Ngày 14-06-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:08 14/06/2013
NỮ OA VÀ ĐẠI VŨ
N2T

Các cô gái ở nước Đồ Sơn coi Đại Vũ như là thần tượng, trong đó có một cô tên là Nữ Oa quyết tâm phải lấy Đại Vũ làm chồng, bởi vì cô ta tin tưởng rằng Đại Vũ là một con thần long, Đại Vũ cũng rất thích Nữ Oa bèn kết hôn với cô ta.
Sau khi kết hôn thì Đại Vũ vì lo việc trị thủy nên tám năm rồi mà không về nhà, Nữ Oa đi tìm Đại Vũ và tình nguyện ở lại nơi làm việc để nấu ăn cho Đại Vũ. Một hôm, Nữ Oa vì nghe lầm tiếng trống nên đến nơi làm việc rất sớm, không nhìn thấy Đại Vũ đâu cả, Quy thần chỉ con gấu lớn đang đục đá trên núi và nói với Nữ Oa:
- “Đó là Đại Vũ.”
Nữ Oa không tin bèn kêu lớn tiếng và bỏ chạy.
Cuối cùng bà ta té xuống đất và biến thành một hòn đá lớn, Đại Vũ vội vàng chạy đến nói:
- “Trả con lại cho ta.”
Một đứa bé từ trong hòn đá bật ra.
Đại Vũ đặt tên cho đứa bé là Khởi, và hòn đá lớn ấy được gọi là “mẹ đá của Khởi”.
(Tây Hán, Lưu An “Chuẩn Nam tử”)

Suy tư:
Đại Vũ là thần tượng của cô Nữ Oa, bởi vì cô ta cứ đinh ninh rằng Đại Vũ chính là con rồng thần, nhưng khi nghe con Rùa thần nói con gấu chính là Đại Vũ thì lại thất vọng chạy trốn...
Dù là chuyện thần thoại, nhưng có một điểm giống trong cuộc sống chính là “trai tài gái sắc” , tức là các cô gái thích chàng trai có tài, các chàng trai thích các cô gái đẹp. Tình yêu chân thật không phải là vì danh vọng hay tước vị, cũng không phải là đẹp trai hay đẹp gái, nhưng chính là tiếng nói chân thành và sự cảm nhận yêu thương của con tim.
Khi mà không có một tình yêu chân thật, thì con người ta thường luẩn quẩn trong cái vòng đau khổ và thất vọng, mà tình yêu chân thật được bắt nguồn từ Đức Chúa Giê-su, Đấng đã yêu thương con người, khi con người còn sống trong tội lỗi...
-------------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:11 14/06/2013
THÁNH KINH VÀ SÁCH THIÊNG LIÊNG (2)
N2T

1. Khi chúng ta cầu nguyện là nói chuyện với Thiên Chúa, còn khi đọc Kinh Thánh là nghe lời của Thiên Chúa.

(Thánh Ambrosius)
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Viết trên mặt
Lm Vũđình Tường
05:18 14/06/2013
Viết trên mặt không phải bằng mẫu tự thông thường mà bằng những hình ảnh sống động thể hiện bắt đầu trên khuôn mặt rồi nhanh chóng lan dần đến toàn thể con người đang đối thoại. Những rung động, biến đổi trên khuôn mặt cách nào đó, tố cáo hoặc bộc lộ tư tưởng, cảm xúc chìm sâu trong tâm tư con người. Qua hình ảnh đó ít nhiều ta đoán biết người đối diện đang nghĩ hay cảm nhận gì. Khuôn mặt, cử động chân tay hay toàn thể con người được dùng để diễn tả tâm tư, cảm xúc. Rất thường người ta vừa nói vừa diễn tả bằng tay hoặc đổi thế đứng, cách ngồi, nghiêng đầu, vẹo cổ, chớp mắt. Tất cả biến chuyển đó phần nào thể hiện, biểu lộ ra cảm xúc người đang nói chuyện.

Nhiều trường hợp ngôn ngữ không thể diễn tả mà cần đến cử động của ngôn ngữ con người biểu lộ điều khó nói, điều không muốn nói. Lắc đầu là không đồng í. Nhún vai khó hiểu hơn. Nó có thể là đồng thuận hay cũng có thể là bất đồng. Du khách đi đến những nơi không đồng ngôn ngữ thì ngôn ngữ của cơ thể thông dụng nhất để diễn tả điều mình muốn nói. Mặc dù không có tiếng nói kèm theo hay có nói người nghe cũng không hiểu nhưng những cử chỉ, động tác của tay của mặt nói lên rất nhiều điều mà ngôn ngữ không diễn tả được.

Như thế có thể hiểu ngoài tiếng nói ra người ta còn có cách nói khác mà không cần nói. Muốn lên tiếng mà không lên tiếng nhưng mọi người đều hiểu. Đây là một món quà đặc biệt của con người. Nói đến quà tặng là nói đến người cho và người đón nhận. Cả người cho lẫn người nhận đều hoàn toàn tự do xử dụng món quà đó tuỳ theo sở thích cá nhân. Chính vì tự do dùng theo sở thích mà quà dễ bị lạm dụng. Nụ hôn được dùng để diễn tả tâm tình con người dành cho nhau nhưng cũng có những nụ hôn ngụy tạo được dùng để che đậy hành động xấu. Kinh Thánh ghi lại nụ hôn của Giuđa là dấu chỉ phản bội Thầy.

Chúng ta lại gặp lại nụ hôn khác nói lên lòng yêu mến chân thành và tâm tình thống hối chân thật tự đáy lòng. Nụ hôn người phụ nữ hôn chân Đức Kitô. Không hiểu sao chị biết Đức Kitô ghé nhà người Pharisiêu. Ai biết chị giầu hay nghèo nhưng lại mua chai dầu thơm thượng hảo hạng để xức chân Đức Kitô. Có lẽ chị tiêu hết món tiền dành dụm bao năm để mua dầu thơm. Dù không được mời dự tiệc chị cũng âm thầm lẻn vào. Chủ tiệc hoàn toàn không biết chị hiện diện trong nhà mãi cho đến khi mọi người cảm được mùi thơm nồng nàn khoả lấp phòng tiệc lúc đó người ta mới phát hiện sự hiện diện của chị. Biết rằng sẽ có người coi thường, khinh bỉ việc làm của mình nhưng chị làm ngơ vì đặt tình yêu Đức Kitô lên trên những khinh khi, coi thường, diễu cợt của đám đông. Trong hoàn cảnh đó Đức Kitô lên tiếng bênh vực chị. Hành động âm thầm ngồi dưới gầm bàn xức dầu thơm chân Đức Kitô, mặt nấm lọ lem nước mắt thống hối, ăn năn rồi lấy tóc lau chân Đức Kitô. Tất cả những hành động đó tuy âm thầm, không tiếng nói nhưng nói lên một tâm hồn chân thành thống hối, một tấm lòng yêu mến thiết tha, một hành động vô cùng cao quí của một con người tuyệt đối khiêm nhường.

Có lẽ đây là khuôn mẫu tốt lành và là lịch sử của việc viếng xác Đức Kitô vào chiều Thứ Sáu Tuần Thánh. Mỗi lần đến với Chúa chúng ta cầu xin được tấm lòng khiên nhường thống hối như chị phụ nữ xưa.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Chúa nhật 11 Thường niên -C
LM. Giuse Nguyễn Kim Long.
13:44 14/06/2013
Chúa Nhật 16-06-2013

Chúa Nhật 11 Thường niên -C (Luca 7:36-50)

Trong mọi nền văn hoá, bữa ăn không chỉ nhằm cung cấp thực phẩm nuôi dưỡng thân xác, nhưng còn là cơ hội để những người thân gặp gỡ nhau, truyện trò thăm hỏi, và từ đó có thể đưa ra những quyết định quan trọng. Trong gia đình, bữa ăn tối là dịp cha mẹ gặp gỡ, trao đổi với con cái sau một ngày phân tán đi làm việc và học tập. Trên bình diện xã hội, bữa ăn tối của các chính khách là để củng cố tình bằng hữu, cùng nhau giải quyết những vấn đề nóng bỏng của thế giới, và cam kết xây dựng nền hoà bình.

Tin mừng của Thánh Luca hôm nay là câu truyện về một bữa ăn tối do một người biệt phái tên Simon khoản đãi Chúa Giêsu và các môn đệ. Nghe trình thuật này, một câu hỏi đặt ra là: Tại sao Chúa Giêsu, trong khi luôn lên án những người biệt phái về thái độ ngạo mạn và giả hình, lại nhận lời đến ăn tối tại nhà một trong số họ? Thánh Luca không cho chúng ta câu trả lời, nhưng qua Tin mừng, chúng ta biết sứ mạng của Chúa Giêsu đến trong trần gian là: Ta đến không phải để tìm kiếm người công chính, nhưng đến để tìm kiếm kẻ tội lỗi....

Và Thánh Luca kể tiếp: Đang khi mọi người dùng bữa tối, thì có một người phụ nữ nổi tiếng tội lỗi trong thành tìm đến gặp Chúa Giêsu. Người phụ nữ này, được coi là Madalena, một gái điếm, bước vào với bình dầu thơm trên tay, quì gối dưới chân Chúa, khóc thảm thiết, rồi đổ dầu xức chân Chúa và lấy tóc lau chân Ngài. Một chuỗi những hành của chị Madalena : "đi vào phòng ăn", "quì gối", "khóc thảm thiết" và "đổ dầu thơm rồi lấy tóc lau" đã nói lên sự thay đồi nội tâm thật sự, lòng thống hối chân thành, bất chấp lời đàm tiếu, phê bình và cái nhìn khinh bỉ của những người ngồi ăn về quá khứ của mình.

Thái độ khiêm nhường và sự quyết tâm hoán cải của chị Madalena đã bắt gặp được tấm lòng nhân từ của Chúa Giêsu: Ta đến không phải để tỉm kiếm người công chính, nhưng đến để tìm kiếm kẻ tội lỗi. Chúa Giêsu không lên án, nhưng trái lại đã tôn trọng và bảo vệ chị trước những phán xét của người khác, nhất là của người chù nhà. Lòng nhân từ của Chúa đã bao trùm chị qua lời phán: Hỡi con, mọi tội lỗi của con đã được thứ tha.

Tâm trạng của chị Madalena cũng là tâm trạng của mỗi người chúng ta khi phạm tội làm buồn lòng Chúa. Đó là một tâm trạng buồn rầu, khắc khoải và chán nản. Nhiều khi chúng ta muốn buông xuôi theo sự yều đuối của mình. Thế nhưng Chúa Giêsu, Thiên Chúa tình yêu vẫn đứng đó chờ đợi và sẵn sàng tha thứ cho chúng ta mọi lỗi lầm. Điều quan trọng là chúng ta có dám can đảm tìm gặp Chúa như chị Madalena, chỗi dậy như người con hoang đàng, vượt qua những mặc cảm, ánh mắt nhìn diễu cợt, và sự lên án để tìm về nhà cha, sống trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa và đón nhận ơn tha thứ: Mọi lỗi lầm của con đã được thứ tha.

Lạy Chúa Giêsu nhân lành, xin nhìn đến tấm lòng thống hối chân thành của chúng con và ban cho chúng con ơn tha thứ và bình an. Amen.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Dẫn nhập giới trẻ vào đức tin
Vũ Văn An
04:49 14/06/2013
Ngoại trừ những người cứng đầu nhất trong hàng ngũ vô tín, ta khó có thể gặp được ai không cảm kích trước những câu truyện biến đổi tâm linh, những trình thuật cho thấy sự tiến triển của linh hồn từ đông qua xuân. Câu truyện được nhiều người ưa thích là câu truyện của Bác Sĩ Francis S. Collins, giám đốc Các Viện Y Tế Quốc Gia, nhưng hiện nay đang thực hiện cho tôn giáo và khoa học điều Steve Jobs từng làm cho máy vi tính và điện thoại di động.

Câu truyện bắt đầu lúc ông mới 20 tuổi. Lúc ấy, còn là một nội trú y khoa, Bác Sĩ Collins được chứng kiến đức tin của người hấp hối. Dù cho rằng tôn giáo là phi lý, tàn dư của một thời đại vô khoa học, ông vẫn muốn biết tại sao các bệnh nhân của ông tin vào Thiên Chúa. Điều này dẫn ông tới những cuộc đàm đạo, rồi sách vở và sau cùng Thánh Giá.

Việc trở lại của Bác Sĩ Collins cho ta thấy nguyên tắc: đức tin cần có thời gian. Vì trở lại là một cuộc biến hóa về thế giới quan với nhiều chiều kích và có tính thay đổi cuộc đời. Cuộc biến hóa này liên lụy tới kiến thức, kinh nghiệm, người khác, suy nghĩ về chính bản thân, khiêm nhường, mầu nhiệm và ơn thánh. Đối với phần đông, việc trở lại diễn ra qua nhiều giai đoạn và tùy vào sự hiện diện của một số điều kiện, thói quen của cả tâm lẫn trí, giúp con người biết chấp nhận và đem ra sống, một cuộc sống biến đổi, thần hóa.

Ta có thể gọi các thói quen của tâm và trí này một cách tổng hợp là “các dẫn nhập” vào đức tin. Việc khai triển các dẫn nhập này và cuộc hành trình đức tin song hành khiến ta nhớ tới Sách Xuất Hành. Trước khi Dân Do Thái vào Đất Hứa, để huấn luyện họ biết tiếp nhận giao ước, Thiên Chúa phải chuẩn bị họ. Người phải vạch cho họ thấy cái phù phiếm của ngẫu tượng, cái trống rỗng của uy quyền Ai Cập và cái mỏng dòn của bản nhiên con người. Người phải dạy họ về cám dỗ, sự mạnh mẽ và dạ tín trung, một diễn trình bao gồm giai đoạn bối rối và ngã lòng nhưng cuối cùng đã cho phép họ tái sinh trong niềm tin và tự do.

Thanh niên nam nữ ngày nay phải trải qua một cuộc biến hình tương tự trước khi bước vào lãnh địa của cuộc sống Công Giáo đầy hoa, trước khi đứng vào hàng ngũ những người tự hào gọi mình là Công Giáo thuần thành. Thiển nghĩ càng tiến sâu vào Năm Đức Tin, ta càng nên đào sâu hơn ý niệm dẫn nhập. Ở đây, xin trình bày một số điểm giúp các nhà hướng dẫn đức tin cho giới trẻ trong các bối cảnh lãnh đạm, hoài nghi hay thù địch đối với Kitô Giáo.

Khởi đầu với Socrates

Thanh niên nam nữ ngày nay thường không nghĩ tới tôn giáo vì họ cho rằng tôn giáo quá khó chứng thực để đáng được xem sét. Việc tìm kiếm Thiên Chúa được họ coi như việc đi tìm người khổng lồ (Bigfoot). Bởi vậy, nhiệm vụ không thể thiếu của các cơ sở giáo dục Công Giáo là kích thích tinh thần tìm hiểu, một tinh thần vượt quá điều họ có thể quan sát qua kính hiển vi hay máy tính.

Muốn đẩy người trẻ đi theo hướng này, thiển nghĩ không nên tràn ngập họ bằng hộ giáo, là môn thường giả thiết những điều bị người trẻ bác bỏ, mà đúng hơn nêu cho họ những câu hỏi có tính gợi hứng. Nghĩa là muốn họ tới với Chúa Giêsu thì nên cho họ gặp Socrates trước. Trước khi có thể thăm dò mầu nhiệm đức tin, họ cần mài dũa một cái nhìn nội quan, tự vấn; và mọi chủ đề phải dự phần vào dự án này. Bất kể Thánh Kinh hay Anh Ngữ, đại số học hay khoa học môi trường, mỗi lớp dạy phải như một cuộc động đất, khiến người trẻ phải run run, như Đức Maria khi gặp sứ thần Gabrien, thốt lên câu hỏi: “Việc này làm chi có được? Tôi còn thiếu điều gì? Tôi chưa biết điều gì?”

Chỉ khi nào từ bỏ được sự chắc mẩm của họ đối với các niềm tin thừa tự, người trẻ mới suy nghĩ lại được sự cưỡng chống của họ đối với Thiên Chúa. Một trong những cách thế các nhà giáo dục Công Giáo quen dùng để khích lệ sự từ bỏ này là qua những cuộc du hành gọi là “dìm mình” (immersion trips). Thí dụ, một nhóm người trẻ sống hai đêm tại một nhà tạm trú dành cho người vô gia cư tại Los Angeles, khi trở về, họ đã có những ý kiến rất khác về người vô gia cư, về di dân và người nghèo nói chung. Trước đây, nhiều người trong số họ có cái nhìn rất tiêu chuẩn của giai cấp trung thượng lưu: “người nghèo đâu phải do lỗi tôi”, nhưng nay họ đã vất bỏ được cái nhìn đầy thiên kiến ấy. Những cuộc du hành như thế đã trung lập hóa được nhiều thiên kiến và phát sinh ra nhiều cái nhìn mới mẻ đầy bác ái và khiêm nhường, những phong thái bừng bừng ngọn lửa Tám Mối Phúc Thật.

Lý lẽ khoa học

Là người lớn, ta quen với những gì là huyền nhiệm, nhưng người trẻ thì thường không như thế. Họ mang theo mình đủ thứ dụng cụ và chơi những trò chơi chuộng đụng chạm và nhiều hình ảnh, coi chúng như những dấu chỉ mạnh mẽ nhất của thực tại. Đàng khác, đối với họ, giáo dục giả thiết phải loại bỏ huyền nhiệm và đơn giản hóa những gì là khó khăn. Do đó, đối với phần đông người trẻ, tin vào chiều kích tâm linh là phản trực quan.

Chính vì điều trên và vì học thuật hiện đại xem ra tin rằng chỉ có khoa học mới đem lại kiến thức chân chính, nên người trẻ thường cho rằng trong căn bản, có hai loại cuộc sống: loại tùy thuộc đức tin và loại không tùy thuộc đức tin.

Do đó, như lời dẫn nhập để tin vào Đấng Thiên Chúa bản vị, ta phải giúp người trẻ tin vào đức tin; ta phải cho họ thấy rằng lưỡng phân họ vẽ ra trong đầu kia, tức cuộc sống đức tin và cuộc sống lý lẽ, không thể nào bênh vực được. Trong thông điệp năm 1998 tựa là “Đức Tin và Lý Trí”, Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết rằng con người nhân bản là một tạo vật sống bằng niềm tin, vì không con người nam nữ nào có thể chứng thực một cách hoàn toàn chắc chắn mọi điều họ dựa vào để sống còn ở trên đời. Nhận định này xem ra có vẻ đủ hiển nhiên, không cần thảo luận chi thêm, nhưng đó lại chính là điểm chẳng hiển nhiên chút nào đối với người trẻ. Vì một lẽ đơn giản: phần đông họ không hiểu sự kiện này: cuộc sống họ thấm nhiễm thật nhiều niềm tin.

Thành thử, để củng cố quan điểm trên, ta cần giúp người trẻ nghĩ tới đức tin trong các ngữ cảnh không minh nhiên tôn giáo nhưng phải có hệ luận tôn giáo. Thí dụ, hỏi họ “bạn có thể chứng minh một cách tuyệt đối chắc chắn rằng có một ai đó đang yêu bạn chăng?” Họ sẽ trả lời không, làm sao chứng minh được điều đó. Và đây là lúc để ta thảo luận với họ về lý do tại sao. Họ sẽ thấy ra rằng vấn đề yêu thương không có tính công thức, không lên phương trình được. Ây thế nhưng họ nhìn nhận rằng ta có thể tin vào tình yêu, có thể vừa cho đi vừa nhận lãnh. Họ sẽ nhìn nhận rằng tình yêu là điều có thể biết và tín thác, dù không thể vẽ hay đo được. Quan trọng hơn nữa, người trẻ sẽ thấy rằng nói tới yêu thương, họ phải có một chút niềm tin nào đó, nhất là nếu họ hy vọng tiến tới hôn nhân. Một cách trực quan, họ biết rằng các mối liên hệ như hôn nhân bao giờ cũng đòi một niềm tin vượt quá điều người ta có thể bảo đảm hay đích thân chứng thực.

Một kỹ thuật khác khá thành công trong việc hâm nóng người trẻ đối với ý niệm đức tin là dẫn họ vào công trình của các khoa học gia từng bị coi như “lạc giáo” trong lãnh vực của họ. Đó là các học giả như Francis Collins, John Polkinghorne và Leon Kass, những người đang dần dần đang phá bỏ bức tường phân cách giữa đức tin và khoa học. Nơi để khởi đầu là bài xã luận trên New York Times năm 2007, tựa là “Taking Science on Faith” của Paul Davies, một nhà vật lý học thuộc Đại Học Tiểu Bang Arizona. Davies hỏi tại sao các luật vật lý lại là những luật như hiện có. Ta giải thích ra sao về sự hiện hữu của chúng? Làm sao ta biết được việc chúng sẽ không thay đổi cách đột ngột? Davies cho rằng cho tới khi các khoa học gia có khả năng trả lời các câu hỏi đó, mọi khoa học đều diễn tiến trên niềm tin rằng luật khoa học và luật tóan học sẽ không thay đổi; tức niềm tin cho rằng thế giới sẽ vẫn cứ được sắp xếp một cách trật tự, có lý lẽ và có thể hiểu được.

Bài báo ngắn ngủi và dễ đọc trên làm nhiều người trẻ lưu ý vì nó đánh đổ quan điểm một chiều họ vẫn thường có đối với khoa học. Phần lớn người trẻ không cân nhắc việc này: ngay cả khoa học cũng vẫn đòi hỏi người ta sẵn sàng tin tưởng điều gì đó không hoàn toàn biết được, nghĩa là sẵn sàng bước vào huyền nhiệm. Ngay các khoa học gia cũng có một niềm “xác tín vào sự vật họ không thấy”. Một khi người trẻ đánh giá được việc: ngay khoa học cũng đã bước cái bước đó, thì tôn giáo đâu còn vô lý nữa.

Tạo một không gian cho đức tin

Một trong các thuật ngữ được lặp đi lặp lại trong nền giáo dục của Dòng Tên là cura personalis, hay “chăm sóc bản thân”. Cura personalis nghĩa là giáo dục phải nâng cao và thăng hoa sự lành mạnh của cả con người, gồm trái tim, tâm trí, thân thể, linh hồn. Khi giáo dục bỏ rơi việc nhấn mạnh ấy, khi phúc lợi bản thân và tâm lý của người trẻ bị bất ổn, thì cuộc sống tâm linh cũng sẽ bị thương tổn.

Ta thấy điều đó hàng ngày. Như khi người trẻ chợp mắt rồi bỗng thức giấc vì tiếng cãi cọ hay đánh nhau của bố mẹ, họ bắt đầu hoài nghi cả khả thể yêu đương lẫn việc cam kết dấn thân. Nếu người trẻ bị bắt nạt hay bị trầm cảm, chắc chắn họ sẽ thấy thế giới như bị ma làm và hỗn loạn, không phải là nơi dành cho ơn thánh của Chúa. Khi người trẻ bị dằn vặt về xúc cảm, họ muốn được giải thoát khỏi cơn dằn vặt ấy, một thiên hướng khiến họ thường chống lại đức kiên nhẫn trong cầu nguyện.

Các điển hình thì thật nhiều, nhưng bài học chỉ là một: Nơi thiếu niên, tình trạng lành mạnh về tâm lý là dẫn nhập chủ yếu dẫn tới việc khai triển một đức tin linh động. Như thế, các nhà huấn đạo ưu tú cũng cần thiết như các thầy cô ưu tú; và việc làm của họ giống như vai trò của thừa tác vụ đại học. Tất cả đều là những nhà tiền đạo của ơn thánh và sự thật, chỉ theo các phương cách khác nhau mà thôi.

Trong hành trình vun trồng đức tin, ta thường tự hỏi: có lớp học nào hay có sinh hoạt nào trong đó các dẫn nhập trên giao thoa với nhau, trong đó, các thói quen của cả tâm lẫn trí song hành hoạt động như một hợp tấu chứ không rời rạc đơn độc? Thiển nghĩ chỉ có các cuộc tĩnh tâm mới làm được việc này.

Trong các định chế của Dòng Tên, hoa trái tĩnh tâm rất phong phú. Tĩnh tâm giúp người trẻ bước ra ngoài thể thao, ra ngoài bài vở và gia đình, để có được một sự bình an về thể lý và tâm lý giúp họ vui hưởng những giờ phút chiêm niệm không gián đoạn. Bầu khí thân hữu và tìm hiểu tự nhiên sẽ dẫn họ tới việc thán phục và ý thức được tiếng Chúa thì thào. Lúc tĩnh tâm, người trẻ gặp gỡ nhiều người khác mà bình thường ra họ khó có cơ hội kết thân. Họ cũng có dịp thổ lộ các khó khăn từng khiến họ lo âu, sợ sệt. Các cuộc tĩnh tâm không chữa lành bất cứ điều gì ngay lập tức, nhưng chúng cung cấp cho người trẻ một bức “X-Ray” thiêng liêng rất cần thiết để họ khởi sự một cuộc canh tân nội tâm. Họ sẽ nhận ra nhiều mặt nạ được họ mang xưa nay, những cái tôi giả mạo họ từng chứa chấp và những phương cách họ từng bị giam hãm từ trước tới nay khiến họ suy nghĩ một cách tai hại. Đối với những người trẻ xuất thân từ những gia đình đổ vỡ hay lộn xộn, các cuộc tĩnh tâm giúp họ phát huy tín thác, đối với chính họ, với người khác, với tương lai. Các cuộc tĩnh tâm giúp người trẻ trở nên thân quen với những điều và những đấng chưa biết, nhất là với Thiên Chúa.

Các nhà giáo dục Công Giáo nhiều kinh nghiệm quả quyết rằng những thành quả như trên vẫn xẩy ra hàng năm. Trong một buổi tĩnh tâm gọi là Kairos gần đây, cuộc thảo luận về đức tin đã thôi thúc một sinh viên nhìn nhận rằng một phần niềm bất tín của anh phát sinh từ ý muốn kiểm soát của anh. Anh không muốn phó mình cho cõi vô minh, cho điều gì hay đấng nào dám hạn chế tự do của anh. Một sinh viên khác chia sẻ nỗi khổ não cô chịu xưa nay do sự tàn bạo của trực tuyến; điều này thúc đẩy một sinh viên khác, dàn dụa nước mắt, xin lỗi bằng một thư ngỏ vì đã không chịu ngưng việc bắt nạt trên trực tuyến. Quả là một giây phút gây xúc động cho cả tập thể đến nỗi người ta có cảm giác mình đang bước vào chính cõi lòng Thánh Tâm. Một sinh viên khác thuật cho nghe nhờ đi tĩnh tâm, cô đã bằng lòng chấp nhận con người thật của mình. Trong cái thinh lặng của núi rừng, cuối cùng cô đã nhất tâm yêu thương và trân quí những cách thế khiến cô ra khác đối với những người đồng trang đồng lứa với mình.

Những điều trên đây chỉ là những điển hình. Nhiều phương pháp và tài nguyện khác cũng đã giúp phát sinh ra các biến đổi diệu kỳ. Nhưng dù sao, muốn đức tin Kitô Giáo có cơ hội đi vào lòng giới trẻ, họ phải khai triển được một tinh thần chiêm niệm, có tính Socrates, tức một tinh thần giúp họ rà xét lại toàn bộ các giả định riêng của họ; một đức tin vào đức tin, tức nhìn nhận rằng cuộc nhân sinh, dù là thành phần giao thoa với khoa học, vẫn đòi sự tín thác vào cõi vô minh; và một vững ổn về tâm lý, tức thế quân bình căn bản trong tâm trí và xúc cảm, giúp người trẻ có đủ nghị lực tiếp cận cuộc sống hàng ngày mà không cảm thấy phải lao đao mới sống còn được.

Nhưng bất kể các đức tính trên hay sự phối hợp với các đức tính khác, ta vẫn phải thiết lập được các dẫn nhập đưa vào đức tin Công Giáo, và việc này cần nhiều nhẫn nại và thời gian. Đây là một công tác khó khăn, vì thì giờ của tuổi trẻ ngày nay phần lớn dành cho các ngôn từ và hình ảnh hoàn toàn thế tục. Dĩ nhiên, ta không nên ngã lòng. Ta chỉ cần chuẩn bị để người trẻ nam nữ đón nhận ơn thánh tuôn tràn, tức giây phút, trong cõi thẳm sâu của bản ngã chân thực, họ nghe được lời mời gọi từng dóng lên dọc dài bao thế kỷ qua: “Hãy đến, theo Ta”.
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Đức Giáo Chủ Liên hiệp Anh giáo
Lm. Trần Đức Anh OP
17:09 14/06/2013
Đức Thánh Cha tiếp kiến Đức Giáo Chủ Liên hiệp Anh giáo

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 14-6-2013, dành cho Đức TGM Justin Welby, Giáo chủ liên hiệp Anh giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô cổ võ sự cộng tác giữa hai Giáo Hội trong việc thăng tiến các giá trị Kitô và hòa bình.

Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Giáo Chủ Welby. Tháp tùng Đức TGM có phu nhân và đoàn tùy tùng. Ngoài ra, hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có Đức Cha Vincent Nichols, TGM Công Giáo của giáo phận Westminster, cũng là Chủ tịch HĐGM Anh quốc.

Lên tiếng trong dịp này, Đức Thánh Cha nhắc đến những quan hệ giữa Anh giáo và Công Giáo, đặc biệt trong thập niên gần đây với hành trình xích lại gần nhau và trong tinh thần huynh đệ, cũng như công cuộc đối thoại thần học qua Ủy ban quốc tế. Ngài cũng cám ơn nỗ lực chân thành của Giáo Hội Anh giáo tại Anh quốc đã tỏ ra thông cảm đối với những lý do khiến Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 thiết lập Giáo hạt tòng nhân để đón nhận các tín hữu Anh giáo xin gia nhập Công Giáo và vẫn giữ nguyên truyền thống phụng vụ của Anh giáo.

Đức Thánh Cha nói: ”Tôi chắc chắn rằng kiện này cũng giúp thế giới Công Giáo biết rõ hơn và quí chuộng những truyền thống linh đạo, phụng vụ và mục vụ thuộc gia sản của Anh giáo”.

”Ngoài ra, qua việc cầu nguyện, sự dấn thân tiến bước trên con đường tiến về hiệp nhất được canh tân hằng ngày, và có thể được biểu lộ trong sự cộng tác với nhau thuộc nhiều lãnh vực của cuộc sống. Trong số này, đặc biệt có chứng tá về sự tham chiếu Thiên Chúa và thăng tiến các giá trị Kitô, đứng trước một xã hội nhiều khi đặt lại vấn đề cả những nền tảng của sự sống chung, như sự tôn trọng đặc tính thánh thiêng của sự sống con người, hoặc sự ổn định vững chắc của định chế gia đình dựa trên hôn nhân”.

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến sự dấn thân hoạt động để có công bằng xã hội nhiều hơn, một chế độ kinh tế phục vụ con người và công ích. Ngài nói: ”Trong các nghĩa vụ của chúng ta với tư cách là chứng nhân tình yêu của Chúa Kitô, có nghĩa vụ phải lên tiếng thay cho những người nghèo, để họ không bị bỏ mặc cho những luật lệ kinh tế nhiều khi chỉ coi con người là người tiêu thụ”.

Đức Thánh Cha đề cập đến và ca ngợi sự kiện Đức Giáo chủ Welby của Anh giáo đã cùng với Đức TGM Vincent Nichols can thiệp với chính phủ Anh để tìm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột tại Siria, bảo đảm an ninh cho toàn dân, kể cả những nhóm dân thiểu số, trong đó có các cộgn đoàn Kitô địa phương. Các tín hữu Kitô chúng ta mang hòa bình và ân phúc như một kho tàng để trao tặng thế giới, nhưng những món quà này chỉ mang lại thành quả nếu các tín hữu Kitô sống và hoạt động với nhau trong sự hàp hợp. Như thế sẽ dễ góp phần xây dựng những quan hệ tôn trọng và sống chung hòa bình với những người thuộc các truyền thống tôn giáo khác và cả những người không tín ngưỡng”. (SD 14-6-2013)

G. Trần Đức Anh OP
 
Hãy mở Cánh Cửa Đức Tin: Một thách đố ưu tiên cho Giáo Lý Viên
Phaolô Phạm Xuân Khôi
09:40 14/06/2013
Chủ đề của Chúa Nhật Giáo Lý năm nay là “Hãy Mở Cánh Cửa Đức Tin.” Khi chọn chủ đề này, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK) mời gọi mọi người Công Giáo suy nghĩ về việc họ có thể truyền bá Tin Mừng cách nào trong Năm Đức Tin này. Đức Cha David Ricken của Green Bay, Wisconsin, Chủ tịch Ủy ban Phúc Âm Hóa và Dạy Giáo Lý đã nói:

“Uỷ ban Phúc Âm Hóa và Dạy Giáo Lý đã chuẩn bị hàng loạt những tài liệu để giúp các Giáo Lý Viên và các giáo chức của các trường Công Giáo hiểu rõ hơn và đi vào Năm Đức Tin, kể cả việc xem lại các giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II…. Các nguồn tài liệu này sẽ giúp các giáo xứ trong việc cử hành Ngày Chúa Nhật Giáo Lý không những chỉ trong tháng Chín, nhưng cũng trong suốt niên khóa 2013-2014." Quý bạn bạn có thể truy cập các tài liệu ở đây.

Mặc dù trong một giáo phận, Đức Giám Mục là Giáo Lý Viên chính cho toàn thể giáo phận, và trong một giáo xứ, cha xứ là Giáo Lý Viên chính. Nhưng các ngài không thể làm việc đó một mình, các ngài cần các Giáo Lý Viên chia sẻ trách nhiệm này với các ngài. Các Giáo Lý Viên là những người được Hội Thánh ủy thác cho việc trực tiếp giảng dạy và truyền đức tin của Hội Thánh lại cho các học viên của họ, dù là người lớn hay trẻ em. Thực ra, các Giáo Lý Viên là những người mở cánh cửa đức tin cho người khác. Đây là một đặc quyền và cũng là một thách đố cho tất cả chúng ta. Chúng tôi xin mượn lời của Đức Cha Paul S. Loverde của Giáo Phận Arlington trong bài giảng năm ngoái của ngài tại Đại Hội Giáo Lý Giáo Phận được đăng trên The Catholic Herald. Ngài nói:

“Đức Thánh Cha bắt đầu Thư của ngài về Năm Đức Tin bằng cách nói rằng:”‘Cánh cửa đức tin’ (Cv 14:27) vẫn luôn mở rộng cho chúng ta, dẫn vào đời sống hiệp thông với Thiên Chúa và cho phép người ta gia nhập Hội Thánh. Người ta có thể bước qua ngưỡng cửa đó khi Lời Chúa được loan báo và tâm hồn để cho mình được uốn nắn bởi ân sủng có sức biến đổi. Bước qua ngưỡng cửa ấy có nghĩa là dấn thân vào một cuộc hành trình kéo dài suốt đời. Hành trình này bắt đầu với bí tích Rửa Tội.... “

Chính Thiên Chúa là Đấng mở Cánh Cửa Đức Tin trước, mời gọi chúng ta bước qua ngưỡng cửa và bắt đầu trên cuộc hành trình cá nhân độc đáo của chúng ta kéo dài suốt đời. ... Cánh Cửa Đức tin mở ra cho một cuộc hành trình cần sự hiểu biết chính xác, kinh nghiệm, và trân quý hồng ân lý trí. Một Giáo Lý Viên không những phải biết các điều cơ bản về đức tin, nhưng còn phải tiếp tục lớn lên trong sự hiểu biết và kinh nghiệm trên đường đời…

Tuy nhiên, kiến thức chỉ là một bình diện của việc đi vào cửa đức tin nghĩa là gì. Nếu không có tình yêu, không có quyết tâm cá nhân, thì ngay cả những kiến thức chính xác nhất về những điều cơ bản của đức tin vẫn chỉ đơn thuần là những tin tức hữu ích. .... Thánh Phaolô. .. mời gọi các tín hữu Colossê “hãy để cho bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em” và “Hãy để lời Ðức Kitô ngự cách dồi dào trong anh em. Hãy dạy bảo và khuyên nhủ nhau với tất cả khôn ngoan.” Là những Giáo Lý Viên, anh chị em phải cầu xin Đức Kitô là Thầy của các Giáo Lý Viên ban cho anh chị em ơn khôn ngoan ấy để nhờ đó anh chị em hiểu một cách sâu xa hơn những chân lý đức tin dạy, và cũng xin ơn khôn ngoan dẫn anh chị em đền một mối liên hệ càng ngày càng sâu đậm hơn với Đức Chúa Giêsu Kitô trong Cộng Đồng các Môn Đệ của Người, là Hội Thánh. Sau hết, đức tin vừa là sự ưng thuận của trí khôn của chúng ta với những gì Thiên Chúa đã mạc khải cho chúng ta trong Lời hằng sống của Ngài cùng vừa là sự phó thác hoàn toàn của chúng ta vào Thiên Chúa là Đấng tỏ lộ chính Mình nơi Đức Giêsu Kitô.

Như thế, có hai điều đánh dấu một Giáo Lý Viên chân chính:

1) Đào sâu sự hiểu biết về chân lý đức tin; kết hợp với

2) Tình yêu sâu đậm dành cho Đức Chúa Giêsu Kitô, và qua Người cho Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.

... Khi các Giáo Lý Viên dạy những chân lý đức tin từ tận đáy của sự hiện diện và lòng quyết tâm cá nhân, anh chị em không đơn độc. Anh chị em mang trong mình sự hiện diện của Đức Kitô. Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã hứa: “Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, thì người ấy sẽ sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, các con không làm được việc gì.”

Chính trong trong ánh sáng ấy mà chúng ta có thể hiểu tại sao Năm Đức tin và việc khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm Hóa đã xảy ra trong cùng một ngày, mỗi biến cố với nhấn mạnh riêng.

1. Đức tin là đón nhận và tin vào món quà (hồng ân) của những chân lý được Thiên Chúa mạc khải.

2. Việc Tân Phúc Âm Hóa là chia sẻ hồng ân ấy từ những tâm hồn đã được ân sủng biến đổi cách riêng. Nó đặc biệt ám chỉ việc chia sẻ những chân lý cứu độ của đức tin với những người đã đánh mất hồng ân ấy, hoặc trở nên hờ hững, hay thờ ơ.

3. Tóm lại, việc dạy giáo lý chân chính không là gì khác hơn việc sống và làm chứng cho Chân Lý trong tình yêu, là việc dọn đường cho “cuộc gặp gỡ cá nhân của những người khác với Đức Kitô”.

Rất thông thường, nhiều người từ bỏ đức tin là những người chưa bao giờ nhận được giáo huấn vững chắc, trung thực và mạch lạc. Anh chị em được mời gọi để dạy giáo lý trong một thời điểm, mà như Đức Thánh Cha Bênêdictô nói, số người cảm thấy mất phương hướng ngày càng đông, và “họ sẵn sàng tin bất cứ điều gì và điều trực tiếp trái ngược với nó” (Buổi triều yết ngày 24 tháng 10). Tôi xin nhắc lại rằng chúng ta đang sống trong một thời điểm đặc quyền, bởi vì chúng ta không thể hững hờ, thiếu hiểu biết, hoặc không quan tâm đến hồng ân Đức Tin. Đây là một thời điểm quyết định và quyết tâm, và anh chị em đang ở hàng đầu của những người có đặc quyền truyền lại chân lý về Thiên Chúa, những mầu nhiệm của đức tin, và phẩm giá của mỗi con người.”
 
Top Stories
Evangelium Vitae: A consistent life ethic
Vatican Radio
12:14 14/06/2013
2013-06-13 Vatican Radio - “One of the things we want to demonstrate is, that the Gospel of Life is the defense of all life. We want to show the consistent life ethic of the Catholic Church” says Fr. Eugene Sylva one of the organizers behind Evangelium Vitae Day, taking place with Pope Francis at the Vatican this weekend.

Sponsored by the Pontifical Council for the Promotion of the New Evangelization, this gathering in Rome on June 15 and 16 is expected to draw tens of thousands of parishes, communities, youth groups, voluntary associations for the sick and disabled and ordinary families. It will offer the opportunity for the faithful from around the world to gather with the Holy Father in a communal witness to the sacred value of all life and further study and discussion on the encyclical of the same name promulgated by Blessed John Pau II in March 1995.

“This issue of abortion is certainly important and central and we need to do all we can as a Church to stand up against the horrors of abortion” Fr. Sylva says. “But again we also want to demonstrate a consistent life ethic. That we need to be people who defend and speak for those who are suffering, for those whose lives are being marginalized by a culture of death. [Speak out against ] those who are saying because you are disabled or ill you are not, quote ‘productive’ in society. Or to the elderly in nursing homes, or to those who are being treated in any way with violence we ned to demonstrate to them in our words and in our actions through our prayers the sanctity of all life. I truly believe that this weekend will do that”.

On Saturday afternoon, June 15, there will be a pilgrimage down Via della Conciliazione to Pio XII Square, which will conclude with the recitation of the Creed in various languages and a vigil of prayer. On Sunday morning at 10:30, Holy Mass in St. Peter’s Square will be celebrated by the Holy Father and broadcast globally through Vatican Radio and Vatican TV’s online player in 6 languages.
 
Cardinal Tauran meets leaders of London's Hindu community
Vatican Radio
12:15 14/06/2013
2013-06-13 Vatican Radio - 'Compassion as a vital contribution to peace' was the theme of a meeting on Thursday between the head of the Vatican’s Council for Interreligious Dialogue, Cardinal Jean-Louis Tauran, and leaders of the UK’s Hindu community at a North London temple or Mandir.

Surrounded by Catholic and Hindu scholars, as well as local school children, the cardinal reaffirmed the Catholic Church’s commitment to interfaith dialogue as a way of knowing and appreciating other religious traditions and of creating the conditions for all people to live in freedom and peace. Compassion, he said, finds its natural expression in the practice of non-violence, whose modern-day apostle, Mahatma Gandhi, drew inspiration from both Hinduism and Christianity and their sacred texts. Pope Francis, he said, speaks of compassion that translates itself into the care and concern for every person but especially the vulnerable, poor and most marginalized.Among those travelling with the cardinal on his five day visit to the UK is Katharina Smith-Muller, inter-religious coordinator for the Bishops Conference of England and Wales.
 
Pope Francis receives Archbishop of Canterbury
VIS
12:17 14/06/2013
2013-06-14 Pope Francis on Friday met with the new Archbishop of Canterbury, Justin Welby. It was the first meeting between the two.

Below, please find the complete translation of Pope Francis' discourse at the meeting, followed by the complete text of Archbishop Welby's address:

Your Grace, Dear Friends,

On the happy occasion of our first meeting, I make my own the words of Pope Paul VI, when he addressed Archbishop Michael Ramsey during his historic visit in 1966: “Your steps have not brought you to a foreign dwelling ... we are pleased to open the doors to you, and with the doors, our heart, pleased and honoured as we are ... to welcome you ‘not as a guest or a stranger, but as a fellow citizen of the Saints and the Family of God’” (cf. Eph 2:19-20).

I know that during Your Grace’s installation in Canterbury Cathedral you remembered in prayer the new Bishop of Rome. I am deeply grateful to you – and since we began our respective ministries within days of each other, I think we will always have a particular reason to support one another in prayer.

The history of relations between the Church of England and the Catholic Church is long and complex, and not without pain. Recent decades, however, have been marked by a journey of rapprochement and fraternity, and for this we give heartfelt thanks to God. This journey has been brought about both via theological dialogue, through the work of the Anglican-Roman Catholic International Commission, and via the growth of cordial relations at every level through shared daily lives in a spirit of profound mutual respect and sincere cooperation. In this regard, I am very pleased to welcome alongside you Archbishop Vincent Nichols of Westminster. These firm bonds of friendship have enabled us to remain on course even when difficulties have arisen in our theological dialogue that were greater than we could have foreseen at the start of our journey.

I am grateful, too, for the sincere efforts the Church of England has made to understand the reasons that led my Predecessor, Pope Benedict XVI, to provide a canonical structure able to respond to the wishes of those groups of Anglicans who have asked to be received collectively into the Catholic Church: I am sure this will enable the spiritual, liturgical and pastoral traditions that form the Anglican patrimony to be better known and appreciated in the Catholic world.

Today’s meeting is an opportunity to remind ourselves that the search for unity among Christians is prompted not by practical considerations, but by the will of the Lord Jesus Christ himself, who made us his brothers and sisters, children of the One Father. Hence the prayer that we make today is of fundamental importance.

This prayer gives a fresh impulse to our daily efforts to grow towards unity, which are concretely expressed in our cooperation in various areas of daily life. Particularly important among these is our witness to the reference to God and the promotion of Christian values in a world that seems at times to call into question some of the foundations of society, such as respect for the sacredness of human life or the importance of the institution of the family built on marriage, a value that you yourself have had occasion to recall recently.

Then there is the effort to achieve greater social justice, to build an economic system that is at the service of man and promotes the common good. Among our tasks as witnesses to the love of Christ is that of giving a voice to the cry of the poor, so that they are not abandoned to the laws of an economy that seems at times to treat people as mere consumers.

I know that Your Grace is especially sensitive to all these questions, in which we share many ideas, and I am also aware of your commitment to foster reconciliation and resolution of conflicts between nations. In this regard, together with Archbishop Nichols, you have urged the authorities to find a peaceful solution to the Syrian conflict such as would guarantee the security of the entire population, including the minorities, not least among whom are the ancient local Christian communities. As you yourself have observed, we Christians bring peace and grace as a treasure to be offered to the world, but these gifts can bear fruit only when Christians live and work together in harmony. This makes it easier to contribute to building relations of respect and peaceful coexistence with those who belong to other religious traditions, and with non-believers.

The unity we so earnestly long for is a gift that comes from above and it is rooted in our communion of love with the Father, the Son and the Holy Spirit. As Christ himself promised, “where two or three are gathered in my name, there am I in the midst of them” (Mt 18:20). Let us travel the path towards unity, fraternally united in charity and with Jesus Christ as our constant point of reference. In our worship of Jesus Christ we will find the foundation and raison d’être of our journey. May the merciful Father hear and grant the prayers that we make to him together. Let us place all our hope in him who “is able to do far more abundantly than all that we ask or think” (Eph 3:20).

Below, please find the complete text of Archbishop Justin Welby’s address to Pope Francis, which was delivered in English:

Your Holiness,
Dear Friends:

I am full of love and gratitude to be here. In the last few days we have been remembering the death of Blessed Pope John XXIII in the midst of the Second Vatican Council. At the Requiem said at Lambeth Palace fifty years ago this weekend by Archbishop Michael Ramsey, my much-loved predecessor said of him: ‘Pope John has shown us again the power of being, by being a man who touches human hearts with charity. So there has come to many a new longing for the unity of all Christians, and a new knowledge that however long the road may be, charity already makes all the difference to it.’

Having for many years found inspiration in the great corpus of Catholic social teaching, and worked on its implications with Catholic groups; having spent retreats in new orders of the Church in France, and being accompanied by the Prior of another new order; I do indeed feel that I am (in the words of Pope Paul VI to Archbishop Michael) coming to a place where I can feel myself at home.Your Holiness, we are called by the Holy Spirit of God, through our fraternal love, to continue the work that has been the precious gift to popes and archbishops of Canterbury for these past fifty years, and of which this famous ring is the enduring token. I pray that the nearness of our two inaugurations may serve the reconciliation of the world and the Church.

As you have stressed, we must promote the fruits of our dialogue; and, with our fellow bishops, we must give expression to our unity in faith through prayer and evangelisation. It is only as the world sees Christians growing visibly in unity that it will accept through us the divine message of peace and reconciliation.

However, the journey is testing and we cannot be unaware that differences exist about how we bring the Christian faith to bear on the challenges thrown up by modern society. But our ‘goal is great enough to justify the effort of the journey’ (Benedict XVI, Spe salvi 1), and we can trust in the prayer of Christ, ‘ut omnes unum sint’ (Jn 17.21). A firm foundation of friendship will enable us to be hopeful in speaking to one another about those differences, to bear one another’s burdens, and to be open to sharing the discernment of a way forward that is faithful to the mind of Christ pressed upon us as disciples.

That way forward must reflect the self-giving love of Christ, our bearing of his Cross, and our dying to ourselves so as to live with Christ, which will show itself in hospitality and love for the poor. We must love those who seek to oppose us, and love above all those tossed aside—even whole nations—by the present crises around the world. Also, even as we speak, our brothers and sisters in Christ suffer terribly from violence, oppression and war, from bad government and unjust economic systems. If we are not their advocates in the name of Christ, who will be?

Your Holiness, dear brother, I assure you of the love, respect and prayer of the bishops, clergy and people of the Anglican Communion.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phái đoàn Tòa Thánh và Việt Nam kết thúc cuộc gặp gỡ tại Vatican
Lm. Trần Đức Anh OP chuyển ý
09:40 14/06/2013
Phái đoàn Tòa Thánh và Việt Nam kết thúc cuộc gặp gỡ tại Vatican

VATICAN. Trưa ngày 14-6-2013, Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố thông cáo chung về cuộc gặp gỡ lần thứ 4 của Nhóm Làm việc chung Việt Nam và Tòa Thánh tại Vatican.

Nguyên văn thông cáo chung như sau:

”Thực hiện thỏa thuận đã đạt được trong cuộc gặp gỡ lần thứ 3 của Nhóm Làm Việc chung Tòa Thánh và Việt Nam tại Hà Nội hồi tháng 2 năm 2012, cuộc gặp gỡ lần thứ 4 của Nhóm Làm việc chung đã diễn ra tại Vatican trong hai ngày 13 và 14-6-2013. Đức Ông Antoine Camilleri, Thứ Trưởng ngoại giao Tòa Thánh và Ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng ngoại giao, Trưởng đoàn Việt Nam, đã đồng chủ tọa cuộc gặp gỡ.

Hai bên đã trao đổi tin tức về tình trạng liên hệ, duyệt qua và thảo luận về những quan hệ giửa Việt Nam và Tòa Thánh, và về những vấn đề liên hệ tới Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.

Phái đoàn Việt Nam đã nhấn mạnh sự kiên trì thực thi và những cải tiến liên tục trong chính sách của Đảng và Nhà Nước Việt Nam về việc tôn trọng và bảo đảm tự do tôn giáo và các tín ngưỡng cũng như luôn khích lệ các tôn giáo khác và đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam tích cực tham gia tiến trình xây dựng đất nước và phát triển kinh tế và xã hội.

Phía Tòa Thánh đánh giá cao và cám ơn sự quan tâm của chính quyền các cấp đối với hoạt động của Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt là Đại Hội kỳ 10 của Liên HĐGM Á châu nhóm tại Xuân Lộc và Thành Phố Hồ chí Minh hồi tháng 12 năm 2012, cũng như các cuộc viếng thăm mục vụ của Đại diện không thường trú của Tòa Thánh, Đức TGM Leopoldo Girelli. Tòa Thánh nêu bật ước muốn phát triển thêm các quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh, nhấn mạnh nhu cầu cần có một vị Đại Diện Tòa Thánh thường trú tại Việt Nam, có lợi ích cho tất cả những phe liên hệ.

Cả hai bên nhìn nhận việc rao giảng của Giáo Hội về việc ”sống Tin Mừng giữa lòng Đất Nước” và về sự kiện ”là một người Công Giáo tốt cũng có nghĩa là một công dân tốt”. Tòa Thánh đã khẳng định ý chí của Giáo Hội Công Giáo góp phần theo cách thế đặc thù của mình vào công ích của xã hội, thông truyền và thực thi các giáo huấn liên lục của các vị Giáo Hoàng về vấn đề này.

Cả hai bên đã đồng ý rằng các quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh đã tiến triển tích cực trong tinh thần thiện chí, trao đổi tích cực và tôn trọng các nguyên tắc trong quan hệ giữa hai bên. Trong tinh thần này, và đứng trước cam kết phát triển thêm các quan hệ hỗ tương, công việc của vị Đại Diện Tòa Thánh không thường trú sẽ được dễ dàng hơn để Ngài có thể chu toàn sứ vụ một cách phong phú hơn.

Cuộc gặp gỡ đã diễn ra trong một bầu không khí chân thành thân mật, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau.

Hai bên đã thỏa thuận sẽ gặp lại nhau tại Hà Nội trong cuộc gặp gỡ thứ năm của Nhóm Làm việc chung Việt Nam và Tòa Thánh. Ngày giờ cuộc gặp gỡ sẽ được thiết định qua đường ngoại giao.

Nhân dịp này, Phái đoàn Việt Nam cũng đã thăm Ngoại Trưởng Tòa Thánh, Đức TGM Dominique Mamberti (SD 14-6-2013)

G. Trần Đức Anh OP chuyển ý
 
Năm Đức Tin - Hành hương Châu Âu: Santarem - Lisbon
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:42 14/06/2013
NĂM ĐỨC TIN 2013 – HÀNH HƯƠNG CHÂU ÂU – SANTAREM – LISBON.

Santarem là một thị trấn cách Fatima chừng 60km. Từ Fatima chúng tôi đi thăm Nhà Thờ Phép Lạ Thánh Thể và Nhà Thờ Chính Tòa ở Santarem. Trở về Fatima than dự đêm rước kiệu Đức Mẹ. Sáng hôm sau đi Lisbon tham quan và ra sân bay trở về Việt Nam.

Xem hình ảnh

1. Nhà Thờ Phép Lạ Thánh Thể ở Santarem

Sự tích

Vào khoảng giữa năm 1225 hay 1247, có một phụ nữ Công Giáo cư ngụ tại Santarem. Bà ta là người quá bất hạnh vì luôn yên trí rằng: người chồng không thương yêu mình và đã thất tín, nên bà ta dùng mọi mánh khoé để lôi kéo chồng, nhưng không thành công. Đau khổ quá, bà ta tìm đến với một mụ phù thủy như giải pháp cuối cùng. Mụ phù thủy hứa sẽ làm cho người chồng quay trở lại yêu thương bà với điều kiện bà mang cho mụ ta một tấm Bánh Thánh với ý đồ xúc phạm Mình Thánh Chúa.

Điều kiện quái gở này đã làm cho người phụ nữ rất lo sợ, vì đây là việc phạm sự thánh. Tuy nhiên, vì quá đau khổ, cuối cùng bà ta liều mình chấp nhận. Bà đi dự lễ và lên rước Mình Thánh Chúa tại Nhà thờ Thánh Stêphanô. Nhưng thay vì nuốt Mình Thánh, bà ta lấy Mình Thánh ra khỏi miệng và gói vào một chiếc khăn, rồi lập tức rời khỏi Nhà thờ để đem giao Mình Thánh Chúa cho mụ phù thủy.

Dọc đường, Mình Thánh Chúa bắt đầu rỉ máu. Tuy nhiên, bà ta không hề hay biết, cho đến khi những người qua đường nhìn bà ta chằm chằm, vì họ tưởng bà bị xuất huyết. Quá hoảng sợ, bà ta vội vã trở về nhà, bỏ khăn ra và đặt Mình Thánh Chúa vào một đáy rương. Suốt ngày hôm đó cho đến tối, bà chờ đợi chồng trong sự lo sợ. Đến khuya người chồng về nhà nhưng bà ta giấu không hề hé môi nói về chuyện đó, sau cùng cả hai vợ chồng đi ngủ. Cả đêm hôm đó, bà không sao ngủ được, tâm hồn bị dày vò vì tội phạm sự thánh và bà luôn nghĩ rằng, không biết Mình Thánh có còn chảy máu nữa hay không?

Tảng sáng, hai vợ chồng tỉnh giấc, những tia sáng chói loà từ chiếc rương phát ra. Không giấu nổi, bà đành thú tội với chồng về tội phạm sự thánh. Thế rồi cả hai đã quì thờ lạy Thánh Thể Chúa cho tới sáng. Sáng sớm, ánh sáng càng rực rỡ từ chiếc rương đã thu hút bao khách qua đường đến chật ních ngôi nhà của bà. Tất cả mọi người đã chứng kiến phép lạ cách tỏ tường. Thế rồi tin phép lạ Thánh Thể đã đến tai cha xứ. Ngài vội vã đến nơi xảy ra phép lạ và nghe bà trình lại tỉ mỉ sự việc. Sau đó, cha xứ long trọng rước Thánh Thể về Nhà thờ. Ngài đặt Thánh Thể vào trong hộp tráng sáp và để trong Nhà Tạm.

Rồi một phép lạ khác lại xảy ra sau đó. Lần kia, khi cha xứ mở cửa Nhà Tạm, hộp tráng sáp đựng Thánh Thể đã bị vỡ tung thành trăm mảnh. Thế vào đó, ngài đã phải làm một hộp pha lê đựng Mình Thánh Chúa. Hộp đó đã được lưu giữ cẩn thận ở ngôi thánh đường này cho đến ngày nay. Từ đó, ngôi Thánh đường được đổi tên là “Nhà thờ Phép Lạ Thánh Thể”.

Từ ngày phép lạ xảy ra, hằng năm, vào Chúa Nhật thứ hai trong tháng 4, dân địa phương đã diễn lại sự kiện trên, và Phép Lạ Thánh Thể đã được long trọng cung nghinh từ ngôi nhà xảy ra phép lạ về Nhà thờ chính.

Từ năm 1684, căn nhà này đã trở thành nhà nguyện để cho khách thập phương kính viếng. Phép Lạ Thánh Thể Santarem chỉ rời thành phố một lần vào lúc quân đội Napolêon chiếm đóng Bồ Đào Nha vào năm 1810. Vì dân làng lo sợ quân Pháp xúc phạm đến Mình Thánh Chúa, nên Đức Giám Mục Lisbon đã chuyển Thánh Thể đi khỏi Santarem. Ngài đã đặt Thánh Thể để các tín hữu ở Lisbon tôn kính. Có người cho rằng ngài muốn lưu giữ Thánh Thể vĩnh viễn tại Thánh đường Pacao. Dân thành Santarem hay tin đã nổi giận và mở một cuộc biểu tình quá gây cấn. Thế rồi, Phép Lạ Thánh Thể lại được đem về Santarem cách bí mật trong ngày 2-12-1811 và ở lại đó cho đến ngày nay.

Bánh Thánh Thể có hình khác thường với những đường máu chảy từ trên xuống dưới và người ta đã thu được một số lượng máu ở hộp đựng Bánh Thánh.

Bác sĩ Hoagland ở New Jersey đã đến viếng Bánh Thánh Thể nhiều lần và nhận thấy có nhiều lúc máu có màu như máu tươi. Máu Thánh vẫn còn ở thể lỏng cho tới 750 năm sau khi Phép Lạ xảy ra vào đầu thế kỷ XIII.

Sau khi được sự chuẩn nhận của Giáo quyền, Nhà Thờ Thánh Têphanô ở Santarem được đổi tên là “Nhà Thờ Phép Lạ Thánh Thể”.

Trong thinh lặng, chúng tôi lần lượt từng người đi theo lối phía sau cung thánh, ngay phía sau Nhà Tạm có 5 bậc tam cấp để bước lên và hôn kính Thánh Thể được đặt trong một mặt nhật bằng vàng. Sau đó chúng tôi đi ra Nhà thờ quỳ gối thờ lạy Chúa Giêsu ngự trong Bánh Thánh Thể.

Giáo Hội luôn định tín rằng: dù chỉ một miếng bánh nhỏ, khi đã được Truyền Phép, vẫn chứa đựng cả thân xác, linh hồn và thần tính của Đức Kitô.Chúng ta có Đức Kitô nguyên vẹn và cụ thể. Chính Chúa Thánh Thần Kitô hóa bánh rượu, làm cho bánh rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô. Khi Linh mục, thừa tác viên của Giáo Hội, thay mặt Chúa Kitô đọc Lời Truyền Phép. Lời Truyền Phép mà Linh mục đọc không phải là một câu thần chú có một ma lực biến bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô, giống như Linh mục có quyền trên Chúa Kitô, khiến Chúa đến thì Ngài phải đến. Lời Truyền Phép chính là Lời Chúa Kitô, Lời mà Chúa Kitô muốn nói qua môi miệng của Linh mục. Chúa Kitô đã chọn một số người để họ lập lại y nguyên Lời Truyền Phép của Ngài. Chính Chúa Thánh Thần lấp đầy “khoảng cách” giữa Linh mục và Đức Kitô, khiến Lời Truyền Phép trở nên “công hiệu”, làm cho nội dung của Lời trở thành hiện thực. Sau Truyền Phép bánh không còn là bánh mà là Mình Thánh Chúa, rượu không còn là rượu mà là Máu Thánh Chúa.Đã có một sự thay đổi, sự thay đổi ấy là thay đổi bản thể hay “biến thể”. Đây là công việc của Chúa Thánh Thần, chứ không phải là công việc của người phàm, dù người ấy là Linh mục. Vì ý thức điều đó, Giáo Hội thiết tha khẩn cầu trước lúc Linh mục Truyền Phép: “Chúng con nài xin Cha đổ ơn Thánh Thần xuống mà thánh hóa của lễ này, để biến thành Mình và Máu của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể II); “Lạy Cha, chúng con tha thiết nài xin Cha, cũng nhờ Chúa Thánh Thần, mà thánh hóa của lễ chúng con dâng hiến Cha đây, để trở nên Mình và Máu Đức Giêsu Kitô, con Cha, Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể III); “Lạy Cha, xin cho Chúa Thánh Thần đoái thương thánh hóa những của lễ này, để biến thành Mình và Máu Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể IV).

Thánh Thể mầu nhiệm đức tin. Tất cả bắt đầu từ ước muốn lạ lùng của Đức Giêsu. Ngài muốn nuôi nhân loại bằng chính con người Ngài. Ngài muốn trở thành đồ ăn thức uống cho nhân loại: "Các con hãy cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy. Các con hãy cầm lấy mà uống, đây là Máu Thầy".

Vì yêu thương nhân loại, Chúa Giêsu đã có một sáng kiến lạ lùng là lấy chính Thịt Máu của Ngài làm của ăn của uống để nuôi sống chúng ta. Chính Chúa Giêsu đã khẳng định: Chính Ngài là của ăn và của uống Chúa Giêsu ban hoàn toàn khác với manna và mạch nước trong sa mạc: “Ai ăn bánh này sẽ được sống đời đời”. Chúa Giêsu không nhằm thoả mãn cái đói cái khát thể xác. Thế nên, Ngài xác quyết: “Thịt Tôi thật là của ăn, Máu Tôi thật là của uống”. Vậy Bánh Ngài ban chính là Thịt Máu Ngài. Cụm từ “Thịt Máu” ở đây không những bao gồm tất cả những gì nuôi sống linh hồn con người để đưa đến sự sống vĩnh cửu, mà còn ám chỉ đến Mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Con Thiên Chúa đã nhập thể mang lấy xác phàm trong thân phận con người và đã đổ máu ra trên Thập giá để cứu chuộc nhân loại. Ngài đã chấp nhận trở thành của ăn của uống là những cái thường tình nhất của cuộc sống chúng ta để đưa chúng ta đến sự sống vĩnh hằng.

Vì lý do đó, Thánh Phaolô đã nhấn mạnh đến việc hiệp thông với Chúa Giêsu Thánh Thể là kết hiệp mật thiết với chính Chúa Kitô, nghĩa là đồng hoá với Ngài, nên giống Ngài trong tư tưởng, ngôn ngữ và cuộc sống: “Ai ăn Thịt Tôi và uống Máu tôi, người ấy sẽ ở trong Tôi và Tôi ở trong người ấy”. Không bí tích nào giúp chúng ta sống “với Chúa, nhờ Chúa và trong Chúa” bằng bí tích Thánh Thể. Từ đó, Thánh Phaolô dám khẳng định: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).

Rời Nhà Thờ Phép Lạ Thánh Thể, chúng tôi đi một đoạn ngắn đến thăm Nhà Thờ Chính Tòa.

Người ta vẫn thường ví von đến Santarem mà không tham quan ngôi Nhà thờ Chính tòa thì tương tự như đến Roma mà không gặp Đức Giáo Hoàng. Thật đáng tiếc, khi chúng tôi đến, Nhà thờ đang tu sữa nên chỉ đứng nhìn bề ngoài chụp vài tấm hình lưu niệm.

2. Nhà Thờ Chính Tòa Santarem

Santarem là một quận và là thủ phủ của tỉnh Rivatejo. Người ta coi Santarem như là thủ đô kiến trúc Gothic của Bồ Đào Nha với nhiều Nhà thờ, đài phun nước và Tu viện đều được xây dựng theo phong cách đó. Nhà thờ Santarem được xây cất vào thế kỷ XVII, theo phong cách cầu kỳ như một Nhà thờ của Dòng Tên trong thành phố. Nhà thờ này trở thành Nhà thờ của Chủng Viện sau khi các Cha Dòng Tên bị trục xuất khỏi Bồ Đào Nha vào giữa thế kỷ XVIII. Từ năm 1970 trở thành Nhà thờ Chính tòa của Santarem.

3. Lisbon.

Tạm biệt Fatima, chúng tôi đi Lisbon thăm Nhà thờ Chính tòa, thăm cảng Lisbon nơi Thánh Phanxicô Xaviê xuống tàu lên đường truyền giáo, thăm cảng Bêlem và ra sân bay Lisbon để trở về Việt Nam.

Lisbon là thành phố lớn nhất và là thủ đô của Bồ Đào Nha.

Lisbon là thành phố nằm trên những quả đồi ở miền Tây Bồ Đào Nha, trên bờ sông Tagus, nơi con sông mở rộng trước khi nhập vào Đại Tây Dương. Đây là thành phố hiếm gặp ở Tây Âu khi xung quanh bốn bề đều giáp biển vì thế Lisbon còn được gọi với cái tên “thành phố của nước." Thành phố biển này được triều đại Ulysses xây dựng vào năm 1.200 trước công nguyên.

Đến thế kỷ II, thành phố bị người La Mã chiếm. Năm 716 người Mauri kiểm soát thành phố. Năm 1147 thành phố được chiếm lại. Vua Bồ Đào Nha lúc đó là Alfonse Henriques chọn Lisboa làm thủ đô. Năm 1260, Lisbon trở thành thủ đô của Bồ Đào Nha và nổi tiếng với cái tên “Kỷ nguyên khám phá” vào thế kỷ XV, XVI khi hàng loạt các nhà hàng hải lừng danh của Lisbon đi chinh phục những bờ biển của các châu lục đem lại sự giàu có và thịnh vượng cho đất nước Bồ Đào Nha. Năm 1755, toàn bộ thành phố hầu như bị chôn vùi vì trận động đất lịch sử. Sau đó, trung tâm Lisbon được xây dựng lại theo kiểu bàn cờ với những ngôi nhà nhỏ xinh xắn. Lisbon nổi tiếng bị động đất, từ thế kỷ XIV trở đi có hàng chục trận động đất. Ngày 1-11-1755 trận động đất lớn nhất, với cường độ 9 độ Richter, làm khoảng từ 30.000 đến 40.000 người thiệt mạng trong khi dân số thành phố chỉ khoảng 200.000 người. Hơn 85% nhà cửa và cơ sở của thành phố bị hư hại. Cũng vì phần nào ảnh hưởng của trận động đất này mà Đế quốc Bồ Đào Nha đã không mở rộng và phát triển mạnh như các đế quốc Âu Châu khác.

Thủ đô Lisbon ngày nay là vùng thịnh vượng nhất Bồ Đào Nha vì nằm ở tận cùng phía Tây đại lục châu Âu, rất thuận lợi cho việc giao lưu thông thương với châu Mỹ Latinh và châu Phi qua Địa Trung Hải. Lisbon còn được biết đến với nhiều công trình kiến trúc nguy nga tráng lệ theo kiểu truyền thống Bồ Đào Nha, La Mã, Arập, Gôtích tiêu biểu.

Đến Lisbon, chúng tôi thấy nổi bật nhất là những tòa nhà bằng đá vôi màu trắng, những ngõ hẻm quanh co đầy vẻ bí ẩn. Đặc biệt, Lisbon có những thánh đường được xây theo lối kiến trúc Gothic, những tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ bên dòng sông Tagus hiền hòa. Thành phố Lisbon mang vẻ đẹp dịu dàng, quyến rũ bởi những cung điện cổ kính, những tòa lâu đài tráng lệ nghiêng nghiêng soi bóng bên dòng sông Tagus suốt hàng ngàn năm lịch sử.

Cảng Lisbon, nơi Thánh Phanxicô Xaviê xuống tàu đi truyền giáo đến những miền đất Á Châu.

THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ

Thánh nhân sinh năm 1506 tại lâu đài Xaviê trong một gia đình quyền quý của vương quốc Navarre nhỏ bé miền bắc nước Tây Ban Nha ngày nay. Khi ngài 5 tuổi, nước Tây Ban Nha thôn tính và sát nhập Navarre khiến gia đình ngài lâm cảnh nước mất nhà tan. Muốn tiến thân bằng con đường trí thức, năm 17 tuổi ngài đến Paris học (1525-1536).

Tại Paris ngài sống trong cùng một căn phòng với chân phước Phêrô Favre và sau đó với thánh Ignaxiô. Lần lượt Phêrô Favre rồi Phanxicô Xaviê được thánh Ignatiô thu phục. Năm 28 tuổi ngài cùng với nhóm bạn của thánh Ignatiô khấn sống khó nghèo, khiết tịnh và làm việc tông đồ. Năm 31 tuổi, ngài chịu chức linh mục tại Venezia miền đông bắc nước Ý năm 1537. Năm 35 tuổi ngài xuống tàu đi truyền giáo ở vùng Đông Á theo lệnh Đức Thánh Cha Phaolô III.

Tháng 4.1541 ngài xuống tàu tại Lisbon và mãi 14 tháng sau mới đến được Goa bên Ấn độ. Trong suốt 10 năm truyền giáo (1542-1552) ngài đã đi cả trăm ngàn cây số. Trong 7 năm đầu, ngài truyền giáo ở mũi Cormorin, sau đó ở Ceylan, Malaisia và từ đó đến Indonésia. Là vị giám tỉnh đầu tiên của tỉnh dòng đầu tiên ngoài Châu Âu, ngài yêu mến và gắn bó keo sơn với Chúa Giêsu, tha thiết với Dòng và anh em trong Dòng, kính trọng và tuân phục thánh Ignatiô, nhiệt thành lạ lùng với việc tông đồ. Ngài đã rửa tội cho hàng trăm ngàn tân tòng và gầy dựng nhiều cộng đoàn tín hữu khắp nơi. Thành quả tông đồ của ngài đã tạo nên một đỉnh cao trong lịch sử truyền giáo của Hội thánh.

Phanxicô Xaviê vẫn khát vọng xa hơn là hiến thân loan báo Tin Mừng tận miền sâu miền xa của địa cầu.

Từ Venice, là nơi ngài thụ phong linh mục năm 1537, Cha Phanxicô Xaviê đến Lisbon và từ đó ngài dong buồm đến Ấn Ðộ, cập bến làng Goa ở bờ biển phía tây nước Ấn. Trong vòng 10 năm tiếp đó, ngài đã tích cực hoạt động để đem đức tin đến cho rất nhiều dân tộc, trong đó có người Ấn Ðộ, Mã Lai và Nhật Bản. Cha Phanxicô đến các quần đảo ở Mã Lai, và Nhật Bản. Ngài học tiếng Nhật và rao giảng cho các người dân chất phác, dạy giáo lý và rửa tội cho họ, cũng như thành lập các trụ sở truyền giáo cho những người muốn giúp đỡ công cuộc của ngài. Từ Nhật Bản, ngài mơ ước đến Trung Hoa, nhưng dự tính này không bao giờ thực hiện được. Ngài đã từ trần trước khi đặt chân đến phần đất này.

Tới Goa ngày 6.5.1542, Phanxicô rong ruổi khắp nơi, nhiệt tình rao giảng cho người ta biết con người Nagiaret nghèo nàn kia chính là Thiên Chúa ở giữa loài người. Trong 7 năm (1542-1549), Ngài là nhà truyền giáo rửa tội đựơc nhiều nhất, tới 100.000 người, “có những buổi chiều nhức mỏi cả cánh tay” như thánh nhân viết. Từ Malaca, Ngài đến Nhật, xứ sở mặt trời. Ngài muốn gặp gỡ tìm hiểu trao đổi để Lời Chúa sáng ngời qua đối thoại. Ngài dự định đến tận kinh đô Nhật, vào các Đại học, gặp gỡ các nhà Sư để trao đổi. Phanxicô hoạt động nhiều nhất tại Kagoshima, Hirado, Bungo trên đảo Kyushu, lên Yamaguchi, từ đó đi hai tháng lên khinh đô Myako (tức Kyoto). Sau hai năm ở Nhật, Trong vòng 2 năm (1549-1551), ngài đã thành lập một cộng đoàn tín hữu ở Nhật Bản; trước khi ra đi ngài trao lại cho cho một linh mục Bồ Đào Nha; 20 năm sau cộng đoàn này đã lên đến 30 ngàn người.

Phanxicô trở về Goa, trao công việc truyền giáo lại cho cha Torres và tu huynh Fernandez.

Ngày 14.4.1552 nhà truyền giáo lên tàu, tháng 8 năm đó ngài tới đảo Thượng Xuyên, cửa ngõ Trung Hoa. Ba tháng sau Phanxicô bị sốt nặng, lòng vẫn ngong ngóng đựơc nhà cầm quyền Quãng Đông cho phép vào đất liền. Thật bất ngờ, ngài qua đời vào 2-3 giờ sáng ngày 3.12.1552, mới 46 tuổi đời. Nói theo “thói thế gian”, đó là vỡ mộng, mọi việc còn dang dỡ…Nhưng đối với Thiên Chúa thì Phanxicô đã làm trọn ý Người và mọi sự đã hoàn thành, dù chưa đựơc phép bước vào nước Đại Minh thời đó với dân số dưới 200 triệu người.

Bất cứ chỗ nào ngài đến, ngài đều sống với người nghèo, chia sẻ thức ăn và các phương tiện thô sơ với họ. Ngài dành rất nhiều thời giờ để chăm sóc người đau yếu, nghèo khổ, nhất là người cùi. Rất nhiều khi ngài không có thời giờ để ngủ hoặc ngay cả để đọc kinh nhật tụng, nhưng qua các thư từ ngài để lại chúng ta được biết, ngài luôn luôn tràn ngập niềm vui.

Hành trình không mệt mỏi, Phanxicô Xaviê rong ruổi những nẻo đường Á Châu, một miền xa lạ và xôi xa. Nhưng mặc kệ. Sợ gì! Đối với thánh nhân:Tôi không sợ ai ngoại trừ Thiên Chúa, chỉ sợ Người phạt vì chểnh mảng trong việc phục vụ Người, vì vụng về và vô dụng trong việc truyền bá danh Chúa Giêsu giữa những kẻ chưa biết Người (Bt 78,2). Ở đâu có vinh quang Thiên Chúa, Phanxicô Xaviê sẳn sàng lên đường. Mỗi một tâm hồn chinh phục được là một niềm vui cho vinh quang Thiên Chúa, mỗi một hao mòn trong thân xác là “một vốn” bỏ ra để có “bốn lời” cho cuộc sống mai hậu. Mỗi một thời khắc sống cho Tin Mừng, cũng chính là một cách đong đầy cho khát vọng cống hiến tìm Vinh Danh Chúa.

Chính vì thế mà Phanxicô Xaviê đã không mỏi mệt ra đi, dấn bước lên đường: từ Nhật đến Ấn Độ, từ Goa đến biên giới Trung Quốc. Mỗi chặng đường đi qua, lại là một lời “còn nữa” vang lên không ngừng. Tiếng gọi từ nhu cầu truyền giáo đã hớp lấy tâm hồn Phanxicô Xaviê. Thánh nhân đã sống do và cho tiếng gọi này đến hơi thở cuối cùng trên con đường sang Trung Quốc. Đúng là một con người đầy cao vọng nhưng là một cao vọng đích thực chỉ mình Thiên Chúa mới có thể đong đầy, mới làm no thỏa.

Thánh Phanxicô Xaviê được Đức Thánh Cha Grêgôriô XV phong thánh cùng với thánh Ignatiô vào năm 1622 và được đặt làm bổn mạng các xứ truyền giáo.

Đi qua cảng Lisbon, xe chở chúng tôi đi qua khu vực được xây dựng lại cách đây khoảng hai thế kỷ rưỡi sau trận động đất và sóng thần tàn phá Lisbon vào năm 1755. Đây là khu vực nhộn nhịp nhất của thủ đô Bồ Đào Nha.

Praca da Figueira (Quảng trường Cây sung): không biết ngày xưa người ta có trồng nhiều cây sung ở đây không chứ ngày nay, giữa quảng trường là một bức tượng đồng vua Joao I cỡi ngựa đứng trên một cái bệ và hình ảnh đáng chú ý nhất là hàng trăm con chim bồ câu đậu trên bệ.Chung quanh quảng trường là các tiệm buôn, khách sạn, nhà hàng, quán cà phê và những sạp bán thức ăn lộ thiên.

Quảng trường Rossio được xem mà một trong những quảng trường đẹp nhất ở Lisbon. Ở giữa là một bệ tháp hình trụ khá cao, trên đỉnh là tượng của Dom Pedro IV là vua của Bồ Đào Nha. Dưới chân đế của tượng là hình 4 phụ nữ tượng trưng cho Công lý, Khôn ngoan, Sức mạnh và Tiết độ, những đức tính được cho là của con người ông. Ở trước tượng là một một bể nước lớn có vòi phun và phía sau là Hí viện Quốc gia Maria II.

Quảng trường Praca dos Restauradores có nghĩa Quảng trường Phục quốc với một tháp bút dùng làm đài kỷ niệm Bồ Đào Nha giành lại độc lập từ nước láng giềng Tây Ban Nha vào năm 1640. Qua khỏi quảng trường này lên phía bắc là con đường hai bên rợp cây xanh của Đại lộ Tự do Avenida da Liberdade, con đường chính của thủ đô Lisbon.

4. Nhà Thờ Chính Tòa Lisbon

Đây là Nhà thờ Chính tòa thượng phụ. Thánh đường này là Nhà thờ Đức Bà Cả ở Lisbone.

Nhà thờ cổ xưa nhất của thủ đô được xây dựng từ năm 1147. Suốt dòng lịch sử, ngôi Nhà thờ đã được thay đổi nhiều lần và vẫn vững vàng sau nhiều trận động đất. Ngày nay Nhà thờ là một tổng hợp nhiều phong cách kiến trúc khác nhau.

Lisbon có Tòa Giám mục từ thế kỷ IV. Sau thời kỳ thống trị của người Visigoth, thành phố bị người Moor chiếm đóng và nằm dưới quyền kiểm soát của người Ả Rập từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XII. Tuy nhiên người Kitô hữu được phép sống ở Lisbon và vùng phụ cận. Năm 1147, quân đội hỗn hợp của Bồ Đào Nha và quân Thập tự chinh Bắc âu (thời Thập tự chinh thứ hai) dưới quyền lãnh đạo của vua Afonso Henriques đã tái chiếm tại thủ đô. Một quân nhân thập tự chinh người Anh tên là Gilbert của Hastings đã được đặt làm Giám mục. Từ đó, ngôi Nhà thờ Chính tòa mới được xây trên vị trí của ngôi Đền thờ Hồi giáo của Lisbon.

Nhà thờ đầu tiên được hoàn tất giữa năm 1147 và những thập niên đầu của thế kỷ XIII theo phong cách Roman muộn thời. Vào thời điểm đó Thánh tích của Thánh Vincent Saragossa, vị thánh bổn mạng của Lisbon, được đem từ niềm nam Bồ Đào Nhà đến Nhà thờ Chính tòa.

Cuối của thế kỷ XIII, vua Dinis Bồ Đào Nha đã xây một Tu viện theo phong cách Gothic. Vị vua kế vị là Afonso IV đã chuyển đổi Nhà nguyện chính thành Đền thờ hoàng gia theo phong cách Gothic cho bản thân ông và hoàng gia.

