vì làm thuê kiếm tiền, nên kẻ chăn thuê sẽ bỏ đàn chiên khi nơi đó không thể kiếm được nữa, hoặc họ sẽ “mọc rễ” thật chắc tại những nơi ‘béo bở”. Mục tử nhân lành thì khác, vì lo lắng cho sự “phồn vinh và giàu có” của đàn chiên, của cộng đoàn, họ khám phá và xây nền trên chính sự thực của cộng đoàn họ.
Không ai trong chúng ta muốn làm kẻ chăn thuê hay kẻ trộm cướp, thực thi sứ vụ như một dịch vụ nhằm chỉ tìm lợi ích cho bản thân, còn ai sống ai chết mặc ai. Những lời sau đây của ngôn sứ Giêrêmia và Edêkiel chất vấn và cảnh tỉnh chúng ta: “Khốn thay những mục tử làm cho đàn chiên Ta thất lạc và tan tác… các ngươi đã xua đuổi và chẳng lưu tâm đến chúng” (Gr 23,1-2); “Khốn cho các mục tử chỉ biết lo cho mình!… Sữa chiên thì các ngươi uống, len của chúng thì các ngươi mặc, con nào béo tốt thì các ngươi giết, và chẳng thèm lo chăn dắt đàn chiên. Chiên đau yếu các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệnh tật các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương các ngươi không băng bó; chiên bị lạc các ngươi không đưa về; chiên bị mất các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc. Chiên của Ta tán loạn vì thiếu mục tử và biến thành mồi cho mọi dã thú, khiến chúng bị tán loạn. Chiên của Ta tản mác trên các ngọn núi, trên mọi đỉnh đồi, trên khắp mặt đất, thế mà chẳng ai chăm sóc, chẳng ai kiếm tìm” (Ed 34,2-6); “Hỡi các mục tử chỉ biết lo cho mình mà không chăn dắt đàn chiên của Ta, đây Ta chống lại các ngươi. Ta sẽ đòi lại chiên của Ta, Ta sẽ không để các ngươi chăn dắt chiên Ta nữa…để chiên của Ta sẽ không còn làm mồi cho chúng nữa” (Ed 34,8b-10).
Ngày cầu cho ơn gọi
Khi công bố Sứ điệp nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn Thiên triệu lần thứ 61 với Chủ đề : “Được kêu gọi Gieo Hạt giống Hy vọng và Xây dựng Hòa bình”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến tình huynh đệ và niềm hy vọng.
Ngài mời gọi chúng ta suy ngẫm về cuộc lữ hành Kitô giáo như một hành trình hiệp hành khởi nguồn từ niềm hy vọng, hướng tới việc khám phá tình yêu của Thiên Chúa. Lời mời gọi phổ quát của Kitô giáo đặt cuộc sống của chúng ta trên tảng đá của sự phục sinh của Chúa Kitô, nhận thức rằng mọi nỗ lực được thực hiện trong ơn gọi mà chúng ta đã ấp ủ và tìm cách thực hiện sẽ không bao giờ vô ích (x. PHANXI CÔ, Sứ điệp cầu cho ơn gọi 2024).
Nói đến ơn gọi sống đời thánh hiến, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta nghĩ đến những người thánh hiến dâng trọn cuộc sống cho Chúa trong âm thầm của kinh nguyện, cũng như trong hoạt động tông đồ; những người đã đón nhận ơn gọi làm linh mục và tận tụy loan báo Tin mừng, chia sẻ cuộc sống cùng với bánh Thánh Thể cho anh chị em, gieo vãi hy vọng.
Đức Thánh Cha khẳng định: “Mục đích của mỗi ơn gọi là trở thành những người hy vọng. Trong tư cách cá nhân và cộng đoàn, trong các đoàn sủng và thừa tác vụ khác nhau, tất cả chúng ta đều được kêu gọi thể hiện niềm hy vọng của Tin mừng trong thế giới đang bị những thách đố to lớn: hiểm họa thế chiến thứ ba từng mảnh lan rộng, những đám đông di dân tị nạn khỏi quê hương của họ để tìm một tương lai tốt đẹp hơn; số người nghèo liên tục gia tăng, nguy cơ sức khỏe của trái đất bị thương tổn không thể hồi lại được. Tất cả những điều đó, cộng thêm với những khó khăn chúng ta gặp hằng ngày, và nhiều khi làm cho chúng ta lâm vào thái độ cam chịu và chủ bại”.
Trong bối cảnh trên đây, Đức Thánh Cha khẳng định: “điều quan trọng đối với các Kitô hữu chúng ta là vun trồng một cái nhìn đầy hy vọng, để có thể làm việc hiệu quả, đáp ứng ơn gọi được ủy thác cho chúng ta, phục vụ Nước Thiên Chúa, nước tình thương, công lý và hòa bình”.
SUY NIỆM CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH – NĂM B
(Ga 10, 11-18)
Mục tử tốt lành
Chúa Giêsu đã tự nhận mình là mục tử tốt lành với đoàn chiên (x. Ga 10,11) để nói về tương quan của Người với nhân loại, cách riêng đối với Hội Thánh là từng người Kitô hữu chúng ta. Chúa Giêsu khẳng định Người là mục tử tốt lành biết từng người, luôn chăm sóc và tâm sự với từng con chiên một là mỗi người để giúp chúng ta không nghe theo tiếng của ma quỷ, thế gian và của những thế lực không thuộc về Thiên Chúa. Người mục tử đi trước đoàn chiên, nói lên tâm tình của Chúa Giêsu là đi trước nhân loại, bảo vệ nhận loại, không để cho nhân loại bị rơi vào tay của ma quỷ.
Kẻ làm thuê
Nếu vị “Mục tử tốt lành thí mạng sống vì đoàn chiên” (Ga 10,11), thì đương nhiên khác với những kẻ chăn thuê và giữ mướn, những kẻ trộm cướp và lợi dụng. “Kẻ làm thuê không phải là chủ chiên, và các chiên không phải là của người ấy, nên khi thấy sói đến, nó bỏ chiên mà trốn. Sói sẽ bắt chiên và làm chúng tản mát. Kẻ chăn thuê chạy trốn, vì là đứa chăn thuê, và chẳng tha thiết gì đến đàn chiên” (Ga 10,11).
Một cách phân biệt mục tử với kẻ chăn thuê có lẽ rất thời sự chúng ta tìm thấy trong lời chú giải của Thánh Grêgôriô Cả Giáo Hoàng: “Khi thinh lặng, người lãnh đạo phải khôn ngoan; khi nói năng phải liệu sao cho hữu ích, để khỏi nói ra điều cần giữ kín, hay không làm thinh khi cần lên tiếng. Một lời nói thiếu thận trọng lôi kéo người ta vào con đường lầm lạc; cũng vậy sự thinh lặng thiếu khôn ngoan khiến người ta tiếp tục sống trong lầm lạc đang khi lẽ ra họ có thể được soi sáng. Thật thế, nhiều khi các vị lãnh đạo không biết lo xa, sợ không được lòng người đời nên ngại không dám thẳng thắn nói ra sự thật. Họ không nhiệt thành chăm sóc đoàn chiên theo lời Đấng là sự thật, cho đúng với nhiệm vụ mục tử, mà chỉ chăn dắt như người làm thuê, vì khi ẩn mình làm thinh thì chẳng khác gì họ xa chạy cao bay khi chó sói đến… Quả vậy, đối với người mục tử, làm thinh không dám nói sự thật vì sợ hãi lại chẳng phải là quay lưng chạy trốn hay sao?” (x.Trích sách Quy Luật Mục Vụ của thánh Grêgôriô Cả GH – Bài đọc 2 Kinh Sách Chúa Nhật XXVII TN).
Lời nói tiếp theo của Chúa Giêsu khiến chúng ta suy nghĩ : “Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta. Cũng như Cha biết Ta và Ta biết Cha, và Ta thí mạng sống vì đàn chiên” (Ga 10,14).
Mục tử nhân lành học nhiều hơn chơi, kẻ chăn thuê chơi nhiều hơn tự học. Để có thể “biết chiên” và “chiên biết” (Ga 10,14), người mục tử nhân lành phải không ngừng học khám phá đàn chiên của mình.
Trong khi kẻ chăn thuê có thể sẽ đổ lỗi, quy trách nhiệm, than phiền… và bỏ cuộc, còn mục tử nhân lành nhận trách nhiệm khi thất bại. Mục tử nhân lành là người có kiến thức phổ quát, biết cần phải giải quyết điều gì trước, điều gì sau. Trái lại, kẻ chăn thuê thường trầm trọng hóa vấn đề, thiếu bao quát. Vì làm thuê kiếm tiền, nên kẻ chăn thuê sẽ bỏ đàn chiên khi nơi đó không thể kiếm được nữa, hoặc họ sẽ “mọc rễ” thật chắc tại những nơi ‘béo bở”. Mục tử nhân lành thì khác, vì lo lắng cho sự “phồn vinh và giàu có” của đàn chiên, của cộng đoàn, họ khám phá và xây nền trên chính sự thực của cộng đoàn họ.
Không ai trong chúng ta muốn làm kẻ chăn thuê hay kẻ trộm cướp, thực thi sứ vụ như một dịch vụ nhằm chỉ tìm lợi ích cho bản thân, còn ai sống ai chết mặc ai. Những lời sau đây của ngôn sứ Giêrêmia và Edêkiel chất vấn và cảnh tỉnh chúng ta: “Khốn thay những mục tử làm cho đàn chiên Ta thất lạc và tan tác… các ngươi đã xua đuổi và chẳng lưu tâm đến chúng” (Gr 23,1-2); “Khốn cho các mục tử chỉ biết lo cho mình!… Sữa chiên thì các ngươi uống, len của chúng thì các ngươi mặc, con nào béo tốt thì các ngươi giết, và chẳng thèm lo chăn dắt đàn chiên. Chiên đau yếu các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệnh tật các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương các ngươi không băng bó; chiên bị lạc các ngươi không đưa về; chiên bị mất các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc. Chiên của Ta tán loạn vì thiếu mục tử và biến thành mồi cho mọi dã thú, khiến chúng bị tán loạn. Chiên của Ta tản mác trên các ngọn núi, trên mọi đỉnh đồi, trên khắp mặt đất, thế mà chẳng ai chăm sóc, chẳng ai kiếm tìm” (Ed 34,2-6); “Hỡi các mục tử chỉ biết lo cho mình mà không chăn dắt đàn chiên của Ta, đây Ta chống lại các ngươi. Ta sẽ đòi lại chiên của Ta, Ta sẽ không để các ngươi chăn dắt chiên Ta nữa…để chiên của Ta sẽ không còn làm mồi cho chúng nữa” (Ed 34,8b-10).
Ngày cầu cho ơn gọi
Khi công bố Sứ điệp nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn Thiên triệu lần thứ 61 với Chủ đề : “Được kêu gọi Gieo Hạt giống Hy vọng và Xây dựng Hòa bình”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến tình huynh đệ và niềm hy vọng.
Ngài mời gọi chúng ta suy ngẫm về cuộc lữ hành Kitô giáo như một hành trình hiệp hành khởi nguồn từ niềm hy vọng, hướng tới việc khám phá tình yêu của Thiên Chúa. Lời mời gọi phổ quát của Kitô giáo đặt cuộc sống của chúng ta trên tảng đá của sự phục sinh của Chúa Kitô, nhận thức rằng mọi nỗ lực được thực hiện trong ơn gọi mà chúng ta đã ấp ủ và tìm cách thực hiện sẽ không bao giờ vô ích (x. PHANXI CÔ, Sứ điệp cầu cho ơn gọi 2024).
Nói đến ơn gọi sống đời thánh hiến, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta nghĩ đến những người thánh hiến dâng trọn cuộc sống cho Chúa trong âm thầm của kinh nguyện, cũng như trong hoạt động tông đồ; những người đã đón nhận ơn gọi làm linh mục và tận tụy loan báo Tin mừng, chia sẻ cuộc sống cùng với bánh Thánh Thể cho anh chị em, gieo vãi hy vọng.
Đức Thánh Cha khẳng định: “Mục đích của mỗi ơn gọi là trở thành những người hy vọng. Trong tư cách cá nhân và cộng đoàn, trong các đoàn sủng và thừa tác vụ khác nhau, tất cả chúng ta đều được kêu gọi thể hiện niềm hy vọng của Tin mừng trong thế giới đang bị những thách đố to lớn: hiểm họa thế chiến thứ ba từng mảnh lan rộng, những đám đông di dân tị nạn khỏi quê hương của họ để tìm một tương lai tốt đẹp hơn; số người nghèo liên tục gia tăng, nguy cơ sức khỏe của trái đất bị thương tổn không thể hồi lại được. Tất cả những điều đó, cộng thêm với những khó khăn chúng ta gặp hằng ngày, và nhiều khi làm cho chúng ta lâm vào thái độ cam chịu và chủ bại”.
Trong bối cảnh trên đây, Đức Thánh Cha khẳng định: “điều quan trọng đối với các Kitô hữu chúng ta là vun trồng một cái nhìn đầy hy vọng, để có thể làm việc hiệu quả, đáp ứng ơn gọi được ủy thác cho chúng ta, phục vụ Nước Thiên Chúa, nước tình thương, công lý và hòa bình”.
Được lôi kéo
Lm. Minh Anh
14:21 17/04/2024
ĐƯỢC LÔI KÉO
“Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy!”.
“Lo lắng là lãng phí thời gian hôm nay, xáo trộn các cơ hội của ngày mai với những rắc rối của ngày hôm qua! Đang khi điều đáng lo nhất là lúc bạn nghĩ rằng, tự sức bạn, bạn làm được mọi sự! Bạn quên Thiên Chúa là Đấng trợ giúp bạn. Bạn luôn ‘được lôi kéo’ về phía Ngài!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
“Bạn luôn ‘được lôi kéo’ về phía Ngài!”. Đó là một nguyên tắc tuyệt vời trong đời sống thiêng liêng mà Tin Mừng hôm nay tiết lộ. Từng từ một, Chúa Giêsu xác định rất rõ, “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy!”.
“Chẳng ai đến được với tôi” nghĩa là chẳng ai tự sức mình có thể sống đức tin, lớn lên trong đức tin vào Chúa Kitô! Vì thế, Thiên Chúa luôn đi bước trước; Ngài không ngừng vươn tới, không ngừng nói, không ngừng cuốn hút và khơi lên cơn khát tâm linh trong trái tim mỗi người. Phần chúng ta, không phải thụ động chờ Chúa ra tay, nhưng luôn tỉnh thức, lắng nghe và đáp lại Ngài. Vì vậy, bạn và tôi cần hoà mình vào lời ‘tán tỉnh’ nhẹ nhàng và tiếng thầm thì của Thánh Thần. Điều này thường xảy ra dưới hình thức ân sủng, vốn tinh tế, thúc giục, gọi mời những ai biết mình được Chúa Cha lôi kéo.
Trong một thế giới bận rộn vốn tài tình trong việc khiến chúng ta “lãng phí thời gian hôm nay, xáo trộn các cơ hội của ngày mai với những rắc rối của ngày hôm qua”, chúng ta phân tâm! Tiếng thì thầm của Thiên Chúa lại hoàn toàn khác. Chúng chỉ được lắng nghe qua im ắng nội tâm, dẫu không cần ai đó phải ở trong một tu viện. Chỉ cần bền bỉ cầu nguyện và hình thành thói quen hướng về Chúa mọi lúc, bạn sẽ cảm nhận ân phúc này. Và điều đó sẽ đạt được khi mỗi người biết làm đi làm lại thói quen tốt lành này!
Câu chuyện viên thái giám của nữ hoàng Êthióp là một ví dụ - bài đọc một. Thần Khí nói với Philipphê, “Tiến lên, đuổi kịp xe đó!”. Philipphê tiến lên, được mời lên xe, giảng giải Thánh Kinh, nói về Chúa Giêsu cho ông; sau cùng, là phép rửa. Vị quan này ‘được lôi kéo’ qua vị tông đồ. Đây quả là việc của Thánh Thần! Thật thú vị, bản thân Philipphê cũng ‘được lôi kéo’; ông tiếp tục hành trình, lòng hỷ hoan. Mọi thành ông đi qua được rao giảng Tin Mừng. Thánh Vịnh đáp ca diễn tả, “Cả trái đất, hãy tung hô Thiên Chúa!”.
Anh Chị em,
“Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy!”. Tiếng của thần dữ lôi kéo bao giờ cũng dễ nghe hơn tiếng của thần lành, tiếng của vật chất bao giờ cũng hấp dẫn hơn tiếng của Thiên Chúa. Vì thế, Ngài phải đi bước trước. Vấn đề là liệu chúng ta có sẵn sàng và cởi mở như viên thái giám - một gương mẫu đáng yêu - để lắng nghe và hoà mình trong lời ‘tán tỉnh’ nhẹ nhàng của Ngài không. Tuy nhiên, lời ‘tán tỉnh’ không phải luôn êm ái, lắm lúc nó nổ ran như sấm rền. Chớ gì bạn và tôi đủ bình tâm trước mọi biến cố, mọi vấn đề; luôn ý thức, “tôi không tự sức làm được mọi sự”, hầu có thể cảm nghiệm sự chèo kéo của Ngài. Bởi lẽ, nếu không cảm nhận ‘được lôi kéo’ bởi Chúa, bạn dễ dàng buông mình cho vô vàn chèo kéo thế gian!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, lôi con về phía Chúa mỗi ngày, hầu con đủ sức kéo người khác về phía Chúa! Và con cảm nhận đang ‘được bay bổng’ bởi ân sủng từ trên!”, Amen.
(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)ĐƯỢC LÔI KÉO
“Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy!”.
“Lo lắng là lãng phí thời gian hôm nay, xáo trộn các cơ hội của ngày mai với những rắc rối của ngày hôm qua! Đang khi điều đáng lo nhất là lúc bạn nghĩ rằng, tự sức bạn, bạn làm được mọi sự! Bạn quên Thiên Chúa là Đấng trợ giúp bạn. Bạn luôn ‘được lôi kéo’ về phía Ngài!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
“Bạn luôn ‘được lôi kéo’ về phía Ngài!”. Đó là một nguyên tắc tuyệt vời trong đời sống thiêng liêng mà Tin Mừng hôm nay tiết lộ. Từng từ một, Chúa Giêsu xác định rất rõ, “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy!”.
“Chẳng ai đến được với tôi” nghĩa là chẳng ai tự sức mình có thể sống đức tin, lớn lên trong đức tin vào Chúa Kitô! Vì thế, Thiên Chúa luôn đi bước trước; Ngài không ngừng vươn tới, không ngừng nói, không ngừng cuốn hút và khơi lên cơn khát tâm linh trong trái tim mỗi người. Phần chúng ta, không phải thụ động chờ Chúa ra tay, nhưng luôn tỉnh thức, lắng nghe và đáp lại Ngài. Vì vậy, bạn và tôi cần hoà mình vào lời ‘tán tỉnh’ nhẹ nhàng và tiếng thầm thì của Thánh Thần. Điều này thường xảy ra dưới hình thức ân sủng, vốn tinh tế, thúc giục, gọi mời những ai biết mình được Chúa Cha lôi kéo.
Trong một thế giới bận rộn vốn tài tình trong việc khiến chúng ta “lãng phí thời gian hôm nay, xáo trộn các cơ hội của ngày mai với những rắc rối của ngày hôm qua”, chúng ta phân tâm! Tiếng thì thầm của Thiên Chúa lại hoàn toàn khác. Chúng chỉ được lắng nghe qua im ắng nội tâm, dẫu không cần ai đó phải ở trong một tu viện. Chỉ cần bền bỉ cầu nguyện và hình thành thói quen hướng về Chúa mọi lúc, bạn sẽ cảm nhận ân phúc này. Và điều đó sẽ đạt được khi mỗi người biết làm đi làm lại thói quen tốt lành này!
Câu chuyện viên thái giám của nữ hoàng Êthióp là một ví dụ - bài đọc một. Thần Khí nói với Philipphê, “Tiến lên, đuổi kịp xe đó!”. Philipphê tiến lên, được mời lên xe, giảng giải Thánh Kinh, nói về Chúa Giêsu cho ông; sau cùng, là phép rửa. Vị quan này ‘được lôi kéo’ qua vị tông đồ. Đây quả là việc của Thánh Thần! Thật thú vị, bản thân Philipphê cũng ‘được lôi kéo’; ông tiếp tục hành trình, lòng hỷ hoan. Mọi thành ông đi qua được rao giảng Tin Mừng. Thánh Vịnh đáp ca diễn tả, “Cả trái đất, hãy tung hô Thiên Chúa!”.
Anh Chị em,
“Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy!”. Tiếng của thần dữ lôi kéo bao giờ cũng dễ nghe hơn tiếng của thần lành, tiếng của vật chất bao giờ cũng hấp dẫn hơn tiếng của Thiên Chúa. Vì thế, Ngài phải đi bước trước. Vấn đề là liệu chúng ta có sẵn sàng và cởi mở như viên thái giám - một gương mẫu đáng yêu - để lắng nghe và hoà mình trong lời ‘tán tỉnh’ nhẹ nhàng của Ngài không. Tuy nhiên, lời ‘tán tỉnh’ không phải luôn êm ái, lắm lúc nó nổ ran như sấm rền. Chớ gì bạn và tôi đủ bình tâm trước mọi biến cố, mọi vấn đề; luôn ý thức, “tôi không tự sức làm được mọi sự”, hầu có thể cảm nghiệm sự chèo kéo của Ngài. Bởi lẽ, nếu không cảm nhận ‘được lôi kéo’ bởi Chúa, bạn dễ dàng buông mình cho vô vàn chèo kéo thế gian!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, lôi con về phía Chúa mỗi ngày, hầu con đủ sức kéo người khác về phía Chúa! Và con cảm nhận đang ‘được bay bổng’ bởi ân sủng từ trên!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy!”.
“Lo lắng là lãng phí thời gian hôm nay, xáo trộn các cơ hội của ngày mai với những rắc rối của ngày hôm qua! Đang khi điều đáng lo nhất là lúc bạn nghĩ rằng, tự sức bạn, bạn làm được mọi sự! Bạn quên Thiên Chúa là Đấng trợ giúp bạn. Bạn luôn ‘được lôi kéo’ về phía Ngài!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
“Bạn luôn ‘được lôi kéo’ về phía Ngài!”. Đó là một nguyên tắc tuyệt vời trong đời sống thiêng liêng mà Tin Mừng hôm nay tiết lộ. Từng từ một, Chúa Giêsu xác định rất rõ, “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy!”.
“Chẳng ai đến được với tôi” nghĩa là chẳng ai tự sức mình có thể sống đức tin, lớn lên trong đức tin vào Chúa Kitô! Vì thế, Thiên Chúa luôn đi bước trước; Ngài không ngừng vươn tới, không ngừng nói, không ngừng cuốn hút và khơi lên cơn khát tâm linh trong trái tim mỗi người. Phần chúng ta, không phải thụ động chờ Chúa ra tay, nhưng luôn tỉnh thức, lắng nghe và đáp lại Ngài. Vì vậy, bạn và tôi cần hoà mình vào lời ‘tán tỉnh’ nhẹ nhàng và tiếng thầm thì của Thánh Thần. Điều này thường xảy ra dưới hình thức ân sủng, vốn tinh tế, thúc giục, gọi mời những ai biết mình được Chúa Cha lôi kéo.
Trong một thế giới bận rộn vốn tài tình trong việc khiến chúng ta “lãng phí thời gian hôm nay, xáo trộn các cơ hội của ngày mai với những rắc rối của ngày hôm qua”, chúng ta phân tâm! Tiếng thì thầm của Thiên Chúa lại hoàn toàn khác. Chúng chỉ được lắng nghe qua im ắng nội tâm, dẫu không cần ai đó phải ở trong một tu viện. Chỉ cần bền bỉ cầu nguyện và hình thành thói quen hướng về Chúa mọi lúc, bạn sẽ cảm nhận ân phúc này. Và điều đó sẽ đạt được khi mỗi người biết làm đi làm lại thói quen tốt lành này!
Câu chuyện viên thái giám của nữ hoàng Êthióp là một ví dụ - bài đọc một. Thần Khí nói với Philipphê, “Tiến lên, đuổi kịp xe đó!”. Philipphê tiến lên, được mời lên xe, giảng giải Thánh Kinh, nói về Chúa Giêsu cho ông; sau cùng, là phép rửa. Vị quan này ‘được lôi kéo’ qua vị tông đồ. Đây quả là việc của Thánh Thần! Thật thú vị, bản thân Philipphê cũng ‘được lôi kéo’; ông tiếp tục hành trình, lòng hỷ hoan. Mọi thành ông đi qua được rao giảng Tin Mừng. Thánh Vịnh đáp ca diễn tả, “Cả trái đất, hãy tung hô Thiên Chúa!”.
Anh Chị em,
“Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy!”. Tiếng của thần dữ lôi kéo bao giờ cũng dễ nghe hơn tiếng của thần lành, tiếng của vật chất bao giờ cũng hấp dẫn hơn tiếng của Thiên Chúa. Vì thế, Ngài phải đi bước trước. Vấn đề là liệu chúng ta có sẵn sàng và cởi mở như viên thái giám - một gương mẫu đáng yêu - để lắng nghe và hoà mình trong lời ‘tán tỉnh’ nhẹ nhàng của Ngài không. Tuy nhiên, lời ‘tán tỉnh’ không phải luôn êm ái, lắm lúc nó nổ ran như sấm rền. Chớ gì bạn và tôi đủ bình tâm trước mọi biến cố, mọi vấn đề; luôn ý thức, “tôi không tự sức làm được mọi sự”, hầu có thể cảm nghiệm sự chèo kéo của Ngài. Bởi lẽ, nếu không cảm nhận ‘được lôi kéo’ bởi Chúa, bạn dễ dàng buông mình cho vô vàn chèo kéo thế gian!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, lôi con về phía Chúa mỗi ngày, hầu con đủ sức kéo người khác về phía Chúa! Và con cảm nhận đang ‘được bay bổng’ bởi ân sủng từ trên!”, Amen.
(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)ĐƯỢC LÔI KÉO
“Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy!”.
“Lo lắng là lãng phí thời gian hôm nay, xáo trộn các cơ hội của ngày mai với những rắc rối của ngày hôm qua! Đang khi điều đáng lo nhất là lúc bạn nghĩ rằng, tự sức bạn, bạn làm được mọi sự! Bạn quên Thiên Chúa là Đấng trợ giúp bạn. Bạn luôn ‘được lôi kéo’ về phía Ngài!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
“Bạn luôn ‘được lôi kéo’ về phía Ngài!”. Đó là một nguyên tắc tuyệt vời trong đời sống thiêng liêng mà Tin Mừng hôm nay tiết lộ. Từng từ một, Chúa Giêsu xác định rất rõ, “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy!”.
“Chẳng ai đến được với tôi” nghĩa là chẳng ai tự sức mình có thể sống đức tin, lớn lên trong đức tin vào Chúa Kitô! Vì thế, Thiên Chúa luôn đi bước trước; Ngài không ngừng vươn tới, không ngừng nói, không ngừng cuốn hút và khơi lên cơn khát tâm linh trong trái tim mỗi người. Phần chúng ta, không phải thụ động chờ Chúa ra tay, nhưng luôn tỉnh thức, lắng nghe và đáp lại Ngài. Vì vậy, bạn và tôi cần hoà mình vào lời ‘tán tỉnh’ nhẹ nhàng và tiếng thầm thì của Thánh Thần. Điều này thường xảy ra dưới hình thức ân sủng, vốn tinh tế, thúc giục, gọi mời những ai biết mình được Chúa Cha lôi kéo.
Trong một thế giới bận rộn vốn tài tình trong việc khiến chúng ta “lãng phí thời gian hôm nay, xáo trộn các cơ hội của ngày mai với những rắc rối của ngày hôm qua”, chúng ta phân tâm! Tiếng thì thầm của Thiên Chúa lại hoàn toàn khác. Chúng chỉ được lắng nghe qua im ắng nội tâm, dẫu không cần ai đó phải ở trong một tu viện. Chỉ cần bền bỉ cầu nguyện và hình thành thói quen hướng về Chúa mọi lúc, bạn sẽ cảm nhận ân phúc này. Và điều đó sẽ đạt được khi mỗi người biết làm đi làm lại thói quen tốt lành này!
Câu chuyện viên thái giám của nữ hoàng Êthióp là một ví dụ - bài đọc một. Thần Khí nói với Philipphê, “Tiến lên, đuổi kịp xe đó!”. Philipphê tiến lên, được mời lên xe, giảng giải Thánh Kinh, nói về Chúa Giêsu cho ông; sau cùng, là phép rửa. Vị quan này ‘được lôi kéo’ qua vị tông đồ. Đây quả là việc của Thánh Thần! Thật thú vị, bản thân Philipphê cũng ‘được lôi kéo’; ông tiếp tục hành trình, lòng hỷ hoan. Mọi thành ông đi qua được rao giảng Tin Mừng. Thánh Vịnh đáp ca diễn tả, “Cả trái đất, hãy tung hô Thiên Chúa!”.
Anh Chị em,
“Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy!”. Tiếng của thần dữ lôi kéo bao giờ cũng dễ nghe hơn tiếng của thần lành, tiếng của vật chất bao giờ cũng hấp dẫn hơn tiếng của Thiên Chúa. Vì thế, Ngài phải đi bước trước. Vấn đề là liệu chúng ta có sẵn sàng và cởi mở như viên thái giám - một gương mẫu đáng yêu - để lắng nghe và hoà mình trong lời ‘tán tỉnh’ nhẹ nhàng của Ngài không. Tuy nhiên, lời ‘tán tỉnh’ không phải luôn êm ái, lắm lúc nó nổ ran như sấm rền. Chớ gì bạn và tôi đủ bình tâm trước mọi biến cố, mọi vấn đề; luôn ý thức, “tôi không tự sức làm được mọi sự”, hầu có thể cảm nghiệm sự chèo kéo của Ngài. Bởi lẽ, nếu không cảm nhận ‘được lôi kéo’ bởi Chúa, bạn dễ dàng buông mình cho vô vàn chèo kéo thế gian!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, lôi con về phía Chúa mỗi ngày, hầu con đủ sức kéo người khác về phía Chúa! Và con cảm nhận đang ‘được bay bổng’ bởi ân sủng từ trên!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Thói hư và nhân đức. 15. Tiết độ
Vũ Văn An
13:29 17/04/2024
Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô, Thứ tư, 17 tháng 4 năm 2024, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý mới về các thói hư và nhân đức. Hôm nay, ngài trình bầy phần nói về đức tiết độ.
Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Hôm nay tôi sẽ nói về đức tính cốt yếu thứ tư và cuối cùng: tiết độ. Với ba nhân đức kia, nhân đức này có chung một lịch sử xa xưa và không chỉ thuộc về các Kitô hữu. Đối với người Hy Lạp, việc thực hành các nhân đức lấy hạnh phúc làm mục tiêu. Nhà triết học Aristốt đã viết chuyên luận quan trọng nhất của ông về đạo đức, gửi nó cho con trai ông là Nicomachus, để hướng dẫn con ông nghệ thuật sống. Tại sao mọi người đều tìm kiếm hạnh phúc dù rất ít người đạt được nó? Đây là câu hỏi. Để trả lời câu hỏi này, Aristốt đương đầu với chủ đề về các nhân đức, trong đó enkráteia, tức là sự tiết độ, chiếm một vị trí nổi bật. Thuật ngữ Hy Lạp có nghĩa đen là "quyền lực đối với chính mình". Vì vậy, tiết độ là một sức mạnh đối với chính mình. Do đó, đức tính này là khả năng làm chủ bản thân, nghệ thuật không để bản thân bị khuất phục bởi những đam mê nổi loạn, thiết lập trật tự trong điều mà Manzoni gọi là “mớ hỗn độn của trái tim con người”.
Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dạy chúng ta rằng “sự tiết độ là nhân đức luân lý làm giảm bớt sự hấp dẫn của thú vui và mang lại sự cân bằng trong việc sử dụng của cải được tạo ra”. Sách Giáo lý tiếp tục: “Nó bảo đảm cho ý chí làm chủ được bản năng và giữ cho ham muốn trong giới hạn của những gì đáng trân trọng. Người tiết độ hướng những ham muốn cảm giới về những gì tốt đẹp và duy trì sự thận trọng lành mạnh, không chạy theo những thèm muốn hèn hạ mà kiềm chế những ham muốn” (1809).
Vì vậy, tiết độ, như người Ý nói, là đức tính đúng đắn. Trong mọi tình huống, người ta cư xử khôn ngoan, bởi vì những người hành động luôn bị thúc đẩy bởi sự xung động hoặc hoa mã cuối cùng đều không đáng tin cậy. Những người không có sự tiết độ luôn không đáng tin cậy. Trong một thế giới mà nhiều người huênh hoang về việc nói những gì họ nghĩ, thì thay vào đó, người tết độ lại thích nghĩ về những gì mình nói. Anh chị em có hiểu được sự khác biệt này không? Không nói ra bất cứ điều gì nảy ra trong đầu tôi, như thế… không: nghĩ về những gì tôi phải nói. Họ không đưa ra những lời hứa suông mà đưa ra những cam kết trong phạm vi mà họ có thể thực hiện được.
Với cả thú vui, người tiết độ cũng hành động sáng suốt. Quá trình tự do của những xung động và sự phóng túng hoàn toàn dành cho những thú vui cuối cùng lại phản tác dụng, đẩy chúng ta vào trạng thái buồn chán. Biết bao người từng muốn thử ngấu nghiến mọi thứ nhưng lại thấy mình mất đi cảm giác thích thú với mọi thứ! Vì vậy, tốt hơn hết là anh chị em nên tìm kiếm biện pháp phù hợp: chẳng hạn như thưởng thức một loại rượu ngon, nếm thử từng ngụm nhỏ thì tốt hơn là nuốt hết trong một lần. Tất cả chúng ta đều hiểu điều này.
Người tiết độ biết cân nhắc lời nói và liều lượng. Họ nghĩ về những gì họ nói. Họ không để cho một phút tức giận nào hủy hoại những mối quan hệ và tình bạn mà sau đó khó có thể xây dựng lại được. Đặc biệt là trong cuộc sống gia đình, nơi mà sự ức chế thấp hơn, tất cả chúng ta đều có nguy cơ không kiểm soát được căng thẳng, cáu kỉnh và tức giận. Có lúc nói và có lúc im lặng, nhưng cả hai đều cần có biện pháp đúng đắn. Và điều này áp dụng cho nhiều việc, chẳng hạn như ở với người khác và ở một mình.
Nếu người tiết độ biết kiềm chế tính nóng nảy của mình, điều này không có nghĩa là chúng ta luôn thấy người đó có khuôn mặt bình yên và tươi cười. Thật vậy, đôi khi cần phải phẫn nộ, nhưng luôn phải theo cách đúng đắn. Đây là những hạn từ: thước đo chính xác, con đường đúng đắn. Một lời quở trách đôi khi có lợi hơn một sự im lặng chua chát, cay đắng. Người tiết độ biết rằng không có gì khó chịu hơn việc sửa lỗi người khác, nhưng họ cũng biết điều đó là cần thiết; nếu không, người ta cung cấp sự thống trị tự do cho cái ác. Trong một số trường hợp, người tiết độ thành công trong việc kiềm chế những thái cực: họ khẳng định những nguyên tắc tuyệt đối, khẳng định những giá trị không thể thương lượng, nhưng cũng biết cách hiểu mọi người và biểu lộ sự tương cảm với họ. Biểu lộ sự tương cảm.
Do đó, món quà của người tiết độ là sự cân bằng, một phẩm chất quý giá nhưng hiếm có. Thật vậy, mọi thứ trong thế giới của chúng ta đều đẩy đến mức quá mức. Thay vào đó, sự tiết độ kết hợp tốt với các giá trị Tin Mừng như nhỏ bé, kín đáo, khiêm tốn, hiền lành. Người tiết độ đánh giá cao việc tôn trọng người khác nhưng không coi đó là tiêu chuẩn duy nhất cho mọi hành động, mọi lời nói. Họ nhạy cảm, họ có thể khóc và không xấu hổ, nhưng họ không khóc vì chính mình. Trong thất bại, họ đứng lên; trong chiến thắng, họ có khả năng quay trở lại cuộc sống dè dặt trước đây. Họ không tìm kiếm những tràng pháo tay nhưng biết rằng mình cần người khác.
Thưa anh chị em, không phải sự tiết độ làm cho người ta u ám và buồn nản. Ngược lại, nó cho phép người ta tận hưởng những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống: ngồi cùng bàn ăn, sự dịu dàng của tình bạn, sự tin tưởng với những người khôn ngoan, ngạc nhiên trước vẻ đẹp của tạo hóa. Hạnh phúc có chừng mực là niềm vui nảy nở trong lòng những người nhận ra và trân trọng những gì quan trọng nhất trong cuộc sống. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ơn phúc này: ơn phúc trưởng thành, tuổi tác, trưởng thành về cảm xúc, trưởng thành về mặt xã hội. Ơn phúc tiết độ.
_________________________________________________________________________________________________________________
Lời chào đặc biệt
Tôi gửi lời chào nồng nhiệt đến những người hành hương và du khách nói tiếng Anh tham gia buổi tiếp kiến hôm nay, đặc biệt là các nhóm đến từ Anh, Ireland, Phần Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Trong niềm vui của Chúa Kitô Phục Sinh, tôi cầu xin lòng thương xót yêu thương của Thiên Chúa là Cha chúng ta trên anh chị em và gia đình anh chị em. Xin Chúa ban phước lành cho anh chị em!
Và suy nghĩ của chúng tôi, vào lúc này, [suy nghĩ] của tất cả chúng ta, hướng về các dân tộc đang có chiến tranh. Chúng ta nghĩ đến Đất Thánh, Palestine, Israel. Chúng ta nghĩ đến Ukraine, đất nước Ukraine bị dày vò. Chúng ta nghĩ đến các tù nhân chiến tranh... Xin Chúa chuyển di ý chí để họ được giải thoát. Và nói đến tù nhân, người ta nghĩ ngay đến những người bị tra tấn. Việc tra tấn tù nhân là một điều khủng khiếp, không phải của con người. Chúng ta nghĩ đến rất nhiều kiểu tra tấn làm tổn thương phẩm giá con người, và rất nhiều người bị tra tấn... Xin Chúa giúp đỡ mọi người và ban phúc lành cho mọi người.
Sự hỗ trợ của Vatican cho Giải pháp Hai Nhà nước đã bắt đầu từ lâu trước Đức Phanxicô
Vũ Văn An
14:36 17/04/2024
Lời kêu gọi gần đây nhất thể hiện sự tiếp nối với những người tiền nhiệm của ngài, đặc biệt là Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, người tỏ ra kín đáo trong việc bày tỏ sự cảm thông của mình đối với chính nghĩa của người Palestine.
Matthew Santucci (*), trên CNA, ngày 15 tháng 4 năm 2024, tường trình như trên.
Theo ông, khi cuộc chiến ở Gaza đã trôi qua mốc sáu tháng mà không có dấu hiệu giảm bớt trong bối cảnh căng thẳng ở Trung Đông ngày càng leo thang, Đức Phanxicô tiếp tục đứng ở vị trí trung tâm trong việc kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và lên án sự tàn sát của cuộc xung đột, được cho là đã để hơn 33,000 thường dân Palestine thiệt mạng.
Vào Chúa Nhật tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Phanxicô đã đề cập đến vụ tấn công tên lửa của Iran vào hôm thứ Bảy nhằm vào Israel.
“Tôi theo dõi trong lời cầu nguyện và với sự quan tâm, thậm chí đau đớn, những tin tức đến trong vài giờ qua về tình hình ngày càng tồi tệ ở Israel do sự can thiệp của Iran”, Đức Thánh Cha nói.
“Tôi chân thành kêu gọi ngăn chặn bất ứ hành động nào có thể gây ra vòng xoáy bạo lực với nguy cơ kéo Trung Đông vào một cuộc xung đột chiến tranh thậm chí còn lớn hơn. Không ai được đe dọa sự hiện hữu của người khác”, ngai nói thêm.
Vào tối thứ Bảy, Iran đã phóng hơn 300 máy bay không người lái và tên lửa vào các mục tiêu quân sự ở Israel để trả đũa cuộc tấn công của Israel vào Đại sứ quán Iran ở thủ đô Damascus của Syria vào ngày 1 tháng 4, khiến 7 người thiệt mạng.
Vào Chúa nhật, Đức Phanxicô cũng đã nhắc lại lời kêu gọi hòa bình khi cuộc chiến Israel-Hamas tiếp tục không suy giảm, đồng thời kêu gọi “người Israel và người Palestine sống ở hai nhà nước, cạnh nhau, trong an ninh; đó là mong muốn sâu sắc và chính đáng của họ, và đó là quyền của họ.”
Trong buổi tiếp kiến chung vào ngày 3 tháng 4, Đức Phanxicô đã bày tỏ “sự hối tiếc sâu xa” về việc bảy nhân viên viện trợ nhân đạo thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, một sự kiện đã nhận được sự lên án gần như hoàn cầu của cộng đồng quốc tế.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi công khai đầu tiên về việc ngừng bắn trong buổi đọc kinh Truyền tin ngày 29 tháng 10. Vài ngày sau, trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình quốc gia Ý RAI, Đức Giáo Hoàng đã nhắc lại mệnh lệnh đạo đức về một lệnh ngừng bắn. Nhưng Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh rằng giải pháp hai nhà nước không chỉ là “giải pháp khôn ngoan”, mà còn là nền tảng quan trọng cho hòa bình lâu dài.
Quan điểm ngoại giao của Vatican đã phát triển qua nhiều năm, theo sau những diễn biến của một cuộc xung đột xuyên suốt các nền văn minh. Nhưng Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khi kêu gọi giải pháp hai nhà nước, thể hiện sự tiếp nối với những vị tiền nhiệm của ngài, đặc biệt là Thánh Giáo hoàng Gioan Paholô II, người tỏ ra kín đáo trong việc bày tỏ sự cảm thông của mình đối với chính nghĩa của người Palestine. Gặp gỡ cựu lãnh đạo Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Yasser Arafat trong 10 dịp riêng biệt trong suốt triều giáo hoàng của mình, Đức Gioan Phaolô II đã chủ động hướng tới việc công nhận cuối cùng một nhà nước Palestine, đồng thời mở ra quan hệ song phương chính thức với nhà nước Israel.
Nguồn gốc của nền ngoại giao Vatican-Israel
Năm 1947, Vatican ra hiệu ủng hộ Nghị quyết 181 của Liên hiệp quốc, kế hoạch phân chia Palestine thành hai quốc gia riêng biệt và trao quy chế đặc biệt cho Giêrusalem như một corpus separatum (thực thể riêng biệt). Vào ngày 14 tháng 5 năm 1948, sau khi chấm dứt “Quyền ủy trị của Anh” đối với Palestine và tuyên bố thành lập một nhà nước Do Thái độc lập, Chiến tranh Ả Rập-Israel lần thứ nhất nổ ra – những dư chấn của nó vẫn còn đọng lại cho đến ngày nay.
Giữa tình trạng hỗn loạn chính trị và bất ổn xã hội, Đức Giáo Hoàng Piô XII, trong thông điệp In Multiplicibus Curis năm 1948, đã nhắc lại sự ủng hộ của Vatican đối với việc phân chia, viết rằng đây là “cơ hội để trao cho Giêrusalem và vùng ngoại ô của nó… một đặc tính quốc tế”. Một năm sau, ngài lặp lại lời kêu gọi này trong Redemptoris Nostri Cruciatus, kêu gọi một “địa vị pháp lý” cho Giêrusalem “và các khu vực xung quanh nó”.
Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm Thánh địa, đã đưa lời kêu gọi này đi xa hơn.
Ngài nói trong thông điệp Giáng sinh năm 1975: “Ngay cả vì chúng ta nhận thức rõ về những thảm kịch cách đây không lâu đã buộc người Do Thái phải tìm kiếm một đồn trú an toàn và được bảo vệ trong một quốc gia có chủ quyền và độc lập của riêng họ, và vì chúng ta nhận thức được điều này, chúng ta muốn mời con cái của dân tộc này thừa nhận các quyền và nguyện vọng chính đáng của một dân tộc khác cũng đã phải chịu đau khổ trong một thời gian dài, đó là người dân Palestine.”
Thánh Gioan Phaolô II và Palestine
Mãi cho đến triều giáo hoàng của Giáo hoàng Gioan Phaolô II - đánh dấu một thời điểm then chốt trong quá trình quốc tế hóa ngôi vị giáo hoàng, với số lượng các quốc gia công nhận Tòa thánh tăng từ 85 lên 174 - thì mới có những mối quan hệ ngoại giao quan trọng ở Thánh địa.
Năm 1993, cùng năm Israel và PLO công nhận lẫn nhau, Tòa Thánh và Israel đã ký “Thỏa thuận Cơ bản”, một thỏa thuận liên quan đến việc phá hủy các nhà thờ, quyền hành hương, hoạt động của các trường Công Giáo, và điều gọi là “nguyên trạng”. Tiếp theo đó là việc khai trương Sứ thần Vatican tại Israel và Đại sứ quán Israel tại Rome vào ngày 19 tháng 1 năm 1994.
Phù hợp với các điều khoản của Thỏa thuận cơ bản, Ủy ban làm việc thường trực song phương đã được thành lập vào tháng 7 để hướng tới việc thực hiện “Thỏa thuận về tính cách pháp lý” trong thời gian ba năm, tập trung vào tình trạng pháp lý của Giáo hội và một số miễn trừ tài chính nhất định có tính định chế.
Marshall Breger, giáo sư luật tại Trường Luật Columbus của Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, nhận xét rằng thỏa thuận này có tầm quan trọng cơ bản “để bình thường hóa địa vị và tính cách pháp lý của Giáo Hội Công Giáo và các định chế của nó”, theo đó chúng sẽ “được dành cho tư thế hợp pháp theo luật pháp của Israel.” Mặc dù đã được Tòa thánh và Israel phê chuẩn vào năm 1997 nhưng nó vẫn chưa được Quốc hội do Thái thông qua thành luật nội địa của Israel và vẫn là một vấn đề nổi cộm.
Vatican đồng thời tổ chức các cuộc đàm phán với PLO. Ngày 26/10/1994, hai bên thiết lập quan hệ chính thức. Sau đó, vào năm 2000, Vatican đã ký “Thỏa thuận cơ bản” với PLO, nhằm đảm bảo các quyền của Giáo Hội Công Giáo tại một quốc gia Palestine trong tương lai.
Thỏa thuận cơ bản cũng kêu gọi một “giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột giữa người Palestine và Israel, nhằm hiện thực hóa các quyền và nguyện vọng hợp pháp quốc gia không thể chuyển nhượng của người dân Palestine” và “một giải pháp công bằng cho vấn đề Giêrusalem, dựa trên các nghị quyết quốc tế”. Chính phủ Israel phản ứng bằng cách bày tỏ “sự không hài lòng lớn”.
Đối với Vatican, đây là một bước quan trọng không chỉ trong việc tìm kiếm sự bảo vệ cho hoạt động và tài sản của giáo hội trên lãnh thổ Palestine “tương lai”, mà còn đặt nền tảng thực tế cho việc công nhận tư cách nhà nước của Palestine - diễn ra vào năm 2013, một năm sau cuộc bỏ phiếu tháng 11 năm 2012 bởi Đại hội đồng Liên hợp quốc, nơi đã trao cho Palestine quy chế “Nhà nước quan sát viên phi thành viên”.
Ngoại giao dưới thời Đức Phanxicô
Bước cuối cùng của Vatican trong việc công nhận một nhà nước Palestine diễn ra vào năm 2015, với việc ký kết “Thỏa thuận Toàn diện” mang tính lịch sử. Hiệp định này liên quan đến “các khía cạnh thiết yếu của đời sống và hoạt động của Giáo Hội Công Giáo ở Palestine”, nhưng tuyên bố rõ ràng rằng “trái ngược” với thỏa thuận trước đó với PLO, nó được ký kết với nhà nước Palestine. Thỏa thuận năm 2015 cũng công nhận Palestine về đường biên giới trước năm 1967.
Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher bộ trưởng quan hệ với các quốc gia của Tòa thánh, bày tỏ hy vọng rằng văn kiện này sẽ là “một sự kích thích để mang lại một kết thúc dứt khoát cho cuộc xung đột lâu dài giữa Israel và Palestine” và cho “một giải pháp hai nhà nước mà nhiều người mong muốn”.
Bộ Ngoại giao Israel phản ứng bằng cách bày tỏ “sự lấy làm tiếc”, đồng thời nói thêm: “Bước vội vàng này làm tổn hại đến triển vọng thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình và gây tổn hại đến nỗ lực quốc tế nhằm thuyết phục Chính quyền Palestine quay lại đàm phán trực tiếp với Israel”.
Thỏa thuận có hiệu lực vào ngày 2 tháng 1 năm 2016 và vào năm 2017, Đại sứ quán Palestine tại Tòa thánh đã chính thức khai trương, một sự kiện có sự tham dự của Mahmoud Abbas, Chủ tịch Palestine và Chính quyền Quốc gia Palestine, và Issa Kassissieh, người đã từng là đại sứ của Palestine tại Tòa thánh kể từ năm 2017.
Mặc dù việc Vatican công nhận nhà nước Palestine có thể không có bất cứ ý nghĩa nào theo luật pháp quốc tế, nhưng nó mang một sức nặng mang tính biểu tượng rất lớn, củng cố vai trò của Vatican (dù là thực tế hay tưởng tượng) với tư cách là một bên tham gia có giá trị và một bên liên quan chính trong một cuộc xung đột nội vùng, nơi có sự chồng chéo không thể tránh khỏi giữa tôn giáo và chính trị.
Vatican đã lặp lại rằng sự tham gia của họ dựa trên các nhu cầu về mục vụ hoặc tâm linh, chứ không phải trên các yêu sách tạm thời, một điểm được nêu rõ trong Điều 11 của Thỏa thuận Cơ bản và được củng cố bởi tài liệu năm 1996 của Bộ Ngoại giao về Giêrusalem, vốn lưu ý rằng dù Tòa thánh sẽ “không tham gia vào các vấn đề lãnh thổ khi có liên quan đến các khía cạnh kỹ thuật nghiêm ngặt”, tuy nhiên, nó vẫn duy trì quyền “bày tỏ phán đoán đạo đức về tình hình”.
Nhưng nó tiếp tục bày tỏ rằng “các khía cạnh lãnh thổ và tôn giáo của vấn đề” “có liên quan qua lại với nhau” chứ không phải là các vấn đề biệt lập.
Ở đây ẩn chứa một trong những nghịch lý trong chính sách ngoại giao của Đức Giáo Hoàng: Ngài có hai năng quyền vừa là nhà lãnh đạo tinh thần (người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo) vừa là nhà lãnh đạo chính trị (chủ quyền của Thị quốc Vatican). Tính hai mặt này cho phép ngài (và nói rộng ra là đoàn ngoại giao của Vatican), hoạt động cả ở bình diện định chế với các quốc gia khác và ở bình diện cơ sở, bằng cách duy trì liên lạc trực tiếp với người dân Công Giáo địa phương.
John Rees, giáo sư chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Notre Dame Australia, đã suy tư về “Nghịch lý Phanxicô”, nhận xét rằng một mặt nghị trình của ngài “thể hiện sự khác biệt tôn giáo đối với các chuẩn mực và lợi ích thế tục,” nhưng “chính nghị trình này đã thu hút sự tham gia của công chúng thế tục và các nhà hoạch định chính sách ở một mức độ đáng ngạc nhiên.”
Đức Giáo Hoàng, nhờ chức vụ đại diện cho một Giáo hội xuyên quốc gia, vốn nắm giữ thẩm quyền đạo đức và “quyền lực mềm” chính trị được công nhận rộng rãi, đã tự định vị mình là người đối thoại và hòa giải chính trong các cuộc xung đột hoàn cầu.
Tuy nhiên, kể từ khi cuộc chiến Israel-Hamas bùng nổ vào ngày 7 tháng 10, Vatican đã vướng vào cuộc xung đột khoa trương của chính mình với Israel, để lộ những vết thương sâu xa hơn, một số cũ, một số mới, có khả năng làm phức tạp quan điểm này.
Tháng 11 năm ngoái, Đức Phanxicô đã nói chuyện với Tổng thống Israel Isaac Herzog trong một cuộc điện thoại không được tiết lộ, trong đó Đức Giáo Hoàng được cho là đã nhận xét rằng “cấm đáp trả khủng bố bằng khủng bố” - một lời khiển trách rõ ràng về chiến thuật hoạt động của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ở Dải Gaza.
Vào ngày 16 tháng 12 năm 2023, hai phụ nữ đã bị giết bên ngoài giáo xứ Holy Family— Nhà thờ Công Giáo duy nhất ở Dải Gaza — bởi một tay súng bắn tỉa của Israel. Ngày hôm sau, trong giờ đọc kinh Truyền Tin Chúa Nhật, Đức Phanxicô đã cân nhắc về vụ việc, coi đó là một hành động “khủng bố”.
Sau đó, vào tháng 2, Đức Hồng Y Pietro Parolin, quốc vụ khanh của Vatican, đã bị chính phủ Israel chỉ trích. Nói chuyện với các nhà báo ở Rome, Đức Hồng Y Parolin nhắc lại quan điểm của Tòa Thánh rằng Israel có quyền tự vệ, nhưng ngài nói thêm rằng việc bảo vệ này được quy định dựa trên nguyên tắc cân xứng, “và chắc chắn với 30,000 người chết thì không phải vậy”.
Đại sứ quán Israel tại Tòa thánh đã đưa ra lời chỉ trích gay gắt đối với những nhận xét của Đức Hồng Y, gọi chúng là “đáng trách”, một thuật ngữ mà đại sứ quán sau đó đã rút lại, nói rằng việc sử dụng từ này là do lỗi dịch thuật.
Trong bối cảnh xuất hiện một trật tự thế giới đa cực, đánh giá của Đức Phanxicô về các vấn đề thế giới được đặc trưng bởi chủ nghĩa hiện thực ngoại giao, kêu gọi đối thoại đa phương lớn hơn và tôn trọng luật pháp, những điểm được nêu rõ trong Tông huấn Laudate Deum năm 2023 của ngài.
Và có lẽ không có cuộc xung đột nào khác tượng trưng cho sự cấp thiết của đối thoại, sự tôn trọng thế cân bằng sắc tộc và tôn giáo, cũng như tầm quan trọng của việc phát triển các cơ chế ràng buộc về mặt pháp lý để bảo vệ các quyền cơ bản của con người hơn cuộc chiến hiện nay ở Gaza – và Đức Phanxicô đã định vị chính mình với tư cách là người đối thoại chính.
Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vẫn không khoan nhượng, duy trì sự phản đối đối với giải pháp hai nhà nước với lý do an ninh quốc gia, bác bỏ những lời kêu gọi từ Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, những người nói rằng “việc từ chối quyền trở thành nhà nước đối với người dân Palestine” là “không thể chấp nhận được”.
Cho đến nay, không có kết quả cụ thể nào từ những lời cầu bầu hàng tuần của Đức Thánh Cha. Tuy nhiên, kể từ lần đầu tiên kêu gọi ngừng bắn và đổi mới lời kêu gọi giải pháp hai nhà nước, vốn đã thu hút được sự chú ý tại Liên Hiệp Quốc, Đức Giáo Hoàng đang chứng minh rằng Vatican vẫn sử dụng quyền lực mềm xuyên quốc gia có ý nghĩa và có thể ảnh hưởng đến quỹ đạo các sự kiện hoàn cầu cho dù chỉ là ngôn từ hoa mỹ.
_____________________________________________________________________________________
(*) Matthew Santucci là phóng viên của CNA tại Rome làm việc tại Văn phòng Vatican của EWTN News.
Hội nghị của nhóm Chủ Nghĩa Bảo Thủ Quốc Gia tại Bỉ có sự tham gia của ĐHY Müller bị cảnh sát ngăn cản
Vũ Văn An
17:40 17/04/2024
Catholic News Agency, ngày 16 tháng 4 năm 2024, nhận dịnh rằng những cảnh tượng kịch tính ở Brussels ngày hôm nay tại hội nghị Chủ nghĩa Bảo thủ Quốc gia đã đưa ra một điềm báo đáng lo ngại về hình dáng của một nhà nước cảnh sát ở trung tâm châu Âu.
Hội nghị vừa bắt đầu, cảnh sát địa phương Brussels đã bất ngờ đến tòa nhà Claridge nơi tổ chức hội nghị và tiến hành dựng rào chắn trước địa điểm tổ chức biến cố, ngăn cản bất cứ người tham dự, nhà báo hoặc diễn giả nào tiếp cận biến cố, cơ quan truyền thông địa phương Brussels Signal đưa tin.
Eric Zemmous, chính trị gia người Pháp, người dự kiến sẽ xuất hiện tại hội nghị nhưng đã bị cấm tham gia khi ông đến, cho biết thị trưởng cánh tả của thành phố đã triển khai cảnh sát như một “dân quân tư nhân” để ngăn chặn một hội nghị bảo thủ diễn ra ở Bruxelles.
Khi tình hình leo thang, cuối cùng Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cảm thấy buộc phải lên tiếng:
“Những gì xảy ra ở Claridge ngày hôm nay là không thể chấp nhận được,” Thủ tướng Bỉ nói trên X. “Quyền tự trị của thành phố là nền tảng của nền dân chủ của chúng ta nhưng không bao giờ có thể bác bỏ hiến pháp Bỉ đảm bảo quyền tự do ngôn luận và hội họp hòa bình kể từ năm 1830. Ngăn cấm cá cuộc hội họp chính trị là vi hiến. Chấm hết."
Sự xuất hiện theo kế hoạch của Đức Hồng Y người Đức Gerhard Ludwig Müller tại hội nghị đã diễn ra suông sẻ, mặc dù theo báo cáo, ngài đã bị sốc rõ ràng bởi cảnh sát đứng cách đó vài thước.
Theo Rod Dreher, tác giả sách bán chạy nhất cũng tham dự hội nghị, Đức Hồng Y nói: “Điều này giống như Đức Quốc xã”.
“Tôi chưa bao giờ tưởng tượng rằng mình sẽ chứng kiến việc cấm tổ chức một cuộc họp chính trị hòa bình ở một đất nước được cho là tự do và dân chủ,” Dreher viết trong chuyên mục Substack của mình khi cố gắng tìm hiểu các sự kiện trong ngày. “Nhưng đó chính là điều gần như đã xảy ra ngày hôm nay ở Bỉ – ở Brussels, thủ đô của Liên minh Châu Âu.”
Sau khi cảnh sát bao vây địa điểm lúc 12 giờ trưa ngày 16 tháng 4, một thách thức luật pháp khẩn cấp đã được đệ nạp bởi ADF International, một tổ chức pháp lý quốc tế bảo vệ quyền tự do tôn giáo của những người theo Kitô giáo, liên quan đến quyết định của chính quyền địa phương cấm hội nghị tiếp tục.
ADF International đã xem lệnh cấm từ thành phố do Emir Kir, thị trưởng quận Saint-Josse-ten-Noode ở Brussels, nơi diễn ra hội nghị, ban hành, trong đó nêu lý do đóng cửa hội nghị bao gồm:
“Viễn kiến của Hội nghị không những bảo thủ về mặt đạo đức (ví dụ: thái độ thù địch với việc hợp pháp hóa việc phá thai, kết hợp đồng tính, v.v.) mà còn tập trung vào việc bảo vệ 'chủ quyền quốc gia', ngụ ý, cùng với những điều khác, một ' thái độ phản châu Âu' …"
Lệnh cũng tuyên bố - dường như là lý do biện minh cho việc kết thúc hội nghị - rằng một số diễn giả “được coi là những người theo chủ nghĩa duy truyền thống” và hội nghị phải bị cấm “để tránh các cuộc tấn công có thể đoán trước được vào trật tự và hòa bình công cộng”.
Hội nghị Chủ nghĩa Bảo thủ Quốc gia đã hủy bỏ hai địa điểm trước khi chắc chắn có được địa điểm khách sạn thứ ba gần Khu phố Châu Âu, sau đó có vẻ như biến cố có thể diễn ra bình thường và theo kế hoạch. Nhưng khi hội nghị diễn ra, người ta nhanh chóng nhận ra rằng nó sẽ không được phép diễn ra bình thường và đúng như kế hoạch.
“Đối thoại cởi mở được cho là cốt lõi của nền chính trị châu Âu; Tuy nhiên, tại thủ đô của Liên Minh Châu Âu, một cuộc trao đổi sâu sắc về chính sách đã bị đình chỉ bởi một nghị định đơn phương,” Paul Coleman, một luật sư người Anh và Giám đốc điều hành của ADF International, người dự kiến phát biểu tại hội nghị trước khi ông cũng bị cấmva2o tham dự.
“Đây là một thời điểm bước ngoặt mà cuộc khủng hoảng kiểm duyệt thực sự ở châu Âu đang được phơi bày trước công chúng. Việc đè bẹp các quan điểm chính trị bị những người nắm quyền phản đối là điều nên được xếp vào những chương đen tối hơn của lịch sử châu Âu.”
Coleman nói thêm: “ADF International ủng hộ một thách thức pháp lý khẩn cấp chống lại lệnh đóng cửa hội nghị của thị trưởng, cho rằng nó trái với các quyền cơ bản về tự do ngôn luận và tự do hội họp – trụ cột của các xã hội dân chủ thực sự.”
Brussels Signal đưa tin cảnh sát Bỉ đã vào địa điểm tổ chức hội nghị trước khi quay lại và rời đi. Nó cho biết thêm rằng dựa trên thông tin thu được từ một nguồn, các nhà chức trách đã chính thức đưa ra thông báo của thành phố nhưng vẫn chưa thực thi thông báo đó – để hội nghị tiếp tục diễn ra trong thời gian chờ đợi.
Chính trị gia người Anh Nigel Farage, người tham dự hội nghị, viết trên tờ Daily Telegraph: “Những gì xảy ra hôm nay là một hình thức cập nhật của chủ nghĩa cộng sản Liên Xô. Nó nói rằng không được phép có quan điểm nào khác, rằng bất cứ ai có quan điểm đó, theo định nghĩa, đều là người điên, xấu và nguy hiểm.”
Trong một bình luận gần đây của Catholic Herald, Alex Klaushofer lập luận rằng Đạo luật mới Tội Thù hận và Trật tự Công cộng của Tô Cách Lan là một phần trong xu hướng trong thế giới phương Tây yêu cầu Nhà nước kiểm soát suy nghĩ và giá trị của chúng ta.
Dreher nói: “Theo một cách nào đó, tôi rất biết ơn về những gì đã xảy ra, đặc biệt là khi châu Âu sắp bước vào cuộc bầu cử quốc hội Liên Minh vào tháng 6. Cử tri cần biết chính xác tương lai của họ sẽ ra sao nếu những kẻ ngu ngốc này không bị ngăn chặn…Đây là một sự kiện gây sốc với những hậu quả sâu sắc đối với nền tự do ở châu Âu.”
Hội nghị thắng
Nhưng tin vui, sau đó, đã đến. Quả vậy, ngày 17 tháng 4, trên National Catholic Register, Edward Pentin thông báo rằng: Tự do ngôn luận đã thắng! Tòa án Bỉ vừa bác bỏ lệnh cấm đối với Hội Nghị Bảo thủ.
Thực thế, Tòa Tối cao của Bỉ đã phán quyết rằng hội nghị về Chủ Nghĩa Bảo Thủ Quốc Gia được tiếp tục tại thủ đô Bỉ Brussels sau khi thị trưởng thành phố ra lệnh cho cảnh sát phong tỏa nó ngày hôm trước.
Hội nghị trên được Quỹ Edmund Burke tổ chức nhằm vổ vũ chủ nghĩa bảo thủ như được liên kết hết sức chặt chẽ với ý niệm quốc gia, nền độc lập quốc gia, và việc hồi sinh các truyền thống quốc gia.
Trong số các diễn giả năm nay, có Thủ tướng Hung Gia Lợi, Viktor Orbán, Cựu Tổng trưởng Nội vụ Anh Suella Braverman, và người sáng lập đảng Brexit Anh, Nigel Farage, người gọi mưu toan ngăn cản là là điều đá g xấu hổ,và tố cáo Liên minh Âu Châu đã trở thành”một hình thức mới của chủ nghĩa cộng sản”.
Tòa án Bỉ đã hủy bỏ quyết định của thị trưởng Kir sau khi lệnh này bị các nhà tổ chức hội nghị thách thức với sự hỗ trợ của ADF International, một nhóm pháp lý Kitô giáo hoạt động nhằm chống lại các mối đe dọa đối với quyền tự do tôn giáo.
Paul Coleman, giám đốc điều hành của ADF International, nói rằng mặc dù “lẽ thường và công lý” đã chiếm ưu thế, nỗ lực đóng cửa hội nghị là một “dấu đen đối với nền dân chủ châu Âu”.
Ông nói trong một tuyên bố: “Không quan chức nào có quyền đóng cửa hội họp tự do và hòa bình chỉ vì ông ta không đồng ý với những gì đang được nói”. “Loại kiểm duyệt độc tài mà chúng ta vừa chứng kiến thuộc về những chương tồi tệ nhất của lịch sử Châu Âu.”
Luật sư ADF người Bỉ Wouter Vaassen gọi nỗ lực đóng cửa hội nghị là “bất công” và điều đó “lẽ ra không bao giờ xảy ra, đặc biệt là ở Brussels - trung tâm chính trị của châu Âu”.
Ông nói thêm: “Chúng ta phải siêng năng bảo vệ các quyền tự do cơ bản của mình kẻo việc kiểm duyệt trở thành chuẩn mực trong những xã hội được cho là tự do của chúng ta”.
Cùng với Đức Hồng Y Müller, các diễn giả Công Giáo khác tại biến cố năm nay bao gồm Cha Benedict Kiely, người sáng lập Nasarean.org nhằm giúp đỡ các Kitô hữu bị đàn áp, quý tộc người Đức, Công chúa Gloria von Thurn và Taxis, và Gladden Pappin, chủ tịch Viện Các vấn đề Quốc tế Hungary.
Một diễn giả khác, tác giả và phát thanh viên người Do Thái Melanie Phillips, nói với khán giả rằng cô đã ở Giêrusalem vào tối thứ Bảy khi Iran tiến hành các cuộc tấn công trên không vào Israel.
Cô kể lại: “Lúc 2 giờ sáng, còi báo động không kích vang lên, tôi thu mình trong cầu thang để được đảm bảo an toàn. Chà, tôi đã rời vùng chiến sự để đến đây. Tôi đã không nhận ra rằng mình đang bước vào một vùng chiến sự khác ở Brussels.”
Phụ tá hàng đầu của Vatican kết thúc chuyến thăm Việt Nam, nhấn mạnh niềm vui đối với các chủng sinh
Vũ Văn An
19:09 17/04/2024
Elise Ann Allen của tạp chí Crux, ngày 17 tháng 4 năm 2024, tường trình rằng: Đức Tổng Giám Mục Anh Paul Gallagher đã kết thúc chuyến thăm 5 ngày tới Việt Nam vào cuối tuần qua sau cuộc gặp gỡ với các thẩm quyền dân sự và giáo hội hàng đầu, đồng thời kêu gọi các chủng sinh hãy kiên trì trong niềm vui và bác ái, ngay cả khi gặp khó khăn.
Bộ trưởng Quan hệ với các Quốc gia của Vatican, TGM Gallagher đã đến thăm Việt Nam, quốc gia do cộng sản lãnh đạo từ ngày 9 đến ngày 14 tháng 4, gặp gỡ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.
Trong chuyến thăm của mình, ngài đã cử hành Thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Giuse ở Hà Nội, và đến Tổng giáo phận Huế, nơi ngài gặp gỡ các sinh viên của Đại chủng viện trong vùng và cử hành Thánh lễ tại nhà thờ “Phú Cam” của Huế.
Ngài cũng đến thăm Tổng Giáo phận Sài Gòn, nơi ngài cử hành Thánh lễ tại Nhà thờ Đức Bà của thành phố và gặp gỡ các thành viên hội đồng giám mục Việt Nam, nói chuyện với họ về tình hình của giáo hội địa phương.
Trong cuộc gặp gỡ với các chủng sinh ở Huế, ĐTGM Gallagher, theo Vatican News, đã nói về tầm quan trọng của việc trở thành những linh mục và nhà truyền giáo bác ái vui vẻ trên khắp thế giới.
Trong bài phát biểu của mình, ĐTGM Gallagher cho biết bản thân ngài đang cảm thấy vui mừng “được ở bên các bạn trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của tôi đến Việt Nam”, nói với các chủng sinh rằng “chúng ta tụ tập để gặp nhau, để xây dựng mối quan hệ, để tìm hiểu và yêu thương nhau”.
Ngài nhắc lại cách Đức Thánh Cha Phanxicô sau khi được bầu đã nói về niềm vui trong một bài phát biểu với các chủng sinh trên thế giới, nói rằng niềm vui là một dấu hiệu đặc biệt của một linh mục cần phải được hiểu một cách sâu sắc và các linh mục phải học sống ra sao.
“Đương nhiên, vui mừng không có nghĩa là không trải qua nỗi buồn hay đau khổ, những khoảnh khắc khó khăn hay nghi ngờ,” ĐTGM Gallagher nói, và, để đạt được điều này, đã trích lời Thánh Phaolô Lê-Bảo-Tịnh, một vị tử đạo Việt Nam, người trong một lá thư năm 1843 gửi tới Các chủng sinh Kẻ Vĩnh kể lại trải nghiệm của mình trong tù.
Trong thư, Thánh Lê Bảo Tĩnh viết: “Nhà tù ở đây là hình ảnh chân thực của địa ngục trần gian: với đủ hình thức tra tấn dã man – xích sắt, còng tay – cộng thêm hận thù, trả thù, vu khống, nói năng tục tĩu, tranh cãi, các hành động độc ác, chửi thề, chửi bới, cũng như thống khổ và đau đớn.”
Tuy nhiên, ngài nói rằng “Giữa những cực hình thường làm người khác khiếp sợ này, nhờ ân sủng của Thiên Chúa, tôi tràn đầy niềm vui và hạnh phúc, vì tôi không cô đơn, Chúa Kitô ở cùng tôi”.
“Đó là niềm vui thực sự,” ĐTGM Gallagher nói, và mời mỗi chủng sinh suy gẫm về khả năng của chính họ trở thành những người vui vẻ.
Ngài chỉ vào Mẹ Teresa Calcutta, người trong các bài viết của mình đã chỉ ra rằng trong hơn 50 năm, bà đã trải qua bóng tối tâm linh khi cảm thấy sự vắng mặt của Thiên Chúa trong cuộc đời mình.
Bất chấp cảm giác này, Mẹ Teresa “luôn mỉm cười, tràn ngập niềm vui trong mắt! Với nụ cười của mình, Mẹ mang niềm vui này đến với tất cả những người Mẹ gặp: những người cùi, những người vô gia cư, những người bị bỏ rơi và những người bị ảnh hưởng bởi chứng nghiện ngập và bệnh tật,” ĐTGM Gallagher nói. Phụ tá hàng đầu của Vatican kết thúc chuyến thăm Việt Nam, nhấn mạnh niềm vui đối với các chủng sinh
Elise Ann Allen của tạp chí Crux, ngày 17 tháng 4 năm 2024, tường trình rằng:
(Đức Tổng Giám Mục người Anh Paul Gallagher, Bộ trưởng Quan hệ với các Quốc gia của Vatican (phía trước ở giữa), chụp ảnh với các giám mục Việt Nam trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 9 đến 14 tháng 4. (Ảnh: Vatican Media.)
Đức Tổng Giám Mục Anh Paul Gallagher đã kết thúc chuyến thăm 5 ngày tới Việt Nam vào cuối tuần qua sau cuộc gặp gỡ với các thẩm quyền dân sự và giáo hội hàng đầu, đồng thời kêu gọi các chủng sinh hãy kiên trì trong niềm vui và bác ái, ngay cả khi gặp khó khăn.
Bộ trưởng Quan hệ với các Quốc gia của Vatican, TGM Gallagher đã đến thăm Việt Nam, quốc gia do cộng sản lãnh đạo từ ngày 9 đến ngày 14 tháng 4, gặp gỡ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.
Trong chuyến thăm của mình, ngài đã cử hành Thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Giuse ở Hà Nội, và đến Tổng giáo phận Huế, nơi ngài gặp gỡ các sinh viên của Đại chủng viện trong vùng và cử hành Thánh lễ tại nhà thờ “Phú Cam” của Huế.
