Phụng Vụ - Mục Vụ
Chú Nhật Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi
LM. Anphong Trần Đức Phương
06:28 24/05/2010
MẦU NHIỆM
(CHÚA NHẬT LỄ THIÊN CHÚA BA NGÔI, Năm C)
Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống chấm dứt Mùa Phục sinh, và tuần lễ kế tiếp là bắt đầu Mùa Thường Niên.
Chúa Nhật hôm nay chúng ta mừng Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi.
Bài Đọc I (Sách Phương Ngôn 8: 22-31) nói về Thiên Chúa là Đấng Hằng Hữu, có tự đời đời. Thiên Chúa đã dựng nên vũ trụ và muôn loài, muôn vật và loài người. Thiên Chúa hằng điều hành mọi sự theo tình thương và sự khôn ngoan tốt lành của Chúa. Bài Đọc II (Roma 5: 1-5): qua Bí Tích Rửa Tội, Chúa Thánh Thần thánh hóa chúng ta, ban cho chúng ta lòng kiên vững trong Đức Tin, và được sống trong ân sủng của con cái Chúa. Bài Phúc Âm (Gioan 16:12-15) Chúa Giêsu hứa ban Chúa Thánh Thần Chân Lý cho các Tông Đồ để soi sáng cho các ông được hiểu rõ hơn mọi điều Chúa Giêsu đã giảng dạy: “Khi Chúa Thánh Thần đến, Người sẽ dạy các con sự thật trọn vẹn…Mọi điều thuộc về Chúa Cha đều thuộc về Thầy.”
Thánh Lễ hôm nay tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần. Đó là một Mầu Nhiệm rất quan trong Giáo Lý Công Giáo. Có một Đức Chúa Trời mà Ngài có Ba Ngôi: Ngôi Nhất là Cha, Ngôi Hai là Con, Ngôi Ba là Thánh Thần. Ba Ngôi cũng là Một Thiên Chúa. Gọi là “Mầu Nhiệm” vì là một Tín Điều chúng ta phải tin, nhưng vượt quá trí hiểu biết của con người. Trí óc loài người không thể cắt nghĩa rõ ràng được mọi sự về Thiên Chúa cao cả; dù đầu óc thông thái như Thánh Augustinô, Thánh Thomas Aquino.
Chính Chúa Giêsu đã cho chúng ta biết về Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúa Giêsu nói với các Tông đồ: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân và ban phép Rửa Tội cho họ nhân Danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Matthêu 28: 19); hay khi Chúa Giêsu nói với các Tông đồ: “Chúng con không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng chúng con sẽ nhận được sức mạnh của Chúa Thánh Thần khi người ngự xuống trên chúng con” (Cv 1: 7-8). Chúa Giêsu nói với người Do Thái: “Ta và Chúa Cha là một” (Gioan 10:30). Chúng ta có thể xem thêm ở Matthêu 11: 27; Gioan 3: 35; 5: 18-47; 13: 3; 17: 2; Cv 1: 4-5; 2 Corintô 13: 13.
Chúng ta tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi khi chúng ta kính cẩn làm Dấu Thánh Giá: “Nhân Danh Cha, và Con và Thánh Thần,” và khi chúng ta cúi đầu đọc Kinh Sáng Danh: “Sáng Danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần.” Chúng ta cũng được rửa tội nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi, và được chính thức gia nhập gia đình Giáo Hội Chúa.
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho sự Hiệp Nhất của Giáo Hội như Chúa Giêsu đã cầu nguyện với Đức Chúa Cha trong Bữa Tiệc Ly: “Xin cho tất cả được hiệp nhất nên một như chúng ta là một…” (Gioan 17: 20-23). Xin Chúa giúp chúng ta luôn biết sống hòa hợp yêu thương với mọi người và luôn giữ vững sự hiệp nhất với Giáo Hội, với hàng Giáo Phẩm mà Chúa đã cắt đặt để chăn dắt Đoàn Chiên Chúa ở trần gian.
“Nguyện xin ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần luôn ở cùng chúng ta” và gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn.
(CHÚA NHẬT LỄ THIÊN CHÚA BA NGÔI, Năm C)
Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống chấm dứt Mùa Phục sinh, và tuần lễ kế tiếp là bắt đầu Mùa Thường Niên.
Chúa Nhật hôm nay chúng ta mừng Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi.
Bài Đọc I (Sách Phương Ngôn 8: 22-31) nói về Thiên Chúa là Đấng Hằng Hữu, có tự đời đời. Thiên Chúa đã dựng nên vũ trụ và muôn loài, muôn vật và loài người. Thiên Chúa hằng điều hành mọi sự theo tình thương và sự khôn ngoan tốt lành của Chúa. Bài Đọc II (Roma 5: 1-5): qua Bí Tích Rửa Tội, Chúa Thánh Thần thánh hóa chúng ta, ban cho chúng ta lòng kiên vững trong Đức Tin, và được sống trong ân sủng của con cái Chúa. Bài Phúc Âm (Gioan 16:12-15) Chúa Giêsu hứa ban Chúa Thánh Thần Chân Lý cho các Tông Đồ để soi sáng cho các ông được hiểu rõ hơn mọi điều Chúa Giêsu đã giảng dạy: “Khi Chúa Thánh Thần đến, Người sẽ dạy các con sự thật trọn vẹn…Mọi điều thuộc về Chúa Cha đều thuộc về Thầy.”
Thánh Lễ hôm nay tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần. Đó là một Mầu Nhiệm rất quan trong Giáo Lý Công Giáo. Có một Đức Chúa Trời mà Ngài có Ba Ngôi: Ngôi Nhất là Cha, Ngôi Hai là Con, Ngôi Ba là Thánh Thần. Ba Ngôi cũng là Một Thiên Chúa. Gọi là “Mầu Nhiệm” vì là một Tín Điều chúng ta phải tin, nhưng vượt quá trí hiểu biết của con người. Trí óc loài người không thể cắt nghĩa rõ ràng được mọi sự về Thiên Chúa cao cả; dù đầu óc thông thái như Thánh Augustinô, Thánh Thomas Aquino.
Chính Chúa Giêsu đã cho chúng ta biết về Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúa Giêsu nói với các Tông đồ: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân và ban phép Rửa Tội cho họ nhân Danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Matthêu 28: 19); hay khi Chúa Giêsu nói với các Tông đồ: “Chúng con không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng chúng con sẽ nhận được sức mạnh của Chúa Thánh Thần khi người ngự xuống trên chúng con” (Cv 1: 7-8). Chúa Giêsu nói với người Do Thái: “Ta và Chúa Cha là một” (Gioan 10:30). Chúng ta có thể xem thêm ở Matthêu 11: 27; Gioan 3: 35; 5: 18-47; 13: 3; 17: 2; Cv 1: 4-5; 2 Corintô 13: 13.
Chúng ta tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi khi chúng ta kính cẩn làm Dấu Thánh Giá: “Nhân Danh Cha, và Con và Thánh Thần,” và khi chúng ta cúi đầu đọc Kinh Sáng Danh: “Sáng Danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần.” Chúng ta cũng được rửa tội nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi, và được chính thức gia nhập gia đình Giáo Hội Chúa.
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho sự Hiệp Nhất của Giáo Hội như Chúa Giêsu đã cầu nguyện với Đức Chúa Cha trong Bữa Tiệc Ly: “Xin cho tất cả được hiệp nhất nên một như chúng ta là một…” (Gioan 17: 20-23). Xin Chúa giúp chúng ta luôn biết sống hòa hợp yêu thương với mọi người và luôn giữ vững sự hiệp nhất với Giáo Hội, với hàng Giáo Phẩm mà Chúa đã cắt đặt để chăn dắt Đoàn Chiên Chúa ở trần gian.
“Nguyện xin ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần luôn ở cùng chúng ta” và gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn.
Sự hiệp nhất nơi Ba Ngôi Thiên Chúa
Phanxicô Xaviê
08:27 24/05/2010
Chúa Thánh Thần đã hiện xuống và đã “dẫn các tông đồ vào sự thật toàn vẹn”, như lời Chúa Giêsu nói trong bài Tin mừng Ga 16, 12 – 15 ngày lễ Chúa Ba Ngôi. Nhờ đó ngày nay chúng ta được hiểu biết mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, mà dân Cựu ước ngày xưa đã không hề hay biết. Các tông đồ khi sống với Đức Giêsu cũng chưa hiểu rõ lắm. Phải đợi đến khi Chúa Thánh Thần hiện xuống soi sáng và hướng dẫn, dần dần Giáo hội mới được đưa vào mầu nhiệm cao cả này.
Trong mạc khải của Chúa Giêsu, khi nói về Chúa Cha, cũng như Chúa Thánh Thần, Người đề cập đến những ngôi vị tách biệt nhau. Trong sự tách biệt rạch ròi giữa các ngôi vị, Chúa Giêsu lại cho thấy có sự hiệp nhất nên một giữa các Ngôi với nhau. Chúa Thánh Thần lãnh nhận từ nơi Chúa Giêsu mà loan báo cho các tông đồ, và “mọi sự Chúa Cha có đều là của Chúa Giêsu”. Như thế, mỗi Ngôi đều có cái mà hai Ngôi kia đều có, và không chiếm hữu điều gì cho riêng mình. Mạc khải của Chúa Giêsu cho thấy: Ba Ngôi vừa khác biệt, vừa đồng nhất; vừa tách rời, vừa hiệp nhất. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm cao siêu vượt xa tầm trí hiểu biết của con người, không thể lý giải được bằng lý trí, nhưng lại dễ dàng noi gương sự hiệp nhất của Ba Ngôi để xây dựng và phát triển gia đình cũng như cộng đoàn.
Nhìn vào sự hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa, mỗi người tự hỏi, ngày nay chúng ta đã và đang sống, đã xây dựng sự hiệp nhất trong gia đình cũng như trong Giáo hội như thế nào ? Vợ chồng, cha mẹ và con cái có sự thống nhất thuận thảo trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình hay không ? Nếu chỉ nghĩ đến cái tôi thì không bao giờ có sự hiệp nhất. Trong Giáo hội cũng thế, là thành viên của Giáo hội mỗi Kitô hữu đã sống và đi theo những giáo huấn của Giáo hội ra sao ? Không hiếm những chuyện “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” giữa người trên và người dưới, giữa giáo sĩ và giáo dân. Những điều đó không thể tạo nên sự hiệp nhất và phát triển Giáo hội.
Mầu nhiệm Ba Ngôi là nền tảng căn bản của niềm tin Kitô giáo. Chính vì thế, đời sống đức tin của mỗi Kitô hữu phải dựa trên nền tảng của Ba Ngôi. Khi mạc khải về Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Giêsu cho thấy có sự kính trọng tuyệt đối và không có sự lệ thuộc hay thống trị lẫn nhau. Đàng khác, có sự thông hiệp hoàn toàn của Ba Ngôi với nhau trong mối dây hiệp nhất. Giữa các Ngài luôn là sự thống nhất tuyệt đối. Giáo hội do Chúa Giêsu thiết lập chính là phản ảnh rõ nét về đời sống nội tại của Ba Ngôi Thiên Chúa. Mọi thành phần trong Giáo hội phải liên đới với nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm chung.
Tin vào một Thiên Chúa Duy Nhất có Ba Ngôi, thì phải sống và làm thế nào để thể hiện niềm tin ấy. Có một phương thế hay nhất là xây dựng sự hiệp nhất trong Giáo hội. Trong cuộc sống có những thử thách gian nan, chúng ta cần phải tín thác vào Chúa. Bởi vì, nhờ Bí Tích Thanh Tẩy, chúng ta đã được sống trong cung lòng Ba Ngôi Thiên Chúa, được bình an nhờ Đức Kitô, được Chúa Thánh Thần thánh hóa và ban tặng tình yêu của Thiên Chúa Cha, chúng ta thực sự trở nên con cái Chúa. Do đó, đời sống của người Kitô hữu đích thực là một đời sống của tình yêu thương hiệp nhất như Ba Ngôi Thiên Chúa vậy.
Trong mạc khải của Chúa Giêsu, khi nói về Chúa Cha, cũng như Chúa Thánh Thần, Người đề cập đến những ngôi vị tách biệt nhau. Trong sự tách biệt rạch ròi giữa các ngôi vị, Chúa Giêsu lại cho thấy có sự hiệp nhất nên một giữa các Ngôi với nhau. Chúa Thánh Thần lãnh nhận từ nơi Chúa Giêsu mà loan báo cho các tông đồ, và “mọi sự Chúa Cha có đều là của Chúa Giêsu”. Như thế, mỗi Ngôi đều có cái mà hai Ngôi kia đều có, và không chiếm hữu điều gì cho riêng mình. Mạc khải của Chúa Giêsu cho thấy: Ba Ngôi vừa khác biệt, vừa đồng nhất; vừa tách rời, vừa hiệp nhất. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm cao siêu vượt xa tầm trí hiểu biết của con người, không thể lý giải được bằng lý trí, nhưng lại dễ dàng noi gương sự hiệp nhất của Ba Ngôi để xây dựng và phát triển gia đình cũng như cộng đoàn.
Nhìn vào sự hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa, mỗi người tự hỏi, ngày nay chúng ta đã và đang sống, đã xây dựng sự hiệp nhất trong gia đình cũng như trong Giáo hội như thế nào ? Vợ chồng, cha mẹ và con cái có sự thống nhất thuận thảo trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình hay không ? Nếu chỉ nghĩ đến cái tôi thì không bao giờ có sự hiệp nhất. Trong Giáo hội cũng thế, là thành viên của Giáo hội mỗi Kitô hữu đã sống và đi theo những giáo huấn của Giáo hội ra sao ? Không hiếm những chuyện “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” giữa người trên và người dưới, giữa giáo sĩ và giáo dân. Những điều đó không thể tạo nên sự hiệp nhất và phát triển Giáo hội.
Mầu nhiệm Ba Ngôi là nền tảng căn bản của niềm tin Kitô giáo. Chính vì thế, đời sống đức tin của mỗi Kitô hữu phải dựa trên nền tảng của Ba Ngôi. Khi mạc khải về Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Giêsu cho thấy có sự kính trọng tuyệt đối và không có sự lệ thuộc hay thống trị lẫn nhau. Đàng khác, có sự thông hiệp hoàn toàn của Ba Ngôi với nhau trong mối dây hiệp nhất. Giữa các Ngài luôn là sự thống nhất tuyệt đối. Giáo hội do Chúa Giêsu thiết lập chính là phản ảnh rõ nét về đời sống nội tại của Ba Ngôi Thiên Chúa. Mọi thành phần trong Giáo hội phải liên đới với nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm chung.
Tin vào một Thiên Chúa Duy Nhất có Ba Ngôi, thì phải sống và làm thế nào để thể hiện niềm tin ấy. Có một phương thế hay nhất là xây dựng sự hiệp nhất trong Giáo hội. Trong cuộc sống có những thử thách gian nan, chúng ta cần phải tín thác vào Chúa. Bởi vì, nhờ Bí Tích Thanh Tẩy, chúng ta đã được sống trong cung lòng Ba Ngôi Thiên Chúa, được bình an nhờ Đức Kitô, được Chúa Thánh Thần thánh hóa và ban tặng tình yêu của Thiên Chúa Cha, chúng ta thực sự trở nên con cái Chúa. Do đó, đời sống của người Kitô hữu đích thực là một đời sống của tình yêu thương hiệp nhất như Ba Ngôi Thiên Chúa vậy.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:41 24/05/2010
ĐÔNG TÂY
Minh Tư Tôn đã hỏi qua các thần dân của ông ta, tại sao các thứ đồ vật thì gọi là “đông tây東西” (1). Lúc ấy, có một thần dân tên là Chu Diên Nho trả lời: “Phương nam thuộc hỏa (lửa), phương bắc thuộc thủy (nước), thủy hỏa là thứ rất phổ biến, nếu ngài xin người ta lửa hoặc nước thì người ta nhất định cho ngài ngay, nhưng về vật phẩm thì nhất định phải dùng tiền để mua, cho nên bèn gọi là “đông tây”.
Theo truyền thuyết, Tống Thần Tông cũng đã hỏi thừa tướng Vương An Thạch về vấn đề này, Vương An Thạch trả lời như sau: “Đây là lấy ý nghĩa của “đông tây đều có”, mặc dù chỉ nói đông tây, nhưng trên thực tế cũng bao gồm cả nam bắc nữa ạ”.
Như thế, có thể thấy người ta cho rằng, các vật phẩm mặc dù khắp nơi đông tây nam bắc đều có, nhưng chỉ cần lấy đông tây làm đại diện là đủ rồi.
(Nam Tề thư)
Suy tư:
Phàm việc gì cũng có nguyên nhân của nó, chứ không phải khơi khơi mà có, mà đã có nguyên nhân thì tự nhiên phải có hậu quả, hậu quả tốt xấu là do nguyên nhân có tốt hay xấu không mà thôi.
Không có quả nào tốt đẹp cho bằng quả yêu thương, không có hương thơm nào tỏa lan bay xa cho bằng hương thơm của yêu thương, không có việc làm tốt nào cho bằng việc làm phát xuất từ yêu thương, và không có hy sinh nào cao quý cho bằng vì yêu thương mà hy sinh. Đó chính là hoa trái thánh thiện được phát xuất từ nơi cội nguồn căn nguyên của yêu thương là Thiên Chúa Ba Ngôi, người Ki-tô hữu đều tin tưởng như thế và thực hành trong cuộc sống của mình.
“Đông tây” chẳng ăn nhằm gì đến đồ vật cả, vậy mà được dùng để gọi các đồ vật, nhưng khi được giải thích thì thấy có lý.
Cũng vậy, yêu thương chẳng liên quan gì đến người xa lạ hoặc kẻ thù ghét mình cả, nhưng hãy nghe lời dạy của Chúa Giê-su: “Anh em đã nghe luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Ngài cho mặt trời của Ngài mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính”(Mt 5, 43-45).
Nói “yêu thương” thì luôn bao gồm cả người thân cận cũng như người xa cách, bao gồm người thân thuộc cũng như kẻ không quen biết, bao gồm cả người yêu thương mình lẫn người thù ghét mình.
Người Ki-tô hữu ai cũng hiểu điều đó cả, nhưng có một tảng đá lớn nhất cản trở con đường yêu thương, đó chính là tảng đá kiêu ngạo quá lớn và cái tôi quá bự tổ chảng của mình, ha ha ha...
(1) 東 (đông) 西 (tây), nhưng 東西ý nghĩa lại là “đồ vật”.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Minh Tư Tôn đã hỏi qua các thần dân của ông ta, tại sao các thứ đồ vật thì gọi là “đông tây東西” (1). Lúc ấy, có một thần dân tên là Chu Diên Nho trả lời: “Phương nam thuộc hỏa (lửa), phương bắc thuộc thủy (nước), thủy hỏa là thứ rất phổ biến, nếu ngài xin người ta lửa hoặc nước thì người ta nhất định cho ngài ngay, nhưng về vật phẩm thì nhất định phải dùng tiền để mua, cho nên bèn gọi là “đông tây”.
Theo truyền thuyết, Tống Thần Tông cũng đã hỏi thừa tướng Vương An Thạch về vấn đề này, Vương An Thạch trả lời như sau: “Đây là lấy ý nghĩa của “đông tây đều có”, mặc dù chỉ nói đông tây, nhưng trên thực tế cũng bao gồm cả nam bắc nữa ạ”.
Như thế, có thể thấy người ta cho rằng, các vật phẩm mặc dù khắp nơi đông tây nam bắc đều có, nhưng chỉ cần lấy đông tây làm đại diện là đủ rồi.
(Nam Tề thư)
Suy tư:
Phàm việc gì cũng có nguyên nhân của nó, chứ không phải khơi khơi mà có, mà đã có nguyên nhân thì tự nhiên phải có hậu quả, hậu quả tốt xấu là do nguyên nhân có tốt hay xấu không mà thôi.
Không có quả nào tốt đẹp cho bằng quả yêu thương, không có hương thơm nào tỏa lan bay xa cho bằng hương thơm của yêu thương, không có việc làm tốt nào cho bằng việc làm phát xuất từ yêu thương, và không có hy sinh nào cao quý cho bằng vì yêu thương mà hy sinh. Đó chính là hoa trái thánh thiện được phát xuất từ nơi cội nguồn căn nguyên của yêu thương là Thiên Chúa Ba Ngôi, người Ki-tô hữu đều tin tưởng như thế và thực hành trong cuộc sống của mình.
“Đông tây” chẳng ăn nhằm gì đến đồ vật cả, vậy mà được dùng để gọi các đồ vật, nhưng khi được giải thích thì thấy có lý.
Cũng vậy, yêu thương chẳng liên quan gì đến người xa lạ hoặc kẻ thù ghét mình cả, nhưng hãy nghe lời dạy của Chúa Giê-su: “Anh em đã nghe luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Ngài cho mặt trời của Ngài mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính”(Mt 5, 43-45).
Nói “yêu thương” thì luôn bao gồm cả người thân cận cũng như người xa cách, bao gồm người thân thuộc cũng như kẻ không quen biết, bao gồm cả người yêu thương mình lẫn người thù ghét mình.
Người Ki-tô hữu ai cũng hiểu điều đó cả, nhưng có một tảng đá lớn nhất cản trở con đường yêu thương, đó chính là tảng đá kiêu ngạo quá lớn và cái tôi quá bự tổ chảng của mình, ha ha ha...
(1) 東 (đông) 西 (tây), nhưng 東西ý nghĩa lại là “đồ vật”.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:42 24/05/2010
N2T |
11. Nếu người ta nghĩ rằng giá trị đau khổ là Thiên Chúa, thì người ta đều sẽ tranh nhau nhận đau khổ.
(Thánh nữ Angela Merici)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:43 24/05/2010
N2T |
448. Chủ quản có nghĩa vụ phải khiển trách, hiểu sai, vu tội.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Cuba: 'không phải gặp gỡ là thỏa hiệp'
Tiền Hô
06:25 24/05/2010
Đức Hồng Y Cuba: 'không phải gặp gỡ là thỏa hiệp'
HAVANA, CUBA, Ngày 23 tháng 5 năm 2010 (CNA) - Trong buổi họp báo được tổ chức hôm Thứ Tư tuần qua tại thủ đô Cuba, sau cuộc gặp với chủ tịch cộng sản Raúl Castro, Đức Hồng Y Jaime Ortega - Tổng giám mục Havana - thông báo rằng, một trong số các chủ đề tại cuộc gặp gỡ là vấn đề về nhóm Bạch Y Thanh Nữ - đây là nhóm bất đồng phản đối việc chính phủ giam giữ những người chồng của họ lẫn những tù nhân chính trị.
Đối với tù nhân, ngài nói, không thể nhanh chóng đi đến kết luận là bao giờ họ sẽ được thả tự do, hoặc khi nào thì chính phủ có những hành động cụ thể, nhưng Đức Hồng Y khẳng định: "vấn đề đang được xử lý cách nghiêm túc".
Cuộc gặp gỡ diễn ra hôm Thứ Tư giữa chủ tịch Raúl Castro, ông Caridad Diego Bello - Trưởng Ban Tôn Giáo Trung Ương của Đảng cộng sản Cuba với Đức Hồng Y Jaime Ortega và Đức Tổng Giám Mục Dionisio García - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Cuba.
Không phải thỏa hiệp
Trước khi các phóng viên đặt câu hỏi mở đầu cuộc họp, Đức Hồng Y Ortega giải thích rằng, cuộc gặp gỡ với chủ tịch Castro không thể coi đó là một hành động thỏa hiệp. Thay vào đó, ngài lưu ý, các thảo luận của cuộc gặp gỡ sẽ mở đường cho hàng loạt đối thoại về sau, "nó đã có một khởi đầu tốt đẹp và nên tiếp tục như thế".
Cuộc gặp gỡ diễn ra trong một thời điểm nhạy cảm với chủ đề tù nhân chính trị và Bạch Y Thanh Nữ - một nhóm phụ nữ phản đối việc chồng họ bị giam giữ như những tù nhân chính trị, bằng cách mặc toàn y phục trắng. Đức Tổng Giám mục García nói rằng, cuộc hội đàm với ông chủ tịch không nghiêng về bên nào nhưng ngài cũng cho biết, "chúng tôi đang làm việc về vấn đề này". Ngài nói thêm là không ai có thể nhanh chóng kết luận về thời gian hoặc chi tiết những hành động cụ thể nhưng ngài nhấn mạnh, "chủ đề này đang được xử lý nghiêm túc, đó là điều mà tôi có thể nói".
Cuối cùng, Đức Tổng Giám mục García nói rằng, dù trong quá khứ có những bất đồng, cuộc gặp hôm Thứ Tư thật quan trọng cho việc giúp đỡ những nỗ lực của Giáo hội trong việc hòa giải, và công nhận vai trò trung gian của Giáo hội. Ngài tiếp, cuộc gặp ấy đã đặt sang một bên những bất đồng cũ để cùng nhau hoạt động trong một hướng mới.
Tổng Giám mục còn nói, không nên xem cuộc gặp ấy để diễn giải mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội là "Đồng minh", bởi vì cụm từ này chỉ mang ý nghĩa quân sự hoặc chính trị. Giáo hội nên hoạt động trong xã hội cùng với sự tự do tôn giáo được đảm bảo bởi Hiến Pháp nhưng không bao giờ hoạt động dưới bất kỳ loại hình liên minh nào. Tầm quan trọng của cuộc gặp gỡ ấy bắt nguồn từ điều này. Bằng cách đó, Giáo hội có thể vượt qua những quan niệm xưa cũ và khuôn mẫu để đi vào trong bản chất và sứ mệnh của Giáo hội trong lòng xã hội.
Cuộc gặp gỡ với Raúl Castro, theo Đức Hồng Y Ortega là mở ra một kỷ nguyên mới. Trên tất cả, trong tâm tưởng ngài thì cuộc gặp không phải chỉ đối thoại về các vấn đề của Giáo hội mà là đối thoại về đất nước Cuba, hiện tại và tương lai, "đó là lí do tại sao nó lại diễn ra hơn 4 giờ đồng hồ", ngài giải thích. Sự kiện quan trọng này diễn ra trong thời điểm cần đối thoại. Đức Tổng Giám mục Garcia trích dẫn lời Đức Giáo hoàng Phaolô VI, "đối thoại là danh xưng mới của hòa bình".
HAVANA, CUBA, Ngày 23 tháng 5 năm 2010 (CNA) - Trong buổi họp báo được tổ chức hôm Thứ Tư tuần qua tại thủ đô Cuba, sau cuộc gặp với chủ tịch cộng sản Raúl Castro, Đức Hồng Y Jaime Ortega - Tổng giám mục Havana - thông báo rằng, một trong số các chủ đề tại cuộc gặp gỡ là vấn đề về nhóm Bạch Y Thanh Nữ - đây là nhóm bất đồng phản đối việc chính phủ giam giữ những người chồng của họ lẫn những tù nhân chính trị.
Đối với tù nhân, ngài nói, không thể nhanh chóng đi đến kết luận là bao giờ họ sẽ được thả tự do, hoặc khi nào thì chính phủ có những hành động cụ thể, nhưng Đức Hồng Y khẳng định: "vấn đề đang được xử lý cách nghiêm túc".
Không phải thỏa hiệp
Trước khi các phóng viên đặt câu hỏi mở đầu cuộc họp, Đức Hồng Y Ortega giải thích rằng, cuộc gặp gỡ với chủ tịch Castro không thể coi đó là một hành động thỏa hiệp. Thay vào đó, ngài lưu ý, các thảo luận của cuộc gặp gỡ sẽ mở đường cho hàng loạt đối thoại về sau, "nó đã có một khởi đầu tốt đẹp và nên tiếp tục như thế".
Cuộc gặp gỡ diễn ra trong một thời điểm nhạy cảm với chủ đề tù nhân chính trị và Bạch Y Thanh Nữ - một nhóm phụ nữ phản đối việc chồng họ bị giam giữ như những tù nhân chính trị, bằng cách mặc toàn y phục trắng. Đức Tổng Giám mục García nói rằng, cuộc hội đàm với ông chủ tịch không nghiêng về bên nào nhưng ngài cũng cho biết, "chúng tôi đang làm việc về vấn đề này". Ngài nói thêm là không ai có thể nhanh chóng kết luận về thời gian hoặc chi tiết những hành động cụ thể nhưng ngài nhấn mạnh, "chủ đề này đang được xử lý nghiêm túc, đó là điều mà tôi có thể nói".
Cuối cùng, Đức Tổng Giám mục García nói rằng, dù trong quá khứ có những bất đồng, cuộc gặp hôm Thứ Tư thật quan trọng cho việc giúp đỡ những nỗ lực của Giáo hội trong việc hòa giải, và công nhận vai trò trung gian của Giáo hội. Ngài tiếp, cuộc gặp ấy đã đặt sang một bên những bất đồng cũ để cùng nhau hoạt động trong một hướng mới.
Tổng Giám mục còn nói, không nên xem cuộc gặp ấy để diễn giải mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội là "Đồng minh", bởi vì cụm từ này chỉ mang ý nghĩa quân sự hoặc chính trị. Giáo hội nên hoạt động trong xã hội cùng với sự tự do tôn giáo được đảm bảo bởi Hiến Pháp nhưng không bao giờ hoạt động dưới bất kỳ loại hình liên minh nào. Tầm quan trọng của cuộc gặp gỡ ấy bắt nguồn từ điều này. Bằng cách đó, Giáo hội có thể vượt qua những quan niệm xưa cũ và khuôn mẫu để đi vào trong bản chất và sứ mệnh của Giáo hội trong lòng xã hội.
Cuộc gặp gỡ với Raúl Castro, theo Đức Hồng Y Ortega là mở ra một kỷ nguyên mới. Trên tất cả, trong tâm tưởng ngài thì cuộc gặp không phải chỉ đối thoại về các vấn đề của Giáo hội mà là đối thoại về đất nước Cuba, hiện tại và tương lai, "đó là lí do tại sao nó lại diễn ra hơn 4 giờ đồng hồ", ngài giải thích. Sự kiện quan trọng này diễn ra trong thời điểm cần đối thoại. Đức Tổng Giám mục Garcia trích dẫn lời Đức Giáo hoàng Phaolô VI, "đối thoại là danh xưng mới của hòa bình".
Khẩu hiệu của Hồng Y Newman được chọn cho chuyến viếng Giáo Hoàng tới Anh Quốc
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
10:32 24/05/2010
Các tín hữu được kêu gọi cho chuyến tông du Giáo Hoàng
LONDON Hồng Y John Henry Newman, sẽ được phong chân phước lúc Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI thăm viếng U.K., chọn khẩu hiệu sẽ đánh dấu chuyến tông du Giáo Hoàng: Con Tim Nói Trong Con Tim.
Chuyến viếng thăm 16-19 tháng 9, của Đức Giáo Hoàng tại Vương Quốc Hiệp Nhất (Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan) sẽ tập trung trong chủ đề này, “Cor ad Cor loquitur-Con Tim nói trong ConTim,” mà Hồng Y Newman đã chọn làm huy hiệu khi ngài trở thành hồng y trong năm 1879.
Bây giờ, khi các tín hữu nhìn tới sự phong chân phước của ngài ngày 19 tháng 9, họ sẽ suy niệm về khẩu hiệu của ngài, khẩu hiệu mà hông y lấy từ những lời của Thánh Francois de Sales.
Một thông cáo trên Mạng nói về cuộc viếng thăm Giáo Hoàng giải thích câu này có “những cấp bậc khác nhau,” tất cả nói cho chúng ta nhiều điều về Newman, sự ngài hiểu về việc làm người là gì, và quan niệm của ngài về một nhân loại được Chúa Kitô cứu chuộc.”
Trên thực tế, hồng y nghĩ rằng “sự thông tin thật sự giữa chúng ta nói từ con tim chúng ta tới con tim những kẻ khác chung quanh chúng ta—nhiều hơn là lời nói thông minh.”
Mạng lưới qui chiếu một bài giảng của Newman, trong đó ngài nói: “Sự lợi khẩu và sự thông minh sắc sảo, sự lanh lợi và sự khéo tay, những thứ này đưa ra một nguyên nhân tốt và phổ biến nó mau chóng, nhưng nó chết với những thứ đó. Nó không có gốc rễ trong những con tim người ta, và không sống bởi một thế hệ.
“Chân lý nói từ trung tâm con người, từ con tim của họ: ‘Bởi một con tim thức tỉnh từ kẻ chết, và bởi những sự yêu thương đặt trên trời, chúng ta có thể…thật sự và không suy nghĩ, minh chứng rằng Chúa Kitô sống.”
Thông cáo nói thêm rằng “con tim của chính Chúa nói cho chúng ta—trong sự cầu nguyện, trong Thánh Lễ, qua Kinh Thánh.”
Sức sống thiêng liêng
Khi Giáo Hội chuẩn bị cho cuộc thăm viếng của Đức Thánh Cha, các tín hữu được mời đóng góp cho sự thành công của biến cố.
Trong ngày 23 tháng 5, Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, tất cả các giáo xứ tại Scotland và Wales sẽ tiếp tục quyên góp đặc biệt cho cuộc thăm viếng Giáo Hoàng, trong một cố gắng đạt 7 triệu Euro (khoảng 10.5 triệu Mỹ Kim).
Thêm vào đó, các tín hữu trong giáo xứ sẽ được trao cho những tấm kinh nguyện trong ngày đó hầu họ có thể kết hợp với các người Công Giáo xung quanh Vương Quốc Hiệp Nhất để xin Chúa chúc lành cho biến cố này.
Tổng Giám Mục Vincent Nichols, chủ tịch hội đồng giám mục England và Wales, tha thiết xin “mọi người trong cộng đồng Công Giáo cầu nguyện cho cuộc thăm viếng này và ủng hộ sự quyên góp cho sự ấy cách hết sức quảng đại.”
“Sự thăm viếng của Đức Thánh Cha là một cơ hội dịu kỳ cho ánh sáng dịu dàng đức tin được chiêm ngắm lần nữa bởi mọi người,” Tổng giám mục xác quyết. “ Ngài sẽ củng cố đức tin mạnh của chính cộng dồng chúng ta.”
Tổng giám mục nói thêm, “Nhưng lời cầu xin của tôi, cũng là, cho cuộc thăm viếng sẽ giúp thắp sáng lên một sức sống mói, một thắc mắc của con tim đối với nhiều người trong xã hội chúng ta là những kẻ không có mối liên hệ tôn giáo nào nhưng là những kẻ bằng cách nào đó đang tim một ý nghĩa và mục đích sâu sắc hơn cho những cuộc sống của họ.”
Chánh quyền U.K (United Kingdom) sẽ bao những chi phí kết hợp với những phương diện quốc gia trong cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, đang khi Giáo Hội có trách nhiệm đề xuất những chi phí để chuẩn bị ba cuộc họp mục vụ công khai tại Scotland, London và West Midlands.
LONDON Hồng Y John Henry Newman, sẽ được phong chân phước lúc Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI thăm viếng U.K., chọn khẩu hiệu sẽ đánh dấu chuyến tông du Giáo Hoàng: Con Tim Nói Trong Con Tim.
Chuyến viếng thăm 16-19 tháng 9, của Đức Giáo Hoàng tại Vương Quốc Hiệp Nhất (Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan) sẽ tập trung trong chủ đề này, “Cor ad Cor loquitur-Con Tim nói trong ConTim,” mà Hồng Y Newman đã chọn làm huy hiệu khi ngài trở thành hồng y trong năm 1879.
Bây giờ, khi các tín hữu nhìn tới sự phong chân phước của ngài ngày 19 tháng 9, họ sẽ suy niệm về khẩu hiệu của ngài, khẩu hiệu mà hông y lấy từ những lời của Thánh Francois de Sales.
Một thông cáo trên Mạng nói về cuộc viếng thăm Giáo Hoàng giải thích câu này có “những cấp bậc khác nhau,” tất cả nói cho chúng ta nhiều điều về Newman, sự ngài hiểu về việc làm người là gì, và quan niệm của ngài về một nhân loại được Chúa Kitô cứu chuộc.”
Trên thực tế, hồng y nghĩ rằng “sự thông tin thật sự giữa chúng ta nói từ con tim chúng ta tới con tim những kẻ khác chung quanh chúng ta—nhiều hơn là lời nói thông minh.”
Mạng lưới qui chiếu một bài giảng của Newman, trong đó ngài nói: “Sự lợi khẩu và sự thông minh sắc sảo, sự lanh lợi và sự khéo tay, những thứ này đưa ra một nguyên nhân tốt và phổ biến nó mau chóng, nhưng nó chết với những thứ đó. Nó không có gốc rễ trong những con tim người ta, và không sống bởi một thế hệ.
“Chân lý nói từ trung tâm con người, từ con tim của họ: ‘Bởi một con tim thức tỉnh từ kẻ chết, và bởi những sự yêu thương đặt trên trời, chúng ta có thể…thật sự và không suy nghĩ, minh chứng rằng Chúa Kitô sống.”
Thông cáo nói thêm rằng “con tim của chính Chúa nói cho chúng ta—trong sự cầu nguyện, trong Thánh Lễ, qua Kinh Thánh.”
Sức sống thiêng liêng
Khi Giáo Hội chuẩn bị cho cuộc thăm viếng của Đức Thánh Cha, các tín hữu được mời đóng góp cho sự thành công của biến cố.
Trong ngày 23 tháng 5, Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, tất cả các giáo xứ tại Scotland và Wales sẽ tiếp tục quyên góp đặc biệt cho cuộc thăm viếng Giáo Hoàng, trong một cố gắng đạt 7 triệu Euro (khoảng 10.5 triệu Mỹ Kim).
Thêm vào đó, các tín hữu trong giáo xứ sẽ được trao cho những tấm kinh nguyện trong ngày đó hầu họ có thể kết hợp với các người Công Giáo xung quanh Vương Quốc Hiệp Nhất để xin Chúa chúc lành cho biến cố này.
Tổng Giám Mục Vincent Nichols, chủ tịch hội đồng giám mục England và Wales, tha thiết xin “mọi người trong cộng đồng Công Giáo cầu nguyện cho cuộc thăm viếng này và ủng hộ sự quyên góp cho sự ấy cách hết sức quảng đại.”
“Sự thăm viếng của Đức Thánh Cha là một cơ hội dịu kỳ cho ánh sáng dịu dàng đức tin được chiêm ngắm lần nữa bởi mọi người,” Tổng giám mục xác quyết. “ Ngài sẽ củng cố đức tin mạnh của chính cộng dồng chúng ta.”
Tổng giám mục nói thêm, “Nhưng lời cầu xin của tôi, cũng là, cho cuộc thăm viếng sẽ giúp thắp sáng lên một sức sống mói, một thắc mắc của con tim đối với nhiều người trong xã hội chúng ta là những kẻ không có mối liên hệ tôn giáo nào nhưng là những kẻ bằng cách nào đó đang tim một ý nghĩa và mục đích sâu sắc hơn cho những cuộc sống của họ.”
Chánh quyền U.K (United Kingdom) sẽ bao những chi phí kết hợp với những phương diện quốc gia trong cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, đang khi Giáo Hội có trách nhiệm đề xuất những chi phí để chuẩn bị ba cuộc họp mục vụ công khai tại Scotland, London và West Midlands.
Chúa Thánh Thần là cơn gió buồm cho Giáo Hội
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
10:33 24/05/2010
Đức Giáo Hoàng nói không có Giáo Hội nếu không có Lễ Hiện Xuống, Không có Lễ Hiện Xuống nếu không có Mẹ Maria.
VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói Giáo Hội luôn luôn sống trong sự tuông đổ Thánh Thẩn trong một chu kỳ liên tục ”những hiện xuống mới”. The Pope made this reflection today before praying the midday Regina Caeli -- the last of the year -- with those gathered in St. Peter's Square.
Đức Giáo Hoàng ban hành suy gẫm này hôm nay trước lúc đọc kinh trưa Regina Caeli—lần cuối trong năm- với những người qui tụ trong Quảng Trường Thánh Phêro.
“Trên thực tế Giáo Hội luôn luôn sống từ sự xuống ơn của Chúa Thánh Thần, vì không có vậy thì Giáo Hội sẽ cạn hết những quyên lực của mình, ví như một chiếc thuyền buồm không gió,” ngài nói. “Lễ Hiện Xuống được đổi mới môt cách đặc biệt trong những lúc ảnh hưởng lớn, hoặc thuộc cấp bậc địa phương hay phổ quát, hoặc trong những buổi họp hay trong những buổi triệu tập to lớn.”
Đức Thánh Cha ghi nhận một số “ lúc ảnh hưởng lớn “ này,” như Công Đồng Vatican Hai và cuộc họp của Đức Gioan Phaolo II với những phong trào mới thuộc giáo hội trong năm 1998.
“Nhưng Giáo Hội biết vô số ‘những lễ hiện xuống’ làm sống động các cộng đồng địa phương,” ngài suy tư. “Chúng ta nghĩ tới những phụng vụ, cách riêng những phụng vụ trải nghiệm trong những lúc riêng biệt của sự sống cộng đồng, trong đó quyền phép của Chúa được nhận thấy một cách rõ ràng, khi truyền ban niềm vui và sự say mê trong các linh hồn. Chúng ta nghĩ tới nhiều cuộc họp khác để cầu nguyện trong đó giới trẻ cảm thấy rõ ràng tiếng gọi của Chúa gắn bó đời sống của họ trong tình yêu của Người, cả khi hiến hình hoàn toàn cho Người”
Vai trò người Mẹ
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI mở rộng suy tư của ngài với sự xác nhận này: “Không có Giáo Hội nếu không có lễ Hiện Xuông. Và tôi muốn nói thêm: Không có lễ Hiện Xuống nếu không có Đức Trinh Nữ Maria.”
Ngài ghi nhận rằng ngày Lễ Hiện Xuống xảy đến chính lúc Đức Maria và các Tông Đồ qui tụ trong Phòng Trên
“Và điều này xảy luôn, trong mọi nơi và mọi lúc,” ĐGH khẳng định: “ tôi chứng minh điều này cách đây không lâu tại Fatima. […] Giữa chúng ta có Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu. Điều này là kinh nghiệm điển hình tại các đền thánh lớn kính Đức Maria- Lourdes, Guadfalupe, Pompei, Loreto—hay là cả trong những đền nhỏ: ”Nơi nào các kitô hữu qui tụ đọc kinh với Đức Maria, thì Chúa ban Thánh Thần của Người.”
VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói Giáo Hội luôn luôn sống trong sự tuông đổ Thánh Thẩn trong một chu kỳ liên tục ”những hiện xuống mới”. The Pope made this reflection today before praying the midday Regina Caeli -- the last of the year -- with those gathered in St. Peter's Square.
Đức Giáo Hoàng ban hành suy gẫm này hôm nay trước lúc đọc kinh trưa Regina Caeli—lần cuối trong năm- với những người qui tụ trong Quảng Trường Thánh Phêro.
“Trên thực tế Giáo Hội luôn luôn sống từ sự xuống ơn của Chúa Thánh Thần, vì không có vậy thì Giáo Hội sẽ cạn hết những quyên lực của mình, ví như một chiếc thuyền buồm không gió,” ngài nói. “Lễ Hiện Xuống được đổi mới môt cách đặc biệt trong những lúc ảnh hưởng lớn, hoặc thuộc cấp bậc địa phương hay phổ quát, hoặc trong những buổi họp hay trong những buổi triệu tập to lớn.”
Đức Thánh Cha ghi nhận một số “ lúc ảnh hưởng lớn “ này,” như Công Đồng Vatican Hai và cuộc họp của Đức Gioan Phaolo II với những phong trào mới thuộc giáo hội trong năm 1998.
“Nhưng Giáo Hội biết vô số ‘những lễ hiện xuống’ làm sống động các cộng đồng địa phương,” ngài suy tư. “Chúng ta nghĩ tới những phụng vụ, cách riêng những phụng vụ trải nghiệm trong những lúc riêng biệt của sự sống cộng đồng, trong đó quyền phép của Chúa được nhận thấy một cách rõ ràng, khi truyền ban niềm vui và sự say mê trong các linh hồn. Chúng ta nghĩ tới nhiều cuộc họp khác để cầu nguyện trong đó giới trẻ cảm thấy rõ ràng tiếng gọi của Chúa gắn bó đời sống của họ trong tình yêu của Người, cả khi hiến hình hoàn toàn cho Người”
Vai trò người Mẹ
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI mở rộng suy tư của ngài với sự xác nhận này: “Không có Giáo Hội nếu không có lễ Hiện Xuông. Và tôi muốn nói thêm: Không có lễ Hiện Xuống nếu không có Đức Trinh Nữ Maria.”
Ngài ghi nhận rằng ngày Lễ Hiện Xuống xảy đến chính lúc Đức Maria và các Tông Đồ qui tụ trong Phòng Trên
“Và điều này xảy luôn, trong mọi nơi và mọi lúc,” ĐGH khẳng định: “ tôi chứng minh điều này cách đây không lâu tại Fatima. […] Giữa chúng ta có Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu. Điều này là kinh nghiệm điển hình tại các đền thánh lớn kính Đức Maria- Lourdes, Guadfalupe, Pompei, Loreto—hay là cả trong những đền nhỏ: ”Nơi nào các kitô hữu qui tụ đọc kinh với Đức Maria, thì Chúa ban Thánh Thần của Người.”
Những ý kiến về vấn đề tế bào nhân tạo
Trần Mạnh Trác
11:19 24/05/2010
Nhiều nhà nghiên cứu Mỹ đã lên tiếng việc tạo ra một tế bào được điều khiển bởi DNA nhân tạo là một thanh gươm "hai lưỡi."
Bác học J. Craig Venter và một nhóm khoa học gia đã thành công cấy ghép một DNA nhân tạo, DNA này là bản sao chép y hệt như một DNA thật cuả một vi khuẩn, vào một tế bào chủ. Sau khi cấy ghép xong, tế bào chủ đã được kiểm soát hiệu quả bởi DNA mới. Tế bào mới được gọi là một "tế bào nhân tạo" mặc dù chỉ có bộ gen của nó thật sự là nhân tạo.
Linh Mục Thomas Berg, Giám đốc Viện Westchester về Đạo đức và Nhân vị học, bình luận rằng phát minh trên "là hấp dẫn, đạo đức trung lập, và có thể là một phần của một cái gì đó nghiêm trọng hơn."
BH Venter hy vọng rằng các tế bào nhân tạo này sẽ mở đường cho việc tạo ra các tế bào với những đặc tính di truyền mới và sẽ trở thành hữu ích cho những việc sản xuất dược phẩm, tạo nguồn năng lượng mới, và làm sạch môi trường.
Nhưng Cha Berg cũng cảnh báo về những hậu quả không lường trước được: "nỗi lo ngại của tôi là chưa có bất kỳ suy nghĩ đầy đủ nào về những tiềm năng nguy hiểm," ngài lưu ý rằng mặc dù khiá cạnh đạo đức có tầm quan trọng tối thượng, nhưng thường là điều cuối cùng được xem xét trong tiến trình phát triển khoa học.
Đề cập đến khái niệm "thiết kế" trẻ em, Cha Berg lưu ý rằng phát hiện này có khả năng là "bước đầu tiên cuả một tiến trình đen tối hơn" như là "thay đổi con người một cách bất bình thường."
"Những nhà đạo đức học Công giáo chắc chắn phải đặt điều này trên tầm nhìn của họ", Cha Berg khuyến khích cộng đồng Công giáo nên khám phá vấn đề một cách sâu xa hơn.
Đức Hồng Y Angelo Arguello, Chủ tịch của Hội Đồng Giám mục Ý, nói với hãng tin ANSA rằng công việc của BH Venter là "thêm một dấu hiệu của trí thông minh, là món quà cuả Thiên Chúa để giúp hiểu biết sự sáng tạo và cai quản nó tốt hơn" Ngài nói thêm, "mặt khác, trí thông minh không bao giờ có thể được tách ra khỏi trách nhiệm. Bất kỳ hình thức thông minh và khoa học nào... luôn phải được đo bằng kích thước đạo đức, đặt tâm điểm là phẩm giá thực sự của mỗi người. "
"Nếu nó được sử dụng cho những điều tốt đẹp, như để điều trị bệnh lý, thì chúng tôi chỉ có thể có những tình cảm tích cực" về nó, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, người đứng đầu Học viện Giáo hoàng về cuộc sống, nói với truyền hình Ý. Nhưng, "nếu nó trở thành không được. .. hữu ích để tôn trọng nhân phẩm của con người, thì quan điểm của chúng tôi sẽ thay đổi. "
Việc phát hiện cũng đặt ra những câu hỏi như “việc chế tạo sự sống nhân tạo” và sự cám dỗ để "đóng vai Thiên Chúa."
"Nói rằng Venter đang đóng vai Thiên Chúa", theo Cha Berg "thì là quá đáng" vì tuy các tế bào nhân tạo là một "thành tựu khoa học rất lớn, nhưng đã không tạo ra cuộc sống.", ngài nhấn mạnh.
Tiến sĩ John Haas của Trung tâm Công giáo quốc gia về đạo đức sinh học nói với BBC, "họ đang làm thay đổi đáng kể cho các vấn đề sinh học, nhưng thực sự đã không tạo ra sự sống nhân tạo. Rõ ràng khi một hình thức mới cuả cuộc sống được sanh ra, người ta không thể hoàn toàn chắc chắn nó sẽ làm những gì, và sẽ sinh sản như thế nào. " "Người ta có thể sửa đổi và thao tác những vật liệu sinh học đã có. Nhưng không một ai có thể tạo ra cuộc sống từ đầu. "
Đóng góp thêm vào cuộc tranh luận, Bác sĩ Carlo Bellieni, một chuyên gia người Ý về trẻ sơ sinh, cũng cảnh báo. "Tầm quan trọng của DNA, cuối cùng, là rất lớn và là kỳ vọng cuả khoa học di truyền," ông viết trên báo Vatican L'Osservatore Romano. "Vấn đề là cần có sự hoà hợp giữa can đảm và thận trọng: hành động trên bộ gen có thể - chúng tôi hy vọng - chữa bệnh, nhưng họ đang đụng chạm tới một địa hình rất mong manh, trong đó vấn đề môi sinh và thao tác (vận dụng môi sinh) là những vấn đề không nên được định giá quá thấp."
Bác học J. Craig Venter và một nhóm khoa học gia đã thành công cấy ghép một DNA nhân tạo, DNA này là bản sao chép y hệt như một DNA thật cuả một vi khuẩn, vào một tế bào chủ. Sau khi cấy ghép xong, tế bào chủ đã được kiểm soát hiệu quả bởi DNA mới. Tế bào mới được gọi là một "tế bào nhân tạo" mặc dù chỉ có bộ gen của nó thật sự là nhân tạo.
Linh Mục Thomas Berg, Giám đốc Viện Westchester về Đạo đức và Nhân vị học, bình luận rằng phát minh trên "là hấp dẫn, đạo đức trung lập, và có thể là một phần của một cái gì đó nghiêm trọng hơn."
BH Venter hy vọng rằng các tế bào nhân tạo này sẽ mở đường cho việc tạo ra các tế bào với những đặc tính di truyền mới và sẽ trở thành hữu ích cho những việc sản xuất dược phẩm, tạo nguồn năng lượng mới, và làm sạch môi trường.
Nhưng Cha Berg cũng cảnh báo về những hậu quả không lường trước được: "nỗi lo ngại của tôi là chưa có bất kỳ suy nghĩ đầy đủ nào về những tiềm năng nguy hiểm," ngài lưu ý rằng mặc dù khiá cạnh đạo đức có tầm quan trọng tối thượng, nhưng thường là điều cuối cùng được xem xét trong tiến trình phát triển khoa học.
Đề cập đến khái niệm "thiết kế" trẻ em, Cha Berg lưu ý rằng phát hiện này có khả năng là "bước đầu tiên cuả một tiến trình đen tối hơn" như là "thay đổi con người một cách bất bình thường."
"Những nhà đạo đức học Công giáo chắc chắn phải đặt điều này trên tầm nhìn của họ", Cha Berg khuyến khích cộng đồng Công giáo nên khám phá vấn đề một cách sâu xa hơn.
Đức Hồng Y Angelo Arguello, Chủ tịch của Hội Đồng Giám mục Ý, nói với hãng tin ANSA rằng công việc của BH Venter là "thêm một dấu hiệu của trí thông minh, là món quà cuả Thiên Chúa để giúp hiểu biết sự sáng tạo và cai quản nó tốt hơn" Ngài nói thêm, "mặt khác, trí thông minh không bao giờ có thể được tách ra khỏi trách nhiệm. Bất kỳ hình thức thông minh và khoa học nào... luôn phải được đo bằng kích thước đạo đức, đặt tâm điểm là phẩm giá thực sự của mỗi người. "
"Nếu nó được sử dụng cho những điều tốt đẹp, như để điều trị bệnh lý, thì chúng tôi chỉ có thể có những tình cảm tích cực" về nó, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, người đứng đầu Học viện Giáo hoàng về cuộc sống, nói với truyền hình Ý. Nhưng, "nếu nó trở thành không được. .. hữu ích để tôn trọng nhân phẩm của con người, thì quan điểm của chúng tôi sẽ thay đổi. "
Việc phát hiện cũng đặt ra những câu hỏi như “việc chế tạo sự sống nhân tạo” và sự cám dỗ để "đóng vai Thiên Chúa."
"Nói rằng Venter đang đóng vai Thiên Chúa", theo Cha Berg "thì là quá đáng" vì tuy các tế bào nhân tạo là một "thành tựu khoa học rất lớn, nhưng đã không tạo ra cuộc sống.", ngài nhấn mạnh.
Tiến sĩ John Haas của Trung tâm Công giáo quốc gia về đạo đức sinh học nói với BBC, "họ đang làm thay đổi đáng kể cho các vấn đề sinh học, nhưng thực sự đã không tạo ra sự sống nhân tạo. Rõ ràng khi một hình thức mới cuả cuộc sống được sanh ra, người ta không thể hoàn toàn chắc chắn nó sẽ làm những gì, và sẽ sinh sản như thế nào. " "Người ta có thể sửa đổi và thao tác những vật liệu sinh học đã có. Nhưng không một ai có thể tạo ra cuộc sống từ đầu. "
Đóng góp thêm vào cuộc tranh luận, Bác sĩ Carlo Bellieni, một chuyên gia người Ý về trẻ sơ sinh, cũng cảnh báo. "Tầm quan trọng của DNA, cuối cùng, là rất lớn và là kỳ vọng cuả khoa học di truyền," ông viết trên báo Vatican L'Osservatore Romano. "Vấn đề là cần có sự hoà hợp giữa can đảm và thận trọng: hành động trên bộ gen có thể - chúng tôi hy vọng - chữa bệnh, nhưng họ đang đụng chạm tới một địa hình rất mong manh, trong đó vấn đề môi sinh và thao tác (vận dụng môi sinh) là những vấn đề không nên được định giá quá thấp."
Khắp Trung Quốc cầu nguyện cho sự hiệp nhất và ơn gọi linh mục
Tiền Hô
14:54 24/05/2010
"Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc" do Đức Thánh Cha Benedict XVI thiết lập. Ngày này, người Công giáo công khai lẫn thầm lặng ở Trung Quốc đều cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa các cộng đoàn Kitô hữu và sớm có một giải pháp cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican. Hơn nữa, họ còn cầu nguyện cho sự mạnh mẽ của giới trẻ, các đức giám mục, tín hữu và việc truyền giáo tại đại lục. (Tác giả Yuan Zhen)
THƯỢNG HẢI, Trung Quốc, 24 tháng 5 năm 2010 (AsiaNews) - Hôm nay, Lễ Đức Bà Phù hộ các Giáo hữu, Lễ Đức Mẹ Xa Sơn (Sheshan) ở Thượng Hải và cũng là Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc (24 tháng 5), người Công giáo khắp Trung Quốc cầu nguyện cho Giáo Hội tại nước này, theo lời đề nghị của Đức Thánh Cha Benedict XVI trong lá thư năm 2007 của Ngài.
Sáng nay, tại Xa Sơn, Đức Giám mục Giuse Xing Wenzhi, giám mục phụ tá Thượng Hải, đã dẫn đầu một đoàn rước từ nhà thờ nằm ở đoạn giữa con đường dẫn lên đồi, và đến đỉnh đồi, ngài sẽ cử hành thánh lễ trọng thể.
Đức Giám mục Xing mời gọi 3.000 người Công giáo tại đây tham gia cầu nguyện cho tất cả các linh mục và giáo dân Trung Quốc, cũng như cho các nạn nhân của thiên tai và cho cả Hội chợ Triển lãm Thế giới (Expo Thượng Hải 2010) đang được tổ chức tại đô thị lớn này.
Còn cha Li Fangyuan, cha sở nhà thờ chính tòa nói với AsiaNews rằng, ngài đã cử hành thánh lễ sáng nay lúc 6 giờ 30 để cầu nguyện cho Trung Quốc, hy vọng rằng sẽ tìm được "lối ra" cho quan hệ giữa nhà nước với Giáo hội.
Ở Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến), Đức Giám mục Cai Bingrui vừa được bổ nhiệm nói rằng, tất cả các linh mục đều cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc trong thánh lễ. Ngài nói, "Tôi lạc quan về Giáo Hội tại Trung Quốc, vì nhận được ơn phúc bởi Đức Giáo Hoàng đã quyết định thiết lập ra một ngày đặc biệt để cầu nguyện cho mục đích này".
Ngài nói tiếp, "bên cạnh đó, tôi phó dâng sâu sắc cho Đức Mẹ Xa Sơn. Tôi đã từng được học tập tại Chủng viện Thần học Xa Sơn, là chủng sinh, chúng tôi thường đến cầu nguyện tại nhà thờ, giúp đỡ khách hành hương trong những tháng của cao điểm của hành hương".
Ở miền trung Trung Quốc, Teresa - một nữ tu Công giáo - nói với AsiaNews rằng, cô vẫn tiếp tục cầu nguyện cho các giám mục Trung Quốc được mạnh mẽ - nhiều người trong số họ là người trẻ và mới.
Ở phía tây bắc đất nước, cha Giuse, một linh mục thầm lặng (hầm trú), cho biết vào sáng nay rằng, các linh mục đã cùng cầu nguyện với người Công giáo của Giáo Hội Hầm trú, có nơi còn tổ chức chầu Thánh Thể. Một số người cố gắng để đi hành hương đến Xa Sơn, mặc dù an ninh kiểm soát chặt chẽ và ngăn chặn giao thông.
Với tư cách cá nhân, cha Giuse cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa các cộng đồng Kitô hữu đang bị chia rẽ ở Trung Quốc và việc bình thường hóa quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican càng sớm càng tốt, cũng như sự tăng trưởng ơn gọi linh mục về số lượng lẫn chất lượng.
Cha Phêrô ở Chính Định (tỉnh Hà Bắc), cũng là một linh mục thầm lặng, không những cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Giáo hội và cho việc truyền giáo ở Trung Quốc, mà còn cầu nguyện cho Đức Giám mục của mình là Julius Jia Zhiguo sớm được trở về vì ngài đã bị công an bắt giam vài tháng trước đây. "Đối với tôi, ngày cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc theo lệnh của Đức Thánh Cha, là một cách để hỗ trợ tinh thần cho chúng tôi", cha nói.
Anh Gioan - một chủng sinh từ Hà Bắc cho biết thêm rằng, những ý chỉ khẩn thiết nhất hiện nay là cầu cho sự đoàn kết vững chắc của Giáo Hội và "hiểu biết nhiều hơn, không phải chia rẽ giữa các cộng đoàn".
Đức Giám mục Han Zhihai của Lan Châu (tỉnh Cam Túc) thì có niềm tin lớn vào Đức Mẹ, Người đã phù hộ và bảo vệ Giáo Hội tại Trung Quốc. Ngài cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc có thể "có thêm nhiều tự do hơn, có ơn linh hướng linh mục nhiều hơn và sớm có sự cải thiện trong quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican".
Mới ngày Chúa nhật Lễ Hiện Xuống hôm qua, Đức Giám mục Han xác nhận rằng, có đến 130 trẻ em và người lớn lãnh nhận Bí tích Thêm sức và sẽ có 400 người Công giáo khác trong các giáo xứ sẽ được lãnh nhận bí tích trong những ngày tới.
(Nguồn: http://www.asianews.it/news-en/At-Sheshan-and-throughout-China-we-pray-for-unity-and-priestly-vocations-18492.html)
THƯỢNG HẢI, Trung Quốc, 24 tháng 5 năm 2010 (AsiaNews) - Hôm nay, Lễ Đức Bà Phù hộ các Giáo hữu, Lễ Đức Mẹ Xa Sơn (Sheshan) ở Thượng Hải và cũng là Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc (24 tháng 5), người Công giáo khắp Trung Quốc cầu nguyện cho Giáo Hội tại nước này, theo lời đề nghị của Đức Thánh Cha Benedict XVI trong lá thư năm 2007 của Ngài.
Sáng nay, tại Xa Sơn, Đức Giám mục Giuse Xing Wenzhi, giám mục phụ tá Thượng Hải, đã dẫn đầu một đoàn rước từ nhà thờ nằm ở đoạn giữa con đường dẫn lên đồi, và đến đỉnh đồi, ngài sẽ cử hành thánh lễ trọng thể.
Đức Giám mục Xing mời gọi 3.000 người Công giáo tại đây tham gia cầu nguyện cho tất cả các linh mục và giáo dân Trung Quốc, cũng như cho các nạn nhân của thiên tai và cho cả Hội chợ Triển lãm Thế giới (Expo Thượng Hải 2010) đang được tổ chức tại đô thị lớn này.
Còn cha Li Fangyuan, cha sở nhà thờ chính tòa nói với AsiaNews rằng, ngài đã cử hành thánh lễ sáng nay lúc 6 giờ 30 để cầu nguyện cho Trung Quốc, hy vọng rằng sẽ tìm được "lối ra" cho quan hệ giữa nhà nước với Giáo hội.
Ở Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến), Đức Giám mục Cai Bingrui vừa được bổ nhiệm nói rằng, tất cả các linh mục đều cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc trong thánh lễ. Ngài nói, "Tôi lạc quan về Giáo Hội tại Trung Quốc, vì nhận được ơn phúc bởi Đức Giáo Hoàng đã quyết định thiết lập ra một ngày đặc biệt để cầu nguyện cho mục đích này".
Ngài nói tiếp, "bên cạnh đó, tôi phó dâng sâu sắc cho Đức Mẹ Xa Sơn. Tôi đã từng được học tập tại Chủng viện Thần học Xa Sơn, là chủng sinh, chúng tôi thường đến cầu nguyện tại nhà thờ, giúp đỡ khách hành hương trong những tháng của cao điểm của hành hương".
Ở miền trung Trung Quốc, Teresa - một nữ tu Công giáo - nói với AsiaNews rằng, cô vẫn tiếp tục cầu nguyện cho các giám mục Trung Quốc được mạnh mẽ - nhiều người trong số họ là người trẻ và mới.
Ở phía tây bắc đất nước, cha Giuse, một linh mục thầm lặng (hầm trú), cho biết vào sáng nay rằng, các linh mục đã cùng cầu nguyện với người Công giáo của Giáo Hội Hầm trú, có nơi còn tổ chức chầu Thánh Thể. Một số người cố gắng để đi hành hương đến Xa Sơn, mặc dù an ninh kiểm soát chặt chẽ và ngăn chặn giao thông.
Với tư cách cá nhân, cha Giuse cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa các cộng đồng Kitô hữu đang bị chia rẽ ở Trung Quốc và việc bình thường hóa quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican càng sớm càng tốt, cũng như sự tăng trưởng ơn gọi linh mục về số lượng lẫn chất lượng.
Cha Phêrô ở Chính Định (tỉnh Hà Bắc), cũng là một linh mục thầm lặng, không những cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Giáo hội và cho việc truyền giáo ở Trung Quốc, mà còn cầu nguyện cho Đức Giám mục của mình là Julius Jia Zhiguo sớm được trở về vì ngài đã bị công an bắt giam vài tháng trước đây. "Đối với tôi, ngày cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc theo lệnh của Đức Thánh Cha, là một cách để hỗ trợ tinh thần cho chúng tôi", cha nói.
Anh Gioan - một chủng sinh từ Hà Bắc cho biết thêm rằng, những ý chỉ khẩn thiết nhất hiện nay là cầu cho sự đoàn kết vững chắc của Giáo Hội và "hiểu biết nhiều hơn, không phải chia rẽ giữa các cộng đoàn".
Đức Giám mục Han Zhihai của Lan Châu (tỉnh Cam Túc) thì có niềm tin lớn vào Đức Mẹ, Người đã phù hộ và bảo vệ Giáo Hội tại Trung Quốc. Ngài cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc có thể "có thêm nhiều tự do hơn, có ơn linh hướng linh mục nhiều hơn và sớm có sự cải thiện trong quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican".
Mới ngày Chúa nhật Lễ Hiện Xuống hôm qua, Đức Giám mục Han xác nhận rằng, có đến 130 trẻ em và người lớn lãnh nhận Bí tích Thêm sức và sẽ có 400 người Công giáo khác trong các giáo xứ sẽ được lãnh nhận bí tích trong những ngày tới.
(Nguồn: http://www.asianews.it/news-en/At-Sheshan-and-throughout-China-we-pray-for-unity-and-priestly-vocations-18492.html)
Chính quyền Obama yêu cầu Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Hoa Kỳ ngăn cản các vụ kiện chống lại Toà Thánh Vatican.
Dominic David Trần
15:51 24/05/2010
Chính quyền Obama yêu cầu Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Hoa Kỳ ngăn cản các vụ kiện chống lại Toà Thánh Vatican.
Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ ngày 24/05/2010 theo bản tin của Thông tấn Xã CWN, chính phủ của Tổng Thống Hoa Kỳ Obama đang cân nhắc và mạnh mẽ chống lại những nỗ lực vác đơn đi kiện Tòa Thánh Vatican của những nạn nhân bị một số giáo sĩ bạo hành và sách nhiễu tình dục trước đây.
Trong văn kiện gởi đến Tòa Án Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Hoa Kỳ, Bộ Tư Pháp Liên Bang Hoa Kỳ đã yêu cầu Tối Cao Pháp Viện Liên Bang cứu xét và đảo ngược một phán quyết của một Tòa Án Liên Bang tại Quận Hạt địa phương đã truyền rằng; " chấp thuận cho phép nêu tên của Tòa Thánh Vatican như một bị đơn hay bên bị kiện trong một vụ kiện tại tiểu bang Oregon.
Văn kiện này không trực tiếp giải đáp những câu hỏi đã được nêu ra trong một đơn kiện đệ nạp gần đây tại tiểu bang Kentucky, trong đó các bên nguyên đơn (bên đi thưa) lập luận rằng "Các Đức Giám Mục Hoa Kỳ, trong thực tế là những người làm công, (the American Bishops are in effect employees of the Holy See) hay viên chức có hưởng lương của Tòa Thánh (sic). Nói về đơn kiện nạp tại tiểu bang Oregon, Tổng Chưởng Lý Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ biện luận rằng; các bên nguyên đơn không hội đủ các tiêu chuẩn yêu cầu cần thiết để cho Các Tòa Án Hoa Kỳ đem các vụ kiện như thế này mang đi chống lại một quốc gia, nhà nước hay Cơ quan Quyền Lực có chủ quyền nơi khác.
Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ ngày 24/05/2010 theo bản tin của Thông tấn Xã CWN, chính phủ của Tổng Thống Hoa Kỳ Obama đang cân nhắc và mạnh mẽ chống lại những nỗ lực vác đơn đi kiện Tòa Thánh Vatican của những nạn nhân bị một số giáo sĩ bạo hành và sách nhiễu tình dục trước đây.
Trong văn kiện gởi đến Tòa Án Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Hoa Kỳ, Bộ Tư Pháp Liên Bang Hoa Kỳ đã yêu cầu Tối Cao Pháp Viện Liên Bang cứu xét và đảo ngược một phán quyết của một Tòa Án Liên Bang tại Quận Hạt địa phương đã truyền rằng; " chấp thuận cho phép nêu tên của Tòa Thánh Vatican như một bị đơn hay bên bị kiện trong một vụ kiện tại tiểu bang Oregon.
Văn kiện này không trực tiếp giải đáp những câu hỏi đã được nêu ra trong một đơn kiện đệ nạp gần đây tại tiểu bang Kentucky, trong đó các bên nguyên đơn (bên đi thưa) lập luận rằng "Các Đức Giám Mục Hoa Kỳ, trong thực tế là những người làm công, (the American Bishops are in effect employees of the Holy See) hay viên chức có hưởng lương của Tòa Thánh (sic). Nói về đơn kiện nạp tại tiểu bang Oregon, Tổng Chưởng Lý Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ biện luận rằng; các bên nguyên đơn không hội đủ các tiêu chuẩn yêu cầu cần thiết để cho Các Tòa Án Hoa Kỳ đem các vụ kiện như thế này mang đi chống lại một quốc gia, nhà nước hay Cơ quan Quyền Lực có chủ quyền nơi khác.
Một linh mục Balan bị sát hại dưới thời cộng sản, sẽ được tôn phong Chân phước
CV
16:01 24/05/2010
Cha Jerzy Popieluszko: Chân Phước tử đạo của thời đại
Balan [CNS 23/05/2010] - Ngày 6 tháng 6 năm 2010, cha Jerzy Popieluszko, linh mục Balan bị sát hại dưới thời cộng sản, sẽ được tôn phong Chân phước.
Các nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo tại Balan hy vọng rằng việc cha Popieluszko được tôn phong Chân Phước sẽ nhắc nhớ những giá trị mà cha đã hy sinh mạng sống để bảo vệ cũng như gợi lại chứng từ can đảm của các tín hữu Kitô Balan trong giai đoạn lịch sử đặc biệt này.
Ðức cha Henryk Muszynski, Tổng giám mục Gniezno nói rằng dân chúng tràn đầy hy vọng, nhứt là những người đã từng trực tiếp làm việc với cha Popieluszko.
Theo Ðức tổng giám mục Gniezno, cha Popieluszko không phải là một nhà hùng biện hay một nhà hoạt động chính trị, mà là một con người có xác tín sâu xa và ngay thẳng. Sự thánh thiện của ngài nằm trong cuộc sống công chính của ngài. Ðây chính là yếu tố mang lại hy vọng cho con người ngay cả trong những tình huống xấu xa nhứt.
Thi thể của vị linh mục 37 tuổi này đã được tìm thấy trong dòng sông Vistula gần Wloclawek ngày 30 tháng 10 năm 1984, chỉ 11 ngày sau khi ngài bị bắt cóc lúc đang trên đường trở về nhà từ thành phố Bydgoszcz là nơi ngài vừa dâng thánh lễ.
Ðã có khoảng 4 trăm ngàn người tham dự lễ an táng vị linh mục mà người ta tin chắc là bị công an mật vụ cộng sản Balan sát hại.
Năm 1997, tức 13 năm sau khi cha Popieluszko bị sát hại, Tổng giáo phận Warsawa đã thiết lập hồ sơ xin phong Thánh cho cha. Năm 2001, một hồ sơ dày trên 1 ngàn trang đã được gởi về Roma. Và ngày 19 tháng 12 năm 2009, Ðức thánh cha Benedicto XVI đã công bố sắc lệnh nhìn nhận cha như một vị tử đạo.
Hôm 17 tháng 5 năm 2010, trong một cuộc phỏng vấn dành cho hãng thông tấn Công giáo Hoa kỳ CNS, Ðức cha Muszynski nói rằng ngài đã sống gần nhà thờ thánh Stanislaw Kostka ở Warsawa là nơi mà cha Popieluszko đã phục vụ hồi đầu thập niên 80. Ðức tổng giám mục Gniezno nói rằng ngài rất xác tín về sự thánh thiện của cha sau khi đã đọc các bài giảng của cha, được cho xuất bản sau khi chế độ cộng sản sụp đổ tại Balan hồi năm 1989.
Ðức cha Muszynski nói rằng cha Popieluszko là một con người rất đơn sơ, có khi nhút nhát là khác, nhưng đã trở thành một nhà lãnh đạo tinh thần nhờ sự trung thành không sai chạy của ngài đối với Chúa Kitô trong Tin Mừng.
Theo Ðức tổng giám mục Gniezno, cha Popieluszko là một con người bình thường. Ngài biết rõ những gì đang chờ đợi mình và cũng biết sợ hãi. Nhưng ngài cương biết không bao giờ phản bội Tin Mừng của Sự Thật.
Ðức cha Muszynsky nói: "Cha Popieluszko đã đứng về phía những người tranh đấu cho một Balan tự do. Chính vì thế mà ngài đã bị tố cáo một cách bất công là đã âm mưu lật đổ nhà nước cộng sản. Ðây là lý do khiến ngài có nhiều đối thủ quyền thế".
Chào đời trong một gia đình nông dân nghèo tại Okopy, đông bắc Balan, cha Popieluszko đã gia nhập chủng viện Warsawa năm 1965. Ngài được đức cố Hồng y Stefan Wyszynski truyền chức linh mục tháng 5 năm 1972, với tình trạng sức khỏe suy sụp sau hai năm quân dịch.
Sau vài năm làm công tác mục vụ tại thủ đô, ngài được sai đến nhà thờ thánh Stanislaw năm 1980 và làm tuyên úy cho các công nhân nhà máy thép Huta Warszawa. Ðây là lúc nổ ra các cuộc đình công dẫn đến việc thành lập Công đoàn Ðoàn Kết.
Tháng Hai năm 1982, hai tháng sau khi Công đoàn Ðoàn kết bị lệnh thiết quân luật đè bẹp, cha Popieluszko cử hành thánh lễ đầu tiên cầu nguyện cho tổ quốc. Không mấy chốc, nhiều linh mục khác trên toàn quốc cũng làm theo.
Tháng 6 năm 1984,sau nhiều lần bị giam giữ và hỏi cung, cha Popieluszko đã chính thức bị kết tội "lạm dụng chức vụ linh mục để tuyên truyền chống nhà nước". Nhưng chỉ một tháng sau, án lệnh được đình hoãn.
Trong lá thư mục vụ được cho công bố dạo tháng 3 năm 2010, Ðức cha Kazimierz Nycz, Tổng giám mục thủ đô Warsawa đã viết rằng rồi đây cha Popieluszko sẽ được xem như mẫu mực trong cuộc chiến chống lại "chủ nghĩa duy tương đối và dối trá". Ðức tổng giám mục thủ đô Balan tin rằng giáo huấn của vị linh mục này đã được người đương thời đón nhận như " một mãnh đất khô cằn được tưới gội". Theo vị Tổng giám mục này, cha Popieluszko là "một dấu chỉ sống động của hy vọng đối với hàng triệu triệu người dân Balan".
Về phần mình, cha Tomasz Kaczmarek, cáo thỉnh viên của vụ an tôn phong Chân Phước cho cha Popieluszko, cho biết sở dĩ hồ sơ phong Chân Phước bị đình hoãn là vì tài liệu liên quan đến thời cộng sản quá phức tạp. Nhưng theo cha Kaczmarek, việc cha Popieluszko được tôn phong Chân Phước vào cuối Năm Linh Mục sẽ nhắc nhỡ hàng giáo sĩ về cung cách phục vụ đích thực của mình.
Linh mục cáo thỉnh viên vụ án tôn phong Chân Phước cho cha Popieluszko nói rằng mặc dù không có đủ khả năng để làm một cha sở, cha đã trở thành người nói lên những khát vọng sâu xa nhứt của cả dân tộc.
Tháng 2 năm 1985, 4 nhân viên của Bộ Nội Vụ Balan đã bị kết tội sát hại cha Popieluszko nhưng lại được trả tự do sau đó vì bản án được duyệt lại. Một viên tướng trong ngành công an mật vụ cộng sản bị kết án vì ra lệnh thủ tiêu vị linh mục cũng được trắng án.
Tuy nhiên, những người ủng hộ Công Ðoàn Ðoàn Kết không ngừng quy trách cho chế độ cộng sản Balan về cái chết của cha Popieluszko. Hiện nay Viện Tưởng Niệm Quốc Gia Balan đang cho điều tra về những tội ác dưới thời cộng sản. Viện này tiếp tục thu thập các dữ kiện về vụ sát hại vị linh mục. Dạo tháng 10 năm 2009, Viện này đã giúp tìm thấy chứng cớ để qui trách cho 2 công an mật vụ đã từng âm mưu hãm hại cha bằng cách cho đặt vũ khí và truyền đơn trong nhà ngài.
Hiện nay, mộ của cha Popieluszko lúc nào cũng có người đến kính viếng. Ðức Gioan Phaolô II đã từng đến cầu nguyện bên mộ cha và để lại một tràng chuỗi. Tính cho đến nay đã có khoảng 18 triệu người viếng mộ vị linh mục.
Ðức tổng giám mục Gniezno nói rằng giới trẻ rất ngưỡng mộ gương sáng của vị linh mục. Họ nói rằng cuộc tử đạo của ngài không chỉ là một biến cố quá khứ mà có thể xảy ra trong xã hội ngày nay.
Balan [CNS 23/05/2010] - Ngày 6 tháng 6 năm 2010, cha Jerzy Popieluszko, linh mục Balan bị sát hại dưới thời cộng sản, sẽ được tôn phong Chân phước.
Các nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo tại Balan hy vọng rằng việc cha Popieluszko được tôn phong Chân Phước sẽ nhắc nhớ những giá trị mà cha đã hy sinh mạng sống để bảo vệ cũng như gợi lại chứng từ can đảm của các tín hữu Kitô Balan trong giai đoạn lịch sử đặc biệt này.
Ðức cha Henryk Muszynski, Tổng giám mục Gniezno nói rằng dân chúng tràn đầy hy vọng, nhứt là những người đã từng trực tiếp làm việc với cha Popieluszko.
Theo Ðức tổng giám mục Gniezno, cha Popieluszko không phải là một nhà hùng biện hay một nhà hoạt động chính trị, mà là một con người có xác tín sâu xa và ngay thẳng. Sự thánh thiện của ngài nằm trong cuộc sống công chính của ngài. Ðây chính là yếu tố mang lại hy vọng cho con người ngay cả trong những tình huống xấu xa nhứt.
Thi thể của vị linh mục 37 tuổi này đã được tìm thấy trong dòng sông Vistula gần Wloclawek ngày 30 tháng 10 năm 1984, chỉ 11 ngày sau khi ngài bị bắt cóc lúc đang trên đường trở về nhà từ thành phố Bydgoszcz là nơi ngài vừa dâng thánh lễ.
Ðã có khoảng 4 trăm ngàn người tham dự lễ an táng vị linh mục mà người ta tin chắc là bị công an mật vụ cộng sản Balan sát hại.
Năm 1997, tức 13 năm sau khi cha Popieluszko bị sát hại, Tổng giáo phận Warsawa đã thiết lập hồ sơ xin phong Thánh cho cha. Năm 2001, một hồ sơ dày trên 1 ngàn trang đã được gởi về Roma. Và ngày 19 tháng 12 năm 2009, Ðức thánh cha Benedicto XVI đã công bố sắc lệnh nhìn nhận cha như một vị tử đạo.
Hôm 17 tháng 5 năm 2010, trong một cuộc phỏng vấn dành cho hãng thông tấn Công giáo Hoa kỳ CNS, Ðức cha Muszynski nói rằng ngài đã sống gần nhà thờ thánh Stanislaw Kostka ở Warsawa là nơi mà cha Popieluszko đã phục vụ hồi đầu thập niên 80. Ðức tổng giám mục Gniezno nói rằng ngài rất xác tín về sự thánh thiện của cha sau khi đã đọc các bài giảng của cha, được cho xuất bản sau khi chế độ cộng sản sụp đổ tại Balan hồi năm 1989.
Ðức cha Muszynski nói rằng cha Popieluszko là một con người rất đơn sơ, có khi nhút nhát là khác, nhưng đã trở thành một nhà lãnh đạo tinh thần nhờ sự trung thành không sai chạy của ngài đối với Chúa Kitô trong Tin Mừng.
Theo Ðức tổng giám mục Gniezno, cha Popieluszko là một con người bình thường. Ngài biết rõ những gì đang chờ đợi mình và cũng biết sợ hãi. Nhưng ngài cương biết không bao giờ phản bội Tin Mừng của Sự Thật.
Ðức cha Muszynsky nói: "Cha Popieluszko đã đứng về phía những người tranh đấu cho một Balan tự do. Chính vì thế mà ngài đã bị tố cáo một cách bất công là đã âm mưu lật đổ nhà nước cộng sản. Ðây là lý do khiến ngài có nhiều đối thủ quyền thế".
Chào đời trong một gia đình nông dân nghèo tại Okopy, đông bắc Balan, cha Popieluszko đã gia nhập chủng viện Warsawa năm 1965. Ngài được đức cố Hồng y Stefan Wyszynski truyền chức linh mục tháng 5 năm 1972, với tình trạng sức khỏe suy sụp sau hai năm quân dịch.
Sau vài năm làm công tác mục vụ tại thủ đô, ngài được sai đến nhà thờ thánh Stanislaw năm 1980 và làm tuyên úy cho các công nhân nhà máy thép Huta Warszawa. Ðây là lúc nổ ra các cuộc đình công dẫn đến việc thành lập Công đoàn Ðoàn Kết.
Tháng Hai năm 1982, hai tháng sau khi Công đoàn Ðoàn kết bị lệnh thiết quân luật đè bẹp, cha Popieluszko cử hành thánh lễ đầu tiên cầu nguyện cho tổ quốc. Không mấy chốc, nhiều linh mục khác trên toàn quốc cũng làm theo.
Tháng 6 năm 1984,sau nhiều lần bị giam giữ và hỏi cung, cha Popieluszko đã chính thức bị kết tội "lạm dụng chức vụ linh mục để tuyên truyền chống nhà nước". Nhưng chỉ một tháng sau, án lệnh được đình hoãn.
Trong lá thư mục vụ được cho công bố dạo tháng 3 năm 2010, Ðức cha Kazimierz Nycz, Tổng giám mục thủ đô Warsawa đã viết rằng rồi đây cha Popieluszko sẽ được xem như mẫu mực trong cuộc chiến chống lại "chủ nghĩa duy tương đối và dối trá". Ðức tổng giám mục thủ đô Balan tin rằng giáo huấn của vị linh mục này đã được người đương thời đón nhận như " một mãnh đất khô cằn được tưới gội". Theo vị Tổng giám mục này, cha Popieluszko là "một dấu chỉ sống động của hy vọng đối với hàng triệu triệu người dân Balan".
Về phần mình, cha Tomasz Kaczmarek, cáo thỉnh viên của vụ an tôn phong Chân Phước cho cha Popieluszko, cho biết sở dĩ hồ sơ phong Chân Phước bị đình hoãn là vì tài liệu liên quan đến thời cộng sản quá phức tạp. Nhưng theo cha Kaczmarek, việc cha Popieluszko được tôn phong Chân Phước vào cuối Năm Linh Mục sẽ nhắc nhỡ hàng giáo sĩ về cung cách phục vụ đích thực của mình.
Linh mục cáo thỉnh viên vụ án tôn phong Chân Phước cho cha Popieluszko nói rằng mặc dù không có đủ khả năng để làm một cha sở, cha đã trở thành người nói lên những khát vọng sâu xa nhứt của cả dân tộc.
Tháng 2 năm 1985, 4 nhân viên của Bộ Nội Vụ Balan đã bị kết tội sát hại cha Popieluszko nhưng lại được trả tự do sau đó vì bản án được duyệt lại. Một viên tướng trong ngành công an mật vụ cộng sản bị kết án vì ra lệnh thủ tiêu vị linh mục cũng được trắng án.
Tuy nhiên, những người ủng hộ Công Ðoàn Ðoàn Kết không ngừng quy trách cho chế độ cộng sản Balan về cái chết của cha Popieluszko. Hiện nay Viện Tưởng Niệm Quốc Gia Balan đang cho điều tra về những tội ác dưới thời cộng sản. Viện này tiếp tục thu thập các dữ kiện về vụ sát hại vị linh mục. Dạo tháng 10 năm 2009, Viện này đã giúp tìm thấy chứng cớ để qui trách cho 2 công an mật vụ đã từng âm mưu hãm hại cha bằng cách cho đặt vũ khí và truyền đơn trong nhà ngài.
Hiện nay, mộ của cha Popieluszko lúc nào cũng có người đến kính viếng. Ðức Gioan Phaolô II đã từng đến cầu nguyện bên mộ cha và để lại một tràng chuỗi. Tính cho đến nay đã có khoảng 18 triệu người viếng mộ vị linh mục.
Ðức tổng giám mục Gniezno nói rằng giới trẻ rất ngưỡng mộ gương sáng của vị linh mục. Họ nói rằng cuộc tử đạo của ngài không chỉ là một biến cố quá khứ mà có thể xảy ra trong xã hội ngày nay.
Một Giám mục Phi luật tân nói: '' Không có chỗ chôn trong Đất Thánh Công Giáo cho cố Thủ Hiến là thành viên của Hội Tam Điểm
Dominic David Trần
16:56 24/05/2010
QUEZON, Phi Luật Tân, ngày 24/05/2010 theo tin Thông Tấn Xã CWN, một vị Giám Mục Phi Luật Tân đã từ chối một chỗ chôn trong Đất Thánh (Nghĩa Trang Công Giáo) cho cố Thủ Hiến Rafael Nantes của Thủ đô Quezon. Rafael Nantes đã chết trong một tai nạn máy bay trực thăng vào ngày 17 tháng Năm vừa qua. Vị Thủ Hiến này đã là thành viên Hội Tam Điểm từ lâu; và cũng vừa mới xin vào Đạo Thiên Chúa.
"Không có chuyện chính trị xen vào trong các quyết định của Giáo Hội Công Giáo. Cá nhân tôi chỉ thi hành Giáo Luật của Hội Thánh." Đức Cha Emilio Marquez, Giám Mục Chính Tòa Giáo Phận Lucena, thủ đô Quezon đã tuyên bố thêm; " Sẽ không được phép cử hành Thánh Lễ Misa cuối cùng cho ông này-trừ khi người này đã có thể hiện rõ ràng những dấu hiệu ăn năn thống hối trước khi chết."
"Giáo Hội Công Giáo địa phương trong Giáo Phận Lucena thương xót và chia xẻ nỗi đau của nhân dân thủ đô Quezon. Quả thực, giáo phận đã gởi đại diện và vòng hoa phân ưu đến tang quyến và gia đình của Thủ Hiến ngay sau khi chúng tôi nhận được tin buồn về cái chết bi thảm của cố Thủ Hiến."
"Chúng tôi không hề cấm cầu nguyện cho linh hồn cho ông ta được an nghỉ đời đời." Đức Giám Mục Giáo phận Lucena đã phát biểu như vậy.
Nguồn tin tổng hợp từ bên chính quyền cho biết vị Tổng Thống tân cử vừa được bầu lên của Phi Luật Tân là ông Benigno "Noynoy" Aquino III, vừa là bạn thân và đồng minh chính trị của Rafael Nantes và các quan chức chính phủ đã đến viếng xác cố Thủ Hiến Nantes.
Nguồn tin Giáo Hội Phi Luật Tân cho biết, một thân nhân của cố Thủ Hiến là Tu Sĩ Ed Nantes OP là một Linh Mục Dòng Đa-Minh nước Phi đã đệ đơn xin Đức Giám Mục Emilio Marquez, Đấng bản quyền địa phương để xin cứu xét về phụng vụ an táng. Tòa Giám Mục Giáo Phận đã phúc đáp rằng; căn cứ theo các điều khoản 1184 và 1185 của Bộ Giáo Luật Hội Thánh Công Giáo hiện hành và căn cứ vào tình hình thực tế của cố Thủ Hiến Rafael Nantes cũng như của chính Tu Sĩ Ed Nante OP đã nêu qua thỉnh nguyện thư- Giáo Luật và Giáo Phận đương nhiên không có chỗ chôn cất trong Đất Thánh Công Giáo cho cố Thủ Hiến, người đã là thành viên từ lâu của Hội Tam Điểm. Không được cử hành Thánh Lễ Misa khi có quàn xác của cố Thủ Hiến Rafael Nantes."
Tu Sĩ Ed Nantes OP Linh Mục Dòng Đa-Minh trong tu phục của Dòng được quyền nguyện kinh và ban phép lành cho Rafael Nantes. Tu Sĩ Linh Mục Ed Nantes hay các giáo sĩ khác được làm lễ cầu cho linh hồn Rafael Nantes với điều kiện là không được cử hành Thánh Lễ ấy có xác của Rafael Nantes.
"Không có chuyện chính trị xen vào trong các quyết định của Giáo Hội Công Giáo. Cá nhân tôi chỉ thi hành Giáo Luật của Hội Thánh." Đức Cha Emilio Marquez, Giám Mục Chính Tòa Giáo Phận Lucena, thủ đô Quezon đã tuyên bố thêm; " Sẽ không được phép cử hành Thánh Lễ Misa cuối cùng cho ông này-trừ khi người này đã có thể hiện rõ ràng những dấu hiệu ăn năn thống hối trước khi chết."
"Giáo Hội Công Giáo địa phương trong Giáo Phận Lucena thương xót và chia xẻ nỗi đau của nhân dân thủ đô Quezon. Quả thực, giáo phận đã gởi đại diện và vòng hoa phân ưu đến tang quyến và gia đình của Thủ Hiến ngay sau khi chúng tôi nhận được tin buồn về cái chết bi thảm của cố Thủ Hiến."
"Chúng tôi không hề cấm cầu nguyện cho linh hồn cho ông ta được an nghỉ đời đời." Đức Giám Mục Giáo phận Lucena đã phát biểu như vậy.
Nguồn tin tổng hợp từ bên chính quyền cho biết vị Tổng Thống tân cử vừa được bầu lên của Phi Luật Tân là ông Benigno "Noynoy" Aquino III, vừa là bạn thân và đồng minh chính trị của Rafael Nantes và các quan chức chính phủ đã đến viếng xác cố Thủ Hiến Nantes.
Nguồn tin Giáo Hội Phi Luật Tân cho biết, một thân nhân của cố Thủ Hiến là Tu Sĩ Ed Nantes OP là một Linh Mục Dòng Đa-Minh nước Phi đã đệ đơn xin Đức Giám Mục Emilio Marquez, Đấng bản quyền địa phương để xin cứu xét về phụng vụ an táng. Tòa Giám Mục Giáo Phận đã phúc đáp rằng; căn cứ theo các điều khoản 1184 và 1185 của Bộ Giáo Luật Hội Thánh Công Giáo hiện hành và căn cứ vào tình hình thực tế của cố Thủ Hiến Rafael Nantes cũng như của chính Tu Sĩ Ed Nante OP đã nêu qua thỉnh nguyện thư- Giáo Luật và Giáo Phận đương nhiên không có chỗ chôn cất trong Đất Thánh Công Giáo cho cố Thủ Hiến, người đã là thành viên từ lâu của Hội Tam Điểm. Không được cử hành Thánh Lễ Misa khi có quàn xác của cố Thủ Hiến Rafael Nantes."
Tu Sĩ Ed Nantes OP Linh Mục Dòng Đa-Minh trong tu phục của Dòng được quyền nguyện kinh và ban phép lành cho Rafael Nantes. Tu Sĩ Linh Mục Ed Nantes hay các giáo sĩ khác được làm lễ cầu cho linh hồn Rafael Nantes với điều kiện là không được cử hành Thánh Lễ ấy có xác của Rafael Nantes.
Hội Thánh Công Giáo không được định danh với bất kỳ đảng phái hay hệ thống chính trị nào
Dominic David Trần
18:19 24/05/2010
Rôma, nước Ý ngày 24/05/2010 2:55PM theo bản tin Thông Tấn Xã CNA, trích diễn văn Đức Thánh Cha Benedicto XVI đọc trong Đại Hội Thường Kỳ lần thứ 24 của Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc trách về Giáo dân, Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, Chủ Tịch Hội Đồng tuyên bố; "Hội Thánh Công Giáo không được định danh với bất kỳ đảng phái hay hệ thống chính trị nào" nhưng Hội Thánh "cảm ơn mọi công việc của những ai đã tự hiến thân phục vụ cho công ích chung và chịu gánh nặng của những trách nhiệm này."
Đức Hồng Y Rylko nói rằng Giáo Hội nhìn nhận việc các tín hữu giáo dân dấn thân tham gia vào chính trị như là "một ơn gọi cao cả" và đó là " một sự thể hiện vĩ đại về lòng Bác Ái."
" Những Giáo dân Thiên Chúa giáo tham gia vào đời sống công cộng nên nhận được đầy đủ sự huấn luyện cần thiết để có thể mang chứng tá Đức Tin của họ trong Đức Chúa Giêsu KiTô với cùng một lòng dũng cảm trước sau như một- bởi vì khi chính họ trở thành tín hữu trung tín của Chúa Giêsu KiTô, và bởi phép Rửa Tội chính họ đã được nhận - họ có thể thực sự đem đến một sự canh tân đổi mới trong đời sống chính trị." Đức Hồng Y Rylko tuyên bố.
Trong nhận định về lời Đức Thánh Cha kêu gọi để nhắm đến các thế hệ mới của các chính trị gia là tín hữu Thiên Chúa giáo, Đức Hồng Y Rylko bày tỏ; " Ngày nay, điều rất khẩn thiết là các chính trị gia phải giữ lại được linh hồn của chính họ, qua đó phục hồi lại ý nghĩa của phục vụ công ích chung, xây dựng lại một ý thức nhạy bén về đạo đức và một căn bản vững chắc cho những giá trị đã được chia xẻ, vượt lên trên hết thảy mọi ý niệm của một chủ nghĩa thế tục hóa đang thực sự mở rộng -với những gì không thù nghịch với Thiên Chúa hay là nỗi sợ hãi khi chấp nhận bước vào đời sống công cộng."
Đức Hồng Y tuyên bố; "Nhiệm vụ này bao gồm cả; việc bảo vệ con người thế gian, nhân phẩm con người, ơn gọi ưu tuyển này và những quyền bất khả chuyển nhượng của con người, có cội rễ từ các quy luật tự nhiên, và vì vậy những điều này là không thỏa hiệp"
Kết thúc bài diễn văn Đức Hồng Y Chủ Tịch Rylko thông báo là Đại Hội Giáo Dân Công Giáo Toàn Á Châu sẽ được tổ chức từ ngày 31 tháng Tám cho đến ngày 05 tháng Chín năm nay.
Đức Hồng Y Rylko nói rằng Giáo Hội nhìn nhận việc các tín hữu giáo dân dấn thân tham gia vào chính trị như là "một ơn gọi cao cả" và đó là " một sự thể hiện vĩ đại về lòng Bác Ái."
" Những Giáo dân Thiên Chúa giáo tham gia vào đời sống công cộng nên nhận được đầy đủ sự huấn luyện cần thiết để có thể mang chứng tá Đức Tin của họ trong Đức Chúa Giêsu KiTô với cùng một lòng dũng cảm trước sau như một- bởi vì khi chính họ trở thành tín hữu trung tín của Chúa Giêsu KiTô, và bởi phép Rửa Tội chính họ đã được nhận - họ có thể thực sự đem đến một sự canh tân đổi mới trong đời sống chính trị." Đức Hồng Y Rylko tuyên bố.
Trong nhận định về lời Đức Thánh Cha kêu gọi để nhắm đến các thế hệ mới của các chính trị gia là tín hữu Thiên Chúa giáo, Đức Hồng Y Rylko bày tỏ; " Ngày nay, điều rất khẩn thiết là các chính trị gia phải giữ lại được linh hồn của chính họ, qua đó phục hồi lại ý nghĩa của phục vụ công ích chung, xây dựng lại một ý thức nhạy bén về đạo đức và một căn bản vững chắc cho những giá trị đã được chia xẻ, vượt lên trên hết thảy mọi ý niệm của một chủ nghĩa thế tục hóa đang thực sự mở rộng -với những gì không thù nghịch với Thiên Chúa hay là nỗi sợ hãi khi chấp nhận bước vào đời sống công cộng."
Đức Hồng Y tuyên bố; "Nhiệm vụ này bao gồm cả; việc bảo vệ con người thế gian, nhân phẩm con người, ơn gọi ưu tuyển này và những quyền bất khả chuyển nhượng của con người, có cội rễ từ các quy luật tự nhiên, và vì vậy những điều này là không thỏa hiệp"
Kết thúc bài diễn văn Đức Hồng Y Chủ Tịch Rylko thông báo là Đại Hội Giáo Dân Công Giáo Toàn Á Châu sẽ được tổ chức từ ngày 31 tháng Tám cho đến ngày 05 tháng Chín năm nay.
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho Giáo Hội Trung Hoa
Bùi Hữu Thư
19:19 24/05/2010
Diễn từ của Đức Thánh Cha sau kinh Nữ Vương Thiên Đàng
ROME, Ngày 23 tháng 5, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc rằng ngày thứ hai 24 tháng 5, ngày kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria, Đấng cầu bầu cho các tín hữu, tất cả mọi mọi người Công Giáo được mời gọi cầu nguyện cho Giáo Hội Trung Hoa.
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhắc đến điều này hôm nay, sau kinh Nữ Vương Thiên Đàng, ngài nói: “Trong khi các tín hữu bên Trung Quốc cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa họ và Giáo Hội hoàn vũ được ngày càng mật thiết hơn, người Công Giáo trên toàn thế giới – nhất là những người gốc Hoa – hãy hiệp nhất với họ trong kinh nguyện và việc bác ái, xin Chúa Thánh Thần đổ tràn trong tim chúng ta, đặc biệt trong ngày lễ ngày hôm nay.”
Đức Thánh Cha đã thiết lập Ngày Cầu Nguyện cho Giáo Hội Trung Hoa, bằng lá thư gửi Giáo Hội Trung Hoa vào ngày Lễ Thánh Thần Hiện Xuống (27 tháng 5, 2007.)
Trong “Lá Thư gửi các giám mục, các linh mục, các tu sĩ và giáo dân của Giáo Hội Trung Hoa”, ngài đề nghị vào ngày 24 tháng 5, vì là ngày “cung hiến cho Đưc Nữ Đồng Trinh Maria, Đấng bầu cử cho các tín hữu, và được tôn sùng hết sức sốt sắng tại Đền Thánh Đức Mẹ Sheshan tại Thượng Hải.”
Đức Thánh Cha đã thấy “đây là cơ hội để người Công Giáo trên toàn thế giới hiệp nhất để cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa.”
Đức Thánh Cha tiếp trong lá thư: “Tôi muốn ngày này là ngày cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc. Tôi khuyên các bạn mừng vui, và tái thiết sự hiệp thông về đức tin vào Chúa Giêsu, Chúa chúng ta, và trung thành với Giáo Hoàng, và cầu nguyện để cho sự hiệp nhất này ngày càng mật thiết và cụ thể hơn.” Ngài cũng nhắc đến “điều răn về đức ái” là yêu cả “kẻ thù.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI kết luận bằng các giải thích rằng trong ngày này, người Công Giáo trên toàn thế giới sẽ cầu xin Thiên Chúa ban cho “ơn kiên trì trong chứng tá, và kiên trì gánh chịu những đau khổ trong quá khứ và hiện tại vì Danh Chúa Giêsu, và sự can đảm trung thành của quý vị đối với đấng kế vị Người trên trần thế này sẽ được ân thưởng, cho dù đôi khi mọi sự có vẻ như là một thất bại chán chường.
ROME, Ngày 23 tháng 5, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc rằng ngày thứ hai 24 tháng 5, ngày kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria, Đấng cầu bầu cho các tín hữu, tất cả mọi mọi người Công Giáo được mời gọi cầu nguyện cho Giáo Hội Trung Hoa.
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhắc đến điều này hôm nay, sau kinh Nữ Vương Thiên Đàng, ngài nói: “Trong khi các tín hữu bên Trung Quốc cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa họ và Giáo Hội hoàn vũ được ngày càng mật thiết hơn, người Công Giáo trên toàn thế giới – nhất là những người gốc Hoa – hãy hiệp nhất với họ trong kinh nguyện và việc bác ái, xin Chúa Thánh Thần đổ tràn trong tim chúng ta, đặc biệt trong ngày lễ ngày hôm nay.”
Đức Thánh Cha đã thiết lập Ngày Cầu Nguyện cho Giáo Hội Trung Hoa, bằng lá thư gửi Giáo Hội Trung Hoa vào ngày Lễ Thánh Thần Hiện Xuống (27 tháng 5, 2007.)
Trong “Lá Thư gửi các giám mục, các linh mục, các tu sĩ và giáo dân của Giáo Hội Trung Hoa”, ngài đề nghị vào ngày 24 tháng 5, vì là ngày “cung hiến cho Đưc Nữ Đồng Trinh Maria, Đấng bầu cử cho các tín hữu, và được tôn sùng hết sức sốt sắng tại Đền Thánh Đức Mẹ Sheshan tại Thượng Hải.”
Đức Thánh Cha đã thấy “đây là cơ hội để người Công Giáo trên toàn thế giới hiệp nhất để cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa.”
Đức Thánh Cha tiếp trong lá thư: “Tôi muốn ngày này là ngày cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc. Tôi khuyên các bạn mừng vui, và tái thiết sự hiệp thông về đức tin vào Chúa Giêsu, Chúa chúng ta, và trung thành với Giáo Hoàng, và cầu nguyện để cho sự hiệp nhất này ngày càng mật thiết và cụ thể hơn.” Ngài cũng nhắc đến “điều răn về đức ái” là yêu cả “kẻ thù.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI kết luận bằng các giải thích rằng trong ngày này, người Công Giáo trên toàn thế giới sẽ cầu xin Thiên Chúa ban cho “ơn kiên trì trong chứng tá, và kiên trì gánh chịu những đau khổ trong quá khứ và hiện tại vì Danh Chúa Giêsu, và sự can đảm trung thành của quý vị đối với đấng kế vị Người trên trần thế này sẽ được ân thưởng, cho dù đôi khi mọi sự có vẻ như là một thất bại chán chường.
Tài liệu văn khố chứng minh Tòa Thánh đã ra vạ tuyệt thông chủ nghĩa phát xít Đức Quốc Xã
Dominic David Trần
20:40 24/05/2010
Văn khố chứng minh Tòa Thánh đã ra vạ tuyệt thông với chủ nghĩa phát xít Quốc Xã và các tổ chức đang tiếp tục phục hồi uy tín cho Đức cố Giáo Hoàng Piô thứ 12.
Nữu Ước, Hoa Kỳ ngày 16/04/2010 theo bản tin của Thông Tấn Xã (Zenith.org) một nhóm Liên Tôn Giáo cố gắng và khám phá ra một số các dữ kiện và văn kiện lưu trữ cho thấy Hội Thánh đã ra vạ tuyệt thông những tín hữu Thiên Chúa Giáo nào đã gia nhập phong trào Quốc Xã.
Tổ chức Dọn Sạch Đưòng Đi ( Pave the Way Foundation) đặt trụ sở tại Nữu Ước nói rằng đại diện của họ là ông Michael Hesemann đã tìm thấy một số rất lớn các văn kiện liên tục từ các năm 1930 đến 1933. Các văn kiện này chỉ ra cho thấy rằng; bất cứ người tín hữu Công Giáo nào đã gia nhập Đảng Quốc Gia Xã Hội Đức (gọi tắt là Đảng Quốc Xã Đức), đã mặc đồng phục hay mang cờ Chữ Thập Ngoặc đỏ (chữ Vạn ngược đỏ) sẽ không còn có thể được nhận các Phép Bí Tích nữa.
Chính sách này đã được thiết lập bởi vì vào 3 năm trước khi Adolf Hitler được bầu làm Thủ Tướng Đức, ông ta đã tuyên bố rõ ràng là các giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo không phù hợp với hệ tư tưởng của phong trào Quốc Gia Xã Hội và của Đảng Quốc Xã Đức.
" Các văn kiện đã chứng minh rõ ràng là có một cuộc chiến tranh về ý thức hệ giữa Giáo Hội Công giáo và Chủ Nghĩa Quốc Xã phát xít Đức cực hữu đã xảy ra trước thời kỳ sau đó của Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai (1936-1945). Hesemannn đã giải thích thêm; " Giáo Triều Rôma và Hàng Giám Mục Đức đã coi học thuyết Quốc Xã vừa không phù hợp với Đức Tin Thiên Chúa Giáo mà còn là thù nghịch với Hội Thánh Chúa, va`nguy hiểm cho đạo đức con người hơn hẳn cả chủ nghĩa Cộng Sản nữa."
Trong số các văn kiện có một lá thư viết bằng tay của chính Thống Chế Hermann Goering, một trong những lãnh tụ của Đảng Quốc Xã Đức, Thống Chế Goering thỉnh cầu một cuộc họp với Đức HồngY Eugenio Pacelli ngày ấy (tức là Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 trong tương lai.) nhưng Đức Hồng Y Eugenio Pacelli đã thẳng thắn từ chối yêu cầu này của Goering.
Ngoài ra cũng còn có một số các văn kiện khác của những lãnh tụ Quốc Xã Đức thỉnh cầu xin Gỡ bỏ Vạ Tuyệt Thông-nhưng cũng bị Tòa Thánh từ chối.
Ông Gary Krupp, Tổng Giám Đốc của Tổ Chức Pave The Way, đặc biệt nhận xét là các văn kiện này "rất quan trọng" và nhận định rằng Michael Hesemannn đã tận tụy hết sức
trong việc nghiên cứu các văn kiện mở công khai của Tòa Thánh và đang khám phá ra nhiều văn kiện lưu trữ quan trọng mỗi khi thăm viếng Thư Viện Lưu Trữ của Tòa Thánh.
Các nghiên cứu của Hesemann đã nói lên một câu truyện rất khác hẳn về Đức Hồng Y Eugenio Pacelli trước đây và là Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 sau này như mọi người đã biết về ngài một cách bình thường."
Trả lời câu hỏi là vì sao những thông tin đặc biệt quan trọng này hiện nay không được các sử gia nhận biết, Elliot Hershberg là Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của Tổ chức Pave The Way nêu rõ là " theo như những tờ giấy đăng ký xin tiếp xúc và đọc hồ sơ lưu trữ của Thư Viện Tòa Thánh còn lưu lại, đơn giản là vì phần lớn các sử gia và các học giả đã
không ghé thăm và xem xét thư viện lưu trữ mở công khai của Tòa Thánh, nơi ấy lại ghi chép và lưu trữ đến 65% các sứ vụ của Đức Hồng Y Eugenio Pacelli thuở trước và cũng
chính là Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 sau đó trong thơì chiến tranh thế giới 1936-1945."
Nữu Ước, Hoa Kỳ ngày 16/04/2010 theo bản tin của Thông Tấn Xã (Zenith.org) một nhóm Liên Tôn Giáo cố gắng và khám phá ra một số các dữ kiện và văn kiện lưu trữ cho thấy Hội Thánh đã ra vạ tuyệt thông những tín hữu Thiên Chúa Giáo nào đã gia nhập phong trào Quốc Xã.
Tổ chức Dọn Sạch Đưòng Đi ( Pave the Way Foundation) đặt trụ sở tại Nữu Ước nói rằng đại diện của họ là ông Michael Hesemann đã tìm thấy một số rất lớn các văn kiện liên tục từ các năm 1930 đến 1933. Các văn kiện này chỉ ra cho thấy rằng; bất cứ người tín hữu Công Giáo nào đã gia nhập Đảng Quốc Gia Xã Hội Đức (gọi tắt là Đảng Quốc Xã Đức), đã mặc đồng phục hay mang cờ Chữ Thập Ngoặc đỏ (chữ Vạn ngược đỏ) sẽ không còn có thể được nhận các Phép Bí Tích nữa.
Chính sách này đã được thiết lập bởi vì vào 3 năm trước khi Adolf Hitler được bầu làm Thủ Tướng Đức, ông ta đã tuyên bố rõ ràng là các giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo không phù hợp với hệ tư tưởng của phong trào Quốc Gia Xã Hội và của Đảng Quốc Xã Đức.
" Các văn kiện đã chứng minh rõ ràng là có một cuộc chiến tranh về ý thức hệ giữa Giáo Hội Công giáo và Chủ Nghĩa Quốc Xã phát xít Đức cực hữu đã xảy ra trước thời kỳ sau đó của Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai (1936-1945). Hesemannn đã giải thích thêm; " Giáo Triều Rôma và Hàng Giám Mục Đức đã coi học thuyết Quốc Xã vừa không phù hợp với Đức Tin Thiên Chúa Giáo mà còn là thù nghịch với Hội Thánh Chúa, va`nguy hiểm cho đạo đức con người hơn hẳn cả chủ nghĩa Cộng Sản nữa."
Trong số các văn kiện có một lá thư viết bằng tay của chính Thống Chế Hermann Goering, một trong những lãnh tụ của Đảng Quốc Xã Đức, Thống Chế Goering thỉnh cầu một cuộc họp với Đức HồngY Eugenio Pacelli ngày ấy (tức là Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 trong tương lai.) nhưng Đức Hồng Y Eugenio Pacelli đã thẳng thắn từ chối yêu cầu này của Goering.
Ngoài ra cũng còn có một số các văn kiện khác của những lãnh tụ Quốc Xã Đức thỉnh cầu xin Gỡ bỏ Vạ Tuyệt Thông-nhưng cũng bị Tòa Thánh từ chối.
Ông Gary Krupp, Tổng Giám Đốc của Tổ Chức Pave The Way, đặc biệt nhận xét là các văn kiện này "rất quan trọng" và nhận định rằng Michael Hesemannn đã tận tụy hết sức
trong việc nghiên cứu các văn kiện mở công khai của Tòa Thánh và đang khám phá ra nhiều văn kiện lưu trữ quan trọng mỗi khi thăm viếng Thư Viện Lưu Trữ của Tòa Thánh.
Các nghiên cứu của Hesemann đã nói lên một câu truyện rất khác hẳn về Đức Hồng Y Eugenio Pacelli trước đây và là Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 sau này như mọi người đã biết về ngài một cách bình thường."
Trả lời câu hỏi là vì sao những thông tin đặc biệt quan trọng này hiện nay không được các sử gia nhận biết, Elliot Hershberg là Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của Tổ chức Pave The Way nêu rõ là " theo như những tờ giấy đăng ký xin tiếp xúc và đọc hồ sơ lưu trữ của Thư Viện Tòa Thánh còn lưu lại, đơn giản là vì phần lớn các sử gia và các học giả đã
không ghé thăm và xem xét thư viện lưu trữ mở công khai của Tòa Thánh, nơi ấy lại ghi chép và lưu trữ đến 65% các sứ vụ của Đức Hồng Y Eugenio Pacelli thuở trước và cũng
chính là Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 sau đó trong thơì chiến tranh thế giới 1936-1945."
Top Stories
In the month of Mary, Catholics pray for the unity of the Vietnamese Church
Asia-News
03:49 24/05/2010
May is celebrated as the “flower month” of Our Lady. The faithful offer devotions, songs, traditional dances and music. Students are grateful for the support they received during their studies and pray for a “new life”. Vietnamese bishop says, “We need unity”.
Hanoi (AsiaNews) – In Vietnam, May is celebrated as the “flower month” of the Virgin Mary. Catholics prepare special devotions and each parish offers songs and flower bouquets, accompanied by traditional dances and music. In the month dedicated by the Catholic Church to the mother of Jesus, the faithful have prayed and continue to pray for “the communion of Catholics in Vietnam”.
In the month of May, before each Sunday Mass, Vietnamese Catholics give thanks to Our Lady. Last Sunday, the Seventh Sunday of Easter, more than a thousand students from Nam Dinh, in Bui Vhu Diocese, suffragan to the Archdiocese of Hanoi, staged a floral tribute to Mary. The students are from ten universities and institutions of higher learning scattered across the city. With this gesture, they wanted to thank Our Lady. They just completed their exams, after long hours of study and work, without taking shortcuts or cheating. Through their studies and with the help of the mother of Jesus, the students want to start a “new life”, taking care of their souls in order to “become beautiful flowers to offer the Virgin Mary.”
The students also prayed for Vietnam and the country’s Catholic Church. In doing so, they sought to highlight the value of “unity and mutual love” and “discussion and working together” because, as one of them wrote to AsiaNews, “no one can break our communion and unity with the Church”. God’s love is among us and, he added, “We do not fear the devil”.
Mgr Nguyen Chi Linh, bishop of Thanh Hoa and vice president of the Vietnam Conference of Catholic Bishops, spoke about the issue. In his view, the “first essential point is the communion of the Church,” with whom we are all called to work.
“We need unity because it is a positive value for the Church and for society,” the prelate said. “It is also the path we must take to face the crisis that is currently affecting the Vietnamese Church.”
Hanoi (AsiaNews) – In Vietnam, May is celebrated as the “flower month” of the Virgin Mary. Catholics prepare special devotions and each parish offers songs and flower bouquets, accompanied by traditional dances and music. In the month dedicated by the Catholic Church to the mother of Jesus, the faithful have prayed and continue to pray for “the communion of Catholics in Vietnam”.
In the month of May, before each Sunday Mass, Vietnamese Catholics give thanks to Our Lady. Last Sunday, the Seventh Sunday of Easter, more than a thousand students from Nam Dinh, in Bui Vhu Diocese, suffragan to the Archdiocese of Hanoi, staged a floral tribute to Mary. The students are from ten universities and institutions of higher learning scattered across the city. With this gesture, they wanted to thank Our Lady. They just completed their exams, after long hours of study and work, without taking shortcuts or cheating. Through their studies and with the help of the mother of Jesus, the students want to start a “new life”, taking care of their souls in order to “become beautiful flowers to offer the Virgin Mary.”
The students also prayed for Vietnam and the country’s Catholic Church. In doing so, they sought to highlight the value of “unity and mutual love” and “discussion and working together” because, as one of them wrote to AsiaNews, “no one can break our communion and unity with the Church”. God’s love is among us and, he added, “We do not fear the devil”.
Mgr Nguyen Chi Linh, bishop of Thanh Hoa and vice president of the Vietnam Conference of Catholic Bishops, spoke about the issue. In his view, the “first essential point is the communion of the Church,” with whom we are all called to work.
“We need unity because it is a positive value for the Church and for society,” the prelate said. “It is also the path we must take to face the crisis that is currently affecting the Vietnamese Church.”
Thousands of Catholics protest illegal expropriation of Church’s land
J.B. An Dang
08:15 24/05/2010
Protests erupted in Vinh diocese to stop an illegal construction project on parish land. The removal of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet has resulted in immediate negative consequences on Church’s property issues, observers warn.
After the mass of the feast of Pentecost on Sunday May 23, an estimate of 5000 Catholics from parishes of Cau Ram, Yen Dai, and Ke Gai of Cau Ram Deanery, Vinh Diocese gathered at the church of Cau Ram to protest a construction project on the church’s land. The faithful poured into the streets of Cau Ram with Vatican flags and banners demanding the immediate stop of the construction.
The church of Cau Ram (330 km south of Hanoi), an awesome complex of constructions including a church, sacristy, pastoral ministry rooms and priest’s house around a lake, was built at the turn of 19th century.
Similar to what happened to the church of Tam Toa, which was the ground for clashes between Catholics and the government in July last year, the church in Cau Ram was purposely converted into a fortress in order to lure American pilots to attack it and therefore give Hanoi something to serve for its anti-Americans propaganda.
Fallen prey to the well designed plan of the Communist government, the historic church got hit heavily by American bombing during the ill fate Vietnam War. At the end of the war, despite the aspiration of parishioners to reconstruct their church, the land where the church once stood so proudly was divided into two parts by a road built to take tourists from Hanoi to the house of "Uncle Ho", the communist leader who brought Vietnam into communism.
Hanoi also ruled that the church would become “a memorial site” and that it was to be “preserved and protected for future generations, in memory of the war crimes of the Americans".
The diocese has asked in vain for its return as the local government has repeatedly attempted to build on the “memorial site to be preserved and protected for future generations, in memory of the war crimes of the Americans" an apartment building to sell housing units to individuals. It would bring about millions of dollars for local officials.
In the last two years, during the wake of strong protests of Catholics on Church property issues in Hanoi, Vinh and other regions, the local government had to put aside its plots. But it is now becoming more resolute in seizing the parish land. A contract has just been signed with a construction company which has started its work immediately.
Immediately following the removal of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, an event described by communist officials as a “glorious victory” in the international stage, local authorities have started a new wave of attacks on Church’s properties. As this report is being prepared, 6 parishioners of Con Dau in Da Nang diocese in Central Vietnam are awaiting their trial for "disturbing public order" and "attacking state security personnel who were performing their lawful duty” after they tried to prevent the police's sabotaging of the funeral procession of a parishioner. Catholic observers warn of more chaos and persecutions against Catholics as the regime becomes more ready to act much bolder in seizing Church's properties.
Catholics protest at the site of construction ( Photo Courtesy of NuVuongCongLy.net) |
Catholics pour into the streets to protest |
The church of Cau Ram (330 km south of Hanoi), an awesome complex of constructions including a church, sacristy, pastoral ministry rooms and priest’s house around a lake, was built at the turn of 19th century.
Similar to what happened to the church of Tam Toa, which was the ground for clashes between Catholics and the government in July last year, the church in Cau Ram was purposely converted into a fortress in order to lure American pilots to attack it and therefore give Hanoi something to serve for its anti-Americans propaganda.
Fallen prey to the well designed plan of the Communist government, the historic church got hit heavily by American bombing during the ill fate Vietnam War. At the end of the war, despite the aspiration of parishioners to reconstruct their church, the land where the church once stood so proudly was divided into two parts by a road built to take tourists from Hanoi to the house of "Uncle Ho", the communist leader who brought Vietnam into communism.
Hanoi also ruled that the church would become “a memorial site” and that it was to be “preserved and protected for future generations, in memory of the war crimes of the Americans".
The diocese has asked in vain for its return as the local government has repeatedly attempted to build on the “memorial site to be preserved and protected for future generations, in memory of the war crimes of the Americans" an apartment building to sell housing units to individuals. It would bring about millions of dollars for local officials.
In the last two years, during the wake of strong protests of Catholics on Church property issues in Hanoi, Vinh and other regions, the local government had to put aside its plots. But it is now becoming more resolute in seizing the parish land. A contract has just been signed with a construction company which has started its work immediately.
Immediately following the removal of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, an event described by communist officials as a “glorious victory” in the international stage, local authorities have started a new wave of attacks on Church’s properties. As this report is being prepared, 6 parishioners of Con Dau in Da Nang diocese in Central Vietnam are awaiting their trial for "disturbing public order" and "attacking state security personnel who were performing their lawful duty” after they tried to prevent the police's sabotaging of the funeral procession of a parishioner. Catholic observers warn of more chaos and persecutions against Catholics as the regime becomes more ready to act much bolder in seizing Church's properties.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giao lưu bóng đã giữa TCV Thánh Phaolo giáo phận Phát Diệm và TCV Lê Bảo Tịnh giáo phận Thanh Hóa
Vân Sơn
11:10 24/05/2010
THANH HÓA - Trong tình hiệp thông giữa hai giáo phận Phát Diệm và Thanh Hóa, chiều hôm nay ngày 24.5.2010, TCV thánh Phaolô Phát Diệm do cha Giuse Trần Ngọc Khuê làm trưởng đoàn đã vào Thanh Hóa thăm và giao lưu bóng đá với TCV thánh Lê Bảo Tịnh giáo phận Thanh Hóa.
Hình ảnh cuộc giao lưu bóng đá
Giáo phận Thanh Hóa được tách ra từ giáo phận Phát Diệm ngày 7.5.1932, trước đó năm 1901, Đức thánh cha Leo XIII ban sắc lệnh thành lập Địa phận Thanh, bao gồm tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Ninh Bình và huyện Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình, với Đức giám mục tiên khời là Đức cha Alexandre Marcou Thành. Trong thời gian này việc đào tạo ơn gọi linh mục được thực hiện tại Phát Diệm. Nhưng qua thời gian thấy vùng này ẩm thấp, một số chú bị bệnh nên Đức cha Thánh quyết định rời cơ sở đào tạo vào Ba Làng – Thanh Hóa.
Sau khi giáo phận Thanh Hóa được thành lập năm 1932, chủng sinh hai giáo phận vẫn học chung với nhau đến năm 1935. Trong khi tách, bản quyền hai giáo phận có một quyết định hết sức sáng suốt và đã để lại nhiều dấn ấn tốt đẹp trong các thế hệ sau này: Chủng sinh nào có cha đỡ đầu ở Thanh Hóa sẽ ở lại Thanh Hóa và ngược lại. Đến tận bây giờ trong danh sách linh mục Thanh Hóa có nhiều cha gốc Phát Diệm.
Sau biến cố năm 1954, đa phần các trường đạo tạo ơn gọi linh mục tại miền Bắc bị đóng cửa. Giáo phận Phát Diệm và Thanh Hóa cũng nằm trong guồng quay của lịch sử ấy. Việc đào tạo ơn gọi linh mục bị đứt quãng, các cơ sở đào tạo bị trưng dụng.
Trong những năm gần đây, xét thấy nhu cầu cần phải có Tiểu chủng viện để đào tạo ứng viên linh mục, bản quyền hai giáo phận đã mở lại mô hình đào tạo tiền chủng viện. Thanh Hóa thành lập TCV Lê Bảo Tịnh và gửi ứng viên vào học tại Đại chủng viện Vinh – Thanh, Phát Diện gửi ứng viên ra học tại Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội.
Trong mối tình nghĩa keo sơn giữa giáo phận mẹ Phát Diệm và con Thanh Hóa, hai giáo phận thường có những cuộc giao lưu chia sẻ với nhau. Ngày 1 tháng 5 vừa qua, hai giáo phận đã đồng tổ chức ngày hội Di dân tại Sài Gòn và hôm nay, ứng sinh của hai giáo phận lại có dịp giao lưu bóng đá với nhau tại Thanh Hóa.
Trước trận đấu, Cha Giuse Trần Ngọc Khuê bề trên TCV thánh Phaolo Phát Diệm và cha Giuse Vũ Thanh Long bề trên TCV thánh Lê Bảo Tịnh Thanh Hóa đã có những lời động viên và nhắc nhở cầu thủ hai đội “phải thể hiện tinh thần cao đẹp trong thể thao bằng những hành động đẹp... chúng ta đá không phải vì tính ganh đua vì thành tích...”. Tiếp đến Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh – giám mục giáo phận đã tặng cờ lưu niệm cho hai đội.
Sau 90 phút thi đấu, tỷ số hòa 1-1, đây là tỷ số đẹp, phản ánh đúng thực lực thi đấu của cầu thủ hai đội.
Sau trận đấu mọi người về lại TGM Thanh Hóa và dùng chung bữa tối với nhau trong niềm vui và hẹn gặp lại nhau trong dịp tới tại Phát Diệm
Hình ảnh cuộc giao lưu bóng đá
Giáo phận Thanh Hóa được tách ra từ giáo phận Phát Diệm ngày 7.5.1932, trước đó năm 1901, Đức thánh cha Leo XIII ban sắc lệnh thành lập Địa phận Thanh, bao gồm tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Ninh Bình và huyện Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình, với Đức giám mục tiên khời là Đức cha Alexandre Marcou Thành. Trong thời gian này việc đào tạo ơn gọi linh mục được thực hiện tại Phát Diệm. Nhưng qua thời gian thấy vùng này ẩm thấp, một số chú bị bệnh nên Đức cha Thánh quyết định rời cơ sở đào tạo vào Ba Làng – Thanh Hóa.
Sau khi giáo phận Thanh Hóa được thành lập năm 1932, chủng sinh hai giáo phận vẫn học chung với nhau đến năm 1935. Trong khi tách, bản quyền hai giáo phận có một quyết định hết sức sáng suốt và đã để lại nhiều dấn ấn tốt đẹp trong các thế hệ sau này: Chủng sinh nào có cha đỡ đầu ở Thanh Hóa sẽ ở lại Thanh Hóa và ngược lại. Đến tận bây giờ trong danh sách linh mục Thanh Hóa có nhiều cha gốc Phát Diệm.
Sau biến cố năm 1954, đa phần các trường đạo tạo ơn gọi linh mục tại miền Bắc bị đóng cửa. Giáo phận Phát Diệm và Thanh Hóa cũng nằm trong guồng quay của lịch sử ấy. Việc đào tạo ơn gọi linh mục bị đứt quãng, các cơ sở đào tạo bị trưng dụng.
Trong những năm gần đây, xét thấy nhu cầu cần phải có Tiểu chủng viện để đào tạo ứng viên linh mục, bản quyền hai giáo phận đã mở lại mô hình đào tạo tiền chủng viện. Thanh Hóa thành lập TCV Lê Bảo Tịnh và gửi ứng viên vào học tại Đại chủng viện Vinh – Thanh, Phát Diện gửi ứng viên ra học tại Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội.
Trong mối tình nghĩa keo sơn giữa giáo phận mẹ Phát Diệm và con Thanh Hóa, hai giáo phận thường có những cuộc giao lưu chia sẻ với nhau. Ngày 1 tháng 5 vừa qua, hai giáo phận đã đồng tổ chức ngày hội Di dân tại Sài Gòn và hôm nay, ứng sinh của hai giáo phận lại có dịp giao lưu bóng đá với nhau tại Thanh Hóa.
Trước trận đấu, Cha Giuse Trần Ngọc Khuê bề trên TCV thánh Phaolo Phát Diệm và cha Giuse Vũ Thanh Long bề trên TCV thánh Lê Bảo Tịnh Thanh Hóa đã có những lời động viên và nhắc nhở cầu thủ hai đội “phải thể hiện tinh thần cao đẹp trong thể thao bằng những hành động đẹp... chúng ta đá không phải vì tính ganh đua vì thành tích...”. Tiếp đến Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh – giám mục giáo phận đã tặng cờ lưu niệm cho hai đội.
Sau 90 phút thi đấu, tỷ số hòa 1-1, đây là tỷ số đẹp, phản ánh đúng thực lực thi đấu của cầu thủ hai đội.
Sau trận đấu mọi người về lại TGM Thanh Hóa và dùng chung bữa tối với nhau trong niềm vui và hẹn gặp lại nhau trong dịp tới tại Phát Diệm
Giáo xứ Việt Nam Paris tổ chức hai ngày thân hữu xây dựng cộng đoàn
Trần Văn Cảnh
12:31 24/05/2010
GXVN PARIS Tổ chức hai ngày thân hữu xây dựng cộng đoàn
Thứ bảy 22 và chúa nhật 23/05/2010. Đó là HAI NGÀY THÂN HỮU mà Giáo Xứ Việt Nam tại Paris tổ chức kể từ những năm 1960, và hằng năm đều đặn từ những năm 1980. Mục đích nhằm tạo dịp để các giáo dân gặp nhau, chia sẻ với nhau những câu chuyện, những niềm ưu tư hàng ngày, những món quà nho nhỏ thường ngày.
Xem hình ảnh hai ngày thân hữu
« Ngày thân hữu Giáo Xứ đã được cha Nguyễn Quang Toán đưa sáng kiền và tổ chức từ những năm cuối 60, đầu 70. Thời Cha Trương Đình Hoè, ngày thân hữu này không được tổ chức. Dưới thời Cha Mai Đức Vinh, Hội Đồng Mục Vụ được bầu năm 1983 đã lấy lại sáng kiến tổ chức ngày thân hữu và tổ chức trong hai ngày. Từ 1984 đến nay, hàng năm Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ phối hiệp với các Địa Điểm Mục Vụ và Hội Đoàn Mục Vụ tổ chức liên tục hai ngày thân hữu này, thường là vào tháng 5. Nếu Tết nguyên đán được tổ chức có tính cách lễ nhiều, thì hai ngày thân hữu lại nặng tính chất hội. Vừa là một hội, một hội tự do, một hội vui chơi, một hội giải trí, một hội mua bán đồ vặt. Chả lạ gì khi tên khởi đầu của nó là hai ngày hội chợ: chợ áo quần, chợ sách vở, chợ đồ chơi, chợ thủ công nghệ, chợ thực phẩm, chợ dịch vụ,... Trên dưới ba bốn chục gian hàng, ai muốn mua bán gì túy ý. Qua trên dưới vài ba chục trò giải trí, các thanh thiếu niên có thể câu cá, chạy bao, ném tên,... Thành ra đúng là một cái chợ và là một ngày hội, kẻ mua người bán tấp nập, rồi bất cứ lúc nào, từ sáng sớm 9, 10 giờ đến chiều tối 18, 19 giờ, các gian hàng giải khát và quán ăn luôn luôn mở cửa. Người ta mời nhau uống một ly trà, ăn một miếng bánh, dùng một chén cơm. Bạn bè xa gần lợi dụng dịp này hẹn gặp nhau ở giáo xứ, cho các cháu nhỏ quen biết nhau ». (Trích Trần Văn Cảnh; Cây văn hoá Việt Nam trồng tại Giáo Xứ Paris, trong Văn Hóa và Đức Tin; GXVN Paris 2004, tr.554-555)
Mục đích thứ hai cũng không kém quan trọng là gây quỹ điều hành cho Giáo Xứ. Vết chân người công giáo Việt Nam đầu tiên trên đất Paris, nước Pháp là vào năm 1784 trong phái đoàn Đức cha Bá Đa Lộc, với quan Phó Vệ úy Phạm Văn Nhân, quan cai cơ Nguyễn Văn Liêm, 40 binh sĩ và Linh mục Hồ Văn Nghi ».
Gần 200 năm sau, năm 1947 Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam được thành lập và được Giáo Quyền chính thức công nhận. Từ ngày ấy, cách này hay cách khác, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp và tại Paris đã được các Cơ quan Giáo Hội giúp đỡ về tài chính. Từ năm 1997, được thành lập với quy chế Giáo Xứ. Hội Đồng Mục vụ đầu tiên của Giáo Xứ, được thành lập vào năm 1983 đã nghĩ đến chuyện đi đến tự lập tài chánh. Hai quyết định quan trọng đã được HĐMV đề nghị và Ban Giám Đốc chấp nhận là gây quỹ điều hành vào năm 1984 và gây quỹ xây dựng cơ sở vào năm 1985. Hơn 15 năm sau, vào năm 2001, Giáo Xứ hoàn toàn tự lập về tài chánh, từ việc trả lương nhân viên, chỉnh trang và bảo trì cơ sở, đến việc điều hành, chi phí hàng ngày. Nhưng đó cũng là công khó mà các thành phần của HĐMV đóng góp hằng năm. Vì mỗi năm, HĐMV có trách nhiệm tổ chức thực hiện Tiệc Tân Niên vào đầu năm âm lịch và Hai Ngày Thân Hữu vào cuối tháng năm. Cả hai công việc này đều có một mục tiêu quan trọng là gây quỹ điều hành.
May thay, HĐMV đã được Các Địa Điểm Mục Vụ, là những họ lẻ Vùng Paris tiếp sức, bằng cách mở các quầy hàng. HĐMV cũng được Các Đoàn Thể Công Giáo Tiến Hành giúp một tay, bằng cách mở các hiệu ăn hay các trò chơi. Các em Thiếu Nhi và các Ban Thanh Niên thì đóng góp Văn Nghệ, tiếp tân và giữ trật tự. Đi thăm Hai Ngày Thân Hữu Giáo Xứ từ trên 20 năm nay, dẫu cường độ nhiệt tình có trồi sụt, dẫu thời tiết có tốt xấu, dẫu số người tham dự có nhiều ít khác nhau, nhưng khách vãng lai sẽ luôn luôn thấy tình liên đới, thấy nụ cười tiếp đón, thấy lòng chân thành rộng mở.
Thứ bảy 22 và chúa nhật 23/05/2010. Đó là HAI NGÀY THÂN HỮU mà Giáo Xứ Việt Nam tại Paris tổ chức kể từ những năm 1960, và hằng năm đều đặn từ những năm 1980. Mục đích nhằm tạo dịp để các giáo dân gặp nhau, chia sẻ với nhau những câu chuyện, những niềm ưu tư hàng ngày, những món quà nho nhỏ thường ngày.
Xem hình ảnh hai ngày thân hữu
« Ngày thân hữu Giáo Xứ đã được cha Nguyễn Quang Toán đưa sáng kiền và tổ chức từ những năm cuối 60, đầu 70. Thời Cha Trương Đình Hoè, ngày thân hữu này không được tổ chức. Dưới thời Cha Mai Đức Vinh, Hội Đồng Mục Vụ được bầu năm 1983 đã lấy lại sáng kiến tổ chức ngày thân hữu và tổ chức trong hai ngày. Từ 1984 đến nay, hàng năm Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ phối hiệp với các Địa Điểm Mục Vụ và Hội Đoàn Mục Vụ tổ chức liên tục hai ngày thân hữu này, thường là vào tháng 5. Nếu Tết nguyên đán được tổ chức có tính cách lễ nhiều, thì hai ngày thân hữu lại nặng tính chất hội. Vừa là một hội, một hội tự do, một hội vui chơi, một hội giải trí, một hội mua bán đồ vặt. Chả lạ gì khi tên khởi đầu của nó là hai ngày hội chợ: chợ áo quần, chợ sách vở, chợ đồ chơi, chợ thủ công nghệ, chợ thực phẩm, chợ dịch vụ,... Trên dưới ba bốn chục gian hàng, ai muốn mua bán gì túy ý. Qua trên dưới vài ba chục trò giải trí, các thanh thiếu niên có thể câu cá, chạy bao, ném tên,... Thành ra đúng là một cái chợ và là một ngày hội, kẻ mua người bán tấp nập, rồi bất cứ lúc nào, từ sáng sớm 9, 10 giờ đến chiều tối 18, 19 giờ, các gian hàng giải khát và quán ăn luôn luôn mở cửa. Người ta mời nhau uống một ly trà, ăn một miếng bánh, dùng một chén cơm. Bạn bè xa gần lợi dụng dịp này hẹn gặp nhau ở giáo xứ, cho các cháu nhỏ quen biết nhau ». (Trích Trần Văn Cảnh; Cây văn hoá Việt Nam trồng tại Giáo Xứ Paris, trong Văn Hóa và Đức Tin; GXVN Paris 2004, tr.554-555)
Mục đích thứ hai cũng không kém quan trọng là gây quỹ điều hành cho Giáo Xứ. Vết chân người công giáo Việt Nam đầu tiên trên đất Paris, nước Pháp là vào năm 1784 trong phái đoàn Đức cha Bá Đa Lộc, với quan Phó Vệ úy Phạm Văn Nhân, quan cai cơ Nguyễn Văn Liêm, 40 binh sĩ và Linh mục Hồ Văn Nghi ».
Gần 200 năm sau, năm 1947 Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam được thành lập và được Giáo Quyền chính thức công nhận. Từ ngày ấy, cách này hay cách khác, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp và tại Paris đã được các Cơ quan Giáo Hội giúp đỡ về tài chính. Từ năm 1997, được thành lập với quy chế Giáo Xứ. Hội Đồng Mục vụ đầu tiên của Giáo Xứ, được thành lập vào năm 1983 đã nghĩ đến chuyện đi đến tự lập tài chánh. Hai quyết định quan trọng đã được HĐMV đề nghị và Ban Giám Đốc chấp nhận là gây quỹ điều hành vào năm 1984 và gây quỹ xây dựng cơ sở vào năm 1985. Hơn 15 năm sau, vào năm 2001, Giáo Xứ hoàn toàn tự lập về tài chánh, từ việc trả lương nhân viên, chỉnh trang và bảo trì cơ sở, đến việc điều hành, chi phí hàng ngày. Nhưng đó cũng là công khó mà các thành phần của HĐMV đóng góp hằng năm. Vì mỗi năm, HĐMV có trách nhiệm tổ chức thực hiện Tiệc Tân Niên vào đầu năm âm lịch và Hai Ngày Thân Hữu vào cuối tháng năm. Cả hai công việc này đều có một mục tiêu quan trọng là gây quỹ điều hành.
May thay, HĐMV đã được Các Địa Điểm Mục Vụ, là những họ lẻ Vùng Paris tiếp sức, bằng cách mở các quầy hàng. HĐMV cũng được Các Đoàn Thể Công Giáo Tiến Hành giúp một tay, bằng cách mở các hiệu ăn hay các trò chơi. Các em Thiếu Nhi và các Ban Thanh Niên thì đóng góp Văn Nghệ, tiếp tân và giữ trật tự. Đi thăm Hai Ngày Thân Hữu Giáo Xứ từ trên 20 năm nay, dẫu cường độ nhiệt tình có trồi sụt, dẫu thời tiết có tốt xấu, dẫu số người tham dự có nhiều ít khác nhau, nhưng khách vãng lai sẽ luôn luôn thấy tình liên đới, thấy nụ cười tiếp đón, thấy lòng chân thành rộng mở.
Những khủng hoảng giúp Tình yêu lớn lên
LM Trăng Thập Tự
17:37 24/05/2010
Thưa quý độc giả, đối chiếu cuộc sống tâm linh của người tín hữu nói chung và người tận hiến nói riêng với cuộc sống hôn nhân, rồi đối chiếu hành trình cá nhân với lịch sử Hội Thánh, ta thấy mỗi bên đều có những cuộc khủng hoảng tương tự. Mãi khi xong cuộc hành trình, nhìn lại người ta mới hiểu ra ý nghĩa và giá trị của mỗi đợt khó khăn thử thách. Bài viết này dựa trên giáo huấn của Thánh Gioan Thánh Giá, muốn gợi ý rằng những khó khăn Giáo Hội Việt Nam và Giáo Hội Toàn Cầu đang gặp phải đều là những thử thách cần thiết để Giáo Hội được thanh tẩy và lớn lên trong tình yêu và đức tin. Chính Thiên Chúa đang dùng thử thách để cùng lúc vừa thanh luyện Hội Thánh Ngài (Ep 5,26-27) vừa đào tạo từng cá nhân tín hữu. Mỗi tín hữu cần nhận ra được Thiên Chúa đang muốn giáo dục bản thân họ điều gì.
Những thử thách này hết sức lạ, đúng là từ trên trời trút xuống. Dường như người ta càng cố gắng xoay xở để thoát ra, càng bị lún sâu vào. Cả bản thân và ngoại cảnh (khi thử thách ở bình diện cá nhân), cả bề trên lẫn bề dưới (khi thử thách buông xuống trên tập thể) đều vô tình góp phần khiến mọi sự thêm trầm trọng. Tựa như khi dầu đang cháy, người ta càng tạt nước vào, đám cháy càng lan rộng.
Theo Thánh Gioan Thánh Giá, ở đây nhà điêu khắc là Thiên Chúa đang dùng búa rìu để đẽo gọt, dùng dao, dùng đục để chạm trổ, nói chung là Ngài dùng những dụng cụ hết sức sắc bén để làm nên kiệt tác của Ngài. Khối đá hay khúc gỗ Ngài chọn càng ngoan ngoãn đón nhận các thao tác của nhà điêu khắc, càng sớm hoàn bích. Còn nếu nó chống lại và muốn tự thể hiện theo ý mình, tác phẩm sẽ bị hỏng và phải vất bỏ.
Cơn thử thách hiện nay Giáo Hội toàn cầu nói chung cũng như Giáo Hội Việt Nam nói riêng đang trải qua đều nằm trong điều đã được chính Chúa Giêsu đã báo trước: “1Thầy đã nói với anh em các điều ấy, để anh em khỏi bị vấp ngã. 2Họ sẽ khai trừ anh em khỏi hội đường. Hơn nữa, sẽ đến giờ kẻ nào giết anh em cũng tưởng mình phụng thờ Thiên Chúa. 3Họ sẽ làm như thế, bởi vì họ không biết Chúa Cha cũng chẳng biết Thầy. 4Nhưng Thầy đã nói với anh em những điều ấy, để khi đến giờ họ hành động, anh em nhớ lại là Thầy đã nói với anh em rồi”(Ga 16,1-4).
Một số kinh nghiệm trong bài có thể hơi xa lạ với nhiều độc giả, tuy nhiên hy vọng rằng với một chút thinh lặng trầm tư, độc giả có thể nắm bắt được và sẽ tìm thấy một số ánh sáng cho mình cũng như cho bạn hữu trước thời cuộc, để có thể tiến bước trong bình an.
Khoa tâm lý học cho biết trong cuộc đời hôn nhân, các đôi bạn thường gặp 4 khủng hoảng chính:
• Khủng hoảng vỡ mộng
• Khủng hoảng nhàm chán
• Khủng hoảng thất bại
• Khủng hoảng bị bỏ rơi
Trong cuộc sống tự nhiên cũng như cuộc sống tâm linh, bao giờ những khủng hoảng kéo đến cũng ngoài ý muốn của ta. Có bao nhiêu yếu tố có vẻ như ngẫu nhiên trùng hợp khiến ta rơi vào một thế kẹt và ra không được. Thoạt đầu nó khiến ta nản lòng nhưng khi bắt đầu nhận ra ý nghĩa của nó ta lại thấy nó thật cần thiết để ta được lớn lên, và lúc đó ta sẽ đón nhận nó trong bình an. Trên bình diện tâm linh, ta cần học ra bài học này để không những được bình an đón nhận ý Chúa mà còn được lớn lên trong tình yêu.
Cuộc khủng hoảng đầu tiên: vỡ mộng
Khủng hoảng vỡ mộng trong hôn nhân
Thường thường trước lễ cưới, đôi bạn trẻ chỉ thấy những cái đẹp của nhau. Sau lễ cưới, họ mới dần dần khám phá ra những điều mà họ không ngờ trước: Có những khác biệt, những giới hạn, những tật xấu... cộng thêm những khó khăn về quan hệ giữa hai gia đình và những lo lắng về kinh tế... Cao điểm của sự khủng hoảng này thường xẩy ra vào khoảng tháng thứ bảy, thứ tám hay một năm sau ngày cưới. Nhưng lúc đó có một cơ may là đứa con đầu lòng ra đời, và sự hiện diện của đứa trẻ sẽ chuyển đổi mọi suy nghĩ của đôi bạn. Hai người đều tập trung lo lắng cho đứa con và cơn khủng hoảng bớt căng thẳng. Những khủng hoảng đầu tiên này của đời sống hôn nhân sẽ làm tăng trưởng tình yêu. Trước đây tình yêu của họ có tính cách vụ lợi, chiếm đoạt, nay được chuyển sang tình yêu dâng hiến.
Khủng hoảng vỡ mộng trong đời tu
Một số người trước khi đi tu thường có một cái nhìn rất đẹp về đời tu. Họ thấy các tu sĩ như những thiên thần. Khi đã bước chân vào, nhiều chuyện không như họ tưởng. Trước đây họ chỉ nhìn thấy một số nét chủ quan, họ thích tìm những cái đẹp theo như họ nghĩ chứ chưa đi tìm một phương hướng hay một điều kiện thuận lợi để dâng hiến tình yêu mình cho thiên Chúa.
Có những người qua một thời gian sống trong đời tu đã thốt lên: Tôi không ngờ đời tu là như thế. Bởi vì khi sống trong cộng đoàn, mỗi người một tính tình khác nhau, mỗi người một ý nghĩ, một quan niệm...Một dạng khác: Khi lên đường theo Chúa người ta cũng ôm theo những ước mơ và dự phóng thật đẹp cho công cuộc Nước Trời, đẹp đến nỗi họ không dám buông ra, và thà mất ơn gọi hơn là phải buông bỏ các dự phóng ấy… Có những người đi tu cốt để làm linh mục, để làm việc mục vụ công khai, nhưng hoàn cảnh không cho phép họ đạt được điều đó. Từ đó họ mới phát hiện ra rằng lâu nay không phải họ theo Chúa nhưng là theo một chức vụ hoặc một công cuộc nhân loại... Giáo huấn của thánh Gioan Thánh Giá trong “Các biện pháp phòng chống” rất thiết thực để giúp vượt thắng khủng hoảng thứ nhất này.
Cuộc khủng hoảng trong đời tu này cũng rất cần thiết để thanh tẩy cái nhìn của chúng ta, giúp ta nhận ra được đâu là điểm chính, đâu là điểm phụ. Qua cơn khủng hoảng, ta dần dần khám phá ra rằng chính Chúa kêu gọi ta chứ không phải là một lý tưởng hay một chức vụ. Chính Chúa đang yêu mến ta, chính tình yêu đang mời gọi và mong muốn cho người yêu được lớn lên. Cũng như trường hợp các đôi bạn, nhờ can đảm và kiên nhẫn, ta sẽ vượt qua được những khó khăn ban đầu. Rồi sau đó sẽ thu hoạch được những kết quả đầu tiên và những kết quả này sẽ làm cho ta được phấn khởi tiến lên.
Khủng hoảng vỡ mộng trong đời tín hữu
Người thiếu niên lớn lên trong gia đình và giáo xứ, gần như tuyệt đối tin tưởng cha mẹ và các linh mục cũng như các tu sĩ. Thế rồi một hôm họ đã đau khổ khám phá ra rằng người lớn cũng rất bất toàn…. Những anh chị em được ơn tin Chúa khi đã lớn, lúc học giáo lý có thể nhìn thấy Hội Thánh thật lý tưởng. Họ bước vào Hội Thánh thật nồng nhiệt. Thế rồi, một số đụng chạm đã khiến họ sớm hoài nghi… Những hoài nghi này khá cần thiết để họ hiểu rõ hơn về thực tế của Hội Thánh, vừa mang tính yếu đuối của nhân loại vừa có nguồn gốc thần linh…
Cuộc khủng hoảng thứ hai: nhàm chán
Khủng hoảng nhàm chán trong hôn nhân
Khoảng bảy hoặc tám năm sau khi kết hôn, đôi bạn thường cảm thấy mệt mỏi, nhàm chán. Trước kia họ thấy người bạn mình là một thế giới kỳ diệu, khám phá mãi không hết. Đến nay, cả những điều bí ẩn nhất cũng đều đã biết cả, đã biết rất rõ, không còn gì mới lạ. Bên cạnh đó, trách nhiệm gia đình cứ đè nặng mỗi ngày, đều đều, ngày này sang ngày khác. Người ta cảm thấy mệt mỏi, nhàm chán, muốn có một cái gì "thay đổi bầu không khí", muốn "tìm của lạ". Tình trạng đó là nguyên nhân của nhiều vụ ngoại tình. Để vượt qua khủng hoảng ấy, đôi bạn được khuyên làm một tuần trăng mật mới. Cùng đi chơi xa dăm ngày một tháng, hoặc đổi chỗ ở, hoặc sơn phết lại nhà cửa, sắp đặt lại phòng ốc... Nói tóm là tạo một khung cảnh mới cho tình yêu được đổi mới.
Điều phải đổi mới trong tình yêu ở đây là tập trung cái nhìn vào chính ngôi vị của bạn mình, yêu bạn mình vì chính bản thân bạn mình chứ không vì điều gì khác. Ngôi vị của bạn mình là giá trị cao hơn mọi cái hay cái tốt về thể chất hay tinh thần họ có. Vượt trên những điều phụ thuộc, tình yêu trở nên trần trụi hẳn đi và vì thế cũng tinh tuyền hẳn lên.
Khủng hoảng nhàm chán trong đời tu
Đời tu cũng có những nhàm chán tương tự. Công việc đều đều từ ngày này sang ngày khác. Thiên Chúa phong phú vô cùng vô tận, nhưng Ngài vô hình, người tu sĩ có thể mệt mỏi vì không thấy khám phá thêm điều gì mới. Hoặc lắm khi, họ hài lòng với những gì đã biết, họ có cảm tưởng đã biết hết, đã quen quá rồi. Để chống lại nhàm chán, người ta cũng bị cám dỗ chiều theo những của lạ dễ dãi, ngược với sự tiết độ, ngược với ba lời khấn. Cách riêng, khủng hoảng thứ hai này đến một cách thường xuyên trong việc cầu nguyện. Người tu sĩ có thể cảm thấy chán ngán việc cầu nguyện và lao đầu vào công việc, cả đang khi cầu nguyện cũng mải mê nghĩ đến công việc. Để giúp tránh khủng hoảng này, các tu sĩ cứ phục vụ ít lâu lại được đổi nhiệm sở... Các ngày lễ trong cộng đoàn, cách riêng là những ngày kỷ niệm khấn dòng, giúp ta có dịp làm mới lại cuộc sống. Cách riêng là các cuộc tĩnh tâm để giúp đổi mới tình yêu.
Tuy nhiên những khó khăn cũng như những cách giải quyết vừa nói chỉ là những chuyện bên ngoài. Thánh I Nhã và thánh Gioan Thánh Giá hướng cái nhìn của chúng ta vào những khó khăn sâu xa hơn. Trong những chỉ dẫn về an ủi và phiền muộn, thánh I Nhã cho thấy các phiền muộn có thể do ba nguyên nhân khác nhau (LT 322). Nguyên nhân thứ hai Ngài nêu ra tương đương với điều được thánh Gioan Thánh Giá gọi là đêm khô khan, là bước chuyển tiếp từ suy niệm lên chiêm niệm, là lúc đứa bé phải cai sữa để tập ăn (2Lên, cc. 13-14; 2Đêm, cc. 8-9; Lửa 3,32-37). Ngài cũng nêu rõ ba dấu chỉ giúp nhận rõ bước chuyển này (2Lên, cc. 13-14). Như thế, đêm đen hay cuộc khủng hoảng này là một bước chuyển cần thiết để ta được lớn lên trong tình yêu, không có gì phải sợ.
Cha Thomas Green SJ tổng hợp chỉ dẫn của hai vị thánh nơi 2 tác phẩm hiện đang bán tại các nhà sách: “Drinking from a dry well” và “Darkness in the marketplace”.
Khủng hoảng nhàm chán trong đời tín hữu
Không riêng các tu sĩ, mọi tín hữu đều có thể được Thiên Chúa thanh luyện bằng khó khăn này. Lắm người buông xuôi và trở thành những tín hữu vụ hình thức, quên mất chiều sâu của lòng yêu mến. Lắm người khác đã nỗ lực để vượt qua sự khô khan nhàm chán, và lớn lên trong sự quảng đại.
Cuộc khủng hoảng thứ ba: thất bại
Tuổi 45-50, cả nguời nam và người nữ đều thấy đời mình thất bại. Cách riêng là thất bại trong hôn nhân. Tuy nhiên, họ không dám nhìn nhận điều đó. Họ quy lỗi cho người kia. Họ vuốt ve tự ái bằng những thành công dễ dãi và chứng minh năng lực của mình bằng cách lao vào các hoạt động xã hội; chạy trốn thực tế bằng bói toán, cờ bạc, những phiêu lưu tình cảm ngang trái với những người bằng tuổi con mình. Cũng vì thế người ta gọi đây là cuộc khủng hoảng hồi xuân.
Trên đường theo Chúa, người ta cũng gặp nhiều thất bại. Không riêng nơi những dự phóng bản thân, nơi cuộc sống cộng đoàn và hoạt động tông đồ mà lắm khi dường như ta cảm thấy mình đã thất bại khắp nơi mọi lúc, từ bên ngoài đến bên trong… Rồi cũng tương tự như trong đời sống hôn nhân, người thánh hiến có thể chạy trốn sự thất bại của mình bằng những thành tích lòe loẹt bên ngoài: cơ sở, hội nhóm, sinh hoạt, hình thức, số lượng... nhiều dạng thỏa hiệp với con đường rộng. Ta đã xác tín con đường hẹp và hành động theo đó. Nhưng đi cho đến tận cùng không dễ. Một lúc nào đó, thấy cơ may thành công mong manh quá, những kết quả ít ỏi và chậm chạp quá, trong khi những điều kiện thuận lợi lại sẵn trong tầm tay, có thể ta sẽ tạm thời biến báo để cho mọi việc được giải quyết nhanh gọn. Ta sẽ tạm thời tin vào các phương tiện trần gian hơn là tin vào thập giá, và rồi đúng như thế, những kết quả của nó thật thần diệu. Và cũng thần diệu thay, càng lúc nó càng làm cho ta lạc xa mà vẫn cứ tưởng mình rất chung thủy.
Trong Lâu Đài Nội Tâm, mẹ thánh Têrêxa Chúa Giêsu cho biết có những người đã vươn tận đỉnh cao và đã đạt tới cuộc sống hiệp nhất với Thiên Chúa mà rồi đã quay đầu trở lại và bị thua những âm mưu lừa gạt của quỷ dữ. Ngài nêu câu hỏi: Làm sao họ lại bị lừa? Quỷ dữ đã len lỏi vào bằng lối nào? (5Cư 4,6-7). “Để trả lời câu hỏi thứ nhất, tôi xin nói rằng, nếu linh hồn luôn gắn bó với ý Thiên Chúa thì hẳn sẽ không bị lạc. Thế nhưng quỷ dữ cứ bám sát và lừa gạt cách tài tình. Nó dẫn dụ linh hồn dưới màu sắc điều tốt trong những chuyện rất nhỏ và cố sức làm cho linh hồn nghĩ rằng đó là tốt để rồi chiều theo một đôi điều trong đó. Thế là dần dần nó sẽ khiến cho trí hiểu ra tăm tối, nhiệt tình của lòng muốn nguội dần, rồi khiến lòng tự ái gia tăng cho đến lúc bằng cách này hay cách khác, nó kéo được linh hồn ra khỏi ý Thiên Chúa và lôi vào con đường riêng của nó.” (5Cư 4,8).
Đây là lúc để đọc kỹ Đêm Dày quyển II. Đêm tâm linh có thể đang khởi đầu với những cảm nghiệm về sự thất bại. Thất bại trong công việc sẽ trở thành bi thảm hơn khi nó kèm với sự thất bại trong đời sống cộng đoàn. Ta đã đổ ra bao thiện chí để rồi cuối cùng chỉ gặt được cô đơn, ốc đảo. Chẳng còn ai hiểu ta. Ta mệt mỏi bước dưới cơn nắng buổi trưa, lẻ loi, một mình mồ hôi nhễ nhại. Bỗng bên vệ đường xòe ra một bóng mát thật quyến rũ, ta thèm lăn vào đó, ngủ vùi quên đi tất cả, giữa vũng lầy êm ái. Thế nhưng, Đừng để điều gì khiến bạn xao xuyến
Đừng để điều gì khiến bạn sợ hãi
Mọi sự đều qua đi
Thiên Chúa không bao giờ thay đổi
Kiên nhẫn rồi sẽ được tất cả
Ai có Thiên Chúa sẽ chẳng thiếu gì
Một mình Thiên Chúa là đủ cho ta.
(Thánh nữ Têrêxa Chúa Giêsu)
Tiến sâu vào thinh lặng nội tâm
Trong chuyện tình của Chúa, thường Ngài vẫn dồn ta vào tình thế ấy, để gợi cho ta nhớ rằng chính Ngài đã bị bỏ rơi trên thập giá vì ta, để ta thấy Ngài với ta đồng thuyền, đồng hội, và ta sẽ gắn chặt với Ngài. Trong cuộc sống hôn nhân, thất bại là lúc hai vợ chồng được thật sự xoá mình để hiểu rằng mình cần đến người kia. Trong cuộc sống theo Chúa, thất bại chính là lúc để ta thật sự tin rằng ngoài Chúa ra, ta không thể làm gì được! Bị cô đơn, bị hiểu lầm chính là thế cờ buộc ta phải níu lấy một mình Ngài. Như đôi bạn trẻ yêu nhau, càng không được gia đình và bạn bè thông cảm, họ càng tìm đến với nhau, bởi vì trên cõi đời chỉ có một người thật sự hiểu họ và tôn trọng họ.
Những điều Chúa muốn dệt nên một tiếng gọi định hướng và làm thành đời ta. Ngài vừa gọi vừa làm cho ta thinh lặng để nghe được tiếng Ngài. Nhờ cảm nghiệm sự thất bại, tiếng ồn của những lời khen bên ngoài và những tự hào bên trong bị dập tắt, tuy nhiên lại có thể nổi lên những tiếng ồn khác của tự ái, xót xa, đắng cay, tiếc nuối và dằn vặt. Muốn dẹp yên chúng, ta cần tập trung cái nhìn vào Chúa Giêsu, phó thác tất cả cho Ngài trong một cái nhìn thiết tha trìu mến. Dù suối lòng ta có đục ngầu vì cả một đời sai lầm và tội lỗi, hãy cứ dìm Ngài xuống đó. Ngài sẽ gạn đục khơi trong và sẽ tẩy sạch tất cả như đã tẩy sạch dòng nước sông Giođan. Câu chuyện kẻ gian phi thống hối cho thấy rằng, nếu ta đến với Ngài thì, dù chỉ còn một giây phút chót, Ngài vẫn đổi mới lòng ta kịp thời trước khi đồng hồ cuộc sống chuyển sang nhịp gõ đời đời. “Hãy đến với Ta, hỡi tất cả những ai lao đao và vác nặng, Ta sẽ cho nghỉ ngơi lại sức.” (Mt 11,28)
Khủng hoảng thất bại trong đời tín hữu
Người ta nản lòng vì một nhược điểm nào đó đã ăn quá sâu không sửa được, vì một vài tội lỗi nào đó cứ sa đi ngã lại… Lắm người có thể nhờ đó mà khám phá ra mình cần bám víu vào Chúa… Ngược lại lắm người dần dà quay lại với những “ngẫu tượng” cũ, mà Kinh Thánh gọi là sự ngoại tình hay đàng điếm…
Bình tĩnh sau những quyết định sai
Nhờ việc theo dõi các tín hiệu nội tâm, thường thì càng lúc ta càng biết chọn đúng theo ý Thiên Chúa trong những việc cụ thể hằng ngày. Thỉnh thoảng, do lơ đãng và thiếu tỉnh táo, ta vẫn có thể bị lừa và quyết định sai. Nhiều khi, do những nếp quen từ nhỏ đã ăn sâu, dù đã già người ta vẫn có thể phản ứng sai theo cùng một cách như hồi còn trẻ. Những điều đó sẽ giúp ta khiêm nhường nhận rõ sự yếu đuối của mình và bám víu vào Thiên Chúa.
Đáng sợ là khi ta đánh giá sai và quyết định sai trong những điều tương đối quan trọng. Lúc đó ta dễ hoảng hốt với cảm giác khôn ba năm dại một giờ. Ma quỷ sẽ tô màu phóng đại sự thất bại, khiến ta tiếc ngẩn ngơ và dằn vặt khổ sở vì đã gây ra những thiệt hại không sao cứu vãn được. Ta thấy nản lòng, chỉ vì cái sẩy mà để nầy cái ung, chỉ vì thiếu tỉnh táo trong một chuyện cỏn con mà đã vô tình giật sập cả một công cuộc. Đây là một thời điểm thử thách rất hệ trọng. Nếu ta mất bình tĩnh, quỷ dữ sẽ bôi đen hết mọi sự để ta thêm hoảng hốt, thất vọng và hành động lung tung. Ta mong sửa chữa lại lầm lỗi của mình nhưng thay vì sửa chữa, những hành động hấp tấp này càng gây thêm nhiều vấn đề rắc rối khiến tình thế càng trở nên xấu hơn. Ngược lại, nếu bình tĩnh một chút, ta sẽ nhận ra rằng, dù sai lỗi ấy có nặng nề đến đâu, nếu ta biết tin tưởng phó thác tất cả trong tay Chúa thì vẫn không có gì bế tắc, mọi chuyện vẫn có lối thoát. Cứ tạ ơn theo hơi thở, đến với Chúa bằng tất cả cõi lòng rồi sẽ được bình an và nhận ra được điều giản dị phải làm và những giá phải trả, trong bình an.
Cả vua Saul và vua Đavít đều đi qua kinh nghiệm này nhưng hai vị đã phản ứng khác nhau. Vua Saul không thành tâm nhận lỗi, ông đòi giữ thế chủ động, muốn tự mình tìm cách vớt vát cho bằng được, nên chi đã gặt hái kết quả thật bi thảm. Còn vua Đavít thú nhận sự sai lỗi, ông trở nên thụ động, phó mình vào tay Chúa ngay, cho nên Chúa lại tạo cho ông những vận hội mới. Nhờ sự chín chắn về tâm linh, ông mau mắn đón nhận bài học từ sự thất bại. Ông can đảm xác nhận sự thất bại của mình để tạo điều kiện cho Thiên Chúa thành công.
Tóm lại, những thử thách này chính là trường học dạy ta khiêm nhường và phó thác chính mình trong tay Thiên Chúa. Sau khi đã học yêu Chúa cách vô vụ lợi, ta phải vượt thêm cuộc thi lên cấp; cuộc thi của Phaolô trong 2Cor 12, 7-10. Đó cũng là cuộc thi gần cuối đời Gioan Tẩy giả: "Tôi phải suy giảm cho Ngài được tiến lên" (Gio 3, 30).
Chúng ta thất bại, phải, nhưng cần nuốt lấy nó cho Chúa Cứu Thế được thành công. Ta phải trở nên trẻ nhỏ để Ngài dắt ta đi: "Khi ngươi còn trẻ, ngươi tự thắt lưng mình và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, ngươi sẽ giang tay ra để người khác thắt lưng cho và lôi đi nơi ngươi không muốn" (Gio 21, 18). Đó là điều kiện để vào nước trời: "Ai không đón nhận lấy nước trời như một trẻ nhỏ thì không được vào trong đó" (Mt 18, 3).
Cuộc khủng hoảng thứ tư: bị bỏ rơi
Chúng ta đã theo dõi tiến trình tình yêu của con người. Trong tình yêu hôn nhân của đời thường, qua các lứa tuổi, người ta gặp những khó khăn khác nhau. Trong cuộc sống tâm linh, trên đường yêu mến Chúa chúng ta cũng gặp những khó khăn tương tự. Không những theo tuổi tự nhiên, đôi khi có thể sớm hơn hoặc muộn hơn so với tuổi tự nhiên của con người.
Thánh Têrêsa chết lúc 24 tuổi nhưng đã là một con người rất già dặn trong yêu thương. Ngược lại, có người đã cao niên mà vẫn còn đang loay hoay với những bước khởi đầu. Vì thế khi nói cuộc khủng hoảng thứ tư ở cuối đời người, chúng ta cũng phải hiểu rằng có thể xảy ra ngay lúc ta còn trẻ.
Quan sát những cụ già chung quanh ta, nhiều cụ làm suốt ngày không nghỉ tay. Dù con cái có phiền trách, cụ vẫn làm không nghỉ, vì cụ nghĩ rằng không làm gì thì vào bàn ăn sẽ tủi lắm, mình không còn giúp gì cho ai, chỉ báo hại thôi. Các cụ buồn tủi vì thấy mình bị mất hết uy quyền.
Trong tình cảnh già yếu và không còn được trao những trách nhiệm quan trọng trong gia đình hay trong công việc thường ngày, người già dễ có tâm trạng thấy mình như một cái vỏ chanh, người ta đã vắt hết nước và bây giờ đem bỏ. Các cụ thấy bị sỉ nhục, thấy mình thừa ra và vô dụng.
Cả trong quan hệ vợ chồng cũng vậy. Người này cảm thấy mình đã dâng hiến quá nhiều cho người kia, và giờ đây người kia không cần mình nữa. Điều đó khiến cho tình trạng của nhiều đôi vợ chồng rất đáng thương. Có những đau khổ kinh khủng: Người ta dằn vặt, đay nghiến, cắn xé nhau thay vì trở nên những đôi bạn già đầy yêu thương trìu mến và cảm thông.
Tâm trạng ấy có thể xẩy ra nơi những người già của chúng ta trong các dưỡng đường: Các linh mục và các tu sĩ già. Đôi khi chúng ta quá vô tình để cho các vị cảm thấy bị bỏ rơi. Hội thánh cần phải nỗ lực hơn nữa để an ủi các người già đã phục vụ suốt bao nhiêu năm. Về phần bản thân, chúng ta cần biết chuẩn bị để đón nhận những khó khăn loại này như thể đón nhận một cuộc thi cuối cùng, để mình được đi tới đỉnh cao nhất trong yêu thương.
Những khó khăn trong tuổi già, tuổi già của đời sống thường và tuổi già tâm linh, là một cuộc thi đầy ưu ái mà Chúa yêu thương dành cho chúng ta. Cuộc thi trước khi vào lãnh thưởng, cuộc thi cuối cùng. Chúng ta đừng để mình bắt hụt vào phút chót. Có lắm người lái xe đi khắp các nẻo đường quê hương đất nước, luôn luôn giật những thành tích làm hài lòng mọi người, không bao giờ gây tai nạn, nhưng khi đưa xe về đến nhà, cho xe vào garage lại gây tai nạn ngay trước cửa garage nhà mình.
Chính khi ta bị mọi người bỏ rơi, ta lại dễ thuộc về Chúa hơn bao giờ; chính khi ta thấy mình thừa ra và vô dụng đối với cuộc sống thường nhật, ta lại được ơn khiêm nhường như lời Chúa trong Lc 17, 10. Hiến dâng rồi tự thưa rằng: "Tôi là một đầy tớ vô dụng". Nhiều lúc ta cũng cảm thấy mình bị bó buộc phải trở lại tình trạng trẻ con, không tự lo cho mình được mọi thứ mà phải nhờ đến kẻ khác, và đó là tình trạng thích hợp để được vào nước trời.
Như thánh nữ Têrêxa Hài Đồng, ta sẽ tập vui mừng khi thấy mình bị quên đi, bị coi là dư thừa và không quan trọng, bị xài xể và sai vặt như một đầy tớ. Ta sẽ tập đón nhận mà không tìm cách trả ơn, để buộc mình phải nhớ ơn mãi mãi, và hãy xin cho mình được ơn xác tín vào hiệu năng tông đồ của kinh nguyện. Có những lúc ta sẽ nằm bất động trên giường bệnh, cảm thấy mình chỉ làm phiền người khác thôi. Chính đó là dịp để ta xác tín rằng: Hy sinh và kinh nguyện đem lại một hiệu năng tông đồ còn hơn cả những ngày chúng ta xông pha hoạt động rất hăng hái.
ĐÊM TÂM LINH TRONG LỊCH SỬ HỘI THÁNH
Sau cùng, ta nên đối chiếu những khủng hoảng trên đây với những khủng hoảng trong lịch sử Hội Thánh. Nhờ đó, ta có thể được bình an hơn trước những khó khăn của chính mình cũng như của Hội Thánh. Đồng thời ta cũng thấy rõ chính ý muốn của Thiên Chúa đang hướng dẫn và dệt nên lịch sử đời ta cũng như lịch sử Hội Thánh.
Từ tuần trăng mật đến khủng hoảng thất bại
Hội Thánh đã lên đường như người thiếu nữ trong thơ Hàn Mặc Tử:
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
Tiếp đến là tuần trăng mật:
Chúa dẫn tôi vào hầm rượu lạ,
Uống rồi, tôi chếnh choáng bước ra,
Không còn biết đất trời gì nữa,
Mất cả bầy chiên - mới đó mà!
Ở đó Chúa cho tôi lòng Chúa,
Ngài dạy tôi khoa học tuyệt vời.
Tôi cũng đã cho Ngài tất cả,
Nguyện xe tơ kết tóc một đời.
Thế đó, hồn tôi Ngài hớp mất,
Từ nay tôi chỉ phụng sự Ngài.
Chẳng chăn cừu, chẳng làm gì khác,
Chỉ còn nguyên một việc yêu thôi.
Nếu có ai đầu đường cuối phố
Thương hỏi sao chẳng thấy tôi kìa,
Làm ơn nhắn hộ rằng tôi lạc
Tôi mất tôi cho Chúa lượm về.
(Khúc Linh Ca, 26-29)
Thế nhưng rồi những cuộc khủng hoảng hay những đêm dày đã tuần tự xảy ra cho cuộc tình của Hội Thánh với Chúa của mình. Ba thế kỷ bách hại buổi đầu chẳng khác nào cơn khủng hoảng vỡ mộng (x. các thư 1Tx, 2Tx và 1Pr), đồng thời cũng có thể nói là nhịp thụ động thứ nhất. Tiếp đến, với sự hỗ trợ của thế quyền, Hội Thánh đã lao vào nhịp chủ động suốt nhiều thế kỷ.
Sau sự suy đồi ở các thế kỷ IX, X và XI có thể sánh với cơn khủng hoảng nhàm chán, những sự đua đòi theo tinh thần ngoại giáo ở thời Phục Hưng (thế kỷ XV và XVI) rồi phong trào Duy Tân đòi hợp lý hoá mặc khải theo khoa học và lý trí (ở thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX) đã kéo dài nhịp chủ động thêm nhiều thế kỷ.
Thế nhưng những sự kiện ấy cũng đồng thời tố cáo rằng Dân Chúa đã không dám nhìn nhận sự thất bại của mình. Giờ đây, thiên niên kỷ mới dường như đã khởi sự một giai đoạn thụ động mới cho Hội Thánh. Hội Thánh đang được nếm cảm cái thất bại của mình ở mức thấm thía nhất. Những lời Chúa Giêsu báo trước đang nghiệm đúng từng chữ một: “Vì tội ác gia tăng nên lòng mến nơi nhiều người sẽ bị nguội mất” (Mt 24,12) và “Liệu chừng khi Con Người trở lại, Ngài còn thấy đức tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18,8). Dường như chúng ta đang chứng kiến một sự rơi theo gia tốc, càng lúc càng nhanh. Những xã hội trước đây theo Ki-tô-giáo đang gỡ bỏ dần các giá trị Ki-tô-giáo. Sự từ chối đức tin và luân lý Ki-tô-giáo đang được khẳng định cách công khai, thậm chí còn được ấn định thành luật pháp. Nhan nhản những sách báo, phim ảnh và các phương tiện truyền thông đại chúng được dùng để xuyên tạc Đức Kitô và bôi nhọ Hội Thánh Ngài. Có những vùng mênh mông đang bỏ đạo. Có những vùng khác rộng hơn từ trước chưa được biết Chúa Kitô thì nay được biết Ngài và Hội Thánh Ngài cách méo mó lệch lạc. Từ Mỹ, Philippines, Ireland và bao nhiêu nơi khác nữa Hội Thánh đang phải lên tiếng xin lỗi cộng đồng xã hội vì những gương xấu do các chức sắc của mình. Hội Thánh phải thú nhận sự thất bại ngay từ bên trong. Có lẽ đây chính là lúc toàn thể Dân Chúa đang tiến dần vào đêm đức tin.
Thế nhưng, liệu chừng chúng ta đã dám nhìn thẳng vào sự thật và để cho đêm đen giải thoát chúng ta khỏi chính mình, hay một lần nữa, chúng ta tìm cách chạy trốn thất bại bằng những thoả hiệp đáng thương? (x. 2Cr 12,7-10)
Đêm tâm linh của Dân Chúa
Đêm Dày quyển II sẽ cho thấy rằng sau những cảm nghiệm về thất bại, đêm tâm linh còn vùi lấp ta trong sỉ nhục đau thương. “Vì các ngươi, Danh Ta đã bị sỉ nhục giữa muôn dân.” (x. Gr 36,20) Nỗi sỉ nhục này vừa kéo xuống trên chính Chúa vừa kéo xuống trên số sót còn lại của Dân Thánh. Nỗi sỉ nhục này chính là dấu hiệu cụ thể của đêm đức tin. Nó đến với chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu cách âm thầm lặng lẽ khi người cha mà chị coi như hiện thân của Vua Trời bị mất trí. Nó đến với chúng ta cách ồn ào ầm ĩ khi người mẹ Hội Thánh là Bạn Trăm Năm Yêu Dấu của Đức Kitô đang bị phơi bày trước mặt thế gian như một người đàn bà lăng loàn trắc nết đáng bị ném đá.
Đêm buông dày không riêng trên tâm hồn bạn mà trên toàn thể số sót của Dân Thánh. Để làm gì? - Để chúng ta được chia sẻ những nỗi niềm riêng của Đức Lang Quân trong cuộc Thương Khó. “Các tông đồ ra khỏi Thượng Hội Đồng, lòng hân hoan dạ vui mừng vì thấy mình được coi là xứng đáng chịu sỉ nhục vì Danh Đức Giêsu” (Cv 5,41). Đây cũng là ơn ta xin trong Ngắm thứ ba mùa Thương của Kinh Mân Côi: Chúa Giêsu chịu đội mạo gai, ta hãy xin cho được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
Hiệp thông liên đới trách nhiệm, ta vui nhận thực tế những “con sâu làm rầu nồi canh” trong Hội Thánh, vui nhận tình cảnh “quít làm cam chịu”, “một người làm bậy cả họ mang nhơ”, trong tâm tình chia sẻ với Đức Kitô chịu lăng nhục, bị khạc nhổ vào mặt. Sống tâm tình ấy, ta sẽ có được sự khiêm nhường chân thành đối với mọi người.
Nếu có khi nào bạn cảm thấy ngao ngán nản lòng vì những gương xấu đầy dẫy trong Hội Thánh trên toàn cầu và ngay trong cộng đoàn bé nhỏ của bạn, hãy nhớ rằng chính Đức Kitô đã báo trước về tất cả những điều ấy (x. Mt 24, 24,9.11-13; Lc 18,8). Khi thấy đắng cay vì thất bại, hãy nhớ rằng chính Chúa đã chấp nhận thất bại trong việc chinh phục con người. Chính Chúa cũng đã từng thất bại đối với bạn và đối với tôi. Hãy chọn đứng về phía hạt giống đang mục nát (Ga 12,24), phía của hạt giống đã gieo và đang âm thầm mọc (Mc 4,26-29). Cũng như thân thể Chúa trong cuộc thương khó, Nhiệm Thể Chúa ngày nay cũng phải bầm dập về mọi mặt.
Những điều Chúa báo trước trong bài giảng về ngày thế mạt đang được thể hiện, và giữa những thử thách ấy, ta nghe vọng lại lời Ngài: “Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc” (Lc 21,28).
Rồi cuối phiên toà lịch sử, Đức Giêsu sẽ “ngẩng mặt lên bảo mọi người: “Ai trong các người vô tội, cứ việc lấy đá mà ném trước đi!” Rồi Ngài lại cúi xuống mà viết trên đất” (Ga 8,7b-8). Quả thật, mãi mãi chúng ta không hề xứng đáng, mãi mãi chúng ta chỉ là người phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang được Ngài ban lời tha thứ (Ga 8,11) và được Ngài đổ máu ra rửa sạch (x. Ep 5,26), để rồi được trình diện trước nhan Ngài như Tân Nương trinh trắng đã trang điểm sẵn sàng (x. Ep 5,26-27; 2Cr 11,2; Kh 19,8). Thế nhưng từ đây tới đó, chúng ta còn phải đi qua kinh nghiệm sự vắng mặt của Thiên Chúa.
Người ẩn nơi nao, Hỡi người Yêu Dấu,
Mà bỏ em rên rỉ?
Như một con nai, Người trốn biệt,
Sau khi đã làm cho em bị thương,
Em chạy ra, gọi với theo Người, thì Người đã đi.
(Thánh Gioan Thánh Giá, Những Ca Khúc Tâm Linh, 1)
Và rồi hừng đông
Đêm có ba phần. Phần giữa tăm tối nhất và đàng nào nó cũng phải trôi qua rồi mới tới được phần thứ ba là lúc đêm chuyển dần sang hừng đông. “Đêm có ba phần nhưng tất cả chỉ là một đêm, bởi vì đêm này cũng gồm ba phần như đêm thường vậy. Phần thứ nhất, đêm giác quan, sánh được với phần trước nửa đêm, khi ta không còn bận tâm tới sự vật chung quanh. Phần thứ hai, đêm đức tin, sánh được với lúc nửa đêm, hoàn toàn tăm tối. Và phần thứ ba, tức là Thiên Chúa, giống như rạng đông, mà sau đó tiếp liền là ánh sáng ban ngày.” (1Lên 2,5).
Con đường đi qua đau thương và sỉ nhục Thiên Chúa đã chọn cho Đức Kitô và Hội Thánh Ngài là con đường tất yếu để sửa lại sự sai lầm do tội kiêu ngạo và không vâng phục của Ađam. Bước vào đời, Đức Kitô đã thưa: “Này con đây, con xin đến để làm theo ý Chúa” (Dt 10,7). Ngài đã hạ mình vâng phục cho đến nỗi chết trên thập giá (x. Pl 2,6-7). Trên đỉnh Gôngôtha, đêm đen đã phủ kín đất trời khi Ngài thốt lên: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27,46). Cần phải đạt tới giây phút nửa đêm mịt mù ấy của đức tin để cho mọi sự được hoàn tất (x. Ga 19,30), để rồi tất cả chuyển sang bình an của hừng đông: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha.” (Lc 23,46).
Sau khi từ cõi chết sống lại, Ngài sẽ nhắc cho các môn đệ nhớ Ngài đã báo trước với họ rằng mọi điều Thánh Kinh ghi chép về Ngài phải được ứng nghiệm, ý muốn của Thiên Chúa phải được nên trọn nơi Ngài (x. Lc 24,44). Theo bước Đức Phu Quân, Hội Thánh sẽ là “những người đã đến sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao, đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu của Con Chiên” (Kh 7,14). Mọi dấu vết đàng điếm sẽ bị quét sạch (Kh 17,1-18), để Hội Thánh thực sự trở thành “Tân Nương, Hiền Thê của Con Chiên” (Kh 21,9).
Như thế, dù con người đón nhận hay chối từ, ý định ngàn đời của Thiên Chúa vẫn cứ được thực hiện, cho mỗi người cũng như cho toàn thể Hội Thánh và nhân loại. “Đừng niêm phong những sấm ngôn trong sách này, vì thời giờ đã gần đến. Kẻ gian ác cứ làm điều gian ác nữa đi, kẻ ô uế cứ ra ô uế nữa đi, người công chính cứ hành động công chính nữa đi, và người thánh thiện cứ sống thánh thiện nữa đi!”. “Đây, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến, và Ta đem theo lương bổng để trả cho mỗi người tuỳ theo việc mình làm. Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng. Phúc thay những kẻ giặt sạch áo mình, để được quyền hưởng dùng cây Sự Sống!” (Kh 22,10-14).
Qui Nhơn, lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 2010
Những thử thách này hết sức lạ, đúng là từ trên trời trút xuống. Dường như người ta càng cố gắng xoay xở để thoát ra, càng bị lún sâu vào. Cả bản thân và ngoại cảnh (khi thử thách ở bình diện cá nhân), cả bề trên lẫn bề dưới (khi thử thách buông xuống trên tập thể) đều vô tình góp phần khiến mọi sự thêm trầm trọng. Tựa như khi dầu đang cháy, người ta càng tạt nước vào, đám cháy càng lan rộng.
Theo Thánh Gioan Thánh Giá, ở đây nhà điêu khắc là Thiên Chúa đang dùng búa rìu để đẽo gọt, dùng dao, dùng đục để chạm trổ, nói chung là Ngài dùng những dụng cụ hết sức sắc bén để làm nên kiệt tác của Ngài. Khối đá hay khúc gỗ Ngài chọn càng ngoan ngoãn đón nhận các thao tác của nhà điêu khắc, càng sớm hoàn bích. Còn nếu nó chống lại và muốn tự thể hiện theo ý mình, tác phẩm sẽ bị hỏng và phải vất bỏ.
Cơn thử thách hiện nay Giáo Hội toàn cầu nói chung cũng như Giáo Hội Việt Nam nói riêng đang trải qua đều nằm trong điều đã được chính Chúa Giêsu đã báo trước: “1Thầy đã nói với anh em các điều ấy, để anh em khỏi bị vấp ngã. 2Họ sẽ khai trừ anh em khỏi hội đường. Hơn nữa, sẽ đến giờ kẻ nào giết anh em cũng tưởng mình phụng thờ Thiên Chúa. 3Họ sẽ làm như thế, bởi vì họ không biết Chúa Cha cũng chẳng biết Thầy. 4Nhưng Thầy đã nói với anh em những điều ấy, để khi đến giờ họ hành động, anh em nhớ lại là Thầy đã nói với anh em rồi”(Ga 16,1-4).
Một số kinh nghiệm trong bài có thể hơi xa lạ với nhiều độc giả, tuy nhiên hy vọng rằng với một chút thinh lặng trầm tư, độc giả có thể nắm bắt được và sẽ tìm thấy một số ánh sáng cho mình cũng như cho bạn hữu trước thời cuộc, để có thể tiến bước trong bình an.
Khoa tâm lý học cho biết trong cuộc đời hôn nhân, các đôi bạn thường gặp 4 khủng hoảng chính:
• Khủng hoảng vỡ mộng
• Khủng hoảng nhàm chán
• Khủng hoảng thất bại
• Khủng hoảng bị bỏ rơi
Trong cuộc sống tự nhiên cũng như cuộc sống tâm linh, bao giờ những khủng hoảng kéo đến cũng ngoài ý muốn của ta. Có bao nhiêu yếu tố có vẻ như ngẫu nhiên trùng hợp khiến ta rơi vào một thế kẹt và ra không được. Thoạt đầu nó khiến ta nản lòng nhưng khi bắt đầu nhận ra ý nghĩa của nó ta lại thấy nó thật cần thiết để ta được lớn lên, và lúc đó ta sẽ đón nhận nó trong bình an. Trên bình diện tâm linh, ta cần học ra bài học này để không những được bình an đón nhận ý Chúa mà còn được lớn lên trong tình yêu.
Cuộc khủng hoảng đầu tiên: vỡ mộng
Khủng hoảng vỡ mộng trong hôn nhân
Thường thường trước lễ cưới, đôi bạn trẻ chỉ thấy những cái đẹp của nhau. Sau lễ cưới, họ mới dần dần khám phá ra những điều mà họ không ngờ trước: Có những khác biệt, những giới hạn, những tật xấu... cộng thêm những khó khăn về quan hệ giữa hai gia đình và những lo lắng về kinh tế... Cao điểm của sự khủng hoảng này thường xẩy ra vào khoảng tháng thứ bảy, thứ tám hay một năm sau ngày cưới. Nhưng lúc đó có một cơ may là đứa con đầu lòng ra đời, và sự hiện diện của đứa trẻ sẽ chuyển đổi mọi suy nghĩ của đôi bạn. Hai người đều tập trung lo lắng cho đứa con và cơn khủng hoảng bớt căng thẳng. Những khủng hoảng đầu tiên này của đời sống hôn nhân sẽ làm tăng trưởng tình yêu. Trước đây tình yêu của họ có tính cách vụ lợi, chiếm đoạt, nay được chuyển sang tình yêu dâng hiến.
Khủng hoảng vỡ mộng trong đời tu
Một số người trước khi đi tu thường có một cái nhìn rất đẹp về đời tu. Họ thấy các tu sĩ như những thiên thần. Khi đã bước chân vào, nhiều chuyện không như họ tưởng. Trước đây họ chỉ nhìn thấy một số nét chủ quan, họ thích tìm những cái đẹp theo như họ nghĩ chứ chưa đi tìm một phương hướng hay một điều kiện thuận lợi để dâng hiến tình yêu mình cho thiên Chúa.
Có những người qua một thời gian sống trong đời tu đã thốt lên: Tôi không ngờ đời tu là như thế. Bởi vì khi sống trong cộng đoàn, mỗi người một tính tình khác nhau, mỗi người một ý nghĩ, một quan niệm...Một dạng khác: Khi lên đường theo Chúa người ta cũng ôm theo những ước mơ và dự phóng thật đẹp cho công cuộc Nước Trời, đẹp đến nỗi họ không dám buông ra, và thà mất ơn gọi hơn là phải buông bỏ các dự phóng ấy… Có những người đi tu cốt để làm linh mục, để làm việc mục vụ công khai, nhưng hoàn cảnh không cho phép họ đạt được điều đó. Từ đó họ mới phát hiện ra rằng lâu nay không phải họ theo Chúa nhưng là theo một chức vụ hoặc một công cuộc nhân loại... Giáo huấn của thánh Gioan Thánh Giá trong “Các biện pháp phòng chống” rất thiết thực để giúp vượt thắng khủng hoảng thứ nhất này.
Cuộc khủng hoảng trong đời tu này cũng rất cần thiết để thanh tẩy cái nhìn của chúng ta, giúp ta nhận ra được đâu là điểm chính, đâu là điểm phụ. Qua cơn khủng hoảng, ta dần dần khám phá ra rằng chính Chúa kêu gọi ta chứ không phải là một lý tưởng hay một chức vụ. Chính Chúa đang yêu mến ta, chính tình yêu đang mời gọi và mong muốn cho người yêu được lớn lên. Cũng như trường hợp các đôi bạn, nhờ can đảm và kiên nhẫn, ta sẽ vượt qua được những khó khăn ban đầu. Rồi sau đó sẽ thu hoạch được những kết quả đầu tiên và những kết quả này sẽ làm cho ta được phấn khởi tiến lên.
Khủng hoảng vỡ mộng trong đời tín hữu
Người thiếu niên lớn lên trong gia đình và giáo xứ, gần như tuyệt đối tin tưởng cha mẹ và các linh mục cũng như các tu sĩ. Thế rồi một hôm họ đã đau khổ khám phá ra rằng người lớn cũng rất bất toàn…. Những anh chị em được ơn tin Chúa khi đã lớn, lúc học giáo lý có thể nhìn thấy Hội Thánh thật lý tưởng. Họ bước vào Hội Thánh thật nồng nhiệt. Thế rồi, một số đụng chạm đã khiến họ sớm hoài nghi… Những hoài nghi này khá cần thiết để họ hiểu rõ hơn về thực tế của Hội Thánh, vừa mang tính yếu đuối của nhân loại vừa có nguồn gốc thần linh…
Cuộc khủng hoảng thứ hai: nhàm chán
Khủng hoảng nhàm chán trong hôn nhân
Khoảng bảy hoặc tám năm sau khi kết hôn, đôi bạn thường cảm thấy mệt mỏi, nhàm chán. Trước kia họ thấy người bạn mình là một thế giới kỳ diệu, khám phá mãi không hết. Đến nay, cả những điều bí ẩn nhất cũng đều đã biết cả, đã biết rất rõ, không còn gì mới lạ. Bên cạnh đó, trách nhiệm gia đình cứ đè nặng mỗi ngày, đều đều, ngày này sang ngày khác. Người ta cảm thấy mệt mỏi, nhàm chán, muốn có một cái gì "thay đổi bầu không khí", muốn "tìm của lạ". Tình trạng đó là nguyên nhân của nhiều vụ ngoại tình. Để vượt qua khủng hoảng ấy, đôi bạn được khuyên làm một tuần trăng mật mới. Cùng đi chơi xa dăm ngày một tháng, hoặc đổi chỗ ở, hoặc sơn phết lại nhà cửa, sắp đặt lại phòng ốc... Nói tóm là tạo một khung cảnh mới cho tình yêu được đổi mới.
Điều phải đổi mới trong tình yêu ở đây là tập trung cái nhìn vào chính ngôi vị của bạn mình, yêu bạn mình vì chính bản thân bạn mình chứ không vì điều gì khác. Ngôi vị của bạn mình là giá trị cao hơn mọi cái hay cái tốt về thể chất hay tinh thần họ có. Vượt trên những điều phụ thuộc, tình yêu trở nên trần trụi hẳn đi và vì thế cũng tinh tuyền hẳn lên.
Khủng hoảng nhàm chán trong đời tu
Đời tu cũng có những nhàm chán tương tự. Công việc đều đều từ ngày này sang ngày khác. Thiên Chúa phong phú vô cùng vô tận, nhưng Ngài vô hình, người tu sĩ có thể mệt mỏi vì không thấy khám phá thêm điều gì mới. Hoặc lắm khi, họ hài lòng với những gì đã biết, họ có cảm tưởng đã biết hết, đã quen quá rồi. Để chống lại nhàm chán, người ta cũng bị cám dỗ chiều theo những của lạ dễ dãi, ngược với sự tiết độ, ngược với ba lời khấn. Cách riêng, khủng hoảng thứ hai này đến một cách thường xuyên trong việc cầu nguyện. Người tu sĩ có thể cảm thấy chán ngán việc cầu nguyện và lao đầu vào công việc, cả đang khi cầu nguyện cũng mải mê nghĩ đến công việc. Để giúp tránh khủng hoảng này, các tu sĩ cứ phục vụ ít lâu lại được đổi nhiệm sở... Các ngày lễ trong cộng đoàn, cách riêng là những ngày kỷ niệm khấn dòng, giúp ta có dịp làm mới lại cuộc sống. Cách riêng là các cuộc tĩnh tâm để giúp đổi mới tình yêu.
Tuy nhiên những khó khăn cũng như những cách giải quyết vừa nói chỉ là những chuyện bên ngoài. Thánh I Nhã và thánh Gioan Thánh Giá hướng cái nhìn của chúng ta vào những khó khăn sâu xa hơn. Trong những chỉ dẫn về an ủi và phiền muộn, thánh I Nhã cho thấy các phiền muộn có thể do ba nguyên nhân khác nhau (LT 322). Nguyên nhân thứ hai Ngài nêu ra tương đương với điều được thánh Gioan Thánh Giá gọi là đêm khô khan, là bước chuyển tiếp từ suy niệm lên chiêm niệm, là lúc đứa bé phải cai sữa để tập ăn (2Lên, cc. 13-14; 2Đêm, cc. 8-9; Lửa 3,32-37). Ngài cũng nêu rõ ba dấu chỉ giúp nhận rõ bước chuyển này (2Lên, cc. 13-14). Như thế, đêm đen hay cuộc khủng hoảng này là một bước chuyển cần thiết để ta được lớn lên trong tình yêu, không có gì phải sợ.
Cha Thomas Green SJ tổng hợp chỉ dẫn của hai vị thánh nơi 2 tác phẩm hiện đang bán tại các nhà sách: “Drinking from a dry well” và “Darkness in the marketplace”.
Khủng hoảng nhàm chán trong đời tín hữu
Không riêng các tu sĩ, mọi tín hữu đều có thể được Thiên Chúa thanh luyện bằng khó khăn này. Lắm người buông xuôi và trở thành những tín hữu vụ hình thức, quên mất chiều sâu của lòng yêu mến. Lắm người khác đã nỗ lực để vượt qua sự khô khan nhàm chán, và lớn lên trong sự quảng đại.
Cuộc khủng hoảng thứ ba: thất bại
Tuổi 45-50, cả nguời nam và người nữ đều thấy đời mình thất bại. Cách riêng là thất bại trong hôn nhân. Tuy nhiên, họ không dám nhìn nhận điều đó. Họ quy lỗi cho người kia. Họ vuốt ve tự ái bằng những thành công dễ dãi và chứng minh năng lực của mình bằng cách lao vào các hoạt động xã hội; chạy trốn thực tế bằng bói toán, cờ bạc, những phiêu lưu tình cảm ngang trái với những người bằng tuổi con mình. Cũng vì thế người ta gọi đây là cuộc khủng hoảng hồi xuân.
Trên đường theo Chúa, người ta cũng gặp nhiều thất bại. Không riêng nơi những dự phóng bản thân, nơi cuộc sống cộng đoàn và hoạt động tông đồ mà lắm khi dường như ta cảm thấy mình đã thất bại khắp nơi mọi lúc, từ bên ngoài đến bên trong… Rồi cũng tương tự như trong đời sống hôn nhân, người thánh hiến có thể chạy trốn sự thất bại của mình bằng những thành tích lòe loẹt bên ngoài: cơ sở, hội nhóm, sinh hoạt, hình thức, số lượng... nhiều dạng thỏa hiệp với con đường rộng. Ta đã xác tín con đường hẹp và hành động theo đó. Nhưng đi cho đến tận cùng không dễ. Một lúc nào đó, thấy cơ may thành công mong manh quá, những kết quả ít ỏi và chậm chạp quá, trong khi những điều kiện thuận lợi lại sẵn trong tầm tay, có thể ta sẽ tạm thời biến báo để cho mọi việc được giải quyết nhanh gọn. Ta sẽ tạm thời tin vào các phương tiện trần gian hơn là tin vào thập giá, và rồi đúng như thế, những kết quả của nó thật thần diệu. Và cũng thần diệu thay, càng lúc nó càng làm cho ta lạc xa mà vẫn cứ tưởng mình rất chung thủy.
Trong Lâu Đài Nội Tâm, mẹ thánh Têrêxa Chúa Giêsu cho biết có những người đã vươn tận đỉnh cao và đã đạt tới cuộc sống hiệp nhất với Thiên Chúa mà rồi đã quay đầu trở lại và bị thua những âm mưu lừa gạt của quỷ dữ. Ngài nêu câu hỏi: Làm sao họ lại bị lừa? Quỷ dữ đã len lỏi vào bằng lối nào? (5Cư 4,6-7). “Để trả lời câu hỏi thứ nhất, tôi xin nói rằng, nếu linh hồn luôn gắn bó với ý Thiên Chúa thì hẳn sẽ không bị lạc. Thế nhưng quỷ dữ cứ bám sát và lừa gạt cách tài tình. Nó dẫn dụ linh hồn dưới màu sắc điều tốt trong những chuyện rất nhỏ và cố sức làm cho linh hồn nghĩ rằng đó là tốt để rồi chiều theo một đôi điều trong đó. Thế là dần dần nó sẽ khiến cho trí hiểu ra tăm tối, nhiệt tình của lòng muốn nguội dần, rồi khiến lòng tự ái gia tăng cho đến lúc bằng cách này hay cách khác, nó kéo được linh hồn ra khỏi ý Thiên Chúa và lôi vào con đường riêng của nó.” (5Cư 4,8).
Đây là lúc để đọc kỹ Đêm Dày quyển II. Đêm tâm linh có thể đang khởi đầu với những cảm nghiệm về sự thất bại. Thất bại trong công việc sẽ trở thành bi thảm hơn khi nó kèm với sự thất bại trong đời sống cộng đoàn. Ta đã đổ ra bao thiện chí để rồi cuối cùng chỉ gặt được cô đơn, ốc đảo. Chẳng còn ai hiểu ta. Ta mệt mỏi bước dưới cơn nắng buổi trưa, lẻ loi, một mình mồ hôi nhễ nhại. Bỗng bên vệ đường xòe ra một bóng mát thật quyến rũ, ta thèm lăn vào đó, ngủ vùi quên đi tất cả, giữa vũng lầy êm ái. Thế nhưng, Đừng để điều gì khiến bạn xao xuyến
Đừng để điều gì khiến bạn sợ hãi
Mọi sự đều qua đi
Thiên Chúa không bao giờ thay đổi
Kiên nhẫn rồi sẽ được tất cả
Ai có Thiên Chúa sẽ chẳng thiếu gì
Một mình Thiên Chúa là đủ cho ta.
(Thánh nữ Têrêxa Chúa Giêsu)
Tiến sâu vào thinh lặng nội tâm
Trong chuyện tình của Chúa, thường Ngài vẫn dồn ta vào tình thế ấy, để gợi cho ta nhớ rằng chính Ngài đã bị bỏ rơi trên thập giá vì ta, để ta thấy Ngài với ta đồng thuyền, đồng hội, và ta sẽ gắn chặt với Ngài. Trong cuộc sống hôn nhân, thất bại là lúc hai vợ chồng được thật sự xoá mình để hiểu rằng mình cần đến người kia. Trong cuộc sống theo Chúa, thất bại chính là lúc để ta thật sự tin rằng ngoài Chúa ra, ta không thể làm gì được! Bị cô đơn, bị hiểu lầm chính là thế cờ buộc ta phải níu lấy một mình Ngài. Như đôi bạn trẻ yêu nhau, càng không được gia đình và bạn bè thông cảm, họ càng tìm đến với nhau, bởi vì trên cõi đời chỉ có một người thật sự hiểu họ và tôn trọng họ.
Những điều Chúa muốn dệt nên một tiếng gọi định hướng và làm thành đời ta. Ngài vừa gọi vừa làm cho ta thinh lặng để nghe được tiếng Ngài. Nhờ cảm nghiệm sự thất bại, tiếng ồn của những lời khen bên ngoài và những tự hào bên trong bị dập tắt, tuy nhiên lại có thể nổi lên những tiếng ồn khác của tự ái, xót xa, đắng cay, tiếc nuối và dằn vặt. Muốn dẹp yên chúng, ta cần tập trung cái nhìn vào Chúa Giêsu, phó thác tất cả cho Ngài trong một cái nhìn thiết tha trìu mến. Dù suối lòng ta có đục ngầu vì cả một đời sai lầm và tội lỗi, hãy cứ dìm Ngài xuống đó. Ngài sẽ gạn đục khơi trong và sẽ tẩy sạch tất cả như đã tẩy sạch dòng nước sông Giođan. Câu chuyện kẻ gian phi thống hối cho thấy rằng, nếu ta đến với Ngài thì, dù chỉ còn một giây phút chót, Ngài vẫn đổi mới lòng ta kịp thời trước khi đồng hồ cuộc sống chuyển sang nhịp gõ đời đời. “Hãy đến với Ta, hỡi tất cả những ai lao đao và vác nặng, Ta sẽ cho nghỉ ngơi lại sức.” (Mt 11,28)
Khủng hoảng thất bại trong đời tín hữu
Người ta nản lòng vì một nhược điểm nào đó đã ăn quá sâu không sửa được, vì một vài tội lỗi nào đó cứ sa đi ngã lại… Lắm người có thể nhờ đó mà khám phá ra mình cần bám víu vào Chúa… Ngược lại lắm người dần dà quay lại với những “ngẫu tượng” cũ, mà Kinh Thánh gọi là sự ngoại tình hay đàng điếm…
Bình tĩnh sau những quyết định sai
Nhờ việc theo dõi các tín hiệu nội tâm, thường thì càng lúc ta càng biết chọn đúng theo ý Thiên Chúa trong những việc cụ thể hằng ngày. Thỉnh thoảng, do lơ đãng và thiếu tỉnh táo, ta vẫn có thể bị lừa và quyết định sai. Nhiều khi, do những nếp quen từ nhỏ đã ăn sâu, dù đã già người ta vẫn có thể phản ứng sai theo cùng một cách như hồi còn trẻ. Những điều đó sẽ giúp ta khiêm nhường nhận rõ sự yếu đuối của mình và bám víu vào Thiên Chúa.
Đáng sợ là khi ta đánh giá sai và quyết định sai trong những điều tương đối quan trọng. Lúc đó ta dễ hoảng hốt với cảm giác khôn ba năm dại một giờ. Ma quỷ sẽ tô màu phóng đại sự thất bại, khiến ta tiếc ngẩn ngơ và dằn vặt khổ sở vì đã gây ra những thiệt hại không sao cứu vãn được. Ta thấy nản lòng, chỉ vì cái sẩy mà để nầy cái ung, chỉ vì thiếu tỉnh táo trong một chuyện cỏn con mà đã vô tình giật sập cả một công cuộc. Đây là một thời điểm thử thách rất hệ trọng. Nếu ta mất bình tĩnh, quỷ dữ sẽ bôi đen hết mọi sự để ta thêm hoảng hốt, thất vọng và hành động lung tung. Ta mong sửa chữa lại lầm lỗi của mình nhưng thay vì sửa chữa, những hành động hấp tấp này càng gây thêm nhiều vấn đề rắc rối khiến tình thế càng trở nên xấu hơn. Ngược lại, nếu bình tĩnh một chút, ta sẽ nhận ra rằng, dù sai lỗi ấy có nặng nề đến đâu, nếu ta biết tin tưởng phó thác tất cả trong tay Chúa thì vẫn không có gì bế tắc, mọi chuyện vẫn có lối thoát. Cứ tạ ơn theo hơi thở, đến với Chúa bằng tất cả cõi lòng rồi sẽ được bình an và nhận ra được điều giản dị phải làm và những giá phải trả, trong bình an.
Cả vua Saul và vua Đavít đều đi qua kinh nghiệm này nhưng hai vị đã phản ứng khác nhau. Vua Saul không thành tâm nhận lỗi, ông đòi giữ thế chủ động, muốn tự mình tìm cách vớt vát cho bằng được, nên chi đã gặt hái kết quả thật bi thảm. Còn vua Đavít thú nhận sự sai lỗi, ông trở nên thụ động, phó mình vào tay Chúa ngay, cho nên Chúa lại tạo cho ông những vận hội mới. Nhờ sự chín chắn về tâm linh, ông mau mắn đón nhận bài học từ sự thất bại. Ông can đảm xác nhận sự thất bại của mình để tạo điều kiện cho Thiên Chúa thành công.
Tóm lại, những thử thách này chính là trường học dạy ta khiêm nhường và phó thác chính mình trong tay Thiên Chúa. Sau khi đã học yêu Chúa cách vô vụ lợi, ta phải vượt thêm cuộc thi lên cấp; cuộc thi của Phaolô trong 2Cor 12, 7-10. Đó cũng là cuộc thi gần cuối đời Gioan Tẩy giả: "Tôi phải suy giảm cho Ngài được tiến lên" (Gio 3, 30).
Chúng ta thất bại, phải, nhưng cần nuốt lấy nó cho Chúa Cứu Thế được thành công. Ta phải trở nên trẻ nhỏ để Ngài dắt ta đi: "Khi ngươi còn trẻ, ngươi tự thắt lưng mình và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, ngươi sẽ giang tay ra để người khác thắt lưng cho và lôi đi nơi ngươi không muốn" (Gio 21, 18). Đó là điều kiện để vào nước trời: "Ai không đón nhận lấy nước trời như một trẻ nhỏ thì không được vào trong đó" (Mt 18, 3).
Cuộc khủng hoảng thứ tư: bị bỏ rơi
Chúng ta đã theo dõi tiến trình tình yêu của con người. Trong tình yêu hôn nhân của đời thường, qua các lứa tuổi, người ta gặp những khó khăn khác nhau. Trong cuộc sống tâm linh, trên đường yêu mến Chúa chúng ta cũng gặp những khó khăn tương tự. Không những theo tuổi tự nhiên, đôi khi có thể sớm hơn hoặc muộn hơn so với tuổi tự nhiên của con người.
Thánh Têrêsa chết lúc 24 tuổi nhưng đã là một con người rất già dặn trong yêu thương. Ngược lại, có người đã cao niên mà vẫn còn đang loay hoay với những bước khởi đầu. Vì thế khi nói cuộc khủng hoảng thứ tư ở cuối đời người, chúng ta cũng phải hiểu rằng có thể xảy ra ngay lúc ta còn trẻ.
Quan sát những cụ già chung quanh ta, nhiều cụ làm suốt ngày không nghỉ tay. Dù con cái có phiền trách, cụ vẫn làm không nghỉ, vì cụ nghĩ rằng không làm gì thì vào bàn ăn sẽ tủi lắm, mình không còn giúp gì cho ai, chỉ báo hại thôi. Các cụ buồn tủi vì thấy mình bị mất hết uy quyền.
Trong tình cảnh già yếu và không còn được trao những trách nhiệm quan trọng trong gia đình hay trong công việc thường ngày, người già dễ có tâm trạng thấy mình như một cái vỏ chanh, người ta đã vắt hết nước và bây giờ đem bỏ. Các cụ thấy bị sỉ nhục, thấy mình thừa ra và vô dụng.
Cả trong quan hệ vợ chồng cũng vậy. Người này cảm thấy mình đã dâng hiến quá nhiều cho người kia, và giờ đây người kia không cần mình nữa. Điều đó khiến cho tình trạng của nhiều đôi vợ chồng rất đáng thương. Có những đau khổ kinh khủng: Người ta dằn vặt, đay nghiến, cắn xé nhau thay vì trở nên những đôi bạn già đầy yêu thương trìu mến và cảm thông.
Tâm trạng ấy có thể xẩy ra nơi những người già của chúng ta trong các dưỡng đường: Các linh mục và các tu sĩ già. Đôi khi chúng ta quá vô tình để cho các vị cảm thấy bị bỏ rơi. Hội thánh cần phải nỗ lực hơn nữa để an ủi các người già đã phục vụ suốt bao nhiêu năm. Về phần bản thân, chúng ta cần biết chuẩn bị để đón nhận những khó khăn loại này như thể đón nhận một cuộc thi cuối cùng, để mình được đi tới đỉnh cao nhất trong yêu thương.
Những khó khăn trong tuổi già, tuổi già của đời sống thường và tuổi già tâm linh, là một cuộc thi đầy ưu ái mà Chúa yêu thương dành cho chúng ta. Cuộc thi trước khi vào lãnh thưởng, cuộc thi cuối cùng. Chúng ta đừng để mình bắt hụt vào phút chót. Có lắm người lái xe đi khắp các nẻo đường quê hương đất nước, luôn luôn giật những thành tích làm hài lòng mọi người, không bao giờ gây tai nạn, nhưng khi đưa xe về đến nhà, cho xe vào garage lại gây tai nạn ngay trước cửa garage nhà mình.
Chính khi ta bị mọi người bỏ rơi, ta lại dễ thuộc về Chúa hơn bao giờ; chính khi ta thấy mình thừa ra và vô dụng đối với cuộc sống thường nhật, ta lại được ơn khiêm nhường như lời Chúa trong Lc 17, 10. Hiến dâng rồi tự thưa rằng: "Tôi là một đầy tớ vô dụng". Nhiều lúc ta cũng cảm thấy mình bị bó buộc phải trở lại tình trạng trẻ con, không tự lo cho mình được mọi thứ mà phải nhờ đến kẻ khác, và đó là tình trạng thích hợp để được vào nước trời.
Như thánh nữ Têrêxa Hài Đồng, ta sẽ tập vui mừng khi thấy mình bị quên đi, bị coi là dư thừa và không quan trọng, bị xài xể và sai vặt như một đầy tớ. Ta sẽ tập đón nhận mà không tìm cách trả ơn, để buộc mình phải nhớ ơn mãi mãi, và hãy xin cho mình được ơn xác tín vào hiệu năng tông đồ của kinh nguyện. Có những lúc ta sẽ nằm bất động trên giường bệnh, cảm thấy mình chỉ làm phiền người khác thôi. Chính đó là dịp để ta xác tín rằng: Hy sinh và kinh nguyện đem lại một hiệu năng tông đồ còn hơn cả những ngày chúng ta xông pha hoạt động rất hăng hái.
ĐÊM TÂM LINH TRONG LỊCH SỬ HỘI THÁNH
Sau cùng, ta nên đối chiếu những khủng hoảng trên đây với những khủng hoảng trong lịch sử Hội Thánh. Nhờ đó, ta có thể được bình an hơn trước những khó khăn của chính mình cũng như của Hội Thánh. Đồng thời ta cũng thấy rõ chính ý muốn của Thiên Chúa đang hướng dẫn và dệt nên lịch sử đời ta cũng như lịch sử Hội Thánh.
Từ tuần trăng mật đến khủng hoảng thất bại
Hội Thánh đã lên đường như người thiếu nữ trong thơ Hàn Mặc Tử:
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
Tiếp đến là tuần trăng mật:
Chúa dẫn tôi vào hầm rượu lạ,
Uống rồi, tôi chếnh choáng bước ra,
Không còn biết đất trời gì nữa,
Mất cả bầy chiên - mới đó mà!
Ở đó Chúa cho tôi lòng Chúa,
Ngài dạy tôi khoa học tuyệt vời.
Tôi cũng đã cho Ngài tất cả,
Nguyện xe tơ kết tóc một đời.
Thế đó, hồn tôi Ngài hớp mất,
Từ nay tôi chỉ phụng sự Ngài.
Chẳng chăn cừu, chẳng làm gì khác,
Chỉ còn nguyên một việc yêu thôi.
Nếu có ai đầu đường cuối phố
Thương hỏi sao chẳng thấy tôi kìa,
Làm ơn nhắn hộ rằng tôi lạc
Tôi mất tôi cho Chúa lượm về.
(Khúc Linh Ca, 26-29)
Thế nhưng rồi những cuộc khủng hoảng hay những đêm dày đã tuần tự xảy ra cho cuộc tình của Hội Thánh với Chúa của mình. Ba thế kỷ bách hại buổi đầu chẳng khác nào cơn khủng hoảng vỡ mộng (x. các thư 1Tx, 2Tx và 1Pr), đồng thời cũng có thể nói là nhịp thụ động thứ nhất. Tiếp đến, với sự hỗ trợ của thế quyền, Hội Thánh đã lao vào nhịp chủ động suốt nhiều thế kỷ.
Sau sự suy đồi ở các thế kỷ IX, X và XI có thể sánh với cơn khủng hoảng nhàm chán, những sự đua đòi theo tinh thần ngoại giáo ở thời Phục Hưng (thế kỷ XV và XVI) rồi phong trào Duy Tân đòi hợp lý hoá mặc khải theo khoa học và lý trí (ở thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX) đã kéo dài nhịp chủ động thêm nhiều thế kỷ.
Thế nhưng những sự kiện ấy cũng đồng thời tố cáo rằng Dân Chúa đã không dám nhìn nhận sự thất bại của mình. Giờ đây, thiên niên kỷ mới dường như đã khởi sự một giai đoạn thụ động mới cho Hội Thánh. Hội Thánh đang được nếm cảm cái thất bại của mình ở mức thấm thía nhất. Những lời Chúa Giêsu báo trước đang nghiệm đúng từng chữ một: “Vì tội ác gia tăng nên lòng mến nơi nhiều người sẽ bị nguội mất” (Mt 24,12) và “Liệu chừng khi Con Người trở lại, Ngài còn thấy đức tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18,8). Dường như chúng ta đang chứng kiến một sự rơi theo gia tốc, càng lúc càng nhanh. Những xã hội trước đây theo Ki-tô-giáo đang gỡ bỏ dần các giá trị Ki-tô-giáo. Sự từ chối đức tin và luân lý Ki-tô-giáo đang được khẳng định cách công khai, thậm chí còn được ấn định thành luật pháp. Nhan nhản những sách báo, phim ảnh và các phương tiện truyền thông đại chúng được dùng để xuyên tạc Đức Kitô và bôi nhọ Hội Thánh Ngài. Có những vùng mênh mông đang bỏ đạo. Có những vùng khác rộng hơn từ trước chưa được biết Chúa Kitô thì nay được biết Ngài và Hội Thánh Ngài cách méo mó lệch lạc. Từ Mỹ, Philippines, Ireland và bao nhiêu nơi khác nữa Hội Thánh đang phải lên tiếng xin lỗi cộng đồng xã hội vì những gương xấu do các chức sắc của mình. Hội Thánh phải thú nhận sự thất bại ngay từ bên trong. Có lẽ đây chính là lúc toàn thể Dân Chúa đang tiến dần vào đêm đức tin.
Thế nhưng, liệu chừng chúng ta đã dám nhìn thẳng vào sự thật và để cho đêm đen giải thoát chúng ta khỏi chính mình, hay một lần nữa, chúng ta tìm cách chạy trốn thất bại bằng những thoả hiệp đáng thương? (x. 2Cr 12,7-10)
Đêm tâm linh của Dân Chúa
Đêm Dày quyển II sẽ cho thấy rằng sau những cảm nghiệm về thất bại, đêm tâm linh còn vùi lấp ta trong sỉ nhục đau thương. “Vì các ngươi, Danh Ta đã bị sỉ nhục giữa muôn dân.” (x. Gr 36,20) Nỗi sỉ nhục này vừa kéo xuống trên chính Chúa vừa kéo xuống trên số sót còn lại của Dân Thánh. Nỗi sỉ nhục này chính là dấu hiệu cụ thể của đêm đức tin. Nó đến với chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu cách âm thầm lặng lẽ khi người cha mà chị coi như hiện thân của Vua Trời bị mất trí. Nó đến với chúng ta cách ồn ào ầm ĩ khi người mẹ Hội Thánh là Bạn Trăm Năm Yêu Dấu của Đức Kitô đang bị phơi bày trước mặt thế gian như một người đàn bà lăng loàn trắc nết đáng bị ném đá.
Đêm buông dày không riêng trên tâm hồn bạn mà trên toàn thể số sót của Dân Thánh. Để làm gì? - Để chúng ta được chia sẻ những nỗi niềm riêng của Đức Lang Quân trong cuộc Thương Khó. “Các tông đồ ra khỏi Thượng Hội Đồng, lòng hân hoan dạ vui mừng vì thấy mình được coi là xứng đáng chịu sỉ nhục vì Danh Đức Giêsu” (Cv 5,41). Đây cũng là ơn ta xin trong Ngắm thứ ba mùa Thương của Kinh Mân Côi: Chúa Giêsu chịu đội mạo gai, ta hãy xin cho được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
Hiệp thông liên đới trách nhiệm, ta vui nhận thực tế những “con sâu làm rầu nồi canh” trong Hội Thánh, vui nhận tình cảnh “quít làm cam chịu”, “một người làm bậy cả họ mang nhơ”, trong tâm tình chia sẻ với Đức Kitô chịu lăng nhục, bị khạc nhổ vào mặt. Sống tâm tình ấy, ta sẽ có được sự khiêm nhường chân thành đối với mọi người.
Nếu có khi nào bạn cảm thấy ngao ngán nản lòng vì những gương xấu đầy dẫy trong Hội Thánh trên toàn cầu và ngay trong cộng đoàn bé nhỏ của bạn, hãy nhớ rằng chính Đức Kitô đã báo trước về tất cả những điều ấy (x. Mt 24, 24,9.11-13; Lc 18,8). Khi thấy đắng cay vì thất bại, hãy nhớ rằng chính Chúa đã chấp nhận thất bại trong việc chinh phục con người. Chính Chúa cũng đã từng thất bại đối với bạn và đối với tôi. Hãy chọn đứng về phía hạt giống đang mục nát (Ga 12,24), phía của hạt giống đã gieo và đang âm thầm mọc (Mc 4,26-29). Cũng như thân thể Chúa trong cuộc thương khó, Nhiệm Thể Chúa ngày nay cũng phải bầm dập về mọi mặt.
Những điều Chúa báo trước trong bài giảng về ngày thế mạt đang được thể hiện, và giữa những thử thách ấy, ta nghe vọng lại lời Ngài: “Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc” (Lc 21,28).
Rồi cuối phiên toà lịch sử, Đức Giêsu sẽ “ngẩng mặt lên bảo mọi người: “Ai trong các người vô tội, cứ việc lấy đá mà ném trước đi!” Rồi Ngài lại cúi xuống mà viết trên đất” (Ga 8,7b-8). Quả thật, mãi mãi chúng ta không hề xứng đáng, mãi mãi chúng ta chỉ là người phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang được Ngài ban lời tha thứ (Ga 8,11) và được Ngài đổ máu ra rửa sạch (x. Ep 5,26), để rồi được trình diện trước nhan Ngài như Tân Nương trinh trắng đã trang điểm sẵn sàng (x. Ep 5,26-27; 2Cr 11,2; Kh 19,8). Thế nhưng từ đây tới đó, chúng ta còn phải đi qua kinh nghiệm sự vắng mặt của Thiên Chúa.
Người ẩn nơi nao, Hỡi người Yêu Dấu,
Mà bỏ em rên rỉ?
Như một con nai, Người trốn biệt,
Sau khi đã làm cho em bị thương,
Em chạy ra, gọi với theo Người, thì Người đã đi.
(Thánh Gioan Thánh Giá, Những Ca Khúc Tâm Linh, 1)
Và rồi hừng đông
Đêm có ba phần. Phần giữa tăm tối nhất và đàng nào nó cũng phải trôi qua rồi mới tới được phần thứ ba là lúc đêm chuyển dần sang hừng đông. “Đêm có ba phần nhưng tất cả chỉ là một đêm, bởi vì đêm này cũng gồm ba phần như đêm thường vậy. Phần thứ nhất, đêm giác quan, sánh được với phần trước nửa đêm, khi ta không còn bận tâm tới sự vật chung quanh. Phần thứ hai, đêm đức tin, sánh được với lúc nửa đêm, hoàn toàn tăm tối. Và phần thứ ba, tức là Thiên Chúa, giống như rạng đông, mà sau đó tiếp liền là ánh sáng ban ngày.” (1Lên 2,5).
Con đường đi qua đau thương và sỉ nhục Thiên Chúa đã chọn cho Đức Kitô và Hội Thánh Ngài là con đường tất yếu để sửa lại sự sai lầm do tội kiêu ngạo và không vâng phục của Ađam. Bước vào đời, Đức Kitô đã thưa: “Này con đây, con xin đến để làm theo ý Chúa” (Dt 10,7). Ngài đã hạ mình vâng phục cho đến nỗi chết trên thập giá (x. Pl 2,6-7). Trên đỉnh Gôngôtha, đêm đen đã phủ kín đất trời khi Ngài thốt lên: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27,46). Cần phải đạt tới giây phút nửa đêm mịt mù ấy của đức tin để cho mọi sự được hoàn tất (x. Ga 19,30), để rồi tất cả chuyển sang bình an của hừng đông: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha.” (Lc 23,46).
Sau khi từ cõi chết sống lại, Ngài sẽ nhắc cho các môn đệ nhớ Ngài đã báo trước với họ rằng mọi điều Thánh Kinh ghi chép về Ngài phải được ứng nghiệm, ý muốn của Thiên Chúa phải được nên trọn nơi Ngài (x. Lc 24,44). Theo bước Đức Phu Quân, Hội Thánh sẽ là “những người đã đến sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao, đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu của Con Chiên” (Kh 7,14). Mọi dấu vết đàng điếm sẽ bị quét sạch (Kh 17,1-18), để Hội Thánh thực sự trở thành “Tân Nương, Hiền Thê của Con Chiên” (Kh 21,9).
Như thế, dù con người đón nhận hay chối từ, ý định ngàn đời của Thiên Chúa vẫn cứ được thực hiện, cho mỗi người cũng như cho toàn thể Hội Thánh và nhân loại. “Đừng niêm phong những sấm ngôn trong sách này, vì thời giờ đã gần đến. Kẻ gian ác cứ làm điều gian ác nữa đi, kẻ ô uế cứ ra ô uế nữa đi, người công chính cứ hành động công chính nữa đi, và người thánh thiện cứ sống thánh thiện nữa đi!”. “Đây, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến, và Ta đem theo lương bổng để trả cho mỗi người tuỳ theo việc mình làm. Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng. Phúc thay những kẻ giặt sạch áo mình, để được quyền hưởng dùng cây Sự Sống!” (Kh 22,10-14).
Qui Nhơn, lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 2010
Họ Bằng Sở giáo xứ Phủ Lý dâng hoa kính Đức Mẹ
Phạm Nam
20:50 24/05/2010
GIÁO HỌ BẰNG SỞ DÂNG HOA KÍNH ĐỨC MẸ TẠI GIÁO XỨ PHỦ LÝ
Ngày 23 tháng 5 năm 2010, nhân ngày lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, đoàn dâng hoa giáo họ Bằng Sở thuộc giáo xứ Sở Hạ - Tgp Hà Nội đã về tham dự thánh lễ trọng và giao lưu, dâng hoa kính Đức Mẹ tại giáo xứ Phủ Lý.
Trước thánh lễ, với những làn múa quạt, múa nến và những động tác uyển chuyển, nhẹ nhàng và được tập luyện công phu, các em thiếu nhi trong đội dâng hoa đã làm cho cộng đoàn tham dự thêm tin yêu, phấn khởi, phó thác trong vòng tay dịu hiền của Mẹ Maria.
Được biết, giáo họ Bằng Sở là địa danh có đền kính Thánh Phêrô Lê Tùy nổi tiếng và đặc biệt cũng là quê hương của cha xứ Phêrô Bùi Ngọc Tuấn – Chính xứ Phủ Lý.
Xin Chúa qua lời cầu bầu của Mẹ ban cho 02 giáo xứ ngày càng thăng tiến về mọi mặt nhất là về tinh thần đạo đức.
Ngày 23 tháng 5 năm 2010, nhân ngày lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, đoàn dâng hoa giáo họ Bằng Sở thuộc giáo xứ Sở Hạ - Tgp Hà Nội đã về tham dự thánh lễ trọng và giao lưu, dâng hoa kính Đức Mẹ tại giáo xứ Phủ Lý.
Trước thánh lễ, với những làn múa quạt, múa nến và những động tác uyển chuyển, nhẹ nhàng và được tập luyện công phu, các em thiếu nhi trong đội dâng hoa đã làm cho cộng đoàn tham dự thêm tin yêu, phấn khởi, phó thác trong vòng tay dịu hiền của Mẹ Maria.
Được biết, giáo họ Bằng Sở là địa danh có đền kính Thánh Phêrô Lê Tùy nổi tiếng và đặc biệt cũng là quê hương của cha xứ Phêrô Bùi Ngọc Tuấn – Chính xứ Phủ Lý.
Xin Chúa qua lời cầu bầu của Mẹ ban cho 02 giáo xứ ngày càng thăng tiến về mọi mặt nhất là về tinh thần đạo đức.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giũ bụi trần ai số 6
+GM. Nguyễn Văn Sang
06:37 24/05/2010
GIŨ BỤI TRẦN AI Số 6
Gò đống đa giữa đất 40 nhà chung Hà Nội.
Trong lúc thủ đô Hà Nội đang náo nhiệt tưng bừng chuẩn bị “ngàn năm Thăng Long” chắc chúng ta hết thảy đều tưởng nhớ đến công ơn các vị anh hùng dân tộc đã đổ máu đào tôn tạo ra Thăng Long tươi đẹp ngày nay, và biết bao người đã đổ mồ hôi nước mắt để duy trì, đem lại sự tươi sáng ngàn năm văn vẻ. Ví dụ: “hằng năm cứ vào ngày mồng 5 tết Âm lịch, nhân dân thủ đô lại nô nức dồn về gò Đống Đa mừng chiến thắng oanh liệt chống giặc xâm lăng, mừng chiến thắng oanh liệt của vi anh hùng xuất chúng Quang Trung. Bên cạnh đó còn một miếu thờ nhỏ, không rõ vì ý đồ nào cũng kỷ niệm viên tướng Sầm Nghi Đống (Trung Quốc) và quân sĩ bị tử trận.
Nhưng ít người -- ngay cả người Công giáo -- đã không để ý tới một gò Đống Đa đã xuất hiện trên mảnh đất trên phố 40 Nhà Chung Hà Nội sau được làm Toà Khâm Sứ cũ, và ngày nay trở thành vườn hoa ở 42 Phố Nhà Chung: “một gò đất cao chừng 10 mét lẫn lộn cả đất và đá, một cây đa cổ thụ đã rủ bóng hàng trăm năm, người ta đã khoét một lỗ cao chừng một mét, rộng chừng 60cm, và đặt ở đó một tượng Đức Mẹ Lộ Đức đang chắp tay cầu nguyện”. Biến cố toà Khâm Sứ vào ngày 25/09/2008 có đoàn người mang xe vận tải kéo theo thùng chứa bằng tôn đến mang tượng Đức Mẹ đi hiện nay không rõ bức tượng đó đang ở đâu, và người ta đã lấy gạch lấp chỗ trống ở thân cây.
Nguyên do núi đá đó và bức tượng đó có nguồn gốc ra sao: Theo lịch sử để lại thì cách đây hơn 100 năm khu vực 40 phố Nhà Chung Hà Nội ngày nay và kể cả một số đất đai vùng chung quanh được các nhà sử học gọi là: “khu phố hội truyền giáo” khu phố này là một trong những khu phố phát triển nhanh nhất trong thời kỳ đó. “Năm 1873 chỉ có vài gia đình Công giáo ở trong một khu vực rộng lớn đối diện với Trường Thi, gần cửa Đông Nam thành Hà Nội. Khu phố được một hàng rào bao quanh. Đó là những ngôi làng thật sự, có sắc thái hoàn toàn đặc biệt, náo nhiệt bởi sự có mặt của số người bản xứ theo đạo Cơ đốc đông đảo, các thầy tu, các thầy giảng giáo lý, chủng sinh, trẻ em mồ côi”.(trích sách Hà Nội giai đoạn 1873-1888 trang 109).
Vậy nên có thể coi “khu phố hội truyền giáo” là toàn bộ khu Phố Nhà Chung ngày nay, về mặt tôn giáo thì được sự chăm sóc của Đức Giám mục, linh mục… như sách đã dẫn, song về mặt hành chính lúc đó đươc sự đỡ đầu và bảo đảm an ninh của quân đội Pháp (với sự đồng ý mặc nhiên của chính quyền miền Nam lúc đó).
Thực ra thì tình hình chính trị lúc đó vẫn còn mập mờ, quân đội Pháp tuy chủ chương rút khỏi Hà Nội để về Hải Phòng song viên thanh tra Pháp lúc đó vẫn muốn duy trì quyền của thực dân trong tương lai nên ngay khi rút khỏi Hà Nội ông đã buộc nhà cầm quyền lúc đó phải chấp nhận sự hiện diện của một nhân viên Pháp và một số đất đai: “khu đất một chiều bị kẹp giữa sông và các luỹ” được gọi là khu “nhượng địa”. Và có lẽ với sự điều đình của các chức sắc đạo Công giáo lúc đó nên cũng đã có một số đất làm thành khu phố hội truyền giáo như đã nói ở trên.
Như thế “khu phố hội truyền giáo” là một khu đất hoàn toàn biệt lập khỏi khu nhượng địa và đang được đặt dưới quyền chăm sóc của các nhà truyền giáo Tây Phương.
Đức cha Puginier (tên Việt Nam là đức cha Phước) trước hết cư trú tại Kẻ Sở vào đầu tháng 12/ 1872, theo yêu cầu của các quan A Nam lúc đó tới Hà Nội để làm trung gian điều đình với Jean Dupuis. Ngài đã dùng cơ hội này: trong một nhà nguyện nhỏ để thu tập các thuỷ thủ Pháp dự lễ long trọng. Lần thứ hai vào ngày 12/11/1873 cha lại tới Hà Nội làm trung gian giữa triều đình và chỉ huy quân sự Pháp Francis Garnier, ông tướng này mời ngài tới ở “khu phố nhượng địa” và tới ở một ngôi nhà lá ở khu “phố truyền giáo”, ngày chủ nhật 21/12 sau khi dự lễ và ăn trưa với đức cha, ông lên đường tiến đánh giặc cờ đen ở phía Tây Hà Nội nay là phố Cầu giấy bị sa vào lưới mai phục và bị tử trận. Như vậy việc thành lập “khu phố hội truyền giáo” là mong muốn ngay từ đầu được tách ra khỏi “khu nhượng địa” là nơi đóng quân thực dân Pháp lúc đó phần nào để bớt dính lứu vào cuộc sống thực dân của quan lại Pháp, hoặc các cuộc hành quân chống đối triều đình lúc đó… Nhưng về mặt an ninh trật tự, các vị lãnh đạo tôn giáo vẫn phải nhờ vào sự giúp đỡ của binh lính Pháp, có lẽ vì lý do đó thế lực quân sự triều đình A Nam và các tổ chức phụ thuộc đều coi “khu phố truyền giáo” là một phần của “khu nhượng địa” và đã nhiều lần lăm le cướp phá.
Đứng trước áp lực và âm mưu của triều đình “khu vực truyền giáo” phải tự vệ và nhờ cứu viên của lực lượng quân sự Pháp lúc đó, và sau đây chúng tôi có thể kể đến hai lần lực lượng quân sự tấn công vào khu truyền giáo tuy không chính thức nhưng mượn lực lượng của quân giặc cờ đen lúc đó được lệnh tiến về thủ đô.
Vậy “quân cờ đe” nghĩa là gì? Theo lịch sử Trung Quốc thì trong triều đại nhà Thanh dưới thời vua Đồng Trị thực chất là dưới quyền cai trị độc đoán của Từ Hy hoàng hậu, giặc giã nổi lên khắp Trung Quốc bên ngoài thì có giặc xâm lăng của 8 nước Tây phương, bên trong có những cuộc khởi nghĩa của nhân dân bị áp bức sưu cao, thuế nặng, nổi bật nhất là cuộc nổi dậy của các thủ lãnh nông dân, lấy tên là “ Thái Bình Thiên Quốc”. Lúc đầu đã thành công rất lớn chiếm được nhiều tỉnh thành, sau cùng thủ lãnh quân sự tên là Lại Văn Quang đem quân vào chiếm Trung Nguyên, Hoa Đông… Sau cùng vì chia rẽ tranh quyền kế vị trong các thủ lãnh nên Lại Văn Quang bị bắt gần Trung Châu vào năm 1867 và đã anh dũng hy sinh. Cuộc khởi nghĩa này được sử sách đánh giá khác nhau, người thì cho là tiến bộ cách mạng, người thì cho là phản loạn giặc cướp. Chính trong thời kỳ này, có nhiều nhà truyền giáo từ phương Tây đến giảng đạo, đôi lúc thoả hiệp với chính quyền phản loạn này, cũng có lúc bị đàn áp, bắt bớ, và có nhiều đấng tử đạo Trung hoa xuất hiện thời kỳ này. Vậy năm 1867 thủ lãnh quân sự của họ bị bắt và bị xử tử; phong trào chính thức ở Trung nguyên tan rã. Còn một đoàn quân ở sát biên giới nước ta, do tướng Lưư Vĩnh Phúc cầm đầu; đám tàn quân này hợp chung với các giặc cướp địa phương thành toán quân đông đảo tràn vào đất nước ta, trong thời gian có cuộc chiến tranh giành thủ đô Hà Nội giữa Pháp và triều đình. Đoàn quân này đi đến đâu cướp phá giết người cướp của và thường treo cờ màu đen nên nhân dân gọi chúng là “giặc cờ đen”.
Như chúng ta đã biết vào năm 1882- 1883 có cuộc chiến tranh giữa quân triều đình và thực dân Pháp tại Hà Nội, số đông những người Công giáo gồm cả các linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo dân…dưới quyền chỉ huy của nhà truyền giáo người Pháp, tên là LanDais đã không rút lui về Hải Phòng, như một số tín đồ cơ đốc khác theo quân đội do tướng Rheinart chỉ huy, vì sợ sự tàn sát, trả thù của quân triều đình (có lẽ ảnh hưởng của các nhà nho giáo theo nhóm văn thân). Vậy cha LanDais vừa là nhà truyền giáo tích cực, vừa là một nhà ngoại giao tài khéo, đã làm cho các quan A Nam lúc đó kính nể. Cha đã nói với vị chỉ huy từ Hải Phòng lên Hà Nội khuyên bảo cha rút theo quân đội Pháp, cha nói: “cha không hề lo lắng và dựa ngay vào chính quyền vốn có mối quan hệ rất tốt với cha, một hai lần có vài người đùa bỡn xấu tính muốn quấy nhiễu cha nhưng những tên đó bị chính quyền A Nam trừng trị ngay lập tức” (hồ sơ thống đốc số 1067 sách đã dẫn trang 111)
Như đã nói ở trên quân đội của triều đình Bắc kỳ muốn đối phó với sự xâm chiếm của thực dân Pháp đã lợi dụng “quân cờ đen” lúc đó đang đóng ở vùng Tam Tuyên được lệnh kéo về Hà Nội đóng ở phía tây và sáng ngày 21/12/1873 trong một trận chiến, tướng Fracis Garnier đẫn quân tới Cầu Giấy bị mai phục và tử trận. Sau đó nhiều lần quân cờ đen” tiến về Hà Nội bao vây “khu nhượng địa” nhưng bị quân của Rivirere kìm hãm vào ban ngày, bọn chúng lợi dụng đem tối vào thành phố gây hoảng loạn khắp nơi, đứng trước tình hình đó cha LanDais và hai cha nữa yêu cầu được cung cấp súng ống và giao cho những người giáo dân khoẻ mạnh những khẩu súng A Nam cũ và cha và mọi người xếp đá gạch trước ngôi nhà của Hội truyền giáo là ngôi nhà gạch theo kiểu Âu châu, kiểu cổ nhất của thành phố ngày nay, vẫn còn dáng dấp nhà nguyện toà tổng giám mục phố 40 Nhà Chung Hà Nội
Việc phải đến đã đến vào đêm 12/5/1883 vào khoảng 9 giờ “quân cờ đen” lần đầu tiến vào khu vực hội truyền giáo; theo lệnh của cha LanDais giáo dân để quân cờ đen lại gần khi chúng đến rất gần khu chướng ngại vật trước lối vào, cha mới ra lệnh nổ súng. Các khẩu súng kiểu cổ hoặc bắn đá, nạp đá cuội, gạch đã giết hoặc làm bị thương nhiều quân địch. Bị bất ngờ, và do không có sự chuẩn bị nên bọn chúng đã rút lui.
Sáng hôm sau chỉ huy quân đội Pháp Rideban, mặc dù ban đêm nghe tiếng súng cũng không dám động tĩnh gì, phải đợi tới ban ngày mới gửi một phận đội tới “khu truyền giáo” và cho 5 tên thuỷ thủ ở lại thường trực giúp việc bảo vệ. Đêm 15/5 rạng sáng ngày 16/6 quân cờ đen trở lại tấn công với quân số áp đảo hơn 4 nghìn người, vượt qua được hàng rào khu truyền giáo và xảy ra cuộc hỗn chiến được diễn ra trước ngôi nhà cổ bây giờ, trên mảnh vườn trước toà Khâm Sứ ngày nay. Có nhiều chiến sĩ công giáo đã ngã xuống bên cạnh quân cờ đen, sau cùng người Công giáo rút lui và quân cờ đen tràn vào đốt phá nhà thờ, mang tượng Đức Mẹ làm chiến lợi phẩm. Chúng đưa bức tượng ra treo trên cây và có hai tai cắt của một em bé Công giáo được treo lủng lẳng vào cổ. Sau trận đánh bọn lính bảo vệ “khu truyền giáo” nhận được lệnh quay về “khu nhượng địa”, các nhà truyền giáo cũng phải sang theo để lánh nạn. Trong những ngày này quân cướp cờ đen đi lại tự do trong các phố Hà Nội, và đi cướp phá hỗn loạn nhiều nơi. Ngày 2/6 quân đánh bộ của trung uý hải quân Clemenceau chiếm lại được “khu truyền giáo”, vào sáng hôm sau “ Đức giám mục, linh mục và các con chiên rời “khu nhượng địa” trở về nhà.
Giữa những đổ nát do quân cờ đen gây ra Cha LanDais hợp cùng các cha và giáo dân dọn dẹp chiến trường thu thập các hài cốt cả lương dân lẫn giáo dân, trong số đó có cả hài cốt của quân giặc cờ đen, (một số người hiểu biết cho rằng đã được chôn trong các mảnh vườn quanh toà Khâm Sứ ngày nay và đã đắp lên ngọn núi nhỏ, cây đa cổ thụ, và tượng đức Mẹ Lộ Đức đang chắp tay cầu nguyện để kỷ niệm chiến tranh của những người có Đức tin, đức cậy, đức mến của Giáo hội sơ khai Hà Nội). Vì thế có những người nghĩ tới gò Đống Đa Hà Nội nơi chôn cất các tử sĩ Viết Nam và giặc Tàu nên gọi núi Đức Mẹ ở khu vực 40 phố nhà chung là gò Đống Đa của 40 Phố Nhà Chung để tạ ơn Đức Mẹ vì ơn chiến thắng quân cướp Trung Hoa, ghi nhớ tới công ơn của ông cha ta đã sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ Đức tin.
Giờ đây nơi kỷ niệm đó không còn nữa nhưng cây đa, núi đá đó vẫn còn sừng sững trước con mắt của những người thủ đô lương cũng như giáo. Phải chăng đấy cũng là một chiến tích chống bọn giặc cướp mà nhân dân lúc đó kể cả lương dân không phân biệt phải chịu đựng và đã chiến thắng một trận oanh liệt tại gò Đống Đa chính thức vĩ đại cũng như gò Đống Đa nhỏ ngày nay như 40 phố Nhà Chung.
Hiện nay có rất nhiều người thiện chí tới đây dâng hương tưởng nhớ tới các oan hồn tại ngôi miếu thờ Sầm Nghi Đống và các tên xâm lược Trung Quốc lúc đó, cũng như thắp hương tôn kính các chiến sĩ dưới quyền lãnh đạo của Hoàng đế Quang Trung trong cuộc chiến thắng ở gò Đống Đa lịch sử này, thì nhân 350 năm thành lập hai giáo phận đầu tiên và 50 năm hàng giáo phẩm Việt nam cùng với tất cả những người có thiện chí khác ở đất Thăng Long cũng có thể tới thắp nén hương kính nhớ tổ tiên chúng ta những chiến sĩ đã hy sinh xương máu ở gò Đống Đa nhỏ và trong dịp ngàn năm Thăng Long lịch sử và biết đâu là nơi hàn gắn đoàn kết những người con dân đất Việt trong thân yêu, rộng đường tiến lên xây dựng một đất nước Việt Nam văn minh giàu đẹp trong một tương lai rực rỡ.
Song nơi đó từ ngày 25/09/2008 đã biến thành Vườn Hoa, cây đa và núi đá vẫn còn đó nhưng tượng Đức Mẹ đã bị đem đi, và các nhân viên bảo vệ đã cấm các người theo đạo Kitô đến cầu nguyện, trong khi đó tại các cây đa, cây đề tại các đền chùa, miếu mạo, nhiều khi ở góc phố đầu làng chưa xác nhận được đích xác tôn kính thần thánh nào cũng để cho thiện nam, tín nữ đi lại cúng vái.
Đó là một điều đáng tiếc cần phải được xem xét lại.
Thái Bình ngày 25/5/2010Fx. Nguyễn Văn Sang
Nguyên giám mục giáo phận Thái Bình
Đón đọc “Giũ bui trần ai số 7”
Gò đống đa giữa đất 40 nhà chung Hà Nội.
Trong lúc thủ đô Hà Nội đang náo nhiệt tưng bừng chuẩn bị “ngàn năm Thăng Long” chắc chúng ta hết thảy đều tưởng nhớ đến công ơn các vị anh hùng dân tộc đã đổ máu đào tôn tạo ra Thăng Long tươi đẹp ngày nay, và biết bao người đã đổ mồ hôi nước mắt để duy trì, đem lại sự tươi sáng ngàn năm văn vẻ. Ví dụ: “hằng năm cứ vào ngày mồng 5 tết Âm lịch, nhân dân thủ đô lại nô nức dồn về gò Đống Đa mừng chiến thắng oanh liệt chống giặc xâm lăng, mừng chiến thắng oanh liệt của vi anh hùng xuất chúng Quang Trung. Bên cạnh đó còn một miếu thờ nhỏ, không rõ vì ý đồ nào cũng kỷ niệm viên tướng Sầm Nghi Đống (Trung Quốc) và quân sĩ bị tử trận.
Nhưng ít người -- ngay cả người Công giáo -- đã không để ý tới một gò Đống Đa đã xuất hiện trên mảnh đất trên phố 40 Nhà Chung Hà Nội sau được làm Toà Khâm Sứ cũ, và ngày nay trở thành vườn hoa ở 42 Phố Nhà Chung: “một gò đất cao chừng 10 mét lẫn lộn cả đất và đá, một cây đa cổ thụ đã rủ bóng hàng trăm năm, người ta đã khoét một lỗ cao chừng một mét, rộng chừng 60cm, và đặt ở đó một tượng Đức Mẹ Lộ Đức đang chắp tay cầu nguyện”. Biến cố toà Khâm Sứ vào ngày 25/09/2008 có đoàn người mang xe vận tải kéo theo thùng chứa bằng tôn đến mang tượng Đức Mẹ đi hiện nay không rõ bức tượng đó đang ở đâu, và người ta đã lấy gạch lấp chỗ trống ở thân cây.
Nguyên do núi đá đó và bức tượng đó có nguồn gốc ra sao: Theo lịch sử để lại thì cách đây hơn 100 năm khu vực 40 phố Nhà Chung Hà Nội ngày nay và kể cả một số đất đai vùng chung quanh được các nhà sử học gọi là: “khu phố hội truyền giáo” khu phố này là một trong những khu phố phát triển nhanh nhất trong thời kỳ đó. “Năm 1873 chỉ có vài gia đình Công giáo ở trong một khu vực rộng lớn đối diện với Trường Thi, gần cửa Đông Nam thành Hà Nội. Khu phố được một hàng rào bao quanh. Đó là những ngôi làng thật sự, có sắc thái hoàn toàn đặc biệt, náo nhiệt bởi sự có mặt của số người bản xứ theo đạo Cơ đốc đông đảo, các thầy tu, các thầy giảng giáo lý, chủng sinh, trẻ em mồ côi”.(trích sách Hà Nội giai đoạn 1873-1888 trang 109).
Vậy nên có thể coi “khu phố hội truyền giáo” là toàn bộ khu Phố Nhà Chung ngày nay, về mặt tôn giáo thì được sự chăm sóc của Đức Giám mục, linh mục… như sách đã dẫn, song về mặt hành chính lúc đó đươc sự đỡ đầu và bảo đảm an ninh của quân đội Pháp (với sự đồng ý mặc nhiên của chính quyền miền Nam lúc đó).
Thực ra thì tình hình chính trị lúc đó vẫn còn mập mờ, quân đội Pháp tuy chủ chương rút khỏi Hà Nội để về Hải Phòng song viên thanh tra Pháp lúc đó vẫn muốn duy trì quyền của thực dân trong tương lai nên ngay khi rút khỏi Hà Nội ông đã buộc nhà cầm quyền lúc đó phải chấp nhận sự hiện diện của một nhân viên Pháp và một số đất đai: “khu đất một chiều bị kẹp giữa sông và các luỹ” được gọi là khu “nhượng địa”. Và có lẽ với sự điều đình của các chức sắc đạo Công giáo lúc đó nên cũng đã có một số đất làm thành khu phố hội truyền giáo như đã nói ở trên.
Như thế “khu phố hội truyền giáo” là một khu đất hoàn toàn biệt lập khỏi khu nhượng địa và đang được đặt dưới quyền chăm sóc của các nhà truyền giáo Tây Phương.
Đức cha Puginier (tên Việt Nam là đức cha Phước) trước hết cư trú tại Kẻ Sở vào đầu tháng 12/ 1872, theo yêu cầu của các quan A Nam lúc đó tới Hà Nội để làm trung gian điều đình với Jean Dupuis. Ngài đã dùng cơ hội này: trong một nhà nguyện nhỏ để thu tập các thuỷ thủ Pháp dự lễ long trọng. Lần thứ hai vào ngày 12/11/1873 cha lại tới Hà Nội làm trung gian giữa triều đình và chỉ huy quân sự Pháp Francis Garnier, ông tướng này mời ngài tới ở “khu phố nhượng địa” và tới ở một ngôi nhà lá ở khu “phố truyền giáo”, ngày chủ nhật 21/12 sau khi dự lễ và ăn trưa với đức cha, ông lên đường tiến đánh giặc cờ đen ở phía Tây Hà Nội nay là phố Cầu giấy bị sa vào lưới mai phục và bị tử trận. Như vậy việc thành lập “khu phố hội truyền giáo” là mong muốn ngay từ đầu được tách ra khỏi “khu nhượng địa” là nơi đóng quân thực dân Pháp lúc đó phần nào để bớt dính lứu vào cuộc sống thực dân của quan lại Pháp, hoặc các cuộc hành quân chống đối triều đình lúc đó… Nhưng về mặt an ninh trật tự, các vị lãnh đạo tôn giáo vẫn phải nhờ vào sự giúp đỡ của binh lính Pháp, có lẽ vì lý do đó thế lực quân sự triều đình A Nam và các tổ chức phụ thuộc đều coi “khu phố truyền giáo” là một phần của “khu nhượng địa” và đã nhiều lần lăm le cướp phá.
Đứng trước áp lực và âm mưu của triều đình “khu vực truyền giáo” phải tự vệ và nhờ cứu viên của lực lượng quân sự Pháp lúc đó, và sau đây chúng tôi có thể kể đến hai lần lực lượng quân sự tấn công vào khu truyền giáo tuy không chính thức nhưng mượn lực lượng của quân giặc cờ đen lúc đó được lệnh tiến về thủ đô.
Vậy “quân cờ đe” nghĩa là gì? Theo lịch sử Trung Quốc thì trong triều đại nhà Thanh dưới thời vua Đồng Trị thực chất là dưới quyền cai trị độc đoán của Từ Hy hoàng hậu, giặc giã nổi lên khắp Trung Quốc bên ngoài thì có giặc xâm lăng của 8 nước Tây phương, bên trong có những cuộc khởi nghĩa của nhân dân bị áp bức sưu cao, thuế nặng, nổi bật nhất là cuộc nổi dậy của các thủ lãnh nông dân, lấy tên là “ Thái Bình Thiên Quốc”. Lúc đầu đã thành công rất lớn chiếm được nhiều tỉnh thành, sau cùng thủ lãnh quân sự tên là Lại Văn Quang đem quân vào chiếm Trung Nguyên, Hoa Đông… Sau cùng vì chia rẽ tranh quyền kế vị trong các thủ lãnh nên Lại Văn Quang bị bắt gần Trung Châu vào năm 1867 và đã anh dũng hy sinh. Cuộc khởi nghĩa này được sử sách đánh giá khác nhau, người thì cho là tiến bộ cách mạng, người thì cho là phản loạn giặc cướp. Chính trong thời kỳ này, có nhiều nhà truyền giáo từ phương Tây đến giảng đạo, đôi lúc thoả hiệp với chính quyền phản loạn này, cũng có lúc bị đàn áp, bắt bớ, và có nhiều đấng tử đạo Trung hoa xuất hiện thời kỳ này. Vậy năm 1867 thủ lãnh quân sự của họ bị bắt và bị xử tử; phong trào chính thức ở Trung nguyên tan rã. Còn một đoàn quân ở sát biên giới nước ta, do tướng Lưư Vĩnh Phúc cầm đầu; đám tàn quân này hợp chung với các giặc cướp địa phương thành toán quân đông đảo tràn vào đất nước ta, trong thời gian có cuộc chiến tranh giành thủ đô Hà Nội giữa Pháp và triều đình. Đoàn quân này đi đến đâu cướp phá giết người cướp của và thường treo cờ màu đen nên nhân dân gọi chúng là “giặc cờ đen”.
Như chúng ta đã biết vào năm 1882- 1883 có cuộc chiến tranh giữa quân triều đình và thực dân Pháp tại Hà Nội, số đông những người Công giáo gồm cả các linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo dân…dưới quyền chỉ huy của nhà truyền giáo người Pháp, tên là LanDais đã không rút lui về Hải Phòng, như một số tín đồ cơ đốc khác theo quân đội do tướng Rheinart chỉ huy, vì sợ sự tàn sát, trả thù của quân triều đình (có lẽ ảnh hưởng của các nhà nho giáo theo nhóm văn thân). Vậy cha LanDais vừa là nhà truyền giáo tích cực, vừa là một nhà ngoại giao tài khéo, đã làm cho các quan A Nam lúc đó kính nể. Cha đã nói với vị chỉ huy từ Hải Phòng lên Hà Nội khuyên bảo cha rút theo quân đội Pháp, cha nói: “cha không hề lo lắng và dựa ngay vào chính quyền vốn có mối quan hệ rất tốt với cha, một hai lần có vài người đùa bỡn xấu tính muốn quấy nhiễu cha nhưng những tên đó bị chính quyền A Nam trừng trị ngay lập tức” (hồ sơ thống đốc số 1067 sách đã dẫn trang 111)
Như đã nói ở trên quân đội của triều đình Bắc kỳ muốn đối phó với sự xâm chiếm của thực dân Pháp đã lợi dụng “quân cờ đen” lúc đó đang đóng ở vùng Tam Tuyên được lệnh kéo về Hà Nội đóng ở phía tây và sáng ngày 21/12/1873 trong một trận chiến, tướng Fracis Garnier đẫn quân tới Cầu Giấy bị mai phục và tử trận. Sau đó nhiều lần quân cờ đen” tiến về Hà Nội bao vây “khu nhượng địa” nhưng bị quân của Rivirere kìm hãm vào ban ngày, bọn chúng lợi dụng đem tối vào thành phố gây hoảng loạn khắp nơi, đứng trước tình hình đó cha LanDais và hai cha nữa yêu cầu được cung cấp súng ống và giao cho những người giáo dân khoẻ mạnh những khẩu súng A Nam cũ và cha và mọi người xếp đá gạch trước ngôi nhà của Hội truyền giáo là ngôi nhà gạch theo kiểu Âu châu, kiểu cổ nhất của thành phố ngày nay, vẫn còn dáng dấp nhà nguyện toà tổng giám mục phố 40 Nhà Chung Hà Nội
Việc phải đến đã đến vào đêm 12/5/1883 vào khoảng 9 giờ “quân cờ đen” lần đầu tiến vào khu vực hội truyền giáo; theo lệnh của cha LanDais giáo dân để quân cờ đen lại gần khi chúng đến rất gần khu chướng ngại vật trước lối vào, cha mới ra lệnh nổ súng. Các khẩu súng kiểu cổ hoặc bắn đá, nạp đá cuội, gạch đã giết hoặc làm bị thương nhiều quân địch. Bị bất ngờ, và do không có sự chuẩn bị nên bọn chúng đã rút lui.
Sáng hôm sau chỉ huy quân đội Pháp Rideban, mặc dù ban đêm nghe tiếng súng cũng không dám động tĩnh gì, phải đợi tới ban ngày mới gửi một phận đội tới “khu truyền giáo” và cho 5 tên thuỷ thủ ở lại thường trực giúp việc bảo vệ. Đêm 15/5 rạng sáng ngày 16/6 quân cờ đen trở lại tấn công với quân số áp đảo hơn 4 nghìn người, vượt qua được hàng rào khu truyền giáo và xảy ra cuộc hỗn chiến được diễn ra trước ngôi nhà cổ bây giờ, trên mảnh vườn trước toà Khâm Sứ ngày nay. Có nhiều chiến sĩ công giáo đã ngã xuống bên cạnh quân cờ đen, sau cùng người Công giáo rút lui và quân cờ đen tràn vào đốt phá nhà thờ, mang tượng Đức Mẹ làm chiến lợi phẩm. Chúng đưa bức tượng ra treo trên cây và có hai tai cắt của một em bé Công giáo được treo lủng lẳng vào cổ. Sau trận đánh bọn lính bảo vệ “khu truyền giáo” nhận được lệnh quay về “khu nhượng địa”, các nhà truyền giáo cũng phải sang theo để lánh nạn. Trong những ngày này quân cướp cờ đen đi lại tự do trong các phố Hà Nội, và đi cướp phá hỗn loạn nhiều nơi. Ngày 2/6 quân đánh bộ của trung uý hải quân Clemenceau chiếm lại được “khu truyền giáo”, vào sáng hôm sau “ Đức giám mục, linh mục và các con chiên rời “khu nhượng địa” trở về nhà.
Giữa những đổ nát do quân cờ đen gây ra Cha LanDais hợp cùng các cha và giáo dân dọn dẹp chiến trường thu thập các hài cốt cả lương dân lẫn giáo dân, trong số đó có cả hài cốt của quân giặc cờ đen, (một số người hiểu biết cho rằng đã được chôn trong các mảnh vườn quanh toà Khâm Sứ ngày nay và đã đắp lên ngọn núi nhỏ, cây đa cổ thụ, và tượng đức Mẹ Lộ Đức đang chắp tay cầu nguyện để kỷ niệm chiến tranh của những người có Đức tin, đức cậy, đức mến của Giáo hội sơ khai Hà Nội). Vì thế có những người nghĩ tới gò Đống Đa Hà Nội nơi chôn cất các tử sĩ Viết Nam và giặc Tàu nên gọi núi Đức Mẹ ở khu vực 40 phố nhà chung là gò Đống Đa của 40 Phố Nhà Chung để tạ ơn Đức Mẹ vì ơn chiến thắng quân cướp Trung Hoa, ghi nhớ tới công ơn của ông cha ta đã sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ Đức tin.
Giờ đây nơi kỷ niệm đó không còn nữa nhưng cây đa, núi đá đó vẫn còn sừng sững trước con mắt của những người thủ đô lương cũng như giáo. Phải chăng đấy cũng là một chiến tích chống bọn giặc cướp mà nhân dân lúc đó kể cả lương dân không phân biệt phải chịu đựng và đã chiến thắng một trận oanh liệt tại gò Đống Đa chính thức vĩ đại cũng như gò Đống Đa nhỏ ngày nay như 40 phố Nhà Chung.
Hiện nay có rất nhiều người thiện chí tới đây dâng hương tưởng nhớ tới các oan hồn tại ngôi miếu thờ Sầm Nghi Đống và các tên xâm lược Trung Quốc lúc đó, cũng như thắp hương tôn kính các chiến sĩ dưới quyền lãnh đạo của Hoàng đế Quang Trung trong cuộc chiến thắng ở gò Đống Đa lịch sử này, thì nhân 350 năm thành lập hai giáo phận đầu tiên và 50 năm hàng giáo phẩm Việt nam cùng với tất cả những người có thiện chí khác ở đất Thăng Long cũng có thể tới thắp nén hương kính nhớ tổ tiên chúng ta những chiến sĩ đã hy sinh xương máu ở gò Đống Đa nhỏ và trong dịp ngàn năm Thăng Long lịch sử và biết đâu là nơi hàn gắn đoàn kết những người con dân đất Việt trong thân yêu, rộng đường tiến lên xây dựng một đất nước Việt Nam văn minh giàu đẹp trong một tương lai rực rỡ.
Song nơi đó từ ngày 25/09/2008 đã biến thành Vườn Hoa, cây đa và núi đá vẫn còn đó nhưng tượng Đức Mẹ đã bị đem đi, và các nhân viên bảo vệ đã cấm các người theo đạo Kitô đến cầu nguyện, trong khi đó tại các cây đa, cây đề tại các đền chùa, miếu mạo, nhiều khi ở góc phố đầu làng chưa xác nhận được đích xác tôn kính thần thánh nào cũng để cho thiện nam, tín nữ đi lại cúng vái.
Đó là một điều đáng tiếc cần phải được xem xét lại.
Thái Bình ngày 25/5/2010Fx. Nguyễn Văn Sang
Nguyên giám mục giáo phận Thái Bình
Đón đọc “Giũ bui trần ai số 7”
Thương thầy Đỗ Việt Khoa
Thành Tâm
20:55 24/05/2010
THƯƠNG THẦY KHOA !
Những người khát khao công lý, đi tìm công lý, sống công lý luôn luôn là những người lội ngược dòng trong cộng đồng, trong xã hội thiếu sự thật, thiếu công lý. Lẽ dĩ nhiên, những người ấy phải trả một cái giá thật đắt cho khát khao, cho nỗ lực đi tìm công lý, sống công lý của mình.
Những ai đang làm việc, đang sống với ngành giáo dục hay quan tâm đến ngành giáo dục đều biết đến sự kiện của thầy Đỗ Việt Khoa. Thầy Đỗ Việt Khoa “nổi tiếng” không phải vì bằng cấp, vì trình độ hay vì khả năng sư phạm xuất chúng. Thầy Đỗ Việt Khoa “nổi tiếng” vì thầy đã làm hé lộ những mảng tối trong việc giáo dục.
Phải chăng thầy Đỗ Việt Khoa làm cái chuyện đâu đâu ? Trong dòng chảy của những người có chữ tâm và đặc biệt có chữ tâm trong chuyện giáo dục thì không thể nào không lên tiếng về nền giáo dục của Việt Nam. Ngành giáo dục có quá nhiều vấn đề từ đào tạo đến quản lý giáo dục.
Ngành giáo dục của Việt Nam đang đi vào bế tắt. Vị đứng đầu ngành giáo dục của nước nhà đã không ngần ngại đưa ra những khó khăn mà ngành giáo dục đang gặp phải. Nêu thì nêu nhưng vẫn cho tìm được lối thoát.
Với lối chạy theo thành tích để rồi lối đánh giá thành tích sinh viên - học sinh thay đổi xoành xoạch. Nay thế này, mai lại thế khác đến độ giáo viên đi học về chưa kịp đả thông tư tưởng từ trên thì lại nhận văn bản mới cho cách xếp loại hay thay đổi.
Ngày hôm nay, nhiều và quá nhiều trường đại học mọc lên. Mọc lên nhiều và cũng mọc lên một cách vô tội vạ. Có những trường đại học đạt danh hiệu 3 không: không cơ sở vật chất - không giảng viên - không có người lãnh đạo thật. Chỉ có một cái thật là có sinh viên thật để kiếm tiền mà thôi !
Không cơ sở vật chất: Cơ sở của trường đại học chỉ là những khu nhà được thuê mướn. Sau khi vỡ hợp đồng thì lại thuê chỗ khác làm cho sinh viên phải đổi chỗ ở muốn hụt hơi.
Không giảng viên: Giảng viên đứng lớp được “trưng dụng” từ những sinh viên năm cuối theo kiểu “chị kèm em”. Nếu như thuê giáo sư có trình độ hẳn hoi thì không đủ tiền nên đành phải xén trước cắt sau.
Không người lãnh đạo thật: Những vị trí hiệu trưởng hay trưởng phòng đào tạo thường được thuê từ những giáo sư có tên tuổi như những nhà thuốc thuê tên của dược sĩ vậy.
Đặc biệt nhất của giáo dục nước nhà đó là thiếu vắng những môn dạy về đạo đức của sinh viên. Từ chỗ thiếu vắng môn đạo đức như vậy nên đã sản sinh ra không biết bao nhiêu “thợ dạy”. Nếu là người dạy thật thì người ta sẽ truyền đạt cho thế hệ mai sau về con người, về đạo lý chứ không đơn thuần về kiến thức chuyên môn. Cũng vì thiếu vắng môn đạo đức để rồi ngày hôm nay trong xã hội có quá nhiều vụ án thương tâm xảy ra từ giảng đường, từ học đường và từ những con người gọi là có tri thức trong xã hội.
Ngày hôm nay có quá nhiều vụ án bạo lực học đường, thù hận từ những con người đang cắp sách đến trường để đi tìm tri thức. Người ta quá chú tâm vào tri thức để rồi để một lỗ hỗng quá lớn về đạo đức con người.
Trường đại học thì như thế còn các cấp nhỏ thì sao ?
Mới có dăm ba tuổi đầu hỷ mũi chưa sạch mà phải biết tiếng Anh để thi vào lớp 1 ! Vì có những cuộc tuyển chọn hết sức buồn cười như thế nên một số phụ huynh phải bở hơi tai để đưa con em mình đến những lớp dạy kèm ngoại ngữ. Điều nghịch lý ai cũng biết đó là tiếng Việt chưa rành mà bắt phải giỏi tiếng Anh !
Quá nhiều bất cập và bất cập cho nền giáo dục nước nhà.
Bên cạnh những bất cập ấy còn có những “khoảng tối” trong ngành giáo dục.
Thầy Đỗ Việt Khoa đã can đảm nói lên những khoảng tối ấy để cầu mong ngành giáo dục dần dần thay đổi. Thế nhưng, sau những lời tâm huyết của thầy Khoa thì ngành không thay đổi nhưng đời thầy đã thay đổi. Đời thầy đang rơi vào bế tắt vì bị trù dập như ngành giáo dục đang đi vào bế tắt vậy. Thầy Khoa đã dũng cảm lên án những "phần tối" trong nhà trường. Ngày trước, nhiều người cứ tưởng ngành giáo dục nhân cơ hội ấy mà dọn dẹp căn nhà có không ít nhếch nhác và bừa bộn của mình. Thế nhưng, ngày tháng cứ trôi đi, mọi chuyện trở lại yên ắng như không gian "bình yên" sau một tiếng nổ.
Kể từ ngày ấy, không ít người có suy nghĩ cẩn trọng đã dự báo rằng: những động thái của ngành giáo dục đối với thầy Khoa chỉ là một cách đối phó và lựa theo dư luận chứ không phải muốn thay đổi thực sự. Bởi ngày ấy, sự kiện thầy Khoa là một "quả bom" làm chấn động dư luận.
Giáo sư Văn Như Cương, một giáo sư danh tiếng và cẩn trọng thấy ý kiến của thầy Khoa đã tuyên bố sẵn sàng bảo vệ thầy Khoa cho đến cùng nhưng …. Không những thế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã về thăm thầy Khoa. Các phương tiện truyền thông vào cuộc rầm rộ. Đồng nghiệp của thầy thì lấy sự kiện của thầy Khoa để bàn tán, tranh cãi với người khen, kẻ chê... tán loạn.
Thầy Khoa đã dũng cảm lên án những "phần tối" trong nhà trường.
Sự kiện của thầy Khoa lan đi rất nhanh. Sự kiện này cho ngành giáo dục đã xuống cấp đến mức nào. Nó cho thấy xã hội muốn có một cuộc cách mạng đối với ngành giáo dục nước nhà. Truyền thông "bốc" lên sự kiện dũng cảm của thầy Khoa bốc lên rồi chợt tắt.
Dưới những áp lực đang có, thầy Khoa buồn buồn bã và phần tủi thân thông báo sẽ rời bỏ ngành giáo dục vĩnh viễn. Sự kiện lần này không "nổ to" bằng sự kiện lần thứ nhất nhưng nghe cay đắng và ê chề hơn. Cay đắng và ê chề hơn cho thầy Khoa khi xã hội nghe giáo sư danh tiếng Văn Như Cương chối từ không nhận thầy Khoa vào trường mình nữa cho dù thầy Khoa chưa muốn bỏ ngành.
Thầy Khoa đã lao vào chiến đấu với những gì mà cá nhân thầy cho rằng những cái đó đang nguy hại cho ngành giáo dục. Thầy Khoa cứ tin rằng phía sau mình là là cả một biển người đi theo thầy. Nhưng thực ra nhiều người xem thầy vì là tính tò mò. Rất ít người thực sự ủng hộ thầy
Sau cùng, không còn lối thoát thầy tự đầu hàng.
Thật sự ra mà nói thì sự kiện “Đỗ Việt Khoa” không phải là hiếm, đâu đó trong cộng đồng, trong xã hội vẫn có những hình ảnh, những con người như Đỗ Việt Khoa đó thôi. Họ thấy sai trái, họ thấy khiếm khuyết và họ lên tiếng. Họ lên tiếng để rồi cuộc đời của họ vất vả lao đao.
Bi hài kịch của cuộc đời đó chính là những người nói sự thật, sống sự thật, nói công lý, sống công lý đều có một mẫu số chung đó là bị ngược đãi. Dẫu biết trước thân phận mình bị ngược đãi, bị chà đạp ấy nhưng họ vẫn can trường trong gian khổ.
Thương lắm thầy Khoa ơi !
Đời sống vật chất của Thầy và gia đình từ nay sẽ phải vất vả hơn sau khi rời bỏ cái ngành mà bao năm thầy ôm ấp, thầy yêu thương. Đời sống vật chất sẽ khốn khó nhưng đời sống tinh thần của thầy sẽ thăng hoa và lòng thầy cảm thấy bình an hơn khi thầy đã nói thật, sống thật và làm thật.
Xin chúc mừng thầy Đỗ Việt Khoa và những ai can đảm sống thật, nói thật và làm thật.
Những người khát khao công lý, đi tìm công lý, sống công lý luôn luôn là những người lội ngược dòng trong cộng đồng, trong xã hội thiếu sự thật, thiếu công lý. Lẽ dĩ nhiên, những người ấy phải trả một cái giá thật đắt cho khát khao, cho nỗ lực đi tìm công lý, sống công lý của mình.
Thầy Đỗ Việt Khoa |
Phải chăng thầy Đỗ Việt Khoa làm cái chuyện đâu đâu ? Trong dòng chảy của những người có chữ tâm và đặc biệt có chữ tâm trong chuyện giáo dục thì không thể nào không lên tiếng về nền giáo dục của Việt Nam. Ngành giáo dục có quá nhiều vấn đề từ đào tạo đến quản lý giáo dục.
Ngành giáo dục của Việt Nam đang đi vào bế tắt. Vị đứng đầu ngành giáo dục của nước nhà đã không ngần ngại đưa ra những khó khăn mà ngành giáo dục đang gặp phải. Nêu thì nêu nhưng vẫn cho tìm được lối thoát.
Với lối chạy theo thành tích để rồi lối đánh giá thành tích sinh viên - học sinh thay đổi xoành xoạch. Nay thế này, mai lại thế khác đến độ giáo viên đi học về chưa kịp đả thông tư tưởng từ trên thì lại nhận văn bản mới cho cách xếp loại hay thay đổi.
Ngày hôm nay, nhiều và quá nhiều trường đại học mọc lên. Mọc lên nhiều và cũng mọc lên một cách vô tội vạ. Có những trường đại học đạt danh hiệu 3 không: không cơ sở vật chất - không giảng viên - không có người lãnh đạo thật. Chỉ có một cái thật là có sinh viên thật để kiếm tiền mà thôi !
Không cơ sở vật chất: Cơ sở của trường đại học chỉ là những khu nhà được thuê mướn. Sau khi vỡ hợp đồng thì lại thuê chỗ khác làm cho sinh viên phải đổi chỗ ở muốn hụt hơi.
Không giảng viên: Giảng viên đứng lớp được “trưng dụng” từ những sinh viên năm cuối theo kiểu “chị kèm em”. Nếu như thuê giáo sư có trình độ hẳn hoi thì không đủ tiền nên đành phải xén trước cắt sau.
Không người lãnh đạo thật: Những vị trí hiệu trưởng hay trưởng phòng đào tạo thường được thuê từ những giáo sư có tên tuổi như những nhà thuốc thuê tên của dược sĩ vậy.
Đặc biệt nhất của giáo dục nước nhà đó là thiếu vắng những môn dạy về đạo đức của sinh viên. Từ chỗ thiếu vắng môn đạo đức như vậy nên đã sản sinh ra không biết bao nhiêu “thợ dạy”. Nếu là người dạy thật thì người ta sẽ truyền đạt cho thế hệ mai sau về con người, về đạo lý chứ không đơn thuần về kiến thức chuyên môn. Cũng vì thiếu vắng môn đạo đức để rồi ngày hôm nay trong xã hội có quá nhiều vụ án thương tâm xảy ra từ giảng đường, từ học đường và từ những con người gọi là có tri thức trong xã hội.
Ngày hôm nay có quá nhiều vụ án bạo lực học đường, thù hận từ những con người đang cắp sách đến trường để đi tìm tri thức. Người ta quá chú tâm vào tri thức để rồi để một lỗ hỗng quá lớn về đạo đức con người.
Trường đại học thì như thế còn các cấp nhỏ thì sao ?
Mới có dăm ba tuổi đầu hỷ mũi chưa sạch mà phải biết tiếng Anh để thi vào lớp 1 ! Vì có những cuộc tuyển chọn hết sức buồn cười như thế nên một số phụ huynh phải bở hơi tai để đưa con em mình đến những lớp dạy kèm ngoại ngữ. Điều nghịch lý ai cũng biết đó là tiếng Việt chưa rành mà bắt phải giỏi tiếng Anh !
Quá nhiều bất cập và bất cập cho nền giáo dục nước nhà.
Bên cạnh những bất cập ấy còn có những “khoảng tối” trong ngành giáo dục.
Thầy Đỗ Việt Khoa đã can đảm nói lên những khoảng tối ấy để cầu mong ngành giáo dục dần dần thay đổi. Thế nhưng, sau những lời tâm huyết của thầy Khoa thì ngành không thay đổi nhưng đời thầy đã thay đổi. Đời thầy đang rơi vào bế tắt vì bị trù dập như ngành giáo dục đang đi vào bế tắt vậy. Thầy Khoa đã dũng cảm lên án những "phần tối" trong nhà trường. Ngày trước, nhiều người cứ tưởng ngành giáo dục nhân cơ hội ấy mà dọn dẹp căn nhà có không ít nhếch nhác và bừa bộn của mình. Thế nhưng, ngày tháng cứ trôi đi, mọi chuyện trở lại yên ắng như không gian "bình yên" sau một tiếng nổ.
Kể từ ngày ấy, không ít người có suy nghĩ cẩn trọng đã dự báo rằng: những động thái của ngành giáo dục đối với thầy Khoa chỉ là một cách đối phó và lựa theo dư luận chứ không phải muốn thay đổi thực sự. Bởi ngày ấy, sự kiện thầy Khoa là một "quả bom" làm chấn động dư luận.
Giáo sư Văn Như Cương, một giáo sư danh tiếng và cẩn trọng thấy ý kiến của thầy Khoa đã tuyên bố sẵn sàng bảo vệ thầy Khoa cho đến cùng nhưng …. Không những thế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã về thăm thầy Khoa. Các phương tiện truyền thông vào cuộc rầm rộ. Đồng nghiệp của thầy thì lấy sự kiện của thầy Khoa để bàn tán, tranh cãi với người khen, kẻ chê... tán loạn.
Thầy Khoa đã dũng cảm lên án những "phần tối" trong nhà trường.
Sự kiện của thầy Khoa lan đi rất nhanh. Sự kiện này cho ngành giáo dục đã xuống cấp đến mức nào. Nó cho thấy xã hội muốn có một cuộc cách mạng đối với ngành giáo dục nước nhà. Truyền thông "bốc" lên sự kiện dũng cảm của thầy Khoa bốc lên rồi chợt tắt.
Dưới những áp lực đang có, thầy Khoa buồn buồn bã và phần tủi thân thông báo sẽ rời bỏ ngành giáo dục vĩnh viễn. Sự kiện lần này không "nổ to" bằng sự kiện lần thứ nhất nhưng nghe cay đắng và ê chề hơn. Cay đắng và ê chề hơn cho thầy Khoa khi xã hội nghe giáo sư danh tiếng Văn Như Cương chối từ không nhận thầy Khoa vào trường mình nữa cho dù thầy Khoa chưa muốn bỏ ngành.
Thầy Khoa đã lao vào chiến đấu với những gì mà cá nhân thầy cho rằng những cái đó đang nguy hại cho ngành giáo dục. Thầy Khoa cứ tin rằng phía sau mình là là cả một biển người đi theo thầy. Nhưng thực ra nhiều người xem thầy vì là tính tò mò. Rất ít người thực sự ủng hộ thầy
Sau cùng, không còn lối thoát thầy tự đầu hàng.
Thật sự ra mà nói thì sự kiện “Đỗ Việt Khoa” không phải là hiếm, đâu đó trong cộng đồng, trong xã hội vẫn có những hình ảnh, những con người như Đỗ Việt Khoa đó thôi. Họ thấy sai trái, họ thấy khiếm khuyết và họ lên tiếng. Họ lên tiếng để rồi cuộc đời của họ vất vả lao đao.
Bi hài kịch của cuộc đời đó chính là những người nói sự thật, sống sự thật, nói công lý, sống công lý đều có một mẫu số chung đó là bị ngược đãi. Dẫu biết trước thân phận mình bị ngược đãi, bị chà đạp ấy nhưng họ vẫn can trường trong gian khổ.
Thương lắm thầy Khoa ơi !
Đời sống vật chất của Thầy và gia đình từ nay sẽ phải vất vả hơn sau khi rời bỏ cái ngành mà bao năm thầy ôm ấp, thầy yêu thương. Đời sống vật chất sẽ khốn khó nhưng đời sống tinh thần của thầy sẽ thăng hoa và lòng thầy cảm thấy bình an hơn khi thầy đã nói thật, sống thật và làm thật.
Xin chúc mừng thầy Đỗ Việt Khoa và những ai can đảm sống thật, nói thật và làm thật.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Những khủng hoảng giúp tình yêu lớn lên
LM. Trăng Thập Tự
06:44 24/05/2010
NHỮNG KHỦNG HOẢNG GIÚP TÌNH YÊU LỚN LÊN
Thưa quý độc giả, đối chiếu cuộc sống tâm linh của người tín hữu nói chung và người tận hiến nói riêng với cuộc sống hôn nhân, rồi đối chiếu hành trình cá nhân với lịch sử Hội Thánh, ta thấy mỗi bên đều có những cuộc khủng hoảng tương tự. Mãi khi xong cuộc hành trình, nhìn lại người ta mới hiểu ra ý nghĩa và giá trị của mỗi đợt khó khăn thử thách. Bài viết này dựa trên giáo huấn của Thánh Gioan Thánh Giá, muốn gợi ý rằng những khó khăn Giáo Hội Việt Nam và Giáo Hội Toàn Cầu đang gặp phải đều là những thử thách cần thiết để Giáo Hội được thanh tẩy và lớn lên trong tình yêu và đức tin. Chính Thiên Chúa đang dùng thử thách để cùng lúc vừa thanh luyện Hội Thánh Ngài (Ep 5,26-27) vừa đào tạo từng cá nhân tín hữu. Mỗi tín hữu cần nhận ra được Thiên Chúa đang muốn giáo dục bản thân họ điều gì.
Những thử thách này hết sức lạ, đúng là từ trên trời trút xuống. Dường như người ta càng cố gắng xoay xở để thoát ra, càng bị lún sâu vào. Cả bản thân và ngoại cảnh (khi thử thách ở bình diện cá nhân), cả bề trên lẫn bề dưới (khi thử thách buông xuống trên tập thể) đều vô tình góp phần khiến mọi sự thêm trầm trọng. Tựa như khi dầu đang cháy, người ta càng tạt nước vào, đám cháy càng lan rộng.
Theo Thánh Gioan Thánh Giá, ở đây nhà điêu khắc là Thiên Chúa đang dùng búa rìu để đẽo gọt, dùng dao, dùng đục để chạm trổ, nói chung là Ngài dùng những dụng cụ hết sức sắc bén để làm nên kiệt tác của Ngài. Khối đá hay khúc gỗ Ngài chọn càng ngoan ngoãn đón nhận các thao tác của nhà điêu khắc, càng sớm hoàn bích. Còn nếu nó chống lại và muốn tự thể hiện theo ý mình, tác phẩm sẽ bị hỏng và phải vất bỏ.
Cơn thử thách hiện nay Giáo Hội toàn cầu nói chung cũng như Giáo Hội Việt Nam nói riêng đang trải qua đều nằm trong điều đã được chính Chúa Giêsu đã báo trước: “1Thầy đã nói với anh em các điều ấy, để anh em khỏi bị vấp ngã. 2Họ sẽ khai trừ anh em khỏi hội đường. Hơn nữa, sẽ đến giờ kẻ nào giết anh em cũng tưởng mình phụng thờ Thiên Chúa. 3Họ sẽ làm như thế, bởi vì họ không biết Chúa Cha cũng chẳng biết Thầy. 4Nhưng Thầy đã nói với anh em những điều ấy, để khi đến giờ họ hành động, anh em nhớ lại là Thầy đã nói với anh em rồi”(Ga 16,1-4).
Một số kinh nghiệm trong bài có thể hơi xa lạ với nhiều độc giả, tuy nhiên hy vọng rằng với một chút thinh lặng trầm tư, độc giả có thể nắm bắt được và sẽ tìm thấy một số ánh sáng cho mình cũng như cho bạn hữu trước thời cuộc, để có thể tiến bước trong bình an.
Khoa tâm lý học cho biết trong cuộc đời hôn nhân, các đôi bạn thường gặp 4 khủng hoảng chính:
• Khủng hoảng vỡ mộng
• Khủng hoảng nhàm chán
• Khủng hoảng thất bại
• Khủng hoảng bị bỏ rơi
Trong cuộc sống tự nhiên cũng như cuộc sống tâm linh, bao giờ những khủng hoảng kéo đến cũng ngoài ý muốn của ta. Có bao nhiêu yếu tố có vẻ như ngẫu nhiên trùng hợp khiến ta rơi vào một thế kẹt và ra không được. Thoạt đầu nó khiến ta nản lòng nhưng khi bắt đầu nhận ra ý nghĩa của nó ta lại thấy nó thật cần thiết để ta được lớn lên, và lúc đó ta sẽ đón nhận nó trong bình an. Trên bình diện tâm linh, ta cần học ra bài học này để không những được bình an đón nhận ý Chúa mà còn được lớn lên trong tình yêu.
Cuộc khủng hoảng đầu tiên: vỡ mộng
Khủng hoảng vỡ mộng trong hôn nhân
Thường thường trước lễ cưới, đôi bạn trẻ chỉ thấy những cái đẹp của nhau. Sau lễ cưới, họ mới dần dần khám phá ra những điều mà họ không ngờ trước: Có những khác biệt, những giới hạn, những tật xấu... cộng thêm những khó khăn về quan hệ giữa hai gia đình và những lo lắng về kinh tế... Cao điểm của sự khủng hoảng này thường xẩy ra vào khoảng tháng thứ bảy, thứ tám hay một năm sau ngày cưới. Nhưng lúc đó có một cơ may là đứa con đầu lòng ra đời, và sự hiện diện của đứa trẻ sẽ chuyển đổi mọi suy nghĩ của đôi bạn. Hai người đều tập trung lo lắng cho đứa con và cơn khủng hoảng bớt căng thẳng. Những khủng hoảng đầu tiên này của đời sống hôn nhân sẽ làm tăng trưởng tình yêu. Trước đây tình yêu của họ có tính cách vụ lợi, chiếm đoạt, nay được chuyển sang tình yêu dâng hiến.
Khủng hoảng vỡ mộng trong đời tu
Một số người trước khi đi tu thường có một cái nhìn rất đẹp về đời tu. Họ thấy các tu sĩ như những thiên thần. Khi đã bước chân vào, nhiều chuyện không như họ tưởng. Trước đây họ chỉ nhìn thấy một số nét chủ quan, họ thích tìm những cái đẹp theo như họ nghĩ chứ chưa đi tìm một phương hướng hay một điều kiện thuận lợi để dâng hiến tình yêu mình cho thiên Chúa.
Có những người qua một thời gian sống trong đời tu đã thốt lên: Tôi không ngờ đời tu là như thế. Bởi vì khi sống trong cộng đoàn, mỗi người một tính tình khác nhau, mỗi người một ý nghĩ, một quan niệm...Một dạng khác: Khi lên đường theo Chúa người ta cũng ôm theo những ước mơ và dự phóng thật đẹp cho công cuộc Nước Trời, đẹp đến nỗi họ không dám buông ra, và thà mất ơn gọi hơn là phải buông bỏ các dự phóng ấy… Có những người đi tu cốt để làm linh mục, để làm việc mục vụ công khai, nhưng hoàn cảnh không cho phép họ đạt được điều đó. Từ đó họ mới phát hiện ra rằng lâu nay không phải họ theo Chúa nhưng là theo một chức vụ hoặc một công cuộc nhân loại... Giáo huấn của thánh Gioan Thánh Giá trong “Các biện pháp phòng chống” rất thiết thực để giúp vượt thắng khủng hoảng thứ nhất này.
Cuộc khủng hoảng trong đời tu này cũng rất cần thiết để thanh tẩy cái nhìn của chúng ta, giúp ta nhận ra được đâu là điểm chính, đâu là điểm phụ. Qua cơn khủng hoảng, ta dần dần khám phá ra rằng chính Chúa kêu gọi ta chứ không phải là một lý tưởng hay một chức vụ. Chính Chúa đang yêu mến ta, chính tình yêu đang mời gọi và mong muốn cho người yêu được lớn lên. Cũng như trường hợp các đôi bạn, nhờ can đảm và kiên nhẫn, ta sẽ vượt qua được những khó khăn ban đầu. Rồi sau đó sẽ thu hoạch được những kết quả đầu tiên và những kết quả này sẽ làm cho ta được phấn khởi tiến lên.
Khủng hoảng vỡ mộng trong đời tín hữu
Người thiếu niên lớn lên trong gia đình và giáo xứ, gần như tuyệt đối tin tưởng cha mẹ và các linh mục cũng như các tu sĩ. Thế rồi một hôm họ đã đau khổ khám phá ra rằng người lớn cũng rất bất toàn…. Những anh chị em được ơn tin Chúa khi đã lớn, lúc học giáo lý có thể nhìn thấy Hội Thánh thật lý tưởng. Họ bước vào Hội Thánh thật nồng nhiệt. Thế rồi, một số đụng chạm đã khiến họ sớm hoài nghi… Những hoài nghi này khá cần thiết để họ hiểu rõ hơn về thực tế của Hội Thánh, vừa mang tính yếu đuối của nhân loại vừa có nguồn gốc thần linh…
Cuộc khủng hoảng thứ hai: nhàm chán
Khủng hoảng nhàm chán trong hôn nhân
Khoảng bảy hoặc tám năm sau khi kết hôn, đôi bạn thường cảm thấy mệt mỏi, nhàm chán. Trước kia họ thấy người bạn mình là một thế giới kỳ diệu, khám phá mãi không hết. Đến nay, cả những điều bí ẩn nhất cũng đều đã biết cả, đã biết rất rõ, không còn gì mới lạ. Bên cạnh đó, trách nhiệm gia đình cứ đè nặng mỗi ngày, đều đều, ngày này sang ngày khác. Người ta cảm thấy mệt mỏi, nhàm chán, muốn có một cái gì "thay đổi bầu không khí", muốn "tìm của lạ". Tình trạng đó là nguyên nhân của nhiều vụ ngoại tình. Để vượt qua khủng hoảng ấy, đôi bạn được khuyên làm một tuần trăng mật mới. Cùng đi chơi xa dăm ngày một tháng, hoặc đổi chỗ ở, hoặc sơn phết lại nhà cửa, sắp đặt lại phòng ốc... Nói tóm là tạo một khung cảnh mới cho tình yêu được đổi mới.
Điều phải đổi mới trong tình yêu ở đây là tập trung cái nhìn vào chính ngôi vị của bạn mình, yêu bạn mình vì chính bản thân bạn mình chứ không vì điều gì khác. Ngôi vị của bạn mình là giá trị cao hơn mọi cái hay cái tốt về thể chất hay tinh thần họ có. Vượt trên những điều phụ thuộc, tình yêu trở nên trần trụi hẳn đi và vì thế cũng tinh tuyền hẳn lên.
Khủng hoảng nhàm chán trong đời tu
Đời tu cũng có những nhàm chán tương tự. Công việc đều đều từ ngày này sang ngày khác. Thiên Chúa phong phú vô cùng vô tận, nhưng Ngài vô hình, người tu sĩ có thể mệt mỏi vì không thấy khám phá thêm điều gì mới. Hoặc lắm khi, họ hài lòng với những gì đã biết, họ có cảm tưởng đã biết hết, đã quen quá rồi. Để chống lại nhàm chán, người ta cũng bị cám dỗ chiều theo những của lạ dễ dãi, ngược với sự tiết độ, ngược với ba lời khấn. Cách riêng, khủng hoảng thứ hai này đến một cách thường xuyên trong việc cầu nguyện. Người tu sĩ có thể cảm thấy chán ngán việc cầu nguyện và lao đầu vào công việc, cả đang khi cầu nguyện cũng mải mê nghĩ đến công việc. Để giúp tránh khủng hoảng này, các tu sĩ cứ phục vụ ít lâu lại được đổi nhiệm sở... Các ngày lễ trong cộng đoàn, cách riêng là những ngày kỷ niệm khấn dòng, giúp ta có dịp làm mới lại cuộc sống. Cách riêng là các cuộc tĩnh tâm để giúp đổi mới tình yêu.
Tuy nhiên những khó khăn cũng như những cách giải quyết vừa nói chỉ là những chuyện bên ngoài. Thánh I Nhã và thánh Gioan Thánh Giá hướng cái nhìn của chúng ta vào những khó khăn sâu xa hơn. Trong những chỉ dẫn về an ủi và phiền muộn, thánh I Nhã cho thấy các phiền muộn có thể do ba nguyên nhân khác nhau (LT 322). Nguyên nhân thứ hai Ngài nêu ra tương đương với điều được thánh Gioan Thánh Giá gọi là đêm khô khan, là bước chuyển tiếp từ suy niệm lên chiêm niệm, là lúc đứa bé phải cai sữa để tập ăn (2Lên, cc. 13-14; 2Đêm, cc. 8-9; Lửa 3,32-37). Ngài cũng nêu rõ ba dấu chỉ giúp nhận rõ bước chuyển này (2Lên, cc. 13-14). Như thế, đêm đen hay cuộc khủng hoảng này là một bước chuyển cần thiết để ta được lớn lên trong tình yêu, không có gì phải sợ.
Cha Thomas Green SJ tổng hợp chỉ dẫn của hai vị thánh nơi 2 tác phẩm hiện đang bán tại các nhà sách: “Drinking from a dry well” và “Darkness in the marketplace”.
Khủng hoảng nhàm chán trong đời tín hữu
Không riêng các tu sĩ, mọi tín hữu đều có thể được Thiên Chúa thanh luyện bằng khó khăn này. Lắm người buông xuôi và trở thành những tín hữu vụ hình thức, quên mất chiều sâu của lòng yêu mến. Lắm người khác đã nỗ lực để vượt qua sự khô khan nhàm chán, và lớn lên trong sự quảng đại.
Cuộc khủng hoảng thứ ba: thất bại
Tuổi 45-50, cả nguời nam và người nữ đều thấy đời mình thất bại. Cách riêng là thất bại trong hôn nhân. Tuy nhiên, họ không dám nhìn nhận điều đó. Họ quy lỗi cho người kia. Họ vuốt ve tự ái bằng những thành công dễ dãi và chứng minh năng lực của mình bằng cách lao vào các hoạt động xã hội; chạy trốn thực tế bằng bói toán, cờ bạc, những phiêu lưu tình cảm ngang trái với những người bằng tuổi con mình. Cũng vì thế người ta gọi đây là cuộc khủng hoảng hồi xuân.
Trên đường theo Chúa, người ta cũng gặp nhiều thất bại. Không riêng nơi những dự phóng bản thân, nơi cuộc sống cộng đoàn và hoạt động tông đồ mà lắm khi dường như ta cảm thấy mình đã thất bại khắp nơi mọi lúc, từ bên ngoài đến bên trong… Rồi cũng tương tự như trong đời sống hôn nhân, người thánh hiến có thể chạy trốn sự thất bại của mình bằng những thành tích lòe loẹt bên ngoài: cơ sở, hội nhóm, sinh hoạt, hình thức, số lượng... nhiều dạng thỏa hiệp với con đường rộng. Ta đã xác tín con đường hẹp và hành động theo đó. Nhưng đi cho đến tận cùng không dễ. Một lúc nào đó, thấy cơ may thành công mong manh quá, những kết quả ít ỏi và chậm chạp quá, trong khi những điều kiện thuận lợi lại sẵn trong tầm tay, có thể ta sẽ tạm thời biến báo để cho mọi việc được giải quyết nhanh gọn. Ta sẽ tạm thời tin vào các phương tiện trần gian hơn là tin vào thập giá, và rồi đúng như thế, những kết quả của nó thật thần diệu. Và cũng thần diệu thay, càng lúc nó càng làm cho ta lạc xa mà vẫn cứ tưởng mình rất chung thủy.
Trong Lâu Đài Nội Tâm, mẹ thánh Têrêxa Chúa Giêsu cho biết có những người đã vươn tận đỉnh cao và đã đạt tới cuộc sống hiệp nhất với Thiên Chúa mà rồi đã quay đầu trở lại và bị thua những âm mưu lừa gạt của quỷ dữ. Ngài nêu câu hỏi: Làm sao họ lại bị lừa? Quỷ dữ đã len lỏi vào bằng lối nào? (5Cư 4,6-7). “Để trả lời câu hỏi thứ nhất, tôi xin nói rằng, nếu linh hồn luôn gắn bó với ý Thiên Chúa thì hẳn sẽ không bị lạc. Thế nhưng quỷ dữ cứ bám sát và lừa gạt cách tài tình. Nó dẫn dụ linh hồn dưới màu sắc điều tốt trong những chuyện rất nhỏ và cố sức làm cho linh hồn nghĩ rằng đó là tốt để rồi chiều theo một đôi điều trong đó. Thế là dần dần nó sẽ khiến cho trí hiểu ra tăm tối, nhiệt tình của lòng muốn nguội dần, rồi khiến lòng tự ái gia tăng cho đến lúc bằng cách này hay cách khác, nó kéo được linh hồn ra khỏi ý Thiên Chúa và lôi vào con đường riêng của nó.” (5Cư 4,8).
Đây là lúc để đọc kỹ Đêm Dày quyển II. Đêm tâm linh có thể đang khởi đầu với những cảm nghiệm về sự thất bại. Thất bại trong công việc sẽ trở thành bi thảm hơn khi nó kèm với sự thất bại trong đời sống cộng đoàn. Ta đã đổ ra bao thiện chí để rồi cuối cùng chỉ gặt được cô đơn, ốc đảo. Chẳng còn ai hiểu ta. Ta mệt mỏi bước dưới cơn nắng buổi trưa, lẻ loi, một mình mồ hôi nhễ nhại. Bỗng bên vệ đường xòe ra một bóng mát thật quyến rũ, ta thèm lăn vào đó, ngủ vùi quên đi tất cả, giữa vũng lầy êm ái. Thế nhưng, Đừng để điều gì khiến bạn xao xuyến
Đừng để điều gì khiến bạn sợ hãi
Mọi sự đều qua đi
Thiên Chúa không bao giờ thay đổi
Kiên nhẫn rồi sẽ được tất cả
Ai có Thiên Chúa sẽ chẳng thiếu gì
Một mình Thiên Chúa là đủ cho ta.
(Thánh nữ Têrêxa Chúa Giêsu)
Tiến sâu vào thinh lặng nội tâm
Trong chuyện tình của Chúa, thường Ngài vẫn dồn ta vào tình thế ấy, để gợi cho ta nhớ rằng chính Ngài đã bị bỏ rơi trên thập giá vì ta, để ta thấy Ngài với ta đồng thuyền, đồng hội, và ta sẽ gắn chặt với Ngài. Trong cuộc sống hôn nhân, thất bại là lúc hai vợ chồng được thật sự xoá mình để hiểu rằng mình cần đến người kia. Trong cuộc sống theo Chúa, thất bại chính là lúc để ta thật sự tin rằng ngoài Chúa ra, ta không thể làm gì được! Bị cô đơn, bị hiểu lầm chính là thế cờ buộc ta phải níu lấy một mình Ngài. Như đôi bạn trẻ yêu nhau, càng không được gia đình và bạn bè thông cảm, họ càng tìm đến với nhau, bởi vì trên cõi đời chỉ có một người thật sự hiểu họ và tôn trọng họ.
Những điều Chúa muốn dệt nên một tiếng gọi định hướng và làm thành đời ta. Ngài vừa gọi vừa làm cho ta thinh lặng để nghe được tiếng Ngài. Nhờ cảm nghiệm sự thất bại, tiếng ồn của những lời khen bên ngoài và những tự hào bên trong bị dập tắt, tuy nhiên lại có thể nổi lên những tiếng ồn khác của tự ái, xót xa, đắng cay, tiếc nuối và dằn vặt. Muốn dẹp yên chúng, ta cần tập trung cái nhìn vào Chúa Giêsu, phó thác tất cả cho Ngài trong một cái nhìn thiết tha trìu mến. Dù suối lòng ta có đục ngầu vì cả một đời sai lầm và tội lỗi, hãy cứ dìm Ngài xuống đó. Ngài sẽ gạn đục khơi trong và sẽ tẩy sạch tất cả như đã tẩy sạch dòng nước sông Giođan. Câu chuyện kẻ gian phi thống hối cho thấy rằng, nếu ta đến với Ngài thì, dù chỉ còn một giây phút chót, Ngài vẫn đổi mới lòng ta kịp thời trước khi đồng hồ cuộc sống chuyển sang nhịp gõ đời đời. “Hãy đến với Ta, hỡi tất cả những ai lao đao và vác nặng, Ta sẽ cho nghỉ ngơi lại sức.” (Mt 11,28)
Khủng hoảng thất bại trong đời tín hữu
Người ta nản lòng vì một nhược điểm nào đó đã ăn quá sâu không sửa được, vì một vài tội lỗi nào đó cứ sa đi ngã lại… Lắm người có thể nhờ đó mà khám phá ra mình cần bám víu vào Chúa… Ngược lại lắm người dần dà quay lại với những “ngẫu tượng” cũ, mà Kinh Thánh gọi là sự ngoại tình hay đàng điếm…
Bình tĩnh sau những quyết định sai
Nhờ việc theo dõi các tín hiệu nội tâm, thường thì càng lúc ta càng biết chọn đúng theo ý Thiên Chúa trong những việc cụ thể hằng ngày. Thỉnh thoảng, do lơ đãng và thiếu tỉnh táo, ta vẫn có thể bị lừa và quyết định sai. Nhiều khi, do những nếp quen từ nhỏ đã ăn sâu, dù đã già người ta vẫn có thể phản ứng sai theo cùng một cách như hồi còn trẻ. Những điều đó sẽ giúp ta khiêm nhường nhận rõ sự yếu đuối của mình và bám víu vào Thiên Chúa.
Đáng sợ là khi ta đánh giá sai và quyết định sai trong những điều tương đối quan trọng. Lúc đó ta dễ hoảng hốt với cảm giác khôn ba năm dại một giờ. Ma quỷ sẽ tô màu phóng đại sự thất bại, khiến ta tiếc ngẩn ngơ và dằn vặt khổ sở vì đã gây ra những thiệt hại không sao cứu vãn được. Ta thấy nản lòng, chỉ vì cái sẩy mà để nầy cái ung, chỉ vì thiếu tỉnh táo trong một chuyện cỏn con mà đã vô tình giật sập cả một công cuộc. Đây là một thời điểm thử thách rất hệ trọng. Nếu ta mất bình tĩnh, quỷ dữ sẽ bôi đen hết mọi sự để ta thêm hoảng hốt, thất vọng và hành động lung tung. Ta mong sửa chữa lại lầm lỗi của mình nhưng thay vì sửa chữa, những hành động hấp tấp này càng gây thêm nhiều vấn đề rắc rối khiến tình thế càng trở nên xấu hơn. Ngược lại, nếu bình tĩnh một chút, ta sẽ nhận ra rằng, dù sai lỗi ấy có nặng nề đến đâu, nếu ta biết tin tưởng phó thác tất cả trong tay Chúa thì vẫn không có gì bế tắc, mọi chuyện vẫn có lối thoát. Cứ tạ ơn theo hơi thở, đến với Chúa bằng tất cả cõi lòng rồi sẽ được bình an và nhận ra được điều giản dị phải làm và những giá phải trả, trong bình an.
Cả vua Saul và vua Đavít đều đi qua kinh nghiệm này nhưng hai vị đã phản ứng khác nhau. Vua Saul không thành tâm nhận lỗi, ông đòi giữ thế chủ động, muốn tự mình tìm cách vớt vát cho bằng được, nên chi đã gặt hái kết quả thật bi thảm. Còn vua Đavít thú nhận sự sai lỗi, ông trở nên thụ động, phó mình vào tay Chúa ngay, cho nên Chúa lại tạo cho ông những vận hội mới. Nhờ sự chín chắn về tâm linh, ông mau mắn đón nhận bài học từ sự thất bại. Ông can đảm xác nhận sự thất bại của mình để tạo điều kiện cho Thiên Chúa thành công.
Tóm lại, những thử thách này chính là trường học dạy ta khiêm nhường và phó thác chính mình trong tay Thiên Chúa. Sau khi đã học yêu Chúa cách vô vụ lợi, ta phải vượt thêm cuộc thi lên cấp; cuộc thi của Phaolô trong 2Cor 12, 7-10. Đó cũng là cuộc thi gần cuối đời Gioan Tẩy giả: "Tôi phải suy giảm cho Ngài được tiến lên" (Gio 3, 30).
Chúng ta thất bại, phải, nhưng cần nuốt lấy nó cho Chúa Cứu Thế được thành công. Ta phải trở nên trẻ nhỏ để Ngài dắt ta đi: "Khi ngươi còn trẻ, ngươi tự thắt lưng mình và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, ngươi sẽ giang tay ra để người khác thắt lưng cho và lôi đi nơi ngươi không muốn" (Gio 21, 18). Đó là điều kiện để vào nước trời: "Ai không đón nhận lấy nước trời như một trẻ nhỏ thì không được vào trong đó" (Mt 18, 3).
Cuộc khủng hoảng thứ tư: bị bỏ rơi
Chúng ta đã theo dõi tiến trình tình yêu của con người. Trong tình yêu hôn nhân của đời thường, qua các lứa tuổi, người ta gặp những khó khăn khác nhau. Trong cuộc sống tâm linh, trên đường yêu mến Chúa chúng ta cũng gặp những khó khăn tương tự. Không những theo tuổi tự nhiên, đôi khi có thể sớm hơn hoặc muộn hơn so với tuổi tự nhiên của con người.
Thánh Têrêsa chết lúc 24 tuổi nhưng đã là một con người rất già dặn trong yêu thương. Ngược lại, có người đã cao niên mà vẫn còn đang loay hoay với những bước khởi đầu. Vì thế khi nói cuộc khủng hoảng thứ tư ở cuối đời người, chúng ta cũng phải hiểu rằng có thể xảy ra ngay lúc ta còn trẻ.
Quan sát những cụ già chung quanh ta, nhiều cụ làm suốt ngày không nghỉ tay. Dù con cái có phiền trách, cụ vẫn làm không nghỉ, vì cụ nghĩ rằng không làm gì thì vào bàn ăn sẽ tủi lắm, mình không còn giúp gì cho ai, chỉ báo hại thôi. Các cụ buồn tủi vì thấy mình bị mất hết uy quyền.
Trong tình cảnh già yếu và không còn được trao những trách nhiệm quan trọng trong gia đình hay trong công việc thường ngày, người già dễ có tâm trạng thấy mình như một cái vỏ chanh, người ta đã vắt hết nước và bây giờ đem bỏ. Các cụ thấy bị sỉ nhục, thấy mình thừa ra và vô dụng.
Cả trong quan hệ vợ chồng cũng vậy. Người này cảm thấy mình đã dâng hiến quá nhiều cho người kia, và giờ đây người kia không cần mình nữa. Điều đó khiến cho tình trạng của nhiều đôi vợ chồng rất đáng thương. Có những đau khổ kinh khủng: Người ta dằn vặt, đay nghiến, cắn xé nhau thay vì trở nên những đôi bạn già đầy yêu thương trìu mến và cảm thông.
Tâm trạng ấy có thể xẩy ra nơi những người già của chúng ta trong các dưỡng đường: Các linh mục và các tu sĩ già. Đôi khi chúng ta quá vô tình để cho các vị cảm thấy bị bỏ rơi. Hội thánh cần phải nỗ lực hơn nữa để an ủi các người già đã phục vụ suốt bao nhiêu năm. Về phần bản thân, chúng ta cần biết chuẩn bị để đón nhận những khó khăn loại này như thể đón nhận một cuộc thi cuối cùng, để mình được đi tới đỉnh cao nhất trong yêu thương.
Những khó khăn trong tuổi già, tuổi già của đời sống thường và tuổi già tâm linh, là một cuộc thi đầy ưu ái mà Chúa yêu thương dành cho chúng ta. Cuộc thi trước khi vào lãnh thưởng, cuộc thi cuối cùng. Chúng ta đừng để mình bắt hụt vào phút chót. Có lắm người lái xe đi khắp các nẻo đường quê hương đất nước, luôn luôn giật những thành tích làm hài lòng mọi người, không bao giờ gây tai nạn, nhưng khi đưa xe về đến nhà, cho xe vào garage lại gây tai nạn ngay trước cửa garage nhà mình.
Chính khi ta bị mọi người bỏ rơi, ta lại dễ thuộc về Chúa hơn bao giờ; chính khi ta thấy mình thừa ra và vô dụng đối với cuộc sống thường nhật, ta lại được ơn khiêm nhường như lời Chúa trong Lc 17, 10. Hiến dâng rồi tự thưa rằng: "Tôi là một đầy tớ vô dụng". Nhiều lúc ta cũng cảm thấy mình bị bó buộc phải trở lại tình trạng trẻ con, không tự lo cho mình được mọi thứ mà phải nhờ đến kẻ khác, và đó là tình trạng thích hợp để được vào nước trời.
Như thánh nữ Têrêxa Hài Đồng, ta sẽ tập vui mừng khi thấy mình bị quên đi, bị coi là dư thừa và không quan trọng, bị xài xể và sai vặt như một đầy tớ. Ta sẽ tập đón nhận mà không tìm cách trả ơn, để buộc mình phải nhớ ơn mãi mãi, và hãy xin cho mình được ơn xác tín vào hiệu năng tông đồ của kinh nguyện. Có những lúc ta sẽ nằm bất động trên giường bệnh, cảm thấy mình chỉ làm phiền người khác thôi. Chính đó là dịp để ta xác tín rằng: Hy sinh và kinh nguyện đem lại một hiệu năng tông đồ còn hơn cả những ngày chúng ta xông pha hoạt động rất hăng hái.
ĐÊM TÂM LINH TRONG LỊCH SỬ HỘI THÁNH
Sau cùng, ta nên đối chiếu những khủng hoảng trên đây với những khủng hoảng trong lịch sử Hội Thánh. Nhờ đó, ta có thể được bình an hơn trước những khó khăn của chính mình cũng như của Hội Thánh. Đồng thời ta cũng thấy rõ chính ý muốn của Thiên Chúa đang hướng dẫn và dệt nên lịch sử đời ta cũng như lịch sử Hội Thánh. Từ tuần trăng mật đến khủng hoảng thất bại
Hội Thánh đã lên đường như người thiếu nữ trong thơ Hàn Mặc Tử:
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
Tiếp đến là tuần trăng mật:
Chúa dẫn tôi vào hầm rượu lạ,
Uống rồi, tôi chếnh choáng bước ra,
Không còn biết đất trời gì nữa,
Mất cả bầy chiên - mới đó mà!
Ở đó Chúa cho tôi lòng Chúa,
Ngài dạy tôi khoa học tuyệt vời.
Tôi cũng đã cho Ngài tất cả,
Nguyện xe tơ kết tóc một đời.
Thế đó, hồn tôi Ngài hớp mất,
Từ nay tôi chỉ phụng sự Ngài.
Chẳng chăn cừu, chẳng làm gì khác,
Chỉ còn nguyên một việc yêu thôi.
Nếu có ai đầu đường cuối phố
Thương hỏi sao chẳng thấy tôi kìa,
Làm ơn nhắn hộ rằng tôi lạc
Tôi mất tôi cho Chúa lượm về.
(Khúc Linh Ca, 26-29)
Thế nhưng rồi những cuộc khủng hoảng hay những đêm dày đã tuần tự xảy ra cho cuộc tình của Hội Thánh với Chúa của mình. Ba thế kỷ bách hại buổi đầu chẳng khác nào cơn khủng hoảng vỡ mộng (x. các thư 1Tx, 2Tx và 1Pr), đồng thời cũng có thể nói là nhịp thụ động thứ nhất. Tiếp đến, với sự hỗ trợ của thế quyền, Hội Thánh đã lao vào nhịp chủ động suốt nhiều thế kỷ.
Sau sự suy đồi ở các thế kỷ IX, X và XI có thể sánh với cơn khủng hoảng nhàm chán, những sự đua đòi theo tinh thần ngoại giáo ở thời Phục Hưng (thế kỷ XV và XVI) rồi phong trào Duy Tân đòi hợp lý hoá mặc khải theo khoa học và lý trí (ở thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX) đã kéo dài nhịp chủ động thêm nhiều thế kỷ.
Thế nhưng những sự kiện ấy cũng đồng thời tố cáo rằng Dân Chúa đã không dám nhìn nhận sự thất bại của mình và đã chạy theo những cuộc tình lẻ trớ trêu và rẻ tiền. Giờ đây, thiên niên kỷ mới dường như đã khởi sự một giai đoạn thụ động mới cho Hội Thánh. Hội Thánh đang được nếm cảm cái thất bại của mình ở mức thấm thía nhất. Những lời Chúa Giêsu báo trước đang nghiệm đúng từng chữ một: “Vì tội ác gia tăng nên lòng mến nơi nhiều người sẽ bị nguội mất” (Mt 24,12) và “Liệu chừng khi Con Người trở lại, Ngài còn thấy đức tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18,8). Dường như chúng ta đang chứng kiến một sự rơi theo gia tốc, càng lúc càng nhanh. Những xã hội trước đây theo Ki-tô-giáo đang gỡ bỏ dần các giá trị Ki-tô-giáo. Sự từ chối đức tin và luân lý Ki-tô-giáo đang được khẳng định cách công khai, thậm chí còn được ấn định thành luật pháp. Nhan nhản những sách báo, phim ảnh và các phương tiện truyền thông đại chúng được dùng để xuyên tạc Đức Kitô và bôi nhọ Hội Thánh Ngài. Có những vùng mênh mông đang bỏ đạo. Có những vùng khác rộng hơn từ trước chưa được biết Chúa Kitô thì nay được biết Ngài và Hội Thánh Ngài cách méo mó lệch lạc. Từ Mỹ, Philippines, Ireland và bao nhiêu nơi khác nữa Hội Thánh đang phải lên tiếng xin lỗi cộng đồng xã hội vì những gương xấu do các chức sắc của mình. Hội Thánh phải thú nhận sự thất bại ngay từ bên trong. Có lẽ đây chính là lúc toàn thể Dân Chúa đang tiến dần vào đêm đức tin.
Thế nhưng, liệu chừng chúng ta đã dám nhìn thẳng vào sự thật và để cho đêm đen giải thoát chúng ta khỏi chính mình, hay một lần nữa, chúng ta tìm cách chạy trốn thất bại bằng những thoả hiệp đáng thương? (x. 2Cr 12,7-10)
Đêm tâm linh của Dân Chúa
Đêm Dày quyển II sẽ cho thấy rằng sau những cảm nghiệm về thất bại, đêm tâm linh còn vùi lấp ta trong sỉ nhục đau thương. “Vì các ngươi, Danh Ta đã bị sỉ nhục giữa muôn dân.” (x. Gr 36,20) Nỗi sỉ nhục này vừa kéo xuống trên chính Chúa vừa kéo xuống trên số sót còn lại của Dân Thánh. Nỗi sỉ nhục này chính là dấu hiệu cụ thể của đêm đức tin. Nó đến với chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu cách âm thầm lặng lẽ khi người cha mà chị coi như hiện thân của Vua Trời bị mất trí. Nó đến với chúng ta cách ồn ào ầm ĩ khi người mẹ Hội Thánh là Bạn Trăm Năm Yêu Dấu của Đức Kitô đang bị phơi bày trước mặt thế gian như một người đàn bà lăng loàn trắc nết đáng bị ném đá.
Đêm buông dày không riêng trên tâm hồn bạn mà trên toàn thể số sót của Dân Thánh. Để làm gì? - Để chúng ta được chia sẻ những nỗi niềm riêng của Đức Lang Quân trong cuộc Thương Khó. “Các tông đồ ra khỏi Thượng Hội Đồng, lòng hân hoan dạ vui mừng vì thấy mình được coi là xứng đáng chịu sỉ nhục vì Danh Đức Giêsu” (Cv 5,41). Đây cũng là ơn ta xin trong Ngắm thứ ba mùa Thương của Kinh Mân Côi: Chúa Giêsu chịu đội mạo gai, ta hãy xin cho được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
Hiệp thông liên đới trách nhiệm, ta vui nhận thực tế những “con sâu làm rầu nồi canh” trong Hội Thánh, vui nhận tình cảnh “quít làm cam chịu”, “một người làm bậy cả họ mang nhơ”, trong tâm tình chia sẻ với Đức Kitô chịu lăng nhục, bị khạc nhổ vào mặt. Sống tâm tình ấy, ta sẽ có được sự khiêm nhường chân thành đối với mọi người.
Nếu có khi nào bạn cảm thấy ngao ngán nản lòng vì những gương xấu đầy dẫy trong Hội Thánh trên toàn cầu và ngay trong cộng đoàn bé nhỏ của bạn, hãy nhớ rằng chính Đức Kitô đã báo trước về tất cả những điều ấy (x. Mt 24, 24,9.11-13; Lc 18,8). Khi thấy đắng cay vì thất bại, hãy nhớ rằng chính Chúa đã chấp nhận thất bại trong việc chinh phục con người. Chính Chúa cũng đã từng thất bại đối với bạn và đối với tôi. Hãy chọn đứng về phía hạt giống đang mục nát (Ga 12,24), phía của hạt giống đã gieo và đang âm thầm mọc (Mc 4,26-29). Cũng như thân thể Chúa trong cuộc thương khó, Nhiệm Thể Chúa ngày nay cũng phải bầm dập về mọi mặt.
Những điều Chúa báo trước trong bài giảng về ngày thế mạt đang được thể hiện, và giữa những thử thách ấy, ta nghe vọng lại lời Ngài: “Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc” (Lc 21,28).
Rồi cuối phiên toà lịch sử, Đức Giêsu sẽ “ngẩng mặt lên bảo mọi người: “Ai trong các người vô tội, cứ việc lấy đá mà ném trước đi!” Rồi Ngài lại cúi xuống mà viết trên đất” (Ga 8,7b-8). Quả thật, mãi mãi chúng ta không hề xứng đáng, mãi mãi chúng ta chỉ là người phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang được Ngài ban lời tha thứ (Ga 8,11) và được Ngài đổ máu ra rửa sạch (x. Ep 5,26), để rồi được trình diện trước nhan Ngài như Tân Nương trinh trắng đã trang điểm sẵn sàng (x. Ep 5,26-27; 2Cr 11,2; Kh 19,8). Thế nhưng từ đây tới đó, chúng ta còn phải đi qua kinh nghiệm sự vắng mặt của Thiên Chúa.
Người ẩn nơi nao, Hỡi người Yêu Dấu,
Mà bỏ em rên rỉ?
Như một con nai, Người trốn biệt,
Sau khi đã làm cho em bị thương,
Em chạy ra, gọi với theo Người, thì Người đã đi.
(Thánh Gioan Thánh Giá, Những Ca Khúc Tâm Linh, 1)
Và rồi hừng đông
Đêm có ba phần. Phần giữa tăm tối nhất và đàng nào nó cũng phải trôi qua rồi mới tới được phần thứ ba là lúc đêm chuyển dần sang hừng đông. “Đêm có ba phần nhưng tất cả chỉ là một đêm, bởi vì đêm này cũng gồm ba phần như đêm thường vậy. Phần thứ nhất, đêm giác quan, sánh được với phần trước nửa đêm, khi ta không còn bận tâm tới sự vật chung quanh. Phần thứ hai, đêm đức tin, sánh được với lúc nửa đêm, hoàn toàn tăm tối. Và phần thứ ba, tức là Thiên Chúa, giống như rạng đông, mà sau đó tiếp liền là ánh sáng ban ngày.” (1Lên 2,5).
Con đường đi qua đau thương và sỉ nhục Thiên Chúa đã chọn cho Đức Kitô và Hội Thánh Ngài là con đường tất yếu để sửa lại sự sai lầm do tội kiêu ngạo và không vâng phục của Ađam. Bước vào đời, Đức Kitô đã thưa: “Này con đây, con xin đến để làm theo ý Chúa” (Dt 10,7). Ngài đã hạ mình vâng phục cho đến nỗi chết trên thập giá (x. Pl 2,6-7). Trên đỉnh Gôngôtha, đêm đen đã phủ kín đất trời khi Ngài thốt lên: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27,46). Cần phải đạt tới giây phút nửa đêm mịt mù ấy của đức tin để cho mọi sự được hoàn tất (x. Ga 19,30), để rồi tất cả chuyển sang bình an của hừng đông: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha.” (Lc 23,46).
Sau khi từ cõi chết sống lại, Ngài sẽ nhắc cho các môn đệ nhớ Ngài đã báo trước với họ rằng mọi điều Thánh Kinh ghi chép về Ngài phải được ứng nghiệm, ý muốn của Thiên Chúa phải được nên trọn nơi Ngài (x. Lc 24,44). Theo bước Đức Phu Quân, Hội Thánh sẽ là “những người đã đến sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao, đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu của Con Chiên” (Kh 7,14). Mọi dấu vết đàng điếm sẽ bị quét sạch (Kh 17,1-18), để Hội Thánh thực sự trở thành “Tân Nương, Hiền Thê của Con Chiên” (Kh 21,9).
Như thế, dù con người đón nhận hay chối từ, ý định ngàn đời của Thiên Chúa vẫn cứ được thực hiện, cho mỗi người cũng như cho toàn thể Hội Thánh và nhân loại. “Đừng niêm phong những sấm ngôn trong sách này, vì thời giờ đã gần đến. Kẻ gian ác cứ làm điều gian ác nữa đi, kẻ ô uế cứ ra ô uế nữa đi, người công chính cứ hành động công chính nữa đi, và người thánh thiện cứ sống thánh thiện nữa đi!”. “Đây, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến, và Ta đem theo lương bổng để trả cho mỗi người tuỳ theo việc mình làm. Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng. Phúc thay những kẻ giặt sạch áo mình, để được quyền hưởng dùng cây Sự Sống!” (Kh 22,10-1
Qui Nhơn, lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 2010
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
Thưa quý độc giả, đối chiếu cuộc sống tâm linh của người tín hữu nói chung và người tận hiến nói riêng với cuộc sống hôn nhân, rồi đối chiếu hành trình cá nhân với lịch sử Hội Thánh, ta thấy mỗi bên đều có những cuộc khủng hoảng tương tự. Mãi khi xong cuộc hành trình, nhìn lại người ta mới hiểu ra ý nghĩa và giá trị của mỗi đợt khó khăn thử thách. Bài viết này dựa trên giáo huấn của Thánh Gioan Thánh Giá, muốn gợi ý rằng những khó khăn Giáo Hội Việt Nam và Giáo Hội Toàn Cầu đang gặp phải đều là những thử thách cần thiết để Giáo Hội được thanh tẩy và lớn lên trong tình yêu và đức tin. Chính Thiên Chúa đang dùng thử thách để cùng lúc vừa thanh luyện Hội Thánh Ngài (Ep 5,26-27) vừa đào tạo từng cá nhân tín hữu. Mỗi tín hữu cần nhận ra được Thiên Chúa đang muốn giáo dục bản thân họ điều gì.
Những thử thách này hết sức lạ, đúng là từ trên trời trút xuống. Dường như người ta càng cố gắng xoay xở để thoát ra, càng bị lún sâu vào. Cả bản thân và ngoại cảnh (khi thử thách ở bình diện cá nhân), cả bề trên lẫn bề dưới (khi thử thách buông xuống trên tập thể) đều vô tình góp phần khiến mọi sự thêm trầm trọng. Tựa như khi dầu đang cháy, người ta càng tạt nước vào, đám cháy càng lan rộng.
Theo Thánh Gioan Thánh Giá, ở đây nhà điêu khắc là Thiên Chúa đang dùng búa rìu để đẽo gọt, dùng dao, dùng đục để chạm trổ, nói chung là Ngài dùng những dụng cụ hết sức sắc bén để làm nên kiệt tác của Ngài. Khối đá hay khúc gỗ Ngài chọn càng ngoan ngoãn đón nhận các thao tác của nhà điêu khắc, càng sớm hoàn bích. Còn nếu nó chống lại và muốn tự thể hiện theo ý mình, tác phẩm sẽ bị hỏng và phải vất bỏ.
Cơn thử thách hiện nay Giáo Hội toàn cầu nói chung cũng như Giáo Hội Việt Nam nói riêng đang trải qua đều nằm trong điều đã được chính Chúa Giêsu đã báo trước: “1Thầy đã nói với anh em các điều ấy, để anh em khỏi bị vấp ngã. 2Họ sẽ khai trừ anh em khỏi hội đường. Hơn nữa, sẽ đến giờ kẻ nào giết anh em cũng tưởng mình phụng thờ Thiên Chúa. 3Họ sẽ làm như thế, bởi vì họ không biết Chúa Cha cũng chẳng biết Thầy. 4Nhưng Thầy đã nói với anh em những điều ấy, để khi đến giờ họ hành động, anh em nhớ lại là Thầy đã nói với anh em rồi”(Ga 16,1-4).
Một số kinh nghiệm trong bài có thể hơi xa lạ với nhiều độc giả, tuy nhiên hy vọng rằng với một chút thinh lặng trầm tư, độc giả có thể nắm bắt được và sẽ tìm thấy một số ánh sáng cho mình cũng như cho bạn hữu trước thời cuộc, để có thể tiến bước trong bình an.
Khoa tâm lý học cho biết trong cuộc đời hôn nhân, các đôi bạn thường gặp 4 khủng hoảng chính:
• Khủng hoảng vỡ mộng
• Khủng hoảng nhàm chán
• Khủng hoảng thất bại
• Khủng hoảng bị bỏ rơi
Trong cuộc sống tự nhiên cũng như cuộc sống tâm linh, bao giờ những khủng hoảng kéo đến cũng ngoài ý muốn của ta. Có bao nhiêu yếu tố có vẻ như ngẫu nhiên trùng hợp khiến ta rơi vào một thế kẹt và ra không được. Thoạt đầu nó khiến ta nản lòng nhưng khi bắt đầu nhận ra ý nghĩa của nó ta lại thấy nó thật cần thiết để ta được lớn lên, và lúc đó ta sẽ đón nhận nó trong bình an. Trên bình diện tâm linh, ta cần học ra bài học này để không những được bình an đón nhận ý Chúa mà còn được lớn lên trong tình yêu.
Cuộc khủng hoảng đầu tiên: vỡ mộng
Khủng hoảng vỡ mộng trong hôn nhân
Thường thường trước lễ cưới, đôi bạn trẻ chỉ thấy những cái đẹp của nhau. Sau lễ cưới, họ mới dần dần khám phá ra những điều mà họ không ngờ trước: Có những khác biệt, những giới hạn, những tật xấu... cộng thêm những khó khăn về quan hệ giữa hai gia đình và những lo lắng về kinh tế... Cao điểm của sự khủng hoảng này thường xẩy ra vào khoảng tháng thứ bảy, thứ tám hay một năm sau ngày cưới. Nhưng lúc đó có một cơ may là đứa con đầu lòng ra đời, và sự hiện diện của đứa trẻ sẽ chuyển đổi mọi suy nghĩ của đôi bạn. Hai người đều tập trung lo lắng cho đứa con và cơn khủng hoảng bớt căng thẳng. Những khủng hoảng đầu tiên này của đời sống hôn nhân sẽ làm tăng trưởng tình yêu. Trước đây tình yêu của họ có tính cách vụ lợi, chiếm đoạt, nay được chuyển sang tình yêu dâng hiến.
Khủng hoảng vỡ mộng trong đời tu
Một số người trước khi đi tu thường có một cái nhìn rất đẹp về đời tu. Họ thấy các tu sĩ như những thiên thần. Khi đã bước chân vào, nhiều chuyện không như họ tưởng. Trước đây họ chỉ nhìn thấy một số nét chủ quan, họ thích tìm những cái đẹp theo như họ nghĩ chứ chưa đi tìm một phương hướng hay một điều kiện thuận lợi để dâng hiến tình yêu mình cho thiên Chúa.
Có những người qua một thời gian sống trong đời tu đã thốt lên: Tôi không ngờ đời tu là như thế. Bởi vì khi sống trong cộng đoàn, mỗi người một tính tình khác nhau, mỗi người một ý nghĩ, một quan niệm...Một dạng khác: Khi lên đường theo Chúa người ta cũng ôm theo những ước mơ và dự phóng thật đẹp cho công cuộc Nước Trời, đẹp đến nỗi họ không dám buông ra, và thà mất ơn gọi hơn là phải buông bỏ các dự phóng ấy… Có những người đi tu cốt để làm linh mục, để làm việc mục vụ công khai, nhưng hoàn cảnh không cho phép họ đạt được điều đó. Từ đó họ mới phát hiện ra rằng lâu nay không phải họ theo Chúa nhưng là theo một chức vụ hoặc một công cuộc nhân loại... Giáo huấn của thánh Gioan Thánh Giá trong “Các biện pháp phòng chống” rất thiết thực để giúp vượt thắng khủng hoảng thứ nhất này.
Cuộc khủng hoảng trong đời tu này cũng rất cần thiết để thanh tẩy cái nhìn của chúng ta, giúp ta nhận ra được đâu là điểm chính, đâu là điểm phụ. Qua cơn khủng hoảng, ta dần dần khám phá ra rằng chính Chúa kêu gọi ta chứ không phải là một lý tưởng hay một chức vụ. Chính Chúa đang yêu mến ta, chính tình yêu đang mời gọi và mong muốn cho người yêu được lớn lên. Cũng như trường hợp các đôi bạn, nhờ can đảm và kiên nhẫn, ta sẽ vượt qua được những khó khăn ban đầu. Rồi sau đó sẽ thu hoạch được những kết quả đầu tiên và những kết quả này sẽ làm cho ta được phấn khởi tiến lên.
Khủng hoảng vỡ mộng trong đời tín hữu
Người thiếu niên lớn lên trong gia đình và giáo xứ, gần như tuyệt đối tin tưởng cha mẹ và các linh mục cũng như các tu sĩ. Thế rồi một hôm họ đã đau khổ khám phá ra rằng người lớn cũng rất bất toàn…. Những anh chị em được ơn tin Chúa khi đã lớn, lúc học giáo lý có thể nhìn thấy Hội Thánh thật lý tưởng. Họ bước vào Hội Thánh thật nồng nhiệt. Thế rồi, một số đụng chạm đã khiến họ sớm hoài nghi… Những hoài nghi này khá cần thiết để họ hiểu rõ hơn về thực tế của Hội Thánh, vừa mang tính yếu đuối của nhân loại vừa có nguồn gốc thần linh…
Cuộc khủng hoảng thứ hai: nhàm chán
Khủng hoảng nhàm chán trong hôn nhân
Khoảng bảy hoặc tám năm sau khi kết hôn, đôi bạn thường cảm thấy mệt mỏi, nhàm chán. Trước kia họ thấy người bạn mình là một thế giới kỳ diệu, khám phá mãi không hết. Đến nay, cả những điều bí ẩn nhất cũng đều đã biết cả, đã biết rất rõ, không còn gì mới lạ. Bên cạnh đó, trách nhiệm gia đình cứ đè nặng mỗi ngày, đều đều, ngày này sang ngày khác. Người ta cảm thấy mệt mỏi, nhàm chán, muốn có một cái gì "thay đổi bầu không khí", muốn "tìm của lạ". Tình trạng đó là nguyên nhân của nhiều vụ ngoại tình. Để vượt qua khủng hoảng ấy, đôi bạn được khuyên làm một tuần trăng mật mới. Cùng đi chơi xa dăm ngày một tháng, hoặc đổi chỗ ở, hoặc sơn phết lại nhà cửa, sắp đặt lại phòng ốc... Nói tóm là tạo một khung cảnh mới cho tình yêu được đổi mới.
Điều phải đổi mới trong tình yêu ở đây là tập trung cái nhìn vào chính ngôi vị của bạn mình, yêu bạn mình vì chính bản thân bạn mình chứ không vì điều gì khác. Ngôi vị của bạn mình là giá trị cao hơn mọi cái hay cái tốt về thể chất hay tinh thần họ có. Vượt trên những điều phụ thuộc, tình yêu trở nên trần trụi hẳn đi và vì thế cũng tinh tuyền hẳn lên.
Khủng hoảng nhàm chán trong đời tu
Đời tu cũng có những nhàm chán tương tự. Công việc đều đều từ ngày này sang ngày khác. Thiên Chúa phong phú vô cùng vô tận, nhưng Ngài vô hình, người tu sĩ có thể mệt mỏi vì không thấy khám phá thêm điều gì mới. Hoặc lắm khi, họ hài lòng với những gì đã biết, họ có cảm tưởng đã biết hết, đã quen quá rồi. Để chống lại nhàm chán, người ta cũng bị cám dỗ chiều theo những của lạ dễ dãi, ngược với sự tiết độ, ngược với ba lời khấn. Cách riêng, khủng hoảng thứ hai này đến một cách thường xuyên trong việc cầu nguyện. Người tu sĩ có thể cảm thấy chán ngán việc cầu nguyện và lao đầu vào công việc, cả đang khi cầu nguyện cũng mải mê nghĩ đến công việc. Để giúp tránh khủng hoảng này, các tu sĩ cứ phục vụ ít lâu lại được đổi nhiệm sở... Các ngày lễ trong cộng đoàn, cách riêng là những ngày kỷ niệm khấn dòng, giúp ta có dịp làm mới lại cuộc sống. Cách riêng là các cuộc tĩnh tâm để giúp đổi mới tình yêu.
Tuy nhiên những khó khăn cũng như những cách giải quyết vừa nói chỉ là những chuyện bên ngoài. Thánh I Nhã và thánh Gioan Thánh Giá hướng cái nhìn của chúng ta vào những khó khăn sâu xa hơn. Trong những chỉ dẫn về an ủi và phiền muộn, thánh I Nhã cho thấy các phiền muộn có thể do ba nguyên nhân khác nhau (LT 322). Nguyên nhân thứ hai Ngài nêu ra tương đương với điều được thánh Gioan Thánh Giá gọi là đêm khô khan, là bước chuyển tiếp từ suy niệm lên chiêm niệm, là lúc đứa bé phải cai sữa để tập ăn (2Lên, cc. 13-14; 2Đêm, cc. 8-9; Lửa 3,32-37). Ngài cũng nêu rõ ba dấu chỉ giúp nhận rõ bước chuyển này (2Lên, cc. 13-14). Như thế, đêm đen hay cuộc khủng hoảng này là một bước chuyển cần thiết để ta được lớn lên trong tình yêu, không có gì phải sợ.
Cha Thomas Green SJ tổng hợp chỉ dẫn của hai vị thánh nơi 2 tác phẩm hiện đang bán tại các nhà sách: “Drinking from a dry well” và “Darkness in the marketplace”.
Khủng hoảng nhàm chán trong đời tín hữu
Không riêng các tu sĩ, mọi tín hữu đều có thể được Thiên Chúa thanh luyện bằng khó khăn này. Lắm người buông xuôi và trở thành những tín hữu vụ hình thức, quên mất chiều sâu của lòng yêu mến. Lắm người khác đã nỗ lực để vượt qua sự khô khan nhàm chán, và lớn lên trong sự quảng đại.
Cuộc khủng hoảng thứ ba: thất bại
Tuổi 45-50, cả nguời nam và người nữ đều thấy đời mình thất bại. Cách riêng là thất bại trong hôn nhân. Tuy nhiên, họ không dám nhìn nhận điều đó. Họ quy lỗi cho người kia. Họ vuốt ve tự ái bằng những thành công dễ dãi và chứng minh năng lực của mình bằng cách lao vào các hoạt động xã hội; chạy trốn thực tế bằng bói toán, cờ bạc, những phiêu lưu tình cảm ngang trái với những người bằng tuổi con mình. Cũng vì thế người ta gọi đây là cuộc khủng hoảng hồi xuân.
Trên đường theo Chúa, người ta cũng gặp nhiều thất bại. Không riêng nơi những dự phóng bản thân, nơi cuộc sống cộng đoàn và hoạt động tông đồ mà lắm khi dường như ta cảm thấy mình đã thất bại khắp nơi mọi lúc, từ bên ngoài đến bên trong… Rồi cũng tương tự như trong đời sống hôn nhân, người thánh hiến có thể chạy trốn sự thất bại của mình bằng những thành tích lòe loẹt bên ngoài: cơ sở, hội nhóm, sinh hoạt, hình thức, số lượng... nhiều dạng thỏa hiệp với con đường rộng. Ta đã xác tín con đường hẹp và hành động theo đó. Nhưng đi cho đến tận cùng không dễ. Một lúc nào đó, thấy cơ may thành công mong manh quá, những kết quả ít ỏi và chậm chạp quá, trong khi những điều kiện thuận lợi lại sẵn trong tầm tay, có thể ta sẽ tạm thời biến báo để cho mọi việc được giải quyết nhanh gọn. Ta sẽ tạm thời tin vào các phương tiện trần gian hơn là tin vào thập giá, và rồi đúng như thế, những kết quả của nó thật thần diệu. Và cũng thần diệu thay, càng lúc nó càng làm cho ta lạc xa mà vẫn cứ tưởng mình rất chung thủy.
Trong Lâu Đài Nội Tâm, mẹ thánh Têrêxa Chúa Giêsu cho biết có những người đã vươn tận đỉnh cao và đã đạt tới cuộc sống hiệp nhất với Thiên Chúa mà rồi đã quay đầu trở lại và bị thua những âm mưu lừa gạt của quỷ dữ. Ngài nêu câu hỏi: Làm sao họ lại bị lừa? Quỷ dữ đã len lỏi vào bằng lối nào? (5Cư 4,6-7). “Để trả lời câu hỏi thứ nhất, tôi xin nói rằng, nếu linh hồn luôn gắn bó với ý Thiên Chúa thì hẳn sẽ không bị lạc. Thế nhưng quỷ dữ cứ bám sát và lừa gạt cách tài tình. Nó dẫn dụ linh hồn dưới màu sắc điều tốt trong những chuyện rất nhỏ và cố sức làm cho linh hồn nghĩ rằng đó là tốt để rồi chiều theo một đôi điều trong đó. Thế là dần dần nó sẽ khiến cho trí hiểu ra tăm tối, nhiệt tình của lòng muốn nguội dần, rồi khiến lòng tự ái gia tăng cho đến lúc bằng cách này hay cách khác, nó kéo được linh hồn ra khỏi ý Thiên Chúa và lôi vào con đường riêng của nó.” (5Cư 4,8).
Đây là lúc để đọc kỹ Đêm Dày quyển II. Đêm tâm linh có thể đang khởi đầu với những cảm nghiệm về sự thất bại. Thất bại trong công việc sẽ trở thành bi thảm hơn khi nó kèm với sự thất bại trong đời sống cộng đoàn. Ta đã đổ ra bao thiện chí để rồi cuối cùng chỉ gặt được cô đơn, ốc đảo. Chẳng còn ai hiểu ta. Ta mệt mỏi bước dưới cơn nắng buổi trưa, lẻ loi, một mình mồ hôi nhễ nhại. Bỗng bên vệ đường xòe ra một bóng mát thật quyến rũ, ta thèm lăn vào đó, ngủ vùi quên đi tất cả, giữa vũng lầy êm ái. Thế nhưng, Đừng để điều gì khiến bạn xao xuyến
Đừng để điều gì khiến bạn sợ hãi
Mọi sự đều qua đi
Thiên Chúa không bao giờ thay đổi
Kiên nhẫn rồi sẽ được tất cả
Ai có Thiên Chúa sẽ chẳng thiếu gì
Một mình Thiên Chúa là đủ cho ta.
(Thánh nữ Têrêxa Chúa Giêsu)
Tiến sâu vào thinh lặng nội tâm
Trong chuyện tình của Chúa, thường Ngài vẫn dồn ta vào tình thế ấy, để gợi cho ta nhớ rằng chính Ngài đã bị bỏ rơi trên thập giá vì ta, để ta thấy Ngài với ta đồng thuyền, đồng hội, và ta sẽ gắn chặt với Ngài. Trong cuộc sống hôn nhân, thất bại là lúc hai vợ chồng được thật sự xoá mình để hiểu rằng mình cần đến người kia. Trong cuộc sống theo Chúa, thất bại chính là lúc để ta thật sự tin rằng ngoài Chúa ra, ta không thể làm gì được! Bị cô đơn, bị hiểu lầm chính là thế cờ buộc ta phải níu lấy một mình Ngài. Như đôi bạn trẻ yêu nhau, càng không được gia đình và bạn bè thông cảm, họ càng tìm đến với nhau, bởi vì trên cõi đời chỉ có một người thật sự hiểu họ và tôn trọng họ.
Những điều Chúa muốn dệt nên một tiếng gọi định hướng và làm thành đời ta. Ngài vừa gọi vừa làm cho ta thinh lặng để nghe được tiếng Ngài. Nhờ cảm nghiệm sự thất bại, tiếng ồn của những lời khen bên ngoài và những tự hào bên trong bị dập tắt, tuy nhiên lại có thể nổi lên những tiếng ồn khác của tự ái, xót xa, đắng cay, tiếc nuối và dằn vặt. Muốn dẹp yên chúng, ta cần tập trung cái nhìn vào Chúa Giêsu, phó thác tất cả cho Ngài trong một cái nhìn thiết tha trìu mến. Dù suối lòng ta có đục ngầu vì cả một đời sai lầm và tội lỗi, hãy cứ dìm Ngài xuống đó. Ngài sẽ gạn đục khơi trong và sẽ tẩy sạch tất cả như đã tẩy sạch dòng nước sông Giođan. Câu chuyện kẻ gian phi thống hối cho thấy rằng, nếu ta đến với Ngài thì, dù chỉ còn một giây phút chót, Ngài vẫn đổi mới lòng ta kịp thời trước khi đồng hồ cuộc sống chuyển sang nhịp gõ đời đời. “Hãy đến với Ta, hỡi tất cả những ai lao đao và vác nặng, Ta sẽ cho nghỉ ngơi lại sức.” (Mt 11,28)
Khủng hoảng thất bại trong đời tín hữu
Người ta nản lòng vì một nhược điểm nào đó đã ăn quá sâu không sửa được, vì một vài tội lỗi nào đó cứ sa đi ngã lại… Lắm người có thể nhờ đó mà khám phá ra mình cần bám víu vào Chúa… Ngược lại lắm người dần dà quay lại với những “ngẫu tượng” cũ, mà Kinh Thánh gọi là sự ngoại tình hay đàng điếm…
Bình tĩnh sau những quyết định sai
Nhờ việc theo dõi các tín hiệu nội tâm, thường thì càng lúc ta càng biết chọn đúng theo ý Thiên Chúa trong những việc cụ thể hằng ngày. Thỉnh thoảng, do lơ đãng và thiếu tỉnh táo, ta vẫn có thể bị lừa và quyết định sai. Nhiều khi, do những nếp quen từ nhỏ đã ăn sâu, dù đã già người ta vẫn có thể phản ứng sai theo cùng một cách như hồi còn trẻ. Những điều đó sẽ giúp ta khiêm nhường nhận rõ sự yếu đuối của mình và bám víu vào Thiên Chúa.
Đáng sợ là khi ta đánh giá sai và quyết định sai trong những điều tương đối quan trọng. Lúc đó ta dễ hoảng hốt với cảm giác khôn ba năm dại một giờ. Ma quỷ sẽ tô màu phóng đại sự thất bại, khiến ta tiếc ngẩn ngơ và dằn vặt khổ sở vì đã gây ra những thiệt hại không sao cứu vãn được. Ta thấy nản lòng, chỉ vì cái sẩy mà để nầy cái ung, chỉ vì thiếu tỉnh táo trong một chuyện cỏn con mà đã vô tình giật sập cả một công cuộc. Đây là một thời điểm thử thách rất hệ trọng. Nếu ta mất bình tĩnh, quỷ dữ sẽ bôi đen hết mọi sự để ta thêm hoảng hốt, thất vọng và hành động lung tung. Ta mong sửa chữa lại lầm lỗi của mình nhưng thay vì sửa chữa, những hành động hấp tấp này càng gây thêm nhiều vấn đề rắc rối khiến tình thế càng trở nên xấu hơn. Ngược lại, nếu bình tĩnh một chút, ta sẽ nhận ra rằng, dù sai lỗi ấy có nặng nề đến đâu, nếu ta biết tin tưởng phó thác tất cả trong tay Chúa thì vẫn không có gì bế tắc, mọi chuyện vẫn có lối thoát. Cứ tạ ơn theo hơi thở, đến với Chúa bằng tất cả cõi lòng rồi sẽ được bình an và nhận ra được điều giản dị phải làm và những giá phải trả, trong bình an.
Cả vua Saul và vua Đavít đều đi qua kinh nghiệm này nhưng hai vị đã phản ứng khác nhau. Vua Saul không thành tâm nhận lỗi, ông đòi giữ thế chủ động, muốn tự mình tìm cách vớt vát cho bằng được, nên chi đã gặt hái kết quả thật bi thảm. Còn vua Đavít thú nhận sự sai lỗi, ông trở nên thụ động, phó mình vào tay Chúa ngay, cho nên Chúa lại tạo cho ông những vận hội mới. Nhờ sự chín chắn về tâm linh, ông mau mắn đón nhận bài học từ sự thất bại. Ông can đảm xác nhận sự thất bại của mình để tạo điều kiện cho Thiên Chúa thành công.
Tóm lại, những thử thách này chính là trường học dạy ta khiêm nhường và phó thác chính mình trong tay Thiên Chúa. Sau khi đã học yêu Chúa cách vô vụ lợi, ta phải vượt thêm cuộc thi lên cấp; cuộc thi của Phaolô trong 2Cor 12, 7-10. Đó cũng là cuộc thi gần cuối đời Gioan Tẩy giả: "Tôi phải suy giảm cho Ngài được tiến lên" (Gio 3, 30).
Chúng ta thất bại, phải, nhưng cần nuốt lấy nó cho Chúa Cứu Thế được thành công. Ta phải trở nên trẻ nhỏ để Ngài dắt ta đi: "Khi ngươi còn trẻ, ngươi tự thắt lưng mình và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, ngươi sẽ giang tay ra để người khác thắt lưng cho và lôi đi nơi ngươi không muốn" (Gio 21, 18). Đó là điều kiện để vào nước trời: "Ai không đón nhận lấy nước trời như một trẻ nhỏ thì không được vào trong đó" (Mt 18, 3).
Cuộc khủng hoảng thứ tư: bị bỏ rơi
Chúng ta đã theo dõi tiến trình tình yêu của con người. Trong tình yêu hôn nhân của đời thường, qua các lứa tuổi, người ta gặp những khó khăn khác nhau. Trong cuộc sống tâm linh, trên đường yêu mến Chúa chúng ta cũng gặp những khó khăn tương tự. Không những theo tuổi tự nhiên, đôi khi có thể sớm hơn hoặc muộn hơn so với tuổi tự nhiên của con người.
Thánh Têrêsa chết lúc 24 tuổi nhưng đã là một con người rất già dặn trong yêu thương. Ngược lại, có người đã cao niên mà vẫn còn đang loay hoay với những bước khởi đầu. Vì thế khi nói cuộc khủng hoảng thứ tư ở cuối đời người, chúng ta cũng phải hiểu rằng có thể xảy ra ngay lúc ta còn trẻ.
Quan sát những cụ già chung quanh ta, nhiều cụ làm suốt ngày không nghỉ tay. Dù con cái có phiền trách, cụ vẫn làm không nghỉ, vì cụ nghĩ rằng không làm gì thì vào bàn ăn sẽ tủi lắm, mình không còn giúp gì cho ai, chỉ báo hại thôi. Các cụ buồn tủi vì thấy mình bị mất hết uy quyền.
Trong tình cảnh già yếu và không còn được trao những trách nhiệm quan trọng trong gia đình hay trong công việc thường ngày, người già dễ có tâm trạng thấy mình như một cái vỏ chanh, người ta đã vắt hết nước và bây giờ đem bỏ. Các cụ thấy bị sỉ nhục, thấy mình thừa ra và vô dụng.
Cả trong quan hệ vợ chồng cũng vậy. Người này cảm thấy mình đã dâng hiến quá nhiều cho người kia, và giờ đây người kia không cần mình nữa. Điều đó khiến cho tình trạng của nhiều đôi vợ chồng rất đáng thương. Có những đau khổ kinh khủng: Người ta dằn vặt, đay nghiến, cắn xé nhau thay vì trở nên những đôi bạn già đầy yêu thương trìu mến và cảm thông.
Tâm trạng ấy có thể xẩy ra nơi những người già của chúng ta trong các dưỡng đường: Các linh mục và các tu sĩ già. Đôi khi chúng ta quá vô tình để cho các vị cảm thấy bị bỏ rơi. Hội thánh cần phải nỗ lực hơn nữa để an ủi các người già đã phục vụ suốt bao nhiêu năm. Về phần bản thân, chúng ta cần biết chuẩn bị để đón nhận những khó khăn loại này như thể đón nhận một cuộc thi cuối cùng, để mình được đi tới đỉnh cao nhất trong yêu thương.
Những khó khăn trong tuổi già, tuổi già của đời sống thường và tuổi già tâm linh, là một cuộc thi đầy ưu ái mà Chúa yêu thương dành cho chúng ta. Cuộc thi trước khi vào lãnh thưởng, cuộc thi cuối cùng. Chúng ta đừng để mình bắt hụt vào phút chót. Có lắm người lái xe đi khắp các nẻo đường quê hương đất nước, luôn luôn giật những thành tích làm hài lòng mọi người, không bao giờ gây tai nạn, nhưng khi đưa xe về đến nhà, cho xe vào garage lại gây tai nạn ngay trước cửa garage nhà mình.
Chính khi ta bị mọi người bỏ rơi, ta lại dễ thuộc về Chúa hơn bao giờ; chính khi ta thấy mình thừa ra và vô dụng đối với cuộc sống thường nhật, ta lại được ơn khiêm nhường như lời Chúa trong Lc 17, 10. Hiến dâng rồi tự thưa rằng: "Tôi là một đầy tớ vô dụng". Nhiều lúc ta cũng cảm thấy mình bị bó buộc phải trở lại tình trạng trẻ con, không tự lo cho mình được mọi thứ mà phải nhờ đến kẻ khác, và đó là tình trạng thích hợp để được vào nước trời.
Như thánh nữ Têrêxa Hài Đồng, ta sẽ tập vui mừng khi thấy mình bị quên đi, bị coi là dư thừa và không quan trọng, bị xài xể và sai vặt như một đầy tớ. Ta sẽ tập đón nhận mà không tìm cách trả ơn, để buộc mình phải nhớ ơn mãi mãi, và hãy xin cho mình được ơn xác tín vào hiệu năng tông đồ của kinh nguyện. Có những lúc ta sẽ nằm bất động trên giường bệnh, cảm thấy mình chỉ làm phiền người khác thôi. Chính đó là dịp để ta xác tín rằng: Hy sinh và kinh nguyện đem lại một hiệu năng tông đồ còn hơn cả những ngày chúng ta xông pha hoạt động rất hăng hái.
ĐÊM TÂM LINH TRONG LỊCH SỬ HỘI THÁNH
Sau cùng, ta nên đối chiếu những khủng hoảng trên đây với những khủng hoảng trong lịch sử Hội Thánh. Nhờ đó, ta có thể được bình an hơn trước những khó khăn của chính mình cũng như của Hội Thánh. Đồng thời ta cũng thấy rõ chính ý muốn của Thiên Chúa đang hướng dẫn và dệt nên lịch sử đời ta cũng như lịch sử Hội Thánh. Từ tuần trăng mật đến khủng hoảng thất bại
Hội Thánh đã lên đường như người thiếu nữ trong thơ Hàn Mặc Tử:
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
Tiếp đến là tuần trăng mật:
Chúa dẫn tôi vào hầm rượu lạ,
Uống rồi, tôi chếnh choáng bước ra,
Không còn biết đất trời gì nữa,
Mất cả bầy chiên - mới đó mà!
Ở đó Chúa cho tôi lòng Chúa,
Ngài dạy tôi khoa học tuyệt vời.
Tôi cũng đã cho Ngài tất cả,
Nguyện xe tơ kết tóc một đời.
Thế đó, hồn tôi Ngài hớp mất,
Từ nay tôi chỉ phụng sự Ngài.
Chẳng chăn cừu, chẳng làm gì khác,
Chỉ còn nguyên một việc yêu thôi.
Nếu có ai đầu đường cuối phố
Thương hỏi sao chẳng thấy tôi kìa,
Làm ơn nhắn hộ rằng tôi lạc
Tôi mất tôi cho Chúa lượm về.
(Khúc Linh Ca, 26-29)
Thế nhưng rồi những cuộc khủng hoảng hay những đêm dày đã tuần tự xảy ra cho cuộc tình của Hội Thánh với Chúa của mình. Ba thế kỷ bách hại buổi đầu chẳng khác nào cơn khủng hoảng vỡ mộng (x. các thư 1Tx, 2Tx và 1Pr), đồng thời cũng có thể nói là nhịp thụ động thứ nhất. Tiếp đến, với sự hỗ trợ của thế quyền, Hội Thánh đã lao vào nhịp chủ động suốt nhiều thế kỷ.
Sau sự suy đồi ở các thế kỷ IX, X và XI có thể sánh với cơn khủng hoảng nhàm chán, những sự đua đòi theo tinh thần ngoại giáo ở thời Phục Hưng (thế kỷ XV và XVI) rồi phong trào Duy Tân đòi hợp lý hoá mặc khải theo khoa học và lý trí (ở thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX) đã kéo dài nhịp chủ động thêm nhiều thế kỷ.
Thế nhưng những sự kiện ấy cũng đồng thời tố cáo rằng Dân Chúa đã không dám nhìn nhận sự thất bại của mình và đã chạy theo những cuộc tình lẻ trớ trêu và rẻ tiền. Giờ đây, thiên niên kỷ mới dường như đã khởi sự một giai đoạn thụ động mới cho Hội Thánh. Hội Thánh đang được nếm cảm cái thất bại của mình ở mức thấm thía nhất. Những lời Chúa Giêsu báo trước đang nghiệm đúng từng chữ một: “Vì tội ác gia tăng nên lòng mến nơi nhiều người sẽ bị nguội mất” (Mt 24,12) và “Liệu chừng khi Con Người trở lại, Ngài còn thấy đức tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18,8). Dường như chúng ta đang chứng kiến một sự rơi theo gia tốc, càng lúc càng nhanh. Những xã hội trước đây theo Ki-tô-giáo đang gỡ bỏ dần các giá trị Ki-tô-giáo. Sự từ chối đức tin và luân lý Ki-tô-giáo đang được khẳng định cách công khai, thậm chí còn được ấn định thành luật pháp. Nhan nhản những sách báo, phim ảnh và các phương tiện truyền thông đại chúng được dùng để xuyên tạc Đức Kitô và bôi nhọ Hội Thánh Ngài. Có những vùng mênh mông đang bỏ đạo. Có những vùng khác rộng hơn từ trước chưa được biết Chúa Kitô thì nay được biết Ngài và Hội Thánh Ngài cách méo mó lệch lạc. Từ Mỹ, Philippines, Ireland và bao nhiêu nơi khác nữa Hội Thánh đang phải lên tiếng xin lỗi cộng đồng xã hội vì những gương xấu do các chức sắc của mình. Hội Thánh phải thú nhận sự thất bại ngay từ bên trong. Có lẽ đây chính là lúc toàn thể Dân Chúa đang tiến dần vào đêm đức tin.
Thế nhưng, liệu chừng chúng ta đã dám nhìn thẳng vào sự thật và để cho đêm đen giải thoát chúng ta khỏi chính mình, hay một lần nữa, chúng ta tìm cách chạy trốn thất bại bằng những thoả hiệp đáng thương? (x. 2Cr 12,7-10)
Đêm tâm linh của Dân Chúa
Đêm Dày quyển II sẽ cho thấy rằng sau những cảm nghiệm về thất bại, đêm tâm linh còn vùi lấp ta trong sỉ nhục đau thương. “Vì các ngươi, Danh Ta đã bị sỉ nhục giữa muôn dân.” (x. Gr 36,20) Nỗi sỉ nhục này vừa kéo xuống trên chính Chúa vừa kéo xuống trên số sót còn lại của Dân Thánh. Nỗi sỉ nhục này chính là dấu hiệu cụ thể của đêm đức tin. Nó đến với chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu cách âm thầm lặng lẽ khi người cha mà chị coi như hiện thân của Vua Trời bị mất trí. Nó đến với chúng ta cách ồn ào ầm ĩ khi người mẹ Hội Thánh là Bạn Trăm Năm Yêu Dấu của Đức Kitô đang bị phơi bày trước mặt thế gian như một người đàn bà lăng loàn trắc nết đáng bị ném đá.
Đêm buông dày không riêng trên tâm hồn bạn mà trên toàn thể số sót của Dân Thánh. Để làm gì? - Để chúng ta được chia sẻ những nỗi niềm riêng của Đức Lang Quân trong cuộc Thương Khó. “Các tông đồ ra khỏi Thượng Hội Đồng, lòng hân hoan dạ vui mừng vì thấy mình được coi là xứng đáng chịu sỉ nhục vì Danh Đức Giêsu” (Cv 5,41). Đây cũng là ơn ta xin trong Ngắm thứ ba mùa Thương của Kinh Mân Côi: Chúa Giêsu chịu đội mạo gai, ta hãy xin cho được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
Hiệp thông liên đới trách nhiệm, ta vui nhận thực tế những “con sâu làm rầu nồi canh” trong Hội Thánh, vui nhận tình cảnh “quít làm cam chịu”, “một người làm bậy cả họ mang nhơ”, trong tâm tình chia sẻ với Đức Kitô chịu lăng nhục, bị khạc nhổ vào mặt. Sống tâm tình ấy, ta sẽ có được sự khiêm nhường chân thành đối với mọi người.
Nếu có khi nào bạn cảm thấy ngao ngán nản lòng vì những gương xấu đầy dẫy trong Hội Thánh trên toàn cầu và ngay trong cộng đoàn bé nhỏ của bạn, hãy nhớ rằng chính Đức Kitô đã báo trước về tất cả những điều ấy (x. Mt 24, 24,9.11-13; Lc 18,8). Khi thấy đắng cay vì thất bại, hãy nhớ rằng chính Chúa đã chấp nhận thất bại trong việc chinh phục con người. Chính Chúa cũng đã từng thất bại đối với bạn và đối với tôi. Hãy chọn đứng về phía hạt giống đang mục nát (Ga 12,24), phía của hạt giống đã gieo và đang âm thầm mọc (Mc 4,26-29). Cũng như thân thể Chúa trong cuộc thương khó, Nhiệm Thể Chúa ngày nay cũng phải bầm dập về mọi mặt.
Những điều Chúa báo trước trong bài giảng về ngày thế mạt đang được thể hiện, và giữa những thử thách ấy, ta nghe vọng lại lời Ngài: “Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc” (Lc 21,28).
Rồi cuối phiên toà lịch sử, Đức Giêsu sẽ “ngẩng mặt lên bảo mọi người: “Ai trong các người vô tội, cứ việc lấy đá mà ném trước đi!” Rồi Ngài lại cúi xuống mà viết trên đất” (Ga 8,7b-8). Quả thật, mãi mãi chúng ta không hề xứng đáng, mãi mãi chúng ta chỉ là người phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang được Ngài ban lời tha thứ (Ga 8,11) và được Ngài đổ máu ra rửa sạch (x. Ep 5,26), để rồi được trình diện trước nhan Ngài như Tân Nương trinh trắng đã trang điểm sẵn sàng (x. Ep 5,26-27; 2Cr 11,2; Kh 19,8). Thế nhưng từ đây tới đó, chúng ta còn phải đi qua kinh nghiệm sự vắng mặt của Thiên Chúa.
Người ẩn nơi nao, Hỡi người Yêu Dấu,
Mà bỏ em rên rỉ?
Như một con nai, Người trốn biệt,
Sau khi đã làm cho em bị thương,
Em chạy ra, gọi với theo Người, thì Người đã đi.
(Thánh Gioan Thánh Giá, Những Ca Khúc Tâm Linh, 1)
Và rồi hừng đông
Đêm có ba phần. Phần giữa tăm tối nhất và đàng nào nó cũng phải trôi qua rồi mới tới được phần thứ ba là lúc đêm chuyển dần sang hừng đông. “Đêm có ba phần nhưng tất cả chỉ là một đêm, bởi vì đêm này cũng gồm ba phần như đêm thường vậy. Phần thứ nhất, đêm giác quan, sánh được với phần trước nửa đêm, khi ta không còn bận tâm tới sự vật chung quanh. Phần thứ hai, đêm đức tin, sánh được với lúc nửa đêm, hoàn toàn tăm tối. Và phần thứ ba, tức là Thiên Chúa, giống như rạng đông, mà sau đó tiếp liền là ánh sáng ban ngày.” (1Lên 2,5).
Con đường đi qua đau thương và sỉ nhục Thiên Chúa đã chọn cho Đức Kitô và Hội Thánh Ngài là con đường tất yếu để sửa lại sự sai lầm do tội kiêu ngạo và không vâng phục của Ađam. Bước vào đời, Đức Kitô đã thưa: “Này con đây, con xin đến để làm theo ý Chúa” (Dt 10,7). Ngài đã hạ mình vâng phục cho đến nỗi chết trên thập giá (x. Pl 2,6-7). Trên đỉnh Gôngôtha, đêm đen đã phủ kín đất trời khi Ngài thốt lên: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27,46). Cần phải đạt tới giây phút nửa đêm mịt mù ấy của đức tin để cho mọi sự được hoàn tất (x. Ga 19,30), để rồi tất cả chuyển sang bình an của hừng đông: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha.” (Lc 23,46).
Sau khi từ cõi chết sống lại, Ngài sẽ nhắc cho các môn đệ nhớ Ngài đã báo trước với họ rằng mọi điều Thánh Kinh ghi chép về Ngài phải được ứng nghiệm, ý muốn của Thiên Chúa phải được nên trọn nơi Ngài (x. Lc 24,44). Theo bước Đức Phu Quân, Hội Thánh sẽ là “những người đã đến sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao, đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu của Con Chiên” (Kh 7,14). Mọi dấu vết đàng điếm sẽ bị quét sạch (Kh 17,1-18), để Hội Thánh thực sự trở thành “Tân Nương, Hiền Thê của Con Chiên” (Kh 21,9).
Như thế, dù con người đón nhận hay chối từ, ý định ngàn đời của Thiên Chúa vẫn cứ được thực hiện, cho mỗi người cũng như cho toàn thể Hội Thánh và nhân loại. “Đừng niêm phong những sấm ngôn trong sách này, vì thời giờ đã gần đến. Kẻ gian ác cứ làm điều gian ác nữa đi, kẻ ô uế cứ ra ô uế nữa đi, người công chính cứ hành động công chính nữa đi, và người thánh thiện cứ sống thánh thiện nữa đi!”. “Đây, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến, và Ta đem theo lương bổng để trả cho mỗi người tuỳ theo việc mình làm. Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng. Phúc thay những kẻ giặt sạch áo mình, để được quyền hưởng dùng cây Sự Sống!” (Kh 22,10-1
Qui Nhơn, lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 2010
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
Tin Đáng Chú Ý
Tham dự Lễ Kỷ niệm Ngày Nhân quyền cho Việt Nam 11-5-2010
HT Nguyễn Thanh Liêm
17:47 24/05/2010
WASHINGTON DC - Một số các vị lãnh đạo tinh thần và các nhân sĩ đã được mời đến Hoa Thịnh Đốn, trụ sở Thượng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Dirksen Senate Office Building) Phòng số 106, để tham dự Lễ Kỷ Niệm Năm Thứ Mười Sáu Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam 11-5-2010 (The Organizing Committee For The 16th Annual Commemoration of Viet Nam Human Rights Day).
Được biết ngày 5-5-1994, lưỡng viện Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ đã thông qua Nghị Quyết số SJ-168 và sau đó đã được Tổng Thống Bill Clinton ký ban hành Công Luật số 103-258 (Public Law No 103-258) quy định ngày 11-5-1994 là ngày Nhân Quyền cho Việt Nam.
Từ năm 1995 trở về sau, Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam đã được tổ chức trọng thể hàng năm tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ. Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam 11-5 không phải là ngày do Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế chọn. Mà đó là công vận động của tập thể người Việt tị nạn. Nhưng ngày 11-5 không phải là Ngày Nhân Quyền cho người Tị Nạn, vì người tị nạn đang được hưởng những nhân quyền mà người Việt tại quốc nội không có.
Theo đúng tinh thần và diễn tiến đưa đến tên gọi của nó, ngày 11-5 là “NGÀY NHÂN QUYỀN cho VIỆT NAM”.
Lễ Kỷ Niệm Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam năm nay được sự bảo trợ của Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản, Cộng Đồng Việt Nam vùng Washington DC, Maryland và Virginia, Liên Minh cho Nhân Quyền Á Châu, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ QLVNCH vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ Cận, Nghị Hội Người Việt Toàn Quốc Hoa Kỳ, Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, Đài Truyền Hình SBTN-DC và nhiều Đại Diện Đoàn Thể trong Cộng Đồng Việt Nam. Buổi lễ cũng được sự đồng bảo trợ của các tổ chức: AFL-CIO, Amnesty international, Robert F. Kennedy Center for Human Rights, Physicians for Human Rights, Committee on Human Rights of the National Academies, Freedom Now, National Coalition Government of the Union of Burma, Coalition for Human Rights in Asia, Khmer Kampuchea Krom Federation, Laotian New Generation Democracy Movement, Dohokham Chushi Gangdruk, Uyghur American association và các Tổ Chức Cộng Đồng, Đoàn Thể, Hội Đoàn Việt Nam tại Hoa Kỳ, Âu Châu, Canada, và Úc Châu.
Hiện diện trong buổi lễ tại Thượng Viện Hoa Kỳ có trên 400 quan khách, năm nay có nhiều tổ chức quốc tế tham dự, phái đoàn Tây Tạng, phái đoàn Lào, phái đoàn Miến Điện, phái đoàn Pháp Luân Công đến từ New York. Về phần các giới chức Dân Cử bảo trợ ngày Lễ hôm nay gồm có Thượng Nghị Sĩ Sam Brownback, TNS Barbara Boxer và 9 Dân Biểu đồng bảo trợ: Joseph Cao, Gerald Connolly, Zoe Lofgren, Ed Royce, Chris Smith, Loretta Sanchez, Dana Rohrabacher, James P.Moran and Frank Wolf. Và I cựu Dân Biểu là Leslie Byrne.
Sau nghi Lễ chào quốc kỳ Mỹ Việt và lời chào mừng của Ban Tổ Chức, Dân Biểu Loretta Sanchez được mời lên phát biểu. Trước đây khi khởi đầu cuộc tranh đấu Nhân Quyền cho VN, bà đã hứa sẽ sát cánh với cộng đồng người Việt tranh đấu cho Nhân Quyền ở VN.. Bà nói CSVN phải ngung ngay những cuộc đàn áp, phải công nhận những quyền căn bản của người dân. Nhà cầm quyền CS muốn giao lưu hòa giải với cộng đồng người Việt ở hải ngoại, nhưng thiếu thiện chí vì đã 5 lần từ chối cấp Visa cho Bà nhập cảnh VN. Bà Sanchez còn cho biết CSVN đã đàn áp Tôn Giáo, bóp nghẹt truyền thông, báo chí và hệ thống Internet. Bà kêu gọi mọi người công dân VN hảy vận động với các vị dân cử địa phương trong Quốc Hội Hoa Kỳ làm áp lực với Cộng Sản VN.
Kế đó TNS Sam Brownback cho biết Nghị Quyết ủng hộ BS Nguyễn Đan Quế, tranh đấu bất bạo động cho Nhân Quyền ở VN, và lộ trình 9 điểm do BS Quế đưa ra. Ông sẽ cùng các Vị Dân Cử Hoa Kỳ tiếp tục làm áp lực với CSVN cho đến ngày VN có được tự do.
Dân biểu Dana Rohrabacher ở Cali đòi hỏi Nhà Cầm Quyền CS phải trả tự do cho những nhà đấu tranh cho Nhân Quyền đang bị giam cầm tại VN.
Đại diện các Hội Nhân Quyền Quốc Tế và Truyền Thông Quốc Tế RFA được mời lên phát biểu.
Ban Tổ Chức cũng đọc lên lời nhắn gởi của BS Nguyễn Đan Quế từ Saigon: Đảng CSVN không giữ những lời cải tiến nhân quyền như đã hứa với Mỹ và thế giới trước đây mà họ còn thực hiện một trong những cuộc đàn áp thô bạo nhất đối với những nhà tranh đấu dân chủ tự do và nhân quyền như bắt LS Lê Công Định, Trần Anh Kim. Cùng các vụ cướp đất Thái Hà, đàn áp Bát Nhã, đàn áp Đồng Chiêm, đàn áp Cồn Dầu (Đà Nẳng). BS Quế kêu gọi người Việt Trong và Ngoài nước cùng thế giới tự do lên án hành động thiếu văn minh của CSVN..
Một đoạn phim được trình chiếu bởi hai phóng viên Na Uy phỏng vấn Hòa Thượng Thích Quảng Độ tại Saigon. HTThích Quảng Độ cho biết từ ngày 30-4-1975, Giáo Hội PGVNTN đã bị Nhà Cầm Quyền CSVN đàn áp và giải tán. CS lập ra Giáo Hội Quốc Doanh để dễ bề cai trị. Hòa Thượng thì bị cầm tù hơn 20 năm. Ngài tin rằng đất nước VN sẽ có được Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trong một ngày rất gần đây.
LM Nguyên văn Lý, LS Lê thị Công Nhân được phát lên cho nghe phần phỏng vấn của 2 Vị nầy.
Kế tiếp Ban Tổ Chức mời các Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo, Cao Đài (Hièn Tài Nguyễn Thanh Liêm), Phật Giáo (Hoà Thượng Thích Tâm Thọ), Thiên Chúa (LM Vũ ngọc An), Tin Lành (Mục Sư Y Hiên Ni), lên phát biểu những gì mà Tôn Giáo mình bị đàn áp.
Buổi Lễ Kỷ Niệm “Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam” chấm dứt khoảng 2giờ trưa, BS Nguyễn Thế Bình điều hợp hội thảo về vấn đề “Internet Freedom in Asia”. Những phương cách vượt bức tường lửa được thảo luận sôi nổi do sự đóng góp của các chuyên viên đến từ Silicon Valley (California)
Điều dặc biệt là Ngày Nhân Quyền cho VN năm nay được giới truyền thông quốc tế ủng hộ và tham dự đông đảo. Đài VOA (tiếng nói chính thức của Chính phủMỹ và nhân dân Hoa Kỳ) đã đưa ra phần bình luận bằng Anh Ngữ: Chính sách của Chính phủ Hoa kỳ nhân ngày 11 tháng 5 ủng hộ cho Nhân Quyền VN. Chương trình nầy được phát đi khắp thế giới bằng 45 thứ tiếng.
Buổi tối lúc 8giờ, Ban Tổ Chức có một buổi tiếp tân tại Nhà Hàng Harvest Moon, Falls Church, Virginia, với sự có mặt của gần năm trăm quan khách, gồm nhiều đoàn thể vùng Hoa Thịnh Đốn và các phái đoàn từ xa về ở Pháp, Canada, Cali, Conneccticut, Florida, Georgia, New Jersey, Pensylvania, Texas và Oregon... Phong trào Hưng Ca của Ca Sĩ Nguyệt Ánh làm nức lòng của tất cả Quan Khách tham dự.
Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn nhờ Dân Biểu Cao Quang Ánh làm gạch nối, để tiếp xúc hội thảo với cộng đồng người Việt tị nạn CS ở hải ngoại, nhưng DB Ánh từ chối vì theo DB Ánh thì trước hết đất nước VN phải có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.
Tóm lại Lễ kỷ niệm Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam năm nay rất thành công. Một buổi Lễ trang trọng sáng nay tại Quốc Hội Hoa Kỳ chứng minh điều đó. Sự thành công cũng được thể hiện qua sự tham dự của hai TNS Sam Brownback và Barbara Boxer và 9 Vị Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ, cùng sự tham dự cao cấp của Ambassador Michael Kozak (Bộ Ngoại Giao), với sự tham dự đông đảo của các Hội Đoàn Nhân Quyền Hoa Kỳ và Quốc Tế, các Tổ Chức đấu tranh Dân Chủ, Nhân Quyền từ các Quốc Gia Á Châu.
Được biết ngày 5-5-1994, lưỡng viện Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ đã thông qua Nghị Quyết số SJ-168 và sau đó đã được Tổng Thống Bill Clinton ký ban hành Công Luật số 103-258 (Public Law No 103-258) quy định ngày 11-5-1994 là ngày Nhân Quyền cho Việt Nam.
Từ năm 1995 trở về sau, Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam đã được tổ chức trọng thể hàng năm tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ. Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam 11-5 không phải là ngày do Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế chọn. Mà đó là công vận động của tập thể người Việt tị nạn. Nhưng ngày 11-5 không phải là Ngày Nhân Quyền cho người Tị Nạn, vì người tị nạn đang được hưởng những nhân quyền mà người Việt tại quốc nội không có.
Theo đúng tinh thần và diễn tiến đưa đến tên gọi của nó, ngày 11-5 là “NGÀY NHÂN QUYỀN cho VIỆT NAM”.
Lễ Kỷ Niệm Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam năm nay được sự bảo trợ của Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản, Cộng Đồng Việt Nam vùng Washington DC, Maryland và Virginia, Liên Minh cho Nhân Quyền Á Châu, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ QLVNCH vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ Cận, Nghị Hội Người Việt Toàn Quốc Hoa Kỳ, Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, Đài Truyền Hình SBTN-DC và nhiều Đại Diện Đoàn Thể trong Cộng Đồng Việt Nam. Buổi lễ cũng được sự đồng bảo trợ của các tổ chức: AFL-CIO, Amnesty international, Robert F. Kennedy Center for Human Rights, Physicians for Human Rights, Committee on Human Rights of the National Academies, Freedom Now, National Coalition Government of the Union of Burma, Coalition for Human Rights in Asia, Khmer Kampuchea Krom Federation, Laotian New Generation Democracy Movement, Dohokham Chushi Gangdruk, Uyghur American association và các Tổ Chức Cộng Đồng, Đoàn Thể, Hội Đoàn Việt Nam tại Hoa Kỳ, Âu Châu, Canada, và Úc Châu.
Hiện diện trong buổi lễ tại Thượng Viện Hoa Kỳ có trên 400 quan khách, năm nay có nhiều tổ chức quốc tế tham dự, phái đoàn Tây Tạng, phái đoàn Lào, phái đoàn Miến Điện, phái đoàn Pháp Luân Công đến từ New York. Về phần các giới chức Dân Cử bảo trợ ngày Lễ hôm nay gồm có Thượng Nghị Sĩ Sam Brownback, TNS Barbara Boxer và 9 Dân Biểu đồng bảo trợ: Joseph Cao, Gerald Connolly, Zoe Lofgren, Ed Royce, Chris Smith, Loretta Sanchez, Dana Rohrabacher, James P.Moran and Frank Wolf. Và I cựu Dân Biểu là Leslie Byrne.
Sau nghi Lễ chào quốc kỳ Mỹ Việt và lời chào mừng của Ban Tổ Chức, Dân Biểu Loretta Sanchez được mời lên phát biểu. Trước đây khi khởi đầu cuộc tranh đấu Nhân Quyền cho VN, bà đã hứa sẽ sát cánh với cộng đồng người Việt tranh đấu cho Nhân Quyền ở VN.. Bà nói CSVN phải ngung ngay những cuộc đàn áp, phải công nhận những quyền căn bản của người dân. Nhà cầm quyền CS muốn giao lưu hòa giải với cộng đồng người Việt ở hải ngoại, nhưng thiếu thiện chí vì đã 5 lần từ chối cấp Visa cho Bà nhập cảnh VN. Bà Sanchez còn cho biết CSVN đã đàn áp Tôn Giáo, bóp nghẹt truyền thông, báo chí và hệ thống Internet. Bà kêu gọi mọi người công dân VN hảy vận động với các vị dân cử địa phương trong Quốc Hội Hoa Kỳ làm áp lực với Cộng Sản VN.
Kế đó TNS Sam Brownback cho biết Nghị Quyết ủng hộ BS Nguyễn Đan Quế, tranh đấu bất bạo động cho Nhân Quyền ở VN, và lộ trình 9 điểm do BS Quế đưa ra. Ông sẽ cùng các Vị Dân Cử Hoa Kỳ tiếp tục làm áp lực với CSVN cho đến ngày VN có được tự do.
Dân biểu Dana Rohrabacher ở Cali đòi hỏi Nhà Cầm Quyền CS phải trả tự do cho những nhà đấu tranh cho Nhân Quyền đang bị giam cầm tại VN.
Đại diện các Hội Nhân Quyền Quốc Tế và Truyền Thông Quốc Tế RFA được mời lên phát biểu.
Ban Tổ Chức cũng đọc lên lời nhắn gởi của BS Nguyễn Đan Quế từ Saigon: Đảng CSVN không giữ những lời cải tiến nhân quyền như đã hứa với Mỹ và thế giới trước đây mà họ còn thực hiện một trong những cuộc đàn áp thô bạo nhất đối với những nhà tranh đấu dân chủ tự do và nhân quyền như bắt LS Lê Công Định, Trần Anh Kim. Cùng các vụ cướp đất Thái Hà, đàn áp Bát Nhã, đàn áp Đồng Chiêm, đàn áp Cồn Dầu (Đà Nẳng). BS Quế kêu gọi người Việt Trong và Ngoài nước cùng thế giới tự do lên án hành động thiếu văn minh của CSVN..
Một đoạn phim được trình chiếu bởi hai phóng viên Na Uy phỏng vấn Hòa Thượng Thích Quảng Độ tại Saigon. HTThích Quảng Độ cho biết từ ngày 30-4-1975, Giáo Hội PGVNTN đã bị Nhà Cầm Quyền CSVN đàn áp và giải tán. CS lập ra Giáo Hội Quốc Doanh để dễ bề cai trị. Hòa Thượng thì bị cầm tù hơn 20 năm. Ngài tin rằng đất nước VN sẽ có được Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trong một ngày rất gần đây.
LM Nguyên văn Lý, LS Lê thị Công Nhân được phát lên cho nghe phần phỏng vấn của 2 Vị nầy.
Kế tiếp Ban Tổ Chức mời các Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo, Cao Đài (Hièn Tài Nguyễn Thanh Liêm), Phật Giáo (Hoà Thượng Thích Tâm Thọ), Thiên Chúa (LM Vũ ngọc An), Tin Lành (Mục Sư Y Hiên Ni), lên phát biểu những gì mà Tôn Giáo mình bị đàn áp.
Buổi Lễ Kỷ Niệm “Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam” chấm dứt khoảng 2giờ trưa, BS Nguyễn Thế Bình điều hợp hội thảo về vấn đề “Internet Freedom in Asia”. Những phương cách vượt bức tường lửa được thảo luận sôi nổi do sự đóng góp của các chuyên viên đến từ Silicon Valley (California)
Điều dặc biệt là Ngày Nhân Quyền cho VN năm nay được giới truyền thông quốc tế ủng hộ và tham dự đông đảo. Đài VOA (tiếng nói chính thức của Chính phủMỹ và nhân dân Hoa Kỳ) đã đưa ra phần bình luận bằng Anh Ngữ: Chính sách của Chính phủ Hoa kỳ nhân ngày 11 tháng 5 ủng hộ cho Nhân Quyền VN. Chương trình nầy được phát đi khắp thế giới bằng 45 thứ tiếng.
Buổi tối lúc 8giờ, Ban Tổ Chức có một buổi tiếp tân tại Nhà Hàng Harvest Moon, Falls Church, Virginia, với sự có mặt của gần năm trăm quan khách, gồm nhiều đoàn thể vùng Hoa Thịnh Đốn và các phái đoàn từ xa về ở Pháp, Canada, Cali, Conneccticut, Florida, Georgia, New Jersey, Pensylvania, Texas và Oregon... Phong trào Hưng Ca của Ca Sĩ Nguyệt Ánh làm nức lòng của tất cả Quan Khách tham dự.
Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn nhờ Dân Biểu Cao Quang Ánh làm gạch nối, để tiếp xúc hội thảo với cộng đồng người Việt tị nạn CS ở hải ngoại, nhưng DB Ánh từ chối vì theo DB Ánh thì trước hết đất nước VN phải có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.
Tóm lại Lễ kỷ niệm Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam năm nay rất thành công. Một buổi Lễ trang trọng sáng nay tại Quốc Hội Hoa Kỳ chứng minh điều đó. Sự thành công cũng được thể hiện qua sự tham dự của hai TNS Sam Brownback và Barbara Boxer và 9 Vị Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ, cùng sự tham dự cao cấp của Ambassador Michael Kozak (Bộ Ngoại Giao), với sự tham dự đông đảo của các Hội Đoàn Nhân Quyền Hoa Kỳ và Quốc Tế, các Tổ Chức đấu tranh Dân Chủ, Nhân Quyền từ các Quốc Gia Á Châu.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Như Một Ảo Ảnh
Đỗ Thạo
23:24 24/05/2010
NHƯ MỘT ẢO ẢNH
Ảnh của Đỗ Thạo
Bảo là có thì li ti cũng có
Nói là không thì vũ trụ cũng không
Có và không như trăng nước trên dòng
Tâm tinh khiết đời chẳng màng không có.
(Trích thơ Hữu Không của ts Đạo Hạnh do Nguyễn Hoàng Tâm phóng ngữ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền