Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 23/05: Cỏi sống có còn đầy đủ tứ chi? – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, CP.
Giáo Hội Năm Châu
00:55 22/05/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô,
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Ki-tô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.
“Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn. Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt. Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục. Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục, nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt. Quả thật, ai nấy sẽ được luyện bằng lửa như thể ướp bằng muối. Muối là cái gì tốt. Nhưng muối mà hết mặn, thì anh em sẽ lấy gì ướp cho mặn lại? Anh em hãy giữ muối trong lòng anh em, và sống hoà thuận với nhau.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:23 22/05/2024
15. Nếu chúng ta muốn được tiến bộ trên đường thánh thiện, thì mỗi ngày phải suy niệm đến cuộc khổ nạn của Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
(Thánh Bonaventura)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:32 22/05/2024
62. CHA ĐÃ THIÊU RỒI
Có một người trước khi ra khỏi nhà thì dặn con trai:
- “Nếu có người hỏi con cha đi đâu thì con phải nói là cha con có việc phải đi rất xa, con phải nấu trà tiếp đãi cho tử tế”.
Bởi vì con trai rất chậm hiểu và sợ nó quên, nên cha hắn viết lại trên giấy.
Đứa con trai lấy tờ giấy bỏ vào trong tay áo, không thèm coi.
Đã qua ba ngày rồi mà không thấy có người đến, nên đứa con cho rằng tờ giấy không cần nữa bèn bỏ vào trong lửa đốt.
Ngày thứ tư, đột nhiên có khách đến hỏi cha nó đi đâu, đứa con trai hoảng hốt tìm tờ giấy trong tay áo, nhưng tìm không có, bèn nói:
- “Chết rồi﹝沒了﹞”
Người khách rất kinh ngạc nói:
- “Chết khi mấy giờ.” (1)
Đứa con trai ấy đáp:
- “Đã thiêu tối hôm qua rồi !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 62:
Sách Cách Ngôn dạy rằng:
“Hởi các con,
hãy lắng nghe lời nghiêm huấn của bậc cha anh,
và chú ý để hiểu cho tường”.
Nhưng thời nay có những bậc cha mẹ phải nghe lời con cái chứ không phải con cái nghe lời cha mẹ, đó là một thực tế ngày càng xuất hiện ở những thành phố phát triển, đó cũng là một nhức nhối cho các bậc làm cha mẹ cũng như của những nhà giáo dục, bởi vì một khi cha mẹ nghe lời con cái hơn là con cái nghe lời cha mẹ, thì gia đình sẽ không còn là nhà trường đầu tiên của con cái nữa thì xã hội sẽ không còn được bình yên.
Việt Nam chúng ta cũng có câu: “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”, và thực tế cho chúng ta thấy, không một người con nào trở thành người tốt nếu không nghe lời dạy bảo của cha mẹ.
Đứa con trai đã bỏ ngoài tai lời dạy của cha mình nên đã làm cho người khách một phen hốt hoảng.
Người Ki-tô hữu nếu bỏ ngoài tai lời dạy của cha mẹ thì họ sẽ không thể nghe lời dạy của Đức Chúa Giê-su, bởi vì cha mẹ là những người thay mặt Thiên Chúa để sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ con cái nên người tốt, có ích cho mọi người...
(1) 沒了 nghĩa là không có, cũng còn cách đọc khác là “mo沒,歿” nghĩa là “chết”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một người trước khi ra khỏi nhà thì dặn con trai:
- “Nếu có người hỏi con cha đi đâu thì con phải nói là cha con có việc phải đi rất xa, con phải nấu trà tiếp đãi cho tử tế”.
Bởi vì con trai rất chậm hiểu và sợ nó quên, nên cha hắn viết lại trên giấy.
Đứa con trai lấy tờ giấy bỏ vào trong tay áo, không thèm coi.
Đã qua ba ngày rồi mà không thấy có người đến, nên đứa con cho rằng tờ giấy không cần nữa bèn bỏ vào trong lửa đốt.
Ngày thứ tư, đột nhiên có khách đến hỏi cha nó đi đâu, đứa con trai hoảng hốt tìm tờ giấy trong tay áo, nhưng tìm không có, bèn nói:
- “Chết rồi﹝沒了﹞”
Người khách rất kinh ngạc nói:
- “Chết khi mấy giờ.” (1)
Đứa con trai ấy đáp:
- “Đã thiêu tối hôm qua rồi !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 62:
Sách Cách Ngôn dạy rằng:
“Hởi các con,
hãy lắng nghe lời nghiêm huấn của bậc cha anh,
và chú ý để hiểu cho tường”.
Nhưng thời nay có những bậc cha mẹ phải nghe lời con cái chứ không phải con cái nghe lời cha mẹ, đó là một thực tế ngày càng xuất hiện ở những thành phố phát triển, đó cũng là một nhức nhối cho các bậc làm cha mẹ cũng như của những nhà giáo dục, bởi vì một khi cha mẹ nghe lời con cái hơn là con cái nghe lời cha mẹ, thì gia đình sẽ không còn là nhà trường đầu tiên của con cái nữa thì xã hội sẽ không còn được bình yên.
Việt Nam chúng ta cũng có câu: “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”, và thực tế cho chúng ta thấy, không một người con nào trở thành người tốt nếu không nghe lời dạy bảo của cha mẹ.
Đứa con trai đã bỏ ngoài tai lời dạy của cha mình nên đã làm cho người khách một phen hốt hoảng.
Người Ki-tô hữu nếu bỏ ngoài tai lời dạy của cha mẹ thì họ sẽ không thể nghe lời dạy của Đức Chúa Giê-su, bởi vì cha mẹ là những người thay mặt Thiên Chúa để sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ con cái nên người tốt, có ích cho mọi người...
(1) 沒了 nghĩa là không có, cũng còn cách đọc khác là “mo沒,歿” nghĩa là “chết”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Phẩm giá vô giá
Lm. Minh Anh
17:36 22/05/2024
PHẨM GIÁ VÔ GIÁ
“Ai cho các con một ly nước vì lẽ các con thuộc về Đấng Kitô, Thầy bảo thật các con, kẻ đó sẽ không mất phần thưởng!”.
“Bạn có một phẩm giá vô giá Thiên Chúa ban, một phẩm giá để hưởng sự sống đời đời! Không ai trên thiên đàng có thể nói, “Tôi đã đặt mình ở đây!”. Chẳng ai dưới hoả ngục có thể bảo, “Chúa đã đặt tôi ở đây!”. Chúa nói với họ, “Bạn thật đáng kể! Tôi tôn trọng bạn. Chọn từ chối Tôi, bạn hãy chọn hoả ngục. Tôi sẽ để bạn đi!” - G. K. Chesterton.
Kính thưa Anh Chị em,
Không chút nghi ngờ, lời hứa của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay tiết lộ sự thật mà Chesterton khẳng định, mỗi chúng ta có một ‘!’, đến nỗi, ‘Ai cho các con dù chỉ một ly nước, kẻ đó sẽ không mất phần thưởng!’.
Bạn và tôi là vô giá, vì Thiên Chúa đã ban một phẩm vị vốn được xác định và nâng cao khi chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh Ngài, được mang tên Ngài. Cách hoàn hảo, Thiên Chúa nhập thể và nhập thế trong Chúa Kitô, Đấng lấy máu châu báu chuộc lại chúng ta. Vì thế, một khi tái sinh trong cuộc tử nạn và phục sinh của Ngài, chúng ta mặc lấy Ngài, mang hình ảnh trọn hảo của Thiên Chúa. Tắt một lời, nhờ Chúa Kitô, chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa. Vì thế, sẽ không ngạc nhiên khi Chúa Giêsu bảo đảm phần thưởng cho bất cứ ai tỏ lòng tốt với chúng ta, dù đó chỉ là một ly nước lã!
Mang hình ảnh Thiên Chúa còn là một trách nhiệm! Chúng ta phải sống xứng với phẩm giá Chúa ban. Chúng ta có trách nhiệm với bản thân cũng như với cả “những người bé mọn”. “Bé mọn” vì tuổi tác, vì mới mẻ, chưa trưởng thành, hoặc “bé mọn” do cả yếu đuối hoặc ‘tội lỗi’. Chúa Giêsu cảnh báo về việc có thể cản đường những kẻ bé mọn một khi hành vi của chúng ta khiến họ nghi ngờ hoặc chán nản việc sống đức tin. Hình ảnh “thớt cối xay” muốn nói, sẽ tốt hơn để lãnh lấy nó nếu chúng ta trở nên dịp tội cho hạng bé mọn này; vì lẽ, họ cũng có một ‘phẩm giá vô giá’. Mặt khác, phần thưởng đang chờ những ai nêu gương tốt cho những con người này!
‘Phẩm giá vô giá’ thì không gì có thể so sánh! Thánh Giacôbê cảnh báo hạng giàu có, vốn hay coi thường và ức hiếp người nghèo, “Các ngươi đã lên án và giết chết người công chính” - bài đọc một. Án phạt Chúa dành cho họ còn khủng khiếp hơn việc cột cối xay mà xô xuống biển. Vì thế, “Phúc thay ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Anh Chị em,
“Bạn có một phẩm giá vô giá!”. Thiên Chúa không lẫn lộn người này với người kia, Ngài chăm bẵm sự sống đời này và đời sau của từng người. Dẫu thế, Chúa Giêsu cho biết, nếu cần mất những phần thân thể vì sự sống đời đời thì cũng phải hy sinh, bởi lẽ, linh hồn là vô giá; nghĩa là cần cắt đi những gì khiến chúng ta không xứng đáng trước những hồng ân Thiên Chúa đã chuẩn bị. ‘Cắt đi!’. Khá cực đoan; nhưng, như một bác sĩ giỏi, Chúa Giêsu buộc như thế. Vậy điều gì đang phương hại đến ‘phẩm giá vô giá’ của tôi và của bạn? Điều Ngài muốn tôi loại khỏi cuộc sống là gì?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con trở thành kẻ ngáng đường cho bất kỳ ai. Cho con biết quý trọng phẩm giá của anh chị em con như quý trọng ‘phẩm giá vô giá’ của con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ai cho các con một ly nước vì lẽ các con thuộc về Đấng Kitô, Thầy bảo thật các con, kẻ đó sẽ không mất phần thưởng!”.
“Bạn có một phẩm giá vô giá Thiên Chúa ban, một phẩm giá để hưởng sự sống đời đời! Không ai trên thiên đàng có thể nói, “Tôi đã đặt mình ở đây!”. Chẳng ai dưới hoả ngục có thể bảo, “Chúa đã đặt tôi ở đây!”. Chúa nói với họ, “Bạn thật đáng kể! Tôi tôn trọng bạn. Chọn từ chối Tôi, bạn hãy chọn hoả ngục. Tôi sẽ để bạn đi!” - G. K. Chesterton.
Kính thưa Anh Chị em,
Không chút nghi ngờ, lời hứa của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay tiết lộ sự thật mà Chesterton khẳng định, mỗi chúng ta có một ‘!’, đến nỗi, ‘Ai cho các con dù chỉ một ly nước, kẻ đó sẽ không mất phần thưởng!’.
Bạn và tôi là vô giá, vì Thiên Chúa đã ban một phẩm vị vốn được xác định và nâng cao khi chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh Ngài, được mang tên Ngài. Cách hoàn hảo, Thiên Chúa nhập thể và nhập thế trong Chúa Kitô, Đấng lấy máu châu báu chuộc lại chúng ta. Vì thế, một khi tái sinh trong cuộc tử nạn và phục sinh của Ngài, chúng ta mặc lấy Ngài, mang hình ảnh trọn hảo của Thiên Chúa. Tắt một lời, nhờ Chúa Kitô, chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa. Vì thế, sẽ không ngạc nhiên khi Chúa Giêsu bảo đảm phần thưởng cho bất cứ ai tỏ lòng tốt với chúng ta, dù đó chỉ là một ly nước lã!
Mang hình ảnh Thiên Chúa còn là một trách nhiệm! Chúng ta phải sống xứng với phẩm giá Chúa ban. Chúng ta có trách nhiệm với bản thân cũng như với cả “những người bé mọn”. “Bé mọn” vì tuổi tác, vì mới mẻ, chưa trưởng thành, hoặc “bé mọn” do cả yếu đuối hoặc ‘tội lỗi’. Chúa Giêsu cảnh báo về việc có thể cản đường những kẻ bé mọn một khi hành vi của chúng ta khiến họ nghi ngờ hoặc chán nản việc sống đức tin. Hình ảnh “thớt cối xay” muốn nói, sẽ tốt hơn để lãnh lấy nó nếu chúng ta trở nên dịp tội cho hạng bé mọn này; vì lẽ, họ cũng có một ‘phẩm giá vô giá’. Mặt khác, phần thưởng đang chờ những ai nêu gương tốt cho những con người này!
‘Phẩm giá vô giá’ thì không gì có thể so sánh! Thánh Giacôbê cảnh báo hạng giàu có, vốn hay coi thường và ức hiếp người nghèo, “Các ngươi đã lên án và giết chết người công chính” - bài đọc một. Án phạt Chúa dành cho họ còn khủng khiếp hơn việc cột cối xay mà xô xuống biển. Vì thế, “Phúc thay ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Anh Chị em,
“Bạn có một phẩm giá vô giá!”. Thiên Chúa không lẫn lộn người này với người kia, Ngài chăm bẵm sự sống đời này và đời sau của từng người. Dẫu thế, Chúa Giêsu cho biết, nếu cần mất những phần thân thể vì sự sống đời đời thì cũng phải hy sinh, bởi lẽ, linh hồn là vô giá; nghĩa là cần cắt đi những gì khiến chúng ta không xứng đáng trước những hồng ân Thiên Chúa đã chuẩn bị. ‘Cắt đi!’. Khá cực đoan; nhưng, như một bác sĩ giỏi, Chúa Giêsu buộc như thế. Vậy điều gì đang phương hại đến ‘phẩm giá vô giá’ của tôi và của bạn? Điều Ngài muốn tôi loại khỏi cuộc sống là gì?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con trở thành kẻ ngáng đường cho bất kỳ ai. Cho con biết quý trọng phẩm giá của anh chị em con như quý trọng ‘phẩm giá vô giá’ của con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Thói hư và nhân đức. 20. Đức khiêm nhường
Vũ Văn An
14:20 22/05/2024
Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phê-rô, Thứ tư, 22 tháng 5 năm 2024, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý mới về các thói hư và nhân đức. Hôm nay, ngài trình bầy phần nói về đức khiêm nhường.
Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Chúng ta sẽ kết thúc chu kỳ giáo lý này bằng cách xem xét một nhân đức không nằm trong bảy nhân đức chính và đối thần, nhưng lại là nền tảng của đời sống Kitô hữu: nhân đức này là nhân đức khiêm nhường. Nó là kẻ thù lớn nhất của tội lỗi nguy hiểm nhất, đó là tính cao ngạo. Trong khi sự kiêu ngạo và tính cao ngạo làm căng thẳng trái tim con người, khiến chúng ta tỏ ra hơn hẳn chính con người thực của mình, thì sự khiêm tốn khôi phục mọi thứ về chiều kích đúng đắn của nó: chúng ta là những tạo vật tuyệt vời, nhưng chúng ta bị giới hạn, có những phẩm chất và khuyết điểm. Ngay từ đầu, Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta là cát bụi và sẽ trở về cát bụi (x. St 3:19); quả thực, “khiêm tốn” bắt nguồn từ humus [mùn], tức là đất. Tuy nhiên, cơn mê sảng của toàn năng, vốn rất nguy hiểm, lại thường nảy sinh trong tâm hồn con người, và điều này gây cho chúng ta rất nhiều tổn hại.
Chúng ta chỉ cần làm rất ít để thoát khỏi tính cao ngạo; chỉ cần chiêm ngưỡng bầu trời đầy sao để lấy lại thước đo chính xác, như Thánh Vịnh nói: “Khi con nhìn các tầng trời của Chúa, công trình của ngón tay Chúa, mặt trăng và các vì sao Chúa đã tạo dựng; Con người là gì mà Ngài phải bận tâm tới, con người là gì mà Ngài phải quan tâm?” (8:3-4). Khoa học hiện đại cho phép chúng ta mở rộng chân trời hơn rất nhiều và cảm nhận được mầu nhiệm vây quanh chúng ta và là nơi chúng ta sống nhiều hơn nữa.
Phúc thay ai giữ trong lòng ý thức này về sự nhỏ bé của mình! Những người này được bảo vệ khỏi một thói hư xấu xí: cao ngạo. Trong Các Mối Phúc Thật, Chúa Giêsu bắt đầu chính từ họ: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5:3). Đó là Mối Phúc thứ nhất, bởi vì nó là nền tảng của những mối phúc tiếp theo: quả thực, sự hiền lành, lòng thương xót và sự trong sạch của tâm hồn xuất phát từ cảm giác nhỏ bé bên trong. Khiêm nhường là cửa ngõ dẫn tới mọi nhân đức.
Trong những trang đầu tiên của Tin Mừng, sự khiêm nhường và tinh thần nghèo khó dường như là nguồn gốc của mọi sự. Việc thiên thần loan báo không xảy ra ở cửa thành Giêrusalem, mà tại một ngôi làng hẻo lánh ở Galilê, tầm thường đến mức người ta thường nói: “Có điều gì hay ho xuất phát từ Nazareth sao?” (Ga 1:46). Nhưng chính từ đó thế giới được tái sinh. Nhân vật nữ chính được chọn không phải là một nữ hoàng nhỏ lớn lên trong sự cưng chiều mà là một cô gái vô danh: Maria. Chính cô là người đầu tiên ngạc nhiên khi thiên thần mang đến lời thông báo của Thiên Chúa. Và trong bài thánh ca cầu nguyện của ngài, điều kỳ diệu này thực sự nổi bật: “Linh hồn tôi tôn vinh Chúa, thần trí tôi hân hoan trong Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi, vì Người đã đoái nhìn đến phận hèn nữ tỳ của Người” (Lc 1:46-48) ). Có thể nói, Thiên Chúa bị thu hút bởi sự nhỏ bé của Đức Maria, trên hết là sự nhỏ bé nội tâm. Và Người cũng bị thu hút bởi sự nhỏ bé của chúng ta khi chúng ta chấp nhận nó.
Từ đây trở đi, Đức Maria sẽ cẩn thận để không chiếm vị trí trung tâm. Quyết định đầu tiên của ngài sau khi được thiên thần truyền tin là đi giúp đỡ, đi phục vụ người chị em họ của mình. Đức Maria tiến về vùng núi Giu-đê-a để thăm Ê-li-da-bét: ngài hỗ trợ bà trong những tháng cuối của thai kỳ. Nhưng ai nhìn thấy cử chỉ này? Không ai khác ngoài Thiên Chúa. Đức Trinh Nữ dường như không muốn thoát ra khỏi sự che giấu này. Giống như khi có tiếng của một người phụ nữ trong đám đông tuyên bố hạnh phúc của ngài: “Phúc thay dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú!” (Lc 11:27). Nhưng Chúa Giêsu trả lời ngay: “Phúc thay ai lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11:28). Ngay cả chân lý thánh thiêng nhất của đời ngài – là Mẹ Thiên Chúa – cũng không trở thành lý do để ngài khoe khoang trước loài người. Trong một thế giới được đánh dấu bằng việc theo đuổi vẻ bề ngoài, tỏ ra mình cao hơn người khác, Đức Maria dứt khoát bước đi, bằng sức mạnh duy nhất của ân sủng Thiên Chúa, theo hướng ngược lại.
Chúng ta có thể tưởng tượng rằng ngài cũng đã trải qua những thời điểm khó khăn, những ngày mà đức tin của ngài tiến triển trong bóng tối. Nhưng điều này không bao giờ làm cho lòng khiêm nhường của ngài dao động, một nhân đức, nơi Đức Maria, vốn là một nhân đức vững chắc. Tôi muốn nhấn mạnh điều này: khiêm nhường là một nhân đức vững chắc. Chúng ta hãy nghĩ đến Đức Maria: Mẹ luôn nhỏ bé, luôn không tự cho mình là quan trọng, luôn không có tham vọng. Sự nhỏ bé này của Mẹ là sức mạnh vô địch của Mẹ: chính Mẹ vẫn ở dưới chân thập giá, trong khi ảo tưởng về một Đấng Thiên Sai khải hoàn đã tan vỡ. Chính Đức Maria, trong những ngày dẫn đến Lễ Hiện Xuống, sẽ quy tụ đoàn chiên các môn đệ, những người đã không thể thức canh chỉ một giờ với Chúa Giêsu, và đã bỏ rơi Người khi cơn bão ập đến.
Thưa anh chị em, sự khiêm nhường là tất cả. Đó là điều cứu chúng ta khỏi Ác Thần và khỏi nguy cơ trở thành đồng phạm của hắn. Và sự khiêm nhường là nguồn gốc của hòa bình trên thế giới và trong Giáo hội. Ở đâu không có sự khiêm nhường, ở đó có chiến tranh, ở đó có bất hòa, ở đó có chia rẽ. Thiên Chúa đã nêu gương cho chúng ta về điều này nơi Chúa Giêsu và Mẹ Maria, vì ơn cứu rỗi và niềm hạnh phúc của chúng ta. Và khiêm nhường chính là con đường, con đường dẫn đến ơn cứu độ. Cảm ơn anh chị em!
100 năm kể từ Thượng hội đồng duy nhất của Trung Quốc: Bây giờ chúng ta đang ở đâu?
Vũ Văn An
18:17 22/05/2024
Tạp chí Aleteia, ngày 22 tháng 5, có bài “100 năm kể từ Thượng hội đồng duy nhất của Trung Quốc: Bây giờ chúng ta đang ở đâu?”:
Những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Tagle và Đức Giám Mục Shen Bin tại hội nghị nhân kỷ niệm 100 năm Công đồng Thượng Hải, chỉ ra quá khứ và tương lai phức tạp.
“Chúa, ở Trung Quốc, đã giữ vững đức tin của dân Chúa trong suốt cuộc hành trình”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong thông điệp video gửi đến những người tham gia cuộc hội thảo do Tòa thánh tổ chức vào ngày 21 tháng 5 năm 2024 tại Rome nhân kỷ niệm 100 năm của Concilium Sinense, Thượng hội đồng đầu tiên của Trung Quốc.
Buổi hội thảo có sự tham dự của Đức cha Joseph Shen Bin, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Trung Quốc (chưa được Vatican công nhận) và Giám mục Thượng Hải. Bên lề biến cố, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin cho biết ngài hy vọng rằng thỏa thuận về việc bổ nhiệm các giám mục được Trung Quốc và Vatican ký kết vào năm 2018 “có thể được tái tục và một số điểm nhất định có thể được phát triển”.
Vào mùa xuân năm 1924, Công đồng đầu tiên và duy nhất của Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc, còn được gọi là “Thượng hội đồng Thượng Hải”, đã được tổ chức tại nhà thờ chính tòa Thượng Hải. Đức Giáo Hoàng Benedict XV đã kêu gọi thực hiện cam kết này trong tông thư Maximum Illud năm 1919. Mục đích là đẩy nhanh quyền tự chủ và thâm nhập vào xã hội Trung Quốc của một Giáo hội lúc đó hoàn toàn do các nhà truyền giáo nước ngoài điều hành, nhưng cũng để loại bỏ nó khỏi ảnh hưởng của các thế lực nước ngoài.
Một bước nữa của sự xích lại gần nhau
Để kỷ niệm 100 năm sự kiện này, Tòa Thánh cùng với Giáo hoàng Đại học Urbano đã tổ chức hội nghị kéo dài một ngày này với sự hợp tác của Viện Tôn giáo Thế giới thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.
Lấy bối cảnh tại giảng đường lớn của khuôn viên trường đại học Rôma, trên một ngọn đồi đối diện với các bức tường của Vatican, cuộc gặp gỡ được dự định là một bước tiến xa hơn trong việc nối lại quan hệ hữu nghị quan trọng của Tòa thánh đối với Bắc Kinh kể từ khi ký kết các thỏa thuận về việc bổ nhiệm các giám mục ở Trung Quốc vào năm 2018.
Khi được hỏi về các bước tiếp theo trong tiến trình này bên lề cuộc họp, Đức Hồng Y Parolin, kiến trúc sư chính của bước ngoặt ngoại giao này, nói rằng Tòa Thánh hy vọng “có thể có sự hiện diện ổn định ở Trung Quốc, ngay cả khi ban đầu thì không mang hình thức đại diện giáo hoàng, của một sứ thần tòa thánh.”
Đức Hồng Y người Ý nhấn mạnh rằng “hình thức” của sự đại diện này có thể “khác” và ngài muốn tăng cường các mối liên hệ. Cuối cùng, ngài bày tỏ mong muốn của Tòa Thánh rằng thỏa thuận mục vụ tạm thời năm 2018, được gia hạn vào năm 2020 và 2022, “có thể được tái tục và phát triển một số điểm nhất định”.
Sinh hoa trái cho tất cả người dân Trung Quốc
Có thể nhận thấy một sự lạc quan nhất định trong thông điệp video của Đức Thánh Cha Phanxicô với phụ đề tiếng Trung Hoa, được phát sóng vào đầu phiên họp. Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến “cơ hội quý giá” mà cuộc hội thảo này mang lại để chiêm ngưỡng “con đường” mà Giáo hội đã vạch ra trong lịch sử của mình ở Trung Quốc, từ sứ mạng của tu sĩ Dòng Tên Matteo Ricci thế kỷ 16 cho đến ngày nay. Theo quan điểm của ngài, Thượng Hội đồng Thượng Hải “đã đẩy vào quên lãng những cách tiếp cận sai lầm từng thịnh hành” cho đến thời điểm đó, đặc biệt là những thỏa hiệp của Giáo hội với các thế lực thuộc địa, và do đó mang lại “kết quả cho toàn thể người dân Trung Quốc”.
Trong viễn cảnh lịch sử này, Đức Thánh Cha chỉ ám chỉ đến “những thời kỳ kiên nhẫn và thử thách” cũng như “những con đường không lường trước được” mà người Công Giáo Trung Quốc đã trải qua, đặc biệt là sau năm 1949. Giáo hội đã hiện hữu hầm trú, với các giám mục thường xuyên bị bắt giữ; một Giáo Hội Công Giáo chính thức song song đã được “Hiệp hội Yêu nước” chấp thuận.
Đức Thánh Cha ca ngợi công lao của thượng hội đồng một trăm tuổi, thậm chí còn mô tả nó như một mô hình của “con đường đồng nghị” đã và vẫn có khả năng đề xuất “những con đường mới cho toàn thể Giáo hội”.
Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của việc người dân Trung Quốc “hiệp thông với Giám mục Rôma”, để có thể thực sự đóng góp vào lợi ích không chỉ của xã hội Trung Quốc, mà rộng hơn là, cho “sự chung sống xã hội” của các dân tộc.
Xuất hiện trên video bên cạnh bản sao Đức Mẹ Sheshan, Đức Giáo Hoàng người Argentina tuyên bố rằng ngài sẽ leo lên ngọn đồi của đền thánh Đức Mẹ vĩ đại này ở Thượng Hải “trong tinh thần” vào ngày 24 tháng 5, ngày được Đức Bênêđíctô XVI thiết lập là Ngày Thế giới cầu nguyện cho người Công Giáo ở Trung Quốc năm 2007.
Đức Giám Mục Jpseph Shen Bin lên tiếng
Tiếp theo sau Đức Giáo Hoàng là Đức Giám Mục Thượng Hải, Joseph Shen Bin, người đã đến Rome một cách đặc biệt - những chuyến đi của các giám mục Trung Quốc rất hiếm và do chính quyền Cộng sản kiểm soát. Chủ tịch Hội đồng Giám mục Trung Quốc từ năm 2022 và là thành viên tích cực của Hiệp hội Yêu nước – cơ quan kiểm soát Giáo hội của Bắc Kinh – Đức Giám Mục Shen Bin được bổ nhiệm làm giám mục Thượng Hải mà không có sự cho phép của Giáo hoàng vào tháng 4 năm 2023. Tòa Thánh đã phản đối trước khi cho phép bổ nhiệm vào tháng 6 năm 2023 với tinh thần hòa dịu.
Trong bài phát biểu của mình, Đức Giám Mục Shen Bin nhắc lại sự sỉ nhục của Chiến tranh Nha phiến năm 1840 và việc ký kết “các hiệp ước bất bình đẳng” do các thế lực nước ngoài áp đặt, cũng như việc các cường quốc này đã được một số nhà truyền giáo hỗ trợ ra sao với “ý thức mạnh mẽ về tính ưu việt văn hóa”, đặc biệt là thông qua hệ thống “bảo trợ”. Ngài tố cáo sự phân biệt đối xử đối với các linh mục bản xứ và thành kiến của các giáo sĩ châu Âu đối với xã hội và văn hóa truyền thống Trung Quốc, đồng thời cho rằng những sai trái này là gốc rễ của “sự căm ghét Giáo Hội Công Giáo” của người dân khi tình cảm dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc ngày càng gia tăng.
Mặt khác, vị giám mục Trung Quốc ca ngợi nhận thức của Tòa thánh “về những mối nguy hiểm liên quan đến mối quan hệ của Giáo hội với các thế lực phương Tây”, ca ngợi những can thiệp của Đức Giáo Hoàng Gregory XVI (Về Giáo sĩ Bản địa, 1845) - và trên hết là Đức Bênêđíctô XV (Maximum Illud, 1919), người đã triệu tập Thượng Hội đồng Thượng Hải. Ngài cũng tán thành tinh thần của Thượng Hội đồng này, đặc biệt là hành động của Đức Giám Mục Celso Costantini, đại diện của Giáo hoàng vào thời điểm đó. Tuy nhiên, ngài nói rằng những khuyến nghị của cuộc họp này chỉ được áp dụng một cách nhẹ nhàng sau đó, với việc Công Giáo vẫn giữ “cái mác ‘tôn giáo nước ngoài’”.
“Giáo hội tại Trung Quốc luôn trung thành với đức tin Công Giáo của mình”
Đức Giám Mục Thượng Hải tiếp tục khẳng định: “Kể từ khi thành lập nước Trung Quốc mới vào năm 1949, Giáo hội tại Trung Quốc luôn trung thành với đức tin Công Giáo của mình, mặc dù Giáo hội đã nỗ lực rất nhiều để không ngừng thích ứng với hệ thống chính trị mới”.
Ngài khẳng định rằng Bắc Kinh ngày nay “không quan tâm đến việc thay đổi đức tin Công Giáo”, mà chỉ hy vọng “các giáo sĩ và tín hữu Công Giáo sẽ bảo vệ lợi ích của người dân Trung Quốc”. Ngài ám chỉ đến “chính sách thù địch” của Vatican đối với chế độ Trung Quốc trong quá khứ.
Từ nay trở đi, “sự phát triển của Giáo hội ở Trung Quốc phải được ghi nhận theo quan điểm của Trung Quốc”, Đức Giám Mục Shen Bin nhấn mạnh, lặp lại phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình về vị trí của các tôn giáo ở Trung Quốc. Ngài nhấn mạnh, các linh mục Trung Quốc phải “liên kết chặt chẽ sự phát triển của Giáo hội với hạnh phúc của người dân”, nhưng cũng giúp Trung Quốc hóa Giáo hội địa phương. Để đạt mục đích này, ngài kêu gọi sự hội nhập các yếu tố văn hóa truyền thống Trung Quốc vào nghệ thuật thánh thiêng và phụng vụ.
Không có thái độ thờ ơ đối với Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc
Hội nghị được kết thúc bởi Đức Hồng Y người Philippines Luis Antonio Tagle, Phó Bộ trưởng Bộ Truyền giáo, người gốc Trung Quốc. Ngài bảo đảm với khán giả rằng vấn đề không phải là đưa các nhà truyền giáo trong quá khứ ra xét xử mà là bảo đảm rằng giới giáo sĩ Trung Quốc hiện nay có thể gặt hái thành quả của các ngài. Ngỏ lời với Đức Giám Mục Shen Bin bằng tiếng Trung Quốc, ngài nhấn mạnh tầm quan trọng đối với Giáo hội ở Trung Quốc phải “cởi mở đối với Giáo hội hoàn vũ và các Giáo hội địa phương khác”.
Cuối cùng, Đức Hồng Y thừa nhận rằng có thể có “các vấn đề, hiểu lầm và biến cố” trong cuộc đối thoại của Vatican với các tín hữu ở Trung Quốc, nhưng nhấn mạnh rằng “không bao giờ có bất kỳ sự hững hờ hay thờ ơ nào đối với con đường của Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc”.
Đức Thánh Cha Phanxicô: Thế giới cần hòa bình trong một thế giới đầy nhiễu nhương tranh chấp.
Thanh Quảng sdb
18:19 22/05/2024
Đức Thánh Cha Phanxicô: Thế giới cần hòa bình trong một thế giới đầy nhiễu nhương tranh chấp.
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người hãy cầu nguyện cho hòa bình thế giới của chúng ta “trong thời chiến” và ngài kêu gọi đừng quên Ukraine, Palestine, Israel, Myanmar và tất cả các quốc gia đang đau khổ vì chiến tranh.
(Tin Vatican)
Chúng ta không còn một “cuộc chiến từng phần” nữa mà là một “cuộc chiến thế giới” thực sự. Đức Thánh Cha thừa nhận tình trạng này vào cuối Buổi Tiếp Kiến Chung ngày Thứ Tư (22/5/2024) trước hàng ngàn tín hữu tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô.
“"Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình. Chúng ta cần hòa bình. Thế giới đang có chiến tranh."”
Cầu nguyện cho Ukraine, Trung Đông, Myanmar
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc đến các quốc gia đang phải chịu đau khổ vì chiến tranh: “Ukraine một đất nước tử đạo”, nơi cơn mưa máy bay không người lái của Nga vẫn bỏ bom; Trung Đông, nơi số người chết vì các vụ đánh bom vẫn tiếp tục gia tăng; và Myanmar, với cuộc khủng hoảng nội bộ và hoàn cảnh bi thương của người Rohingya.
“Chúng ta đừng quên Ukraine, một đất nước tử đạo đã và đang đau khổ quá nhiều. Chúng ta đừng quên Palestine, Israel: cầu mong cuộc chiến này chấm dứt. Chúng ta đừng quên Myanmar, và chúng ta đừng quên rất nhiều quốc gia khác đang có chiến tranh.”
“Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình trong thời điểm chiến tranh loạn lạc của thế giới ngày nay”, Đức Thánh Cha kêu gọi.
Lời mời gọi trẻ em
Hòa bình là điều mà mỗi người có thể xây dựng bằng sự đóng góp của chính mình, ngay cả trẻ em, Đức Thánh Cha nói.
Trong lời chào mừng những khách hành hương từ Ba Lan, Đức Thánh Cha khuyến khích tất cả trẻ em Rước lễ lần đầu, “trong thời điểm vui mừng này, hãy nhận thức được nhu cầu của những em cùng lứa tuổi đang đau khổ, những nạn nhân của chiến tranh, đói nghèo”.
Ngài cầu xin: “Xin Mẹ Maria dạy chúng ta biết phục vụ khiêm nhường, đó chính là nguồn mạch hòa bình cho thế giới và cho Giáo hội”.
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người hãy cầu nguyện cho hòa bình thế giới của chúng ta “trong thời chiến” và ngài kêu gọi đừng quên Ukraine, Palestine, Israel, Myanmar và tất cả các quốc gia đang đau khổ vì chiến tranh.
(Tin Vatican)
Chúng ta không còn một “cuộc chiến từng phần” nữa mà là một “cuộc chiến thế giới” thực sự. Đức Thánh Cha thừa nhận tình trạng này vào cuối Buổi Tiếp Kiến Chung ngày Thứ Tư (22/5/2024) trước hàng ngàn tín hữu tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô.
“"Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình. Chúng ta cần hòa bình. Thế giới đang có chiến tranh."”
Cầu nguyện cho Ukraine, Trung Đông, Myanmar
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc đến các quốc gia đang phải chịu đau khổ vì chiến tranh: “Ukraine một đất nước tử đạo”, nơi cơn mưa máy bay không người lái của Nga vẫn bỏ bom; Trung Đông, nơi số người chết vì các vụ đánh bom vẫn tiếp tục gia tăng; và Myanmar, với cuộc khủng hoảng nội bộ và hoàn cảnh bi thương của người Rohingya.
“Chúng ta đừng quên Ukraine, một đất nước tử đạo đã và đang đau khổ quá nhiều. Chúng ta đừng quên Palestine, Israel: cầu mong cuộc chiến này chấm dứt. Chúng ta đừng quên Myanmar, và chúng ta đừng quên rất nhiều quốc gia khác đang có chiến tranh.”
“Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình trong thời điểm chiến tranh loạn lạc của thế giới ngày nay”, Đức Thánh Cha kêu gọi.
Lời mời gọi trẻ em
Hòa bình là điều mà mỗi người có thể xây dựng bằng sự đóng góp của chính mình, ngay cả trẻ em, Đức Thánh Cha nói.
Trong lời chào mừng những khách hành hương từ Ba Lan, Đức Thánh Cha khuyến khích tất cả trẻ em Rước lễ lần đầu, “trong thời điểm vui mừng này, hãy nhận thức được nhu cầu của những em cùng lứa tuổi đang đau khổ, những nạn nhân của chiến tranh, đói nghèo”.
Ngài cầu xin: “Xin Mẹ Maria dạy chúng ta biết phục vụ khiêm nhường, đó chính là nguồn mạch hòa bình cho thế giới và cho Giáo hội”.
Vatican muốn thỏa thuận với Trung Quốc được gia hạn
Vũ Văn An
18:27 22/05/2024
Elise Ann Allen của Crux lưu ý tới Thỏa thuận giữa Tòa Thánh và Trung Quốc, nhân dịp hội nghị về Trung Quố do Tòa Thánh tổ chức tại Vatican.
Thực vậy, Quốc vụ khanh Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin, cho biết cả hai bên trong thỏa thuận gây tranh cãi với chính quyền Trung Quốc về việc bổ nhiệm giám mục đều hy vọng rằng thỏa thuận này sẽ được gia hạn lần thứ ba khi hết hạn vào cuối năm nay.
Phát biểu với các nhà báo bên lề hội nghị cấp cao ngày 21 tháng 5 về quan hệ Vatican-Trung Quốc, Đức Hồng Y Parolin nói về thỏa thuận này: “Tất cả chúng tôi đều quan tâm đến việc thỏa thuận được gia hạn”.
Ngài cho biết thỏa thuận có thể “cũng được phát triển ở một số điểm” nhưng không nói rõ những chi tiết đó là gì.
Thỏa thuận mà ngài đề cập đến là một thỏa thuận tạm thời gây tranh cãi giữa Tòa thánh và chính quyền Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục. Được ký kết vào năm 2018, thỏa thuận này có thời hạn hai năm và đã được gia hạn hai lần với thời hạn hai năm bổ sung.
Sẽ hết hạn vào tháng 10, thỏa thuận này được coi là “bí mật” vì các điều khoản chưa bao giờ được công khai. Nó được cho là tương tự như thỏa thuận của Tòa thánh với Việt Nam, cho phép Giáo hoàng lựa chọn trong số các ứng cử viên do các quan chức chính phủ đưa ra.
Vẫn được coi là tạm thời, mặc dù đã có hiệu lực gần sáu năm, nhưng thỏa thuận này đã là nguồn gây tranh cãi rộng rãi, bao gồm cả những nhân vật hàng đầu như Đức Hồng Y Joseph Zen, giám mục đã nghỉ hưu của Hồng Kông, về những lo ngại về tự do tôn giáo ở Trung Quốc, cũng như các quan ngại về tự do tôn giáo ở Trung Quốc. cũng như một số vi phạm thỏa thuận của chính quyền Trung Quốc.
Vào tháng 11 năm 2022, các quan chức Trung Quốc đã bổ nhiệm Giám mục John Peng Weizhao làm Giám Mục Phụ Tá cho Giáo phận Giang Tây, một lãnh thổ giáo hội được chính quyền Trung Quốc công nhận nhưng không phải bởi Vatican, nếu không có sự hiểu biết hoặc chấp thuận của Vatican.
Peng Weizhao đã được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào Giáo phận Yujiang được Giáo hoàng công nhận vào năm 2014, bốn năm trước thỏa thuận năm 2018. Bị coi là một vị giáo phẩm “hầm trú” không được chính quyền công nhận, Peng Weizhao đã bị bắt và giam giữ sáu tháng trước khi được thả ra dưới sự giám sát nghiêm ngặt.
Tháng 4 năm ngoái, chính quyền Trung Quốc lại vi phạm thỏa thuận khi chuyển Đức Giám Mục Shen Bin của Giáo phận Hải Môn gần đó đến Giáo phận Thượng Hải, nơi đã bị bỏ trống trong 10 năm mà không có sự cho phép hoặc chấp thuận trước của Vatican.
Giáo hội ở Trung Quốc trong nhiều thập niên đã bị chia rẽ thành một Giáo hội “chính thức” do Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc (CPCA) được chính phủ hậu thuẫn điều hành và một Giáo hội được gọi là Giáo hội “hầm trú” liên kết với Rôma. Bề ngoài, thỏa thuận năm 2018 nhằm mục đích hợp nhất hai bên.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức chấp nhận sự thuyên chuyển của Shen Bin vào tháng 7 năm ngoái, với thông báo được công bố cùng với cuộc phỏng vấn với Parolin, trong đó ngài đề nghị bổ nhiệm một đại diện thường trú của Giáo hoàng tại Bắc Kinh.
Shen Bin, chủ tịch Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, là diễn giả chính tại hội nghị hôm thứ Ba.
Trong bài phát biểu với các nhà báo, Đức Hồng Y Parolin tỏ ra không rõ ràng về khả năng có một đại diện giáo hoàng ở Bắc Kinh, ngài nói rằng: “Luôn luôn khó đưa ra những dự đoán”.
“Chúng tôi hy vọng, từ lâu, sẽ có sự hiện diện ổn định ở Trung Quốc, ngay cả khi ban đầu nó có thể không có hình thức đại diện giáo hoàng của một tòa sứ thần tòa thánh”, ngài nói thế và cho hay trọng điểm là “gia tăng và thâm hậu việc liên lạc của chúng tôi”.
Ngài nói thêm, “Đây là mục tiêu của chúng tôi. Hình thức có thể khác nhau, chúng tôi không cố định chỉ một chiều. Chúng tôi hy vọng rằng theo thời gian, mối quan hệ càng sâu sắc thì sẽ có bước đi này”.
Khi được hỏi liệu Vatican có chính thức công nhận Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc hay không, Đức Hồng Y Parolin cho biết đây là “một chủ đề thảo luận, theo cách bao gồm tất cả các giám mục Trung Quốc”, nhưng ngài không cam kết về mốc thời gian, đồng thời nói rằng: “Đây vẫn là một chủ đề đang thảo luận. ”
Nói về Thượng hội đồng Thượng Hải, Đức Parolin cho biết ngài được truyền cảm hứng từ nó theo nghĩa “không ngại đối mặt với chủ đề này, ngay cả khi đó là một vấn đề đặc biệt khó khăn, phức tạp và phải có sự kiên nhẫn”.
“Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn, tất cả chúng ta đều cần sự kiên nhẫn và cũng cần có rất nhiều hy vọng,” ngài nói, lưu ý rằng trong bài phát biểu trước đó trong ngày, ng đã đề cập đến ẩn dụ về những hạt giống được ném xuống đất.
Ông nói: “Ngay cả khi chúng không kết trái ngay lập tức, thì cuối cùng chúng vẫn nảy mầm và luôn cho thu hoạch một ít”.
Vatican đưa ra lời đề nghị mới với Trung Quốc, tái khẳng định rằng Giáo Hội Công Giáo không phải là mối đe dọa đối với chủ quyền
Vũ Văn An
18:47 22/05/2024
Nicole Winfield của hãng tin A.P., ngày 22 tháng 5 năm 2024, cho hay: Vatican hôm thứ Ba đã có một đề nghị lớn khác với Trung Quốc, tái khẳng định Giáo Hội Công Giáo không gây ra mối đe dọa nào đối với chủ quyền của Bắc Kinh và thừa nhận rằng các nhà truyền giáo phương Tây đã phạm “sai lầm” trong nhiều thế kỷ qua việc nhiệt tình cải đạo các tín hữu Trung Quốc.
Vatican đón tiếp người đứng đầu Hội đồng Giám mục Trung Quốc tham dự việc kỷ niệm phiên họp mang tính bước ngoặt năm 1924 tại Thượng Hải, một phiên họp đã khẳng định việc các nhà truyền giáo nước ngoài ở Trung Quốc phải nhường chỗ cho các nhà lãnh đạo giáo hội địa phương.
Sự hiện diện của Đức Giám Mục Thượng Hải Joseph Shen Bin cùng với Quốc vụ khanh Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin, tại Đại học Giáo hoàng Urbanô tự nó đã rất đáng chú ý. Nó đánh dấu lần đầu tiên một giám mục đại lục được Bắc Kinh cho phép tham gia vào một sự kiện công khai của Vatican với tư cách là diễn giả chính.
Nó cũng có ý nghĩa quan trọng khi gây tranh cãi về việc bổ nhiệm Shen vào năm 2023. Vào tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã buộc phải công nhận việc Trung Quốc đơn phương bổ nhiệm Shen làm giám mục Thượng Hải. Việc bổ nhiệm dường như đã vi phạm thỏa thuận năm 2018 của Tòa thánh với Bắc Kinh về việc bổ nhiệm giám mục.
Đức Phanxicô khai mạc hội nghị bằng một thông điệp video, trong đó ngài không đề cập đến những rắc rối gần đây mà thay vào đó chỉ ra cuộc gặp năm 1924 tại Thượng Hải như một bước ngoặt trong quan hệ Vatican-Trung Quốc. Ngài nói, công đồng giáo hội đầu tiên và duy nhất của Trung Quốc đã công nhận rằng giáo hội ở Trung Quốc phải “ngày càng mang bộ mặt Trung Quốc”.
Đức Phanxicô nói: “Nhưng Công đồng Thượng Hải không chỉ nhằm quên đi những cách tiếp cận sai lầm đã từng phổ biến trong thời gian trước đây. Những người tham gia Công đồng Trung Quốc đầu tiên đã nhìn về tương lai. Và tương lai của họ chính là hiện tại của chúng ta.”
Ngài có ý nói tới các dòng tu truyền giáo của Pháp, Ý và phương Tây khác đã truyền giáo cho Trung Quốc trong nhiều thế kỷ nhưng từ chối trao quyền lãnh đạo cho các giáo sĩ Trung Quốc địa phương. Thái độ của họ đã góp phần thúc đẩy tình cảm chống phương Tây và chống Kitô giáo đằng sau Cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn, nhằm mục đích loại bỏ Trung Quốc khỏi những ảnh hưởng của nước ngoài.
Shen trong bài phát biểu của mình đề cập đến thái độ “bề trên” của những nhà truyền giáo phương Tây và công việc của họ nhằm “bảo vệ các thế lực nước ngoài” thông qua “các hiệp ước bất bình đẳng” mà Trung Quốc đã ký với nhiều quốc gia châu Âu khác nhau qua nhiều thế kỷ.
Phát biểu thông qua một thông dịch viên, Shen cho biết Giáo Hội Công Giáo ngày nay phải có quan điểm Trung Quốc, tôn trọng văn hóa Trung Quốc và phát triển cùng với xã hội Trung Quốc. Ngài cũng lưu ý rằng Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng việc trở thành một Kitô hữu tốt là một phần không thể thiếu để trở thành một công dân tốt.
Vatican đã nỗ lực trong nhiều năm để cố gắng cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc vốn đã chính thức bị cắt đứt hơn bảy thập niên trước khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền. Mục đích là đoàn kết khoảng 12 triệu người Công Giáo trong nước, những người bị chia rẽ thành một giáo hội chính thức được nhà nước công nhận và một giáo hội hầm trú vẫn trung thành với Rôma.
Các mối quan hệ từ lâu đã bị cản trở do việc Trung Quốc khăng khăng đòi độc quyền bổ nhiệm các giám mục như một vấn đề chủ quyền quốc gia, trong khi Vatican khăng khăng đòi độc quyền của Giáo hoàng trong việc bổ nhiệm những người kế vị các Tông đồ đầu tiên.
Thỏa thuận năm 2018 đã tìm cách tìm ra một nền tảng trung gian, mặc dù Vatican đã cảnh báo nhiều lần vi phạm và Rome thừa nhận đây là một thỏa thuận tồi nhưng là thỏa thuận duy nhất họ có thể đạt được. Nó được ký vào thời điểm Trung Quốc đang thắt chặt kiểm soát tất cả các tôn giáo, đặc biệt là Kitô giáo và Hồi giáo, được coi là nhập khẩu từ nước ngoài và là thách thức tiềm tàng đối với chính quyền Cộng sản.
Hội nghị hôm thứ Ba đã cung cấp một địa điểm để Tòa Thánh công khai thừa nhận một số lỗi lầm trong quá khứ, tái khẳng định sự tôn trọng của mình đối với một Giáo Hội Công Giáo hoàn toàn Trung Quốc và nhấn mạnh rằng Vatican không gây ra mối đe dọa nào cho Giáo hội này.
Quốc vụ khanh Vatican, Parolin, người đóng vai trò lớn trong thỏa thuận năm 2018, đã nhắc lại trong nhận xét của mình rằng chính vai trò phổ quát của Đức Giáo Hoàng là đảm bảo để đức tin Công Giáo không bị quốc gia cụ thể này hay quốc gia cụ thể khác dẫn dắt.
Ngài nói, sự hiệp thông giữa giáo hoàng và các giáo hội địa phương “là sự bảo đảm tốt nhất cho một đức tin được loại trừ khỏi các lợi ích chính trị nước ngoài và bắt nguồn sâu sắc từ văn hóa và xã hội địa phương”.
Ngài nói thêm: “Việc vâng phục giáo hoàng không những không làm tổn hại đến tình yêu mà một người mắc nợ đất nước, mà còn thanh lọc và đổi mới nó”.
Linh mục chính xứ Gaza vui mừng trở lại giáo xứ Thánh Gia
Thanh Quảng sdb
21:48 22/05/2024
Linh mục chính xứ Gaza vui mừng trở lại giáo xứ Thánh Gia (Holy Family)
Cha Gabriel Romanelli, linh mục quản xứ Nhà thờ Thánh Gia theo nghi lễ Latinh ở dải Gaza, đã trở lại sau hơn bảy tháng, nhân dịp Đức Thượng phụ Pierbattista Pizzaballa đến thăm khu vực này vào tuần trước.
(Tin Vatican - Francesca Sabatinelli)
Kể từ ngày 7 tháng 10 năm 2023, Cha Gabriel Romanelli đã di tản khỏi giáo xứ Thánh Gia ở Thành phố Gaza.
Vị linh mục thuộc Tu hội Ngôi Lời (IVE) có thể trở lại nhân chuyến viếng thăm của Đức Thượng Phụ Giêrusalem, Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, từ ngày 16 đến 19 tháng Năm.
Niềm vui trở về
Trong những tháng chiến tranh, Gaza đã trở thành một đống đổ nát, một thảm họa cứu trợ chưa từng có khiến nhiều người thiệt mạng, đặc biệt là trẻ em. Nhiều người chết không chỉ vì bị thương mà còn vì bị mất nước và suy dinh dưỡng.
Trong tình cảnh bi thương này, “Chúa đã ban cho miền đất này một hồng ân to lớn”, Cha Romanelli nói với đài Vatican đó là “Đức Hồng Y Pizzaballa đến thăm giáo xứ nơi mà ngài biết rất rõ các gia đình. ĐHY đã thăm viếng nhà của nhiều người Công Giáo và Chính thống.”
Cha Romanelli cho biết cha “rất vui mừng” khi được trở lại cùng phái đoàn của Đức Thượng Phụ. “Tôi đang ở trong giáo xứ và sẽ ở lại đây,” cha ấy hứa vậy...
Cha Carlos Ferrero, cũng thuộc Tu viện Ngôi Lời (IVE), và một nữ tu thuộc cùng một gia đình thuộc giáo xứ, đã tháp tùng ngài trong chuyến trở về này.
Sự thanh thản bất chấp sự hủy hoại
Ở Gaza, sự tàn phá và nỗi đau chỉ được xoa dịu nhờ sự bình thản của người dân.
Cha Romanelli giải thích: “Tình hình thật nghịch lý; sự thanh thản của nhiều giáo dân, bất chấp đau khổ mất mát to lớn, họ vẫn bình an và phó thác mình trong tay Chúa. Mặc dù họ rất lo lắng về hiện tượng xảy ra. Một số bị bệnh, một số bị thương, nhiều người đã ra đi và một số người đang nghĩ đến việc ra đi, nhưng rất, rất nhiều, rất nhiều người quyết tâm ở lại.”
Vị linh mục, cùng với giáo dân trong giáo xứ, quyết tâm làm những gì có thể để hỗ trợ những người ở lại.
Cho đến nay, vẫn còn 500 Kitô hữu đang trú ẩn trong khu nhà xứ, cũng như tại tu viện của Nữ tử Mẹ Teresa, được hỗ trợ. Sự hỗ trợ này cũng mở rộng đến những người Hồi giáo lân cận.
Sự quan tâm của Đức Thánh Cha Phanxicô
Niềm tin của các Kitô hữu ở đây được hỗ trợ trực tiếp và liên tục của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Cha nói: “Đức Thánh Cha thường gọi điện thoại thăm hỏi mỗi ngày để ban cho chúng tôi những lời động viên an ủi và chúc lành”. Cha Romanelli nói “ĐTC mời gọi chúng tôi bảo vệ trẻ em và luôn khuyến khích chúng tôi hãy kiên trì và bền bỉ...”
Cha ước nguyện rằng “hòa bình sẽ về lại với người Palestine và Israel. Xin Thiên Chúa thương giúp đôi bên ngừng bắn, dù điều đó dường như là không thể, như một bước cần thiết để hướng tới công lý và hòa bình”.
Cha kết luận bằng cách bày tỏ hy vọng rằng “viện trợ nhân đạo có thể được cung cấp, tất cả các con tin được trả tự do, và hàng nghìn, hàng nghìn người bị thương có thể được điều trị”.
Cha Gabriel Romanelli, linh mục quản xứ Nhà thờ Thánh Gia theo nghi lễ Latinh ở dải Gaza, đã trở lại sau hơn bảy tháng, nhân dịp Đức Thượng phụ Pierbattista Pizzaballa đến thăm khu vực này vào tuần trước.
(Tin Vatican - Francesca Sabatinelli)
Kể từ ngày 7 tháng 10 năm 2023, Cha Gabriel Romanelli đã di tản khỏi giáo xứ Thánh Gia ở Thành phố Gaza.
Vị linh mục thuộc Tu hội Ngôi Lời (IVE) có thể trở lại nhân chuyến viếng thăm của Đức Thượng Phụ Giêrusalem, Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, từ ngày 16 đến 19 tháng Năm.
Niềm vui trở về
Trong những tháng chiến tranh, Gaza đã trở thành một đống đổ nát, một thảm họa cứu trợ chưa từng có khiến nhiều người thiệt mạng, đặc biệt là trẻ em. Nhiều người chết không chỉ vì bị thương mà còn vì bị mất nước và suy dinh dưỡng.
Trong tình cảnh bi thương này, “Chúa đã ban cho miền đất này một hồng ân to lớn”, Cha Romanelli nói với đài Vatican đó là “Đức Hồng Y Pizzaballa đến thăm giáo xứ nơi mà ngài biết rất rõ các gia đình. ĐHY đã thăm viếng nhà của nhiều người Công Giáo và Chính thống.”
Cha Romanelli cho biết cha “rất vui mừng” khi được trở lại cùng phái đoàn của Đức Thượng Phụ. “Tôi đang ở trong giáo xứ và sẽ ở lại đây,” cha ấy hứa vậy...
Cha Carlos Ferrero, cũng thuộc Tu viện Ngôi Lời (IVE), và một nữ tu thuộc cùng một gia đình thuộc giáo xứ, đã tháp tùng ngài trong chuyến trở về này.
Sự thanh thản bất chấp sự hủy hoại
Ở Gaza, sự tàn phá và nỗi đau chỉ được xoa dịu nhờ sự bình thản của người dân.
Cha Romanelli giải thích: “Tình hình thật nghịch lý; sự thanh thản của nhiều giáo dân, bất chấp đau khổ mất mát to lớn, họ vẫn bình an và phó thác mình trong tay Chúa. Mặc dù họ rất lo lắng về hiện tượng xảy ra. Một số bị bệnh, một số bị thương, nhiều người đã ra đi và một số người đang nghĩ đến việc ra đi, nhưng rất, rất nhiều, rất nhiều người quyết tâm ở lại.”
Vị linh mục, cùng với giáo dân trong giáo xứ, quyết tâm làm những gì có thể để hỗ trợ những người ở lại.
Cho đến nay, vẫn còn 500 Kitô hữu đang trú ẩn trong khu nhà xứ, cũng như tại tu viện của Nữ tử Mẹ Teresa, được hỗ trợ. Sự hỗ trợ này cũng mở rộng đến những người Hồi giáo lân cận.