Năm 1498, Nữ hoàng Eleanor of Viseu đã thiết lập “Huynh đoàn khẩn cầu Đức Mẹ Thương xót” ở Lisbon tại nhà nguyện của Nhà thờ. Huynh đoàn này phát triển thành Santa Casa da Misericordia de Lisboa, là một tổ chức Bác ái Công Giáo, sau đó đã lan nhanh đến các thành phố khác và đóng một vai trò rất quan trọng ở Bồ Đào Nha và thuộc địa của nước này.

Động đất luôn là một vấn đề đối với Lisbon và Nhà thờ Chính tòa. Suốt thế kỷ XIV và XVI, có vài cuộc động đất, nhưng cuộc động đất dữ dội nhất vào năm 1755, đã phá hủy nguyện đường chính mang phong cách Gothic với Đền thờ hoàng gia. Các Tu viện và nhiều Nhà nguyện bị động đất và lửa sau đó phá hủy. Một phần Nhà thờ được xây dựng lại vào thế kỷ XX, nó có một dáng vẻ như ngày nay sau khi được tân trang lại hầu như toàn bộ. Vào những năm vừa qua, sân trung tâm của Tu viện đã được khai quật và cho thấy dấu hiệu của thời kỳ La Mã, Ả Rập và Trung cổ.

Nhà thờ Chính tòa Lisbon mang hình chữ thập Latin với ba lối đi, một cánh ngang với một Nhà nguyện chính được bao quanh bởi mái vòm. Thánh đường được nối với một Tu viện ở phía Đông. Mặt chính của Nhà thờ trông giống như một pháo đài, với hai tháp ở hai bên lối vào và với lỗ châu mai trên các bức tường. Vẻ bên ngoài đe dọa này, cũng thường thấy trong các Nhà thờ Chính tòa khác ở Bồ Đào Nha vào thời điểm đó. Đây là một di tích từ thời tái chiếm lại Bồ Đào Nha. Khi Nhà thờ Chính tòa được sử dụng như một căn cứ để tấn công kẻ thù trong cuộc bao vây.

Từ thời kỳ xây dựng đầu tiên, Nhà thờ Chính tòa Lisbon giữ được mặt tiền phía Tây với một cửa sổ hoa hồng được xây dựng lại từ các mảnh vỡ trong thế kỷ XX. Các cổng có những chi tiết điêu khắc thú vị với những họa tiết theo phong cách Roman. Lòng giữa được bao phủ bởi cái mái vòm và các hành lang ở trên có hình vòm cung. Ánh sáng được thông qua các cửa sổ hoa hồng ở mặt tiền phía Tây và cánh ngang, các cửa sổ nhỏ của các lối đi hai bên của lòng giữa Nhà thờ trông giống như là những cửa sổ của tháp đèn lồng của cánh ngang. Tổng thể chung của Nhà thờ Chính tòa giống như Nhà thờ Chính tòa cổ xưa ở Coimbra cũng cùng thờ kỳ đó. Một trong các Nhà nguyện của mái vòm có một cổng sắt theo phong cách Roman trông rất thú vị.

Phần mộ của hiệp sĩ Lopo Fernandes Pacheco theo phong cách Gothic, là vị Lãnh chúa thứ 7 của Ferreira de Aves, nằm dưới mái vòm Nhà thờ Lisbon.

Vua Dinis Bồ Đào Nha đã ra lệnh xây dựng một Tu viện theo phong cách Gothic vào cuối thế kỷ XIII. Tu viện này đã bị thiệt hại vì trận động đất năm 1755. Gần lối cửa chính vào của Nhà thờ, một thương gia giàu có tên Bartolomeu Joanes đã xây một Nhà nguyện phần một cho chính ông vào đầu thế kỷ XIV. Muộn hơn một chút, vua Afonso IV của Bồ Đào Nha đã thay thế phần vòm cung sau cung thánh theo phong cách Roman bằng một Nhà nguyện chính theo phong cách Gothic được bao quanh bởi các mái vòm với các Nhà nguyện đầy ánh sáng. Đức vua và hoàng gia được chôn cất ở Nhà nguyện chính, nhưng phần mộ của họ đã bị phá hủy trong trận động đất 1755. Mái vòm còn sót lại và đây là một công trình quan trọng trong lịch sử kiến trúc Gothic Bồ Đào Nha. Nó có một lối đi vòng chung quanh- không nối với nhà nguyện chính - với một số các nhà nguyện đầy ánh sáng. Tầng thứ hai của mái vòm cung được bao phủ bởi các vòm có sọc nổi và có một lô các cửa sổ làm cho bên trong Nhà thờ tràn đầy ánh sáng.

Mái vòm chứa ba phần mộ ở ngoài mang nét Gothic nổi bật vào giữa thế kỷ XIV. Một ngôi mộ thuộc về Lopo Fernandes Pacheco, vị Lãnh chúa thứ 7 của Ferreira de Aves, ông là một nhà quý tộc phục vụ vua Afonso IV. Tượng của ông với gương mặt bất động, tay cầm thanh kiếm và được bảo vệ bởi một con chó. Tượng vợ ông là bà Maria de Vilalobos, xuất hiện trên ngôi mộ của bà đang đọc sách Phụng vụ giờ kinh. Ngôi mộ thứ ba người ta thấy được đôi giày của một vị công chúa không được nhận dạng. Tất cả các ngôi mộ được trang trí với các huy hiệu.

Mỗi một cửa sổ hình ovan trên cổng mái vòm đôi có những họa tiết kiểu kiểu cửa sổ bằng kính ghép màu.

Vào cuối thế kỷ XV, người ta tin rằng những tấm ván cửa hình thánh Vinh sơn Panels, do họa sĩ Nuno Gonçalves vẽ được đặt trong Nhà nguyện Thánh Vincent dưới mái vòm. Những tấm ván này bây giờ đang ở Bảo tàng viện Quốc gia nghệ thuật cổ ở Lisbon.

Trong thế kỷ XVII, một phòng thánh đẹp được xây dựng theo phong cách Baroque và sau năm 1755, nhà nguyện chính được xây dựng lại theo phong cách tân cổ điển và Rococo (bao gồm phần mộ của vua Afonso IV và gia đình). Machado de Castro, nhà điêu khắc nổi tiếng nhất của Bồ Đào Nha vào cuối thế kỷ 18, là tác giả của hang đá huy hoàng trong Nhà nguyện của Bartomoleu Joanes theo phong cách Gothic. Vào đầu thế kỷ XX, nhiều trang trí tân cổ điển ở bên ngoài cũng như bên trong nhà thờ Chính tòa đã bị gỡ bỏ đem lại cho nhà thờ Chính tòa dáng vẻ “thời trung cổ” hơn.

Chúng tôi tiếp tục đến thăm Nhà thờ Santa Maria và Tu viện Giêrônimô. Tu viện được xây dựng bằng loại đá vôi vàng óng của địa phương trong 50 năm (từ năm 1502-1552). Tu viện được công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1983. Tu viện được chia làm hai phần chính là Nhà thờ Santa Maria và Tu viện Mosteiro dos Jeronimos.

5. Nhà thờ Santa Maria

Cổng chính phía Nam vào nhà thờ là một cửa đôi rộng 12m, cao 32m lên đến tầng 2. Bao xung quanh phía trước cửa là các hàng cột, tháp nhọn và nhiều tượng điêu khắc trong các hốc tường có phủ màn treo. Giữa cửa đôi của tầng 1 và tầng 2 là bức tượng Thủy thủ Henry, người khởi xướng việc thám hiểm thế giới của Bồ Đào Nha vào thế kỷ XV. Cổng phía Tây xây theo lối Phục Hưng năm 1517 với nhiều cột chống và được mở rộng bằng một tiền sảnh vào thế kỷ XIX.

Các mặt xiên của cạnh cửa ở mỗi bên trang trí đầy các bức tượng, trong đó có bức tượng vua Manuel I và ái phi Maria của vùng Aragon ở tư thế quỳ trong một hốc tường có phủ bức trướng lộng lẫy. Các tay đỡ ở mỗi cột có các hình thiên thần nhỏ, hoa lá... Trong nhà thờ lưu giữ hàng loạt các lăng mộ hoàng gia, mỗi lăng mộ có 2 bức tượng voi canh giữ và ngôi mộ đá của nhà thám hiểm Vasco da Gama (1468-1523) và nhà thơ lớn Luis de Camoes của “Kỷ nguyên khám phá” ở Bồ Đào Nha.

Mái vòm của nhà thờ Santa Maria theo phong cách Manueline.

Cửa hai bên phía nam là công trình của Diogo và João de Castilho Boitaca có vô số viền cổng với nóc được xén theo hình vòm cung và những hốc được đục sâu vào tường để đặt các bức tượng. Ở bên trên cửa có một mái vòm trong đó có Thập giá của các Hiệp sĩ Chúa Kitô. Khoảng tường được trang trí bức tượng của Nhà hàng hải Henry và ô trán của cánh cửa được trang trí bằng các phù điêu liên quan đến cuộc đời của Thánh Jérôme.

Cánh cửa phía tây là công trình của Nicolas Chanterene, cho phép đi đến nội vi của Tu viện. Nó được trang trí có nhiều bức tượng rất đẹp ở đây, đặc biệt là tượng vua Manuel I và Hoàng hậu thứ hai của ông là bà Mary of Aragon. Phía trên cổng là cảnh Truyền Tin, Giáng Sinh và các đạo sĩ thờ lạy Chúa Hài đồng. Ngày nay cánh cửa này được che bởi một cổng khác được xây dựng vào thế kỷ XIX.

Bên trong gian chính Nhà thờ gây bất ngờ với sự tinh tế và kỹ thuật trang trí điêu luyện của mái vòm. Việc trang trí những hàng cột và mái vòm theo phong cách Manueline do João de Castilho thực hiện. Tại lối vào Nhà thờ, có ngôi mộ của Vasco da Gama và Camoens. Còn những cánh ngang thì theo phong cách Baroque do Jérôme de Rouen thực hiện trong đó có rất nhiều phần mộ của hoàng gia. Chỗ của ca đoàn được xây dựng lại vào thời kỳ cổ điển, người ta khám phá ra một Nhà tạm bằng bạc vào thế kỷ XVII, là một sản phẩm kim hoàn Bồ Đào Nha của João de Sousa (1674-1678), do vua Alfonso VI dâng tặng để nói lên lòng cảm ơn đối với cuộc chiến thắng của ông trong trận chiến ở Montes Claros khi đương dầu với Vương quốc Tây Ban Nha ngày 17 tháng 6 năm 1665, và cũng có nhiều ngôi mộ hoàng gia khác.

Chúng tôi dâng lễ tạ ơn kết thúc chuyến hành hương tốt đẹp và xin ơn bình an cho chuyến bay về quê hương. Cha Quang trưởng đoàn, chủ tế và giảng lễ. Hôm nay kỷ niệm 34 năm hôn phối của Anh Chị Bình Giang. Anh Bình là bạn học thời tiểu chủng viện với Cha Quang. Thánh lễ sốt sắng cảm động và dạt dào tâm tình tri ân.

6. Tu Viện Thánh Giêrônimô

Tu viện Giêrônimô là một công trình kiến trúc theo phong cách Manueline. Đây là một dinh thự trưng bày rất phong phú những điều khám phá của người Bồ Đào Nha trên toàn thế giới. Tu viện nằm ở Phía Tây thủ đô Lisbon Bồ Đào Nha trong khu vực Belem nằm ở cửa sông Tagus.

Một thời gian ngắn sau khi Vasco de Gama trở về từ chuyến du hành đầu tiên của mình tới Ấn Độ, vào năm 1502, trên vị trí của một Đan viện do nhà Hàng hải Henry thành lập, vua Manuel I ra lệnh xây dựng một Tu viện dành riêng cho các tu sĩ thuộc Dòng thánh Jérôme đến cuối thế kỷ XVI mới hoàn thành. Lợi nhuận của việc thương mại gia vị và sự giàu có nhờ các cuộc hành trình khám phá của người Bồ Đào Nha vào thế kỷ XVI đã tài trợ phần lớn công trình xây dựng này.

Tu viện là một công trình kiến trúc thành công nhất theo phong cách Manueline. Thừa hưởng làn sóng giàu có ở Lisbon, các kiến trúc sư lao mình vào một công trình xây dựng quy mô lớn. Diogo Boitaca là vị kiến trúc sư đầu tiên của công trình từ năm 1502, ông đã chấp nhận phong cách Gothic. Nhưng từ năm 1517, những kiến trúc sư kế nhiệm ông đã thay đổi phong cách kiến trúc này và thêm vào các thiết bị trang trí mang phong cách Manueline. Điều này phản ánh những ảnh hưởng phong cách kiến trúc khác nhau nơi Tu viện. João de Castilho, người gốc Tây Ban Nha đã đưa ra kiểu trang trí quay sang phong cách kiến trúc thời Phục hưng đầu tiên ở Tây Ban Nha; Nicolau Chanterene làm nổi bật những chủ đề của thời Phục hưng và cuối cùng Diogo de Rouen Torralva và Jérôme mang lại một nét thuộc trường phái cổ điển.

Tu viện thoát khỏi trận động đất năm 1755 tàn phá Lisbon, nhưng sau này đã bị quân đội Napoleon đến từ Pháp xâm chiếm Bồ Đào Nha vào đầu thế kỷ XIX gây thiệt hại. Năm 1834, với việc trục xuất Dòng thánh Jérôme ra khỏi Bồ Đào Nha, Nhà thờ Đức Maria của các thầy Dòng thánh Jérôme đã trở thành Nhà thờ của Giáo xứ Đức Maria Belem.

Giữa thế kỷ XIX, những tòa nhà được thêm vào về phía tây của tháp chuông đã ảnh hưởng đôi chút đến sự hài hòa kiến trúc tổng thể vẫn được tôn trọng cho đến giờ. Người ta đã thiết lập ở đây những bảo tàng viện hải quân và khảo cổ.

Tu viện gồm hai tầng, được chia làm nhiều cánh. Mỗi cánh của Tu viện có 6 gian với mái vòm trang trí hình gân lá và các cột hình chữ nhật khắc hình những cuộn dây thừng xoắn, các con quái vật biển, san hô... Các gian trong có những trụ ốp tường lớn, mỗi góc của các gian được nối với nhau bằng các khung cửa tò vò. Các bức tường phía trong và ngoài tu viện đều được trang trí đẹp mắt. Trong tu viện có nhiều ngôi mộ của các nhà thơ, nhà viết kịch, nhà sử học và cả các vị lãnh đạo của Bồ Đào Nha thế kỷ XVIII, XIX. Tu viện dẫn đến một nhà ăn trước đây với mái vòm hình mạng, các bức tường ốp đá lát vẽ cảnh trong Kinh Thánh.

Năm 1907, tu viện được xếp vào hàng di tích lịch sử và được Unesco ghi vào Di sản Thế giới năm 1983. Ngày 13 tháng 12 năm 2007, những vị lãnh đạo quốc gia và của Liên minh châu Âu đã hội họp ở đây để ký một Hiệp ước mới về hiến pháp Âu châu được gọi là Hiệp ước Lisbon.

Tu viện có nhiều tác phẩm điêu khắc rất ấn tượng. Mỗi bên có khoảng 55 mét vuông gồm hai tầng. Tầng phía dưới do Diogo Boitaca thiết kế có những vòm rộng được đục sâu vào tường với những khung đá dựa trên những cột nhỏ mảnh mai lấy cảm hứng từ những nét Gothic cuối thời và Phục hưng. Tầng trên do João de Castilho thiết kế mang một phong cách ít rườm rà hơn. Năm 1985 trong hành lang của Tu viện, người ta thấy ngôi mộ của Fernando Pessoa.

Phòng họp của các thầy tại Tu viện ngày nay có phần mộ của các văn sĩ Alexandre Herculano. Phòng thánh và nhà cơm của các thầy có những mái vòm gân và những gân cung phụ rất đẹp.

Tu viện của dòng ẩn sĩ Hieronynites được xây trên cùng tu viện mà hoàng tử Henry the Navigator thiết lập vào năm 1450. Cũng chính nơi đây mà Vasco da Gama cùng đoàn thủy thủ của ông cầu nguyện đêm trước khi lên đường vào năm 1947 để sang Ấn Độ. Đây là công trình xây cất được coi như vĩ đại nhất ở thành phố Lisbon và là kiến trúc kiểu Manueline thành công nhất, được cơ quan Unesco liệt vào hàng di sản thế giới vào năm 1983 cùng với Tháp Belem.

Rời Tu viện, chúng tôi đi qua Trung tâm Văn hóa Belém. Nơi đây rộng 140.000m2. Trung tâm gồm một sân khấu lớn dành cho các buổi biểu diễn opera, ballet, nhạc giao hưởng, các hội trường bảo mật cao dành cho các buổi hội họp quan trọng và một khu triển lãm đạt tiêu chuẩn quốc tế rộng 7.000m2 trưng bày các tác phẩm nghệ thuật tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh và thiết kế. Sau đó chúng tôi đi tham quan tháp cảng Belem.

7. Tháp Cảng Belem

Tháp cảng Belém được coi là biểu tượng của thành phố Lisbon. Tháp này được vua Manuel I của Bồ Đào Nha xây dựng trên bờ sông Tagus thuộc phạm vi Giáo xứ Santa Maria de Belém giữa 1515 và 1521 để kiểm soát việc ra vào cảng Lisbon. Năm 1983, tháp Belém được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới cùng với Tu viện Giêrônimô.

Tháp cảng Belém gợi lên hình ảnh Phi Châu giữa lòng thủ đô Lisbon. Trên các sân thượng, ban công và vọng gác theo phong cách Mooro được Arruda xây dựng vào thế kỷ XVI để làm chỗ ở cho các vị chỉ huy cảng và người ta có thể nhìn thấy các đoàn thương thuyền ra đi đến bờ biển Guinea.

Ngày xưa, Belém là điểm bắt đầu cho mỗi chuyến đi vạn dặm và là hình ảnh cuối cùng của quê hương mà các thủy thủ có thể nhìn thấy khi ra khơi. Cả công trình trông giống như một con thuyền buồm nhỏ đậu bên bờ sông Tagus canh giữ cho bến cảng Lisbon.

Trong trận chiến ở Tagus ngày 11 tháng 7 năm 1831, hạm đội của Pháp đã xuất hiện trước tháp cảng Belem. Ngọn tháp này được xây dựng để phục vụ như là cửa ngõ ra vào của thành phố Lisbon, đồng thời cũng là một phần hệ thống phòng thủ bảo vệ cửa sông Tagus và Tu viện Jeronimo, chúng tạo nên vị trí chiến lược xâm nhập vào thành phố. Vua Gioan II của Bồ Đào Nha (1455-1495) đã khởi công xây dựng hệ thống phòng thủ này. Ông đã cho xây dựng những pháo đài ở Cascais và São Sebastião da Caparica. Trước đó một chiến hạm tên là Nau Grande bảo vệ bờ của cảng Belém, sau này người ta thay thế bằng tháp cảng Belém vào 5 năm cuối cùng của triều đại Vua Manuel I Bồ Đào Nha.

Từ 1515 – 1521, Francisco de Arruda một kiến trúc sư quân đội đã xây dựng tháp cảng này. Ông là người đã thiết kế một số pháo đài ở Morocco thuộc quyền sở hữu của người Bồ Đào Nha. Cho nên ảnh hưởng của nghệ thuật Mooro thật rõ nét trong các đồ trang trí tinh tế nơi cửa sổ, ban công uốn cong và các vòm có khía gân của tháp canh. Có lẽ Diogo de Boitaca, vị kiến trúc sư đầu tiên của Tu viện Jeronimos đã tham gia vào việc trang trí công trình này. Lan can bắn đá với lỗ châu mai được trang trí cách phong phú bằng các tác phẩm điêu khắc điển hình theo phong cách Manueline (là phong cách kiến trúc Bồ Đào Nha vào thế kỷ XVI-XVII dưới thời vua Manuel I, người ta còn gọi là phong cách Gothic Bồ Đào Nha).

Năm 1580, quân đội Tây Ban Nha đã xâm chiếm Lisbon để chiếm ngai vàng Bồ Đào Nha. Trong các thế kỷ sau, tòa tháp được dùng như một nhà tù, mà các phòng giam dưới đất thường xuyên bị ngập nước. Một vài sử gia cho rằng tòa tháp được chủ yếu sử dụng như một tiền đồn.

Trong những năm 1840, dưới sự hối thúc của văn sĩ Almeida Garrett, Tháp cảng Belém được vua Ferdinand II Bồ Đào Nha phục hồi lại. Cũng vào thời kỳ này, một số yếu tố trang trí tân Manueline đã được thêm vào tòa nhà.

Năm 1910 tòa nhà được công nhận là di tích quốc gia.

Về mặt kiến trúc, Tháp cảng Belém được chia thành hai phần: pháo đài theo hình lục giác không đều nhau, và tòa tháp bốn tầng nằm ở phía bắc của pháo đài. Toàn bộ tòa nhà nói lên hình ảnh mũi tàu của chiếc thuyền buồm.

Pháo đài có một mái vòm, hầm dùng đặt súng đại bác, với lỗ hở trong những bức tường dày 3,5 m để sử dụng cho 17 súng đại bác nòng cỡ lớn. Mái trần hở của trung tâm hầm đặt súng đại bác giúp dễ dàng phát tán khói gây ra do việc sử dụng súng đại bác. Tầng trệt của pháo đài có thể được dùng như là một vị trí cho các vũ khí có nòng súng nhỏ hơn. Tháp cảng Belém là pháo đài Bồ Đào Nha đầu tiên với hai tầng để bắn, nói lên bước phát triển mới trong kiến trúc quân sự. Các góc của tầng trệt cũng như chiều cao của tháp cảng được trang bị với các tháp canh có mái vòm cong gợi nhớ đến nghệ thuật Mooro. Phần nền của các tháp canh có hình ảnh những động vật hoang dã, trong đó một con tê giác được coi như là tác phẩm điêu khắc đầu tiên của loài động vật này trong nền nghệ thuật của Tây Âu. Con Tê giác này có lẽ là một trong những con mà vua Manuel đã gửi tặng Đức Giáo Hoàng vào năm 1515. Một bức tượng Đức Mẹ và Con trẻ Belem đối diện với tháp cảng.

Lối vào tháp cảng là một cổng vòm được trang trí với nhiều họa tiết theo phong cách Manueline, bao gồm cả mô hình thiên cầu. Toàn bộ tháp cảng được trang trí bằng dây thừng xoắn khắc vào đá làm nên một nút thắt ở mặt tiền phía bắc tòa nhà. Tháp cảng nổi bật với tượng Thánh Vinh sơn và Thiên thần Micae. Tòa tháp có nhiều cửa sổ cong. Ban công có mái che theo phong cách kiến trúc thời Phục Hưng dọc chiều dài mặt tiền phía nam tầng thứ nhất của tòa tháp, đem lại phong cách kiến trúc Venetian cho tòa nhà. Nhiều đồng écu trang trí cho bức tường ngăn cách giữa hai lỗ châu mai theo phong cách kiến trúc tân Manueline.

Tháp cảng cao 35 mét, có ba tầng và sân thượng cho ta một tầm nhìn khung cảnh xung quanh. Thuốc súng được bảo quản ở tầng hầm, việc lên các tầng trên sẽ phải đi qua một cầu thang xoắn ốc. Những căn phòng cho vị chỉ huy ở tầng thứ nhất. Trong tất cả các tầng, thú vị nhất vẫn là nhà nguyện ở tầng 4, không hề thua kém bất cứ Nhà thờ lớn nào trên thế giới, với lối kiến trúc trang trọng. Ánh sáng mờ ảo trong Nhà thờ làm ta có cảm giác đi lạc vào thế kỷ của những nhà hàng hải ngày xưa.

Tháp Belem được người ta ví von như Tháp Eiffel của Paris và Big Ben của London.

Từ Tháp Belem đi về hướng chiếc cầu 25th of April Bridge là Monument to the Discoveries tượng đài thám hiểm được xây vào năm 1960 để tưởng niệm 500 ngày nhà hàng hải nổi tiếng Henry the Navigator qua đời. Hoàng tử Henry (1394-1460) là con thứ ba của vua John I và là người chịu trách nhiệm mở mang ngành thám hiểm của Âu châu và buôn bán với các đại lục khác.

Tượng đài hình chiếc tàu xi măng đúc cao 52m trong tư thế ra khơi với tượng hoàng tử Henry đứng ở mũi tàu, sau lưng ông nhiều bức tượng của các danh nhân Bồ Đào Nha cùng thời.

Cũng gần Tháp Belem và đi ngược với Tượng đài Thám hiểm, có bảo tàng viện chiến tranh Museu do Combatente, tượng đài kỷ niệm 100 năm ngành hàng không của Bồ (1909-2009) và đài tưởng niệm những binh sĩ Bồ Đào Nha đã hy sinh ở hải ngoại để bảo vệ đất nước (Monument to the Overseas Combattants) với tên của những người tử trận.

Bồ Đào Nha để lại nhiều ấn tượng tuyệt đẹp trong tâm hồn chúng tôi. Đất nước có Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Fatima. Bồ Đào Nha đã có một thời vang bóng với nhà thám hiểm đầu tiên đi thuyền đến Ấn Độ vào đầu thế kỷ XVI, phát hiện nước Brazil ở Nam Mỹ, thiết lập thuộc địa đầu tiên của người Âu Châu và sau đó mở rộng các thuộc địa ở Châu Á và Châu Phi. Cùng với các thừa sai người Pháp, người Tây Ban Nha, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha cũng đã sớm tới Việt Nam truyền giáo từ thế kỷ thứ XVI. Thời đó, Bồ Đào Nha là một trong những nước tiên phong mở rộng giao thương về hàng hải và nhà thám hiểm Vasco da Gama là người đầu tiên chỉ huy một đội thương thuyền đi từ Âu Châu đến Ấn Độ vào năm 1498. Các vị thừa sai Bồ Đào Nha cũng đã đóng góp vào việc hình thành chữ quốc ngữ ngày nay như linh mục Francesco Pina (1585-1625).

Rời cảng Belem, chúng tôi ra sân bay quốc tế Lisbon đáp chuyến bay lúc 17g45 đi Dubai. Sau 7g30 phút bay chúng tôi đến sân bay Dubai, quá cảnh 3giờ rồi tiếp tục 7giờ bay nữa mới về đến Tân Sơn Nhất.

Tạ ơn Chúa, cám ơn Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Mẹ Fatima. Một chuyến hành hương trong Năm Đức Tin thật nhiều ý nghĩa và đem lại nhiều ơn ích. Mỗi người trong đoàn luôn nhớ nhau trong lời cầu nguyện và hẹn gặp nhau mỗi khi có dịp. Hành hương cũng là dịp gặp gỡ, nối kết tình thân trong tình yêu hiệp thông của những người con cái Chúa.
 
Thông Báo
Tin về Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc tại Baton Rouge
Phaolô Phạm Xuân Khôi
09:39 14/06/2013
Chỉ còn một tuần lễ nữa là Đại Hội Giáo Lý Toan Quốc khai mạc ở Baton Rouge. Cha Việt Hưng vừa ra một thông báo rất quan trọng về Đại Hội Giáo Lý ở Baton Rouge như sau:

Kính thăm quý vị,

Chúng tôi rất hân hạnh đón được tiếp quý vị đến tham dự Đại Hội Giáo Lý Kỳ XII tai Baton Rouge.

Sau đây là những thông tin cần thiết cho quý vị trên đường đi đến Trung Tâm tổ chức Đại Hội, hoặc bằng xe hay máy bay.

1. Vật dụng cần mang theo

Ngoài vật dụng cá nhân, xin qúy vị mang theo;

- 01 khăn trải giường (sheet)

- 01 áo gối (pillow case)

- 01 mền mỏng (tùy ý). Trời Baton Rouge lúc này khá nóng, nhưng có một số người kêu trong phòng ngủ khá lạnh.

2. Nếu quý vị đến bằng máy bay, đã báo cho Văn phòng biết trên Phiếu Ghi danh, chúng tôi sẽ cho người đón tại phi trường. Nếu chuyến bay thay đổi, xin vui lòng báo cho Văn Phòng biết càng sớm càng tốt.

- Nếu quý vị bay đến phi trường Baton Rouge sau khi lấy hành lý, xin ra trước Building, sẽ có người đón với Bảng ghi: ĐẠI HỘI GIÁO LÝ. Từ phi trường về đến Trung Tâm khoảng 10 phút.

- Nếu quý vị bay đến phi trường New Orleans (chúng tôi chỉ đón nhóm từ 5 người trở lên), chúng tôì sẽ đón quý vị tại lầu dưới, sau khi lấy hành lý. Khi máy bay vừa đáp xuống, xin gọi điện thoại cho Anh Đặng văn Lợi, 225-778-9009, (hay 01 trong những số điện thoại ghi dưới đây). Lý do, người đón không được đậu xe trong phi trường. người đón sẽ đậu xe tại một cây xăng gần đó, sẽ chạy vào đón qúy vị.

3. Những số điện thoại cần, để hỏi đường đến Trung Tâm, hoặc báo tin chuyến bay bị hủy, hay thay đổi giờ:

Anh Đặng văn Lợi (Trưởng ban Di chuyển): 225-773-9009 cell

Anh Nguyễn Thanh Hải (Ban Di Chuyển): 225-603-5006 cell

Cha Việt Hưng (Trưởng Ban Tổ chức): 225-802-4153 cell

Cha Nguyễn Viết Tân (Trưởng khối Điều hành): 225-249-2473

Cha Nguyễn văn Thanh (Phó Khối Điều Hành): 225-205-4174 cell

Cô Nguyễn Xuân Phương (Mobil): 225-802-6601

Cô Nguyễn Xuân Phương (Văn phòng): 225-302-7457

Rất hân hạnh được đón tiếp quý vị trong Đại Hội.

Nguyễn H. Xuân Phương, Thư ký Đại Hội
 
Văn Hóa
Chuyện Phiếm đọc trong tuần
Trần Ngọc Mười Hai
17:09 14/06/2013
Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ Mười Một Thường Niên Năm C 16-6-2013

“Em lo gì trời gió!”.
“Em lo gì trời mưa!
Em lo gì mùa hè,
Em tiếc gì mùa thu.”
(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – Thoi Tơ)

(1Ga 2: 8-11)
Hôm ấy, thêm một ngày đẹp trời, bần đạo/bầy tôi đang lang thang trong khuôn viên chùa chiền, chợt nghe đứa cháu nội mới lên 5 đã biết ngâm nga câu hát do ông ngoại dạy mà không hiểu. Chẳng cần biết cháu đang tư-duy những gì với câu hát, ông nội cháu đây bèn hát tiếp đôi câu, như sau:

“Ta cứ yêu đời đi.
Như lúc ta còn thơ,
Rồi để anh làm thơ,
và để em dệt tơ.”
(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – bđd)

Vâng. Đúng thế! Khi xưa, lúc bầy-tôi-bần-đạo còn ấu thơ, ở đâu đó, vẫn có cảnh tình của cuộc sống, rất tốt đẹp. Cảnh tình đó, có những giờ phút êm ả mà người anh/người chị của chúng ta vẫn cứ đặt nhạc với những câu như “dệt tơ”, “làm thơ” cả vào mùa thu rồi nhắn nhủ: “Ta cứ yêu đời đi!” Yêu, như lúc ta “còn thơ”, và rồi chẳng còn “lo gì trời gió”, với “trời mưa”, rất ban tối. Và khi ấy, bần-đạo bầy-tôi đây chẳng tiếc nuối những “mùa thu”,hoặc “mùa hè” vẫn cứ lâm li, những lời như:

“Thơ anh làm, em hát,
tơ em dệt, anh may.
Ta xây đời bằng mộng,
như tiễn biệt con thoi.”
(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – bđd)

Vâng. Hôm nay đây, ở nơi này, người người vẫn sống trong phúc hạnh cũng chẳng vì đã “dệt tơ” hay làm thơ hoặc viết nhạc rất tiền chiến, nhưng vẫn ngồi đó hỏi han những vấn nạn nghe rất quen, mỗi khi có cuộc bầu bán Giáo Hoàng, cũng rất mới. Hỏi han, những câu nghe hoài không biết chán và cũng chẳng lạ, như:

“Theo anh chị và quý vị, có phải là Đức Giáo Hoàng tân cử của ta rồi ra sẽ cho phép Hội thánh tấn phong nhiều nữ phụ đạo đức nếu không được làm công việc của linh mục, thì ít ra cũng sẽ được vinh thăng thành “chị Sáu” hoặc “cô Sáu”, cũng chóng thôi, phải không? Hoặc, có khi còn tiến nhanh/tiến mạnh hơn nữa để đốt giai đoạn cho phép linh mục ta có vợ như Giáo Hội bạn, thật cũng tốt, phải thế không?”

Hỏi han/vấn nạn huỵch toẹt như thế, thì người nghe có là ai đi nữa cũng sẽ tự ý xung phong kiếm tìm lời giải đáp cho hợp lý. Có nghe có nói hoặc có gạn hỏi cho nhiều, thì bần-đạo-bầy-tôi đây chỉ xin tình nguyện gửi về người hỏi đôi câu đáp trả tuy hèn mọn cũng chỉ để khỏi hát đi hát lại mãi câu ở trên vẫn cứ nhủ: “Em lo gì trời gió”, “Em lo gì trời mưa”, lưa thưa, ọp ẹp cho đỡ mệt. Cũng may là, bần đạo chưa kịp vấn nạn những chuyện nắng/mưa đã được bầu bạn chuyển cho thông tin khá mới mẻ vốn dĩ bao hàm vài tư tưởng khá “thời thượng”, như sau:

“Vừa qua, đấng bậc vị vọng thuộc tầm cỡ chóp bu của Giáo Hội Công Giáo Đức-quốc là Tổng Giám Mục Robert Zollitsch đã kêu gọi Hội thánh ta nên cho phép nữ giới được trở thành các vị “nữ phó tế” trợ giúp cử hành bí tích rửa tội hoặc hôn phối bên ngoài thánh lễ, tức: một giải pháp mới mẻ khả dĩ giúp phụ nữ mình tham gia xây dựng Hội thánh thời buổi này. Chuyện này, là thể theo báo cáo của tờ “The Local”, tờ báo địa phương, ở bên ấy.

Tổng Giám mục giáo phận Fribourg, đương kim Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Đức lại đã kêu gọi hội thánh ta hãy có một vài đổi thay về cấu trúc, vốn dĩ từng là yêu cầu của nhiều người đã được đưa ra làm đề tài thảo luận vào buổi kết thúc 4 ngày hội thảo bàn về công cuộc cải tân, rất cần thiết.

Đây là buổi Hội thảo đầu tiên được tổ chức theo thể loại này, đã mời 300 chuyên gia Công Giáo có kèm theo một đề nghị là: hội thánh ta cũng nên thực hiện cải tổ bao quát, lớn rộng. Đề nghị của Tổng Giám Mục người Đức trước đây từng vang vọng một đòi hỏi có từ nhiều năm nhằm cho phép nữ-giới trở thành phó tế, đã không còn là điều huý-kỵ nữa.

Đức Tổng Giám-mục Zollitsch có nói: Giáo Hội Công Giáo ta chỉ tái tạo được niềm tin và sự ủng hộ tcủa mọi người nếu quyết tâm cải tổ, tận gốc rễ. Ngài Giám mục lại cũng mô tả sự việc khác xảy đến với buổi hội thảo được như thành-tựu rất mới, đó là: bầu khí cở mở, tự do. Vai trò của các phó tế chỉ để giúp linh mục trong các nghi tiết phụng vụ ở nhà thờ và các vị này cũng chỉ có quyền thực hiện nghi thức thanh-tẩy và hôn phối bên ngoài thánh đường thôi. Tuy nhiên, vai trò hàng đầu của các vị này là để phục vụ những người có nhu cầu trong cộng đoàn kẻ tin của mình, và trách nhiệm của các vị chỉ mang tính thế trần hơn là mục vụ.

Ngoài ra, còn đề nghị khác phát xuất từ hội thảo này là việc triển khai quyền của các vị từng ly dị nay quyết định tái giá được có chân trong cơ chế của hội thánh, như: hội đồng giáo xứ, ban thừa tác-viên thánh-thể, thế thôi. Các vị trong phần phần buổi hội thảo lại đã bàn thảo về việc cho phép các vị ấy được rước lễ và gặp cha để xưng tội.

Đức Tổng Giám Mục Zollitsch còn phát biểu: “Điều quan trọng đối với riêng tôi, là: dù ta không chủ trương hủy hoại tính thánh thiêng của hôn phối, những người nam và nữ này cũng nghiêm chỉnh đủ để ta cho phép họ được ở trong Hội thánh và cảm thấy mình cũng được trân trọng, ở cùng nhà.” Cho đến này, mọi canh cải vẫn còn ở tầm kích suy đoán hoặc biện bạch chứ chưa có gì là thực tiễn hết. Và, cũng chưa có đề nghị nào được đưa ra cho khung thời gian thực hiện những chuyện như thế ấy. Và, chuyện về các vị phối ngẫu nam nữ từng ly dị nay muốn tái giá, đã trở thành câu chuyên gây nhiều tranh cãi khá ồn ào, trong Hội thánh.” (x. CathNews, A Service of Church Resources, German arbishop calls for women deacons, 30/4/2013)

Thật ra thì, thắc mắc với vấn nạn về quyền được ngang bằng nam giới cả trong địa hạt phụng vụ hoặc chức thánh, với người ngoài đời, cũng như thể lời nhắn của nghệ sĩ, khi ông viết:

“Thơ anh làm em hát,
tơ em dệt anh may.
Ta xây đời bằng mộng,
như tiếng dệt con thoi.”
(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – bđd)

Kỳ thực thì, vấn nạn của nghệ sĩ xưa nào khác gì đề nghị của đấng bậc vị vọng ở nước Đức, cũng chỉ là: hãy thử để cho nữ-giới thực thi công việc của nam-nhân, hà tất sẽ có nhiều thuận lợi cho Hội thánh, rất hôm này. Thuận và lợi, không chỉ theo nghĩa kinh doanh hay thực tế ở ngoài đời, cho bằng chứng tỏ mình cũng biết sống hợp thời hợp buổi, rất đúng phép.
Kỳ thực thì, có đề nghị hay không, đâu chỉ mỗi đấng bậc vị vọng là ủng hộ ý kiến hoặc đề xuất/đề bạt mọi chuyện trên nguyên tắc, mà còn có ý kiến phản hồi của các vị từng sống thực tế ở ngoài đời, rất kinh nghiệm như sau:

Trước hết, là ý kiến của John Francis Collins:

“Là thừa-tác-viên lâu năm ở nhà thờ họ Baden-Wurttemberg bên Đức, tôi cũng có chút kinh nghiệm để đưa ra đây mà chia sẻ. Ở nơi tôi, các vị nữ thừa tác-viên từng thực thi công tác phụng vụ với đủ tầm cỡ cả về phẩm cách lẫn nét đẹp mà tôi nghĩ không có rào cản nào về ngôn ngữ hết.
Tôi còn nhớ rõ sự kiện này từng dấy lên vấn đề về phong chức cho nữ-phụ, mà tôi vẫn giữ mãi trong đầu. Thế nên, cũng chẳng có gì lạ khi thấy Đức Tổng của tôi lại đã dấy lên vấn đề phong chức sáu cho phụ nữ ở Đức và đặc biệt là ở xứ họ của chúng tôi ở Baden-Wurttemberg. Có thể nói mà không sợ sai lầm là: các nữ thừa-tác-viên mục vụ có nền giáo dục ở cấp cao, rất thành thạo về công tác này lâu nay vẫn cố duy trì Giáo Hội Đức sống mãi trong lòng dân tộc.”

Và, dưới đây là kinh nghiệm của một nữ phụ tên Irena Mangone:

“Đã có một thời, Hội thánh ta cũng có khá nhiều nữ thừa-tác-viên hoặc gọi họ là “Chị Sáu” hay sao đó cũng tùy người. Ta thấy nhiều vị như thế trong sách Công Vụ khá năng nổ đến độ các thánh nam khó mà quản lý/điều động. Theo tôi, hãy giữ các vị này trong bếp hoặc Dòng tu thật cũng phải. Bởi, ngay ở những nơi như thế, các vị này cũng đã khó mà thấy an toàn trong hệ cấp toàn những nam nhân hết cầm cân nảy mực lại đe nẹt, doạ dẫm. Tôi chỉ muốn nói rằng: nay ta đang ở vào niên biểu 2013 chứ không còn sống vào thời Trung cổ nữa rồi, Giời ạ.

Và, một ý kiến của nữ phụ khác có tên Margaret M. Caffey:
“Ôi chao! Sao Đức Tổng Zollitsh của tôi lại can đảm đến thế, dám nêu vấn đề gai góc này lên ở đây! Như thế là ngài cũng công nhận vai trò quan trọng của các Nữ thừa-tác-viên trong Hội thánh thời tiên-khởi rồi đấy. Và, thật sự thì ta cũng đang có nhu cầu cảm thông cho những vị từng có vấn đề gãy đổ trong gia đình.

Có điều khiến tôi ngạc nhiên khi thấy rằng hiện thời ta đang bị mang tai tiếng rất nhiều trên khắp toàn cầu, vậy mà hàng giáo sĩ của ta chưa nhận ra được nhu cầu cần có được ảnh hưởng của nữ-giới trong công tác; và, các cụ vẫn chưa biết cách sử dụng món quà quý giá mà các phụ nữ từng đóng góp cho Hội thánh, trong công cuộc thừa tác rất cần thiết.”

Và, ý kiến của một giáo dân mang tên Phillip Turnbull ở Úc, cũng không tệ:
“Tôi thường tự nhủ: sao nhiều người lại cứ cho rằng thật khó cho phụ nữ được hoạt động trong Giáo Hội, mà sự thật thì lâu nay lại có rất nhiều vị nữ-lưu từng điều hành Giáo Hội Công Giáo ở Úc với tầm cỡ tuyệt vời như cội rễ cho các tổ chức tôn-giáo như thế. Thật sự, thì các vị nữ lưu này từng thống lĩnh môi trường giáo dục ở nhiều nơi và chắc từng gây ảnh hưởng trên nền giáo dục mang tính chất rất Công Giáo.

Ngay ở lĩnh vực giáo xứ cũng thế, rất nhiều phụ nữ từng có công gầy dựng công tác mục vụ có chất lượng và tạo ảnh hưởng lên nền phụng vụ của xứ sở. Kinh nghiệm của riêng tôi về công tác phụng vụ ở nhiều giáo xứ mà tôi có dịp ghé viếng thì hầu hết lực lượng thừa-tác ở nơi đó đều do phụ nữ đảm trách, đặc biệt là về âm nhạc và văn hoá. Vậy thì, ta còn chờ gì nữa mà không cho các vị ấy chức năng lành thánh hoặc vai trò gì đáng kể nữa cơ chứ?”

Ý kiến phản hồi tương đối là thế, tuy chưa gọi được là “rộng đường dư luận”, nhưng nếu có ai muốn truy tầm một chút Kinh Sáchccủa đấng bậc thánh hiền trong Giáo Hội, tưởng cũng nên đọc thêm đôi giòng sau đây:

“Anh em thân mến,
tôi viết cho anh em, điều ấy thật là thế
nơi Đức Giêsu và nơi anh em,
bởi vì bóng tối đang qua đi và ánh sáng thật đã tỏ rạng.
Ai nói rằng mình ở trong ánh sáng
mà lại ghét anh em mình, thì vẫn còn ở trong bóng tối.
Ai yêu thương anh em mình thì ở lại trong ánh sáng,
và nơi người ấy không có gì nên cớ vấp phạm.”
(1Ga 2: 8-11)

Điều mà đấng thánh hiền viết ở trên, vẫn là lời nhắc nhở về điều răn mới rất yêu thương, ta xử sự với mọi người. Điều mới ấy có là lời răn bảo hay không, vẫn cứ là: “không có gì nên cớ vấp phạm”, cho mọi người. Điều mà đấng bậc ở trên đã đề nghị, chưa hẳn là “cớ vấp phạm” cho ai hết, mà chỉ là một chắc nhở ta xem lại chức năng và ý nghĩa của cụm từ Hội thánh, như đấng bậc vị vọng khác cũng từng đề cập khi ngài nói về Lễ Hiện Xuống có Thần Khí Chúa đã đến, rất như sau:

“Lễ Hiện Xuống nhắc ta chuyện tương lai, ta dựng xây. Đôi lúc ta cứ nghĩ mình hoạt động trong tình huống có khuôn thước lịch sử có giới hạn, nên cũng chỉ vội vã thông qua với người Do-thái ở Cựu-ước, và tập trung nhiều vào Đức Kitô của thời ấu thơ, vội nhảy vào thời điểm Ngài công khai hoạt động, chú trọng nhiều đến sự chết và sống lại của Ngài, rồi thêm vào đó chuyện Ngài về Trời và gửi Thần Khí đến với muôn người trong ngày Hiện Xuống, chỉ thế thôi. Còn lại một việc, là: ta chỉ tìm đường về quê trời, sau đoạn kết của câu chuyện đời.

Khuôn thước lịch-sử vẫn ra như thế, nếu là lịch-sử cứu độ, e rằng cũng bức bách, hạn hẹp. Thật sự, thì: ta cần khuôn thước lớn rộng, bao gộp nhiều công đoạn để thực thi việc Hiện Xuống của Thần Khí trong tất cả lịch sử hay tiểu sử của mỗi người. Không chỉ quan tâm mỗi khuôn thước thánh-sử của Giáo Hội mà thôi, nhưng của mọi nhóm hội/đoàn thể trong đó người người vẫn cứ làm mọi việc nhưng không nói ra, nhưng để Chúa tỏ cho ta thấy Ngài muốn ta làm gì vào Lễ Hiện Xuống, rất Ngũ Tuần. Ta đang ở trong tình huống có Hiện Xuống thời hiện tại, có bối cảnh một đại lễ đang bày cho ta việc để làm.

Nhìn vào thánh Hội hôm nay, lúc này, ta thấy rằng Hội thánh đang bận bịu rất nhiều việc, nhưng đã chắc gì Hội thánh là ta đang theo khuôn thước của Hiện Xuống, có Thần Khí chỉ dẫn. Hội thánh ta cũng đang hoạt động thật đấy, nhưng vẫn đẩy lùi thế giới và con người ra bên ngoài. Hôm nay, mừng ngày Chúa Hiện Đến, có lẽ Hội thánh, tức toàn thể các kẻ tin chứ không chỉ là hệ cấp giáo quyền mà thôi cũng nên nhớ, rằng: mọi sự ở trần gian là một phần của tổng thể có Chúa, có ta, có cả Thần Khí cùng hoạt động trong Chúa và với Chúa. Hội thánh hôm nay cũng cần một nền giáo dục mới cho công tác ấy. Hội thánh cần mời mọi người lâu nay bị bỏ rơi ở bờ rìa, hãy cùng tham gia công việc chung của mọi người. Công việc thánh-hoá toàn thể thánh hội, như đã từng xảy ra trong ngày Chúa Hiện Đến.

Làm được thế, ta sẽ có cuộc di dân khá lớn rộng không phải từ nước này qua nước nọ, mà từ vai trò này qua chức năng khác, trong tổng thể. Và hiện nay đang có dấu hiệu cho thấy sự việc như thế đang dần dà tỏ hiện một lễ Hiện Xuống và Hiện Đến với muôn người.” (xem Lm Kevin O’Shea CSsR, Suy Niệm Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống năm C 19-5-2013, www.suyniemloingai.blogspot.com)

Là người sống trong/ngoài thánh hội hoặc xã hội, bạn và tôi, vẫn là người cần dựng xây nhóm hội ấy cho phải phép, đúng cách. Dễ thực hiện. Giáo Hội và xã hội hôm nay không phải và không còn là thể chế rất cứng ngắc, vị luật và cố chấp. Nhưng, là một tổng thể gồm những con người sống cho phải đạo, và đúng lẽ đạo. Đạo làm người. Đạo của Chúa.
Để minh hoạ những điều nói trên cho nhẹ nhàng, thư giãn như chuyện đời sau đây:

“Vua Arthur vị vua trẻ tuổi của nước Anh, bị quân Pháp phục kích và bắt giữ. Lẽ ra vua nước Pháp sẽ giết ngài, nhưng vẻ trẻ trung dễ mến của Arthur đã làm cho vua Pháp cảm động. Ông ta hứa sẽ trả tự do cho Arthur nếu ngài giải được một câu đố cực khó. Thời hạn để Arthur đưa ra câu trả lời là một năm. Nếu sau một năm không tìm ra lời giải, Arthur sẽ phải chết.
Câu đố là: Phụ nữ thật sự muốn gì? Đó là câu đố mà có lẽ đến nhà thông thái nhất thế gian này cũng phải bó tay. Và với Arthur câu đố này quả là một thử thách quá lớn. Nhưng dù sao nó vẫn tốt hơn là cái chết. Arthur đành chấp nhận mạo hiểm.
Khi trở về Anh Quốc, ngài hỏi tất cả mọi người từ các công chúa, các cô gái mại dâm, các vị cha xứ đến cả các quan toà, nhưng không ai có thể đưa ra một câu trả lời hoàn hảo. Điều mọi người khuyên vua là đến hỏi bà phù thuỷ già bởi vì có lẽ chỉ còn bà ta mới giải được câu đố hóc búa này.
Những ngày cuối năm cũng đã tới gần. Arthur không còn cách nào khác là đến xin ý kiến của mụ phù thuỷ. Bà ta đồng ý sẽ đưa câu trả lời nhưng với một điều kiện. Đó là bà ta muốn lấy Garwain hiệp sĩ dũng cảm của Hội bàn tròn, người bạn thân nhất của vua.
Arthur thất kinh. Bà ta vừa xấu vừa bẩn thỉu. Ngài chưa từng bao giờ thấy một ai đáng tởm như mụ ta. Không, ngài sẽ không để bạn thân của mình phải chịu thiệt thòi như vậy.
Khi biết chuyện, Garwain nói với Arthur rằng sự hi sinh đó của chàng làm sao có thể so sánh được với sự sống của vua, sự tồn tại của hội bàn tròn và vương quốc Anh. Và chàng hiệp sĩ quyết định hy sinh. Cuộc hôn nhân được chấp thuận và vua Arthur cũng nhận được câu trả lời.
Điều phụ nữ thật sự muốn đó là “Có toàn quyền quyết định mọi việc trong cuộc sống của mình”.
Ngay lập tức ai cũng nhận ra rằng mụ ta vừa thốt ra một chân lý. Vua của họ nhất định sẽ được cứu. Quả thật vua nước láng giềng rất hài lòng với lời giải đáp và cho Arthur khỏi cái án tử hình.
Lại nói về đám cưới của mụ phù thuỷ và chàng hiệp sĩ. Tưởng chừng như không có gì có thể khiến Arthur hối hận và đau khổ hơn nữa. Tuy nhiên chàng hiệp sĩ Garwain của chúng ta vẫn cư xử hết sức chừng mực và lịch sự. Mụ phù thuỷ thì trái lại, trong tiệc cưới, mụ ta làm nháo nhào mọi thứ lên. Thỉnh thoảng mụ lại lấy bàn tay bẩn thỉu của mụ nhón cái này một chút, bốc cái kia một tý. Thật chẳng ra làm sao cả. Mọi người thì hết sức khó chịu.
Đêm tân hôn, Garwain thu hết can đảm bước vào động phòng hoa chúc. Nhưng, gì thế này? Trên giường không phải là mụ phù thuỷ già nua xấu xí mà là một cô gái vô cùng xinh đẹp đợi chàng tự bao giờ.
Nhận thấy sự ngạc nhiên trên nét mặt chàng hiệp sĩ, cô gái từ tốn giải thích là vì chàng rất tốt với cô lúc cô là phù thuỷ, nên để thưởng cho chàng hiệp sĩ, cô sẽ trở thành một người xinh đẹp dễ thương đối với chàng trong một nửa thời gian của 24 giờ một ngày.
Vấn đề là chàng phải lựa chọn hình ảnh đẹp của nàng vào ban ngày hay là ban đêm. Chao ôi sao mà khó thế? Garwain bắt đầu cân nhắc: Ban ngày nếu nàng là một cô gái xinh đẹp thì ta có thể tự hào cùng nàng đi khắp nơi, nhưng ban đêm làm sao mà ta chịu cho nổi? Hay là ngược lại nhỉ, ta đâu cần sỹ diện với bạn bè cơ chứ, cứ để nàng ta xấu xí trước mặt mọi người đi, nhưng khi màn đêm buông xuống, ta sẽ được tận hưởng những giây phút chồng vợ với thiên thần này.
Sau đó Garwain đã trả lời “Nàng hãy tự quyết định lấy số phận của mình. Nàng muốn đẹp hay xấu vào lúc nào cũng được”.
Tất nhiên câu trả lời này đã làm cho mụ phù thuỷ đội lốt cô gái xinh đẹp kia hài lòng và nàng nói với chàng rằng nàng sẽ hóa thân thành một cô gái xinh đẹp suốt đời cho chàng.
Đó là phần thưởng cho người biết tôn trọng ý kiến của phụ nữ.....khà ...khà ...

Nói cho cùng, thì: có cho phụ nữ làm phó tế vĩnh viễn hay không, hoặc có giúp vua Arthur tìm được hạnh phúc với người mình yêu hay không, cũng chỉ là vấn đề rất thực của người sống trong đời. Dù, đời ấy có là đời đi Đạo hay đời người sống đạo làm người cho phải lẽ, xin hãy như cháu nhỏ nọ cứ ngâm ngay câu hát, dù chưa hiểu hoặc chưa biết, như sau:

“Em lo gì trời gió!”.
“Em lo gì trời mưa!
Em lo gì mùa hè,
Em tiếc gì mùa thu.”
(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – bđd)

Hát thế rồi, ta lại sẽ hát thêm câu ca đầy ý nghĩa, trong mọi chuyện, rằng:

“Ta cứ yêu đời đi.
Như lúc ta còn thơ,
Rồi để anh làm thơ,
và để em dệt tơ.”
(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – bđd)

Hãy cứ yêu đời đi, rồi thì các nữ phụ trong đời rồi cũng sẽ thực hiện được điều mà Hội thánh ta phải nghĩ tới, rất ở đời.

Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn quan niệm:
kitô-hữu cũng như người đời
vẫn luôn có tự do
sống ở đời, như mọi người.

Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 11 Thường niên năm C 16.6.2013

“Em còn đó xoã lòng đêm tóc rối,”
“Tôi đứng đây, bụi lốc mịt mù xa.
Nghìn mắt lá, đang nhìn tôi ái ngại,
Đêm nguyệt quỳnh, hoá nở kiếp phù xa.” ”
(dẫn từ thơ Vương Ngọc Long)
Lc 7: 36-8: 3
Đêm tóc rối, có phải vì em đã xoã lòng đến rối bù? Nhìn ái ngại, tôi đoán chắc em đây rày miệt mài trong việc Chúa, như trình thuật kể.
Trình thuật thánh Luca, nay kể về nữ phụ nọ mải “xoã tóc” lau chân Chúa, chẳng cần ai. Đọc trình thuật, có vị lại cứ bảo: cụm từ “một người tội lỗi” ở đây, có nghĩa chỉ là gái điếm, không ngại ngùng. Ngại ngùng, nhưng vẫn quả quyết: nữ phụ ấy có là “người rất tội” về dục vọng mà nhiều người nay vẫn hiểu. Đọc kỹ Tin Mừng thánh Luca viết sau đó, người đọc sẽ định ra chị là đấng bậc thừa-tác mà thánh nhân nhắc đến qua tên gọi Gioanna, vợ của Khuza, tức: nữ-phụ lâu nay hăng say “cùng với nhiều bà khác lấy của cải mình mà trợ giúp Ngài.” ( Lc 8: 3)
Theo nguồn văn ngoài sách thánh, thì: Gioanna là nữ-phụ xuất thân từ gia đình vị-vọng ở Do thái sống trong lâu đài nhỏ, ở Galilê. Kịp khi khôn lớn, gia đình đã sắp xếp gả chị cho một người rể thuộc giòng-dõi quí-phái tên Khuza vẫn lân la nơi cung đình ở Tibêriát cạnh công chúa Nabêtêan, thứ thất của Hêrôđê. Khuza gia-nhập Đạo là nhờ đã thành gia-thất với Gioanna. Và từ đó, hai người sinh-hoạt mục-vụ rất đều ở Galilê. Không những thế, Gioanna còn sở-hữu tài-sản riêng của mình nhờ hồi-môn do cha để lại, như tập tục của nơi này. Chị sử-dụng tài-sản của mình một cách độc-lập đồng thời thừa-hưởng tư-cách quí-tộc từ phía chồng.
Đức Giêsu có quan-hệ đặc biệt với nhiều người ở Tibêria. Ngài là vị thày chữa trị người ốm đau/tật bệnh và trừ quỉ nữa. Tục truyền, Ngài vực dậy rất nhiều người đã từng chết được sống lại, tại miền Bắc xứ sở này. Gioanna có lúc đau yếu nhiều, nên chị cũng biết chạy đến kêu cầu Chúa chữa lành cho chị. Sau lần được Ngài chữa khỏi, chị nhận ra Ngài là Bậc Thày Vĩ Đại đến với muôn dân, chứ không chỉ là Thầy Thuốc chữa bệnh về thể xác mà thôi.
Qua các lần gặp Ngài, Gioanna khám phá ra Vương Quốc Nước Trời mà Ngài chủ trương và nhận thấy nơi Ngài nhiều tương-quan gắn bó với mọi người, cả đến người nghèo khó, thấp hèn, bị bỏ rơi. Chị hiểu rằng: mình chỉ là cảm-tình-viên bé mọn dấn-thân phục-vụ Chúa cách hăng say, nhưng chị còn muốn tiến xa hơn thành đồ đệ năng nổ của Ngài, nữa.
Điều này có nghĩa: chị từ-bỏ tài sản riêng và địa-vị quí phái của mình hầu gia-nhập công cuộc thừa-sai bé mọn hầu dấn thân phục-vụ Chúa. Là người Do thái năng nổ, chị nhớ đến người nghèo đói bằng quà thực tế và bán đi phần lớn gia-sản của mình để tài-trợ công-tác bác-ái, cấp bách. Chị làm thế, là để phụ giúp công cuộc thuộc-sai với tông-đồ Chúa. Vào thời chị, không phải ai ai cũng xử sự được như thế. Và, không phải nữ-lưu nào cũng được Chúa chấp nhận cho nhập đoàn lữ-thứ chuyên giảng rao Vương Quốc của Ngài, giống như chị.
Hai năm theo Chúa, chị hoạt động cùng với nhóm thừa-sai như đồ-đệ thừa-tác, dù không được kể vào “nhóm 12”, ai cũng biết. Nhóm nữ-phụ làm việc đắc lực không kém các tông-đồ gần gũi Chúa. Tông đồ Chúa, đa phần đều bỏ lại người phối ngẫu và gia đình mình ở phía sau, hầu dành trọn thời-gian cho công cuộc mục-vụ thừa-tác, rất bức thiết. Phần đông tông đồ Chúa, không đủ sức tài-trợ cho nhóm được hiệu năng. Nên, các vị vẫn dựa vào một số nữ-phụ có thâu-nhập khá dồi-dào; thế nên, trên thực tế, các thừa-tác-viên nữ giúp nhóm tông-đồ bằng nhiều cách trong nguyện cầu, chứ không chỉ lo nấu nướng, tu dọn bếp núc; bởi tông-đồ Chúa ăn uống rất giản đơn, tằn tiện.
Phần đông nữ-thừa-tác theo Chúa hầu hết là các vị độc-thân hoặc là mẹ đẻ của các tông đồ và hầu hết là “chị sáu” độc lập về tài-chánh. Và, Gioanna là một trong số các nữ-thừa-tác trong cảnh-tình như thế. Phu-quân Khuza của chị, vẫn ở lại Tibêria trong thời gian chị hoạt động tông-đồ; tuy nhiên, đôi lúc anh cũng về sống ở Antipas dù không cùng một nhóm với đồ đệ Chúa. Thế nên, ta cũng đoan-chắc được rằng: Gioanna là một trong nhóm 72 tông-đồ được sai đi chữa lành và sống chung với người nghèo khổ như họ. Cũng làm công-việc thừa-sai tông đồ, như Tin Mừng diễn tả, tức: cũng là người giảng-rao Nước Chúa không cần hành trang làm nền, nhưng chỉ trông chờ vào lòng mến khách của chúng dân, thôi.
Bậc nữ-lưu chuyên lo tông-đồ thừa-tác, không trực tiếp giảng-giải quần chúng hiểu, mà chỉ hầu chuyện các nữ-phụ trong vùng cạnh giếng nước hoặc phố chợ cũng như tại nhà-nguyện tư, theo từng nhóm. Chúng dân địa phương, thường mang người bệnh đến để các thừa-tác-viên như Gioanna giúp đỡ đần, chữa trị. Gioanna tháp tùng Chúa, cũng đã đi Giêrusalem dự lễ Vượt Qua theo truyền thống. Nên, chị biết nhiều và hiểu nhiều công cuộc mục-vụ thừa sai hơn ai hết về các hiểm nguy khi can dự chuyện đền thờ và/hoặc tác-động vực đỡ thi hài ông Lazarô, bạn của Chúa.
Khi biết Thày bị bắt giữ, Gioanna liên-hệ với bạn đạo và khám phá ra sự việc xảy đến với Thày. Chị giữ tư-thế chỉ dõi theo và xem xét từ xa các sự kiện xảy ra cho đến lúc Thày hoàn tất cuộc khổ nạn, trên thập giá. Mãi sau, chị mới có ý-định theo chân các nữ-phụ khác đi đến mộ-phần Thày định bụng để xức dầu tẩm xác Thày theo thói tục người Do-thái vẫn làm. Khuza chồng chị, cũng có mặt ở Giêrusalem với Antipas để dự lễ Vượt Qua. Và trước đó, anh không hề tham-gia nhóm hội đoàn-thể nào của Chúa. Tuy nhiên, sau ngày Chúa sống lại, anh đã cùng với Gioanna vợ mình, nhập-cuộc lập thành tổ/thành nhóm có vợ/có chồng đi đây đó để thực hiện công-cuộc thừa-tác giảng rao quảng-bá Nước Trời.
Khuza và Gioanna cũng có chân trong nhóm-hội thừa-sai gồm những người biết nói chút tiếng Hy Lạp và La tinh tuy không nhiều, nhưng biết sống theo kiểu người La Mã từ những ngày ông lân la cung đình Tibêriát. Có thể, hai vợ chồng chị cũng có quan-hệ mật thiết với cung đình Rôma nữa. Ở Rôma, tên tục của chị đổi thành tên La-tinh là Junia, đã khá quen; và sau đó, lại đổi một lần nữa thành Junias cho có vẻ nam-nhân đến độ người chép sử không biết vị này là nữ-lưu. Riêng Khuza chồng chị, cũng đổi danh thành Andrônicus. Cả hai lưu lại tại Rôma đến 10 năm, khiến thánh Phaolô gọi nhị vị không chỉ mỗi tông-đồ của Chúa mà thôi, nhưng còn là đấng bậc trổi-vượt giữa các tông-đồ. Về sau, hai vợ chồng chị bị giam-giữ rất nhiều tháng ngày dài ở Rôma, rồi sau đó không một sách dã-sử nào đáng tin cậy ghi chép chuyện của vợ chồng chị, hết.
Với thánh Luca, chuyện nữ thừa-tác Gioanna được ghi ở một chương/đoạn khác có liên quan đến truyện kể về nữ-phụ bị băng huyết những 12 năm dám sờ-chạm vào gấu áo của Chúa để được chữa, khiến Chúa phát hiện ra và nói: “Có kẻ đã sờ chạm vào tôi và tôi thấy quyền-uy chữa trị đã ra khỏi tôi”. Tuy là thế, vẫn không có chứng-cứ lịch-sử ghi rõ chuyện nữ-phụ Gioanna để người đọc xác định xem câu chuyện hai phụ nữ nói ở trên, có phải cùng một Gioanna hay không, cũng cần cứu xét thêm.
Tuy nhiên, chi tiết mà thánh Luca muốn diễn tả, là: đường đường một nữ-lưu từ giai-cấp trên cao lại trở thành đồ đệ bé nhỏ của Chúa, lại không hãi sợ gì để rồi tiến về phía trước dám “sờ-chạm gấu áo” của Ngài. Và, đường đường một nữ-phụ cao-quí cũng không ngại-ngần quì mọp bên dưới để lau khô chân Ngài, trái nghịch tập-tục Do thái, và còn hôn chân Chúa, xức dầu lên chân Ngài, cũng rất lạ. Lạ hơn cả, là sự việc Chúa công khai nhìn nhận lòng thương vô bờ của chị, nên đã thứ-tha chị. Như thế, mới là động thái của một đồ-đệ đích thực. Như thế, là chị đã trở thành tông-đồ thực thụ, của Đức Chúa.
Có lẽ, cũng nên tưởng tượng đôi điều về tình thế khá cụ thể qua đó Chúa đã tỏ thái-độ về thừa sai mục vụ vốn dĩ phải sống chung với những người mà đồ đệ Chúa cần rao truyền Vương quốc Ngài, là Hội thánh, là Nước Trời trần gian ở đây, bây giờ.
Ở đây, hôm nay, có rất nhiều bậc nữ-lưu cũng cao quí không kém đang phục-vụ Chúa bằng công việc thừa-tác mà chẳng ai biết tới. Các vị này, lâu nay chẳng được sử-gia hoặc thánh-sử nào biết đến để ghi chép thành truyện đạo hạnh, rất thánh. Nói chi là Kinh Sách thực thụ được mọi người công nhận. Có ghi hay không, chắc hẳn người đọc cũng nhận ra rằng: các vị này là thế hệ tiếp nối cũng muốn chọn Gioanna làm quan thày, bảo trợ rất sau này.
Ghi nhận công-đức của các nữ-lưu đã và đang làm việc lành thánh, ta sẽ cất lên lời thơ, rằng:

“Em còn đó xoã lòng đêm tóc rối,”
“Tôi đứng đây bụi lốc mịt mù xa.
Nghìn mắt lá đang nhìn tôi ái ngại,
Đêm nguyệt quỳnh hoá nở kiếp phù xa.”
(Vương Ngọc Long – Đêm Nguyệt Quỳnh)

Nguyệt quỳnh nở về đêm, không chỉ là người em của ai đó đang xoã lòng/xoã tóc đến rối bời. Nguyệt quỳnhg đây, có thể là: người chị/người em trong thánh-hội đang hoạt động tông đồ rất hiệu-quả như Chúa yêu cầu, ở muôn nơi. Rất mọi thời.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá lược dịch
 
Quá Khứ Năm Xưa
Nguyễn Trung Tây, SVD
06:57 14/06/2013
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Quá Khứ Năm Xưa


Ai trong cuộc đời

đã dám chắc là mình chưa bao giờ

có những giây phút hay một quãng đời

ngắn ngủi lỗi lầm?



...Cũng khá lâu rồi, vào một ngày kia, có người được mời tới nhà ăn cơm. Trong khi chủ khách chén chú chén anh bên bàn tiệc, bất chợt có một người khách không nhận được thiệp mời tiến bước vào nhà. Chủ nhà, người khách, và mọi người bên bàn ăn đều ngưng câu chuyện. Mọi người yên lặng nhìn người thiếu nữ. Thoạt tiên cô ta đứng yên lặng sau lưng người khách. Sau cùng, cô nhẹ nhàng ngồi xuống bên chân của người khách. Bất chợt những giọt nước mắt bật ra tràn đầy hai khóe mắt. Và rồi những hạt nước long lanh bắt đầu tuôn rơi trên hai gò má. Từng giọt rồi từng giọt nước mắt tuôn chảy xuống hai bàn chân của ông khách. Trong nhà, mọi người vẫn đang thinh lặng. Trong thinh lặng chợt nghe như có tiếng thánh thót của những giọt nước mắt rơi nhanh xuống hai bàn chân gầy gò xanh xao của người khách. Trong thinh lặng, người thiếu nữ nhẹ nhàng ôm lấy làn tóc dài óng ả, thướt tha của mình lau khô những giọt nước mắt trên hai bàn chân bám bụi đường của người đàn ông. Từng lọn tóc dài mượt mà thay nhau phủ che lấp kín hai bàn chân của người khách. Sau cùng, trong cẩn trọng, cô ta lấy ra bình nước hoa, đổ hết lên chân của người đàn ông.

Trong thinh lặng ông chủ nhà tên Simon bâng quơ cất tiếng nói,

— Không biết ông khách có biết người đàn bà này thuộc loại người nào trong xã hội hay không?

Người thiếu nữ vẫn yên lặng, vẫn lắng nghe, vẫn không nói một lời. Mùi nước hoa quý giá từ đôi chân người khách bay ngập tràn căn phòng.

Không ai biết người thiếu nữ năm xưa tên gì? Không ai biết cô ta có một quá khứ như thế nào? Nhưng rất may cho người con gái, cô đã gặp một người đàn ông với tâm hồn bao la rộng lượng hơn cả ngũ đại dương. Suốt từ đầu đến cuối câu chuyện, cô ta không hề nói một lời, không một lời than van! Chỉ có những giọt nước mắt tuôn rơi! Thế là những lỗi lầm của cô đều được quên đi và xóa nhòa. Khi cô ngồi xuống khóc, một quá khứ nặng nề đè chặt lên bờ vai của người con gái. Khi cô đứng dậy, một trang sách mới được lật lên. Khi cô bước ra khỏi căn nhà, một bầu trời đang chờ đợi trước mặt.

Ai trong cuộc đời đã dám chắc mình chưa bao giờ có những giây phút hay một quãng đời ngắn ngủi lỗi lầm?

Phêrô và Giuđa, hai nhân vật này và cả cô gái vô danh trong câu chuyện của ngày xưa, có lẽ, đã có những lần tố ẩu, tố liều và tố cạn láng vào trong canh bạc đời, để rồi khi đứng dậy, tay trắng lại hoàn trắng tay! Nhưng rồi, cô gái đã gặp người khách lạ, cô khóc và những lỗi lầm của người con gái đã được quên đi, đã được xóa nhòa! Phêrô và Giuđa cũng vậy. Cả hai đều có những lỗi lầm. Cả hai đều tưởng rằng những lỗi lầm của mình sẽ không bao giờ có thể tha thứ, bỏ qua.

Thật sự ra, Phêrô và Giuđa có một điểm giống nhau và một điểm không giống nhau. Đặc biệt nhất, điểm không giống nhau đã dẫn hai người vào hai thế giới hoàn toàn khác biệt.

Điểm giống nhau giữa Phêrô và Giuđa là cả hai đều đã bị ngã, té ngã khá nặng! Điểm khác nhau giữa cả hai liên quan đến khái niệm chấp nhận.

Trước tiên, Phêrô chấp nhận rằng mình đã lầm lỗi. Thứ hai Phêrô đã chấp nhận tha thứ cho chính mình. Thứ ba, sau khi đã chấp nhận tha cho mình, Phêrô bắt đầu tiến lên một bước nữa, lần này Phêrô chấp nhận dù sao đi nữa. Thiên Chúa nhân từ đã hoàn toàn tha thứ cho lỗi lầm của chính mình, ngay cả trước khi ông ta mở miệng xin lỗi. Thứ tư, Phêrô chấp nhận đóng lại một trang sách cũ, mỡ ra một trang sách mới [1].

Giuđa thì không, theo như trong câu chuyện của ngày xưa, ông đã quay lại đền thờ gặp những thầy tư tế, quẳng trả lại 30 đồng bạc. Qua hành động này, Giuđa đã nói lên một điều, đó là, ông chấp nhận rằng ông đã lỗi lầm khi bán đứng sư phụ của mình. Nhưng Giuđa không tiến nổi tới bước thứ hai của khái niệm Chấp Nhận. Đó là ông không tha thứ được cho chính ông ta. Và bởi không tha được cho chính mình, Giuđa cũng không bao giờ tin rằng Thiên Chúa nhân từ đã hoàn toàn tha thứ cho ông ta. Bởi thế, không bao giờ Giuđa bước được tới giai đoạn cuối cùng của quan niệm Chấp Nhận, đó là, chấp nhận đóng lại trang sách cũ và mở ra một trang sách mới như Phêrô.

Phêrô đã hoàn toàn bước qua luôn cả 4 giai đoạn của khái niệm Chấp Nhận. Và Phêrô đã trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên của Giáo Hội. Giuđa thì ngược lại, “Trăm năm bia đá thì mòn, ‘Hai ngàn’ năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Bởi thế, một cành cây bên vệ đường là nơi anh ta đã tìm đến. Một sợi dây treo lên, một mạng người rớt xuống!

Một cách tương tự, người thiếu nữ của ngày xưa đã chấp nhận tha thứ cho chính mình. Những lỗi lầm chi? Không ai biết bởi trong câu chuyện, tác giả Luca, chương 7:36-50, không nói tới. Và sau đó, cô ta can đảm tiến tới nhà ông Biệt Phái Simon, tìm kiếm người khách lạ, tìm kiếm sự tha thứ và bình an. Người con gái không nói một lời, dù là than van hay trách móc bất cứ lẫn ai. Nhưng cô khóc! Những giọt nước mắt đã đổ ra trên hai bàn chân của người khách lạ, và vết thương trong tâm hồn của cô hoàn toàn tan biến vào hư không. Khi người con gái bước ra khỏi căn nhà của ông Biệt Phái Simon, cô đã hoàn toàn chấp nhận đóng lại một trang sách cũ. Giờ này chỉ còn lại những trang sách mới, những trang sách mới của mùa xuân. Người tác giả của câu chuyện xưa đã quên không ghi lại lời tạ ơn của người con gái. Có lẽ, cô đã nói một lời tạ ơn ngắn. Và sau đó, đời sống còn lại của cô gái là một chương sách của những lời tạ ơn thật dài. Và sau đó, đời sống của cô gái và Phêrô là một bản trường ca bất tận của mùa xuân.

□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Audio File, www.nguyentrungtay.com
 
Vì Ngài Là Cha
Đoàn Thị
13:41 14/06/2013
Vì Ngài Là Cha

Trưa Chúa Nhật, sau phần cơm trưa thịnh soạn với chồng con, tôi thường đi dạo phố ảo, đi từ đông sang tây, chắc chắn sẽ có nhiều truyện hay để đọc.

Hôm nay tôi đành lỗi hẹn với phố chữ nghĩa, vì Giáo Xứ Ta có chương trình tưởng niệm trăm năm Hàn Mặc Tử, hai mươi hai năm Thư Viện phục vụ độc giả.

Sau thánh lễ đồng tế với một số cha khách đến từ VN, quan khách được mời sang khán đường với một sân khấu nhỏ phía sau nhà thờ.
Mở đầu chương trình ban tổ chức chào mừng quan khách với một bài đồng ca, tiếp theo cha giám đốc và cũng là người sáng lập thư viện ngỏ lời cảm tạ tất cả những cộng tác viên và bạn đọc gần xa đã lui tới và mang sinh khí cho thư viện trong chừng đó thời gian.
Nhân có khách đến từ miền xa cha bèn mời Đức Giám Mục Bắc Ninh, lên sân khấu có đôi lời với khán thính giả.
Sau phần tự giới thiệu, ngài nói về thi sĩ Hàn Mặc Tử và thanh minh cho Mộng Cầm, cô không hề là kẻ bạc tình như chúng ta nghĩ, cô chỉ lấy chồng sau khi nhà thơ qua đời.
Miêng mang về thi sĩ tài ba, ngài ngẫu hứng hát bài tình ca mà tôi thích nhất, « đường lên dốc đá nhớ xưa hai người đã một lần qua»
Rồi ngài giải thích, lời thơ viết, « hai người đã một lần qua », thơ bao giờ chả trừu tượng làm sao có thể đong đếm được, sự thật hai người leo dốc cả trăm lần chứ đâu chỉ một lần, yêu nhau mấy núi cũng trèo mà lị.

Tôi ngẫn người, mình đúng là « dân chơi » nửa mùa, mê thơ phổ nhạc của thi sĩ mà chả biết gì về chuyện hai kẻ yêu nhau leo dốc dài dài, cứ tin như đinh đóng cột, họ chỉ một lần dám leo trèo mà thôi.
Trong khi Đức Cha « ăn chắc mặc bền », nói năng tới bến, cũng dễ hiểu, ngài là người yêu nhiệt tình, yêu hết lòng, nên biết chắc khi đã yêu mấy ai lại tính hơn sợ thiệt.

Nhìn ngài say sưa hát, tuy có lúc « hết hơi » lên chưa hết « tông », ai dám nói ngài không yêu đời, không yêu người, mà lại yêu thiết tha nữa là, một tâm hồn lãng mạng, dưới chiếc áo dòng, chuyện bình thường.
Linh mục mà không yêu mới lạ, nếu không yêu làm sao ngài dám hy sinh hạnh phúc riêng để sống vì tha nhân.
Không biết thời thanh niên Đức Cha Bắc Ninh đã từng yêu ai chưa, mà dù đã yêu ai đi nữa, cuối cùng, người mà ngài chọn kết bạn trăm năm chỉ là Chúa Kitô.

Trong các cha tham dự hôm nay, có người tóc còn đen, vừa đổi màu muối tiêu hay đã bạc phơ, ở tuổi nào ngài vẫn yêu tha thiết nhân gian sân si chỉ mơ tiền tài danh vọng, vì con người chưa tìm ra cùng đích cuộc đời mình.

Trong đời linh mục có lần cha ngỗn ngang buồn, vì con chiên ruột từng ở bên ngài bao nhiêu năm, nay bỗng trở chứng xa cách ngài không một lời trần tình.
Cứ tưởng tình cha con bấy lâu sẽ dài lâu muôn thuở, ai lường được con chiên quay lưng lạnh lùng, mặc cho ngài khắc khoải suy tư.

Có đêm, ngài trăng trở khó ngủ, nhớ đến con chiên ban chiều cầu cứu đến ngài, xin ngài đọc kinh, đồng hành với họ trên đoạn đường cuối của cuộc đời.
Ngài nhìn lên thập giá, xin Chúa nếu có thể cất chén đắng cho con chiên của ngài.
Rồi một buổi sáng mùa đông, cha vứt nắm đất xuống huyệt lạnh, kỷ vật cuối cùng của hai ta, nhưng hàng ngày ta vẫn nhớ đến con.
Bây giờ con được an nghỉ bên Chúa, thảnh thơi không lo toan, nhớ cầu nguyện cho ta đi trọn đường tu và những người còn ở lại đi trọn đường đời trong tình thương của Chúa.

Cảm ơn Đức Cha Bắc Ninh, qua phần chia sẻ ngắn trên sân khấu Giáo Xứ VN tại Paris, ngài đã để lại hình ảnh một vị linh mục lãng mạng, hút hồn khán giả.

Vì cha là linh mục, tuy khoác chiếc áo dòng nhưng lòng ngài cũng yếu mềm, cũng yêu thương hờn dỗi như ai.
Nhưng cha khác con chiên ở chỗ, có giận ai thì cũng cố quên và tha thứ, vì cùng đích đời ngài cũng chỉ là yêu thương dù có khi ngài biết chắc tình yêu của ngài chỉ là « tình một chiều ».

Tín đồ chúng ta nghĩ gì đến vị chủ chăn đã bao lần buồn vui theo đuổi bước chân, đôi khi lạc lối của chúng ta.
Nhân mùa lễ tôn vinh Cha, xin dâng lời cảm tạ đến các Cha, vị linh mục tuy không sinh các con, nhưng đã và đang cưu mang, đồng hành và chia sẻ những vui buồn với con chiên.

Nguyện xin Chúa luôn tiếp sức để các cha đi hết con đường đã chọn, tuy đầy chông gai, nhưng vẫn có những đóa hoa tình yêu sưởi ấm lòng ngài.

14 juin 13 / Đoàn Thị
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cha Con
Thérésa Nguyễn
21:21 14/06/2013
CHA CON
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Trăm thầy giáo không bằng một cha.

One father is more than a hundred schoolmasters.
(George Herbert)