Phụng Vụ - Mục Vụ
Giới răn mới : “mới” ở đâu ?
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
10:34 23/04/2016
CN 5C Phục Sinh: Giới răn mới: “mới” ở đâu ?
Từ khi có con người xuất hiện trên địa cầu, thì đã có yêu thương. Yêu thương hạn hẹp nhất là giữa người nam và người nữ, để làm phát sinh ra những con người mới. Yêu thương mở rộng thì coi mọi người là anh em. Khổng Tử với thuyết “tứ hải giai huynh đệ,” Mạnh Tử thì nói rõ hơn bổn phận với những anh em (huynh đệ) đó, bằng thuyết Kiêm Ái: Yêu tất cả. Đức Phật với chủ trương từ bi cũng chẳng muốn loại trừ ai ra khỏi quĩ đạo yêu thương. Và trong Cựu Ước, sách Luật Lêvi 19,18 đã ghi rõ lệnh của ĐỨC CHÚA: “Hãy yêu thương người khác như chính mình.” Tức là đâu đâu, thời nào cũng có yêu thương. Vậy tại sao khi nói với các môn đệ trong bữa ăn ly biệt, Đức Giêsu lại nói: Thầy ban cho anh em một điều răn mới, mà chẳng thấy mới ở chỗ nào, vì cũng là nội dung: hãy yêu thương nhau.
Chuyện yêu thương đã xưa như trái đất, cũ như con người mà Chúa Giêsu lại cứ gọi là mới. Vậy vì Chúa cố ý gọi là mới – mới đến nỗi Ngài gọi đó là luật của riêng Ngài: Đây là điều răn của Thầy (Ga 15,12), nên ta thử tìm hiểu xem, giới luật mới, mới ở điểm nào ?
Người ta đã tìm ra được ba, bốn điểm “mới”. Thánh Âu-cu-tinh cũng có một bài phân tích rất hay về cái mới này: những con người mới hát bài ca mới. Hôm nay chỉ nói 2 điểm. Gọi là Luật mới, vì nó mới trong tư cách và mới trong thế cách.
1) Mới trong tư cách
Khi một quốc gia được tuyên bố độc lập, hoặc khi có cuộc đảo chánh hay thay ngôi đổi chủ, người ta viết một Hiến pháp mới. Hiến Pháp là luật căn bản của một Nước. Nhiều khi cùng một thể chế, nhưng có sự đổi ngôi, thay vị, người ta cũng viết Hiến pháp mới, như Hiến Pháp đệ II Cộng hoà của Việt Nam thời TT Thiệu so với Đệ I Cộng Hoà thời TT Diệm. Ở Pháp có Hiến pháp đệ ngũ cộng hoà thời TT De Gaulle... Những Hiến pháp đó cũng lấy lại những chất liệu trong hiến pháp cũ hay Hiến pháp của những quốc gia tiên tiến… nhưng vẫn mang tên là Hiến pháp mới, Hiến pháp của riêng Nước mình, vì đây là Hiến Pháp của một nước, một dân tộc trong tư cách mới, trong vị thế mới.
Năm 1250 trước Công nguyên tại núi Si-nai, bán đảo Ai cập, Đức Chúa đã ký một giao ước với Mô-sê để thành lập một Dân tộc: Dân Israel – Dân của Chúa. Hiến Pháp của Dân Israel là thập giới ghi trên bia đá. Máu để ký giao ước là máu chiên bò được rảy trên bàn thờ và trên Dân.
1283 năm sau tức năm 33 sau Công nguyên (tạm xem như Chúa Giêsu chết năm 33), Đức Giêsu đã ký một giao ước mới – dĩ nhiên là sẽ có lề luật mới. Luật không ghi trên bia đá nữa, mà ghi trong trái tim bằng Thần khí (Ed 31, 25-28 ) và máu để ký giao ước mới là Máu Chúa: “Này là chén Máu Thầy, máu giao ước mới.” Tuy Giao ước mà Đức Giêsu ký vẫn còn dây mơ rễ má với giao ước cũ, dân mà Đức Kitô thiết lập vẫn liên tục với dân cũ, nhưng đã được gọi là Dân mới rồi. Dân tộc mới, Giao ước mới, thì lề luật phải mới và người dân sống trong tư cách mới. Công đồng Vatican II mô tả Nước mới, Dân mới này như sau: (x. GH số 9):
Có Thủ lãnh (Tổng thống, Chủ tịch, Vua) là Đức Kitô.
Có biên giới là vô biên (không chỉ gói gọn trong nước Israel)
Có cùng đích là Nước Trời.
Có Hiến Pháp là “điều răn mới”
Có Qui chế – quốc tịch là chức vị và sự tự do của con cái Chúa.
Vậy ta có thể tóm điểm mới thứ nhất như thế này: Đây là luật mới, vì ở trong một Dân mới là Giáo Hội, một Nước mới là Nước Trời. Và người dân trong nước này có quốc tịch mới, vị thế mới, tư cách mới là con cái Chúa.
Yêu người khác trong tư cách mình là con Chúa, chứ không phải trong tư cách người nô lệ, như nô tì Isaura nữa !
2) Mới trong thế cách
Tức là mới trong cách thế. Nói nôm na hơn, mới nơi chữ “như.”
Khi chúng ta nói đẹp: đẹp như tiên giáng trần, đẹp như Tây Thi, đẹp như Điêu Thuyền… thì khác, mà “đẹp” như Chung vô Diệm thì lại khác xa ! Nó khác, nó mới là ở chữ như.
Khi chúng ta nói về mầu sắc, thí dụ trắng, thì có thể trắng như vôi, trắng như tuyết, trắng như trứng gà bóc… mỗi cái như là một cái khác…
Cũng như căn nhà trước đây ta quét vôi trắng: trắng như vôi. Nay ta cạo vôi ra, xịt sơn nước Thái Lan, ta có căn nhà mới, trắng tinh !
Cũng là yêu thương, nhưng yêu thương trong luật cũ thì “yêu tha nhân như chính mình.” Còn yêu thương trong Luật mới là yêu thương như Chúa yêu ta. “Thầy ban cho anh em giới luật mới là: hãy yêu nhau ‘như’ chính Thầy đã yêu anh em”. Mà Chúa yêu ta với cách thế nào, ta đã rõ: yêu đến cùng. Yêu đến hi sinh mạng sống vì người mình yêu.
Hai người tình, yêu nhau sẵn sàng chết cho nhau; người mẹ kia bị ung thư đã không hoá trị, xạ trị, để cho bào thai được sống. Khi con đỏ hít hơi chào đời, mẹ trút hơi lìa đời. Con vuông mà mẹ không tròn. Người mẹ đó là nữ thánh Gioanna.
Và xa hơn tình vợ chồng, tình mẹ con, tình bạn, ta có tình đồng loại: người tù số 16670 tại trại tập trung Auschwitz tức linh mục phan sinh Maximilianô Kolbe, người Ba Lan đã chết thay cho người tù khác Francois Ga-jo-nic-zek. Đó là những gương mẫu về chữ như: Yêu người như Chúa yêu ta. Yêu người như Thầy yêu thương.
Có một bà đạo đức kia bệnh nặng. Bạn bè đến thăm an ủi, và cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa biết người này yêu Chúa biết bao! Bà bệnh liền chen vào: Các bạn đừng thưa với Chúa như thế. Các bà có biết khi Maria và Matta đến với Chúa để nói về Lazaro, em họ đang bệnh nặng, các bà ấy nói gì không ? Các bà không thưa với Chúa: thưa Thầy, kẻ yêu Thầy đang bệnh, mà là kẻ Thầy yêu mến đang bệnh. Bà bệnh nói tiếp, không phải tình yêu tôi đối với Chúa làm tôi lành bệnh, mà là tình Chúa yêu tôi làm tôi mạnh sức. Tức là không phải yêu như tôi đây yêu Chúa, mà là như Chúa yêu tôi đây. Tôi yêu Chúa thì có hạn, nhưng Chúa yêu tôi thì vô cùng.
Thánh Phaolo đã nói đến chiều cao, chiều sâu, chiều dài, chiều rộng của tình Chúa yêu con người (x. Ep 3, 18). Và cũng có người đã tìm ra chiều cao, sâu, rộng dài của tình yêu Chúa như thế này:
Yêu người như người yêu người là bậc thấp, là luật cũ của Cựu Ước.
Yêu người như Chúa yêu người là bậc cao, là luật mới của Tân Ước.
Nhưng chúng ta còn được kêu gọi đạt tới cái mới tinh, cái cao chót vót của luật yêu thương nữa. Yêu người như Chúa yêu Chúa: Xin cho họ nên một. Như Cha và Con là một. (Vợ cHồng Yêu nhau nên một, tuy hai là một, nhưng vẫn còn ranh giới vì còn trong thân xác, nên tuy một mà hai. Còn yêu như Chúa Cha yêu Chúa Con trong Chúa Thánh Thần thì nên một trọn vẹn).
Chúng ta phải làm sao, trong Vương Quốc mới, giấy căn cước của ta ghi dấu vết riêng không phải là nốt ruồi trên mép, vết sẹo nơi môi… mà là yêu thương. “Kìa họ yêu nhau đến chừng nào.” (x. Cv 1-2). “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các các yêu thương nhau, … như Thầy yêu các con.”
Năm nay là Năm Thánh Lòng Thương Xót. Thương Xót là đỉnh cao của Tình Yêu. Ta cứ yêu nhau là người ta nhận ra Đạo. Trong bản báo cáo dài 98 trang khổ lớn của cha Gaspar d'Amaral viết bằng tiếng Bồ Đào Nha từ kinh đô Thăng Long ngày 31-12-1632 gửi cha bề trên André Palmeiro ở Macao, cha Gaspar chẳng những thuật lại những kết quả truyền giáo lớn lao, mà còn ghi nhận rằng "người lương dân gọi bổn đạo là những người theo đạu yêu nhău". Thật là tuyệt vời! Người lương không biết đặt tên cho nhóm người theo đạo mới này là đạo gì, đã nghĩ ngay đến cách họ sống mà đặt tên: Đạu yêu nhău. Mặc dầu đây là bản văn tiếng Bồ Đào Nha, nhưng tác giả có chêm một số chữ Quốc ngữ thời đó, như đạu, yêu nhău (ley de se amar), đàng ngoày, đàng tlão, đàng tlên. .., là thứ chữ Palmeiro chẳng hiểu gì, cả đến người Việt cũng chưa biết.
Hãy giữ luật mới là yêu nhau như Chúa yêu, để nhiều người được hưởng lòng Thương Xót của Chúa và gia nhập vào “Đạu Yêu Nhău”.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Từ khi có con người xuất hiện trên địa cầu, thì đã có yêu thương. Yêu thương hạn hẹp nhất là giữa người nam và người nữ, để làm phát sinh ra những con người mới. Yêu thương mở rộng thì coi mọi người là anh em. Khổng Tử với thuyết “tứ hải giai huynh đệ,” Mạnh Tử thì nói rõ hơn bổn phận với những anh em (huynh đệ) đó, bằng thuyết Kiêm Ái: Yêu tất cả. Đức Phật với chủ trương từ bi cũng chẳng muốn loại trừ ai ra khỏi quĩ đạo yêu thương. Và trong Cựu Ước, sách Luật Lêvi 19,18 đã ghi rõ lệnh của ĐỨC CHÚA: “Hãy yêu thương người khác như chính mình.” Tức là đâu đâu, thời nào cũng có yêu thương. Vậy tại sao khi nói với các môn đệ trong bữa ăn ly biệt, Đức Giêsu lại nói: Thầy ban cho anh em một điều răn mới, mà chẳng thấy mới ở chỗ nào, vì cũng là nội dung: hãy yêu thương nhau.
Chuyện yêu thương đã xưa như trái đất, cũ như con người mà Chúa Giêsu lại cứ gọi là mới. Vậy vì Chúa cố ý gọi là mới – mới đến nỗi Ngài gọi đó là luật của riêng Ngài: Đây là điều răn của Thầy (Ga 15,12), nên ta thử tìm hiểu xem, giới luật mới, mới ở điểm nào ?
Người ta đã tìm ra được ba, bốn điểm “mới”. Thánh Âu-cu-tinh cũng có một bài phân tích rất hay về cái mới này: những con người mới hát bài ca mới. Hôm nay chỉ nói 2 điểm. Gọi là Luật mới, vì nó mới trong tư cách và mới trong thế cách.
1) Mới trong tư cách
Khi một quốc gia được tuyên bố độc lập, hoặc khi có cuộc đảo chánh hay thay ngôi đổi chủ, người ta viết một Hiến pháp mới. Hiến Pháp là luật căn bản của một Nước. Nhiều khi cùng một thể chế, nhưng có sự đổi ngôi, thay vị, người ta cũng viết Hiến pháp mới, như Hiến Pháp đệ II Cộng hoà của Việt Nam thời TT Thiệu so với Đệ I Cộng Hoà thời TT Diệm. Ở Pháp có Hiến pháp đệ ngũ cộng hoà thời TT De Gaulle... Những Hiến pháp đó cũng lấy lại những chất liệu trong hiến pháp cũ hay Hiến pháp của những quốc gia tiên tiến… nhưng vẫn mang tên là Hiến pháp mới, Hiến pháp của riêng Nước mình, vì đây là Hiến Pháp của một nước, một dân tộc trong tư cách mới, trong vị thế mới.
Năm 1250 trước Công nguyên tại núi Si-nai, bán đảo Ai cập, Đức Chúa đã ký một giao ước với Mô-sê để thành lập một Dân tộc: Dân Israel – Dân của Chúa. Hiến Pháp của Dân Israel là thập giới ghi trên bia đá. Máu để ký giao ước là máu chiên bò được rảy trên bàn thờ và trên Dân.
1283 năm sau tức năm 33 sau Công nguyên (tạm xem như Chúa Giêsu chết năm 33), Đức Giêsu đã ký một giao ước mới – dĩ nhiên là sẽ có lề luật mới. Luật không ghi trên bia đá nữa, mà ghi trong trái tim bằng Thần khí (Ed 31, 25-28 ) và máu để ký giao ước mới là Máu Chúa: “Này là chén Máu Thầy, máu giao ước mới.” Tuy Giao ước mà Đức Giêsu ký vẫn còn dây mơ rễ má với giao ước cũ, dân mà Đức Kitô thiết lập vẫn liên tục với dân cũ, nhưng đã được gọi là Dân mới rồi. Dân tộc mới, Giao ước mới, thì lề luật phải mới và người dân sống trong tư cách mới. Công đồng Vatican II mô tả Nước mới, Dân mới này như sau: (x. GH số 9):
Có Thủ lãnh (Tổng thống, Chủ tịch, Vua) là Đức Kitô.
Có biên giới là vô biên (không chỉ gói gọn trong nước Israel)
Có cùng đích là Nước Trời.
Có Hiến Pháp là “điều răn mới”
Có Qui chế – quốc tịch là chức vị và sự tự do của con cái Chúa.
Vậy ta có thể tóm điểm mới thứ nhất như thế này: Đây là luật mới, vì ở trong một Dân mới là Giáo Hội, một Nước mới là Nước Trời. Và người dân trong nước này có quốc tịch mới, vị thế mới, tư cách mới là con cái Chúa.
Yêu người khác trong tư cách mình là con Chúa, chứ không phải trong tư cách người nô lệ, như nô tì Isaura nữa !
2) Mới trong thế cách
Tức là mới trong cách thế. Nói nôm na hơn, mới nơi chữ “như.”
Khi chúng ta nói đẹp: đẹp như tiên giáng trần, đẹp như Tây Thi, đẹp như Điêu Thuyền… thì khác, mà “đẹp” như Chung vô Diệm thì lại khác xa ! Nó khác, nó mới là ở chữ như.
Khi chúng ta nói về mầu sắc, thí dụ trắng, thì có thể trắng như vôi, trắng như tuyết, trắng như trứng gà bóc… mỗi cái như là một cái khác…
Cũng như căn nhà trước đây ta quét vôi trắng: trắng như vôi. Nay ta cạo vôi ra, xịt sơn nước Thái Lan, ta có căn nhà mới, trắng tinh !
Cũng là yêu thương, nhưng yêu thương trong luật cũ thì “yêu tha nhân như chính mình.” Còn yêu thương trong Luật mới là yêu thương như Chúa yêu ta. “Thầy ban cho anh em giới luật mới là: hãy yêu nhau ‘như’ chính Thầy đã yêu anh em”. Mà Chúa yêu ta với cách thế nào, ta đã rõ: yêu đến cùng. Yêu đến hi sinh mạng sống vì người mình yêu.
Hai người tình, yêu nhau sẵn sàng chết cho nhau; người mẹ kia bị ung thư đã không hoá trị, xạ trị, để cho bào thai được sống. Khi con đỏ hít hơi chào đời, mẹ trút hơi lìa đời. Con vuông mà mẹ không tròn. Người mẹ đó là nữ thánh Gioanna.
Và xa hơn tình vợ chồng, tình mẹ con, tình bạn, ta có tình đồng loại: người tù số 16670 tại trại tập trung Auschwitz tức linh mục phan sinh Maximilianô Kolbe, người Ba Lan đã chết thay cho người tù khác Francois Ga-jo-nic-zek. Đó là những gương mẫu về chữ như: Yêu người như Chúa yêu ta. Yêu người như Thầy yêu thương.
Có một bà đạo đức kia bệnh nặng. Bạn bè đến thăm an ủi, và cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa biết người này yêu Chúa biết bao! Bà bệnh liền chen vào: Các bạn đừng thưa với Chúa như thế. Các bà có biết khi Maria và Matta đến với Chúa để nói về Lazaro, em họ đang bệnh nặng, các bà ấy nói gì không ? Các bà không thưa với Chúa: thưa Thầy, kẻ yêu Thầy đang bệnh, mà là kẻ Thầy yêu mến đang bệnh. Bà bệnh nói tiếp, không phải tình yêu tôi đối với Chúa làm tôi lành bệnh, mà là tình Chúa yêu tôi làm tôi mạnh sức. Tức là không phải yêu như tôi đây yêu Chúa, mà là như Chúa yêu tôi đây. Tôi yêu Chúa thì có hạn, nhưng Chúa yêu tôi thì vô cùng.
Thánh Phaolo đã nói đến chiều cao, chiều sâu, chiều dài, chiều rộng của tình Chúa yêu con người (x. Ep 3, 18). Và cũng có người đã tìm ra chiều cao, sâu, rộng dài của tình yêu Chúa như thế này:
Yêu người như người yêu người là bậc thấp, là luật cũ của Cựu Ước.
Yêu người như Chúa yêu người là bậc cao, là luật mới của Tân Ước.
Nhưng chúng ta còn được kêu gọi đạt tới cái mới tinh, cái cao chót vót của luật yêu thương nữa. Yêu người như Chúa yêu Chúa: Xin cho họ nên một. Như Cha và Con là một. (Vợ cHồng Yêu nhau nên một, tuy hai là một, nhưng vẫn còn ranh giới vì còn trong thân xác, nên tuy một mà hai. Còn yêu như Chúa Cha yêu Chúa Con trong Chúa Thánh Thần thì nên một trọn vẹn).
Chúng ta phải làm sao, trong Vương Quốc mới, giấy căn cước của ta ghi dấu vết riêng không phải là nốt ruồi trên mép, vết sẹo nơi môi… mà là yêu thương. “Kìa họ yêu nhau đến chừng nào.” (x. Cv 1-2). “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các các yêu thương nhau, … như Thầy yêu các con.”
Năm nay là Năm Thánh Lòng Thương Xót. Thương Xót là đỉnh cao của Tình Yêu. Ta cứ yêu nhau là người ta nhận ra Đạo. Trong bản báo cáo dài 98 trang khổ lớn của cha Gaspar d'Amaral viết bằng tiếng Bồ Đào Nha từ kinh đô Thăng Long ngày 31-12-1632 gửi cha bề trên André Palmeiro ở Macao, cha Gaspar chẳng những thuật lại những kết quả truyền giáo lớn lao, mà còn ghi nhận rằng "người lương dân gọi bổn đạo là những người theo đạu yêu nhău". Thật là tuyệt vời! Người lương không biết đặt tên cho nhóm người theo đạo mới này là đạo gì, đã nghĩ ngay đến cách họ sống mà đặt tên: Đạu yêu nhău. Mặc dầu đây là bản văn tiếng Bồ Đào Nha, nhưng tác giả có chêm một số chữ Quốc ngữ thời đó, như đạu, yêu nhău (ley de se amar), đàng ngoày, đàng tlão, đàng tlên. .., là thứ chữ Palmeiro chẳng hiểu gì, cả đến người Việt cũng chưa biết.
Hãy giữ luật mới là yêu nhau như Chúa yêu, để nhiều người được hưởng lòng Thương Xót của Chúa và gia nhập vào “Đạu Yêu Nhău”.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Vòng nguyệt quế tình yêu
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
12:47 23/04/2016
VÒNG NGUYỆT QUẾ TÌNH YÊU
(Cn 5 PS – Năm C 2016)
Đã mang thân phận con người, ai lại không muốn ít nhất một lần trong đời được tôn vinh, được đứng trên bục cao, được mọi người tung hô vạn tuế.
Cứ xem gương mặt của các vận động viên trong giây phút họ được trao tấm huy chương vàng, hay khi họ nhận chiếc cúp vô địch ! Ôi, hạnh phúc làm sao, vinh dự dường nào !
Mà cũng phải thôi. Đó chính là thành quả sau bao phấn đấu bằng mồ hôi nước mắt, bằng vất vả hy sinh…Vòng nguyệt quế đích thực xứng đáng được trao tặng cho những ai đã buớc qua những đoạn đường gian nan thử thách.
Chúa Nhật hôm nay, Tin Mừng Gioan dường như cũng muốn đưa chúng ta đi vào dự cảm của Đức Kitô về cái “vòng nguyệt quế” mà Ngài sắp được Chúa Cha ban tặng, sau khi tên phản đồ Giuđa vừa bước ra khỏi bàn tiệc : “Giờ đây Con Người được tôn vinh…Thiên Chúa sắp tôn vinh Người” !
Thì ra, cái “vòng nguyệt quế” được Chúa Cha tôn vinh, cái phút giây vinh quang chiến thắng mà Đức Kitô dự cảm ở đây không gì khác là vòng gai Ngài sắp đội trên đầu, và bục thập giá Ngài sắp được nâng lên ! Hèn chi, cũng ngay chính trong trình thuật của Thánh Gioan, Đức Kitô quyết định lựa chọn cái phút giây không ai ngờ, phút giây Ngài bị hành hạ tơi bời đập nát để đăng quang, chấp chính làm Vua Cứu Thế, làm Hoàng đế Tối cao của vũ hoàn :
Philatô mới nói với Ngài : “Vậy ông là vua sao ?”. Đức Giêsu đáp : “Ông nói đó : Tôi là Vua ! Chính vì lẽ nầy mà tôi đã sinh ra…” (Ga 18, 37).
Và nếu có ai tự hỏi : Tại sao Thiên Chúa lại tôn vinh Con Một của Ngài trong cái điều kiện “cắt cớ” như thế, thì hãy đọc lại lời giải đáp đầy thi vị và hoàn chỉnh của thư Do Thái qua mấy dòng sau :
Khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói : Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bây giờ con mới thưa : Lạy Thiên Chúa, nầy con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con. (Dt 10, 5-6)
Chính vì thế, với bước chân ra đi vào bóng tối của Giuđa, cũng là lúc con đường thập giá đã mở ra cho Đức Kitô, để từ nơi loang máu và ngập tràn khổ nhục sắp đến đó, Ngài hoàn tất Thánh Ý Cha ; và như thế, đó chính là phút giây “Con người được tôn vinh và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người”.
Và như thế, cái “vòng nguyệt quế” mà Đức Kitô nhận được từ Chúa Cha để tôn vinh Ngài lại chính là “vòng nguyệt quế tình yêu”, một tình yêu trọn hảo vì đã “hy sinh tính mạng cho người mình yêu” (Ga 15,13).
Phải chăng, cũng chính từ ý nghĩa nầy mà tiếp theo những tuyên bố về sự tôn vinh, Đức Kitô đã trao một giới răn mới : “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau….yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).
Chúng ta biết rằng, tất cả những lời tuyên đố đặc biệt và thâm tình của Thầy Chí Thánh với “cộng đoàn bé nhỏ Tông Đồ” đã xảy ra sau hành vi Rửa Chân và Nghi thức Thánh Thể, những dấu chỉ cao cả, sâu xa và loại biệt nhất của tình yêu.
Thì ra, con đường và sự lựa chọn của Thiên Chúa là như thế và mãi mãi sẽ vẫn là như thế.
Vâng, chúng ta có thể tôn vinh Chúa bằng những ngôi thánh đường nguy nga đồ sộ, bằng những công trình mục vụ hoành tráng, bằng những sinh hoạt truyền giáo hấp dẫn thu hút cả triệu người….Nhưng hãy coi chừng, như Thánh Phaolô đã khẳng định : “…không có đức mến, thì chẳng có ích gì.” (Bài ca đức mến : 1 Cr 13,1-13) ; hay như phát biểu của chị Chiara Lubich : “Những chiến tích lừng danh mà thiếu tình yêu thì chỉ còn là mây khói”.
Trong một thế giới mà hằng ngày có biết bao con người đang gánh chịu những đau thương, chết chóc, tan nát, đập vùi vì đủ loại nguyên nhân, người Kitô hữu được gọi mời sống giới răn mới : yêu thương nhau như Chúa, hãy trở nên chứng nhân cho tình yêu.
Bởi vì, chỉ có những ai mang con tim của chính Đức Kitô để yêu như Ngài, mới có khả năng dấn thân cho công cuộc truyền giáo và mang lại hoa quả (như sách Công Vụ Tông đồ đã minh chứng qua hai nhân vật Phaolô và Banaba – Bđ 1) ; và cũng chỉ có Tình Yêu của Đức Kitô mới là sức mạnh và con đường duy nhất để xây dựng một thế giới mới, một “trời mới đất mới”, nơi “chẳng còn sự chết, chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ” (Bđ 2 - Kh 21,4).
(Cn 5 PS – Năm C 2016)
Đã mang thân phận con người, ai lại không muốn ít nhất một lần trong đời được tôn vinh, được đứng trên bục cao, được mọi người tung hô vạn tuế.
Cứ xem gương mặt của các vận động viên trong giây phút họ được trao tấm huy chương vàng, hay khi họ nhận chiếc cúp vô địch ! Ôi, hạnh phúc làm sao, vinh dự dường nào !
Mà cũng phải thôi. Đó chính là thành quả sau bao phấn đấu bằng mồ hôi nước mắt, bằng vất vả hy sinh…Vòng nguyệt quế đích thực xứng đáng được trao tặng cho những ai đã buớc qua những đoạn đường gian nan thử thách.
Chúa Nhật hôm nay, Tin Mừng Gioan dường như cũng muốn đưa chúng ta đi vào dự cảm của Đức Kitô về cái “vòng nguyệt quế” mà Ngài sắp được Chúa Cha ban tặng, sau khi tên phản đồ Giuđa vừa bước ra khỏi bàn tiệc : “Giờ đây Con Người được tôn vinh…Thiên Chúa sắp tôn vinh Người” !
Thì ra, cái “vòng nguyệt quế” được Chúa Cha tôn vinh, cái phút giây vinh quang chiến thắng mà Đức Kitô dự cảm ở đây không gì khác là vòng gai Ngài sắp đội trên đầu, và bục thập giá Ngài sắp được nâng lên ! Hèn chi, cũng ngay chính trong trình thuật của Thánh Gioan, Đức Kitô quyết định lựa chọn cái phút giây không ai ngờ, phút giây Ngài bị hành hạ tơi bời đập nát để đăng quang, chấp chính làm Vua Cứu Thế, làm Hoàng đế Tối cao của vũ hoàn :
Philatô mới nói với Ngài : “Vậy ông là vua sao ?”. Đức Giêsu đáp : “Ông nói đó : Tôi là Vua ! Chính vì lẽ nầy mà tôi đã sinh ra…” (Ga 18, 37).
Và nếu có ai tự hỏi : Tại sao Thiên Chúa lại tôn vinh Con Một của Ngài trong cái điều kiện “cắt cớ” như thế, thì hãy đọc lại lời giải đáp đầy thi vị và hoàn chỉnh của thư Do Thái qua mấy dòng sau :
Khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói : Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bây giờ con mới thưa : Lạy Thiên Chúa, nầy con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con. (Dt 10, 5-6)
Chính vì thế, với bước chân ra đi vào bóng tối của Giuđa, cũng là lúc con đường thập giá đã mở ra cho Đức Kitô, để từ nơi loang máu và ngập tràn khổ nhục sắp đến đó, Ngài hoàn tất Thánh Ý Cha ; và như thế, đó chính là phút giây “Con người được tôn vinh và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người”.
Và như thế, cái “vòng nguyệt quế” mà Đức Kitô nhận được từ Chúa Cha để tôn vinh Ngài lại chính là “vòng nguyệt quế tình yêu”, một tình yêu trọn hảo vì đã “hy sinh tính mạng cho người mình yêu” (Ga 15,13).
Phải chăng, cũng chính từ ý nghĩa nầy mà tiếp theo những tuyên bố về sự tôn vinh, Đức Kitô đã trao một giới răn mới : “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau….yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).
Chúng ta biết rằng, tất cả những lời tuyên đố đặc biệt và thâm tình của Thầy Chí Thánh với “cộng đoàn bé nhỏ Tông Đồ” đã xảy ra sau hành vi Rửa Chân và Nghi thức Thánh Thể, những dấu chỉ cao cả, sâu xa và loại biệt nhất của tình yêu.
Thì ra, con đường và sự lựa chọn của Thiên Chúa là như thế và mãi mãi sẽ vẫn là như thế.
Vâng, chúng ta có thể tôn vinh Chúa bằng những ngôi thánh đường nguy nga đồ sộ, bằng những công trình mục vụ hoành tráng, bằng những sinh hoạt truyền giáo hấp dẫn thu hút cả triệu người….Nhưng hãy coi chừng, như Thánh Phaolô đã khẳng định : “…không có đức mến, thì chẳng có ích gì.” (Bài ca đức mến : 1 Cr 13,1-13) ; hay như phát biểu của chị Chiara Lubich : “Những chiến tích lừng danh mà thiếu tình yêu thì chỉ còn là mây khói”.
Trong một thế giới mà hằng ngày có biết bao con người đang gánh chịu những đau thương, chết chóc, tan nát, đập vùi vì đủ loại nguyên nhân, người Kitô hữu được gọi mời sống giới răn mới : yêu thương nhau như Chúa, hãy trở nên chứng nhân cho tình yêu.
Bởi vì, chỉ có những ai mang con tim của chính Đức Kitô để yêu như Ngài, mới có khả năng dấn thân cho công cuộc truyền giáo và mang lại hoa quả (như sách Công Vụ Tông đồ đã minh chứng qua hai nhân vật Phaolô và Banaba – Bđ 1) ; và cũng chỉ có Tình Yêu của Đức Kitô mới là sức mạnh và con đường duy nhất để xây dựng một thế giới mới, một “trời mới đất mới”, nơi “chẳng còn sự chết, chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ” (Bđ 2 - Kh 21,4).
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngồi ghế nhựa giải tội cho giới trẻ
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
16:15 23/04/2016
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngồi ghế nhựa giải tội cho giới trẻ
Vào sáng thứ bẩy, 23.4.2016 Đức Giáo Hoàng Phanxicô làm cho mọi người ngạc nhiên khi ngài ngồi ghế nhựa ngay giữa quảng trường Thánh Phêrô để giải tội cho 16 giới trẻ trong thời gian hơn một giờ đồng hồ.
Những hình ảnh này làm cho giới truyền thông thích thú ghi lại và đưa tin, nhất là cho hàng ngàn giới trẻ thế giới đang tuôn đổ về Rôma vào cuối tuần này để cùng nhau mừng „Năm Thánh của Giới Trẻ“ do ĐGH Phanxicô mời gọi. Ước lượng có khoảng 70 ngàn giới trẻ thế giới tuổi từ 13 đến 16 bước qua cửa Thánh của Đền Thánh Phêrô và sẽ dâng thánh lễ với ĐGH vào sáng Chúa Nhật, 24.4.2016. Họ bắt đầu những bước hành hương từ đài Tỗng Lãnh Thiên Thần băng qua một chiếc Lều Thương Xót màu trắng ghi chữ "Misericordiae - Sự Thương Xót" và sau đó tiến dọc theo „Đại Lộ Hòa Giải - Via della Conciliazione“ để bước vào quảng trường Thánh Phêrô.
Quãng đường hành hương ngắn này được dừng lại tại các trạm cầu nguyện. Trạm cuối cùng là các tòa giải tội gồm hai ghế ngồi bằng nhựa được đặt giữa các hàng cột của quảng trường Thánh Phêrô với 150 linh mục. Điều làm cho các bạn trẻ ngạc nhiên: một trong các linh mục ngồi tòa giải tội là chính ĐGH Phanxicô. Ngài đã giải tội cho 16 bạn trẻ. Sau khi lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải các bạn trẻ bước vào đền thờ Thánh Phêrô bằng Cửa Thánh nằm bên phải đền thờ.
Vào buổi tối thứ bẩy các bạn trẻ gặp gỡ tại sân vận động Olympia với buổi hòa nhạc, có cả người đoạt giải cuộc thi tài năng Italia Francesca Michielin trình diễn. Trước khi xuất hiện ca sĩ Francesca Michelin đã có một ảnh tự chụp với Đức Giáo Hoàng. "Cha sẽ luôn luôn ở trong trái tim con! Cảm ơn ĐGH Phanxicô!", ca sĩ Michielin đã viết trên Instagram.
Cao điểm nổi bật của cuộc hành hương „Năm Thánh của Giới Trẻ“ là thánh lễ Chúa Nhật với Đức Giáo Hoàng tại quảng trường Thánh Phêrô.
Trên tài khoản Twitter của ĐGH @Pontifex, ĐGH Phanxicô khuyến khích những người trẻ giữ vững niềm tin của họ. Đoạn văn được ghi trong tweet: "Những người bạn trẻ nam nữ thân mến, tên của các con đã được ghi trên trời, trong trái tim thương xót của Chúa Cha. Các con hãy can đảm, hãy bơi ngược dòng!"
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Vào sáng thứ bẩy, 23.4.2016 Đức Giáo Hoàng Phanxicô làm cho mọi người ngạc nhiên khi ngài ngồi ghế nhựa ngay giữa quảng trường Thánh Phêrô để giải tội cho 16 giới trẻ trong thời gian hơn một giờ đồng hồ.
Quãng đường hành hương ngắn này được dừng lại tại các trạm cầu nguyện. Trạm cuối cùng là các tòa giải tội gồm hai ghế ngồi bằng nhựa được đặt giữa các hàng cột của quảng trường Thánh Phêrô với 150 linh mục. Điều làm cho các bạn trẻ ngạc nhiên: một trong các linh mục ngồi tòa giải tội là chính ĐGH Phanxicô. Ngài đã giải tội cho 16 bạn trẻ. Sau khi lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải các bạn trẻ bước vào đền thờ Thánh Phêrô bằng Cửa Thánh nằm bên phải đền thờ.
Cao điểm nổi bật của cuộc hành hương „Năm Thánh của Giới Trẻ“ là thánh lễ Chúa Nhật với Đức Giáo Hoàng tại quảng trường Thánh Phêrô.
Trên tài khoản Twitter của ĐGH @Pontifex, ĐGH Phanxicô khuyến khích những người trẻ giữ vững niềm tin của họ. Đoạn văn được ghi trong tweet: "Những người bạn trẻ nam nữ thân mến, tên của các con đã được ghi trên trời, trong trái tim thương xót của Chúa Cha. Các con hãy can đảm, hãy bơi ngược dòng!"
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Top Stories
Chine: Vers un renouveau architectural au sein du christianisme en Chine ?
Eglises d'Asie
08:02 23/04/2016
Un exemple intéressant de l’élan créatif actuellement à l’œuvre au sein de différentes communautés chrétiennes en Chine peut être fourni par le travail du cabinet d’architecture INUCE, un cabinet européen qui a ouvert une branche chinoise il y a quatre ans, laquelle a été dirigée par un jeune architecte allemand, Dirk U. Moench.
L’histoire commence quand les « Deux comités » (lianghui: le Mouvement patriotique des trois autonomies et le Conseil chrétien de Chine – les deux instances chapeautant le protestantisme « officiel ») de la province du Fujian commandent à INUCE les plans d’un temple protestant pour un nouveau quartier moderne de la périphérie de Fuzhou, capitale de cette riche province côtière. Le cabinet reçoit carte blanche sur ce projet, les seules contraintes étant la forme du terrain alloué, lui-même longé par un cours d’eau.
Peu de temps après, INUCE est contacté par deux Eglises protestantes des environs. La première est la plus grosse Eglise de Fuzhou, l’Eglise de Huaxiang, une communauté comptant plus de 20 000 fidèles qui se trouve de plus en plus à l’étroit dans le bâtiment construit par des missionnaires méthodistes américains au début du
Aller au-delà d'une architecture pastiche du néo-gothique
Pour répondre à ces besoins, INUCE propose le projet d’une église aux angles arrondis respectant les proportions de l’église historique, qui n’est pas détruite mais intégrée au nouvel ensemble (cf. photo ci-dessus). En alliant modernité du style et héritage historique, le cabinet d’architecture vise à panser les plaies d’une ville relativement défigurée par des décennies d’urbanisme sauvage, pour y adoucir l’environnement visuel et offrir un nouveau rapport à l’espace urbain. De l’amphithéâtre situé sur les toits en pente de la nouvelle église, passants, touristes et chrétiens pourront venir profiter d’une vue unique sur la mer de toits du quartier historique. Ce projet équivalent à de plus de 10 millions d’euros est entièrement financé par la communauté chrétienne et devrait être inauguré d’ici janvier 2017.
La deuxième Eglise protestante qui a passé commande au cabinet INUCE se trouve dans une ville côtière du nord du Fujian, Luoyuan. Cette communauté souhaite bâtir une nouvelle église moderne face à l’immense quartier résidentiel de luxe que la municipalité vient d’inaugurer. Les chrétiens du lieu, des gens relativement modestes mais accompagnés par des pasteurs entreprenants, souhaitent offrir un lieu adapté aux jeunes familles aisées qui s’installent actuellement dans les milliers d’appartement des tours flambant neuves. Le cabinet d’architecture a donc là aussi conçu une église qui s’adapte aux contraintes du terrain alloué, tout en s’inspirant de quelques éléments d’architecture traditionnelle pour créer un édifice original et moderne. Comme dans le centre-ville de Fuzhou, il ne s’agit pas simplement de bâtir une grande salle de culte, mais de combiner dans un même espace des fonctions très variées.
Cette église tout en rondeur doit à la fois permettre le culte du dimanche pour des milliers de fidèles, mais aussi offrir des salles de réunion, des lieux de détentes pour les jeunes, une cafétéria, des bureaux pour les pasteurs et animateurs, etc. Pour les protestants chinois d’aujourd’hui, l’église, bien plus qu’un espace sacré, se doit d’être aussi un lieu communautaire, un lieu de vie pour chaque jour de la semaine. Les pasteurs ont donc beaucoup insisté sur la finalité multifonctionnelle du bâtiment, laissant le soin à Dirk Moench de puiser dans ses propres convictions de luthérien allemand pour assurer l’apport théologique et esthétique. La construction de cette église est là aussi très avancée, l’inauguration étant prévue début 2017.
Au-delà de ces deux cas précis, le cabinet a reçu diverses autres commandes dans la région (mémorial dans le village du premier évêque anglican de Chine, chapelle, etc.), et plusieurs Eglises d’autres provinces de Chine sont entrées en contact avec l’équipe.
A en juger par ce type d’initiatives, on peut souligner que les chrétiens chinois aspirent désormais à construire autre chose que des églises néo-gothiques cubiques à la faible qualité architecturale et relativement peu fonctionnelles. La copie mécanique de ce modèle semble avoir fait son temps. De nombreuses communautés protestantes atteignent désormais un niveau de maturité ecclésiale, de souci théologique et de capacité financière qui leur permet d’envisager autrement leur manière de se rendre présent dans les nouveaux espaces urbains chinois. Dans une Chine qui a été entièrement reconstruite ces trente dernières années et qui s’est considérablement enrichie, ces communautés estiment qu’il est désormais temps de donner un nouveau visage architectural au christianisme local, un visage qui ne soit ni la simple copie pastiche d’une Chine éternelle fantasmée, ni la continuation grossière d’un récent passé rustique et clandestin, mais un visage reflétant l’audace d’aujourd’hui, l’élégance moderne et l’arrondi propre à l’expression chinoise. Si cette tendance semble plus aboutie au sein du protestantisme, les catholiques ne sont pas en reste et des constructions contemporaines en témoignent au Hebei ainsi que dans les provinces du Zhejiang et du Fujian.
et ci-dessous le texte de présentation du projet rédigé par le cabinet d’architecture INUCE
FUZHOU JINSHAN CHURCH
With many Christians in China being converted to the religion as adults, the ceremony of baptism plays a dominant role for local communities. The design for Fuzhou’s new mother church begins therefore with a monumental baptismal font positioned in the very center of the church, below a monumental cross suspended from a sky well. The seating areas on 3 floors are organized concentrically around the cross, emphasizing the Christians’ equality before God. The churches’ facade is wrapped around its core resembling ancient parchment scrolls, and further shaped in order to evoke a traditional church silhouette.
(Source: Eglises d'Asie, le 20 avril 2016)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gx Tam Tòa : Thánh lễ đặt viên đá góc xây dựng thánh đường mới
GP Vinh
08:14 23/04/2016
VINH 21.04.2016 - Hôm nay quả là một ngày đại hạnh - đại hoan - đại phúc cho cộng đoàn giáo xứ Tam Tòa, khi mà ngôi thánh đường mới của giáo xứ chính thức được khởi công xây dựng, sau non nửa thế kỷ ngôi nhà thờ cũ đã bị đánh phá tan hoang. Sự kiện trọng đại này đánh dấu bước ngoặt lớn lao trong lịch sử hào hùng của một giáo xứ đã trải qua gần 4 thế kỷ luôn “bước đi trong sự bách hại của thế gian và trong sự an ủi của Thiên Chúa”.
Sáng ngày 21/4/2016, trên mảnh đất kiên hùng Tam Tòa đã diễn ra thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ giáo xứ. Hiện diện trong thánh lễ có Đức TGM Leopoldo Girelli - đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức Giám Mục Phaolô – chủ chăn giáo phận, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh – Giám mục giáo phận Nha Trang, một người con của giáo xứ Tam Tòa và Đức Giám Mục phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên. Đồng tế trong Thánh lễ còn có đông đảo Quý cha trong và ngoài giáo phận, Quý chủng sinh, Quý tu sĩ nam nữ, Quý khách và khoảng 5000 bà con giáo dân.
Trở về quá khứ…
Tam Tòa là mảnh đất mà hạt giống Đức tin đã được gieo vãi khá sớm so với các vùng khác thuộc tỉnh Quảng Bình. Nơi đây đã in đậm dấu chân của các nhà truyền giáo. Khoảng đầu thế kỷ 17, những hạt giống Tin Mừng đầu tiên được ươm mầm và nảy lộc nơi vùng đất này, rồi rất nhanh sau đó, một xứ đạo dần được hình thành vào khoảng năm 1631 với tên gọi là xứ đạo Ðông Hải, hay còn gọi là Họ Lũy. Đến khoảng năm 1774, sau khi lực lượng chúa Trịnh chiếm được Ðàng Trong và san bình địa nơi thường được gọi là “Lũy Thầy”, nhà thờ này được chuyển về khu vực Cầu Ngắn, nay thuộc phường Phú Hải, và được gọi là giáo xứ Sáo Bùn. Đến năm 1886, Sáo Bùn có khoảng 200 nóc nhà với khoảng 1200 giáo hữu. Cũng trong năm này, giáo xứ bị nhóm Văn Thân đột kích, vì thế sau đó giáo dân phải chuyển về Đồng Hới lánh nạn, dựng nhà thờ bên bờ sông Nhật Lệ và lập thành giáo xứ với tên gọi mới Tam Tòa. Đây chính là nơi hiện nay còn ngọn tháp nhà thờ Tam Tòa cũ.
Từ năm 1850 đến năm 2006, giáo xứ Tam Tòa thuộc Tổng giáo phận Huế. Sau đó, cùng với các giáo xứ khác thuộc vùng nam Quảng Bình, Tam Tòa được chuyển giao về với giáo phận Vinh ngày 15/5/2006. Với vị trí và vai trò lịch sử của mình, Tam Tòa là nơi chứng kiến biết bao đau thương nhưng đầy phúc ân, bởi những giọt máu đào của các thánh tử đạo đổ ra. Qua thời nhà Nguyễn cấm Đạo, tại Đồng Hới, quan quân đã chọn một địa điểm không xa họ Sáo Bùn để dựng pháp trường xử các vị tử đạo. Dưới thời Minh Mạng, ngày 28/11/1838, quân lính đã xử Đức Cha Cao (Borie), cha Vincente Điểm và cha Phêrô Khoa, ba vị thuộc giáo phận Vinh. Ngày 10/7/1840, nơi đây là pháp trường đã xử ông Antôn Quỳnh Năm và thầy Tự. Dưới triều Tự Đức, ngày 26/5/1861, tại pháp trường này cũng đã xử hai vị tử đạo là cha Gioan Đoàn Trinh Hoan và ông trùm họ Matthêô Nguyễn Văn Phượng. Về sau, tại đây giáo dân đã xây một tượng đài kỷ niệm để kính nhớ 7 vị tử đạo, tuy nhiên qua thời gian và biến động của thời cuộc, tượng đài kỷ niệm đã mất và địa điểm pháp trường hiện nay vẫn khó xác định.
Sau hiệp định Genève năm 1954, giáo dân Tam Tòa phải di cư và chuyển đến những vùng đất mới sinh sống, số giáo dân còn lại quá ít ỏi. Khó khăn chồng chất trong thời kỳ mưa bom bão đạn và hoàn cảnh lịch sử đầy tang tóc đã biến một giáo xứ vốn lớn mạnh, đông đúc và phồn thịnh trở nên hoang tàn.
Nhà thờ Tam Tòa lần đầu tiên được xây dựng năm 1887, và đến năm 1940 được tái thiết khang trang và hoàn chỉnh hơn. Năm 1965, nhà thờ Tam Tòa bị máy bay Mỹ oanh kích, đổ nát, chỉ còn phần tháp và được duy trì trong tình trạng này cho đến ngày nay. Hơn nửa thế kỷ qua, ngôi nhà thờ bị phá tan hoang, tiếng chuông chẳng còn ngân vang, lời kinh sớm hôm dường như chỉ còn âm thầm trong niềm đợi trông mòn mỏi của bao tâm hồn những người con Tam Tòa. Tái thiết nhà thờ và giáo xứ Tam Tòa mà cha ông đã dày công xây dựng là ước mong cháy bỏng của không chỉ gần 1.000 giáo dân Tam Tòa mà còn là của hơn 530.000 con tim giáo phận Vinh.
Ngày nay, đi qua vùng đất Tam Tòa (Đồng Hới) vốn một thời sầm uất, đông đúc, chúng ta chỉ còn nhìn thấy một ngọn tháp nhà thờ nằm ở tả ngạn dòng Nhật Lệ thơ mộng, đã bị đạn bom và thời gian tàn phá nặng nề. Tuy nhiên, đó lại là chứng tích cho chúng ta biết rằng, tại chốn này đã từng có một xứ đạo Tam Tòa thịnh vượng một thời.
Ngày 26/03/1997, UBND tỉnh Quảng Bình tự động ra quyết định đưa nhà thờ Tam Tòa vào danh mục di tích lịch sử như một chứng tích tội ác chiến tranh, mà không thông qua ý kiến của chủ sở hữu là Tổng giáo phận Huế lúc bấy giờ cũng như của bà con giáo dân giáo xứ Tam Tòa. Ðến ngày 15/05/2006, Tổng giáo phận Huế chuyển giáo hạt Nam Quảng Bình cho giáo phận Vinh, trong đó có giáo xứ Tam Tòa. Đã nhiều lần Tòa Giám mục giáo phận Vinh và bà con giáo dân yêu cầu Chính quyền tỉnh Quảng Bình trao trả lại nhà thờ Tam Tòa nhưng không được chấp thuận. Mọi sinh hoạt tôn giáo trước đây đều phải nhờ nhà của ông Trần Công Lý tại đường Nguyễn Du, cách nền nhà thờ Tam Tòa khoảng 100m về phía tây bắc. Sau nhiều cuộc bàn thảo, Chính quyền Quảng Bình đã chấp thuận cấp cho giáo xứ Tam Tòa một khu đất khác cách nhà thờ cũ khoảng 2,5km về hướng tây nam với diện tích là 6000m2, nằm cạnh đường Thống Nhất, phường Nam Lý, Tp. Đồng Hới, dùng để xây dựng nhà thờ mới.
… hướng đến tương lai
Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Tam Tòa mới được diễn ra lúc 8h30, với sự chủ tế của Đức Cha Phaolô, GM giáo phận Vinh cùng sự đồng tế của Đức TGM Leopoldo Girelli - đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam, quý Đức Cha và quý cha hiện diện.
Sau khi đã được cấp đất, cha Quản xứ Phêrô Trần Văn Thành đã cùng gần 1000 bà con giáo dân Tam Tòa đã gấp rút chuẩn bị mặt bằng khu đất để xây dựng nhà thờ mới. Và đến hôm nay, sau non nửa thế kỷ mong đợi, giáo dân Tam Tòa cùng với cha Quản xứ Phêrô đã chính thức bắt tay vào việc xây dựng ngôi nhà thờ mới, với chiều dài 43m, chiều rộng 16m và tháp đôi cao 35m. Nhà thờ được thiết kế theo lối kiến trúc Gothic, gồm 2 tầng: Tầng trên làm nơi thờ phượng, còn tầng dưới phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng của giáo xứ.
Giảng trong thánh lễ, ĐGM Phaolô đã nhắc đến vai trò của tiếng chuông trong đời sống tâm linh và văn hóa người Việt. Ngài nói: “Không những tiếng chuông đã trở nên nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, nhưng rộng hơn còn in sâu vào tâm thức, đời sống tâm linh và văn hóa người Việt. Tiếng chuông phá những cô đơn, đem vào thâm sâu lòng người những hy vọng, tình thương và lý tưởng. Tiếng chuông là tiếng gọi của lương tâm, của thế giới linh thiêng. Nó có sức mạnh thức tỉnh lòng người đang còn nặng tham, sân, si, oán hờn và thù hận. Gieo vào lòng người lời mời gọi hướng thiện, vươn vao và thanh thoát”. Từ vai trò của tiếng chuông đó, Đức Cha đã nhắc đến thành phố Đồng Hới đã lâu rồi vắng những tiếng chuông, và ngài mong ước: “Được hân hạnh đứng tại mảnh đất Đồng Hới này, tôi vui mừng khi vào một ngày không xa trong tương lai, nơi đây sẽ mọc lên một ngôi nhà thờ mang tên Tam Tòa. Và từ ngôi nhà thờ đó, tiếng chuông trầm bổng lại được ngân lên. Đóng góp thêm cho Đồng Hới nét đẹp tâm linh và văn hóa”. Đức Cha cũng không quên nhắc nhở cộng đoàn Tam Tòa về sứ mạng loan báo Tin Mừng: “Song song với việc xây dựng ngôi thánh đường bằng vật chất này, chúng ta cũng xây dựng đời sống Đạo và con người Tam Tòa ngày càng tốt hơn. Từ đó, mỗi người sẽ ra đi làm chứng cho Lòng Thương Xót của Chúa và loan báo Tin Mừng. Như thi sĩ Hàn Mặc Tử, một người con của Tam Tòa, trong bài thơ ‘Nguồn Thơm’ đã viết: “Đây thi sĩ của đạo quân Thánh Giá / Nửa đêm nay vùng dậy để tung hô / Để sớt cho cả xuân, xuân thiên hạ / Hương mến yêu là lộc của lời thơ”.
Cuối thánh lễ, Đức TGM Leopoldo Girelli, đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam cũng đã bày tỏ đôi tâm tình với cộng đoàn: “Xin chào quý ông bà anh chị em! Tôi vui mừng khi được diện diện nơi đây! Tôi xin chuyển tới quý ông bà anh chị em phúc lành của Đức Thánh Cha Phanxicô. Cách đây 4 năm, tôi đã đến đây, thăm ngôi nhà thờ cũ chỉ còn tháp chuông - chứng tích về một xứ Đạo lớn mạnh và giàu truyền thống nơi đây. Hôm nay, tôi lại được trở lại đây để cùng với tất cả mọi người cử hành thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ mới – dấu mốc khơi niềm hy vọng phát triển cho giáo xứ trong tương lai. Nơi đây thật đặc biệt với chặng đường lịch sử đặc biệt và những con người đặc biệt. Cầu chúc quý ông bà anh chị em luôn biết hiệp nhất với cha quản xứ Phêrô để xây dựng cộng đoàn này ngày càng thịnh vượng.”
Nổi bật lên giữa đoàn con xa quê hôm nay trở về với đất mẹ Tam Tòa là Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục giáo phận Nha Trang. Là một người con của Tam Tòa, ngài cũng đã có những tâm tình trong dịp đặc biệt này: “… Tôi muốn nói lên từ con tim sâu thẳm: Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Alleluia. Hôm nay, tôi về đây trong tư cách là một người con của giáo xứ Tam Tòa yêu dấu. Tuy xa quê, nhưng lòng tôi vẫn luôn hướng về nơi đây, nơi đã đưa tôi vào đời. Tôi luôn ước mong, một ngày nào đó thật gần, ngôi nhà thờ này sẽ chóng được hoàn thành. Đó như là dấu chỉ của Lòng Thương Xót của Chúa và của hạt giống Tin Mừng trên phần đất này”. Đó chắc chắn cũng là tiếng nói của muôn con tim Tam Tòa đang phải tha hương đâu đó trên mặt đất này.
Sau non nửa thế kỳ mòn mỏi chờ mong, sự kiện ngày hôm nay như nguồn nước mát làm xua tan cái khát tâm linh nơi những người con Tam Tòa. Hy vọng một ngày không xa, ngôi thánh đường mới sẽ mọc lên trên mảnh đất đầy nắng gió này hầu qui tụ những người con Tam Tòa đang tản mác khắp nơi về đoàn tụ cùng gia đình giáo xứ và vun đắp cho niềm tin mà họ đã từng kiên giữ qua bao năm tháng.
Nhưng để thực hiện được mong ước ấy, giáo xứ Tam Tòa hiện nay rất cần đến sự chung tay góp sức của tất cả mọi người con Tam Tòa đang sống trong nước cũng như hải ngoại, cũng như sự hi sinh giúp đỡ của các ân nhân xa gần, để một lần nữa tiếng chuông nhà thờ Tam Tòa lại được ngân vang trên mảnh đất kiên hùng này, góp phần xây dựng và lan tỏa các giá trị tâm linh và văn hóa cho thành phố Đồng Hới hôm nay và tương lai.
Trở về quá khứ…
Tam Tòa là mảnh đất mà hạt giống Đức tin đã được gieo vãi khá sớm so với các vùng khác thuộc tỉnh Quảng Bình. Nơi đây đã in đậm dấu chân của các nhà truyền giáo. Khoảng đầu thế kỷ 17, những hạt giống Tin Mừng đầu tiên được ươm mầm và nảy lộc nơi vùng đất này, rồi rất nhanh sau đó, một xứ đạo dần được hình thành vào khoảng năm 1631 với tên gọi là xứ đạo Ðông Hải, hay còn gọi là Họ Lũy. Đến khoảng năm 1774, sau khi lực lượng chúa Trịnh chiếm được Ðàng Trong và san bình địa nơi thường được gọi là “Lũy Thầy”, nhà thờ này được chuyển về khu vực Cầu Ngắn, nay thuộc phường Phú Hải, và được gọi là giáo xứ Sáo Bùn. Đến năm 1886, Sáo Bùn có khoảng 200 nóc nhà với khoảng 1200 giáo hữu. Cũng trong năm này, giáo xứ bị nhóm Văn Thân đột kích, vì thế sau đó giáo dân phải chuyển về Đồng Hới lánh nạn, dựng nhà thờ bên bờ sông Nhật Lệ và lập thành giáo xứ với tên gọi mới Tam Tòa. Đây chính là nơi hiện nay còn ngọn tháp nhà thờ Tam Tòa cũ.
Từ năm 1850 đến năm 2006, giáo xứ Tam Tòa thuộc Tổng giáo phận Huế. Sau đó, cùng với các giáo xứ khác thuộc vùng nam Quảng Bình, Tam Tòa được chuyển giao về với giáo phận Vinh ngày 15/5/2006. Với vị trí và vai trò lịch sử của mình, Tam Tòa là nơi chứng kiến biết bao đau thương nhưng đầy phúc ân, bởi những giọt máu đào của các thánh tử đạo đổ ra. Qua thời nhà Nguyễn cấm Đạo, tại Đồng Hới, quan quân đã chọn một địa điểm không xa họ Sáo Bùn để dựng pháp trường xử các vị tử đạo. Dưới thời Minh Mạng, ngày 28/11/1838, quân lính đã xử Đức Cha Cao (Borie), cha Vincente Điểm và cha Phêrô Khoa, ba vị thuộc giáo phận Vinh. Ngày 10/7/1840, nơi đây là pháp trường đã xử ông Antôn Quỳnh Năm và thầy Tự. Dưới triều Tự Đức, ngày 26/5/1861, tại pháp trường này cũng đã xử hai vị tử đạo là cha Gioan Đoàn Trinh Hoan và ông trùm họ Matthêô Nguyễn Văn Phượng. Về sau, tại đây giáo dân đã xây một tượng đài kỷ niệm để kính nhớ 7 vị tử đạo, tuy nhiên qua thời gian và biến động của thời cuộc, tượng đài kỷ niệm đã mất và địa điểm pháp trường hiện nay vẫn khó xác định.
Sau hiệp định Genève năm 1954, giáo dân Tam Tòa phải di cư và chuyển đến những vùng đất mới sinh sống, số giáo dân còn lại quá ít ỏi. Khó khăn chồng chất trong thời kỳ mưa bom bão đạn và hoàn cảnh lịch sử đầy tang tóc đã biến một giáo xứ vốn lớn mạnh, đông đúc và phồn thịnh trở nên hoang tàn.
Nhà thờ Tam Tòa lần đầu tiên được xây dựng năm 1887, và đến năm 1940 được tái thiết khang trang và hoàn chỉnh hơn. Năm 1965, nhà thờ Tam Tòa bị máy bay Mỹ oanh kích, đổ nát, chỉ còn phần tháp và được duy trì trong tình trạng này cho đến ngày nay. Hơn nửa thế kỷ qua, ngôi nhà thờ bị phá tan hoang, tiếng chuông chẳng còn ngân vang, lời kinh sớm hôm dường như chỉ còn âm thầm trong niềm đợi trông mòn mỏi của bao tâm hồn những người con Tam Tòa. Tái thiết nhà thờ và giáo xứ Tam Tòa mà cha ông đã dày công xây dựng là ước mong cháy bỏng của không chỉ gần 1.000 giáo dân Tam Tòa mà còn là của hơn 530.000 con tim giáo phận Vinh.
Ngày nay, đi qua vùng đất Tam Tòa (Đồng Hới) vốn một thời sầm uất, đông đúc, chúng ta chỉ còn nhìn thấy một ngọn tháp nhà thờ nằm ở tả ngạn dòng Nhật Lệ thơ mộng, đã bị đạn bom và thời gian tàn phá nặng nề. Tuy nhiên, đó lại là chứng tích cho chúng ta biết rằng, tại chốn này đã từng có một xứ đạo Tam Tòa thịnh vượng một thời.
Ngày 26/03/1997, UBND tỉnh Quảng Bình tự động ra quyết định đưa nhà thờ Tam Tòa vào danh mục di tích lịch sử như một chứng tích tội ác chiến tranh, mà không thông qua ý kiến của chủ sở hữu là Tổng giáo phận Huế lúc bấy giờ cũng như của bà con giáo dân giáo xứ Tam Tòa. Ðến ngày 15/05/2006, Tổng giáo phận Huế chuyển giáo hạt Nam Quảng Bình cho giáo phận Vinh, trong đó có giáo xứ Tam Tòa. Đã nhiều lần Tòa Giám mục giáo phận Vinh và bà con giáo dân yêu cầu Chính quyền tỉnh Quảng Bình trao trả lại nhà thờ Tam Tòa nhưng không được chấp thuận. Mọi sinh hoạt tôn giáo trước đây đều phải nhờ nhà của ông Trần Công Lý tại đường Nguyễn Du, cách nền nhà thờ Tam Tòa khoảng 100m về phía tây bắc. Sau nhiều cuộc bàn thảo, Chính quyền Quảng Bình đã chấp thuận cấp cho giáo xứ Tam Tòa một khu đất khác cách nhà thờ cũ khoảng 2,5km về hướng tây nam với diện tích là 6000m2, nằm cạnh đường Thống Nhất, phường Nam Lý, Tp. Đồng Hới, dùng để xây dựng nhà thờ mới.
… hướng đến tương lai
Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Tam Tòa mới được diễn ra lúc 8h30, với sự chủ tế của Đức Cha Phaolô, GM giáo phận Vinh cùng sự đồng tế của Đức TGM Leopoldo Girelli - đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam, quý Đức Cha và quý cha hiện diện.
Sau khi đã được cấp đất, cha Quản xứ Phêrô Trần Văn Thành đã cùng gần 1000 bà con giáo dân Tam Tòa đã gấp rút chuẩn bị mặt bằng khu đất để xây dựng nhà thờ mới. Và đến hôm nay, sau non nửa thế kỷ mong đợi, giáo dân Tam Tòa cùng với cha Quản xứ Phêrô đã chính thức bắt tay vào việc xây dựng ngôi nhà thờ mới, với chiều dài 43m, chiều rộng 16m và tháp đôi cao 35m. Nhà thờ được thiết kế theo lối kiến trúc Gothic, gồm 2 tầng: Tầng trên làm nơi thờ phượng, còn tầng dưới phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng của giáo xứ.
Giảng trong thánh lễ, ĐGM Phaolô đã nhắc đến vai trò của tiếng chuông trong đời sống tâm linh và văn hóa người Việt. Ngài nói: “Không những tiếng chuông đã trở nên nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, nhưng rộng hơn còn in sâu vào tâm thức, đời sống tâm linh và văn hóa người Việt. Tiếng chuông phá những cô đơn, đem vào thâm sâu lòng người những hy vọng, tình thương và lý tưởng. Tiếng chuông là tiếng gọi của lương tâm, của thế giới linh thiêng. Nó có sức mạnh thức tỉnh lòng người đang còn nặng tham, sân, si, oán hờn và thù hận. Gieo vào lòng người lời mời gọi hướng thiện, vươn vao và thanh thoát”. Từ vai trò của tiếng chuông đó, Đức Cha đã nhắc đến thành phố Đồng Hới đã lâu rồi vắng những tiếng chuông, và ngài mong ước: “Được hân hạnh đứng tại mảnh đất Đồng Hới này, tôi vui mừng khi vào một ngày không xa trong tương lai, nơi đây sẽ mọc lên một ngôi nhà thờ mang tên Tam Tòa. Và từ ngôi nhà thờ đó, tiếng chuông trầm bổng lại được ngân lên. Đóng góp thêm cho Đồng Hới nét đẹp tâm linh và văn hóa”. Đức Cha cũng không quên nhắc nhở cộng đoàn Tam Tòa về sứ mạng loan báo Tin Mừng: “Song song với việc xây dựng ngôi thánh đường bằng vật chất này, chúng ta cũng xây dựng đời sống Đạo và con người Tam Tòa ngày càng tốt hơn. Từ đó, mỗi người sẽ ra đi làm chứng cho Lòng Thương Xót của Chúa và loan báo Tin Mừng. Như thi sĩ Hàn Mặc Tử, một người con của Tam Tòa, trong bài thơ ‘Nguồn Thơm’ đã viết: “Đây thi sĩ của đạo quân Thánh Giá / Nửa đêm nay vùng dậy để tung hô / Để sớt cho cả xuân, xuân thiên hạ / Hương mến yêu là lộc của lời thơ”.
Cuối thánh lễ, Đức TGM Leopoldo Girelli, đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam cũng đã bày tỏ đôi tâm tình với cộng đoàn: “Xin chào quý ông bà anh chị em! Tôi vui mừng khi được diện diện nơi đây! Tôi xin chuyển tới quý ông bà anh chị em phúc lành của Đức Thánh Cha Phanxicô. Cách đây 4 năm, tôi đã đến đây, thăm ngôi nhà thờ cũ chỉ còn tháp chuông - chứng tích về một xứ Đạo lớn mạnh và giàu truyền thống nơi đây. Hôm nay, tôi lại được trở lại đây để cùng với tất cả mọi người cử hành thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ mới – dấu mốc khơi niềm hy vọng phát triển cho giáo xứ trong tương lai. Nơi đây thật đặc biệt với chặng đường lịch sử đặc biệt và những con người đặc biệt. Cầu chúc quý ông bà anh chị em luôn biết hiệp nhất với cha quản xứ Phêrô để xây dựng cộng đoàn này ngày càng thịnh vượng.”
Nổi bật lên giữa đoàn con xa quê hôm nay trở về với đất mẹ Tam Tòa là Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục giáo phận Nha Trang. Là một người con của Tam Tòa, ngài cũng đã có những tâm tình trong dịp đặc biệt này: “… Tôi muốn nói lên từ con tim sâu thẳm: Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Alleluia. Hôm nay, tôi về đây trong tư cách là một người con của giáo xứ Tam Tòa yêu dấu. Tuy xa quê, nhưng lòng tôi vẫn luôn hướng về nơi đây, nơi đã đưa tôi vào đời. Tôi luôn ước mong, một ngày nào đó thật gần, ngôi nhà thờ này sẽ chóng được hoàn thành. Đó như là dấu chỉ của Lòng Thương Xót của Chúa và của hạt giống Tin Mừng trên phần đất này”. Đó chắc chắn cũng là tiếng nói của muôn con tim Tam Tòa đang phải tha hương đâu đó trên mặt đất này.
Sau non nửa thế kỳ mòn mỏi chờ mong, sự kiện ngày hôm nay như nguồn nước mát làm xua tan cái khát tâm linh nơi những người con Tam Tòa. Hy vọng một ngày không xa, ngôi thánh đường mới sẽ mọc lên trên mảnh đất đầy nắng gió này hầu qui tụ những người con Tam Tòa đang tản mác khắp nơi về đoàn tụ cùng gia đình giáo xứ và vun đắp cho niềm tin mà họ đã từng kiên giữ qua bao năm tháng.
Nhưng để thực hiện được mong ước ấy, giáo xứ Tam Tòa hiện nay rất cần đến sự chung tay góp sức của tất cả mọi người con Tam Tòa đang sống trong nước cũng như hải ngoại, cũng như sự hi sinh giúp đỡ của các ân nhân xa gần, để một lần nữa tiếng chuông nhà thờ Tam Tòa lại được ngân vang trên mảnh đất kiên hùng này, góp phần xây dựng và lan tỏa các giá trị tâm linh và văn hóa cho thành phố Đồng Hới hôm nay và tương lai.
Hội đồng Mục vụ các Giáo xứ hạt Gò Vấp mừng lễ bổn mạng
Philip Đạt
09:33 23/04/2016
Hội đồng Mục vụ các Giáo xứ giáo hạt Gò Vấp mừng lễ bổn mạng
Xóm Thuốc, Gò Vấp, Sài Gòn thứ bảy 14/6/2016- Hòa nhịp đập với Giáo Hội mừng kính Chúa Giêsu, Đấng chăn chiên lành, bổn mạng của Hội Đồng Mục vụ các Giáo xứ trong giáo hạt Gò Vấp. Sau ba ngày học trong tuần các ngày 13,14,15/4/2016, giáo hạt đã dâng Thánh lễ bế mạc tạ ơn mừng bổn mạng lúc 10g00 thứ bảy 16/4/2016. Đúng 10g00 đoàn đồng tế trang trọng với Ban thường vụ giáo xứ Xóm Thuốc dẫn đầu, quý Cha của mười một giáo xứ rước Đức Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám Mục giáo phận Sài Gòn vào nhà thờ trong tiếng hoan ca của gần 500 thành viên Hội Đồng Mục vụ Giáo xứ (HĐMVGX).
Xem Hình
Thánh lễ tạ ơn cầu nguyện cho các thành viên HĐMVGX và đặc biệt là nghi thức tuyên hứa nhận nhiệm vụ sau các buổi học hỏi các tài liệu: từ sự tương quan mật thiết giữa Thiên Chúa với con người, cách riêng với các thành viên trong việc phục vụ vườn nho của Chúa, huấn quyền nói về HĐMV, linh đạo mục vụ…. Từ đó dẫn đến mối tương quan của mỗi người với nhau khi cùng làm việc với phương châm: thống nhất trong điều chính, tương nhượng trong điều phụ và bác ái trong mọi sự. Qua ba lần Đức Tổng hỏi về lời hứa chu toàn trách vụ, tuân theo giớí luật của Thiên Chúa, trung thành với Giáo Hội, vâng phục Đức Giám Mục và Cha xứ, dấn thân làm việc tông đồ; trong lời hứa cam kết trân trọng với những cánh tay đưa lên ngang mặt của các thành viên hiện diện trong ngôi Thánh đường này.
Lạy Chúa, xin cho chúng con trở nên nhỏ bé đơn sơ để chúng con được nằm gọn trong bàn tay yêu thương của Chúa. Lời cầu nguyện đơn sơ nhỏ bé của chúng con qua lời cám ơn cuối lễ và các vòng hoa kính tặng Đức Giám Mục, quý Cha của vị đại diện HĐMVGX nói lên ước mong của mọi thành viên là được yêu Chúa, phục vụ tha nhân trong tình hiệp thông với Chúa Kitô.
Philipdat
Xóm Thuốc, Gò Vấp, Sài Gòn thứ bảy 14/6/2016- Hòa nhịp đập với Giáo Hội mừng kính Chúa Giêsu, Đấng chăn chiên lành, bổn mạng của Hội Đồng Mục vụ các Giáo xứ trong giáo hạt Gò Vấp. Sau ba ngày học trong tuần các ngày 13,14,15/4/2016, giáo hạt đã dâng Thánh lễ bế mạc tạ ơn mừng bổn mạng lúc 10g00 thứ bảy 16/4/2016. Đúng 10g00 đoàn đồng tế trang trọng với Ban thường vụ giáo xứ Xóm Thuốc dẫn đầu, quý Cha của mười một giáo xứ rước Đức Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám Mục giáo phận Sài Gòn vào nhà thờ trong tiếng hoan ca của gần 500 thành viên Hội Đồng Mục vụ Giáo xứ (HĐMVGX).
Xem Hình
Thánh lễ tạ ơn cầu nguyện cho các thành viên HĐMVGX và đặc biệt là nghi thức tuyên hứa nhận nhiệm vụ sau các buổi học hỏi các tài liệu: từ sự tương quan mật thiết giữa Thiên Chúa với con người, cách riêng với các thành viên trong việc phục vụ vườn nho của Chúa, huấn quyền nói về HĐMV, linh đạo mục vụ…. Từ đó dẫn đến mối tương quan của mỗi người với nhau khi cùng làm việc với phương châm: thống nhất trong điều chính, tương nhượng trong điều phụ và bác ái trong mọi sự. Qua ba lần Đức Tổng hỏi về lời hứa chu toàn trách vụ, tuân theo giớí luật của Thiên Chúa, trung thành với Giáo Hội, vâng phục Đức Giám Mục và Cha xứ, dấn thân làm việc tông đồ; trong lời hứa cam kết trân trọng với những cánh tay đưa lên ngang mặt của các thành viên hiện diện trong ngôi Thánh đường này.
Lạy Chúa, xin cho chúng con trở nên nhỏ bé đơn sơ để chúng con được nằm gọn trong bàn tay yêu thương của Chúa. Lời cầu nguyện đơn sơ nhỏ bé của chúng con qua lời cám ơn cuối lễ và các vòng hoa kính tặng Đức Giám Mục, quý Cha của vị đại diện HĐMVGX nói lên ước mong của mọi thành viên là được yêu Chúa, phục vụ tha nhân trong tình hiệp thông với Chúa Kitô.
Philipdat
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Cha Robert Barron: Hình Ảnh Khiêu Dâm Và Lời Nguyền Tự Do Tính Dục Hoàn Toàn
J.B. Đặng Minh An dịch
05:43 23/04/2016
Xin giới thiệu với quý vị và anh chị em bài viết mới nhất của ngài công bố hôm 19 tháng Tư 2016.
PORN AND THE CURSE OF TOTAL SEXUAL FREEDOM
Bishop Robert Emmet Barron
HÌNH ẢNH KHIÊU DÂM VÀ LỜI NGUYỀN TỰ DO TÍNH DỤC HOÀN TOÀN
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
Số gần đây nhất của Tạp Chí Time có một bài viết rất đáng chú ý và gây quan ngại sâu xa về sự thịnh hành của hình ảnh khiêu dâm trong nền văn hoá của chúng ta. Trọng tâm của bài viết là về thế hệ thanh niên mới lớn, thế hệ đầu tiên của những người được lớn lên cùng với một khả năng truy cập không giới hạn vào phim khiêu dâm hạng nặng trên mạng lưới Internet. Thống kê về điểm này gây kinh hoàng tột độ. Đa số thanh niên bắt đầu việc xem những hình khiêu dâm ở tuổi 11; khoảng 107 triệu lượt truy cập hàng tháng vào các trang mạng dành cho người lớn ở đất nước này; 12 triệu giờ mỗi ngày trên toàn cầu được dành cho việc xem những hình ảnh khiêu dâm trên một trang video trụy lạc; 40% các trẻ nam ở Anh Quốc nói rằng chúng thường xem phim ảnh khiêu dâm – và bao nhiêu chuyện như thế.
Nhiều người lý luận rằng tất cả việc nhìn ngắm thái quá các thứ phim khiêu dâm thu hình trực tiếp này đã tạo ra một đạo binh những thanh niên trẻ không còn khả năng tình dục bình thường và thoả mãn với những người thực. Nhiều người ở tuổi đôi mươi cho biết khi họ có cơ hội quan hệ tình dục với vợ hoặc bạn gái của mình, họ không thể thực hiện được. Tuyệt đại đa số các trường hợp không phải là vấn đề về tâm lý, bởi sự kiện hiển nhiên là họ vẫn có thể bị kích thích dễ dàng bởi các hình ảnh trên màn hình máy tính. Sự thật đáng buồn là đối với những người trẻ này, sự kích thích tình dục không còn gắn liền với con người bằng xương bằng thịt nữa, nhưng gắn liền với những hình ảnh nhấp nháy của những con người có diện mạo hoàn hảo trong một thực tại ảo. Hơn thế, bởi vì họ bắt đầu từ khi còn quá trẻ, nên khi lớn lên họ bị thôi thúc hướng về các phim ảnh khiêu dâm hoang dại và bạo lực hơn nữa để đạt được cảm xúc thèm khát. Và điều này đến lượt nó làm cho họ mất khả năng tìm thấy sự hứng thú trong tính dục bình thường, không quái đản và nhẹ nhàng.
Tình trạng này đã dẫn một số những người đàn ông từ thế hệ bị tổn thương này đến việc gánh lấy trách nhiệm giải thoát cho những người đồng trang lứa của họ khỏi lời nguyền của hình ảnh khiêu dâm. Noi theo gương của nhiều chương trình chống nghiện ngập khác nhau, họ đang lập nên những nhóm thể thao, nói về các mối nguy của phim khiêu dâm, cổ võ việc ngăn chặn những trang web có nội dung trụy lạc, và đưa những người nghiện vào các mối quan hệ với những người hỗ trợ là những người sẽ thách đố họ, v.v. Và tất cả điều này, đối với tôi, có vẻ là tốt. Nhưng điều thực sự đánh động tôi trong bài viết đăng trên Tạp Chí Time là cả tác giả, lẫn những người mà ông ta phỏng vấn hoặc tham khảo, chẳng ai nói đến việc sử dụng phim ảnh khiêu dâm như là một điều gì đó phương hại về mặt đạo đức. Phim ảnh khiêu dâm rõ ràng gây sự chú ý của xã hội chỉ vì nó gây ra sự rối loạn chức năng cương dương! Giáo Hội Công Giáo – và thực ra tất cả xã hội đứng đắn cho đến 40 năm về trước – đều coi phim khiêu dâm trước hết và trên hết là một sự phương hại về đạo đức, một sự xuyên tạc sâu sắc tính dục con người, một sự chà đạp vô lương tâm con người tới mức coi họ không hơn một đồ vật. Sự xuyên tạc vô luân này tạo nên vô số vấn đề, cả về thể lý lẫn tâm lý, và chúng ta không thể không nói rằng xác tín của Giáo Hội Công Giáo là những hậu quả thứ yếu này sẽ không được đề cập đến cách đầy đủ nếu vấn nạn tiềm ẩn chưa được giải quyết thỏa đáng.
Chính vì điểm này mà chúng ta chống lại một trào lưu văn hoá. Dù lý thuyết về tâm lý của Freud phần lớn đã bị bác bỏ, nhưng một giả định căn bản của lý thuyết Freud vẫn còn là nguyên lý nền tảng tuyệt đối cho nền văn hoá của chúng ta. Tôi muốn nói đến xác quyết cho rằng hầu hết khổ đau về tâm lý của chúng ta là kết quả của sự áp chế những khao khát tình dục. Dòng lý luận này cho rằng một khi chúng ta được giải thoát khỏi những cấm đoán xưa liên quan đến tính dục, thì chúng ta sẽ vượt qua được những rối loạn thần kinh và tâm thần lý đang làm khổ chúng ta. Điều xưa kia chỉ là thứ triết lý quái đản của một bác sĩ tâm thần người Áo, đã phát triển vào những năm 1960, ít nhất là ở Phương Tây, và nay đã đi vào mọi ngóc ngách của nền văn hoá. Quá thường khi chúng ta nghe một phiên bản của kiểu tranh luận này: bạn được phép làm bất cứ điều gì khiến bạn vui thú trong lãnh vực tình dục nếu điều đó không làm tổn thương bất kì một ai. Điều mà bài viết trên tạp chí Time đưa ra khi nói đến một vấn đề cụ thể của phim ảnh khiêu dâm, thực ra, là quá hiển nhiên từ lâu: Freud đã sai lầm. Tự do tình dục hoàn toàn không làm cho chúng ta khoẻ mạnh hơn về mặt tâm lý, mà trái lại. Nó đã làm cho xã hội chúng ta bệnh hoạn nghiêm trọng. Việc đề cao tự do vô hạn về tình dục là một sự băng hoại đạo đức – và chính vì thế nó dẫn đến cả sự suy nhược về tâm lý.
Trong khi Freud, a dua theo những nhà tư tưởng hiện đại, chủ yếu là đề cao tự do, thì Giáo Hội đề cao yêu thương, nghĩa là, mong muốn sự thiện cho người khác. Cũng giống như những người hiện đại có xu hướng giản lược mọi thứ xuống thành tự do, thì Giáo Hội lại giản lược mọi sự thành tình yêu, mà qua đó tôi muốn nói rằng Giáo Hội đặt mọi sự trong mối tương quan với tình yêu. Tình dục, theo Thánh Kinh, thực ra là tốt, nhưng sự tốt lành của nó hệ tại vào sự tùng phục của nó trước đòi hỏi của tình yêu. Khi nó đánh mất đi sự tùng phục ấy –nhất thiết là như vậy, khi mà tự do được tôn vinh như là giá trị tối hậu – thì nó biến thành một điều gì đó khác xa so với điều mà nó phải là. Lề luật chi phối hành vi tính dục, mà Freud chỉ hiểu như là “những điều cấm kị” và diễn dịch như một sự áp chế, thì thực ra là cách trong đó mối quan hệ giữa tình dục và tình yêu được duy trì. Và sức khoẻ tâm lý và cả thể lý của chúng ta nữa tùy thuộc vào việc duy trì mối quan hệ này. Điều đó đối với tôi là bài học sâu sắc nhất của bài viết trên tạp chí Time.