Phụng Vụ - Mục Vụ
Thầy gọi Anh Em là bạn hữu
Lm Jude Siciliano OP
02:21 10/05/2012
CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH B
Cv TĐ 10: 25-26, 34-35, 44-48; Tv 98; I Ga 4: 7-10, Ga 15: 9-17
Giáo hội sơ khai không có một giai đoạn nào suôn sẻ cả. Nào là những cuộc bách hại do những người Rôma gây ra, và cả những người Do Thái mới cải đạo theo Đức Giêsu cũng bị trục xuất ra khỏi các hội đường. Dẫu cho có những khó khăn, chúng ta ấn tượng về cộng đoàn của các Kitô hữu tiên khởi đã khơi lên một đời sống khá bình dị trong việc tương thân tương ái và chia sẻ của cải vật chất, một lòng một ý với nhau (Cv 2, 42-47; 4,32-37).
Nhưng cộng với những áp lực từ bên ngoài cộng đoàn còn phải đương đầu với những chia rẽ từ bên trong. Chẳng hạn, các thành viên không phân chia của cải cho công bằng như lúc đầu (5, 1-11). Thậm chí có những sự khác biệt đáng kể về đạo lý và phụng vụ, và những điều này được đề cập trong bài trích sách Công vụ hôm nay.
Ông Phêrô lớn lên như một người Do Thái, và những môn đệ đầu tiên của Đức Giêsu cũng là người Do Thái. Họ tin rằng Thiên Chúa sẽ giữ giao ước mà Người đã thiết lập với tổ tiên họ. Vì vậy, họ đã tìm kiếm và đã gặp Đức Giêsu hình ảnh Đấng Mêsia mà họ hy vọng sẽ giải thoát đất nước họ. Ông Phêrô, cũng như những người cùng tôn giáo của mình, có lẽ đã được giáo dục theo kiểu xem dân ngoại là những người không thanh sạch, nên đã tránh liên hệ với họ. Đối với người Do Thái sùng đạo, dân ngoại được xem như những “con chó” – một sự quy chiếu phổ biến vào thời đó. Những người Do Thái cố hết sức để tránh giao du với các người dân ngoại.
Hãy tưởng tượng xem ông Phêrô kinh ngạc thế nào khi ông thấy và nghe tiếng gọi chỉ ông đến ông Cornêliô, và ông Phêrô đã đến thăm nhà ông này và được ông tiếp đón. “Ông Phê-rô còn đang nói những điều đó, thì Thánh Thần đã ngự xuống trên tất cả những người đang nghe lời Thiên Chúa”. Ở đoạn này và nhiều đoạn văn khác trong sách Công vụ, thánh Luca cho thấy khá rõ rằng, Thiên Chúa không phải là gia sản dành riêng cho một số người được tuyển chọn, nhưng Thiên Chúa là của tất cả mọi dân tộc.
Ông Phêrô và những người đi với ông, cũng như giáo hội ở Giêrusalem, “những tín hữu thuộc giới cắt bì,” phải tìm hiểu về ân sủng hơn nữa; những người đan hấp hối. Thiên Chúa đã đi bước trước, Người đã khởi xướng và tuôn đổ ân sủng xuống cho bất cứ ai Người chọn – dù là dân ngoại. Người tín hữu cần đón nhận, đáp trả và đi theo. Thánh Thần, khác hẳn với những tín hữu của ông Phêrô và những người đi với ông, không thiên vị ai; tất cả đều được đón nhận để nghe lời và dùng bữa chung một bàn.
Khi Phêrô vào nhà ông Conêliô và được ông này tôn kính, thì Phêrô lưỡng lự và có thái độ khiên tốn khi thừa nhận rằng mình chỉ là phàm nhân thôi, "Xin ông đứng dậy, vì bản thân tôi đây cũng chỉ là người phàm." Chúng ta là những người được mời gọi phục vụ cộng đồng Giáo hội, nên lấy ông Phêrô làm “kiểu mẫu”. Trong khi chúng ta mang ơn những tín hữu đã dành cho ta sự kính trọng, thì về phần mình chúng ta không được tách biệt họ, như thể xem mình là thành phần ưu tú thuộc cấp bậc cao hơn trong Giáo hội. Chúng ta biểu hiện sao cho thật khôn khéo để dung hòa lối “hành xử” trong tâm thức chúng ta, và lắng nghe thông điệp của ông Phêrô nhắc nhở rằng, "Xin ông đứng dậy, vì bản thân tôi đây cũng chỉ là người phàm." Chúng ta nên bớt giáo quyền trong Giáo hội, và thực hành tính tập thể giữa những người mà Thiên Chúa mời gọi chúng ta phục vụ họ. Ngày nay ông Phêrô là kiểu mẫu lý tưởng cho chúng ta noi theo.
Vào buổi tối nọ, tôi có xem một chương trình đặc biệt trên kênh thời tiết. Chương trình này chỉ là sự tổng quan trong một năm qua, khi xem, chúng tôi thấy con số những cơn bão đi qua đất nước nhiều hơn bình thường. Bình luận viên lúc đó nhắc đến những sự kiện thời tiết tàn phá như “Những hành động của Thiên Chúa”. Quả thực, một lần nữa, người ta trách cứ Thiên Chúa vì đã giết chết những con người vô tội và phá hủy những tài sản có giá trị hàng triệu Mỹ kim! Nhưng khi thiên nhiên phô bày ra những kỳ quan và quyền năng của Thiên Chúa – hoàng hôn trên đại dương, những đóa hoa tươi thắm của mùa xuân, và những chú chim nhỏ nhắn và xinh xắn – tôi không thể gọi tên một cơn bão hủy diệt là “Hành động của Thiên Chúa.”
Tuy nhiên, với tư cách là một tín hữu, tôi có thể nhận ra một “hành động của Thiên Chúa” đầy quyền năng – Thiên Chúa nhập thể trong Đức Giêsu và Đức Giêsu đã hy sinh sự sống của Người cho chúng ta. Như Tin Mừng ngày hôm nay đã nói, “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu”. Quyền năng của Thiên Chúa được tỏ cho chúng ta qua việc Đức Giêsu thông dự với chúng ta trong hành trình làm người; không tránh né đau khổ, nhưng chấp nhận như muốn thông phần với chúng ta, và trao ban sự sống của Người để chứng tỏ Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết dường nào. Tôi gọi điều này là “Hành động của Thiên Chúa!”
Vì vậy, chúng ta không phải đến đây với Giáo hội để cầu nguyện ngõ hầu làm hài lòng Thiên Chúa; hay để lãnh nhận tình yêu của Thiên Chúa và thiện ý của Người; hoặc thổ lộ với Thiên Chúa bằng nhiều lời cầu nguyện để Thiên Chúa ưu ái mà ban cho chúng ta những gì mà chúng ta cầu xin. Chúng ta không cầu xin và phụng sự Thiên Chúa để được Chúa yêu thương. Cái chết và sự sống của Đức Giêsu đã minh chứng rõ rằng: Chúng ta không yêu Thiên Chúa trước, thế nhưng Người lại ban ân huệ và yêu thương chúng ta. Nói đúng hơn, Thiên Chúa đã yêu thương ta trước và Đức Giêsu là bằng chứng xác thực của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta – nếu chúng ta còn ngờ vực.
Chứng thực là: Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và đưa ra bằng chứng hùng hồn về tình yêu đó, vậy chúng ta nên làm gì để tỏ ra là chúng ta đã đón nhận sứ điệp này? Chúng ta có thể đáp trả và biểu lộ như thế nào để cho mọi người thấy rằng cuộc đời mình được biến đổi nhờ tình yêu đó; tình yêu liệu có biến đổi người được yêu không? Lúc nào quý vị cũng có thể nói khi một người đang yêu, họ bộc lộ tình yêu. Họ luôn hân hoan, ân cần và nhẫn nại hơn.
Nếu chúng ta hỏi Đức Giêsu xem thử chúng ta phải làm gì để đáp trả tình yêu mà Thiên Chúa đã biểu lộ cho ta qua Người, thì hôm nay Đức Giêsu nói với chúng ta rằng, “Hãy giữ các điều răn của Thầy.” Khi nghe đến các điều răn, ta nghĩ ngay đến Thập Điều. Lúc đó chúng ta chững lại với suy nghĩ rằng: liệu ta có vi phạm Điều Răn nào không? Ta có làm gì sai trái không? Nhưng chúng ta đã có Thập Điều mà không cần đến Đức Giêsu. Đức Giêsu không nói về việc không vi phạm Thập Điều. Người đang nói với chúng ta rằng, “Anh em đừng lo nghĩ mình làm những điều chẳng nên. Thay vào đó, điều đích thực mà anh em nên làm là: hãy yêu thương nhau.”
Đó là một mệnh lệnh gắn liền với nhiều khía cạnh, nhiều cơ hội thuận tiện để đưa vào thực hành. Nếu không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình, thì chúng ta có thể bắt đầu bằng việc tự vấn xem phần nào trong cuộc đời của mình phải “hy sinh” vì người khác? Ví dụ: “hy sinh” thành kiến của tôi; những cảm nghĩ giận hờn của tôi; thái độ thù hằn với những gì mà người khác đã gây ra cho tôi; hy sinh ích kỷ của tôi, hoặc là tôi đã miễn cưỡng khi phải bỏ thời gian để giúp đỡ người khác, v.v…
Đức Giêsu không đưa ra Mười Điều Răn để rồi từng điều răn cần được đánh dấu, “Đó, tôi đã thực hiện xong rồi”. Nhưng một mệnh lệnh bao quát hơn, “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Chúng ta đã bao giờ nói rằng chúng ta đã sống theo mệnh lệnh đó chưa? Chúng ta phải kiểm tra các điều khoản và nói rằng, “Rất tốt, tôi đã hoàn thành xong việc đó!” Không phải như vậy, bởi vì tình yêu đòi hỏi nhiều nơi chúng ta. Đời nào một người chồng bảo vợ hoặc vợ bảo chồng rằng, “Này, anh đã yêu em hoặc em đã yêu anh. Đó không phải là những thứ mà anh cho em (em cho anh) nhiều hơn, hoặc đã thực hiện nghĩa vụ với nhau?” Nhưng tình yêu là một ngọn lửa mà nó thiêu đốt chúng ta và để chúng ta tìm cách để yêu thương.
Điều này có vẻ mệt mỏi phải không? Đức Giêsu nói rằng chúng ta không sống và suy nghĩ như những người nô lệ, khúm núm, cố gắng thực hiện sao cho phải lẽ, sợ bị phạt. Thay vào đó, Người gọi chúng ta là “bạn hữu”. Tình bạn với Đức Giêsu không ủy mị hay ướt át. Một số tình bạn có thể rời bỏ chúng ta và làm cho chúng ta căng thẳng. Nhưng tình bạn với Đức Giêsu là một sự tôn trọng và yêu thương có tính tương quan giữa hai đối tượng. Tôi có một người bạn đã gia nhập vào nhóm tứ ca. Anh kết bạn với một trong những người ở nhóm đó. Người bạn mới đã dạy cho anh hát mà không cần bất cứ một nhạc cụ nào, và giới thiệu cho anh những bài hát mà trước đây anh chưa bao giờ được nghe. Tình bạn mở ra cho chúng ta sự sống mới. Tình bạn giữ cho ta được chuẩn mực, đó là: kéo ta lại gần hơn khi ta sống tách biệt; giúp ta đứng dậy khi ta nản chí; tình bạn là chỗ thích hợp khi ta cần tâm sự; tình bạn còn giới thiệu cho ta đến một thế giới mới về ẩm thực, thú tiêu khiển và cả âm nhạc nữa.
Chúng ta đã thực sự là bạn của Đức Kitô. “Thầy gọi anh em là bạn hữu”. Với sự trợ lực Thần Khí của Đức Giêsu, chúng ta có thể hành xử theo cách mà hôm nay đã trình bày – ngày càng trở nên giống người bạn của chúng ta là Đức Giêsu, khi Người nói với chúng ta, “sinh hoa trái” trong đời sống chúng ta.
Trong bữa Tiệc Thánh hôm nay chúng ta nài xin Đức Giêsu cho ta biết cần phải sống và phản chiếu như thế nào về tình bạn của chúng ta với Người. Chúng ta khẩn nguyện Người chỉ cho ta biết phải từ bỏ điều gì trong cuộc sống, chúng ta phải hy sinh và không nắm giữ điều gì trong cuộc đời. Chúng ta cũng xin Người chỉ bảo cho ta biết cần phải trổ hoa như thế nào để sinh hoa trái mới khi chúng ta đã cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu, xin Ngài dạy chúng con biết yêu thương nhau và giúp chúng con sống với tình yêu đó, để cho mọi người nhận biết chúng con là bạn hữu với nhau”.
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
6th SUNDAY OF EASTER (B) -
Acts 10: 25-26, 34-35, 44-48; Psalm 98; 1 John 4: 7-10; John 15: 9-17
The early church did not have an easy time of it. There were persecutions by the Romans and expulsion from the synagogues of those Jewish converts to the fledgling Jesus movement. Even with these difficulties some of our impressions of the community life of the first Christians suggest quite an idyllic life of mutual support, shared possessions and a community of one mind and heart (Acts 2:42-47; 4:32-37).
But to add to their external pressures the community also had to deal with dissension from within. For example, the members didn’t all share their goods as equitably as it first seemed (5:1-11). There were even severe doctrinal and liturgical differences and these are hinted at in our Acts reading today.
Peter was reared as a Jew and the first followers of the Jesus were Jewish. The faithful believed that God would keep the covenant God had made with their ancestors. So they looked for and found in Jesus the Messiah they had hoped would free their nation. Peter, like his co-religionists would have been reared to regard Gentiles as religiously unclean and he would have avoided contact with them. For devout Jews the Gentiles were "dogs" – a common reference at the time. Jews did their best not to associate with Gentiles.
Imagine Peter’s surprise when he had visions and heard voices that pointed him towards the Roman centurion Cornelius, whose home he then visits and whose hospitality he accepts. "While Peter was speaking these things the Holy Spirit fell upon all who were listening to the word." In this and many passages in Acts, Luke makes it quite clear that God is not the exclusive property of a few select, but the God of all peoples.
Peter and those with him, as well as the church in Jerusalem, "the circumcised believers," have a lot more to learn about grace; the old was passing away. God was moving on ahead, taking the initiative and pouring out grace on whomever God chose – even the Gentiles. The faithful needed to take note, respond and follow. The Spirit, contrary to the beliefs of Peter and those with him, was showing no partiality; all were welcome to hear the word and eat at the table.
When Peter entered the home of Cornelius and the latter paid him homage, Peter demurs and has the humility to acknowledge his own humanity, "Get up. I myself am also a human being." We who are called to public ministry in the church can take Peter as our "ministerial model." While we are grateful for the respect the faithful often shows us, still we mustn’t think of ourselves as apart from them, on some kind of higher ecclesiastical level. We do well to regularly press the "Play" button in our minds and listen to Peter’s message, which reminds us, "Get up. I myself am also a human being." We could use less clericalism in our church and practice more collegiality among the ones God has called us to serve. Today Peter is a good model for us.
I was watching a special program on the Weather Channel the other evening. It was a look-back over the past year, when we had a more-than-usual number of tornadoes across the country. A commentator referred to those devastating weather events as "Acts of God." In effect God was blamed, once again, for killing innocent people and destroying millions of dollars of property! While nature often shows the wonder and power of God – a sunset over the ocean, Spring flowers and tiny hummingbirds – I can’t name a killer-tornado as an "Act of God."
But, as a believer, I can recognize a powerful "act of God" – God took flesh in Jesus and Jesus gave his life for us. As the gospel says today, "There is no greater love than to lay down one’s life for a friend." God’s power was demonstrated for us by: Jesus’ joining us in our human journey; not avoiding pain, but accepting it as one of us and giving his life to prove how much God loves us. Now that’s what I call an "Act of God!"
So, we don’t have to come here to church to pray in order to please God; to earn God’s love and goodwill; to wear God down with lots of prayers so that God will favor us and give us what we pray for. We don’t pray and serve God to earn God’s love. Jesus’ life and death make it very clear: God already loves us, what more must God do to convince us? Jesus is a very powerful message that all can read, loud and clear: we didn’t love God first and God returned the favor and now loves us back. Rather, God loved us first and Jesus is proof positive of God’s love for us – if we have any doubts.
The real issue is: since God already loves us and has given such powerful evidence of that love, what should we do to show we got the message? How can we respond and show that our lives are transformed by that love; for love transforms the beloved? You can always tell when someone is in love, they radiate love. They are cheerful, kinder, and more patient.
If we asked Jesus what we must do in response to the love God has shown us in him, he says to us today, "Keep my commandments." When we hear the word commandments our mind rushes to the 10 Commandments. We check ourselves: have I broken any Commandments? Have I done anything wrong? But we already had 10 Commandments without Jesus. Jesus isn’t talking about not violating the 10 Commandments. He is telling us, "Don’t worry about doing something negative. Instead do something positive: love one another.
It’s one commandment with many faces, many opportunities to put it into practice. If there is no greater love than to lay down one’s life for a friend then we can begin by asking ourselves what part of our lives must we "lay down" for the sake of another? For example: "lay down" my prejudice; my angry feelings; my enmity over what others have done to me; my selfishness; my unwillingness to give up my time to help another, etc.
Jesus doesn’t give 10 Commandments that can be checked off one by one, "There, I’ve done that." But a broader commandment, "Love one another as I have loved you." Now can we ever say we have lived up to that commandment? Can we check off items and say, "Well, I’ve accomplish that!" No, because love asks a lot of us. When can a husband or wife say to the other, "There, I have loved you. There’s nothing more I can give or do for you?" Love is a fire that consumes us and leaves us looking for ways to love.
Does this sound exhausting? Jesus says we are not to live and think like slaves, groveling, trying to get everything right, fearing punishment. Instead he calls us, "Friends." Friendship with Jesus isn’t sentimental or sloppy. Some friendships can close us off and make us neurotic. But friendship with Jesus is one of mutual love and respect. I have a friend who joined a men’s quartet. He became friends with one of the men in that group and his new friend taught him to sing without instruments and introduce him to songs he had never heard before. Friendship opens us to new life. Friends keep us normal: pull us out of ourselves when we close ourselves off; help lift us out of depression; are sounding boards when we need to talk to someone; introduce us to new worlds of food, hobbies, and music.
We are friends of Christ already. "I call you friends." With the help of Jesus’ Spirit we are enabled to act that way now – to resemble our friend Jesus more and more and, as he tells us, "bear fruit" in our lives.
At this Eucharist today we invite Jesus to show us how we can live and reflect our friendship with him. We ask him to show us what must die in our lives, what we must lay down and let go of. We also ask him to show us how we can blossom with new fruit as we pray, "Jesus teach us to love one another and help us to live that love, so people will know we are your friends."
Cv TĐ 10: 25-26, 34-35, 44-48; Tv 98; I Ga 4: 7-10, Ga 15: 9-17
Giáo hội sơ khai không có một giai đoạn nào suôn sẻ cả. Nào là những cuộc bách hại do những người Rôma gây ra, và cả những người Do Thái mới cải đạo theo Đức Giêsu cũng bị trục xuất ra khỏi các hội đường. Dẫu cho có những khó khăn, chúng ta ấn tượng về cộng đoàn của các Kitô hữu tiên khởi đã khơi lên một đời sống khá bình dị trong việc tương thân tương ái và chia sẻ của cải vật chất, một lòng một ý với nhau (Cv 2, 42-47; 4,32-37).
Nhưng cộng với những áp lực từ bên ngoài cộng đoàn còn phải đương đầu với những chia rẽ từ bên trong. Chẳng hạn, các thành viên không phân chia của cải cho công bằng như lúc đầu (5, 1-11). Thậm chí có những sự khác biệt đáng kể về đạo lý và phụng vụ, và những điều này được đề cập trong bài trích sách Công vụ hôm nay.
Ông Phêrô lớn lên như một người Do Thái, và những môn đệ đầu tiên của Đức Giêsu cũng là người Do Thái. Họ tin rằng Thiên Chúa sẽ giữ giao ước mà Người đã thiết lập với tổ tiên họ. Vì vậy, họ đã tìm kiếm và đã gặp Đức Giêsu hình ảnh Đấng Mêsia mà họ hy vọng sẽ giải thoát đất nước họ. Ông Phêrô, cũng như những người cùng tôn giáo của mình, có lẽ đã được giáo dục theo kiểu xem dân ngoại là những người không thanh sạch, nên đã tránh liên hệ với họ. Đối với người Do Thái sùng đạo, dân ngoại được xem như những “con chó” – một sự quy chiếu phổ biến vào thời đó. Những người Do Thái cố hết sức để tránh giao du với các người dân ngoại.
Hãy tưởng tượng xem ông Phêrô kinh ngạc thế nào khi ông thấy và nghe tiếng gọi chỉ ông đến ông Cornêliô, và ông Phêrô đã đến thăm nhà ông này và được ông tiếp đón. “Ông Phê-rô còn đang nói những điều đó, thì Thánh Thần đã ngự xuống trên tất cả những người đang nghe lời Thiên Chúa”. Ở đoạn này và nhiều đoạn văn khác trong sách Công vụ, thánh Luca cho thấy khá rõ rằng, Thiên Chúa không phải là gia sản dành riêng cho một số người được tuyển chọn, nhưng Thiên Chúa là của tất cả mọi dân tộc.
Ông Phêrô và những người đi với ông, cũng như giáo hội ở Giêrusalem, “những tín hữu thuộc giới cắt bì,” phải tìm hiểu về ân sủng hơn nữa; những người đan hấp hối. Thiên Chúa đã đi bước trước, Người đã khởi xướng và tuôn đổ ân sủng xuống cho bất cứ ai Người chọn – dù là dân ngoại. Người tín hữu cần đón nhận, đáp trả và đi theo. Thánh Thần, khác hẳn với những tín hữu của ông Phêrô và những người đi với ông, không thiên vị ai; tất cả đều được đón nhận để nghe lời và dùng bữa chung một bàn.
Khi Phêrô vào nhà ông Conêliô và được ông này tôn kính, thì Phêrô lưỡng lự và có thái độ khiên tốn khi thừa nhận rằng mình chỉ là phàm nhân thôi, "Xin ông đứng dậy, vì bản thân tôi đây cũng chỉ là người phàm." Chúng ta là những người được mời gọi phục vụ cộng đồng Giáo hội, nên lấy ông Phêrô làm “kiểu mẫu”. Trong khi chúng ta mang ơn những tín hữu đã dành cho ta sự kính trọng, thì về phần mình chúng ta không được tách biệt họ, như thể xem mình là thành phần ưu tú thuộc cấp bậc cao hơn trong Giáo hội. Chúng ta biểu hiện sao cho thật khôn khéo để dung hòa lối “hành xử” trong tâm thức chúng ta, và lắng nghe thông điệp của ông Phêrô nhắc nhở rằng, "Xin ông đứng dậy, vì bản thân tôi đây cũng chỉ là người phàm." Chúng ta nên bớt giáo quyền trong Giáo hội, và thực hành tính tập thể giữa những người mà Thiên Chúa mời gọi chúng ta phục vụ họ. Ngày nay ông Phêrô là kiểu mẫu lý tưởng cho chúng ta noi theo.
Vào buổi tối nọ, tôi có xem một chương trình đặc biệt trên kênh thời tiết. Chương trình này chỉ là sự tổng quan trong một năm qua, khi xem, chúng tôi thấy con số những cơn bão đi qua đất nước nhiều hơn bình thường. Bình luận viên lúc đó nhắc đến những sự kiện thời tiết tàn phá như “Những hành động của Thiên Chúa”. Quả thực, một lần nữa, người ta trách cứ Thiên Chúa vì đã giết chết những con người vô tội và phá hủy những tài sản có giá trị hàng triệu Mỹ kim! Nhưng khi thiên nhiên phô bày ra những kỳ quan và quyền năng của Thiên Chúa – hoàng hôn trên đại dương, những đóa hoa tươi thắm của mùa xuân, và những chú chim nhỏ nhắn và xinh xắn – tôi không thể gọi tên một cơn bão hủy diệt là “Hành động của Thiên Chúa.”
Tuy nhiên, với tư cách là một tín hữu, tôi có thể nhận ra một “hành động của Thiên Chúa” đầy quyền năng – Thiên Chúa nhập thể trong Đức Giêsu và Đức Giêsu đã hy sinh sự sống của Người cho chúng ta. Như Tin Mừng ngày hôm nay đã nói, “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu”. Quyền năng của Thiên Chúa được tỏ cho chúng ta qua việc Đức Giêsu thông dự với chúng ta trong hành trình làm người; không tránh né đau khổ, nhưng chấp nhận như muốn thông phần với chúng ta, và trao ban sự sống của Người để chứng tỏ Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết dường nào. Tôi gọi điều này là “Hành động của Thiên Chúa!”
Vì vậy, chúng ta không phải đến đây với Giáo hội để cầu nguyện ngõ hầu làm hài lòng Thiên Chúa; hay để lãnh nhận tình yêu của Thiên Chúa và thiện ý của Người; hoặc thổ lộ với Thiên Chúa bằng nhiều lời cầu nguyện để Thiên Chúa ưu ái mà ban cho chúng ta những gì mà chúng ta cầu xin. Chúng ta không cầu xin và phụng sự Thiên Chúa để được Chúa yêu thương. Cái chết và sự sống của Đức Giêsu đã minh chứng rõ rằng: Chúng ta không yêu Thiên Chúa trước, thế nhưng Người lại ban ân huệ và yêu thương chúng ta. Nói đúng hơn, Thiên Chúa đã yêu thương ta trước và Đức Giêsu là bằng chứng xác thực của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta – nếu chúng ta còn ngờ vực.
Chứng thực là: Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và đưa ra bằng chứng hùng hồn về tình yêu đó, vậy chúng ta nên làm gì để tỏ ra là chúng ta đã đón nhận sứ điệp này? Chúng ta có thể đáp trả và biểu lộ như thế nào để cho mọi người thấy rằng cuộc đời mình được biến đổi nhờ tình yêu đó; tình yêu liệu có biến đổi người được yêu không? Lúc nào quý vị cũng có thể nói khi một người đang yêu, họ bộc lộ tình yêu. Họ luôn hân hoan, ân cần và nhẫn nại hơn.
Nếu chúng ta hỏi Đức Giêsu xem thử chúng ta phải làm gì để đáp trả tình yêu mà Thiên Chúa đã biểu lộ cho ta qua Người, thì hôm nay Đức Giêsu nói với chúng ta rằng, “Hãy giữ các điều răn của Thầy.” Khi nghe đến các điều răn, ta nghĩ ngay đến Thập Điều. Lúc đó chúng ta chững lại với suy nghĩ rằng: liệu ta có vi phạm Điều Răn nào không? Ta có làm gì sai trái không? Nhưng chúng ta đã có Thập Điều mà không cần đến Đức Giêsu. Đức Giêsu không nói về việc không vi phạm Thập Điều. Người đang nói với chúng ta rằng, “Anh em đừng lo nghĩ mình làm những điều chẳng nên. Thay vào đó, điều đích thực mà anh em nên làm là: hãy yêu thương nhau.”
Đó là một mệnh lệnh gắn liền với nhiều khía cạnh, nhiều cơ hội thuận tiện để đưa vào thực hành. Nếu không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình, thì chúng ta có thể bắt đầu bằng việc tự vấn xem phần nào trong cuộc đời của mình phải “hy sinh” vì người khác? Ví dụ: “hy sinh” thành kiến của tôi; những cảm nghĩ giận hờn của tôi; thái độ thù hằn với những gì mà người khác đã gây ra cho tôi; hy sinh ích kỷ của tôi, hoặc là tôi đã miễn cưỡng khi phải bỏ thời gian để giúp đỡ người khác, v.v…
Đức Giêsu không đưa ra Mười Điều Răn để rồi từng điều răn cần được đánh dấu, “Đó, tôi đã thực hiện xong rồi”. Nhưng một mệnh lệnh bao quát hơn, “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Chúng ta đã bao giờ nói rằng chúng ta đã sống theo mệnh lệnh đó chưa? Chúng ta phải kiểm tra các điều khoản và nói rằng, “Rất tốt, tôi đã hoàn thành xong việc đó!” Không phải như vậy, bởi vì tình yêu đòi hỏi nhiều nơi chúng ta. Đời nào một người chồng bảo vợ hoặc vợ bảo chồng rằng, “Này, anh đã yêu em hoặc em đã yêu anh. Đó không phải là những thứ mà anh cho em (em cho anh) nhiều hơn, hoặc đã thực hiện nghĩa vụ với nhau?” Nhưng tình yêu là một ngọn lửa mà nó thiêu đốt chúng ta và để chúng ta tìm cách để yêu thương.
Điều này có vẻ mệt mỏi phải không? Đức Giêsu nói rằng chúng ta không sống và suy nghĩ như những người nô lệ, khúm núm, cố gắng thực hiện sao cho phải lẽ, sợ bị phạt. Thay vào đó, Người gọi chúng ta là “bạn hữu”. Tình bạn với Đức Giêsu không ủy mị hay ướt át. Một số tình bạn có thể rời bỏ chúng ta và làm cho chúng ta căng thẳng. Nhưng tình bạn với Đức Giêsu là một sự tôn trọng và yêu thương có tính tương quan giữa hai đối tượng. Tôi có một người bạn đã gia nhập vào nhóm tứ ca. Anh kết bạn với một trong những người ở nhóm đó. Người bạn mới đã dạy cho anh hát mà không cần bất cứ một nhạc cụ nào, và giới thiệu cho anh những bài hát mà trước đây anh chưa bao giờ được nghe. Tình bạn mở ra cho chúng ta sự sống mới. Tình bạn giữ cho ta được chuẩn mực, đó là: kéo ta lại gần hơn khi ta sống tách biệt; giúp ta đứng dậy khi ta nản chí; tình bạn là chỗ thích hợp khi ta cần tâm sự; tình bạn còn giới thiệu cho ta đến một thế giới mới về ẩm thực, thú tiêu khiển và cả âm nhạc nữa.
Chúng ta đã thực sự là bạn của Đức Kitô. “Thầy gọi anh em là bạn hữu”. Với sự trợ lực Thần Khí của Đức Giêsu, chúng ta có thể hành xử theo cách mà hôm nay đã trình bày – ngày càng trở nên giống người bạn của chúng ta là Đức Giêsu, khi Người nói với chúng ta, “sinh hoa trái” trong đời sống chúng ta.
Trong bữa Tiệc Thánh hôm nay chúng ta nài xin Đức Giêsu cho ta biết cần phải sống và phản chiếu như thế nào về tình bạn của chúng ta với Người. Chúng ta khẩn nguyện Người chỉ cho ta biết phải từ bỏ điều gì trong cuộc sống, chúng ta phải hy sinh và không nắm giữ điều gì trong cuộc đời. Chúng ta cũng xin Người chỉ bảo cho ta biết cần phải trổ hoa như thế nào để sinh hoa trái mới khi chúng ta đã cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu, xin Ngài dạy chúng con biết yêu thương nhau và giúp chúng con sống với tình yêu đó, để cho mọi người nhận biết chúng con là bạn hữu với nhau”.
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
6th SUNDAY OF EASTER (B) -
Acts 10: 25-26, 34-35, 44-48; Psalm 98; 1 John 4: 7-10; John 15: 9-17
The early church did not have an easy time of it. There were persecutions by the Romans and expulsion from the synagogues of those Jewish converts to the fledgling Jesus movement. Even with these difficulties some of our impressions of the community life of the first Christians suggest quite an idyllic life of mutual support, shared possessions and a community of one mind and heart (Acts 2:42-47; 4:32-37).
But to add to their external pressures the community also had to deal with dissension from within. For example, the members didn’t all share their goods as equitably as it first seemed (5:1-11). There were even severe doctrinal and liturgical differences and these are hinted at in our Acts reading today.
Peter was reared as a Jew and the first followers of the Jesus were Jewish. The faithful believed that God would keep the covenant God had made with their ancestors. So they looked for and found in Jesus the Messiah they had hoped would free their nation. Peter, like his co-religionists would have been reared to regard Gentiles as religiously unclean and he would have avoided contact with them. For devout Jews the Gentiles were "dogs" – a common reference at the time. Jews did their best not to associate with Gentiles.
Imagine Peter’s surprise when he had visions and heard voices that pointed him towards the Roman centurion Cornelius, whose home he then visits and whose hospitality he accepts. "While Peter was speaking these things the Holy Spirit fell upon all who were listening to the word." In this and many passages in Acts, Luke makes it quite clear that God is not the exclusive property of a few select, but the God of all peoples.
Peter and those with him, as well as the church in Jerusalem, "the circumcised believers," have a lot more to learn about grace; the old was passing away. God was moving on ahead, taking the initiative and pouring out grace on whomever God chose – even the Gentiles. The faithful needed to take note, respond and follow. The Spirit, contrary to the beliefs of Peter and those with him, was showing no partiality; all were welcome to hear the word and eat at the table.
When Peter entered the home of Cornelius and the latter paid him homage, Peter demurs and has the humility to acknowledge his own humanity, "Get up. I myself am also a human being." We who are called to public ministry in the church can take Peter as our "ministerial model." While we are grateful for the respect the faithful often shows us, still we mustn’t think of ourselves as apart from them, on some kind of higher ecclesiastical level. We do well to regularly press the "Play" button in our minds and listen to Peter’s message, which reminds us, "Get up. I myself am also a human being." We could use less clericalism in our church and practice more collegiality among the ones God has called us to serve. Today Peter is a good model for us.
I was watching a special program on the Weather Channel the other evening. It was a look-back over the past year, when we had a more-than-usual number of tornadoes across the country. A commentator referred to those devastating weather events as "Acts of God." In effect God was blamed, once again, for killing innocent people and destroying millions of dollars of property! While nature often shows the wonder and power of God – a sunset over the ocean, Spring flowers and tiny hummingbirds – I can’t name a killer-tornado as an "Act of God."
But, as a believer, I can recognize a powerful "act of God" – God took flesh in Jesus and Jesus gave his life for us. As the gospel says today, "There is no greater love than to lay down one’s life for a friend." God’s power was demonstrated for us by: Jesus’ joining us in our human journey; not avoiding pain, but accepting it as one of us and giving his life to prove how much God loves us. Now that’s what I call an "Act of God!"
So, we don’t have to come here to church to pray in order to please God; to earn God’s love and goodwill; to wear God down with lots of prayers so that God will favor us and give us what we pray for. We don’t pray and serve God to earn God’s love. Jesus’ life and death make it very clear: God already loves us, what more must God do to convince us? Jesus is a very powerful message that all can read, loud and clear: we didn’t love God first and God returned the favor and now loves us back. Rather, God loved us first and Jesus is proof positive of God’s love for us – if we have any doubts.
The real issue is: since God already loves us and has given such powerful evidence of that love, what should we do to show we got the message? How can we respond and show that our lives are transformed by that love; for love transforms the beloved? You can always tell when someone is in love, they radiate love. They are cheerful, kinder, and more patient.
If we asked Jesus what we must do in response to the love God has shown us in him, he says to us today, "Keep my commandments." When we hear the word commandments our mind rushes to the 10 Commandments. We check ourselves: have I broken any Commandments? Have I done anything wrong? But we already had 10 Commandments without Jesus. Jesus isn’t talking about not violating the 10 Commandments. He is telling us, "Don’t worry about doing something negative. Instead do something positive: love one another.
It’s one commandment with many faces, many opportunities to put it into practice. If there is no greater love than to lay down one’s life for a friend then we can begin by asking ourselves what part of our lives must we "lay down" for the sake of another? For example: "lay down" my prejudice; my angry feelings; my enmity over what others have done to me; my selfishness; my unwillingness to give up my time to help another, etc.
Jesus doesn’t give 10 Commandments that can be checked off one by one, "There, I’ve done that." But a broader commandment, "Love one another as I have loved you." Now can we ever say we have lived up to that commandment? Can we check off items and say, "Well, I’ve accomplish that!" No, because love asks a lot of us. When can a husband or wife say to the other, "There, I have loved you. There’s nothing more I can give or do for you?" Love is a fire that consumes us and leaves us looking for ways to love.
Does this sound exhausting? Jesus says we are not to live and think like slaves, groveling, trying to get everything right, fearing punishment. Instead he calls us, "Friends." Friendship with Jesus isn’t sentimental or sloppy. Some friendships can close us off and make us neurotic. But friendship with Jesus is one of mutual love and respect. I have a friend who joined a men’s quartet. He became friends with one of the men in that group and his new friend taught him to sing without instruments and introduce him to songs he had never heard before. Friendship opens us to new life. Friends keep us normal: pull us out of ourselves when we close ourselves off; help lift us out of depression; are sounding boards when we need to talk to someone; introduce us to new worlds of food, hobbies, and music.
We are friends of Christ already. "I call you friends." With the help of Jesus’ Spirit we are enabled to act that way now – to resemble our friend Jesus more and more and, as he tells us, "bear fruit" in our lives.
At this Eucharist today we invite Jesus to show us how we can live and reflect our friendship with him. We ask him to show us what must die in our lives, what we must lay down and let go of. We also ask him to show us how we can blossom with new fruit as we pray, "Jesus teach us to love one another and help us to live that love, so people will know we are your friends."
Yêu như Thầy đã yêu
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
02:27 10/05/2012
CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH, năm B
Ga 15, 9-17
Sống trên trần gian người ta hơn nhau không chỉ có tiền, của cải, vật chất, nhưng điều quí giá, đáng trân trọng nhất là tấm lòng. Con người nhiều khi quên đi điều nghĩa thiết là lòng nhân ái, đức yêu thương. Tuy vậy, chung quanh chúng ta vẫn có nhiều tâm hồn quảng đại, sống bác ái yêu thương, sống tốt lành, những tâm hồn này cùng nhịp đập con tim với Chúa Giêsu. Họ sống yêu thương, giúp đỡ, họ sống vì mọi người, sống cho mọi người. Những tâm hồn này đã mau mắn đáp trả lại tiếng mời gọi của Thầy chí thánh Giêsu :” Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con “ ( Ga 15, 12 ).
Đọc lại Tin Mừng và học hỏi, hiểu biết sâu xa về Giáo lý của Chúa Giêsu, chúng ta thấy từ khi Chúa Cha sai Chúa Giêsu tới trần gian để sống với con người, sống vì con người và sống cho con người, Chúa Giêsu đã coi con người là bạn hữu :” Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc anh em làm.Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu …” ( Ga 15, 15 ).
Chính vì tình yêu, chính vì yêu thương con người, con Thiên Chúa đã chấp nhận làm người, cảm thông, quảng đại, chia sẻ với con người như lời Ngài nói :” Tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết “ ( Ga 15, 15 ). Tình yêu của Chúa Giêsu đã đi đến chỗ tuyệt đỉnh :” Không có tình yêu nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình “ ( Ga 15, 13 ). Vâng, tình yêu của Chúa Giêsu đã đến chỗ cao vời, tuyệt mỹ đến nỗi thánh Gioan đã phải thốt lên : “ Người đã yêu thương họ đến cùng “ ( Ga 13, 1 ). Yêu thương con người đến cùng có nghĩa là yêu thương không giới hạn, không mức độ, yêu thương đến chết trên thập giá.
Tình yêu của Chúa Giêsu phát xuất từ Chúa Cha bởi vì “ Thiên Chúa là Tình Yêu “. Tinh yêu của Chúa Cha đến với Chúa Giêsu và từ Chúa Giêsu luân chuyển đến mọi người như thân nho dính liền với với các nhành nho, nhờ đó hoa trái sẽ trổ sinh thật tốt đẹp. Chính vì thế, tình yêu của Chúa Giêsu sẽ không ngừng lại, sẽ không đọng lại như nước ao tù, mà chính tình yêu của Chúa Giêsu sẽ liên kết tất cả mọi người lại với nhau :” Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu các con “ ( Ga 15, 12 ).
Chúa Giêsu đã nói :” Hãy ở lại trong Thầy. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy “. Điều căn bản và chứng tỏ con người là môn đệ của Chúa là ở lại trong Chúa và điều kiện này biểu tỏ họ sẽ được ở trong tình yêu của Người . Chúa cũng nói :” Ai muốn ở lại trong tình yêu của Thầy, thì phải giữ lời của Người “ ( Ga 15, 10 ). Muốn ở lại trong Chúa phải giữ lời Chúa và điều quan trọng là hãy yêu thương nhau.
Tình yêu làm nên những sự kỳ diệu, làm nên những phép lạ nơi những con người tin vào tình yêu và thực hiện tình yêu.
Tình yêu là điều kỳ diệu, là năng lực quí giá mà con người trên thế giới này đều có dù họ là nam hay nữ, dù họ thuộc mầu da nào, ngôn ngữ nào, dù họ thuộc tôn giáo nào, dù họ được hấp thụ bởi nền văn minh nào. Tình yêu không dành riêng cho bất cứ ai: người khỏe, cũng như người đau, người yếu, người nghèo cũng như người giầu, kẻ khôn ngoan hay kẻ kém khôn ngoan. Tình yêu dành cho mọi người. Tình yêu giúp con người bình đẳng, bình đẳng trước mặt Thiên Chúa và bình đẳng trước mặt anh em, trước mặt nhau.
Tin Mừng chứa đựng trong các bài đọc Chúa Nhật VI Phục Sinh, năm B là tình yêu.Tin Mừng này có sức biến đổi thế giới, biến đổi lòng người. Tin Mừng tình yêu đòi hỏi chúng ta hãy công bố cho mọi người.Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu (Ga 15, 12 ). Nếu mỗi người chúng ta sống tình yêu và thực hành tình yêu như Chúa muốn, chúng ta có thể biến đổi tất cả, chúng ta có thể làm được những việc lạ lùng, những việc diệu kỳ, những phép lạ như Chúa Giêsu đã làm khi Ngài còn sống nơi dương thế.
Tình yêu quả thực là phép lạ vô biên khiến Chúa đã chạnh thương những người bơ vơ, vất vưởng, đói khát khi theo Chúa, nghe Chúa giảng dạy khiến Chúa làm phép lạ cho bánh và cá hóa nên nhiều. Tình yêu khiến Chúa làm cho con bà góa thành Naim và con ông Giairo sống lại. Tình yêu khiến Chúa ban sự sống cho Lazarô đã chết chôn trong mồ bốn ngày được sống lại. Cũng chính vì yêu, Chúa đã chấp nhận ý Chúa Cha, gánh tội trần gian và hy sinh chịu chết trên thập giá để cứu độ con người.
Tình yêu là một mầu nhiệm bởi vì như ca nhập lễ viết :
" Hãy vui mừng loan báo
Cho mọi người được nghe,
Rao truyền đi đến tận cùng cõi đất
Rằng : Chúa đã giải phóng dân Người “ ( Is 48, 20 ).
Lạy Thiên Chúa toàn năng, trong những ngày vui này, xin cho tất cả chúng con biết đem lòng sốt sắng mừng Đức Kitô Phục Sinh, để Người hiện diện trong cuộc đời chúng con và làm cho chúng con được đổi mới…( Lời nguyện nhập lễ, lễ Chúa nhật VI Phục Sinh ).
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Yêu như Chúa yêu là sao ?
2.Hãy mến nhau như Thầy đã yêu mến các con.Đây là lời khuyên hay là lệnh truyền ?
3.Tình yêu là gì ?
4.Tình yêu dành riêng cho ai ?
5.Tại sao Chúa Giêsu chết mới nói lên lời ?
Ga 15, 9-17
Sống trên trần gian người ta hơn nhau không chỉ có tiền, của cải, vật chất, nhưng điều quí giá, đáng trân trọng nhất là tấm lòng. Con người nhiều khi quên đi điều nghĩa thiết là lòng nhân ái, đức yêu thương. Tuy vậy, chung quanh chúng ta vẫn có nhiều tâm hồn quảng đại, sống bác ái yêu thương, sống tốt lành, những tâm hồn này cùng nhịp đập con tim với Chúa Giêsu. Họ sống yêu thương, giúp đỡ, họ sống vì mọi người, sống cho mọi người. Những tâm hồn này đã mau mắn đáp trả lại tiếng mời gọi của Thầy chí thánh Giêsu :” Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con “ ( Ga 15, 12 ).
Đọc lại Tin Mừng và học hỏi, hiểu biết sâu xa về Giáo lý của Chúa Giêsu, chúng ta thấy từ khi Chúa Cha sai Chúa Giêsu tới trần gian để sống với con người, sống vì con người và sống cho con người, Chúa Giêsu đã coi con người là bạn hữu :” Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc anh em làm.Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu …” ( Ga 15, 15 ).
Chính vì tình yêu, chính vì yêu thương con người, con Thiên Chúa đã chấp nhận làm người, cảm thông, quảng đại, chia sẻ với con người như lời Ngài nói :” Tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết “ ( Ga 15, 15 ). Tình yêu của Chúa Giêsu đã đi đến chỗ tuyệt đỉnh :” Không có tình yêu nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình “ ( Ga 15, 13 ). Vâng, tình yêu của Chúa Giêsu đã đến chỗ cao vời, tuyệt mỹ đến nỗi thánh Gioan đã phải thốt lên : “ Người đã yêu thương họ đến cùng “ ( Ga 13, 1 ). Yêu thương con người đến cùng có nghĩa là yêu thương không giới hạn, không mức độ, yêu thương đến chết trên thập giá.
Tình yêu của Chúa Giêsu phát xuất từ Chúa Cha bởi vì “ Thiên Chúa là Tình Yêu “. Tinh yêu của Chúa Cha đến với Chúa Giêsu và từ Chúa Giêsu luân chuyển đến mọi người như thân nho dính liền với với các nhành nho, nhờ đó hoa trái sẽ trổ sinh thật tốt đẹp. Chính vì thế, tình yêu của Chúa Giêsu sẽ không ngừng lại, sẽ không đọng lại như nước ao tù, mà chính tình yêu của Chúa Giêsu sẽ liên kết tất cả mọi người lại với nhau :” Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu các con “ ( Ga 15, 12 ).
Chúa Giêsu đã nói :” Hãy ở lại trong Thầy. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy “. Điều căn bản và chứng tỏ con người là môn đệ của Chúa là ở lại trong Chúa và điều kiện này biểu tỏ họ sẽ được ở trong tình yêu của Người . Chúa cũng nói :” Ai muốn ở lại trong tình yêu của Thầy, thì phải giữ lời của Người “ ( Ga 15, 10 ). Muốn ở lại trong Chúa phải giữ lời Chúa và điều quan trọng là hãy yêu thương nhau.
Tình yêu làm nên những sự kỳ diệu, làm nên những phép lạ nơi những con người tin vào tình yêu và thực hiện tình yêu.
Tình yêu là điều kỳ diệu, là năng lực quí giá mà con người trên thế giới này đều có dù họ là nam hay nữ, dù họ thuộc mầu da nào, ngôn ngữ nào, dù họ thuộc tôn giáo nào, dù họ được hấp thụ bởi nền văn minh nào. Tình yêu không dành riêng cho bất cứ ai: người khỏe, cũng như người đau, người yếu, người nghèo cũng như người giầu, kẻ khôn ngoan hay kẻ kém khôn ngoan. Tình yêu dành cho mọi người. Tình yêu giúp con người bình đẳng, bình đẳng trước mặt Thiên Chúa và bình đẳng trước mặt anh em, trước mặt nhau.
Tin Mừng chứa đựng trong các bài đọc Chúa Nhật VI Phục Sinh, năm B là tình yêu.Tin Mừng này có sức biến đổi thế giới, biến đổi lòng người. Tin Mừng tình yêu đòi hỏi chúng ta hãy công bố cho mọi người.Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu (Ga 15, 12 ). Nếu mỗi người chúng ta sống tình yêu và thực hành tình yêu như Chúa muốn, chúng ta có thể biến đổi tất cả, chúng ta có thể làm được những việc lạ lùng, những việc diệu kỳ, những phép lạ như Chúa Giêsu đã làm khi Ngài còn sống nơi dương thế.
Tình yêu quả thực là phép lạ vô biên khiến Chúa đã chạnh thương những người bơ vơ, vất vưởng, đói khát khi theo Chúa, nghe Chúa giảng dạy khiến Chúa làm phép lạ cho bánh và cá hóa nên nhiều. Tình yêu khiến Chúa làm cho con bà góa thành Naim và con ông Giairo sống lại. Tình yêu khiến Chúa ban sự sống cho Lazarô đã chết chôn trong mồ bốn ngày được sống lại. Cũng chính vì yêu, Chúa đã chấp nhận ý Chúa Cha, gánh tội trần gian và hy sinh chịu chết trên thập giá để cứu độ con người.
Tình yêu là một mầu nhiệm bởi vì như ca nhập lễ viết :
" Hãy vui mừng loan báo
Cho mọi người được nghe,
Rao truyền đi đến tận cùng cõi đất
Rằng : Chúa đã giải phóng dân Người “ ( Is 48, 20 ).
Lạy Thiên Chúa toàn năng, trong những ngày vui này, xin cho tất cả chúng con biết đem lòng sốt sắng mừng Đức Kitô Phục Sinh, để Người hiện diện trong cuộc đời chúng con và làm cho chúng con được đổi mới…( Lời nguyện nhập lễ, lễ Chúa nhật VI Phục Sinh ).
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Yêu như Chúa yêu là sao ?
2.Hãy mến nhau như Thầy đã yêu mến các con.Đây là lời khuyên hay là lệnh truyền ?
3.Tình yêu là gì ?
4.Tình yêu dành riêng cho ai ?
5.Tại sao Chúa Giêsu chết mới nói lên lời ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cầu nguyện cho Đấng kế vị Thánh Phêrô và Giáo Hội
Bùi Hữu Thư
11:50 10/05/2012
Ngày 9/5/2012: Radio Vatican
Câu chuyện của Chúa giải phóng Thánh Phêrô khỏi tù ngục cho chúng ta biết rằng, mỗi người chúng ta "phải qua một đêm tối đầy thử thách", nhưng chính việc tỉnh thức cầu nguyện liên lỉ mới nâng đỡ được chúng ta. Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nói như thế ngày hôm nay, Thứ Tư, khi ngài tiếp tục bài giảng giáo lý về quyền năng của việc cầu nguyện như được kể lại trong Sách Công Vụ Tông Đồ.
Với một lời nhận xét cá nhân về trình thuật này, Đức Thánh Cha là người kế vị thứ 264 của Thánh Phêrô, đã nói với đám đông chen chúc trong quảng trường Thánh Phêrô trong buổi triều kiến chung ngày Thứ Tư: "Tôi cũng thế, ngay từ giây phút đầu tiên sau khi được bầu làm người kế vị Thánh Phêrô, tôi đã cảm nhận được sự trợ giúp của các lời cầu nguyện của tất cả các bạn, bởi lời cầu nguyện của Giáo Hội, nhất là bởi lời cầu nguyện của các bạn, đặc biệt trong những lúc khó khăn. Chân thành cảm tạ các bạn." Đám đông đã vỗ tay hoan hô lời của Đức Thánh Cha.
Ngài tiếp: "Nhờ vào việc cầu nguyện thường xuyên và phó thác, Chúa Kiô giải thoát chúng ta khỏi mọi xiềng xích, hướng dẫn chúng ta qua những đêm dài ngục tù đang cắn xé trái tim chúng ta, và ban cho chúng ta sự bình an trong tâm hồn để đối phó với những khó khăn của đời sống, ngay cả với việc bị ruồng bỏ, chống đối hay đàn áp."
Nhưng điều này chỉ có thể xẩy ra nếu "toàn thể cộng đồng cùng nói với Chúa, cùng cầu nguyện liên lỉ và đồng thanh. Mặc dầu việc đối thoại với Chúa, có mất đi sức mạnh nội tâm và những chứng tá bị khô khan nếu không được làm cho sống động, yểm trợ, và tiếp tay bởi việc cầu nguyện, bằng sự liên tục của một đối thoại sống động với Chúa Giêsu. Đây là một nhắc nhớ quan trọng cho chúng ta và cho cộng đồng của chúng ta, kể cả những cộng đoàn nhỏ bé như gia đình, cũng như những cộng đoàn rộng lớn hơn như các giáo xứ, các giáo phận, và toàn thể Giáo Hội. Điều này làm cho tôi nghĩ rằng trong cộng đồng của Giacôbê, họ đã chỉ biết cầu nguyện cách sai trái cho những đam mê của họ […]. Chúng ta phải tiếp tục học cách cầu nguyện tốt và đúng cách, cầu nguyện thât sự, hướng về Chúa thay vì về lợi ích cá nhân của chúng ta."
Câu chuyện của Chúa giải phóng Thánh Phêrô khỏi tù ngục cho chúng ta biết rằng, mỗi người chúng ta "phải qua một đêm tối đầy thử thách", nhưng chính việc tỉnh thức cầu nguyện liên lỉ mới nâng đỡ được chúng ta. Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nói như thế ngày hôm nay, Thứ Tư, khi ngài tiếp tục bài giảng giáo lý về quyền năng của việc cầu nguyện như được kể lại trong Sách Công Vụ Tông Đồ.
Với một lời nhận xét cá nhân về trình thuật này, Đức Thánh Cha là người kế vị thứ 264 của Thánh Phêrô, đã nói với đám đông chen chúc trong quảng trường Thánh Phêrô trong buổi triều kiến chung ngày Thứ Tư: "Tôi cũng thế, ngay từ giây phút đầu tiên sau khi được bầu làm người kế vị Thánh Phêrô, tôi đã cảm nhận được sự trợ giúp của các lời cầu nguyện của tất cả các bạn, bởi lời cầu nguyện của Giáo Hội, nhất là bởi lời cầu nguyện của các bạn, đặc biệt trong những lúc khó khăn. Chân thành cảm tạ các bạn." Đám đông đã vỗ tay hoan hô lời của Đức Thánh Cha.
Ngài tiếp: "Nhờ vào việc cầu nguyện thường xuyên và phó thác, Chúa Kiô giải thoát chúng ta khỏi mọi xiềng xích, hướng dẫn chúng ta qua những đêm dài ngục tù đang cắn xé trái tim chúng ta, và ban cho chúng ta sự bình an trong tâm hồn để đối phó với những khó khăn của đời sống, ngay cả với việc bị ruồng bỏ, chống đối hay đàn áp."
Nhưng điều này chỉ có thể xẩy ra nếu "toàn thể cộng đồng cùng nói với Chúa, cùng cầu nguyện liên lỉ và đồng thanh. Mặc dầu việc đối thoại với Chúa, có mất đi sức mạnh nội tâm và những chứng tá bị khô khan nếu không được làm cho sống động, yểm trợ, và tiếp tay bởi việc cầu nguyện, bằng sự liên tục của một đối thoại sống động với Chúa Giêsu. Đây là một nhắc nhớ quan trọng cho chúng ta và cho cộng đồng của chúng ta, kể cả những cộng đoàn nhỏ bé như gia đình, cũng như những cộng đoàn rộng lớn hơn như các giáo xứ, các giáo phận, và toàn thể Giáo Hội. Điều này làm cho tôi nghĩ rằng trong cộng đồng của Giacôbê, họ đã chỉ biết cầu nguyện cách sai trái cho những đam mê của họ […]. Chúng ta phải tiếp tục học cách cầu nguyện tốt và đúng cách, cầu nguyện thât sự, hướng về Chúa thay vì về lợi ích cá nhân của chúng ta."
Bài Giáo Lý của ĐTC: Cầu Nguyện Không Ngừng trong Thử Thách
Phaolô Phạm Xuân Khôi
09:40 10/05/2012
Chính nhờ đi theo Chúa Giêsu mà chúng ta tìm thấy sự tự do thật.
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý thứ 33 về cầu nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI ban hành trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư mùng 9 tháng 5 năm 2012 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện trong Sách Tông Đồ Công Vụ, lần này ĐTC bàn về việc Hội Thánh cầu nguyện cho Thánh Phêrô khi ngài bị Hêrôđê bắt giam và Thiên Chúa đã nhận lời họ bằng cách sai thiên sứ đến giải thoát ngài thế nào.
* * *
Anh chị em thân mến,
Hôm nay tôi muốn bàn về cảnh cuối cùng của cuộc đời Thánh Phêrô được kể trong sách Tông Đồ Công Vụ: việc giam cầm của ngài theo lệnh của Hêrôđê Agrippa và việc giải thoát của ngài qua sự can thiệp kỳ diệu của sứ thần của Chúa, trong đêm trước cuộc xử án ngài ở Giêrusalem (x. Cv 12,1-17).
Một lần nữa, tường thuật được đánh dấu bằng việc cầu nguyện của Hội Thánh. Thực ra, Thánh Luca đã viết: "Trong khi ông Phêrô bị giam trong tù, thì Hội Thánh không ngừng thiết tha cầu nguyện cùng Thiên Chúa cho ông" (Cv 12:5). Và sau khi được dẫn ra khỏi nhà tù một cách kỳ diệu, dịp ngài đến thăm nhà bà Maria, mẹ của Gioan Marcô, Thánh Luca quả quyết rằng "nhiều người đang tụ họp cầu nguyện" (Cv 12:12). Việc Thánh Phêrô bị giam cầm và được giải thoát, là việc kéo dài suốt đêm, được đặt giữa hai chú thích quan trọng này, cho thấy thái độ của cộng đồng Kitô hữu khi phải đối diện với nguy hiểm và bắt bớ. Sức mạnh của việc cầu nguyện không ngừng của Hội Thánh lên đến Thiên Chúa và Chúa nghe cùng thực hiện một cuộc giải thoát bất ngờ và không thể tưởng tượng nổi, bằng cách gửi thiên sứ của Ngài.
Câu chuyện nhắc lại các yếu tố chính của việc giải phóng dân Israel khỏi ách nô lệ Ai Cập, Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Vì nó đã xảy ra trong biến cố cơ bản này, ở đây cũng là hành động chính được thực hiện bởi thiên sứ của Chúa, là vị đã giải thoát Thánh Phêrô. Và chính các hành động của vị Tông Đồ, người được yêu cầu vội vã đứng lên, cột giây đai và thắt lưng, phản ảnh hành động của dân được tuyển chọn, trong đêm được giải thoát nhờ sự can thiệp của Thiên Chúa khi họ được mời vội vàng ăn thị chiên, cột giây thắt lưng, chân đi giày, tay cầm gậy, sẵn sàng rời khỏi nước [Ai Cập] (x. Xh 12:11). Như vậy, Thánh Phêrô có thể kêu lên: "Giờ đây tôi biết chắc chắn rằng Chúa đã sai thiên sứ của Người đến và đã cứu tôi thoát khỏi tay Hêrôđê" (Cv 12:11). Nhưng thiên sứ không những chỉ nhắc lại việc giải phóng dân Israel khỏi Ai Cập, mà còn sự Phục Sinh của Đức Kitô. Thực vậy, sách Tông Đồ Công Vụ cho chúng ta biết: "Kìa thiên sứ của Chúa đứng bên cạnh ông, và một ánh sáng chiếu soi căn phòng, ngài đập vào cạnh sườn ông Phêrô, đánh thức ông dậy" (Cv 12:7). Ánh sáng chiếu đầy phòng giam, chính hành động đánh thức vị Tông Đồ, nhắc lại ánh sáng giải phóng của Lễ Vượt Qua của Chúa, là ánh sáng xua tan bóng tối của đêm đen và sự dữ. Sau cùng, lời mời gọi: “Khoác áo vào và theo tôi!” (Cv 12:8), vang lên trong tâm hồn chúng ta lời mời gọi ban đầu của Chúa Giêsu (x. Mc 1:17), được lặp lại sau khi Phục Sinh ở Hồ Tiberia, nơi Chúa hai lần nói với Thánh Phêrô, "Hãy theo Thầy" (Ga 21:19-22). Đây là một lời mời gọi khẩn trương để “đi theo”: vì chỉ nhờ thoát ra khỏi chính mình để bắt đầu cuộc hành trình với Chúa và làm theo Thánh Ý Người, mà chúng ta bước vào sự tự do thật.
Tôi muốn nhấn mạnh đến một khía cạnh khác của thái độ của Thánh Phêrô trong tù. Thực ra, trong khi cộng đồng Kitô hữu kiên trì cầu nguyện cho ngài thì Thánh Phêrô lại "đang ngủ" (Cv 12:6). Trong hoàn cảnh nguy hiểm cấp thời và nghiêm trọng như vậy, đó là một thái độ có vẻ kỳ cục, nhưng thực ra thái độ này chứng tỏ sự an lòng, tin tưởng và tín thác vào Thiên Chúa, ngài biết mình được bao bọc bởi tình đoàn kết và cầu nguyện của dân chúng và ngài hoàn toàn phó thác trong tay Chúa. Như vậy, lời cầu nguyện của chúng ta phải chuyên cần, trong tình liên đới với những người khác, hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa là Đấng biết chúng ta một cách mật thiết và chăm sóc cho chúng ta đến nỗi, như Chúa Giêsu nói, "dù các sợi tóc trên đầu các con cũng được đếm cả! Cho nên đừng sợ ..." (Mt 10:30-31). Thánh Phêrô coi đêm bị giam cầm và được giải thoát khỏi nhà tù của ngài như giây phút riêng để “đi theo” Chúa, là Đấng đã xua tan bóng tối của đêm đen cùng tháo tung xiềng xích nô lệ và nguy hiểm của sự chết. Đây là một cuộc giải thoát phi thường, được kể lại bằng một vài đoạn diễn tả một cách chính xác: được thiên sứ hướng dẫn, bất chấp sự canh gác của các vệ binh, đi qua trạm canh thứ nhất, và trạm canh thứ hai, thì họ đến trước cửa sắt dẫn ra phố: và cửa tự động mở ra trước mặt họ (x. Cv 12:10). Thánh Phêrô và thiên sứ của Chúa cùng nhau đi một đoạn đường dài, đến khi hoàn hồn, vị Tông Đồ mới nhận ra rằng Chúa thực sự đã giải thoát ngài, và sau một hồi suy nghĩ, ngài đi đến nhà bà Maria, mẹ của Marcô, là nơi nhiều môn đệ tụ họp cầu nguyện; một lần nữa, phản ứng của cộng đồng khi gặp khó khăn và nguy hiểm là phó thác vào Thiên Chúa, làm cho mối liên hệ của mình với Ngài thêm mãnh liệt.
Ỡ đây tôi thấy có vẻ hữu ích để nhắc lại một hoàn cảnh khó khăn khác mà cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi đã trải qua. Thánh Giacôbê cho chúng ta biết trong thư của ngài. Đây là một cộng đoàn đang bị khủng hoảng, khó khăn, không phải vì bị bắt bớ nhưng vì có sự ghen tương và tranh chấp nội bộ (x. Gc 3,14-16). Và Thánh Tông Đồ thắc mắc tại sao có tình trạng này. Ngái tìm thấy hai lý do chính: thứ nhất là người ta để cho mình bị thống trị bởi những đam mê, bởi sự độc tài của ý muốn của họ, và bởi ích kỷ (x. Gc 4.1-2a), thứ nhì là thiếu cầu nguyện - "anh em không xin" (Gc 4:2b) - hoặc sự hiện diện của một lời cầu nguyện mà không thể định nghĩa được như là - "Anh em xin mà không nhận được, vì anh em xin điều sai quấy, để anh em hoang phí trong những đam mê của anh em.” (Gc 4:3). Theo Thánh Giacôbê thì tình trạng này sẽ thay đổi nếu toàn thể cộng đoàn đồng lòng khi thưa chuyện với Thiên Chúa, nếu họ cầu nguyện chăm chỉ và đồng tâm. Thực ra, ngay cả những thảo luận về Thiên Chúa cũng có thể mất đi sức mạnh bên trong của nó, và việc làm nhân chứng cũng trở thành khô héo, nếu không được linh hoạt, nâng đỡ và đi kèm bởi cầu nguyện, bởi một cuộc đối thoại sống động liên tục với Chúa. Đây là một nhắc nhở quan trọng đối với chúng ta và cộng đoàn của chúng ta, dù nhỏ như gia đình, hoặc lớn hơn, như giáo xứ, giáo phận, và toàn thể Hội Thánh. Điều này làm cho tôi nghĩ rằng trong cộng đoàn của Thánh Giacôbê này, họ đã cầu nguyện, nhưng cầu nguyện sai, vì họ đã chỉ cầu xin cho những ham muốn của họ. Chúng ta phải không ngừng học phải cầu nguyện thế nào, cầu nguyện thực sự, để hướng chúng ta về Thiên Chúa mà không hướng về những gì có lợi cho mình.
Trái lại, cộng đoàn đồng hành với Thánh Phêrô khi ngài ở trong tù thật sự là một cộng đoàn hợp nhất cầu nguyện suốt đêm. Và một niềm vui không gì có thể ngăn cản nổi đã tràn ngập tâm hồn tất cả mọi người khi vị Tông Đồ bất ngờ gõ cửa. Đó là niềm vui và sự kinh ngạc trước hành động của Thiên Chúa là Đấng nghe họ. Như vậy, lời cầu nguyện cho Thánh Phêrô dâng lên từ Hội Thánh và ngài trở về trong Hội Thánh để kể lại việc "Chúa đã dẫn ngài ra khỏi nhà tù thế nào" (Cv 12:17). Trong Hội Thánh này, nơi mà ngài được đặt như một đá tảng (x. Mt 16:18), Thánh Phêrô kể lại việc giải thoát trong “Lễ Phục Sinh” của ngài: ngài cảm nghiệm được rằng chính vì đi theo Chúa Giêsu mà chúng ta tìm thấy tự do thật, chúng ta được bao bọc bởi ánh sáng Phục Sinh, và chính nhờ điều này mà chúng ta có thể làm nhân chứng, đến nỗi tử vì đạo, rằng Chúa là Đấng Phục Sinh, cùng thực sự “đã sai thiên sứ của Người và cứu thoát tôi khỏi tay Hêrôđê" (Cv 12:11). Việc tử vì đạo mà sau đó Thánh Phêrô chịu ở Roma sẽ kết hợp ngài cách vĩnh viễn với Đức Kitô, Đấng đã nói với ngài: khi con về già, một người nào khác sẽ dẫn con đến nơi mà con không muốn, để ám chỉ ngài phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa (x. Ga 21:18-19).
Anh chị em thân mến, câu chuyện về việc giải thoát của Thánh Phêrô, mà Thánh Luca kể lại, cho chúng ta biết rằng Hội Thánh, mỗi người chúng ta, phải trải qua đêm đen thử thách, nhưng việc cảnh giác cầu nguyện không ngừng sẽ nâng đỡ chúng ta. Tôi cũng thế, từ giây phút đầu tiên được chọn làm người kế vị Thánh Phêrô, tôi luôn luôn cảm thấy được nâng đỡ bởi lời cầu nguyện của anh chị em, lời cầu nguyện của Hội Thánh, đặc biệt là trong những lúc cực kỳ khó khăn. Tôi hết lòng cảm ơn anh chị em. Nhờ cầu nguyện liên tục và tin tưởng, Chúa giải thoát chúng ta khỏi xiềng xích, hướng dẫn chúng ta qua mỗi đêm bị giam cầm, là đêm có thể làm hao mòn tâm hồn chúng ta, cho chúng ta bình an trong tâm hồn để đối diện với những khó khăn của cuộc sống, ngay cả việc bị chối từ, chống đối và bách hại. Câu chuyện của Thánh Phêrô cho thấy sức mạnh của cầu nguyện. Thánh Tông Đồ, mặc dù bị xiềng xích vẫn cảm thấy an tâm tin tưởng vào niềm xác tín rằng ngài không bao giờ cô đơn: cộng đoàn đang cầu nguyện cho ngài, Chúa đang ở gần ngài; hay đúng hơn ngài biết rằng "quyền năng của [Đức Kitô] được nên trọn vẹn trong sự yếu đuối" (2 Cor 12,9). Đồng tâm cầu nguyện liên tục là một công cụ quý giá để khắc phục những thử thách có thể phát sinh trên đường đời, bởi vì chính việc kết hợp cách mật thiết với Thiên Chúa cũng cho phép chúng ta được kết hợp mật thiết với tha nhân. Cảm ơn anh chị em.
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý thứ 33 về cầu nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI ban hành trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư mùng 9 tháng 5 năm 2012 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện trong Sách Tông Đồ Công Vụ, lần này ĐTC bàn về việc Hội Thánh cầu nguyện cho Thánh Phêrô khi ngài bị Hêrôđê bắt giam và Thiên Chúa đã nhận lời họ bằng cách sai thiên sứ đến giải thoát ngài thế nào.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay tôi muốn bàn về cảnh cuối cùng của cuộc đời Thánh Phêrô được kể trong sách Tông Đồ Công Vụ: việc giam cầm của ngài theo lệnh của Hêrôđê Agrippa và việc giải thoát của ngài qua sự can thiệp kỳ diệu của sứ thần của Chúa, trong đêm trước cuộc xử án ngài ở Giêrusalem (x. Cv 12,1-17).
Một lần nữa, tường thuật được đánh dấu bằng việc cầu nguyện của Hội Thánh. Thực ra, Thánh Luca đã viết: "Trong khi ông Phêrô bị giam trong tù, thì Hội Thánh không ngừng thiết tha cầu nguyện cùng Thiên Chúa cho ông" (Cv 12:5). Và sau khi được dẫn ra khỏi nhà tù một cách kỳ diệu, dịp ngài đến thăm nhà bà Maria, mẹ của Gioan Marcô, Thánh Luca quả quyết rằng "nhiều người đang tụ họp cầu nguyện" (Cv 12:12). Việc Thánh Phêrô bị giam cầm và được giải thoát, là việc kéo dài suốt đêm, được đặt giữa hai chú thích quan trọng này, cho thấy thái độ của cộng đồng Kitô hữu khi phải đối diện với nguy hiểm và bắt bớ. Sức mạnh của việc cầu nguyện không ngừng của Hội Thánh lên đến Thiên Chúa và Chúa nghe cùng thực hiện một cuộc giải thoát bất ngờ và không thể tưởng tượng nổi, bằng cách gửi thiên sứ của Ngài.
Câu chuyện nhắc lại các yếu tố chính của việc giải phóng dân Israel khỏi ách nô lệ Ai Cập, Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Vì nó đã xảy ra trong biến cố cơ bản này, ở đây cũng là hành động chính được thực hiện bởi thiên sứ của Chúa, là vị đã giải thoát Thánh Phêrô. Và chính các hành động của vị Tông Đồ, người được yêu cầu vội vã đứng lên, cột giây đai và thắt lưng, phản ảnh hành động của dân được tuyển chọn, trong đêm được giải thoát nhờ sự can thiệp của Thiên Chúa khi họ được mời vội vàng ăn thị chiên, cột giây thắt lưng, chân đi giày, tay cầm gậy, sẵn sàng rời khỏi nước [Ai Cập] (x. Xh 12:11). Như vậy, Thánh Phêrô có thể kêu lên: "Giờ đây tôi biết chắc chắn rằng Chúa đã sai thiên sứ của Người đến và đã cứu tôi thoát khỏi tay Hêrôđê" (Cv 12:11). Nhưng thiên sứ không những chỉ nhắc lại việc giải phóng dân Israel khỏi Ai Cập, mà còn sự Phục Sinh của Đức Kitô. Thực vậy, sách Tông Đồ Công Vụ cho chúng ta biết: "Kìa thiên sứ của Chúa đứng bên cạnh ông, và một ánh sáng chiếu soi căn phòng, ngài đập vào cạnh sườn ông Phêrô, đánh thức ông dậy" (Cv 12:7). Ánh sáng chiếu đầy phòng giam, chính hành động đánh thức vị Tông Đồ, nhắc lại ánh sáng giải phóng của Lễ Vượt Qua của Chúa, là ánh sáng xua tan bóng tối của đêm đen và sự dữ. Sau cùng, lời mời gọi: “Khoác áo vào và theo tôi!” (Cv 12:8), vang lên trong tâm hồn chúng ta lời mời gọi ban đầu của Chúa Giêsu (x. Mc 1:17), được lặp lại sau khi Phục Sinh ở Hồ Tiberia, nơi Chúa hai lần nói với Thánh Phêrô, "Hãy theo Thầy" (Ga 21:19-22). Đây là một lời mời gọi khẩn trương để “đi theo”: vì chỉ nhờ thoát ra khỏi chính mình để bắt đầu cuộc hành trình với Chúa và làm theo Thánh Ý Người, mà chúng ta bước vào sự tự do thật.
Tôi muốn nhấn mạnh đến một khía cạnh khác của thái độ của Thánh Phêrô trong tù. Thực ra, trong khi cộng đồng Kitô hữu kiên trì cầu nguyện cho ngài thì Thánh Phêrô lại "đang ngủ" (Cv 12:6). Trong hoàn cảnh nguy hiểm cấp thời và nghiêm trọng như vậy, đó là một thái độ có vẻ kỳ cục, nhưng thực ra thái độ này chứng tỏ sự an lòng, tin tưởng và tín thác vào Thiên Chúa, ngài biết mình được bao bọc bởi tình đoàn kết và cầu nguyện của dân chúng và ngài hoàn toàn phó thác trong tay Chúa. Như vậy, lời cầu nguyện của chúng ta phải chuyên cần, trong tình liên đới với những người khác, hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa là Đấng biết chúng ta một cách mật thiết và chăm sóc cho chúng ta đến nỗi, như Chúa Giêsu nói, "dù các sợi tóc trên đầu các con cũng được đếm cả! Cho nên đừng sợ ..." (Mt 10:30-31). Thánh Phêrô coi đêm bị giam cầm và được giải thoát khỏi nhà tù của ngài như giây phút riêng để “đi theo” Chúa, là Đấng đã xua tan bóng tối của đêm đen cùng tháo tung xiềng xích nô lệ và nguy hiểm của sự chết. Đây là một cuộc giải thoát phi thường, được kể lại bằng một vài đoạn diễn tả một cách chính xác: được thiên sứ hướng dẫn, bất chấp sự canh gác của các vệ binh, đi qua trạm canh thứ nhất, và trạm canh thứ hai, thì họ đến trước cửa sắt dẫn ra phố: và cửa tự động mở ra trước mặt họ (x. Cv 12:10). Thánh Phêrô và thiên sứ của Chúa cùng nhau đi một đoạn đường dài, đến khi hoàn hồn, vị Tông Đồ mới nhận ra rằng Chúa thực sự đã giải thoát ngài, và sau một hồi suy nghĩ, ngài đi đến nhà bà Maria, mẹ của Marcô, là nơi nhiều môn đệ tụ họp cầu nguyện; một lần nữa, phản ứng của cộng đồng khi gặp khó khăn và nguy hiểm là phó thác vào Thiên Chúa, làm cho mối liên hệ của mình với Ngài thêm mãnh liệt.
Ỡ đây tôi thấy có vẻ hữu ích để nhắc lại một hoàn cảnh khó khăn khác mà cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi đã trải qua. Thánh Giacôbê cho chúng ta biết trong thư của ngài. Đây là một cộng đoàn đang bị khủng hoảng, khó khăn, không phải vì bị bắt bớ nhưng vì có sự ghen tương và tranh chấp nội bộ (x. Gc 3,14-16). Và Thánh Tông Đồ thắc mắc tại sao có tình trạng này. Ngái tìm thấy hai lý do chính: thứ nhất là người ta để cho mình bị thống trị bởi những đam mê, bởi sự độc tài của ý muốn của họ, và bởi ích kỷ (x. Gc 4.1-2a), thứ nhì là thiếu cầu nguyện - "anh em không xin" (Gc 4:2b) - hoặc sự hiện diện của một lời cầu nguyện mà không thể định nghĩa được như là - "Anh em xin mà không nhận được, vì anh em xin điều sai quấy, để anh em hoang phí trong những đam mê của anh em.” (Gc 4:3). Theo Thánh Giacôbê thì tình trạng này sẽ thay đổi nếu toàn thể cộng đoàn đồng lòng khi thưa chuyện với Thiên Chúa, nếu họ cầu nguyện chăm chỉ và đồng tâm. Thực ra, ngay cả những thảo luận về Thiên Chúa cũng có thể mất đi sức mạnh bên trong của nó, và việc làm nhân chứng cũng trở thành khô héo, nếu không được linh hoạt, nâng đỡ và đi kèm bởi cầu nguyện, bởi một cuộc đối thoại sống động liên tục với Chúa. Đây là một nhắc nhở quan trọng đối với chúng ta và cộng đoàn của chúng ta, dù nhỏ như gia đình, hoặc lớn hơn, như giáo xứ, giáo phận, và toàn thể Hội Thánh. Điều này làm cho tôi nghĩ rằng trong cộng đoàn của Thánh Giacôbê này, họ đã cầu nguyện, nhưng cầu nguyện sai, vì họ đã chỉ cầu xin cho những ham muốn của họ. Chúng ta phải không ngừng học phải cầu nguyện thế nào, cầu nguyện thực sự, để hướng chúng ta về Thiên Chúa mà không hướng về những gì có lợi cho mình.
Trái lại, cộng đoàn đồng hành với Thánh Phêrô khi ngài ở trong tù thật sự là một cộng đoàn hợp nhất cầu nguyện suốt đêm. Và một niềm vui không gì có thể ngăn cản nổi đã tràn ngập tâm hồn tất cả mọi người khi vị Tông Đồ bất ngờ gõ cửa. Đó là niềm vui và sự kinh ngạc trước hành động của Thiên Chúa là Đấng nghe họ. Như vậy, lời cầu nguyện cho Thánh Phêrô dâng lên từ Hội Thánh và ngài trở về trong Hội Thánh để kể lại việc "Chúa đã dẫn ngài ra khỏi nhà tù thế nào" (Cv 12:17). Trong Hội Thánh này, nơi mà ngài được đặt như một đá tảng (x. Mt 16:18), Thánh Phêrô kể lại việc giải thoát trong “Lễ Phục Sinh” của ngài: ngài cảm nghiệm được rằng chính vì đi theo Chúa Giêsu mà chúng ta tìm thấy tự do thật, chúng ta được bao bọc bởi ánh sáng Phục Sinh, và chính nhờ điều này mà chúng ta có thể làm nhân chứng, đến nỗi tử vì đạo, rằng Chúa là Đấng Phục Sinh, cùng thực sự “đã sai thiên sứ của Người và cứu thoát tôi khỏi tay Hêrôđê" (Cv 12:11). Việc tử vì đạo mà sau đó Thánh Phêrô chịu ở Roma sẽ kết hợp ngài cách vĩnh viễn với Đức Kitô, Đấng đã nói với ngài: khi con về già, một người nào khác sẽ dẫn con đến nơi mà con không muốn, để ám chỉ ngài phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa (x. Ga 21:18-19).
Anh chị em thân mến, câu chuyện về việc giải thoát của Thánh Phêrô, mà Thánh Luca kể lại, cho chúng ta biết rằng Hội Thánh, mỗi người chúng ta, phải trải qua đêm đen thử thách, nhưng việc cảnh giác cầu nguyện không ngừng sẽ nâng đỡ chúng ta. Tôi cũng thế, từ giây phút đầu tiên được chọn làm người kế vị Thánh Phêrô, tôi luôn luôn cảm thấy được nâng đỡ bởi lời cầu nguyện của anh chị em, lời cầu nguyện của Hội Thánh, đặc biệt là trong những lúc cực kỳ khó khăn. Tôi hết lòng cảm ơn anh chị em. Nhờ cầu nguyện liên tục và tin tưởng, Chúa giải thoát chúng ta khỏi xiềng xích, hướng dẫn chúng ta qua mỗi đêm bị giam cầm, là đêm có thể làm hao mòn tâm hồn chúng ta, cho chúng ta bình an trong tâm hồn để đối diện với những khó khăn của cuộc sống, ngay cả việc bị chối từ, chống đối và bách hại. Câu chuyện của Thánh Phêrô cho thấy sức mạnh của cầu nguyện. Thánh Tông Đồ, mặc dù bị xiềng xích vẫn cảm thấy an tâm tin tưởng vào niềm xác tín rằng ngài không bao giờ cô đơn: cộng đoàn đang cầu nguyện cho ngài, Chúa đang ở gần ngài; hay đúng hơn ngài biết rằng "quyền năng của [Đức Kitô] được nên trọn vẹn trong sự yếu đuối" (2 Cor 12,9). Đồng tâm cầu nguyện liên tục là một công cụ quý giá để khắc phục những thử thách có thể phát sinh trên đường đời, bởi vì chính việc kết hợp cách mật thiết với Thiên Chúa cũng cho phép chúng ta được kết hợp mật thiết với tha nhân. Cảm ơn anh chị em.
ĐHY John Tong của Hồng Kông: Ba danh từ ''biết ơn, nhẫn nại, và trông đợi''
+GM F.X. Nguyễn Văn Sang
11:47 10/05/2012
Phỏng vấn của phóng viên Par Gianni Valente với Tân Hồng Y Gioan Tống, Giám mục đặc khu Hồng Kông được đăng trên báo “30 Ngày” số 01/02/2012.
Lời nói đầu: Đức Hồng y Gioan Tống được coi như một nhân vật đơn giản, tươi cười. Ngài được ưu tiên, có cách giao tiếp bình dị và khiêm tốn, giữa các vị Hồng Y mới do Đức Bênêdichtô XVI bổ nhiệm trong Mật Hội, ngày 18/02/2012, Ngài nổi bật do những nét sau đây: “Ngài là một tay bóng rổ xuất sắt, là chuyên gia về tư tưởng Lão giáo và Nho giáo và là một vị Kitô hữu thế hệ thứ hai” nhưng vị Giám mục Hồng Kông hiện tại từ nay đối với thế giới là vị Hồng Y Trung Quốc thứ 7 trong lịch sử Giáo hội.
Vị Hồng Y được kêu gọi với quyền thế tối cao sẽ ban phát những lời khuyên răn và những lượng định có liên quan tới vấn đề sinh tử của những liên hệ giữa Tòa Thánh và Giáo hội Trung Quốc và chính phủ Trung Hoa. Sau đây là bài phỏng vấn:
Pv. Hiện nay, Ngài đã là Giám mục và Hồng Y nhưng trong tiểu sử của Ngài người ta thấy cha mẹ Ngài không đến từ các gia đình Kitô, ông bà nội ngoại của Ngài không được chịu phép rửa tội?.
Đức Hồng Y: Đúng thế, mẹ tôi là người đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với đức tin công giáo, khi mẹ tôi còn là một thiếu nữ, cô theo học tại Trường Tư thục do các Sr làm chủ và giữa họ có rất nhiều nữ tu người Ý. Một hôm, nhà trường được đón tiếp Đức Sứ thần Tòa Thánh tại Trung Quốc viếng thăm, ngôi trường mẹ tôi theo học, các Sr đã cho cô dâng hoa cho vị đại diện cho Đức Thánh Cha và cô rất lấy làm tự hào. Lúc đó, cô bắt đầu học giáo lý, nhưng chưa được chịu phép rửa tội ngay, vì trong gia đình chưa có một ai theo đạo Công giáo. Mẹ tôi chỉ được rửa tội sau thế chiến thứ II lúc đó tôi đã được sinh ra và lên 6 tuổi.
Pv. Trong những năm thơ ấu của Ngài, Ngài đã gặp những khó khăn ?.
Đức Hồng Y: Khi người Nhật Bản chiếm Hồng Kông, chúng tôi trốn sang Ma-cao, sau đó tôi được giao cho bà nội, tôi sinh sống trong một ngôi làng thuộc tỉnh Quảng Đông. Sau cuộc chiến tranh kết thúc, tôi mới tìm lại được cha mẹ ở Quảng Đông, sau đó là những năm nội chiến. Cộng sản và quốc gia đánh nhau ở miền Bắc, còn các tỉnh phía Nam đầy dẫy những người di cư và binh lính bị thương. Các vị thừa sai Mỹ lúc đó đang ở Canton đón tiếp và giúp đỡ những người lâm nạn bất cứ từ phe nào. Khi nhìn thấy chứng tá của linh mục xứ tôi Bernard Meyer và các vị thừa sai khác dòng Maryknoll, tôi có thể nghĩ rằng khi lớn tôi có thể trở thành linh mục.
Pv. Người ta thấy rằng khi Đức cha đang học ở Rôma thì cũng là những năm đang diễn ra Công đồng chung Vaticano II ?.
Đức Hồng Y: Công đồng đã giúp tôi mở rộng chân trời, tôi được thụ phong linh mục mấy tuần sau khi Công đồng bế mạc do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, ngày 06/01/1966 cùng với 61 phó tế, thuộc 23 nước truyền giáo, tất cả đều là sinh viên của Trường Truyền giáo đức tin.
Pv. Sau gần một nửa thế kỷ trong Nghị hội cuối cùng, Đức cha đã đọc một bài phát biểu trước Hội nghị, để cắt nghĩa tình hình Giáo hội tại Trung Hoa. Vậy Đức Cha nói những gì với các Hồng Y đồng sự?.
Đức Hồng Y: Để tả vẽ tình hình Giáo hội tại Trung Quốc, tôi đã dùng ba tiếng. Từ đầu tiên là “kinh ngạc” (wonderful). Thật là ngỡ ngàng trong những thập niên vừa qua Giáo hội tại Trung Quốc đã lớn mạnh và ngày nay còn tiếp tục lớn mạnh, mặc dầu bị rất nhiều áp lực và hạn chế. Đó là một vấn đề khách quan mà người ta có thể chứng minh bằng những con số: năm 1949 người Công giáo Trung Hoa là khoảng 3 triệu, ngày nay ở vào khoảng sấp sỉ 12 triệu. Năm 1980, sau cuộc đổi mới của Ông Đặng Tiểu Bình có 1300 Linh mục. Ngày nay con số đó lên tới 3500. Và rồi có 5000 nữ tu mà 2/3 thuộc các cộng đoàn công khai đăng ký với chính phủ. Cũng có thể đếm được 1400 Chủng sinh mà 1000 trong số họ đang được đào luyện trong các Chủng viện do chính phủ chịu phí tổn. Có chứng 10 Đại chủng viện được chính phủ công nhận và 6 tổ chức tương đương thuộc các cộng đoàn Hầm Trú. Tứ năm 1980 đến ngày nay, 3000 Linh mục đã được thụ phong, 4500 nữ tu dã tuyên khấn: 90% các Linh mục ở vào tuổi từ 25-50.
Pv. Như thế mọi sự tiếp tục tốt lành?.
Đức Hồng Y: Một từ thứ hai tôi muốn dùng để tả vẽ tình hình Giáo hội tại Trung Hoa là “khó khăn” (Difficult), thử thách khó khăn nhất mà Giáo hội phải đối đối đầu là đời sống của Giáo hội bị nhà nước kiểm soát thông qua Hội người Công giáo Ái quốc Trung Hoa (AP). Tôi xin trích lại đây một lá thư do một giám mục rất được kính trọng tại Trung Hoa lục địa vừa gửi cho tôi như thế này: Trong các nước Xã hội chủ nghĩa, chính phủ đều dùng một phương pháp là xử dụng những người mệnh danh là Kitô để thành lập những tổ chức xa lạ với những cấu trúc riêng biệt của Giáo hội và giao cho họ quyền kiểm soát chính Giáo hội đó. Tổ chức hội các người “Công giáo Ái quốc” là một ví dụ để làm như vậy. Và trong bức thư của Đức Thánh Cha gửi cho những người Công giáo Trung Hoa công bố tháng 06/2007 đã viết: Tất cả những tổ chức như vậy không phù hợp với giáo lý Công giáo. Người ta đã thấy như vậy mới đây trong các lần tấn phong giám mục bất hợp pháp, áp đặt cho Giáo hội vào giữa năm 2010 và 2011.
Pv. Nhưng vậy, tại sao siêu quốc gia đầy quyền lực là Trung Quốc lại cần phải kiểm soát đời sống của Giáo hội chặt chẽ như vậy?.
Đức Hồng Y: Theo các phân tích của Ông Leo Goodstadt, nhà nghiên cứu trứ danh ở Hồng Kông và cũng là vị cố vấn toàn quyền Anh. Sau cùng là Ông Chris Patten, có rất nhiều lý do khác nhau nhà cầm quyền cộng sản lo sợ, có sự đua tranh của của tôn giáo để chiếm lấy ảnh hưởng trên các tâm hồn, trên tư tưởng và có thể cả những hành động của họ nữa. Họ nhận thấy rằng các tôn giáo không biến đi khỏi chân trời các xã hội nhân loại, mà trái lại số những tín đồ Công giáo thực tế ngày càng gia tăng, và sau ngày 11/9 họ lấy làm lo âu thấy các tư tưởng tôn giáo, bắt đầu thúc đẩy việc chiến tranh. Và hơn nữa những vị lãnh đạo mới sắp sửa được lãnh nhận chức vụ vào năm 2012 phải chứng tỏ trong lúc này đây; rằng họ là những người cộng sản trung thành.
Pv. Như đã viết rõ rằng trong bức thư của Đức Giáo Hoàng gửi cho người Công giáo Trung Quốc. Giáo hội Công giáo đang ở Trung Quốc không có sứ mệnh thay đổi cơ cấu và sự cai trị của nhà nước, nhưng là loan báo cho mọi người Đức Kitô. Vậy có thể nào một chính phủ của một đất nước quyền lực như Trung Hoa lại sợ có sự can thiệp chính trị của Vatican?.
Đức Hồng Y. Chúng tôi đang sống trong một Giáo hội và đời sống thực tế của chúng tôi cần phải nhìn kỹ những chiều kích chính trị. Nhưng Giáo hội chắc chắn không phải là một tổ chức chính trị và chắc chắn chúng tôi không có vấn đề thay đổi này, hoàn toàn không có thể được.
Pv. Hãy trở lại bài phát biếu của Đức cha, tiếng thứ ba mà Hồng Y dùng như thế nào?.
Đức Hồng Y. Từ thứ ba mà tôi đã dùng để tả vẽ tình hình Giáo hội tại Trung Hoa là “có thể” (possible). Để hiểu tại sao tôi lại chọn dùng từ đó, tôi đọc một đoạn khác trong bức thư của Đức Giám mục mà tôi đã nói ở trên. Đức Giám mục này tuyên bố mình thanh thản và tự tin đối diện với hiện tại giữa những người khác, bởi vì Ngài nhìn xem những vấn đề ngày nay dựa vào những kinh nghiệm Ngài đã sống trong thập kỷ vừa qua có những cuộc bách hại bão táp từ năm 1900-1979. Trong những thời kỳ thử thách trong dĩ vãng Ngài có kinh nghiệm rằng: mọi sự đều ở trong tay Thiên Chúa và Thiên Chúa đã xếp đặt mọi sự sao cho những khó khăn phức tạp sau cùng sẽ trở nên sự lành cho Giáo hội. Chúng tôi thấy rằng không phải cứ gia tăng kiểm soát là có thể làm mất đức tin, mà trái lại càng gia tăng kiểm tra kiểm sóat lại có kết quả làm cho Giáo hội càng hợp nhất và như vậy tương lai có thể hiện ra tươi sáng và chúng tôi có thể tin tưởng trông đợi ân ban của Thiên Chúa, một số vấn đề sẽ không được giải quyết vào ngày mai, nhưng cũng không phải chờ đón rất xa xôi hơn nữa.
Pv. Theo một số người, để đối đầu với các vấn đề cần phải chọn lựa giữa hai con đường: Đối thoại hay là bảo vệ các nguyên tắc, nhưng theo Ngài hai con đường đó phải chăng là không thể dung hợp?.
Đức Hồng Y. Đối với tôi, tôi cố gắng luôn luôn ôn hòa, cần phải kiên nhẫn thì hơn và đối thoại cởi mở với mọi người kể cả với những người cộng sản. Tôi xác tín rằng, không có đối thoại thì không một vấn đề nào có thể được thực sự quyết định, nhưng khi đối thoại với tất cả mọi người, chúng ta cần phải kiên vững trên các nguyên tắc mà không được hy sinh chúng. Như thế, có nghĩa là: Một Giám mục không thể chấp nhận được tấn phong nếu Đức Giáo Hoàng không đồng ý. Chúng ta không thể từ bỏ nguyên tắc đó được. Điều đó là một phần trong kinh Tin Kính, mà chúng ta tuyên xưng Giáo hội như là: “Duy nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền”, rồi còn phải bảo vệ sự sống những quyền “bất khả xâm phạm” của con người, sự vĩnh hôn của hôn phối không thể được tháo bỏ… chúng ta không thể từ bỏ những chân lý đức tin là luân lý được trình bày trong cuốn giáo lý của Giáo hội Công giáo.
Pv. Đôi lúc người ta có cảm tưởng rằng một số những nhân vật Công giáo ở Hồng Kông có nhiệm vụ cân đo mức độ Công giáo tính của Giáo hội tại Trung Quốc. Giáo hội tại Hồng Kông có sứ mệnh đó chăng?.
Đức Hồng Y: Đức tin không thể đến tự chúng ta, nhưng luôn luôn đến tự Chúa Giêsu. Về phần chúng ta, chúng ta không phải là những người kiểm soát và xét xử đức tin của anh em, đơn giản chúng tôi chỉ là một giáo phận anh em với các giáo phận trên lục địa, nếu họ mong muốn chúng tôi vui sướng phân chia với họ con đường chúng tôi đi và công việc mục vụ của chúng tôi và nếu họ đang ở trong tình trạng rất khó khăn hơn chúng tôi và chúng tôi đang được hưởng một sự tự do lớn lao, chúng tôi không có ý đồ nào khác mà cố gắng giúp đỡ họ bằng cách cầu nguyện để mọi tín hữu có thể giữ được đức tin, mặc dù họ đang bị những áp lực nặng nề.
Pv. Một số những người, thường chú thích rằng: đang có một bộ phận lớn lao của Giáo hội Trung Quốc đang sống ngoài lề, không còn trung thành với Giáo hội toàn cầu. Còn những người Công giáo Trung Hoa đạo đức, rất sốt sắng, ai cũng công nhận như thế. Vậy làm thế nào để dung hòa hai nhận xét đó?.
Đức Hồng Y: Đối với tôi, không có tư cách nói tới nước Trung Hoa lớn lao dường ấy một cách đại quan hay riêng biệt. Tôi chỉ được xác tín nhờ vào những khẳng định rằng: tại Trung Quốc đức tin rất mạnh mẽ chứ không phải do những người nói quá mức. Mọi sự đều tùy thuộc vào những người khác nhau. Có những người là nhân chứng tốt lành của đức tin, hiến dâng mạng sống và những đau khổ cho Đức Kitô, nhưng rồi người ta vẫn thấy một số người dưới áp lực mạnh mẽ của xã hội, đã hy sinh các nguyên tắc, những người này không nhiều lắm. Ví dụ: các Linh mục đã chấp nhận được tấn phong Giám mục không có sự ưng thuận của Đức Giáo Hoàng. Chúng ta có thể nói rằng việc này không đúng.
Pv. Người ta thường chú ý tới một số giám mục còn trẻ. Theo một số quan sát viên, các ngài còn non yếu và trong số họ có những đấng theo thời thế. Vậy phải đối xử với các đấng trẻ đó ra sao? Cách ly họ hay kết án họ? hay luôn luôn bênh vực họ ở mọi nơi ?.
Đức Hồng Y: Không, không, không được cách ly họ. Việc đầu tiên là phải cầu nguyện cho các ngài cũng cầu nguyện cho những ai mắc sai lầm tỏ tường. Nếu có một ai có thể gần gũi với họ, làm bạn với họ, hãy cố gắng khuyên họ chấp nhận những sai sót trong việc chọn lựa của họ. Cũng nên khuyên họ gửi một lá thư cho các nhà cầm quyền để cắt nghĩa cho những gì đã xẩy ra và có thể xin lỗi, đơn giản ở đây là một thể thức để anh em khuyên bảo lẫn nhau.
Pv. Những sự chia rẽ trong hai nhóm Công giáo, một bên gọi là “chính thức” và một bên gọi là “hầm trú”, phải chăng do áp lực của chính quyền đòi hỏi họ phải khuất phục ?.
Đức Hồng Y: Thật là ác hại, không như thế mà còn nhiều lý do khác nữa.
Pv. Ở Trung Hoa một hiện tượng đang gia tăng, là hiện tượng các hệ thống mạng, đang đả kích những người Công giáo, bắt đầu nhằm vào các giám mục với những lý do tín lý và luôn lý, người ta tố cáo các ngài nhân nhượng vơi những đòi hỏi bất hợp pháp của chế độ, và như vậy phản bội lại đức tin của Giáo hội, trở thành những người theo thời nhát đảm, ngài nghĩ thế nào?.
Đức Hồng Y: Tôi nghĩ rằng việc anh em sửa lỗi nhau và tôi vừa nói trước đây cần phải có sự đối thoại và phải từ chối những đả kích trên qua mạng Internet.
Pv. Những khó khăn má Giáo hội Trung Quốc trải qua, có âm vang đến mối liên hệ hiệp thông với Giám mục thành Rôma. Ngài có nghĩ với thời gian liên hệ đó sẽ bị hàng giáo sĩ nhận thấy và nơi người tín hữu cũng chú trọng tới nó không?.
Đức Hồng Y: Tôi tiếp tục nhận xét rằng; ở Trung Hoa mọi người đều rất tôn kính Đức Giáo Hoàng, người Trung Quốc rất yêu Đức Thánh Cha đó là điều chắc chắn. Về điểm này, họ chịu rất nhiều áp lực. Ước muốn của họ là có những cuộc tiếp xúc bình thường với Đấng kế vị Thánh Phêrô thường bị ngăn cản, điều đó càng làm cho ước vọng đó mạnh mẽ hơn. Theo tôi, đó là một phản ứng hầu như tự nhiên.
Pv. Tôi muốn đặt cho Ngài một câu hỏi về một lịch sử, bây giờ đã cũ rồi?. Có phải Đức Hồng Y . Vào 27 năm về trước Ngài đã có mặt trong lễ tấn phong Đức Giám mục Aloysius Jin Luxian ?.
Đức Hồng Y: Tôi đã có mặt trong buổi lễ đó vào năm 1985. Lúc đó tôi là linh mục thuộc giáo phận Hồng Kông và tôi là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Thánh Linh (Một Trung tâm xuất sắc, nghiên cứu về đời sống của Giáo hội Trung Quốc). Ngài Jin đã xin tôi có mặt ở đó, Ngài đã nhờ tôi nâng đỡ trong hoàn cảnh đó. Ngài kể cho tôi nghe rằng, Ngài đã bị tù, Ngài muốn giữ vững đức tin và hiệp thông với Tòa Thánh với Giáo hội Phổ Quát, chính Ngài đã gửi những lá thư tới Rôma, chính Ngài đã xác nhận sự tùng phục với Hội Thánh và quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng. Ngài nói rằng: đã cân nhắc mọi sự theo lương tâm và trong thời gian lịch sử ấy, hình như đôi với Ngài không có con đường nào khác, đành phải chấp nhận được tấn phong giám mục vì hoàn cảnh lúc đó xem ra Ngài phải lựa chọn như vậy, để giáo phận Thượng Hải có thể tiếp tục sống và cứu lấy Đại chủng viện. Đã 7 năm qua, Tòa Thánh đã đón nhận lời Ngài kêu xin và công nhận Ngài làm giám mục hợp pháp Thượng Hải. Nhưng đó là dĩ vẵng, bây giờ phải nhìn về tương lai.
Pv. Đối với tương lai, ngài có thể giúp được những bài học nào do những kinh nghiệm trong thời đại đó ? .
Đức Hồng Y. Tôi hiểu biết rằng thời gian sẽ chứng minh, thời gian sẽ cho phép phân sử mọi việc. Đôi khi chỉ nhờ vào thời gian mà người ta có thể hiểu biết xem một sự việc đó đúng hay là không?, và những lý do mà người ta nêu ra để chọn lựa có thể tốt hay là không ?. Liền sau đó tới lúc những sự việc đã qua đi người ta không thể phân sử rõ ràng mọi trường hợp về lâu về dài. Trái lại, ít ra người ta đi đến chỗ nhận xét thấy ý hướng tâm hồn có tốt không ? . Đôi khi ở Trung Quốc các tình huống rất phức tạp. Người ta lại bị áp lực lại không gặp được ai để đối chiếu các tư tưởng nhưng nếu người ta thi hành mọi sự mà trước tiên có tình yêu Chúa Giêsu và Giáo hôi ở trong long, rồi ra mọi người có thể xác minh những ý hướng là ngay chính.
Pv. Còn điều này có những biến cố đang được tranh luận mà vấn đề công giáo tính đang bị dính lứu vào, ngài hành sử thế nào?.
Đức Hồng Y: Người ta không thể tự ấn định trong những điểm khác biệt, người ta không thể kiểm soát tất cả những quyết định và tự cho rằng tất cả những cử chỉ, những chọn lựa do Giáo hội ở Trung Hoa quyết định, trong mọi trường hợp luôn luôn là hoàn hảo, tất cả chúng ta điều có thế sai lầm và vấp ngã nhiều lần trên đường đi, nhưng sau đó mọi người có thể xin lỗi ví trái lại mỗi sai lầm được đặt riêng ra và là một lý do để kết án, không nhân nhượng thì ai có thể được cứu thoát?. Chỉ với thời gian mà người ta mới biết được một linh mục hay giám mục trong tâm hồn có những quyết định tốt đẹp, nếu nhìn thấy các việc các ngài làm, họ đã làm vì tình yêu Thiên Chúa, Giáo hội, nhân dân, mặc dầu về phương diện nhân loại họ có sai lầm. Đây là điều quan trọng: khám phá ra mọi người kiên vững trung tín, bởi vì ngay trong các tình huống khó khăn họ vẫn được nung nấu bằng tình yêu của Chúa Giêsu.
Cuối cùng mọi người sẽ nhận thấy và chắc chắn chính Thiên Chúa đáng thấu suốt tâm hồn mỗi người chúng ta cũng sẽ nhận thấy.
Thái Bình, ngày 10/05/2012.
Nguyên Giám mục Thái Bình
Lời nói đầu: Đức Hồng y Gioan Tống được coi như một nhân vật đơn giản, tươi cười. Ngài được ưu tiên, có cách giao tiếp bình dị và khiêm tốn, giữa các vị Hồng Y mới do Đức Bênêdichtô XVI bổ nhiệm trong Mật Hội, ngày 18/02/2012, Ngài nổi bật do những nét sau đây: “Ngài là một tay bóng rổ xuất sắt, là chuyên gia về tư tưởng Lão giáo và Nho giáo và là một vị Kitô hữu thế hệ thứ hai” nhưng vị Giám mục Hồng Kông hiện tại từ nay đối với thế giới là vị Hồng Y Trung Quốc thứ 7 trong lịch sử Giáo hội.
Vị Hồng Y được kêu gọi với quyền thế tối cao sẽ ban phát những lời khuyên răn và những lượng định có liên quan tới vấn đề sinh tử của những liên hệ giữa Tòa Thánh và Giáo hội Trung Quốc và chính phủ Trung Hoa. Sau đây là bài phỏng vấn:
Pv. Hiện nay, Ngài đã là Giám mục và Hồng Y nhưng trong tiểu sử của Ngài người ta thấy cha mẹ Ngài không đến từ các gia đình Kitô, ông bà nội ngoại của Ngài không được chịu phép rửa tội?.
Đức Hồng Y: Đúng thế, mẹ tôi là người đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với đức tin công giáo, khi mẹ tôi còn là một thiếu nữ, cô theo học tại Trường Tư thục do các Sr làm chủ và giữa họ có rất nhiều nữ tu người Ý. Một hôm, nhà trường được đón tiếp Đức Sứ thần Tòa Thánh tại Trung Quốc viếng thăm, ngôi trường mẹ tôi theo học, các Sr đã cho cô dâng hoa cho vị đại diện cho Đức Thánh Cha và cô rất lấy làm tự hào. Lúc đó, cô bắt đầu học giáo lý, nhưng chưa được chịu phép rửa tội ngay, vì trong gia đình chưa có một ai theo đạo Công giáo. Mẹ tôi chỉ được rửa tội sau thế chiến thứ II lúc đó tôi đã được sinh ra và lên 6 tuổi.
Pv. Trong những năm thơ ấu của Ngài, Ngài đã gặp những khó khăn ?.
Đức Hồng Y: Khi người Nhật Bản chiếm Hồng Kông, chúng tôi trốn sang Ma-cao, sau đó tôi được giao cho bà nội, tôi sinh sống trong một ngôi làng thuộc tỉnh Quảng Đông. Sau cuộc chiến tranh kết thúc, tôi mới tìm lại được cha mẹ ở Quảng Đông, sau đó là những năm nội chiến. Cộng sản và quốc gia đánh nhau ở miền Bắc, còn các tỉnh phía Nam đầy dẫy những người di cư và binh lính bị thương. Các vị thừa sai Mỹ lúc đó đang ở Canton đón tiếp và giúp đỡ những người lâm nạn bất cứ từ phe nào. Khi nhìn thấy chứng tá của linh mục xứ tôi Bernard Meyer và các vị thừa sai khác dòng Maryknoll, tôi có thể nghĩ rằng khi lớn tôi có thể trở thành linh mục.
Pv. Người ta thấy rằng khi Đức cha đang học ở Rôma thì cũng là những năm đang diễn ra Công đồng chung Vaticano II ?.
Đức Hồng Y: Công đồng đã giúp tôi mở rộng chân trời, tôi được thụ phong linh mục mấy tuần sau khi Công đồng bế mạc do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, ngày 06/01/1966 cùng với 61 phó tế, thuộc 23 nước truyền giáo, tất cả đều là sinh viên của Trường Truyền giáo đức tin.
Pv. Sau gần một nửa thế kỷ trong Nghị hội cuối cùng, Đức cha đã đọc một bài phát biểu trước Hội nghị, để cắt nghĩa tình hình Giáo hội tại Trung Hoa. Vậy Đức Cha nói những gì với các Hồng Y đồng sự?.
Đức Hồng Y: Để tả vẽ tình hình Giáo hội tại Trung Quốc, tôi đã dùng ba tiếng. Từ đầu tiên là “kinh ngạc” (wonderful). Thật là ngỡ ngàng trong những thập niên vừa qua Giáo hội tại Trung Quốc đã lớn mạnh và ngày nay còn tiếp tục lớn mạnh, mặc dầu bị rất nhiều áp lực và hạn chế. Đó là một vấn đề khách quan mà người ta có thể chứng minh bằng những con số: năm 1949 người Công giáo Trung Hoa là khoảng 3 triệu, ngày nay ở vào khoảng sấp sỉ 12 triệu. Năm 1980, sau cuộc đổi mới của Ông Đặng Tiểu Bình có 1300 Linh mục. Ngày nay con số đó lên tới 3500. Và rồi có 5000 nữ tu mà 2/3 thuộc các cộng đoàn công khai đăng ký với chính phủ. Cũng có thể đếm được 1400 Chủng sinh mà 1000 trong số họ đang được đào luyện trong các Chủng viện do chính phủ chịu phí tổn. Có chứng 10 Đại chủng viện được chính phủ công nhận và 6 tổ chức tương đương thuộc các cộng đoàn Hầm Trú. Tứ năm 1980 đến ngày nay, 3000 Linh mục đã được thụ phong, 4500 nữ tu dã tuyên khấn: 90% các Linh mục ở vào tuổi từ 25-50.
Pv. Như thế mọi sự tiếp tục tốt lành?.
Đức Hồng Y: Một từ thứ hai tôi muốn dùng để tả vẽ tình hình Giáo hội tại Trung Hoa là “khó khăn” (Difficult), thử thách khó khăn nhất mà Giáo hội phải đối đối đầu là đời sống của Giáo hội bị nhà nước kiểm soát thông qua Hội người Công giáo Ái quốc Trung Hoa (AP). Tôi xin trích lại đây một lá thư do một giám mục rất được kính trọng tại Trung Hoa lục địa vừa gửi cho tôi như thế này: Trong các nước Xã hội chủ nghĩa, chính phủ đều dùng một phương pháp là xử dụng những người mệnh danh là Kitô để thành lập những tổ chức xa lạ với những cấu trúc riêng biệt của Giáo hội và giao cho họ quyền kiểm soát chính Giáo hội đó. Tổ chức hội các người “Công giáo Ái quốc” là một ví dụ để làm như vậy. Và trong bức thư của Đức Thánh Cha gửi cho những người Công giáo Trung Hoa công bố tháng 06/2007 đã viết: Tất cả những tổ chức như vậy không phù hợp với giáo lý Công giáo. Người ta đã thấy như vậy mới đây trong các lần tấn phong giám mục bất hợp pháp, áp đặt cho Giáo hội vào giữa năm 2010 và 2011.
Pv. Nhưng vậy, tại sao siêu quốc gia đầy quyền lực là Trung Quốc lại cần phải kiểm soát đời sống của Giáo hội chặt chẽ như vậy?.
Đức Hồng Y: Theo các phân tích của Ông Leo Goodstadt, nhà nghiên cứu trứ danh ở Hồng Kông và cũng là vị cố vấn toàn quyền Anh. Sau cùng là Ông Chris Patten, có rất nhiều lý do khác nhau nhà cầm quyền cộng sản lo sợ, có sự đua tranh của của tôn giáo để chiếm lấy ảnh hưởng trên các tâm hồn, trên tư tưởng và có thể cả những hành động của họ nữa. Họ nhận thấy rằng các tôn giáo không biến đi khỏi chân trời các xã hội nhân loại, mà trái lại số những tín đồ Công giáo thực tế ngày càng gia tăng, và sau ngày 11/9 họ lấy làm lo âu thấy các tư tưởng tôn giáo, bắt đầu thúc đẩy việc chiến tranh. Và hơn nữa những vị lãnh đạo mới sắp sửa được lãnh nhận chức vụ vào năm 2012 phải chứng tỏ trong lúc này đây; rằng họ là những người cộng sản trung thành.
Pv. Như đã viết rõ rằng trong bức thư của Đức Giáo Hoàng gửi cho người Công giáo Trung Quốc. Giáo hội Công giáo đang ở Trung Quốc không có sứ mệnh thay đổi cơ cấu và sự cai trị của nhà nước, nhưng là loan báo cho mọi người Đức Kitô. Vậy có thể nào một chính phủ của một đất nước quyền lực như Trung Hoa lại sợ có sự can thiệp chính trị của Vatican?.
Đức Hồng Y. Chúng tôi đang sống trong một Giáo hội và đời sống thực tế của chúng tôi cần phải nhìn kỹ những chiều kích chính trị. Nhưng Giáo hội chắc chắn không phải là một tổ chức chính trị và chắc chắn chúng tôi không có vấn đề thay đổi này, hoàn toàn không có thể được.
Pv. Hãy trở lại bài phát biếu của Đức cha, tiếng thứ ba mà Hồng Y dùng như thế nào?.
Đức Hồng Y. Từ thứ ba mà tôi đã dùng để tả vẽ tình hình Giáo hội tại Trung Hoa là “có thể” (possible). Để hiểu tại sao tôi lại chọn dùng từ đó, tôi đọc một đoạn khác trong bức thư của Đức Giám mục mà tôi đã nói ở trên. Đức Giám mục này tuyên bố mình thanh thản và tự tin đối diện với hiện tại giữa những người khác, bởi vì Ngài nhìn xem những vấn đề ngày nay dựa vào những kinh nghiệm Ngài đã sống trong thập kỷ vừa qua có những cuộc bách hại bão táp từ năm 1900-1979. Trong những thời kỳ thử thách trong dĩ vãng Ngài có kinh nghiệm rằng: mọi sự đều ở trong tay Thiên Chúa và Thiên Chúa đã xếp đặt mọi sự sao cho những khó khăn phức tạp sau cùng sẽ trở nên sự lành cho Giáo hội. Chúng tôi thấy rằng không phải cứ gia tăng kiểm soát là có thể làm mất đức tin, mà trái lại càng gia tăng kiểm tra kiểm sóat lại có kết quả làm cho Giáo hội càng hợp nhất và như vậy tương lai có thể hiện ra tươi sáng và chúng tôi có thể tin tưởng trông đợi ân ban của Thiên Chúa, một số vấn đề sẽ không được giải quyết vào ngày mai, nhưng cũng không phải chờ đón rất xa xôi hơn nữa.
Pv. Theo một số người, để đối đầu với các vấn đề cần phải chọn lựa giữa hai con đường: Đối thoại hay là bảo vệ các nguyên tắc, nhưng theo Ngài hai con đường đó phải chăng là không thể dung hợp?.
Đức Hồng Y. Đối với tôi, tôi cố gắng luôn luôn ôn hòa, cần phải kiên nhẫn thì hơn và đối thoại cởi mở với mọi người kể cả với những người cộng sản. Tôi xác tín rằng, không có đối thoại thì không một vấn đề nào có thể được thực sự quyết định, nhưng khi đối thoại với tất cả mọi người, chúng ta cần phải kiên vững trên các nguyên tắc mà không được hy sinh chúng. Như thế, có nghĩa là: Một Giám mục không thể chấp nhận được tấn phong nếu Đức Giáo Hoàng không đồng ý. Chúng ta không thể từ bỏ nguyên tắc đó được. Điều đó là một phần trong kinh Tin Kính, mà chúng ta tuyên xưng Giáo hội như là: “Duy nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền”, rồi còn phải bảo vệ sự sống những quyền “bất khả xâm phạm” của con người, sự vĩnh hôn của hôn phối không thể được tháo bỏ… chúng ta không thể từ bỏ những chân lý đức tin là luân lý được trình bày trong cuốn giáo lý của Giáo hội Công giáo.
Pv. Đôi lúc người ta có cảm tưởng rằng một số những nhân vật Công giáo ở Hồng Kông có nhiệm vụ cân đo mức độ Công giáo tính của Giáo hội tại Trung Quốc. Giáo hội tại Hồng Kông có sứ mệnh đó chăng?.
Đức Hồng Y: Đức tin không thể đến tự chúng ta, nhưng luôn luôn đến tự Chúa Giêsu. Về phần chúng ta, chúng ta không phải là những người kiểm soát và xét xử đức tin của anh em, đơn giản chúng tôi chỉ là một giáo phận anh em với các giáo phận trên lục địa, nếu họ mong muốn chúng tôi vui sướng phân chia với họ con đường chúng tôi đi và công việc mục vụ của chúng tôi và nếu họ đang ở trong tình trạng rất khó khăn hơn chúng tôi và chúng tôi đang được hưởng một sự tự do lớn lao, chúng tôi không có ý đồ nào khác mà cố gắng giúp đỡ họ bằng cách cầu nguyện để mọi tín hữu có thể giữ được đức tin, mặc dù họ đang bị những áp lực nặng nề.
Pv. Một số những người, thường chú thích rằng: đang có một bộ phận lớn lao của Giáo hội Trung Quốc đang sống ngoài lề, không còn trung thành với Giáo hội toàn cầu. Còn những người Công giáo Trung Hoa đạo đức, rất sốt sắng, ai cũng công nhận như thế. Vậy làm thế nào để dung hòa hai nhận xét đó?.
Đức Hồng Y: Đối với tôi, không có tư cách nói tới nước Trung Hoa lớn lao dường ấy một cách đại quan hay riêng biệt. Tôi chỉ được xác tín nhờ vào những khẳng định rằng: tại Trung Quốc đức tin rất mạnh mẽ chứ không phải do những người nói quá mức. Mọi sự đều tùy thuộc vào những người khác nhau. Có những người là nhân chứng tốt lành của đức tin, hiến dâng mạng sống và những đau khổ cho Đức Kitô, nhưng rồi người ta vẫn thấy một số người dưới áp lực mạnh mẽ của xã hội, đã hy sinh các nguyên tắc, những người này không nhiều lắm. Ví dụ: các Linh mục đã chấp nhận được tấn phong Giám mục không có sự ưng thuận của Đức Giáo Hoàng. Chúng ta có thể nói rằng việc này không đúng.
Pv. Người ta thường chú ý tới một số giám mục còn trẻ. Theo một số quan sát viên, các ngài còn non yếu và trong số họ có những đấng theo thời thế. Vậy phải đối xử với các đấng trẻ đó ra sao? Cách ly họ hay kết án họ? hay luôn luôn bênh vực họ ở mọi nơi ?.
Đức Hồng Y: Không, không, không được cách ly họ. Việc đầu tiên là phải cầu nguyện cho các ngài cũng cầu nguyện cho những ai mắc sai lầm tỏ tường. Nếu có một ai có thể gần gũi với họ, làm bạn với họ, hãy cố gắng khuyên họ chấp nhận những sai sót trong việc chọn lựa của họ. Cũng nên khuyên họ gửi một lá thư cho các nhà cầm quyền để cắt nghĩa cho những gì đã xẩy ra và có thể xin lỗi, đơn giản ở đây là một thể thức để anh em khuyên bảo lẫn nhau.
Pv. Những sự chia rẽ trong hai nhóm Công giáo, một bên gọi là “chính thức” và một bên gọi là “hầm trú”, phải chăng do áp lực của chính quyền đòi hỏi họ phải khuất phục ?.
Đức Hồng Y: Thật là ác hại, không như thế mà còn nhiều lý do khác nữa.
Pv. Ở Trung Hoa một hiện tượng đang gia tăng, là hiện tượng các hệ thống mạng, đang đả kích những người Công giáo, bắt đầu nhằm vào các giám mục với những lý do tín lý và luôn lý, người ta tố cáo các ngài nhân nhượng vơi những đòi hỏi bất hợp pháp của chế độ, và như vậy phản bội lại đức tin của Giáo hội, trở thành những người theo thời nhát đảm, ngài nghĩ thế nào?.
Đức Hồng Y: Tôi nghĩ rằng việc anh em sửa lỗi nhau và tôi vừa nói trước đây cần phải có sự đối thoại và phải từ chối những đả kích trên qua mạng Internet.
Pv. Những khó khăn má Giáo hội Trung Quốc trải qua, có âm vang đến mối liên hệ hiệp thông với Giám mục thành Rôma. Ngài có nghĩ với thời gian liên hệ đó sẽ bị hàng giáo sĩ nhận thấy và nơi người tín hữu cũng chú trọng tới nó không?.
Đức Hồng Y: Tôi tiếp tục nhận xét rằng; ở Trung Hoa mọi người đều rất tôn kính Đức Giáo Hoàng, người Trung Quốc rất yêu Đức Thánh Cha đó là điều chắc chắn. Về điểm này, họ chịu rất nhiều áp lực. Ước muốn của họ là có những cuộc tiếp xúc bình thường với Đấng kế vị Thánh Phêrô thường bị ngăn cản, điều đó càng làm cho ước vọng đó mạnh mẽ hơn. Theo tôi, đó là một phản ứng hầu như tự nhiên.
Pv. Tôi muốn đặt cho Ngài một câu hỏi về một lịch sử, bây giờ đã cũ rồi?. Có phải Đức Hồng Y . Vào 27 năm về trước Ngài đã có mặt trong lễ tấn phong Đức Giám mục Aloysius Jin Luxian ?.
Đức Hồng Y: Tôi đã có mặt trong buổi lễ đó vào năm 1985. Lúc đó tôi là linh mục thuộc giáo phận Hồng Kông và tôi là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Thánh Linh (Một Trung tâm xuất sắc, nghiên cứu về đời sống của Giáo hội Trung Quốc). Ngài Jin đã xin tôi có mặt ở đó, Ngài đã nhờ tôi nâng đỡ trong hoàn cảnh đó. Ngài kể cho tôi nghe rằng, Ngài đã bị tù, Ngài muốn giữ vững đức tin và hiệp thông với Tòa Thánh với Giáo hội Phổ Quát, chính Ngài đã gửi những lá thư tới Rôma, chính Ngài đã xác nhận sự tùng phục với Hội Thánh và quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng. Ngài nói rằng: đã cân nhắc mọi sự theo lương tâm và trong thời gian lịch sử ấy, hình như đôi với Ngài không có con đường nào khác, đành phải chấp nhận được tấn phong giám mục vì hoàn cảnh lúc đó xem ra Ngài phải lựa chọn như vậy, để giáo phận Thượng Hải có thể tiếp tục sống và cứu lấy Đại chủng viện. Đã 7 năm qua, Tòa Thánh đã đón nhận lời Ngài kêu xin và công nhận Ngài làm giám mục hợp pháp Thượng Hải. Nhưng đó là dĩ vẵng, bây giờ phải nhìn về tương lai.
Pv. Đối với tương lai, ngài có thể giúp được những bài học nào do những kinh nghiệm trong thời đại đó ? .
Đức Hồng Y. Tôi hiểu biết rằng thời gian sẽ chứng minh, thời gian sẽ cho phép phân sử mọi việc. Đôi khi chỉ nhờ vào thời gian mà người ta có thể hiểu biết xem một sự việc đó đúng hay là không?, và những lý do mà người ta nêu ra để chọn lựa có thể tốt hay là không ?. Liền sau đó tới lúc những sự việc đã qua đi người ta không thể phân sử rõ ràng mọi trường hợp về lâu về dài. Trái lại, ít ra người ta đi đến chỗ nhận xét thấy ý hướng tâm hồn có tốt không ? . Đôi khi ở Trung Quốc các tình huống rất phức tạp. Người ta lại bị áp lực lại không gặp được ai để đối chiếu các tư tưởng nhưng nếu người ta thi hành mọi sự mà trước tiên có tình yêu Chúa Giêsu và Giáo hôi ở trong long, rồi ra mọi người có thể xác minh những ý hướng là ngay chính.
Pv. Còn điều này có những biến cố đang được tranh luận mà vấn đề công giáo tính đang bị dính lứu vào, ngài hành sử thế nào?.
Đức Hồng Y: Người ta không thể tự ấn định trong những điểm khác biệt, người ta không thể kiểm soát tất cả những quyết định và tự cho rằng tất cả những cử chỉ, những chọn lựa do Giáo hội ở Trung Hoa quyết định, trong mọi trường hợp luôn luôn là hoàn hảo, tất cả chúng ta điều có thế sai lầm và vấp ngã nhiều lần trên đường đi, nhưng sau đó mọi người có thể xin lỗi ví trái lại mỗi sai lầm được đặt riêng ra và là một lý do để kết án, không nhân nhượng thì ai có thể được cứu thoát?. Chỉ với thời gian mà người ta mới biết được một linh mục hay giám mục trong tâm hồn có những quyết định tốt đẹp, nếu nhìn thấy các việc các ngài làm, họ đã làm vì tình yêu Thiên Chúa, Giáo hội, nhân dân, mặc dầu về phương diện nhân loại họ có sai lầm. Đây là điều quan trọng: khám phá ra mọi người kiên vững trung tín, bởi vì ngay trong các tình huống khó khăn họ vẫn được nung nấu bằng tình yêu của Chúa Giêsu.
Cuối cùng mọi người sẽ nhận thấy và chắc chắn chính Thiên Chúa đáng thấu suốt tâm hồn mỗi người chúng ta cũng sẽ nhận thấy.
Thái Bình, ngày 10/05/2012.
Nguyên Giám mục Thái Bình
Đức Thánh Cha tiếp kiến Học Viện Giáo Hoàng Tây Ban Nha
LM Trần Đức Anh OP
12:05 10/05/2012
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 nhắn nhủ các LM Tây Ban Nha noi gương thánh Juan de Ávila, sống kết hiệp với Chúa Giêsu, để kín múc nghị lực tinh thần hầu chu toàn sứ mạng.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 10-5-2012, dành cho 150 người gồm ban giám đốc, ban giảng huấn và các LM sinh viên Học viện Giáo Hoàng thánh Giuse của Tây Ban Nha, nhân dịp kỷ niệm 150 năm thành lập học viện. Hiện diện tại buổi tiếp kiến có ĐHY Antonio Maria Rouco, TGM Madrid, Chủ tịch HĐGM Tây Ban Nha, và nhiều GM tại nước này.
Trong bài huấn, ĐTC nhắc đến hàng ngàn LM đã xuất thân từ Giáo Hoàng Học viện Tây Ban Nha và hăng say phục vụ Giáo Hội. Ngài nói: ”Anh em hãy nhớ rằng linh mục canh tân đời sống và kín múc sức mạnh cho sứ vụ của mình từ sự chiêm ngắn Lời Chúa và đối thoại thân mật với Chúa. LM ý thức rằng mình không thể dẫn đưa anh chị em đến cùng Chúa Kitô, và cũng không gặp được Chúa nơi người nghèo và những người đau yếu, nếu trước đó không khám phá thấy Chúa trong kinh nguyện sốt sắng và liên lỷ. LM cần phải nuôi dưỡng quan hệ thân tình với Đấng mà mình loan báo, cử hành và thông truyền. Đây chính là nền tảng của linh đạo linh nục, để trở thành dấu chỉ rạng ngời và là chứng nhân sống động về vị Mục Tử Nhân Lành”.
ĐTC nhắc đến lễ kính thánh Juan Avila ngày 10-5 và là vị sắp được tôn phong tiến sĩ Hội Thánh. Ngài nói:
”Các LM thân mến, ước gì cuộc sống và đạo lý của vị Thánh Tôn Sư Juan de Ávila soi sáng và nâng đỡ anh em trong những ngày lưu học tại Giáo Hoàng Học Viện Tây Ban Nha Thánh Giuse. Sự hiểu biết sâu rộng của thánh nhân về Kinh Thánh, về các Giáo Phụ, các công đồng và nguồn mạch phụng vụ cũng như nền thần học lành mạnh, cùng với lòng yêu mến con thảo đối với Giáo Hội, làm cho thánh nhân trở thành người canh tân đích thực, trong một thời đại khó khăn của lịch sử Giáo Hội.
ĐTC nhận xét rằng ”Trọng tâm giáo huấn của thánh Juan de Ávila là mầu nhiệm Chúa Kitô, LM và Mục Tử Nhân Lành, mầu nhiệm này được sống phù hợp với những tâm tình của Chúa, noi gương thánh Phaolô (Xc Pl 2,5)”
Và ĐTC kết luận rằng: ”Tôi mời gọi anh em, được các nhân đức và tấm gương của thánh Juan de Ávila linh hoạt, hãy thực thi sứ vụ linh mục với cùng một lòng nhiệt thành tông đồ như thánh nhân, với cùng một cuộc sống nhiệm nhặt, cũng như với cùng một lòng quí mến con thảo đối với Đức Trinh Nữ rất thánh Maria là Mẹ của các Linh Mục.”
Thánh Juan de Ávila (1500-1659) sống vào thế kỷ 16 và là một tác giả tu đức nổi tiếng. Năm 1946 ngài được tôn làm bổn mạng hàng giáo sĩ Tây Ban Nha. Trong cuộc viếng thăm Nhà thờ chính tòa Almudena của Giáo phận Madrid ngày 20-8 năm 2011, ĐTC loan báo sẽ tôn phong thánh nhân làm Tiến Sĩ Hội Thánh (SD 10-5-2012)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 10-5-2012, dành cho 150 người gồm ban giám đốc, ban giảng huấn và các LM sinh viên Học viện Giáo Hoàng thánh Giuse của Tây Ban Nha, nhân dịp kỷ niệm 150 năm thành lập học viện. Hiện diện tại buổi tiếp kiến có ĐHY Antonio Maria Rouco, TGM Madrid, Chủ tịch HĐGM Tây Ban Nha, và nhiều GM tại nước này.
Trong bài huấn, ĐTC nhắc đến hàng ngàn LM đã xuất thân từ Giáo Hoàng Học viện Tây Ban Nha và hăng say phục vụ Giáo Hội. Ngài nói: ”Anh em hãy nhớ rằng linh mục canh tân đời sống và kín múc sức mạnh cho sứ vụ của mình từ sự chiêm ngắn Lời Chúa và đối thoại thân mật với Chúa. LM ý thức rằng mình không thể dẫn đưa anh chị em đến cùng Chúa Kitô, và cũng không gặp được Chúa nơi người nghèo và những người đau yếu, nếu trước đó không khám phá thấy Chúa trong kinh nguyện sốt sắng và liên lỷ. LM cần phải nuôi dưỡng quan hệ thân tình với Đấng mà mình loan báo, cử hành và thông truyền. Đây chính là nền tảng của linh đạo linh nục, để trở thành dấu chỉ rạng ngời và là chứng nhân sống động về vị Mục Tử Nhân Lành”.
ĐTC nhắc đến lễ kính thánh Juan Avila ngày 10-5 và là vị sắp được tôn phong tiến sĩ Hội Thánh. Ngài nói:
”Các LM thân mến, ước gì cuộc sống và đạo lý của vị Thánh Tôn Sư Juan de Ávila soi sáng và nâng đỡ anh em trong những ngày lưu học tại Giáo Hoàng Học Viện Tây Ban Nha Thánh Giuse. Sự hiểu biết sâu rộng của thánh nhân về Kinh Thánh, về các Giáo Phụ, các công đồng và nguồn mạch phụng vụ cũng như nền thần học lành mạnh, cùng với lòng yêu mến con thảo đối với Giáo Hội, làm cho thánh nhân trở thành người canh tân đích thực, trong một thời đại khó khăn của lịch sử Giáo Hội.
ĐTC nhận xét rằng ”Trọng tâm giáo huấn của thánh Juan de Ávila là mầu nhiệm Chúa Kitô, LM và Mục Tử Nhân Lành, mầu nhiệm này được sống phù hợp với những tâm tình của Chúa, noi gương thánh Phaolô (Xc Pl 2,5)”
Và ĐTC kết luận rằng: ”Tôi mời gọi anh em, được các nhân đức và tấm gương của thánh Juan de Ávila linh hoạt, hãy thực thi sứ vụ linh mục với cùng một lòng nhiệt thành tông đồ như thánh nhân, với cùng một cuộc sống nhiệm nhặt, cũng như với cùng một lòng quí mến con thảo đối với Đức Trinh Nữ rất thánh Maria là Mẹ của các Linh Mục.”
Thánh Juan de Ávila (1500-1659) sống vào thế kỷ 16 và là một tác giả tu đức nổi tiếng. Năm 1946 ngài được tôn làm bổn mạng hàng giáo sĩ Tây Ban Nha. Trong cuộc viếng thăm Nhà thờ chính tòa Almudena của Giáo phận Madrid ngày 20-8 năm 2011, ĐTC loan báo sẽ tôn phong thánh nhân làm Tiến Sĩ Hội Thánh (SD 10-5-2012)
Do Thái và Công Giáo: Đối Thoại, Hòa Giải và Hợp Tác
Bùi Hữu Thư
19:59 10/05/2012
Vatican, ngày 10 tháng 5, 2012 (VIS) - Sáng hôm nay, tại Vatican, Đức Thánh Cha Benedict XVI chào đón một phái đoàn của Hiệp Hội Do Thái gốc Châu Mỹ La Tinh, là "tổ chức đầu tiên đại diện cho các tổ chức và cộng đồng Do Thái tại Châu Mỹ La Tinh tôi được gắp gỡ ở đây tại Vatican", Đức Thánh Cha nói như vậy. Ngài tiếp lời và nhắc rằng "có nhiều cộng đồng Do Thái sống động trên khắp Châu Mỹ La Tinh, nhất là tại Argentina và Brazil, sống bên cạnh một đa số là người Công Giáo. Bắt đầu với những năm của Công Đồng Vatican, mối tương quan giữa người Do Thái và Công Giáo đã tốt đẹp hơn, và cũng trong miền của quý vị, có nhiều sáng kiến đã được dự trù để làm cho tình thân hữu giữa chúng ta được sâu đậm hơn."
Đức Thánh Cha khẳng định rằng lời tuyên bố "Nostra aetate" của Công Đồng Vatican II tiếp tục "là căn bản và hướng dẫn cho các nỗ lực của chúng ta để cổ võ cho có sự thông hiểu, tôn trọng và hợp tác tốt hơn giữa các cộng đồng của chúng ta. Tuyên ngôn này không những đã nêu lên một lập trường rõ ràng về việc đối kháng mọi hình thức chống Do Thái, mà còn đặt nền tảng cho một định giá thần học mới về mối tương quan giữa Giáo Hội và Do Thái giáo, và bầy tỏ sự tin tưởng rằng một sự quý trọng di sản thiêng liêng mà người Do Thái và Công Giáo cùng chia xẻ sẽ dẫn đưa đến sự hiểu biết và tôn trọng nhau."
"Khi xem xét sự tiến bộ đã đạt được trong 50 năm qua về mối tương quan Do Thái-Công Giáo trên khắp thế giới, chúng ta phải cảm tạ Đấng Tối Cao về dấu chỉ hiển nhiên của sự thiện hảo và quan phòng của Người. Nhờ có sự gia tăng về niềm tin, sự tôn trọng và thiện ý, các nhóm nguyên thủy có đặc tính là thiếu tin tưởng, dần dần trở nên những cộng tác viên và bạn hữu trung thành, và ngay cả trở thành những bạn hữu thân thiết, có thể cùng nhau đối phó với các cuộc khủng hoảng, và vượt thắng các tranh chấp một cách tích cực. Dĩ nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm mới có thể rũ bỏ những gánh nặng của quá khứ, để nuôi dưỡng những mối tương quan tốt đẹp hơn giữa các cộng đồng của chúng ta, và để đáp ứng với những thách đố ngày càng gia tăng các tín hữu đang phải đối chọi trong thế giới hiện đại. Tuy nhiên, sự kiện chúng ta đang cùng nhau cam kết cho một con đường đối thoại, hòa giải và hợp tác đã là một lý do để cảm tạ."
Đức Thánh Cha kết luận: "Trong một thế giới ngày càng bị đe dọa bởi sự mất mát các giá trị thiêng liêng và luân lý - các giá trị có thể đảm bảo cho sự tôn kính phẩm giá con người và hòa bình lâu bền - đối thoại chân thành và tôn trọng nhau giữa các tôn giáo và văn hóa, là những điều thiết yếu cho tương lai của gia đình nhân loại. Tôi hy vọng rằng cuộc viếng thăm của quý vị hôm nay sẽ là một nguồn năng lực khuyến khích và tin tưởng cải tiến khi chúng ta phải đối phó với thách đố của việc tạo dựng những mối liên kết thân hữu và hợp tác mạnh mẽ hơn, và của việc làm nhân chứng tiên tri cho quyền năng của chân lý, công lý và tình yêu của Thiên Chúa, và cho lợi ích chung của tất cả nhân loại."
Đức Thánh Cha khẳng định rằng lời tuyên bố "Nostra aetate" của Công Đồng Vatican II tiếp tục "là căn bản và hướng dẫn cho các nỗ lực của chúng ta để cổ võ cho có sự thông hiểu, tôn trọng và hợp tác tốt hơn giữa các cộng đồng của chúng ta. Tuyên ngôn này không những đã nêu lên một lập trường rõ ràng về việc đối kháng mọi hình thức chống Do Thái, mà còn đặt nền tảng cho một định giá thần học mới về mối tương quan giữa Giáo Hội và Do Thái giáo, và bầy tỏ sự tin tưởng rằng một sự quý trọng di sản thiêng liêng mà người Do Thái và Công Giáo cùng chia xẻ sẽ dẫn đưa đến sự hiểu biết và tôn trọng nhau."
"Khi xem xét sự tiến bộ đã đạt được trong 50 năm qua về mối tương quan Do Thái-Công Giáo trên khắp thế giới, chúng ta phải cảm tạ Đấng Tối Cao về dấu chỉ hiển nhiên của sự thiện hảo và quan phòng của Người. Nhờ có sự gia tăng về niềm tin, sự tôn trọng và thiện ý, các nhóm nguyên thủy có đặc tính là thiếu tin tưởng, dần dần trở nên những cộng tác viên và bạn hữu trung thành, và ngay cả trở thành những bạn hữu thân thiết, có thể cùng nhau đối phó với các cuộc khủng hoảng, và vượt thắng các tranh chấp một cách tích cực. Dĩ nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm mới có thể rũ bỏ những gánh nặng của quá khứ, để nuôi dưỡng những mối tương quan tốt đẹp hơn giữa các cộng đồng của chúng ta, và để đáp ứng với những thách đố ngày càng gia tăng các tín hữu đang phải đối chọi trong thế giới hiện đại. Tuy nhiên, sự kiện chúng ta đang cùng nhau cam kết cho một con đường đối thoại, hòa giải và hợp tác đã là một lý do để cảm tạ."
Đức Thánh Cha kết luận: "Trong một thế giới ngày càng bị đe dọa bởi sự mất mát các giá trị thiêng liêng và luân lý - các giá trị có thể đảm bảo cho sự tôn kính phẩm giá con người và hòa bình lâu bền - đối thoại chân thành và tôn trọng nhau giữa các tôn giáo và văn hóa, là những điều thiết yếu cho tương lai của gia đình nhân loại. Tôi hy vọng rằng cuộc viếng thăm của quý vị hôm nay sẽ là một nguồn năng lực khuyến khích và tin tưởng cải tiến khi chúng ta phải đối phó với thách đố của việc tạo dựng những mối liên kết thân hữu và hợp tác mạnh mẽ hơn, và của việc làm nhân chứng tiên tri cho quyền năng của chân lý, công lý và tình yêu của Thiên Chúa, và cho lợi ích chung của tất cả nhân loại."
Top Stories
Olympic flame for London Games lit in Greece
Demetreis Nellas
08:09 10/05/2012
ANCIENT OLYMPIA, Greece (AP) - The flame that will burn during the London Games was lit at the birthplace of the ancient Olympics on Thursday, heralding the start of a torch relay that will culminate with the opening ceremony on July 27.
Actress Ino Menegaki, dressed as a high priestess, stood before the 2,600-year-old Temple of Hera, and after an invocation to Apollo, the ancient Greeks' Sun God, used a mirror to focus the sun's rays and light a torch.
The triangular torch is designed to highlight the fact that London is hosting the Olympics for the third time. It also staged the games in 1908 and 1948.
Under bright sunny skies there was no need for the backup flame that was used during the final rehearsal for the Olympic torch lighting a day earlier.
After the choreographed ceremony, the priestess handed the flame to the first torchbearer, Greek swimmer and Olympic silver medalist Spyros Gianniotis.
The 32-year-old Gianniotis, the Liverpool-born son of a Greek father and a British mother, was the first of 490 torchbearers who will carry the flame across 1,800 miles of Greek soil before the flame is handed to London organizers on May 17 in Athens.
Gianniotis then handed over the torch to 19-year-old Alex Loukos, born of a Greek father and British mother and raised in the east London borough of Newham next to the Olympic Park.
"It is an unbelievable honor to be a torchbearer ... especially carrying the flame in Olympia and representing the city of London," Loukos said. "I have grown up with London 2012 - from helping with the bid in Singapore when I was 12, to witnessing the incredible regeneration of my home in East London."
The final torchbearers for the Greek relay will be two veteran athletes: Greek weightlifter and three-time Olympic gold medalist Pyrros Dimas - who was elected a Socialist member of Parliament on Sunday - and former Chinese gymnastics champion Li Ning.
From Greece, the flame will travel to Britain for a 70-day torch relay covering another 8,000 miles across the United Kingdom. In contrast to the two previous Summer Games, where the Olympic flame relay went around the globe, it will leave the U.K. only once to pass though Ireland on June 6.
The relay will end at the Olympic Stadium during the opening ceremony with the lighting of the cauldron. The games will run through Aug. 12.
It's the second time London officials have come to Ancient Olympia for a flame lighting. London also received the flame before the 1948 Olympics.
"In 1948, shortly after the Second World War, my predecessor stood where I am today and made the first tentative steps in turning the world from war to sport," London organizing committee chief Sebastian Coe said. "We find ourselves in challenging times again and turn to sport once more to connect the world in a global celebration of achievement and inspiration."
Also attending the ceremony was International Olympic Committee President Jacques Rogge.
"With this ceremony, we begin the final countdown to a dream that came to life seven years ago in Singapore," he said, referring to the city where London beat Paris, Madrid, New York and Moscow to secure the games in 2005. "London is ready to welcome the world for the third time."
This was the final lighting ceremony Rogge will attend as IOC president. He will step down in 2013, at the end of his third four-year term.
On Wednesday, Rogge was made an honorary citizen of Ancient Olympia, in a ceremony that also marked the reopening of the museum of Ancient Olympia.
(source: http://us.mg4.mail.yahoo.com/neo/launch?.rand=56lhnee0gh198)
Actress Ino Menegaki, dressed as a high priestess, stood before the 2,600-year-old Temple of Hera, and after an invocation to Apollo, the ancient Greeks' Sun God, used a mirror to focus the sun's rays and light a torch.
The triangular torch is designed to highlight the fact that London is hosting the Olympics for the third time. It also staged the games in 1908 and 1948.
Under bright sunny skies there was no need for the backup flame that was used during the final rehearsal for the Olympic torch lighting a day earlier.
After the choreographed ceremony, the priestess handed the flame to the first torchbearer, Greek swimmer and Olympic silver medalist Spyros Gianniotis.
The 32-year-old Gianniotis, the Liverpool-born son of a Greek father and a British mother, was the first of 490 torchbearers who will carry the flame across 1,800 miles of Greek soil before the flame is handed to London organizers on May 17 in Athens.
Gianniotis then handed over the torch to 19-year-old Alex Loukos, born of a Greek father and British mother and raised in the east London borough of Newham next to the Olympic Park.
"It is an unbelievable honor to be a torchbearer ... especially carrying the flame in Olympia and representing the city of London," Loukos said. "I have grown up with London 2012 - from helping with the bid in Singapore when I was 12, to witnessing the incredible regeneration of my home in East London."
The final torchbearers for the Greek relay will be two veteran athletes: Greek weightlifter and three-time Olympic gold medalist Pyrros Dimas - who was elected a Socialist member of Parliament on Sunday - and former Chinese gymnastics champion Li Ning.
From Greece, the flame will travel to Britain for a 70-day torch relay covering another 8,000 miles across the United Kingdom. In contrast to the two previous Summer Games, where the Olympic flame relay went around the globe, it will leave the U.K. only once to pass though Ireland on June 6.
The relay will end at the Olympic Stadium during the opening ceremony with the lighting of the cauldron. The games will run through Aug. 12.
It's the second time London officials have come to Ancient Olympia for a flame lighting. London also received the flame before the 1948 Olympics.
"In 1948, shortly after the Second World War, my predecessor stood where I am today and made the first tentative steps in turning the world from war to sport," London organizing committee chief Sebastian Coe said. "We find ourselves in challenging times again and turn to sport once more to connect the world in a global celebration of achievement and inspiration."
Also attending the ceremony was International Olympic Committee President Jacques Rogge.
"With this ceremony, we begin the final countdown to a dream that came to life seven years ago in Singapore," he said, referring to the city where London beat Paris, Madrid, New York and Moscow to secure the games in 2005. "London is ready to welcome the world for the third time."
This was the final lighting ceremony Rogge will attend as IOC president. He will step down in 2013, at the end of his third four-year term.
On Wednesday, Rogge was made an honorary citizen of Ancient Olympia, in a ceremony that also marked the reopening of the museum of Ancient Olympia.
(source: http://us.mg4.mail.yahoo.com/neo/launch?.rand=56lhnee0gh198)
Vietnam: Hauts Plateaux du centre: trois dirigeants d’un groupe de Montagnards arrêtés pour leurs liens avec un mouvement indépendantiste
Eglises d'Asie
08:35 10/05/2012
L’ensemble de la presse officielle vietnamienne annonçait mercredi 9 mai l’arrestation de trois personnes appartenant à des ethnies minoritaires des Hauts Plateaux du centre du Vietnam. Les trois personnes, dont les noms sont cités (Runh, Byek et Jonh), sont présentées comme des dirigeants locaux de l’organisation Fulro (Front uni de libération des races opprimées), une organisation déjà autodissoute à plusieurs reprises. ...
... La Sécurité publique a entamé contre eux une action judiciaire pour « sabotage de l’unité nationale ».
Cependant, cette arrestation pourrait n’être que la face visible d’une affaire complexe et sans doute en relation avec une communauté religieuse. Les comptes-rendus de la presse officielle laissent en effet entendre que les trois personnes citées ne sont pas seules à avoir été arrêtées ; des dizaines d’autres Montagnards ont été également appréhendés, tous membres d’un groupe que la presse officielle appelle « la secte perverse de Ha Mon ». Le journal en ligneVN Express affirme que 62 personnes ont été arrêtées pour opposition au gouvernement. Le même journal affirme que les forces de l’ordre déployées pour ces arrestations ont été considérables, un escadron de gendarmerie étant venu notamment renforcer les agents de la Sécurité publique provinciale. Le journal Tin Tây Nguyên (‘Nouvelles des Hauts Plateaux’) rapporte que les Montagnards arrêtés ont été placés dans deux camps d’internement de la province de Gia Lai (3). Les trois villages où habitent les Montagnards appréhendés sont cités : Kret Krot, K’Dung 1 et B’Chat. Ils dépendent de la commune de Hra, district de Mang Yiang, province de Gia Lai. Du point de vue de l’Eglise catholique, ces villages appartiennent au diocèse de Kontum.
Ce que la presse officielle nomme « la secte perverse de Ha Mon » est assez connue dans les milieux catholiques du diocèse de Kontum. Il s’agit en réalité d’un groupe de Montagnards catholiques, aujourd’hui en difficulté avec la hiérarchie du diocèse. En 1999, une certaine Y Gyin a rapporté à son entourage que la Vierge Marie lui était apparue et lui aurait confié un message contenant un certain nombre de révélations sur la fin du monde et la situation politique au Vietnam. Une communauté s’est formée autour d’elle, communauté que le diocèse de Kontum essaie de ramener à plus d’orthodoxie. Les autorités civiles surveillent ce groupe depuis déjà longtemps et plusieurs articles parus dans l’organe de la Sécurité publique ont dénoncé le caractère réactionnaire de la communauté, qualifiée de « secte perverse », ainsi que ses attaches avec le mouvement indépendantiste Fulro. L’affaire n’étant connue aujourd’hui que par les rapports de la presse officielle, il est difficile de connaître les liens exacts des personnes arrêtées avec le groupe de catholiques de Ha Mon.
(source: Eglises d'Asie, 10 mai 2012)
... La Sécurité publique a entamé contre eux une action judiciaire pour « sabotage de l’unité nationale ».
Cependant, cette arrestation pourrait n’être que la face visible d’une affaire complexe et sans doute en relation avec une communauté religieuse. Les comptes-rendus de la presse officielle laissent en effet entendre que les trois personnes citées ne sont pas seules à avoir été arrêtées ; des dizaines d’autres Montagnards ont été également appréhendés, tous membres d’un groupe que la presse officielle appelle « la secte perverse de Ha Mon ». Le journal en ligneVN Express affirme que 62 personnes ont été arrêtées pour opposition au gouvernement. Le même journal affirme que les forces de l’ordre déployées pour ces arrestations ont été considérables, un escadron de gendarmerie étant venu notamment renforcer les agents de la Sécurité publique provinciale. Le journal Tin Tây Nguyên (‘Nouvelles des Hauts Plateaux’) rapporte que les Montagnards arrêtés ont été placés dans deux camps d’internement de la province de Gia Lai (3). Les trois villages où habitent les Montagnards appréhendés sont cités : Kret Krot, K’Dung 1 et B’Chat. Ils dépendent de la commune de Hra, district de Mang Yiang, province de Gia Lai. Du point de vue de l’Eglise catholique, ces villages appartiennent au diocèse de Kontum.
Ce que la presse officielle nomme « la secte perverse de Ha Mon » est assez connue dans les milieux catholiques du diocèse de Kontum. Il s’agit en réalité d’un groupe de Montagnards catholiques, aujourd’hui en difficulté avec la hiérarchie du diocèse. En 1999, une certaine Y Gyin a rapporté à son entourage que la Vierge Marie lui était apparue et lui aurait confié un message contenant un certain nombre de révélations sur la fin du monde et la situation politique au Vietnam. Une communauté s’est formée autour d’elle, communauté que le diocèse de Kontum essaie de ramener à plus d’orthodoxie. Les autorités civiles surveillent ce groupe depuis déjà longtemps et plusieurs articles parus dans l’organe de la Sécurité publique ont dénoncé le caractère réactionnaire de la communauté, qualifiée de « secte perverse », ainsi que ses attaches avec le mouvement indépendantiste Fulro. L’affaire n’étant connue aujourd’hui que par les rapports de la presse officielle, il est difficile de connaître les liens exacts des personnes arrêtées avec le groupe de catholiques de Ha Mon.
(source: Eglises d'Asie, 10 mai 2012)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giao Lưu Bóng Đá Linh Mục Đoàn Giáo Phận Vinh Và Thanh Hóa
BTT GP. Thanh Hóa
08:17 10/05/2012
GIAO LƯU BÓNG ĐÁ LINH MỤC ĐOÀN GIÁO PHẬN VINH VÀ THANH HÓA
Để chia sẻ niềm vui với giáo phận Thanh Hóa trong dịp đại lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập, được sự đồng ý của Bản quyền hai giáo phận, Ban Văn hóa thể thao giáo phận Vinh đã mời linh mục đoàn Thanh Hóa vào giáo phận Vinh giao lưu bóng đá. Đây cũng là dịp để anh em linh mục Vinh và Thanh Hóa gặp gỡ, cùng nhau ôn lại nhiều kỷ niệm một thời đèn sách dưới mái trường Đại chủng viện Vinh Thanh.
Xem hình trận bóng đá
Sau đại lễ khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 80 năm, buổi chiều cùng ngày 07.05.2012, tại sân vận động Mai Xuân Dương, linh mục đoàn Thanh Hóa đã có buổi tập nhẹ cùng các cầu thủ của đội bóng giáo xứ Chính Tòa để chuẩn bị cho cuộc giao lưu vào ngày mai 08/05/2012. Các cầu thủ “linh mục” ra sân đã bước vào lứa tuổi U35, U40, với mái tóc chuyển màu, bước chân cũng không còn săn chắc như xưa. Nhưng niềm khát khao với môn thể thao vua thì vẫn còn hăng say như thời trai trẻ.
16 giờ chiều, sân vận động Mai Xuân Dương vẫn còn gay gắt với cái nắng hè bỏng rát. Hai đội ra sân trong hai sắc áo: Áo đỏ là màu áo của Linh mục đoàn Thanh Hóa, sắc vàng là màu của đội bóng Chính Tòa. Trên sân cỏ thì không còn khoảng cách “cha – con”, không còn khoảng cách về tuổi tác. Ở đó là tinh thần thể thao được thể hiện hết mình.
Vì lâu ngày mới vận động, nên các cha có phần nào đuối sức. Nhưng vì đây là trận khởi động, chuẩn bị cho trận đấu quan trọng vào ngày hôm sau nên các cha cũng không dùng hết sức. Sau trận đấu, cả đội ngồi lại với nhau, hội ý, sắp xếp lại đội hình, phương án thi đấu cho hợp lý.
8 giờ sáng ngày 08/05/2012, đội bóng linh mục đoàn Thanh Hóa lên đường vào giáo xứ Xuân Phong, giáo phận Vinh (Xuân Trường – Diễn Châu – Nghệ An).
Giáo phận Vinh và giáo phận Thanh Hóa là hai giáo phận có mối quan hệ đặc biệt. Không chỉ ráp gianh về mặt địa lý, linh mục đoàn hai giáo phận hầu như đều trưởng thành từ một mái trường chung – Đại chủng viện Vinh Thanh. Vì vậy, tất cả đều như anh em, đều là bạn hữu.
Đến với giáo xứ Xuân Phong, trời đã về trưa. Đây là một xứ biển, ngôi thánh đường to lớn hướng mình về với khơi xa. Đoàn được cha xứ Xuân Phong đón tiếp một cách nồng hậu. Rất nhiều cha trong đội bóng Thanh Hóa học cùng một lớp với cha xứ. Cho nên, không chỉ là những cái bắt tay xã giao mà còn những cử chỉ và những lời nói thân tình. Cũng vì có những dịp như thế này mà anh em được dịp hội ngộ, thăm hỏi và nhìn thấy sự trưởng thành của nhau. Mới ngày nào còn là những thầy gầy gò, âu lo nhưng nhiệt huyết. Bây giờ tất cả đã là cụ, là cha, mái tóc đã điểm thêm sợi màu, bước chân cũng bớt phần nhanh nhẹn.
Đội bóng quê nhà nghỉ ngơi lấy lại sức sau chuyến đi, để trận đấu bóng giao hữu buổi chiều được tốt đẹp.
Trận đấu diễn ra tại sân vận động huyện Diễn Châu, nằm ngay sát cạnh bờ biển. Rất đông giáo dân trong và ngoài xứ Xuân Phong có mặt tại sân vận động để cổ vũ cho hai đội bóng. Đội bóng Thanh Hóa tuy là khách nhưng cũng có lực lượng cỗ động viên đông đảo. Đó là các bạn sinh viên công giáo Thanh Hóa quê nhà cùng với đội bóng và nhiều giáo dân Chính Tòa theo chân các cha vào với xứ Nghệ.
Đặc biệt hơn nữa trận đấu hôm nay, như lời Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp “là một trận đấu có một không hai trong lịch sử, bởi có sự hiện diện của ba giám mục : Đức cha già Phaolo Maria Cao Đình Thuyên – nguyên giám mục giáo phận Vinh, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh – giám mục giáo phận Thanh hóa và tôi Phaolo Nguyễn Thái Hộp – giám mục của đội bóng chủ nhà. Bên cạnh đó còn có cha Tổng đại diện (Giáo phận Vinh - PV), đông đảo quý linh mục đến từ bốn tỉnh Thanh – Nghệ - Tĩnh – Bình…”. Và bằng cách nói dỉ dỏm ngài chúc cho cầu thủ hai đội thi đấu hết mình “không phải vì màu áo Thanh – Nghệ mà vì mầu áo của tình huynh đệ, tình hiệp thông giữa linh mục đoàn hai giáo phận Vinh và Thanh hóa…”.
Để đáp lại thịnh tình của giáo phận Vinh, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh nói lên lời cảm ơn quý Đức cha, quý cha đã có sáng kiến tổ chức trận bóng đá giao hữu và “đây chỉ là trận lượt đi và là trận đấu mở đầu cho các hoạt động thể thao giữa hai giáo phận… trong thời gian tới, giáo phận Thanh hóa sẽ mời quý Đức cha, quý cha ra Thanh Hóa thi đấu trận lượt về…”.
15 giờ 30, tiếng nhạc, tiếng kèn vang lên. Hai đội bóng bước ra sân trong hai màu áo: Linh mục đoàn Thanh Hóa áo đỏ, linh mục đoàn Vinh áo trắng. Trên sân bóng bây giờ “tạm gác lại” các danh từ “thợ gặt, chủ chiên, linh mục”, mà chỉ còn là các vận động viên, các cầu thủ. Trong trang phục thể thao, các cha trông hoàn toàn khác, mới lạ và khỏe khoắn.
Sau tiếng còi, trận đấu được bắt đầu. Tiếng cổ vũ cũng vang lên sôi động. So về mặt con số, cổ động viên Thanh Hóa ít hơn nhiều so với chủ nhà. Tuy nhiên, sức trẻ và sự nhiệt tình của các bạn sinh viên đã làm cho khán đài cuồn nhiệt với các băng reo : “Vinh – Thanh một nhà”, “Vinh – Thanh cố lên”, “Thanh Hóa vô địch”, "Vinh vô địch", “các cha cố lên”…Tiếng ca, tiếng hát, tiếng hò, cờ vàng trắng phất phới tung bay…đã làm sôi động cả một góc sân vận động huyện Diễn Châu.
Hiệp 1, diễn ra thật sôi động, do ngược hướng gió và phần nào chưa quen với địa hình, nên kết quả tạm nghiêng về phía linh mục đoàn Vinh với tỷ số 1-0.
Giờ nghỉ giữa hiệp, Đức cha Phaolo và Đức cha Giuse ra tận sân bóng bắt tay các cầu thủ, động viên tinh thần thi đấu, khích lệ ý chí mạnh mẽ để vùng lên.
Hiệp 2, đổi sân. Hướng gió trở nên thuận lợi hơn đối với linh mục đoàn Thanh Hóa. Ý chí cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Mồ hôi thấm ướt mặt và quần áo các cha. Đâu có hề gì, thể thao là thế. Có cha còn bị xây xớt, bị thâm tím do va chạm, do bị ngã…vẫn phăng phăng đuổi theo trái bóng tròn. Nhiều pha xút bóng hụt của các cha làm cho khán giả cười ngả nghiên, nhưng vẫn không thiếu những pha gây cấn và hồi hộp. Trên khán đài, liên tục những tràng vỗ tay và những tiếng cỗ vũ “các cha cố lên… cố lên…”.
Nhờ quyết tâm và tinh thần đồng đội, linh mục đoàn Thanh Hóa cũng đã đưa bóng vào lưới đội chủ nhà. Cũng không biết bao nhiêu là những phen đưa bóng nguy hiểm, những pha khiến người xem hồi hộp, nín thở. Cái hay của môn thể thao vua có lẽ là thế.
Trận đấu kết thúc với tỉ số hòa 1-1. Một con số đẹp và vừa lòng tất cả. Chắc chắn sẽ còn những tiếc nuối nhưng với những gì các cha đã làm được, đã cho khán giả thấy một nét khác của đời linh mục.
Sau trận đấu, cầu thủ hai bên bắt tay chúc mừng nhau. Nắng đã tắt và gió biển mang theo hơi nước làm mát cho mọi người, và đặc biệt là các cầu thủ thân yêu.
Một ngày ý nghĩa, một trận đấu bóng đẹp và tràn đầy tiếng cười. Hi vọng rằng sợi dây nối kết của hai giáo phận sẽ luôn vững bền như thế, luôn đẹp và chan chứa như lúc này đây. Cảm ơn giáo phận Vinh vì lời mời thân ái, sự đón tiếp nhiệt tình. Cảm ơn linh mục đoàn hai giáo phận cố gắng và quyết tâm hết mình vì màu cờ sắc áo. Và cuối cùng, hi vọng sẽ có thêm nhiều hoạt động giao lưu tầm giáo phận như thế này nữa, để củng cố, để bắt tay, để mở rộng vòng nối kết của người Kitô hữu…
Ban Truyền Thông
Để chia sẻ niềm vui với giáo phận Thanh Hóa trong dịp đại lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập, được sự đồng ý của Bản quyền hai giáo phận, Ban Văn hóa thể thao giáo phận Vinh đã mời linh mục đoàn Thanh Hóa vào giáo phận Vinh giao lưu bóng đá. Đây cũng là dịp để anh em linh mục Vinh và Thanh Hóa gặp gỡ, cùng nhau ôn lại nhiều kỷ niệm một thời đèn sách dưới mái trường Đại chủng viện Vinh Thanh.
Xem hình trận bóng đá
Sau đại lễ khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 80 năm, buổi chiều cùng ngày 07.05.2012, tại sân vận động Mai Xuân Dương, linh mục đoàn Thanh Hóa đã có buổi tập nhẹ cùng các cầu thủ của đội bóng giáo xứ Chính Tòa để chuẩn bị cho cuộc giao lưu vào ngày mai 08/05/2012. Các cầu thủ “linh mục” ra sân đã bước vào lứa tuổi U35, U40, với mái tóc chuyển màu, bước chân cũng không còn săn chắc như xưa. Nhưng niềm khát khao với môn thể thao vua thì vẫn còn hăng say như thời trai trẻ.
16 giờ chiều, sân vận động Mai Xuân Dương vẫn còn gay gắt với cái nắng hè bỏng rát. Hai đội ra sân trong hai sắc áo: Áo đỏ là màu áo của Linh mục đoàn Thanh Hóa, sắc vàng là màu của đội bóng Chính Tòa. Trên sân cỏ thì không còn khoảng cách “cha – con”, không còn khoảng cách về tuổi tác. Ở đó là tinh thần thể thao được thể hiện hết mình.
Vì lâu ngày mới vận động, nên các cha có phần nào đuối sức. Nhưng vì đây là trận khởi động, chuẩn bị cho trận đấu quan trọng vào ngày hôm sau nên các cha cũng không dùng hết sức. Sau trận đấu, cả đội ngồi lại với nhau, hội ý, sắp xếp lại đội hình, phương án thi đấu cho hợp lý.
8 giờ sáng ngày 08/05/2012, đội bóng linh mục đoàn Thanh Hóa lên đường vào giáo xứ Xuân Phong, giáo phận Vinh (Xuân Trường – Diễn Châu – Nghệ An).
Giáo phận Vinh và giáo phận Thanh Hóa là hai giáo phận có mối quan hệ đặc biệt. Không chỉ ráp gianh về mặt địa lý, linh mục đoàn hai giáo phận hầu như đều trưởng thành từ một mái trường chung – Đại chủng viện Vinh Thanh. Vì vậy, tất cả đều như anh em, đều là bạn hữu.
Đến với giáo xứ Xuân Phong, trời đã về trưa. Đây là một xứ biển, ngôi thánh đường to lớn hướng mình về với khơi xa. Đoàn được cha xứ Xuân Phong đón tiếp một cách nồng hậu. Rất nhiều cha trong đội bóng Thanh Hóa học cùng một lớp với cha xứ. Cho nên, không chỉ là những cái bắt tay xã giao mà còn những cử chỉ và những lời nói thân tình. Cũng vì có những dịp như thế này mà anh em được dịp hội ngộ, thăm hỏi và nhìn thấy sự trưởng thành của nhau. Mới ngày nào còn là những thầy gầy gò, âu lo nhưng nhiệt huyết. Bây giờ tất cả đã là cụ, là cha, mái tóc đã điểm thêm sợi màu, bước chân cũng bớt phần nhanh nhẹn.
Đội bóng quê nhà nghỉ ngơi lấy lại sức sau chuyến đi, để trận đấu bóng giao hữu buổi chiều được tốt đẹp.
Trận đấu diễn ra tại sân vận động huyện Diễn Châu, nằm ngay sát cạnh bờ biển. Rất đông giáo dân trong và ngoài xứ Xuân Phong có mặt tại sân vận động để cổ vũ cho hai đội bóng. Đội bóng Thanh Hóa tuy là khách nhưng cũng có lực lượng cỗ động viên đông đảo. Đó là các bạn sinh viên công giáo Thanh Hóa quê nhà cùng với đội bóng và nhiều giáo dân Chính Tòa theo chân các cha vào với xứ Nghệ.
Đặc biệt hơn nữa trận đấu hôm nay, như lời Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp “là một trận đấu có một không hai trong lịch sử, bởi có sự hiện diện của ba giám mục : Đức cha già Phaolo Maria Cao Đình Thuyên – nguyên giám mục giáo phận Vinh, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh – giám mục giáo phận Thanh hóa và tôi Phaolo Nguyễn Thái Hộp – giám mục của đội bóng chủ nhà. Bên cạnh đó còn có cha Tổng đại diện (Giáo phận Vinh - PV), đông đảo quý linh mục đến từ bốn tỉnh Thanh – Nghệ - Tĩnh – Bình…”. Và bằng cách nói dỉ dỏm ngài chúc cho cầu thủ hai đội thi đấu hết mình “không phải vì màu áo Thanh – Nghệ mà vì mầu áo của tình huynh đệ, tình hiệp thông giữa linh mục đoàn hai giáo phận Vinh và Thanh hóa…”.
Để đáp lại thịnh tình của giáo phận Vinh, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh nói lên lời cảm ơn quý Đức cha, quý cha đã có sáng kiến tổ chức trận bóng đá giao hữu và “đây chỉ là trận lượt đi và là trận đấu mở đầu cho các hoạt động thể thao giữa hai giáo phận… trong thời gian tới, giáo phận Thanh hóa sẽ mời quý Đức cha, quý cha ra Thanh Hóa thi đấu trận lượt về…”.
15 giờ 30, tiếng nhạc, tiếng kèn vang lên. Hai đội bóng bước ra sân trong hai màu áo: Linh mục đoàn Thanh Hóa áo đỏ, linh mục đoàn Vinh áo trắng. Trên sân bóng bây giờ “tạm gác lại” các danh từ “thợ gặt, chủ chiên, linh mục”, mà chỉ còn là các vận động viên, các cầu thủ. Trong trang phục thể thao, các cha trông hoàn toàn khác, mới lạ và khỏe khoắn.
Sau tiếng còi, trận đấu được bắt đầu. Tiếng cổ vũ cũng vang lên sôi động. So về mặt con số, cổ động viên Thanh Hóa ít hơn nhiều so với chủ nhà. Tuy nhiên, sức trẻ và sự nhiệt tình của các bạn sinh viên đã làm cho khán đài cuồn nhiệt với các băng reo : “Vinh – Thanh một nhà”, “Vinh – Thanh cố lên”, “Thanh Hóa vô địch”, "Vinh vô địch", “các cha cố lên”…Tiếng ca, tiếng hát, tiếng hò, cờ vàng trắng phất phới tung bay…đã làm sôi động cả một góc sân vận động huyện Diễn Châu.
Hiệp 1, diễn ra thật sôi động, do ngược hướng gió và phần nào chưa quen với địa hình, nên kết quả tạm nghiêng về phía linh mục đoàn Vinh với tỷ số 1-0.
Giờ nghỉ giữa hiệp, Đức cha Phaolo và Đức cha Giuse ra tận sân bóng bắt tay các cầu thủ, động viên tinh thần thi đấu, khích lệ ý chí mạnh mẽ để vùng lên.
Hiệp 2, đổi sân. Hướng gió trở nên thuận lợi hơn đối với linh mục đoàn Thanh Hóa. Ý chí cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Mồ hôi thấm ướt mặt và quần áo các cha. Đâu có hề gì, thể thao là thế. Có cha còn bị xây xớt, bị thâm tím do va chạm, do bị ngã…vẫn phăng phăng đuổi theo trái bóng tròn. Nhiều pha xút bóng hụt của các cha làm cho khán giả cười ngả nghiên, nhưng vẫn không thiếu những pha gây cấn và hồi hộp. Trên khán đài, liên tục những tràng vỗ tay và những tiếng cỗ vũ “các cha cố lên… cố lên…”.
Nhờ quyết tâm và tinh thần đồng đội, linh mục đoàn Thanh Hóa cũng đã đưa bóng vào lưới đội chủ nhà. Cũng không biết bao nhiêu là những phen đưa bóng nguy hiểm, những pha khiến người xem hồi hộp, nín thở. Cái hay của môn thể thao vua có lẽ là thế.
Trận đấu kết thúc với tỉ số hòa 1-1. Một con số đẹp và vừa lòng tất cả. Chắc chắn sẽ còn những tiếc nuối nhưng với những gì các cha đã làm được, đã cho khán giả thấy một nét khác của đời linh mục.
Sau trận đấu, cầu thủ hai bên bắt tay chúc mừng nhau. Nắng đã tắt và gió biển mang theo hơi nước làm mát cho mọi người, và đặc biệt là các cầu thủ thân yêu.
Một ngày ý nghĩa, một trận đấu bóng đẹp và tràn đầy tiếng cười. Hi vọng rằng sợi dây nối kết của hai giáo phận sẽ luôn vững bền như thế, luôn đẹp và chan chứa như lúc này đây. Cảm ơn giáo phận Vinh vì lời mời thân ái, sự đón tiếp nhiệt tình. Cảm ơn linh mục đoàn hai giáo phận cố gắng và quyết tâm hết mình vì màu cờ sắc áo. Và cuối cùng, hi vọng sẽ có thêm nhiều hoạt động giao lưu tầm giáo phận như thế này nữa, để củng cố, để bắt tay, để mở rộng vòng nối kết của người Kitô hữu…
Ban Truyền Thông
Thánh lễ cung hiến nhà thờ Kẻ Văn, TGP Huế
Trương Trí
08:33 10/05/2012
Sáng hôm nay, ngày 10.5, trong niềm hân hoan tạ ơn Thiên Chúa, cộng đoàn giáo xứ Kẻ Văn hân hoan chào đón Đức Tổng Giám Mục, Đức Giám Mục phụ tá, quí linh mục, tu sĩ nam nữ và cộng đoàn giáo phận về tham dự Lễ Cung Hiến Nhà Thờ Kẻ Văn, một ngôi nhà thờ khang trang rộng lớn vừa được hoàn thành. Tháp nhà thờ cao vút giữa bầu trời chứng minh cho Đức Tin của giáo dân Kẻ Văn từ bao đời nay vẫn bền vững và là gương sáng cho con cháu đời sau.
Xem hình ảnh
Mặc dù thời tiết nắng nóng gay gắt, mọi thành phần Dân Chúa thuộc địa sở Kẻ Văn đều tươi cười rạng rở, không dấu được niềm tự hào trước việc hoàn thành công trình xây dựng ngôi Thánh đường nguy nga long lẫy, mơ ước từ bao lâu nay. Khuôn viên nhà thờ được trang hoàng cờ hoa rực rỡ, nhiều lẵng hoa tươi của đại diện các làng, các họ tộc và chính quyền các cấp mang đến chúc mừng nhân ngày trọng đại của giáo xứ. Bà con đồng hương Kẻ Văn từ khắp nơi trên mọi miền đất nước cũng như hải ngoại cũng quy tụ về đây trong ngày vui này.
Giữa sân nhà thờ, một lăng mộ vừa mới được tu sửa, một vị trí trang trọng như nhắc nhở con cháu đời sau phải luôn gìn giữ Đức Tin, tiếp nối truyền thống kiên trung của các bậc tiền nhân, đó là lăng mộ của 264 vị tử đạo dưới thời Văn Thân, những con người đã kiên cường chấp nhận cái chết để bảo vệ ngôi nhà thờ.
Sau khi Đức Tổng Giám Mục và Đức Giám Mục phụ tá chủ sự nghi thức Đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ giáo họ Hội Điền cũng thuộc giáo xứ Kẻ Văn trở về. Đúng 9 giờ, đoàn rước Đức Tổng Giám Mục chủ sự, Đức Giám Mục phụ tá, Đức Đan Viện phụ đan viện Thiên An, cùng với gần 100 linh mục đồng tế. Trước tiền đường, Đức Tổng Giám Mục cùng Đức Giám Mục phụ tá, Đức Đan Viện phụ, cha hạt trưởng hạt Quảng Trị cắt băng khánh thành nhà thờ. Trong lời mở đầu, Đức Tổng nói: Tại một vùng thôn quê xa xôi như thế này, một ngôi nhà thờ khang trang rộng lớn được xây dựng, ai ai cung x phải thán phục. Được như vậy là nhờ vào sự quan phòng của Thiên Chúa, sự giúp đở của các ân nhân xa gần cũng như sự cộng tác của cộng đoàn giáo xứ. Ngôi nhà thờ là trung tâm sinh hoạt của giáo xứ, là cái hồn của giáo xứ, là nơi để chúng ta thờ phượng ngợi khen tôn vinh Chúa, cầu nguyện cùng Chúa. Nhà thờ cũng là nơi để Giáo hội dạy dỗ và đào tạo chúng ta trong đời sống đức tin, đức Cậy, đức Mến, chia sẽ tình yêu thương đối với mọi người. Tiếp đó, đại diện giáo xứ dâng chìa khóa nhà thờ lên Đức Tổng Giám Mục, Ngài trao cho cha quản xứ Phaolô Trần Văn Quang, biểu tỏ việc trao quyền coi sóc và cai quản giáo xứ. Cha quản xứ mở cửa nhà thờ và mời Đức Tổng Giám Mục, Đức Giám Mục phụ tá, quí cha đồng tế và mọi thành phần Dân Chúa cùng tiến vào nhà thờ.
Sau khi cha quản xứ giới thiệu đôi nét về lịch sử của giáo xứ, nghi thức Cung hiến Nhà Thờ được bắt đầu bằng việc Đức Tổng làm phép nước và rảy lên khắp nơi trong nhà thờ. Cộng đoàn đi vào phần phụng vụ Lời Chúa, đại diện cộng đoàn dâng lên Đức Tổng sách Tin Mừng, Ngài nâng cao lên để mọi người chiêm ngưỡng Tin Mừng của Chúa và trao lại cho vị đại diện cộng đoàn công bố bài đọc, bài Tin Mừng do cha Đôminicô Lê Văn Đức thuộc dòng Ngôi Lời Nha Trang, một người con của quê hương Kẻ Văn công bố.
Trong phần chia sẽ Lời Chúa, Đức Tổng Giám Mục nhắc lại biến cố Đức Chúa Giêsu phản ứng quyết liệt trước việc những kẻ mua bán chiên bò và đổi tiền bạc tại Đền Thờ Giêrusalem, Ngài đã đuổi tất cả bọn họ ra khỏi Đền Thờ, Ngài phán: “ Hảy đem tất cả những thứ này ra khỏi Đền Thờ,đừng biến nhà Cha Ta thành nơi mua bán “. Ngài đòi lại sự thanh khiết và uy nghiêm cho ngôi Đền Thờ, nơi thờ phượng Thiên Chúa. Ngày nay, khi anh chị em bước vào Nhà thờ, mà trong lòng anh chị em vẫn mang nặng những lo toan, chất chứa ganh ghét hận thù, kiêu căng, ích kỷ thì làm sao có thể thanh thản cầu nguyện với Chúa được. Vào nhà thờ cầu nguyện mà tâm hồn xao động như cảnh chợ búa thì không thể chuyên tâm thờ phượng Chúa trong chân lý được.
Trước khi cử hành nghi thức Cung hiến Nhà Thờ và Bàn Thờ, cha quản xứ Phaolô Trần Văn Quang cùng với các vị đại diện giáo xứ rước ảnh tượng và hòm bia xương Thánh của Thánh tử đạo Giuse Lê Đăng Thị, một người con của giáo xứ đã đổ máu để tuyên xưng Đức Tin dưới thời Văn thân, cha quản xứ trao hòm bia xương Thánh cho Đức Tổng Giám Mục và Ngài đặt vào nơi trang trọng trước bàn thờ.
Tiếp tục nghi thức Cung hiến, Đức Tổng Giám Mục đổ Dầu Thánh lên năm vị trí, tượng trưng cho Năm Dấu Thánh của Chúa Giêsu, Ngài tự tay xoa dầu lên khắp bàn thờ. Mười hai linh mục được chọn để xức dầu Thánh lên tường nhà thờ. Bàn thờ là nơi đặt Lễ Vật dâng lên Thiên Chúa, là nơi cao trọng nhất trong nhà thờ, nên Đức Tổng Giám Mục xông hương bàn thờ, hương trầm nghi ngút như lời nguyện cầu tỏa bay lên trước Tôn Nhan Thiên Chúa. Đức Tổng Giám Mục làm phép nến và thắp sáng nhà thờ. Từ đây, đèn trong nhà thờ sáng rực rỡ, bàn thờ được trang trí hoa đèn lộng lẩy. Phần phụng vụ Thánh Thể bắt đầu.
Đại diện các hội đoàn và đồng hương xa gần cùng các em thiếu nhi trang trọng dâng lễ vật lên Đức Giám Mục chủ tế.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục chủ tế đã long trọng cử hành chầu Thánh Thể và rước Thánh Thể từ trên bàn thờ xuống đến cuối nhà thờ, cộng đoàn cung kính thờ lạy.
Sau thánh lễ, ông Giacôbê Trần Thắng Ngọc chủ tịch HĐGX thay mặt cộng đoàn nói lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, Mẹ La Vang, Thánh cả Giuse, Thánh Tử đạo Giuse Lê Đăng Thị đã quan phòng, yêu thương cho giáo xứ chúng con hoàn thành ngôi Thánh đường khang lộng lẫy, một ước mơ từ bao lâu nay. Tri ân Đức Tổng Giám Mục, Đức Giám Mục phụ tá đã luôn quan tâm lo lắng đến việc xây dựng ngôi Thánh đường này, cảm ơn quí cha đồng tế, quí tu sĩ nam nữ và cộng đoàn Dân Chúa đã hiệp thông lời cảm tạ và chia sẽ niềm vui với giáo xứ. Đồng thời cũng cảm ơn chính quyền các cấp tỉnh Quảng Trị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng ngôi nhà thờ. Cảm ơn các Hội chủ các làng, các khuôn hội Phật giáo, trong tinh thần liên đới và đoàn kết, đã cùng chia sẽ niềm vui với giáo xứ. Ông chủ tịch HĐGX cũng bày tỏ lòng tri ân các vị ân nhân và đồng hương Kẻ Văn trong cũng như ngoài nước, đã đóng góp công của để xây dựng ngôi Thánh Đường này. Cảm ơn các kiến trúc sư, kỷ sư và thợ thầy đã vất vả khó nhọc trong suốt hai năm mười tháng để thi công xây dựng.
Trước khi Đức Tổng Giám Mục ban phép lành, các em thiếu nhi giáo xứ biểu diễn những vũ điệu ngây thơ trong sáng chào mừng quí Đức Cha, quí cha và cộng đoàn.
Sơ lược về giáo xứ Kẻ Văn:
Nhà thờ Kẻ Văn cách thành phố Huế và tòa Tổng Giám Mục chừng 55km về phía Bắc, thuộc hạt Quảng Trị. Là một địa sở bao gồm nhiều họ đạo: An Thơ, Phú Kinh, Hội Điền, Hòa Viện, Hưng Nhơn, được đón nhận Đức Tin từ trên 300 năm nay. Về địa giới hành chính, Kẻ Văn là một giáo xứ có địa bàn thuộc ranh giới của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, trong đó họ đạo Hòa Viện thuộc xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, còn lại thuộc xã Hải Tân, huyện hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Giáo sử còn lưu lại nhà thờ Kẻ Văn có từ rất sớm, ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng bằng tranh tre vào khoảng năm 1685, do các cha dòng Tên.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nhất là các cuộc bắt đạo dưới các thời chúa Nguyễn, Tây Sơn và Văn Thân, triều Nguyễn. giáo dân Kẻ Văn đã phải ghánh chịu nhiều mất mát. Đáng kể nhất là cuộc tấn công của quân Văn Thân ngày 7.9.1885, giết chết 264 giáo dân, hầu hết là thanh niên quyết tâm bảo vệ nhà thờ và giáo xứ. Hiện nay, lăng mộ của các vị được quy tập và chôn thật trang trọng trước sân nhà thờ. Đặc biệt, Kẻ Văn đã dâng lên Thiên Chúa một chứng nhân Đức Tin kiên cường, đó là Thánh tử đạo Giuse Lê Đăng Thị, bị xử giảo ngày 24.10.1860 tại An Hòa, Huế. Giáo dân Kẻ Văn cũng phải bao phen lưu lạc để tránh các cuộc lùng sục bắt bớ.
Là một giáo xứ không đông giáo dân, nhưng với một bề dày đạo đức và một truyền thống Đức Tin vững vàng, với một tấm gương chói ngời là các vị tử đạo luôn đồng hành với cộng đoàn. Bước chân vào khuôn viên nhà thờ, lăng mộ các Ngài luôn nhắc nhở con cháu đời sau noi gương các Ngài. Không đông giáo dân, nhưng Kẻ Văn đã dâng cho Chúa nhiều hoa thơm quả ngọt, nhiều linh mục cho Giáo Hội và nhiều tu sĩ trên cánh đồng truyền giáo.
Không phụ lòng ước mơ của giáo xứ, Thiên Chúa đã quan phòng yêu thương, nhờ sự nhiệt thành của cha quản xứ Phaolô Trần Văn Quang, sự tận tình giúp đở của bà con đồng hương Kẻ Văn trong và ngoài nước, sự tận tâm tận lực của toàn thể giáo xứ, ngôi nhà thờ thứ 6 đã được hoàn thành và Cung hiến.
Xem hình ảnh
Mặc dù thời tiết nắng nóng gay gắt, mọi thành phần Dân Chúa thuộc địa sở Kẻ Văn đều tươi cười rạng rở, không dấu được niềm tự hào trước việc hoàn thành công trình xây dựng ngôi Thánh đường nguy nga long lẫy, mơ ước từ bao lâu nay. Khuôn viên nhà thờ được trang hoàng cờ hoa rực rỡ, nhiều lẵng hoa tươi của đại diện các làng, các họ tộc và chính quyền các cấp mang đến chúc mừng nhân ngày trọng đại của giáo xứ. Bà con đồng hương Kẻ Văn từ khắp nơi trên mọi miền đất nước cũng như hải ngoại cũng quy tụ về đây trong ngày vui này.
Giữa sân nhà thờ, một lăng mộ vừa mới được tu sửa, một vị trí trang trọng như nhắc nhở con cháu đời sau phải luôn gìn giữ Đức Tin, tiếp nối truyền thống kiên trung của các bậc tiền nhân, đó là lăng mộ của 264 vị tử đạo dưới thời Văn Thân, những con người đã kiên cường chấp nhận cái chết để bảo vệ ngôi nhà thờ.
Sau khi Đức Tổng Giám Mục và Đức Giám Mục phụ tá chủ sự nghi thức Đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ giáo họ Hội Điền cũng thuộc giáo xứ Kẻ Văn trở về. Đúng 9 giờ, đoàn rước Đức Tổng Giám Mục chủ sự, Đức Giám Mục phụ tá, Đức Đan Viện phụ đan viện Thiên An, cùng với gần 100 linh mục đồng tế. Trước tiền đường, Đức Tổng Giám Mục cùng Đức Giám Mục phụ tá, Đức Đan Viện phụ, cha hạt trưởng hạt Quảng Trị cắt băng khánh thành nhà thờ. Trong lời mở đầu, Đức Tổng nói: Tại một vùng thôn quê xa xôi như thế này, một ngôi nhà thờ khang trang rộng lớn được xây dựng, ai ai cung x phải thán phục. Được như vậy là nhờ vào sự quan phòng của Thiên Chúa, sự giúp đở của các ân nhân xa gần cũng như sự cộng tác của cộng đoàn giáo xứ. Ngôi nhà thờ là trung tâm sinh hoạt của giáo xứ, là cái hồn của giáo xứ, là nơi để chúng ta thờ phượng ngợi khen tôn vinh Chúa, cầu nguyện cùng Chúa. Nhà thờ cũng là nơi để Giáo hội dạy dỗ và đào tạo chúng ta trong đời sống đức tin, đức Cậy, đức Mến, chia sẽ tình yêu thương đối với mọi người. Tiếp đó, đại diện giáo xứ dâng chìa khóa nhà thờ lên Đức Tổng Giám Mục, Ngài trao cho cha quản xứ Phaolô Trần Văn Quang, biểu tỏ việc trao quyền coi sóc và cai quản giáo xứ. Cha quản xứ mở cửa nhà thờ và mời Đức Tổng Giám Mục, Đức Giám Mục phụ tá, quí cha đồng tế và mọi thành phần Dân Chúa cùng tiến vào nhà thờ.
Sau khi cha quản xứ giới thiệu đôi nét về lịch sử của giáo xứ, nghi thức Cung hiến Nhà Thờ được bắt đầu bằng việc Đức Tổng làm phép nước và rảy lên khắp nơi trong nhà thờ. Cộng đoàn đi vào phần phụng vụ Lời Chúa, đại diện cộng đoàn dâng lên Đức Tổng sách Tin Mừng, Ngài nâng cao lên để mọi người chiêm ngưỡng Tin Mừng của Chúa và trao lại cho vị đại diện cộng đoàn công bố bài đọc, bài Tin Mừng do cha Đôminicô Lê Văn Đức thuộc dòng Ngôi Lời Nha Trang, một người con của quê hương Kẻ Văn công bố.
Trong phần chia sẽ Lời Chúa, Đức Tổng Giám Mục nhắc lại biến cố Đức Chúa Giêsu phản ứng quyết liệt trước việc những kẻ mua bán chiên bò và đổi tiền bạc tại Đền Thờ Giêrusalem, Ngài đã đuổi tất cả bọn họ ra khỏi Đền Thờ, Ngài phán: “ Hảy đem tất cả những thứ này ra khỏi Đền Thờ,đừng biến nhà Cha Ta thành nơi mua bán “. Ngài đòi lại sự thanh khiết và uy nghiêm cho ngôi Đền Thờ, nơi thờ phượng Thiên Chúa. Ngày nay, khi anh chị em bước vào Nhà thờ, mà trong lòng anh chị em vẫn mang nặng những lo toan, chất chứa ganh ghét hận thù, kiêu căng, ích kỷ thì làm sao có thể thanh thản cầu nguyện với Chúa được. Vào nhà thờ cầu nguyện mà tâm hồn xao động như cảnh chợ búa thì không thể chuyên tâm thờ phượng Chúa trong chân lý được.
Trước khi cử hành nghi thức Cung hiến Nhà Thờ và Bàn Thờ, cha quản xứ Phaolô Trần Văn Quang cùng với các vị đại diện giáo xứ rước ảnh tượng và hòm bia xương Thánh của Thánh tử đạo Giuse Lê Đăng Thị, một người con của giáo xứ đã đổ máu để tuyên xưng Đức Tin dưới thời Văn thân, cha quản xứ trao hòm bia xương Thánh cho Đức Tổng Giám Mục và Ngài đặt vào nơi trang trọng trước bàn thờ.
Tiếp tục nghi thức Cung hiến, Đức Tổng Giám Mục đổ Dầu Thánh lên năm vị trí, tượng trưng cho Năm Dấu Thánh của Chúa Giêsu, Ngài tự tay xoa dầu lên khắp bàn thờ. Mười hai linh mục được chọn để xức dầu Thánh lên tường nhà thờ. Bàn thờ là nơi đặt Lễ Vật dâng lên Thiên Chúa, là nơi cao trọng nhất trong nhà thờ, nên Đức Tổng Giám Mục xông hương bàn thờ, hương trầm nghi ngút như lời nguyện cầu tỏa bay lên trước Tôn Nhan Thiên Chúa. Đức Tổng Giám Mục làm phép nến và thắp sáng nhà thờ. Từ đây, đèn trong nhà thờ sáng rực rỡ, bàn thờ được trang trí hoa đèn lộng lẩy. Phần phụng vụ Thánh Thể bắt đầu.
Đại diện các hội đoàn và đồng hương xa gần cùng các em thiếu nhi trang trọng dâng lễ vật lên Đức Giám Mục chủ tế.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục chủ tế đã long trọng cử hành chầu Thánh Thể và rước Thánh Thể từ trên bàn thờ xuống đến cuối nhà thờ, cộng đoàn cung kính thờ lạy.
Sau thánh lễ, ông Giacôbê Trần Thắng Ngọc chủ tịch HĐGX thay mặt cộng đoàn nói lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, Mẹ La Vang, Thánh cả Giuse, Thánh Tử đạo Giuse Lê Đăng Thị đã quan phòng, yêu thương cho giáo xứ chúng con hoàn thành ngôi Thánh đường khang lộng lẫy, một ước mơ từ bao lâu nay. Tri ân Đức Tổng Giám Mục, Đức Giám Mục phụ tá đã luôn quan tâm lo lắng đến việc xây dựng ngôi Thánh đường này, cảm ơn quí cha đồng tế, quí tu sĩ nam nữ và cộng đoàn Dân Chúa đã hiệp thông lời cảm tạ và chia sẽ niềm vui với giáo xứ. Đồng thời cũng cảm ơn chính quyền các cấp tỉnh Quảng Trị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng ngôi nhà thờ. Cảm ơn các Hội chủ các làng, các khuôn hội Phật giáo, trong tinh thần liên đới và đoàn kết, đã cùng chia sẽ niềm vui với giáo xứ. Ông chủ tịch HĐGX cũng bày tỏ lòng tri ân các vị ân nhân và đồng hương Kẻ Văn trong cũng như ngoài nước, đã đóng góp công của để xây dựng ngôi Thánh Đường này. Cảm ơn các kiến trúc sư, kỷ sư và thợ thầy đã vất vả khó nhọc trong suốt hai năm mười tháng để thi công xây dựng.
Trước khi Đức Tổng Giám Mục ban phép lành, các em thiếu nhi giáo xứ biểu diễn những vũ điệu ngây thơ trong sáng chào mừng quí Đức Cha, quí cha và cộng đoàn.
Sơ lược về giáo xứ Kẻ Văn:
Nhà thờ Kẻ Văn cách thành phố Huế và tòa Tổng Giám Mục chừng 55km về phía Bắc, thuộc hạt Quảng Trị. Là một địa sở bao gồm nhiều họ đạo: An Thơ, Phú Kinh, Hội Điền, Hòa Viện, Hưng Nhơn, được đón nhận Đức Tin từ trên 300 năm nay. Về địa giới hành chính, Kẻ Văn là một giáo xứ có địa bàn thuộc ranh giới của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, trong đó họ đạo Hòa Viện thuộc xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, còn lại thuộc xã Hải Tân, huyện hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Giáo sử còn lưu lại nhà thờ Kẻ Văn có từ rất sớm, ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng bằng tranh tre vào khoảng năm 1685, do các cha dòng Tên.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nhất là các cuộc bắt đạo dưới các thời chúa Nguyễn, Tây Sơn và Văn Thân, triều Nguyễn. giáo dân Kẻ Văn đã phải ghánh chịu nhiều mất mát. Đáng kể nhất là cuộc tấn công của quân Văn Thân ngày 7.9.1885, giết chết 264 giáo dân, hầu hết là thanh niên quyết tâm bảo vệ nhà thờ và giáo xứ. Hiện nay, lăng mộ của các vị được quy tập và chôn thật trang trọng trước sân nhà thờ. Đặc biệt, Kẻ Văn đã dâng lên Thiên Chúa một chứng nhân Đức Tin kiên cường, đó là Thánh tử đạo Giuse Lê Đăng Thị, bị xử giảo ngày 24.10.1860 tại An Hòa, Huế. Giáo dân Kẻ Văn cũng phải bao phen lưu lạc để tránh các cuộc lùng sục bắt bớ.
Là một giáo xứ không đông giáo dân, nhưng với một bề dày đạo đức và một truyền thống Đức Tin vững vàng, với một tấm gương chói ngời là các vị tử đạo luôn đồng hành với cộng đoàn. Bước chân vào khuôn viên nhà thờ, lăng mộ các Ngài luôn nhắc nhở con cháu đời sau noi gương các Ngài. Không đông giáo dân, nhưng Kẻ Văn đã dâng cho Chúa nhiều hoa thơm quả ngọt, nhiều linh mục cho Giáo Hội và nhiều tu sĩ trên cánh đồng truyền giáo.
Không phụ lòng ước mơ của giáo xứ, Thiên Chúa đã quan phòng yêu thương, nhờ sự nhiệt thành của cha quản xứ Phaolô Trần Văn Quang, sự tận tình giúp đở của bà con đồng hương Kẻ Văn trong và ngoài nước, sự tận tâm tận lực của toàn thể giáo xứ, ngôi nhà thờ thứ 6 đã được hoàn thành và Cung hiến.
Linh mục và Tu sĩ giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng tĩnh tâm
Giuse Trần Ngọc Huấn
08:50 10/05/2012
Trong hai ngày 8-9 tháng 05 năm 2012, tại giáo xứ Thất Khê, thuộc giáo hạt Lạng Sơn của giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, tất cả các linh mục, nam nữ tu sỹ, chủng sinh, ứng sinh trong giáo phận đã quy tụ về để tham dự chương trình tĩnh tâm hàng tháng.
Xem hình ảnh
Đã thành thông lệ từ nhiều năm qua, cứ hai tháng một lần, tất cả các linh mục và tu sỹ đang phục vụ trên cánh đồng truyền giáo của giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, lại quy tụ bên nhau để cùng sống tình huynh đệ, lắng nghe, chia sẻ những cảm nghiệm, suy tư trong công tác mục vụ, cùng cầu nguyện cho công việc được tốt đẹp như lòng Chúa mong ước, và thoả lòng dân Chúa ước mong.
Chương trình hai ngày tĩnh tâm được chính thức bắt đầu vào lúc 16 giờ với Kinh Chiều được cử hành trọng thể tại nhà thờ giáo xứ Thất Khê. Sau đó, mọi người lắng nghe chia sẻ của cha đại diện giám mục Giuse Nguyễn Ngọc Thể về “Tương quan giữa Lời Chúa và việc truyền giáo”.
Trong khung cảnh nhiều khác biệt của vùng truyền giáo, những thợ gặt dấn thân phục vụ nơi giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng cũng phải mang trong mình những nét khác hơn, mà trong đó đặc biệt đề cao tinh thần phục vụ, sự dấn thân và nhiệt huyết tông đồ. Truyền giáo giờ đây không đơn thuần là những lời rao giảng nhưng còn là chính đời sống chứng tá Tin Mừng, do đó, các thợ gặt cũng phải mang tinh thần Đến với muôn dân, để sống với họ, để chia sẻ và nâng đỡ họ, và nhất là để đem ánh sáng Tin Mừng Cứu Độ đến cho họ, qua chính sự thân thiện, gần gũi, thái độ niềm nở và tấm lòng phục vụ chân thành. Truyền giáo bằng cách âm thầm xây dựng con người để họ có cơ hội có một đời sống xứng đáng với phẩm giá con người hơn.
Trong việc thực thi ơn gọi và sứ mệnh của mình, người truyền giáo không được an phận thủ thường mà phải chấp nhận một cuộc sống đầy những thử thách và sóng gió, phải ra đi để có thể loan báo Tin Mừng bằng chính đời sống của mình. Người truyền giáo phải hiện diện và tiếp xúc không chỉ với anh em giáo hữu mà còn phải đặc biệt hướng tới anh chị em lương dân bằng một sự chân thành, yêu mến và tôn trọng họ, trong chính môi trường mà mình đang sống và làm việc tông đồ. Chính sự hiện diện và tiếp xúc mới nảy sinh tình yêu bởi vì không có tình thương yêu chân thành thì việc truyền giáo chỉ còn là mơ hồ, viển vông.
Chương trình tĩnh tâm tiếp diễn với những thánh lễ chiều tại nhà thờ giáo xứ Thất Khê do Đức cha Giuse chủ sự, cùng với tất cả các linh mục, nam nữ tu sỹ và anh chị em giáo dân. Ngôi nhà thờ của giáo xứ Thất Khê hôm nay sống lên một bầu khí của tình hiệp thông. Sự hiện diện của mọi thành phần dân Chúa từ Đức Giám mục, linh mục đoàn, nam nữ tu sỹ và giáo dân làm nên dấu chỉ nét đẹp của giáo hội địa phương. Mọi người cùng sốt sắng ca tụng Thiên Chúa, dâng lên Người tâm tình tạ ơn và cầu nguyện chân thành.
Sau Thánh lễ, cộng đoàn hiện diện cùng tham dự buổi dâng hoa kính Đức Mẹ do các em thiếu nhi nam và nữ của giáo xứ Thất Khê đồng tiến. Đây là điều thật ý nghĩa trong khung cảnh tháng kính Đức Mẹ.
Vào lúc 21 giờ 15, các linh mục và tu sỹ trong giáo phận lại có những giờ phút hồi tâm sâu lắng bên Chúa Giêsu Thánh Thể. Mỗi người dâng lên Chúa những suy tư, thao thức của mình về hành trình ơn gọi, nhất là sự dấn thân nơi miền đất truyền giáo còn nhiều thách đố này. Sau những tháng ngày miệt mài trên cánh đồng truyền giáo, giờ đây các thợ gặt có những giờ phút thảnh thơi, sống thân tình bên Chúa. Từ nguồn suối ơn lành của Thánh Thể Chúa, chắc chắn mỗi người đều cảm nhận được sự bình an trong tâm hồn, và nghị lực mới, để sẵn sàng dấn thân trên những hành trình tiếp theo của đời dâng hiến – phục vụ.
Ngày thứ nhất của chương trình tĩnh tâm tạm khép lại với Phép Lành Mình Thánh Chúa trọng thể và giờ kinh tối sốt sắng.
Bước vào ngày thứ hai của chương trình tĩnh tâm, vào lúc 5h00 sáng, Đức cha Giuse đã chủ sự thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ Thất Khê, trong sự đồng tế của các linh mục trong giáo phận, sự tham dự của quý nam nữ tu sỹ và anh chị em giáo dân. Những lời kinh nguyện, những bài hát đạo đức, hòa với những tâm lòng sốt mến, mở đầu cho một ngày mới thật ý nghĩa. Sau thánh lễ, mọi người cùng hiệp ý trong giờ kinh phụng vụ đầu tiên trong ngày.
Trong vòng một giờ đồng hồ, từ 7 giờ 30 đến 8 giờ 30, các linh mục và nam nữ tu sỹ hồi tâm suy niệm riêng và lãnh nhận bí tích Giao Hòa. Hành trình của người môn đệ Chúa Kitô, dù luôn sống trong ơn lành của Chúa, nhưng chắc chắn, với sự mỏng dòn yếu đuối của con người, họ gặp phải không ít những lầm lỗi. Mỗi dịp tĩnh tâm là cơ hội thuận tiện để nhìn lại chính mình, giao hòa với Chúa và tha nhân, để lãnh nhận ơn phúc của Người cho một hành trình mới tốt đẹp hơn.
Vào lúc 8 giờ 45, chương trình ngày tĩnh tâm được tiếp tục với phần Hội Thảo do Cha Gioan Baotixita Nguyễn Anh Tuấn (OFM) chủ trì. Buổi Hội Thảo này được tổ chức tại nhà thờ cũ của giáo xứ Thất Khê. Đây cũng là ngôi nhà thờ mà Đức cố Giám mục Vinhsơn Phaolô Phạm Văn Dụ đã gắn bó trong suốt hơn 30 năm cư trú ở đây. Đề tài chủ đạo hôm nay được các tham dự viên thảo luận một cách thẳng thắn và cởi mở, đó là công tác chuẩn bị cho ngày Đại Hội Giới Trẻ của giáo tỉnh Hà Nội sẽ được tổ chức tại giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng vào cuối năm nay. Mỗi người một chia sẻ, một nhận định, một cảm nghiệm, cũng như mỗi người đưa ra những phương thế riêng nhưng tựu trung lại, tất cả đều hướng đến những sự nhiệt tâm và thao thức muốn tổ chức một ngày Đại Hội thành công, đem lại nhiều kết quả tốt đẹp.
Vào lúc 10h00 sáng, sau giờ Kinh Sách tại nhà thờ giáo xứ, Đức cha Giuse Giám mục giáo phận đã chia sẻ về sứ vụ và ơn gọi của linh mục, nam nữ tu sỹ trong hoàn cảnh hiện nay. Đức cha Giuse nhấn mạnh và quảng diễn về sứ vụ dựa theo Thư gửi các linh mục của Bộ Giáo Sĩ và các giáo huấn của Giáo Hội.
Ngày nay, nhất là các linh mục trong việc Thờ Lạy hằng ngày và trong sứ vụ thường nhật phải đưa tất cả về với niềm Hiệp Thông Ba Ngôi: chỉ từ sự hiệp thông ấy và chìm đắm trong đó, các tín hữu mới có thể thực sự đạt tới tâm hồn của mỗi người và tới quê hương mà tất cả chúng ta được kêu gọi đi tới. Và chỉ như thế các linh mục chúng ta mới có thể tái trao tặng cho con người ngày nay phẩm giá làm người, ý nghĩa những quan hệ giữa con người với nhau và ý nghĩa đời sống xã hội, và mục đích của toàn thể công trình sáng tạo.
“Tin nơi một Thiên Chúa duy nhất là Tình Thương”: không có công trình tái truyền giảng Tin Mừng nào thực sự là có thể nếu các tín hữu Kitô chúng ta không có khả năng gây kinh ngạc và làm cho thế giới tái xúc động với việc loan báo Bản Chất Tình Thương của Thiên Chúa chúng ta, nơi Ba Ngôi Thiên Chúa diễn tả bản chất ấy và đưa chúng ta vào cuộc sống của Ba Ngôi.
Thế giới ngày nay, với những xâu xé ngày càng đau thương và đáng lo âu, đang cần Chúa Ba Ngôi, và loan báo Ngài chính là nghĩa vụ của Giáo Hội. Để có thể chu toàn công tác này, Giáo Hội phải tuyệt đối gắn bó với Chúa Kitô và không bao giờ để mình bị tách rời khỏi Ngài: Giáo Hội cần các thánh đang ở trong “con tim của Chúa Kitô” và là những chứng nhân hạnh phúc về Tình Yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Sau giờ chia sẻ, Đức cha Giuse đã đưa ra những chỉ dẫn mục vụ trong thực tế hoàn cảnh hiện nay của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, như vấn đề các ngày lễ, vấn đề cử hành phụng vụ, các bí tích… Đức cha cũng giới thiệu với cộng đoàn hiện diện cha Giuse Trần Sĩ Nghi (S.J) mới đến giáo phận và sẽ giúp trong các công việc văn phòng của Toà Giám mục.
Chương trình của hai ngày tĩnh tâm khép lại với bữa cơm trưa thân mật, ấm tình gia đình tại nhà xứ Thất Khê. Những ngày tĩnh tâm của tháng 5 tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại nhiều dấu ấn trong mỗi tham dự viên. Sau những gặp gỡ và chia sẻ, mọi người, từ các linh mục tới nam nữ tu sỹ, chủng sinh và dự tu trong giáo phận đã trau dồi được cho mình nhiều tri thức và kinh nghiệm về vấn đề truyền giáo, loan báo Tin mừng trong bối cảnh hiện tại. Đó sẽ là những hành trang thật quý để người tông đồ dấn thân đến với mọi người trong tinh thần truyền giáo đích thực, với tất cả sự nhiệt tâm và yêu mến. Không chỉ có vậy, những giờ phút gặp gỡ, chia sẻ trong ngày tĩnh tâm sẽ trở nên động lực tinh thần để nâng đỡ mỗi người trên hành trình ơn gọi nơi mỗi hoàn cảnh, cuộc sống và công việc mục vụ - tông đồ của mình. Trong khung cảnh của giáo phận truyền giáo, thiết nghĩ, những ngày tĩnh tâm, gặp gỡ như vậy sẽ mang nhiều ý nghĩa đáng trân trọng.
Lạy Chúa, xưa Chúa đã phán: Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt, Chúa hãy ban nhiều thợ biết nhiệt thành, để Nước Chúa rộng lan khắp nơi. Xin Chúa ban cho đoàn chúng con nên tông đồ thiện toàn mở Nước Chúa luôn.
Xem hình ảnh
Đã thành thông lệ từ nhiều năm qua, cứ hai tháng một lần, tất cả các linh mục và tu sỹ đang phục vụ trên cánh đồng truyền giáo của giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, lại quy tụ bên nhau để cùng sống tình huynh đệ, lắng nghe, chia sẻ những cảm nghiệm, suy tư trong công tác mục vụ, cùng cầu nguyện cho công việc được tốt đẹp như lòng Chúa mong ước, và thoả lòng dân Chúa ước mong.
Chương trình hai ngày tĩnh tâm được chính thức bắt đầu vào lúc 16 giờ với Kinh Chiều được cử hành trọng thể tại nhà thờ giáo xứ Thất Khê. Sau đó, mọi người lắng nghe chia sẻ của cha đại diện giám mục Giuse Nguyễn Ngọc Thể về “Tương quan giữa Lời Chúa và việc truyền giáo”.
Trong khung cảnh nhiều khác biệt của vùng truyền giáo, những thợ gặt dấn thân phục vụ nơi giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng cũng phải mang trong mình những nét khác hơn, mà trong đó đặc biệt đề cao tinh thần phục vụ, sự dấn thân và nhiệt huyết tông đồ. Truyền giáo giờ đây không đơn thuần là những lời rao giảng nhưng còn là chính đời sống chứng tá Tin Mừng, do đó, các thợ gặt cũng phải mang tinh thần Đến với muôn dân, để sống với họ, để chia sẻ và nâng đỡ họ, và nhất là để đem ánh sáng Tin Mừng Cứu Độ đến cho họ, qua chính sự thân thiện, gần gũi, thái độ niềm nở và tấm lòng phục vụ chân thành. Truyền giáo bằng cách âm thầm xây dựng con người để họ có cơ hội có một đời sống xứng đáng với phẩm giá con người hơn.
Trong việc thực thi ơn gọi và sứ mệnh của mình, người truyền giáo không được an phận thủ thường mà phải chấp nhận một cuộc sống đầy những thử thách và sóng gió, phải ra đi để có thể loan báo Tin Mừng bằng chính đời sống của mình. Người truyền giáo phải hiện diện và tiếp xúc không chỉ với anh em giáo hữu mà còn phải đặc biệt hướng tới anh chị em lương dân bằng một sự chân thành, yêu mến và tôn trọng họ, trong chính môi trường mà mình đang sống và làm việc tông đồ. Chính sự hiện diện và tiếp xúc mới nảy sinh tình yêu bởi vì không có tình thương yêu chân thành thì việc truyền giáo chỉ còn là mơ hồ, viển vông.
Chương trình tĩnh tâm tiếp diễn với những thánh lễ chiều tại nhà thờ giáo xứ Thất Khê do Đức cha Giuse chủ sự, cùng với tất cả các linh mục, nam nữ tu sỹ và anh chị em giáo dân. Ngôi nhà thờ của giáo xứ Thất Khê hôm nay sống lên một bầu khí của tình hiệp thông. Sự hiện diện của mọi thành phần dân Chúa từ Đức Giám mục, linh mục đoàn, nam nữ tu sỹ và giáo dân làm nên dấu chỉ nét đẹp của giáo hội địa phương. Mọi người cùng sốt sắng ca tụng Thiên Chúa, dâng lên Người tâm tình tạ ơn và cầu nguyện chân thành.
Sau Thánh lễ, cộng đoàn hiện diện cùng tham dự buổi dâng hoa kính Đức Mẹ do các em thiếu nhi nam và nữ của giáo xứ Thất Khê đồng tiến. Đây là điều thật ý nghĩa trong khung cảnh tháng kính Đức Mẹ.
Vào lúc 21 giờ 15, các linh mục và tu sỹ trong giáo phận lại có những giờ phút hồi tâm sâu lắng bên Chúa Giêsu Thánh Thể. Mỗi người dâng lên Chúa những suy tư, thao thức của mình về hành trình ơn gọi, nhất là sự dấn thân nơi miền đất truyền giáo còn nhiều thách đố này. Sau những tháng ngày miệt mài trên cánh đồng truyền giáo, giờ đây các thợ gặt có những giờ phút thảnh thơi, sống thân tình bên Chúa. Từ nguồn suối ơn lành của Thánh Thể Chúa, chắc chắn mỗi người đều cảm nhận được sự bình an trong tâm hồn, và nghị lực mới, để sẵn sàng dấn thân trên những hành trình tiếp theo của đời dâng hiến – phục vụ.
Ngày thứ nhất của chương trình tĩnh tâm tạm khép lại với Phép Lành Mình Thánh Chúa trọng thể và giờ kinh tối sốt sắng.
Bước vào ngày thứ hai của chương trình tĩnh tâm, vào lúc 5h00 sáng, Đức cha Giuse đã chủ sự thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ Thất Khê, trong sự đồng tế của các linh mục trong giáo phận, sự tham dự của quý nam nữ tu sỹ và anh chị em giáo dân. Những lời kinh nguyện, những bài hát đạo đức, hòa với những tâm lòng sốt mến, mở đầu cho một ngày mới thật ý nghĩa. Sau thánh lễ, mọi người cùng hiệp ý trong giờ kinh phụng vụ đầu tiên trong ngày.
Trong vòng một giờ đồng hồ, từ 7 giờ 30 đến 8 giờ 30, các linh mục và nam nữ tu sỹ hồi tâm suy niệm riêng và lãnh nhận bí tích Giao Hòa. Hành trình của người môn đệ Chúa Kitô, dù luôn sống trong ơn lành của Chúa, nhưng chắc chắn, với sự mỏng dòn yếu đuối của con người, họ gặp phải không ít những lầm lỗi. Mỗi dịp tĩnh tâm là cơ hội thuận tiện để nhìn lại chính mình, giao hòa với Chúa và tha nhân, để lãnh nhận ơn phúc của Người cho một hành trình mới tốt đẹp hơn.
Vào lúc 8 giờ 45, chương trình ngày tĩnh tâm được tiếp tục với phần Hội Thảo do Cha Gioan Baotixita Nguyễn Anh Tuấn (OFM) chủ trì. Buổi Hội Thảo này được tổ chức tại nhà thờ cũ của giáo xứ Thất Khê. Đây cũng là ngôi nhà thờ mà Đức cố Giám mục Vinhsơn Phaolô Phạm Văn Dụ đã gắn bó trong suốt hơn 30 năm cư trú ở đây. Đề tài chủ đạo hôm nay được các tham dự viên thảo luận một cách thẳng thắn và cởi mở, đó là công tác chuẩn bị cho ngày Đại Hội Giới Trẻ của giáo tỉnh Hà Nội sẽ được tổ chức tại giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng vào cuối năm nay. Mỗi người một chia sẻ, một nhận định, một cảm nghiệm, cũng như mỗi người đưa ra những phương thế riêng nhưng tựu trung lại, tất cả đều hướng đến những sự nhiệt tâm và thao thức muốn tổ chức một ngày Đại Hội thành công, đem lại nhiều kết quả tốt đẹp.
Vào lúc 10h00 sáng, sau giờ Kinh Sách tại nhà thờ giáo xứ, Đức cha Giuse Giám mục giáo phận đã chia sẻ về sứ vụ và ơn gọi của linh mục, nam nữ tu sỹ trong hoàn cảnh hiện nay. Đức cha Giuse nhấn mạnh và quảng diễn về sứ vụ dựa theo Thư gửi các linh mục của Bộ Giáo Sĩ và các giáo huấn của Giáo Hội.
Ngày nay, nhất là các linh mục trong việc Thờ Lạy hằng ngày và trong sứ vụ thường nhật phải đưa tất cả về với niềm Hiệp Thông Ba Ngôi: chỉ từ sự hiệp thông ấy và chìm đắm trong đó, các tín hữu mới có thể thực sự đạt tới tâm hồn của mỗi người và tới quê hương mà tất cả chúng ta được kêu gọi đi tới. Và chỉ như thế các linh mục chúng ta mới có thể tái trao tặng cho con người ngày nay phẩm giá làm người, ý nghĩa những quan hệ giữa con người với nhau và ý nghĩa đời sống xã hội, và mục đích của toàn thể công trình sáng tạo.
“Tin nơi một Thiên Chúa duy nhất là Tình Thương”: không có công trình tái truyền giảng Tin Mừng nào thực sự là có thể nếu các tín hữu Kitô chúng ta không có khả năng gây kinh ngạc và làm cho thế giới tái xúc động với việc loan báo Bản Chất Tình Thương của Thiên Chúa chúng ta, nơi Ba Ngôi Thiên Chúa diễn tả bản chất ấy và đưa chúng ta vào cuộc sống của Ba Ngôi.
Thế giới ngày nay, với những xâu xé ngày càng đau thương và đáng lo âu, đang cần Chúa Ba Ngôi, và loan báo Ngài chính là nghĩa vụ của Giáo Hội. Để có thể chu toàn công tác này, Giáo Hội phải tuyệt đối gắn bó với Chúa Kitô và không bao giờ để mình bị tách rời khỏi Ngài: Giáo Hội cần các thánh đang ở trong “con tim của Chúa Kitô” và là những chứng nhân hạnh phúc về Tình Yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Sau giờ chia sẻ, Đức cha Giuse đã đưa ra những chỉ dẫn mục vụ trong thực tế hoàn cảnh hiện nay của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, như vấn đề các ngày lễ, vấn đề cử hành phụng vụ, các bí tích… Đức cha cũng giới thiệu với cộng đoàn hiện diện cha Giuse Trần Sĩ Nghi (S.J) mới đến giáo phận và sẽ giúp trong các công việc văn phòng của Toà Giám mục.
Chương trình của hai ngày tĩnh tâm khép lại với bữa cơm trưa thân mật, ấm tình gia đình tại nhà xứ Thất Khê. Những ngày tĩnh tâm của tháng 5 tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại nhiều dấu ấn trong mỗi tham dự viên. Sau những gặp gỡ và chia sẻ, mọi người, từ các linh mục tới nam nữ tu sỹ, chủng sinh và dự tu trong giáo phận đã trau dồi được cho mình nhiều tri thức và kinh nghiệm về vấn đề truyền giáo, loan báo Tin mừng trong bối cảnh hiện tại. Đó sẽ là những hành trang thật quý để người tông đồ dấn thân đến với mọi người trong tinh thần truyền giáo đích thực, với tất cả sự nhiệt tâm và yêu mến. Không chỉ có vậy, những giờ phút gặp gỡ, chia sẻ trong ngày tĩnh tâm sẽ trở nên động lực tinh thần để nâng đỡ mỗi người trên hành trình ơn gọi nơi mỗi hoàn cảnh, cuộc sống và công việc mục vụ - tông đồ của mình. Trong khung cảnh của giáo phận truyền giáo, thiết nghĩ, những ngày tĩnh tâm, gặp gỡ như vậy sẽ mang nhiều ý nghĩa đáng trân trọng.
Lạy Chúa, xưa Chúa đã phán: Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt, Chúa hãy ban nhiều thợ biết nhiệt thành, để Nước Chúa rộng lan khắp nơi. Xin Chúa ban cho đoàn chúng con nên tông đồ thiện toàn mở Nước Chúa luôn.
Mời tham gia Đạo Binh Đức Mẹ Giáo Xứ St. Mark's Úc Châu
Maria Têrêsa Nguyễn Thị Thái Hoà
18:43 10/05/2012
Hiện nay Đội gồm có 14 hội viên hoạt động và 24 tán trợ.Sinh hoạt hằng tuần vào mỗi tối thứ Năm từ 7.00-8.00 giờ tại phòng họp nhà thờ St. Mark's.
Ban chấp hành & Đội Hoạt Động:
Trưởng chị Têrêsa Trần Thị Lượm
Phó anh Phaolo Trần Văn Hậu
Thư ký chị Maria Vũ Thị Tính,
Thủ quỹ chị Maria Trần Thị Hải
Uỷ viên Truyền thông chị
Anna Nguyễn thị Sâm
Maria Trần thị Nguyên
Matha Hoàng thị Mai
Maria Giuse Nguyễn thị Phúc
Maria Nguyễn thị Sự.
Giuse Nguyễn Đức Trừng
Terexa Trần Xuân Hải
Trân trọng kính mời mọi người tham gia vào PRAESIDIUM NỮ VƯƠNG MÂN CÔI của giáo xứ.
Thánh lễ cung hiến thánh đường giáo xứ Bắc Hải
Giuse Khổng Hữu Nguồn
18:43 10/05/2012
HỐ NAI - Sáng thứ Năm 10/ 5/ 2012, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo Phận Xuân Lộc đã về chủ sự Lễ Cung Hiến Thánh Đường và Bàn Thờ Giáo Xứ Bắc Hải, Hạt Hố Nai, Giáo Phận Xuân Lộc.
Xem hình ảnh
Cùng dâng lễ có Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Hải Phòng. Quý Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn,Tổng đại diện Giáo phận Bà Rịa, Quý Cha Quản Hạt, và rất đông Quý Cha trong ngoài giáo phận.
Tham dự lễ có rất đông quý tu sĩ nam nữ, quý chức ban hành giáo, quý khách, quý ân nhân, quý cộng đoàn gần xa và đại diện các gia đình trong 14 cộng đoàn giáo họ thuộc xứ Bắc Hải.
Bầu trời Hố Nai hôm nay đẹp quá! trời trong xanh gió mát. Toàn thể giáo dân giáo xứ Bắc Hải vui mừng và hạnh phúc vì có một ngôi nhà thờ mới khang trang, rộng lớn làm nơi cử hành phụng vụ và sinh hoạt mục vụ của giáo xứ.
Sau khi Quý Đức Cha, Quý Đức Ông, Quý Cha Quản Hạt cắt băng khánh thành nhà thờ thì những tràng pháo tay vang lên hòa với tiếng kèn đồng rộn rã vui mừng, những trái bóng bay lên trời đủ mọi mầu sắc mang theo biểu ngữ nền vàng chữ đỏ: THÁNH LỄ CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG VÀ BÀN THỜ GIÁO XỨ BẮC HẢI – Thứ Năm 10.5.2012.
Trong công trình đại tu ngôi thánh đường giáo xứ có được thêm 02 quả chuông mới, Đức Giám Mục sẽ làm phép chuông. Thực vậy, tiếng chuông gắn liền với đời sống Kito hữu: tiếng chuông phân phối giờ cầu nguyện, tập họp cộng đoàn, mời gọi mọi người đến cử hành phụng vụ, báo tin những biến cố vui mừng hay tang chế của các thành viên.
Bắt đầu nghi thức cung hiến, Đức Cha trao chìa khóa cho Cha chánh xứ Đaminh Bùi Văn Án và Ngài nói: “Cha hãy mở cửa nhà thờ ra”. Cửa nhà thờ từ từ mở ra, Đức Giám Mục vị chủ chăn tối cao của giáo phận đi đầu dẫn đoàn đồng tế và cộng đoàn tiến vào Thánh Đường.
Sau nghi thức làm phép Nước và rẩy Nước Thánh là phần phụng vụ Lời Chúa.
Bài giảng trong thánh lễ, Đức Cha Đaminh chia sẻ tâm tình rất vui mừng của Ngài “Việc hoàn thành ngôi nhà thờ mới có thể được coi là dấu chứng, là biểu hiện cụ thể tình thương, sự hiệp nhất của cộng đoàn, cũng như niềm tin sống động và lòng quảng đại của từng con dân giáo xứ, quý ân nhân xa gần dành cho Thiên Chúa là Cha và Mẹ giáo hội. Ngài cũng trân trọng và khuyến khích mọi người, mọi gia đình trong giáo xứ hãy quan tâm hơn nữa đến con người, nhất là giới trẻ ngày nay, đến sự hiệp nhất yêu thương trong gia đình, đến các mối tương quan trong cuộc sống đời thường…’’.
Mở đầu nghi thức cung hiến là đọc kinh cầu các Thánh, cung nghinh và đặt di cốt 05 Thánh: Thánh Phero Almato Bình, Thánh Đaminh Henares Minh, Thánh Giuse Nguyễn Duy Khang, Thánh Phanxico Gil De Federich Tế, Thánh Vinh Sơn Đỗ Yến. Tiếp nhận di cốt các thánh từ tay Cha chánh xứ, Đức Cha trân trọng nâng hôn và đặt Di Cốt các Thánh nơi Bàn Thờ.
Kế đến Đức Cha xức dầu Bàn Thờ và các tường Nhà Thờ. Việc xức dầu cho người hay vật nào là dấu chỉ Thiên Chúa tuyển chọn và thánh hiến người hay vật ấy cho riêng Ngài, Thiên Chúa đã truyền cho Môi Sen xức dầu Nhà Tạm, bàn thờ và các đồ dùng phụng tự để tất cả những vật ấy trở thành những vật Thánh (Xh 40, 10-11).
Việc xức dầu làm bàn thờ thành hiện thân của Chúa Kito, Đấng được xức dầu Thánh Thần để hiến dâng lên Chúa Cha hy lễ cứu độ. Đổ dầu 5 nơi trên bàn thờ, biểu tượng cho 5 thương tích nơi thân xác Chúa Giesu trên thập giá, hy lễ mà từ nay được cử hành trên bàn thờ này. Xức dầu 12 nơi trên tường Nhà Thờ, biểu trưng cho Hội Thánh được xây trên nền móng 12 Tông đồ mà Đức Kito là đá góc.
Đức Giám Mục thắp sáng Bàn Thờ và Nhà Thờ . Chớ gì ánh sáng Chúa Kito được thắp lên từ Bàn Thờ này luôn rực rỡ trong Hội Thánh và trong cả tâm hồn mỗi người chúng ta, dẫn ta bước theo Đức Kito, Đấng hiến dâng mạng sống cho muôn người. Kế đế Đức Giám Mục trao cây nến cho Cha chánh xứ để Ngài đặt vào chỗ qui định.
Lễ Nghi Cung Hiến Nhà Thờ Và Bàn Thờ kết thúc với việc Công Bố Chứng Thư, nói lên gía trị trọng đại của nghi lễ và Đức Giám Mục trao chứng thư đã ấn kí cho Linh mục chánh xứ mang theo cả trách nhiệm Phục vụ Bàn Thờ và Nhà Thờ được trao lại cho Ngài và Cộng đoàn.
Trước khi kết lễ và lãnh ơn toàn xá, Cha chánh xứ cùng Ban hành giáo đại diện cộng đoàn, lên dâng lời cảm ơn Quý Đức Cha, Quý Đức Ông, Quý Cha Tổng Đại Diện, Quý Cha Quản Hạt, Quý Cha, Quý Tu sĩ, Quý khách, Quý chức Ban hành giáo, Quý Ân nhân và Cộng đoàn.
Với lời lẽ cung giọng khiêm nhu xuất phát từ tâm hồn người Mục tử chăn dắt đoàn chiên Bắc Hải đầy nhân đức. Qua đó, chắc hẳn sẽ được Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ và mọi người hiện diện thương tiếp tục cầu nguyện và nâng đỡ giáo xứ.
Tiếp lời huấn dụ của Đức Cha Đaminh - Chánh Giáo Phận Xuân Lộc. Đức Cha Giuse - Giám Mục Hải Phòng, Ngài rất vui mừng chia sẻ với cộng đoàn, Ngài giới thiệu đôi nét về Giáo Phận Hải Phòng ngày nay và những năm trước kia. Ngài chúc mừng Cha xứ, Cha phó, Ban hành giáo và cộng đoàn Dân Chúa Bắc Hải. Trong dịp này Ngài cũng nói lời cảm ơn đến Quý Cha, Quý Tu Sĩ, Quý Cụ Ông Bà Anh Chị em gốc Hải Phòng, dù sinh sống ở đâu khắp nơi trong ngoài nước cũng đã luôn hướng về quê hương giáo phận Hải Phòng, bằng sự hiệp thông cầu nguyện cũng như sự góp phần cách này hay cách khác. Sau lời huấn dụ là những tràng pháo tay vang dội hòa tiếng nhạc kèn đồng tươi vui.
Sau thánh lễ, Đức Cha Phụ Tá Toma Vũ Đình Hiệu cũng đã đến chia vui với giáo xứ trong bữa tiệc liên hoan.
Với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, giáo xứ Bắc Hải chúng con xin kính dâng lời tri ân Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ, quý ân nhân xa gần và mọi người đã chia sẻ tinh thần lẫn vật chất, bằng cách này hay cách khác đã âm thầm nâng đỡ giáo xứ chúng con từ khởi sự cho đến hoàn thành.
Xin cho lời tạ ơn không chỉ dâng cao và dừng lại trong ngày trọng đại hôm nay, mà được nối dài, được đổ đầy vào cuộc sống từng ngày, để biến đổi chúng ta thành khúc ca tạ ơn sống động dâng lên Thiên Chúa và trao tặng mọi người.
Xem hình ảnh
Cùng dâng lễ có Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Hải Phòng. Quý Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn,Tổng đại diện Giáo phận Bà Rịa, Quý Cha Quản Hạt, và rất đông Quý Cha trong ngoài giáo phận.
Tham dự lễ có rất đông quý tu sĩ nam nữ, quý chức ban hành giáo, quý khách, quý ân nhân, quý cộng đoàn gần xa và đại diện các gia đình trong 14 cộng đoàn giáo họ thuộc xứ Bắc Hải.
Bầu trời Hố Nai hôm nay đẹp quá! trời trong xanh gió mát. Toàn thể giáo dân giáo xứ Bắc Hải vui mừng và hạnh phúc vì có một ngôi nhà thờ mới khang trang, rộng lớn làm nơi cử hành phụng vụ và sinh hoạt mục vụ của giáo xứ.
Sau khi Quý Đức Cha, Quý Đức Ông, Quý Cha Quản Hạt cắt băng khánh thành nhà thờ thì những tràng pháo tay vang lên hòa với tiếng kèn đồng rộn rã vui mừng, những trái bóng bay lên trời đủ mọi mầu sắc mang theo biểu ngữ nền vàng chữ đỏ: THÁNH LỄ CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG VÀ BÀN THỜ GIÁO XỨ BẮC HẢI – Thứ Năm 10.5.2012.
Trong công trình đại tu ngôi thánh đường giáo xứ có được thêm 02 quả chuông mới, Đức Giám Mục sẽ làm phép chuông. Thực vậy, tiếng chuông gắn liền với đời sống Kito hữu: tiếng chuông phân phối giờ cầu nguyện, tập họp cộng đoàn, mời gọi mọi người đến cử hành phụng vụ, báo tin những biến cố vui mừng hay tang chế của các thành viên.
Bắt đầu nghi thức cung hiến, Đức Cha trao chìa khóa cho Cha chánh xứ Đaminh Bùi Văn Án và Ngài nói: “Cha hãy mở cửa nhà thờ ra”. Cửa nhà thờ từ từ mở ra, Đức Giám Mục vị chủ chăn tối cao của giáo phận đi đầu dẫn đoàn đồng tế và cộng đoàn tiến vào Thánh Đường.
Sau nghi thức làm phép Nước và rẩy Nước Thánh là phần phụng vụ Lời Chúa.
Bài giảng trong thánh lễ, Đức Cha Đaminh chia sẻ tâm tình rất vui mừng của Ngài “Việc hoàn thành ngôi nhà thờ mới có thể được coi là dấu chứng, là biểu hiện cụ thể tình thương, sự hiệp nhất của cộng đoàn, cũng như niềm tin sống động và lòng quảng đại của từng con dân giáo xứ, quý ân nhân xa gần dành cho Thiên Chúa là Cha và Mẹ giáo hội. Ngài cũng trân trọng và khuyến khích mọi người, mọi gia đình trong giáo xứ hãy quan tâm hơn nữa đến con người, nhất là giới trẻ ngày nay, đến sự hiệp nhất yêu thương trong gia đình, đến các mối tương quan trong cuộc sống đời thường…’’.
Mở đầu nghi thức cung hiến là đọc kinh cầu các Thánh, cung nghinh và đặt di cốt 05 Thánh: Thánh Phero Almato Bình, Thánh Đaminh Henares Minh, Thánh Giuse Nguyễn Duy Khang, Thánh Phanxico Gil De Federich Tế, Thánh Vinh Sơn Đỗ Yến. Tiếp nhận di cốt các thánh từ tay Cha chánh xứ, Đức Cha trân trọng nâng hôn và đặt Di Cốt các Thánh nơi Bàn Thờ.
Kế đến Đức Cha xức dầu Bàn Thờ và các tường Nhà Thờ. Việc xức dầu cho người hay vật nào là dấu chỉ Thiên Chúa tuyển chọn và thánh hiến người hay vật ấy cho riêng Ngài, Thiên Chúa đã truyền cho Môi Sen xức dầu Nhà Tạm, bàn thờ và các đồ dùng phụng tự để tất cả những vật ấy trở thành những vật Thánh (Xh 40, 10-11).
Việc xức dầu làm bàn thờ thành hiện thân của Chúa Kito, Đấng được xức dầu Thánh Thần để hiến dâng lên Chúa Cha hy lễ cứu độ. Đổ dầu 5 nơi trên bàn thờ, biểu tượng cho 5 thương tích nơi thân xác Chúa Giesu trên thập giá, hy lễ mà từ nay được cử hành trên bàn thờ này. Xức dầu 12 nơi trên tường Nhà Thờ, biểu trưng cho Hội Thánh được xây trên nền móng 12 Tông đồ mà Đức Kito là đá góc.
Đức Giám Mục thắp sáng Bàn Thờ và Nhà Thờ . Chớ gì ánh sáng Chúa Kito được thắp lên từ Bàn Thờ này luôn rực rỡ trong Hội Thánh và trong cả tâm hồn mỗi người chúng ta, dẫn ta bước theo Đức Kito, Đấng hiến dâng mạng sống cho muôn người. Kế đế Đức Giám Mục trao cây nến cho Cha chánh xứ để Ngài đặt vào chỗ qui định.
Lễ Nghi Cung Hiến Nhà Thờ Và Bàn Thờ kết thúc với việc Công Bố Chứng Thư, nói lên gía trị trọng đại của nghi lễ và Đức Giám Mục trao chứng thư đã ấn kí cho Linh mục chánh xứ mang theo cả trách nhiệm Phục vụ Bàn Thờ và Nhà Thờ được trao lại cho Ngài và Cộng đoàn.
Trước khi kết lễ và lãnh ơn toàn xá, Cha chánh xứ cùng Ban hành giáo đại diện cộng đoàn, lên dâng lời cảm ơn Quý Đức Cha, Quý Đức Ông, Quý Cha Tổng Đại Diện, Quý Cha Quản Hạt, Quý Cha, Quý Tu sĩ, Quý khách, Quý chức Ban hành giáo, Quý Ân nhân và Cộng đoàn.
Với lời lẽ cung giọng khiêm nhu xuất phát từ tâm hồn người Mục tử chăn dắt đoàn chiên Bắc Hải đầy nhân đức. Qua đó, chắc hẳn sẽ được Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ và mọi người hiện diện thương tiếp tục cầu nguyện và nâng đỡ giáo xứ.
Tiếp lời huấn dụ của Đức Cha Đaminh - Chánh Giáo Phận Xuân Lộc. Đức Cha Giuse - Giám Mục Hải Phòng, Ngài rất vui mừng chia sẻ với cộng đoàn, Ngài giới thiệu đôi nét về Giáo Phận Hải Phòng ngày nay và những năm trước kia. Ngài chúc mừng Cha xứ, Cha phó, Ban hành giáo và cộng đoàn Dân Chúa Bắc Hải. Trong dịp này Ngài cũng nói lời cảm ơn đến Quý Cha, Quý Tu Sĩ, Quý Cụ Ông Bà Anh Chị em gốc Hải Phòng, dù sinh sống ở đâu khắp nơi trong ngoài nước cũng đã luôn hướng về quê hương giáo phận Hải Phòng, bằng sự hiệp thông cầu nguyện cũng như sự góp phần cách này hay cách khác. Sau lời huấn dụ là những tràng pháo tay vang dội hòa tiếng nhạc kèn đồng tươi vui.
Sau thánh lễ, Đức Cha Phụ Tá Toma Vũ Đình Hiệu cũng đã đến chia vui với giáo xứ trong bữa tiệc liên hoan.
Với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, giáo xứ Bắc Hải chúng con xin kính dâng lời tri ân Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ, quý ân nhân xa gần và mọi người đã chia sẻ tinh thần lẫn vật chất, bằng cách này hay cách khác đã âm thầm nâng đỡ giáo xứ chúng con từ khởi sự cho đến hoàn thành.
Xin cho lời tạ ơn không chỉ dâng cao và dừng lại trong ngày trọng đại hôm nay, mà được nối dài, được đổ đầy vào cuộc sống từng ngày, để biến đổi chúng ta thành khúc ca tạ ơn sống động dâng lên Thiên Chúa và trao tặng mọi người.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Băn khoăn về danh xưng để gọi các nữ tu trong hệ thống Giáo Hội Công Giáo Việt Nam
Lê Văn Thu
17:52 10/05/2012
Băn khoăn về danh xưng để gọi các nữ tu trong hệ thống Giáo Hội Công Giáo Việt Nam
Các danh xưng hiện đang được sử dụng trong và ngoài nước: Nữ tu sĩ, nữ tu (Latin: monialis; tiếng Anh: nun, feminine of religieux; tiếng Pháp: religieuse), Chị, Bà Xơ, Sơ, Sister, Soeur (soror, religious sister, sœur religieuse), Dì hay Dì Phước (Sister of Charity – Sœur de Charité), Mẹ và Mẹ Bề Trên (Mother, Mother Superior – Mère Supérieure).
Ở đây, người viết không dám đề cập đến nguồn gốc (từ nguyên) và khía cạnh ngôn ngữ học của các từ này (vì không đủ trình độ), mà chỉ nêu lên những băn khoăn và đưa ra các đề nghị để sử dụng các từ này sao cho phù hợp với sự giao tiếp hàng ngày giữa các nữ tu Công Giáo cùng những người chung quanh.
Trong Công Giáo, hai từ nữ tu sĩ (nun) và chị (sister) thường được hiểu giống nhau, đồng nghĩa. Thế nhưng, đôi khi, người ta lại muốn phân biệt rõ ràng giữa hai từ đó: nữ tu sĩ là người có cuộc sống ẩn dật khép kín trong các tu viện để suy niệm và cầu nguyện cho sự cứu vớt các linh hồn tha nhân, trong khi chị thì lại sống cuộc sống dấn thân - vào đời - để cầu nguyện và phục vụ cho người nghèo, đau ốm hoặc kém may mắn khác tại các nhà thương, trường học, viện mồ côi, viện tế bần, phong cùi, hay tư gia, v.v..
Ở các giáo xứ và cộng đồng đức tin, các chị phụ giúp các linh mục chính xứ/quản xứ trong các công tác mục vụ, phụng vụ, dạy giáo lý, v.v..
Không biết từ nguyên do nào, các giáo hội Thiên Chúa Giáo đã gọi các nữ tu sĩ là chị (religious sisters). Theo định nghĩa của từ điển Merriam Webster, ngoài các nghĩa thông thường được dùng trong cuộc sống hằng ngày, từ Sister (viết hoa) được dành cho các nữ tu của hệ thống Thiên Chúa Giáo, hay là y tá/y tá trưởng trong tiếng Anh gốc (British English). Tại Việt Nam, từ Sœur - được phiên âm là Xơ, và ghép với chữ Bà, để chỉ nữ tu sĩ Công Giáo – đã được du nhập vào Việt Nam từ lúc các thừa sai Âu Châu qua Việt Nam giảng đạo. Nó đã trở thành một từ chuyên biệt để gọi các nữ tu Công Giáo: từ bà xơ đã gắn liền với từ dì phước (sister of charity – sœur de charité) và đã trở thành các từ rất phổ biến trong dân gian. Vì sao lại gọi là phước? Vì cuộc sống các chị gắn liền với công việc làm phước. Vì sao gọi là dì? Đối với tình cảm người Việt, tiếng dì gắn liền với một hình ảnh rất thân thương trong họ: em của mẹ. Xểnh mẹ bú vú dì (nếu lỡ chẳng may mẹ mất thì dì nuôi). Gọi các nữ tu là dì để biểu tỏ sự kính trọng, tương đương với việc gọi các linh mục là cha. Cha và chú thuộc bên nội, mẹ và dì thuộc bên ngoại. Như vậy, trong Giáo Hội Việt Nam, nói cho vui, chúng ta có cả nội lẫn ngoại.
Dù xuất xứ từ đâu đi nữa, chỉ nội việc nhìn người nữ tu Công Giáo tận tụy bên giường bệnh săn sóc người đau yếu với chức nghiệp của người y tá và với tình yêu thương đùm bọc của người chị, ta cũng đã thấy cái từ chị đã được gắn liền một cách thân thương với bộ áo dòng mà các chị mang. Cũng thế, khi nhìn thấy các chị chăm sóc đàn trẻ trong các viện mồ côi, các bệnh nhân phong cùi trong các trung tâm bị người đời xa lánh, ta cũng đủ thấy cái sự hy sinh cao quí mà chỉ có được ở những người chị, người mẹ. Có lẽ vì thế mà Hội Thánh đã ban tước hiệu cao quí “chị” cho các nữ tu.
Tại quốc ngoại, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, nơi có nhiều nữ tu Công Giáo Việt Nam phục vụ trong các giáo xứ hay cộng đồng đức tin Việt Nam, gần đây chúng tôi thấy xuất hiện chữ soeur hay Soeur trước tên của các nữ tu Công Giáo (thí dụ: Soeur Hồng, Soeur Theresa, các soeur Dòng Đa-Minh, v.v.). Điều này thấy “dị dị” làm sao ấy! Soeur (đúng ra là Sœur) là tiếng Pháp, Hồng là tiếng Việt, Theresa là tiếng Anh (tiếng Pháp là Thérèse), được viết trên các bản tin, thư từ trong các giáo xứ hay cộng đoàn đức tin Việt Nam ở Hoa Kỳ, nơi mà người dùng tiếng Anh phải viết và hiểu là Sister hay sister! Đa số giáo dân Việt Nam, nhất là thanh thiếu niên, chưa hề tiếp xúc với tiếng Pháp, đâu biết nghĩa của chữ soeur đó, và phải đọc như thế nào. Mà cách viết đó thì không những sai về ghép vần (chính ra, phải viết là sœur - chữ o và e phải được viết sát nhau thành œ, chữ này được gọi là e dans l’o – e in the o), lại thiếu chỉnh tề trong ngôn ngữ (nửa Pháp nửa Việt, hoặc nửa Pháp nửa Anh).
Vì thế, chúng tôi đề nghị không nên viết soeur trong các văn kiện, bản tin, báo chí Việt ngữ, dù ở trong hay ngoài nước, vì chữ ấy hình như không có trong bất cứ một từ điển nào trên thế giới (có chăng chỉ ở trên internet).
Còn việc dùng từ chị thì sao? Hình như các nữ tu Việt Nam mình không muốn được gọi là chị, một từ mà người Âu Mỹ dùng rất tự nhiên khi xưng hô với các nữ tu: Sister Theresa, Sœur Thérèse. Lý do: đối với phong tục của người Âu Mỹ, họ không có thói quen gọi nhau, hay gọi những người trong thân tộc, bằng các từ bác, chú, cậu, dì, anh, chị, em. Tất cả, dù lớn, dù bé, đều gọi nhau bằng tên. Cháu nhỏ 10 tuổi gọi ông cụ, bà cô già 70 tuổi cũng chỉ bằng cái tên cộc lốc: Joe, Michelle. Nên khi họ gọi hay nói chuyện với các nữ tu bằng từ sister hay sœur thì rõ ràng là họ đang xưng hô với các nữ tu trong ý nghĩa đầy đủ của nó. Còn trong phong hóa Việt Nam, khi xưng hô với nhau, thế nào cũng phải dùng các từ ông, bà, cô, chú, anh, chị đi kèm với cái tên thì mới lịch sự: ông Ba, chị Tư, anh Năm. Nên chi, khi xưng hô với các nữ tu mà dùng từ chị thì có vẻ không được trân trọng vì nó lẫn với cách xưng hô ngoài đời hay trong gia đình, thân tộc (thí dụ: với từ Chị Vân, người ta nghĩ chúng ta đang nói về một người đàn bà nào đó có tên Vân). Ngoài ra, cái từ chị đó, trong ngôn ngữ Việt Nam, cũng không nói lên được thiên chức của các nữ tu, cái thiên chức mà để có được, các nữ tu sĩ đã phải hy sinh rất nhiều, từ danh vọng, sự giàu có, đến duyên tình lứa đôi, để sống cuộc đời tận hiến cho Chúa Kitô, cho Giáo Hội, và cho tha nhân. Với các từ “bà xơ”, “dì phước”, hay “sơ”, tự nó đã nói lên được cái công việc mà các nữ tu đang làm, cái chức vị trong xã hội hay Giáo Hội mà các nữ tu đang nắm giữ (thí dụ: cũng với tên Vân, mà viết là Sơ Vân, thì ai cũng hiểu đó là nữ tu Công Giáo tên Vân).
Tóm lại, chúng tôi mạo muội đề nghị hệ thống hóa các danh xưng cho các nữ tu Công Giáo Việt Nam với các từ sau đây:
Sơ (hay Xơ?). Chữ “xơ” là chữ mà người Việt xưa đã dùng để phiên âm từ chữ sœur của tiếng Pháp, và được liệt kê dưới dạng danh từ ghép “bà xơ” trong tất cả các từ điển Anh Việt hay từ điển định nghĩa Việt Nam mà chúng tôi có được. Cách phiên âm này có vẻ không được chính xác, và là một vấn đề cần bàn, nhưng lại quá rộng lớn về ngôn ngữ, đi ra khỏi lãnh vực bài viết này. Trở lại với chữ sơ, chúng tôi đề nghị phiên âm chữ sœur thành “sơ”, vì các lý do:
- âm s trong chữ sơ của tiếng Việt (tiếng mượn) gần với âm s trong chữ sœur của tiếng Pháp (tiếng gốc) hơn, và cũng gần cả với gốc Latin “soror”(không quá mạnh như âm sh của tiếng Anh, mà cũng không quá nhẹ như âm x của tiếng Việt);
- từ sơ, gốc Hán Việt, có nghĩa là bắt đầu (nghĩa và âm phát ra có vẻ thanh lịch hơn từ xơ dưới đây);
- từ xơ, gốc thuần túy Việt Nam (không có trong từ điển Hán Việt), có nghĩa là phần dai lẫn trong một số củ, quả hay vỏ (xơ củ xu hào già, xơ mít, xơ mướp) hay vật gì đã bị mòn cũ, rách te tua (quần xơ gấu). (Có lẽ, các sơ Việt Nam mình không thích cái ý nghĩa này lắm!);
- chữ xơ, đứng một mình, với nghĩa là nữ tu sĩ, không có trong từ điển Việt Nam; nó phải đi chung với chữ bà thì mới có được ý nghĩa ấy (bà xơ). Từ bà xơ này chỉ là một danh từ chung để người đời nói hay viết về các nữ tu, không thể được dùng để xưng hô giữa các nữ tu và giáo dân hay người đời, và cũng không dùng để viết hay gọi như một tước hiệu hoặc chức vị được (giáo dân mà xưng hô với một sơ trẻ bằng từ bà xơ thì tội nghiệp cho sơ đó, mà sơ tự xưng chức vị mình là bà xơ thì lại mang tiếng tự tôn).
Để gọi, nói hay viết về các nữ tu sĩ nói chung, chúng tôi đề nghị dùng từ sơ (thí dụ: các sơ Dòng Mến Thánh Giá – s thường). Chúng ta sẽ dùng từ Sơ khi muốn gọi, viết hoặc nói về một sơ mà ta biết rõ, vì đây là một tước hiệu hay chức vị (thí dụ: Sơ Têrêsa – S hoa). Ngoài ra, chúng tôi đề nghị không nên viết tắt là Sr. khi đứng trước một tên Việt Nam (rút từ tiếng Anh Sister và tiếng Pháp Sœur) trong các văn kiện, bản tin tiếng Việt, vì nó không chỉnh (Anh Việt hay Pháp Việt lẫn lộn); vả lại, chữ Sơ cũng đã quá đủ ngắn để không cần phải viết tắt (thay vì viết Sr. Têrêsa, ta viết là Sơ Têrêsa).
Khi tiếp xúc với giáo dân hay người đời, nhỏ hay lớn tuổi hơn mình, mà các nữ tu tự xưng là sơ thì không ai trách được cả, vì chữ sơ mang cả hai nghĩa: chị (thân mật) và em (khiêm nhường).
Dì và Dì Phước. Từ dì này rất hay vì nó mang một biểu tượng đáng kính trong thứ bậc họ hàng (ngang hàng với mẹ mình). Khi giáo dân hay người đời gọi hay nói chuyện trực tiếp với các nữ tu, nhất là các vị đã đứng tuổi, thì có thể kêu họ là dì. Khi viết thì có thể thêm chữ phước cho rõ nghĩa (thí dụ: các dì phước Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp, Dì Têrêsa).
Các nữ tu, đặc biệt là các nữ tu đã đứng tuổi, cũng có thể tự xưng mình là dì khi viết cho hay nói chuyện với những người trẻ hơn mà không mất đi tính khiêm nhường của mình.
Mẹ và Mẹ Bề Trên. Từ mẹ thường được người đời hay các nữ tu trẻ gọi hay viết cho các nữ tu sáng lập các tu hội (thí dụ: Mẹ Têrêsa Calcutta), từ mẹ bề trên được dùng cho các vị lãnh đạo các nhà dòng và tu hội (thí dụ: Mẹ Bề Trên Dòng Đa-Minh Việt Nam).
Các nữ tu mang trọng trách cao cả này thường tự xưng là mẹ khi tiếp xúc với những người trẻ hoặc các nữ tu đệ tử của mình, và điều ấy thật là hợp lý và chính đáng.
(Bài này được viết với tất cả lòng thành muốn đóng góp ý nhỏ vào việc hệ thống hóa một số ngôn từ trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Bài viết chắc chắn còn nhiều điều thiếu sót hay mang tính chủ quan, kính mong được quí vị, nhất là quí cha, quí tu sĩ, và quí sơ, góp ý bổ túc cho. Khởi sự viết ngày 15 tháng 3 năm 2012, hiệu đính lần chót ngày 5 tháng 5 năm 2012).
Lê Văn Thu
(Tacoma, Mùa Chay 2012)
(e-mail address: levthu@yahoo.com)
Phụ chú: Để viết được con chữ œ trên máy vi tính, ta ấn các nút Ctrl + Shift + & cùng một lúc, xong bỏ các ngón tay ra, rồi đánh ngay vào nút có chữ o; hoặc vào insert, nhấn chuột trái, vào Symbol, rồi chọn œ.
Tham khảo: Nun (Wikipedia); Xơ (Từ điển mở wiktionary); Nữ Tu (Bách Khoa Toàn Thư Mở - Wikipedia); Nun - bà xơ (hoctuxa.net); Mẹ Teresa (Bách Khoa Toàn Thư Mở - Wikipedia). Sister (merriam-webster.com); Sister (Từ Điển Anh Việt - Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam - 1993); xơ (Việt Nam Tự Điển - Lê Văn Đức - 1970); bà xơ (Từ điển từ và ngữ Việt Nam - Nguyễn Lân - 1998); sơ, xơ, bà xơ (Từ Điển Tiếng Việt - Vietlex - 2010); sơ (Hán Việt Từ Điển – Đào Duy Anh); xơ và sister (Từ Điển Thông Dụng Việt-Anh Anh-Việt - Nguyễn Văn Khôn - 1967); Năm linh mục: thăm viếng các cha và các xơ hưu dưỡng (VietCatholic News - Trọng Phương - 10/26/2009).
Ở đây, người viết không dám đề cập đến nguồn gốc (từ nguyên) và khía cạnh ngôn ngữ học của các từ này (vì không đủ trình độ), mà chỉ nêu lên những băn khoăn và đưa ra các đề nghị để sử dụng các từ này sao cho phù hợp với sự giao tiếp hàng ngày giữa các nữ tu Công Giáo cùng những người chung quanh.
Trong Công Giáo, hai từ nữ tu sĩ (nun) và chị (sister) thường được hiểu giống nhau, đồng nghĩa. Thế nhưng, đôi khi, người ta lại muốn phân biệt rõ ràng giữa hai từ đó: nữ tu sĩ là người có cuộc sống ẩn dật khép kín trong các tu viện để suy niệm và cầu nguyện cho sự cứu vớt các linh hồn tha nhân, trong khi chị thì lại sống cuộc sống dấn thân - vào đời - để cầu nguyện và phục vụ cho người nghèo, đau ốm hoặc kém may mắn khác tại các nhà thương, trường học, viện mồ côi, viện tế bần, phong cùi, hay tư gia, v.v..
Ở các giáo xứ và cộng đồng đức tin, các chị phụ giúp các linh mục chính xứ/quản xứ trong các công tác mục vụ, phụng vụ, dạy giáo lý, v.v..
Không biết từ nguyên do nào, các giáo hội Thiên Chúa Giáo đã gọi các nữ tu sĩ là chị (religious sisters). Theo định nghĩa của từ điển Merriam Webster, ngoài các nghĩa thông thường được dùng trong cuộc sống hằng ngày, từ Sister (viết hoa) được dành cho các nữ tu của hệ thống Thiên Chúa Giáo, hay là y tá/y tá trưởng trong tiếng Anh gốc (British English). Tại Việt Nam, từ Sœur - được phiên âm là Xơ, và ghép với chữ Bà, để chỉ nữ tu sĩ Công Giáo – đã được du nhập vào Việt Nam từ lúc các thừa sai Âu Châu qua Việt Nam giảng đạo. Nó đã trở thành một từ chuyên biệt để gọi các nữ tu Công Giáo: từ bà xơ đã gắn liền với từ dì phước (sister of charity – sœur de charité) và đã trở thành các từ rất phổ biến trong dân gian. Vì sao lại gọi là phước? Vì cuộc sống các chị gắn liền với công việc làm phước. Vì sao gọi là dì? Đối với tình cảm người Việt, tiếng dì gắn liền với một hình ảnh rất thân thương trong họ: em của mẹ. Xểnh mẹ bú vú dì (nếu lỡ chẳng may mẹ mất thì dì nuôi). Gọi các nữ tu là dì để biểu tỏ sự kính trọng, tương đương với việc gọi các linh mục là cha. Cha và chú thuộc bên nội, mẹ và dì thuộc bên ngoại. Như vậy, trong Giáo Hội Việt Nam, nói cho vui, chúng ta có cả nội lẫn ngoại.
Dù xuất xứ từ đâu đi nữa, chỉ nội việc nhìn người nữ tu Công Giáo tận tụy bên giường bệnh săn sóc người đau yếu với chức nghiệp của người y tá và với tình yêu thương đùm bọc của người chị, ta cũng đã thấy cái từ chị đã được gắn liền một cách thân thương với bộ áo dòng mà các chị mang. Cũng thế, khi nhìn thấy các chị chăm sóc đàn trẻ trong các viện mồ côi, các bệnh nhân phong cùi trong các trung tâm bị người đời xa lánh, ta cũng đủ thấy cái sự hy sinh cao quí mà chỉ có được ở những người chị, người mẹ. Có lẽ vì thế mà Hội Thánh đã ban tước hiệu cao quí “chị” cho các nữ tu.
Tại quốc ngoại, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, nơi có nhiều nữ tu Công Giáo Việt Nam phục vụ trong các giáo xứ hay cộng đồng đức tin Việt Nam, gần đây chúng tôi thấy xuất hiện chữ soeur hay Soeur trước tên của các nữ tu Công Giáo (thí dụ: Soeur Hồng, Soeur Theresa, các soeur Dòng Đa-Minh, v.v.). Điều này thấy “dị dị” làm sao ấy! Soeur (đúng ra là Sœur) là tiếng Pháp, Hồng là tiếng Việt, Theresa là tiếng Anh (tiếng Pháp là Thérèse), được viết trên các bản tin, thư từ trong các giáo xứ hay cộng đoàn đức tin Việt Nam ở Hoa Kỳ, nơi mà người dùng tiếng Anh phải viết và hiểu là Sister hay sister! Đa số giáo dân Việt Nam, nhất là thanh thiếu niên, chưa hề tiếp xúc với tiếng Pháp, đâu biết nghĩa của chữ soeur đó, và phải đọc như thế nào. Mà cách viết đó thì không những sai về ghép vần (chính ra, phải viết là sœur - chữ o và e phải được viết sát nhau thành œ, chữ này được gọi là e dans l’o – e in the o), lại thiếu chỉnh tề trong ngôn ngữ (nửa Pháp nửa Việt, hoặc nửa Pháp nửa Anh).
Vì thế, chúng tôi đề nghị không nên viết soeur trong các văn kiện, bản tin, báo chí Việt ngữ, dù ở trong hay ngoài nước, vì chữ ấy hình như không có trong bất cứ một từ điển nào trên thế giới (có chăng chỉ ở trên internet).
Còn việc dùng từ chị thì sao? Hình như các nữ tu Việt Nam mình không muốn được gọi là chị, một từ mà người Âu Mỹ dùng rất tự nhiên khi xưng hô với các nữ tu: Sister Theresa, Sœur Thérèse. Lý do: đối với phong tục của người Âu Mỹ, họ không có thói quen gọi nhau, hay gọi những người trong thân tộc, bằng các từ bác, chú, cậu, dì, anh, chị, em. Tất cả, dù lớn, dù bé, đều gọi nhau bằng tên. Cháu nhỏ 10 tuổi gọi ông cụ, bà cô già 70 tuổi cũng chỉ bằng cái tên cộc lốc: Joe, Michelle. Nên khi họ gọi hay nói chuyện với các nữ tu bằng từ sister hay sœur thì rõ ràng là họ đang xưng hô với các nữ tu trong ý nghĩa đầy đủ của nó. Còn trong phong hóa Việt Nam, khi xưng hô với nhau, thế nào cũng phải dùng các từ ông, bà, cô, chú, anh, chị đi kèm với cái tên thì mới lịch sự: ông Ba, chị Tư, anh Năm. Nên chi, khi xưng hô với các nữ tu mà dùng từ chị thì có vẻ không được trân trọng vì nó lẫn với cách xưng hô ngoài đời hay trong gia đình, thân tộc (thí dụ: với từ Chị Vân, người ta nghĩ chúng ta đang nói về một người đàn bà nào đó có tên Vân). Ngoài ra, cái từ chị đó, trong ngôn ngữ Việt Nam, cũng không nói lên được thiên chức của các nữ tu, cái thiên chức mà để có được, các nữ tu sĩ đã phải hy sinh rất nhiều, từ danh vọng, sự giàu có, đến duyên tình lứa đôi, để sống cuộc đời tận hiến cho Chúa Kitô, cho Giáo Hội, và cho tha nhân. Với các từ “bà xơ”, “dì phước”, hay “sơ”, tự nó đã nói lên được cái công việc mà các nữ tu đang làm, cái chức vị trong xã hội hay Giáo Hội mà các nữ tu đang nắm giữ (thí dụ: cũng với tên Vân, mà viết là Sơ Vân, thì ai cũng hiểu đó là nữ tu Công Giáo tên Vân).
Tóm lại, chúng tôi mạo muội đề nghị hệ thống hóa các danh xưng cho các nữ tu Công Giáo Việt Nam với các từ sau đây:
Sơ (hay Xơ?). Chữ “xơ” là chữ mà người Việt xưa đã dùng để phiên âm từ chữ sœur của tiếng Pháp, và được liệt kê dưới dạng danh từ ghép “bà xơ” trong tất cả các từ điển Anh Việt hay từ điển định nghĩa Việt Nam mà chúng tôi có được. Cách phiên âm này có vẻ không được chính xác, và là một vấn đề cần bàn, nhưng lại quá rộng lớn về ngôn ngữ, đi ra khỏi lãnh vực bài viết này. Trở lại với chữ sơ, chúng tôi đề nghị phiên âm chữ sœur thành “sơ”, vì các lý do:
- âm s trong chữ sơ của tiếng Việt (tiếng mượn) gần với âm s trong chữ sœur của tiếng Pháp (tiếng gốc) hơn, và cũng gần cả với gốc Latin “soror”(không quá mạnh như âm sh của tiếng Anh, mà cũng không quá nhẹ như âm x của tiếng Việt);
- từ sơ, gốc Hán Việt, có nghĩa là bắt đầu (nghĩa và âm phát ra có vẻ thanh lịch hơn từ xơ dưới đây);
- từ xơ, gốc thuần túy Việt Nam (không có trong từ điển Hán Việt), có nghĩa là phần dai lẫn trong một số củ, quả hay vỏ (xơ củ xu hào già, xơ mít, xơ mướp) hay vật gì đã bị mòn cũ, rách te tua (quần xơ gấu). (Có lẽ, các sơ Việt Nam mình không thích cái ý nghĩa này lắm!);
- chữ xơ, đứng một mình, với nghĩa là nữ tu sĩ, không có trong từ điển Việt Nam; nó phải đi chung với chữ bà thì mới có được ý nghĩa ấy (bà xơ). Từ bà xơ này chỉ là một danh từ chung để người đời nói hay viết về các nữ tu, không thể được dùng để xưng hô giữa các nữ tu và giáo dân hay người đời, và cũng không dùng để viết hay gọi như một tước hiệu hoặc chức vị được (giáo dân mà xưng hô với một sơ trẻ bằng từ bà xơ thì tội nghiệp cho sơ đó, mà sơ tự xưng chức vị mình là bà xơ thì lại mang tiếng tự tôn).
Để gọi, nói hay viết về các nữ tu sĩ nói chung, chúng tôi đề nghị dùng từ sơ (thí dụ: các sơ Dòng Mến Thánh Giá – s thường). Chúng ta sẽ dùng từ Sơ khi muốn gọi, viết hoặc nói về một sơ mà ta biết rõ, vì đây là một tước hiệu hay chức vị (thí dụ: Sơ Têrêsa – S hoa). Ngoài ra, chúng tôi đề nghị không nên viết tắt là Sr. khi đứng trước một tên Việt Nam (rút từ tiếng Anh Sister và tiếng Pháp Sœur) trong các văn kiện, bản tin tiếng Việt, vì nó không chỉnh (Anh Việt hay Pháp Việt lẫn lộn); vả lại, chữ Sơ cũng đã quá đủ ngắn để không cần phải viết tắt (thay vì viết Sr. Têrêsa, ta viết là Sơ Têrêsa).
Khi tiếp xúc với giáo dân hay người đời, nhỏ hay lớn tuổi hơn mình, mà các nữ tu tự xưng là sơ thì không ai trách được cả, vì chữ sơ mang cả hai nghĩa: chị (thân mật) và em (khiêm nhường).
Dì và Dì Phước. Từ dì này rất hay vì nó mang một biểu tượng đáng kính trong thứ bậc họ hàng (ngang hàng với mẹ mình). Khi giáo dân hay người đời gọi hay nói chuyện trực tiếp với các nữ tu, nhất là các vị đã đứng tuổi, thì có thể kêu họ là dì. Khi viết thì có thể thêm chữ phước cho rõ nghĩa (thí dụ: các dì phước Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp, Dì Têrêsa).
Các nữ tu, đặc biệt là các nữ tu đã đứng tuổi, cũng có thể tự xưng mình là dì khi viết cho hay nói chuyện với những người trẻ hơn mà không mất đi tính khiêm nhường của mình.
Mẹ và Mẹ Bề Trên. Từ mẹ thường được người đời hay các nữ tu trẻ gọi hay viết cho các nữ tu sáng lập các tu hội (thí dụ: Mẹ Têrêsa Calcutta), từ mẹ bề trên được dùng cho các vị lãnh đạo các nhà dòng và tu hội (thí dụ: Mẹ Bề Trên Dòng Đa-Minh Việt Nam).
Các nữ tu mang trọng trách cao cả này thường tự xưng là mẹ khi tiếp xúc với những người trẻ hoặc các nữ tu đệ tử của mình, và điều ấy thật là hợp lý và chính đáng.
(Bài này được viết với tất cả lòng thành muốn đóng góp ý nhỏ vào việc hệ thống hóa một số ngôn từ trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Bài viết chắc chắn còn nhiều điều thiếu sót hay mang tính chủ quan, kính mong được quí vị, nhất là quí cha, quí tu sĩ, và quí sơ, góp ý bổ túc cho. Khởi sự viết ngày 15 tháng 3 năm 2012, hiệu đính lần chót ngày 5 tháng 5 năm 2012).
Lê Văn Thu
(Tacoma, Mùa Chay 2012)
(e-mail address: levthu@yahoo.com)
Phụ chú: Để viết được con chữ œ trên máy vi tính, ta ấn các nút Ctrl + Shift + & cùng một lúc, xong bỏ các ngón tay ra, rồi đánh ngay vào nút có chữ o; hoặc vào insert, nhấn chuột trái, vào Symbol, rồi chọn œ.
Tham khảo: Nun (Wikipedia); Xơ (Từ điển mở wiktionary); Nữ Tu (Bách Khoa Toàn Thư Mở - Wikipedia); Nun - bà xơ (hoctuxa.net); Mẹ Teresa (Bách Khoa Toàn Thư Mở - Wikipedia). Sister (merriam-webster.com); Sister (Từ Điển Anh Việt - Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam - 1993); xơ (Việt Nam Tự Điển - Lê Văn Đức - 1970); bà xơ (Từ điển từ và ngữ Việt Nam - Nguyễn Lân - 1998); sơ, xơ, bà xơ (Từ Điển Tiếng Việt - Vietlex - 2010); sơ (Hán Việt Từ Điển – Đào Duy Anh); xơ và sister (Từ Điển Thông Dụng Việt-Anh Anh-Việt - Nguyễn Văn Khôn - 1967); Năm linh mục: thăm viếng các cha và các xơ hưu dưỡng (VietCatholic News - Trọng Phương - 10/26/2009).
Văn Hóa
Hạnh phúc gia đình: cần phân tách và đánh giá công việc và cuộc sống
Tuyết Mai
08:38 10/05/2012
Ở đời chẳng ai hơn ai trong sự suy nghĩ, có khác chăng nếu chúng ta chịu bỏ thời giờ để phân tích xem tại sao chúng ta lại có sự hành xử hay giải quyết phải làm như vậy?. Tại sao chúng ta lại chọn giải pháp không được đẹp và thiếu lịch sự như vậy, với người trong gia đình, và với tất cả mọi người?. Có phải bao giờ sau cơn bão tố, chúng ta đều cảm nhận được rằng chuyện chẳng có đáng gì để mà ầm nhà ầm cửa lên không?. Nhưng tại sao 10 lần thì hết cả 10, chúng ta cũng vẫn cứ hành xử và làm y chang như những lần trước?.
Chắc vì cuộc sống ngày lại ngày của chúng ta đã bị quá căng thẳng chăng?. Chúng ta đã để cho những cơn xoáy nước “đời” xoay tròn chúng ta trong đó, không thể thoát được?. Chúng ta đã lỡ để cho cuộc đời của chúng ta bị lún sâu vào trong lòng đất lún, mà hễ mọi cục cựa mạnh thì chúng ta sẽ chết?. Căng thẳng đến vậy ư?. Thế thì chúng ta nên suy nghĩ lại xem điều gì chúng ta cần đến độ phải làm cho chúng ta ngày chết dần mòn, theo sự muốn phải có được “nó” đó?. Như học trò học đàn Piano của con gái tôi thấy mà tội cho thằng nhỏ. Có thể vì kinh tế quá khó khăn cho cả hai cha mẹ, nhưng cũng cố gắng cho thằng bé học đàn (để khoe chăng?), nên không tuần nào học đàn mà thằng bé không bị bố mắng và chửi la.
Nhìn thằng bé lấm la lấm lét và run lên cầm cập. Đối với ông bố đó học là phải ra học, là phải chú tâm không bỏ phí một giây phút nào. Vì ông muốn một phút học của con ông phải đáng giá của một phút. Con gái tôi biết được điều này và rất thông cảm với ông, nhưng đó không phải là cách cháu dậy học. Dậy như thế các em không muốn học và không đạt được kết quả!. Hồi đầu ông bố này đã bắt con gái tôi dậy theo sách mà ông muốn, nhưng không thành công, và nhìn nhận rằng cách ông dậy là sai, và đã không còn mắng mỏ thằng nhỏ mỗi buổi học nữa! Và thằng bé đã học rất khá và đàn rất hay.
Chúng ta phải suy nghĩ lại xem điều gì trong cuộc sống của chúng ta, mang lại cho chúng ta hạnh phúc? Phải có lấy được vợ hay chồng như người ta thì sẽ hết cô đơn, chán đời, và mặc cảm?. Phải có được căn nhà để ở thì mới được ngang hàng cùng chị cùng em, và làm cho vợ con được hạnh phúc?. Phải ăn xài như những con người giầu có để cái Tôi không bị người cười chê là cù lần và nghèo?. Ai sao mình vậy, dù một đồng cũng không có được mà lận vào lưng, và cả trăm mối đua đòi khác nữa, để sống giống người và mới cảm thấy thỏa mãn?.
Những điều con người chúng ta mong để có, thật khó có thể thực thi được lắm, vì lỗi phần nhiều là do chúng ta muốn như thế, thưa có phải?. Vì hầu hết chúng ta đã không chịu nghe lời cha mẹ dậy dỗ, để làm biếng học, giờ bằng cấp cũng không có, khi các bạn cùng lứa tuổi của chúng ta nay đã thành tài, và đang có một cuộc sống thật thoải mái, và có thật nhiều tiền. Thành thật mà nói sự thua thiệt và làm biếng của chúng ta đã làm cho cuộc đời của chúng ta có rất nhiều khó khăn, bương chải, tranh dành, và có chút gian manh thì mới đủ sống?.
Tôi chẳng nói ai xa đó chính là bản thân tôi!. Tự cảm thấy mình thua thiệt với hầu hết các bạn cùng trang lứa, khi còn cắp sách đến trường. Họ cũng như tôi mà thôi, nhưng có điều hình như họ đã có học Anh Văn từ khi còn ở VN thì phải? Vì không thấy họ có khó khăn như tôi. Tuy Anh Văn họ khá nhưng phải nói là họ chăm học và có cố gắng hơn tôi nhiều. Anh Văn họ cũng giỏi mà toán họ cũng A không. Nhìn chung quanh sao chỉ thấy mình tôi là dở ẹc. Dở tới cái độ mà tôi không thể tiếp tục chương trình Đại Học 4 năm. Để biện hộ cho mình, thì có thể Chúa chỉ muốn cho tôi có vậy!. Vì cuộc đời tôi bơ vơ từ tấm bé. Vì cuộc đời đẩy đưa?. Rồi thì thưa bao nhiêu cái biện hộ khác nữa!.
Thôi để tôi trở lại vấn đề là trong mọi việc chúng ta phải nên chịu khó phân tách cho kỹ, rồi hẵng nói và hẵng làm. Tôi thường dậy các con tôi như thế là tại sao bố các con lại hành xử như vậy?. Xem chừng như sự hành xử đó chỉ có thể xẩy ra cho con nít mà thôi!. Xem chừng sự hành xử và ứng phó đó thật ích kỷ là luôn luôn tìm lối thoát cho mình, tìm mọi cách mà đổ thừa cho ai đó, để tội của mình được xem ra nhẹ hơn?. Điều này tôi nghĩ rằng gia đình của anh chị em cũng thế, cũng tương đương như vậy, dù là người cha trong gia đình, người mẹ, hay các con.
Chỉ có khác nếu tất cả chúng ta mọi người chịu nhường bước nhau một tí, thì sự việc không đến nỗi nào!. Nếu tất cả chúng ta cùng chịu lắng nghe nhiều hơn là nói, vì lúc bấy giờ câu nói nào của chúng ta, cũng đều gây thiệt hại và được nhắc nhớ hoài hay để bụng mãi đến về sau này. Nếu chúng ta có ý muốn xây dựng hơn là hủy diệt, thì cùng ngồi lại với nhau mà giải quyết vấn đề, và coi ý kiến của nhau đều quan trọng ngang nhau. Trước đây ông nhà tôi có một ông bạn đối xử với các con của ông rất Mỹ. Ông bố này thường hỏi han các con và cho tất cả đều được bỏ phiếu “yes or no”. Ông coi quyết định của các con cũng rất quan trọng ngang với ông, chắc tùy vấn đề và tùy tuổi của các con ông. Tôi không biết bây giờ các con ông đã lớn hết, gia đình có còn giữ được vậy hay không?.
Thuở đó tôi coi ông là một người bố lập dị và bắt chước (adapt) người nước ngoài quá nhanh. Làm bố thì muốn các con đi đâu sao lại phải hỏi ý kiến của chúng. Cho chúng đi chơi là mình đã hy sinh thời giờ và tiền bạc, để cho chúng được đi chơi đâu mà cần phải hỏi. Nhưng đến bây giờ qua bao nhiêu năm con cái chúng tôi và của họ đều lớn hết cả rồi! Mới thấy rằng họ dân chủ và cởi mở. Không cổ hũ và quá gắt gao trong lối giáo dục như người Việt Nam trong nước của chúng ta. Nhưng mỗi gia đình có cách dậy các con kiểu khác nhau, miễn chúng ta thấy cái hay của người thì bắt chước, còn cái kiểu quá khe khắt chúng ta cũng nên học cởi mở và sửa đổi, cho mọi người dễ thở, và thông cảm nhau nhiều hơn.
Chúng ta phải công nhận rằng ở tuổi nào chúng ta cũng cần phải học và cần mở rộng tầm nhìn. Cần sửa đổi để được người và đời chấp nhận dễ dàng hơn. Vì nếu không sửa đổi sự thiệt thòi là về phía mình chứ chẳng của ai cả thưa anh chị em!. Khó quá ai dám lại gần?. Dữ quá chẳng ai dám hỏi thăm?. Lập dị quá thì chỉ chọn sống cô đơn có một mình. Có phải lúc bấy giờ đã là quá trễ hay không?. Căn nhà có bao nhiêu tầng lầu cũng chẳng một tiếng động. Giầu tiền giầu của cũng chẳng có ai hưởng cùng. Ngày lễ ngày lậy cũng chẳng thấy ai đến chúc tuổi và xem coi mình còn sống hay đã chết. Nếu anh chị em có dịp đến những nơi Nursing Home của những người già và bảo đảm sẽ cảm được sự cô đơn của họ.
Tôi có dịp thăm viếng mẹ tôi khi bà còn trong viện dưỡng lão sau thời gian bị mổ tim nằm nhà thương, được bác sĩ giới thiệu chuyển đến đó để dưỡng bệnh vài tháng . Nhìn cuốn sách thăm nom mới biết rằng một tuần lễ chẳng ai đến thăm các ông các bà. Các con họ ở đâu, làm gì, mà không dành chút thời giờ để đến thăm cha thăm mẹ của chúng?. Hỏi để mà hỏi nhưng rồi cũng cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ sâu xa ….
Một vài suy nghĩ thô thiển và một chút kinh nghiệm trong gia đình, mong giúp ích được gì cho mọi gia đình rất mới và rất trẻ người non dạ.
Chắc vì cuộc sống ngày lại ngày của chúng ta đã bị quá căng thẳng chăng?. Chúng ta đã để cho những cơn xoáy nước “đời” xoay tròn chúng ta trong đó, không thể thoát được?. Chúng ta đã lỡ để cho cuộc đời của chúng ta bị lún sâu vào trong lòng đất lún, mà hễ mọi cục cựa mạnh thì chúng ta sẽ chết?. Căng thẳng đến vậy ư?. Thế thì chúng ta nên suy nghĩ lại xem điều gì chúng ta cần đến độ phải làm cho chúng ta ngày chết dần mòn, theo sự muốn phải có được “nó” đó?. Như học trò học đàn Piano của con gái tôi thấy mà tội cho thằng nhỏ. Có thể vì kinh tế quá khó khăn cho cả hai cha mẹ, nhưng cũng cố gắng cho thằng bé học đàn (để khoe chăng?), nên không tuần nào học đàn mà thằng bé không bị bố mắng và chửi la.
Nhìn thằng bé lấm la lấm lét và run lên cầm cập. Đối với ông bố đó học là phải ra học, là phải chú tâm không bỏ phí một giây phút nào. Vì ông muốn một phút học của con ông phải đáng giá của một phút. Con gái tôi biết được điều này và rất thông cảm với ông, nhưng đó không phải là cách cháu dậy học. Dậy như thế các em không muốn học và không đạt được kết quả!. Hồi đầu ông bố này đã bắt con gái tôi dậy theo sách mà ông muốn, nhưng không thành công, và nhìn nhận rằng cách ông dậy là sai, và đã không còn mắng mỏ thằng nhỏ mỗi buổi học nữa! Và thằng bé đã học rất khá và đàn rất hay.
Chúng ta phải suy nghĩ lại xem điều gì trong cuộc sống của chúng ta, mang lại cho chúng ta hạnh phúc? Phải có lấy được vợ hay chồng như người ta thì sẽ hết cô đơn, chán đời, và mặc cảm?. Phải có được căn nhà để ở thì mới được ngang hàng cùng chị cùng em, và làm cho vợ con được hạnh phúc?. Phải ăn xài như những con người giầu có để cái Tôi không bị người cười chê là cù lần và nghèo?. Ai sao mình vậy, dù một đồng cũng không có được mà lận vào lưng, và cả trăm mối đua đòi khác nữa, để sống giống người và mới cảm thấy thỏa mãn?.
Những điều con người chúng ta mong để có, thật khó có thể thực thi được lắm, vì lỗi phần nhiều là do chúng ta muốn như thế, thưa có phải?. Vì hầu hết chúng ta đã không chịu nghe lời cha mẹ dậy dỗ, để làm biếng học, giờ bằng cấp cũng không có, khi các bạn cùng lứa tuổi của chúng ta nay đã thành tài, và đang có một cuộc sống thật thoải mái, và có thật nhiều tiền. Thành thật mà nói sự thua thiệt và làm biếng của chúng ta đã làm cho cuộc đời của chúng ta có rất nhiều khó khăn, bương chải, tranh dành, và có chút gian manh thì mới đủ sống?.
Tôi chẳng nói ai xa đó chính là bản thân tôi!. Tự cảm thấy mình thua thiệt với hầu hết các bạn cùng trang lứa, khi còn cắp sách đến trường. Họ cũng như tôi mà thôi, nhưng có điều hình như họ đã có học Anh Văn từ khi còn ở VN thì phải? Vì không thấy họ có khó khăn như tôi. Tuy Anh Văn họ khá nhưng phải nói là họ chăm học và có cố gắng hơn tôi nhiều. Anh Văn họ cũng giỏi mà toán họ cũng A không. Nhìn chung quanh sao chỉ thấy mình tôi là dở ẹc. Dở tới cái độ mà tôi không thể tiếp tục chương trình Đại Học 4 năm. Để biện hộ cho mình, thì có thể Chúa chỉ muốn cho tôi có vậy!. Vì cuộc đời tôi bơ vơ từ tấm bé. Vì cuộc đời đẩy đưa?. Rồi thì thưa bao nhiêu cái biện hộ khác nữa!.
Thôi để tôi trở lại vấn đề là trong mọi việc chúng ta phải nên chịu khó phân tách cho kỹ, rồi hẵng nói và hẵng làm. Tôi thường dậy các con tôi như thế là tại sao bố các con lại hành xử như vậy?. Xem chừng như sự hành xử đó chỉ có thể xẩy ra cho con nít mà thôi!. Xem chừng sự hành xử và ứng phó đó thật ích kỷ là luôn luôn tìm lối thoát cho mình, tìm mọi cách mà đổ thừa cho ai đó, để tội của mình được xem ra nhẹ hơn?. Điều này tôi nghĩ rằng gia đình của anh chị em cũng thế, cũng tương đương như vậy, dù là người cha trong gia đình, người mẹ, hay các con.
Chỉ có khác nếu tất cả chúng ta mọi người chịu nhường bước nhau một tí, thì sự việc không đến nỗi nào!. Nếu tất cả chúng ta cùng chịu lắng nghe nhiều hơn là nói, vì lúc bấy giờ câu nói nào của chúng ta, cũng đều gây thiệt hại và được nhắc nhớ hoài hay để bụng mãi đến về sau này. Nếu chúng ta có ý muốn xây dựng hơn là hủy diệt, thì cùng ngồi lại với nhau mà giải quyết vấn đề, và coi ý kiến của nhau đều quan trọng ngang nhau. Trước đây ông nhà tôi có một ông bạn đối xử với các con của ông rất Mỹ. Ông bố này thường hỏi han các con và cho tất cả đều được bỏ phiếu “yes or no”. Ông coi quyết định của các con cũng rất quan trọng ngang với ông, chắc tùy vấn đề và tùy tuổi của các con ông. Tôi không biết bây giờ các con ông đã lớn hết, gia đình có còn giữ được vậy hay không?.
Thuở đó tôi coi ông là một người bố lập dị và bắt chước (adapt) người nước ngoài quá nhanh. Làm bố thì muốn các con đi đâu sao lại phải hỏi ý kiến của chúng. Cho chúng đi chơi là mình đã hy sinh thời giờ và tiền bạc, để cho chúng được đi chơi đâu mà cần phải hỏi. Nhưng đến bây giờ qua bao nhiêu năm con cái chúng tôi và của họ đều lớn hết cả rồi! Mới thấy rằng họ dân chủ và cởi mở. Không cổ hũ và quá gắt gao trong lối giáo dục như người Việt Nam trong nước của chúng ta. Nhưng mỗi gia đình có cách dậy các con kiểu khác nhau, miễn chúng ta thấy cái hay của người thì bắt chước, còn cái kiểu quá khe khắt chúng ta cũng nên học cởi mở và sửa đổi, cho mọi người dễ thở, và thông cảm nhau nhiều hơn.
Chúng ta phải công nhận rằng ở tuổi nào chúng ta cũng cần phải học và cần mở rộng tầm nhìn. Cần sửa đổi để được người và đời chấp nhận dễ dàng hơn. Vì nếu không sửa đổi sự thiệt thòi là về phía mình chứ chẳng của ai cả thưa anh chị em!. Khó quá ai dám lại gần?. Dữ quá chẳng ai dám hỏi thăm?. Lập dị quá thì chỉ chọn sống cô đơn có một mình. Có phải lúc bấy giờ đã là quá trễ hay không?. Căn nhà có bao nhiêu tầng lầu cũng chẳng một tiếng động. Giầu tiền giầu của cũng chẳng có ai hưởng cùng. Ngày lễ ngày lậy cũng chẳng thấy ai đến chúc tuổi và xem coi mình còn sống hay đã chết. Nếu anh chị em có dịp đến những nơi Nursing Home của những người già và bảo đảm sẽ cảm được sự cô đơn của họ.
Tôi có dịp thăm viếng mẹ tôi khi bà còn trong viện dưỡng lão sau thời gian bị mổ tim nằm nhà thương, được bác sĩ giới thiệu chuyển đến đó để dưỡng bệnh vài tháng . Nhìn cuốn sách thăm nom mới biết rằng một tuần lễ chẳng ai đến thăm các ông các bà. Các con họ ở đâu, làm gì, mà không dành chút thời giờ để đến thăm cha thăm mẹ của chúng?. Hỏi để mà hỏi nhưng rồi cũng cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ sâu xa ….
Một vài suy nghĩ thô thiển và một chút kinh nghiệm trong gia đình, mong giúp ích được gì cho mọi gia đình rất mới và rất trẻ người non dạ.
Maria Mẹ tôi
Jos. Tú Nạc, NMS
08:41 10/05/2012
Ban cho tôi tình yêu
Xin cầu cùng con Mẹ
Tha tội lỗi cho tôi
Tràn đầy trái tim yêu.
Maria Mẹ tôi
Tôi ngước nhìn trời xanh
Môi thì thầm lần hạt
Cầu xin được ơn lành
Tha tội lỗi cho tôi.
Maria Mẹ tôi
Ngắm nhìn Dung Nhan Mẹ
Khi ngày mới bắt đầu
Mẹ luôn ở bên tôi
Đi bất kỳ nơi đâu.
Maria Mẹ tôi
Yêu Người toàn tâm trí
Nói Giê-su con Mẹ
tha thiết cả tình tôi
Rồi một ngày vô tận
Hy vọng dấu chân tôi
In trên phố hoàng kim.
(Tháng kính Đức Mẹ)
Lòng Chúa thương xót (4)
Trầm Hương Thơ
08:43 10/05/2012
Là lời thầm thánh hiến tạ ơn Cha
Miệng lưỡi con hát khúc nhạc ngợi ca
Hòa nhịp điệu bao la cùng vũ trụ
Lời kinh dâng đời đời không hề cũ
Vẫn mặn mà phong phú rất đẹp tươi
Tạ ơn Chúa cho con kiếp làm người
Được cảm nếm tuyệt vời! kỳ công Chúa
Đường hành hương trở về đẹp muôn thủa
Hai bên đường ruộng lúa sắp trổ bông
Đầy hoa xuân bát ngát trên cánh đồng
Đượm hương lòng thơm nồng bay lên mãi
LÒNG THƯƠNG XÓT THÁNH TÂM NGÀI VĨ ĐẠI
ĐẤNG VÔ CÙNG TỪ ÁI QÚA BAO LA
GỘI HỒN CON TRONG BIỂN ÁI TÌNH CHA
THẮM BÌNH AN CHAN HÒA TRONG ÁNH SÁNG
Con về nhà hân hoan giữa nắng vàng
Lòng phơi phới rỡ ràng vươn sức sống
Tạ ơn CHA soi cho hồn mở rộng
Nhận ơn lành lắng đọng thẳm BÌNH AN
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA tuôn đổ đầy tràn
Con bước đi hân hoan cả hồn xác
Đường Hành Hương về nhà CHA hoan lạc
Miệng reo ca khúc nhạc "TẠ ƠN NGÀI
5 giờ sáng 30.04.2012 Viết trên Bus đường HH. kính LCTX. từ Ba Lan trở về Đức
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy Tư Lời Chúa Xuyên Qua Cuộc Sống
Trần Ngọc Mười Hai
23:43 10/05/2012
Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ Sáu Mùa Phục Sinh năm B 13.5.2012
“Ai lên xứ hoa đào,
đừng quên mang về một cành hoa,
“Cho tôi bớt mơ màng,
chiều chiều nhìn mây trôi xa xôi.”
(Hoàng Nguyên – Ai Lên Xứ Hoa Đào)
(Mt 1: 18-19, 20; Mt 11)
“Bớt mơ màng”, để người nghệ sĩ nhìn mây trôi xa xôi, mỗi chiều về. “Bớt mơ màng”, bầy tôi lôi thôi là bần đạo, thấy cũng rất khó. Khó, là bởi bần đạo những muốn bớt mơ và ít màng nhưng vẫn chẳng làm sao được. Lúc nào cũng như người mơ màng, vẫn quanh quẩn đôi ba suy nghĩ rắp ranh đời viết lách. Và, cũng bởi cứ ham viết và lách từ hồi nhỏ, nên mới nghèo.
Về kiếp đời nghèo nhưng không của riêng mình, bần đạo chợt bắt chộp một ý kiến phản hồi rất nóng hổi của bạn bè từ một nơi xa xôi gửi đến những tình tự thương mến rất như sau:
“Thân ái chào anh Mai Tá.
Cảm ơn anh đã gửi bài viết tuần này rất hay và rất phiếm. Em đâu ngờ anh mồ côi cha từ thuở lên 9. Nhưng nay thì, Chúa gửi đến cho anh Người Cha khác để giúp anh viết lên những bài phiếm hữu ích cho mọi người. Tạ ơn Chúa về những gì Ngài ban cho anh trong những ngày này để anh còn tiếp tục kiếp tằm nhả tơ cho bà con thưởng lãm thứ tình của người nghèo.
Thân kính,
TB”
Được lời như cởi tấm lòng, bần đạo lại sẽ tiếp tục suy tư về lòng hiền lành quảng đại của Đức Chúa đã ban cho bần đạo không chỉ một người Cha cao cả trên trời, thôi; mà còn để bần đạo sinh trưởng từ một gia đình nghèo túng, nên mới có cơ hội tưởng nhớ -tức vẫn tơ tưởng và thầm nhớ- đến người đồng cảnh ngộ nay thấy rất nhiều, ở mọi nơi.
Tưởng và nhớ, đã thấy mình vì nghèo túng vẫn bần thần, nên nhiều lần đã có thói tật rất khác, tuy không phải của người nghèo, là: cứ học đòi bắt chước rồi lại nhái ý/lời hay/đẹp của ai đó, rất thánh nhân ở Kinh Sách rất đạo:
“Nếu có gì để khoe, thì bày tôi là bần đạo đây chỉ dám khoe rằng mình từng sinh trưởng từ một gia đình đông con đến 15 mạng, chỉ một mẹ. Sự nghiệp của người cha, chỉ là vị công chức thường thường bậc trung lao động cật lực tại Bưu Điện Sàigòn suốt 3 niên từ 1949 đến 1952. Bố chết sớm, nên bày tôi bần đạo phải nương nhờ vào mẹ già một nách đến 7 người con còn ở tuổi “tin”, nên mẹ phải dời cư ra Bắc trông nhờ người con khác nay trưởng thành, giúp một tay….”
May là, bần đạo được nương nhờ nhà Chúa với trường Dòng đệ-tử, rồi tu-tập-viện và học viện ở miền cao “xứ hoa đào” êm ả, nên đã khá. Nói khá, là nói theo kiểu văn hoa chữ nghĩa, chứ Dòng thánh bần đạo cùng dự tu cũng chân chất rất thanh bạch. Nhìn lại, tổng cộng đời hàn vi thuở nhỏ cũng kéo dài đến 13 niên; hưởng lộc nhà Chúa rất “bình yên”, vô số sự.
Thời kỳ “bình yên” được ở xứ có hoa anh đào, bần đạo lại ngâm nga lời ca, như ở dưới:
“Người về từ hôm nao, mà lòng còn thương vẫn thương.
Bao nhiêu năm tháng cũ, mà hồn nào thôi vấn vương.
Giờ này nhìn sương khói ,
Mà thầm mơ mầu hoa trên má ai.”
(Hoàng Nguyên – bđd)
Thì ra, bởi mình “về từ hôm nao mà lòng thương vẫn thương”, nên thấy đó là chuyện của chính mình và người xưa. Của, những người và những vị vẫn thương rất nhiều mà cũng không biết rằng thương như thế có là thương hại hay thương xót, chăng? Hoặc, cứ “lòng còn thương vẫn thương” kiểu các cụ nhà Đạo tuy vẫn cứ nói rất nhiều đến tình thương của Đức Chúa, nhưng lại nhà Đạo mình lại vẫn thiếu tình thương đổ xuống với người nghèo, vẫn thường thấy.
Kịp đến khi có người nghèo nào đó cắc cớ chẳng còn lui tới nhà thờ để nghe mình giảng giải nữa, mới kêu than rồi hỏi han: “Chúa đâu rồi?”, “sao Ngài cứ bỏ con một mình?” như lời kêu gào của nhiều người vẫn còn nghèo về tinh thần.
Hỏi và han câu như thế, cũng từ tựa câu han hỏi của một số bạn đạo gặp đâu đó, trên truyền thông/báo chí, rất chí lý như sau:
“Mới đây không lâu, vị lãnh đạo Dòng Tên là Lm Adolfo Nicolas được một người trẻ ở Úc đưa ra câu hỏi nghe cũng lạ, để bảo:
-Dạ thưa, nếu cha là người có trọng trách đem đến cho giới trẻ ý kiến tư vấn giúp họ kiến tạo nghề nghiệp hoặc tương lai quyết phục vụ người nghèo cho đúng cách, nhưng người ấy lại không muốn để hết đời họ ra mà lo việc đó, thì ý của cha ra sao?
-Để trả lời, cho tôi hỏi bạn câu này: trong đời bạn, có chuyện gì khả dĩ đánh động tâm can của bạn không? Giả như, tâm can bạn bị đánh động bởi việc gì đó thì khi ấy, bạn sẽ thấy lời mời gọi từ Bên trên khiến mình cương quyết thực hiện cho bằng được cho tốt lành. Và, giả như bạn có thể đến được với người nghèo là do động cơ hay thứ gì đó đánh động tâm can khiến bạn hăng say làm việc hơn, thì việc làm ấy chắc chắn sẽ là công việc rất tốt đẹp. Bạn có hăng say làm việc vì chính tâm can bạn bị đánh động bởi động lực nào đó, thì khi đó bạn mới có được niềm an vui, nghị lực và tinh thần để có thể liên kết hài hoà với mọi người, chí ít là người nghèo.
Theo tôi thì, sống ở đời dù làm gì đi nữa, cũng vẫn là nghe theo tiếng gọi của Đấng ở Trên khuyên nhủ mình làm thôi. Đôi lúc ta lại cứ tưởng ơn gọi làm ngôn sứ do Chúa mời sẽ là “tất cả hoặc không là gì cả” để rồi ta lại nghĩ nếu mình không sống đời lành thánh như các bậc hiển tu như thánh nữ Mary MacKillop của Úc hoặc như Mẹ Têrêxa thánh Calcutta hoặc thánh nào khác, thì khi đó ta sẽ bị rơi vào cảnh thiếu mất ơn lành Chúa ban. Từ đó trở đi, ta sẽ làm cho đời mình nên khốn khổ, rồi nghĩ rằng mình chẳng xứng với ơn gọi Chúa ban cho. Nhưng tôi nghĩ, đó không là cung cách mà ơn gọi từ Chúa gửi đến, sẽ diễn tiến.”
Lm Adolfo Nicholas dùng cụm từ niềm “an vui” và “nghị lực” là có ý nói đến những gì rất gần với ý nghĩa của việc đeo đuổi ơn gọi. Khi ta có được ơn gọi đích thật, hẳn là khi đó ta sẽ có cảm giác rất phúc hạnh và đủ nghị lực để đeo đuổi ơn gọi ấy cho đến cùng. Như thể, ta có Thần khí Chúa sống trong người vậy.
Dĩ nhiên, ơn gọi đích thật vẫn là biết san sẻ quà tặng ta nhận được với người khác và làm cách nào đó để nhận ra được sứ vụ cao cả hơn nữa. Sứ vụ ấy mang dáng dấp của kinh nghiệm sống của chính ta, và loại hình tài năng ta khám phá là đang có trong ta. Sứ vụ ta có, là việc sống và phục vụ người nghèo và những người dễ bị tổn thương cũng như người sống bên rià xã hội phải là trọng tâm ưu tư của ta.
Đề nghị mà Lm Adolfo Nicholas đưa ra cho người trẻ vào hôm đó, là việc hối thúc anh ta làm sao phối hợp được niềm an vui phục vụ người nghèo bằng bất cứ nghề nào mà anh chọn lựa và đeo đuổi sau này.
“Người nghèo đâu có là người sống ở góc xó nào đó bên bờ rià xã hội để ta nhìn vào rồi dửng dưng hoặc ngoảnh mặt không thèm nhìn. Họ chính là thành phần xã hội mà ta đang cùng sống. Muốn phục vụ xã hội hôm nay cho đúng cách, có lẽ cũng nên bao gồm cả những người như thế; bằng không, xã hội của ta sẽ chẳng là xã hội lành mạnh.” (x. Michael McVeigh, Australian Catholics, Summer edition, tr. 5)
Nói như giáo dân trẻ người Úc trích dẫn ở trên, là nói thế. Nói và hát như nghệ sĩ viết về xứ hoa đào, sẽ như sau:
“Ôi! màu hoa đào, màu hoa đào chiều xuân nào.
Ôi! màu hoa đào như môi hồng người mình yêu,
Ôi! màu hoa đào đã bao lần vì màu hoa.”
(Hoàng Nguyên – bđd)
Quả có thế. Lên xứ hoa đào mà còn “mơ màng” liên tưởng đến những là: “môi hồng người mình yêu”, hoặc: “màu hoa chiều xuân nào”, vv.. thì chưa phải. Bởi, ngay ở xứ miền đầy mộng mơ, rất lờ mờ nhờ tính đào hoa/hoa đào, có nhiều người cần đến để tưởng nhớ. Tơ tưởng và nhớ đến, như ý/lời của bức tâm thư mà người cha là văn hào Charles Dickens viết cho con là Plorn với lời lẽ như sau:
“Con thân yêu,
Hôm nay cha muốn có đôi lời thân thương gửi đến con, để con nhớ đến vào lúc con có thời khắc bình yên tưởng nhớ đến ai đó. Cha thấy chẳng cần nói con cũng hiểu là cha thương con biết chừng nào và cha cảm thấy áy náy không đến với đứa con thân yêu nay xa cách. Nhưng đời người vẫn gồm những cách xa, khốn khổ như thế.
Cha muốn khuyên con đừng bao giờ kiếm tìm lợi lộc từ bất cứ người nào mà con có dịp giao dịch ở đời và đừng tỏ ra khó dễ với họ cả khi mình có quyền để làm thế. Nhưng hãy cố đem đến với mọi người những gì mình muốn họ đem đến cho mình. Và, cũng đừng nản lòng nản chí khi chính họ, đôi lúc, cũng không thể làm được những việc mà họ muốn. Khi ấy, tốt hơn cho con hãy nghĩ rằng: khi người khác cũng từng thất bại khi không biết tuân theo qui định lành thánh mà Đấng Tối Cao đặt ra, thì họ cũng hệt như con đã từng thất bại giống như thế. Đó là lý do khiến cha phải cài đặt cuốn Tân Ước vào chồng sách con mang qua xứ miền đầy mộng mơ ấy. Hy vọng, đó là lý do khiến cha viết những truyện cho tuổi trẻ để con hiểu khi con còn ấu thơ. Bởi, điều đó sẽ dạy cho con bài học cao đẹp về con người vốn là tạo vật luôn tìm cách sống thành thực và thuỷ chung với bổn phận và luôn cần được hướng dẫn.
Như các anh con, nay từng người một, đã đi làm ở nơi xa, nên cha cũng đã viết cho mỗi người anh của con những lời lẽ tương tự như điều cha viết cho con. Và, cha cũng gửi đến các anh con lời dặn dò hãy để sách Tân Ước dẫn dắt đời mình trong mọi hoàn cảnh.
Nay, cha long trọng đặt lên con sự thật và nét đẹp cao cả của Đạo Chúa, vì Đạo đến từ Đức Kitô. Cha cũng muốn nói thêm là: nếu con chịu khó để tâm tôn kính những gì được ghi trong Sách đó thì con sẽ không thể có sai lầm nhiều hơn. Còn một điều đang nảy ra trong đầu khiến cha phải nói ra, là: khi ta cảm nghiệm được điều ấy, ta sẵn sàng gìn giữ nó. Thế nên, đừng bao giờ lơ là mà bỏ mất thói quen nguyện cầu ở chốn riêng tư. Xưa nay, chẳng bao giờ cha sao lãng việc ấy và cha cũng đã cảm nghiệm được niềm ủi an có được từ việc nguyện cầu trong thinh lặng.
Cha hy vọng là con sẽ luôn có khả năng cả vào đời sau, để nói được rằng con cũng đã có được người cha hiền lành tử tế, là như thế.” (x. Michael McGirr Australian Catholics Summer edition tr. 8)
Trích dẫn thư độc thoại giữa cha-con, tác giả chỉ muốn nhắn nhủ một điều, là: hãy đọc và để cho sách Tân Ước dẫn dắt. Thêm nữa, sống trong đời, dù ta có nhiều thời khắc mộng mơ đẹp như “hoa đào” ở xứ miền cũng rất cao như thế, vẫn là những tháng ngày cần tưởng và nhớ đến những người không được như thế. Những người, có thân phận giống như mình, nhưng chưa một lần được hưởng những “màu hoa chiều xuân nào”, như thế.
Trích thư của Charles Dickens viết cách nay gần 200 năm, là để nhắc mình về ca từ của người nghệ sĩ cũng từng có lời ca thân thương như thế và như thể:
“Ai lên xứ hoa đào dừng chân bên hồ nghe chiều rơi,
Nghe hơi giá len vào hồn người chiều xuân mây êm trôi.
Thông reo bên suối vắng, lời dìu dặt như tiếng tơ,
Xuân đi trong mắt biếc lòng dạt dào nên ý thơ.
Nghe tâm tư mơ ước mộng đào nguyên đẹp như chuyện ngày xưa.”
(Hoàng Nguyên – bđd)
“Nghe tâm tư mơ ước … đẹp như chuyện ngày xưa”, còn là nghe và nhớ những lời vàng ngọc mà thánh nhân hiền lành vẫn từng khuyên đệ tử của mình:
“Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an,
thánh hoá toàn diện con người anh em,
để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em,
được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách,
trong ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, quang lâm.
Đấng kêu gọi anh em là Đấng trung thành: Người sẽ thực hiện điều đó.”
(1 Th 5: 23-24)
“Đấng kêu gọi anh em”, Ngài vẫn kêu và vẫn gọi mọi người hãy sống lành thánh, có thần trí và thân xác vẹn toàn. Kêu và gọi, là Lời Ngài gửi đến hết mọi người chứ không riêng ai, dù đấng bậc hoặc các vị đạo mạo chốn đời tu, thôi. Quả thật Đức Giêsu từng kêu gọi mọi người hãy dấn bước theo Ngài. Theo như thế, sẽ bỏ mọi chuyện mang tính thế trần mình trân quý để cho đi toàn bộ con người mình, vì mục đích lý tưởng.
Trên thực tế là, những người ở mọi nơi từng dấn thân đời mình để sống thành cộng đoàn đạo hạnh nhỏ. Có những người hiến toàn thân cho việc giảng dạy, mục vụ hoặc trợ giúp y tế. Đời họ chỉ thành đặc trưng khi chính họ nhận lời mời theo chân Chúa vào mọi lúc. Cả lúc lặng thinh, trầm mình hoặc năng nổ.
Quyết tâm dấn bước theo chân Chúa, làm đổi thay cuộc đời mỗi người. Đổi và thay, để quyết định xem việc nào cần thiết cho chính mình, việc nào không. Quyết, là định cách nào để có được tương quan với Chúa vẫn quan trọng hơn tiền bạc, công việc hoặc tăm tiếng để đời. Để rồi cuối cùng, quyết tâm ấy sẽ làm đời mình nhất định có ý nghĩa.
Theo chân Chúa, rõ ràng có nghĩa nối kết với hết mọi người. Bởi theo Chúa như thế, là mình đã kết hợp thành đội đồng hành quyết san sẻ cả cuộc sống. Theo chân Chúa, không có nghĩa chỉ rút lui ẩn mình hầu tránh né mọi đụng chạm/gặp gỡ người đời. Nhưng, là: ra ngoài để gặp mọi người.
Theo chân Chúa còn có nghĩa: trường mặt ra ngay tiền tuyến cùng với niềm tin. Tin rằng mình chỉ hiểu và yêu Chúa bằng vào và qua việc giáp mặt nhìn thẳng vào đường lối mình đang sống, mỗi thế thôi.
Theo chân Chúa, trong cuộc sống ở đời rất hôm nay, là có được thị kiến rất chính đáng những gì quan trọng trong cuộc sống xã hội. Rồi từ đó, quyết định thiết lập cộng đoàn san sẻ niềm tin-yêu trong chung sống. Sống tập thể, ngay giữa giòng đời có những sự thể rất “đời thường” thực tế, không thể quên.
Theo chân Chúa, còn là nghe theo lời nhắn gọi mang tính “đời thường” có âm vang giòng nhạc đầy những hỏi han, dặn dò rằng:
“Ai lên xứ hoa đào, đừng quên bước lần theo đường hoa
Hoa bay đến bên người, ngại ngần rồi hoa theo chân ai.
Đường trần nhìn hoa bướm, rồi lòng trần mơ bướm hoa,
Lâng lâng trong sương khói, rồi bàng hoàng theo khói sương,
Lạc dần vào quên lãng, rồi đường hoa lặng bước trong lãng quên.”
(Hoàng Nguyên – bđd)
Nói cách khác, theo thì vẫn theo, nhưng đừng quên rằng cuộc đời con người không chỉ mỗi thế, nhưng còn nhiều hơn thế. Còn có lý tưởng đẹp hơn thế, rất dễ nể, đáng yêu. Theo, là nhớ rằng: ngày nay có rất nhiều người vẫn dấn bước đến với Chúa trong mọi người. Tức, đến với người anh em còn bần hàn, ai oán suốt đời.
Bước theo chân, còn là biết rằng: có những người nay vẫn cứ bước dù không muốn sống thành đội ngũ nhiều bức bách, khó khăn mà họ cho là rào cản để họ không thực hiện được điều mà thánh nhân hiền lành từng căn dặn. Bước theo chân, để rồi vẫn nhớ rằng thời buổi hôm nay vẫn có nhóm hội không khấn nguyện theo kiểu xưa cũ nhưng vẫn có thể ở bên nhau để thực hiện lý tưởng của Nước Trời đang diễn tiến với con người.
Theo chân Chúa, còn có nghĩa hiểu biết chuyện tương lai mai ngày xảy đến với thế giới. Một thế giới đang đổi thay, không phải luôn đi vào ngõ cụt, nhưng còn có những nơi đang tiến dần vào một đáp trả lời mời gọi của Đức Chúa. Đáp trả, tuỳ cung cách và hoàn cảnh của mỗi người, không nhất thiết phải giống nhau. Như nhau.
Theo chân Chúa, là: vẫn cứ theo nhưng thỉnh thoảng cũng nên tự hỏi và “mơ màng” về một “xứ hoa đào” trong đó có vị từng bộc bạch:
“Lâu nay ta vẫn muốn theo Chúa, cho đúng cách. Như thế tức có nghĩa: vốn là người công chính, các vấn nạn luôn tìm đến với ta, qua câu hỏi tựa hồ như: ngay từ ban đầu Thiên Chúa đã chúc lành cho mọi người để họ sống chứ không phải là từ ban đầu, mọi người đều đã mắc tội tổ tông truyền lại và từ đó đã phải khựng lại để không còn chứng tỏ là mình đáng được Chúa chúc lành, như nhiều người vẫn quan niệm?
Hoặc cứ hỏi: nếu ta có thể cất bỏ đi ý tưởng về sự cứu độ khỏi sự sống mang tính cá thể để đến được với sự tự do căn bản ư? Tự do này, không là thứ tự do không bị mọi ràng buộc, trói cột vào lời hứa, sự trung thành, những quyết tâm và hy sinh bản than. Nhưng, tự do ấy là thoải mái đến với cuộc sống thoát khỏi mọi giận dữ, hoặc ra khỏi sự thương hại cho chính mình, thoát khỏi nhà tù bản ngã, để có thể lớn lên trong ân huệ, và khống chế tính vị kỷ. Tự do, là để con người có thể sống hài hoà với thiên nhiên, phá bỏ xiềng xích của hãi sợ, chí ít là sự chết. Tức, hân hoa dấn bước theo chân Chúa để nghe theo lời Ngài dạy thay vì chỉ biết thờ kính Ngài mà không sống như Ngài dạy ta phải sống.
Chính vì thế, nhiều lần ta ra như thất bại, vẫn cứ coi mọi sự như thói quen sưu tập sử hạnh của các thánh mà thôi. Cũng may là, sức mạnh của cộng đoàn được Chúa yêu thương đã thắng lướt mọi sự. Và đây chính là phép lạ xảy đến cho công cuộc mục vụ ở giáo xứ.” (x. Robin R Meyers, A Precher’s Dream: Faith As Following Jesus, Saving Jesus from The Church, HarperOne 2009, tr. 227)
Bằng vào kinh nghiệm dấn thân theo chân gặp gỡ Chúa, mỗi người một hoàn cảnh có kinh nghiệm ân sủng mình nhận được. Không thể nói cái nào hay cái nào dở. Cũng tựa như lời Chúa nói: “Nhà Cha ta có nhiều chỗ ở”. Vậy nên, khi đã nhận được ân sủng Chúa ban phát, điều hay nhất vẫn là cất tiếng tung hô ngợi khen để Danh Cha được cả sáng.
Trước khi đi vào phần kết câu chuyện mạn phiếm hôm nay, tưởng cũng nên về với truyện kể để dễ nhớ. Truyện rằng:
“Các hành khách trên xe buýt đều quay về phía cố gái xinh đẹp vừa bước lên xe với vẻ ái ngại. Cô đến trả tiền bác tài rồi lần dò vào ghế ngồi bằng chiếc gậy mầu trắng, rồi từ từ ngồi vào chỗ, đặt chiếc cặp lên lòng và chiếc gậy dựa vào chân.
Đã một năm rồi, từ ngày Susan, tên của cô gái, khi ấy mới đôi mươi đã bị mù. Do bác sĩ chẩn đoán sai, nên cô thành người khiếm thị. Đột nhiên rơi vào thế giới tối đen, đầy những phẫn nộ và tuyệt vọng, suốt ngày chỉ biết thương thân trách phận. Và rồi cũng phải bám chặt vào người bạn trai tên là Mark, một sĩ quan không lực Hoàng gia và anh yêu cô với cả rái tim với lòng thuỷ chung hiếm thấy. Tình yêu rất mãnh liệt như 5 năm trước hồi mới quen. Khi cô gái mất thị lực, thấy cô càng ngày càng chìm sâu trong tuyệt vọng, nên anh đem lòng xót thương và quyết định giúp cô lấy lại sức mạnh cũng như niềm tin, ngõ hầu tạo lại tính độc lập bản thân.
Cuối cùng thì, Susan cảm thấy cô đã sẵn sàng trở lại làm việc, nhưng cô đi tới đó bằng cách nào? Trước kia, cô vẫn thường đi xe buýt đến mọi nơi, nhưng nay vì qúa sợ hãi nên không thể đi lại trong thành phố chỉ một mình. Mark bèn tự nguyện lái xe đưa cô đi làm hàng ngày mặc dù nơi cô và anh làm việc lại ở hai đầu thành phố. Thoạt đầu, điều này cũng an ủi Susan phần nào và khiến Mark thấy dễ chịu vì đã làm được việc là bảo vệ người vợ khiếm thị của anh hiện thấy bất an trong mọi sự.
Chẳng bao lâu, Mark nhận thấy cách sắp xếp như thế vẫn không ổn thỏa, vì chẳng giúp cho Susan tự hoà nhập với hoàn cảnh mới. Anh tự nhủ thầm trong bụng: Susan cần tự tin để đi xe buýt trở lại. Nhưng ngặt một nỗi là cô vừa quá yếu lại bi quan, cô sẽ xử sự ra sao khi gặp tình huống không êm trên xe buýt? Đúng như anh dự đoán, Susan rỏ ra hoảng sợ khi biết là Mark muốn cô trở lại đi xe buýt như hồi trước. Cô nói với anh:
-Em mù loà thế này, làm sao biết mình đi đâu, tới chỗ nào mà đi làm? Em có cảm giác như anh đang muốn bỏ mặc em thì phải?
Trái tim của Mark tựa hồ như vỡ toang khi nghe những lời Susan nói, nhưng anh biết mình sẽ phải làm gì. Anh bèn hứa: sẽ cùng đi xe buýt với cô cả buổi sáng lẫn ban chiều bao lâu cũng được cho đến khi cô thấy quen dần và tự lo liệu lấy cho mình. Sự việc diễn tiến y như Mark dự kiến.
Suốt hai tuần lễ, Mark mặc quân phục cùng vợ lên xe buýt đi về hằng ngày. Anh dạy cô biết cách đựa vào các giác quan của mình, nhất là thính giác để xác định xem mình đang ở đâu và làm thế nào để thích nghi với hoàn cảnh mới. Anh còn giúp cô làm thân kết bạn với mọi người, từ bác tài đến mọi người cùng đi. Cuối cùng mọi người đều trông chừng cho cô không những dành cho cô một chỗ xứng đáng lại còn giúp cô đi đứng giống như người mắt sáng. Kể từ đó, tất cả mọi người trở thành thân quen, giúp đỡ lẫn nhau và rất trân quý những người tàn tật giống như cô.”
Truyện kể ở thời buổi cách mạng vi tính mà sao nghe như truyện cổ tích thời Nghiêu Thuấn. Và người kể đã đưa ra một lời bàn rất đáng nể, là: trong mọi hoàn cảnh, mọi thứ trên đời chưa đến thời thế tận của mọi người. Bởi thế nên, hãy sống sao để mọi người trong cộng đồng mình chung sống, trở thành thân quen như người một nhà, thế mới phải.
Đề nghị của người kể hôm nay đưa bạn và tôi vào tình huống của Nước Trời có những người không nói nhiều, nhưng vẫn sống. Sống không nghèo nhưng có tinh thần của người nghèo tức không cần dựa dẫm vào tiền bạc hoặc của cải của riêng ai, mà chỉ trông chờ vào tình thương yêu đùm bọc của người cận thân và cận lân. Ngẫm như thế rồi, nay đề nghị bạn và tôi ta hát tiếp câu thơ ở dưới
“Người về từ hôm nao mà lòng còn thương vẫn thương
Bao nhiêu năm tháng cũ mà hồn nào tôi vấn vương.
Giờ này nhìn sương khói mà thầm mơ màu hoa trên má ai.”
Về hôm nao hay hôm nay, “mà lòng còn thương vẫn thương”, để rồi giờ này “có nhìn sương khói mà thầm mơ mầu hoa trên má ai”thì bạn và tôi cũng sẽ thấy đời mình còn đẹp hơn “hoa đào”, ở xứ nào cũng thế.
Trần Ngọc Mười Hai
luôn thấy đời mình tuy nghèo
nhưng vẫn đẹp như bài thơ xứ hoa đào
của ai đó, vẫn rất thân.
Suy niệm Chúa Nhật Thứ Sáu Phục Sinh Năm B 13.5.2012
“Lạnh lùng chăng, gió tha hương?”
“Em về bên ấy, ai thương em cùng?”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Ga 15: 9-17
Văn thơ ngoài đời, người người vẫn hỏi: “Em về bên ấy, ai thương em cùng?” Thi ca Đạo, Chúa lại quả quyết: “Anh em là bạn của Thầy. Nếu anh em thực hiện điều Thầy dạy, Thầy sẽ không gọi anh em là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm” (Ga 15: 16). Đó là ý chính trình thuật Chúa đã tỏ bày, hôm nay.
Trình thuật, nay thánh Gioan lại đã ghi về một khẳng định Chúa từng bày tỏ: tất cả mọi người là bạn hữu chứ không phải bày tôi của Chúa. Kinh bổn khi xưa lại vẫn nhồi sọ bầy trẻ rằng: loài người có mặt trên trái đất là để phục vụ Chúa. Trong khi đó, Tin Mừng lại quả quyết: chúng ta là bè bạn và là anh em với nhau chứ không là bầy tôi, của ai hết. Điểm khác biệt, giữa bè bạn và bầy tôi là ở điểm: bầy tôi chỉ biết tuân lệnh của chủ một cách máy móc, chứ không nắm rõ ý định thâm sâu nơi lệnh truyền. Bởi lẽ, bầy tôi là người tôi tớ sống ngoài cục diện, cũng như tâm tư mà người chủ vẫn đan kết. Còn bạn bè, lại hiểu rõ lý do khiến bạn mình hành xử, là như thế. Có hiểu rõ, nên mới cảm thông, yêu thương, mật thiết.
Trình thuật, nay được phụng vụ Hội thánh chọn để nhấn mạnh, thêm một lần nữa, lời Chúa tâm sự với đồ đệ trước lúc Ngài giã từ mọi người, để cất bước ra đi chấp nhận khổ đau/sầu buồn đến nỗi chết. Tâm sự, là tâm tình tự sự của Chúa vào phút cuối, trong đó Chúa đã đưa ra lệnh truyền mới yêu cầu mọi người “Hãy thương yêu nhau!” Lệnh truyền, là lệnh yêu thương không theo nghĩa chung/thường tình nhưng là mang ý lực đặc biệt, như Chúa từng nhấn mạnh: “Như Thầy vẫn yêu anh em”.(Ga 15: 12) Đó là điểm chính yếu rất mới. Mới, là lời lẽ thâm sâu cứu độ, khiến Chúa nhập cuộc với con người. Lời và lẽ, của Tình Thương Yêu Ngài tỏ lộ vào ngày cuối, ở thế trần.
Vào ngày cuối, Đức Gêsu biết rõ giới chức cầm quyền ở Giêrusalem muốn trừ khử Ngài khỏi hiện trường cuộc sống với xã hội, nên họ mới tìm bằng cớ bắt giữ Ngài. Ngài lui về vùng đất phía bên kia Gio-đan, tức rời xa tầm tay với và quyền kiểm soát của giới chức đầy quyền thế, là Philatô, Hêrôđê. Nếu chỉ muốn cam phận chọn sống âm thầm ở nơi đó, hẳn là Chúa cũng không bị giới chức ấy đe doạ tính mạng Ngài. Nhưng ngay lúc đó, Ngài được tin người bạn thân thiết của Ngài là Lazarô ốm nặng, chắc khó sống.
Lazarô lâu nay vẫn sống ở thôn làng Bêtania, tức cửa ngõ dẫn vào thành thánh Giêrusalem. Còn Chúa, Ngài lại tạm trú ở Giuđêa, vùng đất nguy cho tánh mạng của các đấng như Ngài. Thành thử, Chúa đành chờ thêm hai ngày nữa để xem nếu như Ngài liều thăm Lazarô, thì sự việc có tồi tệ không? Mạng sống Ngài và của đồ đệ có an toàn không? Đức Giêsu biết rõ tình hình lúc ấy quả là nguy hiểm, nếu Ngài đến thăm Lazarô, có thể Ngài sẽ bị giới chức cầm quyền gài bẫy bắt Ngài rồi lên án chết.
Tuy nhiên, Ngài không sờn lòng, vẫn ra đi thăm bạn hiền đang sắp chết. Ra đi, khi đã đắn đo, chọn lựa. Ra đi, quyết chấp nhận mọi rủi ro, vì tình bạn. Tình bạn phải như thế. Dù có thể, khi đến nơi, Lazarô bạn hiền không còn đó, đã ra đi về miền vĩnh cửu không kịp giã từ Ngài. Và, quyết định của Ngài đã được thánh Tôma, cũng là bạn của Chúa, nhanh chóng hỗ trợ và cùng đi. Hoặc, nếu cần, sẽ cùng chết với Ngài vì tình bạn.
Đó là lúc Ngài thổ lộ: “Không có tình mến thương nào lớn hơn là thí mạng sống mình vì bạn hữu.”(Ga 15: 13) Và, đó là lúc Ngài thêm lời nhủ khuyên đồ đệ: “Hãy yêu mến nhau, như Thầy vẫn mến yêu anh em.” Tức bảo rằng: “Hãy yêu mến nhau, như Thầy đã mến thương (Lazarô) thế này đây!”
Chấp nhận mọi hiểm nguy mang đến cho cuộc sống vì bè bạn, không là ý niệm trừu tượng. Cũng không là châm ngôn về đạo đức. Nhưng, Ngài đi Bêtania là để chữa lành/vực dậy thi hài của bạn hiền, Chúa muốn triển khai nhanh tiến trình chọn cái chết cho Ngài. Tin Mừng thánh Gioan còn ghi rõ: chỉ sau đó, công nghị Giêrusalem mới chính thức lên án Chúa. Án đây là án chết, do Ngài liên tiếp chối từ mọi nhượng bộ làm theo ý họ. Và, họ tìm dịp để thực hiện quyết định đã đưa ra. Xem thế thì, chuyến đi thăm Lazarô ngoài việc chứng tỏ tình bạn là cao cả, còn là cơ hội đã thúc bách động tác có quyết tâm trên Ngài.
Đức Giêsu không là loại người tìm đến cái chết để chứng tỏ điều gì, dù cao cả. Quyết định của Ngài không phải là hành động tự kết liễu cuộc đời. Ngài không là vị anh hùng “kamikaze” cuồng tín. Ngài cũng không tìm đến khoái lạc trong khổ dâm, hoặc chết chóc. Không, hoàn toàn không phải thế. Trái lại, nơi Ngài lại có sự cao cả cùng nét đẹp về bản chất rất chân chất. Bản chất ấy, là dám hy sinh tính mạng mình vì bè bạn. Là, cho đi con người mình vì lòng mến thương rất độ lượng.
Với Chúa, có nhiều thứ nơi cuộc sống hơn là chỉ đơn giản sống sót với đời mình. Tình bạn chẳng khi nào là rẻ mạt hết.
Chúa cũng nói: “Thày đã không gọi anh em là tôi tớ, mà là bạn.” (Ga 15: 15). Bảo rằng: anh em là bạn hữu của Thày, thì anh em có chịu làm điều này với Thày mình không? Nếu anh em là bạn hữu của nhau, thì anh em cũng sẽ làm cho nhau như thế chứ? Bởi lẽ, lòng mến thương -nhất là lòng thương và mến vì bạn hữu- có thể sẽ làm cho anh em dễ bị tổn thương. Tình bạn còn khiến anh em biết lo lắng cho nhau đến độ dám liều mạng sống của mình vì người ấy. Tình bằng hữu có lòng mến cao cả và niềm vui, lẫn niềm đau nỗi khổ nữa. Hai việc này vẫn đi đôi với nhau. Anh em không thể muốn điều này mà lại không chấp nhận điều kia.
Lòng mến thương tự như lửa ngọn. Lửa này vừa nung ấm tình người, vừa thắp sáng rọi chiếu khắp nơi. Đổi thay hết mọi sự rồi sẽ đưa vào sự sáng. Ở nơi đó, có một thứ lý lẽ rất hợp lẽ đạo nhưng không dựa trên lý trí, không tính toán. Như Chúa nói: Kẻ thù của Ngài chẳng có quyền hành gì trên Ngài hết. Ngài phú ban sự sống của Ngài chỉ vì Ngài muốn thế. Không ai có thể lấy đi khỏi nơi Ngài, tức ra khỏi lòng muốn của Ngài. Làm thế, Ngài đã chứng tỏ cho ta thấy Thiên Chúa là Đấng nào. Là Thiên Chúa, Ngài cũng làm như thế, thôi.
Thiên Chúa đối xử với ta như người “Bạn”, rất hiền. Tình Ngài thương mến ta không do định luật nào, vẫn đề ra. Tình Ngài thương ta, không do bộ óc con người suy diễn để định ước, hoặc ràng buộc. Tình Ngài đem đến cho ta nhiều nghị lực. Và, khi Thiên Chúa can thiệp mọi chuyện vì ta, điều đó không có nghĩa là Ngài đến từ bên ngoài vũ trụ, rồi Ngài thổi vào lớp vỏ bọc ngoài của trời trăng, cùng sông nước. Nhưng, Ngài đến để chứng tỏ rằng: Ngài muốn thiết lập tình bè bạn rất đích thực. Và, để lưu lại mãi mãi nơi ta. Thiên Chúa tự cho đi chính Mình Ngài. Và, Đức Giêsu cũng mặc lấy nơi Ngài tình thương yêu ấy. Và, Chúa gọi đó là Tình Bạn. Ngài thực thi Tình này cũng một kiểu như người nghệ sĩ, để ta thấy được, nghe được và cảm nhận được.
Điều này, không diễn tiến theo kiểu tôn giáo nào đó đã lý luận, bảo rằng: Thiên Chúa Cha vẫn muốn Con Một Ngài phải chết đi hầu làm lắng dịu nỗi uất ức/giận hờn, nơi con người. Thiên Chúa là Cha, Ngài chẳng bao giờ thiết tha đến những chuyện như thế. Và, Đức Giêsu cũng chẳng ủng hộ những chuyện như thế. Ngài vẫn muốn sống. Vẫn muốn sự sống của Ngài, và còn hơn nữa, sự sống của bè bạn nữa.
Đó là ý nghĩa câu Ngài nói: “Chính do tình mến thương anh em dành cho nhau như bè bạn, mọi người sẽ biết anh em là môn đệ của Thày.”
Và, chúng ta được dạy: Hãy thương mến nhau bằng tất cả sự hăng say, thương mến. Tất cả mọi người chúng ta có quyền lựa cho đi chính mình cho bè bạn như Đức Giêsu từng làm. Như Thiên Chúa là Cha từng làm và sẽ còn làm mãi mãi, không nguôi. Và, nếu mọi người chúng ta muốn trở thành người của Chúa rất đích thực, đó không là chọn lựa. Nhưng là lệnh truyền gửi đến với nhau, và cho nhau.
Hiểu thế rồi, tưởng cũng nên ngâm thêm lời thơ còn đó, đang chờ ta ngâm tiếp:
“Trời hồng chắc má em xinh,
Nước trong, chắc miệng em cười thêm xinh.”
(Đinh Hùng – Bài Hát Mùa Thu)
Mùa thu hát mãi trời hồng. Có má em xinh. Có miệng em cười. Cười xinh trong trời hồng, con dân của Chúa vẫn coi nhau như bạn hiền. Vẫn gọi nhau là anh em, suốt đời. Vẫn cứ mong, mọi người sẽ gọi nhau như thế mãi. Bởi, chính Chúa đã khẳng định và gọi mời mọi người làm như thế. Hết mọi thời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá phỏng dịch
“Ai lên xứ hoa đào,
đừng quên mang về một cành hoa,
“Cho tôi bớt mơ màng,
chiều chiều nhìn mây trôi xa xôi.”
(Hoàng Nguyên – Ai Lên Xứ Hoa Đào)
(Mt 1: 18-19, 20; Mt 11)
“Bớt mơ màng”, để người nghệ sĩ nhìn mây trôi xa xôi, mỗi chiều về. “Bớt mơ màng”, bầy tôi lôi thôi là bần đạo, thấy cũng rất khó. Khó, là bởi bần đạo những muốn bớt mơ và ít màng nhưng vẫn chẳng làm sao được. Lúc nào cũng như người mơ màng, vẫn quanh quẩn đôi ba suy nghĩ rắp ranh đời viết lách. Và, cũng bởi cứ ham viết và lách từ hồi nhỏ, nên mới nghèo.
Về kiếp đời nghèo nhưng không của riêng mình, bần đạo chợt bắt chộp một ý kiến phản hồi rất nóng hổi của bạn bè từ một nơi xa xôi gửi đến những tình tự thương mến rất như sau:
“Thân ái chào anh Mai Tá.
Cảm ơn anh đã gửi bài viết tuần này rất hay và rất phiếm. Em đâu ngờ anh mồ côi cha từ thuở lên 9. Nhưng nay thì, Chúa gửi đến cho anh Người Cha khác để giúp anh viết lên những bài phiếm hữu ích cho mọi người. Tạ ơn Chúa về những gì Ngài ban cho anh trong những ngày này để anh còn tiếp tục kiếp tằm nhả tơ cho bà con thưởng lãm thứ tình của người nghèo.
Thân kính,
TB”
Được lời như cởi tấm lòng, bần đạo lại sẽ tiếp tục suy tư về lòng hiền lành quảng đại của Đức Chúa đã ban cho bần đạo không chỉ một người Cha cao cả trên trời, thôi; mà còn để bần đạo sinh trưởng từ một gia đình nghèo túng, nên mới có cơ hội tưởng nhớ -tức vẫn tơ tưởng và thầm nhớ- đến người đồng cảnh ngộ nay thấy rất nhiều, ở mọi nơi.
Tưởng và nhớ, đã thấy mình vì nghèo túng vẫn bần thần, nên nhiều lần đã có thói tật rất khác, tuy không phải của người nghèo, là: cứ học đòi bắt chước rồi lại nhái ý/lời hay/đẹp của ai đó, rất thánh nhân ở Kinh Sách rất đạo:
“Nếu có gì để khoe, thì bày tôi là bần đạo đây chỉ dám khoe rằng mình từng sinh trưởng từ một gia đình đông con đến 15 mạng, chỉ một mẹ. Sự nghiệp của người cha, chỉ là vị công chức thường thường bậc trung lao động cật lực tại Bưu Điện Sàigòn suốt 3 niên từ 1949 đến 1952. Bố chết sớm, nên bày tôi bần đạo phải nương nhờ vào mẹ già một nách đến 7 người con còn ở tuổi “tin”, nên mẹ phải dời cư ra Bắc trông nhờ người con khác nay trưởng thành, giúp một tay….”
May là, bần đạo được nương nhờ nhà Chúa với trường Dòng đệ-tử, rồi tu-tập-viện và học viện ở miền cao “xứ hoa đào” êm ả, nên đã khá. Nói khá, là nói theo kiểu văn hoa chữ nghĩa, chứ Dòng thánh bần đạo cùng dự tu cũng chân chất rất thanh bạch. Nhìn lại, tổng cộng đời hàn vi thuở nhỏ cũng kéo dài đến 13 niên; hưởng lộc nhà Chúa rất “bình yên”, vô số sự.
Thời kỳ “bình yên” được ở xứ có hoa anh đào, bần đạo lại ngâm nga lời ca, như ở dưới:
“Người về từ hôm nao, mà lòng còn thương vẫn thương.
Bao nhiêu năm tháng cũ, mà hồn nào thôi vấn vương.
Giờ này nhìn sương khói ,
Mà thầm mơ mầu hoa trên má ai.”
(Hoàng Nguyên – bđd)
Thì ra, bởi mình “về từ hôm nao mà lòng thương vẫn thương”, nên thấy đó là chuyện của chính mình và người xưa. Của, những người và những vị vẫn thương rất nhiều mà cũng không biết rằng thương như thế có là thương hại hay thương xót, chăng? Hoặc, cứ “lòng còn thương vẫn thương” kiểu các cụ nhà Đạo tuy vẫn cứ nói rất nhiều đến tình thương của Đức Chúa, nhưng lại nhà Đạo mình lại vẫn thiếu tình thương đổ xuống với người nghèo, vẫn thường thấy.
Kịp đến khi có người nghèo nào đó cắc cớ chẳng còn lui tới nhà thờ để nghe mình giảng giải nữa, mới kêu than rồi hỏi han: “Chúa đâu rồi?”, “sao Ngài cứ bỏ con một mình?” như lời kêu gào của nhiều người vẫn còn nghèo về tinh thần.
Hỏi và han câu như thế, cũng từ tựa câu han hỏi của một số bạn đạo gặp đâu đó, trên truyền thông/báo chí, rất chí lý như sau:
“Mới đây không lâu, vị lãnh đạo Dòng Tên là Lm Adolfo Nicolas được một người trẻ ở Úc đưa ra câu hỏi nghe cũng lạ, để bảo:
-Dạ thưa, nếu cha là người có trọng trách đem đến cho giới trẻ ý kiến tư vấn giúp họ kiến tạo nghề nghiệp hoặc tương lai quyết phục vụ người nghèo cho đúng cách, nhưng người ấy lại không muốn để hết đời họ ra mà lo việc đó, thì ý của cha ra sao?
-Để trả lời, cho tôi hỏi bạn câu này: trong đời bạn, có chuyện gì khả dĩ đánh động tâm can của bạn không? Giả như, tâm can bạn bị đánh động bởi việc gì đó thì khi ấy, bạn sẽ thấy lời mời gọi từ Bên trên khiến mình cương quyết thực hiện cho bằng được cho tốt lành. Và, giả như bạn có thể đến được với người nghèo là do động cơ hay thứ gì đó đánh động tâm can khiến bạn hăng say làm việc hơn, thì việc làm ấy chắc chắn sẽ là công việc rất tốt đẹp. Bạn có hăng say làm việc vì chính tâm can bạn bị đánh động bởi động lực nào đó, thì khi đó bạn mới có được niềm an vui, nghị lực và tinh thần để có thể liên kết hài hoà với mọi người, chí ít là người nghèo.
Theo tôi thì, sống ở đời dù làm gì đi nữa, cũng vẫn là nghe theo tiếng gọi của Đấng ở Trên khuyên nhủ mình làm thôi. Đôi lúc ta lại cứ tưởng ơn gọi làm ngôn sứ do Chúa mời sẽ là “tất cả hoặc không là gì cả” để rồi ta lại nghĩ nếu mình không sống đời lành thánh như các bậc hiển tu như thánh nữ Mary MacKillop của Úc hoặc như Mẹ Têrêxa thánh Calcutta hoặc thánh nào khác, thì khi đó ta sẽ bị rơi vào cảnh thiếu mất ơn lành Chúa ban. Từ đó trở đi, ta sẽ làm cho đời mình nên khốn khổ, rồi nghĩ rằng mình chẳng xứng với ơn gọi Chúa ban cho. Nhưng tôi nghĩ, đó không là cung cách mà ơn gọi từ Chúa gửi đến, sẽ diễn tiến.”
Lm Adolfo Nicholas dùng cụm từ niềm “an vui” và “nghị lực” là có ý nói đến những gì rất gần với ý nghĩa của việc đeo đuổi ơn gọi. Khi ta có được ơn gọi đích thật, hẳn là khi đó ta sẽ có cảm giác rất phúc hạnh và đủ nghị lực để đeo đuổi ơn gọi ấy cho đến cùng. Như thể, ta có Thần khí Chúa sống trong người vậy.
Dĩ nhiên, ơn gọi đích thật vẫn là biết san sẻ quà tặng ta nhận được với người khác và làm cách nào đó để nhận ra được sứ vụ cao cả hơn nữa. Sứ vụ ấy mang dáng dấp của kinh nghiệm sống của chính ta, và loại hình tài năng ta khám phá là đang có trong ta. Sứ vụ ta có, là việc sống và phục vụ người nghèo và những người dễ bị tổn thương cũng như người sống bên rià xã hội phải là trọng tâm ưu tư của ta.
Đề nghị mà Lm Adolfo Nicholas đưa ra cho người trẻ vào hôm đó, là việc hối thúc anh ta làm sao phối hợp được niềm an vui phục vụ người nghèo bằng bất cứ nghề nào mà anh chọn lựa và đeo đuổi sau này.
“Người nghèo đâu có là người sống ở góc xó nào đó bên bờ rià xã hội để ta nhìn vào rồi dửng dưng hoặc ngoảnh mặt không thèm nhìn. Họ chính là thành phần xã hội mà ta đang cùng sống. Muốn phục vụ xã hội hôm nay cho đúng cách, có lẽ cũng nên bao gồm cả những người như thế; bằng không, xã hội của ta sẽ chẳng là xã hội lành mạnh.” (x. Michael McVeigh, Australian Catholics, Summer edition, tr. 5)
Nói như giáo dân trẻ người Úc trích dẫn ở trên, là nói thế. Nói và hát như nghệ sĩ viết về xứ hoa đào, sẽ như sau:
“Ôi! màu hoa đào, màu hoa đào chiều xuân nào.
Ôi! màu hoa đào như môi hồng người mình yêu,
Ôi! màu hoa đào đã bao lần vì màu hoa.”
(Hoàng Nguyên – bđd)
Quả có thế. Lên xứ hoa đào mà còn “mơ màng” liên tưởng đến những là: “môi hồng người mình yêu”, hoặc: “màu hoa chiều xuân nào”, vv.. thì chưa phải. Bởi, ngay ở xứ miền đầy mộng mơ, rất lờ mờ nhờ tính đào hoa/hoa đào, có nhiều người cần đến để tưởng nhớ. Tơ tưởng và nhớ đến, như ý/lời của bức tâm thư mà người cha là văn hào Charles Dickens viết cho con là Plorn với lời lẽ như sau:
“Con thân yêu,
Hôm nay cha muốn có đôi lời thân thương gửi đến con, để con nhớ đến vào lúc con có thời khắc bình yên tưởng nhớ đến ai đó. Cha thấy chẳng cần nói con cũng hiểu là cha thương con biết chừng nào và cha cảm thấy áy náy không đến với đứa con thân yêu nay xa cách. Nhưng đời người vẫn gồm những cách xa, khốn khổ như thế.
Cha muốn khuyên con đừng bao giờ kiếm tìm lợi lộc từ bất cứ người nào mà con có dịp giao dịch ở đời và đừng tỏ ra khó dễ với họ cả khi mình có quyền để làm thế. Nhưng hãy cố đem đến với mọi người những gì mình muốn họ đem đến cho mình. Và, cũng đừng nản lòng nản chí khi chính họ, đôi lúc, cũng không thể làm được những việc mà họ muốn. Khi ấy, tốt hơn cho con hãy nghĩ rằng: khi người khác cũng từng thất bại khi không biết tuân theo qui định lành thánh mà Đấng Tối Cao đặt ra, thì họ cũng hệt như con đã từng thất bại giống như thế. Đó là lý do khiến cha phải cài đặt cuốn Tân Ước vào chồng sách con mang qua xứ miền đầy mộng mơ ấy. Hy vọng, đó là lý do khiến cha viết những truyện cho tuổi trẻ để con hiểu khi con còn ấu thơ. Bởi, điều đó sẽ dạy cho con bài học cao đẹp về con người vốn là tạo vật luôn tìm cách sống thành thực và thuỷ chung với bổn phận và luôn cần được hướng dẫn.
Như các anh con, nay từng người một, đã đi làm ở nơi xa, nên cha cũng đã viết cho mỗi người anh của con những lời lẽ tương tự như điều cha viết cho con. Và, cha cũng gửi đến các anh con lời dặn dò hãy để sách Tân Ước dẫn dắt đời mình trong mọi hoàn cảnh.
Nay, cha long trọng đặt lên con sự thật và nét đẹp cao cả của Đạo Chúa, vì Đạo đến từ Đức Kitô. Cha cũng muốn nói thêm là: nếu con chịu khó để tâm tôn kính những gì được ghi trong Sách đó thì con sẽ không thể có sai lầm nhiều hơn. Còn một điều đang nảy ra trong đầu khiến cha phải nói ra, là: khi ta cảm nghiệm được điều ấy, ta sẵn sàng gìn giữ nó. Thế nên, đừng bao giờ lơ là mà bỏ mất thói quen nguyện cầu ở chốn riêng tư. Xưa nay, chẳng bao giờ cha sao lãng việc ấy và cha cũng đã cảm nghiệm được niềm ủi an có được từ việc nguyện cầu trong thinh lặng.
Cha hy vọng là con sẽ luôn có khả năng cả vào đời sau, để nói được rằng con cũng đã có được người cha hiền lành tử tế, là như thế.” (x. Michael McGirr Australian Catholics Summer edition tr. 8)
Trích dẫn thư độc thoại giữa cha-con, tác giả chỉ muốn nhắn nhủ một điều, là: hãy đọc và để cho sách Tân Ước dẫn dắt. Thêm nữa, sống trong đời, dù ta có nhiều thời khắc mộng mơ đẹp như “hoa đào” ở xứ miền cũng rất cao như thế, vẫn là những tháng ngày cần tưởng và nhớ đến những người không được như thế. Những người, có thân phận giống như mình, nhưng chưa một lần được hưởng những “màu hoa chiều xuân nào”, như thế.
Trích thư của Charles Dickens viết cách nay gần 200 năm, là để nhắc mình về ca từ của người nghệ sĩ cũng từng có lời ca thân thương như thế và như thể:
“Ai lên xứ hoa đào dừng chân bên hồ nghe chiều rơi,
Nghe hơi giá len vào hồn người chiều xuân mây êm trôi.
Thông reo bên suối vắng, lời dìu dặt như tiếng tơ,
Xuân đi trong mắt biếc lòng dạt dào nên ý thơ.
Nghe tâm tư mơ ước mộng đào nguyên đẹp như chuyện ngày xưa.”
(Hoàng Nguyên – bđd)
“Nghe tâm tư mơ ước … đẹp như chuyện ngày xưa”, còn là nghe và nhớ những lời vàng ngọc mà thánh nhân hiền lành vẫn từng khuyên đệ tử của mình:
“Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an,
thánh hoá toàn diện con người anh em,
để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em,
được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách,
trong ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, quang lâm.
Đấng kêu gọi anh em là Đấng trung thành: Người sẽ thực hiện điều đó.”
(1 Th 5: 23-24)
“Đấng kêu gọi anh em”, Ngài vẫn kêu và vẫn gọi mọi người hãy sống lành thánh, có thần trí và thân xác vẹn toàn. Kêu và gọi, là Lời Ngài gửi đến hết mọi người chứ không riêng ai, dù đấng bậc hoặc các vị đạo mạo chốn đời tu, thôi. Quả thật Đức Giêsu từng kêu gọi mọi người hãy dấn bước theo Ngài. Theo như thế, sẽ bỏ mọi chuyện mang tính thế trần mình trân quý để cho đi toàn bộ con người mình, vì mục đích lý tưởng.
Trên thực tế là, những người ở mọi nơi từng dấn thân đời mình để sống thành cộng đoàn đạo hạnh nhỏ. Có những người hiến toàn thân cho việc giảng dạy, mục vụ hoặc trợ giúp y tế. Đời họ chỉ thành đặc trưng khi chính họ nhận lời mời theo chân Chúa vào mọi lúc. Cả lúc lặng thinh, trầm mình hoặc năng nổ.
Quyết tâm dấn bước theo chân Chúa, làm đổi thay cuộc đời mỗi người. Đổi và thay, để quyết định xem việc nào cần thiết cho chính mình, việc nào không. Quyết, là định cách nào để có được tương quan với Chúa vẫn quan trọng hơn tiền bạc, công việc hoặc tăm tiếng để đời. Để rồi cuối cùng, quyết tâm ấy sẽ làm đời mình nhất định có ý nghĩa.
Theo chân Chúa, rõ ràng có nghĩa nối kết với hết mọi người. Bởi theo Chúa như thế, là mình đã kết hợp thành đội đồng hành quyết san sẻ cả cuộc sống. Theo chân Chúa, không có nghĩa chỉ rút lui ẩn mình hầu tránh né mọi đụng chạm/gặp gỡ người đời. Nhưng, là: ra ngoài để gặp mọi người.
Theo chân Chúa còn có nghĩa: trường mặt ra ngay tiền tuyến cùng với niềm tin. Tin rằng mình chỉ hiểu và yêu Chúa bằng vào và qua việc giáp mặt nhìn thẳng vào đường lối mình đang sống, mỗi thế thôi.
Theo chân Chúa, trong cuộc sống ở đời rất hôm nay, là có được thị kiến rất chính đáng những gì quan trọng trong cuộc sống xã hội. Rồi từ đó, quyết định thiết lập cộng đoàn san sẻ niềm tin-yêu trong chung sống. Sống tập thể, ngay giữa giòng đời có những sự thể rất “đời thường” thực tế, không thể quên.
Theo chân Chúa, còn là nghe theo lời nhắn gọi mang tính “đời thường” có âm vang giòng nhạc đầy những hỏi han, dặn dò rằng:
“Ai lên xứ hoa đào, đừng quên bước lần theo đường hoa
Hoa bay đến bên người, ngại ngần rồi hoa theo chân ai.
Đường trần nhìn hoa bướm, rồi lòng trần mơ bướm hoa,
Lâng lâng trong sương khói, rồi bàng hoàng theo khói sương,
Lạc dần vào quên lãng, rồi đường hoa lặng bước trong lãng quên.”
(Hoàng Nguyên – bđd)
Nói cách khác, theo thì vẫn theo, nhưng đừng quên rằng cuộc đời con người không chỉ mỗi thế, nhưng còn nhiều hơn thế. Còn có lý tưởng đẹp hơn thế, rất dễ nể, đáng yêu. Theo, là nhớ rằng: ngày nay có rất nhiều người vẫn dấn bước đến với Chúa trong mọi người. Tức, đến với người anh em còn bần hàn, ai oán suốt đời.
Bước theo chân, còn là biết rằng: có những người nay vẫn cứ bước dù không muốn sống thành đội ngũ nhiều bức bách, khó khăn mà họ cho là rào cản để họ không thực hiện được điều mà thánh nhân hiền lành từng căn dặn. Bước theo chân, để rồi vẫn nhớ rằng thời buổi hôm nay vẫn có nhóm hội không khấn nguyện theo kiểu xưa cũ nhưng vẫn có thể ở bên nhau để thực hiện lý tưởng của Nước Trời đang diễn tiến với con người.
Theo chân Chúa, còn có nghĩa hiểu biết chuyện tương lai mai ngày xảy đến với thế giới. Một thế giới đang đổi thay, không phải luôn đi vào ngõ cụt, nhưng còn có những nơi đang tiến dần vào một đáp trả lời mời gọi của Đức Chúa. Đáp trả, tuỳ cung cách và hoàn cảnh của mỗi người, không nhất thiết phải giống nhau. Như nhau.
Theo chân Chúa, là: vẫn cứ theo nhưng thỉnh thoảng cũng nên tự hỏi và “mơ màng” về một “xứ hoa đào” trong đó có vị từng bộc bạch:
“Lâu nay ta vẫn muốn theo Chúa, cho đúng cách. Như thế tức có nghĩa: vốn là người công chính, các vấn nạn luôn tìm đến với ta, qua câu hỏi tựa hồ như: ngay từ ban đầu Thiên Chúa đã chúc lành cho mọi người để họ sống chứ không phải là từ ban đầu, mọi người đều đã mắc tội tổ tông truyền lại và từ đó đã phải khựng lại để không còn chứng tỏ là mình đáng được Chúa chúc lành, như nhiều người vẫn quan niệm?
Hoặc cứ hỏi: nếu ta có thể cất bỏ đi ý tưởng về sự cứu độ khỏi sự sống mang tính cá thể để đến được với sự tự do căn bản ư? Tự do này, không là thứ tự do không bị mọi ràng buộc, trói cột vào lời hứa, sự trung thành, những quyết tâm và hy sinh bản than. Nhưng, tự do ấy là thoải mái đến với cuộc sống thoát khỏi mọi giận dữ, hoặc ra khỏi sự thương hại cho chính mình, thoát khỏi nhà tù bản ngã, để có thể lớn lên trong ân huệ, và khống chế tính vị kỷ. Tự do, là để con người có thể sống hài hoà với thiên nhiên, phá bỏ xiềng xích của hãi sợ, chí ít là sự chết. Tức, hân hoa dấn bước theo chân Chúa để nghe theo lời Ngài dạy thay vì chỉ biết thờ kính Ngài mà không sống như Ngài dạy ta phải sống.
Chính vì thế, nhiều lần ta ra như thất bại, vẫn cứ coi mọi sự như thói quen sưu tập sử hạnh của các thánh mà thôi. Cũng may là, sức mạnh của cộng đoàn được Chúa yêu thương đã thắng lướt mọi sự. Và đây chính là phép lạ xảy đến cho công cuộc mục vụ ở giáo xứ.” (x. Robin R Meyers, A Precher’s Dream: Faith As Following Jesus, Saving Jesus from The Church, HarperOne 2009, tr. 227)
Bằng vào kinh nghiệm dấn thân theo chân gặp gỡ Chúa, mỗi người một hoàn cảnh có kinh nghiệm ân sủng mình nhận được. Không thể nói cái nào hay cái nào dở. Cũng tựa như lời Chúa nói: “Nhà Cha ta có nhiều chỗ ở”. Vậy nên, khi đã nhận được ân sủng Chúa ban phát, điều hay nhất vẫn là cất tiếng tung hô ngợi khen để Danh Cha được cả sáng.
Trước khi đi vào phần kết câu chuyện mạn phiếm hôm nay, tưởng cũng nên về với truyện kể để dễ nhớ. Truyện rằng:
“Các hành khách trên xe buýt đều quay về phía cố gái xinh đẹp vừa bước lên xe với vẻ ái ngại. Cô đến trả tiền bác tài rồi lần dò vào ghế ngồi bằng chiếc gậy mầu trắng, rồi từ từ ngồi vào chỗ, đặt chiếc cặp lên lòng và chiếc gậy dựa vào chân.
Đã một năm rồi, từ ngày Susan, tên của cô gái, khi ấy mới đôi mươi đã bị mù. Do bác sĩ chẩn đoán sai, nên cô thành người khiếm thị. Đột nhiên rơi vào thế giới tối đen, đầy những phẫn nộ và tuyệt vọng, suốt ngày chỉ biết thương thân trách phận. Và rồi cũng phải bám chặt vào người bạn trai tên là Mark, một sĩ quan không lực Hoàng gia và anh yêu cô với cả rái tim với lòng thuỷ chung hiếm thấy. Tình yêu rất mãnh liệt như 5 năm trước hồi mới quen. Khi cô gái mất thị lực, thấy cô càng ngày càng chìm sâu trong tuyệt vọng, nên anh đem lòng xót thương và quyết định giúp cô lấy lại sức mạnh cũng như niềm tin, ngõ hầu tạo lại tính độc lập bản thân.
Cuối cùng thì, Susan cảm thấy cô đã sẵn sàng trở lại làm việc, nhưng cô đi tới đó bằng cách nào? Trước kia, cô vẫn thường đi xe buýt đến mọi nơi, nhưng nay vì qúa sợ hãi nên không thể đi lại trong thành phố chỉ một mình. Mark bèn tự nguyện lái xe đưa cô đi làm hàng ngày mặc dù nơi cô và anh làm việc lại ở hai đầu thành phố. Thoạt đầu, điều này cũng an ủi Susan phần nào và khiến Mark thấy dễ chịu vì đã làm được việc là bảo vệ người vợ khiếm thị của anh hiện thấy bất an trong mọi sự.
Chẳng bao lâu, Mark nhận thấy cách sắp xếp như thế vẫn không ổn thỏa, vì chẳng giúp cho Susan tự hoà nhập với hoàn cảnh mới. Anh tự nhủ thầm trong bụng: Susan cần tự tin để đi xe buýt trở lại. Nhưng ngặt một nỗi là cô vừa quá yếu lại bi quan, cô sẽ xử sự ra sao khi gặp tình huống không êm trên xe buýt? Đúng như anh dự đoán, Susan rỏ ra hoảng sợ khi biết là Mark muốn cô trở lại đi xe buýt như hồi trước. Cô nói với anh:
-Em mù loà thế này, làm sao biết mình đi đâu, tới chỗ nào mà đi làm? Em có cảm giác như anh đang muốn bỏ mặc em thì phải?
Trái tim của Mark tựa hồ như vỡ toang khi nghe những lời Susan nói, nhưng anh biết mình sẽ phải làm gì. Anh bèn hứa: sẽ cùng đi xe buýt với cô cả buổi sáng lẫn ban chiều bao lâu cũng được cho đến khi cô thấy quen dần và tự lo liệu lấy cho mình. Sự việc diễn tiến y như Mark dự kiến.
Suốt hai tuần lễ, Mark mặc quân phục cùng vợ lên xe buýt đi về hằng ngày. Anh dạy cô biết cách đựa vào các giác quan của mình, nhất là thính giác để xác định xem mình đang ở đâu và làm thế nào để thích nghi với hoàn cảnh mới. Anh còn giúp cô làm thân kết bạn với mọi người, từ bác tài đến mọi người cùng đi. Cuối cùng mọi người đều trông chừng cho cô không những dành cho cô một chỗ xứng đáng lại còn giúp cô đi đứng giống như người mắt sáng. Kể từ đó, tất cả mọi người trở thành thân quen, giúp đỡ lẫn nhau và rất trân quý những người tàn tật giống như cô.”
Truyện kể ở thời buổi cách mạng vi tính mà sao nghe như truyện cổ tích thời Nghiêu Thuấn. Và người kể đã đưa ra một lời bàn rất đáng nể, là: trong mọi hoàn cảnh, mọi thứ trên đời chưa đến thời thế tận của mọi người. Bởi thế nên, hãy sống sao để mọi người trong cộng đồng mình chung sống, trở thành thân quen như người một nhà, thế mới phải.
Đề nghị của người kể hôm nay đưa bạn và tôi vào tình huống của Nước Trời có những người không nói nhiều, nhưng vẫn sống. Sống không nghèo nhưng có tinh thần của người nghèo tức không cần dựa dẫm vào tiền bạc hoặc của cải của riêng ai, mà chỉ trông chờ vào tình thương yêu đùm bọc của người cận thân và cận lân. Ngẫm như thế rồi, nay đề nghị bạn và tôi ta hát tiếp câu thơ ở dưới
“Người về từ hôm nao mà lòng còn thương vẫn thương
Bao nhiêu năm tháng cũ mà hồn nào tôi vấn vương.
Giờ này nhìn sương khói mà thầm mơ màu hoa trên má ai.”
Về hôm nao hay hôm nay, “mà lòng còn thương vẫn thương”, để rồi giờ này “có nhìn sương khói mà thầm mơ mầu hoa trên má ai”thì bạn và tôi cũng sẽ thấy đời mình còn đẹp hơn “hoa đào”, ở xứ nào cũng thế.
Trần Ngọc Mười Hai
luôn thấy đời mình tuy nghèo
nhưng vẫn đẹp như bài thơ xứ hoa đào
của ai đó, vẫn rất thân.
Suy niệm Chúa Nhật Thứ Sáu Phục Sinh Năm B 13.5.2012
“Lạnh lùng chăng, gió tha hương?”
“Em về bên ấy, ai thương em cùng?”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Ga 15: 9-17
Văn thơ ngoài đời, người người vẫn hỏi: “Em về bên ấy, ai thương em cùng?” Thi ca Đạo, Chúa lại quả quyết: “Anh em là bạn của Thầy. Nếu anh em thực hiện điều Thầy dạy, Thầy sẽ không gọi anh em là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm” (Ga 15: 16). Đó là ý chính trình thuật Chúa đã tỏ bày, hôm nay.
Trình thuật, nay thánh Gioan lại đã ghi về một khẳng định Chúa từng bày tỏ: tất cả mọi người là bạn hữu chứ không phải bày tôi của Chúa. Kinh bổn khi xưa lại vẫn nhồi sọ bầy trẻ rằng: loài người có mặt trên trái đất là để phục vụ Chúa. Trong khi đó, Tin Mừng lại quả quyết: chúng ta là bè bạn và là anh em với nhau chứ không là bầy tôi, của ai hết. Điểm khác biệt, giữa bè bạn và bầy tôi là ở điểm: bầy tôi chỉ biết tuân lệnh của chủ một cách máy móc, chứ không nắm rõ ý định thâm sâu nơi lệnh truyền. Bởi lẽ, bầy tôi là người tôi tớ sống ngoài cục diện, cũng như tâm tư mà người chủ vẫn đan kết. Còn bạn bè, lại hiểu rõ lý do khiến bạn mình hành xử, là như thế. Có hiểu rõ, nên mới cảm thông, yêu thương, mật thiết.
Trình thuật, nay được phụng vụ Hội thánh chọn để nhấn mạnh, thêm một lần nữa, lời Chúa tâm sự với đồ đệ trước lúc Ngài giã từ mọi người, để cất bước ra đi chấp nhận khổ đau/sầu buồn đến nỗi chết. Tâm sự, là tâm tình tự sự của Chúa vào phút cuối, trong đó Chúa đã đưa ra lệnh truyền mới yêu cầu mọi người “Hãy thương yêu nhau!” Lệnh truyền, là lệnh yêu thương không theo nghĩa chung/thường tình nhưng là mang ý lực đặc biệt, như Chúa từng nhấn mạnh: “Như Thầy vẫn yêu anh em”.(Ga 15: 12) Đó là điểm chính yếu rất mới. Mới, là lời lẽ thâm sâu cứu độ, khiến Chúa nhập cuộc với con người. Lời và lẽ, của Tình Thương Yêu Ngài tỏ lộ vào ngày cuối, ở thế trần.
Vào ngày cuối, Đức Gêsu biết rõ giới chức cầm quyền ở Giêrusalem muốn trừ khử Ngài khỏi hiện trường cuộc sống với xã hội, nên họ mới tìm bằng cớ bắt giữ Ngài. Ngài lui về vùng đất phía bên kia Gio-đan, tức rời xa tầm tay với và quyền kiểm soát của giới chức đầy quyền thế, là Philatô, Hêrôđê. Nếu chỉ muốn cam phận chọn sống âm thầm ở nơi đó, hẳn là Chúa cũng không bị giới chức ấy đe doạ tính mạng Ngài. Nhưng ngay lúc đó, Ngài được tin người bạn thân thiết của Ngài là Lazarô ốm nặng, chắc khó sống.
Lazarô lâu nay vẫn sống ở thôn làng Bêtania, tức cửa ngõ dẫn vào thành thánh Giêrusalem. Còn Chúa, Ngài lại tạm trú ở Giuđêa, vùng đất nguy cho tánh mạng của các đấng như Ngài. Thành thử, Chúa đành chờ thêm hai ngày nữa để xem nếu như Ngài liều thăm Lazarô, thì sự việc có tồi tệ không? Mạng sống Ngài và của đồ đệ có an toàn không? Đức Giêsu biết rõ tình hình lúc ấy quả là nguy hiểm, nếu Ngài đến thăm Lazarô, có thể Ngài sẽ bị giới chức cầm quyền gài bẫy bắt Ngài rồi lên án chết.
Tuy nhiên, Ngài không sờn lòng, vẫn ra đi thăm bạn hiền đang sắp chết. Ra đi, khi đã đắn đo, chọn lựa. Ra đi, quyết chấp nhận mọi rủi ro, vì tình bạn. Tình bạn phải như thế. Dù có thể, khi đến nơi, Lazarô bạn hiền không còn đó, đã ra đi về miền vĩnh cửu không kịp giã từ Ngài. Và, quyết định của Ngài đã được thánh Tôma, cũng là bạn của Chúa, nhanh chóng hỗ trợ và cùng đi. Hoặc, nếu cần, sẽ cùng chết với Ngài vì tình bạn.
Đó là lúc Ngài thổ lộ: “Không có tình mến thương nào lớn hơn là thí mạng sống mình vì bạn hữu.”(Ga 15: 13) Và, đó là lúc Ngài thêm lời nhủ khuyên đồ đệ: “Hãy yêu mến nhau, như Thầy vẫn mến yêu anh em.” Tức bảo rằng: “Hãy yêu mến nhau, như Thầy đã mến thương (Lazarô) thế này đây!”
Chấp nhận mọi hiểm nguy mang đến cho cuộc sống vì bè bạn, không là ý niệm trừu tượng. Cũng không là châm ngôn về đạo đức. Nhưng, Ngài đi Bêtania là để chữa lành/vực dậy thi hài của bạn hiền, Chúa muốn triển khai nhanh tiến trình chọn cái chết cho Ngài. Tin Mừng thánh Gioan còn ghi rõ: chỉ sau đó, công nghị Giêrusalem mới chính thức lên án Chúa. Án đây là án chết, do Ngài liên tiếp chối từ mọi nhượng bộ làm theo ý họ. Và, họ tìm dịp để thực hiện quyết định đã đưa ra. Xem thế thì, chuyến đi thăm Lazarô ngoài việc chứng tỏ tình bạn là cao cả, còn là cơ hội đã thúc bách động tác có quyết tâm trên Ngài.
Đức Giêsu không là loại người tìm đến cái chết để chứng tỏ điều gì, dù cao cả. Quyết định của Ngài không phải là hành động tự kết liễu cuộc đời. Ngài không là vị anh hùng “kamikaze” cuồng tín. Ngài cũng không tìm đến khoái lạc trong khổ dâm, hoặc chết chóc. Không, hoàn toàn không phải thế. Trái lại, nơi Ngài lại có sự cao cả cùng nét đẹp về bản chất rất chân chất. Bản chất ấy, là dám hy sinh tính mạng mình vì bè bạn. Là, cho đi con người mình vì lòng mến thương rất độ lượng.
Với Chúa, có nhiều thứ nơi cuộc sống hơn là chỉ đơn giản sống sót với đời mình. Tình bạn chẳng khi nào là rẻ mạt hết.
Chúa cũng nói: “Thày đã không gọi anh em là tôi tớ, mà là bạn.” (Ga 15: 15). Bảo rằng: anh em là bạn hữu của Thày, thì anh em có chịu làm điều này với Thày mình không? Nếu anh em là bạn hữu của nhau, thì anh em cũng sẽ làm cho nhau như thế chứ? Bởi lẽ, lòng mến thương -nhất là lòng thương và mến vì bạn hữu- có thể sẽ làm cho anh em dễ bị tổn thương. Tình bạn còn khiến anh em biết lo lắng cho nhau đến độ dám liều mạng sống của mình vì người ấy. Tình bằng hữu có lòng mến cao cả và niềm vui, lẫn niềm đau nỗi khổ nữa. Hai việc này vẫn đi đôi với nhau. Anh em không thể muốn điều này mà lại không chấp nhận điều kia.
Lòng mến thương tự như lửa ngọn. Lửa này vừa nung ấm tình người, vừa thắp sáng rọi chiếu khắp nơi. Đổi thay hết mọi sự rồi sẽ đưa vào sự sáng. Ở nơi đó, có một thứ lý lẽ rất hợp lẽ đạo nhưng không dựa trên lý trí, không tính toán. Như Chúa nói: Kẻ thù của Ngài chẳng có quyền hành gì trên Ngài hết. Ngài phú ban sự sống của Ngài chỉ vì Ngài muốn thế. Không ai có thể lấy đi khỏi nơi Ngài, tức ra khỏi lòng muốn của Ngài. Làm thế, Ngài đã chứng tỏ cho ta thấy Thiên Chúa là Đấng nào. Là Thiên Chúa, Ngài cũng làm như thế, thôi.
Thiên Chúa đối xử với ta như người “Bạn”, rất hiền. Tình Ngài thương mến ta không do định luật nào, vẫn đề ra. Tình Ngài thương ta, không do bộ óc con người suy diễn để định ước, hoặc ràng buộc. Tình Ngài đem đến cho ta nhiều nghị lực. Và, khi Thiên Chúa can thiệp mọi chuyện vì ta, điều đó không có nghĩa là Ngài đến từ bên ngoài vũ trụ, rồi Ngài thổi vào lớp vỏ bọc ngoài của trời trăng, cùng sông nước. Nhưng, Ngài đến để chứng tỏ rằng: Ngài muốn thiết lập tình bè bạn rất đích thực. Và, để lưu lại mãi mãi nơi ta. Thiên Chúa tự cho đi chính Mình Ngài. Và, Đức Giêsu cũng mặc lấy nơi Ngài tình thương yêu ấy. Và, Chúa gọi đó là Tình Bạn. Ngài thực thi Tình này cũng một kiểu như người nghệ sĩ, để ta thấy được, nghe được và cảm nhận được.
Điều này, không diễn tiến theo kiểu tôn giáo nào đó đã lý luận, bảo rằng: Thiên Chúa Cha vẫn muốn Con Một Ngài phải chết đi hầu làm lắng dịu nỗi uất ức/giận hờn, nơi con người. Thiên Chúa là Cha, Ngài chẳng bao giờ thiết tha đến những chuyện như thế. Và, Đức Giêsu cũng chẳng ủng hộ những chuyện như thế. Ngài vẫn muốn sống. Vẫn muốn sự sống của Ngài, và còn hơn nữa, sự sống của bè bạn nữa.
Đó là ý nghĩa câu Ngài nói: “Chính do tình mến thương anh em dành cho nhau như bè bạn, mọi người sẽ biết anh em là môn đệ của Thày.”
Và, chúng ta được dạy: Hãy thương mến nhau bằng tất cả sự hăng say, thương mến. Tất cả mọi người chúng ta có quyền lựa cho đi chính mình cho bè bạn như Đức Giêsu từng làm. Như Thiên Chúa là Cha từng làm và sẽ còn làm mãi mãi, không nguôi. Và, nếu mọi người chúng ta muốn trở thành người của Chúa rất đích thực, đó không là chọn lựa. Nhưng là lệnh truyền gửi đến với nhau, và cho nhau.
Hiểu thế rồi, tưởng cũng nên ngâm thêm lời thơ còn đó, đang chờ ta ngâm tiếp:
“Trời hồng chắc má em xinh,
Nước trong, chắc miệng em cười thêm xinh.”
(Đinh Hùng – Bài Hát Mùa Thu)
Mùa thu hát mãi trời hồng. Có má em xinh. Có miệng em cười. Cười xinh trong trời hồng, con dân của Chúa vẫn coi nhau như bạn hiền. Vẫn gọi nhau là anh em, suốt đời. Vẫn cứ mong, mọi người sẽ gọi nhau như thế mãi. Bởi, chính Chúa đã khẳng định và gọi mời mọi người làm như thế. Hết mọi thời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá phỏng dịch
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm /Thiền: Phố Vắng
Đặng Đức Cương
21:48 10/05/2012
PHỐ VẮNG
Ảnh của Đặng Đức Cương
Thiếu dáng em qua phố đượm sầu
Ngày tàn đêm xuống vụt qua mau
Dường như đường bỗng thênh thang lạ
Đi mỏi mòn chân đã đến đâu?
(Trích thơ của Đông Tà)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Đặng Đức Cương
Thiếu dáng em qua phố đượm sầu
Ngày tàn đêm xuống vụt qua mau
Dường như đường bỗng thênh thang lạ
Đi mỏi mòn chân đã đến đâu?
(Trích thơ của Đông Tà)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 4-11/05/2012 Căn tính Công Giáo trong ngành giáo dục của Giáo Hội tại Hoa Kỳ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:44 10/05/2012
1. Thời sự nổi bật trong tuần qua là vấn đề duy trì căn tính Công Giáo trong ngành giáo dục của Giáo Hội tại Hoa Kỳ.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã lên tiếng kêu gọi việc tái khẳng định căn tính Công Giáo của các trường trung học và đại học Công Giáo, trong niềm trung thành với các lý tưởng khi các trường này được thành lập và với sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Hội.
Đức Thánh Cha đã nêu ra lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 5 tháng Năm, dành cho các Giám Mục Hoa Kỳ thuộc các tiểu bang Colorado, Wyoming, Arizona và New Mexico, về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và thăm Tòa Thánh.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Việc thông truyền kiến thức là rất quan trọng. Tuy nhiên công tác thiết yếu trong việc giáo dục ở mọi cấp độ không phải chỉ dừng ở đó nhưng còn phải tiến thêm một bước nữa trong việc huấn luyện con tim. Vấn đề duy trì căn tính Công Giáo, ít nhất là ở bậc đại học, không phải chỉ là giảng dạy tôn giáo hoặc thiết lập các văn phòng tuyên úy tại các đại học xá. Quá nhiều khi, dường như các trường và học viện Công Giáo không thành công trong việc khích lệ các sinh viên học sinh gìn giữ đức tin của họ như một sự khám phá phong phú về trí thức. Trong mọi khía cạnh của việc giáo dục, các sinh viên học sinh phải được khích lệ để có một cái nhìn về sự hòa hợp giữa đức tin và lý trí, như là ánh sáng giúp họ trau dồi cả kiến thức lẫn các nhân đức.”
2. Đại Học Georgetown mời Kathleen Sebelius đến khai giảng năm học mới:
Trong một cử chỉ được xem là công khai thách thức Đức Thánh Cha và các Giám Mục Hoa Kỳ, Viện trưởng Đại Học Công Giáo Georgetown John DeGioia ngay sau đó đã mời bà Kathleen Sebelius, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS), đến nói chuyện trong lễ khai giảng năm học mới.
Hành động của Ban Giám Đốc Georgetown đã gây bất bình trong sinh viên và người Công Giáo tại Hoa Kỳ. Chỉ trong vài ngày, tổ chức Đức Hồng Y Newman Society đã nhanh chóng thu thập hơn 14,000 chữ ký cho bản kiến nghị chống lại sự xuất hiện của Kathleen Sebelius tại đại học Georgetown.
Sebelius, người tự nhận mình là Công giáo, đã công khai hỗ trợ kinh phí cho các dịch vụ phá thai trong thời gian làm thống đốc Kansas. Lập trường ủng hộ phá thai của bà Sebelius đã khiến Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của Kansas City yêu cầu bà không được rước lễ khi tham dự các thánh lễ Công Giáo trong giáo phận Kansas.
Georgetown là trường đại học Công Giáo tại Washington DC do Đức Cha John Carroll, Giám Mục người Mỹ đầu tiên thành lập vào năm 1789. Đây là trường đại học Công Giáo đầu tiên tại Hoa Kỳ và cũng là trường đại học đầu tiên do Dòng Tên thành lập trên đất Mỹ. Cựu tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, hàng chục thống đốc Hoa Kỳ và hàng chục nguyên thủ quốc gia trên thế giới đã xuất thân từ đây. Trường hiện có 7000 sinh viên theo học các chương trình cử nhân và một số đông đảo hơn lên đến 8000 sinh viên theo học Cao Học và Tiến Sĩ.
3. Trường trung học Anna Maria mời Victoria Kenedy đến bế giảng
Trong một diễn biến không kém phần bi đát khác, Đức Giám Mục Robert McManus của giáo phận Worcester, Massachusetts, đã phải dùng đến những biện pháp mạnh mẽ với ban giám hiệu trường trung học Anna Maria để ngăn chặn việc mời Victoria Kennedy đến bế giảng năm học.
Victoria Kennedy, vợ góa của Thượng nghị sĩ Ted Kennedy là một nhân vật phò phá thai. Đức Cha McManus đã ngỏ ý không muốn thấy sự xuất hiện của bà tại một trường Công Giáo mang lại những thông điệp gây ngộ nhận trong lòng các tín hữu Công Giáo.
Trước áp lực rất mạnh của Đức Cha McManus, ban giám hiệu Anna Maria College đã huỷ bỏ lời mời Victoria Kennedy. Nhưng bù lại họ nói với Đức Cha McManus rằng sự hiện diện của ngài có thể sẽ không được hoan nghênh sau các tranh cãi gay gắt với ban giám hiệu.
Đức Cha Robert McManus đã đồng ý không đến dự và hai học sinh tốt nghiệp đã được chọn để phát biểu.
4. Các trường Công Giáo ở xứ Wales đã bị nhà nước cảnh cáo
Trong khi đó tại Anh, các trường Công Giáo ở xứ Wales đã bị nhà nước cảnh cáo sau khi các trường ấn hành các tài liệu khuyến khích học sinh và gia đình ủng hộ các định chế hôn nhân và gia đình truyền thống theo đúng giáo huấn Giáo Hội.
Bộ trưởng giáo dục Wales là Leighton Andrews nói với ban giám hiệu các trường Công giáo là họ đã vi phạm tinh thần luật pháp bằng cách ấn hành các tài liệu nói trên. Andrews gọi việc ủng hộ hôn nhân và gia đình truyền thống là “tham gia vào các hoạt động chính trị đảng phái”.
Andrews đòi các trường phải trình bày hôn nhân đồng tính “một cách khách quan” và không được có thành kiến với hôn nhân đồng tính.
5. Buổi triều yết chung hôm thứ Tư 9 tháng Năm
Trong buổi triều yết chung tại quảng trường Thánh Phêrô hôm thứ Tư 9 tháng Năm với khoảng 10.000 người tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng đã nói về câu chuyện các Kitô hữu tiên khởi đã giúp thánh Phêrô ra khỏi tù như thế nào nhờ sức mạnh của lời cầu nguyện.
Đức Thánh Cha nói:
"Thánh Phêrô đang ngủ, như một dấu hiệu thể hiện sự phó mình cho Chúa và niềm tin của mình vào lời cầu nguyện của cộng đồng Kitô hữu. Lời cầu nguyện này được viên mãn trong niềm vui bao la, khi thánh Phêrô được trở lại lại cộng đoàn và làm chứng cho quyền năng cứu độ của Chúa Phục Sinh "
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã giải thích rằng nếu như sức mạnh của lời cầu nguyện là thiết yếu với Thánh Phêrô thế nào, thì hàng ngàn năm sau đó, ngài là người kế vị của Thánh Phêrô cũng cần đến lời cầu nguyện của các tín hữu như vậy.
Ngài nói:
"Việc giải thoát Thánh Phêrô nhắc nhở chúng ta rằng sự kiên trì của chúng ta trong lời cầu nguyện, đặc biệt là ở những khoảnh khắc thử thách, và sự hiệp nhất của anh chị em chúng ta trong Chúa Kitô, nâng đỡ chúng ta trong đức tin. Trong tư cách người Kế Vị Thánh Phêrô, tôi cảm ơn tất cả anh chị em về sự hỗ trợ của anh chị em trong lời cầu nguyện. "
Một ca đoàn từ Bồ Đào Nha đã đem lại chút sắc màu cho buổi triều yết chung hôm thứ Tư. Sau đó, Đức Giáo Hoàng đã cảm ơn Cục Bảo vệ dân sự Italia và 250 tình nguyện viên đã giúp đỡ trong các sự kiện được tổ chức tại Vatican và tại Rôma.
6. Buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng
Hôm Chúa Nhật 6 tháng Năm, dù trời Rôma có mưa nhẹ nhưng tại quảng trường thánh Phê-rô tín hữu và khách hành hương vẫn quy tụ về đông đảo cách lạ thường để cùng hiệp thông với Đức Thánh Cha trong kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng. "Ai tin tưởng vào sự trợ giúp của Chúa, người đó sẽ nhận được giúp đỡ" là thông điệp Đức Thánh Cha nhấn mạnh trong bài huấn dụ của mình.
Đức Thánh Cha nói:
Tin Mừng Chúa Nhật thứ năm mùa Phục sinh mở ra cho chúng ta hình ảnh vườn nho. "Chúa Giê-su nói với các môn đệ:'Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho'" (Ga 15,1). Trong Kinh Thánh, rất nhiều lần dân It-ra-en được so sánh với vườn nho sai trái khi trung tín với Thiên Chúa; nhưng một khi họ xa Chúa, sẽ trở thành khô héo, không còn khả năng làm ra "loại rượu làm phấn khởi lòng người", như chúng ta đọc thấy trong Thánh vịnh 104, câu 15. Vườn nho thật của Thiên Chúa, cây nho thật là Chúa Giê-su, với tình yêu hy sinh, đã đem lại ơn cứu chuộc cho chúng ta và mở đường cho chúng ta đến vườn nho thật.
Mỗi người chúng ta là một nhành nho và chỉ sống mạnh nếu có thể lớn lên mỗi ngày trong lời cầu nguyện, trong việc tham dự các Bí tích, trong việc thiện và gắn bó với Thiên Chúa. Ai yêu mến Chúa Giê-su, Đấng là cây nho thật, sẽ sinh hoa trái đức tin cho một vụ mùa bội thu những hoa trái thiêng liêng. Chúng ta cùng hướng đến Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa hầu chúng ta có thể ở lại trong Chúa Giê-su cách liên lỉ và để mỗi hành động của chúng ta được khởi sự và hoàn tất trong Người.
Sau kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nhắc đến Ngày gặp gỡ các gia đình lần thứ bảy sẽ diễn ra ở Milan và ngài cũng ngỏ ý cảm ơn giáo phận chủ nhà cũng như các giáo phận trong vùng về việc tổ chức sự kiện này.
Ngày 6 tháng Năm cũng là dịp kỷ niệm 50 năm phong thánh cho Thánh Martin de Porres, người đã có công trong việc tái truyền giáo và khơi lại sự thánh thiện trong lòng Giáo Hội. Đức Thánh Cha đã lên tiếng kêu cầu sợ trợ giúp của thánh nhân trong nỗ lực tái truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội.
7. Lễ Tuyên Thệ của tân Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ.
Ngày 6 tháng 5 là một ngày lịch sử đối với đoàn ngự lâm quân Thụy Sĩ. Thật vậy, vào ngày 6/5/1527, 147 ngự lâm quân trong số 189 người đã hy sinh tính mạng của họ để bảo vệ Đức Giáo Hoàng Clêmentê VII khi đại đế Charles V xua quân đánh vào Rôma.
Lúc 10h30 sáng tại điện Tông Tòa, Đức Thánh Cha đã chủ toạ lễ tuyên thệ của các tân ngự lâm quân Thụy Sĩ.
Hiện nay, các ngự lâm quân Thụy Sĩ được tuyển chọn với điều kiện phải là người Thụy Sĩ Công Giáo, nam, dưới 30 tuổi, chưa lập gia đình và cao trên 178 cm, có bằng cấp Tú Tài trở lên và đã từng học trong một trường huấn luyện quân sự của Thụy Sĩ. Các ngự lâm quân phải phục vụ tại Tòa Thánh tối thiểu 2 năm.
8. Đức Thánh Cha tiếp các Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ
Hôm thứ Hai 7 tháng Năm, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã có một buổi tiếp kiến chung dành cho các ngự lâm quân Thụy Sĩ và gia đình. Trước đó vào ngày Chúa Nhật, 26 ngự lâm quân Thụy Sĩ đã tuyên thệ trung thành với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 và các vị kế nhiệm ngài. Buổi lễ tuyên thệ cho các tân vệ binh thường diễn ra mỗi năm vào ngày 06 Tháng 5, ngày kỷ niệm biến cố 147 vệ binh Thụy Sĩ đã hy sinh mạng sống của họ để bảo vệ Đức Giáo Hoàng Clê-men-tê Đệ Thất vào năm 1527.
9. Đức Thánh Cha tiếp tổng thống nước Cộng hòa Albania
Sáng thứ Bẩy 5 tháng 5, Đức Thánh Cha đã tiếp tổng thống nước Cộng hòa Albania, Bamir Topi trong vòng 30 phút.
Theo thông cáo của phòng Báo chí Tòa Thánh, hai vị đã trò chuyện thân mật, và thảo luận về mối quan hệ tốt đẹp giữa Tòa Thánh và Albania đặc biệt là các vấn đề xung quanh mối quan hệ giữa các cộng đồng Giáo Hội và dân sự, bao gồm cả đối thoại giữa các tôn giáo và các đóng góp của Giáo Hội trong các lĩnh vực giáo dục và phát triển xã hội. Hai vị cũng đề cập đến kế hoạch của Albania để hội nhập sâu hơn vào Liên hiệp châu Âu.
Đức Giáo Hoàng và Tổng thống Topi cũng trao đổi quan điểm của họ về tình hình quốc tế và khu vực hiện nay, với sự quan tâm đặc biệt đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Sau khi tiếp kiến Đức Thánh Cha, tổng thống Topi đã gặp Đức Hồng Y Tarcisio Bertone là quốc vụ khanh Tòa Thánh và Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti là ngoại trưởng Tòa Thánh.
10. Đức Thánh Cha tiếp 5 vị tân đại sứ đến trình quốc thư
Hôm thứ Sáu 4 tháng 5, tại hội trường Clementine trong dinh Tông Toà tại Vatican, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã chào đón năm vị tân đại sứ đến trình quốc thư. Họ đến từ các nước Ethiopia, Malaysia, Ireland, Fiji, và Armenia.
Trong diễn từ của ngài, Đức Thánh Cha ghi nhận rằng ngày nay các phương tiện truyền thông đã làm cho thế giới trở nên và do đó bộc lộ rõ nét hơn sự đau khổ của dân chúng các nước liên hệ. Trong các nguồn gốc dẫn đến đau khổ của dân chúng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến hiện tượng là luật pháp các nước không giúp làm giảm khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng trong xã hội.
11. Đức Thánh Cha thăm Đại Học Y Khoa Thánh Tâm
Đức Giáo Hoàng đã đến thăm trường Y khoa của Viện Đại học Thánh Tâm ở Rôma nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập. Tại đó, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các giáo sư và sinh viên cũng như với các bác sĩ và nhân viên của Bệnh viện Policlinico Gemelli /Pô-lic-li-ni-cô Ge-mê-li/ là bệnh viện đã từng chữa trị cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Trong cuộc gặp gỡ Đức Thánh Cha đã trình bày về quan hệ giữa lý trí và đức tin. Đức Thánh Cha nói:
12. Cuốn sách đề cập "100 thành kiến" đối với Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16
Một nhà báo Thụy Sĩ là ông Mario Galgano đã có công thu thập và phân tích những thành kiến khác nhau của thế giới truyền thông đối với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Trong cuốn sách mới của mình có tựa đề "100 thành kiến về Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16", vừa được cho ra mắt độc giả trong tháng qua, ông đã cố gắng để làm sáng tỏ một số những thành kiến đó.
Nhà báo Mario Galgano đã có được hân hạnh để gặp gỡ Đức Thánh Cha và trao tận tay ngài cuốn sách của ông trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 2 tháng Năm vừa qua.
13. Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình hội thảo về nạn buôn người
Nếu chúng ta nghĩ rằng việc mua bán nô lệ trên thế giới đã chấm dứt vào những thế kỷ trước thì chúng ta đã nhầm to. Ngày nay, quy mô của việc mua bán nô lệ trên thế giới đang ở mức kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người đem lại một nguồn lợi nhuận cao thứ hai chỉ sau việc buôn bán vũ khí bất hợp pháp.
Lợi nhuận hàng năm việc mua bán nô lệ trên thế giới được ước lượng là 32 tỷ. Mỗi năm có khoảng 2 triệu người bị mua bán, 80% trong số đó là phụ nữ bị bán trong kỹ nghệ tình dục. Số còn lại bị buộc lao động nặng nhọc. Tình trạng trở nên nghiêm trọng vì nhà cầm quyền một số quốc gia trên thế giới cũng dự phần vào việc mua bán nô lệ trên thế giới thông qua các chiêu bài xuất cảng lao động và cô dâu nước ngoài.
Trong bối cảnh đó, một hội nghị về việc mua bán nô lệ trên thế giới vừa được Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình tổ chức tại Rôma vào hôm thứ Hai 7 tháng Năm. Diễn giả chính của hội nghị là Đức Giám mục Patrick Lynch, người đứng đầu Văn phòng Di cư của Giáo Hội tại Anh và xứ Wales.
Đức Cha Lynch nói rằng hội nghị này là một cơ hội cho các nhóm khác nhau gặp gỡ để tìm cách "làm thế nào chúng ta có thể làm cho mọi người ý thức về thảm kịch này" và đưa ra những đáp trả thích hợp.
14. Cuốn sách về những hình ảnh đẹp trong Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid
Trước khi Ngày Giới Trẻ Thế giới được tổ chức tại Madrid, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã mô tả cuộc tụ họp này của các bạn trẻ như là một “dòng thác ánh sáng”. Bây giờ, một năm sau đó, dòng thác ánh sáng đã thực sự là tiêu đề của một cuốn sách mới được xuất bản tại Tây Ban Nha về ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2011 tại Madrid.
Cuốn sách, bằng tiếng Tây Ban Nha, do ban tổ chức ngày Quốc Tế Giới Trẻ Madrid xuất bản gồm 224 hình ảnh đẹp và tất cả các bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 cũng như lá thư cám ơn của ngài được gửi đến Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela, là Tổng Giám Mục Madrid.
Hơn 1,5 triệu bạn trẻ từ 193 quốc gia đã đến Madrid để cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới với Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16.
15. Hội thảo kỷ niệm 50 năm Công Đồng Chung Vatican II
Để đánh dấu 50 năm kể từ khi Công đồng Vatican II được chính thức khai mạc, nhiều hội nghị đang diễn ra ở Rôma để đánh giá những ảnh hưởng của Công Đồng trong đời sống Giáo Hội trong 50 năm qua. Một trong các hội nghị này đã được tổ chức tại Đại Học Giáo Hoàng Thánh Giá tại Rôma, trong đó tập trung vào vai trò của Công Đồng trong việc Tân Phúc Âm Hóa.
Cha Johannes Grohe /Giô-han-nes Grô/ của Đại học Giáo Hoàng Thánh Giá nhận xét:
"Trong lịch sử lâu dài của Giáo Hội, 50 năm thực sự không phải là nhiều. Năm mươi năm sau, Công đồng vẫn còn là một công việc đang trong tiến trình. "
Giáo sư Carmen Jose Alejos của Đại học Navarra Tây Ban Nha nói:
"Chúng tôi nhìn vào khía cạnh đại kết của Công đồng Vatican II cũng như những cải cách phụng vụ và Giáo Hội, và mầu nhiệm của Giáo Hội qua Công Đồng Vatican II. "
Giáo sư Helmut Hope của Đại học Fribourg Thụy Sĩ cho biết:
"Công đồng đã quyết định một số điểm rất quan trọng về phụng vụ. Hội nghị sẽ đánh giá những cải cách phụng vụ, việc canh tân Giáo Hội, việc tổ chức Giáo Hội, hiến chế Lumen Gentium và tự do tôn giáo. Ngoài ra, cả những tông hiến mục vụ quan trọng đối với việc quản trị Giáo Hội. "
Một tài liệu quan trọng của Vatican II có tiêu đề 'Nostra Aetate' cũng được thảo luận. Tài liệu này đề cập đến mối quan hệ của Giáo Hội với người ngoài Kitô giáo.
Hội nghị được bảo trợ bởi Đức Hồng Y Reinhard Marx của Munich. Hội nghị kéo dài trong hai ngày từ 4 đến 5 tháng Năm. Đây cũng là một cách để chuẩn bị cho năm Đức Tin.
16. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 sẽ tham dự buổi hòa nhạc tại La Scala ở Milan
Nhân dịp Hội nghị Thế giới về gia đình, vào ngày thứ Sáu 01 Tháng Sáu, Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm nhà hát La Scala ở Milan. Tại đó ngài sẽ tham dự một buổi hòa nhạc được thực hiện bởi Daniel Barenboim, người sẽ biểu diễn bản giao hưởng thứ chín của Beethoven.
Đây sẽ là lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tham dự một buổi hòa nhạc trong một nhà hát công cộng. Các buổi hòa nhạc dành cho Đức Giáo Hoàng thường được tổ chức tại đại thính đường Phaolô Đệ Lục tại Vatiacan.
17. Rước kiệu Đức Mẹ tại Haifa.
Trong khu vực thánh địa, mỗi năm có hai cuộc rước quan trọng là cuộc rước ngày Chúa Nhật Lễ Lá và cuộc rước kính Đức Mẹ núi Carmêlô tại Haifa.
Haifa là hải cảng trọng yếu và là thành phố lớn nhất của Israel cách thủ đô Tel Aviv 90km về phía Bắc. Dân cư trong thành phố là 268,000 người và vùng phụ cận là 300,000. 90% dân số trong vùng là người Do Thái. Người Ả rập chỉ chiếm 10%. Đa số người Công Giáo Israel sống trong khu vực này.
Trong suốt những năm chiến tranh vừa qua, thành phố này đặc biệt được bình an. Cư dân trong vùng tin rằng lòng sùng kính đặc biệt của họ dành cho Đức Mẹ đã mang lại hòa bình cho thành phố này. Vì thế, hàng năm đều có cuộc rước kiệu trọng thể kính Đức Mẹ núi Carmêlô.
Mặt trời đã lặn trên thành phố Haifa, và cuộc rước tuyệt vời kính Đức Mẹ núi Carmêlô cũng vừa đến hồi kết thúc. Đức Thượng Phụ Latinh của Giê-ru-sa-lem là Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal ban phép lành cho anh chị em tín hữu.
Sau cuộc rước trọng thể Chúa Nhật Lễ Lá tại Giê-ru-sa-lem, cuộc rước tại Haifa là cuộc rước đông đảo thứ hai tập hợp chủ yếu các Kitô hữu của Thánh Địa trong các vùng lãnh thổ của Israel và Palestine. Đây là một dịp để các tín hữu không chỉ cầu khẩn sự bảo vệ của Đức Trinh Nữ mà còn thể hiện vẻ đẹp của tình hiệp nhất.
“Điều quan trọng là chúng ta nêu lên rằng chúng ta tuy chỉ là một nhóm thiểu số, nhưng chúng ta có sự hiện diện nơi đây, và khuyến khích các nhóm thiểu số cùng ở lại, để làm chứng cho đức tin của mình, bất kể tình hình diễn ra như thế nào tại Thánh Địa và Trung Đông.”
Xe cộ trong thành phố đã dừng lại để đoàn rước dài của các Kitô hữu có thể vượt qua. So với cuộc rước Chúa Nhật Lễ Lá thì cuộc rước này có quy mô nhỏ hơn. Tuy thế, đoàn rước bao gồm đầy đủ Đức Thượng Phụ, Đức Ông Marcuzzo, tổng đại diện của Công Giáo Israel và rất nhiều các nhóm hướng đạo.
Cuộc rước kéo dài đến 3 km từ Tu viện Stella Maris trong khu La Tinh, là cái nôi của Dòng Cát Minh và là nơi truyền thống cho rằng đó là hang động nơi tiên tri Ê-li dùng làm nhà.
Cuộc rước này gắn liền với một biến cố đã xảy ra gần một thế kỷ. Đó là biến cố bức tượng của Đức Trinh Nữ núi Carmêlô đã được trả lại cho nhà thờ vào năm 1919 sau khi bức tượng này đã bị lấy đi 5 năm trước đó.
Cuộc rước cũng là dịp tôn vinh Đức Mẹ đã phù hộ các tín hữu trong những thời điểm khó khăn.
“Trong thời điểm khó khăn của chiến tranh, dân chúng Israel đã mạnh mẽ phó mình cho Đức Mẹ núi Carmêlô với hy vọng rằng chiến tranh sẽ không lan đến thành phố Haifa, hay chiến tranh sẽ không gây thiệt hại quá nhiều. Và điều này đã thực sự xảy ra. Nhiều người tin đó là một phép lạ vĩ đại, nhờ sự can thiệp của Mẹ.
18. Điều kiện sống và nuôi dạy con cái của các bà mẹ trên thế giới
Một nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức quốc tế “Save the Children” đã phân tích các yếu tố như giáo dục, y tế, kinh tế và chính trị cho các bà mẹ và con cái của họ.
Theo nghiên cứu này, Na Uy, Băng Đảo và Thụy Điển là các quốc gia nơi các bà mẹ có thể sống tốt nhất. Tại Na Uy, tuổi thọ là 82 năm và chỉ có 1 trong 175 trẻ em chết trước 5 tuổi.
Trong số 165 quốc gia trên thế giới, tình trạng tại Niger bên Phi Châu là tệ hại nhất. Ở đó, tuổi thọ của phụ nữ là 56. Trung bình họ nhận được khoảng 4 năm giáo dục và một trong bảy người con chết trước khi được năm tuổi.
Trong mười quốc gia hàng đầu, có tám quốc gia tại châu Âu, và 2 quốc gia tại Mỹ Châu. Trong mười quốc gia bi đát nhất thì 2 ở châu Á và 8 ở châu Phi.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã lên tiếng kêu gọi việc tái khẳng định căn tính Công Giáo của các trường trung học và đại học Công Giáo, trong niềm trung thành với các lý tưởng khi các trường này được thành lập và với sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Hội.
Đức Thánh Cha đã nêu ra lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 5 tháng Năm, dành cho các Giám Mục Hoa Kỳ thuộc các tiểu bang Colorado, Wyoming, Arizona và New Mexico, về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và thăm Tòa Thánh.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Việc thông truyền kiến thức là rất quan trọng. Tuy nhiên công tác thiết yếu trong việc giáo dục ở mọi cấp độ không phải chỉ dừng ở đó nhưng còn phải tiến thêm một bước nữa trong việc huấn luyện con tim. Vấn đề duy trì căn tính Công Giáo, ít nhất là ở bậc đại học, không phải chỉ là giảng dạy tôn giáo hoặc thiết lập các văn phòng tuyên úy tại các đại học xá. Quá nhiều khi, dường như các trường và học viện Công Giáo không thành công trong việc khích lệ các sinh viên học sinh gìn giữ đức tin của họ như một sự khám phá phong phú về trí thức. Trong mọi khía cạnh của việc giáo dục, các sinh viên học sinh phải được khích lệ để có một cái nhìn về sự hòa hợp giữa đức tin và lý trí, như là ánh sáng giúp họ trau dồi cả kiến thức lẫn các nhân đức.”
2. Đại Học Georgetown mời Kathleen Sebelius đến khai giảng năm học mới:
Trong một cử chỉ được xem là công khai thách thức Đức Thánh Cha và các Giám Mục Hoa Kỳ, Viện trưởng Đại Học Công Giáo Georgetown John DeGioia ngay sau đó đã mời bà Kathleen Sebelius, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS), đến nói chuyện trong lễ khai giảng năm học mới.
Hành động của Ban Giám Đốc Georgetown đã gây bất bình trong sinh viên và người Công Giáo tại Hoa Kỳ. Chỉ trong vài ngày, tổ chức Đức Hồng Y Newman Society đã nhanh chóng thu thập hơn 14,000 chữ ký cho bản kiến nghị chống lại sự xuất hiện của Kathleen Sebelius tại đại học Georgetown.
Sebelius, người tự nhận mình là Công giáo, đã công khai hỗ trợ kinh phí cho các dịch vụ phá thai trong thời gian làm thống đốc Kansas. Lập trường ủng hộ phá thai của bà Sebelius đã khiến Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của Kansas City yêu cầu bà không được rước lễ khi tham dự các thánh lễ Công Giáo trong giáo phận Kansas.
Georgetown là trường đại học Công Giáo tại Washington DC do Đức Cha John Carroll, Giám Mục người Mỹ đầu tiên thành lập vào năm 1789. Đây là trường đại học Công Giáo đầu tiên tại Hoa Kỳ và cũng là trường đại học đầu tiên do Dòng Tên thành lập trên đất Mỹ. Cựu tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, hàng chục thống đốc Hoa Kỳ và hàng chục nguyên thủ quốc gia trên thế giới đã xuất thân từ đây. Trường hiện có 7000 sinh viên theo học các chương trình cử nhân và một số đông đảo hơn lên đến 8000 sinh viên theo học Cao Học và Tiến Sĩ.
3. Trường trung học Anna Maria mời Victoria Kenedy đến bế giảng
Trong một diễn biến không kém phần bi đát khác, Đức Giám Mục Robert McManus của giáo phận Worcester, Massachusetts, đã phải dùng đến những biện pháp mạnh mẽ với ban giám hiệu trường trung học Anna Maria để ngăn chặn việc mời Victoria Kennedy đến bế giảng năm học.
Victoria Kennedy, vợ góa của Thượng nghị sĩ Ted Kennedy là một nhân vật phò phá thai. Đức Cha McManus đã ngỏ ý không muốn thấy sự xuất hiện của bà tại một trường Công Giáo mang lại những thông điệp gây ngộ nhận trong lòng các tín hữu Công Giáo.
Trước áp lực rất mạnh của Đức Cha McManus, ban giám hiệu Anna Maria College đã huỷ bỏ lời mời Victoria Kennedy. Nhưng bù lại họ nói với Đức Cha McManus rằng sự hiện diện của ngài có thể sẽ không được hoan nghênh sau các tranh cãi gay gắt với ban giám hiệu.
Đức Cha Robert McManus đã đồng ý không đến dự và hai học sinh tốt nghiệp đã được chọn để phát biểu.
4. Các trường Công Giáo ở xứ Wales đã bị nhà nước cảnh cáo
Trong khi đó tại Anh, các trường Công Giáo ở xứ Wales đã bị nhà nước cảnh cáo sau khi các trường ấn hành các tài liệu khuyến khích học sinh và gia đình ủng hộ các định chế hôn nhân và gia đình truyền thống theo đúng giáo huấn Giáo Hội.
Bộ trưởng giáo dục Wales là Leighton Andrews nói với ban giám hiệu các trường Công giáo là họ đã vi phạm tinh thần luật pháp bằng cách ấn hành các tài liệu nói trên. Andrews gọi việc ủng hộ hôn nhân và gia đình truyền thống là “tham gia vào các hoạt động chính trị đảng phái”.
Andrews đòi các trường phải trình bày hôn nhân đồng tính “một cách khách quan” và không được có thành kiến với hôn nhân đồng tính.
5. Buổi triều yết chung hôm thứ Tư 9 tháng Năm
Trong buổi triều yết chung tại quảng trường Thánh Phêrô hôm thứ Tư 9 tháng Năm với khoảng 10.000 người tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng đã nói về câu chuyện các Kitô hữu tiên khởi đã giúp thánh Phêrô ra khỏi tù như thế nào nhờ sức mạnh của lời cầu nguyện.
Đức Thánh Cha nói:
"Thánh Phêrô đang ngủ, như một dấu hiệu thể hiện sự phó mình cho Chúa và niềm tin của mình vào lời cầu nguyện của cộng đồng Kitô hữu. Lời cầu nguyện này được viên mãn trong niềm vui bao la, khi thánh Phêrô được trở lại lại cộng đoàn và làm chứng cho quyền năng cứu độ của Chúa Phục Sinh "
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã giải thích rằng nếu như sức mạnh của lời cầu nguyện là thiết yếu với Thánh Phêrô thế nào, thì hàng ngàn năm sau đó, ngài là người kế vị của Thánh Phêrô cũng cần đến lời cầu nguyện của các tín hữu như vậy.
Ngài nói:
"Việc giải thoát Thánh Phêrô nhắc nhở chúng ta rằng sự kiên trì của chúng ta trong lời cầu nguyện, đặc biệt là ở những khoảnh khắc thử thách, và sự hiệp nhất của anh chị em chúng ta trong Chúa Kitô, nâng đỡ chúng ta trong đức tin. Trong tư cách người Kế Vị Thánh Phêrô, tôi cảm ơn tất cả anh chị em về sự hỗ trợ của anh chị em trong lời cầu nguyện. "
Một ca đoàn từ Bồ Đào Nha đã đem lại chút sắc màu cho buổi triều yết chung hôm thứ Tư. Sau đó, Đức Giáo Hoàng đã cảm ơn Cục Bảo vệ dân sự Italia và 250 tình nguyện viên đã giúp đỡ trong các sự kiện được tổ chức tại Vatican và tại Rôma.
6. Buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng
Hôm Chúa Nhật 6 tháng Năm, dù trời Rôma có mưa nhẹ nhưng tại quảng trường thánh Phê-rô tín hữu và khách hành hương vẫn quy tụ về đông đảo cách lạ thường để cùng hiệp thông với Đức Thánh Cha trong kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng. "Ai tin tưởng vào sự trợ giúp của Chúa, người đó sẽ nhận được giúp đỡ" là thông điệp Đức Thánh Cha nhấn mạnh trong bài huấn dụ của mình.
Đức Thánh Cha nói:
Tin Mừng Chúa Nhật thứ năm mùa Phục sinh mở ra cho chúng ta hình ảnh vườn nho. "Chúa Giê-su nói với các môn đệ:'Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho'" (Ga 15,1). Trong Kinh Thánh, rất nhiều lần dân It-ra-en được so sánh với vườn nho sai trái khi trung tín với Thiên Chúa; nhưng một khi họ xa Chúa, sẽ trở thành khô héo, không còn khả năng làm ra "loại rượu làm phấn khởi lòng người", như chúng ta đọc thấy trong Thánh vịnh 104, câu 15. Vườn nho thật của Thiên Chúa, cây nho thật là Chúa Giê-su, với tình yêu hy sinh, đã đem lại ơn cứu chuộc cho chúng ta và mở đường cho chúng ta đến vườn nho thật.
Mỗi người chúng ta là một nhành nho và chỉ sống mạnh nếu có thể lớn lên mỗi ngày trong lời cầu nguyện, trong việc tham dự các Bí tích, trong việc thiện và gắn bó với Thiên Chúa. Ai yêu mến Chúa Giê-su, Đấng là cây nho thật, sẽ sinh hoa trái đức tin cho một vụ mùa bội thu những hoa trái thiêng liêng. Chúng ta cùng hướng đến Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa hầu chúng ta có thể ở lại trong Chúa Giê-su cách liên lỉ và để mỗi hành động của chúng ta được khởi sự và hoàn tất trong Người.
Sau kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nhắc đến Ngày gặp gỡ các gia đình lần thứ bảy sẽ diễn ra ở Milan và ngài cũng ngỏ ý cảm ơn giáo phận chủ nhà cũng như các giáo phận trong vùng về việc tổ chức sự kiện này.
Ngày 6 tháng Năm cũng là dịp kỷ niệm 50 năm phong thánh cho Thánh Martin de Porres, người đã có công trong việc tái truyền giáo và khơi lại sự thánh thiện trong lòng Giáo Hội. Đức Thánh Cha đã lên tiếng kêu cầu sợ trợ giúp của thánh nhân trong nỗ lực tái truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội.
7. Lễ Tuyên Thệ của tân Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ.
Ngày 6 tháng 5 là một ngày lịch sử đối với đoàn ngự lâm quân Thụy Sĩ. Thật vậy, vào ngày 6/5/1527, 147 ngự lâm quân trong số 189 người đã hy sinh tính mạng của họ để bảo vệ Đức Giáo Hoàng Clêmentê VII khi đại đế Charles V xua quân đánh vào Rôma.
Lúc 10h30 sáng tại điện Tông Tòa, Đức Thánh Cha đã chủ toạ lễ tuyên thệ của các tân ngự lâm quân Thụy Sĩ.
Hiện nay, các ngự lâm quân Thụy Sĩ được tuyển chọn với điều kiện phải là người Thụy Sĩ Công Giáo, nam, dưới 30 tuổi, chưa lập gia đình và cao trên 178 cm, có bằng cấp Tú Tài trở lên và đã từng học trong một trường huấn luyện quân sự của Thụy Sĩ. Các ngự lâm quân phải phục vụ tại Tòa Thánh tối thiểu 2 năm.
8. Đức Thánh Cha tiếp các Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ
Hôm thứ Hai 7 tháng Năm, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã có một buổi tiếp kiến chung dành cho các ngự lâm quân Thụy Sĩ và gia đình. Trước đó vào ngày Chúa Nhật, 26 ngự lâm quân Thụy Sĩ đã tuyên thệ trung thành với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 và các vị kế nhiệm ngài. Buổi lễ tuyên thệ cho các tân vệ binh thường diễn ra mỗi năm vào ngày 06 Tháng 5, ngày kỷ niệm biến cố 147 vệ binh Thụy Sĩ đã hy sinh mạng sống của họ để bảo vệ Đức Giáo Hoàng Clê-men-tê Đệ Thất vào năm 1527.
9. Đức Thánh Cha tiếp tổng thống nước Cộng hòa Albania
Sáng thứ Bẩy 5 tháng 5, Đức Thánh Cha đã tiếp tổng thống nước Cộng hòa Albania, Bamir Topi trong vòng 30 phút.
Theo thông cáo của phòng Báo chí Tòa Thánh, hai vị đã trò chuyện thân mật, và thảo luận về mối quan hệ tốt đẹp giữa Tòa Thánh và Albania đặc biệt là các vấn đề xung quanh mối quan hệ giữa các cộng đồng Giáo Hội và dân sự, bao gồm cả đối thoại giữa các tôn giáo và các đóng góp của Giáo Hội trong các lĩnh vực giáo dục và phát triển xã hội. Hai vị cũng đề cập đến kế hoạch của Albania để hội nhập sâu hơn vào Liên hiệp châu Âu.
Đức Giáo Hoàng và Tổng thống Topi cũng trao đổi quan điểm của họ về tình hình quốc tế và khu vực hiện nay, với sự quan tâm đặc biệt đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Sau khi tiếp kiến Đức Thánh Cha, tổng thống Topi đã gặp Đức Hồng Y Tarcisio Bertone là quốc vụ khanh Tòa Thánh và Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti là ngoại trưởng Tòa Thánh.
10. Đức Thánh Cha tiếp 5 vị tân đại sứ đến trình quốc thư
Hôm thứ Sáu 4 tháng 5, tại hội trường Clementine trong dinh Tông Toà tại Vatican, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã chào đón năm vị tân đại sứ đến trình quốc thư. Họ đến từ các nước Ethiopia, Malaysia, Ireland, Fiji, và Armenia.
Trong diễn từ của ngài, Đức Thánh Cha ghi nhận rằng ngày nay các phương tiện truyền thông đã làm cho thế giới trở nên và do đó bộc lộ rõ nét hơn sự đau khổ của dân chúng các nước liên hệ. Trong các nguồn gốc dẫn đến đau khổ của dân chúng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến hiện tượng là luật pháp các nước không giúp làm giảm khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng trong xã hội.
11. Đức Thánh Cha thăm Đại Học Y Khoa Thánh Tâm
Đức Giáo Hoàng đã đến thăm trường Y khoa của Viện Đại học Thánh Tâm ở Rôma nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập. Tại đó, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các giáo sư và sinh viên cũng như với các bác sĩ và nhân viên của Bệnh viện Policlinico Gemelli /Pô-lic-li-ni-cô Ge-mê-li/ là bệnh viện đã từng chữa trị cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Trong cuộc gặp gỡ Đức Thánh Cha đã trình bày về quan hệ giữa lý trí và đức tin. Đức Thánh Cha nói:
12. Cuốn sách đề cập "100 thành kiến" đối với Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16
Một nhà báo Thụy Sĩ là ông Mario Galgano đã có công thu thập và phân tích những thành kiến khác nhau của thế giới truyền thông đối với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Trong cuốn sách mới của mình có tựa đề "100 thành kiến về Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16", vừa được cho ra mắt độc giả trong tháng qua, ông đã cố gắng để làm sáng tỏ một số những thành kiến đó.
Nhà báo Mario Galgano đã có được hân hạnh để gặp gỡ Đức Thánh Cha và trao tận tay ngài cuốn sách của ông trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 2 tháng Năm vừa qua.
13. Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình hội thảo về nạn buôn người
Nếu chúng ta nghĩ rằng việc mua bán nô lệ trên thế giới đã chấm dứt vào những thế kỷ trước thì chúng ta đã nhầm to. Ngày nay, quy mô của việc mua bán nô lệ trên thế giới đang ở mức kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người đem lại một nguồn lợi nhuận cao thứ hai chỉ sau việc buôn bán vũ khí bất hợp pháp.
Lợi nhuận hàng năm việc mua bán nô lệ trên thế giới được ước lượng là 32 tỷ. Mỗi năm có khoảng 2 triệu người bị mua bán, 80% trong số đó là phụ nữ bị bán trong kỹ nghệ tình dục. Số còn lại bị buộc lao động nặng nhọc. Tình trạng trở nên nghiêm trọng vì nhà cầm quyền một số quốc gia trên thế giới cũng dự phần vào việc mua bán nô lệ trên thế giới thông qua các chiêu bài xuất cảng lao động và cô dâu nước ngoài.
Trong bối cảnh đó, một hội nghị về việc mua bán nô lệ trên thế giới vừa được Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình tổ chức tại Rôma vào hôm thứ Hai 7 tháng Năm. Diễn giả chính của hội nghị là Đức Giám mục Patrick Lynch, người đứng đầu Văn phòng Di cư của Giáo Hội tại Anh và xứ Wales.
Đức Cha Lynch nói rằng hội nghị này là một cơ hội cho các nhóm khác nhau gặp gỡ để tìm cách "làm thế nào chúng ta có thể làm cho mọi người ý thức về thảm kịch này" và đưa ra những đáp trả thích hợp.
14. Cuốn sách về những hình ảnh đẹp trong Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid
Trước khi Ngày Giới Trẻ Thế giới được tổ chức tại Madrid, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã mô tả cuộc tụ họp này của các bạn trẻ như là một “dòng thác ánh sáng”. Bây giờ, một năm sau đó, dòng thác ánh sáng đã thực sự là tiêu đề của một cuốn sách mới được xuất bản tại Tây Ban Nha về ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2011 tại Madrid.
Cuốn sách, bằng tiếng Tây Ban Nha, do ban tổ chức ngày Quốc Tế Giới Trẻ Madrid xuất bản gồm 224 hình ảnh đẹp và tất cả các bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 cũng như lá thư cám ơn của ngài được gửi đến Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela, là Tổng Giám Mục Madrid.
Hơn 1,5 triệu bạn trẻ từ 193 quốc gia đã đến Madrid để cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới với Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16.
15. Hội thảo kỷ niệm 50 năm Công Đồng Chung Vatican II
Để đánh dấu 50 năm kể từ khi Công đồng Vatican II được chính thức khai mạc, nhiều hội nghị đang diễn ra ở Rôma để đánh giá những ảnh hưởng của Công Đồng trong đời sống Giáo Hội trong 50 năm qua. Một trong các hội nghị này đã được tổ chức tại Đại Học Giáo Hoàng Thánh Giá tại Rôma, trong đó tập trung vào vai trò của Công Đồng trong việc Tân Phúc Âm Hóa.
Cha Johannes Grohe /Giô-han-nes Grô/ của Đại học Giáo Hoàng Thánh Giá nhận xét:
"Trong lịch sử lâu dài của Giáo Hội, 50 năm thực sự không phải là nhiều. Năm mươi năm sau, Công đồng vẫn còn là một công việc đang trong tiến trình. "
Giáo sư Carmen Jose Alejos của Đại học Navarra Tây Ban Nha nói:
"Chúng tôi nhìn vào khía cạnh đại kết của Công đồng Vatican II cũng như những cải cách phụng vụ và Giáo Hội, và mầu nhiệm của Giáo Hội qua Công Đồng Vatican II. "
Giáo sư Helmut Hope của Đại học Fribourg Thụy Sĩ cho biết:
"Công đồng đã quyết định một số điểm rất quan trọng về phụng vụ. Hội nghị sẽ đánh giá những cải cách phụng vụ, việc canh tân Giáo Hội, việc tổ chức Giáo Hội, hiến chế Lumen Gentium và tự do tôn giáo. Ngoài ra, cả những tông hiến mục vụ quan trọng đối với việc quản trị Giáo Hội. "
Một tài liệu quan trọng của Vatican II có tiêu đề 'Nostra Aetate' cũng được thảo luận. Tài liệu này đề cập đến mối quan hệ của Giáo Hội với người ngoài Kitô giáo.
Hội nghị được bảo trợ bởi Đức Hồng Y Reinhard Marx của Munich. Hội nghị kéo dài trong hai ngày từ 4 đến 5 tháng Năm. Đây cũng là một cách để chuẩn bị cho năm Đức Tin.
16. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 sẽ tham dự buổi hòa nhạc tại La Scala ở Milan
Nhân dịp Hội nghị Thế giới về gia đình, vào ngày thứ Sáu 01 Tháng Sáu, Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm nhà hát La Scala ở Milan. Tại đó ngài sẽ tham dự một buổi hòa nhạc được thực hiện bởi Daniel Barenboim, người sẽ biểu diễn bản giao hưởng thứ chín của Beethoven.
Đây sẽ là lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tham dự một buổi hòa nhạc trong một nhà hát công cộng. Các buổi hòa nhạc dành cho Đức Giáo Hoàng thường được tổ chức tại đại thính đường Phaolô Đệ Lục tại Vatiacan.
17. Rước kiệu Đức Mẹ tại Haifa.
Trong khu vực thánh địa, mỗi năm có hai cuộc rước quan trọng là cuộc rước ngày Chúa Nhật Lễ Lá và cuộc rước kính Đức Mẹ núi Carmêlô tại Haifa.
Haifa là hải cảng trọng yếu và là thành phố lớn nhất của Israel cách thủ đô Tel Aviv 90km về phía Bắc. Dân cư trong thành phố là 268,000 người và vùng phụ cận là 300,000. 90% dân số trong vùng là người Do Thái. Người Ả rập chỉ chiếm 10%. Đa số người Công Giáo Israel sống trong khu vực này.
Trong suốt những năm chiến tranh vừa qua, thành phố này đặc biệt được bình an. Cư dân trong vùng tin rằng lòng sùng kính đặc biệt của họ dành cho Đức Mẹ đã mang lại hòa bình cho thành phố này. Vì thế, hàng năm đều có cuộc rước kiệu trọng thể kính Đức Mẹ núi Carmêlô.
Mặt trời đã lặn trên thành phố Haifa, và cuộc rước tuyệt vời kính Đức Mẹ núi Carmêlô cũng vừa đến hồi kết thúc. Đức Thượng Phụ Latinh của Giê-ru-sa-lem là Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal ban phép lành cho anh chị em tín hữu.
Sau cuộc rước trọng thể Chúa Nhật Lễ Lá tại Giê-ru-sa-lem, cuộc rước tại Haifa là cuộc rước đông đảo thứ hai tập hợp chủ yếu các Kitô hữu của Thánh Địa trong các vùng lãnh thổ của Israel và Palestine. Đây là một dịp để các tín hữu không chỉ cầu khẩn sự bảo vệ của Đức Trinh Nữ mà còn thể hiện vẻ đẹp của tình hiệp nhất.
“Điều quan trọng là chúng ta nêu lên rằng chúng ta tuy chỉ là một nhóm thiểu số, nhưng chúng ta có sự hiện diện nơi đây, và khuyến khích các nhóm thiểu số cùng ở lại, để làm chứng cho đức tin của mình, bất kể tình hình diễn ra như thế nào tại Thánh Địa và Trung Đông.”
Xe cộ trong thành phố đã dừng lại để đoàn rước dài của các Kitô hữu có thể vượt qua. So với cuộc rước Chúa Nhật Lễ Lá thì cuộc rước này có quy mô nhỏ hơn. Tuy thế, đoàn rước bao gồm đầy đủ Đức Thượng Phụ, Đức Ông Marcuzzo, tổng đại diện của Công Giáo Israel và rất nhiều các nhóm hướng đạo.
Cuộc rước kéo dài đến 3 km từ Tu viện Stella Maris trong khu La Tinh, là cái nôi của Dòng Cát Minh và là nơi truyền thống cho rằng đó là hang động nơi tiên tri Ê-li dùng làm nhà.
Cuộc rước này gắn liền với một biến cố đã xảy ra gần một thế kỷ. Đó là biến cố bức tượng của Đức Trinh Nữ núi Carmêlô đã được trả lại cho nhà thờ vào năm 1919 sau khi bức tượng này đã bị lấy đi 5 năm trước đó.
Cuộc rước cũng là dịp tôn vinh Đức Mẹ đã phù hộ các tín hữu trong những thời điểm khó khăn.
“Trong thời điểm khó khăn của chiến tranh, dân chúng Israel đã mạnh mẽ phó mình cho Đức Mẹ núi Carmêlô với hy vọng rằng chiến tranh sẽ không lan đến thành phố Haifa, hay chiến tranh sẽ không gây thiệt hại quá nhiều. Và điều này đã thực sự xảy ra. Nhiều người tin đó là một phép lạ vĩ đại, nhờ sự can thiệp của Mẹ.
18. Điều kiện sống và nuôi dạy con cái của các bà mẹ trên thế giới
Một nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức quốc tế “Save the Children” đã phân tích các yếu tố như giáo dục, y tế, kinh tế và chính trị cho các bà mẹ và con cái của họ.
Theo nghiên cứu này, Na Uy, Băng Đảo và Thụy Điển là các quốc gia nơi các bà mẹ có thể sống tốt nhất. Tại Na Uy, tuổi thọ là 82 năm và chỉ có 1 trong 175 trẻ em chết trước 5 tuổi.
Trong số 165 quốc gia trên thế giới, tình trạng tại Niger bên Phi Châu là tệ hại nhất. Ở đó, tuổi thọ của phụ nữ là 56. Trung bình họ nhận được khoảng 4 năm giáo dục và một trong bảy người con chết trước khi được năm tuổi.
Trong mười quốc gia hàng đầu, có tám quốc gia tại châu Âu, và 2 quốc gia tại Mỹ Châu. Trong mười quốc gia bi đát nhất thì 2 ở châu Á và 8 ở châu Phi.