Phụng Vụ - Mục Vụ
Tin là hồng ân
Lm. Vũ Xuân Hạnh
06:30 20/04/2017
Chúa Nhật II Phục Sinh
Tin là hồng ân
Trước kia, khi mới dạy giáo lý dự tòng, cầm cuốn giáo lý là tôi dạy từ đầu đến cuối. Nhưng sau này, tôi lại làm ngược lại: dạy phần cuối cùng trước, rồi đi lên dần. Có nghĩa là tôi bắt đầu dạy các dự tòng cầu nguyện trước tiên, sau đó dạy về luân lý, cuối cùng mới là phần tín lý.
Vì sao tôi lại làm chuyện xem ra ngược đời như thế? Vì tôi nghĩ, một người mới bắt đầu theo Chúa, họ phải được gặp Chúa trước, để từ đó họ sống với anh em. Vì nghĩ như thế, tôi giúp họ cầu nguyện trước.
Tôi cũng từng “xé” ngang giáo để hướng dẫn đời sống phục vụ, mời gọi anh chị em của mình sống phụng vụ và bí tích…
Từ đời sống cầu nguyện bắt đầu chớm nở đó, tôi nói với họ về lòng Thiên Chúa yêu thương, về sự hiến thân của Đấng là Thiên Chúa làm người, lòng tha thứ Thiên Chúa dành cho con người…
Khi họ đã có thể hiểu một cách tương đối, tôi nói với họ về Điều răn của Chúa, về tám Mối phúc của Chúa Giêsu, về các điều răn Hội Thánh...
Sau khi đã bắt đầu hình thành một đời sống Kitô hữu như thế, tôi đưa họ vào các chân lý đức tin, qua việc giúp họ hiểu giáo lý, trong đó có niềm tin vào Chúa Phục sinh. Đó là những chân lý rất khó, sẽ càng khó đón nhận hơn, nếu không được chuẩn bị, ít là những điều cần thiết một cách cơ bản.
Tôi tin rằng, Thiên Chúa đã trợ lực cho tôi. Chính Người dùng miệng lưỡi của mình mà nói với dân của Người. và cũng chính ơn của Chúa đã đồng hành với anh chị em, để những gì xuất phát từ môi miệng tôi, anh chị em có thể hiểu được và tin.
Nói như thế để thấy rằng, chúng ta không phải là những kẻ dễ tin. Nhất là thời đại khoa học phát triển đến mức chóng mặt như hiện nay, người ta vịn vào khoa học để giải đáp mọi vấn đề, thì những chân lý đức tin, như vấn đề thân xác sống lại chẳng hạn, càng không dễ dàng chấp nhận.
Anh chị em dự tòng đi học giáo lý, chắc Thiên Chúa phải ban ơn cho họ, để họ tin. Vì một người đã lớn khôn, đã có sự hiểu biết, rất bình thường về năng lực lý trí, bây giờ được nói tới những chân lý đức tin xem ra khá xa xôi, vậy mà họ có thể chấp nhận. Ít là có thiện chí để chấp nhận. Tôi nghĩ, Thiên Chúa phải chuẩn bị cho họ nhiều lắm.
Hôm nay suy niệm Tin Mừng về việc Chúa Phục sinh hiện ra với tông đồ Tôma, tôi thấy cả tôi cũng được Chúa chuẩn bị bằng ơn thánh của người.
Cũng giống như sự chuẩn bị cho các dự tòng và tân tòng, hoặc cũng giống như bản thân thánh Tôma, Chúa đã chuẩn bị cho thánh nhân đón nhận đức tin cách hoàn hảo khi đáp ứng yêu cầu “được xỏ vào lổ đinh, được thọc tay vào cạnh sườn” của Chúa. Để qua cuộc khám phá diện đối diện với Chúa Phục sinh của thánh Tôma, Chúa Phục sinh ban cho tôi một bằng chứng xác thực. Đó là sự chuẩn bị đức tin, Người dành cho tôi, để bây giờ tôi tin Người .
Có người trách thánh Tôma là cứng lòng tin. nhưng riêng tôi, tôi thầm cám ơn thánh Tôma. Cám ơn, vì nơi thánh nhân, tôi thấy chính mình. Bởi không dễ dàng gì, một sớm một chiều tôi tin Chúa sống lại. Tôi cám ơn thánh Tôma do hai lý do:
Lý do thứ nhất: Để có được đức tin, chắc chắn tôi cũng sẽ đòi bằng chứng. Chúa Giêsu đã trả lời bằng một bằng chứng mạnh mẽ nhất: cho xem chính thân xác của Người. “Tôma, hãy xỏ ngón tay con vào lổ đinh trên tay Thầy, hãy thọc bàn tay vào cạnh sườn Thầy”.
Ngày xưa, với một bằng chứng xác thực, Chúa bảo đảm cho đức tin của thánh Tôma, ngày nay đó cũng là một bảo đảm cho chính đức tin của tôi. Vì Chúa của tôi đã sống lại thật. Người trả lời cho tôi không phải bằng lời, nhưng bằng thân xác Phục Sinh đích thật của Người.
Lý do thứ hai: Nhờ sự đòi hỏi bằng chứng xác thực của thánh Tôma, tôi biết mình có phúc. Vì Chúa Phục Sinh đã nói: “Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con tin, phúc cho những ai không thấy mà tin”.
Từ lời của Chúa Phục sinh, chúng ta vui mừng mà chúc phúc cho nhau: Phúc cho ông, phúc cho bà, phúc cho anh chị em, phúc cho các bạn là những người trẻ, phúc cho các bé thiếu nhi, phúc cho tôi, phúc cho tất cả chúng ta…, vì chúng ta không hề thấy nhưng lòng tin tưởng thì rất lớn lao.
Hơn bất cứ thời gian nào, trong những ngày này, chúng ta không thể quên các anh chị em tân tòng. Phúc thật, phúc lớn cho những anh chị em tân tòng, những người vừa mới đón nhận đức tin, đặt biệt những anh chị em mới đón nhận đức tin trong dịp lễ Phục Sinh. Họ cũng là những người giống như bạn, như tôi: đã không thấy mà tin.
Các bạn tân, dự tòng thân mến, Giáo Hội đã trao cho chúng tôi kho tàng đức tin. Giáo Hội cũng đã hoặc sẽ trao cho các bạn đức tin ấy.
Nếu chúng tôi đã lãnh nhận kho tàng đức tin, đã sống và gìn giữ kho tàng quý giá đó suốt cả cuộc đời chúng tôi. Nếu chúng tôi đã tuyên xưng đức tin và hãnh diện nhận mình là người Công Giáo, chúng tôi cũng mong muốn, và cả ước ao tha thiết nữa, các bạn sẽ bền tâm giữ đạo đến giây phút cuối cuộc đời. Vì đức tin mà các bạn vừa có được là do sự chọn lựa của chính các bạn. Chính các bạn quyết định lãnh nhận bí tích rửa tội để vào đạo, chứ không do bất kỳ ai thúc ép.
Tất cả chúng ta, dù là người đã đi đạo từ lâu, hay chỉ mới đi đạo, thậm chí mới được rửa tội đúng một tuần, hay đang là dự tòng, chúng ta mang trong lòng mình một niềm xác tín lớn lao về Chúa Kitô Phục sinh. Bởi đó, chúng ta cũng cưu mang niềm hy vọng phục sinh như Chúa của mình.
Đức tin vào ơn Phục sinh là niềm xác tín của cả Hội Thánh nói chung. Nhưng rất đặc biệt, vì đức tin ấy cũng đã trở thành niềm xác tín của riêng từng người là con cái của Hội Thánh.
Chúng ta xác tín mạnh mẽ rằng, tin vào ơn Phục sinh là một đức tin đã được chính Chúa chuẩn bị để ta có thể cưu mang và sống suốt cuộc đời của mình. Đức tin vào ơn Phục sinh cũng chính là lời chúc phúc trọng đại dành cho từng người, cho bạn cho tôi.
Bạn ạ, tin bao giờ cũng đòi một bước nhảy vọt, ra ngoài cái có thể thấy hay cảm nhận. Chúng ta không được phúc thấy Chúa theo kiểu của thánh Tôma. Nhưng chúng ta, rõ ràng nhất là các tân, dự tòng, lại được thấy Chúa qua đức tin của thánh Tôma, của Hội Thánh và của biết bao chứng nhân trong Hội Thánh.
Thông thường, ta vẫn nghĩ thánh Tôma thật là diễm phúc vì được Chúa trả lời cho sự chất vấn về đức tin của thánh nhân. Thánh Tôma cũng như nhiều môn đệ khác, thật diễm phúc vì nhìn thấy Chúa Giêsu Phục sinh cách nhãn tiền.
Nhưng nói cho cùng, tin mà vẫn không thấy, chúng ta vẫn là người có phúc, phúc lớn. Tin mà vẫn không thấy, đó là đức tin mạnh, mạnh vô cùng. Tin mà vẫn không đòi bằng chứng, chỉ cần lời giáo huấn của Hội Thánh, chúng ta đáng hãnh diện về mình, một niềm kiêu hãnh thuộc về một giá trị tuyệt đối.
Tin là hồng ân
Trước kia, khi mới dạy giáo lý dự tòng, cầm cuốn giáo lý là tôi dạy từ đầu đến cuối. Nhưng sau này, tôi lại làm ngược lại: dạy phần cuối cùng trước, rồi đi lên dần. Có nghĩa là tôi bắt đầu dạy các dự tòng cầu nguyện trước tiên, sau đó dạy về luân lý, cuối cùng mới là phần tín lý.
Vì sao tôi lại làm chuyện xem ra ngược đời như thế? Vì tôi nghĩ, một người mới bắt đầu theo Chúa, họ phải được gặp Chúa trước, để từ đó họ sống với anh em. Vì nghĩ như thế, tôi giúp họ cầu nguyện trước.
Tôi cũng từng “xé” ngang giáo để hướng dẫn đời sống phục vụ, mời gọi anh chị em của mình sống phụng vụ và bí tích…
Từ đời sống cầu nguyện bắt đầu chớm nở đó, tôi nói với họ về lòng Thiên Chúa yêu thương, về sự hiến thân của Đấng là Thiên Chúa làm người, lòng tha thứ Thiên Chúa dành cho con người…
Khi họ đã có thể hiểu một cách tương đối, tôi nói với họ về Điều răn của Chúa, về tám Mối phúc của Chúa Giêsu, về các điều răn Hội Thánh...
Sau khi đã bắt đầu hình thành một đời sống Kitô hữu như thế, tôi đưa họ vào các chân lý đức tin, qua việc giúp họ hiểu giáo lý, trong đó có niềm tin vào Chúa Phục sinh. Đó là những chân lý rất khó, sẽ càng khó đón nhận hơn, nếu không được chuẩn bị, ít là những điều cần thiết một cách cơ bản.
Tôi tin rằng, Thiên Chúa đã trợ lực cho tôi. Chính Người dùng miệng lưỡi của mình mà nói với dân của Người. và cũng chính ơn của Chúa đã đồng hành với anh chị em, để những gì xuất phát từ môi miệng tôi, anh chị em có thể hiểu được và tin.
Nói như thế để thấy rằng, chúng ta không phải là những kẻ dễ tin. Nhất là thời đại khoa học phát triển đến mức chóng mặt như hiện nay, người ta vịn vào khoa học để giải đáp mọi vấn đề, thì những chân lý đức tin, như vấn đề thân xác sống lại chẳng hạn, càng không dễ dàng chấp nhận.
Anh chị em dự tòng đi học giáo lý, chắc Thiên Chúa phải ban ơn cho họ, để họ tin. Vì một người đã lớn khôn, đã có sự hiểu biết, rất bình thường về năng lực lý trí, bây giờ được nói tới những chân lý đức tin xem ra khá xa xôi, vậy mà họ có thể chấp nhận. Ít là có thiện chí để chấp nhận. Tôi nghĩ, Thiên Chúa phải chuẩn bị cho họ nhiều lắm.
Hôm nay suy niệm Tin Mừng về việc Chúa Phục sinh hiện ra với tông đồ Tôma, tôi thấy cả tôi cũng được Chúa chuẩn bị bằng ơn thánh của người.
Cũng giống như sự chuẩn bị cho các dự tòng và tân tòng, hoặc cũng giống như bản thân thánh Tôma, Chúa đã chuẩn bị cho thánh nhân đón nhận đức tin cách hoàn hảo khi đáp ứng yêu cầu “được xỏ vào lổ đinh, được thọc tay vào cạnh sườn” của Chúa. Để qua cuộc khám phá diện đối diện với Chúa Phục sinh của thánh Tôma, Chúa Phục sinh ban cho tôi một bằng chứng xác thực. Đó là sự chuẩn bị đức tin, Người dành cho tôi, để bây giờ tôi tin Người .
Có người trách thánh Tôma là cứng lòng tin. nhưng riêng tôi, tôi thầm cám ơn thánh Tôma. Cám ơn, vì nơi thánh nhân, tôi thấy chính mình. Bởi không dễ dàng gì, một sớm một chiều tôi tin Chúa sống lại. Tôi cám ơn thánh Tôma do hai lý do:
Lý do thứ nhất: Để có được đức tin, chắc chắn tôi cũng sẽ đòi bằng chứng. Chúa Giêsu đã trả lời bằng một bằng chứng mạnh mẽ nhất: cho xem chính thân xác của Người. “Tôma, hãy xỏ ngón tay con vào lổ đinh trên tay Thầy, hãy thọc bàn tay vào cạnh sườn Thầy”.
Ngày xưa, với một bằng chứng xác thực, Chúa bảo đảm cho đức tin của thánh Tôma, ngày nay đó cũng là một bảo đảm cho chính đức tin của tôi. Vì Chúa của tôi đã sống lại thật. Người trả lời cho tôi không phải bằng lời, nhưng bằng thân xác Phục Sinh đích thật của Người.
Lý do thứ hai: Nhờ sự đòi hỏi bằng chứng xác thực của thánh Tôma, tôi biết mình có phúc. Vì Chúa Phục Sinh đã nói: “Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con tin, phúc cho những ai không thấy mà tin”.
Từ lời của Chúa Phục sinh, chúng ta vui mừng mà chúc phúc cho nhau: Phúc cho ông, phúc cho bà, phúc cho anh chị em, phúc cho các bạn là những người trẻ, phúc cho các bé thiếu nhi, phúc cho tôi, phúc cho tất cả chúng ta…, vì chúng ta không hề thấy nhưng lòng tin tưởng thì rất lớn lao.
Hơn bất cứ thời gian nào, trong những ngày này, chúng ta không thể quên các anh chị em tân tòng. Phúc thật, phúc lớn cho những anh chị em tân tòng, những người vừa mới đón nhận đức tin, đặt biệt những anh chị em mới đón nhận đức tin trong dịp lễ Phục Sinh. Họ cũng là những người giống như bạn, như tôi: đã không thấy mà tin.
Các bạn tân, dự tòng thân mến, Giáo Hội đã trao cho chúng tôi kho tàng đức tin. Giáo Hội cũng đã hoặc sẽ trao cho các bạn đức tin ấy.
Nếu chúng tôi đã lãnh nhận kho tàng đức tin, đã sống và gìn giữ kho tàng quý giá đó suốt cả cuộc đời chúng tôi. Nếu chúng tôi đã tuyên xưng đức tin và hãnh diện nhận mình là người Công Giáo, chúng tôi cũng mong muốn, và cả ước ao tha thiết nữa, các bạn sẽ bền tâm giữ đạo đến giây phút cuối cuộc đời. Vì đức tin mà các bạn vừa có được là do sự chọn lựa của chính các bạn. Chính các bạn quyết định lãnh nhận bí tích rửa tội để vào đạo, chứ không do bất kỳ ai thúc ép.
Tất cả chúng ta, dù là người đã đi đạo từ lâu, hay chỉ mới đi đạo, thậm chí mới được rửa tội đúng một tuần, hay đang là dự tòng, chúng ta mang trong lòng mình một niềm xác tín lớn lao về Chúa Kitô Phục sinh. Bởi đó, chúng ta cũng cưu mang niềm hy vọng phục sinh như Chúa của mình.
Đức tin vào ơn Phục sinh là niềm xác tín của cả Hội Thánh nói chung. Nhưng rất đặc biệt, vì đức tin ấy cũng đã trở thành niềm xác tín của riêng từng người là con cái của Hội Thánh.
Chúng ta xác tín mạnh mẽ rằng, tin vào ơn Phục sinh là một đức tin đã được chính Chúa chuẩn bị để ta có thể cưu mang và sống suốt cuộc đời của mình. Đức tin vào ơn Phục sinh cũng chính là lời chúc phúc trọng đại dành cho từng người, cho bạn cho tôi.
Bạn ạ, tin bao giờ cũng đòi một bước nhảy vọt, ra ngoài cái có thể thấy hay cảm nhận. Chúng ta không được phúc thấy Chúa theo kiểu của thánh Tôma. Nhưng chúng ta, rõ ràng nhất là các tân, dự tòng, lại được thấy Chúa qua đức tin của thánh Tôma, của Hội Thánh và của biết bao chứng nhân trong Hội Thánh.
Thông thường, ta vẫn nghĩ thánh Tôma thật là diễm phúc vì được Chúa trả lời cho sự chất vấn về đức tin của thánh nhân. Thánh Tôma cũng như nhiều môn đệ khác, thật diễm phúc vì nhìn thấy Chúa Giêsu Phục sinh cách nhãn tiền.
Nhưng nói cho cùng, tin mà vẫn không thấy, chúng ta vẫn là người có phúc, phúc lớn. Tin mà vẫn không thấy, đó là đức tin mạnh, mạnh vô cùng. Tin mà vẫn không đòi bằng chứng, chỉ cần lời giáo huấn của Hội Thánh, chúng ta đáng hãnh diện về mình, một niềm kiêu hãnh thuộc về một giá trị tuyệt đối.
Suy niệm Chúa Nhật II phục Sinh 2017
LM. Anthony Trung Thành
09:31 20/04/2017
Suy Niệm Chúa Nhật II PHỤC SINH 2017
Trong suốt tuần Bát Nhật Phục Sinh, chúng ta đã nghe Tin Mừng tường thuật lại nhiều lần Đức Giêsu Phục sinh hiện ra. Hôm nay, ngày cuối cùng của tuần Bát Nhật, chúng ta nghe Tin mừng Thánh Gioan tường thuật lại hai lần Đức Giêsu Phục sinh hiện ra với các môn đệ: Lần thứ nhất, vào buổi chiều ngày Phục sinh; lần thứ hai, tám ngày sau đó. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu các chi tiết liên quan đến hai lần hiện ra này.
1. Lần Hiện Ra Thứ Nhất
Trong lần hiện ra lần thứ nhất, chúng ta thấy có các chi tiết sau đây:
Chi tiết thứ nhất: Đức Giêsu Phục sinh vào nhà khi “các cửa còn đóng kín.” Điều này cho chúng ta biết, Đức Giêsu Phục sinh không còn phụ thuộc vào thời gian và không gian. Vì sự Phục sinh của Ngài không phải là một cuộc trở lại đời sống trần thế. Thân xác Phục sinh của Ngài cũng chính là thân xác đã chịu đóng đinh và mang vết thương của cuộc khổ nạn, nhưng từ lúc Phục sinh, thân xác này được tham dự vào đời sống thần linh với những đặc điểm của một thân xác vinh hiển: thân xác này không bị định vị trong không gian và thời gian, nhưng có thể tùy ý xuất hiện ở đâu và lúc nào Ngài muốn. Vì thế, Ðức Giêsu Kitô Phục sinh tuyệt đối tự do khi hiện ra với các môn đệ Người, theo cách thức và nơi chốn như Người muốn, dưới nhiều hình dạng khác nhau. (x. GLHTCG số 645) .
Chi tiết thứ hai: Đức Giêsu “đứng giữa các ông” (x. Ga 20,19). Đây là thái độ diễn tả sự gần gũi, thân mật và yêu thương giữa thầy và trò. Điều này cho chúng ta thấy, Ngài không còn nhớ tới tội lỗi của các Tông đồ: Tội chối thầy của Phêrô, tội bỏ trốn của các Tông đồ khác, nhưng đã tha thứ tất cả cho các ông. Thái độ này diễn tả một tình yêu tha thứ.
Chi tiết thứ ba: Đức Giêsu trao ban bình an. Chúng ta biết, sau khi Đức Giêsu bước vào cuộc khổ nạn, chịu đóng đinh, chịu mai táng trong mồ, tâm trạng của các Tông đồ hết sức lo lắng, sợ sệt, thiếu sự bình an. Bằng chứng là các ông đã bỏ trốn, vào phòng đóng kín cửa lại. Hiểu rõ điều đó, nên sau khi Phục sinh, điều đầu tiên Đức Giêsu muốn mang đến cho các Tông đồ là sự bình an. Ngài nói: “Bình an cho anh em” (x. Ga 20,19). Đây là một hành động nói lên sự quan tâm đặc biệt của Đức Giêsu phục sinh đối với các Tông đồ.
Chi tiết thứ tư: Đức Giêsu cho các Tông đồ xem tay và cạnh sườn Người (x. Ga 20,20). Đây là một bằng chứng giúp các Tông đồ nhận ra Thầy của mình đã sống lại thật, chính Thầy chứ không phải ai khác. Cho nên, sau khi xem tay và cạnh sườn của Thầy, Tin mừng cho biết “các Tông đồ rất đỗi vui mừng” (x. Ga 20,20). Thật vậy, không vui mừng sao được khi người thầy đã chết nay sống lại. Giờ đây nơi các ông không còn sự sợ hãi, lo lắng, buồn phiền nữa, mà chỉ còn niềm tin yêu và hy vọng. Các ông sẽ vững tin để thực hiện sứ mạng mà Thầy trao phó.
Chi tiết thứ năm: Đức Giêsu trao ban sứ mạng. Ngài trao ban cho các ông quyền tha và cầm buộc. Đây là sứ mạng cao cả, để chu toàn sứ mạng này cần phải có sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Vì thế, trước khi trao ban sứ mạng cao cả ấy, Đức Giêsu đã trao ban Thánh Thần cho các ông. Tin mừng tường thuật: “Người thổi hơi và phán bảo các ông: ‘Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại” (Ga 20,22-23).
Các chi tiết liên quan đến lần hiện ra thứ nhất trên đây hết sức quan trọng vì ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin và sứ mạng của các Tông đồ sau này. Nhưng tiếc thay, lần hiện ra này lại không có ông Tôma. Mặc dầu các Tông đồ khác đã báo cho ông biết “chúng tôi đã thấy Chúa” nhưng ông vẫn không tin. Ông còn tuyên bố rằng: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”(Ga 20,25). Vì lời tuyên bố này, nên ông được mệnh danh là kẻ “cứng lòng tin.” Nhưng nếu như trong trường hợp của Tôma có lẽ chúng ta vẫn chưa tin những gì các Tông đồ khác nói. Vì, tôi cũng là Tông đồ, nhưng tại sao Đức Giêsu Phục sinh hiện ra với các Tông đồ khác mà lại không hiện ra với tôi? Hơn nữa, thiết tưởng việc Tôma vắng mặt và chưa tin vào sự Phục sinh của Đức Giêsu cũng không ngoài sự quan phòng của Thiên Chúa. Vì nhờ sự “cứng tin” của ông Tôma mà chúng ta có lần hiện ra thứ hai của Đức Giêsu phục sinh.
2. Lần Hiện Ra Thứ Hai
Cách thức mà Đức Giêsu Phục sinh hiện ra lần này cũng tương tự như lần thứ nhất. Các môn đệ vẫn ở trong phòng, cửa vẫn đóng kín. Đức Giêsu đến và trao ban bình an. Nhưng lần này Đức Giêsu để ý đặc biệt tới ông Tôma. Ngài nói với ông Tôma rằng: “Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin” (Ga 20, 27). Không còn nghi ngờ gì nữa, Tôma vui mừng và tuyên xưng niềm tin của mình vào Đức Giêsu phục sinh rằng: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!”(Ga 20,28). Sau đó, Đức Giêsu nói với Tôma: “Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin”(Ga 20, 29). Và Ngài chúc phúc cho niềm tin của các Kitô hữu qua mọi thế hệ rằng: “Phúc cho những ai đã không thấy mà tin” (Ga 20, 29).
Như vậy, nhờ hai lần hiện ra của Đức Giêsu phục sinh mà Tin mừng hôm nay tường thuật lại, niềm tin của các Tông đồ được củng cố lại một cách vững chức hơn. Không những thế, các ông còn được Đức Giêsu phục sinh trao ban bình an, trao ban Thánh thần và ban quyền tha tội. Ngoài ra, Đức Giêsu còn chúc phúc cho mọi người tin vào Ngài qua mọi thời đại. Điều đó nói lên tình thương của Ngài đối với các Tông đồ và với mọi người chúng ta hôm nay.
3. Sứ điệp Lời Chúa hôm nay?
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta luôn tin tưởng vào Đức Giêsu đã Phục sinh. Chúng ta vui niềm vui của các Tông đồ “vì đã trông thấy Chúa.” Chúng ta tin tưởng vào tình thương tha thứ của Ngài. Từ đó, chúng ta hãy sống tinh thần tạ ơn như thánh vịnh 117 trong bài đáp ca mời gọi: “Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở”(Tv 117,1). Đồng thời, chúng ta hãy bắt chước các Kitô hữu đầu tiên biết siêng năng cầu nguyện, nhất là sống tinh thần liên đới, chia sẻ với nhau trong cuộc sống: “Tất cả mọi kẻ tin, đều sống hoà hợp với nhau và để mọi sự làm của chung” (Cv 2,42-47). Ngoài ra, chúng ta hãy sống niềm hy vọng được sống lại như tâm tình của Thánh Phêrô trong bài đọc thứ II: “Nhờ việc Ðức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại, Người đã tái sinh chúng ta để chúng ta hy vọng được sống”(1Pr 1,3).
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết luôn suy niệm Tin mừng tường thuật về những lần hiện ra của Đức Giêsu Phục sinh để chúng con thêm xác tín vào Sự Sống Lại, hầu chúng con sống niềm tin đó và rao truyền cho những người xung quanh. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Trong suốt tuần Bát Nhật Phục Sinh, chúng ta đã nghe Tin Mừng tường thuật lại nhiều lần Đức Giêsu Phục sinh hiện ra. Hôm nay, ngày cuối cùng của tuần Bát Nhật, chúng ta nghe Tin mừng Thánh Gioan tường thuật lại hai lần Đức Giêsu Phục sinh hiện ra với các môn đệ: Lần thứ nhất, vào buổi chiều ngày Phục sinh; lần thứ hai, tám ngày sau đó. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu các chi tiết liên quan đến hai lần hiện ra này.
1. Lần Hiện Ra Thứ Nhất
Trong lần hiện ra lần thứ nhất, chúng ta thấy có các chi tiết sau đây:
Chi tiết thứ nhất: Đức Giêsu Phục sinh vào nhà khi “các cửa còn đóng kín.” Điều này cho chúng ta biết, Đức Giêsu Phục sinh không còn phụ thuộc vào thời gian và không gian. Vì sự Phục sinh của Ngài không phải là một cuộc trở lại đời sống trần thế. Thân xác Phục sinh của Ngài cũng chính là thân xác đã chịu đóng đinh và mang vết thương của cuộc khổ nạn, nhưng từ lúc Phục sinh, thân xác này được tham dự vào đời sống thần linh với những đặc điểm của một thân xác vinh hiển: thân xác này không bị định vị trong không gian và thời gian, nhưng có thể tùy ý xuất hiện ở đâu và lúc nào Ngài muốn. Vì thế, Ðức Giêsu Kitô Phục sinh tuyệt đối tự do khi hiện ra với các môn đệ Người, theo cách thức và nơi chốn như Người muốn, dưới nhiều hình dạng khác nhau. (x. GLHTCG số 645) .
Chi tiết thứ hai: Đức Giêsu “đứng giữa các ông” (x. Ga 20,19). Đây là thái độ diễn tả sự gần gũi, thân mật và yêu thương giữa thầy và trò. Điều này cho chúng ta thấy, Ngài không còn nhớ tới tội lỗi của các Tông đồ: Tội chối thầy của Phêrô, tội bỏ trốn của các Tông đồ khác, nhưng đã tha thứ tất cả cho các ông. Thái độ này diễn tả một tình yêu tha thứ.
Chi tiết thứ ba: Đức Giêsu trao ban bình an. Chúng ta biết, sau khi Đức Giêsu bước vào cuộc khổ nạn, chịu đóng đinh, chịu mai táng trong mồ, tâm trạng của các Tông đồ hết sức lo lắng, sợ sệt, thiếu sự bình an. Bằng chứng là các ông đã bỏ trốn, vào phòng đóng kín cửa lại. Hiểu rõ điều đó, nên sau khi Phục sinh, điều đầu tiên Đức Giêsu muốn mang đến cho các Tông đồ là sự bình an. Ngài nói: “Bình an cho anh em” (x. Ga 20,19). Đây là một hành động nói lên sự quan tâm đặc biệt của Đức Giêsu phục sinh đối với các Tông đồ.
Chi tiết thứ tư: Đức Giêsu cho các Tông đồ xem tay và cạnh sườn Người (x. Ga 20,20). Đây là một bằng chứng giúp các Tông đồ nhận ra Thầy của mình đã sống lại thật, chính Thầy chứ không phải ai khác. Cho nên, sau khi xem tay và cạnh sườn của Thầy, Tin mừng cho biết “các Tông đồ rất đỗi vui mừng” (x. Ga 20,20). Thật vậy, không vui mừng sao được khi người thầy đã chết nay sống lại. Giờ đây nơi các ông không còn sự sợ hãi, lo lắng, buồn phiền nữa, mà chỉ còn niềm tin yêu và hy vọng. Các ông sẽ vững tin để thực hiện sứ mạng mà Thầy trao phó.
Chi tiết thứ năm: Đức Giêsu trao ban sứ mạng. Ngài trao ban cho các ông quyền tha và cầm buộc. Đây là sứ mạng cao cả, để chu toàn sứ mạng này cần phải có sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Vì thế, trước khi trao ban sứ mạng cao cả ấy, Đức Giêsu đã trao ban Thánh Thần cho các ông. Tin mừng tường thuật: “Người thổi hơi và phán bảo các ông: ‘Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại” (Ga 20,22-23).
Các chi tiết liên quan đến lần hiện ra thứ nhất trên đây hết sức quan trọng vì ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin và sứ mạng của các Tông đồ sau này. Nhưng tiếc thay, lần hiện ra này lại không có ông Tôma. Mặc dầu các Tông đồ khác đã báo cho ông biết “chúng tôi đã thấy Chúa” nhưng ông vẫn không tin. Ông còn tuyên bố rằng: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”(Ga 20,25). Vì lời tuyên bố này, nên ông được mệnh danh là kẻ “cứng lòng tin.” Nhưng nếu như trong trường hợp của Tôma có lẽ chúng ta vẫn chưa tin những gì các Tông đồ khác nói. Vì, tôi cũng là Tông đồ, nhưng tại sao Đức Giêsu Phục sinh hiện ra với các Tông đồ khác mà lại không hiện ra với tôi? Hơn nữa, thiết tưởng việc Tôma vắng mặt và chưa tin vào sự Phục sinh của Đức Giêsu cũng không ngoài sự quan phòng của Thiên Chúa. Vì nhờ sự “cứng tin” của ông Tôma mà chúng ta có lần hiện ra thứ hai của Đức Giêsu phục sinh.
2. Lần Hiện Ra Thứ Hai
Cách thức mà Đức Giêsu Phục sinh hiện ra lần này cũng tương tự như lần thứ nhất. Các môn đệ vẫn ở trong phòng, cửa vẫn đóng kín. Đức Giêsu đến và trao ban bình an. Nhưng lần này Đức Giêsu để ý đặc biệt tới ông Tôma. Ngài nói với ông Tôma rằng: “Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin” (Ga 20, 27). Không còn nghi ngờ gì nữa, Tôma vui mừng và tuyên xưng niềm tin của mình vào Đức Giêsu phục sinh rằng: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!”(Ga 20,28). Sau đó, Đức Giêsu nói với Tôma: “Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin”(Ga 20, 29). Và Ngài chúc phúc cho niềm tin của các Kitô hữu qua mọi thế hệ rằng: “Phúc cho những ai đã không thấy mà tin” (Ga 20, 29).
Như vậy, nhờ hai lần hiện ra của Đức Giêsu phục sinh mà Tin mừng hôm nay tường thuật lại, niềm tin của các Tông đồ được củng cố lại một cách vững chức hơn. Không những thế, các ông còn được Đức Giêsu phục sinh trao ban bình an, trao ban Thánh thần và ban quyền tha tội. Ngoài ra, Đức Giêsu còn chúc phúc cho mọi người tin vào Ngài qua mọi thời đại. Điều đó nói lên tình thương của Ngài đối với các Tông đồ và với mọi người chúng ta hôm nay.
3. Sứ điệp Lời Chúa hôm nay?
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta luôn tin tưởng vào Đức Giêsu đã Phục sinh. Chúng ta vui niềm vui của các Tông đồ “vì đã trông thấy Chúa.” Chúng ta tin tưởng vào tình thương tha thứ của Ngài. Từ đó, chúng ta hãy sống tinh thần tạ ơn như thánh vịnh 117 trong bài đáp ca mời gọi: “Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở”(Tv 117,1). Đồng thời, chúng ta hãy bắt chước các Kitô hữu đầu tiên biết siêng năng cầu nguyện, nhất là sống tinh thần liên đới, chia sẻ với nhau trong cuộc sống: “Tất cả mọi kẻ tin, đều sống hoà hợp với nhau và để mọi sự làm của chung” (Cv 2,42-47). Ngoài ra, chúng ta hãy sống niềm hy vọng được sống lại như tâm tình của Thánh Phêrô trong bài đọc thứ II: “Nhờ việc Ðức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại, Người đã tái sinh chúng ta để chúng ta hy vọng được sống”(1Pr 1,3).
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết luôn suy niệm Tin mừng tường thuật về những lần hiện ra của Đức Giêsu Phục sinh để chúng con thêm xác tín vào Sự Sống Lại, hầu chúng con sống niềm tin đó và rao truyền cho những người xung quanh. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 2 Sau Phục Sinh A. 23.4.2017
Lm Francis Lý văn Ca
15:33 20/04/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Lời chào đầu tiên của Đức Kitô khi hiện ra với các môn đồ là: "Bình an cho các con! Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha". Qua lời chào và ơn Chúa Thánh Thần, các tông đồ đã lãnh nhận quyền cầm buộc và tháo gỡ qua bí tích giải tội.
Trong thành lễ Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót của Chúa, chúng ta quy hướng về Chúa là Đấng hay tha thứ, chúng ta cầu xin Ngài với lòng thành tâm ăn năn thống hối, qua bí tích giải tội, chúng ta lãnh nhận trong mùa Phục Sinh, sẽ tăng cường sức sống và gìn giữ ơn thánh của Chúa trong mỗi người chúng ta.
Ngoài ra, cách nay tròn 3 năm trong dịp lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô trong dịp lễ nầy đã phong thánh cho hai Đấng Chân Phước Tiền Nhiệm Giáo Hoàng của Ngài là Đức Cố Giáo Hoàng Gioan XXIII và Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Xin cho lời cầu bầu của 2 Đấng Thánh Giáo Hoàng và của Thánh Nữ Faustina, ban thêm nhiều Dân Thánh Chúa hăng say tham gia việc tôn kính Lòng Thương Xót mà Chúa đã mặc khải cho thánh nữ Faustina.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Bài đọc thuật lại sinh hoạt của cộng đoàn tiên khởi thời các tông đồ. Đây là một cộng đoàn chuyên tâm cầu nguyện và luôn nâng đỡ nhau trong việc bác ái.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phêrô trong bài giảng đầu tiên, đã chứng minh về sự chết và sống lại của Đức Kitô. Đây là khởi điểm và là cùng đích của người Kitô hữu.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ. Ngài đã ban cho các ông quyền tha tội. Ông Tôma đã vắng mặt trong lúc nầy, và ông đã trở nên bài học cho những kẻ kém lòng tin.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân meến,
Giống như cộng đoàn tiên khởi thời các tông đồ, chúng ta cùng tụ họp nhau đây, để dâng hy tế Con của Thiên Chúa, đồng thời, chúng ta cũng dâng lên Ngài những lời cầu xin sau đây:
1. Nhân dịp kỷ niêm đệ tam chu niên lễ phong thánh cho 2 Đức Thánh Cha: Gioan XXIII và Gioan Phaolô II, qua lời cầu bầu của hai Đấng Thánh Giáo Hoàng và của thánh nữ Faustina, xin Chúa ban cho Giáo Hội không ngừng biến đổi, thích nghi với thời đại, và tiếp tục loan truyền việc tôn kinh Lòng Thương Xót của Chúa và mầu nhiệm Chúa Kitô Phục Sinh cho tới ngày Con Chúa lại đến. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho cộng đoàn xứ đạo của chúng ta, biết bắt chước cộng đoàn tiên khởi, luôn biết lắng nghe Lời Chúa và giáo huấn của Giáo Hội, qua các tông đồ là những đấng thay mặt Chúa, trong nhiệm vụ giáo huấn qua lời rao giảng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin Chúa ban cho chúng ta sức mạnh thêng liêng, để gìn giữ ơn phục sinh nơi mỗi người. Đặc biệt, những anh chị em đã được tái sinh qua giếng nước rửa tội trong mùa phục sinh nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho mỗi người trong chúng ta qua nghi thức bẻ bánh luôn được sống mật thiết gắn bó với nhau trong tình huynh đệ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho những tín hữu đã qua đời, những linh hồn bà con thân thuộc mà chúng con phải nhớ đến trong thánh lễ hôm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, xin sai thánh thần đến, để canh tân bộ mặt trái đất và giúp Giáo Hội luôn thích nghi với thời đại. Xin biến chúng con thành những tông đồ, hăng say đem Tin Mừng phục sinh cho những ai chưa biết Tin Mừng nầy. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen
Lời chào đầu tiên của Đức Kitô khi hiện ra với các môn đồ là: "Bình an cho các con! Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha". Qua lời chào và ơn Chúa Thánh Thần, các tông đồ đã lãnh nhận quyền cầm buộc và tháo gỡ qua bí tích giải tội.
Trong thành lễ Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót của Chúa, chúng ta quy hướng về Chúa là Đấng hay tha thứ, chúng ta cầu xin Ngài với lòng thành tâm ăn năn thống hối, qua bí tích giải tội, chúng ta lãnh nhận trong mùa Phục Sinh, sẽ tăng cường sức sống và gìn giữ ơn thánh của Chúa trong mỗi người chúng ta.
Ngoài ra, cách nay tròn 3 năm trong dịp lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô trong dịp lễ nầy đã phong thánh cho hai Đấng Chân Phước Tiền Nhiệm Giáo Hoàng của Ngài là Đức Cố Giáo Hoàng Gioan XXIII và Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Xin cho lời cầu bầu của 2 Đấng Thánh Giáo Hoàng và của Thánh Nữ Faustina, ban thêm nhiều Dân Thánh Chúa hăng say tham gia việc tôn kính Lòng Thương Xót mà Chúa đã mặc khải cho thánh nữ Faustina.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Bài đọc thuật lại sinh hoạt của cộng đoàn tiên khởi thời các tông đồ. Đây là một cộng đoàn chuyên tâm cầu nguyện và luôn nâng đỡ nhau trong việc bác ái.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phêrô trong bài giảng đầu tiên, đã chứng minh về sự chết và sống lại của Đức Kitô. Đây là khởi điểm và là cùng đích của người Kitô hữu.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ. Ngài đã ban cho các ông quyền tha tội. Ông Tôma đã vắng mặt trong lúc nầy, và ông đã trở nên bài học cho những kẻ kém lòng tin.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân meến,
Giống như cộng đoàn tiên khởi thời các tông đồ, chúng ta cùng tụ họp nhau đây, để dâng hy tế Con của Thiên Chúa, đồng thời, chúng ta cũng dâng lên Ngài những lời cầu xin sau đây:
1. Nhân dịp kỷ niêm đệ tam chu niên lễ phong thánh cho 2 Đức Thánh Cha: Gioan XXIII và Gioan Phaolô II, qua lời cầu bầu của hai Đấng Thánh Giáo Hoàng và của thánh nữ Faustina, xin Chúa ban cho Giáo Hội không ngừng biến đổi, thích nghi với thời đại, và tiếp tục loan truyền việc tôn kinh Lòng Thương Xót của Chúa và mầu nhiệm Chúa Kitô Phục Sinh cho tới ngày Con Chúa lại đến. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho cộng đoàn xứ đạo của chúng ta, biết bắt chước cộng đoàn tiên khởi, luôn biết lắng nghe Lời Chúa và giáo huấn của Giáo Hội, qua các tông đồ là những đấng thay mặt Chúa, trong nhiệm vụ giáo huấn qua lời rao giảng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin Chúa ban cho chúng ta sức mạnh thêng liêng, để gìn giữ ơn phục sinh nơi mỗi người. Đặc biệt, những anh chị em đã được tái sinh qua giếng nước rửa tội trong mùa phục sinh nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho mỗi người trong chúng ta qua nghi thức bẻ bánh luôn được sống mật thiết gắn bó với nhau trong tình huynh đệ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho những tín hữu đã qua đời, những linh hồn bà con thân thuộc mà chúng con phải nhớ đến trong thánh lễ hôm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, xin sai thánh thần đến, để canh tân bộ mặt trái đất và giúp Giáo Hội luôn thích nghi với thời đại. Xin biến chúng con thành những tông đồ, hăng say đem Tin Mừng phục sinh cho những ai chưa biết Tin Mừng nầy. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội nghị Hoà Bình Quốc tế do Hồi Giáo tổ chức có sự hiện diện của các nhà lãnh đạo cao cấp của Kitô Giáo
Nguyễn Long Thao
08:01 20/04/2017
Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Bartholomew II của Constantinople sẽ cùng với ĐGH Phanxicô viếng thăm Ai Cập vào cuối tháng 4 này.
Sheikh Ahmed Muhammad el Tayyib, vị đứng đầu của Đại học Al Azhar ở Ai Cập, đã mời Đức Thượng Phụ dự Hội nghị Hòa bình Quốc tế, mà theo dự trù Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đọc bài diễn văn trong cuộc hội nghị này.
Vị Giáo Chủ Chính thống giáo Coptic Tawadros của Ai Cập cũng sẽ tham dự hội nghị này. Như vậy cuộc hội nghị do đại học nổi tiếng của Hồi Giáo đứng ra tổ chức có sự hiện diện của các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của các cộng đồng Kitô Giáo trên thế giới
Được biết Hội Nghị Hoà bình Quốc Tế do viện đại học Al Azhar tổ chức sẽ kéo dài trong 2 ngày, 28 và 29 thánt 4 năm 2017.
Sheikh Ahmed Muhammad el Tayyib, vị đứng đầu của Đại học Al Azhar ở Ai Cập, đã mời Đức Thượng Phụ dự Hội nghị Hòa bình Quốc tế, mà theo dự trù Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đọc bài diễn văn trong cuộc hội nghị này.
Vị Giáo Chủ Chính thống giáo Coptic Tawadros của Ai Cập cũng sẽ tham dự hội nghị này. Như vậy cuộc hội nghị do đại học nổi tiếng của Hồi Giáo đứng ra tổ chức có sự hiện diện của các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của các cộng đồng Kitô Giáo trên thế giới
Được biết Hội Nghị Hoà bình Quốc Tế do viện đại học Al Azhar tổ chức sẽ kéo dài trong 2 ngày, 28 và 29 thánt 4 năm 2017.
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 19/4/2017
VietCatholic Network
02:02 20/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Lòng tin nảy sinh từ sự sống lại của Chúa Kitô.
2- Tuần Thánh tại Giêrusalem đã trôi qua với nhiều khó khăn.
3- ĐTC nói Giáo Hội có bổn phận noi theo bước chân của Thánh Phanxicô.
4- Nghiên cứu cho thấy bức hại tôn giáo trên đà lan rộng, Việt Nam là một trường hợp nhẩy vọt.
5- Tử tù Asia Bibi ở Pakistan xin Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho cô.
6- Ứng viên Công Giáo sáng giá nhất cuả Nam Hàn chủ trương đối thoại với Cộng Sản Bắc Hàn.
7- Caritas Phát Diệm mang niềm vui Chúa Phục Sinh đến những người ốm đau bệnh tật vùng sâu vùng xa.
8- Thánh Ca Phục sinh: Chúa Sống Lại Rồi.
Sau đây là phần tin chi tiết:
- Lòng tin nảy sinh từ sự sống lại của Chúa Kitô.
Chúa Kitô phục sinh là niềm hy vọng của chúng ta. Lộ trình niềm tin của Kitô giáo nảy sinh từ biến cố Đức Giêsu đã chết vì tội lỗi chúng ta, được mai táng và ngày thứ ba đã sống lại, hiện ra với Phêrô và Đoàn Tông Đồ. Đức tin kitô nảy sinh sáng ngày lễ Phục Sinh. Là Kitô hữu có nghĩa là khởi hành từ tình yêu thương của Thiên Chúa Đấng đã chiến thắng cái chết. ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 50 ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần sáng thứ tư 19 tháng 4 năm 2017. Trong bài huấn dụ ĐTC đã giải thích ý nghĩa 5 câu đầu chương 15, thư thứ nhất thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô, trong đó Ngài viết rằng: Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Ki-tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh. Người đã hiện ra với ông Kê-pha, rồi với Nhóm Mười Hai”. ĐTC khẳng định như sau:
Kitô giáo này sinh từ đó. Nó không phải là một ý thức hệ, nó không phải là một hệ thống triết lý, nhưng là một con đường lòng tin khởi hành từ một biến cố được các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu làm chứng… Ngài đã chết, đã bị mai táng, đã sống lại, đã hiện ra. Nghĩa là Chúa Giêsu sống. Đây là hạt nhân của sứ điệp kitô… Chấp nhận rằng Chúa Kitô đã chết và chết trên thập giá, không phải là một hành động của lòng tin, nó là một sự kiện lịch sử. Trái lại tin rằng Ngài đã sống lại là hành động của lòng tin.
ĐTC nói thêm: Là Kitô hữu có nghĩa là không khởi hành từ cái chết, nhưng từ tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, là Đấng đã chiến thắng kẻ thù dữ dằn nhất của chúng ta. Thiên Chúa vĩ đại hơn hư vô, và chỉ cần một ngọn nến để chiến thắng đêm tối nhất của các đêm đen. Thánh Phaolô kêu lên, bằng cách làm vang vọng lời các ngôn sứ: “Hỡi tử thần, chiến thắng của ngươi ở đâu? Hỡi tử thần nọc độc của ngươi ở đâu?” Trong các ngày này của lễ Phục Sinh chúng ta hãy đem tiếng kêu này trong tim. Và nếu người ta có nói tại sao chúng ta trao ban nụ cười và sự chia sẻ kiên nhẫn, thì khi đó chúng ta sẽ có thể trả lời rằng Chúa Giêsu vẫn còn đây, Ngài tiếp tục sống giữa chúng ta, rằng Ngài ở đây, tại quảng trường này với chúng ta: Ngài sống và đã phục sinh.
Sau khi kết thúc bài huấn dụ, ĐTC đã chúc mừng lễ Phục Sinh và chào nhiều đoàn hành hương đến từ khắp nơi trên thế giới, như Pháp, Anh quốc, Thụy Điển, Thuỵ Sĩ, Ba Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Brasil, Hồng Kông, Indonesia, Canada, và Hoa Kỳ.
Chào các bạn trẻ, đặc biệt các bạn trẻ tuyên xưng đức tin thuộc giáo phận Milano và Cremona, ĐTC chúc họ sống tràn đầy sứ điệp phục sinh và làm chứng cho hoà bình của Chúa ở khắp mọi nơi. Ngài chúc các người đau yếu biết liên lỉ nhìn lên Chúa Kitô Phục Sinh. Ngài nhắn nhủ các đôi tân hôn biết ý thức được sự hiện diện của Chúa Giêsu trong cuộc sống gia đình.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh ĐTC ban cho mọi người.
- Tuần Thánh tại Giêrusalem đã trôi qua với nhiều khó khăn.
Tại Giêrusalem, nơi nhiều Kitô hữu trên thế giới ao ước có được một lần trong đời cử hành Tuần Thánh tại chính nơi Chúa Giêsu đã trải qua cuộc thương khó của Ngài, Tuần Thánh đã trôi qua với nhiều khó khăn. Các lực lương an ninh Do Thái và các thanh niên Palestines đã giao tranh với nhau dữ dội trong suốt Tuần Thánh và cho cả đến ngày hôm nay.
Cho đến nay, 37 người Do Thái và 2 du khách người Mỹ đã bị giết trong các cuộc tấn công trên đường phố kể từ tháng 10 năm 2015, khi người Palestines tổ chức những ngày cuồng nộ theo sau những tranh chấp trên Núi Đền. Ngược lại, ít nhất 242 người Palestines đã bị giết trong các cuộc tấn công này và trong các vụ tấn công trả thù của quân Do Thái. Hôm Thứ Sáu Tuần Thánh, một phụ nữ người Anh đã bị đâm trí mạng trên một chiếc xe điện khi cô đang trên đường đến tham dự buổi đi Đàng Thánh Giá diễn ra lúc 11h sáng tại nhà thờ Mộ Chúa.
Dù vậy, tại nhà thờ Mộ Chúa vẫn có rất đông các tín hữu, chủ yếu là vì năm nay tất cả các hệ phái Kitô trên thế giới đều mừng lễ Phục sinh vào cùng một ngày. Trong buổi đi Đàng Thánh Giá sáng Thứ Sáu Tuần Thánh do các tu sĩ dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa tổ chức, bên cạnh các tín hữu Công Giáo còn có các tín hữu Chính Thống Giáo, các tín hữu thuộc Giáo Hội Armenia Tông Truyền, đặc biệt là có rất đông các tín hữu Chính Thống Giáo Coptic Ai Cập.
- ĐTC nói Giáo Hội có bổn phận noi theo bước chân của Thánh Phanxicô.
Trong lá thư gởi cho Đức GM Domenico Sorrentino, giám mục giáo phận Assisi -Nocera, về việc khánh thành tân Nguyện Đường của sự Từ Bỏ tại Assisi, ĐTC nói, Nguyện đường của sự Từ Bỏ nhắc nhở cho Giáo Hội “bổn phận phải sống theo bước chân của Thánh Phanxicô, vì ngài đã từ bỏ tất cả những gì là trần tục và khoác lấy những giá trị của Phúc Âm.”
ĐTC nhấn mạnh rằng sự từ bỏ bao gồm “tất cả hệ thống các giá trị, để đặt tình yêu lên vị trí tối cao”: “cần từ bỏ nhiều hơn là các sự vật, bỏ những gì là sở hữu của mình, bỏ chính con người của mình, bỏ tính ích kỷ khiến cho chúng ta chỉ lo thu vén những gì là lợi ích cho ta, những tài sản của ta, và ngăn không cho chúng ta khám phá vẻ đẹp của người khác và cảm nhận được niềm vui khi cởi mở được trái tim của họ.”
ĐTC Phanxicô cũng lên án “thực tế ô nhục của một thế giới vẫn còn bị đánh dấu bới hố sâu ngăn cách giữa con số của vô vàn người nghèo khó, thường xuyên thiếu thốn những gí tối thiểu cần thiết, và thành phần nhỏ nhoi của những kẻ sở hữu và chiếm đọat đại đa số những tài sản, và tự cho rằng họ đang quyết định định mệnh của nhân lọai.”
Được biết tân Nguyện Đường của sự Từ Bỏ được xây cất bên trong nhà thờ Đức Bà Cả, là nhà thờ chánh tòa cổ xưa của Assisi. Nguyện đường được dự trù khánh thành vào ngày 20 tháng 5, 2017.
- Nghiên cứu cho thấy bức hại tôn giáo trên đà lan rộng, Việt Nam là một trường hợp nhẩy vọt.
Theo báo cáo mới nhất của trung tâm Pew Research Center về "Hạn chế Tôn giáo Toàn cầu" thì sự bức hại tôn giáo toàn cầu đã tăng vọt từ năm 2014 qua năm 2015. Bản báo cáo ghi nhận, vào năm 2015, thì ở 40 phần trăm các quốc gia, mức độ thù hận được ghi nhận là "cao" hay " rất cao". Sự đo lường được dựa trên các luật lệ hạn chế mới của chính phủ nhắm vào các nhóm tôn giáo và những quấy rối và bạo lực gây ra bởi những nhóm hoạt động xã hội và chính trị. Những nước Nga, Ai Cập, Ấn Độ, Pakistan và Nigeria là những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có sự thù địch cao đối với các nhóm tôn giáo.
Ở những nước trên, sự thù địch được biểu hiệu qua những quấy rối của chính phủ và đồng thời qua những hành động xã hội chống lại các nhóm tôn giáo nhất định. Trung tâm Pew cho biết các nước Trung Đông và Bắc Phi có mức cao nhất về cả hai lãnh vực "hạn chế của chính phủ " và "các hành động thù địch xã hội." Một số chính phủ đã hạn chế tự do tôn giáo từ rất lâu, như Trung Quốc, Ả-rập Xê-út, Iran, Ai Cập và Uzbekistan. Nhưng một số quốc gia khác gần đây đã cho thấy sự thù địch có nhẩy vọt, như Iraq, Eritrea, Việt Nam, và Singapore.
- Tử tù Asia Bibi ở Pakistan xin Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho cô.
Asia Bibi là một Kitô hữu người Pakistan. Cách đây 8 năm, cô đã bị kết án tử hình vì bị vu cáo nói phạm thượng đến tiên tri Mohamed của người Hồi giáo. Phục sinh năm nay, Asia mừng lễ tại nhà tù Multan.Hôm thứ 5 tuần trước, Asia đã mừng lễ Phục sinh cùng với chồng cô và vị luật sư của gia đình, với bữa cơm tối thanh đạm, trao đổi lời chúc mừng và Asia đã viết lời cầu nguyện trên một mảnh giấy nhỏ. Asia khấn cầu sự phục sinh và xin Chúa Cha dẹp bỏ những chướng ngại, xoa dịu muôn vàn đau khổ. Asia cũng cầu nguyện cho các kẻ thù và tha thứ cho những người mang lại điều không may cho cô. Cuối cùng Asia xin Đức Giáo Hoàng đừng quên cầu nguyện cho cô.
Paul Bhatti, cựu thủ tướng liên bang của Pakistan về Hòa hợp Quốc gia và là anh của một thừa tác viên Công Giáo đã bị một người Hồi giáo cực đoan giết năm 2011, chia sẻ: “ĐGH luôn làm điều này, không chỉ cho Asia Bibi nhưng cho tất cả Kitô hữu, cho cả tín hữu Hồi giáo, những người là nạn nhân của bất công. Bởi vì ĐGH Phanxicô đã nhiều lần nói rằng đức tin của chúng ta tôn vinh phẩm giá của con người. Khi một người đau khổ, chúng ta không xét xem người đó là Kitô hữu hay Hồi giáo... ĐGH đặc biệt nâng đỡ các Kitô hữu bị bách hại vì đức tin.”
Asia Bibi đã bị giam tù hơn 2860 ngày và có những ngày bị biệt giam, trong khi chờ đợi phán quyết cuối cùng của tòa án tối cao Pakistan, trong khi nguồn tài chính trợ giúp cho trường hợp của cô đang cạn dần.
- Ứng viên Công Giáo sáng giá nhất cuả Nam Hàn chủ trương đối thoại với Cộng Sản Bắc Hàn.
Ông Moon Jae-in, (Văn Tại Dần) một ứng cử viên cho cuộc bầu cử tổng thống tháng 5 tới, nói rằng Nam Triều tiên không nên chỉ làm khán giả nhưng phải là nhân vật chính trong cuộc đối thoại với phía Bắc và rằng ông sẵn sàng nói chuyện trực tiếp với nhà độc tài Kim Jong-Un (Kim Chính Ân). Ông Moon (Văn) là một người Công Giáo và cũng là ứng viên sáng giá nhất hiện nay, đã phát biểu như trên với tờ báo Korea Herald, trong khi bàn luận về nhiều vấn đề sôi động như việc Hoa Kỳ điều động hàng không mẫu hạm Carl Vinson và 6,000 binh sĩ đến biển Nhật bản để biểu dương sức mạnh trước các mối đe dọa từ Bắc Triều tiên.
Ông Moon Jae-in (Văn Tại Dần) nói rằng nếu thắng cử, ông sẽ duyệt lại quyết định triển khai hệ thống chống tên lửa Thaad của Hoa Kỳ, mà cả Trung Quốc lẫn giáo hội Công Giáo Hàn Quốc đều phản đối. Chi phí cho mỗi đơn vị Thaad là khoảng 800 ngàn đô la.
- Caritas Phát Diệm mang niềm vui Chúa Phục Sinh đến những người ốm đau bệnh tật vùng sâu vùng xa.
Ngày Chúa Nhật Phục Sinh - Caritas và giới Y bác sĩ giáo phận Phát Diệm đi khám chữa bệnh cho người nghèo hai giáo xứ Uy Tế thuộc huyện Gia Viễn – tỉnh Ninh Bình, và giáo xứ Khoan Dụ thuộc huyện Lạc Thủy – tỉnh Hòa Bình, đặc thù giáo xứ này là vùng núi cao, một giáo xứ xa nhất của giáo phận Phát Diệm, rất rộng lớn thuộc trọn gần hết huyện Lạc Thủy – tỉnh Hòa Bình gồm 11 xã, giáp ranh với địa bàn của giáo phận Hà Nội, nơi đây có các dân tộc Mường, Dao và Kinh.
Đoàn tới giáo xứ Khoan Dụ lúc 8 giờ sáng, được Cha Anrê Đào Văn Du, phó xứ Khoan Dụ, Thầy giúp xứ cùng Ban Chấp hành giáo xứ đón tiếp. Sau đó, đoàn bắt tay vào làm theo sự chỉ định sẵn, một số bác sĩ khám tổng quát, ai cần phải tư vấn thêm đã có các Bác sĩ chuyên khoa, các dược sĩ cứ theo đơn để phát thuốc, nhịp nhàng, mỗi người một phận vụ.
Đến 13g30 đoàn có mặt ở giáo xứ Uy tế thuộc xã Gia Hưng - huyện Gia Viễn. Cha Gioan Baotixita. Đỗ Văn Đoan cùng BCH giáo xứ đón tiếp đoàn tận tình chu đáo, khoảng gần 200 bệnh nhân đã ngồi đợi sẵn theo trật tự, dù các bệnh nhân ở đây phần lớn là người ngoài Công Giáo.
Kết thúc ngày nghỉ lễ Đại lễ Chúa Phục Sinh, với 2 điểm phát thuốc cho bà con lương giáo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 2 giáo xứ dù rất mệt, nhưng trên khuôn mặt mỗi bác sĩ trong đoàn hôm nay đều nở những nụ cười vui tươi và hạnh phúc, vì đã đem niềm vui ơn Phục Sinh đến cho mọi người. Đặc biệt những người ngoại giáo hôm nay đã cảm nhận được tình Chúa tình người qua công việc bác ái cụ thể.
- Thánh Ca Phục Sinh
Thưa quý vị và anh chị em, cùng hòa với niềm vui Chúa Phục Sinh vẫn còn âm vang trong trái tim của mỗi một chúng ta và tất cả Ki tô hữu trên toàn thế giới nói chung, chương trình Thời Sự Giáo Hội Thế Giới kính mời quý vị và anh chị em cùng thưởng thức một bản thánh ca Phục Sinh của Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm. Bản thánh ca này mang tựa đề Chúa Sống Lại Rồi, được trình bày qua tiếng hát của ca sĩ Như Mai.
Đức Thánh Cha sẽ phong thánh hai hiển thánh tại Fatima
Lm. Trần Đức Anh OP
09:32 20/04/2017
VATICAN. ĐTC sẽ chủ sự lễ phong hiển thánh cho hai chân phước thiếu nhi Phanxicô và Giacinta Marto vào ngày 13-5 tới đây tại Fatima, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại đây với 3 mục đồng.
Tin trên đây được ĐTC thông báo trong công nghị Hồng Y sáng ngày 20-4-2017 tại Vatican.
Chân phước Phanxicô qua đời năm 1919 lúc mới được 11 tuổi và em ruột là Giacinta qua đời năm 1020 khi được 10 tuổi. Cả hai đã được ĐTC Gioan Phaolô 2 phong chân phước ngày 13-5-2000 tại Fatima. Với Phanxicô và Giacinta Marto, đây là lần đầu tiên trong lịch sử hai trẻ em không phải là tử đạo, được phong hiển thánh.
Trước đó, Bộ Phong thánh đã công bố sắc lệnh nhìn nhận một phép lạ nhờ lời chuyển cầu của hai chân phước thiếu nhi: một em bé 6 tuổi ở Brazil, năm 2013, bị té từ lầu 3 xuống vệ đường và bị thương ở đầu và não bộ. Thân nhân em đã cầu xin hai chân phước cứu chữa và em bé đã được lành bệnh hoàn toàn.
35 chân phước khác
Trong công nghị, ĐTC cũng quyết định phong hiển thánh cho 35 vị chân phước. Trước khi đọc bản giới thiệu các vị chân phước, ĐHY Angelo Amato cũng nhắc đến các trẻ em trên thế giới ngày nay, nạn nhân của bạo hành và lạm dụng.
Đứng đầu danh sách được trình bày là Cha Andrea de Soveral, Cha Ambrogio Francesco Ferro, LM giáo phận, và giáo dân Matteo Moreira cùng với 27 vị tử đạo tại Brazil. 30 chân phước này tử đạo ngày 16-7-1645 và 3-10-1645, vì bị những người Tin Lành Calvin Hòa Lan giết trong cuộc xung đột với các tín hữu Công Giáo Bồ đào nha.
Tiếp đến là 3 chân phước thiếu niên tử đạo người Mêhicô là Cristoforo, Antonio và Giovanni, bị giết vì đức tin ở Mêhicô năm 1529. 3 vị này quen được gọi là ”Các trẻ tử đạo ở Tlaxcala”, là những thổ dân đầu tiên trở lại Công Giáo ở Mêhicô, bị giết vì đã nhân danh đức tin Kitô từ chối sự tôn thờ thần tượng và tục đa thê.
Thứ ba là Cha Faustino Miguez, thuộc dòng Scolopi, sáng lập Hội dòng Calasanziano của các Nữ tử Chúa là Mục Tử.
Thứ tư là chân phước LM Angelo da Acri, tục danh là Luca Antonio Falcone, thuộc dòng Capucino, qua đời năm 1739, thọ 70 tuổi.
35 chân phước sẽ được phong hiển thánh ngày 15-10 năm nay (SD 20-4-2017)
Chân phước Phanxicô qua đời năm 1919 lúc mới được 11 tuổi và em ruột là Giacinta qua đời năm 1020 khi được 10 tuổi. Cả hai đã được ĐTC Gioan Phaolô 2 phong chân phước ngày 13-5-2000 tại Fatima. Với Phanxicô và Giacinta Marto, đây là lần đầu tiên trong lịch sử hai trẻ em không phải là tử đạo, được phong hiển thánh.
Trước đó, Bộ Phong thánh đã công bố sắc lệnh nhìn nhận một phép lạ nhờ lời chuyển cầu của hai chân phước thiếu nhi: một em bé 6 tuổi ở Brazil, năm 2013, bị té từ lầu 3 xuống vệ đường và bị thương ở đầu và não bộ. Thân nhân em đã cầu xin hai chân phước cứu chữa và em bé đã được lành bệnh hoàn toàn.
35 chân phước khác
Trong công nghị, ĐTC cũng quyết định phong hiển thánh cho 35 vị chân phước. Trước khi đọc bản giới thiệu các vị chân phước, ĐHY Angelo Amato cũng nhắc đến các trẻ em trên thế giới ngày nay, nạn nhân của bạo hành và lạm dụng.
Đứng đầu danh sách được trình bày là Cha Andrea de Soveral, Cha Ambrogio Francesco Ferro, LM giáo phận, và giáo dân Matteo Moreira cùng với 27 vị tử đạo tại Brazil. 30 chân phước này tử đạo ngày 16-7-1645 và 3-10-1645, vì bị những người Tin Lành Calvin Hòa Lan giết trong cuộc xung đột với các tín hữu Công Giáo Bồ đào nha.
Tiếp đến là 3 chân phước thiếu niên tử đạo người Mêhicô là Cristoforo, Antonio và Giovanni, bị giết vì đức tin ở Mêhicô năm 1529. 3 vị này quen được gọi là ”Các trẻ tử đạo ở Tlaxcala”, là những thổ dân đầu tiên trở lại Công Giáo ở Mêhicô, bị giết vì đã nhân danh đức tin Kitô từ chối sự tôn thờ thần tượng và tục đa thê.
Thứ ba là Cha Faustino Miguez, thuộc dòng Scolopi, sáng lập Hội dòng Calasanziano của các Nữ tử Chúa là Mục Tử.
Thứ tư là chân phước LM Angelo da Acri, tục danh là Luca Antonio Falcone, thuộc dòng Capucino, qua đời năm 1739, thọ 70 tuổi.
35 chân phước sẽ được phong hiển thánh ngày 15-10 năm nay (SD 20-4-2017)
Top Stories
Inde: En Assam, le gouvernement local entend mettre en œuvre une politique antinataliste
Eglises d'Asie
08:44 20/04/2017
Dès 2025, l’Union indienne pourrait devenir la première puissance démographique mondiale, alors même qu’elle tente, depuis les années 1950, de ralentir sa croissance démographique. Dans l’Assam, Etat du Nord-Est du pays, les autorités locales ont pour ambition d’adopter une politique démographique spécifique. Selon le projet initial, les emplois gouvernementaux, certaines aides sociales publiques et la possibilité de se présenter aux élections locales seraient réservés aux seuls membres des foyers qui n’ont pas plus de deux enfants.
Dans une interview en date du 9 avril dernier accordée à Northeast Today, le ministre de la Santé et de l’Education de l’Assam, Himanta Biswa Sarma, précise que « quand cette politique sera mise en œuvre, les membres de l’administration ne devront pas essayer d’avoir un troisième enfant. Si l’un d’entre eux a un troisième enfant, alors il perdra son emploi ».
Selon le projet de politique démographique, publié sur le site Internet du gouvernement de l’Assam, cette mesure vise à éviter « des tensions sociales et l’instabilité politique » et à assurer « à chaque famille d’Assam un accès effectif à une éducation de qualité, à des soins de santé et à des opportunités professionnelles ». Elle se justifie par les carences de la politique démographique lancée en 2000 au plan national et par les spécificités de cette région.
L’échec de la politique démographique indienne ...
Dès 1952, les autorités indiennes lançaient un programme de planning familial au plan national. Après les campagnes de stérilisation forcée des années 1970 qui ont profondément marqué la société indienne, une politique démographique nationale a été mise en place en 2000 afin de tenter de stabiliser la population d’ici 2045.
Selon le gouvernement de l’Assam, la politique démographique nationale n’a pas atteint ses objectifs. Le taux de fécondité est passé de 3,2 enfants par femme en âge de procréer en 2000 à 2,3 en 2013, alors que l’objectif fixé était 2,1 enfants par femme dès 2010 (chiffre qui correspond au seuil de renouvellement des générations).
... et les spécificités de l’Etat d’Assam
En outre, le texte du gouvernement local précise que la situation particulière de l’Assam nécessite une politique spécifique. Cet Etat, constitué d’« un canevas démographique extrêmement varié avec des gens d’origines linguistiques, ethniques et religieuses variées », est « confronté à un défi démographique sans précédent ». Le ministre de la Santé, Himanta Biswa, l’a assuré dans sa conférence de presse : « L’Assam est confronté à une dangereuse explosion démographique. »
Pourtant, le recensement effectué en 2011 indique que le taux de fécondité (2,3 enfants par femme en âge de procréer) et l’augmentation de la population (une augmentation de 17 % entre 2001 et 2011) sont assez similaires en Assam aux chiffres nationaux.
Une promesse du BJP
Le BJP (Bharatiya Janata Party - Parti du peuple indien) a pour ambition de parvenir à stabiliser la croissance démographique : c’est là une des promesses électorales qui figurent dans son programme. Lors des dernières élections législatives régionales en Assam, organisées en mai 2016, le BJP a remporté le scrutin pour la première fois de son histoire dans cet Etat du Nord-Est. Cette victoire surprise s’explique notamment par le jeu des alliances avec des formations régionales et des défections au sein des partis concurrents. Ainsi, l’actuel ministre-président de l’Etat, Sarbananda Sonowal est une figure locale, ancien membre de l’AGP (Asom Gana Parishad - Association des peuples de l’Assam), qui a rejoint le BJP depuis 2011. Cette victoire s’explique surtout par la promesse de lutter contre l’immigration illégale de populations musulmanes en provenance du Bangladesh, pays avec lequel l’Assam a des frontières communes. Une promesse qui a rencontré un vif succès auprès des populations locales, y compris de confession musulmane : dans cette région, les conflits entre communautés sont fréquents et souvent violents, dans un contexte où les questions foncières et d’immigration sont centrales.
Une mesure discriminatoire ?
S’il y parvenait, l’Assam ne serait pas le premier Etat de l’Union indienne à imposer une telle politique démographique ; dans un article en date du 7 septembre 2014, The Hindu indiquait que des lois similaires avaient déjà été adoptées, dès la fin des années 1990, dans onze autre Etats. Dans certains de ces Etats, des sanctions supplémentaires sont encourues : privation de droits civiques pour l’enfant à naître, refus d’attribuer des aides sociales à la mère, sanction pénale pour le père, sous forme d’amende ou de peine de prison... et ces mesures ont été déclarées conformes à la Constitution par la Cour suprême de l’Union indienne.
Pour autant, ces politiques démographiques ont été annulées dans plusieurs Etats et ne seraient plus appliquées que dans sept d’entre eux : l’Andhra Pradesh, l’Odisha (Orissa), le Maharashtra, le Rajasthan, le Bihar, le Gujarat et l’Uttarakhand. Peuplé de nombreuses ethnies (on en dénombre plus d’une cinquantaine) aux traditions religieuses et cultures très diverses, l’Assam se distingue de ces Etats essentiellement par la surreprésentation de ses minorités musulmane et chrétienne. En effet, les musulmans sont particulièrement nombreux dans cet Etat (34 % de la population en Assam, contre 14,2 % au niveau national). A moindre échelle, il en est de même pour les chrétiens (4 % de la population en Assam, et 2,3 % au niveau national).
Une mesure contestée
Si cette mesure est censée s’appliquer à tous, elle est principalement destinée aux minorités de confessions musulmane, issues du Bangladesh, souligne Wasbir Hussain, journaliste à The Sentinel. Une analyse partagée par les leaders des communautés chrétiennes de l’Assam : contactés par l’agence Ucanews, ils considèrent que le gouvernement a pour projet de harceler les minorités religieuses. « Nous ne nous réjouissons pas de ce projet, dans la mesure où bon nombre de nos fidèles sont issus d’ethnies et ont plus de deux enfants », déclare Mgr John Moolachira, archevêque de Guwahati. Dans le pays, certains diocèses mènent des campagnes de sensibilisation pour l’accueil et le respect de la vie.
Certains responsables politiques ont aussi manifesté leur opposition à ce projet. Pour Gourav Gogoi, cette politique ne devrait pas être décidée au niveau d’un seul Etat, car elle relève de l’autorité de l’Etat central. Pour Maulana Badruddin Ajmal, de l’AIUDF (Sarva Bharatiya Sanyukt Ganatantric Morcha - le Front démocratique uni), ce projet constitue « une violation des droits fondamentaux [qui] affectera un grand nombre de musulmans, les minorités et les pauvres ». (eda/pm)
(Source: Eglises d'Asie, le 20 avril 2017)
Dans une interview en date du 9 avril dernier accordée à Northeast Today, le ministre de la Santé et de l’Education de l’Assam, Himanta Biswa Sarma, précise que « quand cette politique sera mise en œuvre, les membres de l’administration ne devront pas essayer d’avoir un troisième enfant. Si l’un d’entre eux a un troisième enfant, alors il perdra son emploi ».
Selon le projet de politique démographique, publié sur le site Internet du gouvernement de l’Assam, cette mesure vise à éviter « des tensions sociales et l’instabilité politique » et à assurer « à chaque famille d’Assam un accès effectif à une éducation de qualité, à des soins de santé et à des opportunités professionnelles ». Elle se justifie par les carences de la politique démographique lancée en 2000 au plan national et par les spécificités de cette région.
L’échec de la politique démographique indienne ...
Dès 1952, les autorités indiennes lançaient un programme de planning familial au plan national. Après les campagnes de stérilisation forcée des années 1970 qui ont profondément marqué la société indienne, une politique démographique nationale a été mise en place en 2000 afin de tenter de stabiliser la population d’ici 2045.
Selon le gouvernement de l’Assam, la politique démographique nationale n’a pas atteint ses objectifs. Le taux de fécondité est passé de 3,2 enfants par femme en âge de procréer en 2000 à 2,3 en 2013, alors que l’objectif fixé était 2,1 enfants par femme dès 2010 (chiffre qui correspond au seuil de renouvellement des générations).
... et les spécificités de l’Etat d’Assam
En outre, le texte du gouvernement local précise que la situation particulière de l’Assam nécessite une politique spécifique. Cet Etat, constitué d’« un canevas démographique extrêmement varié avec des gens d’origines linguistiques, ethniques et religieuses variées », est « confronté à un défi démographique sans précédent ». Le ministre de la Santé, Himanta Biswa, l’a assuré dans sa conférence de presse : « L’Assam est confronté à une dangereuse explosion démographique. »
Pourtant, le recensement effectué en 2011 indique que le taux de fécondité (2,3 enfants par femme en âge de procréer) et l’augmentation de la population (une augmentation de 17 % entre 2001 et 2011) sont assez similaires en Assam aux chiffres nationaux.
Une promesse du BJP
Le BJP (Bharatiya Janata Party - Parti du peuple indien) a pour ambition de parvenir à stabiliser la croissance démographique : c’est là une des promesses électorales qui figurent dans son programme. Lors des dernières élections législatives régionales en Assam, organisées en mai 2016, le BJP a remporté le scrutin pour la première fois de son histoire dans cet Etat du Nord-Est. Cette victoire surprise s’explique notamment par le jeu des alliances avec des formations régionales et des défections au sein des partis concurrents. Ainsi, l’actuel ministre-président de l’Etat, Sarbananda Sonowal est une figure locale, ancien membre de l’AGP (Asom Gana Parishad - Association des peuples de l’Assam), qui a rejoint le BJP depuis 2011. Cette victoire s’explique surtout par la promesse de lutter contre l’immigration illégale de populations musulmanes en provenance du Bangladesh, pays avec lequel l’Assam a des frontières communes. Une promesse qui a rencontré un vif succès auprès des populations locales, y compris de confession musulmane : dans cette région, les conflits entre communautés sont fréquents et souvent violents, dans un contexte où les questions foncières et d’immigration sont centrales.
Une mesure discriminatoire ?
S’il y parvenait, l’Assam ne serait pas le premier Etat de l’Union indienne à imposer une telle politique démographique ; dans un article en date du 7 septembre 2014, The Hindu indiquait que des lois similaires avaient déjà été adoptées, dès la fin des années 1990, dans onze autre Etats. Dans certains de ces Etats, des sanctions supplémentaires sont encourues : privation de droits civiques pour l’enfant à naître, refus d’attribuer des aides sociales à la mère, sanction pénale pour le père, sous forme d’amende ou de peine de prison... et ces mesures ont été déclarées conformes à la Constitution par la Cour suprême de l’Union indienne.
Pour autant, ces politiques démographiques ont été annulées dans plusieurs Etats et ne seraient plus appliquées que dans sept d’entre eux : l’Andhra Pradesh, l’Odisha (Orissa), le Maharashtra, le Rajasthan, le Bihar, le Gujarat et l’Uttarakhand. Peuplé de nombreuses ethnies (on en dénombre plus d’une cinquantaine) aux traditions religieuses et cultures très diverses, l’Assam se distingue de ces Etats essentiellement par la surreprésentation de ses minorités musulmane et chrétienne. En effet, les musulmans sont particulièrement nombreux dans cet Etat (34 % de la population en Assam, contre 14,2 % au niveau national). A moindre échelle, il en est de même pour les chrétiens (4 % de la population en Assam, et 2,3 % au niveau national).
Une mesure contestée
Si cette mesure est censée s’appliquer à tous, elle est principalement destinée aux minorités de confessions musulmane, issues du Bangladesh, souligne Wasbir Hussain, journaliste à The Sentinel. Une analyse partagée par les leaders des communautés chrétiennes de l’Assam : contactés par l’agence Ucanews, ils considèrent que le gouvernement a pour projet de harceler les minorités religieuses. « Nous ne nous réjouissons pas de ce projet, dans la mesure où bon nombre de nos fidèles sont issus d’ethnies et ont plus de deux enfants », déclare Mgr John Moolachira, archevêque de Guwahati. Dans le pays, certains diocèses mènent des campagnes de sensibilisation pour l’accueil et le respect de la vie.
Certains responsables politiques ont aussi manifesté leur opposition à ce projet. Pour Gourav Gogoi, cette politique ne devrait pas être décidée au niveau d’un seul Etat, car elle relève de l’autorité de l’Etat central. Pour Maulana Badruddin Ajmal, de l’AIUDF (Sarva Bharatiya Sanyukt Ganatantric Morcha - le Front démocratique uni), ce projet constitue « une violation des droits fondamentaux [qui] affectera un grand nombre de musulmans, les minorités et les pauvres ». (eda/pm)
(Source: Eglises d'Asie, le 20 avril 2017)
Singapour: « La loi s’applique à tous, que vous soyez ministre, simple citoyen, pasteur ou imam »
Eglises d'Asie
08:46 20/04/2017
« La loi s’applique à tous, que vous soyez ministre, simple citoyen, pasteur ou imam. » Ces mots sont ceux du ministre de la Justice et de l’Intérieur, K. Shanmugam, suite aux différents démêlés avec la justice impliquant récemment, d’une part, les responsables de la City Harvest Church, une importante Eglise évangélique, et, d’autre part, un iman étranger.
Peines de prison réduites pour les responsables de l’Eglise évangélique
Condamnés en novembre 2015 à des peines allant de 21 mois à huit ans de prison pour abus de confiance et falsification de comptes, les six accusés dans le procès de la City Harvest Church avaient fait appel auprès de la Haute Cour de justice. Le verdict est tombé le 7 avril dernier : le tribunal a confirmé le verdict de culpabilité des accusés, mais a significativement réduit leurs peines, prenant en compte notamment le fait qu’il n’y avait pas eu d’enrichissement personnel par les six accusés qui ont agi dans ce qu’ils considéraient être l’intérêt supérieur de leur Eglise. Le principal accusé, le Rév. Kong Hee, fondateur de cette importante Eglise évangélique de Singapour, a vu sa peine passer de huit ans à trois ans et demi de prison ferme. Pour rappel, lui et ses collaborateurs avaient détourné une somme de 50 millions de SGD (dollars de Singapour), soit 32 millions d’euros, afin de financer la carrière musicale de Ho Yeow Sun, chanteuse pop et épouse du Rév. Kong Hee.
La City Harvest Church a publié une déclaration sur son site Web en se disant « profondément attristée par cette décision (de condamnation) », mais « remerciant Dieu pour les réductions de peines ». Le Rév. Kong Hee a déclaré sur les réseaux sociaux qu’il était reconnaissant que sa peine ait été réduite, même si « les termes du jugement retenus ne sont pas ceux que j’avais espérés ». Le procès criminel le plus coûteux de l’histoire de Singapour aurait dû s’arrêter ici. Mais le procureur général en a décidé autrement : la semaine dernière, l’affaire a été renvoyée devant la Cour d’appel dans le but de maintenir ou d’alourdir la condamnation initiale. Les honoraires des avocats, déjà estimés à plus de 10 millions de SGD, pourraient augmenter entre un million et cinq millions de dollars de plus, maintenant que le procès va continuer, souligne la presse locale.
Malgré une nette baisse de fréquentation due au scandale, la City Harvest Church continue ses activités, une nouvelle direction a été mise en place, sous le label « CHC 2.0 » afin de se donner une nouvelle image.
La tolérance zéro du gouvernement singapourien
« Il y a une règle de droit, et la règle de droit est que, si les faits montrent qu’une infraction a été commise, peu importe ce que vous êtes, des mesures seront prises », a souligné le ministre de la Justice et de l’Intérieur lors d’un dialogue sur l’harmonie raciale et religieuse tenu au début de ce mois. K. Shanmugam faisait référence au procès de la City Harvest Church, mais aussi à celui de l’imam Nalla Mohamed Abdul Jameel, dont le verdict a aussi été rendu au début du mois (le responsable musulman était accusé d’avoir fait des remarques offensantes envers les chrétiens et les juifs).
Les commentaires de l’imam, prononcés lors d’un prêche dans une mosquée, avait été filmés et postés sur les réseaux sociaux. Ayant admis avoir prié en public pour que « Dieu accorde aux musulmans la victoire sur les juifs et les chrétiens », citant non pas le Coran, comme certains l’avaient affirmé dans un premier temps, mais un texte venant de son village natal en Inde, l’imam s’est excusé devant une assemblée d’une trentaine de représentants religieux chrétiens, sikhs, taoïstes, bouddhistes et musulmans. « Les Singapouriens tiennent beaucoup à la diversité et l’harmonie de leur peuple, et je n’ai pas le droit de les déstabiliser. C’est la raison pour laquelle j’ai bien compris et accepté la décision d’être poursuivi en justice afin de maintenir l’ordre public », a-t-il déclaré.
Les représentants juifs n’étant pas présents ce jour-là, l’imam est à nouveau allé s’excuser deux jours plus tard auprès du rabbin Mordechai Abergel. Malgré tout, le responsable religieux a été condamné à une amende de 4 000 dollars de Singapour (2 700 euros) et a été expulsé vers l’Inde, son pays d’origine.
La question religieuse reste très sensible à Singapour. Le public réagit avec passion aux affaires impliquant l’une ou l’autre religion, et le gouvernement n’hésite pas à régulièrement brandir le souvenir du précédent historique des émeutes religieuses qui avaient fait 36 morts en 1964, afin de signifier qu’il est le meilleur garant contre le pire. Singapour étant le pays au monde ayant la plus forte diversité religieuse (c’est ce qu’affirme une récente étude du Pew Research Centre), les autorités maintiennent une attitude punitive très stricte pour éviter tout éventuel débordement. Amos Yee, un adolescent très anti-establishment, issu d’une famille catholique, en a aussi fait les frais après avoir « offensé les sentiments religieux des musulmans et des chrétiens » dans plusieurs vidéos postées sur Internet. Les Etats-Unis viennent de lui accorder l’asile politique…(eda/fb)
(Source: Eglises d'Asie, le 20 avril 2017)
Peines de prison réduites pour les responsables de l’Eglise évangélique
Condamnés en novembre 2015 à des peines allant de 21 mois à huit ans de prison pour abus de confiance et falsification de comptes, les six accusés dans le procès de la City Harvest Church avaient fait appel auprès de la Haute Cour de justice. Le verdict est tombé le 7 avril dernier : le tribunal a confirmé le verdict de culpabilité des accusés, mais a significativement réduit leurs peines, prenant en compte notamment le fait qu’il n’y avait pas eu d’enrichissement personnel par les six accusés qui ont agi dans ce qu’ils considéraient être l’intérêt supérieur de leur Eglise. Le principal accusé, le Rév. Kong Hee, fondateur de cette importante Eglise évangélique de Singapour, a vu sa peine passer de huit ans à trois ans et demi de prison ferme. Pour rappel, lui et ses collaborateurs avaient détourné une somme de 50 millions de SGD (dollars de Singapour), soit 32 millions d’euros, afin de financer la carrière musicale de Ho Yeow Sun, chanteuse pop et épouse du Rév. Kong Hee.
La City Harvest Church a publié une déclaration sur son site Web en se disant « profondément attristée par cette décision (de condamnation) », mais « remerciant Dieu pour les réductions de peines ». Le Rév. Kong Hee a déclaré sur les réseaux sociaux qu’il était reconnaissant que sa peine ait été réduite, même si « les termes du jugement retenus ne sont pas ceux que j’avais espérés ». Le procès criminel le plus coûteux de l’histoire de Singapour aurait dû s’arrêter ici. Mais le procureur général en a décidé autrement : la semaine dernière, l’affaire a été renvoyée devant la Cour d’appel dans le but de maintenir ou d’alourdir la condamnation initiale. Les honoraires des avocats, déjà estimés à plus de 10 millions de SGD, pourraient augmenter entre un million et cinq millions de dollars de plus, maintenant que le procès va continuer, souligne la presse locale.
Malgré une nette baisse de fréquentation due au scandale, la City Harvest Church continue ses activités, une nouvelle direction a été mise en place, sous le label « CHC 2.0 » afin de se donner une nouvelle image.
La tolérance zéro du gouvernement singapourien
« Il y a une règle de droit, et la règle de droit est que, si les faits montrent qu’une infraction a été commise, peu importe ce que vous êtes, des mesures seront prises », a souligné le ministre de la Justice et de l’Intérieur lors d’un dialogue sur l’harmonie raciale et religieuse tenu au début de ce mois. K. Shanmugam faisait référence au procès de la City Harvest Church, mais aussi à celui de l’imam Nalla Mohamed Abdul Jameel, dont le verdict a aussi été rendu au début du mois (le responsable musulman était accusé d’avoir fait des remarques offensantes envers les chrétiens et les juifs).
Les commentaires de l’imam, prononcés lors d’un prêche dans une mosquée, avait été filmés et postés sur les réseaux sociaux. Ayant admis avoir prié en public pour que « Dieu accorde aux musulmans la victoire sur les juifs et les chrétiens », citant non pas le Coran, comme certains l’avaient affirmé dans un premier temps, mais un texte venant de son village natal en Inde, l’imam s’est excusé devant une assemblée d’une trentaine de représentants religieux chrétiens, sikhs, taoïstes, bouddhistes et musulmans. « Les Singapouriens tiennent beaucoup à la diversité et l’harmonie de leur peuple, et je n’ai pas le droit de les déstabiliser. C’est la raison pour laquelle j’ai bien compris et accepté la décision d’être poursuivi en justice afin de maintenir l’ordre public », a-t-il déclaré.
Les représentants juifs n’étant pas présents ce jour-là, l’imam est à nouveau allé s’excuser deux jours plus tard auprès du rabbin Mordechai Abergel. Malgré tout, le responsable religieux a été condamné à une amende de 4 000 dollars de Singapour (2 700 euros) et a été expulsé vers l’Inde, son pays d’origine.
La question religieuse reste très sensible à Singapour. Le public réagit avec passion aux affaires impliquant l’une ou l’autre religion, et le gouvernement n’hésite pas à régulièrement brandir le souvenir du précédent historique des émeutes religieuses qui avaient fait 36 morts en 1964, afin de signifier qu’il est le meilleur garant contre le pire. Singapour étant le pays au monde ayant la plus forte diversité religieuse (c’est ce qu’affirme une récente étude du Pew Research Centre), les autorités maintiennent une attitude punitive très stricte pour éviter tout éventuel débordement. Amos Yee, un adolescent très anti-establishment, issu d’une famille catholique, en a aussi fait les frais après avoir « offensé les sentiments religieux des musulmans et des chrétiens » dans plusieurs vidéos postées sur Internet. Les Etats-Unis viennent de lui accorder l’asile politique…(eda/fb)
(Source: Eglises d'Asie, le 20 avril 2017)
Indonésie: Elections à Djakarta : à l’issue d’une campagne accaparée par les questions religieuses, le gouverneur sortant a été battu
Eglises d'Asie
08:48 20/04/2017
Au lendemain des élections locales qui ont vu la défaite du gouverneur sortant à Djakarta, c’est l’éditorialiste du Jakarta Post qui l’affirme : après une campagne électorale de huit mois, qui a été « la plus sale » de l’histoire de la capitale indonésienne, « le principal perdant dans cette élection, c’est bien la diversité [ethnique et religieuse] de ce pays ». Un pays dont la devise nationale est Bhinneka Tunggal Ika, habituellement traduite par « L’unité dans la diversité » mais qui, en vieux javanais, signifie plutôt « (Bien que) divisée, elle est une ».
Dès que les résultats provisoires (les résultats définitifs seront prononcés le 5 mai prochain) ont été connus, le 19 avril, le vainqueur du second tour des élections pour le poste de gouverneur de Djakarta a tenu à apaiser le climat tendu d’une campagne marquée par la division et les tensions religieuses. « Notre attention porte sur la justice sociale et la fin des inégalités, et notre engagement est de protéger la diversité et l’unité », a ainsi affirmé Anies Badeswan, un ancien ministre de la Culture et de l’Education, qui se présentait contre Basuki Tjahaja Purnama, dit ‘Ahok’, le gouverneur sortant.
Une victoire aux dépens du pluralisme
Ahok était pourtant sorti en tête du premier tour, le 15 février dernier, avec 42,9 % des suffrages. L’avance sur son rival immédiat, Anies Baswedan, qui avait réuni 39,9 % des voix, était faible, mais les sondages laissaient entrevoir une possible victoire au second tour pour ce gouverneur proche du président de la République, Joko Widodo. Les sondages se sont lourdement trompés, Anies Baswedan et son co-listier remportant largement le scrutin avec plus de 57 % des suffrages.
Pour l’éditorialiste du Jakarta Post, l’utilisation à outrance d’une vidéo où le gouverneur sortant, un chrétien protestant d’origine chinoise, citait des versets du Coran afin de critiquer les radicaux qui instrumentalisent les sentiments religieux pour attaquer leurs opposants politiques, son exploitation lors d’un procès pour « blasphème », et la mobilisation des musulmans derrière des organisations radicales telles le Front des défenseurs de l’islam ont abouti à polariser l’élection sur la seule question de savoir s’il était permis à un musulman de voter pour un non-musulman. « A partir de là, les choses sont allées en empirant, écrit l’éditorialiste. Les musulmans ont commencé à soupçonner leurs voisins non musulmans. Les musulmans en sont même venus à se montrer suspicieux envers leurs coreligionnaires, à partir du moment où des affiches sont apparues appelant à ce que les partisans d’Ahok soient interdits de services funéraires conformes aux rites islamiques. » Après tout ce qui a été dit et tout ce qui a été fait, le verdict des urnes indique que désormais un candidat à une élection est jugé sur son appartenance religieuse plutôt que sur ce qu’il a fait ou propose de faire pour améliorer la vie des gens, déplore encore l’éditorialiste du principal quotidien anglophone de la capitale, qui ajoute que cette élection pourrait faire précédent et qu’il est à craindre que « dorénavant les hommes politiques jouent la carte de la religion et gagnent aux dépens du pluralisme ».
Parmi les chrétiens de la capitale, issus d’une minorité qui représente quelque 10 % de la population au niveau national, l’inquiétude le dispute à un certain fatalisme. Interrogé par l’agence Ucanews, Kevin Reiner Hidayat, 22 ans, catholique d’origine chinoise, déclare « ne pas pouvoir imaginer ce qu’il va arriver [aux Sino-Indonésiens] tant les radicaux qui ont soutenu Anies Baswedan ont multiplié les déclarations dirigées contre les Chinois ». Ayant elle aussi voté pour Ahok, une catholique, Retno Setyawati, 53 ans, se dit déçue de la défaite de son candidat, « un gouverneur qui avait su faire changer les choses concrètement pour le mieux dans la capitale ces quatre dernières années ». « Mais qu’est-ce que j’y peux ? Je dois bien accepter le verdict des urnes », ajoute-elle, tout en doutant que le nouveau gouverneur puisse faire aussi bien que le gouverneur sortant. « Je crains que [Anies Baswedan] ne prête trop l’oreille à ceux qui l’ont élu et que cela fasse le lit du radicalisme à Djakarta », précise-t-elle.
« Gouverneur, président »
A en juger par certaines réactions du côté du QG électoral d’Anies Baswedan, l’inquiétude pourrait gagner les Indonésiens d’origine chinoise ou appartenant à des minorités religieuses. « Aujourd’hui nous avons gagné les élections et nous avons battu un gouverneur chinois qui a longtemps été au pouvoir et qui ne nous a pas considérés en tant que musulmans. Désormais, nous serons plus en capacité de mettre en œuvre ce que nous voulons », affirmait ainsi devant les journalistes Mohammad Saleh, ancien officier de l’armée et leader autoproclamé d’une milice musulmane. « Cela comprend donner la priorité aux Indonésiens sur les étrangers, y compris les Chinois. Pendant longtemps, ils nous ont dominés. Faisons en sorte maintenant de gagner les élections de 2019 », continuait ce militant.
De fait, après ces élections à Djakarta, où, par le passé, le poste de gouverneur a pu servir de marchepieds vers la présidence de la République, les partisans d’Anies Baswedan, une fois leur victoire acquise, ont rapidement entonné le slogan « Gouverneur, président ». Pour eux, la victoire de Baswedan doit être le prélude au succès, aux présidentielles de 2019, de Prabowo Subianto, ancien général et candidat battu aux présidentielles de 2014 par Joko Widodo.
Dans le discours qu’il a prononcé pour reconnaître sa défaite, Ahok, 50 ans, a appelé chacun à retourner au travail dans le calme. « Nous avons six mois avant l’inauguration du nouveau gouverneur [en octobre 2017] et nous allons finir notre travail. Nous espérons qu’à l’avenir tout le monde oubliera cette campagne électorale », a-t-il affirmé, en ajoutant qu’il comptait sur Anies Baswedan et son co-listier pour « poursuivre notre œuvre [au service des habitants de la capitale] ». Ahok n’a pas pour autant annoncé son retrait de la vie politique : « A nos supporters, je dis que nous comprenons que vous êtes déçus, mais c’est ainsi parce que Dieu l’a décidé ainsi. En 2007, j’avais aussi perdu les élections et j’avais dit à mes soutiens : ‘Soyez patients, c’est la volonté de Dieu’. Et vous savez quoi ? En 2024, je peux redevenir gouverneur de Djakarta, on ne sait jamais ! »
Dans l’immédiat, le procès pour blasphème intenté contre Ahok a connu une nouvelle étape ce jeudi 20 avril. Les parties en présence devaient entendre le réquisitoire du ministère public. Et le procureur n’a demandé qu’une peine symbolique de « probation », une peine de deux ans de mise à l’épreuve. (eda/ra)
(Source: Eglises d'Asie, le 20 avril 2017)
Dès que les résultats provisoires (les résultats définitifs seront prononcés le 5 mai prochain) ont été connus, le 19 avril, le vainqueur du second tour des élections pour le poste de gouverneur de Djakarta a tenu à apaiser le climat tendu d’une campagne marquée par la division et les tensions religieuses. « Notre attention porte sur la justice sociale et la fin des inégalités, et notre engagement est de protéger la diversité et l’unité », a ainsi affirmé Anies Badeswan, un ancien ministre de la Culture et de l’Education, qui se présentait contre Basuki Tjahaja Purnama, dit ‘Ahok’, le gouverneur sortant.
Une victoire aux dépens du pluralisme
Ahok était pourtant sorti en tête du premier tour, le 15 février dernier, avec 42,9 % des suffrages. L’avance sur son rival immédiat, Anies Baswedan, qui avait réuni 39,9 % des voix, était faible, mais les sondages laissaient entrevoir une possible victoire au second tour pour ce gouverneur proche du président de la République, Joko Widodo. Les sondages se sont lourdement trompés, Anies Baswedan et son co-listier remportant largement le scrutin avec plus de 57 % des suffrages.
Pour l’éditorialiste du Jakarta Post, l’utilisation à outrance d’une vidéo où le gouverneur sortant, un chrétien protestant d’origine chinoise, citait des versets du Coran afin de critiquer les radicaux qui instrumentalisent les sentiments religieux pour attaquer leurs opposants politiques, son exploitation lors d’un procès pour « blasphème », et la mobilisation des musulmans derrière des organisations radicales telles le Front des défenseurs de l’islam ont abouti à polariser l’élection sur la seule question de savoir s’il était permis à un musulman de voter pour un non-musulman. « A partir de là, les choses sont allées en empirant, écrit l’éditorialiste. Les musulmans ont commencé à soupçonner leurs voisins non musulmans. Les musulmans en sont même venus à se montrer suspicieux envers leurs coreligionnaires, à partir du moment où des affiches sont apparues appelant à ce que les partisans d’Ahok soient interdits de services funéraires conformes aux rites islamiques. » Après tout ce qui a été dit et tout ce qui a été fait, le verdict des urnes indique que désormais un candidat à une élection est jugé sur son appartenance religieuse plutôt que sur ce qu’il a fait ou propose de faire pour améliorer la vie des gens, déplore encore l’éditorialiste du principal quotidien anglophone de la capitale, qui ajoute que cette élection pourrait faire précédent et qu’il est à craindre que « dorénavant les hommes politiques jouent la carte de la religion et gagnent aux dépens du pluralisme ».
Parmi les chrétiens de la capitale, issus d’une minorité qui représente quelque 10 % de la population au niveau national, l’inquiétude le dispute à un certain fatalisme. Interrogé par l’agence Ucanews, Kevin Reiner Hidayat, 22 ans, catholique d’origine chinoise, déclare « ne pas pouvoir imaginer ce qu’il va arriver [aux Sino-Indonésiens] tant les radicaux qui ont soutenu Anies Baswedan ont multiplié les déclarations dirigées contre les Chinois ». Ayant elle aussi voté pour Ahok, une catholique, Retno Setyawati, 53 ans, se dit déçue de la défaite de son candidat, « un gouverneur qui avait su faire changer les choses concrètement pour le mieux dans la capitale ces quatre dernières années ». « Mais qu’est-ce que j’y peux ? Je dois bien accepter le verdict des urnes », ajoute-elle, tout en doutant que le nouveau gouverneur puisse faire aussi bien que le gouverneur sortant. « Je crains que [Anies Baswedan] ne prête trop l’oreille à ceux qui l’ont élu et que cela fasse le lit du radicalisme à Djakarta », précise-t-elle.
« Gouverneur, président »
A en juger par certaines réactions du côté du QG électoral d’Anies Baswedan, l’inquiétude pourrait gagner les Indonésiens d’origine chinoise ou appartenant à des minorités religieuses. « Aujourd’hui nous avons gagné les élections et nous avons battu un gouverneur chinois qui a longtemps été au pouvoir et qui ne nous a pas considérés en tant que musulmans. Désormais, nous serons plus en capacité de mettre en œuvre ce que nous voulons », affirmait ainsi devant les journalistes Mohammad Saleh, ancien officier de l’armée et leader autoproclamé d’une milice musulmane. « Cela comprend donner la priorité aux Indonésiens sur les étrangers, y compris les Chinois. Pendant longtemps, ils nous ont dominés. Faisons en sorte maintenant de gagner les élections de 2019 », continuait ce militant.
De fait, après ces élections à Djakarta, où, par le passé, le poste de gouverneur a pu servir de marchepieds vers la présidence de la République, les partisans d’Anies Baswedan, une fois leur victoire acquise, ont rapidement entonné le slogan « Gouverneur, président ». Pour eux, la victoire de Baswedan doit être le prélude au succès, aux présidentielles de 2019, de Prabowo Subianto, ancien général et candidat battu aux présidentielles de 2014 par Joko Widodo.
Dans le discours qu’il a prononcé pour reconnaître sa défaite, Ahok, 50 ans, a appelé chacun à retourner au travail dans le calme. « Nous avons six mois avant l’inauguration du nouveau gouverneur [en octobre 2017] et nous allons finir notre travail. Nous espérons qu’à l’avenir tout le monde oubliera cette campagne électorale », a-t-il affirmé, en ajoutant qu’il comptait sur Anies Baswedan et son co-listier pour « poursuivre notre œuvre [au service des habitants de la capitale] ». Ahok n’a pas pour autant annoncé son retrait de la vie politique : « A nos supporters, je dis que nous comprenons que vous êtes déçus, mais c’est ainsi parce que Dieu l’a décidé ainsi. En 2007, j’avais aussi perdu les élections et j’avais dit à mes soutiens : ‘Soyez patients, c’est la volonté de Dieu’. Et vous savez quoi ? En 2024, je peux redevenir gouverneur de Djakarta, on ne sait jamais ! »
Dans l’immédiat, le procès pour blasphème intenté contre Ahok a connu une nouvelle étape ce jeudi 20 avril. Les parties en présence devaient entendre le réquisitoire du ministère public. Et le procureur n’a demandé qu’une peine symbolique de « probation », une peine de deux ans de mise à l’épreuve. (eda/ra)
(Source: Eglises d'Asie, le 20 avril 2017)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Garland TX trong muà Phục Sinh: Khai mạc bãi đậu xe mới.
Trần Mạnh Trác
19:42 20/04/2017
Xem hình ảnh
Ngay muà Phục Sính, Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Garland TX đã hoàn tất và bắt đầu cho sử dụng một bãi đậu xe mới, buổi lễ khai mạc diễn ra vào lúc 9g sáng Chuá Nhật 16-4-2017.
Với bãi đậu xe mới này, Gx đã hoàn tất được cái công trình cuối trong dự án xây cất tống quát và đồng thời đã đạt được thêm một thành tích mới là có bãi đậu xe lớn nhất cuả giáo phận với sức chứa 800 chiếc xe. Hai thành tích trước cuả giáo phận, là Gx đông dân VN nhắt và có cơ sở hội trường lớn nhất với tổng diện tích trên 50 ngàn SF (4650 mét vuông).
Tại sao một Gx với khoảng 7000 nhân danh mà laị cần có một bãi đậu xe lớn hơn cả các GX Mỹ mà nhân số lớn hơn gấp 3 hay 4 lần?
Xin thưa là vì hoàn cảnh cuả cộng đoàn VN khác xa với các cộng đoàn Mỹ.
Thành phần dân số của Gx DMHCG sống rải rác ở 4 thành phố lớn là Garland, Richardson, Plano và Dallas, và cộng thêm những thành phố tân lập chung quanh 4 thành phố kể trên là Frisco, Allen, Murphy, Wylie, Rowlett và Rockwall. Địa bàn trải rộng 45 X 60 miles (7000 km vuông), đó là chưa kể trường hợp có người đến từ miền Nam cuả Tiểu bang Oklahoma cách xa hàng 100 dặm (160km).
Do đó, để kết nối với cộng đoàn GX 'xa xôi,' người ta không chỉ tới đúng giờ để 'đi lễ rồi về', mà người ta cần ở lại để vận dụng tối đa số thời gian hiếm hoi cuả một ngày Chuá Nhật để cho con cái có dịp học tiếng Việt, học Giáo Lý, hoặc chỉ là, để có dịp sinh hoạt với những người đồng hương.
Hy vọng rằng, với bãi đậu xe mới, 'bà con ta' sẽ được thoải mái và yên tâm hơn khi đến sinh hoạt tại GX.
Ngay muà Phục Sính, Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Garland TX đã hoàn tất và bắt đầu cho sử dụng một bãi đậu xe mới, buổi lễ khai mạc diễn ra vào lúc 9g sáng Chuá Nhật 16-4-2017.
Với bãi đậu xe mới này, Gx đã hoàn tất được cái công trình cuối trong dự án xây cất tống quát và đồng thời đã đạt được thêm một thành tích mới là có bãi đậu xe lớn nhất cuả giáo phận với sức chứa 800 chiếc xe. Hai thành tích trước cuả giáo phận, là Gx đông dân VN nhắt và có cơ sở hội trường lớn nhất với tổng diện tích trên 50 ngàn SF (4650 mét vuông).
Tại sao một Gx với khoảng 7000 nhân danh mà laị cần có một bãi đậu xe lớn hơn cả các GX Mỹ mà nhân số lớn hơn gấp 3 hay 4 lần?
Xin thưa là vì hoàn cảnh cuả cộng đoàn VN khác xa với các cộng đoàn Mỹ.
Thành phần dân số của Gx DMHCG sống rải rác ở 4 thành phố lớn là Garland, Richardson, Plano và Dallas, và cộng thêm những thành phố tân lập chung quanh 4 thành phố kể trên là Frisco, Allen, Murphy, Wylie, Rowlett và Rockwall. Địa bàn trải rộng 45 X 60 miles (7000 km vuông), đó là chưa kể trường hợp có người đến từ miền Nam cuả Tiểu bang Oklahoma cách xa hàng 100 dặm (160km).
Do đó, để kết nối với cộng đoàn GX 'xa xôi,' người ta không chỉ tới đúng giờ để 'đi lễ rồi về', mà người ta cần ở lại để vận dụng tối đa số thời gian hiếm hoi cuả một ngày Chuá Nhật để cho con cái có dịp học tiếng Việt, học Giáo Lý, hoặc chỉ là, để có dịp sinh hoạt với những người đồng hương.
Hy vọng rằng, với bãi đậu xe mới, 'bà con ta' sẽ được thoải mái và yên tâm hơn khi đến sinh hoạt tại GX.
Lưu Trú Thánh Tâm Huế đem niềm vui Phục Sinh đến với các bệnh nhân phong cùi
Phêrô Nguyễn Xuân Bình,CSC
21:21 20/04/2017
Lưu Trú Thánh Tâm Huế đem niềm vui Phục Sinh đến với các bệnh nhân phong cùi
Trong dịp về phục vụ Tuần Thánh và Đại Lễ Phục Sinh tại Giáo Phận Vinh, vâng lời Cha Giuse Phan Tấn Hồ, Giám đốc Nhà lưu trú Dòng Thánh Tâm Huế, chúng tôi đã nhận số tiền 500 USD của cha Luca Trần Đức, số tiền 5.000.000 đ; của cha Nguyễn Văn Quốc dòng Phanxicô, qua chị Ái; của gia đình anh chị Hải Thủy; của Sơn Túi Đỏ; của chị Lệ Thủy và các ân nhân khác với tổng số tiền 40.000.000 đ để mua quà, đến tận tay trao cho gần 200 bệnh nhân phong cùi tại Quỳnh Lập-Quỳnh Lưu-Nghệ An.
Xem Hình
Khi về thăm các bệnh nhân phong cùi nơi đây, chúng tôi chứng kiến một cảnh tượng rất đỗi bi thương, trước mắt chúng tôi: một đoàn bệnh nhân với nhiều chi thể tật nguyền vì vi trùng Hansen phá hủy; hầu hết mọi người đều phải dùng xe lăn để đi lại. Tận mắt nhìn thấy các bệnh nhân phong nơi đây, chúng tôi không thể ngờ rằng: đất nước Việt Nam chúng ta ngày nay vẫn còn có những con người đau khổ đến tận cùng như vậy. Họ hầu như ít được mọi người biết đến hay là bị lãng quên trong ngôi làng nhỏ bé vì căn bệnh quái ác này. Họ không có lỗi gì khi mắc phải căn bệnh phong cùi, thế mà mọi người lại xa lánh, hất hủi và bỏ rơi. Họ không những bị xã hội quên lãng và còn thậm tệ hơn bị những người trong gia đình hất hủi và bỏ mặc họ cho Quý Sơ và những người hảo tâm chăm sóc. Qua tiếp xúc và tâm sự với họ, chúng tôi được biết nhiều bệnh nhân đến từ các vùng miền khác nhau trong cả nước, nhiều bệnh nhân rất đáng thương. Thậm chí có những bệnh nhân lúc sắp “hấp hối” đã nhờ Quý Sơ gọi điện để gặp và nói cho con cái hay người thân đến để gặp họ lần cuối cùng, nhưng không một ai đến thăm viếng họ. Nhiều bệnh nhân đã ra đi mà không được gặp được người thân của mình lần cuối cùng.
Qua chuyến thiện nguyện này, chúng tôi đã tận thấy cuộc sống khốn khổ và đau thương của các bệnh nhân phong cùi nơi đây, cũng như biết được sự hy sinh âm thầm đến "lạ thường" của Quý Sơ Dòng Mến Thánh Vinh; như một “thông điệp” chúng tôi muốn gửi đến mọi người: HÃY YÊU MẾN, CHĂM SÓC VÀ CỨU CHỮA CÁC BỆNH NHẬN PHONG CÙI.
Dù là người đến sau, song một khi đã tận thấy hoàn cảnh đau thương của những bệnh nhân phong nơi đây, chúng tôi cầu mong sao cho có nhiều người hảo tâm đến với Trung Tâm chăm sóc các Bệnh Nhân Phong Cùi tại Quỳnh Lập-Quỳnh Lưu-Nghệ An. Trung tâm được thành lập ngày 20.04.1957, mang tên: Bệnh Viện Phong-Da Liễu Trung ương Quỳnh Lập, do Sơ Maria Nguyễn Thị Nguyện và Quý Soeurs Dòng Mến Thánh Giá Vinh phụ trách và chăm sóc các bệnh nhân phong. Hiện tại, nơi đây có gần 200 bệnh nhân ở mọi lứa tuổi và các giai đoạn bệnh nặng nhẹ khác nhau. Mỗi năm, trung tâm lại nhận thêm nhiều bệnh nhân từ nhiều nơi về đây chữa trị. Đời sống và mọi sinh hoạt của các bệnh nhân chỉ cậy dựa vào lòng hảo tâm của quý Ân nhân và các tổ chức xã hội.
Chúng tôi sẽ tiếp tục công việc thiện nguyện của mình vào đầu tháng 7 tới. Nếu đẹp lòng Quý Vị, chúng tôi sẽ nhận chuyển những món quà tình thương của Quý Vị đến tận tay cho các bệnh nhân phong nơi đây.
Phêrô Nguyễn Xuân Bình,CSC
Quản lý Lưu trú Thánh Tâm Huế
Trong dịp về phục vụ Tuần Thánh và Đại Lễ Phục Sinh tại Giáo Phận Vinh, vâng lời Cha Giuse Phan Tấn Hồ, Giám đốc Nhà lưu trú Dòng Thánh Tâm Huế, chúng tôi đã nhận số tiền 500 USD của cha Luca Trần Đức, số tiền 5.000.000 đ; của cha Nguyễn Văn Quốc dòng Phanxicô, qua chị Ái; của gia đình anh chị Hải Thủy; của Sơn Túi Đỏ; của chị Lệ Thủy và các ân nhân khác với tổng số tiền 40.000.000 đ để mua quà, đến tận tay trao cho gần 200 bệnh nhân phong cùi tại Quỳnh Lập-Quỳnh Lưu-Nghệ An.
Xem Hình
Khi về thăm các bệnh nhân phong cùi nơi đây, chúng tôi chứng kiến một cảnh tượng rất đỗi bi thương, trước mắt chúng tôi: một đoàn bệnh nhân với nhiều chi thể tật nguyền vì vi trùng Hansen phá hủy; hầu hết mọi người đều phải dùng xe lăn để đi lại. Tận mắt nhìn thấy các bệnh nhân phong nơi đây, chúng tôi không thể ngờ rằng: đất nước Việt Nam chúng ta ngày nay vẫn còn có những con người đau khổ đến tận cùng như vậy. Họ hầu như ít được mọi người biết đến hay là bị lãng quên trong ngôi làng nhỏ bé vì căn bệnh quái ác này. Họ không có lỗi gì khi mắc phải căn bệnh phong cùi, thế mà mọi người lại xa lánh, hất hủi và bỏ rơi. Họ không những bị xã hội quên lãng và còn thậm tệ hơn bị những người trong gia đình hất hủi và bỏ mặc họ cho Quý Sơ và những người hảo tâm chăm sóc. Qua tiếp xúc và tâm sự với họ, chúng tôi được biết nhiều bệnh nhân đến từ các vùng miền khác nhau trong cả nước, nhiều bệnh nhân rất đáng thương. Thậm chí có những bệnh nhân lúc sắp “hấp hối” đã nhờ Quý Sơ gọi điện để gặp và nói cho con cái hay người thân đến để gặp họ lần cuối cùng, nhưng không một ai đến thăm viếng họ. Nhiều bệnh nhân đã ra đi mà không được gặp được người thân của mình lần cuối cùng.
Qua chuyến thiện nguyện này, chúng tôi đã tận thấy cuộc sống khốn khổ và đau thương của các bệnh nhân phong cùi nơi đây, cũng như biết được sự hy sinh âm thầm đến "lạ thường" của Quý Sơ Dòng Mến Thánh Vinh; như một “thông điệp” chúng tôi muốn gửi đến mọi người: HÃY YÊU MẾN, CHĂM SÓC VÀ CỨU CHỮA CÁC BỆNH NHẬN PHONG CÙI.
Dù là người đến sau, song một khi đã tận thấy hoàn cảnh đau thương của những bệnh nhân phong nơi đây, chúng tôi cầu mong sao cho có nhiều người hảo tâm đến với Trung Tâm chăm sóc các Bệnh Nhân Phong Cùi tại Quỳnh Lập-Quỳnh Lưu-Nghệ An. Trung tâm được thành lập ngày 20.04.1957, mang tên: Bệnh Viện Phong-Da Liễu Trung ương Quỳnh Lập, do Sơ Maria Nguyễn Thị Nguyện và Quý Soeurs Dòng Mến Thánh Giá Vinh phụ trách và chăm sóc các bệnh nhân phong. Hiện tại, nơi đây có gần 200 bệnh nhân ở mọi lứa tuổi và các giai đoạn bệnh nặng nhẹ khác nhau. Mỗi năm, trung tâm lại nhận thêm nhiều bệnh nhân từ nhiều nơi về đây chữa trị. Đời sống và mọi sinh hoạt của các bệnh nhân chỉ cậy dựa vào lòng hảo tâm của quý Ân nhân và các tổ chức xã hội.
Chúng tôi sẽ tiếp tục công việc thiện nguyện của mình vào đầu tháng 7 tới. Nếu đẹp lòng Quý Vị, chúng tôi sẽ nhận chuyển những món quà tình thương của Quý Vị đến tận tay cho các bệnh nhân phong nơi đây.
Phêrô Nguyễn Xuân Bình,CSC
Quản lý Lưu trú Thánh Tâm Huế
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Rạn nứt, phân hóa tột đỉnh trong đảng Cộng Sản
Bùi Tín
08:51 20/04/2017
Đảng Cộng Sản trước đây thường khoe rằng ''Đảng ta luôn đoàn kết keo sơn thàng một khối thống nhất vững như tảng đá kim cương không bao giờ rạn nứt hay chia rẽ.'' Thật ra, đây chỉ là luận điệu tuyên truyền từ ban Tuyên Huấn Trung Ương, học mót theo luận điệu của các Đảng Cộng Sản Liên Xô và Trung Quốc.
Đi theo quá trình suy thoái, sự rạn nứt trong Đảng ngày càng rõ rệt, dẫn đến sự phân hóa chia rẽ ngày càng rõ, và trầm trọng, đưa Đảng tới cuộc khủng hoảng toàn diện về học thuyết, đường lối, chính sách, về tổ chức chưa từng có như hiện nay.
Ngay trong các Ủy Viên Bộ Chính Trị cũ và mới, đã có những người lên tiếng phê phán phản đối các sai lầm nghiêm trọng của lãnh đạo liên quan đến đường lối và chính sách của Đảng.
Đó là Trần Xuân Bách, Võ Nguyên Giáp, Chu Huy Mân, Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Văn An, từng lên tiếng chống lại chế độ độc đảng phản dân chủ; chỉ ra sai lầm nghiêm trọng trong ''vụ án siêu nghiêm trọng biến Tổng Cục II thành tổ chức tay sai bành trướng,'' cấu kết với tình báo Hoa Nam; phê phán Bộ Chính Trị cai trị kiểu độc đoán như một ông vua tập thể.
Khá nhiều cán bộ cao cấp là trí thức đã lên tiếng bác bỏ các luận điểm trong các văn kiện dự thảo trình các Đại Hội Đảng VII, VIII cho đến XI, XII gần đây, không thể chấp nhận những học thuyết giáo điều cổ lỗ như học thuyết Mác-Lênin già cỗi lạc hậu và chủ nghĩa xã hội viển vông. Như ông Bùi Quang Vinh, từng là Bộ Trưởng Kế Hoạch - Đầu Tư, khi được hỏi về cơ chế «kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,» đã cả quyết «làm gì có cái thứ đó mà đi tìm.» Cả một phong trào ''thoát Đảng'' được thực hiện từ trí thức, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu có tư duy độc lập, trọng lẽ phải và chân lý.
Có thể nói có đến hàng vạn, hàng chục vạn đảng viên trên thực tế đã bỏ sinh họat Đảng vì thất vọng và mất lòng tin. Số đông phải ở lại chỉ vì không có sự lựa chọn, vì tiền lương, miếng ăn, còn họ nghĩ khác, làm khác, không còn dính với lãnh đạo.
Trong mấy chục tổ chức xã hội dân sự độc lập tự lập hiện nay, như trong Văn Đoàn Độc Lập, Hội Nhà Báo Độc Lập, Quỹ Phan Châu Trinh... và trong hàng triệu Blogger cùng Facebooker tự do, có không ít Đảng Viên Cộng Sản đã thực tế quên Đảng, bỏ Đảng để tự mình dành quyền suy nghĩ và ăn nói theo ý mình, không a dua, nói theo ý Đảng khi Đảng đã hoàn toàn lẩm cẩm, đối lập với nhân dân.
Rõ ràng lòng Đảng và ý dân đã buông tay nhau, rời bỏ nhau, đối lập nhau, trên thực tế là một cuộc ly thân và ly dị không sao hòa giải được. ''Thoát Trung,'' ''Thoát Đảng'' là mệnh lệnh của giai đọan mới, của thời đại, của lịch sử.
Có thể hình dung sự phân hóa trên đại thể là: số Đảng Viên có cả thảy 3 triệu, trong đó các nhóm quyền lực chia nhau chức vụ và đặc quyền đặc lợi từ cấp Trung Ương, qua cấp tỉnh - thành, huyện - quận, xuống đến cấp xã chỉ có chừng 30 ngàn người. Ở cấp Trung Ương ước chừng có 2 ngàn, mỗi tỉnh thành có từ 200 đến 500, mỗi quận huyện có chừng 100 và mỗi xã có chừng vài chục Đảng Viên cường hào. Như vậy số Đảng Viên cốt cán thật sự trung thành với Đảng vì chạy theo quyền lực và chạy theo tư lợi chỉ chiếm chưa đến 1% tổng số Đảng Viên. Đây mới thật sự là những Đảng viên ''trung thành,'' nhất nhất tuân theo Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng.
Còn 99% đảng viên còn lại, gồm 2 triệu 97 vạn, chỉ là những đảng viên thường, không quyền lực, không đặc lợi, chỉ như công dân bạch đinh, bị cai trị, bị áp bức, bị bóc lột.
Họ bị lợi dụng làm bệ đỡ, làm chiếc thang, làm bù nhìn, làm cây cảnh, có khi làm con tin, giúp cho 10 vạn kia tồn tại, múa may, để hợp pháp hóa một tổ chức tiếm quyền, cướp chính quyền của nhân dân rồi giữ chịt cho riêng mình suốt hơn 70 năm nay.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn hóa Nguyễn Khắc Mai lên tiếng yêu cầu Đảng Cộng Sản phải đổi mới tận gốc mô hình cai trị một cách có hệ thống, chuyển sang kỷ nguyên dân chủ thật sự, đi với thời đại văn minh, theo truyền thống tự lực, tự chủ, tự cường và nền văn hóa Minh Triết của dân tộc Việt.
Không phải ngẫu nhiên mà Hiệu Trưởng trường Đại Học Kinh Tế, Giáo Sư, Đảng Viên kỳ cựu, Đào Công Tiến, công khai yêu cầu Đảng thay kỷ niệm 30/4/1975 hàng năm bằng Lễ Tưởng Niệm chung các nạn nhân 30 năm chiến tranh 1945-1975 nhằm góp phần hoàn thành hòa giải và hòa hợp dân tộc, đảng Cộng Sản phải sám hối tạ tội với dân về những sai lầm có hệ thống buộc nhân dân phải trả giá quá đắt về người, của cải, thời gian trong 42 năm qua.
Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong vụ xung đột giữa đội cảnh sát cơ động của ngành Công An với nhân dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, nhân dân đã đứng lên chống trả thế lực bạo quyền, khi Thành Ủy Cộng Sản, Huyện Ủy Cộng Sản, về hùa với công ty Viettel do các tướng lĩnh tham nhũng cầm đầu để cướp đất của dân. Vùng đất này từ xa xưa giao cho quân đội để làm sân bay nhỏ nhưng sau đó việc xây bị hủy bỏ, vẫn không được trả về cho dân địa phương.
Một điểm rất có ý nghĩa là các đảng viên cựu chiến binh đã ngả hẳn về phía nhân dân, giữ vai trò chỉ đạo trong cuộc đấu tranh dũng cảm này. Các đảng viên ở các chi bộ trong đảng bộ xã, các đoàn viên Thanh Niên Cộng Sản, hội viên Hội Phụ Nữ do Đảng dựng lên đều đứng về phía nhân dân ruột thịt. Có gì tiêu biểu hơn là cụ Lê Đình Kình, một cựu chiến binh Quân Đội Nhân Dân, 82 tuổi, 60 năm tuổi Đảng, Đảng viên kỳ cựu, đã trở thành người lãnh đạo cuộc nổi dậy chống cường quyền hung bạo. Tin của BBC trích lời cháu cụ Kình, rằng «cụ bị vỡ xương đùi. Không có bằng chứng để biết chính xác làm sao cụ bị gãy xương, nhưng từ sau khi công an bắt đi thì cụ phải điều trị trong viện.» Sự phân hóa của Đảng ở cơ sở thật bi đát, rõ ràng.
Đảng chỉ còn sống thật sự trong 1% đảng viên có quyền lực. Họ cố giữ 99% đảng viên còn lại trong Đảng chỉ để làm bù nhìn, làm con tin, cho họ giữ cái vỏ bề ngoài, cái danh hão để che lấp sự tan vỡ sâu rộng của Đảng từ trong lòng nó trên quy mô rộng khắp.
Hình ảnh rạn nứt, chia rẽ, rách nát, tả tơi của Đảng Cộng Sản đã đến độ tột đỉnh. Từ đàn áp họ buộc phải đàm phán tay đôi với nhân dân, nhưng họ còn dở nhiều mưu đồ thâm hiểm.
Sự tan vỡ của Đảng là tất yếu, do chân lý ''nhân dân khi thức tỉnh là vô địch.''
Cũng như sự tan vỡ của Đảng đàn anh – Đảng Cộng Sản Liên Xô, vững mạnh gấp bội Đảng Cộng Sản Việt Nam đàn em, cách đây chỉ 26 năm.
(Nguồn: Bùi tín, http://www.voatiengviet.com/a/dong-tam-cong-san/3816669.html)
Đi theo quá trình suy thoái, sự rạn nứt trong Đảng ngày càng rõ rệt, dẫn đến sự phân hóa chia rẽ ngày càng rõ, và trầm trọng, đưa Đảng tới cuộc khủng hoảng toàn diện về học thuyết, đường lối, chính sách, về tổ chức chưa từng có như hiện nay.
Ngay trong các Ủy Viên Bộ Chính Trị cũ và mới, đã có những người lên tiếng phê phán phản đối các sai lầm nghiêm trọng của lãnh đạo liên quan đến đường lối và chính sách của Đảng.
Đó là Trần Xuân Bách, Võ Nguyên Giáp, Chu Huy Mân, Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Văn An, từng lên tiếng chống lại chế độ độc đảng phản dân chủ; chỉ ra sai lầm nghiêm trọng trong ''vụ án siêu nghiêm trọng biến Tổng Cục II thành tổ chức tay sai bành trướng,'' cấu kết với tình báo Hoa Nam; phê phán Bộ Chính Trị cai trị kiểu độc đoán như một ông vua tập thể.
Khá nhiều cán bộ cao cấp là trí thức đã lên tiếng bác bỏ các luận điểm trong các văn kiện dự thảo trình các Đại Hội Đảng VII, VIII cho đến XI, XII gần đây, không thể chấp nhận những học thuyết giáo điều cổ lỗ như học thuyết Mác-Lênin già cỗi lạc hậu và chủ nghĩa xã hội viển vông. Như ông Bùi Quang Vinh, từng là Bộ Trưởng Kế Hoạch - Đầu Tư, khi được hỏi về cơ chế «kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,» đã cả quyết «làm gì có cái thứ đó mà đi tìm.» Cả một phong trào ''thoát Đảng'' được thực hiện từ trí thức, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu có tư duy độc lập, trọng lẽ phải và chân lý.
Có thể nói có đến hàng vạn, hàng chục vạn đảng viên trên thực tế đã bỏ sinh họat Đảng vì thất vọng và mất lòng tin. Số đông phải ở lại chỉ vì không có sự lựa chọn, vì tiền lương, miếng ăn, còn họ nghĩ khác, làm khác, không còn dính với lãnh đạo.
Trong mấy chục tổ chức xã hội dân sự độc lập tự lập hiện nay, như trong Văn Đoàn Độc Lập, Hội Nhà Báo Độc Lập, Quỹ Phan Châu Trinh... và trong hàng triệu Blogger cùng Facebooker tự do, có không ít Đảng Viên Cộng Sản đã thực tế quên Đảng, bỏ Đảng để tự mình dành quyền suy nghĩ và ăn nói theo ý mình, không a dua, nói theo ý Đảng khi Đảng đã hoàn toàn lẩm cẩm, đối lập với nhân dân.
Rõ ràng lòng Đảng và ý dân đã buông tay nhau, rời bỏ nhau, đối lập nhau, trên thực tế là một cuộc ly thân và ly dị không sao hòa giải được. ''Thoát Trung,'' ''Thoát Đảng'' là mệnh lệnh của giai đọan mới, của thời đại, của lịch sử.
Có thể hình dung sự phân hóa trên đại thể là: số Đảng Viên có cả thảy 3 triệu, trong đó các nhóm quyền lực chia nhau chức vụ và đặc quyền đặc lợi từ cấp Trung Ương, qua cấp tỉnh - thành, huyện - quận, xuống đến cấp xã chỉ có chừng 30 ngàn người. Ở cấp Trung Ương ước chừng có 2 ngàn, mỗi tỉnh thành có từ 200 đến 500, mỗi quận huyện có chừng 100 và mỗi xã có chừng vài chục Đảng Viên cường hào. Như vậy số Đảng Viên cốt cán thật sự trung thành với Đảng vì chạy theo quyền lực và chạy theo tư lợi chỉ chiếm chưa đến 1% tổng số Đảng Viên. Đây mới thật sự là những Đảng viên ''trung thành,'' nhất nhất tuân theo Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng.
Còn 99% đảng viên còn lại, gồm 2 triệu 97 vạn, chỉ là những đảng viên thường, không quyền lực, không đặc lợi, chỉ như công dân bạch đinh, bị cai trị, bị áp bức, bị bóc lột.
Họ bị lợi dụng làm bệ đỡ, làm chiếc thang, làm bù nhìn, làm cây cảnh, có khi làm con tin, giúp cho 10 vạn kia tồn tại, múa may, để hợp pháp hóa một tổ chức tiếm quyền, cướp chính quyền của nhân dân rồi giữ chịt cho riêng mình suốt hơn 70 năm nay.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn hóa Nguyễn Khắc Mai lên tiếng yêu cầu Đảng Cộng Sản phải đổi mới tận gốc mô hình cai trị một cách có hệ thống, chuyển sang kỷ nguyên dân chủ thật sự, đi với thời đại văn minh, theo truyền thống tự lực, tự chủ, tự cường và nền văn hóa Minh Triết của dân tộc Việt.
Không phải ngẫu nhiên mà Hiệu Trưởng trường Đại Học Kinh Tế, Giáo Sư, Đảng Viên kỳ cựu, Đào Công Tiến, công khai yêu cầu Đảng thay kỷ niệm 30/4/1975 hàng năm bằng Lễ Tưởng Niệm chung các nạn nhân 30 năm chiến tranh 1945-1975 nhằm góp phần hoàn thành hòa giải và hòa hợp dân tộc, đảng Cộng Sản phải sám hối tạ tội với dân về những sai lầm có hệ thống buộc nhân dân phải trả giá quá đắt về người, của cải, thời gian trong 42 năm qua.
Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong vụ xung đột giữa đội cảnh sát cơ động của ngành Công An với nhân dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, nhân dân đã đứng lên chống trả thế lực bạo quyền, khi Thành Ủy Cộng Sản, Huyện Ủy Cộng Sản, về hùa với công ty Viettel do các tướng lĩnh tham nhũng cầm đầu để cướp đất của dân. Vùng đất này từ xa xưa giao cho quân đội để làm sân bay nhỏ nhưng sau đó việc xây bị hủy bỏ, vẫn không được trả về cho dân địa phương.
Một điểm rất có ý nghĩa là các đảng viên cựu chiến binh đã ngả hẳn về phía nhân dân, giữ vai trò chỉ đạo trong cuộc đấu tranh dũng cảm này. Các đảng viên ở các chi bộ trong đảng bộ xã, các đoàn viên Thanh Niên Cộng Sản, hội viên Hội Phụ Nữ do Đảng dựng lên đều đứng về phía nhân dân ruột thịt. Có gì tiêu biểu hơn là cụ Lê Đình Kình, một cựu chiến binh Quân Đội Nhân Dân, 82 tuổi, 60 năm tuổi Đảng, Đảng viên kỳ cựu, đã trở thành người lãnh đạo cuộc nổi dậy chống cường quyền hung bạo. Tin của BBC trích lời cháu cụ Kình, rằng «cụ bị vỡ xương đùi. Không có bằng chứng để biết chính xác làm sao cụ bị gãy xương, nhưng từ sau khi công an bắt đi thì cụ phải điều trị trong viện.» Sự phân hóa của Đảng ở cơ sở thật bi đát, rõ ràng.
Đảng chỉ còn sống thật sự trong 1% đảng viên có quyền lực. Họ cố giữ 99% đảng viên còn lại trong Đảng chỉ để làm bù nhìn, làm con tin, cho họ giữ cái vỏ bề ngoài, cái danh hão để che lấp sự tan vỡ sâu rộng của Đảng từ trong lòng nó trên quy mô rộng khắp.
Hình ảnh rạn nứt, chia rẽ, rách nát, tả tơi của Đảng Cộng Sản đã đến độ tột đỉnh. Từ đàn áp họ buộc phải đàm phán tay đôi với nhân dân, nhưng họ còn dở nhiều mưu đồ thâm hiểm.
Sự tan vỡ của Đảng là tất yếu, do chân lý ''nhân dân khi thức tỉnh là vô địch.''
Cũng như sự tan vỡ của Đảng đàn anh – Đảng Cộng Sản Liên Xô, vững mạnh gấp bội Đảng Cộng Sản Việt Nam đàn em, cách đây chỉ 26 năm.
(Nguồn: Bùi tín, http://www.voatiengviet.com/a/dong-tam-cong-san/3816669.html)
Vụ Đồng Tâm: 'Người dân đã vượt qua làn ranh sợ hãi'
BBC
09:00 20/04/2017
BBC 17 tháng 4 2017 - Các đường dẫn bên ngoài này sẽ mở ở cửa sổ mới Chia sẻ trên Facebook Chia sẻ trên Twitter Chia sẻ trên Messenger Chia sẻ trên Email Chia sẻ
Trong bàn tròn cuối tuần với với BBC hôm Chủ Nhật 17/4, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, từ Tp HCM và nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội bình luận về những diễn biến tại Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức nơi có đối đầu giữa chính quyền và dân.
Hai khách mời của chương trình nói hiện không có con số chính xác về số cảnh sát và cán bộ xã được cho là đang bị giữ làm con tin sau khi nhà chức trách bắt một số người dân.
Tuy nhiên ông Dũng cho rằng việc bắt cả một đơn vị "cấp trung đội" là lần đầu tiên.
"Đây không phải là mức phản ứng xã hội một cách thuần túy mà là ở mức phản kháng và đối đầu với chính quyền."
Vụ Đồng Tâm - Mỹ Đức 'chưa có hồi kết'
Dân Đồng Tâm đối đầu với công an
Bàn tròn cuối tuần bình luận vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức
Ông Vinh cũng cho rằng việc dân "bùng lên" bắt giữ với qui mô như vậy là việc hiếm. Ông cũng cho rằng việc bắt giữ này không có sự chuẩn bị, chỉ là phản ứng bất đắc dĩ vì phẫn uất quá mức.
"Theo thông tin chúng tôi nhận được thì những người bị bắt giữ được ăn uống, đối xử rất tử tế và được gọi điện về nhà, khác hẳn với việc 15 người (mà tôi nghe thông tin chứ không phải 4 người) mà không có tăm hơi gì.
"Trong khi báo chí nhà nước còn đang rón rén chưa nói về vụ việc này và nếu có thì cũng chỉ đổ lỗi cho người dân bắt giữ người trái pháp luật. Thế còn những người dân bị bắt giữ trái pháp luật thì là bắt đúng hay sai, pháp luật Việt Nam cũng hài hước lắm," ông Vinh nói.
Ông Vinh dẫn lại nội dung một bài của báo Người Cao tuổi mô tả điều ông gọi là việc nhập nhèm lợi dụng giữa đất quốc phòng và đất đã thu hồi, chưa thu hồi.
"Người ta bảo đó là đất an ninh quốc phòng nhưng thực chất là đất đã bị cắt xẻ và làm nhà trên đó.
"Người ta cứ nghĩ rằng cứ đưa chó, đưa dùi cui và cảnh sát tới thì giải quyết được hết nhưng đây là giọt nước làm tràn ly.
"Nhiệm vụ của công an là bảo vệ an ninh trật tự nhưng hiện nay việc gì công an cũng nhảy vào làm thay chính quyền," ông Vinh nói.
Về thông tin nói có việc tẩm xăng dầu vào người bị bắt tại Đồng Tâm và dọa châm lửa nếu bị đột nhập, ông Vinh nói ông không thể kiểm chứng được việc này.
Tuy nhiên ông Vinh nói điều đó cũng có thể xảy ra nếu dân coi đó là biện pháp cuối cùng để bảo vệ mình khỏi bị đàn áp.
TS Phạm Chí Dũng nói rằng nếu chúng ta đặt địa vị của mình vào người nông dân mất đất như ở Văn Giang, Hưng Yên hay những chỗ khác thì mới hiểu được.
"Khi tất cả tài sản của mình bị gần như cướp trắng và kẻ cướp lại huy động một lực lượng cảnh sát, công an tới đàn áp, cưỡng chế mình thì mình phải phản ứng thôi.
"Nếu không phản ứng thì những đứa con của mình lấy gì ra mà ăn. Nếu không làm vậy thì không biết có thể làm gì khác được không.
"Tôi không cho rằng người dân muốn hành hạ hay hạ sát công an đâu và gây rối loạn, và họ chỉ phản ứng thôi và chỉ muốn trao đổi người dân bị bắt và đây là biện pháp cùng quẫn," ông Dũng nói trong chương trình bàn tròn hôm Chúa Nhật.
'Đồng Tâm là Ô Khảm'
Tiến sỹ Phạm Chí Dũng so sánh nét tương đồng về vụ việc Đồng Tâm với những gì xảy ra tại Ô Khảm ở Trung Quốc và giống nhau ở việc ông gọi là "thu đất vô lối và đền bù rẻ mạt".
Ông Dũng dẫn chiếu về việc Thủ tướng Trung Quốc lúc đó đã xử các quan chức Ô Khảm lợi dụng bán đất thu hồi của nông dân cao gấp 50 lần so với tiền đền bù và mô tả điều ông gọi là "Họ cũng điều cảnh sát tới trấn áp, cắt điện, cắt Internet tại Đồng Tâm y chang như những gì đã xảy ra tại Ô Khảm."
Trung Quốc truy nã người sau vụ Ô Khảm
Dân Ô Khảm lại phản đối chính quyền
"Ô Khảm nổ bùng lên chỉ khi một đại diện của dân là ông Tiết Cẩm Ba đứng ra đàm phán với chính quyền và bị chính quyền bắt luôn.
"Sau khi ông Tiết Cẩm Ba bị chết trong tù thì toàn bộ dân Ô Khảm bùng lên chiếm giữ các trụ sở công quyền và công an cảnh sát phải trốn hết."
"Nếu một người nông dân ở Đồng Tâm bị bắt, mà tôi nghe nói bị thương nặng, cũng chết như ông Tiết Cẩm Ba thì chuyện gì xảy ra?" ông Dũng đặt câu hỏi.
Vụ Đồng Tâm, theo ông Dũng, là dấu ấn đầu tiên của một giai đoạn mà ông gọi là "hỗn loạn" trong xã hội Việt Nam.
"Việc tương tự có thể lan ra nhiều địa phương khác như vết dầu loang và miền Bắc xã hội chủ nghĩa sẽ là khu vực gánh chịu vết dầu loang này trong thời gian tới," ông Dũng nói với chương trình tọa đàm hôm Chúa Nhật. "Nếu khu đất Đồng Tâm dùng vào mục đích kinh tế xã hội thì phải đền bù cho dân theo giá thị trường," ông Dũng nói.
Bình luận về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong vụ việc này, ông Nguyễn Hữu Vinh nói nếu ông Hoàng Trung Hải [Bí thư Thành phố Hà Nội] ]là người có bản lĩnh, biết lắng nghe thì ông ấy không cần ông Nguyễn Đức Chung [Chủ tịch Thành phố Hà Nội] mà xuống tận nơi và xem đúng sai thế nào để giải quyết quyền lợi cho người dân.
(Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39621124)
Trong bàn tròn cuối tuần với với BBC hôm Chủ Nhật 17/4, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, từ Tp HCM và nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội bình luận về những diễn biến tại Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức nơi có đối đầu giữa chính quyền và dân.
Hai khách mời của chương trình nói hiện không có con số chính xác về số cảnh sát và cán bộ xã được cho là đang bị giữ làm con tin sau khi nhà chức trách bắt một số người dân.
Tuy nhiên ông Dũng cho rằng việc bắt cả một đơn vị "cấp trung đội" là lần đầu tiên.
"Đây không phải là mức phản ứng xã hội một cách thuần túy mà là ở mức phản kháng và đối đầu với chính quyền."
Vụ Đồng Tâm - Mỹ Đức 'chưa có hồi kết'
Dân Đồng Tâm đối đầu với công an
Bàn tròn cuối tuần bình luận vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức
Ông Vinh cũng cho rằng việc dân "bùng lên" bắt giữ với qui mô như vậy là việc hiếm. Ông cũng cho rằng việc bắt giữ này không có sự chuẩn bị, chỉ là phản ứng bất đắc dĩ vì phẫn uất quá mức.
"Theo thông tin chúng tôi nhận được thì những người bị bắt giữ được ăn uống, đối xử rất tử tế và được gọi điện về nhà, khác hẳn với việc 15 người (mà tôi nghe thông tin chứ không phải 4 người) mà không có tăm hơi gì.
"Trong khi báo chí nhà nước còn đang rón rén chưa nói về vụ việc này và nếu có thì cũng chỉ đổ lỗi cho người dân bắt giữ người trái pháp luật. Thế còn những người dân bị bắt giữ trái pháp luật thì là bắt đúng hay sai, pháp luật Việt Nam cũng hài hước lắm," ông Vinh nói.
Ông Vinh dẫn lại nội dung một bài của báo Người Cao tuổi mô tả điều ông gọi là việc nhập nhèm lợi dụng giữa đất quốc phòng và đất đã thu hồi, chưa thu hồi.
"Người ta bảo đó là đất an ninh quốc phòng nhưng thực chất là đất đã bị cắt xẻ và làm nhà trên đó.
"Người ta cứ nghĩ rằng cứ đưa chó, đưa dùi cui và cảnh sát tới thì giải quyết được hết nhưng đây là giọt nước làm tràn ly.
"Nhiệm vụ của công an là bảo vệ an ninh trật tự nhưng hiện nay việc gì công an cũng nhảy vào làm thay chính quyền," ông Vinh nói.
Về thông tin nói có việc tẩm xăng dầu vào người bị bắt tại Đồng Tâm và dọa châm lửa nếu bị đột nhập, ông Vinh nói ông không thể kiểm chứng được việc này.
Tuy nhiên ông Vinh nói điều đó cũng có thể xảy ra nếu dân coi đó là biện pháp cuối cùng để bảo vệ mình khỏi bị đàn áp.
TS Phạm Chí Dũng nói rằng nếu chúng ta đặt địa vị của mình vào người nông dân mất đất như ở Văn Giang, Hưng Yên hay những chỗ khác thì mới hiểu được.
"Khi tất cả tài sản của mình bị gần như cướp trắng và kẻ cướp lại huy động một lực lượng cảnh sát, công an tới đàn áp, cưỡng chế mình thì mình phải phản ứng thôi.
"Nếu không phản ứng thì những đứa con của mình lấy gì ra mà ăn. Nếu không làm vậy thì không biết có thể làm gì khác được không.
"Tôi không cho rằng người dân muốn hành hạ hay hạ sát công an đâu và gây rối loạn, và họ chỉ phản ứng thôi và chỉ muốn trao đổi người dân bị bắt và đây là biện pháp cùng quẫn," ông Dũng nói trong chương trình bàn tròn hôm Chúa Nhật.
'Đồng Tâm là Ô Khảm'
Tiến sỹ Phạm Chí Dũng so sánh nét tương đồng về vụ việc Đồng Tâm với những gì xảy ra tại Ô Khảm ở Trung Quốc và giống nhau ở việc ông gọi là "thu đất vô lối và đền bù rẻ mạt".
Ông Dũng dẫn chiếu về việc Thủ tướng Trung Quốc lúc đó đã xử các quan chức Ô Khảm lợi dụng bán đất thu hồi của nông dân cao gấp 50 lần so với tiền đền bù và mô tả điều ông gọi là "Họ cũng điều cảnh sát tới trấn áp, cắt điện, cắt Internet tại Đồng Tâm y chang như những gì đã xảy ra tại Ô Khảm."
Trung Quốc truy nã người sau vụ Ô Khảm
Dân Ô Khảm lại phản đối chính quyền
"Ô Khảm nổ bùng lên chỉ khi một đại diện của dân là ông Tiết Cẩm Ba đứng ra đàm phán với chính quyền và bị chính quyền bắt luôn.
"Sau khi ông Tiết Cẩm Ba bị chết trong tù thì toàn bộ dân Ô Khảm bùng lên chiếm giữ các trụ sở công quyền và công an cảnh sát phải trốn hết."
"Nếu một người nông dân ở Đồng Tâm bị bắt, mà tôi nghe nói bị thương nặng, cũng chết như ông Tiết Cẩm Ba thì chuyện gì xảy ra?" ông Dũng đặt câu hỏi.
Vụ Đồng Tâm, theo ông Dũng, là dấu ấn đầu tiên của một giai đoạn mà ông gọi là "hỗn loạn" trong xã hội Việt Nam.
"Việc tương tự có thể lan ra nhiều địa phương khác như vết dầu loang và miền Bắc xã hội chủ nghĩa sẽ là khu vực gánh chịu vết dầu loang này trong thời gian tới," ông Dũng nói với chương trình tọa đàm hôm Chúa Nhật. "Nếu khu đất Đồng Tâm dùng vào mục đích kinh tế xã hội thì phải đền bù cho dân theo giá thị trường," ông Dũng nói.
Bình luận về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong vụ việc này, ông Nguyễn Hữu Vinh nói nếu ông Hoàng Trung Hải [Bí thư Thành phố Hà Nội] ]là người có bản lĩnh, biết lắng nghe thì ông ấy không cần ông Nguyễn Đức Chung [Chủ tịch Thành phố Hà Nội] mà xuống tận nơi và xem đúng sai thế nào để giải quyết quyền lợi cho người dân.
(Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39621124)
Ai chống Đảng và Đảng chống ai ?
Phạm Trần
09:33 20/04/2017
AI CHỐNG ĐẢNG VÀ ĐẢNG CHỐNG AI ?
Có nhiều dấu hiệu xung đột đang diễn ra trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam trước thềm Hội nghị Trung ương 5 (tháng 5/2017) bàn về kế họach “Đổi mới” đợt hai, hay “Tái cơ cấu kinh tế lần thứ 2”.
Đứng đầu tranh cãi là cuộc chạy đua giữa 2 luồng quan điểm“phải kiên định bằng mọi giá” chủ trương “kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa” của phe bảo thủ và “cần dứt khóat cắt cái đuôi thằn lằn “định hướng Xã hội Chủ nghĩa” để ngóc đầu lên của phe cấp tiến.
Đứng giữa, là thành phần thứ ba, muốn dung hòa với chủ trương:”Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.”
Lý do phe thứ ba nổi lên vì đáp ứng được đòi hỏi của cả hai nhóm bảo thủ và cấp tiến, trong khi hai đối thủ không đủ sức đánh bại nhau.
Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào, nhưng việc làm kinh tế mà lại cần phải có ý kiến của Hội đồng Lý luận Trung ương (HĐLLTƯ) là hỏng.
Bởi vì chuyện làm kinh tế không thuộc lĩnh vực chuyên môn của Hội đồng này. Tài liệu đảng quy định HĐLLTƯ, “cơ quan tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lý luận chính trị làm cơ sở cho việc hoạch định, hoàn thiện, phát triển đường lối, chính sách của Đảng, về những chương trình, đề tài khoa học cấp nhà nước về lý luận chính trị, phục vụ trực tiếp công tác lãnh đạo của Đảng.” (Tài liệu đảng)
Nhưng vào ngày 20-2-2017, theo báo chí Việt Nam thì:” Ban Kinh tế Trung ương và Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội nghị lãnh đạo và các chuyên gia của hai cơ quan cho ý kiến đối với hai báo cáo tư vấn của Hội đồng Lý luận Trung ương trình Hội nghị Trung ương 5, Khóa XII vào tháng 5 năm 2017: Báo cáo “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” và báo cáo “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”.
Những người dự họp gồm Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương.
Sự thể có những tai to mặt lớn của lý luận, bảo thủ và giáo điều tham gia vào các dự thảo báo cáo tại Hội nghị Trung ương 5 chứng tỏ HĐLLTƯ muốn kiên định điều cốt lõi của Cương lĩnh đảng 2011 là phải xây dựng đất nước trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh.
Nhưng, qua một số cuộc hội thảo về đề tài làm “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” trong qúa khứ, các lý thuyết gia Cộng sản Việt Nam đã lâm vào ngõ bí trầm kha không rút chân ra khỏi mớ lý luận tào lao, vòng vo tam quốc để cuối cùng chỉ muốn cái mũ Cộng sản phải ngồi vĩnh viễn trên đầu “kinh tế thị trường” để cho khỏi ế mặt đã mượn đầu heo nấu cháo.
Bằng chứng của lối lý luận lung tung phèng này được báo Nhân Dân tường thuật trong số ra ngày 20/2/2017:”Hội nghị được nghe ý kiến tâm huyết của nhiều chuyên gia, nhà khoa học. Đối với vấn đề hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, các đại biểu đã thảo luận làm rõ những đặc điểm cơ bản, phổ biến của kinh tế thị trường hiện đại trong điều kiện toàn cầu hóa. Về thực trạng và kết quả hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam cho thấy: Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN không ngừng phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn; kinh tế thị trường định hướng XHCN từng bước hình thành, ngày càng có nhiều đặc điểm rõ nét của kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; các định hướng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được xác định khá rõ và phù hợp với kinh tế thị trường hiện đại và toàn cầu hóa; khung khổ pháp luật ngày càng phát triển và hoàn thiện.
Tuy nhiên, cũng còn nhiều mặt thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam chưa được hoàn thiện trong thời gian qua. Hội nghị đã thảo luận, kiến nghị một số chủ trương, giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025.”
Vậy, vấn đề kinh tế tư nhân được lập luận ra sao ? Hãy đọc tiếp:”Đối với vấn đề phát triển kinh tế tư nhân, báo cáo tư vấn và các ý kiến phát biểu tại hội nghị nhận định quan điểm, đường lối của Đảng về kinh tế tư nhân và khuyến khích tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân qua 30 năm đổi mới đã có sự phát triển, hoàn thiện trên nền tảng nhất quán, coi trọng sự tồn tại lâu dài của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cho đến nay, quan điểm, nhận thức của Đảng về vị trí, vai trò, đóng góp của kinh tế tư nhân cũng như đường lối khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân ngày càng rõ ràng, đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm liên quan trực tiếp đến sự phát triển của khu vực này cần được làm rõ hơn về mặt lý luận.
Hội nghị đã thảo luận phân tích về thực trạng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong thời gian qua, với bảy nhận định, đánh giá về khu vực này. Đánh giá chung, khu vực doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam chưa thực sự đóng vai trò là động lực quan trọng của nền kinh tế, chưa phát huy hết tiềm năng của mình và đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong bối cảnh phát triển mới cả trong nước và quốc tế. Các đại biểu dự hội nghị đã đóng góp, bổ sung cho các nhóm giải pháp về đổi mới hoàn thiện lý luận và nhận thức, giải pháp về thiết lập nền tảng cơ bản cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, giải pháp đối với các loại hình doanh nghiệp tư nhân cụ thể.”
Như thế thì họ đa ra khỏi ngõ bí chưa ?
Kết qủa cho thấy mớ “lý luận chính trị” lòng thòng của cái Hội đồng giáo điều này có bổ ích gì cho công tác cứu nguy kinh tế mà họ xiá vô ? Ai cũng biết, việc họ nhảy xổm vào lĩnh vực của Ban Kinh tế Trung ương là để bảo đảm quyền lãnh đạo kinh tế tuyệt đối cho đảng và ngăn chặn khả năng những chính sách kinh tế không “lạc đường” sang lối làm kinh tế dân chủ và tự do của Chủ nghĩa Tư bản.
Hội đồng Lý luận Trung ương, từ thời ông Chủ tịch Nguyễn Đức Bình (1966-2001), một người cực kỳ bảo thủ và giáo điều luôn luôn muốn bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản đến tận răng cho đến thời các ông Chủ tịch bảo thủ Nguyễn Phú Trọng (2001-2006), Tô Huy Rứa (2006-2011), và hiện nay Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư Trung ương đảng Khoá XII, đã luôn luôn hô hóan Việt Nam “đổi mới nhưng không đổi mầu”, và “hội nhập mà không hòa tan”.
Tuy lãnh đạo đảng và nhà nước không giải thích nhưng ai cũng biết đàng CSVN không muốn có “đổi mới chính trị” để dân chủ hóa chế độ, để người dân có quyền làm chủ đất nước như Hiến pháp quy định; để Việt Nam có bầu cử và tranh cử dân chủ tự do, và để các quyền của dân ghi trong Hiến pháp được thực hành như các quyền tự do báo chí, tư tưởng, tôn giáo, hội họp, lập hội, trong đó có quyền của người công nhân lao động được tổ chức nghiệp đòan độc lập và tự do để bảo vệ quyền lao động.
TỪ 1986 ĐẾN 2017
Nên biết quyết định Đổi mới đầu tiên diễn ra năm 1986 tại Đại hội đảng lần thứ VI đưa Nguyễn Văn Linh lên làm Tổng Bí thư đảng. Và đợt “Tái cơ cấu” đầu tiên bắt đấu từ năm 2012, một năm sau khi ông Trọng được khóa Đảng XI bầu vào chức Tổng Bí thư, đồng thời có quyết định tái lập Ban Kinh tế Trung ương để tham mưu cho Đảng “về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội.”
Tuy nhiên, sau 30 năm Đổi mới, Nhà kinh doanh Tiến sỹ Lê Kiên Thành, con trai nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nhận xét:”Khi đổi mới, Đảng và Nhà nước đặt mục tiêu về một nền KTTT định hướng XHCN (Xã hội Chủ nghĩa) . Với định hướng đó, chúng ta tìm cách phát triển các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và định hướng nó trở thành mục tiêu chủ đạo của nền kinh tế.
Nhưng qua năm tháng, thay vì biến thành trụ cột, thì chính những DNNN này lại đã và đang trở thành khối ung nhọt đáng sợ nhất cuả nền kinh tế, nơi mà thất thoát, lãng phí, sự tha hóa và tham ô đều là lớn nhất.
Thay vì trở thành trụ cột, DNNN lại là gánh nặng khủng khiếp của nền kinh tế và làm nền KTTT của chúng ta bị méo mó, biến dạng vì tư duy kinh tế độc quyền, không lành mạnh.
Ngoài sự méo mó đó, chúng ta cũng đối mặt với sự bất công, bất bình đẳng, sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn, mà đó vốn là những điều thuộc về lý tưởng của chúng ta, là lời hứa của Đảng và Nhà nước với nhân dân.”
Bài viết của con trai nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn xuất hiện trên báo An Ninh Thế giới của ngành Công an, ngày 19/02/2017,nơi em ông Thành là Thiếu tướng Lê Kiên Trung đang giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an.
Ông Thành cũng đã nêu lên những bất công trong xã hội ngày nay :” Giờ nước ta đang là nước xuất khẩu lương thực nhất nhì thế giới, nhưng người nông dân lại là những người khổ nhất trong xã hội này, đó là điều không công bằng. Việc 70% người Việt Nam là nông dân và đang nghèo hơn phần còn lại là không công bằng; việc con em của 70% này không được tiếp cận với nền giáo dục tốt nhất, không được hưởng thụ sự chăm sóc y tế đầy đủ nhất, chính là không công bằng.”
“Thế hệ chúng tôi ngày xưa, dù học ở nông thôn hay ở thành thị, thì sự chênh lệch cũng không đáng kể. Nhưng giờ cứ nhìn cách mà những đứa trẻ thành phố được thừa hưởng nền giáo dục, tôi hiểu rằng có ít vô cùng những cơ hội để những đứa trẻ nông thôn có thể cạnh tranh được với những đứa trẻ thành phố khi chúng trưởng thành. Đó là điều vô cùng không công bằng.”
TIẾNG NÓI TRƯƠNG TẤN SANG
Do đó, cũng chẳng đáng ngạc nhiên khi thấy nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phải viết trên báo Tuổi Trẻ rằng:”Ngày hôm nay, từ góc nhìn mạnh, yếu, suy vong của các triều đại trong lịch sử thì những hiểm họa, những tiêu cực đang phát sinh trong nội tại đất nước khiến cho những đảng viên cộng sản trung kiên, các bà mẹ đã cống hiến những người con cho Tổ quốc, những gia đình đã chịu nhiều hi sinh mất mát
không thể yên lòng.” (báo Tuổi Trẻ, 02.09.2016)
Ông Sang dẫn chứng:”Năm 2015, Việt Nam đứng ở vị trí 112 trong số 168 quốc gia về chỉ số cảm nhận mức độ tham nhũng theo khảo sát của Tổ chức Minh bạch quốc tế; còn người dân thì có gánh nặng thuế và chi phí cao bậc nhất khu vực, theo báo cáo của Ủy ban
Kinh tế Quốc hội năm 2012.
Trong khi đó, nợ công đang ở mức trên 58% GDP (số liệu Kiểm toán Nhà nước công bố tháng 8-2016), tức là mỗi người dân đang phải chịu khoản nợ 1.000 USD. Năng suất lao động thấp, làm không đủ để trả nợ, đất nước đang phải đi vay nợ để trả nợ.”
Ông Trương Tấn Sang còn nói thẳng:”Chưa bao giờ trong lịch sử hơn 70 năm Nhà nước ta, Nhà nước “của dân, do dân và vì dân” lại xuất hiện những biểu hiện tiêu cực như hiện nay: “tư bản thân hữu”, “lợi ích nhóm”, “sân sau của gia đình”; xuất hiện sự câu kết quyền lực với lợi ích kinh tế, lèo lái chính sách, dàn dựng để tạo ra các cú “áp-phe” lớn mang lại lợi ích “khủng” cho một số cá nhân và phe nhóm..., gây thiệt hại khôn lường cho ngân sách nhà nước, làm chao đảo nền kinh tế.”
TÁI CƠ CẤU VÀ TỔNG BÍ THƯ
Về chuyện “tái cơ cấu kinh tế lần 2”, các chuyên gia trù tính Việt Nam cần có 10,5 triệu tỷ đồng, (tương đương khoảng 480 tỷ U.S. Dollars) để “tái cơ cấu kinh tế” lần thứ hai cho giai đọan 2016-2020.
Báo VietNamNet (VNNET) đưa tin ngày 24/10/2016:” Phát biểu gần đây tại hội thảo chuyên đề về vấn đề này, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam – Tiến sĩ Trần Đình Thiên đánh giá kinh tế thời gian qua tiếp tục “mở” theo chiều rộng thay vì mục tiêu chiều sâu, trong khi cả 3 trụ cột tái cơ cấu đều chuyển biến chậm chạp, trì trệ.”
Ba trụ cột chính của Việt Nam gồm: “Thịnh vượng về kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường; Thúc đẩy công bằng và hòa nhập xã hội; Tăng cường năng lực và trách nhiệm giải trình của nhà nước.”
Những “trụ cột” này bây giờ ở đâu hay đã tan biến mất rồi ? Chúng ta chỉ biết sau Hội nghị Trung ương 5, các vấn đề như : xây dựng “ hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” ; “ Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” sẽ tiếp tục được bàn tại hai Hội nghị Trung ương 6 và 7.
Chưa biết liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có “thoái vị” giữa đường tại Hội nghị Trung ương 5 như tin đồn đang lan truyền ở Hà Nội, hay ông sẽ đợi đến giữa nhiệm kỳ (2018-2019) mới trao quyền cho người khác.
Dù có vật đổi sao dời đi đâu thì đảng CSVN cũng đang phải bươn chải khó khăn với Hội nghị Trung ương 5. Và tất nhiên, sẽ còn nhiều chuyện nhiễu nhương lộ ra trong cuộc tranh giành chức Tổng Bí thư đảng giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người có hậu thuẫn của lực lượng Công an và Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh, cánh tay mặt của ông Trọng và là người, ai cũng biết từ lâu được hậu thuẫn của Bắc Kinh. -/-
Phạm Trần
(04/017)
Có nhiều dấu hiệu xung đột đang diễn ra trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam trước thềm Hội nghị Trung ương 5 (tháng 5/2017) bàn về kế họach “Đổi mới” đợt hai, hay “Tái cơ cấu kinh tế lần thứ 2”.
Đứng đầu tranh cãi là cuộc chạy đua giữa 2 luồng quan điểm“phải kiên định bằng mọi giá” chủ trương “kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa” của phe bảo thủ và “cần dứt khóat cắt cái đuôi thằn lằn “định hướng Xã hội Chủ nghĩa” để ngóc đầu lên của phe cấp tiến.
Đứng giữa, là thành phần thứ ba, muốn dung hòa với chủ trương:”Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.”
Lý do phe thứ ba nổi lên vì đáp ứng được đòi hỏi của cả hai nhóm bảo thủ và cấp tiến, trong khi hai đối thủ không đủ sức đánh bại nhau.
Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào, nhưng việc làm kinh tế mà lại cần phải có ý kiến của Hội đồng Lý luận Trung ương (HĐLLTƯ) là hỏng.
Bởi vì chuyện làm kinh tế không thuộc lĩnh vực chuyên môn của Hội đồng này. Tài liệu đảng quy định HĐLLTƯ, “cơ quan tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lý luận chính trị làm cơ sở cho việc hoạch định, hoàn thiện, phát triển đường lối, chính sách của Đảng, về những chương trình, đề tài khoa học cấp nhà nước về lý luận chính trị, phục vụ trực tiếp công tác lãnh đạo của Đảng.” (Tài liệu đảng)
Nhưng vào ngày 20-2-2017, theo báo chí Việt Nam thì:” Ban Kinh tế Trung ương và Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội nghị lãnh đạo và các chuyên gia của hai cơ quan cho ý kiến đối với hai báo cáo tư vấn của Hội đồng Lý luận Trung ương trình Hội nghị Trung ương 5, Khóa XII vào tháng 5 năm 2017: Báo cáo “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” và báo cáo “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”.
Những người dự họp gồm Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương.
Sự thể có những tai to mặt lớn của lý luận, bảo thủ và giáo điều tham gia vào các dự thảo báo cáo tại Hội nghị Trung ương 5 chứng tỏ HĐLLTƯ muốn kiên định điều cốt lõi của Cương lĩnh đảng 2011 là phải xây dựng đất nước trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh.
Nhưng, qua một số cuộc hội thảo về đề tài làm “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” trong qúa khứ, các lý thuyết gia Cộng sản Việt Nam đã lâm vào ngõ bí trầm kha không rút chân ra khỏi mớ lý luận tào lao, vòng vo tam quốc để cuối cùng chỉ muốn cái mũ Cộng sản phải ngồi vĩnh viễn trên đầu “kinh tế thị trường” để cho khỏi ế mặt đã mượn đầu heo nấu cháo.
Bằng chứng của lối lý luận lung tung phèng này được báo Nhân Dân tường thuật trong số ra ngày 20/2/2017:”Hội nghị được nghe ý kiến tâm huyết của nhiều chuyên gia, nhà khoa học. Đối với vấn đề hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, các đại biểu đã thảo luận làm rõ những đặc điểm cơ bản, phổ biến của kinh tế thị trường hiện đại trong điều kiện toàn cầu hóa. Về thực trạng và kết quả hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam cho thấy: Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN không ngừng phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn; kinh tế thị trường định hướng XHCN từng bước hình thành, ngày càng có nhiều đặc điểm rõ nét của kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; các định hướng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được xác định khá rõ và phù hợp với kinh tế thị trường hiện đại và toàn cầu hóa; khung khổ pháp luật ngày càng phát triển và hoàn thiện.
Tuy nhiên, cũng còn nhiều mặt thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam chưa được hoàn thiện trong thời gian qua. Hội nghị đã thảo luận, kiến nghị một số chủ trương, giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025.”
Vậy, vấn đề kinh tế tư nhân được lập luận ra sao ? Hãy đọc tiếp:”Đối với vấn đề phát triển kinh tế tư nhân, báo cáo tư vấn và các ý kiến phát biểu tại hội nghị nhận định quan điểm, đường lối của Đảng về kinh tế tư nhân và khuyến khích tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân qua 30 năm đổi mới đã có sự phát triển, hoàn thiện trên nền tảng nhất quán, coi trọng sự tồn tại lâu dài của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cho đến nay, quan điểm, nhận thức của Đảng về vị trí, vai trò, đóng góp của kinh tế tư nhân cũng như đường lối khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân ngày càng rõ ràng, đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm liên quan trực tiếp đến sự phát triển của khu vực này cần được làm rõ hơn về mặt lý luận.
Hội nghị đã thảo luận phân tích về thực trạng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong thời gian qua, với bảy nhận định, đánh giá về khu vực này. Đánh giá chung, khu vực doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam chưa thực sự đóng vai trò là động lực quan trọng của nền kinh tế, chưa phát huy hết tiềm năng của mình và đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong bối cảnh phát triển mới cả trong nước và quốc tế. Các đại biểu dự hội nghị đã đóng góp, bổ sung cho các nhóm giải pháp về đổi mới hoàn thiện lý luận và nhận thức, giải pháp về thiết lập nền tảng cơ bản cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, giải pháp đối với các loại hình doanh nghiệp tư nhân cụ thể.”
Như thế thì họ đa ra khỏi ngõ bí chưa ?
Kết qủa cho thấy mớ “lý luận chính trị” lòng thòng của cái Hội đồng giáo điều này có bổ ích gì cho công tác cứu nguy kinh tế mà họ xiá vô ? Ai cũng biết, việc họ nhảy xổm vào lĩnh vực của Ban Kinh tế Trung ương là để bảo đảm quyền lãnh đạo kinh tế tuyệt đối cho đảng và ngăn chặn khả năng những chính sách kinh tế không “lạc đường” sang lối làm kinh tế dân chủ và tự do của Chủ nghĩa Tư bản.
Hội đồng Lý luận Trung ương, từ thời ông Chủ tịch Nguyễn Đức Bình (1966-2001), một người cực kỳ bảo thủ và giáo điều luôn luôn muốn bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản đến tận răng cho đến thời các ông Chủ tịch bảo thủ Nguyễn Phú Trọng (2001-2006), Tô Huy Rứa (2006-2011), và hiện nay Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư Trung ương đảng Khoá XII, đã luôn luôn hô hóan Việt Nam “đổi mới nhưng không đổi mầu”, và “hội nhập mà không hòa tan”.
Tuy lãnh đạo đảng và nhà nước không giải thích nhưng ai cũng biết đàng CSVN không muốn có “đổi mới chính trị” để dân chủ hóa chế độ, để người dân có quyền làm chủ đất nước như Hiến pháp quy định; để Việt Nam có bầu cử và tranh cử dân chủ tự do, và để các quyền của dân ghi trong Hiến pháp được thực hành như các quyền tự do báo chí, tư tưởng, tôn giáo, hội họp, lập hội, trong đó có quyền của người công nhân lao động được tổ chức nghiệp đòan độc lập và tự do để bảo vệ quyền lao động.
TỪ 1986 ĐẾN 2017
Nên biết quyết định Đổi mới đầu tiên diễn ra năm 1986 tại Đại hội đảng lần thứ VI đưa Nguyễn Văn Linh lên làm Tổng Bí thư đảng. Và đợt “Tái cơ cấu” đầu tiên bắt đấu từ năm 2012, một năm sau khi ông Trọng được khóa Đảng XI bầu vào chức Tổng Bí thư, đồng thời có quyết định tái lập Ban Kinh tế Trung ương để tham mưu cho Đảng “về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội.”
Tuy nhiên, sau 30 năm Đổi mới, Nhà kinh doanh Tiến sỹ Lê Kiên Thành, con trai nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nhận xét:”Khi đổi mới, Đảng và Nhà nước đặt mục tiêu về một nền KTTT định hướng XHCN (Xã hội Chủ nghĩa) . Với định hướng đó, chúng ta tìm cách phát triển các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và định hướng nó trở thành mục tiêu chủ đạo của nền kinh tế.
Nhưng qua năm tháng, thay vì biến thành trụ cột, thì chính những DNNN này lại đã và đang trở thành khối ung nhọt đáng sợ nhất cuả nền kinh tế, nơi mà thất thoát, lãng phí, sự tha hóa và tham ô đều là lớn nhất.
Thay vì trở thành trụ cột, DNNN lại là gánh nặng khủng khiếp của nền kinh tế và làm nền KTTT của chúng ta bị méo mó, biến dạng vì tư duy kinh tế độc quyền, không lành mạnh.
Ngoài sự méo mó đó, chúng ta cũng đối mặt với sự bất công, bất bình đẳng, sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn, mà đó vốn là những điều thuộc về lý tưởng của chúng ta, là lời hứa của Đảng và Nhà nước với nhân dân.”
Bài viết của con trai nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn xuất hiện trên báo An Ninh Thế giới của ngành Công an, ngày 19/02/2017,nơi em ông Thành là Thiếu tướng Lê Kiên Trung đang giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an.
Ông Thành cũng đã nêu lên những bất công trong xã hội ngày nay :” Giờ nước ta đang là nước xuất khẩu lương thực nhất nhì thế giới, nhưng người nông dân lại là những người khổ nhất trong xã hội này, đó là điều không công bằng. Việc 70% người Việt Nam là nông dân và đang nghèo hơn phần còn lại là không công bằng; việc con em của 70% này không được tiếp cận với nền giáo dục tốt nhất, không được hưởng thụ sự chăm sóc y tế đầy đủ nhất, chính là không công bằng.”
“Thế hệ chúng tôi ngày xưa, dù học ở nông thôn hay ở thành thị, thì sự chênh lệch cũng không đáng kể. Nhưng giờ cứ nhìn cách mà những đứa trẻ thành phố được thừa hưởng nền giáo dục, tôi hiểu rằng có ít vô cùng những cơ hội để những đứa trẻ nông thôn có thể cạnh tranh được với những đứa trẻ thành phố khi chúng trưởng thành. Đó là điều vô cùng không công bằng.”
TIẾNG NÓI TRƯƠNG TẤN SANG
Do đó, cũng chẳng đáng ngạc nhiên khi thấy nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phải viết trên báo Tuổi Trẻ rằng:”Ngày hôm nay, từ góc nhìn mạnh, yếu, suy vong của các triều đại trong lịch sử thì những hiểm họa, những tiêu cực đang phát sinh trong nội tại đất nước khiến cho những đảng viên cộng sản trung kiên, các bà mẹ đã cống hiến những người con cho Tổ quốc, những gia đình đã chịu nhiều hi sinh mất mát
không thể yên lòng.” (báo Tuổi Trẻ, 02.09.2016)
Ông Sang dẫn chứng:”Năm 2015, Việt Nam đứng ở vị trí 112 trong số 168 quốc gia về chỉ số cảm nhận mức độ tham nhũng theo khảo sát của Tổ chức Minh bạch quốc tế; còn người dân thì có gánh nặng thuế và chi phí cao bậc nhất khu vực, theo báo cáo của Ủy ban
Kinh tế Quốc hội năm 2012.
Trong khi đó, nợ công đang ở mức trên 58% GDP (số liệu Kiểm toán Nhà nước công bố tháng 8-2016), tức là mỗi người dân đang phải chịu khoản nợ 1.000 USD. Năng suất lao động thấp, làm không đủ để trả nợ, đất nước đang phải đi vay nợ để trả nợ.”
Ông Trương Tấn Sang còn nói thẳng:”Chưa bao giờ trong lịch sử hơn 70 năm Nhà nước ta, Nhà nước “của dân, do dân và vì dân” lại xuất hiện những biểu hiện tiêu cực như hiện nay: “tư bản thân hữu”, “lợi ích nhóm”, “sân sau của gia đình”; xuất hiện sự câu kết quyền lực với lợi ích kinh tế, lèo lái chính sách, dàn dựng để tạo ra các cú “áp-phe” lớn mang lại lợi ích “khủng” cho một số cá nhân và phe nhóm..., gây thiệt hại khôn lường cho ngân sách nhà nước, làm chao đảo nền kinh tế.”
TÁI CƠ CẤU VÀ TỔNG BÍ THƯ
Về chuyện “tái cơ cấu kinh tế lần 2”, các chuyên gia trù tính Việt Nam cần có 10,5 triệu tỷ đồng, (tương đương khoảng 480 tỷ U.S. Dollars) để “tái cơ cấu kinh tế” lần thứ hai cho giai đọan 2016-2020.
Báo VietNamNet (VNNET) đưa tin ngày 24/10/2016:” Phát biểu gần đây tại hội thảo chuyên đề về vấn đề này, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam – Tiến sĩ Trần Đình Thiên đánh giá kinh tế thời gian qua tiếp tục “mở” theo chiều rộng thay vì mục tiêu chiều sâu, trong khi cả 3 trụ cột tái cơ cấu đều chuyển biến chậm chạp, trì trệ.”
Ba trụ cột chính của Việt Nam gồm: “Thịnh vượng về kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường; Thúc đẩy công bằng và hòa nhập xã hội; Tăng cường năng lực và trách nhiệm giải trình của nhà nước.”
Những “trụ cột” này bây giờ ở đâu hay đã tan biến mất rồi ? Chúng ta chỉ biết sau Hội nghị Trung ương 5, các vấn đề như : xây dựng “ hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” ; “ Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” sẽ tiếp tục được bàn tại hai Hội nghị Trung ương 6 và 7.
Chưa biết liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có “thoái vị” giữa đường tại Hội nghị Trung ương 5 như tin đồn đang lan truyền ở Hà Nội, hay ông sẽ đợi đến giữa nhiệm kỳ (2018-2019) mới trao quyền cho người khác.
Dù có vật đổi sao dời đi đâu thì đảng CSVN cũng đang phải bươn chải khó khăn với Hội nghị Trung ương 5. Và tất nhiên, sẽ còn nhiều chuyện nhiễu nhương lộ ra trong cuộc tranh giành chức Tổng Bí thư đảng giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người có hậu thuẫn của lực lượng Công an và Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh, cánh tay mặt của ông Trọng và là người, ai cũng biết từ lâu được hậu thuẫn của Bắc Kinh. -/-
Phạm Trần
(04/017)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chân Dung Của Mẹ
Nguyễn Bá Khanh
19:19 20/04/2017
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Hương thơm tỏa nhẹ thiên đình.
Mẹ đẹp diễm lệ, xinh xinh tuyệt vời..
(Trích thơ của Lm.Giuse Nguyễn Hưng Lợi)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 19/4/2017
VietCatholic Network
02:03 20/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Lòng tin nảy sinh từ sự sống lại của Chúa Kitô.
2- Tuần Thánh tại Giêrusalem đã trôi qua với nhiều khó khăn.
3- ĐTC nói Giáo Hội có bổn phận noi theo bước chân của Thánh Phanxicô.
4- Nghiên cứu cho thấy bức hại tôn giáo trên đà lan rộng, Việt Nam là một trường hợp nhẩy vọt.
5- Tử tù Asia Bibi ở Pakistan xin Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho cô.
6- Ứng viên Công Giáo sáng giá nhất cuả Nam Hàn chủ trương đối thoại với Cộng Sản Bắc Hàn.
7- Caritas Phát Diệm mang niềm vui Chúa Phục Sinh đến những người ốm đau bệnh tật vùng sâu vùng xa.
8- Thánh Ca Phục sinh: Chúa Sống Lại Rồi.
Sau đây là phần tin chi tiết:
- Lòng tin nảy sinh từ sự sống lại của Chúa Kitô.
Chúa Kitô phục sinh là niềm hy vọng của chúng ta. Lộ trình niềm tin của Kitô giáo nảy sinh từ biến cố Đức Giêsu đã chết vì tội lỗi chúng ta, được mai táng và ngày thứ ba đã sống lại, hiện ra với Phêrô và Đoàn Tông Đồ. Đức tin kitô nảy sinh sáng ngày lễ Phục Sinh. Là Kitô hữu có nghĩa là khởi hành từ tình yêu thương của Thiên Chúa Đấng đã chiến thắng cái chết. ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 50 ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần sáng thứ tư 19 tháng 4 năm 2017. Trong bài huấn dụ ĐTC đã giải thích ý nghĩa 5 câu đầu chương 15, thư thứ nhất thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô, trong đó Ngài viết rằng: Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Ki-tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh. Người đã hiện ra với ông Kê-pha, rồi với Nhóm Mười Hai”. ĐTC khẳng định như sau:
Kitô giáo này sinh từ đó. Nó không phải là một ý thức hệ, nó không phải là một hệ thống triết lý, nhưng là một con đường lòng tin khởi hành từ một biến cố được các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu làm chứng… Ngài đã chết, đã bị mai táng, đã sống lại, đã hiện ra. Nghĩa là Chúa Giêsu sống. Đây là hạt nhân của sứ điệp kitô… Chấp nhận rằng Chúa Kitô đã chết và chết trên thập giá, không phải là một hành động của lòng tin, nó là một sự kiện lịch sử. Trái lại tin rằng Ngài đã sống lại là hành động của lòng tin.
ĐTC nói thêm: Là Kitô hữu có nghĩa là không khởi hành từ cái chết, nhưng từ tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, là Đấng đã chiến thắng kẻ thù dữ dằn nhất của chúng ta. Thiên Chúa vĩ đại hơn hư vô, và chỉ cần một ngọn nến để chiến thắng đêm tối nhất của các đêm đen. Thánh Phaolô kêu lên, bằng cách làm vang vọng lời các ngôn sứ: “Hỡi tử thần, chiến thắng của ngươi ở đâu? Hỡi tử thần nọc độc của ngươi ở đâu?” Trong các ngày này của lễ Phục Sinh chúng ta hãy đem tiếng kêu này trong tim. Và nếu người ta có nói tại sao chúng ta trao ban nụ cười và sự chia sẻ kiên nhẫn, thì khi đó chúng ta sẽ có thể trả lời rằng Chúa Giêsu vẫn còn đây, Ngài tiếp tục sống giữa chúng ta, rằng Ngài ở đây, tại quảng trường này với chúng ta: Ngài sống và đã phục sinh.
Sau khi kết thúc bài huấn dụ, ĐTC đã chúc mừng lễ Phục Sinh và chào nhiều đoàn hành hương đến từ khắp nơi trên thế giới, như Pháp, Anh quốc, Thụy Điển, Thuỵ Sĩ, Ba Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Brasil, Hồng Kông, Indonesia, Canada, và Hoa Kỳ.
Chào các bạn trẻ, đặc biệt các bạn trẻ tuyên xưng đức tin thuộc giáo phận Milano và Cremona, ĐTC chúc họ sống tràn đầy sứ điệp phục sinh và làm chứng cho hoà bình của Chúa ở khắp mọi nơi. Ngài chúc các người đau yếu biết liên lỉ nhìn lên Chúa Kitô Phục Sinh. Ngài nhắn nhủ các đôi tân hôn biết ý thức được sự hiện diện của Chúa Giêsu trong cuộc sống gia đình.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh ĐTC ban cho mọi người.
- Tuần Thánh tại Giêrusalem đã trôi qua với nhiều khó khăn.
Tại Giêrusalem, nơi nhiều Kitô hữu trên thế giới ao ước có được một lần trong đời cử hành Tuần Thánh tại chính nơi Chúa Giêsu đã trải qua cuộc thương khó của Ngài, Tuần Thánh đã trôi qua với nhiều khó khăn. Các lực lương an ninh Do Thái và các thanh niên Palestines đã giao tranh với nhau dữ dội trong suốt Tuần Thánh và cho cả đến ngày hôm nay.
Cho đến nay, 37 người Do Thái và 2 du khách người Mỹ đã bị giết trong các cuộc tấn công trên đường phố kể từ tháng 10 năm 2015, khi người Palestines tổ chức những ngày cuồng nộ theo sau những tranh chấp trên Núi Đền. Ngược lại, ít nhất 242 người Palestines đã bị giết trong các cuộc tấn công này và trong các vụ tấn công trả thù của quân Do Thái. Hôm Thứ Sáu Tuần Thánh, một phụ nữ người Anh đã bị đâm trí mạng trên một chiếc xe điện khi cô đang trên đường đến tham dự buổi đi Đàng Thánh Giá diễn ra lúc 11h sáng tại nhà thờ Mộ Chúa.
Dù vậy, tại nhà thờ Mộ Chúa vẫn có rất đông các tín hữu, chủ yếu là vì năm nay tất cả các hệ phái Kitô trên thế giới đều mừng lễ Phục sinh vào cùng một ngày. Trong buổi đi Đàng Thánh Giá sáng Thứ Sáu Tuần Thánh do các tu sĩ dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa tổ chức, bên cạnh các tín hữu Công Giáo còn có các tín hữu Chính Thống Giáo, các tín hữu thuộc Giáo Hội Armenia Tông Truyền, đặc biệt là có rất đông các tín hữu Chính Thống Giáo Coptic Ai Cập.
- ĐTC nói Giáo Hội có bổn phận noi theo bước chân của Thánh Phanxicô.
Trong lá thư gởi cho Đức GM Domenico Sorrentino, giám mục giáo phận Assisi -Nocera, về việc khánh thành tân Nguyện Đường của sự Từ Bỏ tại Assisi, ĐTC nói, Nguyện đường của sự Từ Bỏ nhắc nhở cho Giáo Hội “bổn phận phải sống theo bước chân của Thánh Phanxicô, vì ngài đã từ bỏ tất cả những gì là trần tục và khoác lấy những giá trị của Phúc Âm.”
ĐTC nhấn mạnh rằng sự từ bỏ bao gồm “tất cả hệ thống các giá trị, để đặt tình yêu lên vị trí tối cao”: “cần từ bỏ nhiều hơn là các sự vật, bỏ những gì là sở hữu của mình, bỏ chính con người của mình, bỏ tính ích kỷ khiến cho chúng ta chỉ lo thu vén những gì là lợi ích cho ta, những tài sản của ta, và ngăn không cho chúng ta khám phá vẻ đẹp của người khác và cảm nhận được niềm vui khi cởi mở được trái tim của họ.”
ĐTC Phanxicô cũng lên án “thực tế ô nhục của một thế giới vẫn còn bị đánh dấu bới hố sâu ngăn cách giữa con số của vô vàn người nghèo khó, thường xuyên thiếu thốn những gí tối thiểu cần thiết, và thành phần nhỏ nhoi của những kẻ sở hữu và chiếm đọat đại đa số những tài sản, và tự cho rằng họ đang quyết định định mệnh của nhân lọai.”
Được biết tân Nguyện Đường của sự Từ Bỏ được xây cất bên trong nhà thờ Đức Bà Cả, là nhà thờ chánh tòa cổ xưa của Assisi. Nguyện đường được dự trù khánh thành vào ngày 20 tháng 5, 2017.
- Nghiên cứu cho thấy bức hại tôn giáo trên đà lan rộng, Việt Nam là một trường hợp nhẩy vọt.
Theo báo cáo mới nhất của trung tâm Pew Research Center về "Hạn chế Tôn giáo Toàn cầu" thì sự bức hại tôn giáo toàn cầu đã tăng vọt từ năm 2014 qua năm 2015. Bản báo cáo ghi nhận, vào năm 2015, thì ở 40 phần trăm các quốc gia, mức độ thù hận được ghi nhận là "cao" hay " rất cao". Sự đo lường được dựa trên các luật lệ hạn chế mới của chính phủ nhắm vào các nhóm tôn giáo và những quấy rối và bạo lực gây ra bởi những nhóm hoạt động xã hội và chính trị. Những nước Nga, Ai Cập, Ấn Độ, Pakistan và Nigeria là những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có sự thù địch cao đối với các nhóm tôn giáo.
Ở những nước trên, sự thù địch được biểu hiệu qua những quấy rối của chính phủ và đồng thời qua những hành động xã hội chống lại các nhóm tôn giáo nhất định. Trung tâm Pew cho biết các nước Trung Đông và Bắc Phi có mức cao nhất về cả hai lãnh vực "hạn chế của chính phủ " và "các hành động thù địch xã hội." Một số chính phủ đã hạn chế tự do tôn giáo từ rất lâu, như Trung Quốc, Ả-rập Xê-út, Iran, Ai Cập và Uzbekistan. Nhưng một số quốc gia khác gần đây đã cho thấy sự thù địch có nhẩy vọt, như Iraq, Eritrea, Việt Nam, và Singapore.
- Tử tù Asia Bibi ở Pakistan xin Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho cô.
Asia Bibi là một Kitô hữu người Pakistan. Cách đây 8 năm, cô đã bị kết án tử hình vì bị vu cáo nói phạm thượng đến tiên tri Mohamed của người Hồi giáo. Phục sinh năm nay, Asia mừng lễ tại nhà tù Multan.Hôm thứ 5 tuần trước, Asia đã mừng lễ Phục sinh cùng với chồng cô và vị luật sư của gia đình, với bữa cơm tối thanh đạm, trao đổi lời chúc mừng và Asia đã viết lời cầu nguyện trên một mảnh giấy nhỏ. Asia khấn cầu sự phục sinh và xin Chúa Cha dẹp bỏ những chướng ngại, xoa dịu muôn vàn đau khổ. Asia cũng cầu nguyện cho các kẻ thù và tha thứ cho những người mang lại điều không may cho cô. Cuối cùng Asia xin Đức Giáo Hoàng đừng quên cầu nguyện cho cô.
Paul Bhatti, cựu thủ tướng liên bang của Pakistan về Hòa hợp Quốc gia và là anh của một thừa tác viên Công Giáo đã bị một người Hồi giáo cực đoan giết năm 2011, chia sẻ: “ĐGH luôn làm điều này, không chỉ cho Asia Bibi nhưng cho tất cả Kitô hữu, cho cả tín hữu Hồi giáo, những người là nạn nhân của bất công. Bởi vì ĐGH Phanxicô đã nhiều lần nói rằng đức tin của chúng ta tôn vinh phẩm giá của con người. Khi một người đau khổ, chúng ta không xét xem người đó là Kitô hữu hay Hồi giáo... ĐGH đặc biệt nâng đỡ các Kitô hữu bị bách hại vì đức tin.”
Asia Bibi đã bị giam tù hơn 2860 ngày và có những ngày bị biệt giam, trong khi chờ đợi phán quyết cuối cùng của tòa án tối cao Pakistan, trong khi nguồn tài chính trợ giúp cho trường hợp của cô đang cạn dần.
- Ứng viên Công Giáo sáng giá nhất cuả Nam Hàn chủ trương đối thoại với Cộng Sản Bắc Hàn.
Ông Moon Jae-in, (Văn Tại Dần) một ứng cử viên cho cuộc bầu cử tổng thống tháng 5 tới, nói rằng Nam Triều tiên không nên chỉ làm khán giả nhưng phải là nhân vật chính trong cuộc đối thoại với phía Bắc và rằng ông sẵn sàng nói chuyện trực tiếp với nhà độc tài Kim Jong-Un (Kim Chính Ân). Ông Moon (Văn) là một người Công Giáo và cũng là ứng viên sáng giá nhất hiện nay, đã phát biểu như trên với tờ báo Korea Herald, trong khi bàn luận về nhiều vấn đề sôi động như việc Hoa Kỳ điều động hàng không mẫu hạm Carl Vinson và 6,000 binh sĩ đến biển Nhật bản để biểu dương sức mạnh trước các mối đe dọa từ Bắc Triều tiên.
Ông Moon Jae-in (Văn Tại Dần) nói rằng nếu thắng cử, ông sẽ duyệt lại quyết định triển khai hệ thống chống tên lửa Thaad của Hoa Kỳ, mà cả Trung Quốc lẫn giáo hội Công Giáo Hàn Quốc đều phản đối. Chi phí cho mỗi đơn vị Thaad là khoảng 800 ngàn đô la.
- Caritas Phát Diệm mang niềm vui Chúa Phục Sinh đến những người ốm đau bệnh tật vùng sâu vùng xa.
Ngày Chúa Nhật Phục Sinh - Caritas và giới Y bác sĩ giáo phận Phát Diệm đi khám chữa bệnh cho người nghèo hai giáo xứ Uy Tế thuộc huyện Gia Viễn – tỉnh Ninh Bình, và giáo xứ Khoan Dụ thuộc huyện Lạc Thủy – tỉnh Hòa Bình, đặc thù giáo xứ này là vùng núi cao, một giáo xứ xa nhất của giáo phận Phát Diệm, rất rộng lớn thuộc trọn gần hết huyện Lạc Thủy – tỉnh Hòa Bình gồm 11 xã, giáp ranh với địa bàn của giáo phận Hà Nội, nơi đây có các dân tộc Mường, Dao và Kinh.
Đoàn tới giáo xứ Khoan Dụ lúc 8 giờ sáng, được Cha Anrê Đào Văn Du, phó xứ Khoan Dụ, Thầy giúp xứ cùng Ban Chấp hành giáo xứ đón tiếp. Sau đó, đoàn bắt tay vào làm theo sự chỉ định sẵn, một số bác sĩ khám tổng quát, ai cần phải tư vấn thêm đã có các Bác sĩ chuyên khoa, các dược sĩ cứ theo đơn để phát thuốc, nhịp nhàng, mỗi người một phận vụ.
Đến 13g30 đoàn có mặt ở giáo xứ Uy tế thuộc xã Gia Hưng - huyện Gia Viễn. Cha Gioan Baotixita. Đỗ Văn Đoan cùng BCH giáo xứ đón tiếp đoàn tận tình chu đáo, khoảng gần 200 bệnh nhân đã ngồi đợi sẵn theo trật tự, dù các bệnh nhân ở đây phần lớn là người ngoài Công Giáo.
Kết thúc ngày nghỉ lễ Đại lễ Chúa Phục Sinh, với 2 điểm phát thuốc cho bà con lương giáo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 2 giáo xứ dù rất mệt, nhưng trên khuôn mặt mỗi bác sĩ trong đoàn hôm nay đều nở những nụ cười vui tươi và hạnh phúc, vì đã đem niềm vui ơn Phục Sinh đến cho mọi người. Đặc biệt những người ngoại giáo hôm nay đã cảm nhận được tình Chúa tình người qua công việc bác ái cụ thể.
- Thánh Ca Phục Sinh
Thưa quý vị và anh chị em, cùng hòa với niềm vui Chúa Phục Sinh vẫn còn âm vang trong trái tim của mỗi một chúng ta và tất cả Ki tô hữu trên toàn thế giới nói chung, chương trình Thời Sự Giáo Hội Thế Giới kính mời quý vị và anh chị em cùng thưởng thức một bản thánh ca Phục Sinh của Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm. Bản thánh ca này mang tựa đề Chúa Sống Lại Rồi, được trình bày qua tiếng hát của ca sĩ Như Mai.
Thời sự tuần qua 21/04/2017: Tuần Thánh trên thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:09 20/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sau đó, một người ăn mặc như một linh mục cầm thánh giá và một quả chuông để thu phục đám quỷ.
Tại Phi Luật Tân, cũng như thường lệ, vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, từng đoàn người rủ nhau đánh tội công khai trên đường phố. Các hối nhân trùm đầu mình chỉ khoét hai lỗ nhỏ để thấy đường đi, rồi dùng roi tre đánh túi bụi vào chính mình để đánh tội và thể hiện tâm tình sám hối.
Hình thức kinh hoàng nhất là việc đóng đinh vào thập giá.
Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là buổi đi Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh 14 tháng Tư tại Seville, Tây Ban Nha. Không chỉ ở Seville, ở nhiều thành phố khác tại Tây Ban Nha cũng thế.
Hàng trăm ngàn người tham gia vào buổi đi Đàng Thánh Giá trong đó có những người trùm đầu mình và vác thánh giá trên suốt một đoạn đường hàng chục cây số quanh các phố xá của thành Seville.
Trong khi đó, tại Giêrusalem, nơi nhiều Kitô hữu trên thế giới ao ước có được một lần trong đời cử hành Tuần Thánh tại chính nơi Chúa Giêsu đã trải qua cuộc thương khó của Ngài, Tuần Thánh đã trôi qua với nhiều khó khăn.
Các lực lượng an ninh Do Thái và các thanh niên Palestines đã giao tranh với nhau dữ dội trong suốt Tuần Thánh và cho cả đến ngày hôm nay.
Các thanh niên Palestines đã tuần hành để đòi phía Do Thái phải trả lại thi hài của những người Palestines tham gia vào các vụ tấn công bạo lực gần đây và đã bị quân Do Thái giết chết.
Cho đến nay, 37 người Do Thái và 2 du khách người Mỹ đã bị giết trong các cuộc tấn công trên đường phố kể từ tháng 10 năm 2015, khi người Palestines tổ chức những ngày cuồng nộ theo sau những tranh chấp trên Núi Đền. Ngược lại, ít nhất 242 người Palestines đã bị giết trong các cuộc tấn công này và trong các vụ tấn công trả thù của quân Do Thái.
Hôm Thứ Sáu Tuần Thánh, một phụ nữ người Anh đã bị đâm trí mạng trên một chiếc xe điện khi cô đang trên đường đến tham dự buổi đi Đàng Thánh Giá diễn ra lúc 11h sáng tại nhà thờ Mộ Chúa. Giao thông đã bị tắt nghẽn trong nhiều giờ khiến nhiều du khách hành hương không thể đi dự buổi đi Đàng Thánh Giá.
Dù vậy, tại nhà thờ Mộ Chúa vẫn có rất đông các tín hữu chủ yếu là vì năm nay tất cả các hệ phái Kitô trên thế giới đều mừng lễ Phục sinh vào cùng một ngày. Trong buổi đi Đàng Thánh Giá sáng Thứ Sáu Tuần Thánh do các tu sĩ dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa tổ chức, bên cạnh các tín hữu Công Giáo còn có các tín hữu Chính Thống Giáo, các tín hữu thuộc Giáo Hội Armenia Tông Truyền, đặc biệt là có rất đông các tín hữu Chính Thống Giáo Coptic Ai Cập.
Trong đoạn video này quý vị và anh chị em có thể thấy đông đảo các tín hữu đang đứng chờ một người đàn ông mặc một bộ đồ vest leo lên một cái thang và mở khóa cửa vào đền thờ Mộ Chúa.
Tại Giêrusalem có nhiều nhà thờ và một số các nơi thánh dùng chung cho cả Công Giáo lẫn Chính Thống Giáo Hy Lạp và Giáo Hội Armênia Tông Truyền. Việc sử dụng các nơi này được quy định bởi thỏa ước Nguyên Trạng đã có từ thế kỷ thứ 19. Trong số những nơi thánh quy định bởi thỏa ước Nguyên Trạng có đền thờ Mộ Chúa và Đền thờ Giáng Sinh được xây tại hang đá Bêlem nơi Chúa Giêsu đã giáng sinh làm người.
Chìa khóa vào đền thờ Mộ Chúa hiện do một gia đình người Hồi Giáo cầm. Ông mặc đồ vest đó là người Hồi Giáo, chịu trách nhiệm mở cửa và đóng cửa trước và sau các nghi lễ của Công Giáo, Chính Thống Giáo Hy Lạp và Giáo Hội Armênia Tông Truyền.
Phát ngôn viên cảnh sát Do Thái là ông Micky Rosenfield cho biết hàng trăm cảnh sát viên đã được bố trí tại nhà thờ Mộ Chúa để bảo vệ an ninh bên ngoài và bên trong nhà thờ Mộ Chúa để không có chuyện đáng tiếc nào xảy ra.
Trong một quyết định được Đức Thượng Phụ Shenuda III đưa ra vào năm 1980, nhằm lên án việc Israel chiếm đóng các phần đất của Palestines, các tín hữu Chính Thống Giáo Coptic bị cấm không được hành hương Giêrusalem. Lệnh cấm này được Đức Thượng Phụ Tawadros Đệ Nhị hủy bỏ vào năm 2015 và cùng năm đó chính Đức Thượng Phụ Tawadros Đệ Nhị đã hành hương sang Giêrusalem.
Theo tài liệu của Bộ Du Lịch Do Thái, năm 2014, chỉ có 4,344 người Ai Cập, có lẽ chủ yếu là người Công Giáo, đi hành hương Giêrusalem vào dịp Tuần Thánh. Con số này năm ngoái 2016 đã tăng lên đến hơn 7,000 người.
Nhân đây cũng xin được nói một điểm tế nhị là theo truyền thống các ký giả Công Giáo thường dùng từ “Đức Thượng Phụ” để chỉ nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Ai Cập – danh xưng thực sự của vị này là Giáo Hoàng. Trong Chúa Nhật Lễ Lá vừa qua, chính Đức Thánh Cha Phanxicô cũng dùng từ “Giáo Hoàng”, ngài nói “Papa Tawadros”, khi bày tỏ lời chia buồn cùng nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo Coptic sau vụ tấn công khủng bố tại Ai Cập.
Trong khi đó, Lễ Vượt Qua của người Do Thái diễn ra trùng vào dịp Tuần Thánh, đã tiến hành trôi chảy. Hàng trăm cảnh sát và quân đội đã được bố trí tại khu vực bức tường than khóc để ngăn chặn các vụ tấn công khủng bố của người Palestines cũng như các hoạt động của một nhóm nữ quyền Do Thái gọi là Neshot HaKotel.
Neshot HaKotel, tiếng Anh gọi là Women of the Wall, nghĩa là nhóm Phụ nữ giành quyền bình đẳng tại Bức tường Than Khóc, là nhóm nữ quyền Do Thái muốn giành được quyền cầu nguyện tại Bức tường Than Khóc, hay còn gọi là Kotel, theo cách của họ bao gồm ca hát, nhảy múa, rước và đọc lớn những đoạn văn từ Torah và mặc các phẩm phục tôn giáo vẫn thường dành riêng cho nam giới.
Các giáo sĩ Do Thái tại Bức tường Than Khóc quy định rằng nam nữ không được cầu nguyện chung mà phải đứng tại các khu vực dành riêng tách biệt với nhau. Các giáo sĩ Do Thái cũng cấm không cho phụ nữ được mặc các phẩm phục tôn giáo và không được chạm đến sách Torah.
Phong trào Neshot HaKotel thường tổ chức các buổi cầu nguyện mỗi tháng một lần với các ý chỉ đặc biệt cho phụ nữ. Việc họ ca hát, nhảy múa, đọc lớn những đoạn văn từ Torah và mặc các phẩm phục tôn giáo vẫn khiến cho nhiều người Do Thái bảo thủ và cực đoan bất bình và bạo lực đã xảy ra khiến nhiều người bị thương.
Dịp Lễ Vượt Qua năm nay đã không có chuyện đáng tiếc nào ngoại trừ một vụ biểu tình dữ dội của các nhóm Do Thái cực đoan chống lại sắc lệnh mới về việc thi hành quân dịch.