Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
01:40 29/05/2020
Thánh Thần là ai và làm gì?
Cv 2, 1-11; 1C 12, 3b-7.12-13; Ga 20, 19-23
Hôm nay là một ngày đặc biệt, ngày đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, ngày sinh nhật của Giáo Hội. Phụng vụ Lời Chúa nói nhiều đến Chúa Thánh Thần. Có lẽ trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần là Đấng thường bị quên lãng, ít được biết đến. Hơn nữa, nói về Chúa Thánh Thần là một điều gì đó rất khó khăn. Bởi lẽ, Người là Đấng thiêng liêng sáng láng vô cùng, một khuôn mặt bí nhiệm và ẩn dấu nhất trong Thiên Chúa. Để giúp chúng ta hiểu điều gì đó về Người, tôi mời gọi anh chị em suy niệm về Chúa Thánh Thần là ai và Người có vai trò gì qua tước hiệu Đấng Bảo Trợ?
1- Đấng Bảo Trợ là ai?
Như chúng ta biết, mạc khải về Chúa Thánh Thần là một mạc khải tiệm tiến.
Trong Cựu Ước, Thánh Thần được đề cập đến rất nhiều lần qua các hình ảnh như hơi thở, gió, nước, lửa..., nhưng chưa được quan niệm như một vị Thiên Chúa, chỉ là một hành động, một sức mạnh thần linh, là nguyên lý, hay sự sống đến từ Thiên Chúa. Bởi vì, Cựu Ước chỉ tin vào Thiên Chúa duy nhất, nghĩa là niềm tin độc thần. Phải đợi đến mạc khải Tân Ước, chúng ta mới biết rõ hơn về Người.
Chúa Giêsu đến mang đến cho chúng ta một sự mới mẻ về mầu nhiệm Thiên Chúa, theo đó, Thiên Chúa không phải là một vị Thiên Chúa đơn độc, nhưng là một Thiên Chúa có Ba Ngôi, một cộng đoàn: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần hiệp nhất và yêu thương.
Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta về ngôi vị tính và thần tính của Chúa Thánh Thần qua danh hiệu Đấng Bảo Trợ (Paracletus): “Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha” (Ga 15, 26).
Ở đây, Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta biết: Chúa Thánh Thần không còn là một hành động, nhưng là một chủ thể, không phải là một cái gì, nhưng là một ngôi vị, không phải là một thụ tạo, như một số lạc giáo chủ trương, nhưng là Tạo Hóa. Người phát xuất từ Chúa Cha, nên Người ngang hàng với Chúa Cha và Chúa Con. Người là Thiên Chúa Ngôi Ba. Vì thế, chúng ta phải phụng thờ và tôn vinh Người như là Thiên Chúa cùng với Chúa Cha và Chúa Con. Đó là niềm tin mà Giáo Hội tuyên xưng qua hàng thế kỷ, được Công Đồng Constantinople I (431) định tín: Chúng tôi tin Chúa Thánh Thần là Đức Chúa và là Đấng Ban Sự Sống.
2- Vậy Người có vai trò gì đối với mỗi người chúng ta?
Được sai đến với tư cách là Đấng Bảo Trợ khác, Thánh Thần đóng vai trò thay thế cho Chúa Kitô, để hướng dẫn, bảo vệ và đồng hành với các môn đệ và mỗi người chúng ta trong cuộc sống mỗi ngày.
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu cho chúng ta biết những việc cụ thể Người làm: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến” (Ga 16, 12-13). Quả thật, Chúa Thánh Thần đến không thực hiện một chương trình cứu độ khác, nhưng Người tiếp tục và hoàn tất công trình cứu độ mà Chúa Kitô đã thực hiện. Thánh Thần nhắc lại cho họ những gì Chúa dạy, soi sáng cho họ hiểu lời nói và việc làm của Chúa Kitô. Người hướng dẫn họ đến với Chúa Kitô là đường, là sự thật và là sự sống. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta hiểu biết tất cả những điều này. Nếu không có Chúa Thánh Thần thì không ai có thể nói rằng “Đức Giêsu là Chúa” (1 Cr 12, 3).
Bằng chứng rõ ràng về vai trò của Chúa Thánh Thần qua biến cố Hiện Xuống: Trước đó, dầu các môn đệ sống gần gũi bên Chúa Giêsu, diện đối diện với Người, nhưng họ chưa có thể nhận biết Người là ai, vì họ chưa đón nhận sự soi sáng của Chúa Thánh Thần. Sau khi Chúa chết, các môn đệ đều thất vọng, hoang mang và sợ sệt, luôn nhốt mình ở trong phòng kín, nhưng khi Chúa Thánh Thần hiện xuống, họ can đảm ra đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh, nói được tiếng lạ, chữa lành các bệnh tật và trừ quỷ.
Vì thế, các giáo phụ gọi Chúa Thánh Thần là “sự thông hiểu các mầu nhiệm Thiên Chúa.” Thánh Basiliô Cả có một tóm tắt rất ý nghĩa: “Con đường để hiểu biết Thiên Chúa đi lên từ Ngôi Thánh Thần qua Ngôi Con tới Ngôi Cha. Ngược lại, sự tốt lành, sự thánh thiện và sự cao trọng Thiên Chúa đến từ Chúa Cha, qua Con Một yêu dấu tới Chúa Thánh Thần.”
3- Để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn
Chúa Thánh Thần là quà tặng của Đấng Phục Sinh ban cho Giáo Hội và cho mỗi người chúng ta, như là Đấng Bảo Trợ. Người không phải là Thiên Chúa ở trên, nhưng là Thiên Chúa ở trong chúng ta. Người ngự trong lòng mỗi người chúng ta vì chúng ta là đền thờ của Người. Người hiện diện và đồng hành với mỗi người chúng ta để ban sức sống, soi sáng và hướng dẫn chúng ta tới chân lý toàn vẹn là Chúa Kitô. Để được Người hướng dẫn, tôi mời gọi chúng ta thực hành ba việc sau đây:
1) Mỗi ngày chúng ta hãy nhớ đến Người, ý thức về sự hiện diện và hoạt động của Người, nhất là hãy nhạy bén với hoạt động của Chúa Thánh Thần, và để cho Người hướng dẫn chúng ta qua ước muốn, suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta.
2) Trước khi làm gì, chúng ta hãy cầu nguyện xin Người hướng dẫn và soi sáng cho chúng ta.
3) Mỗi sáng thức dậy, chúng ta hãy nhớ ngay đến Chúa Thánh Thần và thầm nguyện với Người, xin Người là Đấng Bảo Trợ của con trong ngày mới. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Chúa Thánh Thần canh tân nhân loại
Lm. Nguyễn Xuân Trường
05:35 29/05/2020
Phúc Âm lễ Chúa Thánh Thần cho thấy Chúa Giêsu Phục sinh ban Thánh Thần đem 2 điều tuyệt vời cho nhân loại, đó là sự sống mới và tinh thần mới.
1. Sự sống mới.
Dịch bệnh Covid-19 đã khiến hàng trăm ngàn người bị chết, làm cho người ta càng thấy quý sự sống. Con người muốn sống thì phải ăn, phải uống, và nhất là phải thở. Không thở được thì chết. Thế nên, hơi thở đã được dùng để diễn tả Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống. Thuở ban đầu, Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ đã thổi hơi trao ban sự sống cho con người, và sau khi phục sinh, Chúa Giêsu lại thổi hơi trao ban sự sống mới cho nhân loại. Khi Chúa thổi hơi như thế, thì sự sống của con người không chỉ là sự sống sinh vật, mà thực chất còn là sự sống thần linh, thứ sự sống làm cho con người khác xa con vật. Chiến tranh, dịch bệnh chỉ có thể giết chết sự sống thân xác, chứ không thể giết chết sự sống thần linh nơi con người. Sự sống thân xác chỉ tạm thời, sự sống thần linh dài đời đời. Thế nên, hãy để ý quan tâm chăm lo cho sự sống thần linh nơi chúng ta.
2. Tinh thần mới.
Chính tinh thần làm cho đời sống con người trở nên cao cả và mạnh mẽ. Trong những lúc gian nan thử thách, điều quan trọng là chúng ta đừng để mất tinh thần. Chúa Giêsu thổi hơi ban Thánh Thần là ban tinh thần mới cho nhân loại. Đó là tinh thần bừng cháy lửa nhiệt huyết và can đảm vượt thắng sợ hãi để đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân; đó là tinh thần bình an và vui mừng sau những đau thương chết chóc vì niềm xác tín Chúa đã phục sinh chiến thắng sự chết; đó là tinh thần yêu thương tha thứ vì Chúa đã tha thứ cho chúng ta. Những tinh thần mới ấy làm cho Giáo hội đi vào trong nhân loại để mọi người thực sự được hưởng bình an và ơn cứu độ.
Xin Chúa Thánh Thần ban sự sống thần linh và tinh thần bừng cháy lửa Tin Cậy Mến ngập tràn lòng dạ mỗi người chúng ta. Amen.
Can đảm dấn thân cho Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
05:40 29/05/2020
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống
Sau ngày Chúa Kitô bị giết, kể cả sau khi Người sống lại, các môn đệ của Chúa Kitô rất sợ hãi. Họ trở thành những kẻ bạc nhược, mất hết can đảm, mất hết ý chí vươn lên. Ngay cả khi ở trong nhà, họ vẫn đóng kín cửa. Thánh Gioan nói rõ, “họ đóng kín cửa nhà vì sợ người Dothái” (Ga 20, 20).
Vậy mà ngày lễ Ngũ tuần năm ấy, mọi sự khác hẳn. Đó chính là ngày Chúa Thánh Thần ngự đến trên các tông đồ dưới hình lưỡi lửa. Từ đây, đánh dấu thời điểm các tông đồ không còn biết sợ, nhưng mở bung cửa nhà, lên tiếng tuyên xưng đức tin Chúa Kitô Phục sinh và thi nhau rao giảng ơn cứu độ của Chúa Kitô ngay lập tức bằng mọi ngôn ngữ, không một chút sợ hãi....
Lưỡi tượng trưng cho lời nói. Hình lưỡi có ý nhấn mạnh công tác truyền giáo của các môn đệ Chúa Kitô. Bởi khi thực hành công tác truyền giáo, các môn đệ nối tiếp sứ mạng của Chúa Kitô trong sự trợ lực và nâng đỡ lớn lao của Chúa Thánh Thần.
Còn lửa tượng trưng cho tình yêu và lòng nhiệt thành. Các môn đệ Chúa Kitô sẽ là những người mang trong mình tình yêu của Thiên Chúa, họ hãy nhiệt thành suốt đời truyền bá Tin Mừng tình yêu của Chúa.
Chính Chúa Thánh Thần là nguồn tác sinh tình yêu và lòng nhiệt thành này nơi các môn đệ của Chúa Kitô, để càng ngày các môn đệ càng hăng hái hơn trong trách vụ loan báo Tin Mừng của mình. Như vậy, hình lưỡi lửa trong ngày lễ Hiện Xuống, chính là hình ảnh của Chúa Thánh Thần gắn liền công tác truyền giáo của các môn đệ Chúa Kitô.
Lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần ngay trong ngày Người ngự đến, lòng các tông đồ được biến đổi nên dũng cảm phi thường. Từ những kẻ chỉ biết sợ, từ đây, các tông đồ quyết tâm sống chết cho Tin Mừng mà mình lãnh nhận. Không chỉ mở bung cửa nhà tiệc ly, họ còn tỏa ra khắp thế giới làm cho niềm tin vào Chúa Phục sinh lan rộng không ngừng.
Chính ngày Chúa Thánh Thần ngự đến là cột mốc đánh dấu thời gian lòng can đảm bùng lên mạnh mẽ nơi Hội Thánh Chúa Kitô.
Lòng can đảm đó cần thiết cho mỗi chúng ta là những Kitô hữu khi nối tiếp sứ mạng các tông đồ. Chúng ta cũng phải lên đường truyền giáo. Cuộc lên đường của chúng ta là đời sống mỗi ngày trong trách nhiệm sống đức tin, sống tình yêu thương, sống ơn hiệp nhất để làm chứng cho Tin Mừng của Chúa.
Lòng can đảm đó càng cần thiết khi ta quyết giữ lòng mình sốt sắng, mến yêu Chúa, lo tuân giữ luật Chúa giữa một thế giới nhiều cám dỗ, nhiều đau khổ mà nhân loại gây ra cho nhau.
Như các tông đồ xưa, ta sốt sắng cầu nguyện cùng Chúa Thánh Thần, mở lòng đón nhận Chúa Thánh Thần, xin Người ban cho ta lòng can đảm, để ta dấn thân cho Tin Mừng suốt đời ta.
Sách Công vụ Tông đồ từng ghi nhận sự hiện diện của Đức Maria nơi tông đồ đoàn khi họ cầu nguyện tại nhà tiệc ly, sau khi Chúa Kitô về trời.
Chúng ta cũng hãy cậy nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ để làm phát sinh hoa trái của ơn Chúa Thánh Thần trong tâm hồn mình. Cậy nhờ Đức Mẹ, không chỉ vì Đức Mẹ xứng đáng dâng lời cầu nguyện hơn ta, mà còn vì Đức Mẹ cảm nghiệm thâm sâu về Chúa Thánh Thần qua cả một chiều dài của đời sống kết hiệp cùng Chúa Kitô trong suốt cuộc đời của Mẹ. Hơn nữa, Mẹ đã nhận được chính Chúa Thánh Thần là quà tặng của Thiên Chúa trao ban, để từ nơi Mẹ, Chúa Kitô nhập thể làm người.
Với vai trò thật lớn lao của Đức Mẹ như thế, càng khiến chúng ta phó thác cho lời chuyển cầu của Đức Mẹ trong việc hưởng nhờ hoa trái của ơn Chúa Thánh Thần trong suốt đời ta. Như vậy sự cầu nguyện của ta và công nghiệp của Đức Mẹ sẽ là bí quyết chắc chắn dẫn ta đến cùng Thiên Chúa, hưởng nhờ hoa trái của ơn Chúa Thánh Thần và ngày càng xứng đáng là Con Thiên Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:53 29/05/2020
38. Đức hạnh của một cá nhân càng cao, thì Thánh Giá của họ càng nặng thêm nhiều lần, bởi vì tâm tình yêu mến Thiên Chúa làm cho họ càng chịu nhẫn nhục và đau khổ của nhân thế này.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:58 29/05/2020
34. ĐÁNH RẮM LÀM THƠ VĂN
Có một tú tài chết xong thì diện kiến diêm vương, khoe khoang mình có tài làm văn mau lẹ.
Đột nhiên diêm vương tình cờ đánh rắm một cái, tú tài ấy lập tức trình lên một bài thơ tặng, diêm vương coi xong thì rất phấn khởi, bèn cho anh ta trở về lại làm người thế gian để anh ta sống thọ thêm một năm nữa.
Một năm đã hết, tú tài lại chết và lại bái kiến diêm vương nhưng không may là đã bãi trào, tiểu quỷ báo với diêm vương là có tú tài đến yết kiến. Diêm vương hỏi là ai, tiểu quỷ nói:
- “Chính là tên tú tài năm trước đánh rắm làm thơ đó.”
(Tiếu lâm)
Suy tư 34:
Thường người ta thấy phong cảnh hữu tình thì lòng thơ tuôn trào lai láng, hoặc tức cảnh si tình mà làm thơ để đời, chứ không ai nghe tiếng đánh rắm mà làm thơ cả, có chăng là những nhà thơ ba cọc ba đồng, tức là những người thích nịnh.
Nịnh diêm vương là chuyện không có tức là chuyện tiếu lâm kể cho vui, nhưng chuyện phạt trong hỏa ngục là chuyện có thật, mà đã bị phạt trong hỏa ngục rồi thì dù có làm thơ hay như Lý Bạch, như Tản Đà thì cũng muôn đời ở trong đó, chứ không thể nào sống lại được thêm một năm nữa, đó là niềm tin của người Ki-tô hữu.
Người Ki-tô hữu dù là nhà thơ, nhà văn hoặc nhà khoa học thì cũng đều hiểu biết điều này: là nhà thơ thì làm thơ để ca ngợi những kỳ công của Thiên Chúa và ca ngợi những vẻ đẹp đẽ trong vũ trụ; là nhà văn thì viết những áng văn không những để dạy con người biết đến Thiên Chúa mà còn dạy cho con người biết sống làm người, chứ không dùng văn chương để đầu độc người khác; là nhà khoa học thì những phát minh của mình luôn đem lợi ích lại cho nhân loại và thăng tiến con người.
Tóm lại, chu toàn bổn phận và trách nhiệm của mình trong tình yêu của Thiên Chúa, là những vần thơ đẹp nhất để được niềm vui ở đời này và hưởng hạnh phúc mai sau.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một tú tài chết xong thì diện kiến diêm vương, khoe khoang mình có tài làm văn mau lẹ.
Đột nhiên diêm vương tình cờ đánh rắm một cái, tú tài ấy lập tức trình lên một bài thơ tặng, diêm vương coi xong thì rất phấn khởi, bèn cho anh ta trở về lại làm người thế gian để anh ta sống thọ thêm một năm nữa.
Một năm đã hết, tú tài lại chết và lại bái kiến diêm vương nhưng không may là đã bãi trào, tiểu quỷ báo với diêm vương là có tú tài đến yết kiến. Diêm vương hỏi là ai, tiểu quỷ nói:
- “Chính là tên tú tài năm trước đánh rắm làm thơ đó.”
(Tiếu lâm)
Suy tư 34:
Thường người ta thấy phong cảnh hữu tình thì lòng thơ tuôn trào lai láng, hoặc tức cảnh si tình mà làm thơ để đời, chứ không ai nghe tiếng đánh rắm mà làm thơ cả, có chăng là những nhà thơ ba cọc ba đồng, tức là những người thích nịnh.
Nịnh diêm vương là chuyện không có tức là chuyện tiếu lâm kể cho vui, nhưng chuyện phạt trong hỏa ngục là chuyện có thật, mà đã bị phạt trong hỏa ngục rồi thì dù có làm thơ hay như Lý Bạch, như Tản Đà thì cũng muôn đời ở trong đó, chứ không thể nào sống lại được thêm một năm nữa, đó là niềm tin của người Ki-tô hữu.
Người Ki-tô hữu dù là nhà thơ, nhà văn hoặc nhà khoa học thì cũng đều hiểu biết điều này: là nhà thơ thì làm thơ để ca ngợi những kỳ công của Thiên Chúa và ca ngợi những vẻ đẹp đẽ trong vũ trụ; là nhà văn thì viết những áng văn không những để dạy con người biết đến Thiên Chúa mà còn dạy cho con người biết sống làm người, chứ không dùng văn chương để đầu độc người khác; là nhà khoa học thì những phát minh của mình luôn đem lợi ích lại cho nhân loại và thăng tiến con người.
Tóm lại, chu toàn bổn phận và trách nhiệm của mình trong tình yêu của Thiên Chúa, là những vần thơ đẹp nhất để được niềm vui ở đời này và hưởng hạnh phúc mai sau.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lễ Mẹ thăm viếng bà Isave : Mẹ đến nhé, tiện đường mà, con mãi đợi
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
12:09 29/05/2020
Và sứ điệp ngày lễ nầy muốn chuyển tải chính là đây:
Nếu có thể tóm gọn mọi ý nghĩa của ngày lễ hôm nay thành một từ thôi, thì chắc chắn Hội Thánh sẽ chọn từ “VUI”.
Thật vậy, ngay từ BĐ 1, Phụng Vụ đã mượn lời của ngôn sứ Sôphônia để nói lên niềm vui đặc biệt của Dân Chúa cùng với lý do cốt yếu của niềm vui nầy: “Hỡi thiếu nữ Israel, hãy cất tiêng ca ! Hỡi Israel hãy hoan hỉ ! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy hân hoan và hãy nhảy mừng hết tâm hồn !....vì Vua Israel là Chúa ở giữa ngươi…”.
Và “Chúa ở giữa ngươi” cũng có nghĩa là Chúa đã “rút lại lời kết án…Chúa đã cảm động yêu thương ngươi…”, …
Nỗi buồn sâu to lớn nhất là nỗi buồn “Chúa không còn ở giữa ta”. Giuđa lặng lẽ bước đi trong đêm tối và đau buồn thắt cổ tự tử. Chúa đã đi khỏi cuộc đời của anh ta.
Chúa Giêsu đến, Ngài rao giảng điều quang trọng nhất và mạc khải điều quan trọng nhất: Thiên Chúa đã cắm lều và ở giữa nhân loại.
Mẹ Maria hôm nay vui nhất trong những người phụ nữ: Chúa ở trong cung lòng của Mẹ,
Bà Isave hôm nay vui nhất và cả nhà bà sẽ vang rộn tiếng ca tạ ơn Magnificat: “Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm…”
Và một trong những dấu hiệu rõ nét nhất để nhận ra Chúa đang hiện diện hôm nay giữa chúng ta, giữa cộng đoàn giáo họ, giữa các gia đình…đó chính là tình bác ái, huynh đệ, yêu thương và hiệp nhất: Ubi Caritas est, Ibi Deus est (Đâu có tình yêu thương ở đó có Đức Chúa Trời)…; và hôm nay, lời của Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Rôma trong bài đọc 2 mà chúng ta vừa nghe, cũng xác minh điêu đó: “Anh em …hãy chê ghét điều ác, trìu mến điều lành. Hãy thương yêu nhau trong tình bác ái huynh đệ. Hãy nhân nhượng tôn kính nhau…Hãy chúc phúc chứ đừng chúc dữ. Hãy vui mừng với kẻ vui mừng và khóc lóc với kẻ khóc lóc…”
Và niềm vui đích thực luôn đòi hỏi phải sẻ chia. Mẹ Thăm Viếng cũng có nghĩa Mẹ đi sẻ chia niềm vui cho gia đình người chị họ Isave; và qua cuộc Thăm Viếng có một không hai nầy, Lời Chúa muốn muôn thế hệ Kitô hữu cùng lên đường thực thi những cuộc Thăm Viếng mới trong hành trình đức tin của mình, như cách cảm nhận của bài thơ mang tựa đề: Mẹ đến nhé, tiện đường mà, con mãi đợi:
Mẹ ơi !
Con vừa thấy dáng Mẹ băng qua,
Mà bước chân như là đang “vội vã”?
Cũng phải thôi, vì con đường xa quá,
Tận trên quê bắc xuôi về núi nam.
Thân gái dặm trường, nắng gió miên man,
Chỉ với túi hành trang: niềm vui chia sẻ !
Nhà con ở sát nhà cô I-sa-ve, đó Mẹ !
Tiện đường mà, xin Mẹ ghé đến thăm.
Rồi con sẽ đưa Mẹ qua nhiều địa chỉ xa xăm.
Để Mẹ sẻ chia niềm vui ơn cứu độ !
Nhiều lắm Mẹ ơi ! Còn biết bao nhiêu căn hộ,
Quanh năm suốt tháng đóng cửa cài then,
Chẳng bạn bè chẳng quyến thuộc, thân quen,
Ôm nổi đau của khổ nghèo, cô đơn tăm tối !
Mái nhà kia,
con cái đi hoang xa đường lạc lối,
Vợ chồng đang tính chuyện đường ai nấy đi.
Ở xóm bên kia, 3 mẹ con vừa mới mất tức thì,
Bị xe tông trên đường thăm chồng đang nằm viện !
Mẹ chắc phải ghé thăm
khu nhà trọ công nhân bên kia đường tai tiếng,
Nhiều cô gái chẳng nhận được chút tình yêu,
Buông thả cuộc đời nắng sớm mưa chiều,
Tương lai chỉ có một nỗi buồn lai láng !
Ở xóm dưới kia có ông già mù cùng đôi chân nạng,
Nghe đâu là chiến sĩ của một thời lửa đạn điêu linh.
Bên này đường có đôi vợ chồng trẻ và em bé mới sinh,
Mà khổ quá, cả hai đang trong thời thất nghiệp !
Còn nữa Mẹ ơi, biết bao nhiêu mảnh đời oan nghiệt,
Bạo lực gia đình, tan nát rẽ chia,
Góa bụa, mồ côi, nước mắt đầm đìa…
Bóng tối dâng tràn, nụ cười xa vắng !
Mẹ đến đi, xin thêm một lần thăm viếng,
Quà tặng từ trời, Magnificat trao ban.
Tình yêu thương, ơn cứu độ tuôn tràn.
Mẹ đến nhé, tiện đường mà, con mãi đợi !
Ngày nay trên trời, Mẹ vẫn đồng hành và thăm viếng để chúng ta tìm lại ơn cứu độ ! Và cũng từ ý nghĩa đó làm tôi chợt nhớ tới câu chuyện “Những tấm hình của Mẹ”, một câu chuyện về bà mẹ Maria và cô con gái Christiana ở Brasil :….Bà mẹ đi tìm con bằng cách dán khắp nơi tấm hình của mình với dòng chữ phía sau: “Dù con đã làm gì đi nữa, hay con đã trở thành gì, không thành vấn đề. Hãy trở về với mẹ”. Nhờ nhận ra tấm hình của mẹ với dòng chữ khoan nhân như thế, Christiana đã hồi tâm trở về với mẹ sau một cuộc đời phóng túng…
Chính vì thế, lễ Mẹ Thăm Viếng hôm nay lại mở ra cho chúng ta chiều kích của một “Cuộc Thăm viếng Mới”. Mẹ lại đến chia sẻ niềm vui ơn cứu độ và hy vọng phục sinh cho “con cháu E-và” đang dập vùi trong “chốn khách đày, nơi khóc lóc” (Kinh Lạy nữ Vương), và cũng lại một lần nữa gọi mời con cái Mẹ tiếp tục lên đường với Mẹ để mở ra những cuộc “thăm viếng khác” đến muôn vạn mái nhà, đến trăm nghìn địa chỉ, nhất là những địa chỉ tối tăm, đói khổ, tật bệnh, lầm lạc…đang cần bừng sáng lên những lời tin yêu Magnificat: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa. Thần trí tôi hớn hở reo mừng trong Chúa Đấng cứu chuộc tôi…”.
Xin cho mỗi người chúng ta, qua ngày lễ hôm nay, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria Thăm Viếng, nhận được niềm vui luôn có Chúa hiện diện và viếng thăm; và ước mong sao mỗi người sẽ trở thành những vị tông đồ mang Chúa Giêsu đến với các căn hộ, gia đình chưa nhận biết Chúa, để một ngày không xa, cộng đoàn chúng ta, xung quanh chúng ta… có thêm được những lời ca khen Magnificat, nhiều tâm hồn tin yêu và đón nhận Chúa. Amen.
Giuse Trương Đình Hiền
Thánh Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 31/5/2020 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
19:29 29/05/2020
Bài Ðọc I: Cv 2, 1-11
"Các vị được tràn đầy Chúa Thánh Thần và bắt đầu lên tiếng nói".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, tất cả các môn đệ đều tề tựu một nơi, bỗng từ trời phát ra tiếng động như tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp. Lại có những lưỡi như thể bằng lửa xuất hiện và rải rác đậu trên từng người. Hết thảy mọi người đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói tiếng khác nhau tuỳ theo Thánh Thần ban cho họ nói.
Khi ấy, cư ngụ tại Giêrusalem, có những người Do-thái đạo đức từ khắp các nước dưới gầm trời tụ về. Nghe tiếng ấy phát ra thì đoàn lũ tuôn đến, tâm trí bỡ ngỡ, vì mỗi người đều nghe các môn đệ nói tiếng thổ âm của mình. Mọi người đều sửng sốt và bỡ ngỡ nói rằng: "Nào tất cả những người đang nói đây không phải là người Galilê ư? Nhưng tại sao mỗi người chúng tôi lại nghe họ nói tiếng bản xứ của chúng tôi: Chúng tôi là người Parthi, Mêđi, Êlam, Mêsopotamia, Giuđêa, Cappađôcia, Pôntô, Tiểu Á, Phrygia, Pamphylia, Ai-cập, Lybia, cận Cyrênê, và người Rôma cư ngụ ở đây, là Do-thái và tòng giáo, là người Crêta và Á-rập, chúng tôi đều nghe họ nói tiếng của chúng tôi mà ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa!"
[Mọi người đều sửng sốt bỡ ngỡ nói với nhau rằng: "Thế này nghĩa là gì? " Nhưng lại có người khác nhạo báng rằng: "Họ đầy rượu rồi".]
Ðó là lời Chúa.
Ðáp ca: Tv 103, 1ab và 24ac. 29bc-30. 31 và 34
Ðáp: Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Chúa đến, và xin canh tân bộ mặt trái đất (c. 30).
Xướng: Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa. Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, Ngài quá ư vĩ đại! Lạy Chúa, thực nhiều thay công cuộc của Ngài! Ðịa cầu đầy dẫy loài thụ tạo của Ngài. - Ðáp.
Xướng: Ngài rút hơi thở chúng đi, chúng chết ngay và chúng trở về chỗ tro bụi của mình. Nếu Ngài gởi hơi thở tới, chúng được tạo thành, và Ngài canh tân bộ mặt trái đất. - Ðáp.
Xướng: Nguyện vinh quang Chúa còn tới muôn đời, nguyện cho Chúa hân hoan vì công cuộc của Chúa. Ước chi tiếng nói của con làm cho Chúa được vui; phần con, con sẽ hân hoan trong Chúa. - Ðáp.
Bài Ðọc II: 1 Cr 12, 3b-7. 12-13
"Trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.
Anh em thân mến, không ai có thể nói "Ðức Giêsu là Chúa" mà lại không do Thánh Thần. Vậy có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần. Có nhiều thứ chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa, là Ðấng làm mọi sự trong mọi người. Sự xuất hiện của Thánh Thần được ban cho từng người, tuỳ theo lợi ích.
Cũng như chỉ có một thân thể nhưng có nhiều chi thể, mà các chi thể tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể, thì Chúa Kitô cũng vậy. Vì chưng trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể, cho dù là Do-thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do: tất cả chúng ta đã uống trong một Thánh Thần.
Ðó là lời Chúa.
Ca Tiếp Liên
Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến,
và tự trời toả ánh quang minh của Ngài ra!
Lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến;
Ðấng ban ân huệ, Ðấng soi sáng tâm hồn, xin ngự đến!
Lạy Ðấng an ủi tuyệt vời,
là khách trọ hiền lương của tâm hồn,
là Ðấng uỷ lạo dịu dàng.
Chúa là sự nghỉ ngơi trong cảnh lầm than,
là niềm an ủi trong lúc lệ rơi.
Ôi sự sáng chứa chan hồng phúc,
xin chiếu soi tràn ngập tâm hồn tín hữu của Ngài.
Nếu không có Chúa trợ phù,
trong con người còn chi thanh khiết, không còn chi vô tội.
Xin Chúa rửa sạch điều nhơ bẩn, tưới gội chỗ khô khan,
và chữa cho lành nơi thương tích.
Xin uốn nắn điều cứng cỏi, sưởi ấm chỗ lạnh lùng,
chỉnh đốn lại chỗ trật đường.
Xin Chúa ban cho các tín hữu,
là những người tin cậy Chúa, được ơn bảy nguồn.
Xin ban cho họ được huân nghiệp nhân đức,
được hạnh phúc cứu độ và được hoan hỉ đời đời.
(Amen. Alleluia.)
Alleluia:
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa Thánh Thần, xin xuống tràn ngập tâm hồn các tín hữu Chúa, và xin nhóm lửa tình yêu Chúa trong lòng họ. - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 20, 19-23
"Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con: Các con hãy nhận lấy Thánh Thần".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con!" Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con! Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại".
Ðó là lời Chúa.
"Các vị được tràn đầy Chúa Thánh Thần và bắt đầu lên tiếng nói".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, tất cả các môn đệ đều tề tựu một nơi, bỗng từ trời phát ra tiếng động như tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp. Lại có những lưỡi như thể bằng lửa xuất hiện và rải rác đậu trên từng người. Hết thảy mọi người đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói tiếng khác nhau tuỳ theo Thánh Thần ban cho họ nói.
Khi ấy, cư ngụ tại Giêrusalem, có những người Do-thái đạo đức từ khắp các nước dưới gầm trời tụ về. Nghe tiếng ấy phát ra thì đoàn lũ tuôn đến, tâm trí bỡ ngỡ, vì mỗi người đều nghe các môn đệ nói tiếng thổ âm của mình. Mọi người đều sửng sốt và bỡ ngỡ nói rằng: "Nào tất cả những người đang nói đây không phải là người Galilê ư? Nhưng tại sao mỗi người chúng tôi lại nghe họ nói tiếng bản xứ của chúng tôi: Chúng tôi là người Parthi, Mêđi, Êlam, Mêsopotamia, Giuđêa, Cappađôcia, Pôntô, Tiểu Á, Phrygia, Pamphylia, Ai-cập, Lybia, cận Cyrênê, và người Rôma cư ngụ ở đây, là Do-thái và tòng giáo, là người Crêta và Á-rập, chúng tôi đều nghe họ nói tiếng của chúng tôi mà ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa!"
[Mọi người đều sửng sốt bỡ ngỡ nói với nhau rằng: "Thế này nghĩa là gì? " Nhưng lại có người khác nhạo báng rằng: "Họ đầy rượu rồi".]
Ðó là lời Chúa.
Ðáp ca: Tv 103, 1ab và 24ac. 29bc-30. 31 và 34
Ðáp: Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Chúa đến, và xin canh tân bộ mặt trái đất (c. 30).
Xướng: Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa. Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, Ngài quá ư vĩ đại! Lạy Chúa, thực nhiều thay công cuộc của Ngài! Ðịa cầu đầy dẫy loài thụ tạo của Ngài. - Ðáp.
Xướng: Ngài rút hơi thở chúng đi, chúng chết ngay và chúng trở về chỗ tro bụi của mình. Nếu Ngài gởi hơi thở tới, chúng được tạo thành, và Ngài canh tân bộ mặt trái đất. - Ðáp.
Xướng: Nguyện vinh quang Chúa còn tới muôn đời, nguyện cho Chúa hân hoan vì công cuộc của Chúa. Ước chi tiếng nói của con làm cho Chúa được vui; phần con, con sẽ hân hoan trong Chúa. - Ðáp.
Bài Ðọc II: 1 Cr 12, 3b-7. 12-13
"Trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.
Anh em thân mến, không ai có thể nói "Ðức Giêsu là Chúa" mà lại không do Thánh Thần. Vậy có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần. Có nhiều thứ chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa, là Ðấng làm mọi sự trong mọi người. Sự xuất hiện của Thánh Thần được ban cho từng người, tuỳ theo lợi ích.
Cũng như chỉ có một thân thể nhưng có nhiều chi thể, mà các chi thể tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể, thì Chúa Kitô cũng vậy. Vì chưng trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể, cho dù là Do-thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do: tất cả chúng ta đã uống trong một Thánh Thần.
Ðó là lời Chúa.
Ca Tiếp Liên
Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến,
và tự trời toả ánh quang minh của Ngài ra!
Lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến;
Ðấng ban ân huệ, Ðấng soi sáng tâm hồn, xin ngự đến!
Lạy Ðấng an ủi tuyệt vời,
là khách trọ hiền lương của tâm hồn,
là Ðấng uỷ lạo dịu dàng.
Chúa là sự nghỉ ngơi trong cảnh lầm than,
là niềm an ủi trong lúc lệ rơi.
Ôi sự sáng chứa chan hồng phúc,
xin chiếu soi tràn ngập tâm hồn tín hữu của Ngài.
Nếu không có Chúa trợ phù,
trong con người còn chi thanh khiết, không còn chi vô tội.
Xin Chúa rửa sạch điều nhơ bẩn, tưới gội chỗ khô khan,
và chữa cho lành nơi thương tích.
Xin uốn nắn điều cứng cỏi, sưởi ấm chỗ lạnh lùng,
chỉnh đốn lại chỗ trật đường.
Xin Chúa ban cho các tín hữu,
là những người tin cậy Chúa, được ơn bảy nguồn.
Xin ban cho họ được huân nghiệp nhân đức,
được hạnh phúc cứu độ và được hoan hỉ đời đời.
(Amen. Alleluia.)
Alleluia:
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa Thánh Thần, xin xuống tràn ngập tâm hồn các tín hữu Chúa, và xin nhóm lửa tình yêu Chúa trong lòng họ. - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 20, 19-23
"Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con: Các con hãy nhận lấy Thánh Thần".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con!" Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con! Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại".
Ðó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Làm sao lần chuỗi Mân côi với Đức Thánh Cha vào thứ Bảy 30/5/2020 này
Thanh Quảng sdb
04:35 29/05/2020
Làm sao lần chuỗi Mân côi với Đức Thánh Cha vào thứ Bảy 30/5/2020 này
Đức Thánh Cha Phanxicô, một lần nữa kêu gọi toàn thế giới cùng nhau cầu nguyện, xin Chúa và Mẹ Maria thương giúp nhân loại chấm dứt được cơn đại dịch coronavirus.
Vào thứ Bảy ngày 30 tháng 5, lúc 5:30 chiều, giờ Rome (GMT +2), Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự lần chuỗi Mân côi trước hang đá Đức Mẹ Lộ Đức trong Vườn Vatican.
Hiệp thông với Mẹ Maria
Với chủ đề: Tất cả các tông đồ hiệp tâm cầu nguyện với Mẹ Maria (Sách Tông đồ Công vụ 1:14). Việc cầu nguyện được Thánh bộ Giáo hoàng về Truyền giảng Tin mừng tổ chức.
Mỗi 10 kinh của mầu nhiệm Mân côi sẽ được đọc bởi những người đã bị ảnh hưởng vì vi khuẩn Covid-19, họ đại diện nhân loại để xứng lên... Những người đó gồm: một bác sĩ và một y tá; một người đã may mắn được khỏi bệnh, một người có người thân bị chết vì virus; một linh mục, một vị tuyên úy bệnh viện và một nữ tu làm y tá.
Một số người khác bao gồm: dược sĩ, bác sĩ, nhà báo; một tình nguyện viên dân sự Ý; và một gia đình trẻ mới có em bé được sinh ra giữa cơn đại dịch.
Xin Mẹ bảo vệ
Tháng dâng kính Mẹ Maria sắp kết thúc, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dâng lên Mẹ mọi thử thách và đau khổ của mọi người trên khắp thế giới. Đức Thánh Cha sẽ đặt tất cả dưới chân tượng Mẹ.
Tất cả những dấu chỉ gần gũi và tín thác của mọi người đang bị coronavirus hoàng hành cầu xin, chắc chắn Mẹ Thiên quốc của chúng ta sẽ không từ chối nhận lời cầu chúng ta, cầu xin mà thương bảo vệ chở che.
Làm thế nào để tham gia
Buổi đọc kinh này sẽ được truyền hình trực tiếp cho toàn thế giới trên một loạt các kênh truyền hình Vatican, với lời bình luận bằng tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác. Muốn tham gia xin vào:
- Cổng thông tin Vatican: bấm vào đây
- Qua kênh YouTube Tiếng Anh của Vatican: bấm vào đây
- Trực tiếp trên trang Facebook: bấm vào đây
Sự kiện này cũng được phát trực tuyến bằng tiếng Ý và một loạt các Ngôn ngữ khác, xin quí vị bấm vào đây để chọn.
Đức Thánh Cha Phanxicô, một lần nữa kêu gọi toàn thế giới cùng nhau cầu nguyện, xin Chúa và Mẹ Maria thương giúp nhân loại chấm dứt được cơn đại dịch coronavirus.
Vào thứ Bảy ngày 30 tháng 5, lúc 5:30 chiều, giờ Rome (GMT +2), Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự lần chuỗi Mân côi trước hang đá Đức Mẹ Lộ Đức trong Vườn Vatican.
Hiệp thông với Mẹ Maria
Với chủ đề: Tất cả các tông đồ hiệp tâm cầu nguyện với Mẹ Maria (Sách Tông đồ Công vụ 1:14). Việc cầu nguyện được Thánh bộ Giáo hoàng về Truyền giảng Tin mừng tổ chức.
Mỗi 10 kinh của mầu nhiệm Mân côi sẽ được đọc bởi những người đã bị ảnh hưởng vì vi khuẩn Covid-19, họ đại diện nhân loại để xứng lên... Những người đó gồm: một bác sĩ và một y tá; một người đã may mắn được khỏi bệnh, một người có người thân bị chết vì virus; một linh mục, một vị tuyên úy bệnh viện và một nữ tu làm y tá.
Một số người khác bao gồm: dược sĩ, bác sĩ, nhà báo; một tình nguyện viên dân sự Ý; và một gia đình trẻ mới có em bé được sinh ra giữa cơn đại dịch.
Xin Mẹ bảo vệ
Tháng dâng kính Mẹ Maria sắp kết thúc, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dâng lên Mẹ mọi thử thách và đau khổ của mọi người trên khắp thế giới. Đức Thánh Cha sẽ đặt tất cả dưới chân tượng Mẹ.
Tất cả những dấu chỉ gần gũi và tín thác của mọi người đang bị coronavirus hoàng hành cầu xin, chắc chắn Mẹ Thiên quốc của chúng ta sẽ không từ chối nhận lời cầu chúng ta, cầu xin mà thương bảo vệ chở che.
Làm thế nào để tham gia
Buổi đọc kinh này sẽ được truyền hình trực tiếp cho toàn thế giới trên một loạt các kênh truyền hình Vatican, với lời bình luận bằng tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác. Muốn tham gia xin vào:
- Cổng thông tin Vatican: bấm vào đây
- Qua kênh YouTube Tiếng Anh của Vatican: bấm vào đây
- Trực tiếp trên trang Facebook: bấm vào đây
Sự kiện này cũng được phát trực tuyến bằng tiếng Ý và một loạt các Ngôn ngữ khác, xin quí vị bấm vào đây để chọn.
Hội đồng Giám mục Ý tài trợ cho các giáo phận trong nước bị đại dịch và các dự án khẩn cấp ở các nước nghèo.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
15:36 29/05/2020
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý tài trợ ngoại thường cho những giáo phận bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi coronavirus, được các cơ quan công quyền xác định là vùng màu cam hoặc vùng màu đỏ. Đây là hơn 10 triệu euro, đến từ quỹ tám phần ngàn của giáo dân đóng góp cho Giáo Hội Công Giáo được xử dụng theo mục đích, chính yếu là phụng tự.
HĐGMY giải thích: phân bổ này nhằm hỗ trợ người dân và gia đình trong tình trạng nghèo đói, các cơ quan và hiệp hội đang nguy cấp và các cơ quan giáo hội gặp khó khăn. Chủ tịch HĐGMY nói: "Giáo hội Ý là Giáo hội của dân và tìm cách đáp ứng nhu cầu của dân, bất kể họ đến từ đâu. Hình thức tham gia vào sự đau khổ của thời điểm này cũng thể hiện sự hiệp thông giữa tất cả các giáo phận - từ Bắc xuống Nam - 'trên cùng một chiếc thuyền', như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại vào ngày 27 tháng 3 tại Quảng trường Thánh Phêrô ".
Việc giải ngân sẽ diễn ra vào ngày 3 tháng 6 và cam kết sử dụng các tài nguyên này trước ngày 31 tháng 12 năm 2020; báo cáo phải được gửi đến Tổng thư ký HGMY trước ngày 28 tháng 2 năm 2021 - sẽ tuân theo phán quyết đồng thuận (Luật 222/85) và các tiêu chí minh bạch, được củng cố bởi Đại hội tháng 5 năm 2016.
HĐGMY cũng tài trợ 9 triệu cho 541 dự án khẩn cấp ở các nước nghèo.
541 dự án ở 65 quốc gia trên thế giới được HĐGMY tài trợ, với tổng số tiền 9 triệu euro, nhờ vào việc phân bổ 6 triệu euro do Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý sắp xếp vào ngày 3 tháng 4 vừa qua, đã được thêm vào 3 triệu euro vào ngày 13 tháng 5, do tình trạng khẩn cấp của coronavirus ở Châu Phi và các nước nghèo khác.
Cụ thể, có 381 sáng kiến trong lĩnh vực y tế với tổng số tiền là 7.486.900 euro và 160 sáng kiến trong lĩnh vực đào tạo với giá 1.502.328 euro. Sự đóng góp, đến từ các quỹ tám phần ngàn mà giáo dân đóng góp cho Giáo Hội Công Giáo, biểu hiện một dấu hiệu liên đới, một nỗ lực để đáp ứng với nhiều yêu cầu giúp đỡ đến từ các nước châu Phi và nhiều bối cảnh khác trong vài tháng qua. nghèo đói ở nhiều nơi trên thế giới, trầm trọng hơn do ảnh hưởng của đại dịch.
Hành động được hướng dẫn bởi những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 27 tháng 3 tại Quảng trường Thánh Phêrô: «Chúng ta cũng đã nhận ra rằng từng người chúng ta không thể đi tới theo cách cá nhân nhưng là cùng nhau bước đi…Đối mặt với đau khổ, nơi nó được đo lường sự phát triển thực sự của các dân tộc chúng ta, chúng ta khám phá và trải nghiệm lời cầu nguyện linh mục của Chúa Giêsu: "xin Cha cho tất cả nên một".
Dịch vụ can thiệp từ thiện đem lợi ích cho các nước thuộc Thế giới thứ ba và Caritas Ý đã xác định hai nguyên tắc ưu tiên trong chiến lược hành động. Trước hết, để trang bị cho các cấu trúc y tế của các nước nghèo nhất với các thiết bị bảo vệ cho nhân viên và các công cụ trị liệu cơ bản để đối phó với đại dịch. Thứ hai, để hỗ trợ thực tế địa phương trong việc nâng cao nhận thức của người dân không gây truyền nhiễm, cũng như đào tạo và chuẩn bị nhân viên y tế từ quan điểm kỹ thuật.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Nguổn: Avvenire
HĐGMY giải thích: phân bổ này nhằm hỗ trợ người dân và gia đình trong tình trạng nghèo đói, các cơ quan và hiệp hội đang nguy cấp và các cơ quan giáo hội gặp khó khăn. Chủ tịch HĐGMY nói: "Giáo hội Ý là Giáo hội của dân và tìm cách đáp ứng nhu cầu của dân, bất kể họ đến từ đâu. Hình thức tham gia vào sự đau khổ của thời điểm này cũng thể hiện sự hiệp thông giữa tất cả các giáo phận - từ Bắc xuống Nam - 'trên cùng một chiếc thuyền', như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại vào ngày 27 tháng 3 tại Quảng trường Thánh Phêrô ".
HĐGMY cũng tài trợ 9 triệu cho 541 dự án khẩn cấp ở các nước nghèo.
541 dự án ở 65 quốc gia trên thế giới được HĐGMY tài trợ, với tổng số tiền 9 triệu euro, nhờ vào việc phân bổ 6 triệu euro do Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý sắp xếp vào ngày 3 tháng 4 vừa qua, đã được thêm vào 3 triệu euro vào ngày 13 tháng 5, do tình trạng khẩn cấp của coronavirus ở Châu Phi và các nước nghèo khác.
Cụ thể, có 381 sáng kiến trong lĩnh vực y tế với tổng số tiền là 7.486.900 euro và 160 sáng kiến trong lĩnh vực đào tạo với giá 1.502.328 euro. Sự đóng góp, đến từ các quỹ tám phần ngàn mà giáo dân đóng góp cho Giáo Hội Công Giáo, biểu hiện một dấu hiệu liên đới, một nỗ lực để đáp ứng với nhiều yêu cầu giúp đỡ đến từ các nước châu Phi và nhiều bối cảnh khác trong vài tháng qua. nghèo đói ở nhiều nơi trên thế giới, trầm trọng hơn do ảnh hưởng của đại dịch.
Hành động được hướng dẫn bởi những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 27 tháng 3 tại Quảng trường Thánh Phêrô: «Chúng ta cũng đã nhận ra rằng từng người chúng ta không thể đi tới theo cách cá nhân nhưng là cùng nhau bước đi…Đối mặt với đau khổ, nơi nó được đo lường sự phát triển thực sự của các dân tộc chúng ta, chúng ta khám phá và trải nghiệm lời cầu nguyện linh mục của Chúa Giêsu: "xin Cha cho tất cả nên một".
Dịch vụ can thiệp từ thiện đem lợi ích cho các nước thuộc Thế giới thứ ba và Caritas Ý đã xác định hai nguyên tắc ưu tiên trong chiến lược hành động. Trước hết, để trang bị cho các cấu trúc y tế của các nước nghèo nhất với các thiết bị bảo vệ cho nhân viên và các công cụ trị liệu cơ bản để đối phó với đại dịch. Thứ hai, để hỗ trợ thực tế địa phương trong việc nâng cao nhận thức của người dân không gây truyền nhiễm, cũng như đào tạo và chuẩn bị nhân viên y tế từ quan điểm kỹ thuật.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Nguổn: Avvenire
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân lo ngại luật an ninh mới đe doạ tự do tôn giáo
Đặng Tự Do
16:23 29/05/2020
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân của Hương Cảng nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng những thay đổi đối với tình trạng Hương Cảng có thể đe dọa quyền tự do tôn giáo của người Công Giáo và tín đồ các tôn giáo khác.
Cơ quan lập pháp của Trung Quốc vào ngày 28 tháng Năm đã phê chuẩn một nghị quyết áp đặt luật an ninh mới đối với khu vực tự trị Hương Cảng. Đó là một diễn biến mà những người biểu tình ủng hộ dân chủ và người Công Giáo ở nước này lo ngại sẽ làm suy yếu các quyền tự do của Hương Cảng, bao gồm cả tự do tôn giáo.
Theo Washington Post, các luật mới nhằm mục đích hình sự hóa bất cứ điều gì Bắc Kinh coi là sự can thiệp của nước ngoài, các hoạt động ly khai hoặc lật đổ quyền lực nhà nước. Luật pháp cũng cho phép lực lượng an ninh Trung Quốc được hoạt động trong thành phố này.
Trả lời một cuộc phỏng vấn của CNA, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, Giám mục hiệu tòa của Hương Cảng, cho biết ngài lo lắng rằng các luật mới sẽ được sử dụng để bóp nghẹt quyền tự do tôn giáo mà người Hương Cảng hiện đang được hưởng.
Hương Cảng đã có những biện pháp bảo vệ rộng rãi cho tự do tín ngưỡng và truyền giáo, trong khi ở Trung Quốc đại lục, thì lại có một lịch sử đàn áp lâu dài đối với các Kitô hữu từ phía những người điều hành nhà nước.
Điều cần thiết nhất vào lúc này là cầu nguyện, Đức Hồng Y Quân nói.
“Chúng tôi không có gì tốt để hy vọng. Hương Cảng hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Chúng tôi phụ thuộc vào Trung Quốc ngay cả vấn đề thực phẩm và nước uống. Nhưng chúng tôi đặt mình vào tay Chúa, ” Đức Hồng Y Quân nói với CNA trong một cuộc phỏng vấn ngày 27 tháng Năm.
Hương Cảng là một khu vực hành chính đặc biệt của Trung Quốc, nghĩa là nó có chính phủ riêng nhưng vẫn thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc. Hương Cảng từng là thuộc địa của Anh cho đến năm 1997, khi nó được trả lại cho Trung Quốc dưới nguyên tắc một quốc gia, nhưng hai hệ thống, cho phép Hương Cảng có hệ thống lập pháp và kinh tế của riêng mình.
Sự cởi mở của Hương Cảng đối với thế giới bên ngoài và sự minh bạch trong quy định kinh doanh và ngân hàng, vốn trái ngược hoàn toàn với Trung Quốc đại lục, đã biến nơi đây thành một trung tâm kinh doanh, ngân hàng và tài chính toàn cầu.
Trung Quốc đã công bố ngày 21 tháng Năm một kế hoạch ban hành cái gọi là luật an ninh mới, ảnh hưởng đến Hương Cảng, trong đó các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh nói rằng Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, tức là Quốc hội Trung Quốc, sẽ áp đặt các thay đổi đối với khu vực bất kể sự chấp thuận hay không của hệ thống lập pháp Hương Cảng.
Phiên họp thường niên của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc đã bắt đầu từ ngày 22 tháng Năm. Sau cuộc bỏ phiếu ngày 28 tháng Năm, với tỷ số 2, 878 phiếu thuận trên 1 phiếu chống, Đặc Khu Trưởng Hương Cảng là Carrie Lam, hay còn gọi là Lâm Trịnh Nguyệt Nga, bày tỏ sự ủng hộ của bà đối với các biện pháp mới.
Tờ Wall Street Journal đưa tin rằng nghị quyết của Trung Quốc không nêu rõ mốc thời gian để Bắc Kinh thực hiện các biện pháp mới, mặc dù một số nhà lập pháp dự đoán rằng các biện pháp chi tiết sẽ được tiết lộ trong vài tháng tới.
Các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hương Cảng, trong đó nhiều tín hữu Công Giáo tham dự đã chống lại các nỗ lực lập pháp vào năm ngoái để thông qua một dự luật gây tranh cãi cho phép Trung Quốc đại lục dẫn độ tội phạm bị cáo buộc từ Hương Cảng về Hoa Lục.
Cuối tuần trước, những người biểu tình ở Hương Cảng đã xuất hiện với số lượng lớn để phản đối các kế hoạch của Trung Quốc nhằm áp đặt luật an ninh.
Tờ New York Times cho biết các hạn chế vì coronavirus của thành phố, hiện đang cấm các cuộc tụ tập lớn hơn tám nghìn người biểu tình trên đường phố. Vào ngày 24 tháng Năm, cảnh sát bắt giữ ít nhất 180 người và ít nhất sáu người biểu tình cần phải vào bệnh viện vì cảnh sát đã sử dụng hơi cay và tung ra bạo lực rất dã man.
Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra vào ngày 28 tháng Năm, trong đó hơn 360 người biểu tình đã bị bắt giữ.
Số người tham dự các cuộc biểu tình thấp hơn so với các cuộc biểu tình quy mô lớn vào năm ngoái, một phần vì virus và một phần vì cảnh sát đang sử dụng các chiến thuật rất quyết liệt để dập tắt các cuộc biểu tình trước khi chúng xảy ra.
Vào tháng Giêng, Trung Quốc đã bổ nhiệm Lạc Huệ Ninh (Luo Huining, 罗惠宁) làm Giám Đốc Văn phòng Liên lạc Hương Cảng. Tháng 4, ông ta đã kêu gọi Cộng sản Trung Quốc thực thi quyền kiểm soát Hương Cảng bằng cách thông qua luật an ninh quốc gia.
Bây giờ khi những luật an ninh nhằm thắt chặt đã được thông qua, bọn cầm quyền Trung Quốc đã sẵn sàng có nhiều quyền lực hơn để đàn áp các cuộc biểu tình ở Hương Cảng, nơi được coi là một thách thức trực tiếp đối với quyền lực của nó.
Nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo Hương Cảng, bao gồm Đức Cha Phụ Tá Hạ Chí Thành, đã công khai ủng hộ các cuộc biểu tình. Vào tháng Tư, Ủy ban Công lý và Hòa bình của Giáo phận Hương Cảng kêu gọi chính phủ đáp ứng các yêu cầu mà những người biểu tình ủng hộ dân chủ đã kêu gọi trong nhiều tháng qua, bao gồm một cuộc điều tra độc lập về chiến thuật của cảnh sát.
Đức Hồng Y Quân cho biết mặc dù ông tin rằng nhiều người trong cộng đồng Công Giáo ở Hương Cảng phản đối các hành động của Trung Quốc, ông lo ngại rằng Vatican sẽ bổ nhiệm một giám mục mới, thông cảm với Bắc Kinh, là người có thể không kiên định với các giá trị dân chủ.
Source:Catholic News Agency
Howard County, Maryland, đã thu hồi lệnh cấm rước lễ trong các Thánh lễ có công chúng tham dự
Đặng Tự Do
16:24 29/05/2020
Chiều ngày thứ Năm 28 tháng Năm, Scott Peterson, phát ngôn viên của quận Howard, Maryland nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng quận Howard đã bãi bỏ một quy định trong sắc lệnh hành chánh số 2020-09 cấm không cho rước lễ trong các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự.
Sắc lệnh nói trên đã được công bố hôm thứ Ba 26 tháng Năm. Trong sắc lệnh dài 6 trang này, Calvin Ball, Giám đốc điều hành của Quận Howard, truyền rằng:
“Cấm phân phối và tiêu thụ bất kỳ thực phẩm hoặc thức uống nào trước, trong, và sau tất cả các cử hành tôn giáo, bao gồm cả các thực phẩm hoặc thức uống thường được tiêu thụ như một phần của các cử hành tôn giáo.”
Việc rước Mình Máu Thánh Chúa, ít nhất là bởi vị chủ tế, là một phần không thể thiếu trong nghi thức Thánh Thể. Các quy tắc do Calvin Ball đưa ra cấm cả linh mục cử hành Thánh lễ không được nhận Bí tích Thánh Thể. Như thế, các quy tắc này sẽ có hiệu lực là cấm tất cả các linh mục không được cử hành các thánh lễ một cách hợp luật.
Các quy định tai quái này đã trở thành một trò hề bị dư luận lên án là chà đạp trắng trợn tự do tôn giáo. Sau can thiệp của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, ngài Calvin Ball đã phải rút lại quy định quá điên này.
Văn phòng Giao Tế Công Cộng của Quận Howard cho biết nhiều quy định lạ lùng khác thiếu các cơ sở khoa học, mang tính chủ quan thuần tuý cũng đang được xem xét lại trước các chỉ trích của công chúng.
Tưởng cũng nên nhắc lại: Sắc lệnh hành chánh của ngài Calvin Ball cũng giới hạn việc tham dự các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự trong nhà ở mức 10 người trở xuống, và 250 người đối với các cử hành ngoài trời, cấm chuyền tay nhau các giỏ quyên tiền, cấm bắt tay và các tiếp xúc thân thể giữa các tín hữu.
Sắc lệnh hành chánh cũng khẳng định rằng “hát được phép, nhưng không được khuyến khích” và rằng chỉ có người chủ tế hay một dàn hợp xướng mới được quyền hát. Những người đang hát mà không đeo khẩu trang y tế phải duy trì một khoảng cách 12 feet đối với những người khác, bao gồm cả các nhà lãnh đạo tôn giáo, các ca sĩ khác, hoặc cộng đoàn.”
Source:Catholic News Agency
Tại sao cử hành Thánh Lễ với những hàng ghế trống?
Vũ Văn An
18:06 29/05/2020
Hiện nay, tại hầu hết các quốc gia, về mặt chính thức, các nhà thờ đã được mở cửa lại và, các Thánh Lễ có giáo dân tham dự đã được tái tục. Nhưng về mặt thực tế, phần đông tín hữu Công Giáo vẫn chưa được tự do trở lại các nhà thờ của họ để tham dự các Thánh Lễ theo lòng họ mong ước. Phần đông, ít nhất tại Hoa Kỳ và Úc đại lợi, vẫn phải tham dự Thánh Lễ gián tiếp qua trực tuyến.
Nhiều người tìm được an ủi lớn lao nhờ các phát hình trực tuyến này vì cho rằng họ được hiệp thông với Chúa Kitô, với Giáo Hội, với “các thành cùng thông công” không thua gì khi tham dự Thánh Lễ Bí Tích. Nhưng nhiều người tự hỏi cử hành Thánh Lễ làm chi khi các hàng ghế trống rỗng?
Để thoát khỏi cảm thức thiếu hiệp thông thể lý ấy, nhiều linh mục đã vận dụng óc sáng tạo, bằng cách nghĩ ra cách đặt hình ảnh giáo dân của mình tại các hàng ghế, như thể họ cùng hiện diện với mình khi dâng Thánh Lễ. Tuy nhiên, tuyệt đại đa số các linh mục, kể cả Đức Giáo Hoàng, đã không làm như thế, và đã hân hoan cử hành Thánh Lễ trước những hàng ghế trống rỗng trước đây, và nay, chỉ thưa thớt không quá 50 giáo dân như qui định tại New South Wales, Úc đại lợi.
Tiến sĩ Denis R. McNamara, Giáo sư và là Giám đốc Điều hành của Trung Tâm Thẩm Mỹ và Văn Hóa tại Cao Đẳng Benedictine ở Atchison, KS, ngày 14 tháng 5, 2020, trên tạp chí Adoremus, một tạp chí chuyên về canh tân phụng vụ, đã đặt câu hỏi “Tại sao lại cử hành Thánh Lễ trước hàng ghế trống rỗng? ” (https://adoremus.org/2020/05/14/why-celebrate-the-mass-with-empty-pews/). Ta hãy xem, ông trả lời ra sao?
McNamara cho rằng việc thánh hóa người ta, lẽ dĩ nhiên, là một trong các mục tiêu hàng đầu của phụng vụ thánh, nên thoạt nhìn, ai cũng tưởng việc cử hành Thánh Thể trong một ngôi thánh đường trống rỗng là điều vô nghĩa. Nhưng với một tầm nhìn bao quát hơn về phụng vụ thánh, người ta thấy việc thờ phượng Công Giáo không phải chỉ là một buổi tụ tập cầu nguyện trong đó, người ta “lãnh nhận” Thánh Thể như lãnh nhận tro trên trán vào Thứ Tư Lễ Tro. Thay vào đó, phụng vụ luôn là việc tiến dâng hoàn hảo của Chúa Kitô lên Chúa Cha cùng với Nhiệm Thể Người, một việc nhằm tiếp diễn công trình cứu rỗi của Thiên Chúa và vinh danh công trình sáng tạo.
Như Hiến chế Sacrosanctum Concilium từng phát biểu rõ, phụng vụ là “việc thi hành chức vụ tư tế của Chúa Giêsu Kitô” (số 7) một chức vụ bao gồm mọi chi thể của Nhiệm Thể, ở cả trên trời lẫn dưới đất.
Như thế, Thánh Lễ, không phải chỉ là các thể thức nghi lễ cần thiết phải có trước khi lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, mà là việc tham dự vào lễ dâng mình và toàn bộ sáng thế của Chúa Kitô lên Chúa Cha mà đỉnh cao là việc Rước Lễ. Là các chi thể của Nhiệm Thể Người, hàng ngũ giáo dân có bổn phận dâng mình lên Chúa Cha cùng với Chúa Kitô, Lễ Vật Tinh Tuyền, bằng cách để mình tham dự thực sự vào phụng vụ cho dù chỉ là nhìn trực tuyến và thay thế việc rước lễ thực sự bằng việc rước lễ thiêng liêng.
Quảng diễn chủ đề trên, McNamara cho rằng nếu chỉ căn cứ vào trình thuật của sách Sáng Thế, người ta dám nghĩ rằng công trình sáng thế chấm dứt vào ngày thứ sáu và những chuyện tiếp theo trong Cựu và Tân Ước chỉ là bài thuốc chống chữa cuộc sa ngã của nguyên tổ. Nhưng thực ra, hành vi sáng tạo của Thiên Chúa phải được nhìn như một sinh hoạt liên tục của Thiên Chúa trong thời gian. Các trẻ em tiếp tục sinh ra ở trên đời!
Ngay thời gian cũng do Thiên Chúa sáng tạo như dụng cụ cứu rỗi. Ông trích dẫn David Fagerberg để nói rằng “Lịch sử là sáng tạo phát xuất từ Thiên Chúa để rồi trở lại với Thiên Chúa... Thiên Chúa tạo ra thế giới với thời gian để chúng ta lớn lên trong hiệp thông với Người (1). Việc vinh danh này tiếp tục diễn ra qua thòi gian, một việc cũng biến nó hành “dụng cụ hiển dung” của Thiên Chúa (2). Trong phụng vụ thánh, người ta thấy rõ điều đó, khi tín hữu dành giờ “để sống” phụng vụ, để vinh quang Thiên Chúa hiển dung họ qua việc họ dâng mình lên Chúa Cha cùng với Chúa Kitô.
Ngày Sabát là ngày phụng vụ đặc biệt khi Kitô hữu tụ họp để tham dự vào việc thế giới vinh danh Thiên Chúa. Các trình thuật của sách Sáng thế nói đến việc con người được tạo dựng vào ngày thứ sáu và việc Thiên Chúa nghỉ ngơi vào ngày thứ bẩy, nhưng hành động sáng tạo của Thiên Chúa đâu có ngừng ở đấy. Chính Chúa Giêsu quả quyết “Cha tôi không bao giờ ngưng làm việc và tôi cũng thế, tôi phải làm việc” (Ga 5:17). Câu này Chúa Giêsu nói khi chữa lành một ngưòi bệnh vào ngày Sabát, và làm chứng cho việc Thiên Chúa tiếp tục “việc làm” của Người trên thế giới.
Đối với học giả người Pháp, Jean Hani (1917-2012), câu trên giải thích sáng thế như “một sinh hoạt liên tục của Thiên Chúa”, một loại công việc Thiên Chúa chia sẻ với nhân loại (3). Thuộc về Thiên Chúa là năng lực nguyên mẫu của việc không ngừng sáng tạo, một việc, qua việc Phục sinh của Chúa Kitô, đang đem mọi sự tới vinh quang.
Điều quan trọng là các hữu thể nhân bản tham dự vào việc sáng tạo liên tục này, nhờ thế đem lại cho việc làm phẩm giá nền tảng của nó. Các công nhân, bất kể là nghệ sĩ, nghệ nhân, thầy giáo, hay y sĩ, “đều hành động trên thế giới nhằm biến đổi nó” và cải thiện nó, nhờ thế kéo dài việc làm của Thiên Chúa trong thời gian (4). Tuy nhiên, sau cuộc phục sinh của Chúa Kitô, con người “làm việc” trong và với Chúa Kitô, đem lại “cuộc phuc hưng mọi sự” (Cv 3:21) và kết hợp trái đất với vinh quang trên trời (Eph 1:10). Nói cách khác, Chúa Kitô và các chi thể của Nhiệm Thể Người cùng nhau tiếp tục công việc sáng tạo của Thiên Chúa bằng chính cách đem nó tới vinh quang cho tới khi Thiên Chúa là “mọi sự cho mọi loài” (1Cr 5:28).
McNamara cho rằng công trình cứu chuộc của Chúa Kitô tiếp diễn trong Giáo Hội. Dù người ta dễ thấy Giáo Hội và phụng vụ của Giáo Hội chỉ như một cuộc tụ họp đạo đức của con người, nhưng thực ra Giáo Hội sẽ được hiểu đúng hơn như một nơi ưu tuyển để tham dự vào hành động cứu chuộc liên tục hay “việc làm” trong thế giới của Chúa Kitô qua việc dâng lễ hy sinh của Người lên Chúa Cha. Hiến chế Sacrosanctum Concilium công bố ý tưởng này trong các đoạn mở đầu của nó, ghi nhận một cách đặc biệt trong “hy lễ Thánh Thể thần linh... ‘công việc cứu chuộc của chúng ta được thể hiện’” (số 2). Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo nhắc lại và mở rộng ý tưởng này, gọi phụng vụ là “việc tham gia của dân Thiên Chúa vào ‘việc làm của Thiên Chúa’” và dạy tiếp: “Qua phụng vụ, Chúa Kitô... tiếp tục công cuộc cứu chuộc trong, với và qua Giáo Hội của Người” (số 1069). Điều đáng lưu ý là việc giải thích của Sách Giáo Lý về phụng vụ đòi hỏi 3 tiền từ để có được một giải thích thích đáng: trong, với và qua. Như thế, về phương diện thiêng liêng, ta không thể phân biệt phụng vụ của Giáo Hội với hành động của chính Chúa Kitô đang ngự bên hữu Chúa Cha.
Theo nghĩa đó, McNamara cho rằng hoạt động của Giáo Hội bí tích hóa hoạt động của Chúa Kitô và các chi thể của Giáo Hội tạo thành một thân thể với Người là đầu duy nhất. Đức Piô XII quả quyết rõ điều này năm 1943 trong thông điệp Mystici Corporis Christi của ngài: “Vì Chúa Kitô được tôn vinh như thế, một mình Người có quyền thống trị và cai trị Giáo Hội” và “qua Giáo Hội, chính Người rửa tội, giáo huấn, cai trị, tháo gỡ, cầm buộc, dâng hiến, [và] hy sinh” (5). Như thế, Giáo Hội “là” Chúa Kitô hành động trong thới gian và không gian, và phụng vụ của Giáo Hội không phải chỉ là những con người tụ họp nhau vì vâng theo như một bổn phận. Phụng vụ là việc dâng hiến thần linh của Chúa Kitô lên Chúa Cha trong hình thức một nghi lễ: một nài van hoàn hảo và một lời cầu hoàn hảo được làm cho hữu hình trong thời gian, đem thế giới được cứu chuộc ngày càng tới vinh quan hiển dung của nó. Đức Piô XII tóm tắt ý niệm này trong thông điệp năm 1947 của ngài, Mediator Dei:
“Phụng vụ thánh là...việc thờ phượng công khai mà Đấng Cứu Chuộc của chúng ta như Đầu của Giáo hội dâng lên Chúa Cha, cũng như sự thờ phượng mà cộng đồng tín hữu dâng lên Đấng sáng lập ra mình và qua Người dâng lên cho Cha trên trời. Nói tóm lại, đó là sự thờ phượng được Nhiệm thể Chúa Kitô trong tính toàn diện gồm cả Đầu và các chi thể dâng lên” (6).
Bất chấp được cử hành trong một nhà thờ trống rỗng hay với 10, 000 tín hữu tham dự, mỗi Thánh lễ đều là một bùng phát trong thời gian lễ dâng hiến vĩnh cửu của Chúa Kitô lên Chúa Cha, bao gồm mọi thành viên của Nhiệm Thể, cả ở trên trời lẫn ở dưới đất. Và bất kể có Kitô hữu đặc thù nào tham dự một cách hoàn toàn nhất thông qua việc rước lễ hay không, lễ hy sinh trọn vẹn của Chúa Kitô vẫn được dâng lên, cùng với Nhiệm Thể của Người. Mặc dù là người rất ủng hộ việc giáo dân tham dự phụng vụ, Đức Piô XII vẫn cẩn trọng lưu ý rằng, dù sự tham gia trọn vẹn hơn của giáo dân trong phụng vụ đã làm tăng sự huy hoàng của nó và tiết lộ bản chất của nó, sự hiện diện của giáo dân không cần “để thiết lập nó thành hành động công cộng hoặc có đặc tính xã hội” (7). Dù điều này thoạt đầu có vẻ như mâu thuẫn với lời thúc giục của Công đồng Vatican II, nhưng nhìn kỹ sẽ cho thấy sự liên tục lớn lao trong tư tưởng. Hiến chế Sacrosanctum Concilium nhắc lại quan niệm cho rằng phụng vụ thánh là “việc thực thi chức vụ tư tế của Chúa Giêsu Kitô”, do đó dành cho Chúa Kitô tư cách làm đầu và mô tả bản chất của các hành vi phụng vụ: “mọi hành động phụng vụ vì là một hành động của Chúa Kitô linh mục và của Nhiệm thể Người, là Giáo hội, đều là một hành động thánh thiêng vượt quá mọi hành động khác” (số 7).
Thánh lễ trong thời đại dịch
Như thế, tất cả những điều ấy có nghĩa gì đối với những người xem Thánh Lễ qua máy truyền hình hoặc các phương tiện truyền thông xã hội? Có phải đơn giản chỉ là xem qua các chuyển động mà không có hiệu quả thực sự, nhất là khi không được lãnh nhận Thánh Thể cách bí tích? Theo một nghĩa nào đó, Thánh lễ được truyền hình trực tiếp, trên thực tế, thiếu tính viên mãn phụng vụ khiến làm ta đau lòng. Nhưng mặt khác, ta vẫn có thể tìm được sự an ủi khi nhớ rằng mọi Thánh lễ đều liên quan đến mọi chi thể của Nhiệm thể, và do đó, có một tính hữu hiệu khách quan trong việc Thiên Chúa tiếp tục sáng tạo ra thế giới. Sự thánh hóa khách quan này tiếp tục trong điều Sách Giáo lý gọi là “công việc của Chúa Ba Ngôi”: được kết hợp bởi tình yêu của Chúa Thánh Thần, Chúa Kitô liên tục dâng mình và thế giới cho Chúa Cha ngay cả khi các linh mục dâng thánh lễ một mình trong các nhà thờ còn giáo dân của các ngài thì tham dự qua máy truyền hình hoặc màn ảnh máy tính.
Các tuyên bố của Giáo Hội về tính khách quan của phụng vụ không hề có nghĩa là việc tham gia bí tích đầy đủ của tín hữu là điều không quan trọng. Thật vậy, công việc cứu chuộc trong thời gian của Chúa Kitô không chỉ đơn giản là một việc tuyên bố hợp pháp về sự vô tội, mà là một diễn trình thánh hóa biến đổi đòi sự tự hiến tự do trong kết hợp với hành động của Chúa Kitô, được hoàn tất và hoàn thiện qua việc rước lễ. Nhưng toàn bộ khái niệm tham gia được Vatican II cổ vũ luôn được nối kết một cách chủ yếu với việc tự hiến nội tâm cho Thiên Chúa để diễn trình sáng tạo và tôn vinh liên tục được hoàn thành. Sacrosanctum Concilium thúc giục mọi người “tham gia một cách có ý thức, sùng kính và tích cực”, nhưng vẫn định nghĩa việc tham gia như là việc tham gia nội tâm vào hành động của linh mục, và do đó với Chúa Kitô. Giáo dân được thúc giục “cảm tạ Thiên Chúa bằng cách dâng lên Lễ Vật Tinh Tuyền, không những qua bàn tay linh mục, mà còn cùng với ngài, họ nên học cách tự dâng mình nữa. Nhờ làm như vậy, họ sẽ “ngày càng được kéo lại gần Thiên Chúa và gần nhau hơn, để cuối cùng, Thiên Chúa là tất cả trong tất cả” (số 48).
Việc lãnh nhận Thánh Thể cách bí tích mới thực sự là sự hiệp thông tối cao với sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô và các Đức Giáo Hoàng từ Đức Piô X đến Đức Phanxicô đều đã thúc giục việc rước lễ thường xuyên như một phương thuốc dành cho linh hồn và tham dự vào vinh quang thần hóa của Thiên Chúa. Sách Giáo lý dành gần một trăm đoạn bàn về sự quan trọng của nó, vì vậy, không ai có thể lập luận ủng hộ một cách đúng đắn cho sự hồi sinh các sai lạc độc hại của chủ thuyết Jansen vốn không khuyến khích việc lãnh nhận thực sự các hình bánh và rượu thánh. Nhưng trong thời gian bị cô lập xã hội, điều đáng nhớ là Bí tích Thánh Thể không phải chỉ là “viên vitamin thiêng liêng”, nhưng là một hành động của Chúa Kitô, một hành động đòi phải trao phó thân mình cho tình yêu biến đổi của Thiên Chúa bằng cách kết hợp trí, lòng và ý chí vào trí, lòng và ý chí của Chúa Kitô. Việc tự hiến thần linh này là việc có thật bất kể nó diễn ra trong một nhà thờ có giáo dân hay diễn ra trong một phòng khách, và người tín hữu Công Giáo có thể hy vọng vào Tình yêu Thân Phụ của Thiên Chúa và do đó tin tưởng rằng Người sẽ chia sẻ sự hiện diện của Người ngay cả trong lời cầu nguyện rước lễ thiêng liêng.
Sự xa cách xã hội đã gây ra một loại “ăn chay” không tự nguyện đối với việc lãnh nhận Thánh Thể cách bí tích, và giống như mọi việc ăn chay, nên gia tăng lòng muốn được nó trở lại. Mặt khác, lần ăn chay này cung cấp cho chúng ta một cơ hội để hiểu Bí tích Thánh Thể một cách đầy đủ hơn như một hành vi tự hiến mình được nối kết với việc dâng mình hoàn hảo của Chúa Kitô, Lễ Vật Tinh Tuyền. Rồi, khi Bí tích Thánh Thể được lãnh nhận trở lại trong cử hành thánh lễ công khai, Chúa Kitô sẽ tìm thấy linh hồn của chúng ta được cày bừa như mảnh đất màu mỡ chuẩn bị cho sức mạnh hiển dung của sự sống thần linh của chính Người.
____________________________________________________________________________________________
[1] David Fagerberg, The Christian Meaning of Time (London: Catholic Truth Society, 2006), 10.
[2] Ibid.
[3] Jean Hani, Divine Craftsmanship: Preliminaries to a Spirituality of Work (Kettering, OH: Angelico Press, 2016), 3.
[4] Ibid., 3-4.
[5] Pius XII, Encyclical Letter Mystici Corporis, 1943, pars. 37, 54.
[6] Pius XII, Encyclical letter Mediator Dei, 1947, par. 20.
[7] Ibid., 100.
Nhiều người tìm được an ủi lớn lao nhờ các phát hình trực tuyến này vì cho rằng họ được hiệp thông với Chúa Kitô, với Giáo Hội, với “các thành cùng thông công” không thua gì khi tham dự Thánh Lễ Bí Tích. Nhưng nhiều người tự hỏi cử hành Thánh Lễ làm chi khi các hàng ghế trống rỗng?
Để thoát khỏi cảm thức thiếu hiệp thông thể lý ấy, nhiều linh mục đã vận dụng óc sáng tạo, bằng cách nghĩ ra cách đặt hình ảnh giáo dân của mình tại các hàng ghế, như thể họ cùng hiện diện với mình khi dâng Thánh Lễ. Tuy nhiên, tuyệt đại đa số các linh mục, kể cả Đức Giáo Hoàng, đã không làm như thế, và đã hân hoan cử hành Thánh Lễ trước những hàng ghế trống rỗng trước đây, và nay, chỉ thưa thớt không quá 50 giáo dân như qui định tại New South Wales, Úc đại lợi.
Tiến sĩ Denis R. McNamara, Giáo sư và là Giám đốc Điều hành của Trung Tâm Thẩm Mỹ và Văn Hóa tại Cao Đẳng Benedictine ở Atchison, KS, ngày 14 tháng 5, 2020, trên tạp chí Adoremus, một tạp chí chuyên về canh tân phụng vụ, đã đặt câu hỏi “Tại sao lại cử hành Thánh Lễ trước hàng ghế trống rỗng? ” (https://adoremus.org/2020/05/14/why-celebrate-the-mass-with-empty-pews/). Ta hãy xem, ông trả lời ra sao?
McNamara cho rằng việc thánh hóa người ta, lẽ dĩ nhiên, là một trong các mục tiêu hàng đầu của phụng vụ thánh, nên thoạt nhìn, ai cũng tưởng việc cử hành Thánh Thể trong một ngôi thánh đường trống rỗng là điều vô nghĩa. Nhưng với một tầm nhìn bao quát hơn về phụng vụ thánh, người ta thấy việc thờ phượng Công Giáo không phải chỉ là một buổi tụ tập cầu nguyện trong đó, người ta “lãnh nhận” Thánh Thể như lãnh nhận tro trên trán vào Thứ Tư Lễ Tro. Thay vào đó, phụng vụ luôn là việc tiến dâng hoàn hảo của Chúa Kitô lên Chúa Cha cùng với Nhiệm Thể Người, một việc nhằm tiếp diễn công trình cứu rỗi của Thiên Chúa và vinh danh công trình sáng tạo.
Như Hiến chế Sacrosanctum Concilium từng phát biểu rõ, phụng vụ là “việc thi hành chức vụ tư tế của Chúa Giêsu Kitô” (số 7) một chức vụ bao gồm mọi chi thể của Nhiệm Thể, ở cả trên trời lẫn dưới đất.
Như thế, Thánh Lễ, không phải chỉ là các thể thức nghi lễ cần thiết phải có trước khi lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, mà là việc tham dự vào lễ dâng mình và toàn bộ sáng thế của Chúa Kitô lên Chúa Cha mà đỉnh cao là việc Rước Lễ. Là các chi thể của Nhiệm Thể Người, hàng ngũ giáo dân có bổn phận dâng mình lên Chúa Cha cùng với Chúa Kitô, Lễ Vật Tinh Tuyền, bằng cách để mình tham dự thực sự vào phụng vụ cho dù chỉ là nhìn trực tuyến và thay thế việc rước lễ thực sự bằng việc rước lễ thiêng liêng.
Quảng diễn chủ đề trên, McNamara cho rằng nếu chỉ căn cứ vào trình thuật của sách Sáng Thế, người ta dám nghĩ rằng công trình sáng thế chấm dứt vào ngày thứ sáu và những chuyện tiếp theo trong Cựu và Tân Ước chỉ là bài thuốc chống chữa cuộc sa ngã của nguyên tổ. Nhưng thực ra, hành vi sáng tạo của Thiên Chúa phải được nhìn như một sinh hoạt liên tục của Thiên Chúa trong thời gian. Các trẻ em tiếp tục sinh ra ở trên đời!
Ngay thời gian cũng do Thiên Chúa sáng tạo như dụng cụ cứu rỗi. Ông trích dẫn David Fagerberg để nói rằng “Lịch sử là sáng tạo phát xuất từ Thiên Chúa để rồi trở lại với Thiên Chúa... Thiên Chúa tạo ra thế giới với thời gian để chúng ta lớn lên trong hiệp thông với Người (1). Việc vinh danh này tiếp tục diễn ra qua thòi gian, một việc cũng biến nó hành “dụng cụ hiển dung” của Thiên Chúa (2). Trong phụng vụ thánh, người ta thấy rõ điều đó, khi tín hữu dành giờ “để sống” phụng vụ, để vinh quang Thiên Chúa hiển dung họ qua việc họ dâng mình lên Chúa Cha cùng với Chúa Kitô.
Ngày Sabát là ngày phụng vụ đặc biệt khi Kitô hữu tụ họp để tham dự vào việc thế giới vinh danh Thiên Chúa. Các trình thuật của sách Sáng thế nói đến việc con người được tạo dựng vào ngày thứ sáu và việc Thiên Chúa nghỉ ngơi vào ngày thứ bẩy, nhưng hành động sáng tạo của Thiên Chúa đâu có ngừng ở đấy. Chính Chúa Giêsu quả quyết “Cha tôi không bao giờ ngưng làm việc và tôi cũng thế, tôi phải làm việc” (Ga 5:17). Câu này Chúa Giêsu nói khi chữa lành một ngưòi bệnh vào ngày Sabát, và làm chứng cho việc Thiên Chúa tiếp tục “việc làm” của Người trên thế giới.
Đối với học giả người Pháp, Jean Hani (1917-2012), câu trên giải thích sáng thế như “một sinh hoạt liên tục của Thiên Chúa”, một loại công việc Thiên Chúa chia sẻ với nhân loại (3). Thuộc về Thiên Chúa là năng lực nguyên mẫu của việc không ngừng sáng tạo, một việc, qua việc Phục sinh của Chúa Kitô, đang đem mọi sự tới vinh quang.
Điều quan trọng là các hữu thể nhân bản tham dự vào việc sáng tạo liên tục này, nhờ thế đem lại cho việc làm phẩm giá nền tảng của nó. Các công nhân, bất kể là nghệ sĩ, nghệ nhân, thầy giáo, hay y sĩ, “đều hành động trên thế giới nhằm biến đổi nó” và cải thiện nó, nhờ thế kéo dài việc làm của Thiên Chúa trong thời gian (4). Tuy nhiên, sau cuộc phục sinh của Chúa Kitô, con người “làm việc” trong và với Chúa Kitô, đem lại “cuộc phuc hưng mọi sự” (Cv 3:21) và kết hợp trái đất với vinh quang trên trời (Eph 1:10). Nói cách khác, Chúa Kitô và các chi thể của Nhiệm Thể Người cùng nhau tiếp tục công việc sáng tạo của Thiên Chúa bằng chính cách đem nó tới vinh quang cho tới khi Thiên Chúa là “mọi sự cho mọi loài” (1Cr 5:28).
McNamara cho rằng công trình cứu chuộc của Chúa Kitô tiếp diễn trong Giáo Hội. Dù người ta dễ thấy Giáo Hội và phụng vụ của Giáo Hội chỉ như một cuộc tụ họp đạo đức của con người, nhưng thực ra Giáo Hội sẽ được hiểu đúng hơn như một nơi ưu tuyển để tham dự vào hành động cứu chuộc liên tục hay “việc làm” trong thế giới của Chúa Kitô qua việc dâng lễ hy sinh của Người lên Chúa Cha. Hiến chế Sacrosanctum Concilium công bố ý tưởng này trong các đoạn mở đầu của nó, ghi nhận một cách đặc biệt trong “hy lễ Thánh Thể thần linh... ‘công việc cứu chuộc của chúng ta được thể hiện’” (số 2). Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo nhắc lại và mở rộng ý tưởng này, gọi phụng vụ là “việc tham gia của dân Thiên Chúa vào ‘việc làm của Thiên Chúa’” và dạy tiếp: “Qua phụng vụ, Chúa Kitô... tiếp tục công cuộc cứu chuộc trong, với và qua Giáo Hội của Người” (số 1069). Điều đáng lưu ý là việc giải thích của Sách Giáo Lý về phụng vụ đòi hỏi 3 tiền từ để có được một giải thích thích đáng: trong, với và qua. Như thế, về phương diện thiêng liêng, ta không thể phân biệt phụng vụ của Giáo Hội với hành động của chính Chúa Kitô đang ngự bên hữu Chúa Cha.
Theo nghĩa đó, McNamara cho rằng hoạt động của Giáo Hội bí tích hóa hoạt động của Chúa Kitô và các chi thể của Giáo Hội tạo thành một thân thể với Người là đầu duy nhất. Đức Piô XII quả quyết rõ điều này năm 1943 trong thông điệp Mystici Corporis Christi của ngài: “Vì Chúa Kitô được tôn vinh như thế, một mình Người có quyền thống trị và cai trị Giáo Hội” và “qua Giáo Hội, chính Người rửa tội, giáo huấn, cai trị, tháo gỡ, cầm buộc, dâng hiến, [và] hy sinh” (5). Như thế, Giáo Hội “là” Chúa Kitô hành động trong thới gian và không gian, và phụng vụ của Giáo Hội không phải chỉ là những con người tụ họp nhau vì vâng theo như một bổn phận. Phụng vụ là việc dâng hiến thần linh của Chúa Kitô lên Chúa Cha trong hình thức một nghi lễ: một nài van hoàn hảo và một lời cầu hoàn hảo được làm cho hữu hình trong thời gian, đem thế giới được cứu chuộc ngày càng tới vinh quan hiển dung của nó. Đức Piô XII tóm tắt ý niệm này trong thông điệp năm 1947 của ngài, Mediator Dei:
“Phụng vụ thánh là...việc thờ phượng công khai mà Đấng Cứu Chuộc của chúng ta như Đầu của Giáo hội dâng lên Chúa Cha, cũng như sự thờ phượng mà cộng đồng tín hữu dâng lên Đấng sáng lập ra mình và qua Người dâng lên cho Cha trên trời. Nói tóm lại, đó là sự thờ phượng được Nhiệm thể Chúa Kitô trong tính toàn diện gồm cả Đầu và các chi thể dâng lên” (6).
Bất chấp được cử hành trong một nhà thờ trống rỗng hay với 10, 000 tín hữu tham dự, mỗi Thánh lễ đều là một bùng phát trong thời gian lễ dâng hiến vĩnh cửu của Chúa Kitô lên Chúa Cha, bao gồm mọi thành viên của Nhiệm Thể, cả ở trên trời lẫn ở dưới đất. Và bất kể có Kitô hữu đặc thù nào tham dự một cách hoàn toàn nhất thông qua việc rước lễ hay không, lễ hy sinh trọn vẹn của Chúa Kitô vẫn được dâng lên, cùng với Nhiệm Thể của Người. Mặc dù là người rất ủng hộ việc giáo dân tham dự phụng vụ, Đức Piô XII vẫn cẩn trọng lưu ý rằng, dù sự tham gia trọn vẹn hơn của giáo dân trong phụng vụ đã làm tăng sự huy hoàng của nó và tiết lộ bản chất của nó, sự hiện diện của giáo dân không cần “để thiết lập nó thành hành động công cộng hoặc có đặc tính xã hội” (7). Dù điều này thoạt đầu có vẻ như mâu thuẫn với lời thúc giục của Công đồng Vatican II, nhưng nhìn kỹ sẽ cho thấy sự liên tục lớn lao trong tư tưởng. Hiến chế Sacrosanctum Concilium nhắc lại quan niệm cho rằng phụng vụ thánh là “việc thực thi chức vụ tư tế của Chúa Giêsu Kitô”, do đó dành cho Chúa Kitô tư cách làm đầu và mô tả bản chất của các hành vi phụng vụ: “mọi hành động phụng vụ vì là một hành động của Chúa Kitô linh mục và của Nhiệm thể Người, là Giáo hội, đều là một hành động thánh thiêng vượt quá mọi hành động khác” (số 7).
Thánh lễ trong thời đại dịch
Như thế, tất cả những điều ấy có nghĩa gì đối với những người xem Thánh Lễ qua máy truyền hình hoặc các phương tiện truyền thông xã hội? Có phải đơn giản chỉ là xem qua các chuyển động mà không có hiệu quả thực sự, nhất là khi không được lãnh nhận Thánh Thể cách bí tích? Theo một nghĩa nào đó, Thánh lễ được truyền hình trực tiếp, trên thực tế, thiếu tính viên mãn phụng vụ khiến làm ta đau lòng. Nhưng mặt khác, ta vẫn có thể tìm được sự an ủi khi nhớ rằng mọi Thánh lễ đều liên quan đến mọi chi thể của Nhiệm thể, và do đó, có một tính hữu hiệu khách quan trong việc Thiên Chúa tiếp tục sáng tạo ra thế giới. Sự thánh hóa khách quan này tiếp tục trong điều Sách Giáo lý gọi là “công việc của Chúa Ba Ngôi”: được kết hợp bởi tình yêu của Chúa Thánh Thần, Chúa Kitô liên tục dâng mình và thế giới cho Chúa Cha ngay cả khi các linh mục dâng thánh lễ một mình trong các nhà thờ còn giáo dân của các ngài thì tham dự qua máy truyền hình hoặc màn ảnh máy tính.
Các tuyên bố của Giáo Hội về tính khách quan của phụng vụ không hề có nghĩa là việc tham gia bí tích đầy đủ của tín hữu là điều không quan trọng. Thật vậy, công việc cứu chuộc trong thời gian của Chúa Kitô không chỉ đơn giản là một việc tuyên bố hợp pháp về sự vô tội, mà là một diễn trình thánh hóa biến đổi đòi sự tự hiến tự do trong kết hợp với hành động của Chúa Kitô, được hoàn tất và hoàn thiện qua việc rước lễ. Nhưng toàn bộ khái niệm tham gia được Vatican II cổ vũ luôn được nối kết một cách chủ yếu với việc tự hiến nội tâm cho Thiên Chúa để diễn trình sáng tạo và tôn vinh liên tục được hoàn thành. Sacrosanctum Concilium thúc giục mọi người “tham gia một cách có ý thức, sùng kính và tích cực”, nhưng vẫn định nghĩa việc tham gia như là việc tham gia nội tâm vào hành động của linh mục, và do đó với Chúa Kitô. Giáo dân được thúc giục “cảm tạ Thiên Chúa bằng cách dâng lên Lễ Vật Tinh Tuyền, không những qua bàn tay linh mục, mà còn cùng với ngài, họ nên học cách tự dâng mình nữa. Nhờ làm như vậy, họ sẽ “ngày càng được kéo lại gần Thiên Chúa và gần nhau hơn, để cuối cùng, Thiên Chúa là tất cả trong tất cả” (số 48).
Việc lãnh nhận Thánh Thể cách bí tích mới thực sự là sự hiệp thông tối cao với sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô và các Đức Giáo Hoàng từ Đức Piô X đến Đức Phanxicô đều đã thúc giục việc rước lễ thường xuyên như một phương thuốc dành cho linh hồn và tham dự vào vinh quang thần hóa của Thiên Chúa. Sách Giáo lý dành gần một trăm đoạn bàn về sự quan trọng của nó, vì vậy, không ai có thể lập luận ủng hộ một cách đúng đắn cho sự hồi sinh các sai lạc độc hại của chủ thuyết Jansen vốn không khuyến khích việc lãnh nhận thực sự các hình bánh và rượu thánh. Nhưng trong thời gian bị cô lập xã hội, điều đáng nhớ là Bí tích Thánh Thể không phải chỉ là “viên vitamin thiêng liêng”, nhưng là một hành động của Chúa Kitô, một hành động đòi phải trao phó thân mình cho tình yêu biến đổi của Thiên Chúa bằng cách kết hợp trí, lòng và ý chí vào trí, lòng và ý chí của Chúa Kitô. Việc tự hiến thần linh này là việc có thật bất kể nó diễn ra trong một nhà thờ có giáo dân hay diễn ra trong một phòng khách, và người tín hữu Công Giáo có thể hy vọng vào Tình yêu Thân Phụ của Thiên Chúa và do đó tin tưởng rằng Người sẽ chia sẻ sự hiện diện của Người ngay cả trong lời cầu nguyện rước lễ thiêng liêng.
Sự xa cách xã hội đã gây ra một loại “ăn chay” không tự nguyện đối với việc lãnh nhận Thánh Thể cách bí tích, và giống như mọi việc ăn chay, nên gia tăng lòng muốn được nó trở lại. Mặt khác, lần ăn chay này cung cấp cho chúng ta một cơ hội để hiểu Bí tích Thánh Thể một cách đầy đủ hơn như một hành vi tự hiến mình được nối kết với việc dâng mình hoàn hảo của Chúa Kitô, Lễ Vật Tinh Tuyền. Rồi, khi Bí tích Thánh Thể được lãnh nhận trở lại trong cử hành thánh lễ công khai, Chúa Kitô sẽ tìm thấy linh hồn của chúng ta được cày bừa như mảnh đất màu mỡ chuẩn bị cho sức mạnh hiển dung của sự sống thần linh của chính Người.
____________________________________________________________________________________________
[1] David Fagerberg, The Christian Meaning of Time (London: Catholic Truth Society, 2006), 10.
[2] Ibid.
[3] Jean Hani, Divine Craftsmanship: Preliminaries to a Spirituality of Work (Kettering, OH: Angelico Press, 2016), 3.
[4] Ibid., 3-4.
[5] Pius XII, Encyclical Letter Mystici Corporis, 1943, pars. 37, 54.
[6] Pius XII, Encyclical letter Mediator Dei, 1947, par. 20.
[7] Ibid., 100.
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trước cái chết của anh George Floyd và các cuộc biểu tình trên toàn quốc
J.B. Đặng Minh An dịch
19:00 29/05/2020
Ngày 29 tháng 5 năm 2020
WASHINGTON - Bảy chủ tịch các ủy ban của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố sau trước cái chết của anh George Floyd và các cuộc biểu tình đang nổ ra ở Minneapolis và các thành phố khác của Hoa Kỳ.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Cha Shelton J. Fabre của Houma-Thibodaux, Chủ tịch Ủy ban chống phân biệt chủng tộc; Đức Tổng Giám Mục Nelson J. Pérez của Philadelphia, Chủ tịch Ủy ban Đa Văn hóa trong Giáo Hội; Đức Tổng Giám Mục Paul S. Coakley của Thành phố Oklahoma, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp và Phát triển Con người Quốc nội; Đức Tổng Giám Mục Joseph F. Naumann của Thành phố Kansas, Chủ tịch Ủy ban về các hoạt động phò sinh; Đức Giám Mục Joseph Bambera của Scranton, Chủ tịch Ủy ban về các vấn đề đại kết và liên tôn; Đức Giám Mục David O’Connell, Giám Mục Phụ Tá của Los Angeles, chủ tịch Tiểu ban Vận động Công Giáo vì sự phát triển của con người; và Đức Giám Mục Joseph N. Perry, Giám Mục Phụ Tá của Chicago, chủ tịch Tiểu ban về các vấn đề người Mỹ gốc Phi đã đưa ra tuyên bố sau:
Chúng tôi rất đau khổ, đau lòng và phẫn nộ khi xem một video về một người đàn ông Mỹ gốc Phi bị giết trước mắt chúng tôi. Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là điều này xảy ra chỉ trong vòng vài tuần sau một vài biến cố tương tự như vậy. Đây là lời mời gọi thức tỉnh mới nhất cần được đáp trả bởi mỗi người chúng ta trong một tinh thần quyết tâm hoán cải.
Phân biệt chủng tộc không phải là một điều của quá khứ hoặc chỉ đơn giản là một vấn đề chính trị được băng bó lúc nào đó thuận tiện. Đó là một mối nguy hiểm thực sự và hiện tại phải được đáp ứng một cách trực diện. Là thành viên của Giáo Hội, chúng ta phải ủng hộ những hành động đúng đắn và công bằng hơn, thay vì dễ dãi và thờ ơ trước những sai lầm. Chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước những hành động tàn bạo này mà vẫn cố gắng rêu rao là tôn trọng cuộc sống của mỗi con người. Hãy nhớ rằng: Chúng ta đang phục vụ một Thiên Chúa của tình yêu, lòng thương xót và công lý.
Chúng tôi được mong đợi sẽ kêu gọi các cuộc biểu tình phi bạo lực ôn hòa, và chúng tôi chắc chắn sẽ làm như thế, nhưng chúng tôi cũng ủng hộ nhiệt tình của các cộng đồng bị xúc phạm một cách quá trắng trợn. Quá nhiều cộng đồng trên khắp đất nước này cảm thấy tiếng nói của họ không được lắng nghe, những lời phàn nàn của họ về nạn đối xử phân biệt chủng tộc không được chú ý, và chúng ta không làm đủ để chỉ ra rằng sự đối xử chết người này là một dấu chỉ phản chứng đối với Tin Mừng Sự sống.
Như chúng tôi đã nói mười tám tháng trước trong lá thư mục vụ gần đây nhất của chúng tôi về chống phân biệt chủng tộc, có nhan đề Hãy Mở Rộng Lòng Chúng Ta Ra, đối với những người da màu, một số tương tác với cảnh sát có thể gây ra nỗi sợ hãi và thậm chí là nguy hiểm. Những người có lương tâm tốt không bao giờ được nhắm mắt làm ngơ khi công dân bị tước đi phẩm giá con người và thậm chí cả mạng sống của họ. Sự thờ ơ không thể là một lựa chọn. Là một Giám Mục, chúng tôi tuyên bố rõ ràng rằng phân biệt chủng tộc là một vấn nạn đối với sự sống.
Chúng tôi hiệp cùng với Đức Tổng Giám Mục Bernard A. Hebda của St. Paul và Minneapolis cầu nguyện cho sự an nghỉ đời đời của linh hồn anh George Floyd và tất cả những người khác đã mất mạng trong các trường hợp tương tự. Chúng tôi cầu xin sự chấm dứt bạo lực sau thảm kịch này và cho các nạn nhân của những cuộc bạo loạn. Chúng tôi cầu nguyện cho sự an ủi cho gia đình và bạn bè anh Floyd đang phải đau buồn. Chúng tôi cầu nguyện cho hòa bình trên khắp Hoa Kỳ, đặc biệt là ở Minnesota, trong khi tiến trình pháp lý được thực hiện. Chúng tôi cũng trông đợi một cuộc điều tra đầy đủ dẫn đến trách nhiệm chính đáng và công lý thực sự.
Chúng tôi tham gia với các Giám Mục anh em của chúng tôi để mời gọi mọi người đến với nhau, đặc biệt là với những người đến từ các nền văn hóa khác nhau. Trong cuộc gặp gỡ này, tất cả chúng ta hãy tìm kiếm sự hiểu biết nhiều hơn giữa Dân Chúa. Quá nhiều người trong lịch sử đã bị tước mất nhân quyền và tiếp tục phải trải qua nỗi buồn và nỗi đau, nhưng họ vẫn nỗ lực để kiên trì và vẫn là người có đức tin mạnh mẽ. Chúng tôi khuyến khích các mục tử của chúng ta gặp gỡ và đồng hành một cách chân thực hơn với họ, lắng nghe câu chuyện của họ và học hỏi từ họ, tìm ra những cách thức thực sự để tạo ra sự thay đổi hệ thống. Những cuộc gặp gỡ như vậy sẽ bắt đầu mang lại sự hoán cải cần thiết trong sự hiểu biết của chúng ta về cuộc sống thực sự, lòng bác ái và công lý ở Hoa Kỳ. Hy vọng, khi đó sẽ có nhiều tiếng nói lên tiếng và tìm cách chữa lành, chống lại sự xấu xa của nạn phân biệt chủng tộc ở vùng đất của chúng ta.
Hướng đến ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống vào cuối tuần này, chúng tôi mời gọi tất cả người Công Giáo cầu nguyện và làm việc cho sự tuôn đổ mới mẻ các ơn Chúa Thánh Thần. Chúng ta hãy cầu nguyện cho một sự khao khát siêu nhiên muốn thoát ra khỏi những tác hại mà sự thiên vị và thành kiến gây ra. Chúng tôi kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện với Chúa Thánh Thần để Thần Chân lý chạm đến trái tim của tất cả mọi người ở Hoa Kỳ và tuôn đổ xuống hệ thống thực thi pháp luật và tư pháp hình sự của chúng ta. Cuối cùng, hãy để mỗi người Công Giáo, bất kể sắc tộc của họ, cầu xin Chúa chữa lành quan điểm của chúng ta đối với nhau đã bị đổ vỡ một cách sâu sắc, và xin Người chữa lành xã hội đã tan vỡ sâu sắc của chúng ta.
Source:USCCBStatement of U.S. Bishop Chairmen in Wake of Death of George Floyd and National Protests
WASHINGTON - Bảy chủ tịch các ủy ban của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố sau trước cái chết của anh George Floyd và các cuộc biểu tình đang nổ ra ở Minneapolis và các thành phố khác của Hoa Kỳ.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Cha Shelton J. Fabre của Houma-Thibodaux, Chủ tịch Ủy ban chống phân biệt chủng tộc; Đức Tổng Giám Mục Nelson J. Pérez của Philadelphia, Chủ tịch Ủy ban Đa Văn hóa trong Giáo Hội; Đức Tổng Giám Mục Paul S. Coakley của Thành phố Oklahoma, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp và Phát triển Con người Quốc nội; Đức Tổng Giám Mục Joseph F. Naumann của Thành phố Kansas, Chủ tịch Ủy ban về các hoạt động phò sinh; Đức Giám Mục Joseph Bambera của Scranton, Chủ tịch Ủy ban về các vấn đề đại kết và liên tôn; Đức Giám Mục David O’Connell, Giám Mục Phụ Tá của Los Angeles, chủ tịch Tiểu ban Vận động Công Giáo vì sự phát triển của con người; và Đức Giám Mục Joseph N. Perry, Giám Mục Phụ Tá của Chicago, chủ tịch Tiểu ban về các vấn đề người Mỹ gốc Phi đã đưa ra tuyên bố sau:
Chúng tôi rất đau khổ, đau lòng và phẫn nộ khi xem một video về một người đàn ông Mỹ gốc Phi bị giết trước mắt chúng tôi. Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là điều này xảy ra chỉ trong vòng vài tuần sau một vài biến cố tương tự như vậy. Đây là lời mời gọi thức tỉnh mới nhất cần được đáp trả bởi mỗi người chúng ta trong một tinh thần quyết tâm hoán cải.
Phân biệt chủng tộc không phải là một điều của quá khứ hoặc chỉ đơn giản là một vấn đề chính trị được băng bó lúc nào đó thuận tiện. Đó là một mối nguy hiểm thực sự và hiện tại phải được đáp ứng một cách trực diện. Là thành viên của Giáo Hội, chúng ta phải ủng hộ những hành động đúng đắn và công bằng hơn, thay vì dễ dãi và thờ ơ trước những sai lầm. Chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước những hành động tàn bạo này mà vẫn cố gắng rêu rao là tôn trọng cuộc sống của mỗi con người. Hãy nhớ rằng: Chúng ta đang phục vụ một Thiên Chúa của tình yêu, lòng thương xót và công lý.
Chúng tôi được mong đợi sẽ kêu gọi các cuộc biểu tình phi bạo lực ôn hòa, và chúng tôi chắc chắn sẽ làm như thế, nhưng chúng tôi cũng ủng hộ nhiệt tình của các cộng đồng bị xúc phạm một cách quá trắng trợn. Quá nhiều cộng đồng trên khắp đất nước này cảm thấy tiếng nói của họ không được lắng nghe, những lời phàn nàn của họ về nạn đối xử phân biệt chủng tộc không được chú ý, và chúng ta không làm đủ để chỉ ra rằng sự đối xử chết người này là một dấu chỉ phản chứng đối với Tin Mừng Sự sống.
Như chúng tôi đã nói mười tám tháng trước trong lá thư mục vụ gần đây nhất của chúng tôi về chống phân biệt chủng tộc, có nhan đề Hãy Mở Rộng Lòng Chúng Ta Ra, đối với những người da màu, một số tương tác với cảnh sát có thể gây ra nỗi sợ hãi và thậm chí là nguy hiểm. Những người có lương tâm tốt không bao giờ được nhắm mắt làm ngơ khi công dân bị tước đi phẩm giá con người và thậm chí cả mạng sống của họ. Sự thờ ơ không thể là một lựa chọn. Là một Giám Mục, chúng tôi tuyên bố rõ ràng rằng phân biệt chủng tộc là một vấn nạn đối với sự sống.
Chúng tôi hiệp cùng với Đức Tổng Giám Mục Bernard A. Hebda của St. Paul và Minneapolis cầu nguyện cho sự an nghỉ đời đời của linh hồn anh George Floyd và tất cả những người khác đã mất mạng trong các trường hợp tương tự. Chúng tôi cầu xin sự chấm dứt bạo lực sau thảm kịch này và cho các nạn nhân của những cuộc bạo loạn. Chúng tôi cầu nguyện cho sự an ủi cho gia đình và bạn bè anh Floyd đang phải đau buồn. Chúng tôi cầu nguyện cho hòa bình trên khắp Hoa Kỳ, đặc biệt là ở Minnesota, trong khi tiến trình pháp lý được thực hiện. Chúng tôi cũng trông đợi một cuộc điều tra đầy đủ dẫn đến trách nhiệm chính đáng và công lý thực sự.
Chúng tôi tham gia với các Giám Mục anh em của chúng tôi để mời gọi mọi người đến với nhau, đặc biệt là với những người đến từ các nền văn hóa khác nhau. Trong cuộc gặp gỡ này, tất cả chúng ta hãy tìm kiếm sự hiểu biết nhiều hơn giữa Dân Chúa. Quá nhiều người trong lịch sử đã bị tước mất nhân quyền và tiếp tục phải trải qua nỗi buồn và nỗi đau, nhưng họ vẫn nỗ lực để kiên trì và vẫn là người có đức tin mạnh mẽ. Chúng tôi khuyến khích các mục tử của chúng ta gặp gỡ và đồng hành một cách chân thực hơn với họ, lắng nghe câu chuyện của họ và học hỏi từ họ, tìm ra những cách thức thực sự để tạo ra sự thay đổi hệ thống. Những cuộc gặp gỡ như vậy sẽ bắt đầu mang lại sự hoán cải cần thiết trong sự hiểu biết của chúng ta về cuộc sống thực sự, lòng bác ái và công lý ở Hoa Kỳ. Hy vọng, khi đó sẽ có nhiều tiếng nói lên tiếng và tìm cách chữa lành, chống lại sự xấu xa của nạn phân biệt chủng tộc ở vùng đất của chúng ta.
Hướng đến ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống vào cuối tuần này, chúng tôi mời gọi tất cả người Công Giáo cầu nguyện và làm việc cho sự tuôn đổ mới mẻ các ơn Chúa Thánh Thần. Chúng ta hãy cầu nguyện cho một sự khao khát siêu nhiên muốn thoát ra khỏi những tác hại mà sự thiên vị và thành kiến gây ra. Chúng tôi kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện với Chúa Thánh Thần để Thần Chân lý chạm đến trái tim của tất cả mọi người ở Hoa Kỳ và tuôn đổ xuống hệ thống thực thi pháp luật và tư pháp hình sự của chúng ta. Cuối cùng, hãy để mỗi người Công Giáo, bất kể sắc tộc của họ, cầu xin Chúa chữa lành quan điểm của chúng ta đối với nhau đã bị đổ vỡ một cách sâu sắc, và xin Người chữa lành xã hội đã tan vỡ sâu sắc của chúng ta.
Source:USCCB
Đại diện Tòa Thánh bày tỏ sự bất mãn trước các chế giễu tôn giáo trong thời đại dịch coronavirus
Đặng Tự Do
19:28 29/05/2020
Khi mọi người dành nhiều thời gian trực tuyến hơn trong thời gian bị cô lập vì đại dịch coronavirus kinh hoàng, những nhận xét tiêu cực và thậm chí kích động hận thù dựa trên bản sắc dân tộc, văn hóa hoặc tôn giáo đã tăng lên, một đại diện của Vatican cho biết như trên.
Đức Ông Janusz Urbanchot, đại diện của Tòa Thánh tại Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu, gọi tắt là OSCE, cảnh báo rằng:
“Phân biệt đối xử trên các phương tiện truyền thông xã hội có thể dẫn đến bạo lực, là bước cuối cùng trong một con dốc trơn trượt bắt đầu bằng sự nhạo báng và bất khoan dung xã hội, ”
Đức Ông Urbanchot là một trong hơn 230 đại diện của các quốc gia thành viên OSCE, các tổ chức liên chính phủ, các cộng đồng bị gạt ra ngoài lề xã hội dân sự tham gia cuộc họp trực tuyến từ ngày 25 đến 26 tháng Năm để thảo luận về những thách thức và cơ hội nhằm tăng cường khả năng chịu đựng trong đại dịch và trong tương lai.
Tuyên bố từ OSCE cho biết:
“Những người tham gia thảo luận về tầm quan trọng của các chính sách bao gồm việc xây dựng các liên minh nhằm củng cố các xã hội đa dạng và đa sắc tộc, cũng như sự cần thiết phải hành động sớm để ngăn chặn sự bất khoan dung đang leo thang thành xung đột mở rộng.”
Theo Vatican News, Đức Ông Urbanchot nói với cuộc họp rằng lòng căm thù đức tin Kitô và các niềm tin tôn giáo khác ảnh hưởng tiêu cực đến nhân quyền và các quyền tự do cơ bản khác của người dân.
Những hành động này bao gồm các mối đe dọa, tấn công bạo lực, giết người và báng bổ niềm tin cũng như những nơi thờ phượng, nghĩa trang và các tài sản tôn giáo khác.
Đức Ông Urbanchot cũng nhấn mạnh Tòa Thánh đặc biệt quan tâm đến vấn đề là một số nhà chức trách một mặt thì rêu rao là tôn trọng tự do tôn giáo, nhưng trong thực tế cố gắng hạn chế tối đa các thực hành tôn giáo và các biểu hiện tôn giáo ở nơi công cộng.
“Ý tưởng sai lầm rằng các tôn giáo có thể có tác động tiêu cực đến xã hội hoặc đại diện cho một mối đe dọa đối với sự thịnh vượng của xã hội chúng ta đang phát triển, ” ngài cảnh báo.
“Một số biện pháp cụ thể mà các chính phủ đã thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 thể hiện rõ sự phân biệt đối xử đối với các tôn giáo và các thành viên của các tôn giáo.”
“Nhân quyền và các quyền tự do cơ bản đã bị hạn chế hoặc bị bôi bác trong toàn bộ khu vực OSCE, kể cả ở những nơi mà các nhà thờ bị ra lệnh đóng cửa và nơi các cử hành tôn giáo phải đối mặt với những hạn chế lớn hơn so với các khu vực khác của đời sống công cộng.”
Source:CruxVatican official says anti-religious bias was evident during lockdown
Đức Ông Janusz Urbanchot, đại diện của Tòa Thánh tại Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu, gọi tắt là OSCE, cảnh báo rằng:
“Phân biệt đối xử trên các phương tiện truyền thông xã hội có thể dẫn đến bạo lực, là bước cuối cùng trong một con dốc trơn trượt bắt đầu bằng sự nhạo báng và bất khoan dung xã hội, ”
Đức Ông Urbanchot là một trong hơn 230 đại diện của các quốc gia thành viên OSCE, các tổ chức liên chính phủ, các cộng đồng bị gạt ra ngoài lề xã hội dân sự tham gia cuộc họp trực tuyến từ ngày 25 đến 26 tháng Năm để thảo luận về những thách thức và cơ hội nhằm tăng cường khả năng chịu đựng trong đại dịch và trong tương lai.
Tuyên bố từ OSCE cho biết:
“Những người tham gia thảo luận về tầm quan trọng của các chính sách bao gồm việc xây dựng các liên minh nhằm củng cố các xã hội đa dạng và đa sắc tộc, cũng như sự cần thiết phải hành động sớm để ngăn chặn sự bất khoan dung đang leo thang thành xung đột mở rộng.”
Theo Vatican News, Đức Ông Urbanchot nói với cuộc họp rằng lòng căm thù đức tin Kitô và các niềm tin tôn giáo khác ảnh hưởng tiêu cực đến nhân quyền và các quyền tự do cơ bản khác của người dân.
Những hành động này bao gồm các mối đe dọa, tấn công bạo lực, giết người và báng bổ niềm tin cũng như những nơi thờ phượng, nghĩa trang và các tài sản tôn giáo khác.
Đức Ông Urbanchot cũng nhấn mạnh Tòa Thánh đặc biệt quan tâm đến vấn đề là một số nhà chức trách một mặt thì rêu rao là tôn trọng tự do tôn giáo, nhưng trong thực tế cố gắng hạn chế tối đa các thực hành tôn giáo và các biểu hiện tôn giáo ở nơi công cộng.
“Ý tưởng sai lầm rằng các tôn giáo có thể có tác động tiêu cực đến xã hội hoặc đại diện cho một mối đe dọa đối với sự thịnh vượng của xã hội chúng ta đang phát triển, ” ngài cảnh báo.
“Một số biện pháp cụ thể mà các chính phủ đã thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 thể hiện rõ sự phân biệt đối xử đối với các tôn giáo và các thành viên của các tôn giáo.”
“Nhân quyền và các quyền tự do cơ bản đã bị hạn chế hoặc bị bôi bác trong toàn bộ khu vực OSCE, kể cả ở những nơi mà các nhà thờ bị ra lệnh đóng cửa và nơi các cử hành tôn giáo phải đối mặt với những hạn chế lớn hơn so với các khu vực khác của đời sống công cộng.”
Source:Crux
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lễ Hiện Xuống: Trưởng Thành Trong Đức Tin
LM. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.
12:13 29/05/2020
Cuối Mùa Phục Sinh, các Kitô Hữu khắp nơi long trọng cử hành Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống với niềm vui khôn tả như mừng ngày khai sinh của Hội Thánh vậy. Nếu như sinh nhật được nhiều người coi là cột mốc đánh dấu cho từng bước phát triển và trưởng thành của một cá nhân hay tổ chức nào đó, thì Lễ Hiện Xuống năm nay là dịp thích hợp để chúng ta cùng suy gẫm về sự trưởng thành của Dân Chúa. Cần phải nói ngay, chúng ta không thể đánh giá sự trưởng thành của Hội Thánh Chúa xét như Thân Thể Nhiệm Mầu Đức Kitô (x. Eph 4, 12 & 16) vì Hội Thánh là công trình của chính Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh và Đức Kitô thì “vẫn là một, hôm qua, hôm nay và như vậy mãi đến muôn đời” (Dt 13, 8). Vì vậy, điều chúng ta nhắm đến là tìm hiểu mức độ trưởng thành và tính cấp thiết của đức tin trong công cuộc loan báo Tin Mừng của toàn thể cộng đồng dân thánh Chúa theo biến chuyển thăng trầm của dòng thời gian.
Lịch sử hai ngàn năm của Hội Thánh Chúa Kitô chính là “bản tường trình” đầy đủ và minh bạch nhất về hoạt động của Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa Giêsu đã hứa ban cho Hội Thánh trước khi Người lìa bỏ thế gian mà trở về cùng Chúa Cha (x. Ga 14, 26). Kể từ khi các Tông Đồ mở toang mọi cánh cửa phòng tiệc ly, mạnh dạn bước ra công khai rao giảng về một Đức Kitô Đấng cứu chuộc nhân loại bằng cái chết và sự phục sinh của Người (x. Cv 2, 14-36), cho đến khi Giáo Hôi Công Giáo, qua đường hướng của Công Đồng Vaticanô II, mở bung mọi khung cửa bít bùng, khơi thông lại sự đối thoại đầy cởi mở với mọi nền văn hóa, mọi dân tộc và mọi tôn giáo khác nhau, tác giả của tất cả những biến cố lạ lùng ấy chính Thánh Thần Thiên Chúa, Thần Khí Sáng Tạo, Thần Khí Hiệp Nhất (x. Lumen Gentium, #4). Nhưng có lẽ điều thiết thực nhất chúng ta nên làm trong ngày Lễ Hiện Xuống năm nay đó là xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta biết “tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác” chúng ta (1Cr 6, 20). Nghĩa là chúng ta luôn ý thức rằng Chúa Thánh Thần không chỉ hoạt động nơi Giáo Hội phổ quát nhưng còn hoạt động nơi tâm hồn mỗi người chúng ta: “Anh em chẳng biết rằng, anh em chính là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em hay sao? ” (x. 1 Cr 3, 16).
Lễ Hiện Xuống “Đầu Tiên”
Sách Công Vụ Tông Đồ ghi lại rằng vào ngày Lễ Ngũ Tuần, khi các Tông Đồ cùng với Đức Maria và các môn đệ khác (x. Cv 1, 13-14) “đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho” (Cv 2, 1-4). Ngày hôm đó, sau khi Đức Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông Đồ, các ngài bắt đầu sứ vụ rao giảng Tin Mừng cách công khai. Ngày đó được xem là ngày khai sinh của Hội Thánh hay đúng hơn ngày Hội Thánh được tỏ lộ cho mọi dân mọi nước được xem thấy (x. Lumen Gentium, #2).
Ngày Lễ Hiện Xuống tiên khởi quả thực là một sự kiện lịch sử chấn động địa cầu. Đó là ngày ghi dấu sự trưởng thành nơi các môn đệ, những người đã được chính Chúa Kitô kêu gọi, quy tụ, chuẩn bị và sai đi. Ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống đánh dấu sự chuyển biến ngoạn ngục nơi con người và hoạt động của các Kitô Hữu đầu tiên: Từ nhát đảm sợ sệt các ngài đã trở thành những chứng nhân kiên cường bất khuất (x. Ga 20, 19; Cv 4, 13 & 32). Từ âm thầm lẩn trốn, các ngài đã mạnh dạn rao giảng công khai (x. Cv 1, 13; Cv 2, 14 & 42). Từ những người thuộc giới bình dân ít học, các ngài trở thành những nhà lãnh đạo tinh thần khôn ngoan và đầy uy quyền (x. Cv 4, 13; Cv 5: 12). Hơn nữa, kể từ ngày Thánh Thần Thiên Chúa ngự xuống trên nhóm người ít ỏi ấy thì “dân Israen mới” của Thiên Chúa (x. Lumen Gentium, #9), tức là Hội Thánh đã liên tục phát triển và lớn mạnh không ngừng (x. Cv 2, 41 & 47). Giáo Hội tiên khởi khai sinh trong ngày Lễ Hiện Xuống cách đây gần hai ngàn năm là một cộng đoàn đức tin tuy nhỏ bé về số lượng nhưng lại có sức ảnh hưởng vô cùng lớn lao. Cộng đoàn ấy không ngừng lớn mạnh để rồi ngày hôm nay, Hội Thánh Chúa Kitô hãnh diện mang trong mình vinh dự là sự khởi đầu và là nơi thể hiện Nước Thiên Chúa giữa chốn trần gian (x. Lumen Gentium, #5). Nhờ có Chúa Thánh Thần tác động và hướng dẫn, Hội Thánh đã, đang và sẽ tiếp tục hiện diện giữa trần gian như nắm men đã được chính Chúa Kitô vùi vào đấu bột thế gian hầu làm cho bột ấy ngày càng thêm dậy men Tin Mừng (x. Mt 13, 33).
Cộng đoàn Hội Thánh Chúa không chỉ hãnh diện nhưng còn phải luôn ý thức để thực hiện đúng chức năng và sứ mạng của mình, là muối cho đời và ánh sáng cho trần gian (x. Mt 5, 33-34). Như thế, ngày Lễ Hiện Xuống trước hết là dịp để cho mỗi phần tử của Hội Thánh ý thức hơn nữa về sứ mạng cấp bách Thiên Chúa đã trao phó cho Giáo Hội - sứ mạng loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo (x. Lumen Gentium, # 1). Sau nữa, đây là cơ hội để tất cả Kitô Hữu đáp lại ơn Chúa kêu gọi mà thể hiện trách nhiệm của mình nơi trần gian này. Nếu không phải hôm nay thì đến bao giờ chúng ta mới cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần để làm cho cả thế giới bừng sáng “chân lý toàn vẹn” (Ga 16, 13), tràn ngập “niềm vui trọn vẹn” (Ga 17, 13) và thắm thiết tình huynh đệ hiệp nhất yêu thương (x. Ga 17, 21; Cv 2, 44-46)? Bằng chứng cho thấy Chúa Thánh Thần vẫn luôn hiện diện trong Hội Thánh chính là việc Người đã thực hiện hết kỳ công này đến kỳ công khác, mà điển hình là cuộc “hiện xuống mới” nhằm “canh tân và làm cho Giáo Hội luôn tươi trẻ” (Lumen Gentium, #4).
Lễ Hiện Xuống “Mới”
Năm 1962, khi Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII triệu tập và khai mạc Công Đồng Chung Vaticanô II, nhiều người đã hết sức ngỡ ngàng và thậm chí tỏ ra nghi ngại cho sự thành công của sự kiện lớn lao này. Ngày nay, sau 55 năm kể từ ngày bế mạc, những thành tựu vang dội của Công Đồng Vaticano II đã khiến cho mọi người phải thốt lên rằng, sự kiện lịch sử trọng đại đó đích thực là một “Lễ Hiện Xuống” mới cho cả Giáo Hội và nhân loại chúng ta.
Là người triệu tập Công Đồng Chung Vaticanô II, Đức Gioan XXIII cũng đóng vai trò là người đề xuất mục tiêu và đưa ra đường hướng thực hiện cho Công Đồng. Lúc ấy, vị Giáo Hoàng trọng tuổi đã làm cho các cố vấn thân tín phải kinh ngạc khi đặt ra 2 mục tiêu sau đây cho Công Đồng sắp nhóm họp: đó là “canh tân Hội Thánh” và “theo đuổi tiến trình đại kết”. Cả thế giới sững sờ vì trước đó, chưa có bất kỳ một Công Đồng Chung nào có mục tiêu “lạ lùng” và “táo bạo” đến như vậy. Thêm vào đó, những ý tưởng hết sức mới mẻ và hợp thời như thế không đến từ một vị Giáo Hoàng trẻ trung hiện đại mà lại đến từ một cụ già 77 tuổi, sức khỏe có phần yếu kém. Chính ở điểm này mà chúng ta thấy, ngay từ đầu, Công Đồng Chung Vaticanô II đã có dấu hiệu của một Lễ Hiện Xuống mới. Vì chỉ có Chúa Thánh Thần, Đấng mang sứ mạng “canh tân mặt địa cầu” (x. TV 104, 30) mới có thể biến những điều thế gian cho là cũ kỹ lạc hậu thành nguồn cảm hứng cho những điều mới mẻ diệu kỳ. Rõ ràng Chúa Thánh Thần vẫn ngày đêm hoạt động trong đời sống Giáo Hội, hoạt động nơi đường hướng mục vụ của các vị chủ chăn và hoạt động trong cung lòng của mỗi Kitô Hữu (x. 1 Cor 6, 19). Chính Thần Khí “trẻ trung” ấy đã tác động lên Đức Gioan XXIII để ngài mạnh dạn “mở cửa sổ” đón luồng gió mới thổi sinh khí vào tòa nhà Hội Thánh.
Luồng gió mới của Công Đồng Vaticanô II đã và đang từng bước đem lại sức sống mới cho cả Giáo Hội. Sức sống nảy sinh từ việc chấp nhận tính đa dạng và phong phú. Giáo Hội bắt đầu tiếp xúc với thế giới hiện đại, với các nền văn hóa và các tôn giáo khác bằng đường lối đối thoại cởi mở hơn trước rất nhiều. Giáo Hội không còn nhìn thế giới như kẻ thù cần phải xa lánh nhưng mà là cánh đồng mênh mông cần được chuẩn bị để hạt giống Tin Mừng gieo vào, cắm rễ và trổ sinh tươi tốt. Giáo Hội thay vì kết án và xem các hệ phái Kitô Hữu khác như những “tên phản bội” hay những “kẻ lạc giáo” thì nay cư xử với họ bằng tình hynh đệ, tôn trọng và chân thành lắng nghe. Chẳng phải thánh Phaolô đã xác quyết rằng tinh thần cởi mở, cách thức đối thoại và tình liên đới hiệp nhất là những biểu hiện cụ thể của Thần Khí Thiên Chúa hay sao? (x. Eph 4, 3-6). Chính vì vậy, trong ngày Lễ Hiện Xuống, chúng ta cùng tưởng nhớ đến công trình vĩ đại mà Thiên Chúa đã thực hiện trên Giáo Hội Công Giáo chúng ta ngang qua biến cố Công Đồng Chung đã diễn ra tại tòa thánh Vaticanô cách đây hơn 50 năm. Chúng ta tạ ơn Chúa vì luồng “sinh khí” mới Chúa Thánh Thần đã thổi vào và làm cho Hội Thánh, vốn dĩ là “Hiền Thê xinh đẹp” của Đức Kitô (x. Kh 19, 8), nay càng trở nên tinh tuyền thánh thiện trước mặt người đời.
Một trong những thành quả đặc sắc nhất của Công Đồng Vaticanô II là xóa bỏ mọi định kiến và ngăn cách giữa Giáo Hội và thế giới. Vì thế trách nhiệm của các Kitô Hữu trưởng thành là góp phần làm sự liên đới giữa Hội Thánh và nhân loại ngày càng thêm liền lạc và thắm thiết, hướng đến việc toàn thể nhân loại quy về chỉ một mối, làm nên một dân thánh thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất (x. Ad Gentes, #1). Do đó, thật là đáng trách và đáng buồn khi chúng ta, phần tử Hội Thánh, làm lu mờ đi ánh hào quang mỹ miều của Hội Thánh Chúa Kitô bằng lối sống hoàn toàn nghịch lại với đường lối Chúa Thánh Thần. Thật vậy, mỗi khi chúng ta khiêu khích chia rẽ hận thù, cổ võ dối trá, kiêu căng, nóng nảy, giận hờn là chúng ta đang “bôi nhọ” Giáo Hội và trở nên nhân tố cản trở người khác quay về làm hòa với Thiên Chúa qua Hội Thánh. Những hành vi đáng hổ thẹn này vô tình làm cho Hội Thánh xuất hiện với bộ dạng xấu xí và kém thiện cảm trong mắt anh chị em lương dân. Trong ngày kỷ niệm sinh nhật Hội Thánh, Chúng ta hãy bày tỏ tình yêu mến và trách nhiệm của mình đối với mẹ Hội Thánh bằng cách thành tâm kiểm điểm và cương quyết khắc phục sai lầm thiếu xót.
Lễ Hiện Xuống “Riêng”
Sứ mạng làm cho ánh sáng Chúa Kitô chiếu dãi khắp thiên hạ không chỉ là nhiệm vụ chung của Giáo Hội phổ quát nhưng còn là trách nhiệm riêng của từng người Kitô hữu. Để toàn thể Giáo Hội chu toàn sứ mạng ấy thì mỗi phần tử phải ý thức làm tròn bổ phận của mình. Bấy lâu nay, nhiều linh mục quản xứ vẫn hay chọn ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống để mời Đức Giám Mục địa phận về ban Bí tích Thêm Sức cho con em trong giáo xứ của mình. Có lẽ là vì mối liên hệ chặt chẽ về phương diện thần học giữa ngày Lễ Chúa Thánh Thần và Bí Tích Thêm Sức. Quả vậy, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo xác định rằng Bí Tích Thêm Sức “tiếp nối ân sủng của Lễ Hiện Xuống” khi xưa (GLHTCG, #1288). Khi cử hành Bí Tích Thêm Sức, vị thừa tác đặt tay khẩn cầu ơn Chúa Thánh Thần xuống trên các ứng viên lãnh nhận Bí Tích. Đồng thời ngài sức dầu trên trán ứng viên như dấu chỉ “ấn tín ơn Chúa Thánh Thần” xác nhận rằng cuộc đời của người mới lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức từ nay bước sang một trang sử mới. Thực vậy, Bí Tích Thêm Sức giúp tăng trưởng và hoàn bị các ơn mà người Kitô Hữu đã lãnh nhận trong Bí Tích Thánh Tẩy (x. GLHTCG, #1303). Nói cách khác, qua Bí Tích Thêm Sức, Chúa Thánh Thần giúp cho người Kitô Hữu trưởng thành hơn trong đời sống làm con cái Chúa (x. Rm 8, 15), giúp cho họ kết hiệp mật thiết với Đức Kitô hơn (x. 1Cr 12, 3), và gắn bó hơn nữa trong đời sống của Giáo Hội (x. 1Cr 12, 4-13.27-30). Nói chung, Bí Tích Thêm Sức đánh dấu sự trưởng thành trong đức tin, khai mở môt giai đoạn mới, giai đoạn dấn thân loan báo Tin Mừng và xây dựng Nước Thiên Chúa nơi trần gian. Hiệu năng của Bí Tích Thêm Sức đối với người lãnh nhận không khác gì mấy so với những gì đã xảy ra đối với các Tông Đồ khi xưa trong ngày Lễ Ngũ Tuần. Do đó, chúng ta có thể gọi ngày chúng ta lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức là ngày Lễ Hiện Xuống ‘riêng’ trong tâm hồn mỗi người chúng ta.
Nếu ngày Lễ Ngũ Tuần xưa kia, sau khi Chúa Giêsu vừa mới về trời, đánh dấu sự trưởng thành đức tin của các Tông Đồ thì Bí Tích Thêm Sức đánh dấu sự trưởng thành của các Kitô Hữu hôm nay. Đối với Thánh Phaolô, các Kitô hữu trưởng thành trong đức tin là những người không cậy vào “lẽ khôn ngoan của thế gian” nhưng “dựa vào quyền năng Thiên Chúa”. Thánh Tông Đồ còn chỉ cho chúng ta biết rằng đức tin trưởng thành sẽ không dễ dàng bị mê hoặc bởi những lời lẽ khôn khéo của phàm nhân, nhưng chỉ chịu khuất phục bởi “bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng của Thiên Chúa” mà thôi (x. 1 Cor 2, 4-6; Eph 4, 14). Thánh Phaolô còn sánh ví những người có lòng tin kém cỏi như những “trẻ nhỏ” và biểu hiện của những kẻ kém tin là sống buông thả theo tính xác thịt; ghen tương, cãi cọ, tranh giành (x. 1 Cor 3, 1-3). Như một sự tương phản rõ nét, người có đức tin trưởng thành thì hoàn toàn khác. Họ là những người “sống theo Thần Khí” (1 Cor 3, 1; x. Rm 8, 5-6) nghĩa là “sống theo sự thật và trong tình bác ái” (Eph 4, 15). Kitô Hữu trưởng thành trong đức tin là những người biết để cho “Thần Khí đổi mới tâm trí” và giúp họ “mặc lấy con người mới”, mặc lấy nếp sống mới, nếp “sống công chính và thánh thiện” (x. Eph 4, 24).
Thật ý nghĩa biết bao, nếu như mỗi người chúng ta ý thức được giá trị cao quý của những món quà chúng ta nhận được trong ngày chúng ta được Thêm Sức. Trước hết là quà tặng Chúa Thánh Thần với 7 ơn cao trọng: Ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn lo liệu, ơn sức mạnh, ơn thông minh, ơn đạo đức và ơn biết kính sợ Chúa (x. GLHTCG, #1831). Để ghi dấu ngày lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức, nhiều Giáo xứ hay có thông lệ tặng cho các “chiến sĩ mới” của Đức Kitô mỗi em 1 cuốn Kinh Thánh tượng trưng cho “thanh kiếm Lời Chúa” (x. Eph 6, 17). Đây là việc làm đầy ý nghĩa vì bất cứ chiến sĩ nào cũng cần khí giới trước khi lâm trận. Chúng ta cần phài biết rằng trong cuộc chiến đấu thiêng liêng, chúng ta không đối phó với phàm nhân nhưng là đương đầu với “những thần linh quái ác chốn trời cao.” Cho nên để có thể đứng vững, mỗi Kitô Hữu cần phải mang lấy “toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa” (x. Eph 6, 12-13). Trong tất cả các khí giới mà Thiên Chúa ban cho, tất cả các Kitô Hữu, đặc biệt là các “tân binh” của Đức Kitô cần phải đặc biệt xem trọng “thanh gươm Lời Chúa.”
Kết: Trưởng Thành Đức Tin cho Sứ Mạng Truyền Giáo
Ngày chúng ta lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức sẽ thực sự là ngày Lễ Hiện Xuống mới đối với mỗi người chúng ta nếu chúng ta biết sử dụng tận dụng những món quà và biết sử dụng những phương thế Chúa ban nhằm phục vụ cho sứ mạng loan báo Tin Mừng. Chúng ta cần kiên trì học hỏi và suy gẫm Lời Chúa vì chúng ta không thể Phúc m hóa người khác nếu bản thân chưa được Phúc m hóa trước. Cũng vậy, để cho hoa trái của Chúa Thánh Thần trổ sinh trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta cần nghiêm túc thực hiện lời khuyên của Thánh Phaolo Tông Đồ: “Vâng theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy tỉnh thức và chuyên cần cầu nguyện, cầu nguyện liên lỉ không chỉ cho bản thân mà còn cho toàn thể dân thánh” (x. Eph 6, 18).
“Các con hãy đi dạy dỗ muôn dân, thanh tẩy họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, hãy dạy dỗ họ vâng giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 19-20). Đây là mệnh lệnh Chúa Kitô đã truyền lại cho Giáo Hội thông qua các Tông Đồ. Chính vì thế, Giáo Hội xem lời sau đây của Thánh Tông Ðồ như lời của mình: “Khốn cho thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cor 9, 16). Chúa Thánh Thần thúc đẩy Giáo Hội cộng tác với Ngài để hoàn tất trọn vẹn kế hoạch của Thiên Chúa. Mỗi môn đệ Chúa Kitô đều có bổn phận góp phần truyền bá đức tin. Mọi thành phần trong Giáo Hội vừa cầu nguyện vừa hoạt động để toàn thể vũ trụ trở thành Dân Thiên Chúa, Thân Thể Chúa Kitô và Ðền Thờ Chúa Thánh Thần, và trong Đức Kitô là thủ lãnh muôn loài, mọi danh dự và vinh quang được dâng lên Thiên Chúa Cha Ðấng Tạo Thành trời đất hôm nay và cho đến mãi muôn đời. Amen. (x. Lumen Gentium, #17)
Lịch sử hai ngàn năm của Hội Thánh Chúa Kitô chính là “bản tường trình” đầy đủ và minh bạch nhất về hoạt động của Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa Giêsu đã hứa ban cho Hội Thánh trước khi Người lìa bỏ thế gian mà trở về cùng Chúa Cha (x. Ga 14, 26). Kể từ khi các Tông Đồ mở toang mọi cánh cửa phòng tiệc ly, mạnh dạn bước ra công khai rao giảng về một Đức Kitô Đấng cứu chuộc nhân loại bằng cái chết và sự phục sinh của Người (x. Cv 2, 14-36), cho đến khi Giáo Hôi Công Giáo, qua đường hướng của Công Đồng Vaticanô II, mở bung mọi khung cửa bít bùng, khơi thông lại sự đối thoại đầy cởi mở với mọi nền văn hóa, mọi dân tộc và mọi tôn giáo khác nhau, tác giả của tất cả những biến cố lạ lùng ấy chính Thánh Thần Thiên Chúa, Thần Khí Sáng Tạo, Thần Khí Hiệp Nhất (x. Lumen Gentium, #4). Nhưng có lẽ điều thiết thực nhất chúng ta nên làm trong ngày Lễ Hiện Xuống năm nay đó là xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta biết “tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác” chúng ta (1Cr 6, 20). Nghĩa là chúng ta luôn ý thức rằng Chúa Thánh Thần không chỉ hoạt động nơi Giáo Hội phổ quát nhưng còn hoạt động nơi tâm hồn mỗi người chúng ta: “Anh em chẳng biết rằng, anh em chính là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em hay sao? ” (x. 1 Cr 3, 16).
Lễ Hiện Xuống “Đầu Tiên”
Sách Công Vụ Tông Đồ ghi lại rằng vào ngày Lễ Ngũ Tuần, khi các Tông Đồ cùng với Đức Maria và các môn đệ khác (x. Cv 1, 13-14) “đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho” (Cv 2, 1-4). Ngày hôm đó, sau khi Đức Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông Đồ, các ngài bắt đầu sứ vụ rao giảng Tin Mừng cách công khai. Ngày đó được xem là ngày khai sinh của Hội Thánh hay đúng hơn ngày Hội Thánh được tỏ lộ cho mọi dân mọi nước được xem thấy (x. Lumen Gentium, #2).
Ngày Lễ Hiện Xuống tiên khởi quả thực là một sự kiện lịch sử chấn động địa cầu. Đó là ngày ghi dấu sự trưởng thành nơi các môn đệ, những người đã được chính Chúa Kitô kêu gọi, quy tụ, chuẩn bị và sai đi. Ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống đánh dấu sự chuyển biến ngoạn ngục nơi con người và hoạt động của các Kitô Hữu đầu tiên: Từ nhát đảm sợ sệt các ngài đã trở thành những chứng nhân kiên cường bất khuất (x. Ga 20, 19; Cv 4, 13 & 32). Từ âm thầm lẩn trốn, các ngài đã mạnh dạn rao giảng công khai (x. Cv 1, 13; Cv 2, 14 & 42). Từ những người thuộc giới bình dân ít học, các ngài trở thành những nhà lãnh đạo tinh thần khôn ngoan và đầy uy quyền (x. Cv 4, 13; Cv 5: 12). Hơn nữa, kể từ ngày Thánh Thần Thiên Chúa ngự xuống trên nhóm người ít ỏi ấy thì “dân Israen mới” của Thiên Chúa (x. Lumen Gentium, #9), tức là Hội Thánh đã liên tục phát triển và lớn mạnh không ngừng (x. Cv 2, 41 & 47). Giáo Hội tiên khởi khai sinh trong ngày Lễ Hiện Xuống cách đây gần hai ngàn năm là một cộng đoàn đức tin tuy nhỏ bé về số lượng nhưng lại có sức ảnh hưởng vô cùng lớn lao. Cộng đoàn ấy không ngừng lớn mạnh để rồi ngày hôm nay, Hội Thánh Chúa Kitô hãnh diện mang trong mình vinh dự là sự khởi đầu và là nơi thể hiện Nước Thiên Chúa giữa chốn trần gian (x. Lumen Gentium, #5). Nhờ có Chúa Thánh Thần tác động và hướng dẫn, Hội Thánh đã, đang và sẽ tiếp tục hiện diện giữa trần gian như nắm men đã được chính Chúa Kitô vùi vào đấu bột thế gian hầu làm cho bột ấy ngày càng thêm dậy men Tin Mừng (x. Mt 13, 33).
Cộng đoàn Hội Thánh Chúa không chỉ hãnh diện nhưng còn phải luôn ý thức để thực hiện đúng chức năng và sứ mạng của mình, là muối cho đời và ánh sáng cho trần gian (x. Mt 5, 33-34). Như thế, ngày Lễ Hiện Xuống trước hết là dịp để cho mỗi phần tử của Hội Thánh ý thức hơn nữa về sứ mạng cấp bách Thiên Chúa đã trao phó cho Giáo Hội - sứ mạng loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo (x. Lumen Gentium, # 1). Sau nữa, đây là cơ hội để tất cả Kitô Hữu đáp lại ơn Chúa kêu gọi mà thể hiện trách nhiệm của mình nơi trần gian này. Nếu không phải hôm nay thì đến bao giờ chúng ta mới cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần để làm cho cả thế giới bừng sáng “chân lý toàn vẹn” (Ga 16, 13), tràn ngập “niềm vui trọn vẹn” (Ga 17, 13) và thắm thiết tình huynh đệ hiệp nhất yêu thương (x. Ga 17, 21; Cv 2, 44-46)? Bằng chứng cho thấy Chúa Thánh Thần vẫn luôn hiện diện trong Hội Thánh chính là việc Người đã thực hiện hết kỳ công này đến kỳ công khác, mà điển hình là cuộc “hiện xuống mới” nhằm “canh tân và làm cho Giáo Hội luôn tươi trẻ” (Lumen Gentium, #4).
Lễ Hiện Xuống “Mới”
Năm 1962, khi Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII triệu tập và khai mạc Công Đồng Chung Vaticanô II, nhiều người đã hết sức ngỡ ngàng và thậm chí tỏ ra nghi ngại cho sự thành công của sự kiện lớn lao này. Ngày nay, sau 55 năm kể từ ngày bế mạc, những thành tựu vang dội của Công Đồng Vaticano II đã khiến cho mọi người phải thốt lên rằng, sự kiện lịch sử trọng đại đó đích thực là một “Lễ Hiện Xuống” mới cho cả Giáo Hội và nhân loại chúng ta.
Là người triệu tập Công Đồng Chung Vaticanô II, Đức Gioan XXIII cũng đóng vai trò là người đề xuất mục tiêu và đưa ra đường hướng thực hiện cho Công Đồng. Lúc ấy, vị Giáo Hoàng trọng tuổi đã làm cho các cố vấn thân tín phải kinh ngạc khi đặt ra 2 mục tiêu sau đây cho Công Đồng sắp nhóm họp: đó là “canh tân Hội Thánh” và “theo đuổi tiến trình đại kết”. Cả thế giới sững sờ vì trước đó, chưa có bất kỳ một Công Đồng Chung nào có mục tiêu “lạ lùng” và “táo bạo” đến như vậy. Thêm vào đó, những ý tưởng hết sức mới mẻ và hợp thời như thế không đến từ một vị Giáo Hoàng trẻ trung hiện đại mà lại đến từ một cụ già 77 tuổi, sức khỏe có phần yếu kém. Chính ở điểm này mà chúng ta thấy, ngay từ đầu, Công Đồng Chung Vaticanô II đã có dấu hiệu của một Lễ Hiện Xuống mới. Vì chỉ có Chúa Thánh Thần, Đấng mang sứ mạng “canh tân mặt địa cầu” (x. TV 104, 30) mới có thể biến những điều thế gian cho là cũ kỹ lạc hậu thành nguồn cảm hứng cho những điều mới mẻ diệu kỳ. Rõ ràng Chúa Thánh Thần vẫn ngày đêm hoạt động trong đời sống Giáo Hội, hoạt động nơi đường hướng mục vụ của các vị chủ chăn và hoạt động trong cung lòng của mỗi Kitô Hữu (x. 1 Cor 6, 19). Chính Thần Khí “trẻ trung” ấy đã tác động lên Đức Gioan XXIII để ngài mạnh dạn “mở cửa sổ” đón luồng gió mới thổi sinh khí vào tòa nhà Hội Thánh.
Luồng gió mới của Công Đồng Vaticanô II đã và đang từng bước đem lại sức sống mới cho cả Giáo Hội. Sức sống nảy sinh từ việc chấp nhận tính đa dạng và phong phú. Giáo Hội bắt đầu tiếp xúc với thế giới hiện đại, với các nền văn hóa và các tôn giáo khác bằng đường lối đối thoại cởi mở hơn trước rất nhiều. Giáo Hội không còn nhìn thế giới như kẻ thù cần phải xa lánh nhưng mà là cánh đồng mênh mông cần được chuẩn bị để hạt giống Tin Mừng gieo vào, cắm rễ và trổ sinh tươi tốt. Giáo Hội thay vì kết án và xem các hệ phái Kitô Hữu khác như những “tên phản bội” hay những “kẻ lạc giáo” thì nay cư xử với họ bằng tình hynh đệ, tôn trọng và chân thành lắng nghe. Chẳng phải thánh Phaolô đã xác quyết rằng tinh thần cởi mở, cách thức đối thoại và tình liên đới hiệp nhất là những biểu hiện cụ thể của Thần Khí Thiên Chúa hay sao? (x. Eph 4, 3-6). Chính vì vậy, trong ngày Lễ Hiện Xuống, chúng ta cùng tưởng nhớ đến công trình vĩ đại mà Thiên Chúa đã thực hiện trên Giáo Hội Công Giáo chúng ta ngang qua biến cố Công Đồng Chung đã diễn ra tại tòa thánh Vaticanô cách đây hơn 50 năm. Chúng ta tạ ơn Chúa vì luồng “sinh khí” mới Chúa Thánh Thần đã thổi vào và làm cho Hội Thánh, vốn dĩ là “Hiền Thê xinh đẹp” của Đức Kitô (x. Kh 19, 8), nay càng trở nên tinh tuyền thánh thiện trước mặt người đời.
Một trong những thành quả đặc sắc nhất của Công Đồng Vaticanô II là xóa bỏ mọi định kiến và ngăn cách giữa Giáo Hội và thế giới. Vì thế trách nhiệm của các Kitô Hữu trưởng thành là góp phần làm sự liên đới giữa Hội Thánh và nhân loại ngày càng thêm liền lạc và thắm thiết, hướng đến việc toàn thể nhân loại quy về chỉ một mối, làm nên một dân thánh thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất (x. Ad Gentes, #1). Do đó, thật là đáng trách và đáng buồn khi chúng ta, phần tử Hội Thánh, làm lu mờ đi ánh hào quang mỹ miều của Hội Thánh Chúa Kitô bằng lối sống hoàn toàn nghịch lại với đường lối Chúa Thánh Thần. Thật vậy, mỗi khi chúng ta khiêu khích chia rẽ hận thù, cổ võ dối trá, kiêu căng, nóng nảy, giận hờn là chúng ta đang “bôi nhọ” Giáo Hội và trở nên nhân tố cản trở người khác quay về làm hòa với Thiên Chúa qua Hội Thánh. Những hành vi đáng hổ thẹn này vô tình làm cho Hội Thánh xuất hiện với bộ dạng xấu xí và kém thiện cảm trong mắt anh chị em lương dân. Trong ngày kỷ niệm sinh nhật Hội Thánh, Chúng ta hãy bày tỏ tình yêu mến và trách nhiệm của mình đối với mẹ Hội Thánh bằng cách thành tâm kiểm điểm và cương quyết khắc phục sai lầm thiếu xót.
Lễ Hiện Xuống “Riêng”
Sứ mạng làm cho ánh sáng Chúa Kitô chiếu dãi khắp thiên hạ không chỉ là nhiệm vụ chung của Giáo Hội phổ quát nhưng còn là trách nhiệm riêng của từng người Kitô hữu. Để toàn thể Giáo Hội chu toàn sứ mạng ấy thì mỗi phần tử phải ý thức làm tròn bổ phận của mình. Bấy lâu nay, nhiều linh mục quản xứ vẫn hay chọn ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống để mời Đức Giám Mục địa phận về ban Bí tích Thêm Sức cho con em trong giáo xứ của mình. Có lẽ là vì mối liên hệ chặt chẽ về phương diện thần học giữa ngày Lễ Chúa Thánh Thần và Bí Tích Thêm Sức. Quả vậy, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo xác định rằng Bí Tích Thêm Sức “tiếp nối ân sủng của Lễ Hiện Xuống” khi xưa (GLHTCG, #1288). Khi cử hành Bí Tích Thêm Sức, vị thừa tác đặt tay khẩn cầu ơn Chúa Thánh Thần xuống trên các ứng viên lãnh nhận Bí Tích. Đồng thời ngài sức dầu trên trán ứng viên như dấu chỉ “ấn tín ơn Chúa Thánh Thần” xác nhận rằng cuộc đời của người mới lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức từ nay bước sang một trang sử mới. Thực vậy, Bí Tích Thêm Sức giúp tăng trưởng và hoàn bị các ơn mà người Kitô Hữu đã lãnh nhận trong Bí Tích Thánh Tẩy (x. GLHTCG, #1303). Nói cách khác, qua Bí Tích Thêm Sức, Chúa Thánh Thần giúp cho người Kitô Hữu trưởng thành hơn trong đời sống làm con cái Chúa (x. Rm 8, 15), giúp cho họ kết hiệp mật thiết với Đức Kitô hơn (x. 1Cr 12, 3), và gắn bó hơn nữa trong đời sống của Giáo Hội (x. 1Cr 12, 4-13.27-30). Nói chung, Bí Tích Thêm Sức đánh dấu sự trưởng thành trong đức tin, khai mở môt giai đoạn mới, giai đoạn dấn thân loan báo Tin Mừng và xây dựng Nước Thiên Chúa nơi trần gian. Hiệu năng của Bí Tích Thêm Sức đối với người lãnh nhận không khác gì mấy so với những gì đã xảy ra đối với các Tông Đồ khi xưa trong ngày Lễ Ngũ Tuần. Do đó, chúng ta có thể gọi ngày chúng ta lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức là ngày Lễ Hiện Xuống ‘riêng’ trong tâm hồn mỗi người chúng ta.
Nếu ngày Lễ Ngũ Tuần xưa kia, sau khi Chúa Giêsu vừa mới về trời, đánh dấu sự trưởng thành đức tin của các Tông Đồ thì Bí Tích Thêm Sức đánh dấu sự trưởng thành của các Kitô Hữu hôm nay. Đối với Thánh Phaolô, các Kitô hữu trưởng thành trong đức tin là những người không cậy vào “lẽ khôn ngoan của thế gian” nhưng “dựa vào quyền năng Thiên Chúa”. Thánh Tông Đồ còn chỉ cho chúng ta biết rằng đức tin trưởng thành sẽ không dễ dàng bị mê hoặc bởi những lời lẽ khôn khéo của phàm nhân, nhưng chỉ chịu khuất phục bởi “bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng của Thiên Chúa” mà thôi (x. 1 Cor 2, 4-6; Eph 4, 14). Thánh Phaolô còn sánh ví những người có lòng tin kém cỏi như những “trẻ nhỏ” và biểu hiện của những kẻ kém tin là sống buông thả theo tính xác thịt; ghen tương, cãi cọ, tranh giành (x. 1 Cor 3, 1-3). Như một sự tương phản rõ nét, người có đức tin trưởng thành thì hoàn toàn khác. Họ là những người “sống theo Thần Khí” (1 Cor 3, 1; x. Rm 8, 5-6) nghĩa là “sống theo sự thật và trong tình bác ái” (Eph 4, 15). Kitô Hữu trưởng thành trong đức tin là những người biết để cho “Thần Khí đổi mới tâm trí” và giúp họ “mặc lấy con người mới”, mặc lấy nếp sống mới, nếp “sống công chính và thánh thiện” (x. Eph 4, 24).
Thật ý nghĩa biết bao, nếu như mỗi người chúng ta ý thức được giá trị cao quý của những món quà chúng ta nhận được trong ngày chúng ta được Thêm Sức. Trước hết là quà tặng Chúa Thánh Thần với 7 ơn cao trọng: Ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn lo liệu, ơn sức mạnh, ơn thông minh, ơn đạo đức và ơn biết kính sợ Chúa (x. GLHTCG, #1831). Để ghi dấu ngày lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức, nhiều Giáo xứ hay có thông lệ tặng cho các “chiến sĩ mới” của Đức Kitô mỗi em 1 cuốn Kinh Thánh tượng trưng cho “thanh kiếm Lời Chúa” (x. Eph 6, 17). Đây là việc làm đầy ý nghĩa vì bất cứ chiến sĩ nào cũng cần khí giới trước khi lâm trận. Chúng ta cần phài biết rằng trong cuộc chiến đấu thiêng liêng, chúng ta không đối phó với phàm nhân nhưng là đương đầu với “những thần linh quái ác chốn trời cao.” Cho nên để có thể đứng vững, mỗi Kitô Hữu cần phải mang lấy “toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa” (x. Eph 6, 12-13). Trong tất cả các khí giới mà Thiên Chúa ban cho, tất cả các Kitô Hữu, đặc biệt là các “tân binh” của Đức Kitô cần phải đặc biệt xem trọng “thanh gươm Lời Chúa.”
Kết: Trưởng Thành Đức Tin cho Sứ Mạng Truyền Giáo
Ngày chúng ta lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức sẽ thực sự là ngày Lễ Hiện Xuống mới đối với mỗi người chúng ta nếu chúng ta biết sử dụng tận dụng những món quà và biết sử dụng những phương thế Chúa ban nhằm phục vụ cho sứ mạng loan báo Tin Mừng. Chúng ta cần kiên trì học hỏi và suy gẫm Lời Chúa vì chúng ta không thể Phúc m hóa người khác nếu bản thân chưa được Phúc m hóa trước. Cũng vậy, để cho hoa trái của Chúa Thánh Thần trổ sinh trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta cần nghiêm túc thực hiện lời khuyên của Thánh Phaolo Tông Đồ: “Vâng theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy tỉnh thức và chuyên cần cầu nguyện, cầu nguyện liên lỉ không chỉ cho bản thân mà còn cho toàn thể dân thánh” (x. Eph 6, 18).
“Các con hãy đi dạy dỗ muôn dân, thanh tẩy họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, hãy dạy dỗ họ vâng giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 19-20). Đây là mệnh lệnh Chúa Kitô đã truyền lại cho Giáo Hội thông qua các Tông Đồ. Chính vì thế, Giáo Hội xem lời sau đây của Thánh Tông Ðồ như lời của mình: “Khốn cho thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cor 9, 16). Chúa Thánh Thần thúc đẩy Giáo Hội cộng tác với Ngài để hoàn tất trọn vẹn kế hoạch của Thiên Chúa. Mỗi môn đệ Chúa Kitô đều có bổn phận góp phần truyền bá đức tin. Mọi thành phần trong Giáo Hội vừa cầu nguyện vừa hoạt động để toàn thể vũ trụ trở thành Dân Thiên Chúa, Thân Thể Chúa Kitô và Ðền Thờ Chúa Thánh Thần, và trong Đức Kitô là thủ lãnh muôn loài, mọi danh dự và vinh quang được dâng lên Thiên Chúa Cha Ðấng Tạo Thành trời đất hôm nay và cho đến mãi muôn đời. Amen. (x. Lumen Gentium, #17)
Chiếc ôtô, hình ảnh biểu tượng Đức Chúa Thánh Thần
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
15:30 29/05/2020
Trong Kinh Tin Kính có câu tuyên xưng: Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống.“
Tin trong tâm hồn và tuyên xưng niềm tin ra ngoài bằng môi miệng là cung cách sống đức tin sống động.
Nhưng có thắc mắc đặt ra: làm thế nào diễn tả Đức Chúa Thánh Thần cho dễ hiểu?
Đức Chúa Giêsu Kitô, ngôi hai Thiên Chúa, xuống trần gian làm người có hình hài thân xác của một người trần thế. Nhưng Đức Chúa Thánh Thần thì không vậy. Vì thế giáo lý Công Giáo và theo tập tục truyền thống đạo đức, khoa thần học căn cứ trên nền tảng Kinh thánh dùng những hình ảnh biểu tượng để diễn tả về Đức Chúa Thánh Thần.
Có nhiều biểu tượng trong đời sống được dùng làm hình ảnh cắt nghĩa về Đức Chúa Thánh Thần, như hơi nóng ấm mặt trời, dòng nước trong lành tươi mát, chim bồ câu, ngọn lửa, làn gió, niềm vui nụ cười, khả năng ý tưởng phát minh sáng tạo, sự sống phát triển vươn lên nơi con người, nơi thú động vật, nơi cây cỏ thảo mộc thiên nhiên, bông hoa, tình yêu, hơi thở không khí…
Và một hình ảnh quen thuộc cùng là „ đứa con cưng yêu dấu“ của nhiều người: chiếc xe Ôtô ! cũng có thể cắt nghĩa phần nào về Đức Chúa Thánh Thần.
Nơi chiếc xe Ôto được dùng trong đời sống để chuyên chở đồ dùng, để di chuyển, có nhiều bộ phận thiết yếu diễn tả cắt nghĩa về hình ảnh Đức Chúa Thánh Thần, Đấng là sức sống động lực cho đời sống phấn khởi hoạt động.
Trong bộ máy một chiếc xe Ôtô hệ thống bật lửa lên cho máy xe khởi động di chuyển rất quan trọng. Không có hệ thống này, hay hệ thống này không hoạt động, chiếc xe không đi chuyển được.
Hệ thống bật lửa của chiếc xe khác nào ngọn lửa sáng tạo của Thiên Chúa. Như Chúa Giêsu đã qủa quyết: „Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. „ ( Ga 15, 5).
Đức cố Thánh cha Gioan 23., bây giờ vị Thánh trong Giáo hội, đã được ngọn lửa sáng tạo, tựa như hệ thống bật lửa trong chiếc xe Ôtô, soi sáng gợi hứng bật lên ý tưởng mới thành lập Công Đồng chung Vatican 2. với lời kêu gọi: Hãy mở cánh cửa sổ ra cho làn gío đổi mới trong Giáo Hội!
Hệ thống điều hòa không khí của chiếc xe, vào mùa hè nóng nực, hay vào mùa đông rét lạnh, khi được bật lên, sẽ tạo mang lại không khí dễ chịu cho con người di chuyển đọc đường bằng xe tùy theo mùa và mức độ ta điều chỉnh.
Bầu không khí tốt nhất cho đời sống là tinh thần nếp sống vui vẻ, tình thân hữu, can đảm, hòa bình và trung tín.
Và lương thực con người cần hằng ngày là cơm bánh tình liên đới, sự nhậy cảm về sự công bình bác ái, sự ân cần sẵn sàng giúp đỡ nhau. Những yếu tố bầu không khí này không bài trừ hết mọi vấn đề. Nhưng giúp cho đời sống được nhẹ nhàng trôi chảy vượt qua bước đường khó khăn hoạn nạn.
Rồi chiếc xe Ôtô nào cũng có những đèn chiếu sáng cùng đèn pha phía đàng trước để giúp soi đường cho nhìn rõ lằn đường xe, bảng chỉ đường, vật thể đàng trước hay bên cạnh khi tối trời, nhất là những khúc đường quanh co lên xuống chỗ dốc.
Ngày nay có luật buộc ban ngày cũng phải bật đèn xe với công thức: Nhìn và được nhìn ! và như thế tránh bớt tai nạn xảy ra.
Con người chúng ta cần đèn chiếu sáng là những giá trị chân thật được đề cao. Những giá trị chân thật cần thiết cho đời sống giúp không bị lạc hướng sai đường đi đời sống, giúp nhận ra ý nghĩa chân thực không để cho những hào nhoáng loè loẹt quảng cáo dụ dỗ làm cho tâm trí bị sai hướng lạc đường.
Ngày nay đang có những tranh luận về chiếc xe Ôtô gây ra những hệ qủa không tốt cho môi trường không khí bị ô nhiễm… Nhưng dẫu vậy, những bộ phận trong một chiếc xe ôtô cũng là hình ảnh biểu tượng cũng giúp cắt nghĩa cho ta về Đức Chúa Thánh Thần.
Đức Chúa Thánh Thần khơi bật lên trong ta ngọn lửa thúc đẩy cho sinh động. Đấng trao tặng ban cho chúng ta không khí trong lành thuận lợi trong đời sống với nhau, và là ánh sáng soi chiếu đường đời sống tâm linh tinh thần.
Mừng lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống 2020
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
Tin trong tâm hồn và tuyên xưng niềm tin ra ngoài bằng môi miệng là cung cách sống đức tin sống động.
Nhưng có thắc mắc đặt ra: làm thế nào diễn tả Đức Chúa Thánh Thần cho dễ hiểu?
Đức Chúa Giêsu Kitô, ngôi hai Thiên Chúa, xuống trần gian làm người có hình hài thân xác của một người trần thế. Nhưng Đức Chúa Thánh Thần thì không vậy. Vì thế giáo lý Công Giáo và theo tập tục truyền thống đạo đức, khoa thần học căn cứ trên nền tảng Kinh thánh dùng những hình ảnh biểu tượng để diễn tả về Đức Chúa Thánh Thần.
Có nhiều biểu tượng trong đời sống được dùng làm hình ảnh cắt nghĩa về Đức Chúa Thánh Thần, như hơi nóng ấm mặt trời, dòng nước trong lành tươi mát, chim bồ câu, ngọn lửa, làn gió, niềm vui nụ cười, khả năng ý tưởng phát minh sáng tạo, sự sống phát triển vươn lên nơi con người, nơi thú động vật, nơi cây cỏ thảo mộc thiên nhiên, bông hoa, tình yêu, hơi thở không khí…
Và một hình ảnh quen thuộc cùng là „ đứa con cưng yêu dấu“ của nhiều người: chiếc xe Ôtô ! cũng có thể cắt nghĩa phần nào về Đức Chúa Thánh Thần.
Nơi chiếc xe Ôto được dùng trong đời sống để chuyên chở đồ dùng, để di chuyển, có nhiều bộ phận thiết yếu diễn tả cắt nghĩa về hình ảnh Đức Chúa Thánh Thần, Đấng là sức sống động lực cho đời sống phấn khởi hoạt động.
Trong bộ máy một chiếc xe Ôtô hệ thống bật lửa lên cho máy xe khởi động di chuyển rất quan trọng. Không có hệ thống này, hay hệ thống này không hoạt động, chiếc xe không đi chuyển được.
Hệ thống bật lửa của chiếc xe khác nào ngọn lửa sáng tạo của Thiên Chúa. Như Chúa Giêsu đã qủa quyết: „Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. „ ( Ga 15, 5).
Đức cố Thánh cha Gioan 23., bây giờ vị Thánh trong Giáo hội, đã được ngọn lửa sáng tạo, tựa như hệ thống bật lửa trong chiếc xe Ôtô, soi sáng gợi hứng bật lên ý tưởng mới thành lập Công Đồng chung Vatican 2. với lời kêu gọi: Hãy mở cánh cửa sổ ra cho làn gío đổi mới trong Giáo Hội!
Hệ thống điều hòa không khí của chiếc xe, vào mùa hè nóng nực, hay vào mùa đông rét lạnh, khi được bật lên, sẽ tạo mang lại không khí dễ chịu cho con người di chuyển đọc đường bằng xe tùy theo mùa và mức độ ta điều chỉnh.
Bầu không khí tốt nhất cho đời sống là tinh thần nếp sống vui vẻ, tình thân hữu, can đảm, hòa bình và trung tín.
Và lương thực con người cần hằng ngày là cơm bánh tình liên đới, sự nhậy cảm về sự công bình bác ái, sự ân cần sẵn sàng giúp đỡ nhau. Những yếu tố bầu không khí này không bài trừ hết mọi vấn đề. Nhưng giúp cho đời sống được nhẹ nhàng trôi chảy vượt qua bước đường khó khăn hoạn nạn.
Rồi chiếc xe Ôtô nào cũng có những đèn chiếu sáng cùng đèn pha phía đàng trước để giúp soi đường cho nhìn rõ lằn đường xe, bảng chỉ đường, vật thể đàng trước hay bên cạnh khi tối trời, nhất là những khúc đường quanh co lên xuống chỗ dốc.
Ngày nay có luật buộc ban ngày cũng phải bật đèn xe với công thức: Nhìn và được nhìn ! và như thế tránh bớt tai nạn xảy ra.
Con người chúng ta cần đèn chiếu sáng là những giá trị chân thật được đề cao. Những giá trị chân thật cần thiết cho đời sống giúp không bị lạc hướng sai đường đi đời sống, giúp nhận ra ý nghĩa chân thực không để cho những hào nhoáng loè loẹt quảng cáo dụ dỗ làm cho tâm trí bị sai hướng lạc đường.
Ngày nay đang có những tranh luận về chiếc xe Ôtô gây ra những hệ qủa không tốt cho môi trường không khí bị ô nhiễm… Nhưng dẫu vậy, những bộ phận trong một chiếc xe ôtô cũng là hình ảnh biểu tượng cũng giúp cắt nghĩa cho ta về Đức Chúa Thánh Thần.
Đức Chúa Thánh Thần khơi bật lên trong ta ngọn lửa thúc đẩy cho sinh động. Đấng trao tặng ban cho chúng ta không khí trong lành thuận lợi trong đời sống với nhau, và là ánh sáng soi chiếu đường đời sống tâm linh tinh thần.
Mừng lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống 2020
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
VietCatholic TV
100 cách Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II làm thay đổi thế giới
Giáo Hội Năm Châu
05:04 29/05/2020
Nhân dịp kỷ niệm ngày sinh nhật 18/5/2020, 100 năm thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II được sinh ra chào đời. Ngài được sinh ra trong một đất nước có một chiều dài lịch sử bị xâm lăng đô hộ như quê hương đất nước Việt Nam, thân yêu của chúng ta. Đất nước Ba Lan đã nhiều năm bị nhận chìm trong biển đỏ Cộng sản Liên xô… Mồ côi mẹ khi vừa lên chín và mất cha lúc 21 tuổi, ngay cả người anh cả như chốn tựa nương cuối cùng cũng bị mất luôn… Ngài đã chạy đến phó dâng và nép mình trọn vẹn trong bàn tay nhân ái của Đức Mẹ. Ngài nói với Đức Mẹ “tương lai vận mệnh mọi sự của con đều năm trong tay Mẹ”. Thật vậy một chuỗi năm tháng cuộc đời của Ngài luôn có Mẹ chở che, hướng dẫn…
Chúng tôi hân hạnh giới thiệu tới quí khán giả bản tóm lược một số điểm mà sẽ được tác giả Patrick Novecosky xuất bản vào tháng 10 năm nay.
Bài do linh mục Thanh Quảng lược dịch.
100 cách Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II làm thay đổi thế giới
Tác phẩm của Patrick Novecosky sẽ làm sáng tỏ tất cả những cách thức ấy. Làm thế nào tác giả có thể thâu tóm cả một cuộc hình trình dài và vĩ đại của một vị giáo hoàng thật dễ thương dễ mến, thiên tài nỗi lạc, và bây giờ là một vị thánh, trong suốt một chiều dài 26 năm triều đại Giáo hoàng
của Ngài được kết thúc vào ngày 2 tháng 4 năm 2005, vào đúng Chủ nhật lễ Lòng Chúa Thương Xót? Tác phẩm mới của Patrick Novecosky, có tựa đề ‘100 Cách Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II làm thay Đổi Thế Giới' sẽ được xuất bản vào tháng 10 năm nay… Nhưng vào thứ Hai ngày 18 tháng 5, đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật của thánh Giáo Hoàng Ba Lan này nên tác giả trình bầy một vài cách trong 100 cách thế thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thay đổi được thế giới này… Tác giả là một nhà báo Công Giáo Mỹ đã từng chu du đến 26 quốc gia, theo dấu chân của vị Giáo hoàng này và năm lần được gặp gỡ riêng với vị thánh, hầu hết tại điện Vatican ở Rome. Tác giả là một người có gia đình, có năm người con. Ông đã từng đoạt được những giải thưởng dành cho các tạp chí và ấn phẩm Công Giáo hang đầu tại Hoa kỳ, đã được xuất bản bằng năm thứ tiếng. Ông là chủ nhân của hãng Truyền thông NovaMedia, một công ty truyền thông Công Giáo lớn tại Hoa kỳ.
Hạnh Khám Phá mới
Trong tác phẩm của ông, ông viết một cách ngắn gọn xúc tích một hai trang mỗi chương để nói lên những công việc rất đáng yêu và giải quyết những bề bộn khó khăn thường ngày. Nhớ lại những giây phút thân tình cha con, những khoảnh khắc khó quên, đôi khi không được biết đến, nhưng chúng có tác động mạnh mẽ trên thế giới, bao gồm cả một công lực mạnh mẽ quan yếu phá xập bức tường Bá linh, cuốn theo sự xụp đổ hoàn toàn Chủ nghĩa Cộng sản ở Ba Lan và Đông Âu. Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thực hiện 104 chuyến tông du, và ngài đã bay khoảng 775.000 dặm, nghĩa là đã bay vòng thế giới 30 lần; gặp gỡ và thăm viếng hai phần ba các quốc gia trên thế giới, và được coi là ‘người được nói tới nhiều nhất trong lịch sử thế giới.’ Tác giả cũng ghi chú, thánh Giáo hoàng Phaolô VI, là vị giáo hoàng đầu tiên đã phá kỷ lục về các chuyến tông du quốc tế, nhưng thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II còn vượt lên trên những kỷ lục ấy. Đức Thánh Cha đã viếng thăm gần như toàn bộ Châu Phi, trong suốt 14 chuyến tông du, và ngoài việc thăm viếng các giáo hội địa phương, ngài còn phong thánh cho nhiều vị thánh châu Phi khác nữa. Tác giả cũng đề cập đến các mối quan hệ của Tòa Thánh với nước Hoa Kỳ, Ngài đã thực hiện năm chuyến tông du, ngay cả đến với tiểu bang cực bắc là Alaska. Ngài luôn bày tỏ tấm lòng cảm kích trước sự hiếu khách nồng ấm của người dân Mỹ. Tác giả cũng nêu ra một cái nhìn dịu dàng về tình bạn của thánh Giáo hoàng, với Mẹ thánh Teresa thành Calcutta, với Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, với cha thánh Padre Pio, Đức Hồng Y Stefan Wyszyński (bề trên của Ngài, ĐHY là Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Ba Lan, trong lúc Đức Hồng Y Wojtyla làm Tổng Giám mục Krakow), Chị thánh Faustina Kowalska và Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen. Năm 1984, chính Đức Giáo Hoàng Ba Lan này và Tổng thống Reagan đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Hoa Kỳ và Tòa thánh.
Bạn thân của tôi…
Năm 1989, cựu Tổng thống Ronald Reagan, trong cuốn nhật ký của ông có ghi lại hai vị đại diện của liên đoàn lao động người Mỹ gốc Ba Lan và Solidarność của Nghiệp đoàn Đoàn kết, được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II hậu thuẫn, cùng với cựu Tổng thống Hoa Kỳ, đã thành lập “liên đoàn lao động độc lập đầu tiên” trong khối Xô Viết và đã đóng góp vào việc giật xập Bức màn sắt, làm bùng nổ lên phong trào lật đổ toàn bộ Liên Bang Xô Viết, khởi đi từ chuyến tông du năm 1979 của vị Giáo hoàng Ba Lan nhân chuyến về thăm quê hương của ngài.
Khi phỏng vấn cựu Tổng thống Reagan về những lời khuyên khôn ngoan về chính trị cho các thành viên của Nghiệp đoàn Solidarność, Đức Thánh Cha đã bảo họ hãy lắng nghe lương tâm của họ, vì đó là nơi mà Chúa Thánh Thần tác động nơi họ... Sau đó, Cựu Tổng thống Reagan chỉ vào một bức ảnh của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II và nói: Ngài là người bạn tốt nhất của tôi. Vâng, bạn biết tôi Tin lành, nhưng Đức Thánh Cha vẫn là người bạn thân thiết nhất của tôi.
Phép lạ chữa lành
Cha thánh Padre Pio cũng có một tình bạn thân thiết với thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Ngài tâm sự về một chi tiết của Đức Wojtyla mà Ngài chưa bao giờ nói ra cho ai khác. Số là trong chuyến viếng thăm Rome năm 1962, nhật ký riêng của Đức Wojtyla có kể lại, Đức Tổng biết một trong những người bạn Ba Lan của ngài sắp chết. Ngài viết thư cho cha Padre Pio, xin cha cầu nguyện cho người bạn đó. Bức thư được trao tận tay cho cha thánh, Cha thánh trả lời: “Con không thể nói không với lời yêu cầu này của Đức Tổng”. Mười một ngày sau, Đức Wojtyła gửi cho cha Pio một lá thư thứ hai, cám
ơn Ngài vì đã cầu nguyện cho người bạn đó, Ngài viết: Người bạn bị ung thư đột nhiên được chữa lành trước khi vào được đưa vào phòng phẫu thuật.
Tượng tưởng niệm ở Ba Lan
Lần đầu tiên Đức Hồng Y Wyszyński gặp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sau khi Ngài đắc cử vào vai trò là Người kế vị thánh Phêrô. Tác giả Novecosky cho hay đó là một trong những khoảnh khắc xúc động nhất của vị Giáo hoàng Ba lan. Đức Hồng Y Ba Lan, khi gặp Đức Tân Giáo hoàng, Ngài đã cúi xuống hôn chiếc nhẫn của Đức Tân Giáo hoàng tại Quảng trường thánh Phêrô trong ngày Đức Tân Giáo Hoàng đăng quang; nhưng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhanh chóng đứng dậy, ôm lấy người thầy của mình và hôn lên má ngài. Cảnh tượng này đã gây xúc động cho nhiều người, nể phục và trân quí đúc thành trăm bức tượng, được dựng ở khắp nơi tại Ba Lan để nhớ tới hành vi khiêm hạ và nể phục này. Tác phẩm cũng đề cập tới mối quan hệ và tình bạn đặc biệt mà thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II có với Đức Hồng Y Giuse Ratzinger, kể từ năm 1978, lúc hai người gặp nhau trong công nghị bàu chọn Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I (Albino Luciani), điều này dẫn đến việc Đức Wojtyla đã tin tưởng xin Đức Hồng Y Ratzinger hy sinh ở lại Rome, mặc dù Đức Hồng Y Ratzinger có ngỏ ý muốn trở về phục vụ tại quê nhà ở Bavaria, Đức quốc.
Tác giả kể lại hai vị thường gặp nhau mỗi tối thứ Sáu lúc 6 giờ, khi mà Hồng Y Ratzinger giữ chức vụ Chủ tịch thánh Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Hồng Y không những là cộng sự viên mà còn là người bạn chí thân.
Lò sản xuất các vị thánh và Chân phước
Cuốn sách kể lại một số người đã liệt kê triều đại Giáo hoàng Gioan Phaolô II là một triều đại sản xuất ra các “vị thánh”. Trong suốt triều đại Giáo Hoàng của Ngài, Đức thánh Gioan Phaolô II đã phong thánh cho 482 vị, nhiều hơn tất cả số các vị thánh đã được các giáo hoàng tuyên phong trong 500 năm trước đó - và Đức Gioan Phaolô II cũng đã phong Chân phước cho 1.341 các đấng Đáng kính nam nữ… bao gồm các thánh: Padre Pio, Maximilian Kolbe, Edith Stein, Faustina Kowalska, và Kinda Drexel. Tác giả ghi chú rằng thánh Giáo hoàng đã mồ côi mẹ lúc chín tuổi, vì bệnh thận và vì suy nhược, rồi ngài lại mất cha khi vừa tròn 21 tuổi, và mất luôn người anh cả nữa… Là một sinh viên đại học, ngài tận hiến và phó thác vận mệnh đời mình cho Đức Mẹ Czestochowa, Đức Mẹ của người Ba lan.
Đưa Chúa đến nơi Ngài bị từ chối
Tác giả cũng nói về thời gian chàng trai Wojtyla là một diễn viên, làm thơ, viết và dàn dựng năm vở kịch… và phát hiện ra tiếng Chúa kêu gọi lúc chàng đang làm việc trong một mỏ đá… Chàng đã phải âm thầm bí mật liên hệ với các cha trong chủng viện... âm thầm học Triết học và Thần học, trau dồi về Chúa Kitô… Với một tâm trạng vô cùng đau khổ vì quân đội Đức Quốc xã xâm lăng Ba Lan và áp đặt chủ nghĩa Cộng sản lên đất nước này. Ngài đã thực hành những gì ngài thâm tín, cho nên sau này khi lên ngôi Giáo hoàng, Ngài đã lấy khẩu hiệu và rao giảng cho mọi người, đặc biệt những người trẻ: Đừng sợ! Khởi đầu sự nghiệp cho giáo hội ở Ba Lan, khi khởi xướng tại Nowa Huta, một vùng ngoại ô Krakow, nơi được gọi là 'Thiên đường của công nhân và lệnh cấm không được xây dựng thánh đường, Wojtyla là một giám mục trẻ, trong suốt 20 năm, Ngài đã dâng lễ ngoài trời, đặc biệt vào các dịp Giáng sinh và lễ trọng; và cuối cùng một nhà thờ đã được xây dựng. Ngài không ngần ngại thách thức chính quyền đòi hỏi quyền tự do tôn giáo.
Không thỏa hiệp đức tin
Trong khi thúc đẩy việc đối thoại đại kết và liên tôn, và quan tâm đến các môi trường: người nghèo, Trung Quốc và người bị đàn áp, Giáo hoàng Ba Lan đã lên tiếng bảo vệ một đức tin bảo thủ, không khoan nhượng, ngay cả với những người bất đồng chính kiến với ngài. Ngài từng đối đầu với các chính trị gia có chính sách không bảo vệ sự sống. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên đến thăm Giáo hội Đông Timor dành lại độc lập khỏi đất nước Indonesia xâm chiếm và sát nhập vào Indonesia năm 1976. Khi thăm viếng Đông Timor, thánh Giáo hoàng không ngần ngại kêu gọi Indonesia hãy tôn trọng tự do độc lập chủ quyền của Timor, kết quả sau chuyến tông du này, nhiều người dân đã không sợ hãi đặt tên John Paul cho những bé sơ sinh để nhớ tới cuộc tông du của ngài tại đảo quốc nhỏ bé này.
Nghệ thuật đối thoại
Hướng tới việc đối thoại, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã là người đi tiên phong trong việc đối thoại với Hồi giáo, nhân chuyến tông du tới Syria năm 2001. Trong tác phẩm, tác giả cũng nhắc lại chuyến viếng thăm của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tại Liên Hợp Quốc vào năm 1995 và minh nhiên công bố rằng mọi thành viên Liên Hiệp Quốc phải bảo vệ quyền cơ bản tự do tôn giáo và tự do lương tâm, như là nền tảng cơ bản của mọi cấu trúc nhân quyền và nền tảng của mọi xã hội đích thực tự do. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II quả quyết: Không ai được phép đàn áp những quyền hạn đó bằng cách sử dụng sức mạnh cưỡng chế để áp đặt câu trả lời cho những quyền thiêng liêng của con người!
Bàn tay Đức Maria đã chặn viên đạn ám sát Ngài
Nhìn lại bản thân của Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, tác giả đã ghi lại vụ ám sát vào ngày 13 tháng 5 năm 1981, và cách hành xử tha thứ của Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong lần giáp mặt gặp gỡ kẻ ám sát Ngài mà không đòi buộc kẻ sát nhân phải bị còng tay và phải được theo dõi bảo vệ bằng trực hình! Ngài đã tha thứ cho kẻ sát hại Ngài! Hơn nữa, tác giả còn nhấn mạnh rằng thánh Giáo hoàng Ba Lan này xác tín rằng chính Đức Mẹ Fatima đã cứu Ngài bằng cách làm cho viên đạn bay lạc hướng...Viên đạn bắn vào gần trái tim thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã được mổ ra và đem gắn vào vương miện của bức tượng Mẹ tại Fatima. Tác phẩm cũng tập trung vào những nỗ lực của Đức Wojtyla vào việc: bảo vệ tự do tôn giáo, khai triển nền văn hóa sự sống" và chiến đấu chống lại văn hóa sự chết"; . Tác giả cũng cho rằng đây là vị 'Giáo hoàng Mân côi được biểu tỏ qua chính đời sống cầu nguyện riêng tư của Ngài, những cổ súy, động viên của Ngài dành cho các gia đình như hô hào hãy cùng nhau lần chuỗi Mân côi và chính Ngài thêm vào Năm sự Sáng trong 15 mầu nhiệm Mân côi truyền thống.
Nhậy cảm trước các vấn nạn toàn cầu
Nhạy cảm với các cuộc tấn công khủng bố, đặc biệt cuộc tấn công vào tòa Tháp đôi và Lầu năm góc ngày 9/11, thánh Giáo hoàng Ba Lan kêu gọi hãy lần chuỗi Mân côi để chống lại chủ nghĩa “duy - ism” duy khủng bố!
Nhìn vào Ngài, ai ai cũng phải nhìn nhận rằng Ngài là một vị giáo hoàng năng nổ nhất trong lịch sử! Tác giả đã phân tích bằng đảo qua một số sự kiện như chưa nhận chức được một năm mà Ngài đã sửa đổi và bổ túc Bộ Giáo luật (Canon) cho có hiệu quả, rồi phát hành một cuốn Giáo lý Giáo Hội Công Giáo vào năm 1992, và nhiều văn bản khác. Nhìn vào các Ngày Giới trẻ Thế giới và những thành quả tinh thần mà các biến cố ấy mang lại cho giới trẻ trên toàn thế giới… Tác giả Novecosky nhớ lại Đại hội Giới trẻ ở Denver (WYD) năm 1993, được coi như là một vụ bộc phá trước con số giới trẻ sự tham dự đông đảo và những tác động của vị Giáo hoàng Ba Lan 73 tuổi này, gây nhiều âm hưởng cho toàn cầu… và hậu quả là sau đó, biết bao nhiêu công cuộc tông đồ đã được phát sinh ra từ Denver Hoa kỳ.
Dọn đường cho Đức Phanxicô tới Havana
Cũng có những phản ánh về nỗi thất vọng của vị thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II là Ngài không đến được Nga, cũng như chưa gặp gỡ được các Giáo phụ của Giáo hội Chính thống Nga, như kỳ vọng vào năm 1997, để ký một tuyên cáo chung cùng Đức Giáo chủ Alexy II tại Moscow, một công việc mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thực hiện được vào năm 2016, khi gặp gỡ Giáo phụ Patriarch Kirill, người kế vị của Giáo phụ Alexey ở Cuba, trên đường viếng thăm Mexico. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thực hiện được những bước tiến lớn về mặt ngoại giao, bao gồm thiết lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ Israel và Palestine, thúc đẩy chấm dứt những xô xát bạo lực giữa Công Giáo-Tin lành trong chuyến tông du năm 1979 tới Ireland, và lên tiếng chống lại xung đột, bạo lực phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, xung đột ở Bosnia, và chống lại Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, và Chiến tranh Iraq do Hoa Kỳ tiến hành năm 2003, thật đúng như chủ đề Giao Hoàng của Ngài và Ngài khuyến dụ những người trong cuộc ‘đừng sợ’ hành động cho hòa bình. Ngài chống lại sự lạm dụng về những tư duy Thần học Giải phóng, sự thúc dục cải tổ một số vấn đề trong Giáo hội của một số cấp tiến, và chống lại việc lạm dụng trẻ em, dù đây có thể được coi là một điểm nhức nhối nhất trong triều đại của Ngài… Có rất nhiều điều được bàn cãi và tranh luận nhưng chưa được thực hiện. Vị Thư ký riêng của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II là Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, đã chia sẻ với tác giả nhiều điều đang được thực hiện với đầy nhiệt huyết và hấp dẫn của nó.
Không thể nói không
Tác giả bày tỏ rằng ngoài nghiên cứu và kinh nghiệm cá nhân của mình, ông đã nói chuyện và lấy cảm hứng từ các chuyên gia khác về vị Giáo hoàng này, bao gồm cả người viết tiểu sử về Đức Giáo Hoàng là tiến sĩ George Weigel. Tác giả cũng chia sẻ về những khoảnh khắc ông có với thánh Giáo hoàng, bao gồm cả giai thoại đáng nhớ: cách chàng Wojtyła bắt đầu làm thơ khi còn là sinh viên đại học năm 1939, thường ký bằng bút danh và cách Ngài tiếp tục sáng tác những vần thơ hay trong triều đại giáo hoàng của mình.
Trong những gia sản tinh thần quý giá này của tác giả, Ký giả Patrick Novecosky ghi lại bài “Cõi lặng” (The Place Inside) thơ của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, được viết vào ngày 31 tháng 7 năm 1998. Tác giả cho hay ông may mắn có được một ấn bản như một món quà tặng từ một người bạn thân với gia đình của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II.
Sau đó, tác giả nhận được một cú điện thoại từ Vatican năm 1999: thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã không giữ lại phiên bản nào trong thư viện riêng của Ngài, nên Ngài yêu cầu tôi cho Ngài bản đó... Đương nhiên là tôi không thể từ chối không được!... Đổi lại, Vatican đã gửi cho tôi một phiên bản có bìa cứng được phát hành rất đẹp cho thư viện riêng của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Điều này và nhiều giai thoại tương tự khác như vậy sẽ được phát hành trong tác phẩm độc đáo ‘100 Cách Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II làm thay Đổi Thế Giới sẽ được gửi tới quí đọc giả vào tháng 10 tời đây… Mong quí vị đón đọc! Trước cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nhiều vị trong Giáo hội đề nghị Đức Phanxicô tôn vinh Ngài lên vị Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Cả hay còn gọi là Đại Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Giáo phận Krakow Ba lan cũng đang xúc tiến việc tôn phong thánh cho song thân của Ngài. Chúng ta hãy cầu nguyện và hy vọng.
Ơn quan phòng: Chân Phước Charles de Foucauld được tuyên thánh vào thời điểm thật phù hợp
Giáo Hội Năm Châu
05:22 29/05/2020
Tờ Avvnire, nghĩa là Tương Lai, của Hội Đồng Giám Mục Ý ghi nhận một làn sóng trở lại của nhiều người Ý sau thời gian dịch bệnh. Trên các diễn đàn truyền thông xã hội nhiều người tin tưởng Chúa đã cho mình cơ hội làm lại cuộc đời sau đại dịch coronavirus kinh hoàng này.
Trong bối cảnh đó, đúng là ý Chúa quan phòng để Chân Phước Charles de Foucauld, một người từng mất đức tin và đã trở lại đạo được tuyên thánh.
Thật vậy, thưa quý vị và anh chị em: Vatican đã công bố hôm thứ Tư rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã đẩy mạnh án tuyên thánh cho 14 vị, trong đó có Chân Phước Charles de Foucauld, một nhà truyền giáo người Pháp bị giết ở Algeria năm 1916.
De Foucauld, còn được gọi là Anh Charles của Chúa Giêsu, là một người lính, một nhà thám hiểm, một người Công Giáo trở lại đạo sau khi đã mất đức tin, một linh mục, một ẩn sĩ và là người tu sĩ khó nghèo phục vụ giữa những người Tuareg trong sa mạc Sahara ở Algeria.
Ngài bị bởi một nhóm người hạ sát tại nơi ẩn tu của mình trong sa mạc Sahara vào ngày 1 tháng 12 năm 1916.
De Foucauld sinh tại Strasbourg năm 1858. Ông được ông ngoại giàu có và quý phái của mình nuôi dưỡng sau khi bị mồ côi cha mẹ vào năm 6 tuổi.
Theo bước chân của ông nội, De Foucauld gia nhập quân đội Pháp và trong thời gian này anh đã mất niềm tin, và sống một cuộc đời buông thả và được biết đến là người có khiếu hài hước.
De Foucauld đã giải ngũ vào năm 23 tuổi và lên đường khám phá Marốc nguy hiểm. Trong tiến trình liên lạc với các tín đồ Hồi giáo có niềm tin rất mạnh mẽ ở đó, De Foucauld cảm thấy bị thách thức và anh bắt đầu lặp lại với chính mình: “Lạy Chúa, nếu thật sự Chúa hiện hữu, xin hãy cho con biết Chúa.”
Anh trở về Pháp và, với sự hướng dẫn của một linh mục, đã trở lại với đức tin Công Giáo vào năm 1886, ở tuổi 28.
Câu nói sau đây của anh được nhiều người truyền tụng: “Ngay khi tôi bắt đầu tin vào Chúa, tôi hiểu rằng tôi không thể làm gì khác hơn là sống chỉ cho Ngài mà thôi.”
De Foucauld đã nhận ra ơn gọi theo Chúa Giêsu trong cuộc đời mình tại Nazareth, trong một chuyến hành hương đến Thánh địa. Anh trở thành là một tu sĩ Dòng Trappe ở Pháp và Syria trong bảy năm. Dòng Trappe là nói theo tiếng Pháp, tiếng Việt thường gọi là Dòng Xitô Nhặt Phép.
Ngài cũng sống như một ẩn sĩ trong một thời gian gần một tu viện của thánh Clara khó nghèo ở Nazareth.
Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1901 ở tuổi 43 và rời khỏi Bắc Phi để phục vụ dân tộc Tuareg, một dân tộc du mục, và nói rằng ngài muốn sống giữa những người xa nhất, bị bỏ rơi nhất.
Ở Sahara, ngài chào đón bất cứ ai đi ngang qua, dù là Kitô hữu, người Hồi giáo, Do Thái hay ngoại giáo.
Ngài rất tôn trọng tín ngưỡng và văn hóa nơi đang sống. Trong 13 năm ở Saraha, ngài đã học văn hóa và ngôn ngữ Tuareg, biên soạn một cuốn từ điển Tuareg- Pháp, và là một người anh em của tất cả mọi người.
Vị linh mục nói rằng ngài muốn “hét lên thông điệp Tin Mừng bằng cuộc sống của mình” và sống một cuộc sống thánh thiện để mọi người phải hỏi “Đệ tử mà còn được như thế, huống hồ là Sư phụ? ”
De Foucauld là nguồn cảm hứng cho việc thành lập một số hiệp hội giáo dân, cộng đồng tôn giáo và các tu hội bao gồm cả các linh mục và giáo dân, được gọi chung là Gia đình thiêng liêng của Charles de Foucauld.
Trong lễ tuyên Chân Phước cho ngài vào năm 2005, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói: “Trong tư cách là một linh mục, Charles de Foucauld, đã đặt Bí tích Thánh Thể và Tin Mừng làm trung tâm của đời mình.”
“Ngài đã phát hiện ra rằng Chúa Giêsu – Đấng đã đến để kết hiệp chính mình với nhân loại của chúng ta - mời gọi chúng ta đến với một tình huynh đệ phổ quát mà sau này thánh nhân đã trải nghiệm ở Sahara; và đến với tình yêu mà Chúa Kitô đã nêu gương sáng cho chúng ta.”
Hôm thứ Tư 26 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho Đức Hồng Y Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh một cuộc tiếp kiến. Trong cuộc tiếp kiến này, Đức Thánh Cha đã công nhận phép lạ thứ hai nhờ lời cầu bầu của Chân Phước Charles de Foucauld, mở đường cho việc tuyên thánh cho ngài.
Đức Thánh Cha cũng đã nhìn nhận các phép lạ khác và đã ủy quyền cho Bộ Tuyên Thánh công bố các Sắc lệnh sau:
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Chân phước Cesare de Bus, linh mục, vị sáng lập Tu Hội Các Linh Mục Truyền Bá Tín Lý Kitô Giáo; sinh ngày 3 tháng 2 năm 1544 tại Cavaillon bên Pháp và chết tại Avignon một thành phố của Pháp vào ngày 15 tháng 4 năm 1607.
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Chân phước Charles de Foucauld, thường được gọi là Cha Charles của Chúa Giêsu, linh mục triều; sinh ra tại Strasbourg bên Pháp vào ngày 15 tháng 9 năm 1858 và mất tại Tamanrasset, Algeria vào ngày 1 tháng 12 năm 1916.
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Chân phước Maria Domenica Mantovani, là vị Đồng sáng lập và là Bề Trên tiên khởi của Dòng các Tiểu muội của Thánh Gia; sinh ngày 12 tháng 11 năm 1862 tại Castelletto di Brenzone bên Ý và chết ở đó vào ngày 2 tháng 2 năm 1934.
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Bậc Đáng Kính Michael McGivney, linh mục triều, là vị sáng lập Dòng Hiệp sĩ Kha Luân Bố; sinh ngày 12 tháng 8 năm 1852 tại Waterbury, Hoa Kỳ và mất tại Thomaston, Hoa Kỳ vào ngày 14 tháng 8 năm 1890.
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Bậc Đáng Kính Pauline Maria Jaricot, vị sáng lập “Tu hội truyền bá đức tin” và “Chuỗi Mân côi sống”; sinh ngày 22 tháng 7 năm 1799 tại Lyon, bên Pháp và chết tại đó vào ngày 9 tháng 1 năm 1862.
- Sắc lệnh nhìn nhận phúc tử vì đạo của những Tôi tớ Chúa Simeon Cardon và 5 bạn tử đạo, là các tu sĩ khấn trọn của cộng đoàn Xitô ở Casistari; bị giết ở Casamari, vì lòng thù hận Đức tin, từ ngày 13 đến 16 tháng 5 năm 1799;
- Sắc lệnh nhìn nhận phúc tử vì đạo của những Tôi tớ Chúa Cosma Spessotto, tên khai sinh là Sante, một linh mục khấn trọn của Dòng Anh Em Hèn Mọn; sinh tại Mansué bên Ý và bị giết ở San Juan Nonualco, El Salvador, vì lòng thù hận Đức tin, vào ngày 14 tháng 6 năm 1980.
Từ năm 1983, tiến trình tuyên thánh trong Giáo Hội Công Giáo trải qua các bước như sau: thứ nhất là tuyên phong lên hàng “Servus Dei” – nghĩa là “Tôi tớ Chúa”, rồi đến bậc “Venerabilis” – nghĩa là “Bậc Đáng Kính”, sau đó là “Beatus ” – nghĩa là “Chân Phước”, và cuối cùng cao nhất là được tuyên Thánh - “Sanctus”.
Như thế, với các sắc lệnh này, Giáo Hội sẽ có thêm 3 vị Thánh, 2 vị Chân Phước và 2 Bậc Đáng Kính.
Sóng gió chập chùng: Tình hình nghiêm trọng tại Hoa Kỳ và Hương Cảng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:12 29/05/2020
1. Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân lo ngại luật an ninh mới đe doạ tự do tôn giáo
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân của Hương Cảng nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng những thay đổi đối với tình trạng Hương Cảng có thể đe dọa quyền tự do tôn giáo của người Công Giáo và tín đồ các tôn giáo khác.
Cơ quan lập pháp của Trung Quốc vào ngày 28 tháng Năm đã phê chuẩn một nghị quyết áp đặt luật an ninh mới đối với khu vực tự trị Hương Cảng. Đó là một diễn biến mà những người biểu tình ủng hộ dân chủ và người Công Giáo ở nước này lo ngại sẽ làm suy yếu các quyền tự do của Hương Cảng, bao gồm cả tự do tôn giáo.
Theo Washington Post, các luật mới nhằm mục đích hình sự hóa bất cứ điều gì Bắc Kinh coi là sự can thiệp của nước ngoài, các hoạt động ly khai hoặc lật đổ quyền lực nhà nước. Luật pháp cũng cho phép lực lượng an ninh Trung Quốc được hoạt động trong thành phố này.
Trả lời một cuộc phỏng vấn của CNA, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, Giám mục hiệu tòa của Hương Cảng, cho biết ngài lo lắng rằng các luật mới sẽ được sử dụng để bóp nghẹt quyền tự do tôn giáo mà người Hương Cảng hiện đang được hưởng.
Hương Cảng đã có những biện pháp bảo vệ rộng rãi cho tự do tín ngưỡng và truyền giáo, trong khi ở Trung Quốc đại lục, thì lại có một lịch sử đàn áp lâu dài đối với các Kitô hữu từ phía những người điều hành nhà nước.
Điều cần thiết nhất vào lúc này là cầu nguyện, Đức Hồng Y Quân nói.
“Chúng tôi không có gì tốt để hy vọng. Hương Cảng hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Chúng tôi phụ thuộc vào Trung Quốc ngay cả vấn đề thực phẩm và nước uống. Nhưng chúng tôi đặt mình vào tay Chúa, ” Đức Hồng Y Quân nói với CNA trong một cuộc phỏng vấn ngày 27 tháng Năm.
Hương Cảng là một khu vực hành chính đặc biệt của Trung Quốc, nghĩa là nó có chính phủ riêng nhưng vẫn thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc. Hương Cảng từng là thuộc địa của Anh cho đến năm 1997, khi nó được trả lại cho Trung Quốc dưới nguyên tắc một quốc gia, nhưng hai hệ thống, cho phép Hương Cảng có hệ thống lập pháp và kinh tế của riêng mình.
Sự cởi mở của Hương Cảng đối với thế giới bên ngoài và sự minh bạch trong quy định kinh doanh và ngân hàng, vốn trái ngược hoàn toàn với Trung Quốc đại lục, đã biến nơi đây thành một trung tâm kinh doanh, ngân hàng và tài chính toàn cầu.
Trung Quốc đã công bố ngày 21 tháng Năm một kế hoạch ban hành cái gọi là luật an ninh mới, ảnh hưởng đến Hương Cảng, trong đó các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh nói rằng Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, tức là Quốc hội Trung Quốc, sẽ áp đặt các thay đổi đối với khu vực bất kể sự chấp thuận hay không của hệ thống lập pháp Hương Cảng.
Phiên họp thường niên của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc đã bắt đầu từ ngày 22 tháng Năm. Sau cuộc bỏ phiếu ngày 28 tháng Năm, với tỷ số 2, 878 phiếu thuận trên 1 phiếu chống, Đặc Khu Trưởng Hương Cảng là Carrie Lam, hay còn gọi là Lâm Trịnh Nguyệt Nga, bày tỏ sự ủng hộ của bà đối với các biện pháp mới.
Tờ Wall Street Journal đưa tin rằng nghị quyết của Trung Quốc không nêu rõ mốc thời gian để Bắc Kinh thực hiện các biện pháp mới, mặc dù một số nhà lập pháp dự đoán rằng các biện pháp chi tiết sẽ được tiết lộ trong vài tháng tới.
Các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hương Cảng, trong đó nhiều tín hữu Công Giáo tham dự đã chống lại các nỗ lực lập pháp vào năm ngoái để thông qua một dự luật gây tranh cãi cho phép Trung Quốc đại lục dẫn độ tội phạm bị cáo buộc từ Hương Cảng về Hoa Lục.
Cuối tuần trước, những người biểu tình ở Hương Cảng đã xuất hiện với số lượng lớn để phản đối các kế hoạch của Trung Quốc nhằm áp đặt luật an ninh.
Tờ New York Times cho biết các hạn chế vì coronavirus của thành phố, hiện đang cấm các cuộc tụ tập lớn hơn tám nghìn người biểu tình trên đường phố. Vào ngày 24 tháng Năm, cảnh sát bắt giữ ít nhất 180 người và ít nhất sáu người biểu tình cần phải vào bệnh viện vì cảnh sát đã sử dụng hơi cay và tung ra bạo lực rất dã man.
Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra vào ngày 28 tháng Năm, trong đó hơn 360 người biểu tình đã bị bắt giữ.
Số người tham dự các cuộc biểu tình thấp hơn so với các cuộc biểu tình quy mô lớn vào năm ngoái, một phần vì virus và một phần vì cảnh sát đang sử dụng các chiến thuật rất quyết liệt để dập tắt các cuộc biểu tình trước khi chúng xảy ra.
Vào tháng Giêng, Trung Quốc đã bổ nhiệm Lạc Huệ Ninh (Luo Huining, 罗惠宁) làm Giám Đốc Văn phòng Liên lạc Hương Cảng. Tháng 4, ông ta đã kêu gọi Cộng sản Trung Quốc thực thi quyền kiểm soát Hương Cảng bằng cách thông qua luật an ninh quốc gia.
Bây giờ khi những luật an ninh nhằm thắt chặt đã được thông qua, bọn cầm quyền Trung Quốc đã sẵn sàng có nhiều quyền lực hơn để đàn áp các cuộc biểu tình ở Hương Cảng, nơi được coi là một thách thức trực tiếp đối với quyền lực của nó.
Nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo Hương Cảng, bao gồm Đức Cha Phụ Tá Hạ Chí Thành, đã công khai ủng hộ các cuộc biểu tình. Vào tháng Tư, Ủy ban Công lý và Hòa bình của Giáo phận Hương Cảng kêu gọi chính phủ đáp ứng các yêu cầu mà những người biểu tình ủng hộ dân chủ đã kêu gọi trong nhiều tháng qua, bao gồm một cuộc điều tra độc lập về chiến thuật của cảnh sát.
Đức Hồng Y Quân cho biết mặc dù ông tin rằng nhiều người trong cộng đồng Công Giáo ở Hương Cảng phản đối các hành động của Trung Quốc, ông lo ngại rằng Vatican sẽ bổ nhiệm một giám mục mới, thông cảm với Bắc Kinh, là người có thể không kiên định với các giá trị dân chủ.
Source:Catholic News Agency
2. Tình hình nghiêm trọng tại Hoa Kỳ
Tính đến ngày thứ Sáu 29 tháng Năm, tử vong toàn thế giới đã lên đến 361, 763 người, trong số 5, 900,274 trường hợp nhiễm coronavirus.
Tình hình tại Hoa Kỳ đã trở nên nghiêm trọng vì vừa phải đối phó với đại dịch coronavirus kinh hoàng, lại còn phải đối diện với bạo động chủng tộc.
Tử vong tại Hoa Kỳ đến nay đã lên đến 103, 319 người, trong số 1, 767,863 trường hợp nhiễm coronavirus.
Trong chương trình này, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em lời kêu gọi của Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda và những diễn biến chính chung quanh vụ bạo động tại Minneapolis.
3. Tuyên bố liên quan đến cái chết của George Floyd của Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda
Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda của St. Paul và Minneapolis vừa ra một thông báo yêu cầu điều tra cái chết của anh George Floyd.
Toàn văn tuyên bố như sau:
Video về George Floyd trong lúc bị cảnh sát bắt giữ vào chiều thứ Hai gây ra những đau khổ và quan ngại sâu xa. Nỗi buồn và nỗi đau thật mãnh liệt. Chúng ta hãy cầu nguyện xin ơn an ủi cho gia đình và bạn bè đang phải đau buồn của anh ấy, và ơn an bình cho một cộng đồng bị tổn thương, cũng như sự thận trọng trong khi tiến trình phía trước. Chúng ta cần một cuộc điều tra đầy đủ dẫn đến trách nhiệm giải trình đúng đắn và công bằng thực sự.
Đặc biệt vào thời điểm này khi sự mong manh của con người đã và đang được tập trung vì đại dịch Covid-19, chúng ta được kêu gọi tôn trọng giá trị và nhân phẩm của mỗi cá nhân, cho dù họ là dân thường cần được bảo vệ hay nhân viên thực thi pháp luật chịu trách nhiệm bảo vệ. Tất cả mọi mạng sống con người đều là thánh thiêng. Xin hãy tham gia cộng đồng Công Giáo chúng tôi trong lời cầu nguyện cho George Floyd và gia đình anh ấy, và làm việc để một ngày nào đó tình yêu và sự thật sẽ gặp gỡ, công lý và hòa bình sẽ giao duyên (Thánh Vịnh 85).
Source:Catholic Spirit
4. Những diễn biến chính chung quanh vụ bạo động tại Minneapolis
Thống đốc bang Minnesota Tim Walz đã yêu cầu Vệ binh Quốc gia của tiểu bang “cung cấp nhân sự, thiết bị và các phương tiện cần thiết để đáp ứng và phục hồi” sau khi xảy ra các vụ bạo loạn liên quan đến cái chết của George Floyd, 46 tuổi.
Hôm thứ Năm, các nhà lãnh đạo khu vực Minneapolis đã tìm cách trấn an công chúng và cầu xin sự bình tĩnh trong lúc sự phẫn nộ đang diễn ra trên toàn quốc và các cuộc biểu tình địa phương đã dẫn đến các vụ hỏa hoạn, cướp bóc và đụng độ dữ dội với cảnh sát. Tình trạng bất ổn xảy ra trong khi đang dấy lên trên toàn quốc những lời kêu gọi buộc tội hình sự đối với viên chức cảnh sát da trắng, là người đã quỳ trên cổ của Floyd, trong khi Floyd lặp đi lặp lại là “Tôi không thể thở được”.
Thị trưởng thành phố St. Paul đã yêu cầu mọi người ở nhà trong bối cảnh tình trạng phá hoại lan tràn nhanh chóng ở thành phố.
Trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư, Thị trưởng Jacob Frey của Minneapolis cũng kêu gọi buộc tội hình sự đối với viên chức cảnh sát đã quỳ trên cổ của Floyd. Trong cuộc họp báo đó, thành phố Minneapolis tiết lộ viên cảnh sát này tên là Derek Chauvin, 44 tuổi. Chauvin, gia nhập cảnh sát từ năm 2001, và đã bị 18 đơn khiếu nại gửi đến bộ phận nội vụ của sở cảnh sát, nhưng chưa hề bị kỷ luật vì các cáo buộc này. Nhân viên khác được xác định trong video là Tou Thao, một người Mỹ gốc Hmong, không phải là người Mỹ gốc Việt. Tou Thao gia nhập cảnh sát năm 2009, từng bị cho nghỉ việc trong hai năm vì sử dụng bạo lực quá đáng, và từng liên quan đến một vụ kiện trong đó phải đền cho nạn nhân 25, 000 Mỹ Kim. Hai cảnh sát viên khác cũng vừa bị đuổi là Alexander Kueng và Thomas Lane.
Giao thông công cộng trong khu vực đã bị đình chỉ vì những lo ngại về an toàn.
Bộ Tư pháp và FBI đã cam kết thực hiện một cuộc điều tra hình sự sâu rộng về cái chết của Floyd và nói trong một tuyên bố chung rằng cuộc điều tra là ưu tiên hàng đầu.
Gia đình Floyd yêu cầu những người ủng hộ anh biểu tình ôn hoà, và cho biết sẽ tìm cách khám nghiệm tử thi độc lập vì họ không tin tưởng các quan chức thành phố Minneapolis. Luật sư của gia đình cho biết hôm thứ Năm trên CNN.
Cái chết của Floyd cũng làm dấy lên các cuộc biểu tình ở các nơi khác. Tại Memphis, một đám đông tụ tập bên ngoài một tòa nhà cảnh sát và hô vang “không có công lý, không có hòa bình”. Tại Los Angeles, những người biểu tình đã chặn một xa lộ và đối đầu với một chiếc xe tuần tra trên freeway California.
Nhiều cảnh sát trưởng Hoa Kỳ yêu cầu thuộc cấp giảm bớt sử dụng vũ lực, và đã bày tỏ phản ứng ghê tởm trước cách hành động của cảnh sát viên Derek Chauvin dẫn đến cái chết của Floyd, và ca ngợi cảnh sát trưởng thành phố Minneapolis vì đã sa thải các viên chức cảnh sát có liên quan ngay lập tức.
Tối thứ Tư đã bắt đầu với những cuộc biểu tình ôn hòa, nhưng sau đó rơi vào tình trạng hỗn loạn và cướp bóc khi màn đêm buông xuống. Một nhóm cảnh sát đứng trước một khu vực gần đó và cố gắng giải tán đám đông bằng lựu đạn cay và đạn cao su. Đôi khi, hơi cay quá dày, lan xuống các đường phố lân cận nơi những người đứng ở sân trước của họ phải ho và cay mắt.
Đến 10 giờ tối, một cửa hàng Auto Zone đã bốc cháy. Chẳng mấy chốc, những đám cháy khác đã nổ ra, bao gồm một ngọn lửa lớn tại một công trường xây dựng. Trong khi đó, một người đã bị một chủ tiệm cầm đồ bắn và đã chết tại bệnh viện, cảnh sát nói với Star Tribune, khi đám đông cướp bóc Target, Foot Locker và các doanh nghiệp nhỏ gần đó.
Sở cứu hỏa Minneapolis cho biết đã phản ứng với khoảng 30 đám cháy dọc theo đường East Lake giữa tối thứ Tư và sáng sớm thứ Năm. Xe cứu hỏa cũng bị ném đá và các thứ khác, nhưng không có lính cứu hỏa nào bị thương.
Cướp bóc tiếp tục làm rung chuyển hai thành phố Minneapolis và St. Paul vào sáng thứ Năm. Hàng chục người xông vào Target ở St. Paul lân cận và lấy các thứ thản nhiên đẩy ra không trả tiền.
Người phát ngôn của cảnh sát St. Paul, là Steve Linders, nói với tờ The Washington Post rằng cảnh sát nhanh chóng đến hiện trường và nhóm hôi của đã bị giản tán. Tuy nhiên, không có vụ bắt giữ nào được thực hiện.
Chiều thứ Năm, cảnh sát vẫn phải cố gắng giải tán các nhóm hôi của từ các doanh nghiệp trên toàn thành phố, Sở Cảnh sát St. Paul cho biết. Gạch đá, chai rượu đã được ném vào cảnh sát và làm hỏng xe của họ.
Source:Washington Post
5. Howard County, Maryland, đã thu hồi lệnh cấm rước lễ trong các Thánh lễ có công chúng tham dự
Chiều ngày thứ Năm 28 tháng Năm, Scott Peterson, phát ngôn viên của quận Howard, Maryland nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng quận Howard đã bãi bỏ một quy định trong sắc lệnh hành chánh số 2020-09 cấm không cho rước lễ trong các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự.
Sắc lệnh nói trên đã được công bố hôm thứ Ba 26 tháng Năm. Trong sắc lệnh dài 6 trang này, Calvin Ball, Giám đốc điều hành của Quận Howard, truyền rằng:
“Cấm phân phối và tiêu thụ bất kỳ thực phẩm hoặc thức uống nào trước, trong, và sau tất cả các cử hành tôn giáo, bao gồm cả các thực phẩm hoặc thức uống thường được tiêu thụ như một phần của các cử hành tôn giáo.”
Việc rước Mình Máu Thánh Chúa, ít nhất là bởi vị chủ tế, là một phần không thể thiếu trong nghi thức Thánh Thể. Các quy tắc do Calvin Ball đưa ra cấm cả linh mục cử hành Thánh lễ không được nhận Bí tích Thánh Thể. Như thế, các quy tắc này sẽ có hiệu lực là cấm tất cả các linh mục không được cử hành các thánh lễ một cách hợp luật.
Các quy định tai quái này đã trở thành một trò hề bị dư luận lên án là chà đạp trắng trợn tự do tôn giáo. Sau can thiệp của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, ngài Calvin Ball đã phải rút lại quy định quá điên này.
Văn phòng Giao Tế Công Cộng của Quận Howard cho biết nhiều quy định lạ lùng khác thiếu các cơ sở khoa học, mang tính chủ quan thuần tuý cũng đang được xem xét lại trước các chỉ trích của công chúng.
Tưởng cũng nên nhắc lại: Sắc lệnh hành chánh của ngài Calvin Ball cũng giới hạn việc tham dự các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự trong nhà ở mức 10 người trở xuống, và 250 người đối với các cử hành ngoài trời, cấm chuyền tay nhau các giỏ quyên tiền, cấm bắt tay và các tiếp xúc thân thể giữa các tín hữu.
Sắc lệnh hành chánh cũng khẳng định rằng “hát được phép, nhưng không được khuyến khích” và rằng chỉ có người chủ tế hay một dàn hợp xướng mới được quyền hát. Những người đang hát mà không đeo khẩu trang y tế phải duy trì một khoảng cách 12 feet đối với những người khác, bao gồm cả các nhà lãnh đạo tôn giáo, các ca sĩ khác, hoặc cộng đoàn.”
Source:Catholic News Agency
6. Một Giám Mục tuyên bố rút lui khỏi diễn đàn trong tiến trình công nghị tại Đức
Một Giám Mục Phụ Tá của Tổng giáo phận Köln đã tuyên bố ngài rút lui, không còn tham gia vào diễn đàn về vấn đề tính dục là một phần của tiến trình công nghị đang diễn ra ở Đức.
Đức Cha Dominikus Schwaderlapp nói với tờ Die Tagespost vào ngày 28 tháng Năm rằng diễn đàn đang cố gắng gieo những nghi ngờ đối với những giáo lý cơ bản của Giáo Hội Công Giáo về đạo đức tính dục bằng cách coi tính dục là một hiện tượng “đa giá trị” (polyvalent).
Tài Liệu Làm Việc cuối cùng của diễn đàn đã được xây dựng trên giả định rằng các giáo lý của Giáo hội về đạo đức tình dục đòi hỏi phải được “phát triển hơn nữa”. Theo Đức Cha Schwaderlapp, cách tiếp cận như thế không công bằng đối với quan điểm của Công Giáo về “món quà thiêng liêng tình dục. “
Đức Cha Schwaderlapp nói với CNA Deutsch, cơ quan đối tác tiếng Đức của CNA, rằng dù rút khỏi Diễn đàn, có tên chính thức là “Cuộc sống trong các mối quan hệ thành công”, ngài vẫn tham gia vào tiến trình công nghị.
“Cách riêng là hơn 50 năm qua, Huấn quyền của Giáo hội đã đưa ra những tuyên bố chính xác về các câu hỏi liên quan đến đạo đức tình dục. Qua các tuyên bố này, Huấn quyền đã đào sâu và phát triển giáo huấn của Giáo hội.”
“Phát triển hơn nữa” không bao giờ có nghĩa là phá hủy những gì đang có, nhưng thay vào đó nó phải được xây dựng trên đó. Cụ thể, Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục và Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đưa ra một tuyên bố có tính ràng buộc rằng tình dục, từ quan điểm của sáng tạo, bao gồm hai ý nghĩa liên kết không thể tách rời: là di truyền sự sống và thể hiện tình yêu, ” Đức Cha Schwaderlapp nói với CNA Deutsch.
Các thành viên của Diễn đàn này được dự kiến phải chấp nhận tiền đề cơ bản của một “tình dục đa trị” nhằm thay đổi giáo huấn của Giáo hội. Đức Cha Schaderlapp cho biết, ban tổ chức cố ý không cho một tranh luận chung nào về Tài Liệu Làm Việc, vì thế ngài quyết định từ bỏ tư cách thành viên của mình trong diễn đàn.
Nói chuyện với CNA Deutsch, Đức Cha phản ánh về các tài liệu giáo hoàng như Humanae Vitae - Thông Ðiệp Sự Sống Con Người - và Familiaris Consortio – Tông huấn Gia Đình Kitô - như sau:
“Những văn bản này không phải là ‘tài liệu để suy tư’ mà là những tài liệu ràng buộc mạnh mẽ.”
Đức Cha bày tỏ lo ngại rằng các phương pháp của tiến trình công nghị đang đi chệch khỏi những mối quan tâm thực sự của người Công Giáo. Ngài tự hỏi “liệu những câu hỏi hiện sinh của người dân” có thực sự được đáp ứng trong tiến trình này không.
“Câu hỏi nào trong số những vấn nạn đang được tiến trình công nghị đặt ra là có liên quan khi chúng ta nằm trên giường chết và chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với vị thẩm phán trên trời – mà chúng ta có thể hy vọng sẽ được đem ra thảo luận? Đối với tôi có vẻ như đó là những vấn đề quá khác so với những vấn đề trong tiến trình công nghị, chẳng hạn, ‘Tôi đã cố gắng cam go đến mức nào trong cuộc sống - ngày qua ngày - của mình để yêu Chúa và người lân cận? ’”
Đức Cha nhấn mạnh rằng đó không phải là “bám vào truyền thống”, khiến mọi người xa lánh Giáo hội. Vấn đề của tiến trình công nghị, theo Đức Cha Schwaderlapp là “chúng ta quá quan tâm đến bản thân mình và không đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi hiện sinh của loài người.”
Đức Cha nhấn mạnh rằng chính trong các câu hỏi về đạo đức và bản sắc mà Giáo hội “thực sự có điều gì đó để nói” với thế giới.
Đức Cha Schwaderlapp cũng đưa ra quan điểm rằng giáo huấn coi “tình dục như một món quà từ Thiên Chúa” đã bị thách thức – ít nhất là tại Đức - vì “khoảng cách ngày càng lớn giữa giáo huấn của Giáo hội và đời sống tín hữu trong những năm gần đây. Khoảng cách này cần phải được thu hẹp một cách khẩn trương.”
Source:Catholic News Agency