Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 14/05: Không phải các con đã chọn Thầy – Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
02:32 13/05/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Nếu các con tuân lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy; cũng như Thầy đã giữ lệnh truyền của Cha Thầy, nên Thầy ở lại trong tình yêu của Người. Thầy nói với các con điều đó, để niềm vui của Thầy ở trong các con, và niềm vui của các con được trọn vẹn.
"Đây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình. Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thi hành những điều Thầy truyền.
"Thầy không còn gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm; Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết. Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt đặt, để các con đi và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại, để những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con. Thầy truyền cho các con điều này là: các con hãy yêu mến nhau".
Đó là lời Chúa
Tình yêu hy sinh và tôn vinh
Lm. Nguyễn Xuân Trường
06:00 13/05/2022
TÌNH YÊU HY SINH VÀ TÔN VINH
Gia sản Chúa trăng trối cho các môn đệ là: “Các con hãy yêu thương nhau.” Nhìn chung, các tôn giáo đều dạy ăn ngay ở lành, từ bi bác ái. Hơn nữa, ngoài xã hội, người ta cũng khuyên nhủ nhau: “Thương người như thể thương thân”. Nhất là ca dao Việt Nam có những lời về tình yêu thật tuyệt vời:
“Yêu nhau mấy núi cũng leo
Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua.”
Rồi quan họ Bắc Ninh còn có những lời yêu thương rất tình tứ:
“Yêu nhau cởi áo trao nhau
Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay”.
Vậy, tình yêu Chúa Giêsu nhắn nhủ có điều gì đặc biệt?
1. Tình yêu hy sinh. Ngày nay, trên Internet đầy rẫy chuyện yêu đương. Nhưng phần lớn người ta nói đến một thứ tình yêu nặng về khoái lạc xác thịt, hưởng thụ cho sướng. Còn Chúa Giêsu bảo chúng ta hãy yêu như Chúa đã yêu. Đó là tình yêu hy sinh quên mình để đem lại hạnh phúc cho người khác như Chúa công bố: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu.” Chúa nhấn mạnh tình yêu hy sinh, chứ không phải tình hưởng thụ.
2. Tình yêu tôn vinh. Tình yêu loài vật chỉ cần chăm nuôi chứ không cần tôn vinh vì loài vật chỉ có xác. Còn con người có linh hồn, có đời sống tinh thần phong phú thì rất cần tình yêu tôn vinh. Vì thế, Chúa Giêsu đã công bố: “Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người.” Con người yêu mến Thiên Chúa trong việc thờ phượng qua những lời tôn vinh, chúc tụng, ngợi khen. Tôn trọng nhau suốt đời cũng là một trong những lời hứa của bí tích hôn phối. Hãy nhớ rằng, nhu cầu cao nhất của con người là được tôn trọng, tôn vinh và ngưỡng mộ.
Chúa coi yêu thương nhau là đặc điểm để người ta nhận biết môn đệ Chúa. Thế nên, các thành viên trong gia đình, hội đoàn, giáo xứ, cộng đoàn Giáo hội và xã hội hãy yêu thương nhau bằng tình yêu hy sinh và tôn vinh. Amen.
Điều răn mới
Lm. Thái Nguyên
06:08 13/05/2022
ĐIỀU RĂN MỚI
Chúa Nhật 5 Phục Sinh năm C: Ga 13,31-33a.34-35
Suy niệm
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới: hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Yêu thương nhau trở thành điều răn mới, vì không còn yêu theo kiểu cũ là yêu như chính mình, hoặc yêu như chúng ta muốn yêu; mà là yêu như Chúa muốn chúng ta yêu, là yêu như Ngài đã yêu thương chúng ta. Trước khi công bố điều răn mới này, Ðức Giêsu đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ, trong đó có Giuđa. Dù lúc đó biết ông sẽ phản bội, nhưng Ngài vẫn cúi xuống bên chân ông để bày tỏ tình yêu thương đối với ông. Ngài còn chấm miếng bánh đầu tiên trao cho Giuđa, như cơ hội cuối cùng để mong ông nhận ra mình đang lầm đường lạc lối. Nhưng rồi cũng vô ích, ông vẫn lầm lì ra đi thực hiện mưu đồ của mình. Đúng là “ma đưa lối quỷ đưa đường, lại tìm những chốn đoạn trường mà đi”.
Trước thái độ cố chấp của Giuđa, Chúa Giêsu biết rõ số phận đang chờ mình, và Ngài sẵn sàng hiến thân để yêu thương cho đến cùng. Yêu như Chúa yêu là như vậy: một tình yêu khiêm hạ, cúi mình để phục vụ; một tình yêu tha thứ trước sự vong ân bội phản; một tình yêu cho đến cùng dù phải hy sinh chính mình. Tôn giáo nào cũng đặt nặng tình yêu thương đồng loại, nhưng điều thật mới mẻ nơi Kitô giáo là yêu thương“như Thầy đã yêu thương”. Tình thương này đã trở nên mẫu mực cho mọi tình yêu của con người. Chưa từng có vị Thầy nào trên thế giới đã dám sống và công bố như thế. Hơn nữa, tình yêu ấy còn là chính sức mạnh linh thiêng đem lại ơn cứu độ cho con người.
Lời trăn trối về giới răn mới của Chúa Giêsu vẫn làm chúng ta trăn trở và nhức nhối. Tuy có nhiều gương sống sáng ngời của nhiều vị thánh đã thực hiện Lời Chúa hôm nay, nhưng nhìn lại bản thân, đời sống cộng đoàn cũng như lịch sử Giáo Hội, ta thấy không thiếu những phân rẽ, bất hòa, kỳ thị, chống chọi, kình địch và triệt hạ lẫn nhau. Điều này đã làm cho thiên hạ chê cười, và gây ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống đức tin, khiến nhiều tín hữu rời bỏ Giáo hội để tìm đến những giáo phái hay đạo giáo khác. Thật mỉa mai cho chúng ta, những người tự hào về tôn giáo của mình là đạo rất chính rất thật, nhưng đời sống lại không chính thật, khiến cho nhiều người phải thất vọng.
Mahatma Ghandhi được coi như bậc đại thánh của dân tộc Ấn cũng đã có lần bị kỳ thị và khinh khi, đến nỗi ông không được vào nhà thờ dự lễ. Ông là người rất yêu mến Thánh Kinh và đã tìm ra nơi Kitô Giáo một sách lược hữu hiệu cho đường lối chính trị của mình. Quả thật, dễ dàng yêu mến đạo, nhưng khó lòng yêu người có đạo. Đường lối yêu thương của Phúc Âm thì tuyệt vời, nhưng chưa đi vào đời mà mới chỉ là một mớ giáo thuyết, tuy rất đồ sộ và hệ thống, xem ra không có tôn giáo nào bằng. Nhưng tất cả chỉ bằng không nếu điều răn mới của Đức Giêsu vẫn còn để nguyên trong các sách Tin Mừng, mà chưa được khai sáng trong đời Kitô hữu để có thể khai phóng cho đời sống con người.
Tôn giáo nào cũng có những dấu hiệu riêng để người khác biết mình là tín hữu. Những dấu hiệu nơi người Kitô hữu thì chúng ta thường cho là đeo thánh giá, làm dấu thánh giá, đi nhà thờ, kinh nguyện sớm tối,... Nhưng đối với Ðức Giêsu, dấu hiệu đặc trưng của người môn đệ là tình yêu thương mà họ dành cho nhau, qua sự cảm thông, tha thứ, tôn trọng, hy sinh, phục vụ, chia sẻ,... Có yêu thương người đồng đạo thì ta mới có thể yêu thương người khác đạo, cũng là những người con cái Thiên Chúa mà Ngài muốn cứu chuộc. Chúng ta trách những con người hôm nay sao quá vô cảm, nhưng xem ra chúng ta cũng vẫn vô tâm.
Có điều là muốn yêu thương thì phải chấp nhận đau thương. Đây là điều đòi phải có một trái tim phi thường. Nhìn lên thập giá Chúa ta hiểu điều đó. Đó mới là tình yêu có sức thánh hóa và biến đổi đời sống ta. Chỉ có tình yêu đó mới giúp ta hoàn thiện, trở nên chính mình, làm nên cuộc đời mình theo ý định của Thiên Chúa, đem lại cho ta niềm an vui và hạnh phúc cho nhau. Hãy để cho Lời Chúa một lần nữa lọt vào tâm khảm chúng ta, để những con người được Chúa chọn gọi vì yêu thương biết sống tình thương yêu như Chúa, một tình yêu thương vượt qua mọi ranh giới, để làm chứng rằng: Thiên Chúa là tình yêu, Ngài đang sống trong tôi, và tôi đang sống trong Ngài, để sự hiện diện của tôi ngày càng phản ảnh sâu xa sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời này.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Con được dạy yêu thương như chính mình,
nhưng chính mình lại yếu đuối mỏng giòn,
cuộc sống với bao nhiêu là sai sót,
nhân cách con cũng dễ bị sói mòn,
dễ tham lam chiếm hữu lo hưởng thụ.
Hôm nay Chúa dạy con điều răn mới,
yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương,
một tình yêu nhân hậu và khiêm nhường,
như Chúa đã rửa chân cho đồ đệ.
Dù biết họ sẽ lỗi ước quên thề,
và hơn nữa còn manh tâm phản bội,
nhưng Chúa vẫn đón nhận không từ chối,
và sẵn sàng chọn đường lối hiến thân.
Yêu như Chúa yêu thật chẳng dễ dàng,
vì không phải tình yêu trong chốc lát,
mà tình yêu dám vượt những trái ngang,
cả đau thương và chua xót bẽ bàng.
Yêu như Chúa không tìm kiếm an toàn,
mà trong tâm thế sẵn sàng hiến mạng,
bởi khi yêu là bắt đầu cuộc tử nạn,
qua đau khổ mới đạt tới vinh quang.
Để yêu như Chúa yêu,
con cần đến ơn thánh Chúa rất nhiều,
vì con thấy bản thân mình quá yếu,
và nghị lực chẳng có được bao nhiêu.
Để sống giới răn mới,
xin ban cho con một quả tim mới,
để từ nay con thực sự đổi đời,
nên hình ảnh sáng ngời tình yêu Chúa. Amen.
Như Thầy Đã Yêu Thương
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:02 13/05/2022
Như Thầy Đã Yêu Thương
(Chúa Nhật V Phục Sinh C)
Có thể nói rằng Kitô hữu chúng ta vốn không xa lạ gì với giới răn mới mà Chúa Kitô truyền lại: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 13,34). Nói đến Kitô giáo, cách riêng Công Giáo, người ta nghĩ ngay đến hai từ “bác ái”. Bác ái không nguyên là yêu thương nhau theo kiểu ông bà tiên tổ truyền dạy là “thương người như thể thương thân” mà còn phải yêu thương nhau như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta.
Trong thực tế, cách thế yêu thương cũng có năm bảy đường. Có người chủ trương yêu là cho roi cho vọt, lại có kẻ nghiêng chiều việc thương là cho ngọt cho ngào. Trong đời con cái Chúa cũng không thiếu người sống và hành xử cách khác nhau và nhiều khi như nghịch nhau mà vẫn cho rằng mình đã và đang yêu thương “như Chúa Kitô yêu thương”. Chính vì thế, việc lật mở và lần theo các trang Tin Mừng để xét xem Chúa Kitô đã yêu thương như thế nào là điều mà Kitô hữu cần thực hiện liên lỉ.
Có thể còn nhiều bất cập, nhưng xin mạo muội có một cái nhìn về tình yêu Chúa Kitô đã dành cho nhân loại chúng ta theo tiêu chí “toàn diện và lưỡng diện” như sau:
1. Chúa Kitô yêu thương con người cả phần hồn lẫn phần xác. Khi yêu thương, Chúa Kitô không chỉ chữa lành bệnh tật phần xác như cho kẻ què được đi, người câm nói được, người mù sáng mắt, người phung hủi được sạch… mà Người còn xua trừ ma quỷ, thứ tha tội lỗi… Chúa Kitô không chỉ ban lời hằng sống mà còn dùng quyền năng để nuôi đám đông dân chúng mà Tin Mừng tường thuật là có lần đến những năm ngàn người đàn ông chưa kể đàn bà và con trẻ và có lần khác thì bốn ngàn người đàn ông (x. Lc 7,22; Mt 14,13-21; Mc 6,30-44; Lc 9,10-17; Ga 6,1-15).
2. Chúa Kitô quan tâm săn sóc con người cả đời này lẫn đời sau. Khi thi ân giáng phúc cho đám đông dân chúng no nê từ năm chiếc bánh và hai con cá xong, thì sau đó Người mời gọi họ hãy lo tìm kiếm lương thực đem lại sự sống trường sinh, đó là tin vào Người là Đấng mà Chúa Cha sai đến (x.Ga 6,26-29). Mặc dù biết rằng con người không thể sống mãi ở đời này, Chúa Kitô vẫn thương bà góa nghèo thành Naim, nghĩ đến cảnh côi cút của bà, để rồi ra tay uy quyền cho người con trai duy nhất của bà được sống lại để phụng dưỡng mẹ già (x.Lc 7,11-17).
3. Chúa Kitô vừa khoan dung tha thứ cho người có tội nhưng vừa kiên quyết diệt trừ tội lỗi và lên án các gương mù, gương xấu, đặc biệt khi chúng gây dịp tội cho những người bé mọn. Khi cứu sống người phụ nữ phạm tội ngoại tình bị bắt quả tang, Chúa Kitô đã không kết án chị ấy nhưng lại nghiêm nghị dạy rằng: Hãy về và đừng phạm tội nữa! Trên thập giá, dù khẩn xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ giết hại mình vì họ lầm chẳng biết, nhưng trước đó Chúa Kitô vẫn đã từng nhiều lần kết án những người làm gương mù gương xấu, gây cớ vấp phạm cho những người bé mọn, thậm chí Người đã từng dùng những lời gay gắt như kiểu nguyền rủa: “Khốn cho các ngươi…!” (x.Mt 18,5-9; Ga 8,11; Mt 23,1-36; Lc 11,37-54). Và Người cũng đã từng bện dây thừng thành roi để đánh đuổi những người vô tình hay hữu ý biến Đền thờ thành hang trộm cướp, thành nơi buôn bán (x.Ga 2,13-17; Lc 19,45-46; Mc 11,15-17; Mt 21,12-13). Như thế, cần khẳng định rằng Chúa Kitô vừa giáng phúc thi ân không ngơi nghỉ, nghĩa là làm điều tích cực, nhưng Người cũng vừa hết mình chiến đấu với sự dữ, nghĩa là khử trừ những hiện tượng tiêu cực, xấu xa.
4. Khi yêu thương, Chúa Kitô sẵn sàng đón nhận mọi khó khăn, đau khổ xảy đến cho mình, nhưng Người luôn tìm cách bảo vệ, gìn giữ những kẻ Chúa Cha đã ban cho Người khỏi những sự dữ (x.Ga 10,28; 17,11-12; 18,8-9). Người sẵn sàng đón nhận lời vu cáo, nhưng vẫn công bố lời chân lý trước cả thần quyền lẫn thế quyền (x.Mt 26,59-66; Ga 18,33-38).
Yêu thương nhau như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta quả là không dễ. Chúng ta đã nghe rằng một nửa sự thật chưa hẳn là sự thật thế mà nhiều khi chính ma quỷ cám dỗ chúng ta trình bày một nửa sự thật hầu để che đậy hoặc hợp pháp hóa một sự giả dối. Một cách tương tự theo nghĩa loại suy thì khi yêu thương nhau “như Chúa Kitô yêu thương” mà chỉ một vế hay một phần thì có thể chúng ta chưa thực sự yêu thương và cũng có thể chúng ta đang bị ma quỷ cám dỗ che đậy “sự vị kỷ” cách tinh tế mà nhiều khi bản thân chẳng biết, chẳng hay.
“Khốn cho các ngươi, hỡi các người Pharisiêu! Các ngươi nộp thuế thập phân về bạc hà, vân hương và đủ thứ rau cỏ, mà xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa. Các điều này phải làm mà các điều kia cũng không được bỏ” (Lc 11,42). Tình trạng “gạn lọc con muỗi để nuốt cả con lạc đà” vẫn có đó nơi nhiều người tưởng rằng mình đang thực thi giới răn mới của Chúa Kitô, trong khi chỉ sống yêu thương cách phiến diện (x.Mt 23,24). Mong sao không một ai trong chúng ta phải hứng chịu lời khiển trách của Chúa Kitô ngày xưa: “Khốn cho các ngươi, hỡi những nhà thông luật! Các người đã cất giấu chìa khóa của sự hiểu biết: các ngươi đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các ngươi lại ngăn cản”(Lc 11,52), vì chúng ta không chỉ sống mà còn giảng dạy giới răn mới của Chúa Kitô một cách không toàn vẹn.
Để kết thúc những dòng chia sẻ trên, xin được bổ sung một tiêu chí để kiểm chứng xem chúng ta đã thực sự giữ giới răn mới của Chúa Kitô như thế nào, vì rất có thể chúng ta đang yêu thương theo kiểu cách của mình mà không như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta. Đó là khi yêu thương nhau, chúng ta đã cúi xuống trong sự hạ mình và bỏ mình chưa? (x.Ga 13,1-17; Pl 2,5-11).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
(Chúa Nhật V Phục Sinh C)
Có thể nói rằng Kitô hữu chúng ta vốn không xa lạ gì với giới răn mới mà Chúa Kitô truyền lại: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 13,34). Nói đến Kitô giáo, cách riêng Công Giáo, người ta nghĩ ngay đến hai từ “bác ái”. Bác ái không nguyên là yêu thương nhau theo kiểu ông bà tiên tổ truyền dạy là “thương người như thể thương thân” mà còn phải yêu thương nhau như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta.
Trong thực tế, cách thế yêu thương cũng có năm bảy đường. Có người chủ trương yêu là cho roi cho vọt, lại có kẻ nghiêng chiều việc thương là cho ngọt cho ngào. Trong đời con cái Chúa cũng không thiếu người sống và hành xử cách khác nhau và nhiều khi như nghịch nhau mà vẫn cho rằng mình đã và đang yêu thương “như Chúa Kitô yêu thương”. Chính vì thế, việc lật mở và lần theo các trang Tin Mừng để xét xem Chúa Kitô đã yêu thương như thế nào là điều mà Kitô hữu cần thực hiện liên lỉ.
Có thể còn nhiều bất cập, nhưng xin mạo muội có một cái nhìn về tình yêu Chúa Kitô đã dành cho nhân loại chúng ta theo tiêu chí “toàn diện và lưỡng diện” như sau:
1. Chúa Kitô yêu thương con người cả phần hồn lẫn phần xác. Khi yêu thương, Chúa Kitô không chỉ chữa lành bệnh tật phần xác như cho kẻ què được đi, người câm nói được, người mù sáng mắt, người phung hủi được sạch… mà Người còn xua trừ ma quỷ, thứ tha tội lỗi… Chúa Kitô không chỉ ban lời hằng sống mà còn dùng quyền năng để nuôi đám đông dân chúng mà Tin Mừng tường thuật là có lần đến những năm ngàn người đàn ông chưa kể đàn bà và con trẻ và có lần khác thì bốn ngàn người đàn ông (x. Lc 7,22; Mt 14,13-21; Mc 6,30-44; Lc 9,10-17; Ga 6,1-15).
2. Chúa Kitô quan tâm săn sóc con người cả đời này lẫn đời sau. Khi thi ân giáng phúc cho đám đông dân chúng no nê từ năm chiếc bánh và hai con cá xong, thì sau đó Người mời gọi họ hãy lo tìm kiếm lương thực đem lại sự sống trường sinh, đó là tin vào Người là Đấng mà Chúa Cha sai đến (x.Ga 6,26-29). Mặc dù biết rằng con người không thể sống mãi ở đời này, Chúa Kitô vẫn thương bà góa nghèo thành Naim, nghĩ đến cảnh côi cút của bà, để rồi ra tay uy quyền cho người con trai duy nhất của bà được sống lại để phụng dưỡng mẹ già (x.Lc 7,11-17).
3. Chúa Kitô vừa khoan dung tha thứ cho người có tội nhưng vừa kiên quyết diệt trừ tội lỗi và lên án các gương mù, gương xấu, đặc biệt khi chúng gây dịp tội cho những người bé mọn. Khi cứu sống người phụ nữ phạm tội ngoại tình bị bắt quả tang, Chúa Kitô đã không kết án chị ấy nhưng lại nghiêm nghị dạy rằng: Hãy về và đừng phạm tội nữa! Trên thập giá, dù khẩn xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ giết hại mình vì họ lầm chẳng biết, nhưng trước đó Chúa Kitô vẫn đã từng nhiều lần kết án những người làm gương mù gương xấu, gây cớ vấp phạm cho những người bé mọn, thậm chí Người đã từng dùng những lời gay gắt như kiểu nguyền rủa: “Khốn cho các ngươi…!” (x.Mt 18,5-9; Ga 8,11; Mt 23,1-36; Lc 11,37-54). Và Người cũng đã từng bện dây thừng thành roi để đánh đuổi những người vô tình hay hữu ý biến Đền thờ thành hang trộm cướp, thành nơi buôn bán (x.Ga 2,13-17; Lc 19,45-46; Mc 11,15-17; Mt 21,12-13). Như thế, cần khẳng định rằng Chúa Kitô vừa giáng phúc thi ân không ngơi nghỉ, nghĩa là làm điều tích cực, nhưng Người cũng vừa hết mình chiến đấu với sự dữ, nghĩa là khử trừ những hiện tượng tiêu cực, xấu xa.
4. Khi yêu thương, Chúa Kitô sẵn sàng đón nhận mọi khó khăn, đau khổ xảy đến cho mình, nhưng Người luôn tìm cách bảo vệ, gìn giữ những kẻ Chúa Cha đã ban cho Người khỏi những sự dữ (x.Ga 10,28; 17,11-12; 18,8-9). Người sẵn sàng đón nhận lời vu cáo, nhưng vẫn công bố lời chân lý trước cả thần quyền lẫn thế quyền (x.Mt 26,59-66; Ga 18,33-38).
Yêu thương nhau như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta quả là không dễ. Chúng ta đã nghe rằng một nửa sự thật chưa hẳn là sự thật thế mà nhiều khi chính ma quỷ cám dỗ chúng ta trình bày một nửa sự thật hầu để che đậy hoặc hợp pháp hóa một sự giả dối. Một cách tương tự theo nghĩa loại suy thì khi yêu thương nhau “như Chúa Kitô yêu thương” mà chỉ một vế hay một phần thì có thể chúng ta chưa thực sự yêu thương và cũng có thể chúng ta đang bị ma quỷ cám dỗ che đậy “sự vị kỷ” cách tinh tế mà nhiều khi bản thân chẳng biết, chẳng hay.
“Khốn cho các ngươi, hỡi các người Pharisiêu! Các ngươi nộp thuế thập phân về bạc hà, vân hương và đủ thứ rau cỏ, mà xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa. Các điều này phải làm mà các điều kia cũng không được bỏ” (Lc 11,42). Tình trạng “gạn lọc con muỗi để nuốt cả con lạc đà” vẫn có đó nơi nhiều người tưởng rằng mình đang thực thi giới răn mới của Chúa Kitô, trong khi chỉ sống yêu thương cách phiến diện (x.Mt 23,24). Mong sao không một ai trong chúng ta phải hứng chịu lời khiển trách của Chúa Kitô ngày xưa: “Khốn cho các ngươi, hỡi những nhà thông luật! Các người đã cất giấu chìa khóa của sự hiểu biết: các ngươi đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các ngươi lại ngăn cản”(Lc 11,52), vì chúng ta không chỉ sống mà còn giảng dạy giới răn mới của Chúa Kitô một cách không toàn vẹn.
Để kết thúc những dòng chia sẻ trên, xin được bổ sung một tiêu chí để kiểm chứng xem chúng ta đã thực sự giữ giới răn mới của Chúa Kitô như thế nào, vì rất có thể chúng ta đang yêu thương theo kiểu cách của mình mà không như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta. Đó là khi yêu thương nhau, chúng ta đã cúi xuống trong sự hạ mình và bỏ mình chưa? (x.Ga 13,1-17; Pl 2,5-11).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
Giêrusalem Mới Hay Mariupol Hoang Tàn
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
09:32 13/05/2022
“Giêrusalem Mới” Hay “Mariupol Hoang Tàn”
Chúa Nhật 5 PS C 2022
Sau một loạt các bài giảng Kerygma để giới thiệu “chân dung đạo Phục Sinh” và trình bày những “nét chấm phá” về các sinh hoạt của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi ở trung tâm Giêrusalem và một số giáo điểm ngoại vi, những công trình đầu tiên của các bước chân “ra đi loan báo Tin Mừng”, sứ điệp Phụng vụ bắt đầu cô đọng giáo lý nền tảng của các Tông Đồ về mầu nhiệm Giáo Hội, một cộng đồng tôn giáo mới đang lớn lên giữa lòng Do Thái giáo và trong khung cảnh của một nền văn hóa Hy Lạp và chính trị Rôma đang chi phối cả thế giới.
Trước hết, qua chỉ vỏn vẹn có 7 câu trong chương 14 của sách Công Vụ Tông Đồ, thánh sử Luca đã vẽ lên một hình ảnh Giáo Hội phổ quát hay “Công Giáo”, một trong “bốn chiều kích cơ bản” của mầu nhiệm Hội Thánh được ghi trong Kinh Tin Kính: “Tôi tin Hội Thánh Duy nhất, Thánh thiện, Công Giáo và Tông truyền”.
Thật vậy, cộng đoàn Giáo Hội Chúa Kitô do các Tông Đồ rao giảng và thiết lập không chỉ co cụm trên mảnh đất Palestine và dành riêng cho người Do Thái mà đã bén rễ nơi mọi chân trời góc bể, với những địa chỉ tiêu biểu được Luca nhắc đến như Lystra, Icôniô, Antiôkia, Pisiđia, Pamphylia, Perghê, Attilia…; và dĩ nhiên, bất cứ cộng đoàn nào cũng đều mang một căn cước duy nhất đó là “chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2,42). Sách Công Vụ vừa được công bố đã mô tả cách tóm tắt hoạt động của thánh Phaolô và Barnaba nơi các cộng đoàn Giáo Hội tiên khởi theo đúng mô hình đó: “Nơi mỗi hội thánh, các ngài đặt những vị niên trưởng, rồi ăn chay cầu nguyện, trao phó họ cho Chúa là Ðấng họ tin theo… Khi đến nơi, các ngài tụ họp giáo đoàn, thuật cho họ nghe những gì Thiên Chúa đã làm với các ngài và đã mở lòng cho nhiều dân ngoại nhận biết đức tin…”.
Và điều gì đã làm cho các cộng đoàn Hội Thánh Chúa Kitô, vốn nhỏ bé, tầm thường lúc ban đầu như những “hạt cải nhỏ”, những “hạt lúa bị dập vùi”, vốn bị hết người Do Thái loại trừ đến Hy Lạp rẻ rúng rồi tới Rôma bách hại tàn bạo… vẫn đường hoàng đứng lên và lớn mạnh? Câu trả lời đã có sẵn trong trích đoạn sách Khải Huyền được công bố nơi Bài đọc 2 hôm nay: “thành thánh Giêrusalem mới, tự trời xuống, từ nơi Thiên Chúa: tề chỉnh như tân nương được trang điểm cho tân lang của mình…”.
Vâng, Hội Thánh Chúa Kitô, sở dĩ có sức thuyết phục cả thế giới, vì đây chính là một công trình “mới” của Thiên Chúa, một “trời mới và đất mới’, do chính Thiên Chúa ra tay thực hiện trong công trình cứu độ của Đức Kitô, Đấng được Thiên Chúa sai đến để “ở với loài người”, đã chết và sống lại để “đổi mới mọi sự”: “Ðây là Thiên Chúa ở với loài người, và chính Thiên Chúa sẽ ở với họ. Người sẽ lau khô mọi giọt lệ ở mắt họ. Sự chết chóc sẽ không còn nữa, cũng không còn than khóc, không còn kêu la, không còn đau khổ: bởi vì các việc cũ đã qua đi”. Và Ðấng ngự trên ngai vàng đã phán rằng: “Này đây, Ta đổi mới mọi sự”.
Không có Đức Kitô Phục Sinh hiện diện, không có Chúa Thánh Thần tác động và hướng dẫn, Kitô giáo sẽ sớm tàn lụi như một “Do thái giáo cách tân mà không chịu để luật Môsê khống chế”, như một nền “văn hóa nhân bản Hi Lạp nửa vời mà không dựa trên nền tảng triết học”; hay như một “cơ chế đế quốc Rôma đầy tham vọng mang tính quốc tế nhưng lại không bám vào quyền lực thế trần”.
Vâng, sự mới mẻ, sức mạnh và sự thuyết phục tuyệt đối của Hội Thánh Chúa Kitô nằm ở nơi phạm trù “Giêrusalem mới”, được thánh Gioan cắt nghĩa: “thành thánh Giêrusalem mới, tự trời xuống, từ nơi Thiên Chúa: tề chỉnh như tân nương được trang điểm cho tân lang của mình”.
Dĩ nhiên, đứng trước tự do của con người, không phải lúc nào chương trình của Thiên Chúa vạch ra cũng được con người hồ hởi hưởng ứng; và trên con đường hoàn thành Nước Thiên Chúa, Giáo Hội luôn phải trải qua nhiều thử thách gian truân, như lời khẳng định của thế hệ Tông Đồ đầu tiên: Trong những ngày ấy, Phaolô và Barnaba trở lại Lystra, Icôniô và Antiôkia, củng cố tinh thần các môn đồ, khuyên bảo họ giữ vững đức tin mà rằng: “Chúng ta phải trải qua nhiều nỗi gian truân mới được vào nước Thiên Chúa”.
Sau hai ngàn năm, Hội Thánh Chúa Kitô trên đường lữ hành về tới đích điểm “Vương quốc Nước Trời” vẫn miệt mài và xác tín với sứ mệnh thuyết giảng và dựng xây “Thành Thánh Giêrusalem mới”, là “đại gia đình” để các dân tộc trở thành anh em, là “đại lộ” để muôn dân cùng sánh bước, là “đại thụ” để muôn ngôn ngữ và tiếng nói cùng núp bóng líu lo, là “đại uyển” để muôn cây, muôn kì hoa dị thảo… chen chúc bên nhau trong một trật tự hài hòa, bao dung thân ái…
Điều đó có quá huyễn tưởng không? Thưa: sẽ không bao giờ huyễn tưởng khi mọi thành viên của Hội Thánh đều thấm nhuần và thực thi tới nơi tới chốn quy luật tối thượng đã được Đức Kitô trao ban ngay từ thuở ban đầu: “Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau”. Vâng, nếu thế giới này, nếu Giáo Hội nầy luôn có đầy những kitô hữu như linh mục Maximilien Kolbe, như mẹ thánh Têrêsa Calcutta, những con người thực thi giới răn yêu thương bằng cả nghĩa đen và nghĩa bóng, bằng cả mạng sống mình…, thì cái ngày xuất hiện “thành Giêrusalem mới” đâu còn xa !
Nhưng tiếc thay, cả tổng thống Vladimir Putin của Liên bang Nga, lẫn tổng thống Volodimyr Zelensky của Ukraina, cả hai đều đã học biết “giới răn yêu thương” từ ngay thuở ấu thơ, trên gối của mẹ hiền; và cả hai đều tự nhận mình là thành viên của “Hội Thánh Chúa Kitô”, nhưng tham vọng chính trị đã dẫn lối đưa đường để thay vì hướng đến một “thành thánh Giêrusalem đến từ trời” của hòa bình, hiệp nhất, yêu thương đã làm nên những “Mariupol” hoang tàn của chiến tranh, hận thù, chết chóc …
Chính vì thế, không chỉ với Chúa Nhật hôm nay, mà mỗi ngày, mỗi phút giây, mỗi người Kitô hữu đích thực, nỗ lực không ngừng, cầu nguyện không ngơi, để tình yêu chiến thắng hận thù, để giới răn yêu thương được thể hiện và để mỗi người trên thế giới sớm nhận ra tất cả đều là anh em con cùng một Cha, Đấng Toàn Năng đang ngự trên trời; và là em của một Người Anh Cả Giêsu, Đấng Phục Sinh đang đồng hành dưới đất ! Amen.
LM. Trương Đình Hiền
Chúa Nhật 5 PS C 2022
Sau một loạt các bài giảng Kerygma để giới thiệu “chân dung đạo Phục Sinh” và trình bày những “nét chấm phá” về các sinh hoạt của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi ở trung tâm Giêrusalem và một số giáo điểm ngoại vi, những công trình đầu tiên của các bước chân “ra đi loan báo Tin Mừng”, sứ điệp Phụng vụ bắt đầu cô đọng giáo lý nền tảng của các Tông Đồ về mầu nhiệm Giáo Hội, một cộng đồng tôn giáo mới đang lớn lên giữa lòng Do Thái giáo và trong khung cảnh của một nền văn hóa Hy Lạp và chính trị Rôma đang chi phối cả thế giới.
Trước hết, qua chỉ vỏn vẹn có 7 câu trong chương 14 của sách Công Vụ Tông Đồ, thánh sử Luca đã vẽ lên một hình ảnh Giáo Hội phổ quát hay “Công Giáo”, một trong “bốn chiều kích cơ bản” của mầu nhiệm Hội Thánh được ghi trong Kinh Tin Kính: “Tôi tin Hội Thánh Duy nhất, Thánh thiện, Công Giáo và Tông truyền”.
Thật vậy, cộng đoàn Giáo Hội Chúa Kitô do các Tông Đồ rao giảng và thiết lập không chỉ co cụm trên mảnh đất Palestine và dành riêng cho người Do Thái mà đã bén rễ nơi mọi chân trời góc bể, với những địa chỉ tiêu biểu được Luca nhắc đến như Lystra, Icôniô, Antiôkia, Pisiđia, Pamphylia, Perghê, Attilia…; và dĩ nhiên, bất cứ cộng đoàn nào cũng đều mang một căn cước duy nhất đó là “chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2,42). Sách Công Vụ vừa được công bố đã mô tả cách tóm tắt hoạt động của thánh Phaolô và Barnaba nơi các cộng đoàn Giáo Hội tiên khởi theo đúng mô hình đó: “Nơi mỗi hội thánh, các ngài đặt những vị niên trưởng, rồi ăn chay cầu nguyện, trao phó họ cho Chúa là Ðấng họ tin theo… Khi đến nơi, các ngài tụ họp giáo đoàn, thuật cho họ nghe những gì Thiên Chúa đã làm với các ngài và đã mở lòng cho nhiều dân ngoại nhận biết đức tin…”.
Và điều gì đã làm cho các cộng đoàn Hội Thánh Chúa Kitô, vốn nhỏ bé, tầm thường lúc ban đầu như những “hạt cải nhỏ”, những “hạt lúa bị dập vùi”, vốn bị hết người Do Thái loại trừ đến Hy Lạp rẻ rúng rồi tới Rôma bách hại tàn bạo… vẫn đường hoàng đứng lên và lớn mạnh? Câu trả lời đã có sẵn trong trích đoạn sách Khải Huyền được công bố nơi Bài đọc 2 hôm nay: “thành thánh Giêrusalem mới, tự trời xuống, từ nơi Thiên Chúa: tề chỉnh như tân nương được trang điểm cho tân lang của mình…”.
Vâng, Hội Thánh Chúa Kitô, sở dĩ có sức thuyết phục cả thế giới, vì đây chính là một công trình “mới” của Thiên Chúa, một “trời mới và đất mới’, do chính Thiên Chúa ra tay thực hiện trong công trình cứu độ của Đức Kitô, Đấng được Thiên Chúa sai đến để “ở với loài người”, đã chết và sống lại để “đổi mới mọi sự”: “Ðây là Thiên Chúa ở với loài người, và chính Thiên Chúa sẽ ở với họ. Người sẽ lau khô mọi giọt lệ ở mắt họ. Sự chết chóc sẽ không còn nữa, cũng không còn than khóc, không còn kêu la, không còn đau khổ: bởi vì các việc cũ đã qua đi”. Và Ðấng ngự trên ngai vàng đã phán rằng: “Này đây, Ta đổi mới mọi sự”.
Không có Đức Kitô Phục Sinh hiện diện, không có Chúa Thánh Thần tác động và hướng dẫn, Kitô giáo sẽ sớm tàn lụi như một “Do thái giáo cách tân mà không chịu để luật Môsê khống chế”, như một nền “văn hóa nhân bản Hi Lạp nửa vời mà không dựa trên nền tảng triết học”; hay như một “cơ chế đế quốc Rôma đầy tham vọng mang tính quốc tế nhưng lại không bám vào quyền lực thế trần”.
Vâng, sự mới mẻ, sức mạnh và sự thuyết phục tuyệt đối của Hội Thánh Chúa Kitô nằm ở nơi phạm trù “Giêrusalem mới”, được thánh Gioan cắt nghĩa: “thành thánh Giêrusalem mới, tự trời xuống, từ nơi Thiên Chúa: tề chỉnh như tân nương được trang điểm cho tân lang của mình”.
Dĩ nhiên, đứng trước tự do của con người, không phải lúc nào chương trình của Thiên Chúa vạch ra cũng được con người hồ hởi hưởng ứng; và trên con đường hoàn thành Nước Thiên Chúa, Giáo Hội luôn phải trải qua nhiều thử thách gian truân, như lời khẳng định của thế hệ Tông Đồ đầu tiên: Trong những ngày ấy, Phaolô và Barnaba trở lại Lystra, Icôniô và Antiôkia, củng cố tinh thần các môn đồ, khuyên bảo họ giữ vững đức tin mà rằng: “Chúng ta phải trải qua nhiều nỗi gian truân mới được vào nước Thiên Chúa”.
Sau hai ngàn năm, Hội Thánh Chúa Kitô trên đường lữ hành về tới đích điểm “Vương quốc Nước Trời” vẫn miệt mài và xác tín với sứ mệnh thuyết giảng và dựng xây “Thành Thánh Giêrusalem mới”, là “đại gia đình” để các dân tộc trở thành anh em, là “đại lộ” để muôn dân cùng sánh bước, là “đại thụ” để muôn ngôn ngữ và tiếng nói cùng núp bóng líu lo, là “đại uyển” để muôn cây, muôn kì hoa dị thảo… chen chúc bên nhau trong một trật tự hài hòa, bao dung thân ái…
Điều đó có quá huyễn tưởng không? Thưa: sẽ không bao giờ huyễn tưởng khi mọi thành viên của Hội Thánh đều thấm nhuần và thực thi tới nơi tới chốn quy luật tối thượng đã được Đức Kitô trao ban ngay từ thuở ban đầu: “Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau”. Vâng, nếu thế giới này, nếu Giáo Hội nầy luôn có đầy những kitô hữu như linh mục Maximilien Kolbe, như mẹ thánh Têrêsa Calcutta, những con người thực thi giới răn yêu thương bằng cả nghĩa đen và nghĩa bóng, bằng cả mạng sống mình…, thì cái ngày xuất hiện “thành Giêrusalem mới” đâu còn xa !
Nhưng tiếc thay, cả tổng thống Vladimir Putin của Liên bang Nga, lẫn tổng thống Volodimyr Zelensky của Ukraina, cả hai đều đã học biết “giới răn yêu thương” từ ngay thuở ấu thơ, trên gối của mẹ hiền; và cả hai đều tự nhận mình là thành viên của “Hội Thánh Chúa Kitô”, nhưng tham vọng chính trị đã dẫn lối đưa đường để thay vì hướng đến một “thành thánh Giêrusalem đến từ trời” của hòa bình, hiệp nhất, yêu thương đã làm nên những “Mariupol” hoang tàn của chiến tranh, hận thù, chết chóc …
Chính vì thế, không chỉ với Chúa Nhật hôm nay, mà mỗi ngày, mỗi phút giây, mỗi người Kitô hữu đích thực, nỗ lực không ngừng, cầu nguyện không ngơi, để tình yêu chiến thắng hận thù, để giới răn yêu thương được thể hiện và để mỗi người trên thế giới sớm nhận ra tất cả đều là anh em con cùng một Cha, Đấng Toàn Năng đang ngự trên trời; và là em của một Người Anh Cả Giêsu, Đấng Phục Sinh đang đồng hành dưới đất ! Amen.
LM. Trương Đình Hiền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tại sao người Mỹ không hiểu cuộc thăm dò ý kiến về phán quyết Roe v. Wade
Vũ Văn An
19:30 13/05/2022
Robert David Sullivan trên tạp chí America ngày13 tháng 5 năm 2022 cho rằng, theo một cuộc thăm dò ý kiến của Đại học Monmouth được công bố vào ngày 11 tháng 5, phần lớn người trưởng thành ở Hoa Kỳ - 57% - muốn Tối cao Pháp viện ủng hộ phán quyết Roe v. Wade, tức phán quyết hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc vào năm 1973. Chỉ có 36% nói rằng họ muốn tòa án “xem xét lại” phán quyết. Cuộc thăm dò ý kiến của 807 người trưởng thành ở Hoa Kỳ đã được thực hiện sau vụ rò rỉ, vào ngày 2 tháng 5, dự thảo phán quyết cho thấy đa số tòa án đã sẵn sàng lật ngược hoàn toàn phán quyết Roe v. Wade.
Nhưng trong cùng một cuộc thăm dò, chỉ có 44% nói rằng Quốc hội nên “thông qua đạo luật cho phép phá thai trên toàn quốc” nếu Roe bị lật ngược. (Liệu một luật như vậy có hợp hiến hay không, có lẽ sẽ do Tối cao Pháp viện quyết định.) Phần lớn muốn Quốc hội một là để luật phá thai cho các tiểu bang (43%) hai là cấm phá thai trên toàn quốc (9%), cả hai đều bất khả nếu Roe được giữ nguyên.
Một kết quả khó hiểu khác từ cuộc thăm dò ý kiến: Mặc dù chỉ 9% muốn có lệnh cấm toàn quốc, 33% người được hỏi cho biết họ “không hề” bị “quấy rầy” bởi lệnh cấm phá thai toàn quốc, với 15% khác nói rằng họ sẽ bị quấy rầy “đôi chút." Có thể nhiều người được hỏi nghĩ rằng câu hỏi đặt ra là liệu họ có bị ảnh hưởng bản thân bởi luật phá thai hay không. “Quấy rầy” có thể có nghĩa là bất cứ điều gì từ “hơi khó chịu” đến “thay đổi hoàn toàn cuộc sống của người ta”, mặc dầu dù gì, con số khá đáng kể những người bị quấy rầy “đôi chút” cũng làm bạn bối rối.
Những câu hỏi khó hiểu vốn là chuyện cố hữu trong các cuộc điều tra dư luận, nhưng chủ đề phá thai và quyết định của Tối cao Pháp viện đã được các chuyên gia pháp lý giải thích theo hàng nghìn cách khác nhau trong hơn 50 năm qua, đặc biệt đòi phải tinh tế lắm nơi những người thăm dò ý kiến. Một cuộc thăm dò về cuộc bầu cử tổng thống có thể có hàng tá câu hỏi, nhưng cuối cùng, nó kết thúc ở chỗ "chọn A hoặc B", và hầu hết những người được hỏi có thể trả lời mà không cần do dự nhiều. Với việc phá thai, có quá nhiều sắc thái, quá nhiều cân nhắc luân lý và quá nhiều tình huống giả định mà các thước đo công luận có thể xem ra trái ngược nhau.
(Dù sao cũng có thể có cơn cám dỗ bám vào một khung nhị phân: Vào đầu tháng 5, trang tin tức Texas Observer phi lợi nhuận đã tựa đề cho một câu chuyện “78% cử tri Texas nghĩ rằng nên cho phép phá thai dưới một số hình thức, cuộc thăm dò của UT cho thấy như thế,” dường như phản trực giác đối với một tiểu bang thuộc đảng Cộng hòa như vậy; nhưng những độc giả hững hờ có thể chưa đọc đủ câu chuyện để biết rằng 78% đó có bao gồm 28% đồng ý rằng “Luật chỉ nên cho phép phá thai trong trường hợp bị hãm hiếp, loạn luân hoặc khi tính mạng của người phụ nữ bị đe dọa. ”)
Bức tranh thậm chí còn trở nên lộn xộn hơn khi người ta nhìn vào kết quả từ các cuộc thăm dò ý kiến khác nhau trong một khoảng thời gian ngắn. Theo báo cáo trên trang web phân tích dữ liệu FiveThirtyEight, phe phản đối việc lật ngược Roe v. Wade ở mức 69% trong một cuộc thăm dò của CNN được thực hiện vào tháng 1 nhưng chỉ 50% trong một cuộc thăm dò của Morning Consult / Politico được thực hiện ngay sau vụ rò rỉ dự thảo ý kiến của Tối cao Pháp viện. Liệu có ít người ủng hộ hơn đối với Roe v. Wade khi họ đọc thêm về nó không? Liệu có ý nghĩa hơn khi chỉ 1% số người được hỏi “không có ý kiến” về vấn đề này trong cuộc thăm dò trước đó của CNN, so với 22% trong cuộc thăm dò của Morning Consult? Những nhà thăm dò của CNN có thúc đẩy người ta hướng tới loại trả lời "chọn A hoặc B" không?
Một nguồn nhầm lẫn khác là các định nghĩa khác nhau của phán quyết Roe về quyền phá thai trong ba tam cá nguyệt của thai kỳ. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, Roe không cho phép bất cứ hạn chế nào đối với việc phá thai, và trong tam cá nguyệt thứ ba, bất cứ hạn chế nào cũng được phép, bao gồm cả lệnh cấm hoàn toàn miễn là nó bao gồm các ngoại lệ đối với tính mạng và sức khỏe của người mẹ. Nhưng loại quy định nào được phép trong tam cá nguyệt thứ hai là một câu hỏi khiến tòa án bị cột chặt trong nhiều thập niên. Trên thực tế, theo các tiền lệ Roe và Casey, bất cứ quy định thực chất nào hạn chế quyền tiếp cận phá thai đều gặp phải thách thức pháp lý gần như ngay lập tức, với giải pháp cuối cùng phụ thuộc vào Tối cao Pháp viện. Điều này thật khó để thăm dò ý kiến bởi vì không ai, kể cả các thẩm phán của Tối cao Pháp viện, có thể đồng ý một cách đáng tin cậy về những gì Roe và Casey thực sự muốn nói, chứ đừng nói là chúng nên nói gì.
Nhưng điều quan trọng là các cuộc thăm dò đã liên tục phát hiện ra rằng đa số người Mỹ ủng hộ những hạn chế cứng rắn hơn, hoặc cấm hoàn toàn, đối với việc phá thai trong ba tháng thứ hai của thai kỳ thay vì ba tháng đầu tiên (như trường hợp ở hầu hết các nước Tây Âu), ngay cả khi cùng một người thăm dò thấy đa số ủng hộ.
Thí dụ: một cuộc thăm dò của Gallup vào năm 2018 cho thấy 64 phần trăm người trưởng thành ở Hoa Kỳ phản đối việc đảo ngược Roe, nhưng trong một cuộc thăm dò khác của Gallup cùng năm đó, 65 phần trăm nói rằng phá thai “nói chung” là bất hợp pháp sau ba tháng đầu tiên của một thai kỳ. Và trong một cuộc thăm dò của AP-NORC được thực hiện vào năm ngoái, 56% người trưởng thành ở Hoa Kỳ nói rằng phá thai nên hợp pháp trong “tất cả” hoặc “hầu hết” trường hợp, nhưng 65% nói rằng phá thai “tất cả” hoặc “hầu hết” là bất hợp pháp trong tam cá nguyệt thứ hai. (Chỉ 38% cho biết hầu hết các vụ phá thai phải là bất hợp pháp trong tam cá nguyệt đầu tiên.) Đồng ý với tuyên bố rằng Phá thai phải là hợp pháp trong "hầu hết" các trường hợp thường được sử dụng để xếp loại những người được coi là "ủng hộ lựa chọn", nhưng như cuộc thăm dò của AP-NORC cho thấy, nó có thể che khuất những bất đồng ý kiến với các tiêu chuẩn pháp lý do Roe thiết lập.
Như Amelia Thomson-DeVeaux của FiveThirtyEight đã tweet, khi nói đến các cuộc thăm dò dư luận, “Ủng hộ Roe là một đại diện mơ hồ cho ý niệm cho rằng phá thai đôi khi nên có sẵn cho một số người”. Tùy thuộc vào cách Quốc hội và chính quyền các tiểu bang phản ứng, việc đảo ngược Roe có thể không phản ý dân như các cuộc thăm dò gần đây cho thấy.
John Allen: Vụ bắt giữ Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân cho thấy Trung Quốc không hiểu được Giáo Hội Công Giáo
J.B. Đặng Minh An dịch
23:08 13/05/2022
Liên quan đến việc Trung Quốc bắt giữ Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, John Allen, ký giả kỳ cựu chuyên về Vatican của tờ Crux, có bài bình luận nhan đề “Zen arrest suggests China just doesn’t get the Catholic Church”, nghĩa là “Vụ bắt giữ Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân cho thấy Trung Quốc không hiểu được Giáo Hội Công Giáo.” Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Trước ngày 24 tháng 2, có khả năng, tuy rất mong manh, rằng Mạc Tư Khoa có thể thành công trong việc đưa ra một khiếu nại rằng cộng đồng nói tiếng Nga ở các khu vực Donetsk và Luhansk, miền đông Ukraine có những bất bình chính đáng với Kyiv, và nỗ lực giành quyền tự trị của họ có thể hưởng được ít nhất là một mức độ hợp pháp về mặt luân lý.Tuy nhiên, một khi Putin đã chọn súng đạn thay cho thuyết phục bằng cách phát động một cuộc xâm lược tổng lực, thì cơ hội đó đã bị mất. Cuộc tấn công không chỉ phản tác dụng về mặt quân sự mà còn tạo ra sự ủng hộ chưa từng có trên toàn cầu đối với Ukraine bất chấp kỷ lục của nước này tại Donbass trên thực tế có thể là gì.
Bài học ở đây là quyền lực cứng thường là kẻ thù của quyền lực mềm, đôi khi biến kẻ thù của bạn thành kẻ tử vì đạo và chính bạn thành kẻ xấu xa tồi tệ.
Bắc Kinh nhận thấy mình đang phải đối mặt với những hệ lụy của bài học đó ngày hôm nay, mặc dù trong một phạm vi nhỏ hẹp hơn, sau vụ bắt giữ Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân 90 tuổi hôm thứ Tư vì cáo buộc vi phạm đạo luật an ninh của Hương Cảng, cụ thể là “thông đồng với lực lượng nước ngoài”.
Nếu Trung Quốc chú ý đến, họ sẽ nhận ra rằng trong vài năm qua, Đức Hồng Y Quân ngày càng bị gạt ra ngoài lề trong triều đại giáo hoàng Phanxicô vì những lời chỉ trích gay gắt của ngài đối với thỏa thuận giữa Vatican và Bắc Kinh về việc bổ nhiệm các giám mục; cũng như mối quan hệ ngày càng tăng của ngài với những người khác, cụ thể là với các nhà phê bình nổi tiếng chống lại Đức Phanxicô, nổi bật nhất là Đức Tổng Giám Mục người Ý Carlo Maria Viganò.
Câu chuyện nổi tiếng là Đức Hồng Y Quân đã đến Rôma vào tháng 10 năm 2020 để cố gắng gây ảnh hưởng đến việc Đức Phanxicô lựa chọn một giám mục mới cho Hương Cảng. Sự bùng nổ xảy ra sau khi có tin đồn rằng kế hoạch bổ nhiệm Đức Giám Mục Phụ Tá Giuse Hạ Chí Thành (Ha Chi-shing - 夏志誠) đã bị rút lại vì ngài bị chụp ảnh trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, cho thấy một hình thức khác của Vatican trước sự nhạy cảm của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Quân thậm chí không thể gặp được Đức Giáo Hoàng, điều đó cho thấy rằng ngài đang bị phong tỏa một cách hiệu quả. Việc Vatican gia hạn thỏa thuận với Trung Quốc vì sự phản đối rõ ràng của ngài đã xác nhận quan điểm này.
Dấu hiệu không hài lòng đó của Đức Giáo Hoàng xuất hiện trong bối cảnh Đức Hồng Y Quân gọi đường lối của Vatican đối với Trung Quốc là “bệnh hoạn”, và buộc tội rằng Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin, đã nói “một loạt những lời dối trá mà không chớp mắt”.
Dấu hiệu không hài lòng đó cũng xuất hiện sau khi có những biểu hiện cho thấy sự không hài lòng của Đức Hồng Y Quân với thỏa thuận giữa Trung Quốc và Vatican đã chuyển thành sự phản kháng chống Đức Phanxicô ở các khu vực khác. Ví dụ, Đức Hồng Y Quân là người ký vào một bức thư ngỏ do Đức Tổng Giám Mục Viganò viết vào tháng 5 năm 2020, tuyên bố rằng đại dịch coronavirus đang bị thao túng để áp đặt các chế độ độc tài của chính phủ trên toàn thế giới.
“Việc áp đặt các biện pháp phi đạo đức này là một khúc dạo đầu đáng lo ngại cho việc nhận ra một chính phủ thế giới nằm ngoài tầm kiểm soát của mọi người,” lá thư tuyên bố, đồng thời khẳng định rằng “với lý do quét sạch vi-rút, nhiều thế kỷ văn minh Kitô có thể bị xóa sổ” và “chế độ chuyên chế công nghệ đáng sợ” có thể được thiết lập.
Những người ký tên khác bao gồm cựu tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Hồng Y Gerhard Müller và Đức Tổng Giám Mục hiệu tòa của Riga, là Đức Hồng Y Janis Pujats, cả hai vị đều không có tên trong danh sách những người được yêu thích trong triều đại giáo hoàng này.
Do đó, thật hợp lý khi cho rằng nếu Trung Quốc không làm gì, Đức Hồng Y Quân có thể vẫn không quan trọng trong việc định hình các chính sách của Giáo hoàng và chỉ được ưa chuộng trong giới bảo thủ sâu sắc với những cái rìu để mài dũa với vị giáo hoàng này trên nhiều phương diện. Nói cách khác, Bắc Kinh sẽ không phải lo lắng nhiều, ít nhất là chừng nào Rôma còn giữ nguyên đường lối như hiện nay.
Tuy nhiên, giờ đây, Đức Thánh Cha Phanxicô không thể bỏ mặc Đức Hồng Y Quân, bởi vì việc bắt giữ ngài (và bất cứ điều gì tiếp theo có thể xảy ra sau khi ngài bị truy tố và thậm chí có thể bị tống giam) sẽ tạo ra sự cảm thông và những hành động thay mặt Đức Hồng Y Quân trên toàn thế giới.
Cuối ngày thứ Tư, Vatican đã đưa ra một tuyên bố nói rằng “Tòa thánh đã nhận được tin tức về vụ bắt giữ Đức Hồng Y Quân với sự quan tâm, và đang theo dõi diễn biến của tình hình với sự chú ý cao độ”.
Benedict Rogers của Hong Kong Watch gọi vụ bắt giữ là “kinh khủng không thể tin được”, trong khi Sam Brownback, cựu Đại sứ Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế và thuộc đảng Cộng hòa, cùng với nhà hoạt động Dân chủ Katrina Swett, nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã “xuống đến một mức thấp mới” qua hành động của nó chống lại vị Hồng Y ở tuổi 90.
Giả sử rằng các quan chức Trung Quốc có ý định tiếp tục các cáo buộc, thì đây không phải chỉ là phản ứng một lần mà là bước mở đầu cho một chiến dịch toàn cầu, trong đó các nhà lãnh đạo Công Giáo ở tất cả các cấp sẽ bị áp lực phải đóng vai chính. Trên thực tế, Đức Hồng Y Quân sẽ trở thành Hồng Y József Mindszenty, là vị giám mục người Hung Gia Lợi bị Liên Xô bắt giam và sau đó bị lưu đày trong đại sứ quán Hoa Kỳ ở Budapest, là một nguyên nhân linh hứng cho người Công Giáo trong Chiến tranh Lạnh.
Bất kể tất cả các luận điệu của họ đưa ra chống lại các Giám Mục, những người Công Giáo trên khắp thế giới không vui lòng nhìn thấy các Giám Mục của họ bị quăng bên trong song sắt sau các phiên tòa nặng phần trình diễn chỉ vì những xác tín chính trị của các ngài.
Để bắt đầu, hiệu quả ròng gần như chắc chắn sẽ là việc đầu tư cho Đức Hồng Y Quân với thẩm quyền đạo đức lớn hơn và có tiếng nói lớn hơn trong các cuộc đối thoại Công Giáo toàn cầu. Chắc chắn là nếu ngày hôm nay Đức Hồng Y Quân có chuyến công du tới Rôma, thì không thể nào tưởng tượng được rằng Đức Giáo Hoàng sẽ không tìm thấy chỗ trống cho ngài trên lịch của mình.
Nói rộng hơn, trong vụ Đức Hồng Y Quân, nếu Bắc Kinh kết hợp tính toán sai lầm ban đầu của mình với nỗ lực cố tìm ra cho được ngài có tội gì đó, thì điều này sẽ gây áp lực lên Vatican để xem xét lại toàn bộ chính sách đối với Trung Quốc, đặc biệt là đối với thỏa thuận về bổ nhiệm giám mục.
Nếu đưa một vị Hồng Y vào tù là cách Trung Quốc thể hiện sự cân nhắc song phương của họ đối với Vatican, thì tư duy tiếp theo của Tòa Thánh sẽ là: chính xác thì thỏa thuận này đã thu được những gì, điều gì có thể biện minh cho việc nhường cho Trung Quốc một sự kiểm soát đáng kể đối với việc bổ nhiệm lãnh đạo Công Giáo của đất nước?
Các nhà phê bình, bao gồm cả Đức Hồng Y Quân, thường nói rằng Vatican không hiểu Trung Quốc. Tuy nhiên, vụ bắt giữ Đức Hồng Y dường như chứng tỏ rằng có một xu hướng bình đẳng và đối lập đó là Trung Quốc không hiểu Vatican, hoặc, về vấn đề này, Giáo Hội Công Giáo quá lớn đối với họ.
Source:Crux
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Việt: Kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.
Vinh Sơn Trần Văn Đẩu
09:40 13/05/2022
“ Với tình con thảo, giáo xứ Tân Việt đã dâng Thánh lễ lúc 11g thứ sáu 13/05/2022, kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra lần thứ nhất tại Fatima. Thánh lễ do lm chánh xứ Đa minh chủ tế. Đồng tế với ngài là lm phụ tá Giuse.
Trước Thánh lễ, lm phụ tá Giuse cùng toàn thể cộng đoàn cung nghinh tượng Đức Mẹ và lần chuỗi Mân Côi thật sốt sáng.
Xem Hình
Đầu lễ, Lm chủ tế nhắn nhủ: Trưa hôm nay, tại ngôi Thánh đường thân yêu của giáo xứ, chúng ta tổ chức Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ hiện ra lần thứ nhất tại Fatima. Xin Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria ban cho thế giới được hòa bình và ban cho cuộc chiến ở Ukraina mau chấm dứt.
Chia sẻ Tin mừng Lm phụ tá Giuse nói: Trong 6 lần hiện ra tại Fatima, Mẹ luôn mời gọi thực hành việc lần chuỗi Mân côi cùng với lời mời gọi cải thiện đời sống, tôn sung Trái tim Mẹ, để Mẹ tiếp tục chuyển ợn thiêng từ Chúa xuống cho nhân loại.
Mẹ cũng khuyên nhủ mỗi người chúng ta hãy siêng năng lần hạt Mân côi để cầu cho thế giới được hòa bình, chiến tranh chấm dứt.
Ngài kết luận: Xin Mẹ cầu cùng Chúa ban ơn hoán cải tâm hồn cho các nhà lãnh đạo biết sống theo giá trị Tin mừng, biết yêu nước thương dân, xây dựng hòa bình, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.
Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể.
Sauk hi nhận phép lành cuối lễ, quý Lm cùng toàn thể cộng đoàn hướng về tượng Đức Mẹ Fatima cùng với ca đoàn cất cao tiếng hát: Năm xưa trên cây sồi, làng Fatima xa xôi, có Đức Mẹ Chúa Trời, hiện ra uy nghi sáng chói… Tiếng hát đơn sơ với ước nguyện xin dâng lên Mẹ với quyết tâm siêng năng lần hạt Mân Côi mỗi ngày để nhờ đó, đức tin sẽ luôn được tiếp thêm nguồn sức mạnh của ân sủng qua lời bầu cử của Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Trước Thánh lễ, lm phụ tá Giuse cùng toàn thể cộng đoàn cung nghinh tượng Đức Mẹ và lần chuỗi Mân Côi thật sốt sáng.
Xem Hình
Đầu lễ, Lm chủ tế nhắn nhủ: Trưa hôm nay, tại ngôi Thánh đường thân yêu của giáo xứ, chúng ta tổ chức Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ hiện ra lần thứ nhất tại Fatima. Xin Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria ban cho thế giới được hòa bình và ban cho cuộc chiến ở Ukraina mau chấm dứt.
Chia sẻ Tin mừng Lm phụ tá Giuse nói: Trong 6 lần hiện ra tại Fatima, Mẹ luôn mời gọi thực hành việc lần chuỗi Mân côi cùng với lời mời gọi cải thiện đời sống, tôn sung Trái tim Mẹ, để Mẹ tiếp tục chuyển ợn thiêng từ Chúa xuống cho nhân loại.
Mẹ cũng khuyên nhủ mỗi người chúng ta hãy siêng năng lần hạt Mân côi để cầu cho thế giới được hòa bình, chiến tranh chấm dứt.
Ngài kết luận: Xin Mẹ cầu cùng Chúa ban ơn hoán cải tâm hồn cho các nhà lãnh đạo biết sống theo giá trị Tin mừng, biết yêu nước thương dân, xây dựng hòa bình, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.
Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể.
Sauk hi nhận phép lành cuối lễ, quý Lm cùng toàn thể cộng đoàn hướng về tượng Đức Mẹ Fatima cùng với ca đoàn cất cao tiếng hát: Năm xưa trên cây sồi, làng Fatima xa xôi, có Đức Mẹ Chúa Trời, hiện ra uy nghi sáng chói… Tiếng hát đơn sơ với ước nguyện xin dâng lên Mẹ với quyết tâm siêng năng lần hạt Mân Côi mỗi ngày để nhờ đó, đức tin sẽ luôn được tiếp thêm nguồn sức mạnh của ân sủng qua lời bầu cử của Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh Nữ vương ban sự bình an
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long.
15:30 13/05/2022
Hình ảnh Nữ vương ban sự bình an
Kinh cầu Đức Mẹ Maria, có lời ca ngợi nguyện xin sau cùng: Nữ vương ban sự bình an. Cầu cho chúng con!
Và khi kết thúc giờ đọc kinh cầu nguyện, người tín hữu Chúa Kitô cũng thường hay đọc hoặc hai hay ba lần câu: Nữ vương ban sự bình an. Cầu cho chúng con!
Vậy hình ảnh câu ca ngợi cầu xin này chất chứa ý nghĩa gì cho đời sống đức tin tinh thần đạo giáo?
Câu ca ngợi nguyện xin này được Đức Thánh Cha Benedictô XV. năm 1917 qua thông điệp “Religio depopulata” đã cho thêm vào kinh cầu Đức Mẹ Maria.
Vì thời lúc đó chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) tàn phá hủy diệt đời sống con người xã hội cũng như tôn giáo các nước bên Âu châu. Nền hòa bình trên thế giới bị đe doạ.
Câu ca ngợi cầu xin này nói lên khát vọng của con người hướng về Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa Thiên đình, đã hạ sinh Chúa Giêsu là vị hoàng tử mang bình an đến cho nhân loại, khấn xin cầu bầu cho nhân loại có lại được sự bình an cho đời sống trên trần gian.
Con người luôn cần sự bình an hằng ngày ngay từ trong gia đình giữa vợ chồng, giữa cha mẹ với con cháu, giữa anh chị em với nhau. Có thế đời sống gia đình mới lành mạnh có niềm vui hạnh phúc.
Rồi trong đời sống xã hội, đời sống tinh thần đạo giáo giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo tín ngưỡng, sự bình an là nền tảng cần thiết cho sự sống chung tình liên đới, cho sự phát triển xây dựng, cho sự kính trọng gìn giữ bảo vệ công trình vũ trụ thiên nhiên, mà Thiên Chúa tạo dựng cho mọi thế hệ con người cùng cây cỏ thảo mộc và các loài thú động vật.
Và mỗi người cũng luôn cần sự bình an cho đời sống mình. Có bình an đời sống thể xác cùng tinh thần mới được khoẻ mạnh và niểm vui.
Từ hơn bẩy thập niên qua ( từ 1945) các nước bên Âu Châu có được đời sống bình an không có chiến tranh xảy ra hủy diệt tàn phá nhà cửa, đường đất cầu cống, cùng sự sống con người. Các dân nước nơi đây đã nỗ lực từ đống tro tàn đổ nát do chiến tranh thế giới thứ hai gây ra (1939-1945) đã đạt được nhiều thành công xây dựng lại cùng phát triển không chỉ nhà cửa, đường xá, nhưng còn củng cố đời sống kinh tế cho con người giữa các đất nước, và tinh thần đức tin đạo giáo nữa.
Nhưng từ hôm 24.02.2022 chiến tranh lại bùng phát bên đất nước Ukraina, thuộc lục địa Âu Châu. Cuộc chiến tranh này còn kéo dài không biết đến bao giờ mới chấm dứt. Mọi nỗ lực ngoại giao của chính phủ cá nước, cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô nữa, đã và đang ra sức kêu gọi cùng tìm cách để hòa giải nhằm cứu vãn cho mau chấm dứt cảnh tàn phá hủy diệt đời sống vật chất cũng như sự sống cùng tinh thần người dân đất nước Ukraina.
Vì chiến tranh xảy ra không chỉ tàn phá hủy diệt xã hội đất nước Ukraina gây ra ly tán tỵ nạn, tử vong cho con người nơi đó, nhưng cũng đe doạ cả nền hòa bình ở cả các nước bên u châu, cùng trên thế giới nữa.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bầy tỏ sự quan tâm lo lắng của mình về tai họa xảy ra cho đời sống nhân loại: Chiến tranh không chỉ phá hủy thời gian hiện tại, nhưng nó còn hủy hoại cả tương lai đời sống xã hội con người nữa.
Do đó lời cầu nguyện xin sự bình an hơn khi nào hết thời sự cùng cần thiết cho đời sống xã hội con người trong lúc này và trong mọi thời gian cùng không gian địa lý.
Hình ảnh những người mẹ tay xách nách mang bồng bế con, kéo vali quần áo đồ dùng cần thiết, trong bộ mặt hoang mang lo âu ngơ ngác hòa lẫn trong dòng nước mắt chẩy dài trên đôi gò má chạy tỵ nạn tránh bom đạn chiến tranh, cảnh những người gìa cả thất thần hoang mang chống gậy lần bước đi chậm chạp lẩn tránh, cảnh những người đau bệnh nằm trên giường chờ có thuốc men sự săn sóc, giờ phút cuối cùng đời sống trong cô đơn đau thương, cảnh hàng trăm, hàng ngàn người chen chúc trong hầm trú, trong hầm xe điện ngầm dưới lòng đất tránh bom đạn, cảnh những xác người tử vong trên các chiến trường đường phố, cảnh những hố mộ huyệt chôn xác người chết nơi sân trước sau nhà, dọc bên vệ đường, cảnh những đường xá cầu cống, nhà cửa bị bom đạn hủy diệt tàn phá đổ nát tan hoang.…là những hình ảnh kinh hoàng. Phải, qúa khủng khiếp, qúa tàn nhẫn đau lòng thương tâm.
Con người không còn biết làm sao hơn được nữa. Chỉ biết một đàng sống tỏ tình liên đới qua sự cùng chung tay giúp đỡ theo như có thể. Và một đàng hướng tâm hồn, hướng đôi bàn tay lên trời cao cùng với lời nguyện xin trong tâm tình lòng thương cảm và niềm hy vọng, cầu xin sự bình an cho người dân đất nước Ukraina đang trong hoàn cảnh bị chiến tranh tàn phá đe doạ, cho nền hòa bình trên thế giới, cùng cho linh hồn những người đã qua đời trong chiến tranh được bình an trong quê hương nước Thiên Chúa trên trời cao.
Câu ca ngợi cầu xin: Nữ vương ban sự bình an, luôn là lời cầu khẩn thời sự nài xin cùng Thiên Chúa, qua lời bầu cử của Đức Mẹ Maria, khấng ban bình an cho đời sống con người, cho vũ trụ công trình thiên nhiên hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Kinh cầu Đức Mẹ Maria, có lời ca ngợi nguyện xin sau cùng: Nữ vương ban sự bình an. Cầu cho chúng con!
Và khi kết thúc giờ đọc kinh cầu nguyện, người tín hữu Chúa Kitô cũng thường hay đọc hoặc hai hay ba lần câu: Nữ vương ban sự bình an. Cầu cho chúng con!
Vậy hình ảnh câu ca ngợi cầu xin này chất chứa ý nghĩa gì cho đời sống đức tin tinh thần đạo giáo?
Câu ca ngợi nguyện xin này được Đức Thánh Cha Benedictô XV. năm 1917 qua thông điệp “Religio depopulata” đã cho thêm vào kinh cầu Đức Mẹ Maria.
Vì thời lúc đó chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) tàn phá hủy diệt đời sống con người xã hội cũng như tôn giáo các nước bên Âu châu. Nền hòa bình trên thế giới bị đe doạ.
Câu ca ngợi cầu xin này nói lên khát vọng của con người hướng về Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa Thiên đình, đã hạ sinh Chúa Giêsu là vị hoàng tử mang bình an đến cho nhân loại, khấn xin cầu bầu cho nhân loại có lại được sự bình an cho đời sống trên trần gian.
Con người luôn cần sự bình an hằng ngày ngay từ trong gia đình giữa vợ chồng, giữa cha mẹ với con cháu, giữa anh chị em với nhau. Có thế đời sống gia đình mới lành mạnh có niềm vui hạnh phúc.
Rồi trong đời sống xã hội, đời sống tinh thần đạo giáo giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo tín ngưỡng, sự bình an là nền tảng cần thiết cho sự sống chung tình liên đới, cho sự phát triển xây dựng, cho sự kính trọng gìn giữ bảo vệ công trình vũ trụ thiên nhiên, mà Thiên Chúa tạo dựng cho mọi thế hệ con người cùng cây cỏ thảo mộc và các loài thú động vật.
Và mỗi người cũng luôn cần sự bình an cho đời sống mình. Có bình an đời sống thể xác cùng tinh thần mới được khoẻ mạnh và niểm vui.
Từ hơn bẩy thập niên qua ( từ 1945) các nước bên Âu Châu có được đời sống bình an không có chiến tranh xảy ra hủy diệt tàn phá nhà cửa, đường đất cầu cống, cùng sự sống con người. Các dân nước nơi đây đã nỗ lực từ đống tro tàn đổ nát do chiến tranh thế giới thứ hai gây ra (1939-1945) đã đạt được nhiều thành công xây dựng lại cùng phát triển không chỉ nhà cửa, đường xá, nhưng còn củng cố đời sống kinh tế cho con người giữa các đất nước, và tinh thần đức tin đạo giáo nữa.
Nhưng từ hôm 24.02.2022 chiến tranh lại bùng phát bên đất nước Ukraina, thuộc lục địa Âu Châu. Cuộc chiến tranh này còn kéo dài không biết đến bao giờ mới chấm dứt. Mọi nỗ lực ngoại giao của chính phủ cá nước, cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô nữa, đã và đang ra sức kêu gọi cùng tìm cách để hòa giải nhằm cứu vãn cho mau chấm dứt cảnh tàn phá hủy diệt đời sống vật chất cũng như sự sống cùng tinh thần người dân đất nước Ukraina.
Vì chiến tranh xảy ra không chỉ tàn phá hủy diệt xã hội đất nước Ukraina gây ra ly tán tỵ nạn, tử vong cho con người nơi đó, nhưng cũng đe doạ cả nền hòa bình ở cả các nước bên u châu, cùng trên thế giới nữa.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bầy tỏ sự quan tâm lo lắng của mình về tai họa xảy ra cho đời sống nhân loại: Chiến tranh không chỉ phá hủy thời gian hiện tại, nhưng nó còn hủy hoại cả tương lai đời sống xã hội con người nữa.
Do đó lời cầu nguyện xin sự bình an hơn khi nào hết thời sự cùng cần thiết cho đời sống xã hội con người trong lúc này và trong mọi thời gian cùng không gian địa lý.
Hình ảnh những người mẹ tay xách nách mang bồng bế con, kéo vali quần áo đồ dùng cần thiết, trong bộ mặt hoang mang lo âu ngơ ngác hòa lẫn trong dòng nước mắt chẩy dài trên đôi gò má chạy tỵ nạn tránh bom đạn chiến tranh, cảnh những người gìa cả thất thần hoang mang chống gậy lần bước đi chậm chạp lẩn tránh, cảnh những người đau bệnh nằm trên giường chờ có thuốc men sự săn sóc, giờ phút cuối cùng đời sống trong cô đơn đau thương, cảnh hàng trăm, hàng ngàn người chen chúc trong hầm trú, trong hầm xe điện ngầm dưới lòng đất tránh bom đạn, cảnh những xác người tử vong trên các chiến trường đường phố, cảnh những hố mộ huyệt chôn xác người chết nơi sân trước sau nhà, dọc bên vệ đường, cảnh những đường xá cầu cống, nhà cửa bị bom đạn hủy diệt tàn phá đổ nát tan hoang.…là những hình ảnh kinh hoàng. Phải, qúa khủng khiếp, qúa tàn nhẫn đau lòng thương tâm.
Con người không còn biết làm sao hơn được nữa. Chỉ biết một đàng sống tỏ tình liên đới qua sự cùng chung tay giúp đỡ theo như có thể. Và một đàng hướng tâm hồn, hướng đôi bàn tay lên trời cao cùng với lời nguyện xin trong tâm tình lòng thương cảm và niềm hy vọng, cầu xin sự bình an cho người dân đất nước Ukraina đang trong hoàn cảnh bị chiến tranh tàn phá đe doạ, cho nền hòa bình trên thế giới, cùng cho linh hồn những người đã qua đời trong chiến tranh được bình an trong quê hương nước Thiên Chúa trên trời cao.
Câu ca ngợi cầu xin: Nữ vương ban sự bình an, luôn là lời cầu khẩn thời sự nài xin cùng Thiên Chúa, qua lời bầu cử của Đức Mẹ Maria, khấng ban bình an cho đời sống con người, cho vũ trụ công trình thiên nhiên hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Nga di tản khẩn cấp thủy thủ đoàn chiến hạm vừa bị Ukraine bắn trúng, lo Ukraine tràn qua biên giới
VietCatholic Media
03:19 13/05/2022
1. Nga di tản khẩn cấp thủy thủ đoàn trên chiến hạm vừa bị Ukraine bắn trúng
Serhii Bratchuk, người phát ngôn của Cục quản lý quân sự khu vực Odesa, cho biết một tàu hỗ trợ của Nga, “Vsevolod Bobrov,” đang được kéo về Sevastopol từ khu vực Đảo Rắn sau khi nó bốc cháy.
Trong một cuộc tấn công của Hải quân Ukraine, Nga đã mất tàu hỗ trợ Vsevolod Bobrov ngoài khơi đảo Rắn, được hạ thủy vào năm 2016.
Serhiy Bratchuk, phát ngôn viên của Cục quản lý quân sự khu vực Odesa, báo cáo trên Telegram rằng con tàu bị hư hại và bốc cháy do một cuộc tấn công của Ukraine. Ông nói:
“Kết quả của các hành động của Hải quân chúng tôi là tàu hỗ trợ Vsevolod Bobrov, một trong những tàu mới nhất trong hạm đội Nga, đã bốc cháy. Họ nói rằng nó đang được kéo về phía Sevastopol,” Bratchuk nói.
Theo người đứng đầu Viện Nghiên cứu Chiến lược Biển Đen, Andriy Klymenko, con tàu đã bị bắn cháy vào đêm thứ Năm, ngày 12 tháng Năm.
Như đã đưa tin, trong những tuần gần đây, gần Đảo Rắn, Lực lượng vũ trang Ukraine đã phá hủy nửa tá tàu chiến và tầu đổ bộ của Hạm đội Biển Đen Nga, bao gồm cả tuần dương hạm Moskva.
2. Ngoại trưởng Nga lên tiếng đe dọa Liên Hiệp Âu Châu
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Nga không muốn xảy ra một cuộc chiến tranh quy mô toàn châu lục ở Âu Châu, nhưng lưu ý rằng những ý định xung quanh việc các chính phủ phương Tây ủng hộ Ukraine có thể khiến Nga nghĩ lại.
“Nếu bạn lo ngại về viễn cảnh chiến tranh ở Âu Châu, chúng tôi hoàn toàn không muốn điều này, nhưng tôi thu hút sự chú ý của bạn về việc phương Tây liên tục nhấn mạnh rằng Nga phải bị đánh bại trong tình huống này. Hãy rút ra kết luận của riêng bạn, “Lavrov nói.
Ngoại trưởng Lavrov dường như đang đề cập đến những bình luận như của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, người đã nói vào tháng trước rằng Washington muốn “thấy Nga suy yếu đến mức không thể làm những điều mà họ đã làm khi xâm lược Ukraine.”
Nga liên tục cố gắng biện minh cho cuộc xâm lược Ukraine là cuộc chiến chống lại chủ nghĩa phát xít mới của Ukraine, và sự mở rộng của NATO sang Đông Âu, những lực lượng mà theo Điện Cẩm Linh, là một mối đe dọa thực sự.
Lavrov trước đây đã ám chỉ đến nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn - thậm chí là một cuộc chiến tranh hạt nhân – là một luận điệu mà Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi là “vô trách nhiệm”.
Phát biểu cùng Bộ trưởng Ngoại giao Oman Sayyid Badr Albusaidi sau cuộc hội đàm tại Muscat hôm thứ Tư, Ngoại trưởng Lavrov nói rằng Mạc Tư Khoa có đủ người mua các nguồn năng lượng của mình, khi Liên minh Âu Châu xem xét cấm nhập khẩu dầu của Nga.
“Chúng tôi có đủ người mua các nguồn năng lượng của chúng tôi. Chúng tôi sẽ làm việc với họ, và để phương Tây trả cho họ nhiều hơn số tiền họ trả cho Liên bang Nga, và giải thích cho người dân hiểu tại sao họ phải trở nên nghèo hơn,” ông nói.
3. Nga gọi quyết định của Lithuania tuyên bố họ là thủ phạm khủng bố là một “sự khiêu khích”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, cho biết khẳng định của Lithuania cho rằng Nga là “một quốc gia ủng hộ, và duy trì chủ nghĩa khủng bố” là hành động khiêu khích, và cực đoan.
“Ở các quốc gia thông qua các tài liệu, các tuyên bố, và khẳng định như thế, họ đang thực hiện các bước cực đoan như vậy - không có cách gọi nào khác. Tất cả các quốc gia này đều là thành viên của NATO. Trong những thập kỷ qua, chúng tôi đã nhiều lần chứng kiến những hành động bất hợp pháp, và gây hấn của NATO, dẫn đến thiệt hại lớn về nhân mạng”, Zakharova nói.
“Điều này nên được coi chính xác như một yếu tố của sự khiêu khích, chủ nghĩa cực đoan, và đạo đức giả chính trị,” cô nói thêm.
Quốc hội Lithuania, Seimas, hôm thứ Ba đã thông qua một nghị quyết tuyên bố cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine là một “tội ác diệt chủng”, và Nga là thủ phạm khủng bố.
Quốc hội cũng kêu gọi thành lập một tòa án quốc tế để điều tra các cáo buộc tội ác chiến tranh của Nga ở Ukraine.
“Chúng tôi rõ ràng có lý do để gọi đây là một hành động diệt chủng,” Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN tại Washington. “Putin đã tuyên bố rõ ràng rằng ông ấy không tin rằng Ukraine có quyền tồn tại như một quốc gia, và ông ấy đang cố gắng chứng minh quan điểm của mình bằng cách giết chết về cơ bản toàn bộ các thành phố đầy dân thường.”
4. Nga “rất lo lắng” về các cuộc phản công gần Kharkiv, quan chức Ukraine nói
Nga đã tập hợp khoảng 20 nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn ở Belgorod - một thành phố của Nga nằm sát biên giới Ukraine, và lo ngại về khả năng Ukraine phản công.
“Theo Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, người Nga rất lo lắng về cuộc phản công của Ukraine ở khu vực Kharkiv, chính xác là phía bắc khu vực Kharkiv,” Vadym Denysenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, nói với truyền hình Ukraine.
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng “lực lượng Nga có đủ sức mạnh cho một cuộc tấn công khác vào khu vực”
“Các trận chiến sôi động nhất hôm thứ Tư là xa hơn về phía nam,” Denysenko nói, “theo hướng Luhansk. Đây là Rubizhne, Severodonetsk.”
Ông bác bỏ tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Ba rằng các lực lượng Nga đã đến biên giới Luhansk.
Các lực lượng Nga đang cố gắng tách khỏi Izium về phía nam để chiếm các khu vực khác của khu vực Donetsk, nhưng trên thực tế có rất ít chuyển động.
Denysenko cũng bác bỏ khả năng quân Belarus dám tấn công Ukraine từ phía Bắc.
5. Giá dầu tăng 6% do lo ngại về phản ứng của Nga
Sau hai ngày giảm mạnh, giá dầu đã tăng mạnh vào hôm thứ Tư, do những lo ngại mới về dòng năng lượng từ Nga.
Tại Hoa Kỳ, giá dầu tăng 6,3% lên 105,97 USD một thùng trong phiên giao dịch gần đây. Dầu thô Brent, tiêu chuẩn thế giới, tăng 5,2% lên 107,75 USD một thùng.
Sự tăng giá diễn ra trong bối cảnh nguồn cung năng lượng của Nga cho Âu Châu tiếp tục không chắc chắn.
Không chỉ Liên minh Âu Châu đang tranh luận về lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga, mà Ukraine còn đình chỉ dòng khí đốt tự nhiên của Nga sang Âu Châu. Người điều hành hệ thống truyền dẫn khí đốt của Ukraine đã đổ lỗi cho “sự can thiệp của lực lượng chiếm đóng.”
Hai ngày đầu tuần, giá dầu của Mỹ giảm 9%, so với hai ngày trước đó, kết thúc ngày thứ Ba ở mức 99,76 USD một thùng.
Sự biến động xảy ra khi giá hàng hóa tiếp tục tăng cao hơn, góp phần làm lạm phát cao bao trùm nền kinh tế Mỹ.
Giá xăng lần đầu tiên đạt 4,40 USD một gallon vào hôm thứ Tư, tăng 3 xu trong một ngày. Kỷ lục mới khiến mức trung bình toàn quốc tăng 17 xu chỉ trong tuần qua, và cao hơn nhiều so với mức cao nhất trong tháng 3 là 4,33 đô la.
6. Người đứng đầu Liên Hiệp Quốc bảo vệ cuộc họp với Putin, nói rằng điều quan trọng là phải nói chuyện với những người “gây ra hoặc có thể giải quyết vấn đề”
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đã có một chuyến viếng thăm Moldova, một trong những quốc gia nghèo nhất Âu Châu, với dân số khoảng 2,6 triệu người, sau một loạt các sự việc đáng lo ngại đã làm rung chuyển khu vực ly khai Transnistria của Moldova, khiến các quan chức ở Chisinau phải cảnh giác cao độ.
Trong cuộc họp báo sau đó tại thủ đô Áo, ông cho biết việc thăm Tổng thống Nga Vladimir Putin là đúng đắn, và trong tư cách là Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, ông cần “thương thảo với người gây ra vấn đề hoặc có thể giải quyết vấn đề” để tìm ra giải pháp.
“Thật có ý nghĩa khi nói chuyện với nhà lãnh đạo Liên bang Nga; hoàn toàn có ý nghĩa khi nói chuyện với bất kỳ tác nhân nào khác có liên quan trong cuộc khủng hoảng hiện nay,” ông nói trong một cuộc họp báo ở Vienna.
Ông Guterres đã gặp Putin tại Mạc Tư Khoa vào cuối tháng 4 trước khi lên đường tới Ukraine để gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy. Hành trình này của ông đã nhận được rất nhiều lời chỉ trích.
Người đứng đầu Liên Hiệp Quốc cho biết cuộc họp của ông Putin đã tạo ra “kết quả cụ thể”, và dẫn đến việc di tản thường dân bị mắc kẹt tại thành phố Mariupol của Ukraine.
“Tôi nghĩ rằng những sinh mạng đã được giải cứu của những thường dân ở trong boongke ở Mariupol xứng đáng để tôi gặp bất kỳ ai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới mà không nghi ngờ gì rằng đó là điều đúng đắn phải làm,” Guterres nói khi được các phóng viên hỏi liệu ông có thấy chuyến thăm Mạc Tư Khoa là một việc làm đúng đắn.
Guterres đã có mặt tại cuộc họp báo với Thủ tướng Áo Karl Nehammer, và Bộ trưởng Ngoại giao Áo Alexander Schallenberg hôm thứ Tư,
Nehammer, người vào tháng 4 đã trở thành nhà lãnh đạo Liên minh Âu Châu đầu tiên gặp Putin kể từ khi xâm lược Ukraine, cũng bảo vệ quyết định đến Mạc Tư Khoa của mình, nói rằng, “không thể có một cuộc đối thoại nào là quá nhiều, chỉ có các cuộc đối thoại quá ít.”
Tại Moldova, Tổng Thư Ký Guterres nói:
“Tôi quan ngại sâu sắc về sự tiếp diễn và khả năng lây lan của cuộc chiến mà Nga đang tiến hành ở Ukraine, đặc biệt là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Moldova”
Transnistria, một dải đất nhỏ với dân số khoảng 470.000 người, nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền ly khai kể từ cuộc chiến năm 1992 với Moldova.
Nga đặt khoảng 1.500 quân ở khu vực ly khai, bề ngoài là lực lượng gìn giữ hòa bình nhưng thực tế là gây mất ổn định cho Moldova và Ukraine.
Biểu tình ủng hộ Putin gây ẩu đả ở nhà thờ chính tòa Vienna. Thế giới phản ứng với vụ bắt Đức Hồng Y Quân
VietCatholic Media
04:29 13/05/2022
1. Tuyên bố của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ về việc bắt giữ Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân
Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tin tức về vụ bắt giữ Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân.
Đức Cha David J. Malloy của Rockford và là chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã kêu gọi cầu nguyện và theo đuổi công lý.
Dưới đây là toàn văn tuyên bố của Đức Cha Malloy:
“Tin tức đáng báo động về vụ bắt giữ Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân ngày 11 tháng 5 tại Hương Cảng do vai trò quản lý quỹ nhân đạo dành cho những người biểu tình trong quá khứ cho thấy xu hướng ngày càng tồi tệ đối với các quyền tự do cơ bản và nhân quyền ở Hương Cảng. Vị mục tử kiên định và là người ủng hộ mạnh mẽ cho dân chủ và công lý này đã bị bắt cùng với những người được ủy thác khác của một quỹ chi trả chi phí pháp lý và y tế cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ, một quỹ đã bị giải tán vào mùa thu năm 2021. Vì sự ủng hộ của Đức Hồng Y Quân cho những điều này và những người biểu tình, ngài đang bị buộc tội 'thông đồng với lực lượng nước ngoài.' Theo luật an ninh quốc gia được ban hành vào tháng 6 năm 2020, 'ly khai, lật đổ và cấu kết với các lực lượng nước ngoài' là tội phạm có thể bị trừng phạt với mức án lên đến tù chung thân. Vì vậy, mặc dù Hồng Y Quân đã được tại ngoại nhưng tình hình của ngài vẫn rất bấp bênh.
Văn phòng báo chí của Vatican cho biết hôm thứ Tư, 'Tòa Thánh đã biết được thông tin đáng lo ngại về vụ bắt giữ Đức Hồng Y Quân và đang theo dõi diễn biến của tình hình với sự chú ý cao độ.' Cùng với Tòa Thánh, tôi bày tỏ sự quan tâm sâu xa đến số phận của Đức Hồng Y Quân và những người khác có chung tình trạng khó khăn hiện tại của ngài. Tôi mời tất cả những người có thiện chí cầu nguyện cho sự an toàn của họ và cầu xin cho công lý có thể thắng."
Source:USCCB
2. Tổng giáo phận Vienna bày tỏ nỗi buồn về cuộc ẩu đả đáng tiếc tại quảng trường nhà thờ Thánh Stêphanô
Ở các quốc gia Đông và Trung Âu, nơi có đông đảo người Nga sinh sống, như Ba Lan, chẳng hạn, chính quyền đã bãi bỏ việc kỷ niệm ngày chiến thắng Đức Quốc Xã của các lực lượng Đồng Minh, vì e ngại có những xung đột giữa một bên là những người Nga và một bên là người tị nạn Ukraine cùng với dân địa phương.
Tổng giáo phận Vienna bày tỏ nỗi buồn vì chính quyền thành phố Vienna đã không có sự nhạy cảm cần thiết và đã cho phép cái gọi là “buổi hòa nhạc kỷ niệm 77 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại và giải phóng Âu Châu”.
Cụm từ “Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại và giải phóng Âu Châu” hàm ý cướp công của đồng minh, cho rằng chiến thắng Đức Quốc Xã là do công lao thuần túy của người Nga. Điều này gây bất mãn cho người Áo.
Buổi hòa nhạc gây tranh cãi này, vô tình hay hữu ý, đã được tổ chức tại quảng trường Stefansplatz, là quảng trường nơi nhà thờ chính tòa toạ lạc, với các bài hát sôi sục hận thù, và các luận điệu tuyên truyền cho cộng sản.
Sau “buổi hòa nhạc”, khoảng 300 người Nga đã diễn hành chung quanh quảng trường nhà thờ chính tòa Thánh Stêphanô. Trên đường đi họ cầm các lá cờ Nga, cờ cộng sản, và hô vang các khẩu hiệu như “Putin muôn năm”. Các cuộc ẩu đáng tiếc đã xảy ra vì lực lượng cảnh sát rất mỏng.
Nhà thờ chính tòa Thánh Stêphanô thường được biết đến với tên tiếng Đức Stephansdom là nhà thờ mẹ của Tổng giáo phận Công Giáo Rôma Vienna và là nhà thờ của Tổng giám mục Vienna, Đức Hồng Y Christoph Schönborn. Hình thức Rôma và Gothic hiện tại của nhà thờ, được thấy ngày nay ở Stephansplatz, phần lớn được khởi xướng bởi Công tước Rudolf IV, sinh năm 1339 và qua đời năm1365. Ngôi thánh đường chúng ta thấy hiện nay được xây dựng trên đống đổ nát của hai nhà thờ trước đó. Nhà thờ đầu tiên được thánh hiến vào năm 1147. Ngôi thánh đường này đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử Habsburg và Áo. Với mái ngói nhiều màu, ngôi thánh đường đã trở thành một trong những biểu tượng dễ nhận biết nhất của thành phố.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhà thờ đã được cứu khỏi sự phá hủy có chủ ý dưới bàn tay của quân Đức đang rút lui khi Đại Tá Wehrmacht Gerhard Klinkicht từ chối bắn một trăm quả đạn pháo vào ngôi thánh đường để biến nó thành đống đổ nát theo lệnh của Tướng Sepp Dietrich. Tuy nhiên, vào ngày 12 tháng 4 năm 1945, những kẻ cướp bóc dân thường đã cướp phá các cửa hàng gần đó khi quân đội Liên Xô tiến vào thành phố. Những cơn gió đã mang ngọn lửa đến nhà thờ, làm hư hại nặng phần mái, khiến nó bị sập. May mắn thay, những lớp vỏ gạch bảo vệ được xây dựng xung quanh bục giảng, lăng mộ của Frederick III và các kho báu khác, đã giảm thiểu thiệt hại cho các tác phẩm nghệ thuật có giá trị nhất. Tuy nhiên, khu vực của dàn hợp xướng Rollinger, được chạm khắc vào năm 1487, không thể được cứu. Việc tái thiết bắt đầu ngay sau chiến tranh, với việc mở cửa lại có giới hạn vào ngày 12 tháng 12 năm 1948 và mở cửa lại hoàn toàn vào ngày 23 tháng 4 năm 1952.
3. Vụ bắt giữ Đức Hồng Y Quân và những đám mây đen mới trên Hương Cảng
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, gọi tắt là PIME, đã đăng bài nhận định sau của Cha Gianni Criveller, một nhà truyền giáo PIME và chuyên gia về Trung Quốc, người đã làm việc với Đức Hồng Y Quân trong một thời gian dài tại Hương Cảng. Bài viết của ngài có nhan đề “Cardinal Zen's arrest and the new dark clouds over Hong Kong”, nghĩa là “Vụ bắt giữ Đức Hồng Y Quân và những đám mây đen mới trên Hương Cảng”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Vào ngày 11 tháng 5 năm 2022, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân “lương tâm của Hương Cảng” bị bắt. Đối với những người như tôi, những người đã trải qua những năm tháng khó khăn bên cạnh vị Hồng Y, đó là một ngày buồn không thể nào quên.
Đức Hồng Y đã 90 tuổi đã cảm nhận sự già yếu vì tuổi tác của mình. Ngài sống khiêm nhường trong cư xá của những tu sĩ Salêdiêng ở Hương Cảng, là một linh mục trong số những người khác, không có bóng râm của những thứ xa hoa và đặc quyền. Ngài là một người dũng cảm, người cha cao quý của phong trào dân chủ, người lãnh đạo của cả một cộng đồng công dân. Việc bắt giữ Đức Hồng Y Quân là một hành động hoàn toàn mang tính chính trị, phô trương, đáng sợ và tôi thậm chí dám nói là rất phi nhân tính. Liệu người ta có thể bắt giữ một người đàn ông 90 tuổi mà hàng triệu người trên thế giới ngưỡng mộ và kính trọng không?
Đức Hồng Y Quân được tại ngoại, đó là một sự nhẹ nhõm về mặt con người cho chúng ta bởi vì chúng ta không phải tưởng tượng cảnh ngài ở trong phòng giam. Nhưng sức ép không thể chịu đựng được của vụ bắt giữ vẫn còn: sẽ có một phiên tòa xét xử, những cáo buộc đầy thù hận nhằm làm mất uy tín của một người cao quý và quảng đại. Và chúng ta không thể quên rằng nhiều người bạn dân chủ của chúng ta vẫn ở trong tù vì lý tưởng tự do của họ. Vụ bắt giữ diễn ra cùng với các thành viên nổi bật khác của phong trào ủng hộ dân chủ, bao gồm ba phụ nữ có danh tiếng Ngô Ái Nghi (Margaret Ng, 吳靄儀), Hà Tú Lan (Cyd Ho, 何秀蘭)), và Hà Vận Thi (Denise Ho, 何韻詩)
Đức Hồng Y Quân bị buộc tội thông đồng với các thế lực ngoại bang. Bản cáo trạng dựa trên trách nhiệm chính thức của ngài trong việc thành lập quỹ “ngày 12 tháng 6”, gọi tắt là quỹ 612. Quỹ này được tạo ra để trợ giúp pháp lý, tài chính, tâm lý và hỗ trợ y tế cho những người bị thương, bị bắt, bị tấn công hoặc bị đe dọa bạo lực trong các cuộc biểu tình dân chủ bắt đầu vào ngày 12 tháng 6 năm 2019 và kết thúc vào ngày 1 tháng 7 năm 2020, với sự ra đời của Luật An ninh Quốc gia. Quỹ được sử dụng để thu thập các khoản đóng góp, bao gồm cả từ nước ngoài. Nhưng nó đã bị đình chỉ hoạt động sau khi Luật An ninh Quốc gia ra đời. Và do đó, nó là một sự áp dụng hồi tố của một luật giết chết tự do.
Vụ bắt giữ là một danh thiếp khủng khiếp đối với Tân Đặc Khu Trưởng Hương Cảng Lý Gia Siêu (John Lee, 李家超) người chịu trách nhiệm giới thiệu chế độ cảnh sát trị ở Hương Cảng - người đã được bầu với 99% phiếu bầu của ủy ban bầu cử đặc biệt vào ngày 8 tháng 5. Ngày 1 tháng 7 tới đây, Lý mới nhậm chức, nhưng người ta biết rõ rằng ông ta, hay đúng hơn là Bắc Kinh, đã nắm quyền. Trong vụ bắt giữ khét tiếng này (chúng ta vẫn đang nói về Đức Hồng Y Quân), tôi nghĩ cũng có điều gì đó gây ra sự bất mãn đối với bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam Cheng Yuet-ngor, 林鄭月娥), vị Đặc Khu Trưởng Hương Cảng khét tiếng trước ông ta, là người có cùng đức tin Công Giáo với Đức Hồng Y Quân.
Kể từ năm 2003, Đức Hồng Y Quân được gọi là “lương tâm của Hương Cảng”: một nhà lãnh đạo ở một thành phố đang tìm kiếm cho mình một con đường dẫn đến tự do và dân chủ hơn nữa, được quy định trong Luật Cơ bản quản lý Hương Cảng. Chúng ta đã thấy ngài cùng với mọi người trên đường phố, trong quảng trường, trong nhà tù, trong Công viên Victoria - một mục tử bên cạnh mọi người. Hàng triệu công dân đã xuống đường ở Hương Cảng, và Đức Hồng Y Quân đồng hành với họ, trong số họ, trước mặt họ. Một phong trào của người dân, những người trẻ tuổi, những người đòi hỏi được tự do, được trở thành nhân vật chính cho số phận của chính mình.
Hàn Quốc có Đức Hồng Y Stêphanô Kim: người cha của quê hương, là người đã cứu đất nước khỏi sức mạnh quân sự bằng cách đón những người biểu tình bị cảnh sát đe dọa vào thánh đường vào năm 1987. Phi Luật Tân có Đức Hồng Y Jaime Sin, người đã kêu gọi người dân bênh vực Cory Aquino, là người được bầu làm tổng thống thay cho nhà độc tài Ferdinand Marcos vào năm 1986. Hương Cảng có Đức Hồng Y Quân: “lương tâm của Hong Kong.”
Việc bắt giữ Đức Hồng Y Quân càng làm dày thêm những đám mây đen đáng ngại trên khắp Hương Cảng. Nó không thể khá hơn trong những tháng và năm tới. Nó sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều trước khi nó có thể trở nên tốt hơn. Mô hình kiểm soát cực đoan của chế độ đã được thực hiện ở Trung Quốc: trước tiên loại bỏ kẻ thù chính trị; rồi kẻ thù kinh tế; rồi kẻ thù văn hóa; và cuối cùng là các tôn giáo. Những tháng và năm khó khăn hơn nữa đang chờ đợi Giáo Hội Công Giáo ở Hương Cảng. Trước một số quyết định lịch sử đẫm máu, người dân tuyệt vời của Hương Cảng sẽ khó có thể sống trong tự do và dân chủ.
Source:Asia News
4. Edward Pentin: Vụ bắt giữ Đức Hồng Y Quân thách thức thỏa thuận của Vatican với cộng sản Trung Quốc
Edward Pentin, ký giả thường trực của tờ National Catholic Register vừa có bài viết nhan đề “Cardinal Zen’s Arrest Will Test the Vatican’s Agreement With Communist China”, nghĩa là “Vụ bắt giữ của Hồng Y Zen là phép thử đối với thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc cộng sản”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Vụ bắt giữ Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân và bốn nhà hoạt động ủng hộ dân chủ hôm thứ Tư với cáo buộc “thông đồng với các thế lực nước ngoài” đặt ra một thách thức trực tiếp đối với Tòa Thánh và hiệu quả của những nỗ lực gây tranh cãi gần đây nhằm hợp tác chặt chẽ hơn với Bắc Kinh.
Tòa Thánh đã đưa ra một tuyên bố ngắn gọn vào chiều thứ Tư cho biết họ đã “lo lắng trước tin tức về vụ bắt giữ của Đức Hồng Y Quân và đang theo dõi tình hình một cách hết sức chú ý.”
Vị giám mục hiệu tòa 90 tuổi của Hương Cảng đã được thả khỏi nơi giam giữ vào cuối ngày thứ Tư nhưng chỉ được cảnh sát cho tại ngoại, và như thế vẫn phải đối mặt với các cáo buộc đang chờ truy tố.
Đức Hồng Y Quân là người thẳng thắn chỉ trích sự cai trị chuyên quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và việc bắt giữ ngài diễn ra chỉ 3 năm rưỡi sau khi Tòa Thánh ký một thỏa thuận tạm thời bí mật và gây tranh cãi với Bắc Kinh nhằm hợp pháp hóa việc bổ nhiệm các giám mục.
Thỏa thuận, mà Đức Hồng Y coi là “sự phản bội” đối với Giáo hội thầm lặng trung thành với Rôma, đã được gia hạn vào cuối năm 2020. Những phát triển mới nhất sẽ kiểm tra tính hiệu quả của những thỏa thuận đó và liệu chúng có thực sự cung cấp cho Tòa Thánh bất kỳ quyền thương lượng thực sự nào hay không. Vatican luôn lập luận rằng sự kiên nhẫn là cần thiết trước khi những thỏa thuận này có kết quả và thật là đáng chú ý để xem Tòa Thánh sẽ phản ứng như thế nào khi Đức Hồng Y bị truy tố. Việc bắt giữ ngài cũng là một thử nghiệm quan trọng đối với người kế nhiệm hiện tại của ngài, Đức Cha Stêphanô Châu Thủ Nhân (Chow Sau-yan, 周守仁 ), người lãnh đạo giáo phận từ tháng 12 năm ngoái.
Đức Hồng Y đã bị bắt cùng với 4 người khác vì điều hành một quỹ hiện đã bị giải tán để bảo vệ những người bị bắt vì các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ.
“Quỹ cứu trợ nhân đạo 612”, được thành lập vào năm 2019, đã quyên góp được hơn 32 triệu đô la cho những người bị ảnh hưởng, nhưng cảnh sát Hương Cảng đã đóng quỹ này vào năm ngoái theo luật an ninh quốc gia của lãnh thổ có hiệu lực vào năm 2020.
Đức Hồng Y Quân và chính phủ Hoa Kỳ đã chỉ trích luật an ninh quốc gia làm xói mòn các quyền tự do dân sự và chính trị mà Bắc Kinh đã hứa với Hương Cảng theo thỏa thuận “một quốc gia, hai hệ thống” khi lãnh thổ này được trả lại từ tay người Anh để Trung Quốc cai trị vào năm 1997.
Tất cả năm người bị bắt đều là thành viên của “Quỹ cứu trợ nhân đạo 612” và bao gồm luật sư kiêm chính trị gia cao cấp nổi tiếng Ngô Ái Nghi (Margaret Ng, 吳靄儀), nhà hoạt động và ca sĩ nhạc pop Hà Vận Thi (Denise Ho, 何韻詩), cựu Dân biểu Hà Tú Lan (Cyd Ho, 何秀蘭); học giả và nhà hoạt động Hứa Bảo Cường (Hui Po Keung, 许宝强).
Các nguồn tin ở Hương Cảng đã nói với tờ Register rằng học giả Hứa Bảo Cường đã chuẩn bị lên chuyến bay từ Hương Cảng đến Đức vào hôm thứ Ba, nhưng đã bị chặn lại. Tất cả năm người đã bị buộc tội “thông đồng với các lực lượng nước ngoài.”
“Đây là những người được kính trọng nhất trong phong trào dân chủ và đó là một liên minh thực sự,” Mark Simon, một người bạn và là cựu cộng sự kinh doanh của Jimmy Lai, một thương gia Công Giáo bị bỏ tù vào năm ngoái vì vi phạm luật an ninh quốc gia chỉ vì tham gia ủng hộ các cuộc biểu tình dân chủ.
Simon nói với tờ Register rằng để bắt ba trong số năm vị này “đặc biệt là Đức Hồng Y Quân, xét vì những hệ quả đối với Vatican,” cần “phải có sự phê chuẩn của Bắc Kinh”, và vì thế, những gì diễn ra cho chúng ta thấy là Bắc Kinh không quan tâm chuyện gì đang xảy ra hoặc ai đang nắm quyền. Nói cách khác, họ không quan tâm đến một khởi đầu mới dành cho tân Đặc Khu Trưởng Hương Cảng.
Lý Gia Siêu (John Lee, 李家超) là tân Đặc Khu Trưởng, người đứng đầu chính quyền Hương Cảng, là cựu giám đốc an ninh Hương Cảng và là người ủng hộ trung thành của Bắc Kinh. Lý Gia Siêu được tường trình là không được lòng dân do ông đã đàn áp những người biểu tình trong các cuộc tuần hành phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi vào năm 2019 (các cuộc biểu tình là lý do cho luật an ninh quốc gia), việc bổ nhiệm Lý vào cuối tuần qua đã được nhiều người nhìn thấy như là cách Bắc Kinh siết chặt thuộc địa cũ của Anh. Ông ta sẽ đảm nhận quyền hành của mình vào tháng Bảy.
Benedict Rogers, người sáng lập tổ chức phi chính phủ Hong Kong Watch, lên án vụ bắt giữ, nói với CNA rằng họ “không nghi ngờ gì rằng Bắc Kinh có ý định tăng cường đàn áp các quyền và tự do cơ bản ở Hương Cảng.”
Bạn bè của vị Đức Hồng Y này đã nói với tờ Register rằng ngài đã tiên liệu bị bắt từ lâu và không sợ số phận của mình dưới bàn tay của những nhà cầm quyền độc tài, do Bắc Kinh lãnh đạo hiện đang điều hành Hương Cảng.
Source:National Catholic Register
5. Tòa Bạch Ốc kêu gọi trả tự do cho Đức Hồng Y Công Giáo ở Hương Cảng
Hôm thứ Tư, Tòa Bạch Ốc đã kêu gọi trả tự do cho Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân và những người khác bị bắt ở Hương Cảng vì cáo buộc thông đồng với các lực lượng nước ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Phó thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Karine Jean-Pierre nói với các phóng viên: “Tự do ngôn luận là rất quan trọng đối với các xã hội thịnh vượng và an toàn”.
“Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc và chính quyền Hương Cảng ngừng nhắm mục tiêu vào những người ủng hộ Hương Cảng và trả tự do ngay lập tức cho những người đã bị giam giữ và buộc tội vô cớ, như Đức Hồng Y Giuse Quân… và những người khác bị bắt hôm nay,” bà nói khi đề cập đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, bà Ngô Ái Nghi (Margaret Ng, 吳靄儀), nhà hoạt động và ca sĩ nhạc pop Hà Vận Thi (Denise Ho, 何韻詩), cựu Dân biểu Hà Tú Lan (Cyd Ho, 何秀蘭); học giả và nhà hoạt động Hứa Bảo Cường (Hui Po Keung, 许宝强) đã bị bắt vì họ có vai trò là ủy viên của Quỹ Cứu trợ Nhân đạo 612.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, 90 tuổi, là một giám mục đã nghỉ hưu của Hương Cảng và là một nhà phê bình thẳng thắn về Trung Quốc. Vatican cho biết họ đã biết về vụ bắt giữ và họ đang “theo dõi diễn biến của tình hình với sự chú ý cao độ”.
Vụ bắt giữ hôm thứ Tư diễn ra trực tiếp sau cuộc lựa chọn vào ngày Chúa Nhật, trong một quá trình do Bắc Kinh kiểm soát, trong đó Lý Gia Siêu (John Lee, 李家超)sẽ giữ chức vụ tân Đặc Khu Trưởng. Lý Gia Siêu là cựu giám đốc an ninh đã tranh cử mà không có đối thủ.
Quỹ Cứu trợ Nhân đạo hiện đã đóng cửa đã cung cấp trợ giúp pháp lý cho những người tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 2019 ở nước này. Kể từ các cuộc biểu tình đó, các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ khác đã bị bắt theo Luật An ninh Quốc gia, được áp dụng đối với Hương Cảng vào năm 2020.
Source:The Hill
Bất nhân: Thủ đoạn lính Nga cướp hãng xe. Thiếu nữ vẫn nhắn tin dù người yêu hy sinh đã ở Mariupol
VietCatholic Media
16:28 13/05/2022
1. Video cho thấy binh lính Nga cướp xe và bắn sau lưng dân thường Ukraine
Bộ Nội Vụ Ukraine đã công bố một đoạn phim cho thấy một nhóm binh sĩ Nga đã giết chết hai người đàn ông khi họ bỏ đi bên ngoài một đại lý xe hơi ở ngoại ô Kyiv vào tháng Ba
Trong đoạn phim được tường trình là từ video giám sát được thực hiện vào ngày 16/3, người ta có thể thấy một nhóm binh sĩ Nga đang tiến đến tòa nhà và trò chuyện với hai thường dân đứng bên ngoài.
Hai người đàn ông sau đó quay lưng và bước đi khỏi những người lính Nga, đi qua tòa nhà. Quay lưng về phía quân lính, không thấy hai tên này giơ vũ khí lên, bình tĩnh bắn từ phía sau. Hai người đàn ông có thể được nhìn thấy đang ngã xuống đất.
Cả hai người đều thiệt mạng. Một người được xác định là Leonid Oleksiyovych Plyats, 68 tuổi, làm bảo vệ tại tòa nhà. Gia đình của người đàn ông kia yêu cầu không được tiết lộ danh tính. Trong video, có thể thấy Plyats đã đứng dậy vài phút sau khi bị bắn và kêu cứu. Nhưng cuối cùng anh ta đã không qua khỏi.
Con gái của Plyats, Yulia, nói với CNN rằng cô không thể tự xem đoạn video quay cảnh cha cô bị sát hại.
“Tôi không thể xem nó bây giờ. Tôi sẽ lưu nó lên Internet và để lại cho các cháu và các con tôi”, cô nói. “Họ nên biết về tội ác này và luôn nhớ hàng xóm của chúng ta là thế nào”.
Các công tố viên Ukraine đã nói với CNN rằng vụ việc đang được điều tra như một tội ác chiến tranh.
Văn phòng Tổng Công Tố Ukraine cho biết họ đã nhận được báo cáo về hơn 10.000 bị cáo buộc tội ác chiến tranh, với 622 nghi phạm được xác định.
2. Thiếu nữ Ukraine có bạn trai tử trận tại nhà máy Azovstal của Mariupol cho biết cô vẫn nhắn tin cho anh ấy hàng ngày
Trong một cuộc họp báo về tin tức ở Kyiv với thân nhân của những người lính đã chết hoặc vẫn đang bị mắc kẹt trong nhà máy Azovstal ở Mariupol, CNN đã nói chuyện với Nastya Bilousova, 21 tuổi, người có bạn trai Dmytro Chornyi đã bị giết bởi một tay súng bắn tỉa.
Bilousova cho biết cô đã được thông báo rằng anh đã chết qua một tin nhắn trên Instagram, và ban đầu cô không tin. Nhưng ba ngày sau, cô nhận được xác nhận chính thức.
Bilousova cho biết cô và Chornyi, cũng 21 tuổi, đã ở bên nhau 4 năm.
Mặc dù cô ấy nhận được tin nhắn cuối cùng từ anh ấy vào ngày 1 tháng 3, cô ấy vẫn nhắn tin cho anh ấy hàng ngày, kể cho anh ấy nghe về cuộc sống của cô và cô ấy không thể chấp nhận cái chết của anh ấy.
Nastya Bilousova cho thấy một cuộc trò chuyện mà cô đã có với bạn trai của mình, Dmytro Chornyi, người đã bị giết trong nhà máy Azovstal ở Mariupol, Ukraine. Trong tin nhắn, Chornyi nói với Bilousova rằng anh ấy cần nghỉ ngơi để chiến đấu, và cô ấy nói với anh ấy rằng cô ấy yêu anh ấy. Cô ấy cũng nói với anh ấy rằng cô ấy đã ra ngoài lần đầu tiên sau nhiều ngày để mua đồ ăn.
Nicole, 21 tuổi, đã tham dự buổi họp báo với đứa cháu trai 5 tuổi.
Cô, cháu trai và em gái của cô đã dành năm ngày để trốn khỏi Mariupol đến Zaporizhzhia. Cô cho biết họ đã đi bộ trong hai ngày và dành một đêm trong nhà thờ để trốn các cuộc pháo kích. Họ đến Zaporizhzhia vào ngày 6 tháng 4.
Nicole, 21 tuổi, lau nước mắt trong buổi họp báo về tình hình những người lính ở nhà máy Azovstal của Mariupol.
Hôm qua, cô được tin rằng người bạn thân của cô, Olexandr, người đang chiến đấu tại Azovstal, cũng đã chết. Nhưng cô ấy không chịu tin vào điều đó.
Cô ngày càng nhận được ít tin nhắn từ Olexandr hơn. Lần cuối cùng họ nhắn tin với nhau là vào ngày 8 tháng Năm.
“Tôi tin và hy vọng đây là một sai lầm, rằng Olexandr vẫn còn sống,” cô nói.
3. Đại lộ kinh hoàng ở vùng Kherson. Quân Nga bắn thẳng vào thường dân di tản
Oleksandr Vilkul, chỉ huy quân sự miền Kryvyi Rih, bao gồm vùng Kherson, cho biết như sau:
Chiều tối ngày thứ Năm 12 tháng 5, quân xâm lược Nga đã nã pháo vào một đoàn dân thường đang chạy khỏi lãnh thổ bị chiếm đóng ở vùng Kherson. Ông nói:
“Họ nã pháo vào một đoàn xe hòa bình gồm các thường dân rời khỏi vùng Kherson từ Berislav. Bọn Orc tập trung những người này vào buổi sáng, giữ khoảng một nghìn phương tiện dưới cái nắng như thiêu đốt và bắt đầu cho họ đi, mỗi lần 200 phương tiện, vào buổi chiều để có thời gian di chuyển các thiết bị quân sự của chúng. Vào lúc 16 giờ, lũ Orc giáng một đòn hiểm vào đoàn xe hòa bình, vốn đã ở trong lãnh thổ của chúng tôi, ở khu vực Bila Krynytsia.”
Orc là quái nhân hình người đầu thú, được người Ukraine dùng để ám chỉ quân xâm lược Nga.
Thất bại với Kế hoạch A để giành chính quyền ở Kyiv trước khi lực lượng của Tổng thống Zelenskiy, hoặc thế giới bên ngoài, có thể phản ứng, Mạc Tư Khoa sau đó chuyển sang Kế hoạch B. Putin dự định đánh vào các thành phố Ukraine khác như Chernihiv, Sumy, Kharkiv, Donetsk, Mariupol và Mykolaiv.
Điều này cũng không thành công. Kherson là thành phố lớn duy nhất nằm dưới sự kiểm soát của Nga và kể từ đó, người dân vẫn tiếp tục chống lại chính quyền của Nga.
Trong sự thất vọng, Nga đã chuyển sang “kế hoạch C”, tức là từ bỏ Kyiv và miền bắc, thay vào đó tập trung toàn bộ lực lượng cho một cuộc tấn công lớn ở khu vực Donbas và trên toàn miền nam Ukraine, có thể là xa tới cảng của Odesa ở phía tây nam – như một cách hiệu quả để ngăn chặn tuyến hàng hải đất nước này.
Kế hoạch này xem ra cũng thất bại. Trong những ngày gần đây, quân xâm lược Nga đã thực hiện nhiều vụ cướp bóc và di tản các thứ cướp được ra khỏi thành phố Kherson. Người dân lo lắng sẽ có giao tranh lớn tại thành phố này nên tìm cách chạy về phía quân Ukraine.
Oleksandr Vilkul cho biết Ukraine đã lập tức phản pháo, ngăn chặn được cuộc tấn công.
Một số thường dân đã bị thương trong cuộc tấn công của quân Nga, trong đó có một trẻ em, 11 tuổi. Họ đang được chăm sóc ở bệnh viện Kryvyi Rih.
4. Nga không kích Mariupol, nỗ lực tấn công ở Donbas
Quân xâm lược Nga đã cố gắng tấn công các khu vực trong một số khu định cư, tiếp tục pháo kích vào các vị trí phòng thủ của Ukraine và thực hiện các nhiệm vụ do thám, sử dụng máy bay không người lái gần Pokrovsk, Sloviansk và Pavlohrad.
Đó là thông tin cập nhật về chiến tranh của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine.
“Trên hướng Kharkiv, các nỗ lực chính của quân Nga tập trung vào việc ngăn chặn bước tiến của quân đội chúng ta nhằm giải phóng các vùng lãnh thổ do quân Nga chiếm đóng tạm thời. Trong suốt cả ngày, quân Nga đã pháo vào các vị trí của quân đội chúng ta trong các khu vực định cư Pitomnyk và Ruski Tyshky.”
Trên hướng Donetsk, quân Nga sử dụng súng cối, pháo binh, súng phóng lựu phóng hỏa tiễn và thực hiện các cuộc không kích bằng hỏa tiễn và bom để phá hủy các công sự do các đơn vị Ukraine thiết lập.
Theo hướng Lyman, quân Nga đang cố gắng đánh chiếm khu vực hữu ngạn sông Siversky Donets và giành được một vài vị trí trong khu vực định cư Oleksandrivka. Họ tiến hành các hoạt động tấn công theo hướng khu định cư Novoselivka, mặc dù không thành công.
Trên hướng Sievierodonetsk, quân Nga tiếp tục xông vào khu vực định cư ở Voyevodivka, nhưng không thành công.
Không có hành động nào đáng kể của kẻ thù trên hướng Sloviansk vì các nỗ lực chính của Nga là tập trung vào việc bổ sung nguồn cung cấp để tăng khả năng tấn công. Họ pháo kích vào các khu vực định cư dọc theo đường liên lạc và thực hiện các nhiệm vụ trinh sát đường không bằng cách sử dụng máy bay không người lái Orlan-10.
Gần Bakhmut, Avdiyivka và Kurakhiv, người Nga đang tấn công các khu vực để cải thiện vị trí chiến thuật của họ, trong khi không đạt được lợi ích nào.
Tại thành phố Mariupol, quân Nga tiếp tục nã pháo và không kích, tập trung nỗ lực ngăn chặn các đơn vị Ukraine trong khu vực nhà máy luyện thép Azovstal.
Không có hoạt động đáng kể nào được quan sát thấy ở các hướng Volyn và Polissia. Theo thông tin tình báo hiện có, giai đoạn hai của quá trình kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị Quân đội Belarus đang được tiến hành. Quá trình kiểm tra theo lịch trình của hệ thống báo động đã được hoàn tất.
Mối đe dọa về các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và bom từ lãnh thổ Belarus, nhằm vào các cơ sở hạ tầng của Ukraine, vẫn rất đáng lo ngại.
5. Ukraine kêu gọi UNSC di tản quân nhân bị thương khỏi Azovstal
Ukraine đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Tổng thư ký Antonio Guterres thực hiện mọi nỗ lực để bảo đảm việc di tản các quân nhân bị thương khỏi các nhà máy thép Azovstal.
Đại Sứ Ukraine Sergiy Kyslytsya tại Liên Hiệp Quốc nói:
“Quân trú phòng Mariupol đã làm được điều gần như không thể. Họ đã ngăn chặn quân đội Nga với quân số áp đảo trong hơn 2 tháng. Không thể không đánh giá cao sự đóng góp của họ vào việc phá vỡ các kế hoạch chớp nhoáng của Nga.”
Vị Đại sứ lưu ý rằng nhiều quân trú phòng Ukraine còn lại tại thành trì Azovstal đã bị thương nặng và không thể tiếp cận với sự hỗ trợ y tế cần thiết.
Vị Đại sứ nói: “Chúng tôi kêu gọi Hội đồng Bảo an và Tổng thư ký đầu tư những nỗ lực hơn nữa để bảo đảm việc di tản những người bị bệnh và bị thương khỏi khu vực Azovstal phù hợp với luật nhân đạo quốc tế.
Đại sứ nhấn mạnh rằng những người bị thương phải được đưa đến những nơi an toàn, nơi quyền sống của họ được bảo đảm. Nơi giam giữ ở Nga không phải là nơi dành cho những người lính phục vụ ở Azovstal.”
Ông nhắc nhớ rằng số người chết trong những người dân Mariupol trong những tháng qua - khoảng 20.000 người - cao gấp đôi con số gây ra trong Thế chiến 2 bởi Đức Quốc xã, những kẻ đã giết chết 10.000 người.
Ukraine đã đề nghị Nga trao đổi quân trú phòng Azovstal bị thương nặng với các tù binh Nga theo các quy tắc tiêu chuẩn cho sự hoán đổi tù binh. Tuy nhiên, vấn đề gay cấn là quân Nga đã chết quá nhiều trong các cuộc tấn công vào Mariupol, vì thế, họ muốn giết tất cả quân trú phòng Ukraine để trả thù.
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tái hòa nhập các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời Iryna Vereshchuk, hiện không thể giải tỏa Azovstal bằng các biện pháp quân sự vì quân Nga tập trung một lực lượng lên đến gần 20 Tiểu đoàn Chiến thuật. Những người bảo vệ Azovstal không có ý định đầu hàng, trong khi người Nga không đồng ý với thủ tục trao đổi tù binh.
Vereshchuk cho biết vào ngày 7 tháng 5 rằng tất cả phụ nữ, trẻ em và người già đã được di tản khỏi nhà máy luyện kim Azovstal và rằng một phần của hoạt động nhân đạo Mariupol đã được hoàn thành.
Người Nga liên tục pháo kích vào cơ sở của các nhà máy luyện thép bằng tất cả các loại vũ khí, bao gồm cả máy bay chiến đấu và pháo hải quân, cũng như liên tục cố gắng tấn công khu vực này. Quân đội Ukraine, bao gồm hàng trăm người bị thương, vẫn đang bảo vệ địa điểm này.
Moscow cáo buộc Đức Giáo Hoàng đốt cháy những nhịp cầu đối thoại khi nói Kirill là cậu bé giúp lễ cho Putin
VietCatholic Media
16:32 13/05/2022
1. Bộ trưởng Li Băng: Đức Giáo Hoàng hoãn chuyến thăm vì lý do sức khỏe
Một Bộ trưởng Nội các Li Băng cho biết hôm thứ Hai rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã hoãn chuyến thăm dự kiến tới Li Băng vào tháng tới vì lý do sức khỏe.
Bộ trưởng Bộ Du lịch Walid Nassar không nêu rõ bệnh tình, nhưng cho biết Đức Giáo Hoàng được biết là bị đau đầu gối cấp tính khiến khả năng vận động của ngài bị hạn chế rất nhiều trong những tháng gần đây. Gần đây ngài đã xuất hiện trước công chúng bằng cách sử dụng xe lăn.
Ban đầu, Nassar nói với hãng thông tấn Al-Markazia rằng Li Băng đang chờ tuyên bố chính thức từ Vatican về vấn đề này, vì lý do trì hoãn hoàn toàn là vì lý do sức khỏe. Ông cho biết việc hoãn chuyến thăm, nếu nó xảy ra, sẽ không lâu và công tác chuẩn bị cho chuyến thăm vẫn diễn ra bình thường.
Sau đó, ông nói với Hãng thông tấn Quốc gia một cách chính thức rằng Li Băng đã nhận được một lá thư từ Vatican thông báo về quyết định hoãn chuyến thăm theo lịch trình, đồng thời nói thêm rằng một ngày mới cho chuyến thăm sẽ được công bố “ngay sau khi nó được xác định.”
Chuyến thăm, được lên kế hoạch vào giữa tháng 6, đã được văn phòng tổng thống Li Băng thông báo vào tháng trước nhưng chưa bao giờ được Vatican xác nhận. Đức Phanxicô đã tổ chức các buổi cầu nguyện đặc biệt cho Li Băng và nhiều lần nói rằng ngài có kế hoạch đến thăm đất nước nhỏ bé đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có bắt đầu vào tháng 10 năm 2019.
Chuyến đi của Đức Phanxicô sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một vị giáo hoàng đến quốc gia Địa Trung Hải kể từ năm 2012, khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI có chuyến thăm ba ngày tới Li Băng.
Bất chấp vấn đề đầu gối của Đức Phanxicô, Vatican đã xác nhận chuyến thăm của ngài tới Congo và Nam Sudan vào đầu tháng Bảy, và Đức Phanxicô cho biết ngài hy vọng sẽ thăm Canada vào cuối tháng đó.
Source:AP
2. Tương lai của mối quan hệ Công Giáo - Chính thống giáo Nga là gì?
Chính Thống Giáo Nga cáo buộc rằng với cuộc phỏng vấn dành cho tờ báo Ý Corriere della Sera vào ngày 3 tháng 5, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đốt cháy những nhịp cầu đối thoại đại kết với Giáo hội Chính thống Nga mà Vatican đã dày công xây dựng, khi cho rằng Kirill là “cậu bé giúp lễ cho Putin”.
Các thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Hiệp nhất Kitô giáo, nhóm họp tại Rôma, đang cố gắng tạo ra một động lực mới cho cuộc đối thoại giữa các hệ phái Kitô Giáo.
Các vị tham gia cuộc họp nhận định rằng đối thoại đại kết hiện đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tình hình ở Ukraine. Trước chiến tranh, đã có một cuộc ly giáo Chính thống giáo, với việc thành lập Giáo Hội Chính thống Ukraine, gọi tắt là OCU, dẫn đến sự tuyệt giao giữa Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa và Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople.
Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa tiếp tục quan hệ song phương với Tòa Thánh nhưng từ bỏ các sự kiện đối thoại nội bộ Chính thống giáo do Constantinople chủ trì và cũng đưa ra một chính sách lấn chiếm, ngay trước cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, để thành lập một Tòa Thượng Phụ ở Phi Châu trên các lãnh thổ thuộc quyền tài phán của Tòa Thượng phụ Chính thống giáo Alexandria và toàn bộ Phi Châu.
Chiến tranh đã làm thay đổi tình hình. Ngay cả chi nhánh của Giáo hội Chính thống Ukraine có liên hệ với Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, được gọi là UOC-MP, cũng từ chối đường lối của Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga, là người biện minh cho sự xâm lược của Nga.
Khả năng duy nhất để Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa thoát khỏi tình trạng bị cô lập là đối thoại với Rôma. Một cuộc gặp thứ hai giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Kirill ở Giêrusalem đang được tìm hiểu. Nhưng sau đó Tòa thánh quyết định hủy cuộc họp.
Sau đó là cuộc phỏng vấn của Đức Giáo Hoàng với Corriere della Sera, trong đó ngài kể lại cuộc hội nghị trực tuyến của mình với Thượng phụ Kirill vào ngày 6 tháng 3 và cảnh báo nhà lãnh đạo Chính thống giáo Nga không nên trở thành “cậu bé giúp lễ cho Putin”.
Chính Thống Giáo Nga hiện cáo buộc rằng cuộc họp thứ hai bị hủy bỏ vì lý do không hợp lý, và lời nói của Đức Thánh Cha Phanxicô đã đốt cháy nhịp cầu đối thoại với Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa.
Source:Catholic News Agency
3. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm Ukraine kể lại chuyến viếng thăm trong Tuần Thánh của mình
Thượng nghị sĩ Steve Daines của Montana không có kế hoạch trở thành thượng nghị sĩ Mỹ đầu tiên đến Ukraine kể từ khi Nga xâm lược. Nhưng khi một người bạn cũ và là nhà lãnh đạo tôn giáo mời Thượng nghị sĩ Steve Daines đến chứng kiến sự đau khổ của Ukraine, ông ấy đã nói đồng ý.
“Tôi đã thấy những tội ác chiến tranh không thể chối cãi. Đây hoàn toàn là tội ác và đẫm máu,” Daines, một đảng viên Đảng Cộng hòa, nói với CNA về chuyến đi trong Tuần Thánh của mình. “Tôi thực sự nhìn thấy các thi thể trong những ngôi mộ rất cạn khi họ đang khai quật những tử thi này.”
Tại một khu mộ ở Bucha, các nhà chức trách điều tra tội ác chiến tranh đã dựng những chiếc lều để đặt các thi thể sau khi được đào lên, Daines nói. “Bên trong, họ chụp những bức ảnh để ghi lại nguyên nhân cái chết của đàn ông, phụ nữ và trẻ em”.
“Bạn có thể thấy những vết đạn ở phía sau đầu,” Daines nhớ lại. “Ý tôi là đây là những người đã bị hành quyết. Họ đã bị sát hại”.
Anh nhớ lại mình đã ngửi thấy “mùi hôi thối của cái chết” và tận mắt chứng kiến sự “coi thường hoàn toàn sự sống”.
Theo một báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ngày 21 tháng 4, “Các lực lượng Nga đã phạm phải tội ác chiến tranh rõ ràng trong thời gian họ chiếm đóng Bucha” từ ngày 4 đến ngày 31 tháng 3. Ruslan Kravchenko, công tố viên trưởng khu vực địa phương, nói với Human Rights Watch vào ngày 15 tháng 4 rằng 278 thi thể đã được tìm thấy cho đến nay kể từ khi lực lượng Nga rút đi, trong đó phần lớn là dân thường.
Một khoảnh khắc khác đã ăn sâu vào trí nhớ của Daines là khi anh bắt gặp những cộng đồng dân cư, khu chung cư và nhà cửa biến thành “đống gạch vụn”. Trong một đống đổ nát như vậy, anh ta bắt gặp một món đồ chơi của một đứa trẻ.
“Đó là một món đồ chơi nhỏ bằng gỗ, một chiếc ô tô nhỏ, và tôi đã nhặt nó lên,” anh nhớ lại hình vẽ có bánh xe sơn màu xanh lam sáng. Vào thời điểm đó, ông nói: “Tôi đang nghĩ về gia đình của chúng tôi,” với bốn người con và ba đứa cháu.
Ông cũng nhìn thấy thi thể cháy đen của một người lính Nga bên trong một chiếc xe bọc thép.
“Nó chỉ cho bạn thấy rằng họ không quan tâm đến cuộc sống, cuộc sống con người, cho dù đó là cuộc sống của người Nga hay cuộc sống của người Ukraine,” ông nói về người Nga. “Họ rất, rất là ác.”
Daines ghi công các nhà lãnh đạo Kitô giáo đã giúp chuyến đi của anh đến Ukraine diễn ra.
Ngay trước lễ Phục sinh, một người bạn cũ - người mà Daines mô tả là một nhà lãnh đạo có đức tin thẳng thắn ở Ukraine, người đã từng là thành viên quốc hội ở đó trong 11 năm - đã gọi cho anh ta khi anh ta đang ở Đông Âu.
“Tôi có thể đưa bạn vào Kyiv,” người bạn nói với anh ta.
Daines bay đến Krakow, nơi mục sư của một nhà thờ Ukraine từ một thành phố ở miền bắc Ukraine bị người Nga tấn công đã đón anh và bạn của anh tại sân bay.
Từ đó, họ lái xe đến biên giới với Ukraine, nơi họ đã qua đêm đó. Tại nơi băng qua, nằm trong một thị trấn nhỏ, họ vượt qua một dòng người tị nạn đi ngược chiều.
Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, gần 6 triệu người đã chạy khỏi Ukraine sau cuộc xâm lược của Nga, với hơn một nửa trốn sang Ba Lan.
Sau khi vượt qua biên giới, một nhà lãnh đạo tôn giáo khác đã đón Daines và bạn của anh ta và chở họ đến Lviv để bắt một chuyến tàu. Một nhà lãnh đạo tôn giáo khác, ở Lviv, đã trao vé cho họ. Từ đó, họ bắt đầu chuyến xe lửa kéo dài 8 giờ đến Kyiv, nơi Daines cùng với Dân biểu Victoria Spartz của Đảng Cộng Hòa đơn vị Indiapolis, là người sinh ra ở Ukraine và đang thăm bà của cô.
Con tàu - trong tình trạng báo động về hoạt động của hỏa tiễn - đã dừng lại hai lần vào nửa đêm. Nhưng Daines nói, không có gì xảy ra. Anh ấy đến Kyiv vào sáng hôm sau. Sau đó, chính quyền Ukraine đã đưa anh ta đến những ngôi mộ tập thể được lấp sơ sài ở Bucha.
Source:Catholic News Agency
4. Đức Thánh Cha tố giác tệ nạn nô lệ gia tăng trong thế giới ngày nay
Đức Thánh Cha Phanxicô tố giác những hình thức nô lệ gia tăng trong thế giới ngày nay và mời gọi các tín hữu tìm phương thế đối phó, với ơn phù trợ của Chúa.
Đức Thánh Cha đưa ra nhận định trên đây, trong buổi tiếp sáng ngày 07 tháng Năm vừa qua, dành cho các thành viên Tổng tu nghị Dòng Đức Bà Chuộc kẻ làm tôi, nhóm họp tại Roma, với chủ đề là lời Mẹ Maria nói với những người giúp việc tại tiệc cưới Cana: “Các anh hãy làm điều Người bảo các anh” (Ga 2:5).
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhắc đến tình trạng các tu sĩ, vất vả, cơ cực mà thành quả gặt hái chẳng thấy đâu, giống như các tông đồ xưa kia đánh lưới cả đêm mà không được gì. Ngài cũng ví tình trạng Giáo hội và xã hội hiện nay giống như tiệc cưới tại Cana, bị đe dọa vì không còn rượu.
Đức Thánh Cha nói: “Tình trạng hiện nay có thể ví với tình trạng được trình bày trong Tin mừng về tiệc cưới Cana: “Họ không còn rượu”. Nhiều thực tại chúng ta thấy hiện nay trên thế giới, trong Giáo hội, trong dòng, nói với chúng ta về sự thiếu thốn ấy, thiếu hy vọng, thiếu động lực thúc đẩy, thiếu các giải pháp. Đứng trước thực tại đó, Đức Mẹ kêu gọi anh em: ‘Hãy đặt mình trong vị thế lắng nghe!’... Tôi nghĩ rằng ngày hôm nay Mẹ Maria nói với anh em, xin anh em hãy để Chúa Giêsu hỏi tâm hồn anh em một cách mới mẻ, đặc sắc, bất ngờ.”
Trong bối cảnh đó, Đức Thánh Cha nhắc đến chủ đích nguyên thủy của Dòng Đức Mẹ Chuộc kẻ làm tôi, được thành lập hồi thế kỷ XIII, với mục đích cứu và chuộc những người bị bắt làm nô lệ, làm tù nhân, và nói rằng: “Ngày nay, cũng có những tù nhân như từ trước đến nay, thay đổi địa lý, thay đổi cách thức, màu da, nhưng nạn nô lệ vẫn còn là một thực tại ngày càng lan tràn, ngày càng gia tăng và có nhiều hình thái hơn. Có lẽ chúng ta có thể nói mà không sợ sai lầm, rằng ngày nay có nhiều nô lệ hơn so với thời kỳ dòng anh em được thành lập. Chắc chắn là thế! Tình trạng này phải là một thách đố đòi anh em đáp trả. Những hình thức nô lệ mới, được che đậy, ẩn nấp. Và có rất nhiều, tại những thành phố lớn như Roma, Luân Đôn, Paris, và các nơi khác, nạn nô lệ vẫn tồn tại. Anh em hãy tìm kiếm, và hỏi Chúa: con phải làm sao đây?”.