Ngài cũng đến thăm Tổng Giáo phận Sài Gòn, nơi ngài cử hành Thánh lễ tại Nhà thờ Đức Bà của thành phố và gặp gỡ các thành viên hội đồng giám mục Việt Nam, nói chuyện với họ về tình hình của giáo hội địa phương.
Trong cuộc gặp gỡ với các chủng sinh ở Huế, ĐTGM Gallagher, theo Vatican News, đã nói về tầm quan trọng của việc trở thành những linh mục và nhà truyền giáo bác ái vui vẻ trên khắp thế giới.
Trong bài phát biểu của mình, ĐTGM Gallagher cho biết bản thân ngài đang cảm thấy vui mừng “được ở bên các bạn trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của tôi đến Việt Nam”, nói với các chủng sinh rằng “chúng ta tụ tập để gặp nhau, để xây dựng mối quan hệ, để tìm hiểu và yêu thương nhau”.
Ngài nhắc lại cách Đức Thánh Cha Phanxicô sau khi được bầu đã nói về niềm vui trong một bài phát biểu với các chủng sinh trên thế giới, nói rằng niềm vui là một dấu hiệu đặc biệt của một linh mục cần phải được hiểu một cách sâu sắc và các linh mục phải học sống ra sao.
“Đương nhiên, vui mừng không có nghĩa là không trải qua nỗi buồn hay đau khổ, những khoảnh khắc khó khăn hay nghi ngờ,” ĐTGM Gallagher nói, và, để đạt được điều này, đã trích lời Thánh Phaolô Lê-Bảo-Tịnh, một vị tử đạo Việt Nam, người trong một lá thư năm 1843 gửi tới Các chủng sinh Kẻ Vĩnh kể lại trải nghiệm của mình trong tù.
Trong thư, Thánh Lê Bảo Tĩnh viết: “Nhà tù ở đây là hình ảnh chân thực của địa ngục trần gian: với đủ hình thức tra tấn dã man – xích sắt, còng tay – cộng thêm hận thù, trả thù, vu khống, nói năng tục tĩu, tranh cãi, các hành động độc ác, chửi thề, chửi bới, cũng như thống khổ và đau đớn.”
Tuy nhiên, ngài nói rằng “Giữa những cực hình thường làm người khác khiếp sợ này, nhờ ân sủng của Thiên Chúa, tôi tràn đầy niềm vui và hạnh phúc, vì tôi không cô đơn, Chúa Kitô ở cùng tôi”.
“Đó là niềm vui thực sự,” ĐTGM Gallagher nói, và mời mỗi chủng sinh suy gẫm về khả năng của chính họ trở thành những người vui vẻ.
Ngài chỉ vào Mẹ Teresa Calcutta, người trong các bài viết của mình đã chỉ ra rằng trong hơn 50 năm, bà đã trải qua bóng tối tâm linh khi cảm thấy sự vắng mặt của Thiên Chúa trong cuộc đời mình.
Bất chấp cảm giác này, Mẹ Teresa “luôn mỉm cười, tràn ngập niềm vui trong mắt! Với nụ cười của mình, Mẹ mang niềm vui này đến với tất cả những người Mẹ gặp: những người cùi, những người vô gia cư, những người bị bỏ rơi và những người bị ảnh hưởng bởi chứng nghiện ngập và bệnh tật,” ĐTGM Gallagher nói.
Trong tinh thần này, ngài nói rằng nhiệm vụ của các linh mục là trở thành “những nhà truyền giáo của bác ái, được sai đi vào thế giới, tràn đầy niềm vui thúc đẩy họ nói ‘vâng’ với Chúa Giêsu Kitô, ngay cả giữa những hy sinh và khó khăn. ”
Những lời động viên trên có ý nghĩa đặc biệt ở Việt Nam, nơi có lịch sử đàn áp tôn giáo phức tạp và là nơi bảo đảm tự do tôn giáo, tuy được quy định trong luật pháp quốc gia, nhưng trên thực tế là một cuộc đấu tranh đang diễn ra.
ĐTGM Gallagher trong bài phát biểu của mình với các chủng sinh đã nói rằng sống niềm vui giữa những cuộc đấu tranh không tự động đến, mà đúng hơn là “đòi hỏi một nỗ lực liên tục và sự chuẩn bị nghiêm túc”, điều mà ngài nói là lý do tại sao việc đào tạo các linh mục lại rất quan trọng đối với Giáo hội.
Ngài nói: “Các mục tử của nó không những phải sống đức tin mà còn phải có khả năng truyền đạt đức tin và dạy người khác sống đức tin một cách đích thực”.
ĐTGM Gallagher kêu gọi các chủng sinh đọc tông huấn hậu thượng hội đồng Pastores dabo vobis năm 1992 của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong đó Đức Gioan Phaolô đã nêu ra bốn trụ cột của việc đào tạo linh mục, đưa ra điều mà ĐTGM Gallagher nói là “những suy tư về căn tính của linh mục, mối quan hệ của họ với Chúa Giêsu Kitô, và về một số thách thức cụ thể phải đối mặt khi sống đức tin Kitô giáo trong thế giới hiện đại.”
Sau đó, ngài nhận các câu hỏi từ các chủng sinh, và cuối cùng ngài nói: “Chúc các bạn luôn tràn đầy lòng nhiệt thành can đảm, niềm hy vọng vui tươi và lòng bác ái nhiệt thành”.
Chuyến thăm Việt Nam của ĐTGM Gallagher diễn ra trong bối cảnh đang diễn ra quá trình xích lại gần nhau giữa Tòa Thánh và Việt Nam, sau khi một phái đoàn của Đảng Cộng sản Việt Nam đến thăm Vatican vào tháng Giêng.
Là một phần trong nỗ lực hòa giải, Việt Nam và Tòa Thánh đã đạt được thỏa thuận vào năm ngoái cho phép bổ nhiệm đại diện Giáo hoàng thường trú tại Việt Nam, một thỏa thuận đã đạt được trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng tới Vatican vào tháng 7 năm 2023.
Tháng 12 năm 2023, Đức Tổng Giám Mục người Ba Lan Marek Zalewski, đại sứ Vatican tại Singapore, cũng được bổ nhiệm làm đại diện Giáo hoàng tại Việt Nam.
Việt Nam và Tòa Thánh không có quan hệ chính thức kể từ năm 1975, khi đặc phái viên cuối cùng của Vatican bị trục xuất khỏi đất nước sau khi cộng sản nắm quyền kiểm soát miền Nam Việt Nam. Kể từ đó, mối quan hệ giữa Rome và Hà Nội cũng được coi là điểm tựa cho cách tiếp cận của Vatican với Trung Quốc, vốn là một mục trong nghị trình quan trọng của Đức Phanxicô.
Việt Nam hiện có dân số Công Giáo lớn thứ năm ở châu Á, với ước tính khoảng 7 triệu người Công Giáo, chiếm khoảng 7% trong tổng dân số khoảng 97.5 triệu người. Giáo hội Việt Nam có 3,000 giáo xứ trên khắp đất nước, 7,700 cơ sở khác và 11 chủng viện được phục vụ bởi 8,000 linh mục và 41 giám mục tích cực.
Thêm 700,000 người Công Giáo Việt Nam sống ở Hoa Kỳ, nhiều người trong số họ là con cháu của những người tị nạn chạy trốn bằng thuyền trong chiến tranh Việt Nam.
Do Việt Nam nằm gần Trung Quốc và thực tế là cả hai đều do các đảng cộng sản lãnh đạo, Vatican từ lâu đã tìm cách sử dụng cách tiếp cận tương tự với cả hai, đạt được thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm các giám mục với chính quyền Trung Quốc vào năm 2018, tương tự như thỏa thuận Vatican đã đạt được với Việt Nam.
Quốc vụ khanh Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin, dự kiến sẽ đến thăm Việt Nam vào cuối năm nay, tiếp nối chuyến đi của ĐTGM Gallagher, với cả hai bên đều hy vọng rằng chuyến tông du của Giáo hoàng sẽ diễn ra vào thời điểm nào đó trong tương lai.
Trong tinh thần này, ngài nói rằng nhiệm vụ của các linh mục là trở thành “những nhà truyền giáo của bác ái, được sai đi vào thế giới, tràn đầy niềm vui thúc đẩy họ nói ‘vâng’ với Chúa Giêsu Kitô, ngay cả giữa những hy sinh và khó khăn. ”
Những lời động viên trên có ý nghĩa đặc biệt ở Việt Nam, nơi có lịch sử đàn áp tôn giáo phức tạp và là nơi bảo đảm tự do tôn giáo, tuy được quy định trong luật pháp quốc gia, nhưng trên thực tế là một cuộc đấu tranh đang diễn ra.
ĐTGM Gallagher trong bài phát biểu của mình với các chủng sinh đã nói rằng sống niềm vui giữa những cuộc đấu tranh không tự động đến, mà đúng hơn là “đòi hỏi một nỗ lực liên tục và sự chuẩn bị nghiêm túc”, điều mà ngài nói là lý do tại sao việc đào tạo các linh mục lại rất quan trọng đối với Giáo hội.
Ngài nói: “Các mục tử của nó không những phải sống đức tin mà còn phải có khả năng truyền đạt đức tin và dạy người khác sống đức tin một cách đích thực”.
ĐTGM Gallagher kêu gọi các chủng sinh đọc tông huấn hậu thượng hội đồng Pastores dabo vobis năm 1992 của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong đó Đức Gioan Phaolô đã nêu ra bốn trụ cột của việc đào tạo linh mục, đưa ra điều mà ĐTGM Gallagher nói là “những suy tư về căn tính của linh mục, mối quan hệ của họ với Chúa Giêsu Kitô, và về một số thách thức cụ thể phải đối mặt khi sống đức tin Kitô giáo trong thế giới hiện đại.”
Sau đó, ngài nhận các câu hỏi từ các chủng sinh, và cuối cùng ngài nói: “Chúc các bạn luôn tràn đầy lòng nhiệt thành can đảm, niềm hy vọng vui tươi và lòng bác ái nhiệt thành”.
Chuyến thăm Việt Nam của ĐTGM Gallagher diễn ra trong bối cảnh đang diễn ra quá trình xích lại gần nhau giữa Tòa Thánh và Việt Nam, sau khi một phái đoàn của Đảng Cộng sản Việt Nam đến thăm Vatican vào tháng Giêng.
Là một phần trong nỗ lực hòa giải, Việt Nam và Tòa Thánh đã đạt được thỏa thuận vào năm ngoái cho phép bổ nhiệm đại diện Giáo hoàng thường trú tại Việt Nam, một thỏa thuận đã đạt được trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng tới Vatican vào tháng 7 năm 2023.
Tháng 12 năm 2023, Đức Tổng Giám Mục người Ba Lan Marek Zalewski, đại sứ Vatican tại Singapore, cũng được bổ nhiệm làm đại diện Giáo hoàng tại Việt Nam.
Việt Nam và Tòa Thánh không có quan hệ chính thức kể từ năm 1975, khi đặc phái viên cuối cùng của Vatican bị trục xuất khỏi đất nước sau khi cộng sản nắm quyền kiểm soát miền Nam Việt Nam. Kể từ đó, mối quan hệ giữa Rome và Hà Nội cũng được coi là điểm tựa cho cách tiếp cận của Vatican với Trung Quốc, vốn là một mục trong nghị trình quan trọng của Đức Phanxicô.
Việt Nam hiện có dân số Công Giáo lớn thứ năm ở châu Á, với ước tính khoảng 7 triệu người Công Giáo, chiếm khoảng 7% trong tổng dân số khoảng 97.5 triệu người. Giáo hội Việt Nam có 3,000 giáo xứ trên khắp đất nước, 7,700 cơ sở khác và 11 chủng viện được phục vụ bởi 8,000 linh mục và 41 giám mục tích cực.
Thêm 700,000 người Công Giáo Việt Nam sống ở Hoa Kỳ, nhiều người trong số họ là con cháu của những người tị nạn chạy trốn bằng thuyền trong chiến tranh Việt Nam.
Do Việt Nam nằm gần Trung Quốc và thực tế là cả hai đều do các đảng cộng sản lãnh đạo, Vatican từ lâu đã tìm cách sử dụng cách tiếp cận tương tự với cả hai, đạt được thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm các giám mục với chính quyền Trung Quốc vào năm 2018, tương tự như thỏa thuận Vatican đã đạt được với Việt Nam.
Quốc vụ khanh Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin, dự kiến sẽ đến thăm Việt Nam vào cuối năm nay, tiếp nối chuyến đi của ĐTGM Gallagher, với cả hai bên đều hy vọng rằng chuyến tông du của Giáo hoàng sẽ diễn ra vào thời điểm nào đó trong tương lai.
Bà Aung San Suu Kyi được chuyển từ tù giam sang quản thúc tại gia
Thanh Quảng sdb
19:49 17/04/2024
Bà Aung San Suu Kyi được chuyển từ tù giam sang quản thúc tại gia
Bà Aung San Kyi, một nhà lãnh đạo của Đảng Liên minh Quốc gia Dân chủ và đoạt giải Nobel đã bị lật đổ và tù đây, nay được chuyển từ tù giam sang quản thúc tại gia, chung số phận với cựu Tổng thống Myanmar Win Myint từ cuộc cách mạng quân đội năm 2017.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Theo một phát ngôn viên của quân đội cho các phóng viên nước ngoài hay vào ngày thứ Ba (16/4/2024) rằng: Chính quyền quân sự Myanmar cho hay bà Aung San Suu Kyi đã được chuyển từ tù giam sang quản thúc tại gia. Cựu tổng thống của chính phủ bị lật đổ Win Myint cũng nằm trong số các tù nhân lớn tuổi và ốm yếu được chuyển từ tù giam sang quản thúc tại tư gia.
Hôm thứ Tư, chính quyền cũng ân xá cho hơn 3.000 tù nhân, trong đó có 28 người nước ngoài, để đánh dấu kỳ nghỉ Tết cổ truyền trong tuần này.
Ân xá cho hơn 3.000 tù nhân
Bà Suu Kyi, 78 tuổi, bị thụ án 27 năm quản thúc tại gia ở thủ đô Naypyitaw vì một loạt tội danh, bao gồm tội phản quốc, hối lộ và vi phạm luật viễn thông. Theo những người ủng hộ bà và các nhóm nhân quyền, những lời kết tội đó là bịa đặt vì lý do chính trị.
Bà Suu Kyi bị bắt khi quân đội đảo chánh chính phủ dân chủ do bà cầm quyền vào ngày 1 tháng 2 năm 2021, cho rằng Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà đã gian lận bầu cử để giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020, một cáo buộc mà các nhà quan sát độc lập cho là vô căn cứ.
Tình trạng sức khỏe của bà Suu Kyi bị suy giảm trầm trọng
Trong những tháng qua, sức khỏe của Suu Kyi được cho là bị suy giảm nhiều. Người con trai út của bà là Kim Aris, quốc tịch Anh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng mẹ anh bị bệnh nặng và không thể ăn uống.
Con gái út của Tướng Aung San, một người được toàn dân mến chuộng như người cha của Dân tộc Myanmar là Suu Kyi, đã trải qua gần 15 năm cầm tù vì chính trị và bị quản thúc tại gia từ năm 1989 đến năm 2010. Ông đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi của đất nước tới nền dân chủ vào những năm 2010.
Biểu tượng của cuộc đấu tranh bất bạo động vì dân chủ ở Myanmar
Lập trường cứng rắn chống lại sự cai trị của quân đội đã biến bà Aung Suu Kyi thành biểu tượng của cuộc đấu tranh bất bạo động vì dân chủ ở Myanmar và giúp bà giành được giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1991.
Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ đầu tiên với tư cách là Cố vấn Nhà nước Myanmar (tương đương thủ tướng) và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sau cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở nước này vào năm 2015, bà đã vấp phải sự chỉ trích từ một số quốc gia về việc Myanmar không hành động chống lại nạn diệt chủng người Do Thái và người Rohingya theo đạo Hồi ở Bang Rakhine, và việc bà từ chối thừa nhận rằng quân đội Myanmar đã thực hiện các vụ thảm sát. Năm 2019, bà Aung San Suu Kyi xuất hiện tại Tòa án Quốc tế, nơi bà bảo vệ quân đội Myanmar trước cáo buộc diệt chủng đối với các dân tộc thiểu số này
Ba năm xung đột ở Myanmar
Việc giảm án cho bà Suu Kyi diễn ra trong bối cảnh quân đội đang bị chống đối nặng nề trước các cuộc kháng chiến của các nhóm ủng hộ dân chủ và các lực lượng du kích của các sắc tộc thiểu số hiện đang kiểm soát gần như toàn bộ biên giới của Myanmar với Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh.
Một cuộc xung đột toàn quốc đã dấy lên, nhưng bị quân đội đàn áp các cuộc biểu tình bất bạo động nhằm vực lại chế độ dân chủ. Hơn 20.000 người bị bắt vì cáo buộc chính trị kể từ khi quân đội tiếp quản vẫn đang bị giam giữ ở Myanmar, hầu hết trong số họ chưa bị kết án hình sự.
Đức Thánh Cha không ngừng lặp lại lời kêu gọi cho Myanmar
Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã đến thăm Myanmar vào năm 2017, đã nhiều lần kêu gọi một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở nước này. Vào buổi Truyền Tin ngày 28 tháng 1, ngài một lần nữa lên án bạo lực và cùng với các Giám mục Myanmar cầu nguyện để “các vũ khí hủy diệt được biến thành công cụ phát triển nhân loại và công lý”. ĐTC nói: “Trong ba năm nay, tiếng kêu thương thảm thiết và tiếng bom đạn đã thay thế tiếng cười rực rỡ của người dân Myanmar.”
Bà Aung San Kyi, một nhà lãnh đạo của Đảng Liên minh Quốc gia Dân chủ và đoạt giải Nobel đã bị lật đổ và tù đây, nay được chuyển từ tù giam sang quản thúc tại gia, chung số phận với cựu Tổng thống Myanmar Win Myint từ cuộc cách mạng quân đội năm 2017.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Theo một phát ngôn viên của quân đội cho các phóng viên nước ngoài hay vào ngày thứ Ba (16/4/2024) rằng: Chính quyền quân sự Myanmar cho hay bà Aung San Suu Kyi đã được chuyển từ tù giam sang quản thúc tại gia. Cựu tổng thống của chính phủ bị lật đổ Win Myint cũng nằm trong số các tù nhân lớn tuổi và ốm yếu được chuyển từ tù giam sang quản thúc tại tư gia.
Hôm thứ Tư, chính quyền cũng ân xá cho hơn 3.000 tù nhân, trong đó có 28 người nước ngoài, để đánh dấu kỳ nghỉ Tết cổ truyền trong tuần này.
Ân xá cho hơn 3.000 tù nhân
Bà Suu Kyi, 78 tuổi, bị thụ án 27 năm quản thúc tại gia ở thủ đô Naypyitaw vì một loạt tội danh, bao gồm tội phản quốc, hối lộ và vi phạm luật viễn thông. Theo những người ủng hộ bà và các nhóm nhân quyền, những lời kết tội đó là bịa đặt vì lý do chính trị.
Bà Suu Kyi bị bắt khi quân đội đảo chánh chính phủ dân chủ do bà cầm quyền vào ngày 1 tháng 2 năm 2021, cho rằng Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà đã gian lận bầu cử để giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020, một cáo buộc mà các nhà quan sát độc lập cho là vô căn cứ.
Tình trạng sức khỏe của bà Suu Kyi bị suy giảm trầm trọng
Trong những tháng qua, sức khỏe của Suu Kyi được cho là bị suy giảm nhiều. Người con trai út của bà là Kim Aris, quốc tịch Anh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng mẹ anh bị bệnh nặng và không thể ăn uống.
Con gái út của Tướng Aung San, một người được toàn dân mến chuộng như người cha của Dân tộc Myanmar là Suu Kyi, đã trải qua gần 15 năm cầm tù vì chính trị và bị quản thúc tại gia từ năm 1989 đến năm 2010. Ông đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi của đất nước tới nền dân chủ vào những năm 2010.
Biểu tượng của cuộc đấu tranh bất bạo động vì dân chủ ở Myanmar
Lập trường cứng rắn chống lại sự cai trị của quân đội đã biến bà Aung Suu Kyi thành biểu tượng của cuộc đấu tranh bất bạo động vì dân chủ ở Myanmar và giúp bà giành được giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1991.
Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ đầu tiên với tư cách là Cố vấn Nhà nước Myanmar (tương đương thủ tướng) và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sau cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở nước này vào năm 2015, bà đã vấp phải sự chỉ trích từ một số quốc gia về việc Myanmar không hành động chống lại nạn diệt chủng người Do Thái và người Rohingya theo đạo Hồi ở Bang Rakhine, và việc bà từ chối thừa nhận rằng quân đội Myanmar đã thực hiện các vụ thảm sát. Năm 2019, bà Aung San Suu Kyi xuất hiện tại Tòa án Quốc tế, nơi bà bảo vệ quân đội Myanmar trước cáo buộc diệt chủng đối với các dân tộc thiểu số này
Ba năm xung đột ở Myanmar
Việc giảm án cho bà Suu Kyi diễn ra trong bối cảnh quân đội đang bị chống đối nặng nề trước các cuộc kháng chiến của các nhóm ủng hộ dân chủ và các lực lượng du kích của các sắc tộc thiểu số hiện đang kiểm soát gần như toàn bộ biên giới của Myanmar với Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh.
Một cuộc xung đột toàn quốc đã dấy lên, nhưng bị quân đội đàn áp các cuộc biểu tình bất bạo động nhằm vực lại chế độ dân chủ. Hơn 20.000 người bị bắt vì cáo buộc chính trị kể từ khi quân đội tiếp quản vẫn đang bị giam giữ ở Myanmar, hầu hết trong số họ chưa bị kết án hình sự.
Đức Thánh Cha không ngừng lặp lại lời kêu gọi cho Myanmar
Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã đến thăm Myanmar vào năm 2017, đã nhiều lần kêu gọi một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở nước này. Vào buổi Truyền Tin ngày 28 tháng 1, ngài một lần nữa lên án bạo lực và cùng với các Giám mục Myanmar cầu nguyện để “các vũ khí hủy diệt được biến thành công cụ phát triển nhân loại và công lý”. ĐTC nói: “Trong ba năm nay, tiếng kêu thương thảm thiết và tiếng bom đạn đã thay thế tiếng cười rực rỡ của người dân Myanmar.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tuyên Úy Đoàn Liên Bang Úc Châu họp Năm 2024.
Trần Văn Minh, Paul Văn Chi
00:36 17/04/2024
Melbourne, vào lúc 10 giờ sáng ngày Thứ Hai 15/4/2024. Tại phòng họp Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, Flemington Melbourne. Tuyên úy đoàn Liên Bang Úc châu đã khai mạc phiên họp thường kỳ hằng năm, Năm 2024.
https://drive.google.com/drive/folders/1EQK0AADVvV1iuCqmSGCl6hQZf2E__mYN?usp=drive_link
Buổi họp quy tụ hầu hết quý Cha Tuyên úy, Quản nhiệm từ các Cộng Đồng, Cộng đoàn, trung tâm, giáo đoàn thuộc các tiểu bang Sydney - NSW, Brisbane – Queenland, Adelaide – SA, vùng Thủ đô Canbera và Tổng Giáo phận Melbourne – Victoria. Với sự hiện diện của quý linh mục:
Paul Chu Văn Chi, Chủ tịch Tuyên úy Đoàn.
Paul Nguyễn Minh Tâm – Adelaide.
Giuse Vũ Minh Nguyên – Brisbane
Cha Peter Bùi Xuân Mỹ - Canbera
Peter Trần Văn Trợ SJ - Sydney
Cha FX Nguyễn Văn Tuyết - Sydney
Cha Remy Bùi Sơn Lâm – Sydney
Cha Peter Lý Trọng Danh CSsR, Trung Tâm Công Giáo Thánh Mẫu Lavang – Melbourne
Cha Giuse Phạm Minh Ước SJ, Tuyên úy Trung tâm Công Giáo Thánh Vinh Sơn Liêm.
Cha Phạm Văn Ái SJ Tuyên úy Trung tâm Công Giáo Thánh Vinh Sơn Liêm.
Cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB – Saint Margaret Mary Melbourne,
Cha Anton Nguyễn Ngọc Dũng SDB – GX Đức Mẹ Phương Nam Melbourne
Sau buổi họp ngày đầu, Tuyên úy đoàn đã dâng lễ đồng tế cùng cộng đoàn. Linh mục Paul Chu Văn Chi thay mặt Tuyên úy đoàn, đã ngỏ lời chào mừng và cảm ơn đến hai Cha Tuyên úy chủ nhà và cộng đoàn đã chân tình và yêu thương đón tiếp, và ân cần tiếp đãi như những người thân yêu trong gia đình.
Trong bài chia sẻ tin mừng, Cha Phạm Văn Ái SJ cũng giới thiệu đến cộng đoàn, mục đích của buổi họp là chia sẻ mục vụ, và kinh nghiệm xây dựng cơ sở vật chất và củng cố đức tin giúp cho cộng đoàn thêm lớn mạnh về mọi mặt.
Thứ 3 ngày 16/4/2024, Tuyên Úy Đoàn đã cùng nhau bàn thảo và chia sẻ Mục Vụ các Cộng Đoàn, các Phong Trào Đoàn Thể với những thuận lợi, những thành công, và những thách đố…Sau đó, cùng nhau chia sẻ và hoạch định chương trình Mục Vụ cho tương lai…Đặc biệt chú trọng vào chương trình tổ chức hành trình Đức Tin 50 năm Viễn Xứ 1975-2025 vào tháng 10 năm 2025 tại Sydney tiếp theo quyết định phiên họp Tuyên Úy Đoàn năm 2022…
Chiều thứ 3 ngày 16/4/2024, trong Thánh Lễ tạ ơn, Cha Giuse Vũ Minh Nguyên chủ tế, Cha Remy Bùi Sơn Lâm chia sẻ Lời Chúa.
Sáng Thứ 5 ngày 17/4/2024, trong Thánh Lễ bế mạc và cầu bình an cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Úc Châu, đặc biệt cám ơn Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Vinh Sơn Liêm Melbourne, Cha Chủ Tịch Paul Văn Chi chủ tế, Cha Peter Bùi Xuân Mỹ chia sẻ…Sua đó, bữa ăn chia sẻ bế mạc cuộc họp của Tuyên Úy Đoàn năm 2024. Quý Cha lên đường trở về với Cộng Đoàn địa phương trong hành trình mục vụ…
https://drive.google.com/drive/folders/1EQK0AADVvV1iuCqmSGCl6hQZf2E__mYN?usp=drive_link
Buổi họp quy tụ hầu hết quý Cha Tuyên úy, Quản nhiệm từ các Cộng Đồng, Cộng đoàn, trung tâm, giáo đoàn thuộc các tiểu bang Sydney - NSW, Brisbane – Queenland, Adelaide – SA, vùng Thủ đô Canbera và Tổng Giáo phận Melbourne – Victoria. Với sự hiện diện của quý linh mục:
Paul Chu Văn Chi, Chủ tịch Tuyên úy Đoàn.
Paul Nguyễn Minh Tâm – Adelaide.
Giuse Vũ Minh Nguyên – Brisbane
Cha Peter Bùi Xuân Mỹ - Canbera
Peter Trần Văn Trợ SJ - Sydney
Cha FX Nguyễn Văn Tuyết - Sydney
Cha Remy Bùi Sơn Lâm – Sydney
Cha Peter Lý Trọng Danh CSsR, Trung Tâm Công Giáo Thánh Mẫu Lavang – Melbourne
Cha Giuse Phạm Minh Ước SJ, Tuyên úy Trung tâm Công Giáo Thánh Vinh Sơn Liêm.
Cha Phạm Văn Ái SJ Tuyên úy Trung tâm Công Giáo Thánh Vinh Sơn Liêm.
Cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB – Saint Margaret Mary Melbourne,
Cha Anton Nguyễn Ngọc Dũng SDB – GX Đức Mẹ Phương Nam Melbourne
Sau buổi họp ngày đầu, Tuyên úy đoàn đã dâng lễ đồng tế cùng cộng đoàn. Linh mục Paul Chu Văn Chi thay mặt Tuyên úy đoàn, đã ngỏ lời chào mừng và cảm ơn đến hai Cha Tuyên úy chủ nhà và cộng đoàn đã chân tình và yêu thương đón tiếp, và ân cần tiếp đãi như những người thân yêu trong gia đình.
Trong bài chia sẻ tin mừng, Cha Phạm Văn Ái SJ cũng giới thiệu đến cộng đoàn, mục đích của buổi họp là chia sẻ mục vụ, và kinh nghiệm xây dựng cơ sở vật chất và củng cố đức tin giúp cho cộng đoàn thêm lớn mạnh về mọi mặt.
Thứ 3 ngày 16/4/2024, Tuyên Úy Đoàn đã cùng nhau bàn thảo và chia sẻ Mục Vụ các Cộng Đoàn, các Phong Trào Đoàn Thể với những thuận lợi, những thành công, và những thách đố…Sau đó, cùng nhau chia sẻ và hoạch định chương trình Mục Vụ cho tương lai…Đặc biệt chú trọng vào chương trình tổ chức hành trình Đức Tin 50 năm Viễn Xứ 1975-2025 vào tháng 10 năm 2025 tại Sydney tiếp theo quyết định phiên họp Tuyên Úy Đoàn năm 2022…
Chiều thứ 3 ngày 16/4/2024, trong Thánh Lễ tạ ơn, Cha Giuse Vũ Minh Nguyên chủ tế, Cha Remy Bùi Sơn Lâm chia sẻ Lời Chúa.
Sáng Thứ 5 ngày 17/4/2024, trong Thánh Lễ bế mạc và cầu bình an cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Úc Châu, đặc biệt cám ơn Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Vinh Sơn Liêm Melbourne, Cha Chủ Tịch Paul Văn Chi chủ tế, Cha Peter Bùi Xuân Mỹ chia sẻ…Sua đó, bữa ăn chia sẻ bế mạc cuộc họp của Tuyên Úy Đoàn năm 2024. Quý Cha lên đường trở về với Cộng Đoàn địa phương trong hành trình mục vụ…
VietCatholic TV
Một cú nữa: Dàn radar Nebo-U 100 triệu USD tan tành trên đất Nga. 100 ngày để giật sập cầu Crimea
VietCatholic Media
03:10 17/04/2024
1. Thêm một cú nữa: Hệ thống radar quan trọng trị giá 100 triệu Mỹ Kim của Nga 'Nebo-U' bị phá hủy: Kyiv
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Critical $100M Russian Radar System 'Nebo-U' Destroyed: Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Truyền thông Ukraine đưa tin lực lượng Ukraine đã vô hiệu hóa một hệ thống radar tầm xa của Nga bên ngoài biên giới nước này. Cuộc tấn công này là cuộc tấn công mới nhất được báo cáo của Ukraine nhằm vào các tài sản của Mạc Tư Khoa được dùng để theo dõi các vị trí và chuyển động của Ukraine.
Cơ quan an ninh Ukraine đã tấn công vào hệ thống radar tầm xa Nebo-U “hiện đại hóa” của Nga ở khu vực Bryansk, giáp biên giới phía đông bắc Ukraine, một số cơ quan báo chí Ukraine đưa tin.
Sáng Thứ Tư, Thiếu Tướng Vasyl Malyuk, nhà lãnh đạo tình báo quân đội, gọi tắt là SSU, đã xác nhận thông tin này. SSU còn được gọi là SBU.
Ông cho biết lực lượng đặc biệt Kyiv đã sử dụng 7 máy bay không người lái cảm tử kamikaze để tấn công hệ thống radar. Nó “nổ tan tành, không còn hoạt động nữa”.
Truyền thông trong nước đưa tin hệ thống này có giá ước tính khoảng 100 triệu Mỹ Kim. Một số cơ quan truyền thông cũng đưa tin về việc mất một hệ thống radar Nebo-U khác ở vùng Belgorod của Nga, nhưng tin tức này chưa được các quan chức Ukraine xác nhận.
Ukraine thường xuyên công bố những gì họ mô tả là các cuộc tấn công thành công vào các hệ thống radar của Nga. Quân đội Ukraine cho biết họ đã tấn công vào hệ thống radar Nebo vào tháng 9 năm 2023 và sau đó là vào tháng 11.
Bằng cách loại bỏ các hệ thống radar của Điện Cẩm Linh, Ukraine có thể dễ dàng che giấu tài sản và hoạt động di chuyển của mình trước quân đội Nga hơn.
Phá hủy hệ thống Nebo-U có nghĩa là lực lượng Nga sẽ gặp khó khăn hơn trong việc phát hiện các mục tiêu trên không của Ukraine gần biên giới, các hãng tin Ukraine đưa tin.
Một nguồn tin giấu tên nói với Kyiv Post: “Việc tắt radar đối với người Nga sẽ hỗ trợ quân đội của chúng ta tiến hành trinh sát, phóng máy bay không người lái và tận dụng tốt hơn lực lượng không quân trong khu vực này”.
James Black, trợ lý giám đốc nhóm nghiên cứu Quốc phòng và An ninh tại chi nhánh RAND Âu Châu cho rằng, có một “số lượng đáng kể” báo cáo vào mùa thu năm 2023 nêu rõ các cuộc tấn công của Ukraine vào các hệ thống radar của Nga, phá hủy hoặc ít nhất là làm hư hỏng các hệ thống này.
Ivan Stupak, cựu nhân viên cơ quan an ninh Ukraine, hiện đang cố vấn cho ủy ban quốc hội về an ninh, quốc phòng và tình báo Ukraine, nói với Newsweek vào thời điểm đó rằng việc tiêu diệt thành công các hệ thống radar của Nga là ưu tiên hàng đầu của Kyiv.
Vào giữa tháng 2, cơ quan tình báo quân sự Ukraine, GUR, cho biết họ đã phá hủy một trạm radar Kasta-2E2 của Nga gần biên giới Nga. Cơ quan này cho biết trong một tuyên bố rằng hệ thống này có thể phát hiện các mục tiêu của Ukraine ở khoảng cách lên tới 150 km. Hệ thống này có thể đã giám sát các khu vực Kharkiv và Sumy của Ukraine, ở biên giới Nga, cũng như các khu vực Kursk và Voronezh của Nga.
2. Sự chờ đợi tuyệt vọng của Ukraine có thể sớm kết thúc khi Mike Johnson thề sẽ đưa ra bỏ phiếu
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine's Desperate Wait May Soon Be Over as Mike Johnson Vows Vote”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Mike Johnson cho biết gói hỗ trợ bị trì hoãn từ lâu của Mỹ dành cho Ukraine nhằm chống lại sự xâm lược của Nga sẽ được bỏ phiếu trong tuần này.
Nhiều tháng Quốc hội tranh cãi về việc viện trợ thêm cho Ukraine do sự phản đối của một số thành viên Quốc Hội đã dẫn đến những thắng lợi rõ ràng của Nga trên chiến trường khi lực lượng của Kyiv phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược và thiết bị.
Nhưng hôm thứ Hai, Johnson đã công bố các cuộc bỏ phiếu riêng biệt trong tuần này về việc tăng thêm viện trợ cho Ukraine, cũng như cho Israel, sau cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái của Iran, điều này đã làm tăng thêm tính cấp thiết cho cam kết sát cánh cùng các đồng minh của Washington.
Trong cuộc họp kín của hội nghị Đảng Cộng hòa tại Hạ viện ở tầng hầm Điện Capitol, Johnson đã đề xuất bốn dự luật - một dành cho Israel, một dành cho Ukraine, và hai dự luật còn lại ủng hộ Đài Loan và ủng hộ các ưu tiên an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
Mỗi đề xuất có thể được bỏ phiếu riêng biệt - không giống như dự luật viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ Mỹ Kim của Thượng viện kết hợp tất cả các yếu tố thành một gói duy nhất. Các nhà lập pháp có thể chọn phần nào của dự luật mà họ muốn ủng hộ hoặc phản đối và các sửa đổi cũng sẽ được đưa ra đối với mỗi đề xuất.
Thomas Gift, giám đốc sáng lập Trung tâm Chính trị Hoa Kỳ tại Đại học College Luân Đôn, nói với Newsweek hôm thứ Ba: “Việc Johnson tách các dự luật tài trợ quân sự có thể dễ chấp nhận hơn đối với một số đảng viên Cộng hòa, nhưng đây vẫn là một canh bạc lớn”.
The Hill đưa tin vẫn còn nhiều câu hỏi, bao gồm luật này sẽ khác biệt như thế nào so với giới hạn chi tiêu của Thượng viện và liệu bốn dự luật sẽ được gửi riêng lên thượng viện hay được kết hợp lại thành một gói duy nhất.
Các nhà lập pháp bảo thủ yêu cầu viện trợ bổ sung cho Ukraine đi kèm với an ninh chặt chẽ hơn ở biên giới Mỹ-Mễ Tây Cơ, nhưng điều này đã bị loại trừ khỏi kế hoạch của Johnson, gây ra phản ứng giận dữ có thể dẫn Johnson đến nguy cơ bị lật đổ.
Dân biểu Marjorie Taylor Greene, một trong những người chỉ trích kịch liệt việc tăng thêm viện trợ cho Ukraine, cho biết: “Rất nhiều người bảo thủ rất khó chịu về việc tình hình đang diễn ra như thế nào”. “Anh ta đã thất hứa theo đúng nghĩa đen”
Gift nói: “Các thành viên cực hữu như Marjorie Taylor Greene sẽ không hài lòng và điều đó làm tăng nguy cơ vai trò Chủ tịch Hạ Viện của anh ta sẽ gặp nguy hiểm”. “Điều đó đặc biệt đúng vì không có dự luật nào bao gồm các nguồn lực cho an ninh biên giới Hoa Kỳ, điều mà nhiều Dân biểu Đảng Cộng hòa cho rằng là ưu tiên hàng đầu”.
Grant Reeher, giám đốc Viện Quan hệ Công Campbell nói với Newsweek rằng bất kỳ viện trợ nào nữa của Mỹ cho Ukraine sẽ gây áp lực lên cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.
“Viện trợ cho Ukraine được ủng hộ rộng rãi trong toàn bộ Hạ viện và được nhiều người coi là thực sự cần thiết”.
“Nếu một nhóm nhỏ các thành viên Quốc Hội cố gắng ngăn chặn điều đó bằng cách phế truất Chủ tịch Hạ Viện, thì đảng Dân chủ cần phải hỗ trợ Ukraine bằng cách ủng hộ Chủ tịch Hạ Viện, mặc dù họ không đồng ý với ông ta về hầu hết các vấn đề.
“Một số đảng viên Đảng Dân chủ như Tom Suozzi ở New York đã đưa ra ý định này để giúp Chủ tịch Hạ Viện hiểu rõ, nhưng cần phải làm nhiều hơn nữa để viện trợ này có thể thông qua một Hạ viện đang bị chia rẽ sâu rộng.”
Tờ New York Times cho rằng một số thành viên Quốc Hội có thể cố gắng ngăn chặn gói của Johnson được đưa ra sàn, và sự thành công của kế hoạch phụ thuộc vào sự kết hợp phức tạp của các liên minh lưỡng đảng hỗ trợ các phần khác nhau.
Một số thành viên Đảng Dân chủ hàng đầu đã bày tỏ sự dè dặt về chiến lược của Johnson, một phần vì viện trợ cho lực lượng Ukraine sẽ bị trì hoãn trong khi cả hai viện đều tạm nghỉ vào tuần tới. Theo The Hill, Dân biểu Adam Smith, đảng viên Đảng Dân chủ cao cấp trong Ủy ban Quân vụ, cho biết: “Chúng ta không có thời gian.”
Phó Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Robert Murrett cho biết những hạn chế hiện tại đối với lực lượng quân sự Ukraine xuất hiện trước mùa chiến đấu mùa xuân và khả năng Nga sẽ thúc đẩy hơn nữa để tận dụng động lực của mình trên chiến trường.
Murrett, phó giám đốc Viện Chính sách và Luật An ninh của Đại học Syracuse nói với Newsweek: “Hiện nay, mức độ hỗ trợ chiến tranh từ bên ngoài dành cho Ukraine đã giảm bớt, đặc biệt là từ Hoa Kỳ”.
“Các yếu tố chính trong cuộc xung đột sẽ bao gồm phạm vi các cuộc tấn công trên bộ và trên không quy mô lớn của lực lượng Nga, tính hiệu quả của hoạt động phòng thủ và tấn công có chọn lọc của các đơn vị lục quân, không quân và hải quân Ukraine, và khả năng gia hạn nguồn tài trợ hỗ trợ quân sự đáng kể của Ukraine từ Quốc hội Hoa Kỳ.”
3. Nga có thể chiếm Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine trong vòng vài tháng
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Could Take Kharkiv, Ukraine's Second Largest City, Within Months”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Thành phố lớn thứ hai của Ukraine, nằm cách biên giới Nga chỉ vài dặm, là một mục tiêu hấp dẫn đối với Mạc Tư Khoa – và Kyiv biết điều đó.
“Kharkiv là một trong những thủ phủ của Ukraine, vì vậy nó có ý nghĩa biểu tượng to lớn”, nhà lãnh đạo Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, nói với tờ Bild của Đức hồi đầu tháng. Tổng thống Ukraine nói thêm rằng Kyiv đang “làm mọi thứ có thể” để ngăn chặn lực lượng Nga tràn vào và giành quyền kiểm soát thành phố lớn thứ hai ở nước này.
Nhưng có những câu hỏi cấp bách về việc Ukraine có thể cầm cự được bao lâu trong và xung quanh Kharkiv nếu Kyiv vẫn thiếu sự hỗ trợ quân sự quan trọng của Mỹ, và liệu Nga có để mắt đến thành phố lớn, nơi có dân số gần 2 triệu người trước chiến tranh hay không.
Jacob Parakilas, nhà nghiên cứu về chiến lược, chính sách và khả năng quốc phòng của Liên minh Âu Châu, một nhánh của tổ chức nghiên cứu RAND, cho biết dù cho dòng viện trợ tới Ukraine bị ngăn chặn, “một cuộc tấn công thành công vào Kharkiv sẽ là một nhiệm vụ to lớn đối với Nga, nhưng không hoàn toàn nằm ngoài khả năng đó”
Với Kharkiv cách biên giới Nga chưa đầy 20 dặm, một “cuộc tấn công chậm và nghiền nát” có thể đồng nghĩa với việc Mạc Tư Khoa có thể giành quyền kiểm soát thành phố trong vòng “vài tháng”, ông nói với Newsweek.
Vị trí của nó gần lãnh thổ Nga mang lại cho Mạc Tư Khoa công cụ để bố trí và hỗ trợ lực lượng tấn công tốt hơn, Parakilas nói thêm. Ông nói, điều quan trọng nữa là kho vũ khí của Ukraine hiện nay đã khan hiếm hơn nhiều so với năm ngoái.
Bị chặn lại tại Quốc hội, cho đến nay, khoản viện trợ trị giá hơn 60 tỷ Mỹ Kim vẫn không lọt vào tay Ukraine dù nước này ngày càng tuyệt vọng. Nguồn tài trợ dành cho chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã cạn kiệt vào cuối năm 2023 và khoản tiền 300 triệu Mỹ Kim được tổng hợp từ khoản tiết kiệm hợp đồng vào giữa tháng 3 đã được Ngũ Giác Đài mô tả là một biện pháp bù đắp khoảng trống thay cho các gói mới.
Chỉ còn vài tuần nữa là cuộc tấn công mùa hè được dự đoán của Nga sẽ diễn ra, nhu cầu về đạn dược, phòng không và nguồn cung cấp mới ngày càng tăng.
Tuy nhiên, quyết tâm không bị mất đi. “Trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công, liệu lực lượng phòng thủ Ukraine có thể bảo vệ Kharkiv mà không cần sự hỗ trợ quân sự của Mỹ không? Chúng tôi có thể!” Đại tá Andriy Zadubinnyi, nhân viên báo chí của nhóm quân Khortytsia của Ukraine hoạt động ở đông bắc Ukraine cho biết.
Ông nói với Newsweek: “Nhưng nó sẽ phải trả giá bằng cái giá của hàng chục ngàn sinh mạng của binh lính Ukraine”, khi cố gắng kìm chân quân đội Nga với nhiều trang thiết bị và quân số hơn.
Zadubinnyi nói: “Nếu không có sự giúp đỡ của Mỹ, chúng tôi sẽ gặp khó khăn. Nhưng chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Chúng ta phải đứng trước cái chết.”
Có những cảnh báo trước về cuộc tấn công giả định của Nga vào Kharkiv. Parakilas nói thêm, Điện Cẩm Linh có thể có thế chủ động trên chiến trường, nhưng họ vẫn gặp khó khăn trong việc thực hiện các chiến thuật vũ trang tổng hợp hiệu quả khi tung binh lính của mình vào các cuộc tấn công có thương vong cao.
“Quân đội Nga có đủ khả năng chịu nhiều tổn thất trong thời gian dài hơn người Ukraine”. Quân đội Kyiv đang phải vật lộn tìm cách bổ sung quân ngũ, và đầu tháng này, Zelenskiy đã ký quyết định giảm độ tuổi nhập ngũ từ 27 xuống 25.
Tuy nhiên, “Nga đang chuẩn bị huy động thêm 300.000 quân nhân vào ngày 1 Tháng Sáu”, ông Zelenskiy cảnh báo. Nhà lãnh đạo Bộ Tư lệnh Âu Châu của Hoa Kỳ, Tướng Christopher Cavoli, nói với các nhà lập pháp Hoa Kỳ vào tuần trước rằng quân đội Nga đã lớn hơn 15% so với tháng 2 năm 2022 và họ đang học những bài học sau hơn hai năm chiến tranh.
Cũng chưa hoàn toàn rõ ràng liệu Mạc Tư Khoa có ưu tiên Kharkiv hay không, vì làm như thế họ phải rút nguồn lực khỏi các cuộc tấn công khốc liệt ở khu vực Donetsk. Các chuyên gia phương Tây tỏ ra hoài nghi rằng Mạc Tư Khoa có thể duy trì tốc độ hoạt động ở phía đông trong khi tiến xa hơn về phía bắc gần Kharkiv.
Zadubinnyi nói: “Những nỗ lực chính của những kẻ sát nhân Nga tập trung ở Donbas. Tuy nhiên, chúng tôi không thể loại trừ bất kỳ lựa chọn nào.”
Dù vậy, Kharkiv đã phải gánh chịu sự tập trung ngày càng mạnh mẽ của Nga trong những tuần gần đây. Các cuộc tấn công đã gây lãng phí cơ sở hạ tầng năng lượng của thành phố và đánh sập hàng loạt tòa nhà.
Zadubinnyi nói: “Do nằm gần biên giới, khu vực Kharkiv gần như bị Nga tấn công thường xuyên mỗi ngày,” đồng thời cho biết thêm rằng các cuộc tấn công nhằm mục đích gieo rắc nỗi sợ hãi sâu sắc trong người dân trong khu vực. “Bản thân thành phố Kharkiv đã bị quân xâm lược Nga pháo kích bằng nhiều loại bom dẫn đường trên không và hỏa tiễn các loại.”
Các quan chức Ukraine đã nhắc lại lời kêu gọi của họ về hệ thống phòng không, điều mà Zadubinnyi lặp lại. Ông nói: “Điều quan trọng đối với Ukraine là bảo vệ bầu trời ở Kharkiv”.
Khu vực Kharkiv “rất quan trọng”, ông Zelenskiy nói trong chuyến thăm đông bắc Ukraine vào tuần trước. “Chúng ta phải chuẩn bị. Và người Nga phải thấy rằng chúng tôi sẵn sàng tự vệ”, ông nói. Người dân của chúng tôi phải hiểu rằng Ukraine đã chuẩn bị sẵn sàng trong trường hợp đối phương cố gắng tấn công”.
4. Ngoại trưởng Anh nói: Triển khai máy bay phản lực bảo vệ Ukraine sẽ dẫn đến leo thang
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine war latest: Deploying jets to protect Ukraine would lead to escalation, UK foreign secretary says”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ngoại trưởng Anh David Cameron phát biểu trên sóng truyền hình hôm 15 Tháng Tư rằng việc triển khai chiến đấu cơ của phương Tây để bảo vệ Ukraine khỏi các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, như đã làm với Israel vào ngày 14 Tháng Tư, sẽ dẫn đến “leo thang nguy hiểm”.
Phát ngôn nhân Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Đề Đốc Daniel Hagari, cho biết Iran đã thực hiện một cuộc tấn công trên không quy mô lớn vào Israel vào ngày 14 Tháng Tư và phóng 170 máy bay không người lái, 30 hỏa tiễn hành trình và 120 hỏa tiễn đạn đạo.
Israel và các đồng minh đã bắn hạ phần lớn máy bay không người lái và hỏa tiễn trước khi chúng chạm tới lãnh thổ Israel.
Thủ tướng Rishi Sunak xác nhận Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh, gọi tắt là RAF, đã bắn hạ “một số máy bay không người lái” trên không phận Iraq và Syria.
Phát biểu trực tiếp trên đài phát thanh LBC, Cameron nói rằng RAF không thể bảo vệ không phận Ukraine theo cách giống như vậy, vì “một điều” cần tránh là “quân NATO giao chiến trực tiếp với quân Nga”.
Ông Cameron nói: Ukraine cần phải được hỗ trợ “về tiền bạc và quan trọng là về vũ khí”, đó là những thứ họ cần. “Việc bảo vệ bầu trời Ukraine trên thực tế là đặt lực lượng NATO trực tiếp xung đột với lực lượng Nga, tôi nghĩ đó sẽ là một sự leo thang nguy hiểm”.
Khi được hỏi tại sao phương Tây không thể hỗ trợ trực tiếp hơn cho Ukraine trong việc bắn hạ máy bay không người lái, Cameron trả lời rằng “điều Ukraine cần lúc này không phải là máy bay phương Tây bay trên bầu trời của họ”.
Cameron lập luận: “Điều họ vô cùng mong muốn và điều chúng ta cần cung cấp cho họ là nhiều hệ thống phòng không hơn”, những hệ thống này “hiệu quả hơn”.
Cameron chỉ ra lời kêu gọi khẩn cấp của Ukraine về việc có thêm hệ thống Patriot. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hôm 6 Tháng Tư cho biết Ukraine cần 25 chiếc Patriot để bảo vệ toàn bộ đất nước trước các cuộc tấn công của Nga.
Ngoại trưởng Dmytro Kuleba cho biết ông hiện đang tập trung vào việc bảo đảm bảy hệ thống Patriot để bảo vệ các thành phố lớn nhất của Ukraine.
Hôm 13 Tháng Tư, Đức tuyên bố sẽ cung cấp cho Ukraine thêm một hệ thống phòng không Patriot để chống lại các cuộc tấn công gia tăng của Nga.
5. Ukraine trình làng máy bay không người lái Sea Baby chứa MỘT TẤN thuốc nổ trong kế hoạch 100 ngày phá hủy cây cầu yêu thích của Putin
Tờ The Sun có trụ sở ở London cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “OH BABY! Ukraine unveils Sea Baby drones packed with ONE TON of explosives in 100 day plan to destroy Putin’s favourite bridge”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Các cơ quan an ninh của UKRAINE từ lâu đã âm mưu phá hủy cây cầu Crimea trị giá 3 tỷ bảng Anh của Putin - và các thuyền không người lái mới nhất của nước này có thể giúp biến điều đó thành hiện thực.
Kyiv vừa công bố một đội máy bay không người lái kamikaze Sea Baby hiện đại hóa có thể mang theo một tấn thuốc nổ và tấn công các mục tiêu ở khoảng cách hơn 620 dặm.
Cơ quan tình báo Ukraine, SBU, tuyên bố rằng các thuyền không người lái mới được phát triển đặc biệt và sản xuất trong nước của họ sẵn sàng trở thành vấn đề đau đầu mới nhất của Putin.
Phát ngôn nhân của SBU Artem Dekhtiarenko nói rằng các máy bay không người lái bán chìm đáng sợ của hải quân “có thể tiếp cận mục tiêu ở hầu hết mọi nơi trên Hắc Hải”.
Thông báo này được đưa ra sau khi Ukraine liên tục hứa hẹn rằng họ sẽ cho nổ tung cầu Kerch - tuyến đất liền duy nhất nối từ Nga tới bán đảo bị tạm chiếm.
Gần đây, các quan chức quân sự tiết lộ Ukraine có ý định phá hủy nó “vào nửa đầu năm 2024” – nghĩa là họ có khoảng 100 ngày để thực hiện chiến công vĩ đại này.
Đối với Putin, cây cầu Kerch dài 12 dặm - mà ông ca ngợi là một “phép màu” sau khi hoàn thành – là biểu tượng hữu hình cho chiến thắng giả tạo của ông trong việc “trả” Crimea về quê hương.
Đối với Ukraine, đó là mục tiêu số một - sau 10 năm bán đảo Crimea bị Nga xâm lược.
Phá hủy nó sẽ là một bước quan trọng để giành chiến thắng trong cuộc chiến ở Hắc Hải bằng cách cắt đứt tuyến đường tiếp tế quân sự quan trọng của Nga và bóp nghẹt cỗ máy chiến tranh của Putin.
Tuy nhiên, thuyền không người lái Sea Baby mới còn gây nguy hiểm hơn nữa cho Hạm đội Hắc Hải của Nga, vốn đã buộc phải cắt giảm hoạt động do mối đe dọa từ máy bay không người lái Ukraine.
Họ đã đạt được những thành công to lớn đầy bất ngờ trong việc ngăn cản tàu chiến Nga ra khơi, làm bẽ mặt Putin trên trường thế giới.
Ukraine hiện tuyên bố đã đánh chìm 1 phần Ba hạm đội và những gì còn lại của hạm đội này đang được chuyển đến một căn cứ hải quân ở khu vực ly khai của Georgia.
Dekhtiarenko cho biết SBU hiện đang triển khai hai loại máy bay không người lái trên biển - Sea Baby và Mamai.
Ông nhấn mạnh rằng: “Ngày nay, một máy bay không người lái trị giá 218.000 Mỹ Kim đã tiêu diệt tàu chiến của đối phương trị giá hàng chục triệu đô la”.
“Đây đã là những thế hệ thuyền không người lái mới, được nhóm chuyên gia SBU làm việc và tiếp tục làm việc cùng với các thành viên khác của Lực lượng An ninh và Quốc phòng để cải tiến.”
Các thuyền không người lái của hải quân được trang bị chất nổ khổng lồ, được điều khiển từ xa bằng GPS và máy ảnh, đồng thời được hướng dẫn để lao vào mục tiêu, xé nát chúng.
So với việc chi hàng triệu đô la cho hỏa tiễn, chúng là giải pháp thay thế tương đối rẻ tiền để tiêu diệt tàu chiến.
Cơ thể của Sea Baby được làm bằng vật liệu được cho là vô hình trước radar và chúng lén lút len lỏi trong nước trước khi tấn công mục tiêu.
Nhà lãnh đạo SSU Vasyl Malyuk cho biết: “Tương lai nằm ở các phương pháp tiếp cận công nghệ trong chiến tranh”.
“Trong hàng ngũ của quân đội, chúng tôi đã đào tạo ra những chuyên gia độc nhất về thuyền không người lái của hải quân để cải thiện hơn nữa và mở rộng quy mô công việc dọn sạch đối phương khỏi Hắc Hải.”
Cơ quan tình báo Ukraine, SBU, trước đây đã dàn dựng hai cuộc tấn công táo bạo vào cầu Kerch.
Vào tháng 7 năm ngoái, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái Sea Baby lúc nửa đêm đã gây ra thiệt hại lớn cho đoạn đường, cản trở khả năng vận chuyển xe tăng và vũ khí của Nga vào Crimea.
Vào tháng 10 năm 2022, một quả bom xe tải đã làm nổ một lỗ hổng ở giữa cây cầu, đốt cháy tuyến hỏa xa và làm chìm một phần đường xuống nước.
Tuy nhiên, cả hai lần cây cầu đều được sửa chữa và Nga vẫn có thể tiếp tục sử dụng cầu vượt.
Giờ đây, Ukraine đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công dữ dội thứ ba - một cuộc tấn công sẽ hạ gục nó vĩnh viễn.
Một quan chức của cơ quan tình báo quân sự Ukraine cho biết họ đã có “hầu hết các phương tiện để thực hiện mục tiêu này”.
Nguồn tin nói thêm rằng việc phá hủy cây cầu là một phần trong kế hoạch của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nhằm chấm dứt sự hiện diện của hải quân Nga ở Hắc Hải.
Thiếu tướng Ivan Lukashevych, thuộc SBU - người chủ mưu vụ tấn công 'Sea Baby' vào cầu Kerch vào tháng 7 năm 2023 - đã tuyên bố vào tháng trước “Buộc đối phương phải chạy trốn khỏi Hắc Hải là mục tiêu mà chúng tôi tìm kiếm và nó đã đạt được”.
Một chuyên gia vũ khí nói với The Sun rằng việc tấn công siêu công trình với hỏa tiễn Storm Shadow, thuyền không người lái trên biển và những chiếc F-16 mới đến cuối cùng có thể cắt đứt tuyến đường bộ và hỏa xa duy nhất của Nga tới Crimea.
Bryan Clark, thành viên cao cấp tại Viện Hudson và giám đốc Trung tâm Khái niệm và Công nghệ Quốc phòng, tin rằng Ukraine hoàn toàn có thể làm được điều đó - nhưng nước này cần có vũ khí phù hợp.
Ông nói: “Cây cầu được bảo vệ tích cực nhất trên thế giới” có thể bị đánh sập bằng một cuộc tấn công trên không và trên biển theo kiểu những vụ nổ lớn “đa hướng”.
Đối với Ukraine, Clark nói: “Một mục tiêu mang tính biểu tượng, một mục tiêu là ngăn cản việc tiếp tế của Hạm đội Hắc Hải và mục tiêu còn lại là cắt đứt quân đội của nước này và đuổi họ ra khỏi bán đảo”.
Một nguồn tin thân cận với Bộ Quốc phòng Ukraine xác nhận với The Sun “điều đó hoàn toàn có thể thực hiện được”.
“Nó chỉ là một cây cầu thôi mà, trước đây nó đã bị hư hại nặng nề nhiều lần rồi.”
6. Quy mô tổn thất của Không quân Nga ở Ukraine được Tư lệnh Mỹ ở NATO tiết lộ
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Scale of Russian Air Force Losses in Ukraine Revealed by US NATO Commander”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Vài tuần trước cuộc tấn công tiềm tàng mới của Nga ở miền đông Ukraine, trong bối cảnh viện trợ dành cho Ukraine bị chặn lại tại Hạ Viện Hoa Kỳ, nhà lãnh đạo lực lượng Âu Châu của Mỹ cho biết, Nga đã mất khoảng 10% số máy bay trong hơn hai năm chiến tranh ở Ukraine.
Quân đội Mạc Tư Khoa “không mất đi bất cứ năng lực nào” trong một số lĩnh vực – bao gồm lực lượng không quân chiến thuật, năng lực không gian và hàng không tầm xa – bất chấp cuộc chiến ở Ukraine đã kéo dài hơn 25 tháng, Tướng Christopher Cavoli, chỉ huy Bộ Tư lệnh Âu Châu của Mỹ cho biết như trên khi phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện.
Cavoli nói: “Lực lượng không quân đã mất một số máy bay, nhưng chỉ mất khoảng 10% các phi đội của họ”.
Theo số liệu do quân đội Ukraine công bố, Nga đã mất 347 máy bay và 325 máy bay trực thăng khác kể từ tháng 2 năm 2022.
Đầu năm nay, Ukraine báo cáo tổn thất máy bay Nga tăng đột biến, cho biết lực lượng Kyiv đã bắn rơi tổng cộng 14 máy bay, bao gồm cả máy bay do thám A-50 tiên tiến, trong nhiều ngày. Ngay sau tuyên bố của Ukraine, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một cơ quan cố vấn của Mỹ, đã đánh giá rằng hàng loạt tổn thất hàng không đã buộc Nga phải rút lại hoạt động máy bay ở miền đông Ukraine.
Đề cập đến các báo cáo của Ukraine từ tháng 2, Nicholas Aucott, cố vấn quân sự cao cấp của chính phủ Anh, cho biết vào tháng 3 rằng “việc liên tục phá hủy chiến đấu cơ gây ra một bước thụt lùi đáng kể cho nỗ lực chiến tranh của Nga”.
Aucott nói thêm: Thông tin hiện có cho thấy Mạc Tư Khoa “đang mất đi các máy bay phản lực nhanh hơn 20 lần so với khả năng họ có thể thay thế chúng”.
Nhưng Nga đã đặt ngành công nghiệp quốc phòng của mình vào tình thế sẵn sàng chiến tranh và giờ đây có thể bù đắp những tổn thất mà nước này đang gánh chịu ở Ukraine. Cavoli cho biết, lực lượng trên bộ của Nga đã gánh chịu hậu quả của cuộc chiến, nhưng Mạc Tư Khoa “đang tái thiết lực lượng đó nhanh hơn nhiều so với ước tính ban đầu của chúng tôi”.
Tướng Christopher Cavoli cho biết thêm, quân đội Nga lớn hơn 15% so với tháng 2 năm 2022.
“Có lẽ điều đáng lo ngại nhất là quân đội Nga trong năm qua đã cho thấy khả năng học hỏi và thích ứng nhanh chóng với các thách thức trên chiến trường cả về mặt chiến thuật và công nghệ, đồng thời trở thành một tổ chức biết rút kinh nghiệm không giống với lực lượng hỗn loạn đã xâm chiếm Ukraine hai năm trước”, Cavoli nói.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell hồi đầu tháng 4 cho biết Nga đã “gần như hoàn toàn tái thiết về mặt quân sự” trong vài tháng qua.
Đề cập đến những nhận xét này, tổ chức cố vấn ISW hôm 3 Tháng Tư đề xuất rằng Nga có thể “đang chuẩn bị và có thể có đủ nhân lực và trang thiết bị để tăng cường đáng kể các hoạt động tấn công đang diễn ra hoặc bắt đầu các nỗ lực tấn công ở các khu vực mới” của tiền tuyến.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, đã cảnh báo rằng Nga có thể tiến hành một cuộc tấn công mới sớm nhất là vào tháng 5. Các quan chức Ukraine và các quan chức phương Tây cho biết khả năng của Ukraine trong việc chống lại các nỗ lực của Nga phụ thuộc vào viện trợ quân sự của phương Tây, phần lớn trong số đó vẫn đang bị chặn lại khi Quốc hội thảo luận sau nhiều tháng tranh luận.
Đối với những tổn thất về máy bay của Nga, rất khó để xác lập tình trạng hiện tại của đội máy bay Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga ngày 14 Tháng Tư cho biết Ukraine đã mất 583 máy bay và 270 trực thăng kể từ tháng 2/2022. Những con số này chưa được xác minh độc lập.
Ukraine đã chờ đợi việc giao các chiến đấu cơ F-16 do phương Tây sản xuất từ một số nhà tài trợ kể từ khi các máy bay phản lực thế hệ thứ tư được hứa cung cấp cho Kyiv vào năm ngoái. Chiếc máy bay này có thể khắc phục một số tổn thất về máy bay của Ukraine và chúng sẽ là bản nâng cấp từ đội bay cũ mà Kyiv vận hành. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng hàng chục máy bay phản lực mà Ukraine chuẩn bị nhận có thể gặp khó khăn trong việc tạo ra sự khác biệt thực sự dọc theo chiều dài của chiến tuyến.
7. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ cảnh báo Nga đang 'tận dụng thời cơ' để xâm lược khi viện trợ của Mỹ cho Ukraine tiếp tục bị đình trệ
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia 'Capitalizing' in War as U.S. Aid to Ukraine Continues to Stall: ISW”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, Nga đang “tận dụng lợi thế” trên chiến trường ở Ukraine khi viện trợ quân sự của Mỹ tiếp tục bị Quốc hội chặn lại.
Ukraine đã phụ thuộc rất nhiều vào vũ khí và đạn dược do Mỹ và các đồng minh khác cung cấp trong khi chống lại lực lượng xâm lược của Nga trong hơn hai năm qua. Bất chấp một số thành công đáng kể của Ukraine trong cuộc chiến, Nga đã giành được một loạt chiến thắng trong những tháng gần đây khiến Kyiv rơi vào tình thế khó khăn.
Một số đồng minh Âu Châu của Ukraine trong năm nay đã tăng cường cung cấp viện trợ cho Ukraine. Tuy nhiên, những thành công của Nga xảy ra cùng với việc viện trợ quân sự của Mỹ bị đình trệ kể từ tháng 10 năm ngoái. Trong khi sự ủng hộ viện trợ của lưỡng đảng là rất đáng kể, một số nhà lập pháp tại Hạ viện đã đưa ra sự phản đối gay gắt đối với yêu cầu của Tổng thống Joe Biden gửi hơn 60 tỷ Mỹ Kim đến Kyiv.
Trong một báo cáo được công bố hôm thứ Hai, ISW, tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết các quan chức quân đội Ukraine đã nhiều lần cảnh báo rằng việc thiếu viện trợ sẽ tác động tiêu cực đến “khả năng phòng thủ của Kyiv trước các hoạt động tấn công hiện tại và tương lai khi Nga dự kiến sẽ bắt đầu vào các cuộc tấn công vào cuối mùa xuân và trong suốt mùa hè.”
Theo ISW, lực lượng Ukraine đã trở nên đặc biệt “suy thoái” ở miền đông đất nước do thiếu hụt trang thiết bị và vật tư quân sự ngày càng tăng. Cơ quan nghiên cứu này lập luận rằng những bất hạnh của Ukraine gắn liền trực tiếp với việc Mỹ tiếp tục “chặn lại” viện trợ.
Báo cáo của ISW nêu rõ: “Khả năng của các lực lượng Ukraine trong việc đẩy lùi các hoạt động tấn công tăng cường gần đây của Nga ở miền đông Ukraine đã suy giảm do thiếu hụt trang thiết bị và có thể sẽ tiếp tục suy giảm trong tương lai gần nếu hỗ trợ an ninh của Mỹ tiếp tục bị trì hoãn”.
“ISW tiếp tục đánh giá rằng các lực lượng Nga hiện đang lợi dụng sự thiếu hụt vật chất của Ukraine do thiếu sự hỗ trợ an ninh của Mỹ để đạt được những tiến bộ chiến thuật cận biên”, ISW cho biết thêm, trước khi cảnh báo rằng “các cuộc tấn công trong tương lai của Nga” sẽ dẫn đến “những lợi ích đe dọa” hơn nếu Mỹ tiếp tục “từ chối hỗ trợ cho Ukraine”.
Phát ngôn nhân của Tòa Bạch Ốc nói với Newsweek rằng chính quyền Tổng thống Biden đã nhiều lần “nhấn mạnh sự cần thiết quan trọng để Quốc hội thông qua yêu cầu bổ sung về an ninh quốc gia” khi được yêu cầu bình luận về báo cáo của ISW.
Thượng viện đã bỏ phiếu ủng hộ gói viện trợ trị giá 95 tỷ Mỹ Kim vào tháng 2, bao gồm 60 tỷ Mỹ Kim viện trợ quân sự cho Ukraine, 14 tỷ Mỹ Kim cho Israel, 8 tỷ Mỹ Kim cho Đài Loan và khoảng 10 tỷ Mỹ Kim hỗ trợ nhân đạo. Tuy nhiên, dự luật đã bị đình trệ tại Hạ viện kể từ đó do sự phản đối của một số thành viên Quốc Hội.
Sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn của Iran vào Israel cuối tuần qua – được thực hiện để đáp trả cuộc tấn công chết người của Israel vào đại sứ quán Iran ở Syria – ông Johnson hôm thứ Hai đã công bố kế hoạch chia gói vốn bị đình trệ thành các dự luật riêng biệt, bao gồm cả một cuộc bỏ phiếu độc lập về viện trợ cho Ukraine.
Viện trợ cho Israel – quốc gia có ít sự phản đối của Đảng Cộng hòa hơn viện trợ của Ukraine – cũng sẽ được giải quyết trong một cuộc bỏ phiếu độc lập. Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby cho biết Tòa Bạch Ốc sẽ phản đối dự luật viện trợ độc lập cho Israel vào thứ Hai.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã so sánh sự ủng hộ dành cho Israel với sự ủng hộ dành cho Ukraine trong bài phát biểu được truyền hình hàng đêm hôm thứ Hai, nói rằng Mỹ, Anh, Pháp và Jordan “đã hành động cùng nhau và với hiệu quả tối đa” để giúp Israel phòng thủ trước cuộc tấn công của Iran trước khi than thở về điều tương tự rằng Ukraine đã không được hỗ trợ.
“Shaheds, máy bay không người lái của Iran, trên bầu trời Ukraine nghe có vẻ giống với những chiếc ở Trung Đông,” Zelenskiy nói. “Tác động của hỏa tiễn đạn đạo, nếu chúng không bị đánh chặn, thì ở mọi nơi đều như nhau”.
Ông nói thêm: “Bầu trời Âu Châu lẽ ra đã có thể nhận được mức độ bảo vệ tương tự từ lâu nếu Ukraine nhận được sự hỗ trợ đầy đủ tương tự từ các đối tác trong việc đánh chặn máy bay không người lái và hỏa tiễn”. “Nạn khủng bố phải bị đánh bại hoàn toàn và ở khắp mọi nơi, không nhiều hơn ở một số nơi và ít hơn ở những nơi khác.”
Ukraine quật khởi: Căn cứ không quân nổ long trời, Nga đóng xa lộ để dân không thấy cảnh tang thương
VietCatholic Media
14:52 17/04/2024
1. Những tiếng nổ và đám cháy tại phi trường quân sự ở Crimea bị tạm chiếm
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Explosions, fire reported at military airfield in occupied Crimea”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Các vụ nổ đã được báo cáo tại thị trấn Dzhankoi ở Crimea gần một phi trường quân sự vào rạng sáng ngày 17 tháng Tư, theo các kênh Telegram liên kết với Nga. Sau vụ nổ, một đám cháy quy mô lớn được tường trình đã bùng phát tại phi trường.
Sergei Aksyonov, Thống đốc khu vực bán đảo Crimea, do Nga dựng nên, trong nhà cầm quyền xâm lược bất hợp pháp ở Crimea sau đó đã tuyên bố đóng cửa đường cao tốc nối Dzhankoy với làng Pobiedne.
Theo Realii.Krym, cơ quan truyền thông của Nga, đường cao tốc nằm trong khu vực phi trường quân sự nói trên.
Theo cơ sở dữ liệu hàng không trực tuyến, căn cứ không quân Dzhankoi của Hải quân Nga nằm ngay bên ngoài thị trấn và trung đoàn trực thăng số 39 thuộc sư đoàn hàng không hỗn hợp số 27 đóng quân ở đó. Trung đoàn được cho là sử dụng nhiều loại trực thăng tấn công khác nhau, bao gồm trực thăng tấn công Ka-52 Alligator của Nga, Mi-8, Mi-28N và Mi-35M.
Theo trang web Công nghệ Không quân, Ka-52 Alligator là biến thể hai chỗ ngồi cập nhật của trực thăng tấn công Ka-50 của Nga, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất bọc thép và không bọc thép, xe tăng, mục tiêu trên không tốc độ thấp và nhân sự của đối phương.
Nga đã mất hơn 300 máy bay trực thăng chiến đấu kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine báo cáo hồi đầu năm nay.
Trong những tháng gần đây, Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công vào Crimea bị tạm chiếm, nhắm vào các tài sản quân sự của Nga trong và xung quanh Hắc Hải.
Chiều Thứ Tư, 17 Tháng Tư, Tư Lệnh lực lượng không quân Ukraine, Trung tướng Mykola Oleshchuk, xác nhận lực lượng phòng không Ukraine đã tấn công căn cứ không quân Dzhankoi. Diễn biến này xảy ra chỉ trong vòng 48 giờ sau khi các lực lượng của ông tấn công vào Bộ Tư Lệnh quân xâm lược ở Crimea và bộ chỉ huy của Lữ Đoàn 810 Thủy Quân Lục Chiến hôm 15 Tháng Tư.
Các blogger quân sự Nga phàn nàn rằng các hệ thống phòng không đã bị rút về bảo vệ cho các nhà máy lọc dầu của Nga khiến cho các căn cứ quân sự và các bộ chỉ huy dễ bị quân Ukraine không kích.
2. Tổng thống nổi nóng với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris khi bà này yêu cầu Ukraine không được tấn công vào các nhà máy lọc dầu của Nga
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Washington Post: US request not to target Russian oil refineries 'irritated' Zelensky”, nghĩa là “Washington Post: Yêu cầu của Mỹ không được nhắm vào các nhà máy lọc dầu của Nga làm Zelenskiy 'tức giận'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã kêu gọi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy không tấn công các nhà máy lọc dầu của Nga trong cuộc gặp riêng của họ tại Hội nghị An ninh Munich hồi tháng 2, tờ Washington Post đưa tin hôm 15 Tháng Tư, dẫn các nguồn tin giấu tên quen thuộc với vấn đề này.
Theo Harris, các cuộc tấn công của Ukraine sẽ làm tăng giá năng lượng toàn cầu và dẫn đến sự trả đũa mạnh mẽ hơn của Nga bên trong Ukraine.
Tờ Washington Post đưa tin, yêu cầu của Harris đã khiến Zelenskiy tức giận, và ông đã thẳng thừng “bác bỏ” đề xuất này.
Sau Hội nghị An ninh Munich, lực lượng Ukraine đã tiến hành một loạt cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm gây thiệt hại cho ngành dầu mỏ của Nga. Tổng cộng có 12 nhà máy lọc dầu của Nga được cho là đã bị tấn công thành công ở nhiều khu vực nằm sâu trong lãnh thổ Nga tính đến ngày 17 tháng 3.
Ukraine cũng tấn công một trong những nhà máy lọc dầu lớn nhất của Nga vào ngày 2 tháng 4 tại thành phố Nizhnekamsk ở Tatarstan, cách biên giới Ukraine hơn 1.500 km.
Zelenskiy đã bỏ qua khuyến nghị của Harris, vì tổng thống không chắc liệu nó có phản ánh quan điểm đồng thuận của chính quyền Tổng thống Biden hay không, Washington Post cho biết, đề cập đến các nguồn tin của mình.
Trong những tuần tiếp theo sau hội nghị, Washington đã tiến hành nhiều cuộc đối thoại và cảnh báo Kyiv. Tuy nhiên, lực lượng Ukraine đã tấn công các nhà máy lọc dầu của Nga nhiều lần trong tháng 3 và tháng 4, khiến họ phải đóng cửa khoảng 14% công suất trong quý đầu tiên, theo tính toán của Reuters.
Tờ Washington Post cũng dẫn lời các quan chức giấu tên cho biết, việc duy trì nguồn cung cho thị trường năng lượng toàn cầu để giúp hạ nhiệt lạm phát là “ưu tiên của chính quyền, nhưng điều quan trọng là phải duy trì sự hỗ trợ cho nỗ lực chiến tranh của Ukraine ở Âu Châu”.
Một quan chức cao cấp của Mỹ nói với tờ Washington Post: “Giá năng lượng tăng có nguy cơ làm giảm sự hỗ trợ của Âu Châu dành cho viện trợ Ukraine”.
Reuters ngày 15 Tháng Tư cho biết trong khi tranh chấp về các cuộc tấn công của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu của Nga vẫn tiếp diễn, Nga đã có thể nhanh chóng sửa chữa các nhà máy lọc dầu bị máy bay không người lái của Ukraine tấn công.
Theo tính toán của Reuters, vì các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine, tổng công suất lọc dầu chính của Nga, đã giảm xuống còn 660.000 thùng mỗi ngày, so với mức 907.000 thùng mỗi ngày trước đó.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 2 Tháng Tư cho biết Mỹ “không ủng hộ cũng như không khuyến khích Ukraine tấn công bên ngoài lãnh thổ của mình”, khi trả lời câu hỏi của một nhà báo về cuộc tấn công của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu của Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sau đó lặp lại tuyên bố của Blinken, nói rằng các cuộc tấn công gần đây của Ukraine nhằm vào các nhà máy lọc dầu của Nga có thể gây ra “hiệu ứng kích nổ” trên thị trường năng lượng toàn cầu.
Đáp lại cảnh báo của Mỹ, ông Zelenskiy nói trong cuộc phỏng vấn với Washington Post ngày 30 Tháng Ba rằng Ukraine có quyền sử dụng vũ khí của mình trong các cuộc tấn công trả đũa vào các nhà máy lọc dầu của Nga, bất chấp những lo ngại từ Mỹ.
Nhiều người lo ngại rằng với thái độ bất khuất này, Tổng thống Zelenskiy không những có thể bị bỏ rơi như Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của Đệ Nhị Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam mà còn có nguy cơ bị kết thúc như Tổng thống Ngô Đình Diệm của Đệ Nhất Cộng Hòa.
3. Phân tích gia hàng đầu ở Trung Quốc, chuyên về Nga, gây bất ngờ khi dự đoán về chiến tranh Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Leading Russia Watcher in China Makes Surprise Ukraine War Prediction”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Một chuyên gia Trung Quốc, chuyên về Nga, đã đưa ra một dự báo nghiệt ngã về cuộc chiến của Vladimir Putin ở Ukraine: rằng Nga chắc chắn sẽ thất bại.
Giáo sư Đại học Bắc Kinh Phùng Ngọc Quân (Feng Yujun, 冯玉军) cũng đang hạ nhiệt về tương lai của mối quan hệ Bắc Kinh-Mạc Tư Khoa. Ông viết trong một bài xã luận gần đây trên tờ The Economist rằng hai quốc gia có tầm nhìn khác nhau về tương lai của các vấn đề toàn cầu.
Đánh giá của Quân khác xa với thông điệp của bọn cầm quyền Trung Quốc. Dù tuyên bố trung lập nhưng ngay từ đầu Bắc Kinh đã ngấm ngầm ủng hộ cuộc chiến của Mạc Tư Khoa, từ việc phản đối các biện pháp trừng phạt trả đũa của phương Tây cho đến cấm chỉ trích Nga trên mạng xã hội Trung Quốc, chưa kể còn lén lút cung cấp vũ khí cho Putin.
Quân đưa ra bốn yếu tố chính mà ông tin rằng sẽ “làm cho thất bại cuối cùng của Nga là không thể tránh khỏi”.
Đầu tiên trong danh sách là “mức độ phản kháng và đoàn kết dân tộc mà người Ukraine thể hiện, điều này cho đến nay vẫn là điều phi thường”.
Yếu tố thứ hai là sự hỗ trợ quốc tế dành cho Kyiv, là điều mà học giả này cho biết “vẫn còn rộng rãi”, mặc dù ông thừa nhận chính quyền của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vẫn cảm thấy thiếu điều đó.
Yếu tố thứ ba đang diễn ra là “bản chất của chiến tranh hiện đại”, theo Quân, người mô tả đây là sự kết hợp giữa “sức mạnh công nghiệp và các hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc và tình báo”.
Quân cho biết, cỗ máy chiến tranh của Nga đang gặp bất lợi ở đây bởi vì đất nước này chưa bao giờ hồi phục hoàn toàn sau quá trình “phi công nghiệp hóa mạnh mẽ” sau sự sụp đổ của Liên Xô.
Quân cho biết, khiếm khuyết nghiêm trọng thứ tư của Nga là việc thiếu thông tin giữa những người ra quyết định ở cao cấp nhất của Điện Cẩm Linh. Bị mắc kẹt trong một “môi trường thông tin bị kiểm duyệt”, Putin và các cố vấn an ninh quốc gia của ông không có khả năng tiếp cận thông tin tình báo chính xác, hạn chế khả năng sửa chữa sai lầm của họ.
Quân so sánh điều này với chính phủ Ukraine “linh hoạt và hiệu quả hơn”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Nga đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận được gửi qua email của Newsweek.
Quân tiếp tục mô tả những hậu quả không lường trước được của cuộc chiến đã làm suy yếu vị thế của Mạc Tư Khoa ở Âu Châu như thế nào.
Nga đã vô tình hồi sinh NATO, tổ chức đã củng cố sự hiện diện của liên minh này ở Đông Âu, với số thành viên được tăng cường nhờ việc bổ sung thêm Thụy Điển và Phần Lan. Trong khi đó, hầu hết 32 quốc gia thành viên NATO đã tăng ngân sách quốc phòng kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Quân cũng cho biết “các nhà quan sát khôn ngoan” đã nhận thấy đường lối của Bắc Kinh đối với Mạc Tư Khoa chuyển từ “quan hệ đối tác không giới hạn” được Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố ngay trước cuộc xâm lược sang quan điểm không liên kết tiêu chuẩn của Trung Quốc.
Ông viết: “Mối quan hệ của Trung Quốc với Nga không cố định và chúng đã bị ảnh hưởng bởi các sự kiện trong hai năm qua”.
Một ngày trước khi bài xã luận của Quân được xuất bản, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã họp tại Bắc Kinh để đàm phán.
Các nhà ngoại giao nói rằng các quốc gia của họ phản đối các liên minh an ninh “dựa trên khối” của Mỹ và các đồng minh và họ đã thảo luận về một “cấu trúc an ninh mới ở Âu Á” để chống lại ảnh hưởng của NATO.
Trung Quốc đã giúp duy trì nền kinh tế bị cô lập của Nga phát triển nhờ thương mại và đầu tư gia tăng ồ ạt. Mặc dù Bắc Kinh phủ nhận việc đóng góp trực tiếp vào khả năng chiến đấu của Mạc Tư Khoa, nhưng hãng tin AP tuần trước dẫn lời các quan chức chính quyền Tổng thống Biden cho biết phần lớn máy móc nhập khẩu và thiết bị vi điện tử của Nga — được sử dụng để chế tạo xe tăng, máy bay và hỏa tiễn — đều đến từ Trung Quốc vào năm ngoái.
Ngoài ra, theo các báo cáo, máy bay không người lái và phụ tùng do các công ty Trung Quốc sản xuất cũng đã tìm được đường vào chiến trường ở Ukraine.
Tuy nhiên, các báo cáo gần đây cho thấy các ngân hàng và doanh nghiệp Trung Quốc đang thận trọng tránh các biện pháp trừng phạt thứ cấp do Washington đưa ra gần đây. Điều này bao gồm việc chặn các giao dịch với thương nhân Nga trong các ngành nhạy cảm.
4. Zelenskiy kêu gọi đường lối cứng rắn từ phương Tây chống lại 'khủng bố' Nga
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Zelensky Urges Hard Line From the West to Combat Russian 'Terror'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Nhân danh ngăn chặn “khủng bố”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã thúc giục các nhà lãnh đạo các đồng minh phương Tây ban hành “mức độ bảo vệ tương tự” trước các cuộc không kích của Nga giống như họ đã làm khi bảo vệ Israel khỏi cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Iran cuối tuần qua.
Washington, đã huy động máy bay và hệ thống phòng thủ hỏa tiễn để hỗ trợ Israel trong cái mà Tổng thống Joe Biden gọi là “một cuộc không kích chưa từng có” do Iran phát động hôm thứ Bảy. Vụ bắn phá diễn ra sau cuộc tấn công của Israel vào khu phức hợp đại sứ quán Iran ở Syria hồi đầu tháng này, khiến 7 quân nhân Iran thiệt mạng.
Tổng thống Biden nói rằng quân đội Hoa Kỳ đã thực hiện các bước “theo chỉ đạo của tôi” để “hỗ trợ phòng thủ Israel”, quốc gia đã bị hơn 300 quả đạn của Iran bắn trúng trong cuộc tấn công. Phần lớn hỏa tiễn được cho là đã được bắn từ lãnh thổ Iran và đã bị đánh chặn trước khi tiến vào Israel.
Bộ Quốc phòng Anh thông báo rằng các chiến đấu cơ và máy bay tiếp nhiên liệu của Không quân Hoàng gia cũng được điều động tới khu vực để giúp bảo vệ Israel. Chính phủ Jordan hôm Chúa Nhật thông báo rằng quân đội của họ đã bắn hạ các hỏa tiễn đi vào không phận của nước này và Lực lượng Phòng vệ Israel Lực Lượng Phòng Vệ Israel cho biết quân đội Pháp đã giúp ngăn chặn các cuộc tấn công.
Trong bài phát biểu hàng đêm, Zelenskiy cho biết “toàn bộ thế giới đã chứng kiến hành động của đồng minh trên bầu trời Israel và các nước láng giềng”, đồng thời nói thêm rằng “cùng nhau, họ đã ngăn chặn khủng bố thịnh hành”.
Ông lưu ý rằng “Israel không phải là thành viên NATO, vì vậy không cần phải có hành động nào, chẳng hạn như kích hoạt Điều 5”, đề cập đến một phần hiệp ước của khối phương Tây quy định rằng bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào chống lại một quốc gia thành viên “sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tập thể NATO.”
“Và không ai bị lôi kéo vào cuộc chiến. Họ chỉ đơn giản góp phần bảo vệ mạng sống con người”, ông Zelenskiy nói.
Các chính phủ phương Tây đã sát cánh cùng Ukraine kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022, cung cấp pháo binh, huấn luyện và các hỗ trợ khác để tăng cường khả năng phòng thủ của Kyiv. Tuy nhiên, các đồng minh của Ukraine đã ngừng gửi quân đội của họ đến hoạt động ở Đông Âu dưới bất kỳ hình thức nào, một động thái mà Điện Cẩm Linh cho rằng sẽ dẫn đến xung đột trực tiếp giữa Mạc Tư Khoa và NATO.
Tổng thống Zelenskiy hôm thứ Hai nói rằng các máy bay không người lái “Shahed” do Iran sản xuất được Nga phóng “trên bầu trời phía trên Ukraine nghe có vẻ giống với những máy bay không người lái ở Trung Đông. Tác động của hỏa tiễn đạn đạo, nếu chúng không bị đánh chặn, thì ở mọi nơi đều như nhau”.
Ông nói thêm: “Bầu trời Âu Châu lẽ ra đã có thể nhận được mức độ bảo vệ tương tự từ lâu nếu Ukraine nhận được sự hỗ trợ đầy đủ tương tự từ các đối tác trong việc đánh chặn máy bay không người lái và hỏa tiễn”. “Nỗi khủng bố phải bị đánh bại hoàn toàn và ở khắp mọi nơi, không nhiều hơn ở một số nơi và ít hơn ở những nơi khác.”
Ngoại trưởng Anh David Cameron cho biết trong một lần xuất hiện trên đài phát thanh LBC hôm thứ Hai rằng việc triển khai máy bay phản lực của phương Tây tới Ukraine sẽ dẫn đến “leo thang nguy hiểm” với Nga.
Cameron nói với đài này: “Chúng ta đã làm nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác để giúp đỡ người Ukraine. Chúng ta đã huấn luyện hơn 60.000 binh sĩ Ukraine, chúng ta là người đầu tiên cung cấp cho họ vũ khí chống tăng, pháo tầm xa và xe tăng.”
Tuy nhiên, ông nói thêm rằng “nếu bạn muốn tránh sự leo thang trong bối cảnh một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn ở Âu Châu, tôi nghĩ điều bạn cần tránh là quân đội NATO trực tiếp giao chiến với quân đội Nga. Đó sẽ là một sự leo thang nguy hiểm.”
5. Thiết bị tương tự máy bay không người lái Lancet được trình bày cho Zelenskiy, đang được sử dụng ở tiền tuyến
Các binh sĩ Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái tấn công sản xuất trong nước tương tự như máy bay không người lái Lancet của Nga ở mặt trận, Ukrainska Pravda và Militarnyi, các hãng tin Ukraine đưa tin hôm 15 Tháng Tư.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Rustem Umerov, cho biết chiếc máy bay không người lái này đã được giới thiệu với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tại một sự kiện dành riêng cho Ngày Nhân viên Khu phức hợp Công nghiệp và Quốc phòng Ukraine
Kyiv đã tăng cường nỗ lực đẩy mạnh sản xuất máy bay không người lái trong nước, một công cụ quan trọng trên chiến trường, nhằm mục tiêu sản xuất 1 triệu máy bay không người lái trong năm nay.
Theo Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số Mykhailo Fedorov, vào đầu tháng 2, Ukraine đang chuẩn bị triển khai sản xuất hàng loạt loại máy bay không người lái Lancet của Nga. Cuối tháng đó, ông nói rằng một số máy bay không người lái như vậy đã được thử nghiệm và nói thêm rằng Kyiv sẽ có thể sản xuất “hàng trăm” chiếc như vậy “trong vài tháng”.
Lancet là máy bay không người lái kamikaze có tầm bắn 40 km được sản xuất bởi ZALA Aero Group, một công ty con của tập đoàn vũ khí khổng lồ Kalashnikov Concern của Nga.
Kể từ khi Nga bắt đầu sử dụng Lancet với số lượng lớn trên chiến trường vào cuối năm 2022, nó đã chứng tỏ là một trong những vũ khí hiệu quả nhất của Nga trước các mục tiêu có giá trị cao nằm cách chiến tuyến hàng chục km.
Máy bay không người lái do Ukraine sản xuất được cho là một cải tiến vượt bậc so với Lancet của Nga. Cụ thể là, nó có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách hơn 100 km và được trang bị đầu đạn nặng tới 3 kg.
Theo báo cáo, với tốc độ tối đa 180 km/h, máy bay không người lái có thể tấn công cả mục tiêu tĩnh và mục tiêu đang di chuyển và “về mặt lý thuyết, cũng có thể tấn công các máy bay trực thăng đang bay lơ lửng hoặc bay theo hướng ngược lại”.
Rustem Umerov cho biết: “Nó đã có thể bắn trúng hệ thống hỏa tiễn phòng không của Nga”, đồng thời cho biết thêm rằng hệ thống không người lái này đang ở giai đoạn hoàn thiện, diễn ra ngay trong thời gian chiến đấu”.
Văn phòng Tổng thống đưa tin, tại sự kiện này, ông Zelenskiy đã thị sát các mẫu thiết bị và vũ khí quân sự mới nhất, đồng thời được thông báo tóm tắt về khối lượng sản xuất và sử dụng chúng tại mặt trận.
Theo Zelenskiy, tổng cộng, có 500 doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng đang hoạt động ở Ukraine sản xuất đạn pháo, súng cối, xe thiết giáp, hệ thống chống tăng, hệ thống tác chiến điện tử, v.v..
6. Những người ủng hộ Ukraine chỉ trích 'tiêu chuẩn kép' sau khi đồng minh lao vào bảo vệ Israel
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine backers blast ‘double standard’ after allies rush to Israel’s defense”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nếu Hoa Kỳ và các đồng minh có thể lao vào giúp phòng thủ Israel trên bầu trời, bắn hạ hàng chục máy bay không người lái và hỏa tiễn do Iran bắn, tại sao họ không thể làm điều tương tự với Ukraine - quốc gia đã hứng chịu các cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga trong hơn hai năm qua?
Đó là câu hỏi mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và những người ủng hộ trung thành nhất của đất nước ông ở phương Tây đã đặt ra hôm thứ Hai, vài giờ sau khi Mỹ, Anh, Pháp và Jordan giúp Israel bắn hạ khoảng 300 máy bay không người lái và hỏa tiễn do Iran bắn để trả đũa sau khi Israel giết chết các chỉ huy quân sự cao cấp ở Syria.
“Bầu trời Âu Châu có thể đã nhận được mức độ bảo vệ tương tự từ lâu nếu Ukraine nhận được sự hỗ trợ đầy đủ tương tự từ các đối tác trong việc đánh chặn máy bay không người lái và hỏa tiễn”, ông Zelenskiy than thở như trên trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối thứ Hai 15 tháng Tư.
Màn trình diễn sức mạnh trên không của các đồng minh phương Tây và các đối tác của họ ở Trung Đông - bao gồm việc các chiến đấu cơ lao tới đánh chặn hỏa tiễn hành trình và máy bay không người lái Shahed hướng tới Israel - đã chứng minh tính hiệu quả của hệ thống phòng thủ hỏa tiễn của Israel khi kết hợp với một số hệ thống phòng thủ hỏa tiễn tiên tiến nhất thế giới bằng các chiến đấu cơ.
Nhưng nó cũng chỉ ra sự khác biệt lớn trong cách các cường quốc phương Tây đối xử với Israel so với Ukraine.
“Israel không phải là thành viên NATO, vì vậy không cần phải có hành động nào, chẳng hạn như kích hoạt Điều 5”, Tổng thống Zelenskiy nói, đề cập đến điều khoản của NATO về phòng thủ tập thể coi một cuộc tấn công vào một người là tấn công vào tất cả. “Không ai bị lôi kéo vào cuộc chiến. Họ chỉ đơn giản là góp phần bảo vệ sự sống con người mà thôi.”
Ông nói thêm: “Tôi cảm ơn tất cả mọi người trên thế giới, mọi nhà lãnh đạo và quốc gia, những người thực sự hỗ trợ chúng tôi về phòng không và hỏa tiễn”. “Tuy nhiên, bây giờ chúng ta có thể thấy sự đoàn kết có thể hoạt động thực sự một trăm phần trăm như thế nào và gần như một trăm phần trăm 'Shahed' và hỏa tiễn có thể bị đánh chặn như thế nào. Chúng tôi sẽ thảo luận vấn đề này với các đối tác của mình.”
Hơn hai năm sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga, Ukraine tiếp tục trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái thường xuyên áp đảo khả năng phòng không đang suy giảm của nước này, dẫn đến việc tấn công tàn bạo vào Kharkiv, một thành phố gần biên giới Ukraine-Nga, đặc biệt là việc phá hủy một nhà máy điện quan trọng vào tuần trước.
Trong khi Đức cam kết gửi thêm một hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot để tăng cường năng lực phòng không của Ukraine và 4 nước Âu Châu cam kết gửi khoảng 45 chiến đấu cơ F-16 tới Ukraine, các cường quốc phương Tây chưa bao giờ đề nghị kích hoạt hệ thống phòng thủ hỏa tiễn của riêng họ, hoặc gửi máy bay của họ vào bầu trời Ukraine để chống lại mối đe dọa.
Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis nói với POLITICO: “Trong cuộc tấn công của Iran nhằm vào Israel, một số nước phương Tây đã góp phần bảo vệ bầu trời Israel như một hành động đoàn kết quan trọng”. “Kyiv liên tục yêu cầu cùng một loại hình bảo vệ từ cùng một nhóm quốc gia trong hơn hai năm nay.”
“Tôi chắc chắn rằng Ukraine sẽ đưa ra lập luận rằng nếu một quốc gia không thuộc NATO được cung cấp hệ thống phòng không khi bị đối phương thù địch tấn công, tại sao Ukraine lại bị đối xử khác biệt? Với tình hình nghiêm trọng và cấp bách mà Ukraine hiện đang phải đối mặt, lập luận đó khá thuyết phục”, ông nói thêm.
Khi được hỏi tại sao Anh không thể đưa ra sự hỗ trợ tương tự như nước Anh đã dành cho Israel cho Ukraine, Ngoại trưởng Anh David Cameron nói với đài phát thanh LBC hôm thứ Hai rằng làm như vậy sẽ thể hiện một “sự leo thang nguy hiểm”.
Nhưng một số người ủng hộ Ukraine đã bác bỏ lập luận đó.
Trả lời một dòng tweet hỏi tại sao phương Tây không bắn hạ máy bay không người lái và hỏa tiễn của Nga, cựu đại sứ Pháp tại Washington, Gérard Araud, đã viết: “Quả thật, đó là một câu hỏi hay”.
Khi các bộ trưởng của Kyiv cầu xin các đồng minh phương Tây giúp đỡ nhiều hơn, đặc biệt là về phòng không, các đồng minh ủng hộ Kyiv cho biết vụ tấn công của Iran đã chứng minh vấn đề là thiếu ý chí chứ không phải thiếu năng lực. Tomáš Kopečný, đặc phái viên Tiệp về tái thiết Ukraine nói với POLITICO: “Phản ứng kiên quyết chung của đồng minh cho thấy những nỗ lực chung của chúng ta có thể hiệu quả như thế nào khi có đủ ý chí”.
Tại Ukraine, nơi các chỉ huy cao cấp hiện cảnh báo về tình hình xấu đi trên mặt trận, phản ứng phối hợp của phương Tây trước cuộc tấn công của Iran đã gây ra sự hoài nghi, giận dữ và chế nhạo cay đắng.
“Vậy là có thể cùng lúc đánh tận răng kẻ xâm lược, đồng thời ngăn chặn ngay từ đầu cuộc chiến đẫm máu nhất ở trung tâm Âu Châu sau Thế chiến thứ hai?” Nhà lập pháp Ukraine Viktoria Siumar đã viết.
7. Macron nói rằng ông hy vọng sẽ có đình chiến trong thời gian Olympic
Pháp hy vọng tranh thủ sự giúp đỡ của Trung Quốc trong việc tạo ra “thời điểm hòa bình ngoại giao” ở Ukraine và Trung Đông trong Thế vận hội Olympic ở Paris vào mùa hè này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói với kênh tin tức Pháp BFMTV hôm 15 Tháng Tư.
Cuộc đình chiến Olympic là một truyền thống ở Đông Phương cổ đại. Được công bố trước Thế vận hội, thỏa thuận ngừng bắn cho phép các vận động viên đến và đi từ Thế vận hội một cách an toàn.
“Chúng tôi muốn hướng tới thỏa thuận đình chiến Olympic và tôi nghĩ rằng đây là cơ hội mà tôi sẽ cố gắng thu hút sự tham gia của nhiều đối tác của mình,” ông Macron nói với BFMTV 100 ngày trước khi Thế vận hội bắt đầu.
Ông Macron cho biết ông hy vọng tranh thủ được sự giúp đỡ của Trung Quốc vì người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Pháp vào tháng 5. Lần gần đây nhất Trung Quốc đăng cai Thế vận hội Mùa đông là vào tháng 2 năm 2022.
Trong khi Nga và Belarus không được mời tham dự Thế vận hội do cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, Ủy ban Olympic quốc tế đã thông báo vào tháng 12 năm 2023 rằng các vận động viên của họ được phép thi đấu với tư cách Vận động viên trung lập cá nhân.
Macron mô tả quyết định này là “tương xứng và công bằng”.
Ông Macron nói: “Những gì chúng tôi yêu cầu ở các vận động viên là sự lịch sự, không đưa ra những bình luận thiếu tôn trọng, ủng hộ sự tôn trọng đối thủ, không tham gia vào chính trị hoặc gây hấn”.
“Olympic cho phép chúng tôi hòa giải các quốc gia bất đồng, đang có chiến tranh, đang có các biện pháp trừng phạt lẫn nhau, để cho phép các vận động viên hòa giải bất chấp điều này.”
Nga chính thức bị cấm thi đấu tại Thế vận hội trong 4 năm vào năm 2019 do sử dụng doping có hệ thống, nhưng vẫn tham gia vào năm 2020 và 2022 dưới lá cờ của Ủy ban Olympic Nga, gọi tắt là ROC.
ROC đã bị đình chỉ vào tháng 10 năm 2023 vì tuyên bố có quyền đối với các tổ chức thể thao của Ukraine bị Nga tạm chiếm.
Theo quy định, các vận động viên Nga và Belarus không được tham gia với tư cách đội tuyển cũng như không được trưng bày bất kỳ lá cờ hay bất kỳ biểu hiện chính thức nào của một trong hai quốc gia. Những vận động viên này cũng không được phép tham dự lễ khai mạc ở Paris.
8. Ukraine chọc quê Nga về vụ mất tàu của Hạm đội Hắc Hải
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Trolls Russia Over Black Sea Fleet Ship Loss”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Chính phủ Ukraine đã chế nhạo Nga nhân dịp kỷ niệm hai năm ngày chiếc tàu cũ của Mạc Tư Khoa ở Hắc Hải bị Kyiv đánh chìm, sau khi Ukraine tấn công vào hàng loạt tàu của Nga kể từ đầu năm.
Tàu Moskva chìm vào ngày 14 tháng 4 năm 2022, chưa đầy hai tháng sau khi Mạc Tư Khoa bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Việc mất chiếc tàu tuần dương lớn với hàng trăm thủy thủ đoàn là một đòn mạnh đánh vào bộ máy tuyên truyền của Nga, và đập tan một chiến lược quan trọng của Nga trong những tuần đầu của cuộc chiến. Nếu không có vụ đánh chìm tàu Moskva, hầu chắc là Nga sẽ đổ bộ vào Odesa.
Tổn thất của Hạm đội Hắc Hải của Nga trong hơn 25 tháng kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tổng lực là rất đáng kể - các quan chức Ukraine ước tính Nga đã mất khoảng 1 phần 3 hạm đội của mình, đóng tại bán đảo Crimea bị sáp nhập mà Kyiv đã tuyên bố sẽ đòi lại từ Mạc Tư Khoa. Các hoạt động của Ukraine chống lại Hạm đội Hắc Hải là một trong những phần thành công nhất trong nỗ lực chiến tranh của Kyiv.
Kyiv cho biết họ đã sử dụng hỏa tiễn chống hạm tự chế để tấn công tàu tuần dương mang hỏa tiễn dẫn đường gần Đảo Rắn, một hòn đảo nhỏ đóng vai trò là tiền đồn chiến lược ở Hắc Hải, cách bờ biển Ukraine khoảng 30 dặm. Mỹ sau đó cho biết họ tin rằng Kyiv đã sử dụng hỏa tiễn Neptune để tấn công Moskva.
Nga đổ lỗi cho hỏa hoạn và “vụ nổ đạn dược”, trước khi nói rằng con tàu bị chìm sau khi mất ổn định trong một “cơn bão lớn”.
“Hai năm trước, các chiến binh Ukraine đã phá hủy tàu chiến lớn nhất của Hạm đội Hắc Hải của Nga – tàu tuần dương Moskva”, Bộ Quốc phòng Kyiv viết hôm Chúa Nhật.
“Câu hỏi quan trọng nhất là: Moskva hoạt động thế nào ở đáy Hắc Hải?” Chính phủ Ukraine đã thêm vào một bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội.
Thuyền trưởng Trung Tá Dmytro Pletenchuk, phát ngôn nhân Hải Quân, nói với hãng tin Novosti.LIVE của Ukraine vào cuối tuần về hoạt động của Ukraine vào tháng 4 năm 2022: “Kế hoạch rõ ràng về hoạt động chiến đấu, sự kiên nhẫn và giám sát đã được đền đáp”.
Pletenchuk nói: “Khi bộ chỉ huy hải quân của chúng tôi nhìn thấy cơ hội để tiêu diệt chiếc soái hạm, chúng tôi đã sẵn sàng cho điều đó”. “Nhưng đối phương chưa sẵn sàng cho cuộc tấn công này.”
Pletenchuk nói thêm, chiếc hỏa tiễn Neptune đầu tiên đã giết chết các chỉ huy cao cấp của tàu Moskva, có nghĩa là những người còn lại trong thủy thủ đoàn của tàu tuần dương “không thể nhận được mệnh lệnh thích hợp nữa”. Phát ngôn nhân cho biết, một hỏa tiễn thứ hai sau đó đã tấn công tàu sau khi hệ thống phòng thủ của tàu không thể đánh chặn được nó.
Kể từ đầu năm, Ukraine đã tấn công vào một số tàu của Hạm đội Hắc Hải của Nga bằng cách sử dụng cả hỏa tiễn và máy bay không người lái hải quân của nước này. Kyiv đã tấn công một số tàu đổ bộ, tàu trinh sát, tàu hộ tống và tàu tuần tra của Nga kể từ đầu năm 2024.
Nhận thức được mối đe dọa do quân đội Ukraine gây ra ở Hắc Hải, Mạc Tư Khoa đã cố gắng củng cố các căn cứ ở Hắc Hải để chống lại các cuộc tấn công của Kyiv và di chuyển nhiều tài sản của mình xa hơn về phía đông Hắc Hải.
Chính phủ Anh đánh giá vào tháng trước rằng họ đang sử dụng mồi nhử và hình bóng giả để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn của Ukraine nhằm vào các cơ sở ở Hắc Hải.
Mạc Tư Khoa cũng tuyên bố sẽ tăng cường bảo vệ xung quanh hạm đội của mình bằng súng máy cỡ nòng lớn để bắn hạ các thuyền không người lái của hải quân đang lao tới trước khi chúng tấn công các tàu Nga.
9. Zelenskiy: Đồng minh có thể bảo vệ Ukraine giống như cách họ bảo vệ Israel
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Zelensky: Allies can defend Ukraine in the same way as they protected Israel”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ngày 15 Tháng Tư kêu gọi các đồng minh phương Tây bảo vệ Ukraine giống như cách họ bảo vệ Israel khỏi cuộc tấn công gần đây của Iran.
Theo phát ngôn nhân Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Đề Đốc Daniel Hagari, Iran đã thực hiện một cuộc tấn công trên không quy mô lớn vào Israel vào ngày 14 Tháng Tư và phóng 170 máy bay không người lái, 30 hỏa tiễn hành trình và 120 hỏa tiễn đạn đạo. Israel và các đồng minh đã bắn hạ phần lớn máy bay không người lái và hỏa tiễn trước khi chúng chạm tới lãnh thổ Israel.
Mỹ, Pháp và Anh đã giúp hạ gục hỏa tiễn và máy bay không người lái của Iran. Jordan cũng tham gia bảo vệ Israel, theo phát ngôn nhân Chính phủ Jordan Muhannad Mubaideen.
“Bằng cách bảo vệ Israel, thế giới tự do đã chứng minh rằng sự đoàn kết giữa các đồng minh không chỉ là khả thi mà còn là có hiệu quả 100%”, ông Zelenskiy nói sau cuộc gặp với các quan chức quân sự và an ninh hàng đầu. “Những hành động quyết đoán của đồng minh đã ngăn cản sự thành công của khủng bố và chặn đứng việc mất cơ sở hạ tầng, buộc kẻ xâm lược phải hạ nhiệt. Điều tương tự cũng có thể được thực hiện để bảo vệ Ukraine khỏi chủ nghĩa khủng bố và Ukraine, giống như Israel, không phải là thành viên NATO.”
Zelenskiy nói thêm rằng không cần có hành động nào kích hoạt Điều 5 của NATO để bảo vệ Israel.
“Khủng bố phải bị đánh bại hoàn toàn và ở mọi nơi, không nhiều hơn ở một số nơi và ít hơn ở những nơi khác,” Zelenskiy nói trong bài phát biểu buổi tối trước quốc dân đồng bào.
Tổng thống cảm ơn những đồng minh đã cung cấp thêm hệ thống phòng không cho Ukraine sau khi Kyiv nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tiếp nhận chúng để bảo vệ các khu định cư gần tiền tuyến và cơ sở hạ tầng năng lượng.
Tuy nhiên, Zelenskiy kêu gọi các đối tác quốc tế có “hành động quyết đoán hơn”, nhắc lại sự giúp đỡ của họ đối với Israel.
Trong cuộc gặp với các quan chức quân sự và an ninh hàng đầu, Zelenskiy cũng nghe báo cáo của giám đốc tình báo quân sự Kyrylo Budanov và nhà lãnh đạo Cơ quan Tình báo Đối ngoại Oleh Ivashchenko về các hoạt động của lực lượng Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov đã báo cáo về các hợp đồng cung cấp vũ khí, máy bay không người lái và tác chiến điện tử, trong khi Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi nói với tổng thống về tình hình hiện tại ở tiền tuyến và các hành động tiếp theo của lực lượng Ukraine.
Zelenskiy cũng đã tổ chức các cuộc họp với các đại diện ngành năng lượng của Ukraine, bao gồm Bộ Năng lượng, Energoatom, Ukrenergo và Naftogaz, sau các cuộc tấn công gần đây của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Các bên đã thảo luận về việc bảo vệ hệ thống năng lượng, phục hồi năng lực sản xuất điện và kết nối lại người tiêu dùng với lưới điện.
Đến lượt Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Oleksandr Kubrakov đã báo cáo về việc bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, đặc biệt là tại các khu định cư gần biên giới bang và tiền tuyến.
Nga gần đây đã tăng cường các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine, phá hủy một số nhà máy nhiệt điện trên khắp đất nước, bao gồm nhà máy Trypillia, nhà cung cấp điện hàng đầu cho các tỉnh Kyiv, Zhytomyr và Cherkasy.
Vào tháng 3, các cuộc tấn công của Nga được cho là đã làm hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn 80% công suất sản xuất nhiệt của DTEK, công ty năng lượng tư nhân lớn nhất Ukraine.
Giờ thứ 25: Đức ngăn chặn kịp âm mưu khủng bố các nhà thờ của IS. Nỗi lo âu của các thủy thủ Ukraine
VietCatholic Media
17:39 17/04/2024
1. Đức ngăn chặn âm mưu khủng bố: Nghi phạm tuổi teen được cho là đã lên kế hoạch tấn công các nhà thờ
Chính quyền Đức thông báo đã bắt giữ 4 nghi phạm được cho là đang lên kế hoạch tấn công khủng bố ở Đức. Theo báo Bild, nhóm này có ý định tấn công vào Kitô hữu đang tham dự các buổi lễ trong Tuần Thánh ở nhà thờ và đồn cảnh sát bằng dao và bom xăng tự chế.
Văn phòng công tố Düsseldorf tiết lộ rằng các nghi phạm, từ 15 đến 16 tuổi, đã bị bắt vào cuối tuần lễ Phục sinh.
CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA, cho biết: “Các nghi phạm bị nghi ngờ mạnh mẽ đã lên kế hoạch cho một cuộc tấn công khủng bố có động cơ Hồi giáo và đã đồng ý thực hiện việc đó”.
Vụ bắt giữ được tiến hành sau cuộc điều tra của Văn phòng Tổng công tố và đơn vị chống khủng bố ZenTer NRW. Bộ trưởng Nội vụ North Rhine-Westphalia, Herbert Reul, đã trình bày chi tiết vụ việc tại cuộc họp báo ở Düsseldorf hôm thứ Năm, lưu ý rằng các kế hoạch khủng bố bị nghi ngờ đã “bị ngăn chặn một cách nhanh chóng và quyết liệt”.
Reul đề cập rằng chỉ mất 5 ngày kể từ khi cơ quan an ninh Đức phát hiện ban đầu cho đến khi bắt giữ. Ông nói: “Chúng tôi đã thành công trong việc ngăn chặn những điều tồi tệ hơn xảy ra”.
Những vụ bắt giữ này không phải là sự việc riêng lẻ. Vào tháng 11 năm 2023, hai thiếu niên 15 và 16 tuổi bị bắt vì tình nghi khủng bố. CNA Deutsch đưa tin, họ được cho là có cảm tình với Nhà nước Hồi giáo và được cho là đã lên kế hoạch tấn công chợ Giáng Sinh bằng phương tiện.
Vào tháng 12 và đầu tháng Giêng, một số nhà thờ nổi tiếng nhất Âu Châu, bao gồm cả những nhà thờ ở Köln và Vienna, đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ do lo ngại về một cuộc tấn công đã được lên kế hoạch vào đêm giao thừa. Nhà chức trách đã bắt giữ nhưng sau đó đã thả ba nghi phạm; Những người đàn ông này được cho là thành viên của Nhà nước Hồi giáo Khorasan (ISIS-K), cùng nhóm có liên quan đến vụ tấn công phòng hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa ngày 25 tháng 3.
Vào tháng 7 năm 2023, cảnh sát Đức đã bắt giữ bảy thành viên của một nhóm khủng bố Hồi giáo được cho là ở cùng khu vực. Theo đài truyền hình công cộng ZDF, các vụ bắt giữ tương tự đã được thực hiện đồng thời ở Hà Lan. Những người đàn ông gốc Tajik và Turkmen được cho là đã đến Tây Âu qua ngã Ukraine.
2. Các Giám mục Ba Lan phát động ‘Ngày cầu nguyện’ cho thai nhi sau khi các nhà lập pháp thúc đẩy dự luật ủng hộ phá thai
Các giám mục Công Giáo ở Ba Lan đang yêu cầu các tín hữu biến Chúa Nhật thành “ngày cầu nguyện” cho các thai nhi sau khi các nhà lập pháp nước này đưa ra bốn dự luật ủng hộ phá thai ở quốc gia có nhiều người theo đạo Công Giáo vào hôm thứ Sáu.
“Tôi nồng nhiệt khuyến khích các bạn hãy biến Chúa nhật sắp tới thành một ngày cầu nguyện đặc biệt để bảo vệ thai nhi”, Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Wojda, chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan, cho biết trong một tuyên bố.
Đức Tổng Giám Mục Wojda nói: “Tôi yêu cầu rằng trong tất cả các nhà thờ ở Ba Lan, trong mỗi Thánh lễ, chúng ta hãy cầu nguyện theo ý chỉ này”.
Các nhà lập pháp hôm thứ Sáu đã đưa ra bốn dự luật ủng hộ việc phá thai để một ủy ban đặc biệt tại Sejm, hay Hạ Viện của Ba Lan, xem xét. Đây là hành động lớn đầu tiên về vấn đề phá thai do chính phủ liên minh mới do Thủ tướng Donald Tusk đứng đầu thực hiện sau khi cử tri lật đổ đảng Luật pháp và Công lý khỏi quyền lãnh đạo đất nước.
Hai trong số các dự luật sẽ hợp pháp hóa việc phá thai cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ, đây sẽ là một sự khác biệt rõ ràng so với luật ủng hộ sự sống mạnh mẽ của đất nước. Theo luật hiện hành, việc phá thai chỉ hợp pháp khi tính mạng của người mẹ gặp nguy hiểm hoặc khi việc mang thai xảy ra do hoạt động tình dục bất hợp pháp, chẳng hạn như cưỡng hiếp hoặc loạn luân.
Dự luật thứ ba sẽ hợp pháp hóa việc phá thai. Mặc dù phụ nữ phá thai không phải đối mặt với hình phạt hình sự theo luật hiện hành, nhưng bất kỳ ai hỗ trợ phụ nữ thực hiện phá thai đều có thể phải ngồi tù tới ba năm. Đề xuất này sẽ loại bỏ những hình phạt hình sự đối với những người phá thai và những kẻ đồng lõa khác.
Dự luật thứ tư, do đảng Con đường thứ ba trung hữu đề xuất, sẽ duy trì hầu hết các luật phá thai hiện hành nhưng mở rộng việc phá thai hợp pháp sang những trường hợp thai nhi có dị tật.
Trong lời kêu gọi dành một ngày cầu nguyện, Đức Tổng Giám Mục Wojda đã nhắc đến “Tuyên bố về Tôn trọng Sự sống Con người trong Giai đoạn Tiền sản” mà ngài công bố hôm thứ Năm trong bối cảnh cuộc tranh luận về phá thai đang diễn ra ở Ba Lan.
“Sự sống là một món quà của Thiên Chúa và như vậy là một quyền bất khả xâm phạm của mỗi người; do đó, nó phải được bảo vệ và hỗ trợ ở mọi giai đoạn phát triển”, Đức Tổng Giám Mục nói. “Tôn trọng sự sống, vốn thuộc về những giá trị quan trọng nhất, là một trong những nghĩa vụ cơ bản của mỗi con người”.
Cuộc Tuần hành vì Sự sống hàng năm ở Ba Lan cũng dự kiến sẽ diễn ra tại Warsaw, thủ đô của đất nước này vào Chúa Nhật. Cuộc biểu tình ủng hộ sự sống thường xuyên thu hút hàng ngàn người đến thành phố.
Một số nhà lập pháp cánh tả ở Ba Lan đã vui mừng về kết quả cuộc bỏ phiếu vào hôm thứ Sáu, nhưng các thành viên khác trong chính phủ liên minh của Tusk đã thực hiện một đường lối đa dạng hơn, điều này cho thấy rằng vẫn chưa chắc chắn liệu các đề xuất có được thông qua ủy ban hay không hay liệu chúng có được thông qua ở Hạ Viện hay không.
Đất nước được cai trị bởi một liên minh ba bên. Cánh Tả Mới và Liên minh Công dân trung dung của Tusk đều tán thành kế hoạch hợp pháp hóa việc phá thai trong vòng 12 tuần. Con đường thứ ba, một phần của liên minh đó, chưa chính thức xác nhận kế hoạch này. Luật pháp và Công lý bảo thủ và các đảng Liên minh Tự do, vốn chiếm thiểu số, phản đối các đề xuất.
Ba Lan và Malta là hai quốc gia duy nhất trong Liên minh Âu Châu có các biện pháp bảo vệ sự sống mạnh mẽ cho trẻ chưa sinh.
3. Các thủy thủ người Ukraine lo âu
Theo Hội Stella Maris, Sao Biển, chuyên làm việc mục vụ cho dân biển, các thủy thủ người Ukraine đang cảm thấy bị “xuống tinh thần và lo âu vì chiến tranh, cô đơn gia tăng và sợ sẽ bị xung vào quân ngũ khi họ trở về nước”.
Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine hồi năm 2014 và tổng tấn công nước này hồi tháng Hai năm 2022. Hiện nay, Nga gia tăng các cuộc oanh kích và cả Ukraine cũng tìm cách đáp trả. Các cuộc giao tranh gia tăng ở miền đông Ukraine. Nước này đang cần gia tăng quân số để có thể chống lại cuộc tấn công của Nga. Theo đài BBC, có 650.000 người Ukraine ở tuổi có thể bị xung vào quân ngũ đã trốn khỏi nước này trong vòng hai năm qua. Ngoài ra, có khoảng 77.000 thủy thủ Ukraine, làm việc trên các tàu, và họ giữ một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, chiến cuộc kéo dài có nghĩa là họ có thể bị bắt đi lính.
Hiện nay, chính phủ Ukraine đã hạ tuổi xung vào quân ngũ từ 27 xuống 25 tuổi và hy vọng có thể động viên được 300.000 người.
Cha Gregory Hogan, thuộc Hội Sao Biển, Tuyên úy các thủy thủ và dân biển ở cảng Southampton và các hải cảng khác ở miền nam Anh quốc, nói rằng các thủy thủ Ukraine đang chịu tình trạng gia tăng căng thẳng và xuống tinh thần: “Thời kỳ đầu của chiến tranh hồi tháng Hai năm 2022, do cuộc xâm lăng của Nga, họ lo lắng về gia đình và bạn hữu và làm sao giúp thân nhân ra khỏi vùng nguy hiểm. Ngày nay, họ phải đương đầu với những sức ép của hơn hai năm chiến tranh. Đó là một tình trạng xuống tinh thần và lo âu không có viễn tượng kết thúc trước mắt. Thêm vào đó, nhiều người thực sự lo lắng có thể bị bắt đi lính nếu họ trở về nhà”.
Hồi tháng Mười Hai năm ngoái, Tổng thống Zelenskiy tuyên bố quân đội Ukraine muốn động viên tới nửa triệu người. Hiện nay, đã có khoảng một triệu người nước này ở trong quân đội và trong đó có khoảng 300.000 quân ở tiền tuyến. Một dự luật mới vừa được Quốc hội Ukraine thông qua, hôm 11 tháng Tư vừa qua, hạ tuổi động viên từ 27 xuống 25 tuổi.
Cha Hogan cho biết việc cải tiến Wi-Fi ở Ukraine càng có thể gia tăng tình trạng lo lắng và cảm tưởng bất lực cho các thủy thủ Ukraine ở nước ngoài khi họ theo dõi các cơ quan truyền thống và những tin thức về chiến tranh ở quê nhà. Cha nói: “Tôi đã gặp một thuyền trưởng đến gặp tôi và ông bắt đầu khóc!” “Mẹ vợ của ông đang ở trong một vùng ngày càng bị Nga dội bom và ông không nghe được tin tức gì về bà, trong khi ông có trách nhiệm điều khiển con tàu ở đây. Chúng tôi cũng thấy nhiều thủy thủ Ukraine bị kiệt sức rồi! Nay họ có thể có đủ loại thông tin, hơn trước rất nhiều, và thường phải nghe biết những tin tức càng làm cho họ xuống tinh thần... Khi nghe biết những tin tức ấy họ cảm thấy bất lực, không làm được gì. Tình trạng này khiến họ lo âu. Chúng tôi đã thấy những thủy thủ rất xuống tinh thần, vì họ không được tin của vợ hoặc của người yêu hay thân nhân trong 24 giờ qua. Họ có thể lo lắng suốt đêm nhưng vẫn phải làm việc sáng hôm sau trong một vai trò đòi rất nhiều cố gắng”.
Theo Hội Sao biển, hồi đầu chiến tranh, nhiều người Ukraine trở về nhà để lo cho gia đình được an ninh. Nhưng rồi rất ít người có thể trở lại biển vì phải ở lại và chiến đấu. Số người Ukraine làm nghề biển giảm sút 19% kể từ đầu chiến tranh đến nay.