Ngày 02-06-2014
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các tổ chức nhân quyền Pakistan chống lại luật Hồi Giáo “Giết người vì danh dự”
Đặng Tự Do
02:22 02/06/2014
Cảnh sát đã thản nhiên đứng nhìn một phụ nữ đang mang thai bị đánh đập và ném đá đến chết bởi gia đình mình trước một tòa án tối cao Pakistan tại Lahore hôm 27 tháng 5 vì tội đã dám kết hôn với người đàn ông mà cô yêu thương, trái với sự dàn xếp của gia đình

Quan chức cảnh sát Naseem Butt cho biết gần 20 thành viên trong gia đình của Farzana Parveen, 25 tuổi, trong đó có cha và các anh em của cô, đã tấn công cô và chồng cô bằng gậy gộc và gạch đá giữa ban ngày trước một đám đông ngay trước tiền đình của tòa án tối cao Lahore.

Luật sư của cô là Mustafa Kharal nói ông Mohammad Azeem là cha của nạn nhân đã ra trình diện cảnh sát và yêu cầu được miễn truy tố dựa theo luật Hồi Giáo “giết người vì danh dự”. Luật Umdat al- Salik chương 1, triệt 1 và triệt 2, quy định “người cha hay người mẹ có quyền giết chết con cái hay cháu chắt mình vì danh dự gia đình”.

Tuy nhiên, cảnh sát nói tham gia trong vụ giết người này không chỉ có ông Mustafa mà còn có những người khác và họ phải bị trừng phạt. Các nhân chứng cho hay ngoài ông Mustafa, các con ông và người bà con đã có hôn ước với cô cũng đã tích cực tham gia vào việc đánh đập và ném đá cô đến chết.

Cô Farzana Parveen đang mang thai 3 tháng đã kết hôn với Mohammad Iqbal, người mà cô yêu thương trong nhiều năm và đã bỏ nhà ra đi chung sống với Iqbal.

Iqbal, 45 tuổi, đã có 5 đứa con với người vợ trước khai là gia đình cô Farzana Parveen đã làm tiền anh ta nhưng anh ta không đưa tiền và đã dắt cô Farzana Parveen bỏ trốn sau khi đã làm giấy hôn thú trước tòa.

Ông Mohammad Azeem đã thưa Iqbal ra tòa vì tội bắt cóc con gái ông. Hôm 27 tháng 5, khi Iqbal và vợ ra tòa để trả lời những cáo buộc của ông Mohammad Azeem thì họ bị tấn công. Iqbal đã chạy thoát và kêu cứu với cảnh sát nhưng không nhận được sự can thiệp kịp thời.

Ủy ban Nhân quyền của Pakistan, cho biết là trong năm 2013 đã có 869 phụ nữ bị giết vì danh dự gia đình. Tuy nhiên, hình thức ném đá đến chết vẫn là họa hiếm. Thông thường, những người phụ nữ phạm tội ngoại tình, hay có thai trước hôn nhân, hay không theo những hôn ước đã được dàn xếp bị xem là làm mất mặt gia đình và bị buộc uống thuốc độc chết.

Tổ chức Jihad Watch nói người Hồi Giáo phải chịu trách nhiệm đến 91 phần trăm các vụ giết người vì danh dự trên toàn thế giới .

Sau cái chết của Farzana Parveen hàng chục cuộc biểu tình đã nổ ra đòi thay đổi luật “giết người vì danh dự” của Pakistan. Như các quốc gia Hồi Giáo xây dựng luật theo luật Sharia, Pakistan không trừng phạt những kẻ giết người vì danh dự.

Nhiều quốc gia Hồi Giáo cũng đã có những cố gắng để thay đổi luật “giết người vì danh dự”. Tuy nhiên, các nhà làm luật thường vấp phải những chống đối dữ dội từ phía các giáo sĩ Hồi Giáo.

Năm 2003, Quốc hội Jordan đã bỏ phiếu dựa trên cơ sở một điều khoản khác của luật Hồi giáo nhằm cố gắng áp đặt các hình phạt cho những người tuyên bố giết người vì danh dự. Tuy nhiên, những nhân vật Hồi giáo bảo thủ tố cáo luật mới của Jordan “vi phạm truyền thống tôn giáo và sẽ phá hủy gia đình và các giá trị của gia đình”.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ Phong Trào Canh Tân trong Thánh Linh
LM. Trần Đức Anh OP
09:49 02/06/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô đề cao thiện ích của Phong trào Canh Tân trong Thánh Linh làm cho Giáo Hội và ngài khích lệ các thành viên đoàn kết, say mê Lời Chúa và loan báo Tin Mừng.

Chiều Chúa Nhật 1-6-2014, ĐTC Phanxicô đã đến Sân vận động Olimpic ở Roma để gặp gỡ 52 ngàn thành viên Phong trào Canh Tân trong Thánh Linh, phân bộ Italia, nhân dịp họ nhóm Đại hội toàn quốc lần thứ 37 từ 10 giờ rưỡi sáng ngày mùng 1 cho đến chiều ngày 2-6-2014.

Trong số các tham dự viên có 47 ngàn người đến từ các nhóm và các cộng đoàn canh tân trong Thánh Linh, hơn 1300 người thiện nguyện dấn thân, 1 ngàn linh mục, 150 chủng sinh, 350 nữ tu, 3 ngàn trẻ em và thiếu niên.

Tham dự và phát biểu trong Đại hội này cũng có Ông Salvatore Martinez, Chủ tịch Phong trào Canh Tân trong Thánh Linh, ĐhY Angelo Comastri, Tổng đại diện của ĐTC tại thành Vatican, ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma, ĐHY Rylko, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, và Cha Raniero Cantalamessa, dòng Capuchino, giảng thuyết viên tại Phủ Giáo Hoàng, cùng với nhiều nhân vật khác.

Tại đại hội, có các phần cầu nguyện Chúa Thánh Linh, hát thánh ca, hoạt cạnh, thuyết trình, thánh lễ, trình bày chứng từ trong bầu không khí rất hân hoan và sốt sắng.

Lúc 5 giờ chiều Chúa Nhật, ĐTC đã đến Sân vận động, ngài đi bộ vòng quanh thao trường để chào mọi người, giữa làn sóng các tiếng vỗ tay vui mừng của cử tọa, trước khi tiến lên lễ đài, nơi có 1.200 chỗ dành riêng cho các khách mời, và các chức sắc.

Huấn từ của ĐTC

Lên tiếng sau các phần trình bày chứng từ, ĐTC đã ứng khẩu nói với mọi người rằng:

”Tôi cám ơn Phong trào Canh Tân trong Thánh Linh, Hội đồng trung ương (ICCRS) và Huynh Đoàn Công Giáo (Catholic Fraternity) vì cuộc gặp gỡ này với anh chị em mang lại cho tôi rất nhiều niềm vui... Anh chị em phát sinh từ ý muốn của Chúa Thánh Linh như ”một dòng thác ơn thánh trong Giáo Hội và cho Giáo Hội”. Định nghĩa phong trào của anh chị em là: ”một dòng thác ơn thánh.”

Hồng ân đầu tiên của Chúa Thánh Linh là gì? Thưa đó là sự hiến dâng chính mình, là tình yêu và làm cho bạn yêu mến Chúa Giêsu. Và tình yêu này thay đổi cuộc sống. Vì thế người ta nói là ”Tái sinh để sống trong Thánh Linh”. Chúa Giêsu đã nói với Ông Nicôđêmô như thế. Anh chị em đã lãnh nhận hồng ân cao cả gồm nhiều đoàn sủng, sự khách biêt đưa tới sự hòa hợp trong Thánh Linh, phục vụ Giáo Hội.

”Khi tôi nghĩ đến Anh chị em là những người thuộc Phong trào Thánh Linh, tôi nghĩ đến chính hình ảnh của Giáo Hội, nhưng đặc biệt là tôi nghĩ đến một ban nhạc đại hợp xướng, trong đó mỗi nhạc khí khác với nhạc khi khác, và cả các âm thánh cũng khác nhau, nhưng tất cả đều cần thiết để đó sự hòa âm. Thánh Phaolô nói với chúng ta như vậy trong chương 12 của thư thứ I gửi tín hữu Corinto. Vì thế, giống như trong một ban nhạc, không người nào trong Phong trào Canh tân trong Thánh Linh có thể nghĩ mình quan trọng hơn hoặc lớn hơn người xác! Xin đừng như vậy. Vì khi một người nào trong anh chị em tưởng mình quan trọng hơn người khác hoặc lớn hơn người khác, thì nạn dịch bắt đầu! Không ai có thể nói: ”Tôi là đầu”. Anh chị em, cũng như toàn thể Giáo Hội, chỉ có một đầu, một Chúa, đó là Chúa Giêsu! Xin anh chị em hãy lập lại với tôi: ai là đầu của Phong trào Canh Tân trong Thánh Linh? Thưa là Chúa Giêsu! Và chúng ta có thể nói điều này với quyền năng mà Chúa Thánh Linh ban cho chúng ta, vì không ai có thể nói ”Đức Giêsu là Chúa” nếu không có Chúa Thánh Linh.

“Có lẽ anh chị em đã biết - vì tin tức truyền đi mau lẹ - trong những năm đầu tiên của Phong trào Canh Tân trong Thánh Linh tại Buenos Aires, tôi không thích những người thuộc phong trào này lắm. Tôi nói về họ: 'Họ có vẻ như một trường vũ điệu samba!” Tôi không đồng ý về cách họ cầu nguyện và bao nhiêu điều mới xảy ra trong Giáo Hội. Sau đó, tôi bắt đầu biết họ và sau cùng tôi hiểu thiện ích mà Phong trào Canh Tân trong Thánh Linh làm cho Giáo Hội. Và lịch sử này, bằt đầu từ ”trường vũ điệu Samba” và kết thúc một cách đặc biệt: nghĩa là vài tháng trước khi tham dự mật nghị Hồng Y bầu Giáo Hoàng, tôi đã được HĐGM Argentina bổ nhiệm làm tổng tuyên úy Phong trào Canh Tân trong Thánh Linh tại nước tôi.

Sức mạnh phục vụ

”Phong trào Canh Tân trong Thánh Linh là một sức mạnh to lớn phục vụ việc loan báo Tin Mừng, trong niềm vui của Chúa Thánh Linh. Anh chị em đã lãnh nhận Chúa Thánh Linh làm cho anh chị em khám phá tình yêu Thiên Chúa đối với tất cả các con cái Chúa và tình yêu đối với Lời Chúa. Trong những năm đầu tiên người ta nói những người thuộc Phong trào Thánh Linh luôn mang một cuốn Kinh Thánh, cuốn Tân Ước. Anh chị em còn làm như vậy ngày nay nữa không? Đám đông đáp: Có!

ĐTC tiếp: ”Tôi không chắc chắn lắm! Nếu không mang, thì Anh chị em hãy trở lại với tình yêu ban đầu, luôn mang trong túi, trong sắc, Lời Chúa! Và đọc một đoạn ngắn. Luôn luôn với Lời Chúa.”

”Anh chị em là Dân Chúa, Dân thuộc Phong trào Canh Tân trong Thánh Linh, hãy chú ý đừng đánh mất tự do mà Chúa Thánh Linh đã ban cho chúng ta! Nguy hiểm đối với Phong trào này, như cha Raniero Cantalamessa yêu quí của chúng ta thường nói: đó là nguy cơ tổ chức thái quá.

Đúng vậy, anh chị em cần có tổ chức, nhưng đừng đánh mất ơn để cho Thiên Chúa là Thiên Chúa! ”Tuy nhiên không có tự do nào lớn hơn là tự do để cho mình được Thánh Linh mang đi, từ bỏ sự tính toán và kiểm soát tất cả, để cho Chúa soi sáng, dìu dắt, hướng dẫn, thúc đẩy chúng ta tới nơi Ngài muốn. Chúa biết rõ điều gì cần thiết trong mỗi thời đài và mỗi lúc. Điều này được gọi là được phong phú một cách huyền nhiệm” (Tông Huấn ”Niềm vui Phúc âm, 280)

Một nguy hiểm khác là trở thành những người ”kiểm soát” ơn thánh của Chúa. Bao nhiêu lần, những vị trách nhiệm, - tôi thích danh từ “những người phục vụ” hơn - của một vài nhóm hoặc vài cộng đoàn có thể vô tình trở thành những người quản trị ơn thánh, quyết định xem ai có thể nhận kinh nguyện phú Thánh Linh hoặc nhận phép rửa trong Thánh Linh, và ai là ngừơi không thể nhận. Nếu có vài người làm như thế, tôi xin các anh chị em ấy đừng làm như vậy nữa. Anh chị em là những người phân phát ơn Chúa, chứ không phải là những người kiểm soát! Đừng làm các nhân viên hải quan đối với Chúa Thánh Linh!

Trong các văn kiện làm tại Malines, anh chị em có một chỉ nam, một hành trình chắc chắn để không lạc đường. Văn kiện đầu tiên là ”Đường hướng thần học và mục vụ”, văn kiện thứ hai là: ”Canh tân trong Thánh Linh và đại kết” do chính ĐHY Suenens biên soạn, một vị đã giữ vai trò chính trong Công Đồng chung Vatican 2. Văn kiện thứ ba là ”Canh tân trong Thánh Linh và phục vụ con người” do ĐHY Suenes và Đức Cha Helder Camara soạn.

Đò là hành trình của anh chị em trong việc loan báo Tin Mừng, đại kết linh đạo, chăm sóc người nghèo và những người túng thiếu, đón tiếp những người bị gạt ra ngoài lề. Tất cả những điều đó dựa trên căn bản sự thờ lạy. Nền tảng của Phong trào Canh Tân trong Thánh Linh là tôn thờ Thiên Chúa!

Mong đợi của ĐTC nơi Phong trào

”Người ta yêu cầu tôi nói với Phong trào Canh Tân trong Thánh Linh xem đâu là điều Giáo Hoàng mong đợi anh chị em?

- Điều đầu tiên là hoán cải, trở về với lòng yêu mến Chúa Giêsu có sức thay đổi đời sống và biến Kitô hữu thành một chứng nhân Tình Yêu Thiên Chúa. Giáo Hội chờ đợi chứng tá cuộc sống Kitô như thế và Chúa Thánh Linh giúp chúng ta sống hợp với Tin Mừng để nên thánh.

- Tôi mong đợi anh chị em chia sẻ với mọi người, trong Giáo Hội, ơn phép rửa trong Thánh Linh, như đọc trong sách Tông đồ công vụ.

- Tôi mong đợi anh chị em truyền giáo bằng Lời Chúa, loan báo Chúa Giêsu hằng sống và yêu mến tất cả mọi người.

- Anh chị em hãy nêu chứng tá đại kết linh đạo cho tất cả những anh chị em thuộc các Giáo Hội và cộng đoàn Kitô khác, cũng tin nơi Đức Giêsu là Chúa và là Đấng Cứu Thế.

- Tôi mong anh chị em tiếp tục hiệp nhất trong tình yêu mà Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta phải có đối với tất cả mọi người, và hiệp nhất trong việc cầu nguyện với Chúa Thánh Linh để tiến tới sự hiệp nhất này là điều cần thiết để loan báo Tin Mừng nhân danh Chúa Giêsu. Anh chị em hãy nhớ rằng ”Phong trào Canh Tân trong Thánh Linh tự bản chất có đặc tính đại kết Kitô.. Phong trào Canh Tân trong Thánh Linh Công Giáo vui mừng vì những gì Chúa Thánh Linh đang thực hiện trong các Giáo Hội khác” (1 Maline 5,3).

- Anh chị em hãy đến gần người nghèo, người túng thiếu, để động chạm đến thân mình bị thương của Chúa Giêsu. Xin vui lòng đến gần họ

- Hãy tìm kiếm sự hiệp nhất trong Phong trào Canh Tân trong Thánh Linh vì sự hiệp nhất đến từ Chúa Thánh Linh và nảy sinh từ sự hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa. Sự chia rẽ đến từ ma quỉ. Hãy tránh những cuộc tranh đấu nội bộ, giữa anh chị em không được có những điều như thế...

- Anh chị thân mến, hãy nhớ, hãy thờ lạy Thiên Chúa là Chúa. Đây chính là nền tảng. Hãy thờ lạy Thiên Chúa, tìm kiếm sự thánh thiện trong cuộc sống mới nơi Chúa Thánh Linh. Hãy trở thành những người phân phát ơn thánh Chúa, tránh nguy hiểm tổ chức thái quá.

- Anh chị em hãy đi ra ngoài đường để loan báo Tin Mừng. Hãy nhớ rằng Giáo Hội sinh ra khi đi ra ngoài, vào sáng ngày Lễ Ngũ Tuần. Hãy đến gần người nghèo, nơi họ anh chị em hãy động chạm đến những vết thương của thân mình Chúa Giêsu. Hãy để Chúa Thánh Linh hướng dẫn, với thứ tự do ấy, và đừng đóng khung Chúa Thánh Linh!

”Hỡi tất cả các thành viên Phong trào Canh Tân trong Thánh Linh trên thế giới, tôi chờ đợi tất cả anh chị em, để cùng với ĐGH mừng năm đại kỷ niệm vào Lễ Hiện Xuống năm 2017 tại Quảng trường Thánh Phêrô.
 
Đức Thánh Cha tiếp các giám mục Zimbabwe
Nguyễn Việt Nam
15:44 02/06/2014
“Giáo Hội tại đất nước của anh em đã đứng về phía người dân cả trước và sau khi độc lập, và cả bây giờ trong những năm đau khổ cùng cực với hàng triệu người đã phải bỏ nước ra đi trong thất vọng và tuyệt vọng, vì nhiều người bị thiệt mạng, và quá nhiều những giọt nước mắt rơi”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói như trên với giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Công Giáo Zimbabwe sáng thứ Hai 2 tháng 6, vào cuối chuyến thăm ad Limina của các ngài.

Đức Thánh Cha đã đề cập đến sự phát triển của Giáo Hội trong cả nước như một cây đại thụ nhưng trẻ trung, tràn đầy sức sống và đầy hoa trái với "bao thế hệ các nhà lãnh đạo chính trị của Zimbabwe đã được giáo dục trong các trường Công Giáo. Đức Thánh Cha cũng ca ngợi các Giám mục về sứ vụ tiên tri của các ngài vì đã đưa ra tiếng nói cho tất cả những vấn nạn khó khăn của đất nước nhân danh tất cả những người bị áp bức và những người tị nạn. Đức Thánh Cha đã đề cập đến Thư Mục Vụ 2007 của Hội Đồng Giám Mục Zimbabwe với tiêu đề "Thiên Chúa nghe tiếng kêu của những kẻ bị áp bức", trong đó mô tả "nguồn gốc của cuộc khủng hoảng tinh thần và đạo đức, trải dài từ thời kỳ thuộc địa thông qua thời điểm hiện tại", và cách thế "cơ cấu tội lỗi" đã ghi dấu ấn sâu xa trong trật tự xã hội, đã bắt nguồn như thế nào từ tội lỗi cá nhân, và đòi hỏi tất cả phải hoán cải sâu sắc ".

"Cả hai bên trong các cuộc xung đột hiện nay tại Zimbabwe đều có các tín hữu Kitô, vì vậy tôi mong anh em hướng dẫn tất cả mọi người với sự dịu dàng hướng đến sự hiệp nhất và chữa lành. Đây là một dân tộc gồm người da đen và da trắng, một số giàu có hơn nhưng đông nhất là những người nghèo, gồm nhiều bộ lạc; những người theo Chúa Kitô thuộc về tất cả các đảng chính trị, một số nắm các vị trí của chính quyền, nhiều người là thành phần đối lập. Nhưng cùng với nhau, họ là những người hành hương của Thiên Chúa, họ cần hoán cải và chữa lành, để trở thành hơn bao giờ hết một nhiệm thể trong Chúa Kitô. Thông qua giảng dạy và các công tác tông đồ, cầu xin cho Giáo Hội địa phương của anh em chứng minh rằng hòa giải không phải là một hành động đơn lẻ mà là một quá trình lâu dài mà tất cả các bên phải tham gia để thiết lập lại tình yêu - một tình yêu chữa lành thông qua các hoạt động của Lời Chúa".

"Trong khi các tín hữu Zimbabwe đã dấn thân chữa lành những vết thương quốc gia, tôi biết rằng nhiều người đã đạt đến giới hạn của con người của họ, và không biết phải làm gì. Trong tất cả những điều này, tôi xin anh em khuyến khích các tín hữu đừng bao giờ đánh mất niềm tin nơi Thiên Chúa, là Đấng đang nghe tiếng van nài của họ và đáp trả lời cầu nguyện của họ, như anh em đã viết: ‘Ngài không thể bỏ qua không nghe tiếng kêu của người nghèo’. Trong mùa Phục Sinh này, khi Giáo Hội trên toàn thế giới đang kỷ niệm chiến thắng của Chúa Kitô trên sức mạnh của tội lỗi và sự chết, Tin Mừng sự phục sinh mà anh em được giao phó để công bố phải được rao giảng rõ ràng và sống động tại Zimbabwe.

Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận bằng cách trích dẫn từ Tông Huấn Evangelii Gaudium của ngài: " Mỗi ngày trong thế giới chúng ta, vẻ đẹp được tái sinh lần nữa, tăng trưởng qua các cơn bão lịch sử ".
 
Đức Benêđíctô XVI có từ chức không?
Vũ Văn An
23:04 02/06/2014
Việc Đức Bênêđíctô XVI từ chức được cả Giáo Hội và thế giới nhìn nhận là sự thực, sự thực trong tính toàn vẹn và chân thực của nó, nghĩa là ngài thực sự rời bỏ việc thừa hành các sứ vụ của một người thừa kế Thánh Phêrô để lui về cuộc sống cầu nguyện.

Ấy thế mà gần đây, Vittorio Messori, một chuyên viên hàng đầu về Vatican, lại cho đăng một tiểu luận khá hấp dẫn ngụ ý: thực ra, Đức Bênêđíctô XVI không thực sự từ nhiệm ngôi vị giáo hoàng, mà chỉ chính thức từ bỏ các sứ mệnh cai trị và giảng dạy toàn thể Giáo Hội mà thôi.

Tiểu luận của Messori không hẳn chỉ là diễn đoán của một nhà báo ưa đưa tin giật gân. Nó dựa vào một nghiên cứu gần đây của nhà giáo luật học người Ý tên là Stefano Violi, là người “lục lọi” từng chữ từng câu bản tuyên bố từ chức ngày 11 tháng Hai năm 2013 của Đức Bênêđíctô XVI. Hai tác giả này kết luận rằng Đức Bênêđíctô XVI chưa bao giờ thực sự thoái vị cả. Mà thực ra, ngài chỉ từ bỏ việc thi hành thừa tác vụ giáo hoàng mà thôi. Hai điều này rất khác nhau, đến độ, trên thực tế, Giáo Hội có tới hai vị giáo hoàng cùng một lúc.

Hai tác giả này còn cho rằng Đức Bênêđícô XVI thực sự chưa hoàn toàn từ bỏ thi hành chức vụ giáo hoàng của ngài. Theo họ, làm giáo hoàng có hai thành tố căn bản: agendo et loquendo (hành động và giảng dạy) và orando et patendo (cầu nguyện và chịu đau khổ). Họ tin rằng Đức Bênêđíctô XVI chỉ rời bỏ hai điều trước chứ chưa bao giờ rời bỏ hai điều sau. Điều này giải thích tại sao ngài vẫn tiếp tục cư ngụ trong Vatican và vẫn mặc phẩm phục giáo hoàng. Đúng thế, hai tác giả này tin rằng ngài vẫn tiếp tục hành xử cách nào đó như một vị giáo hoàng, dù đã nhường việc cai trị cho người kế vị.

Violi viết rằng Đức Bênêđíctô XVI “không từ bỏ chức vụ, vì chức vụ này bất khả thu hồi, mà chỉ từ bỏ việc thi hành cụ thể chức vụ này”, mà ngay trong phạm vi này, ngài cũng chỉ từ bỏ một phần.

Messori thì cho rằng Đức Phanxicô cũng quan niệm sự việc như thế. Có lẽ điều này giúp ta giải thích tại sao ngài thích dùng tước hiệu “giám mục Rôma” là tước hiệu chắc chắn chỉ có ngài mới có trong lúc này, hơn là tước hiệu “giáo hoàng” mà hiện giờ có thể có tới hai vị.

Messori tỏ ra hân hoan đối với việc này, ông viết “quả là một hồng ân cho Giáo Hội vì thực sự đang chen vai sát cánh, một vị lãnh đạo và giảng dạy còn vị kia thì cầu nguyện và đau khổ, cho mọi người, nhưng trên hết để hỗ trợ cho người em mình trong chức vụ giáo hoàng hàng ngày”.

Một suy nghĩ tuy lạ và rất có thể “lạc giáo”, nhưng nếu nhấn mạnh tới bốn yếu tố hành động, giảng dạy, cầu nguyện và đau khổ lẫn tình anh em, thì suy nghĩ này không hẳn không hấp dẫn. Vì trên thực tế ta đang được hưởng hai sự hiện diện kỳ thú và vô cùng hiếm qúy này, hai lá phổi cùng của một thực tại Giáo Hội.
 
Top Stories
Pope Francis to school children: The light gives us joy and hope
Vatican Radio
11:40 02/06/2014
2014-05-31 Vatican - Pope Francis on Saturday met with a group of Italian school children at risk of dropping out, part of a new initiative of the Pontifical Council for Culture.

Under “The Digger’s Light” program, the children visited the the Catacombs of St. Januarius in Naples and of St. Priscilla in Rome. On Saturday, a special train brought the children to Rome, where they met with Pope Francis, and were able to visit the Vatican and the Colosseum.

“We decided, together with the Ministry of Education, on schools that are far from the centre, far from the places of culture and beauty,” said Patrizia Martinez, the head of the “Courtyard of the Children,” which spearheaded the event. “The children are prepared by the teachers for the visit to the catacombs, but they remain enchanted by all that is beautiful and luminous beneath the earth.”

During the meeting with the Pope in the Paul VI auditorium, several of the children presented Pope Francis with gifts from their excursion – earth and plants from the catacombs. Speaking familiarly with the children, the Holy Father spoke about the plant as a “plant of light to make a better world.” The earth, which came from the darkness of the catacombs, was given to the Pope “to make it become light.”

The Pope talked with the children about the importance of coming from the darkness into the light. “The light,” he said, “is always inside us. Because the light give us joy, gives us hope.” When people seek light, he continued, they can make the world a better place.

But, the Pope said, we can’t make the world better with hatred – only with love. “With love. With love. All together, like brothers, fighting alongside one another with love. And for that reason, I want to tell you one thing: When the Apostle John, who was such a good friend of Jesus, wanted to say who God is, do you know what he said? ‘God is love.’”

“God is love,” Pope Francis repeated, “And we go forward together toward the light to find the love of God. But is the love of God within us, even in moments of darkness? Is the love of God hidden there? Yes, always! The love of God never leaves us. It is always with us. Let us have faith in this love.”
 
Pope Francis opens 37th National Convocation of the “Renewal in the Spirit”
Vatican Radio
11:41 02/06/2014
Vatican - Evangelization, spiritual ecumenism, care of the poor and those in need, welcome for the marginalized: these are all founded upon the renewal of adoration of God.

This was one of the central points made by Pope Francis on Sunday during his address to the 37th National Convocation of the “Renewal of the Spirit” which was held at Rome’s Olympic Stadium.

More than 50,000 people had gathered for the event which, in addition to an encounter with the Holy Father, included praise and worship music, testimonies, and a flash mob.

During his main discourse, Pope Francis said members of the charismatic renewal had “received a great gift from the Lord.”

He said that when he thinks of members of the charismatic movement, a particular image of the Church comes to mind. “I think also of a great orchestra, where every instrument is different from the other, and the voices are also different; but all are necessary for the harmony of the music.” The Pope then reminded them that, like in an orchestra, no one in the Renewal can think of themselves as being more important than another, or consider think of themselves as a leader. “You have only one leader, only one lord: the Lord Jesus.”

As disseminators of God’s grace, the Pope called on those present to allow themselves to be guided by the Holy Spirit, and to go out onto the streets to announce the Gospel.

Pope Francis also emphasized that adoration of God is fundamental. “Adore God. Seek sanctity in the New Life of the Spirit.”

The Holy Father concluded his discourse by inviting the charismatics of the world to celebrate their 2017 Jubilee at the Vatican.

Earlier during the afternoon festivities, Pope Francis heard four testimonies, each one representing a different state in life: the priesthood, the youth, the sick and disabled, and the family.

Speaking to priests, the Pope gave them one word: Nearness. He charged priests to be near to God through Adoration, and near to the people.

To the young people: the Pope said not to keep youth locked in a safe, for otherwise it would become like a rag and serve no purpose. Youth, he said, is for giving oneself so that others might know the Lord.

Pope Francis then addressed the representatives of the family, warning that the devil seeks to destroy the family. He called on the Lord to bless families, giving them strength against these attacks from the devil.

Finally the Holy Father addressed the sick and disabled, represented at the event by a woman who suffered from blindness. He said that the sufferings of those who are sick and disabled are united to the sufferings of Christ. The Pope then thanked them for their willingness to except being united in the suffering of Christ, and for their hope.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhân ngày thụ phong Linh Mục : Này con xin đến để thi hành Thánh Ý Cha
Linh mục Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb
09:15 02/06/2014
Nhân ngày thụ phong Linh Mục: Này con xin đến để thi hành Thánh Ý Cha

Thân tặng ba Tu sỹ Dòng Gioan Tẩy Giả nhân ngày Thụ phong Linh mục (2.6.2014)

" Con thưa cùng Chúa, này con xin đến để thi hành Thánh Ý Cha". Những tâm tình trong ca khúc "Con thưa cùng Chúa" của Linh mục nhạc sỹ Dao Kim dạt dào cảm xúc thần thiêng, giúp tôi viết lên những tâm tình chia sẻ gửi đến ba Tân chức nhân ngày Thụ phong Linh mục. Ba người anh em của tôi, Tân Linh mục Phanxicô Xaviê Huỳnh Minh Cường, Tân Linh mục Đaminh Phạm Văn Trường và Tân Linh mục Giuse Nguyễn Quang Vinh hẳn sẽ có cùng cảm nghiệm như tôi, nhất là trong giờ phút linh thánh, khi anh em được Xức dầu Thánh hiến để thi hành Thánh Ý Cha.

1."Giữa đêm trường trong đền thánh Chúa, đèn khuya ánh lên bao niềm hy vọng. Có tiếng Người gọi con dặt dìu, hối thúc tâm tư. Vâng, lạy Chúa con đây!". Ơn gọi là một huyền nhiệm và là một hành trình mà trên hành trình đó đôi khi không thực sự rõ ràng, lúc tối lúc sáng, lúc hân hoan nhưng cũng lắm lúc mệt mỏi, chán chường, ê chề. Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn có đó, Ngài mời gọi chúng ta đi tìm ngài nhất là trong những giai đoạn "đêm tối" của cuộc sống tu trì. Ta tưởng rằng Thiên Chúa, Ngài có đó sao vẫn im hơi lặng tiếng, sao không ra tay bênh vực tôi tớ của Ngài đang ở giữa đêm trường đầy thế lực của sự dữ và hờn căm. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, chính trong trường đêm tối ấy, chính trong ánh đèn khuya leo lét trong ngôi nhà nguyện bé nhỏ kia, Thiên Chúa như người mẹ hiền ưu ái mời gọi chúng ta dấn bước, để rồi khi nhận ra tiếng Người, chúng ta chỉ khe khẽ thốt lên: "Lạy Chúa, con đây!"

2. "Chúa đã mở cửa trời cho con, và thánh hóa môi con bằng than hồng. Chúa muốn chọn đại ngôn của Người giữa đám dân riêng. Vâng, lạy Chúa con đây!". Đứng trước ơn gọi của Đấng là Tình Yêu, cũng như Môsê trên núi Khôrếp run sợ khi Chúa gọi để lãnh đạo dân Israel, "Con là ai mà dám đến với Pharaô và đưa con cái Israel ra khỏi Aicập? "(Xh 3:11); hay như Tiên tri Giêrêmia, đứng trước lời mời gọi của Chúa, cảm thấy mình còn quá trẻ, không dám đảm nhận trọng trách Chúa trao, để rồi thốt lên: "Ôi! Lạy Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói! "(Gr 1:6); Còn Tiên tri Isaia tuy vâng theo Thánh Ý, nhưng phải dựa vào sức mạnh của ơn Chúa qua việc Sứ thần Sêraphim gắp than hồng trên bàn thờ chạm vào môi miệng của nhà Tiên tri để ông thi hành Ý Chúa (x.Is 6:6-8). Anh em chúng ta cũng vậy. Chúng ta càng không dám sánh ví với Môsê, với Giêrêmia, Isaia hay với các Thánh, bởi chúng ta biết chúng ta thật bất xứng, bất tài và tội lỗi. Chính vì thế, không chỉ trong ngày Thụ phong Linh mục và mãi sau này nữa, chúng ta đã, đang và sẽ còn cảm giác sợ hãi, bởi ơn gọi đến từ Thiên Chúa quả thật vượt quá sức hiểu biết của con người. Thiên Chúa Tình Yêu đã đi bước trước và kêu mời, chúng ta hiểu rõ thân phận yếu hèn và bất xứng, Thiên Chúa biết điều đó. Điều Chúa muốn anh em chúng ta là hãy dũng cảm như Tiên tri Isaia thân thưa với Chúa rằng: " Vâng, con đây, xin sai con đi!".

3. "Phút ngỡ ngàng của lời ân phúc, giờ loan báo tin vui đã khởi đầu. Ðấng cứu độ ngàn dân đợi chờ, muôn tiếng xin vâng. Vâng, lạy Chúa con đây!". Kể từ nay, anh em sẽ là những Nadia, người được Thánh hiến dành riêng cho Thiên Chúa. Cảm giác ngỡ ngàng và sửng sốt không thể diễn tả được trong giây phút được Xức dầu Thánh hiến cũng như trong mỗi lần Hiến dâng Hy Lễ cho Thiên Chúa qua Bí tích Thánh Thể là điều mà chỉ có những người trong cuộc như chúng ta mới cảm nghiệm hết được. Đồng thời, đây cũng là điểm khởi đầu cho một sứ vụ mới mà Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội và Hội Dòng đang mong chờ anh em cộng góp. Đó là sứ vụ loan báo Tin vui, loan báo Tin mừng cứu rỗi cho nhân loại. Gánh sứ vụ này trên đôi vai trần, qủa thật không dễ chút nào, bởi thế, trong đời sống Linh mục, nhất là Linh mục Dòng như anh em chúng ta, cần biết mấy những lời khích lệ động viên tinh thần của tất cả mọi người, nhất là của những anh em có cùng một lý tưởng, chung một linh đạo là "Hy sinh hoàn toàn - Yêu người chân tình và luôn luôn vui vẻ". Tôi nghĩ đây chính là động lực, là cốt lõi của tinh thần tu đức mà mỗi anh em chúng ta khi thi hành sứ vụ truyền giáo cần phải có và cần phải trao ban thật sự cho nhau. Nếu không có được điều này, điều mà chúng ta tưởng rằng loan báo Tin vui sẽ trở thành tin buồn, thay vì đem lại ơn cứu rỗi - vô hình trung, chúng ta đánh mất đi ơn cứu chuộc, khi đó sứ vụ truyền giáo của chúng ta nào có ý nghĩa gì! Ngoài kia, muôn dân đang mong đợi được lắng nghe ơn cứu chuộc, lắng nghe Tin Vui đến từ môi miệng và đời sống dấn thân của anh em. Sứ vụ rao giảng Tin vui của Thiên Chúa không cho phép chúng ta do dự hay vì bất cứ lý do nào để ơn Chúa bị chậm lại, bởi làm cho Tin vui bị chậm lại, chúng ta có lỗi với những anh chị em đang ngóng chờ Tin vui của Thiên Chúa cứu độ. Vì thế, anh em hãy mau mắn để cho muôn dân cũng được cất tiếng reo vui như anh em chúng ta: "Con thưa cùng Chúa, này con xin đến để thi hành Thánh Ý Cha".

4."Chính lúc cuồng vọng vật con xuống, và đôi mắt con không còn thấy gì. Chúa quyết định gọi con trở dậy, cứu vớt sinh linh. Vâng, lạy Chúa con đây!". Linh mục tuy được Thiên Chúa tuyển chọn và Thánh hiến, nhưng anh em mình cũng chỉ là những con người yếu đuối, bất toàn và tội lỗi. Thế nên, trong đời sống Linh mục, hãy cố gắng duy trì đời sống cầu nguyện, kinh nguyện, Thánh Lễ, việc đạo đức như một cộng đoàn tu trì, dù khi đó chỉ có một mình nơi giáo xứ hẻo lánh, xa xôi và cô quạnh. Bởi khi và chỉ khi người Linh mục kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa qua đời sống cầu nguyện liên lỉ, chúng ta mới cảm nghiệm Thiên Chúa đang thực sự sống, đồng hành và truyền giáo với chúng ta. Hãy học gương của Mẹ Têrêxa Calcuta là không bao giờ bắt đầu công việc mỗi ngày nếu chưa tham dự giờ kinh nguyện và tham dự Thánh Lễ. Vì đó chính là động lực, là lương thực thần linh mỗi ngày của chúng ta. Ngoài ra, tình thân gắn kết với với Giám mục, anh em trong Dòng, với Linh mục đoàn và với giáo dân nơi anh em đang mục vụ cũng đặt biệt quan trọng. Đôi khi thực sự có những khó khăn và đau khổ đến từ những anh em Linh mục hay giáo dân, nhưng chúng ta hãy tin như Thánh Phaolô Tông đồ “Tôi tin chắc rằng: dù sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay ma vương quỉ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8:38-39).

Xin tri ân cảm tạ muôn ơn lành đến từ Thiên Chúa Tình yêu. Gửi đến anh em, đến giáo xứ, gia đình và thân bằng quyến thuộc của anh em lời chúc mừng nhân ngày Thụ Phong Linh mục. Nguyện xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu cách đặc biệt của Đức Maria, Thánh Cả Giuse, Thánh Gioan Tẩy Giả và Cha tổ phụ Dòng Vincent Lebble chúc lành và ban muôn ơn lành xuống trên anh em, gia đình và Hội Dòng chúng ta.

Trong Chúa Kytô Linh mục,

Linh mục Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb
 
Giáo xứ Tam Tổng Thanh Hóa bế mạc tháng hoa dâng kính Đức Mẹ
PV Thanh Hóa
09:43 02/06/2014
Giáo xứ Tam Tổng: Bế mạc tháng hoa dâng kính Đức Mẹ

Tháng Năm dần trôi về những ngày cuối. Vậy là một mùa hoa dâng Mẹ nữa lại sắp sửa khép lại. Ngạn ngữ thế giới có câu, khi một cánh cửa khép lại có biết bao cánh cửa mở ra. Tháng Hoa dâng Mẹ cũng vậy. Khép lại để tình yêu bung nở, khép lại để củng cố hơn nữa tấm tình tri ân, khép lại để biết rằng trên con đường trở về quê Trời luôn có Mẹ đồng hành che chở. Với tất cả ý nghĩa đó, giáo xứ Tam Tổng đã khép lại Tháng Hoa dâng Mẹ với một vườn hoa rực rỡ, với nghi thức rước kiệu thiêng liêng. Và hơn hết, giáo xứ muốn được dâng lên Mẹ toàn bộ sức trẻ, dâng Mẹ những nguyện ước chân thành, dâng Mẹ cả tương lai…

Xem Hình

Dâng Mẹ sức sống của những mầm non đức tin

Nếu là giáo dân giáo phận Thanh Hóa thì có lẽ không ai không biết đến “bắc Tam Tổng, nam Ba Làng”. Là một trong hai xứ lớn của giáo phận, Tam Tổng có lịch sử lâu đời với những bước tiến từng ngày trong đời sống đức tin. Trong năm 2013, giáo xứ xây dựng và cung hiến thêm hai ngôi thánh đường giáo họ Liên Hải, Tứ Phái. Và ước chừng tới cuối năm nay, 2014, giáo xứ tiếp tục được đón thêm ngôi thánh đường mới Phúc Lạc. Mỗi ngôi thánh đường mọc lên, là khi ấy sức sống của đức tin lại triển nở. Đó chính là một món quà đẹp nhất dâng Chúa, dâng Mẹ.

Tháng Hoa năm nay tại Tam Tổng cũng có thêm những điểm mới so với mọi năm. Giáo xứ Tam Tổng được chia làm bốn khu vực sinh hoạt: khu vực nhà thờ Tam Tổng, khu vực giáo họ Liên Hải, khu vực chuẩn xứ Phúc Lạc, khu vực nhà thờ Tứ Phái. Tại các khu vực, các tổng, các giáo họ được chia lại. Vì vậy, các đội hoa năm nay phong phú hơn và cũng “mới” hơn so với mọi năm.

Trong tháng Hoa, các khu vực dâng hoa giao lưu với nhau, học hỏi nhau, tạo nên động lực cho một phong trào thi đua. Điều này cũng chính là niềm tự hào của một giáo xứ lớn, có truyền thống trong sinh hoạt đạo đức bình dân của giáo phận Thanh Hóa.

Vì vậy, tổng kết tháng Hoa, bế mạc tháng Hoa là lúc mà “muôn hoa quy về một mối” (Lời cha chính xứ Raphael Đỗ Minh Tuấn). Giáo xứ chia thành hai ngày với hai đặc điểm khác nhau. Tại ngôi thánh đường còn thơm mùi vôi mới – Liên Hải, thứ sáu ngày 30.05, các đội “hoa nhí”, các hiền mẫu “trẻ” dâng hoa kính Đức Mẹ. Nhà thờ “trẻ”, đội hoa “trẻ”, nhạc sôi động như một nhịp khác biệt với các nóng gần 40 độ của ngày hè, để thổi vào đó một nguồn sống sôi sục của đức tin.

10 đội hoa tiếp nối nhau với các vãn hoa khác nhau, cung điệu khác nhau nhưng đều là chung một tâm tình, dâng Mẹ những bó hoa đẹp nhất của lòng thành kính xin vâng.

Xin vâng Mẹ, các em nhỏ hi sinh những giờ chơi nghịch khi mùa học vừa kết thúc. Xin vâng Mẹ, các em đội nắng, đội nóng, hàng ngày luyện rèn để mong có được vãn hoa đẹp nhất. Xin vâng Mẹ, các đội hoa về với giáo họ Liên Hải, để cái mặn mòi của biển, cái mùi tanh của tôm cá, cái xào xạc của lưới thấm đẫm trong mỗi giọt mồ hôi rơi.

Trong bài chia sẻ Lời Chúa của Thánh lễ trước dâng hoa, cha phó Giuse Nguyễn Văn Thủy tâm sự với các em về cuộc gặp gỡ Thánh. Hai đứa trẻ khi ấy hãy còn trong bụng mẹ, nhưng cớ sao khi hai bà mẹ gặp nhau, đứa con trong bụng lại nhảy lên vui sướng. Vì Chúa Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa, vì ông Thánh Gioan là người dọn đường của Ngài, cả hai đều được tạo nên nhờ Thánh ý Chúa Thánh Thần, đều xuống trần gian để mặc khải Ơn Cứu Độ. Hai bà mẹ được hưởng màu nhiệm đó nên hạnh phúc hân hoan chia sẻ với nhau. Cha Giuse cũng ước gì các em thiếu nhi Tam Tổng nói riêng và giáo dân giáo xứ Tam Tổng nói chung biết noi gương Chúa, noi gương Mẹ Maria chia sẻ với nhau mọi điều trong cuộc sống.

Khi cái nắng bớt gay gắt, thánh lễ kết thúc, vãn hoa bắt đầu. Nhìn những em bé mới học lớp 1, lớp 2, lũn cũn trong váy áo xúng xính, bông hoa cầm trên tay còn to hơn cả khuôn mặt, nhưng mà vẫn đều tăm tắp theo nhạc đung đưa điệu vãn, thật đẹp làm sao. Ước gì được bé lại, được trở về với tâm hồn thơ trẻ để tình yêu dâng Mẹ được khiết trinh vẹn tròn như thế!

Dâng Mẹ những ước mơ

Sau ngày tổng kết Tháng Hoa tại giáo họ Liên Hải, ngày 31.05, tại nhà thờ giáo xứ cũng đã diễn ra thánh lễ, dâng hoa và rước kiệu bế mạc Tháng Hoa toàn giáo xứ.

Ngày này cũng trùng với Lễ Vọng – Chúa Lên Trời. Trrong bài giảng lễ trước khi dâng hoa (vì lý do trời nắng gắt), cha Raphael Đỗ Minh Tuấn đã nói về người mục tử nhân lành, luôn đồng hành cùng đoàn chiên. Đó chính là tấm gương của Chúa Giêsu, người đã vì nhân loại mà hi sinh mạng sống, nhưng sau khi Phục Sinh thì không ngay lập tức trở về với Chúa Cha. Ngài chọn ở lại với đoàn chiên 40 ngày đêm để củng cố đức tin, để trao quyền cho các Tông đồ. Các Tông đồ thay Chúa ở chốn nhân gian thiết lập Hội Thánh, để tập hợp con cái Chúa, cùng chung con đường trở về Thiên quốc – quê hương đích thật.

Sau thánh lễ, bốn đội hoa của các mẹ “hiền mẫu” bốn khu lần lượt dâng hoa kính Đức Mẹ. Trên lễ đài là những người mẹ tảo tần, một nắng hai sương của giáo xứ quê cói. Cái nắng chát của ngày hè, sự vất vả của ngày mùa dường như không còn nữa. Vẫn đôi tay ngày ngày thoăn thoắt với cây cói, với đôi chiếu ấy, hôm nay mềm dẻo làm sao. Từng cơn gió nhẹ nhàng ve vuốt những tà áo dài thướt tha trong một buổi chiều rực rỡ sắc màu. Các mẹ thật đẹp. Không phải chỉ vì diện trên người bộ áo dài đa sắc, mà đẹp hơn ở đó chính là tấm lòng, là ánh mắt ngời sáng hi vọng. Ẩn trong mỗi điệu vãn, mỗi câu ca là biết bao lời nguyện cầu, biết bao ước mơ.

Dâng Mẹ lời nguyện cầu bình an cho gia đình, cho đất nước, cho các thế hệ sau được tiếp tục dâng lên Mẹ những vãn hoa tươi thắm.

Dâng Mẹ để xin Mẹ đồng hành trong những ngày mùa sắp tới, để cuộc sống của đoàn con được êm thấm thuận hòa.

Dâng lên Mẹ cả cuộc sống, cả mầm non đang vươn mình trong cuộc sống bộn bề, xin Mẹ che chở, ban phúc lành, để con cái Mẹ trưởng thành hơn.

Gói gọn hết lời nguyện cầu ấy trong nghi thức rước kiệu tôn vinh Đức Mẹ. Trong cái nhá nhem của buồi chiều tà, đoàn con cùng bước từng bước, mỗi bước đi là mỗi lời nguyện, lời xin vâng. “Mẹ Maria ơi, Mẹ Maria ời, con vâng nghe Mẹ rồi, sớm chiều từ nay sám hối…”.

Dâng Mẹ tương lai…

Tháng Hoa đã khép lại, cũng có chút gì đó nuối tiếc, nhưng có lẽ trên hết, mọi người ai nấy đều thấy hạnh phúc. Nhờ có Tháng Hoa, những điều tưởng chừng không thể nói với ai trong cuộc sống đời thường, về với Mẹ, tất cả được Mẹ lắng nghe.

Mùa hoa khép lại nhưng tình yêu thì không bao giờ đóng cửa. Mẹ cũng vẫn mãi đồng hành dù rằng hoa có thơm, có tươi sắc hay không. Vì Mẹ yêu con cái Mẹ, Mẹ đưa con cái Mẹ về với quê Trời bình an.

Tạ ơn Mẹ, đoàn chiên Tam Tổng xin dâng lên Mẹ ước mong bình an cho đất nước nhỏ bé hình chữ “S” của chúng con trước bão tố của kẻ thù.

Xin dâng lên Mẹ ngôi nhà thờ Phúc Lạc đang dần được hoàn thiện, để những giọt mồ hôi chúng con gieo trên cánh đồng cói ấy được bung nở thành nơi Chúa ngự trị.

Xin dâng lên Mẹ tương lai của giáo xứ Tam Tổng chúng con, để cũng từ nơi này, sẽ trở thành ba giáo xứ nhỏ, tiếp tục con đường gieo mầm tin yêu trên đất cói cằn cỗi này…
 
Lễ thăng cấp huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể tại xứ Vũ Hoà hặt Đức Tánh
Nhã Lê
09:56 02/06/2014
THÁNH LỄ THĂNG CẤP HUYNH TRƯỞNG THIẾU NHI THÁNH THỂ TẠI XỨ VŨ HOÀ

VŨ HÒA 01.6.2014, Xứ Đoàn Chúa Thánh Thần Hiện xuống đã tổ chức Thánh lễ Thăng cấp Huynh trưởng cho 20 Dự trưởng. Cha Tuyên uý Xứ đoàn Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và cũng là Tuyên uý Liên đoàn Hạt Đức Tánh đã chủ tế thánh lễ tiếp nhận các anh chị tân Huynh trưởng.

Đoàn rước chủ tế là các tân Huynh trưởng từ từ tiến vào Nhà thờ, trước sự chứng kiến của Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và toàn thể cộng đoàn dân Chúa. Từ hôm nay, các anh chị sẽ mang trên vai chiếc khăn quàng đỏ của phong trào, chính thức là thành viên của Huynh trưởng Đoàn Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chính thức quyết tâm sống khẩu hiệu của người Huynh trưởng là “Phụng Sự”, phụng sự Chúa, phụng sự các em và phụng sự mọi người trong tinh thần yêu thương và hiệp nhất.

Trong nghi thức tuyên hứa, các anh chị đã tuyên hứa phải có một đời sống nội tâm cao, kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể mới có thể chu toàn nhiệm vụ. Trong khi phục vụ, biết rằng mình không đơn độc, mà phải phối hợp với nhiều người. Vì thế phải vâng phục bề trên, hăng hái và quãng đại hợp tác với mọi thành phần dân Chúa…

Tiếp theo, các anh chị đã quỳ xuống đọc kinh dâng mình cho Chúa và Mẹ Maria, xin tận hiến mình cho Chúa, xin Mẹ cầu bầu để mình được ơn toàn hiến.

Sau khi đọc kinh dâng mình, Cha tuyên uý đã chính thức nhận các anh chị vào thành phần Huynh trưởng của Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Phận, đồng thời trao khăn của phong trào cho các anh chị, để các anh chị cảm nhận sự tiến thân và tỏ ra đắc lực hơn trong việc phục vụ cho phong trào, trong cánh đồng truyền giáo của Chúa, cách riêng là giới thiếu nhi.

Kết thúc thánh lễ, các anh chị chụp hình lưu niệm với Cha Tuyên uý và ban quản trị xứ đoàn, cảm nhận được nơi các anh chị niềm vui tươi, hạnh phúc đơn sơ. Nguyện chúc các anh chị luôn nhiệt thành và hăng say trong nhiệm vụ mới vì có lửa của Chúa Thánh Thần Hiện Xuống – Bổn mạng Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Xứ Vũ Hoà.

Nhã Lê
 
Cha Giacôbê Vũ Thế Hanh và 13 bạn trẻ Việt Nam chết thảm tại Chaiyaphum, Thái Lan
Nguyễn Việt Nam
15:45 02/06/2014
Cha Giacôbê Vũ Thế Hanh
Các bạn trẻ Việt Nam đến hiện trường
Tờ Bangkok Daily News của Thái Lan cho biết lúc 5:45 sáng thứ Hai 2 tháng 6, hai nhân viên cảnh sát tại thị trấn Kaeng Khro, tỉnh Chaiyaphum ở Đông Bắc Thái Lan đã thông báo về tai nạn giao thông kinh hoàng trên tỉnh lộ 201 Chaiyaphum – Phae. Cảnh sát, lính cứu hỏa và các nhân viên y tế đã đến nơi cố gắng dập tắt đám cháy. 13 người được ghi nhận là đã chết và 3 người khác bị thương trầm trọng đã được chuyển đến bệnh viện Kaeng Khro.

Điều tra sơ khởi của cảnh sát là người tài xế xe khách, một chiếc Toyota màu trắng, đã ngủ gục và tông vào một chiếc xe tải Isuzu đậu bên đường. Chiếc Toyota có lẽ chạy bằng gas nên đã phát nổ.

Những nạn nhân của tai nạn đau buồn này phần lớn là người Việt đang sinh sống tại Bangkok, trong đó có linh mục Giacôbê Vũ Thế Hanh dòng Đa Minh Việt Nam, và 13 bạn trẻ Công Giáo Việt Nam đang trên đường đi tham dự Đại Hội Giới Trẻ tại Minburi.

Cha Giacôbê Vũ Thế Hanh sinh ngày 14 tháng 02 năm 1974 tại Ninh Bình, được thụ phong linh mục ngày 30/06/2007 tại nhà thờ Ba Chuông, Sàigòn, hưởng dương 40 tuổi, 17 năm khấn dòng và 7 năm linh mục.

Hầu hết các bạn trẻ bị thiệt mạng là các thanh niên thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tỉnh.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Nhau
Tấn Đạt
21:24 02/06/2014
BÊN NHAU
Ảnh của Tấn Đạt
Đến như hoa lá
cũng cần có nhau..