Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:48 19/04/2009
THOẢI MÁI TỰ TẠI
Đại sư vì để giữ gìn gia phong được thoải mái tự nhiên, nên không muốn các đệ tử tích cực quá độ, bao gồm những giáo huấn nội tại của ông ta, ông ta thích nói chuyện của mình:
“Đệ tử thứ nhất của ta vì việc tu hành mà tâm lực tiều tụy xác xơ hết chỗ nói; đệ tử thứ hai dũng mãnh tinh tiến luyện tập phương pháp truyền dạy của ta, suýt biến thành điên khùng; đệ tử thứ ba thì cả ngày chìm đắm trong tĩnh tọa suy tư, thành kẻ ngây ngô như tượng gỗ; chỉ có đệ tử thứ tư là giữ gìn được sự cân bằng thân thể và tinh thần của mình.”
Những người ngồi đó đều mở miệng hỏi: “Anh ta làm thế nào mà đạt được như thế ?”
- “Anh ta làm được, bởi vì đại khái anh ta là người duy nhất từ chối phương pháp của ta.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Thầy giáo, sư phụ, người hướng dẫn chỉ là người đem cái học vấn, kỹ thuật, kiến thức và kinh nghiệm của mình ra để truyền đạt lại cho học trò đệ tử mà thôi, họ đem cái căn bản của môn học để dạy cho các học trò, còn thành nhân, thành tài thành đạt được hay không là ở nơi học trò.
Một thầy giáo giỏi thì không những tận tâm truyền dạy cho học trò mà thôi, nhưng còn khuyến khích học trò mạnh dạn tìm kiếm những phương pháp mới, những suy tư mới khác mình, có như thế học trò mới tiến bộ và thoải mái tự nhiên, bởi vì nếu thầy dạy không thoái mái tự nhiên, thì học trò cũng không tự nhiên thoái mái mà học.
Đời sống thiêng liêng của giáo dân và đời sống tu đức của các linh mục tu sĩ cũng vậy, nếu không thoái mái tự nhiên trong tu hành, thì cũng sẽ trở thành kẻ ngây dại, hoặc cả ngày trầm cảm trong phòng, hoặc tệ hơn nữa là trở thành người chống đối và phỉ báng Giáo Hội.
Đó là hậu quả của sự học gò bó và dạy gò bó nguyên tắc cứng nhắc của một số người vậy...
N2T |
Đại sư vì để giữ gìn gia phong được thoải mái tự nhiên, nên không muốn các đệ tử tích cực quá độ, bao gồm những giáo huấn nội tại của ông ta, ông ta thích nói chuyện của mình:
“Đệ tử thứ nhất của ta vì việc tu hành mà tâm lực tiều tụy xác xơ hết chỗ nói; đệ tử thứ hai dũng mãnh tinh tiến luyện tập phương pháp truyền dạy của ta, suýt biến thành điên khùng; đệ tử thứ ba thì cả ngày chìm đắm trong tĩnh tọa suy tư, thành kẻ ngây ngô như tượng gỗ; chỉ có đệ tử thứ tư là giữ gìn được sự cân bằng thân thể và tinh thần của mình.”
Những người ngồi đó đều mở miệng hỏi: “Anh ta làm thế nào mà đạt được như thế ?”
- “Anh ta làm được, bởi vì đại khái anh ta là người duy nhất từ chối phương pháp của ta.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Thầy giáo, sư phụ, người hướng dẫn chỉ là người đem cái học vấn, kỹ thuật, kiến thức và kinh nghiệm của mình ra để truyền đạt lại cho học trò đệ tử mà thôi, họ đem cái căn bản của môn học để dạy cho các học trò, còn thành nhân, thành tài thành đạt được hay không là ở nơi học trò.
Một thầy giáo giỏi thì không những tận tâm truyền dạy cho học trò mà thôi, nhưng còn khuyến khích học trò mạnh dạn tìm kiếm những phương pháp mới, những suy tư mới khác mình, có như thế học trò mới tiến bộ và thoải mái tự nhiên, bởi vì nếu thầy dạy không thoái mái tự nhiên, thì học trò cũng không tự nhiên thoái mái mà học.
Đời sống thiêng liêng của giáo dân và đời sống tu đức của các linh mục tu sĩ cũng vậy, nếu không thoái mái tự nhiên trong tu hành, thì cũng sẽ trở thành kẻ ngây dại, hoặc cả ngày trầm cảm trong phòng, hoặc tệ hơn nữa là trở thành người chống đối và phỉ báng Giáo Hội.
Đó là hậu quả của sự học gò bó và dạy gò bó nguyên tắc cứng nhắc của một số người vậy...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:49 19/04/2009
N2T |
144. Thiên Chúa muốn bạn giống như Ngài, nhưng bạn có ý định muốn Ngài giống như bạn, như thế bạn không thích những việc mà Thiên Chúa thích.
(Thánh Augustinus)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:51 19/04/2009
N2T |
90. Lười biếng sẽ giống như han gỉ, so với lao động nặng nhọc thì càng có thể làm hao tổn thân thể hơn; chìa khóa thường dùng thì sáng bóng, giống như mới vậy.
Thiên Chúa không bỏ một ai
Jos.Tú Nạc, NMS
01:49 19/04/2009
Chúa Nhật 2 Phục Sinh (Arts 4: 32-35; Psalm 118; 1 John 5: 1-6; John 20: 19-31)
Những nhà dẫn giải Kinh thánh trên thực tế rất kỹ lưỡng. Một đoạn nổi tiếng trích từ sách Acts mô tả một hình thái thách thức và thú vị vào thời kỳ bình minh “chủ nghĩa cộng sản Ki-tô giáo.” Nhưng đó là sự xuất hiện hiếm hoi khi đoạn văn này được trích dẫn một cách trang trọng – trong thực tế, Tân ước thường được dùng để biện minh và hậu thuẫn lợi ích và tài sản riêng tư.
Sự cự tuyệt quyền sở hữu công cộng và sự hợp nhất ý chí và tình cảm nghe có một chút gì giống như một tập thể xã hội chủ nghĩa đối với hầu hết con người. Nhưng sự tương đồng so với chủ nghĩa cộng sản thì chỉ ở bề mặt vì không có sự hiện diện của bạo lực và áp bức, bóc lột - sự chia sẻ ở đây là một điều gì đó các tín hữư đã tự nguyện và hoan hỉ. Sự hoà hợp tình cảm và tinh thần không có nghĩa là sự suy nghĩ của một nhóm người – tư duy tập thể (có định hướng) hoặc trung thành với đường lối, chủ trương của đảng (đề ra). Nó diễn tả hài hoà mọi sự việc với mục đích cống hiến cho cuộc sống an vui, hạnh phúc. Điều này chỉ có thể có với sự quan hệ cộng đồng khi mức đô tin tưởng đạt tới đỉnh cao và từ đó sản ra nhiều thành tích công ích. - nhiều người hơn nữa sẵn sàng tham gia dâng hiến.
Những tín hữu đầu tiên này đã kinh nghiệm về việc xoá tan biên giới giai cấp, chủng tộc, giới tính và đó là niềm vui sướng, hân hoan. Chúa Thánh Thần có thể làm cho họ bước qua sự sợ hãi và cách cư xử cổ hủ cùng lối suy nghĩ khuôn mẫu, cứng nhắc. Họ có thể cảm nhận sự hiện diện của Chúa Thánh Thần không chỉ trong bản thân mà còn cả trong cộng đồng nói chung. Hạnh phúc và thịnh vượng của mỗi thành viên trong cộng đồng đều có tầm quan trọng như nhau. Ý thức tự nguyện của họ để sống với thái độ này đã ngăn chặn sự lên án mà điều này Thiên Chúa đã có ý định đối với con người làm thế nào để sống. Nó không tốn nhiều thời gian vì nó tan dần và trở nên sự thực hành duy nhất của những cộng đồng có chủ tâm nhỏ bé.
Có lẽ mô hình tuyệt vời này đối với đời sống con người đáng để quan tâm, ân cần chu đáo hơn nữa. chúng ta đang phải gánh chịu hậu quả của nền kinh tế suy sụp - sự suy sụp của một hệ thống kinh tế bị áp lực bởi chủ nghĩa cá nhân, cạnh tranh và tham lam, tính toán. Nhiều - nhiều vô cùng – hoàn toàn đã bị bỏ lại phía sau và bị loại trừ những gì mà chúng ta cân nhắc từ những căn bản của cuộc sống. thông điệp từ sách Acts thật rõ ràng: khi chúng ta chia sẻ một cách cởi mở và thoải mái, tất cả đều thành công và không ai bị bỏ lại hoặc bị loại trừ. Đó là điều mà Thiên Chúa muốn và đó cũng là điều mà chúng ta muốn.
Động lực thúc đẩy cho sự vâng phục trước Thiên Chúa phải là yêu thương chứ không phải là sợ hãi. Sự tuân phục bởi sự bắt buộc và khủng bố thì chẳng còn gì gọi là sự tuân phục – và nó chắc hẳn không làm vui lòng Thiên Chúa. Yêu thương là mối quan hệ và truyền cảm hứng giữa người với người để hài lòng đón nhận yêu thương. Sống theo lề luât của Thiên Chúa – tình yêu – có thể làm cho người ta chiến thắng thế gian. điều này được liên kết với sự tin tưởng mà chính Chúa Jesus là Con Một thiên Chúa.
Có môt sự nắm bắt – theo (từ điển) tự vị của John thì sự tin tưởng có nghĩa là sống và hành động trong sự hài hoà với niềm tin giao ước. Niềm tin không đơn giản chỉ là một sản phẩm trí tuệ - tán đồng những học thuyết hoặc những tín ngưỡng khác. hoặc không thể phân chia nó thành từng mảnh rời rạc từ quãng đời còn lại. Cuộc đời của Chúa Jesus mãi là tấm gương cho cuộc đời của mỗi người chúng ta. “Bình an cho các con” (peace be with you) – Shalom (a Jewish salutation at a meeting or parting - Heb. = peace) – là lời chúc lành và chào hỏi rất đơn sơ, chẳng mấy gì sâu sắc, uyên thâm của chúa Jesus tới những môn đệ của Người. Trước đó, trong một bài tường thuật, Chúa Jesus đã diễn tả nó một cách trong sáng, mạch lạc rằng bình an Người sẽ để lại cho họ không gống như bình an của bất kỳ sự bình an nào thuộc thế gian hoặc nhân loại – nó là sự bình an mà đơn giản thế gian này không thể ban tặng. Bình an này dẫn đến sự vắng bóng của sợ hãi và sự xác tín rằng con người được yêu thương vô điều kiện bởi Thiên Chúa.
Bình an này chỉ có hể là một cuộc trải nghiệm của Thiên Chúa nhờ vào Chúa Thánh Thần rằng chúa Thánh thần, chúa Jesus thì thầm, thở hơi vào trong những môm đệ - Người cùng những sứ mệnh như họ đối với thế gian và nhân loại. Những chỉ dạy tuy đơn giản (nhưng không dễ dàng): hãy đi và làm một cách chính xác, đúng đắn những gì mà Thiên Chúa Đức Chúa Cha đã giao cho ta làm. Sứ mệnh đó đã là và còn là để gợi lên trong tâm hồn và tâm trí của người khác một sự nhận thức và tri thức về Thiên Chúa và sự hiểu rõ giá trị và nhân phẩm của bản thân mình.
Chúng ta khao khát, mong mỏi bình an nhưng nó sẽ tránh né chúng ta cho đến lúc chúng ta chất đầy sợ hãi, và tâm hồn, tâm trí chúng ta rời xa Chúa.
“Bình an cùng các con,” khi được thốt ra bằng sự chân thành của con tim như một lời chúc lành hơn một lời chào chiếu lệ trong Thánh lễ, có thể là món quà trân trọng nhất chúng ta có thể trao tặng. Trong một lúc nào đó khi sự tin tưởng vào Thiên Chúa trở nên khó khăn hoặc khó có thể đối với nhiều người, bằng chứng hùng hồn của Thần khí Thiên Chúa còn sống trong chúng ta có thể là nguồn hy vọng và cậy tin.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Những nhà dẫn giải Kinh thánh trên thực tế rất kỹ lưỡng. Một đoạn nổi tiếng trích từ sách Acts mô tả một hình thái thách thức và thú vị vào thời kỳ bình minh “chủ nghĩa cộng sản Ki-tô giáo.” Nhưng đó là sự xuất hiện hiếm hoi khi đoạn văn này được trích dẫn một cách trang trọng – trong thực tế, Tân ước thường được dùng để biện minh và hậu thuẫn lợi ích và tài sản riêng tư.
Sự cự tuyệt quyền sở hữu công cộng và sự hợp nhất ý chí và tình cảm nghe có một chút gì giống như một tập thể xã hội chủ nghĩa đối với hầu hết con người. Nhưng sự tương đồng so với chủ nghĩa cộng sản thì chỉ ở bề mặt vì không có sự hiện diện của bạo lực và áp bức, bóc lột - sự chia sẻ ở đây là một điều gì đó các tín hữư đã tự nguyện và hoan hỉ. Sự hoà hợp tình cảm và tinh thần không có nghĩa là sự suy nghĩ của một nhóm người – tư duy tập thể (có định hướng) hoặc trung thành với đường lối, chủ trương của đảng (đề ra). Nó diễn tả hài hoà mọi sự việc với mục đích cống hiến cho cuộc sống an vui, hạnh phúc. Điều này chỉ có thể có với sự quan hệ cộng đồng khi mức đô tin tưởng đạt tới đỉnh cao và từ đó sản ra nhiều thành tích công ích. - nhiều người hơn nữa sẵn sàng tham gia dâng hiến.
Những tín hữu đầu tiên này đã kinh nghiệm về việc xoá tan biên giới giai cấp, chủng tộc, giới tính và đó là niềm vui sướng, hân hoan. Chúa Thánh Thần có thể làm cho họ bước qua sự sợ hãi và cách cư xử cổ hủ cùng lối suy nghĩ khuôn mẫu, cứng nhắc. Họ có thể cảm nhận sự hiện diện của Chúa Thánh Thần không chỉ trong bản thân mà còn cả trong cộng đồng nói chung. Hạnh phúc và thịnh vượng của mỗi thành viên trong cộng đồng đều có tầm quan trọng như nhau. Ý thức tự nguyện của họ để sống với thái độ này đã ngăn chặn sự lên án mà điều này Thiên Chúa đã có ý định đối với con người làm thế nào để sống. Nó không tốn nhiều thời gian vì nó tan dần và trở nên sự thực hành duy nhất của những cộng đồng có chủ tâm nhỏ bé.
Có lẽ mô hình tuyệt vời này đối với đời sống con người đáng để quan tâm, ân cần chu đáo hơn nữa. chúng ta đang phải gánh chịu hậu quả của nền kinh tế suy sụp - sự suy sụp của một hệ thống kinh tế bị áp lực bởi chủ nghĩa cá nhân, cạnh tranh và tham lam, tính toán. Nhiều - nhiều vô cùng – hoàn toàn đã bị bỏ lại phía sau và bị loại trừ những gì mà chúng ta cân nhắc từ những căn bản của cuộc sống. thông điệp từ sách Acts thật rõ ràng: khi chúng ta chia sẻ một cách cởi mở và thoải mái, tất cả đều thành công và không ai bị bỏ lại hoặc bị loại trừ. Đó là điều mà Thiên Chúa muốn và đó cũng là điều mà chúng ta muốn.
Động lực thúc đẩy cho sự vâng phục trước Thiên Chúa phải là yêu thương chứ không phải là sợ hãi. Sự tuân phục bởi sự bắt buộc và khủng bố thì chẳng còn gì gọi là sự tuân phục – và nó chắc hẳn không làm vui lòng Thiên Chúa. Yêu thương là mối quan hệ và truyền cảm hứng giữa người với người để hài lòng đón nhận yêu thương. Sống theo lề luât của Thiên Chúa – tình yêu – có thể làm cho người ta chiến thắng thế gian. điều này được liên kết với sự tin tưởng mà chính Chúa Jesus là Con Một thiên Chúa.
Có môt sự nắm bắt – theo (từ điển) tự vị của John thì sự tin tưởng có nghĩa là sống và hành động trong sự hài hoà với niềm tin giao ước. Niềm tin không đơn giản chỉ là một sản phẩm trí tuệ - tán đồng những học thuyết hoặc những tín ngưỡng khác. hoặc không thể phân chia nó thành từng mảnh rời rạc từ quãng đời còn lại. Cuộc đời của Chúa Jesus mãi là tấm gương cho cuộc đời của mỗi người chúng ta. “Bình an cho các con” (peace be with you) – Shalom (a Jewish salutation at a meeting or parting - Heb. = peace) – là lời chúc lành và chào hỏi rất đơn sơ, chẳng mấy gì sâu sắc, uyên thâm của chúa Jesus tới những môn đệ của Người. Trước đó, trong một bài tường thuật, Chúa Jesus đã diễn tả nó một cách trong sáng, mạch lạc rằng bình an Người sẽ để lại cho họ không gống như bình an của bất kỳ sự bình an nào thuộc thế gian hoặc nhân loại – nó là sự bình an mà đơn giản thế gian này không thể ban tặng. Bình an này dẫn đến sự vắng bóng của sợ hãi và sự xác tín rằng con người được yêu thương vô điều kiện bởi Thiên Chúa.
Bình an này chỉ có hể là một cuộc trải nghiệm của Thiên Chúa nhờ vào Chúa Thánh Thần rằng chúa Thánh thần, chúa Jesus thì thầm, thở hơi vào trong những môm đệ - Người cùng những sứ mệnh như họ đối với thế gian và nhân loại. Những chỉ dạy tuy đơn giản (nhưng không dễ dàng): hãy đi và làm một cách chính xác, đúng đắn những gì mà Thiên Chúa Đức Chúa Cha đã giao cho ta làm. Sứ mệnh đó đã là và còn là để gợi lên trong tâm hồn và tâm trí của người khác một sự nhận thức và tri thức về Thiên Chúa và sự hiểu rõ giá trị và nhân phẩm của bản thân mình.
Chúng ta khao khát, mong mỏi bình an nhưng nó sẽ tránh né chúng ta cho đến lúc chúng ta chất đầy sợ hãi, và tâm hồn, tâm trí chúng ta rời xa Chúa.
“Bình an cùng các con,” khi được thốt ra bằng sự chân thành của con tim như một lời chúc lành hơn một lời chào chiếu lệ trong Thánh lễ, có thể là món quà trân trọng nhất chúng ta có thể trao tặng. Trong một lúc nào đó khi sự tin tưởng vào Thiên Chúa trở nên khó khăn hoặc khó có thể đối với nhiều người, bằng chứng hùng hồn của Thần khí Thiên Chúa còn sống trong chúng ta có thể là nguồn hy vọng và cậy tin.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Bình an của Chúa Giêsu giầu lòng thương xót
LM Quang Uy, DCCT
01:54 19/04/2009
Vậy là lần này tôi được chính thức mời tham dự Đại Hội Lòng Chúa Thương Xót do cha Nguyễn Trường Luân và anh em DCCT chúng tôi ở Long Beach, Cali, tổ chức. Nhiều người quen biết ngạc nhiên thấy tôi đi được sang đây bình an, tôi nói đùa: “Khi về cũng được bình an nữa mới thật sự là... bình an !”
Năm nay nội dung bài thuyết giảng ban tổ chức Đại Hội đề nghị với tôi là Bảo Vệ Sự Sống. Có lẽ một phần vì đây là vấn đề đang nóng hổi tại Việt Nam, kiều bào mình ai cũng hết sức quan tâm. Lại nữa, bầu khí nước Mỹ cũng đang sôi lên không chỉ chuyện kinh tế suy thoái mà còn cả chuyện Obama đang nghiêng hẳn về phía Pro-Choice, chống lại Pro-Life.
Tôi có được khoảng hơn 60 phút để trình bày đề tài: “Nhờ lòng Chúa xót thương, chúng ta được thứ tha, được chữa lành và được sai đi trong bình an”. Dữ liệu hình ảnh tôi chắt bóp thu nhặt nhiều năm trong Mục Vụ Bảo Vệ Sự Sống tại Việt Nam, nay cô đúc lại, ngồi computer sắp xếp trọn một ngày đêm thì được một Slide Show 76 tấm để nói chuyện và 89 tấm để chiếu thường trực trên màn hình Tivi.
Bài nói chia làm 3 phần, mỗi phần có một chìa khoá Tin Mừng, một câu chuyện có thật để minh chứng, một vấn nạn đặt ra sát sườn, một xác tín vào lòng Chúa xót thương và một lời cầu nguyện được hát lên, lặp đi lặp lại thành một tâm niệm chân thành.
Hằng năm, thống kê Nhà Nước Việt Nam cho biết từ năm 2006: có khoảng 1,4 đến 2 triệu ca phá thai, thật ra, con số bây giờ có thể lên đến hơn... 3 triệu ca. Trung bình cứ khoảng 6 giây lại có một em bé bị giết. Việt Nam trở thành một trong 3 nước ( Top Three ) có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới cùng với Trung Quốc và Bangladesh. Số bào thai bị giết bắt đầu cao hơn số em bé được sinh ra...
Riêng tại khu vực thành phố Sàigòn, Nhóm BVSS của DCCT đã trung thành từng ngày trong suốt 5 năm qua thu nhặt được hơn 200.000 xác thai nhi đem về để trân trọng lo hậu sự, táng tro cốt vào từng viên gạch đúc sẵn và chuẩn bị khi nào thuận tiện thì xây dựng thành một Lăng Anh Hài lớn, nằm trong khuôn viên một khu Tĩnh Tâm ngoại thành Sàigòn...
Ngoài ra, một vài vị Giám Mục, khá đông các Linh Mục quản Xứ, và rất nhiều các Dòng Tu nam nữ cũng đã cùng với đông đảo anh chị em Giáo Dân tình nguyện trong các Nhóm BVSS khắp các Giáo Phận lần lượt mở ra các Nghĩa Trang Anh Hài tại rất nhiều tỉnh thành: miền Bắc như Thái Nguyên, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Hà Nội; miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn; vùng Tây Nguyên như Pleiku, Buôn Ma Thuột, Lâm Đồng, Đà Lạt; và ở miền Nam như Nha Trang, Bình Thuận, Đồng Nai, Biên Hoà, Sàigòn, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ... ( Ảnh chụp một hũ cốt thai nhi được cất giữ trong hang đá Đức Mẹ một Giáo Xứ ở tỉnh Bà Rịa -0 Vũng Tàu trước khi được đưa xuống huyệt mộ ).
Tôi có mạn phép trưng dẫn một lá thư đẫm nước mắt của một cụ bà 75 tuổi xin được ẩn danh, nay đang sống xa quê hương, đã ghi lại và trao tận tay trong một lần tôi đến thăm cụ. Cụ đã viết như một lời trần tình với chính đứa cháu nội không được sinh ra của mình:
“Ngày 28.12.2006, Lễ các Thánh Anh Hài thì bố mẹ cháu đi phá thai. Lúc ấy cháu đã được 7 tuần tuổi. Bà nội của cháu xin thay mặt bố mẹ cháu để xin lỗi cháu, xin cháu hãy tha thứ cho bố mẹ cháu. Cháu cũng hãy cầu xin Chúa tha thứ cho bố mẹ, thánh hoá bố mẹ để bố mẹ biết sám hối lỗi lầm. Mẹ cháu muốn có con trai mà đến khi có cháu thì lại đi huỷ diệt, vì vậy nên bà nội đặt tên cho cháu là Antôn... Thôi bà nội chào cháu, cháu nhớ cầu nguyện cho bà. Bà của cháu...”
Tôi rùng mình tự hỏi và hỏi thay cho mọi người, cho người Việt mình, cho cả nhân loại đang bị cuốn vào cơn lốc nạo phá thai, rằng: Với những tội lỗi bi thảm và kinh hoàng như thế, chúng ta có còn cơ may nào để được Thiên Chúa thứ tha hay không ? Và ngay lập tức tôi xác tín: Nhờ lòng Chúa xót thương, chắc chắn chúng ta vẫn được thứ tha nếu biết hoán cải thật sự. Vẫn còn kịp, không quá trễ đâu !
Đoạn Tin Mừng tuyệt vời Lc 15, 20 – 24 là bằng chứng:
“Người con còn ở đằng xa, người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con mới nói rằng: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha,
chẳng còn đáng gọi là con cha nữa...” Nhưng người cha liền bảo các tôi tớ rằng: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng ! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy”.
Và tôi sẽ ôm đàn ghita mời cộng đoàn Đại Hội cùng hát lời cầu nguyện rất ngắn, hát đi hát lại cả chục lần như ở Taizé người ta đã hát thiết tha da diết: “Lạy Chúa, xin Ngài xót thương, cho con được Ngài tha thứ, giải thoát con khỏi bóng đêm, giải thoát con khỏi u mê”.
Phần hai, tôi xin khoe một chút. Đúng hơn, chẳng có gì đáng khoe ở đây. Có hay ho vui vẻ gì mà khoe ! Các nơi khác, các Dòng khác người ta cũng đang làm, nhưng âm thầm, không muốn được nêu lên rồi sẽ bị địa phương hạch xách khó dễ, rách việc. Thôi thì tôi chỉ xin đơn cử chuyện nội bộ Nhà Dòng mình đã cố gắng làm trong mấy năm qua mà thôi:
Chỉ riêng với DCCT Sàigòn, từ khi mở ra Nhà Tình Thương Giêrađô năm 2003, thành lập Nhóm BVSS Sàigòn năm 2005, rồi lại mở thêm Nhà Tình Thương Sarnelli năm 2006, đến nay, tháng 4 năm 2009 đã có 246 cháu bé được cứu trong đường tơ kẽ tóc, có khi sát ngay trước lúc phá thai ở bệnh viện, được đưa về chăm sóc, được sinh ra và nuôi dưỡng tại 2 mái ấm nêu trên. Ngoài ra, còn khoảng 700 cháu bé khác được cha mẹ, ông bà đón nhận ngay trong gia đình mình, không bị bức tử nữa !
Như vậy, Lòng Chúa Xót Thương thì vẫn xót thương từ lâu rồi, nhưng con người chúng ta đã biết thế rồi thì cũng phải mở lòng ra mà cộng tác với ơn Chúa, nghĩa là cũng biết tập xót thương. Mỗi người ở mỗi cương vị: người thì lên tiếng cảnh báo, người thì giang tay bảo bọc, bản thân người thai phụ và gia đình của mình, cả mấy anh đàn ông là “tác giả” cũng biết mềm lòng ra mà can đảm đón nhận Quà Tặng Sự Sống Thiên Chúa đã muốn trao cho mình !
Và đấy là tác động chữa lành từ phía Thiên Chúa. Vâng, tôi sẽ lại cùng xác tín chung với mọi người rằng: Nhờ lòng Chúa xót thương, chắc chắn chúng ta sẽ được Ngài chữa lành. Thiên Chúa chữa lành chúng ta bằng cách giúp chúng ta cũng biết xót thương như Ngài. Không chỉ có một Trái Tim biết xót thương mang tên Giêsu, mà thật ra đã có và sẽ có thêm hàng ngàn vạn, hàng triệu trái tim mang tên tôi, mang tên anh chị, mang tên mỗi người chúng ta cũng biết xót thương như Ngài.
Và giữa lòng Đại Hội, như ngày xưa Ngôn Sứ Êdêkien đã làm với dân Do Thái, hôm nay, tôi cũng sẽ dạo đàn để mọi người cùng hát lên nhiều lần lời tâm nguyện: “Xin ban cho chúng con hôm nay Trái Tim Xót Thương của Chúa. Xin ban cho chúng con hôm nay Trái Tim Xót Thương của Ngài”.
Cuối cùng, ở phần thứ ba, tôi muốn nhấn mạnh rằng: sau khi Chúa Giêsu đã thứ tha, đã chữa lành cho chúng ta, Ngài không để chúng ta thụ động ù lì, loanh quanh luẩn quẩn một chỗ mà nhấm nháp thưởng thức một mình Món Quà Lòng Thương Xót của Ngài đâu, Ngài sẽ bảo với chúng ta: “Bình An cho anh em. Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em !”
Chúa Giêsu sai chúng ta ra đi bằng Thánh Thần, với Thánh Thần, và trong Thánh Thần. Điều này thật rõ ràng ở cuối mỗi Thánh Lễ. Sai đi chứ không phải là giải tán như nhiều người lầm tưởng. Sai đi y như một vị thống soái đã chiến thắng Sự Chết một cách oai hùng, giờ đây lại sai các chiến sĩ quả cảm của mình lên đường dấn thân vào cuộc chiến Bảo Vệ Sự Sống.
Thánh Lễ bế mạc Đại Hội Lòng Chúa Xót Thương lần thứ 9 này tại Long Beach cũng thế, Đức Tổng Giám Mục Sứ Thần Nguyễn Văn Tốt ở Costa Rica cũng sẽ long trọng sai chúng ta: “Thánh Lễ đã xong, anh chị em ra đi trong Bình An của Đức Kitô, để kính mến và phụng sự Thiên Chúa, để xót thương và phục vụ mọi người. Halleluya, Halleluya !
Bản thân tôi, nhận lấy Bình An quý báu ấy, chắc chắn nay mai tôi sẽ quay về lại quê hương trong Bình An, tiếp tục nỗ lực Bảo Vệ Sự Sống với anh chị em của mình. Dẫu có bị... gì gì đi nữa thì tâm vẫn cứ Bình An. Bình An viết hoa đàng hoàng, Bình An của Chúa Giêsu giàu Lòng Xót Thương chứ đâu phải thứ bình an tầm thường theo nghĩa thế gian !
Chưa bắt đầu vào Đại Hội mà tôi đã mường tượng và nghe văng vẳng trong lòng bài ca Kinh Hoà Bình: “...Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí, ơn An Bình.”
(Long Beach, Cali, thứ bảy 18.4.2009, áp Lễ Lòng Chúa Thương Xót)
Năm nay nội dung bài thuyết giảng ban tổ chức Đại Hội đề nghị với tôi là Bảo Vệ Sự Sống. Có lẽ một phần vì đây là vấn đề đang nóng hổi tại Việt Nam, kiều bào mình ai cũng hết sức quan tâm. Lại nữa, bầu khí nước Mỹ cũng đang sôi lên không chỉ chuyện kinh tế suy thoái mà còn cả chuyện Obama đang nghiêng hẳn về phía Pro-Choice, chống lại Pro-Life.
Tôi có được khoảng hơn 60 phút để trình bày đề tài: “Nhờ lòng Chúa xót thương, chúng ta được thứ tha, được chữa lành và được sai đi trong bình an”. Dữ liệu hình ảnh tôi chắt bóp thu nhặt nhiều năm trong Mục Vụ Bảo Vệ Sự Sống tại Việt Nam, nay cô đúc lại, ngồi computer sắp xếp trọn một ngày đêm thì được một Slide Show 76 tấm để nói chuyện và 89 tấm để chiếu thường trực trên màn hình Tivi.
Bài nói chia làm 3 phần, mỗi phần có một chìa khoá Tin Mừng, một câu chuyện có thật để minh chứng, một vấn nạn đặt ra sát sườn, một xác tín vào lòng Chúa xót thương và một lời cầu nguyện được hát lên, lặp đi lặp lại thành một tâm niệm chân thành.
Hằng năm, thống kê Nhà Nước Việt Nam cho biết từ năm 2006: có khoảng 1,4 đến 2 triệu ca phá thai, thật ra, con số bây giờ có thể lên đến hơn... 3 triệu ca. Trung bình cứ khoảng 6 giây lại có một em bé bị giết. Việt Nam trở thành một trong 3 nước ( Top Three ) có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới cùng với Trung Quốc và Bangladesh. Số bào thai bị giết bắt đầu cao hơn số em bé được sinh ra...
Riêng tại khu vực thành phố Sàigòn, Nhóm BVSS của DCCT đã trung thành từng ngày trong suốt 5 năm qua thu nhặt được hơn 200.000 xác thai nhi đem về để trân trọng lo hậu sự, táng tro cốt vào từng viên gạch đúc sẵn và chuẩn bị khi nào thuận tiện thì xây dựng thành một Lăng Anh Hài lớn, nằm trong khuôn viên một khu Tĩnh Tâm ngoại thành Sàigòn...
Ngoài ra, một vài vị Giám Mục, khá đông các Linh Mục quản Xứ, và rất nhiều các Dòng Tu nam nữ cũng đã cùng với đông đảo anh chị em Giáo Dân tình nguyện trong các Nhóm BVSS khắp các Giáo Phận lần lượt mở ra các Nghĩa Trang Anh Hài tại rất nhiều tỉnh thành: miền Bắc như Thái Nguyên, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Hà Nội; miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn; vùng Tây Nguyên như Pleiku, Buôn Ma Thuột, Lâm Đồng, Đà Lạt; và ở miền Nam như Nha Trang, Bình Thuận, Đồng Nai, Biên Hoà, Sàigòn, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ... ( Ảnh chụp một hũ cốt thai nhi được cất giữ trong hang đá Đức Mẹ một Giáo Xứ ở tỉnh Bà Rịa -0 Vũng Tàu trước khi được đưa xuống huyệt mộ ).
Tôi có mạn phép trưng dẫn một lá thư đẫm nước mắt của một cụ bà 75 tuổi xin được ẩn danh, nay đang sống xa quê hương, đã ghi lại và trao tận tay trong một lần tôi đến thăm cụ. Cụ đã viết như một lời trần tình với chính đứa cháu nội không được sinh ra của mình:
“Ngày 28.12.2006, Lễ các Thánh Anh Hài thì bố mẹ cháu đi phá thai. Lúc ấy cháu đã được 7 tuần tuổi. Bà nội của cháu xin thay mặt bố mẹ cháu để xin lỗi cháu, xin cháu hãy tha thứ cho bố mẹ cháu. Cháu cũng hãy cầu xin Chúa tha thứ cho bố mẹ, thánh hoá bố mẹ để bố mẹ biết sám hối lỗi lầm. Mẹ cháu muốn có con trai mà đến khi có cháu thì lại đi huỷ diệt, vì vậy nên bà nội đặt tên cho cháu là Antôn... Thôi bà nội chào cháu, cháu nhớ cầu nguyện cho bà. Bà của cháu...”
Tôi rùng mình tự hỏi và hỏi thay cho mọi người, cho người Việt mình, cho cả nhân loại đang bị cuốn vào cơn lốc nạo phá thai, rằng: Với những tội lỗi bi thảm và kinh hoàng như thế, chúng ta có còn cơ may nào để được Thiên Chúa thứ tha hay không ? Và ngay lập tức tôi xác tín: Nhờ lòng Chúa xót thương, chắc chắn chúng ta vẫn được thứ tha nếu biết hoán cải thật sự. Vẫn còn kịp, không quá trễ đâu !
Đoạn Tin Mừng tuyệt vời Lc 15, 20 – 24 là bằng chứng:
“Người con còn ở đằng xa, người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con mới nói rằng: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha,
chẳng còn đáng gọi là con cha nữa...” Nhưng người cha liền bảo các tôi tớ rằng: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng ! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy”.
Và tôi sẽ ôm đàn ghita mời cộng đoàn Đại Hội cùng hát lời cầu nguyện rất ngắn, hát đi hát lại cả chục lần như ở Taizé người ta đã hát thiết tha da diết: “Lạy Chúa, xin Ngài xót thương, cho con được Ngài tha thứ, giải thoát con khỏi bóng đêm, giải thoát con khỏi u mê”.
Phần hai, tôi xin khoe một chút. Đúng hơn, chẳng có gì đáng khoe ở đây. Có hay ho vui vẻ gì mà khoe ! Các nơi khác, các Dòng khác người ta cũng đang làm, nhưng âm thầm, không muốn được nêu lên rồi sẽ bị địa phương hạch xách khó dễ, rách việc. Thôi thì tôi chỉ xin đơn cử chuyện nội bộ Nhà Dòng mình đã cố gắng làm trong mấy năm qua mà thôi:
Chỉ riêng với DCCT Sàigòn, từ khi mở ra Nhà Tình Thương Giêrađô năm 2003, thành lập Nhóm BVSS Sàigòn năm 2005, rồi lại mở thêm Nhà Tình Thương Sarnelli năm 2006, đến nay, tháng 4 năm 2009 đã có 246 cháu bé được cứu trong đường tơ kẽ tóc, có khi sát ngay trước lúc phá thai ở bệnh viện, được đưa về chăm sóc, được sinh ra và nuôi dưỡng tại 2 mái ấm nêu trên. Ngoài ra, còn khoảng 700 cháu bé khác được cha mẹ, ông bà đón nhận ngay trong gia đình mình, không bị bức tử nữa !
Như vậy, Lòng Chúa Xót Thương thì vẫn xót thương từ lâu rồi, nhưng con người chúng ta đã biết thế rồi thì cũng phải mở lòng ra mà cộng tác với ơn Chúa, nghĩa là cũng biết tập xót thương. Mỗi người ở mỗi cương vị: người thì lên tiếng cảnh báo, người thì giang tay bảo bọc, bản thân người thai phụ và gia đình của mình, cả mấy anh đàn ông là “tác giả” cũng biết mềm lòng ra mà can đảm đón nhận Quà Tặng Sự Sống Thiên Chúa đã muốn trao cho mình !
Và đấy là tác động chữa lành từ phía Thiên Chúa. Vâng, tôi sẽ lại cùng xác tín chung với mọi người rằng: Nhờ lòng Chúa xót thương, chắc chắn chúng ta sẽ được Ngài chữa lành. Thiên Chúa chữa lành chúng ta bằng cách giúp chúng ta cũng biết xót thương như Ngài. Không chỉ có một Trái Tim biết xót thương mang tên Giêsu, mà thật ra đã có và sẽ có thêm hàng ngàn vạn, hàng triệu trái tim mang tên tôi, mang tên anh chị, mang tên mỗi người chúng ta cũng biết xót thương như Ngài.
Và giữa lòng Đại Hội, như ngày xưa Ngôn Sứ Êdêkien đã làm với dân Do Thái, hôm nay, tôi cũng sẽ dạo đàn để mọi người cùng hát lên nhiều lần lời tâm nguyện: “Xin ban cho chúng con hôm nay Trái Tim Xót Thương của Chúa. Xin ban cho chúng con hôm nay Trái Tim Xót Thương của Ngài”.
Cuối cùng, ở phần thứ ba, tôi muốn nhấn mạnh rằng: sau khi Chúa Giêsu đã thứ tha, đã chữa lành cho chúng ta, Ngài không để chúng ta thụ động ù lì, loanh quanh luẩn quẩn một chỗ mà nhấm nháp thưởng thức một mình Món Quà Lòng Thương Xót của Ngài đâu, Ngài sẽ bảo với chúng ta: “Bình An cho anh em. Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em !”
Chúa Giêsu sai chúng ta ra đi bằng Thánh Thần, với Thánh Thần, và trong Thánh Thần. Điều này thật rõ ràng ở cuối mỗi Thánh Lễ. Sai đi chứ không phải là giải tán như nhiều người lầm tưởng. Sai đi y như một vị thống soái đã chiến thắng Sự Chết một cách oai hùng, giờ đây lại sai các chiến sĩ quả cảm của mình lên đường dấn thân vào cuộc chiến Bảo Vệ Sự Sống.
Thánh Lễ bế mạc Đại Hội Lòng Chúa Xót Thương lần thứ 9 này tại Long Beach cũng thế, Đức Tổng Giám Mục Sứ Thần Nguyễn Văn Tốt ở Costa Rica cũng sẽ long trọng sai chúng ta: “Thánh Lễ đã xong, anh chị em ra đi trong Bình An của Đức Kitô, để kính mến và phụng sự Thiên Chúa, để xót thương và phục vụ mọi người. Halleluya, Halleluya !
Bản thân tôi, nhận lấy Bình An quý báu ấy, chắc chắn nay mai tôi sẽ quay về lại quê hương trong Bình An, tiếp tục nỗ lực Bảo Vệ Sự Sống với anh chị em của mình. Dẫu có bị... gì gì đi nữa thì tâm vẫn cứ Bình An. Bình An viết hoa đàng hoàng, Bình An của Chúa Giêsu giàu Lòng Xót Thương chứ đâu phải thứ bình an tầm thường theo nghĩa thế gian !
Chưa bắt đầu vào Đại Hội mà tôi đã mường tượng và nghe văng vẳng trong lòng bài ca Kinh Hoà Bình: “...Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí, ơn An Bình.”
(Long Beach, Cali, thứ bảy 18.4.2009, áp Lễ Lòng Chúa Thương Xót)
Một trải nghiệm của Phục Sinh
Quang Phan, svd
20:58 19/04/2009
Mặc dù đang ở cái tuổi già thì chưa già, nhưng trẻ thì cũng không hẳn trẻ, nhưng gần đây tôi ngại ra đường lắm. Cách đây chưa đầy một năm tôi còn xông xáo đi lại, ai kêu đi đâu cũng hăng hái đi, nhiều khi đi cả những chuyện không đáng để đi. Nhưng bây giờ thì tôi cũng ngạc nhiên về chính mình. Dường như tôi không còn là tôi nữa. Tôi không còn muốn đi nữa, dù là đi đâu. Tôi ngại lô cốt! Nhân cái sự ngại ra đường vì lô cốt của tôi, một người bạn đã truy phong cho tôi danh hiệu ‘cha già’ mặc dù đang ở cái tuổi xồn xồn tóc xanh chưa bạc màu.
Đèn Saigon ngọn xanh ngọn đỏ, anh ra ngõ lô cốt khắp nơi. Báo chí gần đây than phiền về mấy cái lô cốt ở Saigon ghê lắm. Lô cốt mọc lên như nấm. Hồi đầu năm, báo chí đưa tin là sẽ có 65km đường bị đào xới trong Saigon, sau đó đính chính lại là 75km làm bà con nghe mà tá hoả tam tinh. Nạn lô cốt làm tắc nghẽn giao thông, ảnh hưởng nặng nề đến công ăn việc làm của dân chúng. Ra ngõ đi đâu, vượt qua bao nhiều là lô cốt trên đường phố cũng bở hơi tai. Yêu em chín núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua…nhưng anh e không vượt qua nổi mấy cái lô cốt em ơi!!! Mỗi lần mấy cha bạn mời đi dâng lễ xa xa, tôi vẫn thường hay ca bài ca cô cốt lắm. Địa điểm tôi hay đi dâng Lễ ngày Chúa Nhật, năm ngoái chỉ cần 20 phút là tới, năm nay nhiều khi mất cả tiếng đồng hồ.
Ối xời, vượt qua mấy cái lô cốt mà nhằm nhò gì Tám. Ở Việt Nam mình biết bao nhiều cái còn phải vượt qua, vượt qua khó khăn, vượt qua nghèo đói, vượt cầu, vượt sông thấy mà phát ớn và hồi hộp vì không biết bao nhiêu là hiểm nguy đang rình rập mình trước mặt. Thôi thì đủ thứ để vượt. Nhưng có một thứ vượt qua mà tôi thấy đòi hỏi phải gan góc lắm, can đảm lắm mới làm nổi: Vượt qua chính sự sợ hãi trong con người mình. Và, bên cạnh cái vượt qua sự sợ hãi đó, còn phải vượt qua người em ruột của Mr. Sợ là Mr. Nghi Ngờ. Nói theo như ngôn ngữ nhà đạo của mình thì không có Ơn Chúa phù trợ thì vượt không nổi đâu. Sức người có hạn, lực bất tòng tâm.
Nghĩ tới Phục sinh, chúng ta hiểu nôm na là Chúa sống lại. Chúa sống lại mở lối cho chúng ta con đường đưa đến sự sống vĩnh cửu. Nói như Thánh Phaolô nếu Chúa không sống lại thì chúng ta là người khốn nạn lắm, đức tin của chúng ta hão huyền. Sự sống đời đời là cùng đích là cứu cánh mà chúng ta ai ai cũng nhắm tới.
Nói về Phục Sinh theo nghĩa sống lại từ cõi chết thú thật khó nói lắm. Đơn giản là vì nó không năm trong trải nghiệm thực tế của chúng ta. Chúng ta hầu như chưa ai có trải nghiệm ‘từ trong cõi chết sống lại’ là gì, nên khó ăn khó nói về mầu nhiệm vượt qua này lắm. Vượt qua sự chết để đi vào sự sống!
Nhưng tôi nghĩ Phục Sinh không chỉ là một biến cố xa xưa của quá khứ cách đây gần 2000 năm Chúa sống lại. Phục Sinh cũng không chỉ là một tương lai mà chúng ta ngồi đó chờ một ngày đẹp trời nhắm mắt xuôi tay ‘xác loài người ngày sau sống lại’. Tôi nghĩ mầu nhiệm Phục Sinh theo cái nghĩa vượt qua nó gần gũi tôi lắm, gần đến nỗi tôi phải sống với nó từng ngày từng giây phút của cuộc đời. Phục Sinh theo nghĩa vượt qua sự sợ hãi trong con người của mình, vượt qua cái sự nghi ngờ được sanh ra do bởi cái sự sợ tiềm ẩn trong con người của mình.
Tôi thấy bài đọc Phúc âm Chúa nhật II Phục Sinh ý nghĩa ghê (Jn 19:20-31). Mấy anh tông đồ xưa ăn cùng mân, ngũ cùng chỗ, làm việc gần gũi với Chúa như rứa, thế mà trải qua mộc cuộc bể dâu của khổ nạn, mấy anh bỏ chạy té khói. SỢ! ‘Cửa nhà các môn đệ tụ họp đóng kín vì sợ người Do thái’. Mà cái sự sợ đó cũng hơi vô lý, vì ở thời điểm đó, mấy người Do thái có ai bắt bớ sách nhiễu đâu, mà mấy anh môn đệ đã sợ rồi. Ngay như anh Phêrô cả, mới bị một người đàn bà chân yếu tay mềm ‘hỏi thăm’ vài câu thôi mà đã xanh máu mặt rồi. Chối Chúa lia lịa, đến nỗi ngày nay ta có câu thành ngữ nổi tiếng “chối như Phêrô chối Chúa” là vậy. Sợ mà lị!
Gẫm tới thân mình, tôi tự thấy mình cũng thuộc giống người sợ hãi đó, chứ có hay ho gì hơn mấy anh tông đồ đâu. Sợ lắm đi thôi. Mà sợ cái chi mới được chớ? Suy nghĩ kỹ thì thấy cái cục sợ to đùng đó không phải từ ngoài mà từ bên trong chính con người của mình. Nó làm cho mình sống không phải với con người thật của mình, mà hình như sống với cái mặt nạ nào đó. Khi mình rời bỏ đám đông để trở về với con người thật của mình, lúc đó mới thấy sợ mình. Các môn đệ đóng cửa phòng lại rồi sợ. Mình trở về với cái cõi một mình ta với ta thì cũng thấy sợ lắm. Trong đêm trường, chợt thấy ta là ác quỉ. Ác quỉ hiện nguyên hình không hề che đậy. Có vậy mới thông cảm cái sợ của mấy anh tông đồ năm xưa. Ông tổng thống nước Mỹ, hình như Roosevelt= thì phải, nói một câu để đời “There is nothing to fear, but fear itself.” Không có gì để sợ ngoài chính cái sự sợ hãi.
Mà sợ cái chi mới được chớ? Ừa, chắc là sợ cái con người mà mình đang là. Con người đó hình như không thật là mình. Chỉ khi mình về với căn phòng của tâm hồn, đóng cửa lại, không còn phải sợ ai nữa, chỉ mình trơ trụi với mình, với một chút thật thà thì mình sẽ biết con người của mình. Trong thinh lặng của đêm trường, ác quỉ bất chợt hiện hình. Chỉ có trong sự trơ trụi, nakedness, mình mới là con người thật. Ngay cả dưới cái bộ áo quần mắc tiền đẹp đẽ, anh vẫn là trơ trụi, trơ trụi sau cái mã đó. Làm sao mà vượt qua được cái sự sợ này hè? Lực bất tòng tâm. Sợ người khác thì ta cứ việc bỏ đi chỗ khác. Sợ hoàn cảnh, ta có thể kiếm chỗ khác dung thân. Nhưng nỗi sợ nằm ngay trong mình ta, nó ngày đêm kè kè bên cạnh thì biết chạy nơi mô? Sự sợ hãi đó nơi các tông đồ được đánh tan khi Chúa Phục Sinh hiện đến và ở giữa họ. Làm sao tôi có thể vượt qua được cái sự sợ đó nếu không có Chúa hiện ra và ở với tôi. Mầu nhiệm Phúc Sinh nó thật với tôi ngày hôm nay là vậy, khi tôi biết vượt qua chính cái sợ về con người không thật của mình, vượt qua cái ác quỉ trong mình.
Nói tới cái anh chàng có họ hàng gần gũi với Mr. Sợ là Mr. Nghi Ngờ. Tôi thích cái anh Tôma ghê nghen. Ai chê cái sự nghi ngờ của Tôma chứ tôi thì thích lắm. Xã hội loài người ngày nay làm gì mà được văn minh tiến bộ, nếu không có cái đầu óc tò mò nhiều chuyện, nghi hoặc. Đâu phải tình cờ mà cái anh chàng Newton rỗi hơi nằm dưới gốc cây táo rồi tò mò nghi vấn tại sao trái tạo lại rụng xuống đất mà không rớt ngược lên trời? Cũng may mà nhờ những cái đầu óc nhiều chuyện nghi vấn đó mà thiên hạ bước đi những bước dài trong khoa học kỹ thuật đó chớ. Không có những đầu óc tò mò nghi vấn nhiều chuyện đó, biết đâu ngày nay thiên hạ vẫn còn è cổ đạp xe đạp dài dài, làm gì mà có máy bay, phi thuyền mà đi vù vù, sáng London chiều New York, ăn sáng tại Sydney ăn tối ở Saigon. Cũng tại cái đầu óc tò mò nhiều chuyện nên mới được như rứa đó chớ. Tôi nghĩ anh chàng Tôma này xứng đáng làm quan thầy các nhà bác học đó. Mấy anh mấy chị bác học dễ gì mà chấp nhận những định lý có sẵn nếu không chứng mình và thử nghiệm thực tế. Đa nghi như Tôma mà lị. Dám đặt câu hỏi là bước đầu để vượt qua cái sợ hãi của ngu dốt. Thầy cô nên thích những học trò ‘hơi nhiều chuyện tò mò’ hỏi này hỏi nọ.
Đức tin của mỗi người chúng ta làm sao trưởng thành và xác tín được nếu không biết đặt câu hỏi và tò mò hiếu kỳ như Tôma “Nếu mắt tôi không nhìn thấy, tay tôi không sờ chạm đến….thì tôi không tin.” Mấy đứa trẻ thiếu nhi vào nhà thờ nghịch ngợm nói chuyện ồn ào, một Soeur già khuyên: Sao tụi con không biết kính trọng sự hiện diện của Chúa trong nhà thờ. Tụi con nít thật thờ thà ngơ ngáo: Oh, mà làm sao chúng con biết có sự hiện diện của Chúa trong nhà thờ hả Soeur? Soeur già chỉ lên nhà Tạm Mình Thánh Chúa nơi có ngọn đèn điện chớp chớp cắt nghĩa: Khi nào các con nhìn lên nhà Tạm thấy đèn chớp chớp là biết Chúa đang hiện diện trong đó. Đám con nít tỏ lòng sùng kính im re. Chúa nhật sau, vào nhà thờ, cái đám con nít ranh chứng nào tật đó, lại ồn ào mất trật tự. Soeur già lại mắng: Sao tụi con không biết kính trọng sự hiện diện của Chúa trong nhà Tạm? Một đứa nhanh miệng thật thà: Soeur ơi, hôm này Chúa đi vắng rồi, vì đèn nhà tạm không thấy chớp chớp nữa. Thì ra hôm đó cúp điện thì làm gì mà có đèn chớp chớp. Phải nói là phục cái đầu óc tò mò đến thực tế quá sức của trẻ con ghê.
Nhưng tò mò, thắc mắc, đặt nghi vấn để rồi xác định và thăng tiến là điều đáng khích lệ. Con nít nhiều khi tò mò hỏi linh tinh làm người lớn bực mình, nhưng những đứa trẻ như vậy lại lớn lên với đầu óc lành mạnh, healthy doubt. Sư nghi ngờ đặt câu hỏi cũng có tính tích cực của nó. Sự nghi vấn của Tôma đã đưa Tôma đến niềm tin xác định “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con.” Các tông đồ như Tôma, họ nghi vấn không phải là để rồi bế tắc trong cái sự nghi vấn của mình, mà để rồi vượt qua và xác tín hơn nữa về điều mình tin. Không vượt qua được sự nghi vấn để xác tín, thì sự nghi vấn đó khác gì ‘đa nghi như Tào Tháo.’
Nếu đức tin của chúng ta chỉ là thứ đức tin con nhà đạo dòng cha truyền con nối thì e rằng cũng như hạt giống rơi trên vỉa hè, bụi gai, đất cạn. Gặp gian nan thử thách, nó như bị chim tha hoặc chết ngạt khô héo. Sự nghi vấn làm cho chúng ta tò mò và đặt vấn đề với những gì mà người ta đút mớn cho mình như mớn cho trẻ con ăn, baby fed! Nó cũng có thể làm cho nền tảng của những gì mà chúng ta một thời tin như đinh đóng cột lung lay, dường như muốn sụp đổ. Có những thứ mà xưa này chúng ta cứ cho đó là chân lý, bỗng dưng chúng ta hồ nghi không biết nó có còn là chân lý? Nó làm cho chúng ta đau đớn muốn ngã quỵ. Các tông đồ như Tôma đã trải nghiệm được điều này. Họ nghi vấn không phải để rồi bế tắc trong sự nghi vấn của mình. Sau biến cố Phục Sinh, họ đã trở nên như những hạt giống rơi vào đất tốt, mục nát đi, họ vượt qua chính mình, vượt qua sự ngờ vực để rồi thăng tiến và xác định hơn nữa niềm tin của mình. Có như vậy họ mới can đảm đổ máu và sống chết vì điều mình tin.
Thì ra trải nghiệm Phục Sinh tuy xa mà gần. Gần lắm, gần đến nỗi nó ở ngay trong ta mà không phải rong rủi mất thời gian tìm kiếm nơi nào. Nói chuyện trải nghiệm về biến cố Phục Sinh của các tông đồ xưa cũng như là để ôn cố tri tân. Trải nghiệm của họ cũng là trải nghiệm của chúng ta. Một trải nghiệm của sự biến đổi nội tâm, biến đổi giá trị, biến đổi thế giới quan và từ đó biến đổi con người và nhân cách sống của người đó. Transformation!
Phục Sinh là vượt qua. Vượt qua con người của sợ hãi vì cái không thật trong mình. Vượt qua sự hồ nghi, sự hồ nghi mà được sanh ra do bởi đánh mất đi niềm tin ở nới chính con người của mình. Vượt qua những thứ mình thấy được trong đời sống hàng ngày thì dể, nhưng vượt qua những thứ có thật mà mắt mình không nhìn thấy vì nó tiềm ẩn sâu xa trong con người của chúng ta thì quả là một thách đố. Chúng ta không có phúc nhìn thấy Chúa Phục Sinh như các tông đồ xưa. Nhưng chúng ta tin chúng ta cũng trải nghiệm cùng một trải nghiệm Phục Sinh như họ. Phúc cho ai không thấy mà tin.
Mùa Phục Sinh 2009
Đèn Saigon ngọn xanh ngọn đỏ, anh ra ngõ lô cốt khắp nơi. Báo chí gần đây than phiền về mấy cái lô cốt ở Saigon ghê lắm. Lô cốt mọc lên như nấm. Hồi đầu năm, báo chí đưa tin là sẽ có 65km đường bị đào xới trong Saigon, sau đó đính chính lại là 75km làm bà con nghe mà tá hoả tam tinh. Nạn lô cốt làm tắc nghẽn giao thông, ảnh hưởng nặng nề đến công ăn việc làm của dân chúng. Ra ngõ đi đâu, vượt qua bao nhiều là lô cốt trên đường phố cũng bở hơi tai. Yêu em chín núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua…nhưng anh e không vượt qua nổi mấy cái lô cốt em ơi!!! Mỗi lần mấy cha bạn mời đi dâng lễ xa xa, tôi vẫn thường hay ca bài ca cô cốt lắm. Địa điểm tôi hay đi dâng Lễ ngày Chúa Nhật, năm ngoái chỉ cần 20 phút là tới, năm nay nhiều khi mất cả tiếng đồng hồ.
Ối xời, vượt qua mấy cái lô cốt mà nhằm nhò gì Tám. Ở Việt Nam mình biết bao nhiều cái còn phải vượt qua, vượt qua khó khăn, vượt qua nghèo đói, vượt cầu, vượt sông thấy mà phát ớn và hồi hộp vì không biết bao nhiêu là hiểm nguy đang rình rập mình trước mặt. Thôi thì đủ thứ để vượt. Nhưng có một thứ vượt qua mà tôi thấy đòi hỏi phải gan góc lắm, can đảm lắm mới làm nổi: Vượt qua chính sự sợ hãi trong con người mình. Và, bên cạnh cái vượt qua sự sợ hãi đó, còn phải vượt qua người em ruột của Mr. Sợ là Mr. Nghi Ngờ. Nói theo như ngôn ngữ nhà đạo của mình thì không có Ơn Chúa phù trợ thì vượt không nổi đâu. Sức người có hạn, lực bất tòng tâm.
Nghĩ tới Phục sinh, chúng ta hiểu nôm na là Chúa sống lại. Chúa sống lại mở lối cho chúng ta con đường đưa đến sự sống vĩnh cửu. Nói như Thánh Phaolô nếu Chúa không sống lại thì chúng ta là người khốn nạn lắm, đức tin của chúng ta hão huyền. Sự sống đời đời là cùng đích là cứu cánh mà chúng ta ai ai cũng nhắm tới.
Nói về Phục Sinh theo nghĩa sống lại từ cõi chết thú thật khó nói lắm. Đơn giản là vì nó không năm trong trải nghiệm thực tế của chúng ta. Chúng ta hầu như chưa ai có trải nghiệm ‘từ trong cõi chết sống lại’ là gì, nên khó ăn khó nói về mầu nhiệm vượt qua này lắm. Vượt qua sự chết để đi vào sự sống!
Nhưng tôi nghĩ Phục Sinh không chỉ là một biến cố xa xưa của quá khứ cách đây gần 2000 năm Chúa sống lại. Phục Sinh cũng không chỉ là một tương lai mà chúng ta ngồi đó chờ một ngày đẹp trời nhắm mắt xuôi tay ‘xác loài người ngày sau sống lại’. Tôi nghĩ mầu nhiệm Phục Sinh theo cái nghĩa vượt qua nó gần gũi tôi lắm, gần đến nỗi tôi phải sống với nó từng ngày từng giây phút của cuộc đời. Phục Sinh theo nghĩa vượt qua sự sợ hãi trong con người của mình, vượt qua cái sự nghi ngờ được sanh ra do bởi cái sự sợ tiềm ẩn trong con người của mình.
Tôi thấy bài đọc Phúc âm Chúa nhật II Phục Sinh ý nghĩa ghê (Jn 19:20-31). Mấy anh tông đồ xưa ăn cùng mân, ngũ cùng chỗ, làm việc gần gũi với Chúa như rứa, thế mà trải qua mộc cuộc bể dâu của khổ nạn, mấy anh bỏ chạy té khói. SỢ! ‘Cửa nhà các môn đệ tụ họp đóng kín vì sợ người Do thái’. Mà cái sự sợ đó cũng hơi vô lý, vì ở thời điểm đó, mấy người Do thái có ai bắt bớ sách nhiễu đâu, mà mấy anh môn đệ đã sợ rồi. Ngay như anh Phêrô cả, mới bị một người đàn bà chân yếu tay mềm ‘hỏi thăm’ vài câu thôi mà đã xanh máu mặt rồi. Chối Chúa lia lịa, đến nỗi ngày nay ta có câu thành ngữ nổi tiếng “chối như Phêrô chối Chúa” là vậy. Sợ mà lị!
Gẫm tới thân mình, tôi tự thấy mình cũng thuộc giống người sợ hãi đó, chứ có hay ho gì hơn mấy anh tông đồ đâu. Sợ lắm đi thôi. Mà sợ cái chi mới được chớ? Suy nghĩ kỹ thì thấy cái cục sợ to đùng đó không phải từ ngoài mà từ bên trong chính con người của mình. Nó làm cho mình sống không phải với con người thật của mình, mà hình như sống với cái mặt nạ nào đó. Khi mình rời bỏ đám đông để trở về với con người thật của mình, lúc đó mới thấy sợ mình. Các môn đệ đóng cửa phòng lại rồi sợ. Mình trở về với cái cõi một mình ta với ta thì cũng thấy sợ lắm. Trong đêm trường, chợt thấy ta là ác quỉ. Ác quỉ hiện nguyên hình không hề che đậy. Có vậy mới thông cảm cái sợ của mấy anh tông đồ năm xưa. Ông tổng thống nước Mỹ, hình như Roosevelt= thì phải, nói một câu để đời “There is nothing to fear, but fear itself.” Không có gì để sợ ngoài chính cái sự sợ hãi.
Mà sợ cái chi mới được chớ? Ừa, chắc là sợ cái con người mà mình đang là. Con người đó hình như không thật là mình. Chỉ khi mình về với căn phòng của tâm hồn, đóng cửa lại, không còn phải sợ ai nữa, chỉ mình trơ trụi với mình, với một chút thật thà thì mình sẽ biết con người của mình. Trong thinh lặng của đêm trường, ác quỉ bất chợt hiện hình. Chỉ có trong sự trơ trụi, nakedness, mình mới là con người thật. Ngay cả dưới cái bộ áo quần mắc tiền đẹp đẽ, anh vẫn là trơ trụi, trơ trụi sau cái mã đó. Làm sao mà vượt qua được cái sự sợ này hè? Lực bất tòng tâm. Sợ người khác thì ta cứ việc bỏ đi chỗ khác. Sợ hoàn cảnh, ta có thể kiếm chỗ khác dung thân. Nhưng nỗi sợ nằm ngay trong mình ta, nó ngày đêm kè kè bên cạnh thì biết chạy nơi mô? Sự sợ hãi đó nơi các tông đồ được đánh tan khi Chúa Phục Sinh hiện đến và ở giữa họ. Làm sao tôi có thể vượt qua được cái sự sợ đó nếu không có Chúa hiện ra và ở với tôi. Mầu nhiệm Phúc Sinh nó thật với tôi ngày hôm nay là vậy, khi tôi biết vượt qua chính cái sợ về con người không thật của mình, vượt qua cái ác quỉ trong mình.
Nói tới cái anh chàng có họ hàng gần gũi với Mr. Sợ là Mr. Nghi Ngờ. Tôi thích cái anh Tôma ghê nghen. Ai chê cái sự nghi ngờ của Tôma chứ tôi thì thích lắm. Xã hội loài người ngày nay làm gì mà được văn minh tiến bộ, nếu không có cái đầu óc tò mò nhiều chuyện, nghi hoặc. Đâu phải tình cờ mà cái anh chàng Newton rỗi hơi nằm dưới gốc cây táo rồi tò mò nghi vấn tại sao trái tạo lại rụng xuống đất mà không rớt ngược lên trời? Cũng may mà nhờ những cái đầu óc nhiều chuyện nghi vấn đó mà thiên hạ bước đi những bước dài trong khoa học kỹ thuật đó chớ. Không có những đầu óc tò mò nghi vấn nhiều chuyện đó, biết đâu ngày nay thiên hạ vẫn còn è cổ đạp xe đạp dài dài, làm gì mà có máy bay, phi thuyền mà đi vù vù, sáng London chiều New York, ăn sáng tại Sydney ăn tối ở Saigon. Cũng tại cái đầu óc tò mò nhiều chuyện nên mới được như rứa đó chớ. Tôi nghĩ anh chàng Tôma này xứng đáng làm quan thầy các nhà bác học đó. Mấy anh mấy chị bác học dễ gì mà chấp nhận những định lý có sẵn nếu không chứng mình và thử nghiệm thực tế. Đa nghi như Tôma mà lị. Dám đặt câu hỏi là bước đầu để vượt qua cái sợ hãi của ngu dốt. Thầy cô nên thích những học trò ‘hơi nhiều chuyện tò mò’ hỏi này hỏi nọ.
Đức tin của mỗi người chúng ta làm sao trưởng thành và xác tín được nếu không biết đặt câu hỏi và tò mò hiếu kỳ như Tôma “Nếu mắt tôi không nhìn thấy, tay tôi không sờ chạm đến….thì tôi không tin.” Mấy đứa trẻ thiếu nhi vào nhà thờ nghịch ngợm nói chuyện ồn ào, một Soeur già khuyên: Sao tụi con không biết kính trọng sự hiện diện của Chúa trong nhà thờ. Tụi con nít thật thờ thà ngơ ngáo: Oh, mà làm sao chúng con biết có sự hiện diện của Chúa trong nhà thờ hả Soeur? Soeur già chỉ lên nhà Tạm Mình Thánh Chúa nơi có ngọn đèn điện chớp chớp cắt nghĩa: Khi nào các con nhìn lên nhà Tạm thấy đèn chớp chớp là biết Chúa đang hiện diện trong đó. Đám con nít tỏ lòng sùng kính im re. Chúa nhật sau, vào nhà thờ, cái đám con nít ranh chứng nào tật đó, lại ồn ào mất trật tự. Soeur già lại mắng: Sao tụi con không biết kính trọng sự hiện diện của Chúa trong nhà Tạm? Một đứa nhanh miệng thật thà: Soeur ơi, hôm này Chúa đi vắng rồi, vì đèn nhà tạm không thấy chớp chớp nữa. Thì ra hôm đó cúp điện thì làm gì mà có đèn chớp chớp. Phải nói là phục cái đầu óc tò mò đến thực tế quá sức của trẻ con ghê.
Nhưng tò mò, thắc mắc, đặt nghi vấn để rồi xác định và thăng tiến là điều đáng khích lệ. Con nít nhiều khi tò mò hỏi linh tinh làm người lớn bực mình, nhưng những đứa trẻ như vậy lại lớn lên với đầu óc lành mạnh, healthy doubt. Sư nghi ngờ đặt câu hỏi cũng có tính tích cực của nó. Sự nghi vấn của Tôma đã đưa Tôma đến niềm tin xác định “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con.” Các tông đồ như Tôma, họ nghi vấn không phải là để rồi bế tắc trong cái sự nghi vấn của mình, mà để rồi vượt qua và xác tín hơn nữa về điều mình tin. Không vượt qua được sự nghi vấn để xác tín, thì sự nghi vấn đó khác gì ‘đa nghi như Tào Tháo.’
Nếu đức tin của chúng ta chỉ là thứ đức tin con nhà đạo dòng cha truyền con nối thì e rằng cũng như hạt giống rơi trên vỉa hè, bụi gai, đất cạn. Gặp gian nan thử thách, nó như bị chim tha hoặc chết ngạt khô héo. Sự nghi vấn làm cho chúng ta tò mò và đặt vấn đề với những gì mà người ta đút mớn cho mình như mớn cho trẻ con ăn, baby fed! Nó cũng có thể làm cho nền tảng của những gì mà chúng ta một thời tin như đinh đóng cột lung lay, dường như muốn sụp đổ. Có những thứ mà xưa này chúng ta cứ cho đó là chân lý, bỗng dưng chúng ta hồ nghi không biết nó có còn là chân lý? Nó làm cho chúng ta đau đớn muốn ngã quỵ. Các tông đồ như Tôma đã trải nghiệm được điều này. Họ nghi vấn không phải để rồi bế tắc trong sự nghi vấn của mình. Sau biến cố Phục Sinh, họ đã trở nên như những hạt giống rơi vào đất tốt, mục nát đi, họ vượt qua chính mình, vượt qua sự ngờ vực để rồi thăng tiến và xác định hơn nữa niềm tin của mình. Có như vậy họ mới can đảm đổ máu và sống chết vì điều mình tin.
Thì ra trải nghiệm Phục Sinh tuy xa mà gần. Gần lắm, gần đến nỗi nó ở ngay trong ta mà không phải rong rủi mất thời gian tìm kiếm nơi nào. Nói chuyện trải nghiệm về biến cố Phục Sinh của các tông đồ xưa cũng như là để ôn cố tri tân. Trải nghiệm của họ cũng là trải nghiệm của chúng ta. Một trải nghiệm của sự biến đổi nội tâm, biến đổi giá trị, biến đổi thế giới quan và từ đó biến đổi con người và nhân cách sống của người đó. Transformation!
Phục Sinh là vượt qua. Vượt qua con người của sợ hãi vì cái không thật trong mình. Vượt qua sự hồ nghi, sự hồ nghi mà được sanh ra do bởi đánh mất đi niềm tin ở nới chính con người của mình. Vượt qua những thứ mình thấy được trong đời sống hàng ngày thì dể, nhưng vượt qua những thứ có thật mà mắt mình không nhìn thấy vì nó tiềm ẩn sâu xa trong con người của chúng ta thì quả là một thách đố. Chúng ta không có phúc nhìn thấy Chúa Phục Sinh như các tông đồ xưa. Nhưng chúng ta tin chúng ta cũng trải nghiệm cùng một trải nghiệm Phục Sinh như họ. Phúc cho ai không thấy mà tin.
Mùa Phục Sinh 2009
Chúa Nhật lòng thương xót Chúa
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
22:39 19/04/2009
CHÚA NHẬT LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA (II PHỤC SINH B)
LỜI CHÚA:
Bài trích Phúc Âm theo thánh Gioan 20,19-31: Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do Thái, Đức Chúa GIÊSU hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: ”Bình an cho các con”. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Đức Chúa GIÊSU lại phán bảo các ông rằng: ”Bình an cho các con. Như CHA đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: ”Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại”.
Bấy giờ trong 12 Tông Đồ, có ông Tôma không cùng ở với các ông khi Đức Chúa GIÊSU hiện đến. Các môn đệ khác nói với ông rằng: ”Chúng tôi đã xem thấy Chúa”. Nhưng ông nói với các ông kia rằng: ”Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Thầy, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”.
Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Đức Chúa GIÊSU hiện đến đứng giữa mà phán: ”Bình an cho các con”. Đoạn Người nói với Tôma: ”Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin”. Tôma thưa rằng: ”Lạy Chúa con, lạy THIÊN CHÚA của con”. Đức Chúa GIÊSU nói với ông: ”Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”.
SUY NIỆM
Xin suy tư về 3 điều: nỗi sợ hãi của các Tông Đồ; lòng cứng tin của Tôma và hồng ân tha thứ của Đức Chúa GIÊSU KITÔ Phục Sinh.
1/ Nỗi sợ hãi của các Tông Đồ.
Lúc ấy là buổi chiều Chúa Nhật Phục Sinh. Tin Vui Đức Chúa GIÊSU KITÔ Sống Lại quá mới mẻ. Các Tông Đồ chưa được diễm phúc trông thấy Thầy Chí Thánh. Trong khi các biến cố đau thương dồn dập xảy ra từ Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy Tuần Thánh vẫn còn đó. Chỉ vỏn vẹn 3 ngày nhưng lại kinh hoàng đến gần như bất tận. Nói thế để diễn tả trạng huống hỗn độn của 12 Tông Đồ: Giuđa phản bội Thầy. Phêrô chối bỏ Thầy. Các vị còn lại hoảng sợ chạy trốn, ngoại trừ Gioan.
Kinh hoàng, hoảng sợ là tâm tình con người khi đối diện với gian nguy và thử thách. Cuộc sống nào cũng tràn đầy khó khăn. Nhưng khó khăn củng cố niềm tin sâu xa vào sự trợ giúp của THIÊN CHÚA, Đấng là CHA Nhân Lành. Ngài không bao giờ để con người mang gánh nặng quá sức. Ngài không bỏ rơi con người đơn độc trong cuộc chiến đấu. Vào mọi lúc và ở bất cứ nơi đâu, tín hữu Công Giáo hãy luôn khẩn cầu cùng Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng đã đánh bại cái chết cùng sự dữ. Ngài là Đấng Toàn Thắng, là Vị Vua Khải Hoàn. Trong gian nan khốn khó hãy ngước nhìn Đức Chúa GIÊSU KITÔ, hãy van xin Ngài. Ngài sẽ đến và ban cho mỗi người sức mạnh, an bình và Tình Yêu.
2/ Lòng cứng tin của Tôma.
Tông Đồ Tôma đại diện cho lớp người kiêu căng, thiển cận, ngoan cố và mù quáng. Họ tự ban cho mình khả năng phê phán tất cả và quyền kiểm chứng mọi sự. Trước mọi dấu chỉ tình yêu, họ chỉ bịt tai nhắm mắt lập đi lập lại: ”Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Thầy, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”.
Ôi cái quyền kiểm chứng hạn hẹp của loài người thật đáng thương biết bao! Làm sao con người có thể hiểu cho thấu và suy cho tường mọi biến cố xảy ra trên trần thế này? Điều khôn ngoan nhất chính là lòng khiêm tốn. Khiêm tốn chấp nhận mọi giáo huấn của các Mục Tử trong Giáo Hội Công Giáo, duy nhất, thánh thiện và tông truyền.
3/ Hồng ân tha thứ của Đức Chúa GIÊSU KITÔ Phục Sinh.
Vì biết rõ cái dại-dột cứng-đầu của Tôma, nên Người đáp ứng ngay: ”Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin”.
Đó chính là thái độ khoan dung tha thứ vô bờ của Đấng vừa là THIÊN CHÚA vừa là Vị CỨU TINH muôn loài. Đôi Bàn Tay mang thương tích của Đức Chúa GIÊSU KITÔ luôn luôn giang rộng để tiếp rước mọi tội nhân, tất cả các hối nhân. Tiếp rước để trao ban an bình và ơn tha thứ. Tín hữu Công Giáo hãy mau mau nép vào vòng tay của Thầy Chí Thánh và khiêm tốn tuyên xưng: ”Lạy Chúa con, lạy THIÊN CHÚA của con”.
Dịp Đại Năm Thánh 2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1978-2005) thiết lập Lễ Lòng Thương Xót Chúa mừng vào Chúa Nhật II sau Lễ Phục Sinh.
Toàn trái đất tràn ngập lòng Nhân Lành của THIÊN CHÚA. Nếu các tâm hồn biết thật sự đón nhận lòng Thương Xót THIÊN CHÚA tuôn đổ trên mọi thọ tạo thì chắc chắn sẽ không có người bất hạnh, kẻ tội nhân và người bị bỏ rơi. Nhưng TẤT CẢ cùng quy tụ trong một đàn chiên duy nhất được hướng dẫn và bảo vệ bởi Đấng Chăn Chiên Nhân Lành đã hiến mạng sống vì đàn chiên. Đấng Chăn Chiên Nhân Lành không hiến dâng mạng sống một lần nhưng tiếp tục trao ban Sự Sống mỗi ngày cho tất cả mọi người cho đến tận cùng thời gian.
Sự dữ tràn ngập trái đất vì Kẻ Thù Satan luôn luôn tìm cách gieo rắc chia rẽ và oán thù. Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa nhắc nhở từng tín hữu Công Giáo van xin Lòng Nhân Lành THIÊN CHÚA và mở cửa tiếp rước Đấng là Tình Quân muôn thưở: ”Này đây Thầy đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Thầy và mở cửa, thì Thầy sẽ vào nhà người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Thầy. Ai thắng, Thầy sẽ cho ngự bên Thầy trên ngai của Thầy, cũng như Thầy đã thắng và ngự bên CHA Thầy trên ngai của Ngài. Ai có tai, thì hãy nghe điều Thần Khí nói với các Hội Thánh” (Khải Huyền 3,20-22).
LỜI CHÚA:
Bài trích Phúc Âm theo thánh Gioan 20,19-31: Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do Thái, Đức Chúa GIÊSU hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: ”Bình an cho các con”. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Đức Chúa GIÊSU lại phán bảo các ông rằng: ”Bình an cho các con. Như CHA đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: ”Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại”.
Bấy giờ trong 12 Tông Đồ, có ông Tôma không cùng ở với các ông khi Đức Chúa GIÊSU hiện đến. Các môn đệ khác nói với ông rằng: ”Chúng tôi đã xem thấy Chúa”. Nhưng ông nói với các ông kia rằng: ”Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Thầy, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”.
Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Đức Chúa GIÊSU hiện đến đứng giữa mà phán: ”Bình an cho các con”. Đoạn Người nói với Tôma: ”Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin”. Tôma thưa rằng: ”Lạy Chúa con, lạy THIÊN CHÚA của con”. Đức Chúa GIÊSU nói với ông: ”Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”.
SUY NIỆM
Xin suy tư về 3 điều: nỗi sợ hãi của các Tông Đồ; lòng cứng tin của Tôma và hồng ân tha thứ của Đức Chúa GIÊSU KITÔ Phục Sinh.
1/ Nỗi sợ hãi của các Tông Đồ.
Lúc ấy là buổi chiều Chúa Nhật Phục Sinh. Tin Vui Đức Chúa GIÊSU KITÔ Sống Lại quá mới mẻ. Các Tông Đồ chưa được diễm phúc trông thấy Thầy Chí Thánh. Trong khi các biến cố đau thương dồn dập xảy ra từ Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy Tuần Thánh vẫn còn đó. Chỉ vỏn vẹn 3 ngày nhưng lại kinh hoàng đến gần như bất tận. Nói thế để diễn tả trạng huống hỗn độn của 12 Tông Đồ: Giuđa phản bội Thầy. Phêrô chối bỏ Thầy. Các vị còn lại hoảng sợ chạy trốn, ngoại trừ Gioan.
Kinh hoàng, hoảng sợ là tâm tình con người khi đối diện với gian nguy và thử thách. Cuộc sống nào cũng tràn đầy khó khăn. Nhưng khó khăn củng cố niềm tin sâu xa vào sự trợ giúp của THIÊN CHÚA, Đấng là CHA Nhân Lành. Ngài không bao giờ để con người mang gánh nặng quá sức. Ngài không bỏ rơi con người đơn độc trong cuộc chiến đấu. Vào mọi lúc và ở bất cứ nơi đâu, tín hữu Công Giáo hãy luôn khẩn cầu cùng Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng đã đánh bại cái chết cùng sự dữ. Ngài là Đấng Toàn Thắng, là Vị Vua Khải Hoàn. Trong gian nan khốn khó hãy ngước nhìn Đức Chúa GIÊSU KITÔ, hãy van xin Ngài. Ngài sẽ đến và ban cho mỗi người sức mạnh, an bình và Tình Yêu.
2/ Lòng cứng tin của Tôma.
Tông Đồ Tôma đại diện cho lớp người kiêu căng, thiển cận, ngoan cố và mù quáng. Họ tự ban cho mình khả năng phê phán tất cả và quyền kiểm chứng mọi sự. Trước mọi dấu chỉ tình yêu, họ chỉ bịt tai nhắm mắt lập đi lập lại: ”Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Thầy, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”.
Ôi cái quyền kiểm chứng hạn hẹp của loài người thật đáng thương biết bao! Làm sao con người có thể hiểu cho thấu và suy cho tường mọi biến cố xảy ra trên trần thế này? Điều khôn ngoan nhất chính là lòng khiêm tốn. Khiêm tốn chấp nhận mọi giáo huấn của các Mục Tử trong Giáo Hội Công Giáo, duy nhất, thánh thiện và tông truyền.
3/ Hồng ân tha thứ của Đức Chúa GIÊSU KITÔ Phục Sinh.
Vì biết rõ cái dại-dột cứng-đầu của Tôma, nên Người đáp ứng ngay: ”Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin”.
Đó chính là thái độ khoan dung tha thứ vô bờ của Đấng vừa là THIÊN CHÚA vừa là Vị CỨU TINH muôn loài. Đôi Bàn Tay mang thương tích của Đức Chúa GIÊSU KITÔ luôn luôn giang rộng để tiếp rước mọi tội nhân, tất cả các hối nhân. Tiếp rước để trao ban an bình và ơn tha thứ. Tín hữu Công Giáo hãy mau mau nép vào vòng tay của Thầy Chí Thánh và khiêm tốn tuyên xưng: ”Lạy Chúa con, lạy THIÊN CHÚA của con”.
Dịp Đại Năm Thánh 2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1978-2005) thiết lập Lễ Lòng Thương Xót Chúa mừng vào Chúa Nhật II sau Lễ Phục Sinh.
Toàn trái đất tràn ngập lòng Nhân Lành của THIÊN CHÚA. Nếu các tâm hồn biết thật sự đón nhận lòng Thương Xót THIÊN CHÚA tuôn đổ trên mọi thọ tạo thì chắc chắn sẽ không có người bất hạnh, kẻ tội nhân và người bị bỏ rơi. Nhưng TẤT CẢ cùng quy tụ trong một đàn chiên duy nhất được hướng dẫn và bảo vệ bởi Đấng Chăn Chiên Nhân Lành đã hiến mạng sống vì đàn chiên. Đấng Chăn Chiên Nhân Lành không hiến dâng mạng sống một lần nhưng tiếp tục trao ban Sự Sống mỗi ngày cho tất cả mọi người cho đến tận cùng thời gian.
Sự dữ tràn ngập trái đất vì Kẻ Thù Satan luôn luôn tìm cách gieo rắc chia rẽ và oán thù. Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa nhắc nhở từng tín hữu Công Giáo van xin Lòng Nhân Lành THIÊN CHÚA và mở cửa tiếp rước Đấng là Tình Quân muôn thưở: ”Này đây Thầy đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Thầy và mở cửa, thì Thầy sẽ vào nhà người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Thầy. Ai thắng, Thầy sẽ cho ngự bên Thầy trên ngai của Thầy, cũng như Thầy đã thắng và ngự bên CHA Thầy trên ngai của Ngài. Ai có tai, thì hãy nghe điều Thần Khí nói với các Hội Thánh” (Khải Huyền 3,20-22).
Năm thánh Phaolô: Hết mình vì Chúa Giêsu
Jos. Tú Nạc, NMS
22:43 19/04/2009
Vào những tuần sắp tới, Nghi thức tế lễ Chúa Nhât trình bày những tuyển chọn thư của Phaolô gửi giáo hữu Philippi, môt cộng đồng mà ông đã tìm gặp. Giống như ngày Phaolô đến Imperial Roman là năm 50 hoặc 20 năm sau cái chết và phục sinh của Chúa Giêsu. Nó đã đánh dấu sự xâm nhập đầu tiên đức tin Ki-tô giáo vào Châu Âu.
Phaolô dường như đã có những chuyến viếng thăm khác đến Philippi khi ông đi qua Macedonia trong chuyến hải hành truyền giáo lần thứ ba (cf. 1 Corinthians 16: 5 và 2 Corinthians 2: 13) và khi ông thay đổi kế hoạch chuyến đi vì những âm mưu của kẻ thù, lên tàu đi Jerusalem từ Macedonia thay vì là Nam Hy lạp (Tông đồ Công vụ 20: 1-6). Đây là lần cực kỳ giao động và xung đột nội tâm đối với Phaolô ( “chúng ta sầu não trong mọi cách – không bàn cãi mà đầy sợ hãi” 2 Corinthians 7: 5) nhưng cũng có một lần khi Thiên Chuá ban phúc lành cho ông với niềm an ủi.
Pha lẫn với niềm an ủi thiêng liêng này là khi ông chịu đau khổ những chuyến hải hành đưa ông đến với niềm kiêu hãnh về lòng can đảm và hành vi độ lượng đối với những giáo hội mà ông đã tìm thấy. Trong trường hợp những người Ki-tô giáo Philippi, ông đã tự thay đổi nguyên tắc giúp đỡ bằng sức lao động của chính mình và nhận tiền của họ ( “không giáo hội nào chia sẻ với tôi về những vấn đề cho đi và lãnh nhận, trừ riêng các bạn. Vì ngay cả lúc tôi ở Thessalonica, đã hơn một lần các bạn đã gửi cho tôi những thứ cần thiết” – Philippians 4:15-16).
Sự mặn nồng của Phaolô đối với dân Philippi rõ ràng, hiển nhiên trong lời nguyện công khai, mà thường được thể hiện bằng giọng điệu của một lá thư: “Mỗi lần tôi tạ ơn Thiên Chúa, tôi nhớ đến các bạn, luôn luôn cầu niềm vui đến với mọi người trong những lời kinh cầu của tôi dành cho các bạn, vì sự chia sẻ Tin mừng từ những ngày đầu tiên cho đến tận bây giờ” (1: 3-5).
Với những liên lạc khác thuộc quyền hạn của Phaolô (Colossians 4: 18, Ephesians 4: 1 và Philenon 9), là thư gửi dân Philippi được đặt tên “lá thư giam cầm,” nêu lên một vài lần thân thế của Phaolô như một tù nhân (1: 7, 13, 16). Sách Tông đồ Công vụ nói đến sự tù đày của Phaolô tại Caesarea (23: 23-26: 32) và ở Rome ( 28: 16-31), nhưng tự thân những lá thư không đưa ra nơi chốn mà Phaolô viết.
Từ những lá thư, có thể như Phaolô đã bị giam cầm không xa Philippi cho lắm, có lẽ ở Ephesus. Đề cập đến ở “Iperial Guard” (1: 13) và “emperor’ s household” (4: 22) phù hợp với Caesarea và Rome. Nhưng những thành phố Đế quốc La mã chẳng hạn như Ephesus, nơi quân đội La mã đóng quân cách xa bằng nhau. Phaolô cân nhắc có khả năng chết vì tù đày của mình. Ông ngẫm nghĩ vì lợi thế của cái chết - sẽ liện lạc với Chúa Ki-tô – nhưng giải quyết những tồn đọng ở bên dưói đã đưa ra những tình thế ưu việt hơn tới các giáo hội phụ thuộc ông: “với tôi, sự sống là Chúa Ki-tô, cái chết là lợi lộc. Nếu tôi sống bằng xương, bằng thịt, điều đó có nghĩa là lao động sinh hoa kết trái đối với tôi… và tôi phải chịu giằng co giữa hai thái cực: khát khao của tôi là để được bắt đầu cùng Chúa Ki-tô, vì đó là điều tốt hơn nhiều; nhưng tôi vẫn còn sống bằng xương bằng thịt thì đối với các bạn là điều cần thiết” (1: 21-24).
Việc lãnh nhận tinh thần Chúa Ki-tô vọng về bất ngờ từ việc Chúa Giêsu phục sinh của mình, và bằng cách này đã biến đổi cách nhìn của ông rất nhiều, ông đã tích luỹ ý thức trân trọng sớm hơn. Phaolô đã từ bỏ mọi thứ - kể cả những việc đúng đắn ông đã đạt được bởi theo Lề luật không thể chê trách được - bởi lợi thế tối cao và sự nhận biết về Chúa của mình. Bây giờ, đã hấp dẫn ông thấu hiểu bởi cuộc đời phục sinh của Chúa Ki-tô ( “phần thưởng của Thiên Chúa về Nước Thiên đàng trong Chúa Giêsu Ki-tô” 3: 14) và để điều đó vượt lên trên sức mạnh của sự sống: “Bất cứ cái gì tôi đã đạt được, những điều này tôi đã gặp gỡ coi như tôi đã đánh mất vì Chúa Ki-tô. Hơn thế nữa, tôi coi mọi thứ như đã mất vì giá trị nhận biết Chúa Giêsu Ki-tô của tôi trội hơn hết. Vì mục đích của Người tôi đã chịu đau khổ mất tất cả mọi thứ, và tôi coi chúng như chuyện vô lý để tôi có thể giành được Chúa Ki-tô và được tìm thấy nơi Người … tôi muốn biết chúa Ki-tô và quyền năng phục sinh của Người” (3: 7-10).
Sự quên mình này của Phaolô biểu thị sự tác động mạnh đối với ông trong việc rao giảng tự hiến hết lòng với Chúa Giêsu Ki-tô mà đã không đầu hàng như là một mẫu mực cho tất cả môn đệ (2: 6-11). Không giống như Adam người mà đã cố nắm lấy sự ngang hàng với Thiên Chúa, Phaolô nói Con Một thiên Chúa đã đảm nhận điều kiện nô lệ bằng việc chấp nhận điều kiện bản tính loài người.
Rồi sau đó, Ông đã chấp nhận sự vong thân này là bởi sự trở nên tuân phục trước Thiên Chúa tới cái chết, “ngay cả cái chết trên thập giá” (2:8). Thánh ca Ki-tô giáo cổ đaị này có lẽ Phaolô đã trích dẫn (nếu không phải ông viết), mô tả ( một cách sinh động bằng lời) việc rao giảng đặc biệt, khác thường về Chúa chúng ta người mà đã được tán dương bởi Thiên Chúa về việc tự hiến thân mình và để rồi chính vì thế đã được vinh danh “Đức Chúa Con.”
Thiên hướng này của Chúa Giêsu là một mẫu mực đối với những Ki-tô hữu trong moị thời đại. Khi điều này là hiển nhiên, các Ki-tô hữu trong mọi lúc có thể tiếp nhận tức khắc lời cổ vũ khắng khít của Phaolô trong lá thư này: “Luôn hân hoan trong Chúa, tôi sẽ đáp lại, Hân Hoan.” (4: 4).
Nguồn: The Catholic Register
Phaolô dường như đã có những chuyến viếng thăm khác đến Philippi khi ông đi qua Macedonia trong chuyến hải hành truyền giáo lần thứ ba (cf. 1 Corinthians 16: 5 và 2 Corinthians 2: 13) và khi ông thay đổi kế hoạch chuyến đi vì những âm mưu của kẻ thù, lên tàu đi Jerusalem từ Macedonia thay vì là Nam Hy lạp (Tông đồ Công vụ 20: 1-6). Đây là lần cực kỳ giao động và xung đột nội tâm đối với Phaolô ( “chúng ta sầu não trong mọi cách – không bàn cãi mà đầy sợ hãi” 2 Corinthians 7: 5) nhưng cũng có một lần khi Thiên Chuá ban phúc lành cho ông với niềm an ủi.
Pha lẫn với niềm an ủi thiêng liêng này là khi ông chịu đau khổ những chuyến hải hành đưa ông đến với niềm kiêu hãnh về lòng can đảm và hành vi độ lượng đối với những giáo hội mà ông đã tìm thấy. Trong trường hợp những người Ki-tô giáo Philippi, ông đã tự thay đổi nguyên tắc giúp đỡ bằng sức lao động của chính mình và nhận tiền của họ ( “không giáo hội nào chia sẻ với tôi về những vấn đề cho đi và lãnh nhận, trừ riêng các bạn. Vì ngay cả lúc tôi ở Thessalonica, đã hơn một lần các bạn đã gửi cho tôi những thứ cần thiết” – Philippians 4:15-16).
Sự mặn nồng của Phaolô đối với dân Philippi rõ ràng, hiển nhiên trong lời nguyện công khai, mà thường được thể hiện bằng giọng điệu của một lá thư: “Mỗi lần tôi tạ ơn Thiên Chúa, tôi nhớ đến các bạn, luôn luôn cầu niềm vui đến với mọi người trong những lời kinh cầu của tôi dành cho các bạn, vì sự chia sẻ Tin mừng từ những ngày đầu tiên cho đến tận bây giờ” (1: 3-5).
Với những liên lạc khác thuộc quyền hạn của Phaolô (Colossians 4: 18, Ephesians 4: 1 và Philenon 9), là thư gửi dân Philippi được đặt tên “lá thư giam cầm,” nêu lên một vài lần thân thế của Phaolô như một tù nhân (1: 7, 13, 16). Sách Tông đồ Công vụ nói đến sự tù đày của Phaolô tại Caesarea (23: 23-26: 32) và ở Rome ( 28: 16-31), nhưng tự thân những lá thư không đưa ra nơi chốn mà Phaolô viết.
Từ những lá thư, có thể như Phaolô đã bị giam cầm không xa Philippi cho lắm, có lẽ ở Ephesus. Đề cập đến ở “Iperial Guard” (1: 13) và “emperor’ s household” (4: 22) phù hợp với Caesarea và Rome. Nhưng những thành phố Đế quốc La mã chẳng hạn như Ephesus, nơi quân đội La mã đóng quân cách xa bằng nhau. Phaolô cân nhắc có khả năng chết vì tù đày của mình. Ông ngẫm nghĩ vì lợi thế của cái chết - sẽ liện lạc với Chúa Ki-tô – nhưng giải quyết những tồn đọng ở bên dưói đã đưa ra những tình thế ưu việt hơn tới các giáo hội phụ thuộc ông: “với tôi, sự sống là Chúa Ki-tô, cái chết là lợi lộc. Nếu tôi sống bằng xương, bằng thịt, điều đó có nghĩa là lao động sinh hoa kết trái đối với tôi… và tôi phải chịu giằng co giữa hai thái cực: khát khao của tôi là để được bắt đầu cùng Chúa Ki-tô, vì đó là điều tốt hơn nhiều; nhưng tôi vẫn còn sống bằng xương bằng thịt thì đối với các bạn là điều cần thiết” (1: 21-24).
Việc lãnh nhận tinh thần Chúa Ki-tô vọng về bất ngờ từ việc Chúa Giêsu phục sinh của mình, và bằng cách này đã biến đổi cách nhìn của ông rất nhiều, ông đã tích luỹ ý thức trân trọng sớm hơn. Phaolô đã từ bỏ mọi thứ - kể cả những việc đúng đắn ông đã đạt được bởi theo Lề luật không thể chê trách được - bởi lợi thế tối cao và sự nhận biết về Chúa của mình. Bây giờ, đã hấp dẫn ông thấu hiểu bởi cuộc đời phục sinh của Chúa Ki-tô ( “phần thưởng của Thiên Chúa về Nước Thiên đàng trong Chúa Giêsu Ki-tô” 3: 14) và để điều đó vượt lên trên sức mạnh của sự sống: “Bất cứ cái gì tôi đã đạt được, những điều này tôi đã gặp gỡ coi như tôi đã đánh mất vì Chúa Ki-tô. Hơn thế nữa, tôi coi mọi thứ như đã mất vì giá trị nhận biết Chúa Giêsu Ki-tô của tôi trội hơn hết. Vì mục đích của Người tôi đã chịu đau khổ mất tất cả mọi thứ, và tôi coi chúng như chuyện vô lý để tôi có thể giành được Chúa Ki-tô và được tìm thấy nơi Người … tôi muốn biết chúa Ki-tô và quyền năng phục sinh của Người” (3: 7-10).
Sự quên mình này của Phaolô biểu thị sự tác động mạnh đối với ông trong việc rao giảng tự hiến hết lòng với Chúa Giêsu Ki-tô mà đã không đầu hàng như là một mẫu mực cho tất cả môn đệ (2: 6-11). Không giống như Adam người mà đã cố nắm lấy sự ngang hàng với Thiên Chúa, Phaolô nói Con Một thiên Chúa đã đảm nhận điều kiện nô lệ bằng việc chấp nhận điều kiện bản tính loài người.
Rồi sau đó, Ông đã chấp nhận sự vong thân này là bởi sự trở nên tuân phục trước Thiên Chúa tới cái chết, “ngay cả cái chết trên thập giá” (2:8). Thánh ca Ki-tô giáo cổ đaị này có lẽ Phaolô đã trích dẫn (nếu không phải ông viết), mô tả ( một cách sinh động bằng lời) việc rao giảng đặc biệt, khác thường về Chúa chúng ta người mà đã được tán dương bởi Thiên Chúa về việc tự hiến thân mình và để rồi chính vì thế đã được vinh danh “Đức Chúa Con.”
Thiên hướng này của Chúa Giêsu là một mẫu mực đối với những Ki-tô hữu trong moị thời đại. Khi điều này là hiển nhiên, các Ki-tô hữu trong mọi lúc có thể tiếp nhận tức khắc lời cổ vũ khắng khít của Phaolô trong lá thư này: “Luôn hân hoan trong Chúa, tôi sẽ đáp lại, Hân Hoan.” (4: 4).
Nguồn: The Catholic Register
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thệ Phản tự do và Công Giáo tự do
Vũ Văn An
09:49 19/04/2009
Thệ Phản tự do và Công Giáo tự do
Các người Công Giáo theo phe tự do ( tự do theo nghĩa thần học chứ không theo nghĩa chính trị) luôn khiến người ta phải ngạc nhiên. Vì một đàng, họ tỏ ra rất chân thành gắn bó với tôn giáo của mình. Nhưng đàng khác, họ lại vận động cho các thay đổi về luân lý cũng như về thần học, mà nếu đem ra thực hành, chắc chắn sẽ đem Giáo Hội của họ đến chỗ tự diệt. Đó là nhận định tổng quát của David R. Carlin, tác giả cuốn “The Decline and Fall of the Catholic Church in America” (Sự Suy Thoái và Xuống Dốc của Giáo Hội Công Giáo Mỹ).
Căn cứ vào đâu mà dám nói như trên? Căn cứ vào lịch sử của Thệ Phản. Lịch sử này cho thấy chuyện gì sẽ xẩy ra khi một giáo hội Kitô giáo trở thành tự do hay hiện đại. Khi hiểu rõ cái lịch sử đáng buồn đó của Thệ Phản, không một người Công Giáo nào lại đi hô hào việc giải phóng thần học và hiện đại hóa Đạo Công Giáo.
Ở Hoa Kỳ, phe tự do của Thệ Phản luôn có ba đặc điểm sau đây: (1) Cố gắng tìm ra một thỏa hiệp hay con đường trung dung (via media) giữa Kitô giáo truyền thống và chủ nghĩa bài Kitô giáo hợp thời trang hiện nay. (2) Trong khi đi tìm thoả hiệp trên, họ sẵn sàng vứt bỏ một số tín điều truyền thống của Kitô giáo, coi chúng như những hành lý ‘quá kí’. (3) Để bù đắp cho việc làm suy yếu tín lý này, họ tăng cường các cam kết luân lý.
Xin đơn cử ba “thời điểm” trong lịch sử của phong trào tự do Thệ Phản để minh chứng điều vừa nói. Thời điểm đầu tiên chính là lúc xuất hiện thuyết Nhất Thể (Unitarianism) vào đầu thế kỷ thứ 19. Phong trào bài Kitô giáo lúc đó là thuyết Duy Thần (Deism) tìm thấy trong các trước tác như The Age of Reason của Tom Paine. Thế là, trong cố gắng tìm ra con đường trung dung, thuyết Nhất Thể sẵn sàng vứt bỏ Thiên Chúa Ba Ngôi, thần tính của Chúa Kitô, tội nguyên tổ và khá nhiều học lý khác của Kitô giáo. Và để bù đắp cho việc vứt bỏ đó, họ mạnh mẽ dấn thân vào việc chống lại chế độ nô lệ.
Thời điểm thứ hai là lúc xuất hiện thuyết Duy Hiện Đại (Modernism) vào cuối thế kỷ 19 qua đầu thế kỷ 20, lúc phong trào bài Kitô giáo được nhiều người ủng hộ lúc ấy chính là thuyết Bất Khả Tri (Agnosticism) (Herbert Spencer và Thomas Henry Huxley ở Anh, còn ở Hoa Kỳ là Robert Ingersoll). Phong trào duy hiện đại của Thệ Phản không công khai bác bỏ các tín điều truyền thống như thuyết Nhất Thể trên đây từng làm, nhưng đề cập tới các tín điều ấy một cách rất hàm hồ. Thí dụ, họ vẫn cho rằng họ tin Thiên Chúa Ba Ngôi, tin thần tính của Chúa Kitô, tin Phục Sinh… nhưng nếu khảo sát kỹ các điều họ nói, ta sẽ thấy họ thực sự không tin các tín điều đó chút nào. Thay vào đó, họ tin những điều khác hẳn, họ bóp méo ý nghĩa trong các thuật ngữ Kitô giáo truyền thống để áp dụng vào các niềm tin mới, không theo truyền thống chút nào. (Phe Thệ Phản tự do ngày nay như Marcus Borg chẳng hạn, cũng đang làm như vậy). Để đền bù cho việc vứt bỏ tín điều này, phe duy hiện đại mạnh mẽ cam kết phục vụ “phúc âm xã hội”.
Thời điểm thứ ba là lúc đáp ứng cuộc Cách Mạng Tình Dục trong hai thập niên 1960 và 1970. Lúc ấy, cuộc Cách Mạng này chính là hình thức bài Kitô giáo rất hợp thời trang, và cả ngày nay nữa, nó vẫn là một thời trang ăn khách. Phe Thệ Phản tự do, trong khi đi tìm con đường trung dung, đã chúc lành một cách có điều kiện cho việc làm tình tiền hôn nhân, cho việc sống chung mà không cần cheo cưới, cho việc phá thai, đồng tính luyến ái, và gần đây hơn, hôn nhân giữa những người cùng một giới tính. Nói “một cách có điều kiện” là bởi vì phe Thệ Phản tự do bảo rằng họ chỉ ủng hộ những việc ấy khi chúng được thực hiện một cách có suy nghĩ, có cầu nguyện và có yêu thương. Ở thời điểm thứ ba này, việc gia tăng các cam kết luân lý không còn liên hệ tới các hệ luận của nền luân lý Kitô giáo nữa, như trong hai trường hợp trên kia, nhưng mạnh mẽ cam kết đối với các yếu tố của một nền luân lý tính dục vốn chống lại Kitô giáo.
Phe Thệ Phản tự do thuộc một thế hệ nào bất cứ đều nói rằng: “Chúng tôi trút bỏ các yếu tố A, B, và C khỏi Kitô giáo truyền thống, và chỉ thế thôi, không trút bỏ thêm nữa”. Nhưng thế hệ sau đó sẽ nói: “Nếu cha ông chúng tôi đã trút bỏ các điều A, B, C, thì chúng tôi sẽ trút bỏ các điều D, E, F, và chỉ có thế, không trút bỏ thêm”. Và dĩ nhiên cứ thế tiếp diễn. Một khi “quyền trút bỏ” đã được khích lệ, thì cuối cùng, điều gì rồi cũng bị trút bỏ được cả.
Cho nên trong phần lớn thời kỳ 200 năm qua, phe Thệ Phản tự do đã trút bỏ hầu hết nội dung Kitô giáo ra khỏi tôn giáo của mình. Trước nhất, họ trút bỏ nội dung tín lý; gần đây hơn, họ trút bỏ hết nội dung luân lý Kitô giáo. Lẽ dĩ nhiên, phe tự do cho rằng họ chỉ trút bỏ “các niềm tin quá trớn” không có tính chủ yếu trong Kitô giáo và luôn duy trì nội dung chủ yếu của tôn giáo này là tình yêu đối với người lân cận. Mà cái tình yêu người lân cận này thực ra cũng chỉ là việc khoan dung và khuyến khích những điều vốn bị Kitô giáo coi là tội trọng!
Như thế, hẳn chẳng có ai ngạc nhiên khi thấy giáo phái Thệ Phản nào bị phe tự do này ảnh hưởng đều đang nhanh chóng mất dần tín hữu, không phải chỉ trong tương quan với dân số toàn quốc nói chung mà là trong con số tuyệt đối.
Người ta cũng chẳng ngạc nhiên khi thấy Giáo Hội Công Giáo Mỹ, mà một phần tín hữu đã chạy theo chiều hướng thần học tự do sau Công Đồng Vatican II, cũng đang suy thoái. Sự suy thoái của Công Giáo chắc chắn bị che lấp bởi cách thế ‘ma giáo’ được người Công Giáo sử dụng để đếm số các thành viên của mình. Thực thế, được ‘đếm’ là người Công Giáo nếu đã rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo. Bởi thế, mà hàng triệu người tuy được ‘đếm’ là Công Giáo mà hoàn toàn dửng dưng, thậm chí còn thù nghịch, với Đạo Công Giáo nữa. Nếu chỉ đếm là Công Giáo những ai biết nghiêm chỉnh đối với tôn giáo của mình, như ít nhất cũng tham dự Thánh Lễ một lần vào ngày cuối tuần, thì chắc chắn ta sẽ thấy số người Công Giáo đang dần dần giảm sút đi.
Nếu chịu trung thực với chính mình, thì không một người Công Giáo nào, sau khi biết rõ lịch sử của phe Thệ Phản tự do, lại có thể ủng hộ phong trào thần học trong việc tự do hóa Đạo của mình. Khốn thay, trên thực tế, vẫn có những người Công Giáo hiểu biết lịch sử nhưng lại không chịu trung thực với chính mình, trong khi phần đông người Công Giáo không biết bao nhiêu về cái lịch sử kia. Cho nên người ta rất sợ cái đà suy thoái trên cứ thế tiếp diễn.
Công Giáo tự do
Một độc giả ký tên DJP, sau khi đọc D.R. Carlin, viết rằng phe Công Giáo tự do đang trở thành có tổ chức và hành động như một hội kín nhằm áp đặt các phương thức canh tân cũng như cách hiểu Phúc Âm của họ lên Giáo Hội định chế. Ông trưng một số bằng chứng:
(1) Một nữ tu ở Milwaukee, bang Wisconsin, viết cho một tờ báo Công Giáo địa phương để ủng hộ việc phá thai, còn dám gọi việc ấy là do Chúa chọn (divine choice) nữa. Hiển nhiên bà ta đã liên hiệp được với nhiều người trong Giáo Hội đi theo quan điểm của mình, chứ nếu không, một người công khai khấn dòng làm sao dám đưa ra một tuyên bố công khai như thế? Quan điểm của bà phổ biến giữa các nữ tu sĩ tiến bộ đến nỗi người ta sợ rằng họ không còn cho phá thai là việc xấu nữa… Chính vì thế mà một số đại học Công Giáo đã trở thành vườn ươm cho phong trào phò phá thai. Cũng chính vì thế, vị chủ tịch của Trinity College ở Hartford, Connecticut, mới hàm ý trên một tờ báo lớn của địa phương rằng một lá phiếu cho Obama là một lá phiếu ủng hộ phá thai, mà vị chủ tịch này là người ủng hộ Obama.
(2) Phần lớn các trang mạng của các cộng đồng nữ tu tiến bộ đều chú tâm một là tới việc thu lượm chai lọ bằng nhựa hai là tới việc chơi trò tìm đường lắt léo (labyrinth). Các công bố sứ mệnh (mission statements) của họ nói rất ít tới các cam kết tôn giáo đối với Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người, và hầu như không đề cập gì tới lòng trung thành của họ đối với Giáo Hội. Đáng lưu ý một điều là họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để thu lượm chai lọ bằng nhựa, chứ hầu như không làm gì hết hay không nói gì hết về việc bảo vệ các trẻ em chưa sinh ra đời. Phần lớn các hình ảnh phụng vụ của họ loại trừ hẳn nam giới, nhất là các linh mục. Còn Thánh Thể thì sao? Cái nền văn hóa Công Giáo hình như không còn, không hiện hữu nữa trong tu viện của họ. Điều khiến người ta thắc mắc và bối rối là họ vẫn tiếp tục mặc áo dòng, trùm khăn đầu. Điều ấy hình như gây gương mù gương xấu nhiều hơn thì phải!
(3) Hãy đọc các lời tuyên bố với báo chí cũng như các bài vở chuyển tải lên mạng của Hội Đồng Lãnh Đạo Các Dòng Nữ (The Leadership Conference of Women Religious), bạn sẽ thấy họ sẵn sàng tham gia các lực lượng chính trị của phe chống đối các giáo huấn căn bản nhất của Giáo Hội Công Giáo. Đã đành là họ có cố gắng tìm cách bắt tay với giáo hội định chế, nhưng họ thề cho đến chết rằng họ sẽ không bao giờ thỏa hiệp mà chịu từ bỏ niềm tin rằng Giáo Hội quả sai lầm về các vấn đề phá thai, linh mục đàn bà, liên hệ tình dục bên ngoài hôn nhân truyền thống. Nếu đặt các nhà lãnh đạo của họ lên một dữ căn (database) toàn quốc, bạn sẽ thấy ta đang có những tác giả và lãnh tụ cực tả ngay trong lòng Giáo Hội.
(4) Phe cực tả Công Giáo đang dự định tổ chức một cuộc họp vào năm tới để phác thảo ra các chiến lược chống đối Giáo Hội và các phương thế hỗ trợ chính phủ Obama. Họ rất rõ ràng trong mục tiêu và họ hy vọng sẽ bắt tay với các phong trào như Người Công Giáo Phò Chọn Lựa (Catholics for Choice), Liên Minh Công Giáo Phò Ích Chung (The Catholic Alliance for the Common Good) v.v… để chống đối các giáo huấn chính thức của Giáo Hội. Họ đã bắt đầu lên tiếng bênh vực Đạo Luật Tự Do Chọn Lựa (FOCA) hay ít nhất cũng cố gắng làm tịt ngòi các lo âu khi FOCA được thông qua. Vị chủ tịch Các Bệnh Viện Công Giáo, chẳng hạn, dám tuyên bố rằng FOCA sẽ không buộc các bệnh viện Công Giáo phải đóng cửa. Có ai buộc họ phải đóng cửa đâu, nếu chịu khó thực hiện các thủ tục phá thai. Liệu các vị giám mục Công Giáo có cho phép các bệnh viện Công Giáo im lặng khi các thủ tục như thế diễn ra trong các bệnh viện của mình?
(5) Khá buồn khi thấy 4 thập niên qua, đã có khá nhiều đàn ông, đàn bà chống đối giáo huấn của Giáo Hội. Những người ấy đôi khi lại là chính các mục tử, các nhà điều khiển chương trình RCIA (tân tòng), các quản trị viên giáo xứ, các chủ tịch đại học… khắp nước. Họ âm thầm nhưng rất cương quyết. Thay vì tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, người ta sợ họ đang tự xưng mình là cứu chúa của thế gian.
Đá tảng, Giáo Hội và phe tự do
Một độc giả khác, ký tên Steve B, có cái nhìn tích cực hơn, bằng cách trích dẫn câu Chúa Giêsu nói với Thánh Phêrô: “Con là Đá, và trên tảng đá này, Thầy sẽ xây dựng Giáo Hội của Thầy. Và các cửa hỏa ngục sẽ không bao giờ làm gì được nó” (Mt 16:17-19).
Theo Steve B, trên đây là Lời Thiên Chúa. Và vì ta phải tin tưởng vào Thiên Chúa và Lời của Người, nên ta hãy bớt lo lắng đi và hãy tin tưởng phó thác nhiều hơn. Người sẽ không làm ta thất vọng. Mặc dù 40 năm qua, ta đã chứng kiến nhiều bất ổn trong Giáo Hội Chiến Đấu, trong Giáo Hội Công Giáo trên trần thế, nhưng ta không mất hết, hay gần như mất hết. Có người bỏ đi nhưng cũng có người trở về như chính bản thân Steve B. Hàng lãnh đạo Giáo Hội ở Mỹ trong giai đoạn liền sau Vatican II quả có xuống dốc. Bất trung, không vâng lời, thiếu can đảm, thiếu nghị trình thẳng thắn, sợ bị lép vế nếu tỏ ra chính thống v.v… Những quan điểm trái ngược về tín lý, giáo luật, và giáo lý dẫn tới mơ hồ lớn lao. Không thích quan điểm của một mục tử về ngừa thai hả, đã có “ông linh mục chào hàng” giải quyết. Nhìn kỹ thì thấy cả mục tử lẫn đoàn chiên đều lầm lỗi. Hậu quả: chủ nghĩa tự do tỉnh bơ bước vào Giáo Hội.
Nhưng nay đã khác rồi. Hơn 100 giám mục Mỹ đồng loạt lên tiếng về vấn đề sự sống và cuộc bầu cử vừa qua. Chưa bao giờ xẩy ra một việc như thế trong lịch sử gần đây. Các vị này đang đem lại hiệu quả nhưng bạn không thể một sớm một chiều gỡ bỏ 40 năm sống tầm thường ngày cũ.
Gần đây, Steve B có diễm phúc hầu truyện ba vị linh mục: một vị người Kenya, tới làm việc thường trực tại Mỹ, một vị người Mỹ gốc Việt là cha sở của ông, và một vị người Mỹ. Bốn người cùng bàn luận tới các vấn đề trên. Tất cả đều đồng ý: hàng giáo sĩ vừa là vấn nạn vừa là giải pháp cho Giáo Hội. Giáo Luật và Giáo Lý ngày nay đủ sức làm cho Đức Tin ngay ngắn trở lại. Có điều các linh mục nói thêm: hàng ngũ giáo dân có bổn phận phải học hỏi về Đức Tin vì nay các phương tiện cho việc ấy rất sẵn có. Đàng khác nên biết cách đặt vấn đề, dĩ nhiên phải trong tinh thần bác ái, với hàng giáo sĩ theo phe tự do và việc ấy có thể thay đổi tính chính thống. Dù chủ thuyết tự do là điều xấu, nhưng chính chúng ta, đoàn chiên, đã làm nó trở thành khả thể. Tuy thế, ta vẫn còn hy vọng. Thiên Chúa không bao giờ thất hứa, chỉ là vì ta không sống đủ lâu để thấy lời hứa ấy nên trọn. Phải tin tưởng vào Thiên Chúa, vào lời cầu nguyện và các bí tích…và một chút phong trào phúc âm (evangelism).
Các người Công Giáo theo phe tự do ( tự do theo nghĩa thần học chứ không theo nghĩa chính trị) luôn khiến người ta phải ngạc nhiên. Vì một đàng, họ tỏ ra rất chân thành gắn bó với tôn giáo của mình. Nhưng đàng khác, họ lại vận động cho các thay đổi về luân lý cũng như về thần học, mà nếu đem ra thực hành, chắc chắn sẽ đem Giáo Hội của họ đến chỗ tự diệt. Đó là nhận định tổng quát của David R. Carlin, tác giả cuốn “The Decline and Fall of the Catholic Church in America” (Sự Suy Thoái và Xuống Dốc của Giáo Hội Công Giáo Mỹ).
Căn cứ vào đâu mà dám nói như trên? Căn cứ vào lịch sử của Thệ Phản. Lịch sử này cho thấy chuyện gì sẽ xẩy ra khi một giáo hội Kitô giáo trở thành tự do hay hiện đại. Khi hiểu rõ cái lịch sử đáng buồn đó của Thệ Phản, không một người Công Giáo nào lại đi hô hào việc giải phóng thần học và hiện đại hóa Đạo Công Giáo.
Ở Hoa Kỳ, phe tự do của Thệ Phản luôn có ba đặc điểm sau đây: (1) Cố gắng tìm ra một thỏa hiệp hay con đường trung dung (via media) giữa Kitô giáo truyền thống và chủ nghĩa bài Kitô giáo hợp thời trang hiện nay. (2) Trong khi đi tìm thoả hiệp trên, họ sẵn sàng vứt bỏ một số tín điều truyền thống của Kitô giáo, coi chúng như những hành lý ‘quá kí’. (3) Để bù đắp cho việc làm suy yếu tín lý này, họ tăng cường các cam kết luân lý.
Xin đơn cử ba “thời điểm” trong lịch sử của phong trào tự do Thệ Phản để minh chứng điều vừa nói. Thời điểm đầu tiên chính là lúc xuất hiện thuyết Nhất Thể (Unitarianism) vào đầu thế kỷ thứ 19. Phong trào bài Kitô giáo lúc đó là thuyết Duy Thần (Deism) tìm thấy trong các trước tác như The Age of Reason của Tom Paine. Thế là, trong cố gắng tìm ra con đường trung dung, thuyết Nhất Thể sẵn sàng vứt bỏ Thiên Chúa Ba Ngôi, thần tính của Chúa Kitô, tội nguyên tổ và khá nhiều học lý khác của Kitô giáo. Và để bù đắp cho việc vứt bỏ đó, họ mạnh mẽ dấn thân vào việc chống lại chế độ nô lệ.
Thời điểm thứ hai là lúc xuất hiện thuyết Duy Hiện Đại (Modernism) vào cuối thế kỷ 19 qua đầu thế kỷ 20, lúc phong trào bài Kitô giáo được nhiều người ủng hộ lúc ấy chính là thuyết Bất Khả Tri (Agnosticism) (Herbert Spencer và Thomas Henry Huxley ở Anh, còn ở Hoa Kỳ là Robert Ingersoll). Phong trào duy hiện đại của Thệ Phản không công khai bác bỏ các tín điều truyền thống như thuyết Nhất Thể trên đây từng làm, nhưng đề cập tới các tín điều ấy một cách rất hàm hồ. Thí dụ, họ vẫn cho rằng họ tin Thiên Chúa Ba Ngôi, tin thần tính của Chúa Kitô, tin Phục Sinh… nhưng nếu khảo sát kỹ các điều họ nói, ta sẽ thấy họ thực sự không tin các tín điều đó chút nào. Thay vào đó, họ tin những điều khác hẳn, họ bóp méo ý nghĩa trong các thuật ngữ Kitô giáo truyền thống để áp dụng vào các niềm tin mới, không theo truyền thống chút nào. (Phe Thệ Phản tự do ngày nay như Marcus Borg chẳng hạn, cũng đang làm như vậy). Để đền bù cho việc vứt bỏ tín điều này, phe duy hiện đại mạnh mẽ cam kết phục vụ “phúc âm xã hội”.
Thời điểm thứ ba là lúc đáp ứng cuộc Cách Mạng Tình Dục trong hai thập niên 1960 và 1970. Lúc ấy, cuộc Cách Mạng này chính là hình thức bài Kitô giáo rất hợp thời trang, và cả ngày nay nữa, nó vẫn là một thời trang ăn khách. Phe Thệ Phản tự do, trong khi đi tìm con đường trung dung, đã chúc lành một cách có điều kiện cho việc làm tình tiền hôn nhân, cho việc sống chung mà không cần cheo cưới, cho việc phá thai, đồng tính luyến ái, và gần đây hơn, hôn nhân giữa những người cùng một giới tính. Nói “một cách có điều kiện” là bởi vì phe Thệ Phản tự do bảo rằng họ chỉ ủng hộ những việc ấy khi chúng được thực hiện một cách có suy nghĩ, có cầu nguyện và có yêu thương. Ở thời điểm thứ ba này, việc gia tăng các cam kết luân lý không còn liên hệ tới các hệ luận của nền luân lý Kitô giáo nữa, như trong hai trường hợp trên kia, nhưng mạnh mẽ cam kết đối với các yếu tố của một nền luân lý tính dục vốn chống lại Kitô giáo.
Phe Thệ Phản tự do thuộc một thế hệ nào bất cứ đều nói rằng: “Chúng tôi trút bỏ các yếu tố A, B, và C khỏi Kitô giáo truyền thống, và chỉ thế thôi, không trút bỏ thêm nữa”. Nhưng thế hệ sau đó sẽ nói: “Nếu cha ông chúng tôi đã trút bỏ các điều A, B, C, thì chúng tôi sẽ trút bỏ các điều D, E, F, và chỉ có thế, không trút bỏ thêm”. Và dĩ nhiên cứ thế tiếp diễn. Một khi “quyền trút bỏ” đã được khích lệ, thì cuối cùng, điều gì rồi cũng bị trút bỏ được cả.
Cho nên trong phần lớn thời kỳ 200 năm qua, phe Thệ Phản tự do đã trút bỏ hầu hết nội dung Kitô giáo ra khỏi tôn giáo của mình. Trước nhất, họ trút bỏ nội dung tín lý; gần đây hơn, họ trút bỏ hết nội dung luân lý Kitô giáo. Lẽ dĩ nhiên, phe tự do cho rằng họ chỉ trút bỏ “các niềm tin quá trớn” không có tính chủ yếu trong Kitô giáo và luôn duy trì nội dung chủ yếu của tôn giáo này là tình yêu đối với người lân cận. Mà cái tình yêu người lân cận này thực ra cũng chỉ là việc khoan dung và khuyến khích những điều vốn bị Kitô giáo coi là tội trọng!
Như thế, hẳn chẳng có ai ngạc nhiên khi thấy giáo phái Thệ Phản nào bị phe tự do này ảnh hưởng đều đang nhanh chóng mất dần tín hữu, không phải chỉ trong tương quan với dân số toàn quốc nói chung mà là trong con số tuyệt đối.
Người ta cũng chẳng ngạc nhiên khi thấy Giáo Hội Công Giáo Mỹ, mà một phần tín hữu đã chạy theo chiều hướng thần học tự do sau Công Đồng Vatican II, cũng đang suy thoái. Sự suy thoái của Công Giáo chắc chắn bị che lấp bởi cách thế ‘ma giáo’ được người Công Giáo sử dụng để đếm số các thành viên của mình. Thực thế, được ‘đếm’ là người Công Giáo nếu đã rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo. Bởi thế, mà hàng triệu người tuy được ‘đếm’ là Công Giáo mà hoàn toàn dửng dưng, thậm chí còn thù nghịch, với Đạo Công Giáo nữa. Nếu chỉ đếm là Công Giáo những ai biết nghiêm chỉnh đối với tôn giáo của mình, như ít nhất cũng tham dự Thánh Lễ một lần vào ngày cuối tuần, thì chắc chắn ta sẽ thấy số người Công Giáo đang dần dần giảm sút đi.
Nếu chịu trung thực với chính mình, thì không một người Công Giáo nào, sau khi biết rõ lịch sử của phe Thệ Phản tự do, lại có thể ủng hộ phong trào thần học trong việc tự do hóa Đạo của mình. Khốn thay, trên thực tế, vẫn có những người Công Giáo hiểu biết lịch sử nhưng lại không chịu trung thực với chính mình, trong khi phần đông người Công Giáo không biết bao nhiêu về cái lịch sử kia. Cho nên người ta rất sợ cái đà suy thoái trên cứ thế tiếp diễn.
Công Giáo tự do
Một độc giả ký tên DJP, sau khi đọc D.R. Carlin, viết rằng phe Công Giáo tự do đang trở thành có tổ chức và hành động như một hội kín nhằm áp đặt các phương thức canh tân cũng như cách hiểu Phúc Âm của họ lên Giáo Hội định chế. Ông trưng một số bằng chứng:
(1) Một nữ tu ở Milwaukee, bang Wisconsin, viết cho một tờ báo Công Giáo địa phương để ủng hộ việc phá thai, còn dám gọi việc ấy là do Chúa chọn (divine choice) nữa. Hiển nhiên bà ta đã liên hiệp được với nhiều người trong Giáo Hội đi theo quan điểm của mình, chứ nếu không, một người công khai khấn dòng làm sao dám đưa ra một tuyên bố công khai như thế? Quan điểm của bà phổ biến giữa các nữ tu sĩ tiến bộ đến nỗi người ta sợ rằng họ không còn cho phá thai là việc xấu nữa… Chính vì thế mà một số đại học Công Giáo đã trở thành vườn ươm cho phong trào phò phá thai. Cũng chính vì thế, vị chủ tịch của Trinity College ở Hartford, Connecticut, mới hàm ý trên một tờ báo lớn của địa phương rằng một lá phiếu cho Obama là một lá phiếu ủng hộ phá thai, mà vị chủ tịch này là người ủng hộ Obama.
(2) Phần lớn các trang mạng của các cộng đồng nữ tu tiến bộ đều chú tâm một là tới việc thu lượm chai lọ bằng nhựa hai là tới việc chơi trò tìm đường lắt léo (labyrinth). Các công bố sứ mệnh (mission statements) của họ nói rất ít tới các cam kết tôn giáo đối với Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người, và hầu như không đề cập gì tới lòng trung thành của họ đối với Giáo Hội. Đáng lưu ý một điều là họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để thu lượm chai lọ bằng nhựa, chứ hầu như không làm gì hết hay không nói gì hết về việc bảo vệ các trẻ em chưa sinh ra đời. Phần lớn các hình ảnh phụng vụ của họ loại trừ hẳn nam giới, nhất là các linh mục. Còn Thánh Thể thì sao? Cái nền văn hóa Công Giáo hình như không còn, không hiện hữu nữa trong tu viện của họ. Điều khiến người ta thắc mắc và bối rối là họ vẫn tiếp tục mặc áo dòng, trùm khăn đầu. Điều ấy hình như gây gương mù gương xấu nhiều hơn thì phải!
(3) Hãy đọc các lời tuyên bố với báo chí cũng như các bài vở chuyển tải lên mạng của Hội Đồng Lãnh Đạo Các Dòng Nữ (The Leadership Conference of Women Religious), bạn sẽ thấy họ sẵn sàng tham gia các lực lượng chính trị của phe chống đối các giáo huấn căn bản nhất của Giáo Hội Công Giáo. Đã đành là họ có cố gắng tìm cách bắt tay với giáo hội định chế, nhưng họ thề cho đến chết rằng họ sẽ không bao giờ thỏa hiệp mà chịu từ bỏ niềm tin rằng Giáo Hội quả sai lầm về các vấn đề phá thai, linh mục đàn bà, liên hệ tình dục bên ngoài hôn nhân truyền thống. Nếu đặt các nhà lãnh đạo của họ lên một dữ căn (database) toàn quốc, bạn sẽ thấy ta đang có những tác giả và lãnh tụ cực tả ngay trong lòng Giáo Hội.
(4) Phe cực tả Công Giáo đang dự định tổ chức một cuộc họp vào năm tới để phác thảo ra các chiến lược chống đối Giáo Hội và các phương thế hỗ trợ chính phủ Obama. Họ rất rõ ràng trong mục tiêu và họ hy vọng sẽ bắt tay với các phong trào như Người Công Giáo Phò Chọn Lựa (Catholics for Choice), Liên Minh Công Giáo Phò Ích Chung (The Catholic Alliance for the Common Good) v.v… để chống đối các giáo huấn chính thức của Giáo Hội. Họ đã bắt đầu lên tiếng bênh vực Đạo Luật Tự Do Chọn Lựa (FOCA) hay ít nhất cũng cố gắng làm tịt ngòi các lo âu khi FOCA được thông qua. Vị chủ tịch Các Bệnh Viện Công Giáo, chẳng hạn, dám tuyên bố rằng FOCA sẽ không buộc các bệnh viện Công Giáo phải đóng cửa. Có ai buộc họ phải đóng cửa đâu, nếu chịu khó thực hiện các thủ tục phá thai. Liệu các vị giám mục Công Giáo có cho phép các bệnh viện Công Giáo im lặng khi các thủ tục như thế diễn ra trong các bệnh viện của mình?
(5) Khá buồn khi thấy 4 thập niên qua, đã có khá nhiều đàn ông, đàn bà chống đối giáo huấn của Giáo Hội. Những người ấy đôi khi lại là chính các mục tử, các nhà điều khiển chương trình RCIA (tân tòng), các quản trị viên giáo xứ, các chủ tịch đại học… khắp nước. Họ âm thầm nhưng rất cương quyết. Thay vì tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, người ta sợ họ đang tự xưng mình là cứu chúa của thế gian.
Đá tảng, Giáo Hội và phe tự do
Một độc giả khác, ký tên Steve B, có cái nhìn tích cực hơn, bằng cách trích dẫn câu Chúa Giêsu nói với Thánh Phêrô: “Con là Đá, và trên tảng đá này, Thầy sẽ xây dựng Giáo Hội của Thầy. Và các cửa hỏa ngục sẽ không bao giờ làm gì được nó” (Mt 16:17-19).
Theo Steve B, trên đây là Lời Thiên Chúa. Và vì ta phải tin tưởng vào Thiên Chúa và Lời của Người, nên ta hãy bớt lo lắng đi và hãy tin tưởng phó thác nhiều hơn. Người sẽ không làm ta thất vọng. Mặc dù 40 năm qua, ta đã chứng kiến nhiều bất ổn trong Giáo Hội Chiến Đấu, trong Giáo Hội Công Giáo trên trần thế, nhưng ta không mất hết, hay gần như mất hết. Có người bỏ đi nhưng cũng có người trở về như chính bản thân Steve B. Hàng lãnh đạo Giáo Hội ở Mỹ trong giai đoạn liền sau Vatican II quả có xuống dốc. Bất trung, không vâng lời, thiếu can đảm, thiếu nghị trình thẳng thắn, sợ bị lép vế nếu tỏ ra chính thống v.v… Những quan điểm trái ngược về tín lý, giáo luật, và giáo lý dẫn tới mơ hồ lớn lao. Không thích quan điểm của một mục tử về ngừa thai hả, đã có “ông linh mục chào hàng” giải quyết. Nhìn kỹ thì thấy cả mục tử lẫn đoàn chiên đều lầm lỗi. Hậu quả: chủ nghĩa tự do tỉnh bơ bước vào Giáo Hội.
Nhưng nay đã khác rồi. Hơn 100 giám mục Mỹ đồng loạt lên tiếng về vấn đề sự sống và cuộc bầu cử vừa qua. Chưa bao giờ xẩy ra một việc như thế trong lịch sử gần đây. Các vị này đang đem lại hiệu quả nhưng bạn không thể một sớm một chiều gỡ bỏ 40 năm sống tầm thường ngày cũ.
Gần đây, Steve B có diễm phúc hầu truyện ba vị linh mục: một vị người Kenya, tới làm việc thường trực tại Mỹ, một vị người Mỹ gốc Việt là cha sở của ông, và một vị người Mỹ. Bốn người cùng bàn luận tới các vấn đề trên. Tất cả đều đồng ý: hàng giáo sĩ vừa là vấn nạn vừa là giải pháp cho Giáo Hội. Giáo Luật và Giáo Lý ngày nay đủ sức làm cho Đức Tin ngay ngắn trở lại. Có điều các linh mục nói thêm: hàng ngũ giáo dân có bổn phận phải học hỏi về Đức Tin vì nay các phương tiện cho việc ấy rất sẵn có. Đàng khác nên biết cách đặt vấn đề, dĩ nhiên phải trong tinh thần bác ái, với hàng giáo sĩ theo phe tự do và việc ấy có thể thay đổi tính chính thống. Dù chủ thuyết tự do là điều xấu, nhưng chính chúng ta, đoàn chiên, đã làm nó trở thành khả thể. Tuy thế, ta vẫn còn hy vọng. Thiên Chúa không bao giờ thất hứa, chỉ là vì ta không sống đủ lâu để thấy lời hứa ấy nên trọn. Phải tin tưởng vào Thiên Chúa, vào lời cầu nguyện và các bí tích…và một chút phong trào phúc âm (evangelism).
Hướng Sống Giáo Hội Hiện Ðại: Sứ Mạng Dân Chúa Giữa Trần Gian
Lm. Vũ Kim Chính, SJ
17:25 19/04/2009
Người giáo dân hoàn toàn thuộc về Giáo Hội và thuộc về Mầu Nhiệm của Giáo Hội
I. Nhập Ðề
Khi đề cập tới chủ đề Giáo Hội, là ta mặc nhận những nền tảng căn bản của Giáo Hội Học như: nguồn gốc và bản chất của Giáo Hội. Từ đó ta mới có thể phản tỉnh tới sứ mạng của Giáo hội trong lòng trần thế hiện nay. Và tất cả những cơ cấu Giáo Hội không ngoài mục đích nhằm thực hiện và chu toàn sứ mạng này. Thiết nghĩ không cần phải nghiên cứu hay đào sâu về Giáo Hội Học, chúng ta ai cũng có thể biết được nguồn gốc của Giáo Hội là chính Ðức Kitô. Ngài đã được "sai đi", tức là được Chúa Cha giao cho trọng trách cứu thế và được Chúa Thánh Linh xức dầu thánh hiến để hoạt động trong một "địa chỉ" đặc thù: "mang tin mừng cho kẻ nghèo khó, loan tin giải phóng cho kẻ bị cầm tù, đem ánh sáng cho kẻ đui mù, đem tự do cho kẻ bị áp bức và loan truyền năm hồng ân của Thiên Chúa" (Lc. 4, 18f). Nhờ vậy, Ngài đã đánh thức trần gian, đã dẫn trần gian nhắm theo tiêu chuẩn "Tám Mối Phúc Thật" để dần dần trở thành Nước Chúa. Sự hiện hữu của Giáo Hội được bắt nguồn từ mạch sống này và bản chất của Giáo Hội là cụ thể hóa sứ mạng của Ðức Kitô trong những thời đại và môi trường khác nhau.
Như Chúa Giêsu được sai tới để nhập thể và nhập thế hầu loan truyền và thực hiện Nước Chúa giữa trần gian, Giáo Hội cũng được Ðức Kitô kêu gọi và phái đi để làm chứng nhân của Ngài, hầu mang ơn cứu độ và tin mừng cho tới "cùng trái đất". Như vậy, Giáo Hội phải nhập thế mới có thể sống giữa trần gian, mặc dầu "không thuộc về trần gian". Chính vì thế mới trở thành "Bí Tích" thánh hóa trần gian. Nói cách khác, như Chúa Giêsu khi nhập thế vẫn luôn thông hiệp với Chúa Cha và Chúa Thánh Linh, Giáo hội là Dân Chúa sống giữa trần gian: một bên là cộng đoàn thánh được Chúa chọn sống trong sự hiệp thông của chúa Ba Ngôi, nhưng đàng khác cũng là thành phần của trần gian, chia sẻ vận mệnh của trần gian trong mọi nơi và mọi thời. Giáo Hội qua gần hai ngàn năm đã lưu truyền tới tay chúng ta hôm nay để chúng ta luôn tiếp tục thân phận "hành hương" hầu làm chứng nhân cho Ðức Kitô cho tới ngày Người tái hiện.
Ðể thực thi được sứ mạng làm chứng nhân của Ðức Kitô giữa trần gian và cho trần gian, mặc dù không thuộc về trần gian, chúng ta phải hiểu chính chúng ta cũng như hiểu trần gian. Hiện giờ chúng ta đang sống trong hoàn cảnh nào? Nếu biết rõ được "địa chỉ" này, chúng ta mới hy vọng dùng cách thế nào cho hợp thời hợp cảnh mà đem Tin Mừng đến cho thế gian một cách hữu hiệu hơn. Cũng may cho chúng ta là không phải tự mình vò đầu bóp trán để phát hiện ra những đường hướng và chương trình này, nhưng là do chính Công Ðồng Vatican II đã vạch ra cho chúng ta những phương hướng cụ thể đó. Dầu vậy, chúng ta cũng cần phải phản tỉnh để tự khám phá ra đường hướng này, nhờ đó chúng ta một bên nhận ra Cộng Ðoàn Dân Chúa trong sự liên hệ Hiệp Thông và đàng khác trong tinh thần phụng sự với những khía cạnh mới, trọng tâm mới, nếu chúng ta đứng trên quan điểm Dân Chúa là chứng nhân giữa trần gian và hiện hữu vì trần gian như Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới 1987 và Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh trong Tông Huấn về "Ơn gọi và sứ mệnh của người giáo dân trong Giáo Hội và giữa trần gian".
II. "Ðịa chỉ" của Giáo Hội hiện đại
Mặc dầu không chủ trương Xã Hội Học Thực Nghiệm là nền tảng để định đoạt Tri Thức Luận, nhưng qua những bảng thống kê như là những phương tiện chính xác giúp ta có thể nương theo sự phản tỉnh của các thần học gia để truy tìm "địa chỉ" của Giáo Hội hiện đại. Lẽ đương nhiên, chúng ta cũng có thể tự phản tỉnh và xét xem các thần học gia đó nêu lên những nhận định có xác thực không? Ðó cũng là phần rất quan trọng, nếu không muốn nói là phần quan trọng nhất.
Theo bảng thống kê của Giáo Hội năm 1985, số Công giáo theo từng địa phương có tỷ lệ như sau:
Á Châu: 72,141,000 (8,47%)
Âu Châu: 278,047,000 (32,63%)
Ðại Dương Châu: 6,444,000 (0,76%)
Bắc Mỹ Châu: 64,475,000 (7,57%)
Nam Mỹ Châu: 358,188,000 (42,04%)
Phi Châu: 72,658,000 (8,53%)
Tổng cộng: 851,953,000 (100%)
Nếu đem con số này sánh với một vài bảng thống kê của những năm trước, chúng ta sẽ phát hiện một sự kiện đáng suy nghĩ. Năm 1900, số tín hữu Công giáo sống ở Âu Châu và Bắc Mỹ là 77%. Ðến năm 1970, con số đó đã hạ xuống chỉ còn 49,14% so với số dân Công giáo sống ở khắp hoàn cầu. Và cứ theo đà này, theo nhà thần học W. Buhlmann ước lượng thì năm 2000, khoảng 60% số dân Công giáo sẽ sống ngoài Âu Châu và Bắc Mỹ, nghĩa là số tín hữu Công giáo sẽ sống ở Nam bán cầu và thê giới thứ ba nhiều hơn, nếu không kể tới những nơi dân chúng có thể đến cư ngụ vì công ăn việc làm, thì sự ước lượng trên có thể sai lệch như dân số ở Bắc Mỹ và Âu Châu không gia tăng, ngược lại số người ly khai Giáo Hội có thể tăng. Dĩ nhiên đây chỉ là một giả thuyết mà thôi.
Nhưng bảng thống kê trên là những hiện tượng thúc đẩy nhiều nhà thần học phản tỉnh lại "địa chỉ" của Giáo hội trong lịch sử của Giáo Hội vừa qua cũng như nêu lên những nhận xét về Giáo Hội trong tương lai. Trong những nhà thần học trên, chúng ta chú ý đến ba người tiêu biểu nhất là: Karl Rahner, Johann Baptist Metz và Walter Buhlmann. Cả ba ông đều có một nhận định như sau: "Giáo Hội Công Giáo đang đứng trước ngưỡng cửa của một thời đại mới". Nói cách chung, đứng trên quan điểm lịch sử Giáo Hội, ba ông đều cho rằng Giáo Hội Công Giáo đang bước sang thời kỳ thứ ba.
Trong giai đoạn đầu, tương đối ngắn, Giáo Hội sơ khởi phát triển từ Giáo Hội Do Thái qua Giáo Hội Cận Ðông để trở thành Giáo Hội Latin (Lamã). trong giai đoạn này, Giáo hội đã dần dần gọt bỏ "chủ nghĩa Do Thái" để "bản vị hóa" (inculturation) qua ảnh hưởng của nền văn hóa Hy Lạp. "Công Ðồng Jerusalem" và Thánh Phaolô là những hình ảnh tiêu biểu của giai đoạn này: Giáo Hội sơ khai đã gặp phải những khó khăn do sự ngộ nhận là đồng hóa Giáo Hội với một nền văn hóa và tập quán của một dân tộc, nên khó cởi mở. Nhưng dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh cũng như do sự cương quyết của một số nhà truyền giáo như Phaolô, Giáo hội đã tương đối thành công trong việc "bản vị hóa" chính mình. Ðây là một bài học quí giá cho nhà truyền giáo sau này.
Ở giai đoạn thứ hai, Giáo hội đã trở thành Giáo Hội Tây Phương. Mở đầu cho giai đoạn này là biến cố Hoàng Ðế La mã Constantin đã qui hóa Kitô hữu, đưa Giáo Hội từ một cộng đoàn chứng nhân bị đàn áp trở thành một quốc giáo. Chúng ta không phủ nhận được đây là một thời vàng son của giáo quyền, nhưng đồng thời cũng không thể không chú ý tới sự lu mờ dần vai trò Giáo Hội là Cộng Đoàn Chứng Nhân (Christianity) và thay vào đó là một Ðế Quốc Giáo (Christiandom). Theo đó Giáo Hội khó tránh được những lúc đồng hóa với thế quyền hay tranh chấp với thế quyền. Những kinh nghiệm đau thương này không khỏi không ảnh hưởng tới những phương pháp giải quyết những căng thẳng nội bộ và công cuộc truyền giáo sau này, nhất là khi phải đương đầu với những vấn nạn do những nền văn hóa khác nêu ra. Tóm lại, vì coi mình là "Xã hội toàn mỹ" và là "Bảo tàng Chân lý" (ở đây nếu phân biệt rõ ràng lý thuyết và thực hành có lẽ sẽ tránh được nhiều hiểu lầm), nên khó nhận được mức quan trọng của những nền văn hóa khác cũng như những nền tư tưởng.
Giai đoạn ba, Giáo Hội đang trở thành Giáo Hội Ðại Đồng, hiệp nhất trong đa dạng. Giai đoạn này chính thức bắt đầu với Công Ðồng Vatican II: Giáo Hội nhận ra tầm mức quan trọng của mình là "Ánh Sáng thế gian". Vì vậy, Giáo Hội không thể sống "ngoài" hay sống "trên thế gian được, nhưng phải sống "giữa" những nền văn hóa khác nhau. Như vậy, Giáo Hội nhập thể không phải theo ý niệm "hai vương quốc" (thần thế) những là "bản vị hóa" để những phần tử mình hiện hữu "giữa" thế gian hầu thánh hóa thế gian. Trong giai đoạn Giáo hội đại đồng này, ba thần học gia vừa nêu trên, mỗi người đều nhấn mạnh đến một khía cạnh khác nhau. K. Rahner vì quan tâm cho Giáo Hội tương lai, ông đã khẳng định niềm tin (như vấn đề giữa khoa học tự nhiên và thần học, bàn về "status naturae lapsae...") hay có liên quan tới giáo sĩ (độc thân, phụ nữ...) v.v.... mặc dù những thần học phản tỉnh này có tính cách thảo luận hơn là đề nghị những giải đáp. Nhưng đàng khác ông đã bộc lộ được những "giấc mơ" cho giáo hội tương lai, nhất là về việc cải tổ cơ cấu Giáo hội, làm cho Giáo Hội trở thành một "cộng đoàn" thực sự. Còn ông J.B. Metz thì chủ trương đến khía cạnh thực tiển nhiều hơn, nên ông không ngừng nỗ lực giúp Giáo Hội Âu Châu phản tỉnh trở về nguồn gốc mình đang "theo bước" (nachfolge). Vì mỗi người đều bước theo Chúa nên trở thành một cộng đoàn hỗ tương, nhất là đối với những người cần tương trợ, những người đau khổ. Giáo Hội chỉ có thể thực hành được điều đó, nếu Giáo hội biết sống "theo" và sống trong Ðức Kitô mà thôi, vì chỉ một mình Ngài là nơi mà người tông đồ có thể nhận lãnh được những kinh nghiệm mầu nhiệm ấy.
Trong khi đó, thần học gia W. Buhlmann là một nhà truyền giáo học, đặc biệt quan tâm đến vai trò các xứ truyền giáo trong Giáo Hội. Ông không ngần ngại nhấn mạnh: năm 2000 sẽ là những năm thuộc về Giáo hội Truyền giáo. Nhưng vấn đề chính của Giáo Hội trong tương lai là những vấn đề đa dạng, nên không thể dùng quan điểm nhất dạng để giải quyết được. Những vấn đề như "công lý", "bản vị hóa", "đối thoại với những tôn giáo khác", "tục hóa"... được coi là những vấn đề chính yếu trong Giáo Hội tương lai. Tóm lại, dù có những quan tâm khác nhau về tương lai của Giáo Hội, nhưng cả ba nhà thần học đều công nhận rằng: những suy nghĩ và những phản tỉnh này đều do Công Ðồng Vatican II khởi xướng và chỉ dẫn. "Hành động khai phóng đối với cái nhìn đa dạng cần thiết về tôn giáo cũng như về văn hóa là một nguồn mạch tuôn ra sức sống dồi dào cho Giáo Hội và cho khoa Giáo Hội Học trong hơn 25 năm sau Công Đồng vừa qua. Hành động này bắt nguồn từ một thái độ can trường của Thánh Phaolô để đối diện với mọi hậu quả phát xuất từ những lãnh vực khác nhau trong đời sống Giáo Hội, nhưng đồng thời không phản bội đời sống đức tin đồng nhất và bản chất bất di dịch của đức tin đó".
III. Ðường hướng của Công Ðồng Vatican II
Ðường hướng của Công Ðồng Vatican II là Kim Chỉ Nam của Giáo Hội hiện tại. Công Ðồng Vatican II là công đồng thứ 21 của Giáo Hội Công giáo. Chỉ cần đưa mắt so sánh ba Công Đồng cuối cùng, chúng ta sẽ thấy ngay tính cách đặc thù của Công Đồng Vatican II. Công Đồng Tridentinô được triệu tập để đối kháng với các phe Phái Tin Lành và đồng thời cải cách nội bộ Giáo Hội theo tiêu chuẩn: Giáo Hội được trao trách nhiệm để cứu rỗi các linh hồn. Còn Công đồng Vatican I được triệu tập để đối phó với các phong trao duy lý, duy vật, phiếm thần và vô thần đang hoành hành trong tư tưởng Âu Châu và lan dần vào xã hội. Công Đồng này đã tuyên bố tính cách bất khả ngộ của Ðức Giáo Hoàng. Hai công đồng này đều coi thế giới bên ngoài như một đe dọa và lấy việc bảo vệ mình là quan trọng (Apology). Trong khi đó, Công Đồng Vatican II coi trọng sự hiện hữu của Giáo Hội là "Ánh Sáng của trần gian", nên một đàng kêu gọi mọi tầng lớp Dân Chúa tự phản tỉnh tìm lại nguồn sống của mình là chính Ðức Kitô, nhờ đó mới có thể là Ánh Sáng được; đàng khác cần tìm hiểu trần gian là nơi mình "soi chiếu" (phục vụ).
Trong quan điểm này, "hợp thời hóa" (aggiornamento), "hiểu dấu hiệu của thời đại", "đối thoại", v.v... đã nhấn mạnh đến sự quan tâm của Giáo Hội đối với trần thế. Nói tóm lại, Công Đồng Vatican II là một Công Đồng "Mục Vụ" hơn là bàn về những "tín điều" (mặc dù không thiếu những điều phản tỉnh căn bản làm sáng tỏ tín điều, làm nền tảng cho công việc mục vụ), và luôn quan tâm tới sứ mạng của mình là nhiệm tích của "trần gian" hơn là hiện hữu cho chính mình: "Trung tâm sự hiện hữu của Giáo Hội ở ngoài Giáo Hội". Giáo Hội thực sự tìm lại ý nghĩa hiện hữu nguyên thủy: "được sai đi" (nghĩa là truyền giáo). Sau đây chúng ta đề cập tới một số chi tiết đặc biệt của Công Đồng Vatican II đã ảnh hưởng tới việc phản tỉnh về cơ cấu Giáo Hội: đa dạng hóa trong hiệp nhất, phản tỉnh lý thuyết bắt đầu bằng thực hành, hiệp thông trong đối thoại. Từ những đặc thù này, chúng ta khám phá ra một trọng tâm hợp lý mới của cơ cấu Giáo Hội: người tín hữu giáo dân.
Công Đồng Vatican II là một biến cố đầu tiên trong Giáo Hội Công giáo đã quy tụ được số giáo phụ đông đảo nhất (3,058 vị so với Công đồng Vatican I là 747 vị, và các công đồng trước còn ít hơn nữa) từ khắp nơi trên toàn thế giới, gồm đủ mọi màu da và sắc tộc. Sự đầy đủ cả "lượng lẫn phẩm" này đã nói lên tính cách đa dạng, và xác tín về bộ mặt mới của Giáo Hội. Từ đây Giáo Hội Công Giáo Lamã thoát thai trở thành Giáo Hội hoàn vũ: bên cạnh Ðức Giáo Hoàng là Thượng Hội Ðồng Giám Mục thế giới bao gồm các Hội Ðồng Giám Mục các quốc gia. Vì Giám mục vừa là vị chủ chiên giáo hội địa phương, và vừa được tái xác định là người kế vị của các thánh Tông Ðồ, đã được Chúa Kitô chọn và sai đi. Việc xác nhận Cộng đoàn Giám mục, không những trong thời họp Công Đồng hay họp Thượng Hội Ðồng thế giới, là nền tảng cho việc xác nhận các Hội Ðồng Giám Mục tại các quốc gia, và đồng thời cũng chân nhận thực tại của giáo hội địa phương nữa. Sự kiện này quan trọng đến nổi K. Rahner đã coi đó như là một góp phần quan trọng nhất và đầy hứa hẹn nhất của Công Ðồng Vatican II.
Thực vậy, vai trò Giám mục là quan trọng trong cơ cấu tổ chức, các ngài vừa hiểu biết vừa trực tiếp điều hành Giáo Hội đa dạng thuộc các địa phương khác nhau, nhưng đồng thời cũng chia sẻ với Ðức Giáo Hoàng trong quyền kế vị các Thánh Tông Ðồ để hợp nhất Giáo hội hoàn vũ. Chính tính cách hợp nhất trong đa dạng, phân công để hợp tác này đã bộc lộ rõ ràng nhất khi kết thúc và ban sắc lệnh thực thi Công Ðồng Vatican II. Khi Công Đồng Vatican I kết thúc, Ðức Giáo Hoàng Piô IX đã dùng thể thức truyền thống từ thời Trung cổ để lại: "sacro approbante concilio" với ấn ký của ngài. Còn Công Đồng Vatican II đã được kết thúc bằng một nghi thức chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo là: đầu tiên là lời nhắn nhủ và ban bố của ÐGH Phaolô VI, sau đó là những Thông điệp ngắn nhưng súc tích do nhiều Hồng Y, Giám mục đại diện nhiều quốc gia đồng soạn nhằm gởi đến các tầng lớp trên khắp thế giới: từ giới trí thức, văn nghệ sĩ tới phụ nữ, dân lao động, cho tới những người nghèo, bệnh hoạn và đau khổ, rồi cuối cùng là giới trẻ.
Nhắc tới một vài dữ kiện quan trọng trên, chúng ta thấy rằng Công Ðồng Vatican II không những chỉ xác định lập trường hay chủ trương hợp nhứt trong đa dạng, nhưng thực sự đã khai phóng một đường hướng "thực hành thần học mới": lấy dấu hiệu thời đại làm khởi điểm cho phản tỉnh thần học và mục vụ, rồi đưa ra những lý thuyết (tức là những văn kiện) để hướng dẫn thực hành. Nếu nhìn lại những tài liệu ghi lại sự thành hình của các văn kiện, và cuối cùng thành những hiến chế và sắc lệnh của Công Ðồng, chúng ta sẽ thấy rõ đó là kết quả của các Tiểu Ban nổ lực thu thập tài liệu, cộng thêm những tranh luận dựa trên những "dấu hiệu thời đại" để hợp thời hóa.
Tóm lại, kết quả này được thành hình là nhờ việc biết tổng hợp cả hành động lẫn lý thuyết vậy. Donal Kerr đã ghi lại hình ảnh "đang xảy ra" ở tại Roma lúc đó: "Khung cảnh sinh hoạt quan trọng chưa từng có: nhiều giáo phụ đồng loạt cùng nhau cắp sách đến trường để học hỏi những vấn đề thần học mới, đàng khác nhiều nhà chuyên môn được mời về Roma để lắng nghe và phát biểu ý kiến trong những phiên họp khoáng đại... Roma đã thành một hiện trường hội nhập "phản tỉnh" hay ít nhất là "lắng nghe" vấn đề thần học quan trọng. Nếu đường hướng thực thi thần học này trở nên mẫu mực cho những cuộc hội họp khác thuộc phạm vi nhỏ hơn như trong các địa phận hay xứ đạo, thì có lẽ giáo hội địa phương sẽ trở thành sống động hơn nhiều, vì không những lý thuyết và thực hành trở thành một thực thể bất khả phân, hơn nữa mỗi người tham dự đều tích cực đóng góp tùy theo phạm vi "chuyên môn" của mình; đồng thời cũng nhận lãnh những linh cảm của người khác. Kinh nghiệm "đặc biệt" quí giá của các giáo phụ phải là mẫu mực mới (paradigm) của các cộng đoàn dân Chúa, thì việc hợp tác giữa các tầng lớp mới thực thi đúng đường hướng của Công Đồng được. "Sự liên quan thực tại giữa thực trạng linh động và thực trạng xã hội nơi chúng ta phục vụ là một nguồn mạch căng thẳng không ngừng trong thuyết lý giáo hội xã hội học và trong chính cuộc sống của Giáo Hội".
Công Đồng Vatican II là một Công Đồng đầu tiên không có đề mục nào lên án tuyệt thông. Nét độc đáo trong Giáo Hội nói lên tính cách đặc thù chủ trương dùng đối thoại như là một phương tiện cần thiết để hợp nhất Kitô giáo, cũng như liên lạc với các tôn giáo khác, kể cả việc giao tiếp với những người vô thần. Nguyên tắc bình đẳng (par cum pari) và tôn trọng lẫn nhau là điều kiện thiết yếu để có một cuộc đối thoại chân chính. Ðể có tinh thần công đồng tính này (ecumenical), Giáo Hội một đàng chân nhận thân phận "hành hương" của mình, nên không từ chối chấp nhận "ecclesia semper reformanda" (Hiệp nhất số 6), đàng khác khi tìm hiểu cần phải tôn trọng chân lý cộng với lòng nhân hậu. Nếu về đối thoại, Công Đồng càng phải đề cao mối liên lạc giữa các cơ cấu và sự hợp tác giữa các chi thể trong Giáo Hội nhiều hơn. Lẽ đương nhiên, cần bàn sâu xa và phổ quát của niềm tin thông hiệp trong đối thoại phải là sự hiện hữu của Thánh Linh hoạt động trong và ngoài Giáo Hội: "Giáo Hội vững mạnh nhờ Thần Lực của Chúa Phục sinh để toàn thắng các khó khăn và sầu muộn từ bên trong cũng như bên ngoài bằng yêu thương với kiên trì và trung thành mặc khải cho thế gian mầu nhiệm của Chúa còn giấu trong bóng tối, cho đến khi được phô bày dưới ánh sáng vẹn toàn trong ngày sau hết" (Ánh Sáng trần thế số 8).
IV. Dân Chúa và cơ cấu Giáo Hội
Theo Y. Congar, Công Ðồng Vatican II lúc đầu tiên bàn về Giáo Hội đã đứng trên lập trường luật tính, coi Giáo Hội như là một "xã hội hoàn hảo" và một "xã hội có phẩm trật" (societas inaequalis). Thực ra hai quan niệm này chỉ chung quy thành một mà thôi, vì một xã hội có trật tự lớp lang mới là một xã hội hoàn hảo. Quan niệm này (socieas perfecta) bắt nguồn từ lập trường triết học chính trị của Aristoteles. Mặc dù Thánh Tôma Aquinô chỉ khai triển trên phạm vi dân sự, nhưng về sau quan niệm này được dùng để chỉ trích và phê bình cơ cấu và hiến pháp dân sự, nhất là sau cuộc cách mạng Pháp 1789. Nhưng chuẩn tắc để phê bình là gì? Là một xã hội lý tưởng. Từ ÐGH Grêgôriô XVI (1839) trở đi, Giáo Hội đồng hóa mình với xã hội lý tưởng này, vì Giáo Hội có căn bản "quyền thần" làm nền tảng hợp thức cơ cấu hiện hữu của mình. ÐGH Piô IX đã kết án những ai coi Giáo hội không phải là xã hội chân thật và vẹn toàn, là sai lầm (DS 2919). Từ Công đồng Vatican I trở về sau, Giáo Hội hay xã hội hoàn hảo này đã được đồng hóa với xã hội có phẩm trật (hierarchial) trong đó bao gồm hàng giáo sĩ và phần còn lại là giới giáo dân.
Quan niệm trên đây được nhiều nhà thần học coi như là giáo luật tính của Giáo Hội Học mà Giáo Hội cần phải có để tồn tại cho tới kỳ thế mạt. Vì thế quan niệm này đã được đưa vào làm căn bản trong các buổi thảo luận. Và ÐHY Montini (tức là ÐGH Phaolô VI) đã không ngần ngại điều chỉnh lại quan niệm này vì quan niệm này có tính cách quá nhấn mạnh về luật lệ hóa các cơ cấu của Giáo Hội như sau: Giáo Hội tự mình không thể làm được gì cả, cả đến việc hiện hữu của Giáo Hội và việc nhận lãnh những hồng ân cũng đều do chính Ðức Kitô ban cho mà thôi vì Ngài vẫn còn tiếp tục hoạt động trong Giáo hội luôn. Khi nhấn mạnh Ðực Kitô làm trung tâm, Giáo Hội hiện hữu như là một "mầu nhiệm" (mystery) hơn là một thực thể chỉ đơn thuần thống nhất nhờ nguyên tắc lề luật mà thôi. Từ quan niệm này, ngày 5.12.62, Ðức Montini đã đề nghị xin các giáo phụ quan tâm nhiều hơn tới cộng đoàn các Thánh Tông đồ là căn nguyên của các cộng đoàn Giám mục. Tóm lại, vì Ðức Kitô là trung tâm của Giáo Hội, Giáo Hội hiện hữu là một mầu nhiệm tham dự Huyền Nhiệm Chúa Ba Ngôi.
Danh từ "Hiệp Thông" đã trở thành "chìa khóa" mở cửa vào Khoa Giáo Hội Học của Công Ðồng Vatican II và cả cho thời hậu Công Đồng nữa. Nói cách khác, Giáo Hội là một cộng đồng Dân Chúa, trong đó mỗi người tín hữu đều được kêu gọi để sống hiệp thông trong nhiệm vụ của mình như một thành phần của Nhiệm Thể để sinh hoa kết quả và nhờ đó thánh hóa trần gian trong môi trường mình sống. Chính vì Giáo Hội hiệp thông với Chúa Ba Ngôi, nên Giáo Hội đã nhận ra được Thiên Chúa muốn dùng mình và qua mình để cứu độ trần thế: Giáo Hội hiện hữu là kết quả của ơn cứu chuộc và đồng thời là lịch sử của ơn cứu chuộc. Trong ơn thông hiệp này, Giáo Hội là "bí tích của trần gian", là "dấu chỉ" và đồng thời "thực hiện" mầu nhiệm hiệp thông giữa con người và Thiên Chúa và giữa con người với nhau. Thực vậy, Giáo Hội là "dấu chỉ" và đồng thời là "dụng cụ" Chúa dùng nữa. Hai khía cạnh này bất khả phân và luôn bổ túc cho nhau.
Nhờ hiểu biết Giáo Hội là mầu nhiệm hiệp thông này mà chúng ta có thể thoát được ba chiều hướng giải thích lệch lạc về Công Đồng Vatican II, hoặc coi Công Đồng Vatican I và II là hai thực hữu đối nghịch nhau, hoặc dùng một trong hai lập trường như là "tín điều" để phủ nhận lập trường khác, hoặc công nhận sự căng thẳng giữa hai lập trường, nhưng muốn dùng viễn ảnh tương lai (utopic), tỷ dụ như trong hiệp nhất như một thực tại sống động và hiệp thông thì những lập trường lý thuyết không thể hạ giá thực hữu được, tức là mỗi tín hữu đều có chỗ đứng của mình và chỗ đó là nơi ưu tiên cần mình phục vụ Chúa trong Giáo Hội và trong thế gian. Mỗi người đều là phần tử của Dân Chúa vậy.
Chương II của Hiến chế về Giáo Hội đề cập tới "Dân Thiên Chúa", là điểm tựa để chúng ta giải thích cho đúng và sứ mạng của giáo dân trong Giáo Hội: qua phép Rửa, mỗi người tín hữu đều là "dòng dỏi được tuyển chọn, thành hàng tư tế vương giả và dân tộc thánh", là con Thiên Chúa nhưng được sinh ra bởi con người, và Thánh Thần ngự trong tâm hồn họ như trong Ðền Thờ vậy. Dân tộc thiên sai này là "mầm mống của hiệp nhất", được Chúa Kitô thiết lập để "thông dự vào sự sống, bác ái và chân lý", được người xử dụng như "khí cụ cứu rỗi mọi người" được sai đi khắp thế gian như "Ánh sáng trần gian và muối đất". Như vậy theo chương trình mầu nhiệm của Thiên Chúa, Giáo Hội hiện hữu như một "sứ giả", như một "khí cụ" của ơn cứu rỗi, đang lữ hành trong thời đại này để tìm về Ðất Hứa. Bởi thế, Nước Chúa mới là phạm trù cánh chung, còn Giáo Hội phục vụ có phẩm trật chỉ là "phương thế" để đạt tới biến cố cánh chung này. Trong ý nghĩa này, mỗi tín hữu đều là anh em trong Ðức Kitô, đều đồng chia sẽ mầu nhiệm hiệp thông.
Hơn nữa, vì Giáo Hội hiện hữu không phải vì mình và cho mình, nhưng như là "dụng cụ" của ơn cứu rỗi, như là muối đất... thì người giáo dân chiếm một chỗ rất đặc biệt, nếu không muốn nói là rất quan trọng và khó khăn nhất trong sứ mạng của Giáo Hội: trực tiếp thánh hóa trần gian. Nếu Giáo Hội hiện hữu giữa trần gian phần lớn do giáo dân, lẽ đương nhiên là họ có quyền đòi hỏi cần được lắng nghe, nhất là trong những phạm vi họ có thẩm quyền, như những vấn đề liên quan đến đời sống hôn nhân, gia đình, thái độ của người Kitô hữu giữa thế gian... Sự hiệp thông chân chính không thể đơn phương "thi hành điều quyết định" được, nhưng là đa phương linh động, nhứt là giáo dân cần được huấn luyện để chủ động tham gia vào những đồ án có liên quan tới cuộc sống của họ hay cho thực hiện những đồ án đó. Ðòi hỏi hợp lý này không phải là chối bỏ hay là đối chất quyền uy phẩm trật, nhưng là lưu ý Giáo Hội nhận rõ mức độ ưu tiên rong sứ mệnh việc thánh hóa trần gian, cũng như cố gắng thánh hóa chính mình cũng là một khía cạnh quan trọng khác của sứ mạng truyền giáo này. Nói cách khác, nếu người giáo dân không thể nhận thức được vai trò chủ động trong phạm vi của mình, cũng như nếu Giáo Hội phẩm trật không ý thức sự hiện hữu của mình là nhằm giúp đỡ và phục vụ cho giáo dân hơn là để cai quản hay ban chỉ thị, thì làm sao sứ mạng "truyền giáo" tiến hành đúng mức được?
Chính vì vai trò của người giáo dân quan trọng như thế, mà ÐGH Gioan Phaolô II đã đề nghị Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới 1987 đặc biệt bàn về vấn đề "người giáo dân" và chính ngài đã dùng Tông Huấn "Người Tín Hữu Giáo Dân" để diễn đạt mạch lạc và trung thực lập trường của Thượng Hội Ðồng. CÐ Vatican II đã mô tả người giáo dân theo hai khía cạnh: tiêu cực và tích cực. Theo khía cạnh tiêu cực, giáo dân là tất cả các Kitô hữu "không thuộc thành phần có chức thánh hay bậc tu trì". Theo khía cạnh tích cực, người giáo dân là những người thi hành sứ mệnh của toàn dân Kitô hữu "trong giáo hội và giữa trần gian theo nhiệm vụ riêng của mình" (L.G.31). Vì hai khía cạnh mô tả trên mà nhiều người đã đặt vấn đề: vai trò của giáo dân chỉ là hình ảnh tiêu cực của giáo sĩ hay tu sĩ mà thôi sao? Trả lời câu hỏi này, Tông Huấn đã khẳng định rõ ràng: "người giáo dân hoàn toàn thuộc về Giáo Hội và thuộc về Mầu Nhiệm của Giáo Hội" (số 9). Họ, qua phép Rửa, đã trở thành kẻ "tham gia theo cách thế của mình vào chức vụ tư tế, chức vụ rao giảng Lời Chúa và chức vụ Vương Giả của Chúa Kitô" (ibid). Tông Huấn đã dùng hình ảnh Ðức Piô XII giáo dân để diễn đạt "tham gia theo tính cách của mình": họ là những kẻ "đứng ở mặt trận tiền phong trong cuộc sống của Giáo Hội; nhờ họ, Giáo Hội được trở nên nguyên lý sự sống cho xã hội loài người".
Như vậy, định nghĩa của người giáo dân đã gạt bỏ được sự phân chia tiêu cực và tích cực, đàng khác ý nghĩa của người giáo dân hiện hữu không còn phân ly thành "đơn thuần thần học tính" hay "thuần túy xã hội tính", nhưng là ý nghĩa hiện hữu của Giáo Hội giữa trần gian: "Vị thế của người tín hữu giáo dân trong Giáo Hội được minh định rõ ràng từ gốc rễ, bắt nguồn từ sự mới lạ của đời sống Kitô hữu và đặc tính thế tục" (số 15). Tính cách thế tục không khác gì hơn là tiếp tục sứ mệnh của Ngôi Lời Nhập Thể, là đích thân chia sẻ tình nhân loại: "Ngài đã trao phó trần thế này cho con người cả nam lẫn nữ để họ tham gia vào việc tạo dựng, để họ giải thoát thọ tạo khỏi ảnh hưởng của tội lỗi, để họ tự thánh hóa mình trong địa vị hôn nhân, hoặc độc thân, trong gia đình, trong chức nghiệp và trong các hoạt động xã hội" (số 15; propositio 4).
Hiểu rõ ơn gọi và sứ mệnh của tín hữu giáo dân, chúng ta cũng hiểu được ý nghĩa toàn diện của Giáo Hội là một sự hiệp thông có cơ cấu, hiện hữu trong khác biệt nhưng luôn bổ túc: "Mọi phần tử của Giáo hội có những ân sủng của Thánh Thần ban khác nhau theo phẩm trật và ơn đoàn sủng (charismen) để Giáo Hội hiệp thống nhất trong hiệp thông và phục vụ: sự hiệp thông là điều kiện thiết yếu để sinh hoa trái (Jn 15,1-16), như cành hiệp nhứt với cây nho mới có thể sinh hoa trái được. Ngược lại hoa trái là kết quả hữu hình của sự hiệp thông. Và Giáo Hội được sai đi để sinh hoa kết quả. Trong sự liên đới mật thiết này, chúng ta hiểu thấu được Hiệp Thông giữa các Thừa Tác Viên và các tín hữu giáo dân, giữa hồng ân bí tích và ơn đoàn sủng, giữa giáo hội địa phương và Giáo Hội hoàn vũ, giữa giáo xứ và cá nhân Kitô hữu. Tóm lại, giữa thánh hóa (sanctitas) và truyền giáo (missio) mà mỗi tín hữu đều được gọi và sai đi theo cách thế của mình giữa trần gian. Sau đây là một vài lời trích dẫn được các Giám Mục hay Hồng Y lặp lại trong Thượng Hội Ðồng, hay được chính ÐGH trích dẫn trong Tông Huấn, đáng cho chúng ta lưu ý; "Ðối với anh em, tôi là giám mục, cùng với anh em, tôi là tín hữu" (Augustinus); "ích lợi của mọi người" (diễn đạt Kinh Tin Kính); "trong Giáo Hội, mọi người lo nâng đỡ các người khác và các người khác lo nâng đỡ từng người" (Gregorio Cả).
Kết luận
Qua phép Rửa tội và phép Thêm sức, tất cả Kitô hữu, dù là giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân, đều được Chúa gọi thành Dân Chúa để thực hiện sứ mệnh mà Chúa đã truyền giáo cho Giáo Hội, là dấu chỉ của Nước Chúa thống trị hầu trở thành dụng cụ Chúa dùng để thánh hóa thế gian cho đến ngày Chúa lại đến. Như vậy, Giáo Hội thánh hóa mình làm "men", làm "ánh sáng" cho muôn dân, do đó Giáo Hội không hiện hữu cho mình và vì mình nhưng vì tha nhân: trung tâm của Giáo Hội ở ngoài mình. Nhiệm vụ chính của Giáo Hội là "truyền giáo".
Ðể đạt được thực thể sống động này, chúng ta có thể dùng nhiều mô hình và mỗi mô hình nhấn mạnh đến một khía cạnh quan trọng nào đó, nhưng chính vì thế mỗi mô hình cần sự bổ túc của các mô hình khác (16). Tỉ dụ mô hình Giáo Hội là một "cơ câu" nhằm diễn đạt Giáo Hội là một "xã hội hoàn toàn". Trọng tâm của phẩm trật hoặc đặt ở địa vị thừa kế của Thánh Phêrô như Công Đồng Vatican I, hay ở cộng đoàn thừa kế các tông đồ mà Phêrô là đại diện như Công Đồng Vatican II đã nhấn mạnh. Ưu điểm của mô hình này là làm nổi bật Truyền Thống và Tông Truyền. Bao lâu Giáo Hội còn là dụng cụ ban phát ơn thánh thì mô hình cơ cấu này mới còn giữ được vai trò quan trọng. Dẫu vậy, Giáo Hội hiện hữu trong cơ cấu không nhứt định phải nhận chủ nghĩa cơ cấu, có phẩm trật không nhứt định phải nhận chủ nghĩa pháp luật cũng như giáo lý không phải là giáo điều. Bởi vậy mô hình này phải được đi đôi với mô hình Giáo Hội là "Tôi tớ" (diaconia).
Mô hình Giáo Hội là Tôi tớ diễn đạt cùng đích của Giáo Hội hiện hữu: vì tha nhân và cho tha nhân. Hình ảnh người Samaritanô nhân hiền đối với tha nhân, nhất là những người bị hà hiếp, đau khổ, nghèo nàn... nói lên sứ mạng của Ðức Kitô: Người đến để phục vụ, chứ không phải để được người khác phục vụ. Như vậy trần gian trở nên môi trường và phương thế cho ơn kêu gọi Kitô hữu nói chung và cho người tín hữu giáo dân nói riêng. Trong mô hình này, người giáo dân có một địa vị đặc thù: họ là những chứng nhân thường xuyên và trực tiếp giữa trần gian. Vì sứ mạng của họ thật cao cả, bất khả thay thế và đầy khó khăn nên cần sự "trợ giúp" và sự "cộng tác" của các "thừa tác viên" trong phẩm trật Giáo Hội. Như vậy, giáo dân là hiện thân Giáo Hội phục vụ giữa trần gian, thì các thừa tác viên là "tôi tớ của các tôi tớ" (servi servorum Dei).
Hai mô hình trên nhấn mạnh đến hai khía cạnh quan trọng của Giáo Hội hiện hữu: nguồn gốc (theo lịch sử tính) và cách chung của Giáo Hội hiện hữu cần được một mô hình khác bao dung và liên kết, đó là: Giáo Hội như một Huyền Nhiệm Hiệp Thông. Ở đây bao quát những khía cạnh như Giáo Hội là Bí tích, là người rao giảng. Giáo Hội Hiệp Thông nói lên nguồn gốc càng thâm sâu của Giáo Hội: Chúa Ba Ngôi, và đồng thời cũng diễn đạt được cùng đích của Giáo Hội, đang và sẽ được các tín hữu nỗ lực thực hiện trong mỗi thời đại của mình: Nước Chúa thống trị. Như vậy chúng ta hiểu được tại sao trong Tông Huấn, Ðức Thánh Cha từ đầu tới cuối đều dùng những cách thế khác nhau để nói lên tâm tình của “Người chủ vườn nho": "Các ông cũng thế, hãy đi vào làm vườn nho cho Ta". Lời mời gọi nhiều khi thành những lời cảnh tỉnh: "Tại sao các ngươi đứng đây suốt ngày mà chẳng làm gì?". Lời mời gọi, lời cảnh tỉnh không ngoài mục đích nói lên sứ mệnh của toàn dân Chúa và vai trò đặc biệt của người giáo dân trong Giáo Hội và giữa trần gian là "truyền giáo" vậy.
I. Nhập Ðề
Khi đề cập tới chủ đề Giáo Hội, là ta mặc nhận những nền tảng căn bản của Giáo Hội Học như: nguồn gốc và bản chất của Giáo Hội. Từ đó ta mới có thể phản tỉnh tới sứ mạng của Giáo hội trong lòng trần thế hiện nay. Và tất cả những cơ cấu Giáo Hội không ngoài mục đích nhằm thực hiện và chu toàn sứ mạng này. Thiết nghĩ không cần phải nghiên cứu hay đào sâu về Giáo Hội Học, chúng ta ai cũng có thể biết được nguồn gốc của Giáo Hội là chính Ðức Kitô. Ngài đã được "sai đi", tức là được Chúa Cha giao cho trọng trách cứu thế và được Chúa Thánh Linh xức dầu thánh hiến để hoạt động trong một "địa chỉ" đặc thù: "mang tin mừng cho kẻ nghèo khó, loan tin giải phóng cho kẻ bị cầm tù, đem ánh sáng cho kẻ đui mù, đem tự do cho kẻ bị áp bức và loan truyền năm hồng ân của Thiên Chúa" (Lc. 4, 18f). Nhờ vậy, Ngài đã đánh thức trần gian, đã dẫn trần gian nhắm theo tiêu chuẩn "Tám Mối Phúc Thật" để dần dần trở thành Nước Chúa. Sự hiện hữu của Giáo Hội được bắt nguồn từ mạch sống này và bản chất của Giáo Hội là cụ thể hóa sứ mạng của Ðức Kitô trong những thời đại và môi trường khác nhau.
Như Chúa Giêsu được sai tới để nhập thể và nhập thế hầu loan truyền và thực hiện Nước Chúa giữa trần gian, Giáo Hội cũng được Ðức Kitô kêu gọi và phái đi để làm chứng nhân của Ngài, hầu mang ơn cứu độ và tin mừng cho tới "cùng trái đất". Như vậy, Giáo Hội phải nhập thế mới có thể sống giữa trần gian, mặc dầu "không thuộc về trần gian". Chính vì thế mới trở thành "Bí Tích" thánh hóa trần gian. Nói cách khác, như Chúa Giêsu khi nhập thế vẫn luôn thông hiệp với Chúa Cha và Chúa Thánh Linh, Giáo hội là Dân Chúa sống giữa trần gian: một bên là cộng đoàn thánh được Chúa chọn sống trong sự hiệp thông của chúa Ba Ngôi, nhưng đàng khác cũng là thành phần của trần gian, chia sẻ vận mệnh của trần gian trong mọi nơi và mọi thời. Giáo Hội qua gần hai ngàn năm đã lưu truyền tới tay chúng ta hôm nay để chúng ta luôn tiếp tục thân phận "hành hương" hầu làm chứng nhân cho Ðức Kitô cho tới ngày Người tái hiện.
Ðể thực thi được sứ mạng làm chứng nhân của Ðức Kitô giữa trần gian và cho trần gian, mặc dù không thuộc về trần gian, chúng ta phải hiểu chính chúng ta cũng như hiểu trần gian. Hiện giờ chúng ta đang sống trong hoàn cảnh nào? Nếu biết rõ được "địa chỉ" này, chúng ta mới hy vọng dùng cách thế nào cho hợp thời hợp cảnh mà đem Tin Mừng đến cho thế gian một cách hữu hiệu hơn. Cũng may cho chúng ta là không phải tự mình vò đầu bóp trán để phát hiện ra những đường hướng và chương trình này, nhưng là do chính Công Ðồng Vatican II đã vạch ra cho chúng ta những phương hướng cụ thể đó. Dầu vậy, chúng ta cũng cần phải phản tỉnh để tự khám phá ra đường hướng này, nhờ đó chúng ta một bên nhận ra Cộng Ðoàn Dân Chúa trong sự liên hệ Hiệp Thông và đàng khác trong tinh thần phụng sự với những khía cạnh mới, trọng tâm mới, nếu chúng ta đứng trên quan điểm Dân Chúa là chứng nhân giữa trần gian và hiện hữu vì trần gian như Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới 1987 và Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh trong Tông Huấn về "Ơn gọi và sứ mệnh của người giáo dân trong Giáo Hội và giữa trần gian".
II. "Ðịa chỉ" của Giáo Hội hiện đại
Mặc dầu không chủ trương Xã Hội Học Thực Nghiệm là nền tảng để định đoạt Tri Thức Luận, nhưng qua những bảng thống kê như là những phương tiện chính xác giúp ta có thể nương theo sự phản tỉnh của các thần học gia để truy tìm "địa chỉ" của Giáo Hội hiện đại. Lẽ đương nhiên, chúng ta cũng có thể tự phản tỉnh và xét xem các thần học gia đó nêu lên những nhận định có xác thực không? Ðó cũng là phần rất quan trọng, nếu không muốn nói là phần quan trọng nhất.
Theo bảng thống kê của Giáo Hội năm 1985, số Công giáo theo từng địa phương có tỷ lệ như sau:
Á Châu: 72,141,000 (8,47%)
Âu Châu: 278,047,000 (32,63%)
Ðại Dương Châu: 6,444,000 (0,76%)
Bắc Mỹ Châu: 64,475,000 (7,57%)
Nam Mỹ Châu: 358,188,000 (42,04%)
Phi Châu: 72,658,000 (8,53%)
Tổng cộng: 851,953,000 (100%)
Nếu đem con số này sánh với một vài bảng thống kê của những năm trước, chúng ta sẽ phát hiện một sự kiện đáng suy nghĩ. Năm 1900, số tín hữu Công giáo sống ở Âu Châu và Bắc Mỹ là 77%. Ðến năm 1970, con số đó đã hạ xuống chỉ còn 49,14% so với số dân Công giáo sống ở khắp hoàn cầu. Và cứ theo đà này, theo nhà thần học W. Buhlmann ước lượng thì năm 2000, khoảng 60% số dân Công giáo sẽ sống ngoài Âu Châu và Bắc Mỹ, nghĩa là số tín hữu Công giáo sẽ sống ở Nam bán cầu và thê giới thứ ba nhiều hơn, nếu không kể tới những nơi dân chúng có thể đến cư ngụ vì công ăn việc làm, thì sự ước lượng trên có thể sai lệch như dân số ở Bắc Mỹ và Âu Châu không gia tăng, ngược lại số người ly khai Giáo Hội có thể tăng. Dĩ nhiên đây chỉ là một giả thuyết mà thôi.
Nhưng bảng thống kê trên là những hiện tượng thúc đẩy nhiều nhà thần học phản tỉnh lại "địa chỉ" của Giáo hội trong lịch sử của Giáo Hội vừa qua cũng như nêu lên những nhận xét về Giáo Hội trong tương lai. Trong những nhà thần học trên, chúng ta chú ý đến ba người tiêu biểu nhất là: Karl Rahner, Johann Baptist Metz và Walter Buhlmann. Cả ba ông đều có một nhận định như sau: "Giáo Hội Công Giáo đang đứng trước ngưỡng cửa của một thời đại mới". Nói cách chung, đứng trên quan điểm lịch sử Giáo Hội, ba ông đều cho rằng Giáo Hội Công Giáo đang bước sang thời kỳ thứ ba.
Trong giai đoạn đầu, tương đối ngắn, Giáo Hội sơ khởi phát triển từ Giáo Hội Do Thái qua Giáo Hội Cận Ðông để trở thành Giáo Hội Latin (Lamã). trong giai đoạn này, Giáo hội đã dần dần gọt bỏ "chủ nghĩa Do Thái" để "bản vị hóa" (inculturation) qua ảnh hưởng của nền văn hóa Hy Lạp. "Công Ðồng Jerusalem" và Thánh Phaolô là những hình ảnh tiêu biểu của giai đoạn này: Giáo Hội sơ khai đã gặp phải những khó khăn do sự ngộ nhận là đồng hóa Giáo Hội với một nền văn hóa và tập quán của một dân tộc, nên khó cởi mở. Nhưng dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh cũng như do sự cương quyết của một số nhà truyền giáo như Phaolô, Giáo hội đã tương đối thành công trong việc "bản vị hóa" chính mình. Ðây là một bài học quí giá cho nhà truyền giáo sau này.
Ở giai đoạn thứ hai, Giáo hội đã trở thành Giáo Hội Tây Phương. Mở đầu cho giai đoạn này là biến cố Hoàng Ðế La mã Constantin đã qui hóa Kitô hữu, đưa Giáo Hội từ một cộng đoàn chứng nhân bị đàn áp trở thành một quốc giáo. Chúng ta không phủ nhận được đây là một thời vàng son của giáo quyền, nhưng đồng thời cũng không thể không chú ý tới sự lu mờ dần vai trò Giáo Hội là Cộng Đoàn Chứng Nhân (Christianity) và thay vào đó là một Ðế Quốc Giáo (Christiandom). Theo đó Giáo Hội khó tránh được những lúc đồng hóa với thế quyền hay tranh chấp với thế quyền. Những kinh nghiệm đau thương này không khỏi không ảnh hưởng tới những phương pháp giải quyết những căng thẳng nội bộ và công cuộc truyền giáo sau này, nhất là khi phải đương đầu với những vấn nạn do những nền văn hóa khác nêu ra. Tóm lại, vì coi mình là "Xã hội toàn mỹ" và là "Bảo tàng Chân lý" (ở đây nếu phân biệt rõ ràng lý thuyết và thực hành có lẽ sẽ tránh được nhiều hiểu lầm), nên khó nhận được mức quan trọng của những nền văn hóa khác cũng như những nền tư tưởng.
Giai đoạn ba, Giáo Hội đang trở thành Giáo Hội Ðại Đồng, hiệp nhất trong đa dạng. Giai đoạn này chính thức bắt đầu với Công Ðồng Vatican II: Giáo Hội nhận ra tầm mức quan trọng của mình là "Ánh Sáng thế gian". Vì vậy, Giáo Hội không thể sống "ngoài" hay sống "trên thế gian được, nhưng phải sống "giữa" những nền văn hóa khác nhau. Như vậy, Giáo Hội nhập thể không phải theo ý niệm "hai vương quốc" (thần thế) những là "bản vị hóa" để những phần tử mình hiện hữu "giữa" thế gian hầu thánh hóa thế gian. Trong giai đoạn Giáo hội đại đồng này, ba thần học gia vừa nêu trên, mỗi người đều nhấn mạnh đến một khía cạnh khác nhau. K. Rahner vì quan tâm cho Giáo Hội tương lai, ông đã khẳng định niềm tin (như vấn đề giữa khoa học tự nhiên và thần học, bàn về "status naturae lapsae...") hay có liên quan tới giáo sĩ (độc thân, phụ nữ...) v.v.... mặc dù những thần học phản tỉnh này có tính cách thảo luận hơn là đề nghị những giải đáp. Nhưng đàng khác ông đã bộc lộ được những "giấc mơ" cho giáo hội tương lai, nhất là về việc cải tổ cơ cấu Giáo hội, làm cho Giáo Hội trở thành một "cộng đoàn" thực sự. Còn ông J.B. Metz thì chủ trương đến khía cạnh thực tiển nhiều hơn, nên ông không ngừng nỗ lực giúp Giáo Hội Âu Châu phản tỉnh trở về nguồn gốc mình đang "theo bước" (nachfolge). Vì mỗi người đều bước theo Chúa nên trở thành một cộng đoàn hỗ tương, nhất là đối với những người cần tương trợ, những người đau khổ. Giáo Hội chỉ có thể thực hành được điều đó, nếu Giáo hội biết sống "theo" và sống trong Ðức Kitô mà thôi, vì chỉ một mình Ngài là nơi mà người tông đồ có thể nhận lãnh được những kinh nghiệm mầu nhiệm ấy.
Trong khi đó, thần học gia W. Buhlmann là một nhà truyền giáo học, đặc biệt quan tâm đến vai trò các xứ truyền giáo trong Giáo Hội. Ông không ngần ngại nhấn mạnh: năm 2000 sẽ là những năm thuộc về Giáo hội Truyền giáo. Nhưng vấn đề chính của Giáo Hội trong tương lai là những vấn đề đa dạng, nên không thể dùng quan điểm nhất dạng để giải quyết được. Những vấn đề như "công lý", "bản vị hóa", "đối thoại với những tôn giáo khác", "tục hóa"... được coi là những vấn đề chính yếu trong Giáo Hội tương lai. Tóm lại, dù có những quan tâm khác nhau về tương lai của Giáo Hội, nhưng cả ba nhà thần học đều công nhận rằng: những suy nghĩ và những phản tỉnh này đều do Công Ðồng Vatican II khởi xướng và chỉ dẫn. "Hành động khai phóng đối với cái nhìn đa dạng cần thiết về tôn giáo cũng như về văn hóa là một nguồn mạch tuôn ra sức sống dồi dào cho Giáo Hội và cho khoa Giáo Hội Học trong hơn 25 năm sau Công Đồng vừa qua. Hành động này bắt nguồn từ một thái độ can trường của Thánh Phaolô để đối diện với mọi hậu quả phát xuất từ những lãnh vực khác nhau trong đời sống Giáo Hội, nhưng đồng thời không phản bội đời sống đức tin đồng nhất và bản chất bất di dịch của đức tin đó".
III. Ðường hướng của Công Ðồng Vatican II
Ðường hướng của Công Ðồng Vatican II là Kim Chỉ Nam của Giáo Hội hiện tại. Công Ðồng Vatican II là công đồng thứ 21 của Giáo Hội Công giáo. Chỉ cần đưa mắt so sánh ba Công Đồng cuối cùng, chúng ta sẽ thấy ngay tính cách đặc thù của Công Đồng Vatican II. Công Đồng Tridentinô được triệu tập để đối kháng với các phe Phái Tin Lành và đồng thời cải cách nội bộ Giáo Hội theo tiêu chuẩn: Giáo Hội được trao trách nhiệm để cứu rỗi các linh hồn. Còn Công đồng Vatican I được triệu tập để đối phó với các phong trao duy lý, duy vật, phiếm thần và vô thần đang hoành hành trong tư tưởng Âu Châu và lan dần vào xã hội. Công Đồng này đã tuyên bố tính cách bất khả ngộ của Ðức Giáo Hoàng. Hai công đồng này đều coi thế giới bên ngoài như một đe dọa và lấy việc bảo vệ mình là quan trọng (Apology). Trong khi đó, Công Đồng Vatican II coi trọng sự hiện hữu của Giáo Hội là "Ánh Sáng của trần gian", nên một đàng kêu gọi mọi tầng lớp Dân Chúa tự phản tỉnh tìm lại nguồn sống của mình là chính Ðức Kitô, nhờ đó mới có thể là Ánh Sáng được; đàng khác cần tìm hiểu trần gian là nơi mình "soi chiếu" (phục vụ).
Trong quan điểm này, "hợp thời hóa" (aggiornamento), "hiểu dấu hiệu của thời đại", "đối thoại", v.v... đã nhấn mạnh đến sự quan tâm của Giáo Hội đối với trần thế. Nói tóm lại, Công Đồng Vatican II là một Công Đồng "Mục Vụ" hơn là bàn về những "tín điều" (mặc dù không thiếu những điều phản tỉnh căn bản làm sáng tỏ tín điều, làm nền tảng cho công việc mục vụ), và luôn quan tâm tới sứ mạng của mình là nhiệm tích của "trần gian" hơn là hiện hữu cho chính mình: "Trung tâm sự hiện hữu của Giáo Hội ở ngoài Giáo Hội". Giáo Hội thực sự tìm lại ý nghĩa hiện hữu nguyên thủy: "được sai đi" (nghĩa là truyền giáo). Sau đây chúng ta đề cập tới một số chi tiết đặc biệt của Công Đồng Vatican II đã ảnh hưởng tới việc phản tỉnh về cơ cấu Giáo Hội: đa dạng hóa trong hiệp nhất, phản tỉnh lý thuyết bắt đầu bằng thực hành, hiệp thông trong đối thoại. Từ những đặc thù này, chúng ta khám phá ra một trọng tâm hợp lý mới của cơ cấu Giáo Hội: người tín hữu giáo dân.
Công Đồng Vatican II là một biến cố đầu tiên trong Giáo Hội Công giáo đã quy tụ được số giáo phụ đông đảo nhất (3,058 vị so với Công đồng Vatican I là 747 vị, và các công đồng trước còn ít hơn nữa) từ khắp nơi trên toàn thế giới, gồm đủ mọi màu da và sắc tộc. Sự đầy đủ cả "lượng lẫn phẩm" này đã nói lên tính cách đa dạng, và xác tín về bộ mặt mới của Giáo Hội. Từ đây Giáo Hội Công Giáo Lamã thoát thai trở thành Giáo Hội hoàn vũ: bên cạnh Ðức Giáo Hoàng là Thượng Hội Ðồng Giám Mục thế giới bao gồm các Hội Ðồng Giám Mục các quốc gia. Vì Giám mục vừa là vị chủ chiên giáo hội địa phương, và vừa được tái xác định là người kế vị của các thánh Tông Ðồ, đã được Chúa Kitô chọn và sai đi. Việc xác nhận Cộng đoàn Giám mục, không những trong thời họp Công Đồng hay họp Thượng Hội Ðồng thế giới, là nền tảng cho việc xác nhận các Hội Ðồng Giám Mục tại các quốc gia, và đồng thời cũng chân nhận thực tại của giáo hội địa phương nữa. Sự kiện này quan trọng đến nổi K. Rahner đã coi đó như là một góp phần quan trọng nhất và đầy hứa hẹn nhất của Công Ðồng Vatican II.
Thực vậy, vai trò Giám mục là quan trọng trong cơ cấu tổ chức, các ngài vừa hiểu biết vừa trực tiếp điều hành Giáo Hội đa dạng thuộc các địa phương khác nhau, nhưng đồng thời cũng chia sẻ với Ðức Giáo Hoàng trong quyền kế vị các Thánh Tông Ðồ để hợp nhất Giáo hội hoàn vũ. Chính tính cách hợp nhất trong đa dạng, phân công để hợp tác này đã bộc lộ rõ ràng nhất khi kết thúc và ban sắc lệnh thực thi Công Ðồng Vatican II. Khi Công Đồng Vatican I kết thúc, Ðức Giáo Hoàng Piô IX đã dùng thể thức truyền thống từ thời Trung cổ để lại: "sacro approbante concilio" với ấn ký của ngài. Còn Công Đồng Vatican II đã được kết thúc bằng một nghi thức chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo là: đầu tiên là lời nhắn nhủ và ban bố của ÐGH Phaolô VI, sau đó là những Thông điệp ngắn nhưng súc tích do nhiều Hồng Y, Giám mục đại diện nhiều quốc gia đồng soạn nhằm gởi đến các tầng lớp trên khắp thế giới: từ giới trí thức, văn nghệ sĩ tới phụ nữ, dân lao động, cho tới những người nghèo, bệnh hoạn và đau khổ, rồi cuối cùng là giới trẻ.
Nhắc tới một vài dữ kiện quan trọng trên, chúng ta thấy rằng Công Ðồng Vatican II không những chỉ xác định lập trường hay chủ trương hợp nhứt trong đa dạng, nhưng thực sự đã khai phóng một đường hướng "thực hành thần học mới": lấy dấu hiệu thời đại làm khởi điểm cho phản tỉnh thần học và mục vụ, rồi đưa ra những lý thuyết (tức là những văn kiện) để hướng dẫn thực hành. Nếu nhìn lại những tài liệu ghi lại sự thành hình của các văn kiện, và cuối cùng thành những hiến chế và sắc lệnh của Công Ðồng, chúng ta sẽ thấy rõ đó là kết quả của các Tiểu Ban nổ lực thu thập tài liệu, cộng thêm những tranh luận dựa trên những "dấu hiệu thời đại" để hợp thời hóa.
Tóm lại, kết quả này được thành hình là nhờ việc biết tổng hợp cả hành động lẫn lý thuyết vậy. Donal Kerr đã ghi lại hình ảnh "đang xảy ra" ở tại Roma lúc đó: "Khung cảnh sinh hoạt quan trọng chưa từng có: nhiều giáo phụ đồng loạt cùng nhau cắp sách đến trường để học hỏi những vấn đề thần học mới, đàng khác nhiều nhà chuyên môn được mời về Roma để lắng nghe và phát biểu ý kiến trong những phiên họp khoáng đại... Roma đã thành một hiện trường hội nhập "phản tỉnh" hay ít nhất là "lắng nghe" vấn đề thần học quan trọng. Nếu đường hướng thực thi thần học này trở nên mẫu mực cho những cuộc hội họp khác thuộc phạm vi nhỏ hơn như trong các địa phận hay xứ đạo, thì có lẽ giáo hội địa phương sẽ trở thành sống động hơn nhiều, vì không những lý thuyết và thực hành trở thành một thực thể bất khả phân, hơn nữa mỗi người tham dự đều tích cực đóng góp tùy theo phạm vi "chuyên môn" của mình; đồng thời cũng nhận lãnh những linh cảm của người khác. Kinh nghiệm "đặc biệt" quí giá của các giáo phụ phải là mẫu mực mới (paradigm) của các cộng đoàn dân Chúa, thì việc hợp tác giữa các tầng lớp mới thực thi đúng đường hướng của Công Đồng được. "Sự liên quan thực tại giữa thực trạng linh động và thực trạng xã hội nơi chúng ta phục vụ là một nguồn mạch căng thẳng không ngừng trong thuyết lý giáo hội xã hội học và trong chính cuộc sống của Giáo Hội".
Công Đồng Vatican II là một Công Đồng đầu tiên không có đề mục nào lên án tuyệt thông. Nét độc đáo trong Giáo Hội nói lên tính cách đặc thù chủ trương dùng đối thoại như là một phương tiện cần thiết để hợp nhất Kitô giáo, cũng như liên lạc với các tôn giáo khác, kể cả việc giao tiếp với những người vô thần. Nguyên tắc bình đẳng (par cum pari) và tôn trọng lẫn nhau là điều kiện thiết yếu để có một cuộc đối thoại chân chính. Ðể có tinh thần công đồng tính này (ecumenical), Giáo Hội một đàng chân nhận thân phận "hành hương" của mình, nên không từ chối chấp nhận "ecclesia semper reformanda" (Hiệp nhất số 6), đàng khác khi tìm hiểu cần phải tôn trọng chân lý cộng với lòng nhân hậu. Nếu về đối thoại, Công Đồng càng phải đề cao mối liên lạc giữa các cơ cấu và sự hợp tác giữa các chi thể trong Giáo Hội nhiều hơn. Lẽ đương nhiên, cần bàn sâu xa và phổ quát của niềm tin thông hiệp trong đối thoại phải là sự hiện hữu của Thánh Linh hoạt động trong và ngoài Giáo Hội: "Giáo Hội vững mạnh nhờ Thần Lực của Chúa Phục sinh để toàn thắng các khó khăn và sầu muộn từ bên trong cũng như bên ngoài bằng yêu thương với kiên trì và trung thành mặc khải cho thế gian mầu nhiệm của Chúa còn giấu trong bóng tối, cho đến khi được phô bày dưới ánh sáng vẹn toàn trong ngày sau hết" (Ánh Sáng trần thế số 8).
IV. Dân Chúa và cơ cấu Giáo Hội
Theo Y. Congar, Công Ðồng Vatican II lúc đầu tiên bàn về Giáo Hội đã đứng trên lập trường luật tính, coi Giáo Hội như là một "xã hội hoàn hảo" và một "xã hội có phẩm trật" (societas inaequalis). Thực ra hai quan niệm này chỉ chung quy thành một mà thôi, vì một xã hội có trật tự lớp lang mới là một xã hội hoàn hảo. Quan niệm này (socieas perfecta) bắt nguồn từ lập trường triết học chính trị của Aristoteles. Mặc dù Thánh Tôma Aquinô chỉ khai triển trên phạm vi dân sự, nhưng về sau quan niệm này được dùng để chỉ trích và phê bình cơ cấu và hiến pháp dân sự, nhất là sau cuộc cách mạng Pháp 1789. Nhưng chuẩn tắc để phê bình là gì? Là một xã hội lý tưởng. Từ ÐGH Grêgôriô XVI (1839) trở đi, Giáo Hội đồng hóa mình với xã hội lý tưởng này, vì Giáo Hội có căn bản "quyền thần" làm nền tảng hợp thức cơ cấu hiện hữu của mình. ÐGH Piô IX đã kết án những ai coi Giáo hội không phải là xã hội chân thật và vẹn toàn, là sai lầm (DS 2919). Từ Công đồng Vatican I trở về sau, Giáo Hội hay xã hội hoàn hảo này đã được đồng hóa với xã hội có phẩm trật (hierarchial) trong đó bao gồm hàng giáo sĩ và phần còn lại là giới giáo dân.
Quan niệm trên đây được nhiều nhà thần học coi như là giáo luật tính của Giáo Hội Học mà Giáo Hội cần phải có để tồn tại cho tới kỳ thế mạt. Vì thế quan niệm này đã được đưa vào làm căn bản trong các buổi thảo luận. Và ÐHY Montini (tức là ÐGH Phaolô VI) đã không ngần ngại điều chỉnh lại quan niệm này vì quan niệm này có tính cách quá nhấn mạnh về luật lệ hóa các cơ cấu của Giáo Hội như sau: Giáo Hội tự mình không thể làm được gì cả, cả đến việc hiện hữu của Giáo Hội và việc nhận lãnh những hồng ân cũng đều do chính Ðức Kitô ban cho mà thôi vì Ngài vẫn còn tiếp tục hoạt động trong Giáo hội luôn. Khi nhấn mạnh Ðực Kitô làm trung tâm, Giáo Hội hiện hữu như là một "mầu nhiệm" (mystery) hơn là một thực thể chỉ đơn thuần thống nhất nhờ nguyên tắc lề luật mà thôi. Từ quan niệm này, ngày 5.12.62, Ðức Montini đã đề nghị xin các giáo phụ quan tâm nhiều hơn tới cộng đoàn các Thánh Tông đồ là căn nguyên của các cộng đoàn Giám mục. Tóm lại, vì Ðức Kitô là trung tâm của Giáo Hội, Giáo Hội hiện hữu là một mầu nhiệm tham dự Huyền Nhiệm Chúa Ba Ngôi.
Danh từ "Hiệp Thông" đã trở thành "chìa khóa" mở cửa vào Khoa Giáo Hội Học của Công Ðồng Vatican II và cả cho thời hậu Công Đồng nữa. Nói cách khác, Giáo Hội là một cộng đồng Dân Chúa, trong đó mỗi người tín hữu đều được kêu gọi để sống hiệp thông trong nhiệm vụ của mình như một thành phần của Nhiệm Thể để sinh hoa kết quả và nhờ đó thánh hóa trần gian trong môi trường mình sống. Chính vì Giáo Hội hiệp thông với Chúa Ba Ngôi, nên Giáo Hội đã nhận ra được Thiên Chúa muốn dùng mình và qua mình để cứu độ trần thế: Giáo Hội hiện hữu là kết quả của ơn cứu chuộc và đồng thời là lịch sử của ơn cứu chuộc. Trong ơn thông hiệp này, Giáo Hội là "bí tích của trần gian", là "dấu chỉ" và đồng thời "thực hiện" mầu nhiệm hiệp thông giữa con người và Thiên Chúa và giữa con người với nhau. Thực vậy, Giáo Hội là "dấu chỉ" và đồng thời là "dụng cụ" Chúa dùng nữa. Hai khía cạnh này bất khả phân và luôn bổ túc cho nhau.
Nhờ hiểu biết Giáo Hội là mầu nhiệm hiệp thông này mà chúng ta có thể thoát được ba chiều hướng giải thích lệch lạc về Công Đồng Vatican II, hoặc coi Công Đồng Vatican I và II là hai thực hữu đối nghịch nhau, hoặc dùng một trong hai lập trường như là "tín điều" để phủ nhận lập trường khác, hoặc công nhận sự căng thẳng giữa hai lập trường, nhưng muốn dùng viễn ảnh tương lai (utopic), tỷ dụ như trong hiệp nhất như một thực tại sống động và hiệp thông thì những lập trường lý thuyết không thể hạ giá thực hữu được, tức là mỗi tín hữu đều có chỗ đứng của mình và chỗ đó là nơi ưu tiên cần mình phục vụ Chúa trong Giáo Hội và trong thế gian. Mỗi người đều là phần tử của Dân Chúa vậy.
Chương II của Hiến chế về Giáo Hội đề cập tới "Dân Thiên Chúa", là điểm tựa để chúng ta giải thích cho đúng và sứ mạng của giáo dân trong Giáo Hội: qua phép Rửa, mỗi người tín hữu đều là "dòng dỏi được tuyển chọn, thành hàng tư tế vương giả và dân tộc thánh", là con Thiên Chúa nhưng được sinh ra bởi con người, và Thánh Thần ngự trong tâm hồn họ như trong Ðền Thờ vậy. Dân tộc thiên sai này là "mầm mống của hiệp nhất", được Chúa Kitô thiết lập để "thông dự vào sự sống, bác ái và chân lý", được người xử dụng như "khí cụ cứu rỗi mọi người" được sai đi khắp thế gian như "Ánh sáng trần gian và muối đất". Như vậy theo chương trình mầu nhiệm của Thiên Chúa, Giáo Hội hiện hữu như một "sứ giả", như một "khí cụ" của ơn cứu rỗi, đang lữ hành trong thời đại này để tìm về Ðất Hứa. Bởi thế, Nước Chúa mới là phạm trù cánh chung, còn Giáo Hội phục vụ có phẩm trật chỉ là "phương thế" để đạt tới biến cố cánh chung này. Trong ý nghĩa này, mỗi tín hữu đều là anh em trong Ðức Kitô, đều đồng chia sẽ mầu nhiệm hiệp thông.
Hơn nữa, vì Giáo Hội hiện hữu không phải vì mình và cho mình, nhưng như là "dụng cụ" của ơn cứu rỗi, như là muối đất... thì người giáo dân chiếm một chỗ rất đặc biệt, nếu không muốn nói là rất quan trọng và khó khăn nhất trong sứ mạng của Giáo Hội: trực tiếp thánh hóa trần gian. Nếu Giáo Hội hiện hữu giữa trần gian phần lớn do giáo dân, lẽ đương nhiên là họ có quyền đòi hỏi cần được lắng nghe, nhất là trong những phạm vi họ có thẩm quyền, như những vấn đề liên quan đến đời sống hôn nhân, gia đình, thái độ của người Kitô hữu giữa thế gian... Sự hiệp thông chân chính không thể đơn phương "thi hành điều quyết định" được, nhưng là đa phương linh động, nhứt là giáo dân cần được huấn luyện để chủ động tham gia vào những đồ án có liên quan tới cuộc sống của họ hay cho thực hiện những đồ án đó. Ðòi hỏi hợp lý này không phải là chối bỏ hay là đối chất quyền uy phẩm trật, nhưng là lưu ý Giáo Hội nhận rõ mức độ ưu tiên rong sứ mệnh việc thánh hóa trần gian, cũng như cố gắng thánh hóa chính mình cũng là một khía cạnh quan trọng khác của sứ mạng truyền giáo này. Nói cách khác, nếu người giáo dân không thể nhận thức được vai trò chủ động trong phạm vi của mình, cũng như nếu Giáo Hội phẩm trật không ý thức sự hiện hữu của mình là nhằm giúp đỡ và phục vụ cho giáo dân hơn là để cai quản hay ban chỉ thị, thì làm sao sứ mạng "truyền giáo" tiến hành đúng mức được?
Chính vì vai trò của người giáo dân quan trọng như thế, mà ÐGH Gioan Phaolô II đã đề nghị Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới 1987 đặc biệt bàn về vấn đề "người giáo dân" và chính ngài đã dùng Tông Huấn "Người Tín Hữu Giáo Dân" để diễn đạt mạch lạc và trung thực lập trường của Thượng Hội Ðồng. CÐ Vatican II đã mô tả người giáo dân theo hai khía cạnh: tiêu cực và tích cực. Theo khía cạnh tiêu cực, giáo dân là tất cả các Kitô hữu "không thuộc thành phần có chức thánh hay bậc tu trì". Theo khía cạnh tích cực, người giáo dân là những người thi hành sứ mệnh của toàn dân Kitô hữu "trong giáo hội và giữa trần gian theo nhiệm vụ riêng của mình" (L.G.31). Vì hai khía cạnh mô tả trên mà nhiều người đã đặt vấn đề: vai trò của giáo dân chỉ là hình ảnh tiêu cực của giáo sĩ hay tu sĩ mà thôi sao? Trả lời câu hỏi này, Tông Huấn đã khẳng định rõ ràng: "người giáo dân hoàn toàn thuộc về Giáo Hội và thuộc về Mầu Nhiệm của Giáo Hội" (số 9). Họ, qua phép Rửa, đã trở thành kẻ "tham gia theo cách thế của mình vào chức vụ tư tế, chức vụ rao giảng Lời Chúa và chức vụ Vương Giả của Chúa Kitô" (ibid). Tông Huấn đã dùng hình ảnh Ðức Piô XII giáo dân để diễn đạt "tham gia theo tính cách của mình": họ là những kẻ "đứng ở mặt trận tiền phong trong cuộc sống của Giáo Hội; nhờ họ, Giáo Hội được trở nên nguyên lý sự sống cho xã hội loài người".
Như vậy, định nghĩa của người giáo dân đã gạt bỏ được sự phân chia tiêu cực và tích cực, đàng khác ý nghĩa của người giáo dân hiện hữu không còn phân ly thành "đơn thuần thần học tính" hay "thuần túy xã hội tính", nhưng là ý nghĩa hiện hữu của Giáo Hội giữa trần gian: "Vị thế của người tín hữu giáo dân trong Giáo Hội được minh định rõ ràng từ gốc rễ, bắt nguồn từ sự mới lạ của đời sống Kitô hữu và đặc tính thế tục" (số 15). Tính cách thế tục không khác gì hơn là tiếp tục sứ mệnh của Ngôi Lời Nhập Thể, là đích thân chia sẻ tình nhân loại: "Ngài đã trao phó trần thế này cho con người cả nam lẫn nữ để họ tham gia vào việc tạo dựng, để họ giải thoát thọ tạo khỏi ảnh hưởng của tội lỗi, để họ tự thánh hóa mình trong địa vị hôn nhân, hoặc độc thân, trong gia đình, trong chức nghiệp và trong các hoạt động xã hội" (số 15; propositio 4).
Hiểu rõ ơn gọi và sứ mệnh của tín hữu giáo dân, chúng ta cũng hiểu được ý nghĩa toàn diện của Giáo Hội là một sự hiệp thông có cơ cấu, hiện hữu trong khác biệt nhưng luôn bổ túc: "Mọi phần tử của Giáo hội có những ân sủng của Thánh Thần ban khác nhau theo phẩm trật và ơn đoàn sủng (charismen) để Giáo Hội hiệp thống nhất trong hiệp thông và phục vụ: sự hiệp thông là điều kiện thiết yếu để sinh hoa trái (Jn 15,1-16), như cành hiệp nhứt với cây nho mới có thể sinh hoa trái được. Ngược lại hoa trái là kết quả hữu hình của sự hiệp thông. Và Giáo Hội được sai đi để sinh hoa kết quả. Trong sự liên đới mật thiết này, chúng ta hiểu thấu được Hiệp Thông giữa các Thừa Tác Viên và các tín hữu giáo dân, giữa hồng ân bí tích và ơn đoàn sủng, giữa giáo hội địa phương và Giáo Hội hoàn vũ, giữa giáo xứ và cá nhân Kitô hữu. Tóm lại, giữa thánh hóa (sanctitas) và truyền giáo (missio) mà mỗi tín hữu đều được gọi và sai đi theo cách thế của mình giữa trần gian. Sau đây là một vài lời trích dẫn được các Giám Mục hay Hồng Y lặp lại trong Thượng Hội Ðồng, hay được chính ÐGH trích dẫn trong Tông Huấn, đáng cho chúng ta lưu ý; "Ðối với anh em, tôi là giám mục, cùng với anh em, tôi là tín hữu" (Augustinus); "ích lợi của mọi người" (diễn đạt Kinh Tin Kính); "trong Giáo Hội, mọi người lo nâng đỡ các người khác và các người khác lo nâng đỡ từng người" (Gregorio Cả).
Kết luận
Qua phép Rửa tội và phép Thêm sức, tất cả Kitô hữu, dù là giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân, đều được Chúa gọi thành Dân Chúa để thực hiện sứ mệnh mà Chúa đã truyền giáo cho Giáo Hội, là dấu chỉ của Nước Chúa thống trị hầu trở thành dụng cụ Chúa dùng để thánh hóa thế gian cho đến ngày Chúa lại đến. Như vậy, Giáo Hội thánh hóa mình làm "men", làm "ánh sáng" cho muôn dân, do đó Giáo Hội không hiện hữu cho mình và vì mình nhưng vì tha nhân: trung tâm của Giáo Hội ở ngoài mình. Nhiệm vụ chính của Giáo Hội là "truyền giáo".
Ðể đạt được thực thể sống động này, chúng ta có thể dùng nhiều mô hình và mỗi mô hình nhấn mạnh đến một khía cạnh quan trọng nào đó, nhưng chính vì thế mỗi mô hình cần sự bổ túc của các mô hình khác (16). Tỉ dụ mô hình Giáo Hội là một "cơ câu" nhằm diễn đạt Giáo Hội là một "xã hội hoàn toàn". Trọng tâm của phẩm trật hoặc đặt ở địa vị thừa kế của Thánh Phêrô như Công Đồng Vatican I, hay ở cộng đoàn thừa kế các tông đồ mà Phêrô là đại diện như Công Đồng Vatican II đã nhấn mạnh. Ưu điểm của mô hình này là làm nổi bật Truyền Thống và Tông Truyền. Bao lâu Giáo Hội còn là dụng cụ ban phát ơn thánh thì mô hình cơ cấu này mới còn giữ được vai trò quan trọng. Dẫu vậy, Giáo Hội hiện hữu trong cơ cấu không nhứt định phải nhận chủ nghĩa cơ cấu, có phẩm trật không nhứt định phải nhận chủ nghĩa pháp luật cũng như giáo lý không phải là giáo điều. Bởi vậy mô hình này phải được đi đôi với mô hình Giáo Hội là "Tôi tớ" (diaconia).
Mô hình Giáo Hội là Tôi tớ diễn đạt cùng đích của Giáo Hội hiện hữu: vì tha nhân và cho tha nhân. Hình ảnh người Samaritanô nhân hiền đối với tha nhân, nhất là những người bị hà hiếp, đau khổ, nghèo nàn... nói lên sứ mạng của Ðức Kitô: Người đến để phục vụ, chứ không phải để được người khác phục vụ. Như vậy trần gian trở nên môi trường và phương thế cho ơn kêu gọi Kitô hữu nói chung và cho người tín hữu giáo dân nói riêng. Trong mô hình này, người giáo dân có một địa vị đặc thù: họ là những chứng nhân thường xuyên và trực tiếp giữa trần gian. Vì sứ mạng của họ thật cao cả, bất khả thay thế và đầy khó khăn nên cần sự "trợ giúp" và sự "cộng tác" của các "thừa tác viên" trong phẩm trật Giáo Hội. Như vậy, giáo dân là hiện thân Giáo Hội phục vụ giữa trần gian, thì các thừa tác viên là "tôi tớ của các tôi tớ" (servi servorum Dei).
Hai mô hình trên nhấn mạnh đến hai khía cạnh quan trọng của Giáo Hội hiện hữu: nguồn gốc (theo lịch sử tính) và cách chung của Giáo Hội hiện hữu cần được một mô hình khác bao dung và liên kết, đó là: Giáo Hội như một Huyền Nhiệm Hiệp Thông. Ở đây bao quát những khía cạnh như Giáo Hội là Bí tích, là người rao giảng. Giáo Hội Hiệp Thông nói lên nguồn gốc càng thâm sâu của Giáo Hội: Chúa Ba Ngôi, và đồng thời cũng diễn đạt được cùng đích của Giáo Hội, đang và sẽ được các tín hữu nỗ lực thực hiện trong mỗi thời đại của mình: Nước Chúa thống trị. Như vậy chúng ta hiểu được tại sao trong Tông Huấn, Ðức Thánh Cha từ đầu tới cuối đều dùng những cách thế khác nhau để nói lên tâm tình của “Người chủ vườn nho": "Các ông cũng thế, hãy đi vào làm vườn nho cho Ta". Lời mời gọi nhiều khi thành những lời cảnh tỉnh: "Tại sao các ngươi đứng đây suốt ngày mà chẳng làm gì?". Lời mời gọi, lời cảnh tỉnh không ngoài mục đích nói lên sứ mệnh của toàn dân Chúa và vai trò đặc biệt của người giáo dân trong Giáo Hội và giữa trần gian là "truyền giáo" vậy.
Đức Thánh Cha tiếp đại diện đại gia đình dòng Phanxicô
LM Trần Đức Anh, OP
22:32 19/04/2009
CASTEL GANDOLFO -. ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi các môn đệ thánh Phanxicô Assisi tiếp tục ra đi, ”sửa chữa nhà” của Chúa Giêsu là Giáo Hội, nhất là sửa chữa những hư hỏng của các cá nhân và cộng đoàn!
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến trưa ngày 18-4-2009 dành cho 3 ngàn đại biểu của đại gia đình dòng Phanxicô nam nữ, vừa kết thúc đại hội quốc tế tiến hành tại Assisi, trung Italia, từ ngày 15 đến 18-4-2009, nhân dịp kỷ niệm 800 năm ĐGH Innocenzo III phê chuẩn tu luật nguyên thủy của dòng.
Hiện diện tại buổi tiếp kiến có các vị Bề trên Tổng quyền 3 ngành dòng nhất, dòng Ba Phanxicô tại viện và tại thế, các nữ tu Phanxicô và nhiều tu hội đời theo linh đạo của thánh nhân và một số GM Phanxicô.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC gợi lại tấm gương của thánh Phanxicô từ sau cuộc hoán cải, noi gương Chúa Giêsu, ”cởi bỏ bản thân” (Ph 2,7) và kết hôn với ”Bà Chúa Nghèo” trở thành chứng nhân và sứ giả của Cha trên trời. Người ta có thể áp dụng hoàn toàn cho thánh Phanxicô một số kiểu nói của thánh Phaolô về bản thân ngài như: ”Tôi đã bị đóng đinh với Chúa kitô, không còn là tôi sống, nhưng là chính Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2,19).. ”Đối với tôi, sống là Chúa Kitô” (Ph 1,21). Như Thánh Phaolô, thánh Phanxicô cũng coi những của cải trước kia, những lý do để tự phụ và để được an ninh, nhưng ”một sự mất mát” từ khi được gặp Chúa Giêsu chịu đóng đanh và sống lại (Ph 3,7-11).
ĐTC đặc biệt nhấn mạnh đến tu luật thánh Phanxicô đã đề ra: ”Tu luật và đời sống của anh em hèn mọn là thế này: tuân giữ Thánh Tin Mừng của Chúa chúng ta, Giêsu Kitô”. Ngài cũng nhắc đến sự kiện thánh Phanxicô đã đến gặp ĐGH, trái với nhiều nhóm và phong trào tôn giáo thời đó. Thánh nhân đã nghĩ ngay đến việc đặt hành trình của bản thân và các bạn đồng hành trong tay Giám Mục Roma, người kế vị Thánh Phêrô. Sự kiện này biểu lộ tinh thần Giáo Hội chân chính của thánh nhân.
Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC nhắn nhủ các tu sĩ Phanxicô nam nữ noi gương thánh Tổ Phụ và thánh Clara, dấn thân theo cùng một tiêu chuẩn là ”mất mạng sống mình vì Chúa Giêsu và Tin mừng, để cứu được mạng sống và làm cho nó phong phú, mang lại hoa trái dồi dào... Mỗi anh chị em hãy luôn gìn giữ một tâm hồn chiêm niệm, đơn sơ và vui tươi: hãy luôn tái khởi hành từ Chúa Kitô, như thánh Phanxicô đã khởi hành từ cái nhìn của Đấng Chịu Đóng Đanh ở nhà thờ thánh Damiano và từ cuộc gặp gỡ với người cùi, để nhìn thấy tôn nhan Chúa Kitô nơi những anh chị em đau khổ và mang an bình của Chúa cho tất cả mọi người”.
Và ĐTC kết luận rằng: ”Lời cuối tôi để lại cho anh chị em cũng là lời Chúa Giêsu Phục Sinh ủy thác cho các môn đệ của Ngài: ”Các con hãy ra đi!” (Mt 28,19). Anh chị em hãy ra đi và tiếp tục ”sửa chữa: nhà của Chúa Giêsu Kitô là Giáo Hội của Ngài. Trong những ngày qua, trận động đất tại miền Abruzzo đã làm hư hại nặng nề nhiều nhà thờ, và anh chị em ở Assisi biết rõ điều ấy có nghĩa là gì. Nhưng có một sự hư hỏng trầm trọng hơn, đó là sự hư hỏng của con người và cộng đoàn! Như thánh Phanxicô, anh chị em hãy bắt đầu từ bản thân. Chúng ta là căn nhà đầu tiên mà Chúa muốn sửa chữa. Nếu anh chị em có khả năng canh tân bản thân trong tinh thần Tin Mừng, thì anh chị em sẽ tiếp tục giúp đỡ các Mục Tử của Giáo Hội làm cho khuôn mặt vị Hôn Thê của Chúa Kitô ngày càng xinh đẹp hơn” (SD 18-4-2009)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến trưa ngày 18-4-2009 dành cho 3 ngàn đại biểu của đại gia đình dòng Phanxicô nam nữ, vừa kết thúc đại hội quốc tế tiến hành tại Assisi, trung Italia, từ ngày 15 đến 18-4-2009, nhân dịp kỷ niệm 800 năm ĐGH Innocenzo III phê chuẩn tu luật nguyên thủy của dòng.
Hiện diện tại buổi tiếp kiến có các vị Bề trên Tổng quyền 3 ngành dòng nhất, dòng Ba Phanxicô tại viện và tại thế, các nữ tu Phanxicô và nhiều tu hội đời theo linh đạo của thánh nhân và một số GM Phanxicô.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC gợi lại tấm gương của thánh Phanxicô từ sau cuộc hoán cải, noi gương Chúa Giêsu, ”cởi bỏ bản thân” (Ph 2,7) và kết hôn với ”Bà Chúa Nghèo” trở thành chứng nhân và sứ giả của Cha trên trời. Người ta có thể áp dụng hoàn toàn cho thánh Phanxicô một số kiểu nói của thánh Phaolô về bản thân ngài như: ”Tôi đã bị đóng đinh với Chúa kitô, không còn là tôi sống, nhưng là chính Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2,19).. ”Đối với tôi, sống là Chúa Kitô” (Ph 1,21). Như Thánh Phaolô, thánh Phanxicô cũng coi những của cải trước kia, những lý do để tự phụ và để được an ninh, nhưng ”một sự mất mát” từ khi được gặp Chúa Giêsu chịu đóng đanh và sống lại (Ph 3,7-11).
ĐTC đặc biệt nhấn mạnh đến tu luật thánh Phanxicô đã đề ra: ”Tu luật và đời sống của anh em hèn mọn là thế này: tuân giữ Thánh Tin Mừng của Chúa chúng ta, Giêsu Kitô”. Ngài cũng nhắc đến sự kiện thánh Phanxicô đã đến gặp ĐGH, trái với nhiều nhóm và phong trào tôn giáo thời đó. Thánh nhân đã nghĩ ngay đến việc đặt hành trình của bản thân và các bạn đồng hành trong tay Giám Mục Roma, người kế vị Thánh Phêrô. Sự kiện này biểu lộ tinh thần Giáo Hội chân chính của thánh nhân.
Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC nhắn nhủ các tu sĩ Phanxicô nam nữ noi gương thánh Tổ Phụ và thánh Clara, dấn thân theo cùng một tiêu chuẩn là ”mất mạng sống mình vì Chúa Giêsu và Tin mừng, để cứu được mạng sống và làm cho nó phong phú, mang lại hoa trái dồi dào... Mỗi anh chị em hãy luôn gìn giữ một tâm hồn chiêm niệm, đơn sơ và vui tươi: hãy luôn tái khởi hành từ Chúa Kitô, như thánh Phanxicô đã khởi hành từ cái nhìn của Đấng Chịu Đóng Đanh ở nhà thờ thánh Damiano và từ cuộc gặp gỡ với người cùi, để nhìn thấy tôn nhan Chúa Kitô nơi những anh chị em đau khổ và mang an bình của Chúa cho tất cả mọi người”.
Và ĐTC kết luận rằng: ”Lời cuối tôi để lại cho anh chị em cũng là lời Chúa Giêsu Phục Sinh ủy thác cho các môn đệ của Ngài: ”Các con hãy ra đi!” (Mt 28,19). Anh chị em hãy ra đi và tiếp tục ”sửa chữa: nhà của Chúa Giêsu Kitô là Giáo Hội của Ngài. Trong những ngày qua, trận động đất tại miền Abruzzo đã làm hư hại nặng nề nhiều nhà thờ, và anh chị em ở Assisi biết rõ điều ấy có nghĩa là gì. Nhưng có một sự hư hỏng trầm trọng hơn, đó là sự hư hỏng của con người và cộng đoàn! Như thánh Phanxicô, anh chị em hãy bắt đầu từ bản thân. Chúng ta là căn nhà đầu tiên mà Chúa muốn sửa chữa. Nếu anh chị em có khả năng canh tân bản thân trong tinh thần Tin Mừng, thì anh chị em sẽ tiếp tục giúp đỡ các Mục Tử của Giáo Hội làm cho khuôn mặt vị Hôn Thê của Chúa Kitô ngày càng xinh đẹp hơn” (SD 18-4-2009)
ĐTC: Chúa Giêsu đã mang đến cho các môn đệ một dây liên kết mới, không dựa trên sức lực con người, nhưng dựa trên lòng thương xót của Chúa
Bình Hòa
22:36 19/04/2009
Castel Gandolfo - Đức thánh cha đã chủ sự buổi đọc kinh trưa kính Đức Mẹ tại Castel Gandolfo, với sự tham dự của rất nhiều tín hữu, kéo đến để bày tỏ lòng quý mến nhân dịp kỷ niệm 4 năm đắc cử Giáo hoàng, ngày 19/4/2005. Ngay từ những lời mở đầu bài huấn dụ, ngài đã gửi lời cám ơn đến mọi người đã chúc mừng và cầu nguyện nhân các kỷ niệm trong tuần vừa qua: lễ Chúa Phục sinh, ngày sinh nhật và kỷ niệm đắc cử vào chức vụ kế vị thánh Phêrô. Dựa vào các bài đọc Sách Thánh trong thánh lễ, ngài muốn nêu bật tình đoàn kết của cộng đoàn Hội thánh, được xây dựng trên lòng lân tuất tha thứ của Chúa, danh xưng được vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II đặt cho chúa nhựt thứ II Phục sinh. Sau khi ban phép lành Toà thánh, đức Bênêđictô XVI đã gửi lời chúc mừng các giáo hội chính thống cử hành lễ Phục sinh vào chúa nhựt hôm qua, dựa theo lịch Giulianô. Ngoài ra, ngài cũng cầu chúc cho các đại biểu tham dự Hội nghị của Liên hợp quốc sẽ khai diễn ngày hôm nay tại Genève, để tìm cách chấm dứt mọi hình thức kỳ thị chủng tộc. Vào buổi chiều, đức thánh cha đã trở về Vatican. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Với những người đang hiện diện và với tất cả những ai đang liên kết với chúng ta qua đài truyền thanh và truyền hình, tôi xin chân thành lặp lại lời chúc mừng Phục sinh nhân dịp chúa nhật kết thúc tuần tám ngày lễ Chúa sống lại. Trong niềm vui phát xuất từ niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh, tôi xin bày tỏ lời cám ơn nồng nhiệt đến những ai đã muốn gửi đến tôi cử chỉ âu yếm và gần gũi thiêng liêng vào những ngày này, nhân dịp lễ Phục sinh, ngáy sinh nhật 16 tháng 4 cũng như dịp giáp 4 năm ngày tôi được chọn lên toà thánh Phêrô, đúng vào ngày hôm nay. Tôi xin tạ ơn Chúa vì đông đảo những tâm tình quý mến như vậy. Như tôi mới phát biểu gần đây, tôi không hề cảm thấy đơn độc. Đặc biệt là trong tuần lễ này, mà phụng vụ coi như chỉ có một ngày, tôi đã cảm nghiệm tình thông hiệp đang xúm quanh và nâng đỡ tôi: tình liên đới tinh thần, được nuôi dưõng chính yếu bằng lời cầu nguyện, và được diễn tả qua trăm ngàn cách thức. Từ các cộng sự viên của tôi tại giáo triều Rôma cho đến các họ đạo ở miền xa xôi, chúng ta họp thành và cần phải cảm thấy như họp nên một gia đình, được hun đúc nhờ những tâm tình của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, mà sách Tông đồ công vụ ghi lại trong bài đọc chúng ta đã nghe vào chúa nhựt hôm nay: “Những người trở nên tín hữu đều có một trái tim duy nhất và một tinh thần duy nhất” (Cv 4,32)
Tình thông hiệp của các Kitô hữu tiên khởi đặt trung tâm và nền tảng trên Chúa Kitô Phục sinh. Bài Tin mừng kể lại rằng vào lúc khổ nạn, khi mà Thầy bị bắt và bị giết, thì các môn đệ chạy trốn hết. Duy chỉ có đức Maria và vài phụ nữ, cùng với tông đồ Gioan, còn ở lại và theo Người đến tận núi Calvariô. Khi sống lại, Chúa Giêsu đã mang đến cho các môn đệ một dây liên kết mới, mạnh mẽ hơn trước đây, bền chặt hơn, bởi vì không dựa trên sức lực con người, nhưng dựa trên lòng thương xót của Chúa, làm cho mọi người cảm thấy mình được Chúa yêu thương tha thứ. Chính là tình thương lân tuất của Chúa, hôm qua cũng như hôm nay, đã liên kết Giáo hội và họp nhân loại thành một gia đình; tình thương của Chúa, nhờ cái chết và sống lại của đức Giêsu, đã tha thứ tội lỗi chúng ta và đổi mới tâm can chúng ta. Với lòng xác tín đó, đức Gioan Phaolô II vị tiền nhiệm quý mến của tôi đã muốn đặt tên cho chúa nhựt thứ 2 Phục sinh là Lễ kính Lòng Thương xót Chúa, và trình bày cho hết mọi người Chúa Phục sinh như là nguồn mạch của tín thác và hy vọng, dựa theo sứ điệp được trao cho thánh nữ Faustina Kowalska được gói ghém trong lời khẩn cầu: “Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy Chúa”.
Cũng như tại cộng đoàn tiên khởi, Đức Maria đồng hành với chúng ta trong cuộc sống mỗi ngày. Chúng ta kêu cầu Người như là “Nữ vương thiên đàng”, biết rằng vương quyền của Mẹ cũng giống như người con của mình, nghĩa là vương quốc của tình thương, tình thương lân tuất. Tôi xin anh chị em một lần nữa hãy ký thác công cuộc phục vụ của tôi cho Mẹ, và chúng ta tin tưởng kêu khấn Mater misericordiae,ora pro nobis: ôi mẹ từ bị xin cầu cho chúng con.
Anh chị em thân mến
Với những người đang hiện diện và với tất cả những ai đang liên kết với chúng ta qua đài truyền thanh và truyền hình, tôi xin chân thành lặp lại lời chúc mừng Phục sinh nhân dịp chúa nhật kết thúc tuần tám ngày lễ Chúa sống lại. Trong niềm vui phát xuất từ niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh, tôi xin bày tỏ lời cám ơn nồng nhiệt đến những ai đã muốn gửi đến tôi cử chỉ âu yếm và gần gũi thiêng liêng vào những ngày này, nhân dịp lễ Phục sinh, ngáy sinh nhật 16 tháng 4 cũng như dịp giáp 4 năm ngày tôi được chọn lên toà thánh Phêrô, đúng vào ngày hôm nay. Tôi xin tạ ơn Chúa vì đông đảo những tâm tình quý mến như vậy. Như tôi mới phát biểu gần đây, tôi không hề cảm thấy đơn độc. Đặc biệt là trong tuần lễ này, mà phụng vụ coi như chỉ có một ngày, tôi đã cảm nghiệm tình thông hiệp đang xúm quanh và nâng đỡ tôi: tình liên đới tinh thần, được nuôi dưõng chính yếu bằng lời cầu nguyện, và được diễn tả qua trăm ngàn cách thức. Từ các cộng sự viên của tôi tại giáo triều Rôma cho đến các họ đạo ở miền xa xôi, chúng ta họp thành và cần phải cảm thấy như họp nên một gia đình, được hun đúc nhờ những tâm tình của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, mà sách Tông đồ công vụ ghi lại trong bài đọc chúng ta đã nghe vào chúa nhựt hôm nay: “Những người trở nên tín hữu đều có một trái tim duy nhất và một tinh thần duy nhất” (Cv 4,32)
Tình thông hiệp của các Kitô hữu tiên khởi đặt trung tâm và nền tảng trên Chúa Kitô Phục sinh. Bài Tin mừng kể lại rằng vào lúc khổ nạn, khi mà Thầy bị bắt và bị giết, thì các môn đệ chạy trốn hết. Duy chỉ có đức Maria và vài phụ nữ, cùng với tông đồ Gioan, còn ở lại và theo Người đến tận núi Calvariô. Khi sống lại, Chúa Giêsu đã mang đến cho các môn đệ một dây liên kết mới, mạnh mẽ hơn trước đây, bền chặt hơn, bởi vì không dựa trên sức lực con người, nhưng dựa trên lòng thương xót của Chúa, làm cho mọi người cảm thấy mình được Chúa yêu thương tha thứ. Chính là tình thương lân tuất của Chúa, hôm qua cũng như hôm nay, đã liên kết Giáo hội và họp nhân loại thành một gia đình; tình thương của Chúa, nhờ cái chết và sống lại của đức Giêsu, đã tha thứ tội lỗi chúng ta và đổi mới tâm can chúng ta. Với lòng xác tín đó, đức Gioan Phaolô II vị tiền nhiệm quý mến của tôi đã muốn đặt tên cho chúa nhựt thứ 2 Phục sinh là Lễ kính Lòng Thương xót Chúa, và trình bày cho hết mọi người Chúa Phục sinh như là nguồn mạch của tín thác và hy vọng, dựa theo sứ điệp được trao cho thánh nữ Faustina Kowalska được gói ghém trong lời khẩn cầu: “Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy Chúa”.
Cũng như tại cộng đoàn tiên khởi, Đức Maria đồng hành với chúng ta trong cuộc sống mỗi ngày. Chúng ta kêu cầu Người như là “Nữ vương thiên đàng”, biết rằng vương quyền của Mẹ cũng giống như người con của mình, nghĩa là vương quốc của tình thương, tình thương lân tuất. Tôi xin anh chị em một lần nữa hãy ký thác công cuộc phục vụ của tôi cho Mẹ, và chúng ta tin tưởng kêu khấn Mater misericordiae,ora pro nobis: ôi mẹ từ bị xin cầu cho chúng con.
Top Stories
The decline and fall of the Catholic Church in America
The Free Media
15:39 19/04/2009
The decline and fall of the Catholic Church in America by David Carlin, published by Sophia Institute Press, 2003, Hardcover, pp. 250, $24.95 U.S.
The author of this book is a devout Catholic, a former American State Senator, and a professor of sociology; and its publishing firm is noted for its adherence to the Magisterium of the Church. The first twenty-six of the book's thirty chapters are a sociological study of the Catholic Church in the United States. The United States is the world's third largest country in population and the fourth largest country in area, and the author's conclusion is: "I am, on the whole, pessimistic about the chances for a revival of American Catholicism." And, of course, no one could think that the situation in the United States is different from that in Canada
The book identifies three causes of the decline of the Church in the last forty years: (1) the Vatican Council Vatican Council
Either of two ecumenical councils of the Roman Catholic Church, the First Vatican Council (1869-1870) and the Second Vatican Council (1962-1965), convoked by Pius IX and John XXIII, respectively., which left the widespread conviction that the Church could change; (2) the coming of age of Catholic immigrants financially and politically, their acceptance by the wider society, and their desire to be the same as all other Americans, going to secular schools and colleges, and marrying non-Catholics; (3) the collapse of Protestantism and, with it, the ruling culture, into secularismsec·u·lar·ism
The older Protestantism was strongly Christian. When its different streams settled down with one another the culture became less strongly Christian, as was bound to happen because the culture retained what was common to them all and left out what was not characteristic of all. When Catholicism joined the culture, the culture had even less common Christianity. The same happened when the Jews were socially integrated, and even more so when non-Christian religious groups came in. Today an accommodation has been made with atheists and agnostics and nominal Christians since the number of them has grown so much that the alternative would have been a kind of warfare, a warfare the larger society was not prepared to fight. And thus the present culture is only nominally Christian, hardly distinguishable from secularism. Its only virtue is tolerance, and its only vice intolerance. And the leading morality is the personal liberty principle, that one may do whatever doesn't harm another person, a principle glibly glib
The author points out that "a 'modernized' Catholicism is a contradiction in termsNoun 1. contradiction in terms - (logic) a statement that is necessarily false; "the statement `he is brave and he is not brave' is a contradiction"
contradiction
In the last four chapters the author states what must be done if the Church is to continue to exist in America. First, the Church must decide that it cannot be fully a part of a secular society. It must acknowledge that secularism is its greatest enemy. It must continue to believe and declare that the fullness of religious truth lies in the Catholic Church alone. It must turn its colleges and universities into truly Catholic ones (there are only a few at the moment that are such). It must not pretend in its censuses that nominal Catholics are Catholics. It must focus first on real Catholics, not, as it does now, on the liberals. The Church must identify itself in opposition to its enemies; it must emphasize the sinfulness of contraception, abortion, and homosexual sexual activity. It must oppose many things that secularism permits, including pornography, cohabitation A living arrangement in which an unmarried couple lives together in a long-term relationship that resembles a marriage.
Couples cohabit, rather than marry, for a variety of reasons. They may want to test their compatibility before they commit to a legal union., divorce, non-marital teenage sex, out-of-wedlock childbearing, physician-assisted suicide, and euthanasia. It must stress devotion to the Blessed Virgin and the Blessed Sacrament, and the importance of chastity. If the Church is seen as not having any significant enemies it will be seen as standing for nothing.
There are two appendices in the book. The first lists signs of the decline of the Church in America. One sign is: "In the year 2000, the percentages of lay religion teachers in Catholic elementary schools who agreed with the Church's official teaching on the following topics: contraception, 10 percent; abortion, 27 percent; infallibility of the pope, 27 percent; an exclusively male priesthood, 33 percent; the Real Presence, 63 percent; life after death, 74 percent; the Resurrection, 87 percent; the divinity of Christ, 91 percent; and the existence of God, 98 percent." The second appendix shows the fallacy of the personal liberty principle.
The book is very clear and very well written. I found it hard to disagree with anything in it.
The author of this book is a devout Catholic, a former American State Senator, and a professor of sociology; and its publishing firm is noted for its adherence to the Magisterium of the Church. The first twenty-six of the book's thirty chapters are a sociological study of the Catholic Church in the United States. The United States is the world's third largest country in population and the fourth largest country in area, and the author's conclusion is: "I am, on the whole, pessimistic about the chances for a revival of American Catholicism." And, of course, no one could think that the situation in the United States is different from that in Canada
The book identifies three causes of the decline of the Church in the last forty years: (1) the Vatican Council Vatican Council
Either of two ecumenical councils of the Roman Catholic Church, the First Vatican Council (1869-1870) and the Second Vatican Council (1962-1965), convoked by Pius IX and John XXIII, respectively., which left the widespread conviction that the Church could change; (2) the coming of age of Catholic immigrants financially and politically, their acceptance by the wider society, and their desire to be the same as all other Americans, going to secular schools and colleges, and marrying non-Catholics; (3) the collapse of Protestantism and, with it, the ruling culture, into secularismsec·u·lar·ism
The older Protestantism was strongly Christian. When its different streams settled down with one another the culture became less strongly Christian, as was bound to happen because the culture retained what was common to them all and left out what was not characteristic of all. When Catholicism joined the culture, the culture had even less common Christianity. The same happened when the Jews were socially integrated, and even more so when non-Christian religious groups came in. Today an accommodation has been made with atheists and agnostics and nominal Christians since the number of them has grown so much that the alternative would have been a kind of warfare, a warfare the larger society was not prepared to fight. And thus the present culture is only nominally Christian, hardly distinguishable from secularism. Its only virtue is tolerance, and its only vice intolerance. And the leading morality is the personal liberty principle, that one may do whatever doesn't harm another person, a principle glibly glib
The author points out that "a 'modernized' Catholicism is a contradiction in termsNoun 1. contradiction in terms - (logic) a statement that is necessarily false; "the statement `he is brave and he is not brave' is a contradiction"
contradiction
In the last four chapters the author states what must be done if the Church is to continue to exist in America. First, the Church must decide that it cannot be fully a part of a secular society. It must acknowledge that secularism is its greatest enemy. It must continue to believe and declare that the fullness of religious truth lies in the Catholic Church alone. It must turn its colleges and universities into truly Catholic ones (there are only a few at the moment that are such). It must not pretend in its censuses that nominal Catholics are Catholics. It must focus first on real Catholics, not, as it does now, on the liberals. The Church must identify itself in opposition to its enemies; it must emphasize the sinfulness of contraception, abortion, and homosexual sexual activity. It must oppose many things that secularism permits, including pornography, cohabitation A living arrangement in which an unmarried couple lives together in a long-term relationship that resembles a marriage.
Couples cohabit, rather than marry, for a variety of reasons. They may want to test their compatibility before they commit to a legal union., divorce, non-marital teenage sex, out-of-wedlock childbearing, physician-assisted suicide, and euthanasia. It must stress devotion to the Blessed Virgin and the Blessed Sacrament, and the importance of chastity. If the Church is seen as not having any significant enemies it will be seen as standing for nothing.
There are two appendices in the book. The first lists signs of the decline of the Church in America. One sign is: "In the year 2000, the percentages of lay religion teachers in Catholic elementary schools who agreed with the Church's official teaching on the following topics: contraception, 10 percent; abortion, 27 percent; infallibility of the pope, 27 percent; an exclusively male priesthood, 33 percent; the Real Presence, 63 percent; life after death, 74 percent; the Resurrection, 87 percent; the divinity of Christ, 91 percent; and the existence of God, 98 percent." The second appendix shows the fallacy of the personal liberty principle.
The book is very clear and very well written. I found it hard to disagree with anything in it.
Press Release on current territory issues and plans of bauxite exploitation in Vietnam.
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
15:55 19/04/2009
Press Release of The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
92 The River Rd - Revesby NSW 2212
Tel: (02) 9773 0933
Fax: (02) 9773 3998
paulvanchi@yahoo.com
Contact: Fr. Paul Van Chi Chu
Tel: (02) 9773 0933
Mob: 0410 552 650
Sydney, April 19. The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media would like to report to the international community and our fellow-countrymen living at home and abroad about current territory issues; the nature, and the true color of the so-called “The Great Plan of Bauxite Exploitation” in Vietnam.
Our home country Vietnam, under the Communist authoritarian government, is facing two detrimental issues: our land slowly being lost to China and our ecosystem being destroyed to Bauxite exploitation plans in the mountainous central highlands.
As keenly aware of the potentially catastrophic events being unfolded before our eyes, which can lead to grave dangers of our land being taken over and people's livelihood being threatened as any concerned citizen of Vietnam, the Vietnamese Catholic Mass Media would like to state our view on the Vietnamese Communist Party's stance on these two major issues.
Firstly, our land is slowly being lost to China.
As Vietnamese, we came to know about Nam Quan pass and Ban Gioc falls as part of our territory. However, in recent years when signing territorial treaties with the Chinese government, the Vietnamese Communist Party has secretly conceded the border area where Nam Quan pass and Ban Gioc falls are located to the Chinese. At sea, regardless of how overwhelmingly evidence has supported Vietnam’s claim of sovereignty on Paracel and Spratly islands, the Vietnamese Communist government seems indifferent to the Chinese's perverted effort to integrate these islands into their territory.
Ironically, while keeping mum on the Chinese invasion, the Vietnamese Communist Party is brutally oppressing the students and those who are protesting this (Chinese) invasion. More preposterously is the Vietnam government's attempt to seize as much people's and religious lands in the name of public interest as possible, but in reality only their cadres are truly beneficiaries from the land acquisition.
Secondly, an ecosystem on the verge of being destroyed.
Without looking hard for evidence, any concerned Vietnamese realized how the environment in Vietnam, from the sea to the forest, the waterways, all are being heavily polluted and ravaged unmercifully. Most recently is the plan to let the Chinese contractors to exploit bauxite in the central highlands. More specifically in this project, the Chinese contractors have not been using the equipments and the tools available in Vietnam; they don't even hire local workers. All equipments and personnel have been brought directly from China. Rumor has it that Vietnam is going to receive only a small fraction of the benefit from this exploitation.
In light of the issue at hand, numerous leading scientists and intellectuals at home and abroad have conducted independent studies on the benefit as well as the consequences this project would bring. All have come to agree on two conclusions: First, the benefit from this (bauxite) exploitation would be nominal in comparison with disaster it would bring to our environment, when millions of Vietnamese lives would be put at serious health risk. Secondly it would raise concerns on homeland security issue which can trigger more land being lost to the Chinese when tens of thousands of Chinese mining workers being present in Vietnam can turn into an army of Trojan horses for the Chinese invaders should the Chinese- Vietnamese war breaks out. Strategically, if the central highland is lost, Vietnam would be severed in two parts. The North and the South cannot be coming to each other's rescue when events take place.
The potential risks from the bauxite exploitation plan are in plain view but the Vietnamese chose to side with the Chinese in order to protect their party's interest under Chinese sponsorship. They chose to ignore the warnings of the Vietnamese patriotic scientists and let the Chinese went on with their exploitation of our precious natural resources, at the same time threatening the integrity of our country.
Facing this serious challenge, the Vietnamese Catholic Mass Media is resolute in:
1. Together with all Vietnamese people, groups and organizations who are truly patriotic, sternly denounce, expose to our countrymen as well as to the world an attempt is being made to collaborate with the Chinese in conceding our land and sea, and to put our ecosystem at grave risk in which the Vietnamese Communist Party is the culprit.
2. We call upon all Vietnamese, especially our fellow Catholics at home and overseas, including the bishops, priests, religious men and women, and all followers by all means to spread the news on our Vietnamese land and sea being conceded to the Chinese by the Vietnamese Communist Party. Most specifically we would support anyone or any organizations who are calling for the Vietnamese Communist Party to act on behalf of our national sovereignty and our ecosystem in order for more than 80 million Vietnamese can live in peace, and our country is safe from being invaded once again by the Chinese imperialists.
Contact:
Fr. Paul Van Chi Chu
Tel: (02) 9773 0933
Mob: 0410 552 650
Mons. Peter Tai Van Nguyen
Director of Radio Veritas Asia
Buick St. North Fairview,
Quezon City, Philippines
P.O. Box 2642
Email: rvaprogram@rveritas-asia.org
Fr. John Nghi Tran
Director of VietCatholic News Agency
435 Berkeley Ave
Claremont, CA 91711, USA
Tel (909) 581-8888
Email: conggiao@gmail.com
Fr. Joachim Viet-Chau Nguyen Duc
Director of People Of God Magazine in America
PO Box 1419 Gretna,
LA 70053-5440, USA.
Email: danchuausa@yahoo.com
Fr. Anthony Quang Huu Nguyen
Director of People Of God Magazine in Australia
715 Sydney Rd. Brunswick Vic 3056
Australia
Email: danchuaucchau@gmail.com
Fr. Stephen Luu Thuong Bui
Director of People Of God Magazine in Europe
Magazine Catholique
Katholische Monatszeitschrift
Monthly Catholic Magazine
Email: info@danchua.de
Fr. Paul Van-Chi Chu
Director of Gospel and Peace Radio, Sydney Australia
92 The River Rd - Revesby
NSW 2212
Australia
Email: paulvanchi@yahoo.com
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
92 The River Rd - Revesby NSW 2212
Tel: (02) 9773 0933
Fax: (02) 9773 3998
paulvanchi@yahoo.com
PRESS RELEASE
FOR IMMEDIATE RELEASE
Contact: Fr. Paul Van Chi Chu
Tel: (02) 9773 0933
Mob: 0410 552 650
Sydney, April 19. The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media would like to report to the international community and our fellow-countrymen living at home and abroad about current territory issues; the nature, and the true color of the so-called “The Great Plan of Bauxite Exploitation” in Vietnam.
Our home country Vietnam, under the Communist authoritarian government, is facing two detrimental issues: our land slowly being lost to China and our ecosystem being destroyed to Bauxite exploitation plans in the mountainous central highlands.
As keenly aware of the potentially catastrophic events being unfolded before our eyes, which can lead to grave dangers of our land being taken over and people's livelihood being threatened as any concerned citizen of Vietnam, the Vietnamese Catholic Mass Media would like to state our view on the Vietnamese Communist Party's stance on these two major issues.
Firstly, our land is slowly being lost to China.
As Vietnamese, we came to know about Nam Quan pass and Ban Gioc falls as part of our territory. However, in recent years when signing territorial treaties with the Chinese government, the Vietnamese Communist Party has secretly conceded the border area where Nam Quan pass and Ban Gioc falls are located to the Chinese. At sea, regardless of how overwhelmingly evidence has supported Vietnam’s claim of sovereignty on Paracel and Spratly islands, the Vietnamese Communist government seems indifferent to the Chinese's perverted effort to integrate these islands into their territory.
Ironically, while keeping mum on the Chinese invasion, the Vietnamese Communist Party is brutally oppressing the students and those who are protesting this (Chinese) invasion. More preposterously is the Vietnam government's attempt to seize as much people's and religious lands in the name of public interest as possible, but in reality only their cadres are truly beneficiaries from the land acquisition.
Secondly, an ecosystem on the verge of being destroyed.
Without looking hard for evidence, any concerned Vietnamese realized how the environment in Vietnam, from the sea to the forest, the waterways, all are being heavily polluted and ravaged unmercifully. Most recently is the plan to let the Chinese contractors to exploit bauxite in the central highlands. More specifically in this project, the Chinese contractors have not been using the equipments and the tools available in Vietnam; they don't even hire local workers. All equipments and personnel have been brought directly from China. Rumor has it that Vietnam is going to receive only a small fraction of the benefit from this exploitation.
In light of the issue at hand, numerous leading scientists and intellectuals at home and abroad have conducted independent studies on the benefit as well as the consequences this project would bring. All have come to agree on two conclusions: First, the benefit from this (bauxite) exploitation would be nominal in comparison with disaster it would bring to our environment, when millions of Vietnamese lives would be put at serious health risk. Secondly it would raise concerns on homeland security issue which can trigger more land being lost to the Chinese when tens of thousands of Chinese mining workers being present in Vietnam can turn into an army of Trojan horses for the Chinese invaders should the Chinese- Vietnamese war breaks out. Strategically, if the central highland is lost, Vietnam would be severed in two parts. The North and the South cannot be coming to each other's rescue when events take place.
The potential risks from the bauxite exploitation plan are in plain view but the Vietnamese chose to side with the Chinese in order to protect their party's interest under Chinese sponsorship. They chose to ignore the warnings of the Vietnamese patriotic scientists and let the Chinese went on with their exploitation of our precious natural resources, at the same time threatening the integrity of our country.
Facing this serious challenge, the Vietnamese Catholic Mass Media is resolute in:
1. Together with all Vietnamese people, groups and organizations who are truly patriotic, sternly denounce, expose to our countrymen as well as to the world an attempt is being made to collaborate with the Chinese in conceding our land and sea, and to put our ecosystem at grave risk in which the Vietnamese Communist Party is the culprit.
2. We call upon all Vietnamese, especially our fellow Catholics at home and overseas, including the bishops, priests, religious men and women, and all followers by all means to spread the news on our Vietnamese land and sea being conceded to the Chinese by the Vietnamese Communist Party. Most specifically we would support anyone or any organizations who are calling for the Vietnamese Communist Party to act on behalf of our national sovereignty and our ecosystem in order for more than 80 million Vietnamese can live in peace, and our country is safe from being invaded once again by the Chinese imperialists.
Contact:
Fr. Paul Van Chi Chu
Tel: (02) 9773 0933
Mob: 0410 552 650
Mons. Peter Tai Van Nguyen
Director of Radio Veritas Asia
Buick St. North Fairview,
Quezon City, Philippines
P.O. Box 2642
Email: rvaprogram@rveritas-asia.org
Fr. John Nghi Tran
Director of VietCatholic News Agency
435 Berkeley Ave
Claremont, CA 91711, USA
Tel (909) 581-8888
Email: conggiao@gmail.com
Fr. Joachim Viet-Chau Nguyen Duc
Director of People Of God Magazine in America
PO Box 1419 Gretna,
LA 70053-5440, USA.
Email: danchuausa@yahoo.com
Fr. Anthony Quang Huu Nguyen
Director of People Of God Magazine in Australia
715 Sydney Rd. Brunswick Vic 3056
Australia
Email: danchuaucchau@gmail.com
Fr. Stephen Luu Thuong Bui
Director of People Of God Magazine in Europe
Magazine Catholique
Katholische Monatszeitschrift
Monthly Catholic Magazine
Email: info@danchua.de
Fr. Paul Van-Chi Chu
Director of Gospel and Peace Radio, Sydney Australia
92 The River Rd - Revesby
NSW 2212
Australia
Email: paulvanchi@yahoo.com
Pope calls UN racism conference 'important;' urges united efforts against all intolerance
Frances D'Emillo, AP
17:07 19/04/2009
VATICAN CITY (AP) — Pope Benedict XVI on Sunday hailed this week's U.N. anti-racism conference and urged countries to join forces to eliminate intolerance, but he made no reference to the U.S. boycott of the meeting.
The conference beginning Monday in Geneva is an important initiative, the pope said, because "even today, despite the lessons of history, such deplorable phenomena take place."
Some countries are boycotting the meeting to protest language in the meeting's final document that they say could single out Israel for criticism and restrict free speech.
Among those countries is the United States. The State Department said Saturday that the Obama administration would not join the conference "with regret." But department spokesman Robert Wood said the U.S. was "profoundly committed to ending racism" and would work with all people and nations "to build greater resolve and enduring political will to halt racism and discrimination wherever it occurs."
Italy has also said it would skip the weeklong conference if changes are not made at the last minute. The Netherlands announced on Sunday that it would not go to the conference because some nations are using it as a platform to attack the West.
Benedict said he sincerely hoped that delegates who attend the conference work together, "with a spirit of dialogue and reciprocal acceptance, to put an end to every form of racism, discrimination and intolerance."
Such an effort, Benedict said, would be "a fundamental step toward the affirmation of the universal value of the dignity of man and his rights."
Benedict told pilgrims at the papal vacation retreat in Castel Gandolfo that the declaration, born out of the first world conference on racism in Durban, South Africa, in 2001, recognized that "all peoples and persons form one human family, rich in diversity."
But beyond such declarations, firm and concrete action is needed at national and international levels, he said.
(Source: http://www.chicagotribune.com/news/nationworld/sns-ap-eu-vatican-un-racism,0,4568422.story?track=rss)
The conference beginning Monday in Geneva is an important initiative, the pope said, because "even today, despite the lessons of history, such deplorable phenomena take place."
Some countries are boycotting the meeting to protest language in the meeting's final document that they say could single out Israel for criticism and restrict free speech.
Among those countries is the United States. The State Department said Saturday that the Obama administration would not join the conference "with regret." But department spokesman Robert Wood said the U.S. was "profoundly committed to ending racism" and would work with all people and nations "to build greater resolve and enduring political will to halt racism and discrimination wherever it occurs."
Italy has also said it would skip the weeklong conference if changes are not made at the last minute. The Netherlands announced on Sunday that it would not go to the conference because some nations are using it as a platform to attack the West.
Benedict said he sincerely hoped that delegates who attend the conference work together, "with a spirit of dialogue and reciprocal acceptance, to put an end to every form of racism, discrimination and intolerance."
Such an effort, Benedict said, would be "a fundamental step toward the affirmation of the universal value of the dignity of man and his rights."
Benedict told pilgrims at the papal vacation retreat in Castel Gandolfo that the declaration, born out of the first world conference on racism in Durban, South Africa, in 2001, recognized that "all peoples and persons form one human family, rich in diversity."
But beyond such declarations, firm and concrete action is needed at national and international levels, he said.
(Source: http://www.chicagotribune.com/news/nationworld/sns-ap-eu-vatican-un-racism,0,4568422.story?track=rss)
Tin Giáo Hội Việt Nam
60 năm hồng ân - 60 năm khiêm hạ
Hai Tôm
17:16 19/04/2009
Khí hậu nóng bức giữa tháng Tư này không làm chùn bước được lòng người. Từ Ninh Bình – Phát Diệm xa xôi đến Cái Mơn, Gia Kiệm, Phước Tỉnh Bình Dương, Cần Giờ. .. đã tề tựu về nhà thờ Phát Diệm – Sài Gòn thật sớm. Tất cả mọi người về đây để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã tuôn đổ xuống trên Cha Cố Ghêgôriô Trần Phương Phi.
89 năm tuổi đời và 60 năm mà không tạ ơn Chúa không phải là một người bình thường huống hồ chi là linh mục của Chúa. Niềm vui 89 năm làm con Chúa và 60 năm linh mục đã lan tỏa đến tất cả những ai Cha đã có lần gặp gỡ, tất cả những ai Cha đã từng sống, từng làm việc chung.
Sinh ra trong một gia đình đạo đức, “truyền thống Công Giáo” đã ăn sâu vào đời Cha Cố Ghêgôriô từ bé. Gia đình đã dâng hiến cho Giáo Hội 3 linh mục và 1 nữ tu (Dòng mến Thánh giá Phát Diệm). Mới 12 tuổi đầu, ông bà cố đã gửi Cha Cố Ghêgôriô tu học tại trường Ba Làng rồi đến Tiểu Chủng Viện Ba Làng rồi đến Đại Chủng Viện Thượng Kiệm.
Ngày 2 tháng 4 năm 1949, Thiên Chúa đã thương gọi cậu bé Ghêgôriô làm linh mục của Chúa.
Với những biến động của cuộc đời và theo dòng chảy của lịch sử, 1954 Cha Cố Ghêgôriô di cư vào Nam. Vết chân tròn của Cha Cố Ghêgôriô bắt đầu từ Phát Hải, Kim Thượng, Phúc Nhạc, Gia Yên …
1955 Cha Cố Ghêgôriô đã lập xứ Xóm Thuốc, Xóm Thuốc khi ấy chỉ là mảnh đất hoang tàn và nghèo nàn. Đi từ cái không thành cái có, Xóm Thuốc ngày nay không thể nào quên được ơn của Cha Cố Ghêgôriô
Cũng do biến cố đưa đẩy, thánh ý Thiên Chúa đã đến với Cha Cố Ghêgôriô. Chẳng hiểu sao lại đến mảnh đất “khỉ ho cò gáy” An Nhơn. Và rồi giáo xứ An Nhơn được Cha Cố Ghêgôriô gầy dựng nên. Nhờ sự hiện diện của Cha Cố, các tệ nạn ở vùng ven này giảm hẳn. Cha Cố Ghêgôriô đã nêu gương bằng đời sống khiêm hạ và yêu thương nơi cái vùng đậm chất giang hồ này nên phần nào hoán cải được những phần tử xấu.
Điểm son cuộc đời Cha Cố Ghêgôriô mà tất cả những ai biết Cha Cố và nhất là người thân của Cha Cố đó là việc Cha Cố được đưa đi học tập cải tạo. Có lẽ do cứng đầu cứng cổ quá nên Cha Cố đã được đưa đi Biên Hòa rồi Chí Hòa và Xuân Phước để cải huấn !!!
Phải mất 12 năm cải tạo (1976-1988), Cha Cố Ghêgôriô mới có ngày tự do. Sau ngày tự do ấy, Cha Cố về lại Phát Diệm – nơi Ngài đã có thời gian làm phó xứ (1955-1957) – như là chốn dừng chân của tuổi già. Tuổi xế chiều, sức khỏe hạn chế nhưng Cha Cố Ghêgôriô đã cố gắng hết sức mình để giúp mục vụ khu Thánh Linh – Vườn Xoài, giáo xứ Đức Tin, Phú Nhuận. Đến 2002 thì bị “đình chỉ công tác” và Ngài nghỉ hưu cho đến ngày nay. Nói là nghỉ hưu nhưng Ngài vẫn trao Mình Thánh Chúa cho những bệnh nhân không thể đến nhà thờ được quanh khu hưu dưỡng Phát Diệm.
Tất cả những thăng trầm của Cha Cố Ghêgôriô được gói ghém trong Thánh Lễ tạ ơn sáng hôm nay (19-04-2009). Vì một chút tình thân nào đó, vì một chút nghĩa cử nào đó mà Đức Cha Phêrô (Giáo phận Phú Cường) và hơn 50 linh mục và nhiều nam nữ tu sĩ và cộng đoàn dân Chúa hiện diện như kín nhà thờ Phát Diệm.
Trong Thánh Lễ, như ý nghĩa chính yếu của Thánh Lễ hôm nay là tạ ơn Thiên Chúa đã thương cho Cha Cố Ghêgôriô 89 năm làm con Chúa và 60 năm linh mục Đức Cha Phêrô đã gửi đến cộng đoàn tâm tình tạ ơn phải có của con người, cách riêng người linh mục. Đức Cha Phêrô gợi lên tâm tình tạ ơn của con người trích từ Điển Ngữ Thần Học. Đức Cha nhấn mạnh lòng thương xót Chúa trong Thánh Lễ 2 Phục Sinh năm nay mọi người mừng kính lòng thương xót Chúa. Vì lòng thương, vì tình thương xót Thiên Chúa đã yêu thương, đã giữ gìn Cha Cố Ghêgôriô trong vòng tay yêu thương của Ngài. Vì tình thương, Thiên Chúa đã chọn và đã chọn Cha Cố Ghêgôriô và trên mọi nẻo đường đời, Thiên Chúa vẫn luôn che chở, bao bọc Cha Cố Ghêgôriô.
Tâm niệm âm thầm khiêm hạ mà Cha Cố Ghêgôriô ấp ủ từ bé đến nay vẫn theo Ngài. Cha Cố Ghêgôriô luôn ý thức thân phận nhỏ bé để rồi Cha Cố luôn tín thác vào tay Chúa trong mọi nẻo đường đời. Có những lúc từ hai bàn tay trắng như ở Xóm Thuốc, như ở An Nhơn và có những lúc bi đát nhất của cuộc đời là sống trong lao tù. 12 năm lao tù đủ để thử thách lòng tin, lòng hy vọng vào Chúa của một con người, cách riêng là linh mục của Chúa. Người thường đã cảm thấy khó chịu như thế nào khi bị lao tù một cách bất công huống hồ gì là linh mục. Những năm tháng lao tù không thể nào thi hành sứ vụ linh mục một cách công khai nhưng chính đời sống âm thầm của Cha Cố như là một bài giảng về lòng khiêm hạ, về sự tín thác cuộc đời mình vào Chúa.
Dù cuộc đời nghiệt ngã như thế nào đi chăng nữa cũng không thể khuất phục ý chí của Cha Cố Ghêgôriô. Cũng như Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, Cha Cố Ghêgôriô đã để lại trong lòng những người cai ngục, những cán bộ quản giáo một tình thương, một lòng mến của kitô hữu và cách riêng là người mục tử của Chúa.
Chắc có lẽ không chỉ cán bộ quản giáo nhưng bất cứ ai hơn một lần tiếp xúc với Cha Cố Ghêgôriô đều nhận ra nơi Ngài một tấm lòng của một vị mục tử nhân lành. Cha Cố sống chân tình với mọi người để rồi Thánh Lễ sáng nay như là lời chứng về sự chân thành của Cha Cố. “Sống làm sao sẽ hưởng như vậy”, lời của ông bà xưa nói quả không sai chữ nào. Cha Cố đậm chất “người” với mọi người để rồi mọi người hôm nay, không quản ngại đường sá xa xôi cách trở vẫn trở về mái nhà Phát Diệm thân thương để tạ ơn Chúa. Những ai sống đậm chất “người” như Cha Cố Ghêgôriô rất vui để chia sẻ niềm vui và đặc biệt lòng tri ân của một con người, cách riêng là mục tử của Chúa.
Bài ca tạ lễ hôm nay như một lần nữa nói lên tâm tình tri ân của Cha Cố Ghêgôriô cũng như mọi người thân quen trong Thánh Lễ sáng nay: “Biết lấy chi cảm mến, biết lấy chi báo đền tình yêu Chúa cho con … trao cho con lời Chúa dù đời con hoen úa, một đời trung trinh làm muối đất ướp cho mặn đời”
Thánh lễ Tạ ơn sẽ qua đi nhưng lời tạ ơn của Cha Cố Ghêgôriô và mọi người thân quen của Cha Cố vẫn còn ngân mãi vì lẽ tình thương của Thiên Chúa không chỉ đổ trên Cha Cố ngày hôm nay nhưng còn trải dài đến ngày hoàn tất sứ vụ làm người, làm con Chúa và làm mục tử của Cha Cố.
Nguyện xin cho những ngày còn lại của Cha Cố là những ngày phục vụ trong âm thầm khiêm hạ như nguyện ước của Cha Cố. Có lẽ không có gì đẹp hơn là một tâm tình khiêm hạ, tạ ơn trước biết bao nhiêu ơn lành mà Thiên Chúa ban cho.
Nguyện chúc Cha Cố vui hưởng những ngày còn lại dồi dào sức khỏe và tình yêu trong tình Chúa, tình người.
89 năm tuổi đời và 60 năm mà không tạ ơn Chúa không phải là một người bình thường huống hồ chi là linh mục của Chúa. Niềm vui 89 năm làm con Chúa và 60 năm linh mục đã lan tỏa đến tất cả những ai Cha đã có lần gặp gỡ, tất cả những ai Cha đã từng sống, từng làm việc chung.
Sinh ra trong một gia đình đạo đức, “truyền thống Công Giáo” đã ăn sâu vào đời Cha Cố Ghêgôriô từ bé. Gia đình đã dâng hiến cho Giáo Hội 3 linh mục và 1 nữ tu (Dòng mến Thánh giá Phát Diệm). Mới 12 tuổi đầu, ông bà cố đã gửi Cha Cố Ghêgôriô tu học tại trường Ba Làng rồi đến Tiểu Chủng Viện Ba Làng rồi đến Đại Chủng Viện Thượng Kiệm.
Ngày 2 tháng 4 năm 1949, Thiên Chúa đã thương gọi cậu bé Ghêgôriô làm linh mục của Chúa.
Với những biến động của cuộc đời và theo dòng chảy của lịch sử, 1954 Cha Cố Ghêgôriô di cư vào Nam. Vết chân tròn của Cha Cố Ghêgôriô bắt đầu từ Phát Hải, Kim Thượng, Phúc Nhạc, Gia Yên …
1955 Cha Cố Ghêgôriô đã lập xứ Xóm Thuốc, Xóm Thuốc khi ấy chỉ là mảnh đất hoang tàn và nghèo nàn. Đi từ cái không thành cái có, Xóm Thuốc ngày nay không thể nào quên được ơn của Cha Cố Ghêgôriô
Cũng do biến cố đưa đẩy, thánh ý Thiên Chúa đã đến với Cha Cố Ghêgôriô. Chẳng hiểu sao lại đến mảnh đất “khỉ ho cò gáy” An Nhơn. Và rồi giáo xứ An Nhơn được Cha Cố Ghêgôriô gầy dựng nên. Nhờ sự hiện diện của Cha Cố, các tệ nạn ở vùng ven này giảm hẳn. Cha Cố Ghêgôriô đã nêu gương bằng đời sống khiêm hạ và yêu thương nơi cái vùng đậm chất giang hồ này nên phần nào hoán cải được những phần tử xấu.
Điểm son cuộc đời Cha Cố Ghêgôriô mà tất cả những ai biết Cha Cố và nhất là người thân của Cha Cố đó là việc Cha Cố được đưa đi học tập cải tạo. Có lẽ do cứng đầu cứng cổ quá nên Cha Cố đã được đưa đi Biên Hòa rồi Chí Hòa và Xuân Phước để cải huấn !!!
Phải mất 12 năm cải tạo (1976-1988), Cha Cố Ghêgôriô mới có ngày tự do. Sau ngày tự do ấy, Cha Cố về lại Phát Diệm – nơi Ngài đã có thời gian làm phó xứ (1955-1957) – như là chốn dừng chân của tuổi già. Tuổi xế chiều, sức khỏe hạn chế nhưng Cha Cố Ghêgôriô đã cố gắng hết sức mình để giúp mục vụ khu Thánh Linh – Vườn Xoài, giáo xứ Đức Tin, Phú Nhuận. Đến 2002 thì bị “đình chỉ công tác” và Ngài nghỉ hưu cho đến ngày nay. Nói là nghỉ hưu nhưng Ngài vẫn trao Mình Thánh Chúa cho những bệnh nhân không thể đến nhà thờ được quanh khu hưu dưỡng Phát Diệm.
Tất cả những thăng trầm của Cha Cố Ghêgôriô được gói ghém trong Thánh Lễ tạ ơn sáng hôm nay (19-04-2009). Vì một chút tình thân nào đó, vì một chút nghĩa cử nào đó mà Đức Cha Phêrô (Giáo phận Phú Cường) và hơn 50 linh mục và nhiều nam nữ tu sĩ và cộng đoàn dân Chúa hiện diện như kín nhà thờ Phát Diệm.
Trong Thánh Lễ, như ý nghĩa chính yếu của Thánh Lễ hôm nay là tạ ơn Thiên Chúa đã thương cho Cha Cố Ghêgôriô 89 năm làm con Chúa và 60 năm linh mục Đức Cha Phêrô đã gửi đến cộng đoàn tâm tình tạ ơn phải có của con người, cách riêng người linh mục. Đức Cha Phêrô gợi lên tâm tình tạ ơn của con người trích từ Điển Ngữ Thần Học. Đức Cha nhấn mạnh lòng thương xót Chúa trong Thánh Lễ 2 Phục Sinh năm nay mọi người mừng kính lòng thương xót Chúa. Vì lòng thương, vì tình thương xót Thiên Chúa đã yêu thương, đã giữ gìn Cha Cố Ghêgôriô trong vòng tay yêu thương của Ngài. Vì tình thương, Thiên Chúa đã chọn và đã chọn Cha Cố Ghêgôriô và trên mọi nẻo đường đời, Thiên Chúa vẫn luôn che chở, bao bọc Cha Cố Ghêgôriô.
Tâm niệm âm thầm khiêm hạ mà Cha Cố Ghêgôriô ấp ủ từ bé đến nay vẫn theo Ngài. Cha Cố Ghêgôriô luôn ý thức thân phận nhỏ bé để rồi Cha Cố luôn tín thác vào tay Chúa trong mọi nẻo đường đời. Có những lúc từ hai bàn tay trắng như ở Xóm Thuốc, như ở An Nhơn và có những lúc bi đát nhất của cuộc đời là sống trong lao tù. 12 năm lao tù đủ để thử thách lòng tin, lòng hy vọng vào Chúa của một con người, cách riêng là linh mục của Chúa. Người thường đã cảm thấy khó chịu như thế nào khi bị lao tù một cách bất công huống hồ gì là linh mục. Những năm tháng lao tù không thể nào thi hành sứ vụ linh mục một cách công khai nhưng chính đời sống âm thầm của Cha Cố như là một bài giảng về lòng khiêm hạ, về sự tín thác cuộc đời mình vào Chúa.
Dù cuộc đời nghiệt ngã như thế nào đi chăng nữa cũng không thể khuất phục ý chí của Cha Cố Ghêgôriô. Cũng như Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, Cha Cố Ghêgôriô đã để lại trong lòng những người cai ngục, những cán bộ quản giáo một tình thương, một lòng mến của kitô hữu và cách riêng là người mục tử của Chúa.
Chắc có lẽ không chỉ cán bộ quản giáo nhưng bất cứ ai hơn một lần tiếp xúc với Cha Cố Ghêgôriô đều nhận ra nơi Ngài một tấm lòng của một vị mục tử nhân lành. Cha Cố sống chân tình với mọi người để rồi Thánh Lễ sáng nay như là lời chứng về sự chân thành của Cha Cố. “Sống làm sao sẽ hưởng như vậy”, lời của ông bà xưa nói quả không sai chữ nào. Cha Cố đậm chất “người” với mọi người để rồi mọi người hôm nay, không quản ngại đường sá xa xôi cách trở vẫn trở về mái nhà Phát Diệm thân thương để tạ ơn Chúa. Những ai sống đậm chất “người” như Cha Cố Ghêgôriô rất vui để chia sẻ niềm vui và đặc biệt lòng tri ân của một con người, cách riêng là mục tử của Chúa.
Bài ca tạ lễ hôm nay như một lần nữa nói lên tâm tình tri ân của Cha Cố Ghêgôriô cũng như mọi người thân quen trong Thánh Lễ sáng nay: “Biết lấy chi cảm mến, biết lấy chi báo đền tình yêu Chúa cho con … trao cho con lời Chúa dù đời con hoen úa, một đời trung trinh làm muối đất ướp cho mặn đời”
Thánh lễ Tạ ơn sẽ qua đi nhưng lời tạ ơn của Cha Cố Ghêgôriô và mọi người thân quen của Cha Cố vẫn còn ngân mãi vì lẽ tình thương của Thiên Chúa không chỉ đổ trên Cha Cố ngày hôm nay nhưng còn trải dài đến ngày hoàn tất sứ vụ làm người, làm con Chúa và làm mục tử của Cha Cố.
Nguyện xin cho những ngày còn lại của Cha Cố là những ngày phục vụ trong âm thầm khiêm hạ như nguyện ước của Cha Cố. Có lẽ không có gì đẹp hơn là một tâm tình khiêm hạ, tạ ơn trước biết bao nhiêu ơn lành mà Thiên Chúa ban cho.
Nguyện chúc Cha Cố vui hưởng những ngày còn lại dồi dào sức khỏe và tình yêu trong tình Chúa, tình người.
Lễ kính Lòng Thương Xót Chúa tại giáo phận Đà Nẵng
Huy An
17:35 19/04/2009
ĐÀ NẴNG - “Lòng Thương Xót Chúa” vốn là một cụm từ trên cửa miệng người tín hữu từ ngàn xưa, nhưng Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa chỉ mới xuất hiện trong lịch phụng vụ từ mấy năm nay. Chính xác là từ ngày 30 tháng 4 năm 2000, ngày nữ tu Maria Faustina, “Tông Đồ của Lòng Thương Xót” được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, một người đồng hương Ba Lan am tường và mộ mến cuộc đời và sứ mệnh của Chị, tôn phong Chị lên bậc hiển thánh.
Tuy Thánh Faustina mới được tôn vinh chưa được 10 năm, nhưng Thông Điệp của Lòng Thương Xót Chúa mà chị là “cô thư ký bé nhỏ và kỳ diệu” đã được phổ biến rộng rãi khắp năm châu bốn biển. Đặc biệt lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa vào ngày Chúa Nhật II Phục Sinh đã được cử hành cách trọng thể nhiều nơi trên thế giới.
Chiều nay, 19/4/2009, Chúa Nhật II Phục Sinh, lần đầu tiên Giáo phận Đà Nẵng cử hành Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa. Các giáo xứ nội thành Đà Nẵng không cử hành Thánh lễ ban chiều, để Cộng đoàn Dân Chúa đông đảo và các linh mục qui tụ về Nhà thờ Chính Toà long trọng cử hành Thánh lễ này cùng với Đức Giám Mục Giáo phận. Giáo xứ Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu thuộc tỉnh Quảng Nam, nơi phong trào Lòng Thương Xót Chúa đã được phát triển mạnh mẽ từ 5 năm qua, với đoàn đại biểu gần 100 người đồng phục chỉnh tề, hành hương về Nhà thờ Chính Toà để tham dự Lễ Quan Thầy.
Đúng 16g30, khi nắng chiều còn đọng lại gần nửa sân Nhà thờ, đội kèn đồng Giáo xứ Chính toà đã trổi vang đón đoàn đồng tế từ sân Toà Giám mục tiến ra lễ đài trước Nhà thờ Chính toà. Bức ảnh Lòng Thương Xót Chúa và lời nguyện “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa” đơn sơ và nỗi bật trên lễ đài, giúp cho những lời nhập lễ của Đức Giám Mục Gíao phận giới thiệu về ý nghĩa ngày lễ được minh hoạ rõ ràng.
Trong bài chia sẻ, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận, đã vẽ lại khung cảnh ảm đạm của buổi chiều Can-vê xưa, khi Chúa Giêsu đã tắt thở. Ngọn giáo ân huệ của một tên lính đã chính thức kết liễu cuộc đời tại thế của Chúa Giêsu. “Nước và Máu đã đổ ra”, không lai láng như trên đường Thánh Giá nữa, nhưng là “giọt nước tràn miệng ly” để Lòng Thương Xót Chúa “bùng nỗ”cách tuyệt đối và ngoạn mục. Ngài nói: “Những vết thương do đòn vọt và những mũi đinh có thể đã làm Chúa chết vì đau đớn, nhưng chính mũi đòng đâm thấu trái tim mới làm Chúa chết vì yêu! Nhịp đập nơi quả tim bằng thịt của Chúa Giêsu ngưng lại để những giọt máu và nước cuối cùng tràn ra, cũng chính là lúc nhịp đập của Lòng thương Xót Chúa khởi động cách mãnh liệt để thi ân giáng phúc cho con người.” Tông đồ Tôma đã không cần đặt ngón tay hay cả bàn tay vào những thương tích của Chúa như đòi hỏi trước đây nữa, nhưng Ông đã hoàn toàn bị cảm hoá bởi chính Lòng Thương Xót của Đấng Phục Sinh khi được trực tiếp đối diện với Người.
Kết thúc bài chia sẻ, Đức Giám Mục đã mời gọi Cộng đoàn cùng đứng lên và lặp lại điệp khúc “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa”, khi Ngài xướng 34 lời chúc tụng Lòng Thương Xót Chúa do chính Chị Thánh Faustina ghi lại trong nhật ký của mình. Bầu khí cầu nguyện đã nhanh chóng lan toả và chiếm ngự Cộng đoàn cách đặc biệt. “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa. Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa. Lạy Chúa Giêsu …”. Ước gì lời nguyện này vang vọng mãi trên môi miệng và trong cõi lòng mỗi người chúng ta suốt đời, trước mọi thuận nghịch của cuộc sống.
Thánh Lễ kết thúc, Đức Giám Mục cám ơn sự hưởng ứng của Quí Cha và Cộng đoàn Dân Chúa. Ngài chính thức công bố việc cử hành hằng năm cấp Giáo phận Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa, và mời gọi mọi người tìm hiểu thực thi những việc đạo đức liên quan đến Lòng Thương Xót Chúa do Chị Thánh Faustina phổ biến và được Giáo Hội nhìn nhận.
Tuy Thánh Faustina mới được tôn vinh chưa được 10 năm, nhưng Thông Điệp của Lòng Thương Xót Chúa mà chị là “cô thư ký bé nhỏ và kỳ diệu” đã được phổ biến rộng rãi khắp năm châu bốn biển. Đặc biệt lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa vào ngày Chúa Nhật II Phục Sinh đã được cử hành cách trọng thể nhiều nơi trên thế giới.
Chiều nay, 19/4/2009, Chúa Nhật II Phục Sinh, lần đầu tiên Giáo phận Đà Nẵng cử hành Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa. Các giáo xứ nội thành Đà Nẵng không cử hành Thánh lễ ban chiều, để Cộng đoàn Dân Chúa đông đảo và các linh mục qui tụ về Nhà thờ Chính Toà long trọng cử hành Thánh lễ này cùng với Đức Giám Mục Giáo phận. Giáo xứ Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu thuộc tỉnh Quảng Nam, nơi phong trào Lòng Thương Xót Chúa đã được phát triển mạnh mẽ từ 5 năm qua, với đoàn đại biểu gần 100 người đồng phục chỉnh tề, hành hương về Nhà thờ Chính Toà để tham dự Lễ Quan Thầy.
Đúng 16g30, khi nắng chiều còn đọng lại gần nửa sân Nhà thờ, đội kèn đồng Giáo xứ Chính toà đã trổi vang đón đoàn đồng tế từ sân Toà Giám mục tiến ra lễ đài trước Nhà thờ Chính toà. Bức ảnh Lòng Thương Xót Chúa và lời nguyện “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa” đơn sơ và nỗi bật trên lễ đài, giúp cho những lời nhập lễ của Đức Giám Mục Gíao phận giới thiệu về ý nghĩa ngày lễ được minh hoạ rõ ràng.
Trong bài chia sẻ, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận, đã vẽ lại khung cảnh ảm đạm của buổi chiều Can-vê xưa, khi Chúa Giêsu đã tắt thở. Ngọn giáo ân huệ của một tên lính đã chính thức kết liễu cuộc đời tại thế của Chúa Giêsu. “Nước và Máu đã đổ ra”, không lai láng như trên đường Thánh Giá nữa, nhưng là “giọt nước tràn miệng ly” để Lòng Thương Xót Chúa “bùng nỗ”cách tuyệt đối và ngoạn mục. Ngài nói: “Những vết thương do đòn vọt và những mũi đinh có thể đã làm Chúa chết vì đau đớn, nhưng chính mũi đòng đâm thấu trái tim mới làm Chúa chết vì yêu! Nhịp đập nơi quả tim bằng thịt của Chúa Giêsu ngưng lại để những giọt máu và nước cuối cùng tràn ra, cũng chính là lúc nhịp đập của Lòng thương Xót Chúa khởi động cách mãnh liệt để thi ân giáng phúc cho con người.” Tông đồ Tôma đã không cần đặt ngón tay hay cả bàn tay vào những thương tích của Chúa như đòi hỏi trước đây nữa, nhưng Ông đã hoàn toàn bị cảm hoá bởi chính Lòng Thương Xót của Đấng Phục Sinh khi được trực tiếp đối diện với Người.
Kết thúc bài chia sẻ, Đức Giám Mục đã mời gọi Cộng đoàn cùng đứng lên và lặp lại điệp khúc “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa”, khi Ngài xướng 34 lời chúc tụng Lòng Thương Xót Chúa do chính Chị Thánh Faustina ghi lại trong nhật ký của mình. Bầu khí cầu nguyện đã nhanh chóng lan toả và chiếm ngự Cộng đoàn cách đặc biệt. “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa. Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa. Lạy Chúa Giêsu …”. Ước gì lời nguyện này vang vọng mãi trên môi miệng và trong cõi lòng mỗi người chúng ta suốt đời, trước mọi thuận nghịch của cuộc sống.
Thánh Lễ kết thúc, Đức Giám Mục cám ơn sự hưởng ứng của Quí Cha và Cộng đoàn Dân Chúa. Ngài chính thức công bố việc cử hành hằng năm cấp Giáo phận Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa, và mời gọi mọi người tìm hiểu thực thi những việc đạo đức liên quan đến Lòng Thương Xót Chúa do Chị Thánh Faustina phổ biến và được Giáo Hội nhìn nhận.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tự do tôn giáo tại Sơn La?
Hà Thạch
05:22 19/04/2009
SƠN LA - Những ngày này, thông tin nhà nước Sơn La tiếp tục sách nhiễu đồng bào công giáo tham dự lễ phục sinh 2009 vừa qua đang gây xôn xao dư luận.
Những hình ảnh, những thước phim sống động cho thấy tự do tôn giáo tại Sơn La vẫn chỉ là một điều mơ tưởng, hão huyền.
Việc ông chủ tịch phường Quyết Thắng, trong dịp lễ Giáng sinh vừa qua đã tự động ‘ra lệnh giới nghiêm” tưởng rằng hình ảnh ấy sẽ không bao giờ lặp lại, thế nhưng, những động thái của ông Chủ tịch phường Quyết Thắng và những quan chức địa phương trong dịp lễ Phục Sinh vừa qua tại Sơn La, cho thấy chủ trương lớn của đảng và Chính phủ tại Sơn La không gì khác hơn là “phải đàn áp tôn giáo”.
Nếu ai lên Sơn La dịp trước lễ phục sinh năm nay sẽ thấy, nhà nước Sơn La đã có chủ trương lớn về chính sách đàn áp tôn giáo khi công bố danh sách những giáo dân mà nhà nước Sơn La kết án là “truyền đạo trái phép”. Họ làm áp lực với những giáo dân nhiệt thành này, nêu tên tại các cuộc họp tổ dân phố, phường…
Việc ông chủ tịch phường Quyết Thắng chỉ đạo đám người đeo kính đen, giữa ban ngày ban mặt, chặn đường linh mục chính xứ Sơn La - Nguyễn Trung Thoại, cho thấy chính quyền nhà nước Sơn La bất chấp pháp luật vi phạm quyền tự do đi lại của người công dân và là việc làm được tính toán, được chỉ đạo từ cấp trên.
Điều đáng nói là khi bị linh mục Nguyễn Trung Thoại phản ứng và coi đó là một hành vi thiếu văn hoá, thì ông chủ tịch phường Quyết Thắng lại giở chiêu bài “quần chúng tự phát” mà chính quyền Hà Nội đã từng làm với giáo xứ Thái Hà.
Trong số những người có mặt và mạnh tay ngăn cản linh mục Nguyễn Trung Thoại người ta dễ dàng nhận thấy ông bí thư chi bộ tổ 4 phường Quyết Thắng, ông chủ tịch Mặt trận Phường và một số quan chức địa phương.
Sự hiện diện của các vị quan chức địa phương trong việc ngăn cản linh mục Nguyễn Trung Thoại và việc ông chủ tịch phường đổ tội cho đám ‘quần chúng tự phát” cho thấy sự coi thường người dân và thái độ vô trách nhiệm của các quan chức chính quyền Sơn La nói riêng và các quan chức chính quyền cộng sản nói chung.
Dù giải thích cách nào thì việc chính quyền phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La, ngăn cản linh mục lên làm mục vụ cho giáo dân là một việc làm vi hiến, cho thấy Sơn la chưa bao giờ có tự do tôn giáo.
Cũng cần biết rằng, Sơn La là một trong ba địa điểm mà Giám mục Hưng Hoá đã đăng ký với chính quyền Sơn La từ hơn ba năm nay. Thay vì giải quyết sự việc theo đúng trình tự của pháp luật, chính quyền Sơn La lại tìm mọi cách để trì hoãn với luận điệu “chỉ được tu tại gia” và “Sơn La không có nhu cầu tôn giáo”.
Thực tế, không phải Sơn La không có nhu cầu tôn giáo vì hiện nay, riêng tại Sơn La, ngoài con số khoảng hơn 2000 giáo dân công giáo gồm người kinh và người H’Mông, thì còn có khoảng gần 20.000 anh chị em tín hữu Tin lành đang âm thầm sinh hoạt tôn giáo tại các buôn làng và đây là vấn đề với chính quyền cộng sản.
Do đó, việc các tín hữu tại Sơn La, nếu muốn thoát khỏi cuộc sống tu tại gia thì chắc chắn phải chờ “chủ trương lớn của đảng và chính phủ”. Trong khi chờ đợi chủ trương lớn này, thì Nhà nước Sơn La sẽ tiếp tục các chính sách đàn áp tôn giáo như đã thực hiện trong thời gian vừa qua: ngăn cản linh mục, tuyên truyền vận động giáo dân không truyền đạo trái phép, đấu tố các giáo dân nhiệt thành trong các buổi họp tổ dân phố, bản làng, phường, đưa các cán bộ biên phòng vào các bản làng để ngăn chặn việc sống đạo của giáo dân…
Không biết bao giờ thì chủ trương lớn ấy được chính quyền trung ương thực hiện, nhưng ngay từ bây giờ, trong sự liên đới hiệp thông, các giáo dân trong cả nước, nhất là giáo phận Hưng Hoá, hãy thắp lên những ngọn nến, soi đường cho các cấp lãnh đạo từ trung ương tới địa phương nhìn thấy chính lương tâm của mình để biết sống sao cho phải đạo, nhất là biết tận tâm lo cho dân nước được an cư lạc nghiệp.
Những hình ảnh, những thước phim sống động cho thấy tự do tôn giáo tại Sơn La vẫn chỉ là một điều mơ tưởng, hão huyền.
Việc ông chủ tịch phường Quyết Thắng, trong dịp lễ Giáng sinh vừa qua đã tự động ‘ra lệnh giới nghiêm” tưởng rằng hình ảnh ấy sẽ không bao giờ lặp lại, thế nhưng, những động thái của ông Chủ tịch phường Quyết Thắng và những quan chức địa phương trong dịp lễ Phục Sinh vừa qua tại Sơn La, cho thấy chủ trương lớn của đảng và Chính phủ tại Sơn La không gì khác hơn là “phải đàn áp tôn giáo”.
Nếu ai lên Sơn La dịp trước lễ phục sinh năm nay sẽ thấy, nhà nước Sơn La đã có chủ trương lớn về chính sách đàn áp tôn giáo khi công bố danh sách những giáo dân mà nhà nước Sơn La kết án là “truyền đạo trái phép”. Họ làm áp lực với những giáo dân nhiệt thành này, nêu tên tại các cuộc họp tổ dân phố, phường…
Việc ông chủ tịch phường Quyết Thắng chỉ đạo đám người đeo kính đen, giữa ban ngày ban mặt, chặn đường linh mục chính xứ Sơn La - Nguyễn Trung Thoại, cho thấy chính quyền nhà nước Sơn La bất chấp pháp luật vi phạm quyền tự do đi lại của người công dân và là việc làm được tính toán, được chỉ đạo từ cấp trên.
Điều đáng nói là khi bị linh mục Nguyễn Trung Thoại phản ứng và coi đó là một hành vi thiếu văn hoá, thì ông chủ tịch phường Quyết Thắng lại giở chiêu bài “quần chúng tự phát” mà chính quyền Hà Nội đã từng làm với giáo xứ Thái Hà.
Trong số những người có mặt và mạnh tay ngăn cản linh mục Nguyễn Trung Thoại người ta dễ dàng nhận thấy ông bí thư chi bộ tổ 4 phường Quyết Thắng, ông chủ tịch Mặt trận Phường và một số quan chức địa phương.
Sự hiện diện của các vị quan chức địa phương trong việc ngăn cản linh mục Nguyễn Trung Thoại và việc ông chủ tịch phường đổ tội cho đám ‘quần chúng tự phát” cho thấy sự coi thường người dân và thái độ vô trách nhiệm của các quan chức chính quyền Sơn La nói riêng và các quan chức chính quyền cộng sản nói chung.
Dù giải thích cách nào thì việc chính quyền phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La, ngăn cản linh mục lên làm mục vụ cho giáo dân là một việc làm vi hiến, cho thấy Sơn la chưa bao giờ có tự do tôn giáo.
Cũng cần biết rằng, Sơn La là một trong ba địa điểm mà Giám mục Hưng Hoá đã đăng ký với chính quyền Sơn La từ hơn ba năm nay. Thay vì giải quyết sự việc theo đúng trình tự của pháp luật, chính quyền Sơn La lại tìm mọi cách để trì hoãn với luận điệu “chỉ được tu tại gia” và “Sơn La không có nhu cầu tôn giáo”.
Thực tế, không phải Sơn La không có nhu cầu tôn giáo vì hiện nay, riêng tại Sơn La, ngoài con số khoảng hơn 2000 giáo dân công giáo gồm người kinh và người H’Mông, thì còn có khoảng gần 20.000 anh chị em tín hữu Tin lành đang âm thầm sinh hoạt tôn giáo tại các buôn làng và đây là vấn đề với chính quyền cộng sản.
Do đó, việc các tín hữu tại Sơn La, nếu muốn thoát khỏi cuộc sống tu tại gia thì chắc chắn phải chờ “chủ trương lớn của đảng và chính phủ”. Trong khi chờ đợi chủ trương lớn này, thì Nhà nước Sơn La sẽ tiếp tục các chính sách đàn áp tôn giáo như đã thực hiện trong thời gian vừa qua: ngăn cản linh mục, tuyên truyền vận động giáo dân không truyền đạo trái phép, đấu tố các giáo dân nhiệt thành trong các buổi họp tổ dân phố, bản làng, phường, đưa các cán bộ biên phòng vào các bản làng để ngăn chặn việc sống đạo của giáo dân…
Không biết bao giờ thì chủ trương lớn ấy được chính quyền trung ương thực hiện, nhưng ngay từ bây giờ, trong sự liên đới hiệp thông, các giáo dân trong cả nước, nhất là giáo phận Hưng Hoá, hãy thắp lên những ngọn nến, soi đường cho các cấp lãnh đạo từ trung ương tới địa phương nhìn thấy chính lương tâm của mình để biết sống sao cho phải đạo, nhất là biết tận tâm lo cho dân nước được an cư lạc nghiệp.
Báo động: trong vài ngày qua, chính quyền đưa công nhân và máy móc vào thi công tại khu đất hồ Ba Giang của giáo xứ Thái Hà!
An Dân
05:40 19/04/2009
HÀ NỘI - Những ngày qua, chính quyền Hà Nội ngang nhiên chỉ đạo cho một đơn vị đem các cọc bê tông tới thi công trên khu vực đất Hồ Ba Giang của giáo xứ Thái Hà, bất chấp pháp luật, dư luận và những sự việc vừa mới xảy ra tại giáo xứ. Sự kiện này đang gây nên tâm trạng bức xúc cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà.
Nhiều người đang tự hỏi chính quyền Hà Nội muốn gì khi ngang nhiên lấn chiếm đất của giáo xứ Thái Hà như vậy?
Lịch sử khu đất
Khu đất này nằm sát ngay sau Gò Đống Đa, thuộc địa giới hành chính phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
Khu đất này rộng 18.230 m2, thuộc sở hữu của Dòng Chúa Cứu Thế từ năm 1928, ban đầu là khu ruộng cấy, sau vì lý do lấy đất san lấp nền tu viện và nhà thờ, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đã đào lấy đất đắp nền và biến khu vực thành hồ cá.
Những năm 1970- 1980 của thế kỷ trước, linh mục Vũ Ngọc Bích cho ông Ba Giang thuê thả cá và trồng rau và từ đó, hồ được các cư dân quanh vùng đặt tên là “Hồ Ba Giang”.
Sau khi ông Ba Giang mất, giai đoạn từ 1980 – 1985, giáo xứ cho hợp tác xã Nam Đồng thuê để thả cá. Sau đó, vì không quản lý nổi, hợp tác xã Nam Đồng đã trao trả lại cho Dòng Chúa Cứu Thế quản lý.
Suốt từ năm 1928 cho tới nay – năm nhà dòng mua khu đất này, thì khu đất này vẫn do Dòng Chúa Cứu Thế quản lý. Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thái Hà, luôn đứng tên đăng ký trước bạ và trong các lần kê khai tài sản theo chính sách, chủ trương của chính phủ, thì giáo xứ và tu viện luôn kê khai đầy đủ khu vực hồ Ba Giang vào trong địa bạ.
Bên cạnh đó, các công văn của chính quyền các cấp, sở, ban, ngành từ thành phố tới quận luôn khẳng định khu đất hồ Ba Giang hiện do giáo xứ Thái Hà đang quản lý:
- Báo cáo của Sở Địa chính Hà Nội, số 387/BC- SĐCNĐ, ngày 11/5/1999, khẳng định: “Khu đất Hồ Ba Giang hiện do giáo xứ Thái Hà đang quản lý”.
- Công văn số 64/CV-UB- ĐĐ, ngày 30/1/1996 của UBND quận Đống Đa, về việc giải quyết hồ Ba giang, cũng khẳng định “Khu đất của giáo xứ Thái Hà đang quản lý và cho mượn”.
Lúc sinh thời, linh mục Vũ Ngọc Bích đã nhiều lần tuyên bố công khai trước hàng ngàn giáo dân về quyền sở hữu của Nhà Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thái Hà trên khu vực này và khẳng định ngài không hề ký cho hay chuyển nhượng bất cứ mét vuông đất nào của giáo xứ tại hồ Ba Giang.
Có thể nói cho tới giờ này, Dòng Chúa Cứu Thế vẫn đang là đơn vị quản lý và là chủ sử dụng hợp pháp toàn bộ khu đất hồ Ba giang này.
Tuy nhiên, trong thực tế, những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ trước, chính sách mở cửa đã kéo dân cư các tỉnh thành về Hà Nội làm ăn sinh sống. Quỹ đất trở nên eo hẹp, các quan chức chính quyền địa phương và nhân dân thi nhau san lấp khu vực để lấy đất làm nhà và bán chác chia nhau.
Năm 1994, khi nhận thấy tình hình lấn đất của giáo xứ trở nên nghiêm trọng, linh mục Vũ Ngọc Bích đã làm đơn lên các cấp chính quyền yêu cầu can thiệp và đề nghị các cấp chính quyền giải quyết ổn định trật tự tại khu vực.
Khoảng năm 1998, chính quyền Hà Nội lập dự án qui hoạch khu vực thành khu nhà ở di dân, nhưng thực chất là để chia lô bán chác. Tình hình khu vực trở nên hỗn loạn, một số người đã lợi dụng tình hình mua qua bán lại khu đất này.
Cuối năm 2004, một vụ án hình sự đã được khởi tố và kết quả bị can Phạm đình Bổng đã bị chết bất ưng trong tù.
Thời điểm này, giáo xứ Thái Hà tiếp tục kiên trì gửi đơn lên các cấp chính quyền yêu cầu chính quyền giải quyết trao lại cho giáo xứ và Nhà Dòng khu đất để phục vụ cho mục đích tôn giáo và từ thiện và dự án bị treo từ đó tới nay.
Chính quyền Hà Nội muốn gì?
Việc chính quyền Hà Nội ngang nhiên cho thi công trên phần đất của giáo xứ bất chấp những cơ sở pháp lý vừa nêu, trong bối cảnh giáo xứ vừa bị chính quyền cướp khu đất dệt thảm len, khiến các giáo dân hết sức bất bình. Đây quả là một việc làm đầy ngạo mạn và tiếp tục thách thức pháp luật, thách thức những người thiện chí.
Người ta đang tự hỏi, chính quyền Hà Nội muốn gì khi thực hiện dự án vào lúc này?
Sau khi phân tích tình hình chính trị và xã hội những ngày gần đây, thì nhiều người cho rằng, chính quyền đang muốn mượn tay giáo xứ Thái Hà để làm dịu đi tình hình người dân bất mãn với chính phủ khi thực hiện dự án Bô – xít Tây Nguyên, bởi đó vẫn là con bài mà chính quyền cộng sản thường sử dụng để lèo lái dư luận hướng sang một điểm nóng khác.
Người khác thì cho rằng, sau khi không thể thực hiện được dự án xây nhà và trung tâm thương mại tại khu đất dệt thảm len nhắm chia chác, chính quyền quận Đống Đa phải kiếm một khu đất khác để hoàn trả cho đối tác và khu đất ấy phải thuộc địa giới hành chính quận Đống Đa. Đống Đa bây giờ không còn đất trống nữa ngoài khu đất hồ Ba Giang và vì thế, chính quyền quận Đống Đa nhắm mắt làm liều khu đất này của giáo xứ Thái Hà.
Cũng có ý kiến cho rằng trong cuộc trả lời phỏng vấn các phóng viên báo đài, ông Nguyễn Thế Doanh - Trưởng Ban tôn giáo Chính phủ, có nhắc tới một “thế lực thứ ba” mà ai cũng hiểu đó là thế lực trong nội bộ đảng, chính thế lực này đang rắp tâm thúc đẩy dự án, đưa các đồng chí của mình ra đương đầu với giáo dân để “ngư ông hưởng lợi”, vì sắp tới đại hội đảng bộ thành phố.
Mấy giáo dân nhiệt thành thì lại cho rằng, tại Thái Hà, Thiên Chúa đã khởi đầu công cuộc đi tìm công lý và sự thật cho dân Việt, vì thế, sau vụ xử phúc thẩm giáo dân Thái Hà, Ngài lại làm cho lòng Pharaon ra chai đá, để giáo dân có lý do hợp pháp mà thắp nến cầu nguyện và tiếp tục lên đường đi tìm công lý.
Dù là lý do gì, thì việc chính quyền thành phố Hà Nội bất chấp pháp luật và dư luận, tiếp tục lấn chiếm đất đai của giáo xứ Thái Hà, là một việc làm chẳng nên trong thời điểm hết sức nhạy cảm này của lịch sử.
Nhiều người đang tự hỏi chính quyền Hà Nội muốn gì khi ngang nhiên lấn chiếm đất của giáo xứ Thái Hà như vậy?
Lịch sử khu đất
Khu đất này nằm sát ngay sau Gò Đống Đa, thuộc địa giới hành chính phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
Khu đất này rộng 18.230 m2, thuộc sở hữu của Dòng Chúa Cứu Thế từ năm 1928, ban đầu là khu ruộng cấy, sau vì lý do lấy đất san lấp nền tu viện và nhà thờ, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đã đào lấy đất đắp nền và biến khu vực thành hồ cá.
Những năm 1970- 1980 của thế kỷ trước, linh mục Vũ Ngọc Bích cho ông Ba Giang thuê thả cá và trồng rau và từ đó, hồ được các cư dân quanh vùng đặt tên là “Hồ Ba Giang”.
Sau khi ông Ba Giang mất, giai đoạn từ 1980 – 1985, giáo xứ cho hợp tác xã Nam Đồng thuê để thả cá. Sau đó, vì không quản lý nổi, hợp tác xã Nam Đồng đã trao trả lại cho Dòng Chúa Cứu Thế quản lý.
Suốt từ năm 1928 cho tới nay – năm nhà dòng mua khu đất này, thì khu đất này vẫn do Dòng Chúa Cứu Thế quản lý. Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thái Hà, luôn đứng tên đăng ký trước bạ và trong các lần kê khai tài sản theo chính sách, chủ trương của chính phủ, thì giáo xứ và tu viện luôn kê khai đầy đủ khu vực hồ Ba Giang vào trong địa bạ.
Bên cạnh đó, các công văn của chính quyền các cấp, sở, ban, ngành từ thành phố tới quận luôn khẳng định khu đất hồ Ba Giang hiện do giáo xứ Thái Hà đang quản lý:
- Báo cáo của Sở Địa chính Hà Nội, số 387/BC- SĐCNĐ, ngày 11/5/1999, khẳng định: “Khu đất Hồ Ba Giang hiện do giáo xứ Thái Hà đang quản lý”.
- Công văn số 64/CV-UB- ĐĐ, ngày 30/1/1996 của UBND quận Đống Đa, về việc giải quyết hồ Ba giang, cũng khẳng định “Khu đất của giáo xứ Thái Hà đang quản lý và cho mượn”.
Lúc sinh thời, linh mục Vũ Ngọc Bích đã nhiều lần tuyên bố công khai trước hàng ngàn giáo dân về quyền sở hữu của Nhà Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thái Hà trên khu vực này và khẳng định ngài không hề ký cho hay chuyển nhượng bất cứ mét vuông đất nào của giáo xứ tại hồ Ba Giang.
Có thể nói cho tới giờ này, Dòng Chúa Cứu Thế vẫn đang là đơn vị quản lý và là chủ sử dụng hợp pháp toàn bộ khu đất hồ Ba giang này.
Tuy nhiên, trong thực tế, những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ trước, chính sách mở cửa đã kéo dân cư các tỉnh thành về Hà Nội làm ăn sinh sống. Quỹ đất trở nên eo hẹp, các quan chức chính quyền địa phương và nhân dân thi nhau san lấp khu vực để lấy đất làm nhà và bán chác chia nhau.
Năm 1994, khi nhận thấy tình hình lấn đất của giáo xứ trở nên nghiêm trọng, linh mục Vũ Ngọc Bích đã làm đơn lên các cấp chính quyền yêu cầu can thiệp và đề nghị các cấp chính quyền giải quyết ổn định trật tự tại khu vực.
Khoảng năm 1998, chính quyền Hà Nội lập dự án qui hoạch khu vực thành khu nhà ở di dân, nhưng thực chất là để chia lô bán chác. Tình hình khu vực trở nên hỗn loạn, một số người đã lợi dụng tình hình mua qua bán lại khu đất này.
Cuối năm 2004, một vụ án hình sự đã được khởi tố và kết quả bị can Phạm đình Bổng đã bị chết bất ưng trong tù.
Thời điểm này, giáo xứ Thái Hà tiếp tục kiên trì gửi đơn lên các cấp chính quyền yêu cầu chính quyền giải quyết trao lại cho giáo xứ và Nhà Dòng khu đất để phục vụ cho mục đích tôn giáo và từ thiện và dự án bị treo từ đó tới nay.
Chính quyền Hà Nội muốn gì?
Việc chính quyền Hà Nội ngang nhiên cho thi công trên phần đất của giáo xứ bất chấp những cơ sở pháp lý vừa nêu, trong bối cảnh giáo xứ vừa bị chính quyền cướp khu đất dệt thảm len, khiến các giáo dân hết sức bất bình. Đây quả là một việc làm đầy ngạo mạn và tiếp tục thách thức pháp luật, thách thức những người thiện chí.
Người ta đang tự hỏi, chính quyền Hà Nội muốn gì khi thực hiện dự án vào lúc này?
Sau khi phân tích tình hình chính trị và xã hội những ngày gần đây, thì nhiều người cho rằng, chính quyền đang muốn mượn tay giáo xứ Thái Hà để làm dịu đi tình hình người dân bất mãn với chính phủ khi thực hiện dự án Bô – xít Tây Nguyên, bởi đó vẫn là con bài mà chính quyền cộng sản thường sử dụng để lèo lái dư luận hướng sang một điểm nóng khác.
Người khác thì cho rằng, sau khi không thể thực hiện được dự án xây nhà và trung tâm thương mại tại khu đất dệt thảm len nhắm chia chác, chính quyền quận Đống Đa phải kiếm một khu đất khác để hoàn trả cho đối tác và khu đất ấy phải thuộc địa giới hành chính quận Đống Đa. Đống Đa bây giờ không còn đất trống nữa ngoài khu đất hồ Ba Giang và vì thế, chính quyền quận Đống Đa nhắm mắt làm liều khu đất này của giáo xứ Thái Hà.
Cũng có ý kiến cho rằng trong cuộc trả lời phỏng vấn các phóng viên báo đài, ông Nguyễn Thế Doanh - Trưởng Ban tôn giáo Chính phủ, có nhắc tới một “thế lực thứ ba” mà ai cũng hiểu đó là thế lực trong nội bộ đảng, chính thế lực này đang rắp tâm thúc đẩy dự án, đưa các đồng chí của mình ra đương đầu với giáo dân để “ngư ông hưởng lợi”, vì sắp tới đại hội đảng bộ thành phố.
Mấy giáo dân nhiệt thành thì lại cho rằng, tại Thái Hà, Thiên Chúa đã khởi đầu công cuộc đi tìm công lý và sự thật cho dân Việt, vì thế, sau vụ xử phúc thẩm giáo dân Thái Hà, Ngài lại làm cho lòng Pharaon ra chai đá, để giáo dân có lý do hợp pháp mà thắp nến cầu nguyện và tiếp tục lên đường đi tìm công lý.
Dù là lý do gì, thì việc chính quyền thành phố Hà Nội bất chấp pháp luật và dư luận, tiếp tục lấn chiếm đất đai của giáo xứ Thái Hà, là một việc làm chẳng nên trong thời điểm hết sức nhạy cảm này của lịch sử.
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Trước Vấn Đề lãnh Thổ và Khai Thác Bâu Xít Tại Việt Nam
Liên Hiệp Truyền Thông CGVN
06:40 19/04/2009
Việt Nam dưới sự cai trị độc tài của Đảng Cộng Sản đang diễn ra hai sự kiện quan trọng. Thứ nhất: đất đai đang bị mất dần vào tay Trung Quốc. Thứ hai: môi trường sinh thái đang bị huỷ hoại do việc khai thác bâu xít tại Tây Nguyên.
Trước hai sự kiện nghiêm trọng có nguy cơ đưa đến việc mất nước và hủy hoại đời sống nhân dân, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo thấy có bổn phận phải trình bày trước dư luận quốc nội và quốc tế về lập trường của Đảng Cộng Sản Việt Nam trước hai sự kiện nghiêm trọng này
I. Đất đai đang mất dần vào tay Trung Quốc: Người dân Việt Nam nào cũng biết Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, nhưng những năm gần đây, khi ký hiệp ước về lãnh thổ với chính quyền Trung Quốc, đảng Cộng Sản Việt Nam đã bí mật dâng phần đất sát biên giới trong đó có Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc cho Trung Quốc. Về vấn đề hải đảo, dù có bao nhiêu chứng cớ lịch sử nói rõ Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc lãnh thổ Việt Nam, nhưng gần đây chính quyền Cộng Sản vẫn để mặc Trung Quốc ngang nhiên sát nhập vùng hải đảo này vào phần đất của họ.
Trong khi Đảng Cộng Sản phải im lặng và khiếp nhược trước dã tâm xâm lăng của Trung Quốc thì họ lại tàn bạo dùng vũ lực trấn áp thanh niên, sinh viên và những người yêu nước biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ. Ngoài ra, đang khi dâng đất dâng biển cho Trung Quốc, thì chính quyền Việt Nam lại đi tịch thu đất đai của dân chúng và của các tôn giáo, nói là để phục vụ lợi ích chung, nhưng thực chất để những cán bộ cộng sản chia chác nhau phần lợi nhuận.
II. Môi trường sinh thái đang bị huỷ hoại: Không cần phải dẫn chứng dài dòng, người Việt Nam nào cũng cảm nghiệm được là môi trường tại Việt Nam, từ biển cả, sông rạch, rừng rú đến làn không khí hít thở, đang bị ô nhiễm và tàn phá một cách nghiêm trọng. Đặc biệt mới đây có sự kiện chính quyền Cộng Sản Việt Nam chấp thuận cho nhà thầu Trung Quốc vào khai thác mỏ bâu xít tại vùng Tây Nguyên. Điều đặc biệt trong dự án này là nhà thầu Trung Quốc không dùng dụng cụ và vật liệu sẵn có tại Việt Nam, cũng không thuê mướn công nhân Việt Nam, mà đem toàn bộ công cụ và hàng chục ngàn nhân công từ Trung Quốc sang. Việt Nam chỉ được chia phần lợi nhuận nhỏ từ sự khai thác tài nguyên qúy báu này.
Trước viễn tượng đó, các nhà khoa học hàng đầu, các bậc thức giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu kỹ lưỡng lẽ hơn thiệt của dự án này và họ đều đồng ý hai điểm. Một là lợi nhuận đem lại từ sự khai thác bâu xít này quá ít so với sự hủy hoại khủng khiếp cho mội trường sinh thái, đưa đến nguy cơ đe doạ sức khoẻ của hàng triệu người dân Việt. Hai là phải lo âu về quốc phòng, đưa đến việc dễ dàng mất thêm đất cho Trung Quốc vì mấy chục ngàn công nhân Trung Quốc sống tại đây, từ thế hệ này sang thế hệ khác để khai thác bâu xít, sẽ là lực lượng nội công cho lực lượng xâm lược Trung Quốc một khi chiến tranh Trung Việt xảy ra. Về mặt chiến lược, mất Tây Nguyên là Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Hai miền đó sẽ không cứu được nhau một khi có biến.
Việc khai thác bâu xít tại Tây Nguyên có nhiều điều bất lợi và nguy hiểm như vậy nhưng Đảng Cộng Sản Việt Nam vì muốn lấy lòng Trung Quốc, muốn Trung Quốc bảo vệ sự an toàn chính trị cho Đảng, nên đã bất chấp những lời khuyến cáo của các nhà khoa học, của những người yêu nước chân chính, cứ để Trung Quốc khai thác tài nguyên hiếm qúy, đe dọa đến sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Trước tình hình nghiêm trọng này, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo quyết nghị:
Thứ nhất: Cùng với tất cả nhân dân và các tổ chức chân chính thực lòng yêu nước Việt Nam, chúng tôi nghiêm khắc lên án và tố cáo trước dư luận quốc nội cũng như quốc tế về âm mưu bán nước, hủy hoại môi trường sinh thái do Đảng Cộng Sản Việt Nam đang chủ trương.
Thứ hai: Chúng tôi kêu gọi tất cả đồng bào Việt Nam, đăc biệt đồng bào Công Giáo trong và ngoài nước, bao gồm các vị Giám Mục, Linh Mục, nam nữ Tu Sĩ và toàn thể giáo dân, bằng mọi cách và bằng mọi phương tiện, phổ biến tin tức đất nước yêu qúy và tài nguyên giá trị của Việt Nam đang bị Đảng Cộng Sản hiến dâng cho Trung Quốc. Cụ thể nhất là hãy ủng hộ tất cả những lời kêu gọi của bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào kêu gọi Đảng Công Sản Việt Nam phải bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và môi trường sinh thái để 80 triệu người dân Việt được sống trong an bình, đất nước không bị đế quốc Tầu xâm chiếm.
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam:
Ký tên:
Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, Giám đốc Radio Veritas Asia
Director of Radio Veritas Asia, Email: rvaprogram@rveritas-asia.org
LM. John Trần Công Nghị, Giám đốc VietCatholic News
Director of VietCatholic News Agency, Email: conggiao@gmail.com
LM. Joachim Nguyễn Đức Việt-Châu, Chủ nhiệm Dân Chúa Mỹ Châu
Director of People Of God Magazine in America, Email: danchuausa@yahoo.com
LM. Stephen Bùi Thượng Lưu, Chủ nhiệm Dân Chúa Âu Châu
Director of People Of God Magazine in Europe, Email: info@danchua.de
LM. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, Chủ nhiệm Dân Chúa Úc Châu
Director of People Of God Magazine in Australia, Email: danchuaucchau@gmail.com
LM. Paul Van-Chi, Giám đốc Phát thanh Tin Mừng Bình An
Director of Gospel and Peace Radio, Sydney Australia, Email: paulvanchi@yahoo.com
Chú thích: Sau đây là một trong những Bản Kiến Nghị mà qúi Giám mục, Linh mục, Tu sĩ và Giáo dân Công giáo Việt nam có thể vào để ký tên:
Bản kiến nghị sau đây đã được qúi vị: Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, Ông Phạm Toàn, Nhà thơ Dương Tường soạn thảo và đưa lên mạng trannhuong.com, tính đến ngày 17.4.2009 đã có 135 vị ký tên
Xin xem trang Web THÔNG-BÁO-VỀ-THU-THẬP-CHỮ-KÝ-VÀ-GỬI-KIẾN-NGHỊ-VỤ-BAUXITE và những người đã kí tên
KIẾN NGHỊ VỀ VỤ KHAI THÁC BAUXITE Ở TÂY NGUYÊN
Kính gửi:
– Ông Nguyễn Minh Triết Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam;
– Ông Nguyễn Phú Trọng cùng toàn thể Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
– Ông Nguyễn Tấn Dũng cùng các thành viên Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây, lo lắng trước vận mệnh nước nhà về vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên, xin kính gửi quý cơ quan bản kiến nghị này.
Thưa quý cơ quan,
Dân tộc Việt Nam chúng ta trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh giành độc lập và thống nhất, ngày nay đang huy động tổng lực sức người sức của và sức trí tuệ vào công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng đổi mới toàn diện.
Trong công cuộc xây dựng mới đất nước ta, trên nguyên tắc, không có sự đối lập về quyền lợi giữa Nhà nước và nhân dân - nhân dân ta ở trong nước cũng như ở ngoài nước, người giữ cương vị lãnh đạo cũng như người dân bình thường, ai ai cũng muốn đất nước ngày càng giàu mạnh, ngày càng văn minh, cả dân tộc sẽ là một gia đình lớn, vui tươi, ấm no, hạnh phúc.
Tiếc rằng, trong vụ bauxite đang diễn ra, những con người trung thực của đất nước bắt đầu thấy hẫng hụt, lý tưởng chung tay xây dựng đất nước gần như đang ít nhiều suy giảm vì cách làm việc của cơ quan điều hành đất nước, một tình trạng cần được phân tích ngắn gọn như dưới đây.
Thưa quý cơ quan,
Việc khai thác tài nguyên của đất nước, trong đó có tài nguyên bauxite, là việc làm cần thiết, nhưng đó không thể là việc làm bằng mọi giá!
Công việc chuẩn bị cho dự án bauxite đã được nhiều nhà khoa học chỉ ra những thiếu sót toàn diện, mà chỉ riêng hai lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đủ cho thấy những bất cập về chính trị, quốc phòng, môi trường, kinh tế, kỹ thuật, và kiến nghị của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, của Giáo sư Phạm Duy Hiển, và của các nhà nghiên cứu độc lập khác ở trong nước như nhà văn Nguyên Ngọc, học giả Nguyễn Trung, nhà báo Lê Phú Khải, nhà văn Phạm Đình Trọng, và ở ngoài nước như Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp chuyên gia về ô nhiễm môi sinh ở Úc, Kỹ sư tư vấn Đặng Đình Cung chuyên gia về mỏ ở Pháp... là những bổ sung toàn diện mang tính chất kỹ thuật cho hai lá thư tâm huyết của Đại tướng.
Tất cả các kiến nghị đó đã chỉ ra những kẽ hở hoặc những sai phạm khó chấp nhận trong chủ trương làm dự án bauxite này, mà chỉ ba điều sau cũng đủ để tất cả những ai có lương tri phải suy nghĩ:
- Chủ trương lập dự án được công khai hóa vào cuối năm 2008 sang đầu năm 2009, song thực ra nó đã được ký tắt với người Trung Quốc từ nhiều năm về trước mà không hề xin ý kiến nhân dân thông qua Quốc Hội do dân bầu ra; toàn bộ báo cáo tiền khả thi chưa bao giờ được trình ra trước nhân dân và đại diện của nhân dân tức Quốc Hội;
- Người Trung Quốc đóng cửa các mỏ khai thác bauxite của họ để chuyển sang khai thác ở Việt Nam, định trút gánh nặng ô nhiễm môi trường cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và nhiều đời mai sau - những hành động y hệt như họ đã và đang làm ở châu Phi với sự giúp sức của những chế độ cai trị tham nhũng tại châu lục này, và đang bị dư luận thế giới theo dõi chặt chẽ và hết sức công kích;
- Kỹ thuật, công nghệ và nhân công khai thác dự định du nhập chủ yếu từ Trung Quốc, một cường quốc mới nổi dậy với nền kinh tế đang giàu lên nhưng bên trong vẫn chứa đựng không ít thực trạng bất khả tín, trong đó liên quan đến vấn đề khai thác bauxite là sự nổi tiếng của Trung Quốc trên toàn thế giới hiện đại như là một quốc gia gây ô nhiễm môi trường vào bậc nhất, chưa kể những “vấn nạn” khác (chỉ mới trong tháng Ba vừa rồi Chính phủ nước Úc đã phải hủy bỏ một dự án khai thác khoáng sản ở Nam Úc ký với Trung Quốc vì lý do quốc phòng).
Thưa quý cơ quan,
Đất nước là của chung của cả dân tộc, chứ không là của riêng của một nhóm người nào, của một nhóm quyền lợi nào, hoặc một tổ chức nào dù tinh hoa đến đâu cũng vậy.
Tất cả những người có ý thức với dân tộc, với đất nước, xót xa trước những việc làm không được kiểm soát chặt chẽ xoay quanh vụ bauxite, đều thấy cần thiết phải lên tiếng.
Chúng tôi kiến nghị:
1) Phải đưa vấn đề dự án bauxite Tây Nguyên ra trước Quốc Hội và mọi chủ trương liên quan phải được Quốc Hội quyết định;
2) Dự án bauxite Tây Nguyên phải chính thức dừng ngay lại, có giám sát chặt chẽ cho tới khi Quốc Hội xem xét toàn bộ báo cáo tiền khả thi và đưa ra những phê chuẩn thích hợp. Kính mong Quốc Hội thấu suốt được tinh thần của đại đa số dân chúng không muốn dự án này tiếp tục vì tất cả những hệ lụy nặng nề của nó;
3) Những nghiên cứu tiền khả thi với vấn đề bauxite Tây Nguyên cần được dư luận rộng rãi tham gia và theo dõi.
Thưa quý cơ quan,
Những người ký tên dưới bản kiến nghị này bày tỏ sự lo lắng khôn cùng trước phương cách làm việc chưa thấu triệt và hoàn bị về nhiều mặt cho một dự án có tầm chiến lược sống còn của đất nước như dự án bauxite.
Xin quý cơ quan nhận ở đây lòng kính trọng của chúng tôi và rất mong được thông hiểu cho nỗi trăn trở của chúng tôi cả ở trong nước lẫn ở ngoài nước.
Nhân dịp này, chúng tôi cũng kêu gọi người Trung Hoa nhất là giới trí thức hãy ủng hộ dân tộc Việt Nam, giúp cho môi trường sống của nước láng giềng phía Nam được trong lành, giúp cho nhiều vấn đề còn dở dang giữa hai quốc gia được giải quyết trong hòa bình và hữu nghị.
Việt Nam, ngày 12 tháng 4 năm 2009
Ký tên:
(đã kí tên 135 vị)...
Qúi vị có thể vào trang sau đây để kí tên: THÔNG-BÁO-VỀ-THU-THẬP-CHỮ-KÝ-VÀ-GỬI-KIẾN-NGHỊ-VỤ-BAUXITE và những người đã kí tên
Trước hai sự kiện nghiêm trọng có nguy cơ đưa đến việc mất nước và hủy hoại đời sống nhân dân, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo thấy có bổn phận phải trình bày trước dư luận quốc nội và quốc tế về lập trường của Đảng Cộng Sản Việt Nam trước hai sự kiện nghiêm trọng này
I. Đất đai đang mất dần vào tay Trung Quốc: Người dân Việt Nam nào cũng biết Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, nhưng những năm gần đây, khi ký hiệp ước về lãnh thổ với chính quyền Trung Quốc, đảng Cộng Sản Việt Nam đã bí mật dâng phần đất sát biên giới trong đó có Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc cho Trung Quốc. Về vấn đề hải đảo, dù có bao nhiêu chứng cớ lịch sử nói rõ Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc lãnh thổ Việt Nam, nhưng gần đây chính quyền Cộng Sản vẫn để mặc Trung Quốc ngang nhiên sát nhập vùng hải đảo này vào phần đất của họ.
Trong khi Đảng Cộng Sản phải im lặng và khiếp nhược trước dã tâm xâm lăng của Trung Quốc thì họ lại tàn bạo dùng vũ lực trấn áp thanh niên, sinh viên và những người yêu nước biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ. Ngoài ra, đang khi dâng đất dâng biển cho Trung Quốc, thì chính quyền Việt Nam lại đi tịch thu đất đai của dân chúng và của các tôn giáo, nói là để phục vụ lợi ích chung, nhưng thực chất để những cán bộ cộng sản chia chác nhau phần lợi nhuận.
II. Môi trường sinh thái đang bị huỷ hoại: Không cần phải dẫn chứng dài dòng, người Việt Nam nào cũng cảm nghiệm được là môi trường tại Việt Nam, từ biển cả, sông rạch, rừng rú đến làn không khí hít thở, đang bị ô nhiễm và tàn phá một cách nghiêm trọng. Đặc biệt mới đây có sự kiện chính quyền Cộng Sản Việt Nam chấp thuận cho nhà thầu Trung Quốc vào khai thác mỏ bâu xít tại vùng Tây Nguyên. Điều đặc biệt trong dự án này là nhà thầu Trung Quốc không dùng dụng cụ và vật liệu sẵn có tại Việt Nam, cũng không thuê mướn công nhân Việt Nam, mà đem toàn bộ công cụ và hàng chục ngàn nhân công từ Trung Quốc sang. Việt Nam chỉ được chia phần lợi nhuận nhỏ từ sự khai thác tài nguyên qúy báu này.
Trước viễn tượng đó, các nhà khoa học hàng đầu, các bậc thức giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu kỹ lưỡng lẽ hơn thiệt của dự án này và họ đều đồng ý hai điểm. Một là lợi nhuận đem lại từ sự khai thác bâu xít này quá ít so với sự hủy hoại khủng khiếp cho mội trường sinh thái, đưa đến nguy cơ đe doạ sức khoẻ của hàng triệu người dân Việt. Hai là phải lo âu về quốc phòng, đưa đến việc dễ dàng mất thêm đất cho Trung Quốc vì mấy chục ngàn công nhân Trung Quốc sống tại đây, từ thế hệ này sang thế hệ khác để khai thác bâu xít, sẽ là lực lượng nội công cho lực lượng xâm lược Trung Quốc một khi chiến tranh Trung Việt xảy ra. Về mặt chiến lược, mất Tây Nguyên là Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Hai miền đó sẽ không cứu được nhau một khi có biến.
Việc khai thác bâu xít tại Tây Nguyên có nhiều điều bất lợi và nguy hiểm như vậy nhưng Đảng Cộng Sản Việt Nam vì muốn lấy lòng Trung Quốc, muốn Trung Quốc bảo vệ sự an toàn chính trị cho Đảng, nên đã bất chấp những lời khuyến cáo của các nhà khoa học, của những người yêu nước chân chính, cứ để Trung Quốc khai thác tài nguyên hiếm qúy, đe dọa đến sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Trước tình hình nghiêm trọng này, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo quyết nghị:
Thứ nhất: Cùng với tất cả nhân dân và các tổ chức chân chính thực lòng yêu nước Việt Nam, chúng tôi nghiêm khắc lên án và tố cáo trước dư luận quốc nội cũng như quốc tế về âm mưu bán nước, hủy hoại môi trường sinh thái do Đảng Cộng Sản Việt Nam đang chủ trương.
Thứ hai: Chúng tôi kêu gọi tất cả đồng bào Việt Nam, đăc biệt đồng bào Công Giáo trong và ngoài nước, bao gồm các vị Giám Mục, Linh Mục, nam nữ Tu Sĩ và toàn thể giáo dân, bằng mọi cách và bằng mọi phương tiện, phổ biến tin tức đất nước yêu qúy và tài nguyên giá trị của Việt Nam đang bị Đảng Cộng Sản hiến dâng cho Trung Quốc. Cụ thể nhất là hãy ủng hộ tất cả những lời kêu gọi của bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào kêu gọi Đảng Công Sản Việt Nam phải bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và môi trường sinh thái để 80 triệu người dân Việt được sống trong an bình, đất nước không bị đế quốc Tầu xâm chiếm.
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam:
Ký tên:
Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, Giám đốc Radio Veritas Asia
Director of Radio Veritas Asia, Email: rvaprogram@rveritas-asia.org
LM. John Trần Công Nghị, Giám đốc VietCatholic News
Director of VietCatholic News Agency, Email: conggiao@gmail.com
LM. Joachim Nguyễn Đức Việt-Châu, Chủ nhiệm Dân Chúa Mỹ Châu
Director of People Of God Magazine in America, Email: danchuausa@yahoo.com
LM. Stephen Bùi Thượng Lưu, Chủ nhiệm Dân Chúa Âu Châu
Director of People Of God Magazine in Europe, Email: info@danchua.de
LM. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, Chủ nhiệm Dân Chúa Úc Châu
Director of People Of God Magazine in Australia, Email: danchuaucchau@gmail.com
LM. Paul Van-Chi, Giám đốc Phát thanh Tin Mừng Bình An
Director of Gospel and Peace Radio, Sydney Australia, Email: paulvanchi@yahoo.com
Chú thích: Sau đây là một trong những Bản Kiến Nghị mà qúi Giám mục, Linh mục, Tu sĩ và Giáo dân Công giáo Việt nam có thể vào để ký tên:
Bản kiến nghị sau đây đã được qúi vị: Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, Ông Phạm Toàn, Nhà thơ Dương Tường soạn thảo và đưa lên mạng trannhuong.com, tính đến ngày 17.4.2009 đã có 135 vị ký tên
Xin xem trang Web THÔNG-BÁO-VỀ-THU-THẬP-CHỮ-KÝ-VÀ-GỬI-KIẾN-NGHỊ-VỤ-BAUXITE và những người đã kí tên
KIẾN NGHỊ VỀ VỤ KHAI THÁC BAUXITE Ở TÂY NGUYÊN
Kính gửi:
– Ông Nguyễn Minh Triết Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam;
– Ông Nguyễn Phú Trọng cùng toàn thể Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
– Ông Nguyễn Tấn Dũng cùng các thành viên Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây, lo lắng trước vận mệnh nước nhà về vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên, xin kính gửi quý cơ quan bản kiến nghị này.
Thưa quý cơ quan,
Dân tộc Việt Nam chúng ta trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh giành độc lập và thống nhất, ngày nay đang huy động tổng lực sức người sức của và sức trí tuệ vào công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng đổi mới toàn diện.
Trong công cuộc xây dựng mới đất nước ta, trên nguyên tắc, không có sự đối lập về quyền lợi giữa Nhà nước và nhân dân - nhân dân ta ở trong nước cũng như ở ngoài nước, người giữ cương vị lãnh đạo cũng như người dân bình thường, ai ai cũng muốn đất nước ngày càng giàu mạnh, ngày càng văn minh, cả dân tộc sẽ là một gia đình lớn, vui tươi, ấm no, hạnh phúc.
Tiếc rằng, trong vụ bauxite đang diễn ra, những con người trung thực của đất nước bắt đầu thấy hẫng hụt, lý tưởng chung tay xây dựng đất nước gần như đang ít nhiều suy giảm vì cách làm việc của cơ quan điều hành đất nước, một tình trạng cần được phân tích ngắn gọn như dưới đây.
Thưa quý cơ quan,
Việc khai thác tài nguyên của đất nước, trong đó có tài nguyên bauxite, là việc làm cần thiết, nhưng đó không thể là việc làm bằng mọi giá!
Công việc chuẩn bị cho dự án bauxite đã được nhiều nhà khoa học chỉ ra những thiếu sót toàn diện, mà chỉ riêng hai lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đủ cho thấy những bất cập về chính trị, quốc phòng, môi trường, kinh tế, kỹ thuật, và kiến nghị của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, của Giáo sư Phạm Duy Hiển, và của các nhà nghiên cứu độc lập khác ở trong nước như nhà văn Nguyên Ngọc, học giả Nguyễn Trung, nhà báo Lê Phú Khải, nhà văn Phạm Đình Trọng, và ở ngoài nước như Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp chuyên gia về ô nhiễm môi sinh ở Úc, Kỹ sư tư vấn Đặng Đình Cung chuyên gia về mỏ ở Pháp... là những bổ sung toàn diện mang tính chất kỹ thuật cho hai lá thư tâm huyết của Đại tướng.
Tất cả các kiến nghị đó đã chỉ ra những kẽ hở hoặc những sai phạm khó chấp nhận trong chủ trương làm dự án bauxite này, mà chỉ ba điều sau cũng đủ để tất cả những ai có lương tri phải suy nghĩ:
- Chủ trương lập dự án được công khai hóa vào cuối năm 2008 sang đầu năm 2009, song thực ra nó đã được ký tắt với người Trung Quốc từ nhiều năm về trước mà không hề xin ý kiến nhân dân thông qua Quốc Hội do dân bầu ra; toàn bộ báo cáo tiền khả thi chưa bao giờ được trình ra trước nhân dân và đại diện của nhân dân tức Quốc Hội;
- Người Trung Quốc đóng cửa các mỏ khai thác bauxite của họ để chuyển sang khai thác ở Việt Nam, định trút gánh nặng ô nhiễm môi trường cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và nhiều đời mai sau - những hành động y hệt như họ đã và đang làm ở châu Phi với sự giúp sức của những chế độ cai trị tham nhũng tại châu lục này, và đang bị dư luận thế giới theo dõi chặt chẽ và hết sức công kích;
- Kỹ thuật, công nghệ và nhân công khai thác dự định du nhập chủ yếu từ Trung Quốc, một cường quốc mới nổi dậy với nền kinh tế đang giàu lên nhưng bên trong vẫn chứa đựng không ít thực trạng bất khả tín, trong đó liên quan đến vấn đề khai thác bauxite là sự nổi tiếng của Trung Quốc trên toàn thế giới hiện đại như là một quốc gia gây ô nhiễm môi trường vào bậc nhất, chưa kể những “vấn nạn” khác (chỉ mới trong tháng Ba vừa rồi Chính phủ nước Úc đã phải hủy bỏ một dự án khai thác khoáng sản ở Nam Úc ký với Trung Quốc vì lý do quốc phòng).
Thưa quý cơ quan,
Đất nước là của chung của cả dân tộc, chứ không là của riêng của một nhóm người nào, của một nhóm quyền lợi nào, hoặc một tổ chức nào dù tinh hoa đến đâu cũng vậy.
Tất cả những người có ý thức với dân tộc, với đất nước, xót xa trước những việc làm không được kiểm soát chặt chẽ xoay quanh vụ bauxite, đều thấy cần thiết phải lên tiếng.
Chúng tôi kiến nghị:
1) Phải đưa vấn đề dự án bauxite Tây Nguyên ra trước Quốc Hội và mọi chủ trương liên quan phải được Quốc Hội quyết định;
2) Dự án bauxite Tây Nguyên phải chính thức dừng ngay lại, có giám sát chặt chẽ cho tới khi Quốc Hội xem xét toàn bộ báo cáo tiền khả thi và đưa ra những phê chuẩn thích hợp. Kính mong Quốc Hội thấu suốt được tinh thần của đại đa số dân chúng không muốn dự án này tiếp tục vì tất cả những hệ lụy nặng nề của nó;
3) Những nghiên cứu tiền khả thi với vấn đề bauxite Tây Nguyên cần được dư luận rộng rãi tham gia và theo dõi.
Thưa quý cơ quan,
Những người ký tên dưới bản kiến nghị này bày tỏ sự lo lắng khôn cùng trước phương cách làm việc chưa thấu triệt và hoàn bị về nhiều mặt cho một dự án có tầm chiến lược sống còn của đất nước như dự án bauxite.
Xin quý cơ quan nhận ở đây lòng kính trọng của chúng tôi và rất mong được thông hiểu cho nỗi trăn trở của chúng tôi cả ở trong nước lẫn ở ngoài nước.
Nhân dịp này, chúng tôi cũng kêu gọi người Trung Hoa nhất là giới trí thức hãy ủng hộ dân tộc Việt Nam, giúp cho môi trường sống của nước láng giềng phía Nam được trong lành, giúp cho nhiều vấn đề còn dở dang giữa hai quốc gia được giải quyết trong hòa bình và hữu nghị.
Việt Nam, ngày 12 tháng 4 năm 2009
Ký tên:
(đã kí tên 135 vị)...
Qúi vị có thể vào trang sau đây để kí tên: THÔNG-BÁO-VỀ-THU-THẬP-CHỮ-KÝ-VÀ-GỬI-KIẾN-NGHỊ-VỤ-BAUXITE và những người đã kí tên
Dân nghèo thao thức!
Hai Tôm Cần Giờ
17:20 19/04/2009
Thường ngày, Hai Tôm tôi mặc bộ đồ “tễ tãi” theo cách nói dễ thương của một Cha giáo. Mà cũng đúng đúng thôi, ở cái đất biển mặn phèn chua này mà ăn mặc “chỉn chu” xem ra khó coi lắm ! Người ta nghèo mà mình đóng bộ vào trông ra rất dị hợm. Hôm nay, có Lễ ở Sài Thành nên Hai Tôm đóng bộ nghiêm túc chút. Mặc đồ “tễ tãi” cũng bị nói mà mặc đồ nghiêm túc cũng bị kẹt.
Chuyện là trong lúc đang chờ đến phiên để qua chuyến phà kế tiếp, khí hậu mấy ngày hôm nay có vẻ khắc nghiệt hơn với mọi người và cách riêng với đám dân nghèo vùng biển mặn này. Sức nóng càng nóng thêm với cái mái nhà tôn ở nhà chờ trước cầu phà.
Thấy Hai Tôm tui đây ăn mặc “sạch sẽ”, bỏ áo dzô trong quần hẳn hoi, tưởng tui là cán bộ nhà nước, muốn bày tỏ điều gì đó, một anh đứng cạnh tôi nói bâng quơ:
- Tui đọc báo, coi “ti-dzi” tui nghe thấy mấy ông nhà nước lo cho dân mình kinh khủng lắm! Mấy ổng xứng đáng là đầy tớ của nhân dân! Mấy ổng đã lập ra cái ủy ban gì đó gọi là phòng chống lụt bão trung ương để chống bão chống lụt. Dạo này trời nóng quá hổng biết mấy ông có lập ủy ban phòng chống nóng trung ương cho dân nghèo bớt khổ không?
Anh bạn này vừa dứt lời thì một “đồng chí” nông dân đứng bên cạnh nói:
- Trời ơi ! Chuyện nhỏ mấy ông ơi ! Mấy ổng thương dân và lo cho dân lắm đó ! Chuyện lập ủy ban phòng chống nóng trung ương là chuyện nhỏ như con thỏ. Mấy ổng lo cho dân hết biết luôn à nha ! Đã có ủy ban phòng chống tham nhũng trung ương rồi nè, có cả ủy ban xóa đói giảm nghèo nè, rồi còn có thêm ủy ban bảo vệ chăm sóc bà mẹ và trẻ em nè, có cả ủy ban kế hoạch hóa gia đình nữa.
Cha nội đứng cạnh đó hông biết nghe sao, phản ứng:
- Trời ơi ! Mấy cha ơi là mấy cha ! Nói chuyện linh tinh không à ! Ai đời mà lo lập cái ủy ban phòng chống nóng trung ương ! Ông thử đến mấy nhà mấy ông đầy tớ nhân dân coi, có nhào ông nào hổng có máy lạnh hông ? Còn ra đường, mấy ổng đi xe hơi đời mới máy lạnh lạnh cả người hổng chịu nổi luôn nên làm gì có cái ủy ban phòng chống nóng trung ương cha nội ! Ở đó mà nằm mơ ! Nóng hả ? Ráng chịu ! Ai biểu nghèo chi ? Nghèo đi xe honda nóng, nghèo ở nhà tôn nóng ráng chịu, nghèo mà chảnh ?
Nảy giờ, bà kia nghe mấy ông bàn tán với nhau tức lắm, bà vội vàng lên tiếng sau khi ông kia dứt lời:
- Thôi đi mấy cha nội ! Nóng chút còn chịu được chứ ra đường khói bụi quá ! Có ai chịu nổi đâu nè ! Tui thấy bà con chắc giảm thọ quá ! Giờ ra đường, đường nào cũng khói dzà bụi hết ! Tui ước ao mấy ông nhà nước lập cái ủy ban phòng chống khói bụi cho tui nhờ cái ! Mấy ông mà có đề nghị thì đề nghị mấy ông có chức có quyền lập cái ủy ban phòng chống khói bụi trung ương cho dân nghèo mình sống thọ thêm chút đi !
Bà vừa dứt lời, ông kia nhảy vô ngay:
- Thôi đi bà ! Bà nghĩ sao mà nói dzậy ! Mấy ông đầy tớ nhân dân hễ ra đường đi xe hơi đời mới, lấy gì mà mấy ổng biết khói dzà bụi để mà lập ủy ban phòng chống bụi cho bà nhờ ! Còn nhà mấy ổng, xài máy lạnh nên cửa kính đóng cả ngày đâu bao giờ biết bụi đâu mà bà càm ràm !
Câu chuyện đang sôi nổi thì tiếng còi phà báo hiệu phà chuẩn bị khởi hành, nhân viên cầu phà vội vàng mở cửa cho bà con lên phà. Kẻ nhanh chân, người lẹ mắt để làm sao lên cho kịp chứ không kẹt lại chuyến sau thì mất hơn nửa tiếng mới qua được bờ bên kia !
Trên con đường Huỳnh Tấn Phát, Trần Xuân Soạn … để về Sài Thành, Hai Tôm tui thấy những thao thức của bà con nghèo là chính đáng, là có thật vì lẽ ra đường hiện nay quá nhiều khói và bụi. Phải nói rằng khói và bụi hiện giờ chính là hai con “ma” ám ảnh dân Sài Thành. Theo Hai Tôm tui được biết thì không chỉ Sài Thành mà còn đó, khắp trên mọi miền đất nước hình chữ S này đều phải hưởng cái khói và bụi. Thử hỏi cái khói và bụi đó ở đâu ra ? Do chính con người tạo ra chứ ai mà tạo ra được.
Khói và bụi không phải ẩn kín ở đâu để những người có trách nhiệm không thấy. Nó sờ sờ trước mắt mỗi người khi bước chân ra khỏi nhà. Những người có trách nhiệm thấy nhưng hình như không ảnh hưởng gì đến họ thì làm gì mà họ có thể bận tâm. Ra khỏi nhà là họ ngồi chễm chệ trong chiếc ôtô con đời mới mát lạnh thì làm gì có thể thấu hiểu được nỗi khổ của bà con nghèo.
Một thực tế đau lòng, ai đi ngang qua con đường Nguyễn Văn Tạo thuộc huyện Nhà Bè sẽ thấy thực trạng bi đát này. Không còn con đường nào khác để người dân ở vùng ven nghèo này phải hứng chịu cái khói và bụi cũng như con đường bị cày xới một cách dã man này. Ai đi ngang đây chỉ biết ngậm ngùi chấp nhận cái khói, cái bụi và nhất là cái rủi ro của những ổ voi trên mặt đường. Không chỉ có con đường Nguyễn Văn Tạo mà còn nhiều và còn quá nhiều con đường khói bụi làm ám ảnh con người.
Ngẫm nghĩ thấy thao thức của những người nghèo thật là thương ! Mình cũng ở trong cái số nghèo của họ nên mình càng thấu hiểu phận của người nghèo. Ra đường đi trên chiếc xe cọc cạch hưởng trọn khói bụi, về nhà thì ngủ dưới mái tôn nóng hừng hực ôm chầm lấy cái nóng nên quá hiểu phận của người nghèo. Thao thức của người nghèo mãi mãi cũng chỉ là thức thao thôi chứ cái nóng, cái bụi, cái khói có bao giờ đến được với nhà giàu, có bao giờ chạm đến các “đầy tớ nhân dân” đâu mà phải bận tâm.
Chuyện là trong lúc đang chờ đến phiên để qua chuyến phà kế tiếp, khí hậu mấy ngày hôm nay có vẻ khắc nghiệt hơn với mọi người và cách riêng với đám dân nghèo vùng biển mặn này. Sức nóng càng nóng thêm với cái mái nhà tôn ở nhà chờ trước cầu phà.
Thấy Hai Tôm tui đây ăn mặc “sạch sẽ”, bỏ áo dzô trong quần hẳn hoi, tưởng tui là cán bộ nhà nước, muốn bày tỏ điều gì đó, một anh đứng cạnh tôi nói bâng quơ:
- Tui đọc báo, coi “ti-dzi” tui nghe thấy mấy ông nhà nước lo cho dân mình kinh khủng lắm! Mấy ổng xứng đáng là đầy tớ của nhân dân! Mấy ổng đã lập ra cái ủy ban gì đó gọi là phòng chống lụt bão trung ương để chống bão chống lụt. Dạo này trời nóng quá hổng biết mấy ông có lập ủy ban phòng chống nóng trung ương cho dân nghèo bớt khổ không?
Anh bạn này vừa dứt lời thì một “đồng chí” nông dân đứng bên cạnh nói:
- Trời ơi ! Chuyện nhỏ mấy ông ơi ! Mấy ổng thương dân và lo cho dân lắm đó ! Chuyện lập ủy ban phòng chống nóng trung ương là chuyện nhỏ như con thỏ. Mấy ổng lo cho dân hết biết luôn à nha ! Đã có ủy ban phòng chống tham nhũng trung ương rồi nè, có cả ủy ban xóa đói giảm nghèo nè, rồi còn có thêm ủy ban bảo vệ chăm sóc bà mẹ và trẻ em nè, có cả ủy ban kế hoạch hóa gia đình nữa.
Cha nội đứng cạnh đó hông biết nghe sao, phản ứng:
- Trời ơi ! Mấy cha ơi là mấy cha ! Nói chuyện linh tinh không à ! Ai đời mà lo lập cái ủy ban phòng chống nóng trung ương ! Ông thử đến mấy nhà mấy ông đầy tớ nhân dân coi, có nhào ông nào hổng có máy lạnh hông ? Còn ra đường, mấy ổng đi xe hơi đời mới máy lạnh lạnh cả người hổng chịu nổi luôn nên làm gì có cái ủy ban phòng chống nóng trung ương cha nội ! Ở đó mà nằm mơ ! Nóng hả ? Ráng chịu ! Ai biểu nghèo chi ? Nghèo đi xe honda nóng, nghèo ở nhà tôn nóng ráng chịu, nghèo mà chảnh ?
Nảy giờ, bà kia nghe mấy ông bàn tán với nhau tức lắm, bà vội vàng lên tiếng sau khi ông kia dứt lời:
- Thôi đi mấy cha nội ! Nóng chút còn chịu được chứ ra đường khói bụi quá ! Có ai chịu nổi đâu nè ! Tui thấy bà con chắc giảm thọ quá ! Giờ ra đường, đường nào cũng khói dzà bụi hết ! Tui ước ao mấy ông nhà nước lập cái ủy ban phòng chống khói bụi cho tui nhờ cái ! Mấy ông mà có đề nghị thì đề nghị mấy ông có chức có quyền lập cái ủy ban phòng chống khói bụi trung ương cho dân nghèo mình sống thọ thêm chút đi !
Bà vừa dứt lời, ông kia nhảy vô ngay:
- Thôi đi bà ! Bà nghĩ sao mà nói dzậy ! Mấy ông đầy tớ nhân dân hễ ra đường đi xe hơi đời mới, lấy gì mà mấy ổng biết khói dzà bụi để mà lập ủy ban phòng chống bụi cho bà nhờ ! Còn nhà mấy ổng, xài máy lạnh nên cửa kính đóng cả ngày đâu bao giờ biết bụi đâu mà bà càm ràm !
Câu chuyện đang sôi nổi thì tiếng còi phà báo hiệu phà chuẩn bị khởi hành, nhân viên cầu phà vội vàng mở cửa cho bà con lên phà. Kẻ nhanh chân, người lẹ mắt để làm sao lên cho kịp chứ không kẹt lại chuyến sau thì mất hơn nửa tiếng mới qua được bờ bên kia !
Trên con đường Huỳnh Tấn Phát, Trần Xuân Soạn … để về Sài Thành, Hai Tôm tui thấy những thao thức của bà con nghèo là chính đáng, là có thật vì lẽ ra đường hiện nay quá nhiều khói và bụi. Phải nói rằng khói và bụi hiện giờ chính là hai con “ma” ám ảnh dân Sài Thành. Theo Hai Tôm tui được biết thì không chỉ Sài Thành mà còn đó, khắp trên mọi miền đất nước hình chữ S này đều phải hưởng cái khói và bụi. Thử hỏi cái khói và bụi đó ở đâu ra ? Do chính con người tạo ra chứ ai mà tạo ra được.
Khói và bụi không phải ẩn kín ở đâu để những người có trách nhiệm không thấy. Nó sờ sờ trước mắt mỗi người khi bước chân ra khỏi nhà. Những người có trách nhiệm thấy nhưng hình như không ảnh hưởng gì đến họ thì làm gì mà họ có thể bận tâm. Ra khỏi nhà là họ ngồi chễm chệ trong chiếc ôtô con đời mới mát lạnh thì làm gì có thể thấu hiểu được nỗi khổ của bà con nghèo.
Một thực tế đau lòng, ai đi ngang qua con đường Nguyễn Văn Tạo thuộc huyện Nhà Bè sẽ thấy thực trạng bi đát này. Không còn con đường nào khác để người dân ở vùng ven nghèo này phải hứng chịu cái khói và bụi cũng như con đường bị cày xới một cách dã man này. Ai đi ngang đây chỉ biết ngậm ngùi chấp nhận cái khói, cái bụi và nhất là cái rủi ro của những ổ voi trên mặt đường. Không chỉ có con đường Nguyễn Văn Tạo mà còn nhiều và còn quá nhiều con đường khói bụi làm ám ảnh con người.
Ngẫm nghĩ thấy thao thức của những người nghèo thật là thương ! Mình cũng ở trong cái số nghèo của họ nên mình càng thấu hiểu phận của người nghèo. Ra đường đi trên chiếc xe cọc cạch hưởng trọn khói bụi, về nhà thì ngủ dưới mái tôn nóng hừng hực ôm chầm lấy cái nóng nên quá hiểu phận của người nghèo. Thao thức của người nghèo mãi mãi cũng chỉ là thức thao thôi chứ cái nóng, cái bụi, cái khói có bao giờ đến được với nhà giàu, có bao giờ chạm đến các “đầy tớ nhân dân” đâu mà phải bận tâm.