Ngày 27-05-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tha thứ: Ân sũng của Chúa Thánh Thần làm liên kết chúng ta
Lm Jude Siciliano OP
04:32 27/05/2011
CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH A

Cv 8: 5-8, 14-17; Tv 66; 1 Pr 3: 15-18; Ga 14: 15-21

Bài sách Tông Đồ Công Vụ hôm nay làm tôi rất ngạc nhiên, tại sao người Samaritanô lại nhận Philiphê rao giảng cho họ rồi họ lại nhận Phêrô và Gioan đến thăm họ, vì các tông đồ này đã đến xem tình hình ở Samaria ra thế nào. Người Samaritanô và người Do Thái rất đố kỵ nhau, nhưng người Samaritanô sao lại chấp nhận người từ Giêrusalem đến rao giảng tin mừng Đức Kitô

Hãy tưởng tượng các cộng đoàn Kitô Hữu Do Thái đầu tiên đã phải chấp nhận Kitô Hữu người Samaritanô trong cộng đoàn của họ. Nhờ trước kia có lần hai môn đệ Gioan và Giacôbê hỏi Chúa Giêsu sao không gởi lửa bởi trời xuống để đốt cháy làng Samaritanô vì họ đã từ chối đón nhận Chúa Giêsu (Lc 9:54). Câu chuyện trong Tin mừng này nói lên việc các kẻ đối nghịch đã hoà hợp với nhau trong đức tin vào Đấng Kitô. Tha thứ và hoà giải là kết quả của sự hiện diện của Chúa Thánh Linh trong các Kitô Hữu tiên khởi – Nhưng, rất mong không chỉ có ở “thời trước” thôi mà cả bây giờ nữa.

Người Samaritanô là người ngoại lai, ngoài cộng đoàn người Do Thái, nhưng Thiên Chúa nhất quyết ban ơn thánh sủng cho những người trước kia đã bị loại ra ngoài cộng đoàn. Và bây giờ người bên ngoài không còn ở bên ngoài nữa. Tất cả mọi người đều có thể lãnh nhận ơn cứu độ, và tất cả là anh chị em với nhau qua phép rửa tội. Điều Chúa Giêsu đã hứa đã được thể hiện trong phúc âm đọc hôm nay – “Đấng Bảo trợ và Thần Khí Sự Thật” đã được gởi xuống cho chúng ta. Bây giờ chúng ta tất cả là anh chị em với nhau trong Đức Kitô – chúng ta không cô đơn, không có người sống ngoài cộng đoàn nữa, và không ai là giáo dân loại hai trong cộng đoàn giáo hội.

Hãy nhìn lại cộng đoàn trong sáng nay, ai đã phải gọi là người Samaritanô? Ai là người nhỏ bé nhất trong cộng đoàn phụng vụ hôm nay? Nhưng đây, họ là những người mà chúng ta không thể quên được. Nhất là khi họ chứng tỏ họ cũng đã được ơn Thần Khí. Chúng ta chào mừng và đón nhận nhau, không ai là người nhỏ bé trước mặt Thiên Chúa, và nhất là trước mặt chúng ta. Phêrô kêu gọi “anh em hãy ăn ở ngay thẳng trong Đức Kitô”. Hãy sống như Kitô Hữu trung thực trước sau như vậy cùng hoà hợp nhau trong cộng đoàn của môn đệ Đức Kitô?

Trong bài Tông Đồ Công Vụ đọc ngày hôm nay có chuyện làm giáo dân thường thắc mắc. Đó là câu chuyện trong phần thứ hai (8:14-17) nói về phép rửa tội và ơn Chúa Thánh Linh. Có Kitô Hữu đòi hỏi phép rửa tội phải có Chúa Thánh Linh để hoàn tất phép rửa tội. Các Kitô Hữu tiên khởi đã trông thấy ơn Chúa Thánh Linh rất rõ ràng như nói nhiều tiếng lạ, các cử chỉ lạ lùng v.v... Và vì thế những Kitô Hữu sau này cũng muốn được trông thấy các dấu hiệu chứng tỏ sự hiện diện của Chúa Thánh Linh. Thánh Phaolô phải tìm cách đối phó với giáo hữu thành Côrintô về sự hiện diện của Chúa Thánh Linh trong cộng đoàn. Phaolô mừng vì những ơn của Chúa Thánh Linh, nhưng Phaolô cũng muốn tránh sự ganh tị chia rẽ giáo hội. Trong thơ gởi giáo hữu thành Côrintô, Phaolô nhấn mạnh “hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là dức mến”.(1Cr. 13:13) Trong truyền thống giáo hội chúng ta có thể thấy các tông đồ đặt tay lên người Samaritanô và cầu xin Chúa Thánh Linh xuống hiện trên họ như khi Đức Giám Mực đặt ta trên người chịu phép thêm sức.

Bài phúc âm hôm nay có chọn một phần trong “diễn từ chia tay” với các tông đồ đêm trước khi Chúa Giêsu chịu nạn. Chúa Giêsu sửa soạn cho các ông biết Ngài sẽ ra đi. Ngài bảo các ông, nếu các ông mến Ngài thì các ông hãy giữ các điều Ngài dạy. Đó là điều chúng ta mong đợi ở người lãnh đạo tôn giáo trước khi ra đi. “Đâu là lời di chúc của Thấy” hay “đây là những lời trối cuối cùng, đừng quên nhé!” Nhưng tôi muốn hỏi, sách ghi điều dạy của Chúa Giêsu để lại ở đâu? Chúng ta hãy mở sách đó ra xem chúng ta đã ăn ở thế nào.

Thật là sai lầm khi chúng ta nghỉ rằng; trước khi Chúa Giêsu ra đi, Ngài để lại một số điều dạy cho các môn đệ. Đó là cách Chúa Giêsu đã sống với các môn đệ. Chúng ta không có một sách về các điều dạy của Chúa Giêsu. Lúc chúng ta còn nhỏ học ở tiểu học có thế chúng ta có những điều phải theo. Và bây giờ ở sở làm có thể chúng ta cũng có những điều luật phải tuân theo nếu chúng ta muốn giữ công việc của chúng ta. Chúng ta biết Chúa Giêsu muốn chúng ta phải: thương yêu nhau như Ngài đã thương yêu chúng ta; chúng ta nên tha thứ cho nhau và hy sinh mình để giúp đỡ người khác; ngay cả những người không đáng được giúp đỡ; như Chúa Giêsu đã tha thứ, hy sinh để giúp chúng ta. Chúng ta làm sao viết tất cả những điều đó trong sách các điều răn dạy? Chúa Giêsu muốn chúng ta làm nhiều hơn những luật lệ thường tình. Luật lệ quy định hẹp hòi khiến chúng ta hành xử giới hạn. Nhưng tình thương yêu của Chúa GIêsu vượt qua các luật lệ hẹp hòi đó và muốn chúng ta từ đó thương mến tất cả, ngay cả những kẻ thù của chúng ta.

Trong lúc tôi viết bài này, người Hoa Kỳ mừng cái chết của ông Osama Bin Laden. Ông là người rất độc ác đã làm hàng chục ngàn người đau khỏ. Những người đó đã có bao nhiêu người thân yêu bị giết vì chiến tranh, ví dụ khủng bố ngày 11 tháng 09 ở Nữu Ước. Giáo xứ chổ gia đình tôi ở có 25 người chết. Cha James Martin, dòng Tên, vừa viết một bài báo ngày 02/05/2011, chia xẻ ngững ký ức của ông về những việc giúp đỡ gia đình có người bị chết, cộng tác với những người tình nguyện và nhân viên y tế gần hai toà nhà trung tâm thương mại ở Nữu Ước. Cha có viết là ngay khi ngài “không quên nghĩ đến cái chết do những điều mà ông Bin Laden gây nên” cha cũng không quên nghĩ đến chúng ta là Kitô Hữu mừng lễ Phục Sinh khi Chúa Kitô, một người vô tội chịu tử hình, và rồi sống lại. Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta phải tha thứ “không phải chỉ 7 lần mà 70 lần 7”. Nói cách khác là hãy năng tha thứ mà không cần phải mấy lần, cũng không phải chỉ tha thứ cho một số người, mà không tha thứ cho những kẻ khác.

Tha thứ là một nhân đức rất khó, nhưng là một bổn phận thật sự của tất cả các Kitô Hữu. Ông Bin Laden bị giết cùng ngày phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Sau khi Đức Giáo Hoàng ở nhà thương về vì bị bắn, ngài đến nhà tù chỗ giam người bắn ngài, anh Mehmet Ali Agca, để tha thứ cho anh ta. Bức hình chụp khi ngài ở trong tù nói chuyện với anh Mehmet, là một bức hình chứng tỏ lòng tha thứ đối với tất cả những người thuộc tất cả các tôn giáo khác.

Chúng ta cảm thấy nhẹ người vì ông Bin Laden không còn là kẻ đe doạ những người vô tội, nhưng cha Martin nhắc chúng ta là vì chúng ta là Kitô Hữu, chúng ta cần phải cầu nguyện cho ông ta và tha thứ cho ông ta. Đó là một điều không phải dễ làm. Chính Chúa Giêsu cũng đã bị bạo lực, nhưng Ngài tha thứ cho những người đã bách hại Ngài. Chúa Giêsu biết Ngài đòi hỏi các môn đệ điều gì. Còn chúng ta, có khi nào chúng ta không thực hiện lời dạy của Chúa GIêsu, nhất là lời dạy về sự tha thứ.



Nhưng hôm nay Chúa Giêsu không phải nói là Ngài sẽ ra đi và sẽ trở lại để xem chúng ta đã giữ những điều Ngài dạy dỗ thế nào. Trái lại, Ngài nói với các môn đệ là “Thầy không để các anh em mồ côi. Thầy sẽ đến cùng anh em” Chúa Giêsu hứa sẽ gọi “Đấng Bảo Trợ khác”. Trong phúc âm thánh Gioan Chúa Giêsu là Đấng Bảo trợ thứ nhất Thiên Chúa đã gọi cho chúng ta. Và bây giờ Chúa Giêsu nói đến một Đấng bảo trợ khác sẽ đến với các môn đệ. “Đó là Thần Khí sự thật”, đó là Chúa Thánh Linh; Ngài sẽ đem Chúa Giêsu đến với chúng ta. Ngài cũng sẽ giúp chúng ta hiểu biết lời Chúa Giêsu và sẽ có thể sống như Chúa Giêsu đã sống, như là con cái yêu mến của Thiên Chúa như Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta.

Tình yêu thương đã mời gọi và giúp đỡ chúng ta theo chân Chúa Giêsu. Chúa Thánh Linh mà Chúa Giêsu sẽ gởi đến cho chúng ta sẽ ban tràn ơn sũng tình thương yêu của Thiên Chúa trên chúng ta làm tràn ngập tâm hồn chúng ta sang sẽ cho những người xung quanh chúng ta, ngay cả đến những kẻ thù của chúng ta. Người khác sẽ nhìn thấy hình ảnh Chúa Thánh Linh trong đời sống của chúng ta. Đó là cách mà họ giải thích tình thương yêu và lòng tha thứ trong lối sống của chúng ta.

Tuần sau chúng ta sẽ mừng lễ Chúa Giêsu lên trời. Sự ra đi mà Chúa Giêsu đã sửa soạn cho các môn đệ sẽ xảy đến. Thoạt tiên họ sẽ cảm thấy thiếu thốn sự hiện diện của Ngài. Sau khi Ngài ra đi, họ sẽ bận rộn và sẽ sống theo cách mà Chúa Giêsu đã dạy họ để họ lãnh nhận ơn Đấng Bảo Trợ mà Chúa Giêsu đã hứa. Trong phúc âm thánh Gioan điều này xảy đến khi Chúa Giêsu hiện ra trong phòng khi Ngài vừa sống lại. Mỗi người trong chúng ta đều ý thức được là chúng ta cần Chúa Thánh Linh nếu chúng ta muốn đem hình ảnh Chúa Giêsu phục sinh cho toàn thế giới. Bởi thế, trong lúc chờ đợi lễ Chúa Thánh Thần, Chúng ta hãy cầu nguyện cho chúng ta và cho cả Giáo hội "Lạy Chúa Thánh Thần xin ngự đến".

Chúng ta tất cả các Kitô Hữu nhất là người Công Giáo, thường hay muốn tránh những cụm từ “giảng đạo”, “làm nhân chứng”, “chứng nhân” v.v... Những cụm từ ấy luôn âm ỉ thể hiện trên mặt chúng ta. Đó là những cụm từ mà chúng ta nghĩ chỉ có những giáo phái cực đoan khác dùng thôi. Dù sao đi nữa, sự hiện diện của Chúa Thánh Linh trong chúng ta đã làm cho chúng ta trở nên chứng nhân cho đời sống, cuộc chịu nạn và sự chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Tôi nghĩ; lời khuyên của thánh Phêrô cho các giáo hội không phải là Do Thái rất hữu ích cho chúng ta hôm nay “Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em. Nhưng phải trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng...”

Phêrô biết Chúa Giêsu sẽ giữ lời hứa của Ngài để gởi Chúa Thánh Linh, vì khi Phêrô viết, ông ta biết sự hiện diện của Chúa Thánh Linh trong các giáo hội tiên khởi không thuộc Do Thái. Lời khuyên của Phêrô cho các giáo hội đó và cho chúng ta, là hãy sống lối sống thế nào của chúng ta khác hắn với lối sống kẻ khác để họ phải đặt câu hỏi về chúng ta. Và câu trả lời là hãy sống hiền hoà và với sự kính trọng người đặt câu hỏi.

Vậy thì, khi ông Bin Laden bị giết, và khi chúng ta được người khác hỏi về điều đó thì chúng ta sẽ trả lời thế nào? Tôi nghe một phụ nữ được phỏng vấn ở Luân Đôn hôm nay. Bà ta có mặt trong vụ nổ bom ở trên tàu điện ngầm ở Luân Đôn đã giết hơn 50 người trong năm 2005. Bà nói là bà rất mừng vì những người khác đã tránh khỏi khủng bố như vậy, một khủng bố kinh khủng mà bà ta đã gặp phải... Nhưng, bà nói, tất cả các sinh mạng đều đáng quý trọng, ngay cả sinh mạng của ông Bin Laden. Vì thế, bà không thể vui mừng vì cái chết của một người khác, ngay cả cái chết của ông Bin Laden. Thật là một câu trả lời đầy thách đố. Tôi nghe trong đó như có “Thần khí của sự thật”. Thần khí mà Chúa Giêsu đã hứa gởi đến để dẫn dắt chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng yên, OP

6th SUNDAY OF EASTER (A)

Acts 8: 5-8, 14-17; Psalm 66; 1 Peter 3: 15-18; John 14: 15-21

What I find astounding in the Acts reading today is that the Samaritans accept Phillip’s preaching and then they receive the visit by Peter and John, who had arrived to survey what was happening in Samaria. The Samaritans and Jews were bitter enemies, yet the Samaritans accepted these preachers from Jerusalem and the Christ they proclaimed.

Imagine how the early Jewish Christian communities would have to adjust to Samaritan Christians in their midst! Wasn’t John (along with James) the one who wanted Jesus to call down fire on the Samaritan village that had rejected him (Luke 9-54)? The good news in the story is that former enemies are united by their faith in Christ. Forgiveness and reconciliation were fruits of the Spirit’s presence among those early Christians – but let’s hope, not just "back then," but for us too!

The Samaritans were outsiders, to the extreme, for the Jews; but God is consistent in giving the free gift of grace to those formerly excluded. Now the aliens are aliens no longer. All people are eligible candidates for God’s gifts and are made brothers and sisters through their baptism. What Jesus promises in today’s gospel has happened–the Advocate, the Spirit of truth, has been given us. Now we are all brothers and sisters in Christ–not orphans, but children of God. There should be no "outsiders" in our community; none counted as "late-comers," or second class parish members.

As we look around our congregation this morning whom have we or our parishioners considered Samaritans, the least likely to join us in prayer? But here they are! We cannot ignore them, especially if they, like the Samaritans, show signs of the Spirit’s life. We welcome and respect one another; none are lesser in God’s eyes, nor should they be in ours. Peter calls us today to "good conduct in Christ." What better conduct can we do as a Christians, with past and present differences, than be united as a community of Christ’s disciples?

There’s an "issue" in today’s Acts reading which probably will confuse main-line churchgoers. It occurs in the second part (8:14-17) and it’s about baptism and the gift of the Spirit. More fundamental Christians would argue for a baptism of the Holy Spirit to complete the work of Baptism. Early Christians saw the Spirit working in very obvious, external signs (speaking in tongues, ecstatic behavior, etc.) And so they expected to find these signs as proof of the Spirit’s presence. Paul had to deal with how to address the Corinthian community’s manifestations of the Spirit. While he appreciated these gifts, he also saw how they could cause rivalry and partisanship and divide the church. Remember where he put the emphasis in his letter to the Corinthians, "There are in the end three gifts that last: faith, hope and love, and the greatest of these is love (I Cor 13:13). In our church tradition we might see, in the apostles’ laying hands over the Samaritans and their prayer for the Spirit to come on them, as a foretaste of our celebration of Confirmation.

Today’s gospel has one more selection from Jesus’ "Farewell Discourse" to his disciples the night before he died. He is preparing them for his departure. He directs them that, if they love him, they will keep his commandments. It’s what you might expect a religious leader to say before departing: "Here’s my last will and testament." Or, "These are my last words to you–don’t forget them!" But I want to ask, "Where is the book of commandments Jesus left behind? Let’s open it up and check off how we have been doing."

It’s a mistake to think that, just before he is about to leave his disciples, Jesus is springing a set of rules on them. That’s not the way he lived life with his disciples. We don’t have a rule book to remember him by and guide us. We may have had a student’s list of proper behavior when we were in grammar school. Perhaps now, at work, we have a list of procedures and guidelines which employees are to follow if they want to keep their jobs. But we don’t have a rule book for Jesus. We know what he wants us to do: to love one another as he loved us; to be forgiving and self-sacrificing towards those who need us–even if they don’t deserve it–just as he was with us. How can you write that down in a rule book? Or spell that out in a list of commandments? Jesus calls us to do more than any law would require. Laws narrowly define how we are to behave. But Jesus’ love breaks laws confines and sets us free to be loving – even towards our enemies.

As I write this we Americans are celebrating the death of Osama bin Laden. He was a terrible man who inflicted pain on tens of thousands of lives–his victims, their loved ones and those who suffered the conflict of war and acts of violence as a result of his actions. I was in New York on 9/11 and you could see and smell the burning towers, with their human and structural contents, across the city. My family’s parish had 25 funeral masses those weeks. James Martin, SJ., in a recent blog for "America" magazine, (posted May 2, 2011), shared his memories of ministry to survivors, victim’s families, rescue workers and medical personnel near the site of the World Trade Center. He says that while he is "not blind to the death and instruction caused by Osama bin Laden" still, we are Christians celebrating the Easter season when Christ, an innocent victim of violence, rose from the dead. Jesus calls us to forgive, "Not seven times… but seventy times seven times." In other words, forgiveness doesn’t have a required number or a time. Nor is it given to some, but not to others.

Forgiveness is the most difficult virtue, but it is a serious responsibility for all Christians. Bin Laden was killed on the day John Paul II was beatified. When the Pope got out of the hospital after he was shot, he went to the prison to visit the Turkish extremist Mehmet Ali Agca, who tried to kill him, to offer him forgiveness. The picture of the Pope talking in the cell with Mehmet became an icon of forgiveness for people of all faiths.

We are relieved bin Laden is no longer a threat to other innocents, but Martin reminds us that as Christians we are called to pray for him and eventually to forgive him. It is not an easy teaching to follow. Jesus himself was not untouched by violence and yet he forgave those who inflicted it on him. Jesus knew what he was asking of his followers. Left on our own we could never live out Jesus’ teachings – especially the one about forgiveness.

But he makes clear today that he has not left us, only to return at some later date to see how we have followed his teachings. Instead, he tells this disciples "I will not leave you orphans, I will come back to you." He promises to send them "another Advocate." In John’s gospel Jesus was the first Advocate sent by God to us. Now, he tells us a second, another Advocate, will be given them, "the Spirit of truth,"–the Holy Spirit. The Spirit will make Jesus’ present to us. That Spirit will also open Jesus’ word to us and inform and enable us to live as he did–as children of the loving God Jesus revealed to us.

Love calls and enables us to follow the way of Jesus. The Spirit he sent us floods us with an awareness of God’s love for us and overflows from us to those around us–even to our enemies. People will see in our lives signs of the Spirit’s presence in us. How else could they explain the loving and forgiving ways we live?

Next week is the Ascension of Jesus. The departure he prepared his disciples for will happen and, at first, they will feel his absence. After he is gone they will have to get busy and live the life he taught them. But not before they receive the gift of the Advocate he promised. In John’s Gospel this happens when he appears to them in the upper room after his resurrection. Each of us is aware how we need that Spirit if we are to reflect Jesus’ risen life to the world. So, as we wait for our Pentecost, we pray as individuals and the church, "Come Holy Spirit."

We mainstream Christians, especially Catholics, tend to shy away from terms like, "evangelizing," "bearing witness," "giving testimony," etc. They sound so "in-your-face." It’s what we tend to expect from certain fundamentalist sects. Still, the one fruit of the Spirit’s presence is to form us as witnesses to Jesus’ life, death and resurrection. I find Peter’s advice to the Gentile churches today helpful as he directs them, "Always be ready to give an explanation to anyone who asks you for a reason for your hope, but do it with gentleness and reverence…."

Peter would know that Jesus fulfilled his promise to send the Holy Spirit because he would know of the Spirit’s presence in the Gentile Christian churches to whom he was writing. His advice to them and us, is to live the kind of lives that would move someone to ask about our faith. The presumption being that our lives are distinctive enough to raise questions. Our response should be one of a gentle respect for the person who asks.

So, when Osama bin Laden was killed and we were asked about it, how did we respond? I heard a woman interviewed from London today. She was in the bombing of the London Underground that killed over 50 people in 2005. She said she was glad that others might now be spared a similar, terrifying experience like the one she went through. But, she added, all life is sacred, even his. So, she said, she could never rejoice and celebrate the death of another human being, even if it were Osama bin Laden. Very challenging response. It has the sound of the "Spirit of truth" about it. The Spirit Jesus promised to send and guide us!
 
Đổi mới bản thân
+ Gm. Gioan B Bùi Tuần
05:20 27/05/2011
ĐỔI MỚI BẢN THÂN

1. Đổi mới Hội Thánh là chuyện lớn.

Đổi mới xã hội cũng là chuyện lớn. Chuyện lớn nên bắt đầu từ chuyện nhỏ. Chuyện nhỏ ở đây là việc đổi mới bản thân ta.

Tôi tin việc đổi mới bản thân là điều Chúa muốn. Tôi cũng tin việc đổi mới ấy chỉ có thể thực hiện được nhờ Chúa Thánh Thần.

Nói thế không có nghĩa là bản thân tôi sẽ giữ thái độ thụ động. Trái lại, Chúa đòi tôi phải cộng tác tích cực vào hoạt động của Chúa Thánh Thần.

2. Việc cộng tác đầu tiên cần có là tôi phải thực sự muốn đổi mới.

Lòng ta phải thực sự khao khát ơn đổi mới. Đó là điều kiện căn bản. Nếu chúng ta không thực sự muốn đổi mới, thì Chúa sẽ không một mình đổi mới chúng ta, công việc đổi mới sẽ không thành.

3. Điều kiện tiếp theo là chúng ta cần nhận ra những gì cản ngăn ơn đổi mới.

Nếu chúng ta khiêm tốn cầu xin, Chúa sẽ cho chúng ta thấy dần dần những cản ngăn hoạt động của Chúa Thánh Thần. Đó là những tính mê nết xấu kéo chúng ta nghiêng về đàng xấu, và những hậu quả xấu do tội lỗi đã phạm gây nên.

Cản ngăn của những thứ đó được chúng ta cảm nghiệm rất rõ ở điểm này: Chúng ta dễ nếm thấy sự ngọt ngào của những giá trị phù du. Nếm một cách trực tiếp và cảm thấy hấp dẫn.

Bám vào những thứ đó rồi, chúng ta hầu như không nếm được gì, không cảm thấy gì, khi tiếp xúc với Chúa.

Vì thế, sự đổi mới của Chúa Thánh Thần đòi việc thanh luyện. Việc thanh luyện này gọi là cuộc đấu tranh với xác thịt. Bởi vì xác thịt mang nhiều khuynh hướng xấu.

Trong thư gởi giáo đoàn Rôma, thánh Phaolô viết: "Những ai sống theo tính xác thịt, thì hướng về những gì thuộc tính xác thịt, còn những ai sống theo Thánh Thần thì hướng về những gì thuộc về Thánh Thần. Hướng đi của tính xác thịt là sự chết, còn hướng đi của Thánh Thần là sự sống và bình an" (Rm 8,5-6).

Những gì đưa tới sự chết do tính xác thịt, cũng đã được thánh Phaolô gọi tên. Trong thư gởi giáo đoàn Galata, thánh Tông đồ viết: "Những việc do tính xác thịt gây ra, thì ai cũng rõ: đó là dâm bồn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén và những điều khác như vậy" (Gl 5,19-20).

4. Đổi mới không chỉ là đẩy lùi những cái xấu, mà còn phải đón nhận những cái tốt.

Những cái tốt là hoa trái của Chúa Thánh Thần. Cũng trong thư gởi giáo đoàn Galata, thánh Phaolô viết: "Hoa quả của Thánh Thần là bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ" (Gl 5,22-23).

Trong số những hoa quả kể trên, hoa quả nào phải được coi là căn bản? Chính thánh Phaolô đã xác định, đó là tình yêu Chúa: "Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta" (Rm 5,5).

Trong thư thứ nhất gởi giáo đoàn Côrintô, thánh Phaolô gọi tình yêu Chúa là con đường trổi vượt hơn cả. "Giả như tôi có nói được các thứ tiếng..., có được ơn tiên tri, có biết được mọi lễ cao siêu..., có đức tin mạnh mẽ..., có bán hết gia tài để bố thí,..., có nộp mình bị thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi... Hiện nay, đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại. Nhưng cao trọng hơn cả là đức mến" (1 Cr 13,1-13).

5. Tới đây, chúng ta có thể thấy việc đổi mới bản thân gồm hai việc chính:

Một là đẩy ra khỏi bản thân ta những gì là xấu xa đưa tới sự chết. Hai là đón nhận vào bản thân ta những gì là tốt đưa tới sự sống, trong đó tình mến Chúa là căn bản, cao trọng hơn hết và quan trọng hơn hết.

Hai việc đó đều do Chúa Thánh Thần thực hiện. Nhưng Người đòi ta phải cộng tác vào.

Khi được đổi mới như thế, chúng ta sẽ cảm thấy mình được tự do trong tâm hồn. "Đâu có Thánh Thần Chúa, ở đó có tự do" (2 Cr 3,17). Lúc đó, chúng ta thấy trong ta có một động lực thiêng liêng thúc đẩy ta làm bất cứ sự gì Chúa muốn.

6. Tiến trình đổi mới trên đây sẽ không được thực hiện một cách máy móc.

Bất cứ chi tiết đổi mới nào đều tuỳ thuộc vào sự chúng ta đón nhận hoạt động của Chúa Thánh Thần và sự cộng tác của ta.

Trong tiến trình đổi mới thường cũng có những thử thách. Những thử thách này nhắm mục đích tôi luyện chúng ta. Vì thế tiến trình được cảm nghiệm như nhiều bước đi qua nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nhiều bước đi của chúng ta có thể sẽ vấp ngã. Chúng ta sẽ có kinh nghiệm về thất bại và tội lỗi. Chính lúc đó, Chúa Thánh Thần sẽ giúp ta chỗi dậy, gục đầu sám hối và khiêm tốn hơn trong mọi cái nhìn về những người khác.

Trên con đường đổi mới, Chúa luôn luôn huấn luyện ta về trách nhiệm yêu thương kẻ khác. "Các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con" (Ga 13,34).

Suốt dọc đường đổi mới, Chúa không ngừng nhắc bảo ta về mầu nhiệm thánh giá. Thánh giá là nguồn ơn cứu độ. Thánh giá là nơi vinh quang của Thiên Chúa giàu lòng thương xót được sáng tỏ. Thánh giá cũng là những gì quý giá chúng ta có thể tìm được để phục vụ Hội Thánh và nhân loại.

Đổi mới là một hành trình. Dần dần Chúa đưa ta tới mức độ trưởng thành thiêng liêng. Thái độ trưởng thành ấy được nhận ra ở những nét đạo đức, mà thánh Phaolô kể ra sau đây: "Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả" (1 Cr 13,4-7).

Những nét đạo đức trên đây làm chứng về một chân lý cội nguồn, đó là Chúa Giêsu ở trong ta. "Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi" (Gl 2,20).

7. Với những nhận thức trên đây, chúng ta giờ đây nhìn vào bản thân chúng ta và Hội Thánh Việt Nam chúng ta.

Chúng ta có thấy việc đổi mới nơi chúng ta được thực hiện đúng hướng hay không? Chúng ta hy vọng là có. Nhưng cũng có bằng chứng để phải lo ngại. Bởi vì tình hình nhiều nơi xem ra đang xấu đi. Có hăng say đổi mới về nhiều mặt, nhưng lại ơ hờ về đổi mới bản thân. Tinh thần thế tục thì được đón nhận nhiệt tình, đang khi tinh thần Phúc Âm thì bị bỏ qua. Đáng lẽ phải đẩy ra khỏi mình những tính mê nết xấu, thì lại nhập thêm vào nhiều thói xấu mới. Trong những liên đới với tha nhân đáng lẽ phải có chiều kích siêu nhiên của tình yêu Chúa, thì xem ra chỉ còn chiều kích tự nhiên. Trong những hoạt động tôn giáo đáng lẽ phải tỏ hiện tính cách linh thiêng, thì như chỉ còn phô trương những giá trị phàm tục. Đạo đức siêu nhiên xuống, đạo đức nhân bản cũng xuống.

Không phải mọi người mọi nơi đều là thế. Nhưng số người số nơi như thế không phải là ít.

Hôm nay hơn bao giờ hết, chúng ta hãy nhớ lại những cảnh báo của Đức Mẹ Fatima. Xin Mẹ thương đến chúng ta. Xin Mẹ giúp chúng ta biết lắng nghe tiếng Chúa mà sớm đổi mới bản thân, kẻo sẽ quá muộn.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:58 27/05/2011
MONG CHÁU NỘI GIẬN DỮ
N2T

Có một đứa con bất hiếu, thường vung tay đánh bố của nó, nhưng, bố của nó lại đặc biệt yêu thương đứa cháu của mình, ngày ngày ẳm nó không rời tay.
Hàng xóm nhìn thấy ông ta làm như thế thì vừa kính phục vừa đồng tình, thế là họ an ủi ông ta, nói:
- “Như ông thật là một người đằm tính, dù con trai bất hiếu, nhưng ông vẫn cứ yêu thương thằng cháu nội”.
Ông già trả lời:
- “Ý tôi thì không phải như thế, tôi chỉ mong thằng cháu nội mau lớn để thay tôi đánh lại ba nó”.

Suy tư:
Con bất hiếu là nỗi nhục nhằn của bố mẹ, và là mối nguy hiểm cho xã hội, bởi vì không một đứa con nào bất hiếu với cha mẹ, mà trở thành người có ích cho xã hội, cho cộng đoàn.
Ngày nay khoa học tìm ra nhiều nguyên nhân đưa đến bệnh hoạn, trong đó có nguyên nhân di truyền từ cha mẹ anh chị em, như bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường và những bệnh khác...
“Bệnh” bất hiếu cũng có cái gen di truyền của nó:
- Bây giờ mình bất hiếu với cha mẹ mình, thì sau này cũng sẽ có một đứa con bất hiếu lại với mìn.
- Bây giờ mình vung tay đánh bố mẹ mình, thì ngày sau sẽ có một đứa con vung tay đánh lại mình.
- Bây giờ mình bỏ mặc cha mẹ mình đói khát, thì ngày sau nhứt định sẽ có một đứa con bỏ mình đói khát.
- Bây giờ mình coi thường cha mẹ mình, thì ngày sau sẽ có đứa con coi thường lại mình...
Và quan trọng hơn, bất hiếu với cha mẹ thì chắc chắn sẽ không được Thiên Chúa chúc phúc đời này và đời sau.
Khi con trai bất hiếu với mình mà mình vẫn yêu thương cháu nội với chủ ý cải hóa con trai, thì đó là việc tốt lành đạo đức; nhưng nếu chỉ là giả vờ yêu thương với hy vọng đứa cháu lớn lên sẽ thay mình đánh lại bố nó, thí quả là ý tưởng của ma quỷ. Không cần phải cầu mong cháu nội lớn sẽ thay mình đánh bố nó, bởi vì bất hiếu là một gen di truyền.
Không một bác sĩ nào có thể chữa được bệnh bất hiếu này, nhưng chỉ những ai biết cầu nguyện, biết thực hành Lời Chúa, biết ăn năn và sám hối, biết cậy vào ân sủng của Chúa thì mới chữa lành được bệnh di truyền bất hiếu này mà thôi.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 6 PS A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:00 27/05/2011
CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH

Tin mừng : Ga 14, 15-21.
“Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác”.


Anh chị em thân mến,
Một hôm, có người hỏi bùn:
- “Anh dốc lòng với đất, im hơi lặng tiếng, bị người giày xéo, áo ngoài lại không màu sắc; anh không cảm thấy có chút buồn phiền nào sao?”
Bùn trả lời:
- “Khôn ngoan chân chính là (che giấu) ở bên trong; tài hoa chân chính là ở chỗ trầm mặc; tôi để cỏ hoa cây cối sinh trưởng tràn trề, chất dinh dưỡng cung ứng cho chúng nó không thiếu, sinh mệnh của tôi thì vô cùng, sức mạnh còn chưa lộ ra rõ ràng hay sao?” (1)


Chúa Giê-su đã tự khiêm tự hạ, trở nên một tôi tớ hèn mọn là để cho chúng ta được trở nên con cái Cha trên trời, Ngài thay mặt chúng ta để gánh lấy tất cả tội lỗi của chúng ta, Ngài không oán trách, không giận hờn, không kêu ca than oán, nhưng luôn bày tỏ sự hiền lành và yêu thương của mình đối với nhân loại. Chúa Cha đã trao thế gian trong tay Chúa Giê-su không phải để Ngài lựa chọn người này tốt, người kia xấu để khen thưởng và trừng phạt, nhưng Ngài sẽ không để một người nào phải hư mất đời đời, Ngài đã dốc hết tâm tình yêu thương để yêu nhân loại tội lỗi, và làm cho nhân loại nhận ra tình yêu mà Cha đã dành cho họ.

Đất và bùn thì không khác gì nhau, nhưng bùn thì ở bên dưới đất đầy màu mỡ để làm cho những cây cối trên đất được xanh tươi tốt đẹp, không ai để ý tới bùn bên dưới đất nhưng nó lại là nguyên nhân sự xanh tươi của thảo mộc.

Cũng vậy, Chúa Giê-su đã trở nên “bùn” khi xuống thế làm người, để cho “đất” là nhân loại được sống và sống dồi dào trong ân sủng của Chúa Giê-su, đó là Mình và Máu Thánh của Ngài.

Anh chị em thân mến,
Tâm hồn chúng ta là “đất” đã được Chúa Giê-su làm cho trở nên màu mỡ, nhưng trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không trồng cây quả nhân đức là khiêm tốn và yêu thương trên mảnh đất của chúng ta, trái lại, có những lúc chúng ta đem những cây gai, cỏ dại là tội lỗi vun trồng trong tâm hồn của mình, làm cho những việc lành mà chúng ta làm bị ngộp và chết đi bởi những dục vọng và tội lỗi của mình.

Chúa Giê-su đã hứa cho những ai yêu mến và thực hành lời của Ngài sẽ không phải hư mất đời đời, đó là sự thật, nhưng chính mỗi người trong chúng ta tự mình nhổ trốc cây lành trên mảnh đất tâm hồn đã được Chúa Giê-su cứu chuộc, và như thế chúng ta sẽ chết đời đời.

Việc làm cụ thể :
Chúa Giêsu đã vì chúng ta mà trở nên “bùn” để cho đất được màu mỡ, chúng ta cũng trở nên “bùn” cho tha nhân được hạnh phúc khi chúng ta phục vụ mà không kêu ca than oán, không kiêu ngạo trách móc, nhưng hiền lành và khiêm tốn, vui tươi và hi sinh.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

(1) Trích trong “Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:01 27/05/2011
N2T

4. Chúa Giê-su là Đấng công nghĩa duy nhất làm trung gian giữa Thiên Chúa và con người.

(Thánh Bernard)
 
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:03 27/05/2011
MỘT THÁNH LỄ
Cha đi tu trong một hoàn cảnh khó khăn với một gia đình nghèo, nhìn thấy ba mạ nghèo và các anh chị em khổ cực, cha muốn thôi không đi tu nữa.
Bà cố động viên, nói:
- “Mạ chỉ cần thấy con làm linh mục và dâng thánh lễ một lần là mạ mãn nguyện lắm rồi”.
Chúa đã nhậm lời của bà cố và thưởng cho bà cố nhiều gấp bội, không những thấy con trai mình làm linh mục dâng một thánh lễ mà thôi, mà 5 năm sau đó, Chúa mới gọi ông bà cố về với Ngài.
Tình thương của Chúa quảng đại hơn mình tưởng nhiều.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Sống tình thân với Chúa
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
19:19 27/05/2011
Chúa Nhật VI Phục Sinh

Cha Anthony de Mello kể câu chuyện vui rằng : Một hôm, đang lúc đùa vui với các thiên thần, Thiên Chúa ra cho họ một câu hỏi : “Ta muốn chơi trò chơi trốn tìm với loài người. Các ngươi nghĩ xem đâu là nơi ẩn trốn tốt nhất mà loài người khó tìm được Ta ?”

Thế là các thiên thần tranh nhau giải đáp. Vị thì nói là Chúa hãy ẩn trốn ở đáy biển sâu, không ai lặn xuống đó được! Vị khác lại đề nghị là Chúa hãy ẩn mình trên những đỉnh núi cao, rất khó tìm. Vị khác nữa thì bảo là Chúa hãy ẩn khuất giữa những lớp mây trời, loài người không tài nào vươn tới được…”

Cuối cùng, Chúa chỉ cười và bảo: “Sai hết. Ta thấy rằng chỗ ẩn mình mà loài người ít ngờ nhất là ngay trong tâm hồn họ!”

Xưa kia thánh Augustino cũng khắc khoải đi tìm Chúa suốt cả chục năm trời, nhưng chẳng gặp được Chúa, nên Augustino cảm thấy khắc khoải triền miên. Mãi đến tuổi ba mươi, Augustino mới được ơn nhận biết Chúa ở ngay trong tâm hồn mình. Bấy giờ tâm hồn Augustino tràn ngập hạnh phúc nhưng đồng thời ngài cũng tỏ vẻ nuối tiếc vì mình biết Chúa quá muộn. Augustino tâm sự : "Lạy Chúa, con yêu Chúa quá muộn màng. Chúa vẫn ở trong con, đang khi con mải lo tìm Chúa bên ngoài".

Cũng như Augustinô, nhiều lúc ta đi tìm Chúa khắp nơi đang khi Chúa vẫn ở trong tâm hồn mình. Chính Chúa Giêsu quả quyết điều này : "Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy". Như vậy, chúng ta không cô đơn vì có Chúa ở cùng. Ngài ở với chúng ta cách vô hình nhưng sống động. Ngài ở với chúng ta cách gần gũi ngay trong chính linh hồn mình. Chúng ta không còn phải gặp Ngài ở đâu xa. Chúng ta có thể thưa chuyện với Ngài mọi nơi, mọi lúc…

Điều kiện duy nhất để được Thiên Chúa ở cùng đó là “đón nhận Ngài”. Đón nhận Ngài bằng việc yêu mến Ngài, đón nhận Ngài bằng việc giữ các giới răn của Ngài. Dĩ nhiên, tuân giữ Lời của Chúa và các giới răn của Chúa không phải vì sợ, như giữ luật giao thông, luật thi cử, luật kinh doanh… mà là vì lòng yêu mến.

Vậy Thiên Chúa đã là “thường trú nhân” trong linh hồn chúng ta chưa ? Chúng ta đã “cấp sổ đỏ” cho Ngài hay chưa ? Câu trả lời tuỳ thuộc vào việc chúng ta có thực sự yêu mến và tuân giữ lời Ngài hay không. Hơn nữa, chúng ta đã ý thức và phát triển tình thân hữu với “vị thượng khách” của chúng ta là chính Chúa hay chưa ? Câu trả lời : để thực hiện được điều đó “cần có một tấm lòng”, một tấm lòng yêu mến dành cho Ngài : "Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy".

Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta ngày một yêu mến Chúa nhiều hơn bằng việc tuân giữ Lời của Chúa, để nhờ đó tâm hồn chúng ta, cuộc sống chúng ta luôn đầy ắp sự hiện diện của Chúa. Amen.
 
Chuyện Phiếm Đạo Đời
Trần Ngọc Mười Hai
20:20 27/05/2011
Chuyện Phiếm Đạo Đời

“Tất cả mùa xuân rộn rã đi”

“xa xôi người có nhớ thương gì?”

(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)

Mt 28: 16-20

Thương hay nhớ, thì xuân kia cũng rộn rã, đã ra đi. Ra đi, nào có gì để thương nhớ? Nhớ và thương, Chúa Xuân vẫn liên tưởng đến đàn con còn ở lại, khi Ngài chuẩn bị để ra đi. Có chuẩn bị, nên Ngài vẫn dặn dò dân con đồ đệ hãy thương và nhớ Lời Ngài dặn, rồi sẽ vui tươi.

Trình thuật thánh Mátthêu nay ghi lại việc Chúa sửa soạn ra đi về cõi miên trường. Từ biệt dân con mọi người Ngài để lại một lời dặn rất tha thiết. Tha thiết dặn dò, bằng giới lệnh mới, với thương yêu. Nuông chiều. Nhiều thuyết phục. Ngài ra đi về cõi miên trường nơi có Chúa Cha, có cả Thần Khí vinh quang như lời Hội thánh, vẫn tuyên xưng.

Ngay chương đầu sách Công Vụ, Thánh Luca đã viết: Đức Giêsu được nâng nhấc lên chốn mây trời ngập tình Chúa. Về với Chúa Cha, Đức Giêsu biến khỏi tầm nhìn của các thánh ngày hôm ấy. Đó là sự thực, rất thật. Không có gì phải thắc mắc. Thế nhưng, ở chương cuối Tin Mừng cùng tác giả, thánh nhân lại bảo: Chúa về trời chiều Chủ nhật, Chúa Phục Sinh. Nơi thôn làng bé nhỏ, rất Bêtania. Nếu để qua một bên đặc thù không gian và thời gian thiếu tính chất sử học, thì người đọc sẽ hiểu tường tận hơn ý nghĩa của sự kiện “Thầy về với Cha”. Hiểu rất rõ: ý nghĩa, giá trị và những thách đố liên quan đến niềm tin, ngay sau giòng chảy của trình thuật.

Về không gian nơi chốn, người xưa thường hay liên tưởng đến 3 yếu tố: “lên”, là lên cao tít chốn thiên triều. “Xuống”, là đạt xuống tận cùng của ngục thất, chốn luyện hình. Và, “giữa chừng”, là ở giữa nơi đây, chốn địa cầu này, rất trái đất. Xem thế thì, Đức Chúa được nâng nhấc “lên” chốn cao sang tít mù ấy, là vì Ngài mới vừa “xuống” tận đáy chốn ngục hình, hôm Thứ Bẩy Tuần Thánh. Nên, hôm nay, người người lại không nghĩ như thế, khi xét suy về chốn vũ trụ bao la. Rất lạ.

Về thời gian diễn tiến sự kiện “Chúa thăng thiên/về Trời”, có người cũng thắc mắc tự hỏi: hôm ấy, Thứ Năm hay Thứ Bẩy? Hỏi thế, tức hiểu sự kiện Chúa về trời, chỉ theo chữ. Hỏi thế, tức thắc mắc không biết việc Chúa về trời có rơi vào 40 ngày sau Phục Sinh, không? Hay rớt đúng ngày Chúa Sống Lại? Hỏi và thắc mắc như thế, tức: là hiểu Lời Chúa rất từng chữ. Chỉ theo nghĩa đen thôi.

Cũng nên biết, thời Chúa sống, con số “40” mang ý nghĩa của thời gian tương đối khá dài ngày. Tựa hồ số “3” xưa nay được sử dụng để nói về thời gian tương đối cũng rất ngắn. So với hôm nay, tnếu diễn đạt sự kiện lịch sử rày xảy đến, ta sẽ không suy nghĩ theo kiểu như thế.

Về những ảnh hình mô tả vị thế của Đức Chúa, người người sẽ còn thắc mắc hỏi thêm: có thực là Đức Chúa về trời, Ngài sẽ trị vì ngồi bên phải Chúa Cha, không? Một lần nữa, hỏi thế tức hiểu trình thuật, rất từng chữ. Chỉ theo nghĩa đen. Bởi, nếu thực tế hiểu đúng theo nghĩa này, thì người người sẽ kết luận: hẳn Chúa Cha sẽ luôn phải sử dụng tay trái nên chắc cũng mỏi lắm?! Bởi, Ngài cứ phải trao ban cho Con Một Ngài mọi bài sai, bằng tay trái, mất thôi!

Diễn tả sự việc bằng ảnh hình, tưởng cũng không nên diễn và tả Chúa về Trời theo cung cách của tàu vũ trụ rời bệ phóng tiến vào cõi không gian, xen đan với tinh tú. Ngài phải là “Đấng Siêu Nhân” chiến thắng thần chết, bằng Phục Sinh, nên Ngài đang ở trên một hành tinh nào đó, trên không gian, mà phải hiểu thăng thiên về trời đây, mang tính thiêng liêng, linh đạo. Sâu sắc.

Thăng Thiên về trời, có nghĩa là: Đức Chúa Phục Sinh nay rũ bỏ mọi ràng buộc về không gian, thời gian, về cả những cảnh huống rất thế trần. Để rồi, Ngài sẽ có mặt ở mọi nơi. Vào mọi lúc. Cả vào lúc khởi đầu một sự việc, giản đơn. Thăng thiên về trời, còn có nghĩa là: Ngài đang ở trong ta, và quanh ta. Ở, bất cứ nơi nào ta đi đến, Ngài cũng đến. Vào mọi lúc, Ngài luôn có mặt ở với ta. Cả khi xảy ra bất cứ việc gì, tốt hoặc xấu.

Vì thế, ta sẽ trải nghiệm được hiện hữu của Ngài ở bất cứ đâu. Bằng bất cứ đuờng lối/cung cách nào. Và đây là điều khác lạ nữa là: ở nơi Ngài trụ trì, sẽ chẳng có lãnh đạo toàn trị, như mặt đất. Cũng không còn giáo chủ, hồng y hoặc đấng nào chủ quản cả. Cũng chẳng còn mạng vi tính, để tính toán. Ngài sống trọn vẹn và trung thực đến độ ngay sự chết cũng không thể cướp đi được sự sống, khỏi nơi Ngài. Sự sống ấy, nay Ngài lại sẽ ban cho mọi người, rất tràn đầy và trọn vẹn.

Thăng thiên về trời, còn có nghĩa là: Chúa luôn chúc lành cho toàn thế giới nhân trần. Nơi đó có sự hiện hữu của hết mọi người, rất sống động. Đức Chúa không chỉ chúc lành cho Hội thánh của Ngài mà thôi. Và, cũng không một ai ràng buộc được Ngài vào với chỉ một Hội thánh, mà thôi. Và, Ngài cũng hiện diện không chỉ trong khuôn khổ nhỏ hẹp, của Nhà Tạm. Nhưng, ở khắp nơi. Cả trong ta. Cả, từng tế bào xuyên suốt của hiện hữu. Ngài không nề hà mọi tính chất nhỏ bé li ti để giáng hạ. Thăng thiên về trời, Ngài đến trở lại với ta mà hoá giải mọi khó khăn, bức bách. Để, đem về cho Cha mọi tình huống của ta, qua nguyện cầu, chúc tụng. Và, Ngài khai phóng Nước Trời để rồi sẽ đoái nhìn vào từng chi tiết nhỏ ở tình cảnh ta đang sống, với lòng yêu thương mến chuộng, và chúc phúc.

Nhờ việc Ngài làm, mỗi người và mọi người rồi sẽ nói: bản thân mình cũng cần thăng thiên về trời cùng Ngài để thăng tiến chính mình. Mình cần được nâng nhắc, hầu rũ bỏ những khốn cùng/tồi tệ với cảm giác xuống cấp. Thật thấp. Dù, tqa có xuống tận đáy cùng của mọi ngục thất, rồi cũng lại được hướng thượng ngước cao hơn, ra khỏi tính chất hẹp hòi, nhỏ nhen mà thăng hoa. Hướng thượng. Hướng rất thượng, để rồi sẽ hiểu rằngt: nỗi chết và những hạn chế của không gian và thời gian. Của, tình trạng kinh bang tế thế ở đời thường, sẽ không làm mọi người rời xa Đức Chúa, dù Ngài đã thăng thiên.

Thế đó, là ơn gọi của mỗi người, vào buổi Chúa thăng thiên về trời. Thế đó, là sự việc diễn ra ở núi thánh. Nơi, mà chính thánh sử từng ghi chép về hiến chương Nước Trời, về giới lệnh hãy cất bước ra đi mà thay hình đổi dạng, trọn thế giới. Nơi, có các thánh “cứ đứng đó nhìn trời”, buồn rã rượi.

Quả là, Đức Giêsu rất có lý khi Ngài tỏ bày: “Chỉ một thời gian nữa, anh em sẽ không còn thấy Thầy. Và một thời khắc nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy.” Xem như thế, có lẽ cũng phải mất một thời gian nữa, ta mới “nghiệm” ra được những gì mà sự kiện Chúa thăng thiên về trời, tỏ bày cho ta hiểu. Cũng nên nghiệm ra được sự thật này, để mà sống. Để được thế, hãy cứ sử dụng thời gian dành để cho ta, như mong muốn. Chắc chắn Chúa sẽ chúc lành cho thời khắc mà ta chưa đạt được. Nhưng, Chúa vẫn sẽ ở trong ta, khi ta hiện thực vai trò đem Chúa đến với mọi người

Bằng vào bài sai Chúa ủy thác, nay là lúc ta hiên ngang dấn bước thực hiện bài sai Chúa ủy thác. Thực hiện điều mà Chân phước Gioan Phaolô II từng đặt tựa đề cho sách của ngài viết:“Hãy trỗi dậy mà ra đi!”, ngõ hầu khuyến khích con dân Hội thánh đang hiện thực, Lời Chúa dạy.

Cùng phấn kích với Hội thánh, cũng nên ngâm tiếp lời thơ còn bỏ dở, mà hát rằng:



“Tất cả mùa xuân rộn rã đi!

Xa xôi người có nhớ thương gì?

Sông xưa chảy mãi làm đô ngả,

Ta biết xuân nhau, có một thì.”

(Nguyễn Bính – Cuối Tháng Ba)



Cùng với Xuân mùa, rộn rã đi. Người đi vội, kịp đến chùa/đền. Còn ta đây, vẫn nhớ người đôi ngả. Rộn rã biết “xuân nhau có một thì”. Thì, của nhớ và thương. Thân tình. Quyết thực hiện điều Thầy dặn rõ, mới hôm nào.



Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch.







“Rồi đây một mai lối xưa tôi về”

Kể chuyện buồn vui hai đứa mình nghe.

Một gian nhà tranh giấc mơ đềm êm
lắng nghe tiếng nhịp con tim,
hai người gọi chung một tên…”

(Minh Kỳ/Hoài Linh – Nếu Một Mai Anh Biệt Kinh Kỳ)

(Cv 1: 8-9 )

Thời buổi này, làm gì còn có giấc mơ xưa, những là “một gian nhà tranh giấc mơ đềm êm”, “lắng nghe tiếng nhịp con tim” để rồi ta cứ ngồi đó mà “kể chuyện buồn vui”, “hai đứa mình nghe”, thôi. Quả thế! Một đứa nghe thôi, cũng đã chết. Huống hồ là, những hai người đều nghe thì làm sao nuốt nổi những tư tưởng rất “tưng bừng”, nhiều sáng kiến. Vâng. Đây, chỉ là những giấc mơ lờ mờ, một giấc mộng rất “xưa rồi Diễm”, của “Diểm Xưa”, mà người anh “biệt kinh kỳ”, đã rồi đây “một mai”, hay mai một, đến như thế?

Ngay cả cụm từ “biệt kinh kỳ” do hai tác giả Minh Kỳ và Hoài Linh sáng chế, tuổi trẻ hôm nay làm sao hiểu nổi, nếu không tra cứu thêm từ điển? “Kinh kỳ” đây, dù người em ở lại dù có hiểu rõ đi nũa, cũng đâu là những kỳ đọc kinh/ngắm kệ hay kể lể về những gì kỳ lạ, của vị kinh sư, rất khiếp kinh ở Israel vào thời ấy. Cũng chẳng là bài thuyết pháp/giảng giải ở nhà thờ về các chi tiết liên quan đến người đời, sống cuộc đời người, ở đâu đó.

“Biệt kinh kỳ”, hay còn là giã biệt kinh đô rất lạ kỳ, chỉ là lời nhắn gửi người anh/người chị thân thương trước khi anh/chị về chốn hoàng hôn chốn lính trận, tìm “tình nào hơn nước non”, thời đó thôi. Kinh kỳ hôm nay, đâu ai chịu giã biệt, lại cứ ùn ùn kéo về thủ đô nước Việt ở phiá Nam, để dân số hôm nay lên những hai chân số, hơn 10 triệu!

Với người đời, “kinh kỳ” (hay còn gọi là “cố đô”) của tâm hồn đã giã biệt, lại là những tính chất “cá biệt” trong nếp sống xưa, cần khai tỏ. “Kinh kỳ” ấy, “cố đô” này, vẫn có thể là như ý nghĩa của truyện kể rất nhẹ nhàng, ở bên dưới:



“Chuyện kể rằng,

có vị vua nọ ngày đêm lo lắng về sự an nguy cho vương quốc mình về những kho báu cũng như ngai vàng của mình, nên nhà vua không còn thấy bình an trong cuộc sống. Ông lại nghi ngờ các vị quan/dân các cấp. Và, tương lai trở thành nỗi hãi sợ, ám ảnh ông.



Từ cung điện cao sang nhìn xuống lớp dân đen/nghèo hèn ồm yếu nhưng hạnh phúc, nhà vua thấy mình thèm được như họ. Thấy nơi họ, toát lên nỗi đơn sơ, chân chất, không lo lắng điều gì về tương lai, mai ngày. Vốn dĩ luôn thắc mắc, với nghi ngờ, nên vua tò mò quyết cải trang thành người hành khất để tìm hiểu xem do đâu mà lớp dân nghèo của nước mình lại bình an, không lo lắng đến tương lai.



Một ngày kia, vua giả dạng người ăn mày gõ cửa nhà một người nghèo để xin ăn. Người nghèo mời ăn mày vào nhà và cùng sẻ san ổ bánh mì với thái độ hân hoan, rất yêu đời. Vua hỏi:

-Điều gì làm ông sung sướng đến như vậy?”

Người nghèo đáp:

-Tôi hân hoan sung sướng vì có được một ngày đẹp. Tôi sửa giày chữa dép chỉ cần kiếm đủ tiền mua ổ bánh cho buổi cơm tối nay, thế là đủ.

Vua hỏi tiếp:

-Thế, chuyện gì xảy đến, nếu mai ngày ông không kiếm đủ tiền mua bánh thì sao?

-Tôi có niềm tin vào mọi ngày. Ngày qua ngày, mọi chuyện cũng sẽ tốt đẹp thôi.

Sau khi ra về, vua muốn thử lại niềm tin của người thợ giày, hôm ấy, bèn ra lệnh cấm tất cả mọi người sửa giày dép không được hành nghề này trong vương quốc của ông nữa. Thoạt khi biết rằng nghề của mình bị cấm đoán, người thợ giày bèn nhủ thầm: “Ngày qua ngày, rồi ra thì mọi chuyện cũng sẽ tốt đẹp thôi”. Lập tức, ông thấy có vài phụ nữ gánh nước ra chợ để tưới rau bán, ông bèn xin được làm chân gánh nước thuê cho họ. Và hôm đó, ông kiếm đủ tiền để mua bánh mì cho buổi tối, thế cũng xong. Tối về, vua ông lại giả dạng người hành khất lại đến thăm người gánh nước nghèo. Gặp vua-giả-dạng-làm-hành khất, người nghèo gánh nước vẫn giữ thái độ ung dung, thư thái với ổ bánh mì đạm bạc, đang nhai, kể lại chuyện gánh nước mướn hôm ấy.



Một lần nữa, để thử thách niềm tin của người nghèo gánh nước mướn, vua lại ra lệnh cấm không ai được phép hành nghề gánh nước mướn trong vương quốc của mình, nữa. Và cứ thế, người nghèo nói trên thay đổi rất nhiều nghề, rất khác biệt. Nhưng, ở nơi ông, vẫn luôn có sự bình an và tin tưởng vào triết lý sống “ngày qua ngày” của mình. Còn vua, vẫn không thể nào hiểu được làm sao người nghèo nước ông lại có được sự bình an và niềm tin chân chất, giản đơn đến thế. Rồi cứ thế, mỗi lần bị cấm hành nghề, người nghèo kia lại cứ thản nhiên tin rằng, “Ngày qua ngày, mọi chuyện rồi ra cũng tốt đẹp, thôi.”



Quá tò mò trước triết lý sống giản dị của người dân nghèo hèn, vua lại ra lệnh cho các quan văn võ trong nước sắp xếp sao để buộc tất cả mọi người nghèo trong nước phải trở thành lính kiểng trông nom canh gác cho cung điện của mình. Thật tội nghiệp cho người nghèo kia, từ nay không được lãnh lương tiền hằng ngày để mua bánh mì mà sống, phải đợi đến cuối tháng mới có. Tính sao đây? Dù vậy, anh ta cũng lại tìm ra cách thức bán gươm đao do trên cấp phát, để có tiền mua bánh mì cho nguyên cả tháng.



Tối về nhà, thế là anh ta lại có bánh mì để ăn, nên vẫn hạnh phúc với triết lý sống “ngày qua ngày, mọi việc rồi cũng tốt thôi.” Vua nghe thế, lại giả dạng dân thường, đến thăm ông và hỏi:

-Lâu nay, ông làm nghề gì để kiếm tiền mua bánh ăn độ nhật, thế?

-Tôi, nay được cất nhắc làm lính hầu ở dinh vua, cũng thấy sướng. Có dư tiền độ nhật.



Rồi, anh đơn sơ kể thật chuyện làm lính hầu ở dinh vua, chỉ lãnh lương lương tiền vào cuối tháng mà thôi, nên đã bán gươm thật đi, đổi lại, anh lấy tiền mua đủ bánh mì cho nguyên một tháng. Để rồi đến ngày lãnh lương, anh sẽ chuộc lại chiếc gươm thật và như thế, có thể tiếp tục được cuộc sống “ngày qua ngày”, tuy đạm, bạc, nhưng rồi cuộc sống cũng tốt đẹp cả thôi”. Không bon chen, giựt giành với người khác. Vua lại hỏi:

-Không có gươm thật, làm sao canh giữ được dinh thự của vua quan?

Anh bèn bật mí cho khách biết:

-Hiện thời, chiếc gươm tôi sử dụng chỉ là gươm giả bằng gỗ, cũng không sao.

Vua hỏi tiếp:

-Nhưng nếu anh bị cấp trên bắt buộc phải rút gươm thật cho họ xem xét thì sao?

-Ngày qua ngày, mọi chuyện rồi cũng tốt đẹp cả thôi.



Quả là, hôm sau người ta bắt được một tên trộm khét tiếng cấp trên quyết định xử chém. Vua quan yêu cầu người nghèo được tuyển làm lính canh kia phải ra tay thực hiện vai trò của tên đồ tể chém đầu tay ăn trộm. Bởi lẽ, vua thừa biết: với chiếc gươm bằng gỗ, người-nghèo-được-làm-lính kia dẫu có ba đầu sáu tay, cũng không thể tuân được lệnh vua ban. Và như thế, xem niềm tin vào triết lý sống “ngày qua ngày, mọi sự rồi ra cũng tốt đẹp cả thôi,” của anh sẽ ra sao. Khi tên tử tội vừa quì mọp dưới chân anh lính nghèo thống thiết nài van anh tha mạng, vì y ta còn vợ còn con nhỏ, phải nuôi dưỡng. Anh lính nghèo nhìn đám đông xung quanh một hồi, rồi hô lớn:

-Lạy Đấng Tối Cao, nếu người này có tội thực, thì xin cho con được phép thi hành lệnh của vua quan ban. Nếu anh vô tội, xin Ngài biến gươm này thành gươm gỗ, để cứu hắn.



Ngay tức thì, anh rút gươm ra chém đầu tên tử tội. Nhưng vì chiếc gươm anh cầm chỉ là gươm gỗ nên tên tử tội không bị giết. Đám đông chứng kiến sự thật như trên, bèn la lên: “Phéo lạ! Quả, đây là phép lạ!” Và, trước cảnh tượng hỡi ôi là như thế, vua bèn truyền lệnh tha cho tên trộm khỏi chết, đồng thời tiến đến người lính nghèo thú thật:

-Trẫm đây, là người giả làm hành khất cứ đêm đêm tới hỏi chuyện ngươi. Từ nay, trẫm muốn anh là bạn và là quân sư cho trẫm.”



Truyện kể rất nhẹ nhàng. Đơn giản. Hơi mang chút ít tích cổ. Nhưng trong phiếm luận đường dài rất lai rai, thì cổ hay tân không là điều quan trọng. Quan trọng là lời bàn của người kể, hôm nay lại dẫn đưa một lời bàn về triết lý của cuộc sống “Ngày qua ngày” có lời lẽ như sau: cuộc sống chỉ quan trọng nhất thời hiện tại. Dù có cả quá khứ lẫn tương lai. Triết lý của thanh niên nghèo kia, là triết lý thực đặt giá trị thực tiễn lên trên tiền bạc, danh chức, sắc dục và quyền lực. Cứ cho đi người đời chỉ quí trọng giàu sang, quyền thế đến thế nào đi nữa, nếu người người hôm nay không sống chân phương/trung thực, thì chẳng thể nào cảm nhận được giá trị của chính cuộc sống ấy. Nếu người người không sống giây phút hiện tại, thì cuộc đời mình cũng chỉ là chuỗi ngày tìm bắt cái bóng hình của “bình an, hạnh phúc”, rất vô vọng.

Hiểu như thế, thì “kinh kỳ” của người đời, chừng như vẫn còn mang tính không gian và thời gian, để lưu luyến. Chẳng thế mà, người đời cứ theo chân nghệ sĩ vẫn hát lời ca thẫn thờ, rất luyến nhớ, rằng:

“Tám hướng bốn phương trời mây

thôi nhé anh đi từ đây

Kỷ niệm nào không có vui hay buồn

chiều nào không có hoàng hôn

tình nào hơn nước non…”

(Minh Kỳ/Hoài Linh – bđd)



Với nhà Đạo, “kinh kỳ” mà Thầy Chi Ái giã biệt, không phải là chốn miền xảy đến ở không gian có thương đau. Xao xuyến, Có nỗi niềm đầy luyến lưu. Rõ ràng tình huống “kinh kỳ” Thầy giã biệt, là thế này:



“Nói xong,

Người được cất lên ngay trước mắt các ông,

và có đám mây quyện lấy Người,

khiến các ông không còn thấy Người nữa.”

(Cv 1: 9)



Xem như thế, “kinh kỳ” Thầy giã biệt, không là không gian hay thời gian của trần thế, mà là trạng huống qua đó Thầy có rời-nhưng-không-bỏ. Thầy về với Cha, nhưng không quên nhắn nhủ dân con ở lại, bằng những Lời đầy xác quyết:



“Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần

khi Người ngự xuống trên anh em.

Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy

tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri

và cho đến tận cùng trái đất."

(Cv 1: 8)



Xem như thế, thì “kinh kỳ” Thầy giã biệt, là tình huống có sức mạnh của Thánh Thần Chúa ở với dân con, để mọi người rồi sẽ làm nên tất cả. Sẽ, sống hạnh phúc rất đích thực. Không chỉ như quan niệm của thanh niên nghèo hèn vẫn cứ sống “ngày qua ngày”, chẳng lo gì quá khứ lẫn vị lai. Nhưng, tất cả sẽ là nét đặc trưng của cộng đoàn Nước Trời, luôn trông cậy vào Thánh Thần Chúa, đến với mình.

Có thể, có người sẽ ngược giòng lịch sử rồi cho rằng Hội thánh thời tiên khởi cũng hoang mang khi Thầy Chí Thánh về với Cha. Rất có thể, lúc đầu chỉ là những tình cảm sướt mướt, khi không thấy Thầy ở cạnh nữa. Nhưng tình cảm uỷ mị ấy đã được cất đi, để nhường cho những quyết tâm được Thầy dặn dò, một chúc thư:



“Đức Giê-su đến gần, nói với các ông:

"Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.

Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ,

làm phép rửa cho họ nhân danh

Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần,

dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.

Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế."

(Mt 28: 19-20)



Đồ đệ Chúa hôm nay, trong nhiều hoàn cảnh thực tế, hẳn sẽ có vị còn duy trì thái độ ủy mị, khi Chúa “được cất về trời”. Nhưng, cũng có nhiều vị vẫn hiên ngang nhớ lời Thầy dặn dò, để mà sống. Sống oai hung, chỉ biết và nhớ những điều ấy. Mặc cho ai có phê bình chỉ trích mình là người sao, cũng vẫn mặc.

Người đời hôm nay, cũng thế. Có người, cũng liên tưởng đến buổi “Biệt kinh kỳ” của Chúa, để rồi, lúc này hay lúc khác, quyết thực hiện điều Chúa dặn dò bằng phương cách này khác, như giùm giúp cả người dưng khách lạ, dù chỉ một ý kiến nhỏ nhoi, dù cho người đời có coi mình chẳng ra gì, như truyện kể để minh hoạ ở bên dưới:



“Một anh tài xế xe tải làm công việc thường ngày giao hàng cho một bệnh viện tâm thần, đang đậu xe bên cạnh một ống cống nước.



Lúc chuẩn bị rời bệnh viện, anh nhận thấy có một bánh xe bị xì hơi. Anh kích chiếc xe tải lên và tháo bánh xe xì hơi để thay vào đó một bánh xe dự phòng. Lúc sắp sửa gắn bánh xe mới vào, đột nhiên anh làm rơi cả bốn chiếc bù lon xuống ống cống nước. Anh không thể nào vớt những chiếc bù lon ra khỏi ống cống được, và bắt đầu hoảng lên vì không biết phải làm gì. Ngay lúc đó, một bệnh nhân đi ngang qua và hỏi anh tài xế tại sao trông anh có vẻ hốt hoảng như vậy. Người tài xế tự nghĩ, bởi vì mình mà còn không làm được huống gì cái gả điên này, nên để gã ta đi cho khuất mắt, người tài xế xe tải nói sơ qua tình hình và đưa một cái nhìn thất vọng. Người bệnh nhân cười anh tài xế và nói:

-Chỉ mỗi cái việc đơn giản như vậy mà anh còn không cách nào làm được. Không lạ gì anh sinh ra chỉ còn cái nghề tài xế xe tải để sống". Người tài xế lấy làm ngạc nhiên khi nghe lời nhận xét như vậy từ một gã tâm thần. "Đây là cái anh có thể làm", gã tâm thần nói.."tháo một cái bù lon từ mỗi trong ba bánh xe kia và gắn vô cái bánh xe này. Rồi lái xe xuống cửa tiệm gần nhất và thay những cái bù lon còn thiếu vô. Đơn giản quá phải không anh bạn?"



Người tài xế quá cảm kích với lối giải quyết nhanh chóng này liền hỏi người bệnh:

-Anh giỏi và thông minh như vậy sao lại có mặt ở bệnh viện tâm thần này thế?

Người bệnh trả lời:

"Anh bạn ạ! Tôi ở đây bởi vì tôi khùng chứ không phải tôi ngu"…



Quả là, trong cuộc sống đời thường, người nhà Đạo đôi khi cũng bị cho là điên khùng điên khi vẫn hiên ngang sống thực hiện điều Thầy dặn dò, trước khi Ngài “biệt kinh kỳ”, khỏi trần thế. Hôm nay, có lẽ cũng nên liên tưởng đến lời của người khùng nhưng không ngu ở bệnh viện tâm thần, khi anh dám giùm giúp người dưng khách lạ, đang gặp nạn.

Có bị coi là khùng hay điên vì tin vào Lời Thầy sống đúng mực, hẳn bạn và tôi ta đừng sợ. Chí ít, là nỗi sợ bị người người chê bai này khác. Bởi, Thầy đã xa rời đồ đệ là ta, để ra đi về với Cha. Nhưng, Thầy quyết không bỏ mọi người ở lại, dù chốn khùng điên bệnh tâm thần. Thầy không bỏ, nhưng vẫn giữ Lời dặn dò hôm ấy:



“Và đây,

Thầy ở cùng anh em mọi ngày

cho đến tận thế."

(Mt 28: 20)



Quyết như thế, ta sẽ cùng người nghệ sĩ cứ lan man và vui hát lời ca rất kết hậu, rằng:



“Rồi đây một mai lối xưa tôi về”

Kể chuyện buồn vui hai đứa mình nghe.

Một gian nhà tranh giấc mơ đềm êm
lắng nghe tiếng nhịp con tim,
hai người gọi chung một tên.”

(Minh Kỳ/Hoài Linh – bđd)



Có Thầy và có Chúa ở cùng rồi, thì không chỉ hai người mà tất cả mọi người sẽ cùng “gọi chung một tên.” Tên ấy hôm nay, bây giờ và mãi mãi sẽ là tên và tuổi của người đồ đệ Chúa, rất Giêsu.



Trần Ngọc Mười Hai

Cứ nhớ mãi Lời Thầy dặn dò

Để có cuộc sống yên vui

An bình

Hạnh phúc.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lễ ngọc khánh 60 năm Caritas quốc tế: hãy làm việc bác ái như Chúa Giê-su
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
02:12 27/05/2011

Roma, thứ hai ngày 23.05.2011 (Zenit.org) – Trong buổi lễ Ngọc khánh mừng 60 năm ngày thành lập của cơ quan thiện nguyện CARITAS quốc tế, ĐHY Tarcisio Bertone, quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã chủ sự Thánh lễ cho các phái đoàn đến tham dự trong đại hội và đã lên tiếng cảnh cáo nguy cơ “bỏ qua căn tính Kitô giáo” trong các công tác cứu trợ con người. Trong bài giảng lễ cử hành tại Roma vào ngày 22.05.2011, ĐHY đã nhắc nhở rằng: Giáo hội không những phải làm việc bác ái, mà phải thực hiện như Đức Kitô”….

Trước hơn 300 đại biểu của Caritas nhóm họp về Roma để mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập của cơ quan thiện nguyện CARITAS quốc tế và tham dự đại hội lần thứ 19 của hội, ĐHY Bertone đã nhắc nhở rằng: “hoạt động bác ái của Giáo Hội, cũng giống như việc bác ái của Chúa Kitô. Không bao giờ được chỉ hạn chế vào nguyên việc cứu trợ những nhu cầu vật chất của con người cho dù các nhu cầu vật chất này đôi khi thật khẩn trương và phải cứu trợ ngay không thể chờ đợi”.

ĐHY lên tiếng cảnh cáo: “Việc cứu trợ cho con người, bình thường , nếu bỏ qua căn tính Kitô giáo và chấp nhận một hình thức hầu như “trung lập”, cách thức hoạt động muốn làm vừa lòng mọi người có nguy cơ, dù trong trường hợp đạt được những kết quả tức khắc, không thể phục vụ tốt cho con người, và không xứng với trọn vẹn phẩm giá của họ.”

ĐHY tiếp tục phát biểu như sau: “qua cách hành xử như thế, dù muốn dù không, kết cục những người hoạt động cứu trợ khiến cho những người được thụ ân một não trạng hoàn toàn vật chất. Sau đó, đến lượt mình, những người hoạt động cứu trợ cũng đem não trạng vất chật này trong các mối liên hệ với tha nhân và ngay trong việc đương đầu với các vấn đề xã hội. Nói tóm lại: Giáo hội không những phải làm việc bác ái nhưng phải thực hiện như Đức Kitô.”

ĐHY quốc vụ khánh đã kết luận như sau: “tính ích kỷ và sự nhửng nhưng luôn ẩn hiện trong căn bản của tất cả những khốn cùng”. Ngài nói tiếp: “Trong lãnh vực chính trị, nó đặc biệt biểu lộ trong hối lộ”.

Nên biết, Caritas quốc tế “Caritas Internationalis (CI)” là cơ quan thiện nguyện hiện diện và hoạt động trên toàn thế giới, với sự điều hợp và công tác của 165 tổ chức Caritas quốc gia. Mục đích của Caritas quốc tế là điều hợp việc cứu trợ khẩn cấp trong các thiên tai như bão lụt, động đất và các tai họa khác tại địa phương…

Vào năm 2004, ĐTC Gioan-Phaolô II đã chuẩn y và nhìn nhận tư cách pháp nhân chính thức của Caritas quốc tế “vì tự bản chất, các cơ quan Caritas quốc gia hay giáo phận là cơ quan bác ái chính thức của các giám mục”, và cũng chính vì những công cuộc phục vụ lớn lao mà cơ quan Caritas quốc tế đã thực hiện từ mấy chục năm trường qua cho công ích của toàn thể Giáo Hội cho toàn thế nhân loại”

Riêng Caritas Việt Nam đã được Hội đồng Giám mục Việt Nam tái thiết lập trong kỳ họp thường niên, từ ngày 25.9.2008, tại Xuân Lộc. Xin xem các tài liệu đính kèm (1)

Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu

(1) Tài liệu liên quan đến ngày thành lập của CARITAS VIỆT NAM

Lời giới thiệu của ĐỨC CHA ĐA MINH NGUYỄN CHU TRINH

CHỦ TỊCH UỶ BAN BÁC ÁI XÃ HỘI - CARITAS VIỆT NAM

Kính thưa Quý Hồng y, Quý Đức Cha

Quý cha, Quý tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân thân mến,

Caritas Việt Nam đã được Nhà nước cho phép tái lập trên đất nước chúng ta và trong mỗi giáo phận như một hiệp hội thực hiện các hoạt động bác ái xã hội. Hội đồng Giám mục Việt Nam, trong kỳ họp thường niên, từ ngày 25-9-2008, tại Xuân Lộc, đã xác nhận tầm quan trọng và sự cần thiết của tổ chức này trong Giáo hội Việt Nam, cũng như trân trọng giới thiệu Hiệp hội này với cộng đồng tín hữu.

Trong lịch sử hoạt động, các tổ chức trong mạng lưới Caritas quốc tế đã từng giúp đỡ rất nhiều cho dân tộc và Giáo hội Việt Nam, nhiều người khi nghe đến Caritas là liên tưởng đến tài trợ vật chất mà quên mất đây là một Hiệp hội thúc đẩy tinh thần bác ái, chia sẻ tình thương của Thiên Chúa cho mọi người.

Hơn nữa, Caritas còn là một tổ chức Công giáo Tiến hành để cổ vũ việc loan báo Tin Mừng cứu độ của Đức Giêsu Kitô cách thiết thực qua việc giúp đỡ những người nghèo khổ, tật bệnh, bị gạt ra ngoài lề xã hội.

Caritas thật sự đã đổi mới bản chất và phương thức hành động khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI chỉ định vị Hồng y đầu tiên, Oscar Andres Rodriguez, làm Chủ tịch Caritas Internationalis thay cho những người giáo dân giữ chức vụ này từ mấy chục năm nay. Hành động này như muốn xác định Giáo Hội toàn cầu muốn hiệp hội Caritas đóng vai trò lớn lao hơn trong sinh hoạt của Giáo Hội và người tín hữu cần xác tín rằng “hoạt động bác ái chính là trách nhiệm của mỗi tín hữu và cũng là bản chất của Giáo hội Công giáo” như Đức Thánh Cha đã xác định trong Thông điệp Deus Caritas est (Thiên Chúa là Tình Yêu, số 20).

Chính vì muốn đáp ứng những thay đổi trong xã hội và Giáo hội mà Uỷ ban Bác ái Xã hội – Caritas Việt Nam đã soạn thảo bản Quy chế - Nội quy này để trình bày đôi nét về lịch sử, mục đích, tôn chỉ, nguyên tắc hành động, cơ cấu tổ chức và điều hành, cũng như đường hướng sinh hoạt của Caritas Việt Nam.

Tôi xin trân trọng giới thiệu Bản Cẩm Nang Caritas Việt Nam này đến toàn thể cộng đồng Dân Chúa sau khi đã được góp ý và bổ sung thêm những điều còn thiếu qua Hội Nghị Ra Mắt Caritas Việt Nam tại Xuân Lộc từ ngày 21-24/10/2008. Ước mong bản Quy Chế sớm được áp dụng thử nghiệm để mỗi thành viên Caritas Việt Nam có thể tham gia xây dựng nền văn minh tình yêu nơi Giáo Hội và Xã hội.

Xin Thiên Chúa Ba Ngôi chúc lành và Đức Mẹ La Vang chuyển cầu cho tất cả chúng ta.

Làm tại Xuân Lộc

Ngày Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, 24-11-2008

Gm. Đa Minh Nguyễn Chu Trinh

Chủ tịch UBBAXH - Caritas Việt Nam

Hội đồng Giám mục Việt Nam

40 Nhà Chung – Hà Nội

BẢN XÁC NHẬN

CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

VỀ CARITAS VIỆT NAM

Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) trong phiên họp thường niên tại Toà Giám Mục Xuân Lộc, từ ngày 22 đền 26-09-2008, đã xác nhận rằng :

Trong hoàn cảnh hiện nay của xã hội Việt Nam, HĐGMVN cần tổ chức Caritas Việt Nam như một Hiệp hội để giúp đỡ một cách có hiệu quả những người nghèo khổ, bệnh tật, những nạn nhân thiên tai, những nạn nhân xã hội như những người nhiễm HIV/AIDS, những người nghiện ma tuý, những phụ nữ trẻ em bị lạm dụng tình dục…

HĐGMVN vui mừng và hy vọng khi nhận được tin Nhà nước Việt Nam cho phép tái lập Caritas Việt Nam trong tất cả các giáo phận của Giáo Hội Việt Nam cũng như cho phép hoà nhập vào hoạt động Caritas toàn cầu.

HĐGMVN sau khi nghiên cứu và thảo luận đã chuẩn y nội quy của Caritas Việt Nam do Uỷ Ban Bác ái Xã hội đệ trình. Quy chế này xác định mục đích, tôn chỉ, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động, tổ chức của Caritas Việt Nam tại Trung Ương cũng như tại các giáo phận.

HĐGMVN đồng ý và mong muốn Caritas Việt Nam được sát nhập vào Caritas Internationalis để cùng thực hiện hoạt động bác ái theo đường hướng chung của Giáo Hội toàn cầu.

HĐGMVN mong ước nhiều tín hữu tham gia vào Caritas Việt Nam để thực hiện tình bác ái của Chúa Kitô cho mọi người.

Xin Chúa chúc lành cho tất cả những ai tham dự Hiệp hội này.

Làm tại Xuân Lộc, ngày 25-09-2008

TM. HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

 
Đức Bênêđíctô XVI: văn hóa hiện đại đẩy tôn giáo xuống hàng ý kiến
Vũ Văn An
04:01 27/05/2011
Tin Zenit ngày 24 tháng 5 cho hay: trong buổi gặp gỡ các sinh viên và đại diện Trường Đại Học Thánh Tâm vào Thứ Bẩy vừa qua, nhân dịp Trường này kỷ niệm 90 năm thành lập, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cho rằng nền văn hóa hiện đại đang cố gắng giới hạn phạm vi lý trí vào các khoa học thực nghiệm, đến nỗi tôn giáo đã bị đẩy xuống hàng ý kiến

Đức Thánh Cha nhận định rằng các đại học không được tách mình ra khỏi “các biến đổi lớn lao và nhanh chóng” của thời đại. Ngài nói: “nền văn hóa duy nhân bản dường như đang bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái tiệm tiến, trong khi người ta nhấn mạnh tới điều tự gọi là các khoa ‘có tính sản xuất’, thuộc loại kỹ thuật học và kinh tế. Bởi thế, nền văn hóa hiện đại đang có khuynh hướng đẩy tôn giáo ra ngoài không gian của lý tính: đến độ các khoa học thực nghiệm trở thành độc quyền đối với lãnh vực lý trí, dường như không còn chỗ để lý trí tin nữa, đến nỗi chiều kích tôn giáo bị đẩy xuống hàng ý kiến và lãnh vực tư”.

Nhưng ngài nhắc ta nhớ: đức tin và văn hóa kết hợp với nhau từ trong nội tại, chính Đại Học Thánh Tâm cũng đã được thiết lập “để đi tìm chân lý, chân lý trọn vẹn, toàn vẹn chân lý về hữu thể”. Đức Thánh Cha cảnh cáo rằng: khi cuộc “hôn nhân” giữa đức tin và văn hóa bị phân rẽ, “nhân loại sẽ rơi vào chỗ tự thu mình và nhốt mình khỏi khả năng sáng tạo của chính mình”. Vì vậy, đại học phải có “một đam mê chân chính đối với vấn đề tuyệt đối thể, đối với chính chân lý, và do đó đối với nền học thuật thần học”.

Đam mê đối với con người

Theo Đức Thánh Cha, “lòng đam mê chân chính đối với nhân loại” phải linh hứng cho công việc của đại học. “Chỉ khi nào nó phục vụ con người, thì khoa học mới phát triển như một ngành canh tác và trông coi vũ trụ thực sự” mà “phục vụ con người là thể hiện chân lý trong bác ái, là yêu sự sống, là luôn tôn trọng nó, bắt đầu ngay từ trạng thái nó còn mỏng dòn và không tự bảo vệ được”. Ngài tuyên bố: “Tuyên xưng đức tin và chứng nhân bác ái là hai điều không thể phân rẽ. Thực vậy, cái nhân sâu xa của chân lý Thiên Chúa chính là tình yêu và với tình yêu này Người đã cúi xuống với con người và, trong Chúa Kitô, Người đã ban cho con người muôn vàn hồng phúc ơn thánh. Đỉnh cao của nhận thức về Thiên Chúa chỉ đạt được trong tình yêu; một tình yêu có khả năng đi tới tận gốc rễ, không hài lòng với những biểu thức trắc ẩn đó đây, nhưng rọi sáng cho ý nghĩa cuộc đời bằng chính chân lý của Chúa Kitô; một tình yêu biến đổi trái tim con người và kéo họ ra khỏi tính vị kỷ vốn chỉ sản sinh ra bất hạnh và chết chóc.

Tâm điểm đại học

Đức Bênêđíctô XVI quả quyết rằng: đức tin Kytô Giáo “không biến bác ái thành một cảm xúc mơ hồ và đạo hạnh, nhưng thành một sức mạnh có khả năng rọi sáng các nẻo đường đời trong mọi biểu thức của nó. Không có cái nhìn này, không có cái chiều kích thần học độc đáo và sâu sắc này, bác ái chỉ hài lòng với những giúp đỡ đó đây mà bỏ qua nhiệm vụ tiên tri vốn là của riêng nó, là biến đổi đời người và chính các cấu trúc của xã hội”.

Đức Thánh Cha nói về niềm xác tín này: “Sức mạnh của Tin Mừng có khả năng đổi mới các liên hệ nhân bản và đi vào tận trái tim thực tại”. Với cái nhìn này, nhà nguyện là “trái tim đang đập và của ăn thường hằng của đời sống đại học”.

Lặp lại lời Đức Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha nói rằng nhà nguyện là nơi để ta “tìm được của nuôi và hướng đi. Nó là trường tập các nhân đức Kitô Giáo, trong đó, sự sống tiếp nhận được ở phép Rửa Tội lớn lên và phát triển một cách có hệ thống. Nó là căn nhà chào đón, rộng mở cho tất cả những ai, nhờ nghe được tiếng Thầy trong nội thẳm, đã trở nên những người tìm kiếm chân lý và phục vụ con người qua việc tận tụy hàng ngày hiến mình cho một thứ học tập không giới hạn vào các mục tiêu hẹp hòi và thực tiễn”.
 
Caritas Quốc tế bầu Tổng thư ký mới
Phạm Kim An
08:47 27/05/2011
Caritas Quốc tế bầu Tổng thư ký mới

ROMA – Ngày 26-5, Caritas Quốc tế phê duyệt ông Michel Roy làm Tổng thư ký mới của tổ chức trong nhiệm kỳ bốn năm tới.

Ông Roy, nhà kinh tế học và ngôn ngữ học, sẽ kế nhiệm bà Lesley-Anne Knight, hiện là Tổng thư ký của Caritas Quốc tế trong nhiệm kỳ 2007-2011. Bà bị từ chối việc tái ứng cử chức vụ này.

Ông Roy, 56 tuổi, cha của hai người con, hiện đang là Giám đốc Bộ phận vận động hành lang quốc tế và Bênh vực của Hội Cứu trợ Công giáo (Secours Catholique, tức Caritas Pháp). Ông đã làm việc cho tổ chức từ thiện này của Pháp trong 30 năm. Ông thông thạo tiếng Pháp, Anh và Tây Ban Nha.

Ông đã làm việc về quản trị toàn cầu, cải thiện tài chính phát triển, thúc đẩy hòa bình và vận động các ngành công nghiệp khai khoáng, thông qua tư cách thành viên của Hội đồng quản trị “Sáng kiến minh bạch ngành công nghiệp khai khoáng” (EITI), và Người Điều phối diễn đàn "Công bố những gì bạn trả tiền" ở Pháp.

Phát biểu với đại hội tại Roma ngay sau khi bỏ phiếu, ông Roy nói rằng ông "rất cảm kích" bởi việc bầu chọn mình. Ông nói thêm: “Tôi muốn cảm ơn bà Lesley-Anne về công việc của bà đã làm cho đến nay, và cũng cám ơn tất cả các bạn về những gì các bạn làm cho mạng lưới này, sẽ phản ánh các hy vọng của người nghèo để xây dựng một thế giới tốt hơn".

Ông Roy sẽ là tổng thư ký, cùng làm việc với Đức Hồng Y Oscar Rodríguez Maradiaga, Tổng giám mục tổng giáo phận Tegucigalpa, Honduras, người đã đắc cử nhiệm kỳ thứ hai làm chủ tịch Caritas Quốc tế.

Các thành viên Caritas đang ở Roma đến hết ngày 27-5, tham dự đại hội thứ 19 của liên đoàn các tổ chức từ thiện giáo phận từ khắp nơi trên thế giới. Đại hội năm nay cũng là dịp mừng 60 năm ngày thành lập liên đoàn, vốn bao gồm khoảng 165 tổ chức từ thiện Công giáo. (Zenit 26-5-2011)

Phạm Kim An
 
Giải thưởng châu Âu cho truyện tranh Kitô giáo
Nguyễn Trọng Đa
08:50 27/05/2011
Giải thưởng châu Âu cho truyện tranh Kitô giáo

Dành cho truyện tranh “Thánh Phanxicô Átxidi – Những Cánh Hoa Đơn” của Dino Battaglia

ROMA – Truyện tranh “Thánh Phanxicô Átxidi – Những Cánh Hoa Đơn” của họa sĩ Ý Dino Battaglia (qua đời năm 1983), đã được trao tặng giải lần đầu tiên trong thể loại “Giải châu Âu cho truyện tranh Kitô giáo”, do Ban giám khảo của Trung tâm tôn giáo về thông tin và phân tích truyện tranh (CRIABD) ở Brussels (Bỉ) quyết định.

Đây là lần đầu tiên giải thưởng này được trao, với sự bảo trợ của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, đứng đầu là Đức Hồng y Gianfranco Ravasi.

Ngày thứ sáu 3-6 tới, giải thưởng sẽ được trao cho Laura Battaglia, vợ của tác giả, và cho nhà xuất bản Mosquito và nhà xuất bản Messaggero Padova, tại Strasbourg, trong khuôn khổ Liên hoan truyện tranh châu Âu "Strasbulles”.

Cùng với Hugo Pratt (người tạo ra Corto Maltese), họa sĩ Dino Battaglia thành lập nhóm "Asso Piche" năm 1945, và ông được xem là một trong những nghệ sĩ lớn nhất của các nước giáp dãy núi Alpes.

Để thực hiện truyện tranh “Thánh Phanxicô Átxidi – Những Cánh Hoa Đơn”, họa sĩ Dino Battaglia đã nhờ vợ ông là Laura và linh mục Giovanni M. Colasanti, tu sĩ dòng Phanxicô ở Padua (Ý), viết phần lời.

Được xem là một "kiệt tác của hình vẽ và màu sắc", truyện tranh này dành cho thanh niên và người lớn đã được xuất bản lần đầu tiên (bằng tiếng Ý) vào năm 1974, và tái bản bảy lần.

Lần xuất bản duy nhất bằng tiếng Pháp, nhưng chưa đầy đủ, là vào năm 1976 (nhà xuất bản Fleurus, «Vivants Témoins» 1 et 2). Một bản dịch mới đã được nhà xuất bản Mosquito thực hiện năm nay. (Zenit 26-5-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Nhân dịp lễ Memorial Day: Vinh danh các vị tuyên úy Công Giáo
Trần Mạnh Trác
21:14 27/05/2011
Ngành Tuyên Úy Quân Đội Hoa Kỳ là một ngành được các Dân Biểu Thuộc Địa Khóa 2 (the Second Continental Congress) lập ra từ năm 1775, trước khi có bản Tuyên Ngôn Độc lập.

So với các quốc gia khác thì đây là tổ chức Tuyên Úy lâu đời nhất và lớn nhất, đã phục vụ qua 36 cuộc chiến và 242 cuộc xung đột lớn.

Theo qui ứơc Geneva (Geneva Conventions), tuyên úy là những nhân viên không tham chiến (non-combatant, Protocol I, 8 June 1977, Art 43.2) do đó khi bị bắt thì phải được trả về vô điều kiện. Chiến tranh Việt Nam đã ghi nhận một vị tuyên úy của Thủy Quân Lục Chiến, cố linh mục Hồ Sỹ Thuyên, đã từng bị bắt vào đầu thập niên 1960 tại Bà Rịa và được thả về. Tuy nhiên sau khi chiến tranh chấm dứt, các tuyên úy Viêt Nam cũng đã phải chịu chung số phận như các sĩ quan của các quân binh chủng khác, và thường thì thời gian bị học tập còn lâu dài hơn.

Người Việt tị nạn, tuy mới ở bên Mỹ có 36 năm nhưng cũng đã cung cấp cho ngành tuyên úy Hoa Kỳ nhiều linh mục, thí dụ như cha Van Dinh đang phục vụ cho binh chủng Không Quân.

Ngành tuyên úy của Hoa Kỳ là một ngành nguy hiểm vào bậc nhất, trong Thế Chiến II, đã có trên 100 vị tuyên úy tử trận. Tỷ số thương vong như vậy là lớn chỉ sau có ngành Bộ Binh.

Và do đó nhiều vị tuyên úy cũng được tuyên dương với các huân chương cao quí nhất.

Mới đây Viện Di Sản Thủy Quân Lục Chiến (Marine Corps Heritage Foundation) đã vinh danh cố linh mục Vincent Capodanno, tử trận tại Việt Nam, bằng cách cung hiến cho ngài một cửa kính màu tại nguyện đường Semper Fidelis Memorial Chapel của viện bảo tàng TQLC quốc gia (National Museum of the Marine Corps). Được biết mỗi cửa sổ của nguyện đường tiêu biểu cho một đức tính của TQLC, nơi cung hiến cho ngài là cửa 'Hy Sinh' ('Sacrifice Window'.)

"Mọi Thủy quân lục chiến đã từng phục vụ với linh mục tuyên úy Capodanno thì nhớ tới ngài là một người không nề hà nguy hiểm để có mặt ở bất cứ nơi đâu mà một Thủy quân lục chiến cần được hướng dẫn và an ủi," theo lời Trung tướng Ron Christmas, chủ tịch Marine Corps Heritage Foundation, trong diễn văn khai mạc buổi lễ.

"Cha Capodanno đã có mặt ở khắp nơi, từ hố cá nhân cho tới lằn tuyến đầu."

Trong dịp này, ngài đã được truy tặng Huân Chương Danh Dự (Medal of Honor) là huân chương cao quí nhất của quân lực Mỹ. Ngài là giáo sĩ duy nhất nhận huy chương này.

Đó là để ghi nhận công lao của ngài trong "những đóng góp cho binh chủng Thủy quân lục chiến và vì sự hy sinh cuối cùng của ngài tại Việt Nam, trong một nỗ lực cứu sống một chiến binh TQLC," tướng Ron Christmas nói tiếp.

Cha Capodanno sinh ra ở Staten Island, New York City năm 1929 với cha mẹ là người Ý nhập cư. Năm 1957 ngài thụ phong linh mục bởi đức Hồng y Francis Spellman, lúc đó là Tổng Tuyên Úy của quân đội Mỹ.

Ngài nhập dòng Maryknoll và đi truyền giáo tại Đài Loan và Hồng Kông trong những năm 1958-1965. Sau đó ngài xin xuất dòng để làm tuyên úy cho Hải quân Mỹ, ngài đến Việt Nam trong dịp Tuần Thánh năm 1966.

Với cấp bậc Trung Úy, cha Capodanno đã tham dự bảy trận đánh. Ngài nổi tiếng về việc lấy lợi ích của các chiến binh TQLC lên trên sự an toàn cá nhân của mình, ngài thường len lỏi trên chiến trường để đến với những người bị thương và đang hấp hối để cấp cứu, an ủi và ban các phép bí tích sau cùng.

Trong cuộc hành quân Swift ngày 04 tháng 9 1967, Cha Capodanno bị một viên đạn súng cối nổ gần kề gây ra nhiều thương tích trên cánh tay, chân và một phần tay phải bị cắt đứt.

Ông Fred Smith, hiện là chủ tịch của Tổng công ty FedEx, đã tham dự trận chiến với cha Capodanno, nhớ lại rằng dù cho bị thương nặng, ngài đã từ chối di tản và tiếp tục mang các dụng cụ y tế đến cho các binh sĩ của mình.

Ngài chỉ đạo các binh sĩ giúp đỡ những người bị thương và tiếp tục di chuyển về chiến trường, khuyến khích họ bằng lời nói và bằng gương sáng của mình.

Trong khi ngài băng bó cho một chiến binh bị thương thì một lằn đạn ập đến, trong một cử chỉ tuyệt vọng, ngài đã lấy lưng ra đỡ đạn cho người lính và đã bị giết.

Không những ngài là một anh hùng của Thủy Quân Lục Chiến, năm 2006, Giáo hội Công giáo cũng đã công bố cha Capodanno là một 'Tôi Tớ Chúa,' là bước đầu tiên trong tiến trình phong thánh.

'Tôi Tớ Chúa' Capodanno không phải là vị duy nhất được vinh danh trên cửa kính màu của một nguyện đường quốc gia, trước đó nhiều năm một tuyên úy công giáo trẻ khác, cha John P. Washington, cũng đã nhận được vinh dự này.

Cha Washington sinh tại Newark, New Jersey năm 1908. Ngài từng là huynh trưởng hướng đạo và từng phục vụ tại nhiều xứ đạo khi cuộc tấn công Pearl Harbor xảy ra vào năm 1941, ngài được bề trên ra lệnh phục vụ ngành tuyên úy cho quân đội.

Ngài là một trong bốn vị tuyên úy 'bất tử' đã hy sinh mạng sống của mình vì người khác trên chuyến tàu định mệnh USAT Dorchester.

Đây là một tàu dân sự được cải biến làm tàu chở lính, di chuyển quân qua Âu Châu trong thế Chiến II.

Ngày 3 tháng 2 1943, tàu Dorchester chở trên 900 binh sĩ đã bị một tầu ngầm lọai U-Boat của Đức đánh thủy lôi. Điện trên tầu bị cắt và một cảnh hỗn lọan diễn ra. Mặc dầu trước đó đã có lệnh mọi người trên tàu phải mang phao cấp cứu, nhưng nhiều binh sĩ đã cửi áo và đi xuống dười hầm cho thỏai mái. Khi lệnh bỏ tàu ban ra, nhiều binh sĩ đã chạy lên người không.

Trên boong tầu lúc đó là 4 vị tuyên úy, một thuộc giáo phái Methodist, một Do Thái giáo, một Tin lành Cải Cách và cha Washington là Công giáo. Họ đều còn trẻ, mới mãn khóa và đang trên đường tới đơn vị.

Cả bốn vị đồng lòng cửi phao cấp cứu của mình nhường cho các binh sĩ khác và họ nắm tay nhau ở lại tầu đợi chết.

Theo ông Grady Clark một người sống sót kể lại: "Dù lúc đó tôi đang cố bơi ra xa, tôi cũng quay mặt nhìn lại. Nhiều hỏa châu đã bắn lên xoi rõ mọi sự. Đuôi con tầu bị nhấc lên và mũi con tầu chui vào lòng biển. Điều sau cùng tôi thấy là bốn vị tuyên úy vẫn còn đứng và cầu nguyện cho chúng tôi được an tòan. Họ đã làm tất cả mọi sự họ có thể làm. Tôi không còn thấy họ nữa. Họ không có một hy vọng sống nào khi không còn áo phao."

Theo những bá cáo do những người sống sót viết lại về giây phút cuối cùng của con tầu thì chúng ta biết rằng những lời kinh đã được xướng lên bằng tiếng Do thái và tiếng La Tinh (lúc đó các linh mục Công Giáo còn sử dụng tiếng la Tinh.)

Chỉ có 230 người sống sót, nhiều người tuy có phao nhưng đã chết vì nước quá lạnh.

Chính phủ Mỹ đã truy tặng huân chương Tuyên Úy Anh Dũng Bội Tinh (Chaplain's Medal for Heroism) cho 4 vị tuyên úy anh hùng và dựng một cửa kính mầu tại Ngũ giác Đài gọi là 'Four Chaplains stained glass window.'

...

Nhưng vị tuyên úy nhận được nhiều huy chương nhất vẫn là linh mục Francis Patrick Duffy, sinh năm 1871 tại Ontario, Canada.

Ngài di cư đến New York và dậy học tại các trường Đại Học Công Giáo cho đến khi chịu chức linh mục năm 1905.

Khi Thế Chiến I bùng nổ, ngài làm tuyên úy cho binh đòan 69 thành lập tại New York và từ đó được chuyển qua mặt trận Pháp bên Âu Châu.

Trong chiến tranh ngài nổi tiếng là người luôn đi theo các tóan cứu thương xông pha vào trận tiền để cứu giúp thương binh. Trung tá William Donovan, người thành lập cơ quan OSS, tiền thân của CIA, đã công nhận ngài là người đóng vai trò chủ yếu trong việc giữ vững tinh thân quân sĩ trong cuộc chiến tranh bằng giao thông hào và hơi ngạt này.

Vì nhiều chiến binh là người xuất xứ từ New York cho nên vai trò chủ đạo của ngài là quan trọng, đã có lần, theo lời tướng Douglas MacArthur cũng đang phục vụ chiến trường Âu Châu lúc đó, thì ngài 'xúyt' nữa bị phong làm Trung Đòan Trưởng.

Ngài nhận được nhiều huân chương của Mỹ và của Pháp. Cho đến nay chưa có vị tuyên úy nào nhận được nhiều huy chương như thế.

Sau chiến tranh ngài trở về làm chánh xứ cho giáo xứ Holy Cross gần Time Square cho đến khi qua đời năm 1932.

Người dân New York đã đặt tên cho phần nửa phía bắc của Time Square là Duffy Square và dựng tượng của ngài ở đó.

Bức tượng diễn tả một linh mục ăn mặc gọn ghẽ trong bộ binh phục Thế Chiến I, hai tay nắm chắc cuốn Kinh Thánh, đứng trước Thánh Giá kiểu Tô Cách Lan (Celtic cross, Thánh giá vuông cạnh) đôi chân vững vàng trong đôi giầy boots, tà áo phất phơ trước cơn gió ngược.

Mang Tin Lành đến cho mọi người trước những cơn bão lộng của chiến tranh, phải chăng là hình ảnh kiêu hùng của một vị tuyên úy quân đội ?
 
Đức Thánh Cha: Caritas Quốc Tế là một cơ quan thuộc Giáo Hội
Lã Thụ Nhân
21:19 27/05/2011
Đức Thánh Cha: Caritas Quốc Tế là một cơ quan thuộc Giáo Hội

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tiếp kiến các tham dự viên Đại hội Caritas Quốc Tế lần thứ 19 họp tại Rôma trong tuần qua. Ngài nhắc rằng tổ chức này khác với các cơ quan xã hội khác vì “nó chia sẻ sứ mạng của Giáo Hội”. Đức Hồng Y Maradiaga được xác nhận là chủ tịch và Michel Roy được bổ nhiệm là Tân Tổng Thư Ký.

Vatican City (AsiaNews) - Hôm 27/05/2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tiếp kiến các tham dự viên Đại hội Caritas Quốc Tế, ngài nhấn mạnh rằng "Caritas Quốc Tế khác với các cơ quan xã hội khác ở chỗ nó thuộc Giáo Hội, nó chia sẻ sứ mạng của Giáo Hội. Đây là những gì các vị Giáo Hoàng luôn mong muốn và đây là những gì Đại hội luôn được kêu gọi tái khẳng định một cách mạnh mẽ". Đức Thánh Cha nói rằng do đó tổ chức này, gồm 165 Caritas quốc gia, có một nhiệm vụ đặc biệt. "Ở trung tâm của Giáo Hội, một cách nào đó có thể nói và hành động nhân danh Giáo Hội vì lợi ích chung, đòi hỏi những trách nhiệm cụ thể trong đời sống Kitô hữu, cả về cá nhân và trong cộng đoàn. Chỉ trên cơ sở dấn thân hằng ngày, chấp nhận và sống trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa mới có thể thăng tiến phẩm giá của mỗi và mọi con người".

Trong những năm qua, đã có những tranh cãi liên quan đến việc hợp tác của Caritas với các cơ quan quốc tế mà không chia sẻ đức tin của Giáo Hội về sự sống con người, nhất là phá thai. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho hay "tất cả người Công giáo, và thực sự tất cả những người nam và nữ, được kêu gọi hành động bằng lương tâm trong sạch và lòng quảng đại nhằm thúc đẩy một cách kiên quyết những giá trị mà tôi đã thường gọi là ‘không chuyển dịch’" .

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhấn mạnh rõ ràng về sự khác biệt giữa lòng bác ái và bác ái Kitô giáo. "Đối với Kitô hữu chúng ta, chính Thiên Chúa là nguồn gốc của bác ái; và bác ái được hiểu không chỉ đơn thuần là lòng nhân từ chung chung mà là tự cho đi, thậm chí là sự hy sinh mạng sống vì người khác, noi theo mẫu gương của của Chúa Giêsu Kitô". Giáo huấn của Giáo Hội phải là điểm tham chiếu của Caritas: "Những kinh nghiệm anh chị em đã tích trữ trong những năm qua đã dạy cho anh chị em trở thành những người ủng hộ trong cộng đồng quốc tế của một viễn tượng nhân chủng học lành mạnh, được nuôi dưỡng bởi Giáo Huấn của Giáo Hội và được dấn thân để bảo vệ phẩm giá của mọi sự sống con người. Nếu không có một nền tảng siêu việt, không tham chiếu đến Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, không có sự đánh giá về số phận đời đời của chúng ta, chúng ta có nguy cơ trở thành nạn nhân cho những tư tưởng nguy hại. Tất cả những gì anh chị em nói và làm, chứng tá đời sống và hoạt động của anh chị em vẫn còn quan trọng và đóng góp cho việc tiến đến sự tốt đẹp toàn vẹn của con người".

Caritas, trong cách diễn đạt quốc gia và quốc tế khác nhau của nó phải hiệp nhất với Giáo Hội: "Điều này ngụ ý một trách nhiệm đặc biệt của Giáo Hội: được dẫn dắt bởi các mục tử của Giáo Hội. Vì Caritas Quốc Tế có một diện mạo hoàn vũ và là một pháp nhân chung hợp giáo luật. Tòa Thánh cũng chịu trách nhiệm theo sau những hoạt động của nó và thực hiện giám sát để đảm bảo hoạt động nhân đạo và bác ái của nó, và nội dung tài liệu của nó là hoàn toàn phù hợp với Tòa Thánh và Huấn Quyền của Giáo Hội, và nó phải được cai quản theo cách có thẩm quyền và minh bạch. Đặc tính nhận dạng này vẫn còn mạnh nơi Caritas Quốc Tế và là những gì làm cho nó hiệu quả vô song".

Đại Hội đã xác nhận Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga của Honduras làm Chủ Tịch, và bổ nhiệm Frenchman Michel Roy, cựu luật sư biện hộ của Secours catholique, làm Tổng Thư Ký.

Lã Thụ Nhân
 
Bất chấp lệnh cấm, hàng ngàn tín hữu Trung Quốc đã hành hương đến Đền Đức Mẹ Xà Sơn
Lã Thụ Nhân
21:20 27/05/2011
Bất chấp lệnh cấm, hàng ngàn tín hữu Trung Quốc đã hành hương đến Đền Đức Mẹ Xà Sơn

Ngoài các tín hữu từ Thượng Hải, người Công giáo từ các giáo phận của Wenzhou cũng hành hương đến Xà Sơn, nhưng người Công Giáo hầm trú Thượng Hải thì vắng mặt. Án tuyên chân phước của Vatican dành cho Paul Xu Guangqi, người đầu tiên theo đạo dưới thời Matteo Ricci, không được công bố. Đức Giám Mục Xing: Chúng ta kiên nhẫn chờ đợi với Đức Maria cho sự hiệp thông trọn vẹn của Giáo Hội.

Thượng Hải (AsiaNews) - Bất chấp lệnh cấm của chính quyền, hàng ngàn người Công Giáo đã tham dự vào cuộc hành hương đến Đền Đức Mẹ Xà Sơn nhân Ngày Cầu Nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa do Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thiết lập và bị chính quyền cản trở.

Đa số những người hiện diện từ sáng sớm thuộc Giáo phận Thượng Hải, những người đồng hành với Đức Giám Mục Phụ Tá Xing Wenzhi trong cuộc hành hương và dự lễ tại nhà thờ trên đỉnh đồi ở Xà Sơn.

Ngày 24 Tháng 5, Lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu, cũng là Lễ Đức Mẹ Xà Sơn. Vào dịp này, trong quá khứ đã có hàng chục ngàn tín hữu chính thức và hầm trú đến từ khắp Trung Quốc tham gia vào các hoạt động cầu nguyện và hòa giải. Vào năm 2007, với Thư gửi Người Công Giáo Trung Hoa, Đức Giáo Hoàng đã công bố ngày 24 tháng Năm là Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Trung Quốc. Kể từ đó, chính quyền đã cấm người hành hương từ khắp các giáo phận vào tháng Năm, và lối vào nơi thiêng liêng nằm dưới sự kiểm soát của công an và camera quan sát. Chỉ có Giáo phận Thượng Hải có thể hành hương vào ngày 24 tháng Năm.

Các giáo phận, cũng nhận thức được những khó khăn họ có thể phải đối diện nên đã dời lại cuộc hành hương vào ngày 11 tháng Năm, và Đức Giám Mục Jin Luxian cũng tham gia. Vào dịp này, Đức Giám Mục đã muốn thông báo đến các tín hữu rằng Tòa Thánh đã chấp nhận án tuyên chân phước cho người Thượng Hải đầu tiên theo đạo, Paul Xu Guangqi (vào thời của Matteo Ricci), nhưng đã bị Hiệp hội Yêu Nước ngăn cấm.

Dù cho tất cả những trở ngại, năm nay nhiều ngàn giáo dân đã đến Xà Sơn. Theo các nguồn tin của AsiaNews, trong đó cũng có các thành viên của các giáo phận khác, như Wenzhou và Yongnian. Người Công Giáo hầm trú Thượng Hải "đã không thể tham dự vì lý do an ninh". Các linh mục khác đã được gửi "cho nghỉ vì sợ mất uy tín của chính quyền" trong những ngày trước đại lễ, để ngăn cản họ đến thăm Xà Sơn.

Tại Thánh Lễ, Đức Cha Xing chỉ ra rằng trong Ngày Cầu Nguyện, Giáo Hội Hoàn Vũ cầu nguyện cho toàn thể Giáo Hội tại Trung Quốc, tạo nên "một sức mạnh khôn xiết". Đức Giám Mục cũng thúc giục các tín hữu học từ Đức Maria, và chờ đợi trong cầu nguyện cho việc thực hiện hiệp nhất và hiệp thông Giáo Hội.

Lã Thụ Nhân
 
Đức Hồng Y Tauran: ''Hàn Quốc là một mẫu gương cho sự khoan dung tôn giáo''
Lã Thụ Nhân
21:22 27/05/2011
Đức Hồng Y Tauran: "Hàn Quốc là một mẫu gương cho sự khoan dung tôn giáo"

Trong chuyến thăm Hàn Quốc với Đức Cha Celata, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn đã gặp Tổng Thống Lee, người của quốc gia thăng tiến "các giá trị phổ quát". Đức Hồng Y lưu ý rằng sự thống nhất đòi hỏi cả tôn giáo và văn hóa, chứ không chỉ chính trị mà thôi.

Seoul (AsiaNews) - Hàn Quốc "là một mẫu gương tốt về cách mà một quốc gia có thể sống liên tôn trong an bình , một mẫu gương của các giá trị phổ quát quan trọng như gia đình, sự sống và giáo huấn về luân lý cho giới trẻ. Điều này xuất phát từ những trao đổi về tôn giáo và văn hóa", Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, đã phát biểu với Tổng Thống Hàn Quốc Lee Myung-bak trong chuyến thăm xã giao tới Nhà Xanh, Dinh Tổng Thống Hàn Quốc.

Vị Giám Mục đến Hàn Quốc với Đức Cha Pier Luigi Celata, Thư ký của Hội đồng, các ngài thăm Hàn Quốc từ hôm thứ Hai 23/05 và lưu lại đến ngày 27/05 theo lời mời của Ủy Ban Giám Mục địa phương về Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo và Đối Thoại Liên Tôn.

Ngoài cuộc gặp Tổng Thống Hàn Quốc, dự kiến các ngài sẽ gặp Bộ trưởng Văn hóa Hàn Quốc và cũng là Giám đốc Ban Tôn giáo.

Tại Dinh Tổng Thống, các ngài được tháp tùng bởi Đức Hồng Y Nicholas Cheong Jin-suk, Tổng Giám Mục của Seoul, Đức Cha Osvaldo Padilla, Sứ Thần Tòa Thánh tại Hàn Quốc và Đức Cha Hyginus Kim, Tổng Giám Mục của Gwangju và là Chủ tịch Uỷ Ban Giám Mục về Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo và Đối Thoại Liên Tôn.

Đức Hồng Y Tauran nói với vị tổng thống rằng "sự thống nhất bao gồm sự thống nhất về chính trị, được thực hiện thông qua con người, vì một liên minh thực sự chỉ có thể đạt được thông qua các kinh nghiệm văn hóa và tôn giáo. Chỉ tổ chức thôi không đủ".

Về phần mình, Tổng thống Lee bày tỏ "sự đánh giá cao và tôn trọng" của ông đối với công việc trong lĩnh vực đối thoại và trao đổi liên tôn được Toà Thánh Vatican cổ võ.

Tổng Thống Lee cho hay Hàn Quốc là một quốc gia "mà hòa bình liên tôn được duy trì tốt", nơi "không có xung đột gia đình, thậm chí khi các thành viên trong gia đình có tôn giáo khác nhau".

Trả lời Đức Giám Mục về vấn đề thống nhất, Tổng Thống nói: "Nếu Bắc Triều Tiên mở cửa cho tôn giáo, điều đó sẽ là một trợ giúp lớn lao để đạt được sự hòa hợp và hòa giải xã hội" trên bán đảo.

Lã Thụ Nhân
 
Top Stories
Hanoi: alors que les travaux de démolition des bâtiments du Carmel de Hanoi ont commencé,
Eglises d'Asie
06:08 27/05/2011
Eglises d'Asie, 27 mai 2011 - Voilà déjà plus de dix jours que plusieurs sites Internet vietnamiens, la plupart catholiques, ont mis en ligne des photos d’un bâtiment surmonté d’une croix auquel est accrochée une pancarte d’« avis de travaux ». Celui-ci précise que le bâtiment est démoli pour laisser la place à la construction d’un pavillon annexe à l’hôpital Xanh Pôn (Saint-Paul). Le pavillon aura cinq étages et sera consacré à la médecine interne. Deux plaintes ont été adressées ...

... aux autorités pour protester contre ces travaux. L’une émane de la congrégation des religieuses de Saint-Paul de Chartres, l’hôpital Saint-Paul ayant été fondé par elles avant d’être confisqué par l’Etat après 1954 (ainsi que tous les autres établissements de la congrégation à Hanoi). La seconde plainte est signée de l’archevêque de Hanoi. Le texte des plaintes n’est pas connu pour le moment. Cependant, un communiqué adressé aux prêtres et aux fidèles de l’archidiocèse de Hanoi a récemment été diffusé par l’archevêché (1). Il précise en particulier que le bâtiment en cours de destruction, qui semble-t-il était désaffecté, est celui qu’occupait autrefois le Carmel de Hanoi. Voici la traduction intégrale du texte :

Archevêché de Hanoi ; 40, Nha Chung, Hanoi ; le 25 mai 2011
Communiqué
Objet : plainte pour démolition du monastère du Carmel, 72 rue Nguyên Thai Hôc, Hanoi.


Aux prêtres et aux fidèles de l’archidiocèse de Hanoi.

La chancellerie de l’archevêché de Hanoi tient à porter à votre connaissance les faits suivants. L’archevêché a été informé que le service de santé de la ville de Hanoi et l’hôpital Saint-Paul avaient entrepris la démolition de la construction surmontée d’une croix, appartenant au monastère du Carmel (73 rue Nguyên Thai Hop, Hanoi), en vue de construire sur ce lieu un pavillon spécialisé en médecine interne.

Après s’être mis en rapport avec les autorités responsables, le 20 mai 2011, l’archevêché de Hanoi a adressé une plainte urgente au service de santé de Hanoi, à l’hôpital Saint-Paul et aux autorités concernées. La plainte est signée par l’archevêque, Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, et datée du 16 mai 2011. La congrégation des sœurs de Saint-Paul de Chartres a également adressé une plainte aux mêmes instances.

Le 26 mai 2011, à 9h30 du matin, le P. Alphonse Pham Hung, chancelier, représentant l’archevêché, le P. Giacobe Nguyên Van Ly, responsable du doyenné de la cathédrale, ainsi que les sœurs Nguyên Thi Vi et Nguyên Thi Lai, représentantes de la congrégation des religieuses de Saint-Paul de Chartres, ont participé à une réunion avec les représentants des autorités locales concernées. Au cours de la réunion organisée par le Bureau des Affaires religieuses de la ville de Hanoi, les divers représentants ont exposé leurs opinions dans un climat de franchise, de concorde et de respect mutuel.

Le bureau de l’archevêché continuera de faire connaître les nouvelles relatives à l’évolution de cette affaire. (1)

Le jour suivant, dans un communiqué diffusé via Internet (2), la Fédération des étudiants catholiques du Vietnam s’est associée à la protestation de l’archevêché de Hanoi à propos de la démolition des bâtiments du Carmel de Hanoi. Le communiqué ajoute que la fédération a obtenu des informations selon lesquelles le gouvernement s’apprêtait à spolier la congrégation des religieuses de Saint-Paul Chartres d’un certain nombre de leurs anciens établissements caritatifs à Hanoi. Le communiqué de la fédération des étudiants catholiques critique cette mesure qu’il qualifie de contraire aux intérêts économiques et au développement harmonieux du Vietnam. Il demande aux étudiants catholiques de prier pour que le gouvernement sache prendre les décisions qui conviennent.

La présence d’un carmel à Hanoi remonte à 1895, lorsque, à la demande de Mgr Gendreau, vicaire apostolique du Tonkin-Occidental, un groupe de religieuses du Carmel de Saigon, créé 34 ans plus tôt, vint fonder le Carmel de Hanoi. Elles s’installèrent d’abord dans un bâtiment situé dans le complexe de la cathédrale, avant de changer de résidence dans les années 1920. En 1954, à l’arrivée des communistes, la communauté des religieuses carmélites quitta la capitale.

Quant aux religieuses de Saint-Paul de Chartres, elles arrivèrent à Hanoi en 1883. Leurs activités dans les domaines hospitalier, caritatif, et éducatif furent considérables. Les établissements fondés par elles dans la capitale ont été très nombreux. Les deux plus connus sont l’école Sainte-Marie, ouverte dès 1895 et qui ne cessa ensuite de se développer, et la clinique Saint-Paul, qui elle aussi ne cessa de s’agrandir après sa création en 1920 (3). En 1954, lors du changement de régime, ces établissements dans leur majorité furent confisqués par l’Etat, l’hôpital Saint-Paul continuant à fonctionner sous la tutelle publique tout en conservant son nom (Xanh Pôn) et certains signes religieux inscrits dans la pierre (comme des croix).

Aujourd’hui, la communauté des religieuses de Saint-Paul à Hanoi se développe à nouveau et le couvent qui les abrite au 37 de la rue Hai Ba Trung est devenu trop étroit. A maintes reprises, les sœurs ont demandé l’autorisation d’agrandir leur maison. Une autorisation qui leur a été refusée parce qu’elles n’ont pas l’intention de renoncer à leurs droits de propriété sur les biens confisqués par l’Etat.

(1) http://tgphanoi.org
(2) http://vietcatholic.net/News/Html/90228.htm
(3) « Hanoi Chrétien (1627-1931) », Bulletin des Missions Etrangères, 1932.

(Source: Eglises d'Asie, 27 mai 2011)
 
Card Zen remembers Tiananmen victims: truth conquers through martyrs’ blood
Asia-News
07:25 27/05/2011
At least 200 Catholics took part in a Mass held at St Margaret’s Church. More are scheduled until 3 June. On the anniversary, the faithful are urged to join the evening vigil at Victoria Park, where 150,000 people are expected. Some 20 Tiananmen Mothers have died without the opportunity of publicly mourning their children killed by tanks.

Hong Kong (AsiaNews) – “With faith, one is reminded of the students’ noble ideals until the day those in power would admit their mistakes,” Cardinal Joseph Zen Ze-kiun, emeritus bishop of Hong Kong, said yesterday at a special Mass commemorating the 22nd anniversary of 4 June 1989 massacre.

The young people who paid the ultimate price did so for love and respect of their compatriots. “Through the Blessed John Paul II’s prayers, we are not afraid to face evil forces; through the martyrs’ blood, truth conquers,” the cardinal said to about 200 Catholics who took part in the Mass at St Margaret’s Church. Each of the participants lit a candle for China (pictured).

In 1989, tens of thousands of Chinese students and supporters of the democracy movement came together in Tiananmen Square to demand democracy, freedom and a clean government. On the night of 3-4 June, they were cut down, killed, jailed and exiled.

Chinese authorities killed the innocent and young people. They jailed the peacemakers and human rights defenders, but spared the corrupted. Members of the Catholic clergy were also jailed for more than 10 years or beaten up, the prelate said.

Citing Pope Benedict XVI’s prayer to Our Lady of Sheshan as “the Mother of hope, in the darkness of Holy Saturday you journeyed with unfailing trust towards the dawn of Easter,” Cardinal Zen said, “We believe the martyrs’ blood and Jesus’ blood will blossom and bear fruits.”

Catholic Organisations in Support of Patriotic and Democratic Movements in China have organised commemorative Masses from 25 May to 3 June. “Those who sow in tears will reap with songs of joy (Psalm, 126:5)” is the theme organisers chose for this year.

Catholic organisations have also organised an exhibit, video-shows and a prayer meeting in the afternoon before the mass rally and candlelight vigil set for the evening of 4 June at Victoria Park,.

Speaking about the rally, Lee Cheuk-yan, who succeeded Szeto Wah as the chairperson of the Hong Kong Alliance in Support of Patriotic and Democratic Movement in China, told the press on 18 May that he expected the turnout at the rally and vigil to reach 150,000.

Given the recent crackdown on pro-democracy and human rights activists in China, the turnout may be even higher, Lee added.

Editorial articles set to appear in the 29 May issue of the Kung Kao Po and Sunday Examiner, two diocesan weeklies, urge the faithful to participate in the 4 June commemoration.

Quoting Pope Benedict’s call for prayers for China on 24 May, the articles stress how Christians can enter the mystery of the incarnation of ‘the suffering Christ who is present among His people”.

The two weeklies will also report that more than 20 Tiananmen Mothers have passed away, their families still unable to mourn publicly the death of the victims of 4 June 1989, those in exile still banned from returning even for their parents’ funerals.

Both papers praised Hong Kong legislators who, every year since 1989, have put forward a motion in the Legislative Council, calling for vindication for the events of 1989, even though it is defeated each time.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tiên báo của ĐHY George Pell về Giám mục gốc Việt tại Melbourne
Hoàng Nguyên
08:02 27/05/2011
Tiên báo của ĐHY George Pell về Giám mục gốc Việt tại Melbourne

Năm 2002, khi đọc cuốn sách “George Pell” viết về tiểu sử của Đức Hồng Y George Pell hiện là Tổng Giám Mục Sydney, (của tác giả Tess Livingstone với lời đề tựa của George Weigel, người viết tiểu sử của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II,) tôi đã cảm thấy phấn khởi khi biết ĐHY George Pell đã tiên báo trước đó vài năm khi ngài còn làm TGM Melbourne là trong tương lai sẽ có TGM Melbourne là người gốc Việt.

Xem một số hình ảnh về Đức Cha Nguyễn Văn Long

Nhân tin vui Melbourne và nước Úc lần đầu tiên có tân giám mục (phụ tá) gốc Việt, Đức cha Vinh-sơn Nguyễn văn Long, ngài sẽ được truyền chức giám mục vào ngày 23-06-2011 sắp tới, tôi tìm đọc lại cuốn sách nói trên:

“[Archbishop George] Pell forged close links with all of Melbourne’s main Catholic communities from overseas – the Italians, the Serbs, the Copts (from Egypt), the Maltese and the Vietnamese. He predicted that ‘the grandchildren of today could see the first Vietnamese-Australian Archbishop of Melbourne and there will be many such ethnic bishops before then.’...” (sách đã dẫn trang 309, chương 13 ‘Salt of the Earth, Not Sugar or Artificial Sweetening’)

“[Đức TGM George] Pell đã cố gắng tạo các mối liên kết chặt chẽ với các cộng đồng Công giáo chính nhập cư từ nước ngoài – người Ý, người Serb, người Copt (từ Ai-cập), người Malta và người Việt nam. Ngài đã tiên báo rằng ‘các người cháu của thế hệ hôm nay sẽ có thể thấy vị Tổng Giám Mục người Úc gốc Việt đầu tiên của Melbourne và trước đó sẽ có nhiều giám mục gốc sắc tộc này.’...”

Lời tiên báo của vị Hồng Y có uy thế nhất tại Úc hiện nay đã bắt đầu trở thành hiện thực với Đức cha Vinh-sơn Nguyễn văn Long. Rồi sẽ có các Vietnamese-Australian bishops khác.

Tổng giáo phận Melbourne hiện có ít nhất 35 linh mục gốc Việt trong tổng số khoảng 160 linh mục gốc Việt trên toàn nước Úc.

Xin chung lời chúc mừng Đức cha Long tân giám mục và Cộng đoàn Công giáo Việt nam tại Melbourne. Xin Chúa Thánh Thần tuôn đổ nhiều hồng ân hơn nữa trên Đức cha để chúng con được hưởng nhờ.

Hoàng Nguyễn, Melbourne
 
Tiểu Chủng Viện Lê Bảo Tịnh Giáo phận Thanh Hóa Bế Giảng Năm Học 2010-2011
Gioan Tâm
08:17 27/05/2011
Tiểu Chủng Viện Lê Bảo Tịnh Giáo phận Thanh Hóa Bế Giảng Năm Học 2010-2011

Sáng ngày 24.05.2011, vào lúc9 giờ 00', Tiểu Chủng Viện (TCV) Lê Bảo Tịnh bế giảng năm học 2010-2011.

Xem hình bế giảng niên học

Hiện diện trong buổi lễ có Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh Giám mục Giáo phận, cha Tổng đại diện Phêrô Vũ Tiến Phúc, cha Bề trên TCV Giuse Vũ Thanh Long, cha Giám luật Giuse Nguyễn Văn Bình, cha Linh hướng Phaolo Trần Ngọc Loan, quý cha, quý thầy, quý soeur, quý thầy cô, quý khách và toàn thể anh em ứng sinh TCV.

Sau lời kinh nguyện khai mạc và vũ khúc chào mừng của anh em ứng sinh lớp C với tựa đề “ Con đường Giêsu ”, cha Giuse Vũ Thanh Long Bề trên TCV đã tóm kết tình hình học tập và sinh hoạt của TCV trong năm học vừa qua và đưa ra một số nhận định. Về cơ bản, cha cho biết, quý cha và quý thầy cô trong ban giảng huấn và các anh em ứng sinh đã hoàn thành kế hoạch đề ra cho năm học 2010-2011.

Về phương diện tu đức và nhân bản: Ý thức rằng đào tạo thiêng liêng và nhân bản cho ứng sinh là hai chiều kích căn bản nhất trong các chiều kích đào tạo tại Chủng viện, Đức cha Giám đốc và Ban thường vụ TCV luôn hướng dẫn và tạo điều kiện cho các ứng sinh ngày càng đi sâu vào việc khám phá và kết hợp với Đức Giêsu, cũng như giúp cho các ứng sinh sống trưởng thành về nhân cách qua những giờ huấn đức, nhân bản và gặp gỡ cha Linh hướng. Đặc biệt, dù bận rộn với công việc của HĐGM, công việc của giáo phận, nhưng với tấm lòng hiền phụ, với trách nhiệm mục tử, Đức cha giáo phận luôn dành thời gian để giảng tĩnh tâm và gặp gỡ anh em ứng sinh trong các dịp tĩnh tâm, giúp anh em có điều kiện suy tư, khám phá về sứ vụ của người môn đệ chân chính của Đức Ki-tô.

Về phương diện trí thức: Trong năm vừa qua, các môn học của ứng sinh được hướng dẫn bởi một đội ngũ đông đảo với 16 giáo viên gồm nhiều thành phần ( linh mục, chủng sinh, nữ tu, giáo dân, và sinh viên ngoại quốc ). Nhờ đó, kết quả học tập niên khóa 2010-2011 vừa qua cũng là một điều đáng ghi nhận ( 9 % học sinh đạt loại giỏi, 81,8 % đạt loại khá, 9,2 % đạt loại trung bình. Ngoài ra,TCV còn có 3 ứng sinh học chuyên Anh và Pháp văn tại TCV với các giáo viên ngoại quốc, và 14 ứng sinh học ngoại ngữ và chuyên môn tại Sài gòn.

Về phương diện mục vụ: chiếm vị trí không nhỏ trong học trình của TCV. Với việc tham gia phục vụ thánh lễ dành riêng cho giới trẻ và sinh viên công giáo, thức tập mục vụ giáo lý tại nhà thờ Chính tòa và các họ lẻ của giáo xứ Chính tòa. Để mở rộng tầm nhìn và học hỏi từ cuộc sống thực tế cũng như nối vòng tay lớn, hàng tuần ứng sinh có một buổi dã ngoại, cũng như những chuyến tham quan trong và ngoài tỉnh với những trận bóng giao hữu với ứng sinh giáo phận Phát diệm, với sinh viên công giáo Thanh Hóa. Đặc biệt, để giúp ứng sinh nhận ra khuôn mặt của Đức Ki-tô nơi những người kém may mắn, TCV đã tổ chức cho anh em thăm trại phong Cẩm thủy, cùng chia sẻ những bữa ăn huynh đệ, cùng vui, cùng hát với họ, để phần nào chia sẻ những đau khổ, mất mát của những người bị căn bệnh quái ác cướp đi hoặc làm cho dị dạng một phần thân thể. Ngoài ra, trong tinh thần chia sẻ với những nỗi vất vả của quý soeur, chiều Chúa nhật hàng tuần, anh em ứng sinh thay phiên nhau nấu cơm để các soeur có chút thời gian nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, trong niên khóa 2010-2011, vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục:

Về phía ban đào tạo: vì kiện một người phải kiêm nhiều việc giám sát, đồng hành với ứng sinh trong công tác đào tạo của những vị hữu trách chưa được sát sao, dẫn đến tình trạng một số ứng sinh vi phạm kỷ luật của TCV.

Về phần học sinh: còn có những người chưa nỗ lực hết mình, chưa tận dụng hết thời gian để trau rồi những kiến thức cần thiết và phát triển khả năng chuyên môn của mình, nhất là chưa biết học và làm việc cách khoa học. Thậm chí có những anh em có những lời nó, việc làm chưa phù hợp với tư cách một ứng sinh, một nếp sống nhân bản trưởng thành.

Kết thúc bài phát biểu, với tư cách là Trưởng Ban Thường vụ của TCV, cha Bề trên TCV đã xin nhận trách nhiệm về những hạn chế và xin mọi người góp ý và giúp đỡ để việc tổ chức đào tạo trong năm học tới đạt hiệu quả hơn. Và nhân cơ hội này, cha cũng nói lên lời cám ơn chân thành đến Đức cha, cha tổng, quý cha, quý thầy, quý soeurs, quý thầy cô trong Ban giảng huấn đã hướng dẫn, giúp đỡ và nhiệt tình cộng tác trong công việc khó khăn và tế nhị này.

“Năm học 2010-2011 khép lại với những thành quả và những hạn chế của nó. Tuy nhiên, chúng ta có quyền hy vọng vào tương lai, một tương lai rực rỡ hơn, tương lai đặt nền tảng trên lòng mến, lòng quảng đại, sự hy sinh của mọi người đối với công việc đào tạo các mầm non ơn gọi của giáo phận”(cha Bề trên Giuse Vũ Thanh Long).

Buổi lễ bế giảng đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự sôi động của các tiến mục văn nghệ của các ứng sinh đã tô đậm thêm niềm vui trong ngày lễ bế giảng.

Liền sau lễ bế giảng là thánh lễ tạ ơn trang nghiêm và sốt sắng do Đức cha giáo phận chủ sự.

Sau thánh lễ, mọi người đã chia vui và chúc mừng nhau trong bữa tiệc liên hoan.

Chúng ta hãy cùng cầu xin cho TCV Lê Bảo Tịnh, giáo phận Thanh hóa ngày một phát triển, và ngày có nhiều bạn trẻ dấn thân trên con đường mà Chúa Ki-tô, thầy chí thánh của chúng ta đã đi……..

Gioan Tâm
 
Phóng sự tin tức hình ảnh Ngày Tĩnh Tâm Phong Trào LMTT tại San Jose California
Nguyễn Văn Trạch
17:17 27/05/2011
Phóng sự tin tức hình ảnh Ngày Tĩnh Tâm Phong Trào LMTT tại San Jose California

10:00am Một tràng pháo tay vang rền đón chào linh mục giảng phòng, Cha Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ và Cha Tổng Tuyên Uý Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm Paul Phan Quang Cường tiến vào hội trường. Nơi đây anh em đại biểu LMTT khắp nơi cùng tề tựu đông đủ từ lúc 9:30am trong đồng phục mùa Đông với dấu hiệu Phong Trào lấp lánh trên “cà vạt” và huy hiệu Liên Đoàn trên ngực trái. Trong dáng vẻ tươi cười trên gương mặt anh em đoàn viên đã nói lên lòng hân hoan trong niềm mong đợi ngày tĩnh tâm này đã từ lâu lắm.

Hai năm trước đây, tháng 4 năm 2008, một trong những email khiêm tốn thỉnh cầu Cha Chủ Tịch Liên Đoàn cứu xét việc kết hợp LMTT như sau: “Thưa Cha Chủ Tịch…chúng con mong muốn Liên Minh Thánh Tâm được phép tổ chức kết hiệp ở những cấp bậc cao hơn tại Hoa Kỳ cũng như khi xưa tại Việt Nam. Chúng con đã hoạt động riêng lẻ trong gần 30 năm nay tại Hoa Kỳ…Chúng con muốn nên MỘT như các tổ chức khác trong Giáo Hội.”

Xem hình Liên đoàn LMTT tĩnh tâm

Hai ngày sau, email gởi lại: “Ông T… qúy mến, Chân thành cám ơn ông đã email, và có câu hỏi về người phụ trách LMTT. Chúng tôi rất mong muốn cộng tác và mời gọi tất cả đoàn thể vào cùng sinh hoạt trong Liên Đoàn. Chúng tôi cũng đang tiến hành để tìm hiểu về các phong trào, đặc biệt về Phong Trào LMTT cấp quốc gia, và sẽ từ từ bổ nhiệm vị Tuyên Úy cho Phong Trào này sau khi xem xét kỹ lưỡng. Chân thành cảm ơn. Rev. Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.”

Hai năm sau, một loạt những tiến triển đã thực hiện cho Phong Trào, bắt đầu từ tháng 10, 2010: Khởi đầu bằng tin bổ nhiệm Cha Paul Phan Quang Cường vào chức vụ Tổng Tuyên Úy Phong Trào LMTT. Kế đến, tháng 1 năm 2011: Ngày Đại Hội PT LMTT Toàn Quốc thành lập Ban Trị Sự Trung Ương Toàn Quốc đầu tiên tại Hoa Kỳ.

Rồi hôm nay, ngày 21 tháng 5, 2011 tại San Jose, California chính Cha Chủ Tịch Liên Đoàn, người đã hứa tìm hiểu về các phong trào, đặc biệt về Phong Trào LMTT đã thân chinh xa xôi ngàn dặm đến tĩnh huấn cho anh em LMTT toàn quốc.

Khởi đầu một buổi tĩnh tâm hoặc bắt đầu một phiên họp; anh em vẫn giữ thói quen trao đổi dăm ba câu chuyện thân tình bên tách cà phê nóng ly trà thơm. Thông lệ này tạo thành thói quen nên anh nên em. Dù không nhìn mặt hỏi tên như người ngoại quốc; nhưng câu chuyện khéo léo đẩy đưa đến lúc biết được tên người đối diện. Cái cách kết thân tài tình ấy kết nối anh em từ miền Stockton rau qủa bạt ngàn nên thân tình cùng anh em San Diego quanh năm nắng ấm. Có lúc đã thấy anh miền thủ đô Sacramento sửa dùm nép “cà vạt” trên cổ áo anh miền San Jose thung lũng hoa vàng.

Câu chuyện còn dang dở cùng ly cà phê thứ hai chưa cạn bỗng hồi chuông báo giờ khai mạc đã điểm. Anh em nhanh nhẹn so hàng đều như lính. Hồi chuông thứ hai vừa dứt. Đoàn chiến sĩ Thánh Tâm đông đảo tiến vào nhà nguyện trong tiếng ca oai hùng làm đều nhịp bước sau lá cờ Phong Trào tung bay phất phới: “Đoàn Liên Minh!... Lòng thề quyết theo Chúa Cứu Thế … Giúp việc truyền giáo dưới bóng thánh giá châu kỳ. …. Đoàn Liên Minh…”

Hiện diện hôm nay, người ta nhận thấy có:

Cha Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch LĐ CGVN tại Hoa Kỳ, LM giảng huấn

Cha Paul Phan Quang Cường, Tổng Tuyên Uý PT LMTT, Chủ tọa

Đức Ông Đaminh Đỗ Văn Đĩnh, Tuyên Uý Liên Đoàn LMTT Giáo Phận San Jose đã đến thăm hỏi anh em ngay từ lúc 9:00 sáng.

Thày Phó Tế Giuse Hồ Quang Nhật, Phụ Tá Tuyên Uý Liên Đoàn LMTT Giáo Phận San Jose. Thầy là đoàn viên kỳ cựu của Đoàn LMTT St. Maria Goretti ngay từ lúc thành lập.

Anh Trưởng Ban Trị Sự Trung Ương Giuse Nguyễn Đức Thắng và quý anh trong Ban Trị Sự Trung Ương

Đại diện LMTT miền Tây, Đại diện LMTT miền Tây Nam, Liên Đoàn LMTT GP Orange, Liên Đoàn LMTT GP San Diego, Liên Đoàn LMTT GP Oakland, Liên Đoàn LMTT GP Sacrameto-Stockton, Liên Đoàn LMTT GP San Jose, cùng đại diện các đoàn LMTT khắp nơi trong tiểu bang California. Có đoàn không đến được đã gởi email lập lại lời Đức Kitô khẩn nguyện: “Ut sint unum – để chúng nên một”.

Lời giới thiệu trang trọng từng vị từng đoàn đã chấm dứt; tiếng vỗ tay cùng nổ dòn như pháo dài như vô tận chào mừng mọi người quây quần bên nhau.

11:00am Giờ tĩnh tâm bắt đầu. Tiếng người hướng dẫn tiếp tục: “Trọng kính quý cha, kính thưa anh em, Tinh Thần Phục Vụ là đề tài tĩnh huấn hôm nay do cha Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo giảng huấn. Chúng ta hãy vỗ tay thật lớn, một lần nữa, đón chào cha giảng huấn Giuse Nguyễn Thanh Liêm với đề tài Tinh Thần Phục Vụ.” Tiếng pháo tay lại nổ rộn ràng.

Trong dáng vẻ tươi cười thân thiện, nhưng thuật giảng huấn đã làm anh em chăm chú theo dõi và ráng suy nghĩ ra câu trả lời cho câu hỏi ngay từ lúc khởi đầu bài giảng Tôi là ai? Căn tính của Liên Minh Thánh Tâm là gì?

Các bài viết về tinh thần phục vụ đã được đăng tải, giảng giải rất nhiều lần, nhắc nhở đây đó khắp nơi. Chỉ tìm một mạng lưới web site cũng đã thấy khá nhiều bài viết về tinh thần phục vụ. Xin trích lên đây một vài bài tiêu biểu:: Tinh Thần Phục Vụ của Lm. Thái Nguyên, Tinh Thần Phục Vụ của Tuyết Mai, hay Tinh Thân Phục Vục viết bởi Anmai, CSsR, hoặc Tinh Thần Phục Vụ Ðích Thực Đ.Ô. Phêrô Nguyễn Văn Tài. Ấy vậy mà cái hay của bài viết cũng khó sánh ngang bằng các lời truyền đạt trong tâm tình đặc biệt của Cha Chủ Tịch dành cho anh em LMTT hôm nay. Những triết lý sống tinh thần phục vụ của Cha Chủ Tịch nhắn gởi thật giản dị nhưng thiết thực.

Ngay khởi đầu Cha Chủ Tịch đã nhắn nhủ LMTT hãy hãnh diện lên vì Chúa đã ban cho anh em quá nhiều ân sủng: “Ngay từ khi dựng nên loài người Thiên Chúa ban cho ta căn tính thần linh của Chúa (Gen 1: 26-27) Ngài tiếp: “Chẳng những anh em lả người Công giáo có căn tính thần linh của Thiên Chúa; mà lại còn là người Công Giáo Việt Nam con Rồng cháu Tiên. Cám ơn Chúa, tôi đã được đi thăm nhiều nơi, nơi nào các Giám Mục Hoa Kỳ cũng cám ơn người Công Giáo Việt Nam đã khơi lại sức sống đạo của đất nước Hoa Kỳ.” Riêng anh em LMTT còn có một đặc sủng là sống và loan truyền tình yêu thương nơi Thánh Tâm Chúa Kitô. Ngài tiếp: “Người ta đặt tên cho trái tim là dấu hiệu của tình yêu, riêng LMTT tôn thờ Trái Tim Chúa vì Thánh Tâm Chúa chính là Tình Yêu của Thiên Chúa. Vậy anh em hãy yêu mến Thánh Tâm và làm cho Tình Yêu của Thánh Tâm lan tràn khắp nơi. Ở đâu có Tình Yêu ở đấy có Thiên Chúa; Vì Thiên Chúa là Tình Yêu (1Jn 4:7-8) Anh em hãy chia sẻ Tình Yêu Thánh Tâm cho mọi người.”

Riêng các đoàn viên lãnh đạo, ngài khuyên nhủ hãy tìm đọc và sống triết lý Thập Đại Thành Công của Đức cố Hồng Y Phanxiô X. Nguyễn Văn Thuận mà thăng tiến bản thân mình khi có trách nhiệm hướng dẫn anh em khác.

Trong phần trình diện anh em trong Ban Trị Sự Trung Ương Lâm Thời, Cha Chủ Tịch đề nghị trong kế hoạch sinh hoạt của Phong Trào LMTT nên gồm có:

Hàng năm, các Đoàn LMTT, Liên Đoàn LMTT trong giáo phận nên có các sinh hoạt chung với nhau.

Mỗi 2-3 năm, nên có những Đại Hội của LMTT từng Miền.

Và mỗi 5 năm 1 lần, nên có một Đại Hội chung cho cả Phong Trào LMTT toàn quốc.

Luôn luôn trao tặng các cha xứ/ cha quản nhiệm các tài liệu, sách vở về LMTT để các ngài có dịp đọc về Phong Trào LMTT.

Được biết, Ban Trị Sự Trung Ương Lâm Thời là một tổ chức cao cấp nhất tại Hoa Kỳ có nhiệm vụ liên lạc và kết hợp các tổ chức LMTT toàn quốc. Hiện nay tại Hoa Kỳ, Cha Chủ Tịch cho biết, có 50 giáo xứ Việt Nam, 135 cộng đoàn Công Giáo Việt Nam. Theo sự tìm tòi của người viết thì hầu hết các cha chính xứ và quản nhiệm các giáo xứ VN và cộng đồng CGVN đều cho thành lập các Đoàn LMTT. Trên phương diện Giáo Hội Toàn Cầu; Hội Thánh cho thiết lập các hội đoàn làm một hình thức giữ vững đức tin. Hơn nữa, thành viên của các hội đoàn luôn có dịp noi theo thánh quan thày của mình để thay đổi cuộc sống nên thánh thiện. Cũng vậy, LMTT luôn trông cậy nơi Thánh Tâm Chúa để thay đổi tâm hồn. Đặc biệt trong những lúc đạo đức đang xuống dốc một cách trầm trọng.

Lời kết: Xin mượn ít lời trong dịp phỏng vấn anh Peter Nguyễn Hữu Thức, Tổng Liên Đoàn Trưỏng LMTT Miền Tây Hoa Kỳ, là trưởng ban tổ chức ngày tĩnh tâm hôm nay thay cho phần kết thúc bài viết này. Khi được hỏi cảm tưởng của anh về bài giảng thuyết nói về Tinh Thần Phục Vụ hôm nay. Anh cho biết: “Tôi đã chăm chú lắng nghe và ghi lại trên bao nhiêu trang giấy. Nói ra thì dài lắm! Xin tóm gọn trong vài hàng mong rằng gói ghém những điều đã lãnh nhận được hôm nay cộng với nhận xét của riêng tôi nữa: Cũng như mọi người Công Giáo khác; LMTT phải có lòng mến Chúa và thực thi tinh thần bác ái bằng tinh thần và vật chất với đồng loại. LMTT cầu nguyện trong tinh thần đoàn thể vì Đức Giêsu đã dạy rằng khi chúng con hợp lại mà cầu nguyện chung thì Chúa sẽ ở giữa. LMTT nhận quan thầy là chính Chúa Giêsu là Đấng bảo trợ. Các đoàn thể khác nhận một vị thánh làm quan thày mà tiến lại gần Chúa Giêsu; Vinh dự thay, LMTT có chính Thánh Tâm Chúa là mẫu mực Tình Yêu cho mình tôn thờ và noi theo. Nhận thấy LMTT trong buổi tĩnh tâm này trong đồng phục rất đều rất đẹp. Từ trước đến nay, LMTT là đoàn thể đông, hăng say giúp các việc trong giáo xứ/ công đồng. Dù rằng có những hình thức cần thiết của một đoàn thể như vậy; LMTT luôn luôn phải thực thi và học nơi Chúa một cuộc sống thực sự khiêm nhường trong lòng. LMTT cần có trách nhiệm thi hành những gì mình nói như trong dụ ngôn của Chúa về người anh nói với cha mình rồi không làm điều anh ta đã nói. Người em ậm ừ nhưng đã ra đồng làm việc. Tôi thường hay nói đùa rằng LMTT sẽ không nói “Yes” mà “No Do”có nghĩa là LMTT nói có là có—thành tín trong mọi việc. Nói cách khác, nhìn thấy LMTT là nhìn thấy đạo đức, thành tín và khiêm nhường. Nhân cơ hội này, trong cương vị Trưởng Ban Tổ Chức, một lần nữa thay mặt anh em LMTT xin chân thành gởi lên Cha Chủ Tịch lòng biết ơn của chúng con được cha ban cho một bữa ăn tinh thần thật dồi dào. Xin Thánh Tâm ghi nhận nơi Trái Tim Ngài lòng nhiệt thành truyền bá lòng sùng kính Thánh Tâm của Cha. Chân thành cảm tạ.”
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Công lý và Hòa bình trong bối cảnh Xã hội Việt Nam
LS. Lê Quốc Quân
20:58 27/05/2011
Việt Nam là một đất nước yêu chuộng hòa bình và lòng yêu nước của người công giáo thật rộng lớn nhưng cũng đầy trắc ẩn. Điều đó ít nhất thể hiện qua 4 Đức Giám mục tiên khởi và uyên bác là Nguyễn Bá Tòng, Hồ Ngọc Cẩn, Ngô Đình Thục và Lê Hữu Từ [1] . Lòng yêu nước, yêu giáo hội và những diễn biến phức tạp trong tâm hồn các Ngài theo dòng lịch sử đầy phiêu du là minh chứng cho ưu tư của rất nhiều người, đặc biệt đối với nhiều Kito hữu, kéo dài cho đến tận ngày hôm nay.

Vượt lên trên những phức tạp của thời cuộc, Giáo hội công giáo Việt Nam, mà đặc biệt là HĐGM Việt Nam luôn cố gắng “lắng nghe, nhận diện và phân định những thực tại xã hội dưới ánh sáng Tin Mừng” [2] để biết: “cần phải sống và thể hiện mầu nhiệm Giáo Hội như thế nào trong hoàn cảnh ngày nay theo lời mời gọi của Chúa” [3] . Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn luôn tìm kiếm và học hỏi thêm kinh nghiệm, Ngài muốn có một nghiên cứu thấu đáo về thực tại xã hội và đề xuất các bài học để người Công giáo “góp phần xây dựng đất nước và lành mạnh hóa đời sống dân tộc” [4]

Cũng vì yêu và mong muốn làm sáng danh Chúa trên quê hương Việt Nam, Uỷ ban Công lý và Hòa bình của HĐGMVN đã được ra đời. Được lời mời của Uỷ Ban và để góp phần làm sáng tỏ thêm bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay, tôi xin được trình bày đề tài về “Công lý và Hòa bình trong bối cảnh xã hội Việt Nam” [5] . Đề tài là một vấn đề xã hội rộng lớn nhưng vì tính chất của cuộc hội thảo là liên quan đến một Ủy ban của Giáo Hội Công giáo nên trình bày của tôi có giới hạn và mang góc nhìn của một người Kitô hữu.

1. Việt Nam: Lịch sử oai hùng qua thời khắc chiến tranh và hòa bình:

Hòa bình là khát vọng của loài người.Trong đêm Thiên Chúa giáng sinh, Thiên thần đã xuất hiện và vang tiếng ngợi ca: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm” [6] . Đây là lời chúc phúc điển hình và đầu tiên của Chúa, mong cho dương gian tràn ngập bình an. Thế nhưng, thực tế cho thấy lịch sử loài người được kiến tạo bằng các cuộc chiến tranh và có vẻ như các cuộc chiến trên thế giới ngày càng khốc liệt, có hệ thống.

Việt Nam ta cũng như vậy, hòa bình là thời khắc rất hiếm hoi của dân tộc. Từ thời lập quốc, cha ông chúng ta đã phải đương đầu với biết bao cuộc chiến chống ngoại xâm và lũ lụt. Cũng chính trong những cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc và phòng chống thiên tai đó mà quyền lợi và nghĩa vụ chung đã quện chặt lấy nhau. Khái niệm “công ích” cũng từ đó mà thành, là cơ sở để tạo nên quốc gia, dân tộc.

Do có vị trí địa lý quan trọng, “mặt tiền” là biển và luôn luôn có xu hướng “choãi ra” nên hơn 1000 năm Bắc thuộc là gần 1000 năm cha ông dấy binh đòi độc lập. Sau đó là chiến tranh liên miên chống giặc ngoại xâm với “xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã” [7] . Hết ngoại xâm là tranh chấp giữa các triều đại hai miền Nam Bắc [8] , Hết thời kỳ phân ranh là đến kháng chiến chống pháp, hết Pháp đến Mỹ. Xong lại đến cuộc chiến Cămpuchia trong hơn 10 năm. Tiếp nữa là cuộc chiến với Trung Quốc năm 1979. Việt Nam chỉ coi như có hòa bình vào năm 1989, khi những đoàn Quân “tình nguyện” Việt Nam rút quân khỏi đất nước Chùa Tháp [9] .

Các cuộc chiến tranh khốc liệt đã đẩy Việt Nam đến độ bị khái niệm hóa, nghe nói đến cái tên Việt Nam là người ta nghĩ đến một cuộc chiến [10] . Trên thực tế người Việt nam luôn khát khao hòa bình và đã nhiều lần cố gắng tránh chiến tranh, kể cả trước hoặc ngay sau khi vừa chiến thắng xong một cuộc chiến [11] . Ngày nay Việt Nam cũng đã chấp nhận rất nhiều bước lùi trong quan hệ quốc tế để tránh các xung đột. Việc mất đất biên giới và biển đảo [12] là kết quả của sự nhượng bộ rất lớn nhưng có vẻ như tất yếu từ phía Việt Nam trong bối cảnh “bơ vơ” không có bạn. Điều đặc biệt của Việt Nam trong quan hệ với các nước lớn như Trung Quốc và Hoa Kỳ là sự nhượng bộ bên này, trong hầu hết các trường hợp, là để có điều kiện gắn chặt hơn với bên kia .[13]

2. Hòa bình ở Việt Nam hôm nay

Từ năm 1975, Đất nước Việt Nam đã về một mối, giang sơn liền một dải. Trải qua thời kỳ bao cấp đầy khó khăn, Việt Nam tiến hành đổi mới năm 1986, và “mong muốn làm bạn với các nước trên thế giới”. Từ đó chính quyền mở rộng cửa đón các nhà đầu tư, gia nhập ASEAN năm 1995 và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2006. Tuy nhiên, câu hỏi về hòa bình thật sự ở Việt Nam vẫn là một câu hỏi lớn dù rằng chúng ta đã “bình thường hóa” với Mỹ, là đối tác chiến lược với Nga và là “4 tốt” của Trung Quốc.

Theo Giáo Huấn Xã Hội Công giáo thì hòa bình “không hẳn là vắng bóng chiến tranh” [14] , cũng không chỉ là sự quân bình giữa các lực lượng đối phương nhưng hòa bình là “công trình của công bằng” [15] . Theo đó chúng ta chỉ coi có hòa bình thực sự khi tài sản của con người được bảo vệ, “phẩm giá của con người và của các dân tộc được tôn trọng, tình huynh đệ được thực thi” 16] . HĐGMVN, mới đây trong thư chung hậu Đại hội Dân Chúa cũng đã nhận định “Việt Nam đang gặp rất nhiều thách đố” [17] . Để minh họa cụ thể hơn ý kiến này, tôi xin đưa ra đây một số nhận xét về bối cảnh của Việt Nam hôm nay:

Thứ nhất Xã hội Việt Nam chúng ta hiện nay đầy dẫy rủi ro do tai nạn (giao thông, lao động và môi trường sống…) Những con số thống kê cho thấy Việt Nam là môi trường cực kỳ rủi ro khi lao động cũng như lưu thông trên đường [18] . Điều đáng lưu tâm là mức độ gia tăng các tai nạn ngày càng cao, không chỉ có tai nạn giao thông mà còn tai nạn lao động và các ảnh hưởng khác từ môi trường sống như sự hủy hoại môi trường, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nóng lên của trái đất và hàng loạt tác nhân nguy hại khác đang đẩy con người Việt Nam đến những rủi ro rất bất ngờ.

Thứ hai: Xét về tâm lý xã hội, có thể thấy con người Việt Nam chúng ta hôm nay dễ nổi nóng và có tính bạo động cao có lẽ là vì do không được dạy nhiều về tình yêu thương, về sự tha thứ và nhân bản. Đồng thời cũng chưa được tập làm quen với những ý kiến khác biệt nên chúng ta dễ trở nên cay nghiệt với nhau và khi xảy ra một va chạm nhỏ đều có thể dẫn đến những hậu quả rất lớn, nạn phá thai còn xảy ra tràn lan và gần như được pháp luật bảo hộ bằng chính sách “Kế hoạch hóa gia đình” [19] , nạn bạo hành trong gia đình vẫn phổ biến, giang hồ đâm chém nhau liên miên, vì “nhìn đểu” nhau mà người ta sẵn sàng mang hung khí thanh toán nhau [20] , “Đạo đức xã hội suy đồi, lòng tin bị giảm sút” [21] …

Thứ ba: Việc bắt bớ, xâm phạm đến an ninh của con người là điều vẫn còn xảy ra, làm nhiều người rất mất bình an, sống trong sợ hãi và lo âu. Chính đức TGM Phao Lô Nguyễn Văn Bình, trước khi chết 2 tháng vẫn còn nói là: “tôi vẫn còn sợ vì người ta nói một đàng làm một nẻo” [22] . Bình an là phải sống trong một trạng thái thật an nhiên tự tại, thật bình thản và không có tâm lý sợ hãi; nhiều vụ khám xét, bắt giữ và xét xử một cách bất công các nhà bất đồng chính kiến cho thấy pháp luật không được tôn trọng và lòng người còn nhiều bất an.

Thứ tư : Mặc dù pháp luật đã quy định khá đầy đủ về các quyền của con người nhưng trên thực tế quyền con người vẫn bị vi phạm trong nhiều lĩnh vực, Nhà nước không cho các phương tiện truyền thông độc lập hoặc của tư nhân được hoạt động, áp dụng luật hình sự để xử các tác giả, các nhà xuất bản và các trạng mạng. Tôn giáo vẫn bị hạn chế, buộc phải đăng ký với chính quyền và chịu phụ thuộc vào Ban Tôn giáo Chính Phủ do chính quyền kiểm soát. Người dân vẫn thường xuyên bị truyền thông “trình bày chân lý nửa vời” [23] xúc phạm đến nhân phẩm (Ví dụ trong trường hợp của ĐC Ngô Quang Kiệt ). Ngoài ra vi phạm nhân quyền còn thể hiện ở việc người dân không được thực hiện quyền lập hội, quyền tham gia các tổ chức, bị phân biệt đối xử, tra tấn hoặc giam giữ trong điều kiện sinh hoạt tệ hại…

Thứ năm: Việc khiếu kiện, đặc biệt là khiếu kiện tập thể đòi công bằng, chống tham nhũng kéo dài, phức tạp ở hầu hết các địa phương. Do luật pháp chưa nghiêm, con người thực hiện lại tham nhũng, vô cảm nên không giải quyết triệt để các vấn đề dẫn đến việc khiếu kiện đông người [24] . Trong đó 70% liên quan đến đất đai. Điều này xuất phát từ việc ghi nhận “đất đai là sở hữu toàn dân” [25] . Mặt khác, Nhà nước sử dụng những quy định cứng nhắc và lạc hậu [26] để giải quyết những vấn đề về đất đai liên quan đến tôn giáo như tại Tòa khâm sứ, Nhà thờ Thái Hà, Thái Nguyên, Cồn Dầu, Sóc Trăng… Nhà nước Việt Nam không công nhận quyền tư hữu nhưng người dân cố hữu về tài sản và hiểu rằng “không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán” [27] nên đi kiện để mưu cầu công lý. Để giải quyết điều này HĐGMVN đã kiến nghị sửa đổi luật đất đai [28] .

Thứ sáu: Dù đất nước đã được thống nhất nhưng biểu tình, bạo động vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt ở một số “tây” như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ…cụ thể là những cuộc tuần hành đòi tự do tôn giáo, đòi quyền tự trị của đồng bào Tây Nguyên năm 2001 và năm 2004 hay như vụ Mường Nhé ở Điện Biên gần đây. Rải rác đâu đó ở ngay thủ đô Hà Nôị hay TP Hồ Chí Minh chúng ta vẫn thấy hàng đoàn người dương biểu ngữ đi kiện, đòi công lý, các cuộc thắp nến cầu nguyện cho công lý và sự thật vẫn liên tục xảy ra….

Tóm lại, không thể có một cá nhân nào được thanh thản nếu cuộc sống của họ không dựa trên sự thật và không được xây dựng trên công lý và hòa bình. Đức Thánh Cha Gioan XXIII trong thông điệp Hòa bình trên thế giới – Pacem in Terris - đã xác quyết rõ “Không thể có hòa bình nếu không có công lý” [29] . Nghĩa là chỉ có một nền hòa bình vĩnh cửu khi công bằng xã hội được tôn trọng. Chỉ có hòa bình đích thực khi không còn cảnh người bóc lột người.“Lý tưởng về hoà bình không thể nào có được trên trần gian này, nếu đời sống ấm no của con người chưa được đảm bảo…” [30] .

Tất nhiên chúng ta cũng phải hiểu rằng hòa bình không bao giờ đạt được một lần là xong, nhưng phải xây dựng mãi mãi. Giáo Huấn của giáo hội liên lục kêu gọi mọi người kết hợp với những người yêu chuộng hòa bình để thiết lập hòa bình, xây dựng một xã hội ngày càng thái bình thịnh trị, như thánh vịnh đã nói. “Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến” [31]

3. Công lý trong bối cảnh Việt Nam hôm nay

“Hòa bình đích thực là hoa trái của công lý” [32] . Bởi vậy khi đề cập đến hòa bình ở Việt Nam không thể không nói đến công lý. Việt Nam đã trải qua chiến tranh liên miên nên trước hết con người chỉ cần có khát vọng là “im tiếng súng” chứ chưa đòi hỏi những điều cao siêu hơn như công lý. Nhưng công lý phải là gốc. Nhờ có công lý mà hòa bình được tạo thành. Là người có đức tin, chúng ta phải xem xét công lý không chỉ theo khía cạnh của con người mà còn là của Thiên Chúa theo những góc độ sau đây:

Thứ nhất: Nói đến công lý là nói đến cái chung, cái phổ quát theo luật tự nhiên được thể hiện qua :‘công chúng, quảng trường…”. Qủa thật, loài người luôn muốn công lý cụ thể cho từng người, từng sự việc. Loài người đã chờ đợi Thiên Chúa như là “Đấng Mêsia đến để thực thi công lý” [33] . Đó là những mong muốn rất cụ thể của con người, muốn trực tiếp và ăn ngay. Nhưng công lý của Thiên Chúa cho phép chúng ta suy nghĩ rộng hơn, lâu hơn và giàu tình yêu hơn. Công lý không chỉ cần những xa lộ, quảng trường mà còn cả bầu trời và các vì sao...Tại Việt Nam chúng ta hôm nay, với những quảng trường nhỏ hẹp, những con phố ngắn ngủi và những lũy tre bao quanh làng xóm với khái niệm “phép vua thua lệ làng” thì tính phổ quát không lớn và công lý của quốc gia theo nghĩa trần thế vẫn chỉ chập chờn đâu đó.

Thứ hai: Công lý là phải gắn chặt với luật pháp. Tất nhiên, theo Thánh Thomas D’aquin thì “Luật pháp phải phù hợp với luật tự nhiên, khi xa lìa lẽ phải, nó không còn là luật nữa mà là một sự bất công” [34] . Nhiều người cho rằng luật pháp Việt Nam hiện nay chỉ là ý chí của một số nhóm lợi ích. Khái niệm “một trăm cái lý không bằng một tý cái tình” [35] đã bóp chết pháp luật phổ quát. Muốn có công lý thì trước tiên phải có lẽ phải. Lẽ phải đó được pháp điển hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật. Khi quốc hội Việt Nam vẫn giao cho các bộ chuẩn bị dự thảo luật thì đã không phản ánh đúng sự độc lập cần thiết và sự tôn trọng công lý.

Thứ ba: Một mặt công lý cần sự lớn lao như quảng trường, đại hội và dân chúng, mặt khác nó đòi hỏi sự thỏa mãn đạo đức riêng tư trong lương tâm mỗi người. Công lý đầu tiên phải bắt đầu từ đạo đức và gắn chặt với ý thức về bổn phận. “Tất cả đạo đức nếu không dựa trên bổn phận sẽ thiếu chắc chắn và nguy hiểm” [36] Hành động đạo đức tức là hành động theo tiếng gọi của công lý nhắm đến người khác chứ không phải là tiếng gọi riêng của bản ngã ích kỷ. Nghĩa là con người phải sống trong tương quan với người khác chứ không thể đòi hành động như một cá nhân cô độc, không cần công lý. Ngày nay trong xã hội chúng ta, tính vị kỷ đang lên ngôi, hầu hết chỉ loay hoay với vấn đề cơm áo, nghi lễ và tiểu tiết vụn vặt thì công lý dễ bị bóp nghẹt. Rất nhiều người Việt hôm nay sử dụng cách nói nước đôi, khi mạnh thì “cưỡng từ đoạt lý” khi yếu thì “rủ rê tình cảm”. Đó không thể là công lý.

Thứ Bốn: Nói đến công lý là chúng ta nói đến sự công bằng. Tính chất công bằng phải thể hiện được trong các hầu hết khía cạnh của đời sống, không thiên vị, không chênh lệch thì công lý mới được tỏ hiện. Giáo Huấn XHCG dành rất nhiều phần nói về sự công bằng tương ứng với vai trò và địa vị xã hội của con người, công bằng trong lao động và thù lao, Công bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ….Nếu chúng ta không đảm bảo sự công bằng thì sẽ dẫn đến bất công, khi đó công lý bị lu mờ. Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng thì công lý phải được nối kế với sự khôn ngoan, với bác ái và công việc từ thiện. Hiện nay xu hướng bất công đang lên, “Hố phân cách giàu nghèo càng sâu rộng hơn” [37] đó là một thách đố của công lý.

Thứ năm: Sống công lý, không có nghĩa lúc nào cũng cãi lý xem ai đúng - ai sai, mà người ta còn phải biết thỏa hiệp, hoà giải bao dung trong mọi việc. Khi đồng ý với nhau và chia sẻ với nhau những giá trị chung từ trong tâm khảm, những người anh em sẽ cảm nhận được chân lý và như vậy công lý sẽ được bộc lộ ra ngoài. Thế nhưng lịch sử hiện tại ở Việt Nam cho thấy con người chúng ta ít có tinh thần đối thoại, lắng nghe và hiểu biết nhau để tìm đến một cái chung và tha thứ cho nhau. Điều làm cho chúng ta hy vọng là công lý, tự trong bản chất, có sức mạnh vô song. Có thể bề ngoài họ vẫn biểu hiện thái độ trịch thượng, quát nạt để thị uy nhưng thẳm sâu trong lương tâm, họ phải thừa nhận một lẽ phải, thừa nhận sự thật, thừa nhận công lý. Đó chính là lúc bắt đầu của tiến trình hòa giải và canh tân.

Thứ sáu: Cuối cùng, tất cả chúng ta đều phải ý thức rằng Giáo hội tận lực đấu tranh cho công lý nhưng không bao giờ dừng lại ở công lý. Trái lại, giáo hội luôn mời gọi con người đi xa hơn công lý để vươn tới suối nguồn đích thực của nó là tình yêu thương, lòng nhân ái, từ bi và tha thứ. Bởi vì “Bình đẳng do công lý mang lại chỉ giới hạn ở lĩnh vực của cải vật chất bên ngoài, còn tình yêu và lòng thương xót lại giúp con người có thể gặp gỡ nhau nơi giá trị cao cả là chính con người, với phẩm giá riêng của mỗi người” [38] .

Tóm lại, công lý theo nghĩa của con người trần thế quả thực vẫn còn xa vời trên khắp trái đất này, phương chi Việt Nam. Nhưng như Chúa Giê su xưa đã đứng lên ngó nhìn con cái, giờ đây chúng ta bắt đầu cùng chung tay quyết tâm làm và làm bằng tình thương yêu đích thực. “Thiên Chúa là chúa nhân từ, tha thứ tội lỗi, chậm giận và giàu lòng thương xót” [39] . Chúng ta có cái nhìn siêu nhiên nhưng lại thực tiễn hơn nên phải vượt trên những khác biệt, chung tay nâng cao dân trí, học hỏi tính phổ quát, xây dựng nền pháp quyền, giáo dục về lẽ phải…. Để đến một ngày chúng ta có quyền hy vọng rằng Giáo hội Việt Nam: một mặt, với những ngôi nhà thờ lớn, tượng đài to, đối mặt với biển cả bao la, núi rừng sâu thẳm, bầu trời và các vì sao; mặt khác, có những nghi lễ sang trọng, sự tập hợp đông đảo của quần chúng và một “kẻ khác ở trong ta” luôn thì thầm mách bảo, Chúng ta, giống như những nhà điêu khắc, có thể tham gia vào quá trình làm cho khuôn mặt công lý dần dần được tỏ hiện.

4. Những thay đổi trong xã hội VN và cơ sở cho Công lý & Hòa Bình

Với sự chuyển biến mạnh mẽ của thế giới, những công nghệ mới ra đời, các quốc gia bị chia tách và đặc biệt là cuộc cách mạng tiến hóa hòa bình, sự tan rã của khối Đông âu và gần đây là cuộc cách mạng ở Bắc Phi, sự đổi mới rõ rệt ở Cu Ba, những người lãnh đạo tại Việt Nam cũng đang khác đi rất nhiều…cho chúng ta thấy đất nước Việt Nam có thể đang trong một quá trình chuyển đổi quan trọng.

Dù đôi khi có tranh luận và tấn công nhau trên truyền thông nhưng xu hướng đối thoại vẫn là chủ yếu trên khắp địa cầu. Trước đây lịch sử Việt Nam đã được định đoạt trên ly rượu mao đài sóng sánh [40] .Trung Mỹ hợp tác và nói“Cánh cửa đã mở, từ nay chúng ta là bạn, nhưng chúng ta vẫn cứ chỉ trích nhau – vì nhân dân tôi quen như vậy” [41] . Giờ đây, bề ngoài chúng ta thấy vẫn cứ phê bình và đấu tranh với nhau nhưng quan hệ thực chất giữa Việt Nam và các nước tây phương đang được xích lại rất gần nhau.

Rõ ràng có sự chuyển hóa, tự diễn biến trong nội bộ Đảng cộng sản và trong mọi tầng lớp dân cư. Rất nhiều người cộng sản khi xưa giờ đã trở thành tư bản đỏ, 5% dân số đang chiếm giữ đến 75% tổng toàn bộ giá trị, của cải và tài nguyên xã hội [42] . Nhiều người đã gửi con sang các nước phương tây để học hỏi và họ tập hợp với nhau thành những nhóm lợi ích. Khi trong tay có tài sản và quyền tư hữu, họ chuẩn bị cho tương lai của mình và sẵn sàng bảo vệ quyền tư hữu đó theo đường lối tư bản. Rất nhiều người cộng sản đã nhận thức được xã hội, lo lắng về một tương lai bất an và sẵn sàng chuẩn bị các phương án.

Điều đó đặt cho HĐGMVN và UB Công lý và Hòa Bình một sứ mệnh hết sức quan trọng. UB phải được thiết lập một cách có hệ thống và là nơi tư vấn để đưa ra những quyết định đúng đắn trong những thời điểm nhạy cảm của đất nước, tránh những xung đột khắc nghiệt trong tương lai. Cụ thể là theo Thư Chung Hậu Đại hội dân Chúa 2010. “Trong bối cảnh xã hội hiện nay, Giáo Hội tại Việt Nam xác tín rằng Dân Chúa cần tích cực cộng tác với mọi người thiện chí, cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống. Đó là phương thế cụ thể để thi hành sứ vụ duy nhất và toàn diện của Đức Kitô trên đất nước này”.

5. Phương hướng đối thoại và hợp tác.

Đối thoại đã trở thành nguyên tắc và là vấn đề bao trùm toàn thế giới ngày hôm nay. Đức Thánh Cha Joan Paul II đã đi khắp trái đất để nhằm một mục đích là “nghe và nói”. Chính đối thoại đã làm cho tất cả các bên không còn sợ hãi, không còn bất ngờ. Phương hướng Đối thoại và hợp tác của giáo hội Việt Nam với Nhà nước cũng được Đức Thánh Cha Benedicto XVI nói rõ trong huấn từ cho các giám mục Việt Nam nhân chuyến viếng thăm Ad Limina

Đã một thời tư tưởng loại trừ trong đối thoại phải thật triệt để và không cho ai có tư tưởng khác mình tồn tại. Giờ vẫn còn nhưng nó đang càng ngày càng trở nên lạc hậu vì nó đi ngược lại xu thế của thời đại. Xu hướng “cùng thắng” đang được áp dụng phổ biến, không phải là chỉ có lợi cho Giáo hội hay cho Nhà nước mà là cho dân tộc Việt Nam. Thẳng thắn vẫn là phương pháp tốt nhất để giải quyết các vấn đề. Hồ chủ tịch đã từng viết thư cho Đức Cha Lê Hữu Từ với nội dung rõ ràng: 1. Đồng bào công giáo rất ghét thực dân pháp, rất yêu nước. 2. Đồng bào công giáo ghét cộng sản [44] . Nếu còn có những khác biệt, hãy “tạm gác một bên” và tiếp tục đối thoại, nhưng không bao giờ từ bỏ nguyên tắc của mình.

6. Những chuẩn bị gì cho đối thoại Công lý và Hòa Bình ?

Trước hết, chúng ta thấy loài người đã phát triển ở mức độ cao và trình độ tự do của con người đã được nâng cao. Cho nên trước khi đối thoại tất cả các bên đều phải đồng ý rằng mọi quyền phải là quyền của cá nhân, mọi trách nhiệm cũng là trách nhiệm của cá nhân, mọi hạnh phúc cũng là hạnh phúc của cá nhân, công lý cũng là công lý rót cho từng cá nhân. Nghĩa là con người phải là đối tượng cùng đích của sự đối thoại.

Qủa thật, Nhà nước hay như cả Liên Hiệp Quốc được dựng lên là vì quyền lợi của con người, chứ không phải vì quyền lợi của tổ chức. Nhà nước ra đời là vì con người, chứ không phải vì nhà nước đẻ ra con người. Điều này đã trở thành nguyên lý quan trọng của học thuyết XHCG: “con người là một hữu thể, là một nhân vị, là con đường của giáo hội và quyền con người, nhân phẩm con người phải đặt lên trên hết” . Chúa Jesus đã nói: “Ngày Sabat vì con người chứ không phải con người vì ngày Sabat” [46]

Tuy nhiên muốn có đối thoại thì con người phải có thực lực phục vụ. Bởi vậy Uỷ ban CL&HB phải trở thành một Ủy ban có cơ cấu rõ ràng, từ HĐGM cho đến tận từng giáo xứ. Đồng thời phải tập hợp được những người có tâm và có tài, dám hy sinh vì công lý và hòa bình. Bộ khung thì nên theo cơ cấu dần từ trên xuống nhưng hoạt động và linh hồn đích thực sẽ phải đi từ dưới lên thông qua những tổ nhóm dân sự và các cá nhân tình nguyện viên.

Đầu tiên những nhân tố đó phải tích cực giảng dạy, giúp cho người công giáo, và sau đó là nhân dân hiểu được Học Thuyết Xã Hội công giáo. Nhờ hiểu được quan điểm của Giáo hội về xã hội mà các cuộc đối thoại sẽ được thoải mái, tạo tâm lý tự tin cho tất cả các bên. Uỷ ban có thể thành lập một văn phòng tư vấn pháp lý, hỗ trợ và tư vấn cho nhân dân khi gặp những vấn đề khó khăn hoặc bất công.

Rất nhiều người cho rằng đối thoại với CS là vô ích. Đó cũng là một quan điểm nhưng riêng tôi thì vẫn tin vào đối thoại. Tôi đã từng đối thoại với những người cộng sản cao cấp trong ngành an ninh. Tôi bắt đầu bằng: “Tôi có hai giá trị lõi, một là tôn giáo của tôi, hai là lý tưởng dân chủ của tôi. Hai điều tôi giữ trong tim óc mình dù có giết tôi đi” [47] . Họ cũng xác quyết những nguyên tắc của họ rất rõ ràng. Như vậy, ngay bắt đầu chúng tôi đã xác lập được quan điểm. Sau một thời gian nghiên cứu và “đồng ý” về những “bất đồng” chúng tôi mới tiếp tục đi vào hành vi pháp lý cụ thể. Tất nhiên trong đàm phán sẽ có nhiều bất đồng và sẽ phải sự dụng “thực lực” để nói chuyện [48]

“Đừng Sợ” là câu nói nổi tiếng của ĐTC John Paul II, Đọc về cuộc đời của Ngài, chúng ta thấy Ngài cũng đi dạy học, cũng thuyết trình, cũng đối thoại và hợp tác. Chính nhờ những lần tiếp xúc đó mà Ngài đã thấy rõ là:“không có gì phải sợ”.

Theo ý kiến cá nhân tôi, về mặt nguyên tắc, với tư cách là phải tham dự một phần sứ mệnh phát triển của dân tộc, HĐGMVN, trong tương quan với nhà nước có thể bày tỏ rõ ràng và dứt khoát những quan điểm sau:

1. Giáo hội phải được quyền tham gia vào công việc giáo dục, y tế và từ thiện. Điều này chỉ tốt cho dân tộc; hai bên phải chuẩn bị lộ trình và nhân sự.

2. Nhà nước cần cải cách chính trị, mở rộng dân chủ. Đổi mới kinh tế đã đem lại hiệu quả cho xã hội nhưng chưa đạt được hiệu quả mà mọi người mong ước vì chưa đổi mới xã hội và chính trị. Để giảm bớt xung đột có thể xảy ra, giáo hội sẽ đóng góp trong việc xây dựng xã hội dân sự, làm “bộ đệm” cho quá trình đó, làm cho các bên quen dần với các khái niệm và tập sống trong hòa bình;

3. Mọi thành phần xã hội, đặc biệt các tôn giáo và giới trí thức đều có đủ nguồn lực và lòng yêu nước cho nên họ cần phải được phải được tham gia một cách tương xứng trong quá trình hoạch định chiến lược xây dựng đất nước.

Đó là những vấn đề cần được đặt ra cho tất cả các bên để trù liệu. Có như vậy mới bắt đầu cuộc đối thoại và xây dựng một lộ trình dân chủ tiệm tiến toàn diện cho Việt Nam, nhờ vậy Công lý và Hòa bình mới dần dần được triển nở trên quê hương yêu dấu của chúng ta.

Thiên Chúa chúc phúc cho Dân tộc ta !

Chú thích:
[1] Bốn ĐGM này đã gửi điệp văn đến ĐGH Pio XII xin Ngài ủng hộ nước Việt Nam độc lập và chúc phúc, cầu nguyện cho nền độc lập non trẻ mới thu hồi được. Tài liệu của CGvDT số 5, ngày 7-13/8/1975, P.8-9
[2] Hội đồng Giám Mục Việt Nam, Thư chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010. “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”, Chương 1, Mục 4.
[3] HĐGGMVN, Thư chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010. Chương 1, Mục 4.
[4] JB. Phạm Minh Mẫn, Thư gửi Linh Mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp, CLB Nguyễn Văn Bình ngày 22.7.2007 nhờ nghiên cứu tương quan và sự hợp tác giữa Nhà nước và Giao hội để xác định điểm lợi điểm hại hầu phục vụ dân tộc tốt hơn.
[5] Đề tài được Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp, với tư cách là Chủ tịch UBCL&HB của HĐGMVN gợi ý nhằm phục vụ cuộc tọa đàm của Uỷ ban vào ngày 27/5/2011.
[6] Tân ước Lc 2,14. Nguyên bản tiếng Latin - Glória in excélsis Deo -et in terra pax homínibus bonae voluntátis.”Vinh danh Thiên Chúa Trên trời – Bình an dưới thế cho người thiện tâm” (Lc 2,14)
[7] Vua Trần Nhân Tông sau hai lần thân chinh đi đánh thắng quân Nguyên trở về đã làm hai câu thơ: “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã/Sơn Hà vạn cổ điện kim âu” – Tạm dịch “Xã tắc hai lần mệt ngựa đá/Non sông vạn thuở vững âu vàng”
[8] Vietnam Cuộc Chiến 1858-1975, P4 – Chương VI. Nguyễn Khắc Cần, Nguyễn Ngọc Điệp, Vũ Dương Ninh, Nhà Xuất bản Văn Hóa Dân tộc 2001, P.4 Chương VI. Theo đó coi như bắt đầu từ khi vua Mạc Đăng Dung giành được quyền lực từ tay vua Lê Cung Hoàng năm 1527, đất nước xảy ra xung đột và chiến tranh phân ranh ranh liên miên giữa hai miền cho đến năm 1975. Hết nhà Mạc là đến cuộc chiến Nam Bắc Triều, rồi đến Trịnh Nguyễn Phân Ranh, Nguyễn – Tây sơn, đến Pháp và Mỹ.
[9] Việt Nam công bố hoàn tất việc rút quân khỏi Campuchia ngày 26/9/1989, sau 10 năm chiếm giữ. Việt Nam gọi là tình nguyện giúp đỡ trong khi quốc tế không công nhận chính phủ mới do Việt Nam thành lập cho đến khi có một giải pháp quốc tế.
[10] Vietnam is a Country, not a War –Việt nam là một đất nước chứ không phải là một cuộc chiến tranh, Thứ trưởng Lê Mai, trong một cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ với Mỹ, Washington DC, 1994.
[11] Lịch sử Việt Nam có 1000 năm Bắc thuộc. Vua Trần đánh xong Quân Nguyên, dâng Chiếu lên Bắc Triều xin được phong vương và nhận làm chư hầu. Nguyễn Trãi giúp Lê Lợi đánh giặc Minh, sau đó đã dâng Biểu lên triều Minh thú nhận: “Tội thần nhiều như tóc trên đầu”. Sau khi đánh tan giặc Thanh, Ngô Thì Nhậm đã thay mặt Nguyễn Huệ trình quốc thư xin bình thường hóa mà rằng: “Nam Triều không dám đánh mà do quân Thiên Triều không quen thấy voi nên bỏ chạy”.
[12] Năm 1974 Trung Quốc chiếm quần đảo hoàng sa khi đó thuộc quyền kiểm soát của Nam Việt Nam. Năm 1988 Trung quốc chiếm một số đảo ở Trường Sa. Hiệp định biên giới Việt Trung được ký kết ngày 31/12/1999 với nhiều điểm mà giới quan sát cho rằng Việt Nam nhượng bộ rất lớn
[13] Abramowitsz – Chasing the sun, Rethinking East Asian Policy, P7, P39. Vì Hoa kỳ ưu tiên cho quan hệ với Trung Quốc từ 1979, cho nên, trong quan hệ với VN họ không thể đi những bước với Việt Nam làm tổn thương đến quan hệ của họ với TQ. Bởi vậy đặt Việt Nam vào trong thế cân bằng, chỉ dám bước chân này khi thấy cân bằng với chân kia và cân bằng với cả 2 lực lượng.
[14] Giáo Huấn Xã Hội Công giáo, Vui mừng và Hy vọng –Gaudium et Specs ( Gs, Is 32,7
[15] Giáo Huấn Xã Hội Công giáo, Vui mừng và Hy vọng –Gaudium et Specs ( Gs, Is 32,7)
[16] Giao lý Hội thánh Công giáo – Conpendium Catechism of Catholic Church, 1994, No 2317
[17] HĐGMVN, Thư Hậu đại hội dân Chúa 2010, Chương 1, Mục 4 ghi “tình trạng lạm phát, tệ nạn tham nhũng và hối lộ, việc quản lý lỏng lẻo và thiếu trách nhiệm đối với những tài nguyên quốc gia… làm cho đời sống người dân thêm khó khăn.[5] Hố phân cách giầu nghèo ngày càng sâu rộng hơn. Nhiều người dân vẫn chưa có mức sống xứng hợp với nhân phẩm, không những tại nông thôn mà ngay cả trong những thành phố lớn. Do đó, vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là vấn đề đạo đức và xã hội”
[18] Thống kê chính thức của UBATGT cho thấy cả nước năm 2010 xảy ra 14,442 vụ tai nạn giao thông làm chết 11,449 người. Bị thương 10,633 người. Năm 2009 có 12,500 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 11,500 người và bị thương 8,000 người. Năm 2008 xảy ra 13,700 vụ. làm chết 11,060 người và bị thương 8,600 người
[19] Là chính sách có hệ thống của Chính phủ nhằm lập kế hoạch khi nào thì có trẻ em và tiến hành các biện pháp kiểm soát sinh sản và các kỹ thuật khác để thực hiện kế hoạch đó, Từ điển mở trên mạng, Wikipedia,
[20] Nguyễn Chí Thịnh (16 tuổi, học sinh lớp 10 của một trường THPT ở H.Đông Hòa, Phú Yên) đã đánh chết người vì bị cho là “nhìn đểu”; Vũ Văn Chì, tạm trú tại thôn Bầu – Kim Chung – Đông Anh – Hà Nội đã bị một đám thanh niên chém chết vì cho là nhìn đểu; Nguyễn Trọng Dũng bị đánh chết tại Quận 3, TPHCM vì bị cho là nhìn đểu….
[21] Nghị Quyết đại hội đảng Cộng sản lần thứ XI, Mục 1, Chương III ghi “ tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, lối sống chưa được ngăn chặn, đẩy lùi…”
[22] Paul Nguyễn Thái Hợp – Chân Dung một vị mục tử, lời đúc kết cuối sách Tr152, CLB Nguyễn Văn Bình, 2010
[23] Thư chung Hậu đại hội dân Chúa 2010, Chương 1, Mục 5.
[24] Theo báo cáo của thanh tra Nhà nước thì năm 2010 cả nước phát sinh gần 380.000 lượt đơn khiếu nại với gần 99.000 vụ việc, so với cùng kỳ năm 2009 tăng gần 30% số đơn.
[25] Điều 5 Luật đất đai năm 2003, quy định: “Đất đai thuộc sử hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”.
[26] Nghị quyết 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của quốc hội quy định về Nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý Nhà đất và chính sách cải tạo XHCN trước ngày 1/7/1991.
[27] Điều 117 - Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc 10/12/1948
[28] Phero Nguyễn Văn Nhơn, Quan điểm của HĐGMVN về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay, 25/9/2008
[29] Joan XXIII, Pacem in Terrris – Hòa bình trên thế giới, thông điệp Ngày hòa bình thế giới 2002
[30] Giáo huấn xã hội Công giáo, Vui mừng và Hy vọng, (Gaudium et Spes,n 78); Giáo lý Hội Thánh Công giáo, số 2304).
[31] Gs, N.78; X Is 2,4
[32] Joan XXIII, Sđd
[33] Is 9,6; 11,4; Gr 23,5; Tv45,4.7
[34] Saint Tomas d’Aquin, Sth, 1-11 93 được trích trong Pacem in Teriss – Hòa bình trên thế giới, No51.

[35] Cao Tuyết Minh, Ca dao tục ngữ Việt Nam, NXB Dân trí, 2010
[36] Kant – Phê phán lý tính thuần túy, 1781, P97 Quoted “estime- t-il avecraison que toute morale non basée sur le devoir est incertaine et dangereuse) Unquoted.

[37] HĐGMVN, Thư chung sau đại hội dân chúa 2010, Chương I, mục 1: “Hố phân cách giầu nghèo ngày càng sâu rộng hơn. Nhiều người dân vẫn chưa có mức sống xứng hợp với nhân phẩm, không những tại nông thôn mà ngay cả trong những thành phố lớn”.,
[38] Gioan Phaolo II, Thiên Chúa giàu lòng thương xót, số 14.
[39] Tv 145,8
[40] Tuyên cáo chung Thượng Hải, Announcementt of Shanghai, đã được Mỹ Trung ký ngày 27/2/1972 tại Thượng Hải, nội dung bàn đến nhiều vấn đề nhưng được coi là một hiệp ước Thiên Tân III, các nước lớn mặc cả với nhau trên đầu Việt Nam. Mỹ rời khỏi Việt Nam, Công nhận Trung Quốc. Trung Quốc ngăn chặn CS Việt Nam tràn xuống vùng Đông Nam Á. Trong bữa tiệc chia tay về nước Nixon tuyên bố: “Cầu hữu nghị Mỹ Trung đã được bắc, chấm dứt thời kỳ thù địch kéo dài hơn hai mươi năm, từ nay tương lai thế giới nằm trong hai nước chúng ta”. Nhờ yên tâm với Trung Quốc Mỹ, rút khỏi Việt Nam mà quay sang cộng tác với các lực lượng khác, lập kế hoạch diễn biến Hòa bình để 15 năm sau toàn bộ Đông Âu đã tan rã.
[41] Chu Ân Lai nói trước khi ra về. Thế nên báo chí 2 nước vẫn tiếp tục phê bình và tấn công nhau.
[42] Paul Nguyễn Thái Hợp ước tính, Một cái nhìn về giáo huấn xã hội công giáo, NXB Phương Đông 2010.
[43] Xin xem bài đọc của Giám mục Bùi Văn Đọc – Giams mục giáo phận Mỹ Tho, phát biểu tại buổi Tọa đàm ngày 28-11-2009 do CLB Phaolo Nguyễn Văn Bình tổ chức với chủ đề: “tương quan giữa giáo hội với thực tại trần thế”.
[44] Vương Đình Chữ, Tương quan giữa giáo hội và Nhà nước ở Việt Nam. Từ thư Chung 1951 đến 1980, Giaos hội giữa dòng đời, CLB Nguyễn Văn Bình -2010, Trang 126.
[45] Paul Nguyễn Thái Hợp, Nguyên tắc nền tảng, Một cái nhìn về Giao huấn XHCG Tr 117,121,127,134. NXB Phương Đông, CLB Nguyễn Văn Bình. Hội đồng cổ vỗ Công lý và Hòa bình, Diễn đàn giáo dân 2004, P25.
[46] Jesus Mc 2, 23.
[47] Ngày 8/3/2007, Tôi bị bắt ngay khi kết thúc một khóa học về dân chủ từ Hoa Kỳ về và bị cáo buộc vào điều 79 Bộ Luật hình sự, sau 100 ngày bị giam giữ trái phép. Chính quyền không có bằng chứng buộc tội cộng với áp lực mạnh mẽ từ quốc tế, Tôi đã được trả tự do vào ngày 16/6/2007. Ngay những lần hỏi cung đầu tiên tôi đã khẳng định quan điểm trên.
[48] Xem cuốn sách tiếp xúc bí mật Việt Nam – Hoa Kỳ và những thỏa thuận bí mật giữa Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris, NXB Công An Nhân dân, 2/2002
 
Thông Báo
Thông báo: Ngày Thánh Thể II -2011 tại Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm, Texas
LM Dominic Nguyễn Đức Hạnh, OSB
05:26 27/05/2011
THÔNG BÁO: NGÀY THÁNH THỂ II-2011

Kính thưa Quý Vị,

Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm xin trân trọng kính mời Quý Linh Mục, tu sĩ nam nữ, tất cả các tín hữu, và các đoàn thể Công giáo tiến hành cùng đến tham dự và tôn thờ Phép Thánh Thể.

NGÀY THÁNH THỂ II-2011 là cơ hội để mọi thành phần tín hữu chúng ta

cùng nhau cầu nguyện, xin ơn tha thứ, ơn bình an, thăng tiến hạnh phúc gia đình, và cầu cho hòa bình thế giới.

Trong NGÀY THÁNH THỂ II-2011, sẽ có Chầu Thánh Thể Liên Tục, các giờ chầu nối tiếp, chầu cá nhân và chung. Làm ‘Giờ Thánh’ – chầu Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể – là một việc sùng bái tưởng nhớ đến sự sống, sự thương khó, cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Trong các giờ chầu này, nhờ cầu nguyện và suy niệm, chúng ta khẩn nài lòng thương xót của Chúa, xin cho lòng hoán cải linh hồn, thánh hóa các tội nhân và cầu khẩn xin thuyên giảm hình phạt khủng khiếp được tiên báo tại Fatima năm 1917.

NGÀY THÁNH THỂ II-2011, cũng sẽ có các giờ Hội Thảo cho các giới về Phép Thánh Thể, Đi Đàng Thánh Giá, Giờ Đền Tạ Mẫu Tâm, sinh hoạt Thánh Nhạc, rước Kiệu Thánh Thể, etc.

Trong khung cảnh mới thành lập và được sự hợp sức của các cộng tác viên Đan Viện cũng đang tiếp tục nỗ lực chuẩn bị mặt bằng. Các công việc chuẩn bị đã và đang thực hiện, gồm có: xịt thuốc diệt các côn trùng và bọ ngứa (chiggers); cắt cỏ; tỉa cành cây; chạy dây điện và ống nước, v.v... cho các khu cắm trại.

Về mặt xây dựng, có hai công trình thi công đang ở trong giai đoạn hoàn thành: Đền Các Thánh và Hội Trường. Đền Các Thánh, đóng bằng gỗ, sẽ được làm phép vào lúc 6 giờ chiều thứ Năm ngày 9 tháng 6, tức trước Thánh Lễ Khai Mạc một giờ. Trong Đền Các Thánh có những xương thánh chúng ta có thể kính viếng và cầu nguyện xin ơn cùng các ngài.

Công việc xây cất Hội Trường đang ở giai đoạn cuối. Chúng con dự tính Hội Trường được dành ưu tiên cho Ban Tổ Chức, quý vị cao niên, và trẻ nhỏ ngủ qua đêm.

Đính kèm, chúng con cũng xin có một vài thay đổi nhỏ của chương trình NGÀY THÁNH THỂ II-2011. Xin Quý vị vui lòng xem Chương Trình cập nhật mới tại trang nhà www.ThienTamOSB.org. Rất cảm ơn!

Kính mời,

Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm
13055 SE County Road 4271
Kerens, TX 75144
(903) 396-3201
www.ThienTamOSB.org
 
Tin Đáng Chú Ý
Trung Hoa: Nông dân nổi sóng bất bình
Nguyễn Thanh
12:22 27/05/2011
Cuộc tấn công bằng bom làm nổ tung các công sở tại Phúc Châu của một nông dân bị mất nhà cửa ruộng đất đã không bị chỉ trích thì chớ lại được người dân ở Hoa Lục “nhiệt liệt hoan hô”, và so sánh với một anh hùng trong thập niên 1940.

Xe cộ bị thiêu hủy trong vụ đánh bom
Ba vụ nổ liên tiếp nhắm vào các cơ quan nhà nước đã làm rung chuyển thành phố Phúc Châu, phiá Nam tỉnh Giang Tây của Trung quốc vào sáng thứ Năm 26/05/2011 và gây thiệt mạng cho hai người (trong đó có thủ phạm) và làm bị thương ít nhất là 6 người khác.

Tân Hoa Xã cho biết thủ phạm gây ra ba vụ đánh bom này là ông Tiền Minh Kỳ (Qian Mingqi - 錢明奇), 52 tuổi, một nông dân căm phẫn chính quyền địa phương vì đã chiếm đoạt ruộng đất của mình và ủi sập một căn nhà mới xây của đương sự.

Một ngày trước khi xảy ra vụ nổ, ông Kỳ đã đưa ra một lời cảnh cáo trên blog của ông ta trong mạng lưới Internet Tân Lãng Vi Bác (Sina Weibo Blogs 新浪微博). Than thở rằng căn nhà của ông đã bị bọn cầm quyền tại địa phương ủi xập cách phi pháp, ông cho biết: “Tôi đã kiến nghị nhà nước trong 10 năm trời qua, nhưng không có kết quả gì cả. Bây giờ, tôi phải chọn một con đường thực sự ngoài ý muốn.”

Ông Kỳ đã đánh bom tại ba địa điểm khác nhau trong khoảng thời gian 9:18 đến 9:45 sáng. Vụ thứ nhất xảy ra tại bãi đậu xe trước văn phòng Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Phúc Châu. Vụ thứ hai xảy ra ngay bên trong công sở của ủy ban nhân dân phường Lâm Xuyên. Vụ thứ ba xảy ra tại bãi đậu xe trước văn phòng Kiểm Dịch Thực Phẩm tỉnh.

Trong vụ nổ tại bãi đậu xe trước văn phòng Viện Kiểm Sát Nhân Dân, một chiếc Volkswagen AG Santana bị phá hủy hoàn toàn. Tân Hoa Xã cho biết ít nhất 10 chiếc xe khác bị hư hại nghiêm trọng. Các cửa kính của Viện Kiểm Sát Nhân Dân bị vỡ tan nát đầy đường phố.

Vụ tấn công đã gây ra những tranh luận sôi nổi trên các trang mạng của Trung Hoa. Tin tức về vụ tấn công được truyền đi nhanh chóng mặc dù giới chức địa phương đã tìm mọi cách ngăn cản. Một nhà báo ở địa phương cho biết công an đã xóa các hình ảnh do người đi đường chụp được.

Tuy nhiên, những hình ảnh về vụ nổ bom này đã được nhanh chóng truyền đi trên mạng Internet với những hình ảnh đầu tiên là một cột khói bốc cao hình quả nấm và các xe hơi bị cháy.

Hàng ngàn người gia nhập mạng Tân Lãng Vi Bác đã đưa ra các lời nhận định trong đó đa số bày tỏ cảm tình với ông Tiền Minh Kỳ, so sánh ông với Đổng Tồn Thụy (Dong Cunrui - 董存瑞) một anh hùng cách mạng sinh năm 1929 và qua đời ngày 25/5/1948.

Tỉnh Giang Tây trong thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp đất đai giữa dân lành và bọn cán bộ địa phương. Năm ngoái đã có 3 người tự thiêu để phản đối nhà nước chiếm đất đai và ủi xập nhà cửa của họ.

Trong thông điệp cuối cùng của mình trên mạng Tân Lãng Vi Bác đưa lên lúc 1giờ sáng thứ Tư, ông Kỳ bày tỏ sự phẫn uất vì nhà nước đã ủi xập căn nhà mới xây của ông.

Vụ tấn công bằng bom của ông Tiền Minh Kỳ gây ra sự chú ý rộng rãi của dư luận vì xảy ra sát vào dịp kỷ niệm biến cố Thiên An Môn.

Biểu tượng phản kháng hào hùng của người dân Trung quốc
Cách đây 22 năm ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989, Nhà Nước cộng sản Bắc Kinh đã ra lệnh cho quân đội tàn sát hàng ngàn sinh viên học sinh tại quảng trường Thiên An Môn, khi người trẻ biểu tình ôn hòa chống tham những, đòi dân chủ và cải cách đất nước.

Trong bài phỏng vấn dành cho hãng thông tin Asianews của Hiệp Hội Truyền Giáo Nước Ngoài Milano, gọi tắt là PIME, ngày 1/6/2009 nhân kỷ niệm 20 năm biến cố Thiên An Môn, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân nguyên Giám Mục Hồng Kông đã tuyên bố: ”Thật là điều đau buồn, khi thấy 20 năm đã qua rồi kể từ khi xảy ra vụ tàn sát đinh viên học sinh tại Thiên An Môn, mà chính quyền Bắc Kinh vẫn không thừa nhận sự sai lầm và tội phạm của mình..."

Đức Hồng Y Trần Nhật Quân nổi tiếng là người can đảm tranh đấu cho dân chủ và các quyền tự do của con người. Ngài khẳng định rằng nguồn gốc thái độ khước từ nhận tội của chính quyền là chế độ độc tài đảng trị. Đã đến lúc phải thay đổi chế độ này.

Kể từ năm 1989, người dân Hồng Kông đã bắt đầu có một ý thức mới và sự nhậy cảm mới. Đức Hồng Y nói: ”Chúng tôi là người Trung Hoa và là thành phần của quốc gia này. Chúng tôi đã khóc và chia sẻ niềm đau của các người trẻ đã có can đảm đòi hỏi chính quyền cải cách quốc gia. Tôi còn nhớ tôi đã đọc hai bài diễn văn, và chúng tôi đã cử hành buổi lễ tưởng niệm các anh hùng Thiên An Môn tại quảng trường gần trường học. Tôi nhớ nhất là buổi tuần hành cầu nguyện của 1 triệu người dân Hồng Kông. Đó đã là một kinh nghiệm duy nhất không bao giờ có thể quên được. Và từ năm 1989 đến nay hàng năm cứ vào ngày mùng 4 tháng 6 người dân Hồng Kông lại tổ chức buổi canh thức cầu nguyện tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát tại Thiên An Môn.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thiền Hành
Tâm Duy, Lm
21:30 27/05/2011
THIỀN HÀNH
Ảnh của Tâm Duy, Lm
Công phu khuya sớm ráng tinh hành
Xa cách trần phù bả lợi danh…
(Trích thơ của Hương Việt)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền