Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
TV Video: Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto tại Fatima ngày 13/05/2017
VietCatholic Network
10:12 15/05/2017
Laudetur Jesus Christus. Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em. Sáng Thứ bẩy 13-5-2017 hôm nay, ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ trọng thể tôn phong lên bậc hiển thánh 2 chân phước thiếu nhi đã được Đức Mẹ hiện ra cách đây đúng 100 năm: Phanxicô và Giacinta Marto.
Quảng trường trước Đền Thánh Đức Mẹ là một biển người, trong đó có tổng thống Marcelo Rebelo de Souza của Bồ đào nha, Tổng thống Paraguay, và của São Tomé và Principe bên Phi châu Ông Evaristo do Espirito Carvalho. Thủ tướng Antonio Costa và hơn 11 bộ trưởng của Bồ. Đặc biệt trong số các tín hữu hiện diện có bé Lucas, 10 tuổi, và cha mẹ em người Brazil. Cách đây 4 năm, em đã được phép lạ khỏi bệnh nhờ lời chuyển cầu của hai chân phước, khi em bị ngã từ cửa số xuống đất, bị chấn thương và hôn mê trong tình cảnh tuyệt vọng.
Lễ đài được thiết lập trên thềm Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Mân Côi và trên mặt tiền đền thờ có treo hai bức hình chính thức của hai vị chân phước được phong thánh. Bên trái bàn thờ là tượng Đức Mẹ Fatima.
Đồng tế với ĐTC có 8 Hồng Y, hơn 135 GM và 2 ngàn linh mục quốc tế.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Quý vị và anh chị em đang theo dõi phóng sự đặc biệt về lễ tuyên thánh cho 2 trẻ mục đồng là Jacinta và Francisco Marto vào ngày thứ Bẩy 13 tháng 5, 2017. Đây là biến cố lớn nhất trong năm 2017 của Giáo Hội và đã được chuẩn bị rất công phu từ hơn một năm qua.
Như chúng tôi đã đưa tin, lúc 4g20 chiều thứ Sáu 12 tháng 5, ĐTC Phanxicô đã đến Bồ Đào Nha trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.
Lúc 9g10 sáng thứ Bẩy 13 tháng 5, ĐTC đã có cuộc gặp gỡ với thủ tướng Bồ Đào Nha António Costa tại nhà thờ Đức Mẹ Núi Carmêlô ở Fatima.
Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là Thánh Lễ tuyên thánh cho Jacinta và Francisco Marto do ĐTC Phanxicô cử hành lúc 10h sáng.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
ĐTC và đoàn đồng tế đang tiến ra trước bàn thờ.
ĐTC làm dấu bắt đầu thánh lễ.
ĐTC: Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.
ĐTC: Nguyện xin ân sủng Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh (chị) em.
Và ở cùng cha
Cộng đoàn đang cùng hát bài Veni, Creator Spiritus – Thánh Thần Hãy Xin Ngự Đến xin Ngài trợ giúp Hội Thánh trong quyết định quan trọng sắp diễn ra.
Sau khi cộng đoàn kết thúc kinh cầu xin Chúa Thánh Thần. Đức Cha António Augusto dos Santos Marto, là Giám Mục Leiria-Fatima và các cáo thỉnh viên trong vụ án phong thánh tiến lên trước ĐTC. Ngài nói:
Trọng Kính ĐTC, Giáo Hội Mẹ Thánh tha thiết khẩn xin ĐTC ghi vào sổ bộ các Thánh hai vị Chân Phước Jacinta và Francisco Marto để các ngài có thể được kêu cầu như thế bởi tất cả các tín hữu Kitô.
Rồi ngài đọc tiểu sử chính thức của hai vị Chân Phước sắp được tuyên thánh.
- Tiểu sử tân thánh Francisco Marto.
FRANCISCO MARTO sinh ngày 11 tháng 6 năm 1908 là con của ông bà Manuel và Olimpia de Jesus Marto và là anh trai của Jacinta và là em họ của Lucia dos Santos. Cậu lên chín tuổi vào thời điểm của những cuộc hiện ra. Trong những lần xuất hiện của Thiên sứ và của Đức Trinh Nữ, cậu nhìn thấy tất cả, nhưng, không giống như hai người kia, cậu không được nghe những lời trò chuyện.
Trong lần hiện ra đầu tiên, chị Lucia hỏi Đức Mẹ liệu Francisco có được lên thiên đàng hay không, Đức Mẹ đáp: “Được, em con sẽ đến đó, nhưng em con phải đọc Kinh Mân Côi nhiều lần.”
Biết rằng mình sẽ sớm được gọi về thiên đàng, Francisco tỏ ra rất ít quan tâm đến việc học. Thông thường, khi đến gần trường, cậu nói với Lucia và Jacinta: “Chị và em cứ tiếp tục đi, tôi sẽ đến nhà thờ để giữ mối quan hệ với Chúa Giêsu kín nhiệm” (đó là một cách diễn tả về Bí Tích Thánh Thể của cậu). Nhiều nhân chứng đương thời khẳng định đã nhận được nhiều ân sủng, sau khi xin Francisco cầu nguyện cho họ. Cậu thường nói: “Đức Trinh Nữ Maria và Thiên Chúa buồn vô cùng, chúng ta phải an ủi các Ngài!”
Tháng 10 năm 1918, Francisco ngã bệnh nặng. Nhiều người trong gia đình bảo rằng cậu sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, nhưng cậu đã trả lời thẳng thừng: “Thật là vô ích, Đức Mẹ muốn con ở cùng với Người ở trên trời!”
Trong cơn bệnh hoạn, cậu tiếp tục hiến dâng những kinh nguyện để an ủi Chúa Giêsu đang bị xúc phạm bởi quá nhiều tội lỗi.
Một ngày kia cậu nói với chị Lucia: “Chỉ một ít lâu nữa thôi, em sẽ được lên Trời. Trên đó, em sẽ an ủi Chúa và Đức Mẹ. Jacinta sẽ cầu nguyện rất nhiều cho những người tội lỗi, cho ĐTC và cho chị. Chị sẽ ở lại đây vì Đức Mẹ muốn điều đó. Hãy làm tất cả mọi thứ như Đức Mẹ nói với chị”.
Khi cơn bệnh trầm trọng và sức khoẻ cạn kiệt dần, Francisco không còn đủ sức để đọc Kinh Mân Côi. Một ngày, cậu gọi to: “Mẹ ơi, con không còn có thể đọc được kinh Mân Côi. Như thể đầu con đang nằm giữa đám mây”.
Ngay cả khi sức mạnh thể lý của mình đã suy sụp, tâm trí cậu vẫn hướng về cõi trường sinh. Cậu đã gọi cha mình, xin cho được nhận Chúa trong Bí Tích Thánh Thể (vào thời điểm đó cậu vẫn chưa được Rước Lễ Lần Đầu). Tự chuẩn bị để xưng tội, cậu gọi Lucia và Jacinta đến bên giường bệnh và xin hai người nhắc lại cho cậu những tội lỗi mà cậu đã phạm. Nghe thấy một số tội nhẹ mà cậu đã phạm, Francisco rơi nước mắt, nói: “Tôi đã xưng thú những tội lỗi này, nhưng tôi sẽ xưng những tội này lần nữa. Có lẽ đó là vì những điều đó mà Chúa Giêsu rất buồn, xin cả hai người đều cầu xin Chúa tha thứ tất cả tội lỗi của tôi.”
Cậu được Rước Lễ Lần Đầu (và cũng là lần cuối cùng) trong căn phòng nhỏ bé mà cậu đang nằm chờ chết. Không còn đủ sức mạnh để cầu nguyện, cậu xin Lucia và Jacinta đọc Kinh Mân Côi thật lớn để cậu hiệp ý. Hai ngày sau, gần cuối cuộc đời, cậu kêu lên: “Nhìn kìa, nhìn kìa, ánh sáng thật đẹp, ở gần bên cửa.” Đến 10 giờ tối, ngày 4 tháng Tư năm 1919, sau khi xin tất cả các tội lỗi của mình được tha, cậu đã ra đi một cách thanh thản, không có dấu hiệu đau khổ, hay đau đớn nào nhưng mặt cậu sáng lên như thiên thần. Miêu tả cái chết của người em họ trong nhật ký của mình, sơ Lucia viết: “Francisco đã bay về Thiên Đàng trong vòng tay của Mẹ Trên Trời của chúng tôi.”
- Tiểu sử tân thánh Jacinta Marto.
JACINTA MARTO sinh ngày 11 tháng 3 năm 1910. Vào thời điểm của những cuộc hiện ra, cô được bảy tuổi. Cô là người trẻ nhất trong số những người được nhìn thấy Đức Mẹ. Trong những lần hiện ra, cô đã thấy và nghe mọi thứ, nhưng không nói với Thiên sứ cũng như với Đức Mẹ. Thông minh và rất nhạy cảm, cô rất xúc động khi nghe Đức Trinh Nữ Maria nói rằng Chúa Giêsu đã bị xúc phạm nhiều bởi tội lỗi nhân loại. Sau khi nhìn thấy thị kiến về hỏa ngục, cô quyết định dâng mình cho sự cứu rỗi các linh hồn.
Đêm Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên (tức là ngày 13 tháng 5 năm 1917), Jacinta, mặc dù đã hứa với Lucia không tiết lộ chuyện này với ai, đã kể cho mẹ cô nghe về cuộc hiện ra này: “Mẹ ơi, hôm nay con đã nhìn thấy Đức Mẹ ở cánh đồng Cova da Iria. Ôi, Đức Mẹ xinh đẹp là ngần nào!” Sau đó, Jacinta còn nhận được hai thị kiến quan trọng về ĐTC. Cô thấy một vị Giáo Hoàng chịu đau khổ vì những cuộc bách hại chống lại Giáo Hội cũng như những cuộc chiến tranh và những tàn phá kinh hoàng trên thế giới. Jacinta nói, “Thật tội nghiệp ĐTC, cần cầu nguyện cho ngài thật nhiều.” Từ lúc đó trở đi, vị thay mặt Chúa Kitô trên trần gian luôn hiện diện trong những lời cầu nguyện và sự hy sinh của tất cả những thị nhân, nhưng đặc biệt là của Jacinta.
Jacinta thường nói: “Ước gì tôi có thể đặt trong trái tim của tất cả mọi người ngọn lửa hun nóng trong trái tim tôi, đã làm tôi yêu mến trái tim Đức Mẹ thật nhiều!”
Để cứu các linh hồn khỏi lửa hỏa ngục, Jacinta đã tự nguyện thực hiện các hy sinh. Vào mùa hè nóng nực, cô bỏ không uống nước. Như một hy tế cho vinh quang của Thiên Chúa, cô đã cho các trẻ em nghèo hơn cô phần ăn trưa của mình. Để cứu lấy linh hồn, cô đã tự chịu đựng đau đớn khi mang một sợi dây thừng bên cạnh mình. Cô đã chịu đựng những cuộc thẩm vấn mệt mỏi và những lời xúc phạm của những người không tin mà không hề than phiền chút nào. Cô nói: “Ước gì tôi có thể chỉ cho những người tội lỗi thấy hỏa ngục như thế nào. Tôi sẽ hạnh phúc biết bao nếu tất cả mọi người có thể lên thiên đường”.
Một năm sau những cuộc hiện ra ở cánh đồng Cova da Iri, bệnh tật dẫn đến cái chết đã bắt đầu hoành hành. Đầu tiên là bệnh viêm phổi, sau đó là áp xe trên phổi, cả hai đều làm cô rất đau đớn. Tuy nhiên, trên giường bệnh của mình cô vui vẻ nói rằng bệnh tật của cô chỉ là một cơ hội mới cho sự hoán cải của những người tội lỗi.
Sau hai tháng ở bệnh viện, cô trở về nhà, sau đó lại thêm một vết lở loét đã được khám phá ngay trên ngực của cô. Ngay sau đó, cô được chẩn đoán là bị bệnh lao. Trong suốt năm kế tiếp, cô mỏi mòn trông mong được thấy Đức Mẹ.
Cô hỏi chị Lucia “Liệu Chúa Giêsu có hài lòng với hy lễ là những đau khổ của em không?”. Vào tháng Hai năm 1920, cô được đưa đến một bệnh viện khác, lần này ở Lisbon. Khi thấy mình chỉ còn da bọc xương và sẽ chết đi mà không có sự hiện diện của bố mẹ yêu dấu của mình hay chị Lucia, cô tự an ủi mình với ý nghĩ rằng đây cũng là cơ hội để hy sinh đền tội. Tại bệnh viện Lisbon, cô được Đức Mẹ hiện ra an ủi ít nhất ba lần.
Cuối cùng, vào đêm 20 tháng 2 năm 1920, lời hứa của “Người phụ nữ rạng rỡ hơn mặt trời” đã được hoàn thành. “Mẹ đến để đưa con về bên Mẹ trên Thiên Đàng”
Giống như Francisco, Jacinta giờ đây được chôn cất tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Mân Côi ở Fatima.
Kinh Cầu Các Thánh
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Giờ đây, trong một cử chỉ khiêm nhường và cảm động, cộng đoàn cùng đọc kinh Cầu Các Thánh, xin Chúa đoái thương gìn giữ Giáo Hội của Người trong quyết định long trọng sắp diễn ra.
Xin Chúa thương xót chúng con
Xin Chúa Kitô thương xót chúng con
Xin Chúa thương xót chúng con
Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời.
Đáp: Cầu cho chúng con
Các Thánh Thiên Thần cùng các Thánh Tổng lãnh Thiên Thần.
Thánh Gioan Baotixita.
Thánh Giuse.
Thánh Phêrô.
Thánh Phaolô.
Thánh Anrê.
Thánh Giacôbê.
Thánh Gioan.
Thánh Tôma.
Thánh Giacôbê.
Thánh Philípphê.
Thánh Batôlômêô.
Thánh Matthêô.
Thánh Ximong.
Thánh Tađêô.
Thánh Mátthia.
Thánh Banabê.
Các Thánh Tông đồ cùng các Thánh Sử.
Thánh Nữ Maria Mađalêna.
Thánh Stêphanô
Thánh Ignatiô thành Antiôkia
Thánh Laurensô
Thánh Perpetua và Thánh Felicity
Thánh Anê
Thánh Grêgôriô
Thánh Augustionô
Thánh Athanasiô
Thánh Basilô
Thánh Martinô.
Thánh Biển Đức
Thánh Phanxicô và Thánh Đôminicô
Thánh Antonio thành Lisbon
Thánh Phanxicô Xaviê
Thánh Gioan Maria Vianney
Thánh Nữ Isabel của Bồ Đào Nha
Thánh Nữ Catherine thành Siena.
Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
Các thánh nam cùng các thánh nữ
Kết thúc kinh cầu các thánh ĐTC đọc lời nguyện sau:
Lậy Chúa nhân từ, xin nghe lời dân Chúa cầu xin và xin chiếu dọi ánh sáng Thần Linh Chúa vào tâm trí chúng con, để việc phụng thờ của chúng con làm đẹp lòng Chúa và cho Giáo Hội được thêm phát triển. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Giờ đây, ĐTC long trọng đọc công thức phong thánh.
Để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh, để phát huy đức tin Công Giáo và củng cố đời sống Kitô hữu, với quyền lực của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, của hai Thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô và của riêng tôi, sau khi đã suy nghĩ chín chắn, cũng như đã nhiều lần cầu xin ơn trợ giúp của Thiên Chúa, đã tham khảo ý kiến của nhiều Chư huynh Giám mục, tôi quyết định tuyên bố:
Các Chân Phước Jacinta và Francisco Marto là Thánh và được ghi vào sổ bộ các Thánh và truyền rằng ngài được tôn kính như vậy bởi toàn thể Giáo Hội.
Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần. Amen
Đức Cha António Augusto dos Santos Marto tiến lên trước ĐTC. Ngài nói:
Trọng kính ĐTC, nhân danh Hội Thánh, con cảm ơn ĐTC đã công bố điều này và khiêm tốn thỉnh cầu ngài truyền rằng một tông thư liên quan đến hành động tuyên Thánh này được thảo ra.
ĐTC bày tỏ sự đồng thuận.
Thánh lễ được tiếp tục với kinh Vinh Danh.
Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời,
và bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Chúng con ca ngợi Chúa, chúng con chúc tụng Chúa,
chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn vinh Chúa,
chúng con cảm tạ Chúa vì vinh quang cao cả Chúa.
Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Vua trên trời,
Là Chúa Cha toàn năng.
Lạy Con Một Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô,
Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúa
là Con Ðức Chúa Cha.
Chúa xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con;
Chúa xóa tội trần gian, xin nhậm lời chúng con cầu khẩn.
Chúa ngự bên hữu Ðức Chúa Cha, xin thương xót chúng con.
Vì, lạy Chúa Giêsu Kitô, chỉ có Chúa là Ðấng Thánh,
chỉ có Chúa là Chúa, chỉ có Chúa là Ðấng Tối Cao,
cùng Ðức Chúa Thánh Thần trong vinh quang Ðức Chúa Cha.
Amen.
Sau khi cộng đoàn vừa dứt Kinh Vinh Danh, ĐTC dâng lời cầu nguyện.
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Lạy Thiên Chúa với lòng nhân hậu vô bờ bến, Chúa đã ban cho chúng con Mẹ của Con Ngài như một người Mẹ của chúng con.
Xin Chúa ban cho chúng con biết noi theo giáo huấn của Người, và với lòng sám hối chân thành và với kinh nguyện, xin cho chúng con biết quảng đại dấn thân cho công cuộc cứu độ thế giới và cho việc mở rộng Vương Quốc Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa và là Chúa chúng con. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.
BÀI ĐỌC 1: (Kh 11, 19a; 12, 1-6a.10ab)
Đền Thờ Thiên Chúa ở trên trời mở ra, và Hòm Bia Giao Ước xuất hiện trong Đền Thờ. Và có ánh chớp, tiếng sấm tiếng sét, động đất và mưa đá lớn.
Rồi có điềm lớn xuất hiện trên trời: một người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao. Bà có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con. Lại có điềm khác xuất hiện trên trời: đó là một Con Mãng Xà, đỏ như lửa, có bảy đầu và mười sừng, trên bảy đầu đều có vương miện. Đuôi nó quét hết một phần ba các ngôi sao trên trời mà quăng xuống đất. Rồi Con Mãng Xà đứng chực sẵn trước mặt người Phụ Nữ sắp sinh con, để khi bà sinh xong là nó nuốt ngay con bà. Bà đã sinh được một người con, một người con trai, người con này sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt muôn dân. Con bà được đưa ngay lên Thiên Chúa, lên tận ngai của Người. Còn người Phụ Nữ thì trốn vào sa mạc; tại đó Thiên Chúa đã dọn sẵn cho bà một chỗ ở, để bà được nuôi dưỡng ở đó, trong vòng một ngàn hai trăm sáu mươi ngày. Và tôi nghe có tiếng hô to trên trời.
ĐÁP CA: Tv 45, 11-12. 14-15, 16-17
Đáp: Hãy lắng nghe và thờ lạy trước nhan thánh Chúa.
1- Tôn nương hỡi, xin hãy nghe nào, đưa mắt nhìn và hãy lắng tai, quên dân tộc, quên đi nhà thân phụ. Sắc nước hương trời, Quân Vương sủng ái, hãy vào phục lạy: “Người là Chúa của bà.”
2- Đẹp lộng lẫy, này đây công chúa, mặc xiêm y dệt gấm thêu vàng, phục sức huy hoàng, được dẫn tới Quân Vương, cùng các trinh nữ theo sau hầu cận.
3- Lòng hoan hỷ, đoàn người tiến bước, vẻ tưng bừng, vào tận hoàng cung. Con cái ngài sẽ nối dòng tiên đế, ngài phong làm vương bá khắp trần gian.
BÀI ĐỌC 2: (Rm 5, 12, 17-19)
Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội.
Nếu chỉ vì một người, một người duy nhất sa ngã, mà sự chết đã thống trị, thì điều Thiên Chúa làm qua một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, lại còn lớn lao hơn biết mấy. Quả vậy, những ai được Thiên Chúa ban ân sủng dồi dào và cho trở nên công chính, thì sẽ được sống và được thống trị.
Tóm lại, cũng như vì một người duy nhất đã sa ngã mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì nhờ một người duy nhất đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống. Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính.
ALLELUIA:
Alleluia, alleluia! – Đức Maria thật diễm phúc. Tuy không phải qua cái chết, Mẹ đáng được nhành lá tử đạo dưới chân thập giá Chúa. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Ga 19, 25-27
Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Maria Mácđala. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.
Đó là Lời Chúa.
- Bài giảng của ĐTC trong lễ phong thánh hôm nay
“Một phụ nữ mặc áo mặt trời xuất hiện trên trời”: Thánh Gioan người được thị kiến ở đảo Patmos trong sách Khải huyền (12,1) làm chứng điều đó, và quan sát thấy phụ nữ ấy sắp sinh con. Rồi trong Phúc Âm, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói với môn đệ: ”Này là Mẹ con” (Ga 19,26-27). Chúng ta có một người Mẹ! Một ”Bà rất đẹp” như 3 mục đồng Fatima bình luận trên đường về nhà trong ngày hồng phục ấy 13-5 cách đây 100 năm. Và ban tối hôm ấy, Giacinta không cầm giữ được và đã tỏ lộ bí mật với mẹ: ”Hôm nay con đã thấy Đức Mẹ”. Các mục đồng đã thấy Mẹ của Trời Cao. Theo hướng nhìn của mắt các em, đôi mắt của nhiều người cũng nhìn theo, nhưng. những người này không thấy điều các em đã thấy. Đức Trinh Nữ Maria không đến để chúng ta thấy Mẹ: để làm điều ấy, chúng ta sẽ có cả thời gian vĩnh cửu, nếu chúng ta lên Trời.
Nhưng Đức Mẹ, khi báo trước và cảnh giác chúng ta về nguy cơ hỏa ngục mà một cuộc sống không có Thiên Chúa và xúc phạm đến Chúa nơi các thụ tạo dẫn tới, Mẹ đến để nhắc nhở chúng ta về Ánh sáng của Thiên Chúa ở trong chúng ta và bao phủ chúng ta, vì như chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ I, ”Người con bị đưa về cùng Thiên Chúa” (Kh 12,5). Và theo lời chị Lucia, 3 trẻ em được đặc ân ở trong ánh sáng của Thiên Chúa chiếu tỏ từ Đức Mẹ. Mẹ bao phủ các em trong áo choàng Ánh sáng mà Thiên Chúa ban cho Mẹ. Theo tin tưởng và cảm thức của nhiều tín hữu hành hương, nếu không phải là tất cả, Fatima trước tiên là áo choàng Ánh sáng ấy bao phủ chúng ta, ở đây cũng như bất kỳ nơi nào trên trái đất khi chúng ta tìm đến nương náu dưới sự bảo vệ của Đức Mẹ để cầu xin Mẹ, như kinh Lạy Nữ Vương, dạy chúng ta, ”xin tỏ Chúa Giêsu cho chúng con”.
ĐTC nói tiếp: ”Các tín hữu hành hương rất thân mến, chúng ta có một Người Mẹ. Khi bám chặt vào Mẹ, chúng ta sống trong niềm hy vọng dựa vào Chúa Giêsu, vì như chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ hai, ”Những người nhận được dồi dào ân thánh và hồng ân công chính sẽ hiển trị trong cuộc sống nhờ một mình Chúa Giêsu Kitô, Roma đoạn 5 câu 17. Khi Chúa Giêsu lên trời, Ngài mang đến cạnh Chúa Cha nhân loại, nhân tính của chúng ta, nhân tính mà ngài đã đón nhận trong cung lòng Đức Trinh Nữ là Mẹ, và không bao giờ Ngài bỏ rơi. Như một cái neo, chúng ta gắn chặt niềm hy vọng của chúng ta nơi nhân tính được đặt trên Trời, ở bên hữu Chúa Cha (Xc Ep 2,6). Ước gì niềm hy vọng này là đòn bẩy cho cuộc sống của tất cả chúng ta! Một niềm hy vọng luôn nâng đỡ chúng ta cho đến hơi thở cuối cùng.
Với niềm hy vọng ấy, chúng ta tụ tập nhau nơi đây để cảm tạ Chúa vì vô số phúc lành mà Trời Cao đã ban cho chúng ta trong 100 năm qua dưới áo choàng Ánh sáng mà Đức Mẹ, từ Bồ đào nha giầu hy vọng này, đã trải dài trên tứ phương của trái đất. Chẳng hạn, chúng ta đang có trước mắt thánh Phanxicô Marto và thánh nữ Giacinta mà Đức Mẹ đã dẫn đưa vào vùng biển mênh mông Ánh sáng của Thiên Chúa, dẫn đưa các thánh ấy đến thờ lạy Chúa. Từ đó các thánh ấy được sức mạnh để vượt thắng nghịch cảnh và đau khổ. Sự hiện diện của Chúa trở nên liên lục trong đời sống hai thánh nhân, như được biểu lộ rõ ràng trong sự kiên trì cầu nguyện cho các kẻ có tội và trong ước muốn liên lỷ ở gần Chúa Giêsu ẩn náu trong nhà tạm.
Trong hồi ký (Memorie, III, n.6), chị Lucia dành lời cho Giacinta vừa mới được một thị kiến” “Con không thấy bao nhiêu con đường, những con lộ và cánh đồng đầy người đang khổ vì đói và không có gì để ăn sao? Và ĐTC trong một nhà thờ, trước Trái Tim vẹn sách của Mẹ Maria, đang cầu nguyện sao? Và bao nhiêu người cầu nguyện với Người sao?”.
ĐTC nói: Cám ơn anh chị em đã đồng hành với tôi! Tôi không thể không đến đây để tôn kính Đức Mẹ và phó thác cho Mẹ những con cái của Người. Dưới áo choàng của Mẹ, ta không bị lạc mất: từ vòng tay của Mẹ sẽ nảy sinh hy vọng và an bình mà họ đang cần và tôi cầu khẩn điều ấy cho tất cả các anh chị em của tôi trong bí tích rửa tội và trong nhân tính, đặc biệt các bệnh nhân và những ngừơi khuyết tật, các tù nhân và những ngừơi thất nghiệp, người nghèo và người bị bỏ rơi.
Anh chị em rất thân mến, trong niềm hy vọng chúng ta hãy cầu xin để mọi người lắng nghe chúng ta; và chúng ta hãy ngỏ lời với con người với nhiều tín thác Thiên Chúa sẽ cứu giúp chúng ta.
Thực vậy, Chúa đã tạo dựng chúng ta như một niềm hy vọng cho tha nhân, một niềm hy vọng thực sự và có thể thực hiện được theo bậc sống của mỗi người. Khi yêu cầu và đòi hỏi mỗi người chúng ta chu toàn các nghĩa vụ của bậc sống của mình (thư chị Lucia 28-2-1943), Chúa tạo nên một sự tổng động viên chống lại sự dửng dưng làm cho con tim của chúng ta trở nên giá lạnh và gia tăng sự thiển cận của chúng ta. Chúng ta không muốn là một niềm hy vọng bị hỏng mất! Cuộc sống chỉ có thể sống còn nhờ lòng quảng đại của một sự sống khác. ”Nếu hạt lúa rơi xuống đất không chết đi thì nó vẫn trơ trụi một mình; nhưng nếu chết đi, nó sẽ sinh nhiều hoa trái” (GA 12.24): Chúa đã nói và đã làm điều đó, Ngài luôn đi trước chúng ta. Khi chún gta đi qua một thập giá, Chúa đã đi trước chúng ta. Như thế chúng ta leo lên thập giá để tìm Chúa Giêsu; nhưng chính Ngài đã hạ mình và đi xuống tận thập giá để tìm chúng ta và trong chúng ta, Ngài chiến thắng tăm tối của sự ác và đưa chúng ta trở lại Ánh Sáng.
Và ĐTC kết luận rằng, dưới sự bảo vệ của Mẹ Maria, chúng ta là những người canh ban mai biết ngắm nhìn tôn nhan đích thực của Chúa Giêsu cứu thế, tôn nhan chiếu tọa rạng ngời trong Ngày Phục Sinh, và tái khám phá khuôn mặt trẻ trung và đẹp đẽ của Giáo Hội; tôn nhan ấy chiếu tỏa sáng ngời khi có đặc tính thừa sai, niềm nở, tự do, trung thành, nghèo phương tiện nhưng giàu tình thương.
Lời Nguyện Giáo Dân
ĐTC đã mở đầu phần lời nguyện giáo dân với lời mời gọi sau:
Anh chị em thân mến
Tại nơi chốn thiêng liêng này nơi Đức Trinh Nữ đã hiện ra, chúng ta hãy dâng lên những lời nguyện của chúng ta cùng Thiên Chúa là Cha Toàn Năng và, nhờ lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria vinh hiển, chúng ta khẩn xin Chúa đoái thương chấp nhận những ý nguyện sau:
Cộng đoàn đã dâng lên Chúa 6 lời nguyện bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.
Bằng tiếng Bồ Đào Nha:
Chúng ta hãy cầu nguyện cho ĐTC Phanxicô, đang hiện diện nơi đây hôm nay, và tất cả các mục tử của Giáo Hội, được Thánh Linh Thiên Chúa soi sáng sẽ trở nên dấu chỉ của tình yêu và sự dịu dàng của Thiên Chúa, là Đấng đầy quyền uy nhưng đã hạ mình thành người mọn hèn giữa chúng con.
Bằng tiếng Ý:
Chúng ta hãy cầu nguyện cho những nhà cai trị biết dấn thân chăm sóc ngôi nhà chung của nhân loại; và hợp tác cùng với nhau trong việc xây dựng một thế giới huynh đệ hơn, nơi mọi người cảm thấy được chấp nhận và tôn trọng bất kể sự khác biệt của họ về văn hóa và tôn giáo.
Bằng tiếng Anh:
Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả trẻ em và gia đình họ, để gương sáng của các thánh Francisco và Jacinta truyền cảm hứng cho họ biết khám phá ra ý nghĩa của cuộc sống và giá trị của lời cầu nguyện cũng như lòng sám hối. Xin cho họ luôn thấy quyền lợi của mình được tôn trọng.
Bằng tiếng Pháp:
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các bệnh nhân và tất cả những ai hàng ngày đang trải qua mầu nhiệm đau khổ, để là sự hiện diện của Đức Maria bên cạnh thập giá mang lại cho họ niềm an ủi và hy vọng.
Bằng tiếng Ba Lan:
Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả chúng ta đang hiện diện nơi đây, và những người đang cùng cầu thay nguyện giúp cho những ý chỉ của chúng ta. Lạy Đức Trinh Nữ Maria, xin cho chúng con luôn biết chạy đến cùng Trái tim Vô Nhiễm. Đó luôn luôn là lối thoát của chúng con và là con đường dẫn dắt chúng con đến với Chúa.
Bằng tiếng Ả rập:
Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những ai đang phải gánh chịu bất công, bệnh tật, nghèo đói có thể tìm thấy sự trợ giúp nơi những tấm lòng bác ái và huynh đệ.
Kết thúc các lời nguyện ĐTC dâng lên lời nguyện sau:
Lạy Cha nhân từ, xin lắng nghe lời cầu của dân Người nhờ lời cầu bầu của Đức Maria, Mẹ của Con Chúa và là Mẹ của Giáo Hội. Xin lắng nghe lời cầu xin của chúng con và xin gia tăng đức tin nơi chúng con.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa và là Chúa chúng con. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.
Trong phần dâng lễ vật, có 4 người thuộc gia đình bé Lucas được phép lạ khỏi bệnh lạ lùng nhờ hai vị thánh mơi được tôn phong, mang bánh rượu lên cho ĐTC.
Thánh lễ đã được tiếp tục như thường lệ.
Bồ Đào Nha là một quốc gia nhỏ bé tại châu Âu, với diện tích khoảng 90,000 km2, dân số khoảng 10 triệu người, nằm bên bờ Đại Tây dương. Bồ Đào Nha đã từng là một cường quốc về hàng hải và đã có một thời vàng son trải dài từ thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVI và đã đóng một vai trò lớn trong trong việc mở đường từ châu Âu qua mũi Hảo Vọng (1488), tới Ấn Độ (1497), Brazil (1500)
Các thừa sai dòng Tên đã từ thủ đô của nước này là Lisbon tới truyền giáo tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XVII và Giáo Hội Công Giáo do các ngài đặt nền móng đã không ngừng phát triển và tồn tại đến ngày nay trên đất nước Việt Nam này. Tiếng Bồ Đào Nha cũng đã là một trong những cơ sở chính các thừa sai sử dụng để sáng chế ra chữ quốc ngữ chúng ta sử dụng ngày nay.
Lịch sử Công Giáo Bồ Đào Nha ghi nhận Đức Mẹ Maria đã hiện ra với ba trẻ mục đồng tại Fatima vào năm 1917. Ba trẻ này có tên là Lucia, Jacinta và Francesco. Hai trẻ Jacinta và Francesco đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước vào năm 2000, năm bản lề của hai thiên niên kỷ. Lucia qua đời năm 2005, ở tuổi 97, trước Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II mấy tuần.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI tới Bồ Đào Nha và Fatima nhân kỷ niệm 10 năm hai trẻ Jacinta và Francesco được phong chân phước. Ngài là giáo hoàng thứ ba, sau Đức Phaolô VI và Đức Gioan-Phaolô II, tới hành hương Fatima.
Bồ Đào Nha là một quốc gia thế tục, như Hiến pháp năm 1976 đã khẳng định. Các quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà nước được quy định bởi một thỏa ước được tu chính vào năm 2004 (thay thế thỏa ước năm 1940).
Số người Công Giáo chịu phép Rửa Tội chiếm 83% tổng dân số 10,6 triệu người (96% của 9,6 triệu người năm 1970).
Giáo Hội gồm 21 giáo phận và 4,832 giáo xứ, 52 giám mục và 3,797 linh mục (trong số này có 2894 linh mục triều), tức ít hơn con số của năm 2000 là 265 linh mục triều. Giáo Hội có 198 phó tế vĩnh viễn và 4,044 nữ tu, 445 chủng sinh (triều và dòng học chung) được đào tạo trong 27 chủng viện và cơ sở đào tạo. 39 linh mục được thụ phong năm 2009. Từ 1970, tổng số linh mục giảm một nửa.
Năm 2007, có 74,175 trẻ em chịu phép Rửa Tội (trong số này có 5,855 được rửa tội sau năm 7 tuổi, 62,230 rước lễ lần đầu và 44,289 chịu phép Thêm sức. Giáo Hội Bồ Đào Nha có 63,906 giáo lý viên tình nguyện. Năm 2006, có 27,908 hôn nhân được cử hành tại nhà thờ tức 47% các cuộc hôn nhân.
129,230 học sinh và sinh viên được đào tạo trong 910 cơ sở giáo dục Công Giáo: 613 cho các lớp mẫu giáo, 216 tiểu học và 81 trung học. Đại học Công Giáo Bồ Đào Nha được thiết lập tại Lisbon, Braga, Porto (miền Bắc) và Viseu (miền Trung).
Giáo Hội làm chủ một số lớn cơ sở xã hội: 34 bệnh viện, 155 phòng phát thuốc, 799 nhà hưu dưỡng và cơ sở cho người tàn tật, 663 trại mồ côi, 462 cơ sở đặc biệt phụ trách việc tái giáo dục và 55 trung tâm tư vấn gia đình.
Cuối thánh lễ có nghi thức thờ lạy Mình Thánh Chúa và ĐTC ban phép lành cho các tín hữu đặc biệt là anh chị em bệnh nhân.
Cuộc rước kiệu cảm động Procissão do Adeus tạm biệt Đức Mẹ.
Tại Fatima, sau mỗi lần tượng Đức Mẹ Fatima được rước ra khỏi đền thờ, các tín hữu hành hương lại tham dự một cuộc rước rất đặc biệt mà người Bồ Đào Nha gọi là Procissão do Adeus. Procissão nghĩa là cuộc rước, Adeus nghĩa là tạm biệt. Ý nghĩa của cuộc rước này là tạm biệt Đức Mẹ và tạm biệt nhau.
Theo truyền thống này, cuối lễ tuyên thánh cho hai trẻ mục đồng Jacinta và Francesco Marto, cộng đoàn đã cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô dự cuộc rước tạm biệt Đức Mẹ.
8 người khiêng kiệu Đức Mẹ qua các lối đi trong khi các tín hữu vẫy những khăn tay màu trắng để tạm biệt Đức Mẹ. Hàng triệu những khăn tay màu trắng như thế tạo thành một quang cảnh rất ngoạn mục.
Nếu đã từng tham dự cuộc rước Procissão do Adeus, quý vị và anh chị em sẽ cảm thấy một cảm giác rất khó diễn tả. Lưu luyến chào tạm biệt Đức Mẹ, trở về với đời thường, nhiều người không khỏi rơi lệ.
Trong video này quý vị và anh chị em cũng có thể thấy Đức Thánh Cha rất xúc động khi ngài vẫy khăn chào tạm biệt Đức Mẹ.
Laudetur Iesus Christus. Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Tất cả các tường thuật về Fatima chỉ là rác rưởi nếu chúng ta không dám nói rằng hỏa ngục là có thật.
Đặng Tự Do
01:42 15/05/2017
Stephen Bullivant Giáo sư Thần Học tại St. Mary’s University, Twickenham. - Catholic Herald
Ngày 13 tháng 7, 1917, Đức Mẹ đã cảnh báo ba trẻ mục đồng tại Fatima rằng nếu thế giới không ăn năn, và hoán cải thì cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất sẽ được tiếp nối bằng một cuộc chiến tranh thứ hai còn kinh hoàng hơn nữa. Điều này sẽ được báo trước bởi một “dấu hiệu vĩ đại” trên bầu trời. Nhìn lại, nhiều người quả quyết là dấu hiệu vĩ đại này chính là hiện tượng nhật thực vào tháng Giêng năm 1938.
Đức Mẹ đã yêu cầu nước Nga phải được thánh hiến cho Trái tim Vô Nhiễm Nguyên tội của Mẹ và các ngày thứ Bảy đầu tháng phải được dành cho việc rước lễ đền tạ. Nếu nhân loại đáp ứng lời kêu gọi của Mẹ, nước Nga sẽ trở lại và thế giới sẽ có hòa bình. Nếu không, nước Nga sẽ truyền bá những thuyết sai lầm trên toàn thế giới, sẽ gây ra nhiều cuộc chiến tranh và bách hại Giáo Hội. Kẻ lành sẽ chịu tử đạo, Đức Thánh Cha sẽ chịu nhiều đau khổ, nhiều quốc gia sẽ bị hủy diệt. Nhưng sau cùng, Trái tim Mẹ sẽ toàn thắng. Đức Thánh Cha sẽ dâng nước Nga cho Mẹ. Nước Nga sẽ trở lại và nhân loại sẽ được Chúa ban cho một thời hòa bình.
Đối với những người đón nhận sứ điệp Fatima một cách nghiêm túc, đây là một trường hợp rất rõ ràng về một lời tiên tri đã trở thành hiện thực một cách nhãn tiền. Vì những yêu cầu của Đức Mẹ đã không được chú ý, nước Nga thực sự đã truyền bá ảnh hưởng của nó trên toàn thế giới, gây ra chiến tranh, bắt bớ và tử đạo trên quy mô rộng lớn, cùng với sự hủy diệt của nhiều quốc gia.
Đứng trước thực tại đó, các vị Giáo Hoàng đã nhiều lần dâng hiến nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, mặc dù đôi khi kín đáo, vì các nhạy cảm chính trị và ngoại giao. Tuy nhiên, chính chị Lucia đã xác nhận rằng hành động đó đã thực sự được thực hiện.
Và đúng như lời Đức Mẹ nói nước Nga đã trở lại. Tôn giáo được hồi sinh tại quốc gia này. Và mặc dù mong manh, thế giới sau năm 1991 đã thực sự hưởng được một giai đoạn hòa bình.
Nhiều người Công Giáo thích nói về biến cố nước Nga trở lại này. Tuy nhiên, cũng vào ngày 13 tháng 7 năm 1917, Đức Mẹ còn nói về một điều còn quan trọng hơn gấp bội phần. Đó là hỏa ngục. Không những nói, Đức Mẹ còn cho 3 trẻ mục đồng được thị kiến về hỏa ngục. Sơ Lucia cho biết như sau: “Thị kiến đó chỉ kéo dài trong một lát... Nếu không, tôi nghĩ chúng tôi sẽ chết vì sợ hãi.”
Ngày nay, người ta né tránh không muốn nói về hỏa ngục, đặc biệt là theo những cách thức mà sơ Lucia đã kể lại trong hồi ký của mình. Trong một cuốn sách về thần học, một thần học gia Công Giáo quả quyết rằng không hề có hoả ngục vì theo ông “nói cho cùng, ý tưởng về hoả ngục không xứng đáng với Chúa Giêsu”.
Điều rắc rối là, chính Chúa Giêsu không đồng ý với nhà thần học này. Mô tả của chính Chúa, rất là cụ thể. Khi Đức Mẹ Fatima nói về “những ngọn lửa hỏa ngục”, Mẹ chỉ đơn giản lặp lại những hình ảnh đã được chính Con Mẹ thường xuyên sử dụng.
“Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt.” (Mc 9:43).
“Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, rồi quăng chúng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng.” (Mt 13:42)
“Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, rồi quăng chúng vào lò lửa. Ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng.” (Mt 13:49-50)
“Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: ‘Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó.’” (Mt 25:41)
Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đã quở trách những người yêu cầu “một dấu hiệu từ trời” (Mc 8:11) với nhận xét rằng “chỉ có một thế hệ gian ác và tà dâm” (Mt 12:39) mới cần một dấu lạ như vậy.
Khi chúng ta cử hành kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, chúng ta có thể suy nghĩ – dù không thoải mái - về câu hỏi: liệu thế giới hiện đại này còn cần thêm những dấu chỉ nào nữa khi không phải chỉ một dấu hiệu, mà là cơ man những dấu chỉ từ trời như thế đã xảy ra?
Ngày 13 tháng 7, 1917, Đức Mẹ đã cảnh báo ba trẻ mục đồng tại Fatima rằng nếu thế giới không ăn năn, và hoán cải thì cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất sẽ được tiếp nối bằng một cuộc chiến tranh thứ hai còn kinh hoàng hơn nữa. Điều này sẽ được báo trước bởi một “dấu hiệu vĩ đại” trên bầu trời. Nhìn lại, nhiều người quả quyết là dấu hiệu vĩ đại này chính là hiện tượng nhật thực vào tháng Giêng năm 1938.
Đức Mẹ đã yêu cầu nước Nga phải được thánh hiến cho Trái tim Vô Nhiễm Nguyên tội của Mẹ và các ngày thứ Bảy đầu tháng phải được dành cho việc rước lễ đền tạ. Nếu nhân loại đáp ứng lời kêu gọi của Mẹ, nước Nga sẽ trở lại và thế giới sẽ có hòa bình. Nếu không, nước Nga sẽ truyền bá những thuyết sai lầm trên toàn thế giới, sẽ gây ra nhiều cuộc chiến tranh và bách hại Giáo Hội. Kẻ lành sẽ chịu tử đạo, Đức Thánh Cha sẽ chịu nhiều đau khổ, nhiều quốc gia sẽ bị hủy diệt. Nhưng sau cùng, Trái tim Mẹ sẽ toàn thắng. Đức Thánh Cha sẽ dâng nước Nga cho Mẹ. Nước Nga sẽ trở lại và nhân loại sẽ được Chúa ban cho một thời hòa bình.
Đối với những người đón nhận sứ điệp Fatima một cách nghiêm túc, đây là một trường hợp rất rõ ràng về một lời tiên tri đã trở thành hiện thực một cách nhãn tiền. Vì những yêu cầu của Đức Mẹ đã không được chú ý, nước Nga thực sự đã truyền bá ảnh hưởng của nó trên toàn thế giới, gây ra chiến tranh, bắt bớ và tử đạo trên quy mô rộng lớn, cùng với sự hủy diệt của nhiều quốc gia.
Đứng trước thực tại đó, các vị Giáo Hoàng đã nhiều lần dâng hiến nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, mặc dù đôi khi kín đáo, vì các nhạy cảm chính trị và ngoại giao. Tuy nhiên, chính chị Lucia đã xác nhận rằng hành động đó đã thực sự được thực hiện.
Và đúng như lời Đức Mẹ nói nước Nga đã trở lại. Tôn giáo được hồi sinh tại quốc gia này. Và mặc dù mong manh, thế giới sau năm 1991 đã thực sự hưởng được một giai đoạn hòa bình.
Nhiều người Công Giáo thích nói về biến cố nước Nga trở lại này. Tuy nhiên, cũng vào ngày 13 tháng 7 năm 1917, Đức Mẹ còn nói về một điều còn quan trọng hơn gấp bội phần. Đó là hỏa ngục. Không những nói, Đức Mẹ còn cho 3 trẻ mục đồng được thị kiến về hỏa ngục. Sơ Lucia cho biết như sau: “Thị kiến đó chỉ kéo dài trong một lát... Nếu không, tôi nghĩ chúng tôi sẽ chết vì sợ hãi.”
Ngày nay, người ta né tránh không muốn nói về hỏa ngục, đặc biệt là theo những cách thức mà sơ Lucia đã kể lại trong hồi ký của mình. Trong một cuốn sách về thần học, một thần học gia Công Giáo quả quyết rằng không hề có hoả ngục vì theo ông “nói cho cùng, ý tưởng về hoả ngục không xứng đáng với Chúa Giêsu”.
Điều rắc rối là, chính Chúa Giêsu không đồng ý với nhà thần học này. Mô tả của chính Chúa, rất là cụ thể. Khi Đức Mẹ Fatima nói về “những ngọn lửa hỏa ngục”, Mẹ chỉ đơn giản lặp lại những hình ảnh đã được chính Con Mẹ thường xuyên sử dụng.
“Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt.” (Mc 9:43).
“Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, rồi quăng chúng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng.” (Mt 13:42)
“Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, rồi quăng chúng vào lò lửa. Ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng.” (Mt 13:49-50)
“Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: ‘Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó.’” (Mt 25:41)
Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đã quở trách những người yêu cầu “một dấu hiệu từ trời” (Mc 8:11) với nhận xét rằng “chỉ có một thế hệ gian ác và tà dâm” (Mt 12:39) mới cần một dấu lạ như vậy.
Khi chúng ta cử hành kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, chúng ta có thể suy nghĩ – dù không thoải mái - về câu hỏi: liệu thế giới hiện đại này còn cần thêm những dấu chỉ nào nữa khi không phải chỉ một dấu hiệu, mà là cơ man những dấu chỉ từ trời như thế đã xảy ra?
Tư Tưởng Thần Học Và Đức Tin Của Tân Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron
Lê Đình Thông
10:24 15/05/2017
Tư Tưởng Thần Học Và Đức Tin Của Tân Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron
Chúa Nhật 14/05/2017, ông Emmanuel Macron, 39 tuổi, trở thành vị tổng thống thứ 8 của đệ Ngũ Cộng hòa Pháp. Cha ông là xếp nhà ga và mẹ là hiệu trường một trường cấp 2. Năm 1994, cậu Emmanuel được giải thưởng trung học toàn quốc về môn Pháp văn. Cậu học trường Providence của các cha dòng Tên ở Amiens. Sau đó là cấp 3 tại trường trung học nổi tiếng Henri IV (quận 5 Paris), đậu Tú tài ban Toán hạng Tối Ưu. Cậu đậu Cao học và bằng DEA Triết học tại Đại học Nanterre. Từ 1999 đến 2001, Emmanuel làm việc với triết gia Paul Ricœur và là biên tập viên tạp chí Công Giáo Esprit. Tạp chí Esprit do triết gia Công Giáo Emmanuel Mounier (1905-1950) thành lập năm 1932. Triết gia Mounier đề ra học thuyết nhân vị Công Giáo, từng được triển khai ở Việt Nam dưới thời đệ Nhất Cộng hòa. Triết gia Paul Ricœur, chuyên về thuyết hiện sinh Thiên Chúa giáo (existence chrétien) và thần học tin lành (théologie protestante), giải dạy hiện tượng luận và môn chú giải cổ ngữ kinh thánh (herméneutique).
Tiếp đó, Emmanuel Macron theo học tại Học viện Chính trị Paris (Institut d’études politiques de Paris). Ông được bổ nhiệm làm Thanh tra Tài chánh. Từ 2002 đến 2004, ông học Trường Quốc gia Hành chánh (ENA).
Học trình đại học và chuyên môn mang dấu ấn Công Giáo đã để lại dấu ấn trong sự nghiệp chính trị của tân tổng thống Macron. Trong bài phỏng vấn do tạp chí Công Giáo La Vie thực hiện, ông Macron thổ lộ : ‘‘Tôi chịu phép rửa vào năm 12 tuổi. Đây là lựa chọn của riêng tôi. Tôi chịu phép thánh tẩy khi học ở Trường Providence (Chúa Quan Phòng) của các cha Dòng Tên tại Amiens.
Tên gọi Emmanuel cho thấy sự gắn bó giữa Macron và truyền thống Dòng Tên. Emmanuel gốc cổ ngữ Hébreu : Imanou El (עִמָּנוּ אֵל) được nói tới trong sách Isaïa : ‘‘Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuel’’ (Is, 7,14). Tin Mừng theo Thánh Matthêu nhắc lại danh hiệu này, qua cổ ngữ Hy lạp : Ἐμμανουήλ : ‘‘Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.’’ (Mt 1,20-21).
Tân tổng thống Emmanuel Macron nói tiếp : ‘‘Nhờ ơn Chúa, tôi có quyết tâm hội nhập với thế giới. Ngày nay, tôi thường suy nghĩ về bản chất đức tin của tôi. Tương quan của tôi với các vấn đề thiêng liêng tiếp tục nuôi dưỡng các suy nghĩ của tôi.’’
Tổng thống Emmanuel tỏ lòng tôn kính Đức Thánh Cha Phanxicô. Ông nói : ‘‘Theo tôi, Đức Thánh Cha Phanxicô có nhiều quyết định can đảm, tôi có cùng tâm nguyện với Ngài, nhất là vấn đề người nhập cư. Ngài nhắc nhở nhiệm vụ của Châu Âu, nhằm phân biệt quan điểm địa lý chính trị, đạo đức và triết học giữa người nhập cư và người tỵ nạn.’’
Theo nguồn tin thân cận tổng giáo phận Paris, trong thời gian sắp tới, tổng thống Emmanuel Macron sẽ chính thức mời Đức Thánh Cha Phanxicô sang thăm nước Pháp, quốc gia được mệnh danh là trưởng nữ của Hội thánh.
Giáo xứ Paris, ngày 15/10/2017
Lê Đình Thông
Tiếp đó, Emmanuel Macron theo học tại Học viện Chính trị Paris (Institut d’études politiques de Paris). Ông được bổ nhiệm làm Thanh tra Tài chánh. Từ 2002 đến 2004, ông học Trường Quốc gia Hành chánh (ENA).
Học trình đại học và chuyên môn mang dấu ấn Công Giáo đã để lại dấu ấn trong sự nghiệp chính trị của tân tổng thống Macron. Trong bài phỏng vấn do tạp chí Công Giáo La Vie thực hiện, ông Macron thổ lộ : ‘‘Tôi chịu phép rửa vào năm 12 tuổi. Đây là lựa chọn của riêng tôi. Tôi chịu phép thánh tẩy khi học ở Trường Providence (Chúa Quan Phòng) của các cha Dòng Tên tại Amiens.
Tên gọi Emmanuel cho thấy sự gắn bó giữa Macron và truyền thống Dòng Tên. Emmanuel gốc cổ ngữ Hébreu : Imanou El (עִמָּנוּ אֵל) được nói tới trong sách Isaïa : ‘‘Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuel’’ (Is, 7,14). Tin Mừng theo Thánh Matthêu nhắc lại danh hiệu này, qua cổ ngữ Hy lạp : Ἐμμανουήλ : ‘‘Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.’’ (Mt 1,20-21).
Tân tổng thống Emmanuel Macron nói tiếp : ‘‘Nhờ ơn Chúa, tôi có quyết tâm hội nhập với thế giới. Ngày nay, tôi thường suy nghĩ về bản chất đức tin của tôi. Tương quan của tôi với các vấn đề thiêng liêng tiếp tục nuôi dưỡng các suy nghĩ của tôi.’’
Tổng thống Emmanuel tỏ lòng tôn kính Đức Thánh Cha Phanxicô. Ông nói : ‘‘Theo tôi, Đức Thánh Cha Phanxicô có nhiều quyết định can đảm, tôi có cùng tâm nguyện với Ngài, nhất là vấn đề người nhập cư. Ngài nhắc nhở nhiệm vụ của Châu Âu, nhằm phân biệt quan điểm địa lý chính trị, đạo đức và triết học giữa người nhập cư và người tỵ nạn.’’
Theo nguồn tin thân cận tổng giáo phận Paris, trong thời gian sắp tới, tổng thống Emmanuel Macron sẽ chính thức mời Đức Thánh Cha Phanxicô sang thăm nước Pháp, quốc gia được mệnh danh là trưởng nữ của Hội thánh.
Giáo xứ Paris, ngày 15/10/2017
Lê Đình Thông
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng Đoàn Phục Sinh, San Gabriel, CA Tiến Dâng Hoa Lên Đức Mẹ ngày 14/05/2017
Lê Sự
10:34 15/05/2017
Cộng Đoàn Phục Sinh, San Gabriel, CA Tiến Dâng Hoa Lên Đức Mẹ ngày 14 tháng 5 năm 2017.
Ngày 14 tháng 5 vừa qua, Giáo dân Cộng đoàn Phục Sinh thuộc Giáo xứ San Gabriel Mission, Giáo phận Los Angeles, California, đã cung nghinh kiệu Đức Mẹ trong tháng hoa, và cũng nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Trước khi bắt đầu Thánh lễ, đoàn vũ gồm các ban ngành và các em trong lớp Thêm Sức trong cộng đoàn với trang phục trắng và đỏ đã trình diễn vũ khúc tiến hoa, dâng kính Đức Mẹ những bó hoa trắng ngần để bày tỏ sự kính mến và tình yêu thương đến Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa và cũng là người Mẹ chung của toàn thể Giáo Hội và của mỗi một chúng ta.
Lê Sự
Giáo Dân Tây Ninh Về Bên Mẹ Tàpao
Nguyễn Hữu Lộc
08:38 15/05/2017
Giáo Dân Tây Ninh Về Bên Mẹ Tàpao
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra lần thứ nhất tại Fatima, chị Têrêsa Nguyễn Thị Thanh Thuý (Giáo xứ Tây Ninh) tổ chức cho các bà con đi hành hương kính viếng Đức Mẹ Tapao. Chuyến đi này do anh Giacôbê Nguyễn Văn Thông tài trợ 01 xe 45 chổ. Tất cả đều nhiệt tình hưởng ứng về bên Mẹ để tạ ơn và xin ơn lành hồn xác.
Xem Hình
Vào tối ngày 11.5 rạng sáng ngày 12.5.2017, đoàn xe hành hương bắt đầu lăn bánh. Sau khi đoàn xe khởi hành ra khỏi trung tâm TP, Tây Ninh thì Anh Phanxicô Nguyễn Kim Tôn đã khởi xướng đọc kinh và lần chuỗi Mân côi cầu nguyện cho các linh hồn, cũng như cầu bình an cho tất cả các thành viên. Mọi người đều hiệp thông đọc kinh sốt sắng.
Sau khi đoàn dừng chân tham quan biển Dinh Thầy Thím, đoàn tiếp tục thẳng tiến đến trung tâm Thánh Mẫu Tàpao. Khi đoàn xe hành hương lượn theo con đường chính tiến vào trung tâm Tàpao, mọi người hướng mắt nhìn về phía núi, tiếng reo mừng rộn lên khi nhìn thấy bóng Mẹ ẩn hiện trong đám cây rừng. Khoảng 10 giờ 30 phút ngày 12.5.2017, đoàn hành hương có mặt tại nhà nghỉ Hồng Ân cạnh Văn phòng Điều hành trung tâm hành hương Đức Mẹ Tàpao, nơi đây đã thấy nhộn nhịp với các đoàn hành hương ở mọi nơi đổ về để mừng trọng thể sự kiện 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên tại Fatima.
Bà con trên xe mỉm cười và cùng nói với nhau: mấy ngày qua, sớm-tối-trưa-chiều, bữa nào cũng gió, cũng mưa, hôm nay trời quang mây tạnh, khí hậu mát mẻ đúng là Đức Mẹ chúc lành cho chúng ta. Nói rồi mọi người dắt dìu nhau lên núi cầu nguyện. Riêng các ông bà lão không lên được với Mẹ trên núi thì đọc kinh cầu nguyện dưới ảnh tượng Mẹ tại nhà nghỉ.
Sau cuộc hành trình dài dưới trưa nắng phải vượt qua những bậc thang trên đường lên linh đài Mẹ Tàpao, mọi người ai cũng nhể nhải mồ hôi, nhưng khi đặt chân đến linh đài Mẹ thì ai ai cũng vui cười và cúi đầu chào Mẹ, chiêm ngắm Mẹ rồi nhìn hình ảnh những tín hữu đang quây quần dưới chân Mẹ: người vuốt áo Mẹ, kẻ với tay cố chạm cho được bàn chân Mẹ…; trước bàn thờ, từng nhóm người ngước nhìn lên Mẹ đọc kinh, khấn nguyện, với ánh mắt tha thiết cầu xin. Một niềm cảm xúc lâng lâng khôn tả.
May mắn là sau khi lên tới linh đài thì cũng được tham dự Thánh lễ của cha khách đến từ Giáo phận Vĩnh Long, tất cả khách hành hương có mặt đều tập trung dâng lễ.
Lời mở đầu Thánh lễ, cha chủ sự hướng dẫn mọi người hiệp ý cầu nguyện: “Lạy Mẹ Maria, chúng con đến đây kính viếng Mẹ và hợp nhau dâng Thánh lễ, trước hết là cám ơn Chúa, tạ ơn Mẹ và cách riêng dâng lên Mẹ những nỗi niềm, tâm tình biết ơn, những khó khăn, bệnh tật, những buồn phiền lo lắng, v.v. của từng người đang hiện diện cũng như những người không có điều kiện đến được với Mẹ hôm nay. Xin Mẹ thương chấp nhận để qua Mẹ, chúng con được đến với Chúa, vì Mẹ là người tiên phong cho chúng con tiếp bước”.
Thánh lễ đã diễn ra một cách trang nghiêm, sốt sắng, đầy đủ các nghi thức phụng vụ nhờ sự chuẩn bị chu đáo của quý thầy phụ trách tại linh đài; ban phục vụ; cùng các anh trong ban trật tự.
Kết thúc Thánh lễ, cha chủ tế đã làm phép nước và các ảnh tượng cho mọi người. Sau đó, tất cả hướng lên Mẹ đọc kinh Đức Mẹ Tàpao với lòng chân thành cầu cho Giáo Hội, giáo xứ, gia đình luôn được sống trong tình hiệp nhất, yêu thương. Đọc kinh, cầu nguyên âm thầm riêng thêm một lúc, mọi người chào Mẹ ra về, nhưng còn đó nhiều con cái của Mẹ vẫn ở lại bên Mẹ để đọc kinh cầu nguyện.
Trên đường xuống dốc, mọi người thong thả đứng ở bậc tam cấp ngắm nhìn toàn cảnh khu vực núi rừng Tàpao. Trung tâm hành hương với diện mạo mới thật đẹp: Trên cao Mẹ đứng đó uy nghi giũa núi rừng chờ đợi. Từ linh đài Mẹ, hai lối đi trải dài xuống chân núi như đôi tay từ mẫu rộng mở đón mời đoàn con từ khắp nơi trở về. Đôi tay ấy ôm ấp cả quảng trường rộng lớn với cỏ xanh mướt. Một số người đã lâu, nay mới trở lại rất ngạc nhiên và luôn miệng tấm tắc về sự thay đổi hầu như toàn diện bộ mặt trung tâm Thánh Mẫu Tàpao.
Hành hương Đức Mẹ Tàpao tháng Năm năm nay có sự kiện đặc biệt, đó là Giáo phận Phan Thiết Mừng 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima và mừng ngân khánh Giám mục của Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm - Giám quản tông toà Giáo phận Phan Thiết. Từ chiều ngày 12.5.2017, hàng chục ngàn khách hành hương về bên Mẹ Tàpao. Những cơn mưa đầu mùa tắm gội cây cỏ núi rừng. Đại ngàn một màu xanh dịu mát. Quảng trường trung tâm Thánh Mẫu Tàpao đã được chuẩn bị chu đáo cho đêm diễn nguyện mừng sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại Fatima do các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết phụ trách.
Vào lúc 19g00, nghi thức cung nghinh Mẹ do Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ - Nguyên Giám mục Giáo phận Phú Cường, chủ sự được bắt đầu. Hàng chục ngàn người với nến sáng trên tay hòa vang những khúc ca ngợi khen Mẹ. Đoàn kiệu thánh tượng Đức Mẹ Tàpao tiến lên lễ đài. Hàng ngàn ngọn nến lung linh cháy sáng sưởi ấm tâm hồn đoàn con cái hòa chung lời ca ngợi khen Đức Mẹ.
Trong phần diễn nguyện sự kiện Đức Mẹ Maria hiện ra lần đầu tiên với 03 trẻ mục đồng tại Fatima năm xưa đã giúp cho mọi người khách hành hương thấy được tình yêu thương mà Mẹ dành cho mỗi người, vì trong lúc đang chiến tranh hoạn lạc, mọi người đang cần sự bình an, thì chính Mẹ đã đến và mang bình an đến. Và Mẹ cũng căn dặn mỗi người rằng: “các con hãy ăn năn sám hối và siêng năng lần hạt Mân côi” thì các con sẽ được bình an và thế giới sẽ không còn chiến tranh nữa.
Kết thúc phần diễn nguyện và cầu nguyện lần hạt Mân côi, Đức Cha Phêrô đặt Mình Thánh Chúa, cộng đoàn quỳ gối tôn thờ. Sau phép lành Thánh Thể, bà con giáo dân và khách hành hương lần lượt kính viếng Chúa Giêsu Thánh thể cho đến tận khuya.
Sáng ngày 13.5.2017, Giáo phận Phan Thiết long trọng cử hành Thánh lễ Tạ ơn mừng ngân khánh Đức Cha Tôma.
Trước khi bắt đầu Thánh lễ là giờ khấn Đức Mẹ vào lúc 06g30. Cùng với hàng chục ngàn ý nguyện, cộng đoàn sốt sắng dâng lên Mẹ từ ái. Ai cũng có những tâm tư, thao thức về bên Mẹ và tiến dâng với cả lòng thành kính. Xin Mẹ chúc lành và nhậm lời.
Đúng7giờ 00, đoàn đồng tế do Đức Cha Tôma chủ sự, cùng hiệp dâng Thánh lễ với ngài còn có Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ vào gần 250 linh mục trong và ngoài giáo phận; cùng hàng chục ngàn khách hành hương từ khắp nơi về tham dự Thánh lễ tại quảng trường trung tâm Thánh Mẫu Tàpao.
Trong bài giảng sau Tin Mừng, Đức Cha Phêrô chia sẻ với mọi người về ba sứ điệp mà Mẹ muốn căn dặn mỗi người Kitô hữu qua ba trẻ mục đồng năm xưa, mà ngày nay Giáo Hội thường hay gọi là ba bí mật Fatima.
Trong sứ điệp thứ nhất sau khi Đức Mẹ cho ba trẻ mục đồng thấy hoả ngục. Sau khi cho các em thấy cảnh tượng này, Đức Mẹ đã nhắn nhủ các em hãy cầu nguyện, dâng hy sinh để cầu nguyện cho kẻ tội lỗi biết ăn năn hối cải để họ được tha thứ và không phải sa vào chốn này. Đức Mẹ cũng dạy các em đọc kinh này sau mỗi chục hạt khi đọc kinh Mân côi. “Lạy Chúa Giêsu xin tha tội chúng con, gìn giữ chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn”.
Trong phần thứ hai, Đức Mẹ cho biết đệ nhất thế chiến sẽ sớm chấm dứt, nhưng đồng thời cũng cảnh cáo là nếu người ta không thôi xúc phạm đến Chúa, không hối cải ăn năn, thì một cuộc chiến khác tàn khốc hơn sẽ xảy đến dưới triều Đức Piô XI (Đức Cha Phêrô cũng lưu ý với mọi người rằng: thời điểm Đức Mẹ hiện ra vào năm 1917 khi đó chưa có Triều đại Giáo Hoàng Piô XI, và 5 năm sau, mới tới triều đại của Đức Piô XI từ năm 1922 - 1939. Thế chiến II bắt đầu từ 1938-1945).
Và Đức Cha Phêrô cũng cho mọi người chúng ta hiểu rõ hơn về phần ba của bí mật là thị kiến một thiên thần tay cầm gươm lửa đang vung lên phát ra những tia lửa như muốn thiêu hủy toàn thể trái đất. Nhưng tia lửa ấy đã lụi đi ngay dưới ánh sáng từ tay Đức Mẹ phát ra, bấy giờ thiên thần chỉ tay xuống đất và hô: “Hãy đền tội! Hãy đền tội! Hãy đền tội!”. Bí mật thứ 3 là chiến tranh sẽ xảy ra khắp nơi và sẽ giết chết nhiều người trên thế giới. Đức Cha Phêrô cũng yêu cầu mỗi người cần hiểu rõ, như Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI, khi còn là Hồng Y Tổng trưởng Thánh bộ Đức tin, khi chú giải về điều bí mật này đã nêu rõ là những điều Đức Mẹ cảnh cáo không phải là những gì chắc chắn phải xảy đến. Chúng có xảy đến hay không còn tùy vào người ta có lắng nghe và thực hành sứ điệp của Đức Mẹ hay không. Chiến tranh, chết chóc sẽ không xảy đến, nếu con người tin theo và thực hành những gì Đức Mẹ nhắn gửi. Nhưng nếu nhân lọai không tin và thực hành sứ điệp Fatima, thì những gì Đức Mẹ báo trước, chắc chắn sẽ đến.
Đức Cha Phêrô cũng cho mọi người thấy được điểm chính yếu của sứ điệp mà Chúa và Đức Mẹ muốn nhắn gửi nhân loại qua biến cố tại Fatima, đó là:
“Hãy ăn năn đền tội và trở về với Thiên Chúa; siêng năng cầu nguyện và đọc kinh Mân côi đê tôn sừng trái tim Đức Mẹ; rước lễ ngày thứ Bảy đầu tháng liên tiếp để đền tạ trái tim Đức Mẹ”. Đức Mẹ hứa, nếu nhân loại thực hành những việc đó, thì thế giới sẽ được hòa bình, nhiều người sẽ được ơn cứu độ.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Đức Cha Tôma đã làm phép nước và ảnh tượng. sau đó, mọi người cùng hướng về Đức Mẹ Maria sau khi Đức Cha ban phép lành Toàn xá nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc - Truyền thông giáo phận.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra lần thứ nhất tại Fatima, chị Têrêsa Nguyễn Thị Thanh Thuý (Giáo xứ Tây Ninh) tổ chức cho các bà con đi hành hương kính viếng Đức Mẹ Tapao. Chuyến đi này do anh Giacôbê Nguyễn Văn Thông tài trợ 01 xe 45 chổ. Tất cả đều nhiệt tình hưởng ứng về bên Mẹ để tạ ơn và xin ơn lành hồn xác.
Xem Hình
Vào tối ngày 11.5 rạng sáng ngày 12.5.2017, đoàn xe hành hương bắt đầu lăn bánh. Sau khi đoàn xe khởi hành ra khỏi trung tâm TP, Tây Ninh thì Anh Phanxicô Nguyễn Kim Tôn đã khởi xướng đọc kinh và lần chuỗi Mân côi cầu nguyện cho các linh hồn, cũng như cầu bình an cho tất cả các thành viên. Mọi người đều hiệp thông đọc kinh sốt sắng.
Sau khi đoàn dừng chân tham quan biển Dinh Thầy Thím, đoàn tiếp tục thẳng tiến đến trung tâm Thánh Mẫu Tàpao. Khi đoàn xe hành hương lượn theo con đường chính tiến vào trung tâm Tàpao, mọi người hướng mắt nhìn về phía núi, tiếng reo mừng rộn lên khi nhìn thấy bóng Mẹ ẩn hiện trong đám cây rừng. Khoảng 10 giờ 30 phút ngày 12.5.2017, đoàn hành hương có mặt tại nhà nghỉ Hồng Ân cạnh Văn phòng Điều hành trung tâm hành hương Đức Mẹ Tàpao, nơi đây đã thấy nhộn nhịp với các đoàn hành hương ở mọi nơi đổ về để mừng trọng thể sự kiện 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên tại Fatima.
Bà con trên xe mỉm cười và cùng nói với nhau: mấy ngày qua, sớm-tối-trưa-chiều, bữa nào cũng gió, cũng mưa, hôm nay trời quang mây tạnh, khí hậu mát mẻ đúng là Đức Mẹ chúc lành cho chúng ta. Nói rồi mọi người dắt dìu nhau lên núi cầu nguyện. Riêng các ông bà lão không lên được với Mẹ trên núi thì đọc kinh cầu nguyện dưới ảnh tượng Mẹ tại nhà nghỉ.
Sau cuộc hành trình dài dưới trưa nắng phải vượt qua những bậc thang trên đường lên linh đài Mẹ Tàpao, mọi người ai cũng nhể nhải mồ hôi, nhưng khi đặt chân đến linh đài Mẹ thì ai ai cũng vui cười và cúi đầu chào Mẹ, chiêm ngắm Mẹ rồi nhìn hình ảnh những tín hữu đang quây quần dưới chân Mẹ: người vuốt áo Mẹ, kẻ với tay cố chạm cho được bàn chân Mẹ…; trước bàn thờ, từng nhóm người ngước nhìn lên Mẹ đọc kinh, khấn nguyện, với ánh mắt tha thiết cầu xin. Một niềm cảm xúc lâng lâng khôn tả.
May mắn là sau khi lên tới linh đài thì cũng được tham dự Thánh lễ của cha khách đến từ Giáo phận Vĩnh Long, tất cả khách hành hương có mặt đều tập trung dâng lễ.
Lời mở đầu Thánh lễ, cha chủ sự hướng dẫn mọi người hiệp ý cầu nguyện: “Lạy Mẹ Maria, chúng con đến đây kính viếng Mẹ và hợp nhau dâng Thánh lễ, trước hết là cám ơn Chúa, tạ ơn Mẹ và cách riêng dâng lên Mẹ những nỗi niềm, tâm tình biết ơn, những khó khăn, bệnh tật, những buồn phiền lo lắng, v.v. của từng người đang hiện diện cũng như những người không có điều kiện đến được với Mẹ hôm nay. Xin Mẹ thương chấp nhận để qua Mẹ, chúng con được đến với Chúa, vì Mẹ là người tiên phong cho chúng con tiếp bước”.
Thánh lễ đã diễn ra một cách trang nghiêm, sốt sắng, đầy đủ các nghi thức phụng vụ nhờ sự chuẩn bị chu đáo của quý thầy phụ trách tại linh đài; ban phục vụ; cùng các anh trong ban trật tự.
Kết thúc Thánh lễ, cha chủ tế đã làm phép nước và các ảnh tượng cho mọi người. Sau đó, tất cả hướng lên Mẹ đọc kinh Đức Mẹ Tàpao với lòng chân thành cầu cho Giáo Hội, giáo xứ, gia đình luôn được sống trong tình hiệp nhất, yêu thương. Đọc kinh, cầu nguyên âm thầm riêng thêm một lúc, mọi người chào Mẹ ra về, nhưng còn đó nhiều con cái của Mẹ vẫn ở lại bên Mẹ để đọc kinh cầu nguyện.
Trên đường xuống dốc, mọi người thong thả đứng ở bậc tam cấp ngắm nhìn toàn cảnh khu vực núi rừng Tàpao. Trung tâm hành hương với diện mạo mới thật đẹp: Trên cao Mẹ đứng đó uy nghi giũa núi rừng chờ đợi. Từ linh đài Mẹ, hai lối đi trải dài xuống chân núi như đôi tay từ mẫu rộng mở đón mời đoàn con từ khắp nơi trở về. Đôi tay ấy ôm ấp cả quảng trường rộng lớn với cỏ xanh mướt. Một số người đã lâu, nay mới trở lại rất ngạc nhiên và luôn miệng tấm tắc về sự thay đổi hầu như toàn diện bộ mặt trung tâm Thánh Mẫu Tàpao.
Hành hương Đức Mẹ Tàpao tháng Năm năm nay có sự kiện đặc biệt, đó là Giáo phận Phan Thiết Mừng 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima và mừng ngân khánh Giám mục của Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm - Giám quản tông toà Giáo phận Phan Thiết. Từ chiều ngày 12.5.2017, hàng chục ngàn khách hành hương về bên Mẹ Tàpao. Những cơn mưa đầu mùa tắm gội cây cỏ núi rừng. Đại ngàn một màu xanh dịu mát. Quảng trường trung tâm Thánh Mẫu Tàpao đã được chuẩn bị chu đáo cho đêm diễn nguyện mừng sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại Fatima do các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết phụ trách.
Vào lúc 19g00, nghi thức cung nghinh Mẹ do Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ - Nguyên Giám mục Giáo phận Phú Cường, chủ sự được bắt đầu. Hàng chục ngàn người với nến sáng trên tay hòa vang những khúc ca ngợi khen Mẹ. Đoàn kiệu thánh tượng Đức Mẹ Tàpao tiến lên lễ đài. Hàng ngàn ngọn nến lung linh cháy sáng sưởi ấm tâm hồn đoàn con cái hòa chung lời ca ngợi khen Đức Mẹ.
Trong phần diễn nguyện sự kiện Đức Mẹ Maria hiện ra lần đầu tiên với 03 trẻ mục đồng tại Fatima năm xưa đã giúp cho mọi người khách hành hương thấy được tình yêu thương mà Mẹ dành cho mỗi người, vì trong lúc đang chiến tranh hoạn lạc, mọi người đang cần sự bình an, thì chính Mẹ đã đến và mang bình an đến. Và Mẹ cũng căn dặn mỗi người rằng: “các con hãy ăn năn sám hối và siêng năng lần hạt Mân côi” thì các con sẽ được bình an và thế giới sẽ không còn chiến tranh nữa.
Kết thúc phần diễn nguyện và cầu nguyện lần hạt Mân côi, Đức Cha Phêrô đặt Mình Thánh Chúa, cộng đoàn quỳ gối tôn thờ. Sau phép lành Thánh Thể, bà con giáo dân và khách hành hương lần lượt kính viếng Chúa Giêsu Thánh thể cho đến tận khuya.
Sáng ngày 13.5.2017, Giáo phận Phan Thiết long trọng cử hành Thánh lễ Tạ ơn mừng ngân khánh Đức Cha Tôma.
Trước khi bắt đầu Thánh lễ là giờ khấn Đức Mẹ vào lúc 06g30. Cùng với hàng chục ngàn ý nguyện, cộng đoàn sốt sắng dâng lên Mẹ từ ái. Ai cũng có những tâm tư, thao thức về bên Mẹ và tiến dâng với cả lòng thành kính. Xin Mẹ chúc lành và nhậm lời.
Đúng7giờ 00, đoàn đồng tế do Đức Cha Tôma chủ sự, cùng hiệp dâng Thánh lễ với ngài còn có Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ vào gần 250 linh mục trong và ngoài giáo phận; cùng hàng chục ngàn khách hành hương từ khắp nơi về tham dự Thánh lễ tại quảng trường trung tâm Thánh Mẫu Tàpao.
Trong bài giảng sau Tin Mừng, Đức Cha Phêrô chia sẻ với mọi người về ba sứ điệp mà Mẹ muốn căn dặn mỗi người Kitô hữu qua ba trẻ mục đồng năm xưa, mà ngày nay Giáo Hội thường hay gọi là ba bí mật Fatima.
Trong sứ điệp thứ nhất sau khi Đức Mẹ cho ba trẻ mục đồng thấy hoả ngục. Sau khi cho các em thấy cảnh tượng này, Đức Mẹ đã nhắn nhủ các em hãy cầu nguyện, dâng hy sinh để cầu nguyện cho kẻ tội lỗi biết ăn năn hối cải để họ được tha thứ và không phải sa vào chốn này. Đức Mẹ cũng dạy các em đọc kinh này sau mỗi chục hạt khi đọc kinh Mân côi. “Lạy Chúa Giêsu xin tha tội chúng con, gìn giữ chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn”.
Trong phần thứ hai, Đức Mẹ cho biết đệ nhất thế chiến sẽ sớm chấm dứt, nhưng đồng thời cũng cảnh cáo là nếu người ta không thôi xúc phạm đến Chúa, không hối cải ăn năn, thì một cuộc chiến khác tàn khốc hơn sẽ xảy đến dưới triều Đức Piô XI (Đức Cha Phêrô cũng lưu ý với mọi người rằng: thời điểm Đức Mẹ hiện ra vào năm 1917 khi đó chưa có Triều đại Giáo Hoàng Piô XI, và 5 năm sau, mới tới triều đại của Đức Piô XI từ năm 1922 - 1939. Thế chiến II bắt đầu từ 1938-1945).
Và Đức Cha Phêrô cũng cho mọi người chúng ta hiểu rõ hơn về phần ba của bí mật là thị kiến một thiên thần tay cầm gươm lửa đang vung lên phát ra những tia lửa như muốn thiêu hủy toàn thể trái đất. Nhưng tia lửa ấy đã lụi đi ngay dưới ánh sáng từ tay Đức Mẹ phát ra, bấy giờ thiên thần chỉ tay xuống đất và hô: “Hãy đền tội! Hãy đền tội! Hãy đền tội!”. Bí mật thứ 3 là chiến tranh sẽ xảy ra khắp nơi và sẽ giết chết nhiều người trên thế giới. Đức Cha Phêrô cũng yêu cầu mỗi người cần hiểu rõ, như Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI, khi còn là Hồng Y Tổng trưởng Thánh bộ Đức tin, khi chú giải về điều bí mật này đã nêu rõ là những điều Đức Mẹ cảnh cáo không phải là những gì chắc chắn phải xảy đến. Chúng có xảy đến hay không còn tùy vào người ta có lắng nghe và thực hành sứ điệp của Đức Mẹ hay không. Chiến tranh, chết chóc sẽ không xảy đến, nếu con người tin theo và thực hành những gì Đức Mẹ nhắn gửi. Nhưng nếu nhân lọai không tin và thực hành sứ điệp Fatima, thì những gì Đức Mẹ báo trước, chắc chắn sẽ đến.
Đức Cha Phêrô cũng cho mọi người thấy được điểm chính yếu của sứ điệp mà Chúa và Đức Mẹ muốn nhắn gửi nhân loại qua biến cố tại Fatima, đó là:
“Hãy ăn năn đền tội và trở về với Thiên Chúa; siêng năng cầu nguyện và đọc kinh Mân côi đê tôn sừng trái tim Đức Mẹ; rước lễ ngày thứ Bảy đầu tháng liên tiếp để đền tạ trái tim Đức Mẹ”. Đức Mẹ hứa, nếu nhân loại thực hành những việc đó, thì thế giới sẽ được hòa bình, nhiều người sẽ được ơn cứu độ.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Đức Cha Tôma đã làm phép nước và ảnh tượng. sau đó, mọi người cùng hướng về Đức Mẹ Maria sau khi Đức Cha ban phép lành Toàn xá nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc - Truyền thông giáo phận.
Dạ Tiệc Nhớ Ơn Mẹ tại Sydney
Diệp Hải Dung
09:06 15/05/2017
Tối Chúa Nhật 14/05/2017 Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Tổng Giáo Phận Sydney đã tổ chức đêm dạ tiệc Nhớ Ơn Mẹ nhân dịp ngày Mother’s Day với chủ đề Vòng Tay Mẹ tại nhà hàng Crysrtal Palace vùng Canley Heighrs, mục đích nhắc nhở các em thiếu nhi về lòng hiếu thảo biết ơn và vinh danh những người mẹ đồng thời cũng để gây quỹ giúp các em Nghĩa Sỹ và Huynh Trưởng có phương tiện đi tham dự Sa Mạc Nắng Hồng XV tại tiểu bang Queensland.
Xem Hình
Khai mạc chương trình với màn Trống và vũ khúc do Xứ đoàn La Vang Cabramatta trình diễn và sau đó Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc trách Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney lên ngỏ lời chào mừng quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và mọi người đã đến tham dự buổi dạ tiệc nhân ngày Mother’s Day và cha long trọng tuyên bố khai mạc buổi dạ tiệc đồng thời Cha Paul Văn Chi cũng làm phép của ăn chúc lành cho mọi người.
Chương trình văn nghệ với những tiết mục Ca, Vũ, Nhạc Cảnh nói về người Mẹ, do các Xứ đoàn Cabramatta, Lakemba, Marrickville, Miller, Granville, Plumpton, Mt. Pritchard và Georges Hall cùng trình diễn rất đặc sắc và ngoạn mục ngoài ra còn có tiết mục Sổ Lotto gây quỹ giúp cho Liên đoàn rất là hào hứng vui nhộn với những lời rao Lotto rất dí dỏm.
Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney cũng ngỏ lời chúc mừng Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể tổ chức buổi dạ tiệc đầy ý nghĩa nhân ngày Mother’s Day.
Trước khi kết thúc buổi dạ tiệc. Chị Trương Thị Xinh Liên Đoàn Trưởng ngỏ lời cám ơn qúy Cha, qúy Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã dành thời gian quý báu đến tham dự buổi Dạ Tiệc Vòng Tay Mẹ để giúp cho Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney. Nguyện xin Chúa và Mẹ Maria từ mẫu chúc lành cho tất cả mọi người.
Đêm dạ tiệc kết thúc với nhạc phẩm Con Yêu Mẹ do các Huynh Trưởng Liên Đoàn và Cha Linh hướng Nguyễn Văn Tuyết cùng hợp ca và buổi Dạ Tiệc tổ chức rất thành công tốt đẹp Diệp Hải Dung
Xem Hình
Khai mạc chương trình với màn Trống và vũ khúc do Xứ đoàn La Vang Cabramatta trình diễn và sau đó Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc trách Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney lên ngỏ lời chào mừng quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và mọi người đã đến tham dự buổi dạ tiệc nhân ngày Mother’s Day và cha long trọng tuyên bố khai mạc buổi dạ tiệc đồng thời Cha Paul Văn Chi cũng làm phép của ăn chúc lành cho mọi người.
Chương trình văn nghệ với những tiết mục Ca, Vũ, Nhạc Cảnh nói về người Mẹ, do các Xứ đoàn Cabramatta, Lakemba, Marrickville, Miller, Granville, Plumpton, Mt. Pritchard và Georges Hall cùng trình diễn rất đặc sắc và ngoạn mục ngoài ra còn có tiết mục Sổ Lotto gây quỹ giúp cho Liên đoàn rất là hào hứng vui nhộn với những lời rao Lotto rất dí dỏm.
Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney cũng ngỏ lời chúc mừng Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể tổ chức buổi dạ tiệc đầy ý nghĩa nhân ngày Mother’s Day.
Trước khi kết thúc buổi dạ tiệc. Chị Trương Thị Xinh Liên Đoàn Trưởng ngỏ lời cám ơn qúy Cha, qúy Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã dành thời gian quý báu đến tham dự buổi Dạ Tiệc Vòng Tay Mẹ để giúp cho Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney. Nguyện xin Chúa và Mẹ Maria từ mẫu chúc lành cho tất cả mọi người.
Đêm dạ tiệc kết thúc với nhạc phẩm Con Yêu Mẹ do các Huynh Trưởng Liên Đoàn và Cha Linh hướng Nguyễn Văn Tuyết cùng hợp ca và buổi Dạ Tiệc tổ chức rất thành công tốt đẹp Diệp Hải Dung
GX. Hòa Hưng Sàigòn kỷ niệm 70 năm thành lập
Nguyễn Vĩnh Thân
16:38 15/05/2017
GX. Hòa Hưng Sàigòn kỷ niệm 70 năm thành lập
“Ngôi đền thờ thiết thực mà Thiên Chúa muốn chúng ta chăm sóc và kính trọng, chính là con người của chúng ta. Đồng thời cũng tôn trọng, không xúc phạm đến danh dự, tình cảm, thân xác người khác”
Đó là lời diễn giảng của Đức Cha Giuse - Phụ tá Tổng Giáo phận TP. HCM (TGP, TP. HCM) vào thánh lễ Tạ Ơn lúc 17g15’ ngày 13/5, tại nhà thờ giáo xứ Hòa Hưng (GX).
Xem Hình
Cơn mưa chiều ngày 13/5 đổ như trút nước, cũng không làm giảm đi bầu khí nô nức vui mừng của cộng đoàn dân Chúa nơi GX Hòa Hưng. Vì rằng, hôm nay là ngày mang một ý nghĩa hết sức đặc biệt, ngày GX Hòa Hưng mừng nhiều dấu ấn kỷ niệm: 70 năm thành lập họ đạo, 25 năm Cung hiến thánh đường, 15 năm thành lập Lưu xá sinh viên và 10 năm khánh thành nhà mục vụ GX. Nhất là niềm vui đó được lồng chung vào ngày kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.
Thánh lễ Tạ ơn được Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám mục Phụ tá - TGP, TP. HCM chủ tế, cùng đồng tế với ngài có cha Giuse Nguyễn Văn Hiền – GĐ TTMV SG; cha Giuse Phạm Bá Lãm chánh xứ Hòa Hưng – Hạt trưởng Phú Thọ; quí cha đã từng làm công tác mục vụ tại GX; quí cha Dòng Máu Châu Báu. Với sự tham dự rất đông quí tu sĩ và cộng đoàn ngồi chật kín trong, ngoài và tầng trên nhà thờ.
Trong phần giảng lễ, từ hai bài Lời Chúa: Cv 1, 12-14 và 1 Cr 3,9c-11.16-17, Đức Cha Giuse đã diễn giảng cho cộng đoàn với hai tâm tình:
Tâm tình thứ nhất: Lời Chúa nhắc lại cho chúng ta kinh nghiệm hân hoan tạ ơn của các tông đồ đã đồng tâm nhất trí chuyên cần cầu nguyện với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu và với mấy người phụ nữ (Cv 1,14). Đức Cha Giuse đã nhắn nhủ cộng đoàn hãy học theo gương Mẹ Maria và các tông đồ xưa, chuyên chăm cầu nguyện để được kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu. Qua sự hết hiệp mật thiết đó mỗi người sẽ trở nên đồng hình, đồng dạng với Ngài. Nhân biến cố Giáo Hội kỷ niệm 100 Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, Đức Cha cũng hướng dẫn cho cộng đoàn nhiều cách cầu nguyện qua chuỗi Mân Côi, ngài cũng nhắc lại kỷ niệm khi còn ở Tiểu Chùng Viện, đã được cha linh hướng chỉ dẫn suy gẫm Mầu Nhiệm Mân Côi cách vắn tắt, nếu chúng ta không có nhiều thời giờ, bằng cách: suy gẫm 5 Mầu nhiệm theo từng ngày cách chậm rãi, sốt sắng, sau đó kết thúc bằng kinh Kính Mừng. Thực hiện trước khi bắt đầu mỗi việc trong ngày để Mầu Nhiệm Chúa Giêsu thấm nhập vào trong tâm hồn mỗi chúng ta.
Tâm tình thứ hai: Lời Chúa trong thư của thánh Phaolô gửi tín hữu Corintô ” không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giê-su Ki-tô. Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao” ( 1Cr 3, 11.16). Mừng kỷ niệm 25 năm cung hiến thánh đường Hòa Hưng. Đức Cha Giuse dùng Lời Chúa để diễn giảng cho cộng đoàn hiểu được. Ngoài ngôi đền thờ xây dựng đẹp đẽ mà chúng ta mừng kỷ niệm hôm nay, chúng ta còn có ngôi đền thờ thiết thực mà Thiên Chúa muốn chúng ta chăm sóc và kính trọng, chính là con người của chúng ta. Đồng thời chúng ta cũng biết tôn trọng, không xúc phạm đến danh dự, tình cảm, thân xác người khác. Để mỗi người chúng ta xứng đáng là nơi đền thờ Ba Ngôi Thiên Chúa Ngự.
Thánh lễ được tiếp nối với phần lời nguyện tín hữu, tiến dâng lễ vật để tiến vào phần Phụng vụ Thánh Thể.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha Giuse chánh xứ đã giới thiệu lên Đức Cha, Quí cha và cộng đoàn món quà kỷ niệm nhân ngày vui của GX. Đó là một cặp ly khuyết, đầy được in hình nhà thờ Hòa Hưng rất đẹp. Qua lời giải thích của cha Giuse: cặp ly này được mang tên “Ly Tình Yêu” vì tình yêu luôn được bổ khuyết cho nhau, yêu thương chia sẻ cùng nhau. Với ước mong mỗi gia đình luôn biết quan tâm chia sẻ và tha thứ những khiếm khuyết của nhau. Trong GX người dư đầy biết rộng tay chia sẻ nâng đỡ cho người gặp khó khăn để GX ngày một tiến lên trong tình hiệp nhất, yêu thương.
Sau đó Đức Cha Giuse đã làm phép thánh hóa những món quà kỷ niệm. Đồng thời ngài cũng công bố sắc lệnh của Đức Thánh Cha về việc ban ơn Toàn Xá cho cộng đoàn nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima và long trọng cử hành Phép lành toàn xá cho cộng đoàn tham dự thánh lễ.
Thánh lễ được khép lại lúc 18g30’ cùng ngày. Cộng đoàn ra về, mỗi người được nhận một món quà trong ngày vui của GX
“Ngôi đền thờ thiết thực mà Thiên Chúa muốn chúng ta chăm sóc và kính trọng, chính là con người của chúng ta. Đồng thời cũng tôn trọng, không xúc phạm đến danh dự, tình cảm, thân xác người khác”
Đó là lời diễn giảng của Đức Cha Giuse - Phụ tá Tổng Giáo phận TP. HCM (TGP, TP. HCM) vào thánh lễ Tạ Ơn lúc 17g15’ ngày 13/5, tại nhà thờ giáo xứ Hòa Hưng (GX).
Xem Hình
Cơn mưa chiều ngày 13/5 đổ như trút nước, cũng không làm giảm đi bầu khí nô nức vui mừng của cộng đoàn dân Chúa nơi GX Hòa Hưng. Vì rằng, hôm nay là ngày mang một ý nghĩa hết sức đặc biệt, ngày GX Hòa Hưng mừng nhiều dấu ấn kỷ niệm: 70 năm thành lập họ đạo, 25 năm Cung hiến thánh đường, 15 năm thành lập Lưu xá sinh viên và 10 năm khánh thành nhà mục vụ GX. Nhất là niềm vui đó được lồng chung vào ngày kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.
Thánh lễ Tạ ơn được Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám mục Phụ tá - TGP, TP. HCM chủ tế, cùng đồng tế với ngài có cha Giuse Nguyễn Văn Hiền – GĐ TTMV SG; cha Giuse Phạm Bá Lãm chánh xứ Hòa Hưng – Hạt trưởng Phú Thọ; quí cha đã từng làm công tác mục vụ tại GX; quí cha Dòng Máu Châu Báu. Với sự tham dự rất đông quí tu sĩ và cộng đoàn ngồi chật kín trong, ngoài và tầng trên nhà thờ.
Trong phần giảng lễ, từ hai bài Lời Chúa: Cv 1, 12-14 và 1 Cr 3,9c-11.16-17, Đức Cha Giuse đã diễn giảng cho cộng đoàn với hai tâm tình:
Tâm tình thứ nhất: Lời Chúa nhắc lại cho chúng ta kinh nghiệm hân hoan tạ ơn của các tông đồ đã đồng tâm nhất trí chuyên cần cầu nguyện với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu và với mấy người phụ nữ (Cv 1,14). Đức Cha Giuse đã nhắn nhủ cộng đoàn hãy học theo gương Mẹ Maria và các tông đồ xưa, chuyên chăm cầu nguyện để được kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu. Qua sự hết hiệp mật thiết đó mỗi người sẽ trở nên đồng hình, đồng dạng với Ngài. Nhân biến cố Giáo Hội kỷ niệm 100 Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, Đức Cha cũng hướng dẫn cho cộng đoàn nhiều cách cầu nguyện qua chuỗi Mân Côi, ngài cũng nhắc lại kỷ niệm khi còn ở Tiểu Chùng Viện, đã được cha linh hướng chỉ dẫn suy gẫm Mầu Nhiệm Mân Côi cách vắn tắt, nếu chúng ta không có nhiều thời giờ, bằng cách: suy gẫm 5 Mầu nhiệm theo từng ngày cách chậm rãi, sốt sắng, sau đó kết thúc bằng kinh Kính Mừng. Thực hiện trước khi bắt đầu mỗi việc trong ngày để Mầu Nhiệm Chúa Giêsu thấm nhập vào trong tâm hồn mỗi chúng ta.
Tâm tình thứ hai: Lời Chúa trong thư của thánh Phaolô gửi tín hữu Corintô ” không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giê-su Ki-tô. Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao” ( 1Cr 3, 11.16). Mừng kỷ niệm 25 năm cung hiến thánh đường Hòa Hưng. Đức Cha Giuse dùng Lời Chúa để diễn giảng cho cộng đoàn hiểu được. Ngoài ngôi đền thờ xây dựng đẹp đẽ mà chúng ta mừng kỷ niệm hôm nay, chúng ta còn có ngôi đền thờ thiết thực mà Thiên Chúa muốn chúng ta chăm sóc và kính trọng, chính là con người của chúng ta. Đồng thời chúng ta cũng biết tôn trọng, không xúc phạm đến danh dự, tình cảm, thân xác người khác. Để mỗi người chúng ta xứng đáng là nơi đền thờ Ba Ngôi Thiên Chúa Ngự.
Thánh lễ được tiếp nối với phần lời nguyện tín hữu, tiến dâng lễ vật để tiến vào phần Phụng vụ Thánh Thể.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha Giuse chánh xứ đã giới thiệu lên Đức Cha, Quí cha và cộng đoàn món quà kỷ niệm nhân ngày vui của GX. Đó là một cặp ly khuyết, đầy được in hình nhà thờ Hòa Hưng rất đẹp. Qua lời giải thích của cha Giuse: cặp ly này được mang tên “Ly Tình Yêu” vì tình yêu luôn được bổ khuyết cho nhau, yêu thương chia sẻ cùng nhau. Với ước mong mỗi gia đình luôn biết quan tâm chia sẻ và tha thứ những khiếm khuyết của nhau. Trong GX người dư đầy biết rộng tay chia sẻ nâng đỡ cho người gặp khó khăn để GX ngày một tiến lên trong tình hiệp nhất, yêu thương.
Sau đó Đức Cha Giuse đã làm phép thánh hóa những món quà kỷ niệm. Đồng thời ngài cũng công bố sắc lệnh của Đức Thánh Cha về việc ban ơn Toàn Xá cho cộng đoàn nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima và long trọng cử hành Phép lành toàn xá cho cộng đoàn tham dự thánh lễ.
Thánh lễ được khép lại lúc 18g30’ cùng ngày. Cộng đoàn ra về, mỗi người được nhận một món quà trong ngày vui của GX
Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Fresno California rước kiệu Kính Đức Mẹ
Margarita Nguyễn Phương Lan
21:14 15/05/2017
Fresno California Chúa Nhật Ngày 14 tháng 5, năm 2017.Ave Maria, lạy Mẹ Maria, hôm nay tháng hoa của Mẹ và cũng là kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ Fatima hiện ra, cộng đoàn giáo xứ thân yêu của chúng con về đây quây quần quanh Mẹ. Chúng con xin hòa nhịp với muôn triệu con tim đang hướng về Mẹ, cất cao lời tụng ca Mẹ Maria ôi, Mẹ Maria ôi! Chúng con xin gói trọn những tâm tình tri ân cảm mến, những ước mơ, những thao thức, những băn khoăn, những ốm đau bệnh tật, những vui buồn sướng khổ của toàn thể Giáo Hội, nhất là nơi cộng đoàn giáo xứ nhỏ bé chúng con lấy tên Mẹ nhà thờ Đức Mẹ La Vang làm tước hiệu. Chúng con sốt sắng xin dâng lên Mẹ tràng chuỗi mân côi, những cánh hoa tươi, cùng với khói hương ngạt ngào và những ánh nến lung linh, tượng trưng cho lòng sốt mến của chúng con muốn bày tỏ trước tôn nhan Mẹ.
Xem Hình
Hôm nay cũng là ngày khi ơn các người Mẹ (Mother’s Day) các em thiếu nhi trong giáo xứ được sự hướng dẫn của các anh chị Huynh Trưởng Thiếu Nhi đoàn Thánh Linh, các em đã nói lên lời cảm tạ tri ân nhân ngày lể ghi ơn các bà Mẹ hôm nay. Tình yêu mà Mẹ, Má, hay Mommy dành cho những đứa con rất tuyệt vời. Sự hy sinh, lo lắng và dạy dỗ các con khôn lớn và nên người ở trên đất khách quê người này. Và kế tiếp là những đóa hoa hồng tươi kèm theo lời nói ‘I Love You Mom’, đến từng người Mẹ, Má hay Mommy của mình . Và cuối cùng, cộng đoàn và các em thiếu nhi cũng không quên thắp một nén hương để tưởng nhớ đến những người Mẹ, Má hay Mommy đã khuất của mình.
Lạy Mẹ Maria, mong rằng có được những ngày lể này để các con thường xuyên nghĩ về công ơn cha mẹ tưởng cũng là một cái hay để nhắc nhở cho những đứa con đã lãng quên nghĩa tình Phụ Mẫu.
Margarita Nguyễn Phương Lan.
Xem Hình
Hôm nay cũng là ngày khi ơn các người Mẹ (Mother’s Day) các em thiếu nhi trong giáo xứ được sự hướng dẫn của các anh chị Huynh Trưởng Thiếu Nhi đoàn Thánh Linh, các em đã nói lên lời cảm tạ tri ân nhân ngày lể ghi ơn các bà Mẹ hôm nay. Tình yêu mà Mẹ, Má, hay Mommy dành cho những đứa con rất tuyệt vời. Sự hy sinh, lo lắng và dạy dỗ các con khôn lớn và nên người ở trên đất khách quê người này. Và kế tiếp là những đóa hoa hồng tươi kèm theo lời nói ‘I Love You Mom’, đến từng người Mẹ, Má hay Mommy của mình . Và cuối cùng, cộng đoàn và các em thiếu nhi cũng không quên thắp một nén hương để tưởng nhớ đến những người Mẹ, Má hay Mommy đã khuất của mình.
Lạy Mẹ Maria, mong rằng có được những ngày lể này để các con thường xuyên nghĩ về công ơn cha mẹ tưởng cũng là một cái hay để nhắc nhở cho những đứa con đã lãng quên nghĩa tình Phụ Mẫu.
Margarita Nguyễn Phương Lan.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đức Phanxicô, Ông Trump và nền đạo đức học nhất quán về sự sống
Vũ Văn An
22:49 15/05/2017
Trong những ngày Ông Trump còn đang tranh cử chức tổng thống Hoa Kỳ, giáo sư Charles C. Camosy của Đại Học Fordham về môn Đạo Đức Thần Học và Xã Hội, đã viết một loạt bài bình luận so sánh nền đạo đức học nhất quán về sự sống của Đức Phanxicô và nền văn hóa vứt bỏ mà lúc ấy ông Trump bị coi là đại biểu.
Nhân dịp hai vị sắp sửa gặp nhau tại Vatican, chúng tôi xin trình bầy các nhận định của vị giáo sư này.
Gốc rễ nền đạo đức học nhất quán về sự sống của Đức Phanxicô
Đức Phanxicô được coi là vị giáo hoàng nhất quán về đạo đức học sự sống. Dĩ nhiên, nền tảng của đạo đức học này là Thánh Kinh và Thánh Truyền. Riêng tại Hoa Kỳ, người đầu tiên đem nó ra trình bày với công chúng một cách đầy sáng tạo chính là Đức Hồng Y Joseph Bernardin của Chicago.
Thực vậy, các giám mục Hoa Kỳ lúc đó bầu Đức Hồng Y Bernardin làm chủ tịch Ủy Ban Phò Sự Sống. Còn Đại Học Fordham thì mời ngài tới Thành Phố New York để đọc bài diễn văn Gannon năm 1983. Ngài đã thỏa mãn lời mời này với bài diễn văn nổi tiếng tựa là A Consistent Ethic of Life: an American-Catholic Dialogue (Đạo Đức Học Nhất Quán về Sự Sống: Cuộc Đối Thoại Hoa Kỳ - Công Giáo).
Bài diễn văn trên nổi tiếng đến nỗi ngày hôm sau, New York Times cho chạy hàng tít lớn: “Bernardin Yêu Cầu Người Công Giáo Đấu Tranh Cả Vũ Khí Hạch Nhân Lẫn Nạn Phá Thai” và mô tả Đức Hồng Y như người đã mở màn “một cuộc tấn công rộng lớn vào hàng loạt vấn đề có liên quan tới ‘tính thánh thiêng của sự sống’, trong đó, có vũ khí hạch nhân, phá thai, và án tử hình”.
Bài báo trên kích động nhiều phản ứng và quan tâm cao độ, khiến Đức Hồng Y Bernardin dành nhiều thì giờ hơn nữa để đào sâu nền đạo đức học nhất quán về sự sống. Nhờ thế, cuối cùng, ngài đã nối kết các vấn đề như nghèo khó, an tử, di truyền học, chăm sóc sức khỏe và khiêu dâm vào đạo đức học.
Dù ngài nói rõ: ta không nên che phủ nhiều sự khác nhau có thật giữa các vấn đề được ngài nối kết với nhau như trên, ngài vẫn đã chứng minh được các đặc điểm chung rất đáng lưu ý của chúng và mời gọi chúng ta lý luận một cách nhất quán khi đề cập tới các vấn đề này. Ngài cho rằng, những ai dấn thân vào lý lẽ và tính chân chính đều phải từ khước việc bàn đến các vấn đề cá thể trên một cách ad hoc (chỉ chuyên về nó), tách rời nó một cách giả tạo ra khỏi các mối tương quan của nó với các vấn đề khác.
Nền đạo đức học nhất quán về sự sống cũng bị chỉ trích, phần lớn chung quanh vấn đề phá thai. Một số người ở phe tả chính trị chỉ trích nó vì, một cách thiếu phê phán, nó đã gộp chung các vấn đề công bằng xã hội vào việc hạn chế quyền phá thai. Trong khi ấy, một số người thuộc cánh hữu chính trị chỉ trích nó vì đã không coi trọng việc hàng triệu sinh mạng bị nạn phá thai lấy đi như đối với những vấn đề ít quan trọng hơn khác.
Tuy nhiên, chống lại các chỉ trích trên, “Kế Hoạch Mục Vụ Dành Cho Các Sinh Hoạt Phò Sự Sống” của các giám mục Hoa Kỳ minh nhiên lấy “Nền Đạo Đức Học Nhất Quán Về Sự Sông” làm khuôn khổ trung tâm của nó. Trích dẫn Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, các giám mục quả quyết rằng “ở đâu sự sống có liên quan, ở đấy việc phục vụ bác ái phải nhất quán một cách sâu xa. Nó không thể khoan thứ cho thành kiến và kỳ thị, vì sự sống con người là thánh thiêng và bất khả xâm phạm ở mọi giai đoạn và trong mọi hoàn cảnh; nó là một thiện ích bất khả phân chia. Như thế, chúng ta cần phải tỏ lòng chăm sóc đối với mọi sự sống và sự sống của mọi người”.
Bất cứ ai đã đọc thông điệp Tin Mừng Sự Sống (Evangelium Vitae) năm 1995 của Đức Gioan Phaolô II, hẳn không thể không nhìn ra nền đạo đức học nhất quán của ngài về sự sống.
Khi bênh vực phẩm giá cố hữu của sự sống con người, nhất là khi sự sống này yếu ớt và không ai bảo vệ, Đức Gioan Phaolô II lưu ý người ta không những tới “các tai ương nghèo khó, đói khát, bệnh tật, bạo lực và chiến tranh xưa cũ” mà cả “các đe dọa mới đang xuất hiện trên quy mô lớn lao đáng ngại”. Bảng liệt kê càng dài hơn khi Đức Giáo Hoàng cùng với Công Đồng Vatican II “mạnh mẽ kết án” các thực hành “chống lại chính sự sống”:
“Bất cứ loại sát nhân, diệt chủng, phá thai, trợ tử hay tự hủy hoại mình nào, bất cứ điều gì vi phạm tính toàn vẹn của con người nhân bản, như làm què quặt, các hành hạ đối với thân xác hay tinh thần, các mưu toan cưỡng bức ý chí người ta; bất cứ điều gì xâm phạm tới nhân phẩm, như các điều kiện sống phi nhân, việc giam cầm độc đoán, trục xuất, nô dịch, đĩ điếm, mua bán phụ nữ và trẻ em; cũng như các điều kiện làm việc phũ phàng, trong đó, con người bị đối xử chỉ như các dụng cụ để kiếm lời chứ không phải như những ngôi vị tự do và có trách nhiệm; tất cả những điều này và những điều khác tương tự như chúng đều quả là những điều ô nhục. Chúng chuốc độc xã hội con người, và gây hại cho những người thực hành chúng nhiều hơn cho những người bị chúng gây thương tích”.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cũng phản ảnh cùng những quan điểm như vị tiền nhiệm của ngài. Trong Caritas in Veritate (Đức Ái trong Sự Thật), ngài chống lại sự phân biệt giả tạo giữa các vấn đề “phò sự sống” và “công bằng xã hội”. Phá thai, an tử, và việc dùng và diệt bào thai để nghiên cứu phải được nhìn qua khuôn khổ công bằng xã hội, y hệt như chủ nghĩa tư bản hoàn cầu, các quan tâm sinh thái, và nghèo khó phải được nhìn qua khuôn khổ sự sống.
Chẳng hạn, dù Đức Bênêđíctô XVI đưa ra lời kêu gọi có tính khai phá phải quan tâm hơn nữa tới sinh thái trong Caritas in Veritate, vì nền đạo đức học nhất quán về sự sống, nhưng ngài từ khước việc cô lập hóa mối quan tâm này khỏi điều ngài gọi là “sinh thái nhân bản”:
“Nếu thiếu lòng tôn trọng đối với quyền sống và quyền chết tự nhiên, nếu việc thụ thai, mang thai và sinh ra của con người được làm một cách nhân tạo, nếu các bào thai người bị hy sinh cho nghiên cứu, thì lương tâm xã hội kết cục sẽ đánh mất ý niệm sinh thái nhân bản và, cùng với nó, là ý niệm sinh thái môi trường… Nhiệm vụ của ta đối với môi trường được liên kết với các nhiệm vụ của ta đối với con người nhân bản, được xem xét ngay trong họ hay trong tương quan với người khác. Ta sẽ lầm lẫn nếu chủ trương tuân giữ một số nhiệm vụ trong khi chà đạp một số nhiệm vụ khác”.
Thành thử, dù Đức Hồng Y Bernardin làm cho nền đạo đức học nhất quán về sự sống trở thành nổi tiếng, nhưng lực đẩy chính của ngài cũng chỉ là việc mạnh mẽ bảo vệ giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo. Và mặc dù các Đức Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI đặt để nền tảng vững chãi cho nền đạo đức học nhất quán, nhưng các ngài vẫn để chỗ để ta góp phần làm nó lớn lên.
Điều đáng mừng là Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp nối con đường của hai vị tiền nhiệm. Khẳng định điều các ngài dạy trong các vấn đề sự sống, ngài đã đẩy xa hơn nữa truyền thống đạo đức học nhất quán. Thiển nghĩ, thuật ngữ “nền văn hóa vứt bỏ” có sức mạnh rất lớn trong khả năng nói chuyện với thế hệ mới.
Nền đạo đức học nhất quán về sự sống dưới thời Đức Phanxicô
Camosy cho rằng các người bảo thủ và cấp tiến thế tục đã thay phiên nhau ca ngợi hoặc tố cáo Đức Giáo Hoàng Phanxicô như một người cấp tiến. Nhưng lập trường của ngài về các vấn đề luân lý nóng bỏng theo chân rất sát Nền Đạo Đức Học Nhất Quán về Sự Sống của các vị tiền nhiệm.
Đoạn văn đẹp đẽ sau đây của Laudato Si’ đủ nói lên điều trên:
"Văn hóa duy tương đối cũng là một vô trật tự y như thế khi nó khiến người này lợi dụng người nọ, đối xử với nhau như những đồ vật không hơn không kém, buộc họ phải khổ sai lao động hay bắt họ làm nô lệ để trừ nợ. Loại suy nghĩ y như thế đang dẫn tới việc bóc lột tình dục trẻ em và bỏ rơi người có tuổi không còn phục vụ quyền lợi của ta nữa. Đây cũng là não trạng của những người nói rằng: ta hãy để cho các lực lượng vô hình của thị trường điều hòa nền kinh tế, và coi tác động của chúng đối với xã hội và thiên nhiên như những thiệt hại phụ thuộc. Thiếu vắng các chân lý khách quan hay các nguyên tắc đúng đắn thay cho việc thỏa mãn các thèm muốn và nhu cầu tức khắc của riêng chúng ta, thì đâu là các giới hạn có thể đặt lên việc mua bán người, tội ác có tổ chức, buôn ban ma túy, và thương mại kim cương gây đổ máu (blood diamonds) và lông các loài thú đang có nguy cơ diệt chủng? Điều này há không y hệt như thứ luận lý học duy tương đối chuyên biện minh cho việc mua bán các bộ phận của người nghèo để bán lại hay sử dụng trong thí nghiệm, hay loại bỏ các trẻ em vì chúng không phải là điều cha mẹ các em mong muốn? Cũng chính cùng một thứ luận lý học “dùng rồi vứt bỏ” này đã sản xuất ra không biết bao nhiêu đồ phế thải, vì ý muốn vô trật tự muốn tiêu thụ nhiều hơn là thực sự cần thiết”.
Một số người có thể ngạc nhiên khi thấy phá thai được dành cho một chỗ nổi bật trong danh sách này, vì nhiều người vẫn cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng yêu cầu chúng ta không nên quá bàn tới chủ đề này. Ấn tượng này có thể phát xuất từ một cuộc phỏng vấn độc quyền mà Đức Giáo Hoàng đã dành cho một ấn phẩm Dòng Tên năm 2013 (Tập San America ở Hoa Kỳ), trong đó, ngài nói:
“Ta không thể chỉ nhấn mạnh tới các vấn đề liên quan tới phá thai, hôn nhân đồng tính và việc sử dụng các phương pháp ngừa thai. Việc này không thể. Tôi vốn không nói nhiều về các vấn đề này, và vì thế tôi đã bị chỉ trích. Nhưng khi nói tới các vấn đề này, chúng ta phải nói tới chúng trong bối cảnh của chúng”.
Trái với những gì được tường trình, Đức Phanxicô đã không nói với người Công Giáo phải ngưng việc nói tới phá thai. Đúng hơn, ngài đã cùng với các vị tiền nhiệm nhấn mạnh rằng phá thai phải được hiều trong bối cảnh cam kết đối với các vấn đề khác về sự sống.
Thực vậy, ngay ngày hôm sau, Đức Phanxicô đã sử dụng một ngôn từ rất mạnh để lên án phá thai trong một diễn văn trước một số bác sĩ sản và nhi khoa ở Rôma. Giới truyền thông đã không có cùng một sự chú ý khi Đức Phanxicô nói rằng: “mọi trẻ em chưa sinh ra, dù bị bất công kết án phải trục thai, đều có khuôn mặt của Thiên Chúa”. Một cách đầy ý nghĩa, khi ngài cho rằng phá thai là sản phẩm của “não trạng kiếm lời rất phổ thông, ‘thứ văn hóa vứt bỏ’ mà hiện nay đang nô dịch tâm trí của rất nhiều người”.
‘Nền văn hóa vứt bỏ’ là thuật ngữ hàng đầu trong nền đạo đức học nhất quán của Đức Phanxicô về sự sống. Ngài diễn tả nó như là “não trạng trong đó mọi sự đều có một cái giá, mọi sự đều có thể mua, mọi sự đều có thể thương lượng được. Lối suy nghĩ này chỉ dành chỗ cho một số ít người ưu tuyển, trong khi vứt đi tất cả những ai không có năng xuất”.
Nó giảm thiểu mọi sự, kể cả con người, chỉ còn là sự vật mà giá trị hệ ở việc mua, bán, dùng, và vứt đi khi giá thị trường của chúng đã hết.
Giá trị cố hữu, bất khả giảm thiểu của những hữu thể nhân bản ‘không hữu hiệu’ và ‘trở thành gánh nặng’ đơn giản bị làm ngơ bởi nền văn hóa vứt bỏ, một nền văn hóa coi những giá trị như thế là đồ bất tiện. Khi giảm thiểu con người nhân bản chỉ còn là sản phẩm trên thị trường, một sản phẩm có thể được dùng rồi vứt bỏ, nền văn hóa của ta đã phạm một sai lầm tuyệt đối. Con người là một cứu cánh ngay trong họ, với một giá trị cố hữu và bất giảm thiểu, và không bao giờ bị vứt bỏ như rác rưởi.
Tính bạo động minh nhiên, chết người của nền văn hóa vứt bỏ bị Đức Giáo Hoàng Phanxicô chống đối bao gồm các thực hành bạo lực theo nghĩa cổ điển như chiến tranh, diệt chủng, khủng bố và án tử hình. Nhưng ngài còn nghĩ các thực hành như phá thai (vứt bỏ đứa trẻ như vật bất tiện) và an tử (đối xử với người có tuổi như một gánh nặng cần phải vứt bỏ) cũng là thành phần của cùng một thứ văn hóa bạo lực giết người này.
Đức Phanxicô cũng tập chú đặc biệt vào điều bạo lực gây ra cho người phạm tội. Trong diễn văn của ngài trước Quốc Hội Hoa Kỳ, ngài nói rằng khi liên tiếp tái sử dụng bạo lực, ta liều mình trở thành các tù nhân, bị chính các thói quen của ta vây hãm. Đức Phanxicô cũng cảnh cáo chúng ta rằng cách tốt nhất trở thành những tên sát nhân và độc tài là bắt chước các thực hành đầy bạo lực của những người này.
Nhưng nền đạo đức học nhất quán về sự sống không chỉ quan tâm tới bạo lực minh nhiên dưới hình thức giết chóc, mà còn quan tâm tới bạo lực cơ cấu hiện diện trong cung cách chúng ta sắp xếp các xã hội của chúng ta. Đối với Đức Phanxicô và các vị tiền nhiệm của ngài, tôn trọng sự sống không thể đơn giản chỉ là việc chống cự lại bạo lực gây hấn của nền văn hóa vứt bỏ, mà còn cả các cơ cấu xã hội của nó nữa.
Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng giới răn như “chớ giết người” rõ ràng có thể áp dụng vào điều ngài gọi là “kinh tế loại trừ” trong nền văn hóa của ta. Như ngài đã viết trong Niềm Vui Tin Mừng “một nền kinh tế như thế đang giết người”.
Hơn nữa, thứ loại trừ khiến Đức Phanxicô quan tâm sâu xa thường thường là kết quả của các thực hành vô ý thức dẫn tới việc một số loại người trở thành “những người bị loại bỏ” hay “phế thải”.
Đức Phanxicô đặc biệt chỉ trích “các lý thuyết phát triển kinh tế nhỏ giọt từ trên xuống”. Các lý thuyết này coi con người nhân linh như những thứ đồ vật có thể làm ngơ và vứt đi nếu là cản trở thuần đối với sự phát triển này. Người vô gia cư chết cóng; đứa trẻ không được chăm sóc y tế thỏa đáng chết vì chứng bệnh có thể chữa được một cách dễ dàng; những dân tộc ở đảo bị đe doạ bởi khí hậu thay đổi, những người như thế chỉ là những ý nghĩ muộn màng đến sau sự việc (afterthoughts) trong điều ngài gọi là “hoàn cầu hóa lòng dửng dưng”.
Phẩm giá của những con người dễ bị thương tổn trên hoàn toàn là thứ bất tiện đối với những người trong chúng ta vốn được lợi nhờ nền văn hóa tiêu thụ hoàn cầu, thành ra, chúng ta làm ngơ người nghèo và người bị hất hủi cho tới lúc ta hết còn cảm giác gì đối với tiếng kêu than của họ. Tính tối thượng của con người nhân bản bị thay thế bởi lòng mê tiền, điều mà ở Santa Cruz, Bolivia, ngài gọi là “phân thối của ma qủy”; luận lý học của phát triển kinh tế đạt tới chỗ thống trị tuyệt đối, bất kể ai bị vứt bỏ trong diễn trình này.
Trên đây chỉ là một vài nét chấm phá của nền đạo đức học nhất quán về sự sống. Khó có thể nắm bắt mọi khía cạnh của nền đạo đức học này trong một bài báo.
Nền đạo đức học nhất quán về sự sống và nền văn hóa bạo lực tính dục của những người như ứng cử viên Trump
Bạo lực tính dục vốn được triết lộ trong cuốn video của Ông Trump lúc đang tranh cử. Trong đóng góp cuối cùng này, Giáo Sư Charles Camosy khảo sát vấn đề bạo lực và thỏa mãn tính dục như là triệu chứng của nền văn hóa vứt bỏ bị Đức Phanxicô lên án.
Giáo Sư Camosy cho rằng dù chủ đề này đúng lúc vì các tin tức liên quan đến các thói quen tính dục của Ông Donald Trump, nhưng nhiều người cho là lạ khi nền đạo đức học nhất quán về sự sống lại chú tâm đến nền văn hóa tính dục của ta. Nhưng quả thực nền văn hóa này là một phần của nền văn hóa vứt bỏ bị Đức Phanxicô cực lực lên án.
Ta nên nhớ Đức Phanxicô đặc biệt quan tâm tới thứ bạo lực “đối xử với người khác như các đồ vật” như ngài đã viết trong Laudato Si’, vì thứ bạo lực này từ chối việc nhìn nhận các hữu thể nhân bản như có giá trị nội tại khiến không thể bị giản lược thành đồ vật.
Điều mà đôi khi ta gọi là nền văn hóa “hook-up” (chấp nhận và khuyến khích các cuộc làm tình bừa bãi chỉ để hưởng lạc, bất cần gắn bó xúc cảm hay cam kết lâu dài), một thứ văn hóa rất thịnh hành trong âm nhạc, phim ảnh và các phương tiện truyền thông hiện đại, đã đặt tiền đề của nó trên loại bạo lực này. Chỉ cần nhìn thoáng qua trang mạng “Texts from Last Night” (một hiện tượng văn hóa có tới hơn 4 triệu người theo dõi trên Twitter), ta sẽ thấy rõ nền văn hóa này.
Đây là “bản văn” đầu tiên trong một ngày kia của họ: “Chick in class has 69 tattooed on the back of her neck. Target acquired” (Con gà mái trong lớp có dấu 69 xâm sau gáy. Mục tiêu đạt được).
Người ta khó lòng tìm được một điển hình tốt hơn về thái độ vốn lên đặc điểm cho nền văn hóa “hook-up”. Bản văn này không những nói tới người phụ nữ bằng một ngôn từ hạ cấp, mà còn sử dụng một hình ảnh cổ điển vẫn bị coi là bạo lực để nói lên thèm thuồng của người gửi muốn được “hook up” với nàng.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn than phiền rằng nền văn hóa tính dục của ta đã trở nên thành phần của nền văn hóa vứt bỏ nói chung. Trong Niềm Vui Yêu Thương, ngài nhận định rằng chúng ta đã tách mình ra khỏi giá trị của mọi sự đến nỗi mọi sự đều trở nên có thể vứt bỏ được, kể cả những con người trong các mối liên hệ thân mật nhất. Và ngài có lý khi than phiền như thế, đặc biệt khi xét đến các hậu quả nặng nề nhất trong bạo lực của nền văn hóa “hook up”.
Vị trí nổi bật của rượu trong cuộc “hook up”, cùng với việc phi nhân hóa người đối tác, thường dẫn tới bạo lực tính dục. Đôi khi bạo lực này mang hình thức áp chế tính dục đối với người kháng cự. Tuy nhiên, thông thường hơn, nó bao gồm những âm mưu có tính toán của kẻ phạm tội nhằm chuốc cho “mục tiêu” uống đủ say để họ dễ bề “đạt được”.
Vì thế, phần lớn những cuộc làm tình trong nền văn hóa “hook up” thực ra là hiếp dâm. Việc mãi dâm cũng thế, bị Đức Phanxicô coi là hình thức nô lệ hiện đại, một “thứ dịch trên thân thể nhân loại hiện thời”.
Việc sử dụng thân xác một người khác để chiếm hữu hay thỏa mãn tính dục một khi đã thành điều có thể chấp nhận được về phương diện xã hội, và nhất là khi nó được cổ vũ và trân qúy nhân danh tự do và giải phóng tính dục, thì khó có thể nói được một cách chính xác tại sao điển hình A xấu, nhưng điển hình B lại chấp nhận được, và điển hình C còn có thể tốt là đàng khác.
Với những đường ranh mờ nhạt trên, cộng với việc tôn trọng tính dục như là điều thuộc lãnh vực tự lập tư riêng, thì việc ta tách mình ra khỏi các nạn nhân của bạo lực tính dục và “đứng ngoài giường người ta” sẽ trở thành điều dễ dàng hơn.
Nền đạo đức học nhất quán về sự sống đòi phải có một nền văn hóa tính dục ngược lại, không bác bỏ những cuộc gặp gỡ chân chính, nhưng chống lại những cuộc gặp gỡ bị thống trị bởi việc vì não trạng duy tiêu thụ, người ta quá chú trọng tới tự lập, tư riêng, chiếm hữu và sử dụng thân xác người khác.
Ai cũng biết, bất chấp não trạng tiêu cực trên, Ông Trump vẫn đã thắng cuộc để chễm chệ ngồi vào ghế Tổng Thống Hoa Kỳ. Hy vọng cuôc gặp gỡ với người chủ đạo nền đạo đức học nhất quán về sự sống sẽ góp phần làm xoay chiều từ từ một trong những đứa con của nền văn hóa vứt bỏ, coi người khác chỉ là đồ vật để sử dụng và khi không còn sử dụng được nữa thì vứt bỏ không thương tiếc.
Nhân dịp hai vị sắp sửa gặp nhau tại Vatican, chúng tôi xin trình bầy các nhận định của vị giáo sư này.
Gốc rễ nền đạo đức học nhất quán về sự sống của Đức Phanxicô
Đức Phanxicô được coi là vị giáo hoàng nhất quán về đạo đức học sự sống. Dĩ nhiên, nền tảng của đạo đức học này là Thánh Kinh và Thánh Truyền. Riêng tại Hoa Kỳ, người đầu tiên đem nó ra trình bày với công chúng một cách đầy sáng tạo chính là Đức Hồng Y Joseph Bernardin của Chicago.
Thực vậy, các giám mục Hoa Kỳ lúc đó bầu Đức Hồng Y Bernardin làm chủ tịch Ủy Ban Phò Sự Sống. Còn Đại Học Fordham thì mời ngài tới Thành Phố New York để đọc bài diễn văn Gannon năm 1983. Ngài đã thỏa mãn lời mời này với bài diễn văn nổi tiếng tựa là A Consistent Ethic of Life: an American-Catholic Dialogue (Đạo Đức Học Nhất Quán về Sự Sống: Cuộc Đối Thoại Hoa Kỳ - Công Giáo).
Bài diễn văn trên nổi tiếng đến nỗi ngày hôm sau, New York Times cho chạy hàng tít lớn: “Bernardin Yêu Cầu Người Công Giáo Đấu Tranh Cả Vũ Khí Hạch Nhân Lẫn Nạn Phá Thai” và mô tả Đức Hồng Y như người đã mở màn “một cuộc tấn công rộng lớn vào hàng loạt vấn đề có liên quan tới ‘tính thánh thiêng của sự sống’, trong đó, có vũ khí hạch nhân, phá thai, và án tử hình”.
Bài báo trên kích động nhiều phản ứng và quan tâm cao độ, khiến Đức Hồng Y Bernardin dành nhiều thì giờ hơn nữa để đào sâu nền đạo đức học nhất quán về sự sống. Nhờ thế, cuối cùng, ngài đã nối kết các vấn đề như nghèo khó, an tử, di truyền học, chăm sóc sức khỏe và khiêu dâm vào đạo đức học.
Dù ngài nói rõ: ta không nên che phủ nhiều sự khác nhau có thật giữa các vấn đề được ngài nối kết với nhau như trên, ngài vẫn đã chứng minh được các đặc điểm chung rất đáng lưu ý của chúng và mời gọi chúng ta lý luận một cách nhất quán khi đề cập tới các vấn đề này. Ngài cho rằng, những ai dấn thân vào lý lẽ và tính chân chính đều phải từ khước việc bàn đến các vấn đề cá thể trên một cách ad hoc (chỉ chuyên về nó), tách rời nó một cách giả tạo ra khỏi các mối tương quan của nó với các vấn đề khác.
Nền đạo đức học nhất quán về sự sống cũng bị chỉ trích, phần lớn chung quanh vấn đề phá thai. Một số người ở phe tả chính trị chỉ trích nó vì, một cách thiếu phê phán, nó đã gộp chung các vấn đề công bằng xã hội vào việc hạn chế quyền phá thai. Trong khi ấy, một số người thuộc cánh hữu chính trị chỉ trích nó vì đã không coi trọng việc hàng triệu sinh mạng bị nạn phá thai lấy đi như đối với những vấn đề ít quan trọng hơn khác.
Tuy nhiên, chống lại các chỉ trích trên, “Kế Hoạch Mục Vụ Dành Cho Các Sinh Hoạt Phò Sự Sống” của các giám mục Hoa Kỳ minh nhiên lấy “Nền Đạo Đức Học Nhất Quán Về Sự Sông” làm khuôn khổ trung tâm của nó. Trích dẫn Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, các giám mục quả quyết rằng “ở đâu sự sống có liên quan, ở đấy việc phục vụ bác ái phải nhất quán một cách sâu xa. Nó không thể khoan thứ cho thành kiến và kỳ thị, vì sự sống con người là thánh thiêng và bất khả xâm phạm ở mọi giai đoạn và trong mọi hoàn cảnh; nó là một thiện ích bất khả phân chia. Như thế, chúng ta cần phải tỏ lòng chăm sóc đối với mọi sự sống và sự sống của mọi người”.
Bất cứ ai đã đọc thông điệp Tin Mừng Sự Sống (Evangelium Vitae) năm 1995 của Đức Gioan Phaolô II, hẳn không thể không nhìn ra nền đạo đức học nhất quán của ngài về sự sống.
Khi bênh vực phẩm giá cố hữu của sự sống con người, nhất là khi sự sống này yếu ớt và không ai bảo vệ, Đức Gioan Phaolô II lưu ý người ta không những tới “các tai ương nghèo khó, đói khát, bệnh tật, bạo lực và chiến tranh xưa cũ” mà cả “các đe dọa mới đang xuất hiện trên quy mô lớn lao đáng ngại”. Bảng liệt kê càng dài hơn khi Đức Giáo Hoàng cùng với Công Đồng Vatican II “mạnh mẽ kết án” các thực hành “chống lại chính sự sống”:
“Bất cứ loại sát nhân, diệt chủng, phá thai, trợ tử hay tự hủy hoại mình nào, bất cứ điều gì vi phạm tính toàn vẹn của con người nhân bản, như làm què quặt, các hành hạ đối với thân xác hay tinh thần, các mưu toan cưỡng bức ý chí người ta; bất cứ điều gì xâm phạm tới nhân phẩm, như các điều kiện sống phi nhân, việc giam cầm độc đoán, trục xuất, nô dịch, đĩ điếm, mua bán phụ nữ và trẻ em; cũng như các điều kiện làm việc phũ phàng, trong đó, con người bị đối xử chỉ như các dụng cụ để kiếm lời chứ không phải như những ngôi vị tự do và có trách nhiệm; tất cả những điều này và những điều khác tương tự như chúng đều quả là những điều ô nhục. Chúng chuốc độc xã hội con người, và gây hại cho những người thực hành chúng nhiều hơn cho những người bị chúng gây thương tích”.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cũng phản ảnh cùng những quan điểm như vị tiền nhiệm của ngài. Trong Caritas in Veritate (Đức Ái trong Sự Thật), ngài chống lại sự phân biệt giả tạo giữa các vấn đề “phò sự sống” và “công bằng xã hội”. Phá thai, an tử, và việc dùng và diệt bào thai để nghiên cứu phải được nhìn qua khuôn khổ công bằng xã hội, y hệt như chủ nghĩa tư bản hoàn cầu, các quan tâm sinh thái, và nghèo khó phải được nhìn qua khuôn khổ sự sống.
Chẳng hạn, dù Đức Bênêđíctô XVI đưa ra lời kêu gọi có tính khai phá phải quan tâm hơn nữa tới sinh thái trong Caritas in Veritate, vì nền đạo đức học nhất quán về sự sống, nhưng ngài từ khước việc cô lập hóa mối quan tâm này khỏi điều ngài gọi là “sinh thái nhân bản”:
“Nếu thiếu lòng tôn trọng đối với quyền sống và quyền chết tự nhiên, nếu việc thụ thai, mang thai và sinh ra của con người được làm một cách nhân tạo, nếu các bào thai người bị hy sinh cho nghiên cứu, thì lương tâm xã hội kết cục sẽ đánh mất ý niệm sinh thái nhân bản và, cùng với nó, là ý niệm sinh thái môi trường… Nhiệm vụ của ta đối với môi trường được liên kết với các nhiệm vụ của ta đối với con người nhân bản, được xem xét ngay trong họ hay trong tương quan với người khác. Ta sẽ lầm lẫn nếu chủ trương tuân giữ một số nhiệm vụ trong khi chà đạp một số nhiệm vụ khác”.
Thành thử, dù Đức Hồng Y Bernardin làm cho nền đạo đức học nhất quán về sự sống trở thành nổi tiếng, nhưng lực đẩy chính của ngài cũng chỉ là việc mạnh mẽ bảo vệ giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo. Và mặc dù các Đức Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI đặt để nền tảng vững chãi cho nền đạo đức học nhất quán, nhưng các ngài vẫn để chỗ để ta góp phần làm nó lớn lên.
Điều đáng mừng là Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp nối con đường của hai vị tiền nhiệm. Khẳng định điều các ngài dạy trong các vấn đề sự sống, ngài đã đẩy xa hơn nữa truyền thống đạo đức học nhất quán. Thiển nghĩ, thuật ngữ “nền văn hóa vứt bỏ” có sức mạnh rất lớn trong khả năng nói chuyện với thế hệ mới.
Nền đạo đức học nhất quán về sự sống dưới thời Đức Phanxicô
Camosy cho rằng các người bảo thủ và cấp tiến thế tục đã thay phiên nhau ca ngợi hoặc tố cáo Đức Giáo Hoàng Phanxicô như một người cấp tiến. Nhưng lập trường của ngài về các vấn đề luân lý nóng bỏng theo chân rất sát Nền Đạo Đức Học Nhất Quán về Sự Sống của các vị tiền nhiệm.
Đoạn văn đẹp đẽ sau đây của Laudato Si’ đủ nói lên điều trên:
"Văn hóa duy tương đối cũng là một vô trật tự y như thế khi nó khiến người này lợi dụng người nọ, đối xử với nhau như những đồ vật không hơn không kém, buộc họ phải khổ sai lao động hay bắt họ làm nô lệ để trừ nợ. Loại suy nghĩ y như thế đang dẫn tới việc bóc lột tình dục trẻ em và bỏ rơi người có tuổi không còn phục vụ quyền lợi của ta nữa. Đây cũng là não trạng của những người nói rằng: ta hãy để cho các lực lượng vô hình của thị trường điều hòa nền kinh tế, và coi tác động của chúng đối với xã hội và thiên nhiên như những thiệt hại phụ thuộc. Thiếu vắng các chân lý khách quan hay các nguyên tắc đúng đắn thay cho việc thỏa mãn các thèm muốn và nhu cầu tức khắc của riêng chúng ta, thì đâu là các giới hạn có thể đặt lên việc mua bán người, tội ác có tổ chức, buôn ban ma túy, và thương mại kim cương gây đổ máu (blood diamonds) và lông các loài thú đang có nguy cơ diệt chủng? Điều này há không y hệt như thứ luận lý học duy tương đối chuyên biện minh cho việc mua bán các bộ phận của người nghèo để bán lại hay sử dụng trong thí nghiệm, hay loại bỏ các trẻ em vì chúng không phải là điều cha mẹ các em mong muốn? Cũng chính cùng một thứ luận lý học “dùng rồi vứt bỏ” này đã sản xuất ra không biết bao nhiêu đồ phế thải, vì ý muốn vô trật tự muốn tiêu thụ nhiều hơn là thực sự cần thiết”.
Một số người có thể ngạc nhiên khi thấy phá thai được dành cho một chỗ nổi bật trong danh sách này, vì nhiều người vẫn cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng yêu cầu chúng ta không nên quá bàn tới chủ đề này. Ấn tượng này có thể phát xuất từ một cuộc phỏng vấn độc quyền mà Đức Giáo Hoàng đã dành cho một ấn phẩm Dòng Tên năm 2013 (Tập San America ở Hoa Kỳ), trong đó, ngài nói:
“Ta không thể chỉ nhấn mạnh tới các vấn đề liên quan tới phá thai, hôn nhân đồng tính và việc sử dụng các phương pháp ngừa thai. Việc này không thể. Tôi vốn không nói nhiều về các vấn đề này, và vì thế tôi đã bị chỉ trích. Nhưng khi nói tới các vấn đề này, chúng ta phải nói tới chúng trong bối cảnh của chúng”.
Trái với những gì được tường trình, Đức Phanxicô đã không nói với người Công Giáo phải ngưng việc nói tới phá thai. Đúng hơn, ngài đã cùng với các vị tiền nhiệm nhấn mạnh rằng phá thai phải được hiều trong bối cảnh cam kết đối với các vấn đề khác về sự sống.
Thực vậy, ngay ngày hôm sau, Đức Phanxicô đã sử dụng một ngôn từ rất mạnh để lên án phá thai trong một diễn văn trước một số bác sĩ sản và nhi khoa ở Rôma. Giới truyền thông đã không có cùng một sự chú ý khi Đức Phanxicô nói rằng: “mọi trẻ em chưa sinh ra, dù bị bất công kết án phải trục thai, đều có khuôn mặt của Thiên Chúa”. Một cách đầy ý nghĩa, khi ngài cho rằng phá thai là sản phẩm của “não trạng kiếm lời rất phổ thông, ‘thứ văn hóa vứt bỏ’ mà hiện nay đang nô dịch tâm trí của rất nhiều người”.
‘Nền văn hóa vứt bỏ’ là thuật ngữ hàng đầu trong nền đạo đức học nhất quán của Đức Phanxicô về sự sống. Ngài diễn tả nó như là “não trạng trong đó mọi sự đều có một cái giá, mọi sự đều có thể mua, mọi sự đều có thể thương lượng được. Lối suy nghĩ này chỉ dành chỗ cho một số ít người ưu tuyển, trong khi vứt đi tất cả những ai không có năng xuất”.
Nó giảm thiểu mọi sự, kể cả con người, chỉ còn là sự vật mà giá trị hệ ở việc mua, bán, dùng, và vứt đi khi giá thị trường của chúng đã hết.
Giá trị cố hữu, bất khả giảm thiểu của những hữu thể nhân bản ‘không hữu hiệu’ và ‘trở thành gánh nặng’ đơn giản bị làm ngơ bởi nền văn hóa vứt bỏ, một nền văn hóa coi những giá trị như thế là đồ bất tiện. Khi giảm thiểu con người nhân bản chỉ còn là sản phẩm trên thị trường, một sản phẩm có thể được dùng rồi vứt bỏ, nền văn hóa của ta đã phạm một sai lầm tuyệt đối. Con người là một cứu cánh ngay trong họ, với một giá trị cố hữu và bất giảm thiểu, và không bao giờ bị vứt bỏ như rác rưởi.
Tính bạo động minh nhiên, chết người của nền văn hóa vứt bỏ bị Đức Giáo Hoàng Phanxicô chống đối bao gồm các thực hành bạo lực theo nghĩa cổ điển như chiến tranh, diệt chủng, khủng bố và án tử hình. Nhưng ngài còn nghĩ các thực hành như phá thai (vứt bỏ đứa trẻ như vật bất tiện) và an tử (đối xử với người có tuổi như một gánh nặng cần phải vứt bỏ) cũng là thành phần của cùng một thứ văn hóa bạo lực giết người này.
Đức Phanxicô cũng tập chú đặc biệt vào điều bạo lực gây ra cho người phạm tội. Trong diễn văn của ngài trước Quốc Hội Hoa Kỳ, ngài nói rằng khi liên tiếp tái sử dụng bạo lực, ta liều mình trở thành các tù nhân, bị chính các thói quen của ta vây hãm. Đức Phanxicô cũng cảnh cáo chúng ta rằng cách tốt nhất trở thành những tên sát nhân và độc tài là bắt chước các thực hành đầy bạo lực của những người này.
Nhưng nền đạo đức học nhất quán về sự sống không chỉ quan tâm tới bạo lực minh nhiên dưới hình thức giết chóc, mà còn quan tâm tới bạo lực cơ cấu hiện diện trong cung cách chúng ta sắp xếp các xã hội của chúng ta. Đối với Đức Phanxicô và các vị tiền nhiệm của ngài, tôn trọng sự sống không thể đơn giản chỉ là việc chống cự lại bạo lực gây hấn của nền văn hóa vứt bỏ, mà còn cả các cơ cấu xã hội của nó nữa.
Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng giới răn như “chớ giết người” rõ ràng có thể áp dụng vào điều ngài gọi là “kinh tế loại trừ” trong nền văn hóa của ta. Như ngài đã viết trong Niềm Vui Tin Mừng “một nền kinh tế như thế đang giết người”.
Hơn nữa, thứ loại trừ khiến Đức Phanxicô quan tâm sâu xa thường thường là kết quả của các thực hành vô ý thức dẫn tới việc một số loại người trở thành “những người bị loại bỏ” hay “phế thải”.
Đức Phanxicô đặc biệt chỉ trích “các lý thuyết phát triển kinh tế nhỏ giọt từ trên xuống”. Các lý thuyết này coi con người nhân linh như những thứ đồ vật có thể làm ngơ và vứt đi nếu là cản trở thuần đối với sự phát triển này. Người vô gia cư chết cóng; đứa trẻ không được chăm sóc y tế thỏa đáng chết vì chứng bệnh có thể chữa được một cách dễ dàng; những dân tộc ở đảo bị đe doạ bởi khí hậu thay đổi, những người như thế chỉ là những ý nghĩ muộn màng đến sau sự việc (afterthoughts) trong điều ngài gọi là “hoàn cầu hóa lòng dửng dưng”.
Phẩm giá của những con người dễ bị thương tổn trên hoàn toàn là thứ bất tiện đối với những người trong chúng ta vốn được lợi nhờ nền văn hóa tiêu thụ hoàn cầu, thành ra, chúng ta làm ngơ người nghèo và người bị hất hủi cho tới lúc ta hết còn cảm giác gì đối với tiếng kêu than của họ. Tính tối thượng của con người nhân bản bị thay thế bởi lòng mê tiền, điều mà ở Santa Cruz, Bolivia, ngài gọi là “phân thối của ma qủy”; luận lý học của phát triển kinh tế đạt tới chỗ thống trị tuyệt đối, bất kể ai bị vứt bỏ trong diễn trình này.
Trên đây chỉ là một vài nét chấm phá của nền đạo đức học nhất quán về sự sống. Khó có thể nắm bắt mọi khía cạnh của nền đạo đức học này trong một bài báo.
Nền đạo đức học nhất quán về sự sống và nền văn hóa bạo lực tính dục của những người như ứng cử viên Trump
Bạo lực tính dục vốn được triết lộ trong cuốn video của Ông Trump lúc đang tranh cử. Trong đóng góp cuối cùng này, Giáo Sư Charles Camosy khảo sát vấn đề bạo lực và thỏa mãn tính dục như là triệu chứng của nền văn hóa vứt bỏ bị Đức Phanxicô lên án.
Giáo Sư Camosy cho rằng dù chủ đề này đúng lúc vì các tin tức liên quan đến các thói quen tính dục của Ông Donald Trump, nhưng nhiều người cho là lạ khi nền đạo đức học nhất quán về sự sống lại chú tâm đến nền văn hóa tính dục của ta. Nhưng quả thực nền văn hóa này là một phần của nền văn hóa vứt bỏ bị Đức Phanxicô cực lực lên án.
Ta nên nhớ Đức Phanxicô đặc biệt quan tâm tới thứ bạo lực “đối xử với người khác như các đồ vật” như ngài đã viết trong Laudato Si’, vì thứ bạo lực này từ chối việc nhìn nhận các hữu thể nhân bản như có giá trị nội tại khiến không thể bị giản lược thành đồ vật.
Điều mà đôi khi ta gọi là nền văn hóa “hook-up” (chấp nhận và khuyến khích các cuộc làm tình bừa bãi chỉ để hưởng lạc, bất cần gắn bó xúc cảm hay cam kết lâu dài), một thứ văn hóa rất thịnh hành trong âm nhạc, phim ảnh và các phương tiện truyền thông hiện đại, đã đặt tiền đề của nó trên loại bạo lực này. Chỉ cần nhìn thoáng qua trang mạng “Texts from Last Night” (một hiện tượng văn hóa có tới hơn 4 triệu người theo dõi trên Twitter), ta sẽ thấy rõ nền văn hóa này.
Đây là “bản văn” đầu tiên trong một ngày kia của họ: “Chick in class has 69 tattooed on the back of her neck. Target acquired” (Con gà mái trong lớp có dấu 69 xâm sau gáy. Mục tiêu đạt được).
Người ta khó lòng tìm được một điển hình tốt hơn về thái độ vốn lên đặc điểm cho nền văn hóa “hook-up”. Bản văn này không những nói tới người phụ nữ bằng một ngôn từ hạ cấp, mà còn sử dụng một hình ảnh cổ điển vẫn bị coi là bạo lực để nói lên thèm thuồng của người gửi muốn được “hook up” với nàng.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn than phiền rằng nền văn hóa tính dục của ta đã trở nên thành phần của nền văn hóa vứt bỏ nói chung. Trong Niềm Vui Yêu Thương, ngài nhận định rằng chúng ta đã tách mình ra khỏi giá trị của mọi sự đến nỗi mọi sự đều trở nên có thể vứt bỏ được, kể cả những con người trong các mối liên hệ thân mật nhất. Và ngài có lý khi than phiền như thế, đặc biệt khi xét đến các hậu quả nặng nề nhất trong bạo lực của nền văn hóa “hook up”.
Vị trí nổi bật của rượu trong cuộc “hook up”, cùng với việc phi nhân hóa người đối tác, thường dẫn tới bạo lực tính dục. Đôi khi bạo lực này mang hình thức áp chế tính dục đối với người kháng cự. Tuy nhiên, thông thường hơn, nó bao gồm những âm mưu có tính toán của kẻ phạm tội nhằm chuốc cho “mục tiêu” uống đủ say để họ dễ bề “đạt được”.
Vì thế, phần lớn những cuộc làm tình trong nền văn hóa “hook up” thực ra là hiếp dâm. Việc mãi dâm cũng thế, bị Đức Phanxicô coi là hình thức nô lệ hiện đại, một “thứ dịch trên thân thể nhân loại hiện thời”.
Việc sử dụng thân xác một người khác để chiếm hữu hay thỏa mãn tính dục một khi đã thành điều có thể chấp nhận được về phương diện xã hội, và nhất là khi nó được cổ vũ và trân qúy nhân danh tự do và giải phóng tính dục, thì khó có thể nói được một cách chính xác tại sao điển hình A xấu, nhưng điển hình B lại chấp nhận được, và điển hình C còn có thể tốt là đàng khác.
Với những đường ranh mờ nhạt trên, cộng với việc tôn trọng tính dục như là điều thuộc lãnh vực tự lập tư riêng, thì việc ta tách mình ra khỏi các nạn nhân của bạo lực tính dục và “đứng ngoài giường người ta” sẽ trở thành điều dễ dàng hơn.
Nền đạo đức học nhất quán về sự sống đòi phải có một nền văn hóa tính dục ngược lại, không bác bỏ những cuộc gặp gỡ chân chính, nhưng chống lại những cuộc gặp gỡ bị thống trị bởi việc vì não trạng duy tiêu thụ, người ta quá chú trọng tới tự lập, tư riêng, chiếm hữu và sử dụng thân xác người khác.
Ai cũng biết, bất chấp não trạng tiêu cực trên, Ông Trump vẫn đã thắng cuộc để chễm chệ ngồi vào ghế Tổng Thống Hoa Kỳ. Hy vọng cuôc gặp gỡ với người chủ đạo nền đạo đức học nhất quán về sự sống sẽ góp phần làm xoay chiều từ từ một trong những đứa con của nền văn hóa vứt bỏ, coi người khác chỉ là đồ vật để sử dụng và khi không còn sử dụng được nữa thì vứt bỏ không thương tiếc.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cõi Mơ
Nguyễn Trung Tây, Lm. SVD
18:50 15/05/2017
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Có những nơi nắng trời sáng rực rỡ
Cỏ và cây cũng hớn hở nở nụ cười.
Tường vôi sơn trắng, êm êm mầu nắng mới!
Cửa gỗ tinh khôi, khẽ mở vẫy gọi mời!
Cõi ấy phải chăng cõi thiên đàng?
(NTT)
VietCatholic TV
Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto tại Fatima ngày 13/05/2017
VietCatholic Network
05:45 15/05/2017
Laudetur Jesus Christus. Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em. Sáng Thứ bẩy 13-5-2017 hôm nay, ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ trọng thể tôn phong lên bậc hiển thánh 2 chân phước thiếu nhi đã được Đức Mẹ hiện ra cách đây đúng 100 năm: Phanxicô và Giacinta Marto.
Quảng trường trước Đền Thánh Đức Mẹ là một biển người, trong đó có tổng thống Marcelo Rebelo de Souza của Bồ đào nha, Tổng thống Paraguay, và của São Tomé và Principe bên Phi châu Ông Evaristo do Espirito Carvalho. Thủ tướng Antonio Costa và hơn 11 bộ trưởng của Bồ. Đặc biệt trong số các tín hữu hiện diện có bé Lucas, 10 tuổi, và cha mẹ em người Brazil. Cách đây 4 năm, em đã được phép lạ khỏi bệnh nhờ lời chuyển cầu của hai chân phước, khi em bị ngã từ cửa số xuống đất, bị chấn thương và hôn mê trong tình cảnh tuyệt vọng.
Lễ đài được thiết lập trên thềm Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Mân Côi và trên mặt tiền đền thờ có treo hai bức hình chính thức của hai vị chân phước được phong thánh. Bên trái bàn thờ là tượng Đức Mẹ Fatima.
Đồng tế với ĐTC có 8 Hồng Y, hơn 135 GM và 2 ngàn linh mục quốc tế.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Quý vị và anh chị em đang theo dõi phóng sự đặc biệt về lễ tuyên thánh cho 2 trẻ mục đồng là Jacinta và Francisco Marto vào ngày thứ Bẩy 13 tháng 5, 2017. Đây là biến cố lớn nhất trong năm 2017 của Giáo Hội và đã được chuẩn bị rất công phu từ hơn một năm qua.
Như chúng tôi đã đưa tin, lúc 4g20 chiều thứ Sáu 12 tháng 5, ĐTC Phanxicô đã đến Bồ Đào Nha trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.
Lúc 9g10 sáng thứ Bẩy 13 tháng 5, ĐTC đã có cuộc gặp gỡ với thủ tướng Bồ Đào Nha António Costa tại nhà thờ Đức Mẹ Núi Carmêlô ở Fatima.
Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là Thánh Lễ tuyên thánh cho Jacinta và Francisco Marto do ĐTC Phanxicô cử hành lúc 10h sáng.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
ĐTC và đoàn đồng tế đang tiến ra trước bàn thờ.
ĐTC làm dấu bắt đầu thánh lễ.
ĐTC: Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.
ĐTC: Nguyện xin ân sủng Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh (chị) em.
Và ở cùng cha
Cộng đoàn đang cùng hát bài Veni, Creator Spiritus – Thánh Thần Hãy Xin Ngự Đến xin Ngài trợ giúp Hội Thánh trong quyết định quan trọng sắp diễn ra.
Sau khi cộng đoàn kết thúc kinh cầu xin Chúa Thánh Thần. Đức Cha António Augusto dos Santos Marto, là Giám Mục Leiria-Fatima và các cáo thỉnh viên trong vụ án phong thánh tiến lên trước ĐTC. Ngài nói:
Trọng Kính ĐTC, Giáo Hội Mẹ Thánh tha thiết khẩn xin ĐTC ghi vào sổ bộ các Thánh hai vị Chân Phước Jacinta và Francisco Marto để các ngài có thể được kêu cầu như thế bởi tất cả các tín hữu Kitô.
Rồi ngài đọc tiểu sử chính thức của hai vị Chân Phước sắp được tuyên thánh.
- Tiểu sử tân thánh Francisco Marto.
FRANCISCO MARTO sinh ngày 11 tháng 6 năm 1908 là con của ông bà Manuel và Olimpia de Jesus Marto và là anh trai của Jacinta và là em họ của Lucia dos Santos. Cậu lên chín tuổi vào thời điểm của những cuộc hiện ra. Trong những lần xuất hiện của Thiên sứ và của Đức Trinh Nữ, cậu nhìn thấy tất cả, nhưng, không giống như hai người kia, cậu không được nghe những lời trò chuyện.
Trong lần hiện ra đầu tiên, chị Lucia hỏi Đức Mẹ liệu Francisco có được lên thiên đàng hay không, Đức Mẹ đáp: “Được, em con sẽ đến đó, nhưng em con phải đọc Kinh Mân Côi nhiều lần.”
Biết rằng mình sẽ sớm được gọi về thiên đàng, Francisco tỏ ra rất ít quan tâm đến việc học. Thông thường, khi đến gần trường, cậu nói với Lucia và Jacinta: “Chị và em cứ tiếp tục đi, tôi sẽ đến nhà thờ để giữ mối quan hệ với Chúa Giêsu kín nhiệm” (đó là một cách diễn tả về Bí Tích Thánh Thể của cậu). Nhiều nhân chứng đương thời khẳng định đã nhận được nhiều ân sủng, sau khi xin Francisco cầu nguyện cho họ. Cậu thường nói: “Đức Trinh Nữ Maria và Thiên Chúa buồn vô cùng, chúng ta phải an ủi các Ngài!”
Tháng 10 năm 1918, Francisco ngã bệnh nặng. Nhiều người trong gia đình bảo rằng cậu sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, nhưng cậu đã trả lời thẳng thừng: “Thật là vô ích, Đức Mẹ muốn con ở cùng với Người ở trên trời!”
Trong cơn bệnh hoạn, cậu tiếp tục hiến dâng những kinh nguyện để an ủi Chúa Giêsu đang bị xúc phạm bởi quá nhiều tội lỗi.
Một ngày kia cậu nói với chị Lucia: “Chỉ một ít lâu nữa thôi, em sẽ được lên Trời. Trên đó, em sẽ an ủi Chúa và Đức Mẹ. Jacinta sẽ cầu nguyện rất nhiều cho những người tội lỗi, cho ĐTC và cho chị. Chị sẽ ở lại đây vì Đức Mẹ muốn điều đó. Hãy làm tất cả mọi thứ như Đức Mẹ nói với chị”.
Khi cơn bệnh trầm trọng và sức khoẻ cạn kiệt dần, Francisco không còn đủ sức để đọc Kinh Mân Côi. Một ngày, cậu gọi to: “Mẹ ơi, con không còn có thể đọc được kinh Mân Côi. Như thể đầu con đang nằm giữa đám mây”.
Ngay cả khi sức mạnh thể lý của mình đã suy sụp, tâm trí cậu vẫn hướng về cõi trường sinh. Cậu đã gọi cha mình, xin cho được nhận Chúa trong Bí Tích Thánh Thể (vào thời điểm đó cậu vẫn chưa được Rước Lễ Lần Đầu). Tự chuẩn bị để xưng tội, cậu gọi Lucia và Jacinta đến bên giường bệnh và xin hai người nhắc lại cho cậu những tội lỗi mà cậu đã phạm. Nghe thấy một số tội nhẹ mà cậu đã phạm, Francisco rơi nước mắt, nói: “Tôi đã xưng thú những tội lỗi này, nhưng tôi sẽ xưng những tội này lần nữa. Có lẽ đó là vì những điều đó mà Chúa Giêsu rất buồn, xin cả hai người đều cầu xin Chúa tha thứ tất cả tội lỗi của tôi.”
Cậu được Rước Lễ Lần Đầu (và cũng là lần cuối cùng) trong căn phòng nhỏ bé mà cậu đang nằm chờ chết. Không còn đủ sức mạnh để cầu nguyện, cậu xin Lucia và Jacinta đọc Kinh Mân Côi thật lớn để cậu hiệp ý. Hai ngày sau, gần cuối cuộc đời, cậu kêu lên: “Nhìn kìa, nhìn kìa, ánh sáng thật đẹp, ở gần bên cửa.” Đến 10 giờ tối, ngày 4 tháng Tư năm 1919, sau khi xin tất cả các tội lỗi của mình được tha, cậu đã ra đi một cách thanh thản, không có dấu hiệu đau khổ, hay đau đớn nào nhưng mặt cậu sáng lên như thiên thần. Miêu tả cái chết của người em họ trong nhật ký của mình, sơ Lucia viết: “Francisco đã bay về Thiên Đàng trong vòng tay của Mẹ Trên Trời của chúng tôi.”
- Tiểu sử tân thánh Jacinta Marto.
JACINTA MARTO sinh ngày 11 tháng 3 năm 1910. Vào thời điểm của những cuộc hiện ra, cô được bảy tuổi. Cô là người trẻ nhất trong số những người được nhìn thấy Đức Mẹ. Trong những lần hiện ra, cô đã thấy và nghe mọi thứ, nhưng không nói với Thiên sứ cũng như với Đức Mẹ. Thông minh và rất nhạy cảm, cô rất xúc động khi nghe Đức Trinh Nữ Maria nói rằng Chúa Giêsu đã bị xúc phạm nhiều bởi tội lỗi nhân loại. Sau khi nhìn thấy thị kiến về hỏa ngục, cô quyết định dâng mình cho sự cứu rỗi các linh hồn.
Đêm Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên (tức là ngày 13 tháng 5 năm 1917), Jacinta, mặc dù đã hứa với Lucia không tiết lộ chuyện này với ai, đã kể cho mẹ cô nghe về cuộc hiện ra này: “Mẹ ơi, hôm nay con đã nhìn thấy Đức Mẹ ở cánh đồng Cova da Iria. Ôi, Đức Mẹ xinh đẹp là ngần nào!” Sau đó, Jacinta còn nhận được hai thị kiến quan trọng về ĐTC. Cô thấy một vị Giáo Hoàng chịu đau khổ vì những cuộc bách hại chống lại Giáo Hội cũng như những cuộc chiến tranh và những tàn phá kinh hoàng trên thế giới. Jacinta nói, “Thật tội nghiệp ĐTC, cần cầu nguyện cho ngài thật nhiều.” Từ lúc đó trở đi, vị thay mặt Chúa Kitô trên trần gian luôn hiện diện trong những lời cầu nguyện và sự hy sinh của tất cả những thị nhân, nhưng đặc biệt là của Jacinta.
Jacinta thường nói: “Ước gì tôi có thể đặt trong trái tim của tất cả mọi người ngọn lửa hun nóng trong trái tim tôi, đã làm tôi yêu mến trái tim Đức Mẹ thật nhiều!”
Để cứu các linh hồn khỏi lửa hỏa ngục, Jacinta đã tự nguyện thực hiện các hy sinh. Vào mùa hè nóng nực, cô bỏ không uống nước. Như một hy tế cho vinh quang của Thiên Chúa, cô đã cho các trẻ em nghèo hơn cô phần ăn trưa của mình. Để cứu lấy linh hồn, cô đã tự chịu đựng đau đớn khi mang một sợi dây thừng bên cạnh mình. Cô đã chịu đựng những cuộc thẩm vấn mệt mỏi và những lời xúc phạm của những người không tin mà không hề than phiền chút nào. Cô nói: “Ước gì tôi có thể chỉ cho những người tội lỗi thấy hỏa ngục như thế nào. Tôi sẽ hạnh phúc biết bao nếu tất cả mọi người có thể lên thiên đường”.
Một năm sau những cuộc hiện ra ở cánh đồng Cova da Iri, bệnh tật dẫn đến cái chết đã bắt đầu hoành hành. Đầu tiên là bệnh viêm phổi, sau đó là áp xe trên phổi, cả hai đều làm cô rất đau đớn. Tuy nhiên, trên giường bệnh của mình cô vui vẻ nói rằng bệnh tật của cô chỉ là một cơ hội mới cho sự hoán cải của những người tội lỗi.
Sau hai tháng ở bệnh viện, cô trở về nhà, sau đó lại thêm một vết lở loét đã được khám phá ngay trên ngực của cô. Ngay sau đó, cô được chẩn đoán là bị bệnh lao. Trong suốt năm kế tiếp, cô mỏi mòn trông mong được thấy Đức Mẹ.
Cô hỏi chị Lucia “Liệu Chúa Giêsu có hài lòng với hy lễ là những đau khổ của em không?”. Vào tháng Hai năm 1920, cô được đưa đến một bệnh viện khác, lần này ở Lisbon. Khi thấy mình chỉ còn da bọc xương và sẽ chết đi mà không có sự hiện diện của bố mẹ yêu dấu của mình hay chị Lucia, cô tự an ủi mình với ý nghĩ rằng đây cũng là cơ hội để hy sinh đền tội. Tại bệnh viện Lisbon, cô được Đức Mẹ hiện ra an ủi ít nhất ba lần.
Cuối cùng, vào đêm 20 tháng 2 năm 1920, lời hứa của “Người phụ nữ rạng rỡ hơn mặt trời” đã được hoàn thành. “Mẹ đến để đưa con về bên Mẹ trên Thiên Đàng”
Giống như Francisco, Jacinta giờ đây được chôn cất tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Mân Côi ở Fatima.
Kinh Cầu Các Thánh
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Giờ đây, trong một cử chỉ khiêm nhường và cảm động, cộng đoàn cùng đọc kinh Cầu Các Thánh, xin Chúa đoái thương gìn giữ Giáo Hội của Người trong quyết định long trọng sắp diễn ra.
Xin Chúa thương xót chúng con
Xin Chúa Kitô thương xót chúng con
Xin Chúa thương xót chúng con
Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời.
Đáp: Cầu cho chúng con
Các Thánh Thiên Thần cùng các Thánh Tổng lãnh Thiên Thần.
Thánh Gioan Baotixita.
Thánh Giuse.
Thánh Phêrô.
Thánh Phaolô.
Thánh Anrê.
Thánh Giacôbê.
Thánh Gioan.
Thánh Tôma.
Thánh Giacôbê.
Thánh Philípphê.
Thánh Batôlômêô.
Thánh Matthêô.
Thánh Ximong.
Thánh Tađêô.
Thánh Mátthia.
Thánh Banabê.
Các Thánh Tông đồ cùng các Thánh Sử.
Thánh Nữ Maria Mađalêna.
Thánh Stêphanô
Thánh Ignatiô thành Antiôkia
Thánh Laurensô
Thánh Perpetua và Thánh Felicity
Thánh Anê
Thánh Grêgôriô
Thánh Augustionô
Thánh Athanasiô
Thánh Basilô
Thánh Martinô.
Thánh Biển Đức
Thánh Phanxicô và Thánh Đôminicô
Thánh Antonio thành Lisbon
Thánh Phanxicô Xaviê
Thánh Gioan Maria Vianney
Thánh Nữ Isabel của Bồ Đào Nha
Thánh Nữ Catherine thành Siena.
Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
Các thánh nam cùng các thánh nữ
Kết thúc kinh cầu các thánh ĐTC đọc lời nguyện sau:
Lậy Chúa nhân từ, xin nghe lời dân Chúa cầu xin và xin chiếu dọi ánh sáng Thần Linh Chúa vào tâm trí chúng con, để việc phụng thờ của chúng con làm đẹp lòng Chúa và cho Giáo Hội được thêm phát triển. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Giờ đây, ĐTC long trọng đọc công thức phong thánh.
Để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh, để phát huy đức tin Công Giáo và củng cố đời sống Kitô hữu, với quyền lực của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, của hai Thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô và của riêng tôi, sau khi đã suy nghĩ chín chắn, cũng như đã nhiều lần cầu xin ơn trợ giúp của Thiên Chúa, đã tham khảo ý kiến của nhiều Chư huynh Giám mục, tôi quyết định tuyên bố:
Các Chân Phước Jacinta và Francisco Marto là Thánh và được ghi vào sổ bộ các Thánh và truyền rằng ngài được tôn kính như vậy bởi toàn thể Giáo Hội.
Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần. Amen
Đức Cha António Augusto dos Santos Marto tiến lên trước ĐTC. Ngài nói:
Trọng kính ĐTC, nhân danh Hội Thánh, con cảm ơn ĐTC đã công bố điều này và khiêm tốn thỉnh cầu ngài truyền rằng một tông thư liên quan đến hành động tuyên Thánh này được thảo ra.
ĐTC bày tỏ sự đồng thuận.
Thánh lễ được tiếp tục với kinh Vinh Danh.
Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời,
và bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Chúng con ca ngợi Chúa, chúng con chúc tụng Chúa,
chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn vinh Chúa,
chúng con cảm tạ Chúa vì vinh quang cao cả Chúa.
Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Vua trên trời,
Là Chúa Cha toàn năng.
Lạy Con Một Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô,
Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúa
là Con Ðức Chúa Cha.
Chúa xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con;
Chúa xóa tội trần gian, xin nhậm lời chúng con cầu khẩn.
Chúa ngự bên hữu Ðức Chúa Cha, xin thương xót chúng con.
Vì, lạy Chúa Giêsu Kitô, chỉ có Chúa là Ðấng Thánh,
chỉ có Chúa là Chúa, chỉ có Chúa là Ðấng Tối Cao,
cùng Ðức Chúa Thánh Thần trong vinh quang Ðức Chúa Cha.
Amen.
Sau khi cộng đoàn vừa dứt Kinh Vinh Danh, ĐTC dâng lời cầu nguyện.
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Lạy Thiên Chúa với lòng nhân hậu vô bờ bến, Chúa đã ban cho chúng con Mẹ của Con Ngài như một người Mẹ của chúng con.
Xin Chúa ban cho chúng con biết noi theo giáo huấn của Người, và với lòng sám hối chân thành và với kinh nguyện, xin cho chúng con biết quảng đại dấn thân cho công cuộc cứu độ thế giới và cho việc mở rộng Vương Quốc Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa và là Chúa chúng con. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.
BÀI ĐỌC 1: (Kh 11, 19a; 12, 1-6a.10ab)
Đền Thờ Thiên Chúa ở trên trời mở ra, và Hòm Bia Giao Ước xuất hiện trong Đền Thờ. Và có ánh chớp, tiếng sấm tiếng sét, động đất và mưa đá lớn.
Rồi có điềm lớn xuất hiện trên trời: một người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao. Bà có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con. Lại có điềm khác xuất hiện trên trời: đó là một Con Mãng Xà, đỏ như lửa, có bảy đầu và mười sừng, trên bảy đầu đều có vương miện. Đuôi nó quét hết một phần ba các ngôi sao trên trời mà quăng xuống đất. Rồi Con Mãng Xà đứng chực sẵn trước mặt người Phụ Nữ sắp sinh con, để khi bà sinh xong là nó nuốt ngay con bà. Bà đã sinh được một người con, một người con trai, người con này sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt muôn dân. Con bà được đưa ngay lên Thiên Chúa, lên tận ngai của Người. Còn người Phụ Nữ thì trốn vào sa mạc; tại đó Thiên Chúa đã dọn sẵn cho bà một chỗ ở, để bà được nuôi dưỡng ở đó, trong vòng một ngàn hai trăm sáu mươi ngày. Và tôi nghe có tiếng hô to trên trời.
ĐÁP CA: Tv 45, 11-12. 14-15, 16-17
Đáp: Hãy lắng nghe và thờ lạy trước nhan thánh Chúa.
1- Tôn nương hỡi, xin hãy nghe nào, đưa mắt nhìn và hãy lắng tai, quên dân tộc, quên đi nhà thân phụ. Sắc nước hương trời, Quân Vương sủng ái, hãy vào phục lạy: “Người là Chúa của bà.”
2- Đẹp lộng lẫy, này đây công chúa, mặc xiêm y dệt gấm thêu vàng, phục sức huy hoàng, được dẫn tới Quân Vương, cùng các trinh nữ theo sau hầu cận.
3- Lòng hoan hỷ, đoàn người tiến bước, vẻ tưng bừng, vào tận hoàng cung. Con cái ngài sẽ nối dòng tiên đế, ngài phong làm vương bá khắp trần gian.
BÀI ĐỌC 2: (Rm 5, 12, 17-19)
Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội.
Nếu chỉ vì một người, một người duy nhất sa ngã, mà sự chết đã thống trị, thì điều Thiên Chúa làm qua một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, lại còn lớn lao hơn biết mấy. Quả vậy, những ai được Thiên Chúa ban ân sủng dồi dào và cho trở nên công chính, thì sẽ được sống và được thống trị.
Tóm lại, cũng như vì một người duy nhất đã sa ngã mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì nhờ một người duy nhất đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống. Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính.
ALLELUIA:
Alleluia, alleluia! – Đức Maria thật diễm phúc. Tuy không phải qua cái chết, Mẹ đáng được nhành lá tử đạo dưới chân thập giá Chúa. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Ga 19, 25-27
Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Maria Mácđala. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.
Đó là Lời Chúa.
- Bài giảng của ĐTC trong lễ phong thánh hôm nay
“Một phụ nữ mặc áo mặt trời xuất hiện trên trời”: Thánh Gioan người được thị kiến ở đảo Patmos trong sách Khải huyền (12,1) làm chứng điều đó, và quan sát thấy phụ nữ ấy sắp sinh con. Rồi trong Phúc Âm, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói với môn đệ: ”Này là Mẹ con” (Ga 19,26-27). Chúng ta có một người Mẹ! Một ”Bà rất đẹp” như 3 mục đồng Fatima bình luận trên đường về nhà trong ngày hồng phục ấy 13-5 cách đây 100 năm. Và ban tối hôm ấy, Giacinta không cầm giữ được và đã tỏ lộ bí mật với mẹ: ”Hôm nay con đã thấy Đức Mẹ”. Các mục đồng đã thấy Mẹ của Trời Cao. Theo hướng nhìn của mắt các em, đôi mắt của nhiều người cũng nhìn theo, nhưng. những người này không thấy điều các em đã thấy. Đức Trinh Nữ Maria không đến để chúng ta thấy Mẹ: để làm điều ấy, chúng ta sẽ có cả thời gian vĩnh cửu, nếu chúng ta lên Trời.
Nhưng Đức Mẹ, khi báo trước và cảnh giác chúng ta về nguy cơ hỏa ngục mà một cuộc sống không có Thiên Chúa và xúc phạm đến Chúa nơi các thụ tạo dẫn tới, Mẹ đến để nhắc nhở chúng ta về Ánh sáng của Thiên Chúa ở trong chúng ta và bao phủ chúng ta, vì như chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ I, ”Người con bị đưa về cùng Thiên Chúa” (Kh 12,5). Và theo lời chị Lucia, 3 trẻ em được đặc ân ở trong ánh sáng của Thiên Chúa chiếu tỏ từ Đức Mẹ. Mẹ bao phủ các em trong áo choàng Ánh sáng mà Thiên Chúa ban cho Mẹ. Theo tin tưởng và cảm thức của nhiều tín hữu hành hương, nếu không phải là tất cả, Fatima trước tiên là áo choàng Ánh sáng ấy bao phủ chúng ta, ở đây cũng như bất kỳ nơi nào trên trái đất khi chúng ta tìm đến nương náu dưới sự bảo vệ của Đức Mẹ để cầu xin Mẹ, như kinh Lạy Nữ Vương, dạy chúng ta, ”xin tỏ Chúa Giêsu cho chúng con”.
ĐTC nói tiếp: ”Các tín hữu hành hương rất thân mến, chúng ta có một Người Mẹ. Khi bám chặt vào Mẹ, chúng ta sống trong niềm hy vọng dựa vào Chúa Giêsu, vì như chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ hai, ”Những người nhận được dồi dào ân thánh và hồng ân công chính sẽ hiển trị trong cuộc sống nhờ một mình Chúa Giêsu Kitô, Roma đoạn 5 câu 17. Khi Chúa Giêsu lên trời, Ngài mang đến cạnh Chúa Cha nhân loại, nhân tính của chúng ta, nhân tính mà ngài đã đón nhận trong cung lòng Đức Trinh Nữ là Mẹ, và không bao giờ Ngài bỏ rơi. Như một cái neo, chúng ta gắn chặt niềm hy vọng của chúng ta nơi nhân tính được đặt trên Trời, ở bên hữu Chúa Cha (Xc Ep 2,6). Ước gì niềm hy vọng này là đòn bẩy cho cuộc sống của tất cả chúng ta! Một niềm hy vọng luôn nâng đỡ chúng ta cho đến hơi thở cuối cùng.
Với niềm hy vọng ấy, chúng ta tụ tập nhau nơi đây để cảm tạ Chúa vì vô số phúc lành mà Trời Cao đã ban cho chúng ta trong 100 năm qua dưới áo choàng Ánh sáng mà Đức Mẹ, từ Bồ đào nha giầu hy vọng này, đã trải dài trên tứ phương của trái đất. Chẳng hạn, chúng ta đang có trước mắt thánh Phanxicô Marto và thánh nữ Giacinta mà Đức Mẹ đã dẫn đưa vào vùng biển mênh mông Ánh sáng của Thiên Chúa, dẫn đưa các thánh ấy đến thờ lạy Chúa. Từ đó các thánh ấy được sức mạnh để vượt thắng nghịch cảnh và đau khổ. Sự hiện diện của Chúa trở nên liên lục trong đời sống hai thánh nhân, như được biểu lộ rõ ràng trong sự kiên trì cầu nguyện cho các kẻ có tội và trong ước muốn liên lỷ ở gần Chúa Giêsu ẩn náu trong nhà tạm.
Trong hồi ký (Memorie, III, n.6), chị Lucia dành lời cho Giacinta vừa mới được một thị kiến” “Con không thấy bao nhiêu con đường, những con lộ và cánh đồng đầy người đang khổ vì đói và không có gì để ăn sao? Và ĐTC trong một nhà thờ, trước Trái Tim vẹn sách của Mẹ Maria, đang cầu nguyện sao? Và bao nhiêu người cầu nguyện với Người sao?”.
ĐTC nói: Cám ơn anh chị em đã đồng hành với tôi! Tôi không thể không đến đây để tôn kính Đức Mẹ và phó thác cho Mẹ những con cái của Người. Dưới áo choàng của Mẹ, ta không bị lạc mất: từ vòng tay của Mẹ sẽ nảy sinh hy vọng và an bình mà họ đang cần và tôi cầu khẩn điều ấy cho tất cả các anh chị em của tôi trong bí tích rửa tội và trong nhân tính, đặc biệt các bệnh nhân và những ngừơi khuyết tật, các tù nhân và những ngừơi thất nghiệp, người nghèo và người bị bỏ rơi.
Anh chị em rất thân mến, trong niềm hy vọng chúng ta hãy cầu xin để mọi người lắng nghe chúng ta; và chúng ta hãy ngỏ lời với con người với nhiều tín thác Thiên Chúa sẽ cứu giúp chúng ta.
Thực vậy, Chúa đã tạo dựng chúng ta như một niềm hy vọng cho tha nhân, một niềm hy vọng thực sự và có thể thực hiện được theo bậc sống của mỗi người. Khi yêu cầu và đòi hỏi mỗi người chúng ta chu toàn các nghĩa vụ của bậc sống của mình (thư chị Lucia 28-2-1943), Chúa tạo nên một sự tổng động viên chống lại sự dửng dưng làm cho con tim của chúng ta trở nên giá lạnh và gia tăng sự thiển cận của chúng ta. Chúng ta không muốn là một niềm hy vọng bị hỏng mất! Cuộc sống chỉ có thể sống còn nhờ lòng quảng đại của một sự sống khác. ”Nếu hạt lúa rơi xuống đất không chết đi thì nó vẫn trơ trụi một mình; nhưng nếu chết đi, nó sẽ sinh nhiều hoa trái” (GA 12.24): Chúa đã nói và đã làm điều đó, Ngài luôn đi trước chúng ta. Khi chún gta đi qua một thập giá, Chúa đã đi trước chúng ta. Như thế chúng ta leo lên thập giá để tìm Chúa Giêsu; nhưng chính Ngài đã hạ mình và đi xuống tận thập giá để tìm chúng ta và trong chúng ta, Ngài chiến thắng tăm tối của sự ác và đưa chúng ta trở lại Ánh Sáng.
Và ĐTC kết luận rằng, dưới sự bảo vệ của Mẹ Maria, chúng ta là những người canh ban mai biết ngắm nhìn tôn nhan đích thực của Chúa Giêsu cứu thế, tôn nhan chiếu tọa rạng ngời trong Ngày Phục Sinh, và tái khám phá khuôn mặt trẻ trung và đẹp đẽ của Giáo Hội; tôn nhan ấy chiếu tỏa sáng ngời khi có đặc tính thừa sai, niềm nở, tự do, trung thành, nghèo phương tiện nhưng giàu tình thương.
Lời Nguyện Giáo Dân
ĐTC đã mở đầu phần lời nguyện giáo dân với lời mời gọi sau:
Anh chị em thân mến
Tại nơi chốn thiêng liêng này nơi Đức Trinh Nữ đã hiện ra, chúng ta hãy dâng lên những lời nguyện của chúng ta cùng Thiên Chúa là Cha Toàn Năng và, nhờ lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria vinh hiển, chúng ta khẩn xin Chúa đoái thương chấp nhận những ý nguyện sau:
Cộng đoàn đã dâng lên Chúa 6 lời nguyện bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.
Bằng tiếng Bồ Đào Nha:
Chúng ta hãy cầu nguyện cho ĐTC Phanxicô, đang hiện diện nơi đây hôm nay, và tất cả các mục tử của Giáo Hội, được Thánh Linh Thiên Chúa soi sáng sẽ trở nên dấu chỉ của tình yêu và sự dịu dàng của Thiên Chúa, là Đấng đầy quyền uy nhưng đã hạ mình thành người mọn hèn giữa chúng con.
Bằng tiếng Ý:
Chúng ta hãy cầu nguyện cho những nhà cai trị biết dấn thân chăm sóc ngôi nhà chung của nhân loại; và hợp tác cùng với nhau trong việc xây dựng một thế giới huynh đệ hơn, nơi mọi người cảm thấy được chấp nhận và tôn trọng bất kể sự khác biệt của họ về văn hóa và tôn giáo.
Bằng tiếng Anh:
Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả trẻ em và gia đình họ, để gương sáng của các thánh Francisco và Jacinta truyền cảm hứng cho họ biết khám phá ra ý nghĩa của cuộc sống và giá trị của lời cầu nguyện cũng như lòng sám hối. Xin cho họ luôn thấy quyền lợi của mình được tôn trọng.
Bằng tiếng Pháp:
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các bệnh nhân và tất cả những ai hàng ngày đang trải qua mầu nhiệm đau khổ, để là sự hiện diện của Đức Maria bên cạnh thập giá mang lại cho họ niềm an ủi và hy vọng.
Bằng tiếng Ba Lan:
Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả chúng ta đang hiện diện nơi đây, và những người đang cùng cầu thay nguyện giúp cho những ý chỉ của chúng ta. Lạy Đức Trinh Nữ Maria, xin cho chúng con luôn biết chạy đến cùng Trái tim Vô Nhiễm. Đó luôn luôn là lối thoát của chúng con và là con đường dẫn dắt chúng con đến với Chúa.
Bằng tiếng Ả rập:
Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những ai đang phải gánh chịu bất công, bệnh tật, nghèo đói có thể tìm thấy sự trợ giúp nơi những tấm lòng bác ái và huynh đệ.
Kết thúc các lời nguyện ĐTC dâng lên lời nguyện sau:
Lạy Cha nhân từ, xin lắng nghe lời cầu của dân Người nhờ lời cầu bầu của Đức Maria, Mẹ của Con Chúa và là Mẹ của Giáo Hội. Xin lắng nghe lời cầu xin của chúng con và xin gia tăng đức tin nơi chúng con.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa và là Chúa chúng con. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.
Trong phần dâng lễ vật, có 4 người thuộc gia đình bé Lucas được phép lạ khỏi bệnh lạ lùng nhờ hai vị thánh mơi được tôn phong, mang bánh rượu lên cho ĐTC.
Thánh lễ đã được tiếp tục như thường lệ.
Bồ Đào Nha là một quốc gia nhỏ bé tại châu Âu, với diện tích khoảng 90,000 km2, dân số khoảng 10 triệu người, nằm bên bờ Đại Tây dương. Bồ Đào Nha đã từng là một cường quốc về hàng hải và đã có một thời vàng son trải dài từ thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVI và đã đóng một vai trò lớn trong trong việc mở đường từ châu Âu qua mũi Hảo Vọng (1488), tới Ấn Độ (1497), Brazil (1500)
Các thừa sai dòng Tên đã từ thủ đô của nước này là Lisbon tới truyền giáo tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XVII và Giáo Hội Công Giáo do các ngài đặt nền móng đã không ngừng phát triển và tồn tại đến ngày nay trên đất nước Việt Nam này. Tiếng Bồ Đào Nha cũng đã là một trong những cơ sở chính các thừa sai sử dụng để sáng chế ra chữ quốc ngữ chúng ta sử dụng ngày nay.
Lịch sử Công Giáo Bồ Đào Nha ghi nhận Đức Mẹ Maria đã hiện ra với ba trẻ mục đồng tại Fatima vào năm 1917. Ba trẻ này có tên là Lucia, Jacinta và Francesco. Hai trẻ Jacinta và Francesco đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước vào năm 2000, năm bản lề của hai thiên niên kỷ. Lucia qua đời năm 2005, ở tuổi 97, trước Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II mấy tuần.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI tới Bồ Đào Nha và Fatima nhân kỷ niệm 10 năm hai trẻ Jacinta và Francesco được phong chân phước. Ngài là giáo hoàng thứ ba, sau Đức Phaolô VI và Đức Gioan-Phaolô II, tới hành hương Fatima.
Bồ Đào Nha là một quốc gia thế tục, như Hiến pháp năm 1976 đã khẳng định. Các quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà nước được quy định bởi một thỏa ước được tu chính vào năm 2004 (thay thế thỏa ước năm 1940).
Số người Công Giáo chịu phép Rửa Tội chiếm 83% tổng dân số 10,6 triệu người (96% của 9,6 triệu người năm 1970).
Giáo Hội gồm 21 giáo phận và 4,832 giáo xứ, 52 giám mục và 3,797 linh mục (trong số này có 2894 linh mục triều), tức ít hơn con số của năm 2000 là 265 linh mục triều. Giáo Hội có 198 phó tế vĩnh viễn và 4,044 nữ tu, 445 chủng sinh (triều và dòng học chung) được đào tạo trong 27 chủng viện và cơ sở đào tạo. 39 linh mục được thụ phong năm 2009. Từ 1970, tổng số linh mục giảm một nửa.
Năm 2007, có 74,175 trẻ em chịu phép Rửa Tội (trong số này có 5,855 được rửa tội sau năm 7 tuổi, 62,230 rước lễ lần đầu và 44,289 chịu phép Thêm sức. Giáo Hội Bồ Đào Nha có 63,906 giáo lý viên tình nguyện. Năm 2006, có 27,908 hôn nhân được cử hành tại nhà thờ tức 47% các cuộc hôn nhân.
129,230 học sinh và sinh viên được đào tạo trong 910 cơ sở giáo dục Công Giáo: 613 cho các lớp mẫu giáo, 216 tiểu học và 81 trung học. Đại học Công Giáo Bồ Đào Nha được thiết lập tại Lisbon, Braga, Porto (miền Bắc) và Viseu (miền Trung).
Giáo Hội làm chủ một số lớn cơ sở xã hội: 34 bệnh viện, 155 phòng phát thuốc, 799 nhà hưu dưỡng và cơ sở cho người tàn tật, 663 trại mồ côi, 462 cơ sở đặc biệt phụ trách việc tái giáo dục và 55 trung tâm tư vấn gia đình.
Cuối thánh lễ có nghi thức thờ lạy Mình Thánh Chúa và ĐTC ban phép lành cho các tín hữu đặc biệt là anh chị em bệnh nhân.
Cuộc rước kiệu cảm động Procissão do Adeus tạm biệt Đức Mẹ.
Tại Fatima, sau mỗi lần tượng Đức Mẹ Fatima được rước ra khỏi đền thờ, các tín hữu hành hương lại tham dự một cuộc rước rất đặc biệt mà người Bồ Đào Nha gọi là Procissão do Adeus. Procissão nghĩa là cuộc rước, Adeus nghĩa là tạm biệt. Ý nghĩa của cuộc rước này là tạm biệt Đức Mẹ và tạm biệt nhau.
Theo truyền thống này, cuối lễ tuyên thánh cho hai trẻ mục đồng Jacinta và Francesco Marto, cộng đoàn đã cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô dự cuộc rước tạm biệt Đức Mẹ.
8 người khiêng kiệu Đức Mẹ qua các lối đi trong khi các tín hữu vẫy những khăn tay màu trắng để tạm biệt Đức Mẹ. Hàng triệu những khăn tay màu trắng như thế tạo thành một quang cảnh rất ngoạn mục.
Nếu đã từng tham dự cuộc rước Procissão do Adeus, quý vị và anh chị em sẽ cảm thấy một cảm giác rất khó diễn tả. Lưu luyến chào tạm biệt Đức Mẹ, trở về với đời thường, nhiều người không khỏi rơi lệ.
Trong video này quý vị và anh chị em cũng có thể thấy Đức Thánh Cha rất xúc động khi ngài vẫy khăn chào tạm biệt Đức Mẹ.
Laudetur Iesus Christus. Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.