Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật Kính Lòng Chúa Thương Xót 24/4 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
00:56 23/04/2022
BÀI ĐỌC I: Cv 5, 12-16
“Số người tin vào Chúa ngày càng gia tăng”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Khi ấy, các Tông đồ làm nhiều phép lạ và nhiều việc phi thường trong dân, và tất cả mọi người tập họp tại hành lang Salômôn; nhưng không một ai khác dám nhập bọn với các tông đồ. Nhưng dân chúng đều ca tụng các ngài. Số những người nam nữ tin vào Chúa ngày càng gia tăng, đến nỗi họ mang bệnh nhân ra đường phố, đặt lên giường chõng, để khi Phêrô đi ngang qua, ít nữa là bóng của người ngả trên ai trong họ, thì kẻ ấy khỏi bệnh. Đông đảo dân chúng ở những thành phụ cận Giêrusalem cũng tuôn đến, mang theo bệnh nhân và những người bị quỷ ám. Mọi người đều được chữa lành.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 117, 2-4. 22-24. 25-27a
Đáp: Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở (c. 1).
Hoặc đọc: Alleluia.
1) Hỡi nhà Israel, hãy xướng lên: “Đức từ bi của Người muôn thuở”. Hỡi nhà Aaron, hãy xướng lên: “Đức từ bi của Người muôn thuở”. Hỡi những người tôn sợ Chúa, hãy xướng lên: “Đức từ bi của Người muôn thuở”. – Đáp.
2) Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đã biến nên tảng đá góc tường. Việc đó đã do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mắt chúng ta. Đây là ngày Chúa đã thực hiện, nên chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó. – Đáp.
3) Thân lạy Chúa, xin gia ơn cứu độ; thân lạy Chúa, xin ban cho đời sống phồn vinh. Phúc đức cho Đấng nhân danh Chúa mà đến; từ nhà Chúa, chúng tôi cầu phúc cho chư vị. Chúa là Thiên Chúa và đã soi sáng chúng tôi. – Đáp.
BÀI ĐỌC II: Kh 1, 9-11a, 12-13. 17-19
“Ta đã chết, nhưng đây Ta vẫn sống đến muôn đời”.
Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.
Tôi là Gioan, anh em của chư huynh, đồng phần chia sẻ sự gian truân, vương quyền và kiên nhẫn trong Đức Giêsu Kitô, tôi đã ở đảo Patmô vì lời Chúa và vì làm chứng Đức Giêsu. Một Chúa Nhật nọ, tôi xuất thần và nghe phía sau tôi có tiếng phán lớn như tiếng loa rằng: “Hãy viết những điều ngươi thấy vào sách và gởi đến bảy giáo đoàn ở Tiểu Á”. Tôi quay lại để xem coi tiếng ai nói với tôi. Vừa quay lại, tôi thấy bảy chân đèn bằng vàng, và ở giữa bảy chân đèn bằng vàng đó tôi thấy một Đấng giống như Con Người, mặc áo dài và ngang lưng thắt một dây nịt bằng vàng. Vừa trông thấy Người, tôi ngã xuống như chết dưới chân Người; Người đặt tay phải lên tôi và nói: “Đừng sợ, Ta là Đấng trước hết và là Đấng sau cùng, Ta là Đấng hằng sống; Ta đã chết, nhưng đây Ta vẫn sống đến muôn đời. Ta giữ chìa khoá sự chết và địa ngục. Vậy hãy viết những gì ngươi đã thấy, những điều đang xảy ra và những điều phải xảy ra sau này”. Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: Ga 20, 29
Alleluia, alleluia! – Chúa phán: “Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Ga 20, 19-31
“Tám ngày sau Chúa Giêsu hiện đến”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: “Bình an cho các con”. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: “Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại”. Bấy giờ trong Mười hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Điđymô, không cùng ở với các ông khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: “Chúng tôi đã xem thấy Chúa”. Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”.
Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: “Bình an cho các con”. Đoạn Người nói với Tôma: “Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin”. Tôma thưa rằng: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!” Chúa Giêsu nói với ông: “Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin!”
Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách này. Nhưng các điều này đã được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người. Đó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:13 23/04/2022
2. Cứ chăm lo việc truyền giáo đi, sau này sẽ có người giúp bạn thu hoạch.
(linh mục Vincent Lebbe)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:15 23/04/2022
58. TỔ TIÊN SINH SỚM
Có một thiếu phụ mới mang thai bảy tháng mà đã sinh ra một con trai, ông chồng lo lắng sợ nuôi nó không lớn được, bèn gặp người bạn nhờ chỉ vẻ cách nuôi con.
Người bạn nói:
- “Đừng vội, đừng vội, tổ phụ của nhà tôi cũng là bảy tháng mà sinh ra rồi đó”.
Chủ nhân kinh ngạc hỏi:
- “Tổ phụ của anh sau đó có nuôi lớn được không vậy?”
(Tiếu lâm quảng ký)
Suy tư 58:
Tổ phụ dù sinh thiếu tháng, nhưng con cháu của họ đang nói chuyện với mình mà hỏi một câu rất là…vô duyên, nhưng trách móc làm gì, vì đó là câu hỏi của người có tâm trạng lo lắng…
Có một vài cha mẹ con sinh ra thiếu tháng thì lo lắng, nhưng khi chúng nó sống khỏe mạnh rồi thì không hề có tâm trạng bồn chồn lo lắng nữa, nhưng khi chúng nó sống thiếu tinh thần Ki-tô giáo, thiếu sự đạo đức Ki-tô giáo, thiếu lòng bác ái Ki-tô giáo, thiếu sự nhân từ Ki-tô giáo, mà cha mẹ lại không cảm thấy lo lắng gì đến sự sống đời đời cho chúng nó cả, bởi vì có vài bậc cha mẹ nghĩ rằng: nó sinh thiếu tháng mà sống được như thế thì khá lắm rồi, bây giờ để cho nó ăn chơi thỏa thích…
Để con ăn chơi thỏa thích cho đến khi nó…vào tù ở thì càng đau khổ hơn.
Phải lo lắng cho con cái từ khi mình mới kết hôn chứ không phải sau khi sinh con; phải lo lắng cho con cho đến khi chúng nó được Cha đích thực trên trời gọi về, dù chúng nó nay đã tóc bạc răng long…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một thiếu phụ mới mang thai bảy tháng mà đã sinh ra một con trai, ông chồng lo lắng sợ nuôi nó không lớn được, bèn gặp người bạn nhờ chỉ vẻ cách nuôi con.
Người bạn nói:
- “Đừng vội, đừng vội, tổ phụ của nhà tôi cũng là bảy tháng mà sinh ra rồi đó”.
Chủ nhân kinh ngạc hỏi:
- “Tổ phụ của anh sau đó có nuôi lớn được không vậy?”
(Tiếu lâm quảng ký)
Suy tư 58:
Tổ phụ dù sinh thiếu tháng, nhưng con cháu của họ đang nói chuyện với mình mà hỏi một câu rất là…vô duyên, nhưng trách móc làm gì, vì đó là câu hỏi của người có tâm trạng lo lắng…
Có một vài cha mẹ con sinh ra thiếu tháng thì lo lắng, nhưng khi chúng nó sống khỏe mạnh rồi thì không hề có tâm trạng bồn chồn lo lắng nữa, nhưng khi chúng nó sống thiếu tinh thần Ki-tô giáo, thiếu sự đạo đức Ki-tô giáo, thiếu lòng bác ái Ki-tô giáo, thiếu sự nhân từ Ki-tô giáo, mà cha mẹ lại không cảm thấy lo lắng gì đến sự sống đời đời cho chúng nó cả, bởi vì có vài bậc cha mẹ nghĩ rằng: nó sinh thiếu tháng mà sống được như thế thì khá lắm rồi, bây giờ để cho nó ăn chơi thỏa thích…
Để con ăn chơi thỏa thích cho đến khi nó…vào tù ở thì càng đau khổ hơn.
Phải lo lắng cho con cái từ khi mình mới kết hôn chứ không phải sau khi sinh con; phải lo lắng cho con cho đến khi chúng nó được Cha đích thực trên trời gọi về, dù chúng nó nay đã tóc bạc răng long…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 2 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:17 23/04/2022
CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH
Tin mừng: Ga 20, 19-31
“Tám ngày sau, Đức Giê-su đến”.
Bạn thân mến,
Hôm nay chúa nhật tuần thứ hai sau phục sinh và cũng là chúa nhật của Lòng Thương Xót Chúa, trong niềm vui và với lòng tin tưởng sâu xa về tình yêu của Chúa, tôi xin chia sẻ với anh chi em hai điểm sau đây:
1. Lòng Thương Xót của Chúa ở khắp nơi.
Hôm qua có một giáo dân đã nói với tôi là họ đã khuyên bảo được một “con chiên lạc” trở về đi dự lễ Phục Sinh với chúng ta, tôi liền cảm tạ ơn Chúa vì lòng thương xót và tình yêu vô biên của Ngài đối với người giáo dân trở về với giáo xứ này, bởi vì thương xót và ân sủng vô biên của Thiên Chúa luôn tuôn đỗ trên chúng ta, chỉ cần chúng ta khiêm tốn đón nhận với tất cả lòng tri ân.
Mấy ngày trước lễ Phục Sinh có một vài anh chị em đã khóc khi xưng tội, vì có người hai mươi năm, có người ba mươi năm và có người hơn bốn mươi năm không đi xưng tội, không rước lễ, không đến nhà thờ, nay đã khóc vì vui mừng được nhận ra Lòng Thương Xót của Chúa đối với họ trong ngày đại lễ Phục Sinh này, và có rất nhiều người chung quanh chúng ta đã chia sẻ những cảm nghiệm mà Chúa đã tỏ lòng thương xót họ qua cuộc sống có nhiều khổ đau hơn là sung sướng, nhiều lo âu hơn là hạnh phúc, thế nhưng họ đã được lòng thương xót của Đức Chúa Ki-tô Phục Sinh đánh động, thôi thúc, làm cho tâm hồn của họ dấy lên sự hối hận và ăn năn, rồi trở về trong tình yêu thương của Thiên Chúa.
Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, qua sự khổ nạn và phục sinh của Đức Chúa Ki-tô đã trở nên rõ ràng hơn và ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta: một tai nạn, một sự gặp gỡ đầy thân ái với bạn bè, một lời nói vô tình của người thân, một hoàn cảnh rất thuận lợi, đã khiến chúng ta hồi tâm suy nghĩ đến Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và nhân loại đến chừng nào...
2. Lòng Thương Xót của Chúa nơi các Bí Tích.
Đức Chúa Giê-su đã sống lại, sự sống lại này là nguồn suối vô tận đã đổ ơn thánh vô tận của Ngài trên trần gian, có hiệu lực và một bảo chứng vĩnh viễn cho Giáo Hội và cho tất cả những người tin vào Ngài.
Nơi các bí tích lòng thương xót của Thiên Chúa được thể hiện rất rõ ràng, đặc biệt là nơi bí tích Giao Hòa và bí tích Thánh Thể:
Nơi bí tích Hoà Giải chúng ta được thấy rõ ràng lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa đối với chúng ta, bởi vì chúng ta đã chết, nay trong bí tích Hoà Giải này chúng ta đã được sống lại. Không một người nào và quyền năng nào ở trần gian làm được điều ấy, chỉ có Thiến Chúa là Đấng hay thương xót mới làm như vậy, để không một con chiên nào được trao phó cho Đức Chúa Ki-tô phải mất đi, đón nhận bí tích Hoà Giải cách chân thành là đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa trên chúng ta.
Nơi bí tích Thánh Thể lòng thương yêu vô bờ bến của Thiên Chúa càng nổi bật hơn, bởi vì không những làm cho tội nhân được sống lại mà thôi, nhưng Thiên Chúa cũng đã nuôi dưỡng họ được sống đời đời bởi Máu Thịt của Con Một Ngài là Đức Chúa Giê-su Ki-tô. Đón nhận Thánh Thể mỗi ngày là đón nhận cách công khai tình yêu của Thiên Chúa, đón nhận Thánh Thể mỗi ngày là trang bị cho mình một vũ khí siêu hạng để chống trả với những cơn cám dỗ trong cuộc sống hàng ngày.
Bạn thân mến,
Nhận ra được lòng thương xót của Chúa là đón nhận sự bình an mà Ngài đã ban cho chúng ta sau khi Ngài từ cõi chết sống lại, sự bình an này ở nơi bí tích Hoà Giải và bí tích Thánh Thể.
Thật vậy, không một người Ki-tô hữu nào cảm thấy mình thất vọng lo âu sau khi hoà giải với Thiên Chúa và tha nhân trong toà giải tội, cũng không một người Ki-tô hữu nào cô đơn chán chường sau khi đón nhận Mình và máu Thánh Đức Chúa Giê-su, nhưng họ sẽ trở nên người mới trong cuộc sống hôm nay, họ sẽ mạnh dạn hơn và vui sống hơn, vì họ đã nhận ra lòng thương xót vô biên mà Thiên Chúa đã dành cho họ.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Ga 20, 19-31
“Tám ngày sau, Đức Giê-su đến”.
Bạn thân mến,
Hôm nay chúa nhật tuần thứ hai sau phục sinh và cũng là chúa nhật của Lòng Thương Xót Chúa, trong niềm vui và với lòng tin tưởng sâu xa về tình yêu của Chúa, tôi xin chia sẻ với anh chi em hai điểm sau đây:
1. Lòng Thương Xót của Chúa ở khắp nơi.
Hôm qua có một giáo dân đã nói với tôi là họ đã khuyên bảo được một “con chiên lạc” trở về đi dự lễ Phục Sinh với chúng ta, tôi liền cảm tạ ơn Chúa vì lòng thương xót và tình yêu vô biên của Ngài đối với người giáo dân trở về với giáo xứ này, bởi vì thương xót và ân sủng vô biên của Thiên Chúa luôn tuôn đỗ trên chúng ta, chỉ cần chúng ta khiêm tốn đón nhận với tất cả lòng tri ân.
Mấy ngày trước lễ Phục Sinh có một vài anh chị em đã khóc khi xưng tội, vì có người hai mươi năm, có người ba mươi năm và có người hơn bốn mươi năm không đi xưng tội, không rước lễ, không đến nhà thờ, nay đã khóc vì vui mừng được nhận ra Lòng Thương Xót của Chúa đối với họ trong ngày đại lễ Phục Sinh này, và có rất nhiều người chung quanh chúng ta đã chia sẻ những cảm nghiệm mà Chúa đã tỏ lòng thương xót họ qua cuộc sống có nhiều khổ đau hơn là sung sướng, nhiều lo âu hơn là hạnh phúc, thế nhưng họ đã được lòng thương xót của Đức Chúa Ki-tô Phục Sinh đánh động, thôi thúc, làm cho tâm hồn của họ dấy lên sự hối hận và ăn năn, rồi trở về trong tình yêu thương của Thiên Chúa.
Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, qua sự khổ nạn và phục sinh của Đức Chúa Ki-tô đã trở nên rõ ràng hơn và ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta: một tai nạn, một sự gặp gỡ đầy thân ái với bạn bè, một lời nói vô tình của người thân, một hoàn cảnh rất thuận lợi, đã khiến chúng ta hồi tâm suy nghĩ đến Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và nhân loại đến chừng nào...
2. Lòng Thương Xót của Chúa nơi các Bí Tích.
Đức Chúa Giê-su đã sống lại, sự sống lại này là nguồn suối vô tận đã đổ ơn thánh vô tận của Ngài trên trần gian, có hiệu lực và một bảo chứng vĩnh viễn cho Giáo Hội và cho tất cả những người tin vào Ngài.
Nơi các bí tích lòng thương xót của Thiên Chúa được thể hiện rất rõ ràng, đặc biệt là nơi bí tích Giao Hòa và bí tích Thánh Thể:
Nơi bí tích Hoà Giải chúng ta được thấy rõ ràng lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa đối với chúng ta, bởi vì chúng ta đã chết, nay trong bí tích Hoà Giải này chúng ta đã được sống lại. Không một người nào và quyền năng nào ở trần gian làm được điều ấy, chỉ có Thiến Chúa là Đấng hay thương xót mới làm như vậy, để không một con chiên nào được trao phó cho Đức Chúa Ki-tô phải mất đi, đón nhận bí tích Hoà Giải cách chân thành là đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa trên chúng ta.
Nơi bí tích Thánh Thể lòng thương yêu vô bờ bến của Thiên Chúa càng nổi bật hơn, bởi vì không những làm cho tội nhân được sống lại mà thôi, nhưng Thiên Chúa cũng đã nuôi dưỡng họ được sống đời đời bởi Máu Thịt của Con Một Ngài là Đức Chúa Giê-su Ki-tô. Đón nhận Thánh Thể mỗi ngày là đón nhận cách công khai tình yêu của Thiên Chúa, đón nhận Thánh Thể mỗi ngày là trang bị cho mình một vũ khí siêu hạng để chống trả với những cơn cám dỗ trong cuộc sống hàng ngày.
Bạn thân mến,
Nhận ra được lòng thương xót của Chúa là đón nhận sự bình an mà Ngài đã ban cho chúng ta sau khi Ngài từ cõi chết sống lại, sự bình an này ở nơi bí tích Hoà Giải và bí tích Thánh Thể.
Thật vậy, không một người Ki-tô hữu nào cảm thấy mình thất vọng lo âu sau khi hoà giải với Thiên Chúa và tha nhân trong toà giải tội, cũng không một người Ki-tô hữu nào cô đơn chán chường sau khi đón nhận Mình và máu Thánh Đức Chúa Giê-su, nhưng họ sẽ trở nên người mới trong cuộc sống hôm nay, họ sẽ mạnh dạn hơn và vui sống hơn, vì họ đã nhận ra lòng thương xót vô biên mà Thiên Chúa đã dành cho họ.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hiệp hành trong tin yêu
Lm. Nguyễn Xuân Trường
16:15 23/04/2022
HIỆP HÀNH TRONG TIN YÊU
Làm sao để xây dựng một Hội Thánh hiệp hành? Phúc Âm tuần này cho thấy, để cùng nhau nhịp bước hành trình thì cần tin yêu Chúa và tin yêu nhau.
1. Yêu Chúa, yêu nhau. Chúa Giêsu vừa bị giết chết, khiến các tông đồ ở trong tâm trạng sợ hãi tột độ, trốn ở trong nhà đóng kín cửa. Vậy mà Tôma không ở cùng. Tôma tách riêng đi nơi khác, không hiệp hành cùng các tông đồ. Tôma không gắn bó, không cùng hội cùng thuyền với các anh em mình. Ông đã lỡ mất một cơ hội gặp Chúa. Có phải vì một cộng đoàn môn đệ đang thiếu tình yêu gắn kết nên Chúa Phục Sinh hiện ra đã cho các ông xem tay và cạnh sườn Ngài đang mang những dấu tích của một tình yêu hy sinh. Thêm vào đó, Chúa Phục Sinh cũng thúc giục các ông tha thứ cho nhau để nối lại yêu thương rạn nứt. Yêu thương nhau thì bỏ qua xí xóa lỗi lầm của nhau.
Bản tính tự nhiên của con người thích tự do, thích thể hiện cái tôi của mình, thế nên toàn thể Hội Thánh hiệp hành cùng nhau cất bước chung đường không phải là điều dễ dàng. Để hiệp hành cùng một lòng một ý cất bước hành trình, những người con trong gia đình Hội Thánh rất cần tin yêu Chúa và tin yêu nhau. Amen.
Làm sao để xây dựng một Hội Thánh hiệp hành? Phúc Âm tuần này cho thấy, để cùng nhau nhịp bước hành trình thì cần tin yêu Chúa và tin yêu nhau.
1. Yêu Chúa, yêu nhau. Chúa Giêsu vừa bị giết chết, khiến các tông đồ ở trong tâm trạng sợ hãi tột độ, trốn ở trong nhà đóng kín cửa. Vậy mà Tôma không ở cùng. Tôma tách riêng đi nơi khác, không hiệp hành cùng các tông đồ. Tôma không gắn bó, không cùng hội cùng thuyền với các anh em mình. Ông đã lỡ mất một cơ hội gặp Chúa. Có phải vì một cộng đoàn môn đệ đang thiếu tình yêu gắn kết nên Chúa Phục Sinh hiện ra đã cho các ông xem tay và cạnh sườn Ngài đang mang những dấu tích của một tình yêu hy sinh. Thêm vào đó, Chúa Phục Sinh cũng thúc giục các ông tha thứ cho nhau để nối lại yêu thương rạn nứt. Yêu thương nhau thì bỏ qua xí xóa lỗi lầm của nhau.
2. Tin Chúa, tin nhau. Các môn đệ đã thấy Chúa Phục Sinh và kể lại với Tôma, nhưng ông không hề bị thuyết phục, ông không tin. Tôma không tin lời chứng của các anh em mình. Lòng ông đang chơi vơi, trơ trọi một mình, không một lòng một ý, không hiệp hành với anh em. Phúc đức thay, Chúa Giêsu phục sinh lại hiện ra một lần nữa với cả nhóm có Tôma. Và thế là Tôma ngay lập tức bật lên lời tuyên xưng đức tin cao sâu nhất trong các sách Tin Mừng: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Tin vào Chúa phục sinh dẫn đến Tôma tin tưởng anh em mình không hề nói sai.
Bản tính tự nhiên của con người thích tự do, thích thể hiện cái tôi của mình, thế nên toàn thể Hội Thánh hiệp hành cùng nhau cất bước chung đường không phải là điều dễ dàng. Để hiệp hành cùng một lòng một ý cất bước hành trình, những người con trong gia đình Hội Thánh rất cần tin yêu Chúa và tin yêu nhau. Amen.
Liên tục, một thuộc tính của lòng thương xót
Lm. Minh Anh
22:51 23/04/2022
LIÊN TỤC, MỘT THUỘC TÍNH CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
“Muôn ngàn đời, Chúa vẫn trọn tình thương!”.
Cuộc sống là một quá trình liên tục làm quen với những điều chúng ta không ngờ tới! Cũng thế, sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa trong thế giới là một quá trình liên tục, cũng là một điều chúng ta không ngờ tới! Vì rằng, ‘liên tục, một thuộc tính của lòng thương xót’ nơi Ngài!
Kính thưa Anh Chị em,
Chúa Phục Sinh đang sống, đang hoạt động giữa chúng ta! Lời Chúa Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót phản ánh một sự liên tục trong việc thực thi quyền năng Phục Sinh và lòng thương xót của Thiên Chúa. Có thể nói, ‘liên tục, một thuộc tính của lòng thương xót’ nơi Ngài, đã chứng tỏ chân lý ngàn đời như lời Thánh Vịnh đáp ca, “Muôn ngàn đời, Chúa vẫn trọn tình thương!”.
Từ những ngày đầu tiên, mãi cho đến thế kỷ thứ IV, dẫu không có một nhà thờ nào, Hội Thánh vẫn đã quy tụ! Phải tìm một không gian khác! Công Vụ Tông Đồ hôm nay cho biết, “Các tín hữu thường hội họp tại hành lang Salômon”; đó là khu công cộng của đền thờ Do Thái, được che chở khỏi các yếu tố. Ở đó, Chúa Phục Sinh hiện diện; các tông đồ được ban quyền năng ‘còn hơn cả Thầy’, “Nhiều phép lạ được thực hiện trong dân”; đến nỗi người ta khiêng những kẻ ốm đau ra đường phố, “Để ít nữa khi Phêrô đi ngang qua, chiếc bóng ông cũng phủ được trên một bệnh nhân nào đó, và tất cả được chữa lành!”. Như thế, tác giả Luca muốn nói rằng, Thiên Chúa không bao giờ ngừng thương xót, Ngài chỉ thay đổi phương thức và cách thế thực hiện!
Cũng vậy, bị chính quyền La Mã lưu đày ở đảo Patmos, Gioan vẫn tuyên bố Chúa Phục Sinh, ‘Đấng là Đầu và là Cuối, Đấng Hằng Sống’. Là một mục tử trải nghiệm sâu sắc về Đấng Phục Sinh, Gioan đã truyền đạt cho các Giáo Hội của mình các bản văn, ngày nay được gọi là sách Khải Huyền. Chúa Phục Sinh hằng ở với Hội Thánh; và như vậy, ‘liên tục, một thuộc tính của lòng thương xót’ nơi Ngài vẫn luôn được thể hiện một cách tỏ tường ngay giữa chốn lưu đày.
Với bài Tin Mừng, Gioan đưa chúng ta trở lại khung cảnh trước khi các tông đồ nhận thức đầy đủ Chúa Giêsu đã sống lại. Ngài là Đấng đi qua các cửa đã khoá, nơi các tông đồ đang ở. Tuy nhiên, hơn cả ổ khoá và chìa khoá, chính sự sợ hãi khiến họ bị giam cầm! Thế nhưng, bất kể nguồn gốc nỗi sợ của họ và của chúng ta là gì, khiến mỗi người bị giam cầm trong đó, hay trong chính mình, Chúa Giêsu vẫn cho thấy lòng thương xót của Ngài, Đấng vượt qua cái chết, và nay, đang sống, đang vượt qua mọi cánh cửa khoá chặt của bất cứ nỗi sợ nào nơi con cái Ngài!
Đặc biệt với Tôma, một người ‘bi quan bẩm sinh’; ông từng nói với các bạn mình, “Chúng ta cùng đi và chết với Ngài”; và hôm nay, ‘Nếu tôi không nhìn thấy dấu đinh, lỗ đinh; xỏ tay vào lỗ đinh, đặt tay vào cạnh sườn Ngài… tôi không tin’. Có lẽ lịch sử đã gán cho Tôma một ‘bản rap tệ’; nhưng Chúa Giêsu đã ứng xử với ‘bản rap tệ’ một cách dịu dàng, nhân ái. Ngài chiều chuộng và tưới gội người môn đệ ấy bằng tất cả tình yêu. Và như thế, qua Tôma, Chúa Phục Sinh ban cho chúng ta một quà tặng tuyệt vời; Ngài nhắc nhở chúng ta rằng, Ngài không đợi cho đến khi chúng ta hoàn hảo để tìm kiếm chúng ta. Trái lại, chúng ta càng cứng cỏi, Ngài càng dịu dàng, “Phúc cho ai không thấy mà tin”; những lời này gợi lên ý nghĩa thực sự của một đức tin trưởng thành; nó khuyến khích chúng ta kiên trì, bất chấp khó khăn, trên hành trình gắn bó với Ngài.
Anh Chị em,
“Muôn ngàn đời, Chúa vẫn trọn tình thương!”. Chúa Phục Sinh luôn yêu thương với một tình yêu trọn vẹn, thuỷ chung, điều đó làm ấm lòng chúng ta trong ngày lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót hôm nay. Chúa biết chúng ta từng người, với mọi ưu khuyết điểm, như Ngài từng biết Tôma. Ngài đang dịu dàng chiều chuộng chúng ta như đã dịu dàng chiều chuộng Tôma; và cho dẫu chúng ta có là gì đi nữa thì Ngài vẫn cứ mãi yêu. Vì yêu thương liên tục là một thuộc tính của Ngài. Ôi làm sao diễn tả niềm hạnh phúc được Đấng mãi xót thương, Đấng đã vượt qua mọi đau khổ cho chúng ta, kể cả cái chết và nay đang sống và đang ban phúc bình an cho những ai thuộc về Ngài! Hãy nhận lấy niềm an ủi lớn lao nơi các tín hữu sơ khai và nơi cả Tôma! Hãy để Ngài kéo chúng ta đến với Ngài và đến với Tôma, tìm kiếm nơi Ngài và Tôma vết thương của chính chúng ta! Hãy để Ngài tiếp sức cho hành trình đức tin trước mặt chúng ta!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin hãy đến với con hôm nay, tại đây, sau cánh cửa khoá chặt trong nỗi sợ hãi và nghi ngờ của con. Con tin, có Chúa, con sẽ vượt qua tất cả!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cảm động cảnh đầu bếp José Andrés vào Irpin và Bucha bị Nga tàn phá
Đặng Tự Do
05:15 23/04/2022
Đầu bếp nhân đạo và nhóm của ông phân phát hơn 300.000 bữa ăn mỗi ngày cho những người tị nạn đến Ba Lan, Hung Gia Lợi, Slovakia và Rumani.
Anh ta không những không rút lui khỏi biên giới Ukraine mà còn vượt qua nó.
José Andrés và những người giúp đỡ của ông đã phân phát thực phẩm cho những người tị nạn đến Ba Lan, Hung Gia Lợi, Slovakia và Rumani trong hơn một tháng. Tổ chức bác ái của ông, World Central Kitchen, đang phục vụ hơn 300.000 bữa ăn mỗi ngày.
Nhưng đó không phải là tất cả: anh ấy đã không suy nghĩ kỹ khi có thể vào đất nước bị quân Nga xâm lược.
Vào ngày 5 tháng 4, José Andrés đã đến thăm hai thành phố mà cộng đồng quốc tế đang bàn tán: Irpin và Bucha, nơi từng là mục tiêu của bạo lực dã man.
Một đoạn video được đăng trên tài khoản Twitter của anh ấy đã nói lên tất cả: nó cho thấy anh ấy đang lấy thức ăn cho những người sống sót sau trận kinh hoàng. Nhưng đồng thời, không cần biết ngôn ngữ của họ, anh ấy cho họ thấy sự ủng hộ và sự dịu dàng của mình. Với một người phiên dịch, anh ta nói với họ rằng ngày mai anh ta sẽ trở lại với nhiều thức ăn hơn và ngày hôm sau và ngày hôm sau… Anh ta sẽ không bỏ rơi họ.
Thật xúc động khi thấy cách José Andrés thể hiện tình yêu và sự dịu dàng đối với từng người: đối với bà già, đối với một đứa trẻ và cha của đứa bé ấy… Anh ấy đang đưa những công việc của lòng thương xót vào hành động.
Source:Aleteia
Không bao giờ có chuyện kết thúc các cuộc diễn hành Tuần Thánh ở Tây Ban Nha?
Đặng Tự Do
05:16 23/04/2022
Một linh mục Tây Ban Nha đã đưa ra một phản ứng rõ ràng và mạnh mẽ đối với những người tin rằng hai năm hạn chế do đại dịch COVID-19 sẽ chấm dứt việc hiển thị đức tin công khai trong Tuần Thánh ở Tây Ban Nha.
Cha Juan Manuel Góngora, một linh mục của Giáo phận Almería ở Tây Ban Nha, người có hơn 46.000 người theo dõi trên Twitter, đã phản ứng mạnh mẽ với một tweet của nhà báo và nhà văn Tây Ban Nha Antonio Papell.
Papell, một người bài Công Giáo rất quyết liệt, trước đây đã trở thành giám đốc Xuất bản tại Cơ quan Hợp tác và Phát triển Quốc tế Tây Ban Nha, đã than thở trên Twitter vào Thứ Sáu Tuần Thánh rằng “những ai nghĩ rằng sau hai năm gián đoạn, các cuộc diễn hành tôn giáo trên đường phố sẽ giảm đi đã mắc sai lầm.”
Các cuộc rước Tuần Thánh được tiếp tục ở Tây Ban Nha trong năm nay.
“Tây Ban Nha săn lùng phù thủy và mê tín dị đoan vẫn còn nguyên vẹn. Đó là chủ nghĩa lạc hậu kỳ lạ mà khách du lịch nhìn như những nhà côn trùng học,” ông ta viết.
Hai giờ sau, Papell nói thêm: “Nước Tây Ban Nha tăm tối và u ám của tràng hạt và các đám rước.”
Góngora đáp trả một cách mạnh mẽ: “Các cuộc diễu hành tôn giáo trên đường phố”' và “‘chủ nghĩa lạc hậu kỳ lạ’ để tưởng nhớ cuộc Khổ nạn, Cái chết và Sự Phục sinh của Chúa Kitô, sẽ tiếp tục cho đến ngày tận thế.”
“Một lời khuyên dành cho Papell, hãy làm quen với ý tưởng này,” vị linh mục nói.
Các bài đăng của Papell cũng thu hút sự chỉ trích mạnh mẽ từ nhiều người dùng Twitter khác.
Jordi Sabaté, người gần như bị liệt hoàn toàn do chứng xơ cứng teo cơ một bên, và là người đang tích cực vận động chính phủ Tây Ban Nha giúp đỡ những người mắc chứng bệnh này trả lời: “Tại sao bạn ghét bản thân và Kitô giáo đến như thế? Tôi muốn giúp bạn.”
“Điều khiến Tây Ban Nha có vẻ u ám, tăm tối và lạc hậu là những dòng tweet đầy phẫn uất của bạn. Hãy vui lên, Chúa Nhật là Lễ Phục sinh!” một người dùng Twitter khác cho biết.
Source:Catholic News Agency
Nhà thờ chính tòa Bogotá bắt đầu Năm Thánh đánh dấu 200 năm được thánh hiến
Đặng Tự Do
05:17 23/04/2022
Hôm Chúa Nhật 17 tháng Tư, Nhà thờ Chính tòa Bogotá đã thông báo về việc bắt đầu Năm Thánh do Tòa Thánh ban hành nhân dịp 200 năm thánh hiến nhà thờ.
Trong buổi lễ hôm 17 tháng 4, Cha Jorge Marín, giám đốc nhà thờ, đã đọc sắc lệnh ngày 26 tháng 2 của Tông Tòa về việc ban hành Năm Thánh, kéo dài từ ngày 17 tháng 4 năm nay đến ngày 17 tháng 4 năm sau, 2023.
Theo Văn phòng Báo chí của Tổng Giáo phận Bogotá, vị linh mục giải thích rằng trong “năm của niềm vui này, Ơn Toàn Xá sẽ được rộng ban cho tất cả các tín hữu viếng ngôi thánh đường miễn là họ tuân giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.”
Tổng giáo phận nói rằng “những người già và bệnh tật, những người vì lý do nghiêm trọng không thể viếng nhà thờ chính tòa, có thể nhận được Ơn Toàn Xá bằng cách ăn năn tội lỗi của họ, hoàn thành các điều kiện nói trên và tham gia trong tinh thần vào các buổi cử hành Năm Thánh, dâng lên Thiên Chúa nhân từ của họ những đau khổ và bất tiện của riêng mình.”
Tông Tòa yêu cầu các tu sĩ giáo phận, các giáo sĩ của nhà thờ chính tòa và các linh mục “nhanh chóng sẵn sàng với tinh thần quảng đại để ban Bí tích Hòa giải” ngõ hầu các tín hữu có thể dễ dàng tiếp cận với bí tích.
Như một phần của lễ kỷ niệm Năm Thánh, Cha Marín đã trình bày một tác phẩm âm nhạc được sáng tác cho nhà thờ “bao gồm các tác phẩm từ sáu thế kỷ, được biểu diễn trên Organ của Nhà thờ.”
Các tác phẩm bao gồm “The Magnificat của Gutierre Fernández Hidalgo từ thế kỷ 16; và những ngẫu hứng của bậc thầy Juan de Rubia của thế kỷ này, nghệ sĩ organ của Sagrada Familia ở Barcelona, Tây Ban Nha.
Theo tổng giáo phận “Nhà thờ chính tòa Bogotá đã chứng kiến những sự kiện của thành phố và đất nước” và “nó là tâm điểm của đức tin và là chuẩn mực của văn hóa và nghệ thuật,” kể từ khi ngôi thánh đường được thành lập vào ngày 6 tháng 8 năm 1538.
Vào ngày đó, Cha Domingo de las Casas đã cử hành thánh lễ đầu tiên trong thành phố. Hàng loạt thánh đường được xây dựng kể từ đó. Tòa nhà hiện nay, được xây dựng theo phong cách tân cổ điển, được khởi công vào năm 1807 và hoàn thành vào năm 1823.
Source:Catholic News Agency
Tin Giáo Hội Việt Nam
Vatican và Việt Nam đồng ý nâng cấp quan hệ song phương
RFI
08:39 23/04/2022
Nhân chuyến công du của một phái đoàn Tòa Thánh Vatican đến Việt Nam, hai bên đã quyết định đẩy mạnh hợp tác và đã đồng ý nâng cấp mối quan hệ đang dần được cải thiện. Trong một thông cáo công bố ngày 22/04/2022, Vatican cho biết là “trong một tương lai gần”, tòa thánh sẽ có “một văn phòng đại diện thường trú tại Hà Nội”.
Theo bản thông cáo, một nhóm công tác chung Vatican-Việt Nam đã họp lại tại thủ đô Việt Nam trong hai ngày 21 và 22/04 để bàn về quan hệ giữa hai Nhà Nước. Phái đoàn của Tòa Thánh do đức ông Miroslaw Wachowski, thứ trưởng Ngoại Giao Vatican dẫn đầu, trong lúc đại diện phía Việt Nam là thứ trưởng Ngoại Giao Hà Kim Ngọc.
Theo hãng tin Anh Reuters, kết quả nổi bật nhất của cuộc họp là sự kiện hai bên đã nhất trí về việc nâng quan hệ lên cấp đại diện thường trú tại Roma và Hà Nội, một bước cuối cùng trước khi tiến tới bang giao toàn diện với đại sứ đặt tại mỗi nước, điều vốn là mục tiêu các cuộc đàm phán khởi sự từ năm 2009.
Reuters nhắc lại là sau khi thống nhất vào năm 1975, Việt Nam đã cắt đứt quan hệ với Vatican. Vào thời điểm đó, chính quyền Cộng Sản Việt Nam xem Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã quá gần gũi về mặt lịch sử với chế độ thực dân Pháp. Tuy nhiên, theo thời gian, quan hệ hai bên đã dần được cải thiện.
Trong bản thông cáo công bố hôm qua, Vatican cho biết là cuộc họp vừa kết thúc tại Hà Nội đã cho phép các phái đoàn “thảo luận sâu về quan hệ giữa hai nước và đề cập đến vấn đề Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam. Thông cáo xác nhận : “Hai bên nhất trí rằng quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh cần được duy trì trên cơ sở các nguyên tắc đã được hai bên chấp nhận và đối thoại hiệu quả, nhằm củng cố sự tin cậy lẫn nhau và tăng cường quan hệ vì lợi ích chung của cả hai bên và cộng đồng Công Giáo Việt Nam”.
Theo Reuters, cộng đồng Công Giáo tại Việt Nam có khoảng 7 triệu người trong tổng số dân là 97 triệu.
Theo bản thông cáo, một nhóm công tác chung Vatican-Việt Nam đã họp lại tại thủ đô Việt Nam trong hai ngày 21 và 22/04 để bàn về quan hệ giữa hai Nhà Nước. Phái đoàn của Tòa Thánh do đức ông Miroslaw Wachowski, thứ trưởng Ngoại Giao Vatican dẫn đầu, trong lúc đại diện phía Việt Nam là thứ trưởng Ngoại Giao Hà Kim Ngọc.
Theo hãng tin Anh Reuters, kết quả nổi bật nhất của cuộc họp là sự kiện hai bên đã nhất trí về việc nâng quan hệ lên cấp đại diện thường trú tại Roma và Hà Nội, một bước cuối cùng trước khi tiến tới bang giao toàn diện với đại sứ đặt tại mỗi nước, điều vốn là mục tiêu các cuộc đàm phán khởi sự từ năm 2009.
Reuters nhắc lại là sau khi thống nhất vào năm 1975, Việt Nam đã cắt đứt quan hệ với Vatican. Vào thời điểm đó, chính quyền Cộng Sản Việt Nam xem Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã quá gần gũi về mặt lịch sử với chế độ thực dân Pháp. Tuy nhiên, theo thời gian, quan hệ hai bên đã dần được cải thiện.
Trong bản thông cáo công bố hôm qua, Vatican cho biết là cuộc họp vừa kết thúc tại Hà Nội đã cho phép các phái đoàn “thảo luận sâu về quan hệ giữa hai nước và đề cập đến vấn đề Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam. Thông cáo xác nhận : “Hai bên nhất trí rằng quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh cần được duy trì trên cơ sở các nguyên tắc đã được hai bên chấp nhận và đối thoại hiệu quả, nhằm củng cố sự tin cậy lẫn nhau và tăng cường quan hệ vì lợi ích chung của cả hai bên và cộng đồng Công Giáo Việt Nam”.
Theo Reuters, cộng đồng Công Giáo tại Việt Nam có khoảng 7 triệu người trong tổng số dân là 97 triệu.
VietCatholic TV
Ngày tàn của Putin: Tài phiệt trở mặt. Lạnh tóc gáy cách quân Nga đối xử phụ nữ, và tù binh Ukraine
VietCatholic Media
03:27 23/04/2022
1. Quân trú phòng Mariupol phát hiện những chiếc xe tăng đánh dấu V được người Nga sử dụng khi thực hiện các hành động tàn bạo ở Bucha
Những người bảo vệ Mariupol đã phát hiện ra những chiếc xe tăng đánh dấu bằng chữ V của quân Nga trong thành phố. Trong khi quân đội Nga thường viết chữ Z trên các xe cộ của họ, quân Nga chiếm đóng thành phố Bucha và gây ra tội ác kinh hoàng tại đó lại dùng chữ V.
Trung đoàn Azov đã đăng một video mô tả một trong những chiếc xe tăng viết chữ V như vậy đang bốc cháy.
“Những người bảo vệ Mariupol đã phát hiện ra các phương tiện quân sự của đối phương trong thành phố, cụ thể là các xe tăng Nga được đánh dấu bằng chữ 'V', mà các đơn vị của quân xâm lược Nga đã dùng khi thực hiện các hành động tàn bạo ở Bucha – như sát hại, hãm hiếp và tra tấn thường dân đến chết. Những chiếc xe tăng này đã được triển khai tới Mariupol. Hiện tại, quân của Putin đang tiếp tục thực hiện những tội ác tàn khốc không thể kiểm soát trong thành phố đổ nát với khoảng 100.000 dân thường còn lại ở đây.”
Khoảng 120.000 dân thường còn lại vẫn bị mắc kẹt ở Mariupol. Phía Ukraine đang làm mọi cách để di tản người dân.
2. Điện đàm của Nga bị đánh chặn cho thấy sĩ quan Nga ra lệnh giết hết các tù binh Ukraine
Tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là SSU, hôm thứ Tư đã công bố một cuộc điện đàm của Nga bị đánh chặn đề cập đến một mệnh lệnh phải giết hết các tù nhân chiến tranh Ukraine tại thành phố Popasna ở khu vực phía đông Luhansk, nơi đang hứng chịu đòn tấn công mới của Nga.
“Cục Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine đã nhận được một đoạn âm thanh bị chặn trong cuộc điện đàm của những kẻ chiếm đóng, ám chỉ lệnh giết tất cả các tù nhân chiến tranh của Lực lượng vũ trang Ukraine đang bị giam cầm trong khu vực Popasna thuộc vùng Luhansk”
SSU nhận định: “Đây là một tội ác chiến tranh trắng trợn, vi phạm luật pháp quốc tế, và là một ví dụ nổi bật khác cho thấy quân đội Nga là những kẻ giết người, hãm hiếp và cướp bóc”
Đoạn băng ghi âm có giọng nói của hai người có thể là sĩ quan Nga không rõ danh tính trao đổi với nhau: “Tao có thể nói gì với mày, đồ chết tiệt, mày giữ những thằng cao cấp nhất thôi, còm những đứa còn lại thì cho chúng nó ra đi mãi mãi. Hãy cho chúng ra đi vĩnh viễn, hiểu chưa? đồ chết tiệt.”
SBU trước đó đã công bố một cuộc điện đàm bị đánh chặn của một chỉ huy đơn vị mặt đất của Nga, người này cho biết máy bay Nga đang lên kế hoạch “san bằng mọi thứ xuống đất đen” xung quanh Azovstal, là nhà máy thép mà quân phòng thủ Ukraine trong cuộc bao vây thành phố cảng Mariupol, vẫn còn bám trụ.
SBU trước đó cũng đã phát hành âm thanh từ các truy cập vô tuyến bị chặn cho thấy binh lính Nga đang kháo nhau về việc giết người và hãm hiếp phụ nữ. Các đoan ghi âm này củng cố các cáo buộc về tội ác chiến tranh của quân đội Nga.
Cơ quan tình báo nước ngoài của Đức cũng đã chặn được các liên lạc vô tuyến của binh lính Nga nói về việc bắn các binh sĩ và dân thường ở Ukraine. Các nhà quan sát quân sự cũng ghi nhận xu hướng quân đội Nga sử dụng hệ thống thông tin liên lạc không bảo đảm bí mật ở Ukraine.
3. Phó thủ tướng Ukraine cho biết việc di tản diễn ra “rất chậm”
Những người chạy trốn khỏi cuộc chiến Mariupol gặp gỡ người thân và bạn bè tại một trung tâm dành cho những người di tản nội bộ ở Zaporizhzhia vào hôm thứ Năm, ngày 21 tháng Tư.
Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết việc di tản dân thường đang diễn ra “rất chậm chạp” tại thành phố Mariupol bị bao vây phía đông.
“Không có gì đáng kể tại Mariupol. Mọi thứ diễn ra rất chậm. Về phía Nga, mọi thứ rất phức tạp, hỗn loạn, chậm chạp và tất nhiên là không trung thực.”
Vereshchuk lưu ý rằng, lần đầu tiên mọi người đi từ Mariupol đã đến thẳng Zaporizhia vào hôm thứ Tư và điều đó mang lại cho cô “hy vọng”.
Cô ấy xin lỗi những người đã không được di tản vào hôm thứ Năm. “Các cuộc pháo kích bắt đầu gần điểm tập trung, khiến hành lang nhân đạo buộc phải đóng lại”.
“Các công dân thân mến của Mariupol: miễn là chúng tôi có cơ hội, dù mong manh đến đâu, chúng tôi sẽ không từ bỏ việc cố gắng đưa các bạn ra khỏi đó!” cô nói.
Nhiều phụ nữ thoát ra được Mariupol cho biết họ đã bị hãm hiếp nhiều lần bởi quân xâm lược Nga chỉ đáng tuổi con của họ. Một người phụ nữ nói: “Nhóm lính Nga chỉ bằng tuổi con của tôi xông vào nhà tôi và hỏi chồng tôi ‘Phụ nữ dành cho chúng tôi ở đâu?’ Họ bắn chết chồng bà khi ông tỏ ý kháng cự. Sau đó, chúng thay nhau hãm hiếp bà trong nhiều ngày.”
4. Tổng thống Biden nói rằng cuộc tấn công của Nga sẽ “hạn chế hơn về mặt địa lý nhưng không giảm thiểu mức độ tàn bạo”
Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố hỗ trợ an ninh thêm 800 triệu USD cho Ukraine, và đưa ra nhận định rằng Putin sẽ tái tập trung vào cuộc xâm lược Ukraine ở miền đông đất nước.
“Bây giờ chúng ta phải đẩy nhanh gói hỗ trợ đó để giúp Ukraine chuẩn bị cho cuộc tấn công của Nga sẽ bị hạn chế hơn về mặt địa lý nhưng không giảm thiểu chút nào về mức độ tàn bạo”. Tổng thống Biden đưa ra lập trường trên trong phát biểu từ Tòa Bạch Ốc.
Ông Biden cũng phản ánh về cuộc chiến cho đến nay, và nói rằng Putin vẫn đang cố gắng phá vỡ sự thống nhất của phương Tây để chống lại chiến tranh. Ông nói rằng Putin sẽ “không bao giờ thành công trong việc thống trị và chiếm đóng toàn bộ Ukraine.”
“Chúng tôi không biết cuộc chiến này sẽ kéo dài bao lâu nhưng khi chúng tôi gần tiến tới mốc hai tháng, chúng tôi biết rằng, Putin đã không đạt được tham vọng lớn của mình trên chiến trường. Sau nhiều tuần pháo kích Kyiv - Kyiv vẫn đứng vững. Tổng thống Zelenskiy và chính phủ dân chủ do ông bầu ra vẫn nắm quyền”
“Và Lực lượng vũ trang Ukraine, với sự tham gia của nhiều thường dân Ukraine dũng cảm, đã cản trở cuộc chinh phục đất nước của Nga. Họ đã được củng cố ngay từ ngày đầu bởi nguồn cung cấp vũ khí, đạn dược, áo giáp, thông tin tình báo, từ các quốc gia trong thế giới tự do được chúng ta, Hoa Kỳ dẫn đầu.”
“Khi Nga tiếp tục thực hiện các bước tiến quân sự... và sự tàn bạo đối với Ukraine, Putin đang khiến chúng ta chán ghét. Đó là quan điểm của tôi. Ông ta đang đặt cược rằng sự thống nhất của phương Tây sẽ rạn nứt. Ông ta vẫn đang đặt cược vào điều đó. Một lần nữa, chúng tôi sẽ chứng minh ông ta sai. Chúng tôi sẽ không giảm bớt quyết tâm của mình.”
5. Liên Hiệp Quốc xác nhận 2.345 dân thường đã thiệt mạng ở Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược
Từ ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến nửa đêm ngày 20 tháng 4 năm 2022, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, gọi tắt là OHCHR, đã ghi nhận 5.264 thương vong dân thường trong đó có 2.345 người chết và 2.919 người bị thương vì cuộc xâm lược của Nga.
“Con số này bao gồm: tổng cộng 2.345 người bị giết, gồm 703 nam, 429 nữ, cũng như 70 trẻ em và số còn lại chưa xác định được giới tính. Tổng cộng 2.919 người bị thương trong đó có 158 trẻ em.”
Theo ghi nhận, hầu hết các thương vong dân sự được ghi nhận là do sử dụng vũ khí nổ có phạm vi ảnh hưởng rộng, bao gồm pháo kích từ pháo hạng nặng và nhiều hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, cũng như các cuộc không kích.
OHCHR tin rằng số liệu thực tế cao hơn đáng kể, do việc nhận thông tin từ một số địa điểm nơi các cuộc xung đột dữ dội đang diễn ra đã bị trì hoãn và nhiều báo cáo vẫn đang chờ xác minh. Điều này liên quan đến Mariupol ở vùng Donetsk, Izium ở vùng Kharkiv, và Popasna ở vùng Luhansk, nơi có nhiều cáo buộc về thương vong dân sự. Những con số này đang được chứng thực thêm và chưa được đưa vào thống kê trên.
6. Tổng thống Estonia mô tả các vụ giết người gần Kyiv là “tội ác chiến tranh” với “các yếu tố diệt chủng”
Tổng thống Estonia cho biết ngày càng có nhiều bằng chứng nêu lên chi tiết các vụ giết người và tội phạm tình dục chống lại công dân Ukraine xuất hiện từ các thị trấn xung quanh Kyiv được coi là “tội ác chiến tranh” với các “yếu tố diệt chủng”. Tổng thống Estonia đã đưa ra lập trường trên sau khi ông đến thăm một số địa điểm tại Ukraine vào tuần trước.
“Nó thật là kinh khủng. Tôi đã không nói nên lời. Giết thường dân, trẻ em, hãm hiếp phụ nữ là những tội ác chiến tranh, đó là những tội ác chống lại loài người.”
Khi được hỏi về việc liệu những gì anh ta nhìn thấy có phải là tội ác diệt chủng hay không, tổng thống trả lời: “Chắc chắn rồi, đó là các yếu tố của tội ác diệt chủng.”
Cùng với các nhà lãnh đạo của Ba Lan, Lithuania và Lativa, tổng thống Karis đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tại Kyiv vào ngày 13 tháng 4. Họ nói về lệnh cấm đối với dầu khí của Nga và cách đưa lượng lớn ngũ cốc của Ukraine ra khỏi đất nước.
“Một đề xuất là chúng tôi có thể sử dụng các cảng của chúng tôi ở vùng Baltics và ở Ba Lan, đồng thời sử dụng các chuyến tàu để cung cấp ngũ cốc cho các quốc gia khác nhau. Và tất nhiên, một lựa chọn khác là cố gắng giữ cho cảng Odesa mở để chúng tôi có thể cung cấp các loại viện trợ nhân đạo cho Ukraine,” tổng thống Karis nói.
Estonia đã kêu gọi Liên minh Âu Châu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với việc vận chuyển dầu và khí đốt của Nga, nhưng tổng thống Karis không muốn chỉ trích Đức về quyết định tiếp tục nhập khẩu nhiên liệu.
“Nhưng một quốc gia như Đức, tất nhiên, đó là một đất nước rộng lớn. Nó không giống như Estonia bởi vì chúng tôi đã quyết định với các nước Baltic rằng chúng tôi ngừng mua khí đốt từ Nga vào cuối năm nay. Nhưng đối với Đức, điều đó có lẽ rất khó khăn”, Karis nói với CNN.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đề nghị hôm thứ Tư rằng các đồng minh NATO có thể tham gia tích cực vào Ukraine để giúp thực hiện các hành lang di tản. Karis cho rằng một động thái như vậy khó có thể xảy ra trừ khi Nga bắt đầu sử dụng vũ khí hóa học.
Nga đã đóng cửa các lãnh sự quán của Latvia ở St. Petersburg và Pskov, cũng như tổng lãnh sự của Estonia và Lithuania ở Nga vào hôm Thứ năm. Tổng thống Karis nói ông không hề nao núng trước quyết định này.
7. Nga đóng cửa lãnh sự quán Latvia, Estonia và Lithuania
Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Năm 21 tháng Tư rằng, Nga sẽ đóng cửa lãnh sự quán của họ ở ba quốc gia Baltic thuộc Liên Xô cũ.
Tuyên bố cho biết lãnh sự quán của Latvia ở St. Petersburg và Pskov, cũng như tổng lãnh sự của Estonia và Lithuania ở St. Petersburg sẽ bị đóng cửa và các nhân viên sứ quán của ba quốc gia này được kể là “persona non grata”.
Cụm từ “persona non grata”, tiếng La tinh, có nghĩa đen là “người không được chào đón”. Tuyên bố một ai đó như vậy thường có nghĩa là họ phải rời khỏi đất nước.
Theo Công ước Viên năm 1961 về Quan hệ ngoại giao, nước chủ nhà có quyền tuyên bố không mong muốn các nhà ngoại giao nước ngoài.
Nhắc lại những tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc xâm lược Ukraine, tuyên bố cho biết quyết định được đưa ra “trên cơ sở nguyên tắc có qua có lại, cũng như có tính đến việc chính quyền các nước này cung cấp hỗ trợ quân sự cho chế độ Kiev và bao che cho tội ác của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine đối với dân thường của Donbas và Ukraine.”
Các đại sứ của Latvia, Estonia và Lithuania tại Nga đã được triệu tập đến Bộ Ngoại Giao Nga vì “những hành động không thân thiện của các quốc gia này”.
Theo Bộ Ngoại giao Nga, các nhân viên lãnh sự và các nhân viên khác không phải là công dân Nga nên rời khỏi lãnh thổ Nga trong cùng khung thời gian quy định cho các nhân viên của cơ quan đại diện lãnh sự Nga rời khỏi các quốc gia này.
8. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói về lệnh trừng phạt của Nga đối với ông: “Không gì khác hơn một giải thưởng”.
Hôm thứ Năm 21 tháng Tư, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Ned Price, nói rằng “việc bị trừng phạt không cho tôi đến Nga chẳng khác gì một lời khen tặng là tôi đã gây được sự phẫn nộ” của chính phủ Nga.
“Ngoài Phó Tổng thống, lệnh trừng phạt hôm nay của Nga bao gồm các nhà báo và các phát ngôn nhân cho chính quyền này, bao gồm cả tôi,” Price cho biết tại một cuộc họp của Bộ Ngoại giao. “Tôi phải nói rằng đó không gì khác hơn là một sự khen ngợi vì đã gây được sự phẫn nộ của một chính phủ dối trá với chính người dân của họ, tàn bạo các nước láng giềng và tìm cách tạo ra một thế giới nơi tự do và nhân quyền phải chạy trốn và bị dập tắt, nếu họ có thể làm được.”
Đó là “một vinh dự lớn khi chia sẻ sự thù hận đó với những người nói lên sự thật, các đồng nghiệp của tôi John Kirby và Jen Psaki, cũng như một số nhà báo đã làm việc đáng kinh ngạc, chia sẻ sự thật chói tai, đẫm máu về các hành động của Nga ở Ukraine”
Bộ Ngoại Giao Nga cho biết vào hôm thứ Năm rằng nước này đã cấm hàng loạt nhân vật Mỹ, trong đó có Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris không được nhập cảnh vào nước này.
9. Giám đốc điều hành của công ty dầu mỏ lớn thứ hai của Nga từ chức sau khi kêu gọi chấm dứt chiến tranh
Một trong những người đàn ông giàu nhất nước Nga đã thôi giữ chức Giám đốc điều hành của Lukoil, công ty dầu khí lớn thứ hai của nước này.
Trong một tuyên bố ngắn gọn hôm thứ Năm, công ty Lukoil cho biết Vagit Alekperov đã thông báo cho công ty “về quyết định từ chức của ông ấy” với tư cách là giám đốc và chủ tịch của công ty.
Công ty không tiết lộ lý do Alekperov từ chức.
Thông báo được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Alekperov bị Vương quốc Anh trừng phạt và bảy tuần sau khi Alekperov phản đối Putin và kêu gọi chấm dứt cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
Trong một tuyên bố với các cổ đông, nhân viên và khách hàng vào ngày 3 tháng 3, ban giám đốc của Lukoil nói rằng họ “kêu gọi chấm dứt sớm nhất cuộc xung đột vũ trang”.
“Chúng tôi bày tỏ sự đồng cảm chân thành đối với tất cả các nạn nhân, những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này. Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ việc ngừng bắn lâu dài và giải quyết các vấn đề thông qua các cuộc đàm phán và ngoại giao nghiêm túc”
Lukoil sản xuất hơn 2% lượng dầu thô của thế giới và sử dụng hơn 100.000 người.
Các cuộc diễn hành Tuần Thánh ở Tây Ban Nha. Lòng tốt của đầu bếp José Andrés với người Ukraine
VietCatholic Media
05:13 23/04/2022
1. Video cảm động cảnh đầu bếp José Andrés vào Irpin và Bucha bị Nga tàn phá
Đầu bếp nhân đạo và nhóm của ông phân phát hơn 300.000 bữa ăn mỗi ngày cho những người tị nạn đến Ba Lan, Hung Gia Lợi, Slovakia và Rumani.
Anh ta không những không rút lui khỏi biên giới Ukraine mà còn vượt qua nó.
José Andrés và những người giúp đỡ của ông đã phân phát thực phẩm cho những người tị nạn đến Ba Lan, Hung Gia Lợi, Slovakia và Rumani trong hơn một tháng. Tổ chức bác ái của ông, World Central Kitchen, đang phục vụ hơn 300.000 bữa ăn mỗi ngày.
Nhưng đó không phải là tất cả: anh ấy đã không suy nghĩ kỹ khi có thể vào đất nước bị quân Nga xâm lược.
Vào ngày 5 tháng 4, José Andrés đã đến thăm hai thành phố mà cộng đồng quốc tế đang bàn tán: Irpin và Bucha, nơi từng là mục tiêu của bạo lực dã man.
Một đoạn video được đăng trên tài khoản Twitter của anh ấy đã nói lên tất cả: nó cho thấy anh ấy đang lấy thức ăn cho những người sống sót sau trận kinh hoàng. Nhưng đồng thời, không cần biết ngôn ngữ của họ, anh ấy cho họ thấy sự ủng hộ và sự dịu dàng của mình. Với một người phiên dịch, anh ta nói với họ rằng ngày mai anh ta sẽ trở lại với nhiều thức ăn hơn và ngày hôm sau và ngày hôm sau… Anh ta sẽ không bỏ rơi họ.
Thật xúc động khi thấy cách José Andrés thể hiện tình yêu và sự dịu dàng đối với từng người: đối với bà già, đối với một đứa trẻ và cha của đứa bé ấy… Anh ấy đang đưa những công việc của lòng thương xót vào hành động.
Source:Aleteia
2. Không bao giờ có chuyện kết thúc các cuộc trưng bày Tuần Thánh ở Tây Ban Nha?
Một linh mục Tây Ban Nha đã đưa ra một phản ứng rõ ràng và mạnh mẽ đối với những người tin rằng hai năm hạn chế do đại dịch COVID-19 sẽ chấm dứt việc hiển thị đức tin công khai trong Tuần Thánh ở Tây Ban Nha.
Cha Juan Manuel Góngora, một linh mục của Giáo phận Almería ở Tây Ban Nha, người có hơn 46.000 người theo dõi trên Twitter, đã phản ứng mạnh mẽ với một tweet của nhà báo và nhà văn Tây Ban Nha Antonio Papell.
Papell, một người bài Công Giáo rất quyết liệt, trước đây đã trở thành giám đốc Xuất bản tại Cơ quan Hợp tác và Phát triển Quốc tế Tây Ban Nha, đã than thở trên Twitter vào Thứ Sáu Tuần Thánh rằng “những ai nghĩ rằng sau hai năm gián đoạn, các cuộc diễn hành tôn giáo trên đường phố sẽ giảm đi đã mắc sai lầm.”
Các cuộc rước Tuần Thánh được tiếp tục ở Tây Ban Nha trong năm nay.
“Tây Ban Nha săn lùng phù thủy và mê tín dị đoan vẫn còn nguyên vẹn. Đó là chủ nghĩa lạc hậu kỳ lạ mà khách du lịch nhìn như những nhà côn trùng học,” ông ta viết.
Hai giờ sau, Papell nói thêm: “Nước Tây Ban Nha tăm tối và u ám của tràng hạt và các đám rước.”
Góngora đáp trả một cách mạnh mẽ: “Các cuộc diễu hành tôn giáo trên đường phố”' và “‘chủ nghĩa lạc hậu kỳ lạ’ để tưởng nhớ cuộc Khổ nạn, Cái chết và Sự Phục sinh của Chúa Kitô, sẽ tiếp tục cho đến ngày tận thế.”
“Một lời khuyên dành cho Papell, hãy làm quen với ý tưởng này,” vị linh mục nói.
Các bài đăng của Papell cũng thu hút sự chỉ trích mạnh mẽ từ nhiều người dùng Twitter khác.
Jordi Sabaté, người gần như bị liệt hoàn toàn do chứng xơ cứng teo cơ một bên, và là người đang tích cực vận động chính phủ Tây Ban Nha giúp đỡ những người mắc chứng bệnh này trả lời: “Tại sao bạn ghét bản thân và Kitô giáo đến như thế? Tôi muốn giúp bạn.”
“Điều khiến Tây Ban Nha có vẻ u ám, tăm tối và lạc hậu là những dòng tweet đầy phẫn uất của bạn. Hãy vui lên, Chúa Nhật là Lễ Phục sinh!” một người dùng Twitter khác cho biết.
Source:Catholic News Agency
3. Nhà thờ chính tòa Bogotá bắt đầu Năm Thánh đánh dấu 200 năm được thánh hiến
Hôm Chúa Nhật 17 tháng Tư, Nhà thờ Chính tòa Bogotá đã thông báo về việc bắt đầu Năm Thánh do Tòa Thánh ban hành nhân dịp 200 năm thánh hiến nhà thờ.
Trong buổi lễ hôm 17 tháng 4, Cha Jorge Marín, giám đốc nhà thờ, đã đọc sắc lệnh ngày 26 tháng 2 của Tông Tòa về việc ban hành Năm Thánh, kéo dài từ ngày 17 tháng 4 năm nay đến ngày 17 tháng 4 năm sau, 2023.
Theo Văn phòng Báo chí của Tổng Giáo phận Bogotá, vị linh mục giải thích rằng trong “năm của niềm vui này, Ơn Toàn Xá sẽ được rộng ban cho tất cả các tín hữu viếng ngôi thánh đường miễn là họ tuân giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.”
Tổng giáo phận nói rằng “những người già và bệnh tật, những người vì lý do nghiêm trọng không thể viếng nhà thờ chính tòa, có thể nhận được Ơn Toàn Xá bằng cách ăn năn tội lỗi của họ, hoàn thành các điều kiện nói trên và tham gia trong tinh thần vào các buổi cử hành Năm Thánh, dâng lên Thiên Chúa nhân từ của họ những đau khổ và bất tiện của riêng mình.”
Tông Tòa yêu cầu các tu sĩ giáo phận, các giáo sĩ của nhà thờ chính tòa và các linh mục “nhanh chóng sẵn sàng với tinh thần quảng đại để ban Bí tích Hòa giải” ngõ hầu các tín hữu có thể dễ dàng tiếp cận với bí tích.
Như một phần của lễ kỷ niệm Năm Thánh, Cha Marín đã trình bày một tác phẩm âm nhạc được sáng tác cho nhà thờ “bao gồm các tác phẩm từ sáu thế kỷ, được biểu diễn trên Organ của Nhà thờ.”
Các tác phẩm bao gồm “The Magnificat của Gutierre Fernández Hidalgo từ thế kỷ 16; và những ngẫu hứng của bậc thầy Juan de Rubia của thế kỷ này, nghệ sĩ organ của Sagrada Familia ở Barcelona, Tây Ban Nha.
Theo tổng giáo phận “Nhà thờ chính tòa Bogotá đã chứng kiến những sự kiện của thành phố và đất nước” và “nó là tâm điểm của đức tin và là chuẩn mực của văn hóa và nghệ thuật,” kể từ khi ngôi thánh đường được thành lập vào ngày 6 tháng 8 năm 1538.
Vào ngày đó, Cha Domingo de las Casas đã cử hành thánh lễ đầu tiên trong thành phố. Hàng loạt thánh đường được xây dựng kể từ đó. Tòa nhà hiện nay, được xây dựng theo phong cách tân cổ điển, được khởi công vào năm 1807 và hoàn thành vào năm 1823.
Source:Catholic News Agency
Công lý nhãn tiền: Quân Nga, gây ra vụ Bucha, gặp đại nạn ở Izium. TQLC kềm chân Nga ở Mariupol
VietCatholic Media
15:47 23/04/2022
1. Tình báo Anh: Giao tranh ác liệt tại Mariupol
Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong bản cập nhật thông tin tình báo mới nhất, “giao tranh ác liệt” vẫn tiếp tục diễn ra ở Mariupol, bất chấp việc Nga đã tuyên bố “chinh phục thành phố cảng phía nam”.
Cuộc giao tranh đã làm “nản lòng những nỗ lực của Nga nhằm chiếm thành phố, do đó càng làm chậm tiến độ mong muốn của họ ở Donbas”.
“Bất chấp đã gia tăng các hoạt động, các lực lượng Nga vẫn không đạt được thắng lợi đáng kể nào trong 24 giờ qua khi các cuộc phản công của Ukraine tiếp tục cản trở nỗ lực của họ”.
“Các lực lượng hải quân và không quân Nga đã không thiết lập được quyền kiểm soát ở cả hai miền do hiệu quả của lực lượng phòng thủ trên không và trên biển của Ukraine làm giảm khả năng đạt được những tiến bộ đáng chú ý của họ.”
2. Bộ Tổng tham mưu: Những kẻ gây ra vụ Bucha chịu tổn thất rất nặng gần Izium
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết như sau: Các đơn vị của Lữ đoàn súng trường cơ giới số 64, đã tham gia tích cực vào các vụ giết người hàng loạt, tra tấn và hãm hiếp dân thường ở thành phố Bucha, hiện đang hoạt động gần Izium và đã bị tổn thất nặng.
Trong ngày thứ Bẩy 23 tháng Tư, các đơn vị Ukraine đã phá hủy 9 xe tăng, 18 xe thiết giáp, 13 xe cơ giới, 3 hệ thống pháo và 1 thùng nhiên liệu. 145 lính Nga bị loại khỏi vòng chiến.
Các tướng tá của Nga hứa với Putin, trước ngày Chúa Nhật 24 tháng Tư, sẽ giành được toàn quyền kiểm soát Khu vực Donetsk và Khu vực Luhansk, đồng thời bảo đảm một tuyến đường bộ giữa các vùng lãnh thổ này và vùng Crimea tạm thời do chúng chiếm đóng. Lời hứa này chắc chắn đã thất bại.
Quân đội Nga trở nên tích cực nhất trên các hướng Slobozhanskyi và Donetsk sau khi tập hợp lại các đơn vị bị thiệt hại nặng ở Izium.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết: “Những kẻ xâm lược trở nên thận trọng hơn, sau các tổn thất nặng nề. Chúng tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và không kích vào các cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự, trước khi tấn công bằng các Tiểu đoàn Chiến thuật.”
Trên các hướng Volyn, Polissia và Siverskyi, các đơn vị riêng biệt của Lực lượng vũ trang Cộng hòa Belarus đang thực hiện các nhiệm vụ củng cố biên giới Ukraine-Belarus tại Khu vực Brest và Khu vực Gomel.
Để làm rõ vị trí của lực lượng Ukraine trên hướng Sumy, đối phương đã sử dụng các máy bay không người lái từ Glushkovo.
Trên các hướng Tavriiskyi và Nam Bug, quân đội Nga tập trung một quân số đông đảo bao gồm các đơn vị biệt lập của Tập đoàn quân vũ trang số 8 và 49, Quân đoàn cơ giới 22, quân ven biển của Hạm đội Biển Đen thuộc Quân khu phía Nam và quân Dù. Các lực lượng Nga đang tập trung nỗ lực để cải thiện vị trí chiến thuật và duy trì các biên giới bị chiếm đóng.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến về thành phố Mykolaiv, quân đội Nga đang pháo kích vào các vị trí của Lực lượng vũ trang Ukraine. Để tăng cường hệ thống phòng không gần thành phố Skadovsk, đối phương đã triển khai khẩu đội S-300VM.
Trên hướng Slobozhanskyi, quân đội Nga tiếp tục phong tỏa một phần thành phố Kharkiv và tiến hành các cuộc tấn công bằng pháo và hỏa tiễn.
Các đơn vị riêng biệt của Tập đoàn quân xe tăng 1 và Binh đoàn 20 thuộc Quân khu phía Tây, Tập đoàn quân vũ trang 35 và Quân đoàn số 68 của Quân khu phía Đông và Lực lượng Dù của Nga đang án binh bất động sau các tổn thất, tiến hành các hoạt động thăm dò và tấn công lẻ tẻ ở phía nam Izium.
Trên hướng Donetsk, quân đội Nga đang tập trung nỗ lực cho cuộc tấn công theo hướng Sievierodonetsk, bắn vào các vị trí của lực lượng Ukraine để tạo điều kiện cho sự phát triển các cuộc tấn công về phía Sloviansk.
Tại Mariupol, quân đội Nga tiếp tục phong tỏa lực lượng Ukraine bên trong nhà máy Azovstal và tiến hành các cuộc không kích vào thành phố, bao gồm cả việc sử dụng hỏa tiễn tầm xa.
Theo thông tin có được, để rà phá cơ sở hạ tầng cảng Mariupol, đơn vị công binh của Nga đã đến thành phố bị chiếm đóng.
Trên hướng Zaporizhzhia, quân đội Nga đã tăng cường hàng ngũ với một nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn từ Sư đoàn súng trường cơ giới 19 của Quân đoàn vũ trang 58 thuộc Quân khu phía Nam.
Tại khu vực hoạt động trên Biển Đen và Azov, các nhóm hải quân Nga tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ phong tỏa và tiến hành trinh sát.
3. Tổng thống Zelensky: Một con người có đức tin không thể nào làm những điều như thế
Ukraine tin vào chiến thắng của sự sống trên cái chết.
Đó là theo bài phát biểu của Tổng thống Volodymyr Zelensky trước quốc gia, được đưa ra vào Thứ Sáu Tuần Thánh. “Ngày thứ 58 trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc của chúng ta sắp kết thúc. Nó kết thúc vào Thứ Sáu Tuần Thánh, một trong những ngày đau buồn nhất trong năm đối với các tín hữu Kitô. Ngày mà cái chết dường như đã chiến thắng. Nhưng... Chúng ta hy vọng về một sự sống lại. Chúng ta tin vào sự chiến thắng của sự sống trên cái chết. Và chúng ta cầu nguyện rằng cái chết sẽ biến đi,” tổng thống Zelensky nói.
Ông lưu ý rằng năm nay, trong bối cảnh cuộc chiến toàn diện mà Nga đang tiến hành chống lại Ukraine, những từ này có một ý nghĩa đặc biệt. Ông nói rằng Nga đã mang đến cái chết cho Ukraine. Sau 8 năm chiến tranh tàn khốc ở Donbas, Nga đã tìm cách hủy diệt hoàn toàn đất nước, tước đi quyền sống của người dân Ukraine theo đúng nghĩa đen.
“Nhưng những trận chiến dù có ác liệt đến đâu cũng không có cơ hội đánh chết sự sống. Tất cả mọi người biết như thế. Mọi Kitô Hữu đều biết điều đó. Đây là một yếu tố cơ bản của nền văn hóa của chúng ta. Có lẽ điều này không còn tồn tại trong văn hóa Nga hiện đại nữa. Bởi vì để làm tất cả những gì họ đã làm với người Ukraine trong các thành phố của chúng ta, trước hết, họ phải giết chết phần thánh thiêng bên trong con người. Bởi vì một con người của bất kỳ đức tin nào, đơn giản là không thể làm được những điều đó. Nhưng đối với chúng ta, đối với nền văn hóa của chúng ta, cuộc sống chắc chắn sẽ đánh bại cái chết”
4. Tình báo Ukraine bắt được 85 nhóm nằm vùng, bắt giữ 659 cá nhân kể từ khi Nga mở cuộc xâm lược
Kể từ khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, các sĩ quan cảnh sát Ukraine đã bắt được 85 nhóm phá hoại và trinh sát và bắt giữ 659 cá nhân.
Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Denys Moosystemrsky đã thông báo điều này hôm thứ Bẩy 23 tháng Tư.
“Các nhóm chống phá hoại của Cảnh sát Quốc gia đã vạch mặt 85 nhóm nằm vùng chịu trách nhiệm phá hoại và trinh sát và bắt giữ 659 người,”
Monticrsky cho biết, cảnh sát điều tra đã tiến hành khoảng 8.000 thủ tục tố tụng hình sự chống lại các tội ác của quân đội Nga và Belarus ở Ukraine.
Ông cho biết thêm, hiện tại, 54.000 sĩ quan cảnh sát đang làm nhiệm vụ tại các khu vực có hoạt động thù địch ở Ukraine.
Thiết quân luật đã được áp dụng ở Ukraine và tổng động viên đã được công bố.
5. Pháo binh Ukraine bắn trúng kho nhiên liệu tại Donbas
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết:
“Vào ngày 22 tháng 4, quân đội phát xít Nga đã thực hiện ba cuộc tấn công. Pháo binh của chúng tôi cũng bắn vào binh lính và thiết bị của đối phương. Kết quả là, một nhà kho chứa nhiên liệu và đạn dược đã bị phá hủy. Giao tranh vẫn tiếp tục. Tổn thất của kẻ thù lên tới 130 người, ba xe tăng, một xe chỉ huy, bốn thiết giáp, một xe chiến đấu bọc thép, 13 xe kéo pháo và hai máy bay không người lái.”
Từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 22 tháng 4, quân đội Ukraine đã tiêu diệt khoảng 21.200 quân xâm lược Nga.
6. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine trao giải thưởng cho các binh sĩ ở Moschun đã giúp đẩy lùi bước tiến của Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov đã gặp và trao phần thưởng cho các binh sĩ ở Moschun, một ngôi làng phía bắc Kyiv đã trải qua sự tàn phá nặng nề và đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi lực lượng Nga.
Bộ trưởng Reznikov cho biết, “Tôi đã gặp những người lính Kyiv ở Moschun bị phá hủy hoàn toàn. Ở đây quân xâm lược đã sử dụng tất cả các loại vũ khí có thể có, bao gồm cả hỏa tiễn và máy bay”.
Ông cho biết ngôi làng nằm trong danh sách các khu định cư mà lực lượng Nga phải chiếm để tiếp cận Kyiv.
“Nhờ những người lính của chúng ta, nhờ những cư dân dũng cảm của ngôi làng, quân xâm lược đã bị đánh bại,” Reznikov nói, “Những kẻ sát thủ và cướp bóc không thể giữ Moschun, không thể tiến về phía trước. Bị tổn thất nặng nề, quân chiếm đóng buộc phải tháo chạy sang Belarus “.
Moschun đóng vai trò quan trọng đối với người Ukraine trong việc đẩy lùi cuộc tiến công của Nga đối với Kyiv. Các lực lượng Ukraine ở đó, và gần đó ở Irpin và Bucha, chịu trách nhiệm phần lớn trong việc ngăn chặn quân Nga, khi họ đang cố gắng tiến về phía Kyiv qua sông Irpin.
Đó là lý do tại sao Bucha, Irpin và Moschun phải hứng chịu nhiều tuần tấn công và đọ súng với quân đội Nga. Kết quả là, phần lớn sự tàn phá ở vùng Kyiv là ở ba địa điểm này.
Ngoài vô số cuộc tấn công ở Moschun, các lực lượng Nga cũng cố gắng chiếm ngôi làng bằng các cuộc tấn công cường tập bằng pháo kích và máy bay ném bom.
7. Pháp viện trợ hỏa tiễn chống tăng Milan và pháo tự hành Caesar cho Ukraine.
Tổng thống Emmanuel Macron đã thông báo cung cấp hỏa tiễn chống tăng Milan và pháo tự hành Caesar cho Ukraine.
Macron cho biết điều này trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông Ouest-France của Pháp.
“Chúng tôi đang chuyển những thiết bị quan trọng, từ Milan đến Caesar. Tôi nghĩ rằng chúng tôi phải tiếp tục con đường này. Luôn luôn tuân theo lằn ranh đỏ rằng chúng tôi sẽ không trở thành các bên trong cuộc xung đột”, Macron nói.
Khi được hỏi về việc Pháp và Đức cung cấp vũ khí cho Ukraine, Macron cho biết: “Chúng tôi có chiến lược giống như thủ tướng Đức, có nghĩa là chúng tôi sẽ viện trợ người Ukraine nhiều nhất có thể nhưng phải cẩn thận để không bao giờ trở thành các bên trong cuộc xung đột”.
Caesar là loại lựu pháo tự hành 155 ly của Pháp, được thiết kế để tiêu diệt nhân lực, các khẩu đội pháo, hầm trú ẩn trên mặt đất, cũng như cung cấp các lối đi trong các bãi mìn và hàng rào dã chiến.
Milan là hỏa tiễn chống tăng thế hệ thứ hai có điều khiển do tập đoàn Pháp-Đức Euromissile sản xuất. Milan là hệ thống được sản xuất hàng loạt vì nó là vũ khí chống tăng tầm ngắn chính của Âu Châu.
Tin Vui: Giữa chiến tranh ác liệt, hiện tượng lửa thánh lạ lùng tại Mộ Chúa ở Giêrusalem đã diễn ra
VietCatholic Media
15:52 23/04/2022
1. Hiện tượng Lửa Thánh lạ lùng tại Giêrusalem
Trưa ngày thứ Bẩy 23 tháng Tư, tức là ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh của Chính Thống Giáo và của cả các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương, thế giới Chính Thống Giáo đã dán mắt vào các màn hình TV và computer để hồi hộp theo dõi hiện tượng lửa thánh lạ lùng tại Mộ Chúa ở Giêrusalem.
Những lo âu liên quan đến đại dịch coronavirus tuy đã có phần giảm bớt, nhưng lại có những âu lo về sự mở rộng và leo thang chiến tranh tại Ukraine.
Trong khung cảnh rất khác so với năm ngoái, Nhà thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem đã mở cửa cho công chúng vào ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh Chính Thống Giáo cho phép các tín hữu tham dự nghi thức đón lửa thánh vào ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh tại địa điểm Chúa Giêsu đã bị đóng đinh và đã phục sinh. Bầu không khí cử mừng tràn ngập khu vực này khi hàng loạt tín hữu đi qua cánh cửa gỗ khổng lồ của nhà thờ.
Năm 2000 là một lễ Phục sinh vắng lặng, không có bao nhiêu người được tham dự trong bối cảnh nhà thờ Thánh Mộ cửa đóng then cài. Năm ngoái 2021, tình hình tốt hơn nhiều, cánh cửa rộng mở khiến các tín hữu cảm thấy hy vọng rằng mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Trong một diễn biến đáng tiếc, cảnh sát đã tìm cách giới hạn số người được vào bên trong nhà thờ Thánh Mộ ở mức 1,000 người. Tuy nhiên, trước những phản kháng quyết liệt của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Giêrusalem, cảnh sát Do Thái đã lùi bước. Dù vậy, con số tín hữu từ Nga tham dự nghi thức đón Lửa Thánh tại Giêrusalem được ghi nhận đã giảm đến mức hầu như không đáng kể. Hậu quả của các lệnh cấm vận đã khiến giá trị của đồng Rúp Nga xuống đến mức rất thấp. Trước chiến tranh, 85 đồng Rúp đổi được 1 đô la Mỹ. Con số này ngày nay là khoảng 200 đồng Rúp mới đổi được 1 đô la Mỹ. Vì thế, chỉ những người giầu có lắm mới có thể làm một chuyến hành hương sang Giêrusalem trong thời gian này. Một trở ngại khó vượt qua hơn nữa là máy bay Nga không được phép bay qua các không phận của Liên Hiệp Âu Châu.
Nhà thờ Thánh Mộ - Holy Church of the Holy Sepulchre là danh từ của Công Giáo, người Chính Thống Giáo và Giáo Hội Armenia Tông Truyền gọi là nhà thờ Phục sinh – Holy Church of Resurrection - nằm phía bên trong bức tường than khóc trong khu vực cổ thành Giêrusalem, kế cận với đồi Golgotha. Theo truyền thống, nhà thờ đã được xây dựng trên khu mộ Chúa Giêsu đã được táng xác.
Trong những thời kỳ sơ khai của Giáo Hội, đây được xem là nơi thánh thiêng bậc nhất của Kitô Giáo. Thế nhưng đến thế kỷ thứ hai, hoàng đế Hadrianus đã cố ý cho đổ đất lấp hết những dấu tích của Kitô giáo, rồi xây đền thờ nữ thần Aphrodite, là một thứ nữ thần sắc đẹp như kiểu thần Vệ Nữ.
Sau khi đón nhận đức tin Công Giáo, năm 325, Đại Đế Constantine đã truyền phá hủy đền thờ nữ thần Aphrodite và cho đào bới khu vực này để tìm lại các dấu tích thánh thiêng của Kitô Giáo. Mẹ nhà vua là nữ hoàng Helena đã hiện diện từ năm 326 tại địa điểm này để đích thân giám sát các cuộc khai quật và xây dựng nhà thờ mới.
Theo thỏa ước Nguyên Trạng do Hoàng Đế Thổ Nhĩ Kỳ Osamn Đệ Tam đưa ra vào năm 1853, Công Giáo nghi lễ La Tinh, Chính Thống Giáo Hy Lạp, Chính Thống Giáo Coptic, Chính Thống Giáo Syria và Giáo Hội Armenia Tông Truyền đều có quyền ngang nhau trong việc coi sóc và cử hành các lễ nghi Phụng Vụ tại đây.
Truyền thống Chính Thống Giáo tin rằng hiện tượng Lửa Thánh là một phép lạ xảy ra hàng năm vào ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh theo lịch Chính Thống Giáo. Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Hy Lạp tại Giêrusalem được tin tưởng là nhận được lửa từ trời xuống bên trong ngôi mộ Chúa.
Lúc 10 giờ sáng ngày thứ Bẩy 23 tháng Tư, theo truyền thống, cảnh sát Do Thái đã vào trong Edicule, là ngôi đền nhỏ bên trong đền thờ Thánh Mộ, bao bọc khu hầm mộ Chúa, lục soát để bảo đảm rằng bên trong không hề có vật dụng gì có thể tạo ra lửa.
Đúng 11 giờ, thanh tra cảnh sát Do Thái niêm phong Edicule.
Nghi thức bắt đầu lúc 12 giờ trưa với kinh cầu Các Thánh. Đức Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp và các Giám Mục của Giáo Hội Chính Thống Giáo Hy Lạp đến trước Edicule. Ngài cởi bỏ phẩm phục bên ngoài và chịu sự khám xét của cảnh sát Do Thái để chứng minh rằng ngài không hề mang theo bất cứ vật dụng nào có thể tạo ra lửa. Sau đó, chỉ một mình ngài được vào trong Edicule, hai tay cầm hai bó nến.
Đức Thượng Phụ qùy cầu nguyện trước tấm đá cẩm thạch bao bọc chiếc giường bằng đá nơi thi thể Chúa được an táng. Các tín hữu Chính Thống Giáo hiệp thông qua các phương tiện truyền thông hồi hộp theo dõi, lo sợ hiện tượng này không xảy ra trong năm nay.
Sử sách ghi lại năm 1101, là năm hiện tượng này không xảy ra, và đó là năm đại dịch kinh hoàng.
Một lúc sau, ánh lửa bắt đầu phát ra từ bên trong ngôi mộ của Chúa Kitô. Các tín hữu Chính Thống Giáo trên toàn thế giới thở phào nhẹ nhõm, chứa chan hy vọng đại dịch coronavirus kinh hoàng hiện nay, cùng với chiến tranh sẽ sớm chấm dứt.
Đức Thượng Phụ tiến ra với hai bó nến được thắp sáng. Hai người phải kè hai bên ngài để dìu ngài đi. Có lẽ sức nặng tâm lý đã khiến ngài bước đi không nổi.
Đền thờ Thánh Mộ đã được thắp sáng với những ánh nến huy hoàng.
Những người hành hương và hàng giáo phẩm Chính Thống Giáo cho biết trong 33 phút đầu tiên lửa này không hề làm phỏng họ nếu họ giơ tay trên ngọn lửa.
Theo truyền thống Lửa Thánh sau đó được rước đến Bethlehem, nơi Chúa xuống thế làm người.
Trong những năm trước, chính quyền Do Thái đã dàn xếp các chuyến máy bay đặc biệt để đưa lửa thánh đến các quốc gia Chính Thống Giáo như Nga, Ukraine, Hy Lạp, Rumani. Các nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo và cả các nhà lãnh đạo dân sự ra tận sân bay đón nhận. Năm nay, do ảnh hưởng của chiến sự, lửa thánh đã không được đưa đến Ukraine.
2. Tòa thượng phụ Chính Thống Giáo Giêrusalem phản ứng giận dữ trước những hạn chế của cảnh sát đối với các cử hành Lễ Phục sinh
Tòa Thượng phụ Chính thống giáo tại Giêrusalem chúc mừng các giáo đoàn và tất cả người dân của Thánh Địa ở hai bên bờ sông Jordan nhân dịp Lễ Phục sinh và Thứ Bảy Lửa Thánh, đồng thời chúng tôi khẳng định cam kết mạnh mẽ và mới mẻ của chúng tôi đối với quyền kỷ niệm các ngày lễ của chúng ta cùng với cộng đồng, gia đình của chúng ta và cùng nhau tham gia các buổi cầu nguyện tại các nhà thờ của chúng ta ở Thành cổ Giêrusalem, bao gồm quyền cơ bản của tất cả các cộng đồng của chúng ta được vào Nhà thờ Mộ Thánh và vùng phụ cận trong các lễ hội Phục sinh bao gồm cả Thứ Bảy Lửa Thánh.
Các cộng đồng của chúng ta đã và đang thực hiện quyền thiêng liêng này một cách tự do trong suốt các thời đại và các nhà cai trị khác nhau, bất kể hoàn cảnh mà Thành Thánh đã trải qua trong lịch sử.
Trong nhiều năm, việc tham gia các buổi cầu nguyện và thậm chí quyền vào các nhà thờ ở Thành Cổ, đặc biệt là trong các ngày lễ Phục sinh, đã trở nên rất khó khăn đối với các Kitô Hữu chúng ta và người dân của chúng ta nói chung, do cảnh sát đơn phương thực thi các hạn chế và bạo lực đối với những tín đồ khăng khăng thực hiện quyền thờ phượng thiêng liêng tự nhiên của họ.
Trước đây, chúng tôi đã hợp tác với các cơ quan và các nhà lãnh đạo Kitô giáo khác nhau để đưa vụ việc của chúng ta lên cấp quốc tế, cũng như tư pháp trong nước, đồng thời chúng tôi cũng phối hợp với chính cảnh sát, với mục đích ngăn cảnh sát tiếp tục các hành vi không thể chấp nhận được của họ, nhưng rất tiếc là những lời hứa tuyệt vời và những gì thực sự diễn ra trên thực tế là rất xa với những lời hứa đó.
Thay vì đảo ngược các hoạt động không thể chấp nhận được vào Thứ Bảy Lễ Phục Sinh và Lửa Thánh, cảnh sát gần đây đã thông báo cho Tòa Thượng Phụ về các biện pháp đơn phương mới, được bổ sung thêm nhằm gia tăng các hạn chế đối với Thứ Bảy Lửa Thánh, dẫn đến việc cảnh sát sẽ chỉ cho phép một nghìn người vào Nhà thờ Mộ Thánh vào ngày trọng đại này, mặc dù theo thông lệ, hàng nghìn người thờ phượng vào nhà thờ để cử hành vào ngày đó.
Hơn nữa, cảnh sát nói rằng họ sẽ chỉ cho phép năm trăm người vào Thành Cổ và đến các sân của Tòa Thượng Phụ và mái nhà nhìn ra Nhà thờ Mộ Thánh. Tòa Thượng Phụ tin rằng không có lời biện minh nào cho những hạn chế bất công bổ sung này và khẳng định sự bác bỏ rõ ràng, quyết liệt và hoàn toàn của mình đối với tất cả các hạn chế.
Tòa Thượng Phụ đã chán ngấy những hạn chế của cảnh sát đối với quyền tự do thờ phượng và những phương pháp không thể chấp nhận được đối với quyền của những các tín hữu Kitô thực hành các nghi lễ và tiếp cận các thánh địa của họ trong Thành cổ Giêrusalem.
Vì thế, Tòa Thượng Phụ chính thống Giêrusalem đã quyết định rằng, bằng quyền năng của Chúa, cảnh sát không thể làm tổn hại đến quyền cung cấp các dịch vụ tâm linh trong tất cả các nhà thờ và quảng trường. Tòa Thượng Phụ cũng thông báo rằng các buổi cầu nguyện sẽ được tổ chức như thường lệ bởi Tòa Thượng Phụ và các linh mục của tòa này, và hy vọng rằng các tín hữu có thể tham gia.
Quan điểm này của Đức Thượng Phụ bắt nguồn từ cơ sở thần quyền, di sản và lịch sử. Cảnh sát phải ngừng áp đặt các hạn chế và bạo lực mà, thật không may, đã trở thành một phần trong các nghi lễ thiêng liêng của chúng ta.
Chúng tôi cũng kêu gọi các giáo đoàn của chúng ta duy trì di sản lịch sử của chúng ta thông qua việc tham gia vào các nghi lễ và cử hành Lễ Phục sinh và Thứ Bảy Lửa Thánh năm nay tại Nhà thờ Mộ Thánh và vùng phụ cận.
Patriarchate of Jerusalem reacts angrily to police restrictions on Easter services
https://orthodoxtimes.com/patriarchate-of-jerusalem-reacts-angrily-to-police-restrictions-on-easter-services/