Phụng Vụ - Mục Vụ
Cùng loan Tin Mừng với Chúa Giê-su
LM Inhaxiô Trần Ngà
06:22 02/05/2008
Chúa Nhật thăng thiên: Matthêu 28, 16-20))
Cùng loan Tin Mừng với Chúa Giê-su
Tin Mừng hôm nay cho biết ngay khi Chúa Giê-su từ biệt các môn đệ để lên trời thì đồng thời Ngài lại hứa ở cùng họ mọi ngày cho đến tận thế. Vừa lên trời xa khuất các ông lại vừa ở lại mãi với các ông, hai việc nầy xem ra mâu thuẫn.
Nhưng thực ra, chẳng có mâu thuẫn gì, vì Chúa Giê-su lên trời là lúc Ngài được Thiên Chúa Cha tôn vinh, đồng thời là lúc Ngài chấm dứt sự hiện diện hữu hình trong một thân xác cụ thể để chuyển sang một hình thức hiện diện vô hình không bị giới hạn bởi thân xác, bởi không gian và thời gian. Nhờ đó, Ngài có thể hiện diện trong tâm hồn các môn đệ khắp nơi trên thế giới cho đến ngày tận thế: "Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế."
Nếu tôi chỉ có một quả cam và tôi muốn phát cho một ngàn người hiện diện trong nhà thờ nầy, mỗi người một quả, thì điều đó không thể thực hiện được.
Nhưng nếu tôi có một điều khôn ngoan, chẳng hạn điều tôi học được từ Chúa Giê-su: “được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn mình thì được ích gì” rồi tôi đem phát điều khôn ngoan đó cho cả ngàn người ngồi nơi đây, hay cho cả tỉ người trên thế giới… thì mỗi người đều có thể nhận được nguyên vẹn một điều khôn ngoan y như nhau.
Thế đó, một quả cam thì không thể ban phát cho nhiều người, mỗi người một quả được, nhưng một điều khôn ngoan, một món quà thiêng liêng thì có thể phân phát cho nhiều người và ai cũng được lãnh nhận trọn vẹn món quà đó như nhau.
Khi Chúa Giê-su lên trời, Ngài không còn hiện diện trong thân xác hữu hình nữa. Ngài không mang thân xác vật chất nên không còn bị lệ thuộc bởi không gian và thời gian, do đó Ngài có thể hiện diện trong tâm hồn mọi tín hữu và ai ai trong chúng ta cũng có Ngài hiện diện trọn vẹn trong bản thân mình.
Chúa Giê-su ở với chúng ta để làm gì?
Là để cho chúng ta được tham gia vào công cuộc cứu thế của Ngài, được tiếp tục sứ mạng cao cả mà Thiên Chúa Cha đã trao cho Ngài như lời Ngài mời gọi: "Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em".
Thế là từ đây, chúng ta được vinh dự cùng loan Tin Mừng với Chúa Giê-su, cùng được tham gia sứ mạng cứu độ của Chúa Giê-su, mặc dù chúng ta yếu hèn và bất xứng.
Nhưng phận người phàm hèn như chúng ta làm sao có thể đảm đương một trách nhiệm cao cả và lớn lao như thế?
Lúc mới lên bốn, tôi bắt đầu cắp sách đến trường làng để học đọc, học viết. Cô giáo đầu đời của tôi là một nữ tu. Dì phát cho tôi cuốn tập trắng, một cây bút chì và dạy tôi tập viết. Vì tôi viết ngoằn ngoèo không ra chữ nên Dì mới nắm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi, để bàn tay bé xíu của tôi nằm gọn trong bàn tay của Dì, và cứ thế, Dì kèm cho tôi viết những nét chữ đầu đời. Nhờ thế tôi mới viết ra chữ ra câu.
Hôm nay Chúa Giê-su đang ở trong mỗi một người chúng ta như lời Ngài đã phán: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. Ngài đang kêu mời chúng ta hợp tác với Ngài trong việc loan báo Tin Mừng. “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”.
Nhiều người chưa hề nhận biết Tin Mừng của Chúa Giê-su. Tâm hồn họ còn là một trang giấy trắng. Chúa Giê-su muốn nắm lấy bàn tay nhỏ bé yếu đuối của chúng ta để viết lên trong lòng họ những trang Tin Mừng về lòng thương xót của Thiên Chúa Cha, về tình huynh đệ không biên giới… Chúa Giê-su muốn dùng cuộc đời chúng ta để đem lại ơn cứu độ cho nhiều người.
Chúng ta chỉ là những con người hèn mọn yếu đuối, chẳng làm nên tích sự gì. Vậy hãy để bàn tay nhỏ bé của mình nằm gọn trong lòng bàn tay Chúa. Hãy trao cuộc đời chúng ta cho Chúa sử dụng để Ngài viết nên Tin Mừng trong tâm hồn tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su, dù chúng con bất xứng nhưng Chúa vẫn cư ngụ trong chúng con và cùng chúng con loan báo Tin Mừng. Xin cho từng người trong chúng con quảng đại hiến thân cho Chúa, cộng tác với Chúa trong sứ mạng vô cùng cao cả và tốt đẹp nầy.
Cùng loan Tin Mừng với Chúa Giê-su
Tin Mừng hôm nay cho biết ngay khi Chúa Giê-su từ biệt các môn đệ để lên trời thì đồng thời Ngài lại hứa ở cùng họ mọi ngày cho đến tận thế. Vừa lên trời xa khuất các ông lại vừa ở lại mãi với các ông, hai việc nầy xem ra mâu thuẫn.
Nhưng thực ra, chẳng có mâu thuẫn gì, vì Chúa Giê-su lên trời là lúc Ngài được Thiên Chúa Cha tôn vinh, đồng thời là lúc Ngài chấm dứt sự hiện diện hữu hình trong một thân xác cụ thể để chuyển sang một hình thức hiện diện vô hình không bị giới hạn bởi thân xác, bởi không gian và thời gian. Nhờ đó, Ngài có thể hiện diện trong tâm hồn các môn đệ khắp nơi trên thế giới cho đến ngày tận thế: "Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế."
Nếu tôi chỉ có một quả cam và tôi muốn phát cho một ngàn người hiện diện trong nhà thờ nầy, mỗi người một quả, thì điều đó không thể thực hiện được.
Nhưng nếu tôi có một điều khôn ngoan, chẳng hạn điều tôi học được từ Chúa Giê-su: “được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn mình thì được ích gì” rồi tôi đem phát điều khôn ngoan đó cho cả ngàn người ngồi nơi đây, hay cho cả tỉ người trên thế giới… thì mỗi người đều có thể nhận được nguyên vẹn một điều khôn ngoan y như nhau.
Thế đó, một quả cam thì không thể ban phát cho nhiều người, mỗi người một quả được, nhưng một điều khôn ngoan, một món quà thiêng liêng thì có thể phân phát cho nhiều người và ai cũng được lãnh nhận trọn vẹn món quà đó như nhau.
Khi Chúa Giê-su lên trời, Ngài không còn hiện diện trong thân xác hữu hình nữa. Ngài không mang thân xác vật chất nên không còn bị lệ thuộc bởi không gian và thời gian, do đó Ngài có thể hiện diện trong tâm hồn mọi tín hữu và ai ai trong chúng ta cũng có Ngài hiện diện trọn vẹn trong bản thân mình.
Chúa Giê-su ở với chúng ta để làm gì?
Là để cho chúng ta được tham gia vào công cuộc cứu thế của Ngài, được tiếp tục sứ mạng cao cả mà Thiên Chúa Cha đã trao cho Ngài như lời Ngài mời gọi: "Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em".
Thế là từ đây, chúng ta được vinh dự cùng loan Tin Mừng với Chúa Giê-su, cùng được tham gia sứ mạng cứu độ của Chúa Giê-su, mặc dù chúng ta yếu hèn và bất xứng.
Nhưng phận người phàm hèn như chúng ta làm sao có thể đảm đương một trách nhiệm cao cả và lớn lao như thế?
Lúc mới lên bốn, tôi bắt đầu cắp sách đến trường làng để học đọc, học viết. Cô giáo đầu đời của tôi là một nữ tu. Dì phát cho tôi cuốn tập trắng, một cây bút chì và dạy tôi tập viết. Vì tôi viết ngoằn ngoèo không ra chữ nên Dì mới nắm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi, để bàn tay bé xíu của tôi nằm gọn trong bàn tay của Dì, và cứ thế, Dì kèm cho tôi viết những nét chữ đầu đời. Nhờ thế tôi mới viết ra chữ ra câu.
Hôm nay Chúa Giê-su đang ở trong mỗi một người chúng ta như lời Ngài đã phán: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. Ngài đang kêu mời chúng ta hợp tác với Ngài trong việc loan báo Tin Mừng. “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”.
Nhiều người chưa hề nhận biết Tin Mừng của Chúa Giê-su. Tâm hồn họ còn là một trang giấy trắng. Chúa Giê-su muốn nắm lấy bàn tay nhỏ bé yếu đuối của chúng ta để viết lên trong lòng họ những trang Tin Mừng về lòng thương xót của Thiên Chúa Cha, về tình huynh đệ không biên giới… Chúa Giê-su muốn dùng cuộc đời chúng ta để đem lại ơn cứu độ cho nhiều người.
Chúng ta chỉ là những con người hèn mọn yếu đuối, chẳng làm nên tích sự gì. Vậy hãy để bàn tay nhỏ bé của mình nằm gọn trong lòng bàn tay Chúa. Hãy trao cuộc đời chúng ta cho Chúa sử dụng để Ngài viết nên Tin Mừng trong tâm hồn tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su, dù chúng con bất xứng nhưng Chúa vẫn cư ngụ trong chúng con và cùng chúng con loan báo Tin Mừng. Xin cho từng người trong chúng con quảng đại hiến thân cho Chúa, cộng tác với Chúa trong sứ mạng vô cùng cao cả và tốt đẹp nầy.
Quê Hương chúng ta ở trên trời
LM Nguyễn Hồng Phúc
07:34 02/05/2008
QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA Ở TRÊN TRỜI
Có một chuyện kể rằng khi Đức Giêsu về trời, Tổng lãnh Thiên thần Gabriel ngạc nhiên vì Ngài trở về sớm quá. Gabriel biết rằng công việc Chúa Cha giao cho Đức Giêsu rất nhiều, không thể kết thúc trong thời gian chỉ có ba năm như thế. Bởi vậy Tổng lãnh Thiên Thần hỏi: Sao Chúa về sớm vậy?
- Ờ, Ta cũng muốn ở dưới đó lâu hơn. Nhưng mà họ đã đóng đinh Ta.
- Đóng đinh Chúa ư? Vậy là Chúa thất bại rồi?
- Không hẳn vậy. Trước đó Ta đã kịp lập một nhóm tín hữu. Từ nay về sau, họ sẽ tiếp tục công việc của Ta.
- Nhưng nếu họ cũng thất bại nữa thì chắc là chấm dứt luôn rồi!
- Ngược lại, họ lại thành công hơn vì một đằng Ta đã hứa sẽ ở cùng họ cho đến ngày tận thế, và đằng khác Ta còn phái Thánh Thần đến giúp họ nữa!.
Như vậy sự kiện Chúa Thăng Thiên không phải là khép lại, nhưng là mở ra một sức hoạt động mới cho Tông đồ đoàn. Chỉ tới khi thăng thiên, Chúa Giêsu mới trao cho các tông đồ sức mạnh ấy:“Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế." (Mt 28,20).
Chúa ở lại trong Bí tích Thánh Thể, nơi đây, sự sống vĩnh cửu thể hiện dưới hình thức của ăn, của uống nuôi sống con người. Tình yêu hiến tế biểu lộ trong máu thịt là chiều sâu thẩm thấu nhất.
Chúa ở lại trong tính cách Thiên Chúa: đổ tràn vào tâm hồn, là biến đổi từ bên trong, là thánh hoá những gì trần tục. Đó chính là Thánh Thần tình yêu của Thiên Chúa đổ vào lòng chúng ta (x. Rm 8, 15).
Sự kiện Chúa Thăng Thiên còn cho chúng ta nhiều ý nghĩa mang tính mạc khải. Ta chỉ gặp thấy trong Cựu Ước những ơn rất ngoại lệ qua hình ảnh tiên tri Elia và Enoc được đưa lên trời bằng xe lửa, nhưng với sự kiện Chúa Thăng Thiên, “Người cất nhắc lên cõi trời muôn thuở, xác phàm nhân thân cát bụi yếu hèn". Hình ảnh Chúa Thăng Thiên chỉ cho ta thấy “Quê hương chúng ta ở trên trời” (Pl 3,20) để người Kitô hữu không đánh mất căn tính của mình. Thánh Phaolô rất sâu sắc khi khuyên dạy chúng ta: “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa” (Cl 3,1).
Thành ngữ “Bỡ ngỡ nhìn lên trời” của các Tông đồ, ngày nay vẫn còn ứng dụng. Chỉ khác nhau về mục đích. Khoa học nhìn trời cao để khám phá với biết bao bỡ ngỡ. Nhưng là bỡ ngỡ trong bế tắc. Một nhà khoa học nói: “Một lời giải đáp của khoa học kéo theo 20 câu vấn nạn khác”. Các văn hào, thi sĩ thả hồn trên trời cao để nuôi sống những niềm hy vọng, dong duổi những lãng mạn cho một thế giới ảo để mong làm vơi đi những khổ đau của đời trần tục, mà nhiều khi gặt hái những kết quả ngược lại. Những người khổ đau, thất vọng chỉ biết nhìn trời để ai oán... Nói tóm lại, thời đại nào người ta cũng bỡ ngỡ nhìn trời nhưng chỉ người Kitô hữu có lời giải đáp. Lời đó đến từ thiên thần hiện ra và nói với các Tông đồ: “Hỡi những người Galilie, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giê-su, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời.” (Cv 1,11). Đó là hình ảnh báo trước về tín điều được tuyên xưng trong kinh Tin Kính: “Và người sẽ trở lại trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Nước Người sẽ không bao giờ cùng.” Từ niềm xác tín này sẽ làm cho người Kitô hữu sống thực tế hơn trong ý nghĩa cuộc sống từ đời này. Bác ái toát lên từ một lương tâm tốt, công bằng được thể hiện trong tính hoàn toàn tự giác. Vật chất, tiền tài, danh vọng được sử dụng làm phương thế để xây dựng một Nước Trời tại thế đã được khai mở cùng với sứ vụ cứu độ của Đức Giêsu.
Giáo hội kêu gọi chúng ta mỗi ngày trong thánh lễ “Hãy nâng tâm hồn lên.” Chúng ta hãy mau mắn đáp lại “Chúng con đang hướng về Chúa” vì ngước nhìn theo Chúa Thăng Thiên, chúng con ý thức hơn "Quê hương chúng ta ở trên trời" (Pl 3,20).
Chúa ơi con ngước nhìn trời
Vẫn còn bỡ ngỡ như người năm xưa
Không vì khoa học say sưa,
Không vì lãng mạn hồn thơ tràn trào
Nhưng vì tình Chúa dạt dào
Thánh Thần nay đã đổ vào hồn con
Tình yêu Thánh thể sắt son
Tới ngày tận thế vẫn còn tinh nguyên
Và trong bỡ ngỡ triền miên
Con thờ kính Chúa thăng thiên uy quyền
Chúa ơi, tình Chúa diệu huyền
Cho con mến Chúa ngày đêm trọn đời. Amen.
Có một chuyện kể rằng khi Đức Giêsu về trời, Tổng lãnh Thiên thần Gabriel ngạc nhiên vì Ngài trở về sớm quá. Gabriel biết rằng công việc Chúa Cha giao cho Đức Giêsu rất nhiều, không thể kết thúc trong thời gian chỉ có ba năm như thế. Bởi vậy Tổng lãnh Thiên Thần hỏi: Sao Chúa về sớm vậy?
- Ờ, Ta cũng muốn ở dưới đó lâu hơn. Nhưng mà họ đã đóng đinh Ta.
- Đóng đinh Chúa ư? Vậy là Chúa thất bại rồi?
- Không hẳn vậy. Trước đó Ta đã kịp lập một nhóm tín hữu. Từ nay về sau, họ sẽ tiếp tục công việc của Ta.
- Nhưng nếu họ cũng thất bại nữa thì chắc là chấm dứt luôn rồi!
- Ngược lại, họ lại thành công hơn vì một đằng Ta đã hứa sẽ ở cùng họ cho đến ngày tận thế, và đằng khác Ta còn phái Thánh Thần đến giúp họ nữa!.
Như vậy sự kiện Chúa Thăng Thiên không phải là khép lại, nhưng là mở ra một sức hoạt động mới cho Tông đồ đoàn. Chỉ tới khi thăng thiên, Chúa Giêsu mới trao cho các tông đồ sức mạnh ấy:“Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế." (Mt 28,20).
Chúa ở lại trong Bí tích Thánh Thể, nơi đây, sự sống vĩnh cửu thể hiện dưới hình thức của ăn, của uống nuôi sống con người. Tình yêu hiến tế biểu lộ trong máu thịt là chiều sâu thẩm thấu nhất.
Chúa ở lại trong tính cách Thiên Chúa: đổ tràn vào tâm hồn, là biến đổi từ bên trong, là thánh hoá những gì trần tục. Đó chính là Thánh Thần tình yêu của Thiên Chúa đổ vào lòng chúng ta (x. Rm 8, 15).
Sự kiện Chúa Thăng Thiên còn cho chúng ta nhiều ý nghĩa mang tính mạc khải. Ta chỉ gặp thấy trong Cựu Ước những ơn rất ngoại lệ qua hình ảnh tiên tri Elia và Enoc được đưa lên trời bằng xe lửa, nhưng với sự kiện Chúa Thăng Thiên, “Người cất nhắc lên cõi trời muôn thuở, xác phàm nhân thân cát bụi yếu hèn". Hình ảnh Chúa Thăng Thiên chỉ cho ta thấy “Quê hương chúng ta ở trên trời” (Pl 3,20) để người Kitô hữu không đánh mất căn tính của mình. Thánh Phaolô rất sâu sắc khi khuyên dạy chúng ta: “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa” (Cl 3,1).
Thành ngữ “Bỡ ngỡ nhìn lên trời” của các Tông đồ, ngày nay vẫn còn ứng dụng. Chỉ khác nhau về mục đích. Khoa học nhìn trời cao để khám phá với biết bao bỡ ngỡ. Nhưng là bỡ ngỡ trong bế tắc. Một nhà khoa học nói: “Một lời giải đáp của khoa học kéo theo 20 câu vấn nạn khác”. Các văn hào, thi sĩ thả hồn trên trời cao để nuôi sống những niềm hy vọng, dong duổi những lãng mạn cho một thế giới ảo để mong làm vơi đi những khổ đau của đời trần tục, mà nhiều khi gặt hái những kết quả ngược lại. Những người khổ đau, thất vọng chỉ biết nhìn trời để ai oán... Nói tóm lại, thời đại nào người ta cũng bỡ ngỡ nhìn trời nhưng chỉ người Kitô hữu có lời giải đáp. Lời đó đến từ thiên thần hiện ra và nói với các Tông đồ: “Hỡi những người Galilie, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giê-su, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời.” (Cv 1,11). Đó là hình ảnh báo trước về tín điều được tuyên xưng trong kinh Tin Kính: “Và người sẽ trở lại trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Nước Người sẽ không bao giờ cùng.” Từ niềm xác tín này sẽ làm cho người Kitô hữu sống thực tế hơn trong ý nghĩa cuộc sống từ đời này. Bác ái toát lên từ một lương tâm tốt, công bằng được thể hiện trong tính hoàn toàn tự giác. Vật chất, tiền tài, danh vọng được sử dụng làm phương thế để xây dựng một Nước Trời tại thế đã được khai mở cùng với sứ vụ cứu độ của Đức Giêsu.
Giáo hội kêu gọi chúng ta mỗi ngày trong thánh lễ “Hãy nâng tâm hồn lên.” Chúng ta hãy mau mắn đáp lại “Chúng con đang hướng về Chúa” vì ngước nhìn theo Chúa Thăng Thiên, chúng con ý thức hơn "Quê hương chúng ta ở trên trời" (Pl 3,20).
Chúa ơi con ngước nhìn trời
Vẫn còn bỡ ngỡ như người năm xưa
Không vì khoa học say sưa,
Không vì lãng mạn hồn thơ tràn trào
Nhưng vì tình Chúa dạt dào
Thánh Thần nay đã đổ vào hồn con
Tình yêu Thánh thể sắt son
Tới ngày tận thế vẫn còn tinh nguyên
Và trong bỡ ngỡ triền miên
Con thờ kính Chúa thăng thiên uy quyền
Chúa ơi, tình Chúa diệu huyền
Cho con mến Chúa ngày đêm trọn đời. Amen.
Suy niệm Lễ Chúa Thăng Thiên
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
07:43 02/05/2008
LỄ ĐỨC CHÚA GIÊSU KITÔ THĂNG THIÊN (NĂM A)
LỜI CHÚA: Mt 28, 16-20
Bài trích Phúc Âm theo thánh Matthêô. Khi ấy, mười một môn đệ đi về Galilêa, đến núi Đức Chúa GIÊSU đã chỉ trước. Khi thấy Người, các ông thờ lạy Người, nhưng có ít kẻ còn hoài nghi. Đức Chúa GIÊSU tiến lại nói với các ông rằng: ”Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy. Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.
SUY NIỆM
Biến cố Đức Chúa GIÊSU KITÔ thăng thiên, chính thức kết thúc khoảng thời gian 33 năm tại thế của Ngài. Đức Chúa GIÊSU nhập thể làm người, sinh ra nơi hang đá Bê Lem miền Giuđêa và lớn lên tại làng Nagiarét, thuộc xứ Galilêa. Khi tròn 30 tuổi, Ngài công khai rao giảng Tin Mừng, tuyên bố Nước Trời gần đến. Nước Trời, Nước THIÊN CHÚA tức là Vương Quốc của Ân Sủng, của Tình Yêu sẽ được phục hồi nhờ công trình cứu chuộc của Đức Chúa GIÊSU KITÔ.
Không ai có thể nghi ngờ về sự hiện hữu đích thực của Đức Chúa GIÊSU KITÔ trong lịch sử loài người, giới hạn trong nước Do Thái. Vào thời kỳ đó, nước Do Thái sống dưới ách thống trị của Đế Quốc La Mã. Điều này góp phần hữu hiệu trong việc kiểm chứng các dữ kiện liên quan đến cuộc đời Đấng Chúa Cứu Thế còn lưu lại trong sử liệu Do Thái và La Mã.
Chẳng hạn, về phía Do Thái, người ta có thể biết chính xác Đức Chúa GIÊSU sinh ra vào thời kỳ vua Hêrôđê Cả trị vì và chịu khổ nạn trong thời vua Hêrôđê Antipa đang tại ngôi. Về phía La Mã lúc ấy - tức năm 33 (kỷ nguyên Kitô) - quan Philatô (Pontius Pilatus) đại diện hoàng đế Cêsarê làm tổng trấn xứ Palestina.
Nhưng nổi bật nhất là biến cố lịch sử Đức Chúa GIÊSU KITÔ về Trời. Bởi lẽ, Đức Chúa GIÊSU lên Trời từ núi Oliu, trước sự chứng kiến của đám đông, cùng với các môn đệ và tông đồ. Sách Công Vụ Tông Đồ ghi rõ:
- Đức Chúa GIÊSU lên Trời ngay trước mắt các ông, và có đám mây rước Người lên, khuất mắt các ông. Và đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên Trời phía Người đi, thì kìa hai người đàn ông mặc áo trắng nói với các ông rằng: ”Hỡi những người Galilêa, sao còn đứng nhìn lên Trời? Đức Chúa GIÊSU, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên Trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên Trời” (1,9-11).
Nhắc lại điểm lịch sử trên đây với chủ đích duy nhất làm sáng tỏ lệnh truyền của Đức Chúa GIÊSU KITÔ:
- Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.
Kitô Giáo do chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ thành lập. Ngài đến từ Trời cao và đã về Trời. Nhưng Ngài vẫn còn ở lại với Giáo Hội Ngài cho đến tận thế. Đức Chúa GIÊSU KITÔ hiện diện trong bí tích Thánh Thể. Đức Chúa GIÊSU KITÔ rao giảng và hành động qua các thừa tác viên thánh, những vị đại diện Ngài. Đức Chúa GIÊSU KITÔ có mặt tại bất cứ nơi nào con người làm lành lánh dữ và thi hành huấn lệnh của Ngài. Đức Chúa GIÊSU KITÔ hiện diện nơi kẻ bé nhỏ khiêm tốn, nơi người nghèo nàn và đau khổ. Đức Chúa GIÊSU KITÔ đáp lời tất cả những ai van xin Ngài với trọn lòng tin-cậy-mến.
Nhiệm vụ của mỗi Kitô hữu là yêu mến Đức Chúa GIÊSU KITÔ và can đảm trở thành chứng nhân của Ngài. Chứng nhân trong một thế giới thiếu vắng THIÊN CHÚA và Tình Yêu Ngài. Người ta sống như thể không có THIÊN CHÚA. Người ta kiêu căng nghĩ rằng mình có thể giải quyết mọi sự mà không cần sự trợ giúp của THIÊN CHÚA. Đó là thảm họa lớn nhất của con người thời nay. Vì thế, các tín hữu Công Giáo phải sống làm sao để có thể kích động, lôi kéo người chung quanh trở về với THIÊN CHÚA CHA là Đấng Nhân Lành, trở về với Đức Chúa GIÊSU KITÔ là Đấng Cứu Độ duy nhất của thế giới và trở về với Đức Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ và là Thần Chân Lý.
Tin Mừng theo thánh Mác-cô còn ghi thêm lời hứa của Đức Chúa GIÊSU KITÔ trước khi về Trời:
- Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin. Nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỉ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ (16,17-18).
Đó là lời hứa củng cố Đức Tin của mọi tín hữu Công Giáo. Vậy thì, đừng do dự cũng đừng sợ hãi. Tín hữu Công Giáo can đảm hăng say ra đi rao giảng cho muôn dân biết về THIÊN CHÚA Ba Ngôi và về Tình Yêu vô bờ vô bến của Ngài.
LỜI CHÚA: Mt 28, 16-20
Bài trích Phúc Âm theo thánh Matthêô. Khi ấy, mười một môn đệ đi về Galilêa, đến núi Đức Chúa GIÊSU đã chỉ trước. Khi thấy Người, các ông thờ lạy Người, nhưng có ít kẻ còn hoài nghi. Đức Chúa GIÊSU tiến lại nói với các ông rằng: ”Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy. Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.
SUY NIỆM
Biến cố Đức Chúa GIÊSU KITÔ thăng thiên, chính thức kết thúc khoảng thời gian 33 năm tại thế của Ngài. Đức Chúa GIÊSU nhập thể làm người, sinh ra nơi hang đá Bê Lem miền Giuđêa và lớn lên tại làng Nagiarét, thuộc xứ Galilêa. Khi tròn 30 tuổi, Ngài công khai rao giảng Tin Mừng, tuyên bố Nước Trời gần đến. Nước Trời, Nước THIÊN CHÚA tức là Vương Quốc của Ân Sủng, của Tình Yêu sẽ được phục hồi nhờ công trình cứu chuộc của Đức Chúa GIÊSU KITÔ.
Không ai có thể nghi ngờ về sự hiện hữu đích thực của Đức Chúa GIÊSU KITÔ trong lịch sử loài người, giới hạn trong nước Do Thái. Vào thời kỳ đó, nước Do Thái sống dưới ách thống trị của Đế Quốc La Mã. Điều này góp phần hữu hiệu trong việc kiểm chứng các dữ kiện liên quan đến cuộc đời Đấng Chúa Cứu Thế còn lưu lại trong sử liệu Do Thái và La Mã.
Chẳng hạn, về phía Do Thái, người ta có thể biết chính xác Đức Chúa GIÊSU sinh ra vào thời kỳ vua Hêrôđê Cả trị vì và chịu khổ nạn trong thời vua Hêrôđê Antipa đang tại ngôi. Về phía La Mã lúc ấy - tức năm 33 (kỷ nguyên Kitô) - quan Philatô (Pontius Pilatus) đại diện hoàng đế Cêsarê làm tổng trấn xứ Palestina.
Nhưng nổi bật nhất là biến cố lịch sử Đức Chúa GIÊSU KITÔ về Trời. Bởi lẽ, Đức Chúa GIÊSU lên Trời từ núi Oliu, trước sự chứng kiến của đám đông, cùng với các môn đệ và tông đồ. Sách Công Vụ Tông Đồ ghi rõ:
- Đức Chúa GIÊSU lên Trời ngay trước mắt các ông, và có đám mây rước Người lên, khuất mắt các ông. Và đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên Trời phía Người đi, thì kìa hai người đàn ông mặc áo trắng nói với các ông rằng: ”Hỡi những người Galilêa, sao còn đứng nhìn lên Trời? Đức Chúa GIÊSU, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên Trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên Trời” (1,9-11).
Nhắc lại điểm lịch sử trên đây với chủ đích duy nhất làm sáng tỏ lệnh truyền của Đức Chúa GIÊSU KITÔ:
- Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.
Kitô Giáo do chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ thành lập. Ngài đến từ Trời cao và đã về Trời. Nhưng Ngài vẫn còn ở lại với Giáo Hội Ngài cho đến tận thế. Đức Chúa GIÊSU KITÔ hiện diện trong bí tích Thánh Thể. Đức Chúa GIÊSU KITÔ rao giảng và hành động qua các thừa tác viên thánh, những vị đại diện Ngài. Đức Chúa GIÊSU KITÔ có mặt tại bất cứ nơi nào con người làm lành lánh dữ và thi hành huấn lệnh của Ngài. Đức Chúa GIÊSU KITÔ hiện diện nơi kẻ bé nhỏ khiêm tốn, nơi người nghèo nàn và đau khổ. Đức Chúa GIÊSU KITÔ đáp lời tất cả những ai van xin Ngài với trọn lòng tin-cậy-mến.
Nhiệm vụ của mỗi Kitô hữu là yêu mến Đức Chúa GIÊSU KITÔ và can đảm trở thành chứng nhân của Ngài. Chứng nhân trong một thế giới thiếu vắng THIÊN CHÚA và Tình Yêu Ngài. Người ta sống như thể không có THIÊN CHÚA. Người ta kiêu căng nghĩ rằng mình có thể giải quyết mọi sự mà không cần sự trợ giúp của THIÊN CHÚA. Đó là thảm họa lớn nhất của con người thời nay. Vì thế, các tín hữu Công Giáo phải sống làm sao để có thể kích động, lôi kéo người chung quanh trở về với THIÊN CHÚA CHA là Đấng Nhân Lành, trở về với Đức Chúa GIÊSU KITÔ là Đấng Cứu Độ duy nhất của thế giới và trở về với Đức Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ và là Thần Chân Lý.
Tin Mừng theo thánh Mác-cô còn ghi thêm lời hứa của Đức Chúa GIÊSU KITÔ trước khi về Trời:
- Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin. Nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỉ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ (16,17-18).
Đó là lời hứa củng cố Đức Tin của mọi tín hữu Công Giáo. Vậy thì, đừng do dự cũng đừng sợ hãi. Tín hữu Công Giáo can đảm hăng say ra đi rao giảng cho muôn dân biết về THIÊN CHÚA Ba Ngôi và về Tình Yêu vô bờ vô bến của Ngài.
Ái mộ những sự trên trời
Lm Giuse Nguyễn hữu An
09:20 02/05/2008
“Ái mộ những sự trên trời”
CHÚA LÊN TRỜI NĂM A
Thủ lãnh của một bộ tộc nằm hấp hối trên giường. Ông cho gọi ba người thân cận đến và nói:Ta phải chọn một người kế tục. Các ngươi hãy leo lên đỉnh núi thiêng liêng của chúng ta và mang về đây cho bộ tộc một món quà quý giá nhất.
Người thứ nhất mang về một thỏi vàng lớn. Người thứ hai mang về một viên ngọc quý. Người thứ ba trở về tay không.
Ngạc nhiên, vị tù trưởng hỏi: món quà quý giá của ngươi đâu?
Anh điềm tỉnh trả lời: khi tôi lên tới đỉnh núi, tôi thấy ở phía bên kia một vùng đất phì nhiêu màu mỡ, tại đó dân chúng có thể có một cuộc sống sung túc tốt đẹp.
Thủ lãnh nói: Ngươi sẽ nối nghiệp ta vì ngươi đã mang về món quà quý gía nhất là một viễn tượng tương lai tốt đẹp.
Chúa Giêsu về trời mở ra một viễn tượng tương lai tốt đẹp là hạnh phúc thiên đàng. Người đi trước mở đường và dẫn chúng ta lên theo Người.
Tin Mừng thuật lại hai sự kiện song hành: Chúa Giêsu lên trời và lệnh truyền rao giảng Tin Mừng. Sự kiện Chúa Giêsu lên trời, Tin Mừng thánh Marcô ghi lại rất vắn tắt: Chúa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Tin mừng Matthêu nói đến lệnh truyền: Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, là phép rửa cho họnhân danh Chúa Cha Chúa Con và Chúa Thánh Thần.Còn theo sách Công vụ Tông đồ, Chúa Giêsu lên trời sau khi sống lại được 40 ngày, và nơi lên trời là núi Cây dầu. Thực ra khi Chúa Giêsu sống lại, Người đã lên trời rồi theo kiểu nói của Kinh Thánh, nghĩa là Người bước vào cõi vinh quang của Chúa Cha, Người ngự bên hữu Chúa Cha,mặc lấy vinh quang và quyền năng của Chúa Cha. Trong 40 ngày sau sống lại, Chúa Giêsu hiện ra nhiều lần để dạy dỗ và cũng cố đức tin của các Tông Đồ. Giáo hội đã được thiết lập nay được cũng cố để được sai đi. Như vậy sự kiện lên trời mà phụng vụ Giáo Hội kính nhớ hôm nay có ý nghĩa sâu xa. Nó chấm dứt thời gian Chúa hiện diện giữa nhân loại bằng thân xác, chấm dứt thời gian huấn luyện các Tông Đồ. Một thời điểm có tính cách quyết định của lịch sử cứu độ là Chúa Giêsu ban những giáo huấn cuối cùng,trao những chức vụ phải thi hành trong Giáo hội, chuẩn bị cho các Tông đồ thi hành sứ mạng chứng nhân của Đấng phục sinh trong thế giới. Từ nay trở đi, Người sẽ hiện diện với chúng ta một cách vô hình. Với quyền năng của Chúa Thánh Thần, thân xác Chúa Giêsu đã được thần khí hoá và đi vào cõi vĩnh hằng của Chúa Cha. Sự hiện diện này thâm sâu hơn và hiệu năng hơn. Khi còn ở trong thân xác, Chúa Giêsu chỉ ở bên cạnh một số người thôi. Từ nay, với quyền năng Thánh Thần, Người sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người. Chúa Giêsu lên trời. Điều đó dạy ta biết ngoài cõi đời này còn có một nơi chốn khác. Ngoài cuộc sống này còn có một cuộc sống khác. Ngoài những giá trị đời này còn có những giá trị khác. Trời là nơi hạnh phúc không còn khổ đau. Trời là nơi cuộc sống vĩnh viễn không bị tiêu diệt. Trời là nơi tất cả mọi giá trị đạt đến mức tuyệt đối. Trời là nơi con người trở thành thần thánh, sống chung với thần thánh. Như thế trời là niềm hy vọng của con người. Con người không còn bị trói chặt vào trần gian. Định mệnh của con người không phải chỉ là đớn đau sầu khổ. Số phận con người không phải sinh ra để rồi tàn lụi. Trời cho con người một lối thoát. Trời mở ra cho con người một chân trời hạnh phúc. Trời cho con người cơ hội triển nở đến vô biên.Trời nâng cao địa vị con người. Có trời, con người không còn bị xếp ngang hàng với loài vật. Loài vật sinh ra để tàn lụi. Con người sinh ra để triển nở, để vượt qua số phận, để đạt tới địa vị con Thiên Chúa. Có trời, con người sẽ được nâng lên ngang hàng thần thánh.
Tuy nhiên, trời không phải xây dựng trong mây trong gió, nhưng được xây dựng trong cuộc sống trần gian. Trời không phải là cõi mơ mộng viển vông, nhưng đã bắt đầu ngay trong thực tế cuộc đời hiện tại. Chính vì thế mà hai thiên thần áo trắng đã bảo các môn đệ đừng đứng nhìn trời mãi làm chi, nhưng phải trở về mà lo chu toàn nhiệm vụ. Chính vì thế mà trước khi lên trời, Chúa căn dặn các môn đệ hãy đi làm việc cho Nước Chúa. Sống và làm việc ở trần gian, đó là một nhiệm vụ phải chu toàn. Hoàn thành nhiệm vụ ở trần gian, đó là điều kiện để đạt tới hạnh phúc nước trời. Chính Chúa Giêsu cũng đã chu toàn nhiệm vụ ở trần gian rồi mới lên trời. Nhiệm vụ đó là đi gieo Tin Mừng khắp nơi. Đi đến đâu là thi ân giáng phúc đến đó. Đi đến đâu là làm cho hạt yêu thương nảy mầm lên màu xanh sự sống đến đó.
Người môn đệ của Chúa sống giữa trần gian, yêu mến trần gian, xây dựng trần gian. Vì trần gian là nơi Chúa sai ta đến làm việc.Tuy nhiên ta làm việc ở trần gian mà lòng vẫn hướng lên quê trời. Yêu mến trần gian vì nước trời. Yêu mến trần gian để biến trần gian thành nước trời. Sống giữa thế gian, chúng ta “ái mộ những sự trên trời” như lời kinh hạt: “Thứ năm thì ngắm, Ðức Chúa Giêsu lên trời. Ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời”. Nhưng vẻ đẹp trên trời là vẻ đẹp của tâm hồn, tình yêu Thiên Chúa và tha nhân, vẻ đẹp nghèo khó Phúc Âm, khiêm nhường, đơn sơ, thanh tịnh. Đây là vẻ đẹp và sự quyến rũ của nhân đức, một vẻ đẹp hoàn toàn khác với những vẻ đẹp và sự quyến rũ thuộc trái đất. Nhiều người đã bỏ ra hằng trăm, hàng ngàn, hàng vạn Mỹ kim để làm đẹp, để khoa trương sự giàu có và để được người khác ca tụng. Nhiều người không sợ trải qua những cuộc giải phẫu nguy hiểm, đau đớn cốt sao để thấy mình đẹp, mình hơn người là thoải mái, và hạnh phúc. Nhiều người đã sẵn sàng chấp nhận những thách đố lớn lao để chạy đua vào những chiếc ghế quyền lực. Nhưng ít ai bỏ ra một giờ, một ngày, một tuần, một tháng, hoặc một năm để lo tu sửa và chỉnh trang lại vẻ đẹp của tâm hồn.
Trên thực tế, tình yêu Thiên Chúa, tình yêu tha nhân, đức nghèo khó, đức đơn sơ, và đức trong sạch là những đòi hỏi rất cần thiết để đem lại hạnh phúc cho mỗi người, mỗi cộng đoàn, mỗi dân nước. Ðó là những gì cụ thể có thể giúp con người chiếm hữu được vĩnh hằng. Rất tiếc, đó cũng là những gì mà nhiều người từ khước, bởi vì chúng không phù hợp với nhãn quan và suy tư của con người.
Giáo Hội đã thôi thúc và khuyến khích mỗi Kitô hữu hãy tìm kiếm và yêu mến những sự trên trời. Cầu xin cho được ơn ái mộ là cầu xin Thánh Linh khai mở tâm hồn và trí tuệ để chúng ta có thể nhìn, và có thể hiểu được vẻ cao quí của những giá trị tinh thần ấy. Nhận thức về thế giới tâm linh là một nhận thức ngoài tầm hiểu biết của trí tuệ tự nhiên con người. Những gì thuộc về thần linh là thần linh. Con người cần được soi dọi và khai mở bởi sức mạnh huyền nhiệm của Thánh Thần. Chỉ khi nào trí óc ta, trái tim ta được Ngài khai mở, lúc ấy ta mới nhận ra, mới hiểu thấu thế nào là sự cao xa, dài rộng của vẻ đẹp tinh thần, của những giá trị đạo đức.
Chúa về trời, không phải chỉ để dọn chỗ mà còn là mở ra một viễn tượng hạnh phúc của trời cao. “Xin cho chúng con ái mộ những sự trên trời”, để chúng con không bị chôn bám vào thế gian chóng qua và phù du này. Và để chúng con biết tìm kiếm những giá trị cao quí của tinh thần, và để chúng con yêu mến và sống với cuộc sống ấy. Vì đó là những gì mà chúng con có thể tìm kiếm, mua sắm và đem vào được nơi vĩnh hằng. Nơi mà chúng con sẽ gặp được Chúa là nguồn mạch sự sống, hoan lạc, và hạnh phúc viên mãn của chúng con. Amen
CHÚA LÊN TRỜI NĂM A
Thủ lãnh của một bộ tộc nằm hấp hối trên giường. Ông cho gọi ba người thân cận đến và nói:Ta phải chọn một người kế tục. Các ngươi hãy leo lên đỉnh núi thiêng liêng của chúng ta và mang về đây cho bộ tộc một món quà quý giá nhất.
Người thứ nhất mang về một thỏi vàng lớn. Người thứ hai mang về một viên ngọc quý. Người thứ ba trở về tay không.
Ngạc nhiên, vị tù trưởng hỏi: món quà quý giá của ngươi đâu?
Anh điềm tỉnh trả lời: khi tôi lên tới đỉnh núi, tôi thấy ở phía bên kia một vùng đất phì nhiêu màu mỡ, tại đó dân chúng có thể có một cuộc sống sung túc tốt đẹp.
Thủ lãnh nói: Ngươi sẽ nối nghiệp ta vì ngươi đã mang về món quà quý gía nhất là một viễn tượng tương lai tốt đẹp.
Chúa Giêsu về trời mở ra một viễn tượng tương lai tốt đẹp là hạnh phúc thiên đàng. Người đi trước mở đường và dẫn chúng ta lên theo Người.
Tin Mừng thuật lại hai sự kiện song hành: Chúa Giêsu lên trời và lệnh truyền rao giảng Tin Mừng. Sự kiện Chúa Giêsu lên trời, Tin Mừng thánh Marcô ghi lại rất vắn tắt: Chúa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Tin mừng Matthêu nói đến lệnh truyền: Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, là phép rửa cho họnhân danh Chúa Cha Chúa Con và Chúa Thánh Thần.Còn theo sách Công vụ Tông đồ, Chúa Giêsu lên trời sau khi sống lại được 40 ngày, và nơi lên trời là núi Cây dầu. Thực ra khi Chúa Giêsu sống lại, Người đã lên trời rồi theo kiểu nói của Kinh Thánh, nghĩa là Người bước vào cõi vinh quang của Chúa Cha, Người ngự bên hữu Chúa Cha,mặc lấy vinh quang và quyền năng của Chúa Cha. Trong 40 ngày sau sống lại, Chúa Giêsu hiện ra nhiều lần để dạy dỗ và cũng cố đức tin của các Tông Đồ. Giáo hội đã được thiết lập nay được cũng cố để được sai đi. Như vậy sự kiện lên trời mà phụng vụ Giáo Hội kính nhớ hôm nay có ý nghĩa sâu xa. Nó chấm dứt thời gian Chúa hiện diện giữa nhân loại bằng thân xác, chấm dứt thời gian huấn luyện các Tông Đồ. Một thời điểm có tính cách quyết định của lịch sử cứu độ là Chúa Giêsu ban những giáo huấn cuối cùng,trao những chức vụ phải thi hành trong Giáo hội, chuẩn bị cho các Tông đồ thi hành sứ mạng chứng nhân của Đấng phục sinh trong thế giới. Từ nay trở đi, Người sẽ hiện diện với chúng ta một cách vô hình. Với quyền năng của Chúa Thánh Thần, thân xác Chúa Giêsu đã được thần khí hoá và đi vào cõi vĩnh hằng của Chúa Cha. Sự hiện diện này thâm sâu hơn và hiệu năng hơn. Khi còn ở trong thân xác, Chúa Giêsu chỉ ở bên cạnh một số người thôi. Từ nay, với quyền năng Thánh Thần, Người sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người. Chúa Giêsu lên trời. Điều đó dạy ta biết ngoài cõi đời này còn có một nơi chốn khác. Ngoài cuộc sống này còn có một cuộc sống khác. Ngoài những giá trị đời này còn có những giá trị khác. Trời là nơi hạnh phúc không còn khổ đau. Trời là nơi cuộc sống vĩnh viễn không bị tiêu diệt. Trời là nơi tất cả mọi giá trị đạt đến mức tuyệt đối. Trời là nơi con người trở thành thần thánh, sống chung với thần thánh. Như thế trời là niềm hy vọng của con người. Con người không còn bị trói chặt vào trần gian. Định mệnh của con người không phải chỉ là đớn đau sầu khổ. Số phận con người không phải sinh ra để rồi tàn lụi. Trời cho con người một lối thoát. Trời mở ra cho con người một chân trời hạnh phúc. Trời cho con người cơ hội triển nở đến vô biên.Trời nâng cao địa vị con người. Có trời, con người không còn bị xếp ngang hàng với loài vật. Loài vật sinh ra để tàn lụi. Con người sinh ra để triển nở, để vượt qua số phận, để đạt tới địa vị con Thiên Chúa. Có trời, con người sẽ được nâng lên ngang hàng thần thánh.
Tuy nhiên, trời không phải xây dựng trong mây trong gió, nhưng được xây dựng trong cuộc sống trần gian. Trời không phải là cõi mơ mộng viển vông, nhưng đã bắt đầu ngay trong thực tế cuộc đời hiện tại. Chính vì thế mà hai thiên thần áo trắng đã bảo các môn đệ đừng đứng nhìn trời mãi làm chi, nhưng phải trở về mà lo chu toàn nhiệm vụ. Chính vì thế mà trước khi lên trời, Chúa căn dặn các môn đệ hãy đi làm việc cho Nước Chúa. Sống và làm việc ở trần gian, đó là một nhiệm vụ phải chu toàn. Hoàn thành nhiệm vụ ở trần gian, đó là điều kiện để đạt tới hạnh phúc nước trời. Chính Chúa Giêsu cũng đã chu toàn nhiệm vụ ở trần gian rồi mới lên trời. Nhiệm vụ đó là đi gieo Tin Mừng khắp nơi. Đi đến đâu là thi ân giáng phúc đến đó. Đi đến đâu là làm cho hạt yêu thương nảy mầm lên màu xanh sự sống đến đó.
Người môn đệ của Chúa sống giữa trần gian, yêu mến trần gian, xây dựng trần gian. Vì trần gian là nơi Chúa sai ta đến làm việc.Tuy nhiên ta làm việc ở trần gian mà lòng vẫn hướng lên quê trời. Yêu mến trần gian vì nước trời. Yêu mến trần gian để biến trần gian thành nước trời. Sống giữa thế gian, chúng ta “ái mộ những sự trên trời” như lời kinh hạt: “Thứ năm thì ngắm, Ðức Chúa Giêsu lên trời. Ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời”. Nhưng vẻ đẹp trên trời là vẻ đẹp của tâm hồn, tình yêu Thiên Chúa và tha nhân, vẻ đẹp nghèo khó Phúc Âm, khiêm nhường, đơn sơ, thanh tịnh. Đây là vẻ đẹp và sự quyến rũ của nhân đức, một vẻ đẹp hoàn toàn khác với những vẻ đẹp và sự quyến rũ thuộc trái đất. Nhiều người đã bỏ ra hằng trăm, hàng ngàn, hàng vạn Mỹ kim để làm đẹp, để khoa trương sự giàu có và để được người khác ca tụng. Nhiều người không sợ trải qua những cuộc giải phẫu nguy hiểm, đau đớn cốt sao để thấy mình đẹp, mình hơn người là thoải mái, và hạnh phúc. Nhiều người đã sẵn sàng chấp nhận những thách đố lớn lao để chạy đua vào những chiếc ghế quyền lực. Nhưng ít ai bỏ ra một giờ, một ngày, một tuần, một tháng, hoặc một năm để lo tu sửa và chỉnh trang lại vẻ đẹp của tâm hồn.
Trên thực tế, tình yêu Thiên Chúa, tình yêu tha nhân, đức nghèo khó, đức đơn sơ, và đức trong sạch là những đòi hỏi rất cần thiết để đem lại hạnh phúc cho mỗi người, mỗi cộng đoàn, mỗi dân nước. Ðó là những gì cụ thể có thể giúp con người chiếm hữu được vĩnh hằng. Rất tiếc, đó cũng là những gì mà nhiều người từ khước, bởi vì chúng không phù hợp với nhãn quan và suy tư của con người.
Giáo Hội đã thôi thúc và khuyến khích mỗi Kitô hữu hãy tìm kiếm và yêu mến những sự trên trời. Cầu xin cho được ơn ái mộ là cầu xin Thánh Linh khai mở tâm hồn và trí tuệ để chúng ta có thể nhìn, và có thể hiểu được vẻ cao quí của những giá trị tinh thần ấy. Nhận thức về thế giới tâm linh là một nhận thức ngoài tầm hiểu biết của trí tuệ tự nhiên con người. Những gì thuộc về thần linh là thần linh. Con người cần được soi dọi và khai mở bởi sức mạnh huyền nhiệm của Thánh Thần. Chỉ khi nào trí óc ta, trái tim ta được Ngài khai mở, lúc ấy ta mới nhận ra, mới hiểu thấu thế nào là sự cao xa, dài rộng của vẻ đẹp tinh thần, của những giá trị đạo đức.
Chúa về trời, không phải chỉ để dọn chỗ mà còn là mở ra một viễn tượng hạnh phúc của trời cao. “Xin cho chúng con ái mộ những sự trên trời”, để chúng con không bị chôn bám vào thế gian chóng qua và phù du này. Và để chúng con biết tìm kiếm những giá trị cao quí của tinh thần, và để chúng con yêu mến và sống với cuộc sống ấy. Vì đó là những gì mà chúng con có thể tìm kiếm, mua sắm và đem vào được nơi vĩnh hằng. Nơi mà chúng con sẽ gặp được Chúa là nguồn mạch sự sống, hoan lạc, và hạnh phúc viên mãn của chúng con. Amen
Hạnh phúc lớn lao
Lm Giuse Nguyễn hữu An
09:22 02/05/2008
Chúa Nhật Lễ Thăng Thiên
HẠNH PHÚC LỚN LAO
Phi hành qia Gagarin sau khi đã bay nhiều vòng trong vũ trụ khi trở về trái đất đã tuyên bố rằng:tôi chẳng thấy Thiên Chúa đâu cả. Thế nhưng, nhà Bác học Newton khi quan sát vũ trụ bằng kính viễn vọng đã thốt lên: tôi thấy Thiên Chúa qua kính viễn vọng của tôi.
Chúng ta là những người tin Chúa Giêsu Phục Sinh và lên trời cả hồn lẫn xác. Vậy chúng ta trả lời cho vấn nạn đó như thế nào ? Chúa Giêsu lên trời nghĩa là gì ? Nay người ở đâu ? Việc Chúa Giêsu lên trời có liên hệ gì tới cuộc sống hiện tại của chúng ta hay không ?
Theo quan niệm của người Do Thái cách đây hơn 2000 năm, vũ trụ này chia ra làm ba phần: Phần dưới mặt đất là là âm phủ dành cho người chết;phần trên mặt đất dành cho loài người đang sống và trời là thế giới của Thiên Chúa và các Thánh.
Để thích ứng với quan niệm bình dân ấy, các Giáo Lý Viên ngày xưa đã trình bày mầu nhiệm phục sinh của Đức Giêsu thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn I: Sống lại, Đức Giêsu đi từ âm phủ lên mặt đất
- Giai đoạn II: Lên trời, Đức Giêsu bay từ mặt đất lên thế giới của Thiên Chúa
.Trình bày như vậy thì dễ hiểu nhưng không hoàn toàn đúng với thực tế,hậu quả tai hại là người ta dễ hiểu lầm rằng khi lên trời như thế Chúa Giêsu sẽ đi xa trái đất và cuộc sống của loài người, vì trời thì ở trên cao xa tắp, đâu có liên hệ gì tới trái đất. Những chữ lên trời bị chi phối bơi cách suy nghĩ có giới hạn của chúng ta.Theo cách suy nghĩ đó,các biến cố xảy ra luôn luôn được gắn liền với các vị trí trong không gian.Thực ra trời đây không phải là một nơi và lên không có nghĩa là nơi đó ở trên cao.Lên trời ở đây không hiểu theo nghĩa địa lý vì trời hay thiên đàng là một trạng thái hơn là một nơi chốn.Chúng ta đang sống trong không gian và thời gian nên định vị trí mọi sự theo hai trục đó.Điều cốt yếu mà Thánh kinh muốn dạy về mầu nhiệm Thăng Thiên là Đức Kitô đã ra khỏi thế giới trần thế bị tội lỗi làm nhiễm độc và một ngày kia sẽ tiêu tan để tiến vào một thế giới mới,trong đó Thiên Chúa ngự trị tuyệt đối và vật chất đã biến đổi,đã thấm nhuần tinh thần.
Thực ra khi Chúa Giêsu sống lại Người đã lên trời rồi theo kiểu nói của Kinh Thánh, nghĩa là Ngươì bước vào cõi vinh quang của Thiên Chúa Cha, Người ngự bên hữu Chúa Cha,mặc lấy vinh quang và quyền năng của Chúa Cha.
Trong 40 ngày sau sống lại, Chúa Giêsu hiện ra nhiều lần để dạy dỗ và cũng cố đức tin của các Tông Đồ. Giáo hội đã được thiết lập nay được cũng cố để được sai đi. Như vậy sự kiện lên trời mà phụng vụ Giáo Hội kính nhớ hôm nay có ý nghĩa sâu xa.Nó chấm dứt thời gian Chúa hiện diện giữa nhân loại bằng thân xác, chấm dứt thời gian huấn luyện các Tông Đồ. Một thời điểm có tính cách quyết định của lịch sử cứu độ là Đức Kitô ban những giáo huấn cuối cùng,trao những chức vụ phải thi hành trong giáo hội,chuẩn bị cho các Tông đồ thi hành sứ mạng chứng nhân của Đấng phục sinh trong thế giới.
Từ nay trở đi, Người sẽ hiện diện với chúng ta một cách vô hình, với quyền năng của Chúa Thánh Thần, thân xác Đức Giêsu đã được thần khí hoá và đi vào cõi vĩnh hằng của Chúa Cha. Sự hiện diện này thâm sâu hơn và hiệu năng hơn. Khi còn ở trong thân xác, Chúa Giêsu chỉ ở bên cạnh chúng ta thôi, bên cạnh một số người thôi. Từ nay, với quyền năng Chúa Thánh Thần Đức Giêsu sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người.
Khi hai người yêu nhau thì luôn muốn sống bên nhau, nhưng tới một giây phút nào đó họ cảm thấy sống bên nhau vẫn chưa đủ. Xuân Diệu đã diễn tả chân lý ấy cách sâu sắc: Hai người tình ngồi sát bên nhau, ôm lấy nhau mà vẫn còn thấy rất xa xôi. Nnững người yêu nhau muốn sống trong nhau, nhưng điều đó không thể xảy ra giữa loài người được vì dẫu sao thân xác của mỗi người vẫn tạo ra một ngăn cách. Điều con người không thể làm được thì Thiên Chúa đã làm. Đức Giêsu một khi ngự bên hữu Chúa Cha đã hoàn toàn mặc lấy quyền năng Chúa Thánh Thần, Người đến ngự trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Chính Người đã nói “ Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến nó và chúng ta sẽ đến và ở lại với người ấy” ( Ga 14,23). Để chúng ta hiểu hơn về sự hiện diện này Chúa đã dùng dụ ngôn cây nho và cành nho “ Thầy là cây nho các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy thì người ấy sinh nhiều hoa trái vì không có Thầy anh em chẳng làm gì được”(Ga 15,5). Thiền sư Suzuki rất tâm đắc với huyền nhiệm này khi viết: Thiên Chúa ở trong con người và con người ở trong Thiên Chúa. Chúa là người và người là Chúa mà Chúa vẫn là Chúa và người vẫn là người. Quả thật,đó là điều kỳ bí nhất của Tôn Giáo, một nghịch lý thâm u nhất của triết học.
Chúa về trời gợi lên trong tâm hồn chúng ta một khát vọng quy hướng về Người để rồi đối với chúng ta không còn hạnh phúc nào lớn hơn là được ở trong Người,đón nhận sự sống sung mãn Người ban tặng.Nhận thức được niềm hạnh phúc ấy,đời sống cầu nguyện của chúng ta sẽ có một sự thú vị ngọt ngào.
Bài Tin mừng hôm nay kết thúc phúc âm Maccô nhưng thực ra là một sự khởi đầu, một sự khai mở,đó là khai trương công cuộc truyền giáo toàn cầu. Hình thức của việc truyền giáo được chỉ định rõ ràng: Làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy.Làm phép rửa cho họ. Dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy truyền cho anh em. Nhờ việc sai đi và uỷ quyền cho các tông đồ, qua các Tông đồ rồi đến các môn đệ Đức Giêsu trở thành người sống đương thời với chúng ta “và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.
Chúa đã dùng giáo hội như đôi tay để tiếp tục công cuộc cứu rỗi của Người. Sứ mệnh của Chúa là sứ mệnh thiêng liêng.Nhưng sứ mệnh đó phải được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động bên ngoài.Giáo hội thực thi sứ mệnh đó trong khung cảnh hữu hình, nhờ những phương tiện cụ thể.Nhờ những sinh hoạt hữu hình và đôi tay cụ thể của giáo hội mà Chúa Giêsu tiếp tục loan truyền chân lý,trao ban sự sống,dẫn đưa nhân loại về hạnh phúc vĩnh cửu.
Mỗi Kitô hữu là chi thể của giáo hội,thân mình mầu nhiệm Chúa Kitô,mỗi người chúng ta cũng là những cánh tay mở rộng của Chúa Kitô,nhờ đó Người không ngừng trao ban tình thương, ơn cứu độ và hạnh phúc cho mọi người.
HẠNH PHÚC LỚN LAO
Phi hành qia Gagarin sau khi đã bay nhiều vòng trong vũ trụ khi trở về trái đất đã tuyên bố rằng:tôi chẳng thấy Thiên Chúa đâu cả. Thế nhưng, nhà Bác học Newton khi quan sát vũ trụ bằng kính viễn vọng đã thốt lên: tôi thấy Thiên Chúa qua kính viễn vọng của tôi.
Chúng ta là những người tin Chúa Giêsu Phục Sinh và lên trời cả hồn lẫn xác. Vậy chúng ta trả lời cho vấn nạn đó như thế nào ? Chúa Giêsu lên trời nghĩa là gì ? Nay người ở đâu ? Việc Chúa Giêsu lên trời có liên hệ gì tới cuộc sống hiện tại của chúng ta hay không ?
Theo quan niệm của người Do Thái cách đây hơn 2000 năm, vũ trụ này chia ra làm ba phần: Phần dưới mặt đất là là âm phủ dành cho người chết;phần trên mặt đất dành cho loài người đang sống và trời là thế giới của Thiên Chúa và các Thánh.
Để thích ứng với quan niệm bình dân ấy, các Giáo Lý Viên ngày xưa đã trình bày mầu nhiệm phục sinh của Đức Giêsu thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn I: Sống lại, Đức Giêsu đi từ âm phủ lên mặt đất
- Giai đoạn II: Lên trời, Đức Giêsu bay từ mặt đất lên thế giới của Thiên Chúa
.Trình bày như vậy thì dễ hiểu nhưng không hoàn toàn đúng với thực tế,hậu quả tai hại là người ta dễ hiểu lầm rằng khi lên trời như thế Chúa Giêsu sẽ đi xa trái đất và cuộc sống của loài người, vì trời thì ở trên cao xa tắp, đâu có liên hệ gì tới trái đất. Những chữ lên trời bị chi phối bơi cách suy nghĩ có giới hạn của chúng ta.Theo cách suy nghĩ đó,các biến cố xảy ra luôn luôn được gắn liền với các vị trí trong không gian.Thực ra trời đây không phải là một nơi và lên không có nghĩa là nơi đó ở trên cao.Lên trời ở đây không hiểu theo nghĩa địa lý vì trời hay thiên đàng là một trạng thái hơn là một nơi chốn.Chúng ta đang sống trong không gian và thời gian nên định vị trí mọi sự theo hai trục đó.Điều cốt yếu mà Thánh kinh muốn dạy về mầu nhiệm Thăng Thiên là Đức Kitô đã ra khỏi thế giới trần thế bị tội lỗi làm nhiễm độc và một ngày kia sẽ tiêu tan để tiến vào một thế giới mới,trong đó Thiên Chúa ngự trị tuyệt đối và vật chất đã biến đổi,đã thấm nhuần tinh thần.
Thực ra khi Chúa Giêsu sống lại Người đã lên trời rồi theo kiểu nói của Kinh Thánh, nghĩa là Ngươì bước vào cõi vinh quang của Thiên Chúa Cha, Người ngự bên hữu Chúa Cha,mặc lấy vinh quang và quyền năng của Chúa Cha.
Trong 40 ngày sau sống lại, Chúa Giêsu hiện ra nhiều lần để dạy dỗ và cũng cố đức tin của các Tông Đồ. Giáo hội đã được thiết lập nay được cũng cố để được sai đi. Như vậy sự kiện lên trời mà phụng vụ Giáo Hội kính nhớ hôm nay có ý nghĩa sâu xa.Nó chấm dứt thời gian Chúa hiện diện giữa nhân loại bằng thân xác, chấm dứt thời gian huấn luyện các Tông Đồ. Một thời điểm có tính cách quyết định của lịch sử cứu độ là Đức Kitô ban những giáo huấn cuối cùng,trao những chức vụ phải thi hành trong giáo hội,chuẩn bị cho các Tông đồ thi hành sứ mạng chứng nhân của Đấng phục sinh trong thế giới.
Từ nay trở đi, Người sẽ hiện diện với chúng ta một cách vô hình, với quyền năng của Chúa Thánh Thần, thân xác Đức Giêsu đã được thần khí hoá và đi vào cõi vĩnh hằng của Chúa Cha. Sự hiện diện này thâm sâu hơn và hiệu năng hơn. Khi còn ở trong thân xác, Chúa Giêsu chỉ ở bên cạnh chúng ta thôi, bên cạnh một số người thôi. Từ nay, với quyền năng Chúa Thánh Thần Đức Giêsu sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người.
Khi hai người yêu nhau thì luôn muốn sống bên nhau, nhưng tới một giây phút nào đó họ cảm thấy sống bên nhau vẫn chưa đủ. Xuân Diệu đã diễn tả chân lý ấy cách sâu sắc: Hai người tình ngồi sát bên nhau, ôm lấy nhau mà vẫn còn thấy rất xa xôi. Nnững người yêu nhau muốn sống trong nhau, nhưng điều đó không thể xảy ra giữa loài người được vì dẫu sao thân xác của mỗi người vẫn tạo ra một ngăn cách. Điều con người không thể làm được thì Thiên Chúa đã làm. Đức Giêsu một khi ngự bên hữu Chúa Cha đã hoàn toàn mặc lấy quyền năng Chúa Thánh Thần, Người đến ngự trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Chính Người đã nói “ Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến nó và chúng ta sẽ đến và ở lại với người ấy” ( Ga 14,23). Để chúng ta hiểu hơn về sự hiện diện này Chúa đã dùng dụ ngôn cây nho và cành nho “ Thầy là cây nho các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy thì người ấy sinh nhiều hoa trái vì không có Thầy anh em chẳng làm gì được”(Ga 15,5). Thiền sư Suzuki rất tâm đắc với huyền nhiệm này khi viết: Thiên Chúa ở trong con người và con người ở trong Thiên Chúa. Chúa là người và người là Chúa mà Chúa vẫn là Chúa và người vẫn là người. Quả thật,đó là điều kỳ bí nhất của Tôn Giáo, một nghịch lý thâm u nhất của triết học.
Chúa về trời gợi lên trong tâm hồn chúng ta một khát vọng quy hướng về Người để rồi đối với chúng ta không còn hạnh phúc nào lớn hơn là được ở trong Người,đón nhận sự sống sung mãn Người ban tặng.Nhận thức được niềm hạnh phúc ấy,đời sống cầu nguyện của chúng ta sẽ có một sự thú vị ngọt ngào.
Bài Tin mừng hôm nay kết thúc phúc âm Maccô nhưng thực ra là một sự khởi đầu, một sự khai mở,đó là khai trương công cuộc truyền giáo toàn cầu. Hình thức của việc truyền giáo được chỉ định rõ ràng: Làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy.Làm phép rửa cho họ. Dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy truyền cho anh em. Nhờ việc sai đi và uỷ quyền cho các tông đồ, qua các Tông đồ rồi đến các môn đệ Đức Giêsu trở thành người sống đương thời với chúng ta “và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.
Chúa đã dùng giáo hội như đôi tay để tiếp tục công cuộc cứu rỗi của Người. Sứ mệnh của Chúa là sứ mệnh thiêng liêng.Nhưng sứ mệnh đó phải được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động bên ngoài.Giáo hội thực thi sứ mệnh đó trong khung cảnh hữu hình, nhờ những phương tiện cụ thể.Nhờ những sinh hoạt hữu hình và đôi tay cụ thể của giáo hội mà Chúa Giêsu tiếp tục loan truyền chân lý,trao ban sự sống,dẫn đưa nhân loại về hạnh phúc vĩnh cửu.
Mỗi Kitô hữu là chi thể của giáo hội,thân mình mầu nhiệm Chúa Kitô,mỗi người chúng ta cũng là những cánh tay mở rộng của Chúa Kitô,nhờ đó Người không ngừng trao ban tình thương, ơn cứu độ và hạnh phúc cho mọi người.
Tia sáng mặt trời xuyên thấu ngục tù tăm tối
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
09:39 02/05/2008
TIA SÁNG MẶT TRỜI XUYÊN THẤU NGỤC TÙ TĂM TỐI
Cách đây hơn 20 năm, ngày 20-1-1987, ông Terry Waite, tín hữu Anh giáo - người Anh - bị nhóm Hezbollah Liban bắt cóc. Ông được đức tổng giám mục Canterbury Anh giáo gởi đến thủ đô Beyrouth để điều đình với nhóm Hezbollah về việc trả tự do cho một số con tin đang bị họ giam giữ. Nhưng rồi chính ông cũng rơi vào bẫy sập của nhóm Hezbollah. Ông bị giam 1763 ngày, tức hơn 5 năm trời. Ông Terry Waite nói về kinh nghiệm sống Đức Tin trong thời gian cô đơn và bị giam cầm như sau.
Tôi ngồi bệt dưới đất, lưng tựa vào tường, chân trái bị xích vào móc sắt. Một tấm vải dày che kín cánh cửa sổ duy nhất, ngăn cản không cho tia sáng mặt trời nào lọt vào phòng. Thỉnh thoảng, ánh sáng ngọn đèn cầy lung-linh chớp-chớp. Nếu chẳng may nó tắt, tôi hoàn toàn rơi vào bóng tối đen.
Mỗi sáng thức giấc, tôi tự hỏi làm sao có thể sống sót cho đến ngày mai? Tôi thích nhủ lòng: ”Điều đáng sợ nhất đã qua rồi!” Bởi lẽ, tôi từng bị khảo cung, bị đánh đập và ngay cả việc bị hành quyết giả nữa! Những kẻ bắt cóc kháo láo với nhau: ”Ông này thật can đảm!” Tuy chuyền miệng nhau như thế, họ vẫn xiềng chân và giam tôi cách biệt hoàn toàn. Không một cuốn sách. Tôi thường chiêm ngắm toàn bộ ”gia sản” nghèo nàn của căn phòng giam: một tấm nệm mỏng, ba cái mền cũ rích, một bình đựng nước và một ly nhỏ uống nước.
Mỗi lần trước khi người lính canh mang thức ăn vào, tôi được lệnh phải bịt mắt lại! Rất may là không có gương soi. Nếu không, tôi sẽ nhìn ngắm một bộ mặt tiều tụy, hốc hác.. Dầu vậy, tôi vẫn tiếp tục muốn sống và ham sống. Tôi ước ao cảm nhận sự hiện diện ủi an của THIÊN CHÚA, nhưng không tài nào cảm nhận được! Tôi chỉ cảm thấy hoàn toàn cô đơn, vô cùng cô đơn!
Chính vào lúc ấy, tôi trông thấy một tia sáng mặt trời thật yếu ớt, xuyên qua một kẽ hở nhỏ của song cửa và dọi chiếu vào phòng giam. Tôi nhìm đăm đăm tia sáng như bị thôi miên. Tia sáng đã vượt qua hằng bao triệu cây số trong không gian để dừng lại nơi một phòng giam nhỏ bé tồi tàn ở tận vùng Trung Đông này. Tia sáng chói lọi nhắc nhở tôi nhớ rằng:
- Ánh sáng đã chiến thắng bóng tối!
Mặc cho bao sỉ nhục tủi hổ mà nhóm Hezbollah ném vào người, tôi hãnh diện cảm thấy mình thuộc về vũ trụ tuyệt đẹp, tuyệt tác này! Tôi nói với những kẻ hành hung:
- Các anh có thể bẻ gãy, đập nát thân xác tôi. Nhưng các anh không thể nào cướp được linh hồn tôi!
Nhưng nhất là, tia sáng mặt trời yếu ớt nhắc tôi nhớ rằng:
- THIÊN CHÚA hiện diện giữa lòng cuộc đời mỗi người và phương thế duy nhất để sống trong viên mãn là tôn trọng mầu nhiệm của Ngài.
Các trẻ em chơi ngoài đường, cạnh nơi phòng tôi bị giam giữ. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng la hét của chúng vang tới tận tai tôi, khiến tôi nghĩ đến gia đình tôi. Tôi bắt đầu lục lội trí nhớ, sống lại dĩ vãng cuộc đời của 40 năm về trước. Vô thức sống dậy, giúp tôi ngửi được hương vị, nghe được âm điệu và trông thấy hình ảnh của những ngày thơ ấu, niên thiếu và xuân trẻ.
Tôi tưởng tượng ra cuộc dạo chơi quanh cánh đồng, tay trong tay với Mẹ tôi. Hoặc tôi trông thấy mình ngồi trên chiếc xe đạp, thích thú đạp quanh các đường vòng hay khó nhọc đạp lên các con dốc. Lạ lùng thay, chân tôi vẫn bị xiềng, khung cửa sổ vẫn bịt kín, nhưng nơi thế giới của trí nhớ và trí tưởng tượng, tôi có thể nói, cười và khóc! Thân xác tôi bị giam giữ trói buộc, nhưng trong đầu óc tôi, tôi hoàn toàn được tự do.
Bao nhiêu năm trôi qua kể từ biến cố đau thương ấy. Giờ đây, kinh nghiệm ngục tù chỉ còn là kỷ niệm, một kỷ niệm không ám ảnh tôi. Trái lại, nó mang đến cho tôi nhiều nghị lực. Đặc biệt, tôi nhớ cách riêng đến tia sáng mặt trời yếu ớt đã mang đến cho tôi niềm hy vọng, và một cách nào đó, đã giúp tôi chạm đến biên giới của huyền nhiệm. Trong những tháng ngày bị giam giữ trong u tối, tôi hiểu được rằng:
- Đau khổ không đè bẹp hay hủy diệt con người. Trái lại, đau khổ có thể giúp con người biến đổi nỗi cô đơn nơi tù đày thành cuộc sáng tạo trong đơn côi.
... ”Có THIÊN CHÚA bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta? Đến như chính Con Một, THIÊN CHÚA cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào THIÊN CHÚA lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta? Ai sẽ buộc tội những người THIÊN CHÚA đã chọn? Chẳng lẽ THIÊN CHÚA, Đấng làm cho nên công chính? Ai sẽ kết án họ? Chẳng lẽ Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu THIÊN CHÚA mà chuyển cầu cho chúng ta? Ai có thể tách chúng ta ra khỏi Tình Yêu của Đức Chúa GIÊSU KITÔ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Như có lời chép: ”Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh”. Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta (Thư gởi tín hữu Roma 8,31-37).
(”Reader's Digest SÉLECTION”, Avril/1997, trang 99-103)
Cách đây hơn 20 năm, ngày 20-1-1987, ông Terry Waite, tín hữu Anh giáo - người Anh - bị nhóm Hezbollah Liban bắt cóc. Ông được đức tổng giám mục Canterbury Anh giáo gởi đến thủ đô Beyrouth để điều đình với nhóm Hezbollah về việc trả tự do cho một số con tin đang bị họ giam giữ. Nhưng rồi chính ông cũng rơi vào bẫy sập của nhóm Hezbollah. Ông bị giam 1763 ngày, tức hơn 5 năm trời. Ông Terry Waite nói về kinh nghiệm sống Đức Tin trong thời gian cô đơn và bị giam cầm như sau.
Tôi ngồi bệt dưới đất, lưng tựa vào tường, chân trái bị xích vào móc sắt. Một tấm vải dày che kín cánh cửa sổ duy nhất, ngăn cản không cho tia sáng mặt trời nào lọt vào phòng. Thỉnh thoảng, ánh sáng ngọn đèn cầy lung-linh chớp-chớp. Nếu chẳng may nó tắt, tôi hoàn toàn rơi vào bóng tối đen.
Mỗi sáng thức giấc, tôi tự hỏi làm sao có thể sống sót cho đến ngày mai? Tôi thích nhủ lòng: ”Điều đáng sợ nhất đã qua rồi!” Bởi lẽ, tôi từng bị khảo cung, bị đánh đập và ngay cả việc bị hành quyết giả nữa! Những kẻ bắt cóc kháo láo với nhau: ”Ông này thật can đảm!” Tuy chuyền miệng nhau như thế, họ vẫn xiềng chân và giam tôi cách biệt hoàn toàn. Không một cuốn sách. Tôi thường chiêm ngắm toàn bộ ”gia sản” nghèo nàn của căn phòng giam: một tấm nệm mỏng, ba cái mền cũ rích, một bình đựng nước và một ly nhỏ uống nước.
Mỗi lần trước khi người lính canh mang thức ăn vào, tôi được lệnh phải bịt mắt lại! Rất may là không có gương soi. Nếu không, tôi sẽ nhìn ngắm một bộ mặt tiều tụy, hốc hác.. Dầu vậy, tôi vẫn tiếp tục muốn sống và ham sống. Tôi ước ao cảm nhận sự hiện diện ủi an của THIÊN CHÚA, nhưng không tài nào cảm nhận được! Tôi chỉ cảm thấy hoàn toàn cô đơn, vô cùng cô đơn!
Chính vào lúc ấy, tôi trông thấy một tia sáng mặt trời thật yếu ớt, xuyên qua một kẽ hở nhỏ của song cửa và dọi chiếu vào phòng giam. Tôi nhìm đăm đăm tia sáng như bị thôi miên. Tia sáng đã vượt qua hằng bao triệu cây số trong không gian để dừng lại nơi một phòng giam nhỏ bé tồi tàn ở tận vùng Trung Đông này. Tia sáng chói lọi nhắc nhở tôi nhớ rằng:
- Ánh sáng đã chiến thắng bóng tối!
Mặc cho bao sỉ nhục tủi hổ mà nhóm Hezbollah ném vào người, tôi hãnh diện cảm thấy mình thuộc về vũ trụ tuyệt đẹp, tuyệt tác này! Tôi nói với những kẻ hành hung:
- Các anh có thể bẻ gãy, đập nát thân xác tôi. Nhưng các anh không thể nào cướp được linh hồn tôi!
Nhưng nhất là, tia sáng mặt trời yếu ớt nhắc tôi nhớ rằng:
- THIÊN CHÚA hiện diện giữa lòng cuộc đời mỗi người và phương thế duy nhất để sống trong viên mãn là tôn trọng mầu nhiệm của Ngài.
Các trẻ em chơi ngoài đường, cạnh nơi phòng tôi bị giam giữ. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng la hét của chúng vang tới tận tai tôi, khiến tôi nghĩ đến gia đình tôi. Tôi bắt đầu lục lội trí nhớ, sống lại dĩ vãng cuộc đời của 40 năm về trước. Vô thức sống dậy, giúp tôi ngửi được hương vị, nghe được âm điệu và trông thấy hình ảnh của những ngày thơ ấu, niên thiếu và xuân trẻ.
Tôi tưởng tượng ra cuộc dạo chơi quanh cánh đồng, tay trong tay với Mẹ tôi. Hoặc tôi trông thấy mình ngồi trên chiếc xe đạp, thích thú đạp quanh các đường vòng hay khó nhọc đạp lên các con dốc. Lạ lùng thay, chân tôi vẫn bị xiềng, khung cửa sổ vẫn bịt kín, nhưng nơi thế giới của trí nhớ và trí tưởng tượng, tôi có thể nói, cười và khóc! Thân xác tôi bị giam giữ trói buộc, nhưng trong đầu óc tôi, tôi hoàn toàn được tự do.
Bao nhiêu năm trôi qua kể từ biến cố đau thương ấy. Giờ đây, kinh nghiệm ngục tù chỉ còn là kỷ niệm, một kỷ niệm không ám ảnh tôi. Trái lại, nó mang đến cho tôi nhiều nghị lực. Đặc biệt, tôi nhớ cách riêng đến tia sáng mặt trời yếu ớt đã mang đến cho tôi niềm hy vọng, và một cách nào đó, đã giúp tôi chạm đến biên giới của huyền nhiệm. Trong những tháng ngày bị giam giữ trong u tối, tôi hiểu được rằng:
- Đau khổ không đè bẹp hay hủy diệt con người. Trái lại, đau khổ có thể giúp con người biến đổi nỗi cô đơn nơi tù đày thành cuộc sáng tạo trong đơn côi.
... ”Có THIÊN CHÚA bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta? Đến như chính Con Một, THIÊN CHÚA cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào THIÊN CHÚA lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta? Ai sẽ buộc tội những người THIÊN CHÚA đã chọn? Chẳng lẽ THIÊN CHÚA, Đấng làm cho nên công chính? Ai sẽ kết án họ? Chẳng lẽ Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu THIÊN CHÚA mà chuyển cầu cho chúng ta? Ai có thể tách chúng ta ra khỏi Tình Yêu của Đức Chúa GIÊSU KITÔ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Như có lời chép: ”Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh”. Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta (Thư gởi tín hữu Roma 8,31-37).
(”Reader's Digest SÉLECTION”, Avril/1997, trang 99-103)
Thánh ca: Chào Mẹ Theo Tiếng Gió Chiều
Sơn Ca Linh
12:46 02/05/2008
Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
13:23 02/05/2008
Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần (33)
321. Chúa Giêsu nhấn mạnh rất nhiều về Thiên Đàng
Chúa Giêsu nói Ngài bởi trời mà xuống.
Chúa Giêsu dạy cho chúng ta biết có Cha của Ngài và Cha của chúng ta ở trên trời, ở treen thiên đàng.
Chúa Giêsu đưa ra nhiều hình ảnh về thiên đàng: tiệc cưới, kho vàng quý báu, viên ngọc quý.
Chúa Giêsu nói phần thường đời đời trên thiên đàng dành cho những ai theo ngài trên trần gian nầy.
Chúa Giêsu nói ngài về trời, về thiên đàng để dọn chỗ cho chúng ta.
Chúa Giêsu nói những của cải không bao giờ hư nát của chúng ta ở trên thiên đàng.
Chúa Giêsu dạy chúng ta đừng dại dột chạy theo những của cải chóng qua ở trần gian nầy mà mất nước thiên đàng ở đời sau.
322. Tả cảnh thiên đàng không nổi
Một người bạn thân yêu của thánh Augustinô yêu cầu ngài viết một cuốn sách về thiên đàng.
Thánh Augustinô vào phòng, đóng cửa lại, cố suy nghĩ để viết. Ngài viết thư xin thánh Hiêrônimô giải đáp một vài thắc mắc. Bỗng thánh Augustinô nghe một giọng nói vang lên:
- “Hỡi Augustinô, anh muốn gì đó? Anh muốn dùng ngòi bút để hiểu sự bao la của trời đất sao? Anh tự hào muốn thấy điều con mắt phàm trần không bao giờ thấy được sao? Anh muốn hiểu điều anh không thể hiểu được sao?”
Đó là giọng của Hiêrônimô. Hôm đó chính là ngày thánh Hiêrônimô qua đời.
Từ đó, thánh Augustinô bỏ ý định viết cuốn sách về Thiên Đàng.
323. “Góc trời đó là nguồn an ủi của tôi.”
Một vị tu rừng tìm cách sống trong một cái hang nhỏ và tối tăm, đêm ngày ăn chay, đánh tội, hãm mình.
Ngày kia, một đoàn người, gồm những kẻ mộ mến tài đức của ngài, lên rừng đến thăm.
Thấy cách sống của vị tu rừng nầy, họ bỡ ngỡ hỏi:
- “Làm sao ngài có thể ở trong nầy một ngày mà thôi?”
- “Quý vị hãy vào, nhìn qua cái lỗ nầy, quý vị sẽ rõ.”
Họ vào và thấy: nơi tường hang rêu phủ, có một lỗ hổng, để lộ ra một góc trời.
Họ không hiểu. Vị tu rừng liền cắt nghĩa:
- “Góc trời đó là nguồn an ủi của tôi. Những khi tôi buồn chán, tôi nhìn ra góc trời đó và kêu lên: “Ôi Thiên Đàng! Ôi Thiên Đàng!” Hai tiếng nầy làm cho linh hồn tôi được bằng an vui vẻ.”
324. “Đó chính là bí quyết của tất cả sức mạnh của tôi.”
Trong khi rút lui khỏi Mátcôva, quân Pháp của đại tướng Napoléon phải trãi qua nhiều ngày trong lạnh buốt, mệt nhọc và thiếu thốn.
Một đêm kia, khi đi thị sát, Napoléon thấy xa xa, trong sương mù, có ánh lửa. Ông bảo viên sĩ quan cận vệ đến xem.
Viên sĩ quan nầy trở về, báo cáo:
- “Thưa tướng quân, đó là đại tá Drouot. Ông đang làm việc và đang cầu nguyện trong trại mình.”
Napoléon lấy làm cảm phục.
Sau nầy, khi gặp đại tá Drouot, Napoléon thành thật cám ơn đại tá đã treo cao gương anh dũng cho toàn thể quân đội nước Pháp đang rút lui khỏi nước Nga trong đêm kinh khủng đó. Đại tá Drouot trả lời trong niềm tin mạnh mẽ của mình:
- “Thưa tướng quân, Tôi không sợ chết. Tôi không sợ đói. Tôi chỉ sợ Thiên Chúa mà thôi. Đó chính là bí quyết của tất cả sức mạnh của tôi.”
325. “Cho đến khi cái chết thấy con đứng thẳng.”
Một thanh niên kia đến thú thật với một linh mục đầy kinh nghiệm:
- “Thưa cha, con phải làm gì khi con sa ngã phạm tội?”
- “Con hãy chỗi dậy và đứng lên.”
- “Thưa cha, con đã từng chỗi dậy, nhưng rồi con cứ sa ngã lại.”
Linh mục nầy kết thúc một câu đầy thông cảm:
- “Mỗi lần ngã xuống là con hãy cố gắng đứng dậy ngay, cho đến khi cái chết…thấy con đứng thẳng và không còn ngã xuống nữa.”
326. Ba kinh Kính Mừng
Thánh Anphôngsô Ligôri giải tội cho một thanh niên. Thanh niên nầy cứ sa đi ngã lại mãi trong tội dâm ô nặng đến đỗi ngài thấy không thể nào ban phép giải tội cho anh ta được. Trước khi anh ta ra khỏi toà giải tội, ngài chỉ khuyên anh ta mỗi ngày đọc Ba Kinh Kính Mừng.
Một thời gian sau, một thanh niên đến xin xưng tội với ngài. Anh ta chỉ xưng một vài tội nhẹ thôi. Khi xưng xong, anh ta nói:
- “Cha có nhận ra con không? Con chính là người thanh niên mà cha đã từ chối, không ban phép giải tội trước đây. Sáng nào, con cũng đọc Ba Kinh Kính Mừng. Chúa đã giải thoát con khỏi những cơn cám dỗ. Con xin cha cứ nói ra chuyện nầy cho mọi người nghe.”
327. Trước mặt Chúa, ai cũng ngang nhau
Turenne là vị thống chế danh tiếng của nước Pháp ở thế kỷ 17.
Ngày kia, trong khi dự thánh lễ, ông lên rước Chúa. Trước mặt ông là người giúp việc của ông. Người giúp việc nầy thấy ông chủ dang tiếng của mình đang đứng sau lưng, liền định nhường chỗ, nhưng thống chế Turenne nói:
- “Ông cứ đứng trước tôi như thường. Chúng ta chỉ có một Chúa mà thôi. Ngài là Đấng kêu mời tất cả mọi người và hai chúng ta đây lên rước Chúa vào lòng.”
328. Con ong và con nhện
Thánh Phanxicô Salêsiô dạy về ý ngay lành như sau:
- “Hãy làm các công việc lành không phải như những con nhện, nhưng như những con ong. Con nhện dệt màng nhện của nó trước mặt mọi người. Nó giăng màn nhện từ cây nầy qua cây khác, giăng trong nhà, nơi các cửa sổ, trên những bàn ăn. Nói tóm lại, nó luôn luôn lao nhọc trước công chúng. Nó là hình ảnh của những tâm hồn kiêu căng, làm gì cũng để cho người ta khen. Nhưng những con ong thì dịu dàng hơn và khôn ngoan hơn. Con ong sản xuất mật một cách kín đáo. Nó sản xuất trong tổ của mình, nơi đó, không ai thấy được. Nó là hình ảnh của tâm hồn khiêm nhuợng, không tìm lời ngợi khen nơi trần thế, nhưng làm việc gì cũng làm vì Chúa”.
329. Thánh Anphongsô lần hột lúc già thế nào?
Lúc về già, nhiều khi thánh Anphongsô không nhớ rõ mình đã lần hột trong ngày hay chưa.
Thánh nhân hỏi thầy giúp kẻ liệt. Thầy nầy cười và cho thánh nhân quá lo lắng. Thánh nhân liền nghiêm nghị trả lời:
- “Thầy đừng cười chơi. Thầy không biết rằng chuỗi Môi Khôi làm cho tôi được rỗi linh hồn.”
330. “Ngày nay, chúng ta có rất nhiều máng chuyền nước, nhưng lại có rất ít thùng chứa nước.”
Người tông đồ không phải chỉ là máng chuyền nước, nhưng nhất là, phải là thùng chứa nước.
Thánh Augustinô nói: “Trước khi ra mặt giảng dạy thiên hạ, vị tông đồ phải nâng lòng khát khao lên cao để uống cho đầy nước trước đã, rồi mới nên thông cho kẻ khác phần dư thừa tràn trụa.”
Vì vậy, những ai có bổn phận phân phát hồng ân của Thiên Chúa cho các linh hồn, tiên vàn phải được tham gia và tràn đầy các ơn Thiên Chúa muốn dùng họ như trung gian để phân phát cho kẻ khác. Có như thế, họ mới đủ khả năng phân phối cho các linh hồn.
Thánh Bênađô nói với các vị tông đồ rằng:
- “Nếu là người khôn ngoan sáng suốt, bạn hãy lo cho mình trở nên thùng chứa nước trước khi là máng chuyền nước cho kẻ khác. Biết bao nhiêu người dám lăn xả vào những hoạt động tông đồ trong khi họ chỉ là máng chuyền nước chảy, rồi lại khô ráo!”
Tình trạng nầy đã làm cho thánh Bênađô hết sức phàn nàn:
- “Ngày nay, chúng ta có rất nhiều máng chuyền nước, nhưng lại có rất ít thùng chứa nước.” (x. Hồn Tông Đồ)
321. Chúa Giêsu nhấn mạnh rất nhiều về Thiên Đàng
Chúa Giêsu nói Ngài bởi trời mà xuống.
Chúa Giêsu dạy cho chúng ta biết có Cha của Ngài và Cha của chúng ta ở trên trời, ở treen thiên đàng.
Chúa Giêsu đưa ra nhiều hình ảnh về thiên đàng: tiệc cưới, kho vàng quý báu, viên ngọc quý.
Chúa Giêsu nói phần thường đời đời trên thiên đàng dành cho những ai theo ngài trên trần gian nầy.
Chúa Giêsu nói ngài về trời, về thiên đàng để dọn chỗ cho chúng ta.
Chúa Giêsu nói những của cải không bao giờ hư nát của chúng ta ở trên thiên đàng.
Chúa Giêsu dạy chúng ta đừng dại dột chạy theo những của cải chóng qua ở trần gian nầy mà mất nước thiên đàng ở đời sau.
322. Tả cảnh thiên đàng không nổi
Một người bạn thân yêu của thánh Augustinô yêu cầu ngài viết một cuốn sách về thiên đàng.
Thánh Augustinô vào phòng, đóng cửa lại, cố suy nghĩ để viết. Ngài viết thư xin thánh Hiêrônimô giải đáp một vài thắc mắc. Bỗng thánh Augustinô nghe một giọng nói vang lên:
- “Hỡi Augustinô, anh muốn gì đó? Anh muốn dùng ngòi bút để hiểu sự bao la của trời đất sao? Anh tự hào muốn thấy điều con mắt phàm trần không bao giờ thấy được sao? Anh muốn hiểu điều anh không thể hiểu được sao?”
Đó là giọng của Hiêrônimô. Hôm đó chính là ngày thánh Hiêrônimô qua đời.
Từ đó, thánh Augustinô bỏ ý định viết cuốn sách về Thiên Đàng.
323. “Góc trời đó là nguồn an ủi của tôi.”
Một vị tu rừng tìm cách sống trong một cái hang nhỏ và tối tăm, đêm ngày ăn chay, đánh tội, hãm mình.
Ngày kia, một đoàn người, gồm những kẻ mộ mến tài đức của ngài, lên rừng đến thăm.
Thấy cách sống của vị tu rừng nầy, họ bỡ ngỡ hỏi:
- “Làm sao ngài có thể ở trong nầy một ngày mà thôi?”
- “Quý vị hãy vào, nhìn qua cái lỗ nầy, quý vị sẽ rõ.”
Họ vào và thấy: nơi tường hang rêu phủ, có một lỗ hổng, để lộ ra một góc trời.
Họ không hiểu. Vị tu rừng liền cắt nghĩa:
- “Góc trời đó là nguồn an ủi của tôi. Những khi tôi buồn chán, tôi nhìn ra góc trời đó và kêu lên: “Ôi Thiên Đàng! Ôi Thiên Đàng!” Hai tiếng nầy làm cho linh hồn tôi được bằng an vui vẻ.”
324. “Đó chính là bí quyết của tất cả sức mạnh của tôi.”
Trong khi rút lui khỏi Mátcôva, quân Pháp của đại tướng Napoléon phải trãi qua nhiều ngày trong lạnh buốt, mệt nhọc và thiếu thốn.
Một đêm kia, khi đi thị sát, Napoléon thấy xa xa, trong sương mù, có ánh lửa. Ông bảo viên sĩ quan cận vệ đến xem.
Viên sĩ quan nầy trở về, báo cáo:
- “Thưa tướng quân, đó là đại tá Drouot. Ông đang làm việc và đang cầu nguyện trong trại mình.”
Napoléon lấy làm cảm phục.
Sau nầy, khi gặp đại tá Drouot, Napoléon thành thật cám ơn đại tá đã treo cao gương anh dũng cho toàn thể quân đội nước Pháp đang rút lui khỏi nước Nga trong đêm kinh khủng đó. Đại tá Drouot trả lời trong niềm tin mạnh mẽ của mình:
- “Thưa tướng quân, Tôi không sợ chết. Tôi không sợ đói. Tôi chỉ sợ Thiên Chúa mà thôi. Đó chính là bí quyết của tất cả sức mạnh của tôi.”
325. “Cho đến khi cái chết thấy con đứng thẳng.”
Một thanh niên kia đến thú thật với một linh mục đầy kinh nghiệm:
- “Thưa cha, con phải làm gì khi con sa ngã phạm tội?”
- “Con hãy chỗi dậy và đứng lên.”
- “Thưa cha, con đã từng chỗi dậy, nhưng rồi con cứ sa ngã lại.”
Linh mục nầy kết thúc một câu đầy thông cảm:
- “Mỗi lần ngã xuống là con hãy cố gắng đứng dậy ngay, cho đến khi cái chết…thấy con đứng thẳng và không còn ngã xuống nữa.”
326. Ba kinh Kính Mừng
Thánh Anphôngsô Ligôri giải tội cho một thanh niên. Thanh niên nầy cứ sa đi ngã lại mãi trong tội dâm ô nặng đến đỗi ngài thấy không thể nào ban phép giải tội cho anh ta được. Trước khi anh ta ra khỏi toà giải tội, ngài chỉ khuyên anh ta mỗi ngày đọc Ba Kinh Kính Mừng.
Một thời gian sau, một thanh niên đến xin xưng tội với ngài. Anh ta chỉ xưng một vài tội nhẹ thôi. Khi xưng xong, anh ta nói:
- “Cha có nhận ra con không? Con chính là người thanh niên mà cha đã từ chối, không ban phép giải tội trước đây. Sáng nào, con cũng đọc Ba Kinh Kính Mừng. Chúa đã giải thoát con khỏi những cơn cám dỗ. Con xin cha cứ nói ra chuyện nầy cho mọi người nghe.”
327. Trước mặt Chúa, ai cũng ngang nhau
Turenne là vị thống chế danh tiếng của nước Pháp ở thế kỷ 17.
Ngày kia, trong khi dự thánh lễ, ông lên rước Chúa. Trước mặt ông là người giúp việc của ông. Người giúp việc nầy thấy ông chủ dang tiếng của mình đang đứng sau lưng, liền định nhường chỗ, nhưng thống chế Turenne nói:
- “Ông cứ đứng trước tôi như thường. Chúng ta chỉ có một Chúa mà thôi. Ngài là Đấng kêu mời tất cả mọi người và hai chúng ta đây lên rước Chúa vào lòng.”
328. Con ong và con nhện
Thánh Phanxicô Salêsiô dạy về ý ngay lành như sau:
- “Hãy làm các công việc lành không phải như những con nhện, nhưng như những con ong. Con nhện dệt màng nhện của nó trước mặt mọi người. Nó giăng màn nhện từ cây nầy qua cây khác, giăng trong nhà, nơi các cửa sổ, trên những bàn ăn. Nói tóm lại, nó luôn luôn lao nhọc trước công chúng. Nó là hình ảnh của những tâm hồn kiêu căng, làm gì cũng để cho người ta khen. Nhưng những con ong thì dịu dàng hơn và khôn ngoan hơn. Con ong sản xuất mật một cách kín đáo. Nó sản xuất trong tổ của mình, nơi đó, không ai thấy được. Nó là hình ảnh của tâm hồn khiêm nhuợng, không tìm lời ngợi khen nơi trần thế, nhưng làm việc gì cũng làm vì Chúa”.
329. Thánh Anphongsô lần hột lúc già thế nào?
Lúc về già, nhiều khi thánh Anphongsô không nhớ rõ mình đã lần hột trong ngày hay chưa.
Thánh nhân hỏi thầy giúp kẻ liệt. Thầy nầy cười và cho thánh nhân quá lo lắng. Thánh nhân liền nghiêm nghị trả lời:
- “Thầy đừng cười chơi. Thầy không biết rằng chuỗi Môi Khôi làm cho tôi được rỗi linh hồn.”
330. “Ngày nay, chúng ta có rất nhiều máng chuyền nước, nhưng lại có rất ít thùng chứa nước.”
Người tông đồ không phải chỉ là máng chuyền nước, nhưng nhất là, phải là thùng chứa nước.
Thánh Augustinô nói: “Trước khi ra mặt giảng dạy thiên hạ, vị tông đồ phải nâng lòng khát khao lên cao để uống cho đầy nước trước đã, rồi mới nên thông cho kẻ khác phần dư thừa tràn trụa.”
Vì vậy, những ai có bổn phận phân phát hồng ân của Thiên Chúa cho các linh hồn, tiên vàn phải được tham gia và tràn đầy các ơn Thiên Chúa muốn dùng họ như trung gian để phân phát cho kẻ khác. Có như thế, họ mới đủ khả năng phân phối cho các linh hồn.
Thánh Bênađô nói với các vị tông đồ rằng:
- “Nếu là người khôn ngoan sáng suốt, bạn hãy lo cho mình trở nên thùng chứa nước trước khi là máng chuyền nước cho kẻ khác. Biết bao nhiêu người dám lăn xả vào những hoạt động tông đồ trong khi họ chỉ là máng chuyền nước chảy, rồi lại khô ráo!”
Tình trạng nầy đã làm cho thánh Bênađô hết sức phàn nàn:
- “Ngày nay, chúng ta có rất nhiều máng chuyền nước, nhưng lại có rất ít thùng chứa nước.” (x. Hồn Tông Đồ)
Mẹ Maria đồng hành với các gia đình
Lm Nguyễn Hữu Thy
16:19 02/05/2008
Mẹ Maria đồng hành với các gia đình
Chúng ta đang trong Tháng Hoa, tháng Giáo Hội dành riêng để dâng kính và tôn vinh Mẹ Maria, chúng ta thử nhìn lại vai trò của Mẹ đối với các gia đình nhân loại chúng ta. Hay nói đúng hơn, là «Nữ Vương các gia đình», Mẹ Maria đã luôn đồng hành với các gia đình như thế nào.
Ngày nay, sự xáo trộn và thay đổi quá nhanh chóng trong hầu như tất cả mọi lãnh vực của cuộc sống đã đưa đẩy các gia đình – cha mẹ cũng như con cái – phải đứng trước những thách đố, trước những vấn đề vô cùng phức tạp và nan giải. Những quan điểm vốn coi gia đình là mẫu mực lý tưởng duy nhất, là hòn đảo an bình thơ mộng giữa «đại dương xã hội» bao la đầy sóng gió, đã bị lung lay tận gốc. Trong thời đại tân tiến và hỗn loạn ngày nay, trong thời đại mà não trạng của mọi tầng lớp xã hội đã thay đổi một cách khủng khiếp, nhiều hình thức và mẫu mực sống mới khác về gia đình đã được lớp người cấp tiến sáng chế ra, đưa trình diễn và giới thiệu như những sản phẩm tân kỳ mới lạ được bày bán trong các siêu thị. Các kế hoạch chính trị và kinh tế chỉ còn nhằm trục lợi và tìm đạt được mục đích riêng tư đã được đề ra, chứ không còn quan tâm tới các giá trị của gia đình nữa, nếu không nói là còn tìm cách chèn ép và giới hạn không gian sống của gia đình. Đúng vậy, trong cuộc sống xã hội hôm nay gia đình đang bị dồn ép vào chân tường, đang phải oằn vai gánh chịu bao thiệt thòi mất mát trong lãnh vực luân lý, tinh thần cũng như vật chất.
Nhưng con người cũng đừng quên rằng, ai tìm cách phá vỡ nền móng gia đình, người đó phá vỡ chính nền móng của xã hội. Ai kỳ thị và coi thường các giá trị linh thiêng của gia đình là kỳ thị và coi thường chính con người là hình ảnh của Thiên Chúa Tạo Hóa, và toàn thể xã hội. Vì thế, không phải là điều quá lời khi chúng ta khẳng định rằng gia đình là hơi thở và là lẽ sống cấp thiết của con người!
Nhưng nếu trong cuộc sống xã hội hôm nay, gia đình hầu như đã mất đất đứng, sự tồn vong của gia đình và các giá trị chân chính của gia đình đang bị đe dọa nặng nề từ mọi phía, vậy:
• Phải chăng, là những Kitô hữu, chúng ta không cần phải đem hết khả năng sức lực của mình dấn thân tranh đấu cho gia đình và các giá trị của gia đình hơn nữa?
• Phải chăng, khi gia đình đang phải đối mặt với những thách đố, những khó khăn về mọi mặt như thế, chúng ta lại không ý thức được rằng mình đã được Tạo Hóa mời gọi làm nổi bật ý nghĩa và các giá trị chân chính của đời sống hôn nhân cũng như của gia đình một cách đầy xác tín, và nhất là đem thực hiện chúng trong chính cuộc sống hôn nhân và gia đình của mình ?
Việc thăng tiến gia đình phải là một bổn phận quan trọng và khẩn thiết bất khả kháng của xã hội, của nhà nước và của từng người. Gia đình và các giá trị của nó không thể bị các nhà chính trị lợi dụng như một phương tiện hay bị đưa ra làm vật thí nghiệm cho xu hướng chính trị và ý thức hệ quá khích và một chiều của họ được. Bởi vậy, con người ngày nay cần phải biết xét lại quan điểm của mình về gia đình và về các gia trị cao quý bất khả chuyển nhượng của gia đình mà Thiên Chúa đã ban cho. Xã hội và các nhà nước cần phải củng cố các gia đình và khuyến khích sự xác tín về các giá trị của gia đình.
Bởi vì, trước hết hôn nhân và gia đình không phải là sản phẩm do con người sáng chế ra, nhưng là bắt nguồn từ ý định của Thiên Chúa Tạo Hóa và được đặt nền tảng trên chính công trình sáng tạo của Người. Chính Thiên Chúa đã thiết lập và khắc ghi đậm nét định luật hôn nhân và gia đình vào trong chính bản tính của con người, khi ngay từ buổi đầu công trình sáng tạo, chính Người đã dựng nên hai người nam-nữ, đính kết họ lại với nhau thành vợ chồng (x. St 2,18-25) và đã truyền cho họ: «Các ngươi hãy sinh sôi cho đầy mặt đất» (St 1,28b. Chính đính ước hôn nhân đó lại một lần nữa đã được chính Chúa Cứu Thế khẳng định một cách long trọng: «Những gì Thiên Chúa đã nối kết thì loài người không được phân ly» (Mt 19,1-9). Vì thế, hôn nhân và gia đình không bao giờ là thứ «hàng hóa quá hạn» hay những «kiểu mẫu lỗi thời» của cuộc sống chung của con người được.
Vậy, giữa những biến đổi đảo điên, vàng thau lẫn lộn như thế, làm sao chúng ta có thể nhìn thấy rõ và tái khám phá được các giá trị hôn nhân và gia đình? Hay: đâu là niềm an ủi chân chính, là điểm tựa vững chắc và gương mẫu sáng chói cho chúng ta trong cuộc sống hôn nhân và gia đình đầy thử thách này?
Để trả lời cho những vấn nạn đầy thao thức đó, chúng ta có thể quả quyết rằng, sự gắn bó và liên kết với Mẹ Maria có thể giúp làm sống động lại lý tưởng gia đình Kitô giáo. Bởi vì, Mẹ đã sống trong một gia đình, đã sống đời sống gia đình, nên Mẹ rất gần gũi các gia đình. Qua kinh nghiệm riêng trong vai trò một người phụ nữ và một người mẹ, Mẹ Maria rất hiểu biết và thông cảm hoàn toàn được mọi nguyện vọng mong muốn, mọi nhu cầu và mọi cơ cực của gia đình. Nói cách khác, Mẹ biết rõ mọi vui buồn và mọi thử thách của đời sống gia đình. Mẹ Maria cũng hiểu thấu những vấn đề mà hằng ngày đời sống gia đình chúng ta luôn phải đối mặt.
Và đó là sự thật, chứ không phải là những suy luận đạo đức trống rỗng. Vâng, nếu chúng ta đọc lại những bài tường trình trong Phúc Âm của các thánh sử Luca và Mathêu về cuộc sống trần thế của Mẹ Maria ở Na-da-rét, chúng ta sẽ cảm nhận được rằng Mẹ là một người trong chúng ta: đã sống một cuộc hoàn toàn như chúng ta, nghĩa là Mẹ cũng đã phải trải qua những giờ phút đầy thử thách, đầy đau khổ và đầy nước mắt. Đặc biệt nhất là các bài tường trình về: Biến cố truyền tin, sự giáng sinh và cuộc đời thơ ấu của Chúa Giêsu.
Qua những đoạn Phúc Âm trên chúng ta nhìn thấy được một cách rõ ràng rằng:
• Thánh Gia Na-da-rét là một gia đình nghèo nàn, một gia đình vô sản đúng nghĩa;
• Khi sinh con đầu lòng, họ không có lấy được một mái tranh che đầu, họ không đủ khả năng kinh tế để thuê lấy một căn phòng nhỏ bé đơn sơ để trú chân, đến nỗi phải chọn chuồng chiên bò làm nơi ngả lưng;
• Bị bọn công an của bạo chúa Hê-rô-đê ruồng bắt và phải lẩn trốn hết chỗ này đến chỗ nọ, phải tha hương cầu thực trong suốt bao nhiêu năm trời;
• Khi cơn thử thách bắt bớ qua đi, họ lại khăn gói kéo nhau về xóm Na-da-rét sinh sống bằng nghề thủ công thợ mộc;
• Cuộc sống gia đình của họ hoàn toàn thanh bạc và tả tơi như những xác mộc lìa cây, như những vỏ bào thấm đượm mồ của họ nằm rơi rớt đó đây trên nền đất.
Nói tắt, điều kiện sống của gia đình Thánh Gia hoàn toàn tương tự như bao gia đình nghèo hèn xưa kia ở xóm Na-da-rét và ngày nay tại các thôn quê nghèo đói hay tại các khu phố ổ chuột rách nát. Xưa kia, Mẹ Maria cũng hằng ngày vất vả làm mọi công việc trong nhà như bao người phụ nữ và bao người nội trợ khác.
Quả thật, cuộc sống gia đình của Thánh Gia Na-da-rét - của Chúa Giêsu, của Mẹ Maria và của Thánh Cả Giuse không - phải là một cuộc sống đầy lý tưởng thơ mộng theo nghĩa trần thế như từng được óc giàu tưởng tượng của các họa sĩ trình bày trên các bức tranh tuyệt tác. Trái lại, thực tế của Thánh Gia Thất vô cùng chật vật khó khăn và đầy thử thách chua cay. Các Ngài không hề được chuẫn chước hay miễn trừ bất cứ khó khăn nào của đời sống những gia đình bần cùng: Những phiền toái và những lo lắng sợ hãi trước thói đời đen bạc, trước những chèn ép và khinh khi kỳ thị của người giàu có, của kẻ mạnh thế, hằng ngày phải nhọc nhằn vất vả lo cho miếng cơm manh áo của gia đình, v.v... Nhất là nhiều hoàn cảnh đầy thử thách nặng nề cũng đã đe dọa hòa khí trong Thánh Gia Thất như trong bao gia đình khác. Nhưng nơi các Ngài chỉ có tình yêu chân thành, sâu đậm và thấm đầy đức tin là sợi dây bền chặt nhất ràng buộc tất cả lại với nhau và làm cho nên hoàn hảo (x. Cl 3,14).
Vì thế, chắc chắn rằng Mẹ Maria sẽ làm chứng và chuẩn y cho lời phát biểu chưa lâu sau đây của một bà mẹ có ba đứa con trưởng thành: «Thành thật mà nói, gia đình thật là cả một cuộc chuyển biến không ngừng, trong đó không ai có thể hoàn toàn đoán biết trước và làm chủ được tình thế. Chỉ có tình yêu thương lẫn nhau cách chân thành mới có thể giúp cho cuộc sống gia đình tồn tại được!»
Đúng thế, gia đình chỉ có thể tồn tại được, khi trong gia đình có tình yêu thương ngự trị, khi mọi thành viên gia đình biết kính trọng, thương yêu và nhường nhịn nhau. Trái lại, ở bất cứ nơi đâu, nếu tình yêu chân thành và trung tín bị bỏ quên hay bị đánh giá thấp, ở đó chính nền tảng gia đình bị lung lay và vì thế hạnh phúc gia đình bị đe dọa trầm trọng.
Một tình yêu gương mẫu mà mọi gia đình nhân loại đang khẩn cấp cần đến, chúng ta có thể tìm gặp được nơi Mẹ Maria, trong cuộc sống Thánh Gia Na-da-rét. Vâng, nơi Mẹ gia đình có thể tìm gặp được một câu giải đáp cho những khắc khoải của mình. Mẹ Maria chân thành góp ý với mọi gia đình: «Người bảo các ông các bà làm gì, thì hãy làm như thế!» (x. Ga 2,5). Nói cách khác, để giúp các gia đình tìm được hạnh phúc đích thực, lời khuyên đầu tiên của Mẹ Maria là họ hãy tuân giữ các Giới Răn của Thiên Chúa, sống theo tinh thần Phúc Âm và chu toàn các giáo huấn của Hội Thánh.
Mẹ Maria luôn mong muốn cùng đồng hành và cứu giúp các gia đình chúng ta, nếu chúng ta biết tin tưởng chạy đến phó thác tất cả vào tình mẫu tử của Mẹ, vì Mẹ là Nữ Vương các gia đình, là Đấng bảo hộ các gia đình.
Vì thế, chúng ta hãy cung kính rước Mẹ vào trong gia đình mình, hãy biến gia đình chúng ta thành một ngôi Nhà Nguyện xứng đáng cho Mẹ, bằng cuộc sống gia đình đầm ấm, đầy tình thương yêu nhau. Chính tư cách sống đầy tin tưởng, thông cảm, tha thứ và yêu thương nhau của chúng ta là những bó hoa, là những ngọn nến cháy sáng trước bàn thờ Mẹ trong gia đình chúng ta. Mẹ Maria có thể uốn nắn và chữa lành những gì sai lạc và bệnh hoạn trong cuộc sống gia đình chúng ta. Mẹ luôn mong muốn củng cố và tăng sức cho cuộc sống các gia đình, hầu cho các gia đình đủ sức và đủ can đảm để đáp lại tiếng mời gọi của Thiên Chúa và vâng theo thánh ý của Người.
Vậy, chúng ta hãy trưng bày các ảnh tượng Mẹ Maria trong gia đình, hãy động viên và khuyến khích nhau thêm lòng sùng kính Mẹ Maria, đặc biệt qua việc sốt sắng lần hạt Mân Côi mỗi ngày.
Nói tóm lại, chúng ta hãy rước Mẹ Maria vào trong cuộc sống gia đình chúng ta, vì Mẹ là gương mẫu và là Đấng Phù Hộ các gia đình trong mọi hoàn cảnh sống. Vâng:
• Khi Giêsu Con Mẹ đã chọn cho mình một con đường ngoại thường, một con đường có lẽ đã không như Mẹ nghĩ, nhưng Mẹ đã cư xử và hành động một cách hết sức bình tĩnh và nhất là bằng kinh nguyện. Vậy, Mẹ có thể an ủi và động viên các bậc cha mẹ khi phải nhìn thấy con cái của họ tự chọn cho mình những lối đi riêng.
• Khi Giêsu Con Mẹ phải bước đi trên con đường thập giá, lòng Mẹ đầy đắng cay tan nát, nhưng Mẹ đã không ngã lòng và mất tin tưởng vào sự an bài của Thiên Chúa tình thương. Vì thế, Mẹ là Đấng Ủi An cho các bậc cha mẹ khi phải chứng kiến con cái mình phải đau khổ thử thách. Mẹ giúp cho họ biết chấp nhận thử thách và biết tin tưởng phó thác tất cả vào sự an bài đầy yêu thương Thiên Chúa.
• Cùng Con Mẹ, Mẹ Maria đã phải trải qua mọi vui buồn của cuộc sống; Mẹ đã bước đi từng bước nặng nề với Con Mẹ trên đường đến núi sọ. Tim Mẹ đã tan nát khi nhìn những giọt máu đỏ của Con Mẹ rơi rớt suốt trên đường khổ giá, và tim Mẹ đã đau nhói khi tai Mẹ nghe những lời chửi bới mắng nhiếc xối xả của bọn lí hình hay những làn roi, những cú gậy gộc trút xuống trên thân xác Con Mẹ vốn đã bầm tím và máu me dầm dề. Do đó, chắc chắn Mẹ Maria sẽ cầu thay nguyện giúp cho các bậc cha mẹ đau khổ, có đủ sức mạnh để luôn luôn biết liên kết với con cái họ, cả khi họ không thể chấp nhận được thái độ hay cách xử sự của con cái họ.
• Mẹ Maria đã phải chấp nhận sự đau đớn cùng tận khi Mẹ phải chứng kiến cảnh Con Mẹ phải chết một cách tang thương và nhục nhã trên thập tự giá. Do đó, Mẹ Maria luôn là người bạn đồng hành đáng tin tưởng nhất đối với các bậc cha mẹ đang phải khóc thương cho đứa con phải chịu đựng cơn bệnh bất trị hay vừa vĩnh viễn nằm xuống, v.v…!
Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương các gia đình, xin cầu cho chúng là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen
Chúng ta đang trong Tháng Hoa, tháng Giáo Hội dành riêng để dâng kính và tôn vinh Mẹ Maria, chúng ta thử nhìn lại vai trò của Mẹ đối với các gia đình nhân loại chúng ta. Hay nói đúng hơn, là «Nữ Vương các gia đình», Mẹ Maria đã luôn đồng hành với các gia đình như thế nào.
Ngày nay, sự xáo trộn và thay đổi quá nhanh chóng trong hầu như tất cả mọi lãnh vực của cuộc sống đã đưa đẩy các gia đình – cha mẹ cũng như con cái – phải đứng trước những thách đố, trước những vấn đề vô cùng phức tạp và nan giải. Những quan điểm vốn coi gia đình là mẫu mực lý tưởng duy nhất, là hòn đảo an bình thơ mộng giữa «đại dương xã hội» bao la đầy sóng gió, đã bị lung lay tận gốc. Trong thời đại tân tiến và hỗn loạn ngày nay, trong thời đại mà não trạng của mọi tầng lớp xã hội đã thay đổi một cách khủng khiếp, nhiều hình thức và mẫu mực sống mới khác về gia đình đã được lớp người cấp tiến sáng chế ra, đưa trình diễn và giới thiệu như những sản phẩm tân kỳ mới lạ được bày bán trong các siêu thị. Các kế hoạch chính trị và kinh tế chỉ còn nhằm trục lợi và tìm đạt được mục đích riêng tư đã được đề ra, chứ không còn quan tâm tới các giá trị của gia đình nữa, nếu không nói là còn tìm cách chèn ép và giới hạn không gian sống của gia đình. Đúng vậy, trong cuộc sống xã hội hôm nay gia đình đang bị dồn ép vào chân tường, đang phải oằn vai gánh chịu bao thiệt thòi mất mát trong lãnh vực luân lý, tinh thần cũng như vật chất.
Nhưng con người cũng đừng quên rằng, ai tìm cách phá vỡ nền móng gia đình, người đó phá vỡ chính nền móng của xã hội. Ai kỳ thị và coi thường các giá trị linh thiêng của gia đình là kỳ thị và coi thường chính con người là hình ảnh của Thiên Chúa Tạo Hóa, và toàn thể xã hội. Vì thế, không phải là điều quá lời khi chúng ta khẳng định rằng gia đình là hơi thở và là lẽ sống cấp thiết của con người!
Nhưng nếu trong cuộc sống xã hội hôm nay, gia đình hầu như đã mất đất đứng, sự tồn vong của gia đình và các giá trị chân chính của gia đình đang bị đe dọa nặng nề từ mọi phía, vậy:
• Phải chăng, là những Kitô hữu, chúng ta không cần phải đem hết khả năng sức lực của mình dấn thân tranh đấu cho gia đình và các giá trị của gia đình hơn nữa?
• Phải chăng, khi gia đình đang phải đối mặt với những thách đố, những khó khăn về mọi mặt như thế, chúng ta lại không ý thức được rằng mình đã được Tạo Hóa mời gọi làm nổi bật ý nghĩa và các giá trị chân chính của đời sống hôn nhân cũng như của gia đình một cách đầy xác tín, và nhất là đem thực hiện chúng trong chính cuộc sống hôn nhân và gia đình của mình ?
Việc thăng tiến gia đình phải là một bổn phận quan trọng và khẩn thiết bất khả kháng của xã hội, của nhà nước và của từng người. Gia đình và các giá trị của nó không thể bị các nhà chính trị lợi dụng như một phương tiện hay bị đưa ra làm vật thí nghiệm cho xu hướng chính trị và ý thức hệ quá khích và một chiều của họ được. Bởi vậy, con người ngày nay cần phải biết xét lại quan điểm của mình về gia đình và về các gia trị cao quý bất khả chuyển nhượng của gia đình mà Thiên Chúa đã ban cho. Xã hội và các nhà nước cần phải củng cố các gia đình và khuyến khích sự xác tín về các giá trị của gia đình.
Bởi vì, trước hết hôn nhân và gia đình không phải là sản phẩm do con người sáng chế ra, nhưng là bắt nguồn từ ý định của Thiên Chúa Tạo Hóa và được đặt nền tảng trên chính công trình sáng tạo của Người. Chính Thiên Chúa đã thiết lập và khắc ghi đậm nét định luật hôn nhân và gia đình vào trong chính bản tính của con người, khi ngay từ buổi đầu công trình sáng tạo, chính Người đã dựng nên hai người nam-nữ, đính kết họ lại với nhau thành vợ chồng (x. St 2,18-25) và đã truyền cho họ: «Các ngươi hãy sinh sôi cho đầy mặt đất» (St 1,28b. Chính đính ước hôn nhân đó lại một lần nữa đã được chính Chúa Cứu Thế khẳng định một cách long trọng: «Những gì Thiên Chúa đã nối kết thì loài người không được phân ly» (Mt 19,1-9). Vì thế, hôn nhân và gia đình không bao giờ là thứ «hàng hóa quá hạn» hay những «kiểu mẫu lỗi thời» của cuộc sống chung của con người được.
Vậy, giữa những biến đổi đảo điên, vàng thau lẫn lộn như thế, làm sao chúng ta có thể nhìn thấy rõ và tái khám phá được các giá trị hôn nhân và gia đình? Hay: đâu là niềm an ủi chân chính, là điểm tựa vững chắc và gương mẫu sáng chói cho chúng ta trong cuộc sống hôn nhân và gia đình đầy thử thách này?
Để trả lời cho những vấn nạn đầy thao thức đó, chúng ta có thể quả quyết rằng, sự gắn bó và liên kết với Mẹ Maria có thể giúp làm sống động lại lý tưởng gia đình Kitô giáo. Bởi vì, Mẹ đã sống trong một gia đình, đã sống đời sống gia đình, nên Mẹ rất gần gũi các gia đình. Qua kinh nghiệm riêng trong vai trò một người phụ nữ và một người mẹ, Mẹ Maria rất hiểu biết và thông cảm hoàn toàn được mọi nguyện vọng mong muốn, mọi nhu cầu và mọi cơ cực của gia đình. Nói cách khác, Mẹ biết rõ mọi vui buồn và mọi thử thách của đời sống gia đình. Mẹ Maria cũng hiểu thấu những vấn đề mà hằng ngày đời sống gia đình chúng ta luôn phải đối mặt.
Và đó là sự thật, chứ không phải là những suy luận đạo đức trống rỗng. Vâng, nếu chúng ta đọc lại những bài tường trình trong Phúc Âm của các thánh sử Luca và Mathêu về cuộc sống trần thế của Mẹ Maria ở Na-da-rét, chúng ta sẽ cảm nhận được rằng Mẹ là một người trong chúng ta: đã sống một cuộc hoàn toàn như chúng ta, nghĩa là Mẹ cũng đã phải trải qua những giờ phút đầy thử thách, đầy đau khổ và đầy nước mắt. Đặc biệt nhất là các bài tường trình về: Biến cố truyền tin, sự giáng sinh và cuộc đời thơ ấu của Chúa Giêsu.
Qua những đoạn Phúc Âm trên chúng ta nhìn thấy được một cách rõ ràng rằng:
• Thánh Gia Na-da-rét là một gia đình nghèo nàn, một gia đình vô sản đúng nghĩa;
• Khi sinh con đầu lòng, họ không có lấy được một mái tranh che đầu, họ không đủ khả năng kinh tế để thuê lấy một căn phòng nhỏ bé đơn sơ để trú chân, đến nỗi phải chọn chuồng chiên bò làm nơi ngả lưng;
• Bị bọn công an của bạo chúa Hê-rô-đê ruồng bắt và phải lẩn trốn hết chỗ này đến chỗ nọ, phải tha hương cầu thực trong suốt bao nhiêu năm trời;
• Khi cơn thử thách bắt bớ qua đi, họ lại khăn gói kéo nhau về xóm Na-da-rét sinh sống bằng nghề thủ công thợ mộc;
• Cuộc sống gia đình của họ hoàn toàn thanh bạc và tả tơi như những xác mộc lìa cây, như những vỏ bào thấm đượm mồ của họ nằm rơi rớt đó đây trên nền đất.
Nói tắt, điều kiện sống của gia đình Thánh Gia hoàn toàn tương tự như bao gia đình nghèo hèn xưa kia ở xóm Na-da-rét và ngày nay tại các thôn quê nghèo đói hay tại các khu phố ổ chuột rách nát. Xưa kia, Mẹ Maria cũng hằng ngày vất vả làm mọi công việc trong nhà như bao người phụ nữ và bao người nội trợ khác.
Quả thật, cuộc sống gia đình của Thánh Gia Na-da-rét - của Chúa Giêsu, của Mẹ Maria và của Thánh Cả Giuse không - phải là một cuộc sống đầy lý tưởng thơ mộng theo nghĩa trần thế như từng được óc giàu tưởng tượng của các họa sĩ trình bày trên các bức tranh tuyệt tác. Trái lại, thực tế của Thánh Gia Thất vô cùng chật vật khó khăn và đầy thử thách chua cay. Các Ngài không hề được chuẫn chước hay miễn trừ bất cứ khó khăn nào của đời sống những gia đình bần cùng: Những phiền toái và những lo lắng sợ hãi trước thói đời đen bạc, trước những chèn ép và khinh khi kỳ thị của người giàu có, của kẻ mạnh thế, hằng ngày phải nhọc nhằn vất vả lo cho miếng cơm manh áo của gia đình, v.v... Nhất là nhiều hoàn cảnh đầy thử thách nặng nề cũng đã đe dọa hòa khí trong Thánh Gia Thất như trong bao gia đình khác. Nhưng nơi các Ngài chỉ có tình yêu chân thành, sâu đậm và thấm đầy đức tin là sợi dây bền chặt nhất ràng buộc tất cả lại với nhau và làm cho nên hoàn hảo (x. Cl 3,14).
Vì thế, chắc chắn rằng Mẹ Maria sẽ làm chứng và chuẩn y cho lời phát biểu chưa lâu sau đây của một bà mẹ có ba đứa con trưởng thành: «Thành thật mà nói, gia đình thật là cả một cuộc chuyển biến không ngừng, trong đó không ai có thể hoàn toàn đoán biết trước và làm chủ được tình thế. Chỉ có tình yêu thương lẫn nhau cách chân thành mới có thể giúp cho cuộc sống gia đình tồn tại được!»
Đúng thế, gia đình chỉ có thể tồn tại được, khi trong gia đình có tình yêu thương ngự trị, khi mọi thành viên gia đình biết kính trọng, thương yêu và nhường nhịn nhau. Trái lại, ở bất cứ nơi đâu, nếu tình yêu chân thành và trung tín bị bỏ quên hay bị đánh giá thấp, ở đó chính nền tảng gia đình bị lung lay và vì thế hạnh phúc gia đình bị đe dọa trầm trọng.
Một tình yêu gương mẫu mà mọi gia đình nhân loại đang khẩn cấp cần đến, chúng ta có thể tìm gặp được nơi Mẹ Maria, trong cuộc sống Thánh Gia Na-da-rét. Vâng, nơi Mẹ gia đình có thể tìm gặp được một câu giải đáp cho những khắc khoải của mình. Mẹ Maria chân thành góp ý với mọi gia đình: «Người bảo các ông các bà làm gì, thì hãy làm như thế!» (x. Ga 2,5). Nói cách khác, để giúp các gia đình tìm được hạnh phúc đích thực, lời khuyên đầu tiên của Mẹ Maria là họ hãy tuân giữ các Giới Răn của Thiên Chúa, sống theo tinh thần Phúc Âm và chu toàn các giáo huấn của Hội Thánh.
Mẹ Maria luôn mong muốn cùng đồng hành và cứu giúp các gia đình chúng ta, nếu chúng ta biết tin tưởng chạy đến phó thác tất cả vào tình mẫu tử của Mẹ, vì Mẹ là Nữ Vương các gia đình, là Đấng bảo hộ các gia đình.
Vì thế, chúng ta hãy cung kính rước Mẹ vào trong gia đình mình, hãy biến gia đình chúng ta thành một ngôi Nhà Nguyện xứng đáng cho Mẹ, bằng cuộc sống gia đình đầm ấm, đầy tình thương yêu nhau. Chính tư cách sống đầy tin tưởng, thông cảm, tha thứ và yêu thương nhau của chúng ta là những bó hoa, là những ngọn nến cháy sáng trước bàn thờ Mẹ trong gia đình chúng ta. Mẹ Maria có thể uốn nắn và chữa lành những gì sai lạc và bệnh hoạn trong cuộc sống gia đình chúng ta. Mẹ luôn mong muốn củng cố và tăng sức cho cuộc sống các gia đình, hầu cho các gia đình đủ sức và đủ can đảm để đáp lại tiếng mời gọi của Thiên Chúa và vâng theo thánh ý của Người.
Vậy, chúng ta hãy trưng bày các ảnh tượng Mẹ Maria trong gia đình, hãy động viên và khuyến khích nhau thêm lòng sùng kính Mẹ Maria, đặc biệt qua việc sốt sắng lần hạt Mân Côi mỗi ngày.
Nói tóm lại, chúng ta hãy rước Mẹ Maria vào trong cuộc sống gia đình chúng ta, vì Mẹ là gương mẫu và là Đấng Phù Hộ các gia đình trong mọi hoàn cảnh sống. Vâng:
• Khi Giêsu Con Mẹ đã chọn cho mình một con đường ngoại thường, một con đường có lẽ đã không như Mẹ nghĩ, nhưng Mẹ đã cư xử và hành động một cách hết sức bình tĩnh và nhất là bằng kinh nguyện. Vậy, Mẹ có thể an ủi và động viên các bậc cha mẹ khi phải nhìn thấy con cái của họ tự chọn cho mình những lối đi riêng.
• Khi Giêsu Con Mẹ phải bước đi trên con đường thập giá, lòng Mẹ đầy đắng cay tan nát, nhưng Mẹ đã không ngã lòng và mất tin tưởng vào sự an bài của Thiên Chúa tình thương. Vì thế, Mẹ là Đấng Ủi An cho các bậc cha mẹ khi phải chứng kiến con cái mình phải đau khổ thử thách. Mẹ giúp cho họ biết chấp nhận thử thách và biết tin tưởng phó thác tất cả vào sự an bài đầy yêu thương Thiên Chúa.
• Cùng Con Mẹ, Mẹ Maria đã phải trải qua mọi vui buồn của cuộc sống; Mẹ đã bước đi từng bước nặng nề với Con Mẹ trên đường đến núi sọ. Tim Mẹ đã tan nát khi nhìn những giọt máu đỏ của Con Mẹ rơi rớt suốt trên đường khổ giá, và tim Mẹ đã đau nhói khi tai Mẹ nghe những lời chửi bới mắng nhiếc xối xả của bọn lí hình hay những làn roi, những cú gậy gộc trút xuống trên thân xác Con Mẹ vốn đã bầm tím và máu me dầm dề. Do đó, chắc chắn Mẹ Maria sẽ cầu thay nguyện giúp cho các bậc cha mẹ đau khổ, có đủ sức mạnh để luôn luôn biết liên kết với con cái họ, cả khi họ không thể chấp nhận được thái độ hay cách xử sự của con cái họ.
• Mẹ Maria đã phải chấp nhận sự đau đớn cùng tận khi Mẹ phải chứng kiến cảnh Con Mẹ phải chết một cách tang thương và nhục nhã trên thập tự giá. Do đó, Mẹ Maria luôn là người bạn đồng hành đáng tin tưởng nhất đối với các bậc cha mẹ đang phải khóc thương cho đứa con phải chịu đựng cơn bệnh bất trị hay vừa vĩnh viễn nằm xuống, v.v…!
Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương các gia đình, xin cầu cho chúng là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:14 02/05/2008
CHUYỆN CỦA CÚ MÈO
Cú mèo mẹ có bốn đứa con, khi con còn nhỏ, cú mèo mẹ không những đi bắt mồi cho các con, mà còn dạy chúng nó rất nhiều tài nghệ, bỏ ra rất nhiều tâm huyết. Dần dần cú mèo mẹ tuổi cao sức yếu, bắt mồi cũng càng ngày càng khó khăn, nên các con quyết định từ nay để chúng nó đi bắt mồi về cho mẹ ăn.
Trời tối, bốn con cú mèo con bay đi bắt mồi. Có hai con cú mèo nhỏ mỗi con bắt được một con chuột, lại có một con cú mèo con bắt được một con rắn, chung nó ngậm mồi và vội vàng bay về nhà.
Cú mèo mẹ bụng đã đói rồi, các con từ từ mớm cho mẹ ăn và muốn mẹ ăn no chút nữa. Cú mèo mẹ thương yêu nói: “Các con ạ, các con thật khó nhọc quá !”
Cú mèo con mồm năm miệng mười nói: "Mẹ, mẹ chăm sóc chúng con mới mệt nhọc, chúng con cũng phải chăm nom mẹ như thế !”
Từ đó về sau, mỗi buổi tối chúng nó bay đi tìm mồi về cho mẹ.
Chim khổng tước sau khi biết chuyện này, thì nói với các con chim khác: “Cú mèo con mặc dù dáng người rất xấu, tiếng kêu nghe cũng không hay, nhưng chúng nó có hiếu với mẹ như thế, từ điểm này chúng ta có thể nhìn thấy được phẩm đức của chúng nó rất cao thượng, nên đáng được mọi người tôn trọng. Vả lại, chúng ta cần phải học tập chúng nó !”
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Trên con đường trưởng thành của chúng ta, cha mẹ đã vì chúng ta mà bỏ ra không biết bao nhiêu là tâm huyết, đúng là tình yêu của các ngài không có ích kỷ riêng tư, nên chúng ta mới được trưởng thành trong hạnh phúc. Bổn phận con cái không nên quên điều đó, và cố gắng làm nhiều việc đúng với khả năng của mình, để bày tỏ lòng hiếu thuận với cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục mình nên người.
Không có vị thánh nào mà không yêu mến thảo hiếu với cha mẹ, không có một vị giám mục, linh mục hoặc các tu sĩ nam nữ nào mà không hiếu thảo với cha mẹ, và không có một người Ki-tô hữu nào mà không hiếu thảo với cha mẹ. Tại sao vậy các em biết không ? Bởi vì điều răn thứ Tư trong Mười điều răn của Đức Chúa Trời dạy chúng ta phải thảo kính cha mẹ, và chính Chúa Giê-su của chúng ta cũng đã hiếu thảo và vâng lời cha mẹ mình là thánh Giu-se và Đức Mẹ Maria trong suốt ba mươi năm dài...
Bây giờ các em còn nhỏ, vâng lời cha mẹ và làm những việc tốt như chăm chỉ học hành, siêng năng đi lễ và cầu nguyện, chính là thảo kính cha mẹ và đẹp lòng Chúa nhất.
Các em thực hành:
- Để thảo kình cha mẹ, các em cố gắng học giỏi, biết vâng lời cha mẹ và trở thành con ngoan.
- Để thảo kính cha mẹ, các em nhớ cầu nguyện cho cha mẹ luôn.
- Để hiếu thảo với cha mẹ, các em đừng làm gì cho cha mẹ buồn cả.
N2T |
Cú mèo mẹ có bốn đứa con, khi con còn nhỏ, cú mèo mẹ không những đi bắt mồi cho các con, mà còn dạy chúng nó rất nhiều tài nghệ, bỏ ra rất nhiều tâm huyết. Dần dần cú mèo mẹ tuổi cao sức yếu, bắt mồi cũng càng ngày càng khó khăn, nên các con quyết định từ nay để chúng nó đi bắt mồi về cho mẹ ăn.
Trời tối, bốn con cú mèo con bay đi bắt mồi. Có hai con cú mèo nhỏ mỗi con bắt được một con chuột, lại có một con cú mèo con bắt được một con rắn, chung nó ngậm mồi và vội vàng bay về nhà.
Cú mèo mẹ bụng đã đói rồi, các con từ từ mớm cho mẹ ăn và muốn mẹ ăn no chút nữa. Cú mèo mẹ thương yêu nói: “Các con ạ, các con thật khó nhọc quá !”
Cú mèo con mồm năm miệng mười nói: "Mẹ, mẹ chăm sóc chúng con mới mệt nhọc, chúng con cũng phải chăm nom mẹ như thế !”
Từ đó về sau, mỗi buổi tối chúng nó bay đi tìm mồi về cho mẹ.
Chim khổng tước sau khi biết chuyện này, thì nói với các con chim khác: “Cú mèo con mặc dù dáng người rất xấu, tiếng kêu nghe cũng không hay, nhưng chúng nó có hiếu với mẹ như thế, từ điểm này chúng ta có thể nhìn thấy được phẩm đức của chúng nó rất cao thượng, nên đáng được mọi người tôn trọng. Vả lại, chúng ta cần phải học tập chúng nó !”
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Trên con đường trưởng thành của chúng ta, cha mẹ đã vì chúng ta mà bỏ ra không biết bao nhiêu là tâm huyết, đúng là tình yêu của các ngài không có ích kỷ riêng tư, nên chúng ta mới được trưởng thành trong hạnh phúc. Bổn phận con cái không nên quên điều đó, và cố gắng làm nhiều việc đúng với khả năng của mình, để bày tỏ lòng hiếu thuận với cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục mình nên người.
Không có vị thánh nào mà không yêu mến thảo hiếu với cha mẹ, không có một vị giám mục, linh mục hoặc các tu sĩ nam nữ nào mà không hiếu thảo với cha mẹ, và không có một người Ki-tô hữu nào mà không hiếu thảo với cha mẹ. Tại sao vậy các em biết không ? Bởi vì điều răn thứ Tư trong Mười điều răn của Đức Chúa Trời dạy chúng ta phải thảo kính cha mẹ, và chính Chúa Giê-su của chúng ta cũng đã hiếu thảo và vâng lời cha mẹ mình là thánh Giu-se và Đức Mẹ Maria trong suốt ba mươi năm dài...
Bây giờ các em còn nhỏ, vâng lời cha mẹ và làm những việc tốt như chăm chỉ học hành, siêng năng đi lễ và cầu nguyện, chính là thảo kính cha mẹ và đẹp lòng Chúa nhất.
Các em thực hành:
- Để thảo kình cha mẹ, các em cố gắng học giỏi, biết vâng lời cha mẹ và trở thành con ngoan.
- Để thảo kính cha mẹ, các em nhớ cầu nguyện cho cha mẹ luôn.
- Để hiếu thảo với cha mẹ, các em đừng làm gì cho cha mẹ buồn cả.
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:16 02/05/2008
CHỦ NHẬT
LỄ CHÚA THĂNG THIÊN
Tin mừng: Mt 28, 16-20.
“Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.”
Bạn thân mến,
Có lần nào bạn thấy người ta bàn giao quyền lực chưa ? Chằng hạn như bàn giao chức vụ tổng thống, bàn giao chức vụ tư lệnh quân đội, hay là bàn giao những chức vụ khác của chính quyền ? Khi bàn giao, thì người ta bàn giao cách trọng thể có quay phim, có chụp hình, có đọc diễn văn, có chúc mừng với những tràng pháo tay, và cuối cùng thì tiệc liên hoan ở nhà hàng lớn. Nhưng rồi những người được bàn giao chức vụ này chỉ làm được từ bốn năm hoặc tám năm rồi hết.
Nơi miền Ga-li-lê, trên một ngọn núi Chúa Giê-su đã tuyên bố với các môn đệ của mình: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.” Cũng có nghĩa là Chúa Cha đã “bàn giao” quyền năng của Ngài cho Chúa Giê-su, cuộc bàn giao không nghi lễ, không kèn không trống này đã thực hiện trên đồi Gôn-gô-tha, khi Chúa Giê-su phó thác linh hồn trong tay Cha, bởi vì khi Ngài tắt thở là lập tức nhận lại sự sống muôn đời, và có thể nói, đó là lúc Chúa Cha trao quyền cai quản vũ trụ cho Chúa Con...
“Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất” cũng có nghĩa là cả vũ trụ này là do Chúa Giê-su, và vũ trụ này được tạo dựng là bởi vì Ngài và cho Ngài (Cl 1, 15-17), cho nên, là môn đệ của Chúa Giê-su, chúng ta cũng nhận được mệnh lệnh đi rao giảng Tin Mừng cho mọi người, để họ cũng nhận biết Ngài và hưởng phúc Nước Trời mai sau.
Bạn thân mến,
Chúa Giê-su lên trời trước là để dọn chỗ cho mỗi người trong chúng ta, chính vì hạnh phúc đời đời của chúng ta mà Chúa Giê-su đã chết, đã sống lại và đã lên trời. Đó chính là đức tin của chúng ta.
- Khi bạn chịu sỉ nhục vì danh Chúa Giê-su, thì bạn đang gởi vật liệu khiêm tốn lên trời, để các thiên thần xây nhà cho bạn.
- Khi bạn vui vẻ phục vụ tha nhân, thì bạn đang gởi vật liệu bác ái lên trời, để các thiên thần xây nhà cho bạn.
- Khi bạn vui vẻ hòa đồng với tha nhân trong niềm yêu mến Chúa, thì bạn đang gởi vật liệu yêu thương lên trời để các thiên thần xây nhà cho bạn.
- Khi bạn đắm mình trước Chúa Giê-su ThánhThể, thì bạn đang gởi vật liệu đức tin lên thiên đàng...
Đó chính là mục tiêu mà chúng ta –khi còn sống ở đời này phải cố gắng thực hiện cho bằng được, đó chính là chúng ta thi hành mệnh lệnh của Chúa Giê-su rồi vậy: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ...”
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
LỄ CHÚA THĂNG THIÊN
Tin mừng: Mt 28, 16-20.
“Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.”
Bạn thân mến,
Có lần nào bạn thấy người ta bàn giao quyền lực chưa ? Chằng hạn như bàn giao chức vụ tổng thống, bàn giao chức vụ tư lệnh quân đội, hay là bàn giao những chức vụ khác của chính quyền ? Khi bàn giao, thì người ta bàn giao cách trọng thể có quay phim, có chụp hình, có đọc diễn văn, có chúc mừng với những tràng pháo tay, và cuối cùng thì tiệc liên hoan ở nhà hàng lớn. Nhưng rồi những người được bàn giao chức vụ này chỉ làm được từ bốn năm hoặc tám năm rồi hết.
Nơi miền Ga-li-lê, trên một ngọn núi Chúa Giê-su đã tuyên bố với các môn đệ của mình: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.” Cũng có nghĩa là Chúa Cha đã “bàn giao” quyền năng của Ngài cho Chúa Giê-su, cuộc bàn giao không nghi lễ, không kèn không trống này đã thực hiện trên đồi Gôn-gô-tha, khi Chúa Giê-su phó thác linh hồn trong tay Cha, bởi vì khi Ngài tắt thở là lập tức nhận lại sự sống muôn đời, và có thể nói, đó là lúc Chúa Cha trao quyền cai quản vũ trụ cho Chúa Con...
“Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất” cũng có nghĩa là cả vũ trụ này là do Chúa Giê-su, và vũ trụ này được tạo dựng là bởi vì Ngài và cho Ngài (Cl 1, 15-17), cho nên, là môn đệ của Chúa Giê-su, chúng ta cũng nhận được mệnh lệnh đi rao giảng Tin Mừng cho mọi người, để họ cũng nhận biết Ngài và hưởng phúc Nước Trời mai sau.
Bạn thân mến,
Chúa Giê-su lên trời trước là để dọn chỗ cho mỗi người trong chúng ta, chính vì hạnh phúc đời đời của chúng ta mà Chúa Giê-su đã chết, đã sống lại và đã lên trời. Đó chính là đức tin của chúng ta.
- Khi bạn chịu sỉ nhục vì danh Chúa Giê-su, thì bạn đang gởi vật liệu khiêm tốn lên trời, để các thiên thần xây nhà cho bạn.
- Khi bạn vui vẻ phục vụ tha nhân, thì bạn đang gởi vật liệu bác ái lên trời, để các thiên thần xây nhà cho bạn.
- Khi bạn vui vẻ hòa đồng với tha nhân trong niềm yêu mến Chúa, thì bạn đang gởi vật liệu yêu thương lên trời để các thiên thần xây nhà cho bạn.
- Khi bạn đắm mình trước Chúa Giê-su ThánhThể, thì bạn đang gởi vật liệu đức tin lên thiên đàng...
Đó chính là mục tiêu mà chúng ta –khi còn sống ở đời này phải cố gắng thực hiện cho bằng được, đó chính là chúng ta thi hành mệnh lệnh của Chúa Giê-su rồi vậy: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ...”
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:18 02/05/2008
N2T |
11. Không có ý chí thì ân sủng không thể sinh hiệu; không có ân sủng thì ý chí không làm gì được.
(Thánh John Chrysostom)Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Tháng 5.2008
Phó tế: JB Nguyễn Văn Định
20:57 02/05/2008
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH
Từ -01- 05 đến 15-05-2008
Ngày 01-5-08: Ít lâu nữa anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em lại sẽ thấy Thầy. (Gc 16, 16)
Chúa Giêsu muốn nói Người sẽ về cùng Chúa Cha. Con tin Chúa Thánh Thần vẫn đến an uỉ và nhắc nhở con sống theo Lời của Thầy.
Ngày 02-5-08: Bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng… (Ga 16, 22)
Lòng bạn còn buồn vì chưa nhận được Chúa Thánh Thần đến. Xin Mẹ Maria giúp con mở lòng đón nhận Thần Khí Chúa là niềm vui.
Ngày 03-5-08: Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến Chúa Cha mà không qua Thầy. (Ga 14, 6)
Bạn cần được phát triển sự liên tục sức sống của Thần Khí Chúa bằng cách lắng nghe sự dạy sự dạy dỗ của Ngài trong mọi lúc.
Ngày 04-5-08: Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ…Dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền. (Mt 28,19-20)
Chúa đã sai bạn đi mọi nơi đễ rao giảng Tin Mừng bằng đời sống. Tôi quyết tâm lên đường để phục vụ Chúa bằng những việc bác ái.
Ngày 05-5-08: Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên ! Thầy đã thắng thế gian. (Ga 16, 33)
Những thử thách lớn đang xảy ra như giá xăng, giá gạo tăng. Xin Chúa giúp con biết sáng suốt hành động trước những biến cố này.
Ngày 06-5-08: Con không cầu nguyện cho thế gian; nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho con, bởi vì họ thuộc về Cha. (Ga 17, 9)
Thế gian đây là những ai từ chối sự sống và lòng Chúa xót thương. Xin dạy con đem ánh sáng và tình thương Chúa đến cho mọi người.
Ngày 07-5-08: Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian,; nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. (Ga 17,15)
Chúa để bạn sống giữa nhiều thử thách, để bạn thêm lòng tin. Con quyết là muối là men để mọi người nhận thấy tình thương của Cha.
Ngày 08-5-08: Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng con cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con. (Ga 17, 20)
Chúa yêu mến những ai sống rao giảng Lời Ngài bằng việc làm. Xin giúp con sống làm mẫu gương sáng để mọi nhận biết Chúa.
Ngày 09-5-08: Ông đáp:Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy. Đức Giêsu nói: Hãy chăm sóc chiên của Thầy. (Ga 21, 15)
Đức Giêsu đả hỏi ông Simon Phêrô câu này và ông nói sẵn sàng. Xin cho các mục tử trong gia đình&giáo hội biết hy sinh cho nhau.
Ngày 10-5-08: Đức Giêsu đáp: Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh ? (Ga 21,22)
Chúa không muốn ông Phêrô muốn biết những việc làm của Ngài. Xin dạy con biết tuân theo chương trình của Chúa trong đời con.
Ngày 11-5-08: Người thổi hơi vào các ông và bảo: Anh em hãy nhận lất Thánh Thần. (Ga 20, 22)
Chúa muốn bạn và tôi hãy sám hối và nghe tiếng Chúa Thánh Linh.
Xin Thần Khí Chúa dẫn dắt con trong mọi quyết định hàng ngày.
Ngày 12-5-08: Sao thế hệ này lại xin một dấu lạ? Tôi bảo thật cho các ông biết: thế hệ này sẽ không được một dấu lạ nào cả. (Mc 8,12)
Người Pharisêu xưa và tôi nay vẫn còn cứng lòng tin nơi Chúa. Xin Mẹ giúp con khiêm tốn cầu nguyện và thực hành ý Thiên Chúa.
Ngày 13-5-08: Sao anh em lại bàn tán về chuyện anh em không có bánh? …Lòng anh em ngu muội thế ! (Mc 8, 17)
Chúa luôn quan tâm đến đời sống tâm linh cho bạn và tôi. Xin Chúa mở mắt thể xác và tâm hồn con, để nhìn thấy Chúa quan phòng.
Ngày 14-5-08: Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. (Ga 15, 12)
Bạn hãy nhớ là yêu người NHƯ CHÚA đã yêu thương chúng ta. Xin Chúa giúp con quên mình để thực hiện bác ái cho tha nhân.
Ngày 15-5-08: Xatan ! Lui lại đằng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa,… (Mc 8, 33)
Ông Phêrô là xa-tan, vì đã cám dỗ Chúa đi theo con đường khác. Xin giúp con luôn nói năng, phản ứng và hành động giống như Chúa.
(còn tiếp)
Phó tế: JB Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
Từ -01- 05 đến 15-05-2008
Ngày 01-5-08: Ít lâu nữa anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em lại sẽ thấy Thầy. (Gc 16, 16)
Chúa Giêsu muốn nói Người sẽ về cùng Chúa Cha. Con tin Chúa Thánh Thần vẫn đến an uỉ và nhắc nhở con sống theo Lời của Thầy.
Ngày 02-5-08: Bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng… (Ga 16, 22)
Lòng bạn còn buồn vì chưa nhận được Chúa Thánh Thần đến. Xin Mẹ Maria giúp con mở lòng đón nhận Thần Khí Chúa là niềm vui.
Ngày 03-5-08: Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến Chúa Cha mà không qua Thầy. (Ga 14, 6)
Bạn cần được phát triển sự liên tục sức sống của Thần Khí Chúa bằng cách lắng nghe sự dạy sự dạy dỗ của Ngài trong mọi lúc.
Ngày 04-5-08: Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ…Dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền. (Mt 28,19-20)
Chúa đã sai bạn đi mọi nơi đễ rao giảng Tin Mừng bằng đời sống. Tôi quyết tâm lên đường để phục vụ Chúa bằng những việc bác ái.
Ngày 05-5-08: Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên ! Thầy đã thắng thế gian. (Ga 16, 33)
Những thử thách lớn đang xảy ra như giá xăng, giá gạo tăng. Xin Chúa giúp con biết sáng suốt hành động trước những biến cố này.
Ngày 06-5-08: Con không cầu nguyện cho thế gian; nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho con, bởi vì họ thuộc về Cha. (Ga 17, 9)
Thế gian đây là những ai từ chối sự sống và lòng Chúa xót thương. Xin dạy con đem ánh sáng và tình thương Chúa đến cho mọi người.
Ngày 07-5-08: Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian,; nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. (Ga 17,15)
Chúa để bạn sống giữa nhiều thử thách, để bạn thêm lòng tin. Con quyết là muối là men để mọi người nhận thấy tình thương của Cha.
Ngày 08-5-08: Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng con cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con. (Ga 17, 20)
Chúa yêu mến những ai sống rao giảng Lời Ngài bằng việc làm. Xin giúp con sống làm mẫu gương sáng để mọi nhận biết Chúa.
Ngày 09-5-08: Ông đáp:Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy. Đức Giêsu nói: Hãy chăm sóc chiên của Thầy. (Ga 21, 15)
Đức Giêsu đả hỏi ông Simon Phêrô câu này và ông nói sẵn sàng. Xin cho các mục tử trong gia đình&giáo hội biết hy sinh cho nhau.
Ngày 10-5-08: Đức Giêsu đáp: Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh ? (Ga 21,22)
Chúa không muốn ông Phêrô muốn biết những việc làm của Ngài. Xin dạy con biết tuân theo chương trình của Chúa trong đời con.
Ngày 11-5-08: Người thổi hơi vào các ông và bảo: Anh em hãy nhận lất Thánh Thần. (Ga 20, 22)
Chúa muốn bạn và tôi hãy sám hối và nghe tiếng Chúa Thánh Linh.
Xin Thần Khí Chúa dẫn dắt con trong mọi quyết định hàng ngày.
Ngày 12-5-08: Sao thế hệ này lại xin một dấu lạ? Tôi bảo thật cho các ông biết: thế hệ này sẽ không được một dấu lạ nào cả. (Mc 8,12)
Người Pharisêu xưa và tôi nay vẫn còn cứng lòng tin nơi Chúa. Xin Mẹ giúp con khiêm tốn cầu nguyện và thực hành ý Thiên Chúa.
Ngày 13-5-08: Sao anh em lại bàn tán về chuyện anh em không có bánh? …Lòng anh em ngu muội thế ! (Mc 8, 17)
Chúa luôn quan tâm đến đời sống tâm linh cho bạn và tôi. Xin Chúa mở mắt thể xác và tâm hồn con, để nhìn thấy Chúa quan phòng.
Ngày 14-5-08: Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. (Ga 15, 12)
Bạn hãy nhớ là yêu người NHƯ CHÚA đã yêu thương chúng ta. Xin Chúa giúp con quên mình để thực hiện bác ái cho tha nhân.
Ngày 15-5-08: Xatan ! Lui lại đằng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa,… (Mc 8, 33)
Ông Phêrô là xa-tan, vì đã cám dỗ Chúa đi theo con đường khác. Xin giúp con luôn nói năng, phản ứng và hành động giống như Chúa.
(còn tiếp)
Phó tế: JB Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
Hãy đi
Lm Cosma Hoàng Văn Đạt SJ
23:56 02/05/2008
CHÚA NHẬT LỄ THĂNG THIÊN
Hãy đi
Trước khi lên trời, Chúa Giêsu dặn các tông đồ ba điều: (1) đón nhận Chúa Thánh Thần; (2) đi khắp tứ phương thiên hạ rao giảng Tin Mừng hay làm chứng về Chúa; (3) có Chúa ở với các ngài mọi ngày cho đến tận thế.
Sách Công Vụ Tông Đồ cho biết trước khi Chúa lên trời, các tông đồ hỏi Chúa: “Có phải Thầy sắp khôi phục nước Israel không?” Còn sau khi Chúa được cất lên trên các đám mây, các ngài lại “đứng nhìn trời”. Đó là hai thái độ phần nào đối nghịch, nhưng cả hai không phải là điều Chúa Giêsu chờ mong nơi các môn đệ. “Khôi phục nước Israel” là những mơ ước rất bình thường của mọi người, phần nào như “vợ đẹp con khôn”, “nhà lầu xe hơi”… Trái lại, “đứng nhìn trời” lại là thái độ “trần thế lòng con chê chán rồi”, như lời một bài hát: chỉ nhớ đến Chúa thôi, còn việc đời thì “mũ ni che tai”. Sau khi Chúa Thánh Thần đến, các tông đồ đã hiểu và thực hiện điều Chúa Giêsu dạy. Hội Thánh nói chung và mỗi tín hữu, cả giáo sĩ, tu sĩ cũng như giáo dân, đôi khi phải xét mình xem có nhớ và thực hiện lời Chúa Giêsu dạy trước khi lên trời không, hay vẫn “chưa hiểu” như các tông đồ trước đó. Có một đoàn người leo lên một ngọn núi cao. Đường đi khá xa và khó. Ai cũng mệt nhọc. Lưng chừng núi có một quán nước. Ông chủ quán chào mời: “Chẳng biết trên ấy có gì không! Mệt nhọc để làm gì mất công? Dừng lại đây uống nước thôi! Nhiều người cũng làm thế mà!” Một người sau khi suy nghĩ đã trả lời: “Thú thật là chân tôi đã mỏi mệt nên rất muốn dừng lại, nhưng tim tôi đã ở trên núi rồi, nên không dừng lại được.”
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con trái tim của Chúa, để ngay cả khi đôi chân con rã rời như chính đôi chân của Chúa, chúng con vẫn tiến bước với Chúa giữa bao khó khăn của cuộc sống, đồng thời giúp cả nhân loại cùng tiến bước với Chúa.
Hãy đi
Trước khi lên trời, Chúa Giêsu dặn các tông đồ ba điều: (1) đón nhận Chúa Thánh Thần; (2) đi khắp tứ phương thiên hạ rao giảng Tin Mừng hay làm chứng về Chúa; (3) có Chúa ở với các ngài mọi ngày cho đến tận thế.
Sách Công Vụ Tông Đồ cho biết trước khi Chúa lên trời, các tông đồ hỏi Chúa: “Có phải Thầy sắp khôi phục nước Israel không?” Còn sau khi Chúa được cất lên trên các đám mây, các ngài lại “đứng nhìn trời”. Đó là hai thái độ phần nào đối nghịch, nhưng cả hai không phải là điều Chúa Giêsu chờ mong nơi các môn đệ. “Khôi phục nước Israel” là những mơ ước rất bình thường của mọi người, phần nào như “vợ đẹp con khôn”, “nhà lầu xe hơi”… Trái lại, “đứng nhìn trời” lại là thái độ “trần thế lòng con chê chán rồi”, như lời một bài hát: chỉ nhớ đến Chúa thôi, còn việc đời thì “mũ ni che tai”. Sau khi Chúa Thánh Thần đến, các tông đồ đã hiểu và thực hiện điều Chúa Giêsu dạy. Hội Thánh nói chung và mỗi tín hữu, cả giáo sĩ, tu sĩ cũng như giáo dân, đôi khi phải xét mình xem có nhớ và thực hiện lời Chúa Giêsu dạy trước khi lên trời không, hay vẫn “chưa hiểu” như các tông đồ trước đó. Có một đoàn người leo lên một ngọn núi cao. Đường đi khá xa và khó. Ai cũng mệt nhọc. Lưng chừng núi có một quán nước. Ông chủ quán chào mời: “Chẳng biết trên ấy có gì không! Mệt nhọc để làm gì mất công? Dừng lại đây uống nước thôi! Nhiều người cũng làm thế mà!” Một người sau khi suy nghĩ đã trả lời: “Thú thật là chân tôi đã mỏi mệt nên rất muốn dừng lại, nhưng tim tôi đã ở trên núi rồi, nên không dừng lại được.”
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con trái tim của Chúa, để ngay cả khi đôi chân con rã rời như chính đôi chân của Chúa, chúng con vẫn tiến bước với Chúa giữa bao khó khăn của cuộc sống, đồng thời giúp cả nhân loại cùng tiến bước với Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Úc Châu, Một Phi Vụ Thăng Thiên của Hai Linh Mục
Jos. Vĩnh SA
00:06 02/05/2008
Úc Châu, Một Phi Vụ Thăng Thiên Gây Quĩ
“Fly Away to Heaven”
“Fly Away to Heaven”
2 Linh mục Phi công Joel Wallace & John Fowles |
Cha John Fowles đang làm quản nhiệm giáo xứ Thánh Tâm Mẹ Vô Nhiễm vùng Thurgoona, tiểu bang New South Wales đã phát động trào có tên là: Phi Vụ Thăng Thiên “Fly away to Heaven”. Hai linh mục phi công này sẽ phá kỷ lục lái chiếc máy bay Cessna Jabiru J400 một động cơ, bay vòng quanh nước Úc để gây quỹ cho Giới Trẻ và bán CD.
Hai Cha Phi Công hy vọng, sẽ thu được $500,000 dollars, cho công tác mục vụ của các Ngài. Công việc đầu tiên là bảo trợ cho 10 thanh thiếu niên Đông Timorese sang Úc hành hương và tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2008 tại Sydney vào tháng Bảy sắp tới. Số tiền còn lại sẽ được ưu tiên giúp cho các hội từ thiện nuôi nấng các em cô nhi, thuộc các quốc gia vùng Đông Nam Á.
Cha John Fowles hy vọng “Phi Vụ Thăng Thiên” của Cha sẽ: "Từ một giấc mơ biến thành hiện thật". Cha John cho biết, đây là một phi vụ không phải nhằm mục đích chính về tài chánh, mà Cha muốn chứng tỏ cho Thế Giới biết được, chúng ta cần phải quân tâm đến công tác giúp đỡ những người nghèo khó.
Chiếc máy bay Jabiru J400 do chính Cha John Fowles tự tay chế tạo (home make). Cha đã dùng thời giờ nghỉ xả hơi (day off), ngoài giờ công tác mục vụ trong vòng 3 năm qua, để lắp ráp chiếc máy bay này, với sự trợ giúp của giáo dân nơi giáo xứ Cha đang phục vụ. Họ đã ủng hộ tài chánh và vật liệu với sự cố vấn của vài kỹ thuật gia. Ngài đã đặt tên cho chiếc máy bay này là: “Những Cánh Thiên Thần” Angel Wings.
Chiếc máy bay “Những Cánh Thiên Thần” sẽ bay khoảng trên 7,500 cây số, vòng quanh Úc Châu, với một phi trình khởi hành từ thành phố Albury và sẽ ghé qua hầu hết các thành phố lớn trên nước Úc.
Phi Cơ “Những Cánh Thiên Thần” đã khởi hành, cất cánh tại phi trường Albury từ sáng sớm hôm qua, ngày 01 tháng 5 năm 2008, với nhiều cánh tay thân hữu vẫy chào, chúc bình an. Máy bay sẽ lần lượt đáp xuống phi trường của các thành phố: Melbourne, Adelaide, Perth, Broome, Darwin, Mt Isa, Cairn, Townsville, Brisbane, Sydney. Thời gian thực hiện phi vụ khoảng hơn một tháng và sẽ trở về đáp lại Albury vào ngày 03 tháng 6 năm 2008.
Phi trình "Phi Vụ Thăng Thiên" |
Tại mỗi thành phố, nơi dừng chân nghỉ, các Cha sẽ thuyết trình về mục đích “Phi Vụ Thăng Thiên” này, và Các Cha sẽ có những cuộc biểu diễn nhào lộn máy bay trên không trung “Air Show”.
Đặc biệt trước khi đáp xuống phi trường Aldinga, thành phố Adelaide, Nam Úc ngày 04 tháng 5, năm 2008. Linh mục phi công John Fowles sẽ bay dẫn đầu (Flight Leader) một hợp đoàn gồm 13 phi cơ với 13 phi công biểu diễn trên vòm trời Adelaide trước khi đáp.
Ngay chiều Chúa Nhật, Lễ Thăng Thiên hôm nay, các Ngài sẽ có buổi nói chuyện trước công chúng về chiến dịch gây quĩ “Fly Away to Heaven”.
Cựu VNAF
Nam Úc
Lễ Khánh Thành Chủng Viện mới Holy Spirit của Tiểu Bang Queensland Úc Châu
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB
03:27 02/05/2008
LỄ KHÁNH THÀNH CHỦNG VIỆN THÁNH LINH Ở BRISBANE
Đức Hồng Y William Levada, Chủ tịch Thánh Bộ Đức Tin đã làm phép khánh thành chủng viện Thánh Linh (Holy Spirit) ở Banyo thuộc TGP Brisbane Uc Châu
Trong bài diễn văn khánh thánh vào cuối tuần qua 25/4 ĐHY nói cùng tín hữu thuộc tiểu bang Queensland rằng "Anh chị hãy hãnh diện về ngôi chủng viện mới này, và anh chị em cũng hãnh diện về các linh mục của anh chị em”.
Chủng viện Thánh Linh là nơi đào tạo các chủng sinh của các giáo phận thuộc tiểu bang Queensland, bao gồm các giáo phận Cairns, Rockhampton, Townsville, Toowoomba và TGP Brisbane.
Trong thành phần 500 quan khách bao gồm: Đức Khâm sứ của Úc Châu ĐTGM Giuseppe Lazzarotto; Giám mục Peter Ingham thuộc giáo phận Wollongong; Đức cha nguyên Giám mục Townsville đã về hưu là Đức Cha Raymond Benjamin; và Đức cha hưu John Gerry của TGP Brisbane; Giám mục Anh giáo Philip Aspinall của Brisbane, ngài cũng là Giám mục chủ tịch của Anh giáo Úc Châu và mục sư Tin lành Giáo Hội Hiệp Nhất, quản trị giáo phận của tiểu bang Queensland là mục sư David Pitman.
Trong bài giảng ĐHY William Levada nhấn mạnh "việc khánh thành ngôi chủng viện mới này nói lên niềm tin và hy vọng của Giáo Hội Hội Úc Châu."
Tiếp theo lời thánh hiến ngôi nhà nguyện chủng viện của ĐTGM Bathersby, ĐHY Levada nói "Khẩu hiệu Mặc lấy Chúa Thánh Linh" mang một ý nghĩa sống hơn là một huy hiệu. Đó là một lối sống mầu nhiệu ơn cứu chuộc của chúng ta trong Đức Kitô.
ĐTG Bathersby cũng cho hay tên gọi của chủng viện đong đầy tâm tư chúng ta một niềm hy vọng tràn trề và một tâm nguyện Chúa Thánh Thần sẽ hối thúc tâm lòng chúng ta hướng về tương lai với nguồn sinh lực dồi dào mới.
Đức Hồng Y William Levada, Chủ tịch Thánh Bộ Đức Tin đã làm phép khánh thành chủng viện Thánh Linh (Holy Spirit) ở Banyo thuộc TGP Brisbane Uc Châu
ĐHY Willaim Levada, Chủ tịch Thánh Bộ Đức Tin |
Trong bài diễn văn khánh thánh vào cuối tuần qua 25/4 ĐHY nói cùng tín hữu thuộc tiểu bang Queensland rằng "Anh chị hãy hãnh diện về ngôi chủng viện mới này, và anh chị em cũng hãnh diện về các linh mục của anh chị em”.
Chủng viện Thánh Linh là nơi đào tạo các chủng sinh của các giáo phận thuộc tiểu bang Queensland, bao gồm các giáo phận Cairns, Rockhampton, Townsville, Toowoomba và TGP Brisbane.
Trong thành phần 500 quan khách bao gồm: Đức Khâm sứ của Úc Châu ĐTGM Giuseppe Lazzarotto; Giám mục Peter Ingham thuộc giáo phận Wollongong; Đức cha nguyên Giám mục Townsville đã về hưu là Đức Cha Raymond Benjamin; và Đức cha hưu John Gerry của TGP Brisbane; Giám mục Anh giáo Philip Aspinall của Brisbane, ngài cũng là Giám mục chủ tịch của Anh giáo Úc Châu và mục sư Tin lành Giáo Hội Hiệp Nhất, quản trị giáo phận của tiểu bang Queensland là mục sư David Pitman.
Trong bài giảng ĐHY William Levada nhấn mạnh "việc khánh thành ngôi chủng viện mới này nói lên niềm tin và hy vọng của Giáo Hội Hội Úc Châu."
Tiếp theo lời thánh hiến ngôi nhà nguyện chủng viện của ĐTGM Bathersby, ĐHY Levada nói "Khẩu hiệu Mặc lấy Chúa Thánh Linh" mang một ý nghĩa sống hơn là một huy hiệu. Đó là một lối sống mầu nhiệu ơn cứu chuộc của chúng ta trong Đức Kitô.
ĐTG Bathersby cũng cho hay tên gọi của chủng viện đong đầy tâm tư chúng ta một niềm hy vọng tràn trề và một tâm nguyện Chúa Thánh Thần sẽ hối thúc tâm lòng chúng ta hướng về tương lai với nguồn sinh lực dồi dào mới.
HY William Levada cùng các Giám mục trong ngy khánh thành |
Đức tin và Lý trí về bản chất là bất bạo động.
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
07:58 02/05/2008
Vatican (VIS) - Hôm Thứ Tư, sau buổi triều yết chung hàng tuần, Đức Thánh Cha Bênđictô XVI đã tiếp kiến các tham dự viên hội nghị lần thứ sáu giữa Hội đồng Giáo Hoàng về Đối thoại Liên tôn và Tổ Chức Văn Hóa và Quan hệ Hồi Giáo Tehran, Iran với chủ đề: “Đức tin và lý trí trong Kitô giáo và Hồi giáo”.
Hội nghị do Đức Hồng y Jean-Louis Tauran Hội đồng Giáo Hoàng về Đối thoại Liên tôn và Mahdi Mostafavi, Chủ tịch Tổ Chức Văn Hóa và Quan hệ Hồi Giáo chủ trì. Trong bản tuyên bố chung, hội nghị đã đồng ý một số điểm dưới đây:
- “Cả đức tin và lý trí đều là quà tặng của của Thiên Chúa dành cho nhân loại”
- “Đức tin và lý trí không mâu thuẫn lẫn nhau, trong một số trường hợp thì đức tin trên cả lý trí, nhưng không bao giờ tương phản với lý trí”.
- “Đức tin và lý trí về bản chất là bất bạo động. Cả đức tin và lý trí đều không thể bị sử dụng cho bạo lực; nhưng không may là đôi khi chúng lại bị lạm dụng để phạm vào bạo lực. Trong bất kỳ trường hợp nào, những sự kiện như vậy không thể đặt thành vấn đề đức tin hay lý trí”.
- “Cả hai phía đồng ý cộng tác hơn nữa để thăng tiến lòng đạo đức đích thực, nhất là tu đức, để cổ võ việc tôn trọng các biểu tượng thiêng liêng và thăng tiến các giá trị đạo đức”.
- “Kitô giáo và Hồi giáo nên tiến đến lòng khoan dung, chấp nhận khác biệt, trong khi vẫn quan tâm đến những điểm tương đồng và tạ ơn Thiên Chúa về điều đó. Họ được kêu gọi tôn trọng lẫn nhau và vì thế cần lên án việc nhạo báng đức tin tôn giáo”.
- “Điều tổng quát nên được tránh khi nói về tôn giáo. Sự khác biệt giữa các tuyên bố tín ngưỡng với Kitô giáo và Hồi giáo, tính đa dạng của các bối cảnh lịch sử là nhân tố quan trọng cần được xem xét”.
- “Các truyền thống tôn giáo không thể bị phán xét dựa trên một câu chữ hay một đoạn đơn lẻ trình bày trong sách Thánh tương ứng của họ. Một cách nhìn chính thức cũng như phương pháp chú giải xứng hợp là cần thiết để hiểu chúng một cách đúng đắn”.
Hội nghị do Đức Hồng y Jean-Louis Tauran Hội đồng Giáo Hoàng về Đối thoại Liên tôn và Mahdi Mostafavi, Chủ tịch Tổ Chức Văn Hóa và Quan hệ Hồi Giáo chủ trì. Trong bản tuyên bố chung, hội nghị đã đồng ý một số điểm dưới đây:
- “Cả đức tin và lý trí đều là quà tặng của của Thiên Chúa dành cho nhân loại”
- “Đức tin và lý trí không mâu thuẫn lẫn nhau, trong một số trường hợp thì đức tin trên cả lý trí, nhưng không bao giờ tương phản với lý trí”.
- “Đức tin và lý trí về bản chất là bất bạo động. Cả đức tin và lý trí đều không thể bị sử dụng cho bạo lực; nhưng không may là đôi khi chúng lại bị lạm dụng để phạm vào bạo lực. Trong bất kỳ trường hợp nào, những sự kiện như vậy không thể đặt thành vấn đề đức tin hay lý trí”.
- “Cả hai phía đồng ý cộng tác hơn nữa để thăng tiến lòng đạo đức đích thực, nhất là tu đức, để cổ võ việc tôn trọng các biểu tượng thiêng liêng và thăng tiến các giá trị đạo đức”.
- “Kitô giáo và Hồi giáo nên tiến đến lòng khoan dung, chấp nhận khác biệt, trong khi vẫn quan tâm đến những điểm tương đồng và tạ ơn Thiên Chúa về điều đó. Họ được kêu gọi tôn trọng lẫn nhau và vì thế cần lên án việc nhạo báng đức tin tôn giáo”.
- “Điều tổng quát nên được tránh khi nói về tôn giáo. Sự khác biệt giữa các tuyên bố tín ngưỡng với Kitô giáo và Hồi giáo, tính đa dạng của các bối cảnh lịch sử là nhân tố quan trọng cần được xem xét”.
- “Các truyền thống tôn giáo không thể bị phán xét dựa trên một câu chữ hay một đoạn đơn lẻ trình bày trong sách Thánh tương ứng của họ. Một cách nhìn chính thức cũng như phương pháp chú giải xứng hợp là cần thiết để hiểu chúng một cách đúng đắn”.
Người Công giáo Trung quốc thảo luận về thái độ đối với Thế Vận hội
Phụng Nghi
09:50 02/05/2008
Hong Kong (CNA) – Người Công giáo và các tín hữu Thiên Chúa giáo khác tại Trung quốc đang xem xét cách thức bày tỏ thái độ đối với Thế vận hội. Theo nguồn tin của UCA News, một số người Công giáo tránh né hoàn toàn việc tranh cãi, một số khác lại đoàn kết để chống đối các lạm dụng của chính quyền Trung quốc.
Cha Dominic Chan Chi-Ming, linh mục tổng quản giáo phận Hong Kong, cho UCA News biết rằng giáo phận của ngài không hoạch định hoạt động nào liên quan đến công tác rước đuốc thế vận nếu nhà nước không yêu cầu giáo phận. Tuy nhiên, ngài nói rằng các lực sĩ ngoại quốc có thể tham dự các thánh lễ cử hành bằng Anh ngữ tại nhiều xứ đạo trong giáo phận.
Một linh mục Hong kong, xin được giấu tên, cho UCA News biết rằng người Công giáo địa phương có những thái độ khác nhau về Thế vận hội.
Cha nói: “Việc Trung quốc được tổ chức Thế vận hội làm cho người Trung hoa cảm thấy hãnh diện, nhưng Trung quốc có những nhược điểm, chẳng hạn như bắt bớ những người bất đồng chính kiến. Điều này làm cho người ta buồn lòng.”
Linh mục này cho biết giáo xứ của ngài không tổ chức hoạt động nào liên quan đến Thế vận:
“Tổ chức các hoạt động vì mục đích này sẽ làm cho một số giáo dân bất mãn. Do đó chúng tôi chỉ nhắc nhở giáo dân làm theo lương tâm của mình.”
Cha nhấn mạnh rằng những tấn công làm trở ngại việc rước đuốc Olympic là điều sai lạc, nhưng nếu “biểu tình ôn hòa thì có thể chấp nhận được.”
Ngọn đuốc Olympic sẽ đi qua Hong Kong ngày 2 tháng 5, có 120 người cầm đuốc hộ tống.
Or Yan-Yan, viên chức phụ trách kế hoạch trong Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc giáo phận Hong Kong, nói với UCA News rằng Chiến dịch các Bà mẹ Thiên an môn (Tiananmen Mothers Campaign) sẽ tiến hành một cuộc phản kháng vào ngày 2 tháng 5 để nâng cao ý thức của công chúng về việc chính quyền đàn áp cuộc biểu tình chống đối của sinh viên tại Quảng trường Thiên an môn ở Bắc kinh ngày 4 tháng 6 năm 1989. Ủy ban Công lý và Hòa bình là một trong các nhóm tại địa phương ủng hộ Chiến dịch này. Chiến dịch đòi hỏi cho những gia đình nạn nhân được quyền công khai tưởng niệm người thân yêu của họ.
Bà Or nói rằng người dân nên ủng hộ Thế vận hội, nhưng cho biết thêm rằng các cuộc tranh tài phải là “một phương tiện để đề cao phẩm giá con người, và cuộc rước đuốc ở đây nhằm gieo rắc tinh thần đó.”
Một số người theo đạo Tin lành tại địa phương công khai ủng hộ Thế vận hội. Họ đã sản xuất một đĩa video về lời chứng của các lực sĩ theo đạo Thiên chúa, cũng như một “ấn bản Thế vận hội” của sách Tin mừng theo thánh Marco. Họ cũng có chương trình nhóm họp để cầu nguyện, ước tính có cả hàng ngàn người tham dự.
Các nữ tu cầu nguyện cho Olympic tại nhà thờ Bắc Kinh hôm 30/4/2008 |
Một linh mục Hong kong, xin được giấu tên, cho UCA News biết rằng người Công giáo địa phương có những thái độ khác nhau về Thế vận hội.
Cha nói: “Việc Trung quốc được tổ chức Thế vận hội làm cho người Trung hoa cảm thấy hãnh diện, nhưng Trung quốc có những nhược điểm, chẳng hạn như bắt bớ những người bất đồng chính kiến. Điều này làm cho người ta buồn lòng.”
Linh mục này cho biết giáo xứ của ngài không tổ chức hoạt động nào liên quan đến Thế vận:
“Tổ chức các hoạt động vì mục đích này sẽ làm cho một số giáo dân bất mãn. Do đó chúng tôi chỉ nhắc nhở giáo dân làm theo lương tâm của mình.”
Vẫn còn biểu tình chống Thế Vận Hội |
Ngọn đuốc Olympic sẽ đi qua Hong Kong ngày 2 tháng 5, có 120 người cầm đuốc hộ tống.
Or Yan-Yan, viên chức phụ trách kế hoạch trong Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc giáo phận Hong Kong, nói với UCA News rằng Chiến dịch các Bà mẹ Thiên an môn (Tiananmen Mothers Campaign) sẽ tiến hành một cuộc phản kháng vào ngày 2 tháng 5 để nâng cao ý thức của công chúng về việc chính quyền đàn áp cuộc biểu tình chống đối của sinh viên tại Quảng trường Thiên an môn ở Bắc kinh ngày 4 tháng 6 năm 1989. Ủy ban Công lý và Hòa bình là một trong các nhóm tại địa phương ủng hộ Chiến dịch này. Chiến dịch đòi hỏi cho những gia đình nạn nhân được quyền công khai tưởng niệm người thân yêu của họ.
Bà Or nói rằng người dân nên ủng hộ Thế vận hội, nhưng cho biết thêm rằng các cuộc tranh tài phải là “một phương tiện để đề cao phẩm giá con người, và cuộc rước đuốc ở đây nhằm gieo rắc tinh thần đó.”
Một số người theo đạo Tin lành tại địa phương công khai ủng hộ Thế vận hội. Họ đã sản xuất một đĩa video về lời chứng của các lực sĩ theo đạo Thiên chúa, cũng như một “ấn bản Thế vận hội” của sách Tin mừng theo thánh Marco. Họ cũng có chương trình nhóm họp để cầu nguyện, ước tính có cả hàng ngàn người tham dự.
Vị Sáng Lập Hội Hiệp Sĩ Columbus được Giáo Hội Nâng Lên Bậc Đáng Kính
Anthony Lê
12:09 02/05/2008
Vị Sáng Lập Hội Hiệp Sĩ Columbus được Giáo Hội Nâng Lên Bậc Đáng Kính
Cha Michael F. McGivney: Người Luôn Tìm Cách Giúp Đỡ Những Người Di Dân
NEW HAVEN, Connecticut (Zenit.org).- Vị sáng lập ra Hội Hiệp Sĩ Columbus đã được Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI công bố là Bậc Đáng Kính (Venerable), là bước tiến rất khả quan trong tiến trình Phong Thánh cho Cha - một vị Linh Mục người Hoa Kỳ.
Vào Thứ Bảy ngày 4 tháng 3 vừa qua. Đức Thánh Cha đã công bố ra sắc lệnh công nhận gương anh dũng của Cha Michael McGivney.
Vị lãnh đạo tối cao của Hội là Ông Carl Anderson nói:
"Tất cả chúng ta - những thành viên của Hội Hiệp Sĩ Columbus đều rất là biết ơn Đức Thánh Cha vì sự công nhận về tính thánh thiện của vị Sáng Lập ra Hội của chúng ta. Sức mạnh của Hội ngày hôm nay chính là một chứng tá cho một viễn ảnh vượt thời gian, cho sự nên thánh và cho những ý tưởng của ngài."
Mãi ưu tư với sự bình ổn của đức tin tôn giáo và nguồn tài chánh của các gia đình di dân, Cha McGivney đã thành lập ra Hội Hiệp Sĩ Columbus (Knights of Columbus hay KofC) cùng với sự giúp đỡ của các quý ông ở Nhà Thờ St. Mary thuộc thành phố New Haven ở tiểu bang Connecticut vào năm 1882 để giúp cũng cố đức tin cho tất cả quý ông trong giáo xứ của Cha và để cung cấp nguồn trợ giúp tài chánh trong trường hợp họ qua đời, để lại gánh nặng cho các góa phụ và các đứa trẻ mồ côi cha.
Cha McGivney cũng còn được biết đến về những công việc không mệt mõi của Cha cho tất cả mọi giáo dân trong xứ đạo của Cha.
Cha Michael McGivney được sinh trưởng tại tiểu bang Connecticut vào năm 1852, cha-mẹ của Cha là những di dân đến từ nước Ái Nhĩ Lan. Từ thưở bé, Cha đã ý thức được ơn gọi Linh Mục, và Cha được chịu chức Linh Mục vào năm 1877 ở thành phố Baltimore, Maryland.
Hồ sơ Phong Thánh cho Cha được mở vào Tháng 12/1977.
Tính cho đến nay, Hội Hiệp Sĩ Columbus là một tổ chức huynh đệ Công Giáo lớn nhất thế giới với khoảng hơn 1.7 triệu thành viên có mặt ở Hoa Kỳ, Canada, Mexicô, Trung Mỹ, các vùng Đảo Caribbean, Phi Luật Tân, Guam và gần đây nhất là Ba Lan.
Muốn biết thêm chi tiết và gia nhập Hội, hãy liên lạc với Chi Nhánh của Hội có ở các giáo xứ hay tại địa chỉ: www.kofc.org
Cha Michael F. McGivney: Người Luôn Tìm Cách Giúp Đỡ Những Người Di Dân
Bức Chân Dung của Cha Michael McGivney |
Vào Thứ Bảy ngày 4 tháng 3 vừa qua. Đức Thánh Cha đã công bố ra sắc lệnh công nhận gương anh dũng của Cha Michael McGivney.
Vị lãnh đạo tối cao của Hội là Ông Carl Anderson nói:
"Tất cả chúng ta - những thành viên của Hội Hiệp Sĩ Columbus đều rất là biết ơn Đức Thánh Cha vì sự công nhận về tính thánh thiện của vị Sáng Lập ra Hội của chúng ta. Sức mạnh của Hội ngày hôm nay chính là một chứng tá cho một viễn ảnh vượt thời gian, cho sự nên thánh và cho những ý tưởng của ngài."
Mãi ưu tư với sự bình ổn của đức tin tôn giáo và nguồn tài chánh của các gia đình di dân, Cha McGivney đã thành lập ra Hội Hiệp Sĩ Columbus (Knights of Columbus hay KofC) cùng với sự giúp đỡ của các quý ông ở Nhà Thờ St. Mary thuộc thành phố New Haven ở tiểu bang Connecticut vào năm 1882 để giúp cũng cố đức tin cho tất cả quý ông trong giáo xứ của Cha và để cung cấp nguồn trợ giúp tài chánh trong trường hợp họ qua đời, để lại gánh nặng cho các góa phụ và các đứa trẻ mồ côi cha.
Cha McGivney cũng còn được biết đến về những công việc không mệt mõi của Cha cho tất cả mọi giáo dân trong xứ đạo của Cha.
Cha Michael McGivney được sinh trưởng tại tiểu bang Connecticut vào năm 1852, cha-mẹ của Cha là những di dân đến từ nước Ái Nhĩ Lan. Từ thưở bé, Cha đã ý thức được ơn gọi Linh Mục, và Cha được chịu chức Linh Mục vào năm 1877 ở thành phố Baltimore, Maryland.
Hồ sơ Phong Thánh cho Cha được mở vào Tháng 12/1977.
Tính cho đến nay, Hội Hiệp Sĩ Columbus là một tổ chức huynh đệ Công Giáo lớn nhất thế giới với khoảng hơn 1.7 triệu thành viên có mặt ở Hoa Kỳ, Canada, Mexicô, Trung Mỹ, các vùng Đảo Caribbean, Phi Luật Tân, Guam và gần đây nhất là Ba Lan.
Muốn biết thêm chi tiết và gia nhập Hội, hãy liên lạc với Chi Nhánh của Hội có ở các giáo xứ hay tại địa chỉ: www.kofc.org
Theo đuổi công ích là mục tiêu phiên họp của Học viện Khoa học Xã hội
Phụng Nghi
16:43 02/05/2008
Vatican (VIS) – Trưa hôm nay, tại Văn Phòng Báo chí Tòa thánh, một cuộc họp báo được tổ chức để giới thiệu phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Học viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội, tổ chức tại Vatican từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 5, với chủ đề: “Theo đuổi lợi ích chung: kết hợp giữa tình đoàn kết và phụ trợ.”
Tham dự cuộc họp báo có Giám mục Marcelo Sanchez Sorondo, chưởng ấn Học viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội; Margaret Archer thuộc trường Đại học Warwick, (Anh); và Pierpaolo Donati, trường Đại học Bologna (Ý).
Mục đích của phiên họp – được giải thích nơi bản ghi chú bằng Anh ngữ trong buổi họp báo – “là tạo ý nghĩa và ứng dụng mới cho ý niệm về công ích trong thời đại toàn cầu hóa này, thời đại mà trong một số lãnh vực đang dẫn đến những bất bình đẳng và bất công xã hội càng ngày càng gia tăng, những vết rách và mảnh vụn của cấu trúc xã hội, tóm lại, dẫn đến việc hủy diệt lợi ích chung trên khắp thế giới.”
“Giả thuyết chính mà các học giả được mời gọi trao đổi quan điểm là: các nguyên tắc của sự phụ trợ và tình đồng cảm có khả năng – khác với sự thỏa hiệp giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tự do - động viên các lực lượng xã hội, kinh tế và văn hóa mới, thuộc xã hội dân sự, mà trong phạm vi các giá trị cơ bản được chia sẻ theo đường lối chính trị, có thể làm phát sinh các lợi ích chung, những lợi ích mà tương lai của nhân loại phải tùy thuộc vào.”
Bản ghi chú nói thêm rằng: Chương trình có dự kiến phải kiểm tra kỹ lưỡng các tiến trình thay đổi triệt để hiện nay, dưới ánh sáng bốn nguyên tắc căn bản của học thuyết xã hội Công giáo (phẩm giá con người, lợi ích chung, tình đồng cảm, và phụ trợ) để tìm hiểu xem các nguyên tắc này được áp dụng hữu hiệu ra sao, mức độ thế nào, và để đề nghị các giải pháp mới cho những nơi chỗ nào các nguyên tắc này bị giải thích sai, bị hiểu lầm, bị bất tuân hoặc bị xuyên tạc.
Giải thích rằng các nguyên tắc này “rất thường bị lý giải theo những đường hướng quá xa ý nghĩa và ý hướng liên quan đến học thuyết xã hội”, bản ghi chú đề cập đến gia đình. “Lợi ích chung của gia đình được đồng nhất với tài sản, sự đoàn trong kết gia đình với tình cảm yêu thương thuần túy, tính phụ trợ với cách để cho mỗi ‘diễn viên’ xác định gia đình theo ý người đó muốn”.
“Ở mức độ hành động thực tiễn, một số nghiên cứu về các trường hợp áp dụng thành công, cũng sẽ được trình bày, chẳng hạn “các hình thức mới về kinh tế kết hợp và phụ trợ (như ‘kinh tế đồng cảm’ và ‘Ngân hang Thực phẩm’); chia sẻ việc truy cập (giữa người cùng trang lứa) những lợi ích về tin tức trên các hệ thống thông tin (mạng Internet); tổ chức mới có tên là ‘Liên minh Địa phương phục vụ Gia đình’ (ra đời ở Đức và lan tràn khắp châu Âu); các hoạt động giáo dục phụ trợ trong những quốc gia đang phát triển; các tổ chức thuộc khu vực thứ ba dùng tín dụng vi mô (micro-credit) để phát triển xã hội, kinh tế và con người.”
Bản ghi chú kết luận, bằng cách nhấn mạnh về “sự thách đố cơ bản” hội nghị phải đối mặt, đó là “một khi chúng ta chấp nhận rằng sự thiêu hụt lớn nhất của thời hiện đại – dù sao cũng phải chịu trách nhiệm về nhiều thành quả xã hội - đã và vẫn còn là tình đoàn kết xã hội (ở mọi cấp độ, từ địa phương đến cả toàn cầu), thì vấn đề là phải xem, khả dĩ không và bằng cách nào, sự thiếu hụt đó có thể được khắc phục bằng một đường lối mới có chủ đích và thực hiện sự phụ trợ như là một nguyên tắc xúc tiến, năng động, chứ không phải chỉ là một nguyên tắc tự vệ, chở che. Tóm lại, sự thách đố là áp dụng một kết hợp mới giữa phụ trợ và đồng cảm hầu trở thành chìa khóa để khởi động các mạch điện xã hội mà công ích tuỳ thuộc vào, chiếc chìa khóa biến đổi toàn cầu hoá thành ra ‘một nền văn minh công ích’”.
Tham dự cuộc họp báo có Giám mục Marcelo Sanchez Sorondo, chưởng ấn Học viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội; Margaret Archer thuộc trường Đại học Warwick, (Anh); và Pierpaolo Donati, trường Đại học Bologna (Ý).
Mục đích của phiên họp – được giải thích nơi bản ghi chú bằng Anh ngữ trong buổi họp báo – “là tạo ý nghĩa và ứng dụng mới cho ý niệm về công ích trong thời đại toàn cầu hóa này, thời đại mà trong một số lãnh vực đang dẫn đến những bất bình đẳng và bất công xã hội càng ngày càng gia tăng, những vết rách và mảnh vụn của cấu trúc xã hội, tóm lại, dẫn đến việc hủy diệt lợi ích chung trên khắp thế giới.”
“Giả thuyết chính mà các học giả được mời gọi trao đổi quan điểm là: các nguyên tắc của sự phụ trợ và tình đồng cảm có khả năng – khác với sự thỏa hiệp giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tự do - động viên các lực lượng xã hội, kinh tế và văn hóa mới, thuộc xã hội dân sự, mà trong phạm vi các giá trị cơ bản được chia sẻ theo đường lối chính trị, có thể làm phát sinh các lợi ích chung, những lợi ích mà tương lai của nhân loại phải tùy thuộc vào.”
Bản ghi chú nói thêm rằng: Chương trình có dự kiến phải kiểm tra kỹ lưỡng các tiến trình thay đổi triệt để hiện nay, dưới ánh sáng bốn nguyên tắc căn bản của học thuyết xã hội Công giáo (phẩm giá con người, lợi ích chung, tình đồng cảm, và phụ trợ) để tìm hiểu xem các nguyên tắc này được áp dụng hữu hiệu ra sao, mức độ thế nào, và để đề nghị các giải pháp mới cho những nơi chỗ nào các nguyên tắc này bị giải thích sai, bị hiểu lầm, bị bất tuân hoặc bị xuyên tạc.
Giải thích rằng các nguyên tắc này “rất thường bị lý giải theo những đường hướng quá xa ý nghĩa và ý hướng liên quan đến học thuyết xã hội”, bản ghi chú đề cập đến gia đình. “Lợi ích chung của gia đình được đồng nhất với tài sản, sự đoàn trong kết gia đình với tình cảm yêu thương thuần túy, tính phụ trợ với cách để cho mỗi ‘diễn viên’ xác định gia đình theo ý người đó muốn”.
“Ở mức độ hành động thực tiễn, một số nghiên cứu về các trường hợp áp dụng thành công, cũng sẽ được trình bày, chẳng hạn “các hình thức mới về kinh tế kết hợp và phụ trợ (như ‘kinh tế đồng cảm’ và ‘Ngân hang Thực phẩm’); chia sẻ việc truy cập (giữa người cùng trang lứa) những lợi ích về tin tức trên các hệ thống thông tin (mạng Internet); tổ chức mới có tên là ‘Liên minh Địa phương phục vụ Gia đình’ (ra đời ở Đức và lan tràn khắp châu Âu); các hoạt động giáo dục phụ trợ trong những quốc gia đang phát triển; các tổ chức thuộc khu vực thứ ba dùng tín dụng vi mô (micro-credit) để phát triển xã hội, kinh tế và con người.”
Bản ghi chú kết luận, bằng cách nhấn mạnh về “sự thách đố cơ bản” hội nghị phải đối mặt, đó là “một khi chúng ta chấp nhận rằng sự thiêu hụt lớn nhất của thời hiện đại – dù sao cũng phải chịu trách nhiệm về nhiều thành quả xã hội - đã và vẫn còn là tình đoàn kết xã hội (ở mọi cấp độ, từ địa phương đến cả toàn cầu), thì vấn đề là phải xem, khả dĩ không và bằng cách nào, sự thiếu hụt đó có thể được khắc phục bằng một đường lối mới có chủ đích và thực hiện sự phụ trợ như là một nguyên tắc xúc tiến, năng động, chứ không phải chỉ là một nguyên tắc tự vệ, chở che. Tóm lại, sự thách đố là áp dụng một kết hợp mới giữa phụ trợ và đồng cảm hầu trở thành chìa khóa để khởi động các mạch điện xã hội mà công ích tuỳ thuộc vào, chiếc chìa khóa biến đổi toàn cầu hoá thành ra ‘một nền văn minh công ích’”.
Đức Giáo Hoàng lưu ý về bí quyết đưa tới hạnh phúc
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
22:30 02/05/2008
Ngài nói theo tiếng Chúa gọi không bao giờ đem lại thất bại
VATICAN CITY Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói một tiếng “Vâng” với Chúa mở ra nguồn hạnh phúc.
Đức Giáo Hoàng khẳng định điều này trong một bức thư được phổ biến ngày thứ Bảy, gởi cho Hồng Y Anrê Vingt -Trois, tổng giám mục Paris. Sứ điệp giáo hoàng đánh dấu kỷ niệm thứ 100 của một sự hành hương giới trẻ hằng năm từ Thành Phố Ba Lê.
Cuộc hành hương trong năm nay kéo dài 6 ngày đi đến Lộ Đức, đã kết thúc vào ngày Chúa Nhật.
Trong thư ngài gởi cho hồng y, cũng là chủ tịch hội đồng giám mục Pháp, Đức Thánh Cha đã nhắc rằng năm nay đánh dấu kỷ niệm thứ 150 năm Đức Trinh Nữ Maria hiện ra cho Thánh Bernadette Soubirous.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kêu gọi giới trẻ bắt chước sự đáp ứng của chị Maria khi chị “được mời theo một cuộc hành trình lạ lùng nhưng gây bối rối. Sự sẵn sàng của chị dẫn chị tới chổ cảm nghiệm một niềm vui mà tất cả các thế hệ trước đã ca hát.”
Đức Giáo Hoàng khẳng định: ” Tiếng ‘vâng’ của chúng ta làm cho nguồn hạnh phúc thật sự tuôn ra. “ Tiếng vâng đó giải thoát ‘ cái tôi’ khỏi mọi sự khép kín nó trên chính nó. Tiếng vâng đưa cảnh nghèo cuộc sống chúng ta vào trong cảnh giàu sang và quyền hành chương trình của Thiên Chúa, không hạn chế sự tự do của chúng ta và trách nhiệm của chúng ta. […] Tiếng vâng đồng hình đồng dạng những cuộc sông chúng ta với sự sống của Chúa Kitô.”
Đức Thánh Cha khuyến khích những người trẻ “cử hành với nhiệt tình niềm vui yêu mến Chúa Kitô và tin và hy vọng nơi Người, và tin cẩn mà theo con đường khởi xướng anh em có trước mặt.”
“Tôi đặc biệt mời anh em chấp nhận bằng chứng của tổ tiên anh em trong đức tin, và học đón nhận lời Chúa—trong thinh lặng và suy niệm—để lời Chúa có thể uốn nắn tâm hồn anh em và sản xuất những hoa quả dồi dào trong anh em,” ngài nói thêm
Đức Thánh Cha kết luận cuộc hành hương này, “cũng là thời gian tốt để anh em được Chúa Giêsu hỏi: ‘Anh em muốn làm gì với những sự sống của anh em?’ Mong sao những người trong anh em mà cảm thấy tiếng gọi theo Chúa trong chức linh mục hay đời sống hiến thánh –như nhiều người trẻ đang tham gia trong những cuộc hành hương này—
đáp ứng tiếng gọi của Chúa và hiến mình hoàn toàn vào việc phục vụ Giáo Hội, với một sự sống hoàn toàn hiến cho Nước Trời. Anh em không bao giờ bị thất vọng.”
VATICAN CITY Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói một tiếng “Vâng” với Chúa mở ra nguồn hạnh phúc.
Đức Giáo Hoàng khẳng định điều này trong một bức thư được phổ biến ngày thứ Bảy, gởi cho Hồng Y Anrê Vingt -Trois, tổng giám mục Paris. Sứ điệp giáo hoàng đánh dấu kỷ niệm thứ 100 của một sự hành hương giới trẻ hằng năm từ Thành Phố Ba Lê.
Cuộc hành hương trong năm nay kéo dài 6 ngày đi đến Lộ Đức, đã kết thúc vào ngày Chúa Nhật.
Trong thư ngài gởi cho hồng y, cũng là chủ tịch hội đồng giám mục Pháp, Đức Thánh Cha đã nhắc rằng năm nay đánh dấu kỷ niệm thứ 150 năm Đức Trinh Nữ Maria hiện ra cho Thánh Bernadette Soubirous.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kêu gọi giới trẻ bắt chước sự đáp ứng của chị Maria khi chị “được mời theo một cuộc hành trình lạ lùng nhưng gây bối rối. Sự sẵn sàng của chị dẫn chị tới chổ cảm nghiệm một niềm vui mà tất cả các thế hệ trước đã ca hát.”
Đức Giáo Hoàng khẳng định: ” Tiếng ‘vâng’ của chúng ta làm cho nguồn hạnh phúc thật sự tuôn ra. “ Tiếng vâng đó giải thoát ‘ cái tôi’ khỏi mọi sự khép kín nó trên chính nó. Tiếng vâng đưa cảnh nghèo cuộc sống chúng ta vào trong cảnh giàu sang và quyền hành chương trình của Thiên Chúa, không hạn chế sự tự do của chúng ta và trách nhiệm của chúng ta. […] Tiếng vâng đồng hình đồng dạng những cuộc sông chúng ta với sự sống của Chúa Kitô.”
Đức Thánh Cha khuyến khích những người trẻ “cử hành với nhiệt tình niềm vui yêu mến Chúa Kitô và tin và hy vọng nơi Người, và tin cẩn mà theo con đường khởi xướng anh em có trước mặt.”
“Tôi đặc biệt mời anh em chấp nhận bằng chứng của tổ tiên anh em trong đức tin, và học đón nhận lời Chúa—trong thinh lặng và suy niệm—để lời Chúa có thể uốn nắn tâm hồn anh em và sản xuất những hoa quả dồi dào trong anh em,” ngài nói thêm
Đức Thánh Cha kết luận cuộc hành hương này, “cũng là thời gian tốt để anh em được Chúa Giêsu hỏi: ‘Anh em muốn làm gì với những sự sống của anh em?’ Mong sao những người trong anh em mà cảm thấy tiếng gọi theo Chúa trong chức linh mục hay đời sống hiến thánh –như nhiều người trẻ đang tham gia trong những cuộc hành hương này—
đáp ứng tiếng gọi của Chúa và hiến mình hoàn toàn vào việc phục vụ Giáo Hội, với một sự sống hoàn toàn hiến cho Nước Trời. Anh em không bao giờ bị thất vọng.”
Toàn văn thông điệp Tòa Thánh gởi cho các Phật Tử trong ngày lễ V'ESAKH
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
22:39 02/05/2008
“Chúng ta tiếp tục làm việc với nhau để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”.
VATICAN: (Zenit.org).-Sứ điệp Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Đối thoại Liên Tôn giáo, gởi cho cac phật tử nhân dịp lễ Vesakh. Thư có nhan đề “Những người Kitô Hữu và các Phật Tử: Chăm lo Hành Tinh ĐỊA CẦU.”
* * *
Các bạn Phật Tử thân mến,
1. Nhân dịp lễ Vesakh, tôi viết thư cho các bạn và những cộng đồng các bạn khắp thế giới để gởi những lời chào nồng nhiệt của tôi, cũng như những lời chào nồng nhiệt của Hội Đồng Giáo Hoàng Đối Thoại Liên Tôn Giáo.
2. Điều làm cho tôi rất vui mừng là nhớ lại những tương quan tích cực các người Công Giáo và những Phật Tử đã thụ hưởng qua nhiều năm. Tôi tin tưởng rằng cơ sở này sẽ giúp tăng cường và đào sâu tình trạng chúng ta hiểu biết nhau vì chúng ta tiếp tục làm việc chung hầu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn không những cho chính chúng ta nhưng cho toàn thể gia đình nhân loại. Kinh nghiệm dạy chúng ta rằng sự đối thoại nuôi dưỡng ý muốn trong con người và trong cộng đồng chia sẻ thiện chí và sự hài hoà đã hiện hữu, và thật tế để vươn cách can đảm hơn tới những kẻ khác, sẵng sàng ôm lấy những thách đố và những khó khăn có thể nẩy lên.
3. Đức Giáo Hoàng Giáo Hoàng Biển Đức XVI, trong Sứ Điệp 2008 của ngài gởi nhân ngày Thế Giới Hoà Bình, đã nhận xét: “Đối với gia đình nhân loại, nhà là địa cầu, là môi trường Thiên Chua Sáng Tạo đã ban cho chúng ta để ở các sáng tạo và trách nhiệm. Chúng ta cần chăm sóc môi trường: mội trường được giáo phó cho những người nam và những người nữ hầu được bảo vệ và được trau giồi với sự tự do có trách nhiệm, vì lợi ích của mọi người như là một tiêu chuẩn hướng dẫn trường ky” (so 7). Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã công bố năm 2008 như là Năm Quốc Tế của hành Tinh Địa Cầu. Với tư cách những cư dân của trái đất và những kẻ có niềm tin, những Kitô hữu và Phật Tử tôn trọng cũng một tiêu chuẩn và có một sự quan tâm chung về việc cổ võ sự chăm sóc cho môi trường mà tất cả chúng ta chia sẻ.
4. Việc bảo quản môi trường, sự cổ võ về việc phát tiển lâu dài và sự chú ý cách riêng tới sự thay đổi khí hậu, là những vấn đề có tầm quan tâm nghiêm trọng cho mọi người. Nhiều chính phủ, những tổ chức phi-chính- phủ, các công ty đa quốc, và những viện nghiên cứu và cấp ba, vì thừa nhận những hàm ý đạo đức hiện diện trong tất cả sự phát triển kinh tế và xã hội, đang đầu tư những nguồn tài chánh cũng như chia sẻ tài năng chuyên môn về sự khác biệt sinh vật học, sự thay đổi khí hậu, sự bảo vệ và bảo quản môi trường. Các nhà lãnh đạo tôn giáo, cũng vậy, đang đóng góp cho sự tranh cãi công khai. Sự đóng góp này dĩ nhiên không phải là phản ứng trước những đe dọa gây áp lực mới đây liên kết với sức nóng địa cầu. Trên thật tế chỉ qua một cuộc suy tư thâm sâu trên những tương quan giữa Thiên Chúa Sáng tạo, sự sáng tạo và các tạo vật mà những cố gắng xử lý những quan tâm môi trường sẽ không bị hảm hại bởi sự tham lam cá nhân hay là bị ngăn chận bởi quyền lợi của những nhóm riêng.
5. Trên mức độ thực tiển chúng ta những Kitô hữu và các Phật Tử không thể làm hơn để cọng tác trong những dự án củng cố trách niệm tùy thuộc mỗi người và mọi người trong chúng ta sao? Sự tái chế, sự bảo quản nghị lực, sự phòng ngừa việc phá hủy bừa bãi cây cối và sự sống thú vật và sự bảo vệ những dòng nước, tất cả đều nói về sự quản lý đầy chăm sóc, và thực tế nuôi dưỡng thiện chí và cổ võ những tương quan chân tình giữa các dân tộc. Làm như vậy, các Kitô hữu và những Phật Tử cùng chung có thể là những người báo hiệu hy vọng cho một thế giới sạch, lành mạnh và hài hòa
6. Các bạn thân mến, Tôi trông rằng chúng ta có thể cổ võ sứ điệp này trong những cộng đồng liên hệ của chúng ta qua sự giáo dục công khai và qua gương lành của chúng ta trong sự tôn trọng thiên nhiên và trong việc hành động có trách nhiệm đới với hành tinh Địa Cầu chung của chúng ta. Một lần nữa tôi xin lập lại những lời chào chân tình của tôi và cầu chúc các bạn một Lễ Vesakh Hạnh Phúc.
† Jean-Louis Cardinal Tauran
Chủ tịch
† Tổng Giám mục Pier Luigi Celata
Thư ký
VATICAN: (Zenit.org).-Sứ điệp Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Đối thoại Liên Tôn giáo, gởi cho cac phật tử nhân dịp lễ Vesakh. Thư có nhan đề “Những người Kitô Hữu và các Phật Tử: Chăm lo Hành Tinh ĐỊA CẦU.”
* * *
Các bạn Phật Tử thân mến,
1. Nhân dịp lễ Vesakh, tôi viết thư cho các bạn và những cộng đồng các bạn khắp thế giới để gởi những lời chào nồng nhiệt của tôi, cũng như những lời chào nồng nhiệt của Hội Đồng Giáo Hoàng Đối Thoại Liên Tôn Giáo.
2. Điều làm cho tôi rất vui mừng là nhớ lại những tương quan tích cực các người Công Giáo và những Phật Tử đã thụ hưởng qua nhiều năm. Tôi tin tưởng rằng cơ sở này sẽ giúp tăng cường và đào sâu tình trạng chúng ta hiểu biết nhau vì chúng ta tiếp tục làm việc chung hầu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn không những cho chính chúng ta nhưng cho toàn thể gia đình nhân loại. Kinh nghiệm dạy chúng ta rằng sự đối thoại nuôi dưỡng ý muốn trong con người và trong cộng đồng chia sẻ thiện chí và sự hài hoà đã hiện hữu, và thật tế để vươn cách can đảm hơn tới những kẻ khác, sẵng sàng ôm lấy những thách đố và những khó khăn có thể nẩy lên.
3. Đức Giáo Hoàng Giáo Hoàng Biển Đức XVI, trong Sứ Điệp 2008 của ngài gởi nhân ngày Thế Giới Hoà Bình, đã nhận xét: “Đối với gia đình nhân loại, nhà là địa cầu, là môi trường Thiên Chua Sáng Tạo đã ban cho chúng ta để ở các sáng tạo và trách nhiệm. Chúng ta cần chăm sóc môi trường: mội trường được giáo phó cho những người nam và những người nữ hầu được bảo vệ và được trau giồi với sự tự do có trách nhiệm, vì lợi ích của mọi người như là một tiêu chuẩn hướng dẫn trường ky” (so 7). Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã công bố năm 2008 như là Năm Quốc Tế của hành Tinh Địa Cầu. Với tư cách những cư dân của trái đất và những kẻ có niềm tin, những Kitô hữu và Phật Tử tôn trọng cũng một tiêu chuẩn và có một sự quan tâm chung về việc cổ võ sự chăm sóc cho môi trường mà tất cả chúng ta chia sẻ.
4. Việc bảo quản môi trường, sự cổ võ về việc phát tiển lâu dài và sự chú ý cách riêng tới sự thay đổi khí hậu, là những vấn đề có tầm quan tâm nghiêm trọng cho mọi người. Nhiều chính phủ, những tổ chức phi-chính- phủ, các công ty đa quốc, và những viện nghiên cứu và cấp ba, vì thừa nhận những hàm ý đạo đức hiện diện trong tất cả sự phát triển kinh tế và xã hội, đang đầu tư những nguồn tài chánh cũng như chia sẻ tài năng chuyên môn về sự khác biệt sinh vật học, sự thay đổi khí hậu, sự bảo vệ và bảo quản môi trường. Các nhà lãnh đạo tôn giáo, cũng vậy, đang đóng góp cho sự tranh cãi công khai. Sự đóng góp này dĩ nhiên không phải là phản ứng trước những đe dọa gây áp lực mới đây liên kết với sức nóng địa cầu. Trên thật tế chỉ qua một cuộc suy tư thâm sâu trên những tương quan giữa Thiên Chúa Sáng tạo, sự sáng tạo và các tạo vật mà những cố gắng xử lý những quan tâm môi trường sẽ không bị hảm hại bởi sự tham lam cá nhân hay là bị ngăn chận bởi quyền lợi của những nhóm riêng.
5. Trên mức độ thực tiển chúng ta những Kitô hữu và các Phật Tử không thể làm hơn để cọng tác trong những dự án củng cố trách niệm tùy thuộc mỗi người và mọi người trong chúng ta sao? Sự tái chế, sự bảo quản nghị lực, sự phòng ngừa việc phá hủy bừa bãi cây cối và sự sống thú vật và sự bảo vệ những dòng nước, tất cả đều nói về sự quản lý đầy chăm sóc, và thực tế nuôi dưỡng thiện chí và cổ võ những tương quan chân tình giữa các dân tộc. Làm như vậy, các Kitô hữu và những Phật Tử cùng chung có thể là những người báo hiệu hy vọng cho một thế giới sạch, lành mạnh và hài hòa
6. Các bạn thân mến, Tôi trông rằng chúng ta có thể cổ võ sứ điệp này trong những cộng đồng liên hệ của chúng ta qua sự giáo dục công khai và qua gương lành của chúng ta trong sự tôn trọng thiên nhiên và trong việc hành động có trách nhiệm đới với hành tinh Địa Cầu chung của chúng ta. Một lần nữa tôi xin lập lại những lời chào chân tình của tôi và cầu chúc các bạn một Lễ Vesakh Hạnh Phúc.
† Jean-Louis Cardinal Tauran
Chủ tịch
† Tổng Giám mục Pier Luigi Celata
Thư ký
Toàn văn Sứ Điệp Giáo Hoàng cho Ngày Thế Giới Truyền Thông thứ 42 (4/5)
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
22:54 02/05/2008
Chúa Nhật, 4 tháng Năm 2008
Những phương tiện: tại ngã tư đường giữa sự tự thăng tiếng và sự Phục Vụ, sự tìm kiếm sự thật hầu chia sẻ với những người khác.
Anh Chị Em thân mến,
1. Chủ đề Ngày Truyền Thông Thế Giới năm nay –“Những Phương tiện: Tại ngã tư đường giữa sự Tự-Thăng Tiến và Phục vụ. Tìm kiếm sự thật hầu chia sẻ sự thật với những kẻ khàc”- chiếu ánh sáng trên vai trò quan trọng của các phương iện trong đời sống cá nhân và xã hội. Thật sự, không có lãnh vực nào thuộc kinh nghiệm nhân bản, cách riêng với hiện tượng sâu rộng toàn cầu hoá, trong đó các phương tiện không trở thành một phần nguyên vẹn của những tương quan liên vị và của sự phát triển xã hội, kinh tế, chính trị và tôn giáo. Như tôi đã nói trong Sứ Điệp gởi cho Ngày thế Giới Hoà Bình năm nay (1 -1- 2008): ”Những phương tiện truyền thông xã hội, cách riêng, vì tiềm năng giáo dục của chúng, có một trách nhiệm đặc biệt cổ võ sự tôn trọng gia đình. làm sáng tỏ những trông đợi và quyền lợi gia đình, và trình bày tất cả vẻ đẹp gia đình” (so 5)
2. Do sự tiến hóa kỹ thuật thành công nhanh chống của chúng, các phương tiện đã sở đắc một tiềm năng kỳ lạ, đang khi làm nẩy lên những câu hỏi và những vấn đe mới và không thể tưởng tượng cho đến nay. Không chối cải sự đóng góp chúng có thể thực hiện cho sự lan truyền tin tức, cho việc biết các sự kiện và cho sự phổ biến thông tin: các phương tiện đã đóng một vai trò quyết định, ví dụ, trong việc phổ biến sự biết chữ và trong sự hoà nhập với xã hội, cũng như sự phát triển nền dân chủ và đối thoại giũa các dân tộc. Không có sự đóng góp của chúng khó mà nuôi dưỡng và tăng cường sự hiểu biết giữa các nước, hít thở sự sống vào trong những cuộc đối thoại hoà bình chung quanh địa cầu, bảo đảm lợi ích đầu tiên của sự tới được tin tức, đang khi đồng thời bảo đảm sự lưu thông tự do các ý niệm, cách riêng cổ võ những lý tưởng liên đới và công bình xã hội.
Trên thực tế, các phương tiện, nói chung, không những là những chiếc xe phổ biến các ý tưởng: chúng có thể và phải nên những dụng cụ để phục vụ một thế giới công bình và liên đới lớn hơn. Thế nhưng, thật vô phúc vì chúng có nguy cơ biến thành những hệ thống nhắm bắt phục nhân loại chấp nhận những chương trình nghị sự do những lợi ích trổi vượt thời đại áp đặt. Điều này xảy ra khi sự truyền thông được sử dụng cho những mục đích ý thức hệ hay là cho việc quảng cáo áp đảo những sản phẩm của người tiêu thụ. Tuy khẳng định trình bày sự thật, nó có thể có xu hướng hợp pháp hóa hay là áp đặt những kiểu méo mó sự sống cá nhân, gia đình hay xã hội. Hơn nữa, để thu hút thính giả và gia tăng kích thước khán giả, nó không ngại thỉnh thoảng chạy tới sự thô bỉ và bạo lực, và vượt quá mức. Các phương tiện cũng có thể trình bày và ủng hộ những kiểu phát triển giúp gia tăng hơn là giảm thiểu sự phân chia kỹ thuật giữa những xứ giàu và nghèo.
3. Nhân loại ngày nay ở tại ngã tư đường. Ta có thể áp dụng cách thích hợp cho các phương tiện điều tôi đã viết trong thông Điệp Spe Salvi liên quan tính hàm hồ của sự tiến bộ, cung cấp những khả năng mới cho sự thiện, nhưng đồng thời mở ra những khả năng khủng khiếp về sự dữ mà trước không hiện hữu (x. So 22). Do đó, chúng ta phải hỏi có phải là khôn ngoan nếu cho phép những dụng cụ truyền thông xã hội bị khai thác cho “sự tự thăng tiến bừa bãi” hay là kết thúc trong tay những kẻ sử dụng chúng hầu thao tác các lương tâm. Không phải sao đó là một ưu tiên, việc bảo đảm chúng phải phục vụ con người và công ích, và chúng phải nuôi dưỡng sự đào tạo luân lý cho sự tăng trưởng nội tại con người” (ibid.)?
Anh hưởng bất thường của chúng trên những sự sống cá nhân và xã hội đã được thừa nhận rộng rải, nhưng ngày nay cần phải nhấn mạnh sự thay đổi cấp tiến, ta cũng có thể nói sự thay đổi hoàn toàn về vai trò, mà chúng đang chịu đựng. Thời nay, ngành thông tin xem ra ngày càng đòi hỏi không những phải trình bày sự thật, nhưng quyết định sự thật, vì quyền lực và sức mạnh của sự gợi ý nó có. Ví dụ, rõ ràng trong một số tình huống các phương tiện được sử dụng không phải vì mục đích phổ biến thông tin, nhưng để “tạo dựng” những biến cố. Sư thay đổi nguy hiểm này trong phận vụ đã được nhiều nhà lãnh đạo Giáo Hội lưu tâm ghi nhận. Chính vì chúng ta xử lý những thực tại có một ảnh hưởng sâu rộng trên tất cả những chiều kích đời sống con người (luân lý, trí thức, tôn giáo, tương quan, cảm tình, văn hóa) trong đó lợi ích của con người lâm nguy, chúng ta phải nhấn mạnh không phải cái gì có thể về mặt kỹ thuật thì cũng có thể về mặt đạo đức. Do đó, ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông trên sự sống thời nay làm xuất hiện những vấn đề không thể tránh, đòi hỏi những lựa chọn và những giải pháp không thể hoãn hơn nữa.
4. Vai trò mà các phương tiện truyền thông xã hội đã sở đắt trong xã hội, bây giờ phải được xem như một phần nguyên vẹn của vấn đề “nhân loại học” đang nổi bật như thách đố chìa khóa của ngàn năm thứ ba. Đúng như chúng ta thấy xảy ra trong những lãnh địa như sự sống con người, hôn nhân và gia đình, và trong những vấn đề lớn đương thời như hoà bình, công lý và bảo vệ tạo vật, như vậy cũng trong phạm vi truyền thông xã hội có những chiều kích thiết yếu của con người và sự thật liên quan con người đóng vai trò.
Khi sự truyền thông mất sự củng cố đạo đức của nó và trốn tránh sự khiểm soát của xã hội, cuối cùng nó không còn coi trọng tính trung tâm và phẩm giá bất khả xâm phạm của con người. Như một hậu quả, nó liều gây một ảnh hưởng tiêu cực trên lương tâm và những sự chọn của dân chúng, và qui định dứt khoát sự tự do và chính sự sống của họ. Vì lẽ này điều thiết yếu là các sự trưyền thông xã hội phải siêng năng bảo vể con người và tôn trọng đầy đủ nhân phẩm. Bây giờ nhiều người tưởng cần, trong phạm vị này, đến “info-ethics” (thông tin đạo đức), đúng như chúng ta có sinh học đạo đức (bioethics) trong lãnh vực y tế và trong việc nghiên cứu khoa học liên kết với sự sống.
5. Các phương tiện phải tránh trở nên những kẻ phát ngôn thuyết vật chất kinh tế và thuyết tương đối đạo đức, là những tai hoạ thật thời đại chúng ta. Ngược lại, chúng có thể và phải góp phần dạy chân lý về nhân loại, và bênh vực nhân loại khỏi những kẻ có xu hướng từ chối hay phá hoại nhân loại. Người ta cũng có thể nói sự tìm kiếm và trình bày sự thật về nhân loại là ơn gọi cao nhất của sự truyền thông xã hội. Việc sử dụng vì mục đích này nhiều kỹ thuật thanh lịch và và hấp dẫn mà các phương tiện có sẵn là một nhiệm vụ hứng thú, được giao phó trước hết cho những người quản lý và những kẻ điều hành trong khu vực. Nhưng đó là một nhiệm vụ liên hệ chúng ta tất cả tới một mức nào đó, bởi vì tất cả chúng ta là những kẻ tiêu thụ và điều hành những truyền thông xã hội trong thời đại toàn cầu hóa này. Những tân phương tiện –những viễn thông và internet cách riêng - đang thay đổi chính gương mặt của sự truyền thông; có lẽ đây là một thuận lợi có giá trị để tái hình thành nó, để cho dễ thấy hơn, như đấng tiền nhiệm tôi Đức Giáo Hoàng Phaolô II đã nói, những yếu tố thiết yêu và cần thiết của sự thật về con người (x. Tông Thư the Rapid Development, 10).
6. Con người khao khát sư thật, họ kiếm sự thật; sự kiện này được minh họa bởi sự chú ý và sự thành công hoàn thành bởi rất nhiều xuất bản, chương trình hay là sự bịa đặt phẩm chất trong đó chân lý, vẻ đẹp và sự cao cả con người, gòm chiều kích tôn giáo của con người, được nhận biết và trình bày cách tán thành. Chúa Giêsu đã nói: “Các ông sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8:32).
Sự thật giải phóng chúng ta là Chúa Kitô, bởi vì chỉ một mình Người có thể đáp ứng đầy đủ lòng khao khát sự thật và tình yêu hiện diện trong con tim con người. Những ai đã gặp Người và đã đón tiếp cách nhiệt tình sứ điệp của Người kinh nghiệm sự ao ước không nén được để chia sẻ và truyền thông sự thật này. Như Thánh Gioan viết, “Điều vẫn có ngay từ khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng và tay chúng tôi đã chạm đến liên quan lời hằng sống…chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi. Mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha, và với Đức Giêsu Kitô, Con của Người. Những điều này chúng tôi viết ra để niềm vui của chúng ta được nên trọn vẹn” ( 1 Ga 1: 1-3)
Chúng ta hãy xin Chúa Thánh thần cho xuất hiện những người truyền thông can đảm và những chứng nhân đích thực cho sự thật, trung thành với mệnh lệnh Chúa Kitô và nhiệt tình với sứ điệp đức tin, những người truyền thông đó sẽ “giải thích những nhu cầu văn hóa hiện đại, dấn thân đến gần thời đại những hiệp thông không như một thời gian làm cho xa lạ và hỗn loạn, nhưng như một thời gian có giá trị cho sự tìm kiếm sự thật và phát triển sự hiệp thông giữa những cá nhân và dân tộc” ( Gioan Phaolo II, Address to the Conference for those working in Communications and Culture, 9 November 2002).
Với những cầu chúc này, tôi chân tình ban Phép Lành của tôi cho tất cả.
Từ Vatican, 23 tháng Giêng 2008, Lễ Thánh Phanxicô đờ Xan (Francis de Sales)
Giáo Hoàng Biển Đức XVI
Những phương tiện: tại ngã tư đường giữa sự tự thăng tiếng và sự Phục Vụ, sự tìm kiếm sự thật hầu chia sẻ với những người khác.
Anh Chị Em thân mến,
1. Chủ đề Ngày Truyền Thông Thế Giới năm nay –“Những Phương tiện: Tại ngã tư đường giữa sự Tự-Thăng Tiến và Phục vụ. Tìm kiếm sự thật hầu chia sẻ sự thật với những kẻ khàc”- chiếu ánh sáng trên vai trò quan trọng của các phương iện trong đời sống cá nhân và xã hội. Thật sự, không có lãnh vực nào thuộc kinh nghiệm nhân bản, cách riêng với hiện tượng sâu rộng toàn cầu hoá, trong đó các phương tiện không trở thành một phần nguyên vẹn của những tương quan liên vị và của sự phát triển xã hội, kinh tế, chính trị và tôn giáo. Như tôi đã nói trong Sứ Điệp gởi cho Ngày thế Giới Hoà Bình năm nay (1 -1- 2008): ”Những phương tiện truyền thông xã hội, cách riêng, vì tiềm năng giáo dục của chúng, có một trách nhiệm đặc biệt cổ võ sự tôn trọng gia đình. làm sáng tỏ những trông đợi và quyền lợi gia đình, và trình bày tất cả vẻ đẹp gia đình” (so 5)
2. Do sự tiến hóa kỹ thuật thành công nhanh chống của chúng, các phương tiện đã sở đắc một tiềm năng kỳ lạ, đang khi làm nẩy lên những câu hỏi và những vấn đe mới và không thể tưởng tượng cho đến nay. Không chối cải sự đóng góp chúng có thể thực hiện cho sự lan truyền tin tức, cho việc biết các sự kiện và cho sự phổ biến thông tin: các phương tiện đã đóng một vai trò quyết định, ví dụ, trong việc phổ biến sự biết chữ và trong sự hoà nhập với xã hội, cũng như sự phát triển nền dân chủ và đối thoại giũa các dân tộc. Không có sự đóng góp của chúng khó mà nuôi dưỡng và tăng cường sự hiểu biết giữa các nước, hít thở sự sống vào trong những cuộc đối thoại hoà bình chung quanh địa cầu, bảo đảm lợi ích đầu tiên của sự tới được tin tức, đang khi đồng thời bảo đảm sự lưu thông tự do các ý niệm, cách riêng cổ võ những lý tưởng liên đới và công bình xã hội.
Trên thực tế, các phương tiện, nói chung, không những là những chiếc xe phổ biến các ý tưởng: chúng có thể và phải nên những dụng cụ để phục vụ một thế giới công bình và liên đới lớn hơn. Thế nhưng, thật vô phúc vì chúng có nguy cơ biến thành những hệ thống nhắm bắt phục nhân loại chấp nhận những chương trình nghị sự do những lợi ích trổi vượt thời đại áp đặt. Điều này xảy ra khi sự truyền thông được sử dụng cho những mục đích ý thức hệ hay là cho việc quảng cáo áp đảo những sản phẩm của người tiêu thụ. Tuy khẳng định trình bày sự thật, nó có thể có xu hướng hợp pháp hóa hay là áp đặt những kiểu méo mó sự sống cá nhân, gia đình hay xã hội. Hơn nữa, để thu hút thính giả và gia tăng kích thước khán giả, nó không ngại thỉnh thoảng chạy tới sự thô bỉ và bạo lực, và vượt quá mức. Các phương tiện cũng có thể trình bày và ủng hộ những kiểu phát triển giúp gia tăng hơn là giảm thiểu sự phân chia kỹ thuật giữa những xứ giàu và nghèo.
3. Nhân loại ngày nay ở tại ngã tư đường. Ta có thể áp dụng cách thích hợp cho các phương tiện điều tôi đã viết trong thông Điệp Spe Salvi liên quan tính hàm hồ của sự tiến bộ, cung cấp những khả năng mới cho sự thiện, nhưng đồng thời mở ra những khả năng khủng khiếp về sự dữ mà trước không hiện hữu (x. So 22). Do đó, chúng ta phải hỏi có phải là khôn ngoan nếu cho phép những dụng cụ truyền thông xã hội bị khai thác cho “sự tự thăng tiến bừa bãi” hay là kết thúc trong tay những kẻ sử dụng chúng hầu thao tác các lương tâm. Không phải sao đó là một ưu tiên, việc bảo đảm chúng phải phục vụ con người và công ích, và chúng phải nuôi dưỡng sự đào tạo luân lý cho sự tăng trưởng nội tại con người” (ibid.)?
Anh hưởng bất thường của chúng trên những sự sống cá nhân và xã hội đã được thừa nhận rộng rải, nhưng ngày nay cần phải nhấn mạnh sự thay đổi cấp tiến, ta cũng có thể nói sự thay đổi hoàn toàn về vai trò, mà chúng đang chịu đựng. Thời nay, ngành thông tin xem ra ngày càng đòi hỏi không những phải trình bày sự thật, nhưng quyết định sự thật, vì quyền lực và sức mạnh của sự gợi ý nó có. Ví dụ, rõ ràng trong một số tình huống các phương tiện được sử dụng không phải vì mục đích phổ biến thông tin, nhưng để “tạo dựng” những biến cố. Sư thay đổi nguy hiểm này trong phận vụ đã được nhiều nhà lãnh đạo Giáo Hội lưu tâm ghi nhận. Chính vì chúng ta xử lý những thực tại có một ảnh hưởng sâu rộng trên tất cả những chiều kích đời sống con người (luân lý, trí thức, tôn giáo, tương quan, cảm tình, văn hóa) trong đó lợi ích của con người lâm nguy, chúng ta phải nhấn mạnh không phải cái gì có thể về mặt kỹ thuật thì cũng có thể về mặt đạo đức. Do đó, ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông trên sự sống thời nay làm xuất hiện những vấn đề không thể tránh, đòi hỏi những lựa chọn và những giải pháp không thể hoãn hơn nữa.
4. Vai trò mà các phương tiện truyền thông xã hội đã sở đắt trong xã hội, bây giờ phải được xem như một phần nguyên vẹn của vấn đề “nhân loại học” đang nổi bật như thách đố chìa khóa của ngàn năm thứ ba. Đúng như chúng ta thấy xảy ra trong những lãnh địa như sự sống con người, hôn nhân và gia đình, và trong những vấn đề lớn đương thời như hoà bình, công lý và bảo vệ tạo vật, như vậy cũng trong phạm vi truyền thông xã hội có những chiều kích thiết yếu của con người và sự thật liên quan con người đóng vai trò.
Khi sự truyền thông mất sự củng cố đạo đức của nó và trốn tránh sự khiểm soát của xã hội, cuối cùng nó không còn coi trọng tính trung tâm và phẩm giá bất khả xâm phạm của con người. Như một hậu quả, nó liều gây một ảnh hưởng tiêu cực trên lương tâm và những sự chọn của dân chúng, và qui định dứt khoát sự tự do và chính sự sống của họ. Vì lẽ này điều thiết yếu là các sự trưyền thông xã hội phải siêng năng bảo vể con người và tôn trọng đầy đủ nhân phẩm. Bây giờ nhiều người tưởng cần, trong phạm vị này, đến “info-ethics” (thông tin đạo đức), đúng như chúng ta có sinh học đạo đức (bioethics) trong lãnh vực y tế và trong việc nghiên cứu khoa học liên kết với sự sống.
5. Các phương tiện phải tránh trở nên những kẻ phát ngôn thuyết vật chất kinh tế và thuyết tương đối đạo đức, là những tai hoạ thật thời đại chúng ta. Ngược lại, chúng có thể và phải góp phần dạy chân lý về nhân loại, và bênh vực nhân loại khỏi những kẻ có xu hướng từ chối hay phá hoại nhân loại. Người ta cũng có thể nói sự tìm kiếm và trình bày sự thật về nhân loại là ơn gọi cao nhất của sự truyền thông xã hội. Việc sử dụng vì mục đích này nhiều kỹ thuật thanh lịch và và hấp dẫn mà các phương tiện có sẵn là một nhiệm vụ hứng thú, được giao phó trước hết cho những người quản lý và những kẻ điều hành trong khu vực. Nhưng đó là một nhiệm vụ liên hệ chúng ta tất cả tới một mức nào đó, bởi vì tất cả chúng ta là những kẻ tiêu thụ và điều hành những truyền thông xã hội trong thời đại toàn cầu hóa này. Những tân phương tiện –những viễn thông và internet cách riêng - đang thay đổi chính gương mặt của sự truyền thông; có lẽ đây là một thuận lợi có giá trị để tái hình thành nó, để cho dễ thấy hơn, như đấng tiền nhiệm tôi Đức Giáo Hoàng Phaolô II đã nói, những yếu tố thiết yêu và cần thiết của sự thật về con người (x. Tông Thư the Rapid Development, 10).
6. Con người khao khát sư thật, họ kiếm sự thật; sự kiện này được minh họa bởi sự chú ý và sự thành công hoàn thành bởi rất nhiều xuất bản, chương trình hay là sự bịa đặt phẩm chất trong đó chân lý, vẻ đẹp và sự cao cả con người, gòm chiều kích tôn giáo của con người, được nhận biết và trình bày cách tán thành. Chúa Giêsu đã nói: “Các ông sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8:32).
Sự thật giải phóng chúng ta là Chúa Kitô, bởi vì chỉ một mình Người có thể đáp ứng đầy đủ lòng khao khát sự thật và tình yêu hiện diện trong con tim con người. Những ai đã gặp Người và đã đón tiếp cách nhiệt tình sứ điệp của Người kinh nghiệm sự ao ước không nén được để chia sẻ và truyền thông sự thật này. Như Thánh Gioan viết, “Điều vẫn có ngay từ khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng và tay chúng tôi đã chạm đến liên quan lời hằng sống…chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi. Mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha, và với Đức Giêsu Kitô, Con của Người. Những điều này chúng tôi viết ra để niềm vui của chúng ta được nên trọn vẹn” ( 1 Ga 1: 1-3)
Chúng ta hãy xin Chúa Thánh thần cho xuất hiện những người truyền thông can đảm và những chứng nhân đích thực cho sự thật, trung thành với mệnh lệnh Chúa Kitô và nhiệt tình với sứ điệp đức tin, những người truyền thông đó sẽ “giải thích những nhu cầu văn hóa hiện đại, dấn thân đến gần thời đại những hiệp thông không như một thời gian làm cho xa lạ và hỗn loạn, nhưng như một thời gian có giá trị cho sự tìm kiếm sự thật và phát triển sự hiệp thông giữa những cá nhân và dân tộc” ( Gioan Phaolo II, Address to the Conference for those working in Communications and Culture, 9 November 2002).
Với những cầu chúc này, tôi chân tình ban Phép Lành của tôi cho tất cả.
Từ Vatican, 23 tháng Giêng 2008, Lễ Thánh Phanxicô đờ Xan (Francis de Sales)
Giáo Hoàng Biển Đức XVI
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cảm nhận sự nâng đỡ của Giáo Hội Hoa Kỳ
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
23:16 02/05/2008
Đức Thánh Cha suy tư vè những điểm nổi bật nhất của chuyển Tông Du 15-21/4 tại Hoa Kỳ.
VATICAN (Zenit.org).-Đức Biển Đức XVI nói rằng trong chuyến tông du của ngài đến Hoa Kỳ, ngài cảm nghiệm rõ ràng sự nâng đở của Giáo Hội cho sứ vụ của ngài trong tư cách người Kế Vị Thánh Phêrô.
Đức Giáo Hoàng đã khẳng định điều này hôm nay trong bài huấn từ của ngài qua buổi tiếp kiến chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô, mà ngài dành để suy niệm về chuyến tông du của ngài những ngày 15-21 /4 tại Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ.
“Tôi đã vui mừng về việc tôi đích thân viếng thăm, lần đầu tiên trong tư cách người Kế Vị Phêrô, cư dân yêu dấu Hoa Kỳ, đê củng cố các người Công Giáo trong đức tin của họ, để đổi mới và gia tăng tình huynh đệ với mọi người Kitô hữu, và để loan báo cho mọi người sứ điệp của ‘Chúa Kitô niềm Hy vọng Chúng ta,” Đức Thánh Cha nói, khi trưng dẫn chủ đề cuộc tông du.
Đức Thánh Cha nói tại Nhà Trắng, ngài đã “có khả năng tỏ lòng kính trọng dối với xứ lớn này, xứ mà từ đầu đã được xây dựng dựa trên sự kết hợp vui vẻ với nhau các nguyên lý tôn giáo, đạo đức và chính trị, và tiếp tục nên một gương giá trị về chủ nghĩa thế tục lành mạnh, nơi chiều kích tôn giáo, trong sự khác biệt những sư diễn tả của nó, không những được dung tha mà còn được đánh giá như ‘linh hồn’ quốc gia và sự bảo đảm cơ bản những quyền và những nhiệm vụ con người.”
Khi nhắc tới cuộc hợp của ngài với các giám mục quốc gia, Đức Thánh Cha nói: “Tôi đã có khả năng nâng đỡ anh em giám mục trong nhiệm vụ khó khăn các ngài là gieo vải Tin Mừng trong một xã hội được đánh dấu bằng nhiều trái nghịch, đe dọa sự cố kết của các tín hữu và của chính hàng giáo sĩ. Tôi đã khuyến khích các anh em tôi lên tiếng trong những vấn đề luân lý và xã hội hiện hành và đào tạo những tín hữu giáo dân hầu họ trở nên chất ‘men’ tốt trong cộng đồng dân sự, khởi đầu từ tế bào căn bản là gia đình.
“Theo chiều hướng này, tôi đã khuyên anh em tái đề nghị bí tính hôn nhân, như là một ân huệ và một sự cam kết bất khả phân lý giữa một người nam và một ngừoi nữ, môi trường tự nhiên cho việc đón nhận và giáo dục con cái.”
Sự sống và hoà bình
Đức Giám Mục Roma nói sự giáo dục là một trong những thách đố ngày nay của chúng ta, và ngài nói vì lý do này mà ngài đã gặp những người lãnh đạo các trường học và các đại học viện.
“Nhiệm vụ giáo dục là một phần nguyên vẹn sứ vụ của Giáo Hội, và cộng đồng Giáo Hội Hoa Kỳ. đã luôn luôn dấn thân trong lãnh vực này, đồng thời cống hiến một dịch vụ xã hội và văn hoá cả thể cho toàn xứ,” ngài nói. “Điều quan trọng là điều này có thể tiếp diễn. Và cũng vậy điều quan trọng là chăm sóc phẩm chất những trung tâm giáo dục Công Giáo hầu tại đó, [các sinh viên] được thật sự giáo dục tới mức đo tầm vóc đầy đủ’ của Chúa Kitô, kết hợp chung đức tin và lý trí, chân lý và sự tự do.” ‘
Đức Biển Đức XVI đã khẳng định rằng những cuộc họp đại kết và liên tôn giáo của ngài là một phần quan trọng cuộc tông du của ngài.
“Tôi nhấn mạnh trách nhiệm to lớn của các đại diện tôn giáo, trong việc dạy sự tôn trọng và sự bất bạo động, và trong sự nuôi dưởng những vấn đề sâu xa nhất thuộc lương tâm con người”.
Quay sự chú tâm của ngài tới phần hai cuộc tông du, đưa ngài tới Nữu Ước, Đức Giào Hoàng nhắc lại cuộc thăm viếng của ngài tại Liên hiệp Quốc dịp kỷ niệm thứ 60 Bản Công Bố Chung Nhân Quyền.
“Chúa quan phòng đã cho phép tôi củng cố, trong đại hội quốc tế cả thể và uy quyền nhất, giá trị của tuyên ngôn này, bằng cách nhắc nhớ nền tảng phổ quát của nó, tức là, phẩm giá con người được Thiên Chúa tạo thành giống hình ành Người và nên giống Người để cộng tác trong thế giới với ý định cao cả cửa Người về sự sống và hoà bình.”
Người đã tiếp tục: “Sự tôn trọng các nhân quyền kết rễ, cũng như trong hoà bình, trong ‘công lý,’ tức là, trong một trật tự đạo đức có giá trị qua mọi thời gian và cho mọi dân tộc, điều này có thể tổng kết trong câu tục ngữ thời danh: “Đứng làm cho những kẻ khác điều anh em không muốn những kẻ khác làm cho mình.’ […] Trên nền tảng này, làm thành sự đóng góp tiêu biểu của Toà Thánh đối với Tổ Chức Liên-Hiệp-Quốc, tôi đã lập lại và hôm nay lập lại, sự dấn thân của Giáo Hôi Công Giáo trong việc góp phần gia tăng những tương quan quốc tế, được tiêu biểu bởi những nguyên lý trách nhiệm và liên đới.”
Được khắc sâu
Có những lúc trong thời gian của Đức Giáo Hoàng tại Nữu Ước mà ngài nói ‘đã in sâu trong tâm trí ngài.”
Một trong những lúc đó, ngài nhắc lại, là Thánh Lễ trong Nhà Thờ Chánh Toa Thánh Patrick với các linh mục và những người hiến thánh.
Đức Giáo Hoàng khẳng định “Tôi sẽ không bao giờ quên sức nồng ấm mà họ đã tỏ bày để kỷ niệm năm thứ ba sự chọn tôi giữ Toà Phêrô, “. “Đó là một lúc xúc động, trong đó tôi cảm nghiệm cách rõ rệt tất cả sự nâng dỡ của Giáo Hội đối với thừa tác vụ của tôi.”
“Sau cùng,” ngài nói thêm, cuộc thăm viếng của tôi cuối cùng đã dẫn đến việc cử hành Thánh Thể trong Sân Vận Động Yankee tại Nữu Ước: Tôi sẽ mang trong tâm hồn tôi lễ hội đức tin và tình huynh đệ này, với tinh thần lễ hội này tôi đã cử hành 200 năm của những giáo phận xưa nhất Bắc Mỹ. Đoàn chiên nhỏ nguyên thủy đã phát triển cách vĩ đại, bằng cách tự làm giàu với đức tin và các truyền thống của những làn sóng di dân kế tiếp.
“Với Giáo Hội này, bây giờ đối mặt những thách đố của hiện tại, tôi đã vui mừng loan báo lại ‘Chúa Kitô niềm Hy Vọng của Chúng Ta’ hôm qua, hôm nay và mãi mãi.”
VATICAN (Zenit.org).-Đức Biển Đức XVI nói rằng trong chuyến tông du của ngài đến Hoa Kỳ, ngài cảm nghiệm rõ ràng sự nâng đở của Giáo Hội cho sứ vụ của ngài trong tư cách người Kế Vị Thánh Phêrô.
Đức Giáo Hoàng đã khẳng định điều này hôm nay trong bài huấn từ của ngài qua buổi tiếp kiến chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô, mà ngài dành để suy niệm về chuyến tông du của ngài những ngày 15-21 /4 tại Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ.
“Tôi đã vui mừng về việc tôi đích thân viếng thăm, lần đầu tiên trong tư cách người Kế Vị Phêrô, cư dân yêu dấu Hoa Kỳ, đê củng cố các người Công Giáo trong đức tin của họ, để đổi mới và gia tăng tình huynh đệ với mọi người Kitô hữu, và để loan báo cho mọi người sứ điệp của ‘Chúa Kitô niềm Hy vọng Chúng ta,” Đức Thánh Cha nói, khi trưng dẫn chủ đề cuộc tông du.
Đức Thánh Cha nói tại Nhà Trắng, ngài đã “có khả năng tỏ lòng kính trọng dối với xứ lớn này, xứ mà từ đầu đã được xây dựng dựa trên sự kết hợp vui vẻ với nhau các nguyên lý tôn giáo, đạo đức và chính trị, và tiếp tục nên một gương giá trị về chủ nghĩa thế tục lành mạnh, nơi chiều kích tôn giáo, trong sự khác biệt những sư diễn tả của nó, không những được dung tha mà còn được đánh giá như ‘linh hồn’ quốc gia và sự bảo đảm cơ bản những quyền và những nhiệm vụ con người.”
Khi nhắc tới cuộc hợp của ngài với các giám mục quốc gia, Đức Thánh Cha nói: “Tôi đã có khả năng nâng đỡ anh em giám mục trong nhiệm vụ khó khăn các ngài là gieo vải Tin Mừng trong một xã hội được đánh dấu bằng nhiều trái nghịch, đe dọa sự cố kết của các tín hữu và của chính hàng giáo sĩ. Tôi đã khuyến khích các anh em tôi lên tiếng trong những vấn đề luân lý và xã hội hiện hành và đào tạo những tín hữu giáo dân hầu họ trở nên chất ‘men’ tốt trong cộng đồng dân sự, khởi đầu từ tế bào căn bản là gia đình.
“Theo chiều hướng này, tôi đã khuyên anh em tái đề nghị bí tính hôn nhân, như là một ân huệ và một sự cam kết bất khả phân lý giữa một người nam và một ngừoi nữ, môi trường tự nhiên cho việc đón nhận và giáo dục con cái.”
Sự sống và hoà bình
Đức Giám Mục Roma nói sự giáo dục là một trong những thách đố ngày nay của chúng ta, và ngài nói vì lý do này mà ngài đã gặp những người lãnh đạo các trường học và các đại học viện.
“Nhiệm vụ giáo dục là một phần nguyên vẹn sứ vụ của Giáo Hội, và cộng đồng Giáo Hội Hoa Kỳ. đã luôn luôn dấn thân trong lãnh vực này, đồng thời cống hiến một dịch vụ xã hội và văn hoá cả thể cho toàn xứ,” ngài nói. “Điều quan trọng là điều này có thể tiếp diễn. Và cũng vậy điều quan trọng là chăm sóc phẩm chất những trung tâm giáo dục Công Giáo hầu tại đó, [các sinh viên] được thật sự giáo dục tới mức đo tầm vóc đầy đủ’ của Chúa Kitô, kết hợp chung đức tin và lý trí, chân lý và sự tự do.” ‘
Đức Biển Đức XVI đã khẳng định rằng những cuộc họp đại kết và liên tôn giáo của ngài là một phần quan trọng cuộc tông du của ngài.
“Tôi nhấn mạnh trách nhiệm to lớn của các đại diện tôn giáo, trong việc dạy sự tôn trọng và sự bất bạo động, và trong sự nuôi dưởng những vấn đề sâu xa nhất thuộc lương tâm con người”.
Quay sự chú tâm của ngài tới phần hai cuộc tông du, đưa ngài tới Nữu Ước, Đức Giào Hoàng nhắc lại cuộc thăm viếng của ngài tại Liên hiệp Quốc dịp kỷ niệm thứ 60 Bản Công Bố Chung Nhân Quyền.
“Chúa quan phòng đã cho phép tôi củng cố, trong đại hội quốc tế cả thể và uy quyền nhất, giá trị của tuyên ngôn này, bằng cách nhắc nhớ nền tảng phổ quát của nó, tức là, phẩm giá con người được Thiên Chúa tạo thành giống hình ành Người và nên giống Người để cộng tác trong thế giới với ý định cao cả cửa Người về sự sống và hoà bình.”
Người đã tiếp tục: “Sự tôn trọng các nhân quyền kết rễ, cũng như trong hoà bình, trong ‘công lý,’ tức là, trong một trật tự đạo đức có giá trị qua mọi thời gian và cho mọi dân tộc, điều này có thể tổng kết trong câu tục ngữ thời danh: “Đứng làm cho những kẻ khác điều anh em không muốn những kẻ khác làm cho mình.’ […] Trên nền tảng này, làm thành sự đóng góp tiêu biểu của Toà Thánh đối với Tổ Chức Liên-Hiệp-Quốc, tôi đã lập lại và hôm nay lập lại, sự dấn thân của Giáo Hôi Công Giáo trong việc góp phần gia tăng những tương quan quốc tế, được tiêu biểu bởi những nguyên lý trách nhiệm và liên đới.”
Được khắc sâu
Có những lúc trong thời gian của Đức Giáo Hoàng tại Nữu Ước mà ngài nói ‘đã in sâu trong tâm trí ngài.”
Một trong những lúc đó, ngài nhắc lại, là Thánh Lễ trong Nhà Thờ Chánh Toa Thánh Patrick với các linh mục và những người hiến thánh.
Đức Giáo Hoàng khẳng định “Tôi sẽ không bao giờ quên sức nồng ấm mà họ đã tỏ bày để kỷ niệm năm thứ ba sự chọn tôi giữ Toà Phêrô, “. “Đó là một lúc xúc động, trong đó tôi cảm nghiệm cách rõ rệt tất cả sự nâng dỡ của Giáo Hội đối với thừa tác vụ của tôi.”
“Sau cùng,” ngài nói thêm, cuộc thăm viếng của tôi cuối cùng đã dẫn đến việc cử hành Thánh Thể trong Sân Vận Động Yankee tại Nữu Ước: Tôi sẽ mang trong tâm hồn tôi lễ hội đức tin và tình huynh đệ này, với tinh thần lễ hội này tôi đã cử hành 200 năm của những giáo phận xưa nhất Bắc Mỹ. Đoàn chiên nhỏ nguyên thủy đã phát triển cách vĩ đại, bằng cách tự làm giàu với đức tin và các truyền thống của những làn sóng di dân kế tiếp.
“Với Giáo Hội này, bây giờ đối mặt những thách đố của hiện tại, tôi đã vui mừng loan báo lại ‘Chúa Kitô niềm Hy Vọng của Chúng Ta’ hôm qua, hôm nay và mãi mãi.”
Top Stories
Vatican puts Blessed Damien, patron of Aids sufferers, on the road to sainthood
Daily Mail
13:11 02/05/2008
Vatican puts Blessed Damien, patron of Aids sufferers, on the road to sainthood
The Vatican today cleared the way for the canonisation of the unofficial patron saint of HIV/Aids sufferers.
Theologians have ruled that a Hawaiian woman was inexplicably cured from lung cancer as a result of praying at the graveside of Blessed Damien de Veuster, a Belgian missionary.
His cause now needs only to be rubber-stamped by the Vatican's Congregation for the Causes of Saints and given the nod from Pope Benedict XVI before he can be declared a saint.
Blessed Damien: The Belgian missionary lived among lepers in the Pacific and died from leprosy in 1889
His canonisation, expected later this year, will draw hundreds of thousands of supporters to Rome because of the huge following that has grown around Father Damien since his death more than a century ago.
The Belgian missionary, who died in 1889, became famous for living among lepers in the Pacific islands - only to die from leprosy himself.
He has been adopted by many HIV/AIDS sufferers as their unofficial patron saint because they feel stigmatised by their disease in the same way lepers were in previous centuries.
He is also the patron saint of Hawaii, where his statue stands outside the state parliament building.
After a poll in Belgium in 2005 Father Damien was named “the Greatest Belgian throughout Belgian History”.
He was beatified by Pope John Paul II in Brussels in 1995 following the first of two "miracles" needed to declare him a saint.
The second miracle is said to have come after Audrey Toguchi, now 80, who had aggressive lung cancer, prayed for healing at his graveside in Molokai, Hawaii.
She had been strongly advised to undergo chemotherapy but refused, telling doctors that she wanted to instead pray to Blessed Damien, whom she had admired since a child. The cancer disappeared without treatment.
The case was documented by Dr Walter Chang, the woman's doctor, who is not a Catholic, in the October 2000 issue of the Hawaii Medical Journal.
Father Damien, a member of the Congregation of the Sacred Hearts of Jesus and Mary, died in1889 at the age of 49.
He had been working with lepers segregated on to a colony on the Hawaiian island of Molokai, knowing all along he would eventually contract and die from the disease, for which at the time there was no known cure.
Hawaii's other candidate for sainthood is Blessed Marianne Cope, Father Damien's successor in Kalaupapa, who was beatified in 2005.
(Source: By Simon Caldwell/Daily Mail)
The Vatican today cleared the way for the canonisation of the unofficial patron saint of HIV/Aids sufferers.
Theologians have ruled that a Hawaiian woman was inexplicably cured from lung cancer as a result of praying at the graveside of Blessed Damien de Veuster, a Belgian missionary.
His cause now needs only to be rubber-stamped by the Vatican's Congregation for the Causes of Saints and given the nod from Pope Benedict XVI before he can be declared a saint.
Blessed Damien: The Belgian missionary lived among lepers in the Pacific and died from leprosy in 1889
His canonisation, expected later this year, will draw hundreds of thousands of supporters to Rome because of the huge following that has grown around Father Damien since his death more than a century ago.
The Belgian missionary, who died in 1889, became famous for living among lepers in the Pacific islands - only to die from leprosy himself.
He has been adopted by many HIV/AIDS sufferers as their unofficial patron saint because they feel stigmatised by their disease in the same way lepers were in previous centuries.
He is also the patron saint of Hawaii, where his statue stands outside the state parliament building.
After a poll in Belgium in 2005 Father Damien was named “the Greatest Belgian throughout Belgian History”.
He was beatified by Pope John Paul II in Brussels in 1995 following the first of two "miracles" needed to declare him a saint.
The second miracle is said to have come after Audrey Toguchi, now 80, who had aggressive lung cancer, prayed for healing at his graveside in Molokai, Hawaii.
She had been strongly advised to undergo chemotherapy but refused, telling doctors that she wanted to instead pray to Blessed Damien, whom she had admired since a child. The cancer disappeared without treatment.
The case was documented by Dr Walter Chang, the woman's doctor, who is not a Catholic, in the October 2000 issue of the Hawaii Medical Journal.
Father Damien, a member of the Congregation of the Sacred Hearts of Jesus and Mary, died in1889 at the age of 49.
He had been working with lepers segregated on to a colony on the Hawaiian island of Molokai, knowing all along he would eventually contract and die from the disease, for which at the time there was no known cure.
Hawaii's other candidate for sainthood is Blessed Marianne Cope, Father Damien's successor in Kalaupapa, who was beatified in 2005.
(Source: By Simon Caldwell/Daily Mail)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giới thiệu Luận Án Tiến Sĩ của Lm Xuân Thảo: Hội Nhập Văn Hóa Thánh Ca Phụng Vụ Tại Việt Nam.
Trần Văn Khê
21:41 02/05/2008
LỜI GIỚI THIỆU LUẬN ÁN TIẾN SĨ VỚI ĐỀ TÀI
“HỘI NHẬP VĂN HOÁ THÁNH CA PHỤNG VỤ TẠI VIỆT NAM”
CỦA LINH MỤC NGUYỄN XUÂN THẢO
Trong cuộc đời giảng dạy về Âm nhạc học trên các Trường Đại học Âu Mỹ, tôi chưa có dịp đọc một Luận án nào mà cảm thấy thoả mãn về mặt Nhạc học như Luận án này.
Đầu tiên, tôi đã ngạc nhiên về sự phong phú của những tư liệu mà Linh mục sưu tầm để hoàn thành Luận án Tiến sĩ:
Linh mục đã tiếp cận với các ca trưởng qua các bản thăm dò, cũng như với những nguồn tư liệu liên quan đến các Cộng đồng Công giáo và ghi lại với những con số một cách chính xác như những bản thống kê.
Tác giả đã đọc rất nhiều sách báo được xuất bản bằng 3 thứ tiếng Anh / Pháp / Việt, về vấn đề “Dân ca cổ nhạc Việt Nam”. Lĩnh hội rất đúng nội dung của các tư liệu đó. Tôi chỉ căn cứ vào những đoạn Linh mục đã ghi lại sau khi đã tham khảo những bài báo và sách của tôi.
Hơn nữa, Linh mục đã nghiên cứu tường tận và ký âm rất chính xác nhiều bài dân ca cổ nhạc Việt Nam của ba miền Đất nước về mặt Ngôn ngữ (thanh giọng và luật bằng trắc trong cấu trúc thi ca) – Văn chương (nội dung lời thơ, những điểm hay trong các câu thơ Lục Bát và Lục Bát biến thể) – Âm nhạc (âm thanh, thang âm với những cách tạo thang âm ngũ cung, kể cả cách “Tam phân tổn ích” và đặc biệt cách của Trung Quốc, điệu thức với tất cả những danh từ chuyên môn, những tiếng dùng trong nhà nghề như giọng, điệu, hơi, dạng, tiết tấu của câu thơ và của nét nhạc). Tác giả đã nêu rõ sự liên quan mật thiết giữa thanh giọng và nét nhạc.
Khi đúc kết thành những nhận xét của tác giả Luận án, thì Linh mục Xuân Thảo rất dè dặt, khiêm tốn, biết tôn trọng những quan điểm của các nhà nghiên cứu đã đi trước và luôn luôn có thái độ khách quan trong việc phân tích tư liệu với phương pháp khoa học.
Đặc biệt, cách ký âm cũng rất đúng theo phong cách của những nhà Dân tộc Nhạc học.
Thí dụ: Sau khoá Sol, thì để những dấu hoá cố định để xác định cung giọng (Tonality), như ghi dấu giáng cho âm Si, tức là để xác định bài ca hay bản nhạc đó thuộc Cung Fa. Nhưng thật ra không phải thế, mà dấu giáng của âm Si là để cho tiện lợi, vì trong cả bài khi tới âm Si thì giáng xuống nửa cung (semi tone). Nếu nhìn bản nhạc hay bài ca đó theo phong cách nghệ nhân Việt Nam thì âm Rê là Hò; âm Sol là Xang; âm Si giáng là Cống non nên Linh mục đã cẩn thận để dấu Si giáng đó giữa hai ngoặc đơn: (b).
Linh mục đã ghi lại những âm già, non trong Dân ca cổ nhạc bằng một mũi tên nhỏ chỉ lên hay chỉ xuống, để cho người đọc nhạc biết rõ cao độ thực thụ của âm đó.
Ngoài ra, những bản dịch lời ca từ tiếng Việt ra tiếng Anh rất trung thực và thường khi còn giữ được chất thơ của Dân ca Việt Nam. Thuật ngữ rất chính xác, văn phong giản dị, nội dung xúc tích.
Có ba điểm đặc biệt mà tôi muốn nêu lên ở đây là:
1. Chưa có một học giả nào biết rõ những tư duy, quan điểm nghệ thuật, kiến thức sâu rộng và giá trị những sáng tác của Nhạc sư Hải Linh như Linh mục Xuân Thảo.
2. Linh mục đã bước đầu giới thiệu khá đầy đủ về các cung Kinh, cung Sách rất đa dạng trong Công Giáo, nhất là các bài Ca vãn đượm nét dân ca dân tộc, mà trước tới nay ít được nhắc tới.
3. Về mặt ngôn ngữ học, từ mấy chục năm nay, tôi đã thấy sự phong phú của những tiếng đệm trong Dân ca Việt Nam và ước mong rằng trong Nước ta có một nhà nghiên cứu để tâm phân loại, định rõ chức năng của những tiếng đệm đó, nhưng chưa có ai để tâm đến, nay trong Luận án của Linh mục Xuân Thảo đã sắp loại các tiếng đệm:
A. Những tiếng không nghĩa:
+ Tiếng đưa hơi: í a, ối a …
+ Tiếng đệm lót: là, mà, rằng, này, thời, ấy, chứ, chứ mấy, ấy mấy … mục đích để làm cho nét nhạc và tiết tấu phong phú, dễ nghe, dễ thích.
B. Những tiếng có nghĩa :
+ Tiếng phụ nghĩa: Có 4 loại khác nhau:
a. Nối kết: rồi lại, cho bằng, mà này …
b. Than gọi: ơi người ơi, ơi chàng ơi, ơi bậu ơi, ơi nường ơi …
c. Tiếng âm nhạc: tình tính tang, tang non tang tính, tang tích tịch, buong buong cắc cắc, tung tung, hò, xự, xang, xê, cống, liu …
d. Tiếng ru hò: ầu ơ, à ơi, ta ru hời, dô dô hò, hò khoan, dô ta, a li hò lờ, bớ hô bớ hụi, là hụ là khoan …
+ Tiếng lập lại:
a. Một cách đơn giản: Con cò (cò) bay lả (lả) bay la …
b. Một cách phức tạp hơn:
- Chồng chài (là chài) vợ lưới … có thêm tiếng lót ‘là’
- Mấy khi (a là khi) khách đến … có thêm tiếng tiếng lót ‘a là’
c. Lập lại nhưng đảo thứ tự:
- Ở giữa mây trắng chung quanh (vàng) mây vàng… chữ (vàng) được lập lại và đảo lên trước chữ “mây vàng”
- Là đố i a đố nàng, (bông rồi lại) mấy bông …có thêm tiếng lót ‘rồi lại’ thay vì chỉ đảo ‘(bông) mấy bông.’
Linh mục cũng để ý đến nhiều tiếng lập lại, chẳng hạn có thể lấy bốn chữ chót trong câu Lục để mở đầu như: Trên trời có đám mây xanh thì dân gian Việt thường hát Có đám mây xanh, trên trời (thời) có đám mây xanh … Cách này ta thường gặp không phải chỉ trong Hát Trống Quân, mà có cả trong Hát Chầu Văn, Ca Trù. Dân gian thường gọi là “Vay trả tự thân”, khác với cách “Vay trả thường” là vay câu Lục của đoạn sau, làm câu kết của đoạn trước, rồi khi hát đoạn sau thì trả lại câu Lục đã vay.
Còn nhiều điều khác rất thú vị như định loại các câu hò, giới thiệu các dạng của những thang âm ngũ cung, bàn về phương pháp “chuyển điệu” (modulation modale), “chuyển vị” (metabole) (modulation tonale, transposition -tiếng Pháp) mà chúng tôi thường dịch là “chuyển hệ” (vì tiếng metabole do tiếng Đức Systemvechsel tức là chuyển hệ thống). Từ trước đến nay ít có nhà nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề đó.
Theo tôi, đây là một Luận án rất xuất sắc về đề tài tác giả đã nêu lên và là một công trình khoa học có một giá trị rất lớn về việc “Tìm hiểu, phân tích Dân ca và Thánh ca Việt Nam”. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc in Luận án này thành một quyển sách về “Dân tộc Âm nhạc học”.
Bình Thạnh, ngày 18-04-2008
GSTS Trần Văn Khê
FOREWORD
In my life of teaching musicology at many Universities in Europe and America, I have not yet had the opportunity to read such a thesis in which I feel as satisfied as regard to its musicological aspects as this thesis.
First of all, I was surprised of the abundance of the sources Rev Xuân Thảo searched for to accomplish his doctoral thesis:
He got in touch with choirmasters through his survey questionnaire, as well as with many data sources concerning Catholic communities, and presented his research with precise facts and figures through statistical tables.
The author read a huge number of books and articles in English, French, and Vietnamese concerning “Vietnamese Folksongs and Traditional Music.” He fully understood the content of the sources he used. Saying so, I base myself on my books and articles he cited in his thesis.
Moreover, he thoroughly investigated many Vietnamese traditional folksongs from the Three Regions of Vietnam, with accurate musical transcriptions in modern notation, relating to Language (pitch tones and plain/inflective tone rule in poetic structure) – to Literature (content of poems, interesting characteristics in poems in standard and varied 6-8 meter) - to Music (sound pitches, scales including the formation of pentatonic scale, even the “Tam phân tổn ích” (The Chinese minus 1/3, plus 1/3 rule), modal systems together with all the professional terminology, terms used by traditional specialists such as “giọng, điệu (modal system), hơi (modal nuance), dạng (aspect/formation),” poetry rhythm, and music rhythm). The author pointed out the relationships between language pitch tones and melodic contour.
When summing up into his own observations, Rev. Xuân Thảo is very cautious, modest, regarding with respect the viewpoints of precedent researchers and being always objective in his data analysis through a scientific method.
Especially, his musical notation is very exact according to ethnomusicologists’ style.
For example: After the Sol clef, he puts constitutive accidentals in key signature to indicate the tonality, say a B flat for F key. In reality, the accidental Bb is there only for the purpose of convenience, reminding us of F key/position, but it does not flatten all the B of the song to a semitone. From the view of a Vietnamese traditional musician, note Re is Hò; note Sol is Xang; note Xi is sharpened Cống. That is why he puts in the parentheses the accidental B flat in the key signature: (b).
He transcribed âm già (sharpened sounds), âm non (flattened sounds) in traditional folksongs by adding respectively a little upward or downward arrow to indicate the real pitch of those sounds.
In addition, his translation of Vietnamese texts into English is very faithful and often preserves the poetic quality of Vietnamese folksongs. The terminology is very accurate, the style very simple, the content very concise.
Following are at least three especial points I would like to mention:
1. No scholar has yet grasped professor Hải Linh’s thoughts, aesthetic viewpoints, sound knowledge, and the value of Hải Linh’s compositions as well as Rev Xuân Thảo.
2. For the first time, the author presents in the whole a satisfactory view about the diversity of ‘cung kinh’ [prayer cantillation formulas] and ‘cung sách’ [book-reading chanting formulas] in Catholic Vietnam, and especially of the folk-based religious hymns, which was so far rarely mentioned anywhere.
3. Regarding the linguistics, for many decades, I have seen the richness of the ‘tiếng đệm’ [added vocables/morphemes] in the Vietnamese folksongs, and have desired that some Vietnamese researcher would take care analizing and classifying them, and defining their functions, but nobody has paid attention to doing that work. Now, in his thesis, Rev Nguyễn Xuân Thảo has classified different ‘tiếng đệm:’
A. Vocables without semantic meaning:
+ Tiếng đưa hơi (vocalizing vocable):í a, ối a…
+ Tiếng đệm lót (inserted vocable): là, mà, rằng, này, thời, ấy, chứ, chứ mấy, ấy mấy …
B. Morphemes with semantic meaning:
+ Tiếng phụ nghĩa (enhancing morpheme): There are 4 categories:
a. Nối kết (conjunctive morpheme): rồi lại, cho bằng, mà này …
b. Than gọi (apostrophic morpheme): ơi người ơi, ơi chàng ơi, ơi bậu ơi, ơi nường ơi …
c. Tiếng âm nhạc (musical morpheme): tình tính tang, tang non tang tính, tang tích tịch, buong buong cắc cắc, tung tung, hò, xự, xang, xê, cống, liu…
d. Tiếng ru hò (Lulling/calling morpheme): ầu ơ, à ơi, ta ru hời, dô dô hò, hò khoan, dô ta, a li hò lờ, bớ hô bớ hụi, là hụ là khoan …
+ Tiếng lập lại (repeated morpheme):
a. Repetition simple: Con cò (cò) bay lả (lả) bay la …
b. More complex:
- Chồng chài (là chài) vợ lưới … preceded by the inserted vocable ‘là’
- Mấy khi (a là khi) khách đến … preceded by the inserted vocable ‘a là’
c. Reversed repetition of a single morpheme:
- Ở giữa mây trắng chung quanh (vàng) mây vàng… the morpheme (vàng) is repeated and placed, not in the normal order ‘mây vàng vàng’, but in the reversed order ‘vàng mây vàng’
- Là đố i a đố nàng, (bông rồi lại) mấy bông … followed by the conjunctive morphem ‘rồi lại’ instead of ‘(bông) mấy bông.’
He also mentions the reversed repetition of a phrase (group of morphemes), such as for instance the last four morphemes in poem line 6 are placed at the beginning of the poem line as usually sung by Vietnamese folk people: (Có đám mây xanh), trên trời (thời) có đám mây xanh, whereas the original poem line 6 is Trên trời có đám mây xanh. This technique of textual variation is usually found not only in Hát Trống Quân (Alternating tune with a ‘military drum’), but also in Hát Chầu Văn (Incantation ritual chant), Ca Trù (Northern Chamber music singing). Folk people usually name the technique “Vay trả tự thân” (literally, borrowing and return by itself), different from the technique “Vay trả thường” (lit., ordinary borrowing and return) which is to ‘borrow’ poem line 6 of the following couplet to make it the ending phrase for the precedent couplet, and when one sings the next couplet, one returns the poem line 6 that one has just borrowed.
There still are many other very interesting features, such as the classification of Hò chants (call songs), the presentation of different formations/aspects of the pentatonic scale, the discussion on the method of “chuyển điệu” (modal modulation), “chuyển vị” (metabole) (tonale modulation, transposition in French), which we usually translate by “chuyển hệ” (because ‘metabole’ is from the Deusch term ‘Systemvechsel,’ meaning change of system, ‘chuyển hệ thống’). So far, few scholars have mentioned them.
As for me, this is a very outstanding thesis on the topic the author has treated, and a very valuable scientific research work on “Tìm hiểu, phân tích Dân ca và Thánh ca Việt Nam” (Information on, and Analysis of Vietnamese Folksongs and Liturgical Songs). I completely support the printing of this thesis as a book on ‘Ethnomusicology.’
Bình Thạnh, April 18th 2008
Professor Dr. Trần Văn Khê
“HỘI NHẬP VĂN HOÁ THÁNH CA PHỤNG VỤ TẠI VIỆT NAM”
CỦA LINH MỤC NGUYỄN XUÂN THẢO
Trong cuộc đời giảng dạy về Âm nhạc học trên các Trường Đại học Âu Mỹ, tôi chưa có dịp đọc một Luận án nào mà cảm thấy thoả mãn về mặt Nhạc học như Luận án này.
Đầu tiên, tôi đã ngạc nhiên về sự phong phú của những tư liệu mà Linh mục sưu tầm để hoàn thành Luận án Tiến sĩ:
Linh mục đã tiếp cận với các ca trưởng qua các bản thăm dò, cũng như với những nguồn tư liệu liên quan đến các Cộng đồng Công giáo và ghi lại với những con số một cách chính xác như những bản thống kê.
Tác giả đã đọc rất nhiều sách báo được xuất bản bằng 3 thứ tiếng Anh / Pháp / Việt, về vấn đề “Dân ca cổ nhạc Việt Nam”. Lĩnh hội rất đúng nội dung của các tư liệu đó. Tôi chỉ căn cứ vào những đoạn Linh mục đã ghi lại sau khi đã tham khảo những bài báo và sách của tôi.
Hơn nữa, Linh mục đã nghiên cứu tường tận và ký âm rất chính xác nhiều bài dân ca cổ nhạc Việt Nam của ba miền Đất nước về mặt Ngôn ngữ (thanh giọng và luật bằng trắc trong cấu trúc thi ca) – Văn chương (nội dung lời thơ, những điểm hay trong các câu thơ Lục Bát và Lục Bát biến thể) – Âm nhạc (âm thanh, thang âm với những cách tạo thang âm ngũ cung, kể cả cách “Tam phân tổn ích” và đặc biệt cách của Trung Quốc, điệu thức với tất cả những danh từ chuyên môn, những tiếng dùng trong nhà nghề như giọng, điệu, hơi, dạng, tiết tấu của câu thơ và của nét nhạc). Tác giả đã nêu rõ sự liên quan mật thiết giữa thanh giọng và nét nhạc.
Khi đúc kết thành những nhận xét của tác giả Luận án, thì Linh mục Xuân Thảo rất dè dặt, khiêm tốn, biết tôn trọng những quan điểm của các nhà nghiên cứu đã đi trước và luôn luôn có thái độ khách quan trong việc phân tích tư liệu với phương pháp khoa học.
Đặc biệt, cách ký âm cũng rất đúng theo phong cách của những nhà Dân tộc Nhạc học.
Thí dụ: Sau khoá Sol, thì để những dấu hoá cố định để xác định cung giọng (Tonality), như ghi dấu giáng cho âm Si, tức là để xác định bài ca hay bản nhạc đó thuộc Cung Fa. Nhưng thật ra không phải thế, mà dấu giáng của âm Si là để cho tiện lợi, vì trong cả bài khi tới âm Si thì giáng xuống nửa cung (semi tone). Nếu nhìn bản nhạc hay bài ca đó theo phong cách nghệ nhân Việt Nam thì âm Rê là Hò; âm Sol là Xang; âm Si giáng là Cống non nên Linh mục đã cẩn thận để dấu Si giáng đó giữa hai ngoặc đơn: (b).
Linh mục đã ghi lại những âm già, non trong Dân ca cổ nhạc bằng một mũi tên nhỏ chỉ lên hay chỉ xuống, để cho người đọc nhạc biết rõ cao độ thực thụ của âm đó.
Ngoài ra, những bản dịch lời ca từ tiếng Việt ra tiếng Anh rất trung thực và thường khi còn giữ được chất thơ của Dân ca Việt Nam. Thuật ngữ rất chính xác, văn phong giản dị, nội dung xúc tích.
Có ba điểm đặc biệt mà tôi muốn nêu lên ở đây là:
1. Chưa có một học giả nào biết rõ những tư duy, quan điểm nghệ thuật, kiến thức sâu rộng và giá trị những sáng tác của Nhạc sư Hải Linh như Linh mục Xuân Thảo.
2. Linh mục đã bước đầu giới thiệu khá đầy đủ về các cung Kinh, cung Sách rất đa dạng trong Công Giáo, nhất là các bài Ca vãn đượm nét dân ca dân tộc, mà trước tới nay ít được nhắc tới.
3. Về mặt ngôn ngữ học, từ mấy chục năm nay, tôi đã thấy sự phong phú của những tiếng đệm trong Dân ca Việt Nam và ước mong rằng trong Nước ta có một nhà nghiên cứu để tâm phân loại, định rõ chức năng của những tiếng đệm đó, nhưng chưa có ai để tâm đến, nay trong Luận án của Linh mục Xuân Thảo đã sắp loại các tiếng đệm:
A. Những tiếng không nghĩa:
+ Tiếng đưa hơi: í a, ối a …
+ Tiếng đệm lót: là, mà, rằng, này, thời, ấy, chứ, chứ mấy, ấy mấy … mục đích để làm cho nét nhạc và tiết tấu phong phú, dễ nghe, dễ thích.
B. Những tiếng có nghĩa :
+ Tiếng phụ nghĩa: Có 4 loại khác nhau:
a. Nối kết: rồi lại, cho bằng, mà này …
b. Than gọi: ơi người ơi, ơi chàng ơi, ơi bậu ơi, ơi nường ơi …
c. Tiếng âm nhạc: tình tính tang, tang non tang tính, tang tích tịch, buong buong cắc cắc, tung tung, hò, xự, xang, xê, cống, liu …
d. Tiếng ru hò: ầu ơ, à ơi, ta ru hời, dô dô hò, hò khoan, dô ta, a li hò lờ, bớ hô bớ hụi, là hụ là khoan …
+ Tiếng lập lại:
a. Một cách đơn giản: Con cò (cò) bay lả (lả) bay la …
b. Một cách phức tạp hơn:
- Chồng chài (là chài) vợ lưới … có thêm tiếng lót ‘là’
- Mấy khi (a là khi) khách đến … có thêm tiếng tiếng lót ‘a là’
c. Lập lại nhưng đảo thứ tự:
- Ở giữa mây trắng chung quanh (vàng) mây vàng… chữ (vàng) được lập lại và đảo lên trước chữ “mây vàng”
- Là đố i a đố nàng, (bông rồi lại) mấy bông …có thêm tiếng lót ‘rồi lại’ thay vì chỉ đảo ‘(bông) mấy bông.’
Linh mục cũng để ý đến nhiều tiếng lập lại, chẳng hạn có thể lấy bốn chữ chót trong câu Lục để mở đầu như: Trên trời có đám mây xanh thì dân gian Việt thường hát Có đám mây xanh, trên trời (thời) có đám mây xanh … Cách này ta thường gặp không phải chỉ trong Hát Trống Quân, mà có cả trong Hát Chầu Văn, Ca Trù. Dân gian thường gọi là “Vay trả tự thân”, khác với cách “Vay trả thường” là vay câu Lục của đoạn sau, làm câu kết của đoạn trước, rồi khi hát đoạn sau thì trả lại câu Lục đã vay.
Còn nhiều điều khác rất thú vị như định loại các câu hò, giới thiệu các dạng của những thang âm ngũ cung, bàn về phương pháp “chuyển điệu” (modulation modale), “chuyển vị” (metabole) (modulation tonale, transposition -tiếng Pháp) mà chúng tôi thường dịch là “chuyển hệ” (vì tiếng metabole do tiếng Đức Systemvechsel tức là chuyển hệ thống). Từ trước đến nay ít có nhà nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề đó.
Theo tôi, đây là một Luận án rất xuất sắc về đề tài tác giả đã nêu lên và là một công trình khoa học có một giá trị rất lớn về việc “Tìm hiểu, phân tích Dân ca và Thánh ca Việt Nam”. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc in Luận án này thành một quyển sách về “Dân tộc Âm nhạc học”.
Bình Thạnh, ngày 18-04-2008
GSTS Trần Văn Khê
FOREWORD
In my life of teaching musicology at many Universities in Europe and America, I have not yet had the opportunity to read such a thesis in which I feel as satisfied as regard to its musicological aspects as this thesis.
First of all, I was surprised of the abundance of the sources Rev Xuân Thảo searched for to accomplish his doctoral thesis:
He got in touch with choirmasters through his survey questionnaire, as well as with many data sources concerning Catholic communities, and presented his research with precise facts and figures through statistical tables.
The author read a huge number of books and articles in English, French, and Vietnamese concerning “Vietnamese Folksongs and Traditional Music.” He fully understood the content of the sources he used. Saying so, I base myself on my books and articles he cited in his thesis.
Moreover, he thoroughly investigated many Vietnamese traditional folksongs from the Three Regions of Vietnam, with accurate musical transcriptions in modern notation, relating to Language (pitch tones and plain/inflective tone rule in poetic structure) – to Literature (content of poems, interesting characteristics in poems in standard and varied 6-8 meter) - to Music (sound pitches, scales including the formation of pentatonic scale, even the “Tam phân tổn ích” (The Chinese minus 1/3, plus 1/3 rule), modal systems together with all the professional terminology, terms used by traditional specialists such as “giọng, điệu (modal system), hơi (modal nuance), dạng (aspect/formation),” poetry rhythm, and music rhythm). The author pointed out the relationships between language pitch tones and melodic contour.
When summing up into his own observations, Rev. Xuân Thảo is very cautious, modest, regarding with respect the viewpoints of precedent researchers and being always objective in his data analysis through a scientific method.
Especially, his musical notation is very exact according to ethnomusicologists’ style.
For example: After the Sol clef, he puts constitutive accidentals in key signature to indicate the tonality, say a B flat for F key. In reality, the accidental Bb is there only for the purpose of convenience, reminding us of F key/position, but it does not flatten all the B of the song to a semitone. From the view of a Vietnamese traditional musician, note Re is Hò; note Sol is Xang; note Xi is sharpened Cống. That is why he puts in the parentheses the accidental B flat in the key signature: (b).
He transcribed âm già (sharpened sounds), âm non (flattened sounds) in traditional folksongs by adding respectively a little upward or downward arrow to indicate the real pitch of those sounds.
In addition, his translation of Vietnamese texts into English is very faithful and often preserves the poetic quality of Vietnamese folksongs. The terminology is very accurate, the style very simple, the content very concise.
Following are at least three especial points I would like to mention:
1. No scholar has yet grasped professor Hải Linh’s thoughts, aesthetic viewpoints, sound knowledge, and the value of Hải Linh’s compositions as well as Rev Xuân Thảo.
2. For the first time, the author presents in the whole a satisfactory view about the diversity of ‘cung kinh’ [prayer cantillation formulas] and ‘cung sách’ [book-reading chanting formulas] in Catholic Vietnam, and especially of the folk-based religious hymns, which was so far rarely mentioned anywhere.
3. Regarding the linguistics, for many decades, I have seen the richness of the ‘tiếng đệm’ [added vocables/morphemes] in the Vietnamese folksongs, and have desired that some Vietnamese researcher would take care analizing and classifying them, and defining their functions, but nobody has paid attention to doing that work. Now, in his thesis, Rev Nguyễn Xuân Thảo has classified different ‘tiếng đệm:’
A. Vocables without semantic meaning:
+ Tiếng đưa hơi (vocalizing vocable):í a, ối a…
+ Tiếng đệm lót (inserted vocable): là, mà, rằng, này, thời, ấy, chứ, chứ mấy, ấy mấy …
B. Morphemes with semantic meaning:
+ Tiếng phụ nghĩa (enhancing morpheme): There are 4 categories:
a. Nối kết (conjunctive morpheme): rồi lại, cho bằng, mà này …
b. Than gọi (apostrophic morpheme): ơi người ơi, ơi chàng ơi, ơi bậu ơi, ơi nường ơi …
c. Tiếng âm nhạc (musical morpheme): tình tính tang, tang non tang tính, tang tích tịch, buong buong cắc cắc, tung tung, hò, xự, xang, xê, cống, liu…
d. Tiếng ru hò (Lulling/calling morpheme): ầu ơ, à ơi, ta ru hời, dô dô hò, hò khoan, dô ta, a li hò lờ, bớ hô bớ hụi, là hụ là khoan …
+ Tiếng lập lại (repeated morpheme):
a. Repetition simple: Con cò (cò) bay lả (lả) bay la …
b. More complex:
- Chồng chài (là chài) vợ lưới … preceded by the inserted vocable ‘là’
- Mấy khi (a là khi) khách đến … preceded by the inserted vocable ‘a là’
c. Reversed repetition of a single morpheme:
- Ở giữa mây trắng chung quanh (vàng) mây vàng… the morpheme (vàng) is repeated and placed, not in the normal order ‘mây vàng vàng’, but in the reversed order ‘vàng mây vàng’
- Là đố i a đố nàng, (bông rồi lại) mấy bông … followed by the conjunctive morphem ‘rồi lại’ instead of ‘(bông) mấy bông.’
He also mentions the reversed repetition of a phrase (group of morphemes), such as for instance the last four morphemes in poem line 6 are placed at the beginning of the poem line as usually sung by Vietnamese folk people: (Có đám mây xanh), trên trời (thời) có đám mây xanh, whereas the original poem line 6 is Trên trời có đám mây xanh. This technique of textual variation is usually found not only in Hát Trống Quân (Alternating tune with a ‘military drum’), but also in Hát Chầu Văn (Incantation ritual chant), Ca Trù (Northern Chamber music singing). Folk people usually name the technique “Vay trả tự thân” (literally, borrowing and return by itself), different from the technique “Vay trả thường” (lit., ordinary borrowing and return) which is to ‘borrow’ poem line 6 of the following couplet to make it the ending phrase for the precedent couplet, and when one sings the next couplet, one returns the poem line 6 that one has just borrowed.
There still are many other very interesting features, such as the classification of Hò chants (call songs), the presentation of different formations/aspects of the pentatonic scale, the discussion on the method of “chuyển điệu” (modal modulation), “chuyển vị” (metabole) (tonale modulation, transposition in French), which we usually translate by “chuyển hệ” (because ‘metabole’ is from the Deusch term ‘Systemvechsel,’ meaning change of system, ‘chuyển hệ thống’). So far, few scholars have mentioned them.
As for me, this is a very outstanding thesis on the topic the author has treated, and a very valuable scientific research work on “Tìm hiểu, phân tích Dân ca và Thánh ca Việt Nam” (Information on, and Analysis of Vietnamese Folksongs and Liturgical Songs). I completely support the printing of this thesis as a book on ‘Ethnomusicology.’
Bình Thạnh, April 18th 2008
Professor Dr. Trần Văn Khê
Hân Hoan Chúc Mừng Các Tân Linh Mục Việt Nam ở khắp nơi (cập nhật thường xuyên)
Dân Chúa Việt Nam
09:06 02/05/2008
Hân Hoan Chúc Mừng Các Tân Linh Mục Việt Nam ở khắp nơi
Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam hân hoan chúc mừng các Phó tế Việt Nam được lãnh chức Linh Mục trong năm 2008 như sau:
DANH SÁCH CÁC TÂN LINH MỤC VIỆT NAM SẼ ĐƯỢC THỤ PHONG TẠI HOA KỲ NĂM 2008:
Phó tế đã được phong chức Linh mục ngày 26 tháng 4 năm 2008:
• Thầy J.B Bennet Trần Thiên Bình, St Paul- Minneapolis, Minnesota
Các Phó tế được phong chức Linh mục vào ngày 5 tháng 5 năm 2008 tại Đền Đức Mẹ Núi Cát Minh, New York:
• Thầy Giuse Trần Thanh Trung, O. Carm., Dòng Cát Minh
• Thầy Giuse Đinh Văn Điệp, O. Carm. Dòng Cát Minh
• Thầy Giuse Đinh Tuấn Việt, O. Carm. Dòng Cát Minh
Phó tế được phong chức Linh mục ngày 10 tháng 5 năm 2008:
• Thầy Phêrô Đinh Đức Hải, Giáo phận Davenport, Iowa
• Thầy Đậu Đình Luyện, CSsR, tỉnh Dòng Baltimore, Maryland.
• Thầy Giuse Nguyễn Ngọc Lâm, Giáo phận Saint Augustine, Jacksonville, Florida
Phó tế được phong chức Linh mục ngày 23 tháng 5 năm 2008:
• Thầy Martin-Philip Bùi Thái Nhân, OP, Washington, D.C.
Các Phó tế được phong chức Linh mục ngày 24 tháng 5 năm 2008:
• Thầy Đinh Xuân Chiến, SVD, Chicago/Techny, Illinois
• Thầy Đinh Ngọc Ký, SVD, Chicago/Techny, Illinois
• Thầy Đỗ Thành Michael, SVD, Chicago/Techny, Illinois
• Thầy Nguyễn Công Anthony, SVD, Chicago/Techny, Illinois
• Thầy Nguyễn Châu Joseph, SVD, Chicago/Techny, Illinois
• Thầy Nguyễn Quang Khoa, SVD, Chicago/Techny, Illinois
• Thầy Nguyễn Văn Long, SVD, Chicago/Techny, Illinois
• Thầy Phan Trọng Chinh, SVD, Chicago/Techny, Illinois
• Thầy Vincente Đặng Thanh Tĩnh, San José, giáo phận San José
Các Phó tế được phong chức Linh mục ngày 31 tháng 5 năm 2008:
• Thầy Gioan Martin Trần Chí Hiếu, Claremont, Giáo phận Los Angeles, California
• Thầy Giuse Maria Nguyễn Tuấn Long, Torrance, Giáo phận Los Angeles, California
• Thầy Phaolô Lê Hồng Thái, Atlanta, Giáo phận Los Angeles, California
• Thầy Giuse Nguyễn Toàn Minh, Giáo phận St. Bernadino, California
• Thầy Giacôbê Nguyễn Quốc Vãn, thuộc giáo phận Tulsa, Oklahoma
• Thầy Michael Đinh Minh Hùng, Orange County, Dòng Maryknoll, New York
• Thầy Phaolô Trần Ngọc Thanh Hải, Tổng Giáo phận Oklahoma City, Oklahoma
• Thầy Gioakim Nguyễn Cường Christopher, tổng Giáo Phận Galveston-Houston
• Thầy Phanxicô Xaviê Lâm Thao, tổng Giáo Phận Galveston-Houston
Phó tế được phong chức Linh mục vào ngày 7 tháng 6 năm 2008:
• Thầy Giuse Nguyễn Đức Dũng, Giáo phận Orange, California
• Thầy Phaolô Trần Quang Lộc, Giáo phận Orange, California
• Thầy Phaolô Giuse Nguyễn Đình Luận, Portland, Tổng giáo phận Portland, Oregon
• Thầy Phêrô Trương Vĩnh Trị, giáo phận Charlotte, North Carolina
Phó tế được phong chức Linh mục ngày 21 tháng 6 năm 2008:
• Thầy phó tế Nguyễn Ngọc Thao, S.J., tại Seattle, Washington State.
Các Phó tế được phong chức Linh mục tháng 6 năm 2008:
• Thầy Nguyễn Peter, SJ, Chicago, Illinois
• Thầy Phạm Đức Hạnh, SJ, St. Louis Missouri
• Thầy Gioan Trần Hùng Lân, SJ, St. Louis Missouri
DANH SÁCH CÁC TÂN LINH MỤC VIỆT NAM SẼ ĐƯỢC THỤ PHONG TẠI CANADA NĂM 2008:
Phó tế được phong chức Linh mục ngày 3 tháng 5 nãm 2008 tại Ontario, Canada:
• Thầy Phaolo Nguyễn Văn Duy, Giáo Phận Hamilton, Ontario, Canada
Các Phó tế được phong chức Linh mục ngày 23 tháng 5 nãm 2008 tại Saskatchewan, Canada:
• Thầy Phanxico Xavier Lương Cường, Giáo phận Prince Albert, Saskatchewan, Canada
• Thầy Giuse Nguyễn Quang Mạnh, Giáo phận Prince Albert, Saskatchewan, Canada
• Thầy Giuse Lê Công Trứ, Giáo phận Prince Albert, Saskatchewan, Canada
• Thầy Giuse Ðoàn Quốc Tuấn, Giáo phận Prince Albert, Saskatchewan, Canada
Các Phó tế được phong chức Linh mục ngày 4 tháng 7 năm 2008, tại thánh đường Holy Trinity, Calgary, Canada:
• Thầy Tôma Phó Quốc Luân, O.P.
• Thầy Phaolô Nguyễn Minh Tuấn, O.P.
• Thầy Giuse Lê Hoàng Thụy, O.P.
CÁC LINH MỤC ĐƯỢC THỤ PHONG TẠI VIỆT NAM...
CÁC LINH MỤC ĐƯỢC THỤ PHONG TẠI ÂU CHÂU
Phó tế được phong chức Linh mục vào ngày 5 tháng 7 năm 2008 tại Ái Nhĩ Lan
• Thầy Gioan Baotixita Nguyễn An Dân, Tổng giáo phận Dublin, Ireland.
Phó tế được phong chức Linh mục vào ngày 4 tháng 5 năm 2008 tại Đức Quốc:
• Thầy Vũ Chí Thiện, Dòng Phanxicô, Dortmund, Đức quốc
Phó tế được phong chức Linh mục vào ngày 17 tháng 5 năm 2008 tại Hà Lan:
• Thầy Phêrô Lê Hồng Thiên Phúc, giáo phận Denbosch, Halan.
Phó tế được phong chức Linh mục vào ngày 28 tháng 6 năm 2008 tại Na Uy:
• Thầy Dominico Nguyễn Thanh Phú, thuộc giáo phận Oslo, Nauy (Norway)
Phó tế được phong chức Linh mục vào ngày 22 tháng 6 năm 2008 tại Pháp Quốc:
• Thầy Pierre Lê Trung Nghĩa, giáo phận Beauvais, Pháp
Phó tế được phong chức Linh mục vào ngày 29 tháng 6 năm 2008 tại Pháp Quốc:
• Thầy Antôn Vũ Thái San, Giáo Phận Fréjus-Toulon, Pháp quốc.
• Thầy Paul Nguyễn Ngọc Hải, Giáo phận Reimd, tại nhà thờ chính tòa Đức Bà Reims, Pháp quốc.
CÁC LINH MỤC ĐƯỢC THỤ PHONG TẠI ÚC CHÂU
Phó tế đã được phong chức Linh mục ngày 12 tháng 4 năm 2008:
• Thầy Vũ Lâm OFM Capuchin, phong chức tại Giáo Xứ St Mark, Inala, TGP Brisbane
CÁC LINH MỤC ĐÃ ĐƯỢC THỤ PHONG TRONG NĂM 2008
Các tân Linh mục đã được phong chức vào tháng 1 năm 2008:
• Lm Phanxicô Xaviê Trần Gia Điền, CSsR, West Covina, California
• Lm Giuse Têrêsa Lê Trọng Hùng, CSsR, West Covina, California
• Lm Anrê-Dũng Lạc M Nguyễn Tuấn Nhã, CMC, Carthage, Missouri
• Lm Gioan Thiên Chúa M Hoàng Hiệp Nghĩa, CMC, Carthage, Missouri
• Lm Philipphê M Lâm Bá Trọng, CMC, Carthage, Missouri
Xin Văn phòng Thư ký qúi giáo phận Việt Nam, các Chủng viện và Dòng Tu, các Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam trên khắp thế giới nếu có danh sách các tân chức người Việt Nam sắp được thụ phong linh mục, xin vui lòng thông tin về cho chúng tôi qua Email: conggiao@gmail.com để lên danh sách hầu Cộng Đồng Dân Chúa khắp nơi cùng hiệp thông cầu nguyện và chia vui với tân chức và gia đình.
Giới thiệu Website mới của Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội
VietCatholic
09:54 02/05/2008
LOS ANGLES - Trong thời gian qua, bắt đầu từ cuối tháng 12 năm 2007 khi mà biến cố Tòa Khâm Sứ bùng nổ, VietCatholic đã cộng tác chặt chẽ với trang Web: http://chuacuuthe.com để chuyển tải những thông tin cần thiết cho độc giả Công giáo Việt Nam. Trang Web nay cũng cập nhật những tin tức của VietCatholic thường ngày và còn giúp chỉ dẫn cho những ai muốn vượt bức tường lửa vào coi trang VietCatholic.
Mới đây chúng tôi được tin vui và Xin thông báo để mọi người biết là Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội có trang Web mới ở địa chỉ như sau: http://mehangcuugiup.info . Sau một thời gian khá dài đưa vào hoạt động và thay đổi lại giao diện, trang Web mới này đã nhận được sự đóng góp của rất nhiều người. Mọi thông tin về tình hình trong nước và quốc tế được cập nhật liên tục với những tinc ủa VietCatholic nữa.
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu trang Web này với toàn thể bà con trong nước cũng như nước ngoài về trang Web giá trị và tin tức cập nhật này đặc biệt với qúi độc giả tại Việt Nam.
Trân trọng
Mới đây chúng tôi được tin vui và Xin thông báo để mọi người biết là Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội có trang Web mới ở địa chỉ như sau: http://mehangcuugiup.info . Sau một thời gian khá dài đưa vào hoạt động và thay đổi lại giao diện, trang Web mới này đã nhận được sự đóng góp của rất nhiều người. Mọi thông tin về tình hình trong nước và quốc tế được cập nhật liên tục với những tinc ủa VietCatholic nữa.
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu trang Web này với toàn thể bà con trong nước cũng như nước ngoài về trang Web giá trị và tin tức cập nhật này đặc biệt với qúi độc giả tại Việt Nam.
Trân trọng
Hồng Ân Nối Kết Hồng Ân
Lm Lý Phan Sinh
11:09 02/05/2008
Hồng Ân Nối Kết Hồng Ân
Cùng tháp tùng với dòng người tuôn về nhà thờ Chính Tòa Xuân Lộc sáng sớm hôm nay 29.4.2008 để tham dự thánh lễ Truyền Chức cho 23 Tân Phó Tế của Giáo Phận Xuân Lộc, khi xe chở chúng tôi đến cổng chính cùa Nhà Thờ Chính Tòa thi đã thấy xe to xe nhỏ ra vào tấp nập, may mà xe của Cha Tổng Đại Diện Vinh Sơn Đặng văn Tú đã được ban trật tự ‘nhận diện’ nếu không chắc là khó lòng mà lái vào và đậu được trong khuôn viên của Giáo Xứ Chính Tòa trong ngày hôm nay.
Trong khuôn viên của Nhà Thờ Chính Tòa Xuân Lộc sáng hôm nay thật nhộn nhịp với ánh nắng nhẹ nhàng của buổi ban mai đủ mọi màu sắc chen lẫn nhau tạo nên vẻ đẹp của một vườn hoa muôn sắc dưới ánh nắng bình minh của Một ‘Ngày Hồng Ân’. Xen lẫn với những sắc áo của Thân Nhân - Ân Nhân của 23 Ứng Viên Phó Tế, tôi muốn nói đến những Sắc Hoa Tu Phục của “Một Vườn Hoa Muôn Sắc” đã và đang hứa hẹn một Mùa Gặt Phong Phú trong Giáo Phận Xuân Lộc…
Sau khi cùng đoàn đồng tế xếp hàng đứng sau các Ứng Viên Phó Tế từ tiền đường của Nhà Khách Chính Tòa nhìn xuống sân, tôi đọc thấy được niềm vui trên những gương mặt thật trẻ của các Ứng Viên đang đứng thành hai hàng trong những chiếc áo alba cùng một kiểu may như nhau trong lúc đó, tiếng của Dẫn Lễ Viên - tôi đoán là của một Thầy hay một Linh mục nào đó - đang dẫn đưa tâm hồn của những ai đang chuẩn bị bước vào Ngày Hồng Ân bằng những lời đầy ý nghĩa sau đây…
“Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt.
Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa về”
“Trong niềm hân hoan vui mừng, để tạ ơn Thiên Chúa trong Thánh lễ Phong Chức Phó Tế cho 23 chủng sinh giáo phận Xuân Lộc. Tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho chúng ta có thêm những thợ gặt lành nghề trên “đồng lúa” Giáo phận. Để niềm vui và lời tạ ơn cùng với các tiến chức giờ đây được tròn đầy và ý nghĩa, thiết tưởng chúng ta nên dừng lại ít phút để nhìn lại ý nghĩa cao quí của Thánh chức mà các thầy sắp lãnh nhận”.
“Việc phong chức Phó tế đã có từ thời các thánh tông đồ qua việc cầu nguyện và đặt tay như sách Công vụ chương 6 thuật lại. Truyền thống lâu đời của Giáo hội luôn dành cho chức vụ này một sự kính trọng đặc biệt. Đây là thánh chức mà ứng viên phải lãnh nhận, thông thường khoảng 6 tháng, trước khi tiến chức linh mục (x. GL. 1031, 1).
Để chu toàn sứ mệnh, người phó tế cần phải có một đời sống nội tâm sâu xa, được nuôi dưỡng bởi lời cầu nguyện và các việc đạo đức thiêng liêng. Vì thế Cầu nieguyện là một trong các khía cạnh đi liền với chức Phó tế. Các tiến chức từ hôm nay có bổn phận chu toàn các giờ Kinh phụng vụ. Các phó tế, nhờ chức thánh, gia nhập vào hàng giáo sĩ, đứng trong vị thế của Giáo hội, nhân danh Giáo hội dâng lên Thiên Chúa những lời tôn vinh, cảm tạ và cầu xin. Do vậy, dù chỉ một mình hay cùng với cộng đoàn, các giờ kinh của phó tế luôn là lời cầu nguyện chính thức của Giáo hội để tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa nhân loại.
Phó tế phải là những người có tiếng tốt và tràn đầy Thánh Thần. Thánh Phaolô, trong thư thứ nhất gởi cho Timôthêô 3,8-10, đã nói lên một số yêu cầu mà các phó tế cần có, như "phải là người đàng hoàng, biết giữ lời hứa, không rượu chè say sưa, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn; họ phải bảo toàn mầu nhiệm đức tin trong một lương tâm trong sạch; họ phải được thử thách trước đã, rồi mới được thi hành chức vụ phó tế, nếu không bị ai khiếu nại".
Phó tế được Thiên Chúa chọn gọi, thánh hiến và trao sứ mạng, nên không phải là một viên chức hành chánh, mà là một thừa tác viên của Giáo hội. Như các thừa tác vụ khác trong Giáo hội, phó tế, tự bản chất, đòi hỏi phải thi hành tác vụ với một tinh thần siêu thoát hoàn toàn. Họ được mời gọi để sẵn sàng phục vụ mọi người và mọi thời trong việc thăng tiến công bằng xã hội và xây dựng sự hiệp nhất trong Giáo hội (x. bài phát biểu của ĐTC. Gioan Phao-lô II tại hội nghị về hàng giáo sĩ, ngày 30.11.1995).
Hiểu biết về sự cao quí cũng như sứ mạng cao cả của các phó tế, chúng ta hãy cầu nguyện thật nhiều cho các tiến chức, để các thầy hoàn thành xuất sắc sứ mạng mà Chúa và Giáo hội ủy thác. Xin cho các tân phó tế hôm nay luôn rập đời mình theo gương Thầy Chí Thánh Giê-su, Đấng đã đến “để phục vụ”, Đấng đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ và mời gọi chúng ta hãy noi gương Người.
Hồng Ân Nối Tiếp Hồng Ân
Điểm son của ngày Phong Chức 23 Tân Phó Tế được chọn chính là ngày kỷ niệm 42 năm Linh mục của Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh Giám Mục Chính Tòa Xuân Lộc.
Phần cuối của bài Dẫn Nhập vào Thánh Lễ Phong Chức, Dẫn Lễ Viên đã liên kết hai biến cố trọng đại của ngày 29.4.2008 bằng những lời dẫn sau đây:
Hôm nay cũng là ngày kỷ niệm 42 năm linh mục của Đức Cha Đaminh, Giám mục giáo phận Xuân Lộc. Chúng ta tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta Vị mục tử trong suốt 42 năm qua đã luôn luôn quên mình để tận tuỵ phục vụ đoàn chiên theo gương Chúa Giê-su là Mục tử nhân lành. Xin Chúa tiếp tục gìn giữ và ban cho Đức Cha muôn ơn lành hồn xác để công việc phục vụ của Đức Cha trổ sinh hoa trái dồi dào cho giáo phận Xuân Lộc cũng như cho mọi người.
Qua những tâm tình chuẩn bị, giờ đây với thánh giá nến cao dẫn đầu, các Ứng Viên Phó Tế tiến vào Thánh Đường, phía sau hơn 100 anh em Linh Mục trong đoàn đồng tế cùng với Đức Cha Đaminh giữa tiếng hát cất cao: “Từng bước con đi lên… bước diệu huyền con đi… tình yêu Ngài viết kín đời con…” của các thầy đàn em vang lên từ trên lầu hát và một số Thầy khác nữa bên cánh phải trong nhà thờ nếu nhìn từ trên gian cung thánh - vì không đủ chỗ trên lầu hát - Tôi phải ca ngợi 2 Ca Trưởng điều khiển 2 Ca Đoàn cho dù ở 2 địa diểm khác nhau mà rất là ‘ăn khớp’ với nhau.
Những bài thánh ca về cuộc đời Dâng Hiến - Phục Vụ đã được chọn lựa theo từng phần của Nghi Lễ Phong Chức Phó Tế đã tạo cho cho Cộng Đoàn Phụng Vụ, đặc biệt là đối với những ai đã và đang sống đời Hiến Dâng dường như đang sống lại những giây phút thật tuyệt vời của chính mình khi đã một lần quỳ giữa gian cung thánh hay nằm phủ phục trong lúc Cộng Đoàn Phụng Vụ van xin Triều Thần Thiên Quốc cùng hiệp lời khẩn cầu cùng Thiên Chúa cho Các Tân Chức với Cộng Đoàn đang lữ hành trên trần gian.
Hình ảnh ưu ái của Một Người Cha trong địa phận trao cho từng đứa con của mình dây Stola cũng giống nhau đây cũng là điểm diễn tả phần nào mà theo tôi nghĩ, nó cũng nói lên tình yêu đồng đều của một Người Cha dành cho từng đứa con được sinh ra trong Hàng Tư Tế hôm nay vào chính ngày mà cách nay tròn 42 năm Người Cha đó cũng đã nhận lãnh dây Stola và Chiếc Áo đầu đời Linh mục. Ngoài nghĩa cử yêu thương đó, với cái nhìn về bối cảnh Phụng Vụ nó còn cho chúng ta thấy được ‘Sự Đồng Nhất’ trong Phẩm Phục khi cử hành Lễ Nghi Phụng Vụ. Nếu như Cha Giám Đốc ĐCV Thomas Vũ Đình Hiệp cho phép các Tân Phó Tế tự chọn cho mình một áo Alba và một dây Stola ‘Như Ý’ thì có lẽ điều nầy không có nghịch lại với quy luật về Phẩm Phục nhưng chính điểm nầy sẽ làm lu mờ đi Sự Hiệp Nhất Phẩm Phục trong Phụng Vụ mà tôi đã phần nào muốn lồng vào trong bài viết về Ngày Hồng Ân nầy.
Tôi không muốn đi sâu vào Nghi Lễ Phong Chức ở đây - vì có lẽ đìều nầy sẽ không cần thiết vì chúng ta đã nhiều lần tham dự lễ Truyền Chức và Khấn Dòng - điều mà tôi muốn nói tiếp ở đây là Vai Trò của Vị Chưởng Nghi Lễ - Master Ceremony - Thánh lễ phong chức 23 Tân Phó Tế vừa qua, tôi đã có cơ hội tham dự và đã chia sẻ với Quý Linh Mục một vài cảm nghiệm thô thiển của tôi qua Nghi Lễ Phong Chức nầy… Khi tập Lễ Nghi Phong Chức, vai trò của Vị Chưởng Nghi rất quan trọng, mọi chi tiết của Lễ Nghi Phong Chức sau khi đã ‘Thực Tập’ thì những thành phần liên hệ đến Lễ Nghi đã được thông qua thì không được quyền tự động để ‘Tự Biên Tự Diễn’. Điều nầy tôi có thể áp dụng phần nào cho cả - Main Celebrant - vì Nghi Lễ chắc chắn đã được MC thông qua vị Chủ Phong trước Nghi Lễ Tấn Phong.
Vị Chưởng Nghi vẫn hiện diện và đóng đúng vai trò Chưởng Nghi của mình ở một vị thế nào đó từ bên trong Phòng Thánh chẳng hạn chứ không cần phải trên ‘Gian Cung Thánh’. Các Linh Mục Phụ Tế hay Các Thầy Giúp Lễ… sẽ là Những Vi Thừa Hành Chức Vụ mà họ đã được Vị Chưởng Nghi trao phó trong việc Phục Vụ Nghi Lễ. Các Linh Mục Đồng Tế hiện diện bên Giám Mục nói lên tinh thần của Linh Mục Đoàn cùng Đồng Tế với Vị Giám Mục. Tôi nhận thấy các Thầy Giúp Lễ đã ‘Phụ Lễ’ rất là nghiêm túc và mọi diễn biến trong Nghi Lễ Phong Chức đã diễn ra theo thứ tự theo tôi nghĩ đó là do những Linh mục MC đã ân thầm phục vụ từ bên trong Gian Cung Thánh - Phòng Thánh - trong ngày lễ hôm đó cũng như đã dầy công Thực Tập Nghi Lễ của đêm hôm trước.
Thánh Lễ Phong Chức - Ngảy Hồng Ân - được Cha Tổng Đại Diện thay mặt Cộng Đoàn Dân Chúa Giáo Phận dâng những tâm tình cảm mến và tri ân lên Đức Cha của Giáo Phận trong ngày kỷ niệm 42 năm Linh mục và 4 năm Giám mục. Chính “Ngày Hồng Ân nầy đã “Hồng Ân Nối Kết Hồng Ân” mà ngày 29.4. đã được chọn để Phong Chức 23 người con của Đức Cha lên Hàng Giáo Sĩ. Cho dù với những lời chúc mừng ngắn gọn, nhưng Cha Tổng Đại Diện cũng đã nói lên được công sức mà Đức Cha đã phục vụ Giáo Phận trong suốt chặng đường dài 42 đã qua. Cha Tổng Đại Diện cũng không quên nhắc đến những vị Giám Mục Tiền Nhiệm mà mộ phần của các Ngài - nếu những ai vào khuôn viên của Tòa Giám Mục - đều phải nhìn thấy 3 phần mộ của Các Cố Giám Mục là Quý Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn, Đaminh Nguyễn Văn Lãng và Giuse-Maria Nguyễn Minh Nhật nằm trước Nhà Truyền Thống.
Ngồi trên xe trở về Tòa Giám Mục sau tiệc liên hoan khoản đãi các Tân Phó Tế - Thân Nhân - Ân Nhân và Linh Mục Tu Sĩ Nam Nữ khi có dịp nhìn lại cả một Cơ Đồ của Giáo Phận Xuân Lộc tôi thầm nghĩ đến lời của Cha Tổng Đại Diện đã lồng vào lời chúc mừng Đức Cha Đaminh sau Thánh Lễ Phong Chức sáng nay… tôi nghiệm thấy Giáo Phận nầy với viễn ảnh khoảng 5 năm sắp đến sẽ khó có một Giáo Phận nào có được những ưu điểm như cha ông chúng ta thường nói: “Thiên Thời-Địa Lợi-Nhơn Hòa” so sánh được như Địa Phận Xuân Lộc trong tương lai.
Chúng tôi được Đức Cha đưa đi tham quan những cơ sở của Giáo Phận đang xây cất như Trung Tâm Mục Vụ, Nhà Truyền Thống, Tòa Giám Mục và Đại Chủng Viện. Tất cả đều đồ sộ và sẽ khang trang với những nhu cầu tối thiểu và cần thiết cho mỗi cơ sở. Nếu chúng ta đến khu đất tọa lạc của Tòa Giám Mục cũ trong lúc nầy thì chi có thể nhìn thấy một dãy nhà bên trái đã xây xong là phòng ốc của Đại Chủng Viện - tôi nghe nói hình như đây là Phân Khoa Triết - và còn một cơ sở nữa cũng đang xây dở dang đó chắc là Phân Khoa Thần Học cũng như Tòa Giám Mục, Nhà Truyền Thống và Hội Trường Sinh Hoạt của Giáo Phận phía sau Tòa Giám Mục cũ. Phía sau những cơ sở đồ sộ nầy sẽ là những sân chơi thể thao cho các Đại Chủng Sinh trong tương lai… Buổi trưa trước khi trở lại Nhà Thờ Chính Tòa tham dự Giờ Chầu Thánh Thể Tạ với Các Linh mục và Tu Sĩ Nam Nữ thuộc Hạt Chính Tòa, tôi lại có dịp được Cha Tổng đưa đi một vòng tham quan bằng xe và Ngài cắt nghĩa tường tận từng cơ sở và tương lai của Giáo Phận đi đôi với những dự phóng hay viễn ảnh tương lai của Những Cơ Sở Chính của Giáo Phận. Tâm tư tôi còn đang suy nghị miên man thì xe của Cha Tổng đã chạy vào cổng của Nhà Thờ Chính Tòa rồi…
Chúng tôi bước vào Nhà Thờ Chính Tòa thì đã thấy Cha Hạt Trưởng Dom Ngô Công Sứ đang mời gọi Quý Tu Sĩ Nam Nữ cũng như Quý Cha vào những hàng ghế ‘danh dự’ gần Gian Cung Thánh… chắc có lẽ để gần kề Đức Cha hơn như lời Đức Cha chia sẻ với Linh Mục và Tu Sĩ của Hạt Chính Tòa là ‘Như là những Cộng Sự Viên Cận Kề của Ngài…’ Trong giây phút thật yên lặng trong Giờ Chầu Thánh Thể Tạ Ơn, tôi nghe những lời của một nữ tu đọc trong phần suy niệm trước Thánh Thể đã đưa tôi trở về với chính mình như chính Chúa nói với tôi trong dịp nầy, như Ngài đã tạo cho tất cả Anh Em Linh Mục Tu Sĩ dịp tham dự Lễ Phong Chức hay Khấn Dòng là cơ hội để hâm nóng lại những Lời Khấn của chính mình và những tâm tình suy niệm sau đây đã dẫn đưa tôi vào chiều sâu của Thiên Chức Linh Mục của tôi thay vì 42 như Đức Cha Đaminh mà chỉ đuợc 24 thôi…
SUY NIỆM TRƯỚC THÁNH THỂ
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể. Chúng con thờ lạy Chúa đang ngự truớc mặt chúng con. Từ rất xa xưa trong đời chúng con, chúng con hiểu khi là linh mục, tu sĩ chúng con trở thành những người nghĩa thiết của Chúa, vì Chúa đã nói “Thầy không gọi chúng con là tôi tớ, nhưng là bạn hữu. “
Hôm nay nhân ngày kỷ niệm 42 năm linh mục của Đức Cha giáo phận và ngày giáo phận chúng con có thêm 23 tân phó tế, chúng con được hạnh phúc quây quần chung quanh Chúa nghe lại những lời tâm phúc này, và cảm nhận được tình thương muôn đời dành cho thân phận bất xứng của chúng con.
Lậy Chúa, cuộc sống muôn màu muôn vẻ khiến người ta luôn phải lựa chọn, chọn bạn, chọn trường, chọn ngành nghề, trang phục hay phong cách sống cho bản thân…
Vì thế, bản thân chúng con tưởng chừng như cũng đang sống giữa những cuộc chọn lựa. Trong đó, có cả việc quyết định dấn bước theo Chúa, sống đời Hiến Thánh và Phục Vụ.
Thế nhưng, với đời linh mục, và đời hiến dâng trong ơn gọi tu trì của chúng con thì không phải là chúng con đi tìm để chọn Chúa, mà ngược lại Chúa cho chúng con biết một sự thật muôn đời, trở thành huyền nhiệm của tiếng gọi mọi đời tu, đó là: “Không phải con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con” (Ga 15,16)
Thì ra, chính bởi ân sủng và tình thương mà Chúa đã chọn gọi và sai chúng con đi vào thế gian để sống yêu thương và phục vụ.
Ơn gọi quả là một huyền nhiệm. Vì từ thuở đời đời chúng con đã được Chúa biết đến và cho chúng con làm người. Với năm tháng Chúa còn mời gọi và chọn chúng con trong muôn vàn người, cho chúng con được cộng tác vào công trình cứu chuộc với Thiên chức Linh mục, với đời thánh hiến trong nếp sống tu trì
Quả thật, con người tự nhiên bản tính vẫn mỏng dòn, yếu đuối và hay thay đổi. Nếu không có bàn tay Chúa quan phòng gìn giữ, có lẽ chúng con không còn là những linh mục, tu sĩ hiện diện nơi đây. Lạy Chúa, nhìn lại những ngày tháng đã qua, có lẽ phần nào chúng con thấy được sự bất xứng, bất trung của mình. Khi chúng con từ chối và quay lưng lại với tình thương của Chúa khi chúng con chối từ anh em, khi tìm hư danh trong phục vụ, khi tìm uy quyền thế chỗ yêu thương... Những lần chúng con lao mình vào tìm kiếm thành công, những lần chúng con buông xuôi thất vọng khi gặp gian nan thử thách.
Tưởng chừng như Chúa để những điều đó xảy ra trong đời chúng con như là cơ hội để chúng con trắc nghiệm lại tình yêu của mình dành cho Chúa và để thấy được phận mình. Dù thế nào Chúa vẫn im lặng đi bên chúng con, vẫn yêu thương và chắc chắn không hối tiếc vì đã chọn chúng con.
Lạy Chúa, cảm tạ Chúa đã thương chọn chúng con. Xin cho chúng con mỗi ngày biết sống xứng đáng hơn với tình yêu thương của Chúa.
Đặc biệt chúng con xin muôn đời tri ân Chúa đã thương gìn giữ Đức Cha Đaminh, người cha kính yêu của chúng con. Hôm nay hướng về Đức Cha trong ngày kỷ niệm 42 năm ngày thụ phong linh mục, chúng con cầu nguyện cho Ngài.
Chúng con nguyện xin Chúa thương tiếp tục gìn giữ Đức Cha được hồn an, xác mạnh, tinh thần khôn ngoan và thánh thiện để Đức Cha luôn mãi là vị mục tử nhân lành, dẫn dắt đoàn con giáo phận tiến về nhà Chúa trong an bình. Xin cũng gìn giữ chúng con những linh mục tu sĩ của Chúa. Amen.
Tạm Thay Lời Kết của Ngày Hồng Ân 29.4.2008 Nối Kết Hồng Ân
Với màn đêm dần buông trên bầu trời của Giáo Phận Xuân Lộc, chúng tôi cùng quy tụ vào phòng ăn chính của Tòa Giám Mục để dùng bữa tối với nhau và cũng để kết thúc Ngày Hồng Ân. Trong những giây phút cuối ngày Hồng Ân nầy tôi như cảm thấy một chút nào đó thật ấm cúng và gần gũi hơn nữa với Người Cha Đaminh của Giáo Phận Xuân Lộc. Thật ra, trong gần 2 ngày sống cận kề với Ngài, tôi học được nơi Ngài một cử chỉ khiêm nhường, phục vụ tha nhân và săn sóc người khác. Chính cử chỉ nầy đã tạo cho không những riêng tôi mà cả những ai đã một lần được tiếp xúc với Đức Cha Đaminh sẽ cảm nghiệm được ‘Nghĩa Tình Mục Tử” của Vị Chủ Chăn Giáo Phận Xuân Lộc. Một điểm đặc biệt khác là trong chính bữa ăn cuối cùng trong ngày nầy, tôi không còn cảm thấy xa lạ giữa những Anh Em Linh Mục và Các Tân Phó Tế. Vì Người Cha Đaminh đã hiện diện cho đến giây phút cuối cùng của bữa ăn tối trong tình ‘Cha Con’ của một Gia Đình Giáo Phận Xuân Lộc nhỏ bé trong Tòa Nhà Giám Mục. Nơi mà tôi đã nói trong khoảng 5 năm nữa, tại Giáo Phận Xuân Lộc nầy, khi Các Cơ Sở theo thời gian sẽ tuần tự hoàn thành sẽ khó có một Giáo Phận nào có được một nơi chốn “Thiên Thời-Địa Lợi-Nhơn Hoà” có thể so sánh được. Vì thế, Giáo Phận Xuân Lộc đang chờ đón Một Mùa Gặt Phong Phú sau một thời gian dài trải qua những thử thách gian nan nhờ sự khôn ngoan lèo lái con thuyền Giáo Phận của Các Vị Giám Mục Tiền Nhiệm cho đến Đức Cha Đaminh đương kiêm Giám Mục Chính Tòa.
Xin mượn lại một vài đoạn trong những bài Thánh Ca đã được chọn cho Ngày Hồng Phúc Tạ Ơn nhân Ngày Kỷ Niệm 42 năm Linh mục và 4 năm Giám Mục của Đức Cha Đaminh và cũng là ngày Lãnh Nhận Chức Phó Tế của 23 đứa con trong Giáo Phận Xuân Lộc, để kết thay những gì đã viết về “Ngày Hồng Ân Nối Kết Hồng Ân” của Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc. Con xin kính chúc Đức Cha Đaminh sẽ luôn tiếp tục là Vị Mục Tử Hiền Hòa và như trong phần dẫn nhập đã viết…. “Xin Chúa tiếp tục gìn giữ và ban cho Đức Cha muôn ơn lành hồn xác để công việc phục vụ của Đức Cha trổ sinh hoa trái dồi dào cho giáo phận Xuân Lộc cũng như cho mọi người.
Sau đây là danh Sách 23 Tân Phó Tế và nơi Giúp Xứ đã được thụ phong ngày 29.4.2008 tại Nhà Thờ Chính Tòa Giáo Phận Xuân Lộc.
1. Giuse Nguyễn Tâm Chí, Giáo Xứ Thuận Hòa
2. Đaminh Trịnh Đình Cương, Giáo Xứ Thái Hòa
3. Giuse Hà Đăng Định, Giáo Xứ Ninh Phát
4. Phêrô Hà Hương Giang, Chủng Viện
5. Augustinô Nguyễn Thứ Lễ, Giáo Xứ Tiên Chu
6. Philipphê Phạm Duy Linh, Tòa Giám Mục
7. Phaolô Lê Công Nguyên, Giáo Xứ Phú Lý
8. Gioan Baotixita Phạm Đức Nhân, Giáo Xứ Ngọc Thanh
9. Vinh Sơn Vũ Xuân Nhân, Giáo Xứ Thành Tâm
10. Đaminh Nguyễn Minh Phương, Giáo Xứ Định Quán
11. Giuse Nguyễn Văn Quang, Giáo Xứ Dốc Mơ
12. Giuse Phạm Anh Quốc, Giáo Xứ Văn Hải
13. Giuse Nguyễn Viết Sơn, Giáo Xứ Chính Tòa
14. Giuse Trần Ngọc Tám, Giáo Xứ Hiền Đức
15. Giuse Nguyễn Duy Tân, Tòa Giám Mục
16. Giuse Nguyễn Đức Thắng, Giáo Xứ Hà Nội
17. Anphongsô Hồ Ngọc Thắng, Giáo Xứ Bắc Thần
18. Phêrô Phạm Hưng Thịnh, Tòa Giám Mục
19. Phêrô Nguyễn Văn Thuyết, Giáo Xứ Tân Hữu
20. Martinô Phạm Phú Thứ, Giáo Xứ Phương Lâm
21. Đaminh Nguyễn Văn Triệu, Giáo Xứ Gò Xoài
22. Phaolô Lê Văn Vĩnh, Giáo Xứ Túc Trưng
23. Gioan Baotixita Phạm Phi Vũ, Giáo Xứ Mỹ Hội
Cùng tháp tùng với dòng người tuôn về nhà thờ Chính Tòa Xuân Lộc sáng sớm hôm nay 29.4.2008 để tham dự thánh lễ Truyền Chức cho 23 Tân Phó Tế của Giáo Phận Xuân Lộc, khi xe chở chúng tôi đến cổng chính cùa Nhà Thờ Chính Tòa thi đã thấy xe to xe nhỏ ra vào tấp nập, may mà xe của Cha Tổng Đại Diện Vinh Sơn Đặng văn Tú đã được ban trật tự ‘nhận diện’ nếu không chắc là khó lòng mà lái vào và đậu được trong khuôn viên của Giáo Xứ Chính Tòa trong ngày hôm nay.
Trong khuôn viên của Nhà Thờ Chính Tòa Xuân Lộc sáng hôm nay thật nhộn nhịp với ánh nắng nhẹ nhàng của buổi ban mai đủ mọi màu sắc chen lẫn nhau tạo nên vẻ đẹp của một vườn hoa muôn sắc dưới ánh nắng bình minh của Một ‘Ngày Hồng Ân’. Xen lẫn với những sắc áo của Thân Nhân - Ân Nhân của 23 Ứng Viên Phó Tế, tôi muốn nói đến những Sắc Hoa Tu Phục của “Một Vườn Hoa Muôn Sắc” đã và đang hứa hẹn một Mùa Gặt Phong Phú trong Giáo Phận Xuân Lộc…
Sau khi cùng đoàn đồng tế xếp hàng đứng sau các Ứng Viên Phó Tế từ tiền đường của Nhà Khách Chính Tòa nhìn xuống sân, tôi đọc thấy được niềm vui trên những gương mặt thật trẻ của các Ứng Viên đang đứng thành hai hàng trong những chiếc áo alba cùng một kiểu may như nhau trong lúc đó, tiếng của Dẫn Lễ Viên - tôi đoán là của một Thầy hay một Linh mục nào đó - đang dẫn đưa tâm hồn của những ai đang chuẩn bị bước vào Ngày Hồng Ân bằng những lời đầy ý nghĩa sau đây…
“Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt.
Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa về”
“Trong niềm hân hoan vui mừng, để tạ ơn Thiên Chúa trong Thánh lễ Phong Chức Phó Tế cho 23 chủng sinh giáo phận Xuân Lộc. Tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho chúng ta có thêm những thợ gặt lành nghề trên “đồng lúa” Giáo phận. Để niềm vui và lời tạ ơn cùng với các tiến chức giờ đây được tròn đầy và ý nghĩa, thiết tưởng chúng ta nên dừng lại ít phút để nhìn lại ý nghĩa cao quí của Thánh chức mà các thầy sắp lãnh nhận”.
“Việc phong chức Phó tế đã có từ thời các thánh tông đồ qua việc cầu nguyện và đặt tay như sách Công vụ chương 6 thuật lại. Truyền thống lâu đời của Giáo hội luôn dành cho chức vụ này một sự kính trọng đặc biệt. Đây là thánh chức mà ứng viên phải lãnh nhận, thông thường khoảng 6 tháng, trước khi tiến chức linh mục (x. GL. 1031, 1).
Để chu toàn sứ mệnh, người phó tế cần phải có một đời sống nội tâm sâu xa, được nuôi dưỡng bởi lời cầu nguyện và các việc đạo đức thiêng liêng. Vì thế Cầu nieguyện là một trong các khía cạnh đi liền với chức Phó tế. Các tiến chức từ hôm nay có bổn phận chu toàn các giờ Kinh phụng vụ. Các phó tế, nhờ chức thánh, gia nhập vào hàng giáo sĩ, đứng trong vị thế của Giáo hội, nhân danh Giáo hội dâng lên Thiên Chúa những lời tôn vinh, cảm tạ và cầu xin. Do vậy, dù chỉ một mình hay cùng với cộng đoàn, các giờ kinh của phó tế luôn là lời cầu nguyện chính thức của Giáo hội để tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa nhân loại.
Các Phó Tế Phủ Phục |
Phó tế được Thiên Chúa chọn gọi, thánh hiến và trao sứ mạng, nên không phải là một viên chức hành chánh, mà là một thừa tác viên của Giáo hội. Như các thừa tác vụ khác trong Giáo hội, phó tế, tự bản chất, đòi hỏi phải thi hành tác vụ với một tinh thần siêu thoát hoàn toàn. Họ được mời gọi để sẵn sàng phục vụ mọi người và mọi thời trong việc thăng tiến công bằng xã hội và xây dựng sự hiệp nhất trong Giáo hội (x. bài phát biểu của ĐTC. Gioan Phao-lô II tại hội nghị về hàng giáo sĩ, ngày 30.11.1995).
Hiểu biết về sự cao quí cũng như sứ mạng cao cả của các phó tế, chúng ta hãy cầu nguyện thật nhiều cho các tiến chức, để các thầy hoàn thành xuất sắc sứ mạng mà Chúa và Giáo hội ủy thác. Xin cho các tân phó tế hôm nay luôn rập đời mình theo gương Thầy Chí Thánh Giê-su, Đấng đã đến “để phục vụ”, Đấng đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ và mời gọi chúng ta hãy noi gương Người.
Hồng Ân Nối Tiếp Hồng Ân
Điểm son của ngày Phong Chức 23 Tân Phó Tế được chọn chính là ngày kỷ niệm 42 năm Linh mục của Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh Giám Mục Chính Tòa Xuân Lộc.
Phần cuối của bài Dẫn Nhập vào Thánh Lễ Phong Chức, Dẫn Lễ Viên đã liên kết hai biến cố trọng đại của ngày 29.4.2008 bằng những lời dẫn sau đây:
Hôm nay cũng là ngày kỷ niệm 42 năm linh mục của Đức Cha Đaminh, Giám mục giáo phận Xuân Lộc. Chúng ta tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta Vị mục tử trong suốt 42 năm qua đã luôn luôn quên mình để tận tuỵ phục vụ đoàn chiên theo gương Chúa Giê-su là Mục tử nhân lành. Xin Chúa tiếp tục gìn giữ và ban cho Đức Cha muôn ơn lành hồn xác để công việc phục vụ của Đức Cha trổ sinh hoa trái dồi dào cho giáo phận Xuân Lộc cũng như cho mọi người.
Qua những tâm tình chuẩn bị, giờ đây với thánh giá nến cao dẫn đầu, các Ứng Viên Phó Tế tiến vào Thánh Đường, phía sau hơn 100 anh em Linh Mục trong đoàn đồng tế cùng với Đức Cha Đaminh giữa tiếng hát cất cao: “Từng bước con đi lên… bước diệu huyền con đi… tình yêu Ngài viết kín đời con…” của các thầy đàn em vang lên từ trên lầu hát và một số Thầy khác nữa bên cánh phải trong nhà thờ nếu nhìn từ trên gian cung thánh - vì không đủ chỗ trên lầu hát - Tôi phải ca ngợi 2 Ca Trưởng điều khiển 2 Ca Đoàn cho dù ở 2 địa diểm khác nhau mà rất là ‘ăn khớp’ với nhau.
Những bài thánh ca về cuộc đời Dâng Hiến - Phục Vụ đã được chọn lựa theo từng phần của Nghi Lễ Phong Chức Phó Tế đã tạo cho cho Cộng Đoàn Phụng Vụ, đặc biệt là đối với những ai đã và đang sống đời Hiến Dâng dường như đang sống lại những giây phút thật tuyệt vời của chính mình khi đã một lần quỳ giữa gian cung thánh hay nằm phủ phục trong lúc Cộng Đoàn Phụng Vụ van xin Triều Thần Thiên Quốc cùng hiệp lời khẩn cầu cùng Thiên Chúa cho Các Tân Chức với Cộng Đoàn đang lữ hành trên trần gian.
Hình ảnh ưu ái của Một Người Cha trong địa phận trao cho từng đứa con của mình dây Stola cũng giống nhau đây cũng là điểm diễn tả phần nào mà theo tôi nghĩ, nó cũng nói lên tình yêu đồng đều của một Người Cha dành cho từng đứa con được sinh ra trong Hàng Tư Tế hôm nay vào chính ngày mà cách nay tròn 42 năm Người Cha đó cũng đã nhận lãnh dây Stola và Chiếc Áo đầu đời Linh mục. Ngoài nghĩa cử yêu thương đó, với cái nhìn về bối cảnh Phụng Vụ nó còn cho chúng ta thấy được ‘Sự Đồng Nhất’ trong Phẩm Phục khi cử hành Lễ Nghi Phụng Vụ. Nếu như Cha Giám Đốc ĐCV Thomas Vũ Đình Hiệp cho phép các Tân Phó Tế tự chọn cho mình một áo Alba và một dây Stola ‘Như Ý’ thì có lẽ điều nầy không có nghịch lại với quy luật về Phẩm Phục nhưng chính điểm nầy sẽ làm lu mờ đi Sự Hiệp Nhất Phẩm Phục trong Phụng Vụ mà tôi đã phần nào muốn lồng vào trong bài viết về Ngày Hồng Ân nầy.
Tôi không muốn đi sâu vào Nghi Lễ Phong Chức ở đây - vì có lẽ đìều nầy sẽ không cần thiết vì chúng ta đã nhiều lần tham dự lễ Truyền Chức và Khấn Dòng - điều mà tôi muốn nói tiếp ở đây là Vai Trò của Vị Chưởng Nghi Lễ - Master Ceremony - Thánh lễ phong chức 23 Tân Phó Tế vừa qua, tôi đã có cơ hội tham dự và đã chia sẻ với Quý Linh Mục một vài cảm nghiệm thô thiển của tôi qua Nghi Lễ Phong Chức nầy… Khi tập Lễ Nghi Phong Chức, vai trò của Vị Chưởng Nghi rất quan trọng, mọi chi tiết của Lễ Nghi Phong Chức sau khi đã ‘Thực Tập’ thì những thành phần liên hệ đến Lễ Nghi đã được thông qua thì không được quyền tự động để ‘Tự Biên Tự Diễn’. Điều nầy tôi có thể áp dụng phần nào cho cả - Main Celebrant - vì Nghi Lễ chắc chắn đã được MC thông qua vị Chủ Phong trước Nghi Lễ Tấn Phong.
Vị Chưởng Nghi vẫn hiện diện và đóng đúng vai trò Chưởng Nghi của mình ở một vị thế nào đó từ bên trong Phòng Thánh chẳng hạn chứ không cần phải trên ‘Gian Cung Thánh’. Các Linh Mục Phụ Tế hay Các Thầy Giúp Lễ… sẽ là Những Vi Thừa Hành Chức Vụ mà họ đã được Vị Chưởng Nghi trao phó trong việc Phục Vụ Nghi Lễ. Các Linh Mục Đồng Tế hiện diện bên Giám Mục nói lên tinh thần của Linh Mục Đoàn cùng Đồng Tế với Vị Giám Mục. Tôi nhận thấy các Thầy Giúp Lễ đã ‘Phụ Lễ’ rất là nghiêm túc và mọi diễn biến trong Nghi Lễ Phong Chức đã diễn ra theo thứ tự theo tôi nghĩ đó là do những Linh mục MC đã ân thầm phục vụ từ bên trong Gian Cung Thánh - Phòng Thánh - trong ngày lễ hôm đó cũng như đã dầy công Thực Tập Nghi Lễ của đêm hôm trước.
Thánh Lễ Phong Chức - Ngảy Hồng Ân - được Cha Tổng Đại Diện thay mặt Cộng Đoàn Dân Chúa Giáo Phận dâng những tâm tình cảm mến và tri ân lên Đức Cha của Giáo Phận trong ngày kỷ niệm 42 năm Linh mục và 4 năm Giám mục. Chính “Ngày Hồng Ân nầy đã “Hồng Ân Nối Kết Hồng Ân” mà ngày 29.4. đã được chọn để Phong Chức 23 người con của Đức Cha lên Hàng Giáo Sĩ. Cho dù với những lời chúc mừng ngắn gọn, nhưng Cha Tổng Đại Diện cũng đã nói lên được công sức mà Đức Cha đã phục vụ Giáo Phận trong suốt chặng đường dài 42 đã qua. Cha Tổng Đại Diện cũng không quên nhắc đến những vị Giám Mục Tiền Nhiệm mà mộ phần của các Ngài - nếu những ai vào khuôn viên của Tòa Giám Mục - đều phải nhìn thấy 3 phần mộ của Các Cố Giám Mục là Quý Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn, Đaminh Nguyễn Văn Lãng và Giuse-Maria Nguyễn Minh Nhật nằm trước Nhà Truyền Thống.
Ngồi trên xe trở về Tòa Giám Mục sau tiệc liên hoan khoản đãi các Tân Phó Tế - Thân Nhân - Ân Nhân và Linh Mục Tu Sĩ Nam Nữ khi có dịp nhìn lại cả một Cơ Đồ của Giáo Phận Xuân Lộc tôi thầm nghĩ đến lời của Cha Tổng Đại Diện đã lồng vào lời chúc mừng Đức Cha Đaminh sau Thánh Lễ Phong Chức sáng nay… tôi nghiệm thấy Giáo Phận nầy với viễn ảnh khoảng 5 năm sắp đến sẽ khó có một Giáo Phận nào có được những ưu điểm như cha ông chúng ta thường nói: “Thiên Thời-Địa Lợi-Nhơn Hòa” so sánh được như Địa Phận Xuân Lộc trong tương lai.
Chúng tôi được Đức Cha đưa đi tham quan những cơ sở của Giáo Phận đang xây cất như Trung Tâm Mục Vụ, Nhà Truyền Thống, Tòa Giám Mục và Đại Chủng Viện. Tất cả đều đồ sộ và sẽ khang trang với những nhu cầu tối thiểu và cần thiết cho mỗi cơ sở. Nếu chúng ta đến khu đất tọa lạc của Tòa Giám Mục cũ trong lúc nầy thì chi có thể nhìn thấy một dãy nhà bên trái đã xây xong là phòng ốc của Đại Chủng Viện - tôi nghe nói hình như đây là Phân Khoa Triết - và còn một cơ sở nữa cũng đang xây dở dang đó chắc là Phân Khoa Thần Học cũng như Tòa Giám Mục, Nhà Truyền Thống và Hội Trường Sinh Hoạt của Giáo Phận phía sau Tòa Giám Mục cũ. Phía sau những cơ sở đồ sộ nầy sẽ là những sân chơi thể thao cho các Đại Chủng Sinh trong tương lai… Buổi trưa trước khi trở lại Nhà Thờ Chính Tòa tham dự Giờ Chầu Thánh Thể Tạ với Các Linh mục và Tu Sĩ Nam Nữ thuộc Hạt Chính Tòa, tôi lại có dịp được Cha Tổng đưa đi một vòng tham quan bằng xe và Ngài cắt nghĩa tường tận từng cơ sở và tương lai của Giáo Phận đi đôi với những dự phóng hay viễn ảnh tương lai của Những Cơ Sở Chính của Giáo Phận. Tâm tư tôi còn đang suy nghị miên man thì xe của Cha Tổng đã chạy vào cổng của Nhà Thờ Chính Tòa rồi…
Chúng tôi bước vào Nhà Thờ Chính Tòa thì đã thấy Cha Hạt Trưởng Dom Ngô Công Sứ đang mời gọi Quý Tu Sĩ Nam Nữ cũng như Quý Cha vào những hàng ghế ‘danh dự’ gần Gian Cung Thánh… chắc có lẽ để gần kề Đức Cha hơn như lời Đức Cha chia sẻ với Linh Mục và Tu Sĩ của Hạt Chính Tòa là ‘Như là những Cộng Sự Viên Cận Kề của Ngài…’ Trong giây phút thật yên lặng trong Giờ Chầu Thánh Thể Tạ Ơn, tôi nghe những lời của một nữ tu đọc trong phần suy niệm trước Thánh Thể đã đưa tôi trở về với chính mình như chính Chúa nói với tôi trong dịp nầy, như Ngài đã tạo cho tất cả Anh Em Linh Mục Tu Sĩ dịp tham dự Lễ Phong Chức hay Khấn Dòng là cơ hội để hâm nóng lại những Lời Khấn của chính mình và những tâm tình suy niệm sau đây đã dẫn đưa tôi vào chiều sâu của Thiên Chức Linh Mục của tôi thay vì 42 như Đức Cha Đaminh mà chỉ đuợc 24 thôi…
SUY NIỆM TRƯỚC THÁNH THỂ
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể. Chúng con thờ lạy Chúa đang ngự truớc mặt chúng con. Từ rất xa xưa trong đời chúng con, chúng con hiểu khi là linh mục, tu sĩ chúng con trở thành những người nghĩa thiết của Chúa, vì Chúa đã nói “Thầy không gọi chúng con là tôi tớ, nhưng là bạn hữu. “
Hôm nay nhân ngày kỷ niệm 42 năm linh mục của Đức Cha giáo phận và ngày giáo phận chúng con có thêm 23 tân phó tế, chúng con được hạnh phúc quây quần chung quanh Chúa nghe lại những lời tâm phúc này, và cảm nhận được tình thương muôn đời dành cho thân phận bất xứng của chúng con.
Lậy Chúa, cuộc sống muôn màu muôn vẻ khiến người ta luôn phải lựa chọn, chọn bạn, chọn trường, chọn ngành nghề, trang phục hay phong cách sống cho bản thân…
Vì thế, bản thân chúng con tưởng chừng như cũng đang sống giữa những cuộc chọn lựa. Trong đó, có cả việc quyết định dấn bước theo Chúa, sống đời Hiến Thánh và Phục Vụ.
Thế nhưng, với đời linh mục, và đời hiến dâng trong ơn gọi tu trì của chúng con thì không phải là chúng con đi tìm để chọn Chúa, mà ngược lại Chúa cho chúng con biết một sự thật muôn đời, trở thành huyền nhiệm của tiếng gọi mọi đời tu, đó là: “Không phải con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con” (Ga 15,16)
Thì ra, chính bởi ân sủng và tình thương mà Chúa đã chọn gọi và sai chúng con đi vào thế gian để sống yêu thương và phục vụ.
Ơn gọi quả là một huyền nhiệm. Vì từ thuở đời đời chúng con đã được Chúa biết đến và cho chúng con làm người. Với năm tháng Chúa còn mời gọi và chọn chúng con trong muôn vàn người, cho chúng con được cộng tác vào công trình cứu chuộc với Thiên chức Linh mục, với đời thánh hiến trong nếp sống tu trì
Quả thật, con người tự nhiên bản tính vẫn mỏng dòn, yếu đuối và hay thay đổi. Nếu không có bàn tay Chúa quan phòng gìn giữ, có lẽ chúng con không còn là những linh mục, tu sĩ hiện diện nơi đây. Lạy Chúa, nhìn lại những ngày tháng đã qua, có lẽ phần nào chúng con thấy được sự bất xứng, bất trung của mình. Khi chúng con từ chối và quay lưng lại với tình thương của Chúa khi chúng con chối từ anh em, khi tìm hư danh trong phục vụ, khi tìm uy quyền thế chỗ yêu thương... Những lần chúng con lao mình vào tìm kiếm thành công, những lần chúng con buông xuôi thất vọng khi gặp gian nan thử thách.
Tưởng chừng như Chúa để những điều đó xảy ra trong đời chúng con như là cơ hội để chúng con trắc nghiệm lại tình yêu của mình dành cho Chúa và để thấy được phận mình. Dù thế nào Chúa vẫn im lặng đi bên chúng con, vẫn yêu thương và chắc chắn không hối tiếc vì đã chọn chúng con.
Lạy Chúa, cảm tạ Chúa đã thương chọn chúng con. Xin cho chúng con mỗi ngày biết sống xứng đáng hơn với tình yêu thương của Chúa.
Đặc biệt chúng con xin muôn đời tri ân Chúa đã thương gìn giữ Đức Cha Đaminh, người cha kính yêu của chúng con. Hôm nay hướng về Đức Cha trong ngày kỷ niệm 42 năm ngày thụ phong linh mục, chúng con cầu nguyện cho Ngài.
Chúng con nguyện xin Chúa thương tiếp tục gìn giữ Đức Cha được hồn an, xác mạnh, tinh thần khôn ngoan và thánh thiện để Đức Cha luôn mãi là vị mục tử nhân lành, dẫn dắt đoàn con giáo phận tiến về nhà Chúa trong an bình. Xin cũng gìn giữ chúng con những linh mục tu sĩ của Chúa. Amen.
Tạm Thay Lời Kết của Ngày Hồng Ân 29.4.2008 Nối Kết Hồng Ân
Với màn đêm dần buông trên bầu trời của Giáo Phận Xuân Lộc, chúng tôi cùng quy tụ vào phòng ăn chính của Tòa Giám Mục để dùng bữa tối với nhau và cũng để kết thúc Ngày Hồng Ân. Trong những giây phút cuối ngày Hồng Ân nầy tôi như cảm thấy một chút nào đó thật ấm cúng và gần gũi hơn nữa với Người Cha Đaminh của Giáo Phận Xuân Lộc. Thật ra, trong gần 2 ngày sống cận kề với Ngài, tôi học được nơi Ngài một cử chỉ khiêm nhường, phục vụ tha nhân và săn sóc người khác. Chính cử chỉ nầy đã tạo cho không những riêng tôi mà cả những ai đã một lần được tiếp xúc với Đức Cha Đaminh sẽ cảm nghiệm được ‘Nghĩa Tình Mục Tử” của Vị Chủ Chăn Giáo Phận Xuân Lộc. Một điểm đặc biệt khác là trong chính bữa ăn cuối cùng trong ngày nầy, tôi không còn cảm thấy xa lạ giữa những Anh Em Linh Mục và Các Tân Phó Tế. Vì Người Cha Đaminh đã hiện diện cho đến giây phút cuối cùng của bữa ăn tối trong tình ‘Cha Con’ của một Gia Đình Giáo Phận Xuân Lộc nhỏ bé trong Tòa Nhà Giám Mục. Nơi mà tôi đã nói trong khoảng 5 năm nữa, tại Giáo Phận Xuân Lộc nầy, khi Các Cơ Sở theo thời gian sẽ tuần tự hoàn thành sẽ khó có một Giáo Phận nào có được một nơi chốn “Thiên Thời-Địa Lợi-Nhơn Hoà” có thể so sánh được. Vì thế, Giáo Phận Xuân Lộc đang chờ đón Một Mùa Gặt Phong Phú sau một thời gian dài trải qua những thử thách gian nan nhờ sự khôn ngoan lèo lái con thuyền Giáo Phận của Các Vị Giám Mục Tiền Nhiệm cho đến Đức Cha Đaminh đương kiêm Giám Mục Chính Tòa.
Xin mượn lại một vài đoạn trong những bài Thánh Ca đã được chọn cho Ngày Hồng Phúc Tạ Ơn nhân Ngày Kỷ Niệm 42 năm Linh mục và 4 năm Giám Mục của Đức Cha Đaminh và cũng là ngày Lãnh Nhận Chức Phó Tế của 23 đứa con trong Giáo Phận Xuân Lộc, để kết thay những gì đã viết về “Ngày Hồng Ân Nối Kết Hồng Ân” của Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc. Con xin kính chúc Đức Cha Đaminh sẽ luôn tiếp tục là Vị Mục Tử Hiền Hòa và như trong phần dẫn nhập đã viết…. “Xin Chúa tiếp tục gìn giữ và ban cho Đức Cha muôn ơn lành hồn xác để công việc phục vụ của Đức Cha trổ sinh hoa trái dồi dào cho giáo phận Xuân Lộc cũng như cho mọi người.
Con muốn cất cao bài ca cảm tạ
Với bao hồng ân Chúa đã thương ban
Con muốn hát vang tình Ngài bao la
Khắp ngàn nơi trên thế giới
Tình thương Người vững bền thiên thu
Tình thương của Chúa cao vời
Con xin dâng trót cuộc đời
Bây giờ và cho đến mai sau
Ngợi ca danh Chúa suốt đời
Hy sinh hòa thắm tình nồng
Kết thành bài ca tạ ơn
.Với bao hồng ân Chúa đã thương ban
Con muốn hát vang tình Ngài bao la
Khắp ngàn nơi trên thế giới
Tình thương Người vững bền thiên thu
Tình thương của Chúa cao vời
Con xin dâng trót cuộc đời
Bây giờ và cho đến mai sau
Ngợi ca danh Chúa suốt đời
Hy sinh hòa thắm tình nồng
Kết thành bài ca tạ ơn
Sau đây là danh Sách 23 Tân Phó Tế và nơi Giúp Xứ đã được thụ phong ngày 29.4.2008 tại Nhà Thờ Chính Tòa Giáo Phận Xuân Lộc.
1. Giuse Nguyễn Tâm Chí, Giáo Xứ Thuận Hòa
2. Đaminh Trịnh Đình Cương, Giáo Xứ Thái Hòa
3. Giuse Hà Đăng Định, Giáo Xứ Ninh Phát
4. Phêrô Hà Hương Giang, Chủng Viện
5. Augustinô Nguyễn Thứ Lễ, Giáo Xứ Tiên Chu
6. Philipphê Phạm Duy Linh, Tòa Giám Mục
7. Phaolô Lê Công Nguyên, Giáo Xứ Phú Lý
8. Gioan Baotixita Phạm Đức Nhân, Giáo Xứ Ngọc Thanh
9. Vinh Sơn Vũ Xuân Nhân, Giáo Xứ Thành Tâm
10. Đaminh Nguyễn Minh Phương, Giáo Xứ Định Quán
11. Giuse Nguyễn Văn Quang, Giáo Xứ Dốc Mơ
12. Giuse Phạm Anh Quốc, Giáo Xứ Văn Hải
13. Giuse Nguyễn Viết Sơn, Giáo Xứ Chính Tòa
14. Giuse Trần Ngọc Tám, Giáo Xứ Hiền Đức
15. Giuse Nguyễn Duy Tân, Tòa Giám Mục
16. Giuse Nguyễn Đức Thắng, Giáo Xứ Hà Nội
17. Anphongsô Hồ Ngọc Thắng, Giáo Xứ Bắc Thần
18. Phêrô Phạm Hưng Thịnh, Tòa Giám Mục
19. Phêrô Nguyễn Văn Thuyết, Giáo Xứ Tân Hữu
20. Martinô Phạm Phú Thứ, Giáo Xứ Phương Lâm
21. Đaminh Nguyễn Văn Triệu, Giáo Xứ Gò Xoài
22. Phaolô Lê Văn Vĩnh, Giáo Xứ Túc Trưng
23. Gioan Baotixita Phạm Phi Vũ, Giáo Xứ Mỹ Hội
Thư mời tham dự Đại Hội Hành Hương La Vang lần 28
+TGM Stêphanô Nguyễn Như Thể
13:58 02/05/2008
Văn Hóa
Những lời để nghiền ngẫm trong những phút giây thanh vắng 5/2008
Anthony Lê
10:58 02/05/2008
Những lời để nghiền ngẫm trong những phút giây thanh vắng 5/2008
Sau đây là Words for Quiet Moments của Tháng 5/2008, vốn được trích dịch từ Catholic Digest số ra Tháng 5/2008 từ trang 122 đến 1266 để chúng ta cùng đọc và sâu lắng:
Thứ Năm – Ngày 1 Tháng 5 – Lễ Trọng Thể Mừng Chúa Về Trời (ở một số Giáo Phận)
Khi nỗi sợ hãi gõ cửa thì đức tin trả lời, và rủi thay, chẳng có ai ở đó cả. (Nữ Tu Catherine Dooley, O.P. – Giáo Sư Hoa Kỳ thời nay).
Thứ Sáu – Ngày 2 Tháng 5 – Lễ Kính Thánh Athanasius
Tất cả mọi thứ trong cuộc sống này đều hòa quyện lại với nhau, và tất cả chúng ta – ai nấy cũng đều bị gắn chặt lại và lệ thuộc vào nhau trong định mệnh được Thiên Chúa định sẳn. Vì thể bất cứ một ảnh hưởng trực tiếp nào đó đến với một người, thì cả thảy cũng đều bị ảnh hưởng theo một cách gián tiếp nào đó. (Martin Luther King, Jr. – Mục Sư Tin Lành Hoa Kỳ và Nhà Lãnh Đạo Dân Quyền ở vào thế kỷ 20).
Thứ Bảy – Ngày 3 Tháng 5 – Lễ Kính Hai Thánh Tông Đồng Giacôbê và Philíphê
Dùng tình yêu để trả lại sự hận thù thì đó mới chính là cùng đích của một thứ tình yêu trọn vẹn. (Thánh Valerian – Đức Giám Mục và Nhà Hùng Biện vào thế kỷ 5).
Chủ Nhật – Ngày 4 Tháng 5 – Lễ Trọng Mừng Chúa Về Trời
Đối với tôi, chẳng có gì là an ủi, là xuyên thấu, là cảm động, là siêu việt … như Thánh Lễ cả. Vì chưng, đó không chỉ thuần túy là một tập hợp của các vốn từ - mà đó chính là một hành động cao vời nhất có thể tìm được trên trái đất này. Thánh Lễ, không chỉ là một lời kêu khấn, mà đó còn là một sự mời gọi để hướng đến Sự Bất Diệt của Thiên Chúa. (John Henry Newman – Đức Hồng Y và Nhà Triết Học người Anh vào thế kỷ 19).
Thứ Hai – Ngày 5 Tháng 5
Hãy nhớ lại thật nhiều và thật lâu đến khi nào mà bạn muốn, vì chưng một kỷ niệm đẹp sẽ khó mà nhạt phai dần theo năm tháng. (Libbie Fudim).
Thứ Ba – Ngày 6 Tháng 5
Hãy hiệp kết lại những gì mà bạn tin tưởng qua từng khía cạnh của cuộc sống, và hãy để cho trái tim của bạn hoạt động và đòi hỏi những điều tốt đẹp và thiện hảo nhất nơi những người khác. (Meryl Streep – Nữ Diễn Viên Hoa Kỳ thời nay)
Thứ Tư – Ngày 7 Tháng 5
Hãy nói khi bạn giận dữ thì khi đó bạn sẽ đọc ra một bài diễn văn hay nhất mà bạn sẽ không bao giờ tiếc nuối. (Ambrose Bierce – Nhà Báo và Nhà Châm Biếm Hoa Kỳ vào thế kỷ 19).
Thứ Năm – Ngày 8 Tháng 5
Tại sao một phép lạ được làm ra, và ai là người tạo ra phép lạ đó? Vì chưng, đối với tôi, tôi chẳng biết về điều gì cả ngoài những phép lạ. (Walt Whitman – Nhà Thơ Hoa Kỳ vào thế kỷ 19).
Thứ Sáu – Ngày 9 Tháng 5
Chỉ có mỗi Robinson Crusoe hoàn tất mọi chuyện vào ngày thứ sáu mà thôi. (Vô Danh).
Thứ Bảy – Ngày 10 Tháng 5
Đức Chúa để mắt trông nom những ai yêu mến Người Người là khiên mộc vững chắc, là sức mạnh đỡ nâng, là tàn che gió nóng, là bóng mát giữa trưa. Người giữ gìn cho khỏi vấp ngã, và bảo vệ cho khỏi té nhào. Người nâng cao tâm hồn, sáng soi con mắt, Người ban sức khoẻ, sự sống và phúc lành. (Sách Huấn Ca 34:16-17).
Chủ Nhật – Ngày 11 Tháng 5 – Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Tất cả những ai đón nhận Phép Thánh Thể theo một cách đặc biệt, thì họ sẽ luôn mang theo bên họ hình ảnh của một Thiên Chúa Phục Sinh thật sống động. Cũng giống như Đức Maria mang một Hài Nhi bé nhó trong cung lòng – thì đối với Chúa Giêsu Kitô cũng vậy, dưới hình dạng của Bánh, đã tự mình hiến thân và hiện thể để đến với tất cả chúng ta. Vậy chúng ta hãy yêu mến Ngài như là Đức Maria đã yêu mến và cưu mang Ngài! Chúng ta hãy mang Ngài đến với tất cả nhân loại, cũng giống như Đức Maria mang Ngài đến viếng thăm Bà Elizabeth như là nguồn của niềm vui tột độ và cao vời! Chúng ta hãy mang những của lễ cao vời trong Thánh Lễ Chủ Nhật ra cho toàn thể thế giới! (Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16).
Thứ Hai – Ngày 12 Tháng 5
“Được Ngài thương, con vui mừng hớn hở, vì Ngài đã đoái nhìn phận con cùng khốn. Con lâm cảnh ngặt nghèo, Ngài lo lắng chăm nom, 9 chẳng trao nộp thân này vào tay thù địch, nhưng cho con rộng bước thênh thang.” (Thánh Vịnh 31: 8-9).
Thứ Ba – Ngày 13 Tháng 5
“Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.” (Thánh Vịnh 51:3-4).
Thứ Tư – Ngày 14 Tháng 5 – Lễ Kính Thánh Matthias
Nếu muốn làm đổi thay bộ mặt của thế giới mà quên bẳng đi việc thay đổi con tim của chính bản thân mình, thì chẳng khác nào thực hiện một công trình vốn chỉ thuần túy mang lại sự hủy diệt mà thôi. Có lẽ, chỉ có tình yêu vô hạn mới thật sự làm hoán chuyển mọi con tim, thì khi đó công việc hoán cải bên ngoài đã gần như hoàn thành xong một nửa. (Jaques Maritain – Triết Học Gia người Pháp vào thế kỷ 20).
Thứ Năm – Ngày 15 Tháng 5
Có những ngày chẳng có bài ca nào cả được phát ra từ con tim. Thì khi đó, bạn vẫn cứ hát lên đi! (Emory Austin – Thuyết Trình Viên Hoa Kỳ thời nay).
Thứ Sáu – Ngày 16 Tháng 5
Từng phần của cuộc hành trình đều có tầm quan trọng chung sau này. (Thánh Nữ Têrêsa Avila – Người Tây Ban Nha vào thế kỷ 16).
Thứ Bảy – Ngày 17 Tháng 5
Chúng ta sống trong một thế giới tuyệt vời vốn đầy dẫy sự hoa lệ, nét đẹp đẽ và tính phiêu lưu. Chẳng có một kết thúc nào cả cho những cuộc phiêu du mà chúng ta có thể có nếu như chúng ta biết kiếm tìm chúng với cặp mắt rộng mở. (Jawaharlal Nehru – Thủ Tướng Đầu Tiên của Ấn Độ vào thế kỷ 20).
Chủ Nhật – Ngày 18 Tháng 5 – Lễ Trọng Kính Chúa Ba Ngôi
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, xin hãy đoái thương đến chúng con. Ôi lạy Thiên Chúa, xin hãy thanh tẩy mọi tội lỗi của chúng con. Hỡi Thiên Chúa, xin hãy dung thứ cho những gì chúng con đã lỗi phạm. Hãy ghé đến thăm chúng con, hỡi Ba Ngôi Cực Thánh, và chữa lành tất cả mọi tật bệnh của chúng con. Chúng con khấn nguyện vì Danh Ngài! (Lời Nguyện Cầu của Giáo Hội Công Giáo theo Lễ Nghi Đông Phương).
Thứ Hai – Ngày 19 Tháng 5
Khi tôi nhìn vào trái đất và thấy mọi chuyện thật sống động, thật rộn ràng và tươi nở trong mùa xuân diệu đẹp, tôi mới liền suy gẫm phải làm sao để cho con tim tôi cũng luôn biết sẳn sàng để đón nhận lời của Thiên Chúa. (Joyce Rupp, O.P. – Nhà Văn Hoa Kỳ thời nay)..
Thứ Ba – Ngày 20 Tháng 5
“Những gì trong tầm tay, bạn hãy ra sức làm, vì trong cõi âm ty, nơi bạn đang đi tới, không còn hoạt động, không còn dự tính, chẳng còn hiểu biết, chẳng còn khôn ngoan.” (Sách Giảng Viên 9:10).
Thứ Tư – Ngày 21 Tháng 5
Nếu niềm đam mê cuốn lôi bạn, thì hãy để cho lý trí cầm cương bạn. (Benjamin Franklin – Chính Khách Hoa Kỳ vào thế kỷ 18).
Thứ Năm – Ngày 22 Tháng 5
Nơi nào có Thiên Chúa, thì nơi đó có niềm vui. (Tertullian – Nhà Văn Kitô Giáo vào thế kỷ 2).
Thứ Sáu – Ngày 23 Tháng 5
Những người Kitô Giáo đối với thế giới này như thế nào thì điều đó cũng tương tự như tâm hồn đối với thân thể. (Thư Gửi Cho Diognetus).
Thứ Bảy – Ngày 24 Tháng 5
Nuôi kẻ đói ăn chính là một công việc vĩ đại hơn làm sống lại những ai đã khuất. (Thánh Gioan Chrysostom – Linh Mục người Syri và Tiến Sĩ Hội Thánh vào thế kỷ 4).
Chủ Nhật – Ngày 25 Tháng 5 – Lễ Trọng Thể Kính Mình và Máu Chúa Kitô
“Chúa khơi nguồn: suối tuôn thác đổ, giữa núi đồi, lượn khúc quanh co, đem nước uống cho loài dã thú, bầy ngựa hoang đang khát được thoả thuê. Bên dòng suối, chim trời làm tổ, dưới lá cành cất giọng líu lo. Từ cao thẳm, Chúa đổ mưa xuống núi, đất chứa chan phước lộc của Ngài. Ngài khiến mọc cỏ xanh nuôi sống đàn gia súc, làm tốt tươi thảo mộc cho người thế hưởng dùng. Từ ruộng đất, họ kiếm ra cơm bánh, chế rượu ngon cho phấn khởi lòng người, xức dầu thơm cho gương mặt sáng tươi, nhờ cơm bánh mà no lòng chắc dạ.” (Thánh Vịnh 104:10-15).
Thứ Hai – Ngày 26 Tháng 5 – Lễ Kính Thánh Philip Neri
Sự vui vẽ chính là thần dược của Thiên Chúa, do đó mọi người cần phải quyện mình vào trong đó. (Henry Ward Beecher – Nhà Thuyết Giảng Hoa Kỳ vào thế kỷ 19).
Thứ Ba – Ngày 27 Tháng 5
Tình yêu làm cho tâm hồn bạn ló rạng ra từ nơi dấu mình sâu thẳm. (Zora Neale Hurston – Nhà Văn Hoa Kỳ vào thế kỷ 20).
Thứ Tư – Ngày 28 Tháng 5
Một người lạc quan chính là một sự nhân cách hóa tính con người của mùa xuân. (Susan J. Bissonette).
Thứ Năm – Ngày 29 Tháng 5
Những ai kìm hãm thời gian thì sẽ bị đẩy lui bởi thời gian; còn những ai biết chịu thua thời gian thì sẽ tìm thấy được thời gian bên mình. (The Talmud).
Thứ Sáu – Ngày 30 Tháng 5 – Lễ Kính Trọng Thể Trái Tm Cực Thánh Chúa
Thiên Chúa có hai nơi trú ngụ: một là ở trên Thiên Đàng, và nơi kia là ở trong trái tim của những ai nhân từ và biết ơn. (Izaak Walton – Nhà Văn Anh Quốc vào thế kỷ 17).
Thứ Bảy – Ngày 31 Tháng 5 – Lễ Đức Mẹ Đi Viếng
Điều kỳ diệu chính là sự khởi đầu của sự thông thái. (Tục Ngữ Hy Lạp).
Vài lời nói hay để chúng ta cùng gẩm suy, thổn thức.. . .. xin hẹn gặp lại bạn cũng vào Mục này Tháng sau.
Sau đây là Words for Quiet Moments của Tháng 5/2008, vốn được trích dịch từ Catholic Digest số ra Tháng 5/2008 từ trang 122 đến 1266 để chúng ta cùng đọc và sâu lắng:
Mùa Xuân gợi nhớ. .. |
Khi nỗi sợ hãi gõ cửa thì đức tin trả lời, và rủi thay, chẳng có ai ở đó cả. (Nữ Tu Catherine Dooley, O.P. – Giáo Sư Hoa Kỳ thời nay).
Thứ Sáu – Ngày 2 Tháng 5 – Lễ Kính Thánh Athanasius
Tất cả mọi thứ trong cuộc sống này đều hòa quyện lại với nhau, và tất cả chúng ta – ai nấy cũng đều bị gắn chặt lại và lệ thuộc vào nhau trong định mệnh được Thiên Chúa định sẳn. Vì thể bất cứ một ảnh hưởng trực tiếp nào đó đến với một người, thì cả thảy cũng đều bị ảnh hưởng theo một cách gián tiếp nào đó. (Martin Luther King, Jr. – Mục Sư Tin Lành Hoa Kỳ và Nhà Lãnh Đạo Dân Quyền ở vào thế kỷ 20).
Thứ Bảy – Ngày 3 Tháng 5 – Lễ Kính Hai Thánh Tông Đồng Giacôbê và Philíphê
Dùng tình yêu để trả lại sự hận thù thì đó mới chính là cùng đích của một thứ tình yêu trọn vẹn. (Thánh Valerian – Đức Giám Mục và Nhà Hùng Biện vào thế kỷ 5).
Chủ Nhật – Ngày 4 Tháng 5 – Lễ Trọng Mừng Chúa Về Trời
Đối với tôi, chẳng có gì là an ủi, là xuyên thấu, là cảm động, là siêu việt … như Thánh Lễ cả. Vì chưng, đó không chỉ thuần túy là một tập hợp của các vốn từ - mà đó chính là một hành động cao vời nhất có thể tìm được trên trái đất này. Thánh Lễ, không chỉ là một lời kêu khấn, mà đó còn là một sự mời gọi để hướng đến Sự Bất Diệt của Thiên Chúa. (John Henry Newman – Đức Hồng Y và Nhà Triết Học người Anh vào thế kỷ 19).
Thứ Hai – Ngày 5 Tháng 5
Hãy nhớ lại thật nhiều và thật lâu đến khi nào mà bạn muốn, vì chưng một kỷ niệm đẹp sẽ khó mà nhạt phai dần theo năm tháng. (Libbie Fudim).
Thứ Ba – Ngày 6 Tháng 5
Hãy hiệp kết lại những gì mà bạn tin tưởng qua từng khía cạnh của cuộc sống, và hãy để cho trái tim của bạn hoạt động và đòi hỏi những điều tốt đẹp và thiện hảo nhất nơi những người khác. (Meryl Streep – Nữ Diễn Viên Hoa Kỳ thời nay)
Thứ Tư – Ngày 7 Tháng 5
Hãy nói khi bạn giận dữ thì khi đó bạn sẽ đọc ra một bài diễn văn hay nhất mà bạn sẽ không bao giờ tiếc nuối. (Ambrose Bierce – Nhà Báo và Nhà Châm Biếm Hoa Kỳ vào thế kỷ 19).
Thứ Năm – Ngày 8 Tháng 5
Tại sao một phép lạ được làm ra, và ai là người tạo ra phép lạ đó? Vì chưng, đối với tôi, tôi chẳng biết về điều gì cả ngoài những phép lạ. (Walt Whitman – Nhà Thơ Hoa Kỳ vào thế kỷ 19).
Thứ Sáu – Ngày 9 Tháng 5
Chỉ có mỗi Robinson Crusoe hoàn tất mọi chuyện vào ngày thứ sáu mà thôi. (Vô Danh).
Thứ Bảy – Ngày 10 Tháng 5
Đức Chúa để mắt trông nom những ai yêu mến Người Người là khiên mộc vững chắc, là sức mạnh đỡ nâng, là tàn che gió nóng, là bóng mát giữa trưa. Người giữ gìn cho khỏi vấp ngã, và bảo vệ cho khỏi té nhào. Người nâng cao tâm hồn, sáng soi con mắt, Người ban sức khoẻ, sự sống và phúc lành. (Sách Huấn Ca 34:16-17).
Chủ Nhật – Ngày 11 Tháng 5 – Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Tất cả những ai đón nhận Phép Thánh Thể theo một cách đặc biệt, thì họ sẽ luôn mang theo bên họ hình ảnh của một Thiên Chúa Phục Sinh thật sống động. Cũng giống như Đức Maria mang một Hài Nhi bé nhó trong cung lòng – thì đối với Chúa Giêsu Kitô cũng vậy, dưới hình dạng của Bánh, đã tự mình hiến thân và hiện thể để đến với tất cả chúng ta. Vậy chúng ta hãy yêu mến Ngài như là Đức Maria đã yêu mến và cưu mang Ngài! Chúng ta hãy mang Ngài đến với tất cả nhân loại, cũng giống như Đức Maria mang Ngài đến viếng thăm Bà Elizabeth như là nguồn của niềm vui tột độ và cao vời! Chúng ta hãy mang những của lễ cao vời trong Thánh Lễ Chủ Nhật ra cho toàn thể thế giới! (Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16).
Thứ Hai – Ngày 12 Tháng 5
“Được Ngài thương, con vui mừng hớn hở, vì Ngài đã đoái nhìn phận con cùng khốn. Con lâm cảnh ngặt nghèo, Ngài lo lắng chăm nom, 9 chẳng trao nộp thân này vào tay thù địch, nhưng cho con rộng bước thênh thang.” (Thánh Vịnh 31: 8-9).
Thứ Ba – Ngày 13 Tháng 5
“Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.” (Thánh Vịnh 51:3-4).
Thứ Tư – Ngày 14 Tháng 5 – Lễ Kính Thánh Matthias
Nếu muốn làm đổi thay bộ mặt của thế giới mà quên bẳng đi việc thay đổi con tim của chính bản thân mình, thì chẳng khác nào thực hiện một công trình vốn chỉ thuần túy mang lại sự hủy diệt mà thôi. Có lẽ, chỉ có tình yêu vô hạn mới thật sự làm hoán chuyển mọi con tim, thì khi đó công việc hoán cải bên ngoài đã gần như hoàn thành xong một nửa. (Jaques Maritain – Triết Học Gia người Pháp vào thế kỷ 20).
Thứ Năm – Ngày 15 Tháng 5
Có những ngày chẳng có bài ca nào cả được phát ra từ con tim. Thì khi đó, bạn vẫn cứ hát lên đi! (Emory Austin – Thuyết Trình Viên Hoa Kỳ thời nay).
Thứ Sáu – Ngày 16 Tháng 5
Từng phần của cuộc hành trình đều có tầm quan trọng chung sau này. (Thánh Nữ Têrêsa Avila – Người Tây Ban Nha vào thế kỷ 16).
Thứ Bảy – Ngày 17 Tháng 5
Chúng ta sống trong một thế giới tuyệt vời vốn đầy dẫy sự hoa lệ, nét đẹp đẽ và tính phiêu lưu. Chẳng có một kết thúc nào cả cho những cuộc phiêu du mà chúng ta có thể có nếu như chúng ta biết kiếm tìm chúng với cặp mắt rộng mở. (Jawaharlal Nehru – Thủ Tướng Đầu Tiên của Ấn Độ vào thế kỷ 20).
Chủ Nhật – Ngày 18 Tháng 5 – Lễ Trọng Kính Chúa Ba Ngôi
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, xin hãy đoái thương đến chúng con. Ôi lạy Thiên Chúa, xin hãy thanh tẩy mọi tội lỗi của chúng con. Hỡi Thiên Chúa, xin hãy dung thứ cho những gì chúng con đã lỗi phạm. Hãy ghé đến thăm chúng con, hỡi Ba Ngôi Cực Thánh, và chữa lành tất cả mọi tật bệnh của chúng con. Chúng con khấn nguyện vì Danh Ngài! (Lời Nguyện Cầu của Giáo Hội Công Giáo theo Lễ Nghi Đông Phương).
Thứ Hai – Ngày 19 Tháng 5
Khi tôi nhìn vào trái đất và thấy mọi chuyện thật sống động, thật rộn ràng và tươi nở trong mùa xuân diệu đẹp, tôi mới liền suy gẫm phải làm sao để cho con tim tôi cũng luôn biết sẳn sàng để đón nhận lời của Thiên Chúa. (Joyce Rupp, O.P. – Nhà Văn Hoa Kỳ thời nay)..
Thứ Ba – Ngày 20 Tháng 5
“Những gì trong tầm tay, bạn hãy ra sức làm, vì trong cõi âm ty, nơi bạn đang đi tới, không còn hoạt động, không còn dự tính, chẳng còn hiểu biết, chẳng còn khôn ngoan.” (Sách Giảng Viên 9:10).
Thứ Tư – Ngày 21 Tháng 5
Nếu niềm đam mê cuốn lôi bạn, thì hãy để cho lý trí cầm cương bạn. (Benjamin Franklin – Chính Khách Hoa Kỳ vào thế kỷ 18).
Thứ Năm – Ngày 22 Tháng 5
Nơi nào có Thiên Chúa, thì nơi đó có niềm vui. (Tertullian – Nhà Văn Kitô Giáo vào thế kỷ 2).
Thứ Sáu – Ngày 23 Tháng 5
Những người Kitô Giáo đối với thế giới này như thế nào thì điều đó cũng tương tự như tâm hồn đối với thân thể. (Thư Gửi Cho Diognetus).
Thứ Bảy – Ngày 24 Tháng 5
Nuôi kẻ đói ăn chính là một công việc vĩ đại hơn làm sống lại những ai đã khuất. (Thánh Gioan Chrysostom – Linh Mục người Syri và Tiến Sĩ Hội Thánh vào thế kỷ 4).
Chủ Nhật – Ngày 25 Tháng 5 – Lễ Trọng Thể Kính Mình và Máu Chúa Kitô
“Chúa khơi nguồn: suối tuôn thác đổ, giữa núi đồi, lượn khúc quanh co, đem nước uống cho loài dã thú, bầy ngựa hoang đang khát được thoả thuê. Bên dòng suối, chim trời làm tổ, dưới lá cành cất giọng líu lo. Từ cao thẳm, Chúa đổ mưa xuống núi, đất chứa chan phước lộc của Ngài. Ngài khiến mọc cỏ xanh nuôi sống đàn gia súc, làm tốt tươi thảo mộc cho người thế hưởng dùng. Từ ruộng đất, họ kiếm ra cơm bánh, chế rượu ngon cho phấn khởi lòng người, xức dầu thơm cho gương mặt sáng tươi, nhờ cơm bánh mà no lòng chắc dạ.” (Thánh Vịnh 104:10-15).
Thứ Hai – Ngày 26 Tháng 5 – Lễ Kính Thánh Philip Neri
Sự vui vẽ chính là thần dược của Thiên Chúa, do đó mọi người cần phải quyện mình vào trong đó. (Henry Ward Beecher – Nhà Thuyết Giảng Hoa Kỳ vào thế kỷ 19).
Thứ Ba – Ngày 27 Tháng 5
Tình yêu làm cho tâm hồn bạn ló rạng ra từ nơi dấu mình sâu thẳm. (Zora Neale Hurston – Nhà Văn Hoa Kỳ vào thế kỷ 20).
Thứ Tư – Ngày 28 Tháng 5
Một người lạc quan chính là một sự nhân cách hóa tính con người của mùa xuân. (Susan J. Bissonette).
Thứ Năm – Ngày 29 Tháng 5
Những ai kìm hãm thời gian thì sẽ bị đẩy lui bởi thời gian; còn những ai biết chịu thua thời gian thì sẽ tìm thấy được thời gian bên mình. (The Talmud).
Thứ Sáu – Ngày 30 Tháng 5 – Lễ Kính Trọng Thể Trái Tm Cực Thánh Chúa
Thiên Chúa có hai nơi trú ngụ: một là ở trên Thiên Đàng, và nơi kia là ở trong trái tim của những ai nhân từ và biết ơn. (Izaak Walton – Nhà Văn Anh Quốc vào thế kỷ 17).
Thứ Bảy – Ngày 31 Tháng 5 – Lễ Đức Mẹ Đi Viếng
Điều kỳ diệu chính là sự khởi đầu của sự thông thái. (Tục Ngữ Hy Lạp).
Vài lời nói hay để chúng ta cùng gẩm suy, thổn thức.. . .. xin hẹn gặp lại bạn cũng vào Mục này Tháng sau.
Bài thơ vô đề
lykhách
13:26 02/05/2008
bài thơ vô đề
Cũng như bao người cha bao người mẹ
Đã cưu mang con đến trong cuộc đời
Mà nuôi con nào ai không đổ lệ
Có lẽ còn tới khi nhắm mắt mới thôi
Ngày ấy tôi không được nằm nôi
Cha mẹ tôi nghèo lắm để nuôi tôi
Nào có tiền để mà mua chăn gối
Mẹ ru tôi bồng bế điệu ru hời
Vào những bữa ăn tôi thì mau đói
Con nhà nghèo, nghèo rớt mùng tơi
Cha mẹ tôi nhịn cơm, qua loa vội
Nhường cơm canh và bảo đã ăn rồi
Cuộc đời tôi bên cạnh bờ sông
Có những đêm trăn trở nỗi lòng
Ba mẹ lắng lo chải bương kiếm sống
Tôi lớn lên giữa ngày tháng long đong
Hằng ngày ba tôi vẫn thường cõng
Tôi tới trường trên một tấm lưng cong
Ôi tấm lưng gánh đời tôi trên ấy
Gánh nợ đời và gánh cả ước mong
Ngày lớn lên chập chững bước vào đời
Não lòng qua màn lệ mẹ rơi
Còn ba tôi chỉ lặng im không nói
Mà ánh mắt kia theo còn theo mãi khôn nguôi!
Ngày tháng trôi, tôi bữa đi bữa về
Cha tôi vẫn ở đợ, làm thuê
Mẹ tôi mãi hoài đi mót lúa
Những sáng chiều bên mảnh ruộng, bờ đê
Dòng sông cũ lững lờ con nước chảy
Bên cạnh cuộc đời của hai đấng thương yêu
Tôi nhắm mắt ngủ vẫn thường mơ thấy
Bóng mẹ cha tôi khốn khổ biết bao nhiêu!
Ánh mắt chưa kịp sáng, môi chưa kịp cười
Cha mẹ tôi lần lượt qua đời
Từng nỗi đau trong lòng tôi nhức nhối
Chưa một ngày trả nghĩa hiếu cha mẹ ơi!
Cho con học để mà con hiểu
Lòng mẹ cha nào biết được bấy nhiêu
Chén cơm vơi, dưa cà, đầu cá
Cũng chứa chan trong một cõi thương yêu
Một cõi riêng tư trong lòng con cho Chúa*
Là cõi riêng tư cha mẹ ở với con
Tình mẹ cha trong con là điểm tựa
Để con hướng về một Điểm Hẹn dấn thân
Con xông vào cuộc đời này
Với đôi chân của võ sĩ miệt mài
Với đôi tay mãi mê trang tình sử
Với trái tim thẳm tình Chúa đong đầy
Đường con đi vẫn là con đường cũ
Lối ngày xưa cha mẹ đã đi qua
Là chấp nhận những cảnh đời lam lũ
Là yêu thương như cha mẹ hải hà
Những lời kinh con dâng trong sâu thẳm
Xin ơn trên ru cha mẹ giấc nghìn năm
Tiếng à ơi những ngày xưa đằm thắm
Vẫn ru con vào những giấc âm thầm!
Lời sắp cạn mà tình còn thăm thẳm
Ý vừa khơi lệ đã ứa đôi dòng
Cha mẹ ơi giữa ân tình hụt hẫng
Con ngước nhìn lên thập giá mà dâng!
(kính tặng Lm. Thái Nguyên)
Cũng như bao người cha bao người mẹ
Đã cưu mang con đến trong cuộc đời
Mà nuôi con nào ai không đổ lệ
Có lẽ còn tới khi nhắm mắt mới thôi
Ngày ấy tôi không được nằm nôi
Cha mẹ tôi nghèo lắm để nuôi tôi
Nào có tiền để mà mua chăn gối
Mẹ ru tôi bồng bế điệu ru hời
Vào những bữa ăn tôi thì mau đói
Con nhà nghèo, nghèo rớt mùng tơi
Cha mẹ tôi nhịn cơm, qua loa vội
Nhường cơm canh và bảo đã ăn rồi
Cuộc đời tôi bên cạnh bờ sông
Có những đêm trăn trở nỗi lòng
Ba mẹ lắng lo chải bương kiếm sống
Tôi lớn lên giữa ngày tháng long đong
Hằng ngày ba tôi vẫn thường cõng
Tôi tới trường trên một tấm lưng cong
Ôi tấm lưng gánh đời tôi trên ấy
Gánh nợ đời và gánh cả ước mong
Ngày lớn lên chập chững bước vào đời
Não lòng qua màn lệ mẹ rơi
Còn ba tôi chỉ lặng im không nói
Mà ánh mắt kia theo còn theo mãi khôn nguôi!
Ngày tháng trôi, tôi bữa đi bữa về
Cha tôi vẫn ở đợ, làm thuê
Mẹ tôi mãi hoài đi mót lúa
Những sáng chiều bên mảnh ruộng, bờ đê
Dòng sông cũ lững lờ con nước chảy
Bên cạnh cuộc đời của hai đấng thương yêu
Tôi nhắm mắt ngủ vẫn thường mơ thấy
Bóng mẹ cha tôi khốn khổ biết bao nhiêu!
Ánh mắt chưa kịp sáng, môi chưa kịp cười
Cha mẹ tôi lần lượt qua đời
Từng nỗi đau trong lòng tôi nhức nhối
Chưa một ngày trả nghĩa hiếu cha mẹ ơi!
Cho con học để mà con hiểu
Lòng mẹ cha nào biết được bấy nhiêu
Chén cơm vơi, dưa cà, đầu cá
Cũng chứa chan trong một cõi thương yêu
Một cõi riêng tư trong lòng con cho Chúa*
Là cõi riêng tư cha mẹ ở với con
Tình mẹ cha trong con là điểm tựa
Để con hướng về một Điểm Hẹn dấn thân
Con xông vào cuộc đời này
Với đôi chân của võ sĩ miệt mài
Với đôi tay mãi mê trang tình sử
Với trái tim thẳm tình Chúa đong đầy
Đường con đi vẫn là con đường cũ
Lối ngày xưa cha mẹ đã đi qua
Là chấp nhận những cảnh đời lam lũ
Là yêu thương như cha mẹ hải hà
Những lời kinh con dâng trong sâu thẳm
Xin ơn trên ru cha mẹ giấc nghìn năm
Tiếng à ơi những ngày xưa đằm thắm
Vẫn ru con vào những giấc âm thầm!
Lời sắp cạn mà tình còn thăm thẳm
Ý vừa khơi lệ đã ứa đôi dòng
Cha mẹ ơi giữa ân tình hụt hẫng
Con ngước nhìn lên thập giá mà dâng!
(kính tặng Lm. Thái Nguyên)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Trái Tim Xanh
Lm. Tâm Duy
00:19 02/05/2008
TRÁI TIM XANH
Ảnh của Lm. Tâm Duy
đá vô tri sống chết mặc ai
Tim con gái hóa thành cây lá
Cùng đất trời xanh thẳm miệt mài..
(Trích thơ Ý Nhi)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền