Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 28/05: Bỏ mọi sự để theo Chúa – Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo Hội Năm Châu
00:34 27/05/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô,
Khi ấy, ông Phê-rô lên tiếng thưa với Đức Giê-su rằng: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!” Đức Giê-su đáp: “Thầy bảo thật anh em: Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con, hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau. Quả thật, nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, còn những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:00 27/05/2024
19. Người nhiệt tâm suy nghĩ đến cuộc khổ nạn của Đức Chúa Giê-su và việc làm của Ngài, thì có thể được các loại ân sủng thần thiêng.
(Thánh Bonaventura)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:05 27/05/2024
66. VU CÔNG PHÁ LẦU
Trong nhà của Vu công có cái ghế dài mà lại rất thấp, Vu công dùng miếng gạch để kê bốn chân ghế lên cho cao nhưng vẫn cứ không thoải mái, hơn nữa, thời gian lâu quá nên cảm thấy không chịu nổi nó.
Một hôm, đột nhiên ông ta nghĩ ra một kế bèn kêu người lại, đem cái ghế dài mà thấp ấy vác lên trên lầu để ngồi.
Nhưng khi ngồi trên cái ghế ấy, thì Vu công lại cảm thấy nó thấp rất nhiều.
Ông ta tức giận chửi:
- “Người ta đều nói lầu này cao, cao cái con mẹ nó ấy, để nó thêm gai mắt.”
Thế là ra lệnh phá cái lầu cao.
(Nhã Ngược)
Suy tư 66:
Cái lầu cao là vì người ta làm nó cao, cái ghế thấp là vì thợ mộc làm nó thấp; đem ghế thấp bỏ trên...mặt trăng mà ngồi thì nó vẫn cứ thấp, chứ đừng nói là bỏ trên lầu, nó thấp thì vẫn cứ thấp,nếu muốn cho cái ghế cao thì phải thay bốn chân ghế cho cao hơn là được rồi.
Có những bậc làm cha mẹ cứ than trời trách đất vì con mình học quá dốt, nên bỏ tiền ra cho con đi học thêm lò luyện thi chỗ này, học thêm lò vi tính chỗ kia, tiền mất tật mang, con mình dốt thì vẫn cứ dốt, bởi vì cha mẹ không chịu tìm nguyên nhân con mình học dốt là tại đâu, nếu con ham chơi thì dạy bảo nó lo học hành, nếu con học không có phương pháp thì giúp nó học có phương pháp, nếu con học không theo kịp chương trình thì đề nghị giáo viên giúp đỡ phương pháp.v.v... có như thế con mới học tốt được.
Phải thay “chân” cho nó để nó cao lên, chứ đừng lấy tiền bạc đem con bỏ nơi những lo luyện thi cao cấp không hợp với nó, bằng không thì nó vẫn cứ dốt như thường; phải giúp nó chứ đừng “phá’ nó bằng cách đánh đập và chửi mắng khi nó học dốt...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Trong nhà của Vu công có cái ghế dài mà lại rất thấp, Vu công dùng miếng gạch để kê bốn chân ghế lên cho cao nhưng vẫn cứ không thoải mái, hơn nữa, thời gian lâu quá nên cảm thấy không chịu nổi nó.
Một hôm, đột nhiên ông ta nghĩ ra một kế bèn kêu người lại, đem cái ghế dài mà thấp ấy vác lên trên lầu để ngồi.
Nhưng khi ngồi trên cái ghế ấy, thì Vu công lại cảm thấy nó thấp rất nhiều.
Ông ta tức giận chửi:
- “Người ta đều nói lầu này cao, cao cái con mẹ nó ấy, để nó thêm gai mắt.”
Thế là ra lệnh phá cái lầu cao.
(Nhã Ngược)
Suy tư 66:
Cái lầu cao là vì người ta làm nó cao, cái ghế thấp là vì thợ mộc làm nó thấp; đem ghế thấp bỏ trên...mặt trăng mà ngồi thì nó vẫn cứ thấp, chứ đừng nói là bỏ trên lầu, nó thấp thì vẫn cứ thấp,nếu muốn cho cái ghế cao thì phải thay bốn chân ghế cho cao hơn là được rồi.
Có những bậc làm cha mẹ cứ than trời trách đất vì con mình học quá dốt, nên bỏ tiền ra cho con đi học thêm lò luyện thi chỗ này, học thêm lò vi tính chỗ kia, tiền mất tật mang, con mình dốt thì vẫn cứ dốt, bởi vì cha mẹ không chịu tìm nguyên nhân con mình học dốt là tại đâu, nếu con ham chơi thì dạy bảo nó lo học hành, nếu con học không có phương pháp thì giúp nó học có phương pháp, nếu con học không theo kịp chương trình thì đề nghị giáo viên giúp đỡ phương pháp.v.v... có như thế con mới học tốt được.
Phải thay “chân” cho nó để nó cao lên, chứ đừng lấy tiền bạc đem con bỏ nơi những lo luyện thi cao cấp không hợp với nó, bằng không thì nó vẫn cứ dốt như thường; phải giúp nó chứ đừng “phá’ nó bằng cách đánh đập và chửi mắng khi nó học dốt...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Chúa Kitô, Giao ước mới
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:49 27/05/2024
LỄ MÌNH VÀ MÁU CHÚA KITÔ
Xh 24,3-8; Hr 9,11-15; Mc 14,12-16.22-26
CHÚA KITÔ, GIAO ƯỚC MỚI
Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta mừng trọng thể lễ Mình và Máu Chúa Kitô, tiếng La Tinh gọi là lễ Corpus Domini. Thánh lễ này được Đức Giáo Hoàng Urbano IV thiết lập vào năm 1264 với mục đích nhằm cổ võ người tín hữu tin vào sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể. Ngày nay, nhiều nơi trên thế giới, người Công Giáo vẫn còn giữ truyền thống cử hành thánh lễ này một cách rất trọng thể bằng những cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa, diễu hành trên đường phố với những trang phục truyền thống, lộng lẫy như là một đại hội Thánh Thể.
Để hiểu ý nghĩa của thánh lễ này, hôm nay chúng ta suy niệm về chủ đề: “Mình và Máu Chúa Giêsu là quà tặng vô giá của giao ước mới.”
1. Nguyên mẫu của giao ước
Trong bài đọc I, trích sách Xuất Hành (Xh 24,3-8), chúng ta tìm thấy nguyên mẫu của giao ước về tương quan giữa Thiên Chúa và dân Ítraen. Môsê công bố lệnh truyền và giới răn của Chúa cho dân Ítraen; họ đón nhận và thi hành Lời Chúa. Ông truyền cho họ hiến dâng lên Thiên Chúa những con bò tơ làm lễ toàn thiêu; ông lấy máu đổ vào các chậu và rảy lên bàn thờ, rồi rảy lên dân chúng và nói: “Đây là máu giao ước Thiên Chúa đã cam kết với các ngươi theo đúng tất cả những lời đó.”
Đối với Kinh Thánh, máu ở đây là biểu tượng của sự sống, của giao ước sự sống, hay diễn tả tương quan giữa Thiên Chúa và dân Người. Nhưng ở đây, nó vẫn còn là một giao ước được ký kết theo nghi thức bên ngoài, qua dấu chỉ giết một con vật là con bò tơ. Nhưng sau đó, như chúng ta biết, dân Ítraen đã nhiều lần phản bội chống lại Thiên Chúa và phá vỡ giao ước.
Bởi thế, trong bài đọc II trích thư gửi tín hữu Hípri (Hr 9,11-15), tác giả quả quyết rằng Chúa Giêsu là Đấng Trung Gian giao ước mới, Người vượt qua và hoàn tất giao ước cũ. Giờ đây hy lễ không phải nhờ máu dê bò thú vật nữa, nhưng là nhờ chính Con Người, Mình và Máu Chúa Giêsu. Người trở thành của lễ vô giá trong giao ước mới. Giao ước này không còn được ký kết bằng những nghi lễ bên ngoài nữa, nhưng bằng chính sự sống bên trong. Chúa Kitô đã thiết lập giao ước mới khi Người hiến mình, đổ máu ra trên thập giá để cứu độ loài người. Người đã phục sinh và trở thành nguồn sự sống mới khi Người hòa giải chúng ta với Thiên Chúa và ban Thánh Thần để thiết lập một dân mới là Giáo Hội trong giao ước mới này.
2. Chúa Giêsu, giao ước mới
Điều này được giải thích rõ hơn trong bài Tin Mừng, trích từ Tin Mừng theo thánh Máccô (Mc 14,12-16.22-26). Chúng ta nghe trình thuật về bữa Tiệc Ly diễn ra trước khi bước vào cuộc tử nạn, Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể. Đây chính là Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Họ mừng lễ Vượt Qua để tưởng nhớ chính đêm mà Thiên Chúa giải thoát họ khỏi ách nô lệ ở Ai Cập để tiến về đất hứa. Trong đó, họ giết chiên để mừng lễ và lấy máu bôi lên cửa nhà mình. Vì thế, lễ Vượt Qua là rất thánh thiêng đối với người Do Thái, bởi lẽ, nó nhắc nhở họ nhớ đến giao ước được Thiên Chúa ký kết với họ nhờ máu con chiên.
Nhưng bữa Tiệc Ly không còn là một bữa ăn mừng lễ Vượt Qua của người Do Thái nữa. Đó là lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu. Trong đó, không còn là Chiên Vượt Qua nữa, nhưng thay vào đó là Bánh trở thành Mình Người. Không còn chiên và máu chiên nữa, nhưng là Rượu trở thành Máu Người, như lời Chúa nói: “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người” (Mc 14,24). Máu đó đổ ra để tha thứ tội lỗi cho loài người. Ở đây, Chúa Giêsu chính là lễ Vượt Qua mới và là của lễ toàn thiêu mới, thay thế cho giao ước cũ và hy lễ cũ. Người là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, nhờ Người chúng ta mới được cứu độ. Như thế, toàn bộ con người, tình yêu, Mình và Máu Chúa Kitô chính là cốt lõi của Giao Ước mới.
3. Sống giao ước mới
Thánh Thể là giao ước mới mà Chúa Kitô thiết lập để tiếp tục hiến ban Mình và Máu Người cho chúng ta. Việc hiến ban chính mình là hành vi tình yêu, vâng theo thánh ý của Chúa Cha và cũng là hành vi bày tỏ tình yêu đối với chúng ta. Vì như Chúa nói: “Đây là mình Thầy, đây là máu Thầy… đổ ra vì anh em.” Đó là giao ước được thực hiện vì Thiên Chúa và vì con người.
Bởi thế, khi chúng ta đón nhận Mình và Máu thánh Chúa Kitô, chúng ta được đổi mới từ bên trong nhờ hiệu quả của giao ước mới do Chúa Kitô mang lại. Khi hiệp lễ, chúng ta hiệp nhất nên một với Thiên Chúa và với anh chị em ngay trong chính tâm hồn chúng ta. Ước gì việc chúng ta rước Mình và Máu Chúa Giêsu biến đổi con người chúng ta trở thành những người mới, con người thuộc Thánh Thể cho Thiên Chúa và cho tha nhân.
Buồn thay, thế giới mà chúng ta sống hôm nay đang cuốn theo những khuynh hướng xúc phạm đến nhân phẩm con người. Theo đó, thân xác của biết bao người không còn là phương tiện của giao ước tình yêu được tôn trọng nữa, nhưng lại trở thành phương tiện để kiếm tiền, đổi chác và mại dâm. Trên tivi, báo chí và internet, người ta đã dùng thân thể của trẻ em, phụ nữ và những người dễ bị tổn thương nhất để quảng cáo và kiếm tiền. Nhiều người trẻ hôm nay trở thành một món hàng để mua vui và đổi chác. Đó là những hình thức nô lệ mới! Máu không còn là một biểu tượng của sự sống và sự hiến mình nữa, nhưng trở thánh cái giá phải trả vì bạo lực, vì sự vô luân, vì chiến tranh. Máu đổ ra trên đường, trong gia đình, hay tung tóe lên các tường thành… Đó không phải là thứ máu mang lại sự sống và ơn cứu độ.
Bởi thế, nhân dịp mừng đại lễ Mình và Máu Chúa Kitô, chúng ta cần phải phục hồi ý nghĩa giao ước mới mà Chúa Giêsu đã ký kết và mời gọi chúng ta sống vì Thiên Chúa và vì người khác. Đồng thời chúng ta hãy nỗ lực để cộng tác vào việc chấm dứt những hành vi lạm dụng, buôn bán và trao đổi thân xác con người. Chúng ta hãy đến đón nhận quà tặng giao ước mới nơi bí tích Thánh Thể. Chúng ta hãy làm điều này mà nhớ đến Thầy là sống giao ước tình yêu đó vào trong đời sống mỗi ngày. Amen!
Xh 24,3-8; Hr 9,11-15; Mc 14,12-16.22-26
CHÚA KITÔ, GIAO ƯỚC MỚI
Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta mừng trọng thể lễ Mình và Máu Chúa Kitô, tiếng La Tinh gọi là lễ Corpus Domini. Thánh lễ này được Đức Giáo Hoàng Urbano IV thiết lập vào năm 1264 với mục đích nhằm cổ võ người tín hữu tin vào sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể. Ngày nay, nhiều nơi trên thế giới, người Công Giáo vẫn còn giữ truyền thống cử hành thánh lễ này một cách rất trọng thể bằng những cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa, diễu hành trên đường phố với những trang phục truyền thống, lộng lẫy như là một đại hội Thánh Thể.
Để hiểu ý nghĩa của thánh lễ này, hôm nay chúng ta suy niệm về chủ đề: “Mình và Máu Chúa Giêsu là quà tặng vô giá của giao ước mới.”
1. Nguyên mẫu của giao ước
Trong bài đọc I, trích sách Xuất Hành (Xh 24,3-8), chúng ta tìm thấy nguyên mẫu của giao ước về tương quan giữa Thiên Chúa và dân Ítraen. Môsê công bố lệnh truyền và giới răn của Chúa cho dân Ítraen; họ đón nhận và thi hành Lời Chúa. Ông truyền cho họ hiến dâng lên Thiên Chúa những con bò tơ làm lễ toàn thiêu; ông lấy máu đổ vào các chậu và rảy lên bàn thờ, rồi rảy lên dân chúng và nói: “Đây là máu giao ước Thiên Chúa đã cam kết với các ngươi theo đúng tất cả những lời đó.”
Đối với Kinh Thánh, máu ở đây là biểu tượng của sự sống, của giao ước sự sống, hay diễn tả tương quan giữa Thiên Chúa và dân Người. Nhưng ở đây, nó vẫn còn là một giao ước được ký kết theo nghi thức bên ngoài, qua dấu chỉ giết một con vật là con bò tơ. Nhưng sau đó, như chúng ta biết, dân Ítraen đã nhiều lần phản bội chống lại Thiên Chúa và phá vỡ giao ước.
Bởi thế, trong bài đọc II trích thư gửi tín hữu Hípri (Hr 9,11-15), tác giả quả quyết rằng Chúa Giêsu là Đấng Trung Gian giao ước mới, Người vượt qua và hoàn tất giao ước cũ. Giờ đây hy lễ không phải nhờ máu dê bò thú vật nữa, nhưng là nhờ chính Con Người, Mình và Máu Chúa Giêsu. Người trở thành của lễ vô giá trong giao ước mới. Giao ước này không còn được ký kết bằng những nghi lễ bên ngoài nữa, nhưng bằng chính sự sống bên trong. Chúa Kitô đã thiết lập giao ước mới khi Người hiến mình, đổ máu ra trên thập giá để cứu độ loài người. Người đã phục sinh và trở thành nguồn sự sống mới khi Người hòa giải chúng ta với Thiên Chúa và ban Thánh Thần để thiết lập một dân mới là Giáo Hội trong giao ước mới này.
2. Chúa Giêsu, giao ước mới
Điều này được giải thích rõ hơn trong bài Tin Mừng, trích từ Tin Mừng theo thánh Máccô (Mc 14,12-16.22-26). Chúng ta nghe trình thuật về bữa Tiệc Ly diễn ra trước khi bước vào cuộc tử nạn, Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể. Đây chính là Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Họ mừng lễ Vượt Qua để tưởng nhớ chính đêm mà Thiên Chúa giải thoát họ khỏi ách nô lệ ở Ai Cập để tiến về đất hứa. Trong đó, họ giết chiên để mừng lễ và lấy máu bôi lên cửa nhà mình. Vì thế, lễ Vượt Qua là rất thánh thiêng đối với người Do Thái, bởi lẽ, nó nhắc nhở họ nhớ đến giao ước được Thiên Chúa ký kết với họ nhờ máu con chiên.
Nhưng bữa Tiệc Ly không còn là một bữa ăn mừng lễ Vượt Qua của người Do Thái nữa. Đó là lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu. Trong đó, không còn là Chiên Vượt Qua nữa, nhưng thay vào đó là Bánh trở thành Mình Người. Không còn chiên và máu chiên nữa, nhưng là Rượu trở thành Máu Người, như lời Chúa nói: “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người” (Mc 14,24). Máu đó đổ ra để tha thứ tội lỗi cho loài người. Ở đây, Chúa Giêsu chính là lễ Vượt Qua mới và là của lễ toàn thiêu mới, thay thế cho giao ước cũ và hy lễ cũ. Người là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, nhờ Người chúng ta mới được cứu độ. Như thế, toàn bộ con người, tình yêu, Mình và Máu Chúa Kitô chính là cốt lõi của Giao Ước mới.
3. Sống giao ước mới
Thánh Thể là giao ước mới mà Chúa Kitô thiết lập để tiếp tục hiến ban Mình và Máu Người cho chúng ta. Việc hiến ban chính mình là hành vi tình yêu, vâng theo thánh ý của Chúa Cha và cũng là hành vi bày tỏ tình yêu đối với chúng ta. Vì như Chúa nói: “Đây là mình Thầy, đây là máu Thầy… đổ ra vì anh em.” Đó là giao ước được thực hiện vì Thiên Chúa và vì con người.
Bởi thế, khi chúng ta đón nhận Mình và Máu thánh Chúa Kitô, chúng ta được đổi mới từ bên trong nhờ hiệu quả của giao ước mới do Chúa Kitô mang lại. Khi hiệp lễ, chúng ta hiệp nhất nên một với Thiên Chúa và với anh chị em ngay trong chính tâm hồn chúng ta. Ước gì việc chúng ta rước Mình và Máu Chúa Giêsu biến đổi con người chúng ta trở thành những người mới, con người thuộc Thánh Thể cho Thiên Chúa và cho tha nhân.
Buồn thay, thế giới mà chúng ta sống hôm nay đang cuốn theo những khuynh hướng xúc phạm đến nhân phẩm con người. Theo đó, thân xác của biết bao người không còn là phương tiện của giao ước tình yêu được tôn trọng nữa, nhưng lại trở thành phương tiện để kiếm tiền, đổi chác và mại dâm. Trên tivi, báo chí và internet, người ta đã dùng thân thể của trẻ em, phụ nữ và những người dễ bị tổn thương nhất để quảng cáo và kiếm tiền. Nhiều người trẻ hôm nay trở thành một món hàng để mua vui và đổi chác. Đó là những hình thức nô lệ mới! Máu không còn là một biểu tượng của sự sống và sự hiến mình nữa, nhưng trở thánh cái giá phải trả vì bạo lực, vì sự vô luân, vì chiến tranh. Máu đổ ra trên đường, trong gia đình, hay tung tóe lên các tường thành… Đó không phải là thứ máu mang lại sự sống và ơn cứu độ.
Bởi thế, nhân dịp mừng đại lễ Mình và Máu Chúa Kitô, chúng ta cần phải phục hồi ý nghĩa giao ước mới mà Chúa Giêsu đã ký kết và mời gọi chúng ta sống vì Thiên Chúa và vì người khác. Đồng thời chúng ta hãy nỗ lực để cộng tác vào việc chấm dứt những hành vi lạm dụng, buôn bán và trao đổi thân xác con người. Chúng ta hãy đến đón nhận quà tặng giao ước mới nơi bí tích Thánh Thể. Chúng ta hãy làm điều này mà nhớ đến Thầy là sống giao ước tình yêu đó vào trong đời sống mỗi ngày. Amen!
Thánh Tâm Chúa, Nguồn mạch ơn Cứu độ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:56 27/05/2024
LỄ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
Hs 11,1b.3-4.8c-9; Ep 3,8-12.14-19; Ga 19,31-37
THÁNH TÂM CHÚA, NGUỒN MẠCH ƠN CỨU ĐỘ
Trong thánh lễ trọng mừng Thánh Tâm Chúa Giêsu, Giáo Hội muốn chúng ta hướng về Thánh Tâm Chúa Giêsu để tôn kính, suy ngắm và trở nên giống Người. Nhân dịp này, chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của biểu tượng “trái tim” được Kinh Thánh dùng để diễn tả tột đỉnh tình yêu và ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho nhân loại.
1. Từ Trái Tim Thiên Chúa
Thật vậy, trong ngôn ngữ Kinh Thánh, khi dùng từ “trái tim“ là muốn nói đến trung tâm của con người, nơi đó phát xuất mọi tình cảm và ý định con người. Trong Cựu Ước, thành ngữ “trái tim Thiên Chúa” được dùng 26 lần để diễn tả về tình yêu vô biên của Thiên Chúa dành cho con người. Ngay từ ban đầu, Thiên Chúa đã yêu thương loài người và đã dựng nên con người có nam có nữ để chia sẻ hạnh phúc và vinh quang với Người. Tuy nhiên, con người đã không nhận ra được tình yêu thương đó, nên đã bất tuân và sa ngã khi nghe lời ma quỷ cám dỗ. Thiên Chúa đau buồn vì tội lỗi loài người, nên nhiều lần Thiên Chúa đã phạt con người bằng hình phạt khác nhau. Nhưng vì thương xót, Thiên Chúa không muốn bỏ rơi loài người, Người tiếp tục quan phòng che chở.
Nhiều đoạn trong Cựu Ước nói về trái tim Thiên Chúa với những mô tả rất rõ ràng. Tiên Tri Hôsê nói về tình yêu Thiên Chúa dành cho dân Ítraen ngay từ bình minh lịch sử họ:
“Khi Ítraen còn là đứa trẻ, Ta đã yêu nó, từ Aicập Ta đã gọi con Ta về” (Hs 11,1).
Tuy nhiên, Ítraen đã đáp trả với tình yêu vô biên của Thiên Chúa bằng sự dửng dưng và hoàn toàn vô ơn. Thiên Chúa buộc phải nói rằng:
“Nhưng Ta càng gọi chúng, chúng càng bỏ đi; chúng dâng hy lễ cho các Baan, đốt hương kính ngẫu tượng” (Hs 11,2).
Thế nhưng, Thiên Chúa không nỡ bỏ rơi họ cho sức mạnh của quân thù, Người than thở:
“Hỡi Ítraen, Ta trao nộp ngươi sao đành! Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi” (Hs 11,8).
Xuyên suốt lịch sử Cựu Ước, trái tim Thiên Chúa luôn cháy lên lòng thương xót vô hạn đó!
2. Đến Thánh Tâm Chúa Giêsu
Trong Tân Ước, tình yêu mầu nhiệm này được mạc khải cho chúng ta như là một tình yêu bao la đối với nhân loại qua Thánh Tâm Chúa Giêsu. Nếu trong Cựu Ước, trái tim chỉ là biểu tượng diễn tả tình yêu Thiên Chúa, thì nơi Chúa Giêsu, trái tim đó trở thành thực tại, cụ thể. Người mang trong mình trái tim của Thiên Chúa bằng thịt, một trái tim luôn chạnh lòng trắc ẩn, thương xót và yêu thương mọi người. Vì thế, trái tim Chúa Giêsu được gọi là “Thánh Tâm”. Bởi lẽ, nơi đó có sự thánh thiện, có tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa.
Tình yêu Thiên Chúa được bày tỏ tột đỉnh qua cái chết và phục sinh của Chúa Kitô. Để cứu độ loài người chúng ta, Con Một Thiên Chúa phải trả một cái giá rất đắt: “Người yêu thương những kẻ còn ở thế gian, Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1).
Người chấp nhận chịu chết trên thập giá. Thánh Gioan Tông Đồ, một chứng nhân mắt thấy tai nghe, kể lại rằng:
“Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. …để ứng nghiệm lời Kinh Thánh:… ‘Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu’” (Ga 19,33-37).
Chúng ta hãy cùng nhau dừng lại để chiêm ngắm trái tim bị đâm thủng của Đấng Chịu Đóng Đinh. Đây là giờ phút Thiên Chúa cứu độ. Đây là lúc Người thiết lập Giáo Hội. Đây là cuộc tạo dựng mới. Chúng ta nhớ lại ở trang đầu sách Sáng Thế, khi thiết lập gia đình nhân loại tiên khởi, Thiên Chúa đã cho Ađam ngủ và rút ra một xương sườn để dựng nên Evà. Điều này có ý nghĩa biểu tượng rất thú vị: Evà được tạo dựng từ xương sườn Ađam để trở nên người bạn đời của ông và sẽ là “mẹ của chúng sinh” (St 2,18-22). Trong cuộc tạo dựng mới này, Evà trở thành hình ảnh tiên trưng của Giáo Hội. Trên thập giá, Giáo Hội là “Evà mới” được thiết lập từ cạnh sườn Chúa Giêsu đang ngủ, là “Ađam mới.” Bởi lẽ, theo chú giải của giáo phụ Tertulianô, ở đây “máu tượng trưng cho bí tích Thánh Thể, còn nước tượng trưng cho bí tích Rửa Tội. Đó là hai bí tích sự sống làm nên Giáo Hội.” Như thế, điều mà chúng ta hát trong thánh lễ:
“Tôi đã thấy nước từ bên phải Đền Thờ chảy ra. Alleluia! Và nước ấy chảy đến những ai, thì tất cả được cứu rỗi và reo lên: Alleluia! Alleluia!”
là điều được thực hiện nơi cạnh sườn Chúa Giêsu. Từ Thánh Tâm Người tuôn đổ nguồn ơn cứu độ cho thế giới.
Trong ý nghĩa đó, hơn lúc nào hết, một lần nữa, chúng ta lắng nghe trích đoạn từ thư thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Êphêsô:
“Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ! Người đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Kitô Giêsu trên cõi trời” (Ep 2,4-6).
Như thế, “ở trong Chúa Giêsu” có nghĩa là đã được ở trong Thiên Đàng. Trung tâm điểm của Kitô Giáo được diễn tả nơi Thánh Tâm Chúa Giêsu. Trong Đức Kitô, sự mới mẻ của Tin Mừng được hoàn toàn mạc khải và ban tặng cho chúng ta: Tình yêu Thiên Chúa cứu độ chúng ta và làm cho chúng ta được sống trong sự vĩnh cửu Thiên Chúa. Như thánh Tông Đồ Gioan viết:
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).
3. Và trái tim mỗi người
Như thế, khi mừng trọng thể lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Giáo Hội muốn chúng ta tôn thờ tình yêu, ý định cứu độ cũng như lòng thương xót vô bờ bến của Thiên Chúa dành cho loài người. Việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Kitô là tôn thờ Đấng đã yêu thương chúng ta cho đến cùng, đã bị lưỡi đòng đâm thủng cạnh nương long, ở trên thập giá, từ đó, nước và máu chảy ra mang lại nguồn sự sống mới dồi dào cho nhân loại.
Đồng thời, Giáo Hội mời gọi chúng ta không chỉ dừng lại ở việc chiêm ngắm Thánh Tâm Chúa Giêsu, mà còn phải trở nên giống Thánh Tâm Người. Nghĩa là theo theo gương mẫu Thánh Tâm, xin Chúa giúp uốn nắn “lòng chúng ta nên giống trái tim Chúa.” Chúng ta được mời gọi uốn nắn trái tim mình trở thành một trái tim biết yêu thương, nhân hậu, dịu hiền, khiêm nhường, hy sinh và tha thứ như Thánh Tâm Chúa Giêsu để chúng ta có những tâm tình và hành xử xứng hợp đối với Chúa và anh chị em mình.
Lạy Chúa, xin ban cho con trái tim của Chúa! Xin đừng để con khép kín tấm lòng mình bao giờ! Xin cho con trái tim quảng đại như Chúa, vươn lên cao, vượt mọi tình cảm tầm thường, để mặc lấy tâm tình bao dung tha thứ. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Hs 11,1b.3-4.8c-9; Ep 3,8-12.14-19; Ga 19,31-37
THÁNH TÂM CHÚA, NGUỒN MẠCH ƠN CỨU ĐỘ
Trong thánh lễ trọng mừng Thánh Tâm Chúa Giêsu, Giáo Hội muốn chúng ta hướng về Thánh Tâm Chúa Giêsu để tôn kính, suy ngắm và trở nên giống Người. Nhân dịp này, chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của biểu tượng “trái tim” được Kinh Thánh dùng để diễn tả tột đỉnh tình yêu và ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho nhân loại.
1. Từ Trái Tim Thiên Chúa
Thật vậy, trong ngôn ngữ Kinh Thánh, khi dùng từ “trái tim“ là muốn nói đến trung tâm của con người, nơi đó phát xuất mọi tình cảm và ý định con người. Trong Cựu Ước, thành ngữ “trái tim Thiên Chúa” được dùng 26 lần để diễn tả về tình yêu vô biên của Thiên Chúa dành cho con người. Ngay từ ban đầu, Thiên Chúa đã yêu thương loài người và đã dựng nên con người có nam có nữ để chia sẻ hạnh phúc và vinh quang với Người. Tuy nhiên, con người đã không nhận ra được tình yêu thương đó, nên đã bất tuân và sa ngã khi nghe lời ma quỷ cám dỗ. Thiên Chúa đau buồn vì tội lỗi loài người, nên nhiều lần Thiên Chúa đã phạt con người bằng hình phạt khác nhau. Nhưng vì thương xót, Thiên Chúa không muốn bỏ rơi loài người, Người tiếp tục quan phòng che chở.
Nhiều đoạn trong Cựu Ước nói về trái tim Thiên Chúa với những mô tả rất rõ ràng. Tiên Tri Hôsê nói về tình yêu Thiên Chúa dành cho dân Ítraen ngay từ bình minh lịch sử họ:
“Khi Ítraen còn là đứa trẻ, Ta đã yêu nó, từ Aicập Ta đã gọi con Ta về” (Hs 11,1).
Tuy nhiên, Ítraen đã đáp trả với tình yêu vô biên của Thiên Chúa bằng sự dửng dưng và hoàn toàn vô ơn. Thiên Chúa buộc phải nói rằng:
“Nhưng Ta càng gọi chúng, chúng càng bỏ đi; chúng dâng hy lễ cho các Baan, đốt hương kính ngẫu tượng” (Hs 11,2).
Thế nhưng, Thiên Chúa không nỡ bỏ rơi họ cho sức mạnh của quân thù, Người than thở:
“Hỡi Ítraen, Ta trao nộp ngươi sao đành! Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi” (Hs 11,8).
Xuyên suốt lịch sử Cựu Ước, trái tim Thiên Chúa luôn cháy lên lòng thương xót vô hạn đó!
2. Đến Thánh Tâm Chúa Giêsu
Trong Tân Ước, tình yêu mầu nhiệm này được mạc khải cho chúng ta như là một tình yêu bao la đối với nhân loại qua Thánh Tâm Chúa Giêsu. Nếu trong Cựu Ước, trái tim chỉ là biểu tượng diễn tả tình yêu Thiên Chúa, thì nơi Chúa Giêsu, trái tim đó trở thành thực tại, cụ thể. Người mang trong mình trái tim của Thiên Chúa bằng thịt, một trái tim luôn chạnh lòng trắc ẩn, thương xót và yêu thương mọi người. Vì thế, trái tim Chúa Giêsu được gọi là “Thánh Tâm”. Bởi lẽ, nơi đó có sự thánh thiện, có tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa.
Tình yêu Thiên Chúa được bày tỏ tột đỉnh qua cái chết và phục sinh của Chúa Kitô. Để cứu độ loài người chúng ta, Con Một Thiên Chúa phải trả một cái giá rất đắt: “Người yêu thương những kẻ còn ở thế gian, Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1).
Người chấp nhận chịu chết trên thập giá. Thánh Gioan Tông Đồ, một chứng nhân mắt thấy tai nghe, kể lại rằng:
“Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. …để ứng nghiệm lời Kinh Thánh:… ‘Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu’” (Ga 19,33-37).
Chúng ta hãy cùng nhau dừng lại để chiêm ngắm trái tim bị đâm thủng của Đấng Chịu Đóng Đinh. Đây là giờ phút Thiên Chúa cứu độ. Đây là lúc Người thiết lập Giáo Hội. Đây là cuộc tạo dựng mới. Chúng ta nhớ lại ở trang đầu sách Sáng Thế, khi thiết lập gia đình nhân loại tiên khởi, Thiên Chúa đã cho Ađam ngủ và rút ra một xương sườn để dựng nên Evà. Điều này có ý nghĩa biểu tượng rất thú vị: Evà được tạo dựng từ xương sườn Ađam để trở nên người bạn đời của ông và sẽ là “mẹ của chúng sinh” (St 2,18-22). Trong cuộc tạo dựng mới này, Evà trở thành hình ảnh tiên trưng của Giáo Hội. Trên thập giá, Giáo Hội là “Evà mới” được thiết lập từ cạnh sườn Chúa Giêsu đang ngủ, là “Ađam mới.” Bởi lẽ, theo chú giải của giáo phụ Tertulianô, ở đây “máu tượng trưng cho bí tích Thánh Thể, còn nước tượng trưng cho bí tích Rửa Tội. Đó là hai bí tích sự sống làm nên Giáo Hội.” Như thế, điều mà chúng ta hát trong thánh lễ:
“Tôi đã thấy nước từ bên phải Đền Thờ chảy ra. Alleluia! Và nước ấy chảy đến những ai, thì tất cả được cứu rỗi và reo lên: Alleluia! Alleluia!”
là điều được thực hiện nơi cạnh sườn Chúa Giêsu. Từ Thánh Tâm Người tuôn đổ nguồn ơn cứu độ cho thế giới.
Trong ý nghĩa đó, hơn lúc nào hết, một lần nữa, chúng ta lắng nghe trích đoạn từ thư thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Êphêsô:
“Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ! Người đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Kitô Giêsu trên cõi trời” (Ep 2,4-6).
Như thế, “ở trong Chúa Giêsu” có nghĩa là đã được ở trong Thiên Đàng. Trung tâm điểm của Kitô Giáo được diễn tả nơi Thánh Tâm Chúa Giêsu. Trong Đức Kitô, sự mới mẻ của Tin Mừng được hoàn toàn mạc khải và ban tặng cho chúng ta: Tình yêu Thiên Chúa cứu độ chúng ta và làm cho chúng ta được sống trong sự vĩnh cửu Thiên Chúa. Như thánh Tông Đồ Gioan viết:
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).
3. Và trái tim mỗi người
Như thế, khi mừng trọng thể lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Giáo Hội muốn chúng ta tôn thờ tình yêu, ý định cứu độ cũng như lòng thương xót vô bờ bến của Thiên Chúa dành cho loài người. Việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Kitô là tôn thờ Đấng đã yêu thương chúng ta cho đến cùng, đã bị lưỡi đòng đâm thủng cạnh nương long, ở trên thập giá, từ đó, nước và máu chảy ra mang lại nguồn sự sống mới dồi dào cho nhân loại.
Đồng thời, Giáo Hội mời gọi chúng ta không chỉ dừng lại ở việc chiêm ngắm Thánh Tâm Chúa Giêsu, mà còn phải trở nên giống Thánh Tâm Người. Nghĩa là theo theo gương mẫu Thánh Tâm, xin Chúa giúp uốn nắn “lòng chúng ta nên giống trái tim Chúa.” Chúng ta được mời gọi uốn nắn trái tim mình trở thành một trái tim biết yêu thương, nhân hậu, dịu hiền, khiêm nhường, hy sinh và tha thứ như Thánh Tâm Chúa Giêsu để chúng ta có những tâm tình và hành xử xứng hợp đối với Chúa và anh chị em mình.
Lạy Chúa, xin ban cho con trái tim của Chúa! Xin đừng để con khép kín tấm lòng mình bao giờ! Xin cho con trái tim quảng đại như Chúa, vươn lên cao, vượt mọi tình cảm tầm thường, để mặc lấy tâm tình bao dung tha thứ. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Động lực thực
Lm. Minh Anh
15:30 27/05/2024
ĐỘNG LỰC THỰC
“Chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!”.
“Tình yêu vươn tới những tổn thương và có những bước đi táo bạo không vụ lợi. Nó có thể đạt được những điều không tưởng; bởi lẽ, những gì được gọi là “tư lợi”, đối với nó, quá vô nghĩa! Với nó, chính tình yêu là động lực thực!” - Calvin Miller.
Kính thưa Anh Chị em,
Một lần nữa, Tin Mừng hôm nay cho thấy, tình yêu là ‘động lực thực!’. Marcô ghi lại câu nói khá trần trụi của Phêrô, “Chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!”; nghĩa là, ‘Theo Thầy, chúng con được gì?’. Tuy nhiên, một câu hỏi khác còn quan trọng hơn, đâu là ‘động lực thực’ để Phêrô, các môn đệ và cả chúng ta bỏ tất cả để theo Chúa?
Bối cảnh câu hỏi của Phêrô là sau khi người thanh niên giàu có bỏ đi, vì ‘giá cả’ Chúa Giêsu chào mời xem ra quá ngất ngưởng! Rồi Ngài cho biết, người giàu có khó vào Nước Trời như lạc đà chui qua lỗ kim. Trước hoả mù đó, Phêrô không biết nói gì ngoài trăn trở của mình. Và chủ nghĩa thực dụng hiện nguyên hình; câu nói của Phêrô phần nào nhuốm mùi ‘duy vật’, vì điều này vô tình tiết lộ động lực dâng hiến của ông! Tuy nhiên, Chúa Giêsu trấn an, “Chúng con sẽ nhận được gấp trăm ở đời này” về nhà cửa, đất đai, người thân ‘vì lợi ích của Thầy và của Phúc Âm’. Nhưng cũng thật tréo ngoe, ‘cùng sự bắt bớ’ và ‘đời sau được sự sống đời đời’.
Phần thưởng cho sự từ bỏ của chúng ta đã bắt đầu trong cuộc sống này và sẽ lên đến đỉnh điểm trong cuộc sống mai ngày! Sự khác biệt giữa người này và người kia là những cuộc ‘bách hại’ theo nghĩa rộng; như vậy, trong cuộc sống, chúng ta được hưởng cả tình yêu của Chúa Kitô và chịu cả những ‘bắt bớ’ cách này cách khác vì Ngài. Bằng cách chứng minh tình yêu của mình ngay bây giờ, chúng ta sẽ hưởng cuộc sống thiên quốc với Chúa Kitô trong vĩnh cửu. Và đó là ‘động lực thực’ để chúng ta từ bỏ mọi sự! Có lẽ đã trải nghiệm phần nào việc đi theo Chúa, Phêrô nói với chúng ta trong bài đọc hôm nay rằng, “Anh em hãy chuẩn bị lòng trí, hãy tỉnh thức, hãy hoàn toàn đặt niềm trông cậy vào ân sủng sẽ được mang đến cho anh em”. Ân sủng sẽ ban là ơn cứu độ của Chúa Kitô ngay hôm nay và mai ngày, thật đúng với tâm tình Thánh Vịnh đáp ca, “Chúa đã biểu dương ơn Người cứu độ!”.
Anh Chị em,
“Tình yêu là ‘động lực thực!’”. Chúa Giêsu biết rõ động lực của mỗi người chúng ta hơn chúng ta biết nó! Ngài đã cứu chúng ta bởi động lực của một tình yêu nhưng không và trọn vẹn, một tình yêu ‘không cần ngã giá’. Ngài mong chúng ta từ bỏ mọi sự, đi theo Ngài cũng bằng chính động lực ấy mà không cần bận tâm với giá cả; bởi lẽ, Ngài là Thiên Chúa, là Cha nhân lành, sẽ chăm bẵm mọi sự cho chúng ta! Hãy tận dụng những khoảnh khắc hiện tại để gột rửa những ý hướng không trong sáng của mình, giũ bỏ bản thân để có một tình yêu tinh tuyền đối với Thiên Chúa và ơn cứu độ của Ngài. Không có tình yêu dành cho Ngài, chúng ta sẽ không có ‘động lực thực’ để từ bỏ; có chăng, cũng chỉ là những động lực ‘như thực’ trá hình nhuốm mùi thế gian.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con làm bất cứ điều gì mà không có tình yêu. Nó sẽ vô hồn, nhạt nhẽo và hời hợt vì bản chất của nó là ích kỷ, vụ lợi!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!”.
“Tình yêu vươn tới những tổn thương và có những bước đi táo bạo không vụ lợi. Nó có thể đạt được những điều không tưởng; bởi lẽ, những gì được gọi là “tư lợi”, đối với nó, quá vô nghĩa! Với nó, chính tình yêu là động lực thực!” - Calvin Miller.
Kính thưa Anh Chị em,
Một lần nữa, Tin Mừng hôm nay cho thấy, tình yêu là ‘động lực thực!’. Marcô ghi lại câu nói khá trần trụi của Phêrô, “Chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!”; nghĩa là, ‘Theo Thầy, chúng con được gì?’. Tuy nhiên, một câu hỏi khác còn quan trọng hơn, đâu là ‘động lực thực’ để Phêrô, các môn đệ và cả chúng ta bỏ tất cả để theo Chúa?
Bối cảnh câu hỏi của Phêrô là sau khi người thanh niên giàu có bỏ đi, vì ‘giá cả’ Chúa Giêsu chào mời xem ra quá ngất ngưởng! Rồi Ngài cho biết, người giàu có khó vào Nước Trời như lạc đà chui qua lỗ kim. Trước hoả mù đó, Phêrô không biết nói gì ngoài trăn trở của mình. Và chủ nghĩa thực dụng hiện nguyên hình; câu nói của Phêrô phần nào nhuốm mùi ‘duy vật’, vì điều này vô tình tiết lộ động lực dâng hiến của ông! Tuy nhiên, Chúa Giêsu trấn an, “Chúng con sẽ nhận được gấp trăm ở đời này” về nhà cửa, đất đai, người thân ‘vì lợi ích của Thầy và của Phúc Âm’. Nhưng cũng thật tréo ngoe, ‘cùng sự bắt bớ’ và ‘đời sau được sự sống đời đời’.
Phần thưởng cho sự từ bỏ của chúng ta đã bắt đầu trong cuộc sống này và sẽ lên đến đỉnh điểm trong cuộc sống mai ngày! Sự khác biệt giữa người này và người kia là những cuộc ‘bách hại’ theo nghĩa rộng; như vậy, trong cuộc sống, chúng ta được hưởng cả tình yêu của Chúa Kitô và chịu cả những ‘bắt bớ’ cách này cách khác vì Ngài. Bằng cách chứng minh tình yêu của mình ngay bây giờ, chúng ta sẽ hưởng cuộc sống thiên quốc với Chúa Kitô trong vĩnh cửu. Và đó là ‘động lực thực’ để chúng ta từ bỏ mọi sự! Có lẽ đã trải nghiệm phần nào việc đi theo Chúa, Phêrô nói với chúng ta trong bài đọc hôm nay rằng, “Anh em hãy chuẩn bị lòng trí, hãy tỉnh thức, hãy hoàn toàn đặt niềm trông cậy vào ân sủng sẽ được mang đến cho anh em”. Ân sủng sẽ ban là ơn cứu độ của Chúa Kitô ngay hôm nay và mai ngày, thật đúng với tâm tình Thánh Vịnh đáp ca, “Chúa đã biểu dương ơn Người cứu độ!”.
Anh Chị em,
“Tình yêu là ‘động lực thực!’”. Chúa Giêsu biết rõ động lực của mỗi người chúng ta hơn chúng ta biết nó! Ngài đã cứu chúng ta bởi động lực của một tình yêu nhưng không và trọn vẹn, một tình yêu ‘không cần ngã giá’. Ngài mong chúng ta từ bỏ mọi sự, đi theo Ngài cũng bằng chính động lực ấy mà không cần bận tâm với giá cả; bởi lẽ, Ngài là Thiên Chúa, là Cha nhân lành, sẽ chăm bẵm mọi sự cho chúng ta! Hãy tận dụng những khoảnh khắc hiện tại để gột rửa những ý hướng không trong sáng của mình, giũ bỏ bản thân để có một tình yêu tinh tuyền đối với Thiên Chúa và ơn cứu độ của Ngài. Không có tình yêu dành cho Ngài, chúng ta sẽ không có ‘động lực thực’ để từ bỏ; có chăng, cũng chỉ là những động lực ‘như thực’ trá hình nhuốm mùi thế gian.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con làm bất cứ điều gì mà không có tình yêu. Nó sẽ vô hồn, nhạt nhẽo và hời hợt vì bản chất của nó là ích kỷ, vụ lợi!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tại Ngày Trẻ em Thế giới, Diễn viên hài Benigni thuyết giảng: Đừng đợi thế giới chăm sóc cho các em. Các em hãy chăm sóc thế giới.
Vũ Văn An
14:21 27/05/2024
Trên Crux ngày 27 tháng 5, 2024, Nhân viên của tạp chí này đã tường thuật màn trình diễn và diễn từ vừa vui nhộn vừa thâm thúy của kịch sĩ và đạo diễn Ý Roberto Benigni.
ROME – Nói chung, khi một giáo hoàng chủ trì một sự kiện lớn ở Quảng trường Thánh Phêrô, ngài chắc chắn là ngôi sao của buổi lễ. Tuy nhiên, Chúa Nhật tuần này thì không như vậy, khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô bị lấn át bởi một diễn viên và diễn viên hài nổi tiếng người Ý, Roberto Benigni, người không chỉ đề nghị nhảy tango cho Đức Giáo Hoàng người Argentina mà còn tranh cử chức giáo hoàng cùng với chính Đức Phanxicô nữa.
Benigni, 71 tuổi, được khán giả Mỹ biết đến nhiều nhất qua bộ phim đoạt giải Oscar năm 1997 “Life is Beautiful”. Ở Ý, ông là một định chế văn hóa, và đã được những người tổ chức Ngày Trẻ em Thế giới lần đầu tiên ở Vatican mời đến để trình bầy một suy tư trong Thánh lễ bế mạc sáng Chúa Nhật, được cử hành tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô trước hàng ngàn trẻ em từ khắp nơi trên thế giới.
Benigni là một nhân vật nổi tiếng không thể kìm nén và đầy tự phát, và chắc chắn ông đã không làm mọi người thất vọng vào hôm Chúa nhật, khi thể hiện điều nhanh chóng được các phương tiện truyền thông Ý gắn mác “Benigni-Show”.
Ông bắt đầu bằng lời chào trìu mến dành cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
"Thưa Đức Thánh Cha! Đức Thánh Cha đang ở đây, trong tầm tay và bằng cả trái tim, và con muốn ôm Đức Thánh Cha, hôn Đức Thánh Cha … Con không biết làm cách nào để thể hiện tình cảm của con, con có thể nhảy một điệu tango trước mặt Đức Thánh Cha,” Benigni nói đùa.
“Trước khi con đến, hai Vệ binh Thụy Sĩ đã nói với con rằng con có thể làm bất cứ điều gì con muốn, nhưng con không thể chạm vào Đức Giáo Hoàng. Nhưng như người ta thường nói, đó là tất cả những gì con muốn làm”, anh nói. “Nhưng con có thể hôn Đức Thánh Cha, vì nụ hôn có ích gì nếu người ta không hôn? Đó là một nụ hôn từ tất cả mọi người ở đây, nó trị giá 100,000,” anh nói, rồi tiến đến chỗ Đức Phanxicô đang tươi cười rạng rỡ và đặt một nụ hôn lên má ngài.
Sau đó, Benigni tự nhận mình “vui vẻ như một quả dưa hấu”.
Sau đó, diễn viên hài lưu ý rằng sự kiện hôm Chúa nhật diễn ra ở Vatican, “tiểu bang nhỏ nhất trên thế giới với người đàn ông to lớn nhất thế giới”.
Benigni nói: “Tôi phải nói rằng ở Thị quốc Vatican này, tôi cảm thấy thoải mái. Các bạn biết đấy, mọi người đều hỏi trẻ nhỏ rằng chúng muốn trở thành ai khi lớn lên và chúng thường nói là phi hành gia, cầu thủ bóng đá hoặc ca sĩ. Khi còn nhỏ, tôi đã nghiêm túc trả lời: ‘làm Giáo hoàng.’ Mọi người cười, họ gầm lên, nên tôi quyết định trở thành một diễn viên hài. Nếu họ quỳ xuống, có lẽ tôi đã là giáo hoàng! Đó sẽ là một điều nguy hiểm, bạn có tưởng tượng được không?”
Benigni đề nghị với Đức Giáo Hoàng một thỏa thuận, gần như một hiệp ước mật nghị.
“Có lẽ vào cuộc bầu cử tiếp theo, thưa Đức Thánh Cha, con cũng sẽ tranh cử! Cuộc bầu cử tiếp theo diễn ra khi nào? Nhưng không phải sau Đức Thánh Cha! Benigni kêu lên. “Không, phải cùng với Đức Thánh Cha. Chúng ta hãy tập hợp một campo largo [trại lớn], hãy bỏ phiếu: ‘Jorge Mario Bergoglio, được gọi là Phanxicô.’ Chúng ta sẽ thắng ngay lập tức, đó là một ý tưởng tuyệt vời.”
(Theo hồ sơ, cụm từ tiếng Ý campo largo, “trại lớn,” đã trở nên nổi bật trong các cuộc thảo luận chính trị ở nước này trong những tháng gần đây trong bối cảnh có suy đoán rằng Đảng Dân chủ trung tả và Phong trào Năm Sao theo chủ nghĩa dân túy cánh tả có thể kết hợp lực lượng trước cuộc bầu cử châu Âu ngày 6-9 tháng 6.)
Sau đó Benigni kể một câu chuyện nhằm thể hiện tình cảm của Đức Giáo Hoàng đối với trẻ em.
“Một lần nọ, tôi đi dự Thánh lễ tại một nhà thờ ở Rome, và trong khi Đức Giáo Hoàng giảng lễ thì có những đứa trẻ đang làm ầm ĩ và cha mẹ chúng đang cố gắng làm chúng im lặng. Đức Phanxicô nói: ‘Hãy để chúng yên, tiếng nói của một em bé trong nhà thờ quan trọng hơn tiếng nói của một linh mục, một giám mục hay một giáo hoàng’.”
“Đó là sự thật, ngài đã nói như vậy,” Benigni nhấn mạnh. “Tôi không thể nói dối trước mặt Đức Giáo Hoàng!”
Benigni cũng mô tả Đức Giáo Hoàng Phanxicô như người trẻ mãi không già, nói rằng ngài thực sự chỉ mới ba tuổi nhưng đã sống “rất nhiều ngày”.
“Ngài có ánh sáng xung quanh mình, giống như chiếc chuông nhỏ của Peter Pan, giống như bụi thần tiên, hoặc có thể là bụi của Đức Giáo Hoàng, dù sao thì tất cả đều sáng láng,” anh nói.
Benigni sau đó đã gửi lời động viên đến các trẻ em có mặt tại quảng trường.
Ông nói: “Có thể trong số các em có một Michelangelo mới, một Galileo mới, một nhà khoa học như Rita Levi Montalcini, người sẽ đoạt giải Nobel”. Levi Montalcini, quá cố, vốn là một nhà thần kinh học người Ý, đã đoạt giải Nobel Y học năm 1986.
“Có thể có một giáo hoàng ở đây, hoặc hai hoặc ba… ai muốn làm giáo hoàng?” Benigni hỏi khi hàng chục cánh tay giơ lên và tiếng la hét vang lên khắp quảng trường.
Benigni nói đùa: “Có 20 người trong số các em, thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha sẽ phải mở rộng Vatican. Điều gì cũng có thể xảy ra… có thể có vị giáo hoàng châu Phi đầu tiên, hoặc người châu Á, hoặc thậm chí có thể đến từ một khu dân cư thuộc tầng lớp lao động ở Rome, một giáo hoàng đến từ Testaccio, hoặc thậm chí là một bé gái, một phụ nữ, nữ giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử!” ông kêu lên, khiến ngay cả các giáo sĩ và giám mục đang hiện diện bật cười.
Benigni cuối cùng trở nên hơi nghiêm túc, đưa ra một số lời khuyên cho các khán giả trẻ của mình.
Benigni nói: “các em hãy bay đi, tự mình nắm lấy cuộc sống của mình và biến nó thành một kiệt tác. Các em hãy xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.”
“Nó dễ dàng hơn các em nghĩ,” anh nói. “Thế giới muốn trở nên tươi đẹp, nó cần điều đó. Các em hãy làm như vậy, bởi vì mỗi người trong các em đều có thể làm được, có thể đóng góp nhỏ bé nhưng cụ thể cho việc thiện hay ác. Hãy tìm cách làm cho mọi thứ trở nên tươi đẹp và làm cho người khác hạnh phúc.”
“Đừng cố gắng làm người khác tốt hơn, bởi vì chỉ có họ mới có thể làm họ tốt hơn, đó chính là chính họ”. Benigni nói. “Người khác phải làm cho mình hạnh phúc.”
Benigni nói: “Thế giới có thể không phải lúc nào cũng là nơi các em thích. Tuy nhiên, các em đừng sợ. Các em hãy xông vào cuộc sống, lao mình vào dòng nước cuộc sống và dang rộng đôi cánh khi các em rơi xuống.”
“Các em hãy học càng nhiều chữ càng tốt,” Benigni nổi tiếng liến thoắng cũng khuyên như thế. “Khi lớn lên, các em sẽ không có từ ngữ nào để diễn tả những gì mình đang cảm nhận, những gì trong tâm hồn đang lớn lên của mình, các em sẽ cảm thấy tồi tệ.”
Không thể tránh khỏi, Bengini cũng đề cập đến chủ đề chiến tranh và tác động của nó đối với trẻ em.
Ông nói: “Thường thì thế giới được điều hành bởi những người không biết lòng thương xót và tình yêu là gì, và là những người phạm tội nặng nề nhất và ngu ngốc nhất: Chiến tranh. Chúng ta nên chấm dứt nó.”
Benigni khuyến khích các nhà hoạch định chính sách học hỏi từ trẻ em.
Ông nói: “Khi trẻ em chơi trò chiến tranh, ngay khi một trong số chúng bị thương, chúng sẽ dừng lại. Trò chơi sắp kết thúc rồi. Tại sao những kẻ gây chiến không dừng lại ở đứa trẻ đầu tiên bị thương?”
Ông nói: “Chúng ta phải tìm những từ ngữ thích hợp, những từ ngữ thực sự. Chưa ai tìm ra từ ngữ kỳ diệu để kết thúc chiến tranh, như 'Open Sesame.' Nhưng hãy nhìn xem, các em, từ ngữ đó có ở đó. Tôi chắc chắn rằng trong số các em là người duy nhất tìm được từ ngữ thích hợp để kết thúc chiến tranh mãi mãi. Một trong các em phải tìm ra nó, chúng ta phải cùng nhau tìm kiếm, bằng mọi ngôn ngữ.”
“Các em sẽ tìm thấy nó, chúng tôi chỉ cần giúp các em tìm kiếm thôi,” Benigni nói. “Chúng tôi phải yêu các em, chúng tôi phải viết truyện cho các em, hơn hết là những câu chuyện khiến các em cười. Trên đời không có gì đẹp hơn tiếng cười của trẻ thơ. Một ngày nào đó, nếu tất cả trẻ em trên thế giới có thể cùng nhau cười đùa thì đó sẽ là một ngày đẹp trời.”
Benigni đã kết thúc một cách khá nghiêm túc.
Ông nói: “Cuộc sống là như thế này: Tình yêu, nhận thức và lòng cảm thương vô hạn đối với nỗi đau mà nhân loại phải gánh chịu”.
Ông nói với các trẻ em: “Đừng đợi thế giới chăm sóc cho các em. Các em hãy chăm sóc thế giới.”
Nhân dịp Chân Phúc Carlo Acutis sắp được phong hiển thánh, đọc lại ‘My Son Carlo’: Gặp gỡ Chân phước Carlo Acutis thực sự trong cuốn sách mới do mẹ ngài viết
Vũ Văn An
17:47 27/05/2024
Sabrina Ferrisi của National Catholic Register, tác giả cuốn Blessed Carlo Acutis: The Amazing Discovery of a Teenager in Heaven (Holy Heroes), ngày 30 tháng 4 năm 2023 đã đăng tải cuộc phỏng vấn thân mẫu của Á thánh Acutis nhân dịp bà mới xuất bản cuốn My Son Carlo nói về con người thực của con trai bà.
‘Tôi muốn làm rõ một số điểm và đưa ra quan điểm của mình với tư cách là mẹ của cháu. Tôi muốn mang đến bầu không khí chân thực cho câu chuyện của cháu’, Bà Antonia Acutis nói với Register.
Antonia Acutis, mẹ của Chân phước Carlo Acutis, hiện là tác giả cuốn sách đầu tiên với cuốn My Son Carlo: Carlo Acutis Through the Eyes of His Mother, được xuất bản bởi Our Sunday Visitor. Cuốn sách này chia sẻ những chi tiết mới về cuộc đời của Chân phước Carlo: cách ngài dành thời gian cho gia đình, những trải nghiệm ở trường, những kỳ nghỉ và đức tin phi thường của ngài đã được thể hiện từ khi còn rất nhỏ với mọi người xung quanh.
Sự thánh thiện của Chân phước Carlo thể hiện rõ ràng khi đọc những đoạn văn dài trong sổ tay của ngài. Antonia chia sẻ những suy tư của con trai bà về Sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa Giêsu, luyện ngục, vai trò của Đức Trinh Nữ trong lịch sử, sự hoán cải thực sự là gì, và các mối phúc, cùng nhiều chủ đề khác. Đó là một cuốn sách không thể đọc vội được. Người đọc sẽ gạch chân những đoạn quan trọng, viết ghi chú bên lề, xem lại một số đoạn và lau nước mắt khi Antonia chia sẻ nỗi đau mất con trai vì bệnh bạch cầu ở tuổi 15.
Cuốn sách gây ấn tượng ở chỗ người đọc tìm hiểu về cuộc sống vô cùng bình thường của Chân phước Carlo với chó, mèo, bạn bè, lập trình máy tính và quay phim. Sau đó, điều này được đặt cạnh nhiều dấu hiệu siêu nhiên từ trời ban cho Chân phước Carlo trong cuộc đời và sau khi ngài qua đời: giao tiếp với thiên thần hộ mệnh của ngài, những thông điệp trong giấc mơ từ các trẻ chăn cừu ở Fatima và những lời nói nội tâm của Chúa Giêsu. Antonia cũng chia sẻ nhiều dấu hiệu mà bà đã trải qua liên quan đến con trai bà và sứ mệnh Chúa ban cho ngài, chẳng hạn như lần đầu tiên bà gặp cha linh hướng của mình, Cha Ilio Carrai, vào năm 1995, được nhiều người coi là một Padre Pio khác. Nhân dịp đó, Cha Carrai nói với Antonia rằng ngài đã mong đợi bà trong nhiều năm và Carlo đã được Chúa chọn cho một nhiệm vụ đặc biệt.
Carlo Acutis được phong chân phước vào ngày 10 tháng 10 năm 2020 tại Assisi. Ngài là một trong những người bảo trợ cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới sắp tới ở Lisbon, sẽ diễn ra từ ngày 1 đến ngày 6 tháng Tám.
Mẹ ngài đã nói chuyện với Register trong tháng này.
Đây có phải là cuốn sách đầu tiên của bà? Mục đích của bà khi viết nó là gì?
Trước đây tôi đã viết rất nhiều nhưng đây là lần đầu tiên tôi xuất bản một cuốn sách có tên tôi trên đó. Tôi bắt đầu cuốn sách này nhân dịp phong chân phước cho Carlo. Chúng tôi thấy có nhiều cuốn sách được xuất bản về Carlo, một số trong đó dựa trên sách của cáo thỉnh viên. Một số có điểm không chính xác. Một người kể rằng Carlo đã từng tặng chiếc áo choàng của mình cho một người vô gia cư. Không ai ở Ý mặc áo choàng kể từ thời Trung Cổ! Khi viết cuốn sách này, tôi muốn làm rõ một số điểm và đưa ra quan điểm của mình với tư cách là mẹ của cháu. Tôi muốn mang lại bầu không khí chân thực cho câu chuyện của cháu.
Một trong những phần hay nhất trong cuốn sách của bà là khi bà chia sẻ với độc giả những bài viết của Carlo từ cuốn sổ tay của ngài. Chính nó có thể đã là một cuốn sách.
Carlo rất sâu sắc. Cháu có một khả năng viết đáng kinh ngạc. Cháu trưởng thành hơn rất nhiều so với những người bình thường cùng tuổi. Cháu tiến bộ hơn nhiều so với hầu hết mọi người.
Carlo yêu thích Bí tích Thánh Thể. Bà thấy hoa trái của tấm gương của ngài nơi giới trẻ về lòng yêu mến Bí tích Thánh Thể như thế nào? Carlo muốn mọi người biết gì về các bí tích?
Có rất nhiều bạn trẻ noi gương Carlo. Họ cùng nhau tham dự Thánh lễ và chầu Thánh Thể. Họ cũng đang có mối quan tâm mới đến các phép lạ Thánh Thể, đã được khoa học xác nhận.
Khi nói đến các bí tích, nhiều người không biết chúng quan trọng như thế nào. Một số người chỉ tập trung vào những vấn đề tồn tại trong Giáo hội mà quên tập trung vào các bí tích, những bí tích có giá trị vô hạn. Carlo kêu gọi mọi người ghi nhớ những điều thiết yếu: tầm quan trọng của các bí tích, lòng sùng kính Đức Mẹ và việc tôn kính Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể. Nhờ các bí tích này, chúng ta được cứu rỗi.
Tác động của kỹ thuật đối với giới trẻ và thậm chí cả người lớn là rất phức tạp. Carlo sẽ nói gì với giới trẻ ngày nay về việc sử dụng kỹ thuật?
Carlo có một chiếc PlayStation khi mới 8 tuổi. Gần như ngay lập tức, cháu tự áp đặt cho mình thời gian chơi một giờ mỗi tuần. Cháu đã tìm hiểu về các phòng y tế ở Mỹ dành cho những người nghiện trò chơi điện tử và những người bị co giật vì chơi quá nhiều. Cháu cũng nhận thấy những người bạn của mình bắt đầu mất hứng thú với cuộc sống vì trò chơi điện tử. Đôi mắt của họ đã trở nên mờ đi.
Giống như mọi thứ, kỹ thuật cần được sử dụng một cách cân bằng. Nó có thể tốt. Nhưng nếu bạn mất cân bằng trong cách sử dụng thì nó có thể trở nên nguy hiểm, đặc biệt là khi có nội dung bạo lực. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật để giúp đỡ cộng đồng của mình và thậm chí để vui chơi - nhưng hãy luôn nhớ rằng Chúa đang dõi theo bạn.
Còn sự nguy hiểm của nội dung khiêu dâm thì sao? Trong cuốn sách của bà, bà nói về việc Carlo la mắng những người bạn hay khoe khoangng về việc xem các trang web khiêu dâm.
Chúng ta đang nói về một điều rất nguy hiểm. Nó ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của tình cảm của bạn. Đây là ở bình diện tâm lý. Theo quan điểm tôn giáo, nó là ma quỷ.
Nội dung khiêu dâm là chống lại Tin Mừng. Nó làm tổn hại mọi đức tính. Nó đi ngược lại với đức ái. Nó đi ngược lại công lý. Đó là mối nguy hiểm lớn nhất mà chúng ta gặp phải ngày nay. Có một thống kê ở Ý cho thấy 70% trẻ em trong độ tuổi từ 8 đến 16 đang xem các trang web khiêu dâm trên internet.
Carlo yêu mến Thiên Chúa và không bị nó hấp dẫn. Cháu biết mức độ nghiêm trọng của nội dung khiêu dâm. Nó ảnh hưởng đến tất cả mọi người, ngay cả những em nhỏ đang trên đường theo Chúa Giêsu. Nó ảnh hưởng đến những người độc thân và những người đã kết hôn, cũng như những người tu trì.
Nội dung khiêu dâm là chiêu trò của Satan nhằm làm hư hỏng giới trẻ. Trẻ em phải được cảnh cáo về cạm bẫy của nội dung khiêu dâm. Nó làm tổn thương tâm hồn và tâm trí của bạn.
Trong cuốn sách của bà, bà nói về việc Carlo có nhiều người bạn không cùng đức tin. Ngài thấy thế nào về họ, và mọi người có thể làm gì để đưa những người thân yêu của mình quay lại với đức tin?
Điều đầu tiên người ta phải làm là trở thành những chứng nhân đích thực bằng cách sống cuộc sống của mình. Chúng ta phải theo Chúa Giêsu. Người phải ở trong chúng ta. Mọi người muốn thấy sự mạch lạc. Khi người ta nhìn thấy sự không mạch lạc, họ không bị thu hút bởi đức tin.
Tất cả chúng ta đều phàn nàn khi mất kết nối internet. Nhưng khi không có lời cầu nguyện, chúng ta không có mối liên hệ nào với thiên đàng. Chúng ta rơi vào tình trạng gọi là acedia, hay sự lười biếng về mặt tinh thần. Nó làm mất đi ý chí cầu nguyện hoặc đi lễ của bạn. Đây là một điều rất nguy hiểm. Nó ảnh hưởng đến mọi người và khiến bạn có một cuộc sống tầm thường.
Carlo thường nói rằng, về đời sống tinh thần, chúng ta phải luôn trưởng thành và tiến về phía trước. Nếu không, chúng ta sẽ giống như vợ Lót, quay lại nhìn lại và trở thành cột muối. Khi hạt giống đức tin rơi xuống đất, nó có thể tìm được đất tốt hoặc có thể gặp gai góc và bị chết ngạt vì không thể lớn lên. Nó cũng có thể rơi trên mặt đất cứng. Điều này xảy ra với nhiều người. Họ thoái lui trong đời sống tinh thần. Hầu hết các Kitô hữu đều có một cuộc sống tầm thường.
Carlo nghĩ điều gì là nền tảng để có một cuộc sống thánh thiện?
Để sống một cuộc sống thánh thiện cần phải có hành động của ý chí, mọi lúc. Không có nó, bạn không thể thánh thiện được. Mục tiêu của đời sống thiêng liêng của chúng ta là yêu mến Thiên Chúa và người lân cận. Nếu đạt được điều này, chúng ta sẽ luôn hạnh phúc. Chúa sẽ là tất cả của chúng ta trong mọi sự.
Vấn đề là ham muốn. Chúng ta cần khao khát sự thánh thiện. Hãy nhìn những người giàu có và nổi tiếng. Nhiều người trong số họ sống với những ham muốn sai trái. Rất nhiều người trong số họ có cuộc sống không hạnh phúc và đó là một thảm họa. Cuộc sống của họ không hạnh phúc.
Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng chúng ta cần khao khát Thiên Chúa. Nhưng hầu hết mọi người sống cuộc sống của họ như thể Thiên Chúa không hiện hữu.
Người ta không biết rằng các bí tích có tác dụng chữa lành linh hồn một cách hữu hiệu. Nhờ chúng, Ba Ngôi ban cho chúng ta sự sống thần linh. Các bí tích tác động trọn vẹn lên linh hồn chúng ta. Nhưng tất cả phụ thuộc vào cách chúng ta tương ứng. Các bí tích là điều siêu nhiên nhất mà chúng ta có trên trái đất này.
Carlo có nói rằng sống đời thánh thiện là một sự lựa chọn không?
Thiên Chúa kêu gọi mọi người nên thánh, nhưng chúng ta phải lựa chọn giữa Thiên Chúa và tiền tài. Khi Thiên Chúa ban cho chúng ta sự tự do hoàn toàn, sẽ có rủi ro. Người không tạo ra chúng ta như những người máy. Chúng ta có thể hành động thông qua ý chí của mình để lựa chọn điều tốt hay điều xấu.
Cuộc sống của chúng ta phải là một sự lựa chọn liên tục với ý chí hướng tới điều tốt đẹp của chúng ta. Ví dụ, tôi có thể là người bắt đầu chửi thề khi còn nhỏ. Cần phải có một hành động của ý chí để ngừng chửi thề. Nếu không tôi sẽ thề cả đời. Chúng ta cần rèn luyện những điều tốt.
Nếu chọn điều xấu, chúng ta không thể nhìn thấy dấu chỉ của Thiên Chúa trong cuộc đời mình. Tầm nhìn của chúng ta trở nên mờ mịt và chúng ta bị bao quanh bởi bóng tối. Chúng ta cần đặt Chúa ở vị trí đầu tiên trong cuộc đời mình.
Chúng ta cần phải là những chứng nhân đích thực cho người khác.
Nhiều đứa trẻ có thể là những người tuyệt vời, nhưng… gia đình chúng lại là một tấm gương xấu. Sẽ chẳng có ích gì nếu có tất cả những giải thưởng trên thế giới nhưng lại không có Thiên Chúa trong cuộc đời bạn. Bạn có thể giành được ba giải Nobel, nhưng khi bạn qua đời, những giải thưởng đó sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn sống xa Thiên Chúa cả đời và sống không tốt.
Trong cuốn sách của bà, bà nói rằng bà là một người lạc quan, mặc dù thực tế là có quá nhiều đau khổ trên thế giới. Bà có thể giải thích không?
Tôi có niềm tin vào Chúa Giêsu. Đối với những ai yêu mến Thiên Chúa, chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đã chết trên thập giá vì chúng ta. Nếu tôi bị bệnh, hoặc có người trong gia đình qua đời, đây là một nỗi khổ đối với tôi. Nhưng đó cũng là cơ hội để trưởng thành nếu tôi chấp nhận thập giá. Thập giá của chúng ta cũng là sự cứu rỗi của chúng ta, mang lại cho chúng ta ân sủng.
Chúng ta được tạo ra theo hình ảnh của Thiên Chúa. Nếu người ta không hiểu thập giá thì họ không hiểu ý nghĩa của sự sống.
Carlo đã nói rằng, sớm hay muộn, Golgotha sẽ xảy đến với tất cả chúng ta. Tất cả chúng ta đều đau khổ theo cách này hay cách khác, theo những cách nhỏ và lớn. Khi mọi việc suôn sẻ trong cuộc sống, chúng ta phải bắt đầu lo lắng vì chính thập giá sẽ cứu chúng ta. Nó có thể giúp chúng ta trở nên rộng lượng và tử tế hơn.
Trong bản chất, tất cả chúng ta đều ích kỷ. Đó là trong thể tạng của chúng ta. Nhưng trong đau khổ, chúng ta có thể học cách yêu thương người khác nhiều hơn.
Khi nhìn vào cuộc đời Carlo, dường như ngài chưa bao giờ lãng phí thời gian. nhân
Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta cách tối đa hóa thời gian trong 33 năm của Người. Hầu hết thời gian, con người chúng ta lãng phí thời gian. Carlo từng nói, mỗi phút trôi qua là chúng ta bớt đi một phút thánh hóa bản thân trước mặt Chúa. Cuộc sống là một cuộc chiến không ngừng. Carlo cũng từng nói: “Có ích gì nếu một người thắng hàng ngàn trận chiến nếu anh ta không thể chiến thắng chính mình và những đam mê hư hỏng của chính mình?”
Trong cuốn sách của bà, bà viết rất nhiều về những đức và cách Carlo sống với những nhân đức đó. Sống những nhân đức này có ý nghĩa gì?
Trường phái Đa Minh liệt kê khoảng 200 nhân đức. Ba nhân đức đối thần là đức tin, đức cậy và đức mến, và bốn nhân đức căn bản là khôn ngoan, công bằng, dũng cảm và tiết độ.
Sống những điều này có ý nghĩa gì? Khi ai đó là một vị thánh, điều quan trọng là nhân đức của họ. Không thành vấn đề nếu họ có làm phép lạ hay có những trải nghiệm huyền bí. Thánh Inhaxiô thành Loyola thường nói rằng những trải nghiệm huyền bí không mang lại cho chúng ta công đức. Sự thánh thiện bao gồm việc sống một cuộc sống đạo đức trong những điều nhỏ nhặt.
Có rất nhiều ví dụ về các vị thánh được phong thánh là những nữ tu, linh mục hoặc giáo dân khiêm tốn những người gọt khoai tây để kiếm sống hoặc những người làm công việc gác cửa. Nhưng họ đã làm những gì họ làm hàng ngày với tình yêu thương. Chính trong đời sống hằng ngày, chúng ta trở nên thánh thiện. Ngay cả một bậc cha mẹ phải đi làm hàng ngày, làm những công việc bình thường, cũng có thể trở thành một vị thánh.
Người ta nghĩ rằng bạn phải làm những điều vĩ đại mới có thể trở thành một vị thánh. Mẹ Têrêsa thường nói rằng bạn không cần phải đến Calcutta để giúp đỡ người nghèo. Calcutta có thể ở ngay bên ngoài cửa sổ của bạn. Nó ở trong gia đình và trong trường học của chúng ta. Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể vì tình yêu Thiên Chúa, nơi Người đã đặt chúng ta sinh sống.
Quá trình phong thánh cho Carlo diễn ra như thế nào?
Mỗi ngày, chúng ta nhận được những câu chuyện về phép lạ và ân huệ nhờ lời chuyển cầu của Carlo. Tôi không được phép nói về tiến trình phong thánh cho Carlo, nhưng tôi tin tưởng rằng điều đó sẽ xảy ra.
Đức Thánh Cha nói với các Thiền Sư Thái: ‘Chúng ta hãy cùng nhau làm việc cho một thế giới hòa nhập hơn’
Thanh Quảng sdb
21:30 27/05/2024
Đức Thánh Cha nói với các Thiền Sư Thái: ‘Chúng ta hãy cùng nhau làm việc cho một thế giới hòa nhập hơn’
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp phái đoàn Thiền sư Phật giáo của chùa Wat Phra Cetuphon (còn được gọi là Wat Pho) ở Bangkok, một trong những ngôi chùa Phật giáo quan trọng nhất ở Thái Lan, và khuyến khích các Thiền Sư tiếp tục thúc đẩy đối thoại và hợp tác cho một thế giới tốt đẹp hơn.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Hôm thứ Hai (27/5/2024), Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại tầm quan trọng của sự hợp tác chặt chẽ giữa Giáo Hội Công Giáo và Phật giáo để giải quyết những thách đố cấp bách mà thế giới đang tan vỡ của chúng ta phải đối diện.
ĐTC chào đón phái đoàn khoảng 100 thiền sư Phật giáo đến từ chùa Wat Phra Cetuphon ở Bangkok, Thái Lan, Ngài bày tỏ lòng biết ơn và đánh giá cao sâu sắc về “tình hữu nghị lâu dài” và sự sẵn sàng hợp tác cùng nhau “để mang lại tia hy vọng” cho nhân loại đang bị tổn thương ngày nay.
Cùng nhau chữa lành vết thương cho nhân loại và trái đất
Trong bài phát biểu với các Thiền sư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại “sự chào đón và lòng hiếu khách đặc biệt” mà ngài đã nhận được trong chuyến tông du Thái Lan vào năm 2019 và gần đây, trong cuộc Hội thảo chuyên đề Phật giáo-Kitô giáo lần thứ bảy được tổ chức tại Bangkok vào tháng 11 năm ngoái, nơi quy tụ 150 thiền sư tham gia đến từ nhiều nơi ở châu Á để học hỏi về chủ đề “Karuna và Agape trong cuộc đối thoại nhằm chữa lành vết thương nhân loại và Trái đất”.
ĐTC đặc biệt đề cập đến tuyên bố cuối cùng của cuộc Hội thảo, trong đó những người tham gia “có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống tôn giáo tương ứng của họ” cam kết “làm việc cùng với mọi người” để “mang lại tia hy vọng cho một nhân loại đang tuyệt vọng” giữa những “bóng mây tăm tối” đang che phủ thế giới ngày nay.
“Hôm nay nhân loại và Trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta, thực sự bị tổn thương! Biết bao cuộc chiến, biết bao con người đã mất tất cả và phải chạy trốn. Rất nhiều trẻ em bị ảnh hưởng vì bạo lực.”
Không ai được cứu một mình
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến ba điểm chính được nhấn mạnh trong cuộc Hội thảo, điểm đầu tiên là “không ai được cứu một mình và ”chúng ta chỉ có thể cùng nhau được cứu, vì chúng ta liên kết với nhau và phụ thuộc vào nhau”.
Trước sự thật đó, ngài kêu gọi các thiền sư “hãy tiếp tục làm việc cùng nhau”: xã hội dân sự, thành viên của các tôn giáo khác, chính phủ, tổ chức quốc tế, cộng đồng học thuật và khoa học và tất cả các bên liên quan khác “để thúc đẩy tình hữu nghị duy trì hòa bình và tình huynh đệ và xây dựng một thế giới hòa nhập hơn.”
Chăm sóc lẫn nhau và cho môi trường
Hội nghị chuyên đề ở Thái Lan nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục mọi người, đặc biệt là giới trẻ và trẻ em, “trong việc quan tâm và chia sẻ các mối quan hệ với nhau và với môi trường” cũng như việc cầu nguyện và thiền định “có thể đảo lộn mọi thứ bằng cách thanh lọc trái tim và tâm trí của chúng ta”; tạo ra lòng nhân ái, lòng thương xót và sự tha thứ cho những nơi có hận thù và trả oán, tạo ra tinh thần tôn trọng và quan tâm đến người khác và trái đất”.
Tiếp tục thúc đẩy đối thoại và hợp tác với Giáo Hội Công Giáo
Về vấn đề này, Đức Thánh Cha Phanxicô khen ngợi một sự kiện đại kết cầu nguyện mà các thiền sư tham gia vào thứ Ba (28/5/24) tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ Maria (Santa Maria) ở quận Trastevere Rôma.
Kết luận, Đức Thánh Cha chân thành cám ơn các thiền sư Phật giáo Thái Lan vì chuyến viếng thăm của họ và khuyến khích họ “tiếp tục thúc đẩy việc đối thoại và hợp tác, đặc biệt với Giáo Hội Công Giáo ở Thái Lan, trên tinh thần hữu nghị lâu dài”.
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp phái đoàn Thiền sư Phật giáo của chùa Wat Phra Cetuphon (còn được gọi là Wat Pho) ở Bangkok, một trong những ngôi chùa Phật giáo quan trọng nhất ở Thái Lan, và khuyến khích các Thiền Sư tiếp tục thúc đẩy đối thoại và hợp tác cho một thế giới tốt đẹp hơn.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Hôm thứ Hai (27/5/2024), Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại tầm quan trọng của sự hợp tác chặt chẽ giữa Giáo Hội Công Giáo và Phật giáo để giải quyết những thách đố cấp bách mà thế giới đang tan vỡ của chúng ta phải đối diện.
ĐTC chào đón phái đoàn khoảng 100 thiền sư Phật giáo đến từ chùa Wat Phra Cetuphon ở Bangkok, Thái Lan, Ngài bày tỏ lòng biết ơn và đánh giá cao sâu sắc về “tình hữu nghị lâu dài” và sự sẵn sàng hợp tác cùng nhau “để mang lại tia hy vọng” cho nhân loại đang bị tổn thương ngày nay.
Cùng nhau chữa lành vết thương cho nhân loại và trái đất
Trong bài phát biểu với các Thiền sư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại “sự chào đón và lòng hiếu khách đặc biệt” mà ngài đã nhận được trong chuyến tông du Thái Lan vào năm 2019 và gần đây, trong cuộc Hội thảo chuyên đề Phật giáo-Kitô giáo lần thứ bảy được tổ chức tại Bangkok vào tháng 11 năm ngoái, nơi quy tụ 150 thiền sư tham gia đến từ nhiều nơi ở châu Á để học hỏi về chủ đề “Karuna và Agape trong cuộc đối thoại nhằm chữa lành vết thương nhân loại và Trái đất”.
ĐTC đặc biệt đề cập đến tuyên bố cuối cùng của cuộc Hội thảo, trong đó những người tham gia “có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống tôn giáo tương ứng của họ” cam kết “làm việc cùng với mọi người” để “mang lại tia hy vọng cho một nhân loại đang tuyệt vọng” giữa những “bóng mây tăm tối” đang che phủ thế giới ngày nay.
“Hôm nay nhân loại và Trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta, thực sự bị tổn thương! Biết bao cuộc chiến, biết bao con người đã mất tất cả và phải chạy trốn. Rất nhiều trẻ em bị ảnh hưởng vì bạo lực.”
Không ai được cứu một mình
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến ba điểm chính được nhấn mạnh trong cuộc Hội thảo, điểm đầu tiên là “không ai được cứu một mình và ”chúng ta chỉ có thể cùng nhau được cứu, vì chúng ta liên kết với nhau và phụ thuộc vào nhau”.
Trước sự thật đó, ngài kêu gọi các thiền sư “hãy tiếp tục làm việc cùng nhau”: xã hội dân sự, thành viên của các tôn giáo khác, chính phủ, tổ chức quốc tế, cộng đồng học thuật và khoa học và tất cả các bên liên quan khác “để thúc đẩy tình hữu nghị duy trì hòa bình và tình huynh đệ và xây dựng một thế giới hòa nhập hơn.”
Chăm sóc lẫn nhau và cho môi trường
Hội nghị chuyên đề ở Thái Lan nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục mọi người, đặc biệt là giới trẻ và trẻ em, “trong việc quan tâm và chia sẻ các mối quan hệ với nhau và với môi trường” cũng như việc cầu nguyện và thiền định “có thể đảo lộn mọi thứ bằng cách thanh lọc trái tim và tâm trí của chúng ta”; tạo ra lòng nhân ái, lòng thương xót và sự tha thứ cho những nơi có hận thù và trả oán, tạo ra tinh thần tôn trọng và quan tâm đến người khác và trái đất”.
Tiếp tục thúc đẩy đối thoại và hợp tác với Giáo Hội Công Giáo
Về vấn đề này, Đức Thánh Cha Phanxicô khen ngợi một sự kiện đại kết cầu nguyện mà các thiền sư tham gia vào thứ Ba (28/5/24) tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ Maria (Santa Maria) ở quận Trastevere Rôma.
Kết luận, Đức Thánh Cha chân thành cám ơn các thiền sư Phật giáo Thái Lan vì chuyến viếng thăm của họ và khuyến khích họ “tiếp tục thúc đẩy việc đối thoại và hợp tác, đặc biệt với Giáo Hội Công Giáo ở Thái Lan, trên tinh thần hữu nghị lâu dài”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày Thiếu Nhi Thế giới _Gx VạnThắng - Tụy Hiền_Tgp Hà nội
BTTGx. Tụy Hiền
22:20 27/05/2024
NGÀY THẾ GIỚI TRẺ EM LẦN THỨ NHẤT TẠI GIÁO XỨ VẠN THẮNG VÀ TUỴ HIỀN TGP. HÀ NỘI
Khởi đi từ Sứ điệp ngày thế giới trẻ em do Đức Thánh Cha Phan-xi-cô ban hành ngày 02 tháng 3 năm 2024, trong đó ngài nói rằng ngài muốn đặt tên cho ngày này bằng một câu trong Sách Khải Huyền “Này đây Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21,5). Trong tâm tình ấy, Cha xứ An-tôn Nguyễn Văn Độ đã quy tụ 377 em từ 6 cho đến 12 tuổi thuộc hai Giáo xứ Vạn Thắng và Tụy Hiền về để các em cùng nhau cầu nguyện, hiệp dâng Thánh lễ, vui chơi thoả thích đúng theo tinh thần của Đức Thánh Cha vào ngày 26/5/2024
.
Bước vào Thánh lễ lúc 7h00, Cha xứ An-tôn Nguyễn Văn Độ đã nói ngày thế giới trẻ em là một sự kiện không chỉ dành riêng cho các em nơi đây, nhưng là cho toàn thể Giáo hội, một cuộc gặp gỡ mời gọi mọi người trở nên giống trẻ thơ để đón nhận những điều mới mẻ đến từ Chúa Thánh Thần.
Ngày này có “phạm vi toàn cầu … mời gọi người lớn nhìn thế giới qua đôi mắt của trẻ em, niềm hy vọng của gia đình, xã hội và Giáo hội, tương lai của các em”.
Trong bài giảng, Cha phó Mi-ca-e Nguyễn Hoàng Nam khởi đi từ chủ đề của sứ điệp, giới thiệu với các em về Chúa Ba Ngội, dạy các em thực hành sống mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa. Cha cũng nhấn mạnh: “Tâm hồn đơn sơ của thiếu nhi là một hồng ân của Chúa…”. Lời nguyện cũng đề cập đến tình trạng đáng buồn của rất nhiều trẻ em bị bóc lột, bị thương tích, bị buộc phải chịu đau khổ, không có thức ăn hay nước uống, bị tuyên truyền vào vòng xoáy bạo lực, những trẻ em không được cho bánh nhưng vũ khí, không phải là lời yêu thương nhưng thù hận.
Sau Thánh lễ, các em thỏa sức vui chơi, nhận phần thưởng, ăn uống cho tới hết buổi.
Nhắc lại lời của Đức Thánh Cha, Cha xứ An-tôn nhấn mạnh với từng em rằng, mỗi em đều quý giá đối với Thiên Chúa, bởi vì “mọi trẻ em, đều là dấu chỉ của ước muốn phát triển và đổi mới chính mình”.
Xem Hình
Khởi đi từ Sứ điệp ngày thế giới trẻ em do Đức Thánh Cha Phan-xi-cô ban hành ngày 02 tháng 3 năm 2024, trong đó ngài nói rằng ngài muốn đặt tên cho ngày này bằng một câu trong Sách Khải Huyền “Này đây Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21,5). Trong tâm tình ấy, Cha xứ An-tôn Nguyễn Văn Độ đã quy tụ 377 em từ 6 cho đến 12 tuổi thuộc hai Giáo xứ Vạn Thắng và Tụy Hiền về để các em cùng nhau cầu nguyện, hiệp dâng Thánh lễ, vui chơi thoả thích đúng theo tinh thần của Đức Thánh Cha vào ngày 26/5/2024
.
Bước vào Thánh lễ lúc 7h00, Cha xứ An-tôn Nguyễn Văn Độ đã nói ngày thế giới trẻ em là một sự kiện không chỉ dành riêng cho các em nơi đây, nhưng là cho toàn thể Giáo hội, một cuộc gặp gỡ mời gọi mọi người trở nên giống trẻ thơ để đón nhận những điều mới mẻ đến từ Chúa Thánh Thần.
Ngày này có “phạm vi toàn cầu … mời gọi người lớn nhìn thế giới qua đôi mắt của trẻ em, niềm hy vọng của gia đình, xã hội và Giáo hội, tương lai của các em”.
Trong bài giảng, Cha phó Mi-ca-e Nguyễn Hoàng Nam khởi đi từ chủ đề của sứ điệp, giới thiệu với các em về Chúa Ba Ngội, dạy các em thực hành sống mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa. Cha cũng nhấn mạnh: “Tâm hồn đơn sơ của thiếu nhi là một hồng ân của Chúa…”. Lời nguyện cũng đề cập đến tình trạng đáng buồn của rất nhiều trẻ em bị bóc lột, bị thương tích, bị buộc phải chịu đau khổ, không có thức ăn hay nước uống, bị tuyên truyền vào vòng xoáy bạo lực, những trẻ em không được cho bánh nhưng vũ khí, không phải là lời yêu thương nhưng thù hận.
Sau Thánh lễ, các em thỏa sức vui chơi, nhận phần thưởng, ăn uống cho tới hết buổi.
Nhắc lại lời của Đức Thánh Cha, Cha xứ An-tôn nhấn mạnh với từng em rằng, mỗi em đều quý giá đối với Thiên Chúa, bởi vì “mọi trẻ em, đều là dấu chỉ của ước muốn phát triển và đổi mới chính mình”.
Xem Hình
VietCatholic TV
Cận cảnh FPV tí hon đeo bám, hạ gục xe tăng T-90 khổng lồ. Zelenskiy: Nga tổn thất gấp 8 lần Ukraine
VietCatholic Media
03:38 27/05/2024
1. Cựu đại sứ nói cựu Tổng thống Trump không thích Putin chút nào
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Trump Doesn't Like Putin 'At All,' Ex-Ambassador Says”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Theo cựu Đại sứ Mỹ tại Liên minh Âu Châu Gordon Sondland, cựu Tổng thống Donald Trump không hề ngưỡng mộ Putin và chỉ “khen ngợi Putin một cách công khai” để làm hài lòng người ủng hộ ông.
Sondland, người bị Trump sa thải vài tháng sau khi làm nhân chứng quan trọng trong lần luận tội đầu tiên, nhớ lại cựu tổng thống đã thẳng thắn nói với ông rằng nhà độc tài Bắc Hàn Kim Chính Ân sẽ đâm “vào bụng ông nếu hắn ta có cơ hội”. Ông cho biết như trên trong một cuộc phỏng vấn được công bố bởi tờ “Chính sách đối ngoại” vào hôm Thứ Bẩy, 25 Tháng Năm.
Cựu đại sứ cho rằng cựu Tổng thống Trump có thái độ tương tự đối với tất cả các nhà lãnh đạo độc tài trên thế giới, bao gồm cả Putin, mặc dù đôi khi đưa ra lời khen ngợi công khai đối với bạo chúa nước Nga.
Sondland cũng lập luận rằng cựu Tổng thống Trump đang “tung hoả mù” về lập trường của ông về cuộc chiến Nga-Ukraine và chỉ ám chỉ rằng ông có thể ngừng viện trợ cho Ukraine để làm hài lòng những cử tri tiềm năng có thể giúp ông đánh bại Tổng thống Joe Biden vào tháng 11.
“Ông Trump không thích Putin chút nào. Không hề,” Sondland nói. “Và mặc dù ông ấy công khai khen ngợi Putin nhưng ông ấy làm vậy vì đó là một chiến lược tung hỏa mù”.
“Ông ấy ủng hộ Ukraine,” ông nói thêm. “Ông Trump hoàn toàn hiểu được rủi ro. Tôi thực sự tin điều đó… Nhưng Ông Trump đang tung hỏa mù để giữ cho cơ sở của ông ấy được liên kết vững chắc cho đến khi ông ấy vượt qua cuộc bầu cử.”
Sondland nói tiếp rằng rằng nếu Ông Trump quay trở lại Tòa Bạch Ốc, ông sẽ “tăng cường chuyển giao vũ khí” cho Ukraine với hy vọng buộc Mạc Tư Khoa phải đàm phán chấm dứt chiến tranh.
Trong khi Sondland tuyên bố rằng cựu tổng thống sẽ đứng về phía Ukraine trong vấn đề Nga nếu ông trở lại Tòa Bạch Ốc, thì các cựu quan chức khác của chính quyền Trump bao gồm cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper lại lập luận rằng chiến thắng của Trump sẽ gây ra thảm họa cho Kyiv.
Mối quan hệ của cựu tổng thống Trump với Putin đã trở thành chủ đề đồn đoán ngay sau khi ông bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình, với các đảng viên Đảng Dân chủ và những người chỉ trích khác thường cáo buộc ông có thiện cảm với nhà lãnh đạo Nga và gây phương hại đến lợi ích đối ngoại của Mỹ.
Cựu Tổng thống Trump đã nhiều lần nói rằng ông có khả năng chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine trong vòng “24 giờ” bằng kỹ năng đàm phán của mình, một tuyên bố mà cả quan chức Nga và Ukraine đều bác bỏ.
Ông Trump đề xuất trong một bài đăng trên Truth Social hôm thứ Năm rằng Putin sẽ trả tự do cho phóng viên Evan Gershkovich của Wall Street Journal đang bị cầm tù nếu ông thắng cử vào tháng 11. Ông viết: “Vladimir Putin, Tổng thống Nga, sẽ phải làm điều đó cho tôi, nhưng không phải cho bất kỳ ai khác, và chúng ta sẽ không phải trả tiền gì cả!”
Thư ký báo chí của Putin, Dmitry Peskov nói với hãng truyền thông nhà nước Nga TASS rằng “Putin không có liên hệ nào với Donald Trump” để đáp lại bài đăng.
Putin tuyên bố vào tháng 2 rằng ông sẽ ủng hộ Tổng thống Biden trong cuộc bầu cử vào tháng 11, nói rằng tổng thống đương nhiệm “có kinh nghiệm hơn, dễ đoán hơn và là một chính trị gia theo trường phái cũ”.
2. Kyiv: Nga mất nửa triệu quân ở Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Lost Half a Million Troops in Ukraine: Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo số liệu mới nhất của Ukraine, Nga đã mất hơn nửa triệu quân kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, báo hiệu cái giá phải trả khổng lồ mà cuộc chiến của Vladimir Putin đối với nhân sự của ông.
Trong bản cập nhật mới nhất hôm thứ Bảy, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết lực lượng Nga đã mất 1.140 quân vào ngày hôm trước - là ngày thứ 12 liên tiếp mà ước tính của họ là hơn 1.000.
Con số thống kê hàng ngày, bao gồm cả những người thiệt mạng và bị thương, đã tăng lên trong những tháng gần đây, đặc biệt là khi động lực của Nga đang tập trung ở tỉnh Donetsk và hai tuần sau cuộc tấn công ở phía đông bắc Kharkiv, nơi quân đội Mạc Tư Khoa đang khựng lại sau các cuộc tấn công vào các khu định cư ở biên giới.
Vào ngày 12 tháng 5, con số này đạt kỷ lục 1.740, đánh bại kỷ lục trước đó từ ngày 19 tháng 10 năm 2023 là 1.380 nhân sự. Kỷ lục trước đó cũng đã bị đánh bại ba lần trong hai tuần qua, với 1510 quân bị thiệt hại vào ngày 14 tháng 5; 1.410 vào ngày 16 tháng 5; và 1.400 vào ngày 19 tháng 5.
Nhưng tổng số ngày thứ Sáu đã đưa con số thiệt hại kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, lên tới cột mốc nghiệt ngã là 500.080. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận về những tuyên bố của Ukraine.
Như Newsweek đã đưa tin trước đây, số lượng thương vong và tổn thất thiết bị nổi tiếng là rất khó xác định và các chuyên gia cảnh báo rằng cả hai bên có thể thổi phồng những tổn thất được báo cáo của bên kia. Tuy nhiên, các số liệu đưa ra một số dấu hiệu về quy mô tác động của cuộc chiến, tính đến năm thứ ba và khi Nga phát động một cuộc tấn công mới ở phía đông bắc Ukraine.
Việc thống kê chính xác về tổn thất của Nga là điều khó khăn và Mạc Tư Khoa đã không cập nhật số liệu của mình kể từ tháng 9 năm 2022 khi họ cho biết số người chết là 5.937, con số vào thời điểm đó được các chuyên gia phương Tây coi là con số thấp.
Các số liệu của Ukraine nhìn chung phù hợp với các ước tính khác của các đồng minh, với việc Ngoại trưởng Pháp Stéphane Séjourné ngày 3 tháng 5 nói rằng Paris tin rằng tổn thất quân sự của Nga là “ở mức 500.000”.
Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang Anh Leo Docherty cho biết vào tháng trước rằng Anh ước tính thiệt hại của Nga là hơn 450.000 người “thiệt mạng hoặc bị thương, và hàng chục ngàn người khác đã đào ngũ”. Tuy nhiên, ông cho biết số lượng binh sĩ phục vụ trong các công ty quân sự tư nhân của Nga “không rõ ràng”.
Trong khi đó, một báo cáo tình báo của Mỹ từ tháng 12 cho biết tổn thất của Nga là 315.000 quân, tương đương 90% lực lượng trước cuộc xâm lược và không khác bao nhiêu so với con số của Ukraine vào thời điểm đó là 340.650.
Một cuộc điều tra nguồn mở đang diễn ra của Mediazona, một cơ quan truyền thông độc lập của Nga, hợp tác với BBC Nga, đưa ra con số binh sĩ Nga được xác nhận thiệt mạng tính đến thứ Bảy là 54.185 dựa trên các cáo phó, mặc dù dự án nói rằng con số thực tế còn cao hơn rất nhiều, vì cáo phó chỉ phổ biến ở thành thị, gia đình và bạn bè các tử sĩ ở miền quê nước Nga thường không đăng cáo phó; và thực tế là Nga huy động chủ yếu ở các miền quê để tráng phản ứng của dân chúng.
Putin đã ký sắc lệnh vào tháng 12 năm 2023 trao cho gia đình các binh sĩ thiệt mạng trong chiến tranh 5 triệu rúp hay 55.450 Mỹ Kim và 3 triệu rúp hay 33.270 Mỹ Kim cho những người bị thương. Theo Bộ Quốc phòng Nga, bất chấp những thiệt hại nhân mạng, hơn 100.000 nam giới đã ký hợp đồng trong ba tháng đầu năm 2024
3. Elon Musk cho biết SpaceX dành 'nguồn lực đáng kể để chống lại việc gây nhiễu của Nga' đối với Starlink ở Ukraine
Sau khi tờ New York Times đưa tin rằng Nga ngày càng làm gián đoạn dịch vụ Starlink của Ukraine, Elon Musk nói rằng SpaceX đang dành “các nguồn lực đáng kể để chống lại các nỗ lực gây nhiễu của Nga”.
Công ty SpaceX của Elon Musk bắt đầu cung cấp thiết bị đầu cuối Starlink cho Ukraine ngay sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm 2022. Năm ngoái, Ukraine cho biết có khoảng 42.000 thiết bị đầu cuối đang hoạt động trên khắp quân đội, bệnh viện, doanh nghiệp và các tổ chức viện trợ.
Starlink, được công nhận vì tính bảo mật vượt trội so với tín hiệu di động hoặc vô tuyến, được coi là rất quan trọng đối với các hoạt động của Ukraine. Ngũ Giác Đài đã đạt được thỏa thuận vào năm ngoái với SpaceX để hỗ trợ tài chính cho quân đội Ukraine tiếp cận.
Theo New York Times, người Nga đã gây ra tình trạng ngừng sử dụng Starlink trên quy mô lớn trên lãnh thổ Ukraine trong cuộc tấn công gần Kharkiv, làm gián đoạn khả năng liên lạc, tiến hành tình báo và thực hiện các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của binh lính.
Ngũ Giác Đài Mỹ đang ngăn cản quân đội Nga sử dụng các thiết bị đầu cuối internet Starlink hoạt động trên chiến trường ở Ukraine, John Plumb, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về Chính sách Vũ trụ tại Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg hôm 9 Tháng Năm, mặc dù ông đã không chỉ rõ làm như vậy bằng cách nào.
4. Ngoại trưởng Ba Lan nói Âu Châu cần 'tái vũ trang lâu dài' để chống lại Nga
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Europe needs ‘long-term re-armament’ to counter Russia, Poland’s foreign minister says”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ngoại trưởng Ba Lan cho biết Âu Châu cần tái vũ trang lâu dài để chống lại tham vọng của Nga.
Trong cuộc phỏng vấn với Guardian đăng hôm thứ Bảy, Radosław Sikorski cũng nói rằng Ba Lan ủng hộ việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của phương Tây để tấn công trên đất Nga.
Sikorski cho biết Ba Lan đang “tái khám phá” nhu cầu tái trang bị vũ khí với số lượng lớn dành cho các thiết bị công nghệ thấp, chẳng hạn như đạn pháo.
Sikorski nói: “Chúng tôi đã cho phép tất cả các cơ sở sản xuất đó đóng cửa sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. “Lẽ ra chúng tôi phải chi tiền để thuyết phục các công ty duy trì dây chuyền sản xuất ở mức dự trữ. Chúng tôi đã không chi tiền. Đó là một phần trong niềm hân hoan vì hòa bình. Và nhìn lại thì có vẻ như đó là một sai lầm,” ông nói.
Bộ trưởng nói thêm: “Rõ ràng là Âu Châu đang tụt lại phía sau, và nền tảng công nghiệp, công nghệ và quốc phòng của Liên Hiệp Âu Châu phải chịu đựng nhiều năm thiếu đầu tư”.
Ba Lan chi gần 4% GDP hàng năm cho quốc phòng, khiến nước này trở thành một trong những quốc gia chi tiêu quân sự lớn nhất ở Âu Châu.
Sikorski cũng nói với Guardian rằng phương Tây nên chấm dứt các hạn chế trong việc hỗ trợ Ukraine; chẳng hạn, không cho người Ukraine dùng các vũ khí do phương Tây cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga.
Ông cũng cho biết Ba Lan sẽ ủng hộ một kế hoạch trên toàn Liên Hiệp Âu Châu nhằm khuyến khích người Ukraine trở về quê hương chiến đấu.
5. Nga đe dọa mở một mặt trận khác ở Ukraine trong nước cờ chiến lược
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Threatens to Open Another Ukraine Front in Strategic Gambit”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Nga được cho là đang tập trung quân tại nhiều điểm dọc biên giới phía đông bắc Ukraine. Quân Putin đe dọa phát triển cuộc tấn công gần đây vào tỉnh Kharkiv để bao gồm một cuộc tấn công vào tỉnh Sumy lân cận và mở rộng hơn nữa một chiến tuyến tích cực mà Kyiv đang phải vật lộn để ngăn chặn.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, tuần này báo cáo rằng Mạc Tư Khoa có thể đang “tập trung các lực lượng hạn chế, thiếu nhân lực và không gắn kết theo hướng Sumy”. Những bức ảnh và video được quay bên trong Nga dường như đã xác nhận việc chuyển một lượng lớn thiết bị quân sự tới biên giới Sumy và khu vực Kursk biên giới của Nga.
Việc bố trí các đơn vị Ukraine bao gồm lực lượng dự bị ở phía đông bắc có thể làm căng lực lượng của Kyiv đủ để cho phép Mạc Tư Khoa đạt được bước đột phá đáng kể ở khu vực phía đông Donbas, nơi các tỉnh Luhansk và Donetsk từ lâu đã là tâm điểm trong cuộc tấn công tốn kém và khốc liệt của Nga.
ISW cho biết khó có khả năng “một nhóm lực lượng như vậy của Nga có thể đạt được hiệu quả như mong muốn trong việc lôi kéo và cố định lực lượng Ukraine ở khu vực biên giới quốc tế”.
Mối đe dọa về một chiến dịch tấn công mở rộng về phía đông bắc đang gây lo ngại ở Kyiv, nơi các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự đã dành hơn hai năm để thúc giục các đối tác phương Tây hành động nhiều hơn, nhanh hơn để giúp đánh bại Điện Cẩm Linh.
Không rõ liệu quân đội bị tấn công của Nga có khả năng đạt được thành công đáng kể hay không. Mykhailo Podolyak, cố vấn cho nhà lãnh đạo văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, tuần này đã bày tỏ nghi ngờ về tham vọng rõ ràng của Mạc Tư Khoa.
Podolyak nói: “Ở Nga, cũng thiếu đạn dược, hỏa tiễn đạn đạo, xe thiết giáp. Họ có trình độ huấn luyện khác nhau cho các lực lượng được huy động. Đây không phải là mức độ huấn luyện đặc biệt mà chúng tôi đã thấy khi bắt đầu cuộc chiến.”
Tuy nhiên, ngay cả một cuộc tấn công hạn chế ở Sumy cũng có thể làm phức tạp thêm việc phòng thủ của Ukraine, có khả năng tăng thêm hơn 100 dặm cho mặt trận đang hoạt động. Andriy Demchenko, phát ngôn nhân của Cơ quan Biên phòng Nhà nước Ukraine, nói với Radio Svoboda rằng Kyiv “không bao giờ có thể loại trừ khả năng này”.
Demchenko nói về khu vực biên giới Sumy: “Đối phương có thể bất cứ lúc nào, mặc dù không có đủ lực lượng, cố gắng làm điều gì đó tương tự như những gì đang xảy ra ở hướng Kharkiv”. “Đó là nhằm kéo dài chiến tuyến, tuyến chiến sự tích cực và thực sự kéo dài lực lượng phòng thủ của đất nước chúng ta.”
Ivan Stupak, cựu sĩ quan Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và hiện là cố vấn cho ủy ban tình báo, quốc phòng và an ninh quốc gia của quốc hội Ukraine, nói với Newsweek rằng có “một số kịch bản tiềm ẩn – có thể là một trong số đó hoặc tất cả”. Họ cùng nhau.”
Stupak cho biết, trong số các tham vọng có thể là “sự phân tâm của bộ chỉ huy và thủy thủ đoàn Ukraine — lực lượng dự bị — khỏi các tiền tuyến khác; một nỗ lực nhằm cắt đứt các tuyến tiếp tế của Ukraine về hướng Kupiansk, điều này có khả năng buộc các chỉ huy Ukraine phải rút lui khỏi các thành phố Kupiansk và Lyman.”
Kharkiv – thành phố thứ hai của Ukraine và là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa quan trọng – cũng có thể nằm trong tầm ngắm của Mạc Tư Khoa. Tờ The Economist tuần này đưa tin rằng các đơn vị Nga tiến vào tỉnh Kharkiv có ý định đưa thành phố này vào tầm bắn của quân đoàn pháo binh đáng sợ của Mạc Tư Khoa.
Stupak nói, mục đích cuối cùng, có thể là “di chuyển càng gần Kharkiv càng tốt, cách thành phố ít nhất 15 đến 20 km. Trong trường hợp này, Nga có thể bắt đầu pháo kích hỗn loạn vào thành phố bằng cách sử dụng pháo giá rẻ và hệ thống hỏa tiễn phóng nhiều nòng; chi phí cho một quả đạn pháo 152 ly cũ thời Liên Xô là 500 Mỹ Kim so với 5.000 Mỹ Kim cho một quả đạn NATO.”
Mục đích là “kích động sự hoảng loạn và buộc mọi người trở thành người tị nạn, đồng thời biến thành phố thành bề mặt mặt trăng,” Stupak nói thêm. Điều này sẽ làm cho bất kỳ hoạt động nào nhằm chiếm giữ thành phố – hoặc bất cứ thứ gì còn lại của nó – “dễ dàng hơn nhiều,” ông nói. “Nói chung, nguồn lực của Bộ Tổng tham mưu Nga còn hạn chế”.
Dường như không bên nào có thể tung ra đòn quyết định có khả năng giành chiến thắng hoàn toàn trong cuộc chiến. Kyiv vẫn đang công khai theo đuổi việc giải phóng hoàn toàn toàn bộ lãnh thổ theo đường biên giới năm 1991 của mình.
Mạc Tư Khoa đã đưa ra rất ít sự rõ ràng về kế hoạch được tuyên bố của mình nhằm “phi phát xít hóa” và “phi quân sự hóa” Ukraine, mặc dù Nga cam kết củng cố quyền kiểm soát các khu vực bị tạm chiếm và xâm lược một phần của Ukraine – Crimea, Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson – họ tuyên bố. đã được sáp nhập.
Pavel Luzin, một nhà phân tích quân sự Nga và là học giả thỉnh giảng tại Trường Luật và Ngoại giao Fletcher, Đại học Tufts ở Boston, nói với Newsweek rằng cuộc tấn công tăng cường vào mùa hè của Nga “đi xa hơn các khu vực và lực lượng dự bị của Ukraine”.
Luzin nói thêm: “Kế hoạch của Nga nhằm mục đích cải thiện vị thế chính trị của Nga, làm mất tinh thần xã hội và chính quyền Ukraine, đồng thời buộc Ukraine phải đàm phán về lệnh ngừng bắn”. “Vụ ám sát Zelenskiy thất bại là một phần của kế hoạch này.”
Đầu tháng này, Luzin nói rằng “rất khó để nói” liệu Mạc Tư Khoa có đủ nguồn lực để thực hiện cú hích mới thành công hay không. “Những gì chúng tôi thấy là Nga đang cố gắng bao vây một nhóm đáng kể lực lượng Ukraine ở Avdiivka, giống hệt như ở Ilovaisk vào tháng 8 năm 2014 và ở Debaltseve vào tháng 2 năm 2015, nhưng không thể làm được điều này.
Luzin nói thêm: “Có lẽ, Nga sẽ thực hiện một nỗ lực khác theo cách tương tự, bởi vì họ cần những vị thế mạnh hơn để có được bước đột phá trong cuộc chiến… Họ cần nghỉ ngơi, nhưng họ sẽ không kết thúc chiến tranh”.
Luzin nói: “Hôm nay, họ muốn có được ít nhất là Donetsk và Luhansk. “Vấn đề là Điện Cẩm Linh cũng tuyên bố khu vực Kherson và Zaporizhzhia cũng là lãnh thổ của Nga.”
6. Kuleba kêu gọi thêm Patriot, hỗ trợ tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga sau cuộc tấn công 'dã man' vào Kharkiv
Sau cuộc tấn công của Nga khiến ít nhất 7 người thiệt mạng và ít nhất 38 người bị thương, Ngoại trưởng Dmytro Kuleba đã kêu gọi các đối tác của Ukraine “cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không bổ sung và hỗ trợ cho các cuộc tấn công của Ukraine vào các mục tiêu quân sự ở Nga”
Cuộc tấn công hỏa tiễn trước đó trong ngày đã đánh trúng một đại siêu thị vật liệu xây dựng. Thống đốc tỉnh Kharkiv Oleh Syniehubov cho biết hai quả bom dẫn đường của Nga đã đánh trúng đại siêu thị, gây ra đám cháy bao trùm 15.000 mét vuông.
Chỉ vài giờ sau, cuộc tấn công thứ hai vào trung tâm thành phố Kharkiv khiến ít nhất 14 người khác bị thương.
Kuleba nhấn mạnh rằng lực lượng phòng không bổ sung và khả năng bắn hạ máy bay quân sự của Nga trước khi chúng thả bom là cách duy nhất để ngăn chặn “tội ác chiến tranh man rợ chống lại dân thường” như vậy.
Giới chức Mỹ nhiều lần tuyên bố không ủng hộ hay khuyến khích các cuộc tấn công của Kyiv bằng vũ khí Mỹ vào sâu trong lãnh thổ Nga, trong khi giới chức Ukraine được cho là đang cố gắng thuyết phục Washington dỡ bỏ lệnh cấm này.
Theo New York Times, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken bắt đầu ủng hộ dỡ bỏ lệnh cấm tấn công các mục tiêu ở Nga sau chuyến thăm Kyiv hồi đầu tháng 5.
Zelenskiy cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới bổ sung hệ thống phòng không sau cuộc tấn công chết người.
Kyiv đã tăng cường kêu gọi các đồng minh cung cấp cho Ukraine nhiều hệ thống phòng không hơn, đặc biệt là các hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất có thể đánh chặn hỏa tiễn đạn đạo.
Đầu tuần, Kuleba đã nói, “Chúng tôi rất biết ơn Đức vì đã công bố thêm một hệ thống Patriot. Nhưng việc có thêm sáu Patriot nữa càng sớm càng tốt vẫn rất quan trọng không chỉ đối với sự sống còn của Ukraine mà còn đối với hòa bình ở Âu Châu.”
7. G7 thông báo 'tiến bộ' về tài sản bị phong tỏa của Nga nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm
Các bộ trưởng tài chính G7 hôm 25 Tháng Năm đã công bố có những “tiến bộ” nhưng chưa có thỏa thuận cụ thể về cách sử dụng thu nhập trong tương lai từ tài sản bị phong tỏa của Nga để giúp đỡ Ukraine, theo một tuyên bố dự thảo mà Reuters và AFP xem được.
Dự thảo tuyên bố cho biết: “Chúng tôi đang đạt được tiến bộ trong các cuộc thảo luận về các con đường tiềm năng nhằm mang lại lợi nhuận phi thường bắt nguồn từ tài sản có chủ quyền của Nga bị cố định nhằm mang lại lợi ích cho Ukraine”.
Các đối tác phương Tây của Ukraine và các đồng minh khác đã phong tỏa khoảng 300 tỷ Mỹ Kim tài sản của Nga khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022. Khoảng 2 phần 3 số tài sản đó được nắm giữ tại công ty dịch vụ tài chính Euroclear có trụ sở tại Bỉ.
Trong khi Mỹ đề xuất tịch thu hoàn toàn tài sản của Nga theo đạo luật REPO được thông qua gần đây của họ, thì Liên Hiệp Âu Châu lại do dự hơn vì lo ngại những cạm bẫy về mặt pháp lý và tài chính khi tịch thu.
Thay vào đó, Brussels tìm cách sử dụng lợi nhuận bất ngờ được tạo ra từ tài sản bị phong tỏa và chuyển chúng đến Kyiv.
Các thành viên G7 đã đàm phán trong nhiều tuần để tìm ra con đường tốt nhất phía trước. Tuyên bố đưa ra vào ngày 25 tháng 5 nhắc lại rằng mọi tiến bộ đều phải “phù hợp với luật pháp quốc tế và hệ thống pháp lý tương ứng của chúng tôi”.
Trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng Tài chính Ý Giancarlo Giorgetti cho biết vẫn còn “các vấn đề pháp lý và kỹ thuật quan trọng” cần giải quyết nhưng mục đích là đưa ra một đề xuất “được xác định trong tất cả các khía cạnh” tới các nhà lãnh đạo G7 trước hội nghị thượng đỉnh ở Puglia, Ý., vào ngày 13-15 tháng 6.
Dự thảo tuyên bố nói thêm rằng “các tài sản có chủ quyền của Nga trong khu vực tài phán của chúng tôi sẽ vẫn bị đóng băng cho đến khi Nga phải trả giá cho những thiệt hại mà họ đã gây ra cho Ukraine”.
Vào tháng 3, Ủy ban Âu Châu đã đệ trình đề xuất sử dụng 90% số tiền thu được để mua vũ khí cho Ukraine và phân bổ 10% còn lại vào ngân sách Liên Hiệp Âu Châu để hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng nước này.
Biện pháp được đề xuất sẽ phân bổ khoảng 3 tỷ euro (3,3 tỷ Mỹ Kim) cho Ukraine mỗi năm.
Bộ trưởng Tư pháp Ukraine Denys Maliuska cho rằng dù đây là một “bước đi tốt” nhưng con số này “gần như không là gì” trong bối cảnh một cuộc chiến tranh toàn diện.
Không rõ khoản đóng góp từ các quốc gia G7 không thuộc Liên Hiệp Âu Châu - Anh, Canada, Nhật Bản và Mỹ sẽ bổ sung thêm vào số tiền 3,3 tỷ Mỹ Kim này là bao nhiêu.
8. Financial Times cho biết Hung Gia Lợi ngăn chặn việc Liên Hiệp Âu Châu sử dụng tài sản Nga bị phong tỏa để bảo vệ Ukraine
Tờ Financial Times đưa tin Hung Gia Lợi đang trì hoãn đạo luật cho phép Liên minh Âu Châu gửi hàng tỷ Mỹ Kim lợi nhuận từ tài sản của Nga bị phong tỏa để viện trợ cho Ukraine.
Vào tháng 3, Ủy ban Âu Châu đã đệ trình đề xuất sử dụng 90% số tiền thu được từ tài sản bị phong tỏa để mua vũ khí cho Ukraine và phân bổ 10% còn lại vào ngân sách Liên Hiệp Âu Châu để hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng nước này.
Sau nhiều tuần tranh luận, các đại sứ Liên Hiệp Âu Châu đã đạt được thỏa thuận chính trị về đề xuất này vào ngày 8 Tháng Năm.
Nhưng Đại Sứ của Hung Gia Lợi đang ngăn chặn luật cho phép các khoản thanh toán được giải quyết nhanh chóng, theo 5 người được thông báo về cuộc họp của các đại sứ Liên Hiệp Âu Châu, Financial Times đưa tin.
“Hiện tại, họ đang chặn mọi thứ liên quan đến hỗ trợ quân sự cho Ukraine,” một người nói với Financial Times, cho thấy rằng tình hình sẽ không thay đổi trước cuộc bầu cử Âu Châu vào tháng tới.
Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu đã hoàn tất thỏa thuận vào ngày 21 tháng 5 để cung cấp cho Ukraine từ 2,5 tỷ đến 3 tỷ euro hàng năm, trong đó phần lớn được phân bổ cho nhu cầu quân sự của Kyiv.
Ủy ban Âu Châu cũng thông báo rằng “các nguồn lực sẽ có sẵn để hỗ trợ Ukraine bắt đầu từ tháng 7 năm 2024, với các khoản thanh toán hai năm một lần”.
Theo Financial Times, các quan chức đã thuyết phục Hung Gia Lợi không phủ quyết thỏa thuận bằng cách bảo đảm rằng phần tài trợ của Hung Gia Lợi sẽ không được sử dụng để mua vũ khí. Tuy nhiên, Hung Gia Lợi vẫn không ủng hộ luật cần thiết để thực hiện nó vì lo ngại rằng các khoản thanh toán sẽ được tự động hóa và không yêu cầu sự hỗ trợ đồng thanh cho từng khoản thanh toán riêng lẻ.
9. NBC News cho biết các quan chức tình báo cáo buộc Nga, Bắc Hàn âm mưu phá hoại bầu cử Mỹ
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày càng lo ngại Nga và Bắc Hàn có thể đang lên kế hoạch cho “bất ngờ tháng 10” nhằm tạo ra bất ổn và gia tăng căng thẳng toàn cầu trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, NBC News đưa tin hôm 25 Tháng Năm, dẫn lời quan chức cao cấp Mỹ.
“Chúng tôi không nghi ngờ gì về việc Bắc Hàn sẽ khiêu khích trong năm nay. Vấn đề chỉ là leo thang như thế nào mà thôi”, một quan chức tình báo Mỹ nói với hãng tin này.
Ngày càng bị cô lập trên trường thế giới sau khi phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, Nga đã tìm cách thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Hàn, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự.
Với nguồn dự trữ quân sự của Nga đang ở mức thấp và năng lực sản xuất trong nước đồng thời bị cản trở bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, Bắc Hàn đã trở thành nhà cung cấp vũ khí hàng đầu của Nga, được cho là đã cung cấp cho Mạc Tư Khoa các gói quân sự phong phú, bao gồm hỏa tiễn đạn đạo và hơn 3 triệu quả đạn pháo.
Theo NBC News, điều mà họ gọi là “bất ngờ tháng 10” có thể là những động thái nhằm mở rộng khả năng hạt nhân của Bình Nhưỡng và làm gia tăng căng thẳng ở khu vực Á Châu – Thái Bình Dương.
Các quan chức Mỹ nói với hãng tin này rằng có những lo ngại rằng Nga có thể giúp Bắc Hàn thực hiện những bước cuối cùng cần thiết để nước này đưa tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân đầu tiên vào hoạt động.
Nhưng họ cũng cảnh báo rằng bức tranh về sự hỗ trợ giữa hai nước vẫn chưa rõ ràng.
Mỹ có thể theo dõi tương đối chặt chẽ các chuyến hàng vũ khí thực tế nhưng việc chia sẻ công nghệ quân sự khó theo dõi hơn nhiều.
Một quan chức chính quyền cao cấp cho biết: “Hỗ trợ kỹ thuật cao cấp hơn của Nga diễn ra dưới những hình thức thực sự rất khó giám sát”.
Ở những nơi khác, cơ quan tình báo Nam Hàn đang tiến hành xem xét những nghi ngờ rằng Bắc Hàn đã cung cấp cho Nga đạn pháo và các loại vũ khí khác được sản xuất từ những năm 1970, Cơ quan Tình báo Quốc giaNam Hàn, gọi tắt là NIS, cho biết hôm 12 Tháng Năm.
Nhận xét của NIS được đưa ra nhằm đáp lại thông tin gần đây của truyền thông Nam Hàn cho rằng đạn pháo 122 ly do Bắc Hàn sản xuất vào những năm 1970 đã được sử dụng ở mặt trận phía đông Ukraine. Các quan chức Ukraine và Mỹ trước đây đều xác nhận rằng Nga đã sử dụng vũ khí do Bắc Hàn sản xuất để tấn công Ukraine.
“NIS đang phân tích chi tiết tình huống liên quan và cũng tiếp tục theo dõi hợp tác quân sự tổng thể giữa Bắc Hàn và Nga”, cơ quan tình báo cho biết, trong bối cảnh lo ngại rằng Bắc Hàn đang mua vũ khí cũ để phát triển vũ khí mới.
10. Zelenskiy: Tổn thất của Nga trong cuộc tấn công Kharkiv cao gấp 8 lần Ukraine
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một cuộc phỏng vấn công bố hôm 25 Tháng Năm rằng tổn thất của Nga trong cuộc tấn công ở Kharkiv phát động hồi đầu tháng này cao gấp 8 lần so với tổn thất mà lực lượng vũ trang Ukraine phải gánh chịu.
Phát biểu với tờ Vlast của Kazakhstan, ông Zelenskiy cho biết con số này cho thấy nhà độc tài Nga Vladimir Putin “hoàn toàn không quan tâm đến mạng sống con người”.
Nga phát động một cuộc tấn công mới vào ngày 10 tháng 5 ở phía bắc tỉnh Kharkiv. Ông Zelenskiy cho biết hôm 16 Tháng Năm rằng lực lượng của Mạc Tư Khoa đã cố gắng tiến xa tới 10 km vào khu vực nhưng đã bị chặn lại bởi tuyến phòng thủ đầu tiên.
Ngày 24 Tháng Năm, quân đội Ukraine cho biết họ hiện đang tiến hành các cuộc phản công chống lại lực lượng Mạc Tư Khoa trong khu vực.
“Sự đột phá của họ theo hướng Kharkiv, xảy ra cách đây hơn hai tuần, dẫn đến thương vong quân sự từ 1 đến 8 – một người Ukraine và 8 người Nga,” Zelenskiy nói khi nói chuyện với các phóng viên vào ngày 24 tháng 5 trong đống đổ nát của một nhà in Kharkiv bị phá hủy trong cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga một ngày trước đó.
Zelenskiy cho biết ông liên tục cập nhật số liệu thương vong của Nga và ngay cả trước cuộc tấn công ở Kharkiv, đã có 2-3 ngàn nạn nhân mỗi tuần.
“Hai ba ngàn gia đình mất con. Putin không quan tâm chút nào,” anh nói thêm.
Theo số liệu của Ukraine, tổn thất của Nga ở Ukraine đã vượt qua cột mốc nghiệt ngã 500.000 vào ngày 25 Tháng Năm. Con số này không thể được xác minh độc lập.
11. Baltic, Ba Lan và các nước khác đồng ý tạo 'bức tường máy bay điều khiển từ xa'
Bộ trưởng Nội vụ Lithuania Agne Bilotaite cho biết như trên trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông BNS của Lithuania, được công bố hôm Chúa Nhật, 26 Tháng Năm.
Thông báo này được đưa ra sau khi Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk hồi đầu tháng 5 cho biết Ba Lan đã ký hợp đồng tham gia Sáng kiến Lá chắn Bầu trời Âu Châu, hiện bao gồm 21 quốc gia. Sáng kiến này nhằm mục đích tạo ra một hệ thống phòng không kiểu Iron Dome bao phủ các thành viên NATO trên khắp Âu Châu.
Lithuania là thành viên sáng lập của Sáng kiến Lá chắn Bầu trời Âu Châu được thành lập vào tháng 10 năm 2022. Sáng kiến “bức tường điều khiển từ xa” là một đề xuất khác.
Bilotaite cho biết: “Đây là một điều hoàn toàn mới - một biên giới điều khiển từ xa từ Na Uy đến Ba Lan, mục đích là bảo vệ biên giới của chúng tôi với sự trợ giúp của máy bay điều khiển từ xa và các công nghệ khác”.
“Không chỉ cơ sở hạ tầng vật chất, hệ thống giám sát mà còn sử dụng máy bay điều khiển từ xa và các công nghệ khác cho phép chúng tôi tự bảo vệ mình khỏi sự khiêu khích của các quốc gia không thân thiện và ngăn chặn hàng lậu.”
Đề xuất này sẽ sử dụng cả máy bay điều khiển từ xa và hệ thống chống máy bay điều khiển từ xa, Bilotaite cho biết.
Bà cho biết, kế hoạch này vẫn đang trong giai đoạn hình thành và chưa có mốc thời gian cụ thể khi nào nó sẽ được thực hiện.
Bilotaite cho biết: “Rõ ràng là nếu chúng tôi đồng ý về các giải pháp chung, chúng tôi có thể nộp đơn xin tài trợ của Âu Châu, nếu chúng tôi trình bày nhu cầu với tư cách là một khu vực, có khả năng cao là chúng tôi sẽ nhận được tài trợ từ Ủy ban Âu Châu”.
Trong bối cảnh Nga đang diễn ra cuộc chiến toàn diện với Ukraine và việc Nga sử dụng rộng rãi máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn để tấn công các mục tiêu dân sự, các nước ở sườn phía đông của NATO đã tìm cách cải thiện khả năng phòng không của mình trước các mối đe dọa tiềm tàng từ Nga.
Ukraine hạ gục đài radar cảnh báo sớm, chuẩn bị tấn công vào Nga. Tây Ban Nha đón anh hùng Zelenskiy
VietCatholic Media
12:57 27/05/2024
1. ATACMS của Ukraine tàn phá sâu trong phòng tuyến của Nga
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine's ATACMS Wreak Havoc Deep Behind Russia's Lines”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ukraine đang sử dụng hỏa tiễn tầm xa chống lại các mục tiêu của Nga ở xa chiến tuyến hiện tại, thường xuyên sử dụng viện trợ mới được cung cấp để tấn công quân đội, hệ thống phòng không, máy bay và tàu của Nga.
Các nguồn tin của Ukraine và Nga, cũng như các nhà phân tích nguồn mở, cho rằng một loạt các cuộc tấn công của Ukraine gây thiệt hại cho các cơ sở của Mạc Tư Khoa trong những tuần gần đây là do hỏa tiễn bắn từ hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, do Mỹ tài trợ.
ATACMS từ lâu đã nằm ở vị trí cao trong danh sách viện trợ mong muốn của Ukraine, giúp quân đội Kyiv có đủ hỏa lực để tấn công các tài sản có giá trị cao của Nga ở phía sau chiến tuyến.
Ukraine đã ra mắt ATACMS vào tháng 10 năm 2023 bằng cách sử dụng một biến thể hỏa tiễn phóng đạn chùm để tấn công hai căn cứ quân sự của Nga ở Ukraine, làm hư hại 31 máy bay trực thăng. Vào cuối tháng 4, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Tổng thống Joe Biden đã ủy quyền gửi “một số lượng đáng kể hỏa tiễn ATACMS” tới Ukraine vào tháng 2.
Chúng là một phần của gói viện trợ trị giá 300 triệu Mỹ Kim được công bố vào giữa tháng 3 và chúng đã đến Ukraine để được sử dụng trong biên giới nước này, ông Sullivan cho biết vào tháng trước.
ATACMS được cung cấp gần đây được hiểu là hỏa tiễn tầm xa hơn, có khả năng tấn công sâu hơn vào lãnh thổ do Nga kiểm soát. Trong khi lực lượng của Mạc Tư Khoa tiến vào lục địa Ukraine, Kyiv lại tập trung vào các mục tiêu như máy bay phản lực và trung tâm chỉ huy nằm sâu phía sau chiến tuyến, thường là ở Crimea.
Các đồng minh phương Tây của Ukraine đã cảnh báo Kyiv rằng vũ khí chỉ được sử dụng trong lãnh thổ tranh chấp, thay vì các khu vực được quốc tế công nhận là lãnh thổ của Nga. Mạc Tư Khoa đã giành quyền kiểm soát Crimea từ Kyiv một thập niên trước và Ukraine tuyên bố sẽ giành lại quyền kiểm soát này.
Hôm thứ Sáu, tờ Wall Street Journal đưa tin Kyiv đã tấn công một trung tâm liên lạc quân sự của Nga phục vụ lực lượng phòng không Nga ở thành phố Alushta phía nam Crimea bằng ATACMS, dẫn lời một quan chức quốc phòng Ukraine.
Một số cuộc tấn công khác trên bán đảo do Nga kiểm soát được cho là được thực hiện bằng ATACMS. Vào tháng 4, Kyiv ban đầu sử dụng ATACMS tầm xa hơn để tấn công một căn cứ không quân ở Crimea, nơi họ tiêu diệt thành công một số bệ phóng hỏa tiễn và radar tạo thành các hệ thống phòng không tiên tiến.
Ngoài ra, hình ảnh vệ tinh được chia sẻ rộng rãi trên mạng dường như cũng cho thấy hậu quả của cuộc tấn công ATACMS của Ukraine vào phi trường Belbek ngay bên ngoài thành phố cảng Sevastopol của Crimea, nơi được lực lượng Nga sử dụng. Hình ảnh cho thấy Ukraine đã thành công trong việc làm hư hại hoặc phá hủy một số máy bay.
Quân đội Ukraine cuối tuần trước cho biết họ đã tấn công một tàu quét mìn của Nga ở Sevastopol, sau đó thêm một tàu thứ hai – tàu hộ tống trang bị hỏa tiễn Tsiklon của Mạc Tư Khoa – cũng bị bắn trúng. Các câu hỏi một lần nữa xoay quanh việc liệu Ukraine có sử dụng ATACMS để tấn công vào Sevastopol hay không, khi hãng tin độc lập Astra của Nga đưa tin rằng ba trong số các loại vũ khí này đã xuyên thủng hệ thống phòng không của Nga xung quanh Tsiklon.
Đầu tuần này, các nhà phân tích cho biết Kyiv đã phá hủy 4 bệ phóng hỏa tiễn và một trạm radar của lực lượng Mạc Tư Khoa tại khu vực do Điện Cẩm Linh kiểm soát ở vùng Donetsk phía đông Ukraine. Các nguồn tin của Nga và Ukraine cho biết hỏa tiễn ATACMS là nguyên nhân gây ra cuộc tấn công gần Mospyne.
Đầu tháng này, một cuộc tấn công vào khu huấn luyện quân sự của Nga ở vùng Luhansk do Mạc Tư Khoa sáp nhập đã được đưa cho là bằng ATACMS.
2. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đến thăm Madrid
Hôm thứ Hai Thứ Hai, 27 Tháng Năm, trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Tây Ban Nha kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2019, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đến Madrid.
Trước tiên, Zelenskiy ngồi lại với Thủ tướng Pedro Sanchez vào buổi trưa, sau đó là cuộc họp báo. Hai nước đang chuẩn bị ký một thỏa thuận hợp tác song phương, giống như những gì Ukraine đã làm với Anh và các nước khác. Zelenskiy sau đó đến cung điện hoàng gia để gặp Vua Felipe VI, là nguyên thủ quốc gia và tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang của Tây Ban Nha.
“Sau đó, Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tổ chức bữa trưa để vinh danh ông,” hoàng gia cho biết trong một tuyên bố.
Zelenskiy lẽ ra sẽ đến thăm Tây Ban Nha vào đầu tháng này, nhưng phải hoãn lại do sự xâm lược của Nga ở phía đông bắc Ukraine.
“Chúng tôi đã đạt được tiến bộ mang tính quyết định trong quan hệ song phương với chính phủ Ukraine”, ông Sanchez nói hôm Chúa Nhật. “Hôm nay tôi có thể thông báo với các bạn rằng, ngay khi tình hình mặt trận cho phép, chúng tôi sẽ ký một thỏa thuận với Ukraine nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, xã hội và thể chế giữa các nước chúng ta.”
3. Máy bay điều khiển từ xa Ukraine tấn công đài radar cảnh báo sớm của Nga, ở khoảng cách kỷ lục 1.800 km
Các nguồn tin từ Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, cho biết một máy bay điều khiển từ xa do cơ quan tình báo quân sự Ukraine vận hành đã tấn công đài radar cảnh báo sớm Voronezh ở thành phố Orsk ở Orenburg của Nga vào hôm Chúa Nhật 26 Tháng Năm.
Lần đầu tiên kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, Ukraine đã tấn công các cơ sở ở Orsk, cách địa điểm phóng máy bay điều khiển từ xa khoảng 1.800 km.
Denis Pasler, Thống Đốc khu vực Orenburg, bao gồm thành phố Orsk, giải thích về những tiếng nổ long trời rằng một máy bay điều khiển từ xa đã rơi ở vùng ngoại ô Orsk thuộc quận Novoorsk, khi cố gắng tấn công đài radar. Ông không nói rõ đài radar có bị đánh trúng hay không. Không có thiệt hại hoặc thương vong nào được báo cáo.
Nguồn tin tình báo quân sự nói với Kyiv Independent rằng hậu quả của vụ tấn công ngày 26 Tháng Năm vẫn đang được làm rõ.
Nguồn tin cho biết, tình báo quân sự Ukraine cũng tấn công một radar Voronezh khác ở làng Glubokii ở Krasnodar Krai gây hỏa hoạn tại cơ sở này.
Radar Voronezh là thiết bị cảnh báo sớm giúp giám sát không phận từ xa, tập trung vào các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo và máy bay. Phạm vi hoạt động của nó lên tới 6.000 km.
Đầu tháng 5, một máy bay điều khiển từ xa khác của Ukraine đã tấn công nhà máy lọc dầu Gazprom Neftekhim Salavat ở Cộng hòa Bashkortostan của Nga.
Máy bay điều khiển từ xa do Cơ quan An ninh Nhà nước vận hành, đã bay 1.500 km để tấn công mục tiêu, một khoảng cách kỷ lục đối với Ukraine vào thời điểm đó.
Vào tháng 4, Ukraine đã tấn công các cơ sở sản xuất ở Cộng hòa Tatarstan của Nga, cách biên giới quốc gia 1.300 km.
4. Zelenskiy kêu gọi đồng minh cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự trên đất Nga
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy kêu gọi các đối tác của Ukraine cho phép Kyiv sử dụng vũ khí phương Tây tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga. Ông đưa ra lập trường trên hôm Chúa Nhật, 26 Tháng Năm.
“Chúng tôi nhìn thấy mọi điểm tập trung của quân đội Nga. Chúng tôi biết tất cả các khu vực mà hỏa tiễn và chiến đấu cơ của Nga được phóng đi”, Tổng thống Zelenskiy nói trong bài phát biểu buổi tối.
“Tiêu diệt lực lượng khủng bố này, qua đó cứu được hàng ngàn sinh mạng và bảo đảm rằng việc mở rộng chiến tranh sẽ chấm dứt, hoàn toàn là một quyết định chính trị. Một quyết định cần phải được đưa ra.”
Các đồng minh của Ukraine đã thảo luận về lời kêu gọi của Kyiv bật đèn xanh cho việc sử dụng vũ khí phương Tây vào các mục tiêu quân sự ở Nga. Chính trị gia Đảng Xanh của Đức Anton Hofreiter gần đây đã lên tiếng ủng hộ ý tưởng này nhằm bảo vệ thường dân Ukraine.
Trong bài phát biểu của mình, ông Zelenskiy cũng kêu gọi các đối tác của Ukraine “đẩy nhanh” và tăng cường cung cấp F-16 cho Ukraine, đồng thời cảm ơn họ đã chia buồn và lên án vụ Nga tấn công đại siêu thị ở Kharkiv hôm 25 Tháng Năm khiến 16 người thiệt mạng. nhưng nói rằng “điều quan trọng là sự lên án này dẫn đến những hậu quả hoàn toàn công bằng.”
“Rằng cuối cùng chúng ta cũng có đủ số lượng hệ thống phòng không để bảo vệ Ukraine và các thành phố của chúng ta. Và rằng các đối tác của chúng tôi có đủ quyết tâm để bảo vệ Ukraine trước những kẻ khủng bố Nga, giống như họ sẽ tấn công bất kỳ kẻ khủng bố nào khác – tiêu diệt chúng trước khi chúng bắt đầu cướp đi sinh mạng con người”, ông nói.
Nghị sĩ Ukraine Yehor Cherniev tuyên bố rằng Washington đã bắt đầu thảo luận về quyết định cho phép Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ trên lãnh thổ Nga, trích dẫn các cuộc trò chuyện không chính thức bên lề Hội đồng Nghị viện NATO.
“Vấn đề cho đến nay là các quyết định được đưa ra bởi một nhóm hiện thiếu sự đồng thuận. Nhưng có áp lực từ mọi phía. Có nhiều cơ hội nên chúng tôi sẽ không chậm lại”, ông cho biết vào ngày 26 tháng 5.
Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ông phản đối Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây nhằm vào lãnh thổ Nga.
Phát biểu tại một sự kiện ở Berlin, Scholz nói rằng Đức đã đưa ra các quy định rõ ràng cho Ukraine cấm sử dụng vũ khí của Đức trên đất Nga và ông thấy không có lý do gì để thay đổi điều này. Ông nói thêm rằng chính sách của ông là ngăn chặn sự leo thang thành một “cuộc chiến thực sự lớn”.
Ukraine gần đây cho biết lệnh cấm của Washington có nghĩa là Ukraine không thể tấn công lực lượng Nga khi họ đang tập trung lực lượng trước khi vượt biên giới vào tỉnh Kharkiv trong cuộc tấn công mới của Nga bắt đầu vào đầu tháng 5.
5. Tổng thống Biden tái khẳng định không có quân đội Mỹ trên đất Ukraine
Tổng thống Joe Biden hôm thứ Bảy ngày 25 Tháng Năm tái khẳng định rằng ông không có ý định triển khai lính Mỹ tới Ukraine trong khi vẫn nêu bật vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ.
“Không có lính Mỹ nào tham chiến ở Ukraine. Tôi quyết tâm giữ nguyên như vậy, nhưng chúng tôi đang đứng vững với Ukraine và chúng tôi sẽ sát cánh cùng họ”, ông Tổng thống Biden nói với lớp tốt nghiệp của Học viện Quân sự West Point.
Ông mô tả Putin là “một tên bạo chúa tàn bạo”, lưu ý rằng Putin dự kiến NATO sẽ rạn nứt sau khi Nga xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
“Thay vào đó, liên minh quốc phòng vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết”, Tổng thống Biden khẳng định.
Tháng trước, các nhà lập pháp Mỹ đã thông qua gói viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ Mỹ Kim cho Kyiv sau nhiều tháng tranh luận tại quốc hội, nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng mà lực lượng Ukraine phải đối mặt.
Kể từ đó, Tổng thống Biden đã phê duyệt 5 đợt viện trợ quân sự khi Nga tiếp tục tấn công ở khu vực Kharkiv.
Tổng thống Biden cũng khen ngợi những nỗ lực của Mỹ ở Trung Đông, nhấn mạnh “ngoại giao khẩn cấp” nhằm bảo đảm lệnh ngừng bắn và giải cứu các con tin bị Hamas bắt giữ.
Ông nói: “Nhờ có lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, chúng tôi đang làm những gì chỉ có nước Mỹ mới có thể làm với tư cách là quốc gia không thể thiếu, siêu cường duy nhất của thế giới”.
Khi vận động tái tranh cử vào tháng 11, Tổng thống Biden đã kêu gọi các học viên tôn trọng lời thề của họ “không phải với một đảng chính trị, không phải với một tổng thống, mà với Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, chống lại mọi đối phương, trong và ngoài nước,” gọi họ là “những người bảo vệ nền dân chủ Mỹ”.
“Tự do không phải là miễn phí. Nó đòi hỏi sự cảnh giác thường xuyên,” ông nói thêm.
Tổng thống Biden đang phải chịu một áp lực mạnh mẽ phải bỏ lệnh cấm tấn công vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí do Hoa Kỳ cung cấp. Áp lực mới nhất đến từ Quốc Hội Hoa Kỳ, các tướng lãnh đã hồi hưu như Trung Tướng Ben Hodges và cả các đồng minh bên ngoài như Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg
6. Bộ trưởng Thụy Điển cho rằng quyền tự vệ đòi hỏi Kyiv phải được phép tấn công vào Nga bằng vũ khí phương Tây
Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Jonson đã thể hiện sự hỗ trợ cho Ukraine trong việc tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga bằng vũ khí do phương Tây sản xuất.
Các quan chức Mỹ cũng như Đức đã nhiều lần nói rằng họ không ủng hộ hay khuyến khích các cuộc tấn công của Kyiv bằng vũ khí do phương Tây cung cấp bên trong lãnh thổ Nga.
Tuy nhiên, tình thế dường như đang thay đổi trong bối cảnh có những lập luận cho rằng lệnh cấm của Washington có nghĩa là Ukraine không thể tấn công lực lượng Nga khi họ đang củng cố lực lượng trước khi vượt biên giới vào tỉnh Kharkiv vào đầu tháng 5.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg là một trong những nhà lãnh đạo cao cấp mới nhất của phương Tây kêu gọi chấm dứt lệnh cấm này.
“Ukraine có quyền tự vệ thông qua các hành động quân sự nhằm vào lãnh thổ của đối phương miễn là các hành động quân sự đó tuân thủ luật chiến tranh”, Jonson nói khi trả lời câu hỏi của Halllandsposten về khả năng sử dụng vũ khí của Thụy Điển chống lại lãnh thổ Nga.
Jonson nói thêm rằng Thụy Điển đứng đằng sau luật pháp quốc tế và quyền tự vệ của Ukraine.
Ngược lại, theo AFP, Thủ tướng Ý Giorgia Meloni nhắc lại rằng Rôma phản đối việc Ukraine sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để tấn công vào các cơ sở bên trong Nga.
“Tôi không biết tại sao Stoltenberg lại nói như vậy, tôi nghĩ chúng ta phải hết sức cẩn thận”, Meloni nói với đài truyền hình Ý, đề cập đến tuyên bố mới nhất của Stoltenberg.
Meloni nói thêm: “Tôi đồng ý rằng NATO phải giữ vững lập trường, không đưa ra tín hiệu nhượng bộ, nhưng tôi e rằng tuyên bố của Stoltenberg đi quá xa”.
Ngoại trưởng Ý Antonio Tajani hồi đầu tháng 5 cho biết Ý cung cấp vũ khí cho Ukraine chỉ để sử dụng trong biên giới nước này. Phó Thủ tướng Matteo Salvini cũng phản đối lời kêu gọi của Stoltenberg.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ngày 26 Tháng Năm kêu gọi các đối tác của Ukraine cho phép Kyiv sử dụng vũ khí phương Tây tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga.
“Chúng tôi nhìn thấy mọi điểm tập trung của quân đội Nga. Chúng tôi biết tất cả các khu vực mà hỏa tiễn và chiến đấu cơ của Nga được phóng đi”, ông Zelenskiy nói trong bài phát biểu buổi tối.
Vương quốc Anh, Phần Lan, Tiệp, và các nước Baltic đã lên tiếng ủng hộ Ukraine sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để tấn công các cơ sở quân sự trên lãnh thổ Nga.
7. Scholz phản đối Ukraine dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga
Đài truyền hình dịch vụ công ARD của Đức đưa tin hôm 26 Tháng Năm, Thủ tướng Đức Olaf Scholz phản đối Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây nhằm vào lãnh thổ Nga.
Phát biểu tại một sự kiện ở Berlin, Scholz nói rằng Đức đã đưa ra các quy định rõ ràng cho Ukraine cấm sử dụng vũ khí của Đức trên đất Nga và ông thấy không có lý do gì để thay đổi điều này. Ông nói thêm rằng chính sách của ông là ngăn chặn sự leo thang thành một “cuộc chiến thực sự lớn”.
Các đồng minh của Ukraine đã thảo luận về lời kêu gọi của Kyiv bật đèn xanh cho việc sử dụng vũ khí phương Tây vào các mục tiêu quân sự ở Nga. Chính trị gia Đảng Xanh của Đức Anton Hofreiter gần đây đã lên tiếng ủng hộ ý tưởng này nhằm bảo vệ thường dân Ukraine.
Hofreiter nói “Do đó, chúng ta không nên ngăn cản Ukraine sử dụng vũ khí được cung cấp để đẩy lùi các chiến đấu cơ của Nga trong không phận Nga”, ARD đưa tin hôm 25 Tháng Năm.
Vấn đề không hệ tại nhiều ở Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Giống như việc cung cấp xe tăng Leopard được coi là điều cấm kỵ lúc ban đầu, Scholz đã thay đổi thái độ khi Hoa Kỳ đồng ý cung cấp xe tăng Abrams. Nếu bây giờ, Hoa Kỳ đồng ý bãi bỏ lệnh cấm Ukraine tấn công vào đất Nga bằng vũ khí Mỹ, Đức sẽ theo sau.
Nghị sĩ Ukraine Yehor Cherniev tuyên bố rằng Washington đã bắt đầu thảo luận về quyết định cho phép Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ trên lãnh thổ Nga, trích dẫn các cuộc trò chuyện không chính thức bên lề Hội đồng Nghị viện NATO.
“Vấn đề cho đến nay là các quyết định được đưa ra bởi một nhóm hiện thiếu sự đồng thuận. Nhưng có áp lực từ mọi phía. Có nhiều cơ hội nên chúng tôi sẽ không chậm lại”, ông cho biết vào ngày 26 tháng 5.
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Mike Johnson tán thành việc cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga bằng vũ khí do Mỹ cung cấp vào ngày 22 tháng 5 sau khi tuyên bố rằng Washington không nên “quản lý vi mô” nỗ lực chiến tranh của Ukraine.
Một nhóm nghị sĩ lưỡng đảng cũng kêu gọi Ngũ Giác Đài thay đổi hạn chế, nói rằng điều đó đã ngăn cản người Ukraine có thể “tự vệ”.
Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis mới đây cho rằng việc Mỹ hạn chế sử dụng hỏa tiễn ATACMS tầm xa bên trong lãnh thổ Nga là một “sai lầm”.
Giới chức Mỹ nhiều lần tuyên bố không ủng hộ hay khuyến khích các cuộc tấn công của Kyiv bằng vũ khí Mỹ vào sâu trong lãnh thổ Nga, trong khi giới chức Ukraine được cho là đang cố gắng thuyết phục Washington dỡ bỏ lệnh cấm này.
Ukraine gần đây cho biết lệnh cấm của Washington có nghĩa là Ukraine không thể tấn công lực lượng Nga khi họ đang tập trung lực lượng trước khi vượt biên giới vào tỉnh Kharkiv trong cuộc tấn công mới của Nga bắt đầu vào đầu tháng 5.
8. Tổng thống đương nhiệm Lithuania tuyên bố chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu vòng hai
Tổng thống đương nhiệm của Lithuania Gitanas Nauseda tuyên bố giành chiến thắng vang dội trong cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống vòng hai vào ngày 26 tháng 5, bảo đảm nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Dữ liệu chính thức cho thấy Nauseda đã giành được 74,43% số phiếu bầu, tạo khoảng cách an toàn với người thách thức ông là Thủ tướng Ingrida Simonyte với 24,06%. Simonyte thừa nhận thất bại trước khi tất cả phiếu bầu được kiểm.
Lithuania là đồng minh trung thành của Ukraine kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bùng nổ và Nauseda cam kết rằng sự hỗ trợ này sẽ tiếp tục trong nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Căng thẳng gia tăng với Nga là chủ đề quan trọng trong chiến dịch bầu cử và cả hai ứng cử viên đều ủng hộ việc tăng chi tiêu quốc phòng để chống lại mối đe dọa từ Nga.
Nausea, 59 tuổi, đã giữ vai trò hàng đầu kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử trước đó vào năm 2019 với tư cách là ứng cử viên độc lập.
Simonyte, 49 tuổi, một người bảo thủ tài chính với quan điểm tự do về các vấn đề xã hội, đã giữ chức thủ tướng từ năm 2020. Trước đó, bà đã thua Nauseda trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2019.
“@GitanasNauseda thân mến, xin chúc mừng bạn tái đắc cử! Các bạn đã ở bên cạnh chúng tôi mỗi ngày và đêm trong suốt những năm khó khăn nhất này”, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết như trên.
“Tôi đánh giá cao tất cả sự hỗ trợ thực sự của các bạn dành cho Ukraine và tôi tin tưởng rằng hợp tác cùng nhau, chúng ta sẽ bảo đảm tự do, hòa bình và an ninh ở Ukraine, các nước vùng Baltic và trên khắp Âu Châu của chúng ta.”
Lithuania vẫn là một trong những quốc gia ủng hộ Ukraine hàng đầu trên toàn cầu xét về tỷ trọng trong GDP, với viện trợ song phương cho Ukraine đạt 1,5% GDP.
9. Putin đến Uzbekistan, đánh dấu chuyến thăm quốc tế lần thứ ba trong nhiệm kỳ mới của ông
Nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đã tới thủ đô của Uzbekistan vào ngày 26 Tháng Năm để hội đàm với Tổng thống Shavkat Mirziyoyev, tập trung vào việc tăng cường quan hệ song phương.
Putin đã bày tỏ sự kính trọng của mình bằng cách đặt vòng hoa tại Tượng đài Độc lập ở Tashkent và tham gia vào những gì Điện Cẩm Linh mô tả là cuộc đàm phán không chính thức với Mirziyoyev. Cuộc gặp chính thức giữa hai nhà lãnh đạo diễn ra vào ngày 27 Tháng Năm.
Chuyến thăm này đánh dấu chuyến công du quốc tế thứ ba của Putin kể từ khi ông nhậm chức nhiệm kỳ tổng thống thứ năm, được bảo đảm trong cuộc bầu cử tháng 3 mà nhiều người coi là một cuộc bầu cử gian lận trắng trợn.
Chuyến đi đầu tiên của ông là tới Trung Quốc, nơi ông ca ngợi “những nỗ lực tích cực của Trung Quốc nhằm tìm ra giải pháp chính trị” cho cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đang diễn ra và tuyên bố rằng Mạc Tư Khoa đang tìm cách “giải quyết cuộc xung đột này thông qua các biện pháp hòa bình”. Putin sau đó đã tới Belarus, nơi ông thảo luận về khả năng tham gia của quân đội Belarus vào các cuộc tập trận hạt nhân phi chiến lược của Nga.
Belarus là đồng minh chủ chốt của Mạc Tư Khoa và ủng hộ hành động gây hấn của Nga chống lại Ukraine, mặc dù nước này không trực tiếp đưa lực lượng của mình tham gia chiến sự. Nước này cũng được cho là đang lưu trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga trên lãnh thổ của mình.
Theo Điện Cẩm Linh, để chuẩn bị cho chuyến thăm Uzbekistan, Putin và ông Mirziyoyev đã thảo luận một loạt chủ đề hợp tác song phương, bao gồm quan hệ thương mại và kinh tế.
10. Thống đốc cho biết 16 người thiệt mạng trong cuộc tấn công của Nga vào đại siêu thị Kharkiv
Chiều Chúa Nhật, 26 Tháng Năm, Thống đốc tỉnh Kharkiv Oleh Syniehubov cho biết số người chết trong vụ tấn công ngày 25 Tháng Năm của Nga vào đại siêu thị vật liệu xây dựng ở Kharkiv đã tăng lên 16 người.
Cảnh sát Quốc gia cho biết trước đó cùng ngày, hơn 40 người được xác nhận đã bị thương và hơn chục người khác được coi là mất tích.
Theo Syniehubov, hai quả bom dẫn đường đã tấn công đại siêu thị vào giữa ban ngày, gây ra hỏa hoạn quy mô lớn.
Theo một bài đăng trên mạng xã hội của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, hơn 200 người có thể đã ở bên trong đại siêu thị vào thời điểm xảy ra vụ tấn công.
Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Charles Michel lên án vụ tấn công là “tàn bạo”
Michel nói: “Những nỗ lực của Nga nhằm khủng bố thường dân Ukraine như một phần của cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine là tội ác”.
“Cùng nhau, chúng ta có thể ngăn chặn các cuộc tấn công tàn bạo của Nga. Chúng ta cần khẩn trương thúc đẩy một giải pháp phòng không toàn diện cho Ukraine.”
Chỉ vài giờ sau cuộc tấn công vào đại siêu thị, lực lượng Nga đã tiến hành cuộc tấn công thứ hai vào trung tâm thành phố Kharkiv, khiến ít nhất 25 người bị thương.
Nga đã phát động một cuộc tấn công mới vào ngày 10 tháng 5 ở phía bắc tỉnh Kharkiv với số lượng 30.000 quân.
Lực lượng Nga thường xuyên tiến hành các cuộc pháo kích trên bộ và tấn công trên không nhằm vào các trung tâm dân cư ở tỉnh Kharkiv. Chính quyền địa phương Ukraine cũng đã báo cáo các trường hợp hành quyết dân sự dưới bàn tay của quân đội Nga.
11. Nga triển khai cuộc tấn công hỏa tiễn qua đêm trên khắp Ukraine
Lực lượng Nga đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn khác nhằm vào Ukraine vào sáng Chúa Nhật, ngày 26 tháng 5, bắn máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn Shahed từ ít nhất 4 máy bay ném bom chiến lược, nhắm vào các khu vực khác nhau trên khắp Ukraine.
Sáng 26 Tháng Năm, Không quân Ukraine đưa tin các đơn vị phòng không đã đánh chặn 31 máy bay điều khiển từ xa Shahed và 12 hỏa tiễn hành trình Kh-101/Kh-555 trong đêm, bảo vệ các khu vực bao gồm Mykolaiv, Poltava, Zaporizhzhia, Odesa, Dnipropetrovsk, Khmelnytskyi, Kirovohrad, Vinnytsia và Chernihiv.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, 27 Tháng Năm, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết tại Mykolaiv máy bay điều khiển từ xa của Nga đã làm hỏng cửa sổ của một nhà trẻ mầm non trong khi các đơn vị phòng không đã chặn thành công ba máy bay điều khiển từ xa trên khu vực.
Tại vùng Vinnytsia, thị trấn Zhmerynka, ba tòa nhà dân cư bốn tầng, bảy tòa nhà dân cư tư nhân và sáu xe hơi chở khách đã bị hư hại do một vụ tai nạn máy bay điều khiển từ xa của đối phương. Có 3 người bị thương, bốn mươi người đã được di tản khỏi các căn nhà.
Để đối phó với cuộc tấn công của Nga, Ba Lan tuyên bố đã điều động máy bay phản lực quân sự để bảo vệ không phận của mình.
Cuộc tấn công trên không trong đêm diễn ra ngay sau khi quân đội Nga ném bom một trung tâm mua sắm sầm uất ở Kharkiv hôm 25 Tháng Năm khiến ít nhất 16 người thiệt mạng và 43 người bị thương.
Tất cả các cuộc tấn công của Nga vào sáng Chúa Nhật, 26 Tháng Năm, đều nhắm vào thường dân vô tội. Người dân Ukraine được khuyên nên đề cao cảnh giác. Nga đang ráo riết mở các cuộc tấn công vào thường dân để áp lực Ukraine phải chấp nhận đình chiến theo các điều khoản có lợi cho Nga.
Thiếu tướng Ivan Popov, nhà lãnh đạo Quân đoàn 58 của Nga, đã bị bắt vì gần đây ông nói trên Telegram rằng quân đội Nga không thể chiến thắng tại Ukraine trước làn sóng các khí tài chiến tranh đang được đổ vào Ukraine, và rằng cuộc chiến tại Ukraine càng kéo dài Liên Bang Nga càng kiệt quệ.
Có nhiều khả năng các tướng lãnh khác cũng nghĩ như Tướng Popov. Làn sóng phản chiến này khiến Putin nghĩ đến khả năng đình chiến, đóng băng cuộc xâm lược theo các điều khoản có lợi cho ông ta. Các bạo chúa trên thế giới đều muốn chiến tranh triền miên. Họ dùng chiến tranh như một cái cớ chính đáng để hạn chế tự do, và đàn áp thẳng tay đối lập, trong khi thu vén nhiều quyền hành hơn. Họ chỉ dùng đình chiến như một phương sách chiến thuật để xoa dịu một quân đội mệt mỏi trong khi chờ đợi tái tục chiến tranh với cường độ có khi còn ác liệt hơn trước.
12. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh ngày 26 Tháng Năm
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến các cuộc giao tranh ở miền Bắc Kharkiv.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Các lực lượng Nga đang tiếp tục tấn công thị trấn Vovchansk như một phần của cuộc tấn công vào miền bắc Kharkiv, bắt đầu vào ngày 10 tháng 5. Thị trấn vẫn còn đang bị tranh chấp, với lực lượng phòng thủ của Ukraine đã đẩy lùi phần lớn các cuộc tấn công của Nga.
Trong bối cảnh ngôi làng Buhruvatka, phía tây-tây nam Vovchansk, có thể nằm dưới sự kiểm soát của họ, các lực lượng Nga đang cố gắng giành quyền kiểm soát vật lý đối với lối đi qua sông Siverskiy Donets gần đó, qua đó đe dọa sườn và hậu phương của lực lượng phòng thủ Ukraine ở chính Vovchansk.
Trên trục Luk'yantsi, lực lượng Nga tiếp tục mở các cuộc tấn công theo hướng làng Lyptsi nhưng không đạt được tiến triển đáng kể nào theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine tính đến tối ngày 22 tháng 5 năm 2024.
Vào ngày 17 tháng 5 năm 2024, Putin tuyên bố rằng các lực lượng Nga đang tạo ra vùng đệm hoặc vùng an toàn ở Kharkiv, việc này hiện chưa thành công. Mặt trận phía bắc Kharkiv có thể đã ổn định với sự kiểm soát lãnh thổ của Nga bị chia cắt và lốm đốm chứ không liền mạch. Những lợi ích mà Nga đạt được trong trục này sẽ bị hạn chế trong tuần tới, do động lực ban đầu của Nga đã bị cản trở bởi sự phản kháng của Ukraine.
Thánh Ca
Của lễ hiến dâng
Lm. Thái Nguyên
23:57 27/05/2024
Bí tích tình yêu
Lm. Thái Nguyên
23:58 27/05/2024
Sống tình hiệp thông
Lm. Thái Nguyên
23:59 27/05/2024