Sự quan tâm của Đức Thánh Cha Phanxicô
Niềm tin của các Kitô hữu ở đây được hỗ trợ trực tiếp và liên tục của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Cha nói: “Đức Thánh Cha thường gọi điện thoại thăm hỏi mỗi ngày để ban cho chúng tôi những lời động viên an ủi và chúc lành”. Cha Romanelli nói “ĐTC mời gọi chúng tôi bảo vệ trẻ em và luôn khuyến khích chúng tôi hãy kiên trì và bền bỉ...”
Cha ước nguyện rằng “hòa bình sẽ về lại với người Palestine và Israel. Xin Thiên Chúa thương giúp đôi bên ngừng bắn, dù điều đó dường như là không thể, như một bước cần thiết để hướng tới công lý và hòa bình”.
Cha kết luận bằng cách bày tỏ hy vọng rằng “viện trợ nhân đạo có thể được cung cấp, tất cả các con tin được trả tự do, và hàng nghìn, hàng nghìn người bị thương có thể được điều trị”.
VietCatholic TV
Putin bắt khẩn cấp Tướng Nga. Đồ tể Tehran. Ba Lan bắt 9 gián điệp Nga. Tập hạ gục đường ống Putin
VietCatholic Media
04:10 22/05/2024
1. Nga bắt giữ chỉ huy hàng đầu đã chỉ trích quân đội của Putin
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Arrests Top Commander Who Slammed Putin's Military”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Truyền thông nhà nước Nga hôm thứ Ba đưa tin một chỉ huy cao cấp của Nga, người chỉ trích quân đội Nga và cách đối xử của quân đội này với binh lính hoạt động ở miền nam Ukraine, đã bị bắt.
Thiếu tướng Ivan Popov, nhà lãnh đạo Quân đoàn 58 của Nga, đã “bị bắt vì nghi ngờ gian lận”, hãng thông tấn nhà nước Nga Tass đưa tin, dẫn lời Trung Tướng Igor Krasnov, Tổng Công Tố Nga. Tuy nhiên, theo kênh Rybar, tướng Popov bị bắt vì gần đây ông nói trên Telegram rằng quân đội Nga không thể chiến thắng tại Ukraine trước làn sóng các khí tài chiến tranh đang được đổ vào Ukraine, và rằng cuộc chiến tại Ukraine càng kéo dài Liên Bang Nga càng kiệt quệ. Putin có lẽ đang trở nên hoài nghi và lo sợ hơn sau cái chết bi thảm của Tổng thống Iran, Ebrahim Raisi. Putin tin rằng đó là một âm mưu hơn là một tai nạn.
Popov bị loại khỏi quyền chỉ huy quân đội Nga ở vùng Zaporizhzhia phía nam Ukraine sáp nhập vào tháng 7 năm 2023 sau khi ông chỉ trích Bộ Quốc phòng Nga không cung cấp đầy đủ hỗ trợ cho các chiến binh của nước này.
Popov lên án điều mà ông gọi là “thiếu khả năng phản pháo”, quá ít nguồn lực để trinh sát pháo binh và “những cái chết hàng loạt” của binh lính Nga.
Trong một đoạn ghi âm do nghị sĩ Nga và cựu chỉ huy quân đội Andrei Gurulyov đăng lên mạng xã hội, Popov - dường như đang phát biểu trước quân đội của mình - cho biết ông đã “nêu một số vấn đề khác” lên Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và sau đó đã bị sa thải.
Popov nói: “Các thủ lĩnh cao cấp dường như đã cảm nhận được mối nguy hiểm nào đó từ tôi.”
Các nhà phân tích phương Tây đã nói trong suốt hơn hai năm chiến tranh toàn diện ở Ukraine rằng quân đội Nga đã gặp khó khăn trong việc bảo đảm thông tin chính xác đến được các cao cấp nhất vì sợ bị trả thù ở cấp chỉ huy.
“Nga thường xuyên sa thải các chỉ huy kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine”, Bộ Quốc phòng Anh cho biết vào tháng 7 năm 2023, mô tả việc sa thải Popov là “đáng chú ý”.
Chính phủ Anh cho biết thêm vào thời điểm đó rằng những bình luận của Popov đã thu hút “sự chú ý đến sự bất mãn nghiêm trọng mà nhiều sĩ quan có thể có đối với giới lãnh đạo quân sự cao cấp”.
Các blogger quân sự Nga—những tiếng nói có ảnh hưởng theo sát nỗ lực chiến tranh của Nga ở Ukraine—trước đây đã mô tả Popov là một nhân vật nổi tiếng trong quân đội Nga.
Việc loại bỏ Popov diễn ra ngay sau cuộc nổi dậy của lính đánh thuê Tập đoàn Wagner, do Yevgeny Prigozhin, một cựu đồng minh của Putin, dàn dựng vào tháng 6 năm 2023. Cuộc nổi dậy vũ trang được coi là phép thử nghiêm trọng nhất đối với khả năng lãnh đạo của Putin cho đến nay.
Những tân binh của Wagner đã đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động quân sự của Nga trước đó trong cuộc chiến, bao gồm cả việc chiếm được thành phố Bakhmut quan trọng ở phía đông Ukraine vào tháng 5 năm 2023.
Prigozhin, người từng chỉ trích mạnh mẽ Bộ Quốc phòng Nga và quân đội Mạc Tư Khoa đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay vào tháng 8 năm 2023.
2. Iran không tin rằng Ebrahim Raisi thiệt mạng trong một tai nạn, nhưng trong một vụ ám sát
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Who Is Mojtaba Khamenei—Supreme Leader's Son in Spotlight After Raisi Death”, nghĩa là “Mojtaba Khamenei là ai—Con trai của lãnh tụ tối cao được chú ý sau cái chết của Raisi”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Con trai của Lãnh đạo tối cao Iran, Mojtaba Khamenei, đã trở thành tâm điểm chú ý sau cái chết của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi.
Tổng thống qua đời trong một vụ tai nạn máy bay trực thăng vào Chúa Nhật và kể từ đó được chế độ Iran và các nhà lãnh đạo tôn giáo tuyên bố là một vị tử đạo. Trong các tuyên bố chính thức, Iran cho rằng Tổng thống Raisi qua đời vì tai nạn máy bay. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng ông ấy bị ám sát, và người bị tình nghi nhiều nhất là con trai của Lãnh đạo tối cao Iran.
Theo hiến pháp nước này, cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức ở Iran trong vòng 50 ngày kể từ ngày tổng thống qua đời. Phó Tổng thống thứ nhất Mohammad Mokhber sẽ giữ chức tổng thống lâm thời cho đến lúc đó.
Hậu quả sau cái chết của Raisi có thể không chỉ dừng lại ở vị trí tổng thống. Raisi được nhiều người coi là người được yêu thích để trở thành người thay thế cuối cùng cho Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, người ở tuổi 85 có thể sắp cần phải chọn người kế nhiệm.
Sự chú ý bây giờ chuyển sang con trai của Lãnh tụ Tối cao Mojtaba Khamenei, người mà một số chuyên gia suy đoán cuối cùng có thể đảm nhận vị trí hàng đầu ở Iran.
Cựu cố vấn Bộ Ngoại giao về Iran Gabriel Noronha đã viết trên X: “Điều quan trọng nhất thực sự không phải là ai sẽ kế nhiệm Raisi. Thực tế là Lãnh đạo tối cao tiếp theo mới là quan trọng, và rất có thể là con trai của Ali Khamenei, Mojtaba Khamenei.”
“Các chuyên gia nội bộ đã tin rằng cuộc cạnh tranh để kế nhiệm Khamenei với tư cách là Lãnh đạo tối cao trong thời gian gần đây chỉ còn lại Mojtaba và Raisi. Một khi Raisi chết, Mojtaba chắc chắn sẽ trở thành người thừa kế.”
Noronha nói với Newsweek: “Ở tuổi 55, Mojtaba có khả năng lãnh đạo Cộng hòa Hồi giáo trong nhiều thập niên nếu chế độ này không bị lật đổ.
“Anh ta chia sẻ quan điểm tư tưởng của cha mình, nhưng những quyết định mà anh ta đưa ra về chính sách đối ngoại, về vũ khí hạt nhân và cách vạch ra con đường cho các vấn đề xã hội và tôn giáo sẽ có hậu quả vô cùng lớn để xem liệu chế độ có tồn tại được hay không.”
Mojtaba không có tiếng tăm lớn trước công chúng, nhưng chế độ này từ lâu đã bị cáo buộc mở đường cho ông lên nắm quyền.
Về cơ bản, Khamenei đã phủ nhận điều này, gần đây nhất là thông qua một thành viên của Hội đồng chuyên gia— tức là các quan chức cao cấp bầu ra Lãnh đạo tối cao—Mahmoud Mohammadi Araghi.
Vào tháng 3, Araghi cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn nhà nước Iran ILNA rằng Khamenei phản đối ý tưởng ủng hộ con trai mình làm Lãnh đạo tối cao vì điều đó sẽ dẫn đến sự lãnh đạo cha truyền con nối - là điều mà chế độ sẽ phải đối mặt với phản ứng dữ dội khi Cộng hòa Hồi giáo xác định là một nền dân chủ chứ không phải là chế độ quân chủ.
Noronha nói trên X: “Câu hỏi đặt ra là liệu có ai khác dám đứng lên thách thức Mojtaba trong các mưu đồ nội bộ hay không. Nếu không thì ngai vàng đó là của anh ta.”
“Khi đó người ta sẵn sàng để Cộng hòa Hồi giáo tự công khai trước những lời cáo buộc rằng trên thực tế, nước này đã trở thành một chế độ quân chủ cha truyền con nối - trong trang phục Hồi giáo cực đoan.
“Điều này sẽ khiến chế độ khó phân biệt được với chính phủ Pahlavi tiền nhiệm”.
Noronha nói thêm trong bình luận trên Newsweek: “Mojtaba đã bắt đầu đảm nhận một số nhiệm vụ nhỏ của cha mình với tư cách là Lãnh đạo tối cao.
“Quan trọng nhất, ông ấy rất thân thiết với IRGC và cái gọi là lực lượng cách mạng trong chế độ vốn đang giật dây và luôn tìm cách đối đầu với phương Tây.
“Ông ấy đã tích lũy được mạng lưới ảnh hưởng với các cán bộ quyền lực, và đặc biệt là với các thành viên của Hội đồng chuyên gia, cơ quan gồm 88 người có nhiệm vụ lựa chọn Lãnh đạo tối cao tiếp theo.”
Những người chỉ trích Mojtaba, người con trai thứ hai trong số bốn người con trai của Khamenei, đã bày tỏ lo ngại về những gì họ nói là sự tham gia đằng sau hậu trường của ông vào việc ra quyết định.
Trong cuộc bầu cử năm 2005 ở Iran, nhà lãnh đạo cải cách Mehdi Karroubi đã viết một lá thư cho Khamenei về điều mà ông gọi là “sự can thiệp của Mojtaba” trong việc ủng hộ Mahmoud Ahmadinejad, người cuối cùng được bầu làm tổng thống.
Karroubi bày tỏ quan điểm mà những người khác cũng cáo buộc, rằng các cuộc bầu cử đang được sử dụng để dọn đường cho các ứng cử viên theo chủ nghĩa cải cách để không ai cản đường Mojtaba Khamenei lên làm Lãnh đạo Tối cao.
Khi Ahmadinejad giành được nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2009, kết quả đã bị tranh cãi rộng rãi và một cuộc náo động lớn đã nổ ra ở Iran - đồng thời vấp phải sự đàn áp gay gắt từ chế độ.
Theo báo cáo từ Middle East Eye, một tổ chức độc lập, những người biểu tình hô vang “Mojtaba mi sẽ chết, nhưng sẽ không trở thành người lãnh đạo”.
Araghi nói với ILNA rằng những người trong chế độ ủng hộ Mojtaba ca ngợi kiến thức sâu rộng của ông về luật Sharia. Anh sinh ra ở thành phố Mashhad và là một giáo sĩ giống như cha mình, nghĩa là anh được coi là một nhà lãnh đạo tôn giáo.
Cho đến cuộc bầu cử, Mokhber sẽ được sự giúp đỡ của Chủ tịch Quốc hội và Nhà lãnh đạo Cơ quan Tư pháp với tư cách là thành viên của hội đồng ba người chịu trách nhiệm tổ chức bầu cử.
Chính phủ Iran hôm thứ Hai đã đưa ra một tuyên bố, bày tỏ sự đau buồn khi mất đi người mà họ gọi là một nhà lãnh đạo “chăm chỉ và không mệt mỏi”, đồng thời hứa rằng “sẽ không có bất kỳ xáo trộn nào dù nhỏ nhất” trong chính quyền.
3. Chín người bị bắt ở Ba Lan vì cáo buộc tham gia âm mưu phá hoại của Nga
Chính phủ Ba Lan đã bắt giữ 9 người trong một đường dây gián điệp của Nga liên quan đến các âm mưu phá hoại, Thủ tướng Donald Tusk nói với hãng truyền thông Ba Lan TVN24.
Thủ tướng Tusk cho biết: “Chúng tôi hiện có 9 nghi phạm bị bắt giữ và truy tố, những người đã trực tiếp liên quan đến các cơ quan tình báo của Nga trong các hành động phá hoại ở Ba Lan”.
Các cá nhân là công dân Ba Lan, Ukraine và Belarus. Tusk cũng cho rằng họ có thể đã được tuyển dụng từ giới tội phạm.
Các hành vi bị cáo buộc phá hoại bao gồm “đánh đập, đốt phá và cố gắng đốt phá”, không chỉ ở Ba Lan mà còn ở Latvia, Lithuania và thậm chí có thể cả Thụy Điển. Thủ tướng Tusk giải thích rằng nhóm này đã lên kế hoạch đốt một nhà máy sơn ở Wroclaw, miền tây Ba Lan và một siêu thị Ikea ở Lithuania.
Đầu năm nay, một hoạt động chung của các cơ quan thực thi pháp luật Ukraine và Ba Lan đã dẫn đến việc bắt giữ một công dân Ba Lan, người được cho là đã đề nghị với Nga việc ám sát Tổng thống Volodymyr Zelenskiy.
Theo sáng kiến của riêng mình, nghi phạm có ý định do thám an ninh của phi trường Rzeszow ở Ba Lan, với mục đích giúp các cơ quan tình báo Nga lên kế hoạch cho một vụ ám sát tiềm tàng Tổng thống Zelenskiy trong chuyến thăm Ba Lan của ông.
Chính quyền Ba Lan đã bắt giữ nghi phạm và buộc tội anh ta làm việc cho cơ quan tình báo nước ngoài. Cuộc điều tra đang diễn ra.
Một số nghi phạm khác đã bị bắt trong những tháng gần đây ở Đức, Áo và Estonia vì bị cáo buộc làm gián điệp cho Nga hoặc các hình thức hợp tác khác với tình báo Nga.
4. Báo cáo cho biết Hạm đội Hắc Hải của Nga vừa mất thêm một tàu chiến
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia's Black Sea Fleet Loses Another Warship: Reports”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Theo các báo cáo mới, Nga có thể đã mất thêm một tàu chiến nữa trong hạm đội hải quân Hắc Hải sau khi Ukraine cho biết họ đã hạ gục một tàu quét mìn của Nga vào cuối tuần qua.
Một số tài khoản tình báo nguồn mở đưa tin rằng Mạc Tư Khoa cũng có thể đã mất tàu hộ tống Cyclone, hay Tsiklon, xung quanh Crimea.
Hôm Chúa Nhật, hải quân Ukraine cho biết Kyiv đã phá hủy tàu quét mìn Kovrovets của Nga trong đêm.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Ba, 21 Tháng Năm, Thuyền trưởng Trung Tá Dmytro Pletenchuk, phát ngôn nhân Hải Quân, cho biết:
“Một ngày tồi tệ nữa đối với Hạm đội Hắc Hải của Nga. Họ vừa mất thêm chiến hạm Tsiklon”.
Nga đã sử dụng Crimea bị tạm chiếm làm căn cứ chính ở Hắc Hải, nhưng các cuộc tấn công liên tục của Ukraine – và tổn thất hải quân đáng kể của Nga – đã buộc Mạc Tư Khoa phải di dời nhiều tài sản của mình xa hơn về phía đông Hắc Hải, bao gồm cả căn cứ Novorossiysk ở khu vực Krasnodar của Nga.
Tình báo phương Tây đánh giá rằng Nga đã hạn chế hoạt động ở phía Tây Hắc Hải, nơi Ukraine có thể dễ dàng đe dọa hạm đội của nước này hơn.
“Hải quân đã bị thiệt hại đáng kể ở Hắc Hải”, Tư lệnh Bộ chỉ huy Âu Châu của Mỹ, Tướng Christopher Cavoli, cho biết vào tháng Tư.
Ukraine đã tấn công vào một số tàu Nga kể từ đầu năm, bao gồm cả tàu đổ bộ và tàu hộ tống trang bị hỏa tiễn.
Chính phủ Anh trước đây đã đánh giá rằng Mạc Tư Khoa đã cố gắng củng cố các căn cứ ở Hắc Hải để chống lại các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn của Ukraine, sử dụng mồi nhử để gây nhầm lẫn cho những người điều khiển thuyền không người lái của Kyiv. Mạc Tư Khoa cũng tuyên bố sẽ tăng cường bảo vệ xung quanh hạm đội Hắc Hải bằng súng máy cỡ nòng lớn để bắn hạ các thuyền không người lái của hải quân đang lao tới trước khi chúng tấn công các tàu Nga.
Trung Tá Dmytro Pletenchuk cho biết vào cuối tháng 3 rằng Nga chỉ còn một tàu chiến ở Crimea, nơi Mạc Tư Khoa đã kiểm soát trong một thập niên kể từ khi sáp nhập lãnh thổ từ Kyiv. Pletenchuk cho biết Tsiklon vẫn đóng quân quanh bán đảo.
Theo truyền thông nhà nước Nga, Tsiklon là tàu hộ tống lớp Karakurt gia nhập Hạm đội Hắc Hải vào tháng 7 năm 2023. Hãng thông tấn nhà nước Tass đưa tin, nó có thể bắn hỏa tiễn hành trình Kalibr và được chế tạo tại thành phố Kerch của Crimea.
5. Những người chỉ trích Tổng thống Iran Raisi ăn mừng cái chết của ông
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Iran President Raisi's Critics Celebrate His Death”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nhiều người đã lên mạng xã hội để ăn mừng cái chết của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi.
Chính trị gia theo đường lối cứng rắn, người được coi là người kế nhiệm tiềm năng của Lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei, đã chết trong một vụ tai nạn trực thăng gần biên giới Azerbaijan hôm Chúa Nhật, truyền thông nhà nước và phó giám đốc điều hành Iran, Mohsen Mansouri, xác nhận.
Raisi là một trong 9 người thiệt mạng trong vụ tai nạn, trong đó có cả Ngoại trưởng Hossein Amir-Abdollahian.
Các đội tìm kiếm và cấp cứu đã phát hiện ra thi thể của họ vào hôm thứ Hai sau một cuộc tìm kiếm suốt đêm trong điều kiện bão tuyết. Các thi thể sau đó được chuyển đến thành phố Tabriz.
Chính phủ Iran ra tuyên bố gọi Raisi là “làm việc chăm chỉ và không mệt mỏi”, nói rằng ông “hy sinh mạng sống của mình cho đất nước”. Tuyên bố nói thêm rằng “sẽ không có sự xáo trộn nào dù nhỏ nhất” trong chính quyền.
Nhưng một số người đang vui mừng trước cái chết của một người đàn ông được mệnh danh là “Đồ tể của Tehran” sau vai trò bị cáo buộc là một trong những thẩm phán giám sát việc hành quyết hàng ngàn tù nhân chính trị vào cuối những năm 1980 sau cuộc chiến tranh Iran-Iraq.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trước đây ước tính có khoảng 2.800 đến 5.000 tù nhân ở ít nhất 32 thành phố đã bị giết.
Một báo cáo của nhóm cho biết: “Bằng chứng liên quan đến một số quan chức cao cấp trong quá khứ và hiện tại liên quan đến các vụ hành quyết, bao gồm cả Tổng thống Ebrahim Raeesi”.
Nhà báo và nhà hoạt động Iran Masih Alinejad đã đề cập đến điều này khi cô viết trên X: “Ebrahim Raisi, Tổng thống Cộng hòa Hồi giáo Iran, người Iran chúng tôi biết đến với cái tên Đồ tể của Tehran, đã chết! Anh ta đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn trực thăng.”
Cô cũng đã chia sẻ video về những người phụ nữ Iran nhảy múa hát mừng trước cái chết của ông ta, nhiều người trong số họ đã tham gia vào cuộc nổi dậy “Tự do cho phụ nữ vì cuộc sống” khiến Iran bị lôi kéo vào các cuộc biểu tình vào tháng 9 năm 2022.
Chế độ này đã tăng cường thực thi quy định về trang phục bắt buộc khi Jina Mahsa Amini, 22 tuổi, một phụ nữ thuộc dân tộc thiểu số người Kurd ở Iran, bị cảnh sát “đạo đức” bắt giữ. Cô ấy chết trong khi bị giam giữ ba ngày sau đó.
Điều này đã gây ra cuộc nổi dậy và chính quyền Iran đã đáp trả bằng vũ lực mạnh mẽ, bao gồm bắn đạn thật, đạn kim loại và hơi cay, cũng như tiến hành các vụ bắt giữ.
Trong một bản tóm tắt được công bố vào tháng 9 năm ngoái, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết “lực lượng an ninh đã giết hại trái pháp luật hàng trăm người biểu tình, bao gồm cả trẻ em”, “bắn mù mắt một số người bằng đạn kim loại”, “bắt giữ tùy tiện hàng chục ngàn người” và “thực hiện tra tấn trên diện rộng”.
Một số người đã chia sẻ những bức ảnh của Amini sau cái chết của Raisi, trong khi những người khác đã thêm “#WomanLifeFreedom” vào các bài đăng chung của họ về điều đó.
Nhà hoạt động có trụ sở tại Washington Sarah Raviani đã đăng một đoạn video tổng hợp về một số người đã chết sau cuộc nổi dậy.
Cô viết: “Suy nghĩ của tôi hướng về vô số nạn nhân của Cộng hòa Hồi giáo—những người đã thiệt mạng vì tội ác của Ali Khamenei và Ebrahim Raisi.”
“Tương lai của họ đã bị đánh cắp và nhiều người đã phải chịu đựng những đau khổ không thể kể xiết trong những giây phút cuối cùng. Chúng tôi sẽ luôn nhớ đến những anh hùng của mình”.
Một số clip cho thấy những gì những người Iran chia sẻ nói là các thành viên của cộng đồng người Iran đang ăn mừng cái chết của Raisi bên ngoài các đại sứ quán, bao gồm cả ở Luân Đôn, Vương quốc Anh
Mọi người cũng đã đăng video có nội dung quay cảnh một số người ở Iran đốt pháo hoa để ăn mừng, nhưng những người ủng hộ chính quyền Iran nói rằng đây là người Iran đang kỷ niệm ngày sinh của Imam Reza trong cùng khoảng thời gian.
Nhưng những người khác đang thương tiếc cái chết của Raisi, bao gồm cả Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif, người đã ra lệnh treo cờ rủ để “thể hiện sự tôn trọng đối với Tổng thống Raisi và những người đồng hành của ông cũng như tình đoàn kết với Anh em Iran,” ông nói.
Nhà báo Marwa Osman ở Beirut đã viết: “Chúng tôi thuộc về Allah và chúng tôi sẽ trở về với Ngài.
“ Thật vô cùng đau buồn khi chúng tôi gửi lời chia buồn tới người dân Iran, dẫn đầu bởi Ngài Đại giáo chủ Ayatollah, Sayyed Ali Khamenei, cầu mong tất cả họ chịu đựng được nỗi đau lớn này.”
Một số người theo chủ nghĩa chống Do Thái cũng đang than thở về cái chết của Raisi, vì dưới sự lãnh đạo của ông, Iran đã hỗ trợ nhóm chiến binh Hamas Palestine và phong trào Houthi của Yemen, còn được gọi là Ansar Allah, trong cuộc chiến chống lại Israel, những kẻ mà họ coi là quân xâm lược đất Palestine.
Nhà báo Benjamin Rubinstein ở Mỹ Latinh, gọi Raisi là “một anh hùng” và nói rằng anh ta sẽ “đi vào cõi bất tử”.
Quan chức cao cấp của Houthi, Mohammed Ali al-Houthi cho biết: “Chúng tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới người dân Iran và giới lãnh đạo Iran. Người dân Iran sẽ tiếp tục có những nhà lãnh đạo trung thành với người dân của họ.”
Tương tự, Hamas cho biết: “Chúng tôi tin tưởng rằng Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ có thể - với sự giúp đỡ của Thánh Allah - khắc phục hậu quả của sự mất mát to lớn này, vì người dân Iran thân yêu có những thể chế mạnh mẽ có khả năng đối phó với thử thách nghiêm trọng này. “
Theo điều 131 trong hiến pháp Cộng hòa Hồi giáo, Phó Tổng thống thứ nhất sẽ tiếp quản trong trường hợp Tổng thống qua đời—với sự xác nhận của Lãnh tụ Tối cao, Khamenei. Điều này sẽ khiến Mohammad Mokhber nắm quyền trong thời gian tạm thời.
6. Thống đốc Luhansk cho biết Ukraine tấn công căn cứ Nga ở vùng ngoại ô Luhansk bị tạm chiếm
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Governor: Ukraine strikes Russian base in occupied Luhansk's suburb”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Thống đốc tỉnh Luhansk của Ukraine, Artem Lysohor, cho biết hôm Thứ Hai, 20 Tháng Năm, Ukraine đã thành công trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn nhằm vào một căn cứ quân sự của Nga ở vùng ngoại ô Yuvileine của Luhansk bị tạm chiếm.
Các phương tiện truyền thông nhà nước Nga đưa tin về vụ tấn công trước đó vào ngày 20 tháng 5, cáo buộc rằng nó nhằm vào các khu dân cư.
Tuy nhiên, theo Lysohor, người dân Luhansk cho biết lực lượng Nga đã thiết lập một căn cứ quân sự ở đó, gần các tòa nhà dân sự. Ông cho biết thêm, cho đến năm 2014, Học viện Nội vụ đã hoạt động trong khu vực mục tiêu.
Ông cho biết thêm: “Khói bốc lên trên Yuvileine, vùng ngoại ô Luhansk bị Nga tạm chiếm, vào ngày 20 tháng 5 năm 2024, sau một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn được của Ukraine.”
Lysohor nhận xét rằng: “Danh dự của một sĩ quan Nga có nghĩa là ẩn náu sau lưng đồng bào và trong nhà của chúng ta. Điều này không có gì mới”
“Chúng tôi chúc mừng các chiến binh của chúng ta đã có một cuộc đi săn thành công và chúng tôi rất biết ơn người dân của chúng ta đã cung cấp tọa độ chính xác.”
Vào ngày 13 tháng 5, một kho đạn dược của Nga đã phát nổ tại thị trấn Sorokyne bị tạm chiếm ở tỉnh Luhansk, Lysohor đưa tin vào thời điểm đó.
Nga đã xâm lược Luhansk và một phần đáng kể của tỉnh Luhansk kể từ khi bắt đầu xâm lược vào năm 2014.
7. Tập bắn hạ kế hoạch đường ống của Putin
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Xi Shoots Down Putin's Pipeline Plan”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Chuyến đi của Putin tới Trung Quốc tuần trước dường như đã thất bại trong việc bảo đảm một dự án then chốt cho niềm hy vọng của ngành năng lượng đang gặp khó khăn của Mạc Tư Khoa.
Chuyến thăm cấp nhà nước của Putin đã đưa ra một tuyên bố chung báo trước một “kỷ nguyên mới” cho “mối quan hệ đối tác không giới hạn” giữa Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa, trong khi cái ôm chia sẻ với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gây chú ý. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo cầm quyền lâu năm của Nga đã ra đi mà không có được hợp đồng xây dựng đường ống dẫn dầu giữa nước ông và thị trường xuất khẩu lớn nhất nước này.
Nga đã bù đắp một phần hoạt động kinh doanh bị mất sau cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022 bằng cách chuyển tuyến khí đốt tự nhiên và dầu sang Trung Quốc. Mối quan hệ này tiếp tục sâu sắc hơn với đường ống “Sức mạnh của Siberia” đầu tiên dự kiến sẽ đạt công suất tối đa trong năm nay và vận chuyển 38 tỷ mét khối, gọi tắt là bcm, sang Trung Quốc hàng năm.
Tuy nhiên, tầm quan trọng to lớn của thị trường Trung Quốc mang lại cho Bắc Kinh quyền kiểm soát nhiều hơn đối với các điều khoản. Khí đốt đang chảy vào Trung Quốc với giá 257 Mỹ Kim cho một ngàn mét khối, so với mức 320 Mỹ Kim của các thị trường Âu Châu còn lại, và mức chiết khấu này dự kiến sẽ tăng lên 28% vào năm tới.
Trong chuyến thăm của ông Tập tới Mạc Tư Khoa vào tháng 3 năm ngoái, Putin được cho là đã cho biết dự án Sức mạnh của Siberia-2 đang ở “mức độ sẵn sàng cao” và đề xuất tăng lưu lượng khí đốt hàng năm vào Trung Quốc lên 100 bcm. Putin đã không được bật đèn xanh khi đó và trong thời gian ông ở Trung Quốc vào tháng 10 năm ngoái tại hội nghị thượng đỉnh Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Tuyên bố chung của Putin và Tập Cận Bình được đưa ra sau cuộc hội đàm gần đây nhất của họ chỉ đề cập đến một cam kết được diễn đạt một cách mơ hồ nhằm tăng cường “hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, khí đốt tự nhiên hóa lỏng, than đá và điện; tạo điều kiện “vận chuyển các nguồn năng lượng không bị cản trở;” và thúc đẩy “các dự án năng lượng chung lớn”.
Tuyên bố cũng mô tả mối quan hệ Trung-Nga là “hình mẫu” cho quan hệ quốc tế, trái ngược với “sự đối đầu giữa các khối” và “bá quyền” trong trật tự do Mỹ dẫn đầu.
“Trung Quốc và Nga là những đối tác tự nhiên có sức sống mạnh mẽ và triển vọng hợp tác rộng lớn. Sức mạnh của Siberia-2 rất quan trọng để tăng cường hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc và Nga”, phát ngôn nhân Lưu Bằng Vũ (Liu Pengyu, 刘鹏宇) của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, nói với Newsweek.
Ông nói thêm: “Cả hai bên đang tích cực thảo luận về một loạt vấn đề, bao gồm công nghệ dự án, kinh doanh và các mô hình hợp tác”.
Chuyến thăm của Putin diễn ra chỉ hai tuần sau khi Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga báo cáo thua lỗ vào năm ngoái lần đầu tiên sau hơn hai thập kỷ, làm tăng thêm áp lực để biến Sức mạnh Siberia-2 thành hiện thực.
Đường ống này dự kiến sẽ định tuyến lại 50 bcm (1,8 ngàn tỷ feet khối) khí đốt tự nhiên hàng năm đến miền bắc Trung Quốc, công suất tương đương với 55 bcm mà đường ống Nord Stream đã bơm sang Đức trước khi bị phá hoại vào năm 2022.
Tờ South China Morning Post trước đó đã trích dẫn các nguồn tin quen thuộc với vấn đề này cho biết Bắc Kinh đang chờ đợi một kịch bản trong đó Nga tài trợ toàn bộ cho dự án.
Chris Weafer, Giám đốc điều hành Macro-Advisory, nói với Newsweek hồi đầu tháng 5: “Trung Quốc rất im lặng về chủ đề này, nhưng chúng tôi biết rằng họ sẵn sàng tiếp nhận dự án, miễn là họ có được thỏa thuận giá tốt”.
8. Thủ tướng Estonia: NATO huấn luyện quân đội ở Ukraine sẽ không gây ra chiến tranh với Nga
Thủ tướng Estonia Kaja Kallas nói với Financial Times rằng các đồng minh NATO không nên lo ngại việc gửi quân tới Ukraine để huấn luyện binh sĩ sẽ có nguy cơ kéo liên minh quân sự này vào cuộc chiến với Nga.
Estonia là một trong những quốc gia ủng hộ Ukraine nhiệt thành nhất và là nhà tài trợ quân sự lớn nhất của Kyiv khi tính theo tỷ trọng trong tổng sản phẩm quốc nội.
Các quan chức ở Estonia, Lithuania và Latvia coi an ninh của họ có mối liên hệ chặt chẽ với thành công của Ukraine, lo ngại rằng thất bại của Ukraine sẽ khiến Putin bạo dạn thách thức sự thống nhất của NATO, đặc biệt là ở khu vực Baltic. Những lo ngại này càng tăng cao bởi những nỗ lực gần đây của Mạc Tư Khoa nhằm củng cố ngành công nghiệp quốc phòng và mở rộng sự hiện diện quân sự ở tây bắc nước Nga.
Kallas nói rằng một số quốc gia đã huấn luyện binh sĩ trên thực địa ở Ukraine và họ phải tự chịu rủi ro khi làm như vậy.
Cô tiết lộ rằng nếu lực lượng Nga tấn công nhân viên huấn luyện, điều đó sẽ không tự động kích hoạt điều khoản phòng thủ chung Điều 5 của NATO. Cô nói rằng “Tôi không thể tưởng tượng rằng nếu ai đó bị thương ở Ukraine, thì những người cử họ đến sẽ nói 'đó là Điều Năm. Hãy ném bom nước Nga.”
“Đó không phải là cách nó hoạt động. Nó không tự động. Vì vậy, những lo ngại này là không có cơ sở”, cô nói thêm.
Kallas tiết lộ thêm rằng những người cử nhân sự tới hỗ trợ Ukraine đều nhận thức được những rủi ro liên quan và thừa nhận Ukraine là vùng chiến sự.
Đầu năm nay, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề xuất khả năng gửi quân tới Ukraine, cho rằng điều quan trọng là phải khiến Điện Cẩm Linh không chắc chắn về mức độ hỗ trợ của phương Tây dành cho Kyiv. Đáp lại, hầu hết các thành viên NATO loại trừ khả năng gửi quân tới Ukraine.
Kallas đề cập rằng ở Estonia, một động thái như vậy cần phải có sự chấp thuận của quốc hội. Cô nói: “Đây là một cuộc tranh luận công khai, nhưng tôi nghĩ chúng ta không nên loại trừ bất cứ điều gì vào lúc này”.
Thủ tướng Estonia nói rằng việc huấn luyện lực lượng Ukraine trên lãnh thổ của họ, chứ không phải ở những nơi khác ở Âu Châu, sẽ không bị coi là hành động leo thang, đồng thời nêu rõ “Tuyên truyền của Nga là đang tham gia một cuộc chiến với NATO, vì vậy họ không cần phải bào chữa. Bên mình làm hay không làm, mà họ muốn tấn công, thì họ sẽ tấn công “.
Kallas cũng bày tỏ lo ngại rằng các đồng minh của Ukraine thiếu một mục tiêu thống nhất, trong đó một số nhắm đến chiến thắng của Ukraine trong khi những người khác chỉ muốn ngăn chặn sự thất bại của họ.
Cô ấy nói thêm, “Một số người nói, 'Người Ukraine không nên thua.' Những người khác nói, 'Chúng ta phải làm việc vì Ukraine và giành chiến thắng.' Đây không phải là điều tương tự. Mục tiêu của chúng ta chỉ có thể là chiến thắng, nhưng Ukraine sẽ xác định chiến thắng đó là gì”.
Theo Kallas, định nghĩa chiến thắng của Ukraine là sự giải phóng hoàn toàn lãnh thổ của mình.
Theo báo cáo của Financial Times, Kyiv cần tuyển dụng và huấn luyện hàng trăm ngàn quân trong những tháng tới, và sẽ hiệu quả hơn nếu thực hiện việc này ở Ukraine thay vì vận chuyển binh lính và vũ khí đến Ba Lan hoặc Đức rồi quay trở lại.
Với việc Ukraine bị lực lượng Nga áp đảo về vũ khí và quân số, đang phải vật lộn để duy trì tuyến phòng thủ trước một đội quân lớn hơn và được trang bị tốt hơn, các nhà lãnh đạo Âu Châu đang xem xét lại cách tốt nhất để hỗ trợ Kyiv.
Báo cáo của Financial Times cho biết Tướng Charles Brown, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, hôm thứ Năm đã đề xuất rằng người Âu Châu cuối cùng sẽ “đến đó, theo thời gian” khi đề cập đến việc triển khai thêm quân tới Ukraine.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết NATO không có kế hoạch triển khai quân tới Ukraine và Kyiv cũng không yêu cầu khối gửi quân tới hiện trường.
Trong khi đó, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho rằng quân tiếp viện từ quân nhân phương Tây có thể giúp Ukraine chống lại lực lượng Nga trong tương lai.
Khi được hỏi về khả năng triển khai thêm quân từ các nước NATO, Shmyhal hoan nghênh ý kiến này và nói: “Nếu thời điểm đến, chúng tôi sẽ vô cùng biết ơn và chúng tôi sẽ rất vui”.
Tuy nhiên, Shmyhal cho biết, hiện nay Ukraine chủ yếu cần nhiều thiết bị quân sự hơn từ các đối tác thay vì triển khai bộ binh.
Biến lớn: Nga vẽ lại bản đồ, thách thức NATO. Căn cứ không quân Nga bị tấn công, SU-27 nổ tan tành
VietCatholic Media
16:06 22/05/2024
1. Báo cáo xác nhận máy bay điều khiển từ xa Ukraine tấn công phi trường Nga bắn trúng chiến đấu cơ Su-27
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Drone Strike on Russian Airfield Hit Su-27 Fighter Jet: Report”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo một báo cáo mới nhất được công bố hôm Thứ Tư, 22 Tháng Năm, cuộc tấn công của quân Ukraine vào căn cứ không quân ở miền nam nước Nga cuối tuần qua đã làm hư hại một chiến đấu cơ chiến đấu cơ của Nga, trong bối cảnh Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công xuyên biên giới vào các tài sản quan trọng của Nga.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Tư, 22 Tháng Năm, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết các máy bay điều khiển từ xa của Ukraine do cơ quan an ninh Kyiv điều hành đã tấn công căn cứ không quân Kushchyovskaya ở vùng Krasnodar của Nga từ tối thứ Bảy đến sáng Chúa Nhật.
Yusov cho biết, một số máy bay, trong đó có máy bay phản lực Su-27, đang đồn trú tại phi trường này. Sau vụ tấn công, một đám cháy đã bùng phát và một chiếc Su-27 của Nga “bị hư hại”, hãng truyền thông độc lập Astra của Nga đưa tin.
Mạc Tư Khoa cho biết vào sáng sớm Chúa Nhật rằng 57 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã bị “phá hủy và bị chặn lại” ở khu vực Krasnodar trong đêm.
Kyiv đã nhiều lần tấn công vào các căn cứ không quân của Nga, nơi chứa các máy bay phản lực được sử dụng để tấn công các địa điểm và vị trí quân sự trên khắp Ukraine.
Tuần trước, Kyiv đã tấn công vào phi trường Belbek, ngay bên ngoài thành phố Sevastopol của Crimea do Nga kiểm soát. Hình ảnh vệ tinh cho thấy hai chiến binh MiG-31 của Nga cùng với một chiếc Su-27 đã bị phá hủy tại địa điểm phía tây nam Crimea.
Ukraine cũng đã tấn công vào căn cứ không quân của Nga gần Dzhankoi, một trung tâm quân sự chiến lược ở phía bắc Crimea và các cơ sở nằm sâu trong lãnh thổ Nga được quốc tế công nhận, chẳng hạn như căn cứ không quân Engels-2 ở vùng Saratov của Nga.
Các máy bay điều khiển từ xa của Ukraine trước đó đã tấn công căn cứ không quân Kushchyovskaya vào cuối tháng trước. Chính phủ Anh cho biết vào tháng Tư rằng việc Kyiv tấn công vào cơ sở này có thể sẽ buộc Nga phải di chuyển cả chiến đấu cơ và hệ thống phòng không của mình.
Bộ Quốc phòng Anh đánh giá vào thời điểm đó rằng các máy bay phản lực đóng tại Kushchyovskaya được sử dụng “hàng ngày” để tấn công các vị trí của Ukraine dọc tiền tuyến, bao gồm cả việc sử dụng bom lượn. Đoạn phim được lan truyền rộng rãi trên mạng dường như cho thấy việc phá hủy các bộ bom lượn tại địa điểm này.
Một nguồn tin quân sự giấu tên nói với Sky News của Anh rằng các cuộc tấn công vào Kushchyovskaya cuối tuần qua đã “làm giảm đáng kể” số vụ tấn công bằng bom lượn mà Nga có thể sử dụng nhằm vào các vị trí của Ukraine dọc tiền tuyến.
Trong những tháng gần đây, Nga đã sử dụng rộng rãi các loại đạn “câm” cải tiến từ thời Liên Xô, lắp thêm bộ dẫn đường và cánh bật ra cho bom để chúng lướt chính xác về phía mục tiêu. Chúng có thể được các máy bay phản lực Nga phóng đi phần lớn ở ngoài tầm với của lực lượng phòng không Ukraine.
Các loại bom lượn đã đe dọa Ukraine, bao gồm cả khu vực phía đông bắc Kharkiv và các điểm nóng giao tranh ở khu vực phía đông Donetsk.
Chính phủ Anh hồi tháng trước cho biết: “Khả năng của Ukraine trong việc cản trở không quân chiến thuật của Nga, đặc biệt là việc sử dụng bom lượn, là chìa khóa để mở rộng khả năng phòng thủ ở tiền tuyến”.
2. Tôi sẽ không rơi nước mắt vì Ebrahim Raisi, tên đồ tể của thành Tehran
Bác sĩ Sheila Nazarian, người Iran, là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ở Beverly Hills, và là ngôi sao của loạt phim Netflix được đề cử giải Emmy “Quyết định về làn da: Trước và Sau” và là người dẫn chương trình podcast “The Closet”.
Trên tờ Newsweek, cô có bài nhận định nhan đề “I Will Shed No Tears for Ebrahim Raisi, the Butcher of Tehran”, nghĩa là “Tôi sẽ không rơi nước mắt vì Ebrahim Raisi, tên đồ tể của thành Tehran.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Vào ngày 19 tháng 5, tổng thống Iran đã thiệt mạng khi trực thăng của ông bị rơi ở vùng núi của Ba Tư. Là một phụ nữ sinh ra ở Iran, tôi không chỉ cảm thấy cần phải ăn mừng trước cái chết của người đàn ông độc ác này mà còn cảm thấy nhẹ nhõm. Đó là cảm giác mà tôi chia sẻ với rất nhiều người đồng hương của tôi, và đặc biệt là những phụ nữ Ba Tư. Để hiểu lý do tại sao, bạn phải biết rằng Ebrahim Raisi - mặc dù được chế độ tàn bạo của ông ta khoác lên mình phẩm giá của một 'Tổng thống' – nhưng ông ta lại là một kẻ sát nhân hàng loạt chịu trách nhiệm về những hành động tàn bạo và áp bức ở Iran và trên toàn khu vực. Đây là lý do tại sao ông được mệnh danh là “Đồ tể của Tehran”.
Raisi, được coi là người có khả năng kế nhiệm Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Khamenei, đã nổi tiếng trong những ngày đầu của Cộng hòa Hồi giáo. Năm 1988, khi còn là phó công tố viên trẻ ở Tehran, ông được bổ nhiệm vào “Ủy ban tử hình”, một nhóm chịu trách nhiệm về các vụ hành quyết không qua xét xử hàng ngàn tù nhân chính trị. Các nạn nhân phải chịu những phiên tòa giả mạo kéo dài chỉ vài phút. Raisi đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tố tụng này, quyết định ai sẽ sống và ai sẽ bị đưa lên giá treo cổ. Một cựu tù nhân chính trị đã viết rằng Raisi “rõ ràng rất vui mừng khi có được quyền lực đối với sự sống và cái chết, và ông ta đã sử dụng nó một cách thoải mái trong hàng ngàn trường hợp trong vụ thảm sát vào mùa hè năm đó. Đối với những người đã từng tiếp xúc với cá nhân ông ta, Raisi tượng trưng cho cái chết của hy vọng”, cựu tù nhân chính trị Iran Mahmoud Royaei viết.
Là một phụ nữ Ba Tư, tôi biết rất rõ về Iran—những gì mà các giáo chủ và cuộc cách mạng thần quyền man rợ của họ đã để lại cho vùng đất từng kiêu hãnh của chúng ta. Tôi đã trốn khỏi Iran cùng gia đình, dưới đống ngô và vải bố ở phía sau một xe tang qua biên giới Pakistan. Tôi biết rõ về Iran sau khi chế độ độc tài này lên nắm quyền, và tôi biết nước này đối xử với người dân như thế nào: áp đặt quy định về trang phục thời Trung cổ đối với phụ nữ và buộc các nhóm tôn giáo thiểu số phải trốn tránh bằng đàn áp, sát hại những người bất đồng chính kiến và xuất khẩu bạo lực ra nước ngoài.
Vụ thảm sát năm 1988 là một chương đen tối trong lịch sử Iran, một chương mà chế độ này chưa bao giờ chính thức thừa nhận. Những người bất đồng chính kiến chính trị bị hành quyết được chôn cất trong những ngôi mộ tập thể không có dấu vết. Thời kỳ đàn áp tàn bạo này đã tạo tiền đề cho sự nghiệp của Raisi, giúp ông trở thành người thực thi trung thành các chính sách khắc nghiệt nhất của chế độ.
Sự tàn bạo của chế độ này được thể hiện qua việc đàn áp những phụ nữ và trẻ em gái đau khổ lâu năm ở Iran cũng như phong trào “phụ nữ, sự sống, tự do” đấu tranh cho phẩm giá của họ. Nhiều phụ nữ tham gia biểu tình hoặc cởi bỏ khăn trùm đầu bắt buộc đã bị lực lượng an ninh bắt cóc, giam cầm, cưỡng hiếp và tra tấn. Nhiều người đã bị xử tử, thường bằng cách treo cổ từ những cần cẩu xây dựng khổng lồ trong một sự pha trộn kỳ cục giữa thời trung cổ và siêu thực.
Sự độc ác của chế độ này vượt xa biên giới Iran. Iran của các ayatollah cung cấp vũ khí tinh vi, tài trợ và huấn luyện cho các nhóm khủng bố giết người Hezbollah ở Li Băng, Hamas ở Lãnh thổ Palestine và Gaza, cũng như các lực lượng dân quân đang gây bất ổn ở Iraq và Yemen. Ở Syria, sự ủng hộ của Raisi dành cho chế độ độc tài Assad là công cụ kéo dài cuộc nội chiến tàn khốc, không chỉ duy trì một trong những chế độ đàn áp nhất trong khu vực mà còn góp phần gây ra thảm họa nhân đạo, với hàng trăm ngàn người chết và hàng triệu người phải di dời. Ở Ukraine, Raisi cung cấp cho quân xâm lược Nga các máy bay điều khiển từ xa Shahed và các hỏa tiễn đạn đạo Fateh-110 tiên tiến nhất của Iran để giết cơ man các binh lính và thường dân Ukraine vô tội, mặc dù họ chẳng có thù oán gì với Iran.
Nhiệm kỳ của Raisi được đánh dấu bằng sự phủ nhận trắng trợn Holocaust và chủ nghĩa bài Do Thái thâm độc. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2022 với “60 Minutes” của CBS, ông đã đặt câu hỏi một cách khét tiếng về các sự kiện lịch sử cơ bản của Holocaust, gợi ý rằng “Có một số dấu hiệu cho thấy Holocaust đã xảy ra, nhưng cần phải nghiên cứu thêm để điều tra nó”. Tuyên bố này là một lời nhắc nhở rõ ràng về chủ nghĩa bài Do Thái sâu sắc của chế độ Iran.
Chủ nghĩa bài Do Thái của Raisi không chỉ giới hạn ở những luận điệu. Vào ngày 7 tháng 10, những kẻ khủng bố Hamas—được Iran hỗ trợ—đã xâm chiếm miền nam Israel và tàn sát 1.200 đàn ông, phụ nữ và trẻ em chỉ trong một ngày. Đây là vụ thảm sát người Do Thái lớn nhất kể từ Holocaust, với nhiều nạn nhân bị hãm hiếp và bị cắt xẻo thân thể.
Sự thù địch không ngừng của Raisi đối với Israel là nền tảng trong chính sách đối ngoại của ông, phản ánh cam kết ý thức hệ rộng lớn hơn của chế độ đối với việc xóa bỏ nhà nước Do Thái duy nhất trên thế giới, với việc Raisi cam kết “tiêu diệt” các thành phố Haifa và Tel Aviv của Israel.
Phản ứng về cái chết của Raisi của người Iran rất rõ ràng. Masih Alinejad đã nắm bắt được tình cảm một cách hoàn hảo khi cô nói: “Trên mạng xã hội của tôi, tôi thấy thành viên gia đình của những người bị hành quyết do lệnh của ông ta đang reo hò. Người dân Iran đang ăn mừng; có pháo hoa ở khắp mọi nơi ở các thành phố khác nhau. Họ thực sự coi Raisi là một tấm gương của toàn bộ hệ thống, của toàn bộ chế độ. Niềm vui dâng trào tự phát này phản ánh sự phẫn nộ sâu sắc mà hầu hết người Iran cảm thấy đối với chế độ thần quyền tàn ác và tham nhũng đã đánh cắp giấc mơ của họ.”
Di sản của Ebrahim Raisi là sự tàn ác không thể tưởng tượng được và sự áp bức không khoan nhượng. Ngay từ những ngày đầu, Raisi đã là hình ảnh thu nhỏ của chế độ thần quyền tồi tệ nhất ở Iran. Tuy nhiên, nhiều quốc gia lẽ ra phải biết rõ hơn đã bày tỏ sự cảm thông đối với cái chết quá muộn của hắn, trong đó Liên minh Âu Châu chia sẻ “lời chia buồn” về cái chết của kẻ sát nhân hàng loạt này. Lòng trắc ẩn dành cho kẻ giết người như vậy đã bị đặt nhầm chỗ.
Cái chết của Raisi không phải là sự kết thúc mà là một thời điểm then chốt trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ chuyên chế ở Iran. Thế giới phải ủng hộ cuộc tìm kiếm tự do và công lý của người dân Iran. Tôi kêu gọi mọi người ủng hộ phong trào “phụ nữ, sự sống, tự do” và những người Iran dũng cảm tiếp tục liều mạng vì tự do và nhân phẩm. Giọng nói của bạn có thể tạo nên sự khác biệt.
Chúng ta sẽ xem trong những tuần và tháng tới liệu cái chết của Raisi có tạo ra được điều khác biệt nào cho Iran hay không.
3. Phái đoàn Nga tới Bắc Hàn
Một phái đoàn Nga đã đến Bình Nhưỡng vào ngày 20 Tháng Năm, hãng thông tấn Nam Hàn Yonhap đưa tin, dẫn nguồn truyền thông nhà nước Bắc Hàn.
Phái đoàn do Grigoriy Rapota, thành viên Ủy ban các vấn đề quốc tế của Hội đồng Liên bang Nga và chủ tịch nhóm nghị sĩ hữu nghị Nga-Triều dẫn đầu, Thông tấn xã Trung ương Bắc Hàn cho biết trong một tuyên bố chỉ có một dòng duy nhất.
Với nguồn dự trữ quân sự của Nga đang ở mức thấp và năng lực sản xuất trong nước bị cản trở bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, Bắc Hàn đã trở thành nhà cung cấp vũ khí hàng đầu của Nga, và được tường trình đã cung cấp cho Mạc Tư Khoa các gói quân sự phong phú, bao gồm hỏa tiễn đạn đạo và hơn 3 triệu quả đạn pháo.
Theo Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, các mối quan hệ quân sự này ngày càng trở thành “con đường hai chiều”, trong đó Bắc Hàn cung cấp cho Nga các thiết bị quân sự để sử dụng ở Ukraine.
Theo Đại sứ quán Nga tại Bắc Hàn, phái đoàn sẽ ở lại đến ngày 24 Tháng Năm và thảo luận về “các vấn đề tương tác giữa 2 quốc hội và vạch ra kế hoạch cho các cuộc tiếp xúc trong tương lai”.
Họ không thông báo về cuộc gặp với nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân nhưng sẽ gặp Chủ tịch Quốc hội tối cao, là cơ quan lập pháp của Bắc Hàn.
Cơ quan tình báo Nam Hàn đang tiến hành xem xét những nghi ngờ cho rằng Bắc Hàn đã cung cấp cho Nga đạn pháo và các loại vũ khí khác được sản xuất từ những năm 1970, Cơ quan Tình báo Quốc gia, gọi tắt là NIS, của nước này cho biết hôm 12 Tháng Năm.
Nhận xét của NIS được đưa ra nhằm đáp lại thông tin gần đây của truyền thông Nam Hàn cho rằng đạn pháo 122 ly do Bắc Hàn sản xuất vào những năm 1970 đã được sử dụng ở mặt trận phía đông Ukraine. Các quan chức Ukraine và Mỹ trước đây đều xác nhận rằng Nga đã sử dụng vũ khí do Bắc Hàn sản xuất để tấn công Ukraine.
“NIS đang phân tích chi tiết tình huống liên quan và cũng tiếp tục theo dõi hợp tác quân sự tổng thể giữa Bắc Hàn và Nga”, cơ quan tình báo cho biết, trong bối cảnh lo ngại rằng Bắc Hàn đang mua vũ khí cũ để phát triển vũ khí mới.
4. Medvedev nói Zelenskiy là 'mục tiêu quân sự hợp pháp'
Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, nói trước Duma quốc gia hay Hạ Viện Nga hôm 20 Tháng Năm rằng Tổng thống Volodymyr Zelenskiy là “mục tiêu quân sự hợp pháp”.
Medvedev, người từng giữ chức tổng thống Nga từ năm 2008 đến 2012, thường xuyên sử dụng ngôn ngữ hiếu chiến nhằm đe dọa phương Tây và Ukraine.
Hồi tháng 2, ông Medvedev đe dọa Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Mỹ, Anh, Đức và Ukraine nếu Mạc Tư Khoa mất quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Ukraine mà nước này hiện đang chiếm giữ.
Ông ta nói:
“Zelenskiy đã đứng đầu một chế độ chính trị thù địch với Nga, chế độ này đang gây chiến với chúng ta. Và theo các học thuyết của chúng ta, lãnh đạo các quốc gia đang tiến hành chiến tranh luôn được coi là mục tiêu quân sự hợp pháp”.
Zelenskiy được cho là đã tránh được một số vụ ám sát khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện.
Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, trước đó vào đầu tháng này cũng cho biết họ đã phát hiện một mạng lưới đặc vụ Cơ quan An ninh Liên bang của Nga đang lên kế hoạch ám sát Zelenskiy và các quan chức cao cấp khác ở Ukraine.
Dmitry Anatolyevich Medvedev sinh ngày 14 tháng 9, năm 1965. Ông ta được bầu làm tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2008. Ông phục vụ một nhiệm kỳ duy nhất và được kế nhiệm bởi Putin sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Medvedev sau đó được Putin bổ nhiệm làm thủ tướng. Ông từ chức cùng với phần còn lại của chính phủ vào ngày 15 tháng Giêng năm 2020 để cho phép Putin thực hiện những thay đổi sâu rộng về hiến pháp; ông được kế nhiệm bởi Mikhail Mishustin vào ngày 16 tháng Giêng năm 2020. Cùng ngày, Putin bổ nhiệm Medvedev vào chức vụ mới là phó chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia.
Medvedev thường được đánh giá là một người có chừng mực, cân bằng và tự do hơn so với người tiền nhiệm Vladimir Putin, là người cũng được bổ nhiệm làm thủ tướng trong nhiệm kỳ tổng thống của Medvedev. Chương trình nghị sự hàng đầu của Medvedev trên cương vị tổng thống là một chương trình hiện đại hóa trên diện rộng, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế và xã hội Nga, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc của nước này vào dầu mỏ và khí đốt. Trong nhiệm kỳ của mình, Medvedev cũng phát động chiến dịch chống tham nhũng, mặc dù sau đó chính ông ta bị buộc tội tham nhũng hạng gộc.
Tuy nhiên, trong cuộc chiến tại Ukraine, người ta càng ngày càng thấy ông ta có những phát biểu điên cuồng, đặc biệt là luận điệu thường xuyên đe dọa thế giới bằng vũ khí hạt nhân.
5. Âu Châu đồng ý trao hàng tỷ Mỹ Kim của Nga cho Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Europe Agrees to Give Russia's Billions to Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.’
Liên minh Âu Châu hôm thứ Ba đã thông qua kế hoạch trao cho Ukraine số lợi nhuận được tạo ra từ tài sản ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng.
Ngoại trưởng Tiệp Jan Lipavsky cho biết động thái này sẽ trao cho Ukraine số tiền lên tới 3 tỷ euro hay khoảng 3,3 tỷ Mỹ Kim trong năm nay.
Lipavsky cho biết “Chúng tôi đã chấp thuận ở Liên Hiệp Âu Châu việc sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của ngân hàng trung ương Nga để giúp đỡ Ukraine”. “Số tiền lên tới 3 tỷ euro trong năm nay, 90% dành cho quân đội Ukraine. Nga phải bồi thường thiệt hại chiến tranh của mình.”
Các quốc gia thành viên Liên minh Âu Châu và các nước G7 khác từ lâu đã tranh luận về việc nên sử dụng 300 tỷ Mỹ Kim tài sản ngân hàng trung ương Nga cất giữ ở các quốc gia phương Tây để giúp Ukraine tài trợ cho nỗ lực chiến tranh chống lại Nga.
Các tài sản tài chính đã bị đóng băng ngay sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Reuters đưa tin trong tháng này rằng Liên Hiệp Âu Châu đã ước tính rằng đến năm 2027, lợi nhuận bất ngờ từ tài sản của ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng trong khối thương mại lớn nhất thế giới có thể đạt tới 20 tỷ euro hay khoảng 21,7 tỷ Mỹ Kim. Các tài sản bị đóng băng đã thu được một khoản tiền lãi khổng lồ.
Hơn 2 phần 3 tài sản chủ quyền bị phong tỏa của Nga được cất giữ ở Liên Hiệp Âu Châu.
Theo kế hoạch được Liên Hiệp Âu Châu thông qua, Ukraine sẽ nhận được lợi nhuận ròng tạo ra từ ngày 15 Tháng Hai trở đi, theo Bloomberg. Kết quả tài chính quý đầu tiên từ công ty dịch vụ tài chính Euroclear có trụ sở tại Bỉ, là công ty đang nắm giữ phần lớn tài sản bị phong tỏa, cho thấy khoảng 557 triệu euro hay khoảng 605 triệu Mỹ Kim đã được tạo ra kể từ ngày 15 Tháng Hai, cho đến nay.
Kyiv sẽ nhận được tiền hai lần một năm theo kế hoạch.
Cho đến nay, vẫn có sự khác biệt trong chính sách giữa Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu. Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật REPO cho phép tịch thu toàn bộ tài sản của Nga. Liên Hiệp Âu Châu chưa dám tịch thu toàn bộ tài sản của Nga mà chỉ dùng lợi nhuận ròng tạo ra từ khối tài sản đó để hỗ trợ cho Ukraine.
Sergei Ryabkov, Thứ trưởng Ngoại giao Nga phụ trách quan hệ với Hoa Kỳ, không phổ biến vũ khí hạt nhân và kiểm soát vũ khí, đã cảnh báo vào tháng 12 rằng việc tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga có thể cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa Mạc Tư Khoa và Washington.
Quan hệ ngoại giao “không phải là một loại vật tổ nào đó cần được tôn thờ; nó không phải là con bò thiêng liêng mà mọi người đều phải bảo vệ”, Ryabkov nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn nhà nước Nga Interfax.
“Nhưng chúng tôi sẽ không chủ động tiêu diệt, xé nát các quan hệ ngoại giao. Quy tắc của chúng tôi không phải là hành động theo cách này, bao gồm cả việc dựa trên sự hiểu biết của chúng tôi rằng Nga và Mỹ có vai trò trung tâm trong việc duy trì an ninh quốc tế và ổn định chiến lược”, ông nói.
“Về nguyên nhân có thể xảy ra một vòng đối đầu với nguy cơ đổ vỡ quan hệ, nguyên nhân có thể là tịch thu tài sản, leo thang quân sự hơn nữa, v.v. Tôi sẽ không đi vào dự báo tiêu cực ở đây. Tôi chỉ nói tất cả những điều này để mọi người hiểu rõ - chúng tôi sẵn sàng cho mọi tình huống, và Hoa Kỳ không nên ảo tưởng, nếu nó tồn tại, rằng Nga, như họ nói, sẽ giữ quan hệ ngoại giao với Mỹ bằng cả hai tay, bằng mọi giá” ông nói thêm.
Các nhà ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu cho biết Ukraine sẽ nhận được khoản lợi nhuận ròng đầu tiên từ các tài sản có chủ quyền của Nga bị phong tỏa vào tháng 7.
6. Tây Ban Nha công bố gói viện trợ cho Ukraine gồm xe tăng Leopard, hỏa tiễn Patriot
Tây Ban Nha đang chuẩn bị một gói viện trợ mới cho Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles tuyên bố hôm 20 Tháng Năm trong cuộc họp Nhóm Liên hệ Quốc phòng Ukraine, gọi tắt là UDCG, do Mỹ dẫn đầu, còn được gọi là Định dạng Ramstein.
Gói hàng mới sẽ bao gồm lô xe tăng Leopard thứ hai sẽ được giao vào cuối tháng 6, đạn pháo 155ly, lô hàng mới gồm hỏa tiễn phòng không Patriot, hệ thống chống máy bay không người lái, hệ thống theo dõi và giám sát quang học cũng như tháp pháo vũ khí từ xa.
Robles cho rằng, về lâu dài, việc ký kết thỏa thuận an ninh song phương sắp tới cũng sẽ củng cố sự ủng hộ dành cho Ukraine.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy dự kiến tới Tây Ban Nha vào giữa tháng 5 để ký thỏa thuận an ninh song phương. Nhưng tổng thống Ukraine đã hoãn tất cả các sự kiện quốc tế khi lực lượng Nga phát động một cuộc tấn công mới vào ngày 10 tháng 5 ở phía bắc tỉnh Kharkiv.
Chính phủ Tây Ban Nha chưa chính thức tiết lộ tổng số tiền viện trợ quân sự cho Ukraine.
Vào tháng 3, Bộ trưởng Thương mại Nhà nước Tây Ban Nha Xiana Mendez cho biết Tây Ban Nha đã viện trợ cho quân đội Ukraine hơn 190 triệu euro, tức là khoảng 206 triệu Mỹ Kim, theo đài phát thanh Cadena SER.
Các nguồn cung cấp trước đó bao gồm 10 xe tăng Leopard và 8 tàu tuần tra tốc độ cao, Cadena SER đưa tin.
Tây Ban Nha cũng đã chuyển giao hỏa tiễn phòng không Patriot vào đầu tháng 5.
7. Video ghi lại khoảnh khắc 'xe tăng rùa' của Nga bị mìn phá hủy
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Video Shows Moment Russian 'Turtle Tank' Is Destroyed by Mine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Đoạn phim mới xuất hiện cho thấy khoảnh khắc một chiếc xe tăng Nga đã được cải tiến cán phải các quả mìn ở Ukraine, vào thời điểm Mạc Tư Khoa đang cố gắng bảo vệ các phương tiện bọc thép của mình trước các cuộc tấn công trên chiến trường.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết hôm Thứ Tư, rằng “Xe tăng rùa” của Nga đã bị “nổ tung bởi một vài quả mìn cùng lúc”.
Đồng thời, ông cho biết đoạn clip ngắn này do Đơn vị Bóng tối của quân đội, chuyên sử dụng bom mìn, máy bay điều khiển từ xa và pháo binh. Một chiếc xe tăng có vỏ kim loại có thể được nhìn thấy đang di chuyển qua cánh đồng trước khi một vụ nổ nổ ra xung quanh nó. Có thể thấy một người đang chạy khỏi chiếc xe tăng sau vụ nổ.
Các đoạn phim lưu hành trực tuyến trong những tuần gần đây cho thấy Nga đang sử dụng các cấu trúc kim loại cố định bao quanh xe tăng của mình trong nỗ lực bảo vệ các phương tiện này khỏi các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa kamikaze góc nhìn thứ nhất của Ukraine dọc tiền tuyến. Những phương tiện có lồng bảo vệ được mệnh danh là “xe tăng rùa”, điều này đã bị các tài khoản tình báo nguồn mở chế giễu.
Nga từ lâu đã trang bị áo giáp ngẫu hứng cho đội xe tăng của mình nhằm cố gắng bảo vệ các phương tiện này khỏi các cuộc tấn công của Ukraine. Màn che mái cũng đã xuất hiện trên các bệ phóng hỏa tiễn của Nga.
Chuyên gia về vũ khí nhỏ Matthew Moss nói với Newsweek hồi đầu tháng này rằng xe tăng rùa đã xuất hiện trên nhiều mặt trận ở Ukraine, bao gồm cả khu vực phía đông bắc Kharkiv, nơi lực lượng Nga vừa phát động một cuộc tấn công mới.
Ông nói, liệu các xe tăng rùa có trở nên phổ biến và đồng nhất hơn hay không “thực sự phụ thuộc vào việc chúng tiếp tục hoạt động tốt như thế nào và liệu người Ukraine có bắt đầu thích nghi và tìm cách giao chiến với chúng một cách hiệu quả hay không”.
Đoạn phim được các nguồn tin Ukraine đăng tải trong vài tuần qua được cho là cho thấy xe tăng Nga bị hư hỏng và phần còn lại của vỏ bảo vệ kim loại trên chiến trường bị nổ tung thành từng mảnh.
Đầu tháng này, Lữ đoàn Dù số 79 của Ukraine, hoạt động ở miền đông Ukraine, đã công bố một đoạn video ngắn cho thấy một đoàn xe thiết giáp của Nga tiến hành một cuộc tấn công vào các vị trí của Ukraine gần làng Novomykhailivka của Donetsk. Trong clip, có thể thấy ít nhất một chiếc xe tăng Nga được che bằng lồng kim loại.
Lữ đoàn 79 cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội: “Ngay cả lớp mạ kim loại bảo vệ trên xe tăng cũng không giúp chống lại hỏa lực của chúng tôi”.
8. Nga đơn phương quyết định thay đổi biên giới trên biển với Lithuania, Phần Lan ở biển Baltic
Nga đã đơn phương có động thái thay đổi đường biên giới trên biển với Lithuania và Phần Lan ở Biển Baltic, theo sắc lệnh đăng trên trang web của Chính phủ Nga.
Lithuania và Phần Lan vẫn chưa phản ứng với quyết định của Nga về biên giới trên biển, quyết định đơn phương của Nga cũng chưa được quốc tế công nhận.
Theo một nghị định do Bộ Quốc phòng Nga chuẩn bị, Nga có ý định chiếm đoạt vùng biển nội địa ở phía đông Vịnh Phần Lan và gần các thành phố Baltiysk và Zelenodradsk ở tỉnh Kaliningrad.
Thông qua nghị định, Nga đặt mục tiêu thay đổi tọa độ địa lý, thước đo chiều rộng của lãnh hải Nga và khu vực gần bờ biển và các đảo.
Nga dự định thay đổi tọa độ địa lý của lãnh hải gần các đảo Sommers, Jahi, Rodsher, Malyi Tyuters, Vigrund và Gogland, cũng như mũi phía bắc trên sông Narva gần biên giới bang với Phần Lan.
Trong những thay đổi được đề xuất, Nga cũng xem xét lại các khu vực gần đường phân chia Curonian và Vistula cũng như Mũi Taran ở biên giới với Lithuania.
Sắc lệnh cho biết các tọa độ địa lý trước đó được cho là đã được ghi danh dựa trên các bản đồ dẫn đường hàng hải tỷ lệ nhỏ, dựa trên nghiên cứu của thế kỷ 20 và “không cho phép xác định biên giới bên ngoài của vùng biển nội địa” của Nga.
Tài liệu cho biết tọa độ địa lý hợp lệ, được thiết lập theo nghị định của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô năm 1985, “không hoàn toàn tương ứng với tình hình địa lý hiện tại”.
9. Tổng thống Zelenskiy cho biết tình hình ở tỉnh Donetsk khó khăn nhưng có những thành công quân sự ở tỉnh Kharkiv
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu tối 21 Tháng Năm rằng tình hình ở tiền tuyến theo hướng Pokrovsk, Kramatorsk và Kurakhove ở tỉnh Donetsk vẫn vô cùng khó khăn.
Tuy nhiên, ông nói thêm rằng lực lượng Ukraine đang tiêu diệt thành công quân đội Nga ở tỉnh Kharkiv.
Nga đã phát động một cuộc tấn công mới với khoảng 30.000 quân vào ngày 10 tháng 5, nhắm vào tỉnh Kharkiv, nằm gần biên giới chung giữa hai nước ở phía đông bắc Ukraine.
Trong khi đó, lực lượng Nga tiếp tục tiến sâu hơn vào tỉnh Donetsk. Tình hình được cho là căng thẳng trong khu vực khi quân đội Nga liên tục cố gắng vượt qua.
Theo Nazar Voloshyn, phát ngôn nhân của nhóm lực lượng Khortytsia, vào giữa tháng 5, quân đội Nga đã thực hiện từ 10 đến 20 cuộc tấn công mỗi ngày ở các tỉnh Donetsk và Luhansk.
Tổng thống Zelenskiy đã nhận được báo cáo quân sự từ Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi, Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov và Tổng Tham mưu trưởng Anatolii Barhylevych vào ngày 21 Tháng Năm.
Tổng thống cho biết: “Hướng Pokrovsk và các hướng khác của Donetsk – Kramatorsk và Kurakhove – vẫn vô cùng khó khăn.
Tổng thống Zelenskiy than thở rằng mọi quyết định của phương Tây đều muộn một năm
Zelenskiy cũng cho biết về hội nghị thượng đỉnh theo định dạng Ramstein lần thứ 22 của Nhóm Liên hệ Quốc phòng Ukraine, gọi tắt là UDCG, diễn ra một ngày trước đó.
Zelenskiy cho biết tất cả các đối tác đã được thông báo về nhu cầu cấp thiết của Ukraine, bao gồm hệ thống phòng không, xe bộ binh bọc thép và đạn pháo.
Tháng Tư vừa qua, sau sáu tháng đấu tranh chính trị và trì hoãn, Mỹ đã thông qua gói viện trợ trị giá 61 tỷ Mỹ Kim được chờ đợi từ lâu trong đó phần lớn là viện trợ quân sự.
Trong thời gian sáu tháng ngừng viện trợ, Ukraine đã mất thành phố tiền tuyến quan trọng Avdiivka vào tháng 2 trong bối cảnh thiếu đạn dược trầm trọng.
Sự thiếu hụt lực lượng phòng không của Ukraine cũng được thể hiện rõ khi Nga tăng cường các cuộc tấn công trên khắp đất nước, chủ yếu nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng.
Theo Bộ Năng lượng, các cuộc tấn công của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đã khiến nhà nước thiệt hại hơn 1 tỷ Mỹ Kim.
10. Tàu phá băng tiên tiến của Nga phải đối mặt với sự chậm trễ sau khi nhà máy bị Ukraine đánh bom
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia's Cutting-Edge Icebreaker Faces Delay After Ukraine Factory Bombed”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nga đã tuyên bố sẽ có tàu phá băng mạnh nhất thế giới vào cuối thập kỷ này nhưng dự án đã bị ảnh hưởng bởi sự chậm trễ trầm trọng hơn do cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa vào Ukraine.
Phó thủ tướng thứ nhất của Nga, Denis Manturov, cho biết tàu Rossiya “có một không hai”, dự định di chuyển quanh năm dọc theo Tuyến đường biển phía Bắc, một trong nhiều tuyến đường ở Bắc Cực, sẽ được hoàn thành vào “khoảng năm 2030, “ Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin hôm thứ Hai.
Nhưng thời hạn này muộn hơn ba năm so với thời hạn ban đầu là tháng 12 năm 2027 do việc đóng tàu phải đối mặt với chi phí vượt mức và sự chậm trễ do hư hỏng tại một nhà máy bị Ukraine tấn công, nơi được cho là cung cấp một số phụ tùng.
Việc cắt thép cho tàu Rossiya bắt đầu tại xưởng đóng tàu Zvezda gần thành phố Vladivostok viễn đông vào tháng 7 năm 2020, nhưng tờ báo kinh doanh Kommersant của Nga đưa tin rằng đến tháng 3 năm 2023, việc chế tạo thân tàu chỉ tiến triển được 5%, tức 1 phần 3 so với kế hoạch cho thời điểm đó.
Được biết đến là tàu lớp Leader và là một phần của Dự án 10510 của Mạc Tư Khoa nhằm xây dựng một loạt tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân, Rossiya sẽ được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân loại RITM-400 và có tổng công suất 120 Mega Watt, gấp đôi công suất của tàu phá băng mạnh nhất hiện nay.
Trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin, Manturov hôm thứ Hai cho biết ba tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân Arktika, Sibir và Ural đã hoạt động ở Bắc Băng Dương và “chúng tôi dự định đưa vào vận hành tàu phá băng tiếp theo, Yakutia, vào cuối năm nay. “
Ông nói thêm: “Ba chiếc nữa sẽ bổ sung cho hạm đội hạt nhân trong khoảng thời gian từ năm 2026 đến năm 2030”.
Với chiều dài hơn 600 feet và có khả năng xuyên qua lớp băng dày hơn 12 feet, Rossiya là trọng tâm trong kế hoạch của Putin về Tuyến đường biển phía Bắc. Tổng thống Nga muốn ít nhất 130 triệu tấn hàng hóa được vận chuyển hàng năm qua tuyến đường Bắc Cực vào năm 2035.
11. Nga bắt đầu diễn tập mô phỏng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật
Nga đã bắt đầu giai đoạn đầu tiên của cuộc tập trận mô phỏng vụ phóng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết như trên hôm Thứ Ba, 21 Tháng Năm.
Cuộc tập trận do Putin ra lệnh vào ngày 6 tháng 5, có sự tham gia của các đơn vị hỏa tiễn trong Quân khu phía Nam của Nga, bao gồm cả các vùng lãnh thổ Ukraine bị tạm chiếm.
Giai đoạn đầu tiên của cuộc tập trận sẽ bắt đầu bằng việc “sử dụng chiến đấu” hỏa tiễn đạn đạo Iskander và Kinzhal gắn đầu đạn hạt nhân, trang bị cho chúng và “bí mật tiến đến vị trí được chỉ định để chuẩn bị phóng hỏa tiễn”.
Putin đã nhiều lần đưa ra các mối đe dọa hạt nhân chống lại Ukraine và phương Tây kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022. Các mối đe dọa đã không thành hiện thực và Nga tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh tổng lực mà không có kho vũ khí hạt nhân.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, cuộc tập trận nhằm đáp trả “các tuyên bố khiêu khích và đe dọa của các cá nhân quan chức phương Tây chống lại Liên bang Nga” - mặc dù Bộ này không nêu rõ quan chức phương Tây nào đưa ra lời đe dọa hoặc tuyên bố khiêu khích.
Theo Reuters, Mạc Tư Khoa trước đó đã coi những nhận xét của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron liên quan đến khả năng triển khai quân đội Pháp tới Ukraine, cùng với việc Ngoại trưởng Anh David Cameron khẳng định rằng Ukraine có thể sử dụng vũ khí do Anh cung cấp để tấn công các mục tiêu ở Nga, như các “tuyên bố khiêu khích quân sự”.
Đáp lại thông báo về cuộc tập trận hạt nhân, Mỹ trước đó đã lên án “lời nói vô trách nhiệm” của Mạc Tư Khoa nhưng cho biết họ thấy không có thay đổi nào trong quan điểm chiến lược của Nga.
Belarus cũng sẽ tham gia cuộc tập trận hạt nhân cùng với Nga.
Tờ Financial Times đưa tin vào tháng 2, trích dẫn các tài liệu bị rò rỉ, rằng học thuyết của Nga về việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật bao gồm “từ việc đối phương xâm nhập vào lãnh thổ Nga đến các hành động kích hoạt cụ thể hơn, chẳng hạn như phá hủy 20% số tàu ngầm mang hỏa tiễn đạn đạo chiến lược của Nga”.
Tòa Thánh gởi điện chia buồn. Éo le là dân Iran đang vui mừng trước kết thúc bất ngờ của bạo chúa
VietCatholic Media
17:34 22/05/2024
1. Đức Thánh Cha sẽ thực hiện chuyến tông du đến Luxembourg và Bỉ vào tháng 9
Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du đến Luxembourg và Bỉ vào cuối tháng 9 năm 2024.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận lời mời của các Nguyên thủ quốc gia và Giáo hội của cả hai quốc gia và sẽ thực hiện chuyến tông du đến Luxembourg vào ngày 26 tháng 9.
Sau đó, ngài sẽ tới Bỉ vào cuối ngày và ở đó cho đến ngày 29 tháng 9, dự kiến Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm các thành phố Brussels, Leuven và Louvain-la-Neuve. Lịch trình đầy đủ sẽ được cung cấp sau.
Đầu tháng 9, từ ngày 2 đến ngày 13, Đức Thánh Cha sẽ tông du đến Indonesia, Papua New Guinea, Timor Leste và Singapore, đây sẽ là chuyến tông du dài nhất của ngài từ trước đến nay.
2. Tòa Thánh gởi điện chia buồn trước tai nạn của Tổng thống Iran. Éo le là người dân Iran không buồn
Theo giao thức ngoại giao, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi điện chia buồn với nhân dân Iran sau khi tổng thống nước này, Ebrahim Raisi, thiệt mạng trong một vụ tai nạn trực thăng hôm Chúa Nhật.
Tuy nhiên, phản ứng về cái chết của Raisi của người Iran rất rõ ràng. Masih Alinejad, một nhà báo Iran cho biết như sau: “Trên mạng xã hội tôi thấy thành viên gia đình của những người bị hành quyết do lệnh của ông ta đang reo hò. Người dân Iran đang ăn mừng; có pháo hoa ở khắp mọi nơi ở các thành phố khác nhau. Họ thực sự coi Raisi là một tấm gương của toàn bộ hệ thống, của toàn bộ chế độ. Niềm vui dâng trào tự phát này phản ánh sự phẫn nộ sâu sắc mà hầu hết người Iran cảm thấy đối với chế độ thần quyền tàn ác và tham nhũng đã đánh cắp giấc mơ của họ.”
Raisi là một kẻ sát nhân hàng loạt, là kẻ phải chịu trách nhiệm về những hành động tàn bạo và áp bức ở Iran và trên toàn khu vực. Đây là lý do tại sao ông ta được mệnh danh là “Đồ tể của Tehran”.
Năm 1988, khi còn là phó công tố viên trẻ ở Tehran, ông ta được bổ nhiệm vào “Ủy ban tử hình”, một nhóm chịu trách nhiệm về các vụ hành quyết không qua xét xử hàng ngàn tù nhân chính trị. Các nạn nhân phải chịu những phiên tòa giả mạo kéo dài chỉ vài phút. Raisi đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tố tụng này, quyết định ai sẽ sống và ai sẽ bị đưa lên giá treo cổ. Một cựu tù nhân chính trị đã viết rằng Raisi “rõ ràng rất vui mừng khi có được quyền lực đối với sự sống và cái chết, và ông ta đã sử dụng nó một cách thoải mái trong hàng ngàn trường hợp trong vụ thảm sát vào mùa hè năm đó. Đối với những người đã từng tiếp xúc với cá nhân ông ta, Raisi tượng trưng cho cái chết của hy vọng”, cựu tù nhân chính trị Iran Mahmoud Royaei viết.
Raisi cũng là kẻ áp đặt quy định về trang phục thời Trung cổ đối với phụ nữ và buộc các nhóm tôn giáo thiểu số phải trốn tránh bằng đàn áp, sát hại những người bất đồng chính kiến và xuất khẩu bạo lực ra nước ngoài.
Sự tàn bạo của chế độ này được thể hiện qua việc đàn áp những phụ nữ và trẻ em gái đau khổ lâu năm ở Iran cũng như phong trào “phụ nữ, sự sống, tự do” đấu tranh cho phẩm giá của họ. Nhiều phụ nữ tham gia biểu tình hoặc cởi bỏ khăn trùm đầu bắt buộc đã bị lực lượng an ninh bắt cóc, giam cầm, cưỡng hiếp và tra tấn. Theo các con số chính thức của nhà cầm quyền Iran, 500 phụ nữ bị giết trong các cuộc biểu tình hồi năm 2022, 22.000 người bị bắt. Nhiều người đã bị xử tử, thường bằng cách treo cổ từ những cần cẩu xây dựng khổng lồ trong một sự pha trộn kỳ cục giữa thời trung cổ và siêu thực.
Sự độc ác của chế độ này vượt xa biên giới Iran. Iran của các ayatollah cung cấp vũ khí tinh vi, tài trợ và huấn luyện cho các nhóm khủng bố giết người Hezbollah ở Li Băng, Hamas ở Lãnh thổ Palestine và Gaza, cũng như các lực lượng dân quân đang gây bất ổn ở Iraq và Yemen. Ở Syria, sự ủng hộ của Raisi dành cho chế độ độc tài Assad là công cụ kéo dài cuộc nội chiến tàn khốc, không chỉ duy trì một trong những chế độ đàn áp nhất trong khu vực mà còn góp phần gây ra thảm họa nhân đạo, với hàng trăm ngàn người chết và hàng triệu người phải di dời. Ở Ukraine, Raisi cung cấp cho quân xâm lược Nga các máy bay điều khiển từ xa Shahed và các hỏa tiễn đạn đạo Fateh-110 tiên tiến nhất của Iran để giết cơ man các binh lính và thường dân Ukraine vô tội, mặc dù họ chẳng có thù oán gì với Iran.
Chủ nghĩa bài Do Thái của Raisi không chỉ giới hạn ở những luận điệu. Vào ngày 7 tháng 10, những kẻ khủng bố Hamas—được Iran hỗ trợ—đã xâm chiếm miền nam Israel và tàn sát 1.200 đàn ông, phụ nữ và trẻ em chỉ trong một ngày. Đây là vụ thảm sát người Do Thái lớn nhất kể từ Holocaust, với nhiều nạn nhân bị hãm hiếp và bị cắt xẻo thân thể.
Trong niềm hân hoan của một dân tộc vừa thoát ách một tên bạo chúa kinh hoàng như thế, rõ ràng chia buồn là đứng trên quan điểm của bọn cầm quyền, không phải của dân chúng bị áp bức.
Các giao thức ngoại giao của Tòa Thánh cần phải được cải thiện, cần phải nhạy cảm hơn với người nghèo, những người bị áp bức là những người Tòa Thánh không ngừng tuyên bố đứng về phía họ.
Bây giờ, hãy thử tưởng tượng, nếu Tập Cận Bình “băng hà” thì sao? Việc “chia buồn với nhân dân Trung Quốc” sẽ thực sự là thảm họa, là một điều cực kỳ không thể hiểu nổi đối với các Kitô Hữu, những người mà nhà thờ của họ có thánh giá bị giật xuống, những người mà Giám Mục của họ bị công an bắt đi cải tạo hết năm này đến năm khác, những người mà con cái của họ không được đến nhà thờ, và bản thân họ không kiếm được công ăn việc làm phù hợp với khả năng chỉ vì họ là người Công Giáo. Xa hơn nữa, Kinh Thánh của họ bị hán hóa cho phù hợp với tư tưởng Tập Cận Bình và nhà thờ của họ buộc phải treo ảnh Tập Cận Bình trang trọng và to hơn cả các ảnh tượng Chúa và các thánh.
Hay nếu bạo chúa Vladimir Putin “băng hà” thì sao? Kẻ đã từng gây ra đau khổ cho người dân Nga, người dân Ukraine, gây ra cái chết của hàng trăm ngàn, nếu không muốn nói hàng triệu người, khi hắn ta chết đi thì biết bao nhiêu người vui mừng. Nếu ta nhắm mắt tuân thủ các giao thức ngoại giao mù quáng, thì việc chia buồn với nhân dân Nga trong bối cảnh như thế thật quá sức vô lý, và chắc chắn phương hại đến khả năng truyền giáo.
Nên chăng đối với những kẻ tàn ác như vậy, khi họ chết đi, nếu không muốn nói nặng, ta cũng nên im lặng. Im lặng có sức mạnh của nó. Im lặng để cầu nguyện cho những nạn nhân của những kẻ tàn bạo đó.
3. Tòa Thánh giải oan cho Đức Hồng Y Lacroix
Tòa Thánh giải oan cho Đức Hồng Y Gérard Lacroix, Tổng giám mục Giáo phận Québec, bị cáo gian trong một vụ kiện tập thể về tội lạm dụng tính dục.
Đức Hồng Y năm nay 66 tuổi, cũng là thành viên Hội đồng chín Hồng Y cố vấn của Đức Thánh Cha. Hồi đầu năm nay, ngài bị cáo là đã “đụng chạm” một trẻ vị thành niên. Đức Hồng Y đã phủ nhận những lời cáo buộc đó trong một Video dài gửi các tín hữu.
Trong thông cáo, công bố hôm 21 tháng Năm, Phòng Báo chí Tòa Thánh nói rằng: “Ngày 08 tháng Hai vừa qua, Đức Thánh Cha đã ủy cho ông André Denus, thẩm phán về hưu tòa án cao cấp của bang Québec, sứ vụ làm sáng tỏ lời cáo buộc trong vụ kiện tập thể chống Tổng giáo phận Québec.
Phúc trình về cuộc điều tra sơ khởi, theo giáo luật do thẩm phán thực hiện, đã kết thúc vào ngày 06 tháng Năm vừa qua, và đệ lên Đức Thánh Cha những ngày qua.
Dưới ánh sáng những sự kiện được thẩm phán cứu xét, phúc trình không cho phép xác định hành động nào có thể được gọi là hành vi sai trái hoặc lạm dụng từ phía Đức Hồng Y Gérald Lacroix. Vì thế, không có biện pháp giáo luật nào đi sâu hơn được trù định.
Đức Thánh Cha cho phép thẩm phán André Denis phổ biến thông cáo tóm tắt những yếu tố trong cuộc điều tra của ông và cũng cho phép ông trả lời những câu hỏi, nếu có về vấn đề này.
Đức Thánh Cha chân thành cám ơn thẩm phán André Denis đã hoàn thành trong thời gian ngắn sứ vụ được ủy thác cho ông một cách vô tư, trong bối cảnh vụ kiện tập thể chống lại Tổng giáo phận Québec.
4. Đức Hồng Y Pizzaballa gặp gỡ các nhà báo để thảo luận về chuyến viếng thăm giáo xứ Công Giáo ở Gaza
Vào thứ Hai, ngày 20 tháng 5, một ngày sau khi trở về từ giáo xứ Công Giáo ở phía bắc Gaza, Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa đã gặp gỡ một nhóm nhỏ các nhà báo tại tòa thượng phụ ở Giêrusalem để nói về chuyến viếng thăm của ngài.
Pizzaballa, Thượng Phụ Latinh của Giêrusalem cho biết: “Tôi được an ủi khi gặp gỡ cộng đồng.”
Ngài nói: “Tình hình rất phức tạp, nhưng tôi đã tìm thấy một cộng đồng năng động, được tổ chức tốt có khả năng sống trong hoàn cảnh này với thái độ đúng đắn. Tôi không nghe thấy một lời giận dữ nào. Tôi nghe thấy những lời đau đớn, đau khổ và than thở - nhưng không phải sự tức giận hay oán giận. Mọi người đều mong muốn chiến tranh kết thúc. Họ nói với tôi, 'Kitô hữu chúng con không có bạo lực trong máu, chúng con không thể hiểu được tất cả những điều này.' Những lời của họ thực sự đánh động tôi”
Trên hết, Đức Hồng Y Pizzaballa cho biết ngài đã tìm thấy một cộng đồng vẫn biết cách nhìn về tương lai, với sự quan tâm nhưng cũng đầy hy vọng.
Ngài nói: “Họ quan tâm đến tương lai của trẻ em, trường học, những ngôi nhà… Điều quan trọng và cấp bách là phải đưa ra những câu trả lời cụ thể và ngay lập tức để bảo đảm với họ rằng có một tương lai dành cho họ”.
Ngài nói: “Từ góc độ nhân đạo, tình hình đã được cải thiện”, ngay cả khi “điều đó không có nghĩa là tốt”. Nhiều khó khăn vẫn tồn tại, và các Kitô hữu, cũng như phần còn lại của dân chúng, phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, thiếu điều kiện vệ sinh cơ bản, chấn thương tâm lý, thương tích thể xác, bệnh mãn tính, nhà cửa và cơ sở hạ tầng bị phá hủy.
Theo thông cáo báo chí từ Tòa Thượng Phụ Latinh ban hành hôm thứ Ba 21 Tháng Năm,, chuyến viếng thăm của Đức Hồng Y bắt đầu vào ngày 15 tháng Năm.
Đức Hồng Y Pizzaballa từ chối cung cấp thông tin chi tiết về hậu cần hoặc thông tin liên quan đến việc phối hợp với Quân đội Israel để thực hiện chuyến thăm. Tuy nhiên, ngài mô tả tác động của việc tiến vào Gaza.
“Tôi đã đến đó ít nhất 10 lần trước chiến tranh. Ấn tượng đầu tiên khi bước vào là sự mất phương hướng do sự tàn phá trên diện rộng. Đường phố không còn như xưa nữa; chúng tôi đi qua những đống đổ nát, những con đường tạm bợ giữa những đống rác. Những nơi tôi đã quen thuộc phần nào không thể nhận ra được. Rất khó để tìm được một ngôi nhà còn nguyên vẹn. Chúng tôi bước đi trong im lặng.”
Ngay cả khi đã nhìn thấy những bức ảnh trước đó, “việc tận mắt chứng kiến nó có tác động hoàn toàn khác”. “Bạn không chỉ chứng kiến sự tàn phá mà còn cả những người sống ở đó, và mối quan hệ này chạm đến trái tim.”
Trong thời gian ngài ở Gaza, “liên tục xảy ra các cuộc giao tranh và vụ nổ, một số ở gần hơn, một số khác ở xa hơn, nhưng gần như liên tục. Lúc đầu thì hơi khó khăn nhưng sau sẽ quen dần”, ngài nói. “Đối với họ, điều đó đã trở nên khá bình thường… ngay cả đối với trẻ em.”
Đức Hồng Y Pizzaballa đã gặp gỡ cộng đồng Kitô hữu di tản, nói chuyện với các tín hữu, cử hành Thánh lễ và hướng dẫn cầu nguyện. Ngài đến thăm nghĩa trang, nơi ngài làm phép mộ cho các tín hữu đã ra đi, đặc biệt là Nahida và Samar, hai phụ nữ bị sát hại trong khuôn viên giáo xứ vào ngày 16 tháng 12 năm 2023.
Đức Thượng phụ cũng đã đến thăm một số công trình giáo xứ bị phá hủy và giáo xứ Chính thống giáo Đông Phương Thánh Porphyrius, đồng thời cũng làm phép tiệm bánh của một gia đình Kitô giáo gần đây đã hoạt động trở lại. Ngài cũng cử hành lễ trọng thể Lễ Ngũ Tuần với cộng đồng Gaza và ban bí tích Thêm sức cho hai giáo dân trẻ tên là George và Salama.
Trong số những người vào Gaza cùng với Đức Hồng Y Pizzaballa có Cha Gabriel Romanelli, linh mục quản xứ của Nhà thờ Thánh Gia ở Gaza, người cuối cùng đã được đoàn tụ với cộng đồng của mình. Ngoài ra còn có Cha Carlos Ferrero, giám tỉnh của Tu viện Ngôi Lời Nhập Thể; các nữ tu Dòng Ngôi Lời Nhập Thể; và hai nữ tu Thừa Sai Bác Ái cũng đã đến và lưu trú tại giáo xứ ở Gaza.
Theo Tòa Thượng phụ, hiện tại trong khuôn viên Công Giáo của Thánh Gia chỉ có dưới 500 Kitô hữu, trong đó có 60 trẻ em khuyết tật được các nữ tu chăm sóc. Trong khu phức hợp Chính thống giáo, có khoảng 130 Kitô Hữu và 40 người theo đạo Hồi. Khoảng 40-50 Kitô hữu bị mắc kẹt ở phía nam Dải Gaza. Chỉ còn lại khoảng 50 người Công Giáo trên toàn Gaza, hầu hết đều đang tị nạn tại giáo xứ Latinh.
“Tôi đã gặp tất cả các gia đình,” Đức Hồng Y Pizzaballa nói với các nhà báo. “Cần phải ở bên nhau, cố gắng lắng nghe từng người, ở bên họ. Mặc dù chúng ta không có giải pháp tức thời, nhưng điều quan trọng là phải có mặt ở đó để mang lại sự thoải mái, gần gũi và đoàn kết. Tôi muốn bảo đảm với họ về sự hỗ trợ của Giáo hội và rằng chúng tôi sẽ ở đó, chúng tôi không hề thảnh thơi, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục giúp đỡ họ nhiều nhất có thể tùy theo tình hình hiện tại.”
Một trong những dấu hiệu cụ thể của sự gần gũi này đến từ Bản ghi nhớ được ký ngày 14 tháng 5 giữa Tòa Thượng Phụ Latinh tại Giêrusalem và Dòng Malta, thiết lập một sứ mệnh nhân đạo chung.
Các nhà lãnh đạo của Hiệp sĩ Malta đã liên lạc với Tòa Thượng Phụ từ tháng 11 năm 2023, nhưng vào thời điểm đó, không thể tính đến việc vào tận Gaza, và không ai có thể tưởng tượng rằng cuộc chiến sẽ kéo dài như vậy.
Đức Hồng Y Pizzaballa nói: “Vào dịp Lễ Phục sinh, chúng tôi cảm thấy đã đến lúc phải làm điều gì đó.
Ngài nói thêm: “Chúng tôi muốn thành lập một trung tâm phân phối thực phẩm và hàng hóa thiết yếu cũng như một bệnh viện dã chiến bên ngoài khu nhà của chúng tôi để mọi người đều có thể tiếp cận được”. Khía cạnh đầu tiên cần được giải quyết là hàng hóa thiết yếu.
“Một số nguồn cung cấp đang được chuyển đến; vấn đề nằm ở việc phân phối”, Đức Hồng Y nói. Khía cạnh còn lại là chăm sóc sức khỏe.
“Toàn bộ phía bắc Dải Gaza chỉ có một bệnh viện hoạt động, điều này là không đủ. Hiệp sĩ Malta là những chuyên gia về bệnh viện dã chiến ở vùng chiến sự. Điều quan trọng là bắt đầu và sau đó mở rộng dần dần để thu hút sự hợp tác của các tổ chức khác.”
“Người dân cũng đang yêu cầu hỗ trợ về mặt tâm lý”, Đức Thượng Phụ chia sẻ. “Chúng tôi hiện đang tìm cách can thiệp vào vấn đề này. Tác động đau thương của chiến tranh đối với người dân là rất lớn”.
Dịp này, Đức Hồng Y Pizzaballa cũng đưa ra lời kêu gọi chấm dứt xung đột.
Ngài nói: “Nó càng kết thúc sớm thì chúng ta càng sớm có thể bắt đầu xây dựng lại các giải pháp hòa bình hơn”.