Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật XI thường niên C
Lm. Đan Vinh
08:41 13/06/2013
Chúa Nhật XI THƯỜNG NIÊN C
2 Sm 12,7-10.13 ; Gl 2,16.19-21 ; Lc 7,36-8,3
ĐƯỢC THA NHIỀU VÌ YÊU MẾN NHIỀU
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 7,36-8,3
(36) Có người thuộc nhóm Pha-ri-sêu mời Đức Giê-su dùng bữa với mình. Đức Giê-su đến nhà người Pha-ri-sêu ấy và vào bàn ăn. (37) Và kìa một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong thành, biết được Người đang dùng bữa tại nhà ông Pha-ri-sêu, liền đem theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm. (38) Chị đứng đằng sau, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên. (39) Thấy vậy. Ông Pha-ri-sêu đã mời Người liền nghĩ bụng rằng: Nếu quả thật ông này là ngôn sứ, thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai, là thứ người nào: một người tội lỗi! (40) Đức Giê-su lên tiếng bảo ông: “Này ông Si-mon, tôi có điều muốn nói với ông!” Ông ấy thưa: “Dạ, xin Thầy cứ nói”. (41) Đức Giê-su nói: “Một chủ nợ kia có hai con nợ: một người nợ năm trăm quan tiền, một người năm chục. (42) Vì họ không có gì để trả, nên chủ đã thương tình tha cho cả hai. Vậy trong hai người đó, ai mến chủ nợ hơn? (43) Ông Si-mon đáp: “Tôi thiết tưởng là người đã được tha nhiều hơn.: Đức Giê-su bảo: “Ông xét đúng lắm”. (44) Rồi quay lại phía người phụ nữ, Người nói với ông Si-mon: “Ông thấy người phụ nữ này chứ? Tôi vào nhà ông: nước lã, ông cũng không đổ lên chân tôi, còn chị ấy đã lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc mình mà lau. (45) Ông đã chẳng hôn tôi một cái, còn chị ấy từ lúc vào đây, đã không ngừng hôn chân tôi. (46) Dầu ô-liu, ông cũng không đổ lên đầu tôi, còn chị ấy đã lấy dầu thơm mà đổ lên chân tôi. (47) Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít. (48) Rồi Đức Giê-su nói với người phụ nữ: “Tội của chị đã được tha rồi”. (49) Bấy giờ những người đồng bàn liền nghĩ bụng: “Ông này là ai mà lại tha được tội?” (50) Nhưng Đức Giê-su nói với người phụ nữ: “Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an”.
(1) Sau đó, Đức Giê-su rảo qua các thành phố, làng mạc, rao giảng và loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Cùng đi với Người, có Nhóm Mười Hai (2) và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh. Đó là bà Ma-ri-a gọi là Ma-ri-a Mác-đa-la, người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ, (3) bà Gio-an-na, vợ ông Khu-da quản lý của vua Hê-rô-đê, bà Su-san-na và nhiều bà khác nữa. Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giê-su và các môn đệ.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện Đức Giê-su tỏ lòng nhân từ đối với một kẻ có tội biết chạy đến xin Người tha thứ. Đức Giê-su đã công khai bênh vực hành động bày tỏ lòng sám hối của người phụ nữ tội lỗi và còn khẳng định: Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều.
3. CHÚ THÍCH:
- C 36: + Có người thuộc nhóm Pha-ri-sêu: Chỉ Tin Mừng Lu-ca mới ghi lại việc Đức Giê-su 3 lần được người Pha-ri-sêu (Biệt Phái) mời đến nhà dùng bữa (x Lc 7,36; 11,37; 14,1). Ta không nên lẫn lộn câu chuyện Luca kể ở đây với câu chuyện xảy ra tại nhà ông Simon tật phong (x Mt 26,6-13). + Đức Giê-su đến nhà người Pha-ri-sêu ấy và vào bàn ăn: Việc Chúa Giêsu đến dùng bữa ở đây cho thấy Người không phân biệt đối xử khi sẵn sàng đến nhà mọi người: Người đến với những người Biệt Phái vốn chống đối Người (x Lc 7,36); Đến với người tội lỗi bị xã hội khi rẻ (x Lc 19,5-6); Đến với gia đình La-da-rô ở Bê-ta-ni-a là bạn thân quen (x Lc 10,38). Đức Giê-su đến nhà người ta dùng bữa là để biểu lộ sự thân tình của Người, miễn là họ tỏ thiện chí mời Người đến và sẵn sàng đón tiếp Người.
- C 37-39: + Và kìa một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong thành...: Người phụ nữ này có thể vào nhà vì theo phong tục Do thái, nhà nào có đãi tiệc thì người ngoài đều có thể tự do ra vào. + đem theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm: Bên Cận Đông, do khí hậu nóng nực, nên người ta thích dùng dầu thơm khi nhà có đông người. + Chị đứng đằng sau, sát chân Người: Đức Giê-su nằm trên giường đối mặt với bàn tiệc. Còn người phụ nữ thì đứng phía ngoài. + Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên: Điều ông chủ nhà Pha-ri-sêu quan tâm ở đây chính là thân phận tội lỗi của người phụ nữ, chứ không phải những cử chỉ chị làm để biểu lộ lòng quý mến Đức Giê-su. Ta không nên đồng hóa người phụ nữ này với cô Ma-ri-a em cô Mác-ta (x 10,39), hay với Ma-ri-a Mác-đa-la (x 8,2). Cũng không nên lẫn lộn việc xức dầu ở đây với việc xức dầu ở Bêtania (x Mt 26,7-13). Vì việc xức dầu ở đây làm nổi bật sự thống hối của tội nhân. Còn việc xức dầu ở Bêtania do cô Ma-ri-a làm, là để tiên báo cuộc khổ nạn Người sắp phải chịu. + Nếu quả thật ông này là ngôn sứ, thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai: một người tội lỗi!: Đối với người Pha-ri-sêu, người phụ nữ này là một người bị ô uế chiếu theo Luật Mô-sê, và một ngôn sứ chân chính lẽ ra không được để cho một người như thế chạm đến mình để tránh khỏi bị ô uế theo.
- C 40-43: + Một người nợ năm trăm quan tiền, một người năm chục: Quan tiền là công nhật của một nông dân (x Mt 20,2).
- C 44-46: + Nước lã..., cái hôn...: Đây là phong tục tỏ lòng hiếu khách của người Đông phương (x St 18,4). Nơi khác, Lu-ca cũng nhấn mạnh đến tính hiếu khách của Mác-ta, Ma-ri-a (x 10,38-42) và của ông Da-kêu (x 19,1-10) đối với Đức Giê-su.
- C 47-50: + Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều: Lòng yêu mến là thành quả và dấu chỉ của ơn tha thứ (x 19,8-9). + “Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an”: Khi đến với Đức Giê-su, người phụ nữ đã công khai bày tỏ lòng tin, và chính lòng tin này đã làm cho chị từ bỏ con đường tội lỗi. Thay vì làm cho Đức Giê-su bị ô uế theo Luật, chị lại được Người thanh tẩy và ban ơn bình an, nghĩa là được tràn đầy sự sống và được cứu độ (x 1,79). Trong Kinh Thánh, bình an là mức sung mãn của sự sống, là món quà cao quý nhất mà Đấng Mê-si-a ban tặng (x Is 9,5-6).
- C 1-3: + Cùng đi với Người, có Nhóm Mười Hai và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh: Đức Giê-su hoàn thành sứ mệnh có nhóm môn đệ cùng đi theo. Về sau, các nhà truyền giáo cũng noi gương Người làm như vậy (x Cv 8,14). Đức Giê-su cũng chính thức trao trách nhiệm truyền giáo cho Nhóm Mười Hai (x Lc 9,1-2). + và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh: Tin mừng Mt 27,55 và Mc 15,41 cũng nói đến nhóm phụ nữ này. Đây là một sự kiện khác thường ở Pa-lét-tin. + Đó là bà Ma-ri-a gọi là Ma-ri-a Mác-đa-la: Bà này sẽ đứng dưới chân thập giá (x Mt 27,56), hiện diện trong cuộc mai táng Đức Giê-su (x Mt 27,61), chứng kiến ngôi mộ trống (x Lc 24,10) và là người đầu tiên gặp gỡ Đấng Phục Sinh (x Ga 20,11-18). + Người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ: Một người có thể bị nhiều quỷ ám cùng một lúc (x Lc 8,27.30; 11,26). Trong Kinh Thánh, số 7 là số chỉ sự viên mãn. Có lẽ đây là cách người Do thái hình dung về sức ám hại ghê gớm của Xa-tan trên nạn nhân. Đối với bà Ma-ri-a Mác-đa-la, Lu-ca không nói rõ bà có bị quỷ ám thực sự hay không, hoặc bà có phải là người đàn bà tội lỗi được nói tới trong Lc 7,36-50 hay không. + Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giê-su và các môn đệ: Đây là một trong những việc làm cụ thể mà các bà đã thực hiện để cộng tác vào sứ vụ loan báo Tin Mừng của Đức Giê-su.
4. CÂU HỎI: 1-Việc Đức Giê-su đến nhà một người Pha-ri-sêu trong Tin Mừng Lu-ca ở đây có đồng hóa với việc Người đến dùng bữa tại nhà Si-mon tật phong trong Tin Mừng Mát-thêu không? Việc Đức Giê-su đến dùng bữa tại nhà một người Pha-ri-sêu nói lên điều gì? 2- Người phụ nữ trong Tin Mừng hôm nay có phải là cô Ma-ri-a Bê-ta-ni-a hay bà Ma-ri-a Mác-đa-la hay không? 3- Phân biệt ý nghĩa của hai việc xức dầu: một do người phụ nữ tội lỗi làm ở đây và hai do cô Ma-ri-a làm ở Bê-ta-ni-a trước khi Đức Giê-su chịu khổ nạn. 4- Trước hành động biểu lộ lòng quý mến của người phụ nữ tội lỗi đối với Đức Giê-su, ông Pha-ri-sêu chủ nhà tỏ vẻ khó chịu vì lý do gì? 5- Khi so sánh hành động của ông chủ nhà Pha-ri-sêu và người phụ nữ, Đức Giê-su chứng minh ông có phải là người chủ nhà hiếu khách không? 6- Đức Giê-su cho biết kết quả của lòng mến tin của người phụ nữ là gì? 7- Trong Tin Mừng, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đã biểu lộ đức tin và lòng mến đối với Đức Giê-su thế nào?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Vì thế, tôi nói cho ông hay: “Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít” (Lc 7,47).
2. CÂU CHUYỆN:
Trong cuốn “Mặt trận phía đông hoàn toàn yên tĩnh” có thuật lại câu chuyện xảy ra trong cuộc thế chiến giữa quân đội hai nước Đức và Pháp. Câu chuyện ấy như sau: Một người lính Đức trẻ kia đang năm trong hố tránh đạn pháo. Đột nhiên anh ta thấy một người lính Pháp cũng nhảy vào trong hố đó để tránh đạn. Anh lính Đức liền dùng lưỡi lê đâm chết kẻ thù. Đây là lần đầu tiên anh ta giết người và cảm thấy lương tâm rất áy náy. Anh muốn biết rõ hơn về người lính Pháp vừa bị giết kia là ai, liền lục tứi áo và lấy ra một chiếc bóp. Trong đó có hình một phụ nữ trẻ đang ôm đứa con thơ bụ bẫm là vợ con của anh ta. Người lính Đức cảm thấy một sự xúc động tự nhiên dâng cao trong lòng khiến anh càng thêm hối hận! thì ra người bị anh giết kia thực sự không phải là kẻ thù của anh, nhưng là một người cha, một người chông giống như anh: một con người đang yêu và được yêu! Chính nhờ có cái nhìn mới mẻ về kẻ từng là “kẻ thù” đã biến đổi người linh Đức trở nên một người mới biết cảm thông và đầy tình người.
3. SUY NIỆM:
Câu chuyện Đức Giê-su đến nhà một người Biệt Phái dùng bữa, cho chúng ta bài học về lòng bao dung của Chúa, để mời gọi chúng ta cũng phải sẵn lòng mở rộng vòng tay thân ái, cư xử thân thiện với hết mọi người, bất kể họ là ai, khác biệt về mầu da, tiếng nói, môi trường sống và làm việc, về tính tình, sở thích hay về tín ngưỡng tôn giáo... để từ đó chúng ta sẽ nhận ra mọi người đều là anh em, con cùng một Cha Chung trên trời, và mọi người có bổn phận phải cư xử với nhau trong tình bác ái huynh đệ như người ta thường nói: “Tứ hải giai huynh đệ”- Bốn bể đều là anh em.
Đức Giê-su cũng muốn chúng ta hãy mời Người đến thăm và ở lại trong gia đình của chúng ta bằng việc trưng bày ảnh tượng của Người tại phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ... Người cũng sẵn sàng đến viếng thăm nhà linh hồn của chúng ta mỗi lần chúng ta tham dự thánh lễ và rước lễ. Miễn là ta có thiện chí dọn dẹp nhà cửa, loại khỏi ngôi nhà của mình những hình ảnh thiếu đứng đắn hay những việc làm ăn bất chính, chừa bỏ những thói hư tật xấu cùng những tội lỗi bất xứng khác.
Đức Giêsu đã để cho người phụ nữ tội lỗi đến gần vì Người không xét đoán người khác theo hình thức bên ngoài như người Pha-ri-sêu đã làm. Trái lại Người nhìn thấu tâm can của người tội lỗi kia. Noi gương Chúa, chúng ta cũng phải tránh xét đoán tha nhân qua dáng vẻ bên ngoài. Cần tránh xét đoán ý trái và cư xử bất công khi hùa theo đám đông để lên án những người cô thế cô thân. Vì thực tế đã chứng mình: có nhiều trường hợp người ta đã bị kết án oan sai. Có người đã bị tòa kết án và ở tù nhiều năm, cho đến khi kẻ thực sự phạm tội bị bắt và thú nhận tội lỗi thì mới được giải oan.
4. THẢO LUẬN: 1- Người ta thường hay xét đoán dựa theo tình cảm: “Yêu nên tốt, ghét nên xấu”. Để tránh xét đoán bất công và để noi gương Đức Giê-su trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta cần xử sự thế nào khi nghe một người nói xấu về một kẻ vắng mặt? 2- Dâng một lời cầu nguyện cho một người mình đang ác cảm, để xin Chúa giúp ta sống Lời Chúa dạy: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em”(Mt 5,44).
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng con thường hay xét đoán người khác cách bất công, do ảnh hưởng của định kiến xã hội hay do mối ác cảm tự nhiên với họ. Nhiều lần chúng con đã có cách cư xử hẹp hòi, đầy thành kiến đối với một số người có quá khứ không mấy tốt đẹp. Chúng con đã không đủ dũng cảm để lội ngược dòng, để chọn cách ứng xử nhân ái công minh noi gương Chúa.
- LẠY CHÚA. Hôm nay xin cho chúng con học tập theo Chúa, để dám đứng về phía những người bị xã hội khinh dể, can đảm bênh vực những kẻ cô thế cô thân và đối xử nhân hậu với những tội nhân thực lòng sám hối... Nhờ đó, chúng con xứng đáng mang danh là Ki-tô hữu và trở nên môn đệ đích thực của Chúa trước mặt người đời.
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.
Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
2 Sm 12,7-10.13 ; Gl 2,16.19-21 ; Lc 7,36-8,3
ĐƯỢC THA NHIỀU VÌ YÊU MẾN NHIỀU
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 7,36-8,3
(36) Có người thuộc nhóm Pha-ri-sêu mời Đức Giê-su dùng bữa với mình. Đức Giê-su đến nhà người Pha-ri-sêu ấy và vào bàn ăn. (37) Và kìa một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong thành, biết được Người đang dùng bữa tại nhà ông Pha-ri-sêu, liền đem theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm. (38) Chị đứng đằng sau, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên. (39) Thấy vậy. Ông Pha-ri-sêu đã mời Người liền nghĩ bụng rằng: Nếu quả thật ông này là ngôn sứ, thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai, là thứ người nào: một người tội lỗi! (40) Đức Giê-su lên tiếng bảo ông: “Này ông Si-mon, tôi có điều muốn nói với ông!” Ông ấy thưa: “Dạ, xin Thầy cứ nói”. (41) Đức Giê-su nói: “Một chủ nợ kia có hai con nợ: một người nợ năm trăm quan tiền, một người năm chục. (42) Vì họ không có gì để trả, nên chủ đã thương tình tha cho cả hai. Vậy trong hai người đó, ai mến chủ nợ hơn? (43) Ông Si-mon đáp: “Tôi thiết tưởng là người đã được tha nhiều hơn.: Đức Giê-su bảo: “Ông xét đúng lắm”. (44) Rồi quay lại phía người phụ nữ, Người nói với ông Si-mon: “Ông thấy người phụ nữ này chứ? Tôi vào nhà ông: nước lã, ông cũng không đổ lên chân tôi, còn chị ấy đã lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc mình mà lau. (45) Ông đã chẳng hôn tôi một cái, còn chị ấy từ lúc vào đây, đã không ngừng hôn chân tôi. (46) Dầu ô-liu, ông cũng không đổ lên đầu tôi, còn chị ấy đã lấy dầu thơm mà đổ lên chân tôi. (47) Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít. (48) Rồi Đức Giê-su nói với người phụ nữ: “Tội của chị đã được tha rồi”. (49) Bấy giờ những người đồng bàn liền nghĩ bụng: “Ông này là ai mà lại tha được tội?” (50) Nhưng Đức Giê-su nói với người phụ nữ: “Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an”.
(1) Sau đó, Đức Giê-su rảo qua các thành phố, làng mạc, rao giảng và loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Cùng đi với Người, có Nhóm Mười Hai (2) và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh. Đó là bà Ma-ri-a gọi là Ma-ri-a Mác-đa-la, người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ, (3) bà Gio-an-na, vợ ông Khu-da quản lý của vua Hê-rô-đê, bà Su-san-na và nhiều bà khác nữa. Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giê-su và các môn đệ.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện Đức Giê-su tỏ lòng nhân từ đối với một kẻ có tội biết chạy đến xin Người tha thứ. Đức Giê-su đã công khai bênh vực hành động bày tỏ lòng sám hối của người phụ nữ tội lỗi và còn khẳng định: Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều.
3. CHÚ THÍCH:
- C 36: + Có người thuộc nhóm Pha-ri-sêu: Chỉ Tin Mừng Lu-ca mới ghi lại việc Đức Giê-su 3 lần được người Pha-ri-sêu (Biệt Phái) mời đến nhà dùng bữa (x Lc 7,36; 11,37; 14,1). Ta không nên lẫn lộn câu chuyện Luca kể ở đây với câu chuyện xảy ra tại nhà ông Simon tật phong (x Mt 26,6-13). + Đức Giê-su đến nhà người Pha-ri-sêu ấy và vào bàn ăn: Việc Chúa Giêsu đến dùng bữa ở đây cho thấy Người không phân biệt đối xử khi sẵn sàng đến nhà mọi người: Người đến với những người Biệt Phái vốn chống đối Người (x Lc 7,36); Đến với người tội lỗi bị xã hội khi rẻ (x Lc 19,5-6); Đến với gia đình La-da-rô ở Bê-ta-ni-a là bạn thân quen (x Lc 10,38). Đức Giê-su đến nhà người ta dùng bữa là để biểu lộ sự thân tình của Người, miễn là họ tỏ thiện chí mời Người đến và sẵn sàng đón tiếp Người.
- C 37-39: + Và kìa một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong thành...: Người phụ nữ này có thể vào nhà vì theo phong tục Do thái, nhà nào có đãi tiệc thì người ngoài đều có thể tự do ra vào. + đem theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm: Bên Cận Đông, do khí hậu nóng nực, nên người ta thích dùng dầu thơm khi nhà có đông người. + Chị đứng đằng sau, sát chân Người: Đức Giê-su nằm trên giường đối mặt với bàn tiệc. Còn người phụ nữ thì đứng phía ngoài. + Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên: Điều ông chủ nhà Pha-ri-sêu quan tâm ở đây chính là thân phận tội lỗi của người phụ nữ, chứ không phải những cử chỉ chị làm để biểu lộ lòng quý mến Đức Giê-su. Ta không nên đồng hóa người phụ nữ này với cô Ma-ri-a em cô Mác-ta (x 10,39), hay với Ma-ri-a Mác-đa-la (x 8,2). Cũng không nên lẫn lộn việc xức dầu ở đây với việc xức dầu ở Bêtania (x Mt 26,7-13). Vì việc xức dầu ở đây làm nổi bật sự thống hối của tội nhân. Còn việc xức dầu ở Bêtania do cô Ma-ri-a làm, là để tiên báo cuộc khổ nạn Người sắp phải chịu. + Nếu quả thật ông này là ngôn sứ, thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai: một người tội lỗi!: Đối với người Pha-ri-sêu, người phụ nữ này là một người bị ô uế chiếu theo Luật Mô-sê, và một ngôn sứ chân chính lẽ ra không được để cho một người như thế chạm đến mình để tránh khỏi bị ô uế theo.
- C 40-43: + Một người nợ năm trăm quan tiền, một người năm chục: Quan tiền là công nhật của một nông dân (x Mt 20,2).
- C 44-46: + Nước lã..., cái hôn...: Đây là phong tục tỏ lòng hiếu khách của người Đông phương (x St 18,4). Nơi khác, Lu-ca cũng nhấn mạnh đến tính hiếu khách của Mác-ta, Ma-ri-a (x 10,38-42) và của ông Da-kêu (x 19,1-10) đối với Đức Giê-su.
- C 47-50: + Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều: Lòng yêu mến là thành quả và dấu chỉ của ơn tha thứ (x 19,8-9). + “Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an”: Khi đến với Đức Giê-su, người phụ nữ đã công khai bày tỏ lòng tin, và chính lòng tin này đã làm cho chị từ bỏ con đường tội lỗi. Thay vì làm cho Đức Giê-su bị ô uế theo Luật, chị lại được Người thanh tẩy và ban ơn bình an, nghĩa là được tràn đầy sự sống và được cứu độ (x 1,79). Trong Kinh Thánh, bình an là mức sung mãn của sự sống, là món quà cao quý nhất mà Đấng Mê-si-a ban tặng (x Is 9,5-6).
- C 1-3: + Cùng đi với Người, có Nhóm Mười Hai và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh: Đức Giê-su hoàn thành sứ mệnh có nhóm môn đệ cùng đi theo. Về sau, các nhà truyền giáo cũng noi gương Người làm như vậy (x Cv 8,14). Đức Giê-su cũng chính thức trao trách nhiệm truyền giáo cho Nhóm Mười Hai (x Lc 9,1-2). + và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh: Tin mừng Mt 27,55 và Mc 15,41 cũng nói đến nhóm phụ nữ này. Đây là một sự kiện khác thường ở Pa-lét-tin. + Đó là bà Ma-ri-a gọi là Ma-ri-a Mác-đa-la: Bà này sẽ đứng dưới chân thập giá (x Mt 27,56), hiện diện trong cuộc mai táng Đức Giê-su (x Mt 27,61), chứng kiến ngôi mộ trống (x Lc 24,10) và là người đầu tiên gặp gỡ Đấng Phục Sinh (x Ga 20,11-18). + Người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ: Một người có thể bị nhiều quỷ ám cùng một lúc (x Lc 8,27.30; 11,26). Trong Kinh Thánh, số 7 là số chỉ sự viên mãn. Có lẽ đây là cách người Do thái hình dung về sức ám hại ghê gớm của Xa-tan trên nạn nhân. Đối với bà Ma-ri-a Mác-đa-la, Lu-ca không nói rõ bà có bị quỷ ám thực sự hay không, hoặc bà có phải là người đàn bà tội lỗi được nói tới trong Lc 7,36-50 hay không. + Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giê-su và các môn đệ: Đây là một trong những việc làm cụ thể mà các bà đã thực hiện để cộng tác vào sứ vụ loan báo Tin Mừng của Đức Giê-su.
4. CÂU HỎI: 1-Việc Đức Giê-su đến nhà một người Pha-ri-sêu trong Tin Mừng Lu-ca ở đây có đồng hóa với việc Người đến dùng bữa tại nhà Si-mon tật phong trong Tin Mừng Mát-thêu không? Việc Đức Giê-su đến dùng bữa tại nhà một người Pha-ri-sêu nói lên điều gì? 2- Người phụ nữ trong Tin Mừng hôm nay có phải là cô Ma-ri-a Bê-ta-ni-a hay bà Ma-ri-a Mác-đa-la hay không? 3- Phân biệt ý nghĩa của hai việc xức dầu: một do người phụ nữ tội lỗi làm ở đây và hai do cô Ma-ri-a làm ở Bê-ta-ni-a trước khi Đức Giê-su chịu khổ nạn. 4- Trước hành động biểu lộ lòng quý mến của người phụ nữ tội lỗi đối với Đức Giê-su, ông Pha-ri-sêu chủ nhà tỏ vẻ khó chịu vì lý do gì? 5- Khi so sánh hành động của ông chủ nhà Pha-ri-sêu và người phụ nữ, Đức Giê-su chứng minh ông có phải là người chủ nhà hiếu khách không? 6- Đức Giê-su cho biết kết quả của lòng mến tin của người phụ nữ là gì? 7- Trong Tin Mừng, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đã biểu lộ đức tin và lòng mến đối với Đức Giê-su thế nào?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Vì thế, tôi nói cho ông hay: “Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít” (Lc 7,47).
2. CÂU CHUYỆN:
Trong cuốn “Mặt trận phía đông hoàn toàn yên tĩnh” có thuật lại câu chuyện xảy ra trong cuộc thế chiến giữa quân đội hai nước Đức và Pháp. Câu chuyện ấy như sau: Một người lính Đức trẻ kia đang năm trong hố tránh đạn pháo. Đột nhiên anh ta thấy một người lính Pháp cũng nhảy vào trong hố đó để tránh đạn. Anh lính Đức liền dùng lưỡi lê đâm chết kẻ thù. Đây là lần đầu tiên anh ta giết người và cảm thấy lương tâm rất áy náy. Anh muốn biết rõ hơn về người lính Pháp vừa bị giết kia là ai, liền lục tứi áo và lấy ra một chiếc bóp. Trong đó có hình một phụ nữ trẻ đang ôm đứa con thơ bụ bẫm là vợ con của anh ta. Người lính Đức cảm thấy một sự xúc động tự nhiên dâng cao trong lòng khiến anh càng thêm hối hận! thì ra người bị anh giết kia thực sự không phải là kẻ thù của anh, nhưng là một người cha, một người chông giống như anh: một con người đang yêu và được yêu! Chính nhờ có cái nhìn mới mẻ về kẻ từng là “kẻ thù” đã biến đổi người linh Đức trở nên một người mới biết cảm thông và đầy tình người.
3. SUY NIỆM:
Câu chuyện Đức Giê-su đến nhà một người Biệt Phái dùng bữa, cho chúng ta bài học về lòng bao dung của Chúa, để mời gọi chúng ta cũng phải sẵn lòng mở rộng vòng tay thân ái, cư xử thân thiện với hết mọi người, bất kể họ là ai, khác biệt về mầu da, tiếng nói, môi trường sống và làm việc, về tính tình, sở thích hay về tín ngưỡng tôn giáo... để từ đó chúng ta sẽ nhận ra mọi người đều là anh em, con cùng một Cha Chung trên trời, và mọi người có bổn phận phải cư xử với nhau trong tình bác ái huynh đệ như người ta thường nói: “Tứ hải giai huynh đệ”- Bốn bể đều là anh em.
Đức Giê-su cũng muốn chúng ta hãy mời Người đến thăm và ở lại trong gia đình của chúng ta bằng việc trưng bày ảnh tượng của Người tại phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ... Người cũng sẵn sàng đến viếng thăm nhà linh hồn của chúng ta mỗi lần chúng ta tham dự thánh lễ và rước lễ. Miễn là ta có thiện chí dọn dẹp nhà cửa, loại khỏi ngôi nhà của mình những hình ảnh thiếu đứng đắn hay những việc làm ăn bất chính, chừa bỏ những thói hư tật xấu cùng những tội lỗi bất xứng khác.
Đức Giêsu đã để cho người phụ nữ tội lỗi đến gần vì Người không xét đoán người khác theo hình thức bên ngoài như người Pha-ri-sêu đã làm. Trái lại Người nhìn thấu tâm can của người tội lỗi kia. Noi gương Chúa, chúng ta cũng phải tránh xét đoán tha nhân qua dáng vẻ bên ngoài. Cần tránh xét đoán ý trái và cư xử bất công khi hùa theo đám đông để lên án những người cô thế cô thân. Vì thực tế đã chứng mình: có nhiều trường hợp người ta đã bị kết án oan sai. Có người đã bị tòa kết án và ở tù nhiều năm, cho đến khi kẻ thực sự phạm tội bị bắt và thú nhận tội lỗi thì mới được giải oan.
4. THẢO LUẬN: 1- Người ta thường hay xét đoán dựa theo tình cảm: “Yêu nên tốt, ghét nên xấu”. Để tránh xét đoán bất công và để noi gương Đức Giê-su trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta cần xử sự thế nào khi nghe một người nói xấu về một kẻ vắng mặt? 2- Dâng một lời cầu nguyện cho một người mình đang ác cảm, để xin Chúa giúp ta sống Lời Chúa dạy: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em”(Mt 5,44).
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng con thường hay xét đoán người khác cách bất công, do ảnh hưởng của định kiến xã hội hay do mối ác cảm tự nhiên với họ. Nhiều lần chúng con đã có cách cư xử hẹp hòi, đầy thành kiến đối với một số người có quá khứ không mấy tốt đẹp. Chúng con đã không đủ dũng cảm để lội ngược dòng, để chọn cách ứng xử nhân ái công minh noi gương Chúa.
- LẠY CHÚA. Hôm nay xin cho chúng con học tập theo Chúa, để dám đứng về phía những người bị xã hội khinh dể, can đảm bênh vực những kẻ cô thế cô thân và đối xử nhân hậu với những tội nhân thực lòng sám hối... Nhờ đó, chúng con xứng đáng mang danh là Ki-tô hữu và trở nên môn đệ đích thực của Chúa trước mặt người đời.
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.
Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Tất cả được nên công chính nhờ tin vào Đức Kitô
Lm Jude Siciliano OP
06:14 13/06/2013
Chúa Nhật XI TN -C-
2 Samuen 12: 7-10, 13; Tvịnh 32; Galát 2: 16, 19-21; Luca 7: 36-8:3
TẤT CẢ ĐƯỢC NÊN CÔNG CHÍNH NHỜ TIN VÀO ĐỨC KITÔ
Tuần này chúng ta chắc chắn không muốn bỏ qua bản văn của thánh Phaolô vì hôm nay ngài đã đưa ra bản tóm kết giáo huấn về đức tin và việc làm. Thánh Phaolô đã phê bình ông Phêrô và Banaba (2,11-14) vì hai ông đã dùng bữa với Dân ngoại nhưng khi những người Kitô hữu Dothái khắt khe, không chấp nhận Dân ngoại chưa cắt bì trở lại Kitô giáo cách trọn vẹn, thì ông Phêrô đã rút lui và từ chối dùng bữa với Dân ngoại.
Phải chăng những Kitô hữu gốc Dothái “tốt hơn” bởi họ đã tuân giữ truyền thống của tiền nhân thì làm những việc “chính đáng”? Hay, tất cả mọi Kitô hữu, bất kể những xuất thân khác nhau, đều được tháp nhập vào Đức kitô cách tròn đầy như nhau?
Thánh Phaolô đưa ra điểm cốt yếu này: tất cả được đón nhận và được làm cho nên công chính nhờ tin vào Đức Kitô. Tất cả chúng ta cùng nhau bước vào vương quốc Thiên Chúa nhờ việc tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu Kitô. Trong Nước Chúa, không có công dân hạng nhất hay hạng hai. Chúng ta có thể xuất thân khác nhau, đến với Đức Kitô bằng những nẻo đường khác nhau, diễn tả đức tin bằng những nền văn hóa khác nhau – nhưng tất cả đều bình đẳng trong cộng đoàn những người tin.
Hôm nay thánh Phaolô thách thức chúng ta. Liệu chúng ta có thể tiếp tục tín thác nơi Đức Giêsu và tiếp tục đặt lòng tin nơi Người ngay cả sau khi ta đã phạm tội? Nếu chấp nhận những gì thánh Phaolô nói, chúng ta không phải cố gắng đoạt cho được sự tha thứ bằng nghi thức thanh tẩy tỉ mỉ; cũng chẳng phải thân hành đi lên núi thánh hay tắm trong những dòng sông cụ thể nào đó. Chúng ta được mời gọi trở về vì ta “không nên công chính nhờ làm những gì Luật dạy”, nhưng nhờ tin vào Đức Giêsu Kitô cũng như sự tha thứ chúng ta được nhận từ nơi Người.
Trong phần thư Galat này, khi nói về “việc làm những gì Luật dạy”, thánh Phaolô muốn đề cập cụ thể đến sự khác biệt giữa dân Dothái và Dân ngoại – cắt bì, luật giữ chay và kiêng thịt. Thánh Phaolô nói “con người không phải được nên công chính nhờ những gì luật dạy, nhưng nhờ tin vào Đức Giêsu Kitô…” Những từ như công chính, tốt lành xuất phát từ hê thống tòa án. Cũng một cách như thế, khi người tội lỗi đến trước “tòa” của Chúa, dù họ đang trong tình trạng tội lỗi, họ cũng có thể nhận được sự thương xót của Thiên Chúa, không phải vì họ tự sức đã làm được việc gì để khiến cho mình nên công chính trước nhan Chúa, nhưng là nhờ ân huệ của lòng Chúa xót thương.
Từ thư của thánh Phaolô chúng ta rút ra được rằng qua đời sống, cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu, Thiên Chúa đã mạc khải một cách thức mới mẻ để làm cho chúng ta nên công chính. Chúng ta không tìm được thế đứng mới trước nhan Chúa nhờ năng cầu nguyện hay các thực hành mang tính đạo đức và hãm mình – những việc này chỉ đến sau khi chúng ta nhận được ân sủng. Ân sủng làm cho ta nên công chính trước nhan Chúa, được ban cho ta qua Đức Giêsu Kitô. Đây không chỉ là ân ban cho từng người nhưng cho cả cộng đoàn những người tin được mời gọi vào trong sự sống của Thiên Chúa ngay ở đây, vào lúc này.
Sau khi thánh Phaolô nói đến việc được làm cho “công chính” với Chúa, không phải do việc làm của ta nhưng nhờ tin vào Đức Kitô, thì phải chăng thông điệp của bài Tin mừng đi ngược lại? Một phụ nữ, được cho là “một người phụ nữ tội lỗi trong thành”, bước vào nhà ông Simon, người Pharisêu, và thực hiện một hành vi khiêm nhường, thống hối bằng cách lấy nước mắt của mình mà rửa chân cho Đức Giêsu, lấy tóc mà lau rồi xức dầu thơm. Đó có vẻ như là một việc tốt cô làm để “được” Đức Giêsu tha cho cô “vô vàn tội lỗi”.
Chính bản dịch có vẻ xác nhận rằng cô nhận được sự tha thứ nhờ hành vi thống hối của mình. Đức Giêsu nói: “tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều”. Có vẻ như chính việc bày tỏ “lòng yêu mến nhiều” – những việc thiện – đã mang lại cho cô sự tha thứ. Chắc hẳn chúng ta đã từng được nghe giảng về câu Kinh thánh này rằng hãy làm việc thiện và thống hối để được tha thứ tội lỗi.
Khi kiểm tra các bản dịch khác, nhà giảng thuyết cũng như độc giả có thể thấy được giúp đỡ vì đôi khi đọc bản gốc sẽ tìm thấy nhiều ý nghĩa tốt hơn. Ví dụ, Bản Chuẩn Mới Chỉnh Sửa (NRSV) sẽ cho thấy cái nhìn tốt hơn về câu mà Đức Giêsu nói với ông Simon: “Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều”. Đức Giêsu muốn ám chỉ rằng điều gì đó đã xảy ra trước trong cuộc đời người phụ nữ này khiến cô nhận ra cô có thể được tha thứ nhờ những gì cô làm. Cảm nghiệm được sự tha thứ ấy, cô đã làm cả hai việc: dù không được mời vẫn vào nhà của người Pharisêu thuộc tầng lớp cao hơn, nơi Đức Giêsu được mời dự tiệc, để bày tỏ lòng biết ơn và tình yêu mến đối với Đức Giêsu, nguồn ơn tha thứ của cô.
Hành vi của người phụ nữ và lời đáp của Đức Giêsu làm nảy sinh một thắc mắc quan trọng, những người đồng bàn thốt lên “Người này là ai mà có thể tha tội?” Khi Đức Giêsu tiếp tục làm những việc cả thể, thì danh tiếng Người đến tai Hêrôđê và ông này cũng không khỏi thắc mắc: “vậy thì ông này là ai mà ta nghe đồn những chuyện như thế?” (Lc 9,9)
Những kẻ chưa tin cũng thắc mắc như thế, nhưng họ sẽ không ngừng bị chất vấn qua chính cuộc sống của chúng ta khi ta: phải đưa ra quyết định quan trọng; khi phải đối diện với sự thành thật của mình; chọn cách thế sử dụng tài nguyên của bản thân; quyết định chọn bạn; cân nhắc các sử dụng thời giờ nhàn rỗi; có đi lễ không và đi ở đâu… Cách nào đó, chúng ta cần phải trả lời cho thắc mắc: “Người này là ai mà có thể tha tội?”, “ông này là ai mà ta nghe đồn những chuyện như thế?” Những chọn lựa hàng ngày và cách chúng ta sống bộc lộ, hơn bất kỳ từ ngữ nào, về cách chúng ta trả lời cho câu hỏi này ra sao.
Hôm nay, thánh Phaolô giúp chúng ta trả lời những thắc này theo cách riêng của ngài. Trước đây ngài sống như một người Pharisêu đạo đức, xác tín rằng ngài đã làm tất cả những gì Thiên Chúa muốn. Sau khi gặp được Đức Giêsu, ngài chuyển hướng cuộc đời 180o. Đức Giêsu trở thành chính cuộc sống của ngài, “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi”. Ngài nói, ngà đã được “cùng đóng đinh với Đức Kitô” – ngài đã chết đối với luật. Nên một với Đức Kitô nghĩa là chết cho luật vì ngài nhận ra rằng ân sủng của Thiên Chúa đã bày tỏ cho ngài qua Đức Kitô. Nghĩa là một lối sống hoàn toàn mới.
Đức Kitô phục sinh đang sống trong ngài và hướng dẫn ngài nhờ đó cuộc sống của ngài được hoàn toàn thay đổi. Nếu như Hêrôđê muốn hỏi Phaolô: “ông này là ai mà ta nghe đồn những chuyện như thế?” Thánh nhân sẽ trả lời rằng: “Đức Giêsu là Đấng làm cho tôi nên công chính trước mặt Thiên Chúa. Nay không gì có thể chia cắt tôi khỏi tình yêu của Thiên Chúa”.
Nếu chúng ta hỏi thánh Phaolô: “Niềm tin vào Đức Giêsu đã biến đổi cuộc sống ngài ra sao?” Tôi nghĩ ngài sẽ trả lời rằng: “Hiện nay, tôi không chỉ biết cách sống cuộc đời này, nhưng còn có ý chí và sức mạnh để sống như Đức Giêsu đã sống”. Rồi ngài nói: “Tạ ơn Chúa!”.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp
11th SUNDAY -C- June 16, 2013
2 Samuel 12: 7-10, 13; Psalm 32; Galatians 2: 16, 19-21; Luke 7: 36-8:3
This is one weekend we might not want to ignore Paul, for in today’s text he gives a summary of his teaching on faith and works. Paul had criticizing Peter and Barnabas (2:11-14) because they had eaten with Gentiles. But when faced by the more rigorous Jewish Christians, who would not admit uncircumcised Gentile converts as full members into the Christian community, Peter backed down and refused to eat with Gentiles.
Were the "better" Christians the rigorous Jewish Christians, because they were obeying the former traditions – doing the "right works"? Or, were all Christians, whatever their background, fully incorporated into Christ as equals?
Paul makes this central point: all are acceptable, made right before God through faith in Christ. We all enter the reign of God together by professing faith in Jesus. There are no first or second class Christians in the kingdom of God. We may have different backgrounds, found different paths to Christ, have different cultural ways to express our faith – but we are all equal in the community of believers.
Paul challenges us today. Can we continue to trust Jesus and once again place faith in him, even after we have sinned? If we accept what Paul has told us, we don’t have to earn our forgiveness by an elaborate purification rite; nor do we have to make an ascetical journey to a holy mountain; or go wash ourselves in a special river across the globe. We are welcomed back because we are "not justified by works of the law," but through faith in Jesus Christ and the forgiveness we have in him.
In this section of Galatians, when Paul speaks of "the works of the law" he is referring to specific difference between Jews and Gentiles – circumcision, dietary laws and religious feasts. Paul says, "a person is not justified by works of the law, but through faith in Jesus Christ...." This language of justification, or righteousness, comes from the court system. A person who goes before a judge and is acquitted can be said to be judged righteous. In a similar way, when a sinful person goes before God’s "law court," even though they are guilty, they can receive mercy because of God’s gift of mercy – not because they have done anything on their own to put themselves right with God.
From Paul’s teaching we conclude that through Jesus’ life death and resurrection God has revealed a new way for us to be righteous. We don’t earn our new standing before God because of any prayers, devotions or ascetical practices – they may come later – first comes the gift. That gift of being set right with God comes to us through Jesus Christ. It is not just a gift for us as individuals, but given to us as a community of believers called by that gift to live Christ’s life here and now.
After all Paul has just said about being set "right" with God, not by our own works, but by faith in Christ, doesn’t it seem that the gospel contradicts that message? A woman, who has a reputation as "a sinful woman in the city," enters uninvited into Simon the Pharisee’s house and performs a humble, seeming penitential deed by washing Jesus’ feet with her tears, drying them with her hair and then anointing them with ointment. It would seem that the good work she did "earned" forgiveness from Christ for her "many sins."
The translation itself seems to clinch the argument that she has earned forgiveness because of her penitential acts. Jesus says, "So I tell you, her many sins have been forgiven because she has shown great love." It sounds like her manifestations of "great love" – her good works – have earned her forgiveness. I am sure we have heard preaching on this verse urging us to works of charity and penitence so that we can receive mercy for our sins.
This is when checking other biblical translations can help the preacher and reader, because sometimes they do a better job of conveying the sense of a passage from the original language. For example, the New Revised Standard Version (NRSV) gives a better sense of the meaning of what Jesus says to Simon, "Therefore, I tell you, her sins which were many, have been forgiven; hence she has shown great love." Jesus’ statement implies that something must have happened earlier in the woman’s life to make her realize that she could be forgiven for what she had done. Having experienced that forgiveness she does a bold thing: she enters uninvited to the home of an upright Pharisee, where Jesus was the dinner guest, to express her gratitude and love to Jesus, the source of her forgiveness.
The woman’s actions and Jesus’ response raises an important question, voiced by the others at table, "Who is this who even forgives sin?" As Jesus continues to perform great deeds his reputation filters back to Herod, who will also raise a question about him, "Who is this man about whom I hear all these reports"(9:9).
Those questions were voiced by unbelievers, but they are repeatedly asked of us throughout our lives when we: must make an important decision; face a challenge to our integrity and honesty; choose how we will use our resources; decide which people will be our friends; determine how we will spend our free time; if and where we will attend church; what stands we will take on a political decision, etc. In one way or another we will need to respond again to the questions, "Who is this man who even forgives sins?" "Who is this man about whom I hear all these reports?" Our daily choices and the manner we live reveal, better than any words, how we are answering those questions.
Paul answers these questions in his own way for us today. Previously he lived as a devout Pharisee for whom the law informed his conviction that he was doing what God wanted him to do. After he met Christ he completely re-oriented his life – a 180° change of direction. Christ became his very life, "I live, no longer I, but Christ lives in me." He was, he says, "crucified in Christ" – he had died to the law. Union with Christ meant death to the law because he discovered that through Christ, God’s grace was revealed to him. This meant a whole new way of living.
The risen Christ was living in him and guiding him and so his life was completely changed. If Herod would have asked Paul, "Who is this man about whom I hear all these reports?" Paul might have answered, "Jesus is the one who made me right before God. Now I have nothing that separates me from God’s love."
If we had asked, "What difference does this faith in Jesus make in your daily life Paul?" I think he might have said, "Now I not only know how I should live my life, but now I have the will and power to live it the way Jesus lived his life." Paul would assuredly have added, "Thanks be to God!"
2 Samuen 12: 7-10, 13; Tvịnh 32; Galát 2: 16, 19-21; Luca 7: 36-8:3
TẤT CẢ ĐƯỢC NÊN CÔNG CHÍNH NHỜ TIN VÀO ĐỨC KITÔ
Tuần này chúng ta chắc chắn không muốn bỏ qua bản văn của thánh Phaolô vì hôm nay ngài đã đưa ra bản tóm kết giáo huấn về đức tin và việc làm. Thánh Phaolô đã phê bình ông Phêrô và Banaba (2,11-14) vì hai ông đã dùng bữa với Dân ngoại nhưng khi những người Kitô hữu Dothái khắt khe, không chấp nhận Dân ngoại chưa cắt bì trở lại Kitô giáo cách trọn vẹn, thì ông Phêrô đã rút lui và từ chối dùng bữa với Dân ngoại.
Phải chăng những Kitô hữu gốc Dothái “tốt hơn” bởi họ đã tuân giữ truyền thống của tiền nhân thì làm những việc “chính đáng”? Hay, tất cả mọi Kitô hữu, bất kể những xuất thân khác nhau, đều được tháp nhập vào Đức kitô cách tròn đầy như nhau?
Thánh Phaolô đưa ra điểm cốt yếu này: tất cả được đón nhận và được làm cho nên công chính nhờ tin vào Đức Kitô. Tất cả chúng ta cùng nhau bước vào vương quốc Thiên Chúa nhờ việc tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu Kitô. Trong Nước Chúa, không có công dân hạng nhất hay hạng hai. Chúng ta có thể xuất thân khác nhau, đến với Đức Kitô bằng những nẻo đường khác nhau, diễn tả đức tin bằng những nền văn hóa khác nhau – nhưng tất cả đều bình đẳng trong cộng đoàn những người tin.
Hôm nay thánh Phaolô thách thức chúng ta. Liệu chúng ta có thể tiếp tục tín thác nơi Đức Giêsu và tiếp tục đặt lòng tin nơi Người ngay cả sau khi ta đã phạm tội? Nếu chấp nhận những gì thánh Phaolô nói, chúng ta không phải cố gắng đoạt cho được sự tha thứ bằng nghi thức thanh tẩy tỉ mỉ; cũng chẳng phải thân hành đi lên núi thánh hay tắm trong những dòng sông cụ thể nào đó. Chúng ta được mời gọi trở về vì ta “không nên công chính nhờ làm những gì Luật dạy”, nhưng nhờ tin vào Đức Giêsu Kitô cũng như sự tha thứ chúng ta được nhận từ nơi Người.
Trong phần thư Galat này, khi nói về “việc làm những gì Luật dạy”, thánh Phaolô muốn đề cập cụ thể đến sự khác biệt giữa dân Dothái và Dân ngoại – cắt bì, luật giữ chay và kiêng thịt. Thánh Phaolô nói “con người không phải được nên công chính nhờ những gì luật dạy, nhưng nhờ tin vào Đức Giêsu Kitô…” Những từ như công chính, tốt lành xuất phát từ hê thống tòa án. Cũng một cách như thế, khi người tội lỗi đến trước “tòa” của Chúa, dù họ đang trong tình trạng tội lỗi, họ cũng có thể nhận được sự thương xót của Thiên Chúa, không phải vì họ tự sức đã làm được việc gì để khiến cho mình nên công chính trước nhan Chúa, nhưng là nhờ ân huệ của lòng Chúa xót thương.
Từ thư của thánh Phaolô chúng ta rút ra được rằng qua đời sống, cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu, Thiên Chúa đã mạc khải một cách thức mới mẻ để làm cho chúng ta nên công chính. Chúng ta không tìm được thế đứng mới trước nhan Chúa nhờ năng cầu nguyện hay các thực hành mang tính đạo đức và hãm mình – những việc này chỉ đến sau khi chúng ta nhận được ân sủng. Ân sủng làm cho ta nên công chính trước nhan Chúa, được ban cho ta qua Đức Giêsu Kitô. Đây không chỉ là ân ban cho từng người nhưng cho cả cộng đoàn những người tin được mời gọi vào trong sự sống của Thiên Chúa ngay ở đây, vào lúc này.
Sau khi thánh Phaolô nói đến việc được làm cho “công chính” với Chúa, không phải do việc làm của ta nhưng nhờ tin vào Đức Kitô, thì phải chăng thông điệp của bài Tin mừng đi ngược lại? Một phụ nữ, được cho là “một người phụ nữ tội lỗi trong thành”, bước vào nhà ông Simon, người Pharisêu, và thực hiện một hành vi khiêm nhường, thống hối bằng cách lấy nước mắt của mình mà rửa chân cho Đức Giêsu, lấy tóc mà lau rồi xức dầu thơm. Đó có vẻ như là một việc tốt cô làm để “được” Đức Giêsu tha cho cô “vô vàn tội lỗi”.
Chính bản dịch có vẻ xác nhận rằng cô nhận được sự tha thứ nhờ hành vi thống hối của mình. Đức Giêsu nói: “tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều”. Có vẻ như chính việc bày tỏ “lòng yêu mến nhiều” – những việc thiện – đã mang lại cho cô sự tha thứ. Chắc hẳn chúng ta đã từng được nghe giảng về câu Kinh thánh này rằng hãy làm việc thiện và thống hối để được tha thứ tội lỗi.
Khi kiểm tra các bản dịch khác, nhà giảng thuyết cũng như độc giả có thể thấy được giúp đỡ vì đôi khi đọc bản gốc sẽ tìm thấy nhiều ý nghĩa tốt hơn. Ví dụ, Bản Chuẩn Mới Chỉnh Sửa (NRSV) sẽ cho thấy cái nhìn tốt hơn về câu mà Đức Giêsu nói với ông Simon: “Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều”. Đức Giêsu muốn ám chỉ rằng điều gì đó đã xảy ra trước trong cuộc đời người phụ nữ này khiến cô nhận ra cô có thể được tha thứ nhờ những gì cô làm. Cảm nghiệm được sự tha thứ ấy, cô đã làm cả hai việc: dù không được mời vẫn vào nhà của người Pharisêu thuộc tầng lớp cao hơn, nơi Đức Giêsu được mời dự tiệc, để bày tỏ lòng biết ơn và tình yêu mến đối với Đức Giêsu, nguồn ơn tha thứ của cô.
Hành vi của người phụ nữ và lời đáp của Đức Giêsu làm nảy sinh một thắc mắc quan trọng, những người đồng bàn thốt lên “Người này là ai mà có thể tha tội?” Khi Đức Giêsu tiếp tục làm những việc cả thể, thì danh tiếng Người đến tai Hêrôđê và ông này cũng không khỏi thắc mắc: “vậy thì ông này là ai mà ta nghe đồn những chuyện như thế?” (Lc 9,9)
Những kẻ chưa tin cũng thắc mắc như thế, nhưng họ sẽ không ngừng bị chất vấn qua chính cuộc sống của chúng ta khi ta: phải đưa ra quyết định quan trọng; khi phải đối diện với sự thành thật của mình; chọn cách thế sử dụng tài nguyên của bản thân; quyết định chọn bạn; cân nhắc các sử dụng thời giờ nhàn rỗi; có đi lễ không và đi ở đâu… Cách nào đó, chúng ta cần phải trả lời cho thắc mắc: “Người này là ai mà có thể tha tội?”, “ông này là ai mà ta nghe đồn những chuyện như thế?” Những chọn lựa hàng ngày và cách chúng ta sống bộc lộ, hơn bất kỳ từ ngữ nào, về cách chúng ta trả lời cho câu hỏi này ra sao.
Hôm nay, thánh Phaolô giúp chúng ta trả lời những thắc này theo cách riêng của ngài. Trước đây ngài sống như một người Pharisêu đạo đức, xác tín rằng ngài đã làm tất cả những gì Thiên Chúa muốn. Sau khi gặp được Đức Giêsu, ngài chuyển hướng cuộc đời 180o. Đức Giêsu trở thành chính cuộc sống của ngài, “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi”. Ngài nói, ngà đã được “cùng đóng đinh với Đức Kitô” – ngài đã chết đối với luật. Nên một với Đức Kitô nghĩa là chết cho luật vì ngài nhận ra rằng ân sủng của Thiên Chúa đã bày tỏ cho ngài qua Đức Kitô. Nghĩa là một lối sống hoàn toàn mới.
Đức Kitô phục sinh đang sống trong ngài và hướng dẫn ngài nhờ đó cuộc sống của ngài được hoàn toàn thay đổi. Nếu như Hêrôđê muốn hỏi Phaolô: “ông này là ai mà ta nghe đồn những chuyện như thế?” Thánh nhân sẽ trả lời rằng: “Đức Giêsu là Đấng làm cho tôi nên công chính trước mặt Thiên Chúa. Nay không gì có thể chia cắt tôi khỏi tình yêu của Thiên Chúa”.
Nếu chúng ta hỏi thánh Phaolô: “Niềm tin vào Đức Giêsu đã biến đổi cuộc sống ngài ra sao?” Tôi nghĩ ngài sẽ trả lời rằng: “Hiện nay, tôi không chỉ biết cách sống cuộc đời này, nhưng còn có ý chí và sức mạnh để sống như Đức Giêsu đã sống”. Rồi ngài nói: “Tạ ơn Chúa!”.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp
11th SUNDAY -C- June 16, 2013
2 Samuel 12: 7-10, 13; Psalm 32; Galatians 2: 16, 19-21; Luke 7: 36-8:3
This is one weekend we might not want to ignore Paul, for in today’s text he gives a summary of his teaching on faith and works. Paul had criticizing Peter and Barnabas (2:11-14) because they had eaten with Gentiles. But when faced by the more rigorous Jewish Christians, who would not admit uncircumcised Gentile converts as full members into the Christian community, Peter backed down and refused to eat with Gentiles.
Were the "better" Christians the rigorous Jewish Christians, because they were obeying the former traditions – doing the "right works"? Or, were all Christians, whatever their background, fully incorporated into Christ as equals?
Paul makes this central point: all are acceptable, made right before God through faith in Christ. We all enter the reign of God together by professing faith in Jesus. There are no first or second class Christians in the kingdom of God. We may have different backgrounds, found different paths to Christ, have different cultural ways to express our faith – but we are all equal in the community of believers.
Paul challenges us today. Can we continue to trust Jesus and once again place faith in him, even after we have sinned? If we accept what Paul has told us, we don’t have to earn our forgiveness by an elaborate purification rite; nor do we have to make an ascetical journey to a holy mountain; or go wash ourselves in a special river across the globe. We are welcomed back because we are "not justified by works of the law," but through faith in Jesus Christ and the forgiveness we have in him.
In this section of Galatians, when Paul speaks of "the works of the law" he is referring to specific difference between Jews and Gentiles – circumcision, dietary laws and religious feasts. Paul says, "a person is not justified by works of the law, but through faith in Jesus Christ...." This language of justification, or righteousness, comes from the court system. A person who goes before a judge and is acquitted can be said to be judged righteous. In a similar way, when a sinful person goes before God’s "law court," even though they are guilty, they can receive mercy because of God’s gift of mercy – not because they have done anything on their own to put themselves right with God.
From Paul’s teaching we conclude that through Jesus’ life death and resurrection God has revealed a new way for us to be righteous. We don’t earn our new standing before God because of any prayers, devotions or ascetical practices – they may come later – first comes the gift. That gift of being set right with God comes to us through Jesus Christ. It is not just a gift for us as individuals, but given to us as a community of believers called by that gift to live Christ’s life here and now.
After all Paul has just said about being set "right" with God, not by our own works, but by faith in Christ, doesn’t it seem that the gospel contradicts that message? A woman, who has a reputation as "a sinful woman in the city," enters uninvited into Simon the Pharisee’s house and performs a humble, seeming penitential deed by washing Jesus’ feet with her tears, drying them with her hair and then anointing them with ointment. It would seem that the good work she did "earned" forgiveness from Christ for her "many sins."
The translation itself seems to clinch the argument that she has earned forgiveness because of her penitential acts. Jesus says, "So I tell you, her many sins have been forgiven because she has shown great love." It sounds like her manifestations of "great love" – her good works – have earned her forgiveness. I am sure we have heard preaching on this verse urging us to works of charity and penitence so that we can receive mercy for our sins.
This is when checking other biblical translations can help the preacher and reader, because sometimes they do a better job of conveying the sense of a passage from the original language. For example, the New Revised Standard Version (NRSV) gives a better sense of the meaning of what Jesus says to Simon, "Therefore, I tell you, her sins which were many, have been forgiven; hence she has shown great love." Jesus’ statement implies that something must have happened earlier in the woman’s life to make her realize that she could be forgiven for what she had done. Having experienced that forgiveness she does a bold thing: she enters uninvited to the home of an upright Pharisee, where Jesus was the dinner guest, to express her gratitude and love to Jesus, the source of her forgiveness.
The woman’s actions and Jesus’ response raises an important question, voiced by the others at table, "Who is this who even forgives sin?" As Jesus continues to perform great deeds his reputation filters back to Herod, who will also raise a question about him, "Who is this man about whom I hear all these reports"(9:9).
Those questions were voiced by unbelievers, but they are repeatedly asked of us throughout our lives when we: must make an important decision; face a challenge to our integrity and honesty; choose how we will use our resources; decide which people will be our friends; determine how we will spend our free time; if and where we will attend church; what stands we will take on a political decision, etc. In one way or another we will need to respond again to the questions, "Who is this man who even forgives sins?" "Who is this man about whom I hear all these reports?" Our daily choices and the manner we live reveal, better than any words, how we are answering those questions.
Paul answers these questions in his own way for us today. Previously he lived as a devout Pharisee for whom the law informed his conviction that he was doing what God wanted him to do. After he met Christ he completely re-oriented his life – a 180° change of direction. Christ became his very life, "I live, no longer I, but Christ lives in me." He was, he says, "crucified in Christ" – he had died to the law. Union with Christ meant death to the law because he discovered that through Christ, God’s grace was revealed to him. This meant a whole new way of living.
The risen Christ was living in him and guiding him and so his life was completely changed. If Herod would have asked Paul, "Who is this man about whom I hear all these reports?" Paul might have answered, "Jesus is the one who made me right before God. Now I have nothing that separates me from God’s love."
If we had asked, "What difference does this faith in Jesus make in your daily life Paul?" I think he might have said, "Now I not only know how I should live my life, but now I have the will and power to live it the way Jesus lived his life." Paul would assuredly have added, "Thanks be to God!"
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kho Tàng Đức Tin
Maria Vũ Nguyễn Ánh Hương
07:23 13/06/2013
“Ali Baba và bốn mươi tên cướp” là một trong những câu truyện đặc sắc nhất trong bộ truyện “Nghìn lẻ một đêm” của Ba Tư. Trong câu truyện này, tôi thích nhất là câu thần chú: “Vừng ơi, hãy mở ra!”. Nhờ biết được câu thần chú này, mà Ali Baba đã mở được cửa hang bí mật, nơi cất dấu vàng của bọn cướp. Từ đó chàng trở nên giàu có.
Trước mặt tôi lúc này là tấm hình Trái Tim Chúa Giêsu bị đâm thâu. Vết thương mở rộng nơi Trái Tim Chúa tựa như cánh cửa của kho tàng đức tin. Chiêm ngắm Trái Tim Chúa, tôi thực sự xúc động. Tôi cũng muốn bắt chước Ali Baba đọc lên câu thần chú “Vừng ơi, hãy mở ra!”. “Lạy Trái Tim Chúa Giêsu bị đâm thâu, xin hãy mở cửa kho tàng đức tin cho con”.
1. Mở cửa kho tàng đức tin, để xác tín rằng mình được Chúa yêu thương biết dường nào. Trái tim là biểu tượng của tình yêu. Nhưng trái tim không thể nói hết tình yêu bằng lời. Thiên Chúa quá yêu con người, nên Ngài đã bộc lộ cho ta trái tim của Ngài bị đâm thâu vì tình yêu. “Khi đến gần Đức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh dập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì máu cùng nước chảy ra. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin” (Ga 19, 33-35).
Vì vững tin Chúa luôn thương ta, nên ta mới dễ cảm nghiệm được tình Chúa yêu thương. Vì yêu thương Chúa, nên ta càng vững tin vào Chúa hơn. Cứ thế, hai nhịp tin-yêu như hai nhịp đi đi-về về của dòng máu đang luân chuyển trong thân thể ta, tạo nên một sức sống tràn đầy tin yêu cho toàn thân. Cảm nghiệm này chỉ được tìm thấy trong kho tàng đức tin là Trái Tim Chúa. Vì thế, với tất cả niềm tin-yêu, tôi thầm thĩ kêu xin: “Lạy Trái Tim Chúa Giêsu bị đâm thâu, xin hãy mở cửa kho tàng đức tin cho con”.
2. Mở cửa kho tàng đức tin, để khám phá ra mọi người đều ở trong Trái Tim Chúa. Trái tim Chúa yêu thương hết mọi người, không trừ một ai. Người thánh thiện cũng như kẻ tội lỗi, tất cả đều có chỗ nương tựa an toàn trong Trái Tim Chúa. Người thánh thiện thì được hưởng hạnh phúc viên mãn trong Trái Tim Chúa. Còn người tội lỗi thì được hạnh phúc ẩn náu trong sự xót thương của Chúa, để xin ơn trở về. “Ông Giêsu ơi! Khi nào ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi”. Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23, 42-43).
Có một bài hát luôn gây xúc động cho tôi, đó là bài “Trong trái tim Chúa” của nhạc sĩ Phanxicô. Lời bài hát thật mượt mà, êm đềm và chìm sâu trong cầu nguyện: “Trong trái tim Chúa yêu muôn đời con xin được một chỗ nghỉ ngơi, nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi, như nước mưa tan trong biển khơi. Nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi. Trái tim con trong trái tim Người. Nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi là tình con trong khối tình Người”. Khi hát bài này tôi nhớ đến gương anh trộm lành khi xưa, nhớ đến tôi và nhớ đến mọi người hôm nay. Xin cho mọi người luôn thấu cảm tình Chúa yêu thương và vững tin mình luôn có một chỗ ở “nhỏ bé thôi”, nhưng luôn ở trong Trái Tim Chúa.
Kinh nghiệm cho thấy, vì ích kỷ, nên ta thường không dễ dàng chấp nhận cho các tội nhân có chỗ trong Trái Tim Chúa. Ta vẫn có khuynh hướng loại trừ, chối bỏ người khác, nhất là những người mình không ưa. Ta không chấp nhận cho người tội lỗi thông chia phần ân phúc với mình trong Trái Tim Chúa. Xưa kia Giuđa rất khó chịu, khi ông thấy Chúa Giêsu cảm thông và chấp nhận sự chăm sóc đầy tin yêu của Maria, là kẻ tội lỗi (x. Ga 12, 1-7). Thánh Phaolô, trong cuộc họp Công đồng Giêrusalem, khi bàn về đời sống đức tin của người Do Thái và anh em Dân Ngoại, ngài đã lên tiếng nói: “Thiên Chúa không thiên vị ai” (Gl 2, 6).
Trái Tim Chúa là kho tàng đức tin. Kho tàng ân sủng này được dành cho hết mọi người. Ai cũng có chỗ rất riêng tư trong Trái Tim Chúa, vì “trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở...”. Đó là lời hứa tràn trề hi vọng của Chúa Giêsu nói với các môn đệ trong bữa Tiệc li (Ga 14, 1). Để xác tín cảm nghiệm này, tôi thường xuyên cầu nguyện: “Lạy Trái Tim Chúa Giêsu bị đâm thâu, xin hãy mở cửa kho tàng đức tin cho con và cho mọi người”.
3. Mở cửa kho tàng đức tin, để thấy mình được mời gọi đi rao giảng đức tin. Đức tin không phải là một báu vật mình chiếm lấy để làm của gia bảo cho riêng mình. Nhưng đức tin là ơn ban nhưng không của Thiên Chúa. “Người cho người này năm nén, người kia hai nén, người khác nữa một nén, tùy theo khả năng mỗi người” (Mt 25, 15). Ta cần nhận lãnh ơn ban này và tích cực sinh lời theo ý Chúa (Mt 25, 14-30). Noi gương các Tông đồ, nhất là các Thánh Tử Đạo Việt Nam, tôi hăng hái ra đi gieo vãi hạt giống đức tin trên khắp mọi miền đất nước, để mong thu về một mùa bội thu cho Thiên Chúa (Mt 13, 1-9; 18-23).
Chuyện kể Ali Baba đã mở được kho báu và trở nên giàu có. Không biết sau đó đời anh có hạnh phúc, gia đình anh có bình an vì chiếm được kho báu đó không. Nhưng cho dù anh và gia đình có hạnh phúc và bình an, thì cũng chỉ là sự bình an và hạnh phúc ở đời này mà thôi. Còn những ai mở được kho tàng đức tin và đi vào Trái Tim Chúa, thì sẽ được hạnh phúc cả đời này và đời sau. Thánh Phaolô đã xác tín điều ấy: “Đức Giêsu chính là Đấng đã bị trao nộp vì tội lỗi chúng ta và đã được Thiên Chúa làm cho sống lại, để chúng ta được nên công chính”. Thực vậy! Tông đồ Gioan đã một lần tựa đầu vào ngực Chúa (Ga 13, 23), một lần chứng kiến Trái Tim Chúa mở ra (Ga 19, 34). Và trọn đời Gioan được hạnh phúc, vì làm chứng cho kho tàng đức tin đã được mở ra vì tình yêu.
Tác giả thư Do thái quả quyết: “Đức Kitô hôm qua và hôm nay vẫn là một, và như vậy mãi đến muôn đời” (Dt 13, 8). Tôi cũng vững tin như thế. Vì thế hôm nay khi chiêm ngắm Trái Tim Chúa bị đâm thâu, tôi cũng có hạnh phúc như Gioan ngày xưa. Tôi như bị cuốn hút đi sâu vào “kho tàng đức tin”, để được hạnh phúc tin yêu Chúa như Gioan; và nguyện trở thành chứng nhân cho tình yêu Chúa giữa muôn người.“Lạy Trái Tim Chúa Giêsu bị đâm thâu, xin hãy mở cửa kho tàng đức tin cho con và cho mọi người, để chúng con luôn sống đức tin và loan truyền đức tin”.
Vốn là một Giáo lí viên thích sinh hoạt, nên tôi mạo muội cải biên lời ca của bài hát Ali Baba như thế này. Mong mọi người sau khi vào kho tàng đức tin, được chiêm ngắm và thấm nhuần niềm tin-yêu Chúa, sẽ cùng tôi hát vang lời ca này:
“Khi xưa Giêsu Kitô như vầng trăng sáng chiếu trên trần gian (Quá yêu nhân trần).
Hôm nay Giêsu Kitô như người chiến thắng hát vang lời ca (Allêluia)
Noi gương Giêsu Kitô ta cùng chiếu sáng đức tin mọi nơi (Đức tin vững vàng)
Noi gương Giêsu Kitô ta cùng loan báo Phúc âm gần xa (Allêluia)”.
Là la là lá la là la là lá….
Trước mặt tôi lúc này là tấm hình Trái Tim Chúa Giêsu bị đâm thâu. Vết thương mở rộng nơi Trái Tim Chúa tựa như cánh cửa của kho tàng đức tin. Chiêm ngắm Trái Tim Chúa, tôi thực sự xúc động. Tôi cũng muốn bắt chước Ali Baba đọc lên câu thần chú “Vừng ơi, hãy mở ra!”. “Lạy Trái Tim Chúa Giêsu bị đâm thâu, xin hãy mở cửa kho tàng đức tin cho con”.
1. Mở cửa kho tàng đức tin, để xác tín rằng mình được Chúa yêu thương biết dường nào. Trái tim là biểu tượng của tình yêu. Nhưng trái tim không thể nói hết tình yêu bằng lời. Thiên Chúa quá yêu con người, nên Ngài đã bộc lộ cho ta trái tim của Ngài bị đâm thâu vì tình yêu. “Khi đến gần Đức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh dập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì máu cùng nước chảy ra. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin” (Ga 19, 33-35).
Vì vững tin Chúa luôn thương ta, nên ta mới dễ cảm nghiệm được tình Chúa yêu thương. Vì yêu thương Chúa, nên ta càng vững tin vào Chúa hơn. Cứ thế, hai nhịp tin-yêu như hai nhịp đi đi-về về của dòng máu đang luân chuyển trong thân thể ta, tạo nên một sức sống tràn đầy tin yêu cho toàn thân. Cảm nghiệm này chỉ được tìm thấy trong kho tàng đức tin là Trái Tim Chúa. Vì thế, với tất cả niềm tin-yêu, tôi thầm thĩ kêu xin: “Lạy Trái Tim Chúa Giêsu bị đâm thâu, xin hãy mở cửa kho tàng đức tin cho con”.
2. Mở cửa kho tàng đức tin, để khám phá ra mọi người đều ở trong Trái Tim Chúa. Trái tim Chúa yêu thương hết mọi người, không trừ một ai. Người thánh thiện cũng như kẻ tội lỗi, tất cả đều có chỗ nương tựa an toàn trong Trái Tim Chúa. Người thánh thiện thì được hưởng hạnh phúc viên mãn trong Trái Tim Chúa. Còn người tội lỗi thì được hạnh phúc ẩn náu trong sự xót thương của Chúa, để xin ơn trở về. “Ông Giêsu ơi! Khi nào ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi”. Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23, 42-43).
Có một bài hát luôn gây xúc động cho tôi, đó là bài “Trong trái tim Chúa” của nhạc sĩ Phanxicô. Lời bài hát thật mượt mà, êm đềm và chìm sâu trong cầu nguyện: “Trong trái tim Chúa yêu muôn đời con xin được một chỗ nghỉ ngơi, nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi, như nước mưa tan trong biển khơi. Nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi. Trái tim con trong trái tim Người. Nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi là tình con trong khối tình Người”. Khi hát bài này tôi nhớ đến gương anh trộm lành khi xưa, nhớ đến tôi và nhớ đến mọi người hôm nay. Xin cho mọi người luôn thấu cảm tình Chúa yêu thương và vững tin mình luôn có một chỗ ở “nhỏ bé thôi”, nhưng luôn ở trong Trái Tim Chúa.
Kinh nghiệm cho thấy, vì ích kỷ, nên ta thường không dễ dàng chấp nhận cho các tội nhân có chỗ trong Trái Tim Chúa. Ta vẫn có khuynh hướng loại trừ, chối bỏ người khác, nhất là những người mình không ưa. Ta không chấp nhận cho người tội lỗi thông chia phần ân phúc với mình trong Trái Tim Chúa. Xưa kia Giuđa rất khó chịu, khi ông thấy Chúa Giêsu cảm thông và chấp nhận sự chăm sóc đầy tin yêu của Maria, là kẻ tội lỗi (x. Ga 12, 1-7). Thánh Phaolô, trong cuộc họp Công đồng Giêrusalem, khi bàn về đời sống đức tin của người Do Thái và anh em Dân Ngoại, ngài đã lên tiếng nói: “Thiên Chúa không thiên vị ai” (Gl 2, 6).
Trái Tim Chúa là kho tàng đức tin. Kho tàng ân sủng này được dành cho hết mọi người. Ai cũng có chỗ rất riêng tư trong Trái Tim Chúa, vì “trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở...”. Đó là lời hứa tràn trề hi vọng của Chúa Giêsu nói với các môn đệ trong bữa Tiệc li (Ga 14, 1). Để xác tín cảm nghiệm này, tôi thường xuyên cầu nguyện: “Lạy Trái Tim Chúa Giêsu bị đâm thâu, xin hãy mở cửa kho tàng đức tin cho con và cho mọi người”.
3. Mở cửa kho tàng đức tin, để thấy mình được mời gọi đi rao giảng đức tin. Đức tin không phải là một báu vật mình chiếm lấy để làm của gia bảo cho riêng mình. Nhưng đức tin là ơn ban nhưng không của Thiên Chúa. “Người cho người này năm nén, người kia hai nén, người khác nữa một nén, tùy theo khả năng mỗi người” (Mt 25, 15). Ta cần nhận lãnh ơn ban này và tích cực sinh lời theo ý Chúa (Mt 25, 14-30). Noi gương các Tông đồ, nhất là các Thánh Tử Đạo Việt Nam, tôi hăng hái ra đi gieo vãi hạt giống đức tin trên khắp mọi miền đất nước, để mong thu về một mùa bội thu cho Thiên Chúa (Mt 13, 1-9; 18-23).
Chuyện kể Ali Baba đã mở được kho báu và trở nên giàu có. Không biết sau đó đời anh có hạnh phúc, gia đình anh có bình an vì chiếm được kho báu đó không. Nhưng cho dù anh và gia đình có hạnh phúc và bình an, thì cũng chỉ là sự bình an và hạnh phúc ở đời này mà thôi. Còn những ai mở được kho tàng đức tin và đi vào Trái Tim Chúa, thì sẽ được hạnh phúc cả đời này và đời sau. Thánh Phaolô đã xác tín điều ấy: “Đức Giêsu chính là Đấng đã bị trao nộp vì tội lỗi chúng ta và đã được Thiên Chúa làm cho sống lại, để chúng ta được nên công chính”. Thực vậy! Tông đồ Gioan đã một lần tựa đầu vào ngực Chúa (Ga 13, 23), một lần chứng kiến Trái Tim Chúa mở ra (Ga 19, 34). Và trọn đời Gioan được hạnh phúc, vì làm chứng cho kho tàng đức tin đã được mở ra vì tình yêu.
Tác giả thư Do thái quả quyết: “Đức Kitô hôm qua và hôm nay vẫn là một, và như vậy mãi đến muôn đời” (Dt 13, 8). Tôi cũng vững tin như thế. Vì thế hôm nay khi chiêm ngắm Trái Tim Chúa bị đâm thâu, tôi cũng có hạnh phúc như Gioan ngày xưa. Tôi như bị cuốn hút đi sâu vào “kho tàng đức tin”, để được hạnh phúc tin yêu Chúa như Gioan; và nguyện trở thành chứng nhân cho tình yêu Chúa giữa muôn người.“Lạy Trái Tim Chúa Giêsu bị đâm thâu, xin hãy mở cửa kho tàng đức tin cho con và cho mọi người, để chúng con luôn sống đức tin và loan truyền đức tin”.
Vốn là một Giáo lí viên thích sinh hoạt, nên tôi mạo muội cải biên lời ca của bài hát Ali Baba như thế này. Mong mọi người sau khi vào kho tàng đức tin, được chiêm ngắm và thấm nhuần niềm tin-yêu Chúa, sẽ cùng tôi hát vang lời ca này:
“Khi xưa Giêsu Kitô như vầng trăng sáng chiếu trên trần gian (Quá yêu nhân trần).
Hôm nay Giêsu Kitô như người chiến thắng hát vang lời ca (Allêluia)
Noi gương Giêsu Kitô ta cùng chiếu sáng đức tin mọi nơi (Đức tin vững vàng)
Noi gương Giêsu Kitô ta cùng loan báo Phúc âm gần xa (Allêluia)”.
Là la là lá la là la là lá….
Chìa Khóa & Thanh Kiếm
Maria Vũ Nguyễn Ánh Hương
07:33 13/06/2013
Không biết tự bao giờ, các ảnh tượng Thánh Phêrô và Thánh Phaolô thường gắn liền với biểu tượng chìa khóa và thanh kiếm. Thánh Phêrô cầm chìa khóa. Thánh Phaolô cầm thanh kiếm. Cả hai vị thánh này lại thường đứng sát bên nhau như hai biểu tượng kiên vững của đức tin Công Giáo. Chiêm ngắm hình tượng hai Ngài, tôi như bị cuốn hút vào dòng suy nghĩ.
1. Thánh Phêrô là “chìa khóa” mở cửa Nước Trời. Còn Thánh Phaolô là “thanh kiếm” bảo vệ Nước Trời. Hôm rồi, máy tính của tôi bị virus tấn công. Đứng máy. Nhiều dữ liệu bị xóa sạch. Sau khi sửa máy, người thợ liền cài đặt cho tôi chương trình diệt virus, để bảo vệ máy tính. Từ đó tôi cảm thấy an tâm hơn khi sử dụng máy tính. Tôi nghĩ, đức tin của tôi cũng phần nào có nét tương tự như chiếc máy tính. Nút “Start” (khởi động), đó là Bí Tích Rửa Tội, là “chìa khóa” để đi vào căn nhà đức tin. Còn “chương trình diệt virus” là các Bí Tích khác, là “thanh kiếm” để bảo vệ căn nhà đức tin. Không có “thanh kiếm” này, căn nhà đức tin của tôi sẽ có nhiều nguy cơ bị đánh sập bất cứ lúc nào.
Từ suy nghĩ ấy, tôi liên tưởng đến “chìa khóa” Nước Trời của Thánh Phêrô và “thanh kiếm” bảo vệ Nước Trời của Thánh Phaolô. Theo Thánh Kinh, “chìa khóa” là biểu tượng của quyền bính. Người cầm chìa khóa là ông chủ, hay người quản lí thay mặt ông chủ (x. Is 22, 22; Kh 3, 7).
Chúa Giêsu đã ủy thác cho Thánh Phêrô một thẩm quyền đặc biệt: “Thầy trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16, 19). Quyền “cầm buộc và tháo cởi” có nghĩa là quyền tha tội, quyền đưa ra những phán quyết về giáo lí và những quyết định về kỉ luật trong Hội Thánh (GLHTCG, số 553). Chúa Giêsu đã trao quyền này cho các Tông đồ, cách riêng là Thánh Phêrô. Do quyền bính đặc biệt này, mà Đức Giáo Hoàng, người kế vị Thánh Phêrô, có quyền tài phán trên toàn thể Hội Thánh và trên mọi tín hữu. Đó chính là hình tượng “chìa khóa” trên tay Thánh Phêrô.
Còn “thanh kiếm” trên tay Thánh Phaolô thì sao? Theo Vietcatholic, sáng thứ tư 26-10-2011, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã chia sẻ suy nghĩ của Ngài về bức tượng Thánh Phaolô được đặt trước Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Ngài nói: Người không biết về câu chuyện thanh kiếm của Thánh Phaolô, có thể nghĩ rằng Thánh Phaolô là một đại tướng chỉ huy một đạo binh hùng mạnh và chinh phục mọi dân nước bằng thanh kiếm, hầu chiếm đoạt cho mình danh giá và tài sản bằng máu của người khác. Nhưng thực ra không phải như vậy.
Thanh kiếm ấy là dụng cụ tử đạo, khiến cho Phaolô phải đổ máu mình ra vì Danh Chúa Kitô. Cuôc chiến của thánh nhân không phải là cuộc chiến của bạo lực hay chiến tranh, mà là cuộc chiến tử đạo vì Chúa Kitô. Thánh Phaolô đã tâm sự: “Tôi là Phaolô, tôi tớ của Đức Giêsu Kitô. Tôi được gọi làm Tông đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa” (Rm 1, 1). Vũ khí duy nhất của thánh nhân là lời loan báo “Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh” (1 Cr 2, 2). Vì thế, Thánh Phaolô đã tận hiến cả đời mình và dốc toàn tâm, toàn lực để đem sứ điệp Tin Mừng tới tận cùng trái đất.
Khi cảm thấy sự chết đã gần kề, Thánh Phaolô đã viết cho Timôthê như sau: “Cha sắp phải đổ máu ra làm lễ tế. Đã đến giờ cha phải ra đi. Cha đã chiến đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây cha chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính. Chúa là Vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng ấy cho cha trong Ngày ấy. Và không phải chỉ cho cha, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện” (2 Tm 4, 6-8).
Chắc chắn đây không phải là cuộc chiến của một người binh sĩ, nhưng là cuộc chiến của một người loan báo Lời của Thiên Chúa, luôn trung thành với Đức Kitô và với Hội Thánh. Chính vì điều này mà Đức Kitô đã trao cho Thánh Phaolô triều thiên vinh quang; và đặt Ngài cùng với Thánh Phêrô, như là hai cột trụ của tòa nhà Hội Thánh. Cũng chính vì điều này mà người ta thường đặt một thanh kiếm trên tay Thánh Phaolô, là người bảo vệ Nước Trời.
2. Thánh Phêrô là “chìa khóa” mở cửa sự hiệp nhất. Còn Thánh Phaolô là “thanh kiếm” bảo vệ sự hiệp nhất. Chúng ta biết trong Hội Thánh Công Giáo, sự hiệp nhất trong đức tin và sự hiệp nhất trong Hội Thánh là hai hình thức hiệp nhất được quan tâm nhất.
Sự hiệp nhất trong đức tin nhấn mạnh đến mối dây liên kết của những người được rửa tội nhân danh Chúa Ba Ngôi và tin nhận Chúa Giêsu là Đấng cứu độ nhân loại. Còn sự hiệp nhất trong Hội Thánh nhấn mạnh một đặc tính căn bản của Hội Thánh được Đức Kitô thiết lập, dựa trên khuôn mẫu hiệp nhất tuyệt đối của Chúa Ba Ngôi. Đó chính là đối tượng của đức tin Công Giáo: “Tôi tin… Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền…”. Ngoài ra sự hiệp nhất trong Hội Thánh còn là đối tượng của lời cầu nguyện của Chúa Giêsu: “Lạy Cha Chí Thánh, xin gìn giữ các môn đệ… để họ nên một như chúng ta” (Ga 17, 11).
Từ xác tín ấy, tôi tin Thánh Phêrô là “chìa khóa” mở cửa sự hiệp nhất. Chính Chúa Giêsu đã nói với Phêrô: “Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá. Trên Tảng Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16, 18). Hội Thánh tiên khởi đã dùng bốn đặc tính được tuyên xưng trong kinh Tin Kính, để sống hiệp nhất với nhau và để phân biệt mình với các giáo phái khác. Bốn đặc tính đó là: Duy nhất, Thánh thiện, Công Giáo và Tông truyền (x. GH 8).
Những đặc tính này là hồng ân Chúa Thánh Thần thông ban; và chỉ có thể hiểu biết trọn vẹn nhờ đức tin. Như thế, chính sự hiệp nhất trong đức tin, trong các Bí tích và trong việc mục vụ, mà quyền năng sống động của Thiên Chúa được thể hiện một cách cụ thể và hữu hiệu giữa trần gian. Có thể nói, qua sự tin tưởng và trao quyền của Chúa Giêsu, mà Thánh Phêrô và các Đức Giáo Hoàng kế vị Thánh Phêrô luôn là “chìa khóa” mở cửa sự hiệp nhất trong Hội Thánh.
Nếu Thánh Phêrô là “chìa khóa” mở cửa sự hiệp nhất, thì Thánh Phaolô là “thanh kiếm” bảo vệ sự hiệp nhất. Thật vậy, đọc các thư Phaolô, ta thấy cuộc trở lại của ngài cung cấp cho ta một mẫu gương đi đến sự hiệp nhất trọn vẹn. Sự hiệp nhất khởi đi từ sự hoán cải; từ sự chia rẽ đến sự hiệp thông; từ sự hiệp nhất bị bể nát đến sự chữa lành; để rồi đi đến sự hiệp nhất trọn vẹn. Tiến trình hoán cải này là hồng ân của Chúa Phục Sinh đã ban cho Thánh Phaolô: “Tôi trở nên như thế này là nhờ ơn Thiên Chúa” (1 Cr 15, 10).
Từ một thanh kiếm đi sát hại các Kitô hữu, Thánh Phaolô đã trở thành “thanh kiếm” được Thiên Chúa sử dụng để bảo vệ sự hiệp nhất giữa dân Do Thái và Dân Ngoại, để làm thành một dân mới (x. Ep 2; Ga 10, 16). Thực vậy, từ khi được ơn hoán cải, “Thanh kiếm” Phaolô đã tung hoành ngang dọc khắp đất trời, góp phần bảo vệ sự hiệp nhất của nhân loại bị tan tác vì tội lỗi. Và còn hơn thế nữa, Phaolô đã đem lại sự hiệp nhất cho tất cả những ai tin vào Đức Kitô. Sau cuộc trở lại của mình, Thánh Phaolô đã trở nên người bảo vệ sự hiệp nhất trong Hội Thánh: Ngài tuyên bố; “Chỉ có một Thiên Chúa. Chỉ có một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: đó là một con người, Đức Giêsu Kitô, Đấng đã tự hiến làm giá cứu chuộc mọi người” (1 Tm 2, 5-6). “Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được ơn để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người và trong mọi người” (Ep 4, 4-6). Với niềm xác tín ấy, Thánh Phaolô rất xứng đáng là “thanh kiếm” bảo vệ sự hiệp nhất trong Hội Thánh.
Hôm nay khi soi mình vào Lời Chúa trên tấm gương hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, tôi thầm cảm ơn Chúa đã ban cho Hội Thánh rất nhiều bậc thánh nhân, nhất là Thánh Phêrô và Thánh Phaolô Tông đồ. Thánh Phêrô là “Chìa khóa” mở cửa Nước Trời và xây dựng sự hiệp nhất trong Hội Thánh. Thánh Phaolô là “Thanh kiếm” bảo vệ Nước Trời và duy trì sự hiệp nhất trong Hội Thánh. Được sống trong Hội Thánh Chúa như thế, thật là hạnh phúc. Xin cho mọi thành viên trong Hội Thánh Chúa luôn tin tưởng, mến yêu, xây dựng và bảo vệ Hội Thánh, một Hội Thánh luôn kiên vững trên Đá tảng Phêrô là “Chìa khóa” Nước Trời, và luôn được “Thanh kiếm” Phaolô hằng bảo vệ.
1. Thánh Phêrô là “chìa khóa” mở cửa Nước Trời. Còn Thánh Phaolô là “thanh kiếm” bảo vệ Nước Trời. Hôm rồi, máy tính của tôi bị virus tấn công. Đứng máy. Nhiều dữ liệu bị xóa sạch. Sau khi sửa máy, người thợ liền cài đặt cho tôi chương trình diệt virus, để bảo vệ máy tính. Từ đó tôi cảm thấy an tâm hơn khi sử dụng máy tính. Tôi nghĩ, đức tin của tôi cũng phần nào có nét tương tự như chiếc máy tính. Nút “Start” (khởi động), đó là Bí Tích Rửa Tội, là “chìa khóa” để đi vào căn nhà đức tin. Còn “chương trình diệt virus” là các Bí Tích khác, là “thanh kiếm” để bảo vệ căn nhà đức tin. Không có “thanh kiếm” này, căn nhà đức tin của tôi sẽ có nhiều nguy cơ bị đánh sập bất cứ lúc nào.
Từ suy nghĩ ấy, tôi liên tưởng đến “chìa khóa” Nước Trời của Thánh Phêrô và “thanh kiếm” bảo vệ Nước Trời của Thánh Phaolô. Theo Thánh Kinh, “chìa khóa” là biểu tượng của quyền bính. Người cầm chìa khóa là ông chủ, hay người quản lí thay mặt ông chủ (x. Is 22, 22; Kh 3, 7).
Chúa Giêsu đã ủy thác cho Thánh Phêrô một thẩm quyền đặc biệt: “Thầy trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16, 19). Quyền “cầm buộc và tháo cởi” có nghĩa là quyền tha tội, quyền đưa ra những phán quyết về giáo lí và những quyết định về kỉ luật trong Hội Thánh (GLHTCG, số 553). Chúa Giêsu đã trao quyền này cho các Tông đồ, cách riêng là Thánh Phêrô. Do quyền bính đặc biệt này, mà Đức Giáo Hoàng, người kế vị Thánh Phêrô, có quyền tài phán trên toàn thể Hội Thánh và trên mọi tín hữu. Đó chính là hình tượng “chìa khóa” trên tay Thánh Phêrô.
Còn “thanh kiếm” trên tay Thánh Phaolô thì sao? Theo Vietcatholic, sáng thứ tư 26-10-2011, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã chia sẻ suy nghĩ của Ngài về bức tượng Thánh Phaolô được đặt trước Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Ngài nói: Người không biết về câu chuyện thanh kiếm của Thánh Phaolô, có thể nghĩ rằng Thánh Phaolô là một đại tướng chỉ huy một đạo binh hùng mạnh và chinh phục mọi dân nước bằng thanh kiếm, hầu chiếm đoạt cho mình danh giá và tài sản bằng máu của người khác. Nhưng thực ra không phải như vậy.
Thanh kiếm ấy là dụng cụ tử đạo, khiến cho Phaolô phải đổ máu mình ra vì Danh Chúa Kitô. Cuôc chiến của thánh nhân không phải là cuộc chiến của bạo lực hay chiến tranh, mà là cuộc chiến tử đạo vì Chúa Kitô. Thánh Phaolô đã tâm sự: “Tôi là Phaolô, tôi tớ của Đức Giêsu Kitô. Tôi được gọi làm Tông đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa” (Rm 1, 1). Vũ khí duy nhất của thánh nhân là lời loan báo “Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh” (1 Cr 2, 2). Vì thế, Thánh Phaolô đã tận hiến cả đời mình và dốc toàn tâm, toàn lực để đem sứ điệp Tin Mừng tới tận cùng trái đất.
Khi cảm thấy sự chết đã gần kề, Thánh Phaolô đã viết cho Timôthê như sau: “Cha sắp phải đổ máu ra làm lễ tế. Đã đến giờ cha phải ra đi. Cha đã chiến đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây cha chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính. Chúa là Vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng ấy cho cha trong Ngày ấy. Và không phải chỉ cho cha, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện” (2 Tm 4, 6-8).
Chắc chắn đây không phải là cuộc chiến của một người binh sĩ, nhưng là cuộc chiến của một người loan báo Lời của Thiên Chúa, luôn trung thành với Đức Kitô và với Hội Thánh. Chính vì điều này mà Đức Kitô đã trao cho Thánh Phaolô triều thiên vinh quang; và đặt Ngài cùng với Thánh Phêrô, như là hai cột trụ của tòa nhà Hội Thánh. Cũng chính vì điều này mà người ta thường đặt một thanh kiếm trên tay Thánh Phaolô, là người bảo vệ Nước Trời.
2. Thánh Phêrô là “chìa khóa” mở cửa sự hiệp nhất. Còn Thánh Phaolô là “thanh kiếm” bảo vệ sự hiệp nhất. Chúng ta biết trong Hội Thánh Công Giáo, sự hiệp nhất trong đức tin và sự hiệp nhất trong Hội Thánh là hai hình thức hiệp nhất được quan tâm nhất.
Sự hiệp nhất trong đức tin nhấn mạnh đến mối dây liên kết của những người được rửa tội nhân danh Chúa Ba Ngôi và tin nhận Chúa Giêsu là Đấng cứu độ nhân loại. Còn sự hiệp nhất trong Hội Thánh nhấn mạnh một đặc tính căn bản của Hội Thánh được Đức Kitô thiết lập, dựa trên khuôn mẫu hiệp nhất tuyệt đối của Chúa Ba Ngôi. Đó chính là đối tượng của đức tin Công Giáo: “Tôi tin… Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền…”. Ngoài ra sự hiệp nhất trong Hội Thánh còn là đối tượng của lời cầu nguyện của Chúa Giêsu: “Lạy Cha Chí Thánh, xin gìn giữ các môn đệ… để họ nên một như chúng ta” (Ga 17, 11).
Từ xác tín ấy, tôi tin Thánh Phêrô là “chìa khóa” mở cửa sự hiệp nhất. Chính Chúa Giêsu đã nói với Phêrô: “Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá. Trên Tảng Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16, 18). Hội Thánh tiên khởi đã dùng bốn đặc tính được tuyên xưng trong kinh Tin Kính, để sống hiệp nhất với nhau và để phân biệt mình với các giáo phái khác. Bốn đặc tính đó là: Duy nhất, Thánh thiện, Công Giáo và Tông truyền (x. GH 8).
Những đặc tính này là hồng ân Chúa Thánh Thần thông ban; và chỉ có thể hiểu biết trọn vẹn nhờ đức tin. Như thế, chính sự hiệp nhất trong đức tin, trong các Bí tích và trong việc mục vụ, mà quyền năng sống động của Thiên Chúa được thể hiện một cách cụ thể và hữu hiệu giữa trần gian. Có thể nói, qua sự tin tưởng và trao quyền của Chúa Giêsu, mà Thánh Phêrô và các Đức Giáo Hoàng kế vị Thánh Phêrô luôn là “chìa khóa” mở cửa sự hiệp nhất trong Hội Thánh.
Nếu Thánh Phêrô là “chìa khóa” mở cửa sự hiệp nhất, thì Thánh Phaolô là “thanh kiếm” bảo vệ sự hiệp nhất. Thật vậy, đọc các thư Phaolô, ta thấy cuộc trở lại của ngài cung cấp cho ta một mẫu gương đi đến sự hiệp nhất trọn vẹn. Sự hiệp nhất khởi đi từ sự hoán cải; từ sự chia rẽ đến sự hiệp thông; từ sự hiệp nhất bị bể nát đến sự chữa lành; để rồi đi đến sự hiệp nhất trọn vẹn. Tiến trình hoán cải này là hồng ân của Chúa Phục Sinh đã ban cho Thánh Phaolô: “Tôi trở nên như thế này là nhờ ơn Thiên Chúa” (1 Cr 15, 10).
Từ một thanh kiếm đi sát hại các Kitô hữu, Thánh Phaolô đã trở thành “thanh kiếm” được Thiên Chúa sử dụng để bảo vệ sự hiệp nhất giữa dân Do Thái và Dân Ngoại, để làm thành một dân mới (x. Ep 2; Ga 10, 16). Thực vậy, từ khi được ơn hoán cải, “Thanh kiếm” Phaolô đã tung hoành ngang dọc khắp đất trời, góp phần bảo vệ sự hiệp nhất của nhân loại bị tan tác vì tội lỗi. Và còn hơn thế nữa, Phaolô đã đem lại sự hiệp nhất cho tất cả những ai tin vào Đức Kitô. Sau cuộc trở lại của mình, Thánh Phaolô đã trở nên người bảo vệ sự hiệp nhất trong Hội Thánh: Ngài tuyên bố; “Chỉ có một Thiên Chúa. Chỉ có một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: đó là một con người, Đức Giêsu Kitô, Đấng đã tự hiến làm giá cứu chuộc mọi người” (1 Tm 2, 5-6). “Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được ơn để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người và trong mọi người” (Ep 4, 4-6). Với niềm xác tín ấy, Thánh Phaolô rất xứng đáng là “thanh kiếm” bảo vệ sự hiệp nhất trong Hội Thánh.
Hôm nay khi soi mình vào Lời Chúa trên tấm gương hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, tôi thầm cảm ơn Chúa đã ban cho Hội Thánh rất nhiều bậc thánh nhân, nhất là Thánh Phêrô và Thánh Phaolô Tông đồ. Thánh Phêrô là “Chìa khóa” mở cửa Nước Trời và xây dựng sự hiệp nhất trong Hội Thánh. Thánh Phaolô là “Thanh kiếm” bảo vệ Nước Trời và duy trì sự hiệp nhất trong Hội Thánh. Được sống trong Hội Thánh Chúa như thế, thật là hạnh phúc. Xin cho mọi thành viên trong Hội Thánh Chúa luôn tin tưởng, mến yêu, xây dựng và bảo vệ Hội Thánh, một Hội Thánh luôn kiên vững trên Đá tảng Phêrô là “Chìa khóa” Nước Trời, và luôn được “Thanh kiếm” Phaolô hằng bảo vệ.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ công bố một văn kiện
Lm. Trần Đức Anh, O.P
11:59 13/06/2013
VATICAN. Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài sẽ viết tiếp văn kiện của Đức Biển Đức 16 về đức tin và sẽ công bố.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 13-6-2013, dành cho Hội đồng Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 13, cùng với chức sắc khác tổng cộng 25 vị, nhóm họp tại Roma trong những ngày này dưới quyền chủ tọa của Đức TGM Tổng thư ký Nikola Eterovic, với mục đích giúp Đức Thánh Cha soạn Tông Huấn đúc kết thành quả của Thượng HĐGM năm ngoái về đề tài ”Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin”, đồng thời cũng để giúp Đức Thánh Cha chọn chủ đề cho Thượng HĐGM kỳ thứ 14.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ứng khẩu tóm tắt bài diễn văn dọn sẵn và loan báo ngài sẽ công bố văn kiện về đức tin đã được ĐGH Biển Đức 16 khởi sự: ”Bây giờ sẽ có một thông điệp 'viết bằng 4 tay' như người ta vẫn nói. Đó là văn kiện ĐGH Biển Đức 16 đã bắt đầu và đã trao cho tôi. Đó là một văn kiện mạnh mẽ và công việc lớn chính Người đã làm và tôi sẽ tiếp tục”.
Đức Thánh Cha Biển Đức 16 dự định công bố một thông điệp về đức tin nhân dịp kết thúc Năm Đức Tin, nhưng vì tình hình sức khỏe ngài từ chức và Văn kiện chưa được hoàn thành.
Đức Thánh Cha xác nhận ngài đã nhận được dự thảo Tông Huấn Hậu Thượng HĐGM thứ 13 nhóm tại Vatican hồi tháng 10-2012, nhưng e rằng việc công bố văn kiện này đồng thời với Thông Điệp về đức tin thì Tông Huấn sẽ bị mất hút. Vì thế ngài này ra ý định công bố một tông huấn về truyền giảng Tin Mừng nhân dịp kết thúc Năm Đức Tin, nhưng trong đó có du nhập những đề nghị của Thượng HĐGM trong một bối cảnh truyền giáo rộng lớn hơn.
Đức Thánh Cha tiết lộ: ”Tôi đã viết phần nào, nhưng tháng 8 tới đây tôi sẽ ở nhà, công việc yên hàn hơn và tôi sẽ tiếp tục”.
Đức Thánh Cha đã trao diễn văn soạn sẵn để mọi người đọc sau đó. Trong Văn kiện này ngài nhận xét rằng thành ngữ ”nuova evangelizzazione”, tái truyền giảng Tin Mừng, làm nổi bật ý thức ngày càng rõ ràng rằng cả nơi những quốc gia có truyền thống Kitô kỳ cựu, người ta thấy cần phải canh tân việc rao giảng Tin Mừng, để dẫn đưa con người trở lại gặp gỡ Chúa, Đấng thực sự biến đổi cuộc sống, chứ không hời hợt do thói quen. Điều này có hậu quả trong hoạt động mục vụ, như Vị Tôi Tớ Chúa Phaolô 6 đã nhân xét: ”Những hoàn cảnh xã hội bó buộc chúng ta phải xét lại các phương pháp, dùng mọi phương thể để tìm cách nghiên cứu xem làm để nào để đưa sứ điệp Kitô cho người tân tiến ngày nay, vì chỉ trong sứ điệp này con người mới có thể tìm được câu trả lời cho những vấn nạn của họ và tìm được sức mạnh để dấn thân liên với với nhân loại” (Diễn văn trước Hồi y đoàn 22-6-1973).
Trong chiều hướng đó, Đức Thánh Cha viết thêm rằng ”Tôi muốn khích lệ toàn thể cộng đoàn Giáo Hội hãy rao giảng Tin Mừng, đừng sợ ”ra khỏi chính mình” để loan báo, nhất là tín thác nơi sự hiện diện từ bi của Thiên Chúa Đấng hướng dẫn chúng ta. Các kỹ năng tuy quan trọng, nhưng dù những kỹ năng hoàn hảo nhất vẫn không thể thay thế hoạt động âm thần nhưng hiệu quả của Đấng là tác nhân chính của công cuộc rao giảng Tin Mừng, nghĩa là Chúa Thánh Linh (Xc ibid. 75). Cần để mình được Chúa hướng dẫn, dù Ngài dẫn chúng ta đi trên những con người mới; cần phải để Chúa biến đổi chúng ta để việc rao giảng của chúng ta được diễn ra luôn luôn được đi kèm bằng đời sống đơn sơ, tinh thần cầu nguyện và lòng bác ái đối với mọi người, nhất là những người bé nhỏ và nghèo khổ, bằng tinh thần khiêm tốn, từ bỏ chính mình, và bàng đời sống thánh thiện (Xc ibid. 76). Chỉ như thế việc rao giảng mới thực sự có những thành quả phong phú”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha ca ngợi thành quả của các Thượng HĐGM như một trong những kết quả của Cộng đồng chung Vatican 2 và nói thêm rằng ”Cởi mở đối với ơn của Chúa Thánh Linh là linh hồn của Giáo Hội, chúng ta tín thác rằng Thượng HĐGM sẽ được phát triển thêm để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sự đối thoại và cộng tác giữa các GM với nhau và với GM Roma”.
Trong cuộc đối thoại với các thành viên Hội đồng của Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 13, Đức Thánh Cha cho biết có thể là ngài sẽ biến Hội đồng thành một cơ quan thường trực và ngài triệu tập cơ quan này khi cần để hỏi ý kiến.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 13-6-2013, dành cho Hội đồng Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 13, cùng với chức sắc khác tổng cộng 25 vị, nhóm họp tại Roma trong những ngày này dưới quyền chủ tọa của Đức TGM Tổng thư ký Nikola Eterovic, với mục đích giúp Đức Thánh Cha soạn Tông Huấn đúc kết thành quả của Thượng HĐGM năm ngoái về đề tài ”Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin”, đồng thời cũng để giúp Đức Thánh Cha chọn chủ đề cho Thượng HĐGM kỳ thứ 14.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ứng khẩu tóm tắt bài diễn văn dọn sẵn và loan báo ngài sẽ công bố văn kiện về đức tin đã được ĐGH Biển Đức 16 khởi sự: ”Bây giờ sẽ có một thông điệp 'viết bằng 4 tay' như người ta vẫn nói. Đó là văn kiện ĐGH Biển Đức 16 đã bắt đầu và đã trao cho tôi. Đó là một văn kiện mạnh mẽ và công việc lớn chính Người đã làm và tôi sẽ tiếp tục”.
Đức Thánh Cha Biển Đức 16 dự định công bố một thông điệp về đức tin nhân dịp kết thúc Năm Đức Tin, nhưng vì tình hình sức khỏe ngài từ chức và Văn kiện chưa được hoàn thành.
Đức Thánh Cha xác nhận ngài đã nhận được dự thảo Tông Huấn Hậu Thượng HĐGM thứ 13 nhóm tại Vatican hồi tháng 10-2012, nhưng e rằng việc công bố văn kiện này đồng thời với Thông Điệp về đức tin thì Tông Huấn sẽ bị mất hút. Vì thế ngài này ra ý định công bố một tông huấn về truyền giảng Tin Mừng nhân dịp kết thúc Năm Đức Tin, nhưng trong đó có du nhập những đề nghị của Thượng HĐGM trong một bối cảnh truyền giáo rộng lớn hơn.
Đức Thánh Cha tiết lộ: ”Tôi đã viết phần nào, nhưng tháng 8 tới đây tôi sẽ ở nhà, công việc yên hàn hơn và tôi sẽ tiếp tục”.
Đức Thánh Cha đã trao diễn văn soạn sẵn để mọi người đọc sau đó. Trong Văn kiện này ngài nhận xét rằng thành ngữ ”nuova evangelizzazione”, tái truyền giảng Tin Mừng, làm nổi bật ý thức ngày càng rõ ràng rằng cả nơi những quốc gia có truyền thống Kitô kỳ cựu, người ta thấy cần phải canh tân việc rao giảng Tin Mừng, để dẫn đưa con người trở lại gặp gỡ Chúa, Đấng thực sự biến đổi cuộc sống, chứ không hời hợt do thói quen. Điều này có hậu quả trong hoạt động mục vụ, như Vị Tôi Tớ Chúa Phaolô 6 đã nhân xét: ”Những hoàn cảnh xã hội bó buộc chúng ta phải xét lại các phương pháp, dùng mọi phương thể để tìm cách nghiên cứu xem làm để nào để đưa sứ điệp Kitô cho người tân tiến ngày nay, vì chỉ trong sứ điệp này con người mới có thể tìm được câu trả lời cho những vấn nạn của họ và tìm được sức mạnh để dấn thân liên với với nhân loại” (Diễn văn trước Hồi y đoàn 22-6-1973).
Trong chiều hướng đó, Đức Thánh Cha viết thêm rằng ”Tôi muốn khích lệ toàn thể cộng đoàn Giáo Hội hãy rao giảng Tin Mừng, đừng sợ ”ra khỏi chính mình” để loan báo, nhất là tín thác nơi sự hiện diện từ bi của Thiên Chúa Đấng hướng dẫn chúng ta. Các kỹ năng tuy quan trọng, nhưng dù những kỹ năng hoàn hảo nhất vẫn không thể thay thế hoạt động âm thần nhưng hiệu quả của Đấng là tác nhân chính của công cuộc rao giảng Tin Mừng, nghĩa là Chúa Thánh Linh (Xc ibid. 75). Cần để mình được Chúa hướng dẫn, dù Ngài dẫn chúng ta đi trên những con người mới; cần phải để Chúa biến đổi chúng ta để việc rao giảng của chúng ta được diễn ra luôn luôn được đi kèm bằng đời sống đơn sơ, tinh thần cầu nguyện và lòng bác ái đối với mọi người, nhất là những người bé nhỏ và nghèo khổ, bằng tinh thần khiêm tốn, từ bỏ chính mình, và bàng đời sống thánh thiện (Xc ibid. 76). Chỉ như thế việc rao giảng mới thực sự có những thành quả phong phú”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha ca ngợi thành quả của các Thượng HĐGM như một trong những kết quả của Cộng đồng chung Vatican 2 và nói thêm rằng ”Cởi mở đối với ơn của Chúa Thánh Linh là linh hồn của Giáo Hội, chúng ta tín thác rằng Thượng HĐGM sẽ được phát triển thêm để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sự đối thoại và cộng tác giữa các GM với nhau và với GM Roma”.
Trong cuộc đối thoại với các thành viên Hội đồng của Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 13, Đức Thánh Cha cho biết có thể là ngài sẽ biến Hội đồng thành một cơ quan thường trực và ngài triệu tập cơ quan này khi cần để hỏi ý kiến.
Top Stories
Pope: Synod at service of Church's mission and communion, expression of collegiality
VIS
10:36 13/06/2013
Vatican City, 13 June 2013 (VIS) – This morning the Pope received members of the 13th Ordinary Council of the General Secretariat of the Synod of Bishops, gathered in Rome to help the pontiff choose the theme of the next Ordinary General Assembly.
The 13th assembly of the synod took place last October in the Vatican and was dedicated to “The New Evangelization for the Transmission of the Christian Faith”. “There is a close connection,” the Pope said, “between these two elements: the transmission of the Christian faith is the purpose of the new evangelization and of all the Church's evangelizing work, which exists precisely for this. The expression 'New Evangelization', therefore, highlights the increasingly clear awareness that, even in countries with an ancient Christian tradition, a renewed proclamation of the Gospel is necessary to bring us back to the encounter with Christ that truly transforms our lives and that isn't superficial or marked by routine. This has consequences for pastoral activity.”
In this context, the Bishop of Rome quoted the words of Paul VI's address to the College of Cardinals in June of 1973: “The conditions of the society in which we live oblige all of us therefore to revise methods, to seek by every means to study how we can bring the Christian message to modern man. For it is only in the Christian message that modern man can find the answer to his questions and the energy for his commitment of human solidarity.”
“I would like,” Pope Francis added, “to encourage the entire ecclesial community to be evangelizing, to not be afraid to 'go out' of themselves to proclaim, above all trusting in the merciful presence of God who guides us. The techniques are certainly important, but even the most advanced ones couldn't substitute the gentle but effective action of He who is the principal agent of evangelization: the Holy Spirit. It is necessary to let yourselves be led by him, even if He takes us along new paths. It is necessary to let yourselves be transformed by him so that our announcement might be made with words that are always accompanied by the simplicity of our lives, our spirit of prayer, and our charity towards all, especially the lowliest and poorest, by our humility and self-detachment, and by the holiness of our lives.”
The Synod of Bishops “has been one of the fruits of the Second Vatican Council. Thanks to God that, in these almost fifty years, we have been able to feel the benefits of this institution that, in a permanent way, is at the service of the Church's mission and communion as an expression of collegiality. … Open to the grace of the Holy Spirit, the soul of the Church, we are confident that the Synod of Bishops will know further developments to facilitate even more the dialogue and collaboration between the bishops and between them and the Bishop of Rome,” concluded the Holy Father.
The 13th assembly of the synod took place last October in the Vatican and was dedicated to “The New Evangelization for the Transmission of the Christian Faith”. “There is a close connection,” the Pope said, “between these two elements: the transmission of the Christian faith is the purpose of the new evangelization and of all the Church's evangelizing work, which exists precisely for this. The expression 'New Evangelization', therefore, highlights the increasingly clear awareness that, even in countries with an ancient Christian tradition, a renewed proclamation of the Gospel is necessary to bring us back to the encounter with Christ that truly transforms our lives and that isn't superficial or marked by routine. This has consequences for pastoral activity.”
In this context, the Bishop of Rome quoted the words of Paul VI's address to the College of Cardinals in June of 1973: “The conditions of the society in which we live oblige all of us therefore to revise methods, to seek by every means to study how we can bring the Christian message to modern man. For it is only in the Christian message that modern man can find the answer to his questions and the energy for his commitment of human solidarity.”
“I would like,” Pope Francis added, “to encourage the entire ecclesial community to be evangelizing, to not be afraid to 'go out' of themselves to proclaim, above all trusting in the merciful presence of God who guides us. The techniques are certainly important, but even the most advanced ones couldn't substitute the gentle but effective action of He who is the principal agent of evangelization: the Holy Spirit. It is necessary to let yourselves be led by him, even if He takes us along new paths. It is necessary to let yourselves be transformed by him so that our announcement might be made with words that are always accompanied by the simplicity of our lives, our spirit of prayer, and our charity towards all, especially the lowliest and poorest, by our humility and self-detachment, and by the holiness of our lives.”
The Synod of Bishops “has been one of the fruits of the Second Vatican Council. Thanks to God that, in these almost fifty years, we have been able to feel the benefits of this institution that, in a permanent way, is at the service of the Church's mission and communion as an expression of collegiality. … Open to the grace of the Holy Spirit, the soul of the Church, we are confident that the Synod of Bishops will know further developments to facilitate even more the dialogue and collaboration between the bishops and between them and the Bishop of Rome,” concluded the Holy Father.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại hội Thiếu Nhi Thánh Thể GP Phan Thiết lần thứ XIII
Hồng Hương
10:28 13/06/2013
TAPAO - “Sống đức tin bằng hành động, quyết dấn thân để phục vụ, thắp lên tình Chúa yêu thương”, lời ca của hơn 4000 thiếu nhi vang khắp cả vùng trời Tàpao trong ngày 13.6.2013, ngày Đại Hội Thiếu Nhi Thánh Thể Gp Phan Thiết Lần thứ XIII. Các bạn có thời gian thật đẹp cùng nhau bên Mẹ Tàpao cầu nguyện sốt sắng, vui ca rộn ràng, thi đua hết mình, tự hào tuyên xưng niềm tin của người tín hữu Công Giáo trong niềm vui Năm Đức Tin.
Xem hình ảnh
Ban Tổ Chức thông báo tập trung lúc 5g30. Nhưng mới tờ mờ sáng nhiều đoàn đã có mặt tại quảng trường Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, Tánh Linh, Bình Thuận. Để đến đúng giờ, các đoàn phải đi từ khuya. Tỉ như đoàn giáo xứ Chánh Tòa ở Phan Thiết khởi hành lúc 3g00 sáng. Đoàn Gx. Long Hương thuộc hạt Bắc Tuy xa nhất xuất phát lúc 12g00. Trời Tàpao tháng 6 mưa tầm tã mấy ngày trước, nhưng sáng 13 lại mát mẻ như món quà Chúa Giêsu Thánh Thể và Mẹ Tàpao tặng cho đoàn con yêu. Quý khách hành hương hòa chung bầu khí tưng bừng hân hoan của các bạn Thiếu Nhi Thánh Thể (TNTT) trên khắp giáo phận được về bên Mẹ Tàpao, Các huynh trưởng đã có mặt từ ngày hôm trước để chuẩn bị cho Đại Hội.
5g30: Chương trình bắt đầu với phần giới thiệu làm quen và khởi động rộn ràng trong vũ điệu đồng diễn của các thiếu nhi giáo xứ Tánh Linh, Chính Tòa và Thánh Mẫu. Nhiều đoàn đến sau tranh thủ ăn sáng mà các bạn ví như ăn “tiệc vượt qua”. Tất cả các cờ Liên đoàn, cờ xứ đoàn được rước về tập họp trước lễ đài.
Đúng 6g10: Trong bầu khí trang trọng, Đức Cha kính yêu Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục GP Phan Thiết, Cha Fx. Nguyễn Quang Minh - Tổng tuyên uý Phong trào TNTT GP Phan Thiết và quý cha đặc trách TNTT các giáo hạt, quý Trưởng trong ban nghiên huấn cùng với tất cả thiếu nhi tham dự nghi thức chào cờ. Đại Hội chính thức khai mạc. Câu chuyện dưới cờ của Đức Cha Giuse khởi từ ý nghĩa thủ hiệu chào: Bốn ngón tay xếp đều chỉ 4 khẩu hiệu của Thiếu Nhi Thánh Thể: Cầu Nguyện, Rước Lễ, Hy Sinh và Làm Việc Tông Đồ. Ngón cái ép vào lòng bàn tay chỉ sự quyết tâm gìn giữ và thi hành 4 điều trên. Ngài nhắn nhủ tất cả TNTT phải tự hào mình là con cái Thiên Chúa nên luôn ý thức sống đức tin của mình qua sự kết hiệp với Thánh Thể của Chúa và những việc bác ái thiết thực. TNTT sống làm gương sáng cho mọi người xung quanh, nhất là với những bạn bè của mình vì “tuổi trẻ Việt Nam đem Chúa cho giới trẻ Việt Nam”.
6g30: Đại Hội cùng tham dự nghi thức khấn Đức Mẹ với quý khách hành hương. Cùng với những ý nguyện của những đại diện dâng lên Thiên Chúa và Đức Mẹ, mỗi bạn thiếu nhi cũng dâng lời tạ ơn và cầu xin theo ý riêng của mình. Tiếp ngay sau là Thánh lễ trọng thể Mừng kính Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ do Đức Cha Giuse chủ sự, cùng đồng tế có Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan và quý cha. Đức Cha Giusexin cộng đoàn chung tâm tình với đoàn TNTT để tôn vinh Chúa và Đức Mẹ.
Ngay sau Thánh lễ là cuộc thi chung kết Giáo lý về Năm Đức Tin lúc 8g30. Cả không gian tưng bừng trong tiếng reo hò, tiếng vỗ tay của các bạn trong vũ điệu “Học với Giêsu” để chào đón các thí sinh của các đội tuyển đến từ 5 giáo hạt: Đức Tánh, Phan Thiết, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam và Bắc Tuy. Mỗi đội gồm 5 bạn đã đạt điểm cao nhất qua kì thi tuyển tại từng giáo hạt. Ban Giám khảo do chính cha Tổng đại diện Gp Phan Thiết và 4 cha Đặc trách TNTT giáo hạt chấm thi. Cha Tổng đại diện chúc mừng Đại Hội và đánh trống khi mạc cuộc thi. Hình thức thi trực tiếp bốc thăm và trả lời câu hỏi. Tất cả các bạn đều căng thẳng, hồi hộp với phần trả lời của đội tuyển thuộc giáo hạt mình. Kết quả, giải cá nhân xuất sắc với phần thưởng là một cuốn Kinh Thánh, 1 chuỗi tràng hạt và 1 chiếc xe đạp Martin thuộc về bạn Fx. Nguyễn Công Phi, hạt Hàm Thuận Nam. Giải I đồng đội thuộc về hạt Đức Tánh; Giải II: hạt Bắc Tuy; Giải III: Hạt Hàm Tân. Giải khuyến khích cho Phan Thiết và Hàm Thuận Nam. Ngoài ra còn có nhiều phần quà hấp dẫn dành cho những câu trả lời đúng nhất của các bạn TNTT cổ động cho các đội ở ghế khán giả.
10g00, cuộc thi kết thúc, Đại Hội sốt sắng tham dự giờ Chầu Thánh Thể, đỉnh cao của đời sống người TNTT. Đức Cha Giuse đã rước kiệu Thánh Thể đi lên theo đường kiệu vòng chung quanh quảng trường rồi về lại Bàn thờ. Đức Cha dâng lời tạ ơn Chúa và dâng các dự tính, các nguyện ước và những lời hứa của từng bạn TNTT trong Giáo phận lên Chúa và xin Chúa chúc lành. Đại hội Bế mạc với nghi thức hạ cờ và chia tay trong sự tiếc nuối của các bạn. Đức Cha Giuse chia sẻ trong nghi thức tạm biệt: "Cha hạnh phúc với niềm vui và sự hồn nhiên của chúng con. Tham dự với chúng con suốt ngày sinh hoạt hôm nay, cha thấy mình như trẻ lại ...50 tuổi, bằng tuổi của chúng con bây giờ. Để được cùng hát, cùng thi đua, cùng yêu Chúa yêu Mẹ như chúng con. Cha cám ơn chúng con thật nhiều". Mỗi đoàn nhận phần cơm trưa và theo sự sắp xếp của các huynh trưởng lên viếng Đức Mẹ trên linh đài rồi ra về. Hẹn gặp lại trong Đại Hội năm sau.
Cha Minh cho biết, Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể trong GP Phan Thiết đã hoạt động từ năm 2000, hiện GP có hơn 33.000 thiếu nhi Thánh thể và khoảng 1500 huynh trưởng. Nhịp độ sinh hoạt Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể ngày càng phát triển mạnh theo qui chế của Phong trào khá đồng đều, từ cấp xứ đoàn (giáo xứ) đến liên đoàn (giáo hạt) và tổng liên đoàn (giáo phận) góp phần giúp cho thiếu nhi có một kiến thức và hiểu biết sâu sắc về đức tin và đời sống trưởng thành nhân bản.
Xem hình ảnh
Ban Tổ Chức thông báo tập trung lúc 5g30. Nhưng mới tờ mờ sáng nhiều đoàn đã có mặt tại quảng trường Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, Tánh Linh, Bình Thuận. Để đến đúng giờ, các đoàn phải đi từ khuya. Tỉ như đoàn giáo xứ Chánh Tòa ở Phan Thiết khởi hành lúc 3g00 sáng. Đoàn Gx. Long Hương thuộc hạt Bắc Tuy xa nhất xuất phát lúc 12g00. Trời Tàpao tháng 6 mưa tầm tã mấy ngày trước, nhưng sáng 13 lại mát mẻ như món quà Chúa Giêsu Thánh Thể và Mẹ Tàpao tặng cho đoàn con yêu. Quý khách hành hương hòa chung bầu khí tưng bừng hân hoan của các bạn Thiếu Nhi Thánh Thể (TNTT) trên khắp giáo phận được về bên Mẹ Tàpao, Các huynh trưởng đã có mặt từ ngày hôm trước để chuẩn bị cho Đại Hội.
5g30: Chương trình bắt đầu với phần giới thiệu làm quen và khởi động rộn ràng trong vũ điệu đồng diễn của các thiếu nhi giáo xứ Tánh Linh, Chính Tòa và Thánh Mẫu. Nhiều đoàn đến sau tranh thủ ăn sáng mà các bạn ví như ăn “tiệc vượt qua”. Tất cả các cờ Liên đoàn, cờ xứ đoàn được rước về tập họp trước lễ đài.
Đúng 6g10: Trong bầu khí trang trọng, Đức Cha kính yêu Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục GP Phan Thiết, Cha Fx. Nguyễn Quang Minh - Tổng tuyên uý Phong trào TNTT GP Phan Thiết và quý cha đặc trách TNTT các giáo hạt, quý Trưởng trong ban nghiên huấn cùng với tất cả thiếu nhi tham dự nghi thức chào cờ. Đại Hội chính thức khai mạc. Câu chuyện dưới cờ của Đức Cha Giuse khởi từ ý nghĩa thủ hiệu chào: Bốn ngón tay xếp đều chỉ 4 khẩu hiệu của Thiếu Nhi Thánh Thể: Cầu Nguyện, Rước Lễ, Hy Sinh và Làm Việc Tông Đồ. Ngón cái ép vào lòng bàn tay chỉ sự quyết tâm gìn giữ và thi hành 4 điều trên. Ngài nhắn nhủ tất cả TNTT phải tự hào mình là con cái Thiên Chúa nên luôn ý thức sống đức tin của mình qua sự kết hiệp với Thánh Thể của Chúa và những việc bác ái thiết thực. TNTT sống làm gương sáng cho mọi người xung quanh, nhất là với những bạn bè của mình vì “tuổi trẻ Việt Nam đem Chúa cho giới trẻ Việt Nam”.
6g30: Đại Hội cùng tham dự nghi thức khấn Đức Mẹ với quý khách hành hương. Cùng với những ý nguyện của những đại diện dâng lên Thiên Chúa và Đức Mẹ, mỗi bạn thiếu nhi cũng dâng lời tạ ơn và cầu xin theo ý riêng của mình. Tiếp ngay sau là Thánh lễ trọng thể Mừng kính Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ do Đức Cha Giuse chủ sự, cùng đồng tế có Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan và quý cha. Đức Cha Giusexin cộng đoàn chung tâm tình với đoàn TNTT để tôn vinh Chúa và Đức Mẹ.
Ngay sau Thánh lễ là cuộc thi chung kết Giáo lý về Năm Đức Tin lúc 8g30. Cả không gian tưng bừng trong tiếng reo hò, tiếng vỗ tay của các bạn trong vũ điệu “Học với Giêsu” để chào đón các thí sinh của các đội tuyển đến từ 5 giáo hạt: Đức Tánh, Phan Thiết, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam và Bắc Tuy. Mỗi đội gồm 5 bạn đã đạt điểm cao nhất qua kì thi tuyển tại từng giáo hạt. Ban Giám khảo do chính cha Tổng đại diện Gp Phan Thiết và 4 cha Đặc trách TNTT giáo hạt chấm thi. Cha Tổng đại diện chúc mừng Đại Hội và đánh trống khi mạc cuộc thi. Hình thức thi trực tiếp bốc thăm và trả lời câu hỏi. Tất cả các bạn đều căng thẳng, hồi hộp với phần trả lời của đội tuyển thuộc giáo hạt mình. Kết quả, giải cá nhân xuất sắc với phần thưởng là một cuốn Kinh Thánh, 1 chuỗi tràng hạt và 1 chiếc xe đạp Martin thuộc về bạn Fx. Nguyễn Công Phi, hạt Hàm Thuận Nam. Giải I đồng đội thuộc về hạt Đức Tánh; Giải II: hạt Bắc Tuy; Giải III: Hạt Hàm Tân. Giải khuyến khích cho Phan Thiết và Hàm Thuận Nam. Ngoài ra còn có nhiều phần quà hấp dẫn dành cho những câu trả lời đúng nhất của các bạn TNTT cổ động cho các đội ở ghế khán giả.
10g00, cuộc thi kết thúc, Đại Hội sốt sắng tham dự giờ Chầu Thánh Thể, đỉnh cao của đời sống người TNTT. Đức Cha Giuse đã rước kiệu Thánh Thể đi lên theo đường kiệu vòng chung quanh quảng trường rồi về lại Bàn thờ. Đức Cha dâng lời tạ ơn Chúa và dâng các dự tính, các nguyện ước và những lời hứa của từng bạn TNTT trong Giáo phận lên Chúa và xin Chúa chúc lành. Đại hội Bế mạc với nghi thức hạ cờ và chia tay trong sự tiếc nuối của các bạn. Đức Cha Giuse chia sẻ trong nghi thức tạm biệt: "Cha hạnh phúc với niềm vui và sự hồn nhiên của chúng con. Tham dự với chúng con suốt ngày sinh hoạt hôm nay, cha thấy mình như trẻ lại ...50 tuổi, bằng tuổi của chúng con bây giờ. Để được cùng hát, cùng thi đua, cùng yêu Chúa yêu Mẹ như chúng con. Cha cám ơn chúng con thật nhiều". Mỗi đoàn nhận phần cơm trưa và theo sự sắp xếp của các huynh trưởng lên viếng Đức Mẹ trên linh đài rồi ra về. Hẹn gặp lại trong Đại Hội năm sau.
Cha Minh cho biết, Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể trong GP Phan Thiết đã hoạt động từ năm 2000, hiện GP có hơn 33.000 thiếu nhi Thánh thể và khoảng 1500 huynh trưởng. Nhịp độ sinh hoạt Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể ngày càng phát triển mạnh theo qui chế của Phong trào khá đồng đều, từ cấp xứ đoàn (giáo xứ) đến liên đoàn (giáo hạt) và tổng liên đoàn (giáo phận) góp phần giúp cho thiếu nhi có một kiến thức và hiểu biết sâu sắc về đức tin và đời sống trưởng thành nhân bản.
Gp Thanh Hóa bế mạc Năm Thánh và kỷ niệm 80 năm thành lập
Terexa Phương Thu
08:34 13/06/2013
ĐẠI LỄ BẾ MẠC NĂM THÁNH KỶ NIỆM 80 NĂM THÀNH LẬP GIÁO PHẬN VÀ PHONG CHỨC LINH MỤC
Ngày 07.05.2012, giáo phận Thanh Hóa tưng bừng, hân hoan mở cánh cửa Năm Thánh, đón nhận một năm hồng ân với sự kiện giáo phận tròn 80 tuổi. Một năm qua giáo phận Thanh Hóa sôi động biết bao sự kiện, biết bao món quà từ trái tim yêu thương của mọi thành viên trong cũng như ngoài nước. Mỗi một vị khách ghé thăm, mỗi một lần đoàn con tụ về trái tim giáo phận, mỗi lần được lãnh nhận ơn toàn xá, là mỗi lần đức tin được củng cố hơn nữa. Một năm tưởng chừng là dài nhưng chẳng mấy chốc, thời gian cũng đã trôi qua, giáo phận bước sang tuổi 81. Và đó cũng là lúc cánh cửa Năm Thánh tạm đóng, nhưng cánh cửa hi vọng lại mở ra với biết bao nhiêu những dự định, những ước mong, hoài bão. Niềm tin ấy lại được triển nở hơn nữa với những trái ngọt đầu mùa. Mười ba người con giáo phận được mời gọi vào thiên chức linh mục. Linh mục đoàn Thanh Hóa tạm chốt với con số tròn trĩnh – 100 người. Hơn lúc nào hết, cánh tay tình yêu Đấng Tối Cao đã vươn dài khắp xứ Thanh, như cái nắng hạ, vàng long lanh, cháy sáng…
Xem Hình
Và ngày 12.06.2013 được ghi lại trong lịch sử giáo phận Thanh Hóa với biến cố thiêng liêng ấy.
Biến cố thiêng liêng
Ngay từ chiều 11, không khí của ngày hội bung nở tại trái tim giáo phận với sự hiện diện của quý Đức Cha, quý cha trong và ngoài nước cùng các hội đoàn, bà con giáo dân, quí khách, quí ân nhân, thân nhân xa gần.
Từ muôn nơi, dù là khách hay con dân xứ Thanh, ngày 11 là ngày hướng lòng về Đức Cha cố Bartolomeo nhân dịp lễ giỗ 10 năm của người.
Lẽ thường, trời càng về đêm càng tối. Nhưng hôm nay, nơi trái tim giáo phận, trời càng tối, không khí càng náo động và rực rỡ ánh sáng. Đó chính là đêm diễn nguyện tạ ơn diễn ra vào buổi tối cùng ngày. Mỗi một tiết mục giống như một lời cảm tạ, một bó hoa, một tâm sự, một tấm lòng… để dâng lên Thiên Chúa, để cầu nguyện ơn lành cho giáo phận non trẻ đang phấn đấu đi lên giữa muôn vàn gian khó.
Đêm ngày 11 giống như màn khởi động, chào mừng sự kiện mang tính chất thiêng liêng, biến cố có tính bước ngoặt diễn ra vào ngày 12.06.2013. Đó chính là thánh lễ bế mạc Năm Thánh và truyền chức linh mục cho 13 thầy phó tế.
Để tránh cái nắng đặc biệt của mùa hè ở xứ sở gió Lào như Thanh Hóa, thánh lễ được diễn ra từ rất sớm. Đúng 7 giờ, tiếng trống Cửa Bạng được gióng lên, âm vang, hùng mạnh. Ngày đại lễ chính thức bắt đầu.
Tiết trời tháng sáu tại Thanh Hóa vốn gắt gỏng và oi bức, nhưng đúng ngày đại lễ, nắng nhẹ nhàng phủ không gian, gió hiền hòa trải nhẹ. Quả là một ngày lý tưởng cho hàng ngàn con người hội tụ. Vậy là không thấy quá nhiều những giọt mồ hôi mặn chát, không có những cái cau mày khó chịu, không có tâm trạng mệt mỏi tồn tại... chỉ còn là niềm vui, niềm tin và tấm tình tạ ơn tha thiết.
Đoàn rước tiến từ Tòa giám mục sang xứ mẹ Chính Tòa, giữa những đóa hoa sống động, tươi thắm kết từ những đội con hoa trong giáo phận. Cùng với con hoa, đội trống Ba Làng, đội cồng chiêng xứ Phong ý, đội kèn liên giáo xứ góp những âm thanh hào hùng cho ngày đại lễ thêm phần long trọng.
Thánh lễ - Dấu chỉ của hồng ân bao la
Trước khi bước vào Thánh lễ, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh giới thiệu trước cộng đoàn dân Chúa giáo phận Thanh Hóa sự hiện diện vô cùng tôn quý của Đức tổng giám mục giáo phận Hà Nội – Phêrô Nguyễn Văn Nhơn (chủ tịch Hội đồng giám mục Việt Nam), Đức tổng giám mục Huế Phanxicô xaviê Nguyễn Văn Hồng, quý Đức Cha, quý cha trong cũng như ngoài giáo phận. Bên cạnh đó, rất đông quý ân nhân, thân nhân, quý khách xa gần cũng đã về chung chia niềm vui lớn lao trong ngày trọng đại của giáo phận Thanh Hóa. Trong đó còn có quý cha, quý ân nhân ngoại quốc – nơi mà một số thầy phó tế du học. Đó là một hình ảnh tuyệt đẹp của một Giáo Hội hiệp thông trong đức tin và đức mến.
Mở đầu bài chia sẻ hôm nay, Đức Cha Giuse gợi nhớ lại công ơn lúc sinh thời của Đức Cha cố Bartolomeo đối với Giáo Hội, cách riêng với giáo phận Thanh Hóa thân yêu. Với niềm xác tín mạnh mẽ, tấm lòng tri ân làm bệ phóng, chúng ta luôn tin tưởng rằng, Đức Cha cố và các bậc tiền nhân luôn đồng hành trong mỗi bước tiến của giáo phận.
Đức Cha cũng nhấn mạnh đến sự hiệp nhất Giáo Hội. “Điều chắc chắn là ai cũng muốn xây dựng một ngày mai muôn người như một, sống trong thanh bình hạnh phúc. Phải chăng, đó cũng chính là giấc mơ cứu thế của Đức Giêsu Kitô…”. Nói đến điều đó để thấy được rằng một Giáo Hội hiệp nhất yêu thương sẽ mãi vững bền, những con người đồng đạo sẽ đem lại hạnh phúc cho nhau. Nhưng để làm được như vậy, chúng ta phải không ngừng cầu nguyện, không ngừng tin tưởng, cậy trông ở nơi Thiên Chúa.
Sau cùng là lời tâm tình của người cha, cũng là người anh dành cho những đứa con, những người anh em của mình sắp bước sang một con người mới – lãnh nhận thiên chức linh mục. Với vị thế của một chủ chăn, Đức Cha vui vì giáo phận có thêm 13 “tay thợ gặt lành nghề”, trợ thủ đắc lực của Thầy Giêsu trên cánh đồng truyền giáo xứ Thanh. Nhưng trên hết là niềm hạnh phúc của một người cha khi nhìn thấy con cái trưởng thành. Và cũng như những người cha trên khắp thế giới, Đức Cha cũng có những nỗi lo cho những đứa con chập chững bước vào đời.
Đời linh mục thật không hề dễ dàng, kể từ ngày quyết định đi theo ơn gọi dâng hiến cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Đời linh mục đòi hỏi những hi sinh, hãm mình, vâng phục. Giờ phút này chỉ mới là khởi đầu, một khởi đầu vinh quang cho một cuộc đời phục vụ, cuộc đời tận hiến, cuộc đời không là của riêng mình. Hai tiếng “linh mục” thiêng liêng và cao quý, nhưng chỉ một chút bất cẩn, một phút quên mình, những thợ gặt lành nghề cũng có thể làm hoen ố. “Hãy sống xứng đáng với ơn Chúa, để không phụ lòng Ngài và phụ lòng mọi người. Ước gì những giây phút sắp diễn ra để lại trong lòng chúng con lời thề quảng đại, không bao giờ thay lòng. Chúc các con thành công”.
Sau bài giảng lễ của Đức Cha là nghi thức phong chức linh mục cho 13 thầy phó tế, trong đó, có 7 thầy tu học ngoại quốc (3 thầy ở Pháp, 2 thầy ở Rôma, 2 thầy ở Hoa Kỳ): Augustino Đoàn Văn Chủng, J.B Phạm Văn Đỉnh, Giuse Nguyễn Văn Điệp, Anton Nguyễn Văn Kiên, Giuse Nguyễn Công Khương, Giuse Phùng Văn Sáu, Phêrô Nguyễn Văn Trường.
Và 6 thầy tu học tại Việt Nam: Giuse Nguyễn Văn Cảnh, Vicente Vũ Văn Dự, Anton Vũ Văn Định, Giuse Nguyễn Văn Hoàng, Giuse Nguyễn Văn Qúy, Giuse Hoàng Văn Hạnh.
Qua việc đặt tay của Đức Giám Mục, ơn Chúa Thánh Thần được ban xuống trên các tiến chức và khắc ghi dấu Thánh. Mười ba thầy được tuyển chọn từ đây sẽ chính thức tham dự cách đặc biệt vào chức vụ tư tế của Chúa Kitô.
Tiếng vỗ tay vang lên rộn rã. Và đâu đó, những giọt nước mắt khẽ rơi. Đó là nước mắt hạnh phúc nghẹn ngào của thân nhân các tân linh mục; nước mắt mãn nguyện của cộng đoàn dân Chúa sau những hi vọng, đợi trông; nước mắt niềm tin vào ngày mai tươi sáng của giáo phận quê nhà.
Bài ca Năm Thánh vang lên lần sau cuối. Vẫn hùng dũng niềm tự hào, vẫn lắng đọng lòng tri ân. Ca từ bài hát lại gợi về lịch sử của giáo phận trong 80 năm, nhắc lại những hồng ân kì diệu tay Chúa tạo dựng. “Ôi bao ơn phúc chứa chan tràn lan, mãi mãi muôn đời nguyện xin tán dương tình yêu”.
Cuối thánh lễ, Tân linh mục Giuse Hoàng Văn Hạnh - đại diện cho các tân linh mục, đã nói lên lời tri ân.
Món quà mừng của vị chủ chăn giáo phận dành cho các Tân linh mục là một chiếc đèn với hi vọng các Tân linh mục sẽ chung tay giữ ngọn lửa ở cây đèn này sáng mãi. Ngọn lửa ấy được truyền qua tay của mười ba Tân linh mục. Đó cũng chính là dấu chỉ của tình hiệp nhất, yếu tố tiên quyết cho một Giáo Hội bền vững muôn đời.
Thánh lễ khép lại với ơn toàn xá được trao ban qua tay Đức Cha Giuse. Cùng lúc này, cánh cổng Năm Thánh được khép lại.
Người ta thường nói, khi một cánh cửa đóng lại, một cánh cửa mới sẽ mở ra. Đối với giáo phận Thanh Hóa hôm nay, cánh cửa Năm Thánh đóng lại, không có nghĩa là dừng lại. Rất nhiều những cánh cửa mới mở ra, gọi mời đoàn con dấn bước. Đó là cánh cửa tình yêu, cánh cửa niềm tin và cánh cửa hi vọng.
Một năm vừa qua là một lần giáo phận hồi sức, tăng lực cho con đường tiến về bến đỗ bình an. Con thuyền giáo phận vẫn tiếp tục vững vàng với tri ân quá khứ - chấn hưng hiện tại và dấn thân tương lai. Hi vọng rằng, với những gì đã đạt được Thanh Hóa ngày càng hoàn thiện mình hơn, sẵn sàng trước biến cố và thử thách từ cuộc đời…
Ngày 07.05.2012, giáo phận Thanh Hóa tưng bừng, hân hoan mở cánh cửa Năm Thánh, đón nhận một năm hồng ân với sự kiện giáo phận tròn 80 tuổi. Một năm qua giáo phận Thanh Hóa sôi động biết bao sự kiện, biết bao món quà từ trái tim yêu thương của mọi thành viên trong cũng như ngoài nước. Mỗi một vị khách ghé thăm, mỗi một lần đoàn con tụ về trái tim giáo phận, mỗi lần được lãnh nhận ơn toàn xá, là mỗi lần đức tin được củng cố hơn nữa. Một năm tưởng chừng là dài nhưng chẳng mấy chốc, thời gian cũng đã trôi qua, giáo phận bước sang tuổi 81. Và đó cũng là lúc cánh cửa Năm Thánh tạm đóng, nhưng cánh cửa hi vọng lại mở ra với biết bao nhiêu những dự định, những ước mong, hoài bão. Niềm tin ấy lại được triển nở hơn nữa với những trái ngọt đầu mùa. Mười ba người con giáo phận được mời gọi vào thiên chức linh mục. Linh mục đoàn Thanh Hóa tạm chốt với con số tròn trĩnh – 100 người. Hơn lúc nào hết, cánh tay tình yêu Đấng Tối Cao đã vươn dài khắp xứ Thanh, như cái nắng hạ, vàng long lanh, cháy sáng…
Xem Hình
Và ngày 12.06.2013 được ghi lại trong lịch sử giáo phận Thanh Hóa với biến cố thiêng liêng ấy.
Biến cố thiêng liêng
Ngay từ chiều 11, không khí của ngày hội bung nở tại trái tim giáo phận với sự hiện diện của quý Đức Cha, quý cha trong và ngoài nước cùng các hội đoàn, bà con giáo dân, quí khách, quí ân nhân, thân nhân xa gần.
Từ muôn nơi, dù là khách hay con dân xứ Thanh, ngày 11 là ngày hướng lòng về Đức Cha cố Bartolomeo nhân dịp lễ giỗ 10 năm của người.
Lẽ thường, trời càng về đêm càng tối. Nhưng hôm nay, nơi trái tim giáo phận, trời càng tối, không khí càng náo động và rực rỡ ánh sáng. Đó chính là đêm diễn nguyện tạ ơn diễn ra vào buổi tối cùng ngày. Mỗi một tiết mục giống như một lời cảm tạ, một bó hoa, một tâm sự, một tấm lòng… để dâng lên Thiên Chúa, để cầu nguyện ơn lành cho giáo phận non trẻ đang phấn đấu đi lên giữa muôn vàn gian khó.
Đêm ngày 11 giống như màn khởi động, chào mừng sự kiện mang tính chất thiêng liêng, biến cố có tính bước ngoặt diễn ra vào ngày 12.06.2013. Đó chính là thánh lễ bế mạc Năm Thánh và truyền chức linh mục cho 13 thầy phó tế.
Để tránh cái nắng đặc biệt của mùa hè ở xứ sở gió Lào như Thanh Hóa, thánh lễ được diễn ra từ rất sớm. Đúng 7 giờ, tiếng trống Cửa Bạng được gióng lên, âm vang, hùng mạnh. Ngày đại lễ chính thức bắt đầu.
Tiết trời tháng sáu tại Thanh Hóa vốn gắt gỏng và oi bức, nhưng đúng ngày đại lễ, nắng nhẹ nhàng phủ không gian, gió hiền hòa trải nhẹ. Quả là một ngày lý tưởng cho hàng ngàn con người hội tụ. Vậy là không thấy quá nhiều những giọt mồ hôi mặn chát, không có những cái cau mày khó chịu, không có tâm trạng mệt mỏi tồn tại... chỉ còn là niềm vui, niềm tin và tấm tình tạ ơn tha thiết.
Đoàn rước tiến từ Tòa giám mục sang xứ mẹ Chính Tòa, giữa những đóa hoa sống động, tươi thắm kết từ những đội con hoa trong giáo phận. Cùng với con hoa, đội trống Ba Làng, đội cồng chiêng xứ Phong ý, đội kèn liên giáo xứ góp những âm thanh hào hùng cho ngày đại lễ thêm phần long trọng.
Thánh lễ - Dấu chỉ của hồng ân bao la
Trước khi bước vào Thánh lễ, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh giới thiệu trước cộng đoàn dân Chúa giáo phận Thanh Hóa sự hiện diện vô cùng tôn quý của Đức tổng giám mục giáo phận Hà Nội – Phêrô Nguyễn Văn Nhơn (chủ tịch Hội đồng giám mục Việt Nam), Đức tổng giám mục Huế Phanxicô xaviê Nguyễn Văn Hồng, quý Đức Cha, quý cha trong cũng như ngoài giáo phận. Bên cạnh đó, rất đông quý ân nhân, thân nhân, quý khách xa gần cũng đã về chung chia niềm vui lớn lao trong ngày trọng đại của giáo phận Thanh Hóa. Trong đó còn có quý cha, quý ân nhân ngoại quốc – nơi mà một số thầy phó tế du học. Đó là một hình ảnh tuyệt đẹp của một Giáo Hội hiệp thông trong đức tin và đức mến.
Mở đầu bài chia sẻ hôm nay, Đức Cha Giuse gợi nhớ lại công ơn lúc sinh thời của Đức Cha cố Bartolomeo đối với Giáo Hội, cách riêng với giáo phận Thanh Hóa thân yêu. Với niềm xác tín mạnh mẽ, tấm lòng tri ân làm bệ phóng, chúng ta luôn tin tưởng rằng, Đức Cha cố và các bậc tiền nhân luôn đồng hành trong mỗi bước tiến của giáo phận.
Đức Cha cũng nhấn mạnh đến sự hiệp nhất Giáo Hội. “Điều chắc chắn là ai cũng muốn xây dựng một ngày mai muôn người như một, sống trong thanh bình hạnh phúc. Phải chăng, đó cũng chính là giấc mơ cứu thế của Đức Giêsu Kitô…”. Nói đến điều đó để thấy được rằng một Giáo Hội hiệp nhất yêu thương sẽ mãi vững bền, những con người đồng đạo sẽ đem lại hạnh phúc cho nhau. Nhưng để làm được như vậy, chúng ta phải không ngừng cầu nguyện, không ngừng tin tưởng, cậy trông ở nơi Thiên Chúa.
Sau cùng là lời tâm tình của người cha, cũng là người anh dành cho những đứa con, những người anh em của mình sắp bước sang một con người mới – lãnh nhận thiên chức linh mục. Với vị thế của một chủ chăn, Đức Cha vui vì giáo phận có thêm 13 “tay thợ gặt lành nghề”, trợ thủ đắc lực của Thầy Giêsu trên cánh đồng truyền giáo xứ Thanh. Nhưng trên hết là niềm hạnh phúc của một người cha khi nhìn thấy con cái trưởng thành. Và cũng như những người cha trên khắp thế giới, Đức Cha cũng có những nỗi lo cho những đứa con chập chững bước vào đời.
Đời linh mục thật không hề dễ dàng, kể từ ngày quyết định đi theo ơn gọi dâng hiến cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Đời linh mục đòi hỏi những hi sinh, hãm mình, vâng phục. Giờ phút này chỉ mới là khởi đầu, một khởi đầu vinh quang cho một cuộc đời phục vụ, cuộc đời tận hiến, cuộc đời không là của riêng mình. Hai tiếng “linh mục” thiêng liêng và cao quý, nhưng chỉ một chút bất cẩn, một phút quên mình, những thợ gặt lành nghề cũng có thể làm hoen ố. “Hãy sống xứng đáng với ơn Chúa, để không phụ lòng Ngài và phụ lòng mọi người. Ước gì những giây phút sắp diễn ra để lại trong lòng chúng con lời thề quảng đại, không bao giờ thay lòng. Chúc các con thành công”.
Sau bài giảng lễ của Đức Cha là nghi thức phong chức linh mục cho 13 thầy phó tế, trong đó, có 7 thầy tu học ngoại quốc (3 thầy ở Pháp, 2 thầy ở Rôma, 2 thầy ở Hoa Kỳ): Augustino Đoàn Văn Chủng, J.B Phạm Văn Đỉnh, Giuse Nguyễn Văn Điệp, Anton Nguyễn Văn Kiên, Giuse Nguyễn Công Khương, Giuse Phùng Văn Sáu, Phêrô Nguyễn Văn Trường.
Và 6 thầy tu học tại Việt Nam: Giuse Nguyễn Văn Cảnh, Vicente Vũ Văn Dự, Anton Vũ Văn Định, Giuse Nguyễn Văn Hoàng, Giuse Nguyễn Văn Qúy, Giuse Hoàng Văn Hạnh.
Qua việc đặt tay của Đức Giám Mục, ơn Chúa Thánh Thần được ban xuống trên các tiến chức và khắc ghi dấu Thánh. Mười ba thầy được tuyển chọn từ đây sẽ chính thức tham dự cách đặc biệt vào chức vụ tư tế của Chúa Kitô.
Tiếng vỗ tay vang lên rộn rã. Và đâu đó, những giọt nước mắt khẽ rơi. Đó là nước mắt hạnh phúc nghẹn ngào của thân nhân các tân linh mục; nước mắt mãn nguyện của cộng đoàn dân Chúa sau những hi vọng, đợi trông; nước mắt niềm tin vào ngày mai tươi sáng của giáo phận quê nhà.
Bài ca Năm Thánh vang lên lần sau cuối. Vẫn hùng dũng niềm tự hào, vẫn lắng đọng lòng tri ân. Ca từ bài hát lại gợi về lịch sử của giáo phận trong 80 năm, nhắc lại những hồng ân kì diệu tay Chúa tạo dựng. “Ôi bao ơn phúc chứa chan tràn lan, mãi mãi muôn đời nguyện xin tán dương tình yêu”.
Cuối thánh lễ, Tân linh mục Giuse Hoàng Văn Hạnh - đại diện cho các tân linh mục, đã nói lên lời tri ân.
Món quà mừng của vị chủ chăn giáo phận dành cho các Tân linh mục là một chiếc đèn với hi vọng các Tân linh mục sẽ chung tay giữ ngọn lửa ở cây đèn này sáng mãi. Ngọn lửa ấy được truyền qua tay của mười ba Tân linh mục. Đó cũng chính là dấu chỉ của tình hiệp nhất, yếu tố tiên quyết cho một Giáo Hội bền vững muôn đời.
Thánh lễ khép lại với ơn toàn xá được trao ban qua tay Đức Cha Giuse. Cùng lúc này, cánh cổng Năm Thánh được khép lại.
Người ta thường nói, khi một cánh cửa đóng lại, một cánh cửa mới sẽ mở ra. Đối với giáo phận Thanh Hóa hôm nay, cánh cửa Năm Thánh đóng lại, không có nghĩa là dừng lại. Rất nhiều những cánh cửa mới mở ra, gọi mời đoàn con dấn bước. Đó là cánh cửa tình yêu, cánh cửa niềm tin và cánh cửa hi vọng.
Một năm vừa qua là một lần giáo phận hồi sức, tăng lực cho con đường tiến về bến đỗ bình an. Con thuyền giáo phận vẫn tiếp tục vững vàng với tri ân quá khứ - chấn hưng hiện tại và dấn thân tương lai. Hi vọng rằng, với những gì đã đạt được Thanh Hóa ngày càng hoàn thiện mình hơn, sẵn sàng trước biến cố và thử thách từ cuộc đời…
CĐCGVN Sydney Hành Hương Trung Tâm Thánh Mẫu Bringelly
Diệp Hải Dung
08:27 13/06/2013
Sáng thứ Năm 13/06/2013 rất đông đủ mọi người trong Cộng Đồng và các nơi khác đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney hành hương ngày 13 kính viếng Đức Mẹ cầu nguyện cho bản than, cho gia đình, Cộng Đồng và Giáo Hội.
Xem hình ảnh
Tất cả mọi người tập trung trước tượng đài Đức Mẹ và Cha Paul Văn Chi đã điều hợp hướng dẫn giờ đền tạ và dâng lời cầu nguyện lên Đức Mẹ, sau đó mọi người cùng xếp hàng trang nghiêm bước theo Thánh Giá nến cao về hội trường Trung Tâm để dâng Thánh lễ, cuộc rước rất long trọng, mọi người cùng dâng lên Mẹ chuỗi Mân Côi mùa Vui xin Mẹ phù trì chúc lành cho Cộng Đồng và Giáo Hội Việt Nam.
Trước khi dâng Thánh lễ tạ ơn Cha Paul Văn Chi chúc mừng mọi người và đồng thời giới thiệu qúy Cha hiện diện cùng hiệp dâng Thánh lễ gồm quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Tòan, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Mai Đào Hiền, Cha Trương Công Đam, Đức Viện Phụ Nguyễn Bá Linh thuộc Đan Viện Thiên Phước Vũng Tàu VN, đặc biệt chúc mừng Cha Đặng Đình Nên 3 năm Linh mục.
Trong bài giảng hôm nay Đức Đan Viện Phụ Matthêu Nguyễn Bá Linh nói về sự kiện Đức Mẹ hiện ra lần thứ 2 với 3 trẻ mục đồng tại làng Fatima cách đây 96 năm (1917 - 2013) đặc biệt là Mẹ gởi Sứ Điệp của Mẹ cho nhân loại là “Hãy ăn năn đền tội, Cải thiện đời sống và Tôn sùng mẫu tâm Mẹ. Đức Đan Viện Phụ cũng dẫn giải về tình yêu của Lòng Chúa Thương Xót qua biểu tượng hai luồng ánh sáng xuất phát từ Thánh Tâm Chúa đã hiển thị cho Thánh nữ Faustina. Một luồng sáng màu Đỏ tượng trưng Máu của Ngài đổ ra cứu chuộc sự sống cho nhân loại, một luồng sáng màu Trắng là Nước đổ ra để tẩy rửa Linh hồn con người sạch khỏi tội lỗi. Tình yêu của Chúa nối kết với tình yêu của Mẹ, Mẹ muốn chúng ta hãy sống khiêm nhường và ăn năn thống hối trở về cùng Chúa…
Sau đó là nghi thức Xức Dầu Thánh cho những người cao niên già yếu, nguyện xin Thiên Chúa ban ơn chữa lành phần xác cũng như phần hồn.
Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại tham dự buổi tiệc trà thân mật bên nhà ăn Trung Tâm.
Xem hình ảnh
Tất cả mọi người tập trung trước tượng đài Đức Mẹ và Cha Paul Văn Chi đã điều hợp hướng dẫn giờ đền tạ và dâng lời cầu nguyện lên Đức Mẹ, sau đó mọi người cùng xếp hàng trang nghiêm bước theo Thánh Giá nến cao về hội trường Trung Tâm để dâng Thánh lễ, cuộc rước rất long trọng, mọi người cùng dâng lên Mẹ chuỗi Mân Côi mùa Vui xin Mẹ phù trì chúc lành cho Cộng Đồng và Giáo Hội Việt Nam.
Trước khi dâng Thánh lễ tạ ơn Cha Paul Văn Chi chúc mừng mọi người và đồng thời giới thiệu qúy Cha hiện diện cùng hiệp dâng Thánh lễ gồm quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Tòan, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Mai Đào Hiền, Cha Trương Công Đam, Đức Viện Phụ Nguyễn Bá Linh thuộc Đan Viện Thiên Phước Vũng Tàu VN, đặc biệt chúc mừng Cha Đặng Đình Nên 3 năm Linh mục.
Trong bài giảng hôm nay Đức Đan Viện Phụ Matthêu Nguyễn Bá Linh nói về sự kiện Đức Mẹ hiện ra lần thứ 2 với 3 trẻ mục đồng tại làng Fatima cách đây 96 năm (1917 - 2013) đặc biệt là Mẹ gởi Sứ Điệp của Mẹ cho nhân loại là “Hãy ăn năn đền tội, Cải thiện đời sống và Tôn sùng mẫu tâm Mẹ. Đức Đan Viện Phụ cũng dẫn giải về tình yêu của Lòng Chúa Thương Xót qua biểu tượng hai luồng ánh sáng xuất phát từ Thánh Tâm Chúa đã hiển thị cho Thánh nữ Faustina. Một luồng sáng màu Đỏ tượng trưng Máu của Ngài đổ ra cứu chuộc sự sống cho nhân loại, một luồng sáng màu Trắng là Nước đổ ra để tẩy rửa Linh hồn con người sạch khỏi tội lỗi. Tình yêu của Chúa nối kết với tình yêu của Mẹ, Mẹ muốn chúng ta hãy sống khiêm nhường và ăn năn thống hối trở về cùng Chúa…
Sau đó là nghi thức Xức Dầu Thánh cho những người cao niên già yếu, nguyện xin Thiên Chúa ban ơn chữa lành phần xác cũng như phần hồn.
Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại tham dự buổi tiệc trà thân mật bên nhà ăn Trung Tâm.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Phong trào Văn Thân (3) : Một số nhận xét
Trần Vinh
10:34 13/06/2013
Phong trào Văn Thân (Bài 3)
MỘT SỐ NHẬN XÉT
• Nếu coi các sĩ tử thời Nho học giống như là các sinh viên đang theo học bậc cao đẳng thời đại ngày nay, thì có thể nói, phong trào Văn Thân ở nước ta vào nửa sau thế kỉ 19 là phong trào sinh viên tranh đấu chính trị đúng nghĩa đầu tiên ở nước ta và so với các phong trào sinh viên tranh đấu trên toàn thế giới thì đây cũng là phong trào sớm sủa nhất, kéo dài nhất, bạo lực nhất và cũng gây nên chết chóc nhiều nhất cho đồng bào vô tội.
• Vua quan cũng như các Văn Thân và nhiều vị thủ lãnh Cần Vương đều thuộc giới Nho học. Hiểu theo nghĩa rộng, tất cả đều thuộc giới Văn Thân và đương nhiên họ đều thù ghét Pháp và đạo Gia Tô. Tuy nhiên, vì ở thế chính quyền, vua và các quan phải tự chế hành động trong khuôn khổ luật pháp, nhất là phải tuân thủ những hiệp ước đã kí với Pháp. Từ khi kí vào hòa ước có điều khoản cho phép giảng đạo và giữ đạo, thì chính thức không còn bách hại đạo nữa, mặc dù ở địa phương vẫn có một số quan quân sách nhiễu dân đạo, ngấm ngầm yểm trợ hoặc là làm ngơ cho Văn Thân tấn công các làng đạo.
• Các Văn Thân là dân giả; họ không vướng mắc “vòng cương tỏa”, không có địa vị và quyền lợi phải giữ gìn. Vì thế mỗi khi thấy nhà vua kí một nhượng ước với Pháp, họ liền tỏ ra bất bình, không còn kính trọng, tin tưởng và tuân lệnh nhà vua nữa. Họ không đếm xỉa tới những gì triều đình kí với Pháp. Và vì chưa đủ khả năng đánh Pháp thì họ trút hết căm thù lên giáo dân. Họ mặc tình truy nã, sát hại người theo đạo GiaTô, bất kể nam phụ lão ấu, Tây hay ta. Những đội quân do các Văn Thân cầm đầu đông hàng ngàn người vây đánh một làng đạo ít người hơn nhiều, có nơi chỉ vài trăm người. Làng đạo nào bị tấn công bất ngờ hoặc không đủ sức tự vệ sẽ bị giết sạch, đốt sạch. Nếu ở thời đại ngày nay, hành động đốt sạch, giết sạch này sẽ bị quốc tế lên án là tội diệt chủng, giống như vụ người Hutu diệt chủng người Tutsi ở nước Rwanda, Phi châu vào năm 1994.
• Đại đa số người theo đạo Gia Tô vẫn tùng phục chính quyền, không chống lại nhà vua. Nhưng khi Văn Thân dồn họ vào đường cùng, không được vua quan bảo vệ, một số làng đạo bất đắc dĩ phải xử dụng quyền tự vệ; một số làng đạo không đủ sức tự vệ, vì có linh mục chính xứ là người Pháp cho nên quân đội Pháp đã tới giải cứu. Chính những hành động tàn sát dã man của Văn Thân đã đẩy dân đạo bất đắc dĩ phải chạy về phía kẻ đã cứu mạng họ.
• Trước nguy cơ bị tiêu diệt, nếu một tập thể giáo dân do một linh mục thừa sai người Pháp trông coi thì dễ được quân Pháp cứu giúp, nhưng nếu linh mục phụ trách là người bản xứ thì tình cảnh khốn đốn hơn, có khi phải cùng với giáo dân kêu lên quan. Hình thức đòi “công lí” này rất có thể bị coi là “tụ chúng hiếp quan”. Trong bộ sử Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu đã kể lại một vụ như sau: “Tỉnh Quảng Trị có linh mục người nước ta tên là Lê Án “mưu tụng giao thoa tụ chúng hiếp quan”, (làng Xuân Hòa kiện, tra ra tên Án thú nhận). Triều đình theo luật “giáo toa” định tội mãn trượng lưu (đánh 100 trượng và phát lưu 3000 dặm). Khi ấy các cố đạo và dân đạo phạm pháp, quan Soái nước Pháp thường đưa thơ xin ta tra hỏi, cứ chiếu theo lời hòa ước và luật lệ trị tội” (Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu. Quyển V. Trang 203. motgoctroi.com).
• Các ông Văn Thân thời đại ngày nay vẫn đang viết lách với giọng điệu căm thù đạo Gia Tô không thua kém các Văn Thân hồi thế kỉ 19. Có ông hằn học viết: “Đáng lẽ…nên viết Văn Thân xử tội người Công Giáo mới đúng, chứ còn viết Văn Thân đổ tội cho người Công Giáo thì trật lất”. Xem ra, vì quá thù hận khiến cho các ông Văn Thân thế kỉ 19 cũng như các ông Văn Thân thời đại ngày nay vừa mất sáng suốt vừa độc ác hơn cả người Cộng sản. Người Cộng sản ra tay không hề khoan nhuợng, nhưng thường khi họ còn biết phân biệt ai mới là thành phần nguy hiểm cần tiêu diệt. Gs. Trần Văn Giàu, một đảng viên Cộng sản kì cựu, đã nhận định về Phong trào Văn Thân Nghệ Tĩnh năm 1874 như sau,: "Không thể chối cãi rằng phong trào 1874 ở Nghệ Tĩnh là phong trào yêu nước, do Văn-thân yêu nước khởi xướng. Nhưng cũng không thể chối cãi rằng các nhà Văn-thân yêu nước đã làm những điều rất sai chính trị khi họ xem việt 'sát Tả' là điều kiện thứ nhất của việc 'bình Tây', không biết phân biệt giáo dân bình thường và những giáo sĩ làm tay sai cho giặc Pháp. Họ vơ đũa cả nắm, và vô tình họ đẩy tất cả những người đạo đồ Thiên Chúa qua một bên, bên giặc Pháp. Họ đặt nhiệm vụ 'gìn giữ văn minh Nho giáo' cho cuộc vận động, như thế là bó hẹp quá, là hạn chế quá cái ý nghĩa của cuộc vận động, ý nghĩa đó là cứu nước Việt-nam, chớ nào chỉ bảo vệ riêng một đạo nào, bất kỳ Nho giáo, hay Phật giáo, hay Lão giáo. 'Bình Tây' thì chắc mọi người dân đồng ý, còn 'sát Tả' thì vị tất người dân thường đã nhất trí bằng lòng; các nhà Văn-thân khởi nghĩa vô hình trung đã tự cô lập mình, càng dễ bị triều đình đánh dẹp." ((Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng ở Việt- nam, tập I, Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, nxb T.P.Hồ Chí Minh, 1993, tr. 369. Dẫn bởi Gs. Lê Hữu Mục trong bài “Cụ Sáu Đối Diện Với Văn Thân”. dunglac.info).
• Sự kiện vua Tự Đức yêu cầu quân Pháp giúp đánh quân Văn thân của thầy trò Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ Tĩnh năm 1874 và sự kiện Tôn Thất Thuyết, khi được lệnh kéo quân từ Sơn Tây xuống tới Thanh Hóa, thì ông tuyên bố đánh Pháp, rồi mới đi tiễu trừ quân Văn thân ở Nghệ An, chứng minh đánh Tây và giết hại người theo đạo Gia Tô là hai việc khác nhau. Nếu Văn thân chỉ đánh Pháp thì Tôn Thất Thuyết không đánh Văn thân và Vua Tự Đức cũng không xin quân Pháp giúp dẹp Văn thân.
• Đến khoảng giữa thế kỉ 19 rồi mà giới Văn Thân nước ta vẫn không giao thiệp với thế giới và chỉ biết một thứ tương quan “quốc tế” theo chiều dọc: trên ta là “thiên triều”, tức là nước Tầu, dưới ta là các “em út” Miên, Lào. Các Văn Thân mù tịt về mối bang giao quốc tế theo chiều ngang, các quốc gia coi nhau ngang hàng, được quy định trong Công ước bang giao quốc tế mà các nước tây phương đã kí với nhau tại Vienna năm 1818. Cho nên khi người Pháp đã kí với triều đình nhà Nguyễn những hòa ước mà thấy giới Văn Thân bất xét các điều khoản đã kí, lại kéo nhau đi tàn sát các làng đạo, nhất là giết hại các giáo sĩ Pháp là công dân của họ, rồi lại thấy triều đình kêu gọi quân Tầu và các loại giặc khách Cờ Vàng, Cờ Trắng, Cờ Đen vào đề chống lại quân Pháp, khiến họ có thêm lí do cho những hành động quân sự . Về điểm này, Gs. Tôn Thất Thiện nhận xét: “Có thể nói rằng lúc đất nước đang phải đối đầu với một loạt vấn đề mới thì cả nước như con cóc ngồi dưới đáy giếng khuôn mẫu Khổng giáo Trung Hoa” (Tôn Thất Thiện. Các Vua Nhà Nguyễn , Giới Văn Thân Và Sự Bại Vong Của Việt Nam. Dunglac.info).
• Câu hỏi chính yếu thường được nêu lên và cũng là câu hỏi gây tranh luận gay gắt, đó là: Nước mất tại ai? Giới Văn Thân thế kỉ 19 đã có câu trả lời rõ ràng và mãnh liệt bằng hành động đốt sạch, giết sạch những người theo đạo Gia Tô.
Còn các ông Văn Thân thời hiện đại (là những kẻ cho rằng hễ đã là tín đồ Thiên Chúa giáo thì không có cái gì tốt cả; đã không có cái gì tốt mà lại có rất nhiều tội, nhất là tội phản quốc, cho nên đáng phải bị loại trừ hoặc là phải bị giết chết hết) đương nhiên cũng có ngay câu trả lời, tuy dù mấy ông không có thể ra tay hành động giết người như các ông Văn Thân thời xưa. Một ông có bằng Tiến sĩ tại Sorbonne, Pháp, đã viết như sau: “VN đi vào qũy đạo của nước Pháp, từ đầu đến cuối, các giáo sĩ đã đóng một vai trò quan trọng hàng đầu trong việc nước Pháp đánh chiếm miền đất xa xôi…từ đây, họ có quyền thỏa mãn” (Nguyễn Xuân Thọ. Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858 – 1897. Trang 357).
Đang khi đó, Gs. Yoshiharu Tsuboi, cũng lấy Tiến sĩ tại Pháp, lại có ý kiến khác. Vị giáo sư người Nhật Bản này cho rằng các giáo sĩ Pháp chỉ là một trong số 4 nhóm người phải chịu trách nhiệm trong việc Pháp đánh chiếm Việt Nam: Một là Triều đình Paris; hai là các viên chức ngoại giao và quân sự Pháp hoạt động ở Việt Nam, nhất là các sĩ quan Hải quân nuôi mộng làm Thống đốc, Toàn quyền…; ba là các giáo sĩ muốn truyền đạo; bốn là các thương nhân phiêu lưu muốn lợi nhuận. Theo các tài liệu lịch sử, nhóm người thứ hai - các viên chức ngoại giao và quân sự Pháp - là nhóm thủ phạm chính (Xem Yoshiharu Tsuboi, l'Empire Vietnamien face à la France et à la Chine 1847-1885, Paris (bản dịch tiếng Việt Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885, Hội sử học Việt Nam Hà Nội 1992).
Câu trả lời của Gs. Y. Tsuboi đầy đủ hơn. Lịch sử cho thấy: những nước lớn và đông dân hơn Việt Nam nhiều cũng đã không thoát khỏi nạn bị thực dân Âu châu. Nước Tầu bị “liệt cường xâu xé”. Ấn độ bị Anh cai trị (có câu: “Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh”). Indonesia bị khống chế bởi nước Hòa Lan bé xíu…Trường hợp những nước này, chắc chắn không cần có các giáo sĩ Pháp tiếp tay mà bọn thực dân vẫn áp đặt được quyền thống trị. Đang khi đó, Thái Lan tuy nhỏ và yếu, nhưng vì đã khôn khéo mở cửa cho tất cả mọi nước vào làm ăn buôn bán, cho nên tránh được họa mất nước; còn Nhật Bản thì Minh trị Thiên Hoàng sáng suốt và cương quyết nghe theo đề nghị của những nhà ái quốc tân học, vội vàng canh tân xứ sở. Nhờ thế mà Nhật Bản không bị xâm lăng, ngược lại còn trở nên hùng mạnh mau chóng, đến nỗi họ có khả năng đánh bại Hạm đội Bắc Hải của Nga hoàng tại Eo Đối Mã năm 1905.
Mất nước là tại người Pháp, nhưng mà cũng tại ta. Phía Việt Nam, có thể kể ra 4 nhóm thủ phạm chính: Một là các vua; hai là các quan lớn triều đình và giới quan lại địa phương; ba là giới Văn Thân và bốn là các thân hào làng xã. Nhóm thứ hai nắm rất nhiều quyền hành và họ là cản trở lớn nhất trong các nỗ lực canh tân đất nước, dẫn tới tình trạng suy yếu, khiến không đủ lực để bảo vệ được đất nước trước tham vọng của thực dân Pháp. Nhóm thứ ba là các Văn Thân; họ phủ nhận quyền lãnh đạo cùa nhà vua, tự ý thành lập lực lượng vũ trang đi chém giết, đốt phá các làng đạo, nhất là việc sát hại các giáo sĩ Tây phương khiến cho quân Pháp lấy cớ bên ta vi phạm hiệp ước để can thiệp quân sự và khi thấy có thể thắng lợi quá dễ dàng, họ lấn tới luôn.
Tóm lại, vào các thế kỉ 18, 19, trước cao trào các nước Âu châu đi chiếm thuộc địa, do họ có nền kĩ nghệ, thương mại, quân sự…tân tiến vượt bậc, thì những nước, dù to và đông dân, mà cứ tiếp tục duy trì hệ thống cai trị mục nát, triều đình tối tăm, hủ lậu và sợ mất địa vị, quan lại tham ô, xã hội loạn lạc và dân tình đói khổ thì không mất nước mới là lạ. Thực dân đế quốc thời đại nào cũng biết cách tìm ra lí do để xâm lăng, để thỏa mãn tham vọng của chúng. Lịch sử là một sự lặp lại. Ngày nay, Cộng sản Hà Nội cũng đang đưa nước ta lâm vào tình cảnh bi đát giống như tình cảnh nước ta hồi giữa thế kỉ 19.
Các ông Văn Thân cũ cũng như mới cứ phóng đại quá đáng trách nhiệm làm mất nước của những cuộc vận động, những bức thư viết bởi một số rất ít giáo sĩ Pháp có óc thực dân như ; Huc, Chamison, Libois, Gm. Pellerin, Gm. Puginier… Mặc dù, phải nhìn nhận rằng: hành động dính líu tới thực dân của mấy ông giáo sĩ Pháp ấy vừa trái với chỉ thị của Bộ Truyền giáo, vừa để lại tiếng xấu cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Nhưng thực ra, những thứ đó chẳng là gì so với tham vọng và quyền lợi vật chất của thực dân Pháp. Khi người Pháp muốn cứ thì họ đánh chiếm. Lí do tôn giáo chỉ là cái cớ mà phía Việt Nam đã vụng về tạo ra cho họ. Không có cớ này thì họ cũng kiếm ra cớ khác. Khi cần thì họ xử dụng lí do tôn giáo. Xong việc rồi thì các viên chức cũng như các tướng tá Pháp không ngần ngại nói xấu các giáo sĩ và giáo dân.
Căn cứ vào cuốn L’expansion colonial de la France, étude économique, politique et géographie sur les établissements francais d’outre-mer. Paris 1886, Gs. Nguyễn Văn Trung viết: “Còn về tôn giáo, ông (Lanessan) đã cho chúng ta thấy rõ ý định của người Pháp trong chính sách ưu đãi Đạo Thiên Chúa giáo không phải vì mục đích tôn giáo nhưng vì mục đích chính trị. Nhưng không phải vì chống chính sách ưu đãi Thiên Chúa giáo mà ông gạt bỏ mọi ý định lợi dụng tôn giáo vì mục đích chính trị. Vấn đề là lợi dụng làm sao mà không hại đến chính trị, và cũng không xét có hại cho đạo hay không”. Trong chú thích, Gs. Trung nói rõ thêm: “Tìm hiểu chính sách lợi dụng tôn giáo của người Pháp, chứng cớ là tại sao người Pháp và nước Pháp thời đi thực dân là một nước chống Thiên Chúa giáo, bài bác giáo sĩ (antiréligieux, anticlérical) trục xuất hàng ngàn tu sĩ, nhưng khi sang Việt Nam thì lại rất là ưu đãi Công Giáo, và cử cả một hạm đội đến để bênh vực một thừa sai bị bạc đãi” (Nguyễn Văn Trung. Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp Ở Việt Nam Thực Chất Và Huyền Thoại. Nam Sơn, Sài Gòn. 1963. Trang 119).
• Các ông Văn Thân thế kỉ 19 cũng như các ông Văn Thân thời hiện đại vì quá hận thù người theo đạo Gia Tô cho nên không bình tĩnh và không công bằng trong xét xử. Chẳng hạn như các ông tố cáo giáo dân tiếp tay cho Pháp, đi lính cho Tây mà không thấy tỉ lệ giáo dân đi lính cho tây hay làm “công chức” cho Tây, từ thế kí 19 cho tới thời Đệ nhất Cộng hòa, không bao giờ vượt trội so với tỉ lệ người bên lương, hay Phật tử. Hãy lấy một thí dụ: Trong cuốn Việt Nam Giáo Sử. Quyển 1. Trang 519 và 520, tác giả Phan Phát Huồn đã dẫn sách Vie de Mgr Puginier (P.225) nói rằng, sau khi hạ thành Hà Nội ngày 20.11.1873, F. Garnier “đi mộ ở các tỉnh được 14.000 thân binh trong số đó có 2.000 Công Giáo…”. Tỉ lệ là 1/7. Cứ 1 giáo dân đi lính cho tây thì 6 người lính khác là ai, theo đạo gì?
• Sử sách xưa nay thường cho là giới Văn Thân yêu nước còn vua Tự Đức và triều đình thì hèn yếu vì đã lần lượt kí những hòa ước nhục nhã, nhượng bộ kẻ thù.
Phải công nhận giới Văn Thân có lòng ái quốc, thấy nước nhà bị quân Phấp xâm lăng, họ đã đứng lên chống lại kẻ thù. Tuy nhiên, trước kẻ địch có khả năng hơn hẳn về vũ khí tân tiến, giới Văn Thân chỉ có nhiệt tình mà không có sự hiểu biết và đánh giá đúng đắn về tình hình thế giới, về đất nước và về thực lực của mình. Đang khi đó, lại phạm phải sai lầm nghiêm trọng là thay vì tìm kế sách đoàn kết toàn dân thì giới Văn Thân lại phát động tấn công các làng đạo và sát hại một cách tàn ác thường dân vô tội theo đạo Gia Tô, bất kể già trẻ lớn bé. Tuy lấy khẩu hiệu “Bình Tây Sát Tả”, Văn Thân đã không đánh được thằng Tây nào, nhưng “sát tả” thì hết sức dữ dội. Đó là một sai lầm tai hại đưa tới máu và nước mắt cho một thành phần dân tộc, làm phân hóa và suy giảm nội lực quốc gia trước nguy cơ xâm lược của thực dân Pháp. Văn Thân yêu nước nhưng hành động không sáng suốt như thế, chẳng những không cứu được nước, mà còn góp một phần làm cho mau mất nước vào tay kẻ thù. Ông “vua cách mạng” Lênin nói: Nhiệt tình cách mạng + ngu dốt = phá hoại.
Quan đại thần và cũng là nhà ngoại giao chuyên nghiệp hàng đầu Phan Thanh Giản đã phải than thở:
Từ ngày đi sứ tới Tây kinh,
Thấy việc Âu châu phải giật mình.
Kêu tỉnh đồng bào mau kịp bước,
Hết lời năm nỉ chẳng ai tin !
Thời đó, đâu phải chỉ có một mình Cụ Phan Thanh Giản chủ trương canh tân mà còn khá nhiều những nhà tân học khác nữa, như các ông: Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Lộ Trạch, Đinh Văn Điền…, hoặc các linh mục như Đặng Đức Tuấn, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Ngọc Tuyên, Nguyễn Hữu Thơ, Đoạn Trinh Hoan, Trần Ngọc Vịnh, Lê Văn Huấn…(Xem Nghiêm Đức Thảo và Hoàng Đình Hiếu. Những Chiến Sĩ Cần Vương Cô Đơn. dunglac.info)
Thế cho nên sử gia Trần Trọng Kim đã gọi vụ nổi dậy năm 1874 của thầy trò Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ An là “Văn Thân Nổi Loạn ở Nghệ Tĩnh” và phê bình như sau: “Nước ta mà không chịu khai hóa ra như các nước khác là cũng bởi bọn sĩ phu cứ giữ thói cũ, không chịu theo thời thế mà thay đổi. Nay sự suy nhược của mình đã sờ sờ ra đấy, thế mà không chịu mở mắt ra mà nhìn, lại vì sự tức giận một lúc mà làm việc nông nổi càn rở, để cho thiệt hại thêm, như thế thì cái tội trạng của bọn sĩ phu đối với nước nhà chẳng to lắm ru” (Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược. Sđd. Bản điện tử. Trang 215. Motgoctroi.com).
• Có một số tác giả tiếc xót vì Phong trào Văn Thân đã không thành công. Theo các tác giả này, nếu Phong trào Văn Thân thành công thì vận nước đã đổi thay theo chiều hướng cách mạng tiến bộ. Chúng tôi không tán đồng quan điểm này. Bởi vì, như trên đã chứng minh, Văn Thân tuy có lòng ái quốc, nhưng ái quốc một cách mù quáng, thiển cận. Đối nội thì không khôn ngoan đoàn kết mọi tầng lớp. Đối ngoại thì không mở lòng để chấp nhận học hỏi những tiến bộ khoa học kĩ thuật của Tây phương, nhất là chưa đủ khả năng để tiếp thu những tư tưởng tự do dân chủ Tây phương. Giả như Phong trào Văn Thân thành công thì họ vẫn đi theo con đường quân chủ chuyên chế và vẫn thần phục Trung Hoa, nhất là về mặt tư tưởng, văn hóa. Tuyệt nhiên không hề thấy giới Văn Thân thế kỉ 19 tỏ ra dấu hiệu tiến bộ, hay là muốn đi theo tân học gì cả.
• Rất tiếc, hồi giữa thế kỉ 19, giới Văn Thân đã không có ai bình tĩnh và sáng suốt đủ để nghe lời trần tình của nhà tân học Nguyễn Trường Tộ: “Nói tóm lại, bất kỳ trong đạo giáo nào, hễ ai phản nghịch loạn thường đều là người đắc tội trong tôn giáo, cứ áp dụng hình pháp không tha để cho đạo giáo được trong sạch. Còn ai yên phận tuân theo pháp luật thì để cho họ tự nhiên có hại gì đâu? Đồng hành mà không nghịch nhau là được, cần gì bắt phải nhất tề những cái mà tạo vật không thể nhất tề, cũng không cần thiết phải nhất tề, để làm tổn thương hòa khí?” (Nguyễn Trường Tộ. Di Thảo 2. Giáo môn luận. Bàn về tự do tôn giáo. Ngày 11 tháng 2 năm Tự Đức 16 tức 29 tháng 3 năm 1863. Dunglac.org).
• Ngày nay, sang thế kỉ 21 rồi, thế mà ngòi bút của các ông Văn Thân thời đại vẫn tiếp tục ngùn ngụt ngọn lửa căm thù và giả điếc làm ngơ trước những ý kiến xây dựng của những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp. Một trong những ý kiến đó là ý kiến của sử gia Trần Gia Phụng (không phải là tín đồ Thiên Chúa giáo) sau đây:
“Tuy nhiên cần phải chú ý là không phải toàn thể giáo sĩ, hay toàn thể tín đồ Thiên Chúa giáo người Việt, đều hợp tác với Pháp. Cũng cần phải chú ý thêm rằng trong hàng ngũ những người hợp tác với Pháp, không phải hoàn toàn chỉ là những người theo đạo Thiên Chúa…. Cần phải chú ý tới tất cả các khía cạnh trên, để nhấn mạnh đến một điều là những người hợp tác với Pháp, hay những người phản bội quốc gia dân tộc, hoàn toàn là những hành vi cá nhân của người đó, chứ không phải vì người đó theo một tôn giáo nào. Người Việt Nam cần tách bạch điều này để tránh bị lợi dụng, khích động, rồi đi đến chia rẽ, phân hóa, chỉ có lợi cho những thế lực phi quốc gia dân tộc”. (Trần Gia Phụng. Bước Đầu Truyền Giáo Tại Việt Nam. Tuyển tập Gia đình Thánh Tự 1957 – 2007. Trang 131-133).
*Trần Vinh
Tháng 6.2013
MỘT SỐ NHẬN XÉT
• Nếu coi các sĩ tử thời Nho học giống như là các sinh viên đang theo học bậc cao đẳng thời đại ngày nay, thì có thể nói, phong trào Văn Thân ở nước ta vào nửa sau thế kỉ 19 là phong trào sinh viên tranh đấu chính trị đúng nghĩa đầu tiên ở nước ta và so với các phong trào sinh viên tranh đấu trên toàn thế giới thì đây cũng là phong trào sớm sủa nhất, kéo dài nhất, bạo lực nhất và cũng gây nên chết chóc nhiều nhất cho đồng bào vô tội.
• Vua quan cũng như các Văn Thân và nhiều vị thủ lãnh Cần Vương đều thuộc giới Nho học. Hiểu theo nghĩa rộng, tất cả đều thuộc giới Văn Thân và đương nhiên họ đều thù ghét Pháp và đạo Gia Tô. Tuy nhiên, vì ở thế chính quyền, vua và các quan phải tự chế hành động trong khuôn khổ luật pháp, nhất là phải tuân thủ những hiệp ước đã kí với Pháp. Từ khi kí vào hòa ước có điều khoản cho phép giảng đạo và giữ đạo, thì chính thức không còn bách hại đạo nữa, mặc dù ở địa phương vẫn có một số quan quân sách nhiễu dân đạo, ngấm ngầm yểm trợ hoặc là làm ngơ cho Văn Thân tấn công các làng đạo.
• Các Văn Thân là dân giả; họ không vướng mắc “vòng cương tỏa”, không có địa vị và quyền lợi phải giữ gìn. Vì thế mỗi khi thấy nhà vua kí một nhượng ước với Pháp, họ liền tỏ ra bất bình, không còn kính trọng, tin tưởng và tuân lệnh nhà vua nữa. Họ không đếm xỉa tới những gì triều đình kí với Pháp. Và vì chưa đủ khả năng đánh Pháp thì họ trút hết căm thù lên giáo dân. Họ mặc tình truy nã, sát hại người theo đạo GiaTô, bất kể nam phụ lão ấu, Tây hay ta. Những đội quân do các Văn Thân cầm đầu đông hàng ngàn người vây đánh một làng đạo ít người hơn nhiều, có nơi chỉ vài trăm người. Làng đạo nào bị tấn công bất ngờ hoặc không đủ sức tự vệ sẽ bị giết sạch, đốt sạch. Nếu ở thời đại ngày nay, hành động đốt sạch, giết sạch này sẽ bị quốc tế lên án là tội diệt chủng, giống như vụ người Hutu diệt chủng người Tutsi ở nước Rwanda, Phi châu vào năm 1994.
• Đại đa số người theo đạo Gia Tô vẫn tùng phục chính quyền, không chống lại nhà vua. Nhưng khi Văn Thân dồn họ vào đường cùng, không được vua quan bảo vệ, một số làng đạo bất đắc dĩ phải xử dụng quyền tự vệ; một số làng đạo không đủ sức tự vệ, vì có linh mục chính xứ là người Pháp cho nên quân đội Pháp đã tới giải cứu. Chính những hành động tàn sát dã man của Văn Thân đã đẩy dân đạo bất đắc dĩ phải chạy về phía kẻ đã cứu mạng họ.
• Trước nguy cơ bị tiêu diệt, nếu một tập thể giáo dân do một linh mục thừa sai người Pháp trông coi thì dễ được quân Pháp cứu giúp, nhưng nếu linh mục phụ trách là người bản xứ thì tình cảnh khốn đốn hơn, có khi phải cùng với giáo dân kêu lên quan. Hình thức đòi “công lí” này rất có thể bị coi là “tụ chúng hiếp quan”. Trong bộ sử Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu đã kể lại một vụ như sau: “Tỉnh Quảng Trị có linh mục người nước ta tên là Lê Án “mưu tụng giao thoa tụ chúng hiếp quan”, (làng Xuân Hòa kiện, tra ra tên Án thú nhận). Triều đình theo luật “giáo toa” định tội mãn trượng lưu (đánh 100 trượng và phát lưu 3000 dặm). Khi ấy các cố đạo và dân đạo phạm pháp, quan Soái nước Pháp thường đưa thơ xin ta tra hỏi, cứ chiếu theo lời hòa ước và luật lệ trị tội” (Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu. Quyển V. Trang 203. motgoctroi.com).
• Các ông Văn Thân thời đại ngày nay vẫn đang viết lách với giọng điệu căm thù đạo Gia Tô không thua kém các Văn Thân hồi thế kỉ 19. Có ông hằn học viết: “Đáng lẽ…nên viết Văn Thân xử tội người Công Giáo mới đúng, chứ còn viết Văn Thân đổ tội cho người Công Giáo thì trật lất”. Xem ra, vì quá thù hận khiến cho các ông Văn Thân thế kỉ 19 cũng như các ông Văn Thân thời đại ngày nay vừa mất sáng suốt vừa độc ác hơn cả người Cộng sản. Người Cộng sản ra tay không hề khoan nhuợng, nhưng thường khi họ còn biết phân biệt ai mới là thành phần nguy hiểm cần tiêu diệt. Gs. Trần Văn Giàu, một đảng viên Cộng sản kì cựu, đã nhận định về Phong trào Văn Thân Nghệ Tĩnh năm 1874 như sau,: "Không thể chối cãi rằng phong trào 1874 ở Nghệ Tĩnh là phong trào yêu nước, do Văn-thân yêu nước khởi xướng. Nhưng cũng không thể chối cãi rằng các nhà Văn-thân yêu nước đã làm những điều rất sai chính trị khi họ xem việt 'sát Tả' là điều kiện thứ nhất của việc 'bình Tây', không biết phân biệt giáo dân bình thường và những giáo sĩ làm tay sai cho giặc Pháp. Họ vơ đũa cả nắm, và vô tình họ đẩy tất cả những người đạo đồ Thiên Chúa qua một bên, bên giặc Pháp. Họ đặt nhiệm vụ 'gìn giữ văn minh Nho giáo' cho cuộc vận động, như thế là bó hẹp quá, là hạn chế quá cái ý nghĩa của cuộc vận động, ý nghĩa đó là cứu nước Việt-nam, chớ nào chỉ bảo vệ riêng một đạo nào, bất kỳ Nho giáo, hay Phật giáo, hay Lão giáo. 'Bình Tây' thì chắc mọi người dân đồng ý, còn 'sát Tả' thì vị tất người dân thường đã nhất trí bằng lòng; các nhà Văn-thân khởi nghĩa vô hình trung đã tự cô lập mình, càng dễ bị triều đình đánh dẹp." ((Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng ở Việt- nam, tập I, Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, nxb T.P.Hồ Chí Minh, 1993, tr. 369. Dẫn bởi Gs. Lê Hữu Mục trong bài “Cụ Sáu Đối Diện Với Văn Thân”. dunglac.info).
• Sự kiện vua Tự Đức yêu cầu quân Pháp giúp đánh quân Văn thân của thầy trò Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ Tĩnh năm 1874 và sự kiện Tôn Thất Thuyết, khi được lệnh kéo quân từ Sơn Tây xuống tới Thanh Hóa, thì ông tuyên bố đánh Pháp, rồi mới đi tiễu trừ quân Văn thân ở Nghệ An, chứng minh đánh Tây và giết hại người theo đạo Gia Tô là hai việc khác nhau. Nếu Văn thân chỉ đánh Pháp thì Tôn Thất Thuyết không đánh Văn thân và Vua Tự Đức cũng không xin quân Pháp giúp dẹp Văn thân.
• Đến khoảng giữa thế kỉ 19 rồi mà giới Văn Thân nước ta vẫn không giao thiệp với thế giới và chỉ biết một thứ tương quan “quốc tế” theo chiều dọc: trên ta là “thiên triều”, tức là nước Tầu, dưới ta là các “em út” Miên, Lào. Các Văn Thân mù tịt về mối bang giao quốc tế theo chiều ngang, các quốc gia coi nhau ngang hàng, được quy định trong Công ước bang giao quốc tế mà các nước tây phương đã kí với nhau tại Vienna năm 1818. Cho nên khi người Pháp đã kí với triều đình nhà Nguyễn những hòa ước mà thấy giới Văn Thân bất xét các điều khoản đã kí, lại kéo nhau đi tàn sát các làng đạo, nhất là giết hại các giáo sĩ Pháp là công dân của họ, rồi lại thấy triều đình kêu gọi quân Tầu và các loại giặc khách Cờ Vàng, Cờ Trắng, Cờ Đen vào đề chống lại quân Pháp, khiến họ có thêm lí do cho những hành động quân sự . Về điểm này, Gs. Tôn Thất Thiện nhận xét: “Có thể nói rằng lúc đất nước đang phải đối đầu với một loạt vấn đề mới thì cả nước như con cóc ngồi dưới đáy giếng khuôn mẫu Khổng giáo Trung Hoa” (Tôn Thất Thiện. Các Vua Nhà Nguyễn , Giới Văn Thân Và Sự Bại Vong Của Việt Nam. Dunglac.info).
• Câu hỏi chính yếu thường được nêu lên và cũng là câu hỏi gây tranh luận gay gắt, đó là: Nước mất tại ai? Giới Văn Thân thế kỉ 19 đã có câu trả lời rõ ràng và mãnh liệt bằng hành động đốt sạch, giết sạch những người theo đạo Gia Tô.
Còn các ông Văn Thân thời hiện đại (là những kẻ cho rằng hễ đã là tín đồ Thiên Chúa giáo thì không có cái gì tốt cả; đã không có cái gì tốt mà lại có rất nhiều tội, nhất là tội phản quốc, cho nên đáng phải bị loại trừ hoặc là phải bị giết chết hết) đương nhiên cũng có ngay câu trả lời, tuy dù mấy ông không có thể ra tay hành động giết người như các ông Văn Thân thời xưa. Một ông có bằng Tiến sĩ tại Sorbonne, Pháp, đã viết như sau: “VN đi vào qũy đạo của nước Pháp, từ đầu đến cuối, các giáo sĩ đã đóng một vai trò quan trọng hàng đầu trong việc nước Pháp đánh chiếm miền đất xa xôi…từ đây, họ có quyền thỏa mãn” (Nguyễn Xuân Thọ. Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858 – 1897. Trang 357).
Đang khi đó, Gs. Yoshiharu Tsuboi, cũng lấy Tiến sĩ tại Pháp, lại có ý kiến khác. Vị giáo sư người Nhật Bản này cho rằng các giáo sĩ Pháp chỉ là một trong số 4 nhóm người phải chịu trách nhiệm trong việc Pháp đánh chiếm Việt Nam: Một là Triều đình Paris; hai là các viên chức ngoại giao và quân sự Pháp hoạt động ở Việt Nam, nhất là các sĩ quan Hải quân nuôi mộng làm Thống đốc, Toàn quyền…; ba là các giáo sĩ muốn truyền đạo; bốn là các thương nhân phiêu lưu muốn lợi nhuận. Theo các tài liệu lịch sử, nhóm người thứ hai - các viên chức ngoại giao và quân sự Pháp - là nhóm thủ phạm chính (Xem Yoshiharu Tsuboi, l'Empire Vietnamien face à la France et à la Chine 1847-1885, Paris (bản dịch tiếng Việt Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885, Hội sử học Việt Nam Hà Nội 1992).
Câu trả lời của Gs. Y. Tsuboi đầy đủ hơn. Lịch sử cho thấy: những nước lớn và đông dân hơn Việt Nam nhiều cũng đã không thoát khỏi nạn bị thực dân Âu châu. Nước Tầu bị “liệt cường xâu xé”. Ấn độ bị Anh cai trị (có câu: “Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh”). Indonesia bị khống chế bởi nước Hòa Lan bé xíu…Trường hợp những nước này, chắc chắn không cần có các giáo sĩ Pháp tiếp tay mà bọn thực dân vẫn áp đặt được quyền thống trị. Đang khi đó, Thái Lan tuy nhỏ và yếu, nhưng vì đã khôn khéo mở cửa cho tất cả mọi nước vào làm ăn buôn bán, cho nên tránh được họa mất nước; còn Nhật Bản thì Minh trị Thiên Hoàng sáng suốt và cương quyết nghe theo đề nghị của những nhà ái quốc tân học, vội vàng canh tân xứ sở. Nhờ thế mà Nhật Bản không bị xâm lăng, ngược lại còn trở nên hùng mạnh mau chóng, đến nỗi họ có khả năng đánh bại Hạm đội Bắc Hải của Nga hoàng tại Eo Đối Mã năm 1905.
Mất nước là tại người Pháp, nhưng mà cũng tại ta. Phía Việt Nam, có thể kể ra 4 nhóm thủ phạm chính: Một là các vua; hai là các quan lớn triều đình và giới quan lại địa phương; ba là giới Văn Thân và bốn là các thân hào làng xã. Nhóm thứ hai nắm rất nhiều quyền hành và họ là cản trở lớn nhất trong các nỗ lực canh tân đất nước, dẫn tới tình trạng suy yếu, khiến không đủ lực để bảo vệ được đất nước trước tham vọng của thực dân Pháp. Nhóm thứ ba là các Văn Thân; họ phủ nhận quyền lãnh đạo cùa nhà vua, tự ý thành lập lực lượng vũ trang đi chém giết, đốt phá các làng đạo, nhất là việc sát hại các giáo sĩ Tây phương khiến cho quân Pháp lấy cớ bên ta vi phạm hiệp ước để can thiệp quân sự và khi thấy có thể thắng lợi quá dễ dàng, họ lấn tới luôn.
Tóm lại, vào các thế kỉ 18, 19, trước cao trào các nước Âu châu đi chiếm thuộc địa, do họ có nền kĩ nghệ, thương mại, quân sự…tân tiến vượt bậc, thì những nước, dù to và đông dân, mà cứ tiếp tục duy trì hệ thống cai trị mục nát, triều đình tối tăm, hủ lậu và sợ mất địa vị, quan lại tham ô, xã hội loạn lạc và dân tình đói khổ thì không mất nước mới là lạ. Thực dân đế quốc thời đại nào cũng biết cách tìm ra lí do để xâm lăng, để thỏa mãn tham vọng của chúng. Lịch sử là một sự lặp lại. Ngày nay, Cộng sản Hà Nội cũng đang đưa nước ta lâm vào tình cảnh bi đát giống như tình cảnh nước ta hồi giữa thế kỉ 19.
Các ông Văn Thân cũ cũng như mới cứ phóng đại quá đáng trách nhiệm làm mất nước của những cuộc vận động, những bức thư viết bởi một số rất ít giáo sĩ Pháp có óc thực dân như ; Huc, Chamison, Libois, Gm. Pellerin, Gm. Puginier… Mặc dù, phải nhìn nhận rằng: hành động dính líu tới thực dân của mấy ông giáo sĩ Pháp ấy vừa trái với chỉ thị của Bộ Truyền giáo, vừa để lại tiếng xấu cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Nhưng thực ra, những thứ đó chẳng là gì so với tham vọng và quyền lợi vật chất của thực dân Pháp. Khi người Pháp muốn cứ thì họ đánh chiếm. Lí do tôn giáo chỉ là cái cớ mà phía Việt Nam đã vụng về tạo ra cho họ. Không có cớ này thì họ cũng kiếm ra cớ khác. Khi cần thì họ xử dụng lí do tôn giáo. Xong việc rồi thì các viên chức cũng như các tướng tá Pháp không ngần ngại nói xấu các giáo sĩ và giáo dân.
Căn cứ vào cuốn L’expansion colonial de la France, étude économique, politique et géographie sur les établissements francais d’outre-mer. Paris 1886, Gs. Nguyễn Văn Trung viết: “Còn về tôn giáo, ông (Lanessan) đã cho chúng ta thấy rõ ý định của người Pháp trong chính sách ưu đãi Đạo Thiên Chúa giáo không phải vì mục đích tôn giáo nhưng vì mục đích chính trị. Nhưng không phải vì chống chính sách ưu đãi Thiên Chúa giáo mà ông gạt bỏ mọi ý định lợi dụng tôn giáo vì mục đích chính trị. Vấn đề là lợi dụng làm sao mà không hại đến chính trị, và cũng không xét có hại cho đạo hay không”. Trong chú thích, Gs. Trung nói rõ thêm: “Tìm hiểu chính sách lợi dụng tôn giáo của người Pháp, chứng cớ là tại sao người Pháp và nước Pháp thời đi thực dân là một nước chống Thiên Chúa giáo, bài bác giáo sĩ (antiréligieux, anticlérical) trục xuất hàng ngàn tu sĩ, nhưng khi sang Việt Nam thì lại rất là ưu đãi Công Giáo, và cử cả một hạm đội đến để bênh vực một thừa sai bị bạc đãi” (Nguyễn Văn Trung. Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp Ở Việt Nam Thực Chất Và Huyền Thoại. Nam Sơn, Sài Gòn. 1963. Trang 119).
• Các ông Văn Thân thế kỉ 19 cũng như các ông Văn Thân thời hiện đại vì quá hận thù người theo đạo Gia Tô cho nên không bình tĩnh và không công bằng trong xét xử. Chẳng hạn như các ông tố cáo giáo dân tiếp tay cho Pháp, đi lính cho Tây mà không thấy tỉ lệ giáo dân đi lính cho tây hay làm “công chức” cho Tây, từ thế kí 19 cho tới thời Đệ nhất Cộng hòa, không bao giờ vượt trội so với tỉ lệ người bên lương, hay Phật tử. Hãy lấy một thí dụ: Trong cuốn Việt Nam Giáo Sử. Quyển 1. Trang 519 và 520, tác giả Phan Phát Huồn đã dẫn sách Vie de Mgr Puginier (P.225) nói rằng, sau khi hạ thành Hà Nội ngày 20.11.1873, F. Garnier “đi mộ ở các tỉnh được 14.000 thân binh trong số đó có 2.000 Công Giáo…”. Tỉ lệ là 1/7. Cứ 1 giáo dân đi lính cho tây thì 6 người lính khác là ai, theo đạo gì?
• Sử sách xưa nay thường cho là giới Văn Thân yêu nước còn vua Tự Đức và triều đình thì hèn yếu vì đã lần lượt kí những hòa ước nhục nhã, nhượng bộ kẻ thù.
Phải công nhận giới Văn Thân có lòng ái quốc, thấy nước nhà bị quân Phấp xâm lăng, họ đã đứng lên chống lại kẻ thù. Tuy nhiên, trước kẻ địch có khả năng hơn hẳn về vũ khí tân tiến, giới Văn Thân chỉ có nhiệt tình mà không có sự hiểu biết và đánh giá đúng đắn về tình hình thế giới, về đất nước và về thực lực của mình. Đang khi đó, lại phạm phải sai lầm nghiêm trọng là thay vì tìm kế sách đoàn kết toàn dân thì giới Văn Thân lại phát động tấn công các làng đạo và sát hại một cách tàn ác thường dân vô tội theo đạo Gia Tô, bất kể già trẻ lớn bé. Tuy lấy khẩu hiệu “Bình Tây Sát Tả”, Văn Thân đã không đánh được thằng Tây nào, nhưng “sát tả” thì hết sức dữ dội. Đó là một sai lầm tai hại đưa tới máu và nước mắt cho một thành phần dân tộc, làm phân hóa và suy giảm nội lực quốc gia trước nguy cơ xâm lược của thực dân Pháp. Văn Thân yêu nước nhưng hành động không sáng suốt như thế, chẳng những không cứu được nước, mà còn góp một phần làm cho mau mất nước vào tay kẻ thù. Ông “vua cách mạng” Lênin nói: Nhiệt tình cách mạng + ngu dốt = phá hoại.
Quan đại thần và cũng là nhà ngoại giao chuyên nghiệp hàng đầu Phan Thanh Giản đã phải than thở:
Từ ngày đi sứ tới Tây kinh,
Thấy việc Âu châu phải giật mình.
Kêu tỉnh đồng bào mau kịp bước,
Hết lời năm nỉ chẳng ai tin !
Thời đó, đâu phải chỉ có một mình Cụ Phan Thanh Giản chủ trương canh tân mà còn khá nhiều những nhà tân học khác nữa, như các ông: Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Lộ Trạch, Đinh Văn Điền…, hoặc các linh mục như Đặng Đức Tuấn, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Ngọc Tuyên, Nguyễn Hữu Thơ, Đoạn Trinh Hoan, Trần Ngọc Vịnh, Lê Văn Huấn…(Xem Nghiêm Đức Thảo và Hoàng Đình Hiếu. Những Chiến Sĩ Cần Vương Cô Đơn. dunglac.info)
Thế cho nên sử gia Trần Trọng Kim đã gọi vụ nổi dậy năm 1874 của thầy trò Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ An là “Văn Thân Nổi Loạn ở Nghệ Tĩnh” và phê bình như sau: “Nước ta mà không chịu khai hóa ra như các nước khác là cũng bởi bọn sĩ phu cứ giữ thói cũ, không chịu theo thời thế mà thay đổi. Nay sự suy nhược của mình đã sờ sờ ra đấy, thế mà không chịu mở mắt ra mà nhìn, lại vì sự tức giận một lúc mà làm việc nông nổi càn rở, để cho thiệt hại thêm, như thế thì cái tội trạng của bọn sĩ phu đối với nước nhà chẳng to lắm ru” (Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược. Sđd. Bản điện tử. Trang 215. Motgoctroi.com).
• Có một số tác giả tiếc xót vì Phong trào Văn Thân đã không thành công. Theo các tác giả này, nếu Phong trào Văn Thân thành công thì vận nước đã đổi thay theo chiều hướng cách mạng tiến bộ. Chúng tôi không tán đồng quan điểm này. Bởi vì, như trên đã chứng minh, Văn Thân tuy có lòng ái quốc, nhưng ái quốc một cách mù quáng, thiển cận. Đối nội thì không khôn ngoan đoàn kết mọi tầng lớp. Đối ngoại thì không mở lòng để chấp nhận học hỏi những tiến bộ khoa học kĩ thuật của Tây phương, nhất là chưa đủ khả năng để tiếp thu những tư tưởng tự do dân chủ Tây phương. Giả như Phong trào Văn Thân thành công thì họ vẫn đi theo con đường quân chủ chuyên chế và vẫn thần phục Trung Hoa, nhất là về mặt tư tưởng, văn hóa. Tuyệt nhiên không hề thấy giới Văn Thân thế kỉ 19 tỏ ra dấu hiệu tiến bộ, hay là muốn đi theo tân học gì cả.
• Rất tiếc, hồi giữa thế kỉ 19, giới Văn Thân đã không có ai bình tĩnh và sáng suốt đủ để nghe lời trần tình của nhà tân học Nguyễn Trường Tộ: “Nói tóm lại, bất kỳ trong đạo giáo nào, hễ ai phản nghịch loạn thường đều là người đắc tội trong tôn giáo, cứ áp dụng hình pháp không tha để cho đạo giáo được trong sạch. Còn ai yên phận tuân theo pháp luật thì để cho họ tự nhiên có hại gì đâu? Đồng hành mà không nghịch nhau là được, cần gì bắt phải nhất tề những cái mà tạo vật không thể nhất tề, cũng không cần thiết phải nhất tề, để làm tổn thương hòa khí?” (Nguyễn Trường Tộ. Di Thảo 2. Giáo môn luận. Bàn về tự do tôn giáo. Ngày 11 tháng 2 năm Tự Đức 16 tức 29 tháng 3 năm 1863. Dunglac.org).
• Ngày nay, sang thế kỉ 21 rồi, thế mà ngòi bút của các ông Văn Thân thời đại vẫn tiếp tục ngùn ngụt ngọn lửa căm thù và giả điếc làm ngơ trước những ý kiến xây dựng của những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp. Một trong những ý kiến đó là ý kiến của sử gia Trần Gia Phụng (không phải là tín đồ Thiên Chúa giáo) sau đây:
“Tuy nhiên cần phải chú ý là không phải toàn thể giáo sĩ, hay toàn thể tín đồ Thiên Chúa giáo người Việt, đều hợp tác với Pháp. Cũng cần phải chú ý thêm rằng trong hàng ngũ những người hợp tác với Pháp, không phải hoàn toàn chỉ là những người theo đạo Thiên Chúa…. Cần phải chú ý tới tất cả các khía cạnh trên, để nhấn mạnh đến một điều là những người hợp tác với Pháp, hay những người phản bội quốc gia dân tộc, hoàn toàn là những hành vi cá nhân của người đó, chứ không phải vì người đó theo một tôn giáo nào. Người Việt Nam cần tách bạch điều này để tránh bị lợi dụng, khích động, rồi đi đến chia rẽ, phân hóa, chỉ có lợi cho những thế lực phi quốc gia dân tộc”. (Trần Gia Phụng. Bước Đầu Truyền Giáo Tại Việt Nam. Tuyển tập Gia đình Thánh Tự 1957 – 2007. Trang 131-133).
*Trần Vinh
Tháng 6.2013
Người Công Giáo và hội Tam Điểm (Freemason)
Trần Mạnh Trác
14:10 13/06/2013
Một trường hợp treo chén.
Mới đây bên Pháp ngày 11 tháng 6 năm 2013 Đức Giám Mục Yves Boivineau của giáo phận Annecy đã cấm một linh mục địa phương không được thi hành sứ vụ công khai sau khi vị linh mục này tiết lộ đã gia nhập hội Tam Điểm (Freemason, Hội thợ hồ tự do)
(Bên VN chúng ta gọi Freemason là Tam Điểm bởi vì các hội viên thường viết 3 chấm theo hình tam giác vào đằng sau những danh xưng F và M, có nghiã là Sư huynh/Sư đệ (Frère), Đại Sư phụ (Maître) )
Linh mục Pascal Vesin, 43 tuổi, đã bị treo chén vì hoạt động cho 'hội quán' (Masonic lodge) Grand Orient. Ngài nhập hội năm 2001, 5 năm sau khi chịu chức linh mục.
Theo những nghiên cứu cuả linh mục William Saunders thì từ năm 1877, hội quán "Grand Orient" đã loại bỏ sự cần thiết phải tin vào Thiên Chúa hoặc sự bất tử của linh hồn, do đó có thể nhận người vô thần vào hội của họ, những hội Tam Điểm vô thần như thế đang đặc biệt lan tràn ở các nước Châu Mỹ Latin.
Đức Giám Mục Boivineau đã treo chén vị linh mục này theo lời yêu cầu từ Rome.
Giáo phận mô tả việc treo chén không phải là một hình phạt vĩnh viễn, đó chỉ là một "liều thuốc đắng" nhằm khuyến khích sự trở lại của vị linh mục.
Vị linh mục tuyên bố rằng ông không coi hội Tam Điểm là chống đối với Giáo Hội Công Giáo. Ông cho biết hành động của mình là "biểu hiện sự tự do tuyệt đối về lương tâm Công Giáo."
Rõ ràng vị linh mục này đã thơ ngây về hai chữ 'tự do' và 'lương tâm' và có một cái nhìn phiến diện hoặc lầm lẫn về bản chất cuả Tam Điểm.
Rập khuôn theo các hiệp hội nghề nghiệp bí truyền thời Trung Cổ, các 'tay thợ hồ tập sự' sẽ được truyền thụ thêm các 'bí mật trong nghề' khi được thăng chức (có thể có tới 30 cấp). Ngày nay nhửng hội Tam Điểm, qua nhiều biến thiên và thay đổi về thành phần hội viên, có những 'bí mật' không còn tính cách nghề nghiệp nữa mà chỉ là những tôn chỉ hành động, mỗi nơi có những 'bí mật' riêng.
Vậy thì vị linh mục có 'tự do tuyệt đối' không khi ông ta thề mà không biết hết về những bí mật tương lai cuả hội, và ông ta có thực sự tỉnh táo không khi lấy mạng sống cuả mình ra để bảo đảm cho một lời thề độc?
Giáo Hội Công Giáo chống lại Tam Điểm vì tính chất bí mật, bài tôn giáo và lịch sử của những mưu mô chống đối Giáo Hội.
Những hội viên Tam Điểm từ lâu bị lên án vì nhiều lý do. Lý do chính được lặp đi lặp lại trong tài liệu năm 1983 cuả Bộ Giáo Lý Đức Tin, đó là vì những nguyên tắc cuả Tam Điểm "đã không bao giờ hòa hợp được với giáo lý của Giáo Hội."
"Các tín hữu tham gia hội Tam Điểm thì ở trong tình trạng 'phạm tội trọng' và không thể rước lễ," theo tài liệu ký năm 1983 bởi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, sau này là Giáo Hoàng Benedict XVI.
Trong lá thư gửi cho các giám mục Mỹ năm 1985, nguyên Tổng Giám Mục Boston Hồng Y Bernard Law, lúc đó là chủ tịch uỷ ban Nghiên Cứu Mục Vụ và đã kết thúc một chương trình nghiên cứu về Tam Điểm ở Mỹ, đưa ra kết luận, vì hội Tam Điểm chủ trương một hình thức tôn giáo "tự nhiên" cho nên "không phù hợp với đức tin và thực hành Kitô giáo."
Để đào xâu hơn, xin được giới thiệu hai bài tham khảo, một bài có nhiều dữ liệu lịch sử và bài kia bàn về khiá cạnh giáo luật và thần học. Bài 'Catholics and the Freemason Religion' cuả linh mục William Saunders, viện trưởng viện Notre Dame Institude ở Alexandria viết ngày 9 tháng 5 năm 1996 nói về lịch sử và bài 'Catholicism vs Freemasonry irreconcilable forever' cuả linh mục Robert I. Bradley, dòng Tên, tác giả nhiều sách lịch sử và thần học, viết ngày 25 tháng 10 năm 2005 trình bày nhiều khiá cạnh thần học và giáo luật:
Người Công Giáo và "tôn giáo" Tam Điểm
Linh mục William Saunders
Đi tìm nguồn gốc của Tam Điểm, hoặc những gì chính thức được gọi là Tam Điểm, thì quả là một việc làm khó khăn.
Một trong những hậu quả của phong trào Tin Lành là những việc xây dựng nhà thờ đã suy giảm, do đó số hội viên xây cất cũng xuy giảm, các bang hội phải thu nhận thêm những người từ bên ngoài (ngoại ngạch) để tồn tại. Cuối cùng, số hội viên ngoại ngạch vượt quá số thợ chuyên môn, và các bang hội dần dà trở thành những nơi tụ tập cho các cuộc thảo luận về đạo đức và luân lý trong khi vẫn lưu giữ các ký hiệu bí mật cuả nghề nghiệp lúc ban đầu. Bốn bang hội đã sáp nhập vào nhau vào năm 1717 tại London, Anh quốc, để thành lập một 'hội quán Tam Điểm' goị là Grand Lodge of Freemasons (Đại Hội Quán cuả những thợ hồ tự do). (Một "thợ hồ tự do" (Tam điểm) là một người có tay nghề cao, được hưởng những đặc quyền trong bang hội.) Các hội viên Tam Điểm từ đó lan tràn ra khắp thế giới.
Theo những "cẩm nang" cổ của Tam Điểm, thì họ tự mô tả tổ chức bằng những câu như:
"một hệ thống đạo đức đặc biệt ẩn hiện dưới một chiếc khăn voan là những lời nói bóng bẩy và được minh họa ra bằng những biểu tượng",
"một khoa học đang tham gia vào việc tìm kiếm sự thật thần thánh," và
"là hoạt động cuả những người đàn ông đoàn kết chặt chẽ với nhau, sử dụng các biểu tượng vay mượn chủ yếu từ bang hội của nghề thợ hồ và cuả những người khác nữa và từ đó sẽ tạo nên một liên minh phổ quát cho nhân loại mà ngay từ bây giờ họ mong muốn thực hiện việc đó trên một quy mô nhỏ (là nhóm cuả họ.) "
James Anderson (mất năm 1739), là một đại sư phụ cuả Tam Điểm và cũng là một mục sư người Scotland, đã viết cuốn (Sách Hiến Pháp) trong đó ông giả tạo ra một lịch sử Tam Điểm nay được gọi là "lịch sử truyền thống". Người Tam Điểm (Thợ Hồ) cho rằng Thiên Chúa là một "kiến trúc sư vĩ đại" đã thành lập ra hội (thợ hồ) Tam Điểm, và những người như Adong và các Tổ Phụ là những khách hàng. Chúa Giêsu được liệt kê là "Grand Master" (Đại Sư Phụ) của Kitô giáo. Họ nhận rằng chính họ là những người đã dựng nên chiếc tàu cuả ông Noah, xây tháp Babel, xây các kim tự tháp và đền thờ cuả vua Solomon.
Từ đó Tam Điểm đã vay mượn rất tự do từ những lịch sử và truyền thống của các 'giáo phái' như Druids, Mithars, Thầy buà Ai Cập, Rosicrucians và nhiều nơi khác để thêu dệt nên một lịch sử 'hổ lốn' của họ.
Giáo Hội Công Giáo có nhiều khó khăn với Tam Điểm bởi vì nó thực sự là một loại tôn giáo riêng biệt. Họ có đền thờ, bàn thờ, luật đạo, nghi lễ thờ phượng, áo lễ, ngày lễ, một hệ thống phẩm trật, có nghi lễ nhập môn và mai táng, và hứa hẹn phần thưởng đời đời và sự trừng phạt. Trong khi ở Mỹ hầu hết các hội viên Tam Điểm là Kitô hữu cho nên một quyển Kinh Thánh thường được trưng bày trên "bàn thờ" của họ, nhưng ở những nơi khác, người Do Thái, người Hồi giáo, Ấn giáo hoặc tôn giáo ngoài Kitô giáo khác có thể được thu nhận và có thể sử dụng sách thánh riêng của mình. (Ở Pháp, vào năm 1877, hội quán "Grand Orient" loại bỏ sự cần thiết phải tin vào Thiên Chúa hoặc sự bất tử của linh hồn, do đó thừa nhận người vô thần vào hội của họ, những hội Tam Điểm vô thần này đang đặc biệt lan tràn ở các nước Châu Mỹ Latin.)
Hơn nữa, các nghi lễ cuả họ làm sai lạc những ý nghiã của Kitô giáo. Thập giá được họ xử dụng làm một biểu tượng của thiên nhiên và sự sống đời đời, chứ không phải là sự cứu chuộc của Chúa Kitô cho tội lỗi. Chữ INRI (Đối với Kitô hữu là "Iesus Nazarenus Rex Iudaeorum", tức là Chúa Giêsu thành Nazareth Vua dân Do Thái) thì với Tam Điểm có nghĩa là "Igne Natura Renovatur Integra" ("ngọn lửa của thiên nhiên làm hồi xuân tất cả) tức là (sự thật và tình yêu) sẽ tái sinh ngọn lửa thiêng của nhân loại, cũng giống như mặt trời tái tạo thiên nhiên trong mùa xuân.
Các nghi lễ cũng có hại cho Công Giáo. Trong nghi thức gia nhập, ứng viên thể hiện sự mong muốn tìm kiếm "ánh sáng", và anh ta được đảm bảo sẽ nhận được ánh sáng của việc hướng dẫn thiêng liêng mà anh ta sẽ không thể nhận được trong những Giáo Hội khác, và rằng anh ta sẽ đạt được sự an nghỉ đời đời trong "hội quán thiên quốc" nếu anh ta sống và chết theo nguyên tắc của Tam Điểm. Cũng cần lưu ý rằng kể từ khi Tam Điểm thu nhận những người ngoài Kitô giáo, thì việc sử dụng tên của Chúa Giêsu đã bị cấm.
Một tinh thần chống Công Giáo cũng âm ỉ trong các hội Tam Điểm. Hai kẻ thù truyền thống của Tam Điểm là hoàng gia và các giáo hoàng. Người Tam Điểm tin rằng Chúa Kitô, chết trên đồi Canvê, là "vị tông đồ lớn nhất của nhân loại, đã đương đầu chống lại chế độ chuyên quyền La Mã và sự cuồng tín và cố chấp của các linh mục." Khi một hội viên Tam Điểm đạt tới cấp 30 trong hệ thống phẩn trật, được gọi là Kadosh, người đó phải nghiền nát dưới chân vương miện của giáo hoàng và vương miện cuả vua, và thề tranh đấu cho nhân loại được tự do thoát khỏi "ách nô lệ của chế độ chuyên quyền và chuyên chế tinh thần."
Một khó khăn thứ hai cho người Công Giáo liên quan đến việc cử hành lời thề. Một lời thề là một hành động tôn giáo để cầu xin Chúa chứng kiến sự thật hoặc sự thực hiện một lời hứa. Chỉ có Giáo Hội và nhà nước, vì những lý do nghiêm trọng, có thể yêu cầu một lời thề.
Một ứng viên tuyên thệ vào Tam Điểm và nhận những bí mật của nó bằng cách lấy cái chết tàn khốc hoặc sự tự hủy họa thân xác làm tin. Anh ta bị bịt mắt quỳ trước bàn thờ, đặt hai tay trên một cuốn sách luật thiêng liêng (có lẽ là Kinh Thánh), trên một thước thợ và một 'com pa', và lặp lại các lời thề theo sau một "sư phụ." Hãy nhớ rằng anh ta chưa có biết tất cả các "bí mật" trong lúc thực hiện lời thề như thế.
Lịch sử của Tam Điểm chứng minh tính chất chống Công Giáo cuả họ. Tại Hoa Kỳ, một trong những nhà lãnh đạo của Tam Điểm, đai sư phụ Albert Pike (mất năm 1891) gọi giáo hoàng là "một kẻ thù chí tử và nguy hiểm," và viết: "Các giáo hoàng trong hàng ngàn năm đã là những tên tra tấn đáng nguyền ruả của nhân loại, là những tên giả mạo xấu hổ nhất, khi chúng giả bộ là sức mạnh tinh thần của mọi thời đại. " Ở Pháp, vào năm 1877, và ở Bồ Đào Nha vào năm 1910, Tam Điểm đã nắm quyền kiểm soát chính phủ trong một thời gian và nhiều luật đã được ban hành để hạn chế các hoạt động của Giáo Hội, đặc biệt là trong việc giáo dục. Ở Châu Mỹ La-tinh, Tam Điểm cũng đang truyền bá những thái độ chống Giáo Hội và hàng giáo sĩ.
Kể từ khi có Sắc Lệnh "In Eminenti" của Giáo hoàng Clement XII năm 1738, người Công Giáo đã bị cấm tham gia Tam Điểm, và cho đến năm 1983, phải chịu hình phạt vạ tuyệt thông. (Các Giáo Hội Tin Lành, Chính thống, Hồi giáo và nhiều đạo khác cũng cấm Tam Điểm.)
Một sự lẫn lộn đã xảy ra vào năm 1974, khi một bức thư của Đức Hồng Y Franjo Seper, lúc đó là tổng trưởng của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã được giải thích sai lầm là người Công Giáo có thể tham gia hội Tam Điểm nếu 'hội quán' đó không chống Công Giáo, nhưng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã tuyên bố giải thích này là sai lầm trong năm 1981.
Vào ngày 26 Tháng 11 năm 1983, với sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Hội Thánh nhắc lại lệnh cấm người Công Giáo tham gia hội Tam Điểm: "Cái nhìn tiêu cực của Giáo Hội về hội Tam Điểm. .. vẫn không thay đổi, vì vì những nguyên tắc cuả Tam Điểm đã không bao giờ hòa hợp được với giáo lý của Giáo Hội. Do đó, các tín hữu tham gia hội Tam Điểm thì ở trong tình trạng 'phạm tội trọng' và không thể rước lễ". Tuy nhiên, lời nhắn nhủ này và cả luật Hội Thánh năm 1983 cũng không áp đặt hình phạt vạ tuyệt thông.
Công Giáo và Tam Điểm muôn đời không hoà hợp
Linh mục Robert I. Bradley, dòng Tên.
(Có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ ) Thái độ chính thức của Giáo Hội Công Giáo ngày nay đối với Tam Điểm là gì? (một câu hỏi hàm chứa ý tưởng rằng Giáo Hội thực ra không có một chủ trương rõ rệt về Tam Điểm.) Để làm sáng tỏ sự bối rối trên thiết tưởng chúng ta nên duyệt xét lại lịch sử những gì đã được đề cập trong các bộ luật cuả Giáo Hội trước khi đặt bất kỳ một nghi vấn nào khác.
Luật Giáo Hội cũ (được ban hành vào ngày Lễ Ngũ Tuần, ngày 27 tháng 5 năm 1917, hai tuần sau khi Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên tại Fatima) có một điều luật (canon) rõ ràng bao gồm tất cả các lời kết án Tam Điểm bởi các vị giáo hoàng trước đó. Như sau (Canon 2335):
Những người gia nhập các hiệp hội của giáo phái Tam Điểm (Masonic sect) hoặc bất kỳ những hiệp hội nào khác giống như thế đang âm mưu chống lại Giáo Hội và chính quyền dân sự hợp pháp thì bị vạ tuyệt thông tiền kết chỉ có Tòa Thánh mới có quyền hoá giải.
Tuy nhiên, trong tinh thần của Công Đồng Vatican II, khi việc sửa đổi Giáo Luật đang được tiến hành, tinh thần thịnh thời lúc đó là "đối thoại đại kết" làm cho nhiều vị giám mục đặt câu hỏi là liệu Canon 2335 còn có hiệu lực không. Trả lời những câu hỏi như thế, một bức thư của Đức Hồng Y Francis Seper, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, gửi tới tất cả các vị Chủ tịch của các hội đồng giám mục, ngày 18 Tháng Bảy năm 1974, nói rằng: (1) Tòa Thánh đã nhiều lần và đang tìm kiếm thêm thông tin về các hoạt động hiện đại cuả Tam Điểm nhằm chống lại Giáo Hội từ các giám mục, (2) trong khi chờ đợi sự sửa đổi của Bộ luật mới, sẽ không có luật nào mới về vấn đề này, (3) tất cả các giáo luật thuộc về hình sự vẫn cần phải được hiểu đúng và (4) cấm hàng giáo sĩ, tu sĩ và các thành viên của các cơ sở dân sự cuả Giáo Hội gia nhập Tam Điểm.
Cấu trúc cuả bức thư quả là vụng về (trong đó, vì một lý do gì đó, đã không được công bố trên tạp chí chính thức cuả Tòa Thánh) đã được nhiều nơi giải thích là cho phép giáo dân gia nhập hội Tam Điểm tuỳ vào sự đánh giá của các giám mục địa phương, là các hội đó không tích cực âm mưu chống lại Giáo Hội và chính quyền dân sự hợp pháp.
Với tình trạng như thế kéo dài nhiều năm, một số không ít người Công Giáo đã thanh thản trở thành hội viên của Tam Điểm. Sau đó, vào ngày 17 tháng 2 năm 1981, Đức Hồng Y Seper lại ban hành một tuyên bố chính thức khác là: (1) bức thư trước của ngài không thay đổi hiệu lực của Canon 2335 trong bất kỳ trạng huống nào, (2) các hình phạt theo giáo luật quy định vẫn không bị bãi bỏ vì bất kỳ lý do nào và (3 ) ngài nhắc lại rằng những nguyên tắc chung được dành cho các giám mục địa phương để giải quyết các trường hợp cá nhân, chứ không phải là để dành cho bất kỳ hội đồng giám mục một thẩm quyền công khai phán xét bản chất của một hiệp hội Tam Điểm, mà một cách nào đó làm tổn hại đến các quy định trước đây.
Bởi vì lời tuyên bố thứ hai này cũng lúng túng giống như lời tuyên bố đầu tiên, sự nhầm lẫn vẫn không kết thúc. Cuối cùng, vào năm 1983 Bộ luật mới được ban hành với điều luật Canon 1374:
Ai gia nhập một hiệp hội có âm mưu chống lại Giáo Hội thì phải bị trừng phạt với một hình phạt tương xứng, ai khuyến khích hoặc giữ một chức vụ trong một hiệp hội như vậy thì phải bị trừng phạt bằng một hình phạt cấm.
Tuyên bố của Đức Hồng Y Ratzinger
Sau khi ban hành luật mới, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng mới của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, cũng ban hành một tuyên bố mới: (1) Canon 1374 có nội dung giống như Canon 2335 cũ, mặc dù "giáo phái Tam Điểm" không còn được nêu tên rõ ràng, nhưng điều đó không làm suy yếu điều luật cũ (2) sự phán xét tiêu cực của Giáo Hội về Tam Điểm vẫn không thay đổi, bởi vì các nguyên tắc Tam Điểm không thể hòa giải với giáo huấn của Giáo Hội ("earum Principia sempre iconciliabilia Habita sunt kiêm Ecclesiae Doctrina") (3) người Công Giáo gia nhập Tam Điểm thì ở trong tình trạng phạm tội trọng và không thể rước lễ và (4) không một thẩm quyền của Giáo Hội địa phương nào có quyền thay đổi những phán xét của Thánh Bộ.
Với những tuyên bố chính thức của Giáo Hội Hoàn Vũ như trên, thì rõ ràng rằng sự nhầm lẫn đáng tiếc của rất nhiều người Công Giáo liên quan đến Tam Điểm phải được xem như là những sai lầm tạm thời, coi như thể là một hệ quả tốn kém nhất do sự thiếu ý thức về Công Đồng Vatican II. Nhưng chúng ta có thể hy vọng rằng, cũng như nhiều vấn đề khác đã xảy ra trong Giáo Hội trong nhiều năm, vẫn có một sự quan phòng, một phước lành tiềm ẩn dưới những bề ngoài xáo trộn. Là bây giờ, rõ ràng hơn bao giờ hết, chúng ta thấy tại sao Giáo Hội Công Giáo đã và sẽ luôn luôn phản đối hội Tam Điểm.
Đầu tiên, có vẻ hợp lý cho rằng lý do chính mà hội Tam Điểm bị Giáo Hội kết án bởi vì đây là một hiệp hội đầy âm mưu. Lời mô tả được xử dụng trong cả hai bộ Giáo Luật là âm mưu chống lại Giáo Hội (và, trong luật cũ, âm mưu chống lại cả nhà nước). Hơn thế nữa, các tài liệu cuả giáo triều mà chúng tôi đã trích dẫn (năm 1974) dường như cũng ngụ ý rằng, một trong những điều kiện tiên quyết để cho phép người Công Giáo tham gia vào một hội quán Tam Điểm là liệu nó có chủ động âm mưu chống lại Giáo Hội và Nhà Nước hay không. Tuy nhiên, măc dù ý kiến này xem ra có vẻ hợp lý, nhưng dường như không đủ. Bằng chứng hiển nhiên (cuả sự kết án) sẽ được tìm thấy ở trong hai tài liệu cuả giáo triều kế tiếp (năm 1981 và 1983), và dứt khoát hơn là từ toàn bộ lịch sử trước đó qua nhiều hồ sơ cuả Rome, cuả giáo triều và cuả các giáo hoàng, về hội Tam Điểm.
Bắt đầu với thông điệp cuả ĐGH Clement XII năm 1738 (hai mươi năm sau khi 'Đại Hội Quán' (Grand Lodge) ở Anh quốc được thành lập, sự kiện thường được coi như là sự bắt đầu của phong trào Tam Điểm hiện đại) và trải qua mười triều đại giáo hoàng kế tiếp, Giáo Hội thường xuyên tuyên bố chống lại Tam Điểm, đỉnh điểm là thông điệp (Nói về Nhân loại) vào năm 1884 cuả ĐGH Leo XIII đã lên án sự giối trá cuả hội Tam Điểm về mục tiêu thực sự của nó trong xã hội và hậu quả của những chính sách bí mật cuả nó chống lại các cơ quan của Giáo Hội và cuả Nhà Nước, thậm chí các đẳng cấp cuả chúng cũng dùng để chống đối lẫn nhau. Những sự giối trá đó đã từng được nhiều vị giáo hoàng lưu ý tới. Và nhiều thế kỷ sau và ngay cả ở tại đây (Hoa Kỳ,) người ta cũng đã ghi nhận rất nhiều bằng cớ về những mưu mô gian dối cuả hội này.
Tuy những kiến thức về chiến lược cuả Tam Điểm có giúp phần nào cho sự hiểu biết về bản chất của phong trào, những kiến thức đó chỉ là thứ yếu mà thôi. Vì bản chất cuả nó hoàn toàn phụ thuộc vào những gì là định nghiã đích thực cho phong trào: nội dung của những âm mưu chỉ là "phương pháp" mà thôi, “cứu cánh”xác định và biện minh cho “phương tiện.” Cái nội dung tức là cái cứu cánh chính là những gì chúng ta phải kiểm tra, nếu chúng ta muốn hiểu được những lý do cơ bản và dứt khoát cuả sự kết án của Giáo Hội.
Lý do cơ bản này có thể tóm gọn qua lời cuả Tông huấn (Nói về Nhân loại) cuả ĐGH Leo XIII.
.. . những gì là mục đích cuối cùng của họ đã tự phanh phui ra ánh sáng, đó là âm mưu lật đổ toàn bộ trật tự tôn giáo và chính trị của thế giới mà việc giảng dạy cuả Kitô giáo đã sản xuất ra, và thay thế bằng một nhà nước mới phù hợp với ý tưởng của họ, đó là căn bản cuả pháp luật phải được rút tiả ra từ ‘chỉ một’ "chủ nghĩa Tự nhiên.". ..
Vậy thì, cơ bản cuả học thuyết Tự nhiên, theo họ, là trên hết, bản năng và lý trí cuả con người phải trở nên như một tình nhân và hướng dẫn viên. Như vậy, họ không đếm xiả gì đến trách nhiệm đối với Thiên Chúa, hoặc sẽ xuyên tạc những trách nhiệm ấy ra những điều mơ hồ lầm lạc. Vì họ từ chối bất cứ điều gì được giảng dạy từ Thiên Chúa, họ không chấp nhận các giáo điều tôn giáo hay sự thật nào mà họ không có thể hiểu được bằng trí khôn của con người, họ cũng không tuân phục một bậc thầy nào vì lý do thẩm quyền. Và vì Giáo Hội Công Giáo có nhiệm vụ đặc biệt và độc quyền qui định đâu là sự thật được Thiên Chúa mạc khải, để giảng dạy, ban phát ơn thánh cho phần rỗi, thực thi thẩm quyền, và bảo vệ sự thật với độ tinh khiết hoàn hảo, cho nên Giáo Hội trở thành mục tiêu mà các kẻ thù hợp lực tấn công với tất cả cuồng độ.
Thiên Chúa giáo và Tam Điểm do đó đối nghịch với nhau về cơ bản. Nếu một bên chấm dứt sự đối nghịch, bên đó trên thực tế trở thành một cái gì đó khác với những gì trước đây, với hiệu lực là bên đó sẽ không còn tồn tại như là nó nữa. Vì đạo Công Giáo cơ bản là một tôn giáo do mặc khải, cơ bản là ở trên cả hai phương diện số phận và nguồn lực. Vượt ra ngoài tất cả hiện thực cuả tự nhiên, Giáo Hội có xu hướng hướng tới một cõi đời đời của sự kết hợp không thể tả được với chính Thiên Chúa, và vượt lên trên tất cả tài nguyên thiên nhiên, Giáo Hội bắt đầu sự kết hợp với Thiên Chuá ở đây và bây giờ trong đời sống bí tích của Giáo Hội.
Tam Điểm, mặt khác, về cơ bản là một tôn giáo của "lý trí." Cũng như Công Giáo, sứ mệnh cao nhất cuả Tam Điểm là hứa hẹn một sự hoàn thiện trong trật tự tự nhiên. Và nó nhắm tới sự hoàn hảo này bằng những nguồn lực là sự tích lũy của các giá trị thuần túy nhân loại, dưới một biểu tượng là “lý trí”.
Tam Điểm dùng một chiếc “com pa” và một cây thước vuông làm biểu tượng cho chủ nghiã duy lý, được coi là đồng nghiã với tất cả những gì là "tự nhiên". Họ pha trộn tất cả các kinh nghiệm cuả con người từ những bí ẩn thuộc loại phù chú của Phương Đông xưa đến các kỹ thuật công nghệ của Tây Phương hậu hiện đại, để tạo ra một sự hổ lốn làm cơ sở cho lời tuyên xưng rằng Tam Điểm không chỉ là một tôn giáo, nhưng chính là ‘tôn giáo duy nhất’ (‘the’ religion): một Tôn Giáo "tự nhiên" của loài người. Đó là lý do tại sao họ đòi đánh dấu lịch sử cuả họ kể từ lúc khai nguyên cuả lịch sử, và dùng số niên lịch bằng "năm ánh sáng" (kể từ ngày đầu tiên của Sáng tạo) hay còn gọi là "năm của thế giới". Và đó là lý do tại sao họ đã chống đối Giáo Hội Công Giáo trước khi Giáo Hội Công Giáo chống đối họ. Bởi vì họ không thể chấp nhận việc Giáo Hội Công Giáo tuyên xưng mình là Giáo Hội thật, và việc Giáo Hội hạ thấp địa vị cuả họ thành một "giáo phái" mà thôi.
Bởi vì Giáo Hội Công Giáo dựa vào một Thiên Chuá Thật để tuyên xưng mình là Đạo Thật, phe Tam Điểm đối lập cũng phải tìm ra một nhận thức tương tự về Thiên Chuá để đối chọi lại. Và họ quả đã làm như vậy. Mặc dù Đức Giáo Hoàng Leo không minh thị ra những nghịch lý giữa Công Giáo và Tam Điểm qua điều răn thứ nhất của Thiên Chúa: "Ta là Đấng Thượng Đế, ngươi sẽ không thờ thần nào khác"- nhưng chắc chắn cách triệt để nhất và đơn giản nhất để phân định sự đối lập này là dùng giới răn này. "Thiên Chúa" cuả Tam Điểm chỉ là một hay là vị thần đã lừa phỉnh con người ngay từ thời khởi nguyên: là vị Thần Dữ trong bộ mặt nạ. Đây là lý do chính tại sao Giáo Hội Công Giáo đã lên án, và sẽ luôn luôn lên án, Tam Điểm. Rõ ràng chỉ một lý do này đã là đủ, và hầu ĐGH như Leo XIII cũng ngụ ý rằng, đó là lý do duy nhất trong thực tế.
Sự lạm dụng ác độc trong lời thề
Tuy nhiên, chúng ta có thể đưa thêm một lý do thứ hai. Cũng không xa rời lý do thứ nhất bao nhiêu, vì cũng đặt căn bản trên Giới răn thứ nhất, nhưng chúng ta có thể phân biệt lý do thứ hai này dựa vào căn bản cuả Giới răn thứ hai. Trước khi tông huấn được ban hành, thì đã có một tác phẩm ngắn gọn nhưng sâu sắc về Tam Điểm do giám mục cuả Orleans là Felix Dupanloup viết, DC Dupanloup đã ghi nhận tỉ mỉ các sự kiện, và sự trầm trọng cuả các âm mưu của Tam Điểm. Nhưng những gì ngài đã nhấn mạnh, ngoài những điểm chính sẽ được đức Leo XIII nói tới, tức là những vi phạm về Giới răn thứ nhất, là hành vi vi phạm về giới răn thứ hai do việc sử dụng một cách sai trái và ác độc nghiêm trọng của lời tuyên thệ. Những lời tuyên thệ trong toàn bộ nghi lễ của hội Tam Điểm không chỉ là những lời hứa dựa trên danh dự cá nhân mà thôi. Nhưng chính thức là những lời kêu lên một đấng tối cao, và cam kết hoàn toàn ủy thác sự sống cuả mình cũng như hứng chiụ những hình thức xử phạt thảm khốc nhất. Giáo Hội Công Giáo nhìn thấy lời tuyên thệ đó là một tội ác nghiêm trọng. Dù cho người tuyên thệ có tin những điều họ nói ra hay không. Nếu họ tin, thì Thiên Chúa đang được họ gọi đến để chứng giám sự đảo ngược lòng trung thành đã được Thiên Chuá chúc lành cuả họ với Giáo Hội và nhà nước. Nếu lời tuyên thệ đơn thuần chỉ là hư cấu, thì Thiên Chúa đang được gọi đến để làm chứng cho một trò đùa.
Không phải là những bí mật diễn ra "đằng sau cánh cửa hội quán" là những lý do lớn cuả sự lên án của Giáo Hội. Mà đúng hơn là sự vi phạm giới răn thứ hai. Thực ra những bí mật của Tam Điểm mà người ta từng bàn tán, khó còn là những bí mật nữa. Trong thực tế, những người Tam Điểm thường xuyên tuyên bố là không có bí mật gì trong hội Tam Điểm cả - tất cả là một cánh cửa mở rộng cho những tâm trí thực sự cởi mở. Về điểm này, chúng ta có thể tin vào lời của họ: họ đang nói thực hơn cả những gì họ được biết!
Lập trường kết án Tam Điểm cuả Giáo Hội Công Giáo là rõ ràng và minh bạch. Do bản chất triết học của nó và kinh nghiệm lịch sử của nó, Tam Điểm vi phạm giới răn thứ nhất và thứ hai của Thiên Chúa. Nó không tôn thờ Một Thiên Chúa Thật trong mạc khải, là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, nhưng là tôn thờ một thần giả, tượng trưng cho sự siêu việt nhưng thực sự lại có thật: "thần" đó gọi là “Lý Trí”. Và khi họ kêu cầu đến Tên của Thiên Chúa Thật thì lại với một lý do bất xứng. Với một trường hợp hệ trọng như thế, thì những lý do như “bí mật” khi gia nhập và những “bí mật” cuả guồng máy “âm mưu” đã không còn gay cấn nữa, chỉ như là những điểm bàn cãi ngoài lề, phụ thuộc mà thôi.
Để kết luận: Người Công Giáo bây giờ có cái nhìn rõ ràng hơn về những gì thực sự là Tam Điểm. Họ là những người thừa kế (vô tình hoặc không thích hợp) của một tôn giáo mà chủ ý là thay thế tôn giáo cuả “một Thiên Chúa", và do đó là kẻ thù, trong bản chất cũng như trong mục đích, cuả Thiên Chúa giáo. Hội Tam Điểm trong tình trạng hiện đại thì nói cho cùng chỉ là một loại "Công Giáo giả" với một "Thiên Chúa giả": người từng muốn trở thành Thiên Chúa, là hoàng tử của thế gian, cha đẻ của những sự gian trá.
Thánh Gioan Lasan
Một linh mục nhân ái
Nhà giáo dục vĩ đại
Rất yêu thương trẻ em
Giáo dục là điều cần
Phải cẩn thận sửa dạy
Một lòng vì đức ái
Và vì sự nhiệt tâm
Để cứu các linh hồn
Của học sinh bé nhỏ
Phải luôn luôn chứng tỏ
Cho trẻ thấy tình thương
Trách nhiệm ấy vô cùng
Tuy phải răn dạy chúng
Nhưng phải luôn linh động
Giáo dục bằng lòng nhân
Đây mái trường Lasan
Trường học của Thiên Chúa
Dạy yêu thương, giúp đỡ
Luôn chan chứa nghĩa tình.
Nhớ Bố Ngày Hiền Phụ
Chúa dạy con biết đường về cõi sống,
trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề,
ở bên Ngài hoan lạc chẳng hề vơi!
Thánh Vịnh 16:11
Bố tôi qua đời đã mười hai năm, nhưng gương sáng về cách sống của người vẫn hiện diện trong tôi. Người đã lưu lại cho tôi tất cả gia tài tinh thần của người, cũng như cho mỗi một con cháu, để càng ngày tôi càng cảm thấy gia tài đó thật qúi giá. Bây giờ tôi mới hiểu ra vì sao lúc nào người cũng tươi cười, ngay cả khi cuộc sống gặp muôn vàn khó khăn lao nhọc.
Chúa đã ban cho người đời sống hết sức dồi dào, đầy ơn sủng: người được sống đến tuổi già, nhìn đàn con cháu đông đúc, và biết bao thân quyến bạn bè, ai ai cũng qúi mến thương yêu người.
Sinh ra trong thời loạn ly, người đã chia sẻ khổ đau của quê hương đất nước. Bốn lần vượt biển cam go, và các lần lánh nạn lớn nhỏ khác, người đã ôm trọn gia đình đem đến chỗ bằng an. Trong các chuyến đi, lúc nào chiếc ghe của người cũng có người ngoài; người sẵn sàng chia bớt nơi ăn chỗ nằm với họ.
Người đã thương yêu tận tụy chăm sóc mẹ tôi. Người làm những việc lớn nhỏ để bà đỡ vất vả, và chiều ý bà ngay cả khi trái ý người. Nhờ vậy mà trong nhà lúc nào cũng đầm ấm, các con, mặc dầu đã lập gia đình, cũng muốn trở về.
Người đã hết lòng thương yêu, nuôi nấng dạy dỗ các con. Tần tảo vất vả sớm hôm, lúc ngoài khơi, khi trên bờ, lúc nào người cũng làm việc hết sức mình để chu cấp cho gia đình. Người vui khi thấy tôi chăm chỉ học hành, và nhảy mừng khi được tôi báo tin thi đậu. Người hiền lành đến nỗi, có khi tôi làm điều lầm lỗi, người cũng không la rầy trách mắng. Bất kể rể dâu, người đều nhường nhịn bênh vực. Người cưng chiều cháu chắt và luôn luôn có mặt trong các dịp vui buồn.
Người dạy cho tôi biết tôn trọng người trên, thương yêu mọi người, và chăm lo thờ phượng Chúa. Tôi còn nhớ, vào mỗi mồng Một Tết, người thức chúng tôi dậy sớm, lần chuỗi ba tràng, đọc kinh cầu. Người nói, “Mình phải đọc kinh để cầu cho quê hương đất nước, cho tổ tiên, ông bà…”
Khi có miếng ngon, người chia sớt với bà con, ngay cả khi túng thiếu, người cũng tìm cách giúp đỡ. Với người quen biết cùng khổ, người càng để ý chăm nom.
Nhà của người không bao giờ vắng khách. Bạn bè của người lui tới thường xuyên, khi công chuyện làm ăn, khi sinh hoạt cộng đoàn; người lạ hay quen, người đều tiếp đón niềm nở. Người sốt sắng tham gia việc chung, ngay cả khi tuổi già sức yếu, nêu gương phục vụ mọi người. Trong mọi việc, người luôn tươi cười vui vẻ, biểu lộ lòng thương người một cách chân thành bình dị.
Người phó thác mọi điều trong sự quan phòng của Chúa, mà tôi nghĩ đó là bí quyết cuộc sống mang lại hạnh phúc cho người.
Những ngày cuối đời, người nằm ở nhà dưỡng lão, gánh chịu đớn đau thể xác, đền bù tội lỗi cho tôi và các con cháu. Những lần ghé thăm và đút cho người ăn, tôi sung sướng vô cùng. Lần nào người cũng ăn hết mâm cơm. Với căn bệnh quên Alzheimer như của cố Tổng Thống Reagan, nhưng khi nghe đọc các câu kinh quen, người im lặng lắng nghe và như muốn đọc theo. Gần gũi người tôi thấy thật vui, vì biết mình còn bố, vì người sống thọ.
Bây giờ người đã ra đi và mỗi khi có dịp hồi tưởng, như trong ngày Hiền Phụ, tôi nhớ các gương sáng của người. Tôi muốn bắt chước người, nhất là sự bình tâm phó thác, lòng thương yêu tha nhân như người đã thể hiện. Gia sản đó thật qúi giá nhưng cũng nhiều thách đố, vì sống được như người quả là một hồng ân mà Chúa đã ban cho.-
GIÓ THOẢNG
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Gửi ai một đoá hoa này
Mang theo gió thoảng rì rào lời hoa.
(nđc)
1. Đức Thánh Cha: Xây dựng một Giáo Hội giàu có là hình thành một Giáo Hội già nua, thiếu sức sống
Trong thánh lễ sáng thứ Ba 11 tháng Sáu tại Casa Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày các suy tư của ngài về cách thức các Tông Đồ ra đi rao giảng Tin Mừng. Đức Thánh Cha nói rằng các vị không lo lắng về của cải vật chất. Thay vào đó, các ngài có niềm tin rằng Chúa sẽ ban cho họ những ân sủng của Ngài.
Đức Thánh Cha nói:
Tin Mừng được rao giảng từ sự vô vị lợi, từ sự kinh ngạc trước ơn cứu độ đang xảy đến: đó là hễ tôi nhận được nhưng không, tôi phải cho đi nhưng không. Thuở ban đầu là như thế. Thánh Phêrô đã không có một tài khoản trong ngân hàng, và khi ngài phải đóng thuế, Chúa bảo ngài ra biển bắt cá và tìm thấy một đồng xu bên trong nó, để ngài có tiền mà đóng thuế. Thánh Philipphê, khi ông gặp bộ trưởng Tài chính của Nữ hoàng Candace đã không nghĩ rằng 'Ah, tốt, hãy nhân cơ hội này để gây quỹ hỗ trợ Tin Mừng ... Không! Thánh nhân không 'tính toán' như thế với ông ta: Ngài rao giảng, rửa tội và rút lui.
Tất cả mọi thứ đều là ân sủng. Tất cả mọi thứ. Và đâu là những dấu chỉ một tông đồ sống với cách thức trả công này? Có rất nhiều, nhưng tôi nhấn mạnh hai điều này thôi: Thứ nhất, là thanh bần. Việc rao giảng Tin Mừng phải theo con đường thanh bần. Chứng tá của sự thanh bần này là: Tôi không có của cải gì cả, sự giàu có của tôi là ân sủng tôi nhận được, là Thiên Chúa: tiền công này là sự giàu có của chúng ta! Và sự thanh bần này cứu chúng ta khỏi trở thành những nhà quản lý, những doanh nhân ... Công việc của Giáo Hội phải được tiến hành, và một số công việc có đôi chút phức tạp, nhưng phải được thi hành với một con tim thanh bần, không phải con tim của một nhà môi giới đầu tư, hay một doanh nhân.
Đây là hai dấu hiệu đặc trưng một tông đồ sống thanh bần: sự khó nghèo và khả năng ca ngợi Chúa. Khi chúng ta thấy những tông đồ muốn xây dựng một Giáo Hội giàu có và thiếu vắng sự cho đi nhưng không, thì Giáo Hội trở nên già nua, Giáo Hội trở thành một tổ chức phi chính phủ, Giáo Hội trở nên thiếu sức sống. Hôm nay chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn cho chúng ta biết quý trọng sự hào phóng này là "Những gì nhận được nhưng không, hãy cho đi nhưng không'' Hãy nhận thức rõ ân sủng của Thiên Chúa là tiền thưởng mà chúng ta nhận được. Chúng ta hãy tiếp tục rao giảng Tin Mừng theo cách này.
2. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Than thở với Thiên Chúa về những đau khổ phải chịu không phải là một tội lỗi
Than thở với Thiên Chúa về những đau khổ phải chịu không phải là một tội lỗi, nhưng một lời cầu nguyện tự thâm tâm con người, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong Thánh Lễ buổi sáng Thứ Tư 5 tháng Sáu tại nhà nguyện của Domus Sanctae Marthae trước sự hiện diện của một số thành viên của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích và của Thư viện Tòa Thánh Vatican.
Câu chuyện về Tôbia và Sarah, trong bài đọc thứ nhất là trọng tâm bài giảng của Đức Giáo Hoàng: Hai con người công chính này đã phải sống trong những hoàn cảnh bi đát. Ông Tôbia đã bị mù dù đã làm bao nhiêu điều thiện đến mức suýt chết. Còn bà Sarah đã phải kết hôn với bảy người đàn ông nhưng họ lần lượt chết trước đêm tân hôn. Cả hai, trong tột cùng của đau khổ đã cầu nguyện với Thiên Chúa để cho họ được chết cho xong.
Đức Thánh Cha nói:
"Họ là những người rơi vào trong những tình huống bi đát, và họ tìm kiếm một con đường giải thoát. Họ than thở nhưng họ không nói lộng ngôn phạm đến Chúa":
"Than thở trước mặt Thiên Chúa không phải là một tội lỗi. Một linh mục mà tôi quen biết đã từng nói với một người phụ nữ than thở với Chúa về những bất hạnh của mình: Bà ơi, đó là một hình thức cầu nguyện. Cứ làm như vậy đi. Chúa lắng nghe, Ngài chú ý đến những thở than của chúng ta. Hãy nghĩ đến những con người vĩ đại, như ông Job, trong chương III đã nổi khùng lên: ‘Khốn nạn thay cái ngày tôi chào đời’, và tiên tri Jeremiah, trong chương thứ hai mươi gào lên: ‘Đáng rủa sả thay cái ngày ấy’- họ phàn nàn, thậm chí nguyền rủa, nhưng không phải là nhắm vào Chúa, nhưng là điên tiết lên trước cái tình cảnh của mình, phải không nào? Con người mà. "
Đức Thánh Cha đã trình bày suy tư của ngài về những người đang sống trên bờ vực: trẻ em suy dinh dưỡng, người tị nạn, người bị bệnh nan y. Ngài nhận xét rằng, trong bài Tin Mừng trong thánh lễ hôm thứ Tư trong tuần thứ Chín Mùa Quanh Năm, có những người thuộc bè Sa-đốc gài bẫy Chúa Giêsu về trường hợp khó khăn của một người phụ nữ, là người vợ góa của bảy người đàn ông.
"Những người Sa-đốc này đã nói về người phụ nữ này như thể cô ta là một vật thí nghiệm, hoàn toàn vô cảm khi coi cô là một vấn nạn đạo đức trừu tượng. Khi chúng ta nghĩ về những người đau khổ, chúng ta nghĩ về họ như thể họ đơn thuần là một câu hỏi hóc búa về đạo đức hay chúng ta nghĩ về họ với sự rung động của trái tim và thể xác chúng ta? Tôi không thích cái kiểu đề cập đến người những sống trong tình huống khó khăn một cách lạnh lùng đôi khi với các số liệu thống kê, chứ không phải với tình người. Trong Giáo Hội không thiếu những người đang phải sống trong những tình huống khó khăn này ".
Đức Giáo Hoàng nói rằng trong những trường hợp này, chúng ta hãy làm những gì Chúa Giêsu đã đưa ra:
"Hãy cầu nguyện cho họ. Họ phải đi vào con tim tôi, họ phải làm tôi bồn chồn lo lắng khi anh chị em tôi đang phải đau đau khổ. Đây là mầu nhiệm các thánh thông công: hãy cầu nguyện với Chúa, ‘Lạy Chúa, xin hãy nhìn đến người anh em này đang than khóc, đau khổ. Hãy cầu nguyện thực sự với thân xác cụ thể của chúng ta, chứ đừng chỉ là những ý tưởng suông, hãy cầu nguyện bằng con tim chúng ta."
3. Đức Thánh Cha Phanxicô: thói sùng bái ngẫu tượng thật nguy hiểm.
Trong Thánh lễ sáng hôm 06/06/2013 tại nhà trọ Thánh Marta của Vatican, Đức Thánh Cha đã nói về sự nguy hiểm của ngẫu tượng. Trong bài giảng về bài Tin Mừng trong ngày, ngài đã đề cập đến câu chuyện khi Chúa Giêsu được hỏi là trong mười điều răn điều nào là quan trọng nhất.
Chúa Giêsu đã trả lời: ‘Ngươi phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết sức và hết trí khôn’.
Đức Thánh Cha cho biết điều đó nhắc chúng ta về sự tinh vi và thực sự nguy hiểm của việc sùng bái ngẫu tượng.
Đức Thánh Cha nói: "Thánh Tông Đồ Giacôbê, nói rằng ai yêu mến thế gian thì tự biến mình trở thành kẻ thù của Thiên Chúa. Ngài bắt đầu bằng cách nói rằng: 'Hỡi bọn ngoại tình!'
Ngài gào thẳng vào mặt chúng ta với từ ngữ kẻ ngoại tình. Tại sao? Bởi vì bất cứ ai là một ‘bạn hữu’ của thế gian, thì kẻ ấy là một người sùng bái ngẫu tượng, một người không trung thành với tình yêu của Thiên Chúa! Chúng ta phải quay lại vì con đường chân chính không xa. Con đường đó mới thăng tiến và đưa chúng ta đến với Nước Thiên Chúa. Đó là con đường của lòng trung thành với Thiên Chúa tương tự như sự trung tín trong tình yêu hôn nhân".
Sau đó Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng ngẫu tượng được thể hiện theo những cách khác nhau, tùy thuộc vào tính cách hoặc lối sống của mỗi người. Ngài cũng nói thêm rằng bước đầu tiên là cầu nguyện với Thiên Chúa, để có thể bỏ lại ngẫu tượng sau lưng.
1. Buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư hàng tuần
Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 12 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến sứ vụ của Giáo Hội trong thế giới. Ngài giải thích rằng qua Bí Tích Rửa Tội, chúng ta được gia nhập vào Cộng Đoàn Dân Chúa để loan truyền tình yêu, hy vọng và niềm vui cho nhân loại.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến: Tiếp tục loạt bài giáo lý của chúng ta về Kinh Tin Kính, giờ đây chúng ta xem xét Giáo Hội như Dân Thiên Chúa, được kêu gọi hướng đến cuộc sống mới trong Đức Kitô. Chúng ta trở thành một phần của dân Thiên Chúa thông qua hồng ân đức tin và sự tái sinh thiêng liêng trong nước Rửa Tội. Lề luật của chúng ta là hai điều răn sinh đôi: đó là mến Chúa và yêu người.
Sứ vụ của chúng ta là trở thành men hy vọng nảy sinh từ tình yêu của Thiên Chúa trong thế giới đang bị tổn thương bởi tội lỗi và sự dữ. Giữa bóng tối trùng điệp thường xuyên bao quanh chúng ta, chúng ta được mời gọi để là vô số những điểm sáng, chiếu soi thực tại, và chỉ đường cho nhân loại hướng đến một tương lai tốt hơn. Lòng nhân lành của Thiên Chúa mạnh hơn bất kỳ sự dữ nào! Đích điểm của chúng ta là Vương quốc Thiên Chúa mà Đức Kitô đã khai mở trên trái đất và sẽ đạt đến sự viên mãn trong niềm vui thiên đàng.
Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, là một phần thiết yếu của kế hoạch yêu thương Thiên Chúa dành cho gia đình nhân loại. Cầu xin cho Giáo Hội luôn luôn là một nơi mà mọi người có thể gặp gỡ lòng thương xót Chúa và cảm thấy được chào đón, yêu thương, tha thứ và khuyến khích sống cuộc sống tốt đẹp của Tin Mừng.
2. ĐHY Kurt Koch cảnh báo khuynh hướng dân tộc hóa Giáo Hội của Chính Thống Giáo
Phát biểu tại Đại học Công Giáo Ukraina tại thủ đô Lviv của Ukraine, nhân vật đại kết hàng đầu của Vatican thách thức thế giới Chính Thống Giáo Đông Phương hãy "mạnh dạn xét lại vấn nạn lớn về Giáo Hội học của mình, cụ thể là, vấn đề tự trị của các Giáo Hội tại mỗi quốc gia và khuynh hướng dân tộc hóa Giáo Hội."
"Từ quan điểm của Chính Thống Giáo, Giáo Hội hiện diện tại tất cả các nhà thờ địa phương cử hành Thánh Thể, do đó, mỗi cộng đồng Thánh Thể là một Giáo Hội hoàn chỉnh," Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo nói.
"Ngược lại, từ quan điểm của Công Giáo, một cộng đồng Thánh Thể riêng biệt không thể là một Giáo Hội hoàn chỉnh. Nói cách khác, một điều căn bản trong Giáo Hội Công Giáo là sự thống nhất các cộng đồng Thánh Thể riêng biệt lại với nhau và với giám mục Rôma. Nghĩa là, Giáo Hội Công Giáo sống trong sự tương tác giữa các Giáo Hội địa phương và một Giáo Hội hoàn vũ duy nhất. "
Do đó, Giáo Hội Công Giáo nên "tăng cường luận điểm về tầm quan trọng của cuộc sống và hoạt động của Giáo Hội dưới quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng,", trong khi Chính thống giáo Đông Phương nên "mạnh dạn xét lại vấn nạn lớn về Giáo Hội học của mình, cụ thể là, vấn đề tự trị của các Giáo Hội tại mỗi quốc gia và khuynh hướng dân tộc hóa Giáo Hội."
"Điều quan trọng nhất là không để đi lạc khỏi mục tiêu của đối thoại đại kết giữa Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo, trong đó, theo quan điểm Công Giáo, ít nhất phải bao gồm việc phục hồi sự hiệp thông hữu hình của các Giáo Hội."
3. Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón tân đại sứ Mễ Tây Cơ cạnh Tòa Thánh, chia buồn về tai nạn xảy ra cho người anh trai
Hôm thứ Ba 10 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón tân đại sứ Mễ Tây Cơ cạnh Tòa Thánh là ông Mariano Palacios Alcocer tại điện Tông Tòa của Vatican. Sau khi chúc mừng Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Đại sứ nói: "Thật là một vinh dự đặc biệt cho tôi khi được hiện diện nơi đây với vị Giáo hoàng đầu tiên của Mỹ Châu La-tinh, người mà chúng tôi vô cùng kính trọng."
Đây là một thời điểm vừa ngọt ngào vừa cay đắng cho vị tân đại sứ, vì hôm thứ Sáu, anh trai ông đã qua đời trong một tai nạn ở bang San Luis Potosi của Mễ Tây Cơ. Đã có một lúc Tòa Thánh và chính phủ Mễ Tây Cơ lúng túng vì không biết vị tân đại sứ có thể tham dự buổi tiếp kiến với Đức Thánh Cha theo dự trù hay không.
Ông Mariano Palacios Alcocer đang trên đường đến Vatican thì hay tin người anh trai tử nạn đột ngột.
Đức Thánh Cha ân cần hỏi thăm về tai nạn đau lòng này.
Vị đại sứ trả lời:
- Anh con chết vì tai nạn máy bay trực thăng.
Vị tân đại sứ đã dẫn theo toàn bộ gia đình của mình, bao gồm cả cháu nội ông là những người ao ước được ông dẫn vào Tòa Thánh chào đón Đức Giáo Hoàng. Đức Thánh Cha ân cần hỏi thăm từng thành viên trong gia đình ông.
-Con tên là gì?
-Thưa Sebastian
- Còn con, tên con là gì?
-Thưa Fatima
-Fatima? Đức Mẹ Guadalupe của chúng ta không giận à?
-Chúng con đang ở Bồ Đào Nha vào thời điểm sinh cháu bé.
Đức Giáo Hoàng cũng ban phép lành cho cô con dâu của đại sứ và cả đứa cháu nội của ông vẫn còn trong bụng mẹ. Đại sứ đã tặng Đức Giáo Hoàng một cuốn sách về lịch sử các nhà thờ tại bang Queretaro, nơi ông từng là thống đốc. Cháu gái của ông thì tặng Đức Giáo Hoàng một bức ảnh Đức Mẹ Guadalupe, Quan Thầy Mỹ Châu.
Sau cuộc họp, vị đại sứ đã gặp gỡ giới báo chí tại tòa đại sứ Mễ Tây Cơ. Ông cho biết Đức Giáo Hoàng đã rất thông cảm với bi kịch gia đình ông.
Đại sứ Mariano Palacios Alcocer nói:
"Ngay trong lời nói đầu tiên của mình, Đức Thánh Cha đã bày tỏ tình liên đới cá nhân của ngài với tôi và gia đình."
Mặc dù Đức Giáo Hoàng chỉ có ý tông du Brazil để tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio De Janeiro, Đại sứ Mariano tin rằng Đức Thánh Cha vẫn để ngỏ khả năng có thể viếng thăm Mễ Tây Cơ.
4. Thánh Tâm Chúa Giêsu diễn tả tột đỉnh tình yêu và lòng thương xót thứ tha của Thiên Chúa đối với con người.
80,000 tín hữu và khách hành hương đã tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 9 tháng 6. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về tháng 6 là tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Ngài nhấn mạnh rằng lòng đạo đức bình dân đánh giá rất cao các biểu tượng, và Trái tim Chúa Giêsu là biểu tượng tuyệt đẹp về lòng thương xót của Thiên Chúa: nhưng đó không phải là một biểu tượng tưởng tượng, nhưng là một biểu tượng thực sự, diễn tả trung tâm, diễn tả suối nguồn, từ đó tuôn ra ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại.
Đức Thánh Cha nói:
Lòng thương xót của Chúa Giêsu không chỉ là một tâm tình, còn hơn thế nữa, nó là một sức mạnh trao ban sự sống, làm cho con người sống lại! Trong Tin Mừng hôm nay khi các môn đệ Chúa Giêsu đến Naim, một làng trong vùng Galilea, chính vào lúc đang diễn ra một đám tang: người ta đem chôn một thanh niên, con trai duy nhất của một bà góa. Khi trông thấy bà, Chúa cảm động trước sự đau khổ của bà. Sự xót thương này là tình yêu của Thiên Chúa đối với con người, là thái độ của Thiên Chúa trước sự khốn cùng của con người, với sự nghèo nàn của chúng ta, với khổ đau và sự âu lo của chúng ta.
Lòng thương xót của Thiên Chúa trao ban sự sống cho con người, cho nó sống lại từ cái chết. Chúa luôn luôn nhìn chúng ta với lòng thương xót, chúng ta đừng quên điều này, Người luôn luôn nhìn chúng ta với lòng thương xót, Người chờ đợi chúng ta với lòng thương xót. Chúng ta đừng sợ đến gần Người! Người có một con tim thương xót! Nếu chúng ta cho Người thấy các vết thương nội tâm của chúng ta, tội lỗi của chúng ta, Người luôn luôn tha thứ cho chúng ta. Người là lòng thương xót tinh tuyền. Chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu!
Sau Kinh Truyền Tin chào các tín hữu Đức Thánh Cha nói hôm nay tại Cracovia có hai nữ tu Ba Lan được tôn phong Chân phước: đó là chị Sofia Czeska Maciejowska, là người hồi tiền bán thế kỷ XVII đã thành lập Dòng các Trinh nữ dâng Đức Trinh Nữ Maria diễm phúc, và chị Margherita Lucia Szewczyk, là người hồi thế kỷ XIX đã thành lập Dòng các Nữ tử Trinh Nữ Maria Sầu Bi Diễm Phúc. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa với Giáo Hội tại Cracovia.
5. Biểu tình phò sinh lớn nhất trong lịch sử Ái Nhĩ Lan
Trong khi các nhà lập pháp Ái Nhĩ Lan xem xét một dự luật hợp pháp hóa phá thai, Phong Trào Phò Sinh tại Ái Nhĩ Lan đã tổ chức cuộc tuần hành phò sự sống lớn nhất trong lịch sử nước này.
Hơn 40,000 người đã tham dự đêm canh thức toàn quốc cho sự sống ở Dublin vào tối thứ Bẩy 8 tháng 6. Đức Tổng Giám Mục Michael Neary của Tuam, Đức Giám Mục Leo O'Reilly của Kilmore, và Đức Giám Mục Philip Boyce của Raphoe cùng tham dự chung với anh chị em.
"Số người hiện diện hôm nay cho thấy, dư luận quảng đại quần chúng Ái Nhĩ Lan đang ngày càng lo lắng về luật phá thai của chính phủ", cô Simons Caroline phát ngôn viên của Phong Trào Phò Sinh tại Ái Nhĩ Lan nhận định.
"Có những người hiện diện ở đây chưa bao giờ tham dự một sự kiện phò sự sống trước đây. Thông điệp chúng tôi muốn nói là luật này chẳng giúp gì cho phụ nữ và trẻ em, bất chấp những tuyên bố lặp đi lặp lại bởi thủ tướng Taoiseach và chính phủ của ông ta. "
6. Đức Thánh Cha gây bất ngờ cho những người hành hương tại Loreto, Italia
Khoảng 100,000 khách hành hương đã bất ngờ khi họ nhận được một cú điện thoại từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Sáng Chúa Nhật 9 tháng Sáu, Đức Thánh Cha đã gọi điện thoại chào thăm anh chị em đang tụ tập tại sân vận động Helvia Recina, ngay sau khi Đức Hồng Y Marc Ouellet cử hành Thánh Lễ cho hàng trăm ngàn anh chị em thuộc phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng.
- Hello, anh chị em vui vẻ không?
- Thưa Đức Thánh Cha. Xin hãy nghe tiếng vỗ tay. Đó là tiếng vỗ tay của các tín hữu, các thanh niên, các giám mục, và các viên chức. Hiện có hàng ngàn thanh niên ở đây thưa Đức Thánh Cha. "
Những người hành hương đã cuốc bộ trên con đường dài 30km bắt đầu từ Macerata đến Đền Thánh Đức Mẹ tại Loreto.
17 dặm hành hương qua đêm bắt đầu vào tối thứ Bảy và kết thúc vào sáng Chúa Nhật. Tất cả các cách từ Macerata đến thánh địa Đức Mẹ tại Loreto, Italia.
Cuộc hành hương này do phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng tổ chức, đã diễn ra trong 35 năm qua.
Trong thông điệp ngắn gọn, Đức Thánh Cha khuyến khích những người hành hương hãy sống đức tin của họ và thể hiện đức tin ấy trong cuộc sống hàng ngày của họ. Đức Thánh Cha cũng nói rằng cuộc sống là một cuộc hành hương, với đích điểm là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu.
7. Tín hữu Công Giáo Nga được phép kiệu Mình Thánh Chúa sau 95 năm
Năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dẫn đầu đoàn rước Mình Thánh Chúa lần đầu tiên tại Rôma. Chỉ vài ngày sau đó, một biến cố lịch sử đã xảy ra cách đó hàng ngàn dặm, trên đường phố St. Petersburg, ở Nga.
Lần đầu tiên trong 95 năm, các tín hữu Nga được phép cử hành Lễ Mình Máu Chúa Kitô bằng cách cung nghinh Mình Thánh Chúa Kitô trên lộ trình dài ba cây số giữa Nhà thờ Công Giáo Đức Mẹ Lộ Đức và Nhà thờ Thánh Catherine thành Alexandria.
Lần cuối cùng việc kiệu Mình Thánh Chúa diễn ra vào năm 1918. Kể từ đó, những biến động chính trị và xã hội đã cấm tất cả các lễ hội tôn giáo và các nghi lễ công khai, chấm dứt những truyền thống chung lâu đời của các Giáo Hội phương Đông và phương Tây.
Các tín hữu may lắm mới được phép rước kiệu trong nhà thờ của họ. Việc rước trên đường phố bị cấm triệt để.
Sự kiện lịch sử, diễn ra vào ngày 02 tháng Sáu, với sự tham dự của nhiều thành phần, bao gồm thành viên của các dòng tu, huynh đoàn và rất nhiều trẻ em. Họ được cảnh sát hộ tống qua khắp thành phố.
8. Tổ chức Lương Nông Thế giới cảnh báo: 868 triệu người đói kinh niên
Tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc (FAO) báo cáo rằng 868 triệu người, tức là 12.5 phần trăm dân số thế giới lâm vào cảnh thiếu ăn kinh niên.
Trong báo cáo "Hệ thống thực phẩm cho dinh dưỡng tốt hơn", FAO ước tính rằng trên thế giới hiện có hai tỉ người bị thiếu hụt về dinh dưỡng, và 26% trẻ em dưới năm tuổi bị còi cọc do suy dinh dưỡng.
Theo tổ chức này, đây là những con số không thể chấp nhận và đề nghị rằng việc triệt tiêu nạn đói phải là một ưu tiên hàng đầu.
FAO cảnh báo rằng, bên cạnh những chi phí hiển nhiên mà xã hội phải gánh chịu, phí tổn đối phó với những hậu quả của suy dinh dưỡng có thể lên tới 5% tổng thu nhập quốc dân. Để tránh điều này, việc áp dụng các biện pháp đơn giản có thể cải thiện được tình hình.
Chẳng hạn, FAO khẳng định có thể chống suy dinh dưỡng bằng cách cho phụ nữ kiểm soát nhiều hơn tài nguyên gia đình và thu nhập của họ, vì điều này sẽ có lợi cho sức khỏe của họ và con cái họ.
Tổ chức này cũng đề nghị các chính sách lương thực phải làm tăng năng suất nông nghiệp và các biện pháp nhằm cải thiện kết quả dinh dưỡng của hệ thống cung ứng nhằm làm giảm giá, trong khi cung ứng các thực phẩm đa dạng và bổ dưỡng hơn.
9. Vatican kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ và hỗ trợ người tị nạn
Gần 100 triệu người trên khắp thế giới đã phải rời bỏ nhà cửa và sống lưu vong. Trên tầm mức quốc tế, vấn đề người tị nạn được xem là một trong những vấn đề cấp bách nhất. Các chuyên gia nói rằng đó là vấn đề cần phải được giải quyết cả trên bình diện địa phương và toàn cầu.
Tòa Thánh Vatican đã phát hành một tài liệu có tựa đề ‘Chào đón Chúa Kitô nơi người tị nạn và những người buộc phải tản cư’. Tài liệu này nhắm đưa ra các hướng dẫn cho các thiện nguyện viên làm việc với người tị nạn.
Katrine Camilleri, Phó Giám đốc dịch vụ người tị nạn của Dòng Tên tại Malta nói:
"Tài liệu này làm rõ sự cần thiết phải bảo vệ phẩm giá của những người tị nạn, vì thế tài liệu phân tích vai trò của chúng ta như những tổ chức, và cá nhân tiếp đón người tị nạn. Chúng ta phải đối xử với người tị nạn như những cá nhân với những quyền lợi của họ. Chúng ta không thể nhìn họ như những con số thống kê, nhưng là những cá nhân cần được tiếp đón, chăm sóc và tôn trọng".
Tài liệu đã được Hội đồng Giáo Hoàng về Chăm sóc Mục vụ Di dân và Hội đồng Giáo hoàng "Đồng Tâm" phát hành . Văn bản này bổ sung cho tài liệu đã được phát hành vào năm 1992. Với thực tế về tình hình di dân đã thay đổi, phiên bản này cập nhật tình hình mới nhất hiện nay.
Đức Thánh Cha cũng đã từng lên tiếng về sự cần thiết phải giúp đỡ những người tị nạn trong những thời điểm thử thách này. Hiện nay Tòa Thánh đang đưa ra lời kêu gọi đến tất cả các Kitô hữu để phẩm giá của những người di dân và tị nạn được tôn trọng nơi những nước ra đi và những nước tiếp nhận họ.
10. Cuộc gặp vui nhộn giữa Đức Thánh Cha và các thanh thiếu niên các trường Dòng Tên
Hàng ngàn thanh thiếu niên đang theo học các trường Dòng Tên đã có buổi gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican. Các em học sinh đã chào đón Đức Thánh Cha tại Đại thính đường Phaolô Đệ Lục bằng những tiếng reo hò, những bài hát vui nhộn và những tràng vỗ tay vang dội. Nhân cơ hội này các em hỏi Đức Thánh Cha một số câu hỏi tự phát.
Đức Thánh Cha đã đề cập đến vai trò giáo dục của Dòng Tên trong việc củng cố đời sống tinh thần. Bản thân Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng là một tu sĩ Dòng Tên, vì thế một giáo sư đã đặt ra câu hỏi đặc biệt với ngài về lý do tại sao ngài quyết định trở thành một tu sĩ Dòng Tên.
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời: "Điều thôi thúc cha trở thành một tu sĩ dòng Tên chính là ý thức trở thành một nhà truyền giáo. Ra đi, mang theo sứ mạng truyền giáo để loan báo Chúa Giêsu Kitô. Đây chính là linh đạo của chúng ta. Ra đi và loan báo Tin Mừng, thay vì lặng lẽ đóng kín trong chính tổ chức của mình, thường là trong những tổ chức lỗi thời".
Những thanh thiếu niên thuộc các trường khác nhau của Dòng Tên ở Ý và Albania, và ở các độ tuổi khác nhau đã đặt cho Đức Thánh Cha một số câu hỏi đầy ngẫu hứng, trong đó có cô gái trẻ đặt ra câu hỏi rất trực diện: “Thưa cha, cha có muốn trở thành Giáo Hoàng không?”
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời: "Con biết đấy, một người muốn trở thành Giáo Hoàng là một người không quan tâm nhiều đến bản thân mình. Thiên Chúa không muốn như thế. Cha đã không mong trở thành Giáo hoàng".
Một bé trai đặt ra một loạt các câu hỏi gay go: "Làm thế nào cha lại quyết định trở thành linh mục chứ không phải là Giáo Hoàng? Khi nào thì cha quyết định trở thành một tu sĩ Dòng Tên? Cha có khó khăn khi phải rời bỏ gia đình và bạn bè để đi tu hay không? Có khó không cha?"
Đức Thánh Cha trả lời: "Nghe này. Điều đó thực sự gây khó cho cha. Thật không dễ chút nào. Nhưng đó cũng là khoảng thời gian tốt đẹp. Chúa Giêsu nâng đỡ các con và mang đến cho các con niềm vui. Tuy nhiên cũng có những khoảnh khắc u tối nội tâm, có những khó khăn, nhưng thật là tốt đẹp khi bước theo Chúa Giêsu và con đường của Ngài. Sự quân bình cho phép các con tiến về phía trước và đó là lúc những khoảnh khắc dễ thương ùa đến".
Mọi người cùng cười trong bầu khí trẻ trung, các em học sinh đã dâng tặng Đức Thánh Cha một vài bức thư và tranh vẽ. Đáng ngạc nhiên nhất là các em cũng tặng Đức Thánh Cha một con cừu.
11. Album mới của các nữ tu Dòng Biển Đức phá kỷ lục
Tu viện Đức Bà thành Êphêsô là một cộng đoàn nhỏ của 22 nữ tu dòng Biển Đức ở bang Missouri, Hoa Kỳ. Cho đến năm ngoái, không ai biết đến họ, nhưng tất cả đã thay đổi vào tháng Mười Hai năm 2012 sau khi cộng đoàn này được ca ngợi trên các báo như USA Today và Washington Times.
Nữ tu Scholastica, Phó viện mẫu cho hay: "Chúng tôi được mô tả như một cộng đoàn khổ tu. Chúng tôi dành hầu hết thời gian vào việc tìm kiếm Thiên Chúa, như vẻ đẹp, lòng nhân từ và sự thật".
Tất cả bắt đầu với một album mang tên 'Mùa Vọng ở Êphêsô'. Tất cả họ tự làm mọi thứ, từ đồ họa, ảnh nghệ thuật và chụp ảnh. Ngoài ra họ hát tất cả các bè bài theo kiểu cappella.
CD được thực hiện khá tốt. Nó đứng hàng đầu trong bảng xếp hạng các album cổ điển trong suốt sáu tuần và các nữ tu được vinh danh là 'những nghệ sĩ truyền thống cổ điển số một năm 2012'.
Vào tháng Năm, các tu sĩ Biển Đức của Đức Maria đã đứng đầu bảng xếp hạng khi phát hành album thứ hai của họ với tựa đề 'Thiên thần và các Thánh ở Êphêsô'. Album này nhằm tỏ lòng tôn kính các nhân vật thánh thiện như Đức Mẹ, Thánh Giuse và Thánh Phanxicô Xaviê, và nó cũng được thực hiện rất tốt.
Mẹ Cecilia, bề trên tu viện cho hay: "Với CD mới này, được mang tên 'Thiên thần và các Thánh ở Êphêsô', mọi người sẽ tìm thấy một album tương tự như 'Mùa Vọng ở Ephesus.' Tất cả chúng tôi cùng nhau hát, một lần nữa hát theo kiểu cappella, hoàn toàn không có nhạc cụ hỗ trợ".
Album được sản xuất bởi nhà sản xuất từng đạt giải thưởng Grammy, là Christopher Alder, ông nói rằng ban đầu ông không bao giờ hình dung là mình đang nghe nữ tu hát. Ông nói: "Trước hết tôi rất ngạc nhiên, làm thế nào mà họ lại hát hay như thế. Tôi bị thuyết phục ít nhất là chất giọng cao của họ, vì vậy tôi cảm thấy chìm đắm trong âm nhạc. Điều này chưa bao giờ xảy ra với tôi như đã xảy ra khi nghe các nữ tu Biển Đức hát ngay tại Hoa Kỳ!"
Các nữ tu Biển Đức nhấn mạnh rằng họ không phải là chuyên nghiệp, nhưng họ tập ít nhất ba giờ mỗi ngày. Họ nói rằng ca hát là hình thức cầu nguyện ưa thích của họ.
12. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Đức Thánh Cha Phanxicô
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức đưa công hàm phản đối với Vatican sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cập đến việc tàn sát hàng loạt người Armenia trong thời gian từ 1915 – 1918 là "cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20."
Đức Giáo Hoàng đã đề cập một chút về những tội ác diệt chủng chống lại người Armenia trong một cuộc tiếp kiến hôm 04 tháng 6 với Đức Thượng Phụ Công Giáo Nerses Bedros Tarmouni thứ 19 của thành Cilicia.
Đức Thượng Phụ đã tặng cho Đức Giáo Hoàng một cây thánh giá bằng đồng hai người mới khiêng nổi. Trong đoàn tùy tùng của Đức Thượng Phụ có một cặp vợ chồng đi theo với trách nhiệm khiêng cây thánh giá này. Người phụ nữ nói với Đức Giáo Hoàng rằng gia đình cô là nạn nhân của nạn diệt chủng Armenia hồi năm 1915.
Đức Thánh Cha đáp lại:
-Đó là tội ác diệt chủng tàn ác trên quy mô lớn đầu tiên của thế kỷ XX.
Giáo Hội Armenia hiện có khoảng 350.000 thành viên ở rải rác trong khu vực Trung Đông; đông nhất là là tại Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ
Vài năm trước đây, khi còn là Tổng Giám mục của Buenos Aires, Đức Hồng Y Jorge Bergoglio đã mô tả vụ sát hại và trục xuất hàng triệu người Armenia là "tội phạm trầm trọng của Đế Quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người dân Armenia và toàn thể nhân loại."
Ước tính từ 1 triệu đến 1.5 triệu người Armenia bị giết chết giữa năm 1915 và năm 1918 trong các vụ thảm sát, trong các trại tập trung, và trong các cuộc cưỡng bức trục xuất.
Cho đến nay chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã kiên quyết phủ nhận một chiến dịch diệt chủng như thế đã diễn ra và tìm mọi cách để chối quanh một tội lỗi nghiêm trọng chống lại nhân loại của họ.
Trong công hàm chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ "bày tỏ sự thất vọng" về những nhận xét của Đức Giáo Hoàng, bày tỏ sự không hài lòng của mình với đại diện ngoại giao Vatican tại Ankara và ở Rôma.
Trong thế kỷ thứ 20, một cuộc diệt chủng kinh hoàng khác thường được đề cập đến là việc tàn sát người Do Thái của Đức Quốc Xã. Nhưng đó là cuộc diệt chủng thứ hai. Ngoài ra còn có những cuộc diệt chủng khác tiêu biểu là cuộc diệt chủng do Liên Sô thực hiện đối với người Đông Âu, cuộc tàn sát hơn 60 triệu người Trung Hoa của Mao Trạch Đông trong các chiến dịch thanh trừng giai cấp và trong 10 năm thi hành cuộc cách mạng văn hóa (1966-1976).
13. Đức Giáo Hoàng Phanxicô không đi nghỉ hè như các vị tiền nhiệm.
Tin của thông tấn Reuters cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ không đi nghỉ hè tại Castel Gandolfo như các vị tiền nhiệm, thay vào đó Ngài sẽ ở lại Vatican trong chung cư Domus Santa Marta là nơi Ngài đã ở từ khi đến Roma để bầu Giáo Hoàng.
Phát ngôn viên Tòa Thánh, cha Federico Lombardi, cho hãng thông tấn Reuters biết Đức Giáo Hoàng sẽ ở lại Vatican cho dù thời tiết mùa hè ở đây rất oi bức.
Theo thống kê chính thức của Ý trong năm 2012, được ký giả của Reuters trích dẫn, thì cứ hai người Ý, chỉ có một người đủ khả năng tài chánh đi nghỉ hè một tuần, còn lại họ phải ở tại nhà. Ký giả Reuters nêu ra sự kiện trên với ngụ ý Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn chia sẻ hoàn cảnh khó khăn với mọi người.
Ngay từ thời còn là Hồng Y tại Á Căn Đình, ngài đã luôn kêu gọi tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới hãy quan tâm giúp đỡ người nghèo và hãy sống khó khăn với chính mình
Đức Giáo Hoàng không đến Castel Gandolfo để nghỉ nhưng ngày 14 tháng 7 Ngài sẽ đến đó cử hành thánh lễ và sau đó Ngài lên đường đi Ba Tây tham dự ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Đây là chuyến du hành đầu tiên ra khỏi Ý của Đức Thánh Cha Phanxicô.
(Bên VN chúng ta gọi Freemason là Tam Điểm bởi vì các hội viên thường viết 3 chấm theo hình tam giác vào đằng sau những danh xưng F và M, có nghiã là Sư huynh/Sư đệ (Frère), Đại Sư phụ (Maître) )
Linh mục Pascal Vesin, 43 tuổi, đã bị treo chén vì hoạt động cho 'hội quán' (Masonic lodge) Grand Orient. Ngài nhập hội năm 2001, 5 năm sau khi chịu chức linh mục.
Theo những nghiên cứu cuả linh mục William Saunders thì từ năm 1877, hội quán "Grand Orient" đã loại bỏ sự cần thiết phải tin vào Thiên Chúa hoặc sự bất tử của linh hồn, do đó có thể nhận người vô thần vào hội của họ, những hội Tam Điểm vô thần như thế đang đặc biệt lan tràn ở các nước Châu Mỹ Latin.
Đức Giám Mục Boivineau đã treo chén vị linh mục này theo lời yêu cầu từ Rome.
Giáo phận mô tả việc treo chén không phải là một hình phạt vĩnh viễn, đó chỉ là một "liều thuốc đắng" nhằm khuyến khích sự trở lại của vị linh mục.
Vị linh mục tuyên bố rằng ông không coi hội Tam Điểm là chống đối với Giáo Hội Công Giáo. Ông cho biết hành động của mình là "biểu hiện sự tự do tuyệt đối về lương tâm Công Giáo."
Rõ ràng vị linh mục này đã thơ ngây về hai chữ 'tự do' và 'lương tâm' và có một cái nhìn phiến diện hoặc lầm lẫn về bản chất cuả Tam Điểm.
Rập khuôn theo các hiệp hội nghề nghiệp bí truyền thời Trung Cổ, các 'tay thợ hồ tập sự' sẽ được truyền thụ thêm các 'bí mật trong nghề' khi được thăng chức (có thể có tới 30 cấp). Ngày nay nhửng hội Tam Điểm, qua nhiều biến thiên và thay đổi về thành phần hội viên, có những 'bí mật' không còn tính cách nghề nghiệp nữa mà chỉ là những tôn chỉ hành động, mỗi nơi có những 'bí mật' riêng.
Giáo Hội Công Giáo chống lại Tam Điểm vì tính chất bí mật, bài tôn giáo và lịch sử của những mưu mô chống đối Giáo Hội.
Những hội viên Tam Điểm từ lâu bị lên án vì nhiều lý do. Lý do chính được lặp đi lặp lại trong tài liệu năm 1983 cuả Bộ Giáo Lý Đức Tin, đó là vì những nguyên tắc cuả Tam Điểm "đã không bao giờ hòa hợp được với giáo lý của Giáo Hội."
"Các tín hữu tham gia hội Tam Điểm thì ở trong tình trạng 'phạm tội trọng' và không thể rước lễ," theo tài liệu ký năm 1983 bởi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, sau này là Giáo Hoàng Benedict XVI.
Trong lá thư gửi cho các giám mục Mỹ năm 1985, nguyên Tổng Giám Mục Boston Hồng Y Bernard Law, lúc đó là chủ tịch uỷ ban Nghiên Cứu Mục Vụ và đã kết thúc một chương trình nghiên cứu về Tam Điểm ở Mỹ, đưa ra kết luận, vì hội Tam Điểm chủ trương một hình thức tôn giáo "tự nhiên" cho nên "không phù hợp với đức tin và thực hành Kitô giáo."
Để đào xâu hơn, xin được giới thiệu hai bài tham khảo, một bài có nhiều dữ liệu lịch sử và bài kia bàn về khiá cạnh giáo luật và thần học. Bài 'Catholics and the Freemason Religion' cuả linh mục William Saunders, viện trưởng viện Notre Dame Institude ở Alexandria viết ngày 9 tháng 5 năm 1996 nói về lịch sử và bài 'Catholicism vs Freemasonry irreconcilable forever' cuả linh mục Robert I. Bradley, dòng Tên, tác giả nhiều sách lịch sử và thần học, viết ngày 25 tháng 10 năm 2005 trình bày nhiều khiá cạnh thần học và giáo luật:
Người Công Giáo và "tôn giáo" Tam Điểm
Linh mục William Saunders
Một trong những hậu quả của phong trào Tin Lành là những việc xây dựng nhà thờ đã suy giảm, do đó số hội viên xây cất cũng xuy giảm, các bang hội phải thu nhận thêm những người từ bên ngoài (ngoại ngạch) để tồn tại. Cuối cùng, số hội viên ngoại ngạch vượt quá số thợ chuyên môn, và các bang hội dần dà trở thành những nơi tụ tập cho các cuộc thảo luận về đạo đức và luân lý trong khi vẫn lưu giữ các ký hiệu bí mật cuả nghề nghiệp lúc ban đầu. Bốn bang hội đã sáp nhập vào nhau vào năm 1717 tại London, Anh quốc, để thành lập một 'hội quán Tam Điểm' goị là Grand Lodge of Freemasons (Đại Hội Quán cuả những thợ hồ tự do). (Một "thợ hồ tự do" (Tam điểm) là một người có tay nghề cao, được hưởng những đặc quyền trong bang hội.) Các hội viên Tam Điểm từ đó lan tràn ra khắp thế giới.
Theo những "cẩm nang" cổ của Tam Điểm, thì họ tự mô tả tổ chức bằng những câu như:
"một hệ thống đạo đức đặc biệt ẩn hiện dưới một chiếc khăn voan là những lời nói bóng bẩy và được minh họa ra bằng những biểu tượng",
"một khoa học đang tham gia vào việc tìm kiếm sự thật thần thánh," và
"là hoạt động cuả những người đàn ông đoàn kết chặt chẽ với nhau, sử dụng các biểu tượng vay mượn chủ yếu từ bang hội của nghề thợ hồ và cuả những người khác nữa và từ đó sẽ tạo nên một liên minh phổ quát cho nhân loại mà ngay từ bây giờ họ mong muốn thực hiện việc đó trên một quy mô nhỏ (là nhóm cuả họ.) "
James Anderson (mất năm 1739), là một đại sư phụ cuả Tam Điểm và cũng là một mục sư người Scotland, đã viết cuốn
Từ đó Tam Điểm đã vay mượn rất tự do từ những lịch sử và truyền thống của các 'giáo phái' như Druids, Mithars, Thầy buà Ai Cập, Rosicrucians và nhiều nơi khác để thêu dệt nên một lịch sử 'hổ lốn' của họ.
Giáo Hội Công Giáo có nhiều khó khăn với Tam Điểm bởi vì nó thực sự là một loại tôn giáo riêng biệt. Họ có đền thờ, bàn thờ, luật đạo, nghi lễ thờ phượng, áo lễ, ngày lễ, một hệ thống phẩm trật, có nghi lễ nhập môn và mai táng, và hứa hẹn phần thưởng đời đời và sự trừng phạt. Trong khi ở Mỹ hầu hết các hội viên Tam Điểm là Kitô hữu cho nên một quyển Kinh Thánh thường được trưng bày trên "bàn thờ" của họ, nhưng ở những nơi khác, người Do Thái, người Hồi giáo, Ấn giáo hoặc tôn giáo ngoài Kitô giáo khác có thể được thu nhận và có thể sử dụng sách thánh riêng của mình. (Ở Pháp, vào năm 1877, hội quán "Grand Orient" loại bỏ sự cần thiết phải tin vào Thiên Chúa hoặc sự bất tử của linh hồn, do đó thừa nhận người vô thần vào hội của họ, những hội Tam Điểm vô thần này đang đặc biệt lan tràn ở các nước Châu Mỹ Latin.)
Hơn nữa, các nghi lễ cuả họ làm sai lạc những ý nghiã của Kitô giáo. Thập giá được họ xử dụng làm một biểu tượng của thiên nhiên và sự sống đời đời, chứ không phải là sự cứu chuộc của Chúa Kitô cho tội lỗi. Chữ INRI (Đối với Kitô hữu là "Iesus Nazarenus Rex Iudaeorum", tức là Chúa Giêsu thành Nazareth Vua dân Do Thái) thì với Tam Điểm có nghĩa là "Igne Natura Renovatur Integra" ("ngọn lửa của thiên nhiên làm hồi xuân tất cả) tức là (sự thật và tình yêu) sẽ tái sinh ngọn lửa thiêng của nhân loại, cũng giống như mặt trời tái tạo thiên nhiên trong mùa xuân.
Các nghi lễ cũng có hại cho Công Giáo. Trong nghi thức gia nhập, ứng viên thể hiện sự mong muốn tìm kiếm "ánh sáng", và anh ta được đảm bảo sẽ nhận được ánh sáng của việc hướng dẫn thiêng liêng mà anh ta sẽ không thể nhận được trong những Giáo Hội khác, và rằng anh ta sẽ đạt được sự an nghỉ đời đời trong "hội quán thiên quốc" nếu anh ta sống và chết theo nguyên tắc của Tam Điểm. Cũng cần lưu ý rằng kể từ khi Tam Điểm thu nhận những người ngoài Kitô giáo, thì việc sử dụng tên của Chúa Giêsu đã bị cấm.
Một tinh thần chống Công Giáo cũng âm ỉ trong các hội Tam Điểm. Hai kẻ thù truyền thống của Tam Điểm là hoàng gia và các giáo hoàng. Người Tam Điểm tin rằng Chúa Kitô, chết trên đồi Canvê, là "vị tông đồ lớn nhất của nhân loại, đã đương đầu chống lại chế độ chuyên quyền La Mã và sự cuồng tín và cố chấp của các linh mục." Khi một hội viên Tam Điểm đạt tới cấp 30 trong hệ thống phẩn trật, được gọi là Kadosh, người đó phải nghiền nát dưới chân vương miện của giáo hoàng và vương miện cuả vua, và thề tranh đấu cho nhân loại được tự do thoát khỏi "ách nô lệ của chế độ chuyên quyền và chuyên chế tinh thần."
Một khó khăn thứ hai cho người Công Giáo liên quan đến việc cử hành lời thề. Một lời thề là một hành động tôn giáo để cầu xin Chúa chứng kiến sự thật hoặc sự thực hiện một lời hứa. Chỉ có Giáo Hội và nhà nước, vì những lý do nghiêm trọng, có thể yêu cầu một lời thề.
Một ứng viên tuyên thệ vào Tam Điểm và nhận những bí mật của nó bằng cách lấy cái chết tàn khốc hoặc sự tự hủy họa thân xác làm tin. Anh ta bị bịt mắt quỳ trước bàn thờ, đặt hai tay trên một cuốn sách luật thiêng liêng (có lẽ là Kinh Thánh), trên một thước thợ và một 'com pa', và lặp lại các lời thề theo sau một "sư phụ." Hãy nhớ rằng anh ta chưa có biết tất cả các "bí mật" trong lúc thực hiện lời thề như thế.
Lịch sử của Tam Điểm chứng minh tính chất chống Công Giáo cuả họ. Tại Hoa Kỳ, một trong những nhà lãnh đạo của Tam Điểm, đai sư phụ Albert Pike (mất năm 1891) gọi giáo hoàng là "một kẻ thù chí tử và nguy hiểm," và viết: "Các giáo hoàng trong hàng ngàn năm đã là những tên tra tấn đáng nguyền ruả của nhân loại, là những tên giả mạo xấu hổ nhất, khi chúng giả bộ là sức mạnh tinh thần của mọi thời đại. " Ở Pháp, vào năm 1877, và ở Bồ Đào Nha vào năm 1910, Tam Điểm đã nắm quyền kiểm soát chính phủ trong một thời gian và nhiều luật đã được ban hành để hạn chế các hoạt động của Giáo Hội, đặc biệt là trong việc giáo dục. Ở Châu Mỹ La-tinh, Tam Điểm cũng đang truyền bá những thái độ chống Giáo Hội và hàng giáo sĩ.
Kể từ khi có Sắc Lệnh "In Eminenti" của Giáo hoàng Clement XII năm 1738, người Công Giáo đã bị cấm tham gia Tam Điểm, và cho đến năm 1983, phải chịu hình phạt vạ tuyệt thông. (Các Giáo Hội Tin Lành, Chính thống, Hồi giáo và nhiều đạo khác cũng cấm Tam Điểm.)
Một sự lẫn lộn đã xảy ra vào năm 1974, khi một bức thư của Đức Hồng Y Franjo Seper, lúc đó là tổng trưởng của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã được giải thích sai lầm là người Công Giáo có thể tham gia hội Tam Điểm nếu 'hội quán' đó không chống Công Giáo, nhưng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã tuyên bố giải thích này là sai lầm trong năm 1981.
Vào ngày 26 Tháng 11 năm 1983, với sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Hội Thánh nhắc lại lệnh cấm người Công Giáo tham gia hội Tam Điểm: "Cái nhìn tiêu cực của Giáo Hội về hội Tam Điểm. .. vẫn không thay đổi, vì vì những nguyên tắc cuả Tam Điểm đã không bao giờ hòa hợp được với giáo lý của Giáo Hội. Do đó, các tín hữu tham gia hội Tam Điểm thì ở trong tình trạng 'phạm tội trọng' và không thể rước lễ". Tuy nhiên, lời nhắn nhủ này và cả luật Hội Thánh năm 1983 cũng không áp đặt hình phạt vạ tuyệt thông.
Công Giáo và Tam Điểm muôn đời không hoà hợp
Linh mục Robert I. Bradley, dòng Tên.
Luật Giáo Hội cũ (được ban hành vào ngày Lễ Ngũ Tuần, ngày 27 tháng 5 năm 1917, hai tuần sau khi Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên tại Fatima) có một điều luật (canon) rõ ràng bao gồm tất cả các lời kết án Tam Điểm bởi các vị giáo hoàng trước đó. Như sau (Canon 2335):
Những người gia nhập các hiệp hội của giáo phái Tam Điểm (Masonic sect) hoặc bất kỳ những hiệp hội nào khác giống như thế đang âm mưu chống lại Giáo Hội và chính quyền dân sự hợp pháp thì bị vạ tuyệt thông tiền kết chỉ có Tòa Thánh mới có quyền hoá giải.
Tuy nhiên, trong tinh thần của Công Đồng Vatican II, khi việc sửa đổi Giáo Luật đang được tiến hành, tinh thần thịnh thời lúc đó là "đối thoại đại kết" làm cho nhiều vị giám mục đặt câu hỏi là liệu Canon 2335 còn có hiệu lực không. Trả lời những câu hỏi như thế, một bức thư của Đức Hồng Y Francis Seper, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, gửi tới tất cả các vị Chủ tịch của các hội đồng giám mục, ngày 18 Tháng Bảy năm 1974, nói rằng: (1) Tòa Thánh đã nhiều lần và đang tìm kiếm thêm thông tin về các hoạt động hiện đại cuả Tam Điểm nhằm chống lại Giáo Hội từ các giám mục, (2) trong khi chờ đợi sự sửa đổi của Bộ luật mới, sẽ không có luật nào mới về vấn đề này, (3) tất cả các giáo luật thuộc về hình sự vẫn cần phải được hiểu đúng và (4) cấm hàng giáo sĩ, tu sĩ và các thành viên của các cơ sở dân sự cuả Giáo Hội gia nhập Tam Điểm.
Cấu trúc cuả bức thư quả là vụng về (trong đó, vì một lý do gì đó, đã không được công bố trên tạp chí chính thức cuả Tòa Thánh) đã được nhiều nơi giải thích là cho phép giáo dân gia nhập hội Tam Điểm tuỳ vào sự đánh giá của các giám mục địa phương, là các hội đó không tích cực âm mưu chống lại Giáo Hội và chính quyền dân sự hợp pháp.
Với tình trạng như thế kéo dài nhiều năm, một số không ít người Công Giáo đã thanh thản trở thành hội viên của Tam Điểm. Sau đó, vào ngày 17 tháng 2 năm 1981, Đức Hồng Y Seper lại ban hành một tuyên bố chính thức khác là: (1) bức thư trước của ngài không thay đổi hiệu lực của Canon 2335 trong bất kỳ trạng huống nào, (2) các hình phạt theo giáo luật quy định vẫn không bị bãi bỏ vì bất kỳ lý do nào và (3 ) ngài nhắc lại rằng những nguyên tắc chung được dành cho các giám mục địa phương để giải quyết các trường hợp cá nhân, chứ không phải là để dành cho bất kỳ hội đồng giám mục một thẩm quyền công khai phán xét bản chất của một hiệp hội Tam Điểm, mà một cách nào đó làm tổn hại đến các quy định trước đây.
Bởi vì lời tuyên bố thứ hai này cũng lúng túng giống như lời tuyên bố đầu tiên, sự nhầm lẫn vẫn không kết thúc. Cuối cùng, vào năm 1983 Bộ luật mới được ban hành với điều luật Canon 1374:
Ai gia nhập một hiệp hội có âm mưu chống lại Giáo Hội thì phải bị trừng phạt với một hình phạt tương xứng, ai khuyến khích hoặc giữ một chức vụ trong một hiệp hội như vậy thì phải bị trừng phạt bằng một hình phạt cấm.
Tuyên bố của Đức Hồng Y Ratzinger
Sau khi ban hành luật mới, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng mới của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, cũng ban hành một tuyên bố mới: (1) Canon 1374 có nội dung giống như Canon 2335 cũ, mặc dù "giáo phái Tam Điểm" không còn được nêu tên rõ ràng, nhưng điều đó không làm suy yếu điều luật cũ (2) sự phán xét tiêu cực của Giáo Hội về Tam Điểm vẫn không thay đổi, bởi vì các nguyên tắc Tam Điểm không thể hòa giải với giáo huấn của Giáo Hội ("earum Principia sempre iconciliabilia Habita sunt kiêm Ecclesiae Doctrina") (3) người Công Giáo gia nhập Tam Điểm thì ở trong tình trạng phạm tội trọng và không thể rước lễ và (4) không một thẩm quyền của Giáo Hội địa phương nào có quyền thay đổi những phán xét của Thánh Bộ.
Với những tuyên bố chính thức của Giáo Hội Hoàn Vũ như trên, thì rõ ràng rằng sự nhầm lẫn đáng tiếc của rất nhiều người Công Giáo liên quan đến Tam Điểm phải được xem như là những sai lầm tạm thời, coi như thể là một hệ quả tốn kém nhất do sự thiếu ý thức về Công Đồng Vatican II. Nhưng chúng ta có thể hy vọng rằng, cũng như nhiều vấn đề khác đã xảy ra trong Giáo Hội trong nhiều năm, vẫn có một sự quan phòng, một phước lành tiềm ẩn dưới những bề ngoài xáo trộn. Là bây giờ, rõ ràng hơn bao giờ hết, chúng ta thấy tại sao Giáo Hội Công Giáo đã và sẽ luôn luôn phản đối hội Tam Điểm.
Đầu tiên, có vẻ hợp lý cho rằng lý do chính mà hội Tam Điểm bị Giáo Hội kết án bởi vì đây là một hiệp hội đầy âm mưu. Lời mô tả được xử dụng trong cả hai bộ Giáo Luật là âm mưu chống lại Giáo Hội (và, trong luật cũ, âm mưu chống lại cả nhà nước). Hơn thế nữa, các tài liệu cuả giáo triều mà chúng tôi đã trích dẫn (năm 1974) dường như cũng ngụ ý rằng, một trong những điều kiện tiên quyết để cho phép người Công Giáo tham gia vào một hội quán Tam Điểm là liệu nó có chủ động âm mưu chống lại Giáo Hội và Nhà Nước hay không. Tuy nhiên, măc dù ý kiến này xem ra có vẻ hợp lý, nhưng dường như không đủ. Bằng chứng hiển nhiên (cuả sự kết án) sẽ được tìm thấy ở trong hai tài liệu cuả giáo triều kế tiếp (năm 1981 và 1983), và dứt khoát hơn là từ toàn bộ lịch sử trước đó qua nhiều hồ sơ cuả Rome, cuả giáo triều và cuả các giáo hoàng, về hội Tam Điểm.
Bắt đầu với thông điệp
Tuy những kiến thức về chiến lược cuả Tam Điểm có giúp phần nào cho sự hiểu biết về bản chất của phong trào, những kiến thức đó chỉ là thứ yếu mà thôi. Vì bản chất cuả nó hoàn toàn phụ thuộc vào những gì là định nghiã đích thực cho phong trào: nội dung của những âm mưu chỉ là "phương pháp" mà thôi, “cứu cánh”xác định và biện minh cho “phương tiện.” Cái nội dung tức là cái cứu cánh chính là những gì chúng ta phải kiểm tra, nếu chúng ta muốn hiểu được những lý do cơ bản và dứt khoát cuả sự kết án của Giáo Hội.
Lý do cơ bản này có thể tóm gọn qua lời cuả Tông huấn
.. . những gì là mục đích cuối cùng của họ đã tự phanh phui ra ánh sáng, đó là âm mưu lật đổ toàn bộ trật tự tôn giáo và chính trị của thế giới mà việc giảng dạy cuả Kitô giáo đã sản xuất ra, và thay thế bằng một nhà nước mới phù hợp với ý tưởng của họ, đó là căn bản cuả pháp luật phải được rút tiả ra từ ‘chỉ một’ "chủ nghĩa Tự nhiên.". ..
Vậy thì, cơ bản cuả học thuyết Tự nhiên, theo họ, là trên hết, bản năng và lý trí cuả con người phải trở nên như một tình nhân và hướng dẫn viên. Như vậy, họ không đếm xiả gì đến trách nhiệm đối với Thiên Chúa, hoặc sẽ xuyên tạc những trách nhiệm ấy ra những điều mơ hồ lầm lạc. Vì họ từ chối bất cứ điều gì được giảng dạy từ Thiên Chúa, họ không chấp nhận các giáo điều tôn giáo hay sự thật nào mà họ không có thể hiểu được bằng trí khôn của con người, họ cũng không tuân phục một bậc thầy nào vì lý do thẩm quyền. Và vì Giáo Hội Công Giáo có nhiệm vụ đặc biệt và độc quyền qui định đâu là sự thật được Thiên Chúa mạc khải, để giảng dạy, ban phát ơn thánh cho phần rỗi, thực thi thẩm quyền, và bảo vệ sự thật với độ tinh khiết hoàn hảo, cho nên Giáo Hội trở thành mục tiêu mà các kẻ thù hợp lực tấn công với tất cả cuồng độ.
Thiên Chúa giáo và Tam Điểm do đó đối nghịch với nhau về cơ bản. Nếu một bên chấm dứt sự đối nghịch, bên đó trên thực tế trở thành một cái gì đó khác với những gì trước đây, với hiệu lực là bên đó sẽ không còn tồn tại như là nó nữa. Vì đạo Công Giáo cơ bản là một tôn giáo do mặc khải, cơ bản là ở
Tam Điểm, mặt khác, về cơ bản là một tôn giáo của "lý trí." Cũng như Công Giáo, sứ mệnh cao nhất cuả Tam Điểm là hứa hẹn một sự hoàn thiện trong trật tự tự nhiên. Và nó nhắm tới sự hoàn hảo này bằng những nguồn lực là sự tích lũy của các giá trị thuần túy nhân loại, dưới một biểu tượng là “lý trí”.
Tam Điểm dùng một chiếc “com pa” và một cây thước vuông làm biểu tượng cho chủ nghiã duy lý, được coi là đồng nghiã với tất cả những gì là "tự nhiên". Họ pha trộn tất cả các kinh nghiệm cuả con người từ những bí ẩn thuộc loại phù chú của Phương Đông xưa đến các kỹ thuật công nghệ của Tây Phương hậu hiện đại, để tạo ra một sự hổ lốn làm cơ sở cho lời tuyên xưng rằng Tam Điểm không chỉ là một tôn giáo, nhưng chính là ‘tôn giáo duy nhất’ (‘the’ religion): một Tôn Giáo "tự nhiên" của loài người. Đó là lý do tại sao họ đòi đánh dấu lịch sử cuả họ kể từ lúc khai nguyên cuả lịch sử, và dùng số niên lịch bằng "năm ánh sáng" (kể từ ngày đầu tiên của Sáng tạo) hay còn gọi là "năm của thế giới". Và đó là lý do tại sao họ đã chống đối Giáo Hội Công Giáo trước khi Giáo Hội Công Giáo chống đối họ. Bởi vì họ không thể chấp nhận việc Giáo Hội Công Giáo tuyên xưng mình là Giáo Hội thật, và việc Giáo Hội hạ thấp địa vị cuả họ thành một "giáo phái" mà thôi.
Bởi vì Giáo Hội Công Giáo dựa vào một Thiên Chuá Thật để tuyên xưng mình là Đạo Thật, phe Tam Điểm đối lập cũng phải tìm ra một nhận thức tương tự về Thiên Chuá để đối chọi lại. Và họ quả đã làm như vậy. Mặc dù Đức Giáo Hoàng Leo không minh thị ra những nghịch lý giữa Công Giáo và Tam Điểm qua điều răn thứ nhất của Thiên Chúa: "Ta là Đấng Thượng Đế, ngươi sẽ không thờ thần nào khác"- nhưng chắc chắn cách triệt để nhất và đơn giản nhất để phân định sự đối lập này là dùng giới răn này. "Thiên Chúa" cuả Tam Điểm chỉ là một
Sự lạm dụng ác độc trong lời thề
Tuy nhiên, chúng ta có thể đưa thêm một lý do thứ hai. Cũng không xa rời lý do thứ nhất bao nhiêu, vì cũng đặt căn bản trên Giới răn thứ nhất, nhưng chúng ta có thể phân biệt lý do thứ hai này dựa vào căn bản cuả Giới răn thứ hai. Trước khi tông huấn
Không phải là những bí mật diễn ra "đằng sau cánh cửa hội quán" là những lý do lớn cuả sự lên án của Giáo Hội. Mà đúng hơn là sự vi phạm giới răn thứ hai. Thực ra những bí mật của Tam Điểm mà người ta từng bàn tán, khó còn là những bí mật nữa. Trong thực tế, những người Tam Điểm thường xuyên tuyên bố là không có bí mật gì trong hội Tam Điểm cả - tất cả là một cánh cửa mở rộng cho những tâm trí thực sự cởi mở. Về điểm này, chúng ta có thể tin vào lời của họ: họ đang nói thực hơn cả những gì họ được biết!
Lập trường kết án Tam Điểm cuả Giáo Hội Công Giáo là rõ ràng và minh bạch. Do bản chất triết học của nó và kinh nghiệm lịch sử của nó, Tam Điểm vi phạm giới răn thứ nhất và thứ hai của Thiên Chúa. Nó không tôn thờ Một Thiên Chúa Thật trong mạc khải, là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, nhưng là tôn thờ một thần giả, tượng trưng cho sự siêu việt nhưng thực sự lại có thật: "thần" đó gọi là “Lý Trí”. Và khi họ kêu cầu đến Tên của Thiên Chúa Thật thì lại với một lý do bất xứng. Với một trường hợp hệ trọng như thế, thì những lý do như “bí mật” khi gia nhập và những “bí mật” cuả guồng máy “âm mưu” đã không còn gay cấn nữa, chỉ như là những điểm bàn cãi ngoài lề, phụ thuộc mà thôi.
Để kết luận: Người Công Giáo bây giờ có cái nhìn rõ ràng hơn về những gì thực sự là Tam Điểm. Họ là những người thừa kế (vô tình hoặc không thích hợp) của một tôn giáo mà chủ ý là thay thế tôn giáo cuả “một Thiên Chúa", và do đó là kẻ thù, trong bản chất cũng như trong mục đích, cuả Thiên Chúa giáo. Hội Tam Điểm trong tình trạng hiện đại thì nói cho cùng chỉ là một loại "Công Giáo giả" với một "Thiên Chúa giả": người từng muốn trở thành Thiên Chúa, là hoàng tử của thế gian, cha đẻ của những sự gian trá.
Văn Hóa
Nhà giáo dục thánh Lasan
Trầm Thiên Thu
08:07 13/06/2013
Một linh mục nhân ái
Nhà giáo dục vĩ đại
Rất yêu thương trẻ em
Giáo dục là điều cần
Phải cẩn thận sửa dạy
Một lòng vì đức ái
Và vì sự nhiệt tâm
Để cứu các linh hồn
Của học sinh bé nhỏ
Phải luôn luôn chứng tỏ
Cho trẻ thấy tình thương
Trách nhiệm ấy vô cùng
Tuy phải răn dạy chúng
Nhưng phải luôn linh động
Giáo dục bằng lòng nhân
Đây mái trường Lasan
Trường học của Thiên Chúa
Dạy yêu thương, giúp đỡ
Luôn chan chứa nghĩa tình.
Nhớ Bố Ngày Hiền Phụ
Trần Hiếu
20:39 13/06/2013
Chúa dạy con biết đường về cõi sống,
trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề,
ở bên Ngài hoan lạc chẳng hề vơi!
Thánh Vịnh 16:11
Bố tôi qua đời đã mười hai năm, nhưng gương sáng về cách sống của người vẫn hiện diện trong tôi. Người đã lưu lại cho tôi tất cả gia tài tinh thần của người, cũng như cho mỗi một con cháu, để càng ngày tôi càng cảm thấy gia tài đó thật qúi giá. Bây giờ tôi mới hiểu ra vì sao lúc nào người cũng tươi cười, ngay cả khi cuộc sống gặp muôn vàn khó khăn lao nhọc.
Chúa đã ban cho người đời sống hết sức dồi dào, đầy ơn sủng: người được sống đến tuổi già, nhìn đàn con cháu đông đúc, và biết bao thân quyến bạn bè, ai ai cũng qúi mến thương yêu người.
Sinh ra trong thời loạn ly, người đã chia sẻ khổ đau của quê hương đất nước. Bốn lần vượt biển cam go, và các lần lánh nạn lớn nhỏ khác, người đã ôm trọn gia đình đem đến chỗ bằng an. Trong các chuyến đi, lúc nào chiếc ghe của người cũng có người ngoài; người sẵn sàng chia bớt nơi ăn chỗ nằm với họ.
Người đã thương yêu tận tụy chăm sóc mẹ tôi. Người làm những việc lớn nhỏ để bà đỡ vất vả, và chiều ý bà ngay cả khi trái ý người. Nhờ vậy mà trong nhà lúc nào cũng đầm ấm, các con, mặc dầu đã lập gia đình, cũng muốn trở về.
Người đã hết lòng thương yêu, nuôi nấng dạy dỗ các con. Tần tảo vất vả sớm hôm, lúc ngoài khơi, khi trên bờ, lúc nào người cũng làm việc hết sức mình để chu cấp cho gia đình. Người vui khi thấy tôi chăm chỉ học hành, và nhảy mừng khi được tôi báo tin thi đậu. Người hiền lành đến nỗi, có khi tôi làm điều lầm lỗi, người cũng không la rầy trách mắng. Bất kể rể dâu, người đều nhường nhịn bênh vực. Người cưng chiều cháu chắt và luôn luôn có mặt trong các dịp vui buồn.
Người dạy cho tôi biết tôn trọng người trên, thương yêu mọi người, và chăm lo thờ phượng Chúa. Tôi còn nhớ, vào mỗi mồng Một Tết, người thức chúng tôi dậy sớm, lần chuỗi ba tràng, đọc kinh cầu. Người nói, “Mình phải đọc kinh để cầu cho quê hương đất nước, cho tổ tiên, ông bà…”
Khi có miếng ngon, người chia sớt với bà con, ngay cả khi túng thiếu, người cũng tìm cách giúp đỡ. Với người quen biết cùng khổ, người càng để ý chăm nom.
Nhà của người không bao giờ vắng khách. Bạn bè của người lui tới thường xuyên, khi công chuyện làm ăn, khi sinh hoạt cộng đoàn; người lạ hay quen, người đều tiếp đón niềm nở. Người sốt sắng tham gia việc chung, ngay cả khi tuổi già sức yếu, nêu gương phục vụ mọi người. Trong mọi việc, người luôn tươi cười vui vẻ, biểu lộ lòng thương người một cách chân thành bình dị.
Người phó thác mọi điều trong sự quan phòng của Chúa, mà tôi nghĩ đó là bí quyết cuộc sống mang lại hạnh phúc cho người.
Những ngày cuối đời, người nằm ở nhà dưỡng lão, gánh chịu đớn đau thể xác, đền bù tội lỗi cho tôi và các con cháu. Những lần ghé thăm và đút cho người ăn, tôi sung sướng vô cùng. Lần nào người cũng ăn hết mâm cơm. Với căn bệnh quên Alzheimer như của cố Tổng Thống Reagan, nhưng khi nghe đọc các câu kinh quen, người im lặng lắng nghe và như muốn đọc theo. Gần gũi người tôi thấy thật vui, vì biết mình còn bố, vì người sống thọ.
Bây giờ người đã ra đi và mỗi khi có dịp hồi tưởng, như trong ngày Hiền Phụ, tôi nhớ các gương sáng của người. Tôi muốn bắt chước người, nhất là sự bình tâm phó thác, lòng thương yêu tha nhân như người đã thể hiện. Gia sản đó thật qúi giá nhưng cũng nhiều thách đố, vì sống được như người quả là một hồng ân mà Chúa đã ban cho.-
Lá thư Canada: Chuyện gà mổ
Trà Lũ
08:08 13/06/2013
Lá Thư Canada: CHUYỆN GÀ MỔ
Canada đang vào hè. Thời gian đi nhanh qúa, mới ngày nào sáng dậy còn xúc tuyết, mới ngày nào ra đường còn mang áo lạnh. Tôi nói mùa hè đang đến, chứ nàng xuân vẫn còn lưu luyến miền đất hạnh phúc này, rừng hoa anh đào sau nhà vẫn còn nở rộ. Không phải nhà tôi trồng anh đào, mà vì nhà tôi nhìn sang được công viên High Park. Công viên này nổi tiếng đẹp vì có rừng hoa do Nhật Bản tặng năm xưa. Tôi yêu cái công viên này quá. Nó được xếp vào loại công viên đẹp nhất nước. Mùa thu thì thơ mộng vì lá vàng lá đỏ của rừng phong. Mùa xuân thì lộng lẫy vì những cành hoa anh đào trắng hồng. Mỗi lần nhìn thấy hoa anh đào thì tôi liền nhớ tới người Phù Tang. Ngày xưa khi chưa tới Canada thì tôi chỉ biết người Nhật đã đem cây anh đào sang tặng thủ đô Washington DC bên Hoa Kỳ. Nay sống ở Canada và nhà ở gần công viên nổi tiếng này nên tôi mới biết người Nhật cũng tặng cây anh đào cho thành phố Toronto .
Sau Đệ Nhị Thế Chiến, năm 1959, Tòa đại sứ Nhật Bản đã tặng Canada 2000 cây anh đào, một nửa trồng ở thủ đô Ottawa, một nửa trồng ở công viên High Park gần nhà tôi. Đó là đợt thứ nhất. Đợt thứ hai vào năm 1984, tức 25 năm sau, ông Yoriki Iwasaki, giáo sư môn luyện kim thuộc trường đại học Toronto, tặng thêm một giống hoa anh đào khác để trồng cho khu vườn trẻ trong công viên. Chưa hết. Năm 2001, thấy dân Canada say mê anh đào, ông Tổng Lãnh Sự Nhât Bản ở Toronto tặng thêm một loại anh đào nữa tên là Fugenzo Sakura. Nhìn vào bản đồ công viên ta sẽ thấy có 3 khu trồng anh đào riêng biệt ghi dấu 3 lần Nhật Bản tặng hoa.
Ông ODP nghe tôi nói về hoa anh đào liền góp chuyện. Rằng trong tiếng Nhật, hoa anh đào gọi là Sakura. Người Nhật có một bài hát dân gian rất nổi tiếng, tên là Sakura, ai cũng biết. Ngày xưa ông đi tu nghiệp ở Nhật thì bài hát đầu tiên người Nhật hát cho ông nghe là bài Sakura. Cái đặc biệt của hoa anh đào là nhìn riêng từng bông hoa thì ta không thấy đẹp, nhưng hoa mọc chi chit trên cành thì trông nó đẹp thơ mộng vô cùng. Hoa này tượng trưng cho người Nhật. Cá nhân từng người Nhật thì không có gì xuất sắc, nhưng một nhóm người Nhật tụ lại thì nhiều sự xuất sắc hiện ra ngay.
Anh John cũng xin góp chuyện : Thấy công viên High Park nổi tiếng nhờ có hoa anh đào, nên Đại Học York ở Toronto, nhân lễ kết nghĩa anh em với Đại Học Tokyo năm 2003, cũng đã trồng 250 gốc hoa anh đào trước tòa viện trưởng.
Đó là chuyện hoa. Còn chuyện người Canada thì sao? Thưa chuyện người vào cuối mùa xuân này cũng ngon lành lắm.
Miền Toronto đông dân Việt Nam nhất nước Canada, đang sôi động với các buổi tiệc gây quỹ cho việc xây đài kỷ niệm người tỵ nạn CS, xây nhà cho người cao niên, xây viện bảo tàng thuyền nhân cho Ottawa, và đại lễ Phật Đản cùng các đại nhạc hội. Nhưng riêng tôi, một việc mà tôi cho là có ý nghĩa nhất trong năm là Trại Lên Đường. Hiện nay một nhóm người đầy tâm huyết đang chuẩn bị một trại hè cho lớp thanh niên. Trại mang tên là ‘Lên Đường’, mục đích là phát triển kỹ năng lãnh đạo cho lớp trẻ’ theo lối sinh hoạt của phong trào Hướng Đạo. Trại loại này đã được tổ chức trong nhiều năm qua vào các mùa hè, từ năm 1996 đến nay đã thu hút 3.600 bạn trẻ từ khắp Bắc Mỹ. Năm nay số trại sinh được chọn sẽ là 300. Nơi hội tụ là Crieff Hills, gần thành phố Toronto. Đây là khu vực cắm trại của người Canada với đầy dủ tiện nghi. Chương trình sinh hoạt trong 4 ngày, từ 6 giờ sáng đến 12 gờ đêm, gồm sinh hoạt tâm linh, thể thao đá banh bơi thuyền, rồi hội thảo và học hỏi vể kỹ năng lãnh đạo và phát triển tình yêu quê hương VN, tối thì ca hát và lửa trại. Người đầu đàn của chương trình này là vợ chồng Cô Nguyễn Phúc Anh Lan, một trưởng Hướng Đạo kỳ cựu, người sáng lập Học Viện Công Dân, và nhà báo đại tâm Nguyễn Đạt của tuần san Thời Báo.
Tại Montréal, một thành phố nói tiếng Pháp ở Canada, xa Toronto chừng 5 giờ lái xe, cũng có một chương trình tương tự mang tên là Thế Hệ Kế Thừa, Generation’s Legacy. Mục đích là kêu gọi giới trẻ họp nhau học hỏi về văn hóa dân tộc qua thế hệ cha ông. Hiện nay phong trào đang cổ động giới trẻ VN nghĩ đến công ơn của tổ tiên bằng cách giúp việc gây quỹ cho chương trình xây viện Bảo Tàng Thuyền Nhân VN ở Canada.
Dẫn dắt chương trình này là BS Đào Bá Ngọc và Cộng Đồng VN Montréal.
Dân làng tôi có rất nhiều bạn thân ở Montréal thuộc tỉnh bang Québec. Nói tới Montréal thì mắt ai cũng sáng lên. Người yêu Québec nhất trong làng là ông ODP. Ông là dân học trường Tây ngày xưa, nói tiếng Tây như gió. Khi vừa tới Canada tỵ nạn thì việc đầu tiên là ông đi Montréal thăm bạn bè. Ông kể : mình là dân học trường tây thế mà mấy ngày đầu nghe dân Québec nói, mình chả hiểu gì. Hóa ra ở đây họ nóí tiếng Pháp của thế hệ ngày xưa. Tổ tiên của họ đến đây vào thế kỷ 17, nói tiếng Tây thế kỷ 17, và thứ tiếng Tây này tiếp tục truyền xuống cho con cháu. So sánh với tiếng Tây ở Paris thì đây là tiếng Tây nhà quê. Nhưng người ở Montréal, và nói chung dân Québec, rất tự hào về ngôn ngữ và lịch sử dòng dõi của mình. Họ xưng mình là ‘Québecois pure laine’, nghĩa là dân Québec chính gốc, là sợi len tuyền, không có lai căng gì hết. Tôi bảo họ nói tiếng Pháp nhà quê vì nhiều tiếng nghe buồn cười lắm. Chẳng hạn người rửa chén nhà hàng, tiếng Anh là dish washer, còn tiếng Pháp của họ là ‘plongeur’. Plongeur chính nghĩa là người thợ lặn! Trông vào cuốn điện thoại niên giám ta sẽ đọc thấy những tên họ, tên gia đình nghe rất mộc mạc ngộ nghĩnh, như Cụ Lafleur ( cụ bông hoa), Ông Laporte (ông cánh cửa), Bà Lamontagne ( bà ngọn núi) , Cậu Desjardins ( cậu mảnh vườn)… Mấy chục năm trước đây phong trào chủ trương Pháp Văn độc tôn rất mạnh, cái gì cũng phải dịch ra tiếng Pháp hết, bởi vậy nhiều nhà hàng đã dịch tên món Hot Dog là Chien Chaud (món chó nóng). Trên đường đi có bảng Stop, Stop là một ký hiệu quốc tế, nước nào cũng dùng, thế nhưng ở Montréal các cụ sẽ thấy họ không vẽ chữ Stop mà vẽ chữ Arrêt. Cụ nào không biết tiếng Pháp thì xin học thuộc chữ này nha.
Hiện nay chính quyền ở Québec thuộc đảng chinh trị cực đoan, họ đang lăm le trưng cầu dân ý để ly khai Quebec khỏi liên bang Canada. Chuyện này là chuyện qúa khích, do sự thù oán người Anh từ ngày xưa.
Tôi viết đến đây thì ông bưu điện tới. Ông trao cho tôi một bao thư lớn. A, đây là một cuốn sách do một ông bạn già của tôi bên Mỹ gửi tặng. Chính ông là tác giả. Ông bảo đây là những trang nhật ký ghi lại đời ông. Cuốn sách đã làm tôi cuời thích thú, đọc cả một buổi tối. Sỡ dĩ tôi bị cuốn hút là vì ông đã viết về những năm thơ ấu sống ở Thanh Hóa ngoài Bắc với ngôn ngữ Bắc kỳ rặt. Rồi ông theo cha mẹ vào Nam năm 1954. Ôi những năm đầu của một chú bé Bắc Kỳ sống ở Nam Kỳ, qua ngòi bút của ông, mới dễ yêu làm sao. Tôi thích nhất những trang viết về tiếng Bắc tiếng Nam. Nơi máy bay từ Hà Nội đáp xuống là ‘Tưng Sưng Nhức’. Mẹ ông sai ông đi mua lít dầu hỏa và bao diêm, bà bán hàng Nam Kỳ nghe chú nhóc Bắc Kỳ nói dầu hỏa và hộp diêm thì lắc đầu bảo không có, đến lúc ông chỉ vào mặt hàng thì bà phá ra cười. Chèng đéc ơi, đó là dầu hôi và hộp quẹt nha cha nội, hỏa hỏa với diêm diêm cái gì!
Chưa hết. Ông đi xích lô máy, ôi sướng làm sao, nhưng mải ngắm phố phường nên đi lố. Ông bảo bác tài lái xe ‘hãm xe’ lại mà anh ta không hiểu, cứ chạy phăng phăng. Rôi bác xích lô cũng cười hề hề, em phải nói dừng lại hay tốp lại, chứ hãm hãm cái gì! Bữa khác ông rủ bạn đi ăn cà rem. Lúc đó chính phủ cụ Diệm phát cho dân ‘ri cư’ mỗi ngày 14 đồng, tiêu thả dàn. Ông bảo bác bán kem cho ông cái kem nào ngon nhất. Bác bán hàng chọn cho ông một que kem tổ chảng mầu vàng. Trao kem xong thì bác đẩy xe đi. Ông bắt đầu ăn kem. Ông vừa cắn miếng thứ nhất rồi vất ngay que kem xuống đất. Ông bảo cái thằng Nam Kỳ này đểu. Nó đã bán cho ông một cái kem thiu, mùi thum thủm! Mãi về sau ông mới biết đây là kem Sầu Riêng ngon nhất đẳng. Về người dân địa phương thì chú Bắc Kỳ thấy phụ nữ Nam Kỳ ăn mặc qủa là kỳ. Mẹ ông thì răng đen, vấn khăn ngang và trùm khăn vuông đen ở đầu, còn chị Ba chị Tư ở đây thì mang khăn rằn ri ca rô ở cổ và cuốn trên đầu. Ông theo mẹ đi chợ thì hai mẹ con đều ngạc nhiên vô cùng khi Chị Ba bán hàng xé đôi tờ giấy bạc một đồng cái rẹt để thối lại cho mẹ con ông ‘5 hào’.
Các cụ đã thấy những ngày tháng di cư đầu tiên năm 1954 của chú bé Bắc Kỳ vui chưa. Ông bạn già của tôi có máu tếu. Ông còn kể chuyện ông đi học rồi đi làm, rồi đi lính. Ông ghi rằng trong bài học về tâm lý chiến, sĩ quan cán bộ đã nói về sự quan trọng của tình quân dân. Ông ta giảng bài thao thao rồi ông tóm tắt lại như sau :
…Trước khi đi sâu vào quần chúng thì người cán bộ phải biết vuốt ve quần chúng, đồng thời đề ra 3 điểm quan trọng. Sau khi vuốt ve và thấy quần chúng thỏa mãn tin tưởng thì ta nắm vững hai điểm trên rồi từ từ đi sâu vào điểm dưới. Vừa vuốt vừa đi sâu, thấy quần chúng thỏa mãn thì lúc đó người cán bộ mới được rút ra. Các bạn đã nhớ chưa?
Ông bạn già của tôi vui và tếu thế đấy. Ông đi tù VC, sau đó ông sang Mỹ theo diện H.O. Ông viết hết trong sách cuộc đời ông. Ông có 5 con, 7 cháu nội ngoại. Bút hiệu của ông là Thy Vy, sách mang tên ‘ĐI’, ông tự xuất bản, không ghi giá bán. Chắc ông in ra để lưu lại nguồn gốc cho con cháu và làm qùa cho bằng hữu. Hiện ông đang sống ở Nevada, xứ Cờ Hoa. Ông Thy Vy ơi, tôi thích cái tếu của ông qúa. Tôi nghĩ chính cái tếu này đã giúp ông vượt qua được bao sóng gió cuộc đời.
Tôi vừa đọc xong cuốn sách tếu trên đây thì ngày hôm sau ông bưu điện gõ cửa trao cho tôi một gói nữa, lại thêm một cuốn sách mới nữa. Các cụ đã thấy tôi có số làm quản thủ thư viện chưa? Sách này không phải sách tếu mà là sách rất nghiêm trang. Chắc các cụ không thể đoán là sách gì đâu. Thưa, đây là cuốn ‘ Ngày Cuối trong đời Socrates’ tác giả là Platon, và dịch giả là Đỗ Khánh Hoan. Socrates và Platon là ai thì tôi khỏi nói, các cụ hoc triết và văn chương đều biết cả rồi. Người mà tôi muốn nói ở đây là dịch giả Đỗ Khánh Hoan. Xưa nay tôi chưa hề thấy một vị trí thức khoa bảng VN nào mà tha thiết với văn học đến vậy. Đỗ Khánh Hoan là một tên tuổi lớn trước 1975 của VNCH, và ở hải ngoại hiện nay. Ông là giáo sư và trưởng ban Anh Văn của Đại Học Văn Khoa, Viện Đại Học Saigon trong nhiều năm. Các cụ nào ngày xưa học Văn Khoa hẳn phải biết GS Hoan. Ông vừa dạy học, vừa sáng tác vừa dịch sách, toàn những tác phẩm danh tiếng quốc tế. Sách của ông được tái bản nhiều lần. Nếu tôi không lầm thì tác phẩm đầu tiên của ông là cuốn Lịch Sử Văn Học Anh xuất bản năm 1969. Rồi Thơ Tagore như Lời Dâng, Tâm Tình Hiến Dâng, Tặng Vật, Lời Tôi Ca…. Rồi Cây Đàn Miến Điện. Rồi Nông Trại Súc Vật… Ông còn cộng tác với Nguyễn Tường Minh dịch những danh tác của Nhật bản như Kim Các Tự, Tiếng Sóng… Ra hải ngoại, ông dịch những danh tác của Châu Mỹ Latinh. Chưa hết. Điều mà tôi nể phục nhất là ông đã dịch những tác phẩm nặng ký về tư tưởng, như William Shakespeare, Đôn QuyXót, Illiad, Ođyssêy, trường ca Homer, Cộng Hòa của Platon…
Nhiều quá rồi, phải không các cụ. Đây là mới kể sơ sơ thôi đó. Cuốn mà tôi nhận được ngày hôm nay là cuốn Cụ tổ Platon viết về Cụ đại tổ Socrates, bản dịch ra Việt văn do ngòi bút thông thái và uyên bác Đỗ Khánh Hoan. Sách do Học Viện Công Dân ở Hoa Kỳ in và phát hành. Nghe nói ở VN hiện nay không có dịch giả nào đủ uy tín và thông thái như Đỗ Khánh Hoan nên trong nước hiện nay sách của Đỗ Khánh Hoan được giới trí thức qúy mến và in lại.
Từ đầu đến giờ các cụ toàn nghe chuyện sách vở, các cụ đã thấy mệt chưa?
Bây chừ xin được kể chuyện riêng tư. Xin khoe với các cụ là anh John và Chị Ba Biên Hòa mới rủ tôi tham dự một chuyến hành hương qua 3 nước Hy lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Ý Đại Lợi đầu tháng Năm vừa qua. Chuyến này do nhà thờ tổ chức, đông lắm, gần 30 chục người, đi 12 ngày. Vì là hành hương nên trọng tâm nặng về mặt tôn giáo. Nơi đầu tiên chúng tôi đặt chân đến là thủ đô Athens của nước Hy lạp. Chúng tôi đã viếng rất kỹ miền Corintô nơi Thánh Phaolô tới giảng đạo trong 2 năm và viết những bức thư nổi tiếng có in trong Thánh Kinh, cũng là nơi ông bị bắt và đem ra tòa án. Rồi đoàn chúng tôi xuống tàu tới thành phố Ephêsô ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi Thánh Phaolô đã giảng đạo 3 năm , nơi Thánh Gioan Tông Đồ đã sống với Đức Mẹ Maria, cũng là nơi Thánh Gioan viết bộ sách Khải Huyền nổi tiếng, cũng là nơi thánh nhân và Đức Mẹ qua đời. Chúng tôi được đến viếng căn nhà của Đức Mẹ ở. Các khu lịch sử này đã có hơn hai ngàn năm tuổi. Nhìn những kiến trúc vĩ đại bằng đá ngày xưa mà lòng tôi thấy kính sợ và kính phục vô cùng. Làm sao mà họ tay không làm được những cột đá vừa tròn vừa to, rồi chồng lên nhau, tạo ra những cột đá cao ngất. Điều lạ lùng là họ không đóng đinh, không xài xi măng mà những cột đá vĩ đại này đứng vững mấy ngàn năm. Lại còn những hoa văn trên đầu cột nữa chứ. Rồi đến những sân vận động, những rạp hát mấy ngàn chỗ ngồi nữa chứ. Người La Mã ngày xưa tiếng là mạnh nhất thế giới, cai trị hầu hết Âu Châu, thế mà khi chiếm xong Hy Lạp thì đã bị văn hóa Hy Lạp đồng hóa. Ngày xưa còn bé đọc sách Tân Ước trong Kinh Thánh, tôi cứ thắc mắc tại sao Thánh Phaolô đi giảng đạo ở ngoại quốc đã chọn đất Corintô và Ephesô mà không ở những nơi khác, lần này đến đây xem tận mắt tôi mới hiểu tại sao thánh nhân chọn những nơi này. Tại sao cơ ? Thưa, vì những nơi này là đỉnh cao của văn minh nhân loại lúc bấy giờ. Thánh nhân nhắm chinh phục những đỉnh cao. Tôi mê thánh nhân qúa. Ngài là bậc trí thức dấn thân. Ngài đang hăng say đi tiêu diệt tín hữu của Chúa Giêsu mà ngài cho là những kẻ theo tà đạo thì chính Chúa Giêsu hiện ra với ngài, biến ngài thành một tông đồ lớn. Chúa đã thay đổi ngài toàn diện, từ kẻ tử thù thành một cán bộ nồng cốt. Chính ngài kể ngài đã bị bắt bớ, đánh đập, bị đắm tàu, bị bỏ đói, bị hành hạ nhiều lần, mà ngài vẫn một lòng son sắt. Lý do ư? Vì chính ngài đã được Chúa Giêsu mạc khải, ngài đã nhìn thấy Chúa, nói chuyện với Chúa. Ngài không học đạo với một ai khác ngoài chính Chúa.
Vì mê thánh Phaolô mà tôi đưa các cụ đi xa qúa rồi, xin trở lại chuyến hành hương. Ban tổ chức chu đáo lắm. Ngoài mấy trọng điểm như Côrintô va Êphesô, họ còn dẫn chúng tôi đi loanh quanh mấy nơi khác, nhất là phố xá để phe các bà mua sắm. Sau 7 ngày viếng Hy lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, lúc ở khách sạn lúc ở trên tàu, sau cùng chúng tôi đến Ý Đại Lợi. Nơi dừng chân đầu tiên ở nước thứ ba này không phải Roma mà là Florence. Xưa tôi đã đi Ý nhiều lần nhưng chưa lần nào đến thành phố cổ kính và lịch sử này. Florence ở xa thủ đô Roma 4 giờ lái xe về hướng bắc. Tên Ý của thành phố này là ‘Florentia’. Nó được thiết lập đầu công nguyên. Đây là nơi quy tụ mọi tinh hoa của thời hoàng kim La Mã. Các cung điện nhà thờ đền đài, tất cả đều nguy nga và vĩ đại. Đây là sinh quán của những nghệ sĩ và thi sĩ đại danh như Dante, Michaelangelo, Leonardo… Vì đây là tinh hoa của Âu Châu nên Florentia được coi là cái nôi của phong trào Phục Hưng, hiện được coi là một trong những thành phố đẹp cổ kính nhất thế giới.
Rồi chúng tôi tới Roma, vừa kịp ngày thư Tư trong tuần để đi bái yết Đức Thánh Cha. Nói là bái yết cho ra vẻ được yết kiến bắt tay, Không phải vậy đâu các cụ ạ. Ngài tiếp hết mọi khách du lịch đến từ khắp nơi. Nơi ngài tiếp là quảng trường Thánh Phêrô, nơi các vị giáo hoàng gặp chung mọi người. Hôm đó trời nắng ấm thật đẹp. Chúng tôi tới nơi này lúc 9 giờ sáng mà công trường đã đầy nghẹt. Sách vở cho biết là nếu nơi đây đầy nghẹt thì số người tham dự là vào khoảng 300.000 người. Hôm đó đúng là đầy nghẹt. Chen mãi mới kiếm ra một chỗ đứng. Quanh tôi là cả một thế giới loài người thu hẹp, da trắng da vàng da đen đủ hết. Lọt vào tai tôi bao nhiêu là âm thanh lạ. Mãi 10 giờ Đức Thánh Cha Phanxicô mới xuất hiện. Ngài đứng trên một xe mui trần, chạy quanh công trường nhiều vòng. Dù bao nhiêu nhân viên an ninh vây quanh mà có tới mấy chục em bé lọt hàng rào đưa tới tận tay ngài cho ngài ẵm hôn. Tôi có nhận xét này, vừa qua màn ảnh truyền hình khổng lồ ở 4 góc, vừa được nhìn trực tiếp, vị giáo hoàng này hôn em bé nào là ngài hôn rất nồng nàn, chứ ngài không hôn ơ hờ cho có. Xe chạy tới đâu là nơi đó ầm vang lên tiếng hét ‘ Papa!, Papa!, Papa!’. Một ông Tây đứng bên tôi nói lớn : Khuôn mặt của ngài trông rất giống khuôn mặt Đức Đạt Lai Lạt Ma. Giá mà hai vị lãnh tụ tôn giáo này cùng cầm tay nhau mà đi giảng đạo từ bi bác ái thì chắc chắn thế giới sẽ hòa binh ngay.
Đó mới là chuyện một buổi sáng thứ Tư ở khu công trường Thánh Phêrô. Đoàn chúng tôi còn đi thăm viện bảo tàng ở nhà thờ Sistine, còn đi công viên Trevi cho các bà ném đồng tiền. Các cụ biết thói quen này của du khách chứ? Người ta tin rằng ai đến Roma mà tới đây ném một đồng xu xuống suối thì thế nào trong tương lai cũng sẽ trờ lại Roma lần nữa, nếu ném 2 đồng xu thì tình duyên sẽ bền chặt, nhưng chớ ném 3 đồng xu nha vì con số 3 là số lẻ, không tốt…
Trên đây mới là vài nét sơ sài của chuyến hành hương dài ngày của nhóm chúng tôi. Tôi nói sơ sài vì còn bao nhiêu chuyện khác cũng vui và quan trọng nhưng không còn giấy, như chuyện các khách sạn, chuyện các chuyến đi cruise, chuyện các bữa ăn, chuyện đi shopping, chuyện các lần xém bị mất cắp, chuyện lạc nhau…
Thời tiết tháng Năm và tháng Sáu rất dễ chịu nên sẽ có nhiều chuyến hành hương và du lịch, tôi xin ghi mấy điều kinh nghiệm để trình các cụ sắp đi nha:
- Vì khách du lịch rất đông nên đoàn chúng ta rất dễ lạc nhau. Làm sao để đoàn nhận ra nhau từ xa nếu bi lạc trong đám đông? Cách tốt nhất là các đoàn viên nên đội mũ giống nhau, ở cổ quàng thêm một cái khăn giống nhau nữa thì tuyệt vời. Và đoàn trưởng nên cầm một lá cờ, hay một cái dù mầu riêng biệt. Tôi thấy có mấy đoàn đội mũ vàng, quàng khăn vàng, đoàn trưởng cầm một cái dù màu cũng vàng, thật là khôn ngoan.
- Ai cũng nên có một cái máy điện thoại di động, loại bỏ túi. Tôi thấy du khách hầu như ai cũng có. Nó vừa là cái tai cái mắt cho mình, vừa là máy chụp hình quay phim.
- Vì chúng ta sẽ đi bộ nhiều, nên mang theo áo mưa. Để cho gọn ghẽ, nên mua cái áo mưa nylon nhỏ xiu giá 1 đôla ở các tiệm bên đường. Hễ gặp mưa là bung nó ra. Sau cơn mưa thì vất nó vào giỏ rác, chả cần tiếc xót gì.
- Các cụ cao niên nên mang theo một cái gậy, loại gấp. Khi nào phải đi xa hay lên dốc thì bung cây gậy ra, nó là một cánh tay thứ ba, rất hữu dụng.
- Nên đem theo mì gói hay phở gói, loại để sẵn trong cái bát nylon. Nên mang theo đôi đũa và cái muỗng. Lúc nào đói hay nhớ cơm VN thì chỉ việc xin nhà hàng hay khách sạn chút nước sôi là xong ngay. Có mấy ông bạn rất khôn ngoan, các ông đem bát mì bát phở xuống ăn trong bữa buffet. Có tô mì nóng, lại có sẵn thịt gà, thịt bò, hải sản nấu sẵn trên bàn buffet, bạn chỉ việc gắp các thứ này vào tô mì tô phở, thế là bạn đã có một tô mì, tô phở ngon hảo hạng.
- Về bữa ăn, du khách thường có sự chọn lựa là hoặc ngồi bàn ăn có thực đơn rõ ràng và có người phục vụ, hoặc ăn theo lối buffet. Chúng tôi bao giờ cũng ăn theo lối buffet vì mình được chọn những thức ăn mình thích, nhiều ít do mình quyết định, chứ ngồi ở bàn ăn với thực đơn có sẵn thì bạn mất hết tự do. Bạn không có sự lựa chọn, người ta phục vụ thế nào thì bạn phải ăn thế ấy.
- Và điều cuối cùng rất quan trọng là các bạn phải rất cẩn thận về giấy tờ và tiền bạc. Những chỗ đông người như bến xe, cửa vào bảo tàng, cửa vào chợ là nơi các bạn dễ bị móc túi nhất. Ở đây có bọn móc túi chuyên nghiệp, chúng thường đi hai ba đứa với nhau, con trai lẫn với con gái. Một đứa sán lại nói chuyện với bạn thì đứa thứ hai thứ ba móc túi rạch bóp của bạn. Bạn nào đeo bị thì nên đeo bị ra trước ngực. Bạn xách ví thì nên cài thêm một cái kim bặng lớn ở đầu zipper. Cách an toàn nhất là nên mặc loại áo 4 túi hay 6 túi, kiểu áo giáp nhà binh. Các miệng túi nên gài thêm kim băng. Nên đi liền nhau, người này bảo vệ người kia. Con trai con gái nó sán lại thì gạt chúng ra. Tôi có bà bạn đeo ví trước bụng, đã đề phòng bọn móc túi, thế mà khi về tới khách sạn thì ví đã bị mở ra lúc nào không hay, thông hành và tiền bạc mất hết.
Trên đây là vài kinh nghiệm nhỏ xin trình các cụ sắp lên đường du lịch.
Về lại Canada, ba chúng tôi đem các chuyện hành hương này ra kể cho cả làng An Hạ nghe. Bà cụ B.95 thì cứ tiếc hùi hụi. Cụ bảo cụ biết là chuyến đi hấp dẫn qúa mà sức khoẻ không cho phép. Chị Ba Biên Hòa liền chiếu lại cho cụ xem những đoạn phim mà chị chụp được. Chiếu đến đâu chị dẫn giải đến đó. Phim của anh phim của chị, một bộ nhật ký sống động thật hấp dẫn. Cụ B.95 vừa xem vừa tấm tắc : đây là một phép lạ về truyền thông của thế kỷ.
Ông ODP tiếp theo ý đó ngay : Vì cái máy này mà kỹ nghệ máy chụp ảnh và kỹ nghệ phim nhựa đang giẫy chết. Trên báo chí hàng ngày ta thấy chỗ nào máy ảnh cũng quảng cáo bán hạ giá, đại hạ giá. Mà chẳng riêng gì kỹ nghệ máy ảnh và phim nhựa chết, mà loại điện thoại dùng giây cũng chết, nhà in báo giấy cũng chết, bưu điện phát thư cũng chết. Nhiều phép lạ đang nhãn tiền xảy ra. Cách đây 50 năm nào có ai tiên đoán được những thay đổi này.
Rồi cụ B.95 lại theo thói quen truyền thống đòi nghe chuyện cười. Cụ nhìn anh John là thần tượng của cụ. Anh John biết mỗi lần họp làng là mỗi lần anh phải mở đầu chương trình chuyện cười. Cụ thích chuyện cười của anh vì nó pha lẫn tiếng cười của dân da trắng với dân da vàng.
Anh John xin được tiếp câu chuyện tháng trước về đề tài ‘sợ vợ’. Trong tiếng Anh, ông chồng sợ vợ bị gọi là ông chồng bị gà mái mổ, ‘ hen-pecked husbands’. Người Canada thường không lấy đề tài sợ vợ ra diễu, mà họ lấy đề tài mẹ vợ. Còn người Việt mình thì chuyên lấy đề tài sợ vợ. Anh John bảo anh hết sức ngạc nhiên khi tìm các chuyện cười VN. Trong tiếng VN hình như chỉ có chữ ‘sợ vợ’ chứ không có chữ ‘sợ chồng’. Tại sao vậy? Thưa có lẽ sợ chồng là chuyện đương nhiên và hợp lý, không có gì đáng nói đáng bàn, sợ vợ mới là việc khác thường, mới đáng nói, nên mới sinh ra nhiều tiếng cười. Anh xin kể chuyện một anh chồng sợ vợ đặc biệt và một chị vợ bắt nạt chồng loại siêu việt.
Rằng có một ông kỹ sư kia nổi tiếng sợ vợ. Bữa đó hai vợ chồng đi phố. Bà vợ bảo : Phố xá đông người, anh giữ tiền cho chắc ăn, em mua cái gì thì anh mở ví lấy tiền trả nha. Anh chồng gật đầu chấp thuận. Hai người đến đầu chợ thì bà vợ nhìn chồng rồi cằn nhằn ngay : Phố xá đông người mà sao anh lớ ngớ như thằng ngố vậy? Anh cẩn thận nha, bọn móc túi đầy chợ đấy. Nói xong, bà vợ nhìn lại chồng, chắc bà thấy chồng là thằng ngố thật nên bà lại nói : Anh đưa hết tiền đây, em giữ cho chắc. Anh chồng bèn móc túi đưa hết tiền mang theo cho vợ. Bà vợ bỏ tiền vào sắc rồi đeo lên vai. Hai người đi vòng vòng một hồi lâu. Cuối cùng bà vợ tìm được một bộ áo ưng ý, trả gíá xong thì mở sắc lấy tiền. Khi nhìn xuống thì trời ơi cái sắc đã bị rạch, bao nhiêu tiền đã bị móc hết. Ông chồng liền nhỏ nhẹ : Phải chi lúc nãy em để anh giữ tiền thì đâu nên nỗi. Bà vợ liền gầm lên : Anh là đồ ngu! Tại sao tôi bảo anh đưa tiền mà anh cũng đưa? Anh phải biết ngăn cản tôi lúc đó chứ, thế mới là đàn ông, thế mới là chồng chứ. Anh lỗi sờ sờ như vậy mà còn đổ lỗi cho tôi!
Kể đến đây xong anh John tuyên bố hết chuyện. Anh bảo các bạn Canada trong sở nghe anh kể chuyện này thì thích lắm và đều nói : Anh chồng này chính là người bị gà mái mổ.
Kính chúc các cụ mày râu phe ta không bị gà mổ nha. Cương quyết nha.
TRÀ LŨ
Canada đang vào hè. Thời gian đi nhanh qúa, mới ngày nào sáng dậy còn xúc tuyết, mới ngày nào ra đường còn mang áo lạnh. Tôi nói mùa hè đang đến, chứ nàng xuân vẫn còn lưu luyến miền đất hạnh phúc này, rừng hoa anh đào sau nhà vẫn còn nở rộ. Không phải nhà tôi trồng anh đào, mà vì nhà tôi nhìn sang được công viên High Park. Công viên này nổi tiếng đẹp vì có rừng hoa do Nhật Bản tặng năm xưa. Tôi yêu cái công viên này quá. Nó được xếp vào loại công viên đẹp nhất nước. Mùa thu thì thơ mộng vì lá vàng lá đỏ của rừng phong. Mùa xuân thì lộng lẫy vì những cành hoa anh đào trắng hồng. Mỗi lần nhìn thấy hoa anh đào thì tôi liền nhớ tới người Phù Tang. Ngày xưa khi chưa tới Canada thì tôi chỉ biết người Nhật đã đem cây anh đào sang tặng thủ đô Washington DC bên Hoa Kỳ. Nay sống ở Canada và nhà ở gần công viên nổi tiếng này nên tôi mới biết người Nhật cũng tặng cây anh đào cho thành phố Toronto .
Sau Đệ Nhị Thế Chiến, năm 1959, Tòa đại sứ Nhật Bản đã tặng Canada 2000 cây anh đào, một nửa trồng ở thủ đô Ottawa, một nửa trồng ở công viên High Park gần nhà tôi. Đó là đợt thứ nhất. Đợt thứ hai vào năm 1984, tức 25 năm sau, ông Yoriki Iwasaki, giáo sư môn luyện kim thuộc trường đại học Toronto, tặng thêm một giống hoa anh đào khác để trồng cho khu vườn trẻ trong công viên. Chưa hết. Năm 2001, thấy dân Canada say mê anh đào, ông Tổng Lãnh Sự Nhât Bản ở Toronto tặng thêm một loại anh đào nữa tên là Fugenzo Sakura. Nhìn vào bản đồ công viên ta sẽ thấy có 3 khu trồng anh đào riêng biệt ghi dấu 3 lần Nhật Bản tặng hoa.
Ông ODP nghe tôi nói về hoa anh đào liền góp chuyện. Rằng trong tiếng Nhật, hoa anh đào gọi là Sakura. Người Nhật có một bài hát dân gian rất nổi tiếng, tên là Sakura, ai cũng biết. Ngày xưa ông đi tu nghiệp ở Nhật thì bài hát đầu tiên người Nhật hát cho ông nghe là bài Sakura. Cái đặc biệt của hoa anh đào là nhìn riêng từng bông hoa thì ta không thấy đẹp, nhưng hoa mọc chi chit trên cành thì trông nó đẹp thơ mộng vô cùng. Hoa này tượng trưng cho người Nhật. Cá nhân từng người Nhật thì không có gì xuất sắc, nhưng một nhóm người Nhật tụ lại thì nhiều sự xuất sắc hiện ra ngay.
Anh John cũng xin góp chuyện : Thấy công viên High Park nổi tiếng nhờ có hoa anh đào, nên Đại Học York ở Toronto, nhân lễ kết nghĩa anh em với Đại Học Tokyo năm 2003, cũng đã trồng 250 gốc hoa anh đào trước tòa viện trưởng.
Đó là chuyện hoa. Còn chuyện người Canada thì sao? Thưa chuyện người vào cuối mùa xuân này cũng ngon lành lắm.
Miền Toronto đông dân Việt Nam nhất nước Canada, đang sôi động với các buổi tiệc gây quỹ cho việc xây đài kỷ niệm người tỵ nạn CS, xây nhà cho người cao niên, xây viện bảo tàng thuyền nhân cho Ottawa, và đại lễ Phật Đản cùng các đại nhạc hội. Nhưng riêng tôi, một việc mà tôi cho là có ý nghĩa nhất trong năm là Trại Lên Đường. Hiện nay một nhóm người đầy tâm huyết đang chuẩn bị một trại hè cho lớp thanh niên. Trại mang tên là ‘Lên Đường’, mục đích là phát triển kỹ năng lãnh đạo cho lớp trẻ’ theo lối sinh hoạt của phong trào Hướng Đạo. Trại loại này đã được tổ chức trong nhiều năm qua vào các mùa hè, từ năm 1996 đến nay đã thu hút 3.600 bạn trẻ từ khắp Bắc Mỹ. Năm nay số trại sinh được chọn sẽ là 300. Nơi hội tụ là Crieff Hills, gần thành phố Toronto. Đây là khu vực cắm trại của người Canada với đầy dủ tiện nghi. Chương trình sinh hoạt trong 4 ngày, từ 6 giờ sáng đến 12 gờ đêm, gồm sinh hoạt tâm linh, thể thao đá banh bơi thuyền, rồi hội thảo và học hỏi vể kỹ năng lãnh đạo và phát triển tình yêu quê hương VN, tối thì ca hát và lửa trại. Người đầu đàn của chương trình này là vợ chồng Cô Nguyễn Phúc Anh Lan, một trưởng Hướng Đạo kỳ cựu, người sáng lập Học Viện Công Dân, và nhà báo đại tâm Nguyễn Đạt của tuần san Thời Báo.
Tại Montréal, một thành phố nói tiếng Pháp ở Canada, xa Toronto chừng 5 giờ lái xe, cũng có một chương trình tương tự mang tên là Thế Hệ Kế Thừa, Generation’s Legacy. Mục đích là kêu gọi giới trẻ họp nhau học hỏi về văn hóa dân tộc qua thế hệ cha ông. Hiện nay phong trào đang cổ động giới trẻ VN nghĩ đến công ơn của tổ tiên bằng cách giúp việc gây quỹ cho chương trình xây viện Bảo Tàng Thuyền Nhân VN ở Canada.
Dẫn dắt chương trình này là BS Đào Bá Ngọc và Cộng Đồng VN Montréal.
Dân làng tôi có rất nhiều bạn thân ở Montréal thuộc tỉnh bang Québec. Nói tới Montréal thì mắt ai cũng sáng lên. Người yêu Québec nhất trong làng là ông ODP. Ông là dân học trường Tây ngày xưa, nói tiếng Tây như gió. Khi vừa tới Canada tỵ nạn thì việc đầu tiên là ông đi Montréal thăm bạn bè. Ông kể : mình là dân học trường tây thế mà mấy ngày đầu nghe dân Québec nói, mình chả hiểu gì. Hóa ra ở đây họ nóí tiếng Pháp của thế hệ ngày xưa. Tổ tiên của họ đến đây vào thế kỷ 17, nói tiếng Tây thế kỷ 17, và thứ tiếng Tây này tiếp tục truyền xuống cho con cháu. So sánh với tiếng Tây ở Paris thì đây là tiếng Tây nhà quê. Nhưng người ở Montréal, và nói chung dân Québec, rất tự hào về ngôn ngữ và lịch sử dòng dõi của mình. Họ xưng mình là ‘Québecois pure laine’, nghĩa là dân Québec chính gốc, là sợi len tuyền, không có lai căng gì hết. Tôi bảo họ nói tiếng Pháp nhà quê vì nhiều tiếng nghe buồn cười lắm. Chẳng hạn người rửa chén nhà hàng, tiếng Anh là dish washer, còn tiếng Pháp của họ là ‘plongeur’. Plongeur chính nghĩa là người thợ lặn! Trông vào cuốn điện thoại niên giám ta sẽ đọc thấy những tên họ, tên gia đình nghe rất mộc mạc ngộ nghĩnh, như Cụ Lafleur ( cụ bông hoa), Ông Laporte (ông cánh cửa), Bà Lamontagne ( bà ngọn núi) , Cậu Desjardins ( cậu mảnh vườn)… Mấy chục năm trước đây phong trào chủ trương Pháp Văn độc tôn rất mạnh, cái gì cũng phải dịch ra tiếng Pháp hết, bởi vậy nhiều nhà hàng đã dịch tên món Hot Dog là Chien Chaud (món chó nóng). Trên đường đi có bảng Stop, Stop là một ký hiệu quốc tế, nước nào cũng dùng, thế nhưng ở Montréal các cụ sẽ thấy họ không vẽ chữ Stop mà vẽ chữ Arrêt. Cụ nào không biết tiếng Pháp thì xin học thuộc chữ này nha.
Hiện nay chính quyền ở Québec thuộc đảng chinh trị cực đoan, họ đang lăm le trưng cầu dân ý để ly khai Quebec khỏi liên bang Canada. Chuyện này là chuyện qúa khích, do sự thù oán người Anh từ ngày xưa.
Tôi viết đến đây thì ông bưu điện tới. Ông trao cho tôi một bao thư lớn. A, đây là một cuốn sách do một ông bạn già của tôi bên Mỹ gửi tặng. Chính ông là tác giả. Ông bảo đây là những trang nhật ký ghi lại đời ông. Cuốn sách đã làm tôi cuời thích thú, đọc cả một buổi tối. Sỡ dĩ tôi bị cuốn hút là vì ông đã viết về những năm thơ ấu sống ở Thanh Hóa ngoài Bắc với ngôn ngữ Bắc kỳ rặt. Rồi ông theo cha mẹ vào Nam năm 1954. Ôi những năm đầu của một chú bé Bắc Kỳ sống ở Nam Kỳ, qua ngòi bút của ông, mới dễ yêu làm sao. Tôi thích nhất những trang viết về tiếng Bắc tiếng Nam. Nơi máy bay từ Hà Nội đáp xuống là ‘Tưng Sưng Nhức’. Mẹ ông sai ông đi mua lít dầu hỏa và bao diêm, bà bán hàng Nam Kỳ nghe chú nhóc Bắc Kỳ nói dầu hỏa và hộp diêm thì lắc đầu bảo không có, đến lúc ông chỉ vào mặt hàng thì bà phá ra cười. Chèng đéc ơi, đó là dầu hôi và hộp quẹt nha cha nội, hỏa hỏa với diêm diêm cái gì!
Chưa hết. Ông đi xích lô máy, ôi sướng làm sao, nhưng mải ngắm phố phường nên đi lố. Ông bảo bác tài lái xe ‘hãm xe’ lại mà anh ta không hiểu, cứ chạy phăng phăng. Rôi bác xích lô cũng cười hề hề, em phải nói dừng lại hay tốp lại, chứ hãm hãm cái gì! Bữa khác ông rủ bạn đi ăn cà rem. Lúc đó chính phủ cụ Diệm phát cho dân ‘ri cư’ mỗi ngày 14 đồng, tiêu thả dàn. Ông bảo bác bán kem cho ông cái kem nào ngon nhất. Bác bán hàng chọn cho ông một que kem tổ chảng mầu vàng. Trao kem xong thì bác đẩy xe đi. Ông bắt đầu ăn kem. Ông vừa cắn miếng thứ nhất rồi vất ngay que kem xuống đất. Ông bảo cái thằng Nam Kỳ này đểu. Nó đã bán cho ông một cái kem thiu, mùi thum thủm! Mãi về sau ông mới biết đây là kem Sầu Riêng ngon nhất đẳng. Về người dân địa phương thì chú Bắc Kỳ thấy phụ nữ Nam Kỳ ăn mặc qủa là kỳ. Mẹ ông thì răng đen, vấn khăn ngang và trùm khăn vuông đen ở đầu, còn chị Ba chị Tư ở đây thì mang khăn rằn ri ca rô ở cổ và cuốn trên đầu. Ông theo mẹ đi chợ thì hai mẹ con đều ngạc nhiên vô cùng khi Chị Ba bán hàng xé đôi tờ giấy bạc một đồng cái rẹt để thối lại cho mẹ con ông ‘5 hào’.
Các cụ đã thấy những ngày tháng di cư đầu tiên năm 1954 của chú bé Bắc Kỳ vui chưa. Ông bạn già của tôi có máu tếu. Ông còn kể chuyện ông đi học rồi đi làm, rồi đi lính. Ông ghi rằng trong bài học về tâm lý chiến, sĩ quan cán bộ đã nói về sự quan trọng của tình quân dân. Ông ta giảng bài thao thao rồi ông tóm tắt lại như sau :
…Trước khi đi sâu vào quần chúng thì người cán bộ phải biết vuốt ve quần chúng, đồng thời đề ra 3 điểm quan trọng. Sau khi vuốt ve và thấy quần chúng thỏa mãn tin tưởng thì ta nắm vững hai điểm trên rồi từ từ đi sâu vào điểm dưới. Vừa vuốt vừa đi sâu, thấy quần chúng thỏa mãn thì lúc đó người cán bộ mới được rút ra. Các bạn đã nhớ chưa?
Ông bạn già của tôi vui và tếu thế đấy. Ông đi tù VC, sau đó ông sang Mỹ theo diện H.O. Ông viết hết trong sách cuộc đời ông. Ông có 5 con, 7 cháu nội ngoại. Bút hiệu của ông là Thy Vy, sách mang tên ‘ĐI’, ông tự xuất bản, không ghi giá bán. Chắc ông in ra để lưu lại nguồn gốc cho con cháu và làm qùa cho bằng hữu. Hiện ông đang sống ở Nevada, xứ Cờ Hoa. Ông Thy Vy ơi, tôi thích cái tếu của ông qúa. Tôi nghĩ chính cái tếu này đã giúp ông vượt qua được bao sóng gió cuộc đời.
Tôi vừa đọc xong cuốn sách tếu trên đây thì ngày hôm sau ông bưu điện gõ cửa trao cho tôi một gói nữa, lại thêm một cuốn sách mới nữa. Các cụ đã thấy tôi có số làm quản thủ thư viện chưa? Sách này không phải sách tếu mà là sách rất nghiêm trang. Chắc các cụ không thể đoán là sách gì đâu. Thưa, đây là cuốn ‘ Ngày Cuối trong đời Socrates’ tác giả là Platon, và dịch giả là Đỗ Khánh Hoan. Socrates và Platon là ai thì tôi khỏi nói, các cụ hoc triết và văn chương đều biết cả rồi. Người mà tôi muốn nói ở đây là dịch giả Đỗ Khánh Hoan. Xưa nay tôi chưa hề thấy một vị trí thức khoa bảng VN nào mà tha thiết với văn học đến vậy. Đỗ Khánh Hoan là một tên tuổi lớn trước 1975 của VNCH, và ở hải ngoại hiện nay. Ông là giáo sư và trưởng ban Anh Văn của Đại Học Văn Khoa, Viện Đại Học Saigon trong nhiều năm. Các cụ nào ngày xưa học Văn Khoa hẳn phải biết GS Hoan. Ông vừa dạy học, vừa sáng tác vừa dịch sách, toàn những tác phẩm danh tiếng quốc tế. Sách của ông được tái bản nhiều lần. Nếu tôi không lầm thì tác phẩm đầu tiên của ông là cuốn Lịch Sử Văn Học Anh xuất bản năm 1969. Rồi Thơ Tagore như Lời Dâng, Tâm Tình Hiến Dâng, Tặng Vật, Lời Tôi Ca…. Rồi Cây Đàn Miến Điện. Rồi Nông Trại Súc Vật… Ông còn cộng tác với Nguyễn Tường Minh dịch những danh tác của Nhật bản như Kim Các Tự, Tiếng Sóng… Ra hải ngoại, ông dịch những danh tác của Châu Mỹ Latinh. Chưa hết. Điều mà tôi nể phục nhất là ông đã dịch những tác phẩm nặng ký về tư tưởng, như William Shakespeare, Đôn QuyXót, Illiad, Ođyssêy, trường ca Homer, Cộng Hòa của Platon…
Nhiều quá rồi, phải không các cụ. Đây là mới kể sơ sơ thôi đó. Cuốn mà tôi nhận được ngày hôm nay là cuốn Cụ tổ Platon viết về Cụ đại tổ Socrates, bản dịch ra Việt văn do ngòi bút thông thái và uyên bác Đỗ Khánh Hoan. Sách do Học Viện Công Dân ở Hoa Kỳ in và phát hành. Nghe nói ở VN hiện nay không có dịch giả nào đủ uy tín và thông thái như Đỗ Khánh Hoan nên trong nước hiện nay sách của Đỗ Khánh Hoan được giới trí thức qúy mến và in lại.
Từ đầu đến giờ các cụ toàn nghe chuyện sách vở, các cụ đã thấy mệt chưa?
Bây chừ xin được kể chuyện riêng tư. Xin khoe với các cụ là anh John và Chị Ba Biên Hòa mới rủ tôi tham dự một chuyến hành hương qua 3 nước Hy lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Ý Đại Lợi đầu tháng Năm vừa qua. Chuyến này do nhà thờ tổ chức, đông lắm, gần 30 chục người, đi 12 ngày. Vì là hành hương nên trọng tâm nặng về mặt tôn giáo. Nơi đầu tiên chúng tôi đặt chân đến là thủ đô Athens của nước Hy lạp. Chúng tôi đã viếng rất kỹ miền Corintô nơi Thánh Phaolô tới giảng đạo trong 2 năm và viết những bức thư nổi tiếng có in trong Thánh Kinh, cũng là nơi ông bị bắt và đem ra tòa án. Rồi đoàn chúng tôi xuống tàu tới thành phố Ephêsô ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi Thánh Phaolô đã giảng đạo 3 năm , nơi Thánh Gioan Tông Đồ đã sống với Đức Mẹ Maria, cũng là nơi Thánh Gioan viết bộ sách Khải Huyền nổi tiếng, cũng là nơi thánh nhân và Đức Mẹ qua đời. Chúng tôi được đến viếng căn nhà của Đức Mẹ ở. Các khu lịch sử này đã có hơn hai ngàn năm tuổi. Nhìn những kiến trúc vĩ đại bằng đá ngày xưa mà lòng tôi thấy kính sợ và kính phục vô cùng. Làm sao mà họ tay không làm được những cột đá vừa tròn vừa to, rồi chồng lên nhau, tạo ra những cột đá cao ngất. Điều lạ lùng là họ không đóng đinh, không xài xi măng mà những cột đá vĩ đại này đứng vững mấy ngàn năm. Lại còn những hoa văn trên đầu cột nữa chứ. Rồi đến những sân vận động, những rạp hát mấy ngàn chỗ ngồi nữa chứ. Người La Mã ngày xưa tiếng là mạnh nhất thế giới, cai trị hầu hết Âu Châu, thế mà khi chiếm xong Hy Lạp thì đã bị văn hóa Hy Lạp đồng hóa. Ngày xưa còn bé đọc sách Tân Ước trong Kinh Thánh, tôi cứ thắc mắc tại sao Thánh Phaolô đi giảng đạo ở ngoại quốc đã chọn đất Corintô và Ephesô mà không ở những nơi khác, lần này đến đây xem tận mắt tôi mới hiểu tại sao thánh nhân chọn những nơi này. Tại sao cơ ? Thưa, vì những nơi này là đỉnh cao của văn minh nhân loại lúc bấy giờ. Thánh nhân nhắm chinh phục những đỉnh cao. Tôi mê thánh nhân qúa. Ngài là bậc trí thức dấn thân. Ngài đang hăng say đi tiêu diệt tín hữu của Chúa Giêsu mà ngài cho là những kẻ theo tà đạo thì chính Chúa Giêsu hiện ra với ngài, biến ngài thành một tông đồ lớn. Chúa đã thay đổi ngài toàn diện, từ kẻ tử thù thành một cán bộ nồng cốt. Chính ngài kể ngài đã bị bắt bớ, đánh đập, bị đắm tàu, bị bỏ đói, bị hành hạ nhiều lần, mà ngài vẫn một lòng son sắt. Lý do ư? Vì chính ngài đã được Chúa Giêsu mạc khải, ngài đã nhìn thấy Chúa, nói chuyện với Chúa. Ngài không học đạo với một ai khác ngoài chính Chúa.
Vì mê thánh Phaolô mà tôi đưa các cụ đi xa qúa rồi, xin trở lại chuyến hành hương. Ban tổ chức chu đáo lắm. Ngoài mấy trọng điểm như Côrintô va Êphesô, họ còn dẫn chúng tôi đi loanh quanh mấy nơi khác, nhất là phố xá để phe các bà mua sắm. Sau 7 ngày viếng Hy lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, lúc ở khách sạn lúc ở trên tàu, sau cùng chúng tôi đến Ý Đại Lợi. Nơi dừng chân đầu tiên ở nước thứ ba này không phải Roma mà là Florence. Xưa tôi đã đi Ý nhiều lần nhưng chưa lần nào đến thành phố cổ kính và lịch sử này. Florence ở xa thủ đô Roma 4 giờ lái xe về hướng bắc. Tên Ý của thành phố này là ‘Florentia’. Nó được thiết lập đầu công nguyên. Đây là nơi quy tụ mọi tinh hoa của thời hoàng kim La Mã. Các cung điện nhà thờ đền đài, tất cả đều nguy nga và vĩ đại. Đây là sinh quán của những nghệ sĩ và thi sĩ đại danh như Dante, Michaelangelo, Leonardo… Vì đây là tinh hoa của Âu Châu nên Florentia được coi là cái nôi của phong trào Phục Hưng, hiện được coi là một trong những thành phố đẹp cổ kính nhất thế giới.
Đó mới là chuyện một buổi sáng thứ Tư ở khu công trường Thánh Phêrô. Đoàn chúng tôi còn đi thăm viện bảo tàng ở nhà thờ Sistine, còn đi công viên Trevi cho các bà ném đồng tiền. Các cụ biết thói quen này của du khách chứ? Người ta tin rằng ai đến Roma mà tới đây ném một đồng xu xuống suối thì thế nào trong tương lai cũng sẽ trờ lại Roma lần nữa, nếu ném 2 đồng xu thì tình duyên sẽ bền chặt, nhưng chớ ném 3 đồng xu nha vì con số 3 là số lẻ, không tốt…
Trên đây mới là vài nét sơ sài của chuyến hành hương dài ngày của nhóm chúng tôi. Tôi nói sơ sài vì còn bao nhiêu chuyện khác cũng vui và quan trọng nhưng không còn giấy, như chuyện các khách sạn, chuyện các chuyến đi cruise, chuyện các bữa ăn, chuyện đi shopping, chuyện các lần xém bị mất cắp, chuyện lạc nhau…
Thời tiết tháng Năm và tháng Sáu rất dễ chịu nên sẽ có nhiều chuyến hành hương và du lịch, tôi xin ghi mấy điều kinh nghiệm để trình các cụ sắp đi nha:
- Vì khách du lịch rất đông nên đoàn chúng ta rất dễ lạc nhau. Làm sao để đoàn nhận ra nhau từ xa nếu bi lạc trong đám đông? Cách tốt nhất là các đoàn viên nên đội mũ giống nhau, ở cổ quàng thêm một cái khăn giống nhau nữa thì tuyệt vời. Và đoàn trưởng nên cầm một lá cờ, hay một cái dù mầu riêng biệt. Tôi thấy có mấy đoàn đội mũ vàng, quàng khăn vàng, đoàn trưởng cầm một cái dù màu cũng vàng, thật là khôn ngoan.
- Ai cũng nên có một cái máy điện thoại di động, loại bỏ túi. Tôi thấy du khách hầu như ai cũng có. Nó vừa là cái tai cái mắt cho mình, vừa là máy chụp hình quay phim.
- Vì chúng ta sẽ đi bộ nhiều, nên mang theo áo mưa. Để cho gọn ghẽ, nên mua cái áo mưa nylon nhỏ xiu giá 1 đôla ở các tiệm bên đường. Hễ gặp mưa là bung nó ra. Sau cơn mưa thì vất nó vào giỏ rác, chả cần tiếc xót gì.
- Các cụ cao niên nên mang theo một cái gậy, loại gấp. Khi nào phải đi xa hay lên dốc thì bung cây gậy ra, nó là một cánh tay thứ ba, rất hữu dụng.
- Nên đem theo mì gói hay phở gói, loại để sẵn trong cái bát nylon. Nên mang theo đôi đũa và cái muỗng. Lúc nào đói hay nhớ cơm VN thì chỉ việc xin nhà hàng hay khách sạn chút nước sôi là xong ngay. Có mấy ông bạn rất khôn ngoan, các ông đem bát mì bát phở xuống ăn trong bữa buffet. Có tô mì nóng, lại có sẵn thịt gà, thịt bò, hải sản nấu sẵn trên bàn buffet, bạn chỉ việc gắp các thứ này vào tô mì tô phở, thế là bạn đã có một tô mì, tô phở ngon hảo hạng.
- Về bữa ăn, du khách thường có sự chọn lựa là hoặc ngồi bàn ăn có thực đơn rõ ràng và có người phục vụ, hoặc ăn theo lối buffet. Chúng tôi bao giờ cũng ăn theo lối buffet vì mình được chọn những thức ăn mình thích, nhiều ít do mình quyết định, chứ ngồi ở bàn ăn với thực đơn có sẵn thì bạn mất hết tự do. Bạn không có sự lựa chọn, người ta phục vụ thế nào thì bạn phải ăn thế ấy.
- Và điều cuối cùng rất quan trọng là các bạn phải rất cẩn thận về giấy tờ và tiền bạc. Những chỗ đông người như bến xe, cửa vào bảo tàng, cửa vào chợ là nơi các bạn dễ bị móc túi nhất. Ở đây có bọn móc túi chuyên nghiệp, chúng thường đi hai ba đứa với nhau, con trai lẫn với con gái. Một đứa sán lại nói chuyện với bạn thì đứa thứ hai thứ ba móc túi rạch bóp của bạn. Bạn nào đeo bị thì nên đeo bị ra trước ngực. Bạn xách ví thì nên cài thêm một cái kim bặng lớn ở đầu zipper. Cách an toàn nhất là nên mặc loại áo 4 túi hay 6 túi, kiểu áo giáp nhà binh. Các miệng túi nên gài thêm kim băng. Nên đi liền nhau, người này bảo vệ người kia. Con trai con gái nó sán lại thì gạt chúng ra. Tôi có bà bạn đeo ví trước bụng, đã đề phòng bọn móc túi, thế mà khi về tới khách sạn thì ví đã bị mở ra lúc nào không hay, thông hành và tiền bạc mất hết.
Trên đây là vài kinh nghiệm nhỏ xin trình các cụ sắp lên đường du lịch.
Về lại Canada, ba chúng tôi đem các chuyện hành hương này ra kể cho cả làng An Hạ nghe. Bà cụ B.95 thì cứ tiếc hùi hụi. Cụ bảo cụ biết là chuyến đi hấp dẫn qúa mà sức khoẻ không cho phép. Chị Ba Biên Hòa liền chiếu lại cho cụ xem những đoạn phim mà chị chụp được. Chiếu đến đâu chị dẫn giải đến đó. Phim của anh phim của chị, một bộ nhật ký sống động thật hấp dẫn. Cụ B.95 vừa xem vừa tấm tắc : đây là một phép lạ về truyền thông của thế kỷ.
Ông ODP tiếp theo ý đó ngay : Vì cái máy này mà kỹ nghệ máy chụp ảnh và kỹ nghệ phim nhựa đang giẫy chết. Trên báo chí hàng ngày ta thấy chỗ nào máy ảnh cũng quảng cáo bán hạ giá, đại hạ giá. Mà chẳng riêng gì kỹ nghệ máy ảnh và phim nhựa chết, mà loại điện thoại dùng giây cũng chết, nhà in báo giấy cũng chết, bưu điện phát thư cũng chết. Nhiều phép lạ đang nhãn tiền xảy ra. Cách đây 50 năm nào có ai tiên đoán được những thay đổi này.
Rồi cụ B.95 lại theo thói quen truyền thống đòi nghe chuyện cười. Cụ nhìn anh John là thần tượng của cụ. Anh John biết mỗi lần họp làng là mỗi lần anh phải mở đầu chương trình chuyện cười. Cụ thích chuyện cười của anh vì nó pha lẫn tiếng cười của dân da trắng với dân da vàng.
Anh John xin được tiếp câu chuyện tháng trước về đề tài ‘sợ vợ’. Trong tiếng Anh, ông chồng sợ vợ bị gọi là ông chồng bị gà mái mổ, ‘ hen-pecked husbands’. Người Canada thường không lấy đề tài sợ vợ ra diễu, mà họ lấy đề tài mẹ vợ. Còn người Việt mình thì chuyên lấy đề tài sợ vợ. Anh John bảo anh hết sức ngạc nhiên khi tìm các chuyện cười VN. Trong tiếng VN hình như chỉ có chữ ‘sợ vợ’ chứ không có chữ ‘sợ chồng’. Tại sao vậy? Thưa có lẽ sợ chồng là chuyện đương nhiên và hợp lý, không có gì đáng nói đáng bàn, sợ vợ mới là việc khác thường, mới đáng nói, nên mới sinh ra nhiều tiếng cười. Anh xin kể chuyện một anh chồng sợ vợ đặc biệt và một chị vợ bắt nạt chồng loại siêu việt.
Rằng có một ông kỹ sư kia nổi tiếng sợ vợ. Bữa đó hai vợ chồng đi phố. Bà vợ bảo : Phố xá đông người, anh giữ tiền cho chắc ăn, em mua cái gì thì anh mở ví lấy tiền trả nha. Anh chồng gật đầu chấp thuận. Hai người đến đầu chợ thì bà vợ nhìn chồng rồi cằn nhằn ngay : Phố xá đông người mà sao anh lớ ngớ như thằng ngố vậy? Anh cẩn thận nha, bọn móc túi đầy chợ đấy. Nói xong, bà vợ nhìn lại chồng, chắc bà thấy chồng là thằng ngố thật nên bà lại nói : Anh đưa hết tiền đây, em giữ cho chắc. Anh chồng bèn móc túi đưa hết tiền mang theo cho vợ. Bà vợ bỏ tiền vào sắc rồi đeo lên vai. Hai người đi vòng vòng một hồi lâu. Cuối cùng bà vợ tìm được một bộ áo ưng ý, trả gíá xong thì mở sắc lấy tiền. Khi nhìn xuống thì trời ơi cái sắc đã bị rạch, bao nhiêu tiền đã bị móc hết. Ông chồng liền nhỏ nhẹ : Phải chi lúc nãy em để anh giữ tiền thì đâu nên nỗi. Bà vợ liền gầm lên : Anh là đồ ngu! Tại sao tôi bảo anh đưa tiền mà anh cũng đưa? Anh phải biết ngăn cản tôi lúc đó chứ, thế mới là đàn ông, thế mới là chồng chứ. Anh lỗi sờ sờ như vậy mà còn đổ lỗi cho tôi!
Kể đến đây xong anh John tuyên bố hết chuyện. Anh bảo các bạn Canada trong sở nghe anh kể chuyện này thì thích lắm và đều nói : Anh chồng này chính là người bị gà mái mổ.
Kính chúc các cụ mày râu phe ta không bị gà mổ nha. Cương quyết nha.
TRÀ LŨ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Gió Thoảng
Nguyễn Đức Cung
21:28 13/06/2013
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Gửi ai một đoá hoa này
Mang theo gió thoảng rì rào lời hoa.
(nđc)
VietCatholic TV
Suy Niệm cùng Đức Thánh Cha Phanxicô trong tuần 05/06 – 12/06
VietCatholic Network
14:37 13/06/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong thánh lễ sáng thứ Ba 11 tháng Sáu tại Casa Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày các suy tư của ngài về cách thức các Tông Đồ ra đi rao giảng Tin Mừng. Đức Thánh Cha nói rằng các vị không lo lắng về của cải vật chất. Thay vào đó, các ngài có niềm tin rằng Chúa sẽ ban cho họ những ân sủng của Ngài.
Đức Thánh Cha nói:
Tin Mừng được rao giảng từ sự vô vị lợi, từ sự kinh ngạc trước ơn cứu độ đang xảy đến: đó là hễ tôi nhận được nhưng không, tôi phải cho đi nhưng không. Thuở ban đầu là như thế. Thánh Phêrô đã không có một tài khoản trong ngân hàng, và khi ngài phải đóng thuế, Chúa bảo ngài ra biển bắt cá và tìm thấy một đồng xu bên trong nó, để ngài có tiền mà đóng thuế. Thánh Philipphê, khi ông gặp bộ trưởng Tài chính của Nữ hoàng Candace đã không nghĩ rằng 'Ah, tốt, hãy nhân cơ hội này để gây quỹ hỗ trợ Tin Mừng ... Không! Thánh nhân không 'tính toán' như thế với ông ta: Ngài rao giảng, rửa tội và rút lui.
Tất cả mọi thứ đều là ân sủng. Tất cả mọi thứ. Và đâu là những dấu chỉ một tông đồ sống với cách thức trả công này? Có rất nhiều, nhưng tôi nhấn mạnh hai điều này thôi: Thứ nhất, là thanh bần. Việc rao giảng Tin Mừng phải theo con đường thanh bần. Chứng tá của sự thanh bần này là: Tôi không có của cải gì cả, sự giàu có của tôi là ân sủng tôi nhận được, là Thiên Chúa: tiền công này là sự giàu có của chúng ta! Và sự thanh bần này cứu chúng ta khỏi trở thành những nhà quản lý, những doanh nhân ... Công việc của Giáo Hội phải được tiến hành, và một số công việc có đôi chút phức tạp, nhưng phải được thi hành với một con tim thanh bần, không phải con tim của một nhà môi giới đầu tư, hay một doanh nhân.
Đây là hai dấu hiệu đặc trưng một tông đồ sống thanh bần: sự khó nghèo và khả năng ca ngợi Chúa. Khi chúng ta thấy những tông đồ muốn xây dựng một Giáo Hội giàu có và thiếu vắng sự cho đi nhưng không, thì Giáo Hội trở nên già nua, Giáo Hội trở thành một tổ chức phi chính phủ, Giáo Hội trở nên thiếu sức sống. Hôm nay chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn cho chúng ta biết quý trọng sự hào phóng này là "Những gì nhận được nhưng không, hãy cho đi nhưng không'' Hãy nhận thức rõ ân sủng của Thiên Chúa là tiền thưởng mà chúng ta nhận được. Chúng ta hãy tiếp tục rao giảng Tin Mừng theo cách này.
2. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Than thở với Thiên Chúa về những đau khổ phải chịu không phải là một tội lỗi
Than thở với Thiên Chúa về những đau khổ phải chịu không phải là một tội lỗi, nhưng một lời cầu nguyện tự thâm tâm con người, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong Thánh Lễ buổi sáng Thứ Tư 5 tháng Sáu tại nhà nguyện của Domus Sanctae Marthae trước sự hiện diện của một số thành viên của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích và của Thư viện Tòa Thánh Vatican.
Câu chuyện về Tôbia và Sarah, trong bài đọc thứ nhất là trọng tâm bài giảng của Đức Giáo Hoàng: Hai con người công chính này đã phải sống trong những hoàn cảnh bi đát. Ông Tôbia đã bị mù dù đã làm bao nhiêu điều thiện đến mức suýt chết. Còn bà Sarah đã phải kết hôn với bảy người đàn ông nhưng họ lần lượt chết trước đêm tân hôn. Cả hai, trong tột cùng của đau khổ đã cầu nguyện với Thiên Chúa để cho họ được chết cho xong.
Đức Thánh Cha nói:
"Họ là những người rơi vào trong những tình huống bi đát, và họ tìm kiếm một con đường giải thoát. Họ than thở nhưng họ không nói lộng ngôn phạm đến Chúa":
"Than thở trước mặt Thiên Chúa không phải là một tội lỗi. Một linh mục mà tôi quen biết đã từng nói với một người phụ nữ than thở với Chúa về những bất hạnh của mình: Bà ơi, đó là một hình thức cầu nguyện. Cứ làm như vậy đi. Chúa lắng nghe, Ngài chú ý đến những thở than của chúng ta. Hãy nghĩ đến những con người vĩ đại, như ông Job, trong chương III đã nổi khùng lên: ‘Khốn nạn thay cái ngày tôi chào đời’, và tiên tri Jeremiah, trong chương thứ hai mươi gào lên: ‘Đáng rủa sả thay cái ngày ấy’- họ phàn nàn, thậm chí nguyền rủa, nhưng không phải là nhắm vào Chúa, nhưng là điên tiết lên trước cái tình cảnh của mình, phải không nào? Con người mà. "
Đức Thánh Cha đã trình bày suy tư của ngài về những người đang sống trên bờ vực: trẻ em suy dinh dưỡng, người tị nạn, người bị bệnh nan y. Ngài nhận xét rằng, trong bài Tin Mừng trong thánh lễ hôm thứ Tư trong tuần thứ Chín Mùa Quanh Năm, có những người thuộc bè Sa-đốc gài bẫy Chúa Giêsu về trường hợp khó khăn của một người phụ nữ, là người vợ góa của bảy người đàn ông.
"Những người Sa-đốc này đã nói về người phụ nữ này như thể cô ta là một vật thí nghiệm, hoàn toàn vô cảm khi coi cô là một vấn nạn đạo đức trừu tượng. Khi chúng ta nghĩ về những người đau khổ, chúng ta nghĩ về họ như thể họ đơn thuần là một câu hỏi hóc búa về đạo đức hay chúng ta nghĩ về họ với sự rung động của trái tim và thể xác chúng ta? Tôi không thích cái kiểu đề cập đến người những sống trong tình huống khó khăn một cách lạnh lùng đôi khi với các số liệu thống kê, chứ không phải với tình người. Trong Giáo Hội không thiếu những người đang phải sống trong những tình huống khó khăn này ".
Đức Giáo Hoàng nói rằng trong những trường hợp này, chúng ta hãy làm những gì Chúa Giêsu đã đưa ra:
"Hãy cầu nguyện cho họ. Họ phải đi vào con tim tôi, họ phải làm tôi bồn chồn lo lắng khi anh chị em tôi đang phải đau đau khổ. Đây là mầu nhiệm các thánh thông công: hãy cầu nguyện với Chúa, ‘Lạy Chúa, xin hãy nhìn đến người anh em này đang than khóc, đau khổ. Hãy cầu nguyện thực sự với thân xác cụ thể của chúng ta, chứ đừng chỉ là những ý tưởng suông, hãy cầu nguyện bằng con tim chúng ta."
3. Đức Thánh Cha Phanxicô: thói sùng bái ngẫu tượng thật nguy hiểm.
Trong Thánh lễ sáng hôm 06/06/2013 tại nhà trọ Thánh Marta của Vatican, Đức Thánh Cha đã nói về sự nguy hiểm của ngẫu tượng. Trong bài giảng về bài Tin Mừng trong ngày, ngài đã đề cập đến câu chuyện khi Chúa Giêsu được hỏi là trong mười điều răn điều nào là quan trọng nhất.
Chúa Giêsu đã trả lời: ‘Ngươi phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết sức và hết trí khôn’.
Đức Thánh Cha cho biết điều đó nhắc chúng ta về sự tinh vi và thực sự nguy hiểm của việc sùng bái ngẫu tượng.
Đức Thánh Cha nói: "Thánh Tông Đồ Giacôbê, nói rằng ai yêu mến thế gian thì tự biến mình trở thành kẻ thù của Thiên Chúa. Ngài bắt đầu bằng cách nói rằng: 'Hỡi bọn ngoại tình!'
Ngài gào thẳng vào mặt chúng ta với từ ngữ kẻ ngoại tình. Tại sao? Bởi vì bất cứ ai là một ‘bạn hữu’ của thế gian, thì kẻ ấy là một người sùng bái ngẫu tượng, một người không trung thành với tình yêu của Thiên Chúa! Chúng ta phải quay lại vì con đường chân chính không xa. Con đường đó mới thăng tiến và đưa chúng ta đến với Nước Thiên Chúa. Đó là con đường của lòng trung thành với Thiên Chúa tương tự như sự trung tín trong tình yêu hôn nhân".
Sau đó Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng ngẫu tượng được thể hiện theo những cách khác nhau, tùy thuộc vào tính cách hoặc lối sống của mỗi người. Ngài cũng nói thêm rằng bước đầu tiên là cầu nguyện với Thiên Chúa, để có thể bỏ lại ngẫu tượng sau lưng.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 07/06 - 13/06/2013 - Tội diệt chủng của Thổ Nhĩ Kỳ tại Armênia
VietCatholic Network
14:42 13/06/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 12 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến sứ vụ của Giáo Hội trong thế giới. Ngài giải thích rằng qua Bí Tích Rửa Tội, chúng ta được gia nhập vào Cộng Đoàn Dân Chúa để loan truyền tình yêu, hy vọng và niềm vui cho nhân loại.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến: Tiếp tục loạt bài giáo lý của chúng ta về Kinh Tin Kính, giờ đây chúng ta xem xét Giáo Hội như Dân Thiên Chúa, được kêu gọi hướng đến cuộc sống mới trong Đức Kitô. Chúng ta trở thành một phần của dân Thiên Chúa thông qua hồng ân đức tin và sự tái sinh thiêng liêng trong nước Rửa Tội. Lề luật của chúng ta là hai điều răn sinh đôi: đó là mến Chúa và yêu người.
Sứ vụ của chúng ta là trở thành men hy vọng nảy sinh từ tình yêu của Thiên Chúa trong thế giới đang bị tổn thương bởi tội lỗi và sự dữ. Giữa bóng tối trùng điệp thường xuyên bao quanh chúng ta, chúng ta được mời gọi để là vô số những điểm sáng, chiếu soi thực tại, và chỉ đường cho nhân loại hướng đến một tương lai tốt hơn. Lòng nhân lành của Thiên Chúa mạnh hơn bất kỳ sự dữ nào! Đích điểm của chúng ta là Vương quốc Thiên Chúa mà Đức Kitô đã khai mở trên trái đất và sẽ đạt đến sự viên mãn trong niềm vui thiên đàng.
Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, là một phần thiết yếu của kế hoạch yêu thương Thiên Chúa dành cho gia đình nhân loại. Cầu xin cho Giáo Hội luôn luôn là một nơi mà mọi người có thể gặp gỡ lòng thương xót Chúa và cảm thấy được chào đón, yêu thương, tha thứ và khuyến khích sống cuộc sống tốt đẹp của Tin Mừng.
2. ĐHY Kurt Koch cảnh báo khuynh hướng dân tộc hóa Giáo Hội của Chính Thống Giáo
Phát biểu tại Đại học Công Giáo Ukraina tại thủ đô Lviv của Ukraine, nhân vật đại kết hàng đầu của Vatican thách thức thế giới Chính Thống Giáo Đông Phương hãy "mạnh dạn xét lại vấn nạn lớn về Giáo Hội học của mình, cụ thể là, vấn đề tự trị của các Giáo Hội tại mỗi quốc gia và khuynh hướng dân tộc hóa Giáo Hội."
"Từ quan điểm của Chính Thống Giáo, Giáo Hội hiện diện tại tất cả các nhà thờ địa phương cử hành Thánh Thể, do đó, mỗi cộng đồng Thánh Thể là một Giáo Hội hoàn chỉnh," Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo nói.
"Ngược lại, từ quan điểm của Công Giáo, một cộng đồng Thánh Thể riêng biệt không thể là một Giáo Hội hoàn chỉnh. Nói cách khác, một điều căn bản trong Giáo Hội Công Giáo là sự thống nhất các cộng đồng Thánh Thể riêng biệt lại với nhau và với giám mục Rôma. Nghĩa là, Giáo Hội Công Giáo sống trong sự tương tác giữa các Giáo Hội địa phương và một Giáo Hội hoàn vũ duy nhất. "
Do đó, Giáo Hội Công Giáo nên "tăng cường luận điểm về tầm quan trọng của cuộc sống và hoạt động của Giáo Hội dưới quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng,", trong khi Chính thống giáo Đông Phương nên "mạnh dạn xét lại vấn nạn lớn về Giáo Hội học của mình, cụ thể là, vấn đề tự trị của các Giáo Hội tại mỗi quốc gia và khuynh hướng dân tộc hóa Giáo Hội."
"Điều quan trọng nhất là không để đi lạc khỏi mục tiêu của đối thoại đại kết giữa Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo, trong đó, theo quan điểm Công Giáo, ít nhất phải bao gồm việc phục hồi sự hiệp thông hữu hình của các Giáo Hội."
3. Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón tân đại sứ Mễ Tây Cơ cạnh Tòa Thánh, chia buồn về tai nạn xảy ra cho người anh trai
Hôm thứ Ba 10 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón tân đại sứ Mễ Tây Cơ cạnh Tòa Thánh là ông Mariano Palacios Alcocer tại điện Tông Tòa của Vatican. Sau khi chúc mừng Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Đại sứ nói: "Thật là một vinh dự đặc biệt cho tôi khi được hiện diện nơi đây với vị Giáo hoàng đầu tiên của Mỹ Châu La-tinh, người mà chúng tôi vô cùng kính trọng."
Đây là một thời điểm vừa ngọt ngào vừa cay đắng cho vị tân đại sứ, vì hôm thứ Sáu, anh trai ông đã qua đời trong một tai nạn ở bang San Luis Potosi của Mễ Tây Cơ. Đã có một lúc Tòa Thánh và chính phủ Mễ Tây Cơ lúng túng vì không biết vị tân đại sứ có thể tham dự buổi tiếp kiến với Đức Thánh Cha theo dự trù hay không.
Ông Mariano Palacios Alcocer đang trên đường đến Vatican thì hay tin người anh trai tử nạn đột ngột.
Đức Thánh Cha ân cần hỏi thăm về tai nạn đau lòng này.
Vị đại sứ trả lời:
- Anh con chết vì tai nạn máy bay trực thăng.
Vị tân đại sứ đã dẫn theo toàn bộ gia đình của mình, bao gồm cả cháu nội ông là những người ao ước được ông dẫn vào Tòa Thánh chào đón Đức Giáo Hoàng. Đức Thánh Cha ân cần hỏi thăm từng thành viên trong gia đình ông.
-Con tên là gì?
-Thưa Sebastian
- Còn con, tên con là gì?
-Thưa Fatima
-Fatima? Đức Mẹ Guadalupe của chúng ta không giận à?
-Chúng con đang ở Bồ Đào Nha vào thời điểm sinh cháu bé.
Đức Giáo Hoàng cũng ban phép lành cho cô con dâu của đại sứ và cả đứa cháu nội của ông vẫn còn trong bụng mẹ. Đại sứ đã tặng Đức Giáo Hoàng một cuốn sách về lịch sử các nhà thờ tại bang Queretaro, nơi ông từng là thống đốc. Cháu gái của ông thì tặng Đức Giáo Hoàng một bức ảnh Đức Mẹ Guadalupe, Quan Thầy Mỹ Châu.
Sau cuộc họp, vị đại sứ đã gặp gỡ giới báo chí tại tòa đại sứ Mễ Tây Cơ. Ông cho biết Đức Giáo Hoàng đã rất thông cảm với bi kịch gia đình ông.
Đại sứ Mariano Palacios Alcocer nói:
"Ngay trong lời nói đầu tiên của mình, Đức Thánh Cha đã bày tỏ tình liên đới cá nhân của ngài với tôi và gia đình."
Mặc dù Đức Giáo Hoàng chỉ có ý tông du Brazil để tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio De Janeiro, Đại sứ Mariano tin rằng Đức Thánh Cha vẫn để ngỏ khả năng có thể viếng thăm Mễ Tây Cơ.
4. Thánh Tâm Chúa Giêsu diễn tả tột đỉnh tình yêu và lòng thương xót thứ tha của Thiên Chúa đối với con người.
80,000 tín hữu và khách hành hương đã tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 9 tháng 6. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về tháng 6 là tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Ngài nhấn mạnh rằng lòng đạo đức bình dân đánh giá rất cao các biểu tượng, và Trái tim Chúa Giêsu là biểu tượng tuyệt đẹp về lòng thương xót của Thiên Chúa: nhưng đó không phải là một biểu tượng tưởng tượng, nhưng là một biểu tượng thực sự, diễn tả trung tâm, diễn tả suối nguồn, từ đó tuôn ra ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại.
Đức Thánh Cha nói:
Lòng thương xót của Chúa Giêsu không chỉ là một tâm tình, còn hơn thế nữa, nó là một sức mạnh trao ban sự sống, làm cho con người sống lại! Trong Tin Mừng hôm nay khi các môn đệ Chúa Giêsu đến Naim, một làng trong vùng Galilea, chính vào lúc đang diễn ra một đám tang: người ta đem chôn một thanh niên, con trai duy nhất của một bà góa. Khi trông thấy bà, Chúa cảm động trước sự đau khổ của bà. Sự xót thương này là tình yêu của Thiên Chúa đối với con người, là thái độ của Thiên Chúa trước sự khốn cùng của con người, với sự nghèo nàn của chúng ta, với khổ đau và sự âu lo của chúng ta.
Lòng thương xót của Thiên Chúa trao ban sự sống cho con người, cho nó sống lại từ cái chết. Chúa luôn luôn nhìn chúng ta với lòng thương xót, chúng ta đừng quên điều này, Người luôn luôn nhìn chúng ta với lòng thương xót, Người chờ đợi chúng ta với lòng thương xót. Chúng ta đừng sợ đến gần Người! Người có một con tim thương xót! Nếu chúng ta cho Người thấy các vết thương nội tâm của chúng ta, tội lỗi của chúng ta, Người luôn luôn tha thứ cho chúng ta. Người là lòng thương xót tinh tuyền. Chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu!
Sau Kinh Truyền Tin chào các tín hữu Đức Thánh Cha nói hôm nay tại Cracovia có hai nữ tu Ba Lan được tôn phong Chân phước: đó là chị Sofia Czeska Maciejowska, là người hồi tiền bán thế kỷ XVII đã thành lập Dòng các Trinh nữ dâng Đức Trinh Nữ Maria diễm phúc, và chị Margherita Lucia Szewczyk, là người hồi thế kỷ XIX đã thành lập Dòng các Nữ tử Trinh Nữ Maria Sầu Bi Diễm Phúc. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa với Giáo Hội tại Cracovia.
5. Biểu tình phò sinh lớn nhất trong lịch sử Ái Nhĩ Lan
Trong khi các nhà lập pháp Ái Nhĩ Lan xem xét một dự luật hợp pháp hóa phá thai, Phong Trào Phò Sinh tại Ái Nhĩ Lan đã tổ chức cuộc tuần hành phò sự sống lớn nhất trong lịch sử nước này.
Hơn 40,000 người đã tham dự đêm canh thức toàn quốc cho sự sống ở Dublin vào tối thứ Bẩy 8 tháng 6. Đức Tổng Giám Mục Michael Neary của Tuam, Đức Giám Mục Leo O'Reilly của Kilmore, và Đức Giám Mục Philip Boyce của Raphoe cùng tham dự chung với anh chị em.
"Số người hiện diện hôm nay cho thấy, dư luận quảng đại quần chúng Ái Nhĩ Lan đang ngày càng lo lắng về luật phá thai của chính phủ", cô Simons Caroline phát ngôn viên của Phong Trào Phò Sinh tại Ái Nhĩ Lan nhận định.
"Có những người hiện diện ở đây chưa bao giờ tham dự một sự kiện phò sự sống trước đây. Thông điệp chúng tôi muốn nói là luật này chẳng giúp gì cho phụ nữ và trẻ em, bất chấp những tuyên bố lặp đi lặp lại bởi thủ tướng Taoiseach và chính phủ của ông ta. "
6. Đức Thánh Cha gây bất ngờ cho những người hành hương tại Loreto, Italia
Khoảng 100,000 khách hành hương đã bất ngờ khi họ nhận được một cú điện thoại từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Sáng Chúa Nhật 9 tháng Sáu, Đức Thánh Cha đã gọi điện thoại chào thăm anh chị em đang tụ tập tại sân vận động Helvia Recina, ngay sau khi Đức Hồng Y Marc Ouellet cử hành Thánh Lễ cho hàng trăm ngàn anh chị em thuộc phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng.
- Hello, anh chị em vui vẻ không?
- Thưa Đức Thánh Cha. Xin hãy nghe tiếng vỗ tay. Đó là tiếng vỗ tay của các tín hữu, các thanh niên, các giám mục, và các viên chức. Hiện có hàng ngàn thanh niên ở đây thưa Đức Thánh Cha. "
Những người hành hương đã cuốc bộ trên con đường dài 30km bắt đầu từ Macerata đến Đền Thánh Đức Mẹ tại Loreto.
17 dặm hành hương qua đêm bắt đầu vào tối thứ Bảy và kết thúc vào sáng Chúa Nhật. Tất cả các cách từ Macerata đến thánh địa Đức Mẹ tại Loreto, Italia.
Cuộc hành hương này do phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng tổ chức, đã diễn ra trong 35 năm qua.
Trong thông điệp ngắn gọn, Đức Thánh Cha khuyến khích những người hành hương hãy sống đức tin của họ và thể hiện đức tin ấy trong cuộc sống hàng ngày của họ. Đức Thánh Cha cũng nói rằng cuộc sống là một cuộc hành hương, với đích điểm là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu.
7. Tín hữu Công Giáo Nga được phép kiệu Mình Thánh Chúa sau 95 năm
Năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dẫn đầu đoàn rước Mình Thánh Chúa lần đầu tiên tại Rôma. Chỉ vài ngày sau đó, một biến cố lịch sử đã xảy ra cách đó hàng ngàn dặm, trên đường phố St. Petersburg, ở Nga.
Lần đầu tiên trong 95 năm, các tín hữu Nga được phép cử hành Lễ Mình Máu Chúa Kitô bằng cách cung nghinh Mình Thánh Chúa Kitô trên lộ trình dài ba cây số giữa Nhà thờ Công Giáo Đức Mẹ Lộ Đức và Nhà thờ Thánh Catherine thành Alexandria.
Lần cuối cùng việc kiệu Mình Thánh Chúa diễn ra vào năm 1918. Kể từ đó, những biến động chính trị và xã hội đã cấm tất cả các lễ hội tôn giáo và các nghi lễ công khai, chấm dứt những truyền thống chung lâu đời của các Giáo Hội phương Đông và phương Tây.
Các tín hữu may lắm mới được phép rước kiệu trong nhà thờ của họ. Việc rước trên đường phố bị cấm triệt để.
Sự kiện lịch sử, diễn ra vào ngày 02 tháng Sáu, với sự tham dự của nhiều thành phần, bao gồm thành viên của các dòng tu, huynh đoàn và rất nhiều trẻ em. Họ được cảnh sát hộ tống qua khắp thành phố.
8. Tổ chức Lương Nông Thế giới cảnh báo: 868 triệu người đói kinh niên
Tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc (FAO) báo cáo rằng 868 triệu người, tức là 12.5 phần trăm dân số thế giới lâm vào cảnh thiếu ăn kinh niên.
Trong báo cáo "Hệ thống thực phẩm cho dinh dưỡng tốt hơn", FAO ước tính rằng trên thế giới hiện có hai tỉ người bị thiếu hụt về dinh dưỡng, và 26% trẻ em dưới năm tuổi bị còi cọc do suy dinh dưỡng.
Theo tổ chức này, đây là những con số không thể chấp nhận và đề nghị rằng việc triệt tiêu nạn đói phải là một ưu tiên hàng đầu.
FAO cảnh báo rằng, bên cạnh những chi phí hiển nhiên mà xã hội phải gánh chịu, phí tổn đối phó với những hậu quả của suy dinh dưỡng có thể lên tới 5% tổng thu nhập quốc dân. Để tránh điều này, việc áp dụng các biện pháp đơn giản có thể cải thiện được tình hình.
Chẳng hạn, FAO khẳng định có thể chống suy dinh dưỡng bằng cách cho phụ nữ kiểm soát nhiều hơn tài nguyên gia đình và thu nhập của họ, vì điều này sẽ có lợi cho sức khỏe của họ và con cái họ.
Tổ chức này cũng đề nghị các chính sách lương thực phải làm tăng năng suất nông nghiệp và các biện pháp nhằm cải thiện kết quả dinh dưỡng của hệ thống cung ứng nhằm làm giảm giá, trong khi cung ứng các thực phẩm đa dạng và bổ dưỡng hơn.
9. Vatican kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ và hỗ trợ người tị nạn
Gần 100 triệu người trên khắp thế giới đã phải rời bỏ nhà cửa và sống lưu vong. Trên tầm mức quốc tế, vấn đề người tị nạn được xem là một trong những vấn đề cấp bách nhất. Các chuyên gia nói rằng đó là vấn đề cần phải được giải quyết cả trên bình diện địa phương và toàn cầu.
Tòa Thánh Vatican đã phát hành một tài liệu có tựa đề ‘Chào đón Chúa Kitô nơi người tị nạn và những người buộc phải tản cư’. Tài liệu này nhắm đưa ra các hướng dẫn cho các thiện nguyện viên làm việc với người tị nạn.
Katrine Camilleri, Phó Giám đốc dịch vụ người tị nạn của Dòng Tên tại Malta nói:
"Tài liệu này làm rõ sự cần thiết phải bảo vệ phẩm giá của những người tị nạn, vì thế tài liệu phân tích vai trò của chúng ta như những tổ chức, và cá nhân tiếp đón người tị nạn. Chúng ta phải đối xử với người tị nạn như những cá nhân với những quyền lợi của họ. Chúng ta không thể nhìn họ như những con số thống kê, nhưng là những cá nhân cần được tiếp đón, chăm sóc và tôn trọng".
Tài liệu đã được Hội đồng Giáo Hoàng về Chăm sóc Mục vụ Di dân và Hội đồng Giáo hoàng "Đồng Tâm" phát hành . Văn bản này bổ sung cho tài liệu đã được phát hành vào năm 1992. Với thực tế về tình hình di dân đã thay đổi, phiên bản này cập nhật tình hình mới nhất hiện nay.
Đức Thánh Cha cũng đã từng lên tiếng về sự cần thiết phải giúp đỡ những người tị nạn trong những thời điểm thử thách này. Hiện nay Tòa Thánh đang đưa ra lời kêu gọi đến tất cả các Kitô hữu để phẩm giá của những người di dân và tị nạn được tôn trọng nơi những nước ra đi và những nước tiếp nhận họ.
10. Cuộc gặp vui nhộn giữa Đức Thánh Cha và các thanh thiếu niên các trường Dòng Tên
Hàng ngàn thanh thiếu niên đang theo học các trường Dòng Tên đã có buổi gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican. Các em học sinh đã chào đón Đức Thánh Cha tại Đại thính đường Phaolô Đệ Lục bằng những tiếng reo hò, những bài hát vui nhộn và những tràng vỗ tay vang dội. Nhân cơ hội này các em hỏi Đức Thánh Cha một số câu hỏi tự phát.
Đức Thánh Cha đã đề cập đến vai trò giáo dục của Dòng Tên trong việc củng cố đời sống tinh thần. Bản thân Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng là một tu sĩ Dòng Tên, vì thế một giáo sư đã đặt ra câu hỏi đặc biệt với ngài về lý do tại sao ngài quyết định trở thành một tu sĩ Dòng Tên.
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời: "Điều thôi thúc cha trở thành một tu sĩ dòng Tên chính là ý thức trở thành một nhà truyền giáo. Ra đi, mang theo sứ mạng truyền giáo để loan báo Chúa Giêsu Kitô. Đây chính là linh đạo của chúng ta. Ra đi và loan báo Tin Mừng, thay vì lặng lẽ đóng kín trong chính tổ chức của mình, thường là trong những tổ chức lỗi thời".
Những thanh thiếu niên thuộc các trường khác nhau của Dòng Tên ở Ý và Albania, và ở các độ tuổi khác nhau đã đặt cho Đức Thánh Cha một số câu hỏi đầy ngẫu hứng, trong đó có cô gái trẻ đặt ra câu hỏi rất trực diện: “Thưa cha, cha có muốn trở thành Giáo Hoàng không?”
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời: "Con biết đấy, một người muốn trở thành Giáo Hoàng là một người không quan tâm nhiều đến bản thân mình. Thiên Chúa không muốn như thế. Cha đã không mong trở thành Giáo hoàng".
Một bé trai đặt ra một loạt các câu hỏi gay go: "Làm thế nào cha lại quyết định trở thành linh mục chứ không phải là Giáo Hoàng? Khi nào thì cha quyết định trở thành một tu sĩ Dòng Tên? Cha có khó khăn khi phải rời bỏ gia đình và bạn bè để đi tu hay không? Có khó không cha?"
Đức Thánh Cha trả lời: "Nghe này. Điều đó thực sự gây khó cho cha. Thật không dễ chút nào. Nhưng đó cũng là khoảng thời gian tốt đẹp. Chúa Giêsu nâng đỡ các con và mang đến cho các con niềm vui. Tuy nhiên cũng có những khoảnh khắc u tối nội tâm, có những khó khăn, nhưng thật là tốt đẹp khi bước theo Chúa Giêsu và con đường của Ngài. Sự quân bình cho phép các con tiến về phía trước và đó là lúc những khoảnh khắc dễ thương ùa đến".
Mọi người cùng cười trong bầu khí trẻ trung, các em học sinh đã dâng tặng Đức Thánh Cha một vài bức thư và tranh vẽ. Đáng ngạc nhiên nhất là các em cũng tặng Đức Thánh Cha một con cừu.
11. Album mới của các nữ tu Dòng Biển Đức phá kỷ lục
Tu viện Đức Bà thành Êphêsô là một cộng đoàn nhỏ của 22 nữ tu dòng Biển Đức ở bang Missouri, Hoa Kỳ. Cho đến năm ngoái, không ai biết đến họ, nhưng tất cả đã thay đổi vào tháng Mười Hai năm 2012 sau khi cộng đoàn này được ca ngợi trên các báo như USA Today và Washington Times.
Nữ tu Scholastica, Phó viện mẫu cho hay: "Chúng tôi được mô tả như một cộng đoàn khổ tu. Chúng tôi dành hầu hết thời gian vào việc tìm kiếm Thiên Chúa, như vẻ đẹp, lòng nhân từ và sự thật".
Tất cả bắt đầu với một album mang tên 'Mùa Vọng ở Êphêsô'. Tất cả họ tự làm mọi thứ, từ đồ họa, ảnh nghệ thuật và chụp ảnh. Ngoài ra họ hát tất cả các bè bài theo kiểu cappella.
CD được thực hiện khá tốt. Nó đứng hàng đầu trong bảng xếp hạng các album cổ điển trong suốt sáu tuần và các nữ tu được vinh danh là 'những nghệ sĩ truyền thống cổ điển số một năm 2012'.
Vào tháng Năm, các tu sĩ Biển Đức của Đức Maria đã đứng đầu bảng xếp hạng khi phát hành album thứ hai của họ với tựa đề 'Thiên thần và các Thánh ở Êphêsô'. Album này nhằm tỏ lòng tôn kính các nhân vật thánh thiện như Đức Mẹ, Thánh Giuse và Thánh Phanxicô Xaviê, và nó cũng được thực hiện rất tốt.
Mẹ Cecilia, bề trên tu viện cho hay: "Với CD mới này, được mang tên 'Thiên thần và các Thánh ở Êphêsô', mọi người sẽ tìm thấy một album tương tự như 'Mùa Vọng ở Ephesus.' Tất cả chúng tôi cùng nhau hát, một lần nữa hát theo kiểu cappella, hoàn toàn không có nhạc cụ hỗ trợ".
Album được sản xuất bởi nhà sản xuất từng đạt giải thưởng Grammy, là Christopher Alder, ông nói rằng ban đầu ông không bao giờ hình dung là mình đang nghe nữ tu hát. Ông nói: "Trước hết tôi rất ngạc nhiên, làm thế nào mà họ lại hát hay như thế. Tôi bị thuyết phục ít nhất là chất giọng cao của họ, vì vậy tôi cảm thấy chìm đắm trong âm nhạc. Điều này chưa bao giờ xảy ra với tôi như đã xảy ra khi nghe các nữ tu Biển Đức hát ngay tại Hoa Kỳ!"
Các nữ tu Biển Đức nhấn mạnh rằng họ không phải là chuyên nghiệp, nhưng họ tập ít nhất ba giờ mỗi ngày. Họ nói rằng ca hát là hình thức cầu nguyện ưa thích của họ.
12. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Đức Thánh Cha Phanxicô
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức đưa công hàm phản đối với Vatican sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cập đến việc tàn sát hàng loạt người Armenia trong thời gian từ 1915 – 1918 là "cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20."
Đức Giáo Hoàng đã đề cập một chút về những tội ác diệt chủng chống lại người Armenia trong một cuộc tiếp kiến hôm 04 tháng 6 với Đức Thượng Phụ Công Giáo Nerses Bedros Tarmouni thứ 19 của thành Cilicia.
Đức Thượng Phụ đã tặng cho Đức Giáo Hoàng một cây thánh giá bằng đồng hai người mới khiêng nổi. Trong đoàn tùy tùng của Đức Thượng Phụ có một cặp vợ chồng đi theo với trách nhiệm khiêng cây thánh giá này. Người phụ nữ nói với Đức Giáo Hoàng rằng gia đình cô là nạn nhân của nạn diệt chủng Armenia hồi năm 1915.
Đức Thánh Cha đáp lại:
-Đó là tội ác diệt chủng tàn ác trên quy mô lớn đầu tiên của thế kỷ XX.
Giáo Hội Armenia hiện có khoảng 350.000 thành viên ở rải rác trong khu vực Trung Đông; đông nhất là là tại Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ
Vài năm trước đây, khi còn là Tổng Giám mục của Buenos Aires, Đức Hồng Y Jorge Bergoglio đã mô tả vụ sát hại và trục xuất hàng triệu người Armenia là "tội phạm trầm trọng của Đế Quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người dân Armenia và toàn thể nhân loại."
Ước tính từ 1 triệu đến 1.5 triệu người Armenia bị giết chết giữa năm 1915 và năm 1918 trong các vụ thảm sát, trong các trại tập trung, và trong các cuộc cưỡng bức trục xuất.
Cho đến nay chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã kiên quyết phủ nhận một chiến dịch diệt chủng như thế đã diễn ra và tìm mọi cách để chối quanh một tội lỗi nghiêm trọng chống lại nhân loại của họ.
Trong công hàm chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ "bày tỏ sự thất vọng" về những nhận xét của Đức Giáo Hoàng, bày tỏ sự không hài lòng của mình với đại diện ngoại giao Vatican tại Ankara và ở Rôma.
Trong thế kỷ thứ 20, một cuộc diệt chủng kinh hoàng khác thường được đề cập đến là việc tàn sát người Do Thái của Đức Quốc Xã. Nhưng đó là cuộc diệt chủng thứ hai. Ngoài ra còn có những cuộc diệt chủng khác tiêu biểu là cuộc diệt chủng do Liên Sô thực hiện đối với người Đông Âu, cuộc tàn sát hơn 60 triệu người Trung Hoa của Mao Trạch Đông trong các chiến dịch thanh trừng giai cấp và trong 10 năm thi hành cuộc cách mạng văn hóa (1966-1976).
13. Đức Giáo Hoàng Phanxicô không đi nghỉ hè như các vị tiền nhiệm.
Tin của thông tấn Reuters cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ không đi nghỉ hè tại Castel Gandolfo như các vị tiền nhiệm, thay vào đó Ngài sẽ ở lại Vatican trong chung cư Domus Santa Marta là nơi Ngài đã ở từ khi đến Roma để bầu Giáo Hoàng.
Phát ngôn viên Tòa Thánh, cha Federico Lombardi, cho hãng thông tấn Reuters biết Đức Giáo Hoàng sẽ ở lại Vatican cho dù thời tiết mùa hè ở đây rất oi bức.
Theo thống kê chính thức của Ý trong năm 2012, được ký giả của Reuters trích dẫn, thì cứ hai người Ý, chỉ có một người đủ khả năng tài chánh đi nghỉ hè một tuần, còn lại họ phải ở tại nhà. Ký giả Reuters nêu ra sự kiện trên với ngụ ý Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn chia sẻ hoàn cảnh khó khăn với mọi người.
Ngay từ thời còn là Hồng Y tại Á Căn Đình, ngài đã luôn kêu gọi tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới hãy quan tâm giúp đỡ người nghèo và hãy sống khó khăn với chính mình
Đức Giáo Hoàng không đến Castel Gandolfo để nghỉ nhưng ngày 14 tháng 7 Ngài sẽ đến đó cử hành thánh lễ và sau đó Ngài lên đường đi Ba Tây tham dự ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Đây là chuyến du hành đầu tiên ra khỏi Ý của Đức Thánh Cha Phanxicô.