Phụng Vụ - Mục Vụ
Biết Lắng Nghe Và Được Quyền Nói
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa -
11:19 21/05/2020
Trong Thánh Lễ truyền chức linh mục ngày 19-5-2020 tại nhà thờ Chính Tòa giáo phận ban Mê Thuột, Đức Giám Mục giáo phận đã khuyên nhủ các tiến chức và qua đó nhắc bảo các linh mục về cung cách lãnh đạo. Trong khi nhiều lãnh đạo ngoài xã hội thường muốn thể hiện uy quyền và kiếm tìm lợi lộc hơn là phục vụ thì các linh mục phải biết noi gương Chúa Giêsu, vị mục tử tốt lành, đến thế gian không phải để được người ta phục vụ nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc con người (x.Mt 20,24-28). Đức Giám Mục đã trích lời Thánh Phêrô khuyên nhủ các mục tử: “Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tụy. Đừng lấy quyền mà thống trị những người mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên” (1P 5,2-3).
Để vuông tròn phận vị này thì vị mục tử, người lãnh đạo phải “biết lắng nghe”, “Biết lắng nghe để khiêm tốn hơn ngay cả trước những lời phàn nàn” và nhất là để nhận biết thánh ý Thiên Chúa, nhận ra nhu cầu của Dân Chúa. Các mục tử là những người phục vụ Lời Chúa, phục vụ Dân Chúa chứ không phải là kẻ ban phát, kẻ thống trị. Để minh họa ý tưởng này, ngài nói: “Khi nghe nhận định là bài giảng khô khan quá thì anh em đừng vội bào chữa là tư tưởng thần học thâm sâu, nhưng hãy biết biến những ý tưởng thần học cao sâu thành những điều cụ thể sử dụng được trong đời sống hằng ngày. Khi nghe nói rằng bài giảng dài quá thì đừng vội bào chữa là nói dài như thế mới hết ý, nhưng biết chắt lọc lại những điều Chúa muốn mình nói với Dân Chúa trong buỗi cử hành phụng vụ hôm nay, chứ không phải đây là dịp phô trương sự hiểu biết của mình.”
Phúc thay dân tộc nào có được những vị lãnh đạo từ Trung Ương đến địa phương biết lắng nghe. Phúc thay cộng đoàn Dân Chúa nào có được các giám mục, linh mục, bề trên biết lắng nghe. Sách các vua kể lại chuyện vua Salomon khi đăng quang đã không nài xin Chúa ban cho được sống lâu, được giàu có hay mạng sống quân thù nhưng lại xin cho được “một tâm hồn biết lắng nghe, để cai trị Dân Chúa và phân biệt phải trái” (1V 3,9). Nhờ “biết lắng nghe” nên vua Salomon đã lãnh đạo đất nước ngày càng hưng thịnh và an bình khoảng thời gian đầu triều đại. Tuy nhiên khoảng thời gian cuối đời Salomon đã đánh mất việc “biết lắng nghe” khiến dân chúng lầm than và gây mầm họa phân đôi đất nước liền ngay sau khi vua băng hà.
Vì sao nhiều vị lãnh đạo ngoài xã hội và trong các tập thể tôn giáo thiếu “tâm hồn biết lắng nghe” mà hậu quả là người dân, là đoàn chiên phải gánh chịu tình cảnh thật bi đát và khó khắc phục một sớm một chiều? Có đó các nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.
Nguyên nhân chủ quan nằm về phía những người lãnh đạo. Với vua Salômon thì sử sách ghi lại là do sự sa sút về đời sống luân lý cá nhân. Bên cạnh đó chúng ta có thể nhận ra sự thật này: một khi quyền bính được kéo dài thì dường như người lãnh đạo dễ bị cám dỗ ngày càng mất khả năng lắng nghe. Lịch sử ghi lại hiện thực này đó là các vị lãnh đạo ngoài xã hội lẫn trong các tôn giáo khi mới đảm nhiệm vai vị thì rất dễ mở tai và trãi lòng. Nhưng khi vai vị được củng cố trong một thời gian nào đó thì dường như các vị lại ít biết nghe hơn.
Tuy nhiên điều muốn chia sẻ ở đây đó là nguyên nhân khách quan: Quyền được nói. Các nhà lãnh đạo xã hội hay trong các tập thể tôn giáo nếu đánh mất khả năng biết lắng nghe thì rất có thể là vì người dân không được quyền nói, đoàn tín hữu thiếu mất quyền lên tiếng. Biết lắng nghe và quyền được nói như hai phạm trù mang tính biện chứng và hỗ tương. Khi quyền được nói, dĩ nhiên là nói trong sự ý thức, sự tôn trọng và tinh thần trách nhiệm mà được bảo vệ và phát huy thì khả năng biết lắng nghe nơi các nhà lãnh đạo sẽ được cải thiện và nâng cao.
Để bảo vệ và phát huy quyền được nói thì chắc chắn cần có cơ chế và luật lệ rõ ràng. Một thực tế là ở các xã hội đậm tính chuyên chế, độc tài thì cái quyền được nói của người dân bị hạn chế nhiều mặt. Và các vị lãnh đạo khó mà tiếp cận trung ngôn mà sự thường là nghịch nhĩ. Lời đến tai họ đa phần là những lời kiểu dạng tung hô vạn vạn tuế hoặc ngợi ca là muôn năm, là bất diệt… Trong các tập thể tôn giáo thì quyền được nói có đó nhưng thực tế thì việc thực thi còn hạn chế nhiều phương diện. Các tín hữu vốn dĩ có lòng tôn trọng và yêu mến các đấng bậc, vì thế rất ngại ngần nói lời sự thật khi mà sự thật ấy lại đụng chạm đến lối sống hay cách hành sử của các vị. Ngay cả những vị có chức sắc thì cũng ngại ngần trong khoản này do sự vị nễ, nếu là cùng chức và rất có thể e ngại bị dính thành kiến nếu đó là các đấng bậc vai vế cao hơn mình, có quyền trên mình. Đã là người thì hầu như ai cũng sợ mang tiếng là vạch áo cho người xem lưng và chống phá đạo.
Trong cơ chế luật lệ nhằm phát huy và nhất là bảo vệ quyền được nói của người dân và của đoàn chiên thì cần cụ thể hóa các thời điểm bình thường trong năm và bên cạnh đó nên cung cấp các phương tiện cần thiết để tiếng dân, để tiếng lòng đoàn tín hữu được cất lên.
Nhìn vào cảnh tình quê hương nươc Việt, ắt hẳn có đó nhiều người chưa hài lòng về độ chân thực của những lần các đại biểu Quốc Hội tiếp xúc cử tri hay những lần các lãnh đạo Trung Ương, tỉnh, huyện…tiếp dân. Còn trong sinh hoạt các giáo xứ, các dòng tu và các giáo phận thì sao đây? Các linh mục trong giáo phận đã được quyền lên tiếng nói trong sự tôn trọng và được bảo vệ như thế nào với giám mục của mình? Ngoài những lần tiếp xúc cá nhân thì các linh mục có được tạo điều kiện thuận lợi để cất tiếng nói trong các cuộc họp chung không? Các thành viên trong hội dòng có được quyền lên tiếng với bề trên ra sao đây? Bà con tín hữu giáo dân có thực sự có tiếng nói với các linh mục quản xứ như thế nào?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Để vuông tròn phận vị này thì vị mục tử, người lãnh đạo phải “biết lắng nghe”, “Biết lắng nghe để khiêm tốn hơn ngay cả trước những lời phàn nàn” và nhất là để nhận biết thánh ý Thiên Chúa, nhận ra nhu cầu của Dân Chúa. Các mục tử là những người phục vụ Lời Chúa, phục vụ Dân Chúa chứ không phải là kẻ ban phát, kẻ thống trị. Để minh họa ý tưởng này, ngài nói: “Khi nghe nhận định là bài giảng khô khan quá thì anh em đừng vội bào chữa là tư tưởng thần học thâm sâu, nhưng hãy biết biến những ý tưởng thần học cao sâu thành những điều cụ thể sử dụng được trong đời sống hằng ngày. Khi nghe nói rằng bài giảng dài quá thì đừng vội bào chữa là nói dài như thế mới hết ý, nhưng biết chắt lọc lại những điều Chúa muốn mình nói với Dân Chúa trong buỗi cử hành phụng vụ hôm nay, chứ không phải đây là dịp phô trương sự hiểu biết của mình.”
Phúc thay dân tộc nào có được những vị lãnh đạo từ Trung Ương đến địa phương biết lắng nghe. Phúc thay cộng đoàn Dân Chúa nào có được các giám mục, linh mục, bề trên biết lắng nghe. Sách các vua kể lại chuyện vua Salomon khi đăng quang đã không nài xin Chúa ban cho được sống lâu, được giàu có hay mạng sống quân thù nhưng lại xin cho được “một tâm hồn biết lắng nghe, để cai trị Dân Chúa và phân biệt phải trái” (1V 3,9). Nhờ “biết lắng nghe” nên vua Salomon đã lãnh đạo đất nước ngày càng hưng thịnh và an bình khoảng thời gian đầu triều đại. Tuy nhiên khoảng thời gian cuối đời Salomon đã đánh mất việc “biết lắng nghe” khiến dân chúng lầm than và gây mầm họa phân đôi đất nước liền ngay sau khi vua băng hà.
Vì sao nhiều vị lãnh đạo ngoài xã hội và trong các tập thể tôn giáo thiếu “tâm hồn biết lắng nghe” mà hậu quả là người dân, là đoàn chiên phải gánh chịu tình cảnh thật bi đát và khó khắc phục một sớm một chiều? Có đó các nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.
Nguyên nhân chủ quan nằm về phía những người lãnh đạo. Với vua Salômon thì sử sách ghi lại là do sự sa sút về đời sống luân lý cá nhân. Bên cạnh đó chúng ta có thể nhận ra sự thật này: một khi quyền bính được kéo dài thì dường như người lãnh đạo dễ bị cám dỗ ngày càng mất khả năng lắng nghe. Lịch sử ghi lại hiện thực này đó là các vị lãnh đạo ngoài xã hội lẫn trong các tôn giáo khi mới đảm nhiệm vai vị thì rất dễ mở tai và trãi lòng. Nhưng khi vai vị được củng cố trong một thời gian nào đó thì dường như các vị lại ít biết nghe hơn.
Tuy nhiên điều muốn chia sẻ ở đây đó là nguyên nhân khách quan: Quyền được nói. Các nhà lãnh đạo xã hội hay trong các tập thể tôn giáo nếu đánh mất khả năng biết lắng nghe thì rất có thể là vì người dân không được quyền nói, đoàn tín hữu thiếu mất quyền lên tiếng. Biết lắng nghe và quyền được nói như hai phạm trù mang tính biện chứng và hỗ tương. Khi quyền được nói, dĩ nhiên là nói trong sự ý thức, sự tôn trọng và tinh thần trách nhiệm mà được bảo vệ và phát huy thì khả năng biết lắng nghe nơi các nhà lãnh đạo sẽ được cải thiện và nâng cao.
Để bảo vệ và phát huy quyền được nói thì chắc chắn cần có cơ chế và luật lệ rõ ràng. Một thực tế là ở các xã hội đậm tính chuyên chế, độc tài thì cái quyền được nói của người dân bị hạn chế nhiều mặt. Và các vị lãnh đạo khó mà tiếp cận trung ngôn mà sự thường là nghịch nhĩ. Lời đến tai họ đa phần là những lời kiểu dạng tung hô vạn vạn tuế hoặc ngợi ca là muôn năm, là bất diệt… Trong các tập thể tôn giáo thì quyền được nói có đó nhưng thực tế thì việc thực thi còn hạn chế nhiều phương diện. Các tín hữu vốn dĩ có lòng tôn trọng và yêu mến các đấng bậc, vì thế rất ngại ngần nói lời sự thật khi mà sự thật ấy lại đụng chạm đến lối sống hay cách hành sử của các vị. Ngay cả những vị có chức sắc thì cũng ngại ngần trong khoản này do sự vị nễ, nếu là cùng chức và rất có thể e ngại bị dính thành kiến nếu đó là các đấng bậc vai vế cao hơn mình, có quyền trên mình. Đã là người thì hầu như ai cũng sợ mang tiếng là vạch áo cho người xem lưng và chống phá đạo.
Trong cơ chế luật lệ nhằm phát huy và nhất là bảo vệ quyền được nói của người dân và của đoàn chiên thì cần cụ thể hóa các thời điểm bình thường trong năm và bên cạnh đó nên cung cấp các phương tiện cần thiết để tiếng dân, để tiếng lòng đoàn tín hữu được cất lên.
Nhìn vào cảnh tình quê hương nươc Việt, ắt hẳn có đó nhiều người chưa hài lòng về độ chân thực của những lần các đại biểu Quốc Hội tiếp xúc cử tri hay những lần các lãnh đạo Trung Ương, tỉnh, huyện…tiếp dân. Còn trong sinh hoạt các giáo xứ, các dòng tu và các giáo phận thì sao đây? Các linh mục trong giáo phận đã được quyền lên tiếng nói trong sự tôn trọng và được bảo vệ như thế nào với giám mục của mình? Ngoài những lần tiếp xúc cá nhân thì các linh mục có được tạo điều kiện thuận lợi để cất tiếng nói trong các cuộc họp chung không? Các thành viên trong hội dòng có được quyền lên tiếng với bề trên ra sao đây? Bà con tín hữu giáo dân có thực sự có tiếng nói với các linh mục quản xứ như thế nào?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Lễ Chúa Lên Trời
Lm. Jude Siciliano, OP
16:49 21/05/2020
Chúa Nhật 7 Phục Sinh
Cv 1: 1-11; Êphêsô 1: 17-23; Mátthêu 28: 16-20
Nhiều người trong anh em chúng ta sẽ đi giảng vào ngày hôm nay. Có nhiều giáo phận, lễ này mừng vào ngày Chúa Nhật 24 tháng Năm (Chúa Nhật thứ 7 Phục Sinh) Vì thế đây là vài ý kiến giúp chúng ta khởi đầu, mặc dù chúng ta mừng và giảng ngày nào cũng được.
Sách Công Vụ Tông Đồ khởi đầu với lời của Chúa Giêsu phục sinh khi bảo các môn đệ rằng hãy chờ đợi. Tôi tự hỏi, liệu những người thích sinh hoạt trong cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên đó có hấy chán nản vì lời dạy đó của Chúa Giêsu hay không. Bạn thấy rõ các ông đã sẵn sàng ra đi làm việc, và họ sẽ làm sai tất cả vì đã hiểu sai. Do khi các ông hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Israel phải không? " Tất nhiên các ông chỉ nghĩ đến những việc đời thường, về chính trị và quân đội hùng cường của vương quốc Israel. Nhưng không phải thế, các ông phải chờ đợi phép rữa của Chúa Thánh Thần. Rồi sau đó các ông mới biết phải làm lúc nào và làm ra sao để các ông trở nên chứng nhân của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu muốn các ông thoát khỏi cái nhìn hạn hẹp trong sự sống tâm linh. Và những xu hướng hiểu sai của các ông về ý nghĩa của đời sống Chúa Giêsu. Ngài vẫn muốn các ông sẽ làm nhân chứng cho Ngài vượt ra khỏi biên giới của Israel. Ngài nói các ông phải là “nhân chứng cho Ngài ở Giêrusalem, suốt miền Giudea và Samararia, cho đến tận cùng trái đất". Để thực hiện được những việc này, họ cần phải được sự giúp đở của Thiên Chúa và chờ đợi Thiên Chúa tuôn đổ sự giúp đở đó trên các ông.
Chúng ta không yên lòng trong lúc chờ đợi. Chúng ta mệt mỏi nếu chúng ta không đạt được những thành quả nhanh chóng. Như khi chờ đợi đèn giao thông chuyển xanh, chờ đợi con cái đi dạ vũ về, chờ đợi cha mẹ cao niên đang khám bệnh trong phòng khám của bác sỉ. Phải chăng chờ đợi là việc làm tốt nhất của chúng ta trong mùa đại dịch Covid này, trong khi có hàng ngàn người chết trong một ngày, Chúng ta chưa tìm ra được thuốc chữa chữa trị hay vaccine ngừa bệnh, chúng ta đang lo lắng cho cho những người thân thương và cho tương lai của thế giới. Tại sao sự chờ đợi lại quá ngột ngột ngạt như thế? Bởi vì chờ đợi mang một ý nghĩa là chờ một người nào khác hay một quyền lực nào khác ngoài chúng ta xử lý được. Do vì mất kiểm soát sự việc nên chúng ta phải chịu sự chi phối một quyền lực khác do sự hữu hạn và sự thấp kém của chúng ta.
Chúa Giêsu bảo các môn đệ "Hãy chờ đợi lời hứa của Chúa Cha thực hiện". Các môn đệ không thể tự các ông ra đi loan báo tin mừng về Chúa Giêsu. Các ông là một cộng đoàn nhỏ bé đang run sợ không có năng lực cá nhân. Như trong phúc âm đã chỉ ra. các ông thường có xu hướng hiểu sai lệch tin mừng Chúa Giêsu đưa đến. Họ còn cố tình trốn tránh khi gặp khó khăn. Tự các ông bị lầm đường sai lạc, do các ông không được hướng dẫn và thường hay thực hiện những công việc không theo cung cách Chúa Giêsu. Giáo hội chúng ta cũng đã phạm phải những sai lầm trong lịch sử phải không? Đã có những dữ liệu về sự kiện giáo hội bắt buộc người ta phải chịu phép rửa tội và chà đạp lên phẩm giá của các nên văn hóa và văn minh. Chúng ta, cũng như các môn đệ đầu tiên, đã có lần sợ sệt khi cần can đảm, thiếu tha thứ khi cân phải có lòng trắc ẩn và tình thương như Chúa Giêsu muốn.
Bởi thế các môn đệ và chúng ta phải kềm “giữ ngựa" lại. Có nghĩa là phải biết tiết chế bản thân và chờ đợi lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện. Hơn nữa, lời hứa đó sẽ được thực hiện tùy theo thánh ý Ngài chứ không theo ý chúng ta. Chúng ta là người thực hiện theo đúng hướng? Chúng ta có những dự án và kế hoạch của chúng ta. Chúng ta chỉ muốn đem các dự án và kế hoạch đó ra thực hiện ngay cả khi những điều đó có vẽ tốt lành và để phục vụ cho mục đích chính đáng. Nhưng Thiên Chúa nghĩ thế nào về các điều đó. Chúng ta có biết hay không? Chúng ta có thưa cùng Thiên Chúa chưa? Chúng ta có biết chờ đợi và lắng nghe ý của Thiên Chúa chưa? Có lẻ chúng ta nên "nhanh chóng và chờ đợi" Đừng đứng trân mình ra, mà hãy đứng chờ Chúa Thánh Thần làm điều trái với việc chúng ta thường làm.
Ngay cả khi Chúa Kitô nói với các môn đệ về sứ mệnh của các ông là "cho đến tận cùng trái đất". Thánh Luca muốn nhấn mạnh là chúng ta sẽ không quên những điều đã xãy ra ở Giêrusalem. Chúng ta vẫn còn nhớ tới câu chuyện trên đường đi Emmau (đọc trong Chúa Nhật thứ 3 Phục Sinh) và những điều các môn đệ đã từng thất vọng nói ra trên đường đi với người lạ mặt gặp họ và cùng đi với họ "phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng". Điều họ hy vọng là gì? Đó là sự vinh quang cho chính họ khi Chúa Giêsu cả thắng sẽ đem đến cho họ. Nhưng Chúa Giêsu phải nhắc nhở họ bằng cách giải thích Kinh Thánh "bắt đầu từ ông Môsê và các ngôn sứ" để nhắc cho họ nhớ là sự đau khổ chính là điểm chính của sứ vụ trong đời sống của Ngài. Hôm nay, trong bài trích từ sách Công Vụ Tông Đồ, thánh Luca một lần nữa nhắc chúng ta về mối liên kết giữa đời sống của Chúa Giêsu với sứ vụ của Ngài chính là sự đau khổ. Khi Ngài nói rằng Chúa Kitô phải chịu “nhiều đau khổ”. Thế nên các môn đệ không thể tránh được sự đau khổ, và đó chính là gíá trị mà các ông phải trả vì đức tin. Ngay cả lúc có sự hiện diện của Chúa Phục sinh họ vẫn không tránh được những nổi đau khổ của hiện thực. Đó là giá phải trả cho sứ mệnh của các ông và của tất cả chúng ta nữa.
Chúng ta cần phải chờ đợi ơn huệ của Chúa Thánh Thần để nâng đở chúng ta khi gặp khó khăn. Chúng ta sẽ là nhân chứng cho Chúa Giêsu qua đời sống trung kiên của chúng ta và sự dấn thân của chúng ta vào đương lối của Ngài. Nếu chúng ta trung tín với điều Chúa Thánh Thần dạy, ở nơi làm việc, và với gia đình chúng ta, nơi trường học và trong lĩnh vực hoạt động chính trị v.v... vẫn sẽ có đau khỏ. Hay còn khó khăn và tệ hại hơn nữa khi chúng ta bị bỏ qua, và sự thật bị loại bỏ như những người đánh mất lý tưởng chính đáng. Chúng ta cần phải có ơn Chúa Thánh Thần, và sự chờ đợi điều đó thật là chính đáng.
Nhà truyền giáo Thomas troeger của giáo hội Presbyterian là thầy dạy về cách thức rao giảng, có nói trong một bài giảng nhân ngày lễ Chúa Giêsu Lên Trời; trong đó ông nhắc đến sự thất vọng của các môn đệ và của giáo hội tiên khởi trong việc họ chờ đợi sự hoàn thành của vương quốc Thiên Chúa. Ông nói, chúng ta cũng vậy, luôn cảm nhận sự thất vọng đó. Sau khi chúng ta hy sinh đời sống chúng ta cho Chúa Giêsu Kitô, chúng ta trãi nghiệm được không phải là chiến thắng vinh quang, nhưng là một sự hòa lẫn giữa chiến thắng và thất bại. Đã có gì thay đổi chưa? Đức tin chúng ta đã có gì khác lạ không? Và tự hỏi "khi nào thì mọi sự sẽ đến hoàn tất trong sự vững vàng và hợp nhất? " Ông Troeger trích dẫn lời thi sỉ Yeat mô tả toàn cảnh thế giới của chúng ta:
• "Mọi sự sụp đổ; trung tâm điều hành không giữ vững được;
• Tính vô chính phủ xãy ra trên toàn thế giới
• Máu sẽ chảy thành sông ở khắp mọi nơi
• Người bình dị bị chìm đắm trong những lễ hội vô nghĩa;
• Sự gian dối ngự trị với đầy quyền lực "
(Trích dẫn từ "Sự Trở Lại Lần Thứ Hai")
Chúng ta mệt mỏi vì chờ đợi. Với thi hào Yeat, chúng ta muốn nói lên khát khao củ mình: "chắc chắn sẽ có sự mặc khải; chắc chắn sẽ có sự trở lại lần thứ hai”. Đó là lời than thở trong lời cầu nguyện, trong lúc cần nơi nương tựa. Chúng ta cần được giúp đở vì chúng ta không thể tự làm được. Ông Troeger mời gọi chúng ta nghe lại lần nữa diều giáo hội tiên khởi đã nghe được trong nổi lo lắng và khao khát "không phải anh em biết thời giờ hay mùa nào Chúa Cha sẽ bày tỏ ra quyền lực của Ngài". Thật là điều khó khăn cho chúng ta là khi nghe những lời này thì bao quanh chúng ta, trong lúc này đầy dẫy những tin tức và hình ảnh, trên phát thánh, truyền hình, internet về bệnh đại dịch Covid. Ông Troeger nhắc chúng ta là điều chúng ta có là đức tin là Chúa Giêsu đang ngự trị và sẽ gời Chúa Thánh Thần đề giúp chúng ta sống như chúng ta đang thực hiện. Chúng ta không thể thúc đẩy Chúa Thánh Thần. Đây là một hồng ân luôn tuôn đổ xuống cho chúng ta, và vì là hồng ân nên đòi hỏi chúng ta phải chờ đợi.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
7th Sunday of Easter - The Ascension of the Lord (A)
Acts 1: 1-11; Ephesians 1: 17-23; Matthew 28: 16-20
Many of us will be preaching on this day. In about many dioceses this feast will be celebrated on Sunday, May 24 (the Seventh Sunday of Easter). So here are some thoughts to get us started, no matter when we celebrate and preach.
The Acts of the Apostles starts with an injunction by the risen Christ to wait. I wonder if the activists in that early community weren’t frustrated by his directive. You can see that they were ready to get on with things – and they would have gotten it all wrong. It’s their question that reveals their mis-direction, "Lord are you at this time going to restore the kingdom of Israel? " Of course, they mean a purely external, politically and militarily dominant kingdom of Israel. No, they have to wait for the baptism with the Holy Spirit, then they will know how and where to be Jesus’ witnesses.
He wants them to break free of their limited view, their biases and tendency to misinterpret the meaning of his life. What he also wants is that they witness to him far beyond the boundaries of Israel. They will, he says, have to be, "my witnesses in Jerusalem, throughout Judea and Samaria and to the ends of the earth." For all this they will need help, so they must acknowledge their dependence on God and wait for God’s pleasure to pour that help out on them.
We are not good at waiting. We tire out if we do not get quick results. Waiting on lines, for lights, for our children to come home from the dance, with our aging parents at the doctor’s office. Waiting is not what we do well particularly these pandemic days when so many are dying, we don’t have a vaccine, we are worried about our loved ones and the future of our world. Why is waiting so frustrating? Because it means someone else or some other power is in charge, not us. And being out of control and subject to other forces reminds us of our finiteness, and vulnerability.
Jesus tells the disciples to, "Wait for the promise of the Father." They cannot go off spreading the news of his resurrection on their own. They are a small, fearful community that has no power on its own and, as the Gospels showed, they have a tendency to get Jesus’ message all wrong. What’ s more, they flee when things get tough. On their own they will be misguided, perhaps engage in ways that are not of Jesus. Haven’t we church people made some pretty big mistakes in our history about his message and ways? There are the accounts of our promoting our religion by forced baptisms and by trampling over the dignity and cultures of whole civilizations. We, like the original disciples, have been cowardly when courage was required, even merciless when love and compassion was what Jesus would have wanted.
So the disciples and we must "hold our horses, " restrain ourselves and wait for God’ promise to be fulfilled. What’s more, the fulfillment will come at God’s timing, not our own. We are action oriented aren’t we? We have our projects and plans, we want to get on with things. Even when our plans and intentions are noble and serve a good purpose, how does God figure into them? Do we know? Have we asked? Do we wait for an answer, some direction? Maybe we have to "hurry up and wait." "Don’t just do something, stand there!" Waiting on the Spirit is a reversal of our usual mode of operating.
Even as Christ talks to the disciples about their mission to the "ends of the earth, " Luke is making sure that we do not forget what had happened in Jerusalem. We recall the Emmaus story (3rd Sunday of Easter) and the failed and frustrated hopes of the disciples on the road. "We had hoped, " they tell the Stranger. What they had hoped for was their version of triumph and success for Jesus – and themselves. But Jesus had to remind them, by interpreting the scriptures, "beginning with Moses and all the prophets, " that suffering was to be part of his life and mission. Here in today’s section of Acts, Luke reminds us again of that link between Jesus’ mission and suffering, when he says that Christ "presented himself alive to them by many proofs AFTER he had suffered." Jesus, and now the disciples, cannot escape the suffering that comes with fidelity to the message. Even in the presence of the risen Lord they are not far from the reality of suffering. So, for the disciples, who will have to live out and proclaim the Good News, suffering will be the price they and we pay for our belief and for the mission.
We need to wait for the gift of the Spirit who sustains us when the going gets rough. We will be witnesses to Jesus by the integrity of our lives and the commitment to his ways. If we are faithful to what his Spirit teaches us at work, and with our families, in school and in the political arena, etc., there will be suffering. Or maybe, in some ways, worse, we will just be ignored, discounted as unrealistic and dismissed as impossible idealists. We will need the gift of the Spirit and the wait is worth it.
Thomas Troeger, the Presbyterian preacher and homiletician, in a sermon preached on Ascension Day, recalls the frustration of the disciples and the early church in their waiting and longing for the fulfillment of the reign of God. He says we too know that frustration. After having given our lives over to Jesus Christ, we experience not triumph, but a mixture of triumph and defeat. Has anything really changed? What difference does our faith make? "When will things come together in some whole and enduring pattern? " he wonders. And then Troeger quotes Yeats’ lines to describe our world:
"Things fall apart; the center cannot hold;
Mere anarchy is loosed upon the world,
the blood dimmed tide is loosed, and everywhere
the ceremony of innocence is drowned;
the best lack all conviction, while the worst
are full of passionate intensity." (from, "The Second Coming")
We are wearied by our waiting. With Yeats we voice our longing, "Surely some revelation is at hand; Surely the Second Coming is at hand." It’s a lament, a prayer of need and dependence. We need help that we cannot provide for ourselves. Troeger invites us to hear again what the early church heard in its anguish and yearning, "It is not for you to know the times or seasons that the Father has established by [God’s] own authority." How difficult it is for us to hear these words surrounded, as we are, by the kind of events we see and hear on the evening news, or read on the internet. What we have, Troeger reminds us, is the belief that Christ reigns and will send the Holy Spirit to help us live as we must. We cannot force the hand of this Spirit, it is a gift constantly coming upon us. And one that still requires waiting.
Cv 1: 1-11; Êphêsô 1: 17-23; Mátthêu 28: 16-20
Nhiều người trong anh em chúng ta sẽ đi giảng vào ngày hôm nay. Có nhiều giáo phận, lễ này mừng vào ngày Chúa Nhật 24 tháng Năm (Chúa Nhật thứ 7 Phục Sinh) Vì thế đây là vài ý kiến giúp chúng ta khởi đầu, mặc dù chúng ta mừng và giảng ngày nào cũng được.
Sách Công Vụ Tông Đồ khởi đầu với lời của Chúa Giêsu phục sinh khi bảo các môn đệ rằng hãy chờ đợi. Tôi tự hỏi, liệu những người thích sinh hoạt trong cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên đó có hấy chán nản vì lời dạy đó của Chúa Giêsu hay không. Bạn thấy rõ các ông đã sẵn sàng ra đi làm việc, và họ sẽ làm sai tất cả vì đã hiểu sai. Do khi các ông hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Israel phải không? " Tất nhiên các ông chỉ nghĩ đến những việc đời thường, về chính trị và quân đội hùng cường của vương quốc Israel. Nhưng không phải thế, các ông phải chờ đợi phép rữa của Chúa Thánh Thần. Rồi sau đó các ông mới biết phải làm lúc nào và làm ra sao để các ông trở nên chứng nhân của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu muốn các ông thoát khỏi cái nhìn hạn hẹp trong sự sống tâm linh. Và những xu hướng hiểu sai của các ông về ý nghĩa của đời sống Chúa Giêsu. Ngài vẫn muốn các ông sẽ làm nhân chứng cho Ngài vượt ra khỏi biên giới của Israel. Ngài nói các ông phải là “nhân chứng cho Ngài ở Giêrusalem, suốt miền Giudea và Samararia, cho đến tận cùng trái đất". Để thực hiện được những việc này, họ cần phải được sự giúp đở của Thiên Chúa và chờ đợi Thiên Chúa tuôn đổ sự giúp đở đó trên các ông.
Chúng ta không yên lòng trong lúc chờ đợi. Chúng ta mệt mỏi nếu chúng ta không đạt được những thành quả nhanh chóng. Như khi chờ đợi đèn giao thông chuyển xanh, chờ đợi con cái đi dạ vũ về, chờ đợi cha mẹ cao niên đang khám bệnh trong phòng khám của bác sỉ. Phải chăng chờ đợi là việc làm tốt nhất của chúng ta trong mùa đại dịch Covid này, trong khi có hàng ngàn người chết trong một ngày, Chúng ta chưa tìm ra được thuốc chữa chữa trị hay vaccine ngừa bệnh, chúng ta đang lo lắng cho cho những người thân thương và cho tương lai của thế giới. Tại sao sự chờ đợi lại quá ngột ngột ngạt như thế? Bởi vì chờ đợi mang một ý nghĩa là chờ một người nào khác hay một quyền lực nào khác ngoài chúng ta xử lý được. Do vì mất kiểm soát sự việc nên chúng ta phải chịu sự chi phối một quyền lực khác do sự hữu hạn và sự thấp kém của chúng ta.
Chúa Giêsu bảo các môn đệ "Hãy chờ đợi lời hứa của Chúa Cha thực hiện". Các môn đệ không thể tự các ông ra đi loan báo tin mừng về Chúa Giêsu. Các ông là một cộng đoàn nhỏ bé đang run sợ không có năng lực cá nhân. Như trong phúc âm đã chỉ ra. các ông thường có xu hướng hiểu sai lệch tin mừng Chúa Giêsu đưa đến. Họ còn cố tình trốn tránh khi gặp khó khăn. Tự các ông bị lầm đường sai lạc, do các ông không được hướng dẫn và thường hay thực hiện những công việc không theo cung cách Chúa Giêsu. Giáo hội chúng ta cũng đã phạm phải những sai lầm trong lịch sử phải không? Đã có những dữ liệu về sự kiện giáo hội bắt buộc người ta phải chịu phép rửa tội và chà đạp lên phẩm giá của các nên văn hóa và văn minh. Chúng ta, cũng như các môn đệ đầu tiên, đã có lần sợ sệt khi cần can đảm, thiếu tha thứ khi cân phải có lòng trắc ẩn và tình thương như Chúa Giêsu muốn.
Bởi thế các môn đệ và chúng ta phải kềm “giữ ngựa" lại. Có nghĩa là phải biết tiết chế bản thân và chờ đợi lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện. Hơn nữa, lời hứa đó sẽ được thực hiện tùy theo thánh ý Ngài chứ không theo ý chúng ta. Chúng ta là người thực hiện theo đúng hướng? Chúng ta có những dự án và kế hoạch của chúng ta. Chúng ta chỉ muốn đem các dự án và kế hoạch đó ra thực hiện ngay cả khi những điều đó có vẽ tốt lành và để phục vụ cho mục đích chính đáng. Nhưng Thiên Chúa nghĩ thế nào về các điều đó. Chúng ta có biết hay không? Chúng ta có thưa cùng Thiên Chúa chưa? Chúng ta có biết chờ đợi và lắng nghe ý của Thiên Chúa chưa? Có lẻ chúng ta nên "nhanh chóng và chờ đợi" Đừng đứng trân mình ra, mà hãy đứng chờ Chúa Thánh Thần làm điều trái với việc chúng ta thường làm.
Ngay cả khi Chúa Kitô nói với các môn đệ về sứ mệnh của các ông là "cho đến tận cùng trái đất". Thánh Luca muốn nhấn mạnh là chúng ta sẽ không quên những điều đã xãy ra ở Giêrusalem. Chúng ta vẫn còn nhớ tới câu chuyện trên đường đi Emmau (đọc trong Chúa Nhật thứ 3 Phục Sinh) và những điều các môn đệ đã từng thất vọng nói ra trên đường đi với người lạ mặt gặp họ và cùng đi với họ "phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng". Điều họ hy vọng là gì? Đó là sự vinh quang cho chính họ khi Chúa Giêsu cả thắng sẽ đem đến cho họ. Nhưng Chúa Giêsu phải nhắc nhở họ bằng cách giải thích Kinh Thánh "bắt đầu từ ông Môsê và các ngôn sứ" để nhắc cho họ nhớ là sự đau khổ chính là điểm chính của sứ vụ trong đời sống của Ngài. Hôm nay, trong bài trích từ sách Công Vụ Tông Đồ, thánh Luca một lần nữa nhắc chúng ta về mối liên kết giữa đời sống của Chúa Giêsu với sứ vụ của Ngài chính là sự đau khổ. Khi Ngài nói rằng Chúa Kitô phải chịu “nhiều đau khổ”. Thế nên các môn đệ không thể tránh được sự đau khổ, và đó chính là gíá trị mà các ông phải trả vì đức tin. Ngay cả lúc có sự hiện diện của Chúa Phục sinh họ vẫn không tránh được những nổi đau khổ của hiện thực. Đó là giá phải trả cho sứ mệnh của các ông và của tất cả chúng ta nữa.
Chúng ta cần phải chờ đợi ơn huệ của Chúa Thánh Thần để nâng đở chúng ta khi gặp khó khăn. Chúng ta sẽ là nhân chứng cho Chúa Giêsu qua đời sống trung kiên của chúng ta và sự dấn thân của chúng ta vào đương lối của Ngài. Nếu chúng ta trung tín với điều Chúa Thánh Thần dạy, ở nơi làm việc, và với gia đình chúng ta, nơi trường học và trong lĩnh vực hoạt động chính trị v.v... vẫn sẽ có đau khỏ. Hay còn khó khăn và tệ hại hơn nữa khi chúng ta bị bỏ qua, và sự thật bị loại bỏ như những người đánh mất lý tưởng chính đáng. Chúng ta cần phải có ơn Chúa Thánh Thần, và sự chờ đợi điều đó thật là chính đáng.
Nhà truyền giáo Thomas troeger của giáo hội Presbyterian là thầy dạy về cách thức rao giảng, có nói trong một bài giảng nhân ngày lễ Chúa Giêsu Lên Trời; trong đó ông nhắc đến sự thất vọng của các môn đệ và của giáo hội tiên khởi trong việc họ chờ đợi sự hoàn thành của vương quốc Thiên Chúa. Ông nói, chúng ta cũng vậy, luôn cảm nhận sự thất vọng đó. Sau khi chúng ta hy sinh đời sống chúng ta cho Chúa Giêsu Kitô, chúng ta trãi nghiệm được không phải là chiến thắng vinh quang, nhưng là một sự hòa lẫn giữa chiến thắng và thất bại. Đã có gì thay đổi chưa? Đức tin chúng ta đã có gì khác lạ không? Và tự hỏi "khi nào thì mọi sự sẽ đến hoàn tất trong sự vững vàng và hợp nhất? " Ông Troeger trích dẫn lời thi sỉ Yeat mô tả toàn cảnh thế giới của chúng ta:
• "Mọi sự sụp đổ; trung tâm điều hành không giữ vững được;
• Tính vô chính phủ xãy ra trên toàn thế giới
• Máu sẽ chảy thành sông ở khắp mọi nơi
• Người bình dị bị chìm đắm trong những lễ hội vô nghĩa;
• Sự gian dối ngự trị với đầy quyền lực "
(Trích dẫn từ "Sự Trở Lại Lần Thứ Hai")
Chúng ta mệt mỏi vì chờ đợi. Với thi hào Yeat, chúng ta muốn nói lên khát khao củ mình: "chắc chắn sẽ có sự mặc khải; chắc chắn sẽ có sự trở lại lần thứ hai”. Đó là lời than thở trong lời cầu nguyện, trong lúc cần nơi nương tựa. Chúng ta cần được giúp đở vì chúng ta không thể tự làm được. Ông Troeger mời gọi chúng ta nghe lại lần nữa diều giáo hội tiên khởi đã nghe được trong nổi lo lắng và khao khát "không phải anh em biết thời giờ hay mùa nào Chúa Cha sẽ bày tỏ ra quyền lực của Ngài". Thật là điều khó khăn cho chúng ta là khi nghe những lời này thì bao quanh chúng ta, trong lúc này đầy dẫy những tin tức và hình ảnh, trên phát thánh, truyền hình, internet về bệnh đại dịch Covid. Ông Troeger nhắc chúng ta là điều chúng ta có là đức tin là Chúa Giêsu đang ngự trị và sẽ gời Chúa Thánh Thần đề giúp chúng ta sống như chúng ta đang thực hiện. Chúng ta không thể thúc đẩy Chúa Thánh Thần. Đây là một hồng ân luôn tuôn đổ xuống cho chúng ta, và vì là hồng ân nên đòi hỏi chúng ta phải chờ đợi.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
7th Sunday of Easter - The Ascension of the Lord (A)
Acts 1: 1-11; Ephesians 1: 17-23; Matthew 28: 16-20
Many of us will be preaching on this day. In about many dioceses this feast will be celebrated on Sunday, May 24 (the Seventh Sunday of Easter). So here are some thoughts to get us started, no matter when we celebrate and preach.
The Acts of the Apostles starts with an injunction by the risen Christ to wait. I wonder if the activists in that early community weren’t frustrated by his directive. You can see that they were ready to get on with things – and they would have gotten it all wrong. It’s their question that reveals their mis-direction, "Lord are you at this time going to restore the kingdom of Israel? " Of course, they mean a purely external, politically and militarily dominant kingdom of Israel. No, they have to wait for the baptism with the Holy Spirit, then they will know how and where to be Jesus’ witnesses.
He wants them to break free of their limited view, their biases and tendency to misinterpret the meaning of his life. What he also wants is that they witness to him far beyond the boundaries of Israel. They will, he says, have to be, "my witnesses in Jerusalem, throughout Judea and Samaria and to the ends of the earth." For all this they will need help, so they must acknowledge their dependence on God and wait for God’s pleasure to pour that help out on them.
We are not good at waiting. We tire out if we do not get quick results. Waiting on lines, for lights, for our children to come home from the dance, with our aging parents at the doctor’s office. Waiting is not what we do well particularly these pandemic days when so many are dying, we don’t have a vaccine, we are worried about our loved ones and the future of our world. Why is waiting so frustrating? Because it means someone else or some other power is in charge, not us. And being out of control and subject to other forces reminds us of our finiteness, and vulnerability.
Jesus tells the disciples to, "Wait for the promise of the Father." They cannot go off spreading the news of his resurrection on their own. They are a small, fearful community that has no power on its own and, as the Gospels showed, they have a tendency to get Jesus’ message all wrong. What’ s more, they flee when things get tough. On their own they will be misguided, perhaps engage in ways that are not of Jesus. Haven’t we church people made some pretty big mistakes in our history about his message and ways? There are the accounts of our promoting our religion by forced baptisms and by trampling over the dignity and cultures of whole civilizations. We, like the original disciples, have been cowardly when courage was required, even merciless when love and compassion was what Jesus would have wanted.
So the disciples and we must "hold our horses, " restrain ourselves and wait for God’ promise to be fulfilled. What’s more, the fulfillment will come at God’s timing, not our own. We are action oriented aren’t we? We have our projects and plans, we want to get on with things. Even when our plans and intentions are noble and serve a good purpose, how does God figure into them? Do we know? Have we asked? Do we wait for an answer, some direction? Maybe we have to "hurry up and wait." "Don’t just do something, stand there!" Waiting on the Spirit is a reversal of our usual mode of operating.
Even as Christ talks to the disciples about their mission to the "ends of the earth, " Luke is making sure that we do not forget what had happened in Jerusalem. We recall the Emmaus story (3rd Sunday of Easter) and the failed and frustrated hopes of the disciples on the road. "We had hoped, " they tell the Stranger. What they had hoped for was their version of triumph and success for Jesus – and themselves. But Jesus had to remind them, by interpreting the scriptures, "beginning with Moses and all the prophets, " that suffering was to be part of his life and mission. Here in today’s section of Acts, Luke reminds us again of that link between Jesus’ mission and suffering, when he says that Christ "presented himself alive to them by many proofs AFTER he had suffered." Jesus, and now the disciples, cannot escape the suffering that comes with fidelity to the message. Even in the presence of the risen Lord they are not far from the reality of suffering. So, for the disciples, who will have to live out and proclaim the Good News, suffering will be the price they and we pay for our belief and for the mission.
We need to wait for the gift of the Spirit who sustains us when the going gets rough. We will be witnesses to Jesus by the integrity of our lives and the commitment to his ways. If we are faithful to what his Spirit teaches us at work, and with our families, in school and in the political arena, etc., there will be suffering. Or maybe, in some ways, worse, we will just be ignored, discounted as unrealistic and dismissed as impossible idealists. We will need the gift of the Spirit and the wait is worth it.
Thomas Troeger, the Presbyterian preacher and homiletician, in a sermon preached on Ascension Day, recalls the frustration of the disciples and the early church in their waiting and longing for the fulfillment of the reign of God. He says we too know that frustration. After having given our lives over to Jesus Christ, we experience not triumph, but a mixture of triumph and defeat. Has anything really changed? What difference does our faith make? "When will things come together in some whole and enduring pattern? " he wonders. And then Troeger quotes Yeats’ lines to describe our world:
"Things fall apart; the center cannot hold;
Mere anarchy is loosed upon the world,
the blood dimmed tide is loosed, and everywhere
the ceremony of innocence is drowned;
the best lack all conviction, while the worst
are full of passionate intensity." (from, "The Second Coming")
We are wearied by our waiting. With Yeats we voice our longing, "Surely some revelation is at hand; Surely the Second Coming is at hand." It’s a lament, a prayer of need and dependence. We need help that we cannot provide for ourselves. Troeger invites us to hear again what the early church heard in its anguish and yearning, "It is not for you to know the times or seasons that the Father has established by [God’s] own authority." How difficult it is for us to hear these words surrounded, as we are, by the kind of events we see and hear on the evening news, or read on the internet. What we have, Troeger reminds us, is the belief that Christ reigns and will send the Holy Spirit to help us live as we must. We cannot force the hand of this Spirit, it is a gift constantly coming upon us. And one that still requires waiting.
Phục Sinh, sứ điệp truyền giáo
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
18:57 21/05/2020
Chúa Nhật VII Phục Sinh
Cv 1, 12-14; 1 Pr 4, 13-16; Ga 17, 1-11a
Chúa Kitô phục sinh là biến cố lịch sử đã xảy ra cách đây hơn hai mươi thế kỷ qua. Biến cố này là nền tảng của niềm tin Kitô giáo. Thánh Phaolô quả quyết: “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng” (1 Cr 15, 14). Biến cố Chúa phục sinh là trung tâm điểm làm đảo lộn mọi suy nghĩ của con người. Từ biến cố này, Giáo Hội được đứng vững và phát triển, sứ mạng của Giáo Hội được thực hiện.
1- Phục sinh là biến cố truyền giáo
Đọc Lời Chúa trong mùa Phục Sinh chúng ta thấy rằng: Tất cả những ai đã gặp gỡ Chúa Kitô Phục Sinh đều đã cảm thấy nhu cầu loan báo về Ngài cho người khác. Tất cả những ai gặp gỡ Đấng Phục Sinh đều đón nhận sứ điệp loan báo Tin Mừng: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15).
Một điều làm cho chúng ta ngạc nhiên, đó là những người đầu tiên loan tin Chúa Phục Sinh lại là những người phụ nữ. Đối với văn hóa Do Thái, phụ nữ không được đọc sách Luật, nói gì đến việc truyền giáo. Thế nhưng, Tin Mừng nói tới nhiều bà: bà Maria Mađalêna (theo Máccô là người được Chúa trừ khỏi bảy quỷ (x. Mc 16, 9), bà Gioanna, bà Maria, mẹ của Giacôbê và một số bà khác là những người đầu tiên gặp Chúa Kitô Phục Sinh và họ là những người đầu tiên đón nhận sứ điệp loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho người khác.
Có người cho rằng: các bà mau mồm, mau miệng, nên Chúa dùng các bà để truyền giáo (Thánh Giáo Hoàng Gioan cũng có lần hài hước nói như thế trong một bài giảng). Vì kinh nghiệm cho thấy: mọi “bí mật” nếu nói với các phụ nữ thì sẽ bị “bật mí” hết! Có lẽ phần nào đúng chăng? Nhưng thiết nghĩ Tin Mừng muốn nói tới điều sâu hơn: Đó là trái tim tuyệt vời của những phụ nữ này, một trái tim mênh mông niềm tin và lòng yêu mến Chúa. Tình yêu đó, niềm tin đó là động lực sâu xa nhất thúc đẩy các bà đến với Chúa, đi tìm Chúa, yêu mến Chúa ngay cả những lúc bi đát nhất, đau khổ nhất và tuyệt vọng nhất của cuộc đời. Chúa đã chết, nhưng họ không bỏ Chúa, họ ra viếng mộ và xức dầu thơm cho Chúa. Như thế, chỉ ai yêu mến Chúa mới có khả năng truyền giáo.
Trong khi đó những người đàn ông đều bỏ chạy hết: một Giuđa phản bội bán Chúa ba mươi đồng; một Phêrô đã có lần tuyên bố: “Nếu ai đụng đến Thầy thì hãy bước qua xác con, ” nhưng ông lại run sợ chối Chúa ba lần trong đêm Chúa bị bắt. Các Tông Đồ khác đâu rồi? Chạy hết! 72 môn đệ đã từng theo Chúa đâu rồi? Chạy hết! Tất cả đều bỏ cuộc sau khi chứng kiến Chúa bị đóng đinh và mai táng trong mồ. Mọi sự đã kết thúc với cái chết. Không một người nào đến với Chúa, chỉ còn lại các bà, những người phụ nữ được chúc phúc, vì lòng mến yêu không lay chuyển của các bà! Còn đàn ông, những người hay thay đổi như bài hát của nhạc sỹ Ngọc Lễ diễn tả: “Ađam, đàn ông là như thế đó. Ðàn ông là như thế đó đam mê thật nhiều, cô đơn thật nhiều, yếu đuối thật nhiều, ngu ngơ thật nhiều... Ðàn ông là như thế đó, con tim mệt nhoài, tham lam một đời, lỡ lầm một đời, rồi ăn năn một đời.”
Nhưng cũng may mắn thay cho đàn ông, dù lầm lỡ một đời, nhưng biết ăn năn một đời. Chúng ta có những mẫu gương tuyệt vời được Tin Mừng nói tới: Hai môn đệ Emmaus trên đường về quê, gặp Chúa Phục Sinh. Họ nhận ra Người và đã mau mắn quay trở lại báo tin cho các bạn biết. Phêrô theo sách Công Vụ Tông Đồ, từ một người nhát đảm, chối Chúa, rồi ăn năn, sau khi gặp Đấng Phục Sinh đã trở thành một nhà truyền giáo nhiệt tình và rất can đảm. Phêrô mạnh mẽ rao giảng Tin Mừng Chúa Phục Sinh cách công khai cho mọi người. Trong bài giảng hùng hồn về Chúa Phục Sinh, Phêrô đã thu hoạch được mẻ cá lớn, 3000 người trở lại và chịu Phép Rửa (x. Cv 2, 36-41). Dù bị cưỡng chế, cấm cách và tù đày, nhưng không ai ngăn cản được bước chân truyền giáo của các Tông Đồ (x. Cv 4). Phêrô, Phaolô và các Tông Đồ đã đi truyền giáo ở khắp nơi, sang Hy lạp và tới đế quốc Rôma. Cả hai vị thánh này đều tử đạo tại Rôma.
Người ta kể rằng: khi Phêrô truyền đạo cho người La Mã, nhiều người trở lại. Phêrô nghe tin mình sẽ bị bắt. Ông sợ hãi và tìm cách trốn thoát khỏi Rôma. Trên đường trốn chạy khỏi thành, Phêrô bỗng nhiên gặp Chúa Giêsu đang vác thập giá vào thành Rôma. Ông ngạc nhiên hỏi Chúa: “Quo vadis, Domine? Thưa Thầy, Thầy đi đâu? ” Chúa trả lời: “Thầy đi vào thành Rôma để chịu đóng đinh lần thứ hai.” Ngay lúc đó Phêrô trực giác rằng: Chúa muốn ông trở lại với đoàn chiên của mình, dù có tù đày hay có chết chóc. Và Phêrô trở lại Rôma, ông bị bắt và bị đóng đinh trên đồi Gianicolo. Khi đóng đinh, ông xin cho được đóng đinh đầu ngược, vì ông cảm thấy không xứng đáng như Chúa. Xác của Phêrô được an táng tại một nghĩa trang bên cạnh. Nay là đền thờ Thánh Phêrô. Rôma trở thành Giáo Đô, trung tâm của Giáo Hội Công Giáo. Đúng như lời nhận xét của một nhà văn Balan: Các thể chế và đế quốc La Mã lần lượt ngã xuống và rơi vào quên lãng, nhưng Giáo Hội của Phêrô vẫn đứng vững với thời gian. Đúng thế, từ Rôma Tin Mừng được loan báo khắp châu Âu và từ châu Âu tới các châu lục khác.
2- Trở nên cộng đoàn loan báo Tin Mừng Phục Sinh
Tự bản chất Giáo Hội là truyền giáo. Giáo Hội hiện hữu để thực hiện lệnh truyền và sứ vụ truyền giáo. Cũng như các người phụ nữ trong Tin Mừng, như các Tông Đồ và Phêrô, tất cả chúng ta đều được mời gọi trở thành những người loan báo Tin Mừng Chúa Phục Sinh cho người khác.
Theo thống kê niêm giám của Tòa Thánh công bố ngày 06 tháng 3 năm 2019, tổng dân số thế giới có khoảng 7 tỷ 500 triệu người. Nhưng chỉ có 1 tỷ 313 triệu người Công Giáo, chiếm 17, 7% dân số thế giới.
Việt Nam hiện nay, vẫn còn rất nhiều người chưa biết Chúa và Tin Mừng. Theo thống kê năm 2019, Việt Nam có hơn 96 triệu người, nhưng tỷ lệ người Công Giáo chỉ chiếm gần 7%, nghĩa là cứ 100 người Việt thì chỉ có 7 người Công Giáo. Hằng năm, con số người gia nhập đạo rất ít. Điều đó cho thấy xung quanh chúng ta còn nhiều người chưa biết Chúa.
Vì thế, sứ vụ truyền giáo là sứ vụ ưu tiên và phải được đặt lên hàng đầu. Bởi lẽ, chúng ta được rửa tội và được sai đi truyền giáo. Trở thành Kitô hữu có nghĩa là trở thành người môn đệ truyền giáo. Việc loan báo Tin Mừng phải là trọng tâm mọi hoạt động mục vụ của chúng ta. Lời của thánh Phaolô Tông Đồ luôn chất vấn chúng ta: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1 Cr 9, 16). Để làm việc đó, thánh Phaolô chấp nhận trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người. Vì Tin Mừng, chúng ta cũng phải thay đổi não trạng, lối sống, cung cách giữ đạo và mối tương quan với lương dân, cũng như với xã hội trần thế. Nhờ đó, lời loan báo và chứng tá đời sống của chúng ta trở nên khả tín và đầy tính thuyết hơn phục đối với những ai chưa biết Chúa.
Ước mong rằng trong Mùa Phục Sinh này, chúng ta đón nhận được nhiều ơn lành và sức mạnh của Chúa Kitô Phục Sinh, mỗi người được đầy ơn Chúa Thánh Thần, để chúng ta trở thành những chứng nhân can đảm loan báo Tin Mừng cho anh chị em. Amen.
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Sao còn đứng nhìn trời?
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
19:02 21/05/2020
Lễ Chúa Giêsu Lên Trời
Cv 1, 1-11; Ep 1, 17-23; Mt 28, 16-20
Trong bài đọc I, một thiên thần nói với các môn đệ: “Hỡi người xứ Galilê, sao còn đứng nhìn trời? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời” (Cv 1, 11).
Đây là một dịp để chúng ta làm sáng tỏ một lần cho tất cả khái niệm “thiên đàng” hay “trời” mà chúng ta nói đến có ý nghĩa gì. Trong quan niệm của hầu hết mọi người, nói đến trời là nói đến nơi cư ngụ của Thần Linh. Ngay cả Kinh Thánh cũng sử dụng ngôn ngữ theo nghĩa không gian này: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2, 14).
Nhưng với sự ra đời của kỷ nguyên khoa học, tất cả những ý nghĩa tôn giáo này được áp dụng cho từ “trời” hôm nay bị khủng hoảng. Các tầng trời là không gian mà trong đó hành tinh của chúng ta và toàn bộ thái dương hệ di chuyển, và không có gì khác. Có lẽ tất cả chúng ta đều nghe lời tuyên bố của phi hành gia Liên Xô, sau khi trở về từ chuyến đi của mình vào không trung: “Tôi đã bay vào không trung một thời gian dài và tôi không hề gặp thấy Thiên Chúa ở đâu cả!”
Do đó, thật là quan trọng để cố gắng làm sáng tỏ những gì mà chúng ta hiểu khi nói: “Lạy Cha chúng con ở trên trời” hoặc khi nói rằng có ai đó “đã lên thiên đàng.” Trong những trường hợp này, Kinh Thánh tự thích nghi với cách nói thông thường. Đó cũng là điều mà ngay cả trong kỷ nguyên khoa học, chúng ta vẫn nói rằng mặt trời “lên” và mặt trời “lặn.” Nhưng Kinh Thánh biết rõ và dạy rằng Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, trên thiên đàng, trên trái đất và trong tâm hồn mọi người. Như thế, khi nói “Chúa ở trên trời” có nghĩa là Người “ở trong ánh sáng không thể tới gần được; ” như “trời cao hơn đất thế nào” thì Người cách xa chúng ta như vậy.
Chúng ta, những Kitô hữu, cũng đồng ý rằng khi nói về trời như là nơi ở của Thiên Chúa, chúng ta hiểu nó như một trạng thái của sự hiện hữu hơn là một nơi chốn. Nếu chúng ta nói về Thiên Chúa, thật là vô lý khi nói rằng Người ở “trên” hay “dưới, ” “lên” hay “xuống” theo nghĩa đen. Do đó, chúng ta không nói trời không tồn tại mà chỉ vì chúng ta thiếu các phạm trù để có thể diễn tả nó một cách đầy đủ và tương xứng, nên mới nói như thế. Chẳng hạn, khi chúng ta yêu cầu một người mù bẩm sinh mô tả cho chúng ta các màu sắc khác nhau: màu đỏ, màu xanh, hay xanh lam... Anh ấy không thể nói với chúng ta bất cứ điều gì bởi vì anh không có nhận thức được màu sắc như chúng ta nhận thức qua cặp mắt của chúng ta. Điều này giống như những gì liên quan quan đến “trời” và cuộc sống vĩnh cửu đối với chúng ta, nó ở ngoài không gian và thời gian.
Trong ý nghĩa mà chúng ta vừa nói, việc chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu lên trời có nghĩa là gì? Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong Kinh Tin Kính: “Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Và Người sẽ trở lại trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và kẻ chết.”
Như thế, Chúa Kitô đã lên trời có nghĩa là Người “ngồi bên hữu Chúa Cha, ” nghĩa là, như một con người, Người đã bước vào thế giới của Thiên Chúa; Người đã được đặt làm Đức Chúa và là đầu của mọi sự, như thánh Phaolô nói trong bài đọc II.
Đối với chúng ta, “lên thiên đàng” hay về “thiên đàng” có nghĩa là bước theo và “sống với Chúa Kitô” (x. Pl 1, 23). Thiên đàng của chúng ta là Đấng Kitô Phục Sinh cùng với những ai mà chúng ta sẽ “làm nên” một “thân thể” trong ngày phục sinh của chúng ta. Đôi lúc chúng ta ước ao có ai đó trở về từ thiên đàng để bảo đảm với chúng ta rằng thiên đàng thật sự tồn tại chứ không phải là một ảo tưởng đạo đức. Nhưng điều đó không xảy ra. Có một Người, nếu chúng ta biết nhận ra Người – đã từ trời đến với chúng ta mỗi ngày qua bí tích Thánh Thể, để bảo đảm cho chúng ta và làm mới lại lời hứa của Người, đó là Đấng Phục Sinh.
Những lời của các thiên thần nói: “Hỡi người xứ Galilê, sao còn đứng nhìn trời? ” cũng ẩn chứa một lời khiển trách: chúng ta không nên chỉ “đăm đăm nhìn trời” và suy đoán những điều xa xăm, nhưng tốt hơn chúng ta phải sống trong sự chờ đợi Người trở lại, bước theo Người, rao giảng Tin Mừng cho đến ngày tận thế, cải thiện cuộc sống hiện tại trong thế giới này.
Chúa Giêsu đã lên trời nhưng Người không xa rời trái đất. Người không còn hiện diện hữu hình với chúng ta nữa, nhưng Người hiện diện một cách vô hình với chúng ta. Như Người đã hứa với chúng ta trong Tin Mừng: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20). Nên mừng lễ Chúa Giêsu lên trời mang lại niềm vui và hy vọng cho chúng ta cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Môn đệ
Lm Vũđình Tường
00:18 21/05/2020
Chủ nhân mạng lưới toàn cầu thưởng cho cá nhân nào thu hút được số lượng người cần thiết trong mạng lưới cá nhân để được tưởng thưởng. Điều này có lợi cho cả hai phía, nhiều người xem thì mức lượng quảng cáo thu hút nhiều khách hàng, mà nhiều khách hàng thì lợi nhuận tăng.
Đức Kitô hành xử hoàn toàn khác cách xã hội cổ võ. Đức Kitô kêu gọi làm môn đệ vì yêu mến con người, và để con người sống tốt lành hơn, nhận ơn lành Ngài ban. Môn đệ Đức Kitô không có gì mới dâng tiến Ngài, bởi tất cả những gì môn đệ có đều là do Ngài ban cho. Môn đệ nhận được từ Đức Kitô rất nhiều ơn trọng đại mà chính họ không biết đến, nói chi đến mơ tưởng. Ơn Đức Kitô trao ban cao quí hơn những gì thế giới vật chất có thể so sánh, bởi ân sủng đó mang lại hạnh phúc đời này và sự sống trường sinh đời sau.
Sau khi sống lại từ cõi chết, thay vì về cùng Chúa Cha, Đức Kitô lưu lại trần gian thêm một thời gian nữa để gặp gỡ, an ủi các môn đệ. Ngài hiện ra với các ông nhiều lần, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, trong nhiều trường hợp khác nhau. Gặp lại Đức Kitô, các ông thờ lậy Người và đồng thời tâm can còn ngờ vực. Điều các ông nghi ngờ có thể hiểu được bởi sự hiện diện của Đức Kitô Phục Sinh vượt khỏi trí tưởng của cả nhân loại. Các ông may mắn là người đ62u tiên được hưởng ơn đặc biết đó. Hiện nay, thời đại khoa học, kĩ thuật vẫn còn nhiều người từ chối tin vào việc Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Môn đệ Đức Kitô không nghi ngờ về việc Đức Kitô sống lại từ cõi chết, bởi những điều đó các ông đã được Đức Kitô ba lần cho biết trước sự Phục Sinh của Chúa. Điều các ông nghi ngờ liên quan đến khả năng của con người. Các ông nghi ngờ điều các ông nhìn thấy là đúng, là sự thật, hay là giấc mơ hay hoa mắt? Thay vì dài dòng giải thích, Đức Kitô cho phép các môn đệ sờ vào lỗ đinh nơi tay Ngài, đụng vào vết thương nơi cạnh sườn Ngài. Điều trên xác định các ông gặp lại cùng Đức Kitô trước khi Ngài chịu đóng đinh trên thập tự. Những vết thẹo kia xác định các tông đồ không mơ mộng. Gặp Đức Kitô Phục Sinh, đời các ông thay đổi.
Thứ nhất, gặp Đức Kitô Phục Sinh các ông trở thành con người mới. Chia sẻ con người Phục Sinh của Đức Kitô. Lòng các ông tràn ngập niềm vui. Hy vọng tràn ngập tâm hồn; tương lai sáng rực vì từ nay sẽ không bao giờ phải xa Thầy Kitô nữa. Nhận ơn Phục Sinh từ Đức Kitô ban, sau này các ông trao ban cho những ai tin vào Đức Kitô qua lời rao giảng, truyền bá Tin Mừng Phục Sinh của các ông. Gặp Đức Kitô đời các ông thay đổi muôn đời, niềm tin tăng vọt, niềm tin trở thành sắt thép. Trước Phục Sinh các tông đồ thường hiểu lầm điều Đức Kitô rao giảng; sau Phục Sinh các ông hồi tưởng, nhớ lại và hiểu cặn kẽ hơn. Trước Phục Sinh, các ông sống cùng Đức Kitô trần thế; sau Phục Sinh các ông sống cùng Đức Kitô Phục Sinh. Đức Kitô luôn hiện diện, kề bên nhưng các ông chỉ nhìn thấy khi nào Ngài cho phép. Ngoài ra các ông nhận biết sự hiện diện của Ngài bằng niềm tin. Trước Phục Sinh các ông tin theo Đức Kitô cách hững hờ; sau Phục Sinh các ông tin theo một cách vững vàng. Gặp khó không sợ; nguy nan không sờn; đau khổ không than van, trái lại còn vui mừng vì được chia sẻ mạo gai của Đức Kitô.
Thứ hai, Kitô hữu không gặp Đức Kitô như các môn đệ. Qua lời các Ngài để lại, chúng ta là thành viên của Giáo Hội Chúa. Đức Kitô là thủ lãnh, đầu; Kitô hữu là chi thể. Đầu tiến về trời và chi thể hy vọng khi chấm dứt cuộc lữ hành trần thế cũng sẽ đoàn tự trong nước trời (kinh nguyện Thánh Thể, lễ Chúa Lên Trời).
Thứ ba, tin theo Đức Kitô đời họ có mục đích rõ ràng. Mục đích này được chính Đức Kitô vạch ra, Thánh Thần Ngài hướng dẫn để ta hoàn thành mục đích của Ngài. Ngoài mục đích sống trên đời ta còn may mắn có niềm hy vọng vững chắc. Khi hoàn thành cuộc lữ hành trần thế là lúc niềm hy vọng trở thành thực. Được đón nhận vào nhà Cha trên trời. Cuộc sống trần thế là cuộc sống hy vọng, sống trong tin yêu. Chia tay thân nhân, thân hữu nơi trần thế chính là lúc đoàn tụ cùng thân nhân, thân hữu trên thiên quốc.
Thứ tư, chính Đức Kitô biến ta thành Kitô hữu, và ban Thần Khí Chúa để ta liên kết với Chúa để hưởng sự sống Phục Sinh. Thánh Thần Chúa là bạn đồng hành cho đến cuối đời mỗi người.
Thứ năm, Đức Kitô biến ta thành Kitô hữu và kêu gọi ta biến người khác thành Kitô hữu. Đức Kitô cho Kitô hữu chia sẻ sứ mạng của Ngài, đó là đi rao giảng Tin Mừng, biến người khác thành môn đệ Đức Kitô. Tất cả đều có sứ mạng truyền bá Tin Mừng Phục Sinh, nói về sự chết khổ đau, nhất là sự sống lại của Ngài, nói về Thánh Thần Ngài. Kèm theo đó còn giúp cho mọi người biết tình yêu Chúa qua giới răn; hãy yêu thương nhau như chính Đức Kitô yêu thương chúng ta. Để giúp mọi người nhân biết điều răn yêu thương, chính Kitô hữu đó cần sống, thực hành điều răn yêu thương Làm được những điều đó chính là môn đệ chân chính của Đức Kitô.
TiengChuong.org
Followers
All webmaster hosts give some financial reward to any individual social media website that reaches a certain level of followers. It is a reciprocal benefit, because when there are more people searching on their web, it would be better for the business, and generate more income. Rewarding individual successful websites makes long term gain for the Webmasters.
Jesus calls us to follow him. Instead of receiving something new from us, we have nothing to offer. The generous God endows us with countless great, magnificent, heavenly blessings. God's gifts are free and beyond human power to gain. God loves us dearly, and wants us to enjoy life to the full. After rising from death, Jesus delayed returning to the Father. He stayed to meet His apostles. He appeared to them more than once, on different occasions, and at various locations. Seeing Jesus they worshipped him, but also doubted. Their doubt had something to do with the human capacity to grasp the reality of Jesus' presence. Were they able to see Jesus clearly and to understand him properly? . Jesus showed them His wounds, and His scar confirming what they saw was real. They were not dreaming or seeing a mirage. He is the same Jesus, the One who had been crucified. Their personal encounter with the Risen Lord filled them with great joy. Hope was restored and the future brightened. Meeting Jesus their lives changed forever.
First, they received a new life from Christ, who had risen from death. Jesus first gave the new life to His apostles, and then extended it to those who follow Him through listening to His apostles' teachings. Meeting the Risen Lord, the apostles became the new creation; their faith renewed, and their commitment to follow cemented. The Risen Lord had a new life, and His apostles too, shared this newness of life in Christ. Before Easter, the apostles misunderstood Jesus' teachings; after Easter, they recalled His teaching, and came to enlightenment. Pre-Easter, Jesus was physically present; Post-Easter, Jesus was present in a new way- spiritually present which is invisible to our eyes' sight. Before Easter, Jesus' apostles commitment to follow was lukewarm; after Easter, their commitment to follow was devoted, unswerving.
Second, in following Jesus, we become members of His Church on earth. He is our head, and we are parts of His Church. The Head has ascended to God the Father. Where the Head is; its members eventually will be in due time (the preface of the Ascension).
Third, in following Jesus, our life on earth has a purpose. It is being directed by Jesus' teachings, and when our earthly journey comes to an end, we hope to unite with those who have gone before us. With faith in Jesus, saying goodbye on earth leads to reunite in God's kingdom.
Fourth, Jesus chose us to be His friends. He gave us the Advocate to be His spiritual presence with us, in our journey, to guide us, till the end of time.
Fifth, Jesus gave authority to those who follow Him. They had the full right to make other disciples of Jesus, telling them about His Resurrection, His commandment of love, and His promise of eternal life. They can promote the power of the Advocate to others, and that helps them to live a life of loving God and loving others.
Đức Kitô hành xử hoàn toàn khác cách xã hội cổ võ. Đức Kitô kêu gọi làm môn đệ vì yêu mến con người, và để con người sống tốt lành hơn, nhận ơn lành Ngài ban. Môn đệ Đức Kitô không có gì mới dâng tiến Ngài, bởi tất cả những gì môn đệ có đều là do Ngài ban cho. Môn đệ nhận được từ Đức Kitô rất nhiều ơn trọng đại mà chính họ không biết đến, nói chi đến mơ tưởng. Ơn Đức Kitô trao ban cao quí hơn những gì thế giới vật chất có thể so sánh, bởi ân sủng đó mang lại hạnh phúc đời này và sự sống trường sinh đời sau.
Sau khi sống lại từ cõi chết, thay vì về cùng Chúa Cha, Đức Kitô lưu lại trần gian thêm một thời gian nữa để gặp gỡ, an ủi các môn đệ. Ngài hiện ra với các ông nhiều lần, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, trong nhiều trường hợp khác nhau. Gặp lại Đức Kitô, các ông thờ lậy Người và đồng thời tâm can còn ngờ vực. Điều các ông nghi ngờ có thể hiểu được bởi sự hiện diện của Đức Kitô Phục Sinh vượt khỏi trí tưởng của cả nhân loại. Các ông may mắn là người đ62u tiên được hưởng ơn đặc biết đó. Hiện nay, thời đại khoa học, kĩ thuật vẫn còn nhiều người từ chối tin vào việc Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Môn đệ Đức Kitô không nghi ngờ về việc Đức Kitô sống lại từ cõi chết, bởi những điều đó các ông đã được Đức Kitô ba lần cho biết trước sự Phục Sinh của Chúa. Điều các ông nghi ngờ liên quan đến khả năng của con người. Các ông nghi ngờ điều các ông nhìn thấy là đúng, là sự thật, hay là giấc mơ hay hoa mắt? Thay vì dài dòng giải thích, Đức Kitô cho phép các môn đệ sờ vào lỗ đinh nơi tay Ngài, đụng vào vết thương nơi cạnh sườn Ngài. Điều trên xác định các ông gặp lại cùng Đức Kitô trước khi Ngài chịu đóng đinh trên thập tự. Những vết thẹo kia xác định các tông đồ không mơ mộng. Gặp Đức Kitô Phục Sinh, đời các ông thay đổi.
Thứ nhất, gặp Đức Kitô Phục Sinh các ông trở thành con người mới. Chia sẻ con người Phục Sinh của Đức Kitô. Lòng các ông tràn ngập niềm vui. Hy vọng tràn ngập tâm hồn; tương lai sáng rực vì từ nay sẽ không bao giờ phải xa Thầy Kitô nữa. Nhận ơn Phục Sinh từ Đức Kitô ban, sau này các ông trao ban cho những ai tin vào Đức Kitô qua lời rao giảng, truyền bá Tin Mừng Phục Sinh của các ông. Gặp Đức Kitô đời các ông thay đổi muôn đời, niềm tin tăng vọt, niềm tin trở thành sắt thép. Trước Phục Sinh các tông đồ thường hiểu lầm điều Đức Kitô rao giảng; sau Phục Sinh các ông hồi tưởng, nhớ lại và hiểu cặn kẽ hơn. Trước Phục Sinh, các ông sống cùng Đức Kitô trần thế; sau Phục Sinh các ông sống cùng Đức Kitô Phục Sinh. Đức Kitô luôn hiện diện, kề bên nhưng các ông chỉ nhìn thấy khi nào Ngài cho phép. Ngoài ra các ông nhận biết sự hiện diện của Ngài bằng niềm tin. Trước Phục Sinh các ông tin theo Đức Kitô cách hững hờ; sau Phục Sinh các ông tin theo một cách vững vàng. Gặp khó không sợ; nguy nan không sờn; đau khổ không than van, trái lại còn vui mừng vì được chia sẻ mạo gai của Đức Kitô.
Thứ hai, Kitô hữu không gặp Đức Kitô như các môn đệ. Qua lời các Ngài để lại, chúng ta là thành viên của Giáo Hội Chúa. Đức Kitô là thủ lãnh, đầu; Kitô hữu là chi thể. Đầu tiến về trời và chi thể hy vọng khi chấm dứt cuộc lữ hành trần thế cũng sẽ đoàn tự trong nước trời (kinh nguyện Thánh Thể, lễ Chúa Lên Trời).
Thứ ba, tin theo Đức Kitô đời họ có mục đích rõ ràng. Mục đích này được chính Đức Kitô vạch ra, Thánh Thần Ngài hướng dẫn để ta hoàn thành mục đích của Ngài. Ngoài mục đích sống trên đời ta còn may mắn có niềm hy vọng vững chắc. Khi hoàn thành cuộc lữ hành trần thế là lúc niềm hy vọng trở thành thực. Được đón nhận vào nhà Cha trên trời. Cuộc sống trần thế là cuộc sống hy vọng, sống trong tin yêu. Chia tay thân nhân, thân hữu nơi trần thế chính là lúc đoàn tụ cùng thân nhân, thân hữu trên thiên quốc.
Thứ tư, chính Đức Kitô biến ta thành Kitô hữu, và ban Thần Khí Chúa để ta liên kết với Chúa để hưởng sự sống Phục Sinh. Thánh Thần Chúa là bạn đồng hành cho đến cuối đời mỗi người.
Thứ năm, Đức Kitô biến ta thành Kitô hữu và kêu gọi ta biến người khác thành Kitô hữu. Đức Kitô cho Kitô hữu chia sẻ sứ mạng của Ngài, đó là đi rao giảng Tin Mừng, biến người khác thành môn đệ Đức Kitô. Tất cả đều có sứ mạng truyền bá Tin Mừng Phục Sinh, nói về sự chết khổ đau, nhất là sự sống lại của Ngài, nói về Thánh Thần Ngài. Kèm theo đó còn giúp cho mọi người biết tình yêu Chúa qua giới răn; hãy yêu thương nhau như chính Đức Kitô yêu thương chúng ta. Để giúp mọi người nhân biết điều răn yêu thương, chính Kitô hữu đó cần sống, thực hành điều răn yêu thương Làm được những điều đó chính là môn đệ chân chính của Đức Kitô.
TiengChuong.org
Followers
All webmaster hosts give some financial reward to any individual social media website that reaches a certain level of followers. It is a reciprocal benefit, because when there are more people searching on their web, it would be better for the business, and generate more income. Rewarding individual successful websites makes long term gain for the Webmasters.
Jesus calls us to follow him. Instead of receiving something new from us, we have nothing to offer. The generous God endows us with countless great, magnificent, heavenly blessings. God's gifts are free and beyond human power to gain. God loves us dearly, and wants us to enjoy life to the full. After rising from death, Jesus delayed returning to the Father. He stayed to meet His apostles. He appeared to them more than once, on different occasions, and at various locations. Seeing Jesus they worshipped him, but also doubted. Their doubt had something to do with the human capacity to grasp the reality of Jesus' presence. Were they able to see Jesus clearly and to understand him properly? . Jesus showed them His wounds, and His scar confirming what they saw was real. They were not dreaming or seeing a mirage. He is the same Jesus, the One who had been crucified. Their personal encounter with the Risen Lord filled them with great joy. Hope was restored and the future brightened. Meeting Jesus their lives changed forever.
First, they received a new life from Christ, who had risen from death. Jesus first gave the new life to His apostles, and then extended it to those who follow Him through listening to His apostles' teachings. Meeting the Risen Lord, the apostles became the new creation; their faith renewed, and their commitment to follow cemented. The Risen Lord had a new life, and His apostles too, shared this newness of life in Christ. Before Easter, the apostles misunderstood Jesus' teachings; after Easter, they recalled His teaching, and came to enlightenment. Pre-Easter, Jesus was physically present; Post-Easter, Jesus was present in a new way- spiritually present which is invisible to our eyes' sight. Before Easter, Jesus' apostles commitment to follow was lukewarm; after Easter, their commitment to follow was devoted, unswerving.
Second, in following Jesus, we become members of His Church on earth. He is our head, and we are parts of His Church. The Head has ascended to God the Father. Where the Head is; its members eventually will be in due time (the preface of the Ascension).
Third, in following Jesus, our life on earth has a purpose. It is being directed by Jesus' teachings, and when our earthly journey comes to an end, we hope to unite with those who have gone before us. With faith in Jesus, saying goodbye on earth leads to reunite in God's kingdom.
Fourth, Jesus chose us to be His friends. He gave us the Advocate to be His spiritual presence with us, in our journey, to guide us, till the end of time.
Fifth, Jesus gave authority to those who follow Him. They had the full right to make other disciples of Jesus, telling them about His Resurrection, His commandment of love, and His promise of eternal life. They can promote the power of the Advocate to others, and that helps them to live a life of loving God and loving others.
Xin cho chúng nên một
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
08:46 21/05/2020
Suy niệm Chúa Nhật thứ VII Phục Sinh - A
(Ga 17, 11b - 19)
Lời nguyện tha thiết của Chúa Giêsu xin cho các môn đệ Chúa và cả chúng ta ngày hôm nay nữa nên một như Chúa Cha ở trong Chúa Con và Chúa Con ở trong Chúa Cha" (x.Ga 17, 21) vang lên trong phụng vụ Chúa Nhật cuối cùng của mùa Phục Sinh, khi mà chúng ta đang chuẩn bị tâm hồn mừng Chúa Thánh Thần hiện xuống như lời Đức Giêsu đã hứa với các môn đệ trong bữa tiệc ly trước khi về trời.
Khi đến giờ rời bỏ thế gian mà về cùng Đức Chúa Cha, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ nhiều điều, toàn bộ Phúc Âm thánh Gioan chương 17 là một bằng chứng. Sau một loạt diễn từ ly biệt, được kết thúc bằng kinh nguyện vô cùng cảm động Chúa Giêsu dâng lên Cha. Kinh nguyện mở đầu bằng lời khẩn cầu danh Cha, ca tụng Ngôi Cha và Ngôi Con (Ga 17, 1-5). Thứ đến là xin "Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha" (Ga 17, 1). Và sau cùng là lời cầu xin cho các môn đệ.
Xin cho chúng nên một
Chúa Giêsu thấu hiểu những yếu đuối mỏng giòn của các môn đệ, nên Người tha thiết cầu xin Cha cho họ được hiệp nhất trong tin yêu, để các ông có thể thi hành sứ mạng rao giảng tin Mừng Nước Thiên Chúa, một sứ mạng vô cùng khó khăn và đầy những thử thách, các ông phải tự mình đương đầu. Dù sống giữa thế gian, nhưng không thuộc về thế gian, hoạt động của các ông không qui về mình hay hướng về người khác, nhưng qui hướng về Chúa. Đó là lý do khiến Chúa Giêsu cầu nguyện : "Xin cho họ nên một như Cha ở trong con và con ở trong Cha" (Ga 17, 21). Nhờ "sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần", được ràng buộc "bởi sợi dây bình an", tất cả họ sẽ "duy trì sự hiệp nhất của Thần khí... Chỉ có một Thân mình và một Thần khí " (Ep 4, 3 - 4), giúp họ hợp nhất cùng nhau.
Vì muốn hiệp nhất muôn người trong Thiên Chúa, nên Chúa Cha đã sai Chúa Giêsu đến thế gian để thánh hiến họ trong chân lý. Khi đầu thai trong lòng Trinh Nữ Maria, Chúa Giêsu đã thực hiện một sự hiệp thông đầy kinh ngạc giữa bản tính Thiên Chúa với bản tính loài người "Đức Giêsu Kitô, là Thiên Chúa thật và là người thật" (Kinh Tin Kính). Trong cuộc Thương Khó, Người đã xuống ngục tổ tông, nhà tù giam hãm chúng ta để giải thoát và đưa chúng ta lên cùng Thiên Chúa.
Chúa Giêsu ban vinh quang cho các môn đệ : "Con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con" (Ga 17, 22). Vinh quang ở đây là Chúa Thánh Thần, Đấng liên kết con người với Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã ban cho họ vinh quang khi nói, "Hãy lãnh nhận lấy Chúa Thánh Thần" (Ga 20, 22). Chúa Giêsu đã nhận được vinh quang khi mặc lấy bản tính loài người chúng ta, bản tính đã được tôn vinh trong Thánh Thần. Vinh quang Người đã có "trước khi tạo thành thế gian" (Ga 17,5) liên kết nhân loại nên một trong Chúa.
Xin Cha gìn giữ chúng
Trong suốt thời gian ở giữa các môn đệ, Chúa Giêsu đã trung thành gìn giữ họ. Khi trở về cùng Cha, Người không vắng mặt, Người cầu xin Cha cho họ, để họ giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, là Cha và Con và Thánh Thần.
Chúa Giêsu đến thế gian để hoàn thành sứ mạng mà Chúa Cha đã trao, đến lượt các môn đệ, họ cũng được trao cho một sứ mạng (x. Ga 13, 1). Chúa Giêsu không xin Cha đưa họ ra khỏi thế gian, nhưng xin gìn giữ họ khỏi những hiểm nguy của thế gian (x. Ga 17, 15). Vì nếu đưa họ ra khỏi thế gian thì sứ mạng tông đồ của họ chấm dứt. Xin Cha gìn giữ họ khỏi bị thế gian lây nhiễm, và thánh hoá họ trong sự thật (x. Ga 17, 17), xin cho họ được tràn đầy Thần Chân Lý. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu làm sáng tỏ : "Chúng không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian" (Ga 17,16).
Chúa Giêsu xuống tận vực thẳm của con người để kéo con người lên vì : "Thiên Chúa là Tình Yêu". Đây là tột đỉnh của Mạc Khải. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu thôi thúc chúng ta hiệp nhất với Thiên Chúa, và trong vinh quang đầy quyền thế Chúa Giêsu không ngừng cầu nguyện và gìn giữ để : "Không một ai trong chúng bị mất" (Ga 17,12).
Xin thánh hiến họ
Lời khẳng định trên cho thấy Chúa Giêsu và các môn đệ không thuộc về thế gian. Để hoạt động trên thế gian và trong thế gian, mà không liên can đến thế gian, nghĩa là được miễn dịch khỏi thế gian, các môn đệ cần phải được hiến thánh (x. Ga 17-19).
Khi muốn bảo vệ các môn đệ khỏi Sự Dữ trong thế gian, Chúa Giêsu đã tự thánh hiến chính mình, Người nhấn mạnh đến tầm quan trọng là "viên mãn trong Thiên Chúa" khi "ở trong tình yêu". Nguồn gốc của sự thánh hiến này là trung thành với Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Chúa Cha, Đấng tự hiến chính mình. Người ban Chúa Thánh Thần cho họ và xin cho họ sớm đạt được điều Người cầu xin. Chúa Thánh Thần là sự hiệp nhất của Chúa Cha và Chúa Con, liên kết tâm hồn họ với Chúa Cha, kết hợp trái tim tội lỗi của chúng ta với Chúa Giêsu Đấng Cứu Thế. "Con đã ban lời Cha cho chúng, và thế gian đã ghét chúng, vì chúng không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian" (Ga 17, 14). Họ đã nhận được Lời, từ "Logos", Ngôi Lời của Thiên Chúa, đã trở thành nhục thể và ở giữa chúng ta (Ga 1, 14).
"Lời Cha là chân lý "(Ga 11, 14). Bản chất của Lời là ở với Chúa Cha, đó là chân lý. Kể từ khi Người cho họ tham dự vào sứ mạng của Chúa Con (x. Ga 10, 36 và Ga 17, 18), họ cũng phải tham gia vào sự thánh thiện của Thiên Chúa. Người đã chọn và cắt đặt họ để họ sinh nhiều hoa trái. Đức Giêsu được thánh hiến trong sự thật. Người cũng xin Chúa Cha thánh hiến họ "trong sự thật". Sự thánh hiến này không phải là bên ngoài nhưng nó là sự thật, sâu sắc, thực sự.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã cầu xin cho chúng con được hiệp nhất. Xin liên kết chúng con nên một trong tình yêu Chúa với Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
(Ga 17, 11b - 19)
Lời nguyện tha thiết của Chúa Giêsu xin cho các môn đệ Chúa và cả chúng ta ngày hôm nay nữa nên một như Chúa Cha ở trong Chúa Con và Chúa Con ở trong Chúa Cha" (x.Ga 17, 21) vang lên trong phụng vụ Chúa Nhật cuối cùng của mùa Phục Sinh, khi mà chúng ta đang chuẩn bị tâm hồn mừng Chúa Thánh Thần hiện xuống như lời Đức Giêsu đã hứa với các môn đệ trong bữa tiệc ly trước khi về trời.
Khi đến giờ rời bỏ thế gian mà về cùng Đức Chúa Cha, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ nhiều điều, toàn bộ Phúc Âm thánh Gioan chương 17 là một bằng chứng. Sau một loạt diễn từ ly biệt, được kết thúc bằng kinh nguyện vô cùng cảm động Chúa Giêsu dâng lên Cha. Kinh nguyện mở đầu bằng lời khẩn cầu danh Cha, ca tụng Ngôi Cha và Ngôi Con (Ga 17, 1-5). Thứ đến là xin "Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha" (Ga 17, 1). Và sau cùng là lời cầu xin cho các môn đệ.
Xin cho chúng nên một
Chúa Giêsu thấu hiểu những yếu đuối mỏng giòn của các môn đệ, nên Người tha thiết cầu xin Cha cho họ được hiệp nhất trong tin yêu, để các ông có thể thi hành sứ mạng rao giảng tin Mừng Nước Thiên Chúa, một sứ mạng vô cùng khó khăn và đầy những thử thách, các ông phải tự mình đương đầu. Dù sống giữa thế gian, nhưng không thuộc về thế gian, hoạt động của các ông không qui về mình hay hướng về người khác, nhưng qui hướng về Chúa. Đó là lý do khiến Chúa Giêsu cầu nguyện : "Xin cho họ nên một như Cha ở trong con và con ở trong Cha" (Ga 17, 21). Nhờ "sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần", được ràng buộc "bởi sợi dây bình an", tất cả họ sẽ "duy trì sự hiệp nhất của Thần khí... Chỉ có một Thân mình và một Thần khí " (Ep 4, 3 - 4), giúp họ hợp nhất cùng nhau.
Vì muốn hiệp nhất muôn người trong Thiên Chúa, nên Chúa Cha đã sai Chúa Giêsu đến thế gian để thánh hiến họ trong chân lý. Khi đầu thai trong lòng Trinh Nữ Maria, Chúa Giêsu đã thực hiện một sự hiệp thông đầy kinh ngạc giữa bản tính Thiên Chúa với bản tính loài người "Đức Giêsu Kitô, là Thiên Chúa thật và là người thật" (Kinh Tin Kính). Trong cuộc Thương Khó, Người đã xuống ngục tổ tông, nhà tù giam hãm chúng ta để giải thoát và đưa chúng ta lên cùng Thiên Chúa.
Chúa Giêsu ban vinh quang cho các môn đệ : "Con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con" (Ga 17, 22). Vinh quang ở đây là Chúa Thánh Thần, Đấng liên kết con người với Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã ban cho họ vinh quang khi nói, "Hãy lãnh nhận lấy Chúa Thánh Thần" (Ga 20, 22). Chúa Giêsu đã nhận được vinh quang khi mặc lấy bản tính loài người chúng ta, bản tính đã được tôn vinh trong Thánh Thần. Vinh quang Người đã có "trước khi tạo thành thế gian" (Ga 17,5) liên kết nhân loại nên một trong Chúa.
Xin Cha gìn giữ chúng
Trong suốt thời gian ở giữa các môn đệ, Chúa Giêsu đã trung thành gìn giữ họ. Khi trở về cùng Cha, Người không vắng mặt, Người cầu xin Cha cho họ, để họ giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, là Cha và Con và Thánh Thần.
Chúa Giêsu đến thế gian để hoàn thành sứ mạng mà Chúa Cha đã trao, đến lượt các môn đệ, họ cũng được trao cho một sứ mạng (x. Ga 13, 1). Chúa Giêsu không xin Cha đưa họ ra khỏi thế gian, nhưng xin gìn giữ họ khỏi những hiểm nguy của thế gian (x. Ga 17, 15). Vì nếu đưa họ ra khỏi thế gian thì sứ mạng tông đồ của họ chấm dứt. Xin Cha gìn giữ họ khỏi bị thế gian lây nhiễm, và thánh hoá họ trong sự thật (x. Ga 17, 17), xin cho họ được tràn đầy Thần Chân Lý. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu làm sáng tỏ : "Chúng không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian" (Ga 17,16).
Chúa Giêsu xuống tận vực thẳm của con người để kéo con người lên vì : "Thiên Chúa là Tình Yêu". Đây là tột đỉnh của Mạc Khải. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu thôi thúc chúng ta hiệp nhất với Thiên Chúa, và trong vinh quang đầy quyền thế Chúa Giêsu không ngừng cầu nguyện và gìn giữ để : "Không một ai trong chúng bị mất" (Ga 17,12).
Xin thánh hiến họ
Lời khẳng định trên cho thấy Chúa Giêsu và các môn đệ không thuộc về thế gian. Để hoạt động trên thế gian và trong thế gian, mà không liên can đến thế gian, nghĩa là được miễn dịch khỏi thế gian, các môn đệ cần phải được hiến thánh (x. Ga 17-19).
Khi muốn bảo vệ các môn đệ khỏi Sự Dữ trong thế gian, Chúa Giêsu đã tự thánh hiến chính mình, Người nhấn mạnh đến tầm quan trọng là "viên mãn trong Thiên Chúa" khi "ở trong tình yêu". Nguồn gốc của sự thánh hiến này là trung thành với Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Chúa Cha, Đấng tự hiến chính mình. Người ban Chúa Thánh Thần cho họ và xin cho họ sớm đạt được điều Người cầu xin. Chúa Thánh Thần là sự hiệp nhất của Chúa Cha và Chúa Con, liên kết tâm hồn họ với Chúa Cha, kết hợp trái tim tội lỗi của chúng ta với Chúa Giêsu Đấng Cứu Thế. "Con đã ban lời Cha cho chúng, và thế gian đã ghét chúng, vì chúng không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian" (Ga 17, 14). Họ đã nhận được Lời, từ "Logos", Ngôi Lời của Thiên Chúa, đã trở thành nhục thể và ở giữa chúng ta (Ga 1, 14).
"Lời Cha là chân lý "(Ga 11, 14). Bản chất của Lời là ở với Chúa Cha, đó là chân lý. Kể từ khi Người cho họ tham dự vào sứ mạng của Chúa Con (x. Ga 10, 36 và Ga 17, 18), họ cũng phải tham gia vào sự thánh thiện của Thiên Chúa. Người đã chọn và cắt đặt họ để họ sinh nhiều hoa trái. Đức Giêsu được thánh hiến trong sự thật. Người cũng xin Chúa Cha thánh hiến họ "trong sự thật". Sự thánh hiến này không phải là bên ngoài nhưng nó là sự thật, sâu sắc, thực sự.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã cầu xin cho chúng con được hiệp nhất. Xin liên kết chúng con nên một trong tình yêu Chúa với Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:27 21/05/2020
30. Thánh Giá là chìa khóa mở cửa thiên đàng, là chỉ nam hướng dẫn con người đi về nẻo chính, là khích lệ thành công tiến đức, là sự sống của linh hồn và thân xác, có thể loại bỏ các loại tai nạn hiểm nghèo, có thể dẫn đến các loại hạnh phúc.
(Thánh John Damascene)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:31 21/05/2020
26. TIỀN, KHÔNG MẤT ĐƯỢC
Chàng ngốc cầm tiền đi phố mua gạo, nhưng không biết phải làm như thế nào nên đem bao để đựng gạo vứt đi, về nhà nói với vợ:
- “Trên phố rất đông, có rất nhiều người chen nhau vứt bao.”
Vợ nói:
- “Bao của ông cũng vứt đi à ?”
Trả lời:
- “Ê, chuyện đó thì khỏi nói.”
Vợ vội vàng hỏi:
- “Tiền đâu ?”-
Chàng ngốc dương dương tự đắc nói:
- “Bà yên tâm, tôi đem tiền cột rất chặt ở trong góc bao, tuyệt đối không thể mất tiêu được !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 26:
Ở đời có người dốt khi học chữ nhưng lại thông minh khi buôn bán làm ăn; lại có người rất thông minh khi học hành nhưng không biết làm ăn buôn bán, cho nên có người giỏi cái này thì có người dốt về cái kia, không ai hoàn toàn trên mọi lãnh vực.
Đem tiền bỏ vào trong bao rồi đem bao vứt đi, rồi lại nói không thể mất tiền được là người vừa ngu vừa ngốc.
Đời sống tâm linh của người Ki-tô hữu cũng thế, có những lúc chúng ta vùa ngu vừa ngốc: ngu là sống trong ơn sủng của Thiên Chúa mà lại không tận hưởng ơn sủng của Ngài, ngốc là đem ơn sủng của Thiên Chúa ban cho để đổi lấy những thứ vô giá trị của thế gian tội lỗi này. Cái bao là các bí tích, đồng tiền là ơn thánh của Thiên Chúa, đem bao và tiền vứt đi không phải là người ngu và ngốc sao ?
Có nhiều người Ki-tô hữu đã vứt bao vứt tiền, tức là chối bỏ ơn thánh Thiên Chúa và phản đối Giáo Hội, nhưng lại dương dương tự đắc “sửa lưng” những người Ki-tô hữu khác, vì người khác giữ bao giữ tiền tức là giữ lề luật của Thiên Chúa và giáo huấn của Giáo Hội...
Người ngu thì luôn cho mình là thông giỏi nên họ mãi mãi là người ngu, người thông minh thì luôn cho mình là ngu nên họ luôn là người thông minh, vì “ai hạ mình xuống thì sẽ được nhấc lên...”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chàng ngốc cầm tiền đi phố mua gạo, nhưng không biết phải làm như thế nào nên đem bao để đựng gạo vứt đi, về nhà nói với vợ:
- “Trên phố rất đông, có rất nhiều người chen nhau vứt bao.”
Vợ nói:
- “Bao của ông cũng vứt đi à ?”
Trả lời:
- “Ê, chuyện đó thì khỏi nói.”
Vợ vội vàng hỏi:
- “Tiền đâu ?”-
Chàng ngốc dương dương tự đắc nói:
- “Bà yên tâm, tôi đem tiền cột rất chặt ở trong góc bao, tuyệt đối không thể mất tiêu được !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 26:
Ở đời có người dốt khi học chữ nhưng lại thông minh khi buôn bán làm ăn; lại có người rất thông minh khi học hành nhưng không biết làm ăn buôn bán, cho nên có người giỏi cái này thì có người dốt về cái kia, không ai hoàn toàn trên mọi lãnh vực.
Đem tiền bỏ vào trong bao rồi đem bao vứt đi, rồi lại nói không thể mất tiền được là người vừa ngu vừa ngốc.
Đời sống tâm linh của người Ki-tô hữu cũng thế, có những lúc chúng ta vùa ngu vừa ngốc: ngu là sống trong ơn sủng của Thiên Chúa mà lại không tận hưởng ơn sủng của Ngài, ngốc là đem ơn sủng của Thiên Chúa ban cho để đổi lấy những thứ vô giá trị của thế gian tội lỗi này. Cái bao là các bí tích, đồng tiền là ơn thánh của Thiên Chúa, đem bao và tiền vứt đi không phải là người ngu và ngốc sao ?
Có nhiều người Ki-tô hữu đã vứt bao vứt tiền, tức là chối bỏ ơn thánh Thiên Chúa và phản đối Giáo Hội, nhưng lại dương dương tự đắc “sửa lưng” những người Ki-tô hữu khác, vì người khác giữ bao giữ tiền tức là giữ lề luật của Thiên Chúa và giáo huấn của Giáo Hội...
Người ngu thì luôn cho mình là thông giỏi nên họ mãi mãi là người ngu, người thông minh thì luôn cho mình là ngu nên họ luôn là người thông minh, vì “ai hạ mình xuống thì sẽ được nhấc lên...”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bác sĩ khuyên Mẹ của Đức Gioan Phaolô II phá thai, bà chấp nhận liều mạng để sinh ra ngài
Đặng Tự Do
04:34 21/05/2020
Một trăm năm trước vào ngày 18 tháng 5, bà Emilia Wojtyla đã hạ sinh đứa con trai thứ hai, Karol, sau một thai kỳ khó khăn và đe dọa đến tính mạng. Đứa trẻ sau này trở thành Thánh Gioan Phaolô II.
Trong một cuốn sách mới được xuất bản ở Ba Lan, tác giả Milena Kindziuk đã mô tả lại cuộc chiến đấu quyết liệt mà thâ mẫu Thánh Gioan Phaolô II phải trải qua sau khi các bác sĩ khuyên bà nên phá thai.
“Bà phải lựa chọn giữa sự sống của chính mình và của em bé bà đang mang trong bụng, nhưng đức tin sâu sắc của Emilia không cho phép bà lựa chọn phá thai, ” Kindziuk nói trong một cuộc phỏng vấn với ACI Stampa.
“Thẳm sâu trong trái tim của mình, bà đã sẵn sàng hy sinh cho em bé bà mang trên bụng, ” Kindziuk nói.
Trong cuốn sách mới có nhan đề “Emilia và Karol Wojtyla. Cha mẹ của Thánh Gioan Phaolô II, ” Kindziuk đã trích dẫn lời khai của một nữ hộ sinh, là bà Tatarowa, và các báo cáo của hai người bạn của bà Emilia, là Helena Szczepańska và Maria Kaczorowa, cũng như những cư dân khác trong vùng Wadowice. Kindziuk cho biết vị bác sĩ đầu tiên mà bà Emilia đến khám thai, là bác sĩ Jan Moskała, khăng khăng bảo bà phải phá thai nếu muốn bảo tồn tính mạng.
Chính vì điều này Emilia Wojtyla bị trầm cảm.
Tác giả Kindziuk cho biết hai ông bà Karol và Emilia Wojtyla đã “đưa ra quyết định táo bạo là, bất kể tất cả mọi thứ, em bé của họ phải được sinh ra. Và thế là họ bắt đầu tìm kiếm một bác sĩ khác. ”
Cuối cùng, họ đã chọn Bác sĩ Samuel Taub, một bác sĩ người Do Thái đến từ Krakow. Ông đã chuyển đến Wadowice sau Thế chiến thứ nhất.
“Bạn bè Emilia đã giữ kỷ niệm của chuyến thăm đó. Bác sĩ xác nhận rằng có nguy cơ biến chứng khi sinh con, bao gồm cả cái chết của Emilia. Tuy nhiên, ông không đề nghị phá thai, ” Kindziuk nói.
“Emilia đã có một thai kỳ khó khăn: cô dành phần lớn thời gian của mình nằm nghỉ nhưng vẫn thấy yếu sức hơn bình thường. Bác sĩ Taub khuyến cáo Emilia nên nằm dưỡng sức, nghỉ ngơi thường xuyên và ăn uống các thực phẩm dinh dưỡng cao. ”
Vào ngày 18 tháng Năm năm 1920, “Emilia hạ sinh cháu bé trong căn nhà của mình ở đường Kościelna, ngay trong phòng khách với sự hiện diện của một nữ hộ sinh”
Cùng lúc đó, ông bố Karol và đứa con trai 13 tuổi của họ, Edmund đã đi ra ngoài khoảng 5 giờ chiều để tham gia buổi cầu nguyện trong nhà thờ giáo xứ bên kia đường nơi họ hát Kinh Cầu Đức Mẹ Loreto, để xin Đức Mẹ phù hộ cho hai mẹ con trong lúc khó khăn này.
“Khi cháu bé chào đời, bà Emilia đã xin người nữ hộ sinh mở cửa sổ: bà muốn âm thanh đầu tiên con trai của bà có thể nghe thấy là một bài hát tôn vinh Đức Maria. Nói cách khác, Emilia Wojtyla đã sinh hạ con trai trong an bình, và muốn con nghe Kinh Cầu Đức Bà Loreto”.
Thánh Gioan Phaolô II cũng nói với thư ký riêng của ngài, bây giờ là Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz rằng ngài được chào đời để để tôn vinh Mẹ Thiên Chúa.
Sau này, trong một diễn biến thật hi hữu, Đức Gioan Phaolô II được bầu làm giáo hoàng vào cùng thời điểm ngài được sinh ra.
Án tuyên thánh cho cha mẹ Thánh Gioan Phaolô II đã chính thức được khai mở tại Ba Lan vào đầu tháng Năm. Ông Karol, là một trung úy quân đội Ba Lan, và bà Emilia, là một giáo viên trường học, đã kết hôn ở Krakow ngày 10 tháng 2 năm 1906. Cặp vợ chồng Công Giáo đã sinh ba đứa con: Edmund năm 1906; Olga, người đã chết ngay sau khi sinh; và Karol năm 1920.
Trước khi qua đời vì một cơn đau tim và suy gan vào năm 1929, Emilia là một nhân tố chính của gia đình. Vào thời điểm bà qua đời, chàng trai trẻ Karol Wojtyla còn một tháng nữa là đến sinh nhật thứ chín của mình.
Source:National Catholic RegisterJohn Paul II’s Mom Chose Life After Her Doctor Advised an Abortion
Trong một cuốn sách mới được xuất bản ở Ba Lan, tác giả Milena Kindziuk đã mô tả lại cuộc chiến đấu quyết liệt mà thâ mẫu Thánh Gioan Phaolô II phải trải qua sau khi các bác sĩ khuyên bà nên phá thai.
“Bà phải lựa chọn giữa sự sống của chính mình và của em bé bà đang mang trong bụng, nhưng đức tin sâu sắc của Emilia không cho phép bà lựa chọn phá thai, ” Kindziuk nói trong một cuộc phỏng vấn với ACI Stampa.
“Thẳm sâu trong trái tim của mình, bà đã sẵn sàng hy sinh cho em bé bà mang trên bụng, ” Kindziuk nói.
Trong cuốn sách mới có nhan đề “Emilia và Karol Wojtyla. Cha mẹ của Thánh Gioan Phaolô II, ” Kindziuk đã trích dẫn lời khai của một nữ hộ sinh, là bà Tatarowa, và các báo cáo của hai người bạn của bà Emilia, là Helena Szczepańska và Maria Kaczorowa, cũng như những cư dân khác trong vùng Wadowice. Kindziuk cho biết vị bác sĩ đầu tiên mà bà Emilia đến khám thai, là bác sĩ Jan Moskała, khăng khăng bảo bà phải phá thai nếu muốn bảo tồn tính mạng.
Chính vì điều này Emilia Wojtyla bị trầm cảm.
Tác giả Kindziuk cho biết hai ông bà Karol và Emilia Wojtyla đã “đưa ra quyết định táo bạo là, bất kể tất cả mọi thứ, em bé của họ phải được sinh ra. Và thế là họ bắt đầu tìm kiếm một bác sĩ khác. ”
Cuối cùng, họ đã chọn Bác sĩ Samuel Taub, một bác sĩ người Do Thái đến từ Krakow. Ông đã chuyển đến Wadowice sau Thế chiến thứ nhất.
“Bạn bè Emilia đã giữ kỷ niệm của chuyến thăm đó. Bác sĩ xác nhận rằng có nguy cơ biến chứng khi sinh con, bao gồm cả cái chết của Emilia. Tuy nhiên, ông không đề nghị phá thai, ” Kindziuk nói.
“Emilia đã có một thai kỳ khó khăn: cô dành phần lớn thời gian của mình nằm nghỉ nhưng vẫn thấy yếu sức hơn bình thường. Bác sĩ Taub khuyến cáo Emilia nên nằm dưỡng sức, nghỉ ngơi thường xuyên và ăn uống các thực phẩm dinh dưỡng cao. ”
Vào ngày 18 tháng Năm năm 1920, “Emilia hạ sinh cháu bé trong căn nhà của mình ở đường Kościelna, ngay trong phòng khách với sự hiện diện của một nữ hộ sinh”
Cùng lúc đó, ông bố Karol và đứa con trai 13 tuổi của họ, Edmund đã đi ra ngoài khoảng 5 giờ chiều để tham gia buổi cầu nguyện trong nhà thờ giáo xứ bên kia đường nơi họ hát Kinh Cầu Đức Mẹ Loreto, để xin Đức Mẹ phù hộ cho hai mẹ con trong lúc khó khăn này.
“Khi cháu bé chào đời, bà Emilia đã xin người nữ hộ sinh mở cửa sổ: bà muốn âm thanh đầu tiên con trai của bà có thể nghe thấy là một bài hát tôn vinh Đức Maria. Nói cách khác, Emilia Wojtyla đã sinh hạ con trai trong an bình, và muốn con nghe Kinh Cầu Đức Bà Loreto”.
Thánh Gioan Phaolô II cũng nói với thư ký riêng của ngài, bây giờ là Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz rằng ngài được chào đời để để tôn vinh Mẹ Thiên Chúa.
Sau này, trong một diễn biến thật hi hữu, Đức Gioan Phaolô II được bầu làm giáo hoàng vào cùng thời điểm ngài được sinh ra.
Án tuyên thánh cho cha mẹ Thánh Gioan Phaolô II đã chính thức được khai mở tại Ba Lan vào đầu tháng Năm. Ông Karol, là một trung úy quân đội Ba Lan, và bà Emilia, là một giáo viên trường học, đã kết hôn ở Krakow ngày 10 tháng 2 năm 1906. Cặp vợ chồng Công Giáo đã sinh ba đứa con: Edmund năm 1906; Olga, người đã chết ngay sau khi sinh; và Karol năm 1920.
Trước khi qua đời vì một cơn đau tim và suy gan vào năm 1929, Emilia là một nhân tố chính của gia đình. Vào thời điểm bà qua đời, chàng trai trẻ Karol Wojtyla còn một tháng nữa là đến sinh nhật thứ chín của mình.
Source:National Catholic Register
Mầu nhiệm sáng tạo dẫn chúng ta đến tâm tình cầu nguyện
Thanh Quảng sdb
06:08 21/05/2020
Mầu nhiệm sáng tạo dẫn chúng ta đến tâm tình cầu nguyện
Đức Thánh Cha Phanxicô khai mạc buổi triều yết hàng tuần và nhân tuần lễ kỷ niệm Tông huấn “Laudato Si” được ấn ký, nên Đức Thánh Cha suy tư về mầu nhiệm Sáng tạo để dẫn chúng ta đến việc cầu nguyện.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Tiếp tục chương trình giáo lý của mình về chủ đề cầu nguyện, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về mối quan hệ giữa sáng tạo và cầu nguyện.
Đức Thánh Cha nói: Kinh thánh bắt đầu với tường thuật Thiên Chúa sáng tạo vũ hoàn. Tường thuật này giống như một bài thánh ca tuyệt vời của tâm tình cảm tạ…
Đức Thánh Cha cho hay bài tường thuật sáng tạo được phân chia ra từng giai đoạn, trong đó sự hoàn hảo và tốt đẹp của những thứ được dựng nên tồn tại…
Sự vĩ đại và mong manh
Đức Thánh Cha cho biết vẻ đẹp và mầu nhiệm của công cuộc Tạo dựng dẫn chúng ta đến tâm tình cầu nguyện. Tác giả của Thánh vịnh 8 đã khẳng định điều này.
Con người rộng mở tâm hồn để cầu nguyện, chiêm ngắm những mầu nhiệm sự vật chung quanh họ. Con người ngước nhìn bầu trời đầy sao - mà khoa thiên văn ngày nay cho chúng ta thấy những giải ngân hà vĩ đại bao la của nó – khiến chúng ta phải tự thắc mắc kế hoạch tình yêu nào đằng sau tuyệt phẩm vĩ đại này!
Suy tư này khiến ta tự hỏi: Con người là chi?
Đức Thánh Cha xác quyết: Mặc dù loài người rất yếu đuối, nhưng con người là sinh vật duy nhất có tri thức để nhận biết được những vẻ đẹp muôn mầu sắc...
Choáng ngợp trước sự ngạc nhiên
Đức Thánh Cha cho rằng cầu nguyện sẽ liên kết chúng ta chặt chẽ với những kỳ quan của Thiên Chúa.
Sự vĩ đại của con người rất quan trọng với các chiều kích vũ trụ. Trong lời cầu nguyện, chúng ta cảm nghiệm được lòng thương xót của thiên Chúa một cách mạnh mẽ.
Tác giả của Thánh vịnh 8 đã kêu lên, khi suy tư về con người: “Loài người chỉ kém Thiên thần một chút, nó được trang điểm vương miện quí giá với vinh quang.. .
Đức Thánh Cha Phanxicô khai mạc buổi triều yết hàng tuần và nhân tuần lễ kỷ niệm Tông huấn “Laudato Si” được ấn ký, nên Đức Thánh Cha suy tư về mầu nhiệm Sáng tạo để dẫn chúng ta đến việc cầu nguyện.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Tiếp tục chương trình giáo lý của mình về chủ đề cầu nguyện, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về mối quan hệ giữa sáng tạo và cầu nguyện.
Đức Thánh Cha nói: Kinh thánh bắt đầu với tường thuật Thiên Chúa sáng tạo vũ hoàn. Tường thuật này giống như một bài thánh ca tuyệt vời của tâm tình cảm tạ…
Đức Thánh Cha cho hay bài tường thuật sáng tạo được phân chia ra từng giai đoạn, trong đó sự hoàn hảo và tốt đẹp của những thứ được dựng nên tồn tại…
Sự vĩ đại và mong manh
Đức Thánh Cha cho biết vẻ đẹp và mầu nhiệm của công cuộc Tạo dựng dẫn chúng ta đến tâm tình cầu nguyện. Tác giả của Thánh vịnh 8 đã khẳng định điều này.
Con người rộng mở tâm hồn để cầu nguyện, chiêm ngắm những mầu nhiệm sự vật chung quanh họ. Con người ngước nhìn bầu trời đầy sao - mà khoa thiên văn ngày nay cho chúng ta thấy những giải ngân hà vĩ đại bao la của nó – khiến chúng ta phải tự thắc mắc kế hoạch tình yêu nào đằng sau tuyệt phẩm vĩ đại này!
Suy tư này khiến ta tự hỏi: Con người là chi?
Đức Thánh Cha xác quyết: Mặc dù loài người rất yếu đuối, nhưng con người là sinh vật duy nhất có tri thức để nhận biết được những vẻ đẹp muôn mầu sắc...
Choáng ngợp trước sự ngạc nhiên
Đức Thánh Cha cho rằng cầu nguyện sẽ liên kết chúng ta chặt chẽ với những kỳ quan của Thiên Chúa.
Sự vĩ đại của con người rất quan trọng với các chiều kích vũ trụ. Trong lời cầu nguyện, chúng ta cảm nghiệm được lòng thương xót của thiên Chúa một cách mạnh mẽ.
Tác giả của Thánh vịnh 8 đã kêu lên, khi suy tư về con người: “Loài người chỉ kém Thiên thần một chút, nó được trang điểm vương miện quí giá với vinh quang.. .
Cái nhìn bất cập đối với viễn kiến của Vatican II về vai trò giáo dân
Vũ Văn An
20:09 21/05/2020
Ít nhất, trong Giáo Hội Công Giáo, hiện đang có những loại công đồng cấp quốc gia bàn về các vấn đề không hẳn chỉ giới hạn trong biên giới các quốc gia ấy mà có tham vọng được cả giáo hội hoàn vũ lưu ý, và nếu có thể, nhìn nhận và cho áp dụng phổ quát.
Đó là hai Giáo Hội Công Giáo Đức và Úc. Cả hai công đồng ấy đều có tiến trình chuẩn bị kỹ càng và kéo dài trong nhiều năm. Và bất chấp đại dịch Covid-19, cả hai công đồng vẫn đang được tiến hành.
Xét chung về các vấn đề được đem ra bàn, người ta thấy cả hai công đồng đều có những điểm như nhau. Nhưng sở dĩ công đồng Đức được nhiều người biết đến hơn, một phần do nó được đức Phanxicô đích thân quan tâm, phần khác vì dường như hàng giáo phẩm Đức có khuynh hướng chia sẻ “thẩm quyền cai quản” với hàng ngũ giáo dân nhiều hơn hàng giáo phẩm Úc, ít nhất về mặt chính thức, một khuynh hướng hợp thời thượng vốn coi đây là “khoảnh khắc” của người giáo dân.
Giáo phẩm, Giáo dân đồng trách nhiệm hay đồng quyền hành
Ở Úc, cũng có khuynh hướng ấy. Do đó, hàng giáo phẩm Úc đã chính thức ủy quyền cho một nhóm nghiên cứu soạn thảo một phúc trình để đem ra bàn trong Công đồng Toàn thể.
Theo tin Vatican News ngày 15 tháng 5, 2020, phúc trình ấy đã được đệ nạp cho các Giám Mục Úc. Tựa đề của phúc trình là “Promoting Co-responsible Governance in the Catholic Church in Australia” (Cổ vũ Việc Cai quản Đồng trách nhiệm trong Giáo Hội Công Giáo ở Úc đại lợi).
Phúc trình trên dài đến 200 trang và bao gồm nhiều chủ đề quan trọng như tính phụ đới (subsidiarity), việc cai quản, tính đồng nghị (synodality), việc đối thoại, việc biện phân và lãnh đạo. Nhưng điểm nổi bật là các đề nghị liên quan đến việc tăng cường vai trò giáo dân và bảo đảm tính đồng trách nhiệm thích đáng của họ ở bình diện cả giáo xứ lẫn giáo phận.
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc, lên tiếng ca ngợi phúc trình “Các thành viên của Nhóm Dự án Duyệt Lại Việc Cai Quản phải được ca ngợi khi tạo ra một công trình có chất thể như thế, với những hệ quả xa rộng đối với đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội”.
Ngài cho hay các Giám Mục sẽ thảo luận phúc trình trên ở cấp giáo phận, chuẩn bị cho cuộc “thảo luận đầy đủ” tại phiên họp toàn thể dự trù vào tháng 11 tới. Ngài cho biết “Phiên họp đó sẽ cho phép các ngài công bố phúc trình và đáp ứng nó”.
Xóa bàn làm lại
Không biết các ngài sẽ đáp ứng ra sao. Nhưng trong hàng ngũ Giám Mục Úc, người ta thấy rõ ràng có hai khuynh hướng: cấp tiến và truyền thống.
Đức cha Nguyễn Văn Long, Giám Mục Parramatta, dường như tự xếp ngài vào hàng cấp tiến. Trong một diễn văn đọc tại Melbourne ngày 15 tháng 11, 2019, tựa là “HOPES AND CHALLENGES FOR THE FUTURE CHURCH IN AUSTRALIA” (Các Hy vọng và Thách đố đối với Tương lai Giáo hội tại Úc), Đức Cha Long, sau khi “hạ bệ mô hình cũ”, mô hình được ngài cho là lên khuôn bởi nền văn hóa giáo sĩ trị, đã đề nghị nhu cầu phải tìm cho ra “các cách thế mới mẻ để làm Giáo Hội và các cách thế mới mẻ để làm thừa tác vụ và phục vụ cả các môn đệ nam nữ”.
Ngài nhắc lại lời kêu gọi mới được đưa ra tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon: Giáo Hội phải “cổ vũ và dành các thừa tác vụ cho đàn ông và đàn bà một cách công bằng” với việc nhấn mạnh: phụ nữ phải được tham dự vào quyền lực đưa ra quyết định.
Ngài quả quyết “Bao lâu ta còn tiếp tục loại bỏ phụ nữ khỏi các cơ cấu cai quản, các diễn trình đưa ra quyết định và các chức năng định chế của Giáo Hội, ta còn tự tước đi sự phong phú của nhân tính tròn đầy của mình. Bao lâu ta còn biến các phụ nữ thành vô hình và bề dưới trong ngôn từ, phụng vụ, thần học và luật lệ của Giáo Hội, ta vẫn còn tự làm nghèo chính mình. Trừ khi ta thực sự tháp nhập thiên phú phụ nữ và chiều kích nữ tính của đức tin Kitô giáo của ta, ta sẽ không thể thực sự lên năng lực cho đời sống Giáo Hội”.
Sau đó, ngài đề xuất “Những Cách thế Mới để làm Giáo Hội”. Những cách thế mới này đặt cơ sở trên nền giáo hội học về Dân Chúa, mà theo ngài, vốn là “tâm điểm của Vatican II và nay đang được Đức Giáo Hoàng Phanxicô dứt khoát đòi lại”. Các đề xuất này, theo nguyên văn của Đức Cha Long, là:
Một Giáo Hội khiêm nhường, hàn gắn và có lòng thương xót: Trước Vatican II, Giáo Hội được hiểu là đang ở trên đường trở thành một xã hội hoàn hảo trong và cho thế giới. Đó là một Giáo Hội phòng ngự, pháo đài. Các Giáo Hội Kitô giáo khác bị coi là sa lạc khỏi bản đồ chỉ đường này, chứ chưa nói đến các phong trào tôn giáo khác. Tuy nhiên, Gaudium et Spes trình bầy một mô hình mới: Giáo Hội không phải là một khu đóng kín nhằm che chở các chi thể của mình khỏi thế gian tội lỗi. Nó là người cùng hành hương với những người nam nữ của thời ta. Nó là một Giáo Hội nhập thể vào thế giới. Do đó, nay là thời không phải của rút lui sợ hãi, giải liên (disengagement) và huênh hoang tự qui chiếu vào mình, mà của đồng hành và mời gọi cam kết.
Sống thương xót vốn nằm ở tâm điểm căn tính Công Giáo: Đây không đơn giản là chuyện hành động một cách thương xót và cảm thương đối với những người thiếu thốn từ vị thế quyền lực và đặc ơn nguyên tuyền. Đúng hơn, nó là tư cách môn đệ đầy tính dễ bị tổn thương và bất lực theo gót Tôi trung khiêm nhu của Thiên Chúa. Nó là lập trường hiện sinh về hùa với người yếu thế và người dễ bị tổn thương. Nó là chuyện xây dựng những con người và các mối tương quan hơn là lợi nhuận hay tầm cỡ. Nó liên hệ với tâm thức Nước Trời hơn là tâm thức đế quốc.
Một Giáo Hội đi tới các vùng ngoại vi: Đức Giáo Hoàng Phanxicô không ngừng kêu gọi chúng ta vuợt ra ngoài sự an toàn của hiện trạng và liều lĩnh đi tới các vùng ngoại vi. Giáo Hội phải là Giáo Hội của người nghèo. Giáo Hội phải ra ngoài chính mình để gần gũi những người thiếu thốn.
Nếu ta có thể dò ra hướng đi của triều Giáo Hoàng của Đức Phanxicô, thì hẳn nó có điều gì đó liên quan đến việc chuyển dịch từ an toàn qua bạo dạn, từ việc nhìn vào bên trong qua việc nhìn ra bên ngoài, từ việc bận bịu với hiện trạng, lo bảo toàn các đặc ân của ta qua việc học để trở thành dễ bị tổn thương, nhờ thế sẽ chuyên chở được lòng cảm thương của Thiên Chúa cho những ai đang ở bên lề xã hội và Giáo Hội. Chính cái không gian tối thiểu mong manh đó là nơi cái gía thực sự của tư cách môn đệ của chúng ta được tính đến, vì chúng ta dám bước đi với những người Samaritanô của thời ta, y hệt như Chúa Giêsu đã làm trước chúng ta. Cuộc khủng hoảng giảm giá chúng ta đang phải đối đầu giúp chúng ta có cơ hội tự giải tư khỏi những mũ mãng cân đai không cần thiết, để tập chú vào điều vốn là sứ mạng cốt lõi của mình, hành động một cách tiên tri hơn và sống trọn vẹn hơn, sáng tạo hơn, mạnh dạn hơn, ở ngoại vi nhiều hơn.
Một Giáo Hội biết lắng nghe, có tính đồng nghị và bao gồm hơn: Khi chuyển sang một mô hình cộng đồng có tính hành hương hơn, điều cũng cần là phát huy một nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại. Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn nói tới “kim tự tháp ngược” vốn là cách triệt để trong việc thi hành quyền lực và thẩm quyền. Nó không phải là phương thức từ trên ban xuống và có tính trung ương tập quyền nhắc nhớ mô hình quân chủ. Đúng hơn, nó là một Giáo Hội có tính đồng nghị ở mọi bình diện trong đó mọi người lắng nghe nhau, học hỏi lẫn nhau và lãnh trách nhiệm công bố Tin Mừng. Vatican II vốn nói đến các nguyên tắc chủ chốt: hợp đoàn (collegiality), phụ đới (subsidiarity) và cảm thức tín hữu (sensus fidelium), tất cả đều hướng tới một Giáo Hội biết lắng nghe, đối thoại và bao gồm nhiều hơn.
Các Thượng Hội Đồng Giám Mục gần đây ở Rôma giúp chúng ta cơ hội hiểu rõ viễn kiến của Đức Phanxicô về một Giáo Hội có tính đồng nghị.
Các Thượng Hội Đồng ấy thường gây ấn tượng ở chỗ đình trệ, hỗn mang và đầy bi kịch. Tuy nhiên chúng cũng gây ấn tượng ở chỗ sẵn sàng đối thoại và mạnh dạn đưa ra những nẻo đường mới lạ. Cuối cùng, vẫn là cuộc hành trình đồng nghị lên năng lực cho Giáo Hội. Tháo mở thứ năng lực vốn bị khóa kín lâu nay dưới băng sơn an toàn định chế, coi chỉ một mình nó mới thực sự quan trọng.
Vatican II thực sự nói gì về người giáo dân
Các phương thức trên rất chân tình và xác thực. Nhưng vẫn chỉ là những nguyên tắc tổng quát mà ai ai cũng biết vì được đức Phanxicô nhiều lần nói đến. Vẫn chưa có những đường hướng cụ thể để làm cho vai trò chuyên biệt của giáo dân đươc nổi bật trong Giáo Hội, ngoài việc nhấn mạnh rằng “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có viễn kiến về một Giáo Hội trong đó hàng ngũ giáo dân đôi khi ‘khai phá những nẻo đường mới’ và dẫn dắt Giáo Hội tiến lên phía trước”.
Đà đi xuống của Giáo Hội hiện nay, theo Đức Cha Long, là do chủ nghĩa giáo sĩ trị. Chủ nghĩa này ai cũng biết là xấu xa. Chỉ có điều coi nó như một căn bệnh cố hữu trong cơ cấu Giáo Hội theo nghĩa nó làm hủy hoại căn cốt Giáo Hội đến nỗi nay không còn là một cuộc canh tân, đổi mới được nữa mà phải làm lại từ đầu, phải “refound” xây dựng lại từ đầu!
Thực vậy, ở phần đầu và phần cuối của bài bài diễn văn trên, Đức Cha Long ví tình trạng tha hóa trong Giáo Hội hiện nay như thứ thối rữa kiểu Shakespear (Shakespearian rottenness), nghĩa là như con cá thối từ đầu tới chân, hết sài, chỉ còn vứt đi để làm lại. Nhẹ nhàng hơn, nhưng cũng cùng trong một cảm thức như thế, ngài dùng kiểu nói “ground zero” áp dụng vào Giáo Hội hiện nay. Làm như hai ngàn năm xây dựng Giáo Hội nay không còn để lại được chi.
Thực ra, giáo sĩ trị chẳng qua chỉ là một trong những hình thức lạm quyền, một thứ bệnh không bắt nguồn từ Giáo Hội mà là của mọi người nắm quyền nắm thế, lạm dụng quyền lạm dụng thế của mình. Nó không do cơ cấu Giáo Hội tạo ra, chỉ là do một số người sa vào cái rù quyến của trần gian du nhập vào.
Đức Cha Long không tin như vậy, ngài nói: “Nó không phải chỉ là vấn đề biểu hiện cá nhân...Nó cố hữu trong chính nền văn hóa của Giáo Hội”. Nó không phải là một căn bệnh từ bên ngoài làm méo mó nền văn hóa của Giáo Hội mà nó “cố hữu” (inherent) trong nền văn hóa ấy. Cho nên ta không thể nào “hoán cải” thứ văn hóa này mà phải xóa bàn làm lại.
Chính vì thế, Đức Cha Long nghĩ rằng “điều Giáo Hội cần không đơn giản chỉ là một cuộc canh tân hay cập nhật hóa các phương pháp truyền giảng Tin Mừng. Đúng hơn, điều chúng ta rất cần là... một cuộc cách mạng triệt để trong tâm thức và mẫu mực hành động. Gerald Arbuckle nói đến việc tái dựng (refound) ngược với canh tân”.
Nói như thế là đi ngược lại chính các phương thức được đề nghị trên kia. Chúng vốn đã có trong lịch sử Giáo Hội từ những ngày đầu và nổi trôi trong Giáo Hội tùy từng thời suy thịnh. Vatican II hay Đức Phanxicô chỉ là những người tìm về nguồn (resourcement), múc từ dòng suối Thánh Kinh và Thánh Truyền. Không ai tự hào “refound” nền văn hóa Công Giáo. Tất cả đều vẫn nằm trong một dòng sống liên tục từ lúc bắt đầu cho tới nay.
Nguy cơ giáo sĩ hóa hàng ngũ giáo dân
Nhưng phe cấp tiến trong Giáo Hội dường như chỉ nhìn thấy một đứt đoạn với Vatican II, nhất là những gì liên quan tới vai trò người giáo dân. Họ cho rằng Vatican II khai mở thời đại giáo dân. Thực ra có phải như thế hay không, đây là đề tài thuyết trình của Đức Cha Julian Porteous, Tổng Giám Mục Tasmania, tựa là Plenary 2020: the creeping clericalisation of the laity (Công đồng Toàn Thể 2020: việc giáo sĩ hóa từ từ hàng ngũ giáo dân) ngày 1 tháng 4, 2020.
Đức Cha Porteous cho rằng quả thực sau Vatican II, các thừa tác vụ giáo dân gia tăng đáng kể trong Giáo Hội: các thừa tác viên Thánh Thể, Các Người Đọc Sách Thánh trong Thánh Lễ, các giáo lý viên tại các trường công lập và trong việc chuẩn bị lãnh nhận các bí tích, các hội đồng mục vụ, các người thăm viếng bệnh nhân và người thiếu thốn, các thừa tác viên tuổi trẻ, và các người tham gia các chương trình bác ái và công lý. Giáo dân cũng đảm nhiệm nhiều vai trò lãnh đạo trong các tổ chức chủ chốt của Công Giáo như giáo dục, bệnh viện, các dịch vụ chăm sóc người cao niên và các dịch vụ xã hội.
Nhưng thực ra, Vatican II đã nói gì về người giáo dân? Hiến chế Lumen Gentium của Vatican II nói thế này “Tính cách trần thế là tính cách riêng biệt và đặc thù của giáo dân... Họ sống giữa trần gian, nghĩa là giữa tất cả cũng như từng công việc và bổn phận của trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội; tất cả những điều đó như dệt thành cuộc sống của họ. Ðó là nơi Thiên Chúa gọi họ, để dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Âm, như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của mình” (LG 31).
Như thế, các nghị phụ Vatican II hiểu rằng vai trò hàng đầu của giáo dân là làm chứng cho đức tin và làm dụng cụ truyền giảng Tin Mừng trong thế gian. Văn kiện Apostolicam Actuositatem cũng của Vatican II về việc làm tông đồ của hàng ngũ giáo dân quảng diễn thêm như sau “Hàng ngũ giáo dân phải đảm nhận việc canh tân trật tự trần thế như là nhiệm vụ riêng, và, nhờ được ánh sáng Phúc Âm soi chiếu và tinh thần của Giáo Hội hướng dẫn, và bác ái Kitô giáo thúc đẩy, họ phải trực tiếp và cương quyết hành động trong lãnh vực trần thế” (AA 7).
Đức Cha Porteous nhận định rằng “dù thừa tác vụ giáo dân trong Giáo Hội có thể là sản phẩm do các phát triển trong Giáo Hội sau Công Đồng tạo ra, nhưng nó không phải là tập chú hàng đầu của Công Đồng”.
Tuy nhiên, ngài nói thêm: “Công Đồng quả có nhìn nhận vai trò của thừa tác vụ giáo dân trong Giáo Hội và các đóng góp của nó vào đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội. Trong Apostolicam Actuositatem, Công Đồng quả quyết rằng 'Sau hết, Hàng Giáo Phẩm còn trao phó cho giáo dân một vài phận vụ liên quan mật thiết hơn với nhiệm vụ của chủ chăn như việc dạy giáo lý, thi hành một vài động tác phụng vụ, hay việc chăm sóc các linh hồn. Chính do việc ủy nhiệm này, người giáo dân, khi thi hành nhiệm vụ, phải hoàn toàn tuân phục sự điều khiển của cấp trên trong Giáo Hội' (AA 24)".
Điều trên được giải tích trong Hiến chế Lumen Gentium như là việc trợ giúp các trách nhiệm mục vụ của linh mục: “Ngoài việc tông đồ này, một việc có liên quan đến mọi Kitô hữu không trừ ai, giáo dân có thể còn được mời gọi góp phần trực tiếp hơn và bằng nhiều cách vào công cuộc tông đồ của hàng giáo phẩm” (LG 33).
Theo Đức Cha Porteous, Công Đồng Vatican II coi vai trò hàng đầu của người giáo dân là ở trong thế gian, hơn là ở bên trong môi trường Giáo Hội. Kinh ngiệm bên trong Giáo Hội từ sau Công Đồng cho thấy sự phát triển của nhiều vai trò mới dành cho giáo dân bên trong Giáo Hội khiến có nguy cơ coi vai trò của giáo dân chủ yếu nằm trong các cơ cấu của Giáo Hội chứ không phải ở ngoài xã hội. Điều quan trọng cần ghi nhận là khi một người giáo dân đảm nhiệm một vai trò trong Giáo Hội, thì vai trò này phải kết hợp và dưới sự hướng dẫn của thừa tác vụ thụ phong. Vai trò trong Giáo Hội dành cho người giáo dân tự nó không hiện hữu.
Đức Cha cho rằng điều xẩy ra trong Giáo Hội đặc biệt trong 50 năm qua thực ra vốn được gọi là việc “giáo sĩ hóa hàng ngũ giáo dân”. Thái độ này tiếp tục thúc đẩy các thái độ hiện thời nơi một số người muốn giáo dân được đảm nhiệm nhiều vai trò thừa tác và cai quản hơn trong Giáo Hội. Tập chú vào mục tiêu này làm mờ nhạt vai trò nền tảng của người giáo dân trong sứ mạng của Giáo Hội.
Việc nhấn mạnh đến việc người giáo dân phải trực tiếp can dự vào bên trong cơ cấu của Giáo Hội dễ dàng dẫn người ta đến chỗ mơ hồ lẫn lộn về vai trò của linh mục. Dù vai trò hàng đầu của ngài là sứ mạng truyền giảng Tin Mừng, linh mục cũng còn phải là một mục tử trông coi và sinh động hóa cộng đoàn Kitô hữu. Ngài có vai trò độc đáo là làm thừa tác viên của các bí tích. Nhiệm vụ của ngài là giúp người giáo dân được nuôi dưỡng và đào tạo trong đời sống Kitô hữu để họ trở thành các chứng nhân hữu hiệu cho Chúa Giêsu trong thế gian.
Theo Đức Cha Porteous, các nguy hiểm của việc giáo sĩ hóa hàng ngũ giáo dân đã được các vị Giáo Hoàng gần đây lưu ý. Năm 2002, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh rằng mối tương quan giữa các linh mục và giáo dân là mối tương quan bổ túc. Lên tiếng với một số Giám Mục, ngài nói rằng Công Đồng Vatican II đem lại kết quả “làm bừng tỉnh người giáo dân trong Giáo Hội” nhưng điều này không hề có nghĩa như một dấu chỉ có sự thay đổi về vai trò người giáo dân trong sứ mạng truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội trong thế gian.
Ngài nhận định rằng có những người tin rằng “việc giảm con số linh mục là công trình của Chúa Thánh Thần, và Thiên Chúa sẽ dẫn dắt Giáo Hội, khiến cho việc cai quản của tín hữu giáo dân sẽ thay thế cho việc cai quản của các linh mục”. Rồi ngài nói thêm “lời tuyên bố như thế chắc chắn không hề lưu ý tới điều các Nghị Phụ Công Đồng phát biểu khi các ngài tìm cách cổ vũ việc can dự nhiều hơn của tín hữu giáo dân vào Giáo Hội”.
Đức Gioan Phaolô II nói tiếp “trong các giáo huấn của các ngài, các Nghị Phụ Công Đồng đơn thuần chỉ làm nổi bật tính bổ túc sâu xa giữa các linh mục và hàng ngũ giáo dân mà bản chất giao hưởng (symphonic) của Giáo Hội vốn hàm ngụ. Một cách hiểu nghèo nàn về tính bổ túc này đôi khi đã dẫn tới cuộc khủng hoảng về căn tính và niềm tin nơi các linh mục, và cả các hình thức dấn thân của hàng ngũ giáo dân có tính giáo sĩ và chính trị hóa quá mức”.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cảnh cáo rằng việc can dự “của hàng ngũ giáo dân đang trở nên một hình thức giáo sĩ trị khi các vai trò bí tích hay phụng vụ vốn thuộc các linh mục nay được tín hữu giáo dân đảm nhiệm, hay khi tín hữu giáo dân khởi sự thi hành các trách vụ cai quản mục vụ vốn thuộc linh mục”. Dù nhìn nhận rằng tín hữu giáo dân quả có trợ giúp linh mục trong cộng đồng giáo xứ địa phương, ngài vẫn nhấn mạnh rằng “chính vị linh mục, thừa tác viên thụ phong và nhân danh Chúa Kitô, mới chủ trì cộng đồng Kitô giáo ở các bình diện phụng vụ và mục vụ”.
Ngài nói rằng “việc cam kết của người giáo dân đã bị chính trị hóa khi hàng ngũ giáo dân quá quan tâm đến việc thi hành quyền lực bên trong Giáo Hội. Điều ấy xẩy ra khi Giáo Hội không còn được nhìn theo mầu nhiệm ơn thánh vốn là đặc trưng của mình, mà đúng hơn theo phương diện xã hội hoặc thậm chí chính trị”. Việc giáo sĩ hóa hàng ngũ giáo dân và việc giáo dân hóa hàng ngũ linh mục diễn ra khi “không phải việc phục vụ mà là quyền lực lên khuôn mọi hình thức cai quản trong Giáo Hội, bất kể nơi hàng ngũ linh mục hay nơi hàng ngũ giáo dân”.
Điểm trên, theo Đức Cha Porteous, cũng đã được Đức Phanxicô phát biểu trong Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng Querida Amozonia khi ngài viết “có những người nghĩ rằng điều phân biệt vị linh mục là quyền lực, sự kiện là ngài là thẩm quyền cao nhất trong cộng đồng” và sau đó, ngài nhắc đến giáo huấn của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về vai trò của linh mục thực sự là vận hành ơn thánh.
Theo Đức Cha Porteous, lúc này, điều quan trọng là phải phân biệt vai trò chuyên biệt của linh mục hệ ở điều gì, các thừa tác vụ trong Giáo Hội nào thích đáng để hàng giáo dân trợ giúp các linh mục, và vai trò nào chuyên biệt của giáo dân bên trong cộng đồng Kitô giáo. Việc phân biệt này cần được thực hiện trong bối cảnh Công Đồng Toàn Thể đang diễn ra để mọi người hiểu rõ người giáo dân có thể đóng góp những gì vào sứ mệnh của Giáo Hội tại Úc.
Đó là hai Giáo Hội Công Giáo Đức và Úc. Cả hai công đồng ấy đều có tiến trình chuẩn bị kỹ càng và kéo dài trong nhiều năm. Và bất chấp đại dịch Covid-19, cả hai công đồng vẫn đang được tiến hành.
Xét chung về các vấn đề được đem ra bàn, người ta thấy cả hai công đồng đều có những điểm như nhau. Nhưng sở dĩ công đồng Đức được nhiều người biết đến hơn, một phần do nó được đức Phanxicô đích thân quan tâm, phần khác vì dường như hàng giáo phẩm Đức có khuynh hướng chia sẻ “thẩm quyền cai quản” với hàng ngũ giáo dân nhiều hơn hàng giáo phẩm Úc, ít nhất về mặt chính thức, một khuynh hướng hợp thời thượng vốn coi đây là “khoảnh khắc” của người giáo dân.
Giáo phẩm, Giáo dân đồng trách nhiệm hay đồng quyền hành
Ở Úc, cũng có khuynh hướng ấy. Do đó, hàng giáo phẩm Úc đã chính thức ủy quyền cho một nhóm nghiên cứu soạn thảo một phúc trình để đem ra bàn trong Công đồng Toàn thể.
Theo tin Vatican News ngày 15 tháng 5, 2020, phúc trình ấy đã được đệ nạp cho các Giám Mục Úc. Tựa đề của phúc trình là “Promoting Co-responsible Governance in the Catholic Church in Australia” (Cổ vũ Việc Cai quản Đồng trách nhiệm trong Giáo Hội Công Giáo ở Úc đại lợi).
Phúc trình trên dài đến 200 trang và bao gồm nhiều chủ đề quan trọng như tính phụ đới (subsidiarity), việc cai quản, tính đồng nghị (synodality), việc đối thoại, việc biện phân và lãnh đạo. Nhưng điểm nổi bật là các đề nghị liên quan đến việc tăng cường vai trò giáo dân và bảo đảm tính đồng trách nhiệm thích đáng của họ ở bình diện cả giáo xứ lẫn giáo phận.
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc, lên tiếng ca ngợi phúc trình “Các thành viên của Nhóm Dự án Duyệt Lại Việc Cai Quản phải được ca ngợi khi tạo ra một công trình có chất thể như thế, với những hệ quả xa rộng đối với đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội”.
Ngài cho hay các Giám Mục sẽ thảo luận phúc trình trên ở cấp giáo phận, chuẩn bị cho cuộc “thảo luận đầy đủ” tại phiên họp toàn thể dự trù vào tháng 11 tới. Ngài cho biết “Phiên họp đó sẽ cho phép các ngài công bố phúc trình và đáp ứng nó”.
Xóa bàn làm lại
Không biết các ngài sẽ đáp ứng ra sao. Nhưng trong hàng ngũ Giám Mục Úc, người ta thấy rõ ràng có hai khuynh hướng: cấp tiến và truyền thống.
Đức cha Nguyễn Văn Long, Giám Mục Parramatta, dường như tự xếp ngài vào hàng cấp tiến. Trong một diễn văn đọc tại Melbourne ngày 15 tháng 11, 2019, tựa là “HOPES AND CHALLENGES FOR THE FUTURE CHURCH IN AUSTRALIA” (Các Hy vọng và Thách đố đối với Tương lai Giáo hội tại Úc), Đức Cha Long, sau khi “hạ bệ mô hình cũ”, mô hình được ngài cho là lên khuôn bởi nền văn hóa giáo sĩ trị, đã đề nghị nhu cầu phải tìm cho ra “các cách thế mới mẻ để làm Giáo Hội và các cách thế mới mẻ để làm thừa tác vụ và phục vụ cả các môn đệ nam nữ”.
Ngài nhắc lại lời kêu gọi mới được đưa ra tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon: Giáo Hội phải “cổ vũ và dành các thừa tác vụ cho đàn ông và đàn bà một cách công bằng” với việc nhấn mạnh: phụ nữ phải được tham dự vào quyền lực đưa ra quyết định.
Ngài quả quyết “Bao lâu ta còn tiếp tục loại bỏ phụ nữ khỏi các cơ cấu cai quản, các diễn trình đưa ra quyết định và các chức năng định chế của Giáo Hội, ta còn tự tước đi sự phong phú của nhân tính tròn đầy của mình. Bao lâu ta còn biến các phụ nữ thành vô hình và bề dưới trong ngôn từ, phụng vụ, thần học và luật lệ của Giáo Hội, ta vẫn còn tự làm nghèo chính mình. Trừ khi ta thực sự tháp nhập thiên phú phụ nữ và chiều kích nữ tính của đức tin Kitô giáo của ta, ta sẽ không thể thực sự lên năng lực cho đời sống Giáo Hội”.
Sau đó, ngài đề xuất “Những Cách thế Mới để làm Giáo Hội”. Những cách thế mới này đặt cơ sở trên nền giáo hội học về Dân Chúa, mà theo ngài, vốn là “tâm điểm của Vatican II và nay đang được Đức Giáo Hoàng Phanxicô dứt khoát đòi lại”. Các đề xuất này, theo nguyên văn của Đức Cha Long, là:
Một Giáo Hội khiêm nhường, hàn gắn và có lòng thương xót: Trước Vatican II, Giáo Hội được hiểu là đang ở trên đường trở thành một xã hội hoàn hảo trong và cho thế giới. Đó là một Giáo Hội phòng ngự, pháo đài. Các Giáo Hội Kitô giáo khác bị coi là sa lạc khỏi bản đồ chỉ đường này, chứ chưa nói đến các phong trào tôn giáo khác. Tuy nhiên, Gaudium et Spes trình bầy một mô hình mới: Giáo Hội không phải là một khu đóng kín nhằm che chở các chi thể của mình khỏi thế gian tội lỗi. Nó là người cùng hành hương với những người nam nữ của thời ta. Nó là một Giáo Hội nhập thể vào thế giới. Do đó, nay là thời không phải của rút lui sợ hãi, giải liên (disengagement) và huênh hoang tự qui chiếu vào mình, mà của đồng hành và mời gọi cam kết.
Sống thương xót vốn nằm ở tâm điểm căn tính Công Giáo: Đây không đơn giản là chuyện hành động một cách thương xót và cảm thương đối với những người thiếu thốn từ vị thế quyền lực và đặc ơn nguyên tuyền. Đúng hơn, nó là tư cách môn đệ đầy tính dễ bị tổn thương và bất lực theo gót Tôi trung khiêm nhu của Thiên Chúa. Nó là lập trường hiện sinh về hùa với người yếu thế và người dễ bị tổn thương. Nó là chuyện xây dựng những con người và các mối tương quan hơn là lợi nhuận hay tầm cỡ. Nó liên hệ với tâm thức Nước Trời hơn là tâm thức đế quốc.
Một Giáo Hội đi tới các vùng ngoại vi: Đức Giáo Hoàng Phanxicô không ngừng kêu gọi chúng ta vuợt ra ngoài sự an toàn của hiện trạng và liều lĩnh đi tới các vùng ngoại vi. Giáo Hội phải là Giáo Hội của người nghèo. Giáo Hội phải ra ngoài chính mình để gần gũi những người thiếu thốn.
Nếu ta có thể dò ra hướng đi của triều Giáo Hoàng của Đức Phanxicô, thì hẳn nó có điều gì đó liên quan đến việc chuyển dịch từ an toàn qua bạo dạn, từ việc nhìn vào bên trong qua việc nhìn ra bên ngoài, từ việc bận bịu với hiện trạng, lo bảo toàn các đặc ân của ta qua việc học để trở thành dễ bị tổn thương, nhờ thế sẽ chuyên chở được lòng cảm thương của Thiên Chúa cho những ai đang ở bên lề xã hội và Giáo Hội. Chính cái không gian tối thiểu mong manh đó là nơi cái gía thực sự của tư cách môn đệ của chúng ta được tính đến, vì chúng ta dám bước đi với những người Samaritanô của thời ta, y hệt như Chúa Giêsu đã làm trước chúng ta. Cuộc khủng hoảng giảm giá chúng ta đang phải đối đầu giúp chúng ta có cơ hội tự giải tư khỏi những mũ mãng cân đai không cần thiết, để tập chú vào điều vốn là sứ mạng cốt lõi của mình, hành động một cách tiên tri hơn và sống trọn vẹn hơn, sáng tạo hơn, mạnh dạn hơn, ở ngoại vi nhiều hơn.
Một Giáo Hội biết lắng nghe, có tính đồng nghị và bao gồm hơn: Khi chuyển sang một mô hình cộng đồng có tính hành hương hơn, điều cũng cần là phát huy một nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại. Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn nói tới “kim tự tháp ngược” vốn là cách triệt để trong việc thi hành quyền lực và thẩm quyền. Nó không phải là phương thức từ trên ban xuống và có tính trung ương tập quyền nhắc nhớ mô hình quân chủ. Đúng hơn, nó là một Giáo Hội có tính đồng nghị ở mọi bình diện trong đó mọi người lắng nghe nhau, học hỏi lẫn nhau và lãnh trách nhiệm công bố Tin Mừng. Vatican II vốn nói đến các nguyên tắc chủ chốt: hợp đoàn (collegiality), phụ đới (subsidiarity) và cảm thức tín hữu (sensus fidelium), tất cả đều hướng tới một Giáo Hội biết lắng nghe, đối thoại và bao gồm nhiều hơn.
Các Thượng Hội Đồng Giám Mục gần đây ở Rôma giúp chúng ta cơ hội hiểu rõ viễn kiến của Đức Phanxicô về một Giáo Hội có tính đồng nghị.
Các Thượng Hội Đồng ấy thường gây ấn tượng ở chỗ đình trệ, hỗn mang và đầy bi kịch. Tuy nhiên chúng cũng gây ấn tượng ở chỗ sẵn sàng đối thoại và mạnh dạn đưa ra những nẻo đường mới lạ. Cuối cùng, vẫn là cuộc hành trình đồng nghị lên năng lực cho Giáo Hội. Tháo mở thứ năng lực vốn bị khóa kín lâu nay dưới băng sơn an toàn định chế, coi chỉ một mình nó mới thực sự quan trọng.
Vatican II thực sự nói gì về người giáo dân
Các phương thức trên rất chân tình và xác thực. Nhưng vẫn chỉ là những nguyên tắc tổng quát mà ai ai cũng biết vì được đức Phanxicô nhiều lần nói đến. Vẫn chưa có những đường hướng cụ thể để làm cho vai trò chuyên biệt của giáo dân đươc nổi bật trong Giáo Hội, ngoài việc nhấn mạnh rằng “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có viễn kiến về một Giáo Hội trong đó hàng ngũ giáo dân đôi khi ‘khai phá những nẻo đường mới’ và dẫn dắt Giáo Hội tiến lên phía trước”.
Đà đi xuống của Giáo Hội hiện nay, theo Đức Cha Long, là do chủ nghĩa giáo sĩ trị. Chủ nghĩa này ai cũng biết là xấu xa. Chỉ có điều coi nó như một căn bệnh cố hữu trong cơ cấu Giáo Hội theo nghĩa nó làm hủy hoại căn cốt Giáo Hội đến nỗi nay không còn là một cuộc canh tân, đổi mới được nữa mà phải làm lại từ đầu, phải “refound” xây dựng lại từ đầu!
Thực vậy, ở phần đầu và phần cuối của bài bài diễn văn trên, Đức Cha Long ví tình trạng tha hóa trong Giáo Hội hiện nay như thứ thối rữa kiểu Shakespear (Shakespearian rottenness), nghĩa là như con cá thối từ đầu tới chân, hết sài, chỉ còn vứt đi để làm lại. Nhẹ nhàng hơn, nhưng cũng cùng trong một cảm thức như thế, ngài dùng kiểu nói “ground zero” áp dụng vào Giáo Hội hiện nay. Làm như hai ngàn năm xây dựng Giáo Hội nay không còn để lại được chi.
Thực ra, giáo sĩ trị chẳng qua chỉ là một trong những hình thức lạm quyền, một thứ bệnh không bắt nguồn từ Giáo Hội mà là của mọi người nắm quyền nắm thế, lạm dụng quyền lạm dụng thế của mình. Nó không do cơ cấu Giáo Hội tạo ra, chỉ là do một số người sa vào cái rù quyến của trần gian du nhập vào.
Đức Cha Long không tin như vậy, ngài nói: “Nó không phải chỉ là vấn đề biểu hiện cá nhân...Nó cố hữu trong chính nền văn hóa của Giáo Hội”. Nó không phải là một căn bệnh từ bên ngoài làm méo mó nền văn hóa của Giáo Hội mà nó “cố hữu” (inherent) trong nền văn hóa ấy. Cho nên ta không thể nào “hoán cải” thứ văn hóa này mà phải xóa bàn làm lại.
Chính vì thế, Đức Cha Long nghĩ rằng “điều Giáo Hội cần không đơn giản chỉ là một cuộc canh tân hay cập nhật hóa các phương pháp truyền giảng Tin Mừng. Đúng hơn, điều chúng ta rất cần là... một cuộc cách mạng triệt để trong tâm thức và mẫu mực hành động. Gerald Arbuckle nói đến việc tái dựng (refound) ngược với canh tân”.
Nói như thế là đi ngược lại chính các phương thức được đề nghị trên kia. Chúng vốn đã có trong lịch sử Giáo Hội từ những ngày đầu và nổi trôi trong Giáo Hội tùy từng thời suy thịnh. Vatican II hay Đức Phanxicô chỉ là những người tìm về nguồn (resourcement), múc từ dòng suối Thánh Kinh và Thánh Truyền. Không ai tự hào “refound” nền văn hóa Công Giáo. Tất cả đều vẫn nằm trong một dòng sống liên tục từ lúc bắt đầu cho tới nay.
Nguy cơ giáo sĩ hóa hàng ngũ giáo dân
Nhưng phe cấp tiến trong Giáo Hội dường như chỉ nhìn thấy một đứt đoạn với Vatican II, nhất là những gì liên quan tới vai trò người giáo dân. Họ cho rằng Vatican II khai mở thời đại giáo dân. Thực ra có phải như thế hay không, đây là đề tài thuyết trình của Đức Cha Julian Porteous, Tổng Giám Mục Tasmania, tựa là Plenary 2020: the creeping clericalisation of the laity (Công đồng Toàn Thể 2020: việc giáo sĩ hóa từ từ hàng ngũ giáo dân) ngày 1 tháng 4, 2020.
Đức Cha Porteous cho rằng quả thực sau Vatican II, các thừa tác vụ giáo dân gia tăng đáng kể trong Giáo Hội: các thừa tác viên Thánh Thể, Các Người Đọc Sách Thánh trong Thánh Lễ, các giáo lý viên tại các trường công lập và trong việc chuẩn bị lãnh nhận các bí tích, các hội đồng mục vụ, các người thăm viếng bệnh nhân và người thiếu thốn, các thừa tác viên tuổi trẻ, và các người tham gia các chương trình bác ái và công lý. Giáo dân cũng đảm nhiệm nhiều vai trò lãnh đạo trong các tổ chức chủ chốt của Công Giáo như giáo dục, bệnh viện, các dịch vụ chăm sóc người cao niên và các dịch vụ xã hội.
Nhưng thực ra, Vatican II đã nói gì về người giáo dân? Hiến chế Lumen Gentium của Vatican II nói thế này “Tính cách trần thế là tính cách riêng biệt và đặc thù của giáo dân... Họ sống giữa trần gian, nghĩa là giữa tất cả cũng như từng công việc và bổn phận của trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội; tất cả những điều đó như dệt thành cuộc sống của họ. Ðó là nơi Thiên Chúa gọi họ, để dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Âm, như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của mình” (LG 31).
Chân phúc Franz Jagerstatter, chết vì quan điểm chính trị của mình |
Như thế, các nghị phụ Vatican II hiểu rằng vai trò hàng đầu của giáo dân là làm chứng cho đức tin và làm dụng cụ truyền giảng Tin Mừng trong thế gian. Văn kiện Apostolicam Actuositatem cũng của Vatican II về việc làm tông đồ của hàng ngũ giáo dân quảng diễn thêm như sau “Hàng ngũ giáo dân phải đảm nhận việc canh tân trật tự trần thế như là nhiệm vụ riêng, và, nhờ được ánh sáng Phúc Âm soi chiếu và tinh thần của Giáo Hội hướng dẫn, và bác ái Kitô giáo thúc đẩy, họ phải trực tiếp và cương quyết hành động trong lãnh vực trần thế” (AA 7).
Đức Cha Porteous nhận định rằng “dù thừa tác vụ giáo dân trong Giáo Hội có thể là sản phẩm do các phát triển trong Giáo Hội sau Công Đồng tạo ra, nhưng nó không phải là tập chú hàng đầu của Công Đồng”.
Tuy nhiên, ngài nói thêm: “Công Đồng quả có nhìn nhận vai trò của thừa tác vụ giáo dân trong Giáo Hội và các đóng góp của nó vào đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội. Trong Apostolicam Actuositatem, Công Đồng quả quyết rằng 'Sau hết, Hàng Giáo Phẩm còn trao phó cho giáo dân một vài phận vụ liên quan mật thiết hơn với nhiệm vụ của chủ chăn như việc dạy giáo lý, thi hành một vài động tác phụng vụ, hay việc chăm sóc các linh hồn. Chính do việc ủy nhiệm này, người giáo dân, khi thi hành nhiệm vụ, phải hoàn toàn tuân phục sự điều khiển của cấp trên trong Giáo Hội' (AA 24)".
Điều trên được giải tích trong Hiến chế Lumen Gentium như là việc trợ giúp các trách nhiệm mục vụ của linh mục: “Ngoài việc tông đồ này, một việc có liên quan đến mọi Kitô hữu không trừ ai, giáo dân có thể còn được mời gọi góp phần trực tiếp hơn và bằng nhiều cách vào công cuộc tông đồ của hàng giáo phẩm” (LG 33).
Theo Đức Cha Porteous, Công Đồng Vatican II coi vai trò hàng đầu của người giáo dân là ở trong thế gian, hơn là ở bên trong môi trường Giáo Hội. Kinh ngiệm bên trong Giáo Hội từ sau Công Đồng cho thấy sự phát triển của nhiều vai trò mới dành cho giáo dân bên trong Giáo Hội khiến có nguy cơ coi vai trò của giáo dân chủ yếu nằm trong các cơ cấu của Giáo Hội chứ không phải ở ngoài xã hội. Điều quan trọng cần ghi nhận là khi một người giáo dân đảm nhiệm một vai trò trong Giáo Hội, thì vai trò này phải kết hợp và dưới sự hướng dẫn của thừa tác vụ thụ phong. Vai trò trong Giáo Hội dành cho người giáo dân tự nó không hiện hữu.
Đức Cha cho rằng điều xẩy ra trong Giáo Hội đặc biệt trong 50 năm qua thực ra vốn được gọi là việc “giáo sĩ hóa hàng ngũ giáo dân”. Thái độ này tiếp tục thúc đẩy các thái độ hiện thời nơi một số người muốn giáo dân được đảm nhiệm nhiều vai trò thừa tác và cai quản hơn trong Giáo Hội. Tập chú vào mục tiêu này làm mờ nhạt vai trò nền tảng của người giáo dân trong sứ mạng của Giáo Hội.
Việc nhấn mạnh đến việc người giáo dân phải trực tiếp can dự vào bên trong cơ cấu của Giáo Hội dễ dàng dẫn người ta đến chỗ mơ hồ lẫn lộn về vai trò của linh mục. Dù vai trò hàng đầu của ngài là sứ mạng truyền giảng Tin Mừng, linh mục cũng còn phải là một mục tử trông coi và sinh động hóa cộng đoàn Kitô hữu. Ngài có vai trò độc đáo là làm thừa tác viên của các bí tích. Nhiệm vụ của ngài là giúp người giáo dân được nuôi dưỡng và đào tạo trong đời sống Kitô hữu để họ trở thành các chứng nhân hữu hiệu cho Chúa Giêsu trong thế gian.
Theo Đức Cha Porteous, các nguy hiểm của việc giáo sĩ hóa hàng ngũ giáo dân đã được các vị Giáo Hoàng gần đây lưu ý. Năm 2002, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh rằng mối tương quan giữa các linh mục và giáo dân là mối tương quan bổ túc. Lên tiếng với một số Giám Mục, ngài nói rằng Công Đồng Vatican II đem lại kết quả “làm bừng tỉnh người giáo dân trong Giáo Hội” nhưng điều này không hề có nghĩa như một dấu chỉ có sự thay đổi về vai trò người giáo dân trong sứ mạng truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội trong thế gian.
Ngài nhận định rằng có những người tin rằng “việc giảm con số linh mục là công trình của Chúa Thánh Thần, và Thiên Chúa sẽ dẫn dắt Giáo Hội, khiến cho việc cai quản của tín hữu giáo dân sẽ thay thế cho việc cai quản của các linh mục”. Rồi ngài nói thêm “lời tuyên bố như thế chắc chắn không hề lưu ý tới điều các Nghị Phụ Công Đồng phát biểu khi các ngài tìm cách cổ vũ việc can dự nhiều hơn của tín hữu giáo dân vào Giáo Hội”.
Đức Gioan Phaolô II nói tiếp “trong các giáo huấn của các ngài, các Nghị Phụ Công Đồng đơn thuần chỉ làm nổi bật tính bổ túc sâu xa giữa các linh mục và hàng ngũ giáo dân mà bản chất giao hưởng (symphonic) của Giáo Hội vốn hàm ngụ. Một cách hiểu nghèo nàn về tính bổ túc này đôi khi đã dẫn tới cuộc khủng hoảng về căn tính và niềm tin nơi các linh mục, và cả các hình thức dấn thân của hàng ngũ giáo dân có tính giáo sĩ và chính trị hóa quá mức”.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cảnh cáo rằng việc can dự “của hàng ngũ giáo dân đang trở nên một hình thức giáo sĩ trị khi các vai trò bí tích hay phụng vụ vốn thuộc các linh mục nay được tín hữu giáo dân đảm nhiệm, hay khi tín hữu giáo dân khởi sự thi hành các trách vụ cai quản mục vụ vốn thuộc linh mục”. Dù nhìn nhận rằng tín hữu giáo dân quả có trợ giúp linh mục trong cộng đồng giáo xứ địa phương, ngài vẫn nhấn mạnh rằng “chính vị linh mục, thừa tác viên thụ phong và nhân danh Chúa Kitô, mới chủ trì cộng đồng Kitô giáo ở các bình diện phụng vụ và mục vụ”.
Ngài nói rằng “việc cam kết của người giáo dân đã bị chính trị hóa khi hàng ngũ giáo dân quá quan tâm đến việc thi hành quyền lực bên trong Giáo Hội. Điều ấy xẩy ra khi Giáo Hội không còn được nhìn theo mầu nhiệm ơn thánh vốn là đặc trưng của mình, mà đúng hơn theo phương diện xã hội hoặc thậm chí chính trị”. Việc giáo sĩ hóa hàng ngũ giáo dân và việc giáo dân hóa hàng ngũ linh mục diễn ra khi “không phải việc phục vụ mà là quyền lực lên khuôn mọi hình thức cai quản trong Giáo Hội, bất kể nơi hàng ngũ linh mục hay nơi hàng ngũ giáo dân”.
Điểm trên, theo Đức Cha Porteous, cũng đã được Đức Phanxicô phát biểu trong Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng Querida Amozonia khi ngài viết “có những người nghĩ rằng điều phân biệt vị linh mục là quyền lực, sự kiện là ngài là thẩm quyền cao nhất trong cộng đồng” và sau đó, ngài nhắc đến giáo huấn của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về vai trò của linh mục thực sự là vận hành ơn thánh.
Theo Đức Cha Porteous, lúc này, điều quan trọng là phải phân biệt vai trò chuyên biệt của linh mục hệ ở điều gì, các thừa tác vụ trong Giáo Hội nào thích đáng để hàng giáo dân trợ giúp các linh mục, và vai trò nào chuyên biệt của giáo dân bên trong cộng đồng Kitô giáo. Việc phân biệt này cần được thực hiện trong bối cảnh Công Đồng Toàn Thể đang diễn ra để mọi người hiểu rõ người giáo dân có thể đóng góp những gì vào sứ mệnh của Giáo Hội tại Úc.
Thánh lễ được cử hành trong cơn nước dâng...
Thanh Quảng sdb
20:50 21/05/2020
Thánh lễ được cử hành trong cơn nước dâng...
Linh mục Mon R. Garcia III đứng dưới nước cao đến thắt lưng để dâng Thánh lễ cuối cùng trong ngôi thánh đường tại một ngôi làng nhỏ Sitio thuộc thị trấn Pariahan ở Bulacan Phi, nơi mà trận bão tuần qua ấp tới, nhậm chìm cả một vùng! Được biết vùng này là một vùng đang bị lún, kể từ năm 2003 mỗi năm mặt đất bị lún chìm 4cm. Hầu hết dân cư đã di tản chỉ có khoảng 40 gia đình cố thủ ở lại trong vùng bị ngập lụt, nhưng họ cũng sẽ sớm được sơ tán.
Cha Mon R. Garcia đã dâng thánh lễ cuối cùng trong ngôi thánh đường của ngài trong lúc mực nước đã dâng lên đến thắt lưng khi ngài bắt đầu bài giảng.
Xung quanh bàn thờ, giáo dân ngồi trên những chiếc thuyền nan bồng bềnh sóng sánh, bên trong nhà thờ. Một số người đồng cảm với cha xứ, họ cũng ngâm mình dưới nước thay vì ngồi trên thuyền để tham dự thánh lễ.
Trong bài giảng, Cha Garcia nói: "Tôi vẫn dâng lễ, ngay cả khi không có một người nào tham dự! Đây là thánh lễ cuối cùng chúng tôi dâng trước khi chúng tôi rời bỏ thị trấn này."
Giáo xứ này có khoảng 100 gia đình lập nghiệp sinh sống, nhưng con số đã tụt giảm xuống chỉ còn 40 gia đình vào tháng 9 năm ngoái, vì đây là một hòn đảo nhỏ không có đất đai trồng trọt...
Làng Sitio Parahan được di dời để nhường đất cho một sân bay mới ở Bulacan. Các nhà khoa học cho hay sự biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến mực nước tăng lên trong khu vực.
Cơn bão Ambo, Vongfong, ở Philippines tuần trước đã khiến tình hình tồi tệ hơn, gây ra lũ lụt và gió giật 96 cây số giờ gây xụp đổ nhà cửa. 13.000 người đã bị buộc phải di tản vào ngày 15 tháng 5 và 48 làng xã bị mất điện.
* Nguồn từ Daily Mail Australia 22/5/2020 và ChurchPop Web
Linh mục Mon R. Garcia III đứng dưới nước cao đến thắt lưng để dâng Thánh lễ
Linh mục Mon R. Garcia III đứng dưới nước cao đến thắt lưng để dâng Thánh lễ cuối cùng trong ngôi thánh đường tại một ngôi làng nhỏ Sitio thuộc thị trấn Pariahan ở Bulacan Phi, nơi mà trận bão tuần qua ấp tới, nhậm chìm cả một vùng! Được biết vùng này là một vùng đang bị lún, kể từ năm 2003 mỗi năm mặt đất bị lún chìm 4cm. Hầu hết dân cư đã di tản chỉ có khoảng 40 gia đình cố thủ ở lại trong vùng bị ngập lụt, nhưng họ cũng sẽ sớm được sơ tán.
Cha Mon R. Garcia đã dâng thánh lễ cuối cùng trong ngôi thánh đường của ngài trong lúc mực nước đã dâng lên đến thắt lưng khi ngài bắt đầu bài giảng.
Xung quanh bàn thờ, giáo dân ngồi trên những chiếc thuyền nan bồng bềnh sóng sánh, bên trong nhà thờ. Một số người đồng cảm với cha xứ, họ cũng ngâm mình dưới nước thay vì ngồi trên thuyền để tham dự thánh lễ.
Trong bài giảng, Cha Garcia nói: "Tôi vẫn dâng lễ, ngay cả khi không có một người nào tham dự! Đây là thánh lễ cuối cùng chúng tôi dâng trước khi chúng tôi rời bỏ thị trấn này."
Giáo dân ngồi trên thuyền dự lễ |
Giáo xứ này có khoảng 100 gia đình lập nghiệp sinh sống, nhưng con số đã tụt giảm xuống chỉ còn 40 gia đình vào tháng 9 năm ngoái, vì đây là một hòn đảo nhỏ không có đất đai trồng trọt...
Làng Sitio Parahan được di dời để nhường đất cho một sân bay mới ở Bulacan. Các nhà khoa học cho hay sự biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến mực nước tăng lên trong khu vực.
Cơn bão Ambo, Vongfong, ở Philippines tuần trước đã khiến tình hình tồi tệ hơn, gây ra lũ lụt và gió giật 96 cây số giờ gây xụp đổ nhà cửa. 13.000 người đã bị buộc phải di tản vào ngày 15 tháng 5 và 48 làng xã bị mất điện.
* Nguồn từ Daily Mail Australia 22/5/2020 và ChurchPop Web
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tôi Tới Từ Thiên Đàng
Nguyễn Trung Tây
20:43 21/05/2020
Vẫn là một hiện tượng, tôi nhớ, trong khi đang lang thang đâu đó trên những vùng đất lạ, cứ giống như tôi đang mặc áo thung in đậm hàng chữ, “Hãy hỏi tôi: Bạn từ đâu tới? ” (khi thấy mặt tôi) thiên hạ chạy tới, đặt câu hỏi (hay hỏi người bạn đang đi bên cạnh nếu tôi không nói ngôn ngữ bản xứ),
“Ông bạn từ đâu tới vậy? ”
Tôi ngạc nhiên,
“Thật hả? Anh hỏi tôi… Từ đâu tới? ”
Bạn cộ mắt nhìn,
“Ủa! Bộ có gì sai hay sao? ”
Và rồi bạn gật đầu, “Đúng! Anh từ đâu tới vậy? ”
Một câu hỏi đơn giản như thế thông thường được trả lời với một mệnh đề bắt đầu với chủ từ “Tôi”, theo sau là động từ “là” (trong trường hợp này, động từ “là” ở thì hiện tại, ngôi thứ nhất, số ít, đọc là “từ”), cuối câu là túc từ (tên của một quốc gia nào đó). Dựa vào những nét Đông phương trên khuôn mặt (của người bị hỏi), thiên hạ thông thường vẫn chờ đợi tôi sẽ điền vào chỗ trống của túc từ với danh từ “Thái Lan” hoặc “Cambuchia” hoặc “Trung Hoa”. Nhưng nếu tôi thành thật và ngây thơ trả lời,
“Mỹ…”
Thiên hạ rất nhiều lần, phản ứng ngay lập tức với giọng điệu (khá là) mỉa mai,
“Ông thần? Cho tôi xin... Ông đâu phải là Mỹ!...”
Có lần, vị giáo sự đồng nghiệp ở Melbourne phê bình thẳng như ruột ngựa,
“Bạn đúng là một người (tâm thần) lẫn lộn...”
“Thật thế à! Ủa! Bộ tôi là người (thần kinh) có vấn đề? ”
Nếu đời sống là một chuỗi dài học hỏi, qua những sự cố đã từng xảy đến trong đời, tôi học được bài học quý giá; bởi thế tôi (về nhà) chế sẵn một cụm từ mới (thật sự ra đây cũng chỉ là một cách để tự vệ bản thân). Bất cứ khi nào bị thiên hạ hỏi, “Ông thần từ đâu tới thế? ”, tôi cẩn thận trả lời ngay với một công thức gọn gàng,
“Nguyên gốc Việt Nam hai mươi năm; và rồi hai mươi mốt năm sống (lang thang) tại Mỹ.”
Câu chuyện “Bạn từ đâu tới? ” không chấm dứt ở đây… Bởi đã có những lần quay về Việt Nam công tác, tôi đã từng được/bị (người Việt) nhìn hoặc đối xử hoặc coi như một người ngoại quốc ngay trên vùng đất chôn nhau cắt rốn. Có lần trong khi đang đọc thực đơn trong tiệm Phở, người chạy bàn bước tới, nói với tôi trong tiếng Anh,
“Chào ông! Ông đã sẵn sàng để gọi món ăn chưa? ”
“Sẵn sàng chưa? Đương nhiên, lúc nào tôi cũng sẵn sàng. Phở, thức ăn Việt Nam tôi thích nhất”. Tôi nhớ, mình đã trả lời trong tiếng Việt.
Và… (Tôi yêu biết bao chữ “và” trong trường hợp này) bạn có thể nhận ra quai hàm người chạy bàn rớt xuống (một cái cụp), bởi anh ta nói với tôi... "Ông, người Phi Luật Tân, mà sao nói tiếng Việt giỏi quá!"
Mama Mia!
Câu chuyện về nơi chôn nhau cắt rốn tiếp tục những vòng xoay thường nhật, bởi tôi đã làm việc tại Úc Châu, từ những ngày của năm 2006. Và bây giờ… Làm việc ở phố Melbourne được ba năm. Và bởi ngạt thở với đời sống chật chội phố phường, nhưng lại ước mơ được hít thở bầu trời mới, giữa tháng 12 năm 2009, tôi dọn nhà về Central Australia, sa mạc bao la, xứ sở của người thổ dân Arrernte. Tôi đã dần dần biến hình hóa ra thổ dân sa mạc: trời nóng, tôi bật quạt và mặc quần đùi; trời lạnh, tôi mặc áo khoác dầy cộm rồi đội mũ len. Welcome to Central Australia! Bàn về kỹ năng sinh tồn, tôi giờ hay ne né đi dưới bóng râm để tránh những tia cực tuyến! Tôi đã biết giơ tay chào kiểu Úc Châu (người Úc dùng tay xua xua ruồi nhằng hằng hà sa số bay rợp trời sa mạc). Tôi đã dùng chữ băng (mob) thay cho chữ nhóm (group). Nắng chói chang sa mạc đã đổi màu da từ trắng ngà ngà sang nâu nâu đen, và tóc từ màu đen lay láy sang màu trắng kim tuyến!
Vâng! 20 năm hít thở không khí Việt Nam! 2 năm làm người vô tổ quốc lang thang trại cấm Mã Lai và trại tỵ nạn Phi Luật Tân! 21 năm lang thang ở Mỹ! 10 năm làm việc tại Úc Châu! Và bây giờ bạn hỏi tôi, “Anh từ đâu tới? ”. Và bạn mong đợi một câu trả lời đơn giản. Nghiêm chỉnh đi ông thần! Đừng có nói chuyện bỡn!
Khỏi nói bạn cũng có thể đoán…
Tôi lạc… LẠC là tên đệm của tôi!
Nhà của tôi ở đâu? Bạn nói cho tôi biết.
Tôi thấy mình hay lẩm bẩm nói với chính mình, “Ông thần nước mặn… chính hiệu con cháu Cain, sư tổ môn phái cái bang một đời lang thang, không có một nơi gọi là nhà”. Chẳng trách chi đã có lần vị Linh Hướng khuyên bảo (hay sửa đổi,? , trách mắng tôi,? , chi cũng được),
“Đừng có suy nghĩ như thế, bởi cuối cùng con cũng sẽ tin là như vậy! Không có đúng! Nhà là bất cứ nơi nào con đặt những bước chân…”
“Wow! Nhà là bất cứ nơi nào con đặt những bước chân”. Thật là đáng tiếc, tôi chưa Ngộ!... Và cơ hội để tôi ngộ mỏng manh như tơ trời (Tôi biết, thành thật thú nhận, tôi khá là cà chua trứng thối! Nói thẳng và nói thật, tôi tin tôi sẽ bao giờ đạt tới trình độ thiền sư gọi là Ngộ). Tiếng Anh hay nói, “Make yourself at home, ” cứ tự nhiên coi (mọi nơi) là nhà của mình! Nhưng, ở rất nhiều nơi mình đã đi qua, đã sống, tôi không cảm thấy đó là nhà. Và đương nhiên tôi chỉ có thể lừa dối được mọi người ngoại trừ chính mình về sự thật trần trụi này.
Bạn từ đâu tới? Một câu hỏi đơn giản thông thường chờ đợi một câu trả lời đơn giản. Nhưng không phải trong trường hợp của tôi… Rõ ràng là như thế. Bạn có thể cự nự tôi,
“Ông thần! Khéo là vẽ chuyện! Đời sống chẳng bao giờ trở nên tốt hơn! Hãy tận hưởng giây phút trời cao ban tặng”.
Bất cứ bạn nói gì… Tôi tiếp tục lang thang kiếm tìm một nơi được gọi là nhà.
Đó là lý do tôi thấy mình cứ hay nhìn lên trời, đặc biệt vào những đêm tối khi bầu trời mênh mông triệu triệu vị sao, để tìm kiếm Ông Trời cho một câu trả lời.
Đó là lý do tôi thấy mình cứ hay lang thang trên đường phố đêm đêm, tự hỏi hồn mình, “Mi từ đâu tới? ”.
Đó là lý do thiên hạ cứ hay phán, “Ông thần! Sao nhìn lạc đường (mùa Chay) quá!”.
Bạn nói đúng… Mà trách sao được. Tôi đã lạc ngay khi vừa sinh từ trong bụng mẹ (có ai muốn được sinh ra trong cõi đời này, chẳng trách chi hài nhi nào cũng thế, phải bật tiếng khóc chào đời); lạc đường như hai môn đệ trên đường Emmau. Họ cũng một thời…lạc! Nhưng hai linh hồn lạc đường Emmau, may mắn thay, đã gặp gỡ Niềm HY VỌNG mới của nhân loại. Và bởi Niềm HY VỌNG này, họ đã thôi không còn lạc. Và Niềm HY VỌNG mới này đã quay về thiên đàng, giờ ở trên thiên đàng, nhà của Ngài. “Ngài đã từng nói rõ ràng từng âm, “Tôi tới từ Thiên Đàng…”
Thật thế à! Thiên Đàng! Nhà!
Linh hồn lạc loài của tôi lần đầu tiên rộn ràng những nốt nhạc tươi vui của bài nhạc mới tinh khôi: “Thiên Đàng! Nhà!”.
Chữ Kitô hữu, nếu phân tích, là tổng hợp của hai danh từ, “Kitô” và “hữu, ” (một người tin vào Đấng Thiên Sai); Kitô hữu cũng chỉ về những người đang lần theo những vết chân của Con Trời. Đừng có nói với tôi Đức Giêsu chưa bao giờ một lần lạc trong cuộc đời nhé. Nơi Vườn Cây Dầu, Ngài đã từng muốn chối từ uống ly rượu đắng (nhưng cuối cùng Ngài lại xin vâng theo ý Chúa Cha); trên cây thập tự, Ngài đã từng hét lớn, “Ơi Lạy Chúa! Lạy Chúa con! Sao Ngài lại bỏ rơi con? ”.
Vâng! Đúng là phép lạ (Hãy cho tôi gọi đó là phép lạ!). Giống y như người mù trong Kinh Thánh (Gioan 9), tôi bắt đầu nhìn cuộc đời với cặp mắt mới… Tôi muốn hét to, “I see! Now I can see! Tôi đã thấy! Bây giờ tôi đã nhìn thấy tỏ tường”.
Đức Giêsu và tôi (một Bang Chủ, một đệ tử), tại một vài thời điểm trong đời, cả hai đều đã từng lạc. Đức Giêsu và tôi, cả hai đều từ thiên đàng mà tới, thiên đàng nhà của Ngài và cũng là nhà của tôi, bởi tôi là một Kitô hữu (đệ tử của Ngài).
Đấy, tôi nói có sai đâu, lại có người chạy tới hỏi tôi,
“Bạn từ đâu tới? ”
Lần này tôi không còn cáu kỉnh như thường lệ, nhưng nhoẻn miệng cười,
“Tôi? Anh hỏi tôi? Tôi từ đâu tới? Đúng không? ”
Tôi chỉ ngón tay lên trời, bầu trời xanh xanh màu ngọc bích, khẳng đinh, “Tôi tới từ thiên đàng. Tôi người Thiên Đàng. Tôi nói tiếng Thiên Đàng”.
Thiên hạ (trăm người là cả trăm) ngạc nhiên, trợn tròn cặp mắt, “Thật hả ông bạn? ”.
Vâng, thiên đàng là nhà của tôi, nhà thân thương!
Tôi tiếp tục hát bài ca mới tinh khôi tôi mới soạn: THIÊN ĐÀNG! NHÀ MẾN YÊU!
“Ông bạn từ đâu tới vậy? ”
Tôi ngạc nhiên,
“Thật hả? Anh hỏi tôi… Từ đâu tới? ”
Bạn cộ mắt nhìn,
“Ủa! Bộ có gì sai hay sao? ”
Và rồi bạn gật đầu, “Đúng! Anh từ đâu tới vậy? ”
Một câu hỏi đơn giản như thế thông thường được trả lời với một mệnh đề bắt đầu với chủ từ “Tôi”, theo sau là động từ “là” (trong trường hợp này, động từ “là” ở thì hiện tại, ngôi thứ nhất, số ít, đọc là “từ”), cuối câu là túc từ (tên của một quốc gia nào đó). Dựa vào những nét Đông phương trên khuôn mặt (của người bị hỏi), thiên hạ thông thường vẫn chờ đợi tôi sẽ điền vào chỗ trống của túc từ với danh từ “Thái Lan” hoặc “Cambuchia” hoặc “Trung Hoa”. Nhưng nếu tôi thành thật và ngây thơ trả lời,
“Mỹ…”
Thiên hạ rất nhiều lần, phản ứng ngay lập tức với giọng điệu (khá là) mỉa mai,
“Ông thần? Cho tôi xin... Ông đâu phải là Mỹ!...”
Có lần, vị giáo sự đồng nghiệp ở Melbourne phê bình thẳng như ruột ngựa,
“Bạn đúng là một người (tâm thần) lẫn lộn...”
“Thật thế à! Ủa! Bộ tôi là người (thần kinh) có vấn đề? ”
Nếu đời sống là một chuỗi dài học hỏi, qua những sự cố đã từng xảy đến trong đời, tôi học được bài học quý giá; bởi thế tôi (về nhà) chế sẵn một cụm từ mới (thật sự ra đây cũng chỉ là một cách để tự vệ bản thân). Bất cứ khi nào bị thiên hạ hỏi, “Ông thần từ đâu tới thế? ”, tôi cẩn thận trả lời ngay với một công thức gọn gàng,
“Nguyên gốc Việt Nam hai mươi năm; và rồi hai mươi mốt năm sống (lang thang) tại Mỹ.”
Câu chuyện “Bạn từ đâu tới? ” không chấm dứt ở đây… Bởi đã có những lần quay về Việt Nam công tác, tôi đã từng được/bị (người Việt) nhìn hoặc đối xử hoặc coi như một người ngoại quốc ngay trên vùng đất chôn nhau cắt rốn. Có lần trong khi đang đọc thực đơn trong tiệm Phở, người chạy bàn bước tới, nói với tôi trong tiếng Anh,
“Chào ông! Ông đã sẵn sàng để gọi món ăn chưa? ”
“Sẵn sàng chưa? Đương nhiên, lúc nào tôi cũng sẵn sàng. Phở, thức ăn Việt Nam tôi thích nhất”. Tôi nhớ, mình đã trả lời trong tiếng Việt.
Và… (Tôi yêu biết bao chữ “và” trong trường hợp này) bạn có thể nhận ra quai hàm người chạy bàn rớt xuống (một cái cụp), bởi anh ta nói với tôi... "Ông, người Phi Luật Tân, mà sao nói tiếng Việt giỏi quá!"
Mama Mia!
Câu chuyện về nơi chôn nhau cắt rốn tiếp tục những vòng xoay thường nhật, bởi tôi đã làm việc tại Úc Châu, từ những ngày của năm 2006. Và bây giờ… Làm việc ở phố Melbourne được ba năm. Và bởi ngạt thở với đời sống chật chội phố phường, nhưng lại ước mơ được hít thở bầu trời mới, giữa tháng 12 năm 2009, tôi dọn nhà về Central Australia, sa mạc bao la, xứ sở của người thổ dân Arrernte. Tôi đã dần dần biến hình hóa ra thổ dân sa mạc: trời nóng, tôi bật quạt và mặc quần đùi; trời lạnh, tôi mặc áo khoác dầy cộm rồi đội mũ len. Welcome to Central Australia! Bàn về kỹ năng sinh tồn, tôi giờ hay ne né đi dưới bóng râm để tránh những tia cực tuyến! Tôi đã biết giơ tay chào kiểu Úc Châu (người Úc dùng tay xua xua ruồi nhằng hằng hà sa số bay rợp trời sa mạc). Tôi đã dùng chữ băng (mob) thay cho chữ nhóm (group). Nắng chói chang sa mạc đã đổi màu da từ trắng ngà ngà sang nâu nâu đen, và tóc từ màu đen lay láy sang màu trắng kim tuyến!
Vâng! 20 năm hít thở không khí Việt Nam! 2 năm làm người vô tổ quốc lang thang trại cấm Mã Lai và trại tỵ nạn Phi Luật Tân! 21 năm lang thang ở Mỹ! 10 năm làm việc tại Úc Châu! Và bây giờ bạn hỏi tôi, “Anh từ đâu tới? ”. Và bạn mong đợi một câu trả lời đơn giản. Nghiêm chỉnh đi ông thần! Đừng có nói chuyện bỡn!
Khỏi nói bạn cũng có thể đoán…
Tôi lạc… LẠC là tên đệm của tôi!
Nhà của tôi ở đâu? Bạn nói cho tôi biết.
Tôi thấy mình hay lẩm bẩm nói với chính mình, “Ông thần nước mặn… chính hiệu con cháu Cain, sư tổ môn phái cái bang một đời lang thang, không có một nơi gọi là nhà”. Chẳng trách chi đã có lần vị Linh Hướng khuyên bảo (hay sửa đổi,? , trách mắng tôi,? , chi cũng được),
“Đừng có suy nghĩ như thế, bởi cuối cùng con cũng sẽ tin là như vậy! Không có đúng! Nhà là bất cứ nơi nào con đặt những bước chân…”
“Wow! Nhà là bất cứ nơi nào con đặt những bước chân”. Thật là đáng tiếc, tôi chưa Ngộ!... Và cơ hội để tôi ngộ mỏng manh như tơ trời (Tôi biết, thành thật thú nhận, tôi khá là cà chua trứng thối! Nói thẳng và nói thật, tôi tin tôi sẽ bao giờ đạt tới trình độ thiền sư gọi là Ngộ). Tiếng Anh hay nói, “Make yourself at home, ” cứ tự nhiên coi (mọi nơi) là nhà của mình! Nhưng, ở rất nhiều nơi mình đã đi qua, đã sống, tôi không cảm thấy đó là nhà. Và đương nhiên tôi chỉ có thể lừa dối được mọi người ngoại trừ chính mình về sự thật trần trụi này.
Bạn từ đâu tới? Một câu hỏi đơn giản thông thường chờ đợi một câu trả lời đơn giản. Nhưng không phải trong trường hợp của tôi… Rõ ràng là như thế. Bạn có thể cự nự tôi,
“Ông thần! Khéo là vẽ chuyện! Đời sống chẳng bao giờ trở nên tốt hơn! Hãy tận hưởng giây phút trời cao ban tặng”.
Bất cứ bạn nói gì… Tôi tiếp tục lang thang kiếm tìm một nơi được gọi là nhà.
Đó là lý do tôi thấy mình cứ hay nhìn lên trời, đặc biệt vào những đêm tối khi bầu trời mênh mông triệu triệu vị sao, để tìm kiếm Ông Trời cho một câu trả lời.
Đó là lý do tôi thấy mình cứ hay lang thang trên đường phố đêm đêm, tự hỏi hồn mình, “Mi từ đâu tới? ”.
Đó là lý do thiên hạ cứ hay phán, “Ông thần! Sao nhìn lạc đường (mùa Chay) quá!”.
Bạn nói đúng… Mà trách sao được. Tôi đã lạc ngay khi vừa sinh từ trong bụng mẹ (có ai muốn được sinh ra trong cõi đời này, chẳng trách chi hài nhi nào cũng thế, phải bật tiếng khóc chào đời); lạc đường như hai môn đệ trên đường Emmau. Họ cũng một thời…lạc! Nhưng hai linh hồn lạc đường Emmau, may mắn thay, đã gặp gỡ Niềm HY VỌNG mới của nhân loại. Và bởi Niềm HY VỌNG này, họ đã thôi không còn lạc. Và Niềm HY VỌNG mới này đã quay về thiên đàng, giờ ở trên thiên đàng, nhà của Ngài. “Ngài đã từng nói rõ ràng từng âm, “Tôi tới từ Thiên Đàng…”
Thật thế à! Thiên Đàng! Nhà!
Linh hồn lạc loài của tôi lần đầu tiên rộn ràng những nốt nhạc tươi vui của bài nhạc mới tinh khôi: “Thiên Đàng! Nhà!”.
Chữ Kitô hữu, nếu phân tích, là tổng hợp của hai danh từ, “Kitô” và “hữu, ” (một người tin vào Đấng Thiên Sai); Kitô hữu cũng chỉ về những người đang lần theo những vết chân của Con Trời. Đừng có nói với tôi Đức Giêsu chưa bao giờ một lần lạc trong cuộc đời nhé. Nơi Vườn Cây Dầu, Ngài đã từng muốn chối từ uống ly rượu đắng (nhưng cuối cùng Ngài lại xin vâng theo ý Chúa Cha); trên cây thập tự, Ngài đã từng hét lớn, “Ơi Lạy Chúa! Lạy Chúa con! Sao Ngài lại bỏ rơi con? ”.
Vâng! Đúng là phép lạ (Hãy cho tôi gọi đó là phép lạ!). Giống y như người mù trong Kinh Thánh (Gioan 9), tôi bắt đầu nhìn cuộc đời với cặp mắt mới… Tôi muốn hét to, “I see! Now I can see! Tôi đã thấy! Bây giờ tôi đã nhìn thấy tỏ tường”.
Đức Giêsu và tôi (một Bang Chủ, một đệ tử), tại một vài thời điểm trong đời, cả hai đều đã từng lạc. Đức Giêsu và tôi, cả hai đều từ thiên đàng mà tới, thiên đàng nhà của Ngài và cũng là nhà của tôi, bởi tôi là một Kitô hữu (đệ tử của Ngài).
Đấy, tôi nói có sai đâu, lại có người chạy tới hỏi tôi,
“Bạn từ đâu tới? ”
Lần này tôi không còn cáu kỉnh như thường lệ, nhưng nhoẻn miệng cười,
“Tôi? Anh hỏi tôi? Tôi từ đâu tới? Đúng không? ”
Tôi chỉ ngón tay lên trời, bầu trời xanh xanh màu ngọc bích, khẳng đinh, “Tôi tới từ thiên đàng. Tôi người Thiên Đàng. Tôi nói tiếng Thiên Đàng”.
Thiên hạ (trăm người là cả trăm) ngạc nhiên, trợn tròn cặp mắt, “Thật hả ông bạn? ”.
Vâng, thiên đàng là nhà của tôi, nhà thân thương!
Tôi tiếp tục hát bài ca mới tinh khôi tôi mới soạn: THIÊN ĐÀNG! NHÀ MẾN YÊU!
VietCatholic TV
Sau cơn đại dịch, chúng ta sẽ sinh sống với nhau thế nào trong thế giới mới?
Giáo Hội Năm Châu
15:54 21/05/2020
Trông vào tương lai sau cơn đại dịch, linh mục Lombardi đã dùng óc tưởng tượng nhìn vào viễn ảnh tương lai đó. Chúa Giêsu không phải là một biểu hiện ảo thiêng liêng, nhưng là một Thiên Chúa nhập thể. Ngài trở thành con người trong xác thân để chúng ta có thể gặp gỡ Ngài... Và Ngài nói với chúng ta rằng Ngài hiện diện và chờ đợi chúng ta nơi những người anh chị em chúng ta gặp gỡ...
Gần đây tôi có đọc một suy tư của một nhà tư tưởng người Nga viết về “sự quan hệ đơn thành giữa con người với con người là điều quan trọng nhất trong cuộc sống!” Lời ấy làm tôi nhớ đến một bài hát hay, đầy vui tươi khấn chấn được viết vào vài thập kỷ trước đây, do các trào lưu nồng nhiệt của những người trẻ, nhằm xiết chặt tình bạn và tình nghĩa huynh giữa các dân tộc:
Nổi lửa lên anh em ơi!
Anh chị em ta nhớ nhau.
Nói cho mọi người ta gặp mỗi sáng,
Chào chúc nhau mỗi chiều về!
Hãy nói với một ai đó…
Dù người đó đẳng phái đó đây!
Hay công nhân chân lấm tay bùn!
Ắp đầy lo lắng cho ngày mai?
Tương lai đen hay rực sáng....
Những tâm tư đó làm tôi suy nghĩ rất nhiều, trong những năm qua: đi bộ trên phố, gặp bao người vã vội; bận rộn với công việc, gần như đăm chiêu! Chẳng màng những gì chung quanh… Ai ai cũng dán mắt vào màn hình điện thoại, nhỏ to vu vơ giữa không gian, với ai nào ai biết! Chen chúc trong xe buýt. Đứng chật như nêm trên xe tram… Dường như căn bản xã giao, xã hội đã dần biến dạng, đối thoại đổi trao trong không gian ảo (điện thoại) và tiếp xúc con người nên xa lạ!...
Sau vài tuần cách ly ở nhà, lòng tôi dấy lên một cảm giác khát khao được gặp lại những gương mặt thân quen trên đường phố. Tôi hy vọng sớm hay muộn, điều này sẽ trở lại… Nếu không, tấm mặt nạ hoặc tấm bia chắn, hoặc cái mặt lạ, cản ngăn tôi không thể đổi trao những câu chào hỏi thân thiện, hoặc thậm chí chỉ là một nụ cười chân thành với người khác!
Nhiều người trong chúng ta trong những tháng gần đây trước là ngạc nhiên sau là quen dần với khả năng của truyền thông kỹ thuật số, đã vui mừng thấy nhau, chào nhau trên không gian (mạng) ảo… Chúng ta hy vọng sẽ tiếp tục xử dụng chúng trong tương lai, nhưng với việc nới rộng cách ly, chúng ta nhận ra rằng “gặp gỡ trên mạng ảo” là không đủ.
Làm thế nào chúng ta có thể trở lại bình thường, sau khi các biện pháp nới lỏng được ban hành: chào hỏi nhau trên đường phố hoặc trên tàu điện thế nào? Chúng ta có thể làm sống lại không gian chung sống trong thành phố của chúng ta với một bầu khí thanh thản? Hay chúng ta bị dồn nén đầy sự sợ hãi và nghi ngờ? Chúng ta hy vọng những phát minh thuốc chủng, thuốc ngừa… giúp chúng ta lấy lại được sự quân bằng thận trọng hợp lý với mong muốn tái lập lại được cuộc sống hàng ngày mà – xưa kia chúng ta đã có và đã đề cập tới ở đầu bài - đó là điều quan trọng cho thế giới, cho cuộc sống của con người? Chúng ta sẽ nhận ra (nhiều hay ít hơn trước) rằng chúng ta là một gia đình nhân loại cùng nhau sinh sống trong một ngôi nhà chung là hành tinh duy nhất của chúng ta “Trái đất?”
Đại dịch đã cho chúng ta cái cảm nghiệm toàn cầu bị ảnh hưởng, để chúng ta toan tính lại cho tương lai. Liệu chúng ta có thể tái khám phá và khơi lại ước muốn chung sống trong tình huynh đệ giữa mọi dân tộc vượt ra ngoài biên giới, để chào mừng và đón nhận nhau cách thân tình trước những đa dạng, hy vọng sống cùng nhau trong một thế giới hài hòa bình an…
Chúng ta sẽ trải nghiệm sự hiện diện của chính mình ra sao và chúng ta nhìn những người khác như thế nào? Chắc chắn thuốc chủng ngừa các vi khuẩn truyền nhiễm phải có và mọi cẩn phòng, ngăn ngừa các nguy cơ lây lan phát tán phải được bảo vệ bằng mọi giá?
Lúc đó mọi người được phát triển về mọi mặt, dù là nam hay nữ. Bởi vì sau tất cả, mỗi cơ thể con người là: biểu hiện vật lý của một linh hồn - độc nhất, xứng đáng, quý giá, một thụ tạo và là hình ảnh của Thiên Chúa ... Ngoài ra, việc phục hồi tự do thoát khỏi sợ hãi ‘coronavirus’ sẽ giúp chúng ta giải phóng bản thân khỏi các loại vi khuẩn khác trong cơ thể! Tâm hồn chúng ta sẽ vươn lên cõi thiêng tươi đẹp của linh hồn. Cõi thiêng của thần thánh và của chúng ta cách cá biệt hơn?
Công nghệ kỹ thuật số có thể tiếp tục làm trung gian và đồng hành trong cuộc sống của chúng ta một cách hữu hiệu, nối kết các mối quan hệ của chúng ta, liên kết sự hiện diện vật lý của con người với lãnh vực tâm linh của tâm hồn chúng ta. Như Chúa Giêsu, Ngài không phải là một biểu hiện ảo của Thiên Chúa, nhưng là một Thiên Chúa nhập thể, hữu hình để chúng ta có thể đụng chạm tới Ngài. Chúa Giêsu đã hứa: “Thầy sẽ ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế và sẽ đón chúng con về với Thầy để Thầy ở đâu, chúng con cũng sẽ ở đó!” Ngài cũng nói với chúng ta rằng chúng ta có thể nhận ra Ngài nơi anh chị em đồng loại của chúng ta...
Đôi mắt của chúng ta sẽ nhìn ra sao? Trái tim của chúng ta sẽ thổn thức thế nào? Nụ cười của chúng ta sẽ làm sao lúc chúng ta tản bộ trên đường phố, băng qua những đoạn đường đông người? Ai sẽ là những người xa lạ? Ai là những gương mặt thân quen hồi xưa mà chúng ta mong ước được gặp lại… trong một thế giới mới, nơi ngôi nhà chung của chúng ta?
Gần đây tôi có đọc một suy tư của một nhà tư tưởng người Nga viết về “sự quan hệ đơn thành giữa con người với con người là điều quan trọng nhất trong cuộc sống!” Lời ấy làm tôi nhớ đến một bài hát hay, đầy vui tươi khấn chấn được viết vào vài thập kỷ trước đây, do các trào lưu nồng nhiệt của những người trẻ, nhằm xiết chặt tình bạn và tình nghĩa huynh giữa các dân tộc:
Nổi lửa lên anh em ơi!
Anh chị em ta nhớ nhau.
Nói cho mọi người ta gặp mỗi sáng,
Chào chúc nhau mỗi chiều về!
Hãy nói với một ai đó…
Dù người đó đẳng phái đó đây!
Hay công nhân chân lấm tay bùn!
Ắp đầy lo lắng cho ngày mai?
Tương lai đen hay rực sáng....
Những tâm tư đó làm tôi suy nghĩ rất nhiều, trong những năm qua: đi bộ trên phố, gặp bao người vã vội; bận rộn với công việc, gần như đăm chiêu! Chẳng màng những gì chung quanh… Ai ai cũng dán mắt vào màn hình điện thoại, nhỏ to vu vơ giữa không gian, với ai nào ai biết! Chen chúc trong xe buýt. Đứng chật như nêm trên xe tram… Dường như căn bản xã giao, xã hội đã dần biến dạng, đối thoại đổi trao trong không gian ảo (điện thoại) và tiếp xúc con người nên xa lạ!...
Sau vài tuần cách ly ở nhà, lòng tôi dấy lên một cảm giác khát khao được gặp lại những gương mặt thân quen trên đường phố. Tôi hy vọng sớm hay muộn, điều này sẽ trở lại… Nếu không, tấm mặt nạ hoặc tấm bia chắn, hoặc cái mặt lạ, cản ngăn tôi không thể đổi trao những câu chào hỏi thân thiện, hoặc thậm chí chỉ là một nụ cười chân thành với người khác!
Nhiều người trong chúng ta trong những tháng gần đây trước là ngạc nhiên sau là quen dần với khả năng của truyền thông kỹ thuật số, đã vui mừng thấy nhau, chào nhau trên không gian (mạng) ảo… Chúng ta hy vọng sẽ tiếp tục xử dụng chúng trong tương lai, nhưng với việc nới rộng cách ly, chúng ta nhận ra rằng “gặp gỡ trên mạng ảo” là không đủ.
Làm thế nào chúng ta có thể trở lại bình thường, sau khi các biện pháp nới lỏng được ban hành: chào hỏi nhau trên đường phố hoặc trên tàu điện thế nào? Chúng ta có thể làm sống lại không gian chung sống trong thành phố của chúng ta với một bầu khí thanh thản? Hay chúng ta bị dồn nén đầy sự sợ hãi và nghi ngờ? Chúng ta hy vọng những phát minh thuốc chủng, thuốc ngừa… giúp chúng ta lấy lại được sự quân bằng thận trọng hợp lý với mong muốn tái lập lại được cuộc sống hàng ngày mà – xưa kia chúng ta đã có và đã đề cập tới ở đầu bài - đó là điều quan trọng cho thế giới, cho cuộc sống của con người? Chúng ta sẽ nhận ra (nhiều hay ít hơn trước) rằng chúng ta là một gia đình nhân loại cùng nhau sinh sống trong một ngôi nhà chung là hành tinh duy nhất của chúng ta “Trái đất?”
Đại dịch đã cho chúng ta cái cảm nghiệm toàn cầu bị ảnh hưởng, để chúng ta toan tính lại cho tương lai. Liệu chúng ta có thể tái khám phá và khơi lại ước muốn chung sống trong tình huynh đệ giữa mọi dân tộc vượt ra ngoài biên giới, để chào mừng và đón nhận nhau cách thân tình trước những đa dạng, hy vọng sống cùng nhau trong một thế giới hài hòa bình an…
Chúng ta sẽ trải nghiệm sự hiện diện của chính mình ra sao và chúng ta nhìn những người khác như thế nào? Chắc chắn thuốc chủng ngừa các vi khuẩn truyền nhiễm phải có và mọi cẩn phòng, ngăn ngừa các nguy cơ lây lan phát tán phải được bảo vệ bằng mọi giá?
Lúc đó mọi người được phát triển về mọi mặt, dù là nam hay nữ. Bởi vì sau tất cả, mỗi cơ thể con người là: biểu hiện vật lý của một linh hồn - độc nhất, xứng đáng, quý giá, một thụ tạo và là hình ảnh của Thiên Chúa ... Ngoài ra, việc phục hồi tự do thoát khỏi sợ hãi ‘coronavirus’ sẽ giúp chúng ta giải phóng bản thân khỏi các loại vi khuẩn khác trong cơ thể! Tâm hồn chúng ta sẽ vươn lên cõi thiêng tươi đẹp của linh hồn. Cõi thiêng của thần thánh và của chúng ta cách cá biệt hơn?
Công nghệ kỹ thuật số có thể tiếp tục làm trung gian và đồng hành trong cuộc sống của chúng ta một cách hữu hiệu, nối kết các mối quan hệ của chúng ta, liên kết sự hiện diện vật lý của con người với lãnh vực tâm linh của tâm hồn chúng ta. Như Chúa Giêsu, Ngài không phải là một biểu hiện ảo của Thiên Chúa, nhưng là một Thiên Chúa nhập thể, hữu hình để chúng ta có thể đụng chạm tới Ngài. Chúa Giêsu đã hứa: “Thầy sẽ ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế và sẽ đón chúng con về với Thầy để Thầy ở đâu, chúng con cũng sẽ ở đó!” Ngài cũng nói với chúng ta rằng chúng ta có thể nhận ra Ngài nơi anh chị em đồng loại của chúng ta...
Đôi mắt của chúng ta sẽ nhìn ra sao? Trái tim của chúng ta sẽ thổn thức thế nào? Nụ cười của chúng ta sẽ làm sao lúc chúng ta tản bộ trên đường phố, băng qua những đoạn đường đông người? Ai sẽ là những người xa lạ? Ai là những gương mặt thân quen hồi xưa mà chúng ta mong ước được gặp lại… trong một thế giới mới, nơi ngôi nhà chung của chúng ta?
Họa vô đơn chí: Chưa hết dịch lại vỡ đê. Thương vong của Dòng Chúa Cứu Thế và Dòng Tên
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:58 21/05/2020
1. Tình hình tổng quát của Giáo Hội và Thế Giới
Tính cho đến thứ Năm 21 tháng 5, tử vong toàn thế giới đã lên đến 329,724 người, trong số 5,089,615 trường hợp nhiễm coronavirus.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, cảnh báo rằng trong một vài ngày qua số trường hợp nhiễm bệnh tại các nước nghèo đã gia tăng một cách phi mã. Do đó, con số tử vong sẽ tăng rất mạnh trong vài ngày tới vì các quốc gia nghèo thường không đủ khả năng chống trả coronavirus.
Nếu chỉ tính trên con số báo cáo chính thức của bọn cầm quyền Bắc Kinh, ít nhất đến nay 12 quốc gia trên thế giới đã có các trường hợp nhiễm bệnh vượt quá Trung Quốc. Theo thứ tự hiện nay là Hoa Kỳ, Nga, Brazil, Tây Ban Nha, Anh quốc, Ý, Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ấn Độ và Peru là các nước có số trường hợp nhiễm bệnh cao hơn con số do Trung Quốc báo cáo.
Tại Hoa Kỳ, số trường hợp tử vong đã lên đến 94,936 người trong tổng số 1,592,723 trường hợp nhiễm bệnh. Trong một diễn biến thật bi đát, Thống đốc bang Michigan Gretchen Whitmer vừa tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với quận Midland sau khi hai con đập, Edenville và Sanford, bị vỡ do mưa lớn trong vài ngày qua và người dân gần đó đã được yêu cầu sơ tán ngay lập tức vì dự kiến sẽ xảy ra lũ lụt rất lớn.
Hiện nay đã có 50 tiểu bang tại Hoa Kỳ mở lại các sinh hoạt bình thường. Các nhà thờ đã được mở lại ở nhiều nơi. Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là thánh lễ đầu tiên được mở lại tại giáo xứ Thánh Giuse ở Texas.
Trong một diễn biến đáng buồn, 5 trong số 7 linh mục và tu sĩ thuộc Dòng Chúa Cứu Thế đang phục vụ tại giáo xứ Holy Ghost ở Houston đã thử nghiệm dương tính với coronavirus, và giáo xứ đã phải đóng cửa trở lại sau khi đã mở cửa từ đầu tháng này.
Theo một tuyên bố từ Tổng giáo phận Houston-Galveston, 5 trong số 7 tu sĩ thuộc dòng Dòng Chúa Cứu Thế phục vụ tại giáo xứ Holy Ghost đã thử nghiệm dương tính với COVID-19 vào cuối tuần qua. Hai trong số các nạn nhân là linh mục.
Giáo xứ đã ra thông cáo hủy bỏ tất cả các thánh lễ tại nhà thờ Holy Ghost cho đến khi có thông báo mới. “Chúng tôi xin quí bạn nhớ đến các nạn nhân đang bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này qua lời cầu nguyện của quí bạn”, thông cáo viết.
Các thành viên khác trong cộng đồng cuả nhà dòng, là những người không có triệu chứng bị dịch, cũng đã phải cách ly trong một khu cách xa với những người khác. Tất cả các tu sĩ tại đây đã được thử nghiệm và đang chờ kết quả.
Thánh lễ đã bị hủy bỏ sau khi Cha Donnell Kirchner, Dòng Chúa Cứu Thế, đã chết tại giáo xứ ngày 13 tháng 5. Các chuyên gia y tế nghi ngờ là đã bị lây nhiễm virus.
Nhà dòng cho biết một trong những thành viên thường xuyên cử hành Thánh lễ sau khi giáo xứ mở cửa trở lại vào ngày 2 tháng Năm đã thử nghiệm dương tính với coronavirus. Cho nên nhà dòng khuyến khích tất cả những người đã tham dự thánh lễ nên theo dõi sức khỏe của mình.
Tử vong tại Ý xem ra đã dừng lại ở mức 32,330 người, trong số 227,364 trường hợp nhiễm coronavirus. Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là cảnh khử trùng bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô để chuẩn bị cho Lễ Thăng Thiên sẽ diễn ra vào Chúa Nhật. Tại Vatican và tại Ý, Lễ Thăng Thiên được cử hành vào ngày Chúa Nhật trong khi nhiều quốc gia Âu Châu Lễ Thăng Thiên được cử hành đúng vào ngày thứ Năm 40 ngày sau khi Chúa Phục sinh.
Theo truyền thống, người Ý ăn một số loại chim vào ngày này, để tôn vinh Chúa Kitô bay về trời. Leo lên một ngọn đồi để tưởng nhớ Chúa Giêsu và các Tông đồ leo lên Núi Ôliu trước khi lên trời, là phong tục rất thịnh hành tại Ý.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em một xem thấy đây là các cử hành Phụng Vụ và các buổi lễ đặt hoa được tổ chức tại Ba Lan nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
2. Bác sĩ khuyên Mẹ của Đức Gioan Phaolô II phá thai, bà chấp nhận liều mạng để sinh ra ngài
Một trăm năm trước vào ngày 18 tháng 5, bà Emilia Wojtyla đã hạ sinh đứa con trai thứ hai, Karol, sau một thai kỳ khó khăn và đe dọa đến tính mạng. Đứa trẻ sau này trở thành Thánh Gioan Phaolô II.
Trong một cuốn sách mới được xuất bản ở Ba Lan, tác giả Milena Kindziuk đã mô tả lại cuộc chiến đấu quyết liệt mà thâ mẫu Thánh Gioan Phaolô II phải trải qua sau khi các bác sĩ khuyên bà nên phá thai.
“Bà phải lựa chọn giữa sự sống của chính mình và của em bé bà đang mang trong bụng, nhưng đức tin sâu sắc của Emilia không cho phép bà lựa chọn phá thai, ” Kindziuk nói trong một cuộc phỏng vấn với ACI Stampa.
“Thẳm sâu trong trái tim của mình, bà đã sẵn sàng hy sinh cho em bé bà mang trên bụng, ” Kindziuk nói.
Trong cuốn sách mới có nhan đề “Emilia và Karol Wojtyla. Cha mẹ của Thánh Gioan Phaolô II, ” Kindziuk đã trích dẫn lời khai của một nữ hộ sinh, là bà Tatarowa, và các báo cáo của hai người bạn của bà Emilia, là Helena Szczepańska và Maria Kaczorowa, cũng như những cư dân khác trong vùng Wadowice. Kindziuk cho biết vị bác sĩ đầu tiên mà bà Emilia đến khám thai, là bác sĩ Jan Moskała, khăng khăng bảo bà phải phá thai nếu muốn bảo tồn tính mạng.
Chính vì điều này Emilia Wojtyla bị trầm cảm.
Tác giả Kindziuk cho biết hai ông bà Karol và Emilia Wojtyla đã “đưa ra quyết định táo bạo là, bất kể tất cả mọi thứ, em bé của họ phải được sinh ra. Và thế là họ bắt đầu tìm kiếm một bác sĩ khác. ”
Cuối cùng, họ đã chọn Bác sĩ Samuel Taub, một bác sĩ người Do Thái đến từ Krakow. Ông đã chuyển đến Wadowice sau Thế chiến thứ nhất.
“Bạn bè Emilia đã giữ kỷ niệm của chuyến thăm đó. Bác sĩ xác nhận rằng có nguy cơ biến chứng khi sinh con, bao gồm cả cái chết của Emilia. Tuy nhiên, ông không đề nghị phá thai, ” Kindziuk nói.
“Emilia đã có một thai kỳ khó khăn: cô dành phần lớn thời gian của mình nằm nghỉ nhưng vẫn thấy yếu sức hơn bình thường. Bác sĩ Taub khuyến cáo Emilia nên nằm dưỡng sức, nghỉ ngơi thường xuyên và ăn uống các thực phẩm dinh dưỡng cao. ”
Vào ngày 18 tháng Năm năm 1920, “Emilia hạ sinh cháu bé trong căn nhà của mình ở đường Kościelna, ngay trong phòng khách với sự hiện diện của một nữ hộ sinh”
Cùng lúc đó, ông bố Karol và đứa con trai 13 tuổi của họ, Edmund đã đi ra ngoài khoảng 5 giờ chiều để tham gia buổi cầu nguyện trong nhà thờ giáo xứ bên kia đường nơi họ hát Kinh Cầu Đức Mẹ Loreto, để xin Đức Mẹ phù hộ cho hai mẹ con trong lúc khó khăn này.
“Khi cháu bé chào đời, bà Emilia đã xin người nữ hộ sinh mở cửa sổ: bà muốn âm thanh đầu tiên con trai của bà có thể nghe thấy là một bài hát tôn vinh Đức Maria. Nói cách khác, Emilia Wojtyla đã sinh hạ con trai trong an bình, và muốn con nghe Kinh Cầu Đức Bà Loreto”.
Thánh Gioan Phaolô II cũng nói với thư ký riêng của ngài, bây giờ là Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz rằng ngài được chào đời để để tôn vinh Mẹ Thiên Chúa.
Sau này, trong một diễn biến thật hi hữu, Đức Gioan Phaolô II được bầu làm giáo hoàng vào cùng thời điểm ngài được sinh ra.
Án tuyên thánh cho cha mẹ Thánh Gioan Phaolô II đã chính thức được khai mở tại Ba Lan vào đầu tháng Năm. Ông Karol, là một trung úy quân đội Ba Lan, và bà Emilia, là một giáo viên trường học, đã kết hôn ở Krakow ngày 10 tháng 2 năm 1906. Cặp vợ chồng Công Giáo đã sinh ba đứa con: Edmund năm 1906; Olga, người đã chết ngay sau khi sinh; và Karol năm 1920.
Trước khi qua đời vì một cơn đau tim và suy gan vào năm 1929, Emilia là một nhân tố chính của gia đình. Vào thời điểm bà qua đời, chàng trai trẻ Karol Wojtyla còn một tháng nữa là đến sinh nhật thứ chín của mình.
Source:National Catholic Register
3. Cựu Bề Trên Tổng quyền Dòng Tên Adolfo Nicolás đã qua đời ở Tokyo
Cha Adolfo Nicolás, SJ, Bề Trên Tổng quyền Dòng Tên thứ 30, đã qua đời tại Tokyo, Nhật Bản, vào ngày 20 tháng Năm, ở tuổi 84.
“Với nỗi buồn, nhưng đồng thời với đầy lòng biết ơn, tôi muốn thông báo cho các bạn rằng hôm nay Chúa đã gọi về với Ngài Cha Adolfo Nicolás, cựu Bề Trên Tổng Quyền của chúng ta, ” Cha Arturo Sosa, SJ Bề Trên Tổng quyền Dòng Tên cho biết như trên.
Cha Nicolás phục vụ Dòng Tên trong nhiều chức vụ khác nhau. Ngài là một học giả giảng dạy thần học ở Nhật Bản và cũng là giám đốc của Viện Mục vụ Đông Á tại Ateneo de Manila ở Phi Luật Tân.
Vị bề trên vừa quá vãng được Cha Sosa, người kế nhiệm mình, nhớ đến như “một người có tinh thần phục vụ trong vui tươi với người khác, mỉm cười giữa một công việc được thực hiện dưới áp lực. ”
“Là Bề Trên Tổng quyền, ngài đã mang ơn gọi truyền giáo sâu sắc của mình đến cho nhà Dòng giúp chúng ta nhận ra tính phổ quát của sứ vụ truyền giáo từ quan điểm và lòng nhiệt thành trình bày Tin Mừng đến mọi chân trời góc bể trên thế giới. ”
Theo Cha Sosa, Cha Nicolás “không bao giờ mệt mỏi nhắc nhở chúng ta về chiều sâu của đời sống tinh thần và chiều sâu trí tuệ như đặc tính của ơn gọi Dòng Tên. Ngài dồn nỗ lực cho các ưu tiên tông đồ hoàn vũ và phát huy việc tái cơ cấu Dòng Tên để thích nghi với thực tế mới của thế giới và cấu trúc tông đồ của chúng ta. ”
Source:America Magazine