Phụng Vụ - Mục Vụ
Ta đến để chúng được sống, và sống dồi dào
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:50 06/05/2014
Ta đến để chúng được sống, và sống dồi dào
Suy niệm Chúa Nhật Chúa Chiên Lành
(Ga 10, 1-10)
"Đức Chúa phán thế này: Này Ta chống lại các mục tử, Ta sẽ đòi lại chiên Ta nơi tay chúng " (Ez 34, 10). Các mục tử đã làm gì để Thiên Chúa nổi giận và đòi lại chiên đây? Qua miệng ngôn sứ Ezêkiel, Thiên Chúa còn nói mạnh hơn nữa : "Ta sẽ không để chúng chăn chiên Ta nữa. Các mục tử sẽ không còn được chăn nuôi lấy mình chúng nữa. Ta sẽ giựt lấy chiên khỏi mõm chúng, khiến chiên Ta không còn là mồi ngon cho chúng ăn thịt nữa " (Ez 34, 10). À thì ra, các mục tử chỉ để ý đến lợi ích của mình, không dám xả thân vì để cứu chiên, nay Chúa đòi lại chiên và Ngài tuyên bố : "Chính Ta sẽ tìm kiếm chiên của Ta, và Ta sẽ chăm nom đến chúng " (Ez 34, 10). Thiên Chúa chăm nom chiên như thế nào? Ngài phán : " Như người mục tử chăm nom đàn chiên của mình vào ngày nó ở giữa chiên phiêu bạt thế nào, cũng vậy Ta sẽ chăm nom chiên của Ta. Ta sẽ kéo chúng ra khỏi nơi chúng tán loại, vào ngày mây mù đen tối. Ta sẽ đem chúng ra khỏi các dân. Ta sẽ thâu họp chúng lại từ các xứ. Ta sẽ dẫn chúng về lại thửa đất của chúng. Và Ta sẽ chăn nuôi chúng trên núi Israel " (Ez 34, 13-14).
Những "ngọn núi Israel " theo các tác giả Thánh Kinh là nơi an nhàn, có suối nước trong lành, không có gì độc hại và nguy hiểm, nơi ấy có đồng cỏ non xanh tốt, màu mỡ (x. Ez 34, 13-15). Nếu ta muốn an toàn thoải mái, hãy đến đó tận hưởng. "Đức Chúa phán: Chiên thất lạc, Ta sẽ tìm kiếm. Chiên tản mác, Ta sẽ lùa về. Chiên xây xát, Ta sẽ băng bó. Chiên bệnh hoạn, Ta sẽ bổ sức " (Ez 34, 16). Những ngọn núi chúng ta vừa nói ở trên còn ám chỉ dòng suối chảy Tin Mừng được rao giảng từ các Tông Đồ cho đến tận cùng thế giới : " Tiếng vang đã dội khắp hoàn cầu và thông điệp loan đi tới chân trời góc biển " (Ps 18, 5).
Thật là hình ảnh cụ thể tuyệt đẹp và đầy cảm động về một Vì Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã làm đối với chúng ta là những tạo vật, những con chiên của Ngài. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, được Chúa Cha phái đến, cũng tuyên bố : " Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta và các chiên Ta biết Ta" (Ga 10, 14 ).
Hôm nay, mỗi người chúng ta tự hỏi : tôi có phải là chiên của Chúa không, nếu phải thì tôi có biết Chúa không, biết thì biết thế nào ? "Biết" ở đây, không có nghĩa là "biết" nhờ đức tin, nhưng là "biết" nhờ đức mến. "Biết" không có nghĩa là "biết" được diễn tả qua thái độ tin, nhưng là "biết" được diễn tả qua việc làm. Chính thánh Gioan Tông Đồ đã viết điều này và làm chứng ở nơi khác : "Ai nói mình biết Thiên Chúa mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối" (1 Ga 2, 4).
Chúa Giêsu còn nói về các con chiên : " Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi, Tôi cho chúng được sống đời đời và chúng sẽ không bao giờ hư mất " (Ga 10, 27).
Vậy, ai chân thành đi theo Chúa Giêsu thì được nuôi dưỡng nơi đồng cỏ xanh tươi muôn đời. Đồng cỏ của đoàn chiên đây là gì nếu không phải là cảnh thiên đàng luôn xanh ngắt, khiến tâm hồn ngập tràn niềm vui, nơi có Thiên Chúa luôn hiện diện, nơi đây chiên theo Chúa và làm theo ý Chúa sẽ được hân hoan mừng lễ cùng với bao công dân Nước Trời.
Trên đây là những lý do với nhiều lý do khác mà Giáo Hội gọi Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, đồng thời mời gọi con cái mình suy nghĩ đặc biệt về hình ảnh của Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, Vị Mục Tử Tối Cao đã hy sinh Mạng Sống Mình vì đoàn chiên. Chúa Giêsu muốn không chỉ có các mục tử tiếp bước, Người muốn những người nam nữ dâng mình cho Chúa trong đời thánh hiến, đến lượt mình, cũng xả thân mình để bảo vệ đàn chiên, đưa các con chiên lạc trở vể. Người mong ước các mục tử với ơn Người trợ giúp sẽ hoàn thành trách nhiệm dẫn dắt đoàn chiên đến đồng cỏ Nước Trời.
Chúa Nhật Chúa Chiên Lành cũng là một Chúa Nhật đặc biệt đối với các mục tử khi đặt mình vào vị trí của Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành duy nhất. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các mục tử thân yêu : nâng đỡ, cám ơn và khuyến khích các ngài ! Chúng ta cũng cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam có thêm nhiều linh mục lành thánh. Ý chỉ này cũng thật khẩn thiết cho Giáo Hội hoàn vũ.
"Ơn gọi, chứng tá cho sự thật" là chủ đề ngày thế giới cầu cho ơn kêu gọi năm nay. Ðức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu người Công Giáo hãy "mở lòng chúng ta ra cho những lý tưởng tuyệt vời, cho những điều cao cả với niềm tín thác rằng Chúa không bao giờ bỏ rơi công nghiệp tay Ngài là chúng ta. "Chính Ngài là Ðấng dựng nên ta, ta thuộc về Người; ta là dân Người, là đoàn chiên Người dẫn dắt " (Tv 100, 3). Và cùng với Ngài, chúng ta có thể tiến bước, trở thành những môn đệ và những chứng nhân cho tình yêu của Thiên Chúa, trong khi mở rộng con tim của chúng ta với những lý tưởng tuyệt vời, và những điều cao cả.
Đức Nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI viết rằng : "Ngày nay vẫn vậy, sống trong cộng đồng các môn đệ là Giáo Hội, Chúa Giêsu Kitô kêu gọi đi theo Người". Ngài cũng đặc biệt mời giới trẻ "hãy trau dồi nét hấp dẫn các giá trị, các mục tiêu nâng cao, các chọn lựa triệt để, để có thể phục vụ tha nhân theo chân Chúa Giêsu". Chúa Giêsu không ngừng lặp đi lặp lại "Hãy đến! Hãy theo ta". Theo Chúa Giêsu "có nghĩa là nhấn chìm ý muốn của chính mình vào thánh ý Chúa Giêsu, dành ưu tiên cho thánh ý Người và đặt Chúa Giêsu ở vị trí đầu so với tất cả những gì làm nên cuộc sống chúng ta : gia đình, công việc, những lợi ích ca nhân và bản thân".
Xin cho giới trẻ hôm nay đang ở giữa biết bao những gợi ý nông cạn và phù phiếm, tạm thời, biết chuyên tâm trau dồi nét hấp dẫn đối với các giá trị, các mục tiêu cao thượng, những chọn lựa triệt để, hầu phục vụ tha nhân theo chân Chúa Giêsu. Đáp trả quảng đại và mau lẹ tiếng Chúa Kitô kêu gọi đi theo Người sát sao hơn nữa, đặc biệt với các thế hệ mới. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa Nhật Chúa Chiên Lành
(Ga 10, 1-10)
"Đức Chúa phán thế này: Này Ta chống lại các mục tử, Ta sẽ đòi lại chiên Ta nơi tay chúng " (Ez 34, 10). Các mục tử đã làm gì để Thiên Chúa nổi giận và đòi lại chiên đây? Qua miệng ngôn sứ Ezêkiel, Thiên Chúa còn nói mạnh hơn nữa : "Ta sẽ không để chúng chăn chiên Ta nữa. Các mục tử sẽ không còn được chăn nuôi lấy mình chúng nữa. Ta sẽ giựt lấy chiên khỏi mõm chúng, khiến chiên Ta không còn là mồi ngon cho chúng ăn thịt nữa " (Ez 34, 10). À thì ra, các mục tử chỉ để ý đến lợi ích của mình, không dám xả thân vì để cứu chiên, nay Chúa đòi lại chiên và Ngài tuyên bố : "Chính Ta sẽ tìm kiếm chiên của Ta, và Ta sẽ chăm nom đến chúng " (Ez 34, 10). Thiên Chúa chăm nom chiên như thế nào? Ngài phán : " Như người mục tử chăm nom đàn chiên của mình vào ngày nó ở giữa chiên phiêu bạt thế nào, cũng vậy Ta sẽ chăm nom chiên của Ta. Ta sẽ kéo chúng ra khỏi nơi chúng tán loại, vào ngày mây mù đen tối. Ta sẽ đem chúng ra khỏi các dân. Ta sẽ thâu họp chúng lại từ các xứ. Ta sẽ dẫn chúng về lại thửa đất của chúng. Và Ta sẽ chăn nuôi chúng trên núi Israel " (Ez 34, 13-14).
Những "ngọn núi Israel " theo các tác giả Thánh Kinh là nơi an nhàn, có suối nước trong lành, không có gì độc hại và nguy hiểm, nơi ấy có đồng cỏ non xanh tốt, màu mỡ (x. Ez 34, 13-15). Nếu ta muốn an toàn thoải mái, hãy đến đó tận hưởng. "Đức Chúa phán: Chiên thất lạc, Ta sẽ tìm kiếm. Chiên tản mác, Ta sẽ lùa về. Chiên xây xát, Ta sẽ băng bó. Chiên bệnh hoạn, Ta sẽ bổ sức " (Ez 34, 16). Những ngọn núi chúng ta vừa nói ở trên còn ám chỉ dòng suối chảy Tin Mừng được rao giảng từ các Tông Đồ cho đến tận cùng thế giới : " Tiếng vang đã dội khắp hoàn cầu và thông điệp loan đi tới chân trời góc biển " (Ps 18, 5).
Thật là hình ảnh cụ thể tuyệt đẹp và đầy cảm động về một Vì Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã làm đối với chúng ta là những tạo vật, những con chiên của Ngài. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, được Chúa Cha phái đến, cũng tuyên bố : " Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta và các chiên Ta biết Ta" (Ga 10, 14 ).
Hôm nay, mỗi người chúng ta tự hỏi : tôi có phải là chiên của Chúa không, nếu phải thì tôi có biết Chúa không, biết thì biết thế nào ? "Biết" ở đây, không có nghĩa là "biết" nhờ đức tin, nhưng là "biết" nhờ đức mến. "Biết" không có nghĩa là "biết" được diễn tả qua thái độ tin, nhưng là "biết" được diễn tả qua việc làm. Chính thánh Gioan Tông Đồ đã viết điều này và làm chứng ở nơi khác : "Ai nói mình biết Thiên Chúa mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối" (1 Ga 2, 4).
Chúa Giêsu còn nói về các con chiên : " Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi, Tôi cho chúng được sống đời đời và chúng sẽ không bao giờ hư mất " (Ga 10, 27).
Vậy, ai chân thành đi theo Chúa Giêsu thì được nuôi dưỡng nơi đồng cỏ xanh tươi muôn đời. Đồng cỏ của đoàn chiên đây là gì nếu không phải là cảnh thiên đàng luôn xanh ngắt, khiến tâm hồn ngập tràn niềm vui, nơi có Thiên Chúa luôn hiện diện, nơi đây chiên theo Chúa và làm theo ý Chúa sẽ được hân hoan mừng lễ cùng với bao công dân Nước Trời.
Trên đây là những lý do với nhiều lý do khác mà Giáo Hội gọi Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, đồng thời mời gọi con cái mình suy nghĩ đặc biệt về hình ảnh của Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, Vị Mục Tử Tối Cao đã hy sinh Mạng Sống Mình vì đoàn chiên. Chúa Giêsu muốn không chỉ có các mục tử tiếp bước, Người muốn những người nam nữ dâng mình cho Chúa trong đời thánh hiến, đến lượt mình, cũng xả thân mình để bảo vệ đàn chiên, đưa các con chiên lạc trở vể. Người mong ước các mục tử với ơn Người trợ giúp sẽ hoàn thành trách nhiệm dẫn dắt đoàn chiên đến đồng cỏ Nước Trời.
Chúa Nhật Chúa Chiên Lành cũng là một Chúa Nhật đặc biệt đối với các mục tử khi đặt mình vào vị trí của Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành duy nhất. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các mục tử thân yêu : nâng đỡ, cám ơn và khuyến khích các ngài ! Chúng ta cũng cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam có thêm nhiều linh mục lành thánh. Ý chỉ này cũng thật khẩn thiết cho Giáo Hội hoàn vũ.
"Ơn gọi, chứng tá cho sự thật" là chủ đề ngày thế giới cầu cho ơn kêu gọi năm nay. Ðức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu người Công Giáo hãy "mở lòng chúng ta ra cho những lý tưởng tuyệt vời, cho những điều cao cả với niềm tín thác rằng Chúa không bao giờ bỏ rơi công nghiệp tay Ngài là chúng ta. "Chính Ngài là Ðấng dựng nên ta, ta thuộc về Người; ta là dân Người, là đoàn chiên Người dẫn dắt " (Tv 100, 3). Và cùng với Ngài, chúng ta có thể tiến bước, trở thành những môn đệ và những chứng nhân cho tình yêu của Thiên Chúa, trong khi mở rộng con tim của chúng ta với những lý tưởng tuyệt vời, và những điều cao cả.
Đức Nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI viết rằng : "Ngày nay vẫn vậy, sống trong cộng đồng các môn đệ là Giáo Hội, Chúa Giêsu Kitô kêu gọi đi theo Người". Ngài cũng đặc biệt mời giới trẻ "hãy trau dồi nét hấp dẫn các giá trị, các mục tiêu nâng cao, các chọn lựa triệt để, để có thể phục vụ tha nhân theo chân Chúa Giêsu". Chúa Giêsu không ngừng lặp đi lặp lại "Hãy đến! Hãy theo ta". Theo Chúa Giêsu "có nghĩa là nhấn chìm ý muốn của chính mình vào thánh ý Chúa Giêsu, dành ưu tiên cho thánh ý Người và đặt Chúa Giêsu ở vị trí đầu so với tất cả những gì làm nên cuộc sống chúng ta : gia đình, công việc, những lợi ích ca nhân và bản thân".
Xin cho giới trẻ hôm nay đang ở giữa biết bao những gợi ý nông cạn và phù phiếm, tạm thời, biết chuyên tâm trau dồi nét hấp dẫn đối với các giá trị, các mục tiêu cao thượng, những chọn lựa triệt để, hầu phục vụ tha nhân theo chân Chúa Giêsu. Đáp trả quảng đại và mau lẹ tiếng Chúa Kitô kêu gọi đi theo Người sát sao hơn nữa, đặc biệt với các thế hệ mới. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Đức Chúa Giêsu là cửa chuồng chiên
Jos. Vinc. Ngọc Biển
12:00 06/05/2014
ĐỨC GIÊSU LÀ CỬA CHUỒNG CHIÊN
(Chúa Nhật 4 Phục Sinh, A)
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta được hỏi hay chính mình đặt ra cho mình câu hỏi: “Đức Giêsu là ai?”. Đây có thể là câu hỏi quan trọng nhất trong cuộc đời của con người nói chung và của những người tin Đức Giêsu nói riêng. Tuy nhiên, câu hỏi đó hôm nay chúng ta được chính Đức Giêsu mặc khải khi nói: “Ta là cửa chuồng chiên”.
Tại sao lại là “cửa chuồng chiên?”
1. Cửa chuồng chiên là gì?
Trước khi nói đến “cửa chuồng chiên”, chúng ta nên nhắc lại hình ảnh người mục tử chăn chiên nơi đất nước Dothái:
Ở đất nước này, người ta thường hay có những đàn gia súc như chiên hoặc cừu. Mỗi đàn như thế thường có người chăn dắt. Bổn phận của các mục tử chăn chiên chính là lo sao tìm được cho chúng những đồng cỏ xanh tươi, những dòng suối mát trong lành. Bảo vệ chúng khỏi bị tấn công bởi những sói dữ, hùm beo... Khi chăm lo cho chúng như thế, người mục tử phải biết rõ từng con: con nào đau ốm; ghẻ lở; con nào đi hoang, lạc đàn... Biết để làm gì? Thưa để yêu thương, để chăm sóc... để có tương quan thân tình.
Khi đêm về, người mục tử có trách nhiệm dẫn chiên về dàn và cho chúng vào chuồng. Lúc này, họ lại được ví như “cửa chuồng chiên”.
Hình ảnh “cửa chuồng chiên” là một hình ảnh được dùng để biểu đạt cho sự an toàn.
Thật vậy, khi nói đến cửa thì ai cũng hiểu là để đóng vào hoặc mở ra. Khi đóng vào thì như một sự bảo vệ để khỏi bị kẻ thù tấn công và trộm cắp. Đóng vào để tránh sương gió lùa vào. Đóng vào thì mọi người an tâm ngon giấc.
Còn khi cánh cửa mở ra, thì như chào đón một luồng gió mới vào nhà, làm cho nhà khỏi bị ẩm mốc, hôi hám. Mở ra là để cho mọi người và súc vật trong nhà được tự do ra vào, lui tới...
2. Đức Giêsu là Mục Tử và là Cửa Chuồng Chiên
Khi tự cho mình là Mục Tử và Cửa Chuồng Chiên, Đức Giêsu muốn sống những đặc tính của người mục tử và vai trò của cửa chuồng chiên trong khi thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Mặt khác, Ngài cũng muốn giới thiệu và trao cho các Tông đồ và môn đệ những đặc tính của người mục tử nhân lành và cửa chuồng chiên trong Giáo Hội.
Thật vậy, Đức Giêsu chính là Mục Tử Nhân Lành, Ngài đã biết rõ từng con chiên, Ngài đã yêu thương chúng và làm cho chúng được hạnh phúc. Ngài đã chữa lành mọi vết thương thân xác và tâm hồn để cho chiên được bình an, và Ngài đã hy sinh cả mạng sống để cho chiên được sống và sống dồi dào.
Khi mời gọi các Tông đồ, môn đệ và những ai dấn thân trên con đường loan báo Tin Mừng, Đức Giêsu cũng mời gọi họ hãy đi trên con đường mà Ngài đã đi. Con đường đó là gì, nếu không phải là con đường của hiền lành, khiêm nhường, vâng lời và yêu thương. Con đường đó chính là con đường của hạt lúa mục nát, con đường của thánh giá...?
Trở nên như Ngài, tức là cũng phải trở nên như những cánh cửa của chuồng chiên. Như vậy, các ngài như là người lính canh chừng. Canh chừng cho khỏi kẻ thù tấn công là những thứ học thuyết vô bổ, tạm thời, chóng qua vô ích. Canh chừng để đàn chiên không bị kẻ thù gian dối, lọc lừa và tội lỗi lôi kéo. Canh chừng như một người cha, người mẹ canh giấc ngủ của con mình. Nếu cần, hình ảnh người Mục Tử hi sinh cả mạng sống của mình cho đoàn chiên cũng là lời mời gọi cho các mục tử ngày nay trong Giáo Hội.
3. Mọi kitô hữu đều là mục tử nhân lành và cửa chuồng chiên
Khi nói đến ngày thế giới cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu, nhiều người nghĩ đây là ngày dành riêng cho các linh mục và tu sĩ. Nghĩ như vậy không sai. Nhưng nếu hiểu theo nghĩa rộng, thì hôm nay cũng là ngày của mỗi chúng ta, những người đã lãnh nhận Phép Rửa tội nhân danh Chúa Ba Ngôi để thi hành chức năng Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế của Đức Giêsu Kitô.
Vì thế, khi kết hợp với Đức Giêsu là vị Mục Tử tối cao, mỗi người đều có thể và như một trách nhiệm phải là mục tử cho mình và gia đình mình.
Mục tử cho mình và gia đình, tức là hãy tự lo cho chính mình. Lo cho chính mình là biết làm điều lành, tránh điều ác. Biết trở nên gương sáng, chứng nhân cho người khác. Những bậc làm cha mẹ khi thi hành sứ vụ mục tử này chính là sống sự chung thủy với nhau, trở thành những người mẫu mực, khôn ngoa, Luôn làm gương sáng, yêu thương các con mình. Biết lo cho các con mình được học hành, trao dồi đạo đức cho chúng, dạy cho chúng biết mến Chúa và yêu người... Biết cảnh giác và canh trừng trước những nguy hại của thời buổi kinh tế thị trường, công nghệ thông tin... Biết giáo dục con cái hướng thiện, làm ăn chân chính...
Với những người làm con, chúng ta nghĩ ngay đến bổn phận trước tiên phải có chính là sự hiếu kính với ông bà, cha mẹ, tổ tiên... biết làm những gì có lợi cho đời sống thiêng liêng trước rồi mới nghĩ đến các lợi vật chất sau.
Nói chung, mọi thành phần trong gia đình phải lo chu toàn bổn phận cách tốt đẹp trong sự yêu mến Chúa, kính trọng và yêu thương nhau, để xây dựng tình đoàn kết, hiệp nhất trong gia đình.
Làm được như thế, ấy là lúc chúng ta thể hiện vai trò mục tử phổ quát của mình cách rõ nét nhất.
Mong thay, trong năm “Tân Phúc Âm Hóa Gia Đình”, mỗi người hãy trở nên mục tử của chính mình, gia đình và tha nhân... Lấy nền tảng Lời Chúa để hướng dẫn hành vi của chúng ta. Lấy tình thương làm căn cốt. Lấy tình huynh đệ làm động lực...
4. Cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu
Hôm nay, Giáo Hội cũng dành riêng Chúa Nhật này để cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu; đồng thời Giáo Hội cũng muốn mọi thành phần trong Giáo Hội biết liên đới với nhau để cùng giúp nhau chu toàn sứ mạng đem Chúa đến cho muôn dân.
Vì thế, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các bạn trẻ, biết quảng đại đáp lại lời mời gọi đầy yêu thương của Chúa, sẵn sàng dấn thân trên con đường loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Xin cũng cầu nguyện cho các linh mục đang làm mục vụ khắp nơi trên thế giới, được trở nên mục tử đích thực của Chúa giữa trần gian. Gặp được nhiều điều thuận lợi trong khi thi hành sứ vụ. Xin cũng nhớ đến các linh mục đang gặp khó khăn trên hành trình ơn gọi cũng như sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Và mỗi người chúng ta cũng hãy đóng góp phần mình vào trong việc vun trồng ơn gọi bằng cách khuyến khích con em mình tiến bước trên hành trình dâng hiến; sẵn sàng hy sinh dâng con cho Chúa, đồng thời quảng đại giúp đỡ các Chủng Viện, Dòng Tu trong khả năng của mình, để góp phần vào việc đào tạo ơn gọi linh mục, tu sĩ cho Chúa và cho Giáo Hội.
Lạy Chúa, tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con những mục tử là các linh mục. Xin Chúa tiếp tục thánh hóa các ngài, để các ngài trở nên những mục tử như lòng Chúa ước mong. Xin Chúa cũng đón nhận sự chân thành, cộng tác của mỗi người chúng con trong việc bảo vệ, cổ võ và vun trồng ơn Thiên Triệu. Amen.
(Chúa Nhật 4 Phục Sinh, A)
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta được hỏi hay chính mình đặt ra cho mình câu hỏi: “Đức Giêsu là ai?”. Đây có thể là câu hỏi quan trọng nhất trong cuộc đời của con người nói chung và của những người tin Đức Giêsu nói riêng. Tuy nhiên, câu hỏi đó hôm nay chúng ta được chính Đức Giêsu mặc khải khi nói: “Ta là cửa chuồng chiên”.
Tại sao lại là “cửa chuồng chiên?”
1. Cửa chuồng chiên là gì?
Trước khi nói đến “cửa chuồng chiên”, chúng ta nên nhắc lại hình ảnh người mục tử chăn chiên nơi đất nước Dothái:
Ở đất nước này, người ta thường hay có những đàn gia súc như chiên hoặc cừu. Mỗi đàn như thế thường có người chăn dắt. Bổn phận của các mục tử chăn chiên chính là lo sao tìm được cho chúng những đồng cỏ xanh tươi, những dòng suối mát trong lành. Bảo vệ chúng khỏi bị tấn công bởi những sói dữ, hùm beo... Khi chăm lo cho chúng như thế, người mục tử phải biết rõ từng con: con nào đau ốm; ghẻ lở; con nào đi hoang, lạc đàn... Biết để làm gì? Thưa để yêu thương, để chăm sóc... để có tương quan thân tình.
Khi đêm về, người mục tử có trách nhiệm dẫn chiên về dàn và cho chúng vào chuồng. Lúc này, họ lại được ví như “cửa chuồng chiên”.
Hình ảnh “cửa chuồng chiên” là một hình ảnh được dùng để biểu đạt cho sự an toàn.
Thật vậy, khi nói đến cửa thì ai cũng hiểu là để đóng vào hoặc mở ra. Khi đóng vào thì như một sự bảo vệ để khỏi bị kẻ thù tấn công và trộm cắp. Đóng vào để tránh sương gió lùa vào. Đóng vào thì mọi người an tâm ngon giấc.
Còn khi cánh cửa mở ra, thì như chào đón một luồng gió mới vào nhà, làm cho nhà khỏi bị ẩm mốc, hôi hám. Mở ra là để cho mọi người và súc vật trong nhà được tự do ra vào, lui tới...
2. Đức Giêsu là Mục Tử và là Cửa Chuồng Chiên
Khi tự cho mình là Mục Tử và Cửa Chuồng Chiên, Đức Giêsu muốn sống những đặc tính của người mục tử và vai trò của cửa chuồng chiên trong khi thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Mặt khác, Ngài cũng muốn giới thiệu và trao cho các Tông đồ và môn đệ những đặc tính của người mục tử nhân lành và cửa chuồng chiên trong Giáo Hội.
Thật vậy, Đức Giêsu chính là Mục Tử Nhân Lành, Ngài đã biết rõ từng con chiên, Ngài đã yêu thương chúng và làm cho chúng được hạnh phúc. Ngài đã chữa lành mọi vết thương thân xác và tâm hồn để cho chiên được bình an, và Ngài đã hy sinh cả mạng sống để cho chiên được sống và sống dồi dào.
Khi mời gọi các Tông đồ, môn đệ và những ai dấn thân trên con đường loan báo Tin Mừng, Đức Giêsu cũng mời gọi họ hãy đi trên con đường mà Ngài đã đi. Con đường đó là gì, nếu không phải là con đường của hiền lành, khiêm nhường, vâng lời và yêu thương. Con đường đó chính là con đường của hạt lúa mục nát, con đường của thánh giá...?
Trở nên như Ngài, tức là cũng phải trở nên như những cánh cửa của chuồng chiên. Như vậy, các ngài như là người lính canh chừng. Canh chừng cho khỏi kẻ thù tấn công là những thứ học thuyết vô bổ, tạm thời, chóng qua vô ích. Canh chừng để đàn chiên không bị kẻ thù gian dối, lọc lừa và tội lỗi lôi kéo. Canh chừng như một người cha, người mẹ canh giấc ngủ của con mình. Nếu cần, hình ảnh người Mục Tử hi sinh cả mạng sống của mình cho đoàn chiên cũng là lời mời gọi cho các mục tử ngày nay trong Giáo Hội.
3. Mọi kitô hữu đều là mục tử nhân lành và cửa chuồng chiên
Khi nói đến ngày thế giới cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu, nhiều người nghĩ đây là ngày dành riêng cho các linh mục và tu sĩ. Nghĩ như vậy không sai. Nhưng nếu hiểu theo nghĩa rộng, thì hôm nay cũng là ngày của mỗi chúng ta, những người đã lãnh nhận Phép Rửa tội nhân danh Chúa Ba Ngôi để thi hành chức năng Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế của Đức Giêsu Kitô.
Vì thế, khi kết hợp với Đức Giêsu là vị Mục Tử tối cao, mỗi người đều có thể và như một trách nhiệm phải là mục tử cho mình và gia đình mình.
Mục tử cho mình và gia đình, tức là hãy tự lo cho chính mình. Lo cho chính mình là biết làm điều lành, tránh điều ác. Biết trở nên gương sáng, chứng nhân cho người khác. Những bậc làm cha mẹ khi thi hành sứ vụ mục tử này chính là sống sự chung thủy với nhau, trở thành những người mẫu mực, khôn ngoa, Luôn làm gương sáng, yêu thương các con mình. Biết lo cho các con mình được học hành, trao dồi đạo đức cho chúng, dạy cho chúng biết mến Chúa và yêu người... Biết cảnh giác và canh trừng trước những nguy hại của thời buổi kinh tế thị trường, công nghệ thông tin... Biết giáo dục con cái hướng thiện, làm ăn chân chính...
Với những người làm con, chúng ta nghĩ ngay đến bổn phận trước tiên phải có chính là sự hiếu kính với ông bà, cha mẹ, tổ tiên... biết làm những gì có lợi cho đời sống thiêng liêng trước rồi mới nghĩ đến các lợi vật chất sau.
Nói chung, mọi thành phần trong gia đình phải lo chu toàn bổn phận cách tốt đẹp trong sự yêu mến Chúa, kính trọng và yêu thương nhau, để xây dựng tình đoàn kết, hiệp nhất trong gia đình.
Làm được như thế, ấy là lúc chúng ta thể hiện vai trò mục tử phổ quát của mình cách rõ nét nhất.
Mong thay, trong năm “Tân Phúc Âm Hóa Gia Đình”, mỗi người hãy trở nên mục tử của chính mình, gia đình và tha nhân... Lấy nền tảng Lời Chúa để hướng dẫn hành vi của chúng ta. Lấy tình thương làm căn cốt. Lấy tình huynh đệ làm động lực...
4. Cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu
Hôm nay, Giáo Hội cũng dành riêng Chúa Nhật này để cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu; đồng thời Giáo Hội cũng muốn mọi thành phần trong Giáo Hội biết liên đới với nhau để cùng giúp nhau chu toàn sứ mạng đem Chúa đến cho muôn dân.
Vì thế, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các bạn trẻ, biết quảng đại đáp lại lời mời gọi đầy yêu thương của Chúa, sẵn sàng dấn thân trên con đường loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Xin cũng cầu nguyện cho các linh mục đang làm mục vụ khắp nơi trên thế giới, được trở nên mục tử đích thực của Chúa giữa trần gian. Gặp được nhiều điều thuận lợi trong khi thi hành sứ vụ. Xin cũng nhớ đến các linh mục đang gặp khó khăn trên hành trình ơn gọi cũng như sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Và mỗi người chúng ta cũng hãy đóng góp phần mình vào trong việc vun trồng ơn gọi bằng cách khuyến khích con em mình tiến bước trên hành trình dâng hiến; sẵn sàng hy sinh dâng con cho Chúa, đồng thời quảng đại giúp đỡ các Chủng Viện, Dòng Tu trong khả năng của mình, để góp phần vào việc đào tạo ơn gọi linh mục, tu sĩ cho Chúa và cho Giáo Hội.
Lạy Chúa, tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con những mục tử là các linh mục. Xin Chúa tiếp tục thánh hóa các ngài, để các ngài trở nên những mục tử như lòng Chúa ước mong. Xin Chúa cũng đón nhận sự chân thành, cộng tác của mỗi người chúng con trong việc bảo vệ, cổ võ và vun trồng ơn Thiên Triệu. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:31 06/05/2014
CHUYỆN NGỤ NGÔN CHO THỜI HIỆN NAY
Dịch nguyên văn từ tiếng Trung quốc
Tác giả: Nữ văn sĩ HẠNH LÂM TỬ
Người dịch: Lm. Giuse Maria NHÂN TÀI, csjb..
Tại Đại Chủng Viện thánh Tôma Aquinô, Đài Loan.
Lời người dịch
“Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay” là của nữ văn sĩ Hạnh Lâm Tử, người Đài Loan. Bà cảm nghiệm được triết lý sống qua cảnh vật thiên nhiên, dùng những cảnh sinh hoạt của loài vật mà nhân cách hoá câu chuyện, để trở thành những chuyện ngụ ngôn có tính giáo dục cao.
Những câu chuyện này có thể gợi ý làm bài giảng, dạy giáo lý hoặc dùng để suy tư, cũng rất có ích cho mọi người.
Sau mỗi câu chuyện có một đoạn ngắn chia sẻ suy tư của người dịch, xin được giới thiệu cùng bạn đọc.
NGỰA TRẮNG, NGỰA ĐEN
Chuyện ngựa trắng và ngựa đen kéo xe, tranh chấp không hơn nhau, bèn cùng nhau gặp Đấng tạo hóa, xin Ngài quyết định.
Đấng tạo hóa nói:
- “Một con ngựa đi nhanh, một con ngựa đi chậm, chiếc xe nhất định phải đổ nhào. Một con ngựa đi về bên trái, một con ngựa đi về bên phải, chiếc xe nhất định rệu rã năm bè bảy mảng. Chỉ có hai con ngựa cùng bước đi nhịp nhàng, nhanh chậm giống nhau, có mục tiêu và phương hướng giống như nhau, thì chiếc xe mới có thể đi được vừa nhanh vừa nhẹ nhàng”.
Một tấm chăn không đắp được hai người lớn nhỏ khác nhau, một chiếc thuyền không lắp hai lái. Tâm địa không giống nhau, không nên mang cùng một ách.
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Thói thường người cùng bè cánh với nhau thì khi làm việc tương đối dễ chịu hơn.
Thế giới này chiến tranh liên miên cũng chỉ vì ý thức hệ khác nhau.
Các phe phái kình chống nhau, dùng mọi thủ đoạn để công kích nhau, cũng chỉ vì không đồng chính kiến với nhau, người ta dùng mọi phương tiện có thể, để lật nhào nhau cũng chỉ vì lòng dạ quá nhỏ nhen.
Thói thường là như thế.
Nhưng tinh thần bác ái của Đức Chúa Giê-su thì không phải như vậy, “bác” là rộng lớn, “ái” là yêu, nghĩa là tình yêu rộng vô biên, cho nên mới có thể chứa đựng những chính kiến khác nhau, những bất đồng khác nhau.
Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su không phải là một chứng minh hùng hồn của bác ái sao? Giáo Hội không phải là gồm mọi dân tộc trên thế giới sao? Giáo Hội không phải là đủ mọi màu da, chủng tộc sao? Ấy vậy mà vẫn hiệp nhất, vẫn cộng tác với nhau, vẫn thăng tiến thế giới, vẫn trường cửu vững bền cho đến ngày Chúa lại đến.
Một cộng đoàn trưởng thành là một cộng đoàn, mà trong đó, mỗi cá nhân đều quên mình đi để vì anh em chị em mà phục vụ.
Như vậy, không còn ngựa trắng hay ngựa đen nữa, mà chỉ có một mục tiêu mà mỗi phần tử trong cộng đoàn đều hướng đến đó là bác ái.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:32 06/05/2014
N2T |
23. Đức tin và lòng khoan nhân phải đan vào trong cuộc sống của chúng ta.
(Chân phúc Raphael)---------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lễ Phục Sinh tại Thánh Địa và bên Philippines
Linh Tiến Khải
11:12 06/05/2014
Phỏng vấn Đức Thượng Phụ Latinh Fouad Twal và Linh Mục Sebastiano D'Ambra, thừa sai PIME
”Sự Phục Sinh của Đức Giêsu là việc can thiệp của Thiên Chúa Cha, ở nơi đâu niềm hy vọng của con người bị tan vỡ”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 70.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư Tuần Thánh 16-4-2014. Các lời này cũng vang vọng mạnh mẽ tại Thánh Địa, tại các nơi ghi dấu sự hiện diện và bước chân của Chúa Giêsu, nhưng cho đến nay vẫn chưa có hòa bình. Sáng thứ Bẩy Tuần Thánh tại Giêrusalem đã xảy ra các vụ đụng độ giữa người Palestine và người Do thái trên sân Đền thờ hồi giáo. Đã có 16 người bị bắt giữ. Mặc dù có các căng thẳng nhưng lễ Phục Sinh đã được Đức Thượng Phụ Latinh Fouad Twal cử hành với sự tham dự của đông đảo các tín hữu và du khách hành hương.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Thượng Phụ về ý nghĩa của lễ Phục Sinh cử hành trong vương cung thánh đường Sống Lại bao trùm Mộ thánh và Đồi Canvê.
Hỏi: Thưa Đức Thượng Phụ, năm nay lễ Phục Sinh của Giáo Hội Công Giáo trùng ngày với lễ của Giáo Hội chính thống. Nó có ý nghĩa gì trong viễn tượng chuyến công du Thánh Địa của Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 5 tới đây?
Đáp: Như mọi lễ Phục Sinh, đây là lễ Phục Sinh đẹp nhất trên thế giới và tôi hy vọng rằng nó sẽ giúp chúng tôi có một bước nhảy về phẩm để có hòa bình hơn, tình yêu hơn và sự trung thành với Chúa hơn. Đó là một lễ Vượt Qua, một sự Phục Sinh, một sự vượt qua, từ tình trạng này sang tình trạng khác: chúng tôi hy vọng sau đó sẽ có bác ái hơn, công bằng hơn và nhiều cộng tác hơn giữa tất cả mọi phía. Thế rồi năm nay có thêm một yếu tố nữa, chúng tôi tất cả cùng cử hành lễ Vượt Qua: các anh em Do thái cử hành lễ của họ, các anh em Chính thống và các tín hữu Công Giáo. Đây là ước mong của Chúa, di chúc của Người và cũng là ước mong của biết bao nhiêu kitô hữu. Tôi hy vọng là với biến cố Đức Thánh Cha đến Thánh Địa, ý muốn đó, ước mong tạo ra hiệp thông hơn, hiệp nhất hơn, cộng tác hơn luôn luôn lớn hơn trong con tim của các tín hữu.
Hỏi: Lời mời gọi của lễ Phục Sinh là lời mời gọi hy vong vô biên nơi Thiên Chúa, là Đấng rộng mở ra con đường giữa nỗi khổ đau của chúng ta. Đâu là nỗi khổ đau của Thánh Địa, thưa Đức Thượng Phụ?
Đáp: Các khổ đau của chúng tôi nhiều biết bao nhiêu. Đã hơn một lần tôi gọi Giáo Hội tại đây là ”Giáo Hội của núi Sọ” vì tình hình chính trị hiện nay, vì sự chiếm đóng quân sự của người Do thái đã kéo dài từ 66 năm qua. Mặc dù có các can thiệp, các cuộc gặp gỡ, các lời hứa hẹn, các nghị quyết, chúng tôi vẫn còn ở trong tình trạng chính trị này. Nó khó khăn đến độ ảnh hưởng trên cả tình hình kinh tế của dân chúng: có biết bao nhiêu người bị bó buộc phải di cư, phải bỏ Thánh Địa. Trong số các người này có biết bao nhiêu người trẻ đã học hành. Tôi định nghĩa nó là ”một mất máu nhân lực” vô tận. Chúng tôi có biết bao nhiêu vấn đề. Chúng tôi không thể quên tình hình bên Giordania với một triệu người tị nạn Siri với các gia đình, thanh thiếu niên, các bà mẹ, các phụ nữ các trẻ em và người già cả. Cùng với các tổ chức nhân đạo khác Giáo Hội làm tất cả những gì có thể để trợ giúp họ, nhưng tình hình rất là thê thảm. Nhưng mà Giáo Hội của chúng tôi cũng là Giáo Hội của sự Phục Sinh, của niềm hy vọng, của niềm vui sống, loan báo tin Mừng, làm việc, tiếp đón, cộng tác và luôn luôn hy vọng.
Hỏi: Trong Mùa Chay năm nay Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng Chúa Kitô đã trở nên nghèo nàn để khiến cho chúng ta được giầu có với sự nghèo nàn của Người. Đâu là sứ điệp Phục Sinh của Thánh Địa cho tất cả mọi kitô hữu, thưa Đức Thượng Phụ?
Đáp: Chúng tôi muốn có một nền hòa bình cho tất cả mọi người; chúng tôi sống nghèo nàn, hy vọng, tươi vui và tự do. Chúng tôi nghèo nàn trong tất cả mọi nghĩa! Chúng tôi đã luôn luôn kêu gọi hòa bình cho Thánh Địa, chúng tôi muốn có hòa bình. Tuy nhiên, không có một hòa bình cho một dân tộc mà lại không có hòa bình cho dân tộc khác. Tôi cầu chúc hòa bình cho tất cả mọi người dân sống tại Thánh Địa: do thái, hồi giáo hay kitô. Chúng tôi hy vọng rằng với sự Phục Sinh và lễ Vượt Qua này Chúa ban cho chúng tôi điều chúng tôi cầu chúc: hòa bình, thanh thản, và yên hàn cho tất cả mọi người, và sự tin tưởng lẫn nhau, là điều đang thiếu trong lúc này.
------------------
Từ Thánh Địa chúng ta bước sang Philippines, là quốc gia Công Giáo hàng đầu của châu Á. Lễ Phục Sinh năm nay có một ý nghĩa đặc biệt sau sự tàn phá của trận bão Hayan hồi tháng 11 năm 2013 khiến cho hơn 6.000 người chết, 30.000 bị thương và hàng chục ngàn người tản mác, với các thiệt hại không thể tính toán được, nhất là trong vùng Visayas. Tại miền nam vùng này là đảo Mindanao, nơi mới đây đã có cuộc ký kết thỏa hiệp hòa bình giữa lực lượng phiến quân Mặt trận giải phóng hồi giáo và chính quyền Phi, để chấm dứt 40 năm chiến tranh du kích nhằm tách rời Mindanao khỏi Philippines. Trên đảo này có Linh Mục Sebastiano D'Ambra, thừa sai Ý thuộc Hiệp Hội truyền giáo nước ngoài Milano, gọi tắt là PIME, là người đã làm việc tại đây từ 35 năm qua, và là người sáng lập ra Phong trao đối thoại liên tôn ”Silsilah”.
Hỏi: Thưa cha D'Ambra, lễ Phục Sinh năm nay tại Philippines đã như thế nào?
Đáp: Hôm nay tại Philippines lễ Phục Sinh là một lễ tươi vui, cả khi rất tiếc là đã có tai ương kinh khủng trong các tháng qua. Người dân vẫn còn đau khổ. Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh, đặc biệt tại Zamboanga dân chúng đi rước kiệu ngoài đường phố cũng đã nghĩ tới chiến tranh đã xảy ra trong vùng đất này. Vì thế các khổ đau của Chúa Giêsu được hiệp nhất với các khổ đau của dân chúng.
Hỏi: Thưa cha, đây cũng là lễ Phục Sinh đầu tiên sau các tàn phá của trận bão Hayan, đã khiến cho Philippines ngã qụy. Đức Thánh Cha đã cầu nguyện cho các nạn nhân và gửi đóng góp cứu trợ cho dân chúng bị nạn. Tình hình các vùng bị bão ra sao rồi?
Đáp: Dân chúng từ từ sinh hoạt trở lại. Rất tiếc đó là các tai ương trầm trọng vươt qúa mọi dự đoán, và vì thế có rất nhiều việc phải làm.
Hỏi: Tại Manila ngày thứ Sáu Tuần Thánh đã có cuộc đi đàng Thánh Giá khẩn cầu an ninh và chở che cho khỏi các tai ương thiên nhiên, có đúng thế không thưa cha?
Đáp: Vâng, đúng vậy, và đó là đề tài đã được đưa ra không phải chỉ trong thủ đô Manila mà trên toàn nước Philippines, bởi vì người ta còn ngửi được trong không khí mùi của các tai ương này. Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh có truyền thống cử hành Bẩy Lời của Chúa: nhiều người đã minh nhiên nỗi khổ đau của dân chúng và nỗi khổ đau của Chúa Giêsu.
Hỏi: Tại Mindanao tín hữu cũng cử hành như vậy hay sao thưa cha?
Đáp: Chắc chắn rồi. Tại Mindanao, và đặc biệt tại Zamboanga, nơi tôi đang sống, đã có cuộc chiến với biết bao nhiêu người chết, và hàng trăm ngàn người phải di tản. Hôm nay tôi cũng đi trợ giúp các anh chị em này. Ở đây thực tại khác nhau hơn, bởi vì dân chúng theo Hồi giáo và Kitô giáo. Người Hồi không biết lễ Phục Sinh là gì, họ biết là lễ vì các kitô hữu cử hành nó. Vì vậy kitô hữu chúng tôi phải chiếu sáng lên niềm hy vọng của Chúa Kitô Phục Sinh, là Chúa Kitô của tình yêu, là Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người.
Hỏi: Liên quan tới Mindanao hồi tháng 3 vừa qua chính quyền Philipines đã ký thỏa hiệp hòa bình với Mặt trận giải phóng Moro hồi giáo. Thỏa hiệp đã đem lại những gì thưa cha?
Đáp: Nó đã đem lại một dấu chỉ hy vọng, nhưng con đường còn dài, bởi vì có các khó khăn trong việc tôn trọng nó giữa các nhóm hồi khác nhau. Nhưng chính phủ đang làm tất cả những gì có thể để thỏa hiệp này được các phe khác nhau tuân hành.
Hỏi: Cha đặc trách về đối thoại liên tôn. Dấn thân này ra sao bên Philippines?
Đáp: Đây là dấn thân tôi đã làm từ 30 năm nay. Thật thế, trong hai tuần nữa chúng tôi sẽ mừng kỷ niệm 30 năm thành lập phong trào ”Silsilah”, để một lần nữa nói rằng đối thoại phải được xây dựng trên tình yêu của Thiên Chúa và tình yêu đối với tha nhân.
Hỏi: Vào lễ Phục Sinh Đức Thánh Cha Phanxicô đã xin mọi người tiếp nhận ơn lòng thương xót của Thiên Chúa. Đâu là lời cha cầu chúc cho dân nước Philippines?
Đáp: Lời cầu chúc đó là người ta thực sự thắng vượt được các xung đột và biết nhìn nhận nhau như anh chị em. Thật vậy, như thế chúng tôi sẽ bắt đầu một giai đoạn xây dựng một nhà nguyện mới. Thánh giá của nhà nguyện sẽ đươc làm bằng hai mảnh gỗ lượm được trong vùng đã có chiến tranh. Tôi sẽ viết trên đó câu này: ”Lậy Chúa xin tha thứ”. (RG 27-4-2014)
”Sự Phục Sinh của Đức Giêsu là việc can thiệp của Thiên Chúa Cha, ở nơi đâu niềm hy vọng của con người bị tan vỡ”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 70.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư Tuần Thánh 16-4-2014. Các lời này cũng vang vọng mạnh mẽ tại Thánh Địa, tại các nơi ghi dấu sự hiện diện và bước chân của Chúa Giêsu, nhưng cho đến nay vẫn chưa có hòa bình. Sáng thứ Bẩy Tuần Thánh tại Giêrusalem đã xảy ra các vụ đụng độ giữa người Palestine và người Do thái trên sân Đền thờ hồi giáo. Đã có 16 người bị bắt giữ. Mặc dù có các căng thẳng nhưng lễ Phục Sinh đã được Đức Thượng Phụ Latinh Fouad Twal cử hành với sự tham dự của đông đảo các tín hữu và du khách hành hương.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Thượng Phụ về ý nghĩa của lễ Phục Sinh cử hành trong vương cung thánh đường Sống Lại bao trùm Mộ thánh và Đồi Canvê.
Hỏi: Thưa Đức Thượng Phụ, năm nay lễ Phục Sinh của Giáo Hội Công Giáo trùng ngày với lễ của Giáo Hội chính thống. Nó có ý nghĩa gì trong viễn tượng chuyến công du Thánh Địa của Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 5 tới đây?
Đáp: Như mọi lễ Phục Sinh, đây là lễ Phục Sinh đẹp nhất trên thế giới và tôi hy vọng rằng nó sẽ giúp chúng tôi có một bước nhảy về phẩm để có hòa bình hơn, tình yêu hơn và sự trung thành với Chúa hơn. Đó là một lễ Vượt Qua, một sự Phục Sinh, một sự vượt qua, từ tình trạng này sang tình trạng khác: chúng tôi hy vọng sau đó sẽ có bác ái hơn, công bằng hơn và nhiều cộng tác hơn giữa tất cả mọi phía. Thế rồi năm nay có thêm một yếu tố nữa, chúng tôi tất cả cùng cử hành lễ Vượt Qua: các anh em Do thái cử hành lễ của họ, các anh em Chính thống và các tín hữu Công Giáo. Đây là ước mong của Chúa, di chúc của Người và cũng là ước mong của biết bao nhiêu kitô hữu. Tôi hy vọng là với biến cố Đức Thánh Cha đến Thánh Địa, ý muốn đó, ước mong tạo ra hiệp thông hơn, hiệp nhất hơn, cộng tác hơn luôn luôn lớn hơn trong con tim của các tín hữu.
Hỏi: Lời mời gọi của lễ Phục Sinh là lời mời gọi hy vong vô biên nơi Thiên Chúa, là Đấng rộng mở ra con đường giữa nỗi khổ đau của chúng ta. Đâu là nỗi khổ đau của Thánh Địa, thưa Đức Thượng Phụ?
Đáp: Các khổ đau của chúng tôi nhiều biết bao nhiêu. Đã hơn một lần tôi gọi Giáo Hội tại đây là ”Giáo Hội của núi Sọ” vì tình hình chính trị hiện nay, vì sự chiếm đóng quân sự của người Do thái đã kéo dài từ 66 năm qua. Mặc dù có các can thiệp, các cuộc gặp gỡ, các lời hứa hẹn, các nghị quyết, chúng tôi vẫn còn ở trong tình trạng chính trị này. Nó khó khăn đến độ ảnh hưởng trên cả tình hình kinh tế của dân chúng: có biết bao nhiêu người bị bó buộc phải di cư, phải bỏ Thánh Địa. Trong số các người này có biết bao nhiêu người trẻ đã học hành. Tôi định nghĩa nó là ”một mất máu nhân lực” vô tận. Chúng tôi có biết bao nhiêu vấn đề. Chúng tôi không thể quên tình hình bên Giordania với một triệu người tị nạn Siri với các gia đình, thanh thiếu niên, các bà mẹ, các phụ nữ các trẻ em và người già cả. Cùng với các tổ chức nhân đạo khác Giáo Hội làm tất cả những gì có thể để trợ giúp họ, nhưng tình hình rất là thê thảm. Nhưng mà Giáo Hội của chúng tôi cũng là Giáo Hội của sự Phục Sinh, của niềm hy vọng, của niềm vui sống, loan báo tin Mừng, làm việc, tiếp đón, cộng tác và luôn luôn hy vọng.
Hỏi: Trong Mùa Chay năm nay Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng Chúa Kitô đã trở nên nghèo nàn để khiến cho chúng ta được giầu có với sự nghèo nàn của Người. Đâu là sứ điệp Phục Sinh của Thánh Địa cho tất cả mọi kitô hữu, thưa Đức Thượng Phụ?
Đáp: Chúng tôi muốn có một nền hòa bình cho tất cả mọi người; chúng tôi sống nghèo nàn, hy vọng, tươi vui và tự do. Chúng tôi nghèo nàn trong tất cả mọi nghĩa! Chúng tôi đã luôn luôn kêu gọi hòa bình cho Thánh Địa, chúng tôi muốn có hòa bình. Tuy nhiên, không có một hòa bình cho một dân tộc mà lại không có hòa bình cho dân tộc khác. Tôi cầu chúc hòa bình cho tất cả mọi người dân sống tại Thánh Địa: do thái, hồi giáo hay kitô. Chúng tôi hy vọng rằng với sự Phục Sinh và lễ Vượt Qua này Chúa ban cho chúng tôi điều chúng tôi cầu chúc: hòa bình, thanh thản, và yên hàn cho tất cả mọi người, và sự tin tưởng lẫn nhau, là điều đang thiếu trong lúc này.
------------------
Từ Thánh Địa chúng ta bước sang Philippines, là quốc gia Công Giáo hàng đầu của châu Á. Lễ Phục Sinh năm nay có một ý nghĩa đặc biệt sau sự tàn phá của trận bão Hayan hồi tháng 11 năm 2013 khiến cho hơn 6.000 người chết, 30.000 bị thương và hàng chục ngàn người tản mác, với các thiệt hại không thể tính toán được, nhất là trong vùng Visayas. Tại miền nam vùng này là đảo Mindanao, nơi mới đây đã có cuộc ký kết thỏa hiệp hòa bình giữa lực lượng phiến quân Mặt trận giải phóng hồi giáo và chính quyền Phi, để chấm dứt 40 năm chiến tranh du kích nhằm tách rời Mindanao khỏi Philippines. Trên đảo này có Linh Mục Sebastiano D'Ambra, thừa sai Ý thuộc Hiệp Hội truyền giáo nước ngoài Milano, gọi tắt là PIME, là người đã làm việc tại đây từ 35 năm qua, và là người sáng lập ra Phong trao đối thoại liên tôn ”Silsilah”.
Hỏi: Thưa cha D'Ambra, lễ Phục Sinh năm nay tại Philippines đã như thế nào?
Đáp: Hôm nay tại Philippines lễ Phục Sinh là một lễ tươi vui, cả khi rất tiếc là đã có tai ương kinh khủng trong các tháng qua. Người dân vẫn còn đau khổ. Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh, đặc biệt tại Zamboanga dân chúng đi rước kiệu ngoài đường phố cũng đã nghĩ tới chiến tranh đã xảy ra trong vùng đất này. Vì thế các khổ đau của Chúa Giêsu được hiệp nhất với các khổ đau của dân chúng.
Hỏi: Thưa cha, đây cũng là lễ Phục Sinh đầu tiên sau các tàn phá của trận bão Hayan, đã khiến cho Philippines ngã qụy. Đức Thánh Cha đã cầu nguyện cho các nạn nhân và gửi đóng góp cứu trợ cho dân chúng bị nạn. Tình hình các vùng bị bão ra sao rồi?
Đáp: Dân chúng từ từ sinh hoạt trở lại. Rất tiếc đó là các tai ương trầm trọng vươt qúa mọi dự đoán, và vì thế có rất nhiều việc phải làm.
Hỏi: Tại Manila ngày thứ Sáu Tuần Thánh đã có cuộc đi đàng Thánh Giá khẩn cầu an ninh và chở che cho khỏi các tai ương thiên nhiên, có đúng thế không thưa cha?
Đáp: Vâng, đúng vậy, và đó là đề tài đã được đưa ra không phải chỉ trong thủ đô Manila mà trên toàn nước Philippines, bởi vì người ta còn ngửi được trong không khí mùi của các tai ương này. Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh có truyền thống cử hành Bẩy Lời của Chúa: nhiều người đã minh nhiên nỗi khổ đau của dân chúng và nỗi khổ đau của Chúa Giêsu.
Hỏi: Tại Mindanao tín hữu cũng cử hành như vậy hay sao thưa cha?
Đáp: Chắc chắn rồi. Tại Mindanao, và đặc biệt tại Zamboanga, nơi tôi đang sống, đã có cuộc chiến với biết bao nhiêu người chết, và hàng trăm ngàn người phải di tản. Hôm nay tôi cũng đi trợ giúp các anh chị em này. Ở đây thực tại khác nhau hơn, bởi vì dân chúng theo Hồi giáo và Kitô giáo. Người Hồi không biết lễ Phục Sinh là gì, họ biết là lễ vì các kitô hữu cử hành nó. Vì vậy kitô hữu chúng tôi phải chiếu sáng lên niềm hy vọng của Chúa Kitô Phục Sinh, là Chúa Kitô của tình yêu, là Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người.
Hỏi: Liên quan tới Mindanao hồi tháng 3 vừa qua chính quyền Philipines đã ký thỏa hiệp hòa bình với Mặt trận giải phóng Moro hồi giáo. Thỏa hiệp đã đem lại những gì thưa cha?
Đáp: Nó đã đem lại một dấu chỉ hy vọng, nhưng con đường còn dài, bởi vì có các khó khăn trong việc tôn trọng nó giữa các nhóm hồi khác nhau. Nhưng chính phủ đang làm tất cả những gì có thể để thỏa hiệp này được các phe khác nhau tuân hành.
Hỏi: Cha đặc trách về đối thoại liên tôn. Dấn thân này ra sao bên Philippines?
Đáp: Đây là dấn thân tôi đã làm từ 30 năm nay. Thật thế, trong hai tuần nữa chúng tôi sẽ mừng kỷ niệm 30 năm thành lập phong trào ”Silsilah”, để một lần nữa nói rằng đối thoại phải được xây dựng trên tình yêu của Thiên Chúa và tình yêu đối với tha nhân.
Hỏi: Vào lễ Phục Sinh Đức Thánh Cha Phanxicô đã xin mọi người tiếp nhận ơn lòng thương xót của Thiên Chúa. Đâu là lời cha cầu chúc cho dân nước Philippines?
Đáp: Lời cầu chúc đó là người ta thực sự thắng vượt được các xung đột và biết nhìn nhận nhau như anh chị em. Thật vậy, như thế chúng tôi sẽ bắt đầu một giai đoạn xây dựng một nhà nguyện mới. Thánh giá của nhà nguyện sẽ đươc làm bằng hai mảnh gỗ lượm được trong vùng đã có chiến tranh. Tôi sẽ viết trên đó câu này: ”Lậy Chúa xin tha thứ”. (RG 27-4-2014)
Tòa Thánh và vấn đề tra tấn
Vũ Văn An
21:59 06/05/2014
Ai cũng biết năm 2002, Tòa Thánh đã ký vào Công Ước chống Tra Tấn của LHQ, một Công Ước đã được thông qua vào năm 1984 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1987. Khi ký vào Công Ước này, Tòa Thánh hành động nhân danh Thị Quốc Vatican, chứ không nhân danh Giáo Hội Công Giáo, như lời xác nhận của Cha Federico Lombardi, phát ngôn viên của Tòa Thánh, ngày 15 tháng Tư vừa qua. Làm thế, Giáo Hội đã phản ảnh các điều 2297-2298 của Sách Giáo Lý, là các điều vốn dạy rằng:
“Tra tấn thể xác hay tinh thần để điều tra, để trừng phạt tội phạm, đe dọa đối phương, để trả thù, là đều nghịch với sự tôn trọng con người và phẩm giá con người… Trong quá khứ các chính phủ hợp pháp thường sử dụng những biện pháp tàn bạo để duy trì lề luật và trật tự; thường các mục tử của Hội Thánh chẳng những đã không phản kháng việc đó, mà còn áp dụng các qui định của bộ luật Rôma về tra tấn trong tòa án của mình. Bên cạnh những sự kiện đáng tiếc đó, Hội Thánh luôn luôn dạy phải nhân từ và thương xót, lại nghiêm cấm các giáo sĩ không được gây đổ máu. Ðến nay, người ta thấy rõ là các biện pháp tàn bạo đó không cần thiết cho trật tự công cộng, cũng chẳng phù hợp với những quyền chính đáng của con người. Ngược lại, những thực hành đó lại còn đưa đến những suy thoái tệ hại hơn. Chúng ta phải đấu tranh để hủy bỏ chúng. Phải cầu nguyện cho những nạn nhân và các lý hình”.
Và trên thực tế, Giáo Hội luôn nhân danh Tin Mừng lên án mọi hành vi tra tấn của bất cứ thẩm quyền nào và đã sử dụng mọi phương tiện hiện có để cổ vũ một thế giới nhân đạo hơn. Ấy thế nhưng gần đây, Ủy Ban Chống Tra Tấn của LHQ đã cố tình bóp méo nội dung của Công Ước chống Tra Tấn để lồng vào đó vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em và buộc Tòa Thánh phải trả lời các câu hỏi của họ liên quan tới khía cạnh này dưới cây dù Công Ước Chống Tra Tấn.
Trong cuộc họp báo ngày 2 tháng Năm vừa qua, Cha Lombardi, giám đốc phòng báo chí và là phát ngôn viên của Tòa Thánh một lần nữa đã nhắc tới Công Ước này. Cha cho hay Ủy Ban Chống Tra Tấn của LHQ nên khách quan, chỉ bàn tới những vấn đề liên quan tới chính Công Ước và các mục tiêu của nó mà thôi. Nếu không, họ sẽ bóp méo nó dưới áp lực ý thức hệ thay vì kích thích các tiến bộ thực sự trong việc phát huy sự tôn trọng các nhân quyền.
Cha cũng nhắc lại rằng Tòa Thánh ký Công Ước này nhân danh Thị Quốc Vatican, “cho nên trách nhiệm pháp luật trong việc thi hành (Công Ước) chỉ liên quan tới lãnh thổ và năng quyền của Thị Quốc Vatican” mà thôi.
Theo Cha Lombardi, Công Ước “liên quan chính yếu tới các vấn đề về luật lệ hình sự, thủ tục hình sự, hệ thống nhà tù, các liên hệ quốc tế trong lãnh vực luật lệ” và từ tường trình mới đây nhất của mình về Công Ước, Toà Thánh đã chấp thuận hai đạo luật “để bảo đảm rằng luật hình sự và luật thủ tục phù hợp với Công Ước”.
Nhưng về phía Ủy Ban Chống Tra Tấn, họ “lại thường xuyên đặt ra các câu hỏi phát sinh từ những vấn đề không thực sự dính dáng tới bản văn của Công Ước, mà đúng hơn dính dáng tới nó một cách gián tiếp hoặc dựa vào lối giải thích khá rộng rãi”.
Cha lấy cuộc điều trần tại Ủy Ban Nhi Quyền hồi tháng Giêng vừa rồi làm thí dụ để nói rằng “một nhân tố góp phần là nhiều khi áp lực đã được đưa ra đối với các Ủy Ban và cả ý kiến của những tổ chức phi chính phủ với xu hướng nặng về ý thức hệ nữa”. Áp lực và ý kiến ấy đã khiến Ủy Ban Nhi Quyền vặn hỏi Tòa Thánh cả về giáo huấn đối với đồng tính, ngừa thai và phá thai, thay vì chỉ giới hạn trong phạm vi bảo vệ trẻ em.
Lần này cũng thế, Ủy Ban Chống Tra Tấn đã đem vấn đề lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên vào cuộc thảo luận chống tra tấn; vấn đề này thuộc Công Ước Nhi Quyền, chứ đâu thuộc Công Ước Chống Tra Tấn!
Về khía cạnh này, cần nhắc lại lời Đức Phanxicô tuyên bố rằng “Giáo Hội đã làm rất nhiều theo hướng này. Có lẽ hơn bất cứ ai khác. Giáo Hội Công Giáo có lẽ là định chế công duy nhất đã hành động một cách trong sáng và với tinh thần trách nhiệm. Không định chế nào khác đã làm như vậy. Ấy thế mà Giáo Hội lại là định chế duy nhất bị tấn công!”
Cực lực phản bác
Ngày 5 tháng Năm vừa qua, Đức TGM Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh bên cạnh LHQ tại Genève, đã trình bày với Ủy Ban Chống Tra Tấn về việc thi hành Công Ước Chống Tra Tấn. Trước nhận định của một số thành viên của Ủy Ban cho rằng Tòa Thánh phải chịu trách nhiệm đối với việc lạm dụng tình dục trẻ em, vì đây là một hình thức tra tấn, Đức TGM Tomasi cực lực bất đồng ý kiến; ngài nói rằng Tòa Thánh không thể chịu trách nhiệm đối với các vi phạm luật lệ của các quốc gia khác.
Ngài nhấn mạnh rằng Toà Thánh thỏa thuận ký vào Bản Công Ước với một cái hiểu minh nhiên rằng khả năng đem thi hành hiệp ước chỉ áp dụng cho lãnh thổ của Thị Quốc Vatican mà thôi. Ngài nói: “Cần phải nhấn mạnh, nhất là giữa lúc có những mơ hồ lớn lao như hiện nay, rằng Tòa Thánh không có quyền lực pháp lý nào, theo nghĩa đã được hiểu ở khoản 2.1 của Công Ước, đối với mọi thành viên của Giáo Hội Công Giáo”.
Trong lời nhận định sau đó với Đài Phát Thanh Vatican, Đức TGM Tomasi cho rằng nhiều người không đồng ý với tuyên bố trên vì họ chủ trương rằng Tòa Thánh có thẩm quyền đối với các định chế và các người Công Giáo nói chung. Nhưng trên quan điểm pháp chế, chủ trương như thế không chính xác. Người ta cần phân biệt giữa trách nhiện pháp chế và trách nhiệm tinh thần, trách nhiệm thiêng liêng hay trách nhiệm mục vụ.
Ngài nhắc lại quan điểm của Tòa Thánh: Thị Quốc Vatican không có bất cứ pháp quyền nào đối với người Công Giáo ở ngoài lãnh thổ của nó. Đúng hơn, họ nằm dưới luật lệ quốc gia và thẩm quyền của quốc gia liên hệ.
Tuyên Ngôn Giải Thích
Khi đệ nạp Phúc Trình Định Kỳ Sơ Khởi lên Ủy Ban LHQ về Công Ước Chống Tra tấn, Đức TGM Tomasi cho rằng: “Tòa Thánh chấp nhận Công Ước Chống Tra Tấn (CAT) vào ngày 22 tháng Sáu, 2002. Tòa Thánh làm thế với một ý định rõ ràng và trực tiếp là Công Ước này áp dụng cho Thị Quốc Vatican (VCS). Trong khả năng chủ thể có chủ quyền của Thị Quốc Vatican, Tòa Thánh đã đưa ra một ‘Tuyên Ngôn Giải Thích’ quan trọng cho thấy cách tiếp cận của mình đối với CAT. Tuyên Ngôn này cho thấy rõ các động lực khi chấp nhận Công Ước và nói lên sự ủng hộ tinh thần đối với Công Ước, tức là việc bảo vệ con người nhân bản như đã được ấn định trong Tuyên Ngôn Phổ Quát Về Nhân Quyền”.
Đức TGM nói rõ: “Đối với Tòa Thánh, Tuyên Ngôn Giải Thích này cung cấp lối giải thích cần thiết để hiểu các động lực khi chấp nhận Công Ước và cũng để xem sét việc thi hành Công Ước bởi qui định luật lệ của Thị Quốc Vatican là việc thi hành mà chúng tôi đang bàn tới vào lúc này khi xem sét Phúc Trình Định Kỳ Sơ Khởi của Tòa Thánh gửi CAT”.
Theo Đức TGM Tomasi, ngoài việc ca ngợi Công Ước như là phương tiện có giá trị và thích hợp để bảo vệ phẩm giá con người nhân bản, chống lại các hành vi tra tấn, cũng như nói lên giáo huấn cố hữu của Giáo Hội Công Giáo luôn chống đối mọi hành vi bạo lực và cam kết “hỗ trợ và cộng tác tinh thần với cộng đồng quốc tế trong việc loại bỏ việc sử dụng tra tấn, một điều vốn không thể chấp nhận được và phi nhân”, Tuyên Ngôn Giải Thích nói rõ ràng rằng: “Tòa Thánh, khi trở thành một bên của Công Ước nhân danh Thị Quốc Vatican, cam kết áp dụng nó bao lâu nó tương hợp, trên thực tế, với bản chất đặc thù của Thị Quốc này”.
Do đó, Đức TGM Tomasi nhấn mạnh với các thành viên của Ủy Ban Chống Tra Tấn rằng: “liên quan tới việc áp dụng Công Ước và bất cứ việc khảo sát, tra vấn hay chỉ trích nào, hoặc thực thi nào, Tòa Thánh có ý định chỉ tập chú chuyên nhất vào Thị Quốc Vatican, luôn tôn trọng chủ quyền quốc tế của Thị Quốc này và thẩm quyền hợp pháp và chuyên biệt của Công Ước và của Ủy Ban có năng quyền khảo sát các phúc trình của các quốc gia. Do đó, Phái Đoàn của tôi thấy hữu ích cần phải trình bày một cách ngắn ngọn nhưng rõ ràng các phân biệt chủ yếu giữa Thị Quốc Vatican và Tòa Thánh, như đã mô tả trong Phúc Trình Sơ Khởi”.
Theo Đức TGM Tomasi, “là thành viên của cộng đồng Quốc Tế, Tòa Thánh có liên hệ nhưng biệt lập và tách biệt với lãnh thổ của Thị Quốc Vatican, dù trên đó, Tòa Thánh có chủ quyền. Nhân cách quốc tế (international personality) của Tòa Thánh không bao giờ bị lẫn lộn với các lãnh thổ trên đó nó vốn thực thi tính chủ quyền quốc gia của mình. Trong hình thức hiện nay, Thị Quốc Vatican được thành lập năm 1929 để bảo đảm cách hữu hiệu hơn sứ mệnh thiêng liêng và tinh thần của Tòa Thánh. Bởi đó, việc thường tình gọi Tòa Thánh là ‘Vatican’ có thể dẫn tới hiểu lầm. Như đã nói, theo nghĩa này, Tòa Thánh, trên phạm vi hoàn cầu, khuyến khích các nguyên tắc căn bản và các nhân quyền chân chính được thừa nhận trong CAT, trong khi thực thi Công Ước bên trong lãnh thổ của Thị Quốc Vatican, phù hợp với Tuyên Ngôn Giải Thích”.
Khi đi vào chính Phúc Trình, ở phần Thông Tri Tổng Quát, Đức TGM Tomasi cho biết thêm: “hệ thống luật pháp của Thị Quốc Vatican độc lập đối với hệ thống luật pháp của Giáo Hội Công Giáo. Thực vậy, không phải mọi qui định của Bộ Giáo Luật đều có liên quan tới việc quản trị lãnh thổ Thị Quốc. Nói tới chủ đề tội ác và trừng trị, có những đạo luật riêng để kết tội các hoạt động phi pháp và đưa ra các hình phạt tương xứng tại Thị Quốc Vatican. Tại Thị Quốc nhỏ bé này, sự cần thiết của hệ thống nhà tù hết sức nhỏ nhoi, nhất là khi xét đến một số khía cạnh của Hiệp Ước Lateran (Điều 22) là điều dành cho lãnh thổ này được quyền chọn sử dụng hệ thống pháp lý của Nhà Nước Ý Đại Lợi nếu thấy cần”.
Cũng cần lưu ý, Thị Quốc Vatican, trong khi tiếp nhận 18 triệu khách hành hương và du khách hàng năm, nhưng con số tội phạm lại hết sức nhỏ nhoi, không đáng kể. Ngược lại, qua các phương tiện truyền thông đa dạng của mình bằng nhiều thứ tiếng, các sứ điệp phát đi từ Thị Quốc này, trong đó, có các sứ điệp chống bạo lực, chống tra tấn và đối xử vô nhân đạo, đã có một tác dụng hoàn cầu hết sức đáng kể. Mặt khác, từ ngày ký Công Ước, Thị Quốc này đã đưa ra nhiều biện pháp có ý nghĩa nhằm phù hợp với Công Ước. Ai cũng biết việc tu chính luật lệ của Thị Quốc Vatican với việc công bố Tông Thư của Đức Phanxicô ngày 11 tháng Bẩy, 2013 tựa là “Về Quyền Hạn Thẩm Quyền Pháp Lý của Thị Quốc Vaticn Trong Các Vấn Đề Hình Sự” nhất là điều 3 của Luật Số VIII, đặc biệt liên quan tới Tội Tra Tấn.
Đức TGM Tomasi cho rằng với việc tu chính này, nhiều điều khoản của Công Ước đã được lồng vào nguyên văn, như Điều 1 (định nghĩa tra tấn). Đoạn 6, điều 3 của Luật Số VIII thực sự đã chỉ viết lại điều 15 của Công Ước tức điều ngăn cấm không được dùng bất cứ lời khai nào do tra tấn mà có làm bằng chứng.
Đức TGM Tomasi còn trích dẫn nhiều cải tiến nữa của luật Thị Quốc Vatican nhằm phù hợp hơn với Công Ước.
Ngài cũng lớn tiếng cho rằng “tiếng nói tinh thần của Tòa Thánh, trong lúc cổ vũ và bảo vệ mọi nhân quyền chân chính, đã tới tai các thành viên của Giáo Hội Công Giáo trong cố gắng phát huy sự hồi hướng nội tâm để yêu mến Thiên Chúa và người lân cận. Tình yêu này, ngược lại, sẽ biến thành các thực hành tốt trên phạm vi địa phương, phù hợp với luật lệ các quốc gia”
Về phương diện phù hợp với luật lệ các quốc gia, Đức TGM lưu ý điều này: “Cần nhấn mạnh, nhất là trong lúc có sự mơ hồ như hiện nay, rằng Tòa Thánh không có pháp quyền nào, hiểu theo nghĩa điều 2.1 của Công Ước, đối với mọi thành viên của Giáo Hội Công Giáo. Tòa Thánh muốn nhắc lại rằng người hiện sống tại một quốc gia đặc thù là sống dưới quyền tài phán của các thẩm quyền hợp pháp tại quốc gia đó và do đó, vâng theo luật lệ trong nước và chịu mọi hậu quả của luật lệ này. Các nhà cầm quyền các quốc gia có bổn phận phải bảo vệ, và khi cần, phải truy tố những người sống dưới pháp chế của mình. Tòa Thánh cũng thi hành cùng một thẩm quyền như thế đối với những ai sống tại Thị Quốc Vatican theo luật lệ của nó. Do đó, khi tôn trọng các nguyên tắc độc lập và chủ quyền của các quốc gia, Toà Thánh nhấn mạnh rằng thẩm quyền quốc gia, một thẩm quyền có năng quyền hợp pháp, hành động như các tác nhân công lý có trách nhiệm liên quan tới tội ác và các lạm dụng do người dưới pháp quyền của mình vi phạm. Phái Đoàn của tôi muốn nhấn mạnh rằng điều này không chỉ bao gồm các hành vi tra tấn hay các hành vi trừng phạt dã man và bất nhân, mà còn bao gồm các hành vi khác được coi là tội ác do bất cứ cá nhân nào vi phạm và cá nhân này, bất kể có liên hệ với một định chế Công Giáo, đều lệ thuộc một thẩm quyền quốc gia. Nghĩa vụ và trách nhiệm cổ vũ công lý trong các trường hợp này thuộc pháp quyền có khả năng của từng nước”.
“Tra tấn thể xác hay tinh thần để điều tra, để trừng phạt tội phạm, đe dọa đối phương, để trả thù, là đều nghịch với sự tôn trọng con người và phẩm giá con người… Trong quá khứ các chính phủ hợp pháp thường sử dụng những biện pháp tàn bạo để duy trì lề luật và trật tự; thường các mục tử của Hội Thánh chẳng những đã không phản kháng việc đó, mà còn áp dụng các qui định của bộ luật Rôma về tra tấn trong tòa án của mình. Bên cạnh những sự kiện đáng tiếc đó, Hội Thánh luôn luôn dạy phải nhân từ và thương xót, lại nghiêm cấm các giáo sĩ không được gây đổ máu. Ðến nay, người ta thấy rõ là các biện pháp tàn bạo đó không cần thiết cho trật tự công cộng, cũng chẳng phù hợp với những quyền chính đáng của con người. Ngược lại, những thực hành đó lại còn đưa đến những suy thoái tệ hại hơn. Chúng ta phải đấu tranh để hủy bỏ chúng. Phải cầu nguyện cho những nạn nhân và các lý hình”.
Và trên thực tế, Giáo Hội luôn nhân danh Tin Mừng lên án mọi hành vi tra tấn của bất cứ thẩm quyền nào và đã sử dụng mọi phương tiện hiện có để cổ vũ một thế giới nhân đạo hơn. Ấy thế nhưng gần đây, Ủy Ban Chống Tra Tấn của LHQ đã cố tình bóp méo nội dung của Công Ước chống Tra Tấn để lồng vào đó vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em và buộc Tòa Thánh phải trả lời các câu hỏi của họ liên quan tới khía cạnh này dưới cây dù Công Ước Chống Tra Tấn.
Trong cuộc họp báo ngày 2 tháng Năm vừa qua, Cha Lombardi, giám đốc phòng báo chí và là phát ngôn viên của Tòa Thánh một lần nữa đã nhắc tới Công Ước này. Cha cho hay Ủy Ban Chống Tra Tấn của LHQ nên khách quan, chỉ bàn tới những vấn đề liên quan tới chính Công Ước và các mục tiêu của nó mà thôi. Nếu không, họ sẽ bóp méo nó dưới áp lực ý thức hệ thay vì kích thích các tiến bộ thực sự trong việc phát huy sự tôn trọng các nhân quyền.
Cha cũng nhắc lại rằng Tòa Thánh ký Công Ước này nhân danh Thị Quốc Vatican, “cho nên trách nhiệm pháp luật trong việc thi hành (Công Ước) chỉ liên quan tới lãnh thổ và năng quyền của Thị Quốc Vatican” mà thôi.
Theo Cha Lombardi, Công Ước “liên quan chính yếu tới các vấn đề về luật lệ hình sự, thủ tục hình sự, hệ thống nhà tù, các liên hệ quốc tế trong lãnh vực luật lệ” và từ tường trình mới đây nhất của mình về Công Ước, Toà Thánh đã chấp thuận hai đạo luật “để bảo đảm rằng luật hình sự và luật thủ tục phù hợp với Công Ước”.
Nhưng về phía Ủy Ban Chống Tra Tấn, họ “lại thường xuyên đặt ra các câu hỏi phát sinh từ những vấn đề không thực sự dính dáng tới bản văn của Công Ước, mà đúng hơn dính dáng tới nó một cách gián tiếp hoặc dựa vào lối giải thích khá rộng rãi”.
Cha lấy cuộc điều trần tại Ủy Ban Nhi Quyền hồi tháng Giêng vừa rồi làm thí dụ để nói rằng “một nhân tố góp phần là nhiều khi áp lực đã được đưa ra đối với các Ủy Ban và cả ý kiến của những tổ chức phi chính phủ với xu hướng nặng về ý thức hệ nữa”. Áp lực và ý kiến ấy đã khiến Ủy Ban Nhi Quyền vặn hỏi Tòa Thánh cả về giáo huấn đối với đồng tính, ngừa thai và phá thai, thay vì chỉ giới hạn trong phạm vi bảo vệ trẻ em.
Lần này cũng thế, Ủy Ban Chống Tra Tấn đã đem vấn đề lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên vào cuộc thảo luận chống tra tấn; vấn đề này thuộc Công Ước Nhi Quyền, chứ đâu thuộc Công Ước Chống Tra Tấn!
Về khía cạnh này, cần nhắc lại lời Đức Phanxicô tuyên bố rằng “Giáo Hội đã làm rất nhiều theo hướng này. Có lẽ hơn bất cứ ai khác. Giáo Hội Công Giáo có lẽ là định chế công duy nhất đã hành động một cách trong sáng và với tinh thần trách nhiệm. Không định chế nào khác đã làm như vậy. Ấy thế mà Giáo Hội lại là định chế duy nhất bị tấn công!”
Cực lực phản bác
Ngày 5 tháng Năm vừa qua, Đức TGM Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh bên cạnh LHQ tại Genève, đã trình bày với Ủy Ban Chống Tra Tấn về việc thi hành Công Ước Chống Tra Tấn. Trước nhận định của một số thành viên của Ủy Ban cho rằng Tòa Thánh phải chịu trách nhiệm đối với việc lạm dụng tình dục trẻ em, vì đây là một hình thức tra tấn, Đức TGM Tomasi cực lực bất đồng ý kiến; ngài nói rằng Tòa Thánh không thể chịu trách nhiệm đối với các vi phạm luật lệ của các quốc gia khác.
Ngài nhấn mạnh rằng Toà Thánh thỏa thuận ký vào Bản Công Ước với một cái hiểu minh nhiên rằng khả năng đem thi hành hiệp ước chỉ áp dụng cho lãnh thổ của Thị Quốc Vatican mà thôi. Ngài nói: “Cần phải nhấn mạnh, nhất là giữa lúc có những mơ hồ lớn lao như hiện nay, rằng Tòa Thánh không có quyền lực pháp lý nào, theo nghĩa đã được hiểu ở khoản 2.1 của Công Ước, đối với mọi thành viên của Giáo Hội Công Giáo”.
Trong lời nhận định sau đó với Đài Phát Thanh Vatican, Đức TGM Tomasi cho rằng nhiều người không đồng ý với tuyên bố trên vì họ chủ trương rằng Tòa Thánh có thẩm quyền đối với các định chế và các người Công Giáo nói chung. Nhưng trên quan điểm pháp chế, chủ trương như thế không chính xác. Người ta cần phân biệt giữa trách nhiện pháp chế và trách nhiệm tinh thần, trách nhiệm thiêng liêng hay trách nhiệm mục vụ.
Ngài nhắc lại quan điểm của Tòa Thánh: Thị Quốc Vatican không có bất cứ pháp quyền nào đối với người Công Giáo ở ngoài lãnh thổ của nó. Đúng hơn, họ nằm dưới luật lệ quốc gia và thẩm quyền của quốc gia liên hệ.
Tuyên Ngôn Giải Thích
Khi đệ nạp Phúc Trình Định Kỳ Sơ Khởi lên Ủy Ban LHQ về Công Ước Chống Tra tấn, Đức TGM Tomasi cho rằng: “Tòa Thánh chấp nhận Công Ước Chống Tra Tấn (CAT) vào ngày 22 tháng Sáu, 2002. Tòa Thánh làm thế với một ý định rõ ràng và trực tiếp là Công Ước này áp dụng cho Thị Quốc Vatican (VCS). Trong khả năng chủ thể có chủ quyền của Thị Quốc Vatican, Tòa Thánh đã đưa ra một ‘Tuyên Ngôn Giải Thích’ quan trọng cho thấy cách tiếp cận của mình đối với CAT. Tuyên Ngôn này cho thấy rõ các động lực khi chấp nhận Công Ước và nói lên sự ủng hộ tinh thần đối với Công Ước, tức là việc bảo vệ con người nhân bản như đã được ấn định trong Tuyên Ngôn Phổ Quát Về Nhân Quyền”.
Đức TGM nói rõ: “Đối với Tòa Thánh, Tuyên Ngôn Giải Thích này cung cấp lối giải thích cần thiết để hiểu các động lực khi chấp nhận Công Ước và cũng để xem sét việc thi hành Công Ước bởi qui định luật lệ của Thị Quốc Vatican là việc thi hành mà chúng tôi đang bàn tới vào lúc này khi xem sét Phúc Trình Định Kỳ Sơ Khởi của Tòa Thánh gửi CAT”.
Theo Đức TGM Tomasi, ngoài việc ca ngợi Công Ước như là phương tiện có giá trị và thích hợp để bảo vệ phẩm giá con người nhân bản, chống lại các hành vi tra tấn, cũng như nói lên giáo huấn cố hữu của Giáo Hội Công Giáo luôn chống đối mọi hành vi bạo lực và cam kết “hỗ trợ và cộng tác tinh thần với cộng đồng quốc tế trong việc loại bỏ việc sử dụng tra tấn, một điều vốn không thể chấp nhận được và phi nhân”, Tuyên Ngôn Giải Thích nói rõ ràng rằng: “Tòa Thánh, khi trở thành một bên của Công Ước nhân danh Thị Quốc Vatican, cam kết áp dụng nó bao lâu nó tương hợp, trên thực tế, với bản chất đặc thù của Thị Quốc này”.
Do đó, Đức TGM Tomasi nhấn mạnh với các thành viên của Ủy Ban Chống Tra Tấn rằng: “liên quan tới việc áp dụng Công Ước và bất cứ việc khảo sát, tra vấn hay chỉ trích nào, hoặc thực thi nào, Tòa Thánh có ý định chỉ tập chú chuyên nhất vào Thị Quốc Vatican, luôn tôn trọng chủ quyền quốc tế của Thị Quốc này và thẩm quyền hợp pháp và chuyên biệt của Công Ước và của Ủy Ban có năng quyền khảo sát các phúc trình của các quốc gia. Do đó, Phái Đoàn của tôi thấy hữu ích cần phải trình bày một cách ngắn ngọn nhưng rõ ràng các phân biệt chủ yếu giữa Thị Quốc Vatican và Tòa Thánh, như đã mô tả trong Phúc Trình Sơ Khởi”.
Theo Đức TGM Tomasi, “là thành viên của cộng đồng Quốc Tế, Tòa Thánh có liên hệ nhưng biệt lập và tách biệt với lãnh thổ của Thị Quốc Vatican, dù trên đó, Tòa Thánh có chủ quyền. Nhân cách quốc tế (international personality) của Tòa Thánh không bao giờ bị lẫn lộn với các lãnh thổ trên đó nó vốn thực thi tính chủ quyền quốc gia của mình. Trong hình thức hiện nay, Thị Quốc Vatican được thành lập năm 1929 để bảo đảm cách hữu hiệu hơn sứ mệnh thiêng liêng và tinh thần của Tòa Thánh. Bởi đó, việc thường tình gọi Tòa Thánh là ‘Vatican’ có thể dẫn tới hiểu lầm. Như đã nói, theo nghĩa này, Tòa Thánh, trên phạm vi hoàn cầu, khuyến khích các nguyên tắc căn bản và các nhân quyền chân chính được thừa nhận trong CAT, trong khi thực thi Công Ước bên trong lãnh thổ của Thị Quốc Vatican, phù hợp với Tuyên Ngôn Giải Thích”.
Khi đi vào chính Phúc Trình, ở phần Thông Tri Tổng Quát, Đức TGM Tomasi cho biết thêm: “hệ thống luật pháp của Thị Quốc Vatican độc lập đối với hệ thống luật pháp của Giáo Hội Công Giáo. Thực vậy, không phải mọi qui định của Bộ Giáo Luật đều có liên quan tới việc quản trị lãnh thổ Thị Quốc. Nói tới chủ đề tội ác và trừng trị, có những đạo luật riêng để kết tội các hoạt động phi pháp và đưa ra các hình phạt tương xứng tại Thị Quốc Vatican. Tại Thị Quốc nhỏ bé này, sự cần thiết của hệ thống nhà tù hết sức nhỏ nhoi, nhất là khi xét đến một số khía cạnh của Hiệp Ước Lateran (Điều 22) là điều dành cho lãnh thổ này được quyền chọn sử dụng hệ thống pháp lý của Nhà Nước Ý Đại Lợi nếu thấy cần”.
Cũng cần lưu ý, Thị Quốc Vatican, trong khi tiếp nhận 18 triệu khách hành hương và du khách hàng năm, nhưng con số tội phạm lại hết sức nhỏ nhoi, không đáng kể. Ngược lại, qua các phương tiện truyền thông đa dạng của mình bằng nhiều thứ tiếng, các sứ điệp phát đi từ Thị Quốc này, trong đó, có các sứ điệp chống bạo lực, chống tra tấn và đối xử vô nhân đạo, đã có một tác dụng hoàn cầu hết sức đáng kể. Mặt khác, từ ngày ký Công Ước, Thị Quốc này đã đưa ra nhiều biện pháp có ý nghĩa nhằm phù hợp với Công Ước. Ai cũng biết việc tu chính luật lệ của Thị Quốc Vatican với việc công bố Tông Thư của Đức Phanxicô ngày 11 tháng Bẩy, 2013 tựa là “Về Quyền Hạn Thẩm Quyền Pháp Lý của Thị Quốc Vaticn Trong Các Vấn Đề Hình Sự” nhất là điều 3 của Luật Số VIII, đặc biệt liên quan tới Tội Tra Tấn.
Đức TGM Tomasi cho rằng với việc tu chính này, nhiều điều khoản của Công Ước đã được lồng vào nguyên văn, như Điều 1 (định nghĩa tra tấn). Đoạn 6, điều 3 của Luật Số VIII thực sự đã chỉ viết lại điều 15 của Công Ước tức điều ngăn cấm không được dùng bất cứ lời khai nào do tra tấn mà có làm bằng chứng.
Đức TGM Tomasi còn trích dẫn nhiều cải tiến nữa của luật Thị Quốc Vatican nhằm phù hợp hơn với Công Ước.
Ngài cũng lớn tiếng cho rằng “tiếng nói tinh thần của Tòa Thánh, trong lúc cổ vũ và bảo vệ mọi nhân quyền chân chính, đã tới tai các thành viên của Giáo Hội Công Giáo trong cố gắng phát huy sự hồi hướng nội tâm để yêu mến Thiên Chúa và người lân cận. Tình yêu này, ngược lại, sẽ biến thành các thực hành tốt trên phạm vi địa phương, phù hợp với luật lệ các quốc gia”
Về phương diện phù hợp với luật lệ các quốc gia, Đức TGM lưu ý điều này: “Cần nhấn mạnh, nhất là trong lúc có sự mơ hồ như hiện nay, rằng Tòa Thánh không có pháp quyền nào, hiểu theo nghĩa điều 2.1 của Công Ước, đối với mọi thành viên của Giáo Hội Công Giáo. Tòa Thánh muốn nhắc lại rằng người hiện sống tại một quốc gia đặc thù là sống dưới quyền tài phán của các thẩm quyền hợp pháp tại quốc gia đó và do đó, vâng theo luật lệ trong nước và chịu mọi hậu quả của luật lệ này. Các nhà cầm quyền các quốc gia có bổn phận phải bảo vệ, và khi cần, phải truy tố những người sống dưới pháp chế của mình. Tòa Thánh cũng thi hành cùng một thẩm quyền như thế đối với những ai sống tại Thị Quốc Vatican theo luật lệ của nó. Do đó, khi tôn trọng các nguyên tắc độc lập và chủ quyền của các quốc gia, Toà Thánh nhấn mạnh rằng thẩm quyền quốc gia, một thẩm quyền có năng quyền hợp pháp, hành động như các tác nhân công lý có trách nhiệm liên quan tới tội ác và các lạm dụng do người dưới pháp quyền của mình vi phạm. Phái Đoàn của tôi muốn nhấn mạnh rằng điều này không chỉ bao gồm các hành vi tra tấn hay các hành vi trừng phạt dã man và bất nhân, mà còn bao gồm các hành vi khác được coi là tội ác do bất cứ cá nhân nào vi phạm và cá nhân này, bất kể có liên hệ với một định chế Công Giáo, đều lệ thuộc một thẩm quyền quốc gia. Nghĩa vụ và trách nhiệm cổ vũ công lý trong các trường hợp này thuộc pháp quyền có khả năng của từng nước”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phóng sự Đại Hội Thánh Mẫu La Vang kỳ III
Bùi Hữu Thư
07:45 06/05/2014
Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Houston, ngày 05/05/20014.
Giáo xứ Đức Mẹ La Vang đã long trọng tổ chức ba ngày Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Kỳ III từ ngày thứ sáu 2/5 đến ngày Chúa Nhật 4/5/2014 với chủ đề: “Gia Đình Chúng Con về Bên Mẹ La Vang” đồng thời cũng hợp cùng Giáo Hội Việt Nam trong Năm Gia Đình để “CẦU NGUYỆN-YÊU THƯƠNG-PHỤC VỤ SỰ SỐNG VÀ LOAN BÁO TIN MỪNG”.
Hình ảnh
Năm nay số người tham dự đông hơn năm ngoái rất nhiều. Đại Hội được tổ chức theo hai chủ đề trên đây với các bài giảng thuyết và các cuộc hội thảo có mục đích giúp đỡ các tham dự viên bảo vệ gia đình dưới sự hướng dẫn của Đức Cha Phao lô Nguyễn Thái Hợp O.P, Giám Mục Giáo Phận Vinh và là Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý và Hoà Bình Hội Đồng Giám Mục Việt Nam; Cha Gioan Phanxicô Vũ Thế Toàn, Dòng Tên, nhà giảng thuyết đầy kinh nghiệm và Thầy Phong Dòng Lasan, nhà đào tạo giới trẻ thật tài tình,
Hai câu đối sau đây đã được trưng bầy hai bên bàn thờ nơi Linh Đài Đức Mẹ La Vang:
“ĐẠI HỘI LA VANG, MỌI GIA ĐÌNH KÉO VỀ BÊN MẸ,
THÀNH PHỐ HOUS-TON, MUÔN LỚP NGƯỜI TUÔN ĐẾN GẦN NHAU”.
Chương trình ba ngày được diễn tiến như sau:
NGÀY THỨ NHẤT, Thứ sáu, ngày 02 tháng 5, 2014 với chủ đề:
HAI THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN 23 VÀ GIOAN PHAO LÔ ĐỆ NHỊ BÊN MẸ LA VANG.
Chương trình bắt đầu lúc 5 giờ chiều với việc tiếp đón và giới thiệu các quan khách. Sau đó vào lúc 5 giờ 30 chiều: Cha Gioan Phanxicô Vũ Thế Toàn đã trình bầy chủ đề “Hai Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 và Gioan Phao Lô Đệ Nhị Bên Mẹ La Vang trên Quê Hương Việt Nam”. Cha đã nói về tiểu sử của hai vị Thánh mới được tấn phong bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Cha nhấn mạnh về ảnh hưởng của gia đình đối với cuộc đời và sự nghiệp của hai vị thánh. Đức Gioan XXIII, là người có công trong việc tổ chức Công Đồng Vatican II, duy trì hòa bình trong Giáo Hội và che chở cho Vatican II được thành công mỹ mãn. Còn Đức Gioan Phaolô II trong tinh thần Công Đồng này, ngài đã giúp cho việc phá đổ Bức Màn Sắt. Cha Toàn đã kể những câu chuyện về gia đình với những câu khôi hài tế nhị làm mọi người hết sức vui vẻ và thích thú. Sau nửa giờ giải lao là cuộc rước kiệu với Kiệu Thánh Tâm Chúa và Kiệu Xương Thánh Tử Đạo.
Nhờ thời tiết tuyệt vời với nắng đẹp và nhiệt độ không quá nóng, đoàn kiệu đã khởi sự từ bên Nhà thờ lớn và đi vòng quanh khuôn viên Linh Đài Đức Mẹ La Vang trước khi vào vị trí để khởi sự Thánh lễ Khai Mạc lúc 7 giờ chiều. Vị chủ tế là Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp O.P., cha bề trên phụ tỉnh Đa Minh Hải Ngoại Miền Vinh Sơn Liêm giảng thuyết. Sau thánh lễ, giáo dân được mời hôn kính xương các thánh Tử Đạo Việt Nam trong nguyện đường phía sau Linh Đài. Đồng thời trong nhà nguyện cũng có nhiều cha ngồi tòa giải tội. Sau lễ bên Nhà Lều, mọi người dùng cơm tối và xem văn nghệ với sự đóng góp của các ca sĩ và nhạc sĩ khắp nơi, ban nhạc ABC, và Ocean. Trong khi được Ban ẩm thực cung cấp đủ loại thức ăn rất ngon miệng và rẻ tiền, như phở, hủ tiếu, xôi đậu phụng, xôi đậu xanh, bánh khúc, chè đủ loại, chả giò, bánh xèo, bánh ít, bánh mì….
Lúc 10 giờ tối, tại Nhà Thờ Lớn có Thánh lễ Kính Lòng Thương Xót và xức dầu chữa lành với Cha Gioan Phanxicô Vũ Thế Toàn chủ tế thánh lễ, và giảng thuyết. Ca đoàn Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, Virginia phụ trách hát trong thánh lễ, trong khi xức dầu và trong khi rước nến. (Phái đoàn Virginia gồm 46 thành viên dưới sự hướng dẫn của cha Phó Nguyễn Minh Tuấn và ông Bùi Hữu Thư đã đến Houston từ ngày thứ năm 1/5/2014). Sau Thánh Lễ là cuộc Rước Thánh Thể và dâng nến từ Nhà Thờ Lớn sang chung quanh Linh Đài và kết thúc bằng việc Ban Phép Lành Thánh Thể, rồi nghỉ đêm
NGÀY THỨ HAI, Thứ bảy, ngày 03 tháng 05 năm 2014 với chủ đề:
MẸ HIỆP THÔNG CÙNG CHÚA GÌN GIỮ GIA ĐÌNH.
Có các thánh lễ dành cho Hội Đoàn:
(1) 6 giờ 30 sáng tại Nhà Nguyện Linh Đài có Thánh lễ cầu cho Tu sĩ Nam Nữ do Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp chủ tế. (2) 6 giờ 30 sáng tại Nhà Thờ Lớn có Thánh lễ cầu cho Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Tổng Giáo Phận, do Cha Giuse Bùi Phương Tiến chủ tế. (3) 7 giờ 45 sáng tại Nguyện Đường Linh Đài có Thánh lễ cầu cho Liên Đoàn Các Bà Mẹ Công Giáo Tổng Giáo Phận do Cha Giuse Vũ Thành chủ tế. (4) 7 giờ 45 sáng tại Nhà Thờ Lớn có Thánh lễ cầu nguyện cho Liên Đoàn Tông Đồ Fatima Tổng Giáo Phận do Cha Philip Lâm Đức Trọng C.M.C chủ tế. (5) 9 giờ sáng tại Nhà Thờ Lớn có Thánh lễ cầu nguyện cho Liên Huynh Đa Minh Tổng Giáo Phận. (6) 9 giờ sáng tại Nhà Nguyện Linh Đài có Thánh lễ cầu nguyện cho Liên Đoàn Cursillô Tổng Giáo Phận do Cha Đa Minh Trịnh Thế Huy O.P chủ tế. và (7) 10 giờ 15 sáng tại Nhà Thờ Lớn có Thánh lễ cầu nguyện cho Liên đoàn Lêgiô Maria Tổng Giáo Phận do Cha Duy An Nguyễn Duy Hùng chủ tế.
Kể từ 11 giờ có các buổi hội thảo: Lúc 11 giờ 15 tại Nhà Thờ Lớn có Cha Gioan Phanxicô Vũ Thế Toàn S.J giảng thuyết với đề tài: “Gia Đình Công Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại” Cha nhấn mạnh về mối tương quan giữa các thành phần trong gia đình, giữa ông bà, cha mẹ, anh chị em và con cháu. Sau cuộc hội thảo là bữa cơm trưa tại hội trường nhà lều và nghỉ giải lao.
Kể từ 2 giờ chiều các cuộc hội thảo tiếp tục với Hội Thảo Giới Trẻ dành cho các em từ 17 tuổi trở lên tại Hội Trường với chủ đề “Giới Trẻ Sống Trong Gia Đình Cho Tương Lai” do Frère Phong Dòng La San phụ trách. Sau buổi hội thảo này giới trẻ gặp gỡ các Cha, các Sơ, và các Thầy trong ban ơn gọi của các Hội Dòng và Nhóm Escape. Buổi hội thảo thứ hai cho giới trẻ được tổ chức tại Nhà Lều từ 4 giờ chiều đến 5 giờ 30 dành cho các em từ 7 tuổi đến 16 tuổi. Chủ đề: “Giới Trẻ Sống Trong Gia Đình Cho Tương Lai” do Frère Phong Dòng La San hướng dẫn.
Từ 2 giờ chiều đến 3 giờ 30: Cha Gioan Phanxicô Vũ Thế Toàn S.J. tiếp tục với đề tài “Gia Đình Công Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại” tại Nhà Thờ Lớn.
Từ 4 giờ đến 5 giờ 30 chiều có cuộc Hội Thảo với đề tài “Gia Đình Công Giáo Việt Nam Trên Quê Hương”, tại Nhà Thờ Lớn với Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp O.P giảng thuyết.
Vào lúc 5 giờ 30 có các cha ngồi tòa giải tội tại Nhà Nguyện. Sau đó lúc 6 giờ chiều có Cuộc Rước Kiệu Xương Thánh Tử Đạo, và Kiệu Đức Mẹ chung quanh khu vực Thánh Đường Giáo Xứ: Bắt đầu bằng Dàn Trống La Vang. Rồi Thánh Lễ Đại Trào Kính Đức Mẹ được khởi sự lúc 7 giờ chiều, với Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp O.P. Chủ tế và giảng thuyết.
NGÀY THỨ BA. Chúa Nhật 4/5/2014 với chủ đề:
“CÙNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VỚI MẸ, GIA ĐÌNH CHÚNG TA RA KHƠI.”
Chương Trình khởi sự từ 8 giờ 45 sáng với nghi thức Dâng Hoa Kính Đức Mẹ Bằng Dàn Trống La Vang và Nhạc Đoàn Thiện Tâm mới thành lập với các nhạc công trẻ trung, và còn có hai sơ Đa Minh thổi sáo và kèn. Vào lúc 9 giờ 15 các Đức Cha Geoge A. Sheltz, phụ tá Tổng Giám Mục Galveston-Houston, Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn cùng đoàn rước ba91t đầu từ Nhà Thờ Lớn tiến sang Linh Đài Đức Mẹ La Vang để khởi sự Thánh Lễ Đại Trào với chủ đề: “Cùng với Các Thánh Tử Đạo và Mẹ Maria Chúng Ta Ra Khơi.” Vị chủ tế Thánh lễ và giảng thuyết là Đức Giám Mục Phụ Tá Geoge A. Sheltz. Trong ba thánh lễ đại trào tại Linh Đài đều có Ca đoàn tổng hợp với sự hợp tác của các ca đoàn giáo xứ Mẹ La Vang, giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức, ca đoàn Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Arlington Virginia, các ca đoàn và các ca viên từ xa tới thuộc các giáo xứ khác nhau dưới sự điều khiển của các Ca Trưởng kiêm Nhạc Sĩ Viễn Phương, Văn Duy Tùng, và một nữ ca trưởng Trúc Ngọc.
Đức Cha Geoge A. Sheltz đã chia xẻ Lời Chúa với sự thông dịch của ông Bùi Hữu Thư về câu chuyện Phuc Âm với hai môn đệ trên đường Emmau gặp Chúa Giêsu và không nhận ra Người. Họ phải đợi đến lúc Người bẻ bánh trong bữa ăn mới biết Người chính là Chúa đã sống lại. Đức Cha nói tiếp về lúc họ về Giêrusalem gặp thánh Phêrô, và được cho hay chính Chúa đã hiện ra với ông. Ngài nói Thần Khí Chúa đã khiến cho tất cả các môn đệ của Chúa sau đó trở nên can đảm và dám rao giảng Tin Mừng cho đến chết. Đức Cha cũng kể lại về phép lạ La Vang, khi Đức Mẹ hiện ra trong rừng, trên một cái cây, nơi những giáo dân Việt Nam lẩn trốn sự bách hại của quân bắt đạo. Mẹ đã hiện ra ôm Hài Nhi Giêsu và bảo họ hãy hái lá cây mà chữa bệnh cho mọi người. Mẹ cũng khuyên mọi người hãy can đảm vì Thần Khí Chúa cũng ở trong họ giúp cho họ can đảm chịu đựng những thử thách và bắt bớ. Đức Cha cũng khuyên cử tọa hãy can đảm sống đạo, mỗi khi họ rước lễ là họ có chính Chúa Kitô ở với họ. Ngài khuyên mọi người luôn cùng nhau hun đúc lòng kính mến và tôn sùng Mẹ La Vang, để hàng năm về nơi này cùng nhau cầu nguyện và kín múc mọi ơn lành Mẹ trao ban. Ngài cũng nói thời tiết năm nay quá tốt đẹp có nắng ấm và không có gió nhiều như năm ngoái.
Kết lễ, Cha Nguyễn Đức Vượng đã ngỏ lời cám ơn Đức Hồng Y Daniel tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Galveston Houston đã cho phép xây dựng và cung hiến Linh Đài Đức Mẹ La Vang, và cám ơn Đức Cha Geoge A. Sheltz, đã hai lần về đây chủ tế Thánh Lễ Đại Trào bế mạc Đại Hội cùng chia xẻ Tin Mừng, và khuyến khích giáo dân Việt Nam tiếp tục sứ mạng của những người đang sống tại Hoa Kỳ là chung sức xây dựng cộng đồng xã hội nơi đang sống, đồng thời noi gương các tiền nhân bám chặt lấy Mẹ La Vang. Cha cũng cám ơn Đức Cha Nguyễn Thái Hợp là người anh em trong Dòng Giảng Thuyết, đã từ Vinh về đây chia xẻ Lời Chúa và kể chuyện vãn về cuộc sống và hoàn cảnh khó khăn về chính trị và kinh tế tại quê hương Việt Nam. Cha Vượng cũng cám ơn Cha Gioan Phanxicô Vũ Thế Toàn và Thầy Phong Dòng La San, là những nhà giảng thuyết chuyên môn sinh hoạt với giới trẻ, đã hướng dẫn những cuộc hội thảo thật xúc tích, bổ ích và vui nhộn. Cha Vượng cũng cám ơn cha Bề Trên Phụ Tỉnh Miền Vinh Sơn Liêm Trần Trung Liêm, và quý cha, quý thầy quý sơ cuả các cộng đoàn từ những nơi xa xôi như Arlington, Virginia; Miami, Florida; Saint Paul, Minnesota; Gaithersburg, Maryland; Syracuse, New York; Giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức, Ngôi Lời Nhâp Thể, Cộng đoàn Fatima, Christpoher St. Justin, Holy Rosary, Thánh Tâm, Saint Francis de Sales; các hiệp hội, các ca đoàn; các cơ quan truyền thông: Vietcatholic Network, Đài Phát Thanh Houston, Báo Trái Tim Đức Mẹ, Báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, liendoanconggiao.net, Bản Tin Dũng Lạc, các ban âm thanh kỹ thuật, ánh sáng, nhiếp ảnh…Bài cám ơn của cha Vượng được cha phó Trần Thiên Ân đọc bằng tiếng Anh. Trong khi đọc bài thơ “Dâng Mẹ Hoa Năm Sắc” bằng hai thứ tiếng, cứ xong mỗi đoạn là có những chùm bong bóng mầu hồng, trắng, vàng, tím và xanh được thả bay lên trời, cùng với hàng trăm các bong bóng khác trong khi tràng đại pháo dài 10 thước được đốt lên nổ dòn thật rộn rã. Nhờ ơn Chúa Mẹ đoái thương, trong ba ngày trời nắng đẹp và ấm áp, ngay cả lúc chiều tối trong các Thánh Lễ đêm mọi người không phải rét run như năm ngoái.
Để kết thúc, cha Vượng chúc mọi người lên đường bình an và hẹn tái ngộ vào ba ngày 1, 2, và 3 tháng 5 năm 2015 với Đại Hội Thánh Mẫu La Vang kỳ IV.
Hình ảnh Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Kỳ III
Hình ảnh Thánh Lễ Khai Mạc Đại Hội Thánh Mẫu
https://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157644488598466/
Hình ảnh Đại Hội
https://www.flickr.com/photos/124245151@N07/sets/72157644078817460/
Hình ảnh Dâng Hoa:
https://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157644526302255/
Hình ảnh Ca Đoàn Tổng Hợp trong ba ngày Đại Hội:
https://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157644123819960/
Giáo xứ Đức Mẹ La Vang đã long trọng tổ chức ba ngày Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Kỳ III từ ngày thứ sáu 2/5 đến ngày Chúa Nhật 4/5/2014 với chủ đề: “Gia Đình Chúng Con về Bên Mẹ La Vang” đồng thời cũng hợp cùng Giáo Hội Việt Nam trong Năm Gia Đình để “CẦU NGUYỆN-YÊU THƯƠNG-PHỤC VỤ SỰ SỐNG VÀ LOAN BÁO TIN MỪNG”.
Hình ảnh
Năm nay số người tham dự đông hơn năm ngoái rất nhiều. Đại Hội được tổ chức theo hai chủ đề trên đây với các bài giảng thuyết và các cuộc hội thảo có mục đích giúp đỡ các tham dự viên bảo vệ gia đình dưới sự hướng dẫn của Đức Cha Phao lô Nguyễn Thái Hợp O.P, Giám Mục Giáo Phận Vinh và là Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý và Hoà Bình Hội Đồng Giám Mục Việt Nam; Cha Gioan Phanxicô Vũ Thế Toàn, Dòng Tên, nhà giảng thuyết đầy kinh nghiệm và Thầy Phong Dòng Lasan, nhà đào tạo giới trẻ thật tài tình,
Hai câu đối sau đây đã được trưng bầy hai bên bàn thờ nơi Linh Đài Đức Mẹ La Vang:
“ĐẠI HỘI LA VANG, MỌI GIA ĐÌNH KÉO VỀ BÊN MẸ,
THÀNH PHỐ HOUS-TON, MUÔN LỚP NGƯỜI TUÔN ĐẾN GẦN NHAU”.
Chương trình ba ngày được diễn tiến như sau:
NGÀY THỨ NHẤT, Thứ sáu, ngày 02 tháng 5, 2014 với chủ đề:
HAI THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN 23 VÀ GIOAN PHAO LÔ ĐỆ NHỊ BÊN MẸ LA VANG.
Chương trình bắt đầu lúc 5 giờ chiều với việc tiếp đón và giới thiệu các quan khách. Sau đó vào lúc 5 giờ 30 chiều: Cha Gioan Phanxicô Vũ Thế Toàn đã trình bầy chủ đề “Hai Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 và Gioan Phao Lô Đệ Nhị Bên Mẹ La Vang trên Quê Hương Việt Nam”. Cha đã nói về tiểu sử của hai vị Thánh mới được tấn phong bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Cha nhấn mạnh về ảnh hưởng của gia đình đối với cuộc đời và sự nghiệp của hai vị thánh. Đức Gioan XXIII, là người có công trong việc tổ chức Công Đồng Vatican II, duy trì hòa bình trong Giáo Hội và che chở cho Vatican II được thành công mỹ mãn. Còn Đức Gioan Phaolô II trong tinh thần Công Đồng này, ngài đã giúp cho việc phá đổ Bức Màn Sắt. Cha Toàn đã kể những câu chuyện về gia đình với những câu khôi hài tế nhị làm mọi người hết sức vui vẻ và thích thú. Sau nửa giờ giải lao là cuộc rước kiệu với Kiệu Thánh Tâm Chúa và Kiệu Xương Thánh Tử Đạo.
Nhờ thời tiết tuyệt vời với nắng đẹp và nhiệt độ không quá nóng, đoàn kiệu đã khởi sự từ bên Nhà thờ lớn và đi vòng quanh khuôn viên Linh Đài Đức Mẹ La Vang trước khi vào vị trí để khởi sự Thánh lễ Khai Mạc lúc 7 giờ chiều. Vị chủ tế là Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp O.P., cha bề trên phụ tỉnh Đa Minh Hải Ngoại Miền Vinh Sơn Liêm giảng thuyết. Sau thánh lễ, giáo dân được mời hôn kính xương các thánh Tử Đạo Việt Nam trong nguyện đường phía sau Linh Đài. Đồng thời trong nhà nguyện cũng có nhiều cha ngồi tòa giải tội. Sau lễ bên Nhà Lều, mọi người dùng cơm tối và xem văn nghệ với sự đóng góp của các ca sĩ và nhạc sĩ khắp nơi, ban nhạc ABC, và Ocean. Trong khi được Ban ẩm thực cung cấp đủ loại thức ăn rất ngon miệng và rẻ tiền, như phở, hủ tiếu, xôi đậu phụng, xôi đậu xanh, bánh khúc, chè đủ loại, chả giò, bánh xèo, bánh ít, bánh mì….
Lúc 10 giờ tối, tại Nhà Thờ Lớn có Thánh lễ Kính Lòng Thương Xót và xức dầu chữa lành với Cha Gioan Phanxicô Vũ Thế Toàn chủ tế thánh lễ, và giảng thuyết. Ca đoàn Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, Virginia phụ trách hát trong thánh lễ, trong khi xức dầu và trong khi rước nến. (Phái đoàn Virginia gồm 46 thành viên dưới sự hướng dẫn của cha Phó Nguyễn Minh Tuấn và ông Bùi Hữu Thư đã đến Houston từ ngày thứ năm 1/5/2014). Sau Thánh Lễ là cuộc Rước Thánh Thể và dâng nến từ Nhà Thờ Lớn sang chung quanh Linh Đài và kết thúc bằng việc Ban Phép Lành Thánh Thể, rồi nghỉ đêm
NGÀY THỨ HAI, Thứ bảy, ngày 03 tháng 05 năm 2014 với chủ đề:
MẸ HIỆP THÔNG CÙNG CHÚA GÌN GIỮ GIA ĐÌNH.
Có các thánh lễ dành cho Hội Đoàn:
(1) 6 giờ 30 sáng tại Nhà Nguyện Linh Đài có Thánh lễ cầu cho Tu sĩ Nam Nữ do Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp chủ tế. (2) 6 giờ 30 sáng tại Nhà Thờ Lớn có Thánh lễ cầu cho Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Tổng Giáo Phận, do Cha Giuse Bùi Phương Tiến chủ tế. (3) 7 giờ 45 sáng tại Nguyện Đường Linh Đài có Thánh lễ cầu cho Liên Đoàn Các Bà Mẹ Công Giáo Tổng Giáo Phận do Cha Giuse Vũ Thành chủ tế. (4) 7 giờ 45 sáng tại Nhà Thờ Lớn có Thánh lễ cầu nguyện cho Liên Đoàn Tông Đồ Fatima Tổng Giáo Phận do Cha Philip Lâm Đức Trọng C.M.C chủ tế. (5) 9 giờ sáng tại Nhà Thờ Lớn có Thánh lễ cầu nguyện cho Liên Huynh Đa Minh Tổng Giáo Phận. (6) 9 giờ sáng tại Nhà Nguyện Linh Đài có Thánh lễ cầu nguyện cho Liên Đoàn Cursillô Tổng Giáo Phận do Cha Đa Minh Trịnh Thế Huy O.P chủ tế. và (7) 10 giờ 15 sáng tại Nhà Thờ Lớn có Thánh lễ cầu nguyện cho Liên đoàn Lêgiô Maria Tổng Giáo Phận do Cha Duy An Nguyễn Duy Hùng chủ tế.
Kể từ 11 giờ có các buổi hội thảo: Lúc 11 giờ 15 tại Nhà Thờ Lớn có Cha Gioan Phanxicô Vũ Thế Toàn S.J giảng thuyết với đề tài: “Gia Đình Công Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại” Cha nhấn mạnh về mối tương quan giữa các thành phần trong gia đình, giữa ông bà, cha mẹ, anh chị em và con cháu. Sau cuộc hội thảo là bữa cơm trưa tại hội trường nhà lều và nghỉ giải lao.
Kể từ 2 giờ chiều các cuộc hội thảo tiếp tục với Hội Thảo Giới Trẻ dành cho các em từ 17 tuổi trở lên tại Hội Trường với chủ đề “Giới Trẻ Sống Trong Gia Đình Cho Tương Lai” do Frère Phong Dòng La San phụ trách. Sau buổi hội thảo này giới trẻ gặp gỡ các Cha, các Sơ, và các Thầy trong ban ơn gọi của các Hội Dòng và Nhóm Escape. Buổi hội thảo thứ hai cho giới trẻ được tổ chức tại Nhà Lều từ 4 giờ chiều đến 5 giờ 30 dành cho các em từ 7 tuổi đến 16 tuổi. Chủ đề: “Giới Trẻ Sống Trong Gia Đình Cho Tương Lai” do Frère Phong Dòng La San hướng dẫn.
Từ 2 giờ chiều đến 3 giờ 30: Cha Gioan Phanxicô Vũ Thế Toàn S.J. tiếp tục với đề tài “Gia Đình Công Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại” tại Nhà Thờ Lớn.
Từ 4 giờ đến 5 giờ 30 chiều có cuộc Hội Thảo với đề tài “Gia Đình Công Giáo Việt Nam Trên Quê Hương”, tại Nhà Thờ Lớn với Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp O.P giảng thuyết.
Vào lúc 5 giờ 30 có các cha ngồi tòa giải tội tại Nhà Nguyện. Sau đó lúc 6 giờ chiều có Cuộc Rước Kiệu Xương Thánh Tử Đạo, và Kiệu Đức Mẹ chung quanh khu vực Thánh Đường Giáo Xứ: Bắt đầu bằng Dàn Trống La Vang. Rồi Thánh Lễ Đại Trào Kính Đức Mẹ được khởi sự lúc 7 giờ chiều, với Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp O.P. Chủ tế và giảng thuyết.
NGÀY THỨ BA. Chúa Nhật 4/5/2014 với chủ đề:
“CÙNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VỚI MẸ, GIA ĐÌNH CHÚNG TA RA KHƠI.”
Chương Trình khởi sự từ 8 giờ 45 sáng với nghi thức Dâng Hoa Kính Đức Mẹ Bằng Dàn Trống La Vang và Nhạc Đoàn Thiện Tâm mới thành lập với các nhạc công trẻ trung, và còn có hai sơ Đa Minh thổi sáo và kèn. Vào lúc 9 giờ 15 các Đức Cha Geoge A. Sheltz, phụ tá Tổng Giám Mục Galveston-Houston, Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn cùng đoàn rước ba91t đầu từ Nhà Thờ Lớn tiến sang Linh Đài Đức Mẹ La Vang để khởi sự Thánh Lễ Đại Trào với chủ đề: “Cùng với Các Thánh Tử Đạo và Mẹ Maria Chúng Ta Ra Khơi.” Vị chủ tế Thánh lễ và giảng thuyết là Đức Giám Mục Phụ Tá Geoge A. Sheltz. Trong ba thánh lễ đại trào tại Linh Đài đều có Ca đoàn tổng hợp với sự hợp tác của các ca đoàn giáo xứ Mẹ La Vang, giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức, ca đoàn Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Arlington Virginia, các ca đoàn và các ca viên từ xa tới thuộc các giáo xứ khác nhau dưới sự điều khiển của các Ca Trưởng kiêm Nhạc Sĩ Viễn Phương, Văn Duy Tùng, và một nữ ca trưởng Trúc Ngọc.
Đức Cha Geoge A. Sheltz đã chia xẻ Lời Chúa với sự thông dịch của ông Bùi Hữu Thư về câu chuyện Phuc Âm với hai môn đệ trên đường Emmau gặp Chúa Giêsu và không nhận ra Người. Họ phải đợi đến lúc Người bẻ bánh trong bữa ăn mới biết Người chính là Chúa đã sống lại. Đức Cha nói tiếp về lúc họ về Giêrusalem gặp thánh Phêrô, và được cho hay chính Chúa đã hiện ra với ông. Ngài nói Thần Khí Chúa đã khiến cho tất cả các môn đệ của Chúa sau đó trở nên can đảm và dám rao giảng Tin Mừng cho đến chết. Đức Cha cũng kể lại về phép lạ La Vang, khi Đức Mẹ hiện ra trong rừng, trên một cái cây, nơi những giáo dân Việt Nam lẩn trốn sự bách hại của quân bắt đạo. Mẹ đã hiện ra ôm Hài Nhi Giêsu và bảo họ hãy hái lá cây mà chữa bệnh cho mọi người. Mẹ cũng khuyên mọi người hãy can đảm vì Thần Khí Chúa cũng ở trong họ giúp cho họ can đảm chịu đựng những thử thách và bắt bớ. Đức Cha cũng khuyên cử tọa hãy can đảm sống đạo, mỗi khi họ rước lễ là họ có chính Chúa Kitô ở với họ. Ngài khuyên mọi người luôn cùng nhau hun đúc lòng kính mến và tôn sùng Mẹ La Vang, để hàng năm về nơi này cùng nhau cầu nguyện và kín múc mọi ơn lành Mẹ trao ban. Ngài cũng nói thời tiết năm nay quá tốt đẹp có nắng ấm và không có gió nhiều như năm ngoái.
Kết lễ, Cha Nguyễn Đức Vượng đã ngỏ lời cám ơn Đức Hồng Y Daniel tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Galveston Houston đã cho phép xây dựng và cung hiến Linh Đài Đức Mẹ La Vang, và cám ơn Đức Cha Geoge A. Sheltz, đã hai lần về đây chủ tế Thánh Lễ Đại Trào bế mạc Đại Hội cùng chia xẻ Tin Mừng, và khuyến khích giáo dân Việt Nam tiếp tục sứ mạng của những người đang sống tại Hoa Kỳ là chung sức xây dựng cộng đồng xã hội nơi đang sống, đồng thời noi gương các tiền nhân bám chặt lấy Mẹ La Vang. Cha cũng cám ơn Đức Cha Nguyễn Thái Hợp là người anh em trong Dòng Giảng Thuyết, đã từ Vinh về đây chia xẻ Lời Chúa và kể chuyện vãn về cuộc sống và hoàn cảnh khó khăn về chính trị và kinh tế tại quê hương Việt Nam. Cha Vượng cũng cám ơn Cha Gioan Phanxicô Vũ Thế Toàn và Thầy Phong Dòng La San, là những nhà giảng thuyết chuyên môn sinh hoạt với giới trẻ, đã hướng dẫn những cuộc hội thảo thật xúc tích, bổ ích và vui nhộn. Cha Vượng cũng cám ơn cha Bề Trên Phụ Tỉnh Miền Vinh Sơn Liêm Trần Trung Liêm, và quý cha, quý thầy quý sơ cuả các cộng đoàn từ những nơi xa xôi như Arlington, Virginia; Miami, Florida; Saint Paul, Minnesota; Gaithersburg, Maryland; Syracuse, New York; Giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức, Ngôi Lời Nhâp Thể, Cộng đoàn Fatima, Christpoher St. Justin, Holy Rosary, Thánh Tâm, Saint Francis de Sales; các hiệp hội, các ca đoàn; các cơ quan truyền thông: Vietcatholic Network, Đài Phát Thanh Houston, Báo Trái Tim Đức Mẹ, Báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, liendoanconggiao.net, Bản Tin Dũng Lạc, các ban âm thanh kỹ thuật, ánh sáng, nhiếp ảnh…Bài cám ơn của cha Vượng được cha phó Trần Thiên Ân đọc bằng tiếng Anh. Trong khi đọc bài thơ “Dâng Mẹ Hoa Năm Sắc” bằng hai thứ tiếng, cứ xong mỗi đoạn là có những chùm bong bóng mầu hồng, trắng, vàng, tím và xanh được thả bay lên trời, cùng với hàng trăm các bong bóng khác trong khi tràng đại pháo dài 10 thước được đốt lên nổ dòn thật rộn rã. Nhờ ơn Chúa Mẹ đoái thương, trong ba ngày trời nắng đẹp và ấm áp, ngay cả lúc chiều tối trong các Thánh Lễ đêm mọi người không phải rét run như năm ngoái.
Để kết thúc, cha Vượng chúc mọi người lên đường bình an và hẹn tái ngộ vào ba ngày 1, 2, và 3 tháng 5 năm 2015 với Đại Hội Thánh Mẫu La Vang kỳ IV.
Hình ảnh Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Kỳ III
Hình ảnh Thánh Lễ Khai Mạc Đại Hội Thánh Mẫu
https://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157644488598466/
Hình ảnh Đại Hội
https://www.flickr.com/photos/124245151@N07/sets/72157644078817460/
Hình ảnh Dâng Hoa:
https://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157644526302255/
Hình ảnh Ca Đoàn Tổng Hợp trong ba ngày Đại Hội:
https://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157644123819960/
Khôi bình giáo hạt Cửa Lò, GP. Vinh kỷ niệm 10 năm thành lập
Khôi Bình Cửa Lò
08:47 06/05/2014
KHÔI BÌNH GIÁO HẠT CỬA LÒ – GIÁO PHẬN VINH KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP
Chiều ngày 01/05/2014, tại thánh đường giáo xứ Cửa Lò, hạt Cửa Lò (giaó phận Vinh), gia đình Khôi Bình tổ chức lễ tạ ơn 10 năm thành lập. Một không khí vui mừng, hân hoan, thể hiện cách rạng ngời trên khuôn mặt của các thành viên Khôi Bình, cũng như cộng đoàn dân Chúa. Bên canh đó, hôm nay Giáo Hội mừng kính lễ thánh Giuse Thợ. Và bên ngoài, xã hội lấy ngày này mừng ngày Quốc tế Lao động. Một điểm trùng hợp thú vị nữa, cộng đoàn giáo xứ Cửa Lò bước vào ngày khai mạc tuần chầu lượt đầu tiên sau ngày thành lập giáo xứ. Thật là “ Phúc bất trùng lai”.
Tại Cửa Lò, gia đình Khôi Bình đầu tiên được hình thành bởi một nhóm gia trưởng của giáo họ, giáo xứ Tân Lộc. Và lấy tên là “Hội Giuse”. Vào năm 2004, được sự hướng dẫn và ủng hộ của cha cố Phêrô Nguyễn Văn Khang, quản xứ Tân Lộc, một số anh em trong nhóm trưởng gia thuộc gia đình “Hội Giuse” đã đón nhận linh đạo của cha thánh Khôi Bình, và bắt đầu đi vào hoạt động. Sau đó, tiếp nối cha tiền nhiệm, cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng đến nhận nhiệm vụ quản xứ giáo xứ Tân Lộc. Và đến hôm nay là cha quản xứ Giuse Phan Sỹ Phương. Qua ba đời linh mục quản xứ trong vòng 10 năm, từ con số 400 thành viên Khôi Bình ban đầu (riêng Giáo xứ Tân Lộc là 186 thành viên), nay đã lên đến 1000 thành viên, trải đều trên bốn giáo xứ trong giáo hạt Cửa Lò.
Theo thống kê chưa chính thức, số lượng thành viên Khôi Bình tại giáo phận Vinh (Nghệ An) khoảng 1948 người, chiếm gần 1/3 trên tổng số thành viên trên cả nước. Một con số khá cao so với một tổ chức Công Giáo Tiến Hành. Đây là một ân sủng lớn lao của Thiên Chúa, và cũng là nỗ lực không ngừng nghỉ của các anh chị em nơi đây trong việc quảng bá linh đạo Khôi Bình.
Nhìn lại đôi nét lược sử hình thành của gia đình Khôi Bình để cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, qua sự cầu bầu của cha thánh Ađôn Khôi Bình. Trong ngày này, ban quản gia Khôi Bình cũng đã tổ chức một buổi gặp gỡ cho các anh chị em. Đỉnh cao của buổi gặp gỡ là sự hiện diện của Đức Cha Phalô Maria Cao Đình Thuyên, nguyên giám mục giáo phận Vinh. Ngài đã đến chung vui, và hiệp dâng thánh lễ tạ ơn cho gia đình Khôi Bình. Bên cạnh đó, trong bầu khí vui tươi, và tràn ngập sắc “Cam” – màu chủ đạo của Cộng Đoàn Khôi Bình, anh chị em còn được chung vui với nhau qua các bài hát sinh hoạt. Ngoài ra, anh chị em còn được nghe chia sẻ từ chính vị chủ chăn giáo xứ Cửa Lò.
Sau đó, một thánh lễ sốt sắng đã diễn ra, thánh lễ tạ ơn, thánh lễ niềm vui, và thánh lễ hy vọng.
Tiếp sau thánh lễ, là một buổi ăn nhẹ, trong đó có phần sinh hoạt. Một bầu khí huynh đệ mang đậm tinh thần Khôi Bình. Tiếng nói, tiếng cười rộn rã khắp dãy nhà sinh hoạt của giáo xứ.
Xin Chúa giúp cho gia đình Khôi Bình giáo hạt Cửa Lò chúng con không ngừng tiến triển về mọi mặt để Danh Chúa Cả Sáng. Amen
Tại Cửa Lò, gia đình Khôi Bình đầu tiên được hình thành bởi một nhóm gia trưởng của giáo họ, giáo xứ Tân Lộc. Và lấy tên là “Hội Giuse”. Vào năm 2004, được sự hướng dẫn và ủng hộ của cha cố Phêrô Nguyễn Văn Khang, quản xứ Tân Lộc, một số anh em trong nhóm trưởng gia thuộc gia đình “Hội Giuse” đã đón nhận linh đạo của cha thánh Khôi Bình, và bắt đầu đi vào hoạt động. Sau đó, tiếp nối cha tiền nhiệm, cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng đến nhận nhiệm vụ quản xứ giáo xứ Tân Lộc. Và đến hôm nay là cha quản xứ Giuse Phan Sỹ Phương. Qua ba đời linh mục quản xứ trong vòng 10 năm, từ con số 400 thành viên Khôi Bình ban đầu (riêng Giáo xứ Tân Lộc là 186 thành viên), nay đã lên đến 1000 thành viên, trải đều trên bốn giáo xứ trong giáo hạt Cửa Lò.
Theo thống kê chưa chính thức, số lượng thành viên Khôi Bình tại giáo phận Vinh (Nghệ An) khoảng 1948 người, chiếm gần 1/3 trên tổng số thành viên trên cả nước. Một con số khá cao so với một tổ chức Công Giáo Tiến Hành. Đây là một ân sủng lớn lao của Thiên Chúa, và cũng là nỗ lực không ngừng nghỉ của các anh chị em nơi đây trong việc quảng bá linh đạo Khôi Bình.
Nhìn lại đôi nét lược sử hình thành của gia đình Khôi Bình để cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, qua sự cầu bầu của cha thánh Ađôn Khôi Bình. Trong ngày này, ban quản gia Khôi Bình cũng đã tổ chức một buổi gặp gỡ cho các anh chị em. Đỉnh cao của buổi gặp gỡ là sự hiện diện của Đức Cha Phalô Maria Cao Đình Thuyên, nguyên giám mục giáo phận Vinh. Ngài đã đến chung vui, và hiệp dâng thánh lễ tạ ơn cho gia đình Khôi Bình. Bên cạnh đó, trong bầu khí vui tươi, và tràn ngập sắc “Cam” – màu chủ đạo của Cộng Đoàn Khôi Bình, anh chị em còn được chung vui với nhau qua các bài hát sinh hoạt. Ngoài ra, anh chị em còn được nghe chia sẻ từ chính vị chủ chăn giáo xứ Cửa Lò.
Sau đó, một thánh lễ sốt sắng đã diễn ra, thánh lễ tạ ơn, thánh lễ niềm vui, và thánh lễ hy vọng.
Tiếp sau thánh lễ, là một buổi ăn nhẹ, trong đó có phần sinh hoạt. Một bầu khí huynh đệ mang đậm tinh thần Khôi Bình. Tiếng nói, tiếng cười rộn rã khắp dãy nhà sinh hoạt của giáo xứ.
Xin Chúa giúp cho gia đình Khôi Bình giáo hạt Cửa Lò chúng con không ngừng tiến triển về mọi mặt để Danh Chúa Cả Sáng. Amen
Chúc mừng Tân Ban chấp Hành Tuyên uý đoàn Úc Châu
LM Trần Công Nghị
09:46 06/05/2014
Sau 2 ngày họp của Tuyên Úy Đoàn Úc Châu tại Adelaide tiểu bang Nam Úc, Tuyên úy đoàn đã bầu chọn được Tân Ban Chấp Hành nhiệm kỳ 2014 -2016 như sau:
Chủ Tịch: LM. Phaolo Chu Văn Chi
Phó: LM. Phero Bùi Xuân Mỹ
Thư Ký: Đ.Ô. Phaolo Nguyễn Minh Tâm
Thủ Quỹ: LM. Phero Nguyễn Mộng Huỳnh
Truyền Thông: LM. Anton Nguyễn Hữu Quảng
Cố Vấn: ĐGM. Vincent Nguyễn Văn Long.
Toàn Ban VietCatholic và độc giả khắp nơi chúc mừng Cha Tân chủ Tịch Chu Văn Chi và Ban Tân Chấp Hành được tràn đầy ơn Chúa và tiếp tục hăng say hoạt động cho lợi ích của toàn thể Dân Chúa Việt Nam tại úc và khắp nơi.
Chủ Tịch: LM. Phaolo Chu Văn Chi
Phó: LM. Phero Bùi Xuân Mỹ
Thư Ký: Đ.Ô. Phaolo Nguyễn Minh Tâm
Thủ Quỹ: LM. Phero Nguyễn Mộng Huỳnh
Truyền Thông: LM. Anton Nguyễn Hữu Quảng
Cố Vấn: ĐGM. Vincent Nguyễn Văn Long.
Toàn Ban VietCatholic và độc giả khắp nơi chúc mừng Cha Tân chủ Tịch Chu Văn Chi và Ban Tân Chấp Hành được tràn đầy ơn Chúa và tiếp tục hăng say hoạt động cho lợi ích của toàn thể Dân Chúa Việt Nam tại úc và khắp nơi.
Ấn tượng một lễ Rửa tội
Phạm Huy Thông
10:07 06/05/2014
Tôi đã tham dự nhiều lễ Rửa tội trẻ em có, người lớn có nhưng không có lễ Rửa tội nào gây ấn tượng cho tôi bằng lễ Rửa tội của cặp vợ chồng hai cụ Phạm Ngọc Thung và Nguyễn Thị Mậu ở xứ Gia Lạc, giáo phận Thái
Bình ngày 4-5-2014 vừa qua (ảnh bên). Đúng như lời ông trưởng nam của hai cụ là lương y Phạm Cao Sơn phát biểu trong thánh lễ: Đã có hàng triệu người gia nhập đạo Công Giáo và cũng có hàng triệu người đón nhận Bí tích Rửa tội, nhưng rất ít gia đình có được niềm vinh hạnh như bố mẹ của ông ngày hôm nay.
Tôi quen biết Lương y Phạm Cao Sơn, có nhà ở cạnh bệnh viện Bạch Mai. Ông nổi tiếng được nhiều người trong cả nước biết tới nhờ mấy bài thuốc gia truyền chữa bệnh gút, bệnh thoái hóa xương khớp. Ông cũng là người tích cực làm từ thiện nhân đạo hay đi các giáo phận Bùi Chu, Thái Bình, Phát Diệm để khám và biếu thuốc miễn phí cho các bệnh nhân nghèo. Gặp bệnh nhân khó khăn quá, ông còn biếu họ cả chút tiền để mua gạo nữa. Ông cộng tác thường xuyên với phòng khám từ thiện Thiên Ân do Đức Cha FX Nguyễn Văn Sang sáng lập ở Thái Bình để khám bệnh cho bệnh nhân nghèo bất kể giáo lương. Dù chưa phải là người Công Giáo nhưng ông tham dự đều đặn các buổi sinh hoạt của cộng đoàn Doanh Trí Công Giáo của chúng tôi hàng tháng ở giáo xứ Thái Hà. Doanh Trí đi tĩnh tâm ở đâu, ông cũng có mặt, phát biểu hăng hái, ăn mặc lịch sự thường là complê carvat chỉnh tề. Ông có lòng mộ mến, muốn tìm hiểu đạo Công Giáo và thường nhờ cộng đoàn cầu nguyện cho ông và gia đình ông sớm được trở thành con cái Chúa. Song mấy năm rồi, ông vẫn nói thế và chưa có bước tiến nào nên có người cũng nghi ngại cho ông là người của chính quyền cài cắm vào để theo dõi cộng đoàn - một cộng đoàn do luật sư Lê Quốc Quân có công thành lập buổi đầu. Nhất là về sau, ông lại dẫn theo một người em họ là thượng tá quân y, lúc nào cũng quân hàm chỉnh tề đi theo. Có vài cuộc gặp mặt dịp Giáng sinh cuối năm giữa Doanh Trí và các trí thức ngoài Công Giáo ở Hà Nội tại Thái Hà, ông cũng đưa cả thân phụ mình đến giới thiệu với các cha dòng Chúa Cứu thế Thái Hà nữa. Cụ ông người quắc thước, để râu tóc dài như văn nghệ sĩ và mắt còn sáng lắm, đọc chữ chẳng phải đeo kính. Cụ cũng là bậc lão thành cách mạng đã trải qua nhiều chế độ ở Việt Nam.
Rồi năm 2012, ông làm đơn xin gia nhập đạo Công Giáo cho bố mẹ mình, có chữ ký của hai cụ đàng hoàng, gửi cho Đức Cha Nguyễn Văn Sang. Vì Đức Cha Sang nghỉ hưu rồi, nên ngài lại chuyển đơn cho Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ. Đức Cha Đệ lại giao việc cho Đức ông Hiêrônimô Tổng đại diện Nguyễn Phúc Hạnh. Khổ nỗi, chỗ hai cụ ở, cả xã chẳng có giáo dân nào, vài xã xung quanh cũng thế. Nhà thờ Gia Lạc cách đó 7-8 km, các cụ lại quá cao tuổi, đã vào hạng đại thượng thọ cả rồi (các cụ sinh năm 1920), khó đi lại tới nhà thờ. Hôm Doanh Trí đi tĩnh tâm tại đan viện Châu Sơn ( Ninh Bình), tình cờ thế nào mà Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt biết được câu chuyện trên. Ngài thân chinh đi cùng cha Giuse Đỗ Đình Tư- tuyên úy cho cộng đoàn Doanh Trí Thái Hà đến tận nhà hai cụ, không hề thông báo cho lương y Sơn biết. Hôm đó, lương y Sơn đang đi Sài Gòn. Cụ ông cũng đi vắng, chỉ có bà cụ ở nhà. Bà cụ cũng chẳng biết các ngài là ai nhưng cũng đón tiếp chân tình và cởi mở. Lúc đó cha Tư mới gọi điện cho lương y Sơn. Ông Sơn vô cùng ngạc nhiên vì không ngờ được các ngài đến thăm, vội gọi điện thoại giục giã gia đình làm cơm khoản đãi. Các ngài vội việc không ở lại được nhưng Đức Tổng đã gọi cho một linh mục ở Thái Bình gần đó, trước đây là học sinh của ngài giao nhiệm vụ phải hướng dẫn giáo lý Khai tâm cho hai cụ. Công việc được gấp rút triển khai.
Tôi trao đổi với ông Sơn việc khó nhất là tìm người đỡ đầu cho hai cụ. Các cụ đều đã 94 tuổi cả rồi. Bố mẹ đỡ đầu phải hơn tuổi con cái được đỡ đầu, chứ không lẽ con cái nhiều tuổi hơn bố mẹ. Nhưng tìm người ở độ tuổi bách niên đâu có dễ, vì ở tuổi đó, ít người còn minh mẫn, đi lại được. Hay là nhờ các đấng bậc? Vì các ngài dù ít tuổi, thì giáo dân vẫn cung kính gọi là cha, là cụ. Sau một thời gian, ông Sơn báo tin cho tôi: đã có cha chính xứ Gia Lạc đỡ đầu cho ông cụ, còn bà cụ, người đỡ đầu là nữ tu Bề trên dồng nữ ở Thái Bình. Vậy là ổn rồi. Thiệp mời in khá đẹp, có cả dấu và chữ ký của cha xứ Gia Lạc được gửi đi.
Ông Sơn thuê hẳn một chiếc xe chạy từ Thái Hà về xứ Gia Lạc. Lúc đầu, ông thuê xe 16 chỗ, sau thấy có đông người đi, ông lại thuê xe 30 chỗ. Các cha, các sơ ở Thái Hà, bạn bè và nhóm Doanh Trí đi khá đông. Trong xe cũng chở lỉnh kỉnh nào hoa, nào tượng ảnh làm quà tặng cho hai cụ.
Đến nhà thờ Gia Lạc, chúng tôi thấy có nhiều người dự lễ vì là Chúa Nhật và nhà thờ trang hoàng cờ hoa lộng lẫy. Hội kèn đồng nữ, hội trống đã chỉnh tề chuẩn bị rước đoàn đồng tế. Đức Cha FX Nguyễn Văn Sang chủ sự nghi lễ và thánh lễ tạ ơn hôm nay. Khi bước vào cửa nhà thờ, hai cụ đã đứng chờ sẵn và vị chủ tế hỏi cả hai cụ cũng như người đỡ đầu một lần nữa về sự tự nguyện gia nhập đạo Công Giáo. Các cụ đều nói lên lòng mong muốn được trở thành con cái Chúa. Thánh lễ với 15 linh mục đồng tế trong đó có cả Đức ông Tổng đại diện Thái Bình, cha Bề trên dòng Don Bosco ở Sài Gòn, cha chính xứ nhà thờ Thái Hà… Đức Cha Nguyễn Văn Sang có bài giảng rất hay về sự gia nhập đạo và nhận được nhiều tràng pháo tay từ cộng đoàn. Ngài gọi cụ ông là anh, cụ bà là chị và mời gọi mọi người theo tinh thần của Đức Giáo Hoàng Phanxicô phải trở nên người phục vụ anh em, hay nói theo ngôn ngữ ngày nay là thành Ôsin để phục vụ đồng loại nhất là anh em chưa biết Chúa. Sau bài chia sẻ, Đức Cha đã tiến hành ban Bí tích Rửa tội và Thêm sức cho hai cụ (ảnh dưới). Cụ ông nhận thánh Giuse làm quan thày, còn cụ bà nhận thánh Têrêsa là thánh bảo trợ. Cảm động nhất là phần cuối lễ. Đức Cha đã tặng hai cụ bức tranh có bài thơ do ngài sáng tác để tặng hai cụ ngày lịch sử này. Đức Cha cũng chụp hình lưu niệm với hai cụ nhưng ngài ngồi bệt dưới chân hai cụ. Cử chỉ khiêm cung này gây ngạc nhiên cho nhiều người nhất là một số người ngoài Công Giáo. Rất nhiều bạn bè, các giáo xứ, các cha, các nữ tu đã có tặng phẩm cho hai cụ là tranh tượng đạo. Hai cụ cũng dứt khoát từ chối không nhận phong bì của bất cứ ai. Chúng tôi cũng được biết Đức TGM Giuse cũng vừa về nhà hai cụ ngày hôm qua, chúc mừng hai cụ với món quà quý là hai pho tượng thánh quan thày của hai cụ.
Trong bài phát biểu cảm tưởng cuối lễ, lương y Phạm Cao Sơn đã bày tỏ niềm hạnh phúc khi được các đấng bậc và cộng đoàn quan tâm giúp đỡ đến chia vui và dự lễ tạ ơn hôm nay nhất là Đức Tổng Giuse đã hai lần đến thăm gia đình và mong muốn mọi người tiếp tục cầu nguyện để ông và con cháu cũng có được ngày vinh dự trở thành con cái Chúa như bố mẹ hôm nay.
Mọi người cùng dự bữa cơm thân mật để chia vui cùng với gia đình hai cụ. Chúng tôi đều chia vui với lương y Sơn và cho rằng, rất ít người có được vinh hạnh như gia đình ông hôm nay.
Tôi quen biết Lương y Phạm Cao Sơn, có nhà ở cạnh bệnh viện Bạch Mai. Ông nổi tiếng được nhiều người trong cả nước biết tới nhờ mấy bài thuốc gia truyền chữa bệnh gút, bệnh thoái hóa xương khớp. Ông cũng là người tích cực làm từ thiện nhân đạo hay đi các giáo phận Bùi Chu, Thái Bình, Phát Diệm để khám và biếu thuốc miễn phí cho các bệnh nhân nghèo. Gặp bệnh nhân khó khăn quá, ông còn biếu họ cả chút tiền để mua gạo nữa. Ông cộng tác thường xuyên với phòng khám từ thiện Thiên Ân do Đức Cha FX Nguyễn Văn Sang sáng lập ở Thái Bình để khám bệnh cho bệnh nhân nghèo bất kể giáo lương. Dù chưa phải là người Công Giáo nhưng ông tham dự đều đặn các buổi sinh hoạt của cộng đoàn Doanh Trí Công Giáo của chúng tôi hàng tháng ở giáo xứ Thái Hà. Doanh Trí đi tĩnh tâm ở đâu, ông cũng có mặt, phát biểu hăng hái, ăn mặc lịch sự thường là complê carvat chỉnh tề. Ông có lòng mộ mến, muốn tìm hiểu đạo Công Giáo và thường nhờ cộng đoàn cầu nguyện cho ông và gia đình ông sớm được trở thành con cái Chúa. Song mấy năm rồi, ông vẫn nói thế và chưa có bước tiến nào nên có người cũng nghi ngại cho ông là người của chính quyền cài cắm vào để theo dõi cộng đoàn - một cộng đoàn do luật sư Lê Quốc Quân có công thành lập buổi đầu. Nhất là về sau, ông lại dẫn theo một người em họ là thượng tá quân y, lúc nào cũng quân hàm chỉnh tề đi theo. Có vài cuộc gặp mặt dịp Giáng sinh cuối năm giữa Doanh Trí và các trí thức ngoài Công Giáo ở Hà Nội tại Thái Hà, ông cũng đưa cả thân phụ mình đến giới thiệu với các cha dòng Chúa Cứu thế Thái Hà nữa. Cụ ông người quắc thước, để râu tóc dài như văn nghệ sĩ và mắt còn sáng lắm, đọc chữ chẳng phải đeo kính. Cụ cũng là bậc lão thành cách mạng đã trải qua nhiều chế độ ở Việt Nam.
Rồi năm 2012, ông làm đơn xin gia nhập đạo Công Giáo cho bố mẹ mình, có chữ ký của hai cụ đàng hoàng, gửi cho Đức Cha Nguyễn Văn Sang. Vì Đức Cha Sang nghỉ hưu rồi, nên ngài lại chuyển đơn cho Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ. Đức Cha Đệ lại giao việc cho Đức ông Hiêrônimô Tổng đại diện Nguyễn Phúc Hạnh. Khổ nỗi, chỗ hai cụ ở, cả xã chẳng có giáo dân nào, vài xã xung quanh cũng thế. Nhà thờ Gia Lạc cách đó 7-8 km, các cụ lại quá cao tuổi, đã vào hạng đại thượng thọ cả rồi (các cụ sinh năm 1920), khó đi lại tới nhà thờ. Hôm Doanh Trí đi tĩnh tâm tại đan viện Châu Sơn ( Ninh Bình), tình cờ thế nào mà Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt biết được câu chuyện trên. Ngài thân chinh đi cùng cha Giuse Đỗ Đình Tư- tuyên úy cho cộng đoàn Doanh Trí Thái Hà đến tận nhà hai cụ, không hề thông báo cho lương y Sơn biết. Hôm đó, lương y Sơn đang đi Sài Gòn. Cụ ông cũng đi vắng, chỉ có bà cụ ở nhà. Bà cụ cũng chẳng biết các ngài là ai nhưng cũng đón tiếp chân tình và cởi mở. Lúc đó cha Tư mới gọi điện cho lương y Sơn. Ông Sơn vô cùng ngạc nhiên vì không ngờ được các ngài đến thăm, vội gọi điện thoại giục giã gia đình làm cơm khoản đãi. Các ngài vội việc không ở lại được nhưng Đức Tổng đã gọi cho một linh mục ở Thái Bình gần đó, trước đây là học sinh của ngài giao nhiệm vụ phải hướng dẫn giáo lý Khai tâm cho hai cụ. Công việc được gấp rút triển khai.
Tôi trao đổi với ông Sơn việc khó nhất là tìm người đỡ đầu cho hai cụ. Các cụ đều đã 94 tuổi cả rồi. Bố mẹ đỡ đầu phải hơn tuổi con cái được đỡ đầu, chứ không lẽ con cái nhiều tuổi hơn bố mẹ. Nhưng tìm người ở độ tuổi bách niên đâu có dễ, vì ở tuổi đó, ít người còn minh mẫn, đi lại được. Hay là nhờ các đấng bậc? Vì các ngài dù ít tuổi, thì giáo dân vẫn cung kính gọi là cha, là cụ. Sau một thời gian, ông Sơn báo tin cho tôi: đã có cha chính xứ Gia Lạc đỡ đầu cho ông cụ, còn bà cụ, người đỡ đầu là nữ tu Bề trên dồng nữ ở Thái Bình. Vậy là ổn rồi. Thiệp mời in khá đẹp, có cả dấu và chữ ký của cha xứ Gia Lạc được gửi đi.
Ông Sơn thuê hẳn một chiếc xe chạy từ Thái Hà về xứ Gia Lạc. Lúc đầu, ông thuê xe 16 chỗ, sau thấy có đông người đi, ông lại thuê xe 30 chỗ. Các cha, các sơ ở Thái Hà, bạn bè và nhóm Doanh Trí đi khá đông. Trong xe cũng chở lỉnh kỉnh nào hoa, nào tượng ảnh làm quà tặng cho hai cụ.
Trong bài phát biểu cảm tưởng cuối lễ, lương y Phạm Cao Sơn đã bày tỏ niềm hạnh phúc khi được các đấng bậc và cộng đoàn quan tâm giúp đỡ đến chia vui và dự lễ tạ ơn hôm nay nhất là Đức Tổng Giuse đã hai lần đến thăm gia đình và mong muốn mọi người tiếp tục cầu nguyện để ông và con cháu cũng có được ngày vinh dự trở thành con cái Chúa như bố mẹ hôm nay.
Mọi người cùng dự bữa cơm thân mật để chia vui cùng với gia đình hai cụ. Chúng tôi đều chia vui với lương y Sơn và cho rằng, rất ít người có được vinh hạnh như gia đình ông hôm nay.
30 năm Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ với những kỷ niệm
Giuse Nguyễn Đình Mạnh Trường
13:57 06/05/2014
Thời gian trôi nhanh đến không ngờ! Phong Trào TNTT/VN tại Hoa Kỳ nay sắp tròn 30 tuổi tính từ ngày công bố thống nhất trên bình diện toàn quốc vào tháng 7 năm 1984 nhân dịp Đại Hội Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Lần Thứ Nhì được tổ chức tại New Orleans.
Hình ảnh
Nếu lịch sử thành lập của 10 công ty nổi tiếng thế giới khởi đầu từ nhà để xe (garage) nhỏ bé và ngày nay với lợi nhuận thu nhập hàng tỷ dollars mỗi năm, thì lịch sử thành lập của PT/TNTT/VN tại Hoa Kỳ cũng khởi sự từ một căn nhà nhỏ bé tại thành phố San Jose, tiểu bang California. Nhân dịp PT mừng kỷ niệm 30 năm thành lập trong cuộc họp Hội Đồng Trung Ương từ ngày 30 tháng 4 đến ngày 4 tháng 5 năm 2014 tại Atlanta, xin ghi lại dưới đây một số những diễn biến và một vài kỷ niệm đáng nhớ của thuở ban đầu.
1) PT/TNTT/VN tại Hoa Kỳ từ thuở ban đầu:
Trong thời gian từ năm 1980 đến 1982, thỉnh thoảng tôi gởi một bài viết về TNTT hoặc một vài trang tài liệu giúp cho huynh trưởng TNTT trên Nguyệt san Liên Lạc của Cha Giuse Nguyễn Văn Tịnh, lúc đó ngài là Uỷ Viên Liên Lạc của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Báo Liên Lạc phát hành trên khắp nước Mỹ, kể cả sang các trại tị nạn Đông Nam Á. Nhờ vậy mới bắt lại được liên lạc với Cha Giuse Vũ Đức Thông, nguyên Tổng Tuyên Uý của TNTT bên VN cho đến 30 tháng 4, 1975. Cũng nhờ vậy mà có được sự nối kết với một số các Đoàn TNTT rải rác trên toàn quốc Hoa Kỳ.
• Năm 1983 dù chẳng có ngân quỹ làm việc, chẳng có phương tiện nào khác ngoài cái máy đánh chữ xài ké của Cha Giuse Nguyễn Văn Tịnh. Cha Giuse Vũ Đức Thông lúc đó bên trại tị nạn Galang, Indonesia viết bài gởi sang Hoa Kỳ. Chúng tôi gồm Giuse Nguyễn Đình Mạnh Trường và Giuse Đặng Văn Kiếm, người đánh máy, người bỏ dấu tiếng Việt từng chữ từng trang phát hành bản tin Hạt Cải hằng tháng để liên lạc đề nghị nội dung sinh hoạt cuối tuần, gởi tới các Đoàn đang sinh hoạt tại các tiểu bang lớn như California, Texas, Louisiana. Sau đó có thêm sự trợ giúp của các Huynh trưởng: John Francis Vũ Thế Toàn (nay là Linh mục Dòng Tên), Maria Ðinh Kim Nguyệt, Maria Nguyễn Thị Kim Thoa lo việc phát hành.
• Khi Cha Giuse Vũ Ðức Thông sang định cư tại Úc, Trường-Kiếm chúng tôi bắt đầu tính đến chuyện thỉnh Cha Thông sang Mỹ giúp cho các khoá huấn luyện Huynh trưởng. Hồi ấy nhờ có công ăn việc làm ổn định nên tôi bỏ tiền túi mua vé máy bay cho Cha Thông sang Mỹ để giúp huấn luyện. Thế là khoá đầu tiên được mở tại Chủng Viện Thánh Giuse, Mountain View, California gần thành phố San Jose. Có rất đông các HT và các Thày đến từ khắp nơi tham dự.
• Năm 1984: Trưởng Phêrô Nguyễn Văn Liêm, nguyên Chủ Tịch BCH/TƯ từ trại tỵ nạn cũng sang định cư tại Hoa Kỳ, đã phối hợp cùng với các anh chị em chúng tôi tại San Jose phát hành nhiều tài liệu sinh hoạt và huấn luyện. Cũng thế, anh em chúng tôi cùng nhau mỗi người một chút, người góp công, người góp của để lo các chi phí in ấn và phát hành tờ Liên Lạc Đặc Biệt gởi đi khắp nơi, kể cả sang các trại tỵ nạn. Sau kết quả khả quan từ khoá huấn luyện đầu tiên tại vùng Bắc California, anh em chúng tôi cùng với Cha Thông, Cha Huyên, Tr. Liêm và các Trưởng trong nhóm Hạt Cải mở các Sa Mạc Huấn Luyện HT tại New Orleans, Port Arthur, Tulsa, Orange County, Denver. Nhờ đó mà nối kết và biết được những nơi có TNTT, không những tại Hoa Kỳ mà còn tại một số các nước như Đức, Pháp, Úc, Canada và các trại tỵ nạn bên Đông Nam Á.
2) Đến lúc thành hình:
Nhờ vào sự nối kết và liên lạc thường xuyên với các Đoàn TNTT tại Hoa Kỳ qua việc phân phối và cung cấp các tài liệu sinh hoạt và huấn luyện. Nhân cơ hội Cộng Đồng Giáo Sĩ và Tu Sĩ và Liên Đoàn Công Giáo VN tại Hoa Kỳ tổ chức đại hội lần thứ nhì tại New Orleans vào tuần lễ cuối tháng 7 năm 1984, anh em gợi lên ý tưởng cùng nhau về họp mặt. Ngay từ những ngày đầu năm 1984, từ căn nhà nhỏ bé tại San Jose, chúng tôi lúc đó gồm: Cha Vũ Thanh Tường, Cha Vũ Đức Thông, Cha Chu Quang Minh, Thày Nguyễn Văn Tề (nay là Linh Mục phục vụ cho Tổng Giáo phận San Francisco), Trưởng Liêm, Trường, Kiếm, Nguyệt họp hành liên tục để chuẩn bị cho việc thành lập. Gởi thư mời đến các Cha và các Đoàn TNTT, vận động với Ban Tổ Chức Đại Hội. Cha Chủ tịch lúc đó là Cha Mai Thanh Lương (nay là Giám mục Phụ tá tại GP Orange, CA) hết lòng ủng hộ và chúng tôi xin ngài nhờ Cha Nguyễn Đức Huyên đứng ra giúp về mặt lo địa điểm và tổ chức. Thế là một Ðại Hội Tuyên Úy, Trợ Úy, Huynh Trưởng toàn quốc và Sa Mạc Về Ðất Hứa được diễn ra với trên 180 tham dự viên tại thành phố Versailles gần nơi diễn ra đại hội Công Giáo. Qua 2 ngày huấn luyện các Huynh Trưởng tại Sa Mạc Về Đất Hứa, nơi được mệnh danh là làng Việt Nam, địa điểm của sa mạc sình lầy sau những cơn mưa đêm với hàng vạn con kiến càng, kiến lửa và muỗi tấn công liên tục. Song song là việc bầu cha Dominico Vũ Thanh Tường làm Tổng Tuyên Uý tiên khởi của PT tại trường đại học Loyola nơi diễn ra đại hội của CĐGSTS. Tiếp đến là buổi họp mặt Tuyên Uý, Trợ Uý và Huynh Trưởng đại diện từ các Đoàn trên toàn quốc. Toàn thể hội nghị đều đồng lòng hưởng ứng việc thành lập PT cấp toàn quốc và đã bầu ra một Ban Chấp Hành Lâm Thời để bắt đầu làm việc từ đó.
3) Một biến cố khó quên
Sáng thứ Sáu ngày 3 tháng 8 năm 1984, như thường lệ, khi vừa tắm xong để chuẩn bị đi làm thì Tr. Kiếm gọi phone. Tôi vẫn nhớ như in câu nói trên điện thoại của Tr. Kiếm: “anh Trường, Cha Tường mất rồi”. Như vẫn chưa tin, tôi hỏi lại Tr. Kiếm: “Cha Tường mất, tức là chết phải không”? và Tr. Kiếm xác nhận lại là đúng: “Ngài mất đêm hôm qua khi về gần tới Trung Tâm Công Giáo với Cha Chính, sau khi coi trận đá banh của Olympic tại đại học Stanford, chắc là bị heartattack”. Nghe xong, cả hai vợ chồng tôi đều bàng hoàng và khóc thương cho vị linh mục mà chúng tôi vô cùng quý mến. Hồi còn bên VN, Ngài cũng đã hết lòng lo cho TNTT; sang đến Hoa Kỳ, từ những ngày Đoàn TNTT đầu tiên được thành lập tại San Jose, ngài cũng đã hết lòng nâng đỡ và giúp huấn luyện các huynh trưởng. Từ những lúc chuẩn bị các chương trình huấn luyện, bàn thảo việc thành lập PT cấp toàn quốc, Cha cũng hết lòng và tận tuỵ chạy đi chạy về với những lần họp hành cùng với anh em chúng tôi. Cha Tường mất đi (Cha mất đêm thứ Năm ngày 2 tháng 8 năm 1984) để lại biết bao niềm tiếc thương không những cho Cộng Đồng Công Giáo VN tại Giáo phận San Jose mà cho cả PT TNTT hồi đó.
4) Xây dựng và phát triển
Sau những ngày bàng hoàng, hụt hẫng và ngay sau lễ an táng Cha Tường, Cha tân Chủ tịch LĐCGVNHK Petrus Vũ Đình Trác ghé qua nhà Tr. Kiếm nói chuyện và ngài nghĩ là Cha Ephrem Vũ Khiêm Cung đương nhiên thay thế Cha Tường vì khi bầu cử Cha Cung có số phiếu nhiều sau Cha Tường. Tr. Kiếm nói với Cha Trác không phải là việc đương nhiên, nên Cha Trác đã hội ý với Cha cựu CT Giuse Nguyễn Văn Tịnh, và Cha Tịnh đã đề nghị Cha Francis Phạm Văn Phương và bổ nhiệm Cha Phương vào chức vụ Tổng Tuyên Úy PT/TNTT/VN tại Hoa Kỳ trong một Văn Thư Bổ Nhiệm ký ngày 16 tháng 10 năm 1984.
Qua sự việc này, mỗi khi nghĩ lại, anh em chúng tôi đều tin tưởng rằng tất cả đều do hồng ân mà Thiên Chúa đã dành cho PT, đã yêu thương và quan phòng cách đặc biệt. Chúa đã ban cho PT một vị Tổng Tuyên Uý đầy lòng yêu thương, tận tình chăm sóc và hướng dẫn PT với tất cả tấm lòng, nhiệt thành xây dựng và luôn đồng hành với từng người trong Hội Đồng Lãnh Đạo để kiện toàn và phát triển PT từ những ngày đầu chập chững. Trải qua biết bao lần họp hành để kiện toàn Nội Quy, Nghi Thức, Chương trình Thăng Tiến Đoàn Sinh và những thay đổi cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu cho PT trên toàn quốc Hoa Kỳ. Có lẽ chưa có hội đoàn nào mà các thành viên trong HĐLĐ có những phiên họp nhiều ngày và kéo dài từ sáng đến đêm như TNTT, dù chẳng có một ngân quỹ nào đài thọ cho các chuyến bay xa đi huấn luyện, hội họp. Các thành viên HĐLĐ hồi đó đều tự túc bỏ tiền túi để làm việc, để chi phí vé máy bay, để cùng nhau đóng góp cho những chi phí huấn luyện, hội họp, in ấn tài liệu v.v... Nhưng tất cả đều vẫn một lòng lo cho PT dù cũng có lúc cãi nhau đến khàn cổ trong những lần họp mà theo lời Đức Ông Phương là “phải có thế thì PT mới có được ngày hôm nay.” Xin ghi lại dưới đây một số những thành quả từ những năm đầu cho đến nay.
Nội Quy:
• 1984-1986 (Giai đoạn kiện toàn NQ): Ngoại trừ chương về tổ chức và điều hành, các chương khác đều giữ theo NQ từ VN.
• 1986-1991: Tu chính các khoản và các chương về hệ thống hành chánh và các chức vụ.
• 1992: Bản Nội Quy mới cho PT tại Hoa Kỳ.
• 1992-2009: Ít nhất trải qua 4 giai đoạn tu chính và bản tu chính 2009 đang được thi hành.
Nghi Thức:
• 1984-1989: Sử dụng theo Nghi Thức từ Việt Nam trước năm 1975
• Tu chính 1989: Thay đổi khăn quàng các Cấp, thêm khăn quàng HLV và Dự Trưởng.
• Tu chính 1996: Sửa đổi các nghi thức và nghiêm tập cho rõ hơn. Gặp một số tranh cãi tại cuộc họp HĐLĐ 1997 bên Missouri.
• Tu chính 1999-2001: Sửa các khẩu lệnh cho ngắn gọn, rõ ràng.
• Tu chính 2014: Sửa đổi một số chương cho phù hợp với cuốn Tu Chính QCHL 2011.
Quy Chế Huấn Luyện:
• Tu chính 1989: Thêm phần đào tạo HLV trong Hội Nghị HLV tại Trung Tâm Công Giáo Giáo Phận Orange.
• Tu chính 1991-1998: Sửa đổi các cấp bậc và chức vụ, các khoá, phân chia trách nhiệm cho từng cấp.
• 1999-2010: Tiếp tục tu chính cho đến năm 2011 thì chính thức thi hành.
Hành Chánh/Tài Chánh:
• Tương đối ổn định từ ngày có văn phòng TNTT (1996) và sau Tu Chính Nội Quy 2009.
• Sự liên kết với các Miền nhiều nhất là qua các dịp trọng đại như đại hội VĐH, chiến dịch thi đua.
• Thông tin nhanh nhờ: Email, facebook…
• Đăng ký hưởng quy chế là đoàn thể vô vị lợi (non-profit organization) từ năm 1998.
• Thống nhất về đồng phục, các mẫu đơn và các thủ tục hành chánh từ Đoàn lên đến Trung Ương.
Nghiên Huấn & Huấn Luyện:
• 1984-present: Có tổng cộng 20 khoá Sinai huấn luyện HLV các cấp; rất nhiều khoá đào tạo Cấp Lãnh Đạo, Cấp III và Chuyên Khoá do BNH và Trung Ương tổ chức (không kể các khoá từ Cấp I đến Cấp II do Miền và Liên Đoàn tổ chức.
• Chương Trình Thăng Tiến Đoàn Sinh từ Ấu, Thiếu, Nghĩa đã từng được phát hành rất nhiều với nhiều hình thức khác nhau. Tài liệu huấn luyện Huynh Trưởng cũng được một số Cha Tuyên Uý Ngành và HLV Cao Cấp cập nhật với rất nhiều nỗ lực, nhiều cố gắng cả về thời giờ cũng như tiền bạc cho chi phí in ấn và phát hành.
• Các sa mạc huấn luyện ngày càng áp dụng triệt để các hình thức nhằm tăng trưởng đời sống và tinh thần đạo đức, tâm linh. Các phương pháp nhằm tăng thêm kiến thức và chuyên môn qua các hình thức và các đòi hỏi cho các phần tiền sa mạc và hậu sa mạc; các điều kiện cần thiết phải hội đủ trước khi được thăng cấp.
Nhân sự & các biến cố lớn: PT trải qua 5 đời Tổng Tuyên Uý; 4 lần thay đổi Tuyên Uý Trưởng Ban Nghiên Huấn; 6 lần thay đổi Chủ tịch BCH Trung Ương; 4 lần đại hội toàn quốc Về Đất Hứa; 2 lần Hội Nghị Lãnh Đạo Toàn Quốc Giosuê.
• Tổng Tuyên Uý: Cha Dominico Vũ Thanh Tường, Cha Francis Phạm Văn Phương, Cha J.B. Chu Vinh Quang, Cha Phanxicô Xaviê Trần Quốc Tuấn, Cha F.X Nguyễn Thanh Bình, SVD.
• Tuyên Uý Trưởng Ban Nghiên Huấn: Cha Dominico Nguyễn Đức Huyên, Cha J.B. Chu Vinh Quang, Cha F.X. Trần Quốc Tuấn, Cha Martino Nguyễn Bá Thông.
• Chủ Tịch BCH Trung Ương: Tr. Phêrô Nguyễn Văn Liêm, Tr. Anthony Phạm Ngọc Anh, Tr. Giuse Nguyễn Đình Mạnh Trường, Tr. Antôn Nguyễn Ngọc Linh, Tr. Giuse Nguyễn Đức Thanh, Tr. Giuse Đào Văn Đức.
• Các Đại Hội: VĐH II 1992, VĐH III 1998, GIOSUE I 2001, VĐH IV 2004, GIOSUE II 2007, VĐH V 2010.
Số Lượng Đoàn và Thành Viên PT: Từ con số chỉ có vài Đoàn, nay có tổng cộng 126 Đoàn, hơn 1,500 Huynh trưởng và trên 20,000 Đoàn sinh đang sinh hoạt trong các Giáo Xứ và Cộng Đoàn Việt Nam.
5) Những kỷ niệm vẫn mãi còn nhớ
• Trong những ngày đại hội bên New Orleans và nhất là sa mạc Về Đất Hứa tại làng Versailles, vì luôn đi với các Cha nên tôi cũng được các cụ ông cụ bà gọi mình bằng Cha với thái độ cung kính lắm! Cha Tường, cha Thông và Tr. Kiếm thì cứ tủm tỉm cười mà không hề nói gì. Khi mình phủ nhận và cho họ biết là không phải cha cụ gì đâu thì họ lại gọi mình là bác mới khiếp chứ!
• Trên chuyến bay từ New Orleans trở về. Cha Vũ Thanh Tường, Vị Tổng Tuyên Uý tiên khởi của PT/TNTT/VN tại Hoa Kỳ đã cùng chúng tôi bàn bạc, chia sẻ rất nhiều những băn khoăn, những ưu tư cho những kế hoạch để phát triển PT trong những năm tháng sắp tới. Hồi ấy trên máy bay đều có nơi dành riêng cho những người hút thuốc ở phía sau. Cha Tường nói tôi order mỗi người 1 chai rượu nhỏ “vừa nhâm nhi vừa trò chuyện”. Ngài lại bảo “cậu đưa cho tớ 1 điếu thuốc, vừa nhâm nhi vừa phì phà thì nó mới đã”. 4 người chúng tôi đều cảm thấy rất phấn khởi cho sự thành công trong những ngày vừa qua tại New Orleans nhưng cũng không tránh khỏi những ưu tư lo lắng cho tương lai sắp đến. Khi về đến phi trường San Francisco có em ruột của Cha Tường là anh Vũ Ngọc Công ra đón. Thay vì về nhà ăn cơm chiều Chúa Nhật với Bà Cố, Cha Tường lại nói với tôi và anh Công là “thôi để mình về nhà của Trường ăn cơm với Cha Chu Quang Minh ở đấy cho vui, còn Bà Cố thì lúc nào cũng gặp rồi…”. Trong bữa cơm, chúng tôi lại thay phiên nhau chia sẻ những thành quả đã gặt hái được trong mấy ngày đại hội tại New Orleans. Tôi thì không quên kể cho mọi người về những đàn kiến, những con gián to như hồi bên VN, nhất là lúc chiều tối trong sa mạc huấn luyện, hai tay luôn phải vỗ những con muỗi liên tục tấn công từ đầu đến chân làm nhớ VN quá sức!
• Năm 1987, sau sa mạc Cấp III tại Tulsa, Oklahoma là cuộc họp HĐLĐ tại Carthage dịp Đại Hội Thánh Mẫu hàng năm tại Dòng Đồng Công. Chúng tôi gồm Tr. Liêm, Tr. Kiếm, Tr. Nguyệt và tôi đồng loạt xin từ chức vì nhiều lý do khác nhau. Sự việc này đã khiến Cha Đoàn Đình Bảng vừa than thở vừa rướm nước mắt. Lúc đó chỉ còn Tr. Phạm Ngọc Anh đứng mũi chịu sào cho đến khi bầu lại BCH mới.
• Dù chúng tôi từ chức đã nghỉ không sinh hoạt với PT sau kỳ họp HĐLĐ tại Carthage, Missouri năm 1987, nhưng Đức Ông Phương TTU luôn ân cần gọi điện thoại thăm hỏi. Câu mở đầu của ngài trên phone luôn là: “Trường đó Trường ơi! Cha Phương đây. Cậu thế nào rồi…” Các bài báo, nguyệt san Hướng Tâm Lên Ngài luôn gởi cho. Năm 1989, trước kỳ họp HĐLĐ tại Trung Tâm Công Giáo ở Orange County cho việc công bố thi hành các Khăn Quàng mới của đoàn sinh và các cấp, Đ.Ô. Phương gọi phone mời tôi làm việc trở lại và tham dự kỳ họp quan trọng này. Sau những giờ bàn cãi sôi nổi với cả một tường treo các mẫu khăn quàng, cũng may là có Cha Mai Khải Hoàn cùng lên tiếng phân tích và yểm trợ, do đó PT đã bớt thêm được một số kiểu khăn quàng do công lao của Tr. Chủ tịch Anh kiêm kiến trúc sư vẽ mẫu.
Chuyện TNTT là những câu chuyện kể không bao giờ hết. Các Cha và anh em chúng tôi thường nói thế. Đành phải tạm ngưng ở đây thôi vì Tr. Phó Chủ tịch Quản Trị Hoàng Công Thái Dương cho biết trên email là “em xin anh Trường viết ngắn gọn một vài kỷ niệm của cái thuở ban đầu…” vì số trang giới hạn. Khi nào có dịp thì lại kể tiếp vậy.
Nhìn lại 30 năm qua, toàn thể thành viên PT/TNTT/VN tại Hoa Kỳ không khỏi lấy làm hãnh diện khi thấy được sức sống tiềm tàng và sự phát triển không ngừng. Đã có rất nhiều lần Đ.Ô. Phương và một số các cha phải thốt lên rằng: “Chưa có đoàn thể trẻ nào năng động và có được một lịch sử lâu dài và bền vững như TNTT”. Sự phát triển không ngừng không những tại đất nước tự do Hoa Kỳ mà ngày nay sau nhiều chục năm bên Việt Nam đã bừng sống trở lại và lớn mạnh chưa từng có tại các giáo phận từ Bắc tới Nam. Riêng tại Hoa Kỳ, vào những năm đầu, số Đoàn TNTT chỉ đếm được trên đầu ngón tay, nay lên tới 126 Đoàn. Từ con số zero, chẳng một xu trong ngân quỹ, nay với ngân quỹ dự phòng và luân chuyển vào khoảng vài chục ngàn dollars hàng năm cho các chi phí và lợi tức. Từ những phương tiện thô sơ không có đến 1 cái máy đánh chữ (typer writer) tiến đến việc thuê được văn phòng thường trực để làm việc từ năm 1996 với đầy đủ tài liệu, đồng phục và các vật dụng cần thiết đủ để cung cấp cho TNTT trên toàn thế giới… mà tất cả đều tự túc, không hề có một sự trợ giúp nào từ giáo quyền cũng như chính quyền. Tất cả là đều nhờ vào những hy sinh, cộng tác và đóng góp không ngừng nghỉ của các Cha Tuyên uý, Trợ uý, Trợ tá và Huynh trưởng các cấp.
Lịch sử đã chứng minh, và một lần nữa, các thành viên trong PT sẽ chứng minh trong thời gian 2 năm sắp tới (2014-2016) là sẽ cùng nhau đóng góp cho chiến dịch gây quỹ mua trụ sở chính cho PT. Vì đó là một nhu cầu vô cùng cần thiết để:
• Nối kết các sinh hoạt của PT/TNTT/VN tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác
• Thống nhất hành chánh cũng như huấn luyện
• Làm nơi tĩnh huấn, hội họp và huấn luyện các cấp lãnh đạo
• Làm nơi cung cấp các tài liệu và đồng phục
• Thực hiện kế hoạch đầu tư dài hạn và hữu hiệu hơn để hỗ trợ các hoạt động Tông Đồ của Thiếu Nhi Thánh Thể.
Cùng nhau chúng ta ôn lại lịch sử để tiếp tục xây dựng ngôi nhà tương lai của Phong Trào. Châm ngôn “Cầu nguyện, Rước lễ, Hy sinh, Làm Tông đồ” được liên kết mỗi ngày sống trong tình yêu Chúa Giêsu Thánh Thể. Đó chính là thể hiện cụ thể linh đạo “Sống Ngày Thánh Thể” và là biểu tượng của Người-Thiếu-Nhi-Thánh-Thể-Việt-Nam.
Hình ảnh
Nếu lịch sử thành lập của 10 công ty nổi tiếng thế giới khởi đầu từ nhà để xe (garage) nhỏ bé và ngày nay với lợi nhuận thu nhập hàng tỷ dollars mỗi năm, thì lịch sử thành lập của PT/TNTT/VN tại Hoa Kỳ cũng khởi sự từ một căn nhà nhỏ bé tại thành phố San Jose, tiểu bang California. Nhân dịp PT mừng kỷ niệm 30 năm thành lập trong cuộc họp Hội Đồng Trung Ương từ ngày 30 tháng 4 đến ngày 4 tháng 5 năm 2014 tại Atlanta, xin ghi lại dưới đây một số những diễn biến và một vài kỷ niệm đáng nhớ của thuở ban đầu.
1) PT/TNTT/VN tại Hoa Kỳ từ thuở ban đầu:
Trong thời gian từ năm 1980 đến 1982, thỉnh thoảng tôi gởi một bài viết về TNTT hoặc một vài trang tài liệu giúp cho huynh trưởng TNTT trên Nguyệt san Liên Lạc của Cha Giuse Nguyễn Văn Tịnh, lúc đó ngài là Uỷ Viên Liên Lạc của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Báo Liên Lạc phát hành trên khắp nước Mỹ, kể cả sang các trại tị nạn Đông Nam Á. Nhờ vậy mới bắt lại được liên lạc với Cha Giuse Vũ Đức Thông, nguyên Tổng Tuyên Uý của TNTT bên VN cho đến 30 tháng 4, 1975. Cũng nhờ vậy mà có được sự nối kết với một số các Đoàn TNTT rải rác trên toàn quốc Hoa Kỳ.
• Năm 1983 dù chẳng có ngân quỹ làm việc, chẳng có phương tiện nào khác ngoài cái máy đánh chữ xài ké của Cha Giuse Nguyễn Văn Tịnh. Cha Giuse Vũ Đức Thông lúc đó bên trại tị nạn Galang, Indonesia viết bài gởi sang Hoa Kỳ. Chúng tôi gồm Giuse Nguyễn Đình Mạnh Trường và Giuse Đặng Văn Kiếm, người đánh máy, người bỏ dấu tiếng Việt từng chữ từng trang phát hành bản tin Hạt Cải hằng tháng để liên lạc đề nghị nội dung sinh hoạt cuối tuần, gởi tới các Đoàn đang sinh hoạt tại các tiểu bang lớn như California, Texas, Louisiana. Sau đó có thêm sự trợ giúp của các Huynh trưởng: John Francis Vũ Thế Toàn (nay là Linh mục Dòng Tên), Maria Ðinh Kim Nguyệt, Maria Nguyễn Thị Kim Thoa lo việc phát hành.
• Khi Cha Giuse Vũ Ðức Thông sang định cư tại Úc, Trường-Kiếm chúng tôi bắt đầu tính đến chuyện thỉnh Cha Thông sang Mỹ giúp cho các khoá huấn luyện Huynh trưởng. Hồi ấy nhờ có công ăn việc làm ổn định nên tôi bỏ tiền túi mua vé máy bay cho Cha Thông sang Mỹ để giúp huấn luyện. Thế là khoá đầu tiên được mở tại Chủng Viện Thánh Giuse, Mountain View, California gần thành phố San Jose. Có rất đông các HT và các Thày đến từ khắp nơi tham dự.
• Năm 1984: Trưởng Phêrô Nguyễn Văn Liêm, nguyên Chủ Tịch BCH/TƯ từ trại tỵ nạn cũng sang định cư tại Hoa Kỳ, đã phối hợp cùng với các anh chị em chúng tôi tại San Jose phát hành nhiều tài liệu sinh hoạt và huấn luyện. Cũng thế, anh em chúng tôi cùng nhau mỗi người một chút, người góp công, người góp của để lo các chi phí in ấn và phát hành tờ Liên Lạc Đặc Biệt gởi đi khắp nơi, kể cả sang các trại tỵ nạn. Sau kết quả khả quan từ khoá huấn luyện đầu tiên tại vùng Bắc California, anh em chúng tôi cùng với Cha Thông, Cha Huyên, Tr. Liêm và các Trưởng trong nhóm Hạt Cải mở các Sa Mạc Huấn Luyện HT tại New Orleans, Port Arthur, Tulsa, Orange County, Denver. Nhờ đó mà nối kết và biết được những nơi có TNTT, không những tại Hoa Kỳ mà còn tại một số các nước như Đức, Pháp, Úc, Canada và các trại tỵ nạn bên Đông Nam Á.
2) Đến lúc thành hình:
Nhờ vào sự nối kết và liên lạc thường xuyên với các Đoàn TNTT tại Hoa Kỳ qua việc phân phối và cung cấp các tài liệu sinh hoạt và huấn luyện. Nhân cơ hội Cộng Đồng Giáo Sĩ và Tu Sĩ và Liên Đoàn Công Giáo VN tại Hoa Kỳ tổ chức đại hội lần thứ nhì tại New Orleans vào tuần lễ cuối tháng 7 năm 1984, anh em gợi lên ý tưởng cùng nhau về họp mặt. Ngay từ những ngày đầu năm 1984, từ căn nhà nhỏ bé tại San Jose, chúng tôi lúc đó gồm: Cha Vũ Thanh Tường, Cha Vũ Đức Thông, Cha Chu Quang Minh, Thày Nguyễn Văn Tề (nay là Linh Mục phục vụ cho Tổng Giáo phận San Francisco), Trưởng Liêm, Trường, Kiếm, Nguyệt họp hành liên tục để chuẩn bị cho việc thành lập. Gởi thư mời đến các Cha và các Đoàn TNTT, vận động với Ban Tổ Chức Đại Hội. Cha Chủ tịch lúc đó là Cha Mai Thanh Lương (nay là Giám mục Phụ tá tại GP Orange, CA) hết lòng ủng hộ và chúng tôi xin ngài nhờ Cha Nguyễn Đức Huyên đứng ra giúp về mặt lo địa điểm và tổ chức. Thế là một Ðại Hội Tuyên Úy, Trợ Úy, Huynh Trưởng toàn quốc và Sa Mạc Về Ðất Hứa được diễn ra với trên 180 tham dự viên tại thành phố Versailles gần nơi diễn ra đại hội Công Giáo. Qua 2 ngày huấn luyện các Huynh Trưởng tại Sa Mạc Về Đất Hứa, nơi được mệnh danh là làng Việt Nam, địa điểm của sa mạc sình lầy sau những cơn mưa đêm với hàng vạn con kiến càng, kiến lửa và muỗi tấn công liên tục. Song song là việc bầu cha Dominico Vũ Thanh Tường làm Tổng Tuyên Uý tiên khởi của PT tại trường đại học Loyola nơi diễn ra đại hội của CĐGSTS. Tiếp đến là buổi họp mặt Tuyên Uý, Trợ Uý và Huynh Trưởng đại diện từ các Đoàn trên toàn quốc. Toàn thể hội nghị đều đồng lòng hưởng ứng việc thành lập PT cấp toàn quốc và đã bầu ra một Ban Chấp Hành Lâm Thời để bắt đầu làm việc từ đó.
3) Một biến cố khó quên
Sáng thứ Sáu ngày 3 tháng 8 năm 1984, như thường lệ, khi vừa tắm xong để chuẩn bị đi làm thì Tr. Kiếm gọi phone. Tôi vẫn nhớ như in câu nói trên điện thoại của Tr. Kiếm: “anh Trường, Cha Tường mất rồi”. Như vẫn chưa tin, tôi hỏi lại Tr. Kiếm: “Cha Tường mất, tức là chết phải không”? và Tr. Kiếm xác nhận lại là đúng: “Ngài mất đêm hôm qua khi về gần tới Trung Tâm Công Giáo với Cha Chính, sau khi coi trận đá banh của Olympic tại đại học Stanford, chắc là bị heartattack”. Nghe xong, cả hai vợ chồng tôi đều bàng hoàng và khóc thương cho vị linh mục mà chúng tôi vô cùng quý mến. Hồi còn bên VN, Ngài cũng đã hết lòng lo cho TNTT; sang đến Hoa Kỳ, từ những ngày Đoàn TNTT đầu tiên được thành lập tại San Jose, ngài cũng đã hết lòng nâng đỡ và giúp huấn luyện các huynh trưởng. Từ những lúc chuẩn bị các chương trình huấn luyện, bàn thảo việc thành lập PT cấp toàn quốc, Cha cũng hết lòng và tận tuỵ chạy đi chạy về với những lần họp hành cùng với anh em chúng tôi. Cha Tường mất đi (Cha mất đêm thứ Năm ngày 2 tháng 8 năm 1984) để lại biết bao niềm tiếc thương không những cho Cộng Đồng Công Giáo VN tại Giáo phận San Jose mà cho cả PT TNTT hồi đó.
4) Xây dựng và phát triển
Sau những ngày bàng hoàng, hụt hẫng và ngay sau lễ an táng Cha Tường, Cha tân Chủ tịch LĐCGVNHK Petrus Vũ Đình Trác ghé qua nhà Tr. Kiếm nói chuyện và ngài nghĩ là Cha Ephrem Vũ Khiêm Cung đương nhiên thay thế Cha Tường vì khi bầu cử Cha Cung có số phiếu nhiều sau Cha Tường. Tr. Kiếm nói với Cha Trác không phải là việc đương nhiên, nên Cha Trác đã hội ý với Cha cựu CT Giuse Nguyễn Văn Tịnh, và Cha Tịnh đã đề nghị Cha Francis Phạm Văn Phương và bổ nhiệm Cha Phương vào chức vụ Tổng Tuyên Úy PT/TNTT/VN tại Hoa Kỳ trong một Văn Thư Bổ Nhiệm ký ngày 16 tháng 10 năm 1984.
Qua sự việc này, mỗi khi nghĩ lại, anh em chúng tôi đều tin tưởng rằng tất cả đều do hồng ân mà Thiên Chúa đã dành cho PT, đã yêu thương và quan phòng cách đặc biệt. Chúa đã ban cho PT một vị Tổng Tuyên Uý đầy lòng yêu thương, tận tình chăm sóc và hướng dẫn PT với tất cả tấm lòng, nhiệt thành xây dựng và luôn đồng hành với từng người trong Hội Đồng Lãnh Đạo để kiện toàn và phát triển PT từ những ngày đầu chập chững. Trải qua biết bao lần họp hành để kiện toàn Nội Quy, Nghi Thức, Chương trình Thăng Tiến Đoàn Sinh và những thay đổi cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu cho PT trên toàn quốc Hoa Kỳ. Có lẽ chưa có hội đoàn nào mà các thành viên trong HĐLĐ có những phiên họp nhiều ngày và kéo dài từ sáng đến đêm như TNTT, dù chẳng có một ngân quỹ nào đài thọ cho các chuyến bay xa đi huấn luyện, hội họp. Các thành viên HĐLĐ hồi đó đều tự túc bỏ tiền túi để làm việc, để chi phí vé máy bay, để cùng nhau đóng góp cho những chi phí huấn luyện, hội họp, in ấn tài liệu v.v... Nhưng tất cả đều vẫn một lòng lo cho PT dù cũng có lúc cãi nhau đến khàn cổ trong những lần họp mà theo lời Đức Ông Phương là “phải có thế thì PT mới có được ngày hôm nay.” Xin ghi lại dưới đây một số những thành quả từ những năm đầu cho đến nay.
Nội Quy:
• 1984-1986 (Giai đoạn kiện toàn NQ): Ngoại trừ chương về tổ chức và điều hành, các chương khác đều giữ theo NQ từ VN.
• 1986-1991: Tu chính các khoản và các chương về hệ thống hành chánh và các chức vụ.
• 1992: Bản Nội Quy mới cho PT tại Hoa Kỳ.
• 1992-2009: Ít nhất trải qua 4 giai đoạn tu chính và bản tu chính 2009 đang được thi hành.
Nghi Thức:
• 1984-1989: Sử dụng theo Nghi Thức từ Việt Nam trước năm 1975
• Tu chính 1989: Thay đổi khăn quàng các Cấp, thêm khăn quàng HLV và Dự Trưởng.
• Tu chính 1996: Sửa đổi các nghi thức và nghiêm tập cho rõ hơn. Gặp một số tranh cãi tại cuộc họp HĐLĐ 1997 bên Missouri.
• Tu chính 1999-2001: Sửa các khẩu lệnh cho ngắn gọn, rõ ràng.
• Tu chính 2014: Sửa đổi một số chương cho phù hợp với cuốn Tu Chính QCHL 2011.
Quy Chế Huấn Luyện:
• Tu chính 1989: Thêm phần đào tạo HLV trong Hội Nghị HLV tại Trung Tâm Công Giáo Giáo Phận Orange.
• Tu chính 1991-1998: Sửa đổi các cấp bậc và chức vụ, các khoá, phân chia trách nhiệm cho từng cấp.
• 1999-2010: Tiếp tục tu chính cho đến năm 2011 thì chính thức thi hành.
Hành Chánh/Tài Chánh:
• Tương đối ổn định từ ngày có văn phòng TNTT (1996) và sau Tu Chính Nội Quy 2009.
• Sự liên kết với các Miền nhiều nhất là qua các dịp trọng đại như đại hội VĐH, chiến dịch thi đua.
• Thông tin nhanh nhờ: Email, facebook…
• Đăng ký hưởng quy chế là đoàn thể vô vị lợi (non-profit organization) từ năm 1998.
• Thống nhất về đồng phục, các mẫu đơn và các thủ tục hành chánh từ Đoàn lên đến Trung Ương.
Nghiên Huấn & Huấn Luyện:
• 1984-present: Có tổng cộng 20 khoá Sinai huấn luyện HLV các cấp; rất nhiều khoá đào tạo Cấp Lãnh Đạo, Cấp III và Chuyên Khoá do BNH và Trung Ương tổ chức (không kể các khoá từ Cấp I đến Cấp II do Miền và Liên Đoàn tổ chức.
• Chương Trình Thăng Tiến Đoàn Sinh từ Ấu, Thiếu, Nghĩa đã từng được phát hành rất nhiều với nhiều hình thức khác nhau. Tài liệu huấn luyện Huynh Trưởng cũng được một số Cha Tuyên Uý Ngành và HLV Cao Cấp cập nhật với rất nhiều nỗ lực, nhiều cố gắng cả về thời giờ cũng như tiền bạc cho chi phí in ấn và phát hành.
• Các sa mạc huấn luyện ngày càng áp dụng triệt để các hình thức nhằm tăng trưởng đời sống và tinh thần đạo đức, tâm linh. Các phương pháp nhằm tăng thêm kiến thức và chuyên môn qua các hình thức và các đòi hỏi cho các phần tiền sa mạc và hậu sa mạc; các điều kiện cần thiết phải hội đủ trước khi được thăng cấp.
Nhân sự & các biến cố lớn: PT trải qua 5 đời Tổng Tuyên Uý; 4 lần thay đổi Tuyên Uý Trưởng Ban Nghiên Huấn; 6 lần thay đổi Chủ tịch BCH Trung Ương; 4 lần đại hội toàn quốc Về Đất Hứa; 2 lần Hội Nghị Lãnh Đạo Toàn Quốc Giosuê.
• Tổng Tuyên Uý: Cha Dominico Vũ Thanh Tường, Cha Francis Phạm Văn Phương, Cha J.B. Chu Vinh Quang, Cha Phanxicô Xaviê Trần Quốc Tuấn, Cha F.X Nguyễn Thanh Bình, SVD.
• Tuyên Uý Trưởng Ban Nghiên Huấn: Cha Dominico Nguyễn Đức Huyên, Cha J.B. Chu Vinh Quang, Cha F.X. Trần Quốc Tuấn, Cha Martino Nguyễn Bá Thông.
• Chủ Tịch BCH Trung Ương: Tr. Phêrô Nguyễn Văn Liêm, Tr. Anthony Phạm Ngọc Anh, Tr. Giuse Nguyễn Đình Mạnh Trường, Tr. Antôn Nguyễn Ngọc Linh, Tr. Giuse Nguyễn Đức Thanh, Tr. Giuse Đào Văn Đức.
• Các Đại Hội: VĐH II 1992, VĐH III 1998, GIOSUE I 2001, VĐH IV 2004, GIOSUE II 2007, VĐH V 2010.
Số Lượng Đoàn và Thành Viên PT: Từ con số chỉ có vài Đoàn, nay có tổng cộng 126 Đoàn, hơn 1,500 Huynh trưởng và trên 20,000 Đoàn sinh đang sinh hoạt trong các Giáo Xứ và Cộng Đoàn Việt Nam.
5) Những kỷ niệm vẫn mãi còn nhớ
• Trong những ngày đại hội bên New Orleans và nhất là sa mạc Về Đất Hứa tại làng Versailles, vì luôn đi với các Cha nên tôi cũng được các cụ ông cụ bà gọi mình bằng Cha với thái độ cung kính lắm! Cha Tường, cha Thông và Tr. Kiếm thì cứ tủm tỉm cười mà không hề nói gì. Khi mình phủ nhận và cho họ biết là không phải cha cụ gì đâu thì họ lại gọi mình là bác mới khiếp chứ!
• Trên chuyến bay từ New Orleans trở về. Cha Vũ Thanh Tường, Vị Tổng Tuyên Uý tiên khởi của PT/TNTT/VN tại Hoa Kỳ đã cùng chúng tôi bàn bạc, chia sẻ rất nhiều những băn khoăn, những ưu tư cho những kế hoạch để phát triển PT trong những năm tháng sắp tới. Hồi ấy trên máy bay đều có nơi dành riêng cho những người hút thuốc ở phía sau. Cha Tường nói tôi order mỗi người 1 chai rượu nhỏ “vừa nhâm nhi vừa trò chuyện”. Ngài lại bảo “cậu đưa cho tớ 1 điếu thuốc, vừa nhâm nhi vừa phì phà thì nó mới đã”. 4 người chúng tôi đều cảm thấy rất phấn khởi cho sự thành công trong những ngày vừa qua tại New Orleans nhưng cũng không tránh khỏi những ưu tư lo lắng cho tương lai sắp đến. Khi về đến phi trường San Francisco có em ruột của Cha Tường là anh Vũ Ngọc Công ra đón. Thay vì về nhà ăn cơm chiều Chúa Nhật với Bà Cố, Cha Tường lại nói với tôi và anh Công là “thôi để mình về nhà của Trường ăn cơm với Cha Chu Quang Minh ở đấy cho vui, còn Bà Cố thì lúc nào cũng gặp rồi…”. Trong bữa cơm, chúng tôi lại thay phiên nhau chia sẻ những thành quả đã gặt hái được trong mấy ngày đại hội tại New Orleans. Tôi thì không quên kể cho mọi người về những đàn kiến, những con gián to như hồi bên VN, nhất là lúc chiều tối trong sa mạc huấn luyện, hai tay luôn phải vỗ những con muỗi liên tục tấn công từ đầu đến chân làm nhớ VN quá sức!
• Năm 1987, sau sa mạc Cấp III tại Tulsa, Oklahoma là cuộc họp HĐLĐ tại Carthage dịp Đại Hội Thánh Mẫu hàng năm tại Dòng Đồng Công. Chúng tôi gồm Tr. Liêm, Tr. Kiếm, Tr. Nguyệt và tôi đồng loạt xin từ chức vì nhiều lý do khác nhau. Sự việc này đã khiến Cha Đoàn Đình Bảng vừa than thở vừa rướm nước mắt. Lúc đó chỉ còn Tr. Phạm Ngọc Anh đứng mũi chịu sào cho đến khi bầu lại BCH mới.
• Dù chúng tôi từ chức đã nghỉ không sinh hoạt với PT sau kỳ họp HĐLĐ tại Carthage, Missouri năm 1987, nhưng Đức Ông Phương TTU luôn ân cần gọi điện thoại thăm hỏi. Câu mở đầu của ngài trên phone luôn là: “Trường đó Trường ơi! Cha Phương đây. Cậu thế nào rồi…” Các bài báo, nguyệt san Hướng Tâm Lên Ngài luôn gởi cho. Năm 1989, trước kỳ họp HĐLĐ tại Trung Tâm Công Giáo ở Orange County cho việc công bố thi hành các Khăn Quàng mới của đoàn sinh và các cấp, Đ.Ô. Phương gọi phone mời tôi làm việc trở lại và tham dự kỳ họp quan trọng này. Sau những giờ bàn cãi sôi nổi với cả một tường treo các mẫu khăn quàng, cũng may là có Cha Mai Khải Hoàn cùng lên tiếng phân tích và yểm trợ, do đó PT đã bớt thêm được một số kiểu khăn quàng do công lao của Tr. Chủ tịch Anh kiêm kiến trúc sư vẽ mẫu.
Chuyện TNTT là những câu chuyện kể không bao giờ hết. Các Cha và anh em chúng tôi thường nói thế. Đành phải tạm ngưng ở đây thôi vì Tr. Phó Chủ tịch Quản Trị Hoàng Công Thái Dương cho biết trên email là “em xin anh Trường viết ngắn gọn một vài kỷ niệm của cái thuở ban đầu…” vì số trang giới hạn. Khi nào có dịp thì lại kể tiếp vậy.
Nhìn lại 30 năm qua, toàn thể thành viên PT/TNTT/VN tại Hoa Kỳ không khỏi lấy làm hãnh diện khi thấy được sức sống tiềm tàng và sự phát triển không ngừng. Đã có rất nhiều lần Đ.Ô. Phương và một số các cha phải thốt lên rằng: “Chưa có đoàn thể trẻ nào năng động và có được một lịch sử lâu dài và bền vững như TNTT”. Sự phát triển không ngừng không những tại đất nước tự do Hoa Kỳ mà ngày nay sau nhiều chục năm bên Việt Nam đã bừng sống trở lại và lớn mạnh chưa từng có tại các giáo phận từ Bắc tới Nam. Riêng tại Hoa Kỳ, vào những năm đầu, số Đoàn TNTT chỉ đếm được trên đầu ngón tay, nay lên tới 126 Đoàn. Từ con số zero, chẳng một xu trong ngân quỹ, nay với ngân quỹ dự phòng và luân chuyển vào khoảng vài chục ngàn dollars hàng năm cho các chi phí và lợi tức. Từ những phương tiện thô sơ không có đến 1 cái máy đánh chữ (typer writer) tiến đến việc thuê được văn phòng thường trực để làm việc từ năm 1996 với đầy đủ tài liệu, đồng phục và các vật dụng cần thiết đủ để cung cấp cho TNTT trên toàn thế giới… mà tất cả đều tự túc, không hề có một sự trợ giúp nào từ giáo quyền cũng như chính quyền. Tất cả là đều nhờ vào những hy sinh, cộng tác và đóng góp không ngừng nghỉ của các Cha Tuyên uý, Trợ uý, Trợ tá và Huynh trưởng các cấp.
Lịch sử đã chứng minh, và một lần nữa, các thành viên trong PT sẽ chứng minh trong thời gian 2 năm sắp tới (2014-2016) là sẽ cùng nhau đóng góp cho chiến dịch gây quỹ mua trụ sở chính cho PT. Vì đó là một nhu cầu vô cùng cần thiết để:
• Nối kết các sinh hoạt của PT/TNTT/VN tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác
• Thống nhất hành chánh cũng như huấn luyện
• Làm nơi tĩnh huấn, hội họp và huấn luyện các cấp lãnh đạo
• Làm nơi cung cấp các tài liệu và đồng phục
• Thực hiện kế hoạch đầu tư dài hạn và hữu hiệu hơn để hỗ trợ các hoạt động Tông Đồ của Thiếu Nhi Thánh Thể.
Cùng nhau chúng ta ôn lại lịch sử để tiếp tục xây dựng ngôi nhà tương lai của Phong Trào. Châm ngôn “Cầu nguyện, Rước lễ, Hy sinh, Làm Tông đồ” được liên kết mỗi ngày sống trong tình yêu Chúa Giêsu Thánh Thể. Đó chính là thể hiện cụ thể linh đạo “Sống Ngày Thánh Thể” và là biểu tượng của Người-Thiếu-Nhi-Thánh-Thể-Việt-Nam.
Hội Đồng Trung Ương Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ họp thường niên 2014
Giuse Đặng Văn Kiếm
12:11 06/05/2014
ATLANTA – 48 thành viên Hội Đồng Trung Ương PT/TNTT/VN/HK đã tham dự cuộc họp thường niên từ ngày 30/4 tới 4/5/2014 tại khuôn viên Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam, Tổng Giáo phận Atlanta. Nội dung tổng quát cuộc họp gồm có:
Hình ảnh
• Tường trình sinh hoạt và nhu cầu của 8 Miền trên toàn quốc.
• Tường trình hoạt động của Ban Chấp Hành và Ban Nghiên Huấn.
• Nhận xét và lượng giá các sinh hoạt của Phong Trào.
• Bầu Ban Thường Vụ nhiệm kỳ 2014-2018.
• Chương trình dài hạn 10 năm sắp tới cho Phong Trào.
• Mừng kỷ niệm 30 năm thành lập PT/TNTT/VN/HK.
• Phát động chiến dịch gây qũy trên toàn quốc để mua trụ sở chính.
Mừng 30 năm TNTTVN tại Hoa Kỳ
PT/TNTT/VN/HK chính thức thành lập năm 1984 với vị Tổng Tuyên úy đầu tiên là Cha Đaminh Vũ Thanh Tường, nhưng mới nhận nhiệm vụ 8 ngày, ngài được Chúa gọi về. Cha Francis Phạm Văn Phương thay thế và liên tục phục vụ 16 năm trong vai trò Tổng Tuyên úy cho tới khi ngài được bầu làm Chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ năm 2001. Nối tiếp là Cha Gioan Baotixita Chu Vinh Quang, Cha Phanxicô Xaviê Trần Quốc Tuấn, và đương kim TTU là Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Thanh Bình, SVD.
Dịp mừng kỷ niệm 30 năm TNTTVN hiện diện tại HK, nhiều Cha Tuyên úy, cựu Huynh trưởng và các Trợ tá từng liên hệ phục vụ Phong trào đã cùng đến chung vui. Tất cả 5 cựu Chủ tịch BCH TƯ đều có mặt, đặc biệt đầy đủ các thành viên Ban Thường Vụ nhiệm kỳ đầu tiên: CT Phêrô Nguyễn Văn Liêm, PCT Giuse Nguyễn Đình Mạnh Trường, TTK Giuse Đặng Văn Kiếm, và TTQ Maria Đinh Kim Nguyệt.
Sự hiện diện của phái đoàn PT/TNTT/VN tại Canada, do Trưởng Chủ tịch BCH TƯ hướng dẫn, nói lên mối liên kết hiệp thông sâu sắc trong nguồn tình yêu Giêsu Thánh Thể.
Sr. Anna Nguyễn Nga, SCC, Phụ tá Giám đốc Văn phòng Á Châu và Thái Bình Dương thuộc Ủy Ban Đa Văn Hóa của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ đã đến tham dự tìm hiểu thêm TNTT và trình bày giới thiệu về các hoạt động mục vụ liên hệ.
Chung quanh các sinh hoạt và phục vụ TNTT
Sau buổi họp các Linh mục trong Ban Tuyên úy, ngày 1 tháng 5 năm 2014 Cha Tổng Tuyên úy bổ nhiệm 2 Cha Phó TTU: Cha Đôminicô Nguyễn Trọng Hiếu, SVD lo việc Quản Trị, và Cha Phanxicô Xaviê Trần Anh Vũ, SCJ lo việc Nghiên Huấn thay thế Cha Martinô Nguyễn Bá Thông xin nghỉ sau 8 năm phục vụ. Chúc mừng Cha Martinô dịp lễ kỷ niệm 10 năm đời Linh mục.
Tường trình cập nhật từ 8 Miền cho biết hiện nay tại Hoa Kỳ có 126 Đoàn TNTT với trên 20.000 đoàn viên (7-18 tuổi) và 1.500 Huynh trưởng thực thụ (18 tuổi trở lên). Mỗi Đoàn TNTT địa phương đều được sự hướng dẫn của các Linh mục Quản nhiệm, qúy Cha Tuyên úy, các Phó tế / Tu sĩ Trợ úy, và sự hỗ trợ của các Phụ huynh Trợ tá.
Việc học hỏi Giáo lý, Lời Chúa, giáo huấn Hội Thánh... nhằm giúp tuổi trẻ dần dần nhận biết gặp gỡ Đức Kitô luôn là ưu tiên hàng đầu trong các sinh hoạt TNTT. Chính vì thế mà các sa mạc huấn luyện Huynh trưởng và Giáo lý viên liên tục được thực hiện; theo tường trình sinh hoạt của Ban Nghiên Huấn cho thấy trong 4 năm vừa qua các vị trách nhiệm liên hệ đã bay tổng cộng tới 250.000 miles phục vụ cho 75 sa mạc huấn luyện Huynh trưởng các cấp các ngành. Nếu đếm thời gian tình nguyện dành ra cho TNTT của các Huynh trưởng cũng như các vị hữu trách, chắc phải lên tới hằng triệu giờ đồng hồ mỗi năm.
Tân Ban Thường Vụ nhiệm kỳ 2014-2018
Kết qủa bầu cử Ban Thường Vụ nhiệm kỳ 2014-2018 được Cha TTU chấp thuận và đã long trọng tuyên hứa trong Thánh Lễ ngày thứ Bảy 3 tháng 5 năm 2014 trước sự chứng kiến của Hội Đồng Lãnh Đạo PT/TNTT/VN/HK và Cộng đồng Dân Chúa. Các thành viên phục vụ trong BTV mới như sau:
• Chủ tịch: Giuse Đào Văn Đức
• Phó CT Quản Trị: Maria Goretti Hồ Tân Uyên
• Phó CT Nghiên Huấn: Đaminh Hoàng Công Thái Dương
• Tổng Thư ký: Catarina Nguyễn Thùy Nhã
• Tổng Thủ qũy: Maria Lê Thị Ngọc Khánh
Dự án xây dựng Trụ Sở TNTT
Xây dựng Trụ Sở TNTT là một nhu cầu mới được đặt ra. Trong nhiều năm qua, TNTT phải thuê mướn nơi làm Văn phòng liên lạc, chi phí hằng năm lên tới hằng chục ngàn đôla. Nhận định chung nay cần có cơ sở riêng; rất hiếm thấy một tổ chức với hơn 20 ngàn thành viên lại không thể có được một cơ sở riêng cho các việc văn phòng, liên lạc, điều hành, hội họp...
Thật ra, các vị hữu trách từ lâu đã nhìn thấy nhu cầu với nhiều ưu tư, nhưng mãi đến nay mới có thể cùng nhau quyết định tiến hành dự án xây dựng Trụ Sở TNTT.
Trong khi tìm kiếm địa điểm thích hợp và nghiên cứu thêm về các vấn đề liên hệ, một chương trình vận động tài chánh bắt đầu được khởi động, mục tiêu gây qũy trong 2 năm tới tối thiểu là một triệu đôla.
Cha TTU Phanxicô Xaviê Nguyễn Thanh Bình, SVD cùng với 2 cựu TTU là Đức Ông Francis Phạm Văn Phương và Cha Phanxicô Xaviê Trần Quốc Tuấn đã đốt lên ngọn nến thắp sáng “Đuốc Bác Ái” vào đêm thứ Bảy ngày 3 tháng 5 năm 2014 trong buổi tiệc mừng 30 năm TNTTVN hiện diện tại Hoa Kỳ.
Ngay đêm “kick off” này, mọi người hiện diện, đặc biệt nhiều ông bà cô chú cựu Nghĩa Binh Thánh Thể hoặc đã từng có thời sinh hoạt TNTT, đều rất cảm kích phấn khởi và đã nối kết mở rộng vòng tay ủng hộ ngay tổng số hiện kim 103,000 đôla.
“Đuốc Bác Ái” đã được trao cho Trưởng Ban Gây Qũy Giuse Nguyễn Đình Mạnh Trường, Trưởng Ban Tài Chánh Antôn Nguyễn Ngọc Linh và Trưởng Chủ tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Giuse Đào Văn Đức để sẽ lần lượt chuyển tiếp đến tất cả 8 Miền trên toàn quốc.
Thay lời kết
Qua 30 năm PT/TNTT/VN hiện diện tại Hoa Kỳ, nhiều chục ngàn bạn trẻ đã trưởng thành vào đời và là chuyên gia mọi ngành nghề giữa xã hội; nhiều Linh mục và Tu sĩ nam nữ xuất thân từ PT/TNTT đang phục vụ ở khắp mọi nơi. Có thể nói TNTT là một vườn ươm ơn gọi tuyệt vời vì trẻ em được sống trong môi trường thánh thiện của giáo đường, được nuôi dưỡng tình bạn tình yêu bằng Lời Chúa với bầu khí Kinh Thánh thâm trầm, dẫn tới đích điểm gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể và ý thức sống liên đới tốt đẹp với mọi người chung quanh.
“Cầu nguyện, Rước lễ, Hy sinh, Làm Tông đồ” vẫn mãi là châm ngôn giúp các em thiếu nhi và mọi thành viên thực hành linh đạo “Sống Ngày Thánh Thể” từng giây phút của một ngày 24 giờ giữa đời thường. Đó cũng chính là phương cách giúp đạt tới mục đích đạo đức nên thánh của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam, để rồi cùng nhau cất cao hòa vang lời tân ca “giới trẻ Việt Nam đem Chúa cho giới trẻ mọi nơi”.
Hình ảnh
• Tường trình sinh hoạt và nhu cầu của 8 Miền trên toàn quốc.
• Tường trình hoạt động của Ban Chấp Hành và Ban Nghiên Huấn.
• Nhận xét và lượng giá các sinh hoạt của Phong Trào.
• Bầu Ban Thường Vụ nhiệm kỳ 2014-2018.
• Chương trình dài hạn 10 năm sắp tới cho Phong Trào.
• Mừng kỷ niệm 30 năm thành lập PT/TNTT/VN/HK.
• Phát động chiến dịch gây qũy trên toàn quốc để mua trụ sở chính.
Mừng 30 năm TNTTVN tại Hoa Kỳ
PT/TNTT/VN/HK chính thức thành lập năm 1984 với vị Tổng Tuyên úy đầu tiên là Cha Đaminh Vũ Thanh Tường, nhưng mới nhận nhiệm vụ 8 ngày, ngài được Chúa gọi về. Cha Francis Phạm Văn Phương thay thế và liên tục phục vụ 16 năm trong vai trò Tổng Tuyên úy cho tới khi ngài được bầu làm Chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ năm 2001. Nối tiếp là Cha Gioan Baotixita Chu Vinh Quang, Cha Phanxicô Xaviê Trần Quốc Tuấn, và đương kim TTU là Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Thanh Bình, SVD.
Dịp mừng kỷ niệm 30 năm TNTTVN hiện diện tại HK, nhiều Cha Tuyên úy, cựu Huynh trưởng và các Trợ tá từng liên hệ phục vụ Phong trào đã cùng đến chung vui. Tất cả 5 cựu Chủ tịch BCH TƯ đều có mặt, đặc biệt đầy đủ các thành viên Ban Thường Vụ nhiệm kỳ đầu tiên: CT Phêrô Nguyễn Văn Liêm, PCT Giuse Nguyễn Đình Mạnh Trường, TTK Giuse Đặng Văn Kiếm, và TTQ Maria Đinh Kim Nguyệt.
Sự hiện diện của phái đoàn PT/TNTT/VN tại Canada, do Trưởng Chủ tịch BCH TƯ hướng dẫn, nói lên mối liên kết hiệp thông sâu sắc trong nguồn tình yêu Giêsu Thánh Thể.
Sr. Anna Nguyễn Nga, SCC, Phụ tá Giám đốc Văn phòng Á Châu và Thái Bình Dương thuộc Ủy Ban Đa Văn Hóa của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ đã đến tham dự tìm hiểu thêm TNTT và trình bày giới thiệu về các hoạt động mục vụ liên hệ.
Chung quanh các sinh hoạt và phục vụ TNTT
Sau buổi họp các Linh mục trong Ban Tuyên úy, ngày 1 tháng 5 năm 2014 Cha Tổng Tuyên úy bổ nhiệm 2 Cha Phó TTU: Cha Đôminicô Nguyễn Trọng Hiếu, SVD lo việc Quản Trị, và Cha Phanxicô Xaviê Trần Anh Vũ, SCJ lo việc Nghiên Huấn thay thế Cha Martinô Nguyễn Bá Thông xin nghỉ sau 8 năm phục vụ. Chúc mừng Cha Martinô dịp lễ kỷ niệm 10 năm đời Linh mục.
Tường trình cập nhật từ 8 Miền cho biết hiện nay tại Hoa Kỳ có 126 Đoàn TNTT với trên 20.000 đoàn viên (7-18 tuổi) và 1.500 Huynh trưởng thực thụ (18 tuổi trở lên). Mỗi Đoàn TNTT địa phương đều được sự hướng dẫn của các Linh mục Quản nhiệm, qúy Cha Tuyên úy, các Phó tế / Tu sĩ Trợ úy, và sự hỗ trợ của các Phụ huynh Trợ tá.
Việc học hỏi Giáo lý, Lời Chúa, giáo huấn Hội Thánh... nhằm giúp tuổi trẻ dần dần nhận biết gặp gỡ Đức Kitô luôn là ưu tiên hàng đầu trong các sinh hoạt TNTT. Chính vì thế mà các sa mạc huấn luyện Huynh trưởng và Giáo lý viên liên tục được thực hiện; theo tường trình sinh hoạt của Ban Nghiên Huấn cho thấy trong 4 năm vừa qua các vị trách nhiệm liên hệ đã bay tổng cộng tới 250.000 miles phục vụ cho 75 sa mạc huấn luyện Huynh trưởng các cấp các ngành. Nếu đếm thời gian tình nguyện dành ra cho TNTT của các Huynh trưởng cũng như các vị hữu trách, chắc phải lên tới hằng triệu giờ đồng hồ mỗi năm.
Tân Ban Thường Vụ nhiệm kỳ 2014-2018
Kết qủa bầu cử Ban Thường Vụ nhiệm kỳ 2014-2018 được Cha TTU chấp thuận và đã long trọng tuyên hứa trong Thánh Lễ ngày thứ Bảy 3 tháng 5 năm 2014 trước sự chứng kiến của Hội Đồng Lãnh Đạo PT/TNTT/VN/HK và Cộng đồng Dân Chúa. Các thành viên phục vụ trong BTV mới như sau:
• Chủ tịch: Giuse Đào Văn Đức
• Phó CT Quản Trị: Maria Goretti Hồ Tân Uyên
• Phó CT Nghiên Huấn: Đaminh Hoàng Công Thái Dương
• Tổng Thư ký: Catarina Nguyễn Thùy Nhã
• Tổng Thủ qũy: Maria Lê Thị Ngọc Khánh
Dự án xây dựng Trụ Sở TNTT
Xây dựng Trụ Sở TNTT là một nhu cầu mới được đặt ra. Trong nhiều năm qua, TNTT phải thuê mướn nơi làm Văn phòng liên lạc, chi phí hằng năm lên tới hằng chục ngàn đôla. Nhận định chung nay cần có cơ sở riêng; rất hiếm thấy một tổ chức với hơn 20 ngàn thành viên lại không thể có được một cơ sở riêng cho các việc văn phòng, liên lạc, điều hành, hội họp...
Thật ra, các vị hữu trách từ lâu đã nhìn thấy nhu cầu với nhiều ưu tư, nhưng mãi đến nay mới có thể cùng nhau quyết định tiến hành dự án xây dựng Trụ Sở TNTT.
Trong khi tìm kiếm địa điểm thích hợp và nghiên cứu thêm về các vấn đề liên hệ, một chương trình vận động tài chánh bắt đầu được khởi động, mục tiêu gây qũy trong 2 năm tới tối thiểu là một triệu đôla.
Cha TTU Phanxicô Xaviê Nguyễn Thanh Bình, SVD cùng với 2 cựu TTU là Đức Ông Francis Phạm Văn Phương và Cha Phanxicô Xaviê Trần Quốc Tuấn đã đốt lên ngọn nến thắp sáng “Đuốc Bác Ái” vào đêm thứ Bảy ngày 3 tháng 5 năm 2014 trong buổi tiệc mừng 30 năm TNTTVN hiện diện tại Hoa Kỳ.
Ngay đêm “kick off” này, mọi người hiện diện, đặc biệt nhiều ông bà cô chú cựu Nghĩa Binh Thánh Thể hoặc đã từng có thời sinh hoạt TNTT, đều rất cảm kích phấn khởi và đã nối kết mở rộng vòng tay ủng hộ ngay tổng số hiện kim 103,000 đôla.
“Đuốc Bác Ái” đã được trao cho Trưởng Ban Gây Qũy Giuse Nguyễn Đình Mạnh Trường, Trưởng Ban Tài Chánh Antôn Nguyễn Ngọc Linh và Trưởng Chủ tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Giuse Đào Văn Đức để sẽ lần lượt chuyển tiếp đến tất cả 8 Miền trên toàn quốc.
Thay lời kết
Qua 30 năm PT/TNTT/VN hiện diện tại Hoa Kỳ, nhiều chục ngàn bạn trẻ đã trưởng thành vào đời và là chuyên gia mọi ngành nghề giữa xã hội; nhiều Linh mục và Tu sĩ nam nữ xuất thân từ PT/TNTT đang phục vụ ở khắp mọi nơi. Có thể nói TNTT là một vườn ươm ơn gọi tuyệt vời vì trẻ em được sống trong môi trường thánh thiện của giáo đường, được nuôi dưỡng tình bạn tình yêu bằng Lời Chúa với bầu khí Kinh Thánh thâm trầm, dẫn tới đích điểm gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể và ý thức sống liên đới tốt đẹp với mọi người chung quanh.
“Cầu nguyện, Rước lễ, Hy sinh, Làm Tông đồ” vẫn mãi là châm ngôn giúp các em thiếu nhi và mọi thành viên thực hành linh đạo “Sống Ngày Thánh Thể” từng giây phút của một ngày 24 giờ giữa đời thường. Đó cũng chính là phương cách giúp đạt tới mục đích đạo đức nên thánh của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam, để rồi cùng nhau cất cao hòa vang lời tân ca “giới trẻ Việt Nam đem Chúa cho giới trẻ mọi nơi”.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nhận biết về bệnh trầm cảm
Thanh Hương
09:56 06/05/2014
Hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng đang không ngừng đưa tin về căn bệnh trầm cảm, nó được mệnh danh dưới nhiều tên gọi như: "sát thủ giấu mặt", "gánh nặng tiềm ẩn", ...Song, số đông trong chúng ta đều hiểu rất "khiêm tốn" về cách phòng tránh và chữa trị căn bệnh này.
Khái niệm:
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm: “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn rầu, mất sự thích thú hoặc khoái cảm, cảm giác tội lỗi hoặc giá trị bản thân thấp, rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống và kém tập trung”.
“Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát, làm suy giảm đáng kể khả năng làm việc, học tập hoặc đương đầu với cuộc sống hằng ngày của một cá nhân. Ở dạng nặng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Nếu nhẹ, người bị trầm cảm có thể được chữa trị không cần dùng thuốc."
Thực trạng:
Hiện nay, có hơn 350 triệu người trên toàn thế giới ở mọi lứa tuổi bị trầm cảm. Trầm cảm là nguyên nhân dẫn đầu của tàn tật trên thế giới, là yếu tố góp phần chủ yếu trong gánh nặng toàn cầu về bệnh tật. Theo nghiên cứu thì phụ nữ bị trầm cảm nhiều hơn nam giới.
Tổ chức Y tế thế giới nhận định: Nếu bệnh vừa hoặc nặng, người bị trầm cảm có thể cần thuốc và điều trị qua việc trò chuyện.
Trầm cảm là một rối loạn có thể được chẩn đoán và điều trị bởi những thầy thuốc không chuyên khoa như là một phần của hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Bác sĩ chuyên khoa chỉ cần cho một tỉ lệ nhỏ người bị trầm cảm có biến chứng hoặc không đáp ứng với điều trị bước một.
Trầm cảm là căn bệnh đã có từ thời cổ đại, nhưng cái mới với chúng ta chính là sự nhận thức, vì cho đến bây giờ, bệnh đang bùng phát ở mọi nơi, đặc biệt các nước đang phát triển, và con người đang phải đương đầu với những hậu quả của nó. Bệnh trầm cảm là một bệnh rất phổ biến. Cứ 100 người có đến 10 người bị bệnh này và xác suất bị bệnh này trong đời người (lifetime prevalence) có thể đến 15%.
WHO tiên đoán rằng đến năm 2020 thì bệnh trầm cảm sẽ trở thành căn bệnh thứ nhì dẫn đến tàn tật (disability) trên toàn thế giới và căn bệnh thứ nhất dẫn đến tàn tật ở những nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, theo số liệu tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương, năm 2000, tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm là 2,47% dân số tương đương khoảng 1,9 triệu người. Nhưng đến nay đã tăng lên gần 3%, tương đương khoảng 2,2 triệu người (riêng TPHCM là 5% dân số). Trong đó chỉ 25% được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
Làm thế nào để nhận biết trầm cảm?
Theo hệ thống phân loại bệnh DSM-IV, người bệnh được chẩn đoán là Trầm cảm khi:
• Có trạng thái trầm uất hoặc mất hứng thú đối với những hoạt động trong đời sống trong ít nhất 2 tuần
• Có tối thiểu 5 trong 9 triệu chứng sau đây:
1. Trạng thái trầm uất gần như cả ngày
2. Giảm hứng thú trong tất cả hoặc đa số hoạt động
3. Giảm hoặc tăng cân đáng kể ngoài ý muốn
4. Mất ngủ hoặc ngủ quá mức
5. Kích động hoặc chậm chạp mà người khác chú ý thấy được
6. Mệt mỏi hoặc mất năng lượng
7. Cảm giác vô giá trị và sự mặc cảm quá mức
8. Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung, hoặc không quyết định được
9. Những ý nghĩ về cái chết lặp đi lặp lại.
Những thông tin chủ chốt:
Trầm cảm có thể kèm hay không kèm hưng cảm. Trong đó, trầm cảm được phân chia thành 2 loại:
- Trầm cảm đơn cực (Unipolar depression): Chỉ có cảm giác trầm uất, mất hứng thú trong công việc và giao tiếp.
- Rối loạn khí sắc lưỡng cực (Bipolar mood disorder): Quan sát người bệnh ta sẽ thấy họ có lúc quá hứng khởi, vui quá mức, nhưng sau đó lại rơi vào tình trạng trầm lắng quá mức, họ trở nên buồn chán, thất vọng và sống thu mình lại. Chính bản thân người bệnh cũng cảm thấy khó hiểu mình vì bỗng chốc lại vui vẻ, hứng khởi vài ngày, ngay sau đó, lại rơi vào vực thẳm của sự buồn chán.
Phân loại trầm cảm theo ICD-10:
- F32.0 Trầm cảm nhẹ: sinh hoạt bình thường
Loại 00 không có hội chứng thể chất.
Loại 01 có hội chứng thể chất.
- F32.1 Trầm cảm vừa: không đảm nhiệm nổi công việc và việc nhà mà trước đây làm được
Loại 00 không có hội chứng thể chất.
Loại 01 có hội chứng thể chất.
- F32.2 Trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần.
- F32.3 Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm:
Do sự tác động qua lại giữa các yếu tố bên ngoài (văn hoá, tình huống xã hội, quan hệ xã hội…) với các yếu tố bên trong (thái độ, những tổn thương não, di truyền…) hoặc yếu tố xã hội, tâm lý, sinh học,
Trầm cảm đến lượt nó lại dẫn đến stress nhiều hơn và các rối loạn làm xấu đi cuộc sống của người bệnh và làm trầm cảm nặng thêm.
Những yếu tố nguy cơ của trầm cảm bao gồm:
- Sự cô đơn,
- Không có sự nâng đỡ về xã hội,
- Gặp phải những sự kiện gây stress trong cuộc sống,
- Tiền sử gia đình có người bị trầm cảm,
- Có những vấn đề về hôn nhân hoặc những mối quan hệ khác trong gia đình, bạn bè…
- Bị lạm dụng hoặc gặp phải những sang chấn từ tuổi thơ,
- Nghiện rượu hoặc nghiện chất,
- Thất nghiệp hoặc bị lạm dụng sức lao động quá mức,
- Có những vấn đề về sức khỏe hoặc những bệnh lý đau mạn tính.
Giải pháp cho bệnh trầm cảm:
Chúng ta sẽ làm gì khi nghi ngờ mình bị bệnh trầm cảm?
Trước hết, chúng ta cần đi khám sức khỏe tâm thần để loại trừ những bệnh thực thể và có hướng điều trị phù hợp. Nếu trầm cảm mức độ nhẹ thì chỉ cần dùng các phương pháp trị liệu tâm lý-xã hội như đối thoại, tập thể thao, thư giãn, nghỉ ngơi.
Nếu trầm cảm mức độ vừa hoặc nặng thì kết hợp dùng thuốc và các phương pháp trị liệu tâm lý-xã hội.
Lưu ý: Điều trị trầm cảm thường kéo dài vài tháng đến cả năm, và điều quan trọng không phải là thuốc mà chính là ở nội lực của người bệnh. Đối với người bệnh, sự nâng đỡ, cảm thông và chia sẻ của người thân, gia đình, bạn bè là phương thuốc tốt giúp họ vượt lên căn bệnh.
Đối với trẻ em thì không dùng thuốc, còn đối với trẻ vị thành niên thì thuốc cũng không phải là điều trị ưu tiên.
Phòng tránh bệnh trầm cảm:
Ở góc độ xã hội: Cần có các chương trình cộng đồng như: Phòng chống lạm dụng trẻ em, hướng dẫn cho phụ huynh kỹ năng giáo dục trẻ con đặc biệt là trẻ có rối loạn hành vi cho cả phụ huynh lẫn trẻ em, hướng dẫn cho mọi người kỹ năng đương đầu với stress, các chương trình sinh hoạt cho người cao tuổi.
3 bí quyết để phòng tránh trầm cảm:
1. Giữ một thái độ sống tích cực: Biết đón nhận cuộc sống và tự tin để vươn lên.
2. Buông xả hơn là níu giữ
3. Chia sẻ với bạn bè
Có thể nói trầm cảm không chỉ là một bệnh mà còn là một cơ hội để chúng ta nhận thức về hiện trạng của chính mình và là bước khởi đầu để chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn. Trầm cảm không phải là căn bệnh của riêng ai, bất kể người nào cũng có thể mắc phải. Đó chính là những lời tâm huyết của bác sĩ Trương Trọng Hoàng, diễn giả trong buổi chuyên đề nói về bệnh trầm cảm. Bài giảng của bác sĩ đã để lại nhiều bài học ý nghĩa, sâu sắc cho người tham dự. Khán giả rất ước mong sẽ có một chuyên đề về cách phòng tránh - xả Stress, và bác sĩ Hoàng sẽ là diễn giả.
ĐGH Gioan XXIII với các vấn đề xã hội
Lm. Mai Đức Vinh
12:04 06/05/2014
ĐỨC GIOAN XXIII VỚI CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
LTS : Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII được Giáo Hội công nhận là đấng thánh. Ngài đã thực hiện nhiều công trình cho Giáo Hội và Xã hội. Ngài lại là người có tình nghĩa sâu đậm với người Công Giáo Việt Nam.
Khi làm Sứ thần tại Paris, ngài đã liên hệ với cha Trần Thanh Giản, Giám đốc Giáo xứ Việt nam Paris qua thư đề ngày 17.04.1951.
Ngày 28.10.1958, vừa được bầu làm Giáo Hoàng, Ðức Gioan XXIII đã tái chấp nhận những quyết định của Vị Tiền Nhiệm, cử Ðức Hồng Y Gregorio Pietro Agagianian làm đặc sứ đến Việt Nam tham dự Đại Hội Thánh Mẫu vào năm 1959, một sự kiện lớn nhất do sáng kiến của các Đức Giám Mục miền Nam. Đại hội được tổ chức trong ba ngày 16, 17, 18 tháng 2/1959 tại Sài Gòn, nhân dịp Năm Thánh Mẫu, kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức, đồng thời mừng 300 năm việc bổ nhiệm hai Giám Mục tiên khởi tại Việt Nam ngày 9/9/1659 là Đức Cha Pallu tại Đàng Ngoài và Đức Cha Pierre Lambert de la Motte tại Đàng Trong.
Ngày 24/11/1960, qua Tông sắc Venerabilium Nostrorum, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã quyết định thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam. Tông sắc Venerabilium Nostrorum là tiếng nói quyết định của Tòa thánh, công nhận sự tăng trưởng và lớn mạnh của Giáo Hội tại Việt Nam, đáng được nâng lên địa vị hàng Giáo Phẩm, bằng cách thiết lập 3 Giáo tỉnh mới : 1 ở Bắc, 1 ở Trung, 1 ở Nam, với ba Tòa tổng Giám Mục Hà Nội, Huế, Sàigon.
Nhân dịp Giáo Hội phong hiển thánh cho Đức Gioan XXIII vào ngày 27.04.2014, để góp phần ghi ơn và mộ mến ngài, chúng tôi xin trích đăng một số bài trong tập sách « Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII », do Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris biên soạn và xuất bản năm 2000, gợi lại những công trình lớn mà ngài đã làm cho Giáo Hội và cho nhân loại.
Đã được phổ biến :
Ngày 22.04.2014 : « ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA ĐỨC GIOAN XXIII », do Lm Mai Đức Vinh
Ngày 29.04.2014 «ĐỨC GIOAN XXIII KHAI MỞ CÔNG ĐỒNG VATICAN II » do Ls Nguyễn Thị Hảo
Hôm nay 06.05.2014, xin giới thiệu bài 3 về « ĐỨC GIOAN XXIII VỚI CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI » do Lm Mai Đức Vinh
Đức Gioan XXIII, tên thật là Angelo Giuseppe Roncalli, sinh ra năm 1881, tại làng Sotto-il-Monte, nằm trên rãy núi Alpes của nước Ý. Ngay từ nhỏ đã có chí hướng làm linh mục. Vì thế sau những năm ở chủng viện của giáo phận, rồi Roma, Angelo chịu linh mục năm 1904, lúc 23 tuổi. Sau khi chịu chức, cha Angelo lần lượt làm mục vụ tại giáo phận Bergamme, trong quân đội Ý, tại Giáo triều Roma. Tiếp đến, năm 1925, ngài được phong chức giám mục và bổ nhiệm đi làm ngoại giao toà thánh tại Bulgarie, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và nước Pháp suốt 28 năm. Đến năm 1953, Đức Pio XII nâng ngài lên chức Hồng Y và làm Giáo Chủ thành Venise. Như vậy, Đức Gioan XXIII, có đầy đủ hành trang mục vụ để lãnh nhận trách nhiệm cao nhất, là được bầu làm Giáo Hoàng, kế vị Đức Pio XII tạ thế năm 1958.
Triều đại Giáo Hoàng của Đức Gioan XXIII chỉ dài 5 năm, nhưng nhân cách và việc làm của ngài đã dẫn ngài vào chỗ ngồi cao trong lịch sử Giáo Hội và nhân loại: Trong Giáo Hội, Đức Gioan XXIII là vị mục tử chú trọng đến việc canh tân và hiệp nhất. Công Đồng Vatican II do ngài khai mở là một biến cố lịch sử vĩ đại. Ngoài xã hội, Đức Gioan XXIII đáp ứng tích cực những khát vọng chính yếu và khẩn trương của con người thời đại: “Giá trị con người, Hoà Bình, Công bằng xã hội...”. Những đáp ứng này được trình bày trong hai Thông điệp lớn “MẸ VÀ THẦY” (Mater et Magistra) và “HOÀ BÌNH TRÊN THẾ GIỚI” (Pacem in terris)
Ở chương sau, Giáo sư Trần Văn Cảnh sẽ trình bày về thông điệp “Hoà Bình trên Thế Giới”. Trong chương này, tôi hân hạnh đề cập đến thông diệp “Mẹ và Thầy”. Thông điệp được ban hành tại Roma, ngày 15. 05.1961. Không kể phần nhập đề, thông điệp được chia ra 4 phần chính, và gồm 111 số. Chúng ta sẽ lần lượt khảo sát từng phần.
NHẬP ĐỀ
Trong phần này, Đức Gioan XXIII nhấn mạnh với chúng ta hai điểm:
1. ĐỊA VỊ VÀ SỨ MỆNH CỦA Giáo Hội.
Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết lập, vốn ấp ủ trong cung lòng một tình yêu có sức xây dựng cho mỗi người một đời sống ngày càng thăng tiến và bảo đảm phần rỗi cho mọi người. Vì thế đối với mỗi người và mỗi dân tộc, Giáo Hội như một bà mẹ cần mẫn trong việc sinh dưỡng và giáo dục. Từ sứ mệnh cao cả này, Giáo Hội nối liền đất với trời. Nghĩa là không chỉ quan tâm đến đời sống thiêng liêng hay phần rỗi của nhân loại, mà Giáo Hội còn có quyền và có bổn phận về những vấn đề tại thế của đời sống nhân loại, tức là những vấn đề xã hội... Là người Mẹ, Giáo Hội phải lưu tâm cho con người có một “tâm hồn lành mạnh trong thân xác tráng kiện” (Sana anima in sano corpore) (1-6).
2. MỤC ĐÍCH CỦA THÔNG ĐIỆP MẸ VÀ THẦY.
Để kỷ niệm 70 năm ngày Đức Thánh Cha Leo XIII ban hành thông điệp “TÂN SỰ” (Rerum Novarum) (1891-1961). Tân Sự là thông điệp lớn trình bày học thuyết và những nguyên tắc giải quyết các vấn đề xã hội. Cả thế giới đã nghiêng mình trước học thuyết xã hội trình bày trong thông điệp Tân Sự. Vì thế mặc dầu đã 70 năm, với bao nhiêu thay đổi về chính trị, kinh tế và xã hội đã ghi đậm lịch sử loài ngừơi, những điều Đức Leo XIII đề cập đến trong thông điệp vaăn còn giá trị cơ bản (7-9).
Cho đến nay, đã có nhiều văn kiện chính thức của Toà Thánh được ban hành để nhắc lại và cập nhật hóa các giáo huấn của thông điệp Tân Sự thời danh này:
1931: Thông điệp NĂM THỨ BỐN MƯƠI (Quadragesimo anno) của Đức Pio IX, kỷ niệm 40 năm thông điệp Tân Sự, bàn về “việc chấn hưng trật tự xã hội cho hoàn toàn phù hợp với các huấn giới của Tin Mừng”.
1941: Sứ điệp LỄ HIỆN XUỐNG (Le Radiomessage de la Pentecôte 1941) của Đức Pio XII, kỷ niệm 50 năm thông điệp Tân Sự, nhấn mạnh rằng: Điều không thể khước bác là Giáo Hội có khả năng phán quyết những điều cơ bản của một tổ chức xã hội hiện hữu xem chúng có phù hợp với trật tự vĩnh tồn của sự vật mà Thiên Chúa, Tạo Thành và Cứu Thế, đã bày tỏ qua luật tự nhiên và Mạc khải hay không.
1961: Thông điệp MẸ VÀ THẦY của Đức Gioan XXIII, kỷ niệm 70 năm thông điệp Tân Sự và 30 năm thông điệp Năm Thứ bốn Mươi, bàn về các vấn đề xã hội.
197I: Tông thư ĐÃ ĐẾN NĂM THỨ TÁM MƯƠI (Octogesima adveniens) của Đức Phaolo VI gửi cho Đức Hồng Y Roy, chủ tịch Hội Đồng Giáo Dân về Công Lý và Hoà Bình, đề kỷ niệm 80 năm thông điệp Tân Sự và bàn đến các vấn đề xã hội.
1981: Thông điệp LAO ĐỘNG (Laborem exercens) của đức Gioan Phaolô II, kỷ niệm 90 năm thông điệp Tân Sự, nói về vấn đề làm việc của con người.
1991: thông điệp NĂM THỨ MỘT TRĂM (Centesimus annus) của Đức Gioan Phaolô II, kỷ niệm 100 năm ban hành thông điệp Tân Sự, đề cao những giá trị của học thuyết xã hội Công Giáo.
I. NỘI DUNG CỦA THÔNG ĐIỆP TÂN SỰ VÀ CÁCH ỨNG DỤNG CỦA ĐỨC PIO XI VÀ ĐỨC PIO XII.
1. THÔNG ĐIỆP TÂN SỰ CỦA ĐỨC LEO XIII.
1) Thời đại của thông điệp Tân Sự. Đức Leo XIII nói với một xã hội đang có những thay đổi tận gốc, nhiều mâu thuẫn kỳ khôi và nhiều nổi loạn quyết liệt. Trong một xã hội như vậy, những quan niệm, hoạt động và cạnh tranh kinh tế có thể được tóm tắt: “xa lìa luân lý để thủ lợi cá nhân”, “mạnh được yếu thua”, “giàu thì lý mạnh, nghèo thì đuối lý”, “chính quyền giả bộ làm ngơ”, “nghiệp đoàn bị cấm chỉ hay, nếu được chấp nhận, chỉ là tư riêng” (10-12).
Kết quả là: Tài sản nằm trong tay một số nhỏ quốc gia hay một số nhỏ nhà giầu. Chênh lệch giầu nghèo giữa mỗi quốc gia hay mỗi lớp người ngày thêm lớn. Thân phận người lao động mỗi ngày một bị bóc lột, làm nhiều lương ít, thất nghiệp không được bảo đảm và nhiều gia đình bị tan vỡ. Vì thế giới lao động bất mãn, nhiều khi đi đến những phản ứng cực đoan, gây rối loạn trầm trọng (13-14).
2) Đường lối tái thiết. Trước thảm cảnh xã hội, Đức Leo XIII đưa ra giáo thuyết xã hội tựa trên nhân bản, lấy tinh thần và nguyên tắc Phúc Âm làm nền tảng. Tuy một số người chống đối thông điệp, nhưng đa số lại ngỡ ngàng sung sướng vì thấy Giáo Hội đã sớm đưa ra một đường lối tái thiết xã hội, mạnh dạn bênh vực giới lao động và đề cao nhân phẩm (15)
Riêng Đức Leo XIII, ngài khẳng định:
* Tự bản chất, vấn đề xã hội sôi bỏng cần đến sự can thiệp của tôn giáo, của Giáo Hội (16).
* Xã hội loài người phải được tái thiết về kinh tế xã hội theo nguyên tắc Phúc âm của Chúa Giêsu ((17).
* Kinh tế phải phục vụ con người, vì thế người lao động phải được trả lương xứng đáng (18).
* Tư sản là quyền tự nhiên. Nhà Nước không có quyền chối bỏ hay tước đoạt đối với người dân (19).
* Bổn phận Nhà Nước là để mưu đồ công ích. Nhà Nước phải dấn thân vào sinh hoạt kinh tế để bênh vực quyền lợi của người dân, nhất là giới thợ thuyền và người yếu kém (20).
* Trong lãnh vực lao động, nhân vì phải được tôn trọng về mặt thể xác cũng như tinh thần (21).
* Do đó “Luật Lao Động” là điều phải có. Cũng như người lao động có quyền thành lập và gia nhập “Nghiệp Đoàn” hầu bảo vệ những quyền lợi chính đáng về mặt kinh tế và nghề nghiệp (22)
* Tự do kinh tế quá trớn và giai cấp đấu tranh theo thuyết Cộng sản, cả hai đều ngược với bản tính con người và quan niệm Công Giáo về cuộc sống (23).
2. THÔNG ĐIỆP ”NĂM THỨ BỐN MƯƠI” CỦA ĐỨC PIO XI
1) Mục đích của thông điệp. Là để kỷ niệm long trọng 40 năm thông điệp Tân Sự của Đức Leo XIII. Đồng thời nhắc lại: Giáo Hội có quyền và bổn phận đóng góp vào việc giải quyết thỏa đáng những vấn đề quan trọng đang làm lung lay nền tảng gia đình xã hội. Sau đó, thông điệp khẳng định những giá tri tồn tại của thông điệp Tân Sự, và giải thích tư tưởng xã hội Công Giáo đối với những vấn đề mới của thời đại: Vấn đề tư sản, qui chế lương bổng, thái độ người Công Giáo trước hình thức xã hội chủ nghĩa dung hoà (27-29).
2) Nội dung của thông điệp. Đức Pio XI nhắc lại và diễn giảng thêm những điểm sau đây:
* Quyền tư hữu: Cũng như Đức Leo XIII, Đức Pio XI xác định “quyền tư hữu là quyền tự nhiên”. Quyền này mang nhiều phẩm tính và trách nhiệm xã hội (30).
* Về lương bổng: Một đàng ngài khước bác chủ trương “lương bổng tự nó là bất công”. Một đàng ngài đòi hỏi: chủ phải trả lương cho công nhân hợp đức công bằng, xứng với giá trị việc họ làm. Và để bảo đảm, cần có khế ước giữa thợ và chủ. Người thợ còn có thể tham gia vào tài sản của xí nghiệp, vào ban quản trị, và vào cả lợi tức của xí nghiệp nữa (31-33).
* Giữa thuyết cộng sản và giáo lý Công Giáo có một tương phản tận gốc. Vì thế người Công Giáo không thể chấp nhận “thuyết xã hội dung hoà”. Theo thuyết này: đời sống kết thúc ngay tại thế, vì thế mục đích của xã hội là tạo đời sống an nhàn, hưởng thụ; tự do của con người lệ thuộc mức sản xuất; không cần tôn trọng tự do cá nhân (34)
* Biến chuyển kể từ thông điệp Tân Sự: Chế độ tự do cạnh tranh kinh tế đã trở thành “độc tài kinh tế”. Bởi vì hầu hết tài sản quốc gia nằm gọn trong tay một số nhỏ người, họ mặc sức khai thác thợ thuyền (35-36)
* Phương thuốc trị liệu: Kinh tế phải đi đúng luật luân lý, tức là đúng theo công ích, theo đức công bằng và tình thương. Cụ thể: cần có những cơ quan trung gian chuyên về kinh tế và nghề nghiệp; Nhà Nước phải đóng vai trò trung gian đúng đắn giữa chủ và thợ; Trên bình diện quốc tế, cần có sự hợp tác giữa các quốc gia (37-40).
3. DIỄN VĂN TRUYỀN THANH LỄ HIỆN XUỐNG CỦA ĐỨC PIO XII
1) Mục đích: Mừng “lễ vàng” của thông điệp Tân Sự (1891-1941). Qua bài diễn văn này, Đức Pio XII nhắc lại với thế giới rằng:
* Giáo Hội có thực quyền để phán định xem căn bản của tổ chức xã hội có đúng với trật tự bất biến do chính Thiên Chúa Tạo Thành và Cứu Chuộc đã ấn định qua luật tự nhiên và Mạc khải (42).
* Giáo huấn của thông điệp Tân Sự là bất hủ và phong phú. Đặc biệt là những nguyên tắc chỉ đạo của luân lý đối với ba yếu tố căn bản tạo nên đời sống xã hội kinh tế: Việc xử dụng tài sản; Việc làm và gia đình. Ba yếu tố này hoà hợp và hỗ tương nhau (42).
2) Nội dung: Đức Pio XII vừa nhắc lại vừa quảng diễn thêm ba yếu tố căn bản trên:
* Xử dụng tài sản vật chất: Theo Đức Pio XII, xử dụng tài sản vật chất để nuôi mình là quyền của mỗi người, quyền này vượt trên các quyền lợi khác về kinh tế, kể cả quyền tư hữu (43).
* Về việc làm: Như đức Leo XIII, đức Pio XI khẳng định “việc làm vừa là quyền lợi vừa là bổn phận của mỗi người”. Vì công ích, chính phủ có quyền can thiệp vào việc phân phối công việc làm (44).
* Về gia đình: Đức Thánh Cha quả quyết: Quyền tư hữu tài sản vật chất là quyền sinh tử của gia đình, nói khác, là một cách thế bảo đảm cho mỗi gia đình về quyền tự do chính đáng và cần thiết, hầu thể hiện những bổn phận mà Tạo Hóa đã trao phó, cốt mưu hạnh phúc phần xác và phần tâm linh của gia đình. Gia đình có quyền bỏ xứ ra đi tìm kế sinh nhai, và cả hai chính phủ, nơi ra đi và nơi cập bến, đều có nghĩa vụ giúp đỡ họ (45).
3) Những biến chuyển mới: Đức Giáo Hoàng đề cập đến những lãnh vực:
* Lãnh vực khoa học: khám phá ra nguyên tử lực, xử dụng nguyên tử lực trong chiến tranh, và nỗ lực dùng nguyên tử lực để phụng sự hoà bình (47).
* Lãnh vực kỹ thuật kinh tế: kỹ nghệ được cơ giới hóa ngày càng nhiều, nghề nông rất tiến bộ, ngành truyền hình và truyền thanh cũng nhảy vọt, thu hẹp thế giới và cả không gian (47).
* Lãnh vực xã hội: Nhiều hình thức bảo hiểm được thành lập cho nghề nghiệp, cho giới lao động. Nhất là các nghiệp đoàn thêm vững chắc trong mọi hoạt động (48)
* Lãnh vực giáo dục và văn hóa: Giáo dục được dần dần đại chúng hoá, các trường học đủ cấp được xây cất. Báo chí, sách vở mỗi ngày một trăm hoa đua nở (48).
* Lãnh vực chính trị: Tại nhiều nước, công dân đủ cấp bậc tham gia chính trường. Chính phủ dấn thân rọ nét trong lãnh vực kinh tế xã hội. Nhiều nước tại Á Châu và Phi Châu đã dành lại độc lập. Sự bang giao giữa các nước mỗi ngày một thêm mở rộng và cơ cấu hóa (49).
* Lãnh vực quốc tế: mỗi ngày một khuyếch trương, về chính trị (Liên Hiệp Quốc), về văn hóa (UNESCO), về kinh tế (Lương nông quốc tế, FAO), về y tế (OMS), Lao động (0IT)... (49).
* Lãnh vực nào cũng có vấn đề “không đồng đều”: Trong một nước, nhất là tại các nước kém mở mang, còn nhiều chênh lệch giàu nghèo, được học và thất học, mức an sinh xã hội... Chênh lệch giữa từng vùng trong một nước, giữa từng quốc gia trong một lục địa...(48).
4. NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA THÔNG ĐIỆP MẸ VÀ THÀY
“Sau khi trình bày các biến cố căn bản về tình hình của thế giới hiện đại, và cho thấy những biến cố ấy đang đòi hỏi những xác định giáo thuyết rõ rệt hơn, Đức Gioan XXIII loan báo: Sẽ không thay đổi gì trong tư tưởng của các vị tiền nhiệm; trong thông điệp mới này không những ngài sẽ xác định giáo thuyết, mà còn cắt nghĩa tư tưởng của Giáo Hội Chúa Kitô về những vấn đề mới mẻ và quan trọng hiện thời”. (50)(Bản văn trích dẫn trong chương này là mượn lại từ cuốn “Công Đồng Vatican II”, do Senatus Sàigòn xuất bản, 1969, Thông điệp “Mẹ và Thầy”, tr.579-631).
II. XÁC ĐỊNH VÀ QUẢNG DIỄN CÁC HUẤN THỊ CỦA THÔNG ĐIỆP TÂN SỰ
1. SÁNG KIẾN CÁ NHÂN VÀ CAN THIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN TRONG LÃNH VỰC KINH TẾ.
1) Sáng kiến cá nhân. Đức Gioan XXIII nhắc lại giáo huấn của Đức Leo XIII: Trong lãnh vực kinh tế, phải trọng sáng kiến cá nhân. Họ hoạt động riêng biệt hay theo một tổ chức có lợi ích chung. Sáng kiến cá nhân bị bóp chẹt trong các chủ thuyết độc tài, cộng sản, duy vật chất. Họ quan niệm sai lầm và phản nhân vị khi cho rằng “con người chỉ là một bánh xe trong guồng máy”. Lúc đó công nhân bất mãn vì thấy mình không có sở hữu nào (51).
2) Sự can thiệp của chính quyền. Thông điệp Tân Sự khẳng định: Chính quyền không được dành riêng cho mình sáng kiến trong lãnh vực kinh tế. Nếu “dành riêng sáng kiến” sẽ rơi vào thứ “độc tài kinh tế”. Nhiệm vụ của chính quyền không phải là quản lý, hay thống trị, nhưng là hướng dẫn, khích lệ và khi cần thiết thì trợ giúp, kiện toàn. Đây cũng là giáo huấn của Đức Pio XI. Ngược lại, nếu chính quyền không lưu tâm và chăm lo vấn đề kinh tế, cứ để nó mặc sức biến chuyển và cạnh tranh, thì chắc chắn kinh tế rơi vào tình trạng đình trệ, hỗn loạn, và mạnh được yếu thua, chủ bóc lột công nhân (51).
2. VẤN ĐỀ XÃ HỘI HÓA
1) Nguồn gốc và trương độ. Theo Đức Leo XIII, vấn đề xã hội hoá là một trong những khía cạnh đặc biệt của thời đại chúng ta. Do sự thúc bách của hoàn cảnh và tiến bộ kỹ thuật và vì muốn các mối tương giao ngày càng bền chặt hơn, con người ngày nay có khuynh hướng tổ hợp lại với nhau. Như chúng ta thấy, vấn đề xã hội hóa có một trương độ mỗi ngày một rộng rãi trong mọi ngành nghề thuộc kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị và tôn giáo... và tại khắp nơi (52).
2) Ích lợi và nguy hiểm. Vấn đề tổ hợp hóa hay xã hội hóa, tự nó không xấu, còn đem lại nhiều lợi ích (liên đới, hợp tác, bảo vệ quyền lợi và thăng tiến). Tuy nhiên nó có nguy cơ xâm phạm tự do cá nhân, sáng kiến cá nhân, và trách nhiệm cá nhân. Chế độ độc tài đang lợi dụng hiện tượng xã hội này để bóp chết tự do. Chính đây là điểm Đức Giáo Hoàng phản đối, vì tự do luôn là tặng phẩm Chúa trao ban (53).
3) Bổn phận của chính quyền. Vừa khuyến khích tinh thần tổ hợp và đoàn kết, chính quyền vừa biết đề phòng những nguy cơ cản ngăn việc thăng tiến con người. Đức Pio XI dạy: Chính quyền phải cổ võ mạnh mẽ đời sống cộng đồng, nhưng với điều kiện kính trọng nhân vì và tự do của con người (53).
3. VẤN ĐỀ LƯƠNG BỔNG
1) Những chênh lệch đau buồn và bất công. Đức Giáo Hoàng rất ưu phiền nhìn thấy tại nhiều nước:
* Sự chênh lệch về lương bổng quá lớn tại nhiều nước, bắt buộc gia đình công nhân phải sống trong nghèo khổ. Thảm trạng này đen tối đặc biệt trong các nước kỹ nghệ còn phôi thai hay chưa phát triển.
* Sự chênh lệch về đời sống là hậu qủa đương nhiên của chênh lệch về lương bổng. Một số nhỏ người sống xa hoa trong khi đa số dân chúng sống lầm than, đói khổ, chật vật, thiếu những nhu yếu của cuộc sống. Cần chấn chỉnh làm sao để mọi người đều có ngày mai tươi sáng.
* Sự chênh lệch về lợi tức giữa một số nhỏ người được ưu đãi và đại đa số công nhân phải chấp nhận một đồng lương chết đói.
Sau khi dẫn chứng những chênh lệch rõ ràng như trên, Đức Giáo Hoàng tuyên bố: “Đó là những lạm dụng trắng trợn và buộc chính quyền cững như các chủ xí nghiệp có bổn phận vượt lên trên luật cung cầu để ấn định một số lương công bằng và bình đẳng hầu giúp người công nhân chu toàn những trách nhiệm gia đình trong mọi lãnh vực”. Tuy nhiên, theo Đức Thánh Cha, trong nỗ lực quân bình hóa đồng lương, cũng phải lưu ý đến năng xuất của mỗi người, đến tình trạng kinh tế của xí nghiệp, đến những đòi hỏi chung của mỗi quốc gia, và đến lợi ích chung của toàn thể nhân loại. Đã rõ, những nguyên tắc kể trên có giá trị ở khắp mọi nơi và mãi mãi. Tuy nhiên phải theo mực độ nào để áp dụng những nguyên tắc ấy trong từng chi tiết? (54)
2) Dung hợp những phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Sau khi nhận định rằng, hiện nay có một số nước phát triển mau lẹ, ngài xin mọi người chú ý đến điểm này: “Tiến bộ xã hội phải song hành và theo kịp những phát triển kinh tế, làm sao để mọi thành phần xã hội, chứ không chỉ riêng một số ít người được ưu đãi, đều dự phần vào những sản lượng dồi dào... Một nước thịnh vượng kinh tế không phải chỉ là dồi dào của cải, nhưng còn là phân phối hữu hiệu những của cải đó theo luật công bằng. Nghĩa là làm sao cho mọi người đều được tham dự, để con người thăng tiến toàn diện. Đấy mới thực là mục đích của hoạt động kinh tế quốc gia”. Để đạt tới đức công bằng xã hội như trên, Đức Giáo Hoàng lưu ý một cách cụ thể:
* Các xí nghiệp lớn hay trung bình, nhờ có khả năng tự túc về tài chánh, đã tăng thêm và tối tân hóa những dụng cụ sản xuất rất nhiều. Những xí nghiệp ấy phải công nhận cho lớp người công nhân được quyền tham gia vào số vốn của xí nghiệp. Bởi lẽ sự thành công của xí nghiệp là do vừa cả tư bản vừa cả việc làm. Nếu “tư bản” từ chối hiệu năng của “việc làm”, hay ngược lại, là một điều bất công lớn. Vậy phải tranh đấu làm sao để các tài sản chỉ được tập trung vào tay tư bản theo một tỷ lệ công bình, và đồng thời phải san sẻ một cách rộng rãi cho giới công nhân.
* Về phía quốc gia: Phải trù liệu để cung cấp việc làm cho mọi người thợ, tránh tạo ra một lớp công nhân ưu đãi. Duy trì một tỷ lệ cân đối giữa lương thợ và giá hàng. Xóa bỏ hay giảm bớt thế quân bình giữa các ngành nghề: canh nông, kỹ nghệ, công sở, xí nghiệp. Tài sản quốc gia càng dồi dào, càng phải tăng thêm tiện nghi cuộc sống hằng ngày cho dân chúng. Tiết chế sinh hoạt của thế hệ hiện tại để chuẩn bị một tương lai tươi sáng cho thế hệ ngày mai.
* Bình diện quốc tế: Tránh mọi hình thức cạnh tranh bất chính giữa các nền kinh tế của các nước khác nhau, trái lại nên khuyến khích hợp tác kinh tế giữa các nước bằng những thỏa hiệp tốt đẹp. Các nước có kỹ nghệ tinh tiến, có bổn phận cộng tác vào việc phát triển kinh tế của các nước kém mở mang.
* Công ích luôn phải được kính trọng trong mọi lãnh vực xí nghiệp, quốc gia hay quốc tế. Vì đó là tiêu chuẩn của mọi hoạt động kinh tế xã hội đích thực. Đó là điều Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh (55).
4. NHỮNG ĐÒI HỎI CÔNG BẰNG TRONG CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ
1) Xí nghiệp phải thích hợp với phẩm giá con người. Lý công bình phải được tôn trọng không những trong việc phân chia tài sản, mà còn phải thực hiện trong các xí nghiệp là chính nơi sản xuất nữa. “Nếu cơ sở của một hệ thống kinh tế cản trở con người phát triển và hoàn thiện vì con người dần dần trở thành một cái máy, thì hệ thống kinh tế đó bị kết án, ngay cả khi con người được hưởng một lương bổng đầy đủ hợp với công bằng. Vì phẩm giá con người mà Giáo Hội đã công nhận và bảo vệ, không có thể bị hy sinh trong trường hợp nào cả, vì nó là tài sản qúy nhất của con người” (56).
2) Một điểm quan trọng. Thông điệp không thể đi vào hết các chi tiết của việc tổ chức một xí nghiệp làm sao để phù hợp với nhân phẩm, làm sao để người thợ cảm thấy thoải mái, tự do và phát triển. Trước đây, Đức Pio XII đã viết: “Những cơ sở cỡ nhỏ hay trung bình của giới nông nghiệp, công nghệ, thương mại và kỹ nghệ cần phải được bảo vệ và nâng đỡ. Các giới này nên kết thành xí nghiệp hợp tác xã, để hưởng những tiện nghi. Hơn nữa, theo các doanh nghiệp lớn, trong các cơ sở nhỏ hay trung bình, cần tiến tới việc làm các bản giao kèo được điều tiết theo như các khế ước dân sự” (57).
3) Kinh doanh bằng công nghệ và hợp tác xã sản xuất. Tùy theo những nhu cầu của công ích và sự tiến bộ của kỹ thuật, cần duy trì và khuyến khích không những việc mở mang các lối kinh doanh hoặc cho giới công nghệ, hoặc cho từng gia đình nông dân, mà còn duy trì và khuyến khích việc mở mang các hợp tác xã kinh tế hầu kiện toàn hai thứ kinh doanh nói trên. Mấy điều kiện cần thiết:
* Cổ võ một hình thức thích ứng mềm dẻo tuỳ theo mỗi tình trạng kinh tế.
* Người điều khiển phải được huấn luyện đầy đủ.
* Không cùng chịu một thứ thuế như nhau.
* Mỗi ngành nghề được tổ chức thành nghiệp đoàn (58).
4) Sự hiện diện tích cực của công nhân trong xí nghiệp. Trong mỗi xí nghiệp, người thợ trước hết phải được huấn luyện đầy đủ, hầu có khả năng tham dự vào xí nghiệp. Sự hiện diện tích cực như vậy sẽ tạo nên sự hợp tác tích cực và xứng nhân phẩm. Nhờ sự hiện diện và cộng tác tốt, người thợ dần dần tìm được tinh thần tự trọng, tự hoàn thiện nghề nghiệp, làm quen với kỹ thuật mới (59). Một trong những chủ đích của nghiệp đoàn là bảo vệ và phát triển sự hiện diện của người thợ trong mọi sinh hoạt của xí nghiệp (60).
5. QUYỀN TƯ HỮU
1) Tình trạng mới. Đức Giáo Hoàng nhận xét về những biến chuyển tương quan đến quyền tư hươu từ mấy chục năm vừa qua như sau:
* Trong các xí nghiệp lớn, cỗ phần của các tư-hữu-chủ mỗi ngày một tách ra khỏi phần của những người cấp chỉ huy xí nghiệp. Tình trạng này khiến cho việc kiểm soát của công quyền gặp nhiều khó khăn. Vì làm sao mà bảo đảm được rằng những mục tiêu do giới chỉ huy xí nghiệp lớn đang theo đuổi lại không tương phản với những công ích. Nhất là những xí nghiệp lớn thường có ảnh hưởng sâu xa đến đời sống kinh tế của cả quốc gia.
* Ngày nay, phần đông dân chúng sống bình thản về tương lai hơn. Lý do, vì họ có chân trong các tổ chức tối tân bảo hiểm hay trong các hình thức bảo đảm xã hội khác. Ngày xưa, điều kiện để sống bình thản là có một số tiền trong tay.
* Ngày nay dân chúng ưa có khả năng chuyên nghiệp hơn có tiền nắm trong tay. Hễ có khả năng chuyên nghiệp, người ta làm việc kiếm ra nhiều tiền hơn.
* Những nhận xét trên đây minh chứng xã hội đang có một tiến bộ: Trọng khả năng làm việc nơi con người hơn là tiền của bên ngoài.
2) Đề cao quyền tư hữu. Về điểm này thông điệp nhấn mạnh rằng:
* Quyền tư hữu, cả trên những của sản xuất, thời nào cũng có giá trị, vì là một quyền thiên nhiên bất hủ, theo đấy con người có trước xã hội và xã hội phải hướng về con người.
* Quyền tư hữu luôn là một bảo đảm, một tưởng lệ cho việc xử dụng quyền tự do của con người. Chối quyền tư hữu là chối những điều kiện cơ bản để xử dụng quyền tự do.
* Giáo Hội đòi hỏi: Kinh tế phải được tổ chức làm sao để người thợ có tiền công đầy đủ, có thể dành dụm đôi chút hầu có thể gầy dựng một tư sản. Đó là điều mong ước rất chính đáng của họ, nhờ đó họ được thăng tiến và gia đình họ được ổn định vững chắc.
3) Công sản. Thông điệp muốn nhắn nhủ rằng: Có trường hợp quốc gia có thể nắm giữ, với quyền tư hữu chính đáng, một số của sản xuất, nhất là khi những của này có một mãnh lực kinh tế, mà nếu để rơi vào tay tư nhân, sẽ mưu hại cho công ích quốc gia. Tuy nhiên, khi “quốc hữu hóa” một tài sản nào, chính quyền phải làm vì công ích, chứ không phải vì để chối bỏ quyền tư hữu.
4) Trách vụ xã hội: Thông điệp nhấn mạnh: Mỗi người đều có quyền tư hữu và quyền tư hữu luôn mang theo trách nhiệm xã hội. Nói khác, quyền tư hữu luôn hướng về con người, về công ích. Như giáo huấn của Đức Leo XIII: “Bất cứ ai được Thiên Chúa nhân lành ban cho của cải dư dật hơn (tư sản lớn hơn, giầu có hơn), hãy nhớ rằng Chúa ban của cải để họ hoàn thiện chính mình, và còn mưu ích cho người chung quanh nữa.” Cũng vậy, nếu Phúc Âm nhìn nhận quyền tư hữu, thì Phúc Âm không ngớt đòi hỏi các người giàu có không được giữ hoa lợi và tài sản đó cho riêng mình, nhưng phải chia cho anh em đồng loại nữa. Chúa Giêsu đã khẳng định: “Quả thật Thầy nói cho anh em biết, khi anh em làm phúc cho tha nhân bằng nào, thì đó là anh em làm phúc cho chính Thầy”. Nói như vậy, Chúa Giêsu không sợ coi mình như một người nghèo cần được chia sẻ quyền tư hữu.
III. NHỮNG KHÍA CẠNH MỚI TRONG VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Sau khi đã quảng diễn giáo huấn về xã hội kinh tế của các đấng tiền nhiệm, Đức Leo XIII, Đức Pio XI và Đức Pio XII, trong phần này, Đức Gioan XXIII trình bày với chúng ta những khía cạnh mới của vấn đề xã hội. Ngài cho chúng ta những điều ngài nhận xét và cảm nghiệm rồi vạch ra những đường hướng hoạt động theo giáo lý của Giáo Hội, cũng là của Phúc âm Chúa Giêsu.
1. NHỮNG ĐÒI HỎI CÔNG LÝ LIÊN QUAN TỚI CÁC NGÀNH SẢN XUẤT.
1) Canh nông, một ngành sản xuất kém mở mang. Đức Giáo Hoàng nhận thấy: hầu như khắp nơi trên thế giới, nhiều nông dân bỏ ruộng đất để lên tỉnh hay về những trung tâm kỹ nghệ. Có nhiều lý do: việc làm, lương bổng, tiện nghi, giải trí, điều kiện tiến thân.... Nhưng cũng có một nguyên do khác rất hiển nhiên: Nếu so với đời sống thành thị, đời sống nông thôn, dưới nhiều khía cạnh, bị bạc đãi quá nhiều: thiếu an ninh, trường học và đường xá, thiếu nhà thương, thuốc men và tiện nghi, thiếu dụng cụ, thiếu huấn luyện và nâng đỡ... thiếu tiền bạc! (66).
2) Những việc phải làm để thăng tiến nông nghiệp: Từ những nhận xét trên, Đức Thánh Cha kêu gọi:
* Mỗi quốc gia phải nỗ lực tối tân hóa nông nghiệp và thăng tiến đời sống nông dân, bằng cách cung cấp cho nghề nông và cho nông dân những tiện nghi tối thiểu (67).
* Phát triển điều hòa trong toàn bộ quốc tế: “Phải biết rằng, nếu đời sống của người dân quê được dễ chịu, kiếm đủ ăn, thì chính kỹ nghệ cũng được lợi thêm. Vì nếu dân quê có đủ mãi lực, sẽ có thể mua những sản vật với một mức tiêu thụ đáng kể” (68).
* Chính phủ phải có một kế hoạch kinh tế điều hợp trong mọi ngành xuất cảng cho cả kỹ nghệ và nông nghiệp: Chính sách nông nghiệp cũng liên hệ tới chế độ thuế má, tín dụng, bảo hiểm xã hội, mức giá cả và kỹ nghệ biến chế. Cần tối tân hóa cách canh tác và nông cụ. Cần tổ chức hợp tác xã nông nghiệp (69-77).
3) Công ích đòi hỏi: Nông dân, cũng như mọi người thợ khác, chẳng những phải đoàn kết với nhau để điều hoà quyền lợi của mình với những quyền lợi của người thuộc các ngành nghề khác, mà đôi khi còn phải hy sinh những đòi hỏi của mình cho quyền lợi chung, cho lợi ích quốc gia hay quốc tế (78).
4) Ơn gọi và sứ mệnh của nông nghiệp. Theo Đức Gioan XXIII, trong nông nghiệp con người tìm thấy mọi cái đều cộng tác để nâng cao nhân vị, kiện toàn cá tính: Chính thế, con người phải coi việc làm trong nghề nông như một ơn gọi, một sứ mệnh, như một việc tận hiến cho Chúa càn khôn. Hơn thế phải xác tín nông nghiệp lợi ích hơn bất cứ một nghề nào khác, vì con người sống được là nhờ những sản vật của đất, từ đất (79).
2. NHỮNG ĐÒI HỎI CÔNG BẰNG TRONG MỐI TƯƠNG GIAO GIỮA CÁC NƯỚC CÓ MỨC PHÁT TRIỂN KHÔNG ĐỒNG ĐỀU
1) Vấn đề của thời đại chúng ta: Trước tiên Đức Gioan XXIII quả quyết: “Vấn đề quan trọng nhất của thời đại chúng ta là mối tương giao giữa những nước đã phát triển kinh tế và những nước đang mở mang. Nhưng nước trên được hưởng một mức sinh hoạt cao, còn những nước sau phải chịu một sự thiếu kém thường rất thê thảm”. Rồi ngài kết luận: “Tình liên đới nối kết mọi người vào một đại gia đình, gia đình nhân loại, cần ưu đãi những người bị thiệt thòi hơn. Chúng ta phải liên đới trách nhiệm về những dân tộc đang thiếu ăn. Phải nói cho mọi người ý thức về trách nhiệm này, và thúc bách họ tự nguyện góp phần viện trợ cụ thể cho những người nghèo, dân tộc nghèo đói”; Riêng với người Công Giáo, “Đây là đòi hỏi của bác ái Phúc Âm”. (82).
2) Những hình thức cứu trợ: Cứu trợ khẩn cấp ngay sau một tai ương, trong một nạn đói (83); Cứu trợ bình thường bằng các chương trình huấn luyện kỹ thuật để tránh thảm cảnh nghèo vì không được huấn luyện kỹ thuật canh tác hay tổ chức nghề nghiệp..., bằng cách giúp tài chánh làm vốn đầu tư, mua dụng cụ làm việc, theo các khóa huấn luyện... (84)
3) Tránh những sai lầm của quá khứ: Theo Đức Gioan XXIII, “các nước đang mở mang kinh tế phải học hỏi những kinh nghiệm của các nước tiền tiến, để đừng tái phạm lỗi lầm mà trước kia những nước đó đã mắc phải”. Những sai lầm đó là “chạy theo thuyết tự do kinh tế”, khiến “tài sản quốc gia nằm vào tay một số nhỏ người”, và do đó “mất quân bình giữa sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội” (85).
4) Giúp đỡ vô vị lợi và tôn trọng đặc điểm của mỗi quốc gia: Đức Thánh Cha thật hữu lý khi nhắc nhở: “Những nước tiền tiến đang hăm hở hun đúc nhưng quốc gia đang mở mang theo khuôn mẫu của mình, nhưng cần phải tôn trọng những đặc tính của họ, chú ý đến những khả năng biến đổi khác nhau tùy theo từng nước” (86). Hơn thế, còn phải giúp đỡ vô vị lợi, đừng viện trở trá hình, “giúp đỡ nhưng nhằm chi phối kinh tế của một nước” (87).
5) Tôn trọng các cấp bậc giá trị: Điểm nhận xét quan trọng của Đức Thánh Cha: “Nhiều nước tiền tiến đã mất dần sự ý thức về các nấc thang giá trị. Người ta chỉ nghĩ đến tiến bộ khoa học và kỹ thuật, đến việc cải thiện đời sống vật chất mà bỏ rơi những giá trị tinh thần và thiêng liêng. Như vậy, những nước thịnh vượng về kinh tế có thể có những hành động tai hại đối với những nước đang mở mang là những nước thường giữ được các giá trị nhân phẩm nhờ các tập tục ngàn xưa” (88).
6) Những đóng góp của Giáo Hội: Giáo Hội được thiết lập vì mọi người, cho mọi người. Vì thế theo dòng lịch sử, Giáo Hội đã đem đến cho các dân tộc những sáng kiến về giáo dục, kinh tế, xã hội... không có sự phân biệt. Giáo Hội không ép buộc, nhưng khuyến khích và chỉ đạo để các tín hữu dấn thân thực sự trong việc xây dựng và thăng tiến xã hội họ đang sống. Theo gương Chúa Giêsu, Đấng sáng lập, Giáo Hội chủ trương giải phóng con người khỏi bất công và tàn bạo. Cũng như Đức Pio XII, Đức Gioan khẳng định: “Mục tiêu của Giáo Hội là sự duy nhất siêu nhiên trong tình yêu phổ cập và sống thực. Đó không phải chỉ là một hình thức nhất tề đồng đều ở bên ngoài, Giáo Hội tôn trọng mọi nhân vị cũng như tôn trọng mọi dân tộc, mọi đặc tính và mọi tập truyền” (89). Đức Thánh Cha vui mừng thấy nhiều Kitô hữu ý thức tích cực về điểm này và đang dấn thân xây dựng xã hội (89).
3. GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ MỞ MANG KINH TẾ
1) Bất quân bình giữa sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế: Đó là một nhận xét rất xã hội. Sự kiện này đặc biệt rõ nét tại các nước nghèo. Nó đã làm bận tâm nhiều người “dân số tăng lên kinh khủng trong khi kinh tế không thể phát triển kịp thời, vì thế thiếu phương tiện sinh sống”. Và để giải quyết “nạn nhân mãn”, thiếu nhà ở, thiếu cơm ăn, thiếu đất canh tác, thiếu tiện nghi sống, người ta đưa ra chương trình “hạn chế sinh sản” bằng những phương pháp nhân tạo (90).
2) Giải pháp đứng đắn: Đức Thánh Cha không chối tính cách trầm trọng của vấn đề “bất quân bình này”, nhưng ngài lưu ý: Đừng coi nó quá trầm trọng đến độ không thể giải quyết! Phải tin vào ơn Chúa Quan Phòng Đấng tiên liệu cho con người đủ thông minh để tìm ra những đường lối thỏa đáng cho đời sống. Đừng vội chạy đến những “cùng kế” mà một nền luân lý lành mạnh vẫn khước bác. Cách giải quyết vấn đề đứng đắn nhất là phải tìm trong các nỗ lực khoa học mới những phương tiện thích nghi để tăng thêm số lượng thực phẩm cần thiết cho đời sống (91).
3) Tôn trọng sự sống: Những phương pháp phạm đến sự sống của con người đều không tốt. Đức Gioan XXIII nhấn mạnh “Sự sống nhân loại phải được lưu truyền trong hôn nhân một vợ một chồng. Với người Công Giáo, hôn nhân đã được nâng lên hàng bí tích. Nơi con người, công việc này không giống như ở nơi loài vật. Hành động lưu truyền sự sống không phải là một hành động bản năng, nhưng là hành động đầy nhân tính và ý thức. Sự sống con người là một ‘vật thánh’, vì từ khởi thủy nó đã đòi hỏi một hành động sáng tạo của Thiên Chúa” (92).
4) Có niềm tin và được giáo dục: Để hiểu được trách nhiệm tôn trọng sự sống, cần thiết phải tin vào sự Quan Phòng của Thiên Chúa, đồng thời phải được giáo dục vững chắc để hiểu biết trách nhiệm trong hết mọi phương diện của đời sống. Nhờ đó, có can đảm chấp nhận mọi hy sinh hầu cộng tác với Thiên Chúa trong việc lưu truyền sự sống và giáo dục con cái (93).
4. HỢP TÁC TRÊN BÌNH DIỆN THẾ GIỚI
1) Trương độ quốc tế: Đức Thánh Cha nhận thấy: “Tất cả mọi vấn đề quan trọng, bất luận là khoa học, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, đều có trương độ vượt qua mọi biên giới quốc gia để lan rộng ra cả một miền, nếu không phải là toàn thế giới, vì thời nay các dân tộc đều hỗ tương nhau. Vì thế, hơn lúc nào hết, cần có thỏa hiệp và cộng tác giữa các quốc gia” (95).
2) Điều kiện thỏa hiệp và cộng tác: Trước tiên là tránh sự nghi kỵ nhau, đừng nước nào tạo sự nghi kỵ cho người khác. Thứ đến là phải “chấp nhận một trật tự siêu việt, phổ quát, tuyệt đối, có giá trị cho hết mọi người”. Chính nền tảng đạo đức này tạo nên lòng tín nhiệm, kính trọng, tương hỗ nhau thực tình (97).
3) Nền móng của trật tự đạo đức: Nền móng đó là Thiên Chúa. Đức Giáo Hoàng dạy: “Lòng tin tưởng lẫn nhau giữa các dân tộc và các chính phủ chỉ có thể phát sinh và vững bền trong sự nhìn nhận và tôn trọng trật tự đạo đức. Nhưng trật tự đạo đức chỉ có thể đứng vững được nhờ Thiên Chúa. Tách rời khỏi Thiên Chúa, nó sẽ tan vỡ. Thật là sai lầm, khi bị hoa mắt bởi những thành công của khoa học, người ta nói: Con người có thể không cần đến Thiên Chúa!”
IV. NỐI LẠI NHỮNG MỐI GIAO HẢO CỦA ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG TRONG CHÂN LÝ, CÔNG BÌNH VÀ BÁC ÁI
1. Thiên Chúa LÀ NỀN TẢNG
Muốn giải quyết thỏa đáng những vấn đề của xã hội hôm nay, Đức Thánh Cha đề nghị cần có những nối kết của đời sống cộng đồng trong chân lý, công bình và bác ái. Lý tưởng này trước tiên đòi phải gạt bỏ những học thuyết hay ý thức hệ sai lầm hoặc thiếu sót. Mối sai lầm hay thiếu sót chung và lớn hơn cả là: Người ta coi những đòi hỏi tôn giáo mà Tạo Hóa đã phú bẩm trong đáy lương tâm, chỉ là một tình cảm, một tưởng tượng cần phải đánh tan khỏi lòng con người, vì nó không hợp với thời đại mới và tương phản với nền văn minh tân tiến của nhân loại. Họ quên rằng chính cái ý tưởng tôn giáo xâu xa trong con người là một xác chứng hùng hồn: Con người do Thiên Chúa dựng nên và luôn hướng về Thiên Chúa, như lời thánh Aucơtinh đã viết: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên chúng con, và tâm hồn chúng con luôn xao xuyến cho tới khi được an nghỉ trong Chúa”.
Chính vì thế, kỹ thuật và kinh tế ngày nay có phát triển đến đâu, trong thế giới sẽ không có tình giao hảo, công bình và an lạc, bao lâu người ta chưa ý thức được phẩm giá của mình là vật thụ tạo, là con cái của Thiên Chúa. Ngài là thủy chung của vạn vật. Tách khỏi Thiên Chúa con người sẽ trở thành vô nhân đạo với chính mình và với tha nhân. Vì Thiên Chúa là nguồn chân lý, công bình và bác ái. Con người chớ quên rằng: “Nếu không có Thiên Chúa xây dựng ngôi nhà, thì bao nhiêu công lao của thợ xây cũng thành công dã tràng (Tv 92,5)”. (99).
2. SỰ VỮNG BỀN CỦA HỌC THUYẾT XÃ HỘI Công Giáo
Học thuyết do Giáo Hội Công Giáo trình bày về xã hội cộng đồng thế giới vẫn có giá trị trong mọi thời. Lý do, học thuyết của Giáo Hội lấy con người làm nền tảng, nguyên nhân và cứu cánh trong mọi tổ chức xã hội. Tự bản tính, con người là phần tử của xã hội và được Thiên Chúa nâng lên bậc siêu nhiên.
Giáo Hội đã mất nhiều công phu và trải qua hàng thế kỷ, soạn thảo một học thuyết xã hội mà căn bản là công nhận, bảo vệ và phát huy nhân phẩm, đồng thời xác nhận những nguyên tắc quy định về các mối tương giao giữa loài người trong công bình, chân lý và bác ái.
Tất cả thành phần dân Chúa phải học hỏi, nghiên cứu và thể hiện trong đời sống thực tế đường lối xã hội của Hội Thánh (100).
1) Học hỏi và phổ biến: Đức Thánh Cha quả quyết rằng, học thuyết xã hội Công Giáo là một thành phần trong toàn bộ giáo lý mà Giáo Hội dạy về đời sống con người. Vì thế ngài ao ước thuyết này được học hỏi thêm mãi, được dạy trong các chủng viện, các học đường Công Giáo hay các hội đoàn, được phổ biến trên báo chí, bằng các phương tiện truyền thông xã hội. Tùy theo hoàn cảnh và khả năng, mọi giáo dân được mời gọi tham gia vào công việc học hỏi và phổ biến này (101)
2) Giáo dục và thực hiện: Trong mọi học thuyết xã hội, người ta không chỉ phải đề cao nguyên tắc mà còn phải thực hiện nguyên tắc đó trong đời sống. Điều này càng phải áp dụng trong xã hội Công Giáo, vì xã hội Công Giáo lấy chân lý làm quang minh, lấy công bình làm cứu cánh, lấy bác ái làm động lực. Nền giáo dục Công Giáo, muốn cho toàn vẹn, phải bao trùm mọi trách vụ, vì thế người Công Giáo, một khi hấp thụ nền giáo dục này, phải cố thi hành hết mọi hoạt động của mình trong lãnh vực kinh tế, xã hội làm sao cho phù hợp với luật lệ và đường hướng của Giáo Hội (102-103).
3) Những chỉ dẫn thực hành: Đức Giáo Hoàng dạy: “Để thực hành những nguyên tắc xã hội của thông điệp, cần phải biết quan sát, suy xét và hành động. Đó là một phương pháp giản dị nhưng hiệu nghiệm.
* Quan sát: nhìn xem sự việc xẩy ra hay tình trạng cụ thể đang có.
* Suy xét: Nhận định những yếu tố của sự việc hay của tình trạng, xem có phù hợp với những nguyên tắc công bình cần thi hành, hay không phù hợp và bất công cần phải xa tránh...
* Hành động: Sửa chữa những yếu tố tiêu cực nhờ những yếu tố tích cực để phục hưng xã hội, phục vụ con người... (104).
Dĩ nhiên trong môi trường xã hội, phải hoạt động hăng say, chân thành, đúng giáo lý và tuân theo chỉ thị của hàng Giáo Phẩm (105), phải tỉnh thức đừng để khoa học làm suy giảm đời sống đạo đức, nhưng phải xử dụng khoa học vào việc phục vụ con người và làm vinh danh Thiên Chúa (106). Nói một cách khác, khi hoạt động phải cố gắng giữ đúng bậc thang giá trị, đừng lấy phụ làm chính, phương tiện làm cứu cánh: Luôn phải chú trọng đến phảm giá của nhân vị, vì những nguyện vọng và mục đích cuối cùng của nó là đạt tới Thiên Chúa (107).
* * *
Đọc những chương trên về Đức Gioan XXIII, chúng ta thấy một điểm nổi bật trong đời sống và hoạt động mục vụ của ngài: Đó là tinh thần sống nghèo và lòng thương người nghèo. Từ nếp sống gia đình tại thôn dã, từ những nhiệm sở mục vụ ngoại giao, từ những tiếp xúc với người dân đủ mọi tầng lớp, từ bầu khí trước và sau của hai thời đại chiến, và nhất là từ những suy tư về giáo huấn Phúc Âm và học thuyết Giáo Hội của Toà Thánh... Tất cả đã trang bị cho Đức Gioan XXIII một hành trang mục vụ lớn được đúc kết trong thông điệp Mẹ và Thầy, như chúng ta vừa tóm lược. Cha Yves Congar O.P. đã khéo quả quyết: “Đức Thánh Cha trình bày giáo huấn của Phúc Âm và của Giáo Hội với cả tâm hồn đầy ắp suy tư và kinh nghiệm mục vụ”.
Vì thế chúng ta không lạ gì ngay trong ngày 15.7.1961, ngày công bố thông điệp bằng những ngôn ngữ thông thường, các Thông Tấn Xã có mặt tại Roma đã thi nhau gửi mau về nhà tin tức, bình luận và chính bản văn thông điệp. Chẳng hạn hãng Thông Tấn Xã ANSA đã gửi đi ba điện văn gồm 8.300 chữ, hãng NCWC-News Service đã dùng đài phát thanh chuyền về Mỹ tất cả bản dịch thông điệp bằng Anh ngữ, dài 56 trang, hãng France Press gửi điện tín 10.000 chữ. Tại Ý, ngay ngày đầu, 20 tờ báo đăng tải trọn vẹn thông điệp; Tại Pháp, chỉ trong một tháng, đã bán ra 350.000 bản thông điệp bằng Pháp ngữ. Nhiều cơ quan chính phủ, nhiều nghiệp đoàn, nhiều hãng xưởng và nhiều hội đoàn tư nhân đã chọn thông điệp Mẹ và Thầy làm tài liệu học tập trong năm...
Những sự kiện trên chứng tỏ một điều: Thông điệp Mẹ và Thầy là một thông điệp xã hội rất có ảnh hưởng, không chỉ vững chắc về phần học thuyết, mà còn đáp ứng hữu hiệu nhiều mong ước của thời đại trong phần thực hành. Theo nhận xét của cha E. Welty, O.P. “Đức Gioan XXIII có một kiến thức sâu rộng về vấn đề xã hội trên bình diện quốc tế, đặc biệt về những tương quan giữa các quốc gia kỹ nghệ thịnh vượng với những quốc gia phát triển không đồng đều về kinh tế và vầ an sinh xã hội”.
Phải chăng chính từ những cái nhìn sâu sắc về vấn đề xã hội, mà Đức Gioan XXIII đã còn có những suy tư, những đường hướng mục vụ rất là con người về vấn đề“HOÀ BÌNH TRÊN THẾ GIỚI” như chúng chúng ta sẽ đọc được trong chương tiếp theo.
Lm Mai Đức Vinh
LTS : Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII được Giáo Hội công nhận là đấng thánh. Ngài đã thực hiện nhiều công trình cho Giáo Hội và Xã hội. Ngài lại là người có tình nghĩa sâu đậm với người Công Giáo Việt Nam.
Khi làm Sứ thần tại Paris, ngài đã liên hệ với cha Trần Thanh Giản, Giám đốc Giáo xứ Việt nam Paris qua thư đề ngày 17.04.1951.
Ngày 28.10.1958, vừa được bầu làm Giáo Hoàng, Ðức Gioan XXIII đã tái chấp nhận những quyết định của Vị Tiền Nhiệm, cử Ðức Hồng Y Gregorio Pietro Agagianian làm đặc sứ đến Việt Nam tham dự Đại Hội Thánh Mẫu vào năm 1959, một sự kiện lớn nhất do sáng kiến của các Đức Giám Mục miền Nam. Đại hội được tổ chức trong ba ngày 16, 17, 18 tháng 2/1959 tại Sài Gòn, nhân dịp Năm Thánh Mẫu, kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức, đồng thời mừng 300 năm việc bổ nhiệm hai Giám Mục tiên khởi tại Việt Nam ngày 9/9/1659 là Đức Cha Pallu tại Đàng Ngoài và Đức Cha Pierre Lambert de la Motte tại Đàng Trong.
Ngày 24/11/1960, qua Tông sắc Venerabilium Nostrorum, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã quyết định thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam. Tông sắc Venerabilium Nostrorum là tiếng nói quyết định của Tòa thánh, công nhận sự tăng trưởng và lớn mạnh của Giáo Hội tại Việt Nam, đáng được nâng lên địa vị hàng Giáo Phẩm, bằng cách thiết lập 3 Giáo tỉnh mới : 1 ở Bắc, 1 ở Trung, 1 ở Nam, với ba Tòa tổng Giám Mục Hà Nội, Huế, Sàigon.
Nhân dịp Giáo Hội phong hiển thánh cho Đức Gioan XXIII vào ngày 27.04.2014, để góp phần ghi ơn và mộ mến ngài, chúng tôi xin trích đăng một số bài trong tập sách « Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII », do Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris biên soạn và xuất bản năm 2000, gợi lại những công trình lớn mà ngài đã làm cho Giáo Hội và cho nhân loại.
Đã được phổ biến :
Ngày 22.04.2014 : « ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA ĐỨC GIOAN XXIII », do Lm Mai Đức Vinh
Ngày 29.04.2014 «ĐỨC GIOAN XXIII KHAI MỞ CÔNG ĐỒNG VATICAN II » do Ls Nguyễn Thị Hảo
Hôm nay 06.05.2014, xin giới thiệu bài 3 về « ĐỨC GIOAN XXIII VỚI CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI » do Lm Mai Đức Vinh
Triều đại Giáo Hoàng của Đức Gioan XXIII chỉ dài 5 năm, nhưng nhân cách và việc làm của ngài đã dẫn ngài vào chỗ ngồi cao trong lịch sử Giáo Hội và nhân loại: Trong Giáo Hội, Đức Gioan XXIII là vị mục tử chú trọng đến việc canh tân và hiệp nhất. Công Đồng Vatican II do ngài khai mở là một biến cố lịch sử vĩ đại. Ngoài xã hội, Đức Gioan XXIII đáp ứng tích cực những khát vọng chính yếu và khẩn trương của con người thời đại: “Giá trị con người, Hoà Bình, Công bằng xã hội...”. Những đáp ứng này được trình bày trong hai Thông điệp lớn “MẸ VÀ THẦY” (Mater et Magistra) và “HOÀ BÌNH TRÊN THẾ GIỚI” (Pacem in terris)
Ở chương sau, Giáo sư Trần Văn Cảnh sẽ trình bày về thông điệp “Hoà Bình trên Thế Giới”. Trong chương này, tôi hân hạnh đề cập đến thông diệp “Mẹ và Thầy”. Thông điệp được ban hành tại Roma, ngày 15. 05.1961. Không kể phần nhập đề, thông điệp được chia ra 4 phần chính, và gồm 111 số. Chúng ta sẽ lần lượt khảo sát từng phần.
NHẬP ĐỀ
Trong phần này, Đức Gioan XXIII nhấn mạnh với chúng ta hai điểm:
1. ĐỊA VỊ VÀ SỨ MỆNH CỦA Giáo Hội.
Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết lập, vốn ấp ủ trong cung lòng một tình yêu có sức xây dựng cho mỗi người một đời sống ngày càng thăng tiến và bảo đảm phần rỗi cho mọi người. Vì thế đối với mỗi người và mỗi dân tộc, Giáo Hội như một bà mẹ cần mẫn trong việc sinh dưỡng và giáo dục. Từ sứ mệnh cao cả này, Giáo Hội nối liền đất với trời. Nghĩa là không chỉ quan tâm đến đời sống thiêng liêng hay phần rỗi của nhân loại, mà Giáo Hội còn có quyền và có bổn phận về những vấn đề tại thế của đời sống nhân loại, tức là những vấn đề xã hội... Là người Mẹ, Giáo Hội phải lưu tâm cho con người có một “tâm hồn lành mạnh trong thân xác tráng kiện” (Sana anima in sano corpore) (1-6).
2. MỤC ĐÍCH CỦA THÔNG ĐIỆP MẸ VÀ THẦY.
Để kỷ niệm 70 năm ngày Đức Thánh Cha Leo XIII ban hành thông điệp “TÂN SỰ” (Rerum Novarum) (1891-1961). Tân Sự là thông điệp lớn trình bày học thuyết và những nguyên tắc giải quyết các vấn đề xã hội. Cả thế giới đã nghiêng mình trước học thuyết xã hội trình bày trong thông điệp Tân Sự. Vì thế mặc dầu đã 70 năm, với bao nhiêu thay đổi về chính trị, kinh tế và xã hội đã ghi đậm lịch sử loài ngừơi, những điều Đức Leo XIII đề cập đến trong thông điệp vaăn còn giá trị cơ bản (7-9).
Cho đến nay, đã có nhiều văn kiện chính thức của Toà Thánh được ban hành để nhắc lại và cập nhật hóa các giáo huấn của thông điệp Tân Sự thời danh này:
1931: Thông điệp NĂM THỨ BỐN MƯƠI (Quadragesimo anno) của Đức Pio IX, kỷ niệm 40 năm thông điệp Tân Sự, bàn về “việc chấn hưng trật tự xã hội cho hoàn toàn phù hợp với các huấn giới của Tin Mừng”.
1941: Sứ điệp LỄ HIỆN XUỐNG (Le Radiomessage de la Pentecôte 1941) của Đức Pio XII, kỷ niệm 50 năm thông điệp Tân Sự, nhấn mạnh rằng: Điều không thể khước bác là Giáo Hội có khả năng phán quyết những điều cơ bản của một tổ chức xã hội hiện hữu xem chúng có phù hợp với trật tự vĩnh tồn của sự vật mà Thiên Chúa, Tạo Thành và Cứu Thế, đã bày tỏ qua luật tự nhiên và Mạc khải hay không.
1961: Thông điệp MẸ VÀ THẦY của Đức Gioan XXIII, kỷ niệm 70 năm thông điệp Tân Sự và 30 năm thông điệp Năm Thứ bốn Mươi, bàn về các vấn đề xã hội.
197I: Tông thư ĐÃ ĐẾN NĂM THỨ TÁM MƯƠI (Octogesima adveniens) của Đức Phaolo VI gửi cho Đức Hồng Y Roy, chủ tịch Hội Đồng Giáo Dân về Công Lý và Hoà Bình, đề kỷ niệm 80 năm thông điệp Tân Sự và bàn đến các vấn đề xã hội.
1981: Thông điệp LAO ĐỘNG (Laborem exercens) của đức Gioan Phaolô II, kỷ niệm 90 năm thông điệp Tân Sự, nói về vấn đề làm việc của con người.
1991: thông điệp NĂM THỨ MỘT TRĂM (Centesimus annus) của Đức Gioan Phaolô II, kỷ niệm 100 năm ban hành thông điệp Tân Sự, đề cao những giá trị của học thuyết xã hội Công Giáo.
I. NỘI DUNG CỦA THÔNG ĐIỆP TÂN SỰ VÀ CÁCH ỨNG DỤNG CỦA ĐỨC PIO XI VÀ ĐỨC PIO XII.
1. THÔNG ĐIỆP TÂN SỰ CỦA ĐỨC LEO XIII.
1) Thời đại của thông điệp Tân Sự. Đức Leo XIII nói với một xã hội đang có những thay đổi tận gốc, nhiều mâu thuẫn kỳ khôi và nhiều nổi loạn quyết liệt. Trong một xã hội như vậy, những quan niệm, hoạt động và cạnh tranh kinh tế có thể được tóm tắt: “xa lìa luân lý để thủ lợi cá nhân”, “mạnh được yếu thua”, “giàu thì lý mạnh, nghèo thì đuối lý”, “chính quyền giả bộ làm ngơ”, “nghiệp đoàn bị cấm chỉ hay, nếu được chấp nhận, chỉ là tư riêng” (10-12).
Kết quả là: Tài sản nằm trong tay một số nhỏ quốc gia hay một số nhỏ nhà giầu. Chênh lệch giầu nghèo giữa mỗi quốc gia hay mỗi lớp người ngày thêm lớn. Thân phận người lao động mỗi ngày một bị bóc lột, làm nhiều lương ít, thất nghiệp không được bảo đảm và nhiều gia đình bị tan vỡ. Vì thế giới lao động bất mãn, nhiều khi đi đến những phản ứng cực đoan, gây rối loạn trầm trọng (13-14).
2) Đường lối tái thiết. Trước thảm cảnh xã hội, Đức Leo XIII đưa ra giáo thuyết xã hội tựa trên nhân bản, lấy tinh thần và nguyên tắc Phúc Âm làm nền tảng. Tuy một số người chống đối thông điệp, nhưng đa số lại ngỡ ngàng sung sướng vì thấy Giáo Hội đã sớm đưa ra một đường lối tái thiết xã hội, mạnh dạn bênh vực giới lao động và đề cao nhân phẩm (15)
Riêng Đức Leo XIII, ngài khẳng định:
* Tự bản chất, vấn đề xã hội sôi bỏng cần đến sự can thiệp của tôn giáo, của Giáo Hội (16).
* Xã hội loài người phải được tái thiết về kinh tế xã hội theo nguyên tắc Phúc âm của Chúa Giêsu ((17).
* Kinh tế phải phục vụ con người, vì thế người lao động phải được trả lương xứng đáng (18).
* Tư sản là quyền tự nhiên. Nhà Nước không có quyền chối bỏ hay tước đoạt đối với người dân (19).
* Bổn phận Nhà Nước là để mưu đồ công ích. Nhà Nước phải dấn thân vào sinh hoạt kinh tế để bênh vực quyền lợi của người dân, nhất là giới thợ thuyền và người yếu kém (20).
* Trong lãnh vực lao động, nhân vì phải được tôn trọng về mặt thể xác cũng như tinh thần (21).
* Do đó “Luật Lao Động” là điều phải có. Cũng như người lao động có quyền thành lập và gia nhập “Nghiệp Đoàn” hầu bảo vệ những quyền lợi chính đáng về mặt kinh tế và nghề nghiệp (22)
* Tự do kinh tế quá trớn và giai cấp đấu tranh theo thuyết Cộng sản, cả hai đều ngược với bản tính con người và quan niệm Công Giáo về cuộc sống (23).
2. THÔNG ĐIỆP ”NĂM THỨ BỐN MƯƠI” CỦA ĐỨC PIO XI
1) Mục đích của thông điệp. Là để kỷ niệm long trọng 40 năm thông điệp Tân Sự của Đức Leo XIII. Đồng thời nhắc lại: Giáo Hội có quyền và bổn phận đóng góp vào việc giải quyết thỏa đáng những vấn đề quan trọng đang làm lung lay nền tảng gia đình xã hội. Sau đó, thông điệp khẳng định những giá tri tồn tại của thông điệp Tân Sự, và giải thích tư tưởng xã hội Công Giáo đối với những vấn đề mới của thời đại: Vấn đề tư sản, qui chế lương bổng, thái độ người Công Giáo trước hình thức xã hội chủ nghĩa dung hoà (27-29).
2) Nội dung của thông điệp. Đức Pio XI nhắc lại và diễn giảng thêm những điểm sau đây:
* Quyền tư hữu: Cũng như Đức Leo XIII, Đức Pio XI xác định “quyền tư hữu là quyền tự nhiên”. Quyền này mang nhiều phẩm tính và trách nhiệm xã hội (30).
* Về lương bổng: Một đàng ngài khước bác chủ trương “lương bổng tự nó là bất công”. Một đàng ngài đòi hỏi: chủ phải trả lương cho công nhân hợp đức công bằng, xứng với giá trị việc họ làm. Và để bảo đảm, cần có khế ước giữa thợ và chủ. Người thợ còn có thể tham gia vào tài sản của xí nghiệp, vào ban quản trị, và vào cả lợi tức của xí nghiệp nữa (31-33).
* Giữa thuyết cộng sản và giáo lý Công Giáo có một tương phản tận gốc. Vì thế người Công Giáo không thể chấp nhận “thuyết xã hội dung hoà”. Theo thuyết này: đời sống kết thúc ngay tại thế, vì thế mục đích của xã hội là tạo đời sống an nhàn, hưởng thụ; tự do của con người lệ thuộc mức sản xuất; không cần tôn trọng tự do cá nhân (34)
* Biến chuyển kể từ thông điệp Tân Sự: Chế độ tự do cạnh tranh kinh tế đã trở thành “độc tài kinh tế”. Bởi vì hầu hết tài sản quốc gia nằm gọn trong tay một số nhỏ người, họ mặc sức khai thác thợ thuyền (35-36)
* Phương thuốc trị liệu: Kinh tế phải đi đúng luật luân lý, tức là đúng theo công ích, theo đức công bằng và tình thương. Cụ thể: cần có những cơ quan trung gian chuyên về kinh tế và nghề nghiệp; Nhà Nước phải đóng vai trò trung gian đúng đắn giữa chủ và thợ; Trên bình diện quốc tế, cần có sự hợp tác giữa các quốc gia (37-40).
3. DIỄN VĂN TRUYỀN THANH LỄ HIỆN XUỐNG CỦA ĐỨC PIO XII
1) Mục đích: Mừng “lễ vàng” của thông điệp Tân Sự (1891-1941). Qua bài diễn văn này, Đức Pio XII nhắc lại với thế giới rằng:
* Giáo Hội có thực quyền để phán định xem căn bản của tổ chức xã hội có đúng với trật tự bất biến do chính Thiên Chúa Tạo Thành và Cứu Chuộc đã ấn định qua luật tự nhiên và Mạc khải (42).
* Giáo huấn của thông điệp Tân Sự là bất hủ và phong phú. Đặc biệt là những nguyên tắc chỉ đạo của luân lý đối với ba yếu tố căn bản tạo nên đời sống xã hội kinh tế: Việc xử dụng tài sản; Việc làm và gia đình. Ba yếu tố này hoà hợp và hỗ tương nhau (42).
2) Nội dung: Đức Pio XII vừa nhắc lại vừa quảng diễn thêm ba yếu tố căn bản trên:
* Xử dụng tài sản vật chất: Theo Đức Pio XII, xử dụng tài sản vật chất để nuôi mình là quyền của mỗi người, quyền này vượt trên các quyền lợi khác về kinh tế, kể cả quyền tư hữu (43).
* Về việc làm: Như đức Leo XIII, đức Pio XI khẳng định “việc làm vừa là quyền lợi vừa là bổn phận của mỗi người”. Vì công ích, chính phủ có quyền can thiệp vào việc phân phối công việc làm (44).
* Về gia đình: Đức Thánh Cha quả quyết: Quyền tư hữu tài sản vật chất là quyền sinh tử của gia đình, nói khác, là một cách thế bảo đảm cho mỗi gia đình về quyền tự do chính đáng và cần thiết, hầu thể hiện những bổn phận mà Tạo Hóa đã trao phó, cốt mưu hạnh phúc phần xác và phần tâm linh của gia đình. Gia đình có quyền bỏ xứ ra đi tìm kế sinh nhai, và cả hai chính phủ, nơi ra đi và nơi cập bến, đều có nghĩa vụ giúp đỡ họ (45).
3) Những biến chuyển mới: Đức Giáo Hoàng đề cập đến những lãnh vực:
* Lãnh vực khoa học: khám phá ra nguyên tử lực, xử dụng nguyên tử lực trong chiến tranh, và nỗ lực dùng nguyên tử lực để phụng sự hoà bình (47).
* Lãnh vực kỹ thuật kinh tế: kỹ nghệ được cơ giới hóa ngày càng nhiều, nghề nông rất tiến bộ, ngành truyền hình và truyền thanh cũng nhảy vọt, thu hẹp thế giới và cả không gian (47).
* Lãnh vực xã hội: Nhiều hình thức bảo hiểm được thành lập cho nghề nghiệp, cho giới lao động. Nhất là các nghiệp đoàn thêm vững chắc trong mọi hoạt động (48)
* Lãnh vực giáo dục và văn hóa: Giáo dục được dần dần đại chúng hoá, các trường học đủ cấp được xây cất. Báo chí, sách vở mỗi ngày một trăm hoa đua nở (48).
* Lãnh vực chính trị: Tại nhiều nước, công dân đủ cấp bậc tham gia chính trường. Chính phủ dấn thân rọ nét trong lãnh vực kinh tế xã hội. Nhiều nước tại Á Châu và Phi Châu đã dành lại độc lập. Sự bang giao giữa các nước mỗi ngày một thêm mở rộng và cơ cấu hóa (49).
* Lãnh vực quốc tế: mỗi ngày một khuyếch trương, về chính trị (Liên Hiệp Quốc), về văn hóa (UNESCO), về kinh tế (Lương nông quốc tế, FAO), về y tế (OMS), Lao động (0IT)... (49).
* Lãnh vực nào cũng có vấn đề “không đồng đều”: Trong một nước, nhất là tại các nước kém mở mang, còn nhiều chênh lệch giàu nghèo, được học và thất học, mức an sinh xã hội... Chênh lệch giữa từng vùng trong một nước, giữa từng quốc gia trong một lục địa...(48).
4. NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA THÔNG ĐIỆP MẸ VÀ THÀY
“Sau khi trình bày các biến cố căn bản về tình hình của thế giới hiện đại, và cho thấy những biến cố ấy đang đòi hỏi những xác định giáo thuyết rõ rệt hơn, Đức Gioan XXIII loan báo: Sẽ không thay đổi gì trong tư tưởng của các vị tiền nhiệm; trong thông điệp mới này không những ngài sẽ xác định giáo thuyết, mà còn cắt nghĩa tư tưởng của Giáo Hội Chúa Kitô về những vấn đề mới mẻ và quan trọng hiện thời”. (50)(Bản văn trích dẫn trong chương này là mượn lại từ cuốn “Công Đồng Vatican II”, do Senatus Sàigòn xuất bản, 1969, Thông điệp “Mẹ và Thầy”, tr.579-631).
II. XÁC ĐỊNH VÀ QUẢNG DIỄN CÁC HUẤN THỊ CỦA THÔNG ĐIỆP TÂN SỰ
1. SÁNG KIẾN CÁ NHÂN VÀ CAN THIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN TRONG LÃNH VỰC KINH TẾ.
1) Sáng kiến cá nhân. Đức Gioan XXIII nhắc lại giáo huấn của Đức Leo XIII: Trong lãnh vực kinh tế, phải trọng sáng kiến cá nhân. Họ hoạt động riêng biệt hay theo một tổ chức có lợi ích chung. Sáng kiến cá nhân bị bóp chẹt trong các chủ thuyết độc tài, cộng sản, duy vật chất. Họ quan niệm sai lầm và phản nhân vị khi cho rằng “con người chỉ là một bánh xe trong guồng máy”. Lúc đó công nhân bất mãn vì thấy mình không có sở hữu nào (51).
2) Sự can thiệp của chính quyền. Thông điệp Tân Sự khẳng định: Chính quyền không được dành riêng cho mình sáng kiến trong lãnh vực kinh tế. Nếu “dành riêng sáng kiến” sẽ rơi vào thứ “độc tài kinh tế”. Nhiệm vụ của chính quyền không phải là quản lý, hay thống trị, nhưng là hướng dẫn, khích lệ và khi cần thiết thì trợ giúp, kiện toàn. Đây cũng là giáo huấn của Đức Pio XI. Ngược lại, nếu chính quyền không lưu tâm và chăm lo vấn đề kinh tế, cứ để nó mặc sức biến chuyển và cạnh tranh, thì chắc chắn kinh tế rơi vào tình trạng đình trệ, hỗn loạn, và mạnh được yếu thua, chủ bóc lột công nhân (51).
2. VẤN ĐỀ XÃ HỘI HÓA
1) Nguồn gốc và trương độ. Theo Đức Leo XIII, vấn đề xã hội hoá là một trong những khía cạnh đặc biệt của thời đại chúng ta. Do sự thúc bách của hoàn cảnh và tiến bộ kỹ thuật và vì muốn các mối tương giao ngày càng bền chặt hơn, con người ngày nay có khuynh hướng tổ hợp lại với nhau. Như chúng ta thấy, vấn đề xã hội hóa có một trương độ mỗi ngày một rộng rãi trong mọi ngành nghề thuộc kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị và tôn giáo... và tại khắp nơi (52).
2) Ích lợi và nguy hiểm. Vấn đề tổ hợp hóa hay xã hội hóa, tự nó không xấu, còn đem lại nhiều lợi ích (liên đới, hợp tác, bảo vệ quyền lợi và thăng tiến). Tuy nhiên nó có nguy cơ xâm phạm tự do cá nhân, sáng kiến cá nhân, và trách nhiệm cá nhân. Chế độ độc tài đang lợi dụng hiện tượng xã hội này để bóp chết tự do. Chính đây là điểm Đức Giáo Hoàng phản đối, vì tự do luôn là tặng phẩm Chúa trao ban (53).
3) Bổn phận của chính quyền. Vừa khuyến khích tinh thần tổ hợp và đoàn kết, chính quyền vừa biết đề phòng những nguy cơ cản ngăn việc thăng tiến con người. Đức Pio XI dạy: Chính quyền phải cổ võ mạnh mẽ đời sống cộng đồng, nhưng với điều kiện kính trọng nhân vì và tự do của con người (53).
3. VẤN ĐỀ LƯƠNG BỔNG
1) Những chênh lệch đau buồn và bất công. Đức Giáo Hoàng rất ưu phiền nhìn thấy tại nhiều nước:
* Sự chênh lệch về lương bổng quá lớn tại nhiều nước, bắt buộc gia đình công nhân phải sống trong nghèo khổ. Thảm trạng này đen tối đặc biệt trong các nước kỹ nghệ còn phôi thai hay chưa phát triển.
* Sự chênh lệch về đời sống là hậu qủa đương nhiên của chênh lệch về lương bổng. Một số nhỏ người sống xa hoa trong khi đa số dân chúng sống lầm than, đói khổ, chật vật, thiếu những nhu yếu của cuộc sống. Cần chấn chỉnh làm sao để mọi người đều có ngày mai tươi sáng.
* Sự chênh lệch về lợi tức giữa một số nhỏ người được ưu đãi và đại đa số công nhân phải chấp nhận một đồng lương chết đói.
Sau khi dẫn chứng những chênh lệch rõ ràng như trên, Đức Giáo Hoàng tuyên bố: “Đó là những lạm dụng trắng trợn và buộc chính quyền cững như các chủ xí nghiệp có bổn phận vượt lên trên luật cung cầu để ấn định một số lương công bằng và bình đẳng hầu giúp người công nhân chu toàn những trách nhiệm gia đình trong mọi lãnh vực”. Tuy nhiên, theo Đức Thánh Cha, trong nỗ lực quân bình hóa đồng lương, cũng phải lưu ý đến năng xuất của mỗi người, đến tình trạng kinh tế của xí nghiệp, đến những đòi hỏi chung của mỗi quốc gia, và đến lợi ích chung của toàn thể nhân loại. Đã rõ, những nguyên tắc kể trên có giá trị ở khắp mọi nơi và mãi mãi. Tuy nhiên phải theo mực độ nào để áp dụng những nguyên tắc ấy trong từng chi tiết? (54)
2) Dung hợp những phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Sau khi nhận định rằng, hiện nay có một số nước phát triển mau lẹ, ngài xin mọi người chú ý đến điểm này: “Tiến bộ xã hội phải song hành và theo kịp những phát triển kinh tế, làm sao để mọi thành phần xã hội, chứ không chỉ riêng một số ít người được ưu đãi, đều dự phần vào những sản lượng dồi dào... Một nước thịnh vượng kinh tế không phải chỉ là dồi dào của cải, nhưng còn là phân phối hữu hiệu những của cải đó theo luật công bằng. Nghĩa là làm sao cho mọi người đều được tham dự, để con người thăng tiến toàn diện. Đấy mới thực là mục đích của hoạt động kinh tế quốc gia”. Để đạt tới đức công bằng xã hội như trên, Đức Giáo Hoàng lưu ý một cách cụ thể:
* Các xí nghiệp lớn hay trung bình, nhờ có khả năng tự túc về tài chánh, đã tăng thêm và tối tân hóa những dụng cụ sản xuất rất nhiều. Những xí nghiệp ấy phải công nhận cho lớp người công nhân được quyền tham gia vào số vốn của xí nghiệp. Bởi lẽ sự thành công của xí nghiệp là do vừa cả tư bản vừa cả việc làm. Nếu “tư bản” từ chối hiệu năng của “việc làm”, hay ngược lại, là một điều bất công lớn. Vậy phải tranh đấu làm sao để các tài sản chỉ được tập trung vào tay tư bản theo một tỷ lệ công bình, và đồng thời phải san sẻ một cách rộng rãi cho giới công nhân.
* Về phía quốc gia: Phải trù liệu để cung cấp việc làm cho mọi người thợ, tránh tạo ra một lớp công nhân ưu đãi. Duy trì một tỷ lệ cân đối giữa lương thợ và giá hàng. Xóa bỏ hay giảm bớt thế quân bình giữa các ngành nghề: canh nông, kỹ nghệ, công sở, xí nghiệp. Tài sản quốc gia càng dồi dào, càng phải tăng thêm tiện nghi cuộc sống hằng ngày cho dân chúng. Tiết chế sinh hoạt của thế hệ hiện tại để chuẩn bị một tương lai tươi sáng cho thế hệ ngày mai.
* Bình diện quốc tế: Tránh mọi hình thức cạnh tranh bất chính giữa các nền kinh tế của các nước khác nhau, trái lại nên khuyến khích hợp tác kinh tế giữa các nước bằng những thỏa hiệp tốt đẹp. Các nước có kỹ nghệ tinh tiến, có bổn phận cộng tác vào việc phát triển kinh tế của các nước kém mở mang.
* Công ích luôn phải được kính trọng trong mọi lãnh vực xí nghiệp, quốc gia hay quốc tế. Vì đó là tiêu chuẩn của mọi hoạt động kinh tế xã hội đích thực. Đó là điều Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh (55).
4. NHỮNG ĐÒI HỎI CÔNG BẰNG TRONG CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ
1) Xí nghiệp phải thích hợp với phẩm giá con người. Lý công bình phải được tôn trọng không những trong việc phân chia tài sản, mà còn phải thực hiện trong các xí nghiệp là chính nơi sản xuất nữa. “Nếu cơ sở của một hệ thống kinh tế cản trở con người phát triển và hoàn thiện vì con người dần dần trở thành một cái máy, thì hệ thống kinh tế đó bị kết án, ngay cả khi con người được hưởng một lương bổng đầy đủ hợp với công bằng. Vì phẩm giá con người mà Giáo Hội đã công nhận và bảo vệ, không có thể bị hy sinh trong trường hợp nào cả, vì nó là tài sản qúy nhất của con người” (56).
2) Một điểm quan trọng. Thông điệp không thể đi vào hết các chi tiết của việc tổ chức một xí nghiệp làm sao để phù hợp với nhân phẩm, làm sao để người thợ cảm thấy thoải mái, tự do và phát triển. Trước đây, Đức Pio XII đã viết: “Những cơ sở cỡ nhỏ hay trung bình của giới nông nghiệp, công nghệ, thương mại và kỹ nghệ cần phải được bảo vệ và nâng đỡ. Các giới này nên kết thành xí nghiệp hợp tác xã, để hưởng những tiện nghi. Hơn nữa, theo các doanh nghiệp lớn, trong các cơ sở nhỏ hay trung bình, cần tiến tới việc làm các bản giao kèo được điều tiết theo như các khế ước dân sự” (57).
3) Kinh doanh bằng công nghệ và hợp tác xã sản xuất. Tùy theo những nhu cầu của công ích và sự tiến bộ của kỹ thuật, cần duy trì và khuyến khích không những việc mở mang các lối kinh doanh hoặc cho giới công nghệ, hoặc cho từng gia đình nông dân, mà còn duy trì và khuyến khích việc mở mang các hợp tác xã kinh tế hầu kiện toàn hai thứ kinh doanh nói trên. Mấy điều kiện cần thiết:
* Cổ võ một hình thức thích ứng mềm dẻo tuỳ theo mỗi tình trạng kinh tế.
* Người điều khiển phải được huấn luyện đầy đủ.
* Không cùng chịu một thứ thuế như nhau.
* Mỗi ngành nghề được tổ chức thành nghiệp đoàn (58).
4) Sự hiện diện tích cực của công nhân trong xí nghiệp. Trong mỗi xí nghiệp, người thợ trước hết phải được huấn luyện đầy đủ, hầu có khả năng tham dự vào xí nghiệp. Sự hiện diện tích cực như vậy sẽ tạo nên sự hợp tác tích cực và xứng nhân phẩm. Nhờ sự hiện diện và cộng tác tốt, người thợ dần dần tìm được tinh thần tự trọng, tự hoàn thiện nghề nghiệp, làm quen với kỹ thuật mới (59). Một trong những chủ đích của nghiệp đoàn là bảo vệ và phát triển sự hiện diện của người thợ trong mọi sinh hoạt của xí nghiệp (60).
5. QUYỀN TƯ HỮU
1) Tình trạng mới. Đức Giáo Hoàng nhận xét về những biến chuyển tương quan đến quyền tư hươu từ mấy chục năm vừa qua như sau:
* Trong các xí nghiệp lớn, cỗ phần của các tư-hữu-chủ mỗi ngày một tách ra khỏi phần của những người cấp chỉ huy xí nghiệp. Tình trạng này khiến cho việc kiểm soát của công quyền gặp nhiều khó khăn. Vì làm sao mà bảo đảm được rằng những mục tiêu do giới chỉ huy xí nghiệp lớn đang theo đuổi lại không tương phản với những công ích. Nhất là những xí nghiệp lớn thường có ảnh hưởng sâu xa đến đời sống kinh tế của cả quốc gia.
* Ngày nay, phần đông dân chúng sống bình thản về tương lai hơn. Lý do, vì họ có chân trong các tổ chức tối tân bảo hiểm hay trong các hình thức bảo đảm xã hội khác. Ngày xưa, điều kiện để sống bình thản là có một số tiền trong tay.
* Ngày nay dân chúng ưa có khả năng chuyên nghiệp hơn có tiền nắm trong tay. Hễ có khả năng chuyên nghiệp, người ta làm việc kiếm ra nhiều tiền hơn.
* Những nhận xét trên đây minh chứng xã hội đang có một tiến bộ: Trọng khả năng làm việc nơi con người hơn là tiền của bên ngoài.
2) Đề cao quyền tư hữu. Về điểm này thông điệp nhấn mạnh rằng:
* Quyền tư hữu, cả trên những của sản xuất, thời nào cũng có giá trị, vì là một quyền thiên nhiên bất hủ, theo đấy con người có trước xã hội và xã hội phải hướng về con người.
* Quyền tư hữu luôn là một bảo đảm, một tưởng lệ cho việc xử dụng quyền tự do của con người. Chối quyền tư hữu là chối những điều kiện cơ bản để xử dụng quyền tự do.
* Giáo Hội đòi hỏi: Kinh tế phải được tổ chức làm sao để người thợ có tiền công đầy đủ, có thể dành dụm đôi chút hầu có thể gầy dựng một tư sản. Đó là điều mong ước rất chính đáng của họ, nhờ đó họ được thăng tiến và gia đình họ được ổn định vững chắc.
3) Công sản. Thông điệp muốn nhắn nhủ rằng: Có trường hợp quốc gia có thể nắm giữ, với quyền tư hữu chính đáng, một số của sản xuất, nhất là khi những của này có một mãnh lực kinh tế, mà nếu để rơi vào tay tư nhân, sẽ mưu hại cho công ích quốc gia. Tuy nhiên, khi “quốc hữu hóa” một tài sản nào, chính quyền phải làm vì công ích, chứ không phải vì để chối bỏ quyền tư hữu.
4) Trách vụ xã hội: Thông điệp nhấn mạnh: Mỗi người đều có quyền tư hữu và quyền tư hữu luôn mang theo trách nhiệm xã hội. Nói khác, quyền tư hữu luôn hướng về con người, về công ích. Như giáo huấn của Đức Leo XIII: “Bất cứ ai được Thiên Chúa nhân lành ban cho của cải dư dật hơn (tư sản lớn hơn, giầu có hơn), hãy nhớ rằng Chúa ban của cải để họ hoàn thiện chính mình, và còn mưu ích cho người chung quanh nữa.” Cũng vậy, nếu Phúc Âm nhìn nhận quyền tư hữu, thì Phúc Âm không ngớt đòi hỏi các người giàu có không được giữ hoa lợi và tài sản đó cho riêng mình, nhưng phải chia cho anh em đồng loại nữa. Chúa Giêsu đã khẳng định: “Quả thật Thầy nói cho anh em biết, khi anh em làm phúc cho tha nhân bằng nào, thì đó là anh em làm phúc cho chính Thầy”. Nói như vậy, Chúa Giêsu không sợ coi mình như một người nghèo cần được chia sẻ quyền tư hữu.
III. NHỮNG KHÍA CẠNH MỚI TRONG VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Sau khi đã quảng diễn giáo huấn về xã hội kinh tế của các đấng tiền nhiệm, Đức Leo XIII, Đức Pio XI và Đức Pio XII, trong phần này, Đức Gioan XXIII trình bày với chúng ta những khía cạnh mới của vấn đề xã hội. Ngài cho chúng ta những điều ngài nhận xét và cảm nghiệm rồi vạch ra những đường hướng hoạt động theo giáo lý của Giáo Hội, cũng là của Phúc âm Chúa Giêsu.
1. NHỮNG ĐÒI HỎI CÔNG LÝ LIÊN QUAN TỚI CÁC NGÀNH SẢN XUẤT.
1) Canh nông, một ngành sản xuất kém mở mang. Đức Giáo Hoàng nhận thấy: hầu như khắp nơi trên thế giới, nhiều nông dân bỏ ruộng đất để lên tỉnh hay về những trung tâm kỹ nghệ. Có nhiều lý do: việc làm, lương bổng, tiện nghi, giải trí, điều kiện tiến thân.... Nhưng cũng có một nguyên do khác rất hiển nhiên: Nếu so với đời sống thành thị, đời sống nông thôn, dưới nhiều khía cạnh, bị bạc đãi quá nhiều: thiếu an ninh, trường học và đường xá, thiếu nhà thương, thuốc men và tiện nghi, thiếu dụng cụ, thiếu huấn luyện và nâng đỡ... thiếu tiền bạc! (66).
2) Những việc phải làm để thăng tiến nông nghiệp: Từ những nhận xét trên, Đức Thánh Cha kêu gọi:
* Mỗi quốc gia phải nỗ lực tối tân hóa nông nghiệp và thăng tiến đời sống nông dân, bằng cách cung cấp cho nghề nông và cho nông dân những tiện nghi tối thiểu (67).
* Phát triển điều hòa trong toàn bộ quốc tế: “Phải biết rằng, nếu đời sống của người dân quê được dễ chịu, kiếm đủ ăn, thì chính kỹ nghệ cũng được lợi thêm. Vì nếu dân quê có đủ mãi lực, sẽ có thể mua những sản vật với một mức tiêu thụ đáng kể” (68).
* Chính phủ phải có một kế hoạch kinh tế điều hợp trong mọi ngành xuất cảng cho cả kỹ nghệ và nông nghiệp: Chính sách nông nghiệp cũng liên hệ tới chế độ thuế má, tín dụng, bảo hiểm xã hội, mức giá cả và kỹ nghệ biến chế. Cần tối tân hóa cách canh tác và nông cụ. Cần tổ chức hợp tác xã nông nghiệp (69-77).
3) Công ích đòi hỏi: Nông dân, cũng như mọi người thợ khác, chẳng những phải đoàn kết với nhau để điều hoà quyền lợi của mình với những quyền lợi của người thuộc các ngành nghề khác, mà đôi khi còn phải hy sinh những đòi hỏi của mình cho quyền lợi chung, cho lợi ích quốc gia hay quốc tế (78).
4) Ơn gọi và sứ mệnh của nông nghiệp. Theo Đức Gioan XXIII, trong nông nghiệp con người tìm thấy mọi cái đều cộng tác để nâng cao nhân vị, kiện toàn cá tính: Chính thế, con người phải coi việc làm trong nghề nông như một ơn gọi, một sứ mệnh, như một việc tận hiến cho Chúa càn khôn. Hơn thế phải xác tín nông nghiệp lợi ích hơn bất cứ một nghề nào khác, vì con người sống được là nhờ những sản vật của đất, từ đất (79).
2. NHỮNG ĐÒI HỎI CÔNG BẰNG TRONG MỐI TƯƠNG GIAO GIỮA CÁC NƯỚC CÓ MỨC PHÁT TRIỂN KHÔNG ĐỒNG ĐỀU
1) Vấn đề của thời đại chúng ta: Trước tiên Đức Gioan XXIII quả quyết: “Vấn đề quan trọng nhất của thời đại chúng ta là mối tương giao giữa những nước đã phát triển kinh tế và những nước đang mở mang. Nhưng nước trên được hưởng một mức sinh hoạt cao, còn những nước sau phải chịu một sự thiếu kém thường rất thê thảm”. Rồi ngài kết luận: “Tình liên đới nối kết mọi người vào một đại gia đình, gia đình nhân loại, cần ưu đãi những người bị thiệt thòi hơn. Chúng ta phải liên đới trách nhiệm về những dân tộc đang thiếu ăn. Phải nói cho mọi người ý thức về trách nhiệm này, và thúc bách họ tự nguyện góp phần viện trợ cụ thể cho những người nghèo, dân tộc nghèo đói”; Riêng với người Công Giáo, “Đây là đòi hỏi của bác ái Phúc Âm”. (82).
2) Những hình thức cứu trợ: Cứu trợ khẩn cấp ngay sau một tai ương, trong một nạn đói (83); Cứu trợ bình thường bằng các chương trình huấn luyện kỹ thuật để tránh thảm cảnh nghèo vì không được huấn luyện kỹ thuật canh tác hay tổ chức nghề nghiệp..., bằng cách giúp tài chánh làm vốn đầu tư, mua dụng cụ làm việc, theo các khóa huấn luyện... (84)
3) Tránh những sai lầm của quá khứ: Theo Đức Gioan XXIII, “các nước đang mở mang kinh tế phải học hỏi những kinh nghiệm của các nước tiền tiến, để đừng tái phạm lỗi lầm mà trước kia những nước đó đã mắc phải”. Những sai lầm đó là “chạy theo thuyết tự do kinh tế”, khiến “tài sản quốc gia nằm vào tay một số nhỏ người”, và do đó “mất quân bình giữa sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội” (85).
4) Giúp đỡ vô vị lợi và tôn trọng đặc điểm của mỗi quốc gia: Đức Thánh Cha thật hữu lý khi nhắc nhở: “Những nước tiền tiến đang hăm hở hun đúc nhưng quốc gia đang mở mang theo khuôn mẫu của mình, nhưng cần phải tôn trọng những đặc tính của họ, chú ý đến những khả năng biến đổi khác nhau tùy theo từng nước” (86). Hơn thế, còn phải giúp đỡ vô vị lợi, đừng viện trở trá hình, “giúp đỡ nhưng nhằm chi phối kinh tế của một nước” (87).
5) Tôn trọng các cấp bậc giá trị: Điểm nhận xét quan trọng của Đức Thánh Cha: “Nhiều nước tiền tiến đã mất dần sự ý thức về các nấc thang giá trị. Người ta chỉ nghĩ đến tiến bộ khoa học và kỹ thuật, đến việc cải thiện đời sống vật chất mà bỏ rơi những giá trị tinh thần và thiêng liêng. Như vậy, những nước thịnh vượng về kinh tế có thể có những hành động tai hại đối với những nước đang mở mang là những nước thường giữ được các giá trị nhân phẩm nhờ các tập tục ngàn xưa” (88).
6) Những đóng góp của Giáo Hội: Giáo Hội được thiết lập vì mọi người, cho mọi người. Vì thế theo dòng lịch sử, Giáo Hội đã đem đến cho các dân tộc những sáng kiến về giáo dục, kinh tế, xã hội... không có sự phân biệt. Giáo Hội không ép buộc, nhưng khuyến khích và chỉ đạo để các tín hữu dấn thân thực sự trong việc xây dựng và thăng tiến xã hội họ đang sống. Theo gương Chúa Giêsu, Đấng sáng lập, Giáo Hội chủ trương giải phóng con người khỏi bất công và tàn bạo. Cũng như Đức Pio XII, Đức Gioan khẳng định: “Mục tiêu của Giáo Hội là sự duy nhất siêu nhiên trong tình yêu phổ cập và sống thực. Đó không phải chỉ là một hình thức nhất tề đồng đều ở bên ngoài, Giáo Hội tôn trọng mọi nhân vị cũng như tôn trọng mọi dân tộc, mọi đặc tính và mọi tập truyền” (89). Đức Thánh Cha vui mừng thấy nhiều Kitô hữu ý thức tích cực về điểm này và đang dấn thân xây dựng xã hội (89).
3. GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ MỞ MANG KINH TẾ
1) Bất quân bình giữa sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế: Đó là một nhận xét rất xã hội. Sự kiện này đặc biệt rõ nét tại các nước nghèo. Nó đã làm bận tâm nhiều người “dân số tăng lên kinh khủng trong khi kinh tế không thể phát triển kịp thời, vì thế thiếu phương tiện sinh sống”. Và để giải quyết “nạn nhân mãn”, thiếu nhà ở, thiếu cơm ăn, thiếu đất canh tác, thiếu tiện nghi sống, người ta đưa ra chương trình “hạn chế sinh sản” bằng những phương pháp nhân tạo (90).
2) Giải pháp đứng đắn: Đức Thánh Cha không chối tính cách trầm trọng của vấn đề “bất quân bình này”, nhưng ngài lưu ý: Đừng coi nó quá trầm trọng đến độ không thể giải quyết! Phải tin vào ơn Chúa Quan Phòng Đấng tiên liệu cho con người đủ thông minh để tìm ra những đường lối thỏa đáng cho đời sống. Đừng vội chạy đến những “cùng kế” mà một nền luân lý lành mạnh vẫn khước bác. Cách giải quyết vấn đề đứng đắn nhất là phải tìm trong các nỗ lực khoa học mới những phương tiện thích nghi để tăng thêm số lượng thực phẩm cần thiết cho đời sống (91).
3) Tôn trọng sự sống: Những phương pháp phạm đến sự sống của con người đều không tốt. Đức Gioan XXIII nhấn mạnh “Sự sống nhân loại phải được lưu truyền trong hôn nhân một vợ một chồng. Với người Công Giáo, hôn nhân đã được nâng lên hàng bí tích. Nơi con người, công việc này không giống như ở nơi loài vật. Hành động lưu truyền sự sống không phải là một hành động bản năng, nhưng là hành động đầy nhân tính và ý thức. Sự sống con người là một ‘vật thánh’, vì từ khởi thủy nó đã đòi hỏi một hành động sáng tạo của Thiên Chúa” (92).
4) Có niềm tin và được giáo dục: Để hiểu được trách nhiệm tôn trọng sự sống, cần thiết phải tin vào sự Quan Phòng của Thiên Chúa, đồng thời phải được giáo dục vững chắc để hiểu biết trách nhiệm trong hết mọi phương diện của đời sống. Nhờ đó, có can đảm chấp nhận mọi hy sinh hầu cộng tác với Thiên Chúa trong việc lưu truyền sự sống và giáo dục con cái (93).
4. HỢP TÁC TRÊN BÌNH DIỆN THẾ GIỚI
1) Trương độ quốc tế: Đức Thánh Cha nhận thấy: “Tất cả mọi vấn đề quan trọng, bất luận là khoa học, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, đều có trương độ vượt qua mọi biên giới quốc gia để lan rộng ra cả một miền, nếu không phải là toàn thế giới, vì thời nay các dân tộc đều hỗ tương nhau. Vì thế, hơn lúc nào hết, cần có thỏa hiệp và cộng tác giữa các quốc gia” (95).
2) Điều kiện thỏa hiệp và cộng tác: Trước tiên là tránh sự nghi kỵ nhau, đừng nước nào tạo sự nghi kỵ cho người khác. Thứ đến là phải “chấp nhận một trật tự siêu việt, phổ quát, tuyệt đối, có giá trị cho hết mọi người”. Chính nền tảng đạo đức này tạo nên lòng tín nhiệm, kính trọng, tương hỗ nhau thực tình (97).
3) Nền móng của trật tự đạo đức: Nền móng đó là Thiên Chúa. Đức Giáo Hoàng dạy: “Lòng tin tưởng lẫn nhau giữa các dân tộc và các chính phủ chỉ có thể phát sinh và vững bền trong sự nhìn nhận và tôn trọng trật tự đạo đức. Nhưng trật tự đạo đức chỉ có thể đứng vững được nhờ Thiên Chúa. Tách rời khỏi Thiên Chúa, nó sẽ tan vỡ. Thật là sai lầm, khi bị hoa mắt bởi những thành công của khoa học, người ta nói: Con người có thể không cần đến Thiên Chúa!”
IV. NỐI LẠI NHỮNG MỐI GIAO HẢO CỦA ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG TRONG CHÂN LÝ, CÔNG BÌNH VÀ BÁC ÁI
1. Thiên Chúa LÀ NỀN TẢNG
Muốn giải quyết thỏa đáng những vấn đề của xã hội hôm nay, Đức Thánh Cha đề nghị cần có những nối kết của đời sống cộng đồng trong chân lý, công bình và bác ái. Lý tưởng này trước tiên đòi phải gạt bỏ những học thuyết hay ý thức hệ sai lầm hoặc thiếu sót. Mối sai lầm hay thiếu sót chung và lớn hơn cả là: Người ta coi những đòi hỏi tôn giáo mà Tạo Hóa đã phú bẩm trong đáy lương tâm, chỉ là một tình cảm, một tưởng tượng cần phải đánh tan khỏi lòng con người, vì nó không hợp với thời đại mới và tương phản với nền văn minh tân tiến của nhân loại. Họ quên rằng chính cái ý tưởng tôn giáo xâu xa trong con người là một xác chứng hùng hồn: Con người do Thiên Chúa dựng nên và luôn hướng về Thiên Chúa, như lời thánh Aucơtinh đã viết: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên chúng con, và tâm hồn chúng con luôn xao xuyến cho tới khi được an nghỉ trong Chúa”.
Chính vì thế, kỹ thuật và kinh tế ngày nay có phát triển đến đâu, trong thế giới sẽ không có tình giao hảo, công bình và an lạc, bao lâu người ta chưa ý thức được phẩm giá của mình là vật thụ tạo, là con cái của Thiên Chúa. Ngài là thủy chung của vạn vật. Tách khỏi Thiên Chúa con người sẽ trở thành vô nhân đạo với chính mình và với tha nhân. Vì Thiên Chúa là nguồn chân lý, công bình và bác ái. Con người chớ quên rằng: “Nếu không có Thiên Chúa xây dựng ngôi nhà, thì bao nhiêu công lao của thợ xây cũng thành công dã tràng (Tv 92,5)”. (99).
2. SỰ VỮNG BỀN CỦA HỌC THUYẾT XÃ HỘI Công Giáo
Học thuyết do Giáo Hội Công Giáo trình bày về xã hội cộng đồng thế giới vẫn có giá trị trong mọi thời. Lý do, học thuyết của Giáo Hội lấy con người làm nền tảng, nguyên nhân và cứu cánh trong mọi tổ chức xã hội. Tự bản tính, con người là phần tử của xã hội và được Thiên Chúa nâng lên bậc siêu nhiên.
Giáo Hội đã mất nhiều công phu và trải qua hàng thế kỷ, soạn thảo một học thuyết xã hội mà căn bản là công nhận, bảo vệ và phát huy nhân phẩm, đồng thời xác nhận những nguyên tắc quy định về các mối tương giao giữa loài người trong công bình, chân lý và bác ái.
Tất cả thành phần dân Chúa phải học hỏi, nghiên cứu và thể hiện trong đời sống thực tế đường lối xã hội của Hội Thánh (100).
1) Học hỏi và phổ biến: Đức Thánh Cha quả quyết rằng, học thuyết xã hội Công Giáo là một thành phần trong toàn bộ giáo lý mà Giáo Hội dạy về đời sống con người. Vì thế ngài ao ước thuyết này được học hỏi thêm mãi, được dạy trong các chủng viện, các học đường Công Giáo hay các hội đoàn, được phổ biến trên báo chí, bằng các phương tiện truyền thông xã hội. Tùy theo hoàn cảnh và khả năng, mọi giáo dân được mời gọi tham gia vào công việc học hỏi và phổ biến này (101)
2) Giáo dục và thực hiện: Trong mọi học thuyết xã hội, người ta không chỉ phải đề cao nguyên tắc mà còn phải thực hiện nguyên tắc đó trong đời sống. Điều này càng phải áp dụng trong xã hội Công Giáo, vì xã hội Công Giáo lấy chân lý làm quang minh, lấy công bình làm cứu cánh, lấy bác ái làm động lực. Nền giáo dục Công Giáo, muốn cho toàn vẹn, phải bao trùm mọi trách vụ, vì thế người Công Giáo, một khi hấp thụ nền giáo dục này, phải cố thi hành hết mọi hoạt động của mình trong lãnh vực kinh tế, xã hội làm sao cho phù hợp với luật lệ và đường hướng của Giáo Hội (102-103).
3) Những chỉ dẫn thực hành: Đức Giáo Hoàng dạy: “Để thực hành những nguyên tắc xã hội của thông điệp, cần phải biết quan sát, suy xét và hành động. Đó là một phương pháp giản dị nhưng hiệu nghiệm.
* Quan sát: nhìn xem sự việc xẩy ra hay tình trạng cụ thể đang có.
* Suy xét: Nhận định những yếu tố của sự việc hay của tình trạng, xem có phù hợp với những nguyên tắc công bình cần thi hành, hay không phù hợp và bất công cần phải xa tránh...
* Hành động: Sửa chữa những yếu tố tiêu cực nhờ những yếu tố tích cực để phục hưng xã hội, phục vụ con người... (104).
Dĩ nhiên trong môi trường xã hội, phải hoạt động hăng say, chân thành, đúng giáo lý và tuân theo chỉ thị của hàng Giáo Phẩm (105), phải tỉnh thức đừng để khoa học làm suy giảm đời sống đạo đức, nhưng phải xử dụng khoa học vào việc phục vụ con người và làm vinh danh Thiên Chúa (106). Nói một cách khác, khi hoạt động phải cố gắng giữ đúng bậc thang giá trị, đừng lấy phụ làm chính, phương tiện làm cứu cánh: Luôn phải chú trọng đến phảm giá của nhân vị, vì những nguyện vọng và mục đích cuối cùng của nó là đạt tới Thiên Chúa (107).
* * *
Đọc những chương trên về Đức Gioan XXIII, chúng ta thấy một điểm nổi bật trong đời sống và hoạt động mục vụ của ngài: Đó là tinh thần sống nghèo và lòng thương người nghèo. Từ nếp sống gia đình tại thôn dã, từ những nhiệm sở mục vụ ngoại giao, từ những tiếp xúc với người dân đủ mọi tầng lớp, từ bầu khí trước và sau của hai thời đại chiến, và nhất là từ những suy tư về giáo huấn Phúc Âm và học thuyết Giáo Hội của Toà Thánh... Tất cả đã trang bị cho Đức Gioan XXIII một hành trang mục vụ lớn được đúc kết trong thông điệp Mẹ và Thầy, như chúng ta vừa tóm lược. Cha Yves Congar O.P. đã khéo quả quyết: “Đức Thánh Cha trình bày giáo huấn của Phúc Âm và của Giáo Hội với cả tâm hồn đầy ắp suy tư và kinh nghiệm mục vụ”.
Vì thế chúng ta không lạ gì ngay trong ngày 15.7.1961, ngày công bố thông điệp bằng những ngôn ngữ thông thường, các Thông Tấn Xã có mặt tại Roma đã thi nhau gửi mau về nhà tin tức, bình luận và chính bản văn thông điệp. Chẳng hạn hãng Thông Tấn Xã ANSA đã gửi đi ba điện văn gồm 8.300 chữ, hãng NCWC-News Service đã dùng đài phát thanh chuyền về Mỹ tất cả bản dịch thông điệp bằng Anh ngữ, dài 56 trang, hãng France Press gửi điện tín 10.000 chữ. Tại Ý, ngay ngày đầu, 20 tờ báo đăng tải trọn vẹn thông điệp; Tại Pháp, chỉ trong một tháng, đã bán ra 350.000 bản thông điệp bằng Pháp ngữ. Nhiều cơ quan chính phủ, nhiều nghiệp đoàn, nhiều hãng xưởng và nhiều hội đoàn tư nhân đã chọn thông điệp Mẹ và Thầy làm tài liệu học tập trong năm...
Những sự kiện trên chứng tỏ một điều: Thông điệp Mẹ và Thầy là một thông điệp xã hội rất có ảnh hưởng, không chỉ vững chắc về phần học thuyết, mà còn đáp ứng hữu hiệu nhiều mong ước của thời đại trong phần thực hành. Theo nhận xét của cha E. Welty, O.P. “Đức Gioan XXIII có một kiến thức sâu rộng về vấn đề xã hội trên bình diện quốc tế, đặc biệt về những tương quan giữa các quốc gia kỹ nghệ thịnh vượng với những quốc gia phát triển không đồng đều về kinh tế và vầ an sinh xã hội”.
Phải chăng chính từ những cái nhìn sâu sắc về vấn đề xã hội, mà Đức Gioan XXIII đã còn có những suy tư, những đường hướng mục vụ rất là con người về vấn đề“HOÀ BÌNH TRÊN THẾ GIỚI” như chúng chúng ta sẽ đọc được trong chương tiếp theo.
Lm Mai Đức Vinh
Giải đáp phụng vụ: Chủng sinh giữ vai trò phó tế được không?
Nguyễn Trọng Đa
21:03 06/05/2014
Giải đáp phụng vụ: Chủng sinh giữ vai trò phó tế được không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Liệu có là đúng khi một chủng sinh giúp xứ được phép làm phận vụ của một thầy phó tế trong Thánh lễ không? Thưa cha, con hỏi như thế vì chuyện đã xảy ra tại giáo xứ của con. Chủng sinh này, chưa được truyền chức phó tế, đã tham gia vào mọi phần vụ mà một thầy phó tế thường làm nếu thầy hiện diện ở đó. Trong bối cảnh này, liệu một giáo dân có thể làm như vậy nếu cha xứ cho phép không? Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói gì về việc này? Có hướng dẫn nào không, thưa cha? - E. C. , Kabwe, Zambia.
Đáp: Trên nguyên tắc, mỗi thừa tác viên có thể thực hiện các phận vụ, và chỉ các phận vụ ấy mà thôi, tương ứng với thừa tác vụ riêng của mình.
Do đó, một chủng sinh không thể thực hiện các phận vụ như thế, vì chúng chỉ dành riêng cho phó tế hay linh mục. Tuy nhiên, nếu chủng sinh ấy đã lãnh nhận tác vụ giúp lễ (Acolyte), thì thầy có thể thực thi các phận vụ mà một thầy có tác vụ giúp lễ có thể làm khi vắng mặr thầy phó tế.
Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) mô tả các phận vụ này như sau:
“98. Thầy giúp lễ lãnh tác vụ để phục vụ bàn thờ, giúp vị tư tế và thầy phó tế. Công việc chính của thầy là chuẩn bị bàn thờ và các bình thánh; thầy còn là thừa tác viên ngoại thường cho giáo dân rước lễ.
Trong việc giúp bàn thờ, thầy giúp lễ có những phần vụ riêng (x. nn. 187-193) mà thầy phải thi hành.
“100. Nếu không có thầy giúp lễ, các thừa tác viên giáo dân có thể phục vụ bàn thờ và giúp vị tư tế và phó tế. Họ mang thánh giá, nến, hương, bánh, rượu, nước, và ngay cả được cử cho giáo dân rước lễ với tính cách thừa tác viên ngoại thường.
"187. Các phần việc mà thầy giúp lễ có thể làm thuộc nhiều loại khác nhau; lại có nhiều phần việc phải làm cùng một lúc. Vậy nên phân phối các phần việc đó cho nhiều người. Nhưng nếu chỉ có một thầy giúp lễ có mặt, thầy sẽ thi hành những gì quan trọng hơn; còn các việc khác, thì trao cho những người giúp lễ khác.
“Nghi thức đầu lễ
“188. Khi tiến ra bàn thờ, thầy giúp lễ có thể mang thánh giá đi giữa hai người giúp cầm nến cháy. Khi tới bàn thờ, thầy đặt thánh giá gần bàn thờ, để thành thánh giá bàn thờ, nếu không thì đem cất vào nơi xứng đáng. Rồi thầy về chỗ của mình trong cung thánh.
“189. Trong suốt buổi cử hành, nhiệm vụ của thầy giúp lễ là đến gần vị tư tế, hoặc phó tế, mỗi khi cần, để đưa sách và giúp các ngài trong những gì cần thiết. Do đó, nên hết sức dành cho thầy một chỗ thuận tiện, để thầy dễ dàng lo phần việc của mình nơi ghế ngồi hay tại bàn thờ.
“Phụng vụ Thánh Thể
“190. Nếu không có thầy phó tế, thì sau lời nguyện cho mọi người, và khi vị tư tế còn ở tại ghế, thầy giúp lễ đặt khăn thánh, khăn lau chén, chén thánh và Sách Lễ lên bàn thờ. Rồi, nếu cần, thầy giúp vị tư tế tiếp nhận lễ phẩm do giáo dân dâng tiến, và, nếu tiện, đưa bánh rượu tới bàn thờ và trao cho vị tư tế. Nếu có xông hương, chính thầy đưa bình hương cho vị tư tế và giúp ngài xông hương lễ phẩm, thánh giá và bàn thờ. Rồi thầy xông hương vị tư tế và giáo dân.
“191. Thầy có thừa tác vụ giúp lễ có thể giúp vị tư tế cho giáo dân rước lễ, nếu cần, với tư cách một thừa tác viên ngoại thường. Nếu cho rước lễ dưới hai hình, mà không có thầy phó tế, thầy cho họ rước Máu Thánh; nếu giáo dân rước lễ theo cách chấm, thì thầy cầm chén thánh.
“192. Cho rước lễ xong, thầy có thừa tác vụ giúp lễ giúp vị tư tế hoặc phó tế lau và sắp xếp các bình thánh. Khi không có thầy Phó tế, thầy giúp lễ mang các bình thánh tới bàn phụ, tráng lau và sắp xếp các bình thánh tại đó.
“193. Lễ xong, thầy giúp lễ cùng với các thừa tác viên khác, làm một với phó tế và vị tư tế, trở về phòng thánh theo kiểu đoàn rước cùng một cách và thứ tự như khi đi ra. (Bản dịch Việt ngử của Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Từ các khoản trên, dường như có thể rằng một chủng sinh giữ vai trò của một thầy phó tế, mà không nhất thiết phải là trường hợp trên đây.
Nếu chủng sinh chưa phải là một thầy giúp lễ lãnh tác vụ, chủng sinh ấy có thể phục vụ bên cạnh linh mục, giúp cha với sách lễ tại bàn thờ, trao đĩa thánh cho cha, và nếu cần, có thể giúp cha cho giáo dân rước lễ, với tư cách một thừa tác viên ngoại thường.
Nếu chủng sinh đã là một thầy giúp lễ, thì sau đó thầy mang các bình thánh tới bàn phụ, tráng lau và sắp xếp các bình thánh tại đó.
Nếu chủng sinh chưa là một thầy giúp lễ, thì chính linh mục tráng lau các bình thánh.
Tuy nhiên, chủng sinh này không có thể thực hiện bất kỳ phận vụ nào chỉ dành riêng cho thừa tác viên có chức thánh.
Do đó, trong Phụng Vụ Lời Chúa, chủng sinh không thể đọc Tin Mừng hay ban bố bài giảng. Huấn thị "Redemptionis Sacramentum" nói rõ như sau:
“63. Trong buổi cử hành Phụng Vụ thánh, bài đọc Tin Mừng “là tột đỉnh của phụng vụ Lời Chúa”, theo truyền thống của Giáo Hội, được dành cho thừa tác viên có chức thánh. Nên, một giáo dân, kể cả một tu sĩ, không được phép công bố Tin Mừng trong cử hành Thánh Lễ, kể cả trong các trường hợp khác, mà quy tắc không có rõ ràng cho phép.
“64. Bài giảng, được ban bố trong cử hành Thánh Lễ và là thành phần của chính phụng vụ, “thường do chính linh mục chủ tế hay một linh mục đồng tế mà ngài nhờ đảm trách, hay đôi khi, nếu là hợp thời, cũng do một phó tế, nhưng không bao giờ do một giáo dân. Trong những trường hợp đặc biệt và có lý do chính đáng, bài giảng cũng có thể do một Giám mục hay một linh mục tham dự cử hành, dù các ngài không thể đồng tế”.
“66. Việc cấm giáo dân giảng trong lúc cử hành Thánh Lễ cũng liên quan đến các chủng sinh, các sinh viên thần học, đến tất cả những ai thi hành chức vụ “phụ tá mục vụ”, và đến bất cứ nhóm, phong trào, cộng đoàn hay hiệp hội giáo dân nào” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)
Trong Phụng vụ Thánh Thể, thầy giúp lễ không chuẩn bị chén thánh, bằng cách rót sẵn rượu và nước vào chén, nhưng chỉ trao bình rượu và bình nước cho linh mục mà thôi. Hoặc thầy cũng không giúp linh mục trong việc nâng cao chén thánh cho phần Vinh tụng ca kết thúc. Chính linh mục, chứ không phải thầy giúp lễ, mời gọi tín hữu chúc bình an cho nhau, và đọc lời “Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an” vào cuối Thánh Lễ.
Nếu linh mục cho phép hoặc bảo chủng sinh thực hiện bất kỳ chức năng nào dành riêng cho mình, ngài đã phạm sai lầm. Điều này cũng là thiếu khôn ngoan, nên chủng sinh cần phải từ chối làm như vậy.
Trong một số trường hợp, thậm chí việc này có thể được coi là một sự tiếm quyền của các phận vụ thánh, vốn có thể ngăn trở hoặc trì hoãn sự chấp thuận cho chủng sinh lãnh nhận chức thánh. (Zenit.org 6-5-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Liệu có là đúng khi một chủng sinh giúp xứ được phép làm phận vụ của một thầy phó tế trong Thánh lễ không? Thưa cha, con hỏi như thế vì chuyện đã xảy ra tại giáo xứ của con. Chủng sinh này, chưa được truyền chức phó tế, đã tham gia vào mọi phần vụ mà một thầy phó tế thường làm nếu thầy hiện diện ở đó. Trong bối cảnh này, liệu một giáo dân có thể làm như vậy nếu cha xứ cho phép không? Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói gì về việc này? Có hướng dẫn nào không, thưa cha? - E. C. , Kabwe, Zambia.
Đáp: Trên nguyên tắc, mỗi thừa tác viên có thể thực hiện các phận vụ, và chỉ các phận vụ ấy mà thôi, tương ứng với thừa tác vụ riêng của mình.
Do đó, một chủng sinh không thể thực hiện các phận vụ như thế, vì chúng chỉ dành riêng cho phó tế hay linh mục. Tuy nhiên, nếu chủng sinh ấy đã lãnh nhận tác vụ giúp lễ (Acolyte), thì thầy có thể thực thi các phận vụ mà một thầy có tác vụ giúp lễ có thể làm khi vắng mặr thầy phó tế.
Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) mô tả các phận vụ này như sau:
“98. Thầy giúp lễ lãnh tác vụ để phục vụ bàn thờ, giúp vị tư tế và thầy phó tế. Công việc chính của thầy là chuẩn bị bàn thờ và các bình thánh; thầy còn là thừa tác viên ngoại thường cho giáo dân rước lễ.
Trong việc giúp bàn thờ, thầy giúp lễ có những phần vụ riêng (x. nn. 187-193) mà thầy phải thi hành.
“100. Nếu không có thầy giúp lễ, các thừa tác viên giáo dân có thể phục vụ bàn thờ và giúp vị tư tế và phó tế. Họ mang thánh giá, nến, hương, bánh, rượu, nước, và ngay cả được cử cho giáo dân rước lễ với tính cách thừa tác viên ngoại thường.
"187. Các phần việc mà thầy giúp lễ có thể làm thuộc nhiều loại khác nhau; lại có nhiều phần việc phải làm cùng một lúc. Vậy nên phân phối các phần việc đó cho nhiều người. Nhưng nếu chỉ có một thầy giúp lễ có mặt, thầy sẽ thi hành những gì quan trọng hơn; còn các việc khác, thì trao cho những người giúp lễ khác.
“Nghi thức đầu lễ
“188. Khi tiến ra bàn thờ, thầy giúp lễ có thể mang thánh giá đi giữa hai người giúp cầm nến cháy. Khi tới bàn thờ, thầy đặt thánh giá gần bàn thờ, để thành thánh giá bàn thờ, nếu không thì đem cất vào nơi xứng đáng. Rồi thầy về chỗ của mình trong cung thánh.
“189. Trong suốt buổi cử hành, nhiệm vụ của thầy giúp lễ là đến gần vị tư tế, hoặc phó tế, mỗi khi cần, để đưa sách và giúp các ngài trong những gì cần thiết. Do đó, nên hết sức dành cho thầy một chỗ thuận tiện, để thầy dễ dàng lo phần việc của mình nơi ghế ngồi hay tại bàn thờ.
“Phụng vụ Thánh Thể
“190. Nếu không có thầy phó tế, thì sau lời nguyện cho mọi người, và khi vị tư tế còn ở tại ghế, thầy giúp lễ đặt khăn thánh, khăn lau chén, chén thánh và Sách Lễ lên bàn thờ. Rồi, nếu cần, thầy giúp vị tư tế tiếp nhận lễ phẩm do giáo dân dâng tiến, và, nếu tiện, đưa bánh rượu tới bàn thờ và trao cho vị tư tế. Nếu có xông hương, chính thầy đưa bình hương cho vị tư tế và giúp ngài xông hương lễ phẩm, thánh giá và bàn thờ. Rồi thầy xông hương vị tư tế và giáo dân.
“191. Thầy có thừa tác vụ giúp lễ có thể giúp vị tư tế cho giáo dân rước lễ, nếu cần, với tư cách một thừa tác viên ngoại thường. Nếu cho rước lễ dưới hai hình, mà không có thầy phó tế, thầy cho họ rước Máu Thánh; nếu giáo dân rước lễ theo cách chấm, thì thầy cầm chén thánh.
“192. Cho rước lễ xong, thầy có thừa tác vụ giúp lễ giúp vị tư tế hoặc phó tế lau và sắp xếp các bình thánh. Khi không có thầy Phó tế, thầy giúp lễ mang các bình thánh tới bàn phụ, tráng lau và sắp xếp các bình thánh tại đó.
“193. Lễ xong, thầy giúp lễ cùng với các thừa tác viên khác, làm một với phó tế và vị tư tế, trở về phòng thánh theo kiểu đoàn rước cùng một cách và thứ tự như khi đi ra. (Bản dịch Việt ngử của Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Từ các khoản trên, dường như có thể rằng một chủng sinh giữ vai trò của một thầy phó tế, mà không nhất thiết phải là trường hợp trên đây.
Nếu chủng sinh chưa phải là một thầy giúp lễ lãnh tác vụ, chủng sinh ấy có thể phục vụ bên cạnh linh mục, giúp cha với sách lễ tại bàn thờ, trao đĩa thánh cho cha, và nếu cần, có thể giúp cha cho giáo dân rước lễ, với tư cách một thừa tác viên ngoại thường.
Nếu chủng sinh đã là một thầy giúp lễ, thì sau đó thầy mang các bình thánh tới bàn phụ, tráng lau và sắp xếp các bình thánh tại đó.
Nếu chủng sinh chưa là một thầy giúp lễ, thì chính linh mục tráng lau các bình thánh.
Tuy nhiên, chủng sinh này không có thể thực hiện bất kỳ phận vụ nào chỉ dành riêng cho thừa tác viên có chức thánh.
Do đó, trong Phụng Vụ Lời Chúa, chủng sinh không thể đọc Tin Mừng hay ban bố bài giảng. Huấn thị "Redemptionis Sacramentum" nói rõ như sau:
“63. Trong buổi cử hành Phụng Vụ thánh, bài đọc Tin Mừng “là tột đỉnh của phụng vụ Lời Chúa”, theo truyền thống của Giáo Hội, được dành cho thừa tác viên có chức thánh. Nên, một giáo dân, kể cả một tu sĩ, không được phép công bố Tin Mừng trong cử hành Thánh Lễ, kể cả trong các trường hợp khác, mà quy tắc không có rõ ràng cho phép.
“64. Bài giảng, được ban bố trong cử hành Thánh Lễ và là thành phần của chính phụng vụ, “thường do chính linh mục chủ tế hay một linh mục đồng tế mà ngài nhờ đảm trách, hay đôi khi, nếu là hợp thời, cũng do một phó tế, nhưng không bao giờ do một giáo dân. Trong những trường hợp đặc biệt và có lý do chính đáng, bài giảng cũng có thể do một Giám mục hay một linh mục tham dự cử hành, dù các ngài không thể đồng tế”.
“66. Việc cấm giáo dân giảng trong lúc cử hành Thánh Lễ cũng liên quan đến các chủng sinh, các sinh viên thần học, đến tất cả những ai thi hành chức vụ “phụ tá mục vụ”, và đến bất cứ nhóm, phong trào, cộng đoàn hay hiệp hội giáo dân nào” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)
Trong Phụng vụ Thánh Thể, thầy giúp lễ không chuẩn bị chén thánh, bằng cách rót sẵn rượu và nước vào chén, nhưng chỉ trao bình rượu và bình nước cho linh mục mà thôi. Hoặc thầy cũng không giúp linh mục trong việc nâng cao chén thánh cho phần Vinh tụng ca kết thúc. Chính linh mục, chứ không phải thầy giúp lễ, mời gọi tín hữu chúc bình an cho nhau, và đọc lời “Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an” vào cuối Thánh Lễ.
Nếu linh mục cho phép hoặc bảo chủng sinh thực hiện bất kỳ chức năng nào dành riêng cho mình, ngài đã phạm sai lầm. Điều này cũng là thiếu khôn ngoan, nên chủng sinh cần phải từ chối làm như vậy.
Trong một số trường hợp, thậm chí việc này có thể được coi là một sự tiếm quyền của các phận vụ thánh, vốn có thể ngăn trở hoặc trì hoãn sự chấp thuận cho chủng sinh lãnh nhận chức thánh. (Zenit.org 6-5-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Của Bé
Nguyễn Bá Khanh
21:21 06/05/2014
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Mẹ là đầu ấp, tay nương
Để con lỡ bước qua đường, nghỉ chân
(Trích thơ của Lê Đình Bảng)