Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và tổng thống Mễ Tây Cơ – Cái chết mờ ám của Đức Hồng Y Juan Posadas Ocampo.
Đặng Tự Do
19:57 07/06/2014
ĐHY Juan Posadas Ocampo |
ĐHY Juan Posadas Ocampo bị bắn 14 phát đạn |
Dư luận tại Mễ Tây Cơ nóng lên từ cuối tháng Năm với cuốn sách bán rất chạy của luật sư Jesus Becerra Pedrote, người đã điều tra vụ ám sát Đức Hồng Y Juan Posadas Ocampo trong suốt 21 năm qua.
Vị Hồng Y quá cố đã bị bắn 14 phát súng vào ngày 24 tháng Năm năm 1993 trong bãi đậu xe của phi trường quốc tế Guadalajara. Sáu người khác cũng bị thiệt mạng.
Vị Hồng Y quá cố, một người nổi tiếng chống chính phủ, đã liên tục tố cáo những quan hệ mờ ám giữa tổng thống đương thời của Mễ Tây Cơ là Carlos Salinas de Gortari và những trùm buôn bán ma tuý xuất cảng sang Hoa Kỳ.
Đức Hồng Y Juan Posadas Ocampo sinh ngày 11 tháng 11 năm 1926 được thụ phong linh mục ngày 23 tháng 9 năm 1950 và được tấn phong Giám Mục ngày 14 tháng 6 năm 1970. Ngài được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Hồng Y ngày 28 tháng 6 năm 1991.
Các trợ lý của Đức Hồng Y cho biết là tổng thống Carlos Salinas đã đưa ra những lời đe doạ nghiêm trọng đối với ngài trong một cuộc họp giữa tổng thống và vị Hồng Y chỉ một tuần trước khi xảy ra vụ ám sát.
Đức Hồng Y Juan Posadas Ocampo đã bị bắn chết trong bãi đậu xe của phi trường quốc tế Guadalajara khi đang chờ Đức Tổng Giám Mục Girolamo Prigione, là sứ thần Tòa Thánh tại Mễ Tây Cơ.
Trong một cách thế được xem là vừa nhằm sỉ nhục vị Hồng Y vừa khoả lấp vụ này, nhà cầm quyền Mễ Tây Cơ lúc ấy nói là Đức Hồng Y đã bị sát hại vì hai băng đảng ma tuý bắn nhau và ngài bị giết lầm vì bọn buôn bán ma tuý thấy ngài giống hệt tên trùm ma tuý El Chapo Guzman.
Sau khi Đức Hồng Y bị ám sát tất cả mọi cố gắng của Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ đưa vụ này ra ánh sáng đều bị nhà cầm quyền Mễ Tây Cơ dập tắt. Không có ai bị bắt, không có ai chịu trách nhiệm về cái chết bi thảm của vị Hồng Y. Tất cả chìm trong một màn đêm bí mật dầy đặc.
Luật sư Jesus Becerra Pedrote nói với thông tấn xã CNA hôm 21 tháng 5: “Tôi chưa có trong tay những bằng chứng là đích thân tổng thống ra lệnh giết Đức Hồng Y, nhưng tôi có đủ bằng chứng rằng những người thân cận nhất của tổng thống đã giết Đức Hồng Y”.
Thông cáo của Tòa Thánh về cuộc tiếp kiến giữa Đức Thánh Cha và tổng thống Mễ Tây Cơ không nói rõ liệu vụ Đức Hồng Y Juan Posadas Ocampo có được đưa thảo luận hay không. Nội dung thông cáo báo chí của Tòa Thánh chỉ ngắn gọn như sau:
“Sáng nay, Thứ Bảy ngày 7 tháng 6 năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tổng thống Mexico, Ông EnriquePeña Nieto. Tổng thống, sau đó, đã gặp Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Pietro Parolin, và Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, bộ trưởng bộ quan hệ với các dân nước.
Trong các cuộc thảo luận thân mật, hai bên tập trung vào các khía cạnh khác nhau của cuộc sống đất nước bao gồm nhiều cải cách gần đây, đặc biệt là việc sửa đổi hiến pháp về tự do tôn giáo. Các vấn đề khác cùng quan tâm cũng được chú ý đến, chẳng hạn như hiện tượng di cư, cuộc đấu tranh chống đói nghèo và thất nghiệp, và các sáng kiến để chống lại bạo lực và buôn bán ma túy.
Cuối cùng, đã có một cuộc trao đổi ý kiến về các chủ đề liên quan đến tình hình hiện tại trong khu vực và quốc tế.”
Đức Thánh Cha kêu gọi các linh mục: Xin đừng quên mối tình đầu
Bùi Hữu Thư
02:46 07/06/2014
Các linh mục trước hết phải là những mục tử, sau đó mới là các học giả và các ngài chớ quên Chúa Kitô, mối tình đầu của họ. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong thánh lễ sáng thứ Sáu ngày mùng 6 tháng Sáu tại nhà nguyện Santa Marta.
Đức Thánh Cha Phanxicô hỏi: “Mối tình đầu của anh em giờ ra sao?” Nghĩa là anh em có còn yêu như những ngày đầu nữa không? Người ta còn vui với anh em, hay đã chán anh em rồi. Đó là những câu hỏi phổ quát mà người ta phải tự hỏi mình thường xuyên, và không chỉ là các cặp vợ chồng nhưng cả các linh mục và các giám mục nữa trước mặt Chúa Kitô. Bởi vì, hôm nay đây chính Chúa đã hỏi Phêrô: “Này anh Simon con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy hơn các anh em này không?”
Câu hỏi: “Anh có mến Thầy không?” – Chúa Giêsu đặt ra cho tất cả mọi người, cho cả các anh em linh mục và giám mục nữa. Tôi có còn yêu mến như ngày đầu tiên không? Hay là công việc bận rộn khiến cho tôi đã ngó nhìn nơi khác, và quên đi tình yêu?”
Đức Thánh Cha kêu gọi các linh mục và giám mục “không bao giờ được quên mối tình đầu”, vì cũng như các cặp vợ chồng, “nếu không có tình yêu thì hôn nhân đổ vỡ.”
Ngoài khía cạnh thứ nhất là tình yêu dành cho Thiên Chúa, còn 3 khía cạnh nữa mà ơn gọi linh mục đòi hỏi.
Khía cạnh thứ hai là lời mời gọi chăm sóc dân Chúa: “Hãy chăm sóc đoàn chiên của Ta.” Câu hỏi được đặt ra ở đây là “Tôi có phải là chủ chiên hay chỉ là nhân viên của một tổ chức phi chính phủ có tên là Giáo Hội?”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng linh mục được mời gọi để trở nên trước hết là một chủ chăn, trước tất cả học vấn, kiến thức về triết học và thần học, tất cả mọi thứ khác phải đến sau”.
Ngài khuyên các linh mục như sau: “Hãy chăm sóc chiên ta với những kiến thức thần học, triết học, giáo phụ học, với tất cả những gì anh em đã học được, nhưng trước hết, phải chăm sóc các chiên ta. Vì Chúa Kitô đã mời gọi chúng ta như vậy. Bàn tay giám mục đặt trên đầu chúng ta, là để cho chúng ta trở thành các chủ chiên.”
Khía cạnh thứ ba: “Thật, Thầy bảo thật cho con biết: khi con còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu mặc ý, nhưng khi con già, con sẽ giang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn đến".
Điều này có nghĩa là đừng mong chờ “vinh quang” hay “huy hoàng” trong cương vị là người mục tử được thánh hiến cho Chúa Giêsu. “Không, không có đâu anh em. Anh em sẽ kết thúc đời mình giữa những gì là tầm thường nhất, ngay cả trong những hoàn cảnh nhục nhã và bi đát nhất, khi phải nằm trên giường, phải nhờ người ta đút cho ăn và mặc áo quần cho anh em. Chúng ta được tiền định để kết thúc như Ngài”, tức là như “hạt lúa mì chết đi để sinh nhiều hoa trái nhưng không có cái hân hạnh được nhìn thấy những hoa trái ấy. ”
Cuối cùng, khía cạnh thứ tư được gói gọn trong “lời nói mạnh mẽ nhất” mà Chúa Giêsu đã dùng để kết thúc câu chuyện của Người: “Con hãy theo Thầy!”
"Nếu chúng ta đã lạc lối hoặc không biết đáp lại tình yêu, thì khi đó chúng ta không biết làm sao đáp ứng những đòi hỏi trong sứ vụ một mục tử, chúng ta không có niềm xác tín rằng Chúa sẽ không bỏ rơi chúng ta ngay cả trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất của cuộc sống, như khi đau ốm ngặt nghèo. Ngài nói: ‘theo Ta’. Đây là sự chắc chắn của chúng ta. Hãy theo bước chân của Chúa Giêsu trên con đường Ngài đã bảo: ‘Hãy theo Ta’".
Đức Thánh Cha Phanxicô hỏi: “Mối tình đầu của anh em giờ ra sao?” Nghĩa là anh em có còn yêu như những ngày đầu nữa không? Người ta còn vui với anh em, hay đã chán anh em rồi. Đó là những câu hỏi phổ quát mà người ta phải tự hỏi mình thường xuyên, và không chỉ là các cặp vợ chồng nhưng cả các linh mục và các giám mục nữa trước mặt Chúa Kitô. Bởi vì, hôm nay đây chính Chúa đã hỏi Phêrô: “Này anh Simon con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy hơn các anh em này không?”
Câu hỏi: “Anh có mến Thầy không?” – Chúa Giêsu đặt ra cho tất cả mọi người, cho cả các anh em linh mục và giám mục nữa. Tôi có còn yêu mến như ngày đầu tiên không? Hay là công việc bận rộn khiến cho tôi đã ngó nhìn nơi khác, và quên đi tình yêu?”
Đức Thánh Cha kêu gọi các linh mục và giám mục “không bao giờ được quên mối tình đầu”, vì cũng như các cặp vợ chồng, “nếu không có tình yêu thì hôn nhân đổ vỡ.”
Ngoài khía cạnh thứ nhất là tình yêu dành cho Thiên Chúa, còn 3 khía cạnh nữa mà ơn gọi linh mục đòi hỏi.
Khía cạnh thứ hai là lời mời gọi chăm sóc dân Chúa: “Hãy chăm sóc đoàn chiên của Ta.” Câu hỏi được đặt ra ở đây là “Tôi có phải là chủ chiên hay chỉ là nhân viên của một tổ chức phi chính phủ có tên là Giáo Hội?”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng linh mục được mời gọi để trở nên trước hết là một chủ chăn, trước tất cả học vấn, kiến thức về triết học và thần học, tất cả mọi thứ khác phải đến sau”.
Ngài khuyên các linh mục như sau: “Hãy chăm sóc chiên ta với những kiến thức thần học, triết học, giáo phụ học, với tất cả những gì anh em đã học được, nhưng trước hết, phải chăm sóc các chiên ta. Vì Chúa Kitô đã mời gọi chúng ta như vậy. Bàn tay giám mục đặt trên đầu chúng ta, là để cho chúng ta trở thành các chủ chiên.”
Khía cạnh thứ ba: “Thật, Thầy bảo thật cho con biết: khi con còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu mặc ý, nhưng khi con già, con sẽ giang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn đến".
Điều này có nghĩa là đừng mong chờ “vinh quang” hay “huy hoàng” trong cương vị là người mục tử được thánh hiến cho Chúa Giêsu. “Không, không có đâu anh em. Anh em sẽ kết thúc đời mình giữa những gì là tầm thường nhất, ngay cả trong những hoàn cảnh nhục nhã và bi đát nhất, khi phải nằm trên giường, phải nhờ người ta đút cho ăn và mặc áo quần cho anh em. Chúng ta được tiền định để kết thúc như Ngài”, tức là như “hạt lúa mì chết đi để sinh nhiều hoa trái nhưng không có cái hân hạnh được nhìn thấy những hoa trái ấy. ”
Cuối cùng, khía cạnh thứ tư được gói gọn trong “lời nói mạnh mẽ nhất” mà Chúa Giêsu đã dùng để kết thúc câu chuyện của Người: “Con hãy theo Thầy!”
"Nếu chúng ta đã lạc lối hoặc không biết đáp lại tình yêu, thì khi đó chúng ta không biết làm sao đáp ứng những đòi hỏi trong sứ vụ một mục tử, chúng ta không có niềm xác tín rằng Chúa sẽ không bỏ rơi chúng ta ngay cả trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất của cuộc sống, như khi đau ốm ngặt nghèo. Ngài nói: ‘theo Ta’. Đây là sự chắc chắn của chúng ta. Hãy theo bước chân của Chúa Giêsu trên con đường Ngài đã bảo: ‘Hãy theo Ta’".
Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Hội không phải là quán trọ
Đặng Tự Do
00:43 07/06/2014
Trong Thánh Lễ sáng Thứ Năm mùng 5 tháng Sáu tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã tập trung nói về sự cần thiết của người tín hữu là phải trau dồi một cảm thức thuộc về Giáo Hội và ở với Giáo Hội
Ngài nói về ba cám dỗ mà những người tự xưng mình là Kitô hữu thường rơi vào: đó là “chủ nghĩa đồng nhất hóa”, “chủ nghĩa đa nguyên” và “khuynh hướng trục lợi cá nhân”.
Diễn giải bài Tin Mừng theo Thánh Gioan, chương 17 từ câu 20 đến câu 26, nói về lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cho sự hiệp nhất trong Giáo Hội. Đức Thánh Cha đã đề cập đến một số người mang danh Kitô hữu nhưng dường như chỉ đứng “một chân bên trong còn chân kia thì bên ngoài Giáo Hội”, như thể họ đang “bắt cá hai tay”. Những người như vậy sẽ không cảm thấy Giáo Hội là nhà của mình. Ngài nói rằng có một số người “chỉ xem Giáo Hội như quán trọ, chứ không xem Giáo Hội là nhà của mình.”
Đức Thánh Cha đã đề cập đến ba nhóm người. Nhóm đầu tiên là những người xem tất cả mọi thành phần trong Giáo Hội đều như nhau. Họ là những người ngài gọi là theo “chủ nghĩa đồng nhất hóa”.
“Sự đồng nhất như vậy không phải là một đoàn sủng về hoạt động tự do của Chúa Thánh Thần. Những người này nhầm lẫn giữa lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cho sự hiệp nhất Giáo Hội với lý thuyết về sự bình đẳng trong hệ tư tưởng riêng của họ. Chúa Kitô không bao giờ muốn Giáo Hội của Ngài theo kiểu đó – không bao giờ muốn mọi thành phần trong Giáo Hội là một đơn thể thuần nhất - và như thế, thực ra nhóm này không gia nhập Giáo Hội. Họ mang danh là Kitô hữu, là người Công Giáo, nhưng thái độ của họ khiến họ rời khỏi Giáo Hội.
Nhóm Kitô hữu thứ hai, Đức Thánh Cha gọi là những người gia nhập Giáo Hội nhưng còn mang nặng những ý thức hệ riêng mình – những người không đặt tâm trí của mình vào trong tâm trí của Giáo Hội. Đức Thánh Cha gọi họ là “những kẻ theo chủ nghĩa đa nguyên”
“Họ tham gia trong Giáo Hội nhưng với những ý thức hệ riêng. Với ý thức hệ đó, họ bước vào Giáo Hội chỉ có một chân. Còn chân kia ở bên ngoài Giáo Hội. Giáo Hội không phải là nhà của họ hay thuộc về họ. Họ xem Giáo Hội như một gác trọ. Họ không chia sẻ chung cảm thức là mình thuộc về Giáo Hội.
Nhóm thứ ba tự xưng mình là Kitô hữu nhưng không đặt cả tâm hồn, con tim của mình nơi Giáo Hội. Đây là những “kẻ trục lợi”. Họ tìm kiếm lợi lộc nơi Giáo Hội, họ đi nhà thờ vì lợi ích cá nhân, để kiếm chác nơi Giáo Hội.
“Các lái buôn. Chúng ta biết rõ họ! Trong Giáo Hội sơ khai đã xuất hiện những nhân vật như vậy: Sách Công Vụ nhắc đến tên một số người như: Simon hoặc Ananias và Sapphira. Họ lợi dụng Giáo Hội để trục lợi cá nhân. Chúng ta vẫn còn thấy bóng dáng họ đang có mặt ngày nay trong các giáo xứ, giáo phận, trong dòng tu, nơi một số mạnh thường quân– rất nhiều, phải không? Họ khoe khoang là các nhà hảo tâm của Giáo Hội nhưng thật ra họ vào đó để làm ăn. Họ không cảm thấy Giáo Hội như một người mẹ của mình.”
Trong Giáo Hội, “có nhiều ơn sủng của Chúa Thánh Thần, người ta thì đa dạng và ơn sủng Thánh Thần cũng đa dạng.” Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Chúa bảo chúng ta rằng nếu anh chị em gia nhập Giáo Hội vì lòng mến, để hiến dâng trọn con tim mình, không so đo tính toán trục lợi, anh chị em sẽ nhận ra Giáo Hội không phải là một quán trọ, nhưng là một gia đình để chúng ta sống trong đó.”
Nhận ra điều này không phải dễ, bởi vì “cám dỗ thì nhiều.” Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần, Đấng thành toàn sự hiệp nhất trong Giáo Hội, “hiệp nhất trong sự đa dạng, tự do và quảng đại.” Đó là sứ vụ của Chúa Thánh Thần, là Đấng “tạo ra sự hài hòa trong Giáo Hội – sự hiệp nhất trong Giáo Hội là hiệp nhất trong hài hòa.”
Chúng ta, tất cả đều có những khác biệt. “Chúng ta không giống y chang nhau. Tạ ơn Chúa”. Nếu không, “mọi thứ sẽ như địa ngục”. Tất cả mọi tín hữu được mời gọi trở nên ngoan ngoãn trong Thánh Thần, chính sự ngoan ngoãn này là nhân đức sẽ cứu chúng ta khỏi tình trạng “đồng nhất hóa, bất hòa, hay trục lợi cá nhân trở thành lái buôn trong Giáo Hội. Chính sự ngoan ngoãn này sẽ chuyển hóa Giáo Hội từ một quán trọ thành một ngôi nhà”
“Cầu xin Chúa ban Thánh Thần xuống trên chúng con và xin Chúa Thánh Thần tạo ra sự hài hòa trong các cộng đoàn của chúng con: cộng đoàn giáo xứ, giáo phận, cộng đoàn các phong trào trong Giáo Hội.”
“Xin Chúa Thánh Thần hoàn thành sự hài hòa này, như các Giáo Phụ đã từng nói: Chính Thánh Thần là sự hài hòa.”
Ngài nói về ba cám dỗ mà những người tự xưng mình là Kitô hữu thường rơi vào: đó là “chủ nghĩa đồng nhất hóa”, “chủ nghĩa đa nguyên” và “khuynh hướng trục lợi cá nhân”.
Diễn giải bài Tin Mừng theo Thánh Gioan, chương 17 từ câu 20 đến câu 26, nói về lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cho sự hiệp nhất trong Giáo Hội. Đức Thánh Cha đã đề cập đến một số người mang danh Kitô hữu nhưng dường như chỉ đứng “một chân bên trong còn chân kia thì bên ngoài Giáo Hội”, như thể họ đang “bắt cá hai tay”. Những người như vậy sẽ không cảm thấy Giáo Hội là nhà của mình. Ngài nói rằng có một số người “chỉ xem Giáo Hội như quán trọ, chứ không xem Giáo Hội là nhà của mình.”
Đức Thánh Cha đã đề cập đến ba nhóm người. Nhóm đầu tiên là những người xem tất cả mọi thành phần trong Giáo Hội đều như nhau. Họ là những người ngài gọi là theo “chủ nghĩa đồng nhất hóa”.
“Sự đồng nhất như vậy không phải là một đoàn sủng về hoạt động tự do của Chúa Thánh Thần. Những người này nhầm lẫn giữa lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cho sự hiệp nhất Giáo Hội với lý thuyết về sự bình đẳng trong hệ tư tưởng riêng của họ. Chúa Kitô không bao giờ muốn Giáo Hội của Ngài theo kiểu đó – không bao giờ muốn mọi thành phần trong Giáo Hội là một đơn thể thuần nhất - và như thế, thực ra nhóm này không gia nhập Giáo Hội. Họ mang danh là Kitô hữu, là người Công Giáo, nhưng thái độ của họ khiến họ rời khỏi Giáo Hội.
Nhóm Kitô hữu thứ hai, Đức Thánh Cha gọi là những người gia nhập Giáo Hội nhưng còn mang nặng những ý thức hệ riêng mình – những người không đặt tâm trí của mình vào trong tâm trí của Giáo Hội. Đức Thánh Cha gọi họ là “những kẻ theo chủ nghĩa đa nguyên”
“Họ tham gia trong Giáo Hội nhưng với những ý thức hệ riêng. Với ý thức hệ đó, họ bước vào Giáo Hội chỉ có một chân. Còn chân kia ở bên ngoài Giáo Hội. Giáo Hội không phải là nhà của họ hay thuộc về họ. Họ xem Giáo Hội như một gác trọ. Họ không chia sẻ chung cảm thức là mình thuộc về Giáo Hội.
Nhóm thứ ba tự xưng mình là Kitô hữu nhưng không đặt cả tâm hồn, con tim của mình nơi Giáo Hội. Đây là những “kẻ trục lợi”. Họ tìm kiếm lợi lộc nơi Giáo Hội, họ đi nhà thờ vì lợi ích cá nhân, để kiếm chác nơi Giáo Hội.
“Các lái buôn. Chúng ta biết rõ họ! Trong Giáo Hội sơ khai đã xuất hiện những nhân vật như vậy: Sách Công Vụ nhắc đến tên một số người như: Simon hoặc Ananias và Sapphira. Họ lợi dụng Giáo Hội để trục lợi cá nhân. Chúng ta vẫn còn thấy bóng dáng họ đang có mặt ngày nay trong các giáo xứ, giáo phận, trong dòng tu, nơi một số mạnh thường quân– rất nhiều, phải không? Họ khoe khoang là các nhà hảo tâm của Giáo Hội nhưng thật ra họ vào đó để làm ăn. Họ không cảm thấy Giáo Hội như một người mẹ của mình.”
Trong Giáo Hội, “có nhiều ơn sủng của Chúa Thánh Thần, người ta thì đa dạng và ơn sủng Thánh Thần cũng đa dạng.” Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Chúa bảo chúng ta rằng nếu anh chị em gia nhập Giáo Hội vì lòng mến, để hiến dâng trọn con tim mình, không so đo tính toán trục lợi, anh chị em sẽ nhận ra Giáo Hội không phải là một quán trọ, nhưng là một gia đình để chúng ta sống trong đó.”
Nhận ra điều này không phải dễ, bởi vì “cám dỗ thì nhiều.” Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần, Đấng thành toàn sự hiệp nhất trong Giáo Hội, “hiệp nhất trong sự đa dạng, tự do và quảng đại.” Đó là sứ vụ của Chúa Thánh Thần, là Đấng “tạo ra sự hài hòa trong Giáo Hội – sự hiệp nhất trong Giáo Hội là hiệp nhất trong hài hòa.”
Chúng ta, tất cả đều có những khác biệt. “Chúng ta không giống y chang nhau. Tạ ơn Chúa”. Nếu không, “mọi thứ sẽ như địa ngục”. Tất cả mọi tín hữu được mời gọi trở nên ngoan ngoãn trong Thánh Thần, chính sự ngoan ngoãn này là nhân đức sẽ cứu chúng ta khỏi tình trạng “đồng nhất hóa, bất hòa, hay trục lợi cá nhân trở thành lái buôn trong Giáo Hội. Chính sự ngoan ngoãn này sẽ chuyển hóa Giáo Hội từ một quán trọ thành một ngôi nhà”
“Cầu xin Chúa ban Thánh Thần xuống trên chúng con và xin Chúa Thánh Thần tạo ra sự hài hòa trong các cộng đoàn của chúng con: cộng đoàn giáo xứ, giáo phận, cộng đoàn các phong trào trong Giáo Hội.”
“Xin Chúa Thánh Thần hoàn thành sự hài hòa này, như các Giáo Phụ đã từng nói: Chính Thánh Thần là sự hài hòa.”
Đức Thánh Cha sẽ tham dự lễ tưởng niệm các nạn nhân thế chiến thứ nhất
Đặng Tự Do
15:57 07/06/2014
Đức Thánh Cha đã di chuyển trên chiếc pope mobile giữa đám đông tại quảng trường Thánh Phêrô để chào đón họ. Khi Đức Thánh Cha tiến lên lễ đài, ban nhạc hiến binh đã chào đón ngài rất long trọng.
Hai vị đại diện hiến binh đã giới thiệu với Đức Thánh Cha về đơn vị của họ
"Hiến binh là người có lòng tin. Họ tin tưởng nhiệm vụ và sự hy sinh của mình mang lại ích lợi cho xã hội. Người ấy tin tưởng rằng hoàn thành nhiệm vụ của mình là một cách để sống trung thực."
"Những người Ý cảm thấy gần gũi với họ vì họ biết rằng khi họ cần được an toàn, họ có thể tìm được tại các đồn bót."
Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha kêu gọi hiến binh Ý hãy sống gần gũi giữa dân chúng, và đặt nhu cầu của dân chúng lên trên hết. Ngài đặc biệt yêu cầu họ gần gũi với những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, những người vô phương tự vệ và những người cần giúp đỡ nhất.
Đức Thánh Cha nói:
"Nhiệm vụ của anh chị em được thể hiện nơi sự phục vụ người khác, và nó thúc đẩy anh chị em đáp lại hàng ngày sự tin tưởng và lòng quý mến mà mọi người đã đặt nơi anh chị em. Nó đòi hỏi một sự sẵn sàng liên tục, kiên nhẫn, tinh thần hy sinh, và một ý thức trách nhiệm."
Ngài khích lệ họ hãy là "những nhân chứng hân hoan của tình nhân loại", đấu tranh cho hòa bình, an ninh, và sự tôn trọng nhân quyền và nhân phẩm.
Giữa bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha đã dừng lại một phút im lặng để nhớ đến những hiến binh đã hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ.
Sau đó, Đức Thánh Cha thông báo rằng vào ngày 13 tháng Chín tới đây, ngài sẽ đến một nghĩa trang quân đội và đài tưởng niệm ở miền bắc Italy, để vinh danh các nạn nhân của tất cả các cuộc chiến tranh.
Đức Thánh Cha nói:
"Tôi đến đó để kỷ niệm một trăm năm thảm kịch bi thảm Thế chiến thứ nhất, mà tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện đau đớn, từ môi miệng của ông nội tôi, người đã từng chiến đấu trong khu vực Piave."
Vào cuối buổi triều yết, chỉ huy lực lượng hiến binh Ý đã tặng Đức Giáo Hoàng một tác phẩm điêu khắc có hình hai hiến binh. Một thiếu sinh quân cũng tặmg ngài một chiếc mũ truyền thống Carabinieri, có kết những lông xù, màu xanh và màu đỏ.
Đức Thánh Cha bãi miễn toàn bộ 5 thành viên người Ý trong cơ quan tình báo tài chính Tòa Thánh
Đặng Tự Do
16:30 07/06/2014
Giám đốc Rene Bruelhart của AIF |
Năm thành viên người Ý đã được chọn vào năm 2010 với nhiệm kỳ 5 năm, kết thúc vào năm 2016. Với việc bãi miễn này, Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ giữ lại một người duy nhất trong AIF là ông Rene Bruelhart, một chuyên gia tài chính người Thụy Sĩ đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 chỉ định làm giám đốc AIF vào năm 2012.
Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm 4 thành viên mới để thay thế là Marc Odendall, một chuyên gia tài chính người Thụy Sĩ; Joseph Yuvarj Pillay, cố vấn tài chính cho tổng thống Singapore; Maria Bianca Farina, giám đốc một công ty bảo hiểm Ý; và Juan Zarate, giáo sư luật tại đại học Harvard và nguyên là chuyên gia chống khủng bố của Tòa Bạch Ốc.
Trong khi đó, tại Peru, hôm thứ Sáu mùng 6 tháng Sáu, giám đốc Rene Bruelhart của AIF đã ký kết các hiệp ước với sáu quốc gia Anh, Pháp, Malta, Romania, Ba Lan và Peru. Các thỏa thuận đã được ký kết trong cuộc họp tại thủ đô Lima của Nhóm Egmont - một mạng lưới quốc tế chính thức của các đơn vị tình báo tài chính.
Các hiệp ước đề ra những tiêu chuẩn thực hành và chính thức hóa sự hợp tác và trao đổi thông tin tài chính nhằm chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố xuyên biên giới giữa các quốc gia.
AIF đã trở thành một thành viên của Nhóm Egmont vào tháng Bảy năm 2013, và đã ký kết các hiệp ước với các đơn vị tình báo tài chính của Úc, Bỉ, Cyprus, Đức, Ý, Hà Lan, Slovenia, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ.
Ông Rene Bruelhart nói:
"Trở thành một thành viên của Nhóm Egmont năm ngoái là một bước tiến lớn hướng tới việc tăng cường hợp tác quốc tế của Tòa Thánh và hỗ trợ cho những nỗ lực toàn cầu chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Việc ký kết các hiệp ước mới nhất cho thấy chúng tôi đang tiếp tục mở rộng mạng lưới hợp tác của mình để tiếp tục tạo thuận lợi cho nỗ lực chung của chúng tôi."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tin Giáo Hội Công Giáo Việt Nam
Nhóm video Adelaide
19:11 07/06/2014
Tin GHCGVN Tuần I - Năm 2014
1. Giáo hạt Đăkmil và Gia Nghĩa, GP Ban Mê Thuột. Tổ chức ngày tĩnh huấn các gia đình Công Giáo
Tuần qua. Hơn 3,000 thành viên trong các gia đình Công Giáo thuộc hai giáo hạt: Đăkmil và Gia Nghĩa tề tựu về Đồi Thánh Tâm, giáo xứ Xã Đoài để tham dự ngày tĩnh huấn do Ban Mục Mụ giáo dân do giáo phận tổ chức với chủ đề: "Phúc Âm Hóa Gia Đình".
Hiện diện trong ngày tĩnh huấn hôm nay có Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, giám mục giáo phận; Đức ông Đaminh Hà Duy Khâm; cha JB. Nguyễn Minh Tâm trưởng Ban Mục Vụ Gia Đình, quý cha hạt trưởng, quý cha và đại diện các ban thường vụ HĐGX, ban hành giáo các giáo họ biệt lập cũng đến tham dự.
Sau niềm vui đón tiếp vị Cha chung giáo phận là phần Cung Nghinh và Tôn vinh Thánh Gia Thất, tiếp đến cha JB. Nguyễn Minh Tâm kính chào và tâm tình đến với Đức Cha Vinh Sơn, Đức ông, quý cha, và các tham dự viên, với trọng trách là Trưởng ban MVGD
Đức Giám Mục giáo phận rất vui mừng vì nhận thấy thiện chí của từng người tham dự.
Theo chương trình thì, Cha trưởng ban giáo lý Stêphanô Nguyễn Văn Đậu chia sẻ về đề tài: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa.
Ông Matthêu Lê Thanh Xuyến, phụ trách WOOM Banmethuot, giới thiệu sơ lược phương pháp hạn chế sinh sản theo luật tư nhiên.
Trong năm phúc Âm Hóa Gia Đình, cũng đã có hơn 1000 thành viên trong các gia đình Công Giáo,tỉnh Daklak, đã qui tụ về tại Trung Tâm Mục vụ giáo phận, để tham dự Khóa Tĩnh Huấn các Gia Đình Công Giáo, do Ban Mục vụ giáo phận BMT tổ chức cho bốn giáo hạt: Buôn Hô, Chính Tòa, Mẫu Tâm và Giang Sơn, với chủ đề “PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH”
Cha GB. Nguyễn Minh Tâm, Trưởng Ban tổ chức đọc lời chào mừng
Phần huấn từ, ĐGM Vinh Sơn bày tỏ niềm vui mừng được gặp gỡ những người cha, người mẹ, người con trong gia đình, có những bé còn bồng trên tay...ĐGM ước mong mọi thành viên trong gia đình luôn cố gắng sống và hiểu được những nỗ lực sống Phúc Âm trong hoàn cảnh hiện nay. Ngài nói: “ Phúc Âm hóa là thấm nhuần Phúc Âm, để cho Lời Chúa thấm đẫm vào trong con người của mình, hướng dẫn cách suy nghĩ, lựa chọn của mình. Lời Chúa như ngọn đèn soi sáng bước chân, nghĩa là đặt cách suy nghĩ của riêng mình, cách phản ứng theo bản năng, dưới sự hướng dẫn của Lời Chúa, sự khôn ngoan của Thiên Chúa…”.
Sau đó, cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu thuyết trình về đề tài: GIA ĐÌNH: CỘNG ĐOÀN CỦA TÌNH YÊU VÀ SỰ SỐNG
Tiếp theo, ông Matthêu Lê Thanh Xuyến hướng dẫn về phương pháp điều hòa sinh sản theo phương pháp tự nhiên, phương pháp chu kỳ rụng trứng Billings, giúp các cha mẹ hiểu rất rõ ràng.
Những chứng từ trong ngày Tĩnh Huấn Phúc Âm hóa gia đình, đã cho thấy cuộc sống gia đình có nhiều tình huống khó khăn… Nhưng nhờ siêng năng đọc Lời Chúa và cầu nguyện, nhiều gia đình người Ki-tô giáo cố gắng vượt khó, như trường hợp của gia đình anh Nguyễn Gia Hưng, anh bị mù bẩm sinh, đã có vợ hiền và một con trai ngoan, tạo nên một mái gia đình êm ấm; gia đình anh Trần Thanh Toàn (Gh. Giuse); gia đình anh chị Hải Hà (Gx. Hưng Đạo); gia đình anh chị Tú Dung (Gx. Thánh Linh); gia đình anh chị Vũ Vinh (Gx. Tân Hòa).. .
Khuyên nhủ các gia đình không nên phá thai, ngài nói: “ Con cái là món quà vô giá Thiên Chúa ban tặng, các bậc làm cha làm mẹ cần nâng niu, chăm sóc dậy dỗ v
Trong ngày tĩnh huấn, cũng có mục thi đua giáo lý theo chủ đề, 12 gia đình đại diện gồm cha, mẹ và con, của bốn giáo hạt thi đua trả lời những câu hỏi thật hào hứng.
Phần thi hóa trang Thánh Giuse, Đức Mẹ và Chúa Giêsu của bốn giáo hạt, đã làm người xem thật bất ngờ.
Ngoài ra còn có những câu hỏi giáo lý, ngắm các mầu nhiệm kinh Mân Côi và kinh hằng ngày cho các em nhỏ, cũng rất sôi nổi...
Bài giảng trong thánh lễ, ĐGM khuyên nhủ những người làm cha, làm mẹ trong gia đình hãy noi gương Thánh Giuse và Đức Mẹ luôn luôn lắng nghe, thực thi thánh ý Chúa và làm tròn trách nhiệm với gia đình. ĐGM nhắn nhủ những người làm con hãy thảo hiếu với cha mẹ, như Đức Giêsu càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan…Mọi thành viên trong gia đình hãy tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa...
Tiếp đến, tất cả các cặp vợ chồng cầm tay nhau lặp lại lời hứa khi lãnh nhận bí tích hôn phối.
Sau phép lành cuối lễ, mọi người ra về trong hân hoan với quyết tâm sống “Phúc Âm hóa gia đình”
2. Gx. Vĩnh Hòa GP VINH. Nhóm Lòng Thương Xót CHÚA phục vụ mổ mắt miễn phí cho người nghèo.
Nhận lời mời của Linh mục Antôn Trần Đình Văn quản xứ Gx Vĩnh Hòa. Các bác sĩ chuyên khoa mắt, đang sinh hoạt trong nhóm Lòng Thương Xót Chúa tại Sài Gòn do bác sĩ Phan Huệ Mẫn làm trưởng đoàn, đã về giáo xứ Vĩnh Hòa, thuộc giáo hạt Đông Tháp khám bệnh miễn phí cho gần 900 bệnh nhân.
Sau đó, đoàn đã tiến hành mổ miễn phí cho 277 bệnh nhân bị cườm và đục thủy tinh thể, các bệnh nhân đến từ các giáo xứ Thuận Nghĩa, Cẩm Trường, Tân Yên, Hậu Thành, Bảo Nham, Mĩ Khánh, Ngọc Long, Lâm Xuyên, Rú Đất, Cửa Lò, Bùi Ngọa, Mậu Lâm, Thanh Tân, Xuân Kiều… thuộc giáo phận Vinh và bà con lương dân ở các làng lân cận của xứ Vĩnh Hòa. Ngoài ra, đoàn còn cấp phát miễn phí kính và thuốc điều trị sau mổ.
3. Giáo xứ Bình Thuận GP Sài Gòn. Đại lễ Hành hương Đức Mẹ Trà Kiệu
Trong tuần qua, đại lễ Hành hương Đức Mẹ Trà Kiệu Sài Gòn và hội ngộ đồng hương giáo phận Đà Nẵng đã được cử hành thật long trọng tại giáo xứ Bình Thuận, hạt Tân Sơn Nhì, TGP Sài Gòn.
Từ sáng sớm, cha chánh xứ Giuse Nguyễn Văn Thanh, hai cha phụ tá cùng Ban Mục vụ Hội Đồng Giáo xứ và các đoàn thể của giáo xứ Bình Thuận đã có mặt để chào đón Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ và quý khách. Hàng rào danh dự gồm các thành viên của các đoàn thể với cờ Đức Mẹ Trà Kiệu trên tay, xếp thành hai hàng từ cổng vào tận khuôn viên nhà thờ. Đông đảo bà con Di dân và Đồng hương Giáo phận Đà Nẵng tại Miền Nam, gia đình Mái ấm Thiên Ân với 30 em khiếm thị và dân Chúa các nơi cùng có mặt để hiệp thông tạ ơn Chúa với Giáo phận Đà Nẵng.
Khoảng hơn 8 giờ 00. Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng đã tới.
Đức Cha cùng quý cha tiến vào nhà xứ trong lời chào đón nồng nhiệt của người dẫn chương trình hát bài “Chào mừng” và tiếng pháo tay rộn rã của cả cộng đoàn.
Chương trình giao lưu được bắt đầu lúc 9g00. Với lá cờ Đức Mẹ Trà Kiệu trên tay, Đức Cha tươi cười vẫy chào bà con đồng hương giáo phận Đà Nẵng.
Ngay sau đó, Cha Thomas Võ Minh Danh, Đặc trách Mục vụ Di Dân Giáo phận Đà Nẵng tại Miền Nam báo cáo với Đức Cha và Đại hội những công việc mục vụ đã thực hiện cho bà con Di dân và Đồng hương trong thời gian qua.
Sau những lời dạy dỗ đầy tâm tình thương yêu và nhiều ưu tư, trong bầukhông khí thân thương của một gia đình, Đức Cha đã gọi tên từng giáo hạt, giáo xứ trong giáo phận để “điểm danh” con cái mìp
hần chia sẻ của bà con Đồng hương. Một số bà con đã phải xa quê hương, vào Miền Nam lập nghiệp với hai bàn tay trắng và vô vàn khó khăn nhưng nay họ đã trở thành những người thành đạt trong xã hội. Mỗi người có một hoàn cảnh sống khác nhau. Chính nhờ đời sống Đức tin và ơn Chúa mà họ vượt qua mọi gian khó để đạt đến thành công trong cuộc sống. Bên cạnh những chia sẻ ấy cũng có những bà con chia sẻ nỗi ưu tư của mình về việc xây dựng những ngôi nhà thờ cho vùng quê nghèo, để giáo dân có nơi cử hành các nghi thức phụng vụ…
Vũ khúc “Đừng sợ” của các bạn trẻ giáo xứ Bình Thuận đã làm cho những chia sẻ của bà con đồng hương trở nên ý nghĩa hơn “Bước theo Thầy, đừng sợ, đừng sợ…” quả là một lời động viên, nhắc nhở thật sâu sắc.
Đức Cha đã có những lời giải đáp, nhận xét thật cụ thể cho từng lời đóng góp. Cả cộng đoàn ngập tràn bầu khí yêu thương, sẻ chia.
Chương trình giao lưu kết thúc, cả cộng đoàn hiệp lòng với Linh mục nhạc sĩ Giuse Nguyễn Trung Thành, tác giả bài hát “Đức Mẹ Trà Kiệu”, để cùng dâng lời cảm tạ Mẹ: “Ơn của Mẹ, làm sao con quên?”
Cung nghinh Đức Mẹ Trà Kiệu
Vào lúc 10g00, trong tiếng chuông ngân vang, cả cộng đoàn tập trung ở khuôn viên nhà xứ để bước vào cuộc Cung nghinh Đức Mẹ Trà Kiệu.
Trước khi Đức Cha tuyên bố khai mạc, các em khiếm thị Mái ấm Thiên Ân đã cất lên tiếng hát ca tụng Mẹ Trà Kiệu. Dưới ánh nắng chói chang, mọi người cùng nghiêm trang, xếp thành hai hàng dài và tham dự cuộc rước kiệu thật sốt sắng. Trên đường kiệu, mọi người cùng nhau cầu nguyện bằng những bài thánh ca. Xen giữa những bài thánh ca cộng đồng là tiếng kèn Tây vang dội hòa cùng tiếng trống trầm hùng… Tất cả và tất cả đã làm nên một cuộc rước kiệu thật long trọng, trang nghiêm và sốt sắng.
Kết thúc phần Cung nghinh Đức Mẹ Trà Kiệu, bàn kiệu Đức Mẹ được đặt trang trọng trên cung thánh. Cha chánh xứ Giuse có lời chào mừng Đức Cha và cộng đoàn phụng vụ. Ngài cũng bày tỏ niềm vui khi giáo xứ Bình Thuận được vinh dự chọn làm nơi tổ chức Đại hội Đức Mẹ Trà Kiệu tại Miền Nam. chất chứa những tâm tình yêu thương, trìu mến dành cho Mẹ Maria.
Thánh lễ tạ ơn
Sau phần Dâng Hoa là Thánh lễ tạ ơn, do Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri chủ tế. Cùng đồng tế với ngài có các Cha: Tổng Đại diện giáo phận; quý cha giáo phận Đà Nẵng; Cha Rino người ý Dòng Linh Mục Thánh Tâm; cha chánh xứ và quý cha phụ tá giáo xứ Bình Thuận và quý cha khách.Đến tham dự Thánh lễ không chỉ có bà con giáo dân đồng hương giáo phận Đà Nẵng mà còn rất đông giáo dân của giáo xứ Bình Thuận và các giáo xứ trong TGP Sài Gòn. Do thánh đường không đủ chỗ cho mọi người nên bà con giáo dân ngồi tràn ra cả khuôn viên nhà xứ.Trong phần giảng lễ, Đức Cha chủ tế đã lược lại sự kiện Đức Mẹ hiện ra năm 1885 để cứu giúp giáo dân vùng Trà Kiệu thoát khỏi cuộc bách hại của Vua Minh Mạng.Sau lời nguyện kết lễ, đại diện Đồng hương Giáo phận Đà Nẵng cám ơn Đức Cha Giuse, quý cha và cộng đoàn dân Chúa.Đáp lại tấm lòng yêu mến của những người con xa quê. Đức Cha Giuse nhắn nhủ đoàn con xa quê bằng những lời đầy thương yêu. Đồng thời, ngài cũng cám ơn cha chánh xứ, quý cha phụ tá và cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Bình Thuận đã tổ chức, tiếp đón bà con Đồng hương Giáo phận Đà Nẵng thật tận tình, chu đáo.Thánh lễ kế thúc vào lúc 12g45. Sau Thánh lễ, Đức Cha, quý cha, quý nam nữ tu sĩ và cộng đoàn dân Chúa đã cùng chung vui trong bữa tiệc buffet, do các đoàn thể thuộc Gx Bình Thuậnn khỏan đãi.
4. Thánh lễ cầu nguyện cho Quê hương đất nước tại nhà thờ chính tòa Sài Gòn
Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc TGM giáo phận Saigon đã chủ tế Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình Biển Đông vào tuần qua tại Nhà thờ Chính toà Sài Gòn.Đồng tế với ngài có gần 60 linh mục. Tham dự Thánh lễ có các tu sĩ nam nữ và rất đông thành viên Dòng Ba Cát Minh cùng giáo dân đến từ nhiều nơi, chật kín nhà thờ.Trước thánh lễ, cha Phêrô Đỗ Duy Khánh, nhắc lại lời mời gọi của Hội Đồng Giám mục Việt Nam, xin cộng đoàn cầu nguyện cho những người lính đang bảo vệ lãnh hải Việt Nam, cho những ngư dân đang gặp khó khăn tại Biển Đông…Tiếp theo, cha Giuse Vương Sĩ Tuấn mời gọi mọi người phó thác tổ quốc cho Đức Kitô Phục sinh, vị vua hoà bình; đồng thời xin Mẹ Maria Nữ Vương Hoà Bình cầu bầu cùng Chúa cho Công lý và Hoà bình được ngự trị trên thế giới, cách đặc biệt trên quê hương đất nước Việt Nam.Trong bài giảng, Đức TGM Phaolô đã nhắc nhở cộng đoàn cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình. Ngài giải thích ý nghĩa của Công lý theo Kitô giáo và nói đến nhu cầu phải nỗ lực kiến tạo hoà bình.Thánh lễ kết thúc vào lúc 10g30 với những lời ca sốt sắng: “Kính mừng Nữ Vương, Nữ Vương Hoà Bình …”
1. Giáo hạt Đăkmil và Gia Nghĩa, GP Ban Mê Thuột. Tổ chức ngày tĩnh huấn các gia đình Công Giáo
Tuần qua. Hơn 3,000 thành viên trong các gia đình Công Giáo thuộc hai giáo hạt: Đăkmil và Gia Nghĩa tề tựu về Đồi Thánh Tâm, giáo xứ Xã Đoài để tham dự ngày tĩnh huấn do Ban Mục Mụ giáo dân do giáo phận tổ chức với chủ đề: "Phúc Âm Hóa Gia Đình".
Hiện diện trong ngày tĩnh huấn hôm nay có Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, giám mục giáo phận; Đức ông Đaminh Hà Duy Khâm; cha JB. Nguyễn Minh Tâm trưởng Ban Mục Vụ Gia Đình, quý cha hạt trưởng, quý cha và đại diện các ban thường vụ HĐGX, ban hành giáo các giáo họ biệt lập cũng đến tham dự.
Sau niềm vui đón tiếp vị Cha chung giáo phận là phần Cung Nghinh và Tôn vinh Thánh Gia Thất, tiếp đến cha JB. Nguyễn Minh Tâm kính chào và tâm tình đến với Đức Cha Vinh Sơn, Đức ông, quý cha, và các tham dự viên, với trọng trách là Trưởng ban MVGD
Đức Giám Mục giáo phận rất vui mừng vì nhận thấy thiện chí của từng người tham dự.
Theo chương trình thì, Cha trưởng ban giáo lý Stêphanô Nguyễn Văn Đậu chia sẻ về đề tài: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa.
Ông Matthêu Lê Thanh Xuyến, phụ trách WOOM Banmethuot, giới thiệu sơ lược phương pháp hạn chế sinh sản theo luật tư nhiên.
Trong năm phúc Âm Hóa Gia Đình, cũng đã có hơn 1000 thành viên trong các gia đình Công Giáo,tỉnh Daklak, đã qui tụ về tại Trung Tâm Mục vụ giáo phận, để tham dự Khóa Tĩnh Huấn các Gia Đình Công Giáo, do Ban Mục vụ giáo phận BMT tổ chức cho bốn giáo hạt: Buôn Hô, Chính Tòa, Mẫu Tâm và Giang Sơn, với chủ đề “PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH”
Cha GB. Nguyễn Minh Tâm, Trưởng Ban tổ chức đọc lời chào mừng
Phần huấn từ, ĐGM Vinh Sơn bày tỏ niềm vui mừng được gặp gỡ những người cha, người mẹ, người con trong gia đình, có những bé còn bồng trên tay...ĐGM ước mong mọi thành viên trong gia đình luôn cố gắng sống và hiểu được những nỗ lực sống Phúc Âm trong hoàn cảnh hiện nay. Ngài nói: “ Phúc Âm hóa là thấm nhuần Phúc Âm, để cho Lời Chúa thấm đẫm vào trong con người của mình, hướng dẫn cách suy nghĩ, lựa chọn của mình. Lời Chúa như ngọn đèn soi sáng bước chân, nghĩa là đặt cách suy nghĩ của riêng mình, cách phản ứng theo bản năng, dưới sự hướng dẫn của Lời Chúa, sự khôn ngoan của Thiên Chúa…”.
Sau đó, cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu thuyết trình về đề tài: GIA ĐÌNH: CỘNG ĐOÀN CỦA TÌNH YÊU VÀ SỰ SỐNG
Tiếp theo, ông Matthêu Lê Thanh Xuyến hướng dẫn về phương pháp điều hòa sinh sản theo phương pháp tự nhiên, phương pháp chu kỳ rụng trứng Billings, giúp các cha mẹ hiểu rất rõ ràng.
Những chứng từ trong ngày Tĩnh Huấn Phúc Âm hóa gia đình, đã cho thấy cuộc sống gia đình có nhiều tình huống khó khăn… Nhưng nhờ siêng năng đọc Lời Chúa và cầu nguyện, nhiều gia đình người Ki-tô giáo cố gắng vượt khó, như trường hợp của gia đình anh Nguyễn Gia Hưng, anh bị mù bẩm sinh, đã có vợ hiền và một con trai ngoan, tạo nên một mái gia đình êm ấm; gia đình anh Trần Thanh Toàn (Gh. Giuse); gia đình anh chị Hải Hà (Gx. Hưng Đạo); gia đình anh chị Tú Dung (Gx. Thánh Linh); gia đình anh chị Vũ Vinh (Gx. Tân Hòa).. .
Khuyên nhủ các gia đình không nên phá thai, ngài nói: “ Con cái là món quà vô giá Thiên Chúa ban tặng, các bậc làm cha làm mẹ cần nâng niu, chăm sóc dậy dỗ v
Trong ngày tĩnh huấn, cũng có mục thi đua giáo lý theo chủ đề, 12 gia đình đại diện gồm cha, mẹ và con, của bốn giáo hạt thi đua trả lời những câu hỏi thật hào hứng.
Phần thi hóa trang Thánh Giuse, Đức Mẹ và Chúa Giêsu của bốn giáo hạt, đã làm người xem thật bất ngờ.
Ngoài ra còn có những câu hỏi giáo lý, ngắm các mầu nhiệm kinh Mân Côi và kinh hằng ngày cho các em nhỏ, cũng rất sôi nổi...
Bài giảng trong thánh lễ, ĐGM khuyên nhủ những người làm cha, làm mẹ trong gia đình hãy noi gương Thánh Giuse và Đức Mẹ luôn luôn lắng nghe, thực thi thánh ý Chúa và làm tròn trách nhiệm với gia đình. ĐGM nhắn nhủ những người làm con hãy thảo hiếu với cha mẹ, như Đức Giêsu càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan…Mọi thành viên trong gia đình hãy tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa...
Tiếp đến, tất cả các cặp vợ chồng cầm tay nhau lặp lại lời hứa khi lãnh nhận bí tích hôn phối.
Sau phép lành cuối lễ, mọi người ra về trong hân hoan với quyết tâm sống “Phúc Âm hóa gia đình”
2. Gx. Vĩnh Hòa GP VINH. Nhóm Lòng Thương Xót CHÚA phục vụ mổ mắt miễn phí cho người nghèo.
Nhận lời mời của Linh mục Antôn Trần Đình Văn quản xứ Gx Vĩnh Hòa. Các bác sĩ chuyên khoa mắt, đang sinh hoạt trong nhóm Lòng Thương Xót Chúa tại Sài Gòn do bác sĩ Phan Huệ Mẫn làm trưởng đoàn, đã về giáo xứ Vĩnh Hòa, thuộc giáo hạt Đông Tháp khám bệnh miễn phí cho gần 900 bệnh nhân.
Sau đó, đoàn đã tiến hành mổ miễn phí cho 277 bệnh nhân bị cườm và đục thủy tinh thể, các bệnh nhân đến từ các giáo xứ Thuận Nghĩa, Cẩm Trường, Tân Yên, Hậu Thành, Bảo Nham, Mĩ Khánh, Ngọc Long, Lâm Xuyên, Rú Đất, Cửa Lò, Bùi Ngọa, Mậu Lâm, Thanh Tân, Xuân Kiều… thuộc giáo phận Vinh và bà con lương dân ở các làng lân cận của xứ Vĩnh Hòa. Ngoài ra, đoàn còn cấp phát miễn phí kính và thuốc điều trị sau mổ.
3. Giáo xứ Bình Thuận GP Sài Gòn. Đại lễ Hành hương Đức Mẹ Trà Kiệu
Trong tuần qua, đại lễ Hành hương Đức Mẹ Trà Kiệu Sài Gòn và hội ngộ đồng hương giáo phận Đà Nẵng đã được cử hành thật long trọng tại giáo xứ Bình Thuận, hạt Tân Sơn Nhì, TGP Sài Gòn.
Từ sáng sớm, cha chánh xứ Giuse Nguyễn Văn Thanh, hai cha phụ tá cùng Ban Mục vụ Hội Đồng Giáo xứ và các đoàn thể của giáo xứ Bình Thuận đã có mặt để chào đón Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ và quý khách. Hàng rào danh dự gồm các thành viên của các đoàn thể với cờ Đức Mẹ Trà Kiệu trên tay, xếp thành hai hàng từ cổng vào tận khuôn viên nhà thờ. Đông đảo bà con Di dân và Đồng hương Giáo phận Đà Nẵng tại Miền Nam, gia đình Mái ấm Thiên Ân với 30 em khiếm thị và dân Chúa các nơi cùng có mặt để hiệp thông tạ ơn Chúa với Giáo phận Đà Nẵng.
Khoảng hơn 8 giờ 00. Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng đã tới.
Đức Cha cùng quý cha tiến vào nhà xứ trong lời chào đón nồng nhiệt của người dẫn chương trình hát bài “Chào mừng” và tiếng pháo tay rộn rã của cả cộng đoàn.
Chương trình giao lưu được bắt đầu lúc 9g00. Với lá cờ Đức Mẹ Trà Kiệu trên tay, Đức Cha tươi cười vẫy chào bà con đồng hương giáo phận Đà Nẵng.
Ngay sau đó, Cha Thomas Võ Minh Danh, Đặc trách Mục vụ Di Dân Giáo phận Đà Nẵng tại Miền Nam báo cáo với Đức Cha và Đại hội những công việc mục vụ đã thực hiện cho bà con Di dân và Đồng hương trong thời gian qua.
Sau những lời dạy dỗ đầy tâm tình thương yêu và nhiều ưu tư, trong bầukhông khí thân thương của một gia đình, Đức Cha đã gọi tên từng giáo hạt, giáo xứ trong giáo phận để “điểm danh” con cái mìp
hần chia sẻ của bà con Đồng hương. Một số bà con đã phải xa quê hương, vào Miền Nam lập nghiệp với hai bàn tay trắng và vô vàn khó khăn nhưng nay họ đã trở thành những người thành đạt trong xã hội. Mỗi người có một hoàn cảnh sống khác nhau. Chính nhờ đời sống Đức tin và ơn Chúa mà họ vượt qua mọi gian khó để đạt đến thành công trong cuộc sống. Bên cạnh những chia sẻ ấy cũng có những bà con chia sẻ nỗi ưu tư của mình về việc xây dựng những ngôi nhà thờ cho vùng quê nghèo, để giáo dân có nơi cử hành các nghi thức phụng vụ…
Vũ khúc “Đừng sợ” của các bạn trẻ giáo xứ Bình Thuận đã làm cho những chia sẻ của bà con đồng hương trở nên ý nghĩa hơn “Bước theo Thầy, đừng sợ, đừng sợ…” quả là một lời động viên, nhắc nhở thật sâu sắc.
Đức Cha đã có những lời giải đáp, nhận xét thật cụ thể cho từng lời đóng góp. Cả cộng đoàn ngập tràn bầu khí yêu thương, sẻ chia.
Chương trình giao lưu kết thúc, cả cộng đoàn hiệp lòng với Linh mục nhạc sĩ Giuse Nguyễn Trung Thành, tác giả bài hát “Đức Mẹ Trà Kiệu”, để cùng dâng lời cảm tạ Mẹ: “Ơn của Mẹ, làm sao con quên?”
Cung nghinh Đức Mẹ Trà Kiệu
Vào lúc 10g00, trong tiếng chuông ngân vang, cả cộng đoàn tập trung ở khuôn viên nhà xứ để bước vào cuộc Cung nghinh Đức Mẹ Trà Kiệu.
Trước khi Đức Cha tuyên bố khai mạc, các em khiếm thị Mái ấm Thiên Ân đã cất lên tiếng hát ca tụng Mẹ Trà Kiệu. Dưới ánh nắng chói chang, mọi người cùng nghiêm trang, xếp thành hai hàng dài và tham dự cuộc rước kiệu thật sốt sắng. Trên đường kiệu, mọi người cùng nhau cầu nguyện bằng những bài thánh ca. Xen giữa những bài thánh ca cộng đồng là tiếng kèn Tây vang dội hòa cùng tiếng trống trầm hùng… Tất cả và tất cả đã làm nên một cuộc rước kiệu thật long trọng, trang nghiêm và sốt sắng.
Kết thúc phần Cung nghinh Đức Mẹ Trà Kiệu, bàn kiệu Đức Mẹ được đặt trang trọng trên cung thánh. Cha chánh xứ Giuse có lời chào mừng Đức Cha và cộng đoàn phụng vụ. Ngài cũng bày tỏ niềm vui khi giáo xứ Bình Thuận được vinh dự chọn làm nơi tổ chức Đại hội Đức Mẹ Trà Kiệu tại Miền Nam. chất chứa những tâm tình yêu thương, trìu mến dành cho Mẹ Maria.
Thánh lễ tạ ơn
Sau phần Dâng Hoa là Thánh lễ tạ ơn, do Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri chủ tế. Cùng đồng tế với ngài có các Cha: Tổng Đại diện giáo phận; quý cha giáo phận Đà Nẵng; Cha Rino người ý Dòng Linh Mục Thánh Tâm; cha chánh xứ và quý cha phụ tá giáo xứ Bình Thuận và quý cha khách.Đến tham dự Thánh lễ không chỉ có bà con giáo dân đồng hương giáo phận Đà Nẵng mà còn rất đông giáo dân của giáo xứ Bình Thuận và các giáo xứ trong TGP Sài Gòn. Do thánh đường không đủ chỗ cho mọi người nên bà con giáo dân ngồi tràn ra cả khuôn viên nhà xứ.Trong phần giảng lễ, Đức Cha chủ tế đã lược lại sự kiện Đức Mẹ hiện ra năm 1885 để cứu giúp giáo dân vùng Trà Kiệu thoát khỏi cuộc bách hại của Vua Minh Mạng.Sau lời nguyện kết lễ, đại diện Đồng hương Giáo phận Đà Nẵng cám ơn Đức Cha Giuse, quý cha và cộng đoàn dân Chúa.Đáp lại tấm lòng yêu mến của những người con xa quê. Đức Cha Giuse nhắn nhủ đoàn con xa quê bằng những lời đầy thương yêu. Đồng thời, ngài cũng cám ơn cha chánh xứ, quý cha phụ tá và cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Bình Thuận đã tổ chức, tiếp đón bà con Đồng hương Giáo phận Đà Nẵng thật tận tình, chu đáo.Thánh lễ kế thúc vào lúc 12g45. Sau Thánh lễ, Đức Cha, quý cha, quý nam nữ tu sĩ và cộng đoàn dân Chúa đã cùng chung vui trong bữa tiệc buffet, do các đoàn thể thuộc Gx Bình Thuậnn khỏan đãi.
4. Thánh lễ cầu nguyện cho Quê hương đất nước tại nhà thờ chính tòa Sài Gòn
Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc TGM giáo phận Saigon đã chủ tế Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình Biển Đông vào tuần qua tại Nhà thờ Chính toà Sài Gòn.Đồng tế với ngài có gần 60 linh mục. Tham dự Thánh lễ có các tu sĩ nam nữ và rất đông thành viên Dòng Ba Cát Minh cùng giáo dân đến từ nhiều nơi, chật kín nhà thờ.Trước thánh lễ, cha Phêrô Đỗ Duy Khánh, nhắc lại lời mời gọi của Hội Đồng Giám mục Việt Nam, xin cộng đoàn cầu nguyện cho những người lính đang bảo vệ lãnh hải Việt Nam, cho những ngư dân đang gặp khó khăn tại Biển Đông…Tiếp theo, cha Giuse Vương Sĩ Tuấn mời gọi mọi người phó thác tổ quốc cho Đức Kitô Phục sinh, vị vua hoà bình; đồng thời xin Mẹ Maria Nữ Vương Hoà Bình cầu bầu cùng Chúa cho Công lý và Hoà bình được ngự trị trên thế giới, cách đặc biệt trên quê hương đất nước Việt Nam.Trong bài giảng, Đức TGM Phaolô đã nhắc nhở cộng đoàn cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình. Ngài giải thích ý nghĩa của Công lý theo Kitô giáo và nói đến nhu cầu phải nỗ lực kiến tạo hoà bình.Thánh lễ kết thúc vào lúc 10g30 với những lời ca sốt sắng: “Kính mừng Nữ Vương, Nữ Vương Hoà Bình …”
Ngày gặp mặt dự tu giáo phận Thanh hóa 2014
PV Thanh Hóa
10:13 07/06/2014
Ngày gặp mặt dự tu giáo phận Thanh hóa 2014
Tòa Giám Mục Thanh hóa, ngày 6.6.2014 Uỷ Ban Ơn Gọi giáo phận đã tổ chức ngày gặp mặt những mầm non ơn gọi đời sống thánh hiến trong giáo phận. Rất đông các bạn trẻ trong 51 giáo xứ đang theo học tại các cấp THCS, THPT, CĐ, ĐH đã đến tham dự để tìm hiểu về ơn gọi tận hiến.
Xem Hình
Theo báo cáo chính thức của BTC, số các em dự tu đến các bàn đăng ký tham dự là 648 em, số em nam 242, nữ 406. Trong số đó, giáo hạt Ba Làng 86 em, giáo hạt Chính Tòa có 87 em, giáo hạt Nga Sơn 92 em, giáo hạt Sông Chu 109 em, giáo hạt Sông Mã 134 em và đông nhất là giáo hạt Mỹ Điện 140 em.
Cha chủ tịch UB Ơn Gọi giáo phận Giuse Vũ Thanh Long cho biết: UB Ơn Gọi giáo phận được Đức Cha giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh thành lập từ năm 2009 để giúp các bạn trẻ trong giáo phận nhận ra ơn gọi của mình, đồng hành, lắng nghe sẻ chia những lo lắng, thao thức của các bạn trẻ, những người đang suy nghĩ về ơn gọi tương lai của mình. Ngày gặp mặt dự tu được thiết lập từ năm 2011 bởi sáng kiến của Đức Cha giáo phận và được giao cho UB Ơn Gọi chịu trách nhiệm tổ chức.
Từ hai năm nay UB Ơn Gọi giáo phận đã mời thêm các Hội dòng với nhiều sắc màu, linh đạo và mục vụ khác nhau để các bạn trẻ trong giáo phận có cơ hội tiếp xúc, làm quen, tìm hiểu và khám phá ra ơn gọi và đường đi của mình.
Năm nay, UB mời về bảy hội dòng: Dòng Tên, Don Bosco, Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Anh Em Hèn Mọn, Dòng Phaolô, Dòng MTG Thanh hóa và Dòng Kín Carmel Nha Trang.
Chủ đề của ngày dự tu năm 2014 được trích từ Lời Chúa trong sách Tin Mừng Gioan: “Các con tìm gì?” (Ga 1,38). Với chủ đề này BTC muốn gửi tới một thông điệp cụ thể cho các bạn trẻ thời đại hôm nay. Giữa một thế giới đa diện, đa lựa chọn, một thế giới mà chủ nghĩa thế tục duy vật chất và hưởng thụ đang đe dọa đời sống tâm linh của con người, ru con người vào giấc mộng của những ảo giác phù vân của tiện nghi vật chất chóng qua. Bạn trẻ hôm nay muốn tìm kiếm gì, tìm kiếm Thiên Chúa, tìn kiếm sự sống vĩnh hằng, tìm kiếm sự thật, hạnh phúc thật hay là những cảm xúc chóng qua, những ảo ảnh tiền tài danh vọng, "thật" của lúc này nhưng lại là hư ảo mãi mãi?
Ngày hội được bắt đầu với phần trình diễn văn nghệ chào mừng của các đệ tử Dòng MTG Thanh hóa, báo cáo và diễn văn khai mạc của cha Chủ Tịch UB Ơn Gọi giáo phận, huấn từ của Cha Tổng Đại Diện giáo phận. Và phần chính yếu của buổi sáng đó là phần giới thiệu của các hội Dòng kể trên do chính đại diện của các Dòng thực hiện. Mỗi dòng có 5-7 phút để giới thiệu vắn tắt về lịch sử, linh đạo, chương trình đào tạo…của dòng.
Xen kẽ các bài phát biểu, giới thiệu là những tiết mục văn nghệ nhà nhàng nhưng sâu lắng của nữ tu Hội Dòng MTG Thanh hóa, Dòng thánh Phaolô Hà Nội, Ban nhạc USUTH của ứng sinh Tiểu Chủng Viện Lê Bảo Tịnh.
Sau phần khai mạc và giới thiệu chung tại Hội trường lớn của TGM, BTC chia nhỏ các nhóm theo các Dòng đến những địa điểm đã được chuẩn bị sẵn nhằm giúp các em có nhu cầu tìm hiểu thêm về Hội Dòng mình quan tâm có cơ hội gặp riêng để được nghe giải đáp các thắc mắc. Hội Dòng MTG Thanh hóa, Dòng Don Bosco, Dòng thánh Phaolô là những dòng có số em quan tâm tìm hiểu nhiều nhất, nhưng điều bất ngờ lại rơi vào Dòng Kín Carmel Nha Trang khi có tới 54 em nữ muốn tìm hiểu và trong số đó có nhiều gương mặt của các nữ sinh viên đang học tại các trường CĐ và ĐH trên địa bàn thành phố Thanh hóa.
Buổi trưa, bữa cơm được chuẩn bị chu đáo bởi BTC, đã quy tụ bên nhau của tất cả những ai tham dự ngày gặp mặt.
Buổi chiều được bắt đầu với “ Phút hồi tâm” do cha Phaolô Trần Ngọc Loan, cha linh hướng của TCV Lê Bảo Tịnh hướng dẫn giúp các em đến với Bí tích Hòa Giải trước khi tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn và cầu cho ơn gọi do Cha Tổng Đại Diện Giáo phận Phê rô Vũ Tiến Phúc chủ sự. Cùng đồng tế với Cha Tổng có cha Chủ tich UB Ơn Gọi, quý cha trong Ban và quý cha của các Hội Dòng tham dự.
Mặc dù chỉ diễn ra trong một ngày, nhưng với đầy ắp những hoạt động, những ánh mắt nụ cười trao nhau. Ngày họp mặt hôm nay, dù ngắn ngủi nhưng chắc chắn dư âm của nó, dấu ấn của nó sẽ còn lưu mãi trong ký ức của các bạn trẻ giáo phận Thanh hóa đang khao khát đi tìm cho một một lẽ sống, một ước mơ.
Đây quả là một ước mơ lớn, một ước mơ rất đáng trân trọng. Giữa lúc có nhiều bạn cùng lứa tuổi đang xây dựng cho mình một mơ ước có thật nhiều tiền, làm một nghề thật “hot”, chiếm một địa vị quan trọng trong xã hội và không quan tâm đến những người bên cạnh mình, thì tại giáo phận Thanh hóa đang có rất nhiều những con tim cháy bỏng một giấc mơ giống Chúa Gesu yêu thương phục vụ: hy sinh mạng sống mình để người khác được sống, quên đi niềm vui của mình để niềm vui của người khác được trọng vẹn, hạ mình xuống để người khác được tôn vinh.
Một tương lai không xa, khi những gương mặt trong ngày hội ngộ hôm nay rời khỏi ghế nhà trường, một số không nhỏ sẽ gõ cửa các dòng tu để biến giấc mơ của hôm nay thành sự lựa chọn đích thực cho cuộc đời mình.
Tòa Giám Mục Thanh hóa, ngày 6.6.2014 Uỷ Ban Ơn Gọi giáo phận đã tổ chức ngày gặp mặt những mầm non ơn gọi đời sống thánh hiến trong giáo phận. Rất đông các bạn trẻ trong 51 giáo xứ đang theo học tại các cấp THCS, THPT, CĐ, ĐH đã đến tham dự để tìm hiểu về ơn gọi tận hiến.
Xem Hình
Theo báo cáo chính thức của BTC, số các em dự tu đến các bàn đăng ký tham dự là 648 em, số em nam 242, nữ 406. Trong số đó, giáo hạt Ba Làng 86 em, giáo hạt Chính Tòa có 87 em, giáo hạt Nga Sơn 92 em, giáo hạt Sông Chu 109 em, giáo hạt Sông Mã 134 em và đông nhất là giáo hạt Mỹ Điện 140 em.
Cha chủ tịch UB Ơn Gọi giáo phận Giuse Vũ Thanh Long cho biết: UB Ơn Gọi giáo phận được Đức Cha giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh thành lập từ năm 2009 để giúp các bạn trẻ trong giáo phận nhận ra ơn gọi của mình, đồng hành, lắng nghe sẻ chia những lo lắng, thao thức của các bạn trẻ, những người đang suy nghĩ về ơn gọi tương lai của mình. Ngày gặp mặt dự tu được thiết lập từ năm 2011 bởi sáng kiến của Đức Cha giáo phận và được giao cho UB Ơn Gọi chịu trách nhiệm tổ chức.
Từ hai năm nay UB Ơn Gọi giáo phận đã mời thêm các Hội dòng với nhiều sắc màu, linh đạo và mục vụ khác nhau để các bạn trẻ trong giáo phận có cơ hội tiếp xúc, làm quen, tìm hiểu và khám phá ra ơn gọi và đường đi của mình.
Năm nay, UB mời về bảy hội dòng: Dòng Tên, Don Bosco, Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Anh Em Hèn Mọn, Dòng Phaolô, Dòng MTG Thanh hóa và Dòng Kín Carmel Nha Trang.
Chủ đề của ngày dự tu năm 2014 được trích từ Lời Chúa trong sách Tin Mừng Gioan: “Các con tìm gì?” (Ga 1,38). Với chủ đề này BTC muốn gửi tới một thông điệp cụ thể cho các bạn trẻ thời đại hôm nay. Giữa một thế giới đa diện, đa lựa chọn, một thế giới mà chủ nghĩa thế tục duy vật chất và hưởng thụ đang đe dọa đời sống tâm linh của con người, ru con người vào giấc mộng của những ảo giác phù vân của tiện nghi vật chất chóng qua. Bạn trẻ hôm nay muốn tìm kiếm gì, tìm kiếm Thiên Chúa, tìn kiếm sự sống vĩnh hằng, tìm kiếm sự thật, hạnh phúc thật hay là những cảm xúc chóng qua, những ảo ảnh tiền tài danh vọng, "thật" của lúc này nhưng lại là hư ảo mãi mãi?
Ngày hội được bắt đầu với phần trình diễn văn nghệ chào mừng của các đệ tử Dòng MTG Thanh hóa, báo cáo và diễn văn khai mạc của cha Chủ Tịch UB Ơn Gọi giáo phận, huấn từ của Cha Tổng Đại Diện giáo phận. Và phần chính yếu của buổi sáng đó là phần giới thiệu của các hội Dòng kể trên do chính đại diện của các Dòng thực hiện. Mỗi dòng có 5-7 phút để giới thiệu vắn tắt về lịch sử, linh đạo, chương trình đào tạo…của dòng.
Xen kẽ các bài phát biểu, giới thiệu là những tiết mục văn nghệ nhà nhàng nhưng sâu lắng của nữ tu Hội Dòng MTG Thanh hóa, Dòng thánh Phaolô Hà Nội, Ban nhạc USUTH của ứng sinh Tiểu Chủng Viện Lê Bảo Tịnh.
Sau phần khai mạc và giới thiệu chung tại Hội trường lớn của TGM, BTC chia nhỏ các nhóm theo các Dòng đến những địa điểm đã được chuẩn bị sẵn nhằm giúp các em có nhu cầu tìm hiểu thêm về Hội Dòng mình quan tâm có cơ hội gặp riêng để được nghe giải đáp các thắc mắc. Hội Dòng MTG Thanh hóa, Dòng Don Bosco, Dòng thánh Phaolô là những dòng có số em quan tâm tìm hiểu nhiều nhất, nhưng điều bất ngờ lại rơi vào Dòng Kín Carmel Nha Trang khi có tới 54 em nữ muốn tìm hiểu và trong số đó có nhiều gương mặt của các nữ sinh viên đang học tại các trường CĐ và ĐH trên địa bàn thành phố Thanh hóa.
Buổi trưa, bữa cơm được chuẩn bị chu đáo bởi BTC, đã quy tụ bên nhau của tất cả những ai tham dự ngày gặp mặt.
Buổi chiều được bắt đầu với “ Phút hồi tâm” do cha Phaolô Trần Ngọc Loan, cha linh hướng của TCV Lê Bảo Tịnh hướng dẫn giúp các em đến với Bí tích Hòa Giải trước khi tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn và cầu cho ơn gọi do Cha Tổng Đại Diện Giáo phận Phê rô Vũ Tiến Phúc chủ sự. Cùng đồng tế với Cha Tổng có cha Chủ tich UB Ơn Gọi, quý cha trong Ban và quý cha của các Hội Dòng tham dự.
Mặc dù chỉ diễn ra trong một ngày, nhưng với đầy ắp những hoạt động, những ánh mắt nụ cười trao nhau. Ngày họp mặt hôm nay, dù ngắn ngủi nhưng chắc chắn dư âm của nó, dấu ấn của nó sẽ còn lưu mãi trong ký ức của các bạn trẻ giáo phận Thanh hóa đang khao khát đi tìm cho một một lẽ sống, một ước mơ.
Đây quả là một ước mơ lớn, một ước mơ rất đáng trân trọng. Giữa lúc có nhiều bạn cùng lứa tuổi đang xây dựng cho mình một mơ ước có thật nhiều tiền, làm một nghề thật “hot”, chiếm một địa vị quan trọng trong xã hội và không quan tâm đến những người bên cạnh mình, thì tại giáo phận Thanh hóa đang có rất nhiều những con tim cháy bỏng một giấc mơ giống Chúa Gesu yêu thương phục vụ: hy sinh mạng sống mình để người khác được sống, quên đi niềm vui của mình để niềm vui của người khác được trọng vẹn, hạ mình xuống để người khác được tôn vinh.
Một tương lai không xa, khi những gương mặt trong ngày hội ngộ hôm nay rời khỏi ghế nhà trường, một số không nhỏ sẽ gõ cửa các dòng tu để biến giấc mơ của hôm nay thành sự lựa chọn đích thực cho cuộc đời mình.
Mừng Kim Khánh và Vĩnh Khấn tại Hội Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa
Cécile Trang Nhung
10:10 07/06/2014
HỒNG ÂN ĐỜI TẬN HIẾN
MỪNG KIM KHÁNH & VĨNH KHẤN
HỘI DÒNG MTG THANH HÓA
THANH HÓA, 08 giờ sáng thứ 7 ngày 07/06/2014, tại Nhà thờ Chính tòa, Thánh lễ Tạ ơn Kim Khánh Khấn Dòng của 3 Chị và lễ vĩnh khấn của 8 Chị thuộc Hội Dòng Mến thánh giá Thanh hóa, do Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Giáo phận Phát Diệm chủ tế, với hơn 40 Linh mục trong và ngoài Giáo phận đồng tế. Tham dự Thánh Lễ còn có quí chủng sinh, quí nam nữ tu sĩ, quí Phụ huynh của các Khấn sinh, gia đình, thân nhân, ân nhân của Hội Dòng và rất đông giáo dân đến từ các Giáo xứ trong Giáo phận. Thánh lễ diễn ra thật trang nghiêm và sốt sắng.
Xem Hình
Từ chiều ngày hôm trước, sân Nhà Dòng đã rộn ràng tiếng khách đến từ xa. Ai cũng rạng lên niềm vui trên khuôn mặt vì được tham dự Lễ Khấn Dòng dù thời tiết của mùa hạ thật nóng nực và dẫu mỗi năm vẫn thường có Đại lễ này diễn ra nơi đây.
8g00, Đoàn Đồng Tế và đoàn rước tiến về Cung Thánh. Nhìn đoàn rước, chắc không ít người hiếu kỳ trước trang phục nổi bật của các chị em nữ tu tuyên khấn trọn đời trong ngày hôm. Thay vì những chiếc đầm cưới lộng lẫy của các cô dâu, các chị em khoác trên mình tu phục mầu đen của Hội Dòng, màu đen biểu lộ sự tự hiến cho Thiên Chúa và dám chấp nhận chết đi cho thế gian, chết đi cho con người cũ và chết đi đối với tội lỗi; tu phục được phủ bằng chiếc khăn von trắng, biểu tượng của ngày Hôn Ước Nước Trời, vòng vương miện gai biểu trưng của cuộc vượt qua từ khổ nạn đến phục sinh.
Thánh Lễ bắt đầu bằng bài ca nhập lễ « Khúc ca ngày tận hiến », lời ca chất chứa niềm vui, niềm hạnh phúc dẫn đưa Cộng Đoàn Phụng vụ vào tâm tình: tri ân - tin yêu - phó thác.
Ngay đầu lễ, như vẫn hiện diện, vì công vụ mục tử nơi hải ngoại, hướng về ngày vui của Hội Dòng trong tình Cha yêu mến, Đức Cha Giáo phận đã gửi thư chúc mừng và động viên con cái, để cộng đoàn phụng vụ cùng được hiệp thông, lắng nghe, chia sẻ với người Cha Chung đang tha hương.
Lời Chúa trong Thánh lễ diễn tả lại hành trình của đời thánh hiến: Tiếng Chúa gọi, con người đáp trả bước theo Chúa, sống với Chúa, trong Chúa và vì Chúa.
Như Samuel, khi nghe tiếng gọi đầu tiên còn lờ mờ, chưa định hướng. Phải đến lần thứ ba, khi xác định rõ đó chính là tiếng Chúa, Samuel mới mau mắn đáp lại « Lạy chúa, xin Ngài hãy phán vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe » (1Sm3, 10), thì thời kỳ tiền vĩnh khấn, chị em khấn sinh có thể cũng có những cảm giác mơ hồ, nên giờ đây khi nghe giới thiệu chính tên mình với Chị Tổng Phụ Trách, Đại diện Hội Dòng của Chúa, từng chị em đã nhanh nhẹn thưa: « Lạy Chúa, Chúa gọi con, này con đây ». Tiếng đáp trả không chỉ bằng lời, nhưng bằng cả cuộc đời tín thác hy dâng, đúng như vịnh ca 15: Từ nay, « lạy Chúa, Chúa là phần gia nghiệp của con ».
Tình yêu thánh hiến thật mầu nhiệm ! Giữa lòng thành phố xôn xao, giữa thế giới mà biết bao nhiêu người đang chạy theo những chủ thuyết như cá nhân chủ nghĩa, duy vật, duy khoái lạc và hưởng thụ. Giữa một thế giới mệnh danh là văn minh, mà thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi là nền văn minh của sự chết, thì vẫn còn đây những tâm hồn quảng đại, sống từ bi hỷ xả. Qua việc tuyên khấn và sống Ba Lời Khuyên Phúc Âm: Thanh bần, Khiết tịnh và Vâng phục, chị em nữ tu Mến Thánh giá Chúa Giê su, muốn minh chứng cho thế giới hôm nay một niềm tin không gì lay chuyển vào Chúa là Chân-Thiện-Mỹ; chị em từ bỏ nghiệp mình và chịu lấy nghiệp đời cùng Đấng yêu thương nhân loại cho phần rỗi các linh hồn. Như Đức Cha chủ sự đã nhấn mạnh giá trị sống Ba lời khấn: “ Khi dâng hiến thân mình cho Chúa, chị em là chứng từ cho thế gian biết rằng tiền bạc không phải là đối tượng, thân xác không làm nên hạnh phúc và quyền lực chẳng làm nên vinh quang, mà chỉ có Chúa mới là gia nghiệp và tình yêu đích thực”.
Trong bài giảng, Đức Cha đã giúp chị em nhận ra ý nghĩa sâu sắc và tích cực của đời sống thánh hiến. Đi tu: một nẻo đường sống của tình yêu, là hiến thân cho Chúa duy nhất, là để mở rộng con tim đón nhận tất cả mọi người. Chúa là Đấng yêu thương kêu gọi và chọn chị em trước khi chị em chọn Chúa. Đi tu là chọn lối sống không phải yêu theo xác thịt, mà là yêu theo hành trình từ bỏ chính mình để Chúa vượt trội tất cả.
Để khích lệ quí Chị mừng Kim Khánh Khấn Dòng, Đức Cha cũng bày tỏ niềm hân hoan, sự tán phục trước tấm gương can trường, dù bao nhiêu thử thách, dù vất vả gian lao, quí chị vẫn một lòng kiên trung vào Đức Giêsu. Ngài cầu chúc quí Chị luôn cảm thấy niềm vui trong đời sống tu trì, dù nghịch cảnh thế nào, để mãi là gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.
Sau các nghi thức của Lễ tuyên khấn, chi Tổng phụ trách, đại diện cho toàn thể Hội Dòng đón nhận các chị em tân vĩnh khấn. Từ nay, Hội Dòng Mến Thánh Giá có thêm 8 Thành viên chính thức để chung tay xây dựng và thăng tiến Hội Dòng giữa lòng thế giới hôm nay.
Cécile Trang Nhung
MỪNG KIM KHÁNH & VĨNH KHẤN
HỘI DÒNG MTG THANH HÓA
THANH HÓA, 08 giờ sáng thứ 7 ngày 07/06/2014, tại Nhà thờ Chính tòa, Thánh lễ Tạ ơn Kim Khánh Khấn Dòng của 3 Chị và lễ vĩnh khấn của 8 Chị thuộc Hội Dòng Mến thánh giá Thanh hóa, do Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Giáo phận Phát Diệm chủ tế, với hơn 40 Linh mục trong và ngoài Giáo phận đồng tế. Tham dự Thánh Lễ còn có quí chủng sinh, quí nam nữ tu sĩ, quí Phụ huynh của các Khấn sinh, gia đình, thân nhân, ân nhân của Hội Dòng và rất đông giáo dân đến từ các Giáo xứ trong Giáo phận. Thánh lễ diễn ra thật trang nghiêm và sốt sắng.
Xem Hình
Từ chiều ngày hôm trước, sân Nhà Dòng đã rộn ràng tiếng khách đến từ xa. Ai cũng rạng lên niềm vui trên khuôn mặt vì được tham dự Lễ Khấn Dòng dù thời tiết của mùa hạ thật nóng nực và dẫu mỗi năm vẫn thường có Đại lễ này diễn ra nơi đây.
8g00, Đoàn Đồng Tế và đoàn rước tiến về Cung Thánh. Nhìn đoàn rước, chắc không ít người hiếu kỳ trước trang phục nổi bật của các chị em nữ tu tuyên khấn trọn đời trong ngày hôm. Thay vì những chiếc đầm cưới lộng lẫy của các cô dâu, các chị em khoác trên mình tu phục mầu đen của Hội Dòng, màu đen biểu lộ sự tự hiến cho Thiên Chúa và dám chấp nhận chết đi cho thế gian, chết đi cho con người cũ và chết đi đối với tội lỗi; tu phục được phủ bằng chiếc khăn von trắng, biểu tượng của ngày Hôn Ước Nước Trời, vòng vương miện gai biểu trưng của cuộc vượt qua từ khổ nạn đến phục sinh.
Thánh Lễ bắt đầu bằng bài ca nhập lễ « Khúc ca ngày tận hiến », lời ca chất chứa niềm vui, niềm hạnh phúc dẫn đưa Cộng Đoàn Phụng vụ vào tâm tình: tri ân - tin yêu - phó thác.
Ngay đầu lễ, như vẫn hiện diện, vì công vụ mục tử nơi hải ngoại, hướng về ngày vui của Hội Dòng trong tình Cha yêu mến, Đức Cha Giáo phận đã gửi thư chúc mừng và động viên con cái, để cộng đoàn phụng vụ cùng được hiệp thông, lắng nghe, chia sẻ với người Cha Chung đang tha hương.
Lời Chúa trong Thánh lễ diễn tả lại hành trình của đời thánh hiến: Tiếng Chúa gọi, con người đáp trả bước theo Chúa, sống với Chúa, trong Chúa và vì Chúa.
Như Samuel, khi nghe tiếng gọi đầu tiên còn lờ mờ, chưa định hướng. Phải đến lần thứ ba, khi xác định rõ đó chính là tiếng Chúa, Samuel mới mau mắn đáp lại « Lạy chúa, xin Ngài hãy phán vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe » (1Sm3, 10), thì thời kỳ tiền vĩnh khấn, chị em khấn sinh có thể cũng có những cảm giác mơ hồ, nên giờ đây khi nghe giới thiệu chính tên mình với Chị Tổng Phụ Trách, Đại diện Hội Dòng của Chúa, từng chị em đã nhanh nhẹn thưa: « Lạy Chúa, Chúa gọi con, này con đây ». Tiếng đáp trả không chỉ bằng lời, nhưng bằng cả cuộc đời tín thác hy dâng, đúng như vịnh ca 15: Từ nay, « lạy Chúa, Chúa là phần gia nghiệp của con ».
Tình yêu thánh hiến thật mầu nhiệm ! Giữa lòng thành phố xôn xao, giữa thế giới mà biết bao nhiêu người đang chạy theo những chủ thuyết như cá nhân chủ nghĩa, duy vật, duy khoái lạc và hưởng thụ. Giữa một thế giới mệnh danh là văn minh, mà thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi là nền văn minh của sự chết, thì vẫn còn đây những tâm hồn quảng đại, sống từ bi hỷ xả. Qua việc tuyên khấn và sống Ba Lời Khuyên Phúc Âm: Thanh bần, Khiết tịnh và Vâng phục, chị em nữ tu Mến Thánh giá Chúa Giê su, muốn minh chứng cho thế giới hôm nay một niềm tin không gì lay chuyển vào Chúa là Chân-Thiện-Mỹ; chị em từ bỏ nghiệp mình và chịu lấy nghiệp đời cùng Đấng yêu thương nhân loại cho phần rỗi các linh hồn. Như Đức Cha chủ sự đã nhấn mạnh giá trị sống Ba lời khấn: “ Khi dâng hiến thân mình cho Chúa, chị em là chứng từ cho thế gian biết rằng tiền bạc không phải là đối tượng, thân xác không làm nên hạnh phúc và quyền lực chẳng làm nên vinh quang, mà chỉ có Chúa mới là gia nghiệp và tình yêu đích thực”.
Trong bài giảng, Đức Cha đã giúp chị em nhận ra ý nghĩa sâu sắc và tích cực của đời sống thánh hiến. Đi tu: một nẻo đường sống của tình yêu, là hiến thân cho Chúa duy nhất, là để mở rộng con tim đón nhận tất cả mọi người. Chúa là Đấng yêu thương kêu gọi và chọn chị em trước khi chị em chọn Chúa. Đi tu là chọn lối sống không phải yêu theo xác thịt, mà là yêu theo hành trình từ bỏ chính mình để Chúa vượt trội tất cả.
Để khích lệ quí Chị mừng Kim Khánh Khấn Dòng, Đức Cha cũng bày tỏ niềm hân hoan, sự tán phục trước tấm gương can trường, dù bao nhiêu thử thách, dù vất vả gian lao, quí chị vẫn một lòng kiên trung vào Đức Giêsu. Ngài cầu chúc quí Chị luôn cảm thấy niềm vui trong đời sống tu trì, dù nghịch cảnh thế nào, để mãi là gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.
Sau các nghi thức của Lễ tuyên khấn, chi Tổng phụ trách, đại diện cho toàn thể Hội Dòng đón nhận các chị em tân vĩnh khấn. Từ nay, Hội Dòng Mến Thánh Giá có thêm 8 Thành viên chính thức để chung tay xây dựng và thăng tiến Hội Dòng giữa lòng thế giới hôm nay.
Cécile Trang Nhung
Giáo dân Gia Kiệm hành hương về bên Mẹ La Vang và Mẹ Trà Kiệu
Trương Trí
10:44 07/06/2014
LA VANG - Gia đình La Vang gồm những người nông dân chất phác và bản tính hiền hoà thuộc Hạt Gia Kiệm, Giáo phận Xuân Lộc. Họ là những con người không giàu của cải vật chất nhưng tấm lòng luôn quảng đại, sẵn sàng rộng mở đón những ai nghèo khổ và cứu giúp những nơi chịu thiên tai bão lủ. Họ là những người đã phải trãi qua nhiều gian nan, nhưng nhờ vững tin vào Lòng Thương xót của Chúa và sự chở che của Mẹ La Vang nhân lành mà đã vượt qua được khốn khó, từ đó họ cảm thông và chia sẻ những gì mình có cho mọi người gặp cảnh đau thương.
Hình ảnh
Gia đình La Vang có một truyền thống tốt đẹp là hành hương Đức Mẹ La Vang hằng năm vào đầu tháng 6, đến với Mẹ để tạ ơn Mẹ và dâng lên Mẹ những lời cầu nguyện, những bông hoa xinh tươi để tỏ lòng tôn kính và biết ơn đối với Mẹ hiền. Cùng đồng hành với Gia đình La Vang năm nay có quý Cha: Cha Antôn Nguyễn Đức Điều, Quản xứ Quảng Phúc, Giáo phận Phát Diệm; Cha Giuse Đinh Công Oánh, Quản xứ An Sơn, Giáo phận Long xuyên; Cha Mathêu Hoàng Trường Sơn, Quản xứ Phú Phong, Giáo phận Nha Trang; Cha Phanxicô Xaviê Trần Kim Ngọc thuộc Dòng Đa minh; và Phêrô Maria Bùi Công Minh. Là những nơi đã từng được sự cưu mang của Gia đình La Vang Gia Kiệm, trong đó đặc biệt Giáo xứ Phú Phong của Cha Mathêu Hoàng Trường Sơn, với nhiệt huyết của tuổi trẻ, Ngài được Toà Giám mục Nha Trang giao phụ trách xây dựng một ngôi Thánh đường trên núi để phục vụ những đồng bào dân tộc và những người bị bệnh phong cùi.
Mở đầu chương trình hành hương là giờ Chầu Thánh Thể long trọng lúc 2 giờ chiều ngày 2/6 do Cha Phêrô Maria Bùi Công Minh chủ sự. Trong ngôi Nhà nguyện bằng tôn cộng với thời tiết nóng bức và gió Lào cháy bỏng trên 400, buổi chầu Thánh Thể với chủ đề Kính Lòng Chúa thương xót được diễn tả qua những bài ca “Bởi vì Lòng Chúa xót thương…”do ca sĩ Nhã Ca diễn xướng, khơi dậy cho cộng đoàn hoà nhịp tâm hồn vào bầu khí thánh thiêng, mọi người quên đi cả sự mệt mõi.
Trong phần chia sẻ, Cha chủ sự đã nêu lên việc Me Maria đi thăm bà Isave chị họ của mình: Chỉ với một lời chào của Mẹ, bà Isave đã hết sức hân hoan: “Kính chào Bà đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà, bà có phúc lạ hơn mọi người người phụ nữ…”để rồi lời chào của bà Isave được đặt làm Kinh Mân Côi cho tín hữu Công Giáo hằng ngày tôn vinh Mẹ. Không chỉ bà Isave hớn hở vui mừng mà ngay cả đứa con của bà đang còn cưu mang trong bụng cũng vui sướng nhảy lên mừng rở.
Ông J.B. Lê Đức Thịnh, Hiệp sĩ Thánh giá cũng chia sẻ về sự khiêm hạ và tinh thần phục vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô, nói lên được tình yêu thương của Ngài đối với những người nghèo khổ, bệnh tật. Đặc biệt, Ngài ưu tư đến đời sống gia đình trong hoàn cảnh xã hội ngày nay đang ngày càng bị tha hoá. Từ đó Ngài đã chọn chủ đề Tân Phúc âm hoá Gia đình, nhằm canh tân lại mỗi gia đình, Ngài mời gọi mọi gia đình gắn bó mật thiết hơn với Chúa, lấy mẫu gương gia đình Nagiarét làm kim chỉ nam, lấy tình yêu thương của Mẹ và Thánh Giuse cũng như sự thảo hiếu của Chúa Giêsu làm nền tảng. Ngài cũng nhận xét: Dân tộc nào mà con người không có lòng thảo hiếu với cha mẹ ông bà tổ tiên thì dân tộc đó tự đánh mất tổ quốc của mình.
Tiếp tục là Thánh lễ đồng tế tại Linh đài Đức Mẹ La Vang, với sự tham dự của rất đông bà con hành hương, đặc biệt có quí Thầy Đại Chủng viện Vinh Thanh hành hương tạ ơn Mẹ sau những năm tháng đào luyện, giờ đây sắp trở thành linh mục. Quí xơ đến từ Giáo phận Phát Diệm cũng hoà với Gia đình La Vang Gia Kiệm hiệp dâng Thánh lễ.
Buổi tối, chương trình tiếp nối với Chặng đàng Thánh giá trọng thể, nến sáng được thắp lên lung linh giữa bầu trời đêm. Từ tượng đài Đức Mẹ Sầu bi giữa Quảng trường, Thánh giá lớn bằng gỗ khá nặng được quí Cha, Hiệp sĩ Đại Thánh giá và đại diện Gia đình La Vang lần lượt được cung nghinh qua 14 chặng đàng Thánh giá. Suy niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, Mẹ Maria đã đồng hành cùng Con Mẹ suốt cả cuộc hành hình cho đến khi chết trên Thập giá, xin Mẹ ban cho mọi gia đình kể cả những gia đình không cùng tôn giáo được luôn chung thuỷ, để một ngày nào đó họ sẽ nhận ra Chúa Giêsu và Mẹ luôn hiện diện trong gia đình. Xin Mẹ ban cho các trẻ em được học giáo lý chuyên cần và được lãnh nhận các Bí tích thật sốt sắng để các em trở thành những con ngoan trò giỏi, là người hữu ích sau này của Giáo Hội và của đất nước. Xin cho những ai đang lâm vào các tệ nạn xã hội được can đảm đứng lên cùng Đức Giêsu để gia đình họ được hạnh phúc và nên nhân chứng của Chúa giữa lòng đời. Xin cho những người đang mang những căn bệnh ngặt nghèo được Mẹ ủi an để vơi đi nỗi đau thân xác.
Cuối cùng, Thánh giá được cung nghinh về trước phù điêu 117 vị Thánh Tử đạo Việt Nam, những ngọn nến được sắp hàng dưới chân tường để soi sáng chân dung các vị Thánh Tử đạo hầu cho mọi người nhận ra ân phúc mà Chúa đã ban cho các Ngài. Cộng đoàn kết thúc bằng Bài ca Thương khó, quí Linh mục cùng ban phép lành cho mọi người hiện diện khi trời đã về khuya.
Vào tối 3/6 là buổi Rước kiệu trọng thể tôn vinh Mẹ Maria La Vang từ Nhà Hành hương tiến về Linh đài. Khi bàn kiệu Đức Mẹ được rước về Linh đài, bao sắc hoa được dâng lên Mẹ biểu tỏ lòng kính yêu của đàn con cái Mẹ từ xa xôi về đây để được nhìn ngắm tôn nhan Mẹ. Pháo hoa được đốt cháy sáng rực bầu trời đêm La Vang.
Sáng ngày 4/6, Thánh lễ Tạ ơn và tạm biệt Mẹ La Vang để lên đường viếng Đức Mẹ Trà Kiệu. Sau Thánh lễ, Cha Giuse Đinh Công Oánh chia sẻ về Gia đình La Vang Gia Kiệm, một Tổ chức bao gồm cả thế hệ già và trẻ, tất cả mọi người đều rất nhiệt tình cộng tác với nhau, từ khi mới thành hình chỉ có vài chục người đến nay đã có cả ngàn người cộng tác, hiệp thông và cùng nhau chia sẻ những khó khăn, những đói nghèo của bao anh chị em ở những vùng xa xôi, núi đồi. Đó là hình ảnh của Mẹ Maria luôn hiện diện để kịp thời ủi an những kẻ đang lâm vào cảnh đau thương cần sự giúp đỡ.
Kết thúc những ngày hành hương tại La Vang, cộng đoàn tiếp tục lên đường vào Trà kiệu, nơi mà Đức Mẹ hiện ra, cùng với đạo binh thiên thần đánh đuổi quân Văn Thân tấn công tàn sát người Công Giáo Trà Kiệu vào năm 1885 để cứu đàn con cái Mẹ đang khẩn cầu.
Mỗi lần hành hương là mỗi lần Gia đình La Vang Gia Kiệm lại thêm gắn chặt tình yêu thương và đoàn kết. Cùng nhau bày tỏ ý nguyện sẻ chia vật chất cho người khốn khó. Tinh thần đó được rất nhiều người từ Giáo phận Sài Gòn biết đến và sẵn lòng góp sức cùng Gia đình La Vang Gia Kiệm. Hằng năm, Gia đình La Vang Gia Kiệm đã tổ chức nhiều cuộc thăm viếng và giúp đỡ, có năm kinh phí lên đến hàng tỷ đồng. Mỗi một thành viên luôn sẵn sàng mở rộng tấm lòng để giúp cho những kẻ khốn khó đang khẩn cầu sự xót thương của Mẹ.
Hình ảnh
Gia đình La Vang có một truyền thống tốt đẹp là hành hương Đức Mẹ La Vang hằng năm vào đầu tháng 6, đến với Mẹ để tạ ơn Mẹ và dâng lên Mẹ những lời cầu nguyện, những bông hoa xinh tươi để tỏ lòng tôn kính và biết ơn đối với Mẹ hiền. Cùng đồng hành với Gia đình La Vang năm nay có quý Cha: Cha Antôn Nguyễn Đức Điều, Quản xứ Quảng Phúc, Giáo phận Phát Diệm; Cha Giuse Đinh Công Oánh, Quản xứ An Sơn, Giáo phận Long xuyên; Cha Mathêu Hoàng Trường Sơn, Quản xứ Phú Phong, Giáo phận Nha Trang; Cha Phanxicô Xaviê Trần Kim Ngọc thuộc Dòng Đa minh; và Phêrô Maria Bùi Công Minh. Là những nơi đã từng được sự cưu mang của Gia đình La Vang Gia Kiệm, trong đó đặc biệt Giáo xứ Phú Phong của Cha Mathêu Hoàng Trường Sơn, với nhiệt huyết của tuổi trẻ, Ngài được Toà Giám mục Nha Trang giao phụ trách xây dựng một ngôi Thánh đường trên núi để phục vụ những đồng bào dân tộc và những người bị bệnh phong cùi.
Mở đầu chương trình hành hương là giờ Chầu Thánh Thể long trọng lúc 2 giờ chiều ngày 2/6 do Cha Phêrô Maria Bùi Công Minh chủ sự. Trong ngôi Nhà nguyện bằng tôn cộng với thời tiết nóng bức và gió Lào cháy bỏng trên 400, buổi chầu Thánh Thể với chủ đề Kính Lòng Chúa thương xót được diễn tả qua những bài ca “Bởi vì Lòng Chúa xót thương…”do ca sĩ Nhã Ca diễn xướng, khơi dậy cho cộng đoàn hoà nhịp tâm hồn vào bầu khí thánh thiêng, mọi người quên đi cả sự mệt mõi.
Trong phần chia sẻ, Cha chủ sự đã nêu lên việc Me Maria đi thăm bà Isave chị họ của mình: Chỉ với một lời chào của Mẹ, bà Isave đã hết sức hân hoan: “Kính chào Bà đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà, bà có phúc lạ hơn mọi người người phụ nữ…”để rồi lời chào của bà Isave được đặt làm Kinh Mân Côi cho tín hữu Công Giáo hằng ngày tôn vinh Mẹ. Không chỉ bà Isave hớn hở vui mừng mà ngay cả đứa con của bà đang còn cưu mang trong bụng cũng vui sướng nhảy lên mừng rở.
Ông J.B. Lê Đức Thịnh, Hiệp sĩ Thánh giá cũng chia sẻ về sự khiêm hạ và tinh thần phục vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô, nói lên được tình yêu thương của Ngài đối với những người nghèo khổ, bệnh tật. Đặc biệt, Ngài ưu tư đến đời sống gia đình trong hoàn cảnh xã hội ngày nay đang ngày càng bị tha hoá. Từ đó Ngài đã chọn chủ đề Tân Phúc âm hoá Gia đình, nhằm canh tân lại mỗi gia đình, Ngài mời gọi mọi gia đình gắn bó mật thiết hơn với Chúa, lấy mẫu gương gia đình Nagiarét làm kim chỉ nam, lấy tình yêu thương của Mẹ và Thánh Giuse cũng như sự thảo hiếu của Chúa Giêsu làm nền tảng. Ngài cũng nhận xét: Dân tộc nào mà con người không có lòng thảo hiếu với cha mẹ ông bà tổ tiên thì dân tộc đó tự đánh mất tổ quốc của mình.
Tiếp tục là Thánh lễ đồng tế tại Linh đài Đức Mẹ La Vang, với sự tham dự của rất đông bà con hành hương, đặc biệt có quí Thầy Đại Chủng viện Vinh Thanh hành hương tạ ơn Mẹ sau những năm tháng đào luyện, giờ đây sắp trở thành linh mục. Quí xơ đến từ Giáo phận Phát Diệm cũng hoà với Gia đình La Vang Gia Kiệm hiệp dâng Thánh lễ.
Buổi tối, chương trình tiếp nối với Chặng đàng Thánh giá trọng thể, nến sáng được thắp lên lung linh giữa bầu trời đêm. Từ tượng đài Đức Mẹ Sầu bi giữa Quảng trường, Thánh giá lớn bằng gỗ khá nặng được quí Cha, Hiệp sĩ Đại Thánh giá và đại diện Gia đình La Vang lần lượt được cung nghinh qua 14 chặng đàng Thánh giá. Suy niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, Mẹ Maria đã đồng hành cùng Con Mẹ suốt cả cuộc hành hình cho đến khi chết trên Thập giá, xin Mẹ ban cho mọi gia đình kể cả những gia đình không cùng tôn giáo được luôn chung thuỷ, để một ngày nào đó họ sẽ nhận ra Chúa Giêsu và Mẹ luôn hiện diện trong gia đình. Xin Mẹ ban cho các trẻ em được học giáo lý chuyên cần và được lãnh nhận các Bí tích thật sốt sắng để các em trở thành những con ngoan trò giỏi, là người hữu ích sau này của Giáo Hội và của đất nước. Xin cho những ai đang lâm vào các tệ nạn xã hội được can đảm đứng lên cùng Đức Giêsu để gia đình họ được hạnh phúc và nên nhân chứng của Chúa giữa lòng đời. Xin cho những người đang mang những căn bệnh ngặt nghèo được Mẹ ủi an để vơi đi nỗi đau thân xác.
Cuối cùng, Thánh giá được cung nghinh về trước phù điêu 117 vị Thánh Tử đạo Việt Nam, những ngọn nến được sắp hàng dưới chân tường để soi sáng chân dung các vị Thánh Tử đạo hầu cho mọi người nhận ra ân phúc mà Chúa đã ban cho các Ngài. Cộng đoàn kết thúc bằng Bài ca Thương khó, quí Linh mục cùng ban phép lành cho mọi người hiện diện khi trời đã về khuya.
Vào tối 3/6 là buổi Rước kiệu trọng thể tôn vinh Mẹ Maria La Vang từ Nhà Hành hương tiến về Linh đài. Khi bàn kiệu Đức Mẹ được rước về Linh đài, bao sắc hoa được dâng lên Mẹ biểu tỏ lòng kính yêu của đàn con cái Mẹ từ xa xôi về đây để được nhìn ngắm tôn nhan Mẹ. Pháo hoa được đốt cháy sáng rực bầu trời đêm La Vang.
Sáng ngày 4/6, Thánh lễ Tạ ơn và tạm biệt Mẹ La Vang để lên đường viếng Đức Mẹ Trà Kiệu. Sau Thánh lễ, Cha Giuse Đinh Công Oánh chia sẻ về Gia đình La Vang Gia Kiệm, một Tổ chức bao gồm cả thế hệ già và trẻ, tất cả mọi người đều rất nhiệt tình cộng tác với nhau, từ khi mới thành hình chỉ có vài chục người đến nay đã có cả ngàn người cộng tác, hiệp thông và cùng nhau chia sẻ những khó khăn, những đói nghèo của bao anh chị em ở những vùng xa xôi, núi đồi. Đó là hình ảnh của Mẹ Maria luôn hiện diện để kịp thời ủi an những kẻ đang lâm vào cảnh đau thương cần sự giúp đỡ.
Kết thúc những ngày hành hương tại La Vang, cộng đoàn tiếp tục lên đường vào Trà kiệu, nơi mà Đức Mẹ hiện ra, cùng với đạo binh thiên thần đánh đuổi quân Văn Thân tấn công tàn sát người Công Giáo Trà Kiệu vào năm 1885 để cứu đàn con cái Mẹ đang khẩn cầu.
Mỗi lần hành hương là mỗi lần Gia đình La Vang Gia Kiệm lại thêm gắn chặt tình yêu thương và đoàn kết. Cùng nhau bày tỏ ý nguyện sẻ chia vật chất cho người khốn khó. Tinh thần đó được rất nhiều người từ Giáo phận Sài Gòn biết đến và sẵn lòng góp sức cùng Gia đình La Vang Gia Kiệm. Hằng năm, Gia đình La Vang Gia Kiệm đã tổ chức nhiều cuộc thăm viếng và giúp đỡ, có năm kinh phí lên đến hàng tỷ đồng. Mỗi một thành viên luôn sẵn sàng mở rộng tấm lòng để giúp cho những kẻ khốn khó đang khẩn cầu sự xót thương của Mẹ.
Khởi động phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể tại GP Quy Nhơn
Mạc Tường
10:41 07/06/2014
KHỞI ĐỘNG PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ TẠI GIÁO PHẬN QUI NHƠN
Tại giáo phận Qui Nhơn, việc phát triển phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể đã được Ban Giáo lý Giáo phận đề ra cách đây 4 năm và dần dần đã thành hiện thực. Khóa thường huấn linh mục tháng 10-2013 đã dành một nội dung chính cho đề tài này. Ngày 04-3-2014 liên ban mục vụ Giáo lý, Giới trẻ và Văn hóa Giáo dục đã đệ trình lên Đức Giám Mục giáo phận “Dự án Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Qui Nhơn” với chương trình cụ thể từ nay tới năm 2018. Dự án đã được Đức Cha thông qua và phổ biến đến quý Cha trong dịp tĩnh tâm năm. Theo dự án, mùa hè 2014 sẽ có 3 khóa học tìm hiểu: Khóa 1 dành cho tuyên úy và trợ úy, khóa 2 dành cho các huynh trưởng các giáo xứ cùng các chủng sinh Tiểu chủng viện Qui Nhơn và khóa 3 dành cho các thầy Đại chủng viện.
Xem Hình
Khóa đầu tiên đã được tổ chức tại Chủng viện Qui Nhơn từ 2 giờ chiều ngày 03/6 đến sau trưa ngày 06/6. Do hoàn cảnh cụ thể, chỉ một số ít linh mục có thể tham gia, đối tượng của khóa thứ ba đã được gộp vào khóa này. Toàn thể các thầy Đại chủng viện được mời tham dự. Khóa học mang tên “Sa mạc LÊN ĐƯỜNG”, với chương trình huấn luyện cơ bản của Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể, làm quen với đường hướng, phương pháp và sinh hoạt của Phong trào.
Ban giảng huấn gồm có Cha Đa Minh Phan Phước (68 tuổi, Tuyên úy liên đoàn Các Thánh Tử Đạo VN, Tổng giáo phận Huế) là sa mạc trưởng, Cha Marcello Đoàn Minh (59 tuổi, Tuyên úy Liên đoàn Thánh Tâm, Giáo phận Đà Nẵng) là sa mạc phó. Huấn luyện viên gồm có Cha Phêrô Lê Minh Cao (59 tuổi, Tuyên úy Hiệp đoàn Kitô Vua, Giáo phận Nha Trang), Cha Giuse Trần Văn Quý (68, Huế), Cha Lê Văn Nghiêm (74, Huế), cha Phaolô Nguyễn Văn Châu (50 tuổi, tuyên úy xứ đoàn Châu Ổ, giáo phận Qui Nhơn) cùng các trưởng Phaolô Phạm Văn Kết (69, Huế), Anrê Nguyễn Thiết (50, Huế), Giacôbê Dương Cương (59, Huế), Đaminh Bùi Văn Diệp (55, Đà Nẵng), Đaminh Phạm Quang Tùng (47, Đà Nẵng); ngoài ra còn có 4 trưởng thuộc giáo phận Nha Trang hiện diện chia sẻ trong ngày đầu. Cha Giuse Nguyễn Văn Công, DCCT, Tuyên úy liên đoàn Giáo phận Kontum gửi điện thư chúc mừng. Lần đầu tiên có sự gặp gỡ đông đảo các vị hữu trách phong trào từ các giáo phận thuộc Giáo tỉnh Huế.
Về phía sa mạc sinh, có 6 linh mục, 41 thầy đại chủng viện và 10 giáo dân. Ngoài ra còn có một số cha đến quan sát và khoảng mười cha dự thính trong thời gian đầu để bày tỏ sự quan tâm.
Tinh thần anh em chủng sinh rất cao. Sau suốt tuần lễ thi cử, bế giảng niên học ngày 31-5, anh em vừa về chào Đức Cha rồi ghé thăm gia đình được một ngày đã lại khăn gói lên đường nhập khóa đúng trưa 03-6. Trời nóng, thời khóa biểu sít sao từng phút khiến hơn một ngày đầu anh em thấy căng thẳng mệt mỏi, phải cố gắng nhiều, nhưng hai ngày cuối mọi người càng lúc càng phấn khởi, không muốn kết thúc. Chưa xong khóa thì sáng 06-6, 10 anh em lớp Tu đức đã phải rời trại trường vào Nha Trang kịp trước trưa để bắt đầu tuần Linh thao. Phải “chạy xô” cho kịp các chương trình đào tạo! Vất vả nhưng tất cả anh em đều vui vì thấy mình bỗng dưng được trang bị rất phong phú ngay tuần đầu kỳ nghỉ để có thể giúp ích hữu hiệu cho giáo xứ trong thời gian nghỉ hè.
Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Giám mục giáo phận, đã chủ trì các nghi thức khai mạc và bế mạc, chủ tế và giảng lễ ngày đầu và đến dùng bữa với các sa mạc sinh.
Đặc biệt trong thánh lễ bế mạc, 06-6-2014, do Đức Cha chủ tế và giảng, đã có một sự kiện sẽ đi vào lịch sử Giáo phận. Trước khi ban phép lành, Đức Cha đã đích thân đọc quyết định thành lập Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Qui Nhơn với tên gọi: “Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Người Chứng Thứ Nhất – Giáo phận Qui Nhơn”. Tiếp đó, Đức Cha đã bổ nhiệm cha Giuse Nguyễn Đức Minh, quản xứ Tân Quán, làm Tuyên úy của Liên đoàn.
Nghị định thành lập nêu rõ: “Việc thành lập Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể tại Giáo phận Qui Nhơn sẽ đem lại lợi ích cho việc giáo dục toàn diện giới thiếu nhi và thiếu niên đồng thời góp phần quan trọng cho công cuộc tái truyền giáo và tân phúc âm hóa của giáo phận Qui Nhơn.
… Đặc biệt Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Qui Nhơn còn có bổn phận hợp tác và chia sẻ đồng trách nhiệm với các đoàn thể và các ban mục vụ của Giáo phận trong việc giáo dục đức tin nhất là việc dạy giáo lý cho các em từ tuổi khai tâm đến tuổi vào đời.
… Mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận đặc biệt cha Tuyên úy của Liên đoàn, quý Cha Hạt trưởng, quý Cha sở hãy cùng nhau xây dựng Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể ngày càng lớn mạnh trong toàn Giáo phận hầu đem lại lợi ích cho các linh hồn và làm vinh danh Thiên Chúa.”
Quyết định của Đức Giám Mục, đáp ứng đề xuất của liên ban mục vụ Giáo lý, Giới trẻ và Văn hóa-Giáo dục, đã vượt trên sự mong đợi của liên ban mục vụ cũng như của Ban Tổ chức và Ban Huấn luyện Sa mạc.
Để bắt kịp ơn Chúa Thánh Thần, liền sau bữa ăn kết thúc khóa học, cha Tuyên úy Giuse Nguyễn Đức Minh đã có cuộc họp với các sa mạc sinh giáo dân và các thầy Đại chủng sinh vừa ra trường, thành lập Ban Chấp hành lâm thời cho Liên đoàn và lên kế hoạch để Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể mau chóng Lên Đường, đáp ứng tiếng gọi của Thiên Chúa và Giáo Hội.
Phóng viên Sa mạc
NGỌN LỬA TỪ THÁNH THỂ
Sa mạc LÊN ĐƯỜNG là khóa huấn luyện đầu tiên về Thiếu Nhi Thánh Thể tại Giáo phận Qui Nhơn từ 1975, được thực hiện trong tuần lễ cầu nguyện đợi chờ lễ Chúa Thánh Thần. Có 57 sa mạc sinh tham gia trọn khóa: 6 linh mục, 41 đại chủng sinh và 10 giáo dân.
Dưới thời tiết nắng nóng và liền sau khi các thầy Đại chủng viện kết thúc những ngày thi cuối năm, chưa kịp nghỉ ngơi. Những yếu tố khách quan ấy khiến bầu khí ngày đầu của sa mạc khá căng thẳng; dù nhiều thiện chí, các sa mạc sinh không khỏi bỡ ngỡ lạ lẫm vì chưa quen thích nghi nhanh nhạy với đời sống trại trường. Tuy nhiên rồi tất cả đã nhập cuộc mỗi lúc một hăng say, tích cực học hỏi, thể hiện sáng kiến, phát huy tình đồng đội và tinh thần kỷ luật cao, tạo bầu khí hào hứng sôi động cho sa mạc.
Ngoài các sinh hoạt và giờ khóa, những lời nhắn nhủ của Đức Giám Mục trong nghi thức khai mạc và bế mạc cũng như trong hai thánh lễ mở đầu và kết thúc đã giúp các sa mạc sinh hiểu rõ hơn về chương trình mục vụ của Giáo phận và ý thức rõ hơn về sứ mạng của mình trong công cuộc tông đồ đào tạo giới trẻ.
Có thể thấy ở đây sinh hoạt đồng đội, nỗ lực vượt khó, dám vì ích chung hy sinh thời giờ nghỉ ngơi để khởi động chương trình mục vụ chung của Giáo phận. Sự hòa đồng thân thương đoàn kết giữa linh mục, chủng sinh và giáo dân, giữa người già và người trẻ lộ rõ như hoa quả của Chúa Thánh Thần đang kết nối tất cả theo tiếng gọi và sứ vụ chung hôm nay trên con đường Tân phúc âm hóa.
Ơn Thánh Thần cũng đã đi qua kênh gương sáng tất cả dành cho nhau. Sự vâng phục, sự cầu tiến và nhiệt tình đón nhận của các chủng sinh trẻ là niềm vui, sự an ủi và hy vọng cho Ban Tổ chức và Ban Huấn luyện. Tình hiệp thông của các Liên đoàn đi trước, đã vượt đường xa, từ Huế, Đà Nẵng, Ninh Thuận, đến trợ giúp. Các cha Tuyên úy và các trưởng huấn luyện dù đã cao niên đã không ngại hy sinh với tinh thần tự lập và nghèo khó: mang đủ 8 bộ lều bạt từ Huế, ngồi cả đêm trên ghế xe lửa, cả ghế mềm và ghế cứng để vào Qui Nhơn phục vụ. Đặc biệt, cha Phaolô Nguyễn Thọ DCCT, 82 tuổi, vừa xong một việc phục vụ trong nhà Dòng, đã đón xe về dự, lăn lộn hết mình với các bạn chủng sinh trẻ đồng đội trong mọi sinh hoạt, cả trong đêm lửa trại và trò chơi lớn. Quả là những tông đồ trẻ mãi không già nhờ lòng yêu mến Thánh Thể và yêu mến các linh hồn.
Cách riêng, lửa thiêng Thánh Thể rực sáng lên trong đêm đen, những con tim bỗng rôn ràng. Sau những năm cưu mang ấp ủ một mùa gặt mới, sau những giờ chuyển dạ đớn đau, phải chăng đây đã đến lúc người mẹ Giáo phận được hạ sinh đứa con mình mong đợi?
Những hình ảnh và thông điệp của Sa mạc LÊN ĐƯỜNG được anh Mạc Tường, trong ban mục vụ Văn hóa Giáo dục, và là một sa mạc sinh gói lại nơi bài thơ đầy cảm xúc. (Lm TTT)
NGỌN LỬA THIÊNG ĐÊM SA MẠC
Tôi đã chứng kiến Chúa Thánh Thần hiện xuống
Trước lễ Ngũ Tuần đêm Sa Mạc Qui Nhơn
Ngọn lửa bập bùng, ngọn lửa rực Thánh Ân
Lửa được chuyển từ ngọn đèn chầu Thánh Thể
Có những cụ già bỗng hóa thành con trẻ
Giọng Huế hồn nhiên hòa tiếng Nẫu quê mình
Đó là gì? Nếu không phải Chúa Thánh Linh
Đang ngự xuống uốn lòng những ai cứng cỏi
Các đại chủng sinh hăng say dù mệt mỏi
Báo hiệu mùa này nhiều Thợ Gặt trung kiên
Những Mục Tử tương lai đạo đức, nhân hiền
Chăm sóc yêu thương đàn chiên Cha giao phó
Đường vẫn còn dài, còn gian truân sóng gió
Hãy vững tin rằng qua biển Đỏ ráo chân
Thánh Thể Thiếu Nhi ta góp sức chung phần
Việc còn lại, xin để Chúa Thánh Thần lo liệu
Qui Nhơn, ngày 06/06/2014
Sau đêm Lửa Thiêng
Mạc Tường
Tại giáo phận Qui Nhơn, việc phát triển phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể đã được Ban Giáo lý Giáo phận đề ra cách đây 4 năm và dần dần đã thành hiện thực. Khóa thường huấn linh mục tháng 10-2013 đã dành một nội dung chính cho đề tài này. Ngày 04-3-2014 liên ban mục vụ Giáo lý, Giới trẻ và Văn hóa Giáo dục đã đệ trình lên Đức Giám Mục giáo phận “Dự án Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Qui Nhơn” với chương trình cụ thể từ nay tới năm 2018. Dự án đã được Đức Cha thông qua và phổ biến đến quý Cha trong dịp tĩnh tâm năm. Theo dự án, mùa hè 2014 sẽ có 3 khóa học tìm hiểu: Khóa 1 dành cho tuyên úy và trợ úy, khóa 2 dành cho các huynh trưởng các giáo xứ cùng các chủng sinh Tiểu chủng viện Qui Nhơn và khóa 3 dành cho các thầy Đại chủng viện.
Xem Hình
Khóa đầu tiên đã được tổ chức tại Chủng viện Qui Nhơn từ 2 giờ chiều ngày 03/6 đến sau trưa ngày 06/6. Do hoàn cảnh cụ thể, chỉ một số ít linh mục có thể tham gia, đối tượng của khóa thứ ba đã được gộp vào khóa này. Toàn thể các thầy Đại chủng viện được mời tham dự. Khóa học mang tên “Sa mạc LÊN ĐƯỜNG”, với chương trình huấn luyện cơ bản của Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể, làm quen với đường hướng, phương pháp và sinh hoạt của Phong trào.
Ban giảng huấn gồm có Cha Đa Minh Phan Phước (68 tuổi, Tuyên úy liên đoàn Các Thánh Tử Đạo VN, Tổng giáo phận Huế) là sa mạc trưởng, Cha Marcello Đoàn Minh (59 tuổi, Tuyên úy Liên đoàn Thánh Tâm, Giáo phận Đà Nẵng) là sa mạc phó. Huấn luyện viên gồm có Cha Phêrô Lê Minh Cao (59 tuổi, Tuyên úy Hiệp đoàn Kitô Vua, Giáo phận Nha Trang), Cha Giuse Trần Văn Quý (68, Huế), Cha Lê Văn Nghiêm (74, Huế), cha Phaolô Nguyễn Văn Châu (50 tuổi, tuyên úy xứ đoàn Châu Ổ, giáo phận Qui Nhơn) cùng các trưởng Phaolô Phạm Văn Kết (69, Huế), Anrê Nguyễn Thiết (50, Huế), Giacôbê Dương Cương (59, Huế), Đaminh Bùi Văn Diệp (55, Đà Nẵng), Đaminh Phạm Quang Tùng (47, Đà Nẵng); ngoài ra còn có 4 trưởng thuộc giáo phận Nha Trang hiện diện chia sẻ trong ngày đầu. Cha Giuse Nguyễn Văn Công, DCCT, Tuyên úy liên đoàn Giáo phận Kontum gửi điện thư chúc mừng. Lần đầu tiên có sự gặp gỡ đông đảo các vị hữu trách phong trào từ các giáo phận thuộc Giáo tỉnh Huế.
Về phía sa mạc sinh, có 6 linh mục, 41 thầy đại chủng viện và 10 giáo dân. Ngoài ra còn có một số cha đến quan sát và khoảng mười cha dự thính trong thời gian đầu để bày tỏ sự quan tâm.
Tinh thần anh em chủng sinh rất cao. Sau suốt tuần lễ thi cử, bế giảng niên học ngày 31-5, anh em vừa về chào Đức Cha rồi ghé thăm gia đình được một ngày đã lại khăn gói lên đường nhập khóa đúng trưa 03-6. Trời nóng, thời khóa biểu sít sao từng phút khiến hơn một ngày đầu anh em thấy căng thẳng mệt mỏi, phải cố gắng nhiều, nhưng hai ngày cuối mọi người càng lúc càng phấn khởi, không muốn kết thúc. Chưa xong khóa thì sáng 06-6, 10 anh em lớp Tu đức đã phải rời trại trường vào Nha Trang kịp trước trưa để bắt đầu tuần Linh thao. Phải “chạy xô” cho kịp các chương trình đào tạo! Vất vả nhưng tất cả anh em đều vui vì thấy mình bỗng dưng được trang bị rất phong phú ngay tuần đầu kỳ nghỉ để có thể giúp ích hữu hiệu cho giáo xứ trong thời gian nghỉ hè.
Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Giám mục giáo phận, đã chủ trì các nghi thức khai mạc và bế mạc, chủ tế và giảng lễ ngày đầu và đến dùng bữa với các sa mạc sinh.
Đặc biệt trong thánh lễ bế mạc, 06-6-2014, do Đức Cha chủ tế và giảng, đã có một sự kiện sẽ đi vào lịch sử Giáo phận. Trước khi ban phép lành, Đức Cha đã đích thân đọc quyết định thành lập Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Qui Nhơn với tên gọi: “Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Người Chứng Thứ Nhất – Giáo phận Qui Nhơn”. Tiếp đó, Đức Cha đã bổ nhiệm cha Giuse Nguyễn Đức Minh, quản xứ Tân Quán, làm Tuyên úy của Liên đoàn.
Nghị định thành lập nêu rõ: “Việc thành lập Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể tại Giáo phận Qui Nhơn sẽ đem lại lợi ích cho việc giáo dục toàn diện giới thiếu nhi và thiếu niên đồng thời góp phần quan trọng cho công cuộc tái truyền giáo và tân phúc âm hóa của giáo phận Qui Nhơn.
… Đặc biệt Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Qui Nhơn còn có bổn phận hợp tác và chia sẻ đồng trách nhiệm với các đoàn thể và các ban mục vụ của Giáo phận trong việc giáo dục đức tin nhất là việc dạy giáo lý cho các em từ tuổi khai tâm đến tuổi vào đời.
… Mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận đặc biệt cha Tuyên úy của Liên đoàn, quý Cha Hạt trưởng, quý Cha sở hãy cùng nhau xây dựng Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể ngày càng lớn mạnh trong toàn Giáo phận hầu đem lại lợi ích cho các linh hồn và làm vinh danh Thiên Chúa.”
Quyết định của Đức Giám Mục, đáp ứng đề xuất của liên ban mục vụ Giáo lý, Giới trẻ và Văn hóa-Giáo dục, đã vượt trên sự mong đợi của liên ban mục vụ cũng như của Ban Tổ chức và Ban Huấn luyện Sa mạc.
Để bắt kịp ơn Chúa Thánh Thần, liền sau bữa ăn kết thúc khóa học, cha Tuyên úy Giuse Nguyễn Đức Minh đã có cuộc họp với các sa mạc sinh giáo dân và các thầy Đại chủng sinh vừa ra trường, thành lập Ban Chấp hành lâm thời cho Liên đoàn và lên kế hoạch để Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể mau chóng Lên Đường, đáp ứng tiếng gọi của Thiên Chúa và Giáo Hội.
Phóng viên Sa mạc
NGỌN LỬA TỪ THÁNH THỂ
Sa mạc LÊN ĐƯỜNG là khóa huấn luyện đầu tiên về Thiếu Nhi Thánh Thể tại Giáo phận Qui Nhơn từ 1975, được thực hiện trong tuần lễ cầu nguyện đợi chờ lễ Chúa Thánh Thần. Có 57 sa mạc sinh tham gia trọn khóa: 6 linh mục, 41 đại chủng sinh và 10 giáo dân.
Dưới thời tiết nắng nóng và liền sau khi các thầy Đại chủng viện kết thúc những ngày thi cuối năm, chưa kịp nghỉ ngơi. Những yếu tố khách quan ấy khiến bầu khí ngày đầu của sa mạc khá căng thẳng; dù nhiều thiện chí, các sa mạc sinh không khỏi bỡ ngỡ lạ lẫm vì chưa quen thích nghi nhanh nhạy với đời sống trại trường. Tuy nhiên rồi tất cả đã nhập cuộc mỗi lúc một hăng say, tích cực học hỏi, thể hiện sáng kiến, phát huy tình đồng đội và tinh thần kỷ luật cao, tạo bầu khí hào hứng sôi động cho sa mạc.
Ngoài các sinh hoạt và giờ khóa, những lời nhắn nhủ của Đức Giám Mục trong nghi thức khai mạc và bế mạc cũng như trong hai thánh lễ mở đầu và kết thúc đã giúp các sa mạc sinh hiểu rõ hơn về chương trình mục vụ của Giáo phận và ý thức rõ hơn về sứ mạng của mình trong công cuộc tông đồ đào tạo giới trẻ.
Có thể thấy ở đây sinh hoạt đồng đội, nỗ lực vượt khó, dám vì ích chung hy sinh thời giờ nghỉ ngơi để khởi động chương trình mục vụ chung của Giáo phận. Sự hòa đồng thân thương đoàn kết giữa linh mục, chủng sinh và giáo dân, giữa người già và người trẻ lộ rõ như hoa quả của Chúa Thánh Thần đang kết nối tất cả theo tiếng gọi và sứ vụ chung hôm nay trên con đường Tân phúc âm hóa.
Ơn Thánh Thần cũng đã đi qua kênh gương sáng tất cả dành cho nhau. Sự vâng phục, sự cầu tiến và nhiệt tình đón nhận của các chủng sinh trẻ là niềm vui, sự an ủi và hy vọng cho Ban Tổ chức và Ban Huấn luyện. Tình hiệp thông của các Liên đoàn đi trước, đã vượt đường xa, từ Huế, Đà Nẵng, Ninh Thuận, đến trợ giúp. Các cha Tuyên úy và các trưởng huấn luyện dù đã cao niên đã không ngại hy sinh với tinh thần tự lập và nghèo khó: mang đủ 8 bộ lều bạt từ Huế, ngồi cả đêm trên ghế xe lửa, cả ghế mềm và ghế cứng để vào Qui Nhơn phục vụ. Đặc biệt, cha Phaolô Nguyễn Thọ DCCT, 82 tuổi, vừa xong một việc phục vụ trong nhà Dòng, đã đón xe về dự, lăn lộn hết mình với các bạn chủng sinh trẻ đồng đội trong mọi sinh hoạt, cả trong đêm lửa trại và trò chơi lớn. Quả là những tông đồ trẻ mãi không già nhờ lòng yêu mến Thánh Thể và yêu mến các linh hồn.
Cách riêng, lửa thiêng Thánh Thể rực sáng lên trong đêm đen, những con tim bỗng rôn ràng. Sau những năm cưu mang ấp ủ một mùa gặt mới, sau những giờ chuyển dạ đớn đau, phải chăng đây đã đến lúc người mẹ Giáo phận được hạ sinh đứa con mình mong đợi?
Những hình ảnh và thông điệp của Sa mạc LÊN ĐƯỜNG được anh Mạc Tường, trong ban mục vụ Văn hóa Giáo dục, và là một sa mạc sinh gói lại nơi bài thơ đầy cảm xúc. (Lm TTT)
NGỌN LỬA THIÊNG ĐÊM SA MẠC
Tôi đã chứng kiến Chúa Thánh Thần hiện xuống
Trước lễ Ngũ Tuần đêm Sa Mạc Qui Nhơn
Ngọn lửa bập bùng, ngọn lửa rực Thánh Ân
Lửa được chuyển từ ngọn đèn chầu Thánh Thể
Có những cụ già bỗng hóa thành con trẻ
Giọng Huế hồn nhiên hòa tiếng Nẫu quê mình
Đó là gì? Nếu không phải Chúa Thánh Linh
Đang ngự xuống uốn lòng những ai cứng cỏi
Các đại chủng sinh hăng say dù mệt mỏi
Báo hiệu mùa này nhiều Thợ Gặt trung kiên
Những Mục Tử tương lai đạo đức, nhân hiền
Chăm sóc yêu thương đàn chiên Cha giao phó
Đường vẫn còn dài, còn gian truân sóng gió
Hãy vững tin rằng qua biển Đỏ ráo chân
Thánh Thể Thiếu Nhi ta góp sức chung phần
Việc còn lại, xin để Chúa Thánh Thần lo liệu
Qui Nhơn, ngày 06/06/2014
Sau đêm Lửa Thiêng
Mạc Tường
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Biển Đông: Chết hóc vì khúc xương bò khổng lồ dài ngàn dặm
Linh Tiến Khải
09:35 07/06/2014
Trong các tuần qua biến cố Trung Cộng đặt dàn khoan Hải Dương 981 trong lãnh hải của Việt Nam, để thăm dò khoan dầu, khinh thường công pháp quốc tế về Biển, đã dấy lên làn sóng biểu tình phản đối trong và mgoài nước. Cùng với dàn khoan di động khổng lồ là 80 tầu vũ trang, tầu quân sự và máy bay hộ tống vào vùng biển của Việt Nam.
Vụ này cũng đã khiến cho nhiều nghị sĩ và dân biểu Hoa Kỳ cùng các giới chức chính trị các quốc gia trong vùng Đông Nam Á tố cáo Trung Quốc có các hành động khiêu khích và nguy hiểm. Còn chính quyền Bắc Kinh và báo chí Tầu cộng thì cũng gân cổ lên cãi là Biển Đông thuộc Trung Quốc và tố cáo Việt Nam, Hoa Kỳ, Nhật Bản có các hành động khiêu khích gây căng thẳng. Bắc Kinh đặc biệt cay cú với Nhật Bản, vì thủ tướng Shinzo Abe đã lập đi lập lại nhiều lần rằng tất cả mọi quốc gia phải tôn trọng Luật Biển quốc tế liên quan tới các vùng lãnh thổ. Trong bài phát biểu tại hội nghị đối thoại về an ninh Á châu Shangri-la 13, nhóm tại Singapore, thủ tướng Nhật Bản đã tuyên chiến pháp lý và thách thức Trung Quốc đưa vấn đề ra Tòa án quốc tế. Trong khi Philippines thì đã đệ đơn kiện Trung Quốc trước tòa án quốc tế liên quan tới vụ Trung Quốc chiếm bãi Scarbourough ngay sát bờ biển Philippines. Thủ tướng Abe cũng tuyên bố Nhật đồng ý viện trợ cho Philippines 10 tầu tuần tra phục vụ ở Biển Đông, cho Indonesia 3 tầu và thúc đẩy việc cung cấp tầu tuần tra cho Việt Nam. Điều này có nghĩa là Nhật Bản đang hình thành liên minh pháp lý để chống lại thái độ hung hăng xấc xược bất chấp công pháp quốc tế của Trung Quốc.
Trong Hội nghị Shangri-la thường niên lần thứ 13 nhóm tại Singapore về An ninh khu vực Á châu ngày 31-5-2014 Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đã mạnh mẽ cáo buộc Trung Quốc có những vi phạm, đặc biệt chống lại Philippines và Việt Nam. Ông cho biết Hoa Kỳ sẽ không ngồi im nhìn Bắc Kinh gây bất ổn ở Biển Đông và hiếp đáp Việt Nam và Philippines. Ông Vương Quản Trung, trưởng phái đoàn Trung Quốc, lên án Nhật Bản và Hoa Kỳ khiêu kích Trung Quốc.
Trước đó ngày mùng 9-5-2014 ông Benjamin Cardin đã cùng 5 Thượng nghị sĩ Mỹ của Ủy ban đối ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ ra tuyên ngôn chung khẳng định rằng việc Trung Quốc mang dàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển đặc quyền của Việt Nam là thực tại đáng lo ngại. Ngày 28-5-2014 trong buổi tiềp thượng nghị sĩ Cardin, Chủ tịch Ủy ban Đông Á Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng Viện Mỹ, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cám ơn Hoa Kỳ lên tiếng phản đối hành động ngang ngược phi pháp của Trung Quốc. Ông cho biết Việt Nam muốn cùng Mỹ tiếp tục nỗ lực phát triển sâu rộng hơn nữa các quan hệ hơp tác trên các lãnh vực, vì lợi ích thiết thực và vì sự phát triển chung của cả hai nước. Việt Nam sẵn sàng trao đổi thẳng thắn với Hoa Kỳ về các lãnh vực hợp tác cũng như những vần đề mà cả hai bên cùng quan tâm.
Thượng nghị sĩ Cardin cho rằng hành động của Trung Quốc vi phạm trắng trợn nặng nề luật pháp quốc tế, Công Ước Liên hiệp Quốc về Luật Biển 1982, gây bất ổn và đe dọa trực tiếp nền hòa bình, sự ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông. Bô trưởng quốc phòng Úc David Johnston cũng ủng hộ lập trường của Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Cảnh lời qua tiếng lại với Trung Quốc và tình hình căng thẳng tại Biển Đông lên cao có nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến, mà không ai biết kết qủa sẽ ra sao.
Nhật báo Arirang của Hàn quốc số ra ngày 23-5-2014 cho biết Trung Cộng đã đem 300.000 quân tới gần biên giới Việt Nam. Tờ Thời báo Đài Loan thì cho biết tỉnh Quảng Đông đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự với Việt Nam. Trong khi đó Việt Nam cũng đã tăng cường và chuyển quân tới gần biên giới Trung Quốc.
Biển Đông nổi sóng chỉ vì mỏ dầu lửa và khí đốt khổng lồ nằm bên dưới và do vị trí chiến lược của nó nằm giữa Ấn Độ dương và Thái Bình Dương.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, chuyên viên Tổng cục địa chất Việt Nam, khu vực Biển Đông là một trong các tuyến hàng hải quan trọng và đông tàu bè qua lại nhất thế giới. Hàng năm hơn một nửa lượng hàng hóa vận chuyện bằng tầu biển của thế giới tiếp tục hành trình qua Biển Đông, sau khi đã vượt các eo biển Malacca, Sunda và Lombok. Lượng tầu chở dầu đi qua eo biển Malacca để vào Biển Đông nhiều hơn 3 lần số tàu chở dầu qua kênh đào Suez, và hơn 5 lần số tầu chở dầu qua kênh đào Panama.
Riêng về số lượng dầu và khí đốt dự trữ tại Biển Đông Công ty tư vấn Wood Mackenzie cho rằng chỉ có 2,5 tỷ thùng. Nhưng đây là con số Trung tâm khảo cứu địa chất Hoa Kỳ ước tính dựa trên các khảo sát gần ven biển của các quốc gia Đông Nam Á. Trong khi đó Bộ tài nguyên địa chất Trung Quốc ước tính trữ lượng dầu mỏ ở Biến Đông vào khoảng 17,7 tỷ tấn, so với 13 tỷ của Kuweit. Vì thế Trung Quốc gọi Biển Đông là ”Vịnh Ba Tư thứ hai”.
Tổng trữ lượng dự báo địa chất dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác khoảng 3 tỷ tấn và trữ lượng khí đốt khoảng 1.000 tỷ mét khối. Ngoài ra, vẫn theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Biển Đông rộng 1.460.000 cây số vuông còn có nguồn lợi thủy sản khổng lồ nữa. Có hơn 2.000 loại cá trong đó có 130 loại có giá trị kinh tế rất cao. Tất cả là các lý do khiến cho Trung Quốc dang rất thèm khát tài nguyên đã vẽ bản đồ Lưỡi Bò bất chấp công pháp quốc tế, và quyết ăn cướp cho bằng được kho tàng khổng lổ này. Nhưng trước các phản kháng của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và các quốc gia Đông Nam Á cái lưỡi bò ấy đang trở thành ”khúc xương khổng lồ dài ngàn dặm”, mà miệng Trung Quốc cho dù có gian giảo và to đến mấy đi nữa, cũng sẽ không thể nào nuốt trôi được. Trái lại có nguy cơ chết hóc nữa là đàng khác.
Vụ này cũng đã khiến cho nhiều nghị sĩ và dân biểu Hoa Kỳ cùng các giới chức chính trị các quốc gia trong vùng Đông Nam Á tố cáo Trung Quốc có các hành động khiêu khích và nguy hiểm. Còn chính quyền Bắc Kinh và báo chí Tầu cộng thì cũng gân cổ lên cãi là Biển Đông thuộc Trung Quốc và tố cáo Việt Nam, Hoa Kỳ, Nhật Bản có các hành động khiêu khích gây căng thẳng. Bắc Kinh đặc biệt cay cú với Nhật Bản, vì thủ tướng Shinzo Abe đã lập đi lập lại nhiều lần rằng tất cả mọi quốc gia phải tôn trọng Luật Biển quốc tế liên quan tới các vùng lãnh thổ. Trong bài phát biểu tại hội nghị đối thoại về an ninh Á châu Shangri-la 13, nhóm tại Singapore, thủ tướng Nhật Bản đã tuyên chiến pháp lý và thách thức Trung Quốc đưa vấn đề ra Tòa án quốc tế. Trong khi Philippines thì đã đệ đơn kiện Trung Quốc trước tòa án quốc tế liên quan tới vụ Trung Quốc chiếm bãi Scarbourough ngay sát bờ biển Philippines. Thủ tướng Abe cũng tuyên bố Nhật đồng ý viện trợ cho Philippines 10 tầu tuần tra phục vụ ở Biển Đông, cho Indonesia 3 tầu và thúc đẩy việc cung cấp tầu tuần tra cho Việt Nam. Điều này có nghĩa là Nhật Bản đang hình thành liên minh pháp lý để chống lại thái độ hung hăng xấc xược bất chấp công pháp quốc tế của Trung Quốc.
Trong Hội nghị Shangri-la thường niên lần thứ 13 nhóm tại Singapore về An ninh khu vực Á châu ngày 31-5-2014 Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đã mạnh mẽ cáo buộc Trung Quốc có những vi phạm, đặc biệt chống lại Philippines và Việt Nam. Ông cho biết Hoa Kỳ sẽ không ngồi im nhìn Bắc Kinh gây bất ổn ở Biển Đông và hiếp đáp Việt Nam và Philippines. Ông Vương Quản Trung, trưởng phái đoàn Trung Quốc, lên án Nhật Bản và Hoa Kỳ khiêu kích Trung Quốc.
Trước đó ngày mùng 9-5-2014 ông Benjamin Cardin đã cùng 5 Thượng nghị sĩ Mỹ của Ủy ban đối ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ ra tuyên ngôn chung khẳng định rằng việc Trung Quốc mang dàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển đặc quyền của Việt Nam là thực tại đáng lo ngại. Ngày 28-5-2014 trong buổi tiềp thượng nghị sĩ Cardin, Chủ tịch Ủy ban Đông Á Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng Viện Mỹ, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cám ơn Hoa Kỳ lên tiếng phản đối hành động ngang ngược phi pháp của Trung Quốc. Ông cho biết Việt Nam muốn cùng Mỹ tiếp tục nỗ lực phát triển sâu rộng hơn nữa các quan hệ hơp tác trên các lãnh vực, vì lợi ích thiết thực và vì sự phát triển chung của cả hai nước. Việt Nam sẵn sàng trao đổi thẳng thắn với Hoa Kỳ về các lãnh vực hợp tác cũng như những vần đề mà cả hai bên cùng quan tâm.
Thượng nghị sĩ Cardin cho rằng hành động của Trung Quốc vi phạm trắng trợn nặng nề luật pháp quốc tế, Công Ước Liên hiệp Quốc về Luật Biển 1982, gây bất ổn và đe dọa trực tiếp nền hòa bình, sự ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông. Bô trưởng quốc phòng Úc David Johnston cũng ủng hộ lập trường của Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Cảnh lời qua tiếng lại với Trung Quốc và tình hình căng thẳng tại Biển Đông lên cao có nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến, mà không ai biết kết qủa sẽ ra sao.
Nhật báo Arirang của Hàn quốc số ra ngày 23-5-2014 cho biết Trung Cộng đã đem 300.000 quân tới gần biên giới Việt Nam. Tờ Thời báo Đài Loan thì cho biết tỉnh Quảng Đông đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự với Việt Nam. Trong khi đó Việt Nam cũng đã tăng cường và chuyển quân tới gần biên giới Trung Quốc.
Biển Đông nổi sóng chỉ vì mỏ dầu lửa và khí đốt khổng lồ nằm bên dưới và do vị trí chiến lược của nó nằm giữa Ấn Độ dương và Thái Bình Dương.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, chuyên viên Tổng cục địa chất Việt Nam, khu vực Biển Đông là một trong các tuyến hàng hải quan trọng và đông tàu bè qua lại nhất thế giới. Hàng năm hơn một nửa lượng hàng hóa vận chuyện bằng tầu biển của thế giới tiếp tục hành trình qua Biển Đông, sau khi đã vượt các eo biển Malacca, Sunda và Lombok. Lượng tầu chở dầu đi qua eo biển Malacca để vào Biển Đông nhiều hơn 3 lần số tàu chở dầu qua kênh đào Suez, và hơn 5 lần số tầu chở dầu qua kênh đào Panama.
Riêng về số lượng dầu và khí đốt dự trữ tại Biển Đông Công ty tư vấn Wood Mackenzie cho rằng chỉ có 2,5 tỷ thùng. Nhưng đây là con số Trung tâm khảo cứu địa chất Hoa Kỳ ước tính dựa trên các khảo sát gần ven biển của các quốc gia Đông Nam Á. Trong khi đó Bộ tài nguyên địa chất Trung Quốc ước tính trữ lượng dầu mỏ ở Biến Đông vào khoảng 17,7 tỷ tấn, so với 13 tỷ của Kuweit. Vì thế Trung Quốc gọi Biển Đông là ”Vịnh Ba Tư thứ hai”.
Tổng trữ lượng dự báo địa chất dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác khoảng 3 tỷ tấn và trữ lượng khí đốt khoảng 1.000 tỷ mét khối. Ngoài ra, vẫn theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Biển Đông rộng 1.460.000 cây số vuông còn có nguồn lợi thủy sản khổng lồ nữa. Có hơn 2.000 loại cá trong đó có 130 loại có giá trị kinh tế rất cao. Tất cả là các lý do khiến cho Trung Quốc dang rất thèm khát tài nguyên đã vẽ bản đồ Lưỡi Bò bất chấp công pháp quốc tế, và quyết ăn cướp cho bằng được kho tàng khổng lổ này. Nhưng trước các phản kháng của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và các quốc gia Đông Nam Á cái lưỡi bò ấy đang trở thành ”khúc xương khổng lồ dài ngàn dặm”, mà miệng Trung Quốc cho dù có gian giảo và to đến mấy đi nữa, cũng sẽ không thể nào nuốt trôi được. Trái lại có nguy cơ chết hóc nữa là đàng khác.