Ngày 07-05-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngôn ngữ tình yêu
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
09:54 07/05/2008

Ngôn ngữ tình yêu



Sách Sáng thế 11,1-9 kể câu chuyện về Tháp Babel.

Bấy giờ thiên hạ chỉ nói một thứ tiếng, sau khi định cư tại đồng bằng Senna, họ bàn luận với nhau: - Ta hãy nung gạch và xây một ngọn tháp chọc trời, trước khi phân tán tới mọi miền trên mặt đất. Trước ý định đầy kiêu căng và ngông cuồng đó, Thiên Chúa đã khiến tiếng nói của họ trở nên lộn xộn, người này không còn hiểu được người kia. Thế là họ đành phải ngưng việc xây tháp và ra đi mỗi người một ngả. Hình ảnh tháp Babel mượn từ các tháp ziggurat miền Lưỡng Hà: tháp vuông, nhiều tầng, càng cao tầng nhỏ lại. Những tháp này xây trong khu vực đền thờ với mục đích tôn giáo là để bắt liên lạc với thần trên cao bằng dâng lễ vật và làm bệ để thần lên xuống với con người. Ngày nay còn có nhiều di tích về các tháp này. Tác giả Thánh kinh mượn hình ảnh các tháp Ziggurat để cắt nghĩa tại sao loài người lại chia rẽ và phân tán, từ đó dạy bài học tôn giáo. Babel bởi động từ balal (làm cho lộn xộn). Tác giả dùng hình ảnh xây tháp Babel để chỉ tội cộng đồng của con người, muốn dựa vào sức lực và tài năng của mình để chống lại Chúa, gạt bỏ Chúa mà tự quyết định cho mình. Trong Cựu ước, Babel là kinh đô của một đế quốc hùng mạnh tượng trưng cho sự kiêu căng.

Một khi con người đã loại bỏ Chúa, tự nhiên chia rẽ và phân tán với đồng loại. Kiêu căng gây chia rẽ. Thiên Chúa là duy nhất và là giềng mối hiệp nhất. Sự hiệp nhất chỉ có thể được tái lập bởi và quanh Thiên Chúa. Ngày Hiên Xuống, Thánh Thần sẽ hiệp nhất nhân loại quanh Đức Kitô Phục Sinh (Cv 2,1-11). Thánh Thần làm vết thương của tháp Babel được lành. Thánh Thần là nguyên lý đoàn kết và hiệp nhất. Thánh Thần làm cho con người hiểu nhau, gần nhau, và giúp Giáo Hội trở thành Giáo Hội của mọi dân tộc.

Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, một tình trạng mới đã được nảy sinh. Bấy giờ các môn đệ đang tụ họp ở một nơi, bỗng dưng có tiếng từ trời đến, ào ào như gió thổi, ùa vào nhà nơi các ông đang hội họp. Lại thấy có hình lưỡi lửa tản ra và đậu xuống trên từng người. Tất cả đều được đầy tràn Chúa Thánh Thần và bắt đầu nói được nhiều thứ tiếng khác nhau. Trong thời gian lễ Ngũ Tuần, có nhiều người Do thái từ khắp các nơi trở về Giêrusalem. Nghe tiếng ồn, họ liền tuốn đến. Và ai nấy đều bỡ ngỡ vì mỗi người đều nghe các Tông đồ nói tiếng của mình. Họ ngạc nhiên, sửng sốt, thán phục và bàn tán cùng nhau: - Phải chăng chúng ta đều nghe họ dùng tiếng thổ âm của mình mà nói đến những sự cao trọng của Thiên Chúa? Đây chính là một cuộc tụ họp đông đảo mà mọi người đều hiểu được nhau và cảm thông với nhau. Có được như vậy là do tác động của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là nguồn sức sống mãnh liệt, là sự trẻ trung của Giáo hội, là năng lực đổi mới thế giới. Ngài như luồng gió cường tráng, như ngọn lửa bừng bừng. Luồng gió và ngọn lửa ấy đã khơi dậy nguồn năng lực tiềm ẩn nơi những bác thuyền chài thất học, biến họ thành những con người thay đổi thế giới. Nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần là nhận lãnh sứ mạng hành động.

Qua hình ảnh lưỡi lửa và ơn nói nhiều thứ tiếng nơi các Tông đồ, chúng ta nhận thấy ngôn ngữ Chúa Thánh Thần dùng đã liên kết và tạo nên sự cảm thông. Đó chính là thứ ngôn ngữ của tình yêu. Thiếu vắng Ngài, thiếu vắng tác động của Ngài, hay nói đúng hơn, thiếu vắng tình yêu, chúng ta không thể hiểu biết nhau, xích lại gần nhau và cảm thông với nhau, khi đó hận thù sẽ bùng nổ.

Vào năm 1887, một người Ba Lan tên là Zamenhof, đã tạo ra và cổ động cho một thứ ngôn ngữ quốc tế, để mọi người có thể sử dụng một cách dễ dàng. Tuy nhiên, thứ ngôn ngữ quốc tế này đến nay vẫn giậm chân tại chỗ và thế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Sở dĩ như vậy vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu và không đặt tình yêu làm nền tảng cho mọi mối liên hệ.

Tình yêu chân chính được coi như là hoạt động của Chúa Thánh Thần. Tình yêu là một thứ ngôn ngữ mà ai cũng có thể hiểu được. Nó không phải chỉ được nói bằng lời, bằng tiếng, mà còn được nói bằng thái độ, bằng cử chỉ, bằng việc làm và bằng cả cuộc sống ngập tràn tình bác ái của mình. Thực vậy, ai trong chúng ta cũng có thể hiểu được một ánh mắt thông cảm, một cử chỉ thân thiện, hay một việc làm giúp đỡ. Thứ ngôn ngữ tình yêu này không phải chỉ giúp chúng ta hiểu được nhau, mà hơn thế nữa, còn giúp chúng ta hiểu được chính Thiên Chúa và tiến đến với Ngài. Vì Thiên Chúa là tình yêu như thánh Gioan định nghĩa. Rất nhiều khi nhờ những hành động bác ái yêu thương mà những kẻ tội lỗi biết đường ăn năn trở về cùng Chúa. Trong đời sống gia đình cũng như trong sinh hoạt xã hội, đừng nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ của hận thù, hiềm khích. Đừng nói với nhau bằng ngôn ngữ của chia rẽ, nghi kị. Hãy nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ của tình yêu, ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần. Vì ngôn ngữ của tình yêu chính là ngôn ngữ tạo được sự cảm thông và bất cứ ai cũng có thể hiểu được. Máy vi tính là phát minh hiện đại của con người. Máy cũng có một thứ ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ của máy vi tính xây dựng trên cơ sở lý luận toán học và sự chính xác. Ngôn ngữ máy vi tính giúp con người rất nhiều trong việc thông tin và trao đổi liên lạc với nhau nhanh chóng. Trong đời sống, con người chúng ta dùng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ như Anh, Pháp, Việt Nam... cho nhu cầu thông tin liên lạc với nhau. Nhưng có một thứ ngôn ngữ ngay từ thuở sơ sinh ai cũng có, cũng biết: ngôn ngữ tình yêu, ngôn ngữ vỗ về âu yếm, ngôn ngữ sưởi ấm tâm hồn. Khi ngôn ngữ này được nói ra bằng âm thanh hay biểu lộ qua nét mặt nụ cười của ông bà cha mẹ, anh chị em, tất cả mọi người đều hiểu được cả. Ngôn ngữ tình yêu phát xuất từ trái tim tâm hồn, nên gọn nhẹ trong sáng và truyền đi tín hiệu nhanh chóng nhạy cảm ngay từ những giây phút đầu tiên của sự sống một con người. Qua ngôn ngữ tình yêu, mối liên lạc tình người được xây dựng từ cha mẹ tới con cái, con người với nhau trong đời sống.

Ngôn ngữ tình yêu không viết bằng mẫu tự A B C hay hình vẽ biểu tượng như chữ Nho, chữ Thái lan, chữ Ả rập... cũng không bằng những dấu hiệu chương trình lý luận toán học như ngôn ngữ của máy vi tính. Ngôn ngữ tình yêu từ bẩm sinh đã nằm ẩn sâu trong trái tim tâm hồn mỗi người. Ai ai cũng có chương trình ngôn ngữ đó và đều có thể sử dụng được chương trình này. Dù là tiếng mẹ đẻ, ta cũng cần phải học, phải mài giũa, phải sửa đổi mới hoàn chỉnh trong sáng văn phạm cùng câu cú. Dù là ngôn ngữ đã được hệ thống và cài sẵn chương trình chạy trong máy vi tính, người sử dụng máy cũng vẫn phải học cách sử dụng điều khiển sao cho đúng không bị sai lầm. Những sai lầm trong tiếng mẹ đẻ và trong ngôn ngữ máy vi tính là do con người sử dụng gây ra. Và chúng ta phải điều chỉnh lại cách sử dụng cho đúng. Trong ngôn ngữ tình yêu cũng thế, khi chương trình ngôn ngữ này chạy không đúng là do con người gây ra. Thiên Chúa ghi trong tâm hồn mỗi người chương trình ngôn ngữ tình yêu. Khi sử dụng hoặc là con người không dùng đúng chương trình hoặc là muốn sử dụng sai của riêng mình. Vì thế sinh ra sai lầm và không còn truyền đi tín hiệu thông tin, không hiểu nhau được nữa. Những sai lầm đó là do thiếu tình liên đới với nhau, do chỉ chú ý tìm quyền lợi riêng tư cho mình. Ngôn ngữ tình yêu kêu gọi sự hiểu biết thông cảm với nhau, niềm vui, niềm hy vọng, sự tha thứ làm hòa và tình liên đới trong cuộc sống. Ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các thánh Tông đồ đã tìm ra được ngôn ngữ chung cho cả nhân loại. Ngôn ngữ tình yêu do Chúa mang đến và ghi khắc trong tâm hồn con người. Qua ngôn ngữ này ai cũng hiểu được Tin mừng ơn cứu độ của Chúa và cùng nhau tìm về với Chúa, với nhau, mọi người là anh em con một Cha. Chúa Thánh Thần mang từ trời cao đến cho con người ngôn ngữ của Chúa Cha, ngôn ngữ này khác gì là “tiếng mẹ đẻ” của con người: ngôn ngữ tình yêu – ngôn ngữ của toàn cầu. Kinh Thánh đã được dịch ra hơn hai ngàn ngôn ngữ. Chúng ta còn cần dịch ra một thứ ngôn ngữ ai cũng hiểu, đó là ngôn ngữ của phục vụ và yêu thương.

Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy thắp lên trong lòng chúng con ngọn lửa tình yêu, để chúng con luôn nói với nhau bằng ngôn ngữ yêu thương và hiệp nhất.
 
Chúa Thánh Thần: Ngôn ngữ tình yêu
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:10 07/05/2008
Chúa Thánh Thần: Ngôn ngữ tình yêu

Sách Sáng thế 11,1-9 kể câu chuyện về Tháp Babel.

Bấy giờ thiên hạ chỉ nói một thứ tiếng, sau khi định cư tại đồng bằng Senna, họ bàn luận với nhau: - Ta hãy nung gạch và xây một ngọn tháp chọc trời, trước khi phân tán tới mọi miền trên mặt đất. Trước ý định đầy kiêu căng và ngông cuồng đó, Thiên Chúa đã khiến tiếng nói của họ trở nên lộn xộn, người này không còn hiểu được người kia. Thế là họ đành phải ngưng việc xây tháp và ra đi mỗi người một ngả. Hình ảnh tháp Babel mượn từ các tháp ziggurat miền Lưỡng Hà: tháp vuông, nhiều tầng, càng cao tầng nhỏ lại. Những tháp này xây trong khu vực đền thờ với mục đích tôn giáo là để bắt liên lạc với thần trên cao bằng dâng lễ vật và làm bệ để thần lên xuống với con người. Ngày nay còn có nhiều di tích về các tháp này. Tác giả Thánh kinh mượn hình ảnh các tháp Ziggurat để cắt nghĩa tại sao loài người lại chia rẽ và phân tán, từ đó dạy bài học tôn giáo. Babel bởi động từ balal (làm cho lộn xộn). Tác giả dùng hình ảnh xây tháp Babel để chỉ tội cộng đồng của con người, muốn dựa vào sức lực và tài năng của mình để chống lại Chúa, gạt bỏ Chúa mà tự quyết định cho mình. Trong Cựu ước, Babel là kinh đô của một đế quốc hùng mạnh tượng trưng cho sự kiêu căng.

Một khi con người đã loại bỏ Chúa, tự nhiên chia rẽ và phân tán với đồng loại. Kiêu căng gây chia rẽ. Thiên Chúa là duy nhất và là giềng mối hiệp nhất. Sự hiệp nhất chỉ có thể được tái lập bởi và quanh Thiên Chúa. Ngày Hiên Xuống, Thánh Thần sẽ hiệp nhất nhân loại quanh Đức Kitô Phục Sinh (Cv 2,1-11). Thánh Thần làm vết thương của tháp Babel được lành. Thánh Thần là nguyên lý đoàn kết và hiệp nhất. Thánh Thần làm cho con người hiểu nhau, gần nhau, và giúp Giáo Hội trở thành Giáo Hội của mọi dân tộc.

Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, một tình trạng mới đã được nảy sinh. Bấy giờ các môn đệ đang tụ họp ở một nơi, bỗng dưng có tiếng từ trời đến, ào ào như gió thổi, ùa vào nhà nơi các ông đang hội họp. Lại thấy có hình lưỡi lửa tản ra và đậu xuống trên từng người. Tất cả đều được đầy tràn Chúa Thánh Thần và bắt đầu nói được nhiều thứ tiếng khác nhau. Trong thời gian lễ Ngũ Tuần, có nhiều người Do thái từ khắp các nơi trở về Giêrusalem. Nghe tiếng ồn, họ liền tuốn đến. Và ai nấy đều bỡ ngỡ vì mỗi người đều nghe các Tông đồ nói tiếng của mình. Họ ngạc nhiên, sửng sốt, thán phục và bàn tán cùng nhau: - Phải chăng chúng ta đều nghe họ dùng tiếng thổ âm của mình mà nói đến những sự cao trọng của Thiên Chúa? Đây chính là một cuộc tụ họp đông đảo mà mọi người đều hiểu được nhau và cảm thông với nhau. Có được như vậy là do tác động của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là nguồn sức sống mãnh liệt, là sự trẻ trung của Giáo hội, là năng lực đổi mới thế giới. Ngài như luồng gió cường tráng, như ngọn lửa bừng bừng. Luồng gió và ngọn lửa ấy đã khơi dậy nguồn năng lực tiềm ẩn nơi những bác thuyền chài thất học, biến họ thành những con người thay đổi thế giới. Nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần là nhận lãnh sứ mạng hành động.

Qua hình ảnh lưỡi lửa và ơn nói nhiều thứ tiếng nơi các Tông đồ, chúng ta nhận thấy ngôn ngữ Chúa Thánh Thần dùng đã liên kết và tạo nên sự cảm thông. Đó chính là thứ ngôn ngữ của tình yêu. Thiếu vắng Ngài, thiếu vắng tác động của Ngài, hay nói đúng hơn, thiếu vắng tình yêu, chúng ta không thể hiểu biết nhau, xích lại gần nhau và cảm thông với nhau, khi đó hận thù sẽ bùng nổ.

Vào năm 1887, một người Ba Lan tên là Zamenhof, đã tạo ra và cổ động cho một thứ ngôn ngữ quốc tế, để mọi người có thể sử dụng một cách dễ dàng. Tuy nhiên, thứ ngôn ngữ quốc tế này đến nay vẫn giậm chân tại chỗ và thế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Sở dĩ như vậy vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu và không đặt tình yêu làm nền tảng cho mọi mối liên hệ.

Tình yêu chân chính được coi như là hoạt động của Chúa Thánh Thần. Tình yêu là một thứ ngôn ngữ mà ai cũng có thể hiểu được. Nó không phải chỉ được nói bằng lời, bằng tiếng, mà còn được nói bằng thái độ, bằng cử chỉ, bằng việc làm và bằng cả cuộc sống ngập tràn tình bác ái của mình. Thực vậy, ai trong chúng ta cũng có thể hiểu được một ánh mắt thông cảm, một cử chỉ thân thiện, hay một việc làm giúp đỡ. Thứ ngôn ngữ tình yêu này không phải chỉ giúp chúng ta hiểu được nhau, mà hơn thế nữa, còn giúp chúng ta hiểu được chính Thiên Chúa và tiến đến với Ngài. Vì Thiên Chúa là tình yêu như thánh Gioan định nghĩa. Rất nhiều khi nhờ những hành động bác ái yêu thương mà những kẻ tội lỗi biết đường ăn năn trở về cùng Chúa. Trong đời sống gia đình cũng như trong sinh hoạt xã hội, đừng nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ của hận thù, hiềm khích. Đừng nói với nhau bằng ngôn ngữ của chia rẽ, nghi kị. Hãy nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ của tình yêu, ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần. Vì ngôn ngữ của tình yêu chính là ngôn ngữ tạo được sự cảm thông và bất cứ ai cũng có thể hiểu được. Máy vi tính là phát minh hiện đại của con người. Máy cũng có một thứ ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ của máy vi tính xây dựng trên cơ sở lý luận toán học và sự chính xác. Ngôn ngữ máy vi tính giúp con người rất nhiều trong việc thông tin và trao đổi liên lạc với nhau nhanh chóng. Trong đời sống, con người chúng ta dùng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ như Anh, Pháp, Việt Nam... cho nhu cầu thông tin liên lạc với nhau. Nhưng có một thứ ngôn ngữ ngay từ thuở sơ sinh ai cũng có, cũng biết: ngôn ngữ tình yêu, ngôn ngữ vỗ về âu yếm, ngôn ngữ sưởi ấm tâm hồn. Khi ngôn ngữ này được nói ra bằng âm thanh hay biểu lộ qua nét mặt nụ cười của ông bà cha mẹ, anh chị em, tất cả mọi người đều hiểu được cả. Ngôn ngữ tình yêu phát xuất từ trái tim tâm hồn, nên gọn nhẹ trong sáng và truyền đi tín hiệu nhanh chóng nhạy cảm ngay từ những giây phút đầu tiên của sự sống một con người. Qua ngôn ngữ tình yêu, mối liên lạc tình người được xây dựng từ cha mẹ tới con cái, con người với nhau trong đời sống.

Ngôn ngữ tình yêu không viết bằng mẫu tự A B C hay hình vẽ biểu tượng như chữ Nho, chữ Thái lan, chữ Ả rập... cũng không bằng những dấu hiệu chương trình lý luận toán học như ngôn ngữ của máy vi tính. Ngôn ngữ tình yêu từ bẩm sinh đã nằm ẩn sâu trong trái tim tâm hồn mỗi người. Ai ai cũng có chương trình ngôn ngữ đó và đều có thể sử dụng được chương trình này. Dù là tiếng mẹ đẻ, ta cũng cần phải học, phải mài giũa, phải sửa đổi mới hoàn chỉnh trong sáng văn phạm cùng câu cú. Dù là ngôn ngữ đã được hệ thống và cài sẵn chương trình chạy trong máy vi tính, người sử dụng máy cũng vẫn phải học cách sử dụng điều khiển sao cho đúng không bị sai lầm. Những sai lầm trong tiếng mẹ đẻ và trong ngôn ngữ máy vi tính là do con người sử dụng gây ra. Và chúng ta phải điều chỉnh lại cách sử dụng cho đúng. Trong ngôn ngữ tình yêu cũng thế, khi chương trình ngôn ngữ này chạy không đúng là do con người gây ra. Thiên Chúa ghi trong tâm hồn mỗi người chương trình ngôn ngữ tình yêu. Khi sử dụng hoặc là con người không dùng đúng chương trình hoặc là muốn sử dụng sai của riêng mình. Vì thế sinh ra sai lầm và không còn truyền đi tín hiệu thông tin, không hiểu nhau được nữa. Những sai lầm đó là do thiếu tình liên đới với nhau, do chỉ chú ý tìm quyền lợi riêng tư cho mình. Ngôn ngữ tình yêu kêu gọi sự hiểu biết thông cảm với nhau, niềm vui, niềm hy vọng, sự tha thứ làm hòa và tình liên đới trong cuộc sống. Ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các thánh Tông đồ đã tìm ra được ngôn ngữ chung cho cả nhân loại. Ngôn ngữ tình yêu do Chúa mang đến và ghi khắc trong tâm hồn con người. Qua ngôn ngữ này ai cũng hiểu được Tin mừng ơn cứu độ của Chúa và cùng nhau tìm về với Chúa, với nhau, mọi người là anh em con một Cha. Chúa Thánh Thần mang từ trời cao đến cho con người ngôn ngữ của Chúa Cha, ngôn ngữ này khác gì là “tiếng mẹ đẻ” của con người: ngôn ngữ tình yêu – ngôn ngữ của toàn cầu. Kinh Thánh đã được dịch ra hơn hai ngàn ngôn ngữ. Chúng ta còn cần dịch ra một thứ ngôn ngữ ai cũng hiểu, đó là ngôn ngữ của phục vụ và yêu thương.

Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy thắp lên trong lòng chúng con ngọn lửa tình yêu, để chúng con luôn nói với nhau bằng ngôn ngữ yêu thương và hiệp nhất.
 
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống
Anmai, CSsR.
10:13 07/05/2008
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống

Nhạc sĩ Phanxicô gởi gắm tâm tình của mình trong bài hát cầu xin Chúa Thánh Thần thật dễ thương: “Hãy chiếu soi lửa hồng vào đêm tối sâu thẳm hồn con, lửa tình yêu, lửa huyền siêu, Ngôi Ba Thiên Chúa ban nhiều thánh ân ...”

Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm bộc lộ: “Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến, canh tân đổi mới đời sống chúng con, tăng sức linh hồn, bồi thêm lửa mến soi sáng trí khôn, hiệp nhất muôn lòng …”

Không chỉ có thế, linh mục Thành Tâm thêm: “Thánh Thần ! khấn xin ngự đến. Hồn con đang mong chờ Ngài, sưởi lòng những ai lạnh giá, gặp phong ba, không còn tin yêu. Ngài ơi, xin Ngài trông đến, đốt cháy lửa thiêng vô biên, mến thương. Ngài ơi, xin Ngài hãy đến, đến ban bình an.

Lạy Ngài xin đến, dẫn dắt chúng con trên đường. Cầu Ngài liên kết chúng con nhất tâm trong Ngài. Cầu Ngài ban ơn, thêm sức kiên vững không lay. Sống sao nên người con Chúa chứng nhân tình yêu
...”

Nhiều và nhiều bài hát nữa viết về Chúa Thánh Thần, nhưng tất cả chỉ có một điểm chung duy nhất đó là xin Chúa ban cho con người, xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta tình yêu của Chúa.

Tình yêu là cái gì đó thật trừu tượng, thật huyền nhiệm, thật lung linh, thật dễ thương. Nói về tình yêu thật là khó ! Không biết bao nhiêu nhạc sĩ, không biết bao nhiêu thi sĩ, không boết bao nhiêu giấy mực viết về tình nhưng hình như chưa bao giờ làm thoả mãn lòng người. Không có gì có thể diễn đạt được tình yêu ! Tình yêu là cái chi chi thật khó hiểu, chỉ có ai yêu mới có thể biết tình yêu là gì.

Tưởng nhớ đến một chuyện tình đẹp để rồi hằng năm người ta nhớ đến ngày gọi là Ngày Lễ Tình Nhân. Cả thế giới kỷ niệm ngày 14 – 02 để ca tụng, tôn vinh tình yêu nam nữ, tình yêu đôi lứa thì Hội Thánh Công Giáo cũng có cái ngày Tình Yêu. Love’s day - ngày tình yêu - vì hôm nay Giáo hội tha thiết van nài, mời Thánh Thần Tình Yêu đến trên mình. Tình yêu mà người ta mừng ngày Valentine chỉ dành riêng cho tình yêu nam nữ. Ngày Tình Yêu hôm nay chúng ta mừng tất cả mọi người không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, tuổi tác, địa vị xã hội, chủng tộc, màu da. Vì lẽ, đã là con người thì cần lắm một tình yêu. Nếu không có tình yêu thì thật là chán, nếu không có tình yêu thì cuộc sống thật nhạt nghẽo và vô vị.

Cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu, thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá Đời".

Thân phận con người hữu hạn và quả thật là quá vắn vỏi còn tình yêu thì vô cùng. Tình yêu thì cứ trải rộng ra vô biên vô tận với trời, với đất và với người. Như cố nhạc sĩ nói đấy, là người, chúng ta phải bằng mọi cách để nuôi dưỡng tình yêu trong lòng ta. Cuộc đời mà không có tình yêu chắc ngột ngạt và chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Thử nghĩ xem thế giới này mà không còn tình yêu thì không còn lý do gì để tồn tại.

Hôm nay, cử hành lễ tình yêu – Love’s day thật là tuyệt vời. Ngày Chúa Giêsu về Trời cũng chính là ngày Ngài ban Thánh Thần Tình Yêu xuống cho chúng ta. Thế nhưng đứng trước Tình Yêu bao la của Thiên Chúa thái độ con người như thế nào ?

Điều mâu thuẩn, điều nghịch lý của cuộc đời, của con người đó là ai ai cũng cần tình yêu, ai ai cũng mong cho mình có tình yêu nhưng thực tế nhìn vào đời sống chúng ta thấy làm sao ? Tình yêu ngày hôm nay nó làm sao đấy ! Nó không còn thật nữa, nó đã bị vẩn đục bởi những thứ tình yêu thực dụng, tình yêu ích kỷ, tình yêu chỉ nghĩ đến bản thân mình. Để rồi từ đó chúng ta thấy con người ngày hôm nay dẫu rằng đời sống tiện nghi, đời sống vật chất có đi lên đấy nhưng mà tình yêu hình như tỷ lệ nghịch với vật chất thì phải. Vật chất càng đi lên thì tình yêu càng đi xuống.

Ngày nay người ta ở trong những căn nhà thật rộng, thật sang trọng, thật tiện nghi nhưng lòng của họ thì khép lại.

Ngày nay phương tiện đi lại dễ hơn trước nhưng rồi người ta lại ít đến thăm viếng, chia ngọt sẻ bùi với nhau hơn.

Ngày nay vật chất nhiều hơn nhưng rồi người ta lại ích kỷ nhiều hơn, cứ khư khư giữ lấy cho bản thân mình chứ không hề biết chia sẻ.

Qua những phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thấy đau lòng làm sao đấy khi mà người con gái được người mẹ già ở Cần Thơ cho về ở chung nhà khi cô làm ăn thất bại. Sau đó cô gom góp tiền sửa nhà cho mẹ. Mẹ tưởng mừng lắm vì con mình có hiếu nhưng nào ngờ sau khi căn nhà hoàn tất việc sửa chữa thì cũng là lúc mà cô đã đẩy người mẹ ruột của mình ra khỏi căn nhà của bà. Chẳng còn cách nào hơn là ra tòa. Được hay mất nhà không cần biết nhưng tình thương, tấm lòng mẫu tử hình như cũng chẳng còn.

Mới đây, trên con đường Thủ Khoa Huân quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, người ta vẫn thường nói với nhau là con đường có lá me bay bay vào mỗi buổi chiều đã phải chứng kiến sự tan vỡ của một gia đình. Người anh bên Mỹ về, nhờ người em đứng tên mua căn nhà để người anh kinh doanh. Thế nhưng sau một thời gian người anh đi Mỹ về rồi thì người em đã tráo trở không cho anh vào nhà và rồi lại phải ra tòa. Người anh đã đưa ra chứng cứ về thu nhập của mình bên Mỹ để chứng minh anh bỏ tiền ra mua căn nhà ấy và người anh dẫn thêm một người anh về làm chứng. Đau đớn thay trước tòa người em ở Việt Nam đã nói với Tòa rằng người anh dẫn về làm chứng ấy đã chết ! Vụ việc vẫn còn giằng co chưa đến hồi kết. Cũng thế ! Nếu kết rồi thì tình anh em, tình máu mủ cũng chẳng còn.

Thế nhưng, nói gì thì nói, thế giới và con người có muôn màu muôn vẻ của nó. Thế gian này không phải toàn là người chưa tốt, vẫn còn đâu đó những con người chỉ sống vì tình yêu và thậm chí dám chết cho tình yêu.

Cũng chẳng phải là để xông hương, cũng chẳng có huân chương để mà gắn vì mình chẳng là cái gì trên cái cõi đời này nhưng sự thật ta phải nhìn sự thật. Sự thật là đâu đó giữa những mảng đen thiếu vắng tình yêu trong cuộc đời này thì vẫn còn đó những ánh sáng lấp lánh dáng dấp của một tình yêu chân thật, một tình yêu vô vị lợi.

Ai đã từng đi xa lộ thì đều kinh hoàng với tệ nạn đinh tặc.

Có gia đình bà Nguyễn Thị Chí ở khu phố 3, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, gia đình ấy có bảy mẹ con kể cả 3 người con dâu, chẳng ai bảo ai đã đi chế cái máy thu đinh của bọn đinh tặc rải. Họ cứ lặng lẽ đi thu đinh ở quốc lộ 1A, 52, 22. .. Công việc của họ dưới cái nhãn giới bình thường thì chẳng là cái gì cả nhưng nhìn vào chiều sâu, nhìn bên dưới cái hành động đấy quả là một hành động phi thường. Một hành động mà trong đó chất chứa quá lớn cái tình người, cái tình yêu đồng loại. Vì lẽ họ biết rằng nếu họ không dọn đinh thì những người khách đi ngang qua đó chẳng may cán vào thì tai nạn sẽ kinh khủng như thế nào và hậu quả khó mà lường được.

Gia đình đi nhặt đinh này không có đạo, không biết Chúa Thánh Thần là ai nhưng Chúa Thánh Thần biết họ. Chúa Thánh Thần đã đến và Ngài ở lại trong họ, Ngài đốt lên trong lòng họ một ngọn lửa, thắp lên trong họ một tình yêu khiến họ quên mình để giúp anh chị em đồng loại.

Ai đã từng đến các trung tâm nuôi dưỡng người bị phong, khuyết tật, nạn nhân của tệ nạn xã hội thì đều nhận ra một tấm lòng, một tình yêu chân thật của những người phụ trách, của những người nuôi dưỡng.

Xin vị phụ trách Trung Tâm Sida giai đoạn cuối Mai Hòa niệm tình tha thứ khi mà nhắc đến Dì. Phải nói rằng với cái nhiệm vụ cơm ăn ngày ba bữa, thuốc sida uống 2 cử 8 giờ sáng – 8 giờ tối là đã quá tốt cho những bệnh nhân vô gia cư ! Đàng này, mọi lúc, mọi cách có thể được Dì phụ trách đã cho bệnh nhân, cách riêng các em thiếu nhi ở Trung Tâm được hưởng những điều gì tuyệt vời nhất.

Cách đây 2 tuần, Dì dẫn tất cả các em gần 20 chục lớn bé làm một chuyến hành hương Đức Mẹ La Vang. Nghe tin ấy, tôi không tin vào tai mình vì lẽ thường ngày Dì đã quá bận bịu với công việc của Trung Tâm, ấy vậy mà người nữ tử bác ái Thánh Vinh Sơn Phaolô đã vượt qua những hạn chế của con người, của sức khỏe hầu mong làm điều gì đó cho những em bất hạnh. Giữa những tất bật lo toan của cuộc sống nhưng cảm nhận được sự Bình An, Tình Yêu Thiên Chúa, sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần nên vị nữ tu đấy đã chung chia, phân phát những gì mà vị nữ tu nhận được cho những người bất hạnh, kém may mắn.

Thế đấy ! vẫn còn đó sự giằng co giữa tình yêu và lòng ích kỷ, độc ác của con người.

Trước khi về trời, Chúa lo lắng cho các môn đệ, Chúa lo lắng cho mỗi người chúng ta như trong trang Tin mừng theo Thánh Gioan công bố. Tin mừng hôm nay thuật lại Chúa làm hai chuyện: trước hết Chúa Ban Bình An và sau đó ban Thần Khí.

Bình an cũng quan trọng, Thần Khí cũng quan trọng.

Vì sao phải ban bình an ? Vì lẽ con người ta cư xử với nhau thiếu tình yêu. Thiếu tình yêu thì ắt sẽ gây ra bất an. Ta cứ thử nghiệm chính đời của ta ta sẽ thấy. Nếu như ta có tình yêu chân thật với Thiên Chúa, với anh chị em đồng loại thì ta sẽ có một sự bình an thật trong lòng của mình. Khi lòng ta cạn đi ngọn lửa tình yêu thì khi đấy tự nhiên sự bất an sẽ đến.

Bình an của Chúa ban không giống như bình an của thế gian. Bình an là bình an của Chúa, bình an trong tâm hồn chứ không phải bình an khi có dư thừa của cải vật chất. Cũng chính trải nghiệm của từng người, có nhiều của cải vật chất chưa hẳn là có bình an. Nhưng nếu có Chúa thật, có Chúa là gia nghiệp đời mình thì mình sẽ cảm thấy bình an.

Thiếu tình yêu: cần bình an.

Thiếu tình yêu: cần Thần Khí Chúa đến để ban tình yêu.

Cử hành lễ tình yêu hôm nay nhắc nhớ chúng ta rằng không phải giờ này Chúa mới ban Bình an, Chúa mới ban Thánh Thần, Chúa mới ban tình yêu. Nhưng những điều ấy Chúa đã ban từ lâu, cho Hội Thánh Tiên Khởi từ ngày Ngài về Trời.

Như các tông đồ ngày xưa cũng thế ! Khi chưa có bình an của Chúa, khi chưa có Thần Khí của Chúa thì họ chia rẽ, hơn thua, tranh giành nhưng khi Thần Khí xuống trên họ thì cuộc đời của họ hoàn toàn thay đổi. Họ đồng tâm nhất trí, họ hiệp nhất với nhau để cùng nhau tham dự lễ Bẻ Bánh và chia sẻ Tình Yêu mà họ nhận được cho người khác.

Các môn đệ và cộng đoàn Hội Thánh Tiên Khởi đã mở lòng ra để đón nhận Bình An, đón nhận Thánh Thần, đón nhận tình yêu và họ đã mạnh dạn ra đi làm chứng cho Chúa như sách Công vụ Tông đồ chúng ta vừa nghe trong bài đọc thứ nhất. Có Thần Khí, họ lên đường, họ hăng say chia sẻ tình yêu, loan báo tình yêu mà họ vừa đón nhận cho anh chị em đồng loại.

Hôm nay, chúng ta có dịp dừng chân lại, nhìn lại chính bản thân của mỗi người chúng ta, chúng ta mở lòng hay khép lòng lại với Thần Khí của Chúa. Lúc nào Ngài cũng đến cạnh bên lòng của mỗi người chúng ta cho dù chúng ta có bất xứng, có tội lỗi, có hèn yếu đi chăng nữa nhưng còn lại, phần chúng ta, chúng ta như thế nào với Chúa ?

Nguyện xin Chúa Thánh Thần là Đấng đã đến và ở lại với các tông đồ trong ngày Lễ Ngũ Tuần, Ngài cũng đến và ở lại với mỗi người chúng ta. Nguyện xin Chúa mở toang cửa tâm hồn chúng ta ra để chúng ta đón Chúa vào trong tâm hồn của mình để sau khi có Chúa Thánh Thần, có Tình Yêu, có Bình An của Chúa thì cách hành xử, lời ăn tiếng nói của chúng ta sẽ khác. Khi có Thánh Thần thì trong lòng mỗi người chúng ta bỗng nhiên sẽ phát sinh ra bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ.
 
Tháng Hoa: Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ chúng con
Tuyết Mai
10:20 07/05/2008
Lậy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Chúng con!

Cảm tạ Mẹ Maria đã vì chúng con mà trải qua bao thế hệ, bao thế kỷ, Mẹ vẫn mãi u sầu vì đàn con hư đốn của Mẹ. Cảm tạ Mẹ đã ban cho chúng con một món quà Hộ Thân rất quý giá để giữ gìn Thân Xác và Linh Hồn của tất cả chúng con đó là Chuỗi Mân Côi.

Chuỗi Mân Côi 50 hạt tượng trưng cho 50 đóa hoa đủ màu sắc thắm, được quấn chung quanh Thánh Giá Chúa, là sự An Ủi và Dấu Ái vô cùng của Mẹ Maria dành cho con của Mẹ là Chúa Giêsu, mỗi lần chúng con đọc Kinh Mân Côi.

Chuỗi Mân Côi 50 hạt tượng trưng cho Vật Hộ Thân bao quanh Thân Xác và Linh Hồn của tất cả chúng con mà không có một sức mạnh của Tà Thần và Sự Dữ nào có thể đụng đến chúng con được.

Chuỗi Mân Côi 50 hạt tượng trưng cho Bảo Hiểm, Bảo Tòan, và là Vé Một Chiều cho tất cả chúng con được trở về Quê Trời, nơi mà tất cả nhân lọai chúng con đều khao khát và trông đợi.

Lậy Mẹ Maria! Tòan thể nhân lọai chúng con xin Mẹ ban cho Thế Giới được Hòa Bình, Tự Do, No Ấm, và Thương Yêu đùm bọc lẫn nhau. Giáo Hội Chúa ngày càng được tăng tiến trên đường Nhân Đức và Thợ Gặt của Chúa ngày càng được tăng trưởng để Danh Chúa được Dãi Chiếu trên tòan khắp Địa Cầu. Amen.

Maria Mẹ Tháng Hoa

Mẹ ơi! Đây tháng hoa về Dâng Kính Mẹ.
Muôn mầu hoa cùng nhau khoe sắc thắm tươi.
Hương ngát thơm bay tận Tòa Mẹ Thiên Chúa.
Cùng các Triều Thần Ca Tụng Mẹ Trinh Vương.
Ma-ri-a! Nữ Vương Trinh Khiết Diễm Kiều.
Đòan con xin kết Hoa Thiêng Dâng Mẹ,
Là yêu mến Mẹ qua chuỗi ngày Mân Côi.

Mẹ ơi! Đây tháng hoa về Yêu Kính Mẹ.
Bao ngày qua Mẹ hằng an ủi chở che.
Bao khó khăn cuộc đời Mẹ luôn sát cánh.
Cả lúc đêm về nghe lòng buồn miên man.
Ma-ri-a! Nữ Vương Thiên Quốc vẹn tòan.
Đòan con xin kết Hoa Thiêng Dâng Mẹ,
Là yêu mến Mẹ bao tháng ngày Mân Côi.

Ma-ri-a! xin Mẹ cầu cùng Thiên Chúa.
Giúp sức chúng con qua mọi cơn cám dỗ.
Để mãi trọn lành trong Tình Yêu Chúa Cha.
Ma-ri-a! xin Mẹ nguyện cầu cùng Chúa.
Thế giới ấm no qua mọi cơn nguy biến.
Dân Chúa an bình luôn phụng thờ Cha Chí Tôn.

Mẹ ơi! Đây tháng hoa về Cung Kính Mẹ.
Nơi trần gian Mẹ thường khuyên nhủ đàn con.
Bao khó nguy con tìm Tràng Hạt Mân Côi.
Tìm đến với Mẹ sẽ được niềm yên vui.
Ma-ri-a! chúng con tha thiết nguyện cầu.
Cùng Mẹ Dấu Ái siêng năng kinh nguyện.
Cầu con cái Mẹ nơi thế trần Khang An.
 
Ước mơ của Mẹ
Nguyễn thị Xuân
10:28 07/05/2008

.
.
.

1.
Bài thơ Mẹ viết hôm nay
Từ những ấp ủ nhiều ngày tháng qua
Khi con mới còn là trứng nước
Mẹ đã nuôi mộng ước cho con
Mong con khỏe mạnh, lớn khôn
Biết tin kính Chúa và tôn thờ Người
Học hành giúp ích cho đời
Sống sao xứng đáng là người nghĩa nhân..

2.
Thời gian vẫn xoay vần nhanh quá
Thoắt vời trông con đã mười lăm
Chúa thương tuôn đổ hồng ân
Ước mơ của Mẹ lớn dần theo con…

3.
Nhớ ngày con vừa tròn tám tuổi
Dắt con đi xưng tội lần đầu
Và rồi sáng sớm hôm sau
Con được rước Chúa lần đầu, nhớ không?
Con có nghe trong lòng, Chúa nói:
“Chúa yêu con” nên mới hóa thân
Làm bánh nuôi sống con ăn
Làm linh dược để chữa lành tội nhơ
Con cung kính cúi thờ lậy Chúa
Rất trang nghiêm con hứa từ nay
Mến yêu Thánh Thể hàng ngày
Siêng năng rước lễ, hăng say nguyện cầu
Mẹ rưng rưng cúi đầu cảm tạ
Và một lòng hết dạ hiến dâng
Chúa ơi! Xin hãy đỡ nâng
Đứa con nhỏ dại đang cần ơn thiêng…

4.
…Bẩy năm qua với niềm xác tín
Mẹ luôn tin Chúa dẫn dắt con
Qua giờ chầu Chúa ban đêm
Mà con vẫn giữ trung kiên mỗi tuần
Con có biết mỗi lần viếng Chúa
Người luôn ban chan chứa ơn thiêng
Cho con cuộc sống bình yên
Giúp con thêm vững niềm tin ở Người…

5.
Con cũng được học lời của Chúa
Qua những Thầy, Cô giáo dạy con
Kể từ buổi học đầu tiên
Mẹ luôn từng bước bên con tháng ngày
Bao nhiêu năm đôi tay của Bố
Cũng âm thầm chuyên chở tin yêu
Mong con cố học một điều
Học biết Thiên Chúa và yêu mến Người

6.
Mẹ cố gắng sống đời phó thác
Hiến dâng con cho Đức Mẹ luôn
Cậy trông ơn Chúa ngày đêm
Ước mơ của Mẹ Chúa thương chúc lành
Nay con sắp trưởng thành rồi đó
Chúa đã ban chan chứa hồng ân
Ngày con lãnh nhận Thánh Thần
Lòng Mẹ như cũng hồng ân ngập tràn
Nhìn con bước lên bàn thờ Chúa
Mẹ mừng vui lệ ứa tràn mi
Dõi theo mỗi bước con đi
Chúa ơi! Con biết lấy gì tạ ơn!

(Thương tặng Louis Thiện Toàn, nhân Ngày Thêm Sức của con 26/4/2008)
 
Mẹ ơi đoái thương
Pm. Cao Huy Hoàng
10:32 07/05/2008
MẸ ƠI ĐOÁI THƯƠNG

Những ngày cuối tháng tư, đầu tháng năm, tháng Hoa Tôn Vinh Mẹ Maria, trời nhiều mây, ảm đạm, u ám. Sài gòn có lúc nắng yếu, có lúc có mưa, và có cả mưa to. Việt Nam đang giao mùa.

Đầu tháng Hoa và trời u ám, làm tôi nhớ đến bài hát thuở còn rất nhỏ tôi vẫn thường hát, và hầu như giáo dân Việt Nam khắp nơi đều hát trước ngày 30-4-1975, đó là bài:

Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam

Trời u ám chiến tranh điêu tàn

Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an

Cho Việt Nam qua phút nguy nan


Sau nầy, tôi biết, bài hát nầy của Nhạc sĩ Hải Linh, chỉ vỏn vẹn 4 câu như thế mà đã trở thành lời khấn nguyện sốt sắng của bao tâm hồn tín hữu Việt Nam của cả hai miền Nam Bắc- nếu không nói là ở miền Nam hát nhiều hơn.

Thế rồi sau ngày 30-4-1975, tôi không còn nghe chỗ nào hát bài nầy nữa. Và quả thật, đã 33 năm rồi, bài hát nầy hầu như được cất vào kho tàng những bài thánh ca cổ, đến nỗi, trong tất cả các tuyển tập Thánh ca, trong những sách hát Phụng Vụ cộng đồng, không còn thấy bóng dáng. Và hơn thế nữa, nếu có một ông bà già sốt sắng nào đó cất lên bài ca nầy, thì cả thế hệ trẻ thừ 40 tuổi trở xuống nghe như là một ca khúc lỗi thời hay xa lạ… Nói thế chứ thật ra, cả già cả trẻ, cũng rất hiếm người hát lại bài nầy- hát riêng trong lòng, hát trong giờ kinh gia đình mà cũng không hát, huống nữa là hát trong nhà thờ, hát cộng đồng, hát khi đi kiệu… Tại sao không hát nữa?

Có lẽ do cái cảm nghĩ rằng chúng ta đang sống trong một đất nước thống nhất một giãi sơn hà, với một nền hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc đã chiếm choán hết cả cái suy tư của giáo dân Việt Nam, và cho rằng bài hát ấy không còn hợp thời với thời kỳ này nữa, chỉ nên hát trong thời kỳ chiến tranh mà thôi. “Trời u ám, chiến tranh điêu tàn” mà!

Có thể tôi cũng đồng tình với suy nghĩ ấy, nhưng tôi không dám quyết rằng, Nhạc sĩ Hải Linh được linh hứng viết bài nầy chỉ cho thời kỳ chiến tranh bằng bom đạn, súng pháo, xe tăng, phi cơ và rocket mà thôi. Vì ai dám quả quyết rằng không còn chiến tranh, hoặc chúng ta đang sống trong một nền hòa bình thật? Tôi thì không.

Không còn chiến tranh sao? Hòa bình rồi sao?

Tôi nghĩ, bao lâu nhân loại chưa thấm nhuần tinh thần của Tin Mừng để tìm cho ra sự bình an đích thực mà Chúa Giêsu mang đến, thì hòa bình mãi mãi là một khát vọng, dứt khoát không thể là một thực tại trên trần gian nầy.

Hòa bình trên trần gian là một “hòa bình ảo” làm khúc xạ thị giác, tri giác và cả tim óc con người, làm cho con người quên mất cuộc chiến tranh nội tại tàn khốc điêu linh trong tâm hồn tín hữu. “Hòa bình ảo” ấy lại là một quả bom nguyên tử vô thanh, nổ lặng nổ thầm như liều thuốc phiện của âm mưu ma quỉ có độc tính cực kỳ nguy hiểm, nấp sâu dưới nhãn hiệu độc lập tự do, ru con người ngủ say hạnh phúc trong cái hạnh phúc đời nầy mà tưởng như là hạnh phúc thật để rồi không cần phải đi tìm một hạnh phúc nào khác.

Không còn chiến tranh sao? Hòa bình rồi sao?

Vẫn còn đấy chứ! Cuộc chiến tranh mới với loại vũ khí tinh vi đến nỗi con người ta không nghe thấy tiếng nổ kinh hồn, không nhìn thấy khói súng mù mịt, không thấy máu lệ thương tích, không có cảm giác đau đớn tang thương nhưng lại là cảm giác ngọt ngào êm ái dễ chịu nếu không nói là sung sướng cực lạc.

Trong cuộc chiến tranh mới, những quả bom nguyên tử nay đổi tên thành bom “hưởng thụ”, đang nổ tung một nền đạo đức lâu đời, nổ lệch liệt cán cân công lý, nổ tan tành cái nhân nghĩa lễ trí tín của con người, nổ tiêu luôn cả thuần phong mỹ tục, cả tam cương ngũ thường, cả tam tòng tứ đức, kể cả đức bác ái Kitô giáo nữa, huống là. Không có những cuộc thả bom đánh sập nhà thờ, nhưng đền thờ nơi các tâm hồn tang hoang vì hạnh phúc ảo.

Họng súng aka xưa với vài viên đạn đồng bé bé, nay đã thành họng súng khổng lồ ở những tụ điểm ăn chơi, những khu rửa tiền tham lam bất chính, đầu tiên là dành cho những ông lớn, những đại gia, dần dà dành cho cả một thế hệ trẻ, để rồi họng súng ấy nuôt chửng từng tên một, rồi từng lớp người, từng thế hệ, cả tương lai.

Chất độc màu da cam đang rãi khắp các vũ trường với bia cao cấp, với rượu ngoại đắt tiền, với thuốc lắc, kích động biến dạng người thành cả một bầy đười ươi sống lại thưở thời ăn lông ở lỗ… Không có nhân tính. Chỉ có thú tính như đã chủ trương “cốt khỉ hoàn cốt khỉ”, không có đời sau, cũng chẳng có linh hồn.

Những chiếc xe tăng chở những khẩu đại bác thời trang từ nền văn minh duy vật tới làm mất cái nhân đức đoan trang, cái nết na, mở đường cho địch tấn công thẳng vào cung điện của đức khiết tịnh không người canh giữ. Bạn trẻ tự đánh mất cái hồn nhiên trong tinh thần khó nghèo phúc âm, làm vỡ nát cái đáng giá ngàn vàng văn hiến từ nghìn xưa ông cha để lại. Đức Khiết Tịnh Ki tô giáo bị pháo kích bởi làn đạn sống thử tiền hôn nhân và cả trong hôn nhân. Cả những người lớn tuổi, cũng không còn quí trọng đức đoan trang bằng sự đua đòi khoe nhan khoe sắc. Ấy vậy, bao nhiêu thanh niên nam nữ ở tuổi học sinh đã thất trận đành phải làm phụ nữ khi chưa kịp là thiếu nữ với một tuổi thanh xuân trong trắng. Bao nhiêu gia đình thất trận vì những viên đạn đồng của trào lưu “ tìm lại chính mình” nơi những cuộc truy hoan ngoài hôn nhân rồi dẫn đến sự tan vỡ của cuộc hôn nhân mà Chúa đã chúc phúc để đổi lấy một chứng từ ly dị…mà không cảm thấy đau đớn tiếc xót gì về tình phụ mẫu tử, về trách nhiệm.

Không còn chiến tranh sao? Hòa bình rồi sao?

Cuộc chiến tương tàn giữa cha mẹ và con cái còn khốc liệt hơn. Cha Mẹ dành quyền sống thoải mái cho thỏa mãn cuộc đời vui thú xác thịt nên đã gài loại mìn tránh thai cực nhạy, hoặc bắn chết con mình khi chúng hãy còn trong trứng nước bằng những loại vũ khí sát nhân tại chỗ: dao, kéo, kiềm, bao ny lông, xọt rác…

Sự giả dối ngự trị khắp các tòa nhà đồ sộ, ngự trị trong cõi lòng của những con người tưởng chừng như là mẫu mực về trách nhiệm với vận mệnh của nhân loại, của đất nước, của thế hệ chuyển tiếp, thế hệ kế thừa…không phải là những quả bom làm chết ngạt cả một tương lai nhân loại, tương lai đất nước đấy sao?

Cuộc chiến giữa tinh thần Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô và trào lưu thế tục phủ nhận sự can thiệp của Thiên Chúa càng khốc liệt hơn nơi các gia đình tín hữu: chấp nhận thất trận để bỏ lễ ngày Chúa Nhật; đầu hàng trước sự quyến rủ của những thực tại phù du để buông bỏ lề luật Thiên Chúa; chấp nhận bỏ giáo hội mà đi theo tiếng gọi của một giáo phái ẩn danh nào đó chống lại các giáo sĩ tục hóa; chấp nhận bội ước với lời hứa rửa tội “từ bỏ các việc của ma quỉ”; chấp nhận thất trận trên mặt trận văn hóa công giáo để cho những phong cách trần tục luồn lách vào đến tận nội cung…

Không còn chiến tranh sao?

Vẫn còn đấy. Trong cuộc chiến đấu vì Nước Trời, kẻ thù của Nước Trời luôn tuyên chiến với chúng ta mọi lúc, mọi nơi- nhất là lúc ta tưởng rằng mình đang đạo đức, nhất là những người đạo đức, nhất là những người có trách nhiệm giáo dục đạo đức. Cuộc chiến tấn công tâm hồn đền thờ Chúa Thánh Thần diễn ra càng lúc càng tinh vi và càng nên cực kỳ nguy kịch trong giai đoạn thế giới được gọi là văn minh nhất lịch sử nhân loại. Như vậy, không thể nói không chấp nhận cuộc chiến, mà còn phải sẳn sàng chiến đấu và chiến thắng. Nhưng ai dám tuyên bố rằng “tôi sẽ chiến thắng’ nếu không nhờ đến sức mạnh của Thiên Chúa, không nhờ vũ khí của giới răn Tin Mừng, sự phù trợ của Chúa Thánh Thần- Đấng ban sức mạnh, và sự cầu bầu của Nữ Vương Thiên Quốc?

Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam

Trời u ám chiến tranh điêu tàn

Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an

Cho Việt Nam qua phút nguy nan


Thiết tưởng, không nên sống mãi trong một nền “hòa bình ảo” do lầm tưởng như vậy nữa, và cũng không nên cất giấu mãi bài hát nầy trong kho lịch sử thánh ca nữa. Bài hát ngắn ấy, lời nguyện tắt ấy, có thể nói, hôm nay, còn mang tính thời sự hơn bao giờ hết, nếu nhìn toàn cảnh thế giới, và nhất là toàn cảnh Việt Nam trong một thực trạng đang đi ngược lại với Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, đang chống lại Thiên Chúa, chống lại sự nghiệp của Thiên Chúa và chống lại mỗi người con Việt Nam của Thiên Chúa. Đã đến lúc phải nhìn rõ một thực trạng: cuộc chiến tranh hôm nay, ngay lúc nầy, không phải là cuộc chiến làm thiệt mạng vài trăm ngàn binh sĩ, mà làm tử vong cả triệu triệu tấm linh hồn-trong đó, có thể có tôi, có bạn?

Xin cảm ơn cố Nhạc Sĩ Hải Linh đã nhắc nhớ giáo dân Việt Nam luôn biết chạy đến cùng Mẹ Maria Nữ Vương, mọi ngày trong cuộc chiến tranh tâm linh trên dương trần, trong niềm tin tưởng Mẹ “giơ tay ban phúc bình an, cho Việt Nam qua phút nguy nan”.

Lạy Mẹ Maria, Tháng Hoa nầy, chúng con tôn vinh Mẹ. Xin Mẹ cầu cho chúng con theo ý cầu nguyện mà Chúa Giêsu dạy “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con khỏi mọi sự dữ”, trong cuộc chiến đấu vì Nước Trời của chúng con. Chúng con dám tin Đức Giêsu Kitô Toàn Thắng, Trái Tim Mẹ toàn thắng, sẽ cho chúng con toàn thắng. A men
 
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:00 07/05/2008
NGƯ PHỦ VÀ CON CÁ VÀNG

N2T


Người đánh cá (ngư phủ) và vợ trú ngụ trong một căn nhà gỗ rách nát, làm nghề lưới cá để duy trì sự sống khốn khổ.

Một hôm, ông ta ra biển để lưới cá, nhưng suốt cả ngày mà cũng không bắt được con cá nào cả. Trời sắp tối, ông ta quyết định thả mẻ lưới cuối cùng, nhưng trong tấm lưới rất lớn ấy chỉ có một con cá nhỏ màu vàng, bác ngư phủ lắc lắc đầu cảm thấy hôm nay thu hoạch quá ít. Lúc ấy, con cá vàng nhỏ trong lưới lên tiếng nói: “Bác ngư phủ lương thiện ơi, bác thả cháu ra đi, cháu sẽ làm cho bác thỏa mãn tất cả những gì mà bác muốn.”

Bác ngư phủ nhìn thấy con cá vàng đang giãy giụa trong lưới rất tội nghiệp, bèn thả nó xuống biển. Khi về đến nhà, bác ngư phủ đem chuyện đánh bắt cá hôm nay kể cho vợ nghe, nhưng bà vợ lửa giận bốc lên ngùn ngụt, nói: “Tại sao ông không yêu cầu nó một ngôi nhà, ông cũng biết nhà của chúng ta đã rách nát rồi hay sao ?”

Bác ngư phủ hết cách nói, chỉ biết đến bên bờ biển gọi cá vàng nhỏ, cá vàng nhỏ nghe lời yêu cầu của bác ngư phủ thì lập tức đáp ứng lời của ông ta. Bác ngư phủ trở về nhà, quả nhiên nhìn thấy vợ đứng bên ngôi nhà mới, đang vẫy tay cười hí hí với ông.

Qua mấy ngày sau, vợ của bác ngư phủ cảm thấy cuộc sống của mình vẫn cứ khổ, bèn quấy rầy bác ngư phủ, muốn bác yêu cầu cá vàng cho một tòa nhà cung điện. Cứ như thế, dã tâm của vợ bác ngư phủ này càng ngày càng lớn, bà muốn làm hoàng hậu lại còn muốn làm giáo hoàng, làm giáo hoàng rồi lại muốn thống trị mặt trời. Bác ngư phủ lương thiện bị bà ta bức đến hết cách từ chối, nên lại đến bên bờ biển khóc với cá vàng nhỏ.

Cá vàng nhỏ thở một hơi, buồn bả nói: “Bà ta quá tham lam, tất cả nên hồi phục trở lại giống như trước đây.” Nói xong thì quay đầu lặn mất tăm trong biển lớn. Bác ngư phủ kéo thân thể mệt nhọc trở về nhà, nhìn thấy vợ đang ngồi trước cái nhà rách nát đan lưới.

(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)

Gợi ý:

Các em thân mến,

Chỉ có làm việc lao động cần cù gian khổ mới có thể đem lại sự giàu có chân chính, nếu chỉ ngồi mà nghĩ đến sự thành công của kẻ khác mà lại có lòng tham vô đáy, thì sẽ không có kết quả tốt lành.

Có những em học sinh không thích làm bài tập, không muốn tự mình nổ lực làm bài tập, mà chỉ muốn cóp-py bài vở của bạn, chỉ muốn bạn bè làm dùm bài tập cho mình, cho nên các em này trong đầu óc thu nhập kiến thức rất là ít ỏi. Nổ lực học hành cũng là lao động, nên người ta gọi là lao động trí óc, ai không lao động thì không xứng đáng nhận được thành quả chính đáng, và chính họ sẽ là những người làm nghèo cho đất nước sau này.

Bà vợ của bác ngư phủ không lao động mà chỉ biết dựa vào phép tắc của con cá vàng, cho nên lòng tham không đáy của bà không những làm cho bà trở thành trắng tay, mà còn làn hại đến chồng mình là bác ngư phủ thật thà.

Lười biếng lao động tay chân hoặc là lười biếng lao động trí óc, đều mang lại hậu quả như nhau: nghèo đói và mất đi cái danh dự tự trọng vốn có của mình.

Các em thực hành:

- Cố gắng tự mình suy nghĩ và làm bài tập.

- Không lười biếng học hành, cũng như không lười biếng dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa.

- Để tự mình làm bài tập tốt thì không đùa giỡn khi thầy cô giảng bài.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:01 07/05/2008
N2T


16. Chúa Giê-su dùng ân sủng để khiến bạn trở nên bạn trăm năm “cùng ăn cùng ngủ với Ngài”.

(Thánh Bernard)
 
Thiên Chúa Ba Ngôi
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
20:35 07/05/2008
CHÚA NHẬT LỄ THIÊN CHÚA BA NGÔI, năm A

Ga 3, 16-18


Giáo Hội mừng lễ Chúa Ba Ngôi để giúp cho mọi người Kitô hữu thấy hình ảnh của một Thiên Chúa duy nhất: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Sự duy nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa nói lên tình yêu,bởi vì Thiên Chúa là Tình Yêu ( 1 Ga 4, 8 ). Đây là tín điều căn bản của đạo công giáo chúng ta. Tại sao Thiên Chúa lại có Ba Ngôi ? Ba Ngôi sao không là ba Chúa mà lại chỉ có một Chúa duy nhất mà thôi ? Đây là một điều dễ hiểu đối với những người có lòng tin và không dễ dàng chút nào đối với những người muốn dùng lý trí của mình để tìm hiểu về Chúa Ba Ngôi.

BA NGÔI: CHÚA CHA, CHÚA CON VÀ CHÚA THÁNH THẦN LÀ MỘT THIÊN CHÚA DUY NHẤT :

Sách Giáo Lý Công Giáo dạy chúng ta rằng: ”Chúng ta gọi Ngôi thứ nhất là Cha, Ngôi hai là Con, Ngôi ba là Thánh Thần. Nếu theo sự nghĩ và theo quan niệm của loài người thì Cha và Con có sự hơn kém nhau, ít nhất là Cha cũng phải có trước con, tuổi nhiều hơn con. Ở nơi Thiên Chúa thì không như vậy: ba Ngôi bằng nhau về mọi phương diện, không có ngôi nào hơn, ngôi nào kém. Lý do là vì ba Ngôi cùng chung một bản tính duy nhất, nên không thể có sự hơn kém nhau được. Ngôi Cha hằng có từ thuở đời đời, thì Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần cũng vậy. Thánh Gioan đã viết:” Thiên Chúa là Tình Yêu “( 1 Ga 4, 8 ). Chính vì yêu thương, Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh của Người. Nhưng con người lại phản bội Đấng tạo thành nên mình, Thiên Chúa không bỏ rơi loài người mà lại sai Con Một là Đức Giêsu Kitô xuống thế để cứu chuộc con người. Thiên Chúa gởi Thánh Thần xuống để đổi mới con người, tái tạo con người trở nên con người mới hầu dẫn đưa họ về hưởng phúc trường sinh Nước Trời. Đó là mầu nhiệm Tình Yêu mà Ba Ngôi Thiên Chúa dành cho con người, dành cho loài người. Mầu nhiệm Ba Ngôi là mầu nhiệm siêu nhiên trí khôn con người không thể nào khám phá, không thể nào tìm hiểu được. Chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta biết mầu nhiệm cao cả đó. Ngay khi Thiên thần Gabrien truyền tin cho Trinh Nữ Maria chịu thai và sinh ra Chúa Giêsu, Thiên thần đã nói cho Trinh Nữ biết Trinh Nữ sẽ được gọi là Con Đấng tối cao Con Thiên Chúa ( Lc 1, 30-35 ). Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Giođan, các tầng trời mở ra, Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu ngự trên đầu Chúa Giêsu, và có tiếng Chúa Cha từ trời phán:” Này là Con Ta yêu dấu đẹp lòng Ta mọi đàng “. Cả Ba Ngôi hiện diện lúc này, Chúa Thánh Thần lấy hình chim câu hiện xuống ( Mt 3, 16-17 ). Khi Chúa Giêsu đi rao giảng, Ngài cũng thường nói đến Chúa Cha: ”Cha Ta hằng làm việc, thì Ta cũng làm việc. Quả thật Ta bảo các ngươi, con không thể tự mình làm điều gì, nhưng mọi sự đều vì đã trông thấy Cha làm “( Ga 5, 19 ). Nơi khác Chúa nói: ” Ta và Cha là Một “( Ga 10, 30). Chúa Giêsu cũng đã nhiều lần nói đến Chúa Thánh Thần: “ Nếu các con yêu mến Thầy, các con sẽ giữ lệnh truyền của Thầy và Thầy sẽ xin Cha và Người sẽ ban cho các con một Đấng phù trợ khác để Ngài ở với các con luôn mãi “ ( Ga 14, 15 ). “ Khi Đấng bầu chữa đến, Đấng Ta sẽ gửi đến từ nơi Cha, là thần khí sự thật, từ nơi Cha phát xuất ra, Ngài sẽ làm chứng về Ta “( Ga 15, 26 ). Và trước khi Chúa Phục Sinh về Trời, Chúa sống lại đã truyền cho các môn đệ: ” Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần “ ( Mt 28, 19 ). Đây là mạc khải rõ ràng nhất về Chúa Ba Ngôi. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm duy nhất chỉ có thể hiểu được dưới ánh sáng của đức tin, của mạc khải.

BA NGÔI LÀM GÌ CHO CHÚNG TA ?:

Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là một điều gì xa lạ, viễn vông. Ba Ngôi có liên hệ rất mật thiết đối với chúng ta. Thiên Chúa luôn chia sẻ, thông chia sự phong phú khôn lường của Người cho chúng ta, giúp chúng ta đi vào cõi thâm sâu thân mật của Ba Ngôi Thiên Chúa: ” Những người Thiên Chúa đã biết trước thì Người cũng đã tiền định cho họ trở nên thuận hợp với hình ảnh của Con Người, để Người Con có thể trở thành trưởng tử của một đàn em đông đúc “ ( Rm 8, 29 ). Nhờ phép rửa tội, chúng ta được sinh vào gia đình của Thiên Chúa. Ngôi Cha là Đấng đã tạo dựng nên ta, Ngôi Con đã cứu chuộc ta. Chúa Thánh Thần là lửa mến đã thánh hóa ta bằng cách ban ân sủng cho ta. Vì được sinh ra và trở thành những người con trong gia đình Con của Thiên Chúa, Đức Giêsu đã làm người để nâng chúng ta lên địa vị làm con của Người. Do đó, Chúng ta luôn có Ba Ngôi ngự trong linh hồn chúng ta. Ba Ngôi luôn ban những ơn cần thiết khi chúng ta cầu xin. Chúng ta phải kính mến, tôn thờ và cám tạ Ba Ngôi hằng ngày qua việc làm dấu thánh giá, đọc kinh sáng danh và kinh tin kính.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp mọi người chúng con biết tôn trọng đền thờ linh hồn là nơi Chúa Ba Ngôi ngự trị.

Xin tăng thêm đức tin và củng cố đức tin cho chúng con để chúng con tin tưởng tuyệt đối vào sự duy nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa và hiểu ý Thiên Chúa để tuân theo Lời của Ngài: “ Thần khí mới tác sinh, xác thịt thì không ích gì “ ( Ga 6, 63 ).

Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, Chúa đã sai Con Một là Lời chân lý và sai Thánh Thần, Đấng thánh hóa muôn loài đến trần gian mạc khải cho chúng con biết mầu nhiệm cao vời của Chúa. Xin cho chúng con hằng tuyên xưng đức tin chân thật là nhận biết và tôn thờ một Thiên Chúa Ba Ngôi uy quyền vinh hiển ( Lời nguyện nhập lễ, lễ Chúa Ba Ngôi ).
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đồng Công Cứu Chuộc (1)
Vũ Văn An
01:21 07/05/2008
Đồng Công Cứu Chuộc

Từ thập niên 50 của thế kỷ trước, người ta đã nghe nói tới tước hiệu đồng công cứu chuộc của Đức Mẹ. Và ở Việt-Nam, chúng ta đã thấy xuất hiện một dòng tu nổi tiếng mang danh hiệu này.

Công Đồng Vatican II, khi nói về Đức Mẹ, đã không dành trọn một sơ đồ, mà đặt Đức Mẹ vào chung một sơ đồ về Giáo Hội. Điều này khiến một số người đồ đoán là Công Đồng đã chính thức giảm nhẹ vị trí của Đức Mẹ trong lòng sùng kính chính thức của Giáo Hội. Nhưng dù sự giải thích đó có đúng đi chăng nữa, thì lòng sùng kính đối với Mẹ Thiên Chúa trong lòng tín hữu vẫn không có gì thay đổi. Luật cầu là luật tin vẫn là một chân lý không thay đổi trong truyền thống hai ngàn năm của Thánh Giáo Hội Công Giáo. Nên nếu luật cầu không thay đổi thì luật tin cũng không thay đổi.

Cuối thế kỷ 20, một số người Công Giáo đã khẩn khoản thỉnh cầu Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên bố một cách vô ngộ Đức Mẹ là Đấng Đồng Công Chuộc Tội. Năm 1985, trong một số diễn văn, Đức Giaon Phaolô II đã sử dụng tước hiệu này để nói về Đức Mẹ. Tại Guayaquil, Ecuador, Ngài nói: “Vì Người đặc biệt gần gũi thánh giá Con của Người, nên Người cũng có một cảm nghiệm đầy đặc ân về sự Phục Sinh của người Con ấy. Thực vậy, vai trò Đồng Công Cứu Chuộc của Người không chấm dứt với cuộc hiển vinh của Con mình”. Trước đó, ngày 8 tháng Chín năm 1982, khi chào đón các bệnh nhân trong một buổi triều yết chung, Ngài nói: “Mẹ Maria, dù được tượng thai và sinh ra không bị tì vết tội lỗi, nhưng đã dự phần cách kỳ diệu vào cuộc thống khổ của Con Trai thần thánh mình, ngõ hầu trở nên Đấng Đồng Công Cứu Chuộc của nhân loại”.

Đầu thập niên 1990, Giáo Sư Mark Miravalle của Trường Đại Học Phanxicô tại Steubenville ở Hoa Kỳ có phát động một chiến dịch xin chữ ký để thỉnh cầu ĐứcGioan Phaolô II chính thức công bố tín điều Đồng Công Cứu Chuộc. Hơn sáu triệu chữ ký đã thu được từ 148 quốc gia, gồm cả chữ ký của Mẹ Têrêxa thành Calcutta, của Đức Hồng Y John O’Connor, Tổng Giám Mục New York, của 41 vị hồng y khác và của 550 vị giám mục khắp năm châu. Tuy nhiên, một tín điều như thế vẫn chưa được chính thức công bố.

Năm 2005, tại Fatima, 5 vị hồng y đã đồng bảo trợ một hội nghị quốc tế chuyên bàn về tước hiệu Đồng Công Cứu Chuộc này. Hội nghị sau đó đã đệ lên đức Bênêđíctô XVI một thỉnh nguyện thư, xin Đức Giáo Hoàng long trọng công bố Đức Mẹ là “Mẹ thiêng liêng của toàn thể nhân loại, đồng công với Chúa Giêsu Cứu Chuộc, đấng trung gian mọi ơn phúc với Chúa Giêsu là Đấng Trung Gian duy nhất, đấng bào chữa với Chúa Giêsu Kitô nhân danh nhân loại”. Trong số 5 vị hồng y này, có Đức Hồng Y Luis Aponte Martinez, tổng giám mục (hưu) của San Juan, Porto Rico và Đức Hồng Y Telesphore Toppo, tổng giám mục Ranchi, Ấn Độ.

Không Mới Lạ

Đức Mẹ Guadalupe
Trong cuộc phỏng vấn do Zenit thực hiện ngày 18 tháng Ba năm nay tại San Juan, Puerto Rico, Đức Hồng Y Martinez cho rằng công bố tước hiệu này, ta không nói gì mới thêm về Đức Mẹ mà chỉ là giải thích rõ vai trò của Người trong chương trình cứu rỗi mà thôi.

Đức Hồng Y cho hay năm 2002, tại Rome, ngài có trực tiếp trình bầy với Đức Gioan Phaolô II tầm quan trọng của tín điều trên trước mặt nhiều vị hồng y khác. Theo ngài, việc công bố này mật thiết liên hệ với việc tân phúc âm hóa của Giáo Hội, nhất là tại Châu Mỹ Latinh, nơi việc phúc âm hóa lần đầu vốn đã được Đức Mẹ Guadalupe hướng dẫn, thì lần này hẳn cũng sẽ thành công rực rỡ nếu được Mẹ Chúa Kitô lãnh đạo.

Việc long trọng định nghĩa các vai trò hiền mẫu của Đức Mẹ, như là đấng đồng công cứu chuộc, đấng trung gian, và đấng bào chữa càng làm Đức Mẹ thi hành nhiều hơn các chức năng hiền mẫu trên để cầu bầu cho thời đại ta đạt được hiệu năng tối đa trong việc tân phúc âm hóa.

Đức Hồng Y cũng cho hay: trọn bộ nội dung công bố này thực ra đã có từ ngàn xưa, và sẵn có ngay trong học thuyết chính thức của Giáo Hội rồi, chỉ cần mở lại Hiến Chế Lumen Gentium, số 57, 58, 61 và 62. Ngoài ra, nó vốn là giáo huấn cố cựu của các vị giáo hoàng trong nhiều thế kỷ. Gần đây nhất, Đức Gioan Phaolô II đã xưng tụng Đức Maria là đấng đồng công cứu chuộc 6 lần trong suốt triều đại giáo hoàng của ngài. Tất nhiên, vai trò này lúc nào cũng được hiểu như là tùy thuộc hoàn toàn vào Chúa Giêsu, và chỉ như một con người nhân bản tham dự với Chúa Cứu Thế trong công trình cứu chuộc mà thôi.

Tuy không có gì mới lạ, nhưng theo Đức Hồng Y, một công bố có tính tín điều sẽ mang thêm ánh sáng và trân qúy hơn đối với học lý, khiến nó hoàn hảo hơn, như chính giải thích của Chân Phúc Giáo Hoàng Piô IX khi cho công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai năm 1854.

Người Bình Dân

Ngoài ra, các chức năng đồng công cứu chuộc, trung gian và bào chữa bên trong vai trò tổng quát làm mẹ thiêng liêng cũng không có gì khó hiểu đối với người bình dân. Theo Đức Hồng Y, người tín hữu ở Châu Mỹ La-tinh chẳng hạn, không những hiểu học lý này trong tâm hồn mà còn cảm nghiệm được các vai tuồng đó của Đức Mẹ trong chính cuộc sống họ. Một lần nữa, Đức Mẹ Guadalupe là hiện thân của các vai tuồng này một cách hết sức năng động trong vai trò một người mẹ từng chịu đau khổ với Chúa Giêsu cho chúng ta, một người mẹ đến để nuôi dưỡng chúng ta bằng ơn thánh của Chúa Giêsu, và một người mẹ luôn cầu bầu cho chúng ta khi khốn khó. Đó là đấng đồng công cứu chuộc, đấng trung gian và đấng bào chữa, chứ còn ai đây!

Đức Gioan Phaolô II đã nói một cách hết sức sáng sủa về việc Đức Mẹ làm trung gian nhân danh chức phận làm mẹ của mình bằng cách sử dụng thuật ngữ “Trung Gian Hiền Mẫu” (maternal mediation). Còn gì thông thường và dễ hiểu hơn một bà mẹ chịu đau khổ, nuôi dưỡng và khẩn cầu cho con cái mình? Mà đó lại chính là điều Đức Mẹ làm cho ta trong tư cách người mẹ thiêng liêng của ta. Đó quả là điều hết sức đơn giản và là một phần trong cảm nghiệm hàng ngày của các tín hữu Công Giáo. Điều đối với một số học giả xem ra khó chấp nhận thì lại đã được tỏ lộ cho những người chất phác nhỏ nhoi và đã được Giáo Hội tiếp nhận từ lâu.

Đại Kết

Mẹ Bồng Con
Nhưng đối với sứ mệnh đại kết hết sức tế nhị của Giáo Hội thì sao? Tín điều này có thể góp phần gây trở ngại gì chăng? Đức Hồng Y Martinez cho hay theo bản tính và ơn gọi, các bà mẹ luôn là người kết hiệp các gia đình. Mẹ Chúa Giêsu trong gia đình Chúa Giêsu cũng thế thôi. Sứ mệnh đại kết của Giáo Hội hết sức quan trọng, nhưng nếu loại Đức Mẹ ra ngoài, ta chỉ tổ làm chậm bước tiến của ta hướng tới hiệp nhất Kitô Giáo trong nhiệm thể Chúa Kitô.

Đức Gioan Phaolô II đã nói rõ trong thông điệp đại kết của ngài, tựa là “Ut Unum Sint”, rằng hoạt động đại kết đúng nghĩa của Công Giáo không bao giờ có nghĩa là ta phải thỏa hiệp học thuyết Công Giáo cũng như làm trở ngại việc phát triển học lý chân chính, trong đó có các học lý liên quan đến Đức Mẹ.

Việc long trọng xác định chức phận làm mẹ thiêng liêng của Đức Mẹ thực ra sẽ là bước nhẩy vọt trong phong trào đại kết, vì việc này sẽ minh nhiên phân biệt điều được Giáo Hội dứt khóat truyền dạy: tức việc Đức Maria không phải là một nữ thần, Giáo Hội Công Giáo không xếp Đức Mẹ lên bình diện ngang hàng với Chúa Giêsu, con thần thánh của Người, trái lại Người chỉ là một con người nhân bản tham dự vào hành động cứu chuộc có tính lịch sử một cách tuyệt đối và hoàn toàn tùy thuộc vào Chúa Giêsu. Điều ấy sẽ khai quang được rất nhiều các hiểu lầm vốn có xưa nay nơi anh chị em Kitô hữu không phải là Công Giáo, dẫn đến một đối thoại và hiệp nhất lớn lao hơn liên quan tới mẹ Chúa Giêsu bên trong nhiệm thể của Người. Đấy mới là đại kết thực sự theo cái nhìn Công Giáo.

Trước ngày quyết định công bố tín điều Hồn Xác Lên Trời vào năm 1950, người ta cũng nêu cùng một phản chứng như thế liên quan đến đại kết với Đức Piô XII. Sau khi công bố tín điều ấy, Giáo Hội đã cảm nghiệm được một tiến bộ vĩ đại nhất cho tới lúc đó về đại kết, dẫn đến Công Đồng Vatican II.

Đức Maria là Mẹ phong trào đại kết, Mẹ của hiệp nhất, chứ không phải là một trở ngại. Ta hãy dành cho Người cơ hội để Người hiệp nhất chúng ta theo cách chỉ có một bà mẹ có thể làm được, bằng cách công khai và hãnh diện công bố các vai trò hiền mẫu của Người trong việc cầu bầu cho chúng ta. Nếu ta biết long trọng kêu mời Người cầu bầu cho, thì sứ mệnh hiệp nhất Kitô giáo sẽ được thăng tiến xiết bao.

Phản Ứng

Thông tấn xã Zenit, ngày 5 tháng Năm năm 2008, đã phỏng vấn Đức Hồng Y Telesphore Toppo về phản ứng trong Giáo Hội đối với cuộc vận động gần đây của ngài liên quan đến tín điều trên. Được biết, gần đây, Đức Hồng Y Toppo, cùng với 4 vị hồng y kia, có gửi cho các vị hồng y và giám mục khắp thế giới một lá thư, mời gọi các ngài tham gia vào thỉnh nguyện thư xin Đức Bênêđíctô tuyên bố tín điều Đồng Công Cứu Chuộc.

Ngài cho hay mặc dù đa số các vị hồng y và giám mục trực tiếp gửi thư cho Đức Thánh Cha để ủng hộ công bố này, nhưng ngài cũng nhận được khá nhiều thư trả lời rất khích lệ. Nhiều thư nói đến nhu cầu phải có tín điều này và sự cầu bầu lớn nhất của Đức Mẹ đối với hoàn cảnh nhiễu nhương hiện nay trên thế giới, kể cả chiến tranh và khủng bố, bách hại tôn giáo, sa đọa luân thường, gia đình tan vỡ và cả các thiên tai nữa.

Một cách tổng quát, các thư của các hồng y và giám mục khắp thế giới đều nhất trí rằng nay đã đến lúc cần một tín điều mới về Đức Mẹ làm liều thuốc chữa các khó khăn độc đáo đang đe dọa thế giới. Như Người từng làm ở Phòng Trên Lầu và trong Giáo Hội sơ khai xưa, Đức Mẹ có thể cầu bầu mà không một ai khác có thể cầu bầu được để Chúa Thánh Thần tuôn đổ ơn thánh, sự bình an và che chở mới mẻ cho Giáo Hội và thế giới.

Đức Hồng Y Toppo cũng cho hay ngày 3 tháng Sáu năm 2006, ngài có gặp Đức Bênêđíctô XVI trong một buổi yết kiến riêng, trong đó, ngài trình lên Đức Thánh Cha bản đúc kết các bài thuyết trình thần học của Hội Nghị Thánh Mẫu năm 2005 tại Fatima liên quan tới tước hiệu đồng công cứu chuộc của Đức Mẹ. Ngài cũng trình lên Đức Thánh Cha bản thỉnh nguyện thư xin Đức Thánh Cha long trọng lấy quyền giáo hoàng xác định Đức Mẹ là mẹ thiêng liêng của mọi người, là đấng đồng công cứu chuộc, đấng trung gian mọi ơn thánh và là đấng bào chữa. Bản thỉnh nguyện này đến lúc đó đã được chữ ký của rất nhiều hồng y và giám mục trên thế giới.

Trong buổi yết kiến kéo dài 15 phút ấy, Đức Thánh Cha tỏ ra hết sức quan tâm đến các tài liệu đệ trình. Đức Thánh Cha tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy số đông các hồng y và giám mục đã ký vào bản thỉnh nguyện. Trong ít tháng gần đây, Đức Thánh Cha còn nhận được thêm nhiều thư nữa của các hồng y và giám mục thế giới ủng hộ tín điều nói trên.

Á Châu

Đức Mẹ Ấn Độ
Nói đến phản ứng đại kết và liên tôn, cũng như Đức Hồng Y Martinez, Đức Hồng Y Toppo cho hay việc xác định này sẽ giúp các bên đối thoại hiểu đúng đắn các điều căn bản trong giáo huấn Công Giáo. Tước hiệu đồng công cứu chuộc là cơ hội để ta trình bầy học thuyết của chúng ta liên quan đến Đấng Cứu Chuộc và mầu nhiệm cứu chuộc, quyền tối thượng trong sáng kiến Thiên Chúa, và vai trò tuyệt đối không thể đua tranh được nơi tính duy nhất của Chúa Giêsu như là Đấng Cứu Chuộc Thần Linh.

Chân lý liên quan đến việc cứu chuộc này phải được bổ túc bằng nhu cầu không thể thiếu đòi phải có sự hợp tác của con người thụ hưởng. Con người tự mình phạm tội được, nhưng không tự cứu chuộc được mình. Nói cách khác, đòi phải có sự hợp tác, đối với mỗi người tùy theo kế hoạch đã được Thiên Chúa tự ý phác thảo và chọn lựa. Như thế, ta có thể giúp các bạn đối thoại của ta hiểu nhiều điều về Đức Maria: việc ngài hợp tác bằng một lòng suy phục kế hoạch của Thiên Chúa, dẫn ngài trở thành Mẹ Chúa Giêsu; sự gần gũi với Chúa Giêsu ở lúc chịu đóng đinh như đấng đồng công cứu chuộc; việc ngài bào chữa cầu bầu và gây ảnh hưởng với Chúa Giêsu cho ta; việc ngài là Mẹ Giáo Hội, Nữ Vương Thiên Đàng, và Đấng Trung Gian mọi ơn phúc.

Sự hợp tác của Đức Mẹ giúp mọi Kitô hữu và cả người không phải là Kitô hữu hiểu được sự hợp tác cần có nơi ta với Chúa Giêsu và với ơn thánh của Người để được cứu rỗi. Đức Hồng Y Toppo tin chắc các Kitô hữu không phải Công Giáo hiện đang đối thoại với chúng ta sẽ hoặc là thấy tín điều này có thể chấp nhận được hoặc là không có luận điểm nào có giá trị và có tính thuyết phục chống lại tín điều này.

Ngài kể lại năm 1890, một bé gái thuộc phái Luthêrô tại Ranchi, tên Ruth Kispotta, khi khám phá ra người Công Giáo không tôn thờ Đức Mẹ như một vị thần, dù họ có tôn kính ngài trong tư cách là mẹ Chúa Giêsu, nên đã trở lại Công Giáo và lập ra tu hội bản xứ đầu tiên gọi là Nữ Tử Thánh An-nê, ngay tại Ranchi.

Người không theo Kitô giáo cũng sẵn sàng hiểu quan điểm của chúng ta trong vấn đề này. Đó là lý do khiến rất nhiều người không phải là Kitô hữu đổ xô tới các đền kính Đức Mẹ khắp thế giới, kể cả lục địa bao la Á Châu. Họ cảm thấy được Đức Mẹ lôi kéo vì sự gần gũi của ngài với Chúa Giêsu.

Tại Ấn Độ, có một đền thờ dâng kính “Dhori Ma” tức Đức Bà Hầm Mỏ, căn cứ vào một bức tượng được các thợ mỏ than Ấn giáo ở Dhori khám phá ra. Ngày nay, bức tượng Đức Bà này được hàng chục ngàn người tôn kính: cả Kitô hữu lẫn người Ấn giáo và Hồi giáo. Tất cả đều trân qúy Bà Mẹ hết lòng chăm sóc con cái mình và hoàn toàn nhất mực phục vụ chúng.

Hồi Giáo

êTheo Đức Hồng Y Toppo, việc trình bầy Đức Maria như đấng đồng công cứu chuộc sẽ rất được tán thưởng trong cuộc đối thoại với Hồi Giáo, vì một lý do giản dị là Đức Mẹ vốn được người Hồi Giáo biết rõ nhờ kinh Kô-răng. Người Hồi Giáo tôn kính Đức Maria như “người phụ nữ vĩ đại nhất” không hề có tội và mãi mãi đồng trinh. Đức Maria là người phụ nữ có phẩm giá cao cả và vai trò cũng như tầm quan trọng của ngài được nhìn nhận trong sách Kô-răng, trong sách Hadith và trong lòng sùng kính của cuộc sống Hồi Giáo hàng ngày.

Đức Hồng Y Toppo không ngần ngại nói rằng Đức Maria xưa nay vẫn là khuôn mẫu thực sự cho cả người Hồi giáo và Kitô giáo. Ngài phải là sự trợ giúp tuyệt diệu trong các cố gắng đối thoại liên tôn của chúng ta. Việc trình bầy chính xác Đức Maria như đấng đồng công cứu chuộc sẽ đem lại một ngả đường êm mát cho việc khám phá ra chân lý Công Giáo và khuyến khích mọi người thành tâm cộng tác với các sáng kiến của Thiên Chúa đầy yêu thương và đầy hấp lực mà lòng từ bi thì trải dài hết đời này qua đời nọ.
 
Một ngày làm việc điển hình của Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16
Anthony Lê
06:35 07/05/2008
Một ngày làm việc điển hình của Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16

Phong cách làm việc của Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 thì êm đềm và cần mẫn hơn vị Tiền Nhiệm của Ngài. Dẫu vậy, không có một giây phút nào trôi qua mà không được hoạch định cả!

Cùng với ký giả Isabelle de Gaulmyn, chúng ta hãy cùng nhau - thử tìm hiểu xem - một ngày làm việc điển hình của Đức Thánh Cha là như thế nào nhé!

Sáng Sớm 5:30 Sáng:

Tại nơi Trung Tâm của Quãng Trường Thánh Phêrô được đánh dấu bởi một cái tháp lớn khổng lồ và xưa cổ, vào giờ này thì hoàn toàn vắng vẽ và thinh lặng. Chẳng bao lâu, thì các du khách sẽ lần lượt đổ về Quãng Trường thông qua các hàng cột nổi tiếng của Bernini. Thế nhưng vào lúc này, chẳng có cái gì là được nhìn thấy cả, ngoại trừ bóng dáng thoáng qua của một con mèo cố lướt qua các hàng cột ở giữa những tản đá lớn. Nhìn lên cao, trong một căn phòng nằm ở bên góc của lầu thứ 3 của Dinh Thự Tông Đồ (Apostolic Palace), ánh sáng đèn được bật lên, khi này Đức Thánh Cha đã thức giấc rồi.



7:00 Giờ Sáng:

ĐTC cử hành Thánh Lễ trong Nhà Nguyện riêng của Ngài, Nhà Nguyện mà 2 vị Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị và Phaolô Đệ Lục vẫn thường hay cử hành Thánh Lễ và cầu nguyện.

Đối với ĐTC Bênêđíctô 16 thì Thánh Lễ mà Ngài cử hành hoàn toàn có tính cách riêng tư và thân mật hơn, so với vị Tiền Nhiệm của Ngài, khi mà trong Thánh Lễ đó gần hơn phân nửa là số khách được mời để dự Thánh Lễ ban sáng.

Hiện diện trong Thánh Lễ do Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 cử hành có 4 người phụ nữ chịu trách nhiệm chăm sóc cho toàn khu Dinh Thự Tông Đồ đó là: Carmela, Emanuela, Loredana và Christina - 4 người phụ nữ này thuộc một Tu Hội Thánh Hiến dành cho Giáo Dân có tên là Hiệp Thông và Giải Phóng.

Cũng hiện diện trong Thánh Lễ đó có 2 vị Thư Ký của ĐTC đó là Đức Ông Georg Gaenswein (người Bavaria cùng quê với ĐTC) và Đức Ông Alfred Zuered (người gốc Malta).

Đức Ông Gaenswein, vị thư ký đầu tiên của ĐTC, đã luôn ở bên cạnh ĐTC khi Ngài hãy còn là Đức Hồng Y Ratzinger. Đức Ông 50 tuổi với cặp mắt như đá khi nhìn có thể thấu suốt, với thân hình như là một nhà vô địch môn trượt tuyết, và một nụ cười tươi mở giống như các diễn viên điện ảnh nổi tiếng. Không còn nghi ngờ gì nữa, Đức Ông là một người rất trầm lặng và kín tiếng và luôn cần mẫn theo dõi mọi chuyển động của ĐTC để bảo chắc rằng không có chuyện gì trục trặc bất ngờ xảy ra đối với Ngài.

ĐTC di chuyển tới đâu thì "Don Georgio" (biệt hiệu dành cho Đức Ông Gaenswein) lặng lẽ và nhanh nhẩu đi theo và lẵng lặng đứng đằng sau Ngài, nhằm bảo đảm khi Ngài chuẩn bị đọc diễn văn, thì kính đeo của Ngài luôn có sẳn.

8:30 Sáng:

ĐTC ngồi tại bàn làm việc trong văn phòng làm việc riêng tư của Ngài. Nếu thời tiết ngày đó tốt, thì cánh cửa sổ nhìn ra Quãng Trường Thánh Phêrô, được mở ra. Chính từ cửa sổ này mà ĐTC xuất hiện vào mỗi buổi trưa Chủ Nhật để đọc Kinh Truyền Tin. Một trong hai vị thư ký mang đến cho Ngài các hồ sơ, và một bản tổng hợp tất cả các loại tin tức từ các báo chí quốc tế. Hai vị thư ký này cũng đưa ra cho Ngài lịch trình làm việc của ngày, với đầy đủ thông tin về những ai mà Ngài sẽ gặp, và tất cả các chủ đề quan trọng thiết yếu mà Ngài sẽ cần đề cập đến. Trong văn phòng làm việc của ĐTC, có một bức tượng của Thánh Giuse, được trân trọng đặt ngay bên điện thoại, và rất nhiều kệ sách làm thành một thư viện riêng ở phía sau dành cho ĐTC với khoảng hơn 20,000 chủ đề khác nhau.

Một thứ sẽ không bao giờ được tìm thấy trong văn phòng làm việc của ĐTC, dẫu cho lòng ưu ái mà Ngài dành cho chúng, đó là các con mèo - không có con mèo nào chạy nhảy ở phía dưới bàn hay uốn mình nằm ngủ theo dọc các hành lang.



Từ 11:00 Giờ Sáng đến 1:00 Giờ Chiều:

ĐTC đi thang máy riêng, đến khu căn hộ ở lầu 2 của Dinh Thự Tông Đồ là nơi mà Ngài sẽ tiếp kiến các vị khách. Tại đây Ngài chào đón các vị Nguyên Thủ Quốc Gia, các vị Giám Mục, và các nhân vật khác có trong danh sách khách mà Ngài sẽ gặp trong ngày, vốn được điều phối rất rõ ràng với vị Tổng Trưởng của Pontifical Household. Sau đó Ngài tiếp khách ở thư viện.

1:30 Trưa/Chiều:

ĐTC dùng bữa trưa ở lầu 3. Thức ăn mà Ngài dùng rất là đơn giản - chủ yếu là các món ăn của Ý, và không mặn lắm. Ngài uống nước cam, và thỉnh thoảng uống một chút rượu khi Ngài có khách. Đây cũng chính là thời gian trong ngày mà Ngài sẽ thư giãn bằng cách chơi nhạc Mozart trên chiếc piano có trong phòng ăn. Trước khi nghỉ trưa, Ngài đi bộ dọc các hành lang, hay ẩn mình vào các cây chanh và các cây cam, rồi thưởng ngoạn phong cảnh đẹp đẽ của Castel St. Angelo và Quãng Trường Thánh Phêrô.

3:30 Chiều:

ĐTC trở lại văn phòng làm việc của Ngài, và tự Ngài ghi chú và sửa chửa các bản văn và các bài diễn văn được nộp cho Ngài để Ngài chấp thuận bằng những dòng chữ viết tay chằn chịt.

Từ 4:00 đến 4:45 Chiều:

Nếu vào giờ nay mùa Đông, hay từ khoảng 6:45 đến 7:30 tối vào mùa Hè, thì ĐTC sẽ đi bộ trong các khu vườn của Vaticăn cùng với hai vị thư ký của Ngài. Khi ĐTC có mặt ở trong các khu vườn, thì cảnh sát sẽ ngăn chặn các khu vực chung quanh lại.

6:00 Chiều:

ĐTC tiếp kiến những vị cố vấn chính của Ngài trong văn phòng làm việc riêng của Ngài. Các vị đó được Ngài tiếp kiến theo đúng tuần tự của nghi thức và theo một trật tự đã được thiết lập sẵn. Đầu tiên là Đức Hồng Y Tarcisio Berton, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, được tháp tùng bởi người được chỉ định của ĐTC. Rồi sau đó đến các vị khác như: vị Thư Ký đặc trách các mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia, hay vị Tổng Trưởng Thánh Bộ đặc trách các Giám Mục, và vị Tổng Trưởng đặc trách Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, vốn là 2 Bộ chính của Tòa Thánh, rồi đến các vị khác.. ..

7:30 Tối:

Sau bữa tối, ĐTC ngồi trên ghế sa lông để xem tin tức trên truyền hình. Sau đó, Ngài cầu nguyện trong Nhà Nguyện riêng, rồi vào phòng ngủ của Ngài. Ở phía dưới, các nhân viên quét rác của thành phố vừa đến để lau chùi và dọn dẹp cả Quãng Trường. Tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, chuông lúc này đổ 11 giờ tối rồi, thế nhưng vào lúc này thì ĐTC đã yên giấc từ rất lâu rồi!

TB: Isabella de Gaulmyn là Ký Giả ở Rôma viết cho tờ báo La Croix bằng Pháp Ngữ.
 
100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới.
Phụng Nghi
13:43 07/05/2008
Tuần lễ trước, tạp chí Time, theo thông lệ hàng năm, công bố một danh sách các nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2008. Như chúng tôi đã loan tin, trong danh sách này không có tên Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, và phát ngôn viên Văn phòng Báo chí Tòa thánh là linh mục Federico Lombardi đã đưa ra lý do giải thích tại sao ngài hài lòng vì danh sách không có tên của Đức thánh cha: ”bởi vì tiêu chuẩn báo Time dùng để chọn lựa không định giá chính xác ảnh hưởng của Đức giáo hoàng”, và “đừng nên lẫn lộn thứ uy tín và sự nghiệp của vị giáo hoàng với các tiêu chuẩn có tính cách thế tục.”

Điều nhận xét của cha Lombardi rất đúng, vì như ai cũng biết, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã đóng một vai trò quan trọng trên sân khấu thế giới, đặc biệt là với cuộc viếng thăm Hoa kỳ mà ảnh hưởng cho đến nay vẫn còn được nhiều người tán dương nhiệt liệt.

Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin liệt kê danh sách 100 nhân vật đã được báo Time coi là có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2008 và sưu tầm thêm ít hàng tiểu sử. Duyệt xong danh sách này rồi, độc giả có thể sẽ thấy tiêu chuẩn chọn lựa của báo Time rất là bất cập, dù họ khoa trương rằng đó là “một trăm người nam nữ mà quyền lực, tài năng và gương mẫu đạo đức đang làm thay đổi thế giới.”

Không nói đến các nhân vật khác – nhiều vị chỉ có ảnh hưởng trong một phạm vi nhỏ hẹp, và tên tuổi họ nhiều người trong chúng ta không biết tới – ngay trong phạm vi tôn giáo, chúng ta cũng thấy ảnh hưởng của Thượng phụ Giáo chủ Bartholomew I (đứng trong danh sách các nhà lãnh đạo của báo Time) làm sao có thể so sánh được với ảnh hưởng lớn lao của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI. Điều này cho thấy tiêu chuẩn báo này dùng để chọn lựa nhân vật không đủ khả năng thuyết phục.



CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VÀ CÁC NHÀ CÁCH MẠNG



Đức Đạt lai Lạt ma: Tên thật là Tenzin Gyatso, sinh năm 1935, là Đạt lai Lạt ma thứ 14, lãnh đạo chính phủ lưu vong Tây tạng tại Dharamsala (Ấn độ). Sống lưu vong từ 1959, được giải Nobel Hòa bình năm 1989.

Vladimir Putin (Vladimir Vladimirovich Putin), sinh năm 1951 tại Leningrad, Liên xô. Đắc cử Tổng thống Liên hiệp Nga năm 2000, và tái đắc cử nhiệm kỳ hai năm 2004 (sẽ chấm dứt ngày 7 tháng 5 năm 2008).

Barack Obama (Barack Hussein Obama, Jr.), sinh năm 1961, cha là người Kenya, mẹ là người Mỹ. Đắc cử thượng nghị sĩ năm 2004 (bang Illinois), hiện là ứng cử viên tổng thống Hoa kỳ của đảng Dân chủ.

Hillary Clinton (Hillary Diane Rodham Clinton) sinh năm 1947, đắc cử thượng nghị sĩ (bang New York) năm 2000, và hiện là ứng cử viên tổng thống Hoa kỳ của đảng Dân chủ. Kết hôn với Bill Clinton—tổng thống thứ 42 của Hoa kỳ - và là Đệ nhất phu nhân Hoa kỳ từ 1993 đến 2001.

John McCain (John Sidney McCain III) sinh năm 1936, thượng nghĩ sĩ (bang Arizona) từ năm 1986 và hiện là ứng cử viên tổng thống Hoa kỳ của đảng Cộng hòa. Cựu chiến binh Hoa kỳ, bị Việt cộng giam giữ 5 năm rưỡi.

Hồ Cẩm Đào (Hú Jǐntāo, 胡錦濤) sinh năm 1942, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung quốc từ năm2002, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung quốc từ 2003, và Chủ tịch Quân ủy hội Trung ương từ 2004.

George W. Bush (George Walker Bush), sinh năm 1946, là chính khách, tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ năm 2000, tái đắc cử nhiệm kỳ hai năm 2004.

Jacob Zuma (Jacob Gedleyihlekisa Zuma) sinh năm 1942 tại Inkandla, KwaZulu-Natal, (Nam Phi), hiện là chủ tịch đảng chính trị đang nắm quyền (African National Congress), là cựu Phó Tổng thống nước Cộng hoà Nam Phi.

Anwar Ibrahim (Anwar bin Ibrahim) sinh năm 1947, là cựu phó thủ tướng và bộ trưởng tài chánh Malaysia.

Kevin Rudd (Kevin Michael Rudd) sinh năm 1957, thủ tướng thứ 26 của Úc từ tháng 12 năm 2007, và là nhà lãnh đạo liên bang Đảng Lao động Úc. Đáng chú ý vì đã lên tiếng xin lỗi thổ dân Úc Aborigines về những hành động của các chính quyền Úc trong quá khứ.

Bartholomew I (tên bằng tiếng Hy lạp: Οικουμενικός Πατριάρχης Βαρθολομαίος Α,Tên Thổ: Patrik I. Bartholomeos) sinh năm 1940, là thượng phụ giáo chủ Constantinople từ 1991. Nhà lãnh đạo tinh thần 300 triệu tín đồ Chính thống giáo trên thế giới.

Ben Bernanke (Ben Shalom Bernanke), 53 tuổi, một nhà kinh tế Mỹ, hiện là Chủ tịch Cơ quan Dự trữ Liên bang Hoa kỳ, được tổng thống Bush bổ nhiệm thay thế Alam Greenspan năm 2005.

Muqtada al-Sadr hoặc Moktada al Sadr (سيد مقتدى الصدر Muqtadā aṣ-Ṣadr) sinh năm 1973, một thần học gia Iraq, nhà lãnh đạo chính trị và chỉ huy dân quân. Một trong những nhân vật tôn giáo và chính trị có ảnh hưởng nhất tại Iraq.

Robert Gates (Robert Michael Gates) sinh năm 1943, hiện là Bộ trưởng Quốc phòng Hoa kỳ, nhậm chức năm 2006 thay thế Donald Rumsfeld. Là Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) thời tổng thống George H. W. Bush, và sau đó là chủ tịch trường Đại học Texas A&M.

Michelle Bachelet (Verónica Michelle Bachelet Jeria) sinh năm 1951, chính trị gia, hiện là Tổng thống nước Chile, phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ này, đắc cử năm 2006. Trước đây, bà là y sĩ giài phẫu, nhi khoa và chuyên trị da, từng là Bộ trưởng Y tế và Quốc phòng. Nói được 5 ngôn ngữ. Năm 2007 được tạp chí Tạp chí Forbes phong là một trong 100 phụ nữ quyền uy nhất thế giới.

Sonia Gandhi (Sonia Antonia Gandhi, सोनिया गांधी) sinh năm 1946, chính khách Ấn độ, hiện là Chủ tịch Thượng viện Ấn độ, Bà là người nước Ý, góa phụ của cựu Thủ tướng Ấn độ Rajiv Gandhi. Được tạp chí Forbes phong là một trong những phụ nữ quyền uy nhất thế giới năm 2004 và năm 2006

Baitullah Mehsud (hoặc Masood), khoảng 35 tuổi, một người lãnh đạo dân quân bộ lạc tại Waziristan (Pakistan), có cảm tình với cả phe Taliban và Al Qaeda, chủ mưu nhiều cuộc khủng bố bằng đánh bom tự sát. Có thể đã chủ mưu giết bà Benazir Bhutto hồi tháng 12 năm 2007.

Evo Morales (Juan Evaristo Morales Ayma) sinh năm 1959, Tổng thống nước Bolivia từ năm 2005.

Mã Anh Cửu (馬英九, Mǎ Yīngjiǔ, Ma Yingjiou hoặc Ma Ying-chiu) sinh năm 1950, được bầu làm tổng thống thứ 23 của Trung Hoa Dân Quốc (Đài loan) trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008. Ông sẽ nhậm chức vào ngày 20 tháng 5, 2008. Tiến sĩ luật tại Đại học Luật Harvard. Được bầu làm Chủ tịch Quốc dân đảng năm 2005.

Ashfaq Kayani (Ashfaq Parvez Kayani hay Pervez Kiani hoặc Kiyani – tiếng Urdu: اشفاق پرویز کیانی ) sinh năm 1952, đại tướng và là Chỉ huy trưởng Quân đội Pakistan từ tháng 11 năm 2007



CÁC ANH HÙNG VÀ NHÀ TIỀN PHONG

Brad Pitt
Angelina Jolie

William Bradley "Brad" Pitt sinh năm 1963, là tài tử điện ảnh Mỹ, nhà sản xuất phim, chung sống với và cùng Angelina Jolie hoạt động xã hội, trong và ngoài nước Mỹ.

Angelina Jolie (Angelina Jolie Voight) sinh năm 1975, là nữ diễn viên điện ảnh Mỹ, từng được giải Golden Globe (3 lần) Screen Actors Guild (2 lần) và Oscar (1 lần). Là đại sứ Thiện chí cho Cơ quan Tị nạn Liên hiệp quốc.

Oprah Winfrey (Oprah Gail Winfrey) sinh năm 1954, người dẫn chương trình truyền hình Hoa kỳ nổi tiếng và có thế lực trong giới truyền thông. The Oprah Winfrey Show của bà nhiều lần được giải Emmy, được đánh giá cao nhất trong lịch sử truyền hình. Bà còn là nhà phê bình sách có nhiều ảnh hưởng, là chủ báo, phụ nữ da mầu giầu lòng nhân đạo nhất, người da mầu tỉ phú duy nhất suốt ba năm liền.

Oscar Pistorius, sinh năm 1986 tại Nam Phi, cả hai chân bị cưa cụt từ năm 1 tuổi, được lắp chân giả và trở thành người giữ kỷ lục thế giới về chạy đua 100, 200 và 400 met.

Mia Farrow (Maria "Mia" de Lourdes Villiers-Farrow) sinh năm 1945, một nữ diễn viên điện ảnh Mỹ, đã xuất hiện trong hơn 40 cuốn phim, được nhiều giải thưởng. Bà còn được chú ý vì những công việc nhân đạo khi làm Đại sứ Thiện chí của cơ quan UNICEF Liên Hiệp quốc. Các nỗ lực mới nhất là hoạt động để thế giới chú tâm đến nạn diệt chủng tại Darfur.

Andre Agassi (Andre Kirk Agassi), sinh năm 1970 là cầu thủ quần vợt người Mỹ đoạt 9 giải đánh đơn Grand Slam và một huy chương vàng Thế vận giải đánh đơn, và rất nhiều giải khác, được tạp chí Tennis Magazine xếp hạng thứ 7 trong danh sách nam cầu thủ giỏi nhất từ 1965 đến 2005. Bị thương ở cột sống phải nghỉ chơi, lui về hoạt động xã hội để giúp đỡ trẻ thơ.

Lance Armstrong (Lance Edward Gunderson) sinh năm 1971 ở Texas. Đoạt giải đua xe đạp Tour de France 7 lần liên tiếp từ 1999 đến 2005. Trước khi đạt được những thành quả này, ông từng bị ung thư tinh nang, bị bướu trong óc và phổi, đã chữa trị bằng giải phẫu và hóa liệu pháp (chemotherapy). Ông được nhiều giải thưởng và nhiều lần được các báo chí và cơ quan tuyên dương.

Bob Suzanne Wright

Robert ("Bob") Charles Wright sinh năm 1943. Năm 2001 ông là Chủ tịch và giám đốc điều hành hãng truyền thông NBC. Năm 2004 trở thành chủ tịch và giám đốc điều hành NBC Universal (kết hợp giữa NBC và Vivendi Universal Entertainment) cho đến năm 2007. Sau khi cháu ông được chẩn đoán bị bệnh tự kỷ (một tâm bệnh thường xảy ra cho trẻ con, không thể hoặc không muốn giao tiếp với người khác), ông cùng vợ là Suzanne lập ra một quỹ tài trợ gọi là Autism Speaks, cung ứng tiền bạc và nỗ lực làm cho thế giới chú tâm giải quyết tâm bệnh này.

Peter Gabriel (Peter Brian Gabriel) sinh năm 1950, là nhạc sĩ người nước Anh. Nổi tiếng là ca sĩ hàng đầu ban nhạc rock Genesis. Đang hoạt động trong nhiều lãnh vực nhân đạo tại Nam Phi.

Kaká (Ricardo Izecson dos Santos Leite) sinh năm 1982 tại Ba tây (Brazil), cầu thủ trung vệ bóng đá từng chơi cho đội bóng Ý và quốc gia Ba tây, được nhiều giải về túc cầu.

Sheik Mohammed al-Maktoum (Mohammed bin Rashid Al Maktoum – Tiếng Ả rập: محمد بن راشد آل مكتوم, thường được kính trọng gọi bằng Sheikh Mohammed) sinh năm 1949, là Thủ tướng và Phó tổng thống nước United Arab Emirates (các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất) và tiểu vương Dubai.

Yoani Sánchez, 32 tuổi, người viết nhật ký mạng (blogger) tìm cách nói lên sự thật về Cuba dưới chế độ Castro.

Madeeha Hasan Odhaib, 37 tuổi, bà thợ may đã cung ứng “phao cứu đắm” cho không biết bao nhiêu phụ nữ Iraq.

Randy Pausch sinh năm 1960, giáo sư Khoa học Computer, Tương tác giữa Computer và Con người, và khoa Đồ học trường Đại học Carnegie Mellon tại Pennsyvania. Ông bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy tạng, đã dùng mạng YouTube giảng dậy bài học về cuộc sống cho hàng triệu người.

Lorena Ochoa sinh năm 1981, người Mexico, là phụ nữ chơi golf hàng đầu trên thế giới hiện nay, cũng là cầu thủ chơi golf đầu tiên người Mexico nổi tiếng nhất Mexico và thế giới.

Tony Blair (Anthony Charles Lynton Blair) sinh năm 1953, chính trị gia nước Anh, giữ chức vụ Thủ tướng từ 1997 đến 2007. Là thủ lãnh đảng Lao động từ 1994 đến 2007, thượng nghị sĩ từ 1983 đến 2007.

Alexis Sinduhije, khoảng 40 tuổi, nhà báo người Burundi, đã thành lập Radio Publique Africaine (Đài phát thanh Công cộng Phi châu), liều mạng để hàn gắn vết thương chủng tộc.

Aung San Suu Kyi sinh năm 1945 tại Rangoon, là nhà hoạt động chính trị, thủ lãnh Liên minh Quốc gia vì Dân chủ cho Miến Điện, một tù nhân lương tâm nổi tiếng, chủ trương tranh đấu bất bạo động. Bà được giải Nobel Hòa bình năm 1991, và nhiều giải khác. Hiện bị nhóm quân phiệt Miến Điện giam giữ tại gia đã 12 năm.

George Mitchell (George John Mitchell) sinh năm 1933. Là trưởng khối Đa số tại Thượng viện Mỹ từ 1989 đến 1995, chủ tịch Công ty Walt Disney từ 2004 đến 2007. Ông là người điều tra về tai tiếng sử dụng chất kích thích của các cầu thủ bóng chày (baseball).

CÁC KHOA HỌC GIA VÀ CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG

Michael Bloomberg
(Michael Rubens Bloomberg) sinh năm 1942, là một thương gia Mỹ, một người hoạt động từ thiện, và là Thị trưởng thành phố New York.

Craig Venter (John Craig Venter) sinh năm 1946, là một nhà sinh vật học và thương gia, cựu chiến binh chiến tranh Việt nam. Ông thành lập The Institute for Genomic Research (Viện Nghiên cứu Hệ Gen) và đã có công trong việc lập bản đồ hệ thống gen của con người.

Jill Bolte Taylor, sinh năm 1959, là một nhà giải phẫu thần kinh, chuyên nghiên cứu về óc tử thi. Giáo sư đại học Y khoa Indiana, phát ngôn chính thức của Trung tâm Nghiên cứu Tế bào Óc của trường đại học Havard. Bà bị tai biến mạch máu năm 1996, đã dùng chính bệnh trạng của mình để nghiên cứu, làm tăng tiến sự hiểu biết và khoa học về nan chứng này.

Larry Brilliant ( Dr. Lawrence "Larry" Brilliant) là một bác sĩ y khoa, nhà dịch bệnh học, nhà kỹ thuật, tác gia và nhà hoạt động từ thiện, giám đốc ngành hoạt động từ thiện của Google.com. Ông là một trong những nhà lãnh đạo của chương trình đạt được thành công của Cơ quan Y tế Thế giới là tận diệt bệnh đậu mùa.

Jeff Han (Jefferson Y. Han) 32 tuổi, là nhà khoa học nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Toán của trường Đại học New York, là một trong những người phát triển ra màn ảnh computer với “multi-touch sensing”, tương tự như chúng ta dùng tay nhấn một điểm trên màn ảnh, nhưng với multi-touch sensing chúng ta có thể tiếp xúc với nhiều điểm. Công trình này được các tổ chức như CIA, CNN sử dụng.

Mehmet Oz (Dr. Mehmet Oz) sinh năm 1960 là nhà giải phẫu tim mạch. Ông nổi tiếng nhờ thường xuyên xuất hiện trên show truyền hình của Oprah Winfrey.

Nancy Brinker (Ambassador Nancy Goodman Brinker) sinh năm 1946 tại Illinois, thành lập Susan Giám đốc điều hành. Komen for the Cure, một tổ chức lấy tên theo người chị duy nhất của bà chết vì ung thư vú lúc 36 tuổi. Bà cộng tác với nhiều tổ chức, dấn thân nghiên cứu để chữa trị chứng ung thư vú.

Harold McGee, 56 tuổi, viết về hóa học, kỹ thuật và lịch sử thực phẩm, khoa nấu nướng. Ông là tác giả nhiều cuốn sách về khoa học nhà bếp, diễn thuyết về khoa nấu nướng tại nhiều trường dạy nấu ăn và Đại học, làm tham vấn cho nhiều nhà hàng và cơ sở chế tạo thực phẩm.

Peter Pronovost 43 tuổi, bác sĩ, nghiên cứu gia tại Đại học John Hopkins, đã lập checklist giúp các bác sĩ từng bước trong tiến trình giải phẫu, giúp tránh các sai sót chết người.

Eric Chivian
Richard Cizik:

Eric Chivian, 63 tuổi được giải Nobel hòa bình năm 1985 vì nỗ lực ngăn chận chiến tranh hạt nhân, hiện là giáo sư tâm lý tại Đại học Y khoa Harvard.

Richard Cizik, 56 tuổi, là mục sư giáo phái Evangelican Presbyterian. Cả hai cùng cộng tác trong các nỗ lực bảo vệ môi trường.

Mary Lou Jepsen, 43 tuổi, thành lập chương trình “One Laptop Per Child” nhằm cung ứng computer cho các trẻ em nghèo trên thế giới. Có tham vọng chế tác loại computer với giá bán chỉ 100 mỹ kim.

Paul Allen (Paul Gardner Allen) sinh năm 1953 là một nhà kinh doanh, đồng thành lập công ty Microsoft với Bill Gates. Thường xuất hiện trên các danh sách người giàu nhất thế giới. Tài sản của ông trị giá 16.8 tỉ, được tạp chí Forbes xếp hạng 11 trong số người giàu nhất nước Mỹ.

Nicholas Schiff, 42 tuổi, bác sĩ trị bệnh thần kinh, đã ứng dụng những phương pháp (như DBS, deep brain stimulation, kích thích sâu vào óc) giúp cho một số người óc não bị hư hại tìm lại được cảm giác.

Mark Zuckerberg (Mark Elliot Zuckerberg) sinh năm 1984, là một doanh gia Hoa kỳ. Lúc còn theo học tại Harvard, ông cùng với nhóm bạn lập ra mạng lưới Facebook. Hiện nay ông là Giám đốc điều hành của Facebook, tài sản được tạp chí Forbes ước tính khoảng 1.5 tỉ mỹ kim, và là nhà tỷ phú tự lập trẻ nhất thế giới.

Wendy Kopp sinh năm 1967. Bà là người sáng lập và chủ tịch tổ chức Teach For America, một đoàn thể cung ứng giáo viên toàn quốc, hiện nay có 5000 đoàn viên.

Shinya Yamanaka và James Thomson.

Shinya Yamanaka, 45 tuổi, y sĩ Nhật bản, nhà nghiên cứu về tế bào gốc.

James Thomson (James "Jamie" Alexander Thomson) sinh năm 1958, là một nhà sinh vật học Hoa kỳ, giáo sư giải phẫu trường Đại học Y khoa và Y tế Công cộng Wisconsin.

Cả hai người đã thành công trong việc xác định tế bào người lớn có thể được dùng để thay thế tế bào gốc lấy từ phôi người, và như thế có thể chấm dứt cuộc tranh luận dây dưa về việc nghiên cứu tế bào gốc.

Michael Griffin (Michael Douglas Griffin) sinh năm 1949 tại Maryland, là một nhà vật lý, một kỹ sư không gian người Mỹ, hiện là Giám đốc NASA (Cơ quan Hàng không và Không gian Hoa kỳ) từ năm 2005.

Susan Solomon, sinh năm 1956 tại Chicago, là một nhà hóa học về khí quyển, hiện làm việc cho Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia. Là thành viên nhiều tổ chức khoa học khác.

Isaac Berzin sinh năm 1967, là một kỹ sư hóa học người Do thái. Năm 2001 ông thành lập GreenFuel Technologies, một công ty có mục đích dùng rong biển để tiêu thụ khí thải carbon và tạo ra năng lượng.

CÁC NGHỆ SĨ VÀ DIỄN VIÊN GIẢI TRÍ

Lorne Michaels
sinh năm 1944, là người Canada, nhà sản xuất chương trình truyền hình được giải Emmy. Ông nổi tiếng với show truyền hình Saturday Night Live.

Miley Cyrus
(Miley Ray Cyrus hoặc Destiny Hope Cyrus) sinh năm 1992, là một nữ diễn viên điện ảnh, một ca sĩ và người viết nhạc. Năm 2007 tạp chí Forbes xếp cô đứng hạng 17 trong danh sách 20 người dưới 25 tuổi có lợi tức hàng năm 3.5 triệu mỹ kim.

Robert Downey Jr. sinh năm 1965, là một nhạc sĩ, một diễn viên điện ảnh Mỹ được đề cử giải Oscar, và đoạt một giải Golden Globe. Ông được biết đến nhiều nhờ các diễn xuất trong phim ảnh Hollywood vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990.

Herbie Hancock (Herbert Jeffrey Hancock) sinh năm 1940 tại Illinois, là một nhà sáng tác, một nhạc sĩ dương cầm nhạc jazz được giải Oscar và giải Grammy.

Joel và Ethan Coen


Joel Coen và Ethan Coen thường được gọi chung là Coen Brothers là những nhà làm phim Mỹ đã 4 lần đoạt giải Oscar. Suốt 20 năm qua hai anh em Coen đã viết, đạo diễn và sản xuất nhiều phim từ hài hước đến xã hội đen. Phim gần đây nhất là No Country for Old Men.

Bruce Springsteen (Bruce Frederick Joseph Springsteen) sinh năm 1949 là một nhà viết nhạc, một ca sĩ và nhạc sĩ đàn ghita người Mỹ. Đựợc giải Oscar và 18 giải Grammy, số album đã bán được tại Mỹ khoảng trên 65 triệu đĩa.

Peter Gelb sinh năm 1953 là một nhà quản lý nghệ thuật người Mỹ, Ông hiện là Tổng Quản lý nhà hát Metropolitan Opera tại thành phố New York.

Mariah Carey sinh năm 1970, là ca nhạc sĩ, nhà sản xuất nhạc thu thanh và diễn viên điện ảnh. Theo báo Billboard, bà là nghệ sĩ thành công nhất tại Hoa kỳ vào thập niên 1990.

Khaled Hosseini sinh năm 1965, là một tiểu thuyết gia, một y sĩ người Mỹ gốc Afghanistan. Cuốn sách đầu tay The Kite Runner là tiểu thuyết bán chạy nhất.

Elizabeth Gilbert, người Mỹ, sinh năm 1969, là một tiểu thuyết gia, nhà tham luận, nhà văn viết truyện ngắn, tiểu sử và hồi ký.

Rem Koolhaas (Remment Koolhaas) sinh năm 1944, là một kiến trúc sư, nhà lý thuyết về kiến trúc và nhà đô thị học (urbanist) người Hà lan.

Judd Apatow sinh năm 1967 là nhà viết kịch bản, giám đốc và sản xuất phim ảnh người Mỹ, nổi tiếng và thành công với các phim hài như The 40-Year-Old Virgin.

Alex Rigopulos (38 tuổi) và Eran Egozy (36 tuổi), đồng thành lập Harmonix Music System năm 1995. Alex là giám đốc điều hành. Công ty này chuyên phát triển các video games.

George Clooney (George Timothy Clooney) sinh năm 1961 là diễn viên điện ảnh Mỹ đoạt giải Oscar và Golden Globe, nhà đạo diễn, sản xuất và viết truyện phim. Được Liên hiệp quốc phong làm “Sứ giả Hòa bình” đầu năm 2008.

Tim Russert (Timothy John Russert, Jr.) sinh năm 1950, ký giả Mỹ điều khiển chương trình Meet the Press của hãng NBC từ năm 1991, và cộng tác trong nhiều chương trình tin tức của NBC.

Suze Orman (Susan Lynn Orman) sinh năm 1951 là nhà cố vấn tài chánh người Mỹ, là nhà văn, diễn giả, thường diễn thuyết về tài chánh trên truyền hình.

Stephenie Meyer sinh năm 1973 là một tác gia người Mỹ. Bà là tác giả Twilight và nhiều cuốn sách khác thuộc loại kinh dị.

Tyler Perry sinh năm 1969 là nhà soạn kịch, một diễn viên và đạo diễn phim người Mỹ.

Tom Stoppard (Sir Tom Stoppard, tên khai sinh làTomáš Straussler) sinh năm 1937, nhà viết truyện phim được giải Academy và giải truyện kịch Tony ở Anh. Ông sinh tại Czechoslovakia (nước Tiệp khắc cũ).

Chris Rock (Christopher Julius Rock III) người Mỹ, sinh năm 1965, là một nhà hài hước, diễn viên, người viết truyện phim, nhà sản xuất và đạo diễn.

Takashi Murakami (村上隆 Murakami Takashi) sinh năm 1963 tại Tokyo là một nghệ sĩ hiện đại người Nhật. Ông hoạt động trong cả hai ngành nghệ thuật truyền thông, vẽ cũng như quảng cáo bằng thông tin kỹ thuật số. Ông có nỗ lực xóa nhòa ranh giới giữa hai loại hình nghệ thuật, cao cấp và đại chúng.



CÁC NHÀ XÂY DỰNG VÀ NHÂN VẬT THƯỢNG THẶNG

Indra Nooyi
(Indra Krishnamurthy Nooyi) sinh năm 1955 tại Ấn độ, là chủ tịch và giám đốc điều hành của Pepsi, công ty thực phẩm và nước uống lớn hàng thứ tư trên thế giới. Tạp chí Forbes xếp bà hàng thứ 5 trong danh sách 100 phụ nữ quyền uy nhất thế giới. Tạp chí Fortune xếp bà đứng đầu hai năm 2006 và 2007 những người phụ nữ quyền uy nhất trong thương trường.

Ali al-Naimi (I. Al-Naimi) sinh năm 1935 là Bộ trưởng Dầu hỏa và Tài nguyên Hầm mỏ nước Saudi Arabia từ năm 1995 đến nay. Ông học tại Hoa kỳ, có bắng Tiến sĩ Địa chất tại Đại học Standford.

Rupert Murdoch (Keith Rupert Murdoch) sinh năm 1931 tại Melbourne. Ông là người Mỹ gốc Úc, vua ngành truyền thông toàn cầu. Ông là chủ tịch và giám đốc điều hành News Corp, phát triển từ Úc qua các nuớc Anh, Mỹ và thị trường truyền thông Á châu. Trị giá tài sản khoảng 8.8 tỉ mỹ kim, đứng hàng 33 trong số những người Mỹ giàu nhất theo tạp chí Forbes.

Steve Jobs (Steven Paul Jobs) sinh năm 1955, là Giám đốc điều hành, chủ tịch và người đồng sáng lập Apple Inc. Được coi là nhân vật hàng đầu trong ngành computer và kỹ nghệ giải trí. Tạp chí Fortune xếp hạng đầu trong số các Nhân vật Kinh doanh quyền uy nhất năm 2007.

Radiohead là ban nhạc rock người Anh, gồm các ca sĩ Thom Yorke, Ed O'Brien, Phil Selway, Jonny Greenwood, và Colin Greenwood. Đã phát hành 7 albums với số bán 23 triệu đĩa,

John Chambers (John T. Chambers) là Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Cisco Systems, Inc. Kể từ khi đảm nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành năm 1995, ông đã đưa lợi tức hàng năm của công ty từ 1.2 tỉ đến mức hiện nay là 30 tỉ mỹ kim.

Jeff Bezos (Jeffrey Preston Bezos) sinh năm 1964 tại New Mexico, là người sáng lập, chủ tịch và Giám đốc điều hành của Amazon.com. Được tạp chí Time phong là Người của Năm năm 1999.

Jay Adelson (Jay Steven Adelson) sinh năm 1970, người sáng lập và Giám đốc kỹ thuật của Equinix, Inc. Hiện nay là Giám đốc điều hành và chủ tịch của Revision3. Trước kia ông từng sáng lập và điều hành nhiều công ty điện tử khác.

Steve Ballmer (Steven Anthony Ballmer) sinh năm 1956, là một thương gia Mỹ, Giám đốc điều hành của Microsoft Corporation từ năm 2000 đến nay. Ông là người thứ hai sau Roberto Goizueta trở thành tỉ phú nhờ nhận được các chứng khoán khi trở thành nhân viên của một công ty mà ông không phải là người sáng lập cũng như không phải là thân nhân của người sáng lập. Tài sản trị giá 15 tỉ mỹ kim, đứng hàng 43 trong danh sách người giàu nhất thế giới năm 2008 của tạp chí Forbes.

Jamie Dimon (James "Jamie" L. Dimon) sinh năm 1956 hiện là Giám đốc điều hành và chủ tịch JPMorgan Chase & Co..

Hoàng tử Alwaleed bin Talal (Prince Al-Walid bin Talal bin Abdul Aziz Al Saud) sinh năm 1955, thường được gọi là Prince Al-Walid. Ông thuộc hoàng gia nước Saudi Arabia, là nhà kinh doanh và đầu tư quốc tế. Tài sản trị giá 29.5 tỉ mỹ kim, nhờ đầu tư vào địa ốc và thị trường chứng khoán. Tạp chí Forbes xếp ông đứng hạng 19 trong danh sách người giàu nhất thế giới.

Lou Jiwei, Chủ tịch Tập đoàn Giám đốc của China Investment Corporation, có trách nhiệm điều hành một phần trong quỹ dự trữ ngoại hối nước Cộng hòa Nhân dân Trung quốc, có ngân khoản 200 tỉ đô la Mỹ.

Neelie Kroes, sinh năm 1941 tại Rotterdam (Hà lan), là một nữ chính trị gia và doanh gia. Bà là nghị viên Quốc hội Hà lan, thuộc đảng Nhân dân Tự do và Dân chủ, sau trở thành Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Giao thông và Thủy lợi.

Jeffrey Immelt (Jeffrey Robert Immelt ) sinh năm 1956 tại bang Ohio, là chủ tịch tập đoàn và Giám đốc điều hành của công ty General Electric.

Karl Lagerfeld (Karl Otto Lagerfeldt) sinh năm 1933, được coi là một trong những nhà tạo mẫu thời trang có ảnh hưởng nhất cuối thế kỷ 20. Đã cộng tác với nhiều nhãn hiệu thời trang, như Chanel, Chloé và Fendi. Ông cũng tự tạo được nhiều mẫu riêng trong các ngành dầu thơm và trang phục, thường cung cấp y phục thời trang cho nhiều nghệ sĩ hàng đầu.

Lloyd Blankfein (Lloyd Craig Blankfein) sinh năm 1954 tại thành phố New York, hiện là Giám đốc điều hành và Chủ tịch của công ty Goldman Sachs.

Carlos Slim (Carlos Slim Domit) sinh năm 1967 tại Mexico, là chủ tịch cũng như thành viên nhiều tập đoàn, công ty chuyên về điện thoại, điện tử, tại Mexico và Mỹ, trong đó có CompUSA.

Mo Ibrahim (Dr.Mohamed "Mo" Ibrahim) sinh năm 1946, là người Anh gốc Sudan, một doanh gia chuyên về thông tin di động, từng làm việc cho nhiều công ty viễn thông trước khi thành lập hãng Celtel.

Ratan Tata (Ratan Naval Tata) sinh năm 1937 tại Mumbai, Ấn đô. Hiện là Chủ tịch của Tata Group, có tham vọng chế tạo chiếc xe hơi bán với giá 100 ngàn rupi (tiền Ấn độ, khoảng 2500 mỹ kim).

Cynthia Carroll là một nữ doanh gia Mỹ. Bà là Giám đốc điều hành của Anglo American PLC, một công ty hầm mỏ của Anh sản xuất nhiều platinum nhất thế giới.

Carine Roitfeld sinh năm 1954 tại Paris (Pháp) là Trưởng Ban Biên tập tạp chí Pháp Vogue từ năm 2001.

Michael Arrington (J. Michael Arrington) sinh năm 1970 tại California, một nhà kinh doanh và chủ trì của TechCrunch. Các tạp chí Forbes và Wired cho ông là người có thế lực nhất về internet.
 
Đức Giáo Hoàng Ngợi Khen Người Đề Xướng Việc Đối Thoại Giữa Đức Tin Và Luận Lý
Bùi Hữu Thư
22:13 07/05/2008

Đức Giáo Hoàng Ngợi Khen Người Đề Xướng Việc Đối Thoại Giữa Đức Tin Và Luận Lý



Linh Mục Ba Lan Đoạt Giải Templeton

VATICAN 7 tháng 5, 2008 – Đức Giáo Hoàng Benedict XVI ngợi khen một linh mục Ba Lan và cũng là một nhà vũ trụ học đoạt giải Templeton vì đã đóng góp cho việc đối thoại giữa tôn giáo và khoa học.

Trong một điệp văn gửi qua Tổng Giám Mục Fernando Filoni, phụ tá Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng ngợi khen Đức Ông Michael Heller, một giáo sư về lý thuyết vật lý, vũ trụ học, và tâm lý khoa học tại Giáo Hoàng Thần Học Viện.

Điệp văn viết, “Đức Thánh Cha rất vui mừng khi nghe tin Đức Ông đã được ban tặng giải thưởng Templeton về những đóng góp của Đức Ông cho việc đối thoại giữa khoa học và tôn giáo, ngài gửi đến Đức Ông lời ngợi khen và chúc tụng chân thành. "

Điệp văn tiếp, "Như Đức Ông đã biết, Đức Thánh Cha đã luôn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của một cuộc gặp gỡ có kết quả tốt giữa đức tin và luận lý, là đôi cánh nhờ đó thần trí con người có thể đạt tới sự chiêm niệm chân lý, và ngài muốn khuyến khích tất cả những ai đang tận hiến cuộc đời để khám phá ra những ý niệm sâu xa qua các tìm tòi khảo cứu về khoa học trong môi trường của niềm tin tôn giáo."

Dẫn chứng Thánh Vịnh 18, điệp văn của Đức Thánh Cha thêm: "Ngài cầu nguyện cho công trình của Đức Ông trong lãnh vực vũ trụ học và tâm lý học sẽ giúp cho sứ điệp sau đây được loan báo " Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, không trung loan báo việc tay Người làm.”

"Khi giải thưởng này được ban tặng cho Đức Ông ngày 7 tháng 5 tại Luân Đôn, Đức Thánh Cha sẽ đặc biệt nhớ đến Đức Ông trong kinh nguyện của ngài. Ngài cũng ban phép lành cho tất cả những ai đang hoạt động để đề xướng một hiểu biết sâu xa hơn về mối liên hệ giữa khoa học và tôn giáo. "

Ban tổ chức giải Templeton cho hay các tác phẩm của Đức Ông Heller, 72 tuổi, "đã gợi lên nhiều điểm quan trọng về những khái niệm sâu xa nhất của nhân loại. Đức Ông đã duyệt xét các câu hỏi căn bản như ‘vũ trụ có cần có một mục đích không?’ đã quy tụ được nhiều nhà khảo cứu khác, trước đây không thấy có gì là đồng điệu với nhau.”

"Bằng cách quy tụ các nhà toán học, tâm lý học, vũ trụ học và thần học đang nghiên cứu các đề tài này, Đức Ông đã giúp cho mỗi người chia sẻ sự hiểu biết của mình và giúp cho các người khác làm sáng tỏ hơn các hiểu biết của họ mà không làm xúc phạm đến phương pháp tìm tòi của họ."

Giải thưởng Templeton được ban tăng cho một người còn sống được coi là đã đóng góp đáng kể cho việc xác định chiều kích thiêng liêng của đời sống, qua việc suy luận, khám phá hay thực hành.
 
Các nghệ sĩ Trung quốc trình diễn tại Vatican
Phụng Nghi
23:53 07/05/2008
Vatican (China Daily) – Đêm qua, trong Thính đường Phaolô VI tại Tòa thánh Vatican, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã lắng nghe nhạc phẩm Requiem của Mozart và dân ca Hoa Lài (Jasmine) do Dàn nhạc Đại hòa tấu Trung quốc (China Philharmonic Orchestra) trình tấu cùng với Ban Hợp xướng Nhà hát Thượng hải (Shanghai Opera House Chorus).

Dưới sự điều khiển của giám đốc nghệ thuật Yu Long, cùng với giọng nữ cao (soprano) Rao Lan, giọng nữ trung (mezzo-soprano ) Cao Zheng, giọng nam cao (tenor) Zhang Jianyi, và giọng nam trung (baritone) Gong Dongjian, đây là lần đầu tiên các nghệ sĩ Trung quốc tình diễn tại Tòa thánh.

Giám đốc Yu nói: “Chúng tôi nao nức và hân hạnh được trình diễn cho Đức giáo hoàng và 7000 khán giả thưởng lãm, trong số này có các giám mục của Vatican, các viên chức và các danh gia Trung quốc cũng như Italia.”
Quang cảnh buổi trình tấu
Quang cảnh buổi trình tấu


Nhạc trưởng Yu Long điều khiển dàn nhạc
ĐGH thăm hỏi nhạc trưởng


ĐGH thăm hỏi ca sĩ Rao Lan
ĐGH và khán giả buổi trình tấu
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Di Dân Việt: Những nẻo đường trên đất Thái Lan.
LM. Nguyễn Tiến Đức
10:41 07/05/2008
Di Dân Việt: Những Nẻo Đường trên đất Thái.

Ngay từ buổi sơ khai cuả Giáo Hội Thái, di dân Việt đã có mặt.

Dưới thời bách hại đạo của vua Minh Mạng khoảng năm 1835, có tới 1.500 tín hữu Việt phải ẩn trốn trong rừng. Sau đó dưới sự giúp đỡ của hải quân Thái Lan, số tín hữu này đã di dời sang đất Thái sinh sống để giữ đạo.

Những di dân Việt này đã được vua Thái Pranangklauchau (Rama III) cảm thương vì họ đã phải xa quê hương để giữ đức tin. Nhà vua đã cấp đất cho những di dân này tới cư ngụ tại làng Xốm-Kliếng, bên cạnh làng Công giáo Xảm-Xển hiện nay (thuộc thủ đô Băng-cốc). Những di dân này được quốc vương Thái thương ban đất riêng của vua cho tị nạn và cất nhà thờ với tên gọi là “nhà thờ thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê”.

Đây là những di dân Công giáo Việt đầu tiên đã sang lập nghiệp và sinh hoạt tại nhà thờ Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê ở Xảm-Xển từ thuở ban đầu cho tới nay. Nhiều vết tích còn lưu lại tại đây như trên nóc nhà thờ này còn có hàng chữ Nho. Hiện tại con cháu của những người di dân Công giáo Việt đầu tiên hãy còn sống tại đây. Một số những truyền thống tôn giáo và văn hóa của người Việt từ thế kỷ 19 còn được duy trì như: họ có nhà táng theo kiểu Việt; một ít người già còn nói được tiếng Việt; họ dùng đôi đũa để ăn cơm; và một số những đồ thờ vẫn còn được nhìn thấy tại đây.

Nhà thờ thánh Phanxicô Xaviê, Xảm Xển, Băng Cốc


(nhà thờ thánh Phanxicô Xaviê, Xảm xển, Băng-Cốc)

Nhà thờ này của di dân Việt đầu tiên trên đất Thái được làm bằng tre. Sau đó bị xập vì bão và nhà thờ được cất lại bằng gỗ. Một lần nữa nhà thờ gỗ bị một cơn hỏa hoạn thiêu rụi và được xây dựng lại bằng xi-măng. Bên cạnh nhà thờ, một trường học dành cho nam sinh và một trường dành cho nữ sinh được thiết lập để giúp cho con em di dân Việt học viết chữ Việt nhằm thuận tiện cho việc dạy giáo lý.

Việc mưu sinh của những di dân Việt lúc này là làm ruộng và đánh bắt cá.

Dưới thời bách hại kế tiếp, nhiều tín hữu Việt ở Lavang- miền Trung đất Việt đã di dân sang Thái. Rồi những cuộc chiến ở Việt Nam như Điện Biên Phủ (1954) và Giải phóng miền Nam( 1975) làm cho nhiều người Việt Nam kéo sang đất Thái lánh nạn. Hiện nay họ đang định cư ở một số tỉnh thành của Thái như: Băng-Cốc, Nỏng-Khai, Khỏn-Kèn, và U-Đon

Sau những năm dài chiến tranh đã làm cho kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Ngày nay nhiều người Việt ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc đã sang Thái để tìm kế mưu sinh. Đa số những di dân này tập trung ở Băng- Cốc để làm việc. Nhưng họ vẫn không được chính phủ Thái chấp nhận và bị làm khó dễ.

Số di dân Việt ở Thái rất đông. Chỉ ước tính số di dân Việt có đạo ở Băng-Cốc hiện nay chiếm khoảng 1.000 người và họ đang gặp nhiều khó khăn về số phận của đời di dân.

Ca dao Việt Nam có câu:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn!”
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đại Hội Hành Hương La Vang lần 28: Mẹ Maria, Nhà giáo dục Đức Tin
LM Giuse Đặng Thanh Minh
13:22 07/05/2008

Đại hội Hành Hương La Vang 28


(từ ngày 13 tới 15/8/2008)

Tài liệu học tập:
MẸ MARIA, NHÀ GIÁO DỤC ĐỨC TIN
Ngài bảo gì, các anh cứ việc làm theo”(Ga 2,5)

DẪN NHẬP:

Đường hướng mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vạch ra cho năm 2008 là giáo dục. Vấn đề giáo dục là vấn đề rất quan trọng cho đời sống của một con người cũng như của xã hội và dân tộc. Trong các lãnh vực giáo dục khác nhau, thì giáo dục đức tin là việc quan trọng nhất. Đáp lại lời mời gọi của Công Đồng Vaticano II mong ước mọi người kitô hữu “ngước mắt nhìn lên Đức Maria là mẫu gương nhân đức sáng ngời cho đoàn thể cộng đoàn những người được chọn” (L.G.L 65)…Đại hội Thánh Mẫu Toàn Quốc lần thứ 28 (13 –15/ 8/ 2008) cũng muốn qui tụ con cái Mẹ khắp nơi về Linh Địa La Vang để chiêm ngưỡng và học nơi Mẹ cách sống của người Con Chúa, của người môn đệ Đức Kitô là vị Thầy duy nhất trong lãnh vực đức tin, như có lần chính Ngài đã khuyên bảo các môn đệ của Ngài: “Phần anh em, đừng để ai gọi mình là Thầy, Vì anh em chỉ có một Thầy, còn tất cả anh em đều là anh em với nhau” (Mt 23,8).

Trong các lãnh vực khác của đời thường, cũng có những vị thầy đứng trên bục giảng ở các trường học, chỉ dạy cho môn sinh của mình những kiến thức bổ ích cho cuộc sống. Bên cạnh các vị này, cũng thường thấy những vị Thầy âm thầm hơn, gần gũi hơn với người mình dạy dỗ. Đó là những bà mẹ dạy con bước những bước tập tểnh đầu tiên trong đời. Các bà cận kề với con cái, kiên nhẫn chỉ bảo con cái cách ăn nết ở, dạy con biết ứng xử cho phải đạo với kẻ trên người dưới, biết phân biệt điều tốt điều xấu, biết sống ngay chính thật thà, yêu thương người nghèo khó, nói tóm lại là các đức tính nhân bản cần thiết cho cuộc sống làm người.

Đức Maria cũng là một người mẹ. Vai trò chủ yếu của Đức Maria là làm mẹ. Thiên Chúa yêu cầu Người làm Mẹ Chúa Kitô và làm Mẹ Hội Thánh. Và Mẹ đã “xin vâng” để cho thánh ý Chúa được hiện thực. Và nếu Đức Maria đã đảm nhận chức vụ làm Mẹ thì thiên chức ấy cũng bao hàm nhiệm vụ làm thầy. Trong ý nghĩa ấy, Đức Maria là Thầy dạy, là Mẹ dạy con, là Đấng chỉ bảo đàng lành. “Ngài bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5).

Đức Maria không đứng trên bục giảng để dạy. Mẹ dạy bằng chính đời sống rất mực thánh thiện của Mẹ. Lời dạy của các bà mẹ thường đem lại hiệu quả cao, vì lời dạy của các bà mẹ luôn gắn liền với đời sống đạo đức và đặc biệt phát xuất từ trái tim yêu thương từ mẫu của họ.

Như thế, chủ đề Đức Maria, Nhà giáo dục đức tin mời gọi chúng ta chiêm ngắm Mẹ trong kỳ Đại Hội Thánh Mẫu toàn quốc lần thứ 28 này. Chủ đề này đặt Đức Maria trong tương quan với Hội Thánh, tiếp theo sau chủ đề Đức Maria, Người Nữ Thánh Thể, đặt Đức Maria trong tương quan với Chúa Kitô. Tương quan giữa Đức Maria với Hội Thánh là tương quan “Mẹ - Con”. Tương quan điển hình kiểu mẫu. Mỗi người con Mẹ điều có thể học nơi trường của Mẹ những nhân đức sáng ngời đã chi phối đời sống trần gian của Mẹ. Nhờ Mẹ đồng hành chỉ giáo, chúng ta hy vọng sẽ hoàn tất tốt đẹp cuộc lữ hành đức tin của chúng ta và đạt tới Quê Trời mong ước.

Chúng ta sẽ lần lược học nơi Mẹ những bài dạy phát xuất từ kinh nghiệm sống của Mẹ.

1. Đức Maria Thầy dạy đức tin, đức cậy và đức mến.
2. Đức Maria, Thầy dạy lắng nghe và thực hành Lời Chúa.
3. Đức Maria, Thầy dạy quảng đại cọng tác vào công trình cứu rỗi của Đức Kitô.

BÀI 1: ĐỨC MARIA, THẦY DẠY ĐỨC TIN, ĐỨC CẬY VÀ ĐỨC MẾN

Đức tin, đức cậy và đức mến là 3 nhân đức đối thần nghĩa là quy chiếu trực tiếp về Thiên Chúa, làm cho người tín hữu có khả năng tiếp cận với Thiên Chúa, hành động như con cái Thiên Chúa và thông phần bản tính Thiên Chúa (xem Giáo Lý HTCG số 1812-1813). Không ai sống mật thiết gắn bó với Thiên Chúa cho bằng Đức Mẹ. Công Đồng Vatican II đã không ngần ngại dùng những tước hiệu: “Ái nữ của Chúa Cha, Mẹ Con Thiên Chúa và Cung Thánh của Chúa Thánh Thần” (L.G. số 53). để diễn tả mối tương quan mật thiết giữa Thiên Chúa Ba Ngôi với Đức Mẹ. Chính đức tin, đức cậy và đức mến đã giúp Mẹ gắn bó mật thiết với Thiên Chúa Ba Ngôi.

1. Đức Maria, Thầy dạy đức tin.

Sách Giáo Lý HTCG định nghĩa đức tin như sau: “Đức tin là nhân đức đối thần, nhờ đó chúng ta tin vào Thiên Chúa, tin tất cả những gì Người nói và mặc khải cho chúng ta cũng như những gì Hội Thánh dạy phải tin, vì Thiên Chúa là Chân Lý” (Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo số 1814). Một khía cạnh khác của đức tin cũng cần được lưu ý: đó là việc gắn bó với Thiên Chúa một cách tự do (xem D.V 5).

Trong biến cố Truyền Tin và trong suốt cả cuộc sống trần thế, Đức Maria đã thể hiện một cách hoàn hảo cả 2 nội dung ấy của đức tin. Vì tin vào Chúa mà Đức Maria đã cúi đầu ưng thuận lời đề nghị bất ngờ và choáng váng của Thiên Chúa. Mẹ vui lòng chấp nhận ý định của Thiên Chúa, một ý định táo bạo làm đảo lộn các dự tính riêng tư của Mẹ. Người thôn nữ làng Nazarét không còn yên phận trong thế giới bé nhỏ của mình, nhưng phải trao thân gởi phận cho Đấng Toàn Năng muốn thực hiện công trình vĩ đại của Ngài là cứu rỗi mọi người. Cũng như ngày xưa, Abraham đã phải từ bỏ quê hương xứ sở mà ra đi đến một nơi mà ông không biết, thì ở khởi điểm của một dân mới, Mẹ Maria cũng phải từ bỏ cuộc sống riêng tư để lao mình vào trong cuộc hành trình đầy phiêu lưu bất ngờ của Thiên Chúa. “Này tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin vâng như lời Thần Sứ nói”( Lc 1,38).

Lời phát biểu đầy khiêm tốn và vâng phục này diễn tả tâm hồn của Mẹ, một tâm hồn luôn tin vào Chúa là Đấng Chân Thật Vô Song, đồng thời cũng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Mẹ. Từ nay, Mẹ luôn gắn bó với Đấng mà Mẹ sẽ sinh ra cho thế gian. Mẹ liên kết số phận của mình với số phận của Con Mẹ, lời tiên tri Simêon đã chứng thực điều ấy: Con Mẹ sẽ trở nên dấu hiệu bị chống đối, còn Mẹ, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn ( xem Lc 2,35). Chiêm ngắm Mẹ liên kết làm một với Chúa Giêsu, Công Đồng Vatican II cũng dạy: “Hết lòng đón lấy ý định cứu rỗi của Thiên Chúa, vì không một tội nào ngăn trở Ngài, Đức Maria đã tận hiến làm tôi tớ Chúa, phục vụ cho thân thể và sự nghiệp của Con Ngài và nhờ ân sủng của Thiên Chúa Toàn Năng, phục vụ mầu nhiệm cứu chuộc, dưới quyền và cùng với Con Ngài” (L.G. số 56). Qua đó, chúng ta hiểu được Công Đồng Vatican II muốn trình bày Đức Maria như là mẫu gương của lòng vâng phục và quảng đại cọng tác với Chúa Giêsu trong công trình cứu rỗi. Mầu nhiệm Nhập Thể và mầu nhiệm cứu chuộc của Chúa Giêsu đều có sự cọng tác tích cực của Mẹ. Vì tin, Mẹ đã ra đi khỏi thế giới của mình để lao mình vào thế giới của Thiên Chúa. Nhờ tin mà Mẹ đã được Chúa Thánh Thần chúc phúc qua miệng bà Êlisabeth: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì đã nói với em”(Lc 1,45).

Bằng chính đời sống dấn thân phục vụ Chúa Giêsu và công trình cứu rỗi của Ngài, Mẹ Maria đã tỏ ra là Thầy dạy Đức tin ưu tú nhất. Mẹ dạy chúng ta tin vào Chúa: là tín thác vào Chúa đi theo đường lối Chúa và cọng tác với Chúa để đem lại ơn cứu rỗi của Chúa cho mọi người.

2. Đức Maria, Thầy dạy đức cậy.

“Đức cậy là nhân đức đối thần nhờ đó chúng ta khao khát Nước Trời và sự sống vĩnh cửu như hạnh phúc đời mình, khi tin tưởng vào các lời hứa của Đức Kitô và phó thác vào ơn trợ lực của Chúa Thánh Thần, chứ không dựa vào sức mình” ( Giáo Lý HTCG số 1817).

Nhờ tin vào lời hứa của Đức Kitô mà các Thánh tử đạo Việt Nam đã kiên tâm chịu gian nan thử thách, nhờ tin vào Thiên Chúa, Đấng có quyền năng cho kẻ chết sống lại, mà Abraham đã hiến tế Isaac dù đã nhận được Lời Hứa, ông vẫn hiến tế người Con một ( Dt 11,17). Ơû ngọn nguồn của Dân tuyển chọn, Abraham đã chiếu sáng niềm hy vọng, Thánh Phaolô đã ca tụng lòng trông cậy của ông bằng những lời lẽ rất sâu sắc: “Mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin” (Rm 4,18).

Có một tương quan mật thiết giữa đức tin và đức cậy: Có tin mới hy vọng - trông đợi. Trong thông điệp mới của Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI: “Chúng ta được cứu rỗi nhờ hy vọng”. Ngài viết: “Hy vọng là một từ chủ yếu trong Thánh Kinh, đến mức trong nhiều đoạn, những từ “đức tin và hy vọng” dường như có thể hoán chuyển cho nhau” (Spe Salri số 2).

Đức tin của Abraham đã dẫn đưa tổ phụ đến một lòng trông cậy tuyệt đối vào Thiên Chúa thế nào, thì đức tin của Mẹ Maria cũng dẫn đưa Mẹ đến một niềm cậy trông như thế. Cũng như Abraham, Mẹ đã bước đi trong đêm tối mịt mù của đức tin, đã đồng lao cộng khổ với Chúa Giêsu, đã cùng với Ngài tiến lên đồi Canvê để hiến tế cùng với Con trong niềm hy vọng vững vàng là ơn cứu độ sẽ tràn trào xuống cõi nhân sinh.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đã nói về đức cậy của Mẹ Maria như sau: “Đức Maria đã trở thành mẫu gương đức cậy cho Hội Thánh. Khi nghe sứ điệp của thiên sứ, Đức Maria là người đầu tiên đã hướng niềm hy vọng về Vương Triều bất tận mà Đức Giêsu đã đến để khai mào. Đức Maria đã kiên trì đứng gần Thập Giá của Con mình, trong niềm trông mong Lời của Chúa được thực hiện – sau ngày Lễ Ngũ Tuần, Thân Mẫu Đức Giêsu nâng đỡ niềm hy vọng của Hội Thánh, đang bị đe doạ bởi những cuộc bách hại. Vì vậy đối với cộng đoàn các tín hữu và đối với từng tín hữu, Đức Maria là Mẹ của niềm cậy trông, khuyến khích và hướng dẫn con cái mình trong niềm mong chờ Nước Chúa, nâng đỡ họ trong những cuộc thử thách hằng ngày ở giữa những tình huống lắm khi bi đát của lịch sử” (những bài huấn giáo về Đức Maria trang 232).

Bây giờ, trong vinh quang thiên quốc “Mẹ chiếu sáng như dấu chỉ lòng cậy trông vững vàng và niềm an ủi cho Dân Chúa đang lữ hành” (L.G số 68).

Theo gương Mẹ, chúng ta ngóng trông về ơn cứu độ của chúng ta trong Đức Kitô, sẽ được mặc khải cho chúng ta trong ngày sau hết.

3. Đức Maria, Thầy dạy đức mến.

Sách Giáo Lý HTCG dạy: “Đức mến là nhân đức đối thần, nhờ đó, chúng ta yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự vì chính Chúa, và vì yêu mến Thiên Chúa, chúng ta yêu mến người thân cận như chính mình” (số 1822)

Nếu tội nguyên tổ làm cho con người dễ dàng hướng chiều về sự dữ, thì đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội mà Chúa trang điểm cho người nữ được tiền định làm Mẹ của Con Một Chúa nhất thiết phải hướng lòng Mẹ về cội nguồn của Sự Thiện. Mẹ yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, vì thế Mẹ đã từ bỏ mọi sự để đi theo tiếng gọi của Chúa. Mẹ đã để cho Chúa yêu thương Mẹ và dẫn đưa Mẹ bước đi trên đường yêu thương nhiệm mầu của Chúa.

Lời “xin vâng” trong biến cố Truyền Tin luôn chi phối đời sống của Mẹ cho đến khi đứng dưới chân Thập Giá của Chúa Giêsu Con Mẹ. Tiếng xin vâng nhiều khi không thốt nên lời, nhưng đã tỏa sáng con người của Mẹ, và là bằng chứng tuyệt hảo của tình mến sắt son và tuyệt đối dành cho Thiên Chúa. Thánh sử Luca trong chương 2 Phúc Âm của Ngài, đã 2 lần nói tới thái độ nội tâm của Đức Maria: “Còn bà Maria, thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng” (2,19). Riêng Mẹ Người, thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” (2,51). Thái độ ghi nhớ và suy đi nghĩ lại là thái độ của một tâm hồn yêu mến. Mẹ yêu mến Chúa, nên Mẹ luôn gìn giữ các kỷ niệm và lời Chúa dạy, để đối chiếu, làm cho đời sống Mẹ luôn phù hợp với ý Chúa.

Biến cố thăm viếng và tiệc cưới Cana cũng là những chứng tích hùng hồn cho tình yêu của Mẹ đối với Chúa. được Chúa yêu thương và đến ở trong lòng như ngày xưa trong khám Giao Ước, Mẹ đã không giữ Chúa cho riêng mình, mà vội vã đem chia sẽ niềm vui ơn cứu độ cho người chị họ đang mang thai, dù đường xá xa xôi cách trở. Đây là bằng chứng tình yêu cao độ, vì không có gì quý giá hơn là mang Chúa đến cho kẻ khác.

Trong tiệc cưới Cana, Mẹ không chỉ tham dự như một người khách bàng quan, Mẹ hiện diện ở đó để nhìn xem nhu cầu của nhà cưới và sẵn sàng can thiệp đúng nơi đúng chỗ, đúng thời đúng lúc. Nhờ Mẹ can thiệp mà tiệc cưới hôm ấy khỏi mất vui và nhà cưới khỏi bẻ mặt xấu hổ.

Sau khi Chúa Giêsu về trời, Mẹ cũng hiện diện giữa cọng đoàn Giáo hội sơ khai để cầu xin ơn Chúa Thánh Thần xuống trên cọng đoàn tín hữu còn non trẻ này. Ơn Chúa Thánh Thần là hồng ân quí báu nhất của Thiên Chúa. ( Lc 11,13).

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói về sự hiện diện của Mẹ trong lòng Giáo hội sơ khai như sau: “Nơi Đức Maria, Hội thánh nhận ra khuôn mẫu của đức mến, khi nhìn đến cọng đoàn các tín hữu tiên khởi, chúng ta nhận thấy sự đồng tâm hiệp ý được biểu lộ trong lúc chờ đợi Chúa Thánh Thần hiện xuống, được gắn liền với sự hiện diện của Đức Trinh Nữ rất thánh. (Cv1,14). Chính nhờ đức Maria mà sự hoà hợp và tình yêu thương huynh đệ có thể được duy trì mãi mãi trong nội bộ Hội thánh” (Những bài huấn giáo về Đức Maria trang 232).

Kết.

Đức Maria là Thầy dạy đức tin đức cậy và đức mến trong ý nghĩa Mẹ là mẫu gương của Giáo hội trong thiên chức làm mẹ. Công đồng Vatican II đã muốn cho Giáo hội chiêm ngưỡng Đức Maria và hoạ lại nơi mình dung mạo thiêng liêng của Đức Mẹ. “Noi gương Mẹ Chúa mình, nhờ thần lực của Thánh Thần, Giáo hội bảo tồn cho tinh tuyền một đức tin toàn vẹn, một đức cậy vững bền và một đức mến chân thành” (L.G số 64).

Mỗi người tín hữu Kitô là con Mẹ Maria, cũng hãy siêng năng chiêm ngưỡng sự thánh thiện của Mẹ mình, được biểu lộ qua đời sống tin cậy mến để được tháp nhập vào trong sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh.

Bài 2: ĐỨC MARIA, THẦY DẠY LẮNG NGHE VÀ THỰC HÀNH LỜI CHÚA.

Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! Lạy Chúa! là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21). Lời Chúa Giêsu nói trên đây chắc hẳn đã được Mẹ của Ngài tâm nguyện đêm ngày và thể hiện trong đời sống mình. Lời này cũng nói lên điều cốt yếu trong việc sống đạo là phụng thờ Chúa trong Thần Khí và Sự Thật (Ga 4,23-24). Vì lời Chúa là Sự Thật và ai thi hành Lời Chúa, người ấy là kẻ yêu mến Chúa.

Hơn ai hết Đức Maria đã xác tín về điều cốt yếu này, nên suốt đời Mẹ chỉ có một ước mơ là ý định của Chúa được thực hiện. “Này tôi là nữ tỳ của Chúa xin Chúa cứ làm cho tôi theo lời Sứ Thần nói”. (Lc 1,31). Lời phát biểu của Mẹ trong biến cố Truyền tin là phương châm của đời Mẹ. Chúng ta hãy lần bước theo dấu chân của Mẹ còn lưu giữ trong các sách Phúc Âm.

1. Qua biến cố Truyền Tin, Đức Maria đã tỏ ra là: “ Một mẫu gương tuyệt vời cho hết mọi tín hữu về việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa”. (Gioan Phaolô II. Những bài huấn giáo về Đức Maria trang 234. số 2). Nhờ lắng nghe và đón nhận Lời Chúa vào trong lòng mà Đức Maria đã trở thành Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể. Thánh Augustinô xem đây là một hành vi đức tin cao cả của Đức Trinh Nữ Maria. Đức tin được biểu lộ qua việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Cũng chính vị Thánh tiến sĩ này đã nói: “Mẹ đã đón nhận Chúa Giêsu vào trong tâm hồn mình trước khi cưu mang Người trong lòng dạ”. Đức Thánh Cha Phaolô VI trong Tông Huấn Marialis Cultus đã trích dẫn biến cố này để tặng cho Đức Maria, danh hiệu: Người Trinh Nữ lắng nghe ( virgo audiens số 17). Ngài nói tiếp: “Đây cũng là điều Hội Thánh phải thực hiện, nhất là trong phụng vụ: với đức tin, Hội Thánh lắng nghe Lời Chúa, đón nhận, công bố, tôn kính và ban phát cho các tín hữu như lương thực của sự sống và dưới ánh sáng Lời Chúa. Hội Thánh đào sâu các dấu chỉ thời đại, giải thích và sông các biến cố của lịch sử” ( Marialis Cultus số 17).

Người biết lắng nghe là người cầu tiến, muốn nên hoàn thiện. Muốn nên hoàn thiện thì phải để cho Lời Chúa tác động và giải thoát chúng ta khơi nô lệ tội lỗi. Lời Chúa là sự thật và chỉ có sự thật mới giải thoát chúng ta (Ga 8,31-32). Trong đời sống thiêng liêng, người Kitô hữu cũng phải lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành để thăng tiến đời sống và trở thành môn đệ Chúa. Ngày xưa, trước khi vào Đất Hứa, ông Môsê cũng đã huấn dụ con cái Israel như sau: “ Tôi đã dạy cho anh em những thánh chỉ và quyết định như Đức Chúa, Thiên Chúa của tôi, đã truyền cho tôi, để anh em đem ra thực hành trong miền đất mà anh em sắp vào chiếm hữu. Anh em phải giữ và đem ra thực hành vi nhờ đó anh em sẽ được các dân coi là khôn ngoan và thông minh” (Đnl 4.5-6)

Lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành là hai hành động đức tin liên kết với nhau, không thể tách rời. Thư Thánh Giacôbê đã khai triển vấn đề này với những trích dẫn từ đời sống Abraham và cô gái điếm Rakháp rồi kết luận: “Đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gc 2,26).

Mẹ Maria thật là mẫu gương cao cả cho Hội Thánh về điều cốt yếu này: Mẹ đón nhận Lời Chúa và Mẹ cầu xin cho Thánh ý Chúa được hiện thực. “xin hãy thành sự cho tôi theo lời thiên sứ nói” (Lc 1,38). Lời xin vâng này đã trở thành hành động cụ thể mà đỉnh cao là sự hiện diện của Mẹ dưới chân Thập Giá Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết: “Đấng mà lúc Truyền tin đã bày tỏ sự ưng thuận hoàn toàn đối với chương trình của Thiên Chúa, trở thành một mẫu gương tuyệt vời cho hết mọi tín hữu về việc lắng nghe và tuân giữ Lời của Chúa. Khi đáp lại thiên sứ: xin hãy thành sự cho tôi theo lời Ngài nói.” ( Lc1,38) và bày tỏ sự mau mắn chu toàn ý Chúa một cách toàn hảo, Đức Maria đã đi vào chân phúc mà Chúa Giêsu đã công bố: “Phúc hơn cho kẻ lắng nghe Lời Chúa và mang ra thực hành” (Lc 11,28).

2. Ở tiệc cưới Cana, lời Mẹ nói với những người giúp việc: “Ngài bảo gì các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5) là một bằng chứng thuyết phục nhất bày tỏ thái độ lắng nghe và thi hành lời Chúa của Mẹ. Mẹ đã có thói quen như thế và trước một nhu cầu bức thiết của nhà cưới, Mẹ cũng chỉ biết chỉ bảo điều mà mẹ đã quen làm: Là cứ lắng nghe theo và làm theo lời Chúa dạy.

Trong bầu khí cầu nguyện của những ngày Đại Hội Thánh Mẫu Toàn Quốc lần thứ 28 này, khi ngước nhìn lên Mẹ là Đấng phù trợ các giáo hữu, là Đấng chỉ bảo đàng lành, chúng ta cũng được Mẹ nhắn nhủ như thế: Chúa bảo gì, các con cư việc làm theo. Làm theo lời Chúa dạy có thể sẽ dẫn đưa chúng ta đến những thiệït thòi mất mát, làm theo lời Chúa dạy cũng sẽ biến chúng ta thành mục tiêu chống đối của thế gian, nhưng chắc chắn sẽ mang lại sự sống sung mãn của Chúa Kitô Phục Sinh vinh hiển. Mẹ cũng đã đi qua con đường Thập giá với con Mẹ và nay Mẹ thông phần vinh quang của Con Mẹ trong Nước Trời.

Tiệc cưới Cana là dấu lạ đầu tiên mà Chúa Giêsu đã thực hiện vào đầu đời sống công khai rao giảng Tin Mừng của Ngài, nhờ sự can thiệp của Đức Maria. Trong Phúc Âm Thánh Gioan, Mẹ Maria sẽ còn xuất hiện lần thứ 2 trên đồi Canvê, khi Mẹ đứng dưới chân Thập giá. Đây cũng là giây phút cuối đời của Chúa Giêsu, giây phút chấm dứt cuộc đời công khai của Ngài. Như thế cuộc đời công khai của Chúa Giêsu được Thánh Gioan mô tả như được đóng khung bởi sự hiện diện của Mẹ. Điều này không có nghĩa là trong suốt 3 năm hoạt động công khai, Chúa Giêsu không có liên lạc gì với Đức Mẹ. Các Phúc Âm khác điều nói tới những lần Đức Mẹ gặp Chúa và Mẹ luôn theo dõi các lời Chúa dạy, các việc Chúa làm, những lúc Chúa bị chống đối, bị oán ghét và bị mưu hại.

Có một biến cố mà cả 3 Phúc Âm Nhất Lãm điều tường thuật: đó là khi Chúa Giêsu đang rao giảng cho dân chúng, thì Mẹ Ngài và anh em Ngài đến gặp Ngài, và dân chúng quá đông, Đức Mẹ và anh em Chúa chỉ đứng ngoài xa và nhắn gọi Chúa. Bấy giờ, Chúa Giêsu đáp lại: “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” ( Lc 8, 19-21; Mc 3, 33-35; Mt 12, 46-50).

Thoạt đầu mới nghe, ai cũng tưởng rằng Chúa Giêsu muốn phủ nhận các mối dây liên hệ huyết nhục giữa Ngài với Mẹ và anh em Ngài vì nghĩ rằng để phục vụ cho Nước Thiên Chúa, thì cần phải cách ly khỏi gia đình như có lần Ngài đã yêu cầu các môn đệ: “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được”( Lc 14,26). Nhưng suy nghĩ cho sâu hơn và đối chiếu lời của Chúa và đời sống của Đức Maria, thì chúng ta phải nhìn nhận rằng đây là những lời gián tiếp đề cao giá trị đạo đức của Đức Maria, vì hơn ai hết Mẹ là người đã đón nhận Lời Chúa vào lòng và đã trung thành thực hiện Lời Chúa dạy. Công Đồng Vatican II đã xác nhận như sau: “ Trong thời gian Chúa truyền đạo Đức Maria đã đón nhận lời của Con Ngài, những lời nâng cao Nước Trời lên khỏi những lý do và liên hệ huyết nhục, và tuyên bố là có phúc cho những ai nghe và giữ Lời Thiên Chúa”( Lc 11,27-28 ). như chính Ngài hằng thực hành những lời đó cách trung tín ( Lc 2,49,.51), (L.G. 58).

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng có những lời giải thích tương tự: “Tuy coi nhẹ những mối tương quan gia đình, nhưng kỳ thực Đức Kitô đã tỏ lòng ca ngợi Đức Mẹ, khẳng định một mối dây liên hệ cao sâu hơn với Người. Thực vậy, Đức Maria, trong tư cách lắng nghe con của mình, đã đón nhận tất cả những Lời của Chúa và trung thành đem ra thực hành” (Giáo Lý HTCG trang 179).

4. Thái độ lắng nghe và thực hành Lời Chúa đã dẫn đưa Mẹ đứng kề Thập giá của Chúa Giêsu. Một tâm hồn luôn ghi nhớ Lời Chúa trong lòng và không ngừng suy niệm (Lc 2,19-51), không thể nào mà không nhớ lại những lời của cụ già Simêon trong đền thánh ba chục năm về trước. “Con trẻ này sẽ là mục tiêu chống đối, còn bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà” (Lc 2,34-35). Mẹ luôn ghi nhớ lời tiên tri này và Mẹ chờ đợi giây phút trọng đại ấy sắp xảy ra, khi người Do Thái chống đối Chúa một cách quyết liệt, khi họ bàn mưu tính kế để hãm hại Ngài. Mẹ âm thầm liên kết những đau khổ của Mẹ với những đau khổ của con Mẹ. Lời Chúa qua miệng tiên tri Simêon làm cho Mẹ ray rứt không nguôi nhưng Mẹ vẫn chấp nhận một cách trung thành để cho Lời ấy được hiện thực. Mẹ đã hiến dâng Con vào Đền Thánh cho Chúa Cha là chấp nhận cùng hiến tế với Con trên bàn thờ Thập giá, cho ý định nhiệm mầu yêu thương của Chúa Cha được thể hiện, cho ơn cứu độ tuôn trào xuống cõi nhân sinh.

Kết:

Lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành là thái độ tâm hồn đặc thù của ïMẹ, là sợi chỉ đỏ xuyên qua cuộc sống của Mẹ, chi phối toàn bộ tâm tư, tình cảm, ươc mong của Mẹ. Đây là thái độ đã làm cho Mẹ nên cao trọng, xứng đáng lãnh nhận lời chúc phúc của chính Chúa Giêsu Con Mẹ: “Những ai nghe và giữ Lời Chúa thì thật có phúc hơn” (xem. Lc 11,28).

Bài 3: ĐỨC MARIA, THẦY DẠY QUẢNG ĐẠI CỌNG TÁC VÀO CÔNG TRÌNH CỨU RỖI CỦA CHÚA GIÊSU KITÔ.

Nếu thái độ nội tâm chủ yếu của đức Maria là luôn lắng nghe để tìm kiếm thánh ý Chúa rồi đem ra thực hành, thì việc Đức Maria đồng lao cọng khổ cùng với Con Mình và cùng hiến tế với Con trên bàn thờ Thập giá là một điều tất yếu. Thật vậy, khi ưng thuận làm Mẹ Đấng Cứu Thế trong biến cố Truyền tin, thì chắc hẳn Mẹ cũng thoáng thấy đước phần nào những gì đang chờ đợi Mẹ trong tương lai. Có một dây liên hệ mật thiết giữa chức làm mẹ của Đức Kitô với chức làm mẹ của Hội Thánh như Đầu với các chi thể trong nhiệm thể Chúa Kitô Mẹ của Đầu thì tất yếu phải là Mẹ các chi thể khác trong Nhiệm Thể của Chúa Kitô. Sứ mạng này được dần dần mạc khải cho Mẹ, nhất là khi Mẹ hiến dâng Con trong Đền Thánh và được nghe lời tiên tri Simêon nối kết hai số phận nên một (Lc. 2,34-35). Công Đồng Vatican II đã diễn tả điều ấy như sau: “Hết lòng đón lấy ý định cứu rỗi của Thiên Chúa, vì không một tội nào ngăn trở Ngài, Đức Maria đã tận hiến làm tôi tớ Chúa, phục vụ cho thân thể và sự nghiệp của Con Ngài, và nhờ ân sũng của Thiên Chúa toàn năng, phục vụ mầu nhiệm cứu chuộc dưới quyền và cùng với Con Ngài.”

Chúng ta sẽ theo dõi tiến trình mạc khải của Thiên Chúa qua các biến cố đời Mẹ và thái độ sẵn sàng cọng tác của Mẹ vào chương trình cứu rỗi của Ngài.

1. Sứ thần nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một Con Trai và đặt tên là Giêsu”(Lc. 1,30-31). Thiên thần dùng tên này để chỉ sứ mạng cứu thế của người Con mà Mẹ sẽ sinh ra cho thế gian. Giêsu có nghĩa là Chúa Cứu. Khi chấp thuận cho việc Chúa cứu thế nhập thể trong lòng mình. Đức Maria hẳn cũng đã chấp thuận sứ mạng cứu thế của Ngài. Có thể Mẹ không biết Chúa sẽ cứu bằng cách nào, nhưng dù bằng cách nào thì Mẹ cũng quảng đại cọng tác cho chương trình của Chúa được hiện thực. Những gì sẽ xảy đến cho Người Con, thì cũng liên can đến Người Mẹ. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, khi suy niệm về sự cọng tác của Mẹ trong mầu nhiệm Nhập Thể đã nói: “Khi hoàn toàn chấp nhận lời của sứ thần Gabrel báo tin rằng mình sẽ trở thành Mẹ của Đấng Messia, Đức Maria đã khởi sự tham gia vào bi kịch cứu chuộc”( Những bài huấn giáo về Đức Maria trang 181). Công Đồng Vatican II cũng khẳng định: “Sự liên kết giữa Mẹ và Con trong công cuộc cứu rỗi được tỏ rõ từ khi đức Maria thụ thai Chúa Kitô cách trinh khiết cho đến lúc Chúa Giêsu Kitô chết” ( L.G số 67). Đấng cứu chuộc nhân loại ” (Những bài huấn giáo về Đức Maria trang 185). Tuy mọi người điều được Thiên Chúa mời gọi cọng tác vào công trình cứu chuộc của Ngài nhưng sự cọng tác của Đức Maria là một sự kiện duy nhất và vô tiền khoáng hậu.

2. Với biến cố Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh, được nghe lời cụ già tiên tri Simêon mách bảo, thì đường lối cứu chuộc của Chúa Giêsu mà Mẹ được mời gọi cọng tác vào, được hé mở ra sáng tỏ hơn. Mẹ hiểu được rằng Con Mẹ sẽ phải chịu đau khổ, và Mẹ cũng phải chia sẽ đau khổ cùng Con. Và Mẹ đã sống trong viễn cảnh đau thương ấy từng ngày cho đến khi nó trở thành hiện thực. Sự hiểu biết và chờ mong ấy càng gia tăng thêm đau khổ cho lòng Mẹ. Mẹ hiến dâng cho Thiên Chúa Người Con mà Mẹ đã lãnh nhận từ Chúa, để Ngài thực hiện công trình cứu chuộc, Mẹ cũng hiến dâng chính mình cho sứ mạng ấy nữa.

Một ngày kia sẽ tới lúc mà Mẹ đứng dưới chân Thập giá của Chúa Giêsu Con Mẹ, thì bức màn bí mật mà cụ Simêon đã vén lên một phần sẽ được mở ra trọn vẹn. Mẹ đứng đó để cho hy lễ của Con mình và của chính mình mà ngày xưa Mẹ đã hiến dâng trong Đền Thánh như là hình bóng, nay trở thành thực tại. Mẹ đã cọng tác với Con cho đến cùng, để cây Thánh giá nở hoa cứu độ cho muôn người.

Đời sống người kitô hữu cũng được Chúa mời gọi thông phần vào công trình cứu rỗi của Chúa. Chúng ta hãy noi gương Me, luôn kiên trì trong gian nan thử thách, nhất là biết chấp nhận mọi sự thiệt thòi mất mát khi phải lội ngược dòng đời để trung thành với đức tin, với lời Chúa dạy chúng ta cũng hãy đồng lao cộng khổ với Chúa, với Giáo Hội, tin vững chắc rằng Thánh giá cuối cùng cũng sẽ nở hoa cứu độ cho mình, cho gia đình, cho Giáo Hội, cho thế gian. Mẹ La Vang cũng đã ân cần khuyên nhủ cha ông chúng ta ngày xưa: “Các con hãy tin tưởng và vui lòng chịu mọi đau khổ…”. Mẹ là Đức bà phù hộ các giáo hữu, và bây giờ trong vinh quang thiên quốc, Mẹ có đủ mọi quyền thế để phù hộ con cái Mẹ, đặc biệt là những đứa con đang quằn quại trong đau thương. Hãy chạy đến cùng Mẹ và xin Mẹ ban ơn thêm sức để thông phần vào công trình cứu độ của Chúa Giêsu, Con Mẹ.

3. Ý muốn của Chúa cho Đức Mẹ cọng tác vào công trình cứu chuộc của Ngài được sáng tỏ hơn nữa qua tiệc cưới Cana, trong đó Thánh Gioan đã trình bày việc can thiệp đầu tiên của Đức Mẹ trong cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu và làm nổi bật sự hợp tác của Mẹ vào sứ mạng của Con Mẹ.

Tiệc cưới Cana nữa chừng hết rượu. Hoàn cảnh bối rối này không thể che dấu đôi mắt tinh tế của Mẹ. Mẹ ngỏ lời với Chúa Giêsu: “Họ hết rượu rồi!”. Một sự can thiệp rất tế nhị, chỉ trình bày cho Chúa Giêsu biết hoàn cảnh khó khăn của đôi tân hôn, Mẹ không áp đặt cho Chúa Giêsu phải làm gì, chỉ tin tưởng Chúa sẽ can thiệp để giúp đở cho đôi tân hôn cách nào tùy ý Chúa. Thế nhưng Chúa Giêsu đáp trả bằng một câu hỏi gây chưng hửng: “Thưa Bà, chuyện đó can gì đến Bà với Tôi? Giờ Tôi chưa đến!” (Ga 2,4). Một câu hỏi không ngờ được và xem ra như một sự từ chối. Cũng như một lần khác, khi Mẹ và anh em Chúa đến xin gặp Chúa đang lúc Chúa giảng dạy dân chúng, thì Chúa đưa ra câu hỏi gây sửng sốt: “Ai là Mẹ tôi, ai là anh em tôi? (Mc 8,33). Những câu hỏi như thế vừa biểu lộ ước muốn của Chúa Giêsu vượt lên trên những liên hệ huyết nhục gia đình, vừa mạc khải một thực tế cao trọng trong chương trình cứu rỗi của Ngài. Nói cách khác, những câu hỏi của Chúa Giêsu vừa diễn tả một sự xa cách, vừa biểu thị một sự nâng cao mối quan hệ giữa Ngài với Mẹ Ngài. “Chuyện đó can gì đến Bà với tôi. Chúa Giêsu gọi Mẹ Ngài là “Bà”, một danh xưng không quen dùng giữa Con và Mẹ. Rồi thêm vào một câu nữa: “Giờ tôi chưa đến”. Trên Thánh giá Chúa Giêsu cũng gọi Đức Mẹ là Bà: “Thưa Bà đây là con Bà” (Ga 19,26). Từ “Bà”ấy nối kết hai biến cố này lại với nhau và chúng ta có thể hiểu được ý muốn của Chúa Giêsu như sau: Bây giờ, chưa phải là giờ của Con, cho nên không liên can gì đến Mẹ, khi nào giờ Con đến, thì bấy giờ, Mẹ mới có phần. Chúng ta cũng nên biết rằng: “giờ” của Chúa trong Phúc âm Thánh Gioan là giờ tử nạn và cũng là giờ tôn vinh. Đây là giờ mà Mẹ đứng dưới chân Thập giá, chứng kiến những nổi đau thương của Con mà lòng dạ tan nát. Lưỡi gươm đã thâu qua lòng Mẹ như lời cụ Simêon đã nói ngày xưa. Mẹ đã đón nhận Lời Chúa và chắc hẳn Mẹ không ngừng suy niệm để tìm hiểu ý định của Chúa như thói quen Mẹ làm (Lc 2,19-51).

Một lần nữa, qua biến cố tiệc cưới Cana, Chúa lại hé lộ ra cho Mẹ ý định của Ngài là mời Mẹ cọng tác vào công trình cứu rỗi mà Chúa sẽ hoàn tất trên Thập giá. Và Mẹ cũng thưa “xin vâng”.

4. “Giờ” mà Chúa Giêsu nói ở tiệc cưới Cana cuối cùng rồi đã đến. “Giờ mà Chúa Giêsu khắc khoải đợi trông,vì chính lúc được gương lên cao, người sẽ kéo mọi người lên với Người ” (Ga12,32). Đó cũng là giờ mà Mẹ Người sẽ có phần trong đó.

Mẹ đứng đó, dưới chân thập giá, ngước mắt nhìn lên thân xác không còn hình dạng con người nữa (Isaia 52, 14). Mẹ đứng đó để cho lưỡi gươm ngày xưa cụ Simêon tiên báo đâm thâu qua lòng, để nối kết Người Con với Người Mẹ nên một của lễ hiến tế. Mẹ đứng đó cho tiệc cưới thiên sai đem lại hoan lạc cho hiền thê Hội Thánh. Ở Cana, nước đã hóa thành rượu, trên đồi Canvê máu cũng thay cho rượu mừng tiệc cưới của Đức Kitô và Hội Thánh.

Tất cả mọi sự tiên báo trước đây bây giờ đã được ứng nghiệm. Trước mắt Mẹ, là người Con yêu dấu mà mẹ đã vâng phục đón nhận, rồi nuôi dưỡng, giáo dục và dâng trả lại cho Chúa Cha làm của lễ xóa tội trần gian. Mẹ dã tham dự một cách đặc biệt và độc đáo vào hy lễ của Con Mẹ.

Dưới chân Thập giá, Đức Maria lại được Chúa yêu cầu làm Mẹ: Lần này không phải là Con Thiên Chúa Nhập Thể làm người như trong biến cố Truyền tin, mà là Gioan, vị tông đồ đại diện cho muôn người được cứu chuộc: “Thưa Bà, đây là Con của Bà” “Đây là mẹ của anh” (Ga19,26-27). Và cũng như xưa, mẹ đã thưa xin vâng trong biến cố Truyền tin, lúc mà Chúa xin Mẹ làm Mẹ Đấng Cứu Thế, bây giờ trên Thập giá, Chúa cũng xin Mẹ làm Mẹ Hội Thánh, thì chúng ta cũng có thể quả quyết rằng Mẹ vẫn thưa lại tiếng xin vâng ấy cho chức làm mẹ mới.

Dưới chân Thập giá, Đức Maria là Eva mới, bên cạnh Chúa Giêsu là Ađam mới để tái tạo những gì mà nguyên tổ loài người đã đánh mất. Chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đưa ra lối so sánh này dựa trên giáo huấn của các Thánh Giáo phụ. Khi Ngài viết: “ Trước đây, Thiên Chúa đã tạo dựng loài người có nam có nữ ” (St 1, 27). Bây giờ, trong công trình Cứu chuộc, Chúa cũng muốn kết nạp với “ ông Ađam mới” một “ bà Eva mới”. Tội nguyên tổ đã dẫn đường tới tội lỗi, một đôi mới, Con Thiên Chúa với sự cộng tác của Thánh Mẫu, sẽ hồi phục phẩm giá nguyên thủy của mình ( Những bài huấn giáo về Đức Maria trang186).

5. Mặc dù không có được vai trò và địa vị của Mẹï Maria, nhưng tất cả mọi người Kitô Hữu cũng được Chúa mời gọi cộng tác vào công trình cứu chuộc của Chúa. Trong thư thứ hai gửi cho môn đệ thân tín là Timôthê, thánh Phaolô khuyên nhủ đứa con tinh thần của mình. “Hãy đồng lao cộng khổ như một người lính giỏi của Đức Kitô Giêsu” ( 2Tm 2,10).

Chiêm ngắm những đau thương của Đấng Hiệp Công Cứu Chuộc, chúng ta cũng được mời gọi đồng lao cộng khổ với Chúa Kitô trong việc vác Thập giá hằng ngày mà theo Chúa: Thánh giá của bệnh hoạn tật nguyền, thánh giá của bổn phận và trách nhiệm, thánh giá của sự ghen ghét kỳ thị… Nếu tất cả những đau thương ấy, dược liên kết với những đau thương của Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn của Người, thì sẽ trở nên những giá trị cứu rỗi cho mình và cho nhiều người khác, và nếu không làm như thế, thì chúng ta đã lãng phí những cơ hội quý báu mà Chúa gởi đến cho chúng ta. Bản năng tự nhiên của con người là sợ đau khổ và vì sợ, cho nên thường tránh né. Nhưng sợ và tránh né cũng không khỏi vì đau khổ là phận số của con người, sinh, lão, bêïnh, tử dính liền với kiếp người. Mẹ Maria đã chỉ cho chúng ta một phương thế rất hiệu nghiệm để biến đổi đau thương thành hoa trái cứu độ là hiệp thông với những đau thương của Chúa Giêsu. Mẹ đã thể hiện một cách cụ thể trên bàn thờ thập giá. Theo gương Mẹ, các thánh tử đạo Việt Nam cũng đã đi con đường ấy. Người ta kể chuyện trong thời thế chiến, giữa khói lửa bom đạn, các phương tiện y tế thường xuyên thiếu hụt, có một thương binh phải được phẩu thuật khẩn cấp, nếu không thì sẽ bị tử vong. Lên bàn mổ giữa chiến trường, anh được thông báo là không có thuốc mê nên phải chịu đau đớn lắm. Người ta đề nghị cột chân tay và nhét vải vào miệng cho anh khỏi cắn lưỡi, nhưng anh không bằng lòng và xin cho anh cầm trong tay cây Thánh giá có ảnh Chuộc Tội, và bác sĩ cứ thế mà mổ. Nắm chặt thánh giá và nhìn thẳng vào ảnh Chuộc Tội, anh đã cắn răng chịu đựng các vết dao xẻ thịt, nhờ sức mạnh tình yêu của Đấng Cứu Chuộc, anh đã qua khỏi nguy hiểm tính mạng.

Thánh Phaolô đã thông hiểu ý Chúa muốn và noi gương Đức Trinh Nữ Maria, nên Ngài đã chấp nhận mọi đau khổ của đời sống tông đồ truyền giáo. Ngài viết cho giáo đoàn Colossê như sau: “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội thánh”(Col. 1,24)

Lạy Mẹ Maria, Mẹ chỉ bảo đàng lành, trên đường tiến về Quê Trời, xin Mẹ dạy chúng con biết tin yêu và hy vọng vào Chúa, biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa và biết kết hợp những đau thương khốn khó trong đời sống chúng con với những đau khổ của Chúa Giêsu như Mẹ. Amen

CÂU HỎI

Bài 1: Thầy dạy Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến
1. Nội dung của Đức Tin có hai khía cạnh nào?
2. Đức Maria đã thực hiện Đức Tin trong đời mình thế nào?
3. Công Đồng Vatican II nói về sự Đức Mẹ liên kết làm một với Giêsu thế nào?
4. Nội dung của Đức Cậy thế nào?
5. Tương quan mật thiết giữa Đức Tin và Đức Cậy thế nào?
6. Đức Maria đã thực hiện Đức Cậy trong đời mình thế nào?
7. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói về Đức Cậy của Mẹ Maria thế nào?
8. Nội dung của Đức Mến thế nào?
9. Đức Maria đã thực hiện Đức Mến trong đời mình thế nào?

Bài 2: Lắng nghe và thực hành Lời Chúa
1. Lời Chúa cần phải được lắng nghe và được đem ra thực hành thế nào?
2. Đức Mẹ được mệnh danh là “Người Nữ Biết Lắng nghe”, nghe Lời Chúa và đem ra thực hành trong đời mình thế nào?
3. Hãy giải thích Lời Chúa Giêsu nói trong ba Phúc Âm Nhất Lãm (Lc 8, 19 - 21; Mc 3, 33 - 35; Mt 12, 46 – 50): “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành”.

Bài 3: Cộng tác vào chương trình cứu rỗi của Chúa Giêsu Kitô.
1. Sự cộng tác của Đức Mẹ vào chương trình cứu rỗi của Chúa Giêsu Kitô được mặc khải dần dần thế nào qua các biến cố Truyền Tin, Dâng Chúa vào Đền Thánh và Tiệc Cưới Cana?
2. Dưới chân Thập giá, Đức Maria đã đóng vai trò thế nào trong chương trình cứu rỗi của Chúa Giêsu Kitô?
3. Người Kitô hữu chúng ta tham dự vào chương trình cứu rỗi của Chúa Giêsu Kitô thế nào?
 
Thông Báo
Cáo phó: LM Anrê Đoàn Thanh Điện mới qua đời tại Hố Nai, Xuân Lộc
LM Giuse Đinh Nam Hưng
22:11 07/05/2008
CÁO PHÓ
Trong niềm tin vào Chúa Sống lại.
Cha Chánh xứ, HĐGX Giáo xứ Bùi Chu và gia đình.
Xin kính báo:


Cha cố Anrê Đoàn Thanh Điện


Sinh Năm 1918, tại Phát Diệm, Ninh Bình. (Bắc VN.)
Nguyên Chánh Xứ Bùi Chu, Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc
Vừa được Chúa gọi về Nhà Cha trên trời
lúc giờ 16 giờ 30 Ngày 7 Tháng 5 Năm 2008.
tại Giáo xứ Bùi Chu, Hạt Phú Thịnh, Giáo phận Xuân Lộc.
Hưởng thọ 90 tuổi.

(Lễ an táng sẽ thông báo sau)

Nay kính báo
LM Giuse Đinh Nam Hưng
Hạt trưởng, chánh xứ Bùi Chu.
và Gia đình
 
Văn Hóa
Mẹ tôi
lykhách
10:22 07/05/2008

Mẹ tôi



Mẹ tôi, một cô gái thôn quê ở miền Trung nghèo
Gia đình có vài sào ruộng không nhiều
Thời con gái mẹ tôi thảo hiếu
Phụ giúp cha mẹ chăm lo cày cấy, nhà thốn thiếu
Nên mẹ tôi học chẳng được bao nhiêu

Ba tôi, chàng thiếu niên lang bạt bỏ đất Bắc
Năm Một Chín Năm Tư phiêu bạt vào Nam
Bỏ cha mẹ già, bỏ cả anh chị em
Lang thang tới miền Trung, chắc rồi mỏi chân dừng lại

Mẹ tôi bảo xưa ba tôi khá điển trai
Ăn nói chút duyên làm xao xuyến mấy cô gái thôn gầy
Trong đó có mẹ tôi cũng thầm nghĩ vậy
“Thế nên lúc ổng hỏi, tao ừ ngay”

Bỏ cấy cày, mẹ theo ba tôi về phụ may
Rời thôn quê vì bom đạn nổ hằng ngày
Tay thôn nữ mẹ tôi quen cày cấy
Về tỉnh thành cầm kim chỉ loay hoay!

Thế rồi anh chị tôi lần lượt ra đời
Tôi nằm chờ rồi cũng tới phiên tôi
Sinh vào lúc quê hương thêm lửa khói
Mẹ hay đùa tôi: “con sinh chẳng nhằm thời!”

Mẹ tôi bảo rằng tôi bị…đẻ rơi
Lúc mẹ chạy loạn theo dòng người
Đạn ở sau lưng rượt bắn tới
Đạn canh-nông nổ ríu rít trên trời
Và tôi ra đời, mẹ khóc lịm cả người!
Ba tôi dắt anh chị tôi bị lạc một nơi
Những viên đạn hình như có mắt
Nó bay ì xèo nhưng lại tránh mẹ con tôi!

Rồi như bao gia đình thời chiến tả tơi
Cứ chạy giặc, chạy tới chạy lui
Lúc xuống biển, rồi lúc trốn trong hốc núi
Tôi còn bé nên cũng còn nhớ thấy vui vui

Tôi chẳng chết và lớn lên êm xuôi
Trong bàn tay bồng bế của mẹ tôi
Mẹ bào rằng tôi cũng dễ nuôi
Chỉ đói thì cho sữa, khi ngủ thì ru hời

Đời mẹ tôi, một cuộc đời khốn khó
Chồng đi làm suốt, mẹ nuôi bảy đứa con nhỏ
Có những bữa cơm tôi thấy mắt mẹ đỏ
Mẹ bảo vì khói, nhưng tôi biết vì lo

Thời còn bé tôi có biết nghĩ xa gì
Tan trường về hàng xóm bắn bi
Hoặc đánh lộn với mấy thằng bạn khỉ
Hay khóc nhè khi mẹ về chợ chẳng mua gì!
Dù mẹ dỗ dành, rồi mẹ thủ thỉ
Cho cục đường đen tôi mới chịu cười khì!

Khi vận nước đổi chiều
Tôi lớn lên chỉ vừa đủ hiểu
Cảnh tan nát của gia đình thương yêu
Ba tôi bị dắt đi cải tạo một buổi chiều
Mẹ tôi ngồi khóc lớn van xin đủ điều
Mấy ông kách mạng lục lọi tủ, chăn, giường, chiếu…
Và giải phóng theo ít của cải mẹ tôi chắt chiu

Thế rồi nhà tôi đâm nghèo hơn
Thường ăn sắn độn chính hai bữa cơm
Còn buổi sáng mẹ ngồi mắt rơm rớm
Lửa củi buổi mai ít khi lên!

Thời ấy tôi biết thương mẹ nhiều hơn
Tôi nhất định không để mẹ nhịn cơm
Mẹ dành dụm đi thăm nuôi chồng cải tạo
Mẹ tôi già mau theo trong bao nỗi cô đơn

Tóc mẹ tôi bạc sờn như màu áo
Vá víu cuộc đời thảm não nuôi con
Nước mắt mẹ hình như vào ban ngày thì khô ráo
Chỉ thường hay trào ra khi một mình ngồi thức giấc giữa đêm

Rồi một ngày mẹ bảo tôi phải đi
Đã lỡ mang tiếng là gia đình Ngụy
Buồn rười rượi tôi bao đêm nằm suy nghĩ kỹ
Chắc phải nghe lời mẹ, dứt áo ra đi

Dăm bận đi đứng chẳng êm xuôi
Thỉnh thoảng tôi lại được vào tù ngồi
Thì là vậy, thực tình ra mà nói
Trong là tù giam, ngoài là tù không giam thôi!

Tôi còn nhớ chiều hôm cuối cùng
Mẹ đưa tôi hai chỉ vàng nước mắt rưng rưng
Tôi không khóc, vì nếu tôi mà khóc
Tôi không thể nào mà có thể quay lưng!

Tôi gởi lại hai chỉ vàng cho mẹ
Trong túi nhỏ chỉ một bộ áo quần thay thế
Nhờ trời thương sau mấy ngày lênh đên trên biển lệ
Tôi đặt chân lên bờ xứ người, chỉ còn cái quần trên thân thể

Đêm đầu tiên tôi nằm khóc mẹ
Với bao nhiêu kỷ niệm lũ lượt về
Thôi cũng đành số phần giun dế
Mẹ ơi, con biết khi nao mà về!

Con nhớ mẹ chưa bao giờ như thế
Và thương cuộc đời mẹ, một cô gái nhà quê
Cuộc đời mẹ tuổi xuân đầy mắt lệ
Tuổi về chiều trong mòn mỏi lê thê!

Con nhớ từng lời mẹ dặn con
Giờ đây mẹ đã khuất chẳng còn
Nắng đã tắt từ khi mất mẹ
Một phần đời đầy quạnh quẽ trong con

Mẹ ơi tình mẹ là khơi nguồn
Là mưa là nắng là đại dương
Là lồng lộng vầng trăng thu lặng lẽ
Là tất cả những gì có nghĩa yêu thương

Con sẽ đổi cuộc đời con mẹ ạ
Nếu trời cho mẹ sống dài thêm
Một ngày nữa hoặc dăm ba ngày nữa
Dù chỉ phù du rồi cũng phải buông

Con sẽ yêu cuộc đời này mẹ ạ
Bởi vì chúng con mà cả đời mẹ vất vả
Dòng lệ mẹ suốt cuộc đời nghiệt ngã
Lắng trong hồn con một tiếng: bao la!

Con chia nỗi niềm với tất cả các bà mẹ Việt Nam
Âm thầm đau khổ, nuôi nấng con lớn khôn
Con hãnh diện dù làm một người Việt Nam khốn khổ
Con sẽ cố sống một cuộc đời để nói tiếng tạ ơn

Tạ ơn mẹ giòng ân tình biển lệ
Những bà mẹ thị thành những bà mẹ thôn quê
Những bà mẹ ngày xưa hay bây giờ vẫn thế
Ôi những bà mẹ bất cần chính thể
Hỡi Mẹ Việt Nam ơi, hãy gọi lũ con về!
 
Xa quê, nhớ Mẹ
Thuy Mien
12:00 07/05/2008
XA QUÊ, NHỚ MẸ.

Giòng sữa ngọt mẹ đã nuôi con.
Khi con thơ vừa mới chào đời.
Mẹ nuôi con, trăm ngàn cay đắng.
Suốt đời này, con ghi khắc trong tim.

Bài ca nào mẹ đã ru con.
Tay đong đưa chiếc võng ngoài hè.
Mẹ ru con giọng mẹ trầm buồn.
Suốt đời này, con nhớ mãi không quên.

Bàn tay nào mẹ vuốt tóc con.
Những khi con cúi mặt dỗi hờn.
Bàn tay mẹ dịu dàng êm ái.
Con ước thầm, có mẹ ở bên con.

Giọt lệ nào mẹ khóc vì con.
Mỗi khi con vướng phải lỗi lầm.
Khuôn mặt mẹ đầm đìa nước mắt.
Đã trở thành, liều thuốc chữa đời con.

Mẹ yêu ơi!
Xa quê hương, con nhớ mẹ thật nhiều.
Nhớ lời ru, nhớ trời hè mẹ đưa võng.
Nhớ bát canh bầu, nồi cá bống kho tiêu.

Mẹ yêu ơi!
Con bây giờ, như chim xa lìa tổ.
Biết lấy gì, đền đáp ơn nghĩa mẹ cha.
Con cúi đầu, nguyện cầu cùng Thiên Chúa.
Xin Chúa Trời ban cho mẹ được mãi bình yên.

8/5/08.
 
Xem triển lãm ''Exit Saigon - Enter Little Saigon'' Tháng Tư Đen
Tiến Sĩ Trần An Bài
14:35 07/05/2008
Xem triển lãm "Exit Saigon - Enter Little Saigon" Tháng Tư Đen

ĐÃ BUỒN LẠI BUỒN THÊM

* Tổ chức triển lãm Smithsonian

Học viện Smithsonian là một tổ chức lớn nhất thế giới chuyên nghiên cứu và thiết lập các bảo tàng viện. Hiện nay, Viện đã thành lập được 18 bảo tàng viện và 9 trung tâm nghiên cứu. Trụ sở chính của Viện đặt tại Washington DC. Trung bình hàng năm có 24 triệu người đến thăm các bảo tàng viện của Smithsonian và 97 triệu người vào thăm mạng lưới điện tử của Viện.

Từ năm 2004, Viện đã thành lập Chương Trình Nghiên Cứu về Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt nhằm ghi lại cuộc di cư và định cư của gần hai triệu người Việt Nam (VN) tại Hoa Kỳ (HK). Mục đích của Viện là giáo dục, thông tin và thiết lập một Cộng Đồng Việt Nam vững mạnh cho các thế hệ tương lai qua những phương thức hội thảo và triển lãm lưu động trên các thành phố lớn ở HK. Chương trình triển lãm quan trọng mang tên "Exit Saigon, Enter Little Saigon" nhằm trình bày nền văn hóa và lịch sử của Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt. Viện dự tính bỏ ra một triệu Mỹ Kim cho công tác này. Ban Giám Đốc chương trình gồm Tiến Sĩ Franklin Odo, Giám Đốc, và hai phụ tá là Tiến Sĩ Phạm H. Vũ và bà Francey Lim Youngberg. Cuộc triển lãm lưu động đã khởi sự tại thành phố Garden Grove, California và địa điểm thứ nhì được chọn là San Jose. Theo dự tính, cho đến năm 2010, Viện sẽ triển lãm được tại 12 đến 15 thành phố lớn ở HK. Tờ quảng cáo chính thức của Viện đã tóm tắt mục đích triển lãm là: "Tìm lại những hình ảnh và những đoạn phim sống động nói lên tinh thần phấn đấu và những thành công vẻ vang của người Mỹ gốc Việt trên đường tìm tự do; những hình ảnh chen chúc tại các trại tỵ nạn ở khắp vùng Thái Bình Dương; những mẩu chuyện diễn tả ý chí sinh tồn và sự thành đạt bất chấp mọi nghịch cảnh - và bằng phương pháp nào, với hai bàn tay trắng, họ đã dựng lại được cuộc sống và những giấc mơ tan vỡ để tạo thành một cộng đồng vững mạnh, đóng góp thêm sức sống cho nhiều khu phố và thành thị trên khắp đất nước HK".

* Tháng Tư đen ngơ ngác buồn

Cũng ngày tháng này 33 năm về trước, Saigon đang trong cơn hấp hối. Các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ngơ ngác buông súng sau khi Dương Văn Minh, nhân danh Tổng Thống VNCH, tuyên bố đầu hàng. Dân chúng hốt hoảng tìm đường trốn chạy khỏi Saigon. Hôm nay, sống giữa Little Saigon của San Jose, trong lúc tâm hồn đầy xúc động nhớ về Saigon, tôi đi xem triển lãm, với hy vọng những hình ảnh xưa sẽ làm tôi thanh thản và nhất là những âm thanh "Saigon", "Little Saigon" trong cuộc tranh đấu của đồng bào San Jose trong vài tháng trước đây như vẫn còn vang vọng với nhiều xúc động. Tôi bước lên bực thang khá cao của tòa nhà chính của Đại Học San Jose City College và tìm đến khu triển lãm. Tôi tưởng nó phải là nơi tấp nập người ra kẻ vào, nhưng sự thật không phải vậy. Từ lúc tôi đến cho đến khi ra về chỉ có một mình tôi đi lại thong thả trong phòng triển lãm. Thực sự, nếu cố gắng xem thật kỹ và đọc hết những chú thích hình ảnh thì chỉ mất khoảng 7 phút. Còn nếu đứng xem hết hai đoạn video: Cuốn một dài khoảng 7 phút gồm vài hình ảnh tản cư hỗn loạn và định cư và cuốn hai gồm những lời phát biểu của vài nhân vật cũng mất 7 phút nữa. Và như vậy là ba bẩy hai mươi mốt phút. Hết! Không còn gì để coi thêm.

* Nội dung triển lãm

Các tấm hình chụp to nhỏ, nhiều kích thước được trình bày rất mỹ thuật và trang trọng xoay quanh đề tài người Việt di tản khổ cực, rồi định cư ổn định và thành công rực rỡ.

Những người Mỹ gốc Việt thực sự phải biết ơn Học Viện Smithsonian đã dành nỗ lực và tốn kém để thành lập chương trình triển lãm và đưa cuộc tỵ nạn của gần hai triệu người Việt vào dòng lịch sử HK.

Cuộc triển lãm đã nhắc đến một sự kiện lịch sử rất đẹp và nhiều ý nghĩa, nhưng ít người biết đến là ngay từ năm 1787, khi Tổng Thống Thomas Jefferson lúc đó là một quan chức HK tại Pháp đã gặp Hoàng Tử Cảnh của VN và đã xin Hoàng Tử những loại hạt giống lúa khác nhau của VN để đem về trồng tại HK. Và rồi kể từ năm 1900 đã có một số du học sinh hoặc quân nhân đến Mỹ tu nghiệp và đến năm 1975 thì ồ ạt hàng triệu thuyền nhân đã đến HK để làm phong phú và tươi mát xứ sở này.

Khởi đi từ biến cố quân đội HK rút khỏi miền Nam và quân đội Bắc Việt tiến chiếm miền Nam VN, một số người liều chết trốn đi tìm tự do qua đại lộ kinh hoàng và bằng những chiếc thuyền mong manh trên biển cả. Một số đông khác không chạy thoát được, đành ở lại và bị giam cầm trong các "trại học tập". Rồi đến cảnh đồng bào sinh sống tại những trại tạm cư ở Hong Kong, Mã Lai, Thái Lan, Phi Luật Tân, Indonesia và Singapore, hoặc tại những trại tiếp cư trên đất HK như Guam, Camp Pendleton, Eglin, Fort Chaffee và Indiantown Gap.

Những ngày đầu khi đến Mỹ, họ được định cư rải rác khắp các Tiểu Bang, nhưng đến sau, họ tập trung lại với nhau rất đông tại các Tiểu Bang Cali, Texas, Washington, Virginia và Massachusetts.

Họ đã phải trải qua nhiều khó khăn trong cuộc định cư, như khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ xa lạ, công việc vất vả. Những khủng hoảng về gia đình giữa các thế hệ già trẻ cũng được ghi nhận. Nhưng tất cả đã tìm đến với nhau để bảo vệ những giá trị văn hóa cổ truyền, tái tạo cuộc sống và tham gia đầy đủ vào các sinh hoạt tôn giáo, chính trị và thương mại tại HK. Nhiều báo chí Việt ngữ và những cơ sở văn hóa được thành lập. Một số con lai cũng được đặc biệt đem về HK.

Cuối cùng thì Cộng Đồng này đã rất thành công và tên tuổi nhiều người Mỹ gốc Việt hiện đã chiếm những vị trí đặc biệt trong guồng máy xã hội HK. Họ cũng đã cùng chung số phận với những nạn nhân trong trận bão lụt Katrina để phải tái định cư một lần nữa.

Ngoài những nét đặc biệt vừa trình bày, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét để đóng góp với Ban Tổ Chức (BTC) cuộc triển lãm, với ước mong mọi việc sẽ được hoàn chỉnh trong những cuộc triển lãm sắp tới.

* Người tỵ nạn không chân dung

Trong suốt cuộc hành trình tỵ nạn với biết bao kỷ niệm kinh hoàng bắt đầu năm 1975 và những năm kế tiếp, ai cũng tưởng mình sẽ gặp lại những hình ảnh đó trong cuộc triển lãm này. Nhưng vì hình ảnh quá ít - có vẻ như nghèo nàn - cho nên người xem có cảm tưởng mình không gặp lại được cảnh cũ người xưa. Thực sự, từ lúc mở cửa bước vào phòng triển lãm cho đến lúc đẩy cửa bước ra, tôi không hề có một ấn tượng đặc biệt nào cả. Sau 21 phút xem hết triển lãm, tôi cảm thấy như hụt hẫng, như thiếu thốn, không gặp lại được những gì tôi đang mong chờ. Phòng triển lãm hình như không hồn, thiếu sinh động, không đủ sức tạo nên một cảm giác hấp dẫn nào trong tôi. Tại sao?

* Vắng bóng Cờ Vàng

Tôi đứng lặng yên thật lâu, ngắm bức tranh tiêu biểu của cuộc triển lãm với hình một thiếu nữ VN mặc áo vàng, đeo chiếc giải đỏ vắt ngang vai, hai tay giang rộng với hai chiếc quạt màu vàng rất lớn. Xa xa có các thiếu nữ mặc áo dài đủ màu, tay cầm nón. Xa hơn nữa là một cột cờ với lá cờ Mỹ trên đỉnh và bên dưới, có lá cờ nhỏ lúc đầu tôi tưởng đó là cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, nhưng nhìn kỹ thì không phải, vì lá cờ nền trắng chỉ có hai sọc đỏ mà kích thước của hai sọc này không đúng với kích thước lá cờ VNCH. Có thể vì vậy mà tôi cảm thấy cuộc triển lãm này thiếu một điều gì quan trọng lắm. Nóng lòng, tôi đi tìm khắp phòng triển lãm đề tìm lá Cờ Vàng, nhưng chỉ thấy tấm hình chụp một ông già tay cầm hai lá cờ giấy HK và VNCH, nhưng lá cờ HK che khuất gần hết lá cờ Vàng. Đến khi xem khúc phim tỵ nạn thì có đoạn chụp lại bức hình thiếu nữ đang "vá cờ VNCH", nhưng đó chỉ là một hình ảnh phụ, rất phụ. Dù sao thì vá cờ chỉ xảy ra trong thời chiến tranh. Người Việt tỵ nạn ngày nay không còn phải vá cờ nữa, mà Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đã được chính thức tung bay ngạo nghễ tại các cơ sở công quyền HK. Nói đến người tỵ nạn VN mà không có Cờ Vàng thì chỉ là nói tới cái xác không hồn. Tại sao Lá Cờ Vàng thân thương đó lại không được trưng bày một cách trang trọng ở đây? Phải chăng BTC vô tình hay hữu ý?

* Lý do tỵ nạn mơ hồ

Một thiếu sót quan trọng nữa của cuộc triển lãm là đã không trình bày đầy đủ và rõ ràng lý do tại sao người Việt tỵ nạn phải lâm vào kiếp lưu đày như vậy? Trước hết, cần minh xác rằng cuộc tỵ nạn của người Việt năm 1975 không phải mang tính cách kinh tế, mà là hoàn toàn chính trị. Việt Nam nghèo thật, dân chúng đói khổ thật, nhưng không vì đói, cũng không vì khổ mà họ phải đứt ruột bỏ lại mồ mả tổ tiên, bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, cũng như rời bỏ quê hương thân yêu để liều chết ra đi. Cuộc triển lãm có giới thiệu rằng đây là những người đi "tìm tự do". Nhưng trả lời như thế chưa đủ. Ai đã tước đoạt tự do của họ? Hiển nhiên đó là Cộng Sản. Nhưng BTC chỉ viết rằng: "Khi Hoa Kỳ rút quân thì quân đội Bắc Việt và du kích Việt Cộng tiến chiếm thủ đô Saigon. Sự sụp đổ của chính quyền Nam Việt Nam vào ngày 30-4-1975 đã gây nên cuộc di tản vĩ đại rời khỏi đất nước" (As America withdrew its forces, North Vietnamese troops and Viet Cong guerillas advanced on the capital city of Saigon. The fall of South Vietnam's government on April 30, 1975, resulted in mass evacuations from the country.) Tại một góc triển lãm khác, BTC lại viết thêm rằng: "Vào năm 1975, chính quyền Nam Việt Nam thua quân đội miền Bắc. Người Hoa Kỳ cuối cùng rời khỏi miền Nam thì cũng là lúc người tỵ nạn đầu tiên trong số hàng triệu người Việt lên đường." (In 1975, South Vietnam's government fell to North Vietnamese troops. The last Americans left Vietnam, and so did the first of millions of Vietnamese refugees.) Vì Học Viện Smithsonian có mục đích cung cấp các tài liệu giáo dục cho học sinh và sinh viên nên tôi muốn được BTC suy nghĩ và sửa chữa điểm này. Với con số trên 50,000 người Mỹ tử trận và khoảng 300,000 người Hoa Kỳ bị thương trên chiến trường VN, phong trào chống chiến tranh VN vào những năm đầu của thập niên 1970 đã thành công trong những cuộc biểu tình vĩ đại, nên ngoại trưởng Henry Kissinger đã đi đêm với Trung Cộng để bán đứng Nam VN cho Cộng Sản Bắc Việt bằng Hiệp Định Paris 1973. Quả thực, việc quân đội Mỹ rút khỏi VN đã gây ảnh hưởng trầm trọng cho cuộc chiến đấu của quân lực VNCH. Nhưng dù vậy, thua trận không phải là lý do người Việt phải đi tỵ nạn. Thực ra, nếu HK không cố tình trói chân trói tay và làm tan nát bộ chỉ huy của lực lượng chiến đấu miền Nam vào những ngày cuối tháng Tư 1975 thì còn lâu quân đội Bắc Việt mới chiếm được miền Nam. Lý do của cuộc tỵ nạn vĩ đại này không phải vì quân đội HK rút khỏi VN, cũng không phải vì chính quyền VN sụp đổ, mà chỉ vì người Việt tỵ nạn dứt khoát khước từ chủ thuyết Cộng Sản. Vì Cộng Sản còn khiếp khủng hơn sự chết. Cộng Sản còn tàn ác hơn hải tặc. Cộng Sản còn dã man hơn Phát xít Đức-Ý-Nhật. Chỉ vì vậy mà người Việt đành bỏ quê hương ra đi. Sứ điệp quan trọng nhất của gần ba triệu người Việt tỵ nạn sống sót, cộng thêm khoảng trên 500 ngàn đồng bào bỏ xác trên biển Đông muốn gửi đến toàn thế giới là phải tiêu diệt tận gốc chế độ Cộng Sản trên thế gian. Người Việt tỵ nạn rất vui mừng khi chế độ Cộng Sản Đông Âu sụp đổ tan tành năm 1989. Nhưng chế độ Cộng Sản ngày nay vẫn còn thoi thóp tại một vài quốc gia là Cuba, Trung Cộng, Bắc Hàn và Việt Nam. Ngày nào còn Cộng Sản, thế giới còn bất an. Ngày nào còn Cộng Sản, Đuốc Thế Vận còn bị dập tắt.

* Hình ảnh lạc đề

Cuộc triển lãm không những đã thiếu sót những hình ảnh cần phải có và đã không nói lên đúng mức lý do cuộc tỵ nạn, nhưng lại còn trình chiếu những hình ảnh rất thừa thãi và lạc đề. BTC đã đăng hình tuyên dương 15 nhân vật. Đó là: 1) Nguyễn Xuân Phác, Ký giả, San Jose, California. 2) Trần Thùy Trang, Hoa Hậu VN 1988, San Jose, California. 3) Nguyễn Thượng Vũ, Bác Sĩ, San Jose, California. 4) Nguyễn thị Ngoan, Giám Đốc, Hội Người Việt tại Illinois, Chicago, Illinois. 5) Lê Xuân Khoa, Giám Đốc, Trung Tâm Tác Vụ Đông Dương, Washington, DC. 6) Hoàng Tuấn Anh, Bác Sĩ, Trị liệu Tổng Quát, San Francisco, California. 7) Thái Thanh, Ca Sĩ, Stanton, California. 8) Vũ Đức Vượng, Giám Đốc, Trung Tâm Định Cư Đông Nam Á, San Francisco, California. 9) Hồ Lê Mai Hương, Trung Tâm Sức Khỏe Tâm Thần, Santa Clara, California. 10) Dustin Nguyễn, Tài Tử, Chương Trình "21 Jump St." Hollywood, California. 11) Nguyễn Ngọc Linh, Nhà Báo, Houston, Texas. 12) Đỗ Thị Thơ, Điều Hợp Viên, Trung Tâm Sinh Hoạt Thanh Thiếu Niên Việt, San Francisco, California. 13) Lê Văn Tuấn, Cầu Thủ Football, Đại Học Stanford, California. 14) Kiều Chinh, Tài Tử, Studio City, California. 15) Phạm Duy, Nhạc Sĩ, Midway City, California.

Có nhiều người tên tuổi rất xa lạ, mặc dù tôi cũng đã nhiều năm hoạt động cộng đồng. Hơn nữa, có những người tôi biết rất rõ và hết sức ngạc nhiên tại sao họ lại có hình trong bảng tuyên dương này. Đáng kể nhất là trường hợp ông Vũ Đức Vượng. Đồng bào tại miền Bắc California đều biết rất rõ về ông này. Có lẽ BTC không biết rằng trương hình ông lên không phải là một vinh dự cho Cộng Đồng, mà là một sự sỉ nhục cho người Việt tỵ nạn. Thực vậy, ông Vượng không hề sống một ngày nào trong lộ trình tỵ nạn, vì ông là du học sinh trước năm 1975. Ông đã là người xuất hiện tại Quốc Hội California để phản đối việc thừa nhận và vinh danh lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Cộng Đồng người Việt tỵ nạn. Ông luôn có mặt trong các buổi lễ lạc và tiếp tân của các giới chức cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ. Ông đã nhiều lần đến tham dự các buổi trình diễn văn nghệ và diễn thuyết do CSVN tổ chức và vênh váo đi ngang qua hàng rào đồng bào biểu tình chống đối. Ông là người đã được Báo Tuổi Trẻ Online của Cộng Sản ngày 17-8-2005 ca tụng như sau: "Còn với giáo sư Vũ Đức Vượng (Việt kiều tại Mỹ), đó là gương mặt của những người thân chào đón ông ở sân bay mỗi lần ông về." Đồng bào ở Nam Cali còn nhớ ngày ông vênh vang tháp tùng bà Tôn Nữ Thị Ninh, phó chủ nhiệm đối ngoại Quốc hội VN đến nói chuyện ở University of California, San Diego vào tháng 12 năm 2004. Nếu nói rằng hình ông được trương lên vì vào năm 1984, ông là Giám đốc Trung tâm Tái Định cư Đông Nam Á (The Center for Southeast Asian Refugee Resetlement) ở San Francisco, vậy thì sao không có hình của các Giám Đốc Trung Tâm Định Cư khác trong vùng này? Hơn nữa, nhắc đến chức vụ này của ông chắc chắn không phải là "thành quả" của ông, vì người ta còn nhớ ông đã bị đuổi ra khỏi chức vụ đó như thế nào qua bài tường thuật của ký giả Ken McLaughlin của báo San Jose Mercury News số ra ngày 23-1-1997. Và tung tích của ông này còn rất nhiều điểm chứng minh ông luôn luôn hoạt động chống lại Cộng Đồng người Việt. Tuyên dương ông, không khác nào khiêu khích và chọc giận Cộng Đồng người Việt tỵ nạn. Cách đây khoảng hai năm, ông Vũ Đức Vượng đã trúng giải Vinh Danh Nước Việt do báo điện tử VN Express của Hà Nội tổ chức. Nếu muốn tổ chức triển lãm vinh danh những người Mỹ gốc Việt làm đẹp đảng Cộng Sản VN thì trương hình ảnh các ông Vũ Đức Vượng và Phạm Duy thiết tưởng rất thích hợp. Nhưng rõ ràng đó không phải là mục đích của Học Viện Smithsonian.

* Khiếm diện về tôn giáo

Đối với người Công Giáo, khi vừa chân ướt chân ráo bước lên phần đất tự do này, họ đã quây quần bên nhau để thờ phượng Thiên Chúa bằng ngôn ngữ và tập quán VN. Họ đã trải qua những giai đoạn rất khó khăn để chống lại chủ trương đồng hóa giáo dân Việt bằng cách ngăn cấm việc xây nhà thờ Việt Nam và thành lập các giáo xứ Việt Nam. Ngay tại San Jose này, họ đã bị giáo quyền địa phương đàn áp, kể cả việc trưng dụng chó má và cảnh sát vào canh gác nhà thờ và cung thánh để hù dọa giáo dân. Nhưng mọi việc đã qua, hiện nay nhiều giáo xứ Việt Nam khắp nơi đã được thành lập, mang danh hiệu Việt Nam và tôn vinh các Thánh Việt Nam. Nhiều cuộc tập họp của giáo dân với hàng vạn người mang tính cách lịch sử, như cuộc gặp gỡ giữa Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II với Cộng Đồng Giáo Dân VN tại Denver, HK ngày 15-8-1993. Đức Giáo Hoàng đã nhiệt liệt tán thưởng tinh thần sống đạo của giáo dân VN và nhắn nhủ họ phải gìn giữ nền văn hóa dân tộc VN. Những sự kiện lịch sử quan trọng như vậy không được nhắc đến trong cuộc triển lãm, mà chỉ có tấm hình chụp vài ông cha đang hành lễ. Bức hình rất tầm thường, không nói lên một ý nghĩa nào cả. Còn đối với Phật Giáo thì sao? Có biết bao nhiêu ngôi chùa đã được kiến tạo nguy nga do công sức của các Phật tử, tăng ni đạo đức gương mẫu, với bao nhiêu sinh hoạt đạo giáo và văn hoá đang nở rộ khắp nơi, khiến người dân địa phương phải kính nể và ca tụng, nhưng người ta đã không tìm thấy những cảnh sinh hoạt tấp nập này trong cuộc triển lãm. Trái lại, có một tấm bảng của BTC viết như sau: "Các vị lãnh đạo tôn giáo danh tiếng, như nhà sư Phật Giáo và cũng là nhà hoạt động hòa bình Thích Nhất Hạnh, đã có nhiều ảnh hưởng đối với các đạo hữu tại HK và trên khắp thế giới". Ai cũng biết ông Thích Nhất Hạnh có một thời núp áo cà sa để làm gián điệp cho Việt Cộng. Khi hết công tác, ông hồi tục, lấy vợ và từ đó, xưng mình là "thiền sư". Mối quan hệ của ông thiền sư này với Cộng Sản từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa đến nay như thế nào đã được các giới chức tình báo VNCH cũng như báo chí phanh phui ra quá nhiều. Nói rằng ông Thích Nhất Hạnh là "người lãnh đạo tôn giáo danh tiếng" và "có nhiều ảnh hướng đối với các đạo hữu tại HK và trên khắp thế giới", tôi e rằng đó chỉ là sáo ngữ. Ông không phải là người Việt tỵ nạn ở HK mà chỉ dạy thiền cho môn phái của ông có trụ sở tại Pháp thôi. Vì thế, những hoạt động của ông chẳng đáng gì để làm rạng rỡ lịch sử người Việt tỵ nạn "tại HK và trên khắp thế giới". Trường hợp Thích Nhất Hạnh cũng y như trường hợp của các ông Vũ Đức Vượng hay Phạm Duy mà thôi.

* Thiếu sót về văn hóa

Trong lãnh vực văn hóa, BTC đã trịnh trọng giới thiệu những công trình văn hóa và nghệ thuật của người Việt tỵ nạn, nhưng chỉ nhắc đến một cơ quan duy nhất là "Paris By Night". Nếu chỉ những trung tâm sản xuất đĩa nhạc nào trả tiền quảng cáo cho BTC mới được giới thiệu thì chúng tôi không dám lạm bàn. Còn nếu không thì sự thiếu sót trong việc giới thiệu hai trung tâm khác cũng rất đáng được vinh danh, đó là "Asia" với những đóng góp tuyệt vời trong việc nêu cao chính nghĩa của quân dân cán chính VNCH và "Vân Sơn Entertainment" với những nét đẹp sáng tạo trong nền văn nghệ VN hải ngoại. Nếu so sánh những nhân tài được các trung tâm này tuyên dương với danh sách các cá nhân được BTC nhắc đến trong cuộc triển lãm thì rõ ràng BTC còn thiếu sót và chủ quan rất nhiều. Đó là chưa kể đến việc BTC không nhắc gì đến chương trình truyền hình SBTN hoạt động 24/24 giờ trên toàn nước Mỹ mà ít có sắc dân tỵ nạn nào thực hiện được. Hơn nữa, các trường dạy Việt ngữ được mở rầm rộ khắp mọi nơi cũng là một thành quả văn hóa rất đáng được ca ngợi.

* Kết luận

Thật là một may mắn hiếm có cho khối người Việt tỵ nạn, khi tổ chức Smithsonian đã dành ngân khoản lớn lao để thiết lập một chương trình triển lãm nhằm vinh danh Cộng Đồng người Việt tỵ nạn. Tuy nhiên, BTC triển lãm đã quá chú trọng đến những thành tích cá nhân mà quên đi những sinh hoạt tập thể quy tụ hàng ngàn, hàng vạn người để tranh đấu cho sự hiện diện hợp pháp của lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, để chống lá cờ Máu Cộng Sản, để đòi quyền tự do thờ phượng theo ngôn ngữ và nghi lễ VN trên đất Hoa Kỳ này. BTC cũng đã bỏ quên biến cố đồng bào ngư phủ VN bị kỳ thị, bị lăng nhục tại Texas và Louisiana. Ngoài ra, còn rất nhiều cuộc biểu tình vĩ đại đòi tự do, dân chủ, chống cảnh bịt mồm bịp miệng các nhà tranh đấu cho nhân quyền tại VN. Nếu muốn vinh danh cá nhân thì xin tìm đúng những người có căn cước tỵ nạn. Thực sự, không hiếm những tấm gương cần cù rất đặc biệt mà khó có thể tìm được nơi các sắc dân khác, đó là những người cha, người mẹ VN đã từng đi nhặt lon, bỏ báo, rửa chén, cắt "coupon" để chắt chiu từng đồng, từng xu, nuôi con ăn học thành tài. Mong rằng những ý kiến ngắn gọn của chúng tôi sẽ được BTC triển lãm lưu ý điều chỉnh, để những cuộc triển lãm tương lai ở các thành phố khác mang nhiều thành công hơn.

Viết tại San Jose ngày 30-4-2008
 
Mừng thọ Mẹ
Hoàng Quang
14:53 07/05/2008

MỪNG THỌ MẸ




Nắng cũng không còn dể ngả chiều vàng,
Trang giấy cuối bìa xếp chuyện tào khang,
Cha cưỡi hạc thiên thu nhiều năm trước,
Mẹ âm thầm cô đơn từng bước,
Gối chiếc thầm dếm được: CHÍN MƯƠI !!

Chín mươi năm của một đời người,
Để hôm nay vui cười cùng con cháu !
Trên vương miện: khoan dung và nhân hậu,
Xúc động dạt dào: đôi mắt thời gian !!

Máy ảnh bấm đi đèn flash lóe tràn,
Khuôn mặt Mẹ hân hoan ngời lạ !...
Mẹ hồi tưởng những ngày xưa gần quá,
Cổ tích đang hiện diện mái huyên đường !

Con cái xum vầy quấn quýt mến thương !!
Đây lễ vật ngon, chúng con dâng Mẹ,
Trái thị bị bà – quả vàng cây khế,
Dâu thảo – rể hiền, cháu chắt bi bô !...

Không gian ầm ì những tiếng sóng xô,
Bờ cát xoải, Mẹ giang tay thành biển,
Tóc mây bạc vẫy trời xanh quyến luyến,
Vầng trán nhăn Mẹ ôm quyện Thái Bình,
Lòng Mẹ hải hà muôn kiếp mông mênh !!!...

Tề tựu quanh đây chúng con mừng thọ Mẹ,
Để con nhớ những ngày thơ còn bé,
Mẹ là nôi êm chia sẻ suốt đời,
Đây đóa đại quỳnh dâng chúc Mẹ, Mẹ ơi !!!
 
Mẹ Gấu
Lm Vũđình Tường
22:07 07/05/2008
Gấu có sức khoẻ phi thường, móng cào đá thành cát, răng tiện đứt xương. Gấu bạo tàn, hung hãn, bình thường rất chậm, nhưng khi cần chạy khá nhanh. Khi cần, gấu có thể trèo cao; lúc phải lội, nó bơi như cá. Trời nóng, nó vẫn tỉnh như không; trời lạnh, nó dám dầm mình trong đá tuyết. Một con vật phơi mình trong nắng, đùa giỡn dưới mưa, dầm mình trong tuyết. Khi muốn, nó coi thường núi cao, rừng rậm, bất chấp đường dài cheo leo hiểm trở cách mấy không sờn lòng. Với những điều kiện như thế gấu quả là đáng sợ. Trong số những ưu thế đó nổi bật nhất là tình thương gấu mẹ dành cho con. Một con vật chai lì thế lại rất mềm lòng vì tình thương.

TRUYỀN NGHỀ

Hang gấu ở là một hốc đá nhô ra che mưa nắng. Bên ngoài cửa hang có tàng cây mát, quanh đó là cỏ non và xa hơn nữa là khe suối nước trong. Khung cảnh thật hữu tình. Hàng ngày ba mẹ con gấu luôn ra sân cỏ chạy nhảy, vui bên nhau. Khi mệt, gấu mẹ nằm lăn ra sân cỏ cho con bú rồi mẹ lịm vào giấc ngủ để anh chị em gấu tự do vờn nhau, chạy nhảy. Chúng không đi xa nhưng quanh quẩn bên mẹ và khi thấy nguy chúng cùng rú lên một tiếng. Gấu mẹ nằm ngủ chập chờn, sẵn sàng đáp ứng khi nghe tiếng con kêu hú cầu cứu. Những lúc như thế, gấu mẹ tỉnh táo lạ thuờng, nó nhổm ngay dậy hú vang trời dọa địch. Việc đầu tiên là tìm con, sau khi nhìn thấy hai đứa con an toàn lúc đó nó mới yên tâm tìm kẻ địch. Ngó trước, ngó sau không có gì nguy hiểm gấu mẹ từ từ nằm xuống và hai con lại tiếp tục trò chơi như trước.

Thấy con thấm mệt, gấu mẹ nhẹ nhàng đi đến sau con, dùng tay tát nhẹ vào mông, cái tát nhẹ cũng đủ làm con lăn đi hai ba vòng. Đứa con gượng đứng dậy hiểu ý lẽo đẽo theo mẹ về hốc đá. Sau khi cho con nằm yên trong hốc đá, gấu mẹ phóng nhanh xuống suối đứng rình, khi thấy con cá trờn tới, nó phóng nhanh người xuống giòng nước rồi, nổi lên với con cá đang giẫy chết trong miệng. Nó lắc nước bắn tung toé khô mình mẩy, ngậm cá mang về nuôi con. Cả mẹ lẫn con đều chia nhau ăn tươi, nuốt sống con cá mới bắt.

Mẹ dậy con tập vồ, tập bắt, tập vã mặt, leo cây, lội suối. Ngày kia, ba mẹ con gấu xuống suối bắt cá, lũ gấu con đã không bắt được cá còn bị nước cuốn trôi đi. Hình ảnh ngượng ngạo của gấu con thấy vừa buồn cười vừa tội nghiệp. Xuống gần bờ suối, nước chảy bắn vào mắt nó nhắm tịt mắt bước được hai ba bước hụt hẫng té lăn cù. Nó gượng dậy, trong khi đó gấu mẹ đứng xa xa gầm gừ không biết nhắn bảo hay răn đe chỉ nghe tiếng gầm gừ trong họng. Gấu con nhìn mẹ nheo nheo cái mắt bước tiếp, nó lại té nhào lần thứ hai. Nó gượng đứng lên tiếp tục và thích thú bơi trong nước.

KHÓC CON

Vài tuần sau vững bụng hơn, gấu con thấy nước hớn hở cắm đầu chạy bỏ mặc mẹ phía sau. Gấu mẹ cũng tin tưởng khả năng bơi lội của con, không ngờ nó phóng xuống ngay bờ vực thẳm, người nó lăn hàng mấy chục vòng nơi con dốc hiểm rơi tòm xuống nước. Gấu con bị lăn nhiều vòng quá choáng váng không còn tự chủ để giòng nước cuốn trôi. Nhận thấy tình thế nguy hiểm gấu mẹ phóng xuống cứu. Trễ rồi, chậm một bước.

Một lúc sau gấu mẹ trồi lên rống một tiếng lớn tiếp tục lặn. Cứ thế ngụp lặn hai, ba, bốn, năm lần, liên tục. Mỗi lần trồi lên khỏi mặt nước gấu mẹ nhìn đứa con sót lại trên bờ hú lên những tiếng ghê rợn, tựa tiếng khóc tiếc thương, càng về sau giọng càng thảm não, ở đàng xa nghe thấy còn nổi tóc gáy, dợn da gà, nói chi đến ở kề bên. Sau hàng giờ hụp lên, lặn xuống làm đục cả khúc suối gấu mẹ mệt nhoài vẫn chưa thất vọng. Nó lặn xuống đáy suối, vần tung mọi tảng đá, cào rong, bới rêu, móc từng khe đá khiến cá, tôm hàng ngày vẫn mượn làm nơi trú ẩn nay bị bới tung ra chúng sợ hãi bơi toán loạn thoát thân.

Chưa bao giờ thấy gấu mẹ hung bạo như thế. Mắt nó đỏ ngầu, đầy vẻ giận dữ, miệng hả rộng để lộ răng nanh dài, nhọn hoắt, vàng khè lập loè trong nắng. Các móng vuốt màu trắng lòi ra sau lớp da đen trông như những móc sắt cán đen. Cứ tưởng tượng năm cái móng vuốt kia bám vào da thịt đâm sâu thấu xương thành năm cái móc. Gấu không cần phải cào cấu do đau dớn giẫy dụa cũng đủ xé da thịt thành năm vết chém đẫm máu. Gấu ngồi thở hổn hển, cái bụng nó phập phồng nhô ra, lép vào như bong bóng. Rãi nó rơi dài thành sợi kéo từ miệng chảy dài xuống đầu ngọn cỏ tạo thành những sợi tơ óng ánh lúc căng, lúc thẳng theo từng cơn gió. Vây quanh nó là đám ruồi, muỗi lượn quanh tìm thế tấn công. Bay đến mỏi cánh vẫn chưa thấy an toàn đáp xuống.

Ngồi bên bờ suối gấu buông những tiếng hú dài. Tiếng hú cao ngất trời, vang đi trong chiều tàn rồi tiếng vọng đáp tạo thành một thứ âm thanh ma quái. Tiếp theo tiếng hú là tiếng cào cấu trên thân cây rột rẹt như tiếng cưa cây của một máy cưa cũ rích. Gấu mẹ dồn hết cơn giận vào móng vuốt. Nó cào, cấu, xé, quăng ném, đập chân trên đất, rồi hai chân trước vỗ mạnh vào nhau như tự phạt mình. Sau một lúc gầm, thét, đạp, vỗ, gấu mẹ ngậm đứa con còn lại vào miệng từ từ về hang.

TRẢ THÙ

Những ngày sau đó mới là khủng khiếp. Gấu mẹ lạnh lùng đi tới đi lui nó dồn hết mọi bực tức vào cành cây kẽ lá, bất cứ thứ gì cản đường đều trở thành nạn nhân của cơn giận mất con. Cành cây nào chắn lối đi gấu mẹ nhổ tận gốc, chưa đã cơn giận nó cắn nát từng cành trước khi bỏ đi. Đám ruồi bu quanh nó chộp vào tay vò nát, nó đớp rồi phun ra phèn phẹt như một con gấu điên. Vô phúc con vật nào luẩn quẩn quanh đó thì khó toàn thây.

Giờ giấc của nó cũng thay đổi, ăn uống, đi lại, xuất hiện khác thường không theo khuôn mẫu như trước. Đêm đêm nó ra bờ suối ngồi rình. Hai mắt chiếu thẳng xuống giòng nước, mệt mỏi nó nằm để mõm trên hai chân trước, mắt vẫn không dời giòng suối. Cứ thế cho đến sáng nó lại chậm chạp về hang. Những sáng sương mù nó vừa đi vừa hú, dọc đường ngồi xuống tru lên thành tiếng dài, vang vọng giữa cảnh vật. Gấu thương khóc con thảm sầu. Trong mắt nó giờ chỉ còn lại một mầu xạm đen, ảm đạm, thê lương.

ĂN THỊT MẸ

Những ngày thương khóc mất con chưa nguôi đời nó có tai hoạ mới đến từ thiên nhiên. Mùa mưa lũ bắt đầu, mưa rơi nặng hột gấu đứng dưới mưa rú lên những lời than vãn. Bình thường nó rất bén nhậy khi thời tiết thay đổi. Có lẽ đau khổ mất con khiến nó vô tình với thời tiết. Thương con và buồn là nguyên nhân chính làm nó lơ đãng không nhận ra cơn bão lớn đang tới. Những cơn mưa lũ mở đường cho cơn bão thứ hai mà nha khí tượng tiên đoán là một trong những cơn báo có sức tàn phá lớn. Sức gió mạnh hơn cơn bão đầu mùa. Gấu mẹ không biết điều đó. Các con vật khác biết từ lâu, chúng gom thức ăn ẩn mình trong tổ chỉ trừ gấu mẹ, vẫn tru tréo, cào, bới, buồn, hận, giận, thương khóc đứa con giòng suối cuốn trôi. Cơn bão đầu nuốt trửng của nó đứa con yêu. Không biết sự gì sẽ đến với nó trong cơn bão thứ hai sắp đến.

Đúng ra gấu mẹ không bị thương gần chết nhưng nếu không mang thân ra gánh chịu thì đứa con còn lại bị đá đè chết hôm đó. Ngày kia trên đường về, nước lũ bào mòn đất chân tảng đá. Gấu con vừa đặt chân đến tảng đá một làn chớp loé lên, chiếu sáng cả bầu trời. Làn chớp giúp gấu nhẹ nhận ra tảng đá lung lay, sắp sập, trong khi đó gấu con lại đứng ngay dưới tảng đá. Gấu thấy hòn đá rung rinh, nó rú lên một tiếng khủng khiếp hy vọng gấu con biết hiểm tránh xa. Nào ngờ gấu con chưa từng nghe tiếng hú thất thanh không hiểu. Gấu con đứng tại chỗ, trợn mắt ngó mẹ. Biết con bị nạn gấu mẹ phóng thân mình đến đỡ đá chết thay con. Thân nó vừa hất con văng ra ba bốn thước thì cũng đúng lúc tảng đá đổ nhào xuống thân. Tảng đá phạng giữa lưng, nó đau đớn hự lên một tiếng rồi im bặt. Toàn thân nó xụm xuống, mặt úp sát đất bất động. Gấu con vỡ lẽ rú lên bò bên mẹ. Chân trước khều khều mép mẹ. Vẫn bất động, một làn máu đỏ hoà nước mưa chảy dài trên đất. Gấu con dúi đầu vào đầu gấu mẹ, mặc kệ trời mưa, sấm sét. Trước đây mỗi lần mưa như thế nó hay ra sân đùa giỡn. Giờ đây nó nằm cạnh mẹ để nước mưa tha hồ tuôn trên mình. Gấu mẹ xỉu suốt đêm mãi gần sáng hôm sau mới tỉnh. Chân khập khiễng nó tha cái thân nội thương về hang, đói rét và đau đớn. Nằm trong hang nó không tru được nữa và cũng chẳng bắt được mồi.

ĐỔI THAY

Sau cơn bão cảnh vật đổi thay. Cây đổ nằm la liệt, con đường mòn trước kia hai mẹ con vẫn đi, nay chỗ còn, chỗ mất, lồi lõm, thành quả của đất chùi. Sân cỏ trước kia mẹ con gấu chiều chiều chạy nhảy nay thay hình đổi dạng. Nơi đó có nhiều rãnh sâu, vết chảy dài, đất bào mòn sâu hàng thước, dọc theo lá cây còn xanh, tróc cành, tước vỏ, tổ sâu, cánh kiến và vài cành lủng lẳng tổ chim treo tòng teng trên đó.

Trời quang, mưa tạnh hai mẹ con gấu cũng ra khỏi hang. Gấu mẹ phờ phạc, bạc nhược, coi mất hết vẻ oai phong, hùng tráng. Đôi mắt nó u buồn, mệt mỏi còn đâu cái anh dũng tinh anh nhanh nhẹn. Lông dựng ngược như cắm vào da. Phía vai trái có một vết thương lớn bằng miệng li, sâu hoắm, vết máu tươi vẫn còn rịn ra. Nhìn gấu ai cũng kinh ngạc tự hỏi làm thế nào gấu mẹ mất vẻ tinh anh nhanh thế. Vì lí do gì mà một tuần lễ nó xuống sắc lẹ như vậy.

Lời đồn đãi trong dân gian là khi túng quẫn gấu tuy hung dữ nhưng thương con vô hạn. Khi thiếu thức ăn gấu nhịn đau cắn thịt mình nuôi con. Người ta cứ nghĩ đây là truyền thuyết hơn là sự thật. Thực tế là như vậy trong những ngày mưa bão thiếu thức ăn gấu mẹ không đành lòng nhìn con chịu cái đói cào cấu. Nó nhịn được nhưng con nó thì không. Để nuôi con khỏi đói gấu mẹ xé thịt mình nuôi con. Vừa đói cộng với nội thương vì tảng đá rơi trúng lưng lại thêm mất máu vì gấu mẹ dùng máu thịt mình nuôi con. Ngoài giải thích này ra ít có giải thích nào hợp lí hơn. Nếu đây là sự thực thì con người không khỏi kinh ngạc nhảy bật khỏi ghế khi chính mắt chứng kiến cảnh gấu móc thịt mình nhét miệng con. Tôi hy vọng những điều này có thể thực hiện được khi các nhà nghiên cứu về đời sống hoang dã của gấu cấy vào trong người nó một máy điện tử nhỏ xíu để theo dõi.

Đối với sinh vật khác, gấu mẹ đối xử bằng mật đắng; ngược lại đối với con, gấu mẹ nuôi con bằng mật ngọt tình thương. Ai ngờ được một con vật bề ngoài da chắc hơn đồng, móng cứng tựa đá và móng vuốt sắc bén như sắt, nhưng bên trong lại chứa một trái tim chan chứa tình thương, mềm lòng vì con.

TÌM BÀI CŨ:

Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html

Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html

Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Vào Vụ
Dominic Đức Nguyễn
00:36 07/05/2008

VÀO VỤ



Ảnh của Dominic Đức Nguyễn

Vỡ đất bao đời vẫn với trâu

Ngày nay cầy máy đỡ lo âu

Năng xuất nâng cao tăng sản lượng

Vất vả qua thời đội nắng sương.

(Trích thơ của Phạm Kỉnh